Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu nhiệm
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
23:14 12/12/2011
Chúa nhật 4 mùa vọng (BĐ1. 2 Sam 7,1-5.8b-11.16; BĐ2. Rm 16,25-27; Lc 1,26-38).
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời, nay được tỏ bày cho nhân loại. Trong lịch sử Do-thái cũng như lịch sử ơn cứu độ, Vua Đavít và vua Solomon trị vì dân Do-thái ở Giêrusalem khoảng năm 1020-930 B.C. Khi đã dẹp yên loạn lạc vây quanh, dân chúng sống trong cảnh thái bình và an cư lạc nghiệp. Vua Đavít ngự trong cung điện sang trọng bằng gỗ bá hương nhưng Hòm Bia Chúa vẫn lưu giữ trong Lều Tạm bằng da. Chúng ta biết rằng Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Mười Giới Răn. An cư trong miền Đất Hứa, vua Đavít đã gợi ý với tiên tri Nathan, xây một Đền Thờ để Hòm Bia Chúa và nơi Chúa hiện diện với Dân Ngài.
Sinh thời, Đavít chỉ là đứa trẻ chăn chiên ngoài đồng. Thiên Chúa đã chọn và gọi Đavít lên làm thủ lãnh Israel dân Chúa. Chúa đã đồng hành với ông trong mọi nẻo đường. Chúa ban cho ông muôn vàn ân sủng. Vua đã chiến đấu bảo vệ và chăn dắt đoàn dân của Chúa. Đavít đã quy tụ họ về một mối. Về cá nhân, đã có nhiều lần vua lỗi phạm đến Chúa nhưng nhờ lòng khiêm hạ thống hối, Chúa đã tha tội cho vua. Chúa còn hứa với Đavít rằng: Nhà của ngươi và triều đại của ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Chúa. Qua lịch sử của Dân Do-thái, trăm năm về sau, các vị vua nối nghiệp dần dần sống sa đọa và từ bỏ Chúa.
Chúa luôn giữ lời đã hứa với Đavít là cho ngôi báu vững bền mãi mãi. Ngôi báu uy quyền này không phải là thế quyền cai trị mà là ngôi báu vĩnh cửu sẽ trao ban cho dòng dõi của vua. Qua dòng dõi Đavít, Thiên Chúa sẽ ban Đấng Cứu Thế để giải thoát dân khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Chính Chúa Giêsu đã được xưng tụng là con vua Đavít theo nghĩa này: Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần Đa-vít, Người đã cho xuất hiện. Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta (Lc 1,68-69).
Đi vào lịch sử của Dân Chúa chọn, Thiên Chúa đã từng bước vén bức màn mầu nhiệm để hướng dẫn lịch sử cứu độ. Ơn cứu độ rất cần thiết cho con người trong mọi thời đại. Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ trong thời gian. Từ thời vua Đavít cho tới khi dòng dõi của ngài xuất hiện cách nhau cả một ngàn năm. Đã có biết bao nhiêu thế hệ đã qua đi trong thời gian của thiên niên kỷ. Chúng ta biết rằng không mấy ai sống qúa một trăm năm, vậy mà những lời hứa và chương trình cứu độ của Thiên Chúa đều có liên hệ với các thế hệ tiếp theo. Sự liên đới lịch sử ơn cứu độ là một công cuộc cứu chuộc liên tục từ dòng dõi này tới dòng dõi kia. Mọi biến cố của thời đại xảy ra đều liên quan đến chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã quan phòng.
Những sự tiên báo của các tiên tri dần dần được thực hiện một cách cụ thể trong thời gian và không gian. Thánh Luca đã ghi nhận sư kiện vĩ đại rằng Thiên thần Gabriel được Chúa sai đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít. Thánh Giuse thuộc chi họ Đavít sẽ là cha nuôi của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Vai trò của thánh Giuse rất quan trọng về mặt gia đình hợp pháp theo họ tộc. Trinh nữ Maria thụ thai Con Một Thiên Chúa là bởi phép Chúa Thánh Thần. Như thế, thánh Giuse đích thực là người cha nuôi dưỡng Chúa Giêsu. Thánh Giuse là đấng công chính được sống cận kề bên Chúa Con và Đức Maria là một đặc ân cao cả. Ngài đã yêu thương, bảo vệ và xây dựng gia đình thánh trong hạnh phúc. Còn ơn cao trọng nào quý báu hơn, thánh Giuse đã được phần tốt nhất. Mỗi người chúng ta cũng mong được đến gần bên Chúa, làm môn đệ của Chúa, làm chứng nhân cho Chúa và được sống trong ân tình với Chúa và mẹ Maria.
Trong cuộc truyền tin, mầu nhiệm được giữ kín, nay đã được tỏ bày. Đó là Mầu Nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa hạ thân làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đức Maria đã cúi đầu xin thưa: Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền. Qua lời truyền bởi quyền năng Chúa Thánh Thần Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của con người. Lời xin vâng của Đức Maria đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã đích thân hạ thế ban ơn cứu độ và giải thoát chúng sinh.
Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Rôma đã xác tín về mầu nhiệm nhập thể. Nhờ qua các tiên tri loan báo và các chứng nhân thông tri về ơn cứu độ cho các Dân Ngoại. Mầu nhiệm được tỏ bày và được rao truyền cho mọi người. Chính thánh Phaolô đã được mời gọi để loan truyền lời giảng dạy và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô cho dân ngoại. Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta có sứ mệnh truyền rao chân lý phúc âm của Chúa. Sống chứng nhân niềm tin trong cuộc sống hằng ngày để giới thiệu Chúa tới mọi người, tới gia đình, xóm giềng, nơi làm việc và mọi nơi trong cuộc sống.
Ngày xưa Vua Đavít đã muốn xây đền thờ để lưu giữ Hòm Bia và là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và hiện diện với dân Người. Ước mơ của Đavít không được hoàn thành, vì tay vua đã nhuốm máu của biết bao sinh mạng. Nhưng vua Đavít đã chuẩn bị mọi vật liệu quý giá cần thiết để người con là vua Solomon hoàn tất việc xây dựng đền thờ Chúa.
Khi đến thời, đến buổi, Thiên Chúa đã chọn riêng cho Con Một của Ngài một cung lòng không vết nhơ, không tì ố và không nhăn nheo, để xuống thế làm người. Sau lời ‘xin vâng’ của trinh nữ Maria, Thiên Chúa đã cư ngụ giữa loài người. Ngài là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Với sự khiêm tốn và hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa, Đức Maria đã được Thiên Chúa ban tràn đầy ân sủng. Đức Maria đã dâng lời ngợi khen: Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn (Lc 1,48-49). Đức Maria hoàn toàn phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Maria dâng lời ca ngợi và cảm tạ vì Đấng Toàn Năng đã làm biết bao điều cao cả. Đức Maria nhận biết tất cả mọi hồng ân tuyệt vời đều do bởi Thiên Chúa.
Cùng như Đức Maria, trong những ngày Mùa Vọng, chúng ta hãy dừng lại đôi chút để suy nghĩ và nhận biết những hồng ân diệu vời mà Chúa đã ban cho chúng ta. Tất cả là hồng ân từ sự sống con người, niềm tin và cuộc sống. Chúng ta được biết Chúa, yêu mến Chúa và phụng thờ Chúa đã là một hồng ân. Chúng ta hãy sống từng giây, từng phút trong ân tình của Chúa. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã đổ xuống trên chúng ta trong đời sống.
Lạy Chúa, những ngày Mùa Vọng sắp qua, niềm vui mong chờ Ơn Cứu Độ đã xuất hiện như vầng đông. Con Thiên Chúa đã giáng thế làm người. Một ngàn năm đối với Chúa như một ngày, Giáng Sinh năm xưa cũng là Giáng Sinh hôm nay. Chúng con cần chuẩn bị tâm hồn thật chu đáo để đón rước Chúa. Chúng con cũng thưa ‘xin vâng’ để Chúa ở lại với chúng con. Xin Chúa ban bình an cho chúng con.
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời, nay được tỏ bày cho nhân loại. Trong lịch sử Do-thái cũng như lịch sử ơn cứu độ, Vua Đavít và vua Solomon trị vì dân Do-thái ở Giêrusalem khoảng năm 1020-930 B.C. Khi đã dẹp yên loạn lạc vây quanh, dân chúng sống trong cảnh thái bình và an cư lạc nghiệp. Vua Đavít ngự trong cung điện sang trọng bằng gỗ bá hương nhưng Hòm Bia Chúa vẫn lưu giữ trong Lều Tạm bằng da. Chúng ta biết rằng Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Mười Giới Răn. An cư trong miền Đất Hứa, vua Đavít đã gợi ý với tiên tri Nathan, xây một Đền Thờ để Hòm Bia Chúa và nơi Chúa hiện diện với Dân Ngài.
Sinh thời, Đavít chỉ là đứa trẻ chăn chiên ngoài đồng. Thiên Chúa đã chọn và gọi Đavít lên làm thủ lãnh Israel dân Chúa. Chúa đã đồng hành với ông trong mọi nẻo đường. Chúa ban cho ông muôn vàn ân sủng. Vua đã chiến đấu bảo vệ và chăn dắt đoàn dân của Chúa. Đavít đã quy tụ họ về một mối. Về cá nhân, đã có nhiều lần vua lỗi phạm đến Chúa nhưng nhờ lòng khiêm hạ thống hối, Chúa đã tha tội cho vua. Chúa còn hứa với Đavít rằng: Nhà của ngươi và triều đại của ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Chúa. Qua lịch sử của Dân Do-thái, trăm năm về sau, các vị vua nối nghiệp dần dần sống sa đọa và từ bỏ Chúa.
Chúa luôn giữ lời đã hứa với Đavít là cho ngôi báu vững bền mãi mãi. Ngôi báu uy quyền này không phải là thế quyền cai trị mà là ngôi báu vĩnh cửu sẽ trao ban cho dòng dõi của vua. Qua dòng dõi Đavít, Thiên Chúa sẽ ban Đấng Cứu Thế để giải thoát dân khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Chính Chúa Giêsu đã được xưng tụng là con vua Đavít theo nghĩa này: Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần Đa-vít, Người đã cho xuất hiện. Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta (Lc 1,68-69).
Đi vào lịch sử của Dân Chúa chọn, Thiên Chúa đã từng bước vén bức màn mầu nhiệm để hướng dẫn lịch sử cứu độ. Ơn cứu độ rất cần thiết cho con người trong mọi thời đại. Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ trong thời gian. Từ thời vua Đavít cho tới khi dòng dõi của ngài xuất hiện cách nhau cả một ngàn năm. Đã có biết bao nhiêu thế hệ đã qua đi trong thời gian của thiên niên kỷ. Chúng ta biết rằng không mấy ai sống qúa một trăm năm, vậy mà những lời hứa và chương trình cứu độ của Thiên Chúa đều có liên hệ với các thế hệ tiếp theo. Sự liên đới lịch sử ơn cứu độ là một công cuộc cứu chuộc liên tục từ dòng dõi này tới dòng dõi kia. Mọi biến cố của thời đại xảy ra đều liên quan đến chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã quan phòng.
Những sự tiên báo của các tiên tri dần dần được thực hiện một cách cụ thể trong thời gian và không gian. Thánh Luca đã ghi nhận sư kiện vĩ đại rằng Thiên thần Gabriel được Chúa sai đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít. Thánh Giuse thuộc chi họ Đavít sẽ là cha nuôi của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Vai trò của thánh Giuse rất quan trọng về mặt gia đình hợp pháp theo họ tộc. Trinh nữ Maria thụ thai Con Một Thiên Chúa là bởi phép Chúa Thánh Thần. Như thế, thánh Giuse đích thực là người cha nuôi dưỡng Chúa Giêsu. Thánh Giuse là đấng công chính được sống cận kề bên Chúa Con và Đức Maria là một đặc ân cao cả. Ngài đã yêu thương, bảo vệ và xây dựng gia đình thánh trong hạnh phúc. Còn ơn cao trọng nào quý báu hơn, thánh Giuse đã được phần tốt nhất. Mỗi người chúng ta cũng mong được đến gần bên Chúa, làm môn đệ của Chúa, làm chứng nhân cho Chúa và được sống trong ân tình với Chúa và mẹ Maria.
Trong cuộc truyền tin, mầu nhiệm được giữ kín, nay đã được tỏ bày. Đó là Mầu Nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa hạ thân làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đức Maria đã cúi đầu xin thưa: Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền. Qua lời truyền bởi quyền năng Chúa Thánh Thần Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của con người. Lời xin vâng của Đức Maria đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã đích thân hạ thế ban ơn cứu độ và giải thoát chúng sinh.
Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Rôma đã xác tín về mầu nhiệm nhập thể. Nhờ qua các tiên tri loan báo và các chứng nhân thông tri về ơn cứu độ cho các Dân Ngoại. Mầu nhiệm được tỏ bày và được rao truyền cho mọi người. Chính thánh Phaolô đã được mời gọi để loan truyền lời giảng dạy và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô cho dân ngoại. Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta có sứ mệnh truyền rao chân lý phúc âm của Chúa. Sống chứng nhân niềm tin trong cuộc sống hằng ngày để giới thiệu Chúa tới mọi người, tới gia đình, xóm giềng, nơi làm việc và mọi nơi trong cuộc sống.
Ngày xưa Vua Đavít đã muốn xây đền thờ để lưu giữ Hòm Bia và là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và hiện diện với dân Người. Ước mơ của Đavít không được hoàn thành, vì tay vua đã nhuốm máu của biết bao sinh mạng. Nhưng vua Đavít đã chuẩn bị mọi vật liệu quý giá cần thiết để người con là vua Solomon hoàn tất việc xây dựng đền thờ Chúa.
Khi đến thời, đến buổi, Thiên Chúa đã chọn riêng cho Con Một của Ngài một cung lòng không vết nhơ, không tì ố và không nhăn nheo, để xuống thế làm người. Sau lời ‘xin vâng’ của trinh nữ Maria, Thiên Chúa đã cư ngụ giữa loài người. Ngài là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Với sự khiêm tốn và hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa, Đức Maria đã được Thiên Chúa ban tràn đầy ân sủng. Đức Maria đã dâng lời ngợi khen: Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn (Lc 1,48-49). Đức Maria hoàn toàn phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Maria dâng lời ca ngợi và cảm tạ vì Đấng Toàn Năng đã làm biết bao điều cao cả. Đức Maria nhận biết tất cả mọi hồng ân tuyệt vời đều do bởi Thiên Chúa.
Cùng như Đức Maria, trong những ngày Mùa Vọng, chúng ta hãy dừng lại đôi chút để suy nghĩ và nhận biết những hồng ân diệu vời mà Chúa đã ban cho chúng ta. Tất cả là hồng ân từ sự sống con người, niềm tin và cuộc sống. Chúng ta được biết Chúa, yêu mến Chúa và phụng thờ Chúa đã là một hồng ân. Chúng ta hãy sống từng giây, từng phút trong ân tình của Chúa. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã đổ xuống trên chúng ta trong đời sống.
Lạy Chúa, những ngày Mùa Vọng sắp qua, niềm vui mong chờ Ơn Cứu Độ đã xuất hiện như vầng đông. Con Thiên Chúa đã giáng thế làm người. Một ngàn năm đối với Chúa như một ngày, Giáng Sinh năm xưa cũng là Giáng Sinh hôm nay. Chúng con cần chuẩn bị tâm hồn thật chu đáo để đón rước Chúa. Chúng con cũng thưa ‘xin vâng’ để Chúa ở lại với chúng con. Xin Chúa ban bình an cho chúng con.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Bài Thánh Thi Vui Mừng và Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:47 12/12/2011
“Chúng ta cũng thế, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa trong Cầu Nguyện với Niềm Tin Tưởng của Những Người Con Thảo.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Thứ Hai Mươi về Cầu Nguyện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI được ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 7 tháng 12, năm 2011 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài Giáo Lý về Cầu Nguyện của Chúa Giêsu bằng cách suy niệm về bài cầu nguyện Cảm Tạ của Người.
Anh chị em thấn mến,
Các Thánh Sử Matthêu và Luca (x. Mt 11:25-30 và Lc, 10:21-22) đã truyền lại cho chúng ta một “viên ngọc” cầu nguyện của Chúa Giêsu, thường được gọi là Bài Thánh Thi Vui Mừng hoặc Niềm Hân Hoan Thiên Sai. Đây là một kinh nguyện tạ ơn và ngợi khen, như chúng ta vừa nghe. Trong bản Hy Lạp nguyên thủy của các sách Tin Mừng, từ mở đầu bài thánh thi này, trong đó diễn tả thái độ của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha, là exomologoumai, thường được dịch là “ngợi khen” (Mt 11:25 và Lc 10:21). Nhưng trong các bản văn của Tân Ước động từ này ám chỉ hai điều chính: thứ nhất là “thú nhận” – thí dụ, Thánh Gioan Tẩy Giả đã yêu cầu những người đến cho ngài làm phép rửa thú nhận tội lỗi của họ (x. Mt 3:6), thứ nhì là “đồng ý”. Như vậy, cách diễn tả mà Chúa Giêsu dùng để mở đầu lời cầu nguyện của Người bao gồm việc hoàn toàn thú nhận hành động của Thiên Chúa Cha, và đi đôi với thú nhận này là sự đồng ý hoàn toàn, có ý thức và vui vẻ của Người với cách hành động ấy, tức là với kế hoạch của Chúa Cha. Bài Thánh Thi Vui Mừng là kết quả của một cuộc hành trình cầu nguyện, trong đó nêu rõ sự hiệp thông sâu xa và mật thiết của Chúa Giêsu với đời sống của Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần và mặc khải vai trò làm Con Thiên Chúa của Người.
Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là “Cha.” Thuật ngữ này diễn tả ý thức và sự chắc chắn của Chúa Giêsu về việc làm “Chúa Con” của Người trong sự hiệp thông mật thiết và không ngừng với Chúa Cha, và đây là điểm chính yếu cùng là nguồn gốc của tất cả việc cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta thấy rõ điều này trong phần kết luận của Thánh Thi là phần soi sáng toàn thể lời Chúa Giêsu: “Cha Thầy đã trao phó mọi sự cho Thầy; và không ai biết Chúa Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ Chúa Con, và những người mà Chúa Con muốn mặc khải cho” (Lc 10:22). Như thế, Chúa Giêsu đã xác nhận rằng chỉ có “Chúa Con” mới thực sự biết Chúa Cha. Mọi sự hiểu biêt giữa con người – như tất cả chúng ta kinh nghiệm trong quan hệ của loài người – đòi hỏi một sự liên hệ, một sự kết hợp nội tâm giữa người biết và người được biết, ở một mức độ sâu xa nhiều hoặc ít: chúng ta không thể biết nhau mà không có sự hiệp thông. Trong bài Thánh Thi Vui Mừng, cũng như trong tất cả các lời cầu nguyện của Người, Chúa Giêsu cho thấy sự hiểu biết thật về Thiên Chúa bao hàm việc hiệp thông với Ngài: chỉ bằng cách hiệp thông với người khác mà tôi mới bắt đầu biết họ; thì với Thiên Chúa cũng thế: chỉ khi nào tôi có một liên hệ thật sự với Ngài thì tôi cũng biết Ngài. Vì vậy, sự hiểu biết thật được dành cho “Chúa Con”, Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở trong cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1:18), trong sự hiệp nhất hoàn hảo với Ngài. Chỉ có Chúa Con mới thật sự biết Thiên Chúa, qua việc ở trong sự hiệp thông mật thiết với Đấng Tự Hữu; chỉ một mình Chúa Con mới có thể thực sự mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai.
Danh hiệu “Cha” được kèm theo bởi một danh hiệu thứ hai, “Chúa trời đất.” Với cách diễn tả này, Chúa Giêsu tóm tắt niềm tin vào việc tạo dựng và lặp lại những lời đầu tiên của Thánh Kinh: “Đầu tiên Thiên Chúa dựng nên trời đất” (St 1:1). Trong lời cầu nguyện, Người nhớ lại câu chuyện cả thể trong Thánh Kinh về lịch sử tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, là điều được bắt đầu bằng việc tạo dựng. Chúa Giêsu đi vào câu chuyện tình yêu này, trong đó Người vừa là tột đỉnh và vừa là sự hoàn thành của nó. Trong kinh nghiệm về cầu nguyện của Người, Thánh Kinh được soi sáng và làm cho sống động đến mức tối đa: Việc loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa và sự đáp trả của người được biến đổi. Nhưng trong thuật ngữ “Chúa trời đất,” chúng ta cũng nhận ra Chúa Giêsu như Đấng Mặc Khải về Chúa Cha, đã mở ra cho con người khả năng tiếp cận Thiên Chúa.
Giờ đây chúng ta hãy tự hỏi: Chúa Con muốn mặc khải những mầu nhiệm của Thiên Chúa cho ai? Ở đầu bài Thánh Thi Chúa Giêsu diễn tả niềm vui của Người, vì Thánh Ý của Chúa Cha là che giấu không cho những người khôn ngoan thông thái biết những điều này và mặc khải cho những kẻ bé mọn (x. Lc 10:21). Trong lời cầu nguyện này của Người, Chúa Giêsu tỏ lộ sự hiệp thông của Người với quyết định của Chúa Cha, là Đấng mặc khải những bí ẩn của Mình cho những người có tâm hồn đơn giản: Ý của Chúa Con hợp làm một với Ý của Chúa Cha. Việc mặc khải của Thiên Chúa không theo lý luận của thế gian, là lý luận cho rằng chính những người có học và quyền thế mới là những người có kiến thức quan trọng và truyền kiến thức ấy lại cho những người đơn sơ, bé nhỏ. Thiên Chúa đã dùng một phương thế hoàn toàn khác. Những người nhận được sự truyền thông của Ngài lại chính là “những kẻ bé mọn”. Đây là Thánh Ý Chúa Cha, và Chúa Con vui mừng chia sẻ với Ngài. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nói rằng: “Lời kêu lên của Người,”Vâng, lạy Cha” bày tỏ sự sâu thẳm của trái tim Người, việc tuân hành “điều đẹp lòng” Chúa Cha vọng lại tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Người lúc chịu thai Người, và ám chỉ điều Người sẽ thưa cùng Chúa Cha trong cơn hấp hối của Mình. Toàn thể lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được chứa đựng trong việc trái tim nhân loại của Người yêu thương tuân hành mầu nhiệm của Thánh Ý Chúa Cha (Êph 1:9)” (2603).
Từ đó phát sinh ra lời cầu xin mà chúng ta thưa cùng Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”: cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô, chúng ta cũng xin được hòa hợp với Thánh Ý Chúa Cha, và nhờ đó trở nên con cái Ngài. Vì thế, trong Bài Thánh Thi Vui Mừng này Chúa Giêsu bày tỏ Ý muốn bao gồm trong sự hiểu biết về Thiên Chúa như con thảo của Người tất cả những ai Chúa Cha muốn cho tham dự vào đó; và những người đón nhận hồng ân này là “những kẻ bé mọn”.
Nhưng “bé mọn” hay đơn giản nghĩa là gì? “Sự bé mọn” mở lòng con người ra cho sự mật thiết với Thiên Chúa và đón nhận Thánh Ý của Ngài là gì? Thái độ nào phải là thái độ cơ bản cho việc cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta hãy nhìn vào “Bài Giảng Trên Núi,” trong đó Chúa Giêsu quả quyết: “Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8). Chính sự trong sạch của tâm hồn là điều cho phép chúng ta nhận ra dung mạo Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, có một tâm hồn đơn sơ như tâm hồn trẻ em, không có sự tự phụ của những kẻ chỉ biết đến mình mà nghĩ rằng họ không cần đến ai, kể cả Thiên Chúa.
Cũng nên chú ý ghi nhận hoàn cảnh mà trong đó Chúa Giêsu dâng bài Thánh Thi này lên cùng Chúa Cha. Trong tường thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu, đó chính là niềm vui, vì bất kể sự phản kháng và chối từ của nhiều người, vẫn có “những kẻ bé mọn” đón nhận lời Người và mở lòng ra lãnh nhận hồng ân đức tin vào Người. Thực ra, bài Thánh Thi Vui Mừng được đi trước bởi sự tương phản giữa lời khen ngợi Thánh Gioan Tẩy Giả, một trong những “kẻ bé mọn” là người đã nhận ra Thiên Chúa hoạt động trong Ðức Chúa Giêsu Kitô (x. Mt 11:2-19), và lời khiển trách lòng cứng tin của các thành quanh Biển Hồ, “là nơi hầu hết những việc cả thể của Người đã xảy ra” (x. Mt 11:20-24). Cho nên, niềm hân hoan được Thánh Matthêu nhìn thấy trong tương quan với những lời mà trong đó Chúa Giêsu nhắc đến hiệu quả của những lời nói và việc làm của Người: “Hãy về kể lại cho ông Gioan những điều mắt anh em thấy và tai anh em nghe: Người mù được thấy, người què được đi, người phong hủi được sạch, người điếc được nghe, người chết sống lại, và người nghèo được nghe giảng Tin Mừng. Phúc cho người nào không vấp phạm vì Tôi.” (Mt 11:4-6).
