Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng 12/12/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:02 11/12/2021
BÀI ĐỌC I: Xp 3, 14-18a
“Chúa sẽ hân hoan vì người”.
Bài trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa. Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ nói rằng: Hỡi Sion, đừng sợ, tay ngươi sẽ hết rã rời! Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng. Những kẻ hư hỏng bỏ lề luật, Ta sẽ quy tụ họ lại, vì họ cũng là con cái ngươi.
Ðó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Ðáp: Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Ðấng Thánh của Israel thật cao cả (c. 6).
1) Ðây Thiên Chúa, Ðấng Cứu Chuộc tôi. Tôi sẽ tin tưởng mà hành động, tôi không run sợ: vì Thiên Chúa là sức mạnh của tôi và là Ðấng tôi ca ngợi. Người trở nên phần rỗi của tôi.
2) Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Ðấng cứu độ: Hãy tung hô Chúa, hãy kêu cầu thánh danh Người, hãy công bố cho các dân tộc biết các kỳ công của Người, hãy nhớ rằng danh Người rất cao trọng.
3) Hãy hát mừng Chúa, vì Người đã làm những việc cả thể, hãy công bố việc này trên khắp địa cầu. Hỡi dân Sion, hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Ðấng Thánh của Israel thật cao cả.
BÀI ĐỌC II: Pl 4, 4-7
“Chúa gần đến”.
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Ðức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: Is 61, 1 (x. Lc 1, 18)
All. All. – Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó. – All.
PHÚC ÂM: Lc 3, 10-18
“Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?” Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” Ông đáp: “Ðừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Ðức Kitô chăng?” Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, – tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, – chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!” Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.
Ðó là lời Chúa.
Gió Muốn Thổi Đâu Thì Thổi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:44 11/12/2021
Gió Muốn Thổi Đâu Thì Thổi
(Thứ Hai sau Chúa Nhật III Mùa Vọng – Ds 24,2-7.15-17a; Mt 21,23-27)
Thiên Chúa vì yêu thương tạo dựng nên muôn vật muôn loài hữu hình và vô hình, để thông ban vinh quang và hạnh phúc cho các tạo vật. Đây là nội hàm nền tảng của chân lý mầu nhiệm sáng tạo mà Kitô hữu tuyên xưng. Để cho các loài thụ tạo nhất là loài người đón nhận hạnh phúc đích thực, Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế để bày tỏ mình và thánh ý mình cho nhân loại được cứu rỗi và nhận biết chân lý (x.1Tm 2,1-4). Giáo Hội Công Giáo khẳng định những con đường chính mà Thiên Chúa dùng để mạc khải chân lý đó là:
-Những kỳ công do chính tay Người tác tạo: Vũ trụ thiên nhiên với vẻ huy hoàng bao la trong trật tự là lời Thiên Chúa ngõ với loài người về Đấng Toàn Năng cao cả là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài.
-Tiếng lương tâm tự đáy lòng mỗi người là lời của Thiên Chúa phán dạy loài người, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình biết phân biệt điều tốt điều xấu, điều lành điều dữ, điều chính đáng phải đạo và điều phi luân vô đạo…đồng thời thúc bách con người làm lành lánh dữ, chọn điều chính đáng tốt đẹp, khử trừ điều xấu xa vô đạo. Tiếng lương tâm này còn giữ vai trò người thẩm định, khen thưởng khi con người làm điều đúng và khiển trách khi con người làm sự sai trái.
-Các biến cố của lịch sử nhân loại nói chung, cách riêng là lịch sử dân riêng được tuyển chọn là Israel mà đỉnh cao và hoàn hảo là cuộc nhập thể, nhập thế cứu chuộc của Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử…” (Hr 1,1-4). Và lời mạc khải này đã được lưu giữ trong Thánh Kinh, được hiểu và sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần trong truyền thống đức tin của Giáo Hội Công Giáo (Thánh Truyền).
Lời Chúa Giáo hội cho trích đọc trong ngày thứ Hai sau Chúa Nhật III Mùa Vọng tường thuật câu chuyện một “thầy phù thủy” gốc dân ngoại là Balaam đã tuyên sấm về tương lai dân tộc Israel: “Một ngôi sao từ Giacóp mọc lên. Một phủ việt từ Israel xuất hiện” (Ds 24,17). dân Chúa xưa và Giáo Hội Công Giáo tin nhận rằng đằng sau lời tuyên sấm của vị “phù thủy” dân ngoại có sự tác động của Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng muốn tỏ bày chân lý. Thánh Thần Thiên Chúa như gió, muốn thổi đâu thì thổi (x.Ga 3,8). Thiên Chúa có muôn vàn cách thế để tỏ bày chân dung và ý định của Người.
Bài Tin Mừng tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem và sau đó Người bị các Thượng Tế và kỳ lão đến chất vấn: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?”. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp nhưng hỏi lại họ: “Phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta? Các ông trả lời được thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền gì mà làm việc thanh tẩy Đền thờ” (x.Mt 21,23-27). Qua câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra thì chúng hiểu rằng Người xác nhận Phép rửa bằng nước của thánh Gioan Tẩy Giả là do bởi thánh ý Thiên Chúa. Dân chúng thời bấy giờ đều tin nhận như thế. Nhiều lãnh đạo Do Thái cao cấp ở Giêrusalem dù không tin hay không muốn tin cũng không dám công khai chối bỏ. Đường lối của Thiên Chúa thì muôn hình muôn nẻo. Người không chỉ hiện diện trong Đấng thanh tẩy người ta bằng Thánh Thần và bằng lửa mà còn hiện diện ngay cả nơi vị làm phép thanh tẩy bằng nước là Gioan Tiền hô (x.Lc 3,16).
Thánh Thần Thiên Chúa như gió. Gió muốn thổi đâu thì thổi. Thế mà đã từng có một thời gian rất dài Giáo Hội Công Giáo như muốn “làm chủ gió”. Đã từng có đó thái độ độc tôn, độc quyền chân lý với kiểu tuyên bố: “Ngoài Giáo hội (Công Giáo) không có ơn cứu độ”, câu nói nổi tiếng của thánh Cyprianô thành Carthage vào thế kỷ thứ III. Tạ ơn Chúa, Công Đồng Vaticanô II đã khiêm nhu và can đảm sửa sai quan niệm này khi nhìn nhận rằng trong các truyền thống tôn giáo và văn hóa ngoài Kitô giáo vẫn chứa đựng nhiều chân lý Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người (x.Optatam Totius 16). Giáo hội truyền: “Phải vui mừng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong các truyền thống ấy.”(Ad Gentes 11). Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô đã dạy: “Chúa Thánh Thần tỏ lộ mình một cách đặc biệt trong Giáo hội và nơi các phần tử của Giáo hội. Tuy nhiên, sự hiện diện và hoạt động của Ngài thì phổ quát, không bị giới hạn trong thời gian và không gian.” (Redemptoris Mater 28).
Giáo hội đang mở ra Thượng Hội Đồng “Đồng nghị - Hiệp Hành”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích đơn sơ ngắn gọn là “biết lắng nghe nhau và đồng hành với nhau”. Kitô hữu không chỉ cần biết lắng nghe những người cùng chung niềm tin hay tôn giáo mà còn phải biết lắng nghe anh chị em lương dân và bà con khác đạo. Với sự khiêm nhu và tinh thần tỉnh thức chúng ta sẽ nhận ra Lời Chân Lý khởi đi từ rất nhiều nguồn. Thần Chân Lý là Thánh Thần, Đấng được ví như gió mãi luôn tự do.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Hai sau Chúa Nhật III Mùa Vọng – Ds 24,2-7.15-17a; Mt 21,23-27)
Thiên Chúa vì yêu thương tạo dựng nên muôn vật muôn loài hữu hình và vô hình, để thông ban vinh quang và hạnh phúc cho các tạo vật. Đây là nội hàm nền tảng của chân lý mầu nhiệm sáng tạo mà Kitô hữu tuyên xưng. Để cho các loài thụ tạo nhất là loài người đón nhận hạnh phúc đích thực, Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế để bày tỏ mình và thánh ý mình cho nhân loại được cứu rỗi và nhận biết chân lý (x.1Tm 2,1-4). Giáo Hội Công Giáo khẳng định những con đường chính mà Thiên Chúa dùng để mạc khải chân lý đó là:
-Những kỳ công do chính tay Người tác tạo: Vũ trụ thiên nhiên với vẻ huy hoàng bao la trong trật tự là lời Thiên Chúa ngõ với loài người về Đấng Toàn Năng cao cả là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài.
-Tiếng lương tâm tự đáy lòng mỗi người là lời của Thiên Chúa phán dạy loài người, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình biết phân biệt điều tốt điều xấu, điều lành điều dữ, điều chính đáng phải đạo và điều phi luân vô đạo…đồng thời thúc bách con người làm lành lánh dữ, chọn điều chính đáng tốt đẹp, khử trừ điều xấu xa vô đạo. Tiếng lương tâm này còn giữ vai trò người thẩm định, khen thưởng khi con người làm điều đúng và khiển trách khi con người làm sự sai trái.
-Các biến cố của lịch sử nhân loại nói chung, cách riêng là lịch sử dân riêng được tuyển chọn là Israel mà đỉnh cao và hoàn hảo là cuộc nhập thể, nhập thế cứu chuộc của Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử…” (Hr 1,1-4). Và lời mạc khải này đã được lưu giữ trong Thánh Kinh, được hiểu và sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần trong truyền thống đức tin của Giáo Hội Công Giáo (Thánh Truyền).
Lời Chúa Giáo hội cho trích đọc trong ngày thứ Hai sau Chúa Nhật III Mùa Vọng tường thuật câu chuyện một “thầy phù thủy” gốc dân ngoại là Balaam đã tuyên sấm về tương lai dân tộc Israel: “Một ngôi sao từ Giacóp mọc lên. Một phủ việt từ Israel xuất hiện” (Ds 24,17). dân Chúa xưa và Giáo Hội Công Giáo tin nhận rằng đằng sau lời tuyên sấm của vị “phù thủy” dân ngoại có sự tác động của Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng muốn tỏ bày chân lý. Thánh Thần Thiên Chúa như gió, muốn thổi đâu thì thổi (x.Ga 3,8). Thiên Chúa có muôn vàn cách thế để tỏ bày chân dung và ý định của Người.
Bài Tin Mừng tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem và sau đó Người bị các Thượng Tế và kỳ lão đến chất vấn: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?”. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp nhưng hỏi lại họ: “Phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta? Các ông trả lời được thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền gì mà làm việc thanh tẩy Đền thờ” (x.Mt 21,23-27). Qua câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra thì chúng hiểu rằng Người xác nhận Phép rửa bằng nước của thánh Gioan Tẩy Giả là do bởi thánh ý Thiên Chúa. Dân chúng thời bấy giờ đều tin nhận như thế. Nhiều lãnh đạo Do Thái cao cấp ở Giêrusalem dù không tin hay không muốn tin cũng không dám công khai chối bỏ. Đường lối của Thiên Chúa thì muôn hình muôn nẻo. Người không chỉ hiện diện trong Đấng thanh tẩy người ta bằng Thánh Thần và bằng lửa mà còn hiện diện ngay cả nơi vị làm phép thanh tẩy bằng nước là Gioan Tiền hô (x.Lc 3,16).
Thánh Thần Thiên Chúa như gió. Gió muốn thổi đâu thì thổi. Thế mà đã từng có một thời gian rất dài Giáo Hội Công Giáo như muốn “làm chủ gió”. Đã từng có đó thái độ độc tôn, độc quyền chân lý với kiểu tuyên bố: “Ngoài Giáo hội (Công Giáo) không có ơn cứu độ”, câu nói nổi tiếng của thánh Cyprianô thành Carthage vào thế kỷ thứ III. Tạ ơn Chúa, Công Đồng Vaticanô II đã khiêm nhu và can đảm sửa sai quan niệm này khi nhìn nhận rằng trong các truyền thống tôn giáo và văn hóa ngoài Kitô giáo vẫn chứa đựng nhiều chân lý Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người (x.Optatam Totius 16). Giáo hội truyền: “Phải vui mừng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong các truyền thống ấy.”(Ad Gentes 11). Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô đã dạy: “Chúa Thánh Thần tỏ lộ mình một cách đặc biệt trong Giáo hội và nơi các phần tử của Giáo hội. Tuy nhiên, sự hiện diện và hoạt động của Ngài thì phổ quát, không bị giới hạn trong thời gian và không gian.” (Redemptoris Mater 28).
Giáo hội đang mở ra Thượng Hội Đồng “Đồng nghị - Hiệp Hành”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích đơn sơ ngắn gọn là “biết lắng nghe nhau và đồng hành với nhau”. Kitô hữu không chỉ cần biết lắng nghe những người cùng chung niềm tin hay tôn giáo mà còn phải biết lắng nghe anh chị em lương dân và bà con khác đạo. Với sự khiêm nhu và tinh thần tỉnh thức chúng ta sẽ nhận ra Lời Chân Lý khởi đi từ rất nhiều nguồn. Thần Chân Lý là Thánh Thần, Đấng được ví như gió mãi luôn tự do.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Con phải làm gì trong Mùa Vọng?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:49 11/12/2021
Con phải làm gì trong Mùa Vọng?
(Suy niệm Chúa nhật III Mùa Vọng C)
Một cậu bé một lần nọ quyết định sẽ đi gặp bằng được thiên thần. Cậu biết rằng chuyến đi sẽ dài và vất vả lắm nên xếp vào túi xách bánh và nước uống. Khi đã đi qua ba dãy phố, cậu bé gặp một bà cụ. Bà ngồi trong công viên, đôi mắt dừng lại ở những chú chim bồ câu. Cậu bé đến ngồi cạnh bà và mở túi xách của mình. Hình như bà lão đang đói, cậu bé nhận ra điều này và mời bà một chiếc bánh. Bà lão cười với cậu. Nụ cười dịu dàng đến nỗi cậu bé muốn nhìn thấy nó hiện ra lần nữa. Cậu lại mời bà thức uống. Nụ cười lại hiện ra trên khuôn mặt phúc hậu của bà làm cậu cảm nhận được sự ấm áp. Họ ngồi suốt buổi chiều ăn uống và mỉm cười nhưng không nói một lời. Mãi đến khi trời sụp tối cậu bé mới rời chỗ. Rồi bất ngờ cậu quay lại, chạy đến chỗ bà lão và ôm lấy bà từ biệt. Món quà mà bà lão đã tặng cho cậu là nụ cười đẹp và rộng mở nhất của mình. Khi cậu bé mở cửa vào nhà, người mẹ vô cùng ngạc nhiên vì nét rạng rỡ còn ngập tràn trong ánh mắt cậu: “Điều gì hôm nay đã làm cho con hạnh phúc vậy?". Cậu bé đáp: “Con đã ăn trưa với thiên thần. Mẹ biết không, người có một nụ cười lấp lánh nhất trên đời!”. Trong khi đó bà lão cũng bừng tỉnh với niềm vui và trở về nhà. Đứa con trai nhận ra vẻ thanh thản trên gương mặt mẹ và hỏi: “Điều gì hôm nay đã làm mẹ hạnh phúc?”. Bà lão đáp: “Mẹ đã ăn bánh cùng với thiên thần bên cạnh những chú chim bồ câu. Con biết không, người trẻ trung hơn chúng ta ngờ rất nhiều”. Đối với các con việc dọn đường Chúa đến, đâu cần những việc to lớn mà là công việc rất thường ngày của các con. Các con làm tốt những gì đang làm là: Học hành, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với bạn bè và với những người các con gặp gỡ. Chúa đến nơi cha mẹ, nơi bạn bè, nơi những người các con gặp gỡ thường ngày phải không các con?
Thánh sử Lu-ca 3, 10-18 hôm nay phác hoạ cho tất cả chúng ta một bối cảnh là dân chúng quy tụ quanh ông Gioan Tiền Hô để hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?”Ông trả lời : “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông:“Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.”Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ:“Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình.”(x. cc.10-15). Sau khi nghe Gioan giảng dạy, hãy sửa đường cho ngay thẳng để Chúa đi và ăn năn sám hối để được ơn tha tội, dân chúng đã nhận ra những sai lỗi, những bất toàn và những yếu đuối của mình mà chạy đến với Gioan để được hướng dẫn cách thức sống tốt lành. Trong các điều nói trên, phải chăng chúng ta được nhắc nhở đến việc sống cho tha nhân, sống cho người khác, sống cho người nghèo, sống cho những người bị loại ra khỏi lề xã hội, sống cho những hoàn cảnh éo le bệnh hoạn tật nguyền,…Sống là sống cho, sống vì và sống với người khác. Không ai sống cho chính mình nhưng mỗi người được mời gọi hãy sống cho người khác ngang qua việc quan tâm và giúp đỡ họ.
Quả thật, chúng ta đón chờ Chúa không phải chỉ ngồi đó mà không làm gì, nhưng tiên vàn hãy biết sống, sống quảng đại, sống bao dung và vị tha đối với anh chị em đồng loại. Có thể nói rằng đón chờ Chúa được cụ thể hoá nơi việc đón nhận tha nhân vì mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa; vì mỗi người đều là hình ảnh Đức Giê-su nhập thể đang hiện diện cách thiết thực với chúng ta. Chúng ta không thể gặp Chúa nếu không gặp gỡ anh chị em của chúng ta. Vì anh chị em chúng ta mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày mà chúng ta không yêu thương thì làm sao chúng ta có thể gặp được một Thiên Chúa vô hình, một Thiên Chúa mà chúng ta không nhìn thấy. Vì thế, mến Chúa là phải yêu người. Như thế, chúng ta sẽ không bao giờ gặp Chúa được nếu chúng ta ghét bỏ, loại trừ người khác.
Chúa nhật III Mùa Vọng là Chúa nhật của niềm vui. Vui vì Chúa sắp đến gần. Vui vì chúng ta có niềm hy vọng. Vui vì chúng ta sắp được cứu độ. Vì thế, thái độ cần có để đón Chúa là thái độ vui vẻ và hoan hỉ. Như vậy, nếu chúng ta sống trong thái độ hay tâm trạng buồn phiền thì sẽ không xứng hợp để gặp gỡ Chúa và đón nhận anh chị em. Vì thế, như bài đọc II đã nhắc nhở chúng ta: “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su.” (Pl 4,4-7). Vậy, một ki-tô hữu đúng là một ki-tô hữu của niềm vui. Vui vì có Chúa ở cùng. Vui vì Chúa luôn đồng hành. Một khi có Chúa ở cùng và đồng hành thì trong mọi sự dù khó khăn hay thành công, buồn bã hay hân hoan, đau thương hay mạnh khoẻ,…chúng ta cũng được mời gọi sống niềm vui trong sự tin yêu và phó thác. Quả thật, một ki-tô hữu buồn là một ki-tô hữu đáng buồn. Làm sao chúng ta phải buồn được khi chúng ta có Chúa Giê-su là chủ cuộc đời của chúng ta trong mọi biến cố và trong từng giây phút của cuộc đời.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật III Mùa Vọng C)
Một cậu bé một lần nọ quyết định sẽ đi gặp bằng được thiên thần. Cậu biết rằng chuyến đi sẽ dài và vất vả lắm nên xếp vào túi xách bánh và nước uống. Khi đã đi qua ba dãy phố, cậu bé gặp một bà cụ. Bà ngồi trong công viên, đôi mắt dừng lại ở những chú chim bồ câu. Cậu bé đến ngồi cạnh bà và mở túi xách của mình. Hình như bà lão đang đói, cậu bé nhận ra điều này và mời bà một chiếc bánh. Bà lão cười với cậu. Nụ cười dịu dàng đến nỗi cậu bé muốn nhìn thấy nó hiện ra lần nữa. Cậu lại mời bà thức uống. Nụ cười lại hiện ra trên khuôn mặt phúc hậu của bà làm cậu cảm nhận được sự ấm áp. Họ ngồi suốt buổi chiều ăn uống và mỉm cười nhưng không nói một lời. Mãi đến khi trời sụp tối cậu bé mới rời chỗ. Rồi bất ngờ cậu quay lại, chạy đến chỗ bà lão và ôm lấy bà từ biệt. Món quà mà bà lão đã tặng cho cậu là nụ cười đẹp và rộng mở nhất của mình. Khi cậu bé mở cửa vào nhà, người mẹ vô cùng ngạc nhiên vì nét rạng rỡ còn ngập tràn trong ánh mắt cậu: “Điều gì hôm nay đã làm cho con hạnh phúc vậy?". Cậu bé đáp: “Con đã ăn trưa với thiên thần. Mẹ biết không, người có một nụ cười lấp lánh nhất trên đời!”. Trong khi đó bà lão cũng bừng tỉnh với niềm vui và trở về nhà. Đứa con trai nhận ra vẻ thanh thản trên gương mặt mẹ và hỏi: “Điều gì hôm nay đã làm mẹ hạnh phúc?”. Bà lão đáp: “Mẹ đã ăn bánh cùng với thiên thần bên cạnh những chú chim bồ câu. Con biết không, người trẻ trung hơn chúng ta ngờ rất nhiều”. Đối với các con việc dọn đường Chúa đến, đâu cần những việc to lớn mà là công việc rất thường ngày của các con. Các con làm tốt những gì đang làm là: Học hành, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với bạn bè và với những người các con gặp gỡ. Chúa đến nơi cha mẹ, nơi bạn bè, nơi những người các con gặp gỡ thường ngày phải không các con?
Thánh sử Lu-ca 3, 10-18 hôm nay phác hoạ cho tất cả chúng ta một bối cảnh là dân chúng quy tụ quanh ông Gioan Tiền Hô để hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?”Ông trả lời : “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông:“Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.”Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ:“Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình.”(x. cc.10-15). Sau khi nghe Gioan giảng dạy, hãy sửa đường cho ngay thẳng để Chúa đi và ăn năn sám hối để được ơn tha tội, dân chúng đã nhận ra những sai lỗi, những bất toàn và những yếu đuối của mình mà chạy đến với Gioan để được hướng dẫn cách thức sống tốt lành. Trong các điều nói trên, phải chăng chúng ta được nhắc nhở đến việc sống cho tha nhân, sống cho người khác, sống cho người nghèo, sống cho những người bị loại ra khỏi lề xã hội, sống cho những hoàn cảnh éo le bệnh hoạn tật nguyền,…Sống là sống cho, sống vì và sống với người khác. Không ai sống cho chính mình nhưng mỗi người được mời gọi hãy sống cho người khác ngang qua việc quan tâm và giúp đỡ họ.
Quả thật, chúng ta đón chờ Chúa không phải chỉ ngồi đó mà không làm gì, nhưng tiên vàn hãy biết sống, sống quảng đại, sống bao dung và vị tha đối với anh chị em đồng loại. Có thể nói rằng đón chờ Chúa được cụ thể hoá nơi việc đón nhận tha nhân vì mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa; vì mỗi người đều là hình ảnh Đức Giê-su nhập thể đang hiện diện cách thiết thực với chúng ta. Chúng ta không thể gặp Chúa nếu không gặp gỡ anh chị em của chúng ta. Vì anh chị em chúng ta mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày mà chúng ta không yêu thương thì làm sao chúng ta có thể gặp được một Thiên Chúa vô hình, một Thiên Chúa mà chúng ta không nhìn thấy. Vì thế, mến Chúa là phải yêu người. Như thế, chúng ta sẽ không bao giờ gặp Chúa được nếu chúng ta ghét bỏ, loại trừ người khác.
Chúa nhật III Mùa Vọng là Chúa nhật của niềm vui. Vui vì Chúa sắp đến gần. Vui vì chúng ta có niềm hy vọng. Vui vì chúng ta sắp được cứu độ. Vì thế, thái độ cần có để đón Chúa là thái độ vui vẻ và hoan hỉ. Như vậy, nếu chúng ta sống trong thái độ hay tâm trạng buồn phiền thì sẽ không xứng hợp để gặp gỡ Chúa và đón nhận anh chị em. Vì thế, như bài đọc II đã nhắc nhở chúng ta: “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su.” (Pl 4,4-7). Vậy, một ki-tô hữu đúng là một ki-tô hữu của niềm vui. Vui vì có Chúa ở cùng. Vui vì Chúa luôn đồng hành. Một khi có Chúa ở cùng và đồng hành thì trong mọi sự dù khó khăn hay thành công, buồn bã hay hân hoan, đau thương hay mạnh khoẻ,…chúng ta cũng được mời gọi sống niềm vui trong sự tin yêu và phó thác. Quả thật, một ki-tô hữu buồn là một ki-tô hữu đáng buồn. Làm sao chúng ta phải buồn được khi chúng ta có Chúa Giê-su là chủ cuộc đời của chúng ta trong mọi biến cố và trong từng giây phút của cuộc đời.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Đang Có Một Niềm Vui Như Thế
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:52 11/12/2021
Đang Có Một Niềm Vui Như Thế
Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm C 2021
Trong đời thường cuộc sống, ít có niềm vui nào sâu lắng, đậm đà và cũng đầy ắp rạo rực thân thương cho bằng niềm vui của “gặp lại” sau năm chờ tháng đợi, niềm vui của “hội ngộ” sau ly biệt ngút ngàn và niềm vui “tìm được” khi trở về từ thất vọng, mất hút, thương đau…
Đó là niềm vui của người mẹ già ra ngõ đón đợi gặp người con bộ đội trở về sau bao tháng năm chinh chiến mỏi mòn ngóng đợi, mà cố nhạc sĩ Phạm Duy đã tài tình diễn đạt trong ca khúc “Ngày Trở Về”, một bài ca làm rung động cả một thế hệ thời sau kháng chiến của thập niên 40: “Mẹ lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ…” ! Hay đó cũng là niềm vui nức nở của chàng thanh niên vừa mãn hạn tù ba năm khi thấy những dãi ruy băng vàng buộc đầy trên cây sồi già nơi quảng trường thị trấn White Oak, Georgia, dấu chỉ của người yêu đã sẵn sàng tha thứ và đón nhận; một câu chuyện tình cảm động có thật mà ban nhạc Tony Orlando đã biến thành một ca khúc lấy đi nhiều nước mắt trong suốt thập niên 70; ca khúc mang tên “Tie an yellow ribbon round the old oak tree” (Hãy buộc dải ruy băng vàng trên cây sồi già)…
Và nếu đặt ý nghĩa “niềm vui” nầy trong viễn tượng “Lịch sử cứu độ”, thì đó cũng là niềm vui của dân Israel, niềm vui sau những tháng năm lưu đầy nơi đất khách quê người, chợt nghe đâu đó vang lên một tin mừng sẽ tới ngày Chúa thương rút lại án phạt, đưa tay giải thoát khỏi ách nô lệ Assua và đưa họ về quê cha đất tổ. Chính ngôn sứ Sôphônia, một chứng nhân đương thời đã ghi lại biến cố đặc biệt nầy theo ngôn ngữ của mình mà Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, Chúa Nhật 3 Mùa Vọng, “Chúa Nhật hồng” vừa công bố nơi Bài đọc 1: “Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa. Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ nói rằng: Hỡi Sion, đừng sợ, tay ngươi sẽ hết rã rời! Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi…”.
Vâng, trên tuyến đường Mùa Vọng tiến về đại lễ Giáng Sinh, Lời Chúa hôm nay gọi mời dân Chúa “Hãy vui lên”: “niềm vui gặp gỡ, niềm vui đón chào, niềm vui “mặt đối mặt”, “tay bắt mặt mừng” với một Đấng Thiên Chúa yêu thương đang trở về để thi ân giáng phúc, để cứu độ thứ tha; gặp gỡ một Đấng Emmanuel “mà chúng ta đang biết rõ” !
Để làm bật nổi cái ý nghĩa vui mừng sâu lắng trang trọng nầy, Phụng Vụ đã mượn màu hồng thay cho sắc tím, đã mượn lời hiệu triệu của thánh Phaolô dành cho giáo đoàn Philipphê để hát lên ngay từ lúc khai mạc thánh lễ: “Anh em hay vui lên ! Tôi nhắc lại: anh em hãy vui lên”; và mượn những tiếng kêu òa vỡ niềm vui của Isaia để ca lên trong đáp vịnh ca: “Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Ðấng Thánh của Israel thật cao cả!”.
Nhưng có lẽ, trọng tâm ý nghĩa của Lời Chúa hôm nay, cũng là tâm điểm của “niềm vui đích thực”, lại chính là lời loan báo của Thánh Gioan Tiền Hô bên bờ sông Giođanô của 2000 năm trước về một Đấng đang đến, một Đấng đang trở về, một Đấng Quyền năng: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, – tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người…”.
Nhưng “tin vui của Gioan Tẩy Giả”, xét cho cùng, cũng chỉ là một lời đoan quyết đã được các ngôn sứ loan báo từ xa xưa: lời đoan quyết về một chân lý nền tảng đã được khắc ghi trong Kinh Thánh và hằn sâu trong tâm thức của dân Chúa trải qua muôn thế hệ: chân lý đó chính là: Thiên Chúa của chúng ta tin thờ không bao giờ là một Thiên Chúa của sự “giận hờn miên viễn, của thù oán, của kết án bất công hay của lòng chai dạ đá”…, mà là “Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chậm bất bình và rất mực yêu thương, khoan dung và đầy lòng tha thứ…” mà trích đoạn của ngôn sứ Sôphônia được công bố hôm nay chính là một đơn cử: “Chúa đã rút lại lời kết án ngươi … là Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi…”.
Thế nhưng, cũng đừng quên: tiêu đích của chương trình cứu độ không dừng lại ở những cuộc hồi hương trở về đất tổ, hay việc tái thiết lại đền thánh Giêrusalem; cũng chẳng phải là thời kỳ anh em nhà Giuđa-Macabêo đứng lên giành quyền độc lập tự chủ…; mà chính là thời của những “người nghèo đích thực của Giavê gặp được chính Đấng Mêsia”, thời của Đấng Emmanuel ! Vâng, đó là thời của Gioan Tẩy Giả, của thánh Giuse, của Đức Trinh nữ Maria…; thời của vị Tiên Tri đến từ xưởng thợ Nadarét mang tên Giêsu, Người mà tại hội trường Nadarét đã long trọng tuyên bố một tin mừng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời các ngươi vừa nghe… ‘Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, để tôi đem tin mừng cho người nghèo khó…”; và đó cũng chính là Tin mừng vĩ đại mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem: “Tôi báo cho anh em một tin mừng, một tin mừng vĩ đại cho toàn dân là hôm nay, Đấng Cứu thế đã giáng sinh trong thành vua Đa-vít” !
Và như thế, nếu Phụng vụ hôm nay một lần nữa gọi mời chúng ta “Hãy Vui Lên, Chúa đang trở về” thì thật là chí lý, thật là “phải đạo”, thật là cần thiết; bởi vì, hơn lúc nào hết, trong thời gian đại dịch chết chóc, hoang mang, ngập tràn lo âu điêu đứng này, thế giới cần Chúa biết bao, con người cần được Chúa viếng thăm yên ủi, và mỗi người chúng ta, cần gặp được Chúa trong tâm hồn, trong đức tin…
Thế nhưng, đã bao Mùa Vọng đi qua trong cuộc hành trình đức tin của dân Chúa, của mỗi người chúng ta. Lời hiệu triệu “Hãy vui lên trong Chúa” cũng đã bao lần thúc dục gọi mời. Nhưng đã chắc gì chúng ta đã cảm nhận thật sự hay đã sống trọn vẹn cái “niềm vui đặc thù” mà Mùa Vọng khơi lên?
Vâng, niềm vui của phụng vụ hôm nay mời gọi, niềm vui ở giữa chặng đường Mùa Vọng nầy để tiến gần đại lễ Giáng Sinh là một “Niềm Vui luôn đòi trả giá đắt”; là niềm vui mang tính anh hùng, là niềm vui mang “dáng đứng của Máng cỏ Bêlem, của đồi Gôngôta”, của “Mồ Trống”… Đó chính là niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria khi Mẹ hân hoan hát lên bài Magnificat “linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa”; Mẹ vui vì Mẹ đã cảm nhận được thế nào vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đó là niềm vui của các Thánh Tông Đồ từ tòa án công nghị của quan chức Do Thái bước ra, sau trận đòn chí tử: “Các ông vui mừng vì được chịu đau khổ để làm chứng cho Đức Kitô”; đó là niềm vui của Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, khi được cận kề săn sóc những kẻ yếu đau liệt lào bị bỏ rơi bên vệ đường; đó là niềm vui của Thánh Maximilien Kolbe khi được chịu chết thay cho một người tù sắp bị xử tử; là niềm vui của Á Thánh Anrê Phú Yên khi được đưa đi đến pháp trường thành Chiêm để làm chứng tình yêu dành cho Đức Kitô…Vâng, suốt 2000 năm nay, trên mọi miền thế giới, đã có bao nhiêu con người đã hưởng ứng, đã sống niềm vui mà hôm nay chúng ta được gọi mời tiếp nối.
Và “chúng ta” hay “anh em” trong lời hiệu triệu “Anh em hãy vui lên…” của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philipphê nào chẳng phải:
- Là những người cha, người mẹ “hãy vui lên” trong trách nhiệm nêu gương đạo đức, thánh thiện và giáo dục con cái đúng mực theo tinh thần và giáo lý Công Giáo.
- Là những đôi vợ chồng Công Giáo “hãy vui lên” trong từng ngày yêu thương, chung thủy và gắn bó hết mình trong cam kết của nhiệm tích Hôn Phối; cho dù phải đối diện với bao nỗi vất vả khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần…
- Là những bạn trẻ Công Giáo “hãy vui lên” trong can đảm nói không với trào lưu tục hóa, với bon chen ngụp lặn trong hưởng thụ và buông thả…, để sống anh hùng theo những giá trị của Tin Mừng: trong sạch, phục vụ, quảng đại và trong sáng, khó nghèo…
- Là tất cả chúng ta “hãy vui lên” trong từng “nhỏ nhặt đời thường” cùng thực thi Lời Chúa, hân hoan và trung thành đến với Bí Tích Thánh Thể và tìm thấy Chúa trong mọi người xung quanh để yêu thương và phục vụ…
Quả thật hôm nay giờ nầy, đang có một niềm vui như thế ! Chúa Kitô trong Bàn tiệc Thánh Thể hôm nay và giờ nầy chính là niềm vui trọn hảo đang hiện thực giữa chúng ta. Chúng ta xác tín và tuyên xưng rằng: Ở giữa chúng ta có một Đấng mà chúng ta biết rõ: Ngài đang hiện diện để ban Lời hằng sống và trao ban cho chúng ta chính Mình và Máu của Người như một quà tặng yêu thương thâm sâu nhất, cao quí nhất.
Nếu chàng thanh niên tội phạm đã hạnh phúc ngút ngàn khi ngồi dưới cây sồi già phủ đầy những dải ruy băng vàng tình yêu tha thứ của người yêu, thì chúng ta càng vui mừng và hạnh phúc bao nhiêu khi cùng được chung chia chính Máu Thịt của Đấng đã yêu thương, thứ tha và sẵn sàng vì ta mà hy sinh mạng sống !
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm C 2021
Trong đời thường cuộc sống, ít có niềm vui nào sâu lắng, đậm đà và cũng đầy ắp rạo rực thân thương cho bằng niềm vui của “gặp lại” sau năm chờ tháng đợi, niềm vui của “hội ngộ” sau ly biệt ngút ngàn và niềm vui “tìm được” khi trở về từ thất vọng, mất hút, thương đau…
Đó là niềm vui của người mẹ già ra ngõ đón đợi gặp người con bộ đội trở về sau bao tháng năm chinh chiến mỏi mòn ngóng đợi, mà cố nhạc sĩ Phạm Duy đã tài tình diễn đạt trong ca khúc “Ngày Trở Về”, một bài ca làm rung động cả một thế hệ thời sau kháng chiến của thập niên 40: “Mẹ lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ…” ! Hay đó cũng là niềm vui nức nở của chàng thanh niên vừa mãn hạn tù ba năm khi thấy những dãi ruy băng vàng buộc đầy trên cây sồi già nơi quảng trường thị trấn White Oak, Georgia, dấu chỉ của người yêu đã sẵn sàng tha thứ và đón nhận; một câu chuyện tình cảm động có thật mà ban nhạc Tony Orlando đã biến thành một ca khúc lấy đi nhiều nước mắt trong suốt thập niên 70; ca khúc mang tên “Tie an yellow ribbon round the old oak tree” (Hãy buộc dải ruy băng vàng trên cây sồi già)…
Và nếu đặt ý nghĩa “niềm vui” nầy trong viễn tượng “Lịch sử cứu độ”, thì đó cũng là niềm vui của dân Israel, niềm vui sau những tháng năm lưu đầy nơi đất khách quê người, chợt nghe đâu đó vang lên một tin mừng sẽ tới ngày Chúa thương rút lại án phạt, đưa tay giải thoát khỏi ách nô lệ Assua và đưa họ về quê cha đất tổ. Chính ngôn sứ Sôphônia, một chứng nhân đương thời đã ghi lại biến cố đặc biệt nầy theo ngôn ngữ của mình mà Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, Chúa Nhật 3 Mùa Vọng, “Chúa Nhật hồng” vừa công bố nơi Bài đọc 1: “Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa. Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ nói rằng: Hỡi Sion, đừng sợ, tay ngươi sẽ hết rã rời! Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi…”.