Thánh Luca cũng trình bày Thánh Thi Vui Mừng trong tương quan với một thời điểm phát triển của việc công bố Tin Mừng. Chúa Giêsu đã sai “72 môn đệ” ra đi (Lc 10:1), và các ông ra đi với một cảm giác lo sợ rằng sứ vụ của mình có thể bị thất bại. Thánh Luca cũng nhấn mạnh đến sự chối từ đã gặp phải trong các thành là những nơi Chúa đã rao giảng và đã làm những dấu lạ cả thể. Nhưng 72 môn đệ trở về đầy niềm vui, bởi vì sứ vụ của các ông đã thành công, các ông đã làm chứng rằng với quyền năng của lời Chúa Giêsu, các sự dữ của con người bị chính phục. Và Chúa Giêsu chia sẻ sự hài lòng của họ: “cùng một giờ ấy,” tại thời điểm đó, Người đã vui mừng.
Hiện vẫn còn hai yếu tố mà tôi muốn nhấn mạnh đến. Thánh Sử Luca giới thiệu lời cầu nguyện với nhận xét: “Chúa Giêsu vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Lc 10:21). Chúa Giêsu vui mừng tận đáy lòng về điều thầm kín nhất của Người: sự hiệp thông và hiểu biết duy nhất cùng tình yêu của Người dành cho Chúa Cha, sự sung mãn của Chúa Thánh Thần. Bằng cách lôi kéo chúng ta vào việc làm Con của Người, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta mở lòng ra đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần, bởi vì – như Thánh Phaolô Tông Đồ quả quyết – “(Chúng ta) không biết phải cầu nguyện thế nào như chúng ta phải cầu nguyện, nhưng chính Thần Khí cầu bầu cho chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả… theo Ý của Thiên Chúa” (Rm 8:26-27) và Người mặc khải cho chúng ta tình yêu của Chúa Cha. Trong Tin Mừng Thánh Matthêu, sau Thánh Thi Vui Mừng, chúng ta tìm thấy một trong những lời mời gọi tha thiết nhất của Chúa Giêsu: “Hãy đến cùng Thầy, hỡi tất cả những ai lao khổ và gồng gánh nặng nề, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi” (Mt 11:28). Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta đến cùng Người, vì Người là sự Khôn Ngoan thật, đến cùng người, vì Người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng.” Người ban cho chúng ta “cái ách của Người”, con đường khôn ngoan của Tin Mừng không phải là một học thuyết hay một hệ thống luân lý, nhưng là một Người mà chúng ta phải đi theo: Chính Người, Con Một Thiên Chúa trong sự hiệp thông hoàn hảo với Chúa Cha.
Anh chị em thân mến, chúng ta đã nếm thử một chút sự phong phú của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng thế, với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa trong cầu nguyện với lòng tin tưởng của những người con thảo, gọi Ngài với danh hệu Cha, “Abba!”. Nhưng chúng ta phải có tâm hồn của những kẻ bé mọn, “người có lòng nghèo trong khó” (Mt 5:3), để nhận ra rằng chúng ta không thể tự túc, rằng chúng ta không thể một mình tự xây dựng đời mình, rằng chúng ta cần Thiên Chúa, chúng ta cần phải gặp Ngài, lắng nghe Ngài và thưa chuyện với Ngài. Cầu nguyện mở lòng chúng ta ra đón nhận hồng ân của Thiên Chúa, là Sự Khôn Ngoan của Ngài, chính là Chúa Giêsu, để làm tròn Thánh Ý Chúa Cha trong cuộc đời mình và để tìm thấy sự nghỉ ngơi trong những khó nhọc của cuộc hành trình của mình. Cám ơn.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Thứ Hai Mươi về Cầu Nguyện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI được ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 7 tháng 12, năm 2011 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài Giáo Lý về Cầu Nguyện của Chúa Giêsu bằng cách suy niệm về bài cầu nguyện Cảm Tạ của Người.
Anh chị em thấn mến,
Các Thánh Sử Matthêu và Luca (x. Mt 11:25-30 và Lc, 10:21-22) đã truyền lại cho chúng ta một “viên ngọc” cầu nguyện của Chúa Giêsu, thường được gọi là Bài Thánh Thi Vui Mừng hoặc Niềm Hân Hoan Thiên Sai. Đây là một kinh nguyện tạ ơn và ngợi khen, như chúng ta vừa nghe. Trong bản Hy Lạp nguyên thủy của các sách Tin Mừng, từ mở đầu bài thánh thi này, trong đó diễn tả thái độ của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha, là exomologoumai, thường được dịch là “ngợi khen” (Mt 11:25 và Lc 10:21). Nhưng trong các bản văn của Tân Ước động từ này ám chỉ hai điều chính: thứ nhất là “thú nhận” – thí dụ, Thánh Gioan Tẩy Giả đã yêu cầu những người đến cho ngài làm phép rửa thú nhận tội lỗi của họ (x. Mt 3:6), thứ nhì là “đồng ý”. Như vậy, cách diễn tả mà Chúa Giêsu dùng để mở đầu lời cầu nguyện của Người bao gồm việc hoàn toàn thú nhận hành động của Thiên Chúa Cha, và đi đôi với thú nhận này là sự đồng ý hoàn toàn, có ý thức và vui vẻ của Người với cách hành động ấy, tức là với kế hoạch của Chúa Cha. Bài Thánh Thi Vui Mừng là kết quả của một cuộc hành trình cầu nguyện, trong đó nêu rõ sự hiệp thông sâu xa và mật thiết của Chúa Giêsu với đời sống của Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần và mặc khải vai trò làm Con Thiên Chúa của Người.
Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là “Cha.” Thuật ngữ này diễn tả ý thức và sự chắc chắn của Chúa Giêsu về việc làm “Chúa Con” của Người trong sự hiệp thông mật thiết và không ngừng với Chúa Cha, và đây là điểm chính yếu cùng là nguồn gốc của tất cả việc cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta thấy rõ điều này trong phần kết luận của Thánh Thi là phần soi sáng toàn thể lời Chúa Giêsu: “Cha Thầy đã trao phó mọi sự cho Thầy; và không ai biết Chúa Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ Chúa Con, và những người mà Chúa Con muốn mặc khải cho” (Lc 10:22). Như thế, Chúa Giêsu đã xác nhận rằng chỉ có “Chúa Con” mới thực sự biết Chúa Cha. Mọi sự hiểu biêt giữa con người – như tất cả chúng ta kinh nghiệm trong quan hệ của loài người – đòi hỏi một sự liên hệ, một sự kết hợp nội tâm giữa người biết và người được biết, ở một mức độ sâu xa nhiều hoặc ít: chúng ta không thể biết nhau mà không có sự hiệp thông. Trong bài Thánh Thi Vui Mừng, cũng như trong tất cả các lời cầu nguyện của Người, Chúa Giêsu cho thấy sự hiểu biết thật về Thiên Chúa bao hàm việc hiệp thông với Ngài: chỉ bằng cách hiệp thông với người khác mà tôi mới bắt đầu biết họ; thì với Thiên Chúa cũng thế: chỉ khi nào tôi có một liên hệ thật sự với Ngài thì tôi cũng biết Ngài. Vì vậy, sự hiểu biết thật được dành cho “Chúa Con”, Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở trong cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1:18), trong sự hiệp nhất hoàn hảo với Ngài. Chỉ có Chúa Con mới thật sự biết Thiên Chúa, qua việc ở trong sự hiệp thông mật thiết với Đấng Tự Hữu; chỉ một mình Chúa Con mới có thể thực sự mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai.
Danh hiệu “Cha” được kèm theo bởi một danh hiệu thứ hai, “Chúa trời đất.” Với cách diễn tả này, Chúa Giêsu tóm tắt niềm tin vào việc tạo dựng và lặp lại những lời đầu tiên của Thánh Kinh: “Đầu tiên Thiên Chúa dựng nên trời đất” (St 1:1). Trong lời cầu nguyện, Người nhớ lại câu chuyện cả thể trong Thánh Kinh về lịch sử tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, là điều được bắt đầu bằng việc tạo dựng. Chúa Giêsu đi vào câu chuyện tình yêu này, trong đó Người vừa là tột đỉnh và vừa là sự hoàn thành của nó. Trong kinh nghiệm về cầu nguyện của Người, Thánh Kinh được soi sáng và làm cho sống động đến mức tối đa: Việc loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa và sự đáp trả của người được biến đổi. Nhưng trong thuật ngữ “Chúa trời đất,” chúng ta cũng nhận ra Chúa Giêsu như Đấng Mặc Khải về Chúa Cha, đã mở ra cho con người khả năng tiếp cận Thiên Chúa.
Giờ đây chúng ta hãy tự hỏi: Chúa Con muốn mặc khải những mầu nhiệm của Thiên Chúa cho ai? Ở đầu bài Thánh Thi Chúa Giêsu diễn tả niềm vui của Người, vì Thánh Ý của Chúa Cha là che giấu không cho những người khôn ngoan thông thái biết những điều này và mặc khải cho những kẻ bé mọn (x. Lc 10:21). Trong lời cầu nguyện này của Người, Chúa Giêsu tỏ lộ sự hiệp thông của Người với quyết định của Chúa Cha, là Đấng mặc khải những bí ẩn của Mình cho những người có tâm hồn đơn giản: Ý của Chúa Con hợp làm một với Ý của Chúa Cha. Việc mặc khải của Thiên Chúa không theo lý luận của thế gian, là lý luận cho rằng chính những người có học và quyền thế mới là những người có kiến thức quan trọng và truyền kiến thức ấy lại cho những người đơn sơ, bé nhỏ. Thiên Chúa đã dùng một phương thế hoàn toàn khác. Những người nhận được sự truyền thông của Ngài lại chính là “những kẻ bé mọn”. Đây là Thánh Ý Chúa Cha, và Chúa Con vui mừng chia sẻ với Ngài. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nói rằng: “Lời kêu lên của Người,”Vâng, lạy Cha” bày tỏ sự sâu thẳm của trái tim Người, việc tuân hành “điều đẹp lòng” Chúa Cha vọng lại tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Người lúc chịu thai Người, và ám chỉ điều Người sẽ thưa cùng Chúa Cha trong cơn hấp hối của Mình. Toàn thể lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được chứa đựng trong việc trái tim nhân loại của Người yêu thương tuân hành mầu nhiệm của Thánh Ý Chúa Cha (Êph 1:9)” (2603).
Từ đó phát sinh ra lời cầu xin mà chúng ta thưa cùng Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”: cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô, chúng ta cũng xin được hòa hợp với Thánh Ý Chúa Cha, và nhờ đó trở nên con cái Ngài. Vì thế, trong Bài Thánh Thi Vui Mừng này Chúa Giêsu bày tỏ Ý muốn bao gồm trong sự hiểu biết về Thiên Chúa như con thảo của Người tất cả những ai Chúa Cha muốn cho tham dự vào đó; và những người đón nhận hồng ân này là “những kẻ bé mọn”.
Nhưng “bé mọn” hay đơn giản nghĩa là gì? “Sự bé mọn” mở lòng con người ra cho sự mật thiết với Thiên Chúa và đón nhận Thánh Ý của Ngài là gì? Thái độ nào phải là thái độ cơ bản cho việc cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta hãy nhìn vào “Bài Giảng Trên Núi,” trong đó Chúa Giêsu quả quyết: “Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8). Chính sự trong sạch của tâm hồn là điều cho phép chúng ta nhận ra dung mạo Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, có một tâm hồn đơn sơ như tâm hồn trẻ em, không có sự tự phụ của những kẻ chỉ biết đến mình mà nghĩ rằng họ không cần đến ai, kể cả Thiên Chúa.
Cũng nên chú ý ghi nhận hoàn cảnh mà trong đó Chúa Giêsu dâng bài Thánh Thi này lên cùng Chúa Cha. Trong tường thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu, đó chính là niềm vui, vì bất kể sự phản kháng và chối từ của nhiều người, vẫn có “những kẻ bé mọn” đón nhận lời Người và mở lòng ra lãnh nhận hồng ân đức tin vào Người. Thực ra, bài Thánh Thi Vui Mừng được đi trước bởi sự tương phản giữa lời khen ngợi Thánh Gioan Tẩy Giả, một trong những “kẻ bé mọn” là người đã nhận ra Thiên Chúa hoạt động trong Ðức Chúa Giêsu Kitô (x. Mt 11:2-19), và lời khiển trách lòng cứng tin của các thành quanh Biển Hồ, “là nơi hầu hết những việc cả thể của Người đã xảy ra” (x. Mt 11:20-24). Cho nên, niềm hân hoan được Thánh Matthêu nhìn thấy trong tương quan với những lời mà trong đó Chúa Giêsu nhắc đến hiệu quả của những lời nói và việc làm của Người: “Hãy về kể lại cho ông Gioan những điều mắt anh em thấy và tai anh em nghe: Người mù được thấy, người què được đi, người phong hủi được sạch, người điếc được nghe, người chết sống lại, và người nghèo được nghe giảng Tin Mừng. Phúc cho người nào không vấp phạm vì Tôi.” (Mt 11:4-6).
Thánh Luca cũng trình bày Thánh Thi Vui Mừng trong tương quan với một thời điểm phát triển của việc công bố Tin Mừng. Chúa Giêsu đã sai “72 môn đệ” ra đi (Lc 10:1), và các ông ra đi với một cảm giác lo sợ rằng sứ vụ của mình có thể bị thất bại. Thánh Luca cũng nhấn mạnh đến sự chối từ đã gặp phải trong các thành là những nơi Chúa đã rao giảng và đã làm những dấu lạ cả thể. Nhưng 72 môn đệ trở về đầy niềm vui, bởi vì sứ vụ của các ông đã thành công, các ông đã làm chứng rằng với quyền năng của lời Chúa Giêsu, các sự dữ của con người bị chính phục. Và Chúa Giêsu chia sẻ sự hài lòng của họ: “cùng một giờ ấy,” tại thời điểm đó, Người đã vui mừng.
Hiện vẫn còn hai yếu tố mà tôi muốn nhấn mạnh đến. Thánh Sử Luca giới thiệu lời cầu nguyện với nhận xét: “Chúa Giêsu vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Lc 10:21). Chúa Giêsu vui mừng tận đáy lòng về điều thầm kín nhất của Người: sự hiệp thông và hiểu biết duy nhất cùng tình yêu của Người dành cho Chúa Cha, sự sung mãn của Chúa Thánh Thần. Bằng cách lôi kéo chúng ta vào việc làm Con của Người, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta mở lòng ra đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần, bởi vì – như Thánh Phaolô Tông Đồ quả quyết – “(Chúng ta) không biết phải cầu nguyện thế nào như chúng ta phải cầu nguyện, nhưng chính Thần Khí cầu bầu cho chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả… theo Ý của Thiên Chúa” (Rm 8:26-27) và Người mặc khải cho chúng ta tình yêu của Chúa Cha. Trong Tin Mừng Thánh Matthêu, sau Thánh Thi Vui Mừng, chúng ta tìm thấy một trong những lời mời gọi tha thiết nhất của Chúa Giêsu: “Hãy đến cùng Thầy, hỡi tất cả những ai lao khổ và gồng gánh nặng nề, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi” (Mt 11:28). Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta đến cùng Người, vì Người là sự Khôn Ngoan thật, đến cùng người, vì Người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng.” Người ban cho chúng ta “cái ách của Người”, con đường khôn ngoan của Tin Mừng không phải là một học thuyết hay một hệ thống luân lý, nhưng là một Người mà chúng ta phải đi theo: Chính Người, Con Một Thiên Chúa trong sự hiệp thông hoàn hảo với Chúa Cha.
Anh chị em thân mến, chúng ta đã nếm thử một chút sự phong phú của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng thế, với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa trong cầu nguyện với lòng tin tưởng của những người con thảo, gọi Ngài với danh hệu Cha, “Abba!”. Nhưng chúng ta phải có tâm hồn của những kẻ bé mọn, “người có lòng nghèo trong khó” (Mt 5:3), để nhận ra rằng chúng ta không thể tự túc, rằng chúng ta không thể một mình tự xây dựng đời mình, rằng chúng ta cần Thiên Chúa, chúng ta cần phải gặp Ngài, lắng nghe Ngài và thưa chuyện với Ngài. Cầu nguyện mở lòng chúng ta ra đón nhận hồng ân của Thiên Chúa, là Sự Khôn Ngoan của Ngài, chính là Chúa Giêsu, để làm tròn Thánh Ý Chúa Cha trong cuộc đời mình và để tìm thấy sự nghỉ ngơi trong những khó nhọc của cuộc hành trình của mình. Cám ơn.
Toàn văn bài nói của ĐTC Biển Đức XVI tại giờ kinh Truyền Tin 11-12-2011
Nguyễn Trọng Đa
09:13 12/12/2011
Toàn văn bài nói của ĐTC Biển Đức XVI tại giờ kinh Truyền Tin 11-12-2011
"Sống Mùa Vọng mà không để bị chia trí"
ROMA - "Sống trong Mùa Vọng mà không để bị chia trí, và biết trao cho mọi vật giá trị đúng của chúng": đó là lời mời gọi của ĐTC Biển Đức XVI với các du khách đến Quảng trường Thánh Phêrô để lắng nghe lời Ngài, và đọc kinh Truyền Tin với Ngài ngày chủ nhật 11-12.
Chúng tôi công bố dưới đây toàn văn các lời của ĐTC Biển Đức XVI tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước và sau kinh Truyền Tin.
Vào Chủ Nhật thứ ba Mùa Vọng, nhiều trẻ em đến để xin làm phép tượng “Hài Đồng Giêsu”, để rồi sau đó các em sẽ đặt Chúa Hài đồng trong máng cỏ gia đình các em, trường học hoặc giáo xứ của các em.
Lời chia sẻ của ĐTC trước kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến,
Các bản văn phụng vụ của thời kỳ Mùa Vọng là một lời mời sống trong sự chờ đợi Chúa Giêsu đến, không ngừng chờ đợi Chúa đến, để chúng ta ở lại trong một thái độ cởi mở và sẵn sàng trước khi gặp Chúa. Sự tỉnh thức của tâm hồn, mà Kitô hữu luôn được mời gọi thực hiện trong cuộc sống của mình mỗi ngày, là đặc tính của giai đoạn đặc biệt này, trong đó chúng ta chuẩn bị với niềm vui mừng mầu nhiệm Giáng Sinh (x. Kinh Tiền tụng Chủ nhật II Mùa Vọng).
Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm giảm đi một cung, bên ngoài luôn vẫn là các sứ điệp ấy của trật tự thương mại được đề xuất. Kitô hữu được mời gọi để sống Mùa Vọng mà không bị chia trí bởi các ngọn đèn chiếu sáng, biết trao cho mọi vật giá trị đúng của chúng, để có cái nhìn nội tâm về Chúa Kitô. Thật vậy, nếu chúng ta vẫn "tỉnh thức trong việc cầu nguyện và sung sướng hát ngợi khen Chúa" (như trên), mắt chúng ta sẽ có thể nhận ra trong Chúa ánh sáng thật sự của thế giới, đến để chiếu sáng các bóng tối của chúng ta.
Đặc biệt, phụng vụ của Chủ Nhật hôm nay, được gọi là chủ nhật “Mừng vui lên” (Gaudete, Chủ nhật Hồng), mời gọi chúng ta đến niềm vui, đến sự tỉnh thức không buồn bã, nhưng sung sướng hạnh phúc. "Gaudete in Domino Semper" - Thánh Phaolô viết: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa" (Pl 4:4). Niềm vui đích thực không phải là kết quả của giải trí, hiểu theo nghĩa từ nguyên của động từ di-vertir, nghĩa là đi ra khỏi các cam kết cuộc sống và trách nhiệm của mình. Niềm vui đích thực có liên quan đến cái gì đó sâu sắc hơn. Chắc chắn, trong các nhịp điệu hàng ngày, thường là điên cuồng, điều quan trọng là có thời gian và không gian để nghỉ ngơi, thư giãn, nhưng niềm vui thực sự có liên quan đến mối quan hệ kết hợp chúng ta với Thiên Chúa. Ai đã gặp Chúa Kitô trong cuộc sống của mình, cảm thấy trong lòng mình một sự thanh thản và một niềm vui, mà không ai và không hoàn cảnh nào có thể lấy đi được.
Thánh Âu Tinh đã hiểu điều này rất tốt: trong sự tìm kiếm chân lý cho Ngài, tìm kiếm hòa bình, niềm vui, sau khi đã tìm kiếm vô vọng trong vô số điều, đã kết luận bằng cụm từ nổi tiếng rằng ‘tâm hồn con mãi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa’ (x. Tự thú, Confessions, I, 1,1). Niềm vui đích thực không phải là một tâm trạng giản dị chóng qua, cũng không phải là cái gì mà người ta chờ đợi từ sức mạnh của riêng mình, nhưng nó là một món quà, phát sinh từ cuộc gặp gỡ với con người Giêsu sống động, từ không gian mà chúng ta làm cho Ngài trong chúng ta, từ sự đón tiếp mà chúng ta dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn đời sống chúng ta. Đây là lời mời của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm". (1 Tx 5,23).
Trong thời kỳ Mùa Vọng này, chúng ta hãy củng cố sự chắc chắn rằng Chúa đã đến giữa chúng ta, và Ngài liên tục đổi mới sự hiện diện của an ủi, tình yêu và niềm vui này. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa, như Thánh Âu Tinh nói, trong ánh sáng kinh nghiệm của thánh nhân: ‘Chúa còn sâu thẳm hơn tận thâm cung của con, và cao vời hơn cái tột đỉnh trong con’ - "Interior intimo meo et superior summo meo” (Tự thú, Confessions, III, 6,11).
Chúng ta hãy phó thác các bước của chúng ta cho Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên tội, mà thần trí hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng Cứu độ chúng ta. Xin Đức Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự chờ đợi hạnh phúc Chúa Giêsu sẽ đến, một sự chờ đợi phong phú về lời cầu nguyện và việc làm tốt.
Sau kinh Truyền Tin, ĐTC nói lời chào bằng tiếng Ý:
Anh chị em thân mến, hôm nay lời chào đầu tiên của tôi dành cho các thiếu niên của Roma, khi các em theo truyền thống đến xin tôi làm phép tượng Chúa Hài đồng, được tổ chức bởi Trung tâm bảo trợ của Roma. Xin cảm ơn tất cả! Các con thiếu nhi thân mến, khi các con cầu nguyện trước máng cỏ của các con, xin hãy nghĩ đến Cha, như Cha nghĩ đến các con. Cha cám ơn các con, và chúc Giáng sinh vui vẻ!
Tôi vui mừng chào đón các đại diện của phong trào Sự Sống của nhiều nước châu Âu, đã đến đây nhân dịp lễ trao giải thưởng sự sống "Mẹ Têrêsa thành Calcutta" cho bà Chiara Lubich. Các bạn thân mến, nhân lễ kỷ niệm của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chúng ta hãy nhớ rằng quyền sống là quyền đầu tiên của tất cả mọi quyền. Tôi chúc mọi sự tốt đẹp cho hoạt động của các bạn.
Ngoài ra, tôi muốn mời các Giáo sư và sinh viên các phân khoa đại học ở Roma đến đọc Kinh Chiều với tôi, chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh: buổi gặp gỡ sẽ là ngày thứ năm 15-12, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Rồi Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Pháp:
Tôi thân ái chào đón các khách hành hương thân mến nói tiếng Pháp. Trong Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng này, Chúa mời chúng ta đến với niềm vui. Cũng như thánh Gioan Tẩy Giả, người tôi tớ khiêm tốn và nhân chứng của ánh sáng Thiên Chúa đến thăm chúng ta, chúng ta được mời trở nên con cái của ánh sáng. Đừng sợ tỏa sáng niềm vui sâu sắc này, vốn phải chiếu sáng thế giới. Thánh Phaolô khuyên chúng ta: "Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và cầu nguyện không ngừng, hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, anh em đừng dập tắt Thần Khí" (1 Tx 5, 16-19). Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Niềm vui, chúng ta hãy chuẩn bị để chào đón Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta! Tôi ban Phép Lành Toà thánh cho tất cả! (ZENIT.org 11-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
"Sống Mùa Vọng mà không để bị chia trí"
ROMA - "Sống trong Mùa Vọng mà không để bị chia trí, và biết trao cho mọi vật giá trị đúng của chúng": đó là lời mời gọi của ĐTC Biển Đức XVI với các du khách đến Quảng trường Thánh Phêrô để lắng nghe lời Ngài, và đọc kinh Truyền Tin với Ngài ngày chủ nhật 11-12.
Chúng tôi công bố dưới đây toàn văn các lời của ĐTC Biển Đức XVI tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước và sau kinh Truyền Tin.
Vào Chủ Nhật thứ ba Mùa Vọng, nhiều trẻ em đến để xin làm phép tượng “Hài Đồng Giêsu”, để rồi sau đó các em sẽ đặt Chúa Hài đồng trong máng cỏ gia đình các em, trường học hoặc giáo xứ của các em.
Lời chia sẻ của ĐTC trước kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến,
Các bản văn phụng vụ của thời kỳ Mùa Vọng là một lời mời sống trong sự chờ đợi Chúa Giêsu đến, không ngừng chờ đợi Chúa đến, để chúng ta ở lại trong một thái độ cởi mở và sẵn sàng trước khi gặp Chúa. Sự tỉnh thức của tâm hồn, mà Kitô hữu luôn được mời gọi thực hiện trong cuộc sống của mình mỗi ngày, là đặc tính của giai đoạn đặc biệt này, trong đó chúng ta chuẩn bị với niềm vui mừng mầu nhiệm Giáng Sinh (x. Kinh Tiền tụng Chủ nhật II Mùa Vọng).
Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm giảm đi một cung, bên ngoài luôn vẫn là các sứ điệp ấy của trật tự thương mại được đề xuất. Kitô hữu được mời gọi để sống Mùa Vọng mà không bị chia trí bởi các ngọn đèn chiếu sáng, biết trao cho mọi vật giá trị đúng của chúng, để có cái nhìn nội tâm về Chúa Kitô. Thật vậy, nếu chúng ta vẫn "tỉnh thức trong việc cầu nguyện và sung sướng hát ngợi khen Chúa" (như trên), mắt chúng ta sẽ có thể nhận ra trong Chúa ánh sáng thật sự của thế giới, đến để chiếu sáng các bóng tối của chúng ta.
Đặc biệt, phụng vụ của Chủ Nhật hôm nay, được gọi là chủ nhật “Mừng vui lên” (Gaudete, Chủ nhật Hồng), mời gọi chúng ta đến niềm vui, đến sự tỉnh thức không buồn bã, nhưng sung sướng hạnh phúc. "Gaudete in Domino Semper" - Thánh Phaolô viết: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa" (Pl 4:4). Niềm vui đích thực không phải là kết quả của giải trí, hiểu theo nghĩa từ nguyên của động từ di-vertir, nghĩa là đi ra khỏi các cam kết cuộc sống và trách nhiệm của mình. Niềm vui đích thực có liên quan đến cái gì đó sâu sắc hơn. Chắc chắn, trong các nhịp điệu hàng ngày, thường là điên cuồng, điều quan trọng là có thời gian và không gian để nghỉ ngơi, thư giãn, nhưng niềm vui thực sự có liên quan đến mối quan hệ kết hợp chúng ta với Thiên Chúa. Ai đã gặp Chúa Kitô trong cuộc sống của mình, cảm thấy trong lòng mình một sự thanh thản và một niềm vui, mà không ai và không hoàn cảnh nào có thể lấy đi được.
Thánh Âu Tinh đã hiểu điều này rất tốt: trong sự tìm kiếm chân lý cho Ngài, tìm kiếm hòa bình, niềm vui, sau khi đã tìm kiếm vô vọng trong vô số điều, đã kết luận bằng cụm từ nổi tiếng rằng ‘tâm hồn con mãi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa’ (x. Tự thú, Confessions, I, 1,1). Niềm vui đích thực không phải là một tâm trạng giản dị chóng qua, cũng không phải là cái gì mà người ta chờ đợi từ sức mạnh của riêng mình, nhưng nó là một món quà, phát sinh từ cuộc gặp gỡ với con người Giêsu sống động, từ không gian mà chúng ta làm cho Ngài trong chúng ta, từ sự đón tiếp mà chúng ta dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn đời sống chúng ta. Đây là lời mời của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm". (1 Tx 5,23).
Trong thời kỳ Mùa Vọng này, chúng ta hãy củng cố sự chắc chắn rằng Chúa đã đến giữa chúng ta, và Ngài liên tục đổi mới sự hiện diện của an ủi, tình yêu và niềm vui này. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa, như Thánh Âu Tinh nói, trong ánh sáng kinh nghiệm của thánh nhân: ‘Chúa còn sâu thẳm hơn tận thâm cung của con, và cao vời hơn cái tột đỉnh trong con’ - "Interior intimo meo et superior summo meo” (Tự thú, Confessions, III, 6,11).
Chúng ta hãy phó thác các bước của chúng ta cho Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên tội, mà thần trí hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng Cứu độ chúng ta. Xin Đức Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự chờ đợi hạnh phúc Chúa Giêsu sẽ đến, một sự chờ đợi phong phú về lời cầu nguyện và việc làm tốt.
Sau kinh Truyền Tin, ĐTC nói lời chào bằng tiếng Ý:
Anh chị em thân mến, hôm nay lời chào đầu tiên của tôi dành cho các thiếu niên của Roma, khi các em theo truyền thống đến xin tôi làm phép tượng Chúa Hài đồng, được tổ chức bởi Trung tâm bảo trợ của Roma. Xin cảm ơn tất cả! Các con thiếu nhi thân mến, khi các con cầu nguyện trước máng cỏ của các con, xin hãy nghĩ đến Cha, như Cha nghĩ đến các con. Cha cám ơn các con, và chúc Giáng sinh vui vẻ!
Tôi vui mừng chào đón các đại diện của phong trào Sự Sống của nhiều nước châu Âu, đã đến đây nhân dịp lễ trao giải thưởng sự sống "Mẹ Têrêsa thành Calcutta" cho bà Chiara Lubich. Các bạn thân mến, nhân lễ kỷ niệm của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chúng ta hãy nhớ rằng quyền sống là quyền đầu tiên của tất cả mọi quyền. Tôi chúc mọi sự tốt đẹp cho hoạt động của các bạn.
Ngoài ra, tôi muốn mời các Giáo sư và sinh viên các phân khoa đại học ở Roma đến đọc Kinh Chiều với tôi, chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh: buổi gặp gỡ sẽ là ngày thứ năm 15-12, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Rồi Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Pháp:
Tôi thân ái chào đón các khách hành hương thân mến nói tiếng Pháp. Trong Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng này, Chúa mời chúng ta đến với niềm vui. Cũng như thánh Gioan Tẩy Giả, người tôi tớ khiêm tốn và nhân chứng của ánh sáng Thiên Chúa đến thăm chúng ta, chúng ta được mời trở nên con cái của ánh sáng. Đừng sợ tỏa sáng niềm vui sâu sắc này, vốn phải chiếu sáng thế giới. Thánh Phaolô khuyên chúng ta: "Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và cầu nguyện không ngừng, hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, anh em đừng dập tắt Thần Khí" (1 Tx 5, 16-19). Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Niềm vui, chúng ta hãy chuẩn bị để chào đón Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta! Tôi ban Phép Lành Toà thánh cho tất cả! (ZENIT.org 11-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Một Ủy Ban đã chấp thuận phép lạ cần thiết để phong thánh cho Chân Phước Marianne Cope
Bùi Hữu Thư
13:19 12/12/2011
SYRACUSE, Nữu Ước (CNS) – Con đường phong thánh của chân phước Marianne Cope ở Molokai đã được khai thông sau khi một Thánh Bộ của Vatican đã xác định một phép lạ thứ hai được gán cho sự cầu bầu của chân phước.
Bước cuối cùng cho việc phong thánh được Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn y. Quyết định của Vatican được tuyên bố bởi các Nữ Tu Dòng Thánh Phanxicô của Cộng Đồng Neumann tại Syracuse, Nữu Ước và bởi Đức Giám Mục Larry Silva ở Honolulu.
Mẹ bề trên Marianne, là người đã từng làm giáo sư và giám đốc bệnh viện tại Nữu Ước, đã trải qua 30 năm cuối đời để làm mục vụ tại đảo Molokai cho những người phong cùi.
Mẹ đã qua đời tại đảo này năm 1918 lúc 80 tuổi. Quyết định ngày 6 tháng 12 của Bộ Phong Thánh xác định quyết định mới đây của một uỷ ban Y Tế và một nhóm thần học gia tuyên bố là một phép lạ thứ hai không thể được gán cho sự cầu bầu của Mẹ Marianne.
Phép lạ thứ nhất đòi hỏi cho việc phong chân phước là việc chữa lành không giải thích được của một em gái người tiểu bang Nữu Ước đã gần chết vì nhiều bộ phận trong cơ thể đã ngưng hoạt động, sau khi nhiều người cầu nguyện với Mẹ Marianne.
Phép lạ này được một ủy ban y tế và một nhóm thần học gia chấp thuận năm 2004. Cuối năm 2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chuẩn y trường hợp này. Bà đã được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 14 tháng 5, 2005.
Chi tiết duy nhất được biết về phép lạ thứ hai là một phụ nữ đã được chữa lành cách lạ lùng vì các bác sĩ tuyên bố là người này sắp qua đời và họ đã ngạc nhiên khi thấy bà này còn sống.
Các nữ tu Dòng Phanxicô sẽ không tiết lộ các chi tiết về phép lạ thứ hai này trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc phong thánh cho Mẹ Marianne. Trong các nguồn tin khác về các vụ án phong thánh Hoa Kỳ, đã có nhiều nguồn tin cho hay là sẽ có một vụ tuyên bố vào giữa tháng 12 về việc chấp nhận phép lạ thứ hai được gán cho sự cầu bầu của chân phước Kateri Tekakwitha, và điều này sẽ khai thông cho việc phong thánh cho bà.
Bước cuối cùng cho việc phong thánh được Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn y. Quyết định của Vatican được tuyên bố bởi các Nữ Tu Dòng Thánh Phanxicô của Cộng Đồng Neumann tại Syracuse, Nữu Ước và bởi Đức Giám Mục Larry Silva ở Honolulu.
Mẹ bề trên Marianne, là người đã từng làm giáo sư và giám đốc bệnh viện tại Nữu Ước, đã trải qua 30 năm cuối đời để làm mục vụ tại đảo Molokai cho những người phong cùi.
Mẹ đã qua đời tại đảo này năm 1918 lúc 80 tuổi. Quyết định ngày 6 tháng 12 của Bộ Phong Thánh xác định quyết định mới đây của một uỷ ban Y Tế và một nhóm thần học gia tuyên bố là một phép lạ thứ hai không thể được gán cho sự cầu bầu của Mẹ Marianne.
Phép lạ thứ nhất đòi hỏi cho việc phong chân phước là việc chữa lành không giải thích được của một em gái người tiểu bang Nữu Ước đã gần chết vì nhiều bộ phận trong cơ thể đã ngưng hoạt động, sau khi nhiều người cầu nguyện với Mẹ Marianne.
Phép lạ này được một ủy ban y tế và một nhóm thần học gia chấp thuận năm 2004. Cuối năm 2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chuẩn y trường hợp này. Bà đã được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 14 tháng 5, 2005.
Chi tiết duy nhất được biết về phép lạ thứ hai là một phụ nữ đã được chữa lành cách lạ lùng vì các bác sĩ tuyên bố là người này sắp qua đời và họ đã ngạc nhiên khi thấy bà này còn sống.
Các nữ tu Dòng Phanxicô sẽ không tiết lộ các chi tiết về phép lạ thứ hai này trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc phong thánh cho Mẹ Marianne. Trong các nguồn tin khác về các vụ án phong thánh Hoa Kỳ, đã có nhiều nguồn tin cho hay là sẽ có một vụ tuyên bố vào giữa tháng 12 về việc chấp nhận phép lạ thứ hai được gán cho sự cầu bầu của chân phước Kateri Tekakwitha, và điều này sẽ khai thông cho việc phong thánh cho bà.
Top Stories
Corée du Sud: Le projet d’illumination d’un sapin de Noël à proximité de la DMZ provoque tensions et divisions
Eglises d'Asie
09:48 12/12/2011
Fruit de la christianisation de traditions païennes, la tradition du sapin de Noël se veut partout dans le monde symbole de paix sur terre et gage de bonne volonté entre les hommes. En Corée du Sud, l’illumination d’un sapin de Noël haut d’une trentaine de mètres à trois kilomètres de la zone démilitarisée (DMZ) qui sépare les deux Corée déclenche au contraire de vives réactions de la part de Pyongyang, qui a menacé la Corée du Sud de...
... « conséquences imprévisibles », et des divisions en Corée du Sud, où des voix se sont élevées contre un projet mené par des Eglises protestantes avec le soutien logistique de l’armée sud-coréenne.
Le 23 décembre prochain, à la nuit tombée et dans le froid glacial de l’hiver coréen, plusieurs dizaines de chrétiens protestants entonneront des chants de Noël devant le sapin qui sera alors illuminé devant eux. Dressé au sommet d’une colline, le sapin est en réalité une structure d’acier en forme de conifère haute d’une trentaine de mètres. Paré de milliers de lumières, il est surmonté d’une grande croix blanche illuminée et l’ensemble pourra très certainement être vu depuis la ville de Kaesong (Gaeseong), située en Corée du Nord. Installée sur la colline d’Aegibong à trois kilomètres de la DMZ, la structure est située dans une portion du territoire sud-coréen étroitement contrôlée par l’armée sud-coréenne.
Selon un responsable du ministère sud-coréen de la Défense, le gouvernement sud-coréen a décidé d’apporter son aide à cette initiative, menée par des Eglises protestantes, au nom de la défense des « libertés d’expression et de religion ». Aegibong étant au centre du pays, deux autres sapins seront aussi installés à deux points proches de la frontière, l’un sur son bord occidental et l’autre sur son bord oriental. Afin de parer à toute attaque nord-coréenne, les forces armées stationnées à proximité de ces sapins seront mises en état d’alerte renforcé, a encore fait valoir le ministère sud-coréen de la Défense. Il est prévu que les sapins de Noël brillent dans la nuit durant quinze jours.