Vâng, trên tuyến đường Mùa Vọng tiến về đại lễ Giáng Sinh, Lời Chúa hôm nay gọi mời dân Chúa “Hãy vui lên”: “niềm vui gặp gỡ, niềm vui đón chào, niềm vui “mặt đối mặt”, “tay bắt mặt mừng” với một Đấng Thiên Chúa yêu thương đang trở về để thi ân giáng phúc, để cứu độ thứ tha; gặp gỡ một Đấng Emmanuel “mà chúng ta đang biết rõ” !
Để làm bật nổi cái ý nghĩa vui mừng sâu lắng trang trọng nầy, Phụng Vụ đã mượn màu hồng thay cho sắc tím, đã mượn lời hiệu triệu của thánh Phaolô dành cho giáo đoàn Philipphê để hát lên ngay từ lúc khai mạc thánh lễ: “Anh em hay vui lên ! Tôi nhắc lại: anh em hãy vui lên”; và mượn những tiếng kêu òa vỡ niềm vui của Isaia để ca lên trong đáp vịnh ca: “Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Ðấng Thánh của Israel thật cao cả!”.
Nhưng có lẽ, trọng tâm ý nghĩa của Lời Chúa hôm nay, cũng là tâm điểm của “niềm vui đích thực”, lại chính là lời loan báo của Thánh Gioan Tiền Hô bên bờ sông Giođanô của 2000 năm trước về một Đấng đang đến, một Đấng đang trở về, một Đấng Quyền năng: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, – tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người…”.
Nhưng “tin vui của Gioan Tẩy Giả”, xét cho cùng, cũng chỉ là một lời đoan quyết đã được các ngôn sứ loan báo từ xa xưa: lời đoan quyết về một chân lý nền tảng đã được khắc ghi trong Kinh Thánh và hằn sâu trong tâm thức của dân Chúa trải qua muôn thế hệ: chân lý đó chính là: Thiên Chúa của chúng ta tin thờ không bao giờ là một Thiên Chúa của sự “giận hờn miên viễn, của thù oán, của kết án bất công hay của lòng chai dạ đá”…, mà là “Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chậm bất bình và rất mực yêu thương, khoan dung và đầy lòng tha thứ…” mà trích đoạn của ngôn sứ Sôphônia được công bố hôm nay chính là một đơn cử: “Chúa đã rút lại lời kết án ngươi … là Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi…”.
Thế nhưng, cũng đừng quên: tiêu đích của chương trình cứu độ không dừng lại ở những cuộc hồi hương trở về đất tổ, hay việc tái thiết lại đền thánh Giêrusalem; cũng chẳng phải là thời kỳ anh em nhà Giuđa-Macabêo đứng lên giành quyền độc lập tự chủ…; mà chính là thời của những “người nghèo đích thực của Giavê gặp được chính Đấng Mêsia”, thời của Đấng Emmanuel ! Vâng, đó là thời của Gioan Tẩy Giả, của thánh Giuse, của Đức Trinh nữ Maria…; thời của vị Tiên Tri đến từ xưởng thợ Nadarét mang tên Giêsu, Người mà tại hội trường Nadarét đã long trọng tuyên bố một tin mừng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời các ngươi vừa nghe… ‘Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, để tôi đem tin mừng cho người nghèo khó…”; và đó cũng chính là Tin mừng vĩ đại mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem: “Tôi báo cho anh em một tin mừng, một tin mừng vĩ đại cho toàn dân là hôm nay, Đấng Cứu thế đã giáng sinh trong thành vua Đa-vít” !
Và như thế, nếu Phụng vụ hôm nay một lần nữa gọi mời chúng ta “Hãy Vui Lên, Chúa đang trở về” thì thật là chí lý, thật là “phải đạo”, thật là cần thiết; bởi vì, hơn lúc nào hết, trong thời gian đại dịch chết chóc, hoang mang, ngập tràn lo âu điêu đứng này, thế giới cần Chúa biết bao, con người cần được Chúa viếng thăm yên ủi, và mỗi người chúng ta, cần gặp được Chúa trong tâm hồn, trong đức tin…
Thế nhưng, đã bao Mùa Vọng đi qua trong cuộc hành trình đức tin của dân Chúa, của mỗi người chúng ta. Lời hiệu triệu “Hãy vui lên trong Chúa” cũng đã bao lần thúc dục gọi mời. Nhưng đã chắc gì chúng ta đã cảm nhận thật sự hay đã sống trọn vẹn cái “niềm vui đặc thù” mà Mùa Vọng khơi lên?
Vâng, niềm vui của phụng vụ hôm nay mời gọi, niềm vui ở giữa chặng đường Mùa Vọng nầy để tiến gần đại lễ Giáng Sinh là một “Niềm Vui luôn đòi trả giá đắt”; là niềm vui mang tính anh hùng, là niềm vui mang “dáng đứng của Máng cỏ Bêlem, của đồi Gôngôta”, của “Mồ Trống”… Đó chính là niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria khi Mẹ hân hoan hát lên bài Magnificat “linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa”; Mẹ vui vì Mẹ đã cảm nhận được thế nào vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đó là niềm vui của các Thánh Tông Đồ từ tòa án công nghị của quan chức Do Thái bước ra, sau trận đòn chí tử: “Các ông vui mừng vì được chịu đau khổ để làm chứng cho Đức Kitô”; đó là niềm vui của Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, khi được cận kề săn sóc những kẻ yếu đau liệt lào bị bỏ rơi bên vệ đường; đó là niềm vui của Thánh Maximilien Kolbe khi được chịu chết thay cho một người tù sắp bị xử tử; là niềm vui của Á Thánh Anrê Phú Yên khi được đưa đi đến pháp trường thành Chiêm để làm chứng tình yêu dành cho Đức Kitô…Vâng, suốt 2000 năm nay, trên mọi miền thế giới, đã có bao nhiêu con người đã hưởng ứng, đã sống niềm vui mà hôm nay chúng ta được gọi mời tiếp nối.
Và “chúng ta” hay “anh em” trong lời hiệu triệu “Anh em hãy vui lên…” của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philipphê nào chẳng phải:
- Là những người cha, người mẹ “hãy vui lên” trong trách nhiệm nêu gương đạo đức, thánh thiện và giáo dục con cái đúng mực theo tinh thần và giáo lý Công Giáo.
- Là những đôi vợ chồng Công Giáo “hãy vui lên” trong từng ngày yêu thương, chung thủy và gắn bó hết mình trong cam kết của nhiệm tích Hôn Phối; cho dù phải đối diện với bao nỗi vất vả khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần…
- Là những bạn trẻ Công Giáo “hãy vui lên” trong can đảm nói không với trào lưu tục hóa, với bon chen ngụp lặn trong hưởng thụ và buông thả…, để sống anh hùng theo những giá trị của Tin Mừng: trong sạch, phục vụ, quảng đại và trong sáng, khó nghèo…
- Là tất cả chúng ta “hãy vui lên” trong từng “nhỏ nhặt đời thường” cùng thực thi Lời Chúa, hân hoan và trung thành đến với Bí Tích Thánh Thể và tìm thấy Chúa trong mọi người xung quanh để yêu thương và phục vụ…
Quả thật hôm nay giờ nầy, đang có một niềm vui như thế ! Chúa Kitô trong Bàn tiệc Thánh Thể hôm nay và giờ nầy chính là niềm vui trọn hảo đang hiện thực giữa chúng ta. Chúng ta xác tín và tuyên xưng rằng: Ở giữa chúng ta có một Đấng mà chúng ta biết rõ: Ngài đang hiện diện để ban Lời hằng sống và trao ban cho chúng ta chính Mình và Máu của Người như một quà tặng yêu thương thâm sâu nhất, cao quí nhất.
Nếu chàng thanh niên tội phạm đã hạnh phúc ngút ngàn khi ngồi dưới cây sồi già phủ đầy những dải ruy băng vàng tình yêu tha thứ của người yêu, thì chúng ta càng vui mừng và hạnh phúc bao nhiêu khi cùng được chung chia chính Máu Thịt của Đấng đã yêu thương, thứ tha và sẵn sàng vì ta mà hy sinh mạng sống !
Trương Đình Hiền
CN 3C-Vọng : Anh là kẻ có tội
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
13:48 11/12/2021
CN 3C-Vọng : “Anh là kẻ có tội”
Đời Chiến Quốc, nhà du thuyết Tô Tần sang nước Sở, phải đợi suốt ba ngày mới được vào ra mắt vua Sở.
Gặp vua Sở, nói xong câu chuyện, Tô Tần xin cáo biệt đi ngay. Vua Sở bảo: “Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc danh nhân xưa. Nay tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao?”
Tô Tần thưa: “Tôi xem ra thấy nước Sở này có đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nay nhà vua muốn bắt tôi ở lại để ăn ngọc, thổi quế, nhờ ma thấy trời hay sao?
Vua Sở khẩn khoản nói: “Xin mời tiên sinh cứ ở lại, quả nhân đã hiểu rõ quá rồi”.
Một đất nước mà vật giá đắt đỏ, “gạo châu củi quế”, vua quan xa cách dân chúng, thì nhân dân trong nước khổ sở biết bao. Cái đáng khen của vua Sở là sau khi nghe Tô Tần bình phẩm về tình hình kinh tế chính trị của đất nước mình, thì ông liền nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Mỗi lần mùa vọng đến, lại có một Tô Tần xuất hiện để vạch ra những lỗi lầm của chúng ta và nhắc chúng ta sám hối canh tân. Đó chính là Gioan Tẩy giả: “Có tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4)
Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng tôi phải làm gì đây?" Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?" Ông bảo họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?" Ông bảo họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Nếu Tô Tần là nhà du thuyết cho nước Sở, thì Gioan chính là ngôn sứ của dân tộc Do Thái. Ông đã thấy các nhân vật đạo đời: Từ hoàng đế Tibêriô đến quan tổng trấn Philatô, từ vua Hêrôđê, Philip, Lyxaria cho đến các vị thượng tế Anna và Caipha; lòng người đầy những khúc quanh lồi lõm, thung lũng hố sâu, núi đồi hiểm trở.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Ông kêu gọi mọi người sửa sang đường sá. Nhưng con đường quan trọng chính là đường vào cõi lòng.
Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.
Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, tính toán lệch lạc.
Phải san cho phẳng những núi đồi ngạo nghễ của tự mãn, tự kiêu.
Phải bạt cho thấp những gồ ghề lồi lõm của bất công, bất chính.
Nếu sám hối là dọn đường của lòng mình, thì chúng ta hãy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn, để Chúa có thể đến và ngự lại trong đó.
Bác sĩ Karl Menhinger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông tựa đề: "Điều gì đang xảy đến cho tôi?". Ông bắt đầu bằng câu truyện trào lộng khiến mọi người suy nghĩ :
Năm 1972, vào một Chúa nhật tháng 9, ở một góc phố đông người qua lại tại Chicago, xuất hiện một nhà giảng thuyết, đang khi các nhân viên vội vả đi ăn trưa. Nhà giảng thuyết chỉ vào người nầy nói: "Anh là kẻ có tội". Đoạn ông im lặng một lúc rồi chỉ người kia nói: "Cô là kẻ có tội!... "
Khách qua đường thấy thế thì lấy làm lạ, kinh sợ. Họ lấm lét nhìn ông rồi quay đi vội vả, rồi lại quay lại lén nhìn ông.
Chắc chắn Gioan Tẩy Giả ngày xưa cũng gây tác động như thế trên dân chúng khi ông xuất hiện ở sông Giođan, khiến mọi người nhận biết tội lỗi mình mà ăn năn thông hối, từ người thu thuế, đến binh lính, và dân thường, để đón nhận ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thê. Họ xúm lại nhờ ông chỉ dạy điều gì phải làm, việc chi phải lánh để được Chúa tha tội, để được hưởng nhờ ơn cứu dộ.
Tôi có tội không? Tôi cần ăn năn sám hối để chờ mong Chúa đến với tôi không? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một trả lời phỏng vấn, khi được hỏi đột ngột : “Ngài nghĩ gì về mình? Ngài là ai?” ĐGH hơi bối rối, nhưng buột ra được lời đáp mà ĐGH sau này tự khen là quá hay, quá đúng : “Tôi là người tội lỗi.” Nói về Năm Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha thường nhắc đi nhắc lại : tôi là một tội nhân.
Thánh Gioan Tông đồ nói với chúng ta: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta... Tôi viết cho anh em những điều nầy, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu,” (1Ga.1,8-2,1) Đấng đang đến cứu độ chúng ta. (Theo Cha Mark Link).
Nếu Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu, thì chúng ta sẽ là sứ giả chuẩn bị cho Người đến từng ngày trong cuộc sống của anh em.
Thiên Chúa chỉ có thể đến gặp con người trên những con đường ngay thẳng, phẳng phiu. Và ơn cứu độ của Người cũng chỉ ban cho những ai rộng tay đón nhận.
Lạy Chúa, thật là khó khi nhận mình lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.
Xin ban cho chúng con ơn sám hối, dám đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến, mang nguồn vui ơn cứu độ. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đời Chiến Quốc, nhà du thuyết Tô Tần sang nước Sở, phải đợi suốt ba ngày mới được vào ra mắt vua Sở.
Gặp vua Sở, nói xong câu chuyện, Tô Tần xin cáo biệt đi ngay. Vua Sở bảo: “Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc danh nhân xưa. Nay tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao?”
Tô Tần thưa: “Tôi xem ra thấy nước Sở này có đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nay nhà vua muốn bắt tôi ở lại để ăn ngọc, thổi quế, nhờ ma thấy trời hay sao?
Vua Sở khẩn khoản nói: “Xin mời tiên sinh cứ ở lại, quả nhân đã hiểu rõ quá rồi”.
Một đất nước mà vật giá đắt đỏ, “gạo châu củi quế”, vua quan xa cách dân chúng, thì nhân dân trong nước khổ sở biết bao. Cái đáng khen của vua Sở là sau khi nghe Tô Tần bình phẩm về tình hình kinh tế chính trị của đất nước mình, thì ông liền nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Mỗi lần mùa vọng đến, lại có một Tô Tần xuất hiện để vạch ra những lỗi lầm của chúng ta và nhắc chúng ta sám hối canh tân. Đó chính là Gioan Tẩy giả: “Có tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4)
Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng tôi phải làm gì đây?" Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?" Ông bảo họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?" Ông bảo họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Nếu Tô Tần là nhà du thuyết cho nước Sở, thì Gioan chính là ngôn sứ của dân tộc Do Thái. Ông đã thấy các nhân vật đạo đời: Từ hoàng đế Tibêriô đến quan tổng trấn Philatô, từ vua Hêrôđê, Philip, Lyxaria cho đến các vị thượng tế Anna và Caipha; lòng người đầy những khúc quanh lồi lõm, thung lũng hố sâu, núi đồi hiểm trở.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Ông kêu gọi mọi người sửa sang đường sá. Nhưng con đường quan trọng chính là đường vào cõi lòng.
Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.
Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, tính toán lệch lạc.
Phải san cho phẳng những núi đồi ngạo nghễ của tự mãn, tự kiêu.
Phải bạt cho thấp những gồ ghề lồi lõm của bất công, bất chính.
Nếu sám hối là dọn đường của lòng mình, thì chúng ta hãy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn, để Chúa có thể đến và ngự lại trong đó.
Bác sĩ Karl Menhinger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông tựa đề: "Điều gì đang xảy đến cho tôi?". Ông bắt đầu bằng câu truyện trào lộng khiến mọi người suy nghĩ :
Năm 1972, vào một Chúa nhật tháng 9, ở một góc phố đông người qua lại tại Chicago, xuất hiện một nhà giảng thuyết, đang khi các nhân viên vội vả đi ăn trưa. Nhà giảng thuyết chỉ vào người nầy nói: "Anh là kẻ có tội". Đoạn ông im lặng một lúc rồi chỉ người kia nói: "Cô là kẻ có tội!... "
Khách qua đường thấy thế thì lấy làm lạ, kinh sợ. Họ lấm lét nhìn ông rồi quay đi vội vả, rồi lại quay lại lén nhìn ông.
Chắc chắn Gioan Tẩy Giả ngày xưa cũng gây tác động như thế trên dân chúng khi ông xuất hiện ở sông Giođan, khiến mọi người nhận biết tội lỗi mình mà ăn năn thông hối, từ người thu thuế, đến binh lính, và dân thường, để đón nhận ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thê. Họ xúm lại nhờ ông chỉ dạy điều gì phải làm, việc chi phải lánh để được Chúa tha tội, để được hưởng nhờ ơn cứu dộ.
Tôi có tội không? Tôi cần ăn năn sám hối để chờ mong Chúa đến với tôi không? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một trả lời phỏng vấn, khi được hỏi đột ngột : “Ngài nghĩ gì về mình? Ngài là ai?” ĐGH hơi bối rối, nhưng buột ra được lời đáp mà ĐGH sau này tự khen là quá hay, quá đúng : “Tôi là người tội lỗi.” Nói về Năm Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha thường nhắc đi nhắc lại : tôi là một tội nhân.
Thánh Gioan Tông đồ nói với chúng ta: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta... Tôi viết cho anh em những điều nầy, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu,” (1Ga.1,8-2,1) Đấng đang đến cứu độ chúng ta. (Theo Cha Mark Link).
Nếu Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu, thì chúng ta sẽ là sứ giả chuẩn bị cho Người đến từng ngày trong cuộc sống của anh em.
Thiên Chúa chỉ có thể đến gặp con người trên những con đường ngay thẳng, phẳng phiu. Và ơn cứu độ của Người cũng chỉ ban cho những ai rộng tay đón nhận.
Lạy Chúa, thật là khó khi nhận mình lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.
Xin ban cho chúng con ơn sám hối, dám đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến, mang nguồn vui ơn cứu độ. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 11/12/2021
10. Tâm thần hỗn loạn, nếu không đến từ tư dục thì đến từ đâu?
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 11/12/2021
35. THAM QUAN GIẢI THÍCH CÂU ĐỐI
Có một viên quan ở huyện ngoài bắt đầu nhậm chức, ông ta thề là phải liêm khiết lo việc công, lại còn dán một bức đối liễn trước công đường:
- “Lấy một xu, trời tru đất diệt; tình cảm riêng, trai (làm) tặc gái (làm) đĩ”.
Nhưng, có rất nhiều người dùng tiền bạc lụa là để hối lộ cho ông ta, thì ông ta lại theo đơn mà nhận rất là sảng khoái.
Thân hào nhân sĩ địa phương phạm tội, thì ông ta theo tình cảm riêng mà xét xử. Có người nhắc khéo ông ta:
- “Lão gia ạ, ngài quên hai câu đối liễn dán trên công đường rồi sao?”
Huyện quan nói:
- “Không quên đâu, ta lấy không đến một xu, tình cảm riêng của ta cũng không đến một mảnh !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 35:
Có những người trong nhà thì dán hàng chữ “mắt Chúa luôn nhìn con”, nhưng vẫn sống như Thiên Chúa không có con mắt; có những người dán nơi phòng làm việc hàng chữ “vui vẻ nhã nhặn”, nhưng hễ thư ký làm không vừa ý thì nạt nộ, và cau có với người đến liên hệ công tác; có những siêu thị rất sang trọng nhộn nhịp treo trên tường hàng chữ rất bắt mắt “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhưng khi khách muốn chọn lựa hàng này hàng nọ để so sánh giá cả, thì lại xẳn giọng to tiếng, thái độ bất lịch sự...
Khẩu hiệu nào cũng hay và có ý nghĩa, nhưng nó chỉ sống động khi người ta thực hiện nó.
Câu Lời Chúa nào cũng ẩn chứa sự sống đời đời, nhưng được sống đời đời hay không, là do bản thân của mỗi người chúng ta có yêu mến và thực hành Lời Chúa hay không mà thôi.
Cách giải thích Lời Chúa hay nhất, chính là thực hành Lời Chúa vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một viên quan ở huyện ngoài bắt đầu nhậm chức, ông ta thề là phải liêm khiết lo việc công, lại còn dán một bức đối liễn trước công đường:
- “Lấy một xu, trời tru đất diệt; tình cảm riêng, trai (làm) tặc gái (làm) đĩ”.
Nhưng, có rất nhiều người dùng tiền bạc lụa là để hối lộ cho ông ta, thì ông ta lại theo đơn mà nhận rất là sảng khoái.
Thân hào nhân sĩ địa phương phạm tội, thì ông ta theo tình cảm riêng mà xét xử. Có người nhắc khéo ông ta:
- “Lão gia ạ, ngài quên hai câu đối liễn dán trên công đường rồi sao?”
Huyện quan nói:
- “Không quên đâu, ta lấy không đến một xu, tình cảm riêng của ta cũng không đến một mảnh !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 35:
Có những người trong nhà thì dán hàng chữ “mắt Chúa luôn nhìn con”, nhưng vẫn sống như Thiên Chúa không có con mắt; có những người dán nơi phòng làm việc hàng chữ “vui vẻ nhã nhặn”, nhưng hễ thư ký làm không vừa ý thì nạt nộ, và cau có với người đến liên hệ công tác; có những siêu thị rất sang trọng nhộn nhịp treo trên tường hàng chữ rất bắt mắt “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhưng khi khách muốn chọn lựa hàng này hàng nọ để so sánh giá cả, thì lại xẳn giọng to tiếng, thái độ bất lịch sự...
Khẩu hiệu nào cũng hay và có ý nghĩa, nhưng nó chỉ sống động khi người ta thực hiện nó.
Câu Lời Chúa nào cũng ẩn chứa sự sống đời đời, nhưng được sống đời đời hay không, là do bản thân của mỗi người chúng ta có yêu mến và thực hành Lời Chúa hay không mà thôi.
Cách giải thích Lời Chúa hay nhất, chính là thực hành Lời Chúa vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lớn lên trong sự nhận biết
Lm. Minh Anh
02:48 11/12/2021
LỚN LÊN TRONG SỰ NHẬN BIẾT
“Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”.
John Gardner nhận định, “Một trong những lý do tại sao những người trưởng thành ngừng phát triển và không muốn học hỏi, là họ ngày càng ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại hơn. Họ không còn muốn ‘lớn lên trong sự nhận biết’; vì thế, họ chóng già!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ đưa đến việc “chóng già” như Gardner nhận định, không ‘lớn lên trong sự nhận biết’ còn có thể khiến con người đánh mất ơn cứu độ! Lời Chúa hôm nay cho thấy điều đó. Các bài đọc đề cập đến Êlia, ngôn sứ vĩ đại được Chúa Giêsu đồng hoá với Gioan Tiền Hô, người phải đến trước, chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai! Thế nhưng, những người Do Thái đương thời đã không nhận ra ông, Chúa Giêsu buộc lòng nói lên sự thật này, “Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”.
Bài đọc Huấn Ca nói đến uy tín lẫm liệt của Êlia. Ông được ví như “Ngọn lửa hồng. Lời ông nóng bỏng như đuốc cháy phừng”; gần như bất tử, Êlia “được cất đi trong bầu lửa, trong xe bởi ngựa lửa kéo đi”. Người Do Thái tin rằng, theo sách Malachia, Êlia sẽ lại đến, chấn hưng mọi sự để dọn đường cho Đấng Messia. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi các môn đệ thắc mắc với Chúa Giêsu rằng, “Êlia phải đến trước”; Ngài trả lời, “Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”. Ngài cho biết, Gioan là hiện thân của Êlia; Ngài mời họ ‘lớn lên trong sự nhận biết’ vô cùng quan trọng này.
‘Lớn lên trong sự nhận biết’ là một kiểu thức nhận biết sâu sắc bằng trái tim những gì mà với mắt thường, con người không thể nhận biết. Với ý nghĩa thâm trầm này, Chúa Giêsu muốn nói với người đương thời rằng, họ đã không nhận ra Gioan theo cách thức này; họ không biết Gioan chính là Êlia, vốn được chờ đợi từ lâu, người mà các nhà tiên tri đã loan báo sẽ đến để chuẩn bị mọi người cho sự xuất hiện của chính Ngài, Đấng Cứu Độ Thế Giới. Nếu họ nhận ra Gioan là một Êlia tái lâm, hẳn họ đã không “đối xử với ông như ý họ muốn”; Gioan đã bị trảm quyết!
Không nhận ra Gioan, người Do Thái cũng sẽ không nhận ra Đấng Gioan dọn đường. Chúa Giêsu rút ra một bài học cho chính Ngài từ những gì đã xảy ra với Gioan, “Con Người sẽ phải đau khổ bởi họ”. Họ cũng sẽ đối xử với Ngài như họ muốn; Gioan bị chặt đầu, Ngài sẽ bị đóng đinh! Ý nghĩa biết bao với Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. ‘Lớn lên trong sự nhận biết’ mang ý nghĩa được phục hồi, được chữa lành, được mở mắt đức tin; một sự phục hồi chuẩn bị cho việc hưởng nhận ơn cứu độ. Mùa Giáng Sinh, mùa tạ ơn về quà tặng Giêsu, Quà Tặng Cứu Độ!
Anh Chị em,
“Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”. Điều đó có thể cũng đang xảy ra với chúng ta. Chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài đang hiện diện với chúng ta trong lời của Ngài, trong các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Ngài hiện diện với chúng ta trong những anh chị em chung quanh; cách riêng, trong những con người yếu đuối và dễ bị tổn thương. Ngài hiện diện với chúng ta từ sâu thẳm trong trái tim mỗi người qua tiếng lương tâm. Ngài hiện diện với chúng ta trong những ngày dịch bệnh, giữa sự mong manh của cái sống và cái chết. Tuy nhiên, mặc dù hiện diện với chúng ta theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra Ngài. Vì chưa nhận ra Ngài, chúng ta sẽ đối xử với Ngài ‘theo ý chúng ta muốn!’. Như những người cùng thời với Chúa Giêsu cần được chữa lành căn bệnh mù loà, cả chúng ta, cũng cần được chữa lành. Mùa Vọng, mùa xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ Chúa Giêsu, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ cho mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nếu không nhận biết Chúa, con sẽ đối xử với Chúa theo như con muốn. Xin chữa lành con, để con ‘lớn lên trong sự nhận biết’, hầu con luôn làm theo ý muốn của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”.
John Gardner nhận định, “Một trong những lý do tại sao những người trưởng thành ngừng phát triển và không muốn học hỏi, là họ ngày càng ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại hơn. Họ không còn muốn ‘lớn lên trong sự nhận biết’; vì thế, họ chóng già!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ đưa đến việc “chóng già” như Gardner nhận định, không ‘lớn lên trong sự nhận biết’ còn có thể khiến con người đánh mất ơn cứu độ! Lời Chúa hôm nay cho thấy điều đó. Các bài đọc đề cập đến Êlia, ngôn sứ vĩ đại được Chúa Giêsu đồng hoá với Gioan Tiền Hô, người phải đến trước, chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai! Thế nhưng, những người Do Thái đương thời đã không nhận ra ông, Chúa Giêsu buộc lòng nói lên sự thật này, “Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”.
Bài đọc Huấn Ca nói đến uy tín lẫm liệt của Êlia. Ông được ví như “Ngọn lửa hồng. Lời ông nóng bỏng như đuốc cháy phừng”; gần như bất tử, Êlia “được cất đi trong bầu lửa, trong xe bởi ngựa lửa kéo đi”. Người Do Thái tin rằng, theo sách Malachia, Êlia sẽ lại đến, chấn hưng mọi sự để dọn đường cho Đấng Messia. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi các môn đệ thắc mắc với Chúa Giêsu rằng, “Êlia phải đến trước”; Ngài trả lời, “Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”. Ngài cho biết, Gioan là hiện thân của Êlia; Ngài mời họ ‘lớn lên trong sự nhận biết’ vô cùng quan trọng này.
‘Lớn lên trong sự nhận biết’ là một kiểu thức nhận biết sâu sắc bằng trái tim những gì mà với mắt thường, con người không thể nhận biết. Với ý nghĩa thâm trầm này, Chúa Giêsu muốn nói với người đương thời rằng, họ đã không nhận ra Gioan theo cách thức này; họ không biết Gioan chính là Êlia, vốn được chờ đợi từ lâu, người mà các nhà tiên tri đã loan báo sẽ đến để chuẩn bị mọi người cho sự xuất hiện của chính Ngài, Đấng Cứu Độ Thế Giới. Nếu họ nhận ra Gioan là một Êlia tái lâm, hẳn họ đã không “đối xử với ông như ý họ muốn”; Gioan đã bị trảm quyết!
Không nhận ra Gioan, người Do Thái cũng sẽ không nhận ra Đấng Gioan dọn đường. Chúa Giêsu rút ra một bài học cho chính Ngài từ những gì đã xảy ra với Gioan, “Con Người sẽ phải đau khổ bởi họ”. Họ cũng sẽ đối xử với Ngài như họ muốn; Gioan bị chặt đầu, Ngài sẽ bị đóng đinh! Ý nghĩa biết bao với Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. ‘Lớn lên trong sự nhận biết’ mang ý nghĩa được phục hồi, được chữa lành, được mở mắt đức tin; một sự phục hồi chuẩn bị cho việc hưởng nhận ơn cứu độ. Mùa Giáng Sinh, mùa tạ ơn về quà tặng Giêsu, Quà Tặng Cứu Độ!
Anh Chị em,
“Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông!”. Điều đó có thể cũng đang xảy ra với chúng ta. Chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài đang hiện diện với chúng ta trong lời của Ngài, trong các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Ngài hiện diện với chúng ta trong những anh chị em chung quanh; cách riêng, trong những con người yếu đuối và dễ bị tổn thương. Ngài hiện diện với chúng ta từ sâu thẳm trong trái tim mỗi người qua tiếng lương tâm. Ngài hiện diện với chúng ta trong những ngày dịch bệnh, giữa sự mong manh của cái sống và cái chết. Tuy nhiên, mặc dù hiện diện với chúng ta theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra Ngài. Vì chưa nhận ra Ngài, chúng ta sẽ đối xử với Ngài ‘theo ý chúng ta muốn!’. Như những người cùng thời với Chúa Giêsu cần được chữa lành căn bệnh mù loà, cả chúng ta, cũng cần được chữa lành. Mùa Vọng, mùa xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ Chúa Giêsu, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ cho mỗi người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nếu không nhận biết Chúa, con sẽ đối xử với Chúa theo như con muốn. Xin chữa lành con, để con ‘lớn lên trong sự nhận biết’, hầu con luôn làm theo ý muốn của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tĩnh tâm Mùa Vọng 2021 cùng Giáo triều Rôma - Bài thứ hai của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
00:17 11/12/2021
Trong loạt bài suy niệm cho chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng năm nay của Giáo triều Rôma, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng tập trung vào việc đưa ra ánh sáng “vẻ huy hoàng bên trong của Giáo Hội và của đời sống Kitô hữu”
Năm nay, chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng gồm ba bài được trình bày vào ba thứ Sáu trước Lễ Giáng Sinh với chủ đề là “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người đến”, trích từ chương 4 Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát trong đó tóm tắt toàn bộ mầu nhiệm của Kitô Giáo.
Hôm thứ Sáu 10 tháng 12 vừa qua, tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Hồng Y đã trình bày bài tĩnh tâm thứ hai nhan đề “Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng ta Thần Khí của Con Ngài”.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Năm 1882, nhà khảo cổ học William M. Ramsay đã phát hiện ra một văn bia khắc chữ Hy Lạp cổ đại tại Hieropolis trong miền Phrygia. Hiện vật này được Quốc vương Abdul Hamid tặng cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1892, nhân dịp Kim Khánh (50 năm linh mục) của ngài. Văn bia được lưu giữ tại Bảo tàng viện Latêranô, trước khi được chuyển đến Bảo tàng viện Kitô Giáo Piô (do Đức Thánh Cha Piô thứ Chín thành lập vào năm 1854).
Văn bia này, được các nhà sử học mô tả là “nữ hoàng của các bia khắc của Kitô Giáo” - chứa đựng di chúc tinh thần của một giám mục tên là Abercius. Trong đó, tác giả tóm tắt toàn bộ kinh nghiệm của mình về đức tin Kitô. Ngài làm như vậy bằng ngôn ngữ được dùng vào thời điểm đó bởi “trường phái bí ẩn”, tức là sử dụng các phép ẩn dụ và các cách diễn đạt, mà chỉ các tín hữu Kitô mới có thể hiểu được ý nghĩa, để không lộ bản thân và những người khác cho sự chế nhạo và bắt bớ. Phần thú vị nhất của văn bia này rất hữu ích cho mục đích của chúng ta là thế này:
Tên tôi là Albercius, một môn đệ của vị Mục Tử Thánh Thiện chăn dắt đàn chiên cả trên núi cao lẫn đồng bằng, vị Mục Tử ấy có đôi mắt to nhìn khắp mọi nơi. Ngài đã dạy tôi rằng cuốn sách đó đáng để tin tưởng. Ngài sai tôi đến Rôma để chiêm ngưỡng sự uy nghi, và thấy một nữ hoàng mặc áo vàng, đi hài vàng. Ở đó tôi thấy mọi người mang một dấu ấn rực rỡ. Tôi cũng đã đến thăm vùng đất Syria và tất cả các thành phố của nó, và xa hơn nữa đến sông Euphrates, và Nisibis. Ở bất cứ nơi nào, tôi cũng đều tìm thấy những người anh em của Phaolô ở bên tôi, và Đức tin đã dẫn dắt tôi tiến về phía trước và, để làm lương thực cho tôi, Đức tin đã cung cấp một con cá rất lớn mà một Trinh nữ thuần khiết đã thụ thai và được mang đến cho những người bạn trung thành của Trinh nữ ấy ăn hàng ngày, cùng những rượu ngon hảo hạng và bánh mì.
Người chăn cừu mắt to là Chúa Giêsu; cuốn sách là Kinh thánh; nữ hoàng mặc áo choàng vàng, như được mô tả trong Thánh Vịnh 45: 9, là Giáo Hội; dấu ấn rực rỡ là Phép rửa; Phaolô là một ám chỉ rõ ràng về vị Tông đồ; con cá, như trong nhiều bức tranh khảm cổ, biểu thị Chúa Kitô; Trinh nữ thuần khiết là Đức Maria; bánh và rượu là Bí tích Thánh Thể. Trong mắt Abercius, Rôma không phải là thủ đô của đế chế, lúc đó đang ở đỉnh cao quyền lực, mà là “cung điện” của một vương quốc khác, là trung tâm tinh thần của Giáo Hội.
Điều vô cùng nổi bật trong câu chuyện này là sự tươi mới, nhiệt tình và kinh ngạc khi Abercius nhìn vào thế giới mới mà đức tin đã mở ra trước mắt ngài. Đối với ngài, đây không phải là điều hiển nhiên! Đối với thế giới và lịch sử, nó là một cái gì đó hoàn toàn mới lạ, đó chính là lý do tại sao tôi muốn đề cập đến điều này. Đó là cảm giác mà những Kitô hữu đương đại chúng ta cần khám phá lại. Một lần nữa, vấn đề là nhìn vào các cửa sổ kính màu của nhà thờ từ bên trong, chứ không phải từ bên ngoài đường.
Sau hơn 40 năm đi khắp thế giới rao giảng, tôi có thể liên tưởng rất mạnh đến lời tường thuật của Đức Giám Mục Abercius, mà không cần dùng đến ngôn ngữ che đậy. Ở khắp mọi nơi, theo cách đơn sơ của tôi, tôi cũng đã gặp dân tộc mới này được mô tả trong hiến chế tín lý Lumen Gentium của Công đồng Vatican II như một dân tộc thiên sai, một dân tộc “có Chúa Kitô là đầu, bao gồm những người có phẩm giá và tự do của con cái Thiên Chúa, có luật pháp là điều răn mới là phải yêu thương nhau, và có mục đích cuối cùng là vương quốc của Thiên Chúa” (xem Lumen Gentium, 9).
Cũng chính Công đồng này nhắc nhở chúng ta rằng Giáo Hội được tạo thành từ các thánh và những người tội lỗi; thực vậy, bản thân Giáo Hội - như một thực tại lịch sử cụ thể - vừa thánh thiện vừa tội lỗi, là một “gái giang hồ trong trắng” như một số Giáo phụ đã gọi Giáo Hội [Thánh Ambrôsiô, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh được xem là người đầu tiên dùng từ “chaste harlot”– “gái giang hồ trong trắng” - chú thích của người dịch] và hai khía cạnh đó - tội lỗi và sự thánh khiết - hiện diện trong mọi thành viên, không chỉ giữa một loại Kitô hữu và loại khác. Do đó, chúng ta đau buồn và khóc lóc vì tội lỗi của Giáo Hội là đúng, nhưng cũng đúng và cần thiết là phải biết vui mừng trước sự thánh thiện và vẻ đẹp của Giáo Hội. Một lần nữa chúng ta phải chọn khía cạnh thứ hai này, dù trong thời đại chúng ta, có lẽ khó hơn và thường bị lãng quên.
Bằng chứng rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa
Chúng ta hãy trở lại phần bình luận của chúng ta về bản văn từ thư của Thánh Phaolô gởi các tín hữu Galát.
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Ngài đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Abba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.
Trong lần suy niệm cuối cùng, chúng ta đã suy ngẫm về phần đầu tiên của bản văn, theo đó chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta hãy suy ngẫm về phần thứ hai, cụ thể là vai trò của Chúa Thánh Thần trong tất cả những điều này. Chúng ta cần ghi nhớ đoạn văn gần như song sinh từ thư Rôma chương 8, câu 15 và 16.
Anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Abba! Cha ơi!” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.
Lần trước, tôi đã nói về tầm quan trọng của Lời Chúa trong việc tận hưởng niềm vui khi biết rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa và cảm nghiệm Thiên Chúa như một người cha tốt lành. Giờ đây, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng còn có một cách khác, mà thiếu điều đó thì ngay cả Lời Chúa cũng chưa đủ - đó là Chúa Thánh Thần!
Thánh Bonaventura kết thúc chuyên luận của mình “Hành trình của Tâm trí đến với Chúa” bằng một cụm từ bóng gió và bí ẩn. Ngài viết: “Không ai biết sự khôn ngoan thần bí rất bí nhiệm này ngoại trừ người tiếp nhận nó; không ai nhận được nó ngoại trừ người khao khát nó; không ai khao khát điều đó, ngoại trừ người được Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Kitô sai đến thế gian đốt cháy bên trong”. Nói cách khác, chúng ta có thể muốn có kiến thức sống động về việc trở thành con cái Thiên Chúa và muốn trải nghiệm điều đó, nhưng thực sự chúng ta có được tất cả những điều này là nhờ vào công việc của Chúa Thánh Thần.
Đâu là ý nghĩa khi chúng ta nói Thần Khí “chứng thực” chúng ta là con cái Thiên Chúa? Rõ ràng, nó không giống như một tài liệu pháp lý bên ngoài chứng minh việc con người được nhận làm con nuôi hoặc một chứng chỉ rửa tội. Nếu Thần Khí là “bằng chứng” rằng chúng ta là con Thiên Chúa, nếu Ngài “chứng thực” cho thần trí chúng ta, thì đó không thể là điều gì đó diễn ra “ở đâu đó” mà chúng ta không nhận biết được, hoặc không có một sự xác nhận nào cả.
Thật không may, đó là cách chúng ta nghĩ. Đúng là trong Bí tích Rửa tội, chúng ta đã trở thành con cái của Thiên Chúa, chi thể của Chúa Kitô và tình yêu của Thiên Chúa đã tràn vào trong tâm hồn chúng ta…, chúng ta tin điều này nhờ đức tin, ngay cả khi không có gì chuyển động trong chúng ta. Tin bởi lý trí, nhưng không sống trong tâm hồn. Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi tình trạng này? Thánh Tông đồ đã cho chúng ta câu trả lời: Chúa Thánh Thần! Không chỉ Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã từng lãnh nhận trong Phép Rửa, mà là Chúa Thánh Thần mà chúng ta phải cầu xin và lãnh nhận nhiều lần. Thánh Linh “làm chứng” rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, nghĩa là Ngài làm chứng ngay tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải chỉ một lần cho tất cả vào lúc chúng ta chịu Phép Rửa.
Chúng ta hãy cố gắng hiểu cách Chúa Thánh Thần thực hiện phép lạ này là mở mắt chúng ta ra đối với thực tại mà chúng ta mang bên trong. Tôi đã khám phá ra mô tả hay nhất về cách Chúa Thánh Thần mang lại điều này nơi người tín hữu trong bài diễn văn về Lễ Ngũ Tuần của Luther. Chúng ta hãy theo dõi cùng ông ấy, theo tiêu chuẩn của Thánh Phaolô là hãy “xem xét mọi thứ, và giữ lại những gì là tốt đẹp.” (1 Thess 5:21).
Chừng nào con người còn sống dưới chế độ tội lỗi, dưới lề luật, thì Thiên Chúa dường như là một người giám sát nghiêm khắc, người chống lại mọi ham muốn trần thế của họ với những mệnh lệnh bắt buộc của Thiên Chúa: “Ngươi phải …; Ngươi không được….” Ngươi không được ham muốn tài sản hoặc phụ nữ của người khác… Trong trường hợp này, con người tích tụ trong sâu thẳm trái tim của họ một sự thù hận không thể dập tắt đối với Chúa, Đấng dường như đối nghịch với mọi hạnh phúc của họ, đến mức, nếu điều đó tùy thuộc vào họ, họ sẽ hạnh phúc hơn nếu Chúa không tồn tại.
Nếu chúng ta nghĩ rằng tất cả những điều mà Luther đề cập đến này xem ra là một sự phóng đại, và có lẽ chỉ những kẻ tội lỗi “dữ dằn lắm” mới dám nghĩ như thế, không liên quan gì đến cá nhân chúng ta, thì chúng ta hãy nhìn vào bên trong chính mình và xem những gì trỗi dậy từ sâu thẳm trái tim chúng ta khi chúng ta đứng trước thánh ý của Thiên Chúa và có một khó khăn nào đó trong việc vâng lời Ngài khi thực hiện các kế hoạch của chúng ta. Trong các khóa tĩnh tâm mà tôi giảng, tôi thường đề xuất với những người tham gia rằng họ tự mình làm một bài kiểm tra tâm lý để khám phá ra ý tưởng nào là hình ảnh thịnh hành của họ về Thiên Chúa. Tôi mời mỗi người tự hỏi: “Trong khi đọc kinh Lạy Cha, tôi nghĩ đến những ý tưởng nào, cảm xúc nào một cách tự nhiên, không suy tư khi nghe đến câu ‘Ý Cha được thực hiện’?”
Thật không quá xa vời khi nhận ra rằng bằng cách nào, một cách vô thức, chúng ta liên kết thánh ý Thiên Chúa với mọi thứ khó chịu, đau đớn, mọi thứ thử thách chúng ta, đòi hỏi sự từ bỏ và hy sinh, nói tóm lại, mọi thứ có thể được coi là kìm hãm sự tự do cá nhân và sự phát triển của chúng ta. Về cơ bản, chúng ta nhận thấy Thiên Chúa đối lập với mọi thứ lễ hội, vui thú và hưởng thụ. Nếu ngay lúc đó, chúng ta có thể nhìn mình như thể trong gương, chúng ta sẽ thấy mình như những người cúi đầu cam chịu, nghiến răng lẩm bẩm: “Nếu tôi không thể làm gì khác được… thì được rồi, ý Cha được thực hiện vậy”.
Chúng ta hãy xem những gì Chúa Thánh Thần làm để chữa lành cho chúng ta về sự biến dạng khủng khiếp mà chúng ta thừa hưởng từ ông Adong. Khi Thánh Linh đến với chúng ta, - trong Phép Rửa và sau đó trong tất cả các phương thức thánh hóa khác, - Ngài bắt đầu bằng cách cho chúng ta thấy một khuôn mặt khác của Thiên Chúa, khuôn mặt được Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta trong Tin Mừng. Ngài cho chúng ta khám phá ra Thiên Chúa như một đồng minh trong niềm vui của chúng ta, như Đấng đã “không tiếc hy sinh ngay chính Con mình” (Rm 8:32).
Từng chút một, cảm giác mà một đứa con trải qua nảy nở trong chúng ta, điều này tự phát thành tiếng kêu: Abba, Cha ơi! Vào cuối câu chuyện của ông Gióp, ông ta đã kêu lên thế nào, thì chúng ta cũng sẵn sàng kêu lên như thế “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến.” (Gióp 42:5). Một đứa con đã thay thế người nô lệ, tình yêu đã thay thế nỗi sợ hãi. Người đó không còn oán giận Thiên Chúa nhưng trở thành đồng minh của Thiên Chúa. Giao ước với Thiên Chúa không còn chỉ là một hệ thống tôn giáo mà một người được sinh ra, nhưng là một khám phá, một sự lựa chọn, một nguồn an ninh không thể lay chuyển. “Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đứng về phía chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta” (xem Rm 8:31)?
Lời cầu nguyện của con cái
Cầu nguyện là đặc ân, trong đó hoạt động của Chúa Thánh Thần luôn luôn tạo ra một phép lạ làm cho chúng ta cảm thấy mình là con cái Thiên Chúa. Thánh Linh không ban lời cầu nguyện như một lề luật, nhưng như một ân sủng. Lời cầu nguyện không đến với chúng ta chủ yếu thông qua việc học tập phân tích, bên ngoài; nó đến với chúng ta bằng cách thấm nhuần bên trong, như một ân sủng. “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Abba, Cha ơi!’ (Gal 4:6) Chính Thần Khí ấy là nguồn gốc của lời cầu nguyện. Tiếng kêu của người tin Chúa, Abba!, tự nó cho thấy rằng Đấng đang cầu nguyện trong chúng ta, nhờ Thánh Linh, là Chúa Giêsu, Con một của Thiên Chúa. Vì Chúa Thánh Thần không phải sinh ra từ Chúa Cha, nên Chúa Thánh Linh không thể hướng về Chúa Cha và kêu lên Abba, thưa Cha. Nhưng với tư cách là Thần Khí của Con một Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh có thể kéo dài lời cầu nguyện của Đấng là đầu đến các chi thể.
Vì thế, chính Chúa Thánh Thần đã thấm nhuần tâm hồn chúng ta với cảm giác được Thiên Chúa nhận làm nghĩa tử. Ngài là Đấng làm cho chúng ta cảm nghiệm, chứ không chỉ biết mà thôi!, rằng chúng ta là con Thiên Chúa. Đôi khi, hoạt động triệt để này của Thánh Linh diễn ra đột ngột và mãnh liệt trong đời sống của một người, và khi đó cảm nghiệm ấy có thể được chiêm ngưỡng trong tất cả sự huy hoàng của nó. Nó có thể xảy ra trong một buổi tĩnh tâm, hoặc khi một người có đủ tư cách để lãnh nhận một bí tích, hoặc trong khi lắng nghe Lời Chúa với tấm lòng rộng mở, hoặc trong khi cầu nguyện cho sự tuôn tràn của Thánh Linh, là điều mà chúng ta gọi là “phép Rửa trong tinh thần”. Linh hồn tràn ngập ánh sáng mới, trong đó Thiên Chúa được mạc khải cho con người theo cách mới, đó là như một người Cha. Người đó trải nghiệm điều thực sự có ý nghĩa khi nói Thiên Chúa là Cha; trái tim của họ trở nên dịu dàng và người đó có cảm giác được tái sinh lần nữa bởi trải nghiệm này. Người đó trải qua sự tự tin sâu sắc bên trong và cảm giác chưa từng có trước đây về sự hạ mình của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, vào những lúc khác, sự mặc khải này của Chúa Cha đi kèm với cảm giác về sự uy nghiêm và siêu việt của Thiên Chúa đến nỗi người ta cảm thấy choáng ngợp không thốt nên lời. Tôi không mô tả kinh nghiệm của riêng tôi, mà là của các thánh! Người ta bắt đầu hiểu tại sao một số vị thánh có thể bắt đầu cầu nguyện với Kinh Lạy Cha, và thậm chí sau nhiều giờ trôi qua, họ vẫn không rời những lời mở đầu đó. Cha giải tội và người viết tiểu sử của Thánh Catarina thành Siena, là Chân phước Raymond thành Capua, đã viết rằng “thật khó để hoàn thành một” Kinh Lạy Cha “khi thánh nữ đang trong tình trạng xuất thần.”
Cách thức ấn tượng này để biết về Chúa Cha thường không tồn tại lâu, thậm chí ngay cả với các thánh. Người tín hữu sẽ sớm quay trở lại tình trạng khi nói Abba! mà không cảm thấy bất cứ điều gì và tiếp tục lặp lại một cách đơn giản những lời của Chúa Giêsu. Đó là lúc điều quan trọng cần nhớ rằng lời nguyện đó càng ít làm vui lòng người cầu nguyện, thì càng làm vui lòng Cha, là Đấng đang nghe những lời ấy chính vì những lời ấy phát xuất từ đức tin trong sáng và sự từ bỏ.
Sau đó, chúng ta giống như một nhạc sĩ nổi tiếng, tôi đang nói đến Beethoven, người bị mất thính giác, vẫn tiếp tục sáng tác và biểu diễn những bản giao hưởng tuyệt vời cho khán giả thích thú mà không thể tự mình thưởng thức được một nốt nhạc nào. Tại một thời điểm, sau khi nghe một trong những tác phẩm của ông, là bản giao hưởng thứ chín lừng danh, khán giả bùng nổ những tràng pháo tay và ai đó đã phải giật gấu áo của Beethoven để khiến ông chú ý và cảm ơn họ. Việc anh ấy bị mất thính giác, thay vì tắt tiếng nhạc của anh ấy, đã làm cho tất cả trở nên thuần khiết hơn. Điều này cũng đúng đối với sự khô khan trong lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng ta kiên trì thực hiện.
Khi chúng ta nói về câu cảm thán, “Abba, Cha ơi!”, chúng ta thường nghĩ về mặt tự tham chiếu, tức là câu ấy có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta, là người bật ra những tiếng ấy. Chúng ta hầu như không bao giờ nghĩ về ý nghĩa của nó đối với Đấng nghe nó, đối với những gì nó tạo ra nơi Thiên Chúa. Không ai nghĩ về niềm vui mang đến cho Thiên Chúa khi được gọi là “Bố”. Nhưng bất cứ ai đã làm cha đều biết cảm giác như thế nào khi nghe thấy chính mình được gọi bằng giọng nói không thể nhầm lẫn của cậu bé hay cô bé của mình. Nó giống như việc trở thành một người cha mỗi lần như vậy bởi vì mỗi lần câu cảm thán đó được phát âm, nó sẽ nhắc nhở bạn và khiến bạn nhận ra mình là ai. Nó gợi lên sự tồn tại của những gì nằm ở thâm sâu con người bạn.
Chúa Giêsu biết điều này và vì vậy Ngài thường gọi Thiên Chúa là Abba! và dạy chúng ta làm như vậy. Chúng ta mang đến cho Chúa một niềm vui đơn sơ và độc đáo bằng cách gọi Ngài là “Bố”: đó là niềm vui của mối quan hệ cha con. Khi nghe những lời này, lòng Thiên Chúa “cảm động” và lòng trắc ẩn của Ngài “ấm áp và dịu dàng” (xin xem Hô-sê 11: 8). Và chúng ta có thể làm tất cả những điều này ngay cả khi chúng ta không “cảm thấy” bất cứ điều gì.
Chính vào thời điểm dường như xa cách Thiên Chúa và khô khan này, chúng ta mới khám phá ra tầm quan trọng to lớn của Chúa Thánh Thần đối với đời sống cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không nhìn thấy và không nghe thấy Thánh Thần, là Đấng “đến giải cứu chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta,” lấp đầy những lời nói và tiếng thở dài của chúng ta với lòng khao khát Thiên Chúa, sự khiêm tốn và tình yêu thương, “và Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì” (xem Rm 8: 26-27). Vậy, Thánh Linh trở thành sức mạnh đằng sau lời cầu nguyện “yếu ớt” của chúng ta, là ánh sáng cho lời cầu nguyện “mờ mịt” của chúng ta; nói tắt một lời, Thánh Linh chính là linh hồn trong lời cầu nguyện của chúng ta. Theo lời của Bài Ca Tiếp Liên Lễ Chúa Thánh Thần, Thánh Linh “tưới những gì khô cằn”.
Tất cả điều này xảy ra bởi đức tin. Tôi chỉ cần nói hoặc nghĩ rằng: “Lạy Cha, Cha đã ban cho con Thần Khí của Chúa Giêsu Con Cha. Qua đó, làm cho con ‘nên một tâm hồn với Người’ (1Cr 6,17)” Con đang cầu nguyện thánh vịnh này hoặc cử hành thánh lễ này, hoặc đơn giản là đứng im lặng trước sự hiện diện của Cha. Con muốn chúc tụng vinh quang, niềm vui, mà Chúa Giêsu mang đến cho Cha nếu Ngài cầu nguyện cùng Cha một lần nữa ở đây trên trái đất này”.
Thánh Linh đang nói gì với Giáo Hội
Trước khi kết luận, tôi muốn đề cập đến một ứng dụng mục vụ của suy tư này về vai trò của Chúa Thánh Thần. Trong những lần khác, tôi đã trích dẫn những điều mà Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Ignatius IV của Latakia, đã nói trong cuộc họp đại kết long trọng vào năm 1968. Xin được nhắc lại ở đây:
“Không có Chúa Thánh Thần:
Thiên Chúa ở rất xa,
Chúa Kitô ở lại trong quá khứ,
Phúc âm là một bức thư chết,
Giáo Hội chỉ đơn giản là một tổ chức,
Quyền bính là một vấn đề của sự thống trị,
Truyền giáo một vấn đề tuyên truyền,
Phụng vụ không hơn gì một buổi gọi hồn,
Kitô hữu sống một thứ đạo đức nô lệ.
Nhưng với Chúa Thánh Thần:
Vũ trụ đang hồi sinh và rên rỉ với sự ra đời của Vương quốc,
con người đấu tranh chống lại xác thịt,
Chúa Kitô phục sinh ở đó,
Tin Mừng là sức mạnh của sự sống,
Giáo Hội bày tỏ sự sống của Chúa Ba Ngôi,
Quyền bính là một dịch vụ giải phóng,
Truyền giáo là một Lễ Hiện Xuống,
Phụng vụ vừa là sự tưởng niệm vừa là sự chờ đợi,
Hành động của con người được thần thánh hóa”.
Chúng ta phải căn cứ mọi sự vào Chúa Thánh Thần. Chỉ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, và một kinh Sáng Danh trước khi bắt đầu các buổi họp mục vụ của chúng ta và sau đó nhanh chóng chuyển sang chương trình nghị sự thì chưa đủ đâu. Khi hoàn cảnh cho phép, chúng ta cần dành một ít thời gian để tỏ mình ra với Chúa Thánh Thần, để Chúa Thánh Thần có thời gian thể hiện chính Ngài, đồng bộ hóa chúng ta với Người.
Nếu không có công việc chuẩn bị này, tất cả các quyết đinh và tài liệu của chúng ta chỉ là sự tích lũy các từ ngữ. Hãy nghĩ đến lễ tế của ông Êlia trên Cácmen. Êlia gom củi và tưới nước ướt đẫm nó nhiều lần. Ông đã làm ướt củi hết sức có thể. Sau đó, ông cầu nguyện xin Chúa ban lửa từ trời xuống để đốt cháy của lễ. Nếu không có ngọn lửa từ trên cao đó, mọi thứ khác sẽ chỉ còn là củi ẩm (xem 1 V 18: 20ff).
Đây là những điều đang bắt đầu diễn ra trong Giáo Hội mà không có nhiều ồn ào chấn động. Năm nay tôi nhận được một lá thư từ một cha sở trong một tổng giáo phận Pháp. Ngài viết: “Gần ba năm trước, tổng giám mục của chúng tôi đã đưa tất cả chúng tôi vào một cuộc phiêu lưu truyền giáo và thành lập một hội huynh đệ của những người truyền giáo trong giáo phận. Chúng tôi quyết định bắt đầu một khóa học để chuẩn bị cho phép Rửa Tội trong Thánh Linh. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời với 300 Kitô hữu từ khắp nơi trong tổng giáo phận, cùng với Đức Tổng Giám Mục. Một thời gian ngắn sau, tất cả 28 nữ tu Dòng Thánh Clara khó nghèo của một tu viện gần đó đã yêu cầu có cùng một kinh nghiệm”.
Kết quả ngay lập tức và ngoạn mục là không thể mong đợi. Đó không phải là điệu múa lửa như của các thầy tế lễ Baan trên Cácmen. “Khi nào” và “như thế nào” chỉ có Thiên Chúa biết. Chúng ta hãy nhớ điều Chúa Giêsu Kitô đã nói với các môn đệ của Ngài: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1: 7-8). Điều quan trọng là chúng ta yêu cầu và nhận được sức mạnh từ trên cao; phần còn lại tùy thuộc vào Chúa.
Điều này đặc biệt đúng khi Giáo Hội dấn thân vào cuộc phiêu lưu của thượng hội đồng. Chỉ cần đọc lại và suy ngẫm về những lời đã được Đức Thánh Cha nói trong bài giảng Khai mạc Thượng hội đồng vào ngày 10 tháng 10 vừa qua là đủ. Ngài thúc giục chúng ta dành “thời gian để cầu nguyện và thờ phượng, và lắng nghe những gì Thánh Linh muốn nói với Giáo Hội.”
Tôi tự hỏi liệu có khả thi không, khi ít nhất là trong các cuộc họp toàn thể của mỗi Giáo Hội địa phương hay hoàn vũ, chúng ta chỉ định một hoạt náo viên tâm linh, người sẽ tổ chức thời gian cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Như đã nói trong Sách Khải Huyền: “Lời chứng của Đức Giêsu, là thần khí linh hứng cho ngôn sứ.” (Rv 19:10). Tốt nhất là tinh thần ngôn sứ được thể hiện trong bối cảnh cầu nguyện của cộng đồng.
Chúng ta có một ví dụ tuyệt vời về điều này xảy ra trong cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Giáo Hội phải đương đầu trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Hai Thánh Phêrô và Gioan đã bị bắt và bị tống vào tù vì đã “rao giảng trong Chúa Giêsu về sự sống lại của kẻ chết.” Các ngài đã được Hội Đồng Công Tọa tha với lời răn đe “không được phép nói về hoặc giảng dạy nhân danh Chúa Giêsu.” Các Tông đồ nhận thấy mình đang phải đối mặt với một tình huống đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình lịch sử: hoặc im lặng và vì thế coi thường mệnh lệnh của Chúa Giêsu hoặc lên tiếng trước nguy cơ vấp phải phản ứng tàn bạo từ phía các nhà chức trách có thể kết thúc tất cả mọi thứ.
Các môn đệ đã làm gì? Họ đã tập hợp cộng đồng lại với nhau. Họ đã cầu nguyện. Một người nào đó đã chia sẻ một câu trong Thánh Vịnh: “Vua chúa trần gian cùng nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu đồ chống lại Thiên Chúa, chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.” (Tv 2: 2). Một người khác đã liên hệ với thỏa thuận giữa vua Hêrôđê và quan Phongxiô Philatô về Chúa Giêsu. Sau đó, chúng ta đọc thấy: “Khi họ cầu nguyện xong, nơi tụ họp của họ rung chuyển và tất cả đều được đầy dẫy Chúa Thánh Thần và công bố lời Thiên Chúa một cách táo bạo” (xin xem Cv 4: 1-31). Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng đây không phải là một thực hành riêng lẻ trong Giáo Hội. Ngài viết cho các tín hữu Côrinhtô: “Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ” (1 Cr 14: 26).
Lý tưởng là những lời được sử dụng tại công đồng đầu tiên của Giáo Hội: “Điều đó là tốt rồi cho Chúa Thánh Thần và cho chúng ta…” (Cv 15:28) có thể được lặp lại đối với Giáo Hội ngày nay trong mọi quyết định của Thượng hội đồng - ít nhất một cách lý tưởng. Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất mở ra những con đường mới, nhưng không bao giờ bác bỏ những con đường trước đây. Thay vì làm những điều mới, Thánh Linh đổi mới mọi thứ! Nghĩa là, Thánh Linh không tạo ra các học thuyết mới và các định chế mới, nhưng đổi mới và thổi luồng sinh khí mới vào những học thuyết đã được Chúa Giêsu thiết lập. Nếu không có Thánh Linh, chúng ta sẽ luôn tụt hậu so với lịch sử. Như Đức Thánh Cha đã nói trong cùng bài giảng đó, “Điều đó có nghĩa là khám phá với sự ngạc nhiên rằng Chúa Thánh Thần luôn làm chúng ta kinh ngạc, khi gợi ý những con đường mới và những cách nói mới.” Tôi muốn nói thêm, Chúa Thánh Thần là một bậc thầy về aggiornamento, tức là cập nhật hóa, mà Thánh Gioan 23 đã đặt làm mục tiêu của Công đồng. Công đồng phải đưa ra một Lễ Hiện xuống mới, bây giờ Lễ Hiện xuống mới phải biến Công đồng thành hiện thực!
Giáo Hội Latinh sở hữu một kho báu cho mục đích này: đó là bài thánh ca Veni Creator Spiritus – Xin Ngự Đến, Lạy Thánh Thần Sáng Tạo. Kể từ khi được sáng tác vào thế kỷ thứ chín, bài thánh ca này đã gây được tiếng vang không ngừng trong Kitô Giáo, giống như một thiên anh hùng ca kéo dài đối với mọi tạo vật và Giáo Hội. Bắt đầu từ những năm đầu của thiên niên kỷ thứ hai, mỗi năm mới, mỗi thế kỷ, mọi mật nghị, mọi công đồng đại kết, mọi thượng hội đồng, mọi lễ tấn phong linh mục hay giám mục, mọi cuộc họp quan trọng trong đời sống của Giáo Hội đều được mở đầu bằng việc hát lên bài thánh ca này. Nó chứa đựng tất cả niềm tin, lòng sùng kính và khát khao nhiệt thành đối với Chúa Thánh Thần của các thế hệ đã hát nó trước chúng ta. Và bây giờ, khi nó được hát, ngay cả bởi một dàn hợp xướng khiêm tốn nhất của các tín hữu, Thiên Chúa nghe nó như một “dàn nhạc” bao la, là sự hiệp thông của các thánh.
Thưa các Cha, anh chị em đáng kính, tôi xin anh chị em vui lòng đứng và hát với tôi, cầu xin một sự tuôn tràn Thánh Linh mới trên chúng ta và toàn thể Giáo Hội.
1. Trong Enchiridion Fontium Historiæ Ecclesiasticæ Antiquæ, Herder 1965, trang 92-94.
2. Xem HU von Balthasar, “Casta justtrix”, in Sponsa Christi, Morcelliana, Brescia, 1969.
3. Bonaventure, Hành trình của Tâm trí đến Chúa 7,4.
4. Xem Luther, Bài giảng về Lễ Ngũ tuần (WA, 12, trang 568f).
5. Raymond of Capua, Legenda maior, 113.
6. Metropolitan Ignatius of Latakia, in The Uppsala Report, Geneva 1969, p. 298.
Source:Cantalamessa
Nhà lãnh đạo Myanmar bị lật đổ Aung San Suu Kyi bị kết án hai năm tạm giam
Đặng Tự Do
06:06 11/12/2021
Theo đài truyền hình nhà nước MRTV, nhà lãnh đạo hợp hiến của Miến Điện nhưng bị quân đội lật đổ, Aung San Suu Kyi, đã bị tuyên án hai năm tù sau khi bị kết tội kích động và vi phạm các hạn chế về coronavirus.
Phán quyết này là phán quyết đầu tiên trong một loạt cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo dân cử, bao gồm cả tham nhũng và gian lận bầu cử
Bà đã bị giam giữ kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà vào tháng Hai
Các nhà phê bình đã mô tả phiên tòa kín này như một trò hề để biện minh cho một “hành vi chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp”
Bản án tù của bà Suu Kyi lúc đầu là 4 năm. Sau khi được Tướng Min Aung Hlaing, chỉ huy quân đội Miến Điện, thường được gọi là Tatmadaw, ân xá một phần còn lại 2 năm.
Bản án của Tổng thống Win Myint cũng được giảm một nửa, vài giờ sau khi tòa án đưa ra phán quyết đầu tiên đối với các nhà lãnh đạo dân sự bị giam giữ từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng Hai.
Theo MRTV, các bản án sẽ được áp dụng “tại nơi giam giữ hiện tại của họ”, có nghĩa là họ sẽ không bị đưa vào tù.
Không rõ bà Suu Kyi bị giam ở đâu nhưng bà không mô tả đây là nhà tù.
Quân đội đã kết án bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel 76 tuổi, tội kích động vì những tuyên bố được đăng trên trang Facebook của đảng bà sau khi bà và các lãnh đạo đảng khác bị quân đội giam giữ. Đây là một trò hề vì lúc đó bà đã bị bắt, không thể có liên quan đến các bài đăng trên Facebook.
Cáo buộc coronavirus liên quan đến một chiến dịch xuất hiện trước cuộc bầu cử, mà đảng của bà đã giành chiến thắng áp đảo, vào tháng 11 năm ngoái.
Quân đội, sau khi chứng kiến đảng đồng minh của mình mất nhiều ghế trong các cuộc bầu cử, đã tuyên bố có gian lận bỏ phiếu lớn, nhưng các quan sát viên bầu cử độc lập không phát hiện ra bất kỳ bất thường nào.
Các phiên tòa xét xử bà Suu Kyi đã đóng cửa với giới truyền thông, và các luật sư của bà, những người từng là nguồn thông tin duy nhất về quá trình tố tụng, đã bị tống đạt lệnh bịt miệng vào tháng 10 cấm họ tiết lộ thông tin.
Các cáo buộc chống lại bà Suu Kyi được nhiều người coi là nhằm làm mất uy tín của bà và khiến bà không thể tranh cử trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Hiến pháp Miến Điện cấm bất cứ ai từng bị tống vào tù giữ chức vụ cao hoặc trở thành nghị sĩ.
Source:ABC News
Các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của Thánh Nicholas
Đặng Tự Do
06:06 11/12/2021
Các nhà khoa học tại một trường đại học ở Liverpool đã tiết lộ những gì họ nói là bức chân dung thực tế nhất từng được tạo ra về Thánh Nicholas thành Myra, vị giám mục nổi tiếng ở thế kỷ thứ 4 được biết đến như nguồn cảm hứng cho nhân vật ông già Noel thời hiện đại.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm khuôn mặt John Moores của Đại học Liverpool đã sử dụng hệ thống tái tạo khuôn mặt và công nghệ tương tác 3D để tạo ra bức chân dung, được công bố vào ngày 6 tháng 12 - ngày lễ của Thánh Nicholas.
Giáo sư Đại học Caroline Wilkinson cho biết việc tái tạo dựa trên “tất cả các bộ xương và tư liệu lịch sử” có sẵn, theo báo cáo của BBC. Một nữ phát ngôn viên của trường đại học cho biết hình ảnh mới sử dụng “các tiêu chuẩn giải phẫu cập nhật nhất, dữ liệu độ sâu mô của Thổ Nhĩ Kỳ và kỹ thuật CGI”.
Trong số các đặc điểm được mô tả trong hình ảnh của vị thánh là một chiếc mũi bị gãy, mà Wilkinson cho biết đã “chữa lành một cách bất đối xứng, mang lại cho ông một chiếc mũi đặc trưng và khuôn mặt gồ ghề.”
Thánh Nicholas sống từ năm 270 đến năm 343 sau Chúa Giáng Sinh. Ngài là giám mục của Myra, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong những năm làm giám mục, ngài đã bị bắt giam trong cuộc đàn áp của đại đế Diocletianus, sau đó được thả khi Constantine lên nắm quyền.
Ngài được biết đến với sự bảo vệ đức tin một cách kiên quyết, cũng như sự giúp đỡ hào phóng, và thường ẩn danh đối với những người cần giúp đỡ.
Những câu chuyện xung quanh vị thánh rất nhiều. Ngài được cho là đã từng giải cứu ba chị em khỏi bị bán làm nô lệ bằng cách ném túi vàng qua cửa sổ của nhà họ để trả nợ cho gia đình họ.
Một câu chuyện phổ biến khác kể rằng ngài đã rất tức giận với linh mục dị giáo Arius - là người tuyên bố rằng Chúa Kitô thực sự không phải là Thiên Chúa - đến mức ngài đã đấm ông ta trong một cuộc tranh luận sôi nổi tại Công Đồng Nicea vào năm 325 sau Chúa Giáng Sinh.
Dựa vào chiếc mũi bị gãy trong cuộc tái tạo khuôn mặt của ngài, có lẽ Arius đã đấm lại ngài một cú.
Source:Catholic News Agency
Hậu quả của việc Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận cho Đức Tổng Giám Mục Aupetit từ chức
J.B. Đặng Minh An dịch
19:42 11/12/2021
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris là một nhân vật nổi tiếng trong Giáo Hội Công Giáo Pháp. Việc ngài đột ngột phải từ chức gây nhiều quan ngại trong Giáo Hội. Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada có bài nhận định sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Việc từ chức của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris, và lời giải thích của Đức Thánh Cha Phanxicô về lý do tại sao ngài chấp nhận, vẫn còn “mơ hồ”. Nhưng có một hệ quả chắc chắn không có gì phải bàn cãi – đó là số lượng các linh mục từ chối đề cử làm Giám Mục sẽ tăng lên.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit là chủ đề của các báo cáo truyền thông về phong cách quản lý “chuyên quyền” của ngài và bùng nổ hơn là về mối quan hệ của ngài với một phụ nữ trước khi được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá Paris vào năm 2013.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit thừa nhận rằng có một mối quan hệ, rằng điều đó là sai nhưng “mơ hồ” - cụ thể là nó không phải là tình dục và có sự đồng thuận, nhưng có thể khiến người khác nghĩ rằng nó là “thân mật.” Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói rằng ngài đã kết thúc mối quan hệ vào năm 2012, khi ngài là tổng đại diện của Paris, và đã báo cáo với Đức Tổng Giám Mục lúc ấy, là Đức Hồng Y André Vingt-Trois, về điều đó vào thời điểm xảy ra.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin gần đây, Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã đặt tương lai của mình vào “tay của Đức Thánh Cha Phanxicô,” yêu cầu ngài đánh giá xem mình có nên tiếp tục hay không. Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức và giải thích lý do tại sao trên chuyến bay trở về từ Hy Lạp. Theo đánh giá của một nhà bình luận, lời giải thích đã “gây nhầm lẫn” và “khiến nhiều người Công Giáo tự hỏi chính xác Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang muốn nói gì, và điều gì đã định hướng cho quyết định của ngài”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hành vi của Tổng Giám Mục Aupetit là “tội lỗi” - bao gồm “những cái vuốt ve và xoa bóp nhỏ mà ngài dành cho thư ký” - nhưng không phải là lý do đủ để cách chức. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức vì “những lời đàm tiếu” khiến Đức Tổng Giám Mục Aupetit không thể tiếp tục.
“Đây là một sự bất công,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Đó là lý do tại sao tôi chấp nhận sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Aupetit: không phải trên bàn thờ của sự thật, mà là trên bàn thờ của đạo đức giả.”
Các sự kiện - theo như chúng tôi biết - dường như là thế này:
Đức Tổng Giám Mục Aupetit, với tư cách là tổng đại diện của Paris, đã có một mối quan hệ quá thân thiết với một phụ nữ có một số dấu hiệu thân mật nhưng không phải là tình dục. Ngài nhận ra lỗi lầm trong cách làm của mình, chấm dứt mối quan hệ và nói với Đức Tổng Giám Mục về điều đó. Tất cả những điều này đều tỏ tường, và Đức Hồng Y Vingt-Trois đã đề xuất ngài làm Giám Mục Phụ Tá vào năm sau, và có lẽ đã thông báo cho Sứ thần tại Pháp và Bộ Giám Mục về điều này. Việc đề cử được thực hiện dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Năm sau, 2014, Đức Tổng Giám Mục Aupetit được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong làm Giám Mục Nanterre, và sau cùng đã thuyên chuyển ngài về lại Paris vào năm 2018.
Việc từ chức năm 2021 không phải vì một bí mật nào đó không được biết đến. Nó đã được biết đến, nhưng được đánh giá trong bối cảnh các phẩm chất rõ ràng khác của Đức Tổng Giám Mục Aupetit. Điều đã thay đổi vào năm 2021 là những người khác, theo lời của Đức Thánh Cha, đã đồn thổi một cách vô cớ về điều đó, làm suy yếu vị thế của Đức Tổng Giám Mục Aupetit.
Hệ quả trước mắt là Tổng giáo phận Paris cần một tổng Giám Mục mới, một người sẽ miễn cưỡng chấp nhận vị trí này nếu ngài có bất kỳ bóng đen nào trong quá khứ của mình. Hoặc ngay cả khi không có bóng đen, ai lại muốn có một vị trí mà ở đó những lời đàm tiếu của người khác có thể khiến mình bị lật nhào, cho dù Đức Thánh Cha phản đối “sự bất công” trong khi chấp nhận đơn từ chức?