Du côté des chrétiens protestants sud-coréens (qui rassemblent environ 20 % de la population sud-coréenne), les avis semblent partagés face à cette initiative. D’un côté, les promoteurs des sapins – au nombre desquels figure l’Eglise du Plein Evangile de Yoido, une des plus importantes dénominations pentecôtistes de Corée – expliquent que leur geste vise à partager avec les Nord-Coréens la joie de la naissance du Christ et que ces sapins sont pacifiques. De l’autre, des pasteurs, tels le Rév. Lee de l’Eglise de la paix sur la DMZ, mettent en avant le fait qu’un sapin devrait favoriser « la paix et non la guerre ». Le 8 décembre, un « Comité contre l’illumination de la colline Aegibong » a tenu une conférence de presse devant le ministère de la Défense à Séoul pour expliquer que le sapin pourrait aggraver le conflit entre les deux Corée. Le Comité réunit 28 associations et groupes civiques et religieux, dont des non-chrétiens.
Pour la Corée du Nord, l’affaire est entendue : toute tentative visant à répandre la joie de Noël au-delà de la DMZ est assimilable à une mesure de « guerre psychologique » qui appelle des représailles. Sur Uriminzokkiri, site Internet de nouvelles officielles, Pyongyang a menacé : « Les va-t-en-guerre ennemis devraient être conscients qu’ils seront tenus entièrement responsables de toute conséquence imprévisible que pourrait entraîner leur entreprise. »
En illuminant ainsi un sapin à la frontière entre les deux Corées, Séoul et les protestants sud-coréens renoueront avec un passé récent. En effet, le premier sapin en acier fut forgé dès 1954, soit immédiatement après la fin de la guerre fratricide qui ravagea la péninsule (1950-1953). Le fait que la liberté religieuse prévalait au Sud était utilisé comme argument par Séoul dans la guerre de propagande qui a continué à l’opposer à Pyongyang. Jusqu’en 2003, le sapin d’acier a ainsi régulièrement éclairé de sa lumière une fraction du territoire nord-coréen. En 2004 toutefois, fruit d’une détente entre les deux frères ennemis, un accord entre les deux gouvernements a entraîné l’arrêt de toute propagande à travers la DMZ, remisant dans un hangar le sapin de Noël. Mais, pour Noël 2010, après le très fort regain de tension consécutif au naufrage d’un navire de guerre sud-coréen et au bombardement par Pyongyang d’une île sud-coréenne, le sapin fut de nouveau illuminé. C’est donc pour la deuxième année consécutive que la colline d’Aegibong brillera sous un sapin d’acier. L’an dernier, le Nord avait averti qu’il déclencherait son artillerie pour détruire le sapin mais rien de tel ne se passa (1).
(1) Dans la guerre de propagande que se livrent les deux pays, le Sud a repris ses envois au Nord de tracts vantant les mérites d’une société libre et démocratique. Des programmes radiophoniques sont diffusés vers le Nord au moyen de « La Voix de la liberté ». Sur la DMZ, quatorze gigantesques haut-parleurs ont été réinstallés pour arroser de leurs décibels toute oreille attentive ; un des messages ainsi diffusés indique que la nourriture au Sud est si abondante que l’obésité parmi les Sud-Coréens est devenue un problème social, message d’une ironie cruelle pour une population qui, au Nord, dépend pour sa survie de l’aide alimentaire internationale. Par ailleurs, des initiatives privées, menées par des citoyens sud-coréens, participent de ces « échanges » au-dessus de la DMZ. Une « diplomatie du ballon » existe ainsi, des ballons gonflés à l’hélium et chargés de messages ou de provisions étant lâché par vent favorable au-dessus de la frontière. Récemment, une organisation œcuménique internationale, International Christian Concern, a fait savoir qu’elle avait organisé le lâcher de dix ballons chargés chacun d’un millier d’exemplaires de la Bible en direction de la Corée du Nord, « l’un des pays les plus fermés du monde où la persécution est terrifiante ».
(Source: Eglises d'Asie, 12 décembre 2011)
Le 23 décembre prochain, à la nuit tombée et dans le froid glacial de l’hiver coréen, plusieurs dizaines de chrétiens protestants entonneront des chants de Noël devant le sapin qui sera alors illuminé devant eux. Dressé au sommet d’une colline, le sapin est en réalité une structure d’acier en forme de conifère haute d’une trentaine de mètres. Paré de milliers de lumières, il est surmonté d’une grande croix blanche illuminée et l’ensemble pourra très certainement être vu depuis la ville de Kaesong (Gaeseong), située en Corée du Nord. Installée sur la colline d’Aegibong à trois kilomètres de la DMZ, la structure est située dans une portion du territoire sud-coréen étroitement contrôlée par l’armée sud-coréenne.
Selon un responsable du ministère sud-coréen de la Défense, le gouvernement sud-coréen a décidé d’apporter son aide à cette initiative, menée par des Eglises protestantes, au nom de la défense des « libertés d’expression et de religion ». Aegibong étant au centre du pays, deux autres sapins seront aussi installés à deux points proches de la frontière, l’un sur son bord occidental et l’autre sur son bord oriental. Afin de parer à toute attaque nord-coréenne, les forces armées stationnées à proximité de ces sapins seront mises en état d’alerte renforcé, a encore fait valoir le ministère sud-coréen de la Défense. Il est prévu que les sapins de Noël brillent dans la nuit durant quinze jours.
Du côté des chrétiens protestants sud-coréens (qui rassemblent environ 20 % de la population sud-coréenne), les avis semblent partagés face à cette initiative. D’un côté, les promoteurs des sapins – au nombre desquels figure l’Eglise du Plein Evangile de Yoido, une des plus importantes dénominations pentecôtistes de Corée – expliquent que leur geste vise à partager avec les Nord-Coréens la joie de la naissance du Christ et que ces sapins sont pacifiques. De l’autre, des pasteurs, tels le Rév. Lee de l’Eglise de la paix sur la DMZ, mettent en avant le fait qu’un sapin devrait favoriser « la paix et non la guerre ». Le 8 décembre, un « Comité contre l’illumination de la colline Aegibong » a tenu une conférence de presse devant le ministère de la Défense à Séoul pour expliquer que le sapin pourrait aggraver le conflit entre les deux Corée. Le Comité réunit 28 associations et groupes civiques et religieux, dont des non-chrétiens.
Pour la Corée du Nord, l’affaire est entendue : toute tentative visant à répandre la joie de Noël au-delà de la DMZ est assimilable à une mesure de « guerre psychologique » qui appelle des représailles. Sur Uriminzokkiri, site Internet de nouvelles officielles, Pyongyang a menacé : « Les va-t-en-guerre ennemis devraient être conscients qu’ils seront tenus entièrement responsables de toute conséquence imprévisible que pourrait entraîner leur entreprise. »
En illuminant ainsi un sapin à la frontière entre les deux Corées, Séoul et les protestants sud-coréens renoueront avec un passé récent. En effet, le premier sapin en acier fut forgé dès 1954, soit immédiatement après la fin de la guerre fratricide qui ravagea la péninsule (1950-1953). Le fait que la liberté religieuse prévalait au Sud était utilisé comme argument par Séoul dans la guerre de propagande qui a continué à l’opposer à Pyongyang. Jusqu’en 2003, le sapin d’acier a ainsi régulièrement éclairé de sa lumière une fraction du territoire nord-coréen. En 2004 toutefois, fruit d’une détente entre les deux frères ennemis, un accord entre les deux gouvernements a entraîné l’arrêt de toute propagande à travers la DMZ, remisant dans un hangar le sapin de Noël. Mais, pour Noël 2010, après le très fort regain de tension consécutif au naufrage d’un navire de guerre sud-coréen et au bombardement par Pyongyang d’une île sud-coréenne, le sapin fut de nouveau illuminé. C’est donc pour la deuxième année consécutive que la colline d’Aegibong brillera sous un sapin d’acier. L’an dernier, le Nord avait averti qu’il déclencherait son artillerie pour détruire le sapin mais rien de tel ne se passa (1).
(1) Dans la guerre de propagande que se livrent les deux pays, le Sud a repris ses envois au Nord de tracts vantant les mérites d’une société libre et démocratique. Des programmes radiophoniques sont diffusés vers le Nord au moyen de « La Voix de la liberté ». Sur la DMZ, quatorze gigantesques haut-parleurs ont été réinstallés pour arroser de leurs décibels toute oreille attentive ; un des messages ainsi diffusés indique que la nourriture au Sud est si abondante que l’obésité parmi les Sud-Coréens est devenue un problème social, message d’une ironie cruelle pour une population qui, au Nord, dépend pour sa survie de l’aide alimentaire internationale. Par ailleurs, des initiatives privées, menées par des citoyens sud-coréens, participent de ces « échanges » au-dessus de la DMZ. Une « diplomatie du ballon » existe ainsi, des ballons gonflés à l’hélium et chargés de messages ou de provisions étant lâché par vent favorable au-dessus de la frontière. Récemment, une organisation œcuménique internationale, International Christian Concern, a fait savoir qu’elle avait organisé le lâcher de dix ballons chargés chacun d’un millier d’exemplaires de la Bible en direction de la Corée du Nord, « l’un des pays les plus fermés du monde où la persécution est terrifiante ».
(Source: Eglises d'Asie, 12 décembre 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại chủng sinh Vinh Thanh thăm Trại phong Quỳnh Lập
J.B. Quốc Tuấn
09:39 12/12/2011
Đại Chủng viện Vinh Thanh thăm Trại phong Quỳnh Lập
Sáng Chúa Nhật III Mùa Vọng, 11 – 12 – 2011, phái đoàn Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh do Cha giám đốc Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Bá và Cha linh hướng An-rê Phạm Hòa Lạc dẫn đầu, cùng với gần 120 chủng sinh đã có chuyến thăm các bệnh nhân phong tại Trại Phong Quỳnh Lập thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cùng đi với đoàn của Đại Chủng viện, có Cha Hiếu (Dòng Đạo Binh Chúa Kitô), bà Maria Nguyễn Thị Mỹ Danh, ông bà cố thân sinh Cha Hiếu, cùng quý ân nhân về từ Hoa Kỳ là những người đã tài trợ cho chuyến thăm.
Xem hình bấm vào đây
Đến Trại Phong Quỳnh Lập giữa ngày đông buốt lạnh, Đoàn ĐCV Vinh Thanh cùng nhóm ân nhân đã mang theo hơi ấm cảm thông và sự sẻ chia với bao mảnh đời đang phải ngày đêm ưu phiền vật lộn với bệnh tật, sự mặc cảm, cô đơn… Thái độ ân cần, những lời động viên, thăm hỏi, khích lệ thân tình của quý Cha và anh em chủng sinh cũng như quý ân nhân đã làm vơi đi phần nào nỗi khắc khổ, đớn đau, lo âu dài ngày của những con người vốn không được may mắn bởi căn bệnh phong hiểm nghèo. Chúng tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động trước hình ảnh những cụ già cao niên với cặp mắt hõm sâu ngấn lệ chợt ánh lên niềm vui: “ Được các Cha, các Thầy đến thăm, tôi vui lắm. Tôi cảm thấy vơi đi rất nhiều nỗi cô đơn, cảm thấy muốn sống hơn dù đã cao niên. Mong sao được các Cha, các Thầy đến thăm nhiều lần như thế này thì tôi và những anh chị em nơi đây sẽ không còn sợ, còn lo bệnh tật hành hạ và sự cô đơn nữa !...” – Một cụ già chân thành bộc bạch.
Về với các bệnh nhân phong Quỳnh Lập, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh cùng quý ân nhân đã hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với sự tham dự đông đảo của bà con giáo dân và anh chị em lương dân đang điều trị tại Trại phong. Thánh lễ được cử hành ngay trong khuôn viên của Trại phong do Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá chủ sự đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng, huynh đệ. Trong phần khai lễ, Cha chủ tế đã nói lên mục đích của Gia đình ĐCV Vinh Thanh trong chuyến thăm Trại Phong Quỳnh Lập là “nhằm đem tình thương và chia sẻ niềm vui Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh với những anh chị em nơi đây đang phải đau đớn do bệnh tật và nỗi cô đơn…vì ở đâu có tình thương ở đó có Thiên Chúa ngự trị”, và với “món quà” Thánh lễ, “xin Chúa chúc lành cho tất cả quý ông bà và anh chị em cả giáo dân cũng như lương dân được hưởng trọn niềm vui, có nhiều người hảo tâm đến chia sẻ, đỡ nâng,…”. Trong phần giảng lễ, Cha Linh hướng An-rê Phạm Hòa Lạc đã nối kết sứ điệp Lời Chúa với nỗi đau của những anh chị em bệnh nhân. Và thực sự, “đứng trước sự đau khổ của con người tôi chỉ biết thinh lặng !” (như một nhà văn đã nói). Tuy nhiên, dưới ánh sáng Lời Chúa và trong niềm hy vọng của người có đức tin, “có một Lời khác, Lời ấy có khả năng xua tan những đau khổ và vơi tan những tuyệt vọng - Lời ấy đã hóa thành con người, Lời ấy đã mang lấy nỗi đau của con Người, đó chính là Ngôi Lời nhập thể, Đức Giêsu Kitô”. Đây chính là câu trả lời thuyết phục cho những ai khi nghiệm cảm và tự vấn về đau khổ của anh chị em mình. Nó mở ra niềm hy vọng cho nhân loại trước nỗi đau nhân sinh về “tia sáng của niềm tin, tia sáng của lạc quan, tia sáng của hy vọng…tia sáng ấy xuất phát từ Đức Kitô là ánh sáng thật cho con người”. Những anh chị em bệnh nhân phong Quỳnh Lập chắc chắn đang được chiếu dọi bởi tia sáng ấy nhờ hồng ân Thánh lễ, và họ có thể lạc quan “ khi nhận thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác…”.
Sau Thánh lễ, quý Cha và anh em chủng sinh cùng quý ân nhân đã trao tặng những phần quà cho các bệnh nhân phong Quỳnh Lập không phân biệt giáo lương. Mọi người đều phấn khởi trong tâm tình “tạ ơn Trời và cám ơn nhau”, vì đã đem đến cho nhau niềm vui và hy vọng đích thực được khởi nhận từ chính Ngôi Lời Nhập Thể.
Chia tay Trại Phong Quỳnh Lập, những bàn tay, những cánh tay không lành lặn giơ cao vẫy chào chúng tôi như muốn nói lời tri ân. Những ứng sinh linh mục tương lai chợt dậy trào niềm hứng khởi về tình yêu phục vụ đang gọi mời. Và hơi ấm yêu thương đang được thắp lên không chỉ giữa mùa đông Quỳnh Lập, mà…
J.B. Quốc Tuấn
Sáng Chúa Nhật III Mùa Vọng, 11 – 12 – 2011, phái đoàn Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh do Cha giám đốc Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Bá và Cha linh hướng An-rê Phạm Hòa Lạc dẫn đầu, cùng với gần 120 chủng sinh đã có chuyến thăm các bệnh nhân phong tại Trại Phong Quỳnh Lập thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cùng đi với đoàn của Đại Chủng viện, có Cha Hiếu (Dòng Đạo Binh Chúa Kitô), bà Maria Nguyễn Thị Mỹ Danh, ông bà cố thân sinh Cha Hiếu, cùng quý ân nhân về từ Hoa Kỳ là những người đã tài trợ cho chuyến thăm.
Xem hình bấm vào đây
Đến Trại Phong Quỳnh Lập giữa ngày đông buốt lạnh, Đoàn ĐCV Vinh Thanh cùng nhóm ân nhân đã mang theo hơi ấm cảm thông và sự sẻ chia với bao mảnh đời đang phải ngày đêm ưu phiền vật lộn với bệnh tật, sự mặc cảm, cô đơn… Thái độ ân cần, những lời động viên, thăm hỏi, khích lệ thân tình của quý Cha và anh em chủng sinh cũng như quý ân nhân đã làm vơi đi phần nào nỗi khắc khổ, đớn đau, lo âu dài ngày của những con người vốn không được may mắn bởi căn bệnh phong hiểm nghèo. Chúng tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động trước hình ảnh những cụ già cao niên với cặp mắt hõm sâu ngấn lệ chợt ánh lên niềm vui: “ Được các Cha, các Thầy đến thăm, tôi vui lắm. Tôi cảm thấy vơi đi rất nhiều nỗi cô đơn, cảm thấy muốn sống hơn dù đã cao niên. Mong sao được các Cha, các Thầy đến thăm nhiều lần như thế này thì tôi và những anh chị em nơi đây sẽ không còn sợ, còn lo bệnh tật hành hạ và sự cô đơn nữa !...” – Một cụ già chân thành bộc bạch.
Về với các bệnh nhân phong Quỳnh Lập, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh cùng quý ân nhân đã hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng với sự tham dự đông đảo của bà con giáo dân và anh chị em lương dân đang điều trị tại Trại phong. Thánh lễ được cử hành ngay trong khuôn viên của Trại phong do Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá chủ sự đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng, huynh đệ. Trong phần khai lễ, Cha chủ tế đã nói lên mục đích của Gia đình ĐCV Vinh Thanh trong chuyến thăm Trại Phong Quỳnh Lập là “nhằm đem tình thương và chia sẻ niềm vui Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh với những anh chị em nơi đây đang phải đau đớn do bệnh tật và nỗi cô đơn…vì ở đâu có tình thương ở đó có Thiên Chúa ngự trị”, và với “món quà” Thánh lễ, “xin Chúa chúc lành cho tất cả quý ông bà và anh chị em cả giáo dân cũng như lương dân được hưởng trọn niềm vui, có nhiều người hảo tâm đến chia sẻ, đỡ nâng,…”. Trong phần giảng lễ, Cha Linh hướng An-rê Phạm Hòa Lạc đã nối kết sứ điệp Lời Chúa với nỗi đau của những anh chị em bệnh nhân. Và thực sự, “đứng trước sự đau khổ của con người tôi chỉ biết thinh lặng !” (như một nhà văn đã nói). Tuy nhiên, dưới ánh sáng Lời Chúa và trong niềm hy vọng của người có đức tin, “có một Lời khác, Lời ấy có khả năng xua tan những đau khổ và vơi tan những tuyệt vọng - Lời ấy đã hóa thành con người, Lời ấy đã mang lấy nỗi đau của con Người, đó chính là Ngôi Lời nhập thể, Đức Giêsu Kitô”. Đây chính là câu trả lời thuyết phục cho những ai khi nghiệm cảm và tự vấn về đau khổ của anh chị em mình. Nó mở ra niềm hy vọng cho nhân loại trước nỗi đau nhân sinh về “tia sáng của niềm tin, tia sáng của lạc quan, tia sáng của hy vọng…tia sáng ấy xuất phát từ Đức Kitô là ánh sáng thật cho con người”. Những anh chị em bệnh nhân phong Quỳnh Lập chắc chắn đang được chiếu dọi bởi tia sáng ấy nhờ hồng ân Thánh lễ, và họ có thể lạc quan “ khi nhận thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác…”.
Sau Thánh lễ, quý Cha và anh em chủng sinh cùng quý ân nhân đã trao tặng những phần quà cho các bệnh nhân phong Quỳnh Lập không phân biệt giáo lương. Mọi người đều phấn khởi trong tâm tình “tạ ơn Trời và cám ơn nhau”, vì đã đem đến cho nhau niềm vui và hy vọng đích thực được khởi nhận từ chính Ngôi Lời Nhập Thể.
Chia tay Trại Phong Quỳnh Lập, những bàn tay, những cánh tay không lành lặn giơ cao vẫy chào chúng tôi như muốn nói lời tri ân. Những ứng sinh linh mục tương lai chợt dậy trào niềm hứng khởi về tình yêu phục vụ đang gọi mời. Và hơi ấm yêu thương đang được thắp lên không chỉ giữa mùa đông Quỳnh Lập, mà…
J.B. Quốc Tuấn
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Diệp Hải Dung
18:44 12/12/2011
Sáng Chúa Nhật 11/12/2011 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại trường Casmir Catholic College Marrickville Sydney.
Xem hình Đại Hội Giáo Lý
Đúng 9.30 giờ tất cả 7 Xứ đoàn Bankstown, Cabramatta, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller và Plumpton tập trung trong sân trường để chào cờ Liên đoàn và khai mạc cho ngày Đại Hội Giáo Lý. Sau đó là câu chuyện dưới cờ của Cha Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney. Cha rất vui mừng và nói hôm nay thời tiết rất tốt khác hẳn những ngày vừa qua trong tuần trời mưa liên tục (có lẽ Chúa thương các em Thiếu Nhi) Cha ngỏ lời chào mừng tất cả các em và đồng thời Cha long trọng tuyên bố ngày Đại Hội Giáo Lý chính thức khai mạc. Cha chúc các em thành công và gặt hái nhiều kết qủa. Kế tiếp Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên đoàn tuyên đọc Nội Quy của ngày Đại Hội và chương trình thể thức cuộc dự thi. Chương trình thi Giáo Lý bắt đầu, gồm các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn lên dự thi. Xứ đoàn Bankstown, XĐ Cabramatta, XĐ Granville, XĐ Lakemba, XĐ Marrickville, XĐ Plumpton và XĐ Miller. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em rất nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và vui mừng vì con em của mình đã học hỏi hiểu biết về Kinh Thánh, Giáo Lý và Giáo Hội để làm nền tảng sống đạo cho bản thân.
Sau giờ nghỉ dùng cơm trưa, cuộc thi được dời vào trong hội trường để tránh cơn mưa sắp kéo đến. Các em lai tiếp tục cuộc thi và sau đó Cha Nguyễn Văn Tuyết phát Chứng Chỉ ban khen và phát phần thưởng cho các em và dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha Tuyết có hỏi trắc nghiệm các em về Mùa Vọng, các em trả lời rất xuất sắc và Cha cũng nhắc nhở các em Thiếu Nhi luôn cố gắng học hiểu và noi gương theo Chúa Giêsu để sống xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể của Chúa. Sau đó Trưởng Hà Kim Ly trong Ban Chấp Hành Liên Đoàn thỉnh đạt thăng cấp cho 17 Dự Trưởng và Huynh Trưởng qua nghi thức tuyên thệ trước bàn thờ và được thăng cấp.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh Phùng HảI Sơn Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên uý Đặc Trách Liên Đoàn, Sơ Trợ uý Liên Đoàn, quý vị Giảng Viên Giáo Lý, quý Quan Khách, quý Phụ Huynh và các Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do LĐ TNTT Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney tổ chức đúc kết cuối năm. Anh cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em và phương tiện di chuyển và nấu ẩm thực.
Sau cùng là phần phát Bằng Khen cho các Xứ đoàn. Xứ đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall đoạt giải xuất sắc nhất về Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt.Pritchard đoạt nhất xuất sắc nhất về Giáo Lý
Đặc biệt Xứ đoàn Đức Mẹ Fatima Miller năm nay đoạt giải nhất toàn diện và lãnh Cup Danh Dự Liên Đoàn.
Sau khi kết thúc Thánh lễ là nghi thức hạ cờ bế mạc kết thúc ngày Đại Hội Giáo Lý 2011.
Xem hình Đại Hội Giáo Lý
Đúng 9.30 giờ tất cả 7 Xứ đoàn Bankstown, Cabramatta, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller và Plumpton tập trung trong sân trường để chào cờ Liên đoàn và khai mạc cho ngày Đại Hội Giáo Lý. Sau đó là câu chuyện dưới cờ của Cha Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney. Cha rất vui mừng và nói hôm nay thời tiết rất tốt khác hẳn những ngày vừa qua trong tuần trời mưa liên tục (có lẽ Chúa thương các em Thiếu Nhi) Cha ngỏ lời chào mừng tất cả các em và đồng thời Cha long trọng tuyên bố ngày Đại Hội Giáo Lý chính thức khai mạc. Cha chúc các em thành công và gặt hái nhiều kết qủa. Kế tiếp Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên đoàn tuyên đọc Nội Quy của ngày Đại Hội và chương trình thể thức cuộc dự thi. Chương trình thi Giáo Lý bắt đầu, gồm các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn lên dự thi. Xứ đoàn Bankstown, XĐ Cabramatta, XĐ Granville, XĐ Lakemba, XĐ Marrickville, XĐ Plumpton và XĐ Miller. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em rất nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và vui mừng vì con em của mình đã học hỏi hiểu biết về Kinh Thánh, Giáo Lý và Giáo Hội để làm nền tảng sống đạo cho bản thân.