Hậu quả sẽ không chỉ ở Paris. Một tổng Giám Mục cao cấp nói với tôi rằng hiện nay ngài cầu nguyện hàng ngày, cùng với những lời cầu nguyện lâu đời của ngài cho các ơn gọi linh mục, đời sống tu trì và hôn nhân Kitô, cho “ơn gọi Giám Mục.” Tức là những người đàn ông xứng đáng sẽ được đề cử và chấp nhận việc đề cử đó.
Không có gì lạ khi nghe các Giám Mục nói rằng các ứng cử viên tốt sẽ bị loại vì những tình huống khá ít nghiêm trọng hơn so với Đức Tổng Giám Mục Aupetit: một linh mục trong những năm đầu của chức linh mục đã vượt qua ranh giới - vi phạm ranh giới, theo cách nói hiện tại - nhưng không tham gia vào một mối quan hệ tình dục. Anh ta ăn năn, hoán cải và tiếp tục phụng sự gương mẫu. Nhưng nỗi sợ hãi về tai tiếng đã loại trừ anh ta khỏi sự cân nhắc.
Vấn đề của Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã làm rõ rằng nỗi sợ hãi là có thật. Mọi Sứ thần Tòa Thánh đều ghi nhận những gì Đức Thánh Cha đã nói trên máy bay. Nếu có điều gì đó trong hồ sơ của một người đàn ông có thể dẫn đến những lời đàm tiếu, anh ta sẽ không được cất nhắc.
Điều đó có quan trọng không? Tại sao không thể có các Giám Mục mà người ta không có một chút nghi ngờ nào về sự đứng đắn? Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra câu trả lời đầy màu sắc của riêng mình cho điều đó:
“Đức Tổng Giám Mục Aupetit là một người tội lỗi, tôi cũng thế, và Thánh Phêrô, Giám Mục mà Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội trên đó cũng vậy,” Đức Thánh Cha nói. “Tại sao cộng đồng thời đó lại chấp nhận được một Giám Mục tội lỗi, và với những tội lỗi kinh khủng như chối Chúa! Nhưng đó là một Giáo hội bình thường; Giáo Hội ấy đã quen với việc ai cũng là người tội lỗi; đó là một Giáo hội khiêm tốn. Bạn có thể thấy rằng Giáo hội của chúng ta không quen có một Giám Mục tội lỗi. Chúng ta giả vờ nói rằng Giám Mục của tôi là một vị thánh”.
Quan điểm của Đức Thánh Cha là thế này: một tiêu chuẩn quá kỹ lưỡng sẽ loại trừ những người mà chính Chúa Kitô đã chọn. Trong một Giáo hội địa phương có vô số ứng cử cho chức vụ Giám Mục, vấn đề không quá trầm trọng. Nhưng ở nhiều nơi của Giáo hội - Pháp có thể là một trong số đó - vấn đề đang rất cấp bách. Sự thiếu hụt các ơn gọi linh mục đồng nghĩa với việc thiếu hụt các ứng viên cho chức Giám Mục, điều này có nghĩa là một sự tầm thường là không thể tránh khỏi trong những người được chọn từ một nhóm tài năng nông cạn hơn. Bất kỳ sự cạn kiệt nào nữa của hồ bơi sẽ có nguy cơ ngư dân đành phải bắt đại trong số còn lại.
Một vấn đề còn lại là: Một khi được đề cử, một linh mục có nhận lời không?
Năm năm trước, Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, nói rằng việc các ứng cử viên từ chối đề cử không còn là “ngoại lệ”, nhưng con số đó “không lớn”.
Điều đó khiến nhiều quan sát viên ngạc nhiên. Mặc dù không có thống kê nào được công bố về vấn đề này, 20 năm trước ở Rôma, tôi đã nghe thấy những lời phàn nàn rằng có quá nhiều linh mục từ chối đề cử, và đó là tình hình trước khi xảy ra vụ tai tiếng lạm dụng tình dục năm 2002.
Dù thế nào, Đức Hồng Y Ouellet cho biết vào năm 2019 rằng số lượng từ chối hiện là 30%, tăng gấp ba lần kể từ khi ngài tiếp quản Bộ Giám Mục vào năm 2010. Và nếu vị tổng trưởng sẵn sàng thừa nhận công khai rằng đó là 30%, thì có khả năng cao hơn. Dù sao, Bộ Giám Mục cũng quan tâm đến việc đánh giá thấp mức độ của vấn đề; càng nhiều linh mục từ chối thì việc từ chối càng dễ trở thành chuẩn mực, tức là trên 50%.
Với những gì tôi nghe được - tất nhiên là không có hồ sơ, và không có bất kỳ phương tiện xác minh nào - tôi sẽ không ngạc nhiên nếu, ở một số vùng của Giáo hội, số lượng từ chối đã lên đến hơn một nửa.
Có nhiều lý do để từ chối. Đức Hồng Y Francis George được biết đến là người xác định sự hèn nhát là lý do chính. Vị Hồng Y quá cố, người có lòng can đảm dồi dào, có lẽ đã đúng về điều đó. Tuy nhiên, có những lý do khác, bao gồm cả sự lo lắng thực sự rằng một số mơ hồ trong quá khứ sẽ dẫn Giáo hội vào cuộc khủng hoảng, như đã xảy ra ở Paris hiện nay, với sự hối tiếc rõ ràng, nhưng với sự chấp thuận, của Đức Thánh Cha.
Sứ thần tại Pháp hiện sẽ bắt tay vào việc tìm kiếm một tổng Giám Mục mới. Nhiệm vụ của ngài, và của tất cả các sứ thần khác của ngài, trở nên khó khăn hơn nhiều.
Source:National Catholic Register
Tại sao Đức Mẹ Guadalupe là bổn mạng của những em bé chưa được sinh ra
Thanh Quảng sdb
21:52 11/12/2021
Tại sao Đức Mẹ Guadalupe là bổn mạng của những em bé chưa được sinh ra?
(CNA - Katie Yoder)
Khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Juan Diego cách đây gần 500 năm, trước hết, Mẹ đã đến với tư cách là một người mẹ - mẹ của Thiên Chúa, và là mẹ của chúng ta.
Mẹ nói cùng thánh Juan: “Hỡi con yêu dấu của Mẹ, hãy lắng nghe và ghi khắc trong lòng con; đừng để lo lắng hoặc đau buồn chi phối con. Đừng sợ bất kỳ bệnh tật hay điều gì phật ý, lo lắng hoặc đau đớn. Mẹ ở đây như là Mẹ của con! Con không núp dưới bóng Mẹ và sự bảo vệ của Mẹ sao? Mẹ không phải là nguồn sống của con sao? Con không núp trong bóng dưới áo choàng của Mẹ sao? Trong vòng tay của Mẹ, con còn điều gì cần không?”
Mẹ nói với tư cách là mẹ của thánh nhân và như mẹ của những em bé chưa được sinh ra chào đời, khi Mẹ xuất hiện trên Đồi Tepeyac ở Thành phố Mexico, vào năm 1531. Hình ảnh kỳ diệu của Mẹ, được in trên chiếc áo choàng của vị thánh, cho thấy Mẹ đeo một chiếc khăn quàng cổ màu đen, dấu hiệu một người nữ đang mang thai trong văn hóa bản địa.
Đức Mẹ Guadalupe không chỉ trông giống như một phụ nữ bản địa, mà còn nói cùng một ngôn ngữ bản địa. Mẹ đến vào thời điểm xung đột giữa người Tây Ban Nha và các dân tộc bản địa để yêu cầu Thánh Juan Diego thuyết phục Đức Giám Mục xây dựng một nhà thờ. Dấu hiệu cho giám mục tin là Mẹ đã hướng dẫn vị thánh hái hoa hồng Castilian nở rộ ngay giữa mùa đông. Khi thánh Juan tặng hoa cho Đức Giám Mục, thánh nhân phát hiện ra hình ảnh của Mẹ được in trên chiếc áo choàng của thánh nhân.
Ngày nay, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico lưu giữ hình ảnh đó, nơi được hàng triệu người hành hương kính viếng hàng năm. Mẹ không chỉ được coi là đấng bảo hộ của châu Mỹ, mà còn là Mẹ của các thai nhi. Đây là lý do tại sao vào năm 1999, Thánh Giáo hoàng John Paul II đã thiết lập ngày 12 tháng 12 là ngày lễ kính Đức Mẹ Guadalupe.
Thánh Giáo hoàng đã tuyên bố tại vương cung thánh đường: “Đây là tiếng kêu xin của chúng ta cho cuộc sống xứng với phẩm giá cho tất cả mọi người! Cho tất cả những ai đã được thụ thai trong lòng mẹ, cho những đứa trẻ đường phố, cho Guadalupe!”
Gần 20 năm sau, vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác cho Mẹ Guadalupe “những em bé đang chờ đợi được chào đời…”
(CNA - Katie Yoder)
Khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Juan Diego cách đây gần 500 năm, trước hết, Mẹ đã đến với tư cách là một người mẹ - mẹ của Thiên Chúa, và là mẹ của chúng ta.
Mẹ nói cùng thánh Juan: “Hỡi con yêu dấu của Mẹ, hãy lắng nghe và ghi khắc trong lòng con; đừng để lo lắng hoặc đau buồn chi phối con. Đừng sợ bất kỳ bệnh tật hay điều gì phật ý, lo lắng hoặc đau đớn. Mẹ ở đây như là Mẹ của con! Con không núp dưới bóng Mẹ và sự bảo vệ của Mẹ sao? Mẹ không phải là nguồn sống của con sao? Con không núp trong bóng dưới áo choàng của Mẹ sao? Trong vòng tay của Mẹ, con còn điều gì cần không?”
Mẹ nói với tư cách là mẹ của thánh nhân và như mẹ của những em bé chưa được sinh ra chào đời, khi Mẹ xuất hiện trên Đồi Tepeyac ở Thành phố Mexico, vào năm 1531. Hình ảnh kỳ diệu của Mẹ, được in trên chiếc áo choàng của vị thánh, cho thấy Mẹ đeo một chiếc khăn quàng cổ màu đen, dấu hiệu một người nữ đang mang thai trong văn hóa bản địa.
Đức Mẹ Guadalupe không chỉ trông giống như một phụ nữ bản địa, mà còn nói cùng một ngôn ngữ bản địa. Mẹ đến vào thời điểm xung đột giữa người Tây Ban Nha và các dân tộc bản địa để yêu cầu Thánh Juan Diego thuyết phục Đức Giám Mục xây dựng một nhà thờ. Dấu hiệu cho giám mục tin là Mẹ đã hướng dẫn vị thánh hái hoa hồng Castilian nở rộ ngay giữa mùa đông. Khi thánh Juan tặng hoa cho Đức Giám Mục, thánh nhân phát hiện ra hình ảnh của Mẹ được in trên chiếc áo choàng của thánh nhân.
Ngày nay, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico lưu giữ hình ảnh đó, nơi được hàng triệu người hành hương kính viếng hàng năm. Mẹ không chỉ được coi là đấng bảo hộ của châu Mỹ, mà còn là Mẹ của các thai nhi. Đây là lý do tại sao vào năm 1999, Thánh Giáo hoàng John Paul II đã thiết lập ngày 12 tháng 12 là ngày lễ kính Đức Mẹ Guadalupe.
Thánh Giáo hoàng đã tuyên bố tại vương cung thánh đường: “Đây là tiếng kêu xin của chúng ta cho cuộc sống xứng với phẩm giá cho tất cả mọi người! Cho tất cả những ai đã được thụ thai trong lòng mẹ, cho những đứa trẻ đường phố, cho Guadalupe!”
Gần 20 năm sau, vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác cho Mẹ Guadalupe “những em bé đang chờ đợi được chào đời…”
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nikos Dendias về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đặng Tự Do
06:07 11/12/2021
Sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Síp và Hy Lạp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nikos Dendias đã ra tuyên bố sau:
Chuyến thăm Hy Lạp, sau chuyến thăm mang tính biểu tượng đến Síp, của Đức Giáo Hoàng, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo; và là nhà lãnh đạo của Quốc Gia Thành Vatican, đã xảy ra vào một thời điểm mang tính biểu tượng.
Hy Lạp kỷ niệm 200 năm được tự do, đồng thời hơn 40 năm kể từ khi hai nhà nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Các mối quan hệ này được xây dựng dựa trên các giá trị chung, như tôn trọng Luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền con người và sự chung sống hòa bình của các dân tộc và tôn giáo.
Tôi đã có cơ hội gặp lại Đức Giáo Hoàng vào ngày hôm qua, sau buổi yết kiến vào tháng 10 năm 2019.
Trong bối cảnh tăng cường quan hệ giữa các quốc gia của chúng ta, gần đây tôi đã đến thăm Vatican, nơi tôi đã gặp Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm về nhiều thách thức chung.
Hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi là ý định của chúng tôi cùng nhau hợp tác hơn nữa để bảo vệ các cộng đồng Kitô Giáo ở Trung Đông, những người không may đang bị đe dọa hàng ngày, cũng như hoạt động vì sự chung sống hòa bình của các tín hữu Kitô với phần lớn dân số Hồi giáo.
Chúng tôi đã đồng ý phối hợp nỗ lực với một số quốc gia ở Tây Balkan để thúc đẩy an ninh, ổn định và đối phó với các ý thức hệ Hồi giáo cực đoan, cũng như chủ nghĩa dân tộc, vốn đang tái xuất hiện trong khu vực lân cận của chúng ta.
Tất nhiên, cả hai chúng tôi đều có chung mối quan tâm đặc biệt trong việc bảo vệ di sản văn hóa và tôn giáo, cũng như quyền tự do tôn giáo. Trong bối cảnh này, chúng tôi buộc phải nêu ra vấn đề chuyển đổi nhà thờ Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo, cũng như việc đóng cửa Trường Thần học Halki.
Source:Greek Foreign Affairs Ministry
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ủy Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam Melbourne tổ chức lạc quyên.
Trần Văn Minh
04:34 11/12/2021
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy 11/12/21, tại Nhà thờ Thánh Monica, Footscray. Ủy Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam đã dâng Thánh Lễ Tạ ơn và tổ chức lạc quyên giúp những người Thượng cùi và trẻ em cô nhi những người kém may mắn tại Việt Nam.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn là tuyên úy của hội chủ tế và một số quý vị ân nhân của hội về dự. Đây là thánh lễ của hội sau một thời gian dài phải ngưng, theo lệnh của chính phủ và của Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Melbourne ban hành, để tránh lây lan bệnh dịch. Thánh lễ được Ca đoàn Cecilia phụ trách và ca đoàn đã luôn đồng hành với hội trong nhiều năm qua.
Trong một ngày thời tiết dịu mát, và một ngày cuối tuần với nhiều lễ hội, khách đến cũng khó khăn mới kiếm được chỗ đậu xe, tuy nhiên, những người đến đây với tất cả lòng thành, sự hy sinh, bác ái, nên mọi sự đều tốt lành, nhất là các thành viên ca đoàn phải đến sớm hơn mọi người để ôn bài. Những bài hát mang nặng tình bác ái, yêu thương được ca đoàn hát lên rất cảm động và đánh động vào lòng mọi người.
Bài ca nhập lễ do ca đoàn hát “đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời.” cất lên trong ngôi nhà thờ nhỏ ấm cúng, giống như lời mời gọi sự yêu thương, nhường cơm sẻ áo.
Linh mục chủ tế cũng chia sẻ đến cộng đoàn một bài về cùng đề tài bác ái, xin rộng tay giúp đỡ cho những anh em kém may mắn nơi quê nhà, nhất là trong mùa dịch Covid-19. Xin mọi người vì tình thương mà theo lời Chúa đã nhắc nhở, ai có hai áo thì chia sẻ cho người anh em thiếu thốn một áo.
Qua lời nguyện giáo dân, Ông Lê Văn Miện đã cầu nguyện cho những ân nhân của hội, đã đóng góp giúp đỡ hội có điều kiện làm trung gian chuyển đến cho những anh em kém may mắn nơi quê nhà.
Cuối lễ, Luật sư Nguyễn Mạnh Thăng, chủ tịch của ủy ban đã lên cảm ơn Cha Lê Văn Sơn, ca đoàn cùng quý vị ân nhân đang hiện diên hay những vị đã bận việc không thể đến dự lời cảm ơn chân thành của ủy ban, đến quý ân nhân đã giúp Ủy Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, để ủy ban chuyển tiếp đến những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Cuối lễ, là phần chiếu lại những hình ảnh sinh hoạt của hội những năm chưa có dịch, hình ảnh những nơi mà ủy ban đã giúp đỡ, báo cáo tài chánh thu chi rõ ràng. Và để phù hợp với tình hình bệnh dịch hiện nay, ủy ban không tổ chức phần văn nghệ gây quỹ, mà chỉ có phần ăn trưa tay cầm gửi đến mọi người thay lời cảm ơn.
Được biết, Ủy Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam hằng năm có buổi lạc quyên vào khoảng tháng 6 & 7 trong năm, năm nay do tình hình lockdown nên việc tổ chức có trễ hơn. Nhưng! Nếu như không tổ chức lạc quyên, anh em kém may mắn của chúng ta sẽ không có tí quà mừng Chúa Giáng Sinh và chào đón năm mới, Năm 2022.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn là tuyên úy của hội chủ tế và một số quý vị ân nhân của hội về dự. Đây là thánh lễ của hội sau một thời gian dài phải ngưng, theo lệnh của chính phủ và của Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Melbourne ban hành, để tránh lây lan bệnh dịch. Thánh lễ được Ca đoàn Cecilia phụ trách và ca đoàn đã luôn đồng hành với hội trong nhiều năm qua.
Trong một ngày thời tiết dịu mát, và một ngày cuối tuần với nhiều lễ hội, khách đến cũng khó khăn mới kiếm được chỗ đậu xe, tuy nhiên, những người đến đây với tất cả lòng thành, sự hy sinh, bác ái, nên mọi sự đều tốt lành, nhất là các thành viên ca đoàn phải đến sớm hơn mọi người để ôn bài. Những bài hát mang nặng tình bác ái, yêu thương được ca đoàn hát lên rất cảm động và đánh động vào lòng mọi người.
Bài ca nhập lễ do ca đoàn hát “đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời.” cất lên trong ngôi nhà thờ nhỏ ấm cúng, giống như lời mời gọi sự yêu thương, nhường cơm sẻ áo.
Linh mục chủ tế cũng chia sẻ đến cộng đoàn một bài về cùng đề tài bác ái, xin rộng tay giúp đỡ cho những anh em kém may mắn nơi quê nhà, nhất là trong mùa dịch Covid-19. Xin mọi người vì tình thương mà theo lời Chúa đã nhắc nhở, ai có hai áo thì chia sẻ cho người anh em thiếu thốn một áo.
Qua lời nguyện giáo dân, Ông Lê Văn Miện đã cầu nguyện cho những ân nhân của hội, đã đóng góp giúp đỡ hội có điều kiện làm trung gian chuyển đến cho những anh em kém may mắn nơi quê nhà.
Cuối lễ, Luật sư Nguyễn Mạnh Thăng, chủ tịch của ủy ban đã lên cảm ơn Cha Lê Văn Sơn, ca đoàn cùng quý vị ân nhân đang hiện diên hay những vị đã bận việc không thể đến dự lời cảm ơn chân thành của ủy ban, đến quý ân nhân đã giúp Ủy Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, để ủy ban chuyển tiếp đến những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Cuối lễ, là phần chiếu lại những hình ảnh sinh hoạt của hội những năm chưa có dịch, hình ảnh những nơi mà ủy ban đã giúp đỡ, báo cáo tài chánh thu chi rõ ràng. Và để phù hợp với tình hình bệnh dịch hiện nay, ủy ban không tổ chức phần văn nghệ gây quỹ, mà chỉ có phần ăn trưa tay cầm gửi đến mọi người thay lời cảm ơn.
Được biết, Ủy Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam hằng năm có buổi lạc quyên vào khoảng tháng 6 & 7 trong năm, năm nay do tình hình lockdown nên việc tổ chức có trễ hơn. Nhưng! Nếu như không tổ chức lạc quyên, anh em kém may mắn của chúng ta sẽ không có tí quà mừng Chúa Giáng Sinh và chào đón năm mới, Năm 2022.
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên
Diệp Hải Dung
18:18 11/12/2021
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên Đón Mẹ Thánh Du.
Sáng Thứ Bảy 11/12/2021 các anh chị em Legio Mariae các Giáo Đoàn đã đến hội trường của trường học St. Luke Revesby tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia Nữ Vương Mân Côi nhân dịp kỷ niệm 100 Legio Mariae và đón mừng Đức Mẹ Thánh Du.
Mọi người tập trung trong hội trường và sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Thánh Du. Cha Paul Văn Chi Linh Giám Legio Mariae Curia Nữ Vương Mân Côi chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu buổi Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên hôm nay của Curia Sydney có sự hiện diện của bà Angeline Trưởng Senatus TGP Sydney và ông Ricky Lopez.
Xem Hình
Sau đó quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Trần Văn Trợ cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã chia sẻ về Đức Mẹ hôm nay về đây thăm chúng con và Mẹ có biết tại sao chúng con yêu mến Đức Mẹ không? Bởi chúng con tin chắc một đều là Mẹ luôn yêu thương chúng con là con cái của Mẹ và Mẹ đồng hành với chúng con trong tất cả thăng trầm của cuộc sống. Lạy Mẹ, tất cả chúng con về đây đong đầy yêu thương tạ ơn Mẹ đã giúp chúng con vượt qua những nỗi khó khăn đặc biệt là vượt qua cơn hoạn nạn của đại dịch Corona Virus đang hoành hành bành trướng khắp nơi trên thế giới…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, bà Angeline Trưởng Senatus Sydney ngỏ lời chào mừng và cám ơn quý Cha và mọi người đã nồng nhiệt mừng đón Thánh Tượng Đức Mẹ Thánh Du. Bà cũng nguyện xin Đức Mẹ luôn phù hộ cho quân binh Legio Mariae Sydney, kế tiếp ông Hà Pi Liến Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người đã tham dự ngày tĩnh tâm của Curia và Thánh Lễ tạ ơn đón Mẹ Thánh Du. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn, Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby và quý ân nhân đã trợ giúp cho ngày tĩnh tâm hôm nay được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc, Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người.
Diệp Hải Dung.
Sáng Thứ Bảy 11/12/2021 các anh chị em Legio Mariae các Giáo Đoàn đã đến hội trường của trường học St. Luke Revesby tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia Nữ Vương Mân Côi nhân dịp kỷ niệm 100 Legio Mariae và đón mừng Đức Mẹ Thánh Du.
Mọi người tập trung trong hội trường và sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Thánh Du. Cha Paul Văn Chi Linh Giám Legio Mariae Curia Nữ Vương Mân Côi chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu buổi Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên hôm nay của Curia Sydney có sự hiện diện của bà Angeline Trưởng Senatus TGP Sydney và ông Ricky Lopez.
Xem Hình
Sau đó quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Trần Văn Trợ cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã chia sẻ về Đức Mẹ hôm nay về đây thăm chúng con và Mẹ có biết tại sao chúng con yêu mến Đức Mẹ không? Bởi chúng con tin chắc một đều là Mẹ luôn yêu thương chúng con là con cái của Mẹ và Mẹ đồng hành với chúng con trong tất cả thăng trầm của cuộc sống. Lạy Mẹ, tất cả chúng con về đây đong đầy yêu thương tạ ơn Mẹ đã giúp chúng con vượt qua những nỗi khó khăn đặc biệt là vượt qua cơn hoạn nạn của đại dịch Corona Virus đang hoành hành bành trướng khắp nơi trên thế giới…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, bà Angeline Trưởng Senatus Sydney ngỏ lời chào mừng và cám ơn quý Cha và mọi người đã nồng nhiệt mừng đón Thánh Tượng Đức Mẹ Thánh Du. Bà cũng nguyện xin Đức Mẹ luôn phù hộ cho quân binh Legio Mariae Sydney, kế tiếp ông Hà Pi Liến Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người đã tham dự ngày tĩnh tâm của Curia và Thánh Lễ tạ ơn đón Mẹ Thánh Du. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn, Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby và quý ân nhân đã trợ giúp cho ngày tĩnh tâm hôm nay được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc, Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người.
Diệp Hải Dung.
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Chương Ba, tình yêu=mô thức của đời sống Kitô hữu
Vũ Văn An
04:14 11/12/2021
Tình yêu, Mô thức của Đời sống Kitô hữu
Người đọc ngày càng mất kiên nhẫn. Làm sao người ta có thể nói dài dòng về Kitô hữu mà không đề cập đến mệnh lệnh chính là tình yêu thương đối với Thiên Chúa và người lân cận? Thực thế, chúng ta nói về nó liên tục và sâu sắc, nhưng theo cách trước hết nhận diện cẩn thận đặc điểm phân biệt tình yêu này với tình yêu nhân bản nói chung và đã quen thuộc từ lâu của chủ nghĩa nhân bản. Các bạn hãy lưu ý chỗ dừng lại hơi kỳ lạ trong đoạn văn sau đây của Thánh Gioan: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1 Ga 4:10). Việc dừng lại và bắt đầu lại này là điều quan trọng nhất theo quan điểm Kitô giáo, và mọi điều tiếp theo đó đối với tình yêu của chúng ta.
Hướng di chuyển của tình yêu này là rời xa chúng ta và hướng về Thiên Chúa và người lân cận của chúng ta, cả hai được liên kết mật thiết với nhau trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là Con người, Thiên Chúa với tất cả chúng ta và Con người vì tất cả chúng ta. “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4:20). “Ai nói rằng ‘mình biết Người’ mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy” (1 Ga 2: 4). “Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân” (1 Ga 3: 14–15). “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8). Cách thức của tình yêu của chúng ta này được xác định bởi sự kiện này là chính chúng ta đã đón nhận nó từ Thiên Chúa và do đó phải truyền nó sang anh em của chúng ta. “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1Ga 3,16). “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 4:11). Chuyển động của tình yêu này, phát xuất từ Thiên Chúa đến với chúng ta và từ chúng ta đến anh em của chúng ta, có tâm điểm của nó ở tình yêu biết ơn của chúng ta đối với Chúa Kitô, Đấng đã giao phó tình yêu cho chúng ta như giới răn của Người — do đó khởi đầu nó là của Người và do đó nó cũng là của chúng ta: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy... Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy... Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy” (Ga 14:15, 24; 15: 12–14).
Nét đặc thù của tình yêu này rõ ràng là sự kiện, theo gương Chúa Kitô, nó kéo dài cho đến chết. Quy luật chung của thiện cảm trong vũ trụ hệ ở việc tạo sự cân bằng khôn ngoan và công chính giữa tự bảo vệ và hy sinh bản thân; điều này, ngược lại, phục vụ lợi ích của việc bảo tồn nòi giống. Như vậy, về mặt sinh học mà nói, khi cha mẹ hết mình vì con cái hay về mặt xã hội học, khi người lính hy sinh vì tổ quốc. Nhưng sẽ thật điên rồ nếu ai đó nghĩ rằng họ có thể cống hiến đời mình cho mọi người. Tình yêu Kitô giáo du nhập khoảnh khắc bất tận này, vì sự hy sinh quên mình của Thiên Chúa được du nhập vào tình yêu. Thiên Chúa đã phó mình hoàn toàn chết cho mọi người, những người đã được cứu chuộc trên Thập giá khỏi tội lỗi của mình và khỏi sự ghẻ lạnh không thể tưởng tượng được từ Thiên Chúa; do đó, đằng sau mỗi con người là thực tại này. Mọi người đều là điều mình là: một cá nhân, được Thiên Chúa vĩnh cửu yêu dấu, bất chấp mọi thứ dường như đối với tôi, họ là. Trong đức tin, tôi thấy đằng sau mỗi cá nhân là tình yêu của Con người, và có lẽ càng như thế hơn, khi người Con này càng phải gánh chịu nhiều hơn cho họ. Những người nghèo nhất là những người anh em gần gũi nhất của Người; và những người nghèo nhất không phải chỉ là những người chịu thiếu thốn bề ngoài mà còn nghèo khó về tinh thần, những người không có cánh cửa dẫn vào tình yêu, những người ngồi trong đêm đen tính ích kỷ, tính kiêu hãnh và tính tham lam của họ. Đối với một Kitô hữu, sẽ là dị giáo khi cho rằng Con Thiên Chúa không chết thay cho mọi người tội lỗi. Không có ai xa Người trên Thập giá hơn bất cứ ai khác; mỗi người đều đứng gần Người nhất có thể, đến mức không thể phân biệt được, đến mức đồng nhất, mỗi người là hàng xóm thân thiết nhất của Người. Phẩm chất vô tận, rộng lớn không thể tưởng tượng được, đã đi vào tình yêu trên Thập giá.
“Bỏ mạng sống vì anh em” không có nghĩa là chúng ta có thể chết, về mặt thể xác, cho nhau. Chỉ có Chúa mới có thể làm được điều đó. Nhưng nó có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng trên nguyên tắc, nếu nó xẩy ra, không giữ lại bất cứ điều gì từ bất cứ người nào. “Nếu ai ép anh em đi một dặm, anh em hãy đi với người ấy hai dặm” (Mt 5:41), hoặc ba, hoặc chừng nào khi cần. Và Thánh Phaolô nói: “Nguyên việc anh em kiện cáo nhau đã là một thất bại cho anh em rồi. Tại sao anh em chẳng thà chịu bất công? Tại sao anh em chẳng thà chịu thiệt thòi?” (1 Cr 6: 7). Và chắc chắn khi là vấn đề ơn cứu rỗi đời đời, khi nó có thể đến với ngài hoặc tôi: “Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Kitô, thì tôi cũng cam lòng” (Rm 9: 3).
Thật kỳ diệu và có tính uốn nắn khi Chúa Giêsu Kitô trình bầy giáo huấn về người lân cận của chúng ta bằng cách sử dụng điển hình của một “kẻ dị giáo”, người Samaritanô. Điều mà thầy tư tế và thầy Lêvi không làm được, người đàn ông này đã làm được, khi vượt qua các rào cản của sự thù nghịch giữa người Do Thái và người Samaria. Bất luận ông ta làm điều đó vì một cảm thức thiện cảm hay tình nhân đạo đơn giản, Chúa đề cao những thuộc tính này dưới ánh sáng tình yêu của chính Người. Người coi hành động của người này đối với nạn nhân là một trong những tình yêu của Kitô hữu. Và chính Người, Con Thiên Chúa, do đó đã tự đứng cùng hàng với những người thực hiện những hành động yêu thương đơn giản, ẩn danh. Ai có thể biết chính xác nơi đâu trong thế giới rộng lớn này mọi hành động tự hiến như vậy đang diễn ra? Nơi đâu, một ai đó coi trọng hàng xóm của mình hơn tầm quan trọng của chính mình? Những điều như vậy vẫn nằm trong mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Nhưng đối với người Kitô hữu, người hàng xóm thường xuyên gặp gỡ này trở thành một tấm gương trong đó Chúa Kitô được mạc khải cho họ. Người khác dường như không có khuôn mặt, một mảnh vật chất, một tế bào nằm trong tổng thể không hình dạng giống như chính tôi. Tuy nhiên, bỗng chốc, nếu cuộc gặp gỡ quả có diễn ra, họ thực sự trở thành người khác, đằng sau họ là tự do, phẩm giá và tính độc đáo của Người Hoàn toàn Khác. Từ Chúa Kitô, họ nhận được một khuôn mặt, có được sức nặng và tầm quan trọng vô hạn, và cũng buộc tôi phải xuất hiện từ chỗ ẩn danh — vì tôi phải đối mặt với họ, phải thừa nhận những nét riêng của tôi, phải chịu trách nhiệm cho bản thân và cho họ. Từ thế giới mơ mộng phi quyết định xuất hiện sự hiện hữu khách quan, có lẽ cả phản kháng nữa; dù sao, người ta bắt gặp được thực tại, mang một hình thức chắc chắn. Phía sau người anh em tôi là sự cam kết của Thiên Chúa, ngay cả cho đến chết, để họ thực sự có giá trị vĩnh cửu đối với Thiên Chúa; ánh mắt dõi vào cõi vô tận. Và đổi lại, trong phác thảo nhưng có thực, mọi khía cạnh của mạc khải bỗng xuất hiện như bật ra, giờ đây, người ta không cần các “mệnh đề” chừng mực, mà là những màu sắc đầy sinh khí để hoàn thành bức tranh. Nếu Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa, thì sự hy sinh của Người sẽ không hoàn hảo và hoa trái của sự hy sinh này không hiện diện ở đây. Nếu Người không phải là người, thì mầu nhiệm hòa giải của Người không thể diễn ra, dưới góc độ tôi nói với người anh em tôi. Nếu Thiên Chúa không phải là ba ngôi, thì Chúa Kitô đã không thể thực hiện công trình của Người vì tình yêu đối với Chúa Cha vĩnh cửu, thì Thiên Chúa sẽ không phải là tình yêu trong chính Người ngay từ đầu, hoặc nói cách khác, để yêu, Người sẽ cần đến tạo vật, và như thế, Người sẽ không còn là Thiên Chúa nữa. Và nếu ân sủng của một đức tin vâng phục không hiện hữu, thì cuộc gặp gỡ này ở đây không thể thực sự diễn ra trong thực tại của Chúa Kitô và tôi không thể nuôi dưỡng niềm hy vọng vĩnh cửu cho người anh em này của tôi. Và nếu Chúa Kitô không ở trong Bí tích, thì chúng ta sẽ không được tháp nhập vào trong Người một cách khôn tả như thế này, nhờ đó chúng ta chạm vào nhau như những chi thể của một thân thể và trong “tưởng nhớ” đến Người. Và nếu không có sự thú nhận tội lỗi, thì cuối cùng chúng ta vẫn sẽ bị giam giữ trong chính mình và không thể thay đổi từ những đứa con hoang đàng trở thành những đứa con tìm lại được trong một hành vi con người có thể hiểu được. Và lúc ấy, một lần nữa, có khoảng cách giữa chúng ta, những người không nên phán xét lẫn nhau, và Vị Thẩm phán thần linh cao cả trên cả hai chúng ta, người mà không ai trong chúng ta có quyền phán xét phủ đầu (preempt). Tuy nhiên, khoảng cách này được sự trung gian mầu nhiệm của một nhân vật không bao giờ có thể vắng mặt — bởi Người Phụ nữ đã và vẫn là Mẹ đối với Hài nhi này và người không từ bỏ thẩm quyền yêu thương, cầu bầu của mình; bởi Người phụ nữ che chở tất cả chúng ta bằng tình yêu nữ tính trong lòng mình; vì ngài mà chúng ta sẽ luôn là con của ngài, những đứa con mà ngài đã sinh ra trong đau đớn và tiếp tục sinh ra, cho đến khi cơn đau khi sinh nở của Giáo hội kết thúc và Người phụ nữ vui mừng và “không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian”(Ga 16:21).
Không một thành viên nào trong bộ phận tín lý Kitô giáo mà lại không cựa quậy trong cuộc gặp gỡ với người lân cận của mình. Tất cả các thành viên này đều như đang ngủ, vô hồn và lý thuyết, giữa những trang bìa của sách giáo lý; tất cả họ đều vươn vai và cựa quậy khi lý thuyết trở thành thực hành trong cuộc gặp gỡ này. Một Kitô hữu thực tế là người mà với họ sự sống lại của sự thật này trong thực tế của cuộc sống thực sự đã xảy ra. Người ta có thể nói họ là một Kitô hữu thực sự, thực hành đạo. Họ là người yêu mến Chúa Giêsu và “tuân giữ các điều răn của Người”. Thực hành đạo có nghĩa là đem những điều răn này ra thực hành, và chúng ta biết mọi điều răn của Chúa Kitô đều có ý nghĩa đích thực của chúng trong điều răn yêu thương. Chính bởi duy nhất điều răn này mà một ngày nào đó, chúng ta sẽ bị phán xét, tùy theo cách chúng ta đã thực hành, hoặc không thực hành, tình yêu thực tế, tích cực, được thể hiện này. Cũng được đo lường bởi cùng một điều răn này là việc chúng ta có hiểu biết về Thiên Chúa hay không: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8). Hoàn toàn không có điều gọi là một đức tin lý thuyết, một việc làm Kitô hữu lý thuyết. Kitô giáo là một hình thức không thể hiện hữu bên ngoài hữu thể vật chất, hệt như hình thức của một bức tượng chỉ được thể hiện trong vật chất. Vấn đề là tình yêu tự thể hiện và tỏa sáng ở đâu, nó tự hiến cho ai, cho người lân cận của chúng ta, người, dù sao, chỉ có họ mới gần gũi chúng ta bởi vì Thiên Chúa trong Chúa Kitô hiện diện nơi họ và là người chỉ có thể được yêu thương như thế bởi vì trong họ, tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa đối với tôi và đối với họ như Tình yêu đầu tiên và Tình yêu cuối cùng bảo bọc mọi điều, kể cả cuộc gặp gỡ của chúng tôi.
Định nghĩa trên về thực hành Kitô giáo, thoạt nhìn, dường như đã được đưa ra mà không nghĩ chi đến khái niệm thực hành vốn được nhiều người chấp nhận. Giờ đây, chúng ta phải cho thấy nó bao gồm định nghĩa đó.
“Thực hành” nghĩa là gì?
Theo nghĩa đen và căn cứ vào sự kiện, nó có nghĩa là “thực thi”, diễn dịch thành thực hành một khả năng chuyên môn hoặc một loại khả năng khác. Một bác sĩ, hẳng hạn, thực hành: nói cách khác, ông ta áp dụng nghệ thuật của mình để phục vụ người bệnh. Cũng vậy, một Kitô hữu thực hành: nói cách khác, họ đem các ân sủng đã ban cho họ để phục vụ đồng loại. Do đó, sẽ không hoàn toàn chính xác nếu, khi định nghĩa một người nào đó như một Kitô hữu thực hành, chúng ta chỉ chú ý đến việc người đó có đi nhà thờ vào mỗi Chúa nhật và lãnh nhận các bí tích vào lễ Phục sinh hay không. Một đàng, vì đó chỉ là điều tối thiểu được các điều răn của Giáo hội đòi hỏi; đàng khác, thậm chí đó không phải là điều quan trọng nhất, vì điều quan trọng nhất là sống tình yêu thương Kitô giáo. Thay vào đó, có lẽ đây là một triệu chứng, tức là, về căn bản, họ sẵn sàng bênh vực Kitô giáo của họ. Đồng thời, cũng cần phải hỏi liệu đây là một triệu chứng lành mạnh hay bệnh hoạn. Trường hợp sau sẽ đúng nếu ai đó coi Kitô giáo như một hình thức công ty bảo hiểm để vào thiên đàng và theo đó chỉ phải trả lệ phí tối thiểu; tuy nhiên, trường hợp trước, nếu họ ý thức rằng đời sống Kitô hữu của họ, để có thể dài lâu, cần phải có hành động kỷ luật bản thân thường xuyên, một điều về lâu về dài đòi hỏi sự hy sinh không nhỏ. Chẳng hạn, lắng nghe hết Chuá Nhật này đến Chúa Nhật nọ một bài thuyết giảng làm người ta khó chịu. Trong sự hy sinh như thế, có một sức mạnh chứng tá đáng kể; điều này, đến một mức độ nào đó, có thể biện minh cho việc nhấn mạnh và chú ý gần như chuyên nhất vào hành động này của các giáo sĩ, những người hiện đã quen với việc đếm “đoàn chiên nhỏ” của họ theo yếu tố này.
Thế nhưng, cụm từ này vẫn rất dễ bị hiểu lầm, bởi vì nó đòi áp dụng tên của toàn bộ vào một khía cạnh duy nhất, mặc dù không nghi ngờ gì là khía cạnh này không phải là không quan trọng; hay đúng hơn, đối với Kitô hữu “thực hành”, tính toàn bộ hàm chứa trong danh xưng này, cũng như trong tất cả các yếu tố riêng lẻ khác, đã không được diễn đạt ở đây một cách thỏa đáng theo tực tại thực tế.
Giáo hội là ánh sáng thế gian, là muối đất, là men trong bột. Giáo Hội cũng có tương quan đối với thế giới, giống như mặt trời là lửa cô đọng để có thể phát năng lực sưởi ấm và chiếu sáng của nó đến những vùng tận cùng của thái dương hệ. Chỉ với men hoặc muối mà thôi, người ta không thể làm gì được; trong việc nhào tới nhào lui, hòa tan và biến mất, trong thịt hoặc trong bột, cả hai mới biểu lộ sức mạnh và hoàn thành bản chất cốt yếu của chúng. Giáo Hội là sự cô đọng tuyệt đối không thể thiếu cho sự nở phồng. Vì "nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?" Cô đọng hay tập trung [concentration] nghĩa là lắng nghe và tích cực suy nghĩ về những điều chủ yếu. “Thực hành” nghĩa là đi tham dự Thánh lễ vào các Chúa Nhật. Trong Phụng vụ Lời Chúa, chúng ta nghe Lời được công bố (và nếu lời công bố này không đủ cho cuộc sống chúng ta, chúng ta buộc phải bổ sung bằng cách tự đọc Sách Thánh của riêng mình). Tất nhiên, việc nghe này không phải là một mục đích ngay trong nó mà bao hàm hành động của chúng ta, trước hết là sự hoán cải của chính chúng ta, để đối với bên ngoài, chúng ta có thể hướng người khác về phía Thiên Chúa một cách đáng tin cậy. Bí tích Thánh Thể làm Chúa Kitô hiện diện giữa cộng đoàn và giữa cả mọi con tim; nó kết nối các trái tim lại với nhau thành một Thân thể thánh thiện, vì trong sứ mệnh không ai đơn độc mà luôn có một cộng đoàn ở phía sau. Bí tích Thánh Thể chinh phục chính tâm hồn chúng ta, để “không còn phải là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”. Đặc biệt là trong những giây phút đích thân suy niệm và tạ ơn, việc trút bỏ bản ngã cho Đấng vĩ đại hơn, cho Chúa Kitô và các ý định của Người: Giáo hội và thế giới. Đó là lý do tại sao việc cử hành kép, Lời Chúa và Bí tích, nhất thiết phải kết thúc bằng việc sai đi, Ite missa (sứ mệnh) est. Người được sai đi là người đã trở nên “trưởng thành” qua việc cử hành; người đã hiểu Lời từ Thập giá và Thân thể trên Thập giá, vì cả hai chỉ là một, và là người đã biến chúng thành mô thức của sự sống mình trong thế giới, cho thế giới.
Điều thứ hai thuộc về “thực hành” là đi xưng tội, một lần hoặc nhiều lần một năm. Đây là một hành động mang tính bản thân cao và không hề có nghĩa một thủ tục máy móc. Bao lâu chúng ta tận dụng điều đó một cách có trách nhiệm, qua lòng thành thật xưng tội, ăn năn thực sự và nhất định hoán cải, chúng ta sẽ chắc chắn và thậm chí ý thức rõ tác dụng sâu xa của ân sủng tha thứ. Mô hình của chúng ta là đứa con hoang đàng. Để tri nhận và thừa nhận tất cả sự vô ơn trong đó chúng ta sống vô vị hàng ngày và không suy nghĩ trong khi một người khác, bằng cái chết và bị bỏ rơi, chuộc tội cho chúng ta vì đã quên Thiên Chúa. Để có được cái nhìn thoáng qua về toàn bộ hố sâu kinh hoàng mở ra giữa điều răn lớn đầu tiên của Chúa Kitô, tức phải hết sức yêu mến Thiên Chúa và người lân cận của chúng ta như chính chúng ta, hay một cách sâu xa hơn, là yêu người lân cận và chính chúng ta trong tinh thần của Chúa Kitô, và điều răn đầu tiên của tôi. Để đặt tất cả các điều răn khác của Núi Sinai và mọi lề luật tự nhiên bên dưới tiêu chuẩn chính của Kitô giáo này hòng tìm ra thước đo thích hợp để đánh giá bản thân. Và một khi chúng ta đã tìm ra điều này, trong một cuộc xét mình chân chính để xưng tội, để áp dụng nó vào thực tế, hoặc “thực hành” nó, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bí tích giải tội cũng vậy, được coi là ánh sáng và muối của cả cuộc đời chúng ta, và chúng ta không đặt ánh sáng dưới một cái thúng; chúng ta không đóng kín việc xưng tội trong một tòa giải tội kín gió và cách âm. Đó là một hành vi trong Giáo hội, và điều rất có ý nghĩa là trong thời Giáo Hội sơ khai đầu tiên, nó diễn ra công khai, trước mặt cộng đồng. Nó có mục tiêu hòa giải các cá nhân ích kỷ chúng ta, những người đã lẻn ra khỏi tình yêu thương của Giáo hội hoặc tự loại mình hoàn toàn ra khỏi tầm với của Giáo Hội, không những với Thiên Chúa mà còn với “Hiệp thông các Thánh”. Nó có mục đích khôi phục cho chúng ta sự trong sạch thiêng liêng giúp chúng ta có thể đại diện trước thế giới cho Thần Khí Chúa Kitô và Hiệp thông các Thánh này, như bổn phận Kitô hữu của chúng ta, vì biết rõ rằng việc tha tội là một ân sủng thuần túy mà không bao giờ chúng ta xứng đáng có được và chúng ta không nên phô trương, theo kiểu Biệt Phái, như “những người đã hoán cải” trước mặt những người chưa được hoán cải, nhưng thay vào đó, bằng nỗ lực của đời sống Kitô hữu của chúng ta, là dấu chỉ dẫn đến nguồn duy nhất của mọi ân sủng và sứ mệnh.
Thứ ba, “Thực hành” bao gồm một cuộc sống diễn ra trong bối cảnh và nhịp điệu của thời gian đã định của Giáo hội, tức năm phụng vụ. Việc tưởng niệm có chu kỳ và lặp đi lặp lại các biến cố quan trọng nhất trong ơn cứu rỗi của chúng ta có mục đích như một hình thức tập luyện trong đời sống Kitô hữu. Trong thực hành, người Kitô hữu phải chu toàn những thời gian mừng lễ này theo cùng một cung cách mà Giáo hội, với tư cách là Hiền thê thánh thiện của Chúa Kitô, cảm nghiệm “ngày hôm nay” của Giáng sinh, Thương khó, Phục sinh và Hiện xuống. Tất cả chúng ta đều đã quá quen thuộc với nhịp điệu này để có thể trân qúi bản chất kỳ diệu và vui tươi của nó, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng được không một cuộc sống không có những ngày lễ Kitô giáo, vậy mà thời gian trôi qua sao lại trở nên cũ kỹ và trống rỗng đến thế! Thực hành lễ Giáng sinh, theo nghĩa này, có nghĩa là chuyển dịch tinh thần của ngày lễ vào đời sống của chúng ta: sự kiện Thiên Chúa, mặc dù giàu có, nhưng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta để làm giàu cho chúng ta bằng sự nghèo khó của Người (2Cr 8:9). Ngày lễ này, bị lạm dụng một cách đáng xấu hổ như ngày sinh của Mammon [Thần Tài], bị bóp méo đến mức không thể nhận ra và đã trở thành điều ngược hẳn lại với nó, phải được các Kitô hữu khôi phục lại ý nghĩa nguyên thủy của nó. Cũng vậy, không nên duy trì bệnh nhũn xương [softening of bones] hiện đại ngay cả trong thời gian đền tội dẫn đến ngày Chúa Giêsu chịu chết. Cả Lễ Phục sinh cũng vẫn phải là lễ Phục sinh của chúng ta, không phải dành cho niềm vui đời này và cuộc cách mạng lạc quan trên thế giới này, mà là dành cho Cha của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chộp lấy Người, vì chúng ta và với chúng ta, “qua vinh hiển Chúa Cha” thoát khỏi đêm đen vĩnh cửu và bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Cũng thế, trong cuộc “Thăng Thiên”, Chúa đã không rời bỏ chúng ta nhưng đã “nâng chúng ta lên với Người, và cho chúng ta ngồi với Người trên trời” (Ep 2:6). Cũng thế, việc tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần là điểm khởi đầu cho việc sai các tông đồ ra đi “khắp thế gian”, trong yếu đuối và sợ hãi, “không dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1 Cr 2: 3–4), trong khi những tuần lễ dài sau Lễ Ngũ Tuần cho phép chúng ta, một cách tượng trưng, có tất cả thời gian cần thiết cho việc này.
Cuối cùng, “thực hành” là một điều gì đó được cá nhân theo đuổi, không những trong những cách thức đã quen thuộc về phương diện xã hội của năm phụng vụ, mà còn trong các cách thức chưa quen thuộc của riêng thân phận họ, những cung cách họ sẽ nhận ra trong những lúc hân hoan, nhưng có lẽ còn rõ rệt hơn trong những lúc gian nan thử thách. Ở đây, họ phải đối diện với các thách thức đầy đòi hỏi của việc phải giải thích đời mình của họ trong các thực hành đối với Thiên Chúa. Họ gặp nhiều giới hạn của họ, họ cảm thấy sự bất lực của họ, cảm thấy sự thất vọng vô bờ bến đối với bản thân và cuộc sống của họ; một người thân yêu đã bỏ rơi họ, trong cái chết, một người khác đã phản bội họ, bất trung; một cơn gió băng giá thổi qua nơi trống trải; đã đến lúc phải quyết định, Thiên Chúa hay hư vô. Còn hữu hiệu hơn nữa là những sự sỉ nhục mà Chúa đã hứa ban cho bằng hữu của Người như một ân sủng lớn lao và là những sỉ nhục khi chúng xẩy đến, phải luôn nhắc nhở chúng ta về Người, vì “môn đệ không hơn thầy, đầy tớ cũng không hơn chủ” (Mt 10:24). Chúng là dấu hiệu cho thấy Chúa và Chủ không quên tôi tớ. Thất bại, đánh bại, đảo ngược, nói hành, khinh thường; cuối cùng, như chính hiện thân của đời Người, sự phá sản lớn lao, tất cả những điều này là bánh hàng ngày của Chúa Kitô. Nó mãi mãi là số phận của Giáo hội cho đến thời gian tận cùng, và bất cứ ai muốn thuộc về Giáo hội phải chuẩn bị cho mình những điều như vậy, vì nó sẽ không bao giờ bị thay thế bởi bất cứ hình thức biến hóa nào.
Vì vậy, “thực hành” được đặt một cách chính xác trong bối cảnh tổng thể của đời sống Kitô hữu. Nó cũng có thể là một hành vi tập trung có tính hồi tưởng, “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, nhưng luôn luôn theo hướng chuyển về hướng giãn nở hoặc mở rộng vào thế giới. Đúng là chúng ta tìm thấy Thiên Chúa trong dấu chỉ của Lời và Bí tích, nhưng với điều kiện duy nhất là tìm kiếm Người một cách say mê hơn bao giờ hết — ut inventus quaeratur immensus est (để đấng đã tìm thấy được tìm hiểu, vì Người vô tận), để Người không ở đâu thì chúng ta phải đem Người tới đó. Hay, đúng hơn (vì Người vốn hiện diện khắp mọi nơi), Người đã ngụ cư ở đâu nhưng không ai thấy Người, thì chúng ta phải làm Người hiển hiện ở đó.
Ghi chú
(1) “Vì sự thật được xác quyết về nhiều sự vật theo nghĩa chính và nghĩa phụ, nên nó phải được xác quyết trước nhất về điều mà trong nó, ý nghĩa đầy đủ của nó được tìm thấy trước nhất”: Thomas Aquinas, De Veritate 1, 2, bản tiếng Anh của Robert W. Mulligan, S.J. (Chicago: Henry Regnery, 1952).
(2) Đối với việc phát biểu tiêu đề này, tôi biết ơn Giáo sư P. D. Barthélemy, O.P., người đã cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về mối liên hệ giữa nghèo đói và Tin Mừng.
(3) Đức Hồng Y Leon Joseph Suenens, The Nun in the World (Người Nữ Tu ở trong Đời), bản tiếng Anh của Geoffrey Stevens, tái bản (Westminster, Md: Newman Press, 1963), 37.
(4) Đã dẫn, 40.
(5) Đã dẫn, 43.
(6) Đã dẫn, 59–60.
(7) Đã dẫn, 53.
(8) Sự biến đổi này được Henri de Lubac mô tả rất đẹp trong “Credo Ecclesiam” (Tôi tin Giáo Hội), trong tuyển tập các bài báo tôn vinh cuốn Sentire Ecclesiam (Cùng Cảm nhận với Giáo Hội) của Hugo Rahner, 13–16 (1961).
(9) Để có một góc nhìn tuyệt vời về vấn đề này, xin xem Willibrord Hillmann, “Perfectio Evangelica: Der klösterliche Gehorsam in biblisch-theologischer Sicht” [Hoàn thiện theo Tin Mừng: Đức vâng lời đơn tu theo quan diểm Kinh thánh-Thần học], Wissenschaft und Weisheit [Khoa học và Khôn ngoan] 25 (1962): 163–68.
Kỳ tới: Chương 4: Mất quyền sở hữu và sứ mệnh thế giới
Bước Ai Về Theo Gió
NT. Maria Mai, SPC
09:48 11/12/2021
Cảm nhận theo Tin Mừng Chúa nhật Tuần III Mùa Vọng năm C
Màu tím thâm trầm chút nhớ thương!
Bờ vai tóc xỏa nhuốm đời thường.
Buồn thương da diết chờ mong mãi,
Biết đến khi nao hết đoạn trường?
Thiếu nữ Xi-on thắm nét cười,
Trời đông bừng dậy nắng xuân tươi.
Nai rừng thỏa khát bên dòng suối,
Hoang mạc đầy hoa ngát hương trời !
Màu áo thanh xuân nhuộm sắc hồng,
Năm chờ tháng đợi mãi ngóng trông.
Ngoài ngõ bước ai về theo gió,
Mà sao lòng bỗng dậy men nồng?
Cổ tích lại về “chuyện bến sông”,
“Tiếng hô hoang mạc: sửa dọn lòng”.
Canh tân, sám hối, con đường mới,
Cứu độ, niềm vui… thỏa ước mong!
Bác ái yêu thương mãi đẹp hoài,
Tin Mừng gắn kết chẳng nguôi ngoai.
Chén cơm manh áo cùng chia sẻ…,
Ngài đã về trong kẻ lạc loài!
Chúa đến gần bên lo lắng chi,
Nào “Hãy vui lên” chẳng lo gì!
Hiền hòa, rộng rãi lòng thư thái,
Cứu Độ hồng ân mãi khắc ghi!
NT. Maria Mai, SPC
VietCatholic TV
Tĩnh tâm Mùa Vọng với Giáo triều Rôma: Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng ta Thần Khí của Con Ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:00 11/12/2021
Trong loạt bài suy niệm cho chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng năm nay của Giáo triều Rôma, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng tập trung vào việc đưa ra ánh sáng “vẻ huy hoàng bên trong của Giáo Hội và của đời sống Kitô hữu”
Năm nay, chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng gồm ba bài được trình bày vào ba thứ Sáu trước Lễ Giáng Sinh với chủ đề là “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người đến”, trích từ chương 4 Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát trong đó tóm tắt toàn bộ mầu nhiệm của Kitô Giáo.
Hôm thứ Sáu 10 tháng 12 vừa qua, tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Hồng Y đã trình bày bài tĩnh tâm thứ hai nhan đề “Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng ta Thần Khí của Con Ngài”.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Năm 1882, nhà khảo cổ học William M. Ramsay đã phát hiện ra một văn bia khắc chữ Hy Lạp cổ đại tại Hieropolis trong miền Phrygia. Hiện vật này được Quốc vương Abdul Hamid tặng cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1892, nhân dịp Kim Khánh (50 năm linh mục) của ngài. Văn bia được lưu giữ tại Bảo tàng viện Latêranô, trước khi được chuyển đến Bảo tàng viện Kitô Giáo Piô (do Đức Thánh Cha Piô thứ Chín thành lập vào năm 1854).
Văn bia này, được các nhà sử học mô tả là “nữ hoàng của các bia khắc của Kitô Giáo” - chứa đựng di chúc tinh thần của một giám mục tên là Abercius. Trong đó, tác giả tóm tắt toàn bộ kinh nghiệm của mình về đức tin Kitô. Ngài làm như vậy bằng ngôn ngữ được dùng vào thời điểm đó bởi “trường phái bí ẩn”, tức là sử dụng các phép ẩn dụ và các cách diễn đạt, mà chỉ các tín hữu Kitô mới có thể hiểu được ý nghĩa, để không lộ bản thân và những người khác cho sự chế nhạo và bắt bớ. Phần thú vị nhất của văn bia này rất hữu ích cho mục đích của chúng ta là thế này:
Tên tôi là Albercius, một môn đệ của vị Mục Tử Thánh Thiện chăn dắt đàn chiên cả trên núi cao lẫn đồng bằng, vị Mục Tử ấy có đôi mắt to nhìn khắp mọi nơi. Ngài đã dạy tôi rằng cuốn sách đó đáng để tin tưởng. Ngài sai tôi đến Rôma để chiêm ngưỡng sự uy nghi, và thấy một nữ hoàng mặc áo vàng, đi hài vàng. Ở đó tôi thấy mọi người mang một dấu ấn rực rỡ. Tôi cũng đã đến thăm vùng đất Syria và tất cả các thành phố của nó, và xa hơn nữa đến sông Euphrates, và Nisibis. Ở bất cứ nơi nào, tôi cũng đều tìm thấy những người anh em của Phaolô ở bên tôi, và Đức tin đã dẫn dắt tôi tiến về phía trước và, để làm lương thực cho tôi, Đức tin đã cung cấp một con cá rất lớn mà một Trinh nữ thuần khiết đã thụ thai và được mang đến cho những người bạn trung thành của Trinh nữ ấy ăn hàng ngày, cùng những rượu ngon hảo hạng và bánh mì.
Người chăn cừu mắt to là Chúa Giêsu; cuốn sách là Kinh thánh; nữ hoàng mặc áo choàng vàng, như được mô tả trong Thánh Vịnh 45: 9, là Giáo Hội; dấu ấn rực rỡ là Phép rửa; Phaolô là một ám chỉ rõ ràng về vị Tông đồ; con cá, như trong nhiều bức tranh khảm cổ, biểu thị Chúa Kitô; Trinh nữ thuần khiết là Đức Maria; bánh và rượu là Bí tích Thánh Thể. Trong mắt Abercius, Rôma không phải là thủ đô của đế chế, lúc đó đang ở đỉnh cao quyền lực, mà là “cung điện” của một vương quốc khác, là trung tâm tinh thần của Giáo Hội.
Điều vô cùng nổi bật trong câu chuyện này là sự tươi mới, nhiệt tình và kinh ngạc khi Abercius nhìn vào thế giới mới mà đức tin đã mở ra trước mắt ngài. Đối với ngài, đây không phải là điều hiển nhiên! Đối với thế giới và lịch sử, nó là một cái gì đó hoàn toàn mới lạ, đó chính là lý do tại sao tôi muốn đề cập đến điều này. Đó là cảm giác mà những Kitô hữu đương đại chúng ta cần khám phá lại. Một lần nữa, vấn đề là nhìn vào các cửa sổ kính màu của nhà thờ từ bên trong, chứ không phải từ bên ngoài đường.
Sau hơn 40 năm đi khắp thế giới rao giảng, tôi có thể liên tưởng rất mạnh đến lời tường thuật của Đức Giám Mục Abercius, mà không cần dùng đến ngôn ngữ che đậy. Ở khắp mọi nơi, theo cách đơn sơ của tôi, tôi cũng đã gặp dân tộc mới này được mô tả trong hiến chế tín lý Lumen Gentium của Công đồng Vatican II như một dân tộc thiên sai, một dân tộc “có Chúa Kitô là đầu, bao gồm những người có phẩm giá và tự do của con cái Thiên Chúa, có luật pháp là điều răn mới là phải yêu thương nhau, và có mục đích cuối cùng là vương quốc của Thiên Chúa” (xem Lumen Gentium, 9).
Cũng chính Công đồng này nhắc nhở chúng ta rằng Giáo Hội được tạo thành từ các thánh và những người tội lỗi; thực vậy, bản thân Giáo Hội - như một thực tại lịch sử cụ thể - vừa thánh thiện vừa tội lỗi, là một “gái giang hồ trong trắng” như một số Giáo phụ đã gọi Giáo Hội [Thánh Ambrôsiô, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh được xem là người đầu tiên dùng từ “chaste harlot”– “gái giang hồ trong trắng” - chú thích của người dịch] và hai khía cạnh đó - tội lỗi và sự thánh khiết - hiện diện trong mọi thành viên, không chỉ giữa một loại Kitô hữu và loại khác. Do đó, chúng ta đau buồn và khóc lóc vì tội lỗi của Giáo Hội là đúng, nhưng cũng đúng và cần thiết là phải biết vui mừng trước sự thánh thiện và vẻ đẹp của Giáo Hội. Một lần nữa chúng ta phải chọn khía cạnh thứ hai này, dù trong thời đại chúng ta, có lẽ khó hơn và thường bị lãng quên.
Bằng chứng rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa
Chúng ta hãy trở lại phần bình luận của chúng ta về bản văn từ thư của Thánh Phaolô gởi các tín hữu Galát.
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Ngài đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Abba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.
Trong lần suy niệm cuối cùng, chúng ta đã suy ngẫm về phần đầu tiên của bản văn, theo đó chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta hãy suy ngẫm về phần thứ hai, cụ thể là vai trò của Chúa Thánh Thần trong tất cả những điều này. Chúng ta cần ghi nhớ đoạn văn gần như song sinh từ thư Rôma chương 8, câu 15 và 16.
Anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Abba! Cha ơi!” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.
Lần trước, tôi đã nói về tầm quan trọng của Lời Chúa trong việc tận hưởng niềm vui khi biết rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa và cảm nghiệm Thiên Chúa như một người cha tốt lành. Giờ đây, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng còn có một cách khác, mà thiếu điều đó thì ngay cả Lời Chúa cũng chưa đủ - đó là Chúa Thánh Thần!
Thánh Bonaventura kết thúc chuyên luận của mình “Hành trình của Tâm trí đến với Chúa” bằng một cụm từ bóng gió và bí ẩn. Ngài viết: “Không ai biết sự khôn ngoan thần bí rất bí nhiệm này ngoại trừ người tiếp nhận nó; không ai nhận được nó ngoại trừ người khao khát nó; không ai khao khát điều đó, ngoại trừ người được Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Kitô sai đến thế gian đốt cháy bên trong”. Nói cách khác, chúng ta có thể muốn có kiến thức sống động về việc trở thành con cái Thiên Chúa và muốn trải nghiệm điều đó, nhưng thực sự chúng ta có được tất cả những điều này là nhờ vào công việc của Chúa Thánh Thần.
Đâu là ý nghĩa khi chúng ta nói Thần Khí “chứng thực” chúng ta là con cái Thiên Chúa? Rõ ràng, nó không giống như một tài liệu pháp lý bên ngoài chứng minh việc con người được nhận làm con nuôi hoặc một chứng chỉ rửa tội. Nếu Thần Khí là “bằng chứng” rằng chúng ta là con Thiên Chúa, nếu Ngài “chứng thực” cho thần trí chúng ta, thì đó không thể là điều gì đó diễn ra “ở đâu đó” mà chúng ta không nhận biết được, hoặc không có một sự xác nhận nào cả.
Thật không may, đó là cách chúng ta nghĩ. Đúng là trong Bí tích Rửa tội, chúng ta đã trở thành con cái của Thiên Chúa, chi thể của Chúa Kitô và tình yêu của Thiên Chúa đã tràn vào trong tâm hồn chúng ta…, chúng ta tin điều này nhờ đức tin, ngay cả khi không có gì chuyển động trong chúng ta. Tin bởi lý trí, nhưng không sống trong tâm hồn. Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi tình trạng này? Thánh Tông đồ đã cho chúng ta câu trả lời: Chúa Thánh Thần! Không chỉ Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã từng lãnh nhận trong Phép Rửa, mà là Chúa Thánh Thần mà chúng ta phải cầu xin và lãnh nhận nhiều lần. Thánh Linh “làm chứng” rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, nghĩa là Ngài làm chứng ngay tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải chỉ một lần cho tất cả vào lúc chúng ta chịu Phép Rửa.
Chúng ta hãy cố gắng hiểu cách Chúa Thánh Thần thực hiện phép lạ này là mở mắt chúng ta ra đối với thực tại mà chúng ta mang bên trong. Tôi đã khám phá ra mô tả hay nhất về cách Chúa Thánh Thần mang lại điều này nơi người tín hữu trong bài diễn văn về Lễ Ngũ Tuần của Luther. Chúng ta hãy theo dõi cùng ông ấy, theo tiêu chuẩn của Thánh Phaolô là hãy “xem xét mọi thứ, và giữ lại những gì là tốt đẹp.” (1 Thess 5:21).
Chừng nào con người còn sống dưới chế độ tội lỗi, dưới lề luật, thì Thiên Chúa dường như là một người giám sát nghiêm khắc, người chống lại mọi ham muốn trần thế của họ với những mệnh lệnh bắt buộc của Thiên Chúa: “Ngươi phải …; Ngươi không được….” Ngươi không được ham muốn tài sản hoặc phụ nữ của người khác… Trong trường hợp này, con người tích tụ trong sâu thẳm trái tim của họ một sự thù hận không thể dập tắt đối với Chúa, Đấng dường như đối nghịch với mọi hạnh phúc của họ, đến mức, nếu điều đó tùy thuộc vào họ, họ sẽ hạnh phúc hơn nếu Chúa không tồn tại.
Nếu chúng ta nghĩ rằng tất cả những điều mà Luther đề cập đến này xem ra là một sự phóng đại, và có lẽ chỉ những kẻ tội lỗi “dữ dằn lắm” mới dám nghĩ như thế, không liên quan gì đến cá nhân chúng ta, thì chúng ta hãy nhìn vào bên trong chính mình và xem những gì trỗi dậy từ sâu thẳm trái tim chúng ta khi chúng ta đứng trước thánh ý của Thiên Chúa và có một khó khăn nào đó trong việc vâng lời Ngài khi thực hiện các kế hoạch của chúng ta. Trong các khóa tĩnh tâm mà tôi giảng, tôi thường đề xuất với những người tham gia rằng họ tự mình làm một bài kiểm tra tâm lý để khám phá ra ý tưởng nào là hình ảnh thịnh hành của họ về Thiên Chúa. Tôi mời mỗi người tự hỏi: “Trong khi đọc kinh Lạy Cha, tôi nghĩ đến những ý tưởng nào, cảm xúc nào một cách tự nhiên, không suy tư khi nghe đến câu ‘Ý Cha được thực hiện’?”
Thật không quá xa vời khi nhận ra rằng bằng cách nào, một cách vô thức, chúng ta liên kết thánh ý Thiên Chúa với mọi thứ khó chịu, đau đớn, mọi thứ thử thách chúng ta, đòi hỏi sự từ bỏ và hy sinh, nói tóm lại, mọi thứ có thể được coi là kìm hãm sự tự do cá nhân và sự phát triển của chúng ta. Về cơ bản, chúng ta nhận thấy Thiên Chúa đối lập với mọi thứ lễ hội, vui thú và hưởng thụ. Nếu ngay lúc đó, chúng ta có thể nhìn mình như thể trong gương, chúng ta sẽ thấy mình như những người cúi đầu cam chịu, nghiến răng lẩm bẩm: “Nếu tôi không thể làm gì khác được… thì được rồi, ý Cha được thực hiện vậy”.
Chúng ta hãy xem những gì Chúa Thánh Thần làm để chữa lành cho chúng ta về sự biến dạng khủng khiếp mà chúng ta thừa hưởng từ ông Adong. Khi Thánh Linh đến với chúng ta, - trong Phép Rửa và sau đó trong tất cả các phương thức thánh hóa khác, - Ngài bắt đầu bằng cách cho chúng ta thấy một khuôn mặt khác của Thiên Chúa, khuôn mặt được Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta trong Tin Mừng. Ngài cho chúng ta khám phá ra Thiên Chúa như một đồng minh trong niềm vui của chúng ta, như Đấng đã “không tiếc hy sinh ngay chính Con mình” (Rm 8:32).
Từng chút một, cảm giác mà một đứa con trải qua nảy nở trong chúng ta, điều này tự phát thành tiếng kêu: Abba, Cha ơi! Vào cuối câu chuyện của ông Gióp, ông ta đã kêu lên thế nào, thì chúng ta cũng sẵn sàng kêu lên như thế “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến.” (Gióp 42:5). Một đứa con đã thay thế người nô lệ, tình yêu đã thay thế nỗi sợ hãi. Người đó không còn oán giận Thiên Chúa nhưng trở thành đồng minh của Thiên Chúa. Giao ước với Thiên Chúa không còn chỉ là một hệ thống tôn giáo mà một người được sinh ra, nhưng là một khám phá, một sự lựa chọn, một nguồn an ninh không thể lay chuyển. “Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đứng về phía chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta” (xem Rm 8:31)?
Lời cầu nguyện của con cái
Cầu nguyện là đặc ân, trong đó hoạt động của Chúa Thánh Thần luôn luôn tạo ra một phép lạ làm cho chúng ta cảm thấy mình là con cái Thiên Chúa. Thánh Linh không ban lời cầu nguyện như một lề luật, nhưng như một ân sủng. Lời cầu nguyện không đến với chúng ta chủ yếu thông qua việc học tập phân tích, bên ngoài; nó đến với chúng ta bằng cách thấm nhuần bên trong, như một ân sủng. “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Abba, Cha ơi!’ (Gal 4:6) Chính Thần Khí ấy là nguồn gốc của lời cầu nguyện. Tiếng kêu của người tin Chúa, Abba!, tự nó cho thấy rằng Đấng đang cầu nguyện trong chúng ta, nhờ Thánh Linh, là Chúa Giêsu, Con một của Thiên Chúa. Vì Chúa Thánh Thần không phải sinh ra từ Chúa Cha, nên Chúa Thánh Linh không thể hướng về Chúa Cha và kêu lên Abba, thưa Cha. Nhưng với tư cách là Thần Khí của Con một Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh có thể kéo dài lời cầu nguyện của Đấng là đầu đến các chi thể.
Vì thế, chính Chúa Thánh Thần đã thấm nhuần tâm hồn chúng ta với cảm giác được Thiên Chúa nhận làm nghĩa tử. Ngài là Đấng làm cho chúng ta cảm nghiệm, chứ không chỉ biết mà thôi!, rằng chúng ta là con Thiên Chúa. Đôi khi, hoạt động triệt để này của Thánh Linh diễn ra đột ngột và mãnh liệt trong đời sống của một người, và khi đó cảm nghiệm ấy có thể được chiêm ngưỡng trong tất cả sự huy hoàng của nó. Nó có thể xảy ra trong một buổi tĩnh tâm, hoặc khi một người có đủ tư cách để lãnh nhận một bí tích, hoặc trong khi lắng nghe Lời Chúa với tấm lòng rộng mở, hoặc trong khi cầu nguyện cho sự tuôn tràn của Thánh Linh, là điều mà chúng ta gọi là “phép Rửa trong tinh thần”. Linh hồn tràn ngập ánh sáng mới, trong đó Thiên Chúa được mạc khải cho con người theo cách mới, đó là như một người Cha. Người đó trải nghiệm điều thực sự có ý nghĩa khi nói Thiên Chúa là Cha; trái tim của họ trở nên dịu dàng và người đó có cảm giác được tái sinh lần nữa bởi trải nghiệm này. Người đó trải qua sự tự tin sâu sắc bên trong và cảm giác chưa từng có trước đây về sự hạ mình của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, vào những lúc khác, sự mặc khải này của Chúa Cha đi kèm với cảm giác về sự uy nghiêm và siêu việt của Thiên Chúa đến nỗi người ta cảm thấy choáng ngợp không thốt nên lời. Tôi không mô tả kinh nghiệm của riêng tôi, mà là của các thánh! Người ta bắt đầu hiểu tại sao một số vị thánh có thể bắt đầu cầu nguyện với Kinh Lạy Cha, và thậm chí sau nhiều giờ trôi qua, họ vẫn không rời những lời mở đầu đó. Cha giải tội và người viết tiểu sử của Thánh Catarina thành Siena, là Chân phước Raymond thành Capua, đã viết rằng “thật khó để hoàn thành một” Kinh Lạy Cha “khi thánh nữ đang trong tình trạng xuất thần.”
Cách thức ấn tượng này để biết về Chúa Cha thường không tồn tại lâu, thậm chí ngay cả với các thánh. Người tín hữu sẽ sớm quay trở lại tình trạng khi nói Abba! mà không cảm thấy bất cứ điều gì và tiếp tục lặp lại một cách đơn giản những lời của Chúa Giêsu. Đó là lúc điều quan trọng cần nhớ rằng lời nguyện đó càng ít làm vui lòng người cầu nguyện, thì càng làm vui lòng Cha, là Đấng đang nghe những lời ấy chính vì những lời ấy phát xuất từ đức tin trong sáng và sự từ bỏ.
Sau đó, chúng ta giống như một nhạc sĩ nổi tiếng, tôi đang nói đến Beethoven, người bị mất thính giác, vẫn tiếp tục sáng tác và biểu diễn những bản giao hưởng tuyệt vời cho khán giả thích thú mà không thể tự mình thưởng thức được một nốt nhạc nào. Tại một thời điểm, sau khi nghe một trong những tác phẩm của ông, là bản giao hưởng thứ chín lừng danh, khán giả bùng nổ những tràng pháo tay và ai đó đã phải giật gấu áo của Beethoven để khiến ông chú ý và cảm ơn họ. Việc anh ấy bị mất thính giác, thay vì tắt tiếng nhạc của anh ấy, đã làm cho tất cả trở nên thuần khiết hơn. Điều này cũng đúng đối với sự khô khan trong lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng ta kiên trì thực hiện.