Sau giờ nghỉ dùng cơm trưa, cuộc thi được dời vào trong hội trường để tránh cơn mưa sắp kéo đến. Các em lai tiếp tục cuộc thi và sau đó Cha Nguyễn Văn Tuyết phát Chứng Chỉ ban khen và phát phần thưởng cho các em và dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha Tuyết có hỏi trắc nghiệm các em về Mùa Vọng, các em trả lời rất xuất sắc và Cha cũng nhắc nhở các em Thiếu Nhi luôn cố gắng học hiểu và noi gương theo Chúa Giêsu để sống xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể của Chúa. Sau đó Trưởng Hà Kim Ly trong Ban Chấp Hành Liên Đoàn thỉnh đạt thăng cấp cho 17 Dự Trưởng và Huynh Trưởng qua nghi thức tuyên thệ trước bàn thờ và được thăng cấp.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh Phùng HảI Sơn Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên uý Đặc Trách Liên Đoàn, Sơ Trợ uý Liên Đoàn, quý vị Giảng Viên Giáo Lý, quý Quan Khách, quý Phụ Huynh và các Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do LĐ TNTT Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney tổ chức đúc kết cuối năm. Anh cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em và phương tiện di chuyển và nấu ẩm thực.
Sau cùng là phần phát Bằng Khen cho các Xứ đoàn. Xứ đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall đoạt giải xuất sắc nhất về Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt.Pritchard đoạt nhất xuất sắc nhất về Giáo Lý
Đặc biệt Xứ đoàn Đức Mẹ Fatima Miller năm nay đoạt giải nhất toàn diện và lãnh Cup Danh Dự Liên Đoàn.
Sau khi kết thúc Thánh lễ là nghi thức hạ cờ bế mạc kết thúc ngày Đại Hội Giáo Lý 2011.
Thánh lễ Kính Đức Mẹ Sầu Bi tại Măng Đen, Kontum
Tòa GM Kon Tum
09:54 12/12/2011
KONTUM - Trong tiết trời se lạnh chuẩn bị bước vào Đêm Đông Giáng Sinh, tiết trời tại Măng Đen, thị trấn Kon Plông có lúc xuống 12 độ C, cộng với mưa phùn, có lúc nặng hạt và gió, làm cho không khí tại Linh địa Măng Đen mang màu sắc ảm đạm. Những ngày chuẩn bị khuôn viên lễ đài để tổ chức Thánh lễ Kính Mẹ tại nơi này làm cho Ban Tổ Chức không khỏi lo ngại vì thời tiết xấu nhiều hơn tốt. Thế nhưng từ sáng sáng sớm ngày 12 tháng 12 hôm nay, thời tiết như êm dịu, đến giờ chuẩn bị Thánh Lễ vẫn mát trời và lặng gió. Lễ xong 12 giờ trưa, trời thiết vẫn mát dưới những đám mây che nắng mặt trời. Tạ ơn Mẹ, ai cũng nhận ra đây là Phép Lạ Mẹ đã che chở cho con cái của Mẹ đến hành hương nơi này.
Xem hình ảnh
Theo Ban Tổ Chức cho biết có khoảng hơn 500 xe hơi lớn nhỏ, vài ngàn xe gắn máy, và ước tính hơn mười ngàn người tham dự. Một con số kỷ lục từ trước đến nay tại nơi này.
9g30: Đức Cha Micae đã khởi sự giờ gẫm 7 sự thương khó Đức mẹ tại Lễ đài. Nói là Lễ đài, nhưng thực tế chỉ là khu đất được chắn lại bởi những ghế đá người ta đã dâng kính Mẹ. Bàn thờ đơn giản chỉ là phiến đá trên hai cột đá. Được biết, Toà Giám Mục Kon Tum đang chờ đợi chính quyền trao cho 20 hécta đất như chính quyền có lần gặp gỡ đã hứa. Hy vọng linh địa sẽ sớm được thực hiện để kính Mẹ và trở nên nơi hành hương Đức Mẹ cho Giáo phận Kon Tum và tín hữu gần xa yêu mến mẹ.
9g45: Diễn nguyện ca kính Mẹ: Những hiền mẫu cùng thanh thiếu niên các Giáo xứ đồng diễn.
10g15: Thánh lễ bắt đầu, có sự hiện diện của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo Phận; Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên Giám mục Giáo phận, Quý Cha Hạt trưởng và gần 60 linh mục trong Giáo phận, cùng hàng ngàn anh chị em tu sĩ và giáo dân tham dự. Thánh lễ hôm nay được cử hành 2 ngôn ngữ: Kinh và Bahnar.
Đầu thánh lễ, Đức Cha Micae đã nhắc nhở anh chị em hết sức giữ gìn trật tự vì khu đất quá chật hẹp và bên bờ vực của con đường, nếu không cẩn thận, có thể xảy ra xen lấn tai nạn, cần từ từ di chuyển… Và Ngài mở đầu, với những lời tâm tình sau đây:
“Kính thưa Đức Cha Phêrô, quý cha cùng toàn thể anh chị em.
Tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ cho chúng ta có điều kiện quy tụ nơi đây để cùng Mẹ dâng lên Thiên Chúa những tâm tình hiếu thảo và biết ơn sâu xa, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Chúa đã thương ban cho chúng ta Bà Mẹ tuyệt vời là Đức Trinh nữ Maria, người nữ tỳ khiêm hạ của Chúa và là Người Mẹ quyền phép của nhân loại. Những tấm bảng ghi ơn Mẹ và sự hiện diện đông đảo của anh chị em khắp nơi không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng hay phân cách là một bằng chứng hùng hồn. Nguyện xin Mẹ dạy dỗ và dẫn đưa chúng ta đến với Chúa và như Mẹ, chúng ta biết chăm chú lắng nghe cùng mau mắn thi hành ý Chúa. Như Mẹ, chúng ta luôn biết xin thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Phần bài giảng, Ngài chia sẻ:
“Anh chị em thân mến, Lời Chúa chúng ta vừa nghe, nói gì với chúng ta?
Bài đọc 1 giới thiệu cho chúng ta hình ảnh tuyệt vời của con người được tạo dựng theo họa hình của chính Thiên Chúa, nhưng vì “kiêu căng ngạo mạn muốn bằng trời”, nên đã mắc mưu con rắn là ma quỷ và chống lại Thiên Chúa. Con người xa lìa Chúa hoá nên xấu xa tội lỗi, đã đánh mất cuộc sống địa đàng ban đầu. Thật tội nghiệp. Hằng ngày, qua cuộc sống của bản thân, qua lịch sử của cả nhân loại, hậu quả của tội chống lại Thiên Chúa vẫn tái diễn nhan nhản và được phơi bày trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng. Không Thiên Chúa, xa lìa Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa, con người hóa nên “kẻ thù với nhau” và dễ dàng “đạp lên nhau để sống”. Với Thiên Chúa, con người trở thành con cái dấu yêu và trở thành anh chị em với nhau, biết thương yêu nhau bằng tình thương của Thiên Chúa và biết đối xử với nhau như đối xử với Thiên Chúa hay như Thiên Chúa đối xử với con người. Nơi con người, kể từ ngày đó, luôn có cuộc chiến giữa “dòng giống ma quỷ và dòng giống loài người” (x. St 3,15). Và với ơn Chúa, con người luôn toàn thắng. Mẹ Maria là một trường hợp độc nhất vô nhị trong hàng thụ tạo đã chiến thắng trọn vẹn ngay từ giây phút đầu thai trong dạ Mẹ Anna!
“Hạnh phúc thay người được sống đời làm con Chúa”. Vì “sự sống đời đời, hạnh phúc đích thực là nhận biết Cha Thiên Chúa độc nhất và chân thật và Đấng Cha đã sai đến, Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3).
Còn Bài đọc 2, Thánh Phaolô đã giới thiệu cho giáo đoàn Êphêsô và cho cả nhân loại thấy cao cả của những con người được Chúa yêu thương đến mức độ đã ban Con Một là Đức Giêsu Kitô từ trời xuống, để thi ân giáng phúc và ban cho con người được trở lại địa vị của con trời, được “trở nên tinh tuyền thánh thiện” (Ep 1,4); “để chúng ta biết “ngợi khen vinh quang của Chúa” (c.12); “được làm nghĩa tử” (c.5). Vâng hạnh phúc cho thụ tạo như con người một khi được kết hiệp với Đấng Tạo Hoá qua đời sống làm con trời, làm anh em với nhau.
Muốn thế phải biết chăm chú lắng nghe và mau mắn thi hành thanh ý của Chúa, đó là sống đời con Chúa, sống đời huynh đệ yêu thương. Như Mẹ Maria.
1. Mẹ Maria, mẫu gương của mọi thụ tạo lý tưởng.
Mẹ đã biết chăm chú nghe Lời Chúa và mau mắn thưa xin vâng cùng sống trọn lời xin vâng. Biến cố truyền tin của sứ thần đã làm Mẹ bối rối, lúng túng… như sau khi đã đặt ý Chúa lên trên và biết đặt trọn niềm tin vào quyền phép của Chúa, Mẹ đã thưa xin vâng và chấp nhận hoàn toàn phó thác trong quyền năng của Thiên Chúa. Vì thế, con người chúng ta hết lòng cảm phục và yêu mến Mẹ, yêu mến Mẹ hơn mọi thụ tạo và cùng với Mẹ tôn thờ Thiên Chúa, là Cha duy nhất và chân thật, là Chúa muôn loài, là Chúa Tể càn khôn.
Suốt dòng lịch sử cứu độ, thiên hạ sẽ không ngớt tung hô Mẹ và qua Mẹ đến gặp Thiên Chúa thật và đến với mọi người trong tình anh chị em.
2. Yêu mẹ, noi gương Mẹ.
* Sống theo gương Mẹ: Yêu mến Mẹ, chúng ta quyết tâm sống theo gương sống của Mẹ. Mẹ trở thành “ngôi sao tuyệt mỹ” của không riêng ai mà là của mọi người. Người công giáo chúng ta không thờ Mẹ, nhưng hết lòng tôn kính Mẹ. Hết lòng yêu mến Mẹ. Hết lòng sống ra sức học tập bắt chước gương Mẹ sống xứng danh những người con Chúa, những người anh chị em với hết mọi người.
* Như Mẹ, chúng ta luôn tìm ý Chúa: Vâng, mọi nơi mọi lúc, Mẹ tìm ý Chúa, chứ không tìm ý riêng. Mẹ đặt quyền lợi của Chúa trên quyền lợi riêng tư.
* Quan tâm tới tha nhân: Chúng ta thấy lúc nào Mẹ cũng biết cảm thông với tha nhân. Cụ thể như ngay sau biến cố truyền tin, biết chị họ Elizabéth đang có thai, Mẹ đã mau mắn lên đường thăm và ở lại giúp đỡ (x. Lc 1,39-45). Hoặc như trong tiệc cưới Cana, Mẹ đã cho Chúa biết tình trạng “hết rượu của nhà cưới” và cầu cứu với Chúa Giêsu (x. Ga 2,1-12). Những “bảng đá khắc tạ ơn” trước mặt chúng ta cũng như tại biết bao trung tâm hành hương đều là những bằng chứng ca tụng và tạ ơn lòng quan tâm quảng đại bầu cử của Mẹ trước tôn nhan Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta có mặt nơi đây cũng là để nói lên chân lý này: Mẹ luôn thương yêu và cứu giúp mọi người, không trừ một ai. Quả thật đúng như lời kinh mà cả Giáo Hội hằng thốt lên hằng ngày: “Lạy Mẹ Maria, từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người nào chạy đến Mẹ, mà Mẹ không thương trợ giúp”.
3. Vậy hôm nay,
Chúng ta hãy cùng nhau tha thiết nài xin Mẹ thương giúp chúng ta:
1. Biết học cùng Mẹ biết lắng nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và mau mắn sống theo Lời Chúa dạy bảo.
2. Theo gương Mẹ, chúng ta biết quên mình nghĩ tới mọi người, nhất là những anh chị em nghèo khổ – cả vật chất lẫn tinh thần – những anh chị em bị bỏ rơi, bị khinh thị, bị bách bức hay những người lầm đường lạc lối.
3. Cách đặc biệt chúng ta biết giúp anh chị em chung quanh biết nhìn nhận ra Thiên Chúa là Cha và tất cả mọi người là anh chị em. Biết nhận thức rõ chúng ta chỉ có thể sống được như thế nhờ ơn Chúa giúp. Biết như Mẹ để cho Thánh Thần Chúa phủ bóng, nghĩa là biết ngoan ngoãn để cho Thánh Thần Chúa hướng dẫn chúng ta lên đường phục vụ hết mọi người.
Anh chị em thân mến,
Như Đức Sứ Thần Léopoldo Girelli ngày 10.09.2011, đã kêu gọi tất cả giáo phận ở nơi đây, ngay dưới chân Tượng Mẹ đây, hãy “cho Mẹ mượn đôi tay” để giúp đỡ mọi người. Vâng, hôm nay, một lần nữa, chúng ta cùng long trọng xin hứa với Mẹ như thế, để nhờ ơn Chúa, nhờ gương sáng của Mẹ, tất cả đều trở nên những con người “tinh tuyền thánh thiện, những người con Chúa, anh em của nhau” biết giúp nhau sống hùng, sống mạnh, sống thánh ngay giữa trần thế hôm nay qua đời sống