Khi chúng ta nói về câu cảm thán, “Abba, Cha ơi!”, chúng ta thường nghĩ về mặt tự tham chiếu, tức là câu ấy có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta, là người bật ra những tiếng ấy. Chúng ta hầu như không bao giờ nghĩ về ý nghĩa của nó đối với Đấng nghe nó, đối với những gì nó tạo ra nơi Thiên Chúa. Không ai nghĩ về niềm vui mang đến cho Thiên Chúa khi được gọi là “Bố”. Nhưng bất cứ ai đã làm cha đều biết cảm giác như thế nào khi nghe thấy chính mình được gọi bằng giọng nói không thể nhầm lẫn của cậu bé hay cô bé của mình. Nó giống như việc trở thành một người cha mỗi lần như vậy bởi vì mỗi lần câu cảm thán đó được phát âm, nó sẽ nhắc nhở bạn và khiến bạn nhận ra mình là ai. Nó gợi lên sự tồn tại của những gì nằm ở thâm sâu con người bạn.
Chúa Giêsu biết điều này và vì vậy Ngài thường gọi Thiên Chúa là Abba! và dạy chúng ta làm như vậy. Chúng ta mang đến cho Chúa một niềm vui đơn sơ và độc đáo bằng cách gọi Ngài là “Bố”: đó là niềm vui của mối quan hệ cha con. Khi nghe những lời này, lòng Thiên Chúa “cảm động” và lòng trắc ẩn của Ngài “ấm áp và dịu dàng” (xin xem Hô-sê 11: 8). Và chúng ta có thể làm tất cả những điều này ngay cả khi chúng ta không “cảm thấy” bất cứ điều gì.
Chính vào thời điểm dường như xa cách Thiên Chúa và khô khan này, chúng ta mới khám phá ra tầm quan trọng to lớn của Chúa Thánh Thần đối với đời sống cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không nhìn thấy và không nghe thấy Thánh Thần, là Đấng “đến giải cứu chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta,” lấp đầy những lời nói và tiếng thở dài của chúng ta với lòng khao khát Thiên Chúa, sự khiêm tốn và tình yêu thương, “và Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì” (xem Rm 8: 26-27). Vậy, Thánh Linh trở thành sức mạnh đằng sau lời cầu nguyện “yếu ớt” của chúng ta, là ánh sáng cho lời cầu nguyện “mờ mịt” của chúng ta; nói tắt một lời, Thánh Linh chính là linh hồn trong lời cầu nguyện của chúng ta. Theo lời của Bài Ca Tiếp Liên Lễ Chúa Thánh Thần, Thánh Linh “tưới những gì khô cằn”.
Tất cả điều này xảy ra bởi đức tin. Tôi chỉ cần nói hoặc nghĩ rằng: “Lạy Cha, Cha đã ban cho con Thần Khí của Chúa Giêsu Con Cha. Qua đó, làm cho con ‘nên một tâm hồn với Người’ (1Cr 6,17)” Con đang cầu nguyện thánh vịnh này hoặc cử hành thánh lễ này, hoặc đơn giản là đứng im lặng trước sự hiện diện của Cha. Con muốn chúc tụng vinh quang, niềm vui, mà Chúa Giêsu mang đến cho Cha nếu Ngài cầu nguyện cùng Cha một lần nữa ở đây trên trái đất này”.
Thánh Linh đang nói gì với Giáo Hội
Trước khi kết luận, tôi muốn đề cập đến một ứng dụng mục vụ của suy tư này về vai trò của Chúa Thánh Thần. Trong những lần khác, tôi đã trích dẫn những điều mà Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Ignatius IV của Latakia, đã nói trong cuộc họp đại kết long trọng vào năm 1968. Xin được nhắc lại ở đây:
“Không có Chúa Thánh Thần:
Thiên Chúa ở rất xa,
Chúa Kitô ở lại trong quá khứ,
Phúc âm là một bức thư chết,
Giáo Hội chỉ đơn giản là một tổ chức,
Quyền bính là một vấn đề của sự thống trị,
Truyền giáo một vấn đề tuyên truyền,
Phụng vụ không hơn gì một buổi gọi hồn,
Kitô hữu sống một thứ đạo đức nô lệ.
Nhưng với Chúa Thánh Thần:
Vũ trụ đang hồi sinh và rên rỉ với sự ra đời của Vương quốc,
con người đấu tranh chống lại xác thịt,
Chúa Kitô phục sinh ở đó,
Tin Mừng là sức mạnh của sự sống,
Giáo Hội bày tỏ sự sống của Chúa Ba Ngôi,
Quyền bính là một dịch vụ giải phóng,
Truyền giáo là một Lễ Hiện Xuống,
Phụng vụ vừa là sự tưởng niệm vừa là sự chờ đợi,
Hành động của con người được thần thánh hóa”.
Chúng ta phải căn cứ mọi sự vào Chúa Thánh Thần. Chỉ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, và một kinh Sáng Danh trước khi bắt đầu các buổi họp mục vụ của chúng ta và sau đó nhanh chóng chuyển sang chương trình nghị sự thì chưa đủ đâu. Khi hoàn cảnh cho phép, chúng ta cần dành một ít thời gian để tỏ mình ra với Chúa Thánh Thần, để Chúa Thánh Thần có thời gian thể hiện chính Ngài, đồng bộ hóa chúng ta với Người.
Nếu không có công việc chuẩn bị này, tất cả các quyết đinh và tài liệu của chúng ta chỉ là sự tích lũy các từ ngữ. Hãy nghĩ đến lễ tế của ông Êlia trên Cácmen. Êlia gom củi và tưới nước ướt đẫm nó nhiều lần. Ông đã làm ướt củi hết sức có thể. Sau đó, ông cầu nguyện xin Chúa ban lửa từ trời xuống để đốt cháy của lễ. Nếu không có ngọn lửa từ trên cao đó, mọi thứ khác sẽ chỉ còn là củi ẩm (xem 1 V 18: 20ff).
Đây là những điều đang bắt đầu diễn ra trong Giáo Hội mà không có nhiều ồn ào chấn động. Năm nay tôi nhận được một lá thư từ một cha sở trong một tổng giáo phận Pháp. Ngài viết: “Gần ba năm trước, tổng giám mục của chúng tôi đã đưa tất cả chúng tôi vào một cuộc phiêu lưu truyền giáo và thành lập một hội huynh đệ của những người truyền giáo trong giáo phận. Chúng tôi quyết định bắt đầu một khóa học để chuẩn bị cho phép Rửa Tội trong Thánh Linh. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời với 300 Kitô hữu từ khắp nơi trong tổng giáo phận, cùng với Đức Tổng Giám Mục. Một thời gian ngắn sau, tất cả 28 nữ tu Dòng Thánh Clara khó nghèo của một tu viện gần đó đã yêu cầu có cùng một kinh nghiệm”.
Kết quả ngay lập tức và ngoạn mục là không thể mong đợi. Đó không phải là điệu múa lửa như của các thầy tế lễ Baan trên Cácmen. “Khi nào” và “như thế nào” chỉ có Thiên Chúa biết. Chúng ta hãy nhớ điều Chúa Giêsu Kitô đã nói với các môn đệ của Ngài: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1: 7-8). Điều quan trọng là chúng ta yêu cầu và nhận được sức mạnh từ trên cao; phần còn lại tùy thuộc vào Chúa.
Điều này đặc biệt đúng khi Giáo Hội dấn thân vào cuộc phiêu lưu của thượng hội đồng. Chỉ cần đọc lại và suy ngẫm về những lời đã được Đức Thánh Cha nói trong bài giảng Khai mạc Thượng hội đồng vào ngày 10 tháng 10 vừa qua là đủ. Ngài thúc giục chúng ta dành “thời gian để cầu nguyện và thờ phượng, và lắng nghe những gì Thánh Linh muốn nói với Giáo Hội.”
Tôi tự hỏi liệu có khả thi không, khi ít nhất là trong các cuộc họp toàn thể của mỗi Giáo Hội địa phương hay hoàn vũ, chúng ta chỉ định một hoạt náo viên tâm linh, người sẽ tổ chức thời gian cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Như đã nói trong Sách Khải Huyền: “Lời chứng của Đức Giêsu, là thần khí linh hứng cho ngôn sứ.” (Rv 19:10). Tốt nhất là tinh thần ngôn sứ được thể hiện trong bối cảnh cầu nguyện của cộng đồng.
Chúng ta có một ví dụ tuyệt vời về điều này xảy ra trong cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Giáo Hội phải đương đầu trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Hai Thánh Phêrô và Gioan đã bị bắt và bị tống vào tù vì đã “rao giảng trong Chúa Giêsu về sự sống lại của kẻ chết.” Các ngài đã được Hội Đồng Công Tọa tha với lời răn đe “không được phép nói về hoặc giảng dạy nhân danh Chúa Giêsu.” Các Tông đồ nhận thấy mình đang phải đối mặt với một tình huống đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình lịch sử: hoặc im lặng và vì thế coi thường mệnh lệnh của Chúa Giêsu hoặc lên tiếng trước nguy cơ vấp phải phản ứng tàn bạo từ phía các nhà chức trách có thể kết thúc tất cả mọi thứ.
Các môn đệ đã làm gì? Họ đã tập hợp cộng đồng lại với nhau. Họ đã cầu nguyện. Một người nào đó đã chia sẻ một câu trong Thánh Vịnh: “Vua chúa trần gian cùng nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu đồ chống lại Thiên Chúa, chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.” (Tv 2: 2). Một người khác đã liên hệ với thỏa thuận giữa vua Hêrôđê và quan Phongxiô Philatô về Chúa Giêsu. Sau đó, chúng ta đọc thấy: “Khi họ cầu nguyện xong, nơi tụ họp của họ rung chuyển và tất cả đều được đầy dẫy Chúa Thánh Thần và công bố lời Thiên Chúa một cách táo bạo” (xin xem Cv 4: 1-31). Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng đây không phải là một thực hành riêng lẻ trong Giáo Hội. Ngài viết cho các tín hữu Côrinhtô: “Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ” (1 Cr 14: 26).
Lý tưởng là những lời được sử dụng tại công đồng đầu tiên của Giáo Hội: “Điều đó là tốt rồi cho Chúa Thánh Thần và cho chúng ta…” (Cv 15:28) có thể được lặp lại đối với Giáo Hội ngày nay trong mọi quyết định của Thượng hội đồng - ít nhất một cách lý tưởng. Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất mở ra những con đường mới, nhưng không bao giờ bác bỏ những con đường trước đây. Thay vì làm những điều mới, Thánh Linh đổi mới mọi thứ! Nghĩa là, Thánh Linh không tạo ra các học thuyết mới và các định chế mới, nhưng đổi mới và thổi luồng sinh khí mới vào những học thuyết đã được Chúa Giêsu thiết lập. Nếu không có Thánh Linh, chúng ta sẽ luôn tụt hậu so với lịch sử. Như Đức Thánh Cha đã nói trong cùng bài giảng đó, “Điều đó có nghĩa là khám phá với sự ngạc nhiên rằng Chúa Thánh Thần luôn làm chúng ta kinh ngạc, khi gợi ý những con đường mới và những cách nói mới.” Tôi muốn nói thêm, Chúa Thánh Thần là một bậc thầy về aggiornamento, tức là cập nhật hóa, mà Thánh Gioan 23 đã đặt làm mục tiêu của Công đồng. Công đồng phải đưa ra một Lễ Hiện xuống mới, bây giờ Lễ Hiện xuống mới phải biến Công đồng thành hiện thực!
Giáo Hội Latinh sở hữu một kho báu cho mục đích này: đó là bài thánh ca Veni Creator Spiritus – Xin Ngự Đến, Lạy Thánh Thần Sáng Tạo. Kể từ khi được sáng tác vào thế kỷ thứ chín, bài thánh ca này đã gây được tiếng vang không ngừng trong Kitô Giáo, giống như một thiên anh hùng ca kéo dài đối với mọi tạo vật và Giáo Hội. Bắt đầu từ những năm đầu của thiên niên kỷ thứ hai, mỗi năm mới, mỗi thế kỷ, mọi mật nghị, mọi công đồng đại kết, mọi thượng hội đồng, mọi lễ tấn phong linh mục hay giám mục, mọi cuộc họp quan trọng trong đời sống của Giáo Hội đều được mở đầu bằng việc hát lên bài thánh ca này. Nó chứa đựng tất cả niềm tin, lòng sùng kính và khát khao nhiệt thành đối với Chúa Thánh Thần của các thế hệ đã hát nó trước chúng ta. Và bây giờ, khi nó được hát, ngay cả bởi một dàn hợp xướng khiêm tốn nhất của các tín hữu, Thiên Chúa nghe nó như một “dàn nhạc” bao la, là sự hiệp thông của các thánh.
Thưa các Cha, anh chị em đáng kính, tôi xin anh chị em vui lòng đứng và hát với tôi, cầu xin một sự tuôn tràn Thánh Linh mới trên chúng ta và toàn thể Giáo Hội.
1. Trong Enchiridion Fontium Historiæ Ecclesiasticæ Antiquæ, Herder 1965, trang 92-94.
2. Xem HU von Balthasar, “Casta justtrix”, in Sponsa Christi, Morcelliana, Brescia, 1969.
3. Bonaventure, Hành trình của Tâm trí đến Chúa 7,4.
4. Xem Luther, Bài giảng về Lễ Ngũ tuần (WA, 12, trang 568f).
5. Raymond of Capua, Legenda maior, 113.
6. Metropolitan Ignatius of Latakia, in The Uppsala Report, Geneva 1969, p. 298.
Source:Cantalamessa
Li kì: Thánh Nicholas từng bị lạc giáo Ariô đấm gẫy mũi. Khoa học gia tái tạo hình ảnh thực của ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:05 11/12/2021
1. Nhà lãnh đạo Myanmar bị lật đổ Aung San Suu Kyi bị kết án hai năm tạm giam
Theo đài truyền hình nhà nước MRTV, nhà lãnh đạo hợp hiến của Miến Điện nhưng bị quân đội lật đổ, Aung San Suu Kyi, đã bị tuyên án hai năm tù sau khi bị kết tội kích động và vi phạm các hạn chế về coronavirus.
Phán quyết này là phán quyết đầu tiên trong một loạt cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo dân cử, bao gồm cả tham nhũng và gian lận bầu cử
Bà đã bị giam giữ kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà vào tháng Hai
Các nhà phê bình đã mô tả phiên tòa kín này như một trò hề để biện minh cho một “hành vi chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp”
Bản án tù của bà Suu Kyi lúc đầu là 4 năm. Sau khi được Tướng Min Aung Hlaing, chỉ huy quân đội Miến Điện, thường được gọi là Tatmadaw, ân xá một phần còn lại 2 năm.
Bản án của Tổng thống Win Myint cũng được giảm một nửa, vài giờ sau khi tòa án đưa ra phán quyết đầu tiên đối với các nhà lãnh đạo dân sự bị giam giữ từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng Hai.
Theo MRTV, các bản án sẽ được áp dụng “tại nơi giam giữ hiện tại của họ”, có nghĩa là họ sẽ không bị đưa vào tù.
Không rõ bà Suu Kyi bị giam ở đâu nhưng bà không mô tả đây là nhà tù.
Quân đội đã kết án bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel 76 tuổi, tội kích động vì những tuyên bố được đăng trên trang Facebook của đảng bà sau khi bà và các lãnh đạo đảng khác bị quân đội giam giữ. Đây là một trò hề vì lúc đó bà đã bị bắt, không thể có liên quan đến các bài đăng trên Facebook.
Cáo buộc coronavirus liên quan đến một chiến dịch xuất hiện trước cuộc bầu cử, mà đảng của bà đã giành chiến thắng áp đảo, vào tháng 11 năm ngoái.
Quân đội, sau khi chứng kiến đảng đồng minh của mình mất nhiều ghế trong các cuộc bầu cử, đã tuyên bố có gian lận bỏ phiếu lớn, nhưng các quan sát viên bầu cử độc lập không phát hiện ra bất kỳ bất thường nào.
Các phiên tòa xét xử bà Suu Kyi đã đóng cửa với giới truyền thông, và các luật sư của bà, những người từng là nguồn thông tin duy nhất về quá trình tố tụng, đã bị tống đạt lệnh bịt miệng vào tháng 10 cấm họ tiết lộ thông tin.
Các cáo buộc chống lại bà Suu Kyi được nhiều người coi là nhằm làm mất uy tín của bà và khiến bà không thể tranh cử trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Hiến pháp Miến Điện cấm bất cứ ai từng bị tống vào tù giữ chức vụ cao hoặc trở thành nghị sĩ.
Source:ABC News
2. Hội đồng Giám mục Đức kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc lạc quyên Giáng sinh
Hội đồng Giám mục Đức đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu Công Giáo toàn quốc tích cực và quảng đại tham gia cuộc lạc quyên vào lễ Giáng sinh tới đây, để giúp đỡ Giáo hội tại Mỹ châu Latinh bị thử thách nặng nề vì đại dịch Covid-19.
Cuộc lạc quyên này là cao điểm của chiến dịch Mùa Vọng do Tổ chức bác ái Adveniat phát động mỗi năm.
Chiến dịch năm nay được khai mạc hôm 28 tháng Mười Một vừa qua, Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, với chủ đề là: “Sống còn tại thành phố” và mời gọi các tín hữu Đức đặc biệt lưu ý về tình trạng dân nghèo và các nhu cầu của họ tại các thành thị ở Mỹ châu Latinh và quần đảo Caraibì. Tại đại lục này, 80% dân chúng sống tại các thành phố và rất nhiều người nghèo càng lâm cảnh lầm than hơn vì đại dịch Covid-19.
Các giám mục mời gọi các tín hữu nhiệt liệt hỗ trợ các cuộc lạc quyên trong hai ngày 24 và 25 tháng Mười Hai sắp tới, kể cả bằng các phương thế trên mạng.
Thông cáo của Hội đồng Giám mục Đức cho biết với sự cộng tác của các tổ chức đối tác ở địa phương, Giáo hội muốn là một dấu chỉ hy vọng, đứng trước tình trạng nghèo đói gia tăng, qua các hoạt động thoa dịu đau khổ, giúp đỡ các bệnh nhân, kiến tạo những điều kiện cơ bản để sinh sống, săn sóc những người yếu thế nhất: các trẻ em, người trẻ, các phụ nữ và các gia đình”.
Các giám mục Đức nhắc lại rằng từ hơn 60 năm nay, Tổ chức bác ái Adveniat vẫn đứng về phía những người nghèo nhất. Năm ngoái (2020), cùng với các tổ chức đối tác ở Mỹ Latinh, Tổ chức Adveniat đã dành 8 triệu Euro để tài trợ hơn 400 dự án bài trừ đại dịch Covid-19 và những hậu quả của nó. Tổng cộng trong năm 2020, ngân khoản tài trợ của Adveniat lên tới 35 triệu 300.000 Euro cho hơn 2.000 dự án. Chiến dịch Mùa Vọng năm nay đặc biệt nhắm đáp ứng tình trạng tại Mêhicô, Paraguay và Brazil.
3. Các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của Thánh Nicholas
Các nhà khoa học tại một trường đại học ở Liverpool đã tiết lộ những gì họ nói là bức chân dung thực tế nhất từng được tạo ra về Thánh Nicholas thành Myra, vị giám mục nổi tiếng ở thế kỷ thứ 4 được biết đến như nguồn cảm hứng cho nhân vật ông già Noel thời hiện đại.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm khuôn mặt John Moores của Đại học Liverpool đã sử dụng hệ thống tái tạo khuôn mặt và công nghệ tương tác 3D để tạo ra bức chân dung, được công bố vào ngày 6 tháng 12 - ngày lễ của Thánh Nicholas.
Giáo sư Đại học Caroline Wilkinson cho biết việc tái tạo dựa trên “tất cả các bộ xương và tư liệu lịch sử” có sẵn, theo báo cáo của BBC. Một nữ phát ngôn viên của trường đại học cho biết hình ảnh mới sử dụng “các tiêu chuẩn giải phẫu cập nhật nhất, dữ liệu độ sâu mô của Thổ Nhĩ Kỳ và kỹ thuật CGI”.
Trong số các đặc điểm được mô tả trong hình ảnh của vị thánh là một chiếc mũi bị gãy, mà Wilkinson cho biết đã “chữa lành một cách bất đối xứng, mang lại cho ông một chiếc mũi đặc trưng và khuôn mặt gồ ghề.”
Thánh Nicholas sống từ năm 270 đến năm 343 sau Chúa Giáng Sinh. Ngài là giám mục của Myra, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong những năm làm giám mục, ngài đã bị bắt giam trong cuộc đàn áp của đại đế Diocletianus, sau đó được thả khi Constantine lên nắm quyền.
Ngài được biết đến với sự bảo vệ đức tin một cách kiên quyết, cũng như sự giúp đỡ hào phóng, và thường ẩn danh đối với những người cần giúp đỡ.
Những câu chuyện xung quanh vị thánh rất nhiều. Ngài được cho là đã từng giải cứu ba chị em khỏi bị bán làm nô lệ bằng cách ném túi vàng qua cửa sổ của nhà họ để trả nợ cho gia đình họ.
Một câu chuyện phổ biến khác kể rằng ngài đã rất tức giận với linh mục dị giáo Arius - là người tuyên bố rằng Chúa Kitô thực sự không phải là Thiên Chúa - đến mức ngài đã đấm ông ta trong một cuộc tranh luận sôi nổi tại Công Đồng Nicea vào năm 325 sau Chúa Giáng Sinh.
Dựa vào chiếc mũi bị gãy trong cuộc tái tạo khuôn mặt của ngài, có lẽ Arius đã đấm lại ngài một cú.
Source:Catholic News Agency
4. Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nikos Dendias về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Síp và Hy Lạp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nikos Dendias đã ra tuyên bố sau:
Chuyến thăm Hy Lạp, sau chuyến thăm mang tính biểu tượng đến Síp, của Đức Giáo Hoàng, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo; và là nhà lãnh đạo của Quốc Gia Thành Vatican, đã xảy ra vào một thời điểm mang tính biểu tượng.
Hy Lạp kỷ niệm 200 năm được tự do, đồng thời hơn 40 năm kể từ khi hai nhà nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Các mối quan hệ này được xây dựng dựa trên các giá trị chung, như tôn trọng Luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền con người và sự chung sống hòa bình của các dân tộc và tôn giáo.
Tôi đã có cơ hội gặp lại Đức Giáo Hoàng vào ngày hôm qua, sau buổi yết kiến vào tháng 10 năm 2019.
Trong bối cảnh tăng cường quan hệ giữa các quốc gia của chúng ta, gần đây tôi đã đến thăm Vatican, nơi tôi đã gặp Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm về nhiều thách thức chung.
Hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi là ý định của chúng tôi cùng nhau hợp tác hơn nữa để bảo vệ các cộng đồng Kitô Giáo ở Trung Đông, những người không may đang bị đe dọa hàng ngày, cũng như hoạt động vì sự chung sống hòa bình của các tín hữu Kitô với phần lớn dân số Hồi giáo.
Chúng tôi đã đồng ý phối hợp nỗ lực với một số quốc gia ở Tây Balkan để thúc đẩy an ninh, ổn định và đối phó với các ý thức hệ Hồi giáo cực đoan, cũng như chủ nghĩa dân tộc, vốn đang tái xuất hiện trong khu vực lân cận của chúng ta.
Tất nhiên, cả hai chúng tôi đều có chung mối quan tâm đặc biệt trong việc bảo vệ di sản văn hóa và tôn giáo, cũng như quyền tự do tôn giáo. Trong bối cảnh này, chúng tôi buộc phải nêu ra vấn đề chuyển đổi nhà thờ Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo, cũng như việc đóng cửa Trường Thần học Halki.
Source:Greek Foreign Affairs Ministry
Thảm cảnh: Giáo dân đông nghẹt bày tỏ lòng biết ơn vị TGM Paris tài ba mất chức oan uổng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:05 11/12/2021
1. Thánh lễ từ biệt của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit tại nhà thờ Thánh Xuân Bích
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ từ biệt của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris. Thánh lễ rất đông cho thấy lòng quý mến của anh chị em giáo dân đối với một vị Tổng Giám Mục có tài đã mất chức một cách đầy oan uổng. Sự ra đi của ngài được xem là một lời cảnh cáo của giới truyền thông thế tục đối với tất cả các Giám Mục ở Pháp.
Trong một email từ tổng giáo phận Paris được gửi vào ngày 2 tháng 12 đến tất cả các linh mục của giáo phận, cùng ngày Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Tổng Giám Mục Paris. Tất cả người Công Giáo của thủ đô đều được mời tham dự một “lễ tạ ơn để bao quanh và cảm ơn Đức Cha Aupetit”. Ngài đã bị loại khỏi sứ vụ của mình sau một bài báo của tờ Le Point cho rằng cách cai quản tổng giáo phận Paris của ngài là “chuyên quyền” và ngài từng có một mối quan hệ thân mật với một phụ nữ vào năm 2012.
Email được gởi đến khoảng 500 linh mục của tổng giáo phận Paris có đoạn viết:
“Bất cứ khi nào một Tổng Giám Mục ra đi, đều có một Thánh lễ Tạ ơn được tổ chức. Những người tiền nhiệm của Đức Cha Aupetit, như Đức Hồng Y André Vingt-Trois và Đức Hồng Y Lustiger đều có một thánh lễ như thế”.
Lễ tiễn biệt này, sau bốn năm phục vụ, đã diễn ra vào hôm thứ Sáu 10 tháng 12, lúc 7 giờ tối tại nhà thờ Saint-Xuân Bích, một trong những nhà thờ Công Giáo lớn nhất ở Paris, nơi, trong số những dịp khác, đã diễn ra lễ tang của tổng thống Jacques Chirac, hai năm.
Email gởi cho các linh mục Paris cho biết thêm:
“Đừng ngần ngại thông báo cho các tín hữu biết điều đó”.
Tất cả giáo dân đều được chào đón, nhưng không có gì bảo đảm nhà thờ sẽ có đủ chỗ.
Một linh mục cho biết ngài và anh chị em giáo dân trong giáo xứ sẽ đến dự đông đủ. Ngài giải thích:
“Đó là một cách nói lời tạm biệt với ngài. Tôi không nghĩ ngài theo hướng các phương tiện truyền thông nhào nặn. Ngài đã luôn lắng nghe tôi. Ngài không phán xét theo ‘bất cứ điều gì nghe được’. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn theo thời gian.”
Một linh mục khác thì nói ngài sẽ không đi “vì đến đó buồn lắm. Tôi chỉ muốn say, tôi phát ngán! Đây lại là một thảm họa khác sau báo cáo của Sauvé về nạn lạm dụng tình dục trong Giáo Hội”.
Quyết định cách chức Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit là một khích lệ rất lớn đối với giới truyền thông bài Công Giáo. Sẽ sớm có thêm các Giám Mục Pháp khác bị tấn công trong thời gian sắp tới. Một bầu khí u ám đang bao trùm lên Giáo Hội tại Pháp. Nhiều người e ngại rằng ngày nay, Đức Giáo Hoàng vẫn còn quyền bổ nhiệm Giám Mục cho các giáo phận trên thế giới. Tuy nhiên, vị Giám Mục ấy có thể cai quản giáo phận của mình hay không là do các phương tiện truyền thông quyết định. Cuối cùng là các Giám Mục không còn khả năng rao giảng Tin Mừng và các giáo huấn của Giáo Hội, nhưng sẽ phải hành động, và nói năng theo các chương trình nghị sự của giới truyền thông thế tục.
Source:Le Parisien
2. Hậu quả của việc Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận cho Đức Tổng Giám Mục Aupetit từ chức
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris là một nhân vật nổi tiếng trong Giáo Hội Công Giáo Pháp. Việc ngài đột ngột phải từ chức gây nhiều quan ngại trong Giáo Hội. Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada có bài nhận định sau.
Việc từ chức của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris, và lời giải thích của Đức Thánh Cha Phanxicô về lý do tại sao ngài chấp nhận, vẫn còn “mơ hồ”. Nhưng có một hệ quả chắc chắn không có gì phải bàn cãi – đó là số lượng các linh mục từ chối đề cử làm Giám Mục sẽ tăng lên.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit là chủ đề của các báo cáo truyền thông về phong cách quản lý “chuyên quyền” của ngài và bùng nổ hơn là về mối quan hệ của ngài với một phụ nữ trước khi được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá Paris vào năm 2013.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit thừa nhận rằng có một mối quan hệ, rằng điều đó là sai nhưng “mơ hồ” - cụ thể là nó không phải là tình dục và có sự đồng thuận, nhưng có thể khiến người khác nghĩ rằng nó là “thân mật.” Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói rằng ngài đã kết thúc mối quan hệ vào năm 2012, khi ngài là tổng đại diện của Paris, và đã báo cáo với Đức Tổng Giám Mục lúc ấy, là Đức Hồng Y André Vingt-Trois, về điều đó vào thời điểm xảy ra.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin gần đây, Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã đặt tương lai của mình vào “tay của Đức Thánh Cha Phanxicô,” yêu cầu ngài đánh giá xem mình có nên tiếp tục hay không. Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức và giải thích lý do tại sao trên chuyến bay trở về từ Hy Lạp. Theo đánh giá của một nhà bình luận, lời giải thích đã “gây nhầm lẫn” và “khiến nhiều người Công Giáo tự hỏi chính xác Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang muốn nói gì, và điều gì đã định hướng cho quyết định của ngài”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hành vi của Tổng Giám Mục Aupetit là “tội lỗi” - bao gồm “những cái vuốt ve và xoa bóp nhỏ mà ngài dành cho thư ký” - nhưng không phải là lý do đủ để cách chức. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức vì “những lời đàm tiếu” khiến Đức Tổng Giám Mục Aupetit không thể tiếp tục.
“Đây là một sự bất công,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Đó là lý do tại sao tôi chấp nhận sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Aupetit: không phải trên bàn thờ của sự thật, mà là trên bàn thờ của đạo đức giả.”
Các sự kiện - theo như chúng tôi biết - dường như là thế này:
Đức Tổng Giám Mục Aupetit, với tư cách là tổng đại diện của Paris, đã có một mối quan hệ quá thân thiết với một phụ nữ có một số dấu hiệu thân mật nhưng không phải là tình dục. Ngài nhận ra lỗi lầm trong cách làm của mình, chấm dứt mối quan hệ và nói với Đức Tổng Giám Mục về điều đó. Tất cả những điều này đều tỏ tường, và Đức Hồng Y Vingt-Trois đã đề xuất ngài làm Giám Mục Phụ Tá vào năm sau, và có lẽ đã thông báo cho Sứ thần tại Pháp và Bộ Giám Mục về điều này. Việc đề cử được thực hiện dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Năm sau, 2014, Đức Tổng Giám Mục Aupetit được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong làm Giám Mục Nanterre, và sau cùng đã thuyên chuyển ngài về lại Paris vào năm 2018.
Việc từ chức năm 2021 không phải vì một bí mật nào đó không được biết đến. Nó đã được biết đến, nhưng được đánh giá trong bối cảnh các phẩm chất rõ ràng khác của Đức Tổng Giám Mục Aupetit. Điều đã thay đổi vào năm 2021 là những người khác, theo lời của Đức Thánh Cha, đã đồn thổi một cách vô cớ về điều đó, làm suy yếu vị thế của Đức Tổng Giám Mục Aupetit.
Hệ quả trước mắt là Tổng giáo phận Paris cần một tổng Giám Mục mới, một người sẽ miễn cưỡng chấp nhận vị trí này nếu ngài có bất kỳ bóng đen nào trong quá khứ của mình. Hoặc ngay cả khi không có bóng đen, ai lại muốn có một vị trí mà ở đó những lời đàm tiếu của người khác có thể khiến mình bị lật nhào, cho dù Đức Thánh Cha phản đối “sự bất công” trong khi chấp nhận đơn từ chức?
Hậu quả sẽ không chỉ ở Paris. Một tổng Giám Mục cao cấp nói với tôi rằng hiện nay ngài cầu nguyện hàng ngày, cùng với những lời cầu nguyện lâu đời của ngài cho các ơn gọi linh mục, đời sống tu trì và hôn nhân Kitô, cho “ơn gọi Giám Mục.” Tức là những người đàn ông xứng đáng sẽ được đề cử và chấp nhận việc đề cử đó.
Không có gì lạ khi nghe các Giám Mục nói rằng các ứng cử viên tốt sẽ bị loại vì những tình huống khá ít nghiêm trọng hơn so với Đức Tổng Giám Mục Aupetit: một linh mục trong những năm đầu của chức linh mục đã vượt qua ranh giới - vi phạm ranh giới, theo cách nói hiện tại - nhưng không tham gia vào một mối quan hệ tình dục. Anh ta ăn năn, hoán cải và tiếp tục phụng sự gương mẫu. Nhưng nỗi sợ hãi về tai tiếng đã loại trừ anh ta khỏi sự cân nhắc.
Vấn đề của Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã làm rõ rằng nỗi sợ hãi là có thật. Mọi Sứ thần Tòa Thánh đều ghi nhận những gì Đức Thánh Cha đã nói trên máy bay. Nếu có điều gì đó trong hồ sơ của một người đàn ông có thể dẫn đến những lời đàm tiếu, anh ta sẽ không được cất nhắc.
Điều đó có quan trọng không? Tại sao không thể có các Giám Mục mà người ta không có một chút nghi ngờ nào về sự đứng đắn? Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra câu trả lời đầy màu sắc của riêng mình cho điều đó:
“Đức Tổng Giám Mục Aupetit là một người tội lỗi, tôi cũng thế, và Thánh Phêrô, Giám Mục mà Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội trên đó cũng vậy,” Đức Thánh Cha nói. “Tại sao cộng đồng thời đó lại chấp nhận được một Giám Mục tội lỗi, và với những tội lỗi kinh khủng như chối Chúa! Nhưng đó là một Giáo hội bình thường; Giáo Hội ấy đã quen với việc ai cũng là người tội lỗi; đó là một Giáo hội khiêm tốn. Bạn có thể thấy rằng Giáo hội của chúng ta không quen có một Giám Mục tội lỗi. Chúng ta giả vờ nói rằng Giám Mục của tôi là một vị thánh”.
Quan điểm của Đức Thánh Cha là thế này: một tiêu chuẩn quá kỹ lưỡng sẽ loại trừ những người mà chính Chúa Kitô đã chọn. Trong một Giáo hội địa phương có vô số ứng cử cho chức vụ Giám Mục, vấn đề không quá trầm trọng. Nhưng ở nhiều nơi của Giáo hội - Pháp có thể là một trong số đó - vấn đề đang rất cấp bách. Sự thiếu hụt các ơn gọi linh mục đồng nghĩa với việc thiếu hụt các ứng viên cho chức Giám Mục, điều này có nghĩa là một sự tầm thường là không thể tránh khỏi trong những người được chọn từ một nhóm tài năng nông cạn hơn. Bất kỳ sự cạn kiệt nào nữa của hồ bơi sẽ có nguy cơ ngư dân đành phải bắt đại trong số còn lại.
Một vấn đề còn lại là: Một khi được đề cử, một linh mục có nhận lời không?
Năm năm trước, Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, nói rằng việc các ứng cử viên từ chối đề cử không còn là “ngoại lệ”, nhưng con số đó “không lớn”.
Điều đó khiến nhiều quan sát viên ngạc nhiên. Mặc dù không có thống kê nào được công bố về vấn đề này, 20 năm trước ở Rôma, tôi đã nghe thấy những lời phàn nàn rằng có quá nhiều linh mục từ chối đề cử, và đó là tình hình trước khi xảy ra vụ tai tiếng lạm dụng tình dục năm 2002.
Dù thế nào, Đức Hồng Y Ouellet cho biết vào năm 2019 rằng số lượng từ chối hiện là 30%, tăng gấp ba lần kể từ khi ngài tiếp quản Bộ Giám Mục vào năm 2010. Và nếu vị tổng trưởng sẵn sàng thừa nhận công khai rằng đó là 30%, thì có khả năng cao hơn. Dù sao, Bộ Giám Mục cũng quan tâm đến việc đánh giá thấp mức độ của vấn đề; càng nhiều linh mục từ chối thì việc từ chối càng dễ trở thành chuẩn mực, tức là trên 50%.
Với những gì tôi nghe được - tất nhiên là không có hồ sơ, và không có bất kỳ phương tiện xác minh nào - tôi sẽ không ngạc nhiên nếu, ở một số vùng của Giáo hội, số lượng từ chối đã lên đến hơn một nửa.
Có nhiều lý do để từ chối. Đức Hồng Y Francis George được biết đến là người xác định sự hèn nhát là lý do chính. Vị Hồng Y quá cố, người có lòng can đảm dồi dào, có lẽ đã đúng về điều đó. Tuy nhiên, có những lý do khác, bao gồm cả sự lo lắng thực sự rằng một số mơ hồ trong quá khứ sẽ dẫn Giáo hội vào cuộc khủng hoảng, như đã xảy ra ở Paris hiện nay, với sự hối tiếc rõ ràng, nhưng với sự chấp thuận, của Đức Thánh Cha.
Sứ thần tại Pháp hiện sẽ bắt tay vào việc tìm kiếm một tổng Giám Mục mới. Nhiệm vụ của ngài, và của tất cả các sứ thần khác của ngài, trở nên khó khăn hơn nhiều.
Source:National Catholic Register
Đạo Đức Sinh Học
QUAN ĐIỂM CỦA Giáo Hội Công Giáo VỀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI.
Linh mục Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng
22:05 11/12/2021
QUAN ĐIỂM CỦA Giáo Hội Công Giáo VỀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI.
Linh mục Trần Mạnh Hùng, STD.
“Toàn bộ sự sống đều là tặng phẩm của Thiên Chúa, hay cũng có thể nói là một ân huệ. Sự sống chính là một phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này càng đúng hơn với sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình sự sống.”
DẪN NHẬP:
Tôi muốn khởi đầu bài viết này bằng việc khảo sát và đánh giá về các khám phá trong những thập niên gần đây đối với ngành phôi học, liên quan đến thời điểm khởi đầu sự sống con người, với những thông tin cập nhật và với những khám phá mới của ngành y-sinh học (Biomedical) cũng như trong lãnh vực đạo đức sinh học (Bioethics), mà hiện nay đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc thẩm định và lượng xét các giá trị luân lý và trách nhiệm đối với việc tôn trọng và bảo vệ sự sống con người, nhất là khi sự sống còn trong trứng nước và vô phương tự bảo vệ cho chính mình, tôi có ý ám chỉ đến các phôi. Ví dụ như việc dùng phôi người trong các cuộc thử-nghiệm, hay nghiên cứu, tỉ dụ như việc nhân bản vô tính (Cloning) được sử dụng như phương pháp trị-liệu (Therapeutic cloning) cho các chứng bệnh nan y. Hay việc sử dụng các phôi đông lạnh nhằm giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc vô sinh muốn có con, bằng phương pháp chuyển cấy phôi. Hiện nay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là cách thông thường mà các cặp vợ chồng vô sinh hay sử dụng nếu họ muốn có con.
Mục đích của bài viết này, trước tiên nhằm trình bày quan điểm thời đại về vấn đề phôi thai người. Nó sẽ được chia làm 2 phần: 1. Phần thứ nhất nói về sự phát triển của mầm phôi (pre-embryo) 2. Phần thứ hai sẽ đề cập đến phôi thai (embryo). Phần còn lại của bài viết này sẽ tập trung vào việc thảo luận và nhận định những gì liên quan đến các giá trị luân lý của phôi và việc tôn trọng phôi thai người (Human-embryo), dựa trên những khám phá gần đây nhất của ngành phôi thai học qua các dữ kiện khoa học.
I. MẦM PHÔI VÀ CÁC KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC
Hiện nay, trên toàn thế giới, đặc biệt trong khoa sinh học và cả trong Giáo Hội Công Giáo (gồm các triết gia, thần học gia, luân lý gia và cả một số vị đại diện hàng Giáo Phẩm), đã có những cuộc tranh luận sôi nổi và đôi lúc hơi nóng bỏng về thời điểm khởi đầu sự sống con người, về cá thể tính của con người (Human individuality) và về chân tính của nhân vị. Cho nên, trọng tâm của bài viết này không nhằm mục đích đưa ra những giải thích thỏa đáng cho vấn nạn mà chúng ta đề cập ở trên, nhưng chỉ ước mong được đưa ra một vài suy nghĩ để chúng ta cùng nhau thảo luận, và chia sẻ vơí nhau một vài khó khăn mà đời cũng như đạo hôm nay đang gặp phải, đặc biệt về phương diện đạo đức sinh học. Phần đầu tiên, tôi xin mạn phép duyệt lại các dữ kiện sinh học liên quan đến kiến thức khoa học của chúng ta về việc sự sống con người bắt đầu từ khi nào. Các dữ kiện đó có thể ảnh hưởng sâu đậm đến những suy tư và quan điểm của chúng ta về lúc khởi đầu sự sống con người. Trong huấn thị “Donum Vitae” do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/2/1987, số 1, Giáo Hội Công Giáo một lần nữa tái khẳng định lập trường không thay đổi về việc tôn trọng phôi thai người đã có từ lâu trong truyền thống Giáo Hội.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành.”
Dưới nhãn quan của người tín hữu Công Giáo, các giáo huấn của Giáo Hội cần chiếm một ưu thế trong lối suy tư và các minh định của chúng ta. Vì lý do đó mà chúng ta cần bình tâm và suy luận cho thấu đáo, để nhận xét xem khi nào thì “sự sống” con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối, theo như giáo huấn truyền thống của Giáo hội, mà chúng ta có thể chấp nhận và tin cách chí lý như là một giá trị tuyệt đối.
Toàn bộ sự sống đều là tặng phẩm của Thiên Chúa, hay cũng có thể nói là một ân huệ. Sự sống chính là một phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này càng đúng hơn với sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình sự sống.
1. CÁC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Các khám phá mới của chúng ta trong lãnh vực khoa sinh học, những thay đổi trong lý thuyết khoa học, những hiểu biết, các sáng kiến và niềm tin của thời đại hôm nay khác với thời trước rất nhiều. Đôi lúc, những khác biệt đó đã dẫn đến những sự xung đột nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng những khám phá khoa học gần đây nhất của con người ăn khớp một cách kỳ diệu với quan niệm di truyền học biểu sinh (Epigenetic) về vấn đề nguồn gốc của con người, mà các nhà thần học danh tiếng và các vị tiến sĩ Hội Thánh thời xưa đã từng công nhận, và hôm nay con số các vị công nhận càng gia tăng. Các vị này, ngày càng đồng ý hơn và giờ đây đã chấp nhận minh nhiên rằng: giây phút thụ tinh là giây phút sự sống phát sinh. Sau Công Đồng Tridentinô, vào đầu thế kỷ 17, người ta đã công nhận cách phổ biến lý thuyết “Sự sống phát sinh ngay lập tức”. Giả thuyết sự sống phát sinh ngay lập tức này (Immediate Animation) vẫn chiếm một ưu thế lớn trong các văn kiện của Giáo Hội hôm nay; ví dụ như Huấn Thị “Donum Vitae” (Quà Tặng Sự Sống) hay thông điệp “Evangelium Vitae” (Tin Mừng Sự Sống). Tất nhiên, quan điểm của Giáo Hội sẽ phong phú hơn và có sức thuyết phục rộng lớn, nhờ những khám phá của khoa y-sinh học ngày nay. Do đó, tôi thiết nghĩ, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn và công tâm nhìn nhận các chứng cứ của khoa học. Và các nhà thần học luân lý cũng nên sử dụng các dữ kiện khoa học này, khi thảo luận về tiến trình thụ tinh và thụ thai nhằm đưa ra những chuẩn mực luân lý cho vấn đề này. 2.
QUAN ĐIỂM THỜI ĐẠI VỀ VẤN ĐỀ PHÔI THAI NGƯỜI.
2. 1. Mầm phôi (Pre-embryo)
Một khám phá gây tranh cãi sôi nổi suốt hơn nhiều năm vừa qua là khám phá về năng lực khả thi (capacitation) - Một tiến trình mà nhờ đó tinh trùng trở nên có khả năng chui vào hay đâm thâu qua vỏ các trứng (hay con được gọi là noãn). Tinh trùng cần phải ở trong đường sinh sản của phụ nữ khoảng 7 giờ đồng hồ trước khi chúng sẵn sàng đâm xuyên qua các làn vỏ của trứng. Sự thụ tinh thường xảy ra ở cuối ống dẫn trứng (fallopian tube) sát bên buồng trứng. Tinh trùng thường phải tiếp xúc với trứng trong vòng mười giờ, vì nếu không xảy ra sự thụ tinh trong vòng hai mươi bốn giờ, thì tinh trùng sẽ chết. Tuy nhiên, thụ tinh không chỉ đơn giản là việc tinh trùng chọc thủng vỏ của trứng. Hơn thế nữa, nó là một tiến trình sinh hoá phức tạp, mà qua đó, một tinh trùng chọc thủng dần dần các lớp vỏ khác nhau của trứng. Chỉ sau khi tinh trùng đơn độc này đã chọc thủng hoàn toàn trứng và nhân thể đơn bội cái (Haploid female nucleus) chỉ có một cặp nhiễm sắc thể đã phát triển, làm cho bào tương (cytoplasm) của trứng và các dung lượng nhân (Nuclear contents) của tinh trùng mới hoàn toàn hòa lẫn với nhau cho ra một thực thể với nhiễm sắc thể lưỡng bội (Diploid set of chromosome). Tiến trình này được gọi là sự hợp-giao. Phải mất khoảng hai mươi bốn giờ để hoàn tất và cho ra đời một thực thể (Entity) gọi là hợp tử (Zygote - trứng thụ tinh). Vì thế, tiến trình này (điều quan trọng chúng ta cần phải ghi nhận: đây là một tiến trình) nói chung phải mất khoảng 12-24 giờ để hoàn tất và phải mất thêm 24 giờ khác nữa để nhân của hai thể đơn bội có thể hoà lẫn vào nhau.
Sự thụ tinh hoàn tất với 4 giai đoạn chính: 1. Cho ra đời một thực thể đầy đủ 46 nhiễm sắc thể 2. Xác định nhiễm sắc thể giới tính (sex chromosome) 3. Thiết lập khả năng biến dị di truyền 4. Khởi sự tiến trình phân chia tế bào của thực thể.
Sau khi tinh trùng đã chọc thủng các lớp vỏ khác nhau của trứng thì bước kế tiếp là khởi sự tiến trình phân chia tế bào, trứng đã thụ tinh bắt đầu cuộc hành trình của mình đi từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Khoảng 30 giờ sau khi trứng đã thụ tinh, tế bào (trứng) sẽ phân làm đôi, khoảng 40-50 giờ, thì tế bào sẽ phân làm bốn, và khoảng 60 giờ sau thì tế bào sẽ phân làm tám. Khi phôi tiến vào tử cung thì có 16 tế bào ở giai đoạn phôi dâu (Morula). Các phôi dâu này xuất hiện vào ngày thứ tư. Trong khoảng thời gian từ giữa ngày thứ sáu và ngày thứ bảy, phôi bào (blatocyst) sẽ tiến tới vách tử cung (uterine wall) và bắt đầu tiến trình làm tổ (implantation) ở đó, nhờ thế nó có thể tiếp tục phát triển. Tiến trình làm tổ này sẽ hoàn tất vào cuối tuần thứ hai (khoảng 14 ngày). Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần biết, đó là từ tình trạng phôi bào đến khi tiến trình làm tổ hoàn tất, mầm phôi vẫn có khả năng phân chia thành các thực thể đa phần (multiple entities), điều này giải thích lý do tại sao có hiện tượng sinh đôi.
2.2. Phôi thai (Embryo)
Giai đoạn phát triển chính yếu kế tiếp là giai đoạn phát triển phôi thai. Giai đoạn này bắt đầu từ tuần thứ ba của thời kỳ thai nghén. Nó khởi sự với việc hoàn tất tiến trình làm tổ của mầm phôi ở vách tử cung và việc phát triển đa dạng các mô liên kết giữa mầm phôi và vách tử cung. Có hai công việc chính sẽ xảy ra ở giai đoạn này:
1. Thứ nhất là việc hoàn tất sự hình thành phôi vị (gastrulation) tái sắp xếp cách trật tự và phù hợp các tế bào ở phôi thai.
2. Thứ hai là tiến trình hình thành phôi thai (embryo-genesis) hay hình thành sinh thể (human organgenesis), bắt đầu từ tuần thứ ba và hoàn tất vào cuối tuần thứ tám. Tiến trình này dẫn đến kết quả là sự phát triển toàn bộ cơ quan nội tại và các cấu trúc chính bên trong và bên ngoài bào thai.
2.3. CÁC THẨM ĐỊNH CỦA LUÂN LÝ.
Một khám phá đầy ý nghĩa của khoa sinh học hiện đại là sự thụ tinh, nói theo ngôn ngữ sinh học, là một tiến trình bắt đầu với việc tinh trùng chọc thủng lớp vỏ bên ngoài của noãn (trứng) và kết thúc với việc hình thành nhiễm sắc thể lưỡng bội (formation of diploid set of chromosomes). Tiến trình này sẽ phải mất ít nhất là 24 tiếng đồng hồ. Điều này làm nảy sinh một vấn nạn: Chúng ta phải hiểu cụm từ “giây phút thụ tinh” thường được sử dụng trong các văn kiện của Giáo Hội như thế nào? Theo những khám phá gần đây của khoa học, đặc biệt là ngành phôi thai học, thì chỉ khi nào sự thụ thai được hoàn tất theo tiến trình tự nhiên của sinh học, khi ấy chúng ta mới có một thực thể (entity) sống động và một cấu trúc di truyền của loài người. Như tôi đã nói ở trên, trứng thụ tinh này có khả năng phân chia thêm thành nhiều phần nữa (dĩ nhiên phải đi theo một tuần tự phát triển). Nên chúng ta có thể nói gì trước sự xác tín của huấn thị Donum Vitae và Declaration on Procured Abortion:
“Ngay từ khi trứng được thụ tinh, một sự sống mới được bắt đầu mà sự sống ấy không phải của cha cũng chẳng phải của mẹ, nhưng đúng hơn đó là sự sống mới của một con người mới và nó có thể tự mình phát triển.”
Chúng ta phải suy nghĩ thế nào về điều vừa trích dẫn ở trên, sao cho phù hợp với những khám phá mới của sinh học? Vì chúng ta rất có lý để nói rằng: sự sống hiện diện trong trứng vừa mới thụ tinh thì khác biệt với sự sống nơi cha và mẹ và quả thực, sự sống ấy luôn là sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sau khi trứng thụ tinh thì mọi sự đã hoàn tất và cũng không có nghĩa là trong trứng thụ tinh ấy đã có sự hiện diện của một con người cá thể độc nhất vô nhị (single human individual) hay “cá thể xét theo bản thể học” (Ontological individual) như linh mục tiến sĩ Norman Ford, S.D.B đề nghị, vì ông định nghĩa “cá thể xét theo bản thể học” là một thực thể cụ thể độc nhất hiện hữu như một hữu thể riêng biệt; nó không là sự tập hợp của những phần tử nhỏ hơn, cũng không đơn thuần là một phần nhỏ trong cái tổng thể lớn hơn.
Sự duy nhất và độc nhất vô nhị về mặt di truyền chỉ có sau khi tiến trình làm tổ hoàn tất và tiến trình hạn định kết thúc. Việc làm tổ chỉ xảy ra một tuần sau khi việc thụ tinh bắt đầu, và cá thể tính (individuality) không xuất hiện trước tuần thứ tư kể từ lúc thụ tinh. Vì thế, nếu chúng ta coi việc làm tổ (implantation) là dấu hiệu của sự thụ thai và sự hình thành con người độc nhất (human singleness), thì cần nhớ rằng dấu hiệu đó chỉ có sau khi việc thụ tinh bắt đầu đã được một tuần. Còn nếu chúng ta coi việc kết thúc tiến trình thụ tinh là dấu hiệu của việc hình thành con người độc nhất, thì phải nói rằng dấu hiệu đó chỉ xuất hiện ít là 3 tuần sau khi thụ tinh. Thế mà cá thể tính bất khả hồi (irreversible individuality) lại là yếu tố cần thiết và là điều kiện căn bản để hình thành nhân vị (Human Person). Theo Linh mục Tiến sĩ Norman Ford: nhân vị không phải là kết qủa của một phép cộng đơn giản giữa tính người và cá tính cá thể, sẽ không có được một nhân vị nếu chưa có con người cá biệt (human individual), là thực thể chỉ có sau khi tiến trình cá thể hóa (individuation) đã hoàn tất, tức là 3 tuần sau khi trứng thụ tinh. Ông nhấn mạnh rằng: “không phải trứng đã thụ tinh cũng không phải phôi bào là một con người cá thể, mặc dù nó có sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền và khác biệt với bố mẹ.” Và để làm tỏ vấn đề này, ông ta đã đưa ra hai lý do sau: 1. Tiềm năng sinh đôi sẽ còn đó, mãi cho tới khi khởi sự việc hình thành phôi vị (gastrulation), mặc dù, hiếm khi nó xuất hiện ở giai đoạn sau cùng này. 2. Một trứng thụ tinh khi đã phân chia vẫn có thể tái hợp nhất và khi đó sẽ lại nảy sinh một cá thể (mặc dù hiếm xảy ra). Vì thế, ông chủ trương cá thể (individual) không thể là một nhân vị (Human Person) cho tới khi cá thể tính (individuality) được hình thành, và đối với ông, cá thể tính chỉ xuất hiện, sau khi mầm phôi có tính di truyền độc nhất vô nhị này làm tổ xong, và kết thúc tiến trình hạn định của nó để thành hình một sinh thể có tính chất độc nhất vô nhị và hợp nhất (unified organism). Từ đấy, ông đi đến kết luận:
“Một cá thể không là một cá thể - và vì thế cũng không là một con người - cho tới khi tiến trình hạn định (là tiến trình thụ tinh kéo dài trong vòng ba tuần và kết thúc với việc làm tổ và việc hình thành phôi vị) hoàn tất và sự mãn kỳ thụ tinh của các tế bào xuất hiện. Khi ấy và chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ tường tận rằng một cá thể khác (another individual) không thể phát xuất từ các tế bào của phôi thai này nữa. Và cũng chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ ràng rằng phôi thai cá biệt đặc biệt này (particular individual embryo) cũng sẽ chỉ là phôi thai độc nhất vô nhị (single embryo) này mà thôi.”
Vì thế, ông nói thêm: “Nếu không có thực thể người độc nhất vô nhị (single human entity) thì cũng không có một hữu thể hay bản vị.” Tuy nhiên sau này Linh mục Tiến Sĩ Norman Ford, đã rút lại lập trường của mình về tuyên bố trên và lập trường của ông đã bị các nhà thần học gia luân lý nổi tiếng trên thế giới công kích, ngay cả Tòa Thánh Vatican.
Ngoài ra cũng có một lập luận khác, do các bác học và y sĩ chuyên gia cũng như thần học gia luân lý, nổi bật nhất là y sĩ bác học Jerome Lejeune (Pháp) đã đưa ra những dữ kiện khoa học mới nhất nhằm chứng minh rằng, ngay từ giây phút trứng thụ tinh đã xuất hiện sự sống độc nhất vô nhị của con người theo mã số di truyền. Và chính Ông cũng là khách danh dự được mời làm nhân chứng tại phiên tòa ở thành phố Maryville, tiểu bang Tennessee, nước Hoa Kỳ với tư cách là người đại diện cho giới bác sĩ và khoa học gia, nhằm cung cấp các chứng cớ mới nhất về ngành phôi học cho quan tòa.
Nhằm phản biện lại các lập luận đã được tôi trưng dẫn trước đây, do nhóm ủng hộ lập trường cho rằng:
1. Phôi người chưa phải là một con người cá biệt vào thời điểm trứng thụ tinh
2. Cá thể chỉ hiện diện sau thời gian 14 ngày, kể từ khi trứng thụ tinh.
Kiến thức về quá trình phát triển phôi người đã được gia tăng trong suốt 50 năm vừa qua. Đối với thế hệ của chúng ta, vốn kiến thức này đã tăng lên đáng kể, chủ yếu nhờ vào các thiết bị điện tử hiện đại cũng như khả năng tiến hành quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trên thực tế một vài cách hiểu khác hẳn nhau về ý nghĩa của quá trình phát triển sinh học về con người vẫn thường được trình bày, như đã được cập ở phần trên. Nhưng các nhà phôi học lại nhất trí về các sự kiện khoa học trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển người. Những phát hiện sinh học dưới đây cũng đạt được sự đồng thuận của các nhà nổi tiếng về phôi học người:
Thứ nhất, quá trình phát triển người bắt đầu khi tinh trùng kết hợp với trứng. Sự sống bắt đầu từ thời điểm thụ tinh khi một tế bào, gọi là hợp tử, được hình thành nhờ sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Thứ hai, hợp tử không phải là một nhân người tí hon, (không phải là hình tạo trước của con người) nhưng lại phát triển theo chiều hướng biểu sinh. Cấu trúc và cơ quan của bào thai tương lai, trẻ sơ sinh, thiếu niên và người trưởng thành hiện diện tiềm tàng trong tế bào hợp tử.
Thứ ba, hợp tử có đầy đủ tất cả các mã số di truyền (hệ gen người) là cơ sở cho quá trình phát triển người trong tương lai. Về tiềm năng, hợp tử có chứa mọi thứ cần thiết cho sự phát triển của bào thai thành người trưởng thành có ý thức. Hệ gen chính là bản thiết kế và cũng là tác nhân hiệu quả gây ra quá trình phát triển người.
Từ quan điểm hình chất luận [hylomorphism], chất liệu của hợp tử tương xứng với mô thức [form] (tâm linh con người). Chất thể của phôi, là hệ gen, bao gồm 46 nhiễm sắc thể và vô số gen, phải được kích hoạt nhờ mô thức có khả năng làm sinh động chất thể phù hợp với tiềm năng của nó. Chúng ta gọi mô thức này là linh hồn con người. Do đó, hợp tử ở thời điểm thụ tinh không phải là con người tiềm năng, mà là hữu thể người với tiềm năng chủ động.
Jerome Lejeune đã trình bày các chứng cớ mới nhất được khám phá bởi các khoa học gia nghiên cứu về ngành phôi học và họ đã xác minh rằng:
1. Mỗi người trong chúng ta đều được hình thành một cách độc nhất vô nhị, ngay từ giây phút trứng thụ tinh.
2. Từ “mầm phôi” (pre-embryo) thực sự không có. Từ này không có xuất hiện trong bất kỳ cuốn Từ Điển Bách Khoa hoặc Từ Điển thông thường, ngay cả các phần tham chiếu cụm từ “mầm phôi” cũng không thấy có. Bởi vì trước khi phôi được tạo thành hoặc hiện hữu thì chỉ có trứng và tinh trùng; khi trứng được phối với tinh trùng thì chúng ta có một thực thể gọi là hợp tử; và khi hợp tử tự phân chia thì đó gọi là phôi.
3. Từ khi tế bào đầu tiên xuất hiện (trong trứng đã thụ tinh), thì mọi yếu tố di truyền cần thiết để phát triển thành một cá thể đã hiện hữu.
4. Khi trứng được phối bởi tinh trùng, thì một tế bào “đặc biệt” xuất hiện, đặc biệt ở khía cạnh là sẽ không bao giờ có một tế bào nào giống y hệt như vậy nữa và có chung một chỉ dẫn thông tin về sự hình thành của một cá thể trong tương lai sẽ được tạo thành.
5. Không có bất kỳ một khoa học gia nào đã đưa ra ý kiến cho rằng: phôi như là đồ vật hay là vật sở hữu. Một khi sự sống con người được hình thành thì họ là người. Ông ta còn đi xa hơn một bước nữa và khẳng định rằng: chúng ta có thể làm các cuộc thử nghiệm và chứng minh cho thấy là ở vào giao đoạn mà trứng thụ tinh phát triển và có khoảng 4 tế bào, thì vào thời điểm này ta có thể khẳng định rằng: mỗi một cá nhân/cá thể đều hoàn toàn khác biệt so với người khác và cái phần trăm mà để cho ta có thể tìm thấy một tế bào nào đó giống hệt như một tế bào khác, xét về mặt di truyền tính, thì chỉ có may ra xảy ra 1 lần trên một tỷ (1/1.000.000.000).
6. Lejeune cũng đã chứng mình cho thấy cả 23 nhiễm sắc thể có trong tinh tùng và 23 nhiễm sắc thể hiện diện trong trứng đã có đầy đủ tất cả các thông tin và cấu tử di truyền để sau này phát triển thành những nét đặc trưng của một nhân vị cá thể, cho nên khi trứng được phối bởi tinh trùng và sự kiện thụ tinh diễn ra thì ngay lúc đó, một con người cá biệt đã hình thành, và mọi thông tin về di truyền tính để sau này phôi có thể phát triển trở thành con người đó đã hiện diện đầy đủ trong tế bào hợp tử (là trứng đã được thụ tinh). Điều này đã không xảy ra trước đó và nó cũng sẽ không bao giờ diễn ra như vậy nữa.
Cho nên, điều rất quan trọng là chúng ta cần am tường và hiểu biết về tiến trình của việc thụ tinh là giây phút đầu tiên của sự sống con người, trong đó, mỗi người chúng ta đều có một khởi điểm kỳ diệu và độc nhất vô nhị. Sự hình thành toàn diện của một con người sau này, thì chính khoa học đã chứng minh cho thấy, là nó đã được bắt đầu từ giây phút linh thiêng đó. Mặc dù rất có thể là linh hồn được phú cho dạng thể người (human form), vào thời điểm trứng thụ tinh, tuy nhiên, Giáo hội vẫn chưa xác định điều này.
Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”. Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”.9 Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác. Thánh bộ nói rõ: “những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây phút/thời điểm đầu tiên xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một sinh vật người sống mà lại không phải là con người?
Trong Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae), Đức cố Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định các tuyên bố trên, nhưng một lần nữa không xác định chính xác thời điểm khi nào thì phú hồn diễn ra (ensoulment). Liệu Giáo hội có thể xác định thời điểm khởi đầu sự sống con người, dựa trên nền tảng các chứng cứ triết học hay không? Những sự thật tâm linh (spiritual truths) khác cũng được định nghĩa dựa trên nền tảng chứng cứ triết học, ví dụ, họ cho rằng: lý tính và linh hồn của trí tuệ là dạng thể/ hình thế của cơ thể con người – the rational intellectual soul is the form of human body. Về phần cá nhân tôi, mặc dù tôi xác tín rằng những sự hiểu biết về triết học đủ để có thể đưa ra xác quyết việc phú hồn diễn ra ngay giây phút trứng thụ tinh, nhưng tôi thấu hiểu sự e dè – mang tính cẩn trọng của Giáo hội. Kiến thức sinh học không ngừng phát triển và biến đổi. Mặc dù hiện nay chúng ta được biết khá nhiều về sự sinh ra của con người, và tất cả những kiến thức này đều quy hướng cho ta thấy là dạng thức lý trí hiện diện từ thời điểm thụ tinh, nhưng đồng thời vẫn còn nhiều điều mà chúng ta chưa được biết về hoạt động của linh hồn con người và tiến trình phát sinh con người.
Dưới ánh sáng của các khám phá mới lạ và đầy sức thuyết phục mà khoa học hiện nay đang cung cấp, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau duyệt xét lại về ý nghĩa và giá trị luân lý của mầm phôi (pre-embryo).
3. MẦM PHÔI VÀ Ý NGHĨA LUÂN LÝ
Thomas Shannon và một số tác giả ủng hộ lập trường: cá thể chỉ hiện hữu sau 14 ngày, khi trứng đã thụ tinh, thì cho rằng trứng thụ tinh chưa có thể được xem là một “cá thể” về mặt thể lý (physical individual) cho tới khi tiến trình làm tổ hoàn tất. Thêm vào đó, họ cũng đồng ý rằng: sẽ không đạt được cá thể tính cách trọn hảo, nếu tiến trình hạn định chưa hoàn tất, vì khi đó các tế bào vẫn chưa đánh mất tính toàn năng (totipotency) của nó. Vì thế, thời gian ấn định để đạt được cá thể tính về mặt thể lý nằm giữa khoảng từ tuần thứ 1 cho đến tuần lễ thứ 3. Cho nên, không thể nói một cách đơn giản rằng sự hiện hữu của cá thể (individual's being) đã có mặt ngay từ giây phút thụ tinh (moment of fertilization). Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng: một cá thể đích thực - một con người cá thể - chỉ có được từ tiến trình thụ tinh. Điều này có nghĩa là, thực tại tính của một con người sẽ không hiện hữu ít nhất cho đến khi tiến trình cá thể hoá (individualization) xuất hiện. Cá thể tính là điều kiện tuyệt đối và cần thiết cho việc hình thành một bản vị tính (personhood). Từ những chứng cứ trên Shannon kết luận rằng: Không có cá thể (individual) thì cũng không có bản vị (person) cho tới khi tiến trình hạn định và việc hình thành ngôi vị hoàn tất, thời gian để hoàn tất là khoảng ba tuần sau khi thụ tinh. Vì thế, nếu huỷ một mầm phôi người vào thời điểm này thì chắc chắn sẽ kết thúc sự sống và chấm dứt sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền của mầm phôi. Và như thế về mặt luân lý hẳn nhiên hành vi đó không thể bị kết tội là giết người, vì ở thời điểm này cá thể tính chưa hiện hữu.
Thứ đến, ông vẫn duy trì lập trường rằng: ở giai đoạn này (từ lúc thụ tinh đến tuần thứ ba), mầm phôi không cần được bảo vệ cách tuyệt đối. Nhưng vì mầm phôi là một sinh thể (có sự sống), lại được ban cho khả năng độc nhất vô nhị về mặt di truyền, nên cũng cần đặt ra các quy luật bảo vệ sự sống cho mầm phôi, nhưng điều này không phải là tuyệt đối. Hẳn nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm của một số các thần học gia luân lý được đưa ra để nhận định và thảo luận. Lẽ dĩ nhiên, trong một xã hội mà chủ nghĩa đa văn hóa, đa tư tưởng luôn được khuyến khích và ủng hộ, ắt nhiên sẽ không thể tránh khỏi sự khác biệt về cách thức suy luận, nhất là hiện nay khi những vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận, và khoa y-sinh học cũng đang cung cấp thêm cho chúng ta những dữ liệu chính xác hơn về tiến trình thụ thai, bởi những khám phá mới do sự tiến triển của ngành y học hiện đại. Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”. Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Giáo Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”. Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác. Thánh bộ nói rõ:
“Những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây phút đầu tiên khi xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một sinh vật người mà lại không phải là con người?”
Chỉ cần điểm qua các văn kiện của Huấn Quyền cũng như các tài liệu y khoa bàn về những khám phá mới của ngành phôi học, thì chúng ta cũng đã thấy có nhiều sự hóc búa và éo le khi bàn luận về khởi điểm sự sống của con người và về sự hiện diện của một nhân vị cá thể ngay khi trứng thụ tinh. Quả thực, đây là một công việc nhiêu khê và không mấy dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên, người viết muốn phân tích một cách nghiêm túc các nhận định, lập trường và quan điểm của các phe đã lên tiếng đóng góp ý kiến của mình trong cuộc tranh luận này, hầu có thể đưa ra một cái nhìn khách quan và đúng với tinh thần giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc tôn trọng sự sống con người mà gần đây Bộ Giáo Lý và Đức Tin đã phổ biến một huấn thị, nhằm trình bày các giáo huấn luân lý của Giáo Hội sao cho phù hợp với các khám phá mới của ngành y khoa trong thế kỷ thứ 21 này. Đây là một văn kiện rất quan trọng trực tiếp đề cập đến các lãnh vực nghiên cứu phôi người, việc sử dụng các tế bào gốc cho những mục đích chữa trị cũng như trong những lãnh vực y học thực nghiệm khác. Những vấn đề mới mẻ này đòi hỏi phải có câu trả lời thích đáng.
KẾT LUẬN
Sau khi duyện xét các lý chứng đã được trình bày trong bài viết này, tôi cho rằng: sự sống của con người được bắt đầu từ giây phút trứng thụ tinh và con người ấy là một nhân vị cá thể mang tính chất độc nhất vô nhị, và có đầy đủ phẩm giá của một con người, cần phải được tôn trọng, dù “con người ấy” chưa có khả năng để hiện thực hóa hoặc phát triển một cách đầy đủ và trọn vẹn tất cả các tiềm năng đã được phú bẩm ngây từ giây phút thụ tinh. Nếu chúng ta tự đặt câu hỏi: “Có khi nào một nhân vị không phải là con người?” Câu trả lời hẳn nhiên là không bao giờ. Và giả như chúng ta hỏi ngược lại: “Có khi nào một con người không phải là một nhân vị?” Tôi giả thiết câu trả lời sẽ giống như trên, nghĩa là không bao giờ. Vì lẽ đó, mà tôi cho rằng: tất cả phôi người cần phải được tôn trọng một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Đồng thời, các quyền của phôi cần phải được công nhận như là quyền của một con người, trong đó, quyền được sống và quyền bất khả xúc phạm đến sự sống của những con người vô tội, cụ thể là các thai nhi trong dạ mẹ. Điều này đã được Huấn Thị Donum Vitae (Quà tặng Sự Sống) do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22.02.1987 khẳng định.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành. Con người phải được đối xử như một nhân vị kể từ khi thụ tinh, và vì vậy cũng từ lúc đó nhân quyền của nó phải được thừa nhận, trước hết là quyền sống bất khả xâm phạm của một con người vô tội.”
Thai nhi tự bản chất có quyền được sống – đó là quyền cơ bản nhất trong mọi quyền. Bằng cách nào để bảo vệ và cổ vũ tốt nhất quyền này vẫn là một vấn đề nan giải. Cần phải xác minh rõ ràng rằng, khởi đầu sự sống của con người không phải là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề thuộc khoa học. Chắc chắn giáo dục phổ thông là cần thiết đối với vấn đề khởi điểm sự sống con người. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chinh phục trái tim và ý kiến của con người nhờ giáo dục và thuyết phục để họ hiểu được khi nào thì sự sống con người bắt đầu cũng như sự sai trái của việc nạo phá thai. Chúng ta có nên đấu tranh để thông qua pháp luật nhằm phản đối nạo phá thai trước khi có được sự đồng tâm nhất trí nơi xã hội hay không? Đây là một vấn đề nan giải.
Trong khi chúng ta tìm cách cảnh báo mọi người về tội ác nạo phá thai, tôi nghĩ cần phải ghi nhớ lời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài viết:
“Những quyết định đi ngược lại sự sống đôi khi nảy sinh từ những tình huống khó khăn hoặc thậm chí từ các bi kịch về những đau khổ tột cùng, sự cô đơn, hoàn toàn không có triển vọng kinh tế, tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai. Những tình cảnh như thế có thể làm giảm nhẹ trách nhiệm chủ quan ở mức đáng kể, cũng như hậu qủa tội ác kèm theo của những người đã quyết định những điều này, mà tự thân nó là điều xấu.”
Nói cách khác, khi chúng ta cam kết nỗ lực bảo vệ quyền của những trẻ em sơ sinh chưa chào đời, chúng ta cần nhận thức được rằng, phụ nữ tìm đến biện pháp nạo phá thai thường là những người cần được giúp đỡ; kết tội không phải là một phương thức mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải tránh trở thành những người nhẫn tâm, tự cho mình là công chính khi muốn cải thiện những tệ đoan xã hội.
Kiên quyết với quan điểm sự sống con người bắt đầu từ khi thụ tinh và xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em sơ sinh chưa chào đời, điều này không đồng nghĩa với việc sự sống con người là điều thiện hảo tuyệt đối. Sự sống con người, dù là của đứa bé chưa ra đời, cũng cần phải được duy trì cho đến khi không thể kéo dài hơn nữa về mặt thể lý. Truyền thống Công Giáo liên quan đến việc duy trì sự sống đã được triển khai khá đầy đủ; nếu các biện pháp duy trì và bảo tồn sự sống không mang lại lợi ích và có hy vọng giúp cho bệnh nhân được bình phục, hoặc áp đặt gánh nặng quá mức, người mang bệnh chí tử hay người ủy nhiệm của bệnh nhân có thể được phép ngừng áp dụng các biện pháp trị liệu y khoa đó, ngay cả khi hậu qủa của các quyết định sẽ dẫn đến tử vong. Áp dụng các nguyên tắc này trong trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ chưa ra đời trên thực tế là đề xuất khó khăn, nhưng một sự thật của lời giáo huấn của chúng ta không nên qúa nhấn mạnh nhằm để bảo vệ những sự thật khác.
Tôi hy vọng rằng tất cả những gì mà chúng ta đã trình bày và trao đổi với nhau trong bài viết này sẽ tạo nên nền tảng vững chắc về mặt luân lý và nó sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn chúng ta trong những thảo luận kế tiếp liên quan đến sự sống của con người và tính khả xâm phạm. Đồng thời, tôi cũng tin rằng chính điều này sẽ đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận về vấn đề phá thai mà tôi hy vọng sẽ có cơ hội để trình bày trong các bài viết kế tiếp. Việc phá thai hiện nay đang được bàn tán sôi nổi trên thế giới, nhất là khi phương pháp phá thai được xem như là cách để điều hoà sinh sản hay hạn chế nạn nhân mãn. Điều này đã gây ra rất nhiều sự tranh luận và đem lại khó khăn cho các vị lãnh đạo tinh thần trong Giáo Hội Công Giáo - cũng như các Giáo Hội bạn và cả hàng ngũ giáo dân - trong thiện chí và nổ lực tìm kiếm một giải pháp luân lý thỏa đáng cho những vấn đề nan giải mà chúng ta đang phải đương đầu.
Linh mục Trần Mạnh Hùng
Tác giả giữ bản quyền - Copyright©2021 by the Author.
Linh mục Trần Mạnh Hùng, STD.
“Toàn bộ sự sống đều là tặng phẩm của Thiên Chúa, hay cũng có thể nói là một ân huệ. Sự sống chính là một phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này càng đúng hơn với sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình sự sống.”
DẪN NHẬP:
Tôi muốn khởi đầu bài viết này bằng việc khảo sát và đánh giá về các khám phá trong những thập niên gần đây đối với ngành phôi học, liên quan đến thời điểm khởi đầu sự sống con người, với những thông tin cập nhật và với những khám phá mới của ngành y-sinh học (Biomedical) cũng như trong lãnh vực đạo đức sinh học (Bioethics), mà hiện nay đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc thẩm định và lượng xét các giá trị luân lý và trách nhiệm đối với việc tôn trọng và bảo vệ sự sống con người, nhất là khi sự sống còn trong trứng nước và vô phương tự bảo vệ cho chính mình, tôi có ý ám chỉ đến các phôi. Ví dụ như việc dùng phôi người trong các cuộc thử-nghiệm, hay nghiên cứu, tỉ dụ như việc nhân bản vô tính (Cloning) được sử dụng như phương pháp trị-liệu (Therapeutic cloning) cho các chứng bệnh nan y. Hay việc sử dụng các phôi đông lạnh nhằm giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc vô sinh muốn có con, bằng phương pháp chuyển cấy phôi. Hiện nay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là cách thông thường mà các cặp vợ chồng vô sinh hay sử dụng nếu họ muốn có con.
Mục đích của bài viết này, trước tiên nhằm trình bày quan điểm thời đại về vấn đề phôi thai người. Nó sẽ được chia làm 2 phần: 1. Phần thứ nhất nói về sự phát triển của mầm phôi (pre-embryo) 2. Phần thứ hai sẽ đề cập đến phôi thai (embryo). Phần còn lại của bài viết này sẽ tập trung vào việc thảo luận và nhận định những gì liên quan đến các giá trị luân lý của phôi và việc tôn trọng phôi thai người (Human-embryo), dựa trên những khám phá gần đây nhất của ngành phôi thai học qua các dữ kiện khoa học.
I. MẦM PHÔI VÀ CÁC KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC
Hiện nay, trên toàn thế giới, đặc biệt trong khoa sinh học và cả trong Giáo Hội Công Giáo (gồm các triết gia, thần học gia, luân lý gia và cả một số vị đại diện hàng Giáo Phẩm), đã có những cuộc tranh luận sôi nổi và đôi lúc hơi nóng bỏng về thời điểm khởi đầu sự sống con người, về cá thể tính của con người (Human individuality) và về chân tính của nhân vị. Cho nên, trọng tâm của bài viết này không nhằm mục đích đưa ra những giải thích thỏa đáng cho vấn nạn mà chúng ta đề cập ở trên, nhưng chỉ ước mong được đưa ra một vài suy nghĩ để chúng ta cùng nhau thảo luận, và chia sẻ vơí nhau một vài khó khăn mà đời cũng như đạo hôm nay đang gặp phải, đặc biệt về phương diện đạo đức sinh học. Phần đầu tiên, tôi xin mạn phép duyệt lại các dữ kiện sinh học liên quan đến kiến thức khoa học của chúng ta về việc sự sống con người bắt đầu từ khi nào. Các dữ kiện đó có thể ảnh hưởng sâu đậm đến những suy tư và quan điểm của chúng ta về lúc khởi đầu sự sống con người. Trong huấn thị “Donum Vitae” do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/2/1987, số 1, Giáo Hội Công Giáo một lần nữa tái khẳng định lập trường không thay đổi về việc tôn trọng phôi thai người đã có từ lâu trong truyền thống Giáo Hội.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành.”
Dưới nhãn quan của người tín hữu Công Giáo, các giáo huấn của Giáo Hội cần chiếm một ưu thế trong lối suy tư và các minh định của chúng ta. Vì lý do đó mà chúng ta cần bình tâm và suy luận cho thấu đáo, để nhận xét xem khi nào thì “sự sống” con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối, theo như giáo huấn truyền thống của Giáo hội, mà chúng ta có thể chấp nhận và tin cách chí lý như là một giá trị tuyệt đối.
Toàn bộ sự sống đều là tặng phẩm của Thiên Chúa, hay cũng có thể nói là một ân huệ. Sự sống chính là một phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này càng đúng hơn với sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình sự sống.
1. CÁC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Các khám phá mới của chúng ta trong lãnh vực khoa sinh học, những thay đổi trong lý thuyết khoa học, những hiểu biết, các sáng kiến và niềm tin của thời đại hôm nay khác với thời trước rất nhiều. Đôi lúc, những khác biệt đó đã dẫn đến những sự xung đột nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng những khám phá khoa học gần đây nhất của con người ăn khớp một cách kỳ diệu với quan niệm di truyền học biểu sinh (Epigenetic) về vấn đề nguồn gốc của con người, mà các nhà thần học danh tiếng và các vị tiến sĩ Hội Thánh thời xưa đã từng công nhận, và hôm nay con số các vị công nhận càng gia tăng. Các vị này, ngày càng đồng ý hơn và giờ đây đã chấp nhận minh nhiên rằng: giây phút thụ tinh là giây phút sự sống phát sinh. Sau Công Đồng Tridentinô, vào đầu thế kỷ 17, người ta đã công nhận cách phổ biến lý thuyết “Sự sống phát sinh ngay lập tức”. Giả thuyết sự sống phát sinh ngay lập tức này (Immediate Animation) vẫn chiếm một ưu thế lớn trong các văn kiện của Giáo Hội hôm nay; ví dụ như Huấn Thị “Donum Vitae” (Quà Tặng Sự Sống) hay thông điệp “Evangelium Vitae” (Tin Mừng Sự Sống). Tất nhiên, quan điểm của Giáo Hội sẽ phong phú hơn và có sức thuyết phục rộng lớn, nhờ những khám phá của khoa y-sinh học ngày nay. Do đó, tôi thiết nghĩ, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn và công tâm nhìn nhận các chứng cứ của khoa học. Và các nhà thần học luân lý cũng nên sử dụng các dữ kiện khoa học này, khi thảo luận về tiến trình thụ tinh và thụ thai nhằm đưa ra những chuẩn mực luân lý cho vấn đề này. 2.
QUAN ĐIỂM THỜI ĐẠI VỀ VẤN ĐỀ PHÔI THAI NGƯỜI.
2. 1. Mầm phôi (Pre-embryo)
Một khám phá gây tranh cãi sôi nổi suốt hơn nhiều năm vừa qua là khám phá về năng lực khả thi (capacitation) - Một tiến trình mà nhờ đó tinh trùng trở nên có khả năng chui vào hay đâm thâu qua vỏ các trứng (hay con được gọi là noãn). Tinh trùng cần phải ở trong đường sinh sản của phụ nữ khoảng 7 giờ đồng hồ trước khi chúng sẵn sàng đâm xuyên qua các làn vỏ của trứng. Sự thụ tinh thường xảy ra ở cuối ống dẫn trứng (fallopian tube) sát bên buồng trứng. Tinh trùng thường phải tiếp xúc với trứng trong vòng mười giờ, vì nếu không xảy ra sự thụ tinh trong vòng hai mươi bốn giờ, thì tinh trùng sẽ chết. Tuy nhiên, thụ tinh không chỉ đơn giản là việc tinh trùng chọc thủng vỏ của trứng. Hơn thế nữa, nó là một tiến trình sinh hoá phức tạp, mà qua đó, một tinh trùng chọc thủng dần dần các lớp vỏ khác nhau của trứng. Chỉ sau khi tinh trùng đơn độc này đã chọc thủng hoàn toàn trứng và nhân thể đơn bội cái (Haploid female nucleus) chỉ có một cặp nhiễm sắc thể đã phát triển, làm cho bào tương (cytoplasm) của trứng và các dung lượng nhân (Nuclear contents) của tinh trùng mới hoàn toàn hòa lẫn với nhau cho ra một thực thể với nhiễm sắc thể lưỡng bội (Diploid set of chromosome). Tiến trình này được gọi là sự hợp-giao. Phải mất khoảng hai mươi bốn giờ để hoàn tất và cho ra đời một thực thể (Entity) gọi là hợp tử (Zygote - trứng thụ tinh). Vì thế, tiến trình này (điều quan trọng chúng ta cần phải ghi nhận: đây là một tiến trình) nói chung phải mất khoảng 12-24 giờ để hoàn tất và phải mất thêm 24 giờ khác nữa để nhân của hai thể đơn bội có thể hoà lẫn vào nhau.
Sự thụ tinh hoàn tất với 4 giai đoạn chính: 1. Cho ra đời một thực thể đầy đủ 46 nhiễm sắc thể 2. Xác định nhiễm sắc thể giới tính (sex chromosome) 3. Thiết lập khả năng biến dị di truyền 4. Khởi sự tiến trình phân chia tế bào của thực thể.
Sau khi tinh trùng đã chọc thủng các lớp vỏ khác nhau của trứng thì bước kế tiếp là khởi sự tiến trình phân chia tế bào, trứng đã thụ tinh bắt đầu cuộc hành trình của mình đi từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Khoảng 30 giờ sau khi trứng đã thụ tinh, tế bào (trứng) sẽ phân làm đôi, khoảng 40-50 giờ, thì tế bào sẽ phân làm bốn, và khoảng 60 giờ sau thì tế bào sẽ phân làm tám. Khi phôi tiến vào tử cung thì có 16 tế bào ở giai đoạn phôi dâu (Morula). Các phôi dâu này xuất hiện vào ngày thứ tư. Trong khoảng thời gian từ giữa ngày thứ sáu và ngày thứ bảy, phôi bào (blatocyst) sẽ tiến tới vách tử cung (uterine wall) và bắt đầu tiến trình làm tổ (implantation) ở đó, nhờ thế nó có thể tiếp tục phát triển. Tiến trình làm tổ này sẽ hoàn tất vào cuối tuần thứ hai (khoảng 14 ngày). Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần biết, đó là từ tình trạng phôi bào đến khi tiến trình làm tổ hoàn tất, mầm phôi vẫn có khả năng phân chia thành các thực thể đa phần (multiple entities), điều này giải thích lý do tại sao có hiện tượng sinh đôi.
2.2. Phôi thai (Embryo)
Giai đoạn phát triển chính yếu kế tiếp là giai đoạn phát triển phôi thai. Giai đoạn này bắt đầu từ tuần thứ ba của thời kỳ thai nghén. Nó khởi sự với việc hoàn tất tiến trình làm tổ của mầm phôi ở vách tử cung và việc phát triển đa dạng các mô liên kết giữa mầm phôi và vách tử cung. Có hai công việc chính sẽ xảy ra ở giai đoạn này:
1. Thứ nhất là việc hoàn tất sự hình thành phôi vị (gastrulation) tái sắp xếp cách trật tự và phù hợp các tế bào ở phôi thai.
2. Thứ hai là tiến trình hình thành phôi thai (embryo-genesis) hay hình thành sinh thể (human organgenesis), bắt đầu từ tuần thứ ba và hoàn tất vào cuối tuần thứ tám. Tiến trình này dẫn đến kết quả là sự phát triển toàn bộ cơ quan nội tại và các cấu trúc chính bên trong và bên ngoài bào thai.
2.3. CÁC THẨM ĐỊNH CỦA LUÂN LÝ.
Một khám phá đầy ý nghĩa của khoa sinh học hiện đại là sự thụ tinh, nói theo ngôn ngữ sinh học, là một tiến trình bắt đầu với việc tinh trùng chọc thủng lớp vỏ bên ngoài của noãn (trứng) và kết thúc với việc hình thành nhiễm sắc thể lưỡng bội (formation of diploid set of chromosomes). Tiến trình này sẽ phải mất ít nhất là 24 tiếng đồng hồ. Điều này làm nảy sinh một vấn nạn: Chúng ta phải hiểu cụm từ “giây phút thụ tinh” thường được sử dụng trong các văn kiện của Giáo Hội như thế nào? Theo những khám phá gần đây của khoa học, đặc biệt là ngành phôi thai học, thì chỉ khi nào sự thụ thai được hoàn tất theo tiến trình tự nhiên của sinh học, khi ấy chúng ta mới có một thực thể (entity) sống động và một cấu trúc di truyền của loài người. Như tôi đã nói ở trên, trứng thụ tinh này có khả năng phân chia thêm thành nhiều phần nữa (dĩ nhiên phải đi theo một tuần tự phát triển). Nên chúng ta có thể nói gì trước sự xác tín của huấn thị Donum Vitae và Declaration on Procured Abortion:
“Ngay từ khi trứng được thụ tinh, một sự sống mới được bắt đầu mà sự sống ấy không phải của cha cũng chẳng phải của mẹ, nhưng đúng hơn đó là sự sống mới của một con người mới và nó có thể tự mình phát triển.”
Chúng ta phải suy nghĩ thế nào về điều vừa trích dẫn ở trên, sao cho phù hợp với những khám phá mới của sinh học? Vì chúng ta rất có lý để nói rằng: sự sống hiện diện trong trứng vừa mới thụ tinh thì khác biệt với sự sống nơi cha và mẹ và quả thực, sự sống ấy luôn là sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sau khi trứng thụ tinh thì mọi sự đã hoàn tất và cũng không có nghĩa là trong trứng thụ tinh ấy đã có sự hiện diện của một con người cá thể độc nhất vô nhị (single human individual) hay “cá thể xét theo bản thể học” (Ontological individual) như linh mục tiến sĩ Norman Ford, S.D.B đề nghị, vì ông định nghĩa “cá thể xét theo bản thể học” là một thực thể cụ thể độc nhất hiện hữu như một hữu thể riêng biệt; nó không là sự tập hợp của những phần tử nhỏ hơn, cũng không đơn thuần là một phần nhỏ trong cái tổng thể lớn hơn.
Sự duy nhất và độc nhất vô nhị về mặt di truyền chỉ có sau khi tiến trình làm tổ hoàn tất và tiến trình hạn định kết thúc. Việc làm tổ chỉ xảy ra một tuần sau khi việc thụ tinh bắt đầu, và cá thể tính (individuality) không xuất hiện trước tuần thứ tư kể từ lúc thụ tinh. Vì thế, nếu chúng ta coi việc làm tổ (implantation) là dấu hiệu của sự thụ thai và sự hình thành con người độc nhất (human singleness), thì cần nhớ rằng dấu hiệu đó chỉ có sau khi việc thụ tinh bắt đầu đã được một tuần. Còn nếu chúng ta coi việc kết thúc tiến trình thụ tinh là dấu hiệu của việc hình thành con người độc nhất, thì phải nói rằng dấu hiệu đó chỉ xuất hiện ít là 3 tuần sau khi thụ tinh. Thế mà cá thể tính bất khả hồi (irreversible individuality) lại là yếu tố cần thiết và là điều kiện căn bản để hình thành nhân vị (Human Person). Theo Linh mục Tiến sĩ Norman Ford: nhân vị không phải là kết qủa của một phép cộng đơn giản giữa tính người và cá tính cá thể, sẽ không có được một nhân vị nếu chưa có con người cá biệt (human individual), là thực thể chỉ có sau khi tiến trình cá thể hóa (individuation) đã hoàn tất, tức là 3 tuần sau khi trứng thụ tinh. Ông nhấn mạnh rằng: “không phải trứng đã thụ tinh cũng không phải phôi bào là một con người cá thể, mặc dù nó có sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền và khác biệt với bố mẹ.” Và để làm tỏ vấn đề này, ông ta đã đưa ra hai lý do sau: 1. Tiềm năng sinh đôi sẽ còn đó, mãi cho tới khi khởi sự việc hình thành phôi vị (gastrulation), mặc dù, hiếm khi nó xuất hiện ở giai đoạn sau cùng này. 2. Một trứng thụ tinh khi đã phân chia vẫn có thể tái hợp nhất và khi đó sẽ lại nảy sinh một cá thể (mặc dù hiếm xảy ra). Vì thế, ông chủ trương cá thể (individual) không thể là một nhân vị (Human Person) cho tới khi cá thể tính (individuality) được hình thành, và đối với ông, cá thể tính chỉ xuất hiện, sau khi mầm phôi có tính di truyền độc nhất vô nhị này làm tổ xong, và kết thúc tiến trình hạn định của nó để thành hình một sinh thể có tính chất độc nhất vô nhị và hợp nhất (unified organism). Từ đấy, ông đi đến kết luận:
“Một cá thể không là một cá thể - và vì thế cũng không là một con người - cho tới khi tiến trình hạn định (là tiến trình thụ tinh kéo dài trong vòng ba tuần và kết thúc với việc làm tổ và việc hình thành phôi vị) hoàn tất và sự mãn kỳ thụ tinh của các tế bào xuất hiện. Khi ấy và chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ tường tận rằng một cá thể khác (another individual) không thể phát xuất từ các tế bào của phôi thai này nữa. Và cũng chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ ràng rằng phôi thai cá biệt đặc biệt này (particular individual embryo) cũng sẽ chỉ là phôi thai độc nhất vô nhị (single embryo) này mà thôi.”
Vì thế, ông nói thêm: “Nếu không có thực thể người độc nhất vô nhị (single human entity) thì cũng không có một hữu thể hay bản vị.” Tuy nhiên sau này Linh mục Tiến Sĩ Norman Ford, đã rút lại lập trường của mình về tuyên bố trên và lập trường của ông đã bị các nhà thần học gia luân lý nổi tiếng trên thế giới công kích, ngay cả Tòa Thánh Vatican.
Ngoài ra cũng có một lập luận khác, do các bác học và y sĩ chuyên gia cũng như thần học gia luân lý, nổi bật nhất là y sĩ bác học Jerome Lejeune (Pháp) đã đưa ra những dữ kiện khoa học mới nhất nhằm chứng minh rằng, ngay từ giây phút trứng thụ tinh đã xuất hiện sự sống độc nhất vô nhị của con người theo mã số di truyền. Và chính Ông cũng là khách danh dự được mời làm nhân chứng tại phiên tòa ở thành phố Maryville, tiểu bang Tennessee, nước Hoa Kỳ với tư cách là người đại diện cho giới bác sĩ và khoa học gia, nhằm cung cấp các chứng cớ mới nhất về ngành phôi học cho quan tòa.
Nhằm phản biện lại các lập luận đã được tôi trưng dẫn trước đây, do nhóm ủng hộ lập trường cho rằng:
1. Phôi người chưa phải là một con người cá biệt vào thời điểm trứng thụ tinh
2. Cá thể chỉ hiện diện sau thời gian 14 ngày, kể từ khi trứng thụ tinh.
Kiến thức về quá trình phát triển phôi người đã được gia tăng trong suốt 50 năm vừa qua. Đối với thế hệ của chúng ta, vốn kiến thức này đã tăng lên đáng kể, chủ yếu nhờ vào các thiết bị điện tử hiện đại cũng như khả năng tiến hành quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trên thực tế một vài cách hiểu khác hẳn nhau về ý nghĩa của quá trình phát triển sinh học về con người vẫn thường được trình bày, như đã được cập ở phần trên. Nhưng các nhà phôi học lại nhất trí về các sự kiện khoa học trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển người. Những phát hiện sinh học dưới đây cũng đạt được sự đồng thuận của các nhà nổi tiếng về phôi học người:
Thứ nhất, quá trình phát triển người bắt đầu khi tinh trùng kết hợp với trứng. Sự sống bắt đầu từ thời điểm thụ tinh khi một tế bào, gọi là hợp tử, được hình thành nhờ sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Thứ hai, hợp tử không phải là một nhân người tí hon, (không phải là hình tạo trước của con người) nhưng lại phát triển theo chiều hướng biểu sinh. Cấu trúc và cơ quan của bào thai tương lai, trẻ sơ sinh, thiếu niên và người trưởng thành hiện diện tiềm tàng trong tế bào hợp tử.
Thứ ba, hợp tử có đầy đủ tất cả các mã số di truyền (hệ gen người) là cơ sở cho quá trình phát triển người trong tương lai. Về tiềm năng, hợp tử có chứa mọi thứ cần thiết cho sự phát triển của bào thai thành người trưởng thành có ý thức. Hệ gen chính là bản thiết kế và cũng là tác nhân hiệu quả gây ra quá trình phát triển người.
Từ quan điểm hình chất luận [hylomorphism], chất liệu của hợp tử tương xứng với mô thức [form] (tâm linh con người). Chất thể của phôi, là hệ gen, bao gồm 46 nhiễm sắc thể và vô số gen, phải được kích hoạt nhờ mô thức có khả năng làm sinh động chất thể phù hợp với tiềm năng của nó. Chúng ta gọi mô thức này là linh hồn con người. Do đó, hợp tử ở thời điểm thụ tinh không phải là con người tiềm năng, mà là hữu thể người với tiềm năng chủ động.
Jerome Lejeune đã trình bày các chứng cớ mới nhất được khám phá bởi các khoa học gia nghiên cứu về ngành phôi học và họ đã xác minh rằng:
1. Mỗi người trong chúng ta đều được hình thành một cách độc nhất vô nhị, ngay từ giây phút trứng thụ tinh.
2. Từ “mầm phôi” (pre-embryo) thực sự không có. Từ này không có xuất hiện trong bất kỳ cuốn Từ Điển Bách Khoa hoặc Từ Điển thông thường, ngay cả các phần tham chiếu cụm từ “mầm phôi” cũng không thấy có. Bởi vì trước khi phôi được tạo thành hoặc hiện hữu thì chỉ có trứng và tinh trùng; khi trứng được phối với tinh trùng thì chúng ta có một thực thể gọi là hợp tử; và khi hợp tử tự phân chia thì đó gọi là phôi.
3. Từ khi tế bào đầu tiên xuất hiện (trong trứng đã thụ tinh), thì mọi yếu tố di truyền cần thiết để phát triển thành một cá thể đã hiện hữu.
4. Khi trứng được phối bởi tinh trùng, thì một tế bào “đặc biệt” xuất hiện, đặc biệt ở khía cạnh là sẽ không bao giờ có một tế bào nào giống y hệt như vậy nữa và có chung một chỉ dẫn thông tin về sự hình thành của một cá thể trong tương lai sẽ được tạo thành.
5. Không có bất kỳ một khoa học gia nào đã đưa ra ý kiến cho rằng: phôi như là đồ vật hay là vật sở hữu. Một khi sự sống con người được hình thành thì họ là người. Ông ta còn đi xa hơn một bước nữa và khẳng định rằng: chúng ta có thể làm các cuộc thử nghiệm và chứng minh cho thấy là ở vào giao đoạn mà trứng thụ tinh phát triển và có khoảng 4 tế bào, thì vào thời điểm này ta có thể khẳng định rằng: mỗi một cá nhân/cá thể đều hoàn toàn khác biệt so với người khác và cái phần trăm mà để cho ta có thể tìm thấy một tế bào nào đó giống hệt như một tế bào khác, xét về mặt di truyền tính, thì chỉ có may ra xảy ra 1 lần trên một tỷ (1/1.000.000.000).
6. Lejeune cũng đã chứng mình cho thấy cả 23 nhiễm sắc thể có trong tinh tùng và 23 nhiễm sắc thể hiện diện trong trứng đã có đầy đủ tất cả các thông tin và cấu tử di truyền để sau này phát triển thành những nét đặc trưng của một nhân vị cá thể, cho nên khi trứng được phối bởi tinh trùng và sự kiện thụ tinh diễn ra thì ngay lúc đó, một con người cá biệt đã hình thành, và mọi thông tin về di truyền tính để sau này phôi có thể phát triển trở thành con người đó đã hiện diện đầy đủ trong tế bào hợp tử (là trứng đã được thụ tinh). Điều này đã không xảy ra trước đó và nó cũng sẽ không bao giờ diễn ra như vậy nữa.
Cho nên, điều rất quan trọng là chúng ta cần am tường và hiểu biết về tiến trình của việc thụ tinh là giây phút đầu tiên của sự sống con người, trong đó, mỗi người chúng ta đều có một khởi điểm kỳ diệu và độc nhất vô nhị. Sự hình thành toàn diện của một con người sau này, thì chính khoa học đã chứng minh cho thấy, là nó đã được bắt đầu từ giây phút linh thiêng đó. Mặc dù rất có thể là linh hồn được phú cho dạng thể người (human form), vào thời điểm trứng thụ tinh, tuy nhiên, Giáo hội vẫn chưa xác định điều này.
Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”. Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”.9 Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác. Thánh bộ nói rõ: “những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây phút/thời điểm đầu tiên xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một sinh vật người sống mà lại không phải là con người?
Trong Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae), Đức cố Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định các tuyên bố trên, nhưng một lần nữa không xác định chính xác thời điểm khi nào thì phú hồn diễn ra (ensoulment). Liệu Giáo hội có thể xác định thời điểm khởi đầu sự sống con người, dựa trên nền tảng các chứng cứ triết học hay không? Những sự thật tâm linh (spiritual truths) khác cũng được định nghĩa dựa trên nền tảng chứng cứ triết học, ví dụ, họ cho rằng: lý tính và linh hồn của trí tuệ là dạng thể/ hình thế của cơ thể con người – the rational intellectual soul is the form of human body. Về phần cá nhân tôi, mặc dù tôi xác tín rằng những sự hiểu biết về triết học đủ để có thể đưa ra xác quyết việc phú hồn diễn ra ngay giây phút trứng thụ tinh, nhưng tôi thấu hiểu sự e dè – mang tính cẩn trọng của Giáo hội. Kiến thức sinh học không ngừng phát triển và biến đổi. Mặc dù hiện nay chúng ta được biết khá nhiều về sự sinh ra của con người, và tất cả những kiến thức này đều quy hướng cho ta thấy là dạng thức lý trí hiện diện từ thời điểm thụ tinh, nhưng đồng thời vẫn còn nhiều điều mà chúng ta chưa được biết về hoạt động của linh hồn con người và tiến trình phát sinh con người.
Dưới ánh sáng của các khám phá mới lạ và đầy sức thuyết phục mà khoa học hiện nay đang cung cấp, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau duyệt xét lại về ý nghĩa và giá trị luân lý của mầm phôi (pre-embryo).
3. MẦM PHÔI VÀ Ý NGHĨA LUÂN LÝ
Thomas Shannon và một số tác giả ủng hộ lập trường: cá thể chỉ hiện hữu sau 14 ngày, khi trứng đã thụ tinh, thì cho rằng trứng thụ tinh chưa có thể được xem là một “cá thể” về mặt thể lý (physical individual) cho tới khi tiến trình làm tổ hoàn tất. Thêm vào đó, họ cũng đồng ý rằng: sẽ không đạt được cá thể tính cách trọn hảo, nếu tiến trình hạn định chưa hoàn tất, vì khi đó các tế bào vẫn chưa đánh mất tính toàn năng (totipotency) của nó. Vì thế, thời gian ấn định để đạt được cá thể tính về mặt thể lý nằm giữa khoảng từ tuần thứ 1 cho đến tuần lễ thứ 3. Cho nên, không thể nói một cách đơn giản rằng sự hiện hữu của cá thể (individual's being) đã có mặt ngay từ giây phút thụ tinh (moment of fertilization). Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng: một cá thể đích thực - một con người cá thể - chỉ có được từ tiến trình thụ tinh. Điều này có nghĩa là, thực tại tính của một con người sẽ không hiện hữu ít nhất cho đến khi tiến trình cá thể hoá (individualization) xuất hiện. Cá thể tính là điều kiện tuyệt đối và cần thiết cho việc hình thành một bản vị tính (personhood). Từ những chứng cứ trên Shannon kết luận rằng: Không có cá thể (individual) thì cũng không có bản vị (person) cho tới khi tiến trình hạn định và việc hình thành ngôi vị hoàn tất, thời gian để hoàn tất là khoảng ba tuần sau khi thụ tinh. Vì thế, nếu huỷ một mầm phôi người vào thời điểm này thì chắc chắn sẽ kết thúc sự sống và chấm dứt sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền của mầm phôi. Và như thế về mặt luân lý hẳn nhiên hành vi đó không thể bị kết tội là giết người, vì ở thời điểm này cá thể tính chưa hiện hữu.
Thứ đến, ông vẫn duy trì lập trường rằng: ở giai đoạn này (từ lúc thụ tinh đến tuần thứ ba), mầm phôi không cần được bảo vệ cách tuyệt đối. Nhưng vì mầm phôi là một sinh thể (có sự sống), lại được ban cho khả năng độc nhất vô nhị về mặt di truyền, nên cũng cần đặt ra các quy luật bảo vệ sự sống cho mầm phôi, nhưng điều này không phải là tuyệt đối. Hẳn nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm của một số các thần học gia luân lý được đưa ra để nhận định và thảo luận. Lẽ dĩ nhiên, trong một xã hội mà chủ nghĩa đa văn hóa, đa tư tưởng luôn được khuyến khích và ủng hộ, ắt nhiên sẽ không thể tránh khỏi sự khác biệt về cách thức suy luận, nhất là hiện nay khi những vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận, và khoa y-sinh học cũng đang cung cấp thêm cho chúng ta những dữ liệu chính xác hơn về tiến trình thụ thai, bởi những khám phá mới do sự tiến triển của ngành y học hiện đại. Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”. Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Giáo Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”. Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác. Thánh bộ nói rõ:
“Những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây phút đầu tiên khi xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một sinh vật người mà lại không phải là con người?”
Chỉ cần điểm qua các văn kiện của Huấn Quyền cũng như các tài liệu y khoa bàn về những khám phá mới của ngành phôi học, thì chúng ta cũng đã thấy có nhiều sự hóc búa và éo le khi bàn luận về khởi điểm sự sống của con người và về sự hiện diện của một nhân vị cá thể ngay khi trứng thụ tinh. Quả thực, đây là một công việc nhiêu khê và không mấy dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên, người viết muốn phân tích một cách nghiêm túc các nhận định, lập trường và quan điểm của các phe đã lên tiếng đóng góp ý kiến của mình trong cuộc tranh luận này, hầu có thể đưa ra một cái nhìn khách quan và đúng với tinh thần giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc tôn trọng sự sống con người mà gần đây Bộ Giáo Lý và Đức Tin đã phổ biến một huấn thị, nhằm trình bày các giáo huấn luân lý của Giáo Hội sao cho phù hợp với các khám phá mới của ngành y khoa trong thế kỷ thứ 21 này. Đây là một văn kiện rất quan trọng trực tiếp đề cập đến các lãnh vực nghiên cứu phôi người, việc sử dụng các tế bào gốc cho những mục đích chữa trị cũng như trong những lãnh vực y học thực nghiệm khác. Những vấn đề mới mẻ này đòi hỏi phải có câu trả lời thích đáng.
KẾT LUẬN
Sau khi duyện xét các lý chứng đã được trình bày trong bài viết này, tôi cho rằng: sự sống của con người được bắt đầu từ giây phút trứng thụ tinh và con người ấy là một nhân vị cá thể mang tính chất độc nhất vô nhị, và có đầy đủ phẩm giá của một con người, cần phải được tôn trọng, dù “con người ấy” chưa có khả năng để hiện thực hóa hoặc phát triển một cách đầy đủ và trọn vẹn tất cả các tiềm năng đã được phú bẩm ngây từ giây phút thụ tinh. Nếu chúng ta tự đặt câu hỏi: “Có khi nào một nhân vị không phải là con người?” Câu trả lời hẳn nhiên là không bao giờ. Và giả như chúng ta hỏi ngược lại: “Có khi nào một con người không phải là một nhân vị?” Tôi giả thiết câu trả lời sẽ giống như trên, nghĩa là không bao giờ. Vì lẽ đó, mà tôi cho rằng: tất cả phôi người cần phải được tôn trọng một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Đồng thời, các quyền của phôi cần phải được công nhận như là quyền của một con người, trong đó, quyền được sống và quyền bất khả xúc phạm đến sự sống của những con người vô tội, cụ thể là các thai nhi trong dạ mẹ. Điều này đã được Huấn Thị Donum Vitae (Quà tặng Sự Sống) do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22.02.1987 khẳng định.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành. Con người phải được đối xử như một nhân vị kể từ khi thụ tinh, và vì vậy cũng từ lúc đó nhân quyền của nó phải được thừa nhận, trước hết là quyền sống bất khả xâm phạm của một con người vô tội.”
Thai nhi tự bản chất có quyền được sống – đó là quyền cơ bản nhất trong mọi quyền. Bằng cách nào để bảo vệ và cổ vũ tốt nhất quyền này vẫn là một vấn đề nan giải. Cần phải xác minh rõ ràng rằng, khởi đầu sự sống của con người không phải là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề thuộc khoa học. Chắc chắn giáo dục phổ thông là cần thiết đối với vấn đề khởi điểm sự sống con người. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chinh phục trái tim và ý kiến của con người nhờ giáo dục và thuyết phục để họ hiểu được khi nào thì sự sống con người bắt đầu cũng như sự sai trái của việc nạo phá thai. Chúng ta có nên đấu tranh để thông qua pháp luật nhằm phản đối nạo phá thai trước khi có được sự đồng tâm nhất trí nơi xã hội hay không? Đây là một vấn đề nan giải.
Trong khi chúng ta tìm cách cảnh báo mọi người về tội ác nạo phá thai, tôi nghĩ cần phải ghi nhớ lời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài viết:
“Những quyết định đi ngược lại sự sống đôi khi nảy sinh từ những tình huống khó khăn hoặc thậm chí từ các bi kịch về những đau khổ tột cùng, sự cô đơn, hoàn toàn không có triển vọng kinh tế, tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai. Những tình cảnh như thế có thể làm giảm nhẹ trách nhiệm chủ quan ở mức đáng kể, cũng như hậu qủa tội ác kèm theo của những người đã quyết định những điều này, mà tự thân nó là điều xấu.”
Nói cách khác, khi chúng ta cam kết nỗ lực bảo vệ quyền của những trẻ em sơ sinh chưa chào đời, chúng ta cần nhận thức được rằng, phụ nữ tìm đến biện pháp nạo phá thai thường là những người cần được giúp đỡ; kết tội không phải là một phương thức mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải tránh trở thành những người nhẫn tâm, tự cho mình là công chính khi muốn cải thiện những tệ đoan xã hội.
Kiên quyết với quan điểm sự sống con người bắt đầu từ khi thụ tinh và xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em sơ sinh chưa chào đời, điều này không đồng nghĩa với việc sự sống con người là điều thiện hảo tuyệt đối. Sự sống con người, dù là của đứa bé chưa ra đời, cũng cần phải được duy trì cho đến khi không thể kéo dài hơn nữa về mặt thể lý. Truyền thống Công Giáo liên quan đến việc duy trì sự sống đã được triển khai khá đầy đủ; nếu các biện pháp duy trì và bảo tồn sự sống không mang lại lợi ích và có hy vọng giúp cho bệnh nhân được bình phục, hoặc áp đặt gánh nặng quá mức, người mang bệnh chí tử hay người ủy nhiệm của bệnh nhân có thể được phép ngừng áp dụng các biện pháp trị liệu y khoa đó, ngay cả khi hậu qủa của các quyết định sẽ dẫn đến tử vong. Áp dụng các nguyên tắc này trong trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ chưa ra đời trên thực tế là đề xuất khó khăn, nhưng một sự thật của lời giáo huấn của chúng ta không nên qúa nhấn mạnh nhằm để bảo vệ những sự thật khác.
Tôi hy vọng rằng tất cả những gì mà chúng ta đã trình bày và trao đổi với nhau trong bài viết này sẽ tạo nên nền tảng vững chắc về mặt luân lý và nó sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn chúng ta trong những thảo luận kế tiếp liên quan đến sự sống của con người và tính khả xâm phạm. Đồng thời, tôi cũng tin rằng chính điều này sẽ đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận về vấn đề phá thai mà tôi hy vọng sẽ có cơ hội để trình bày trong các bài viết kế tiếp. Việc phá thai hiện nay đang được bàn tán sôi nổi trên thế giới, nhất là khi phương pháp phá thai được xem như là cách để điều hoà sinh sản hay hạn chế nạn nhân mãn. Điều này đã gây ra rất nhiều sự tranh luận và đem lại khó khăn cho các vị lãnh đạo tinh thần trong Giáo Hội Công Giáo - cũng như các Giáo Hội bạn và cả hàng ngũ giáo dân - trong thiện chí và nổ lực tìm kiếm một giải pháp luân lý thỏa đáng cho những vấn đề nan giải mà chúng ta đang phải đương đầu.
Linh mục Trần Mạnh Hùng
Tác giả giữ bản quyền - Copyright©2021 by the Author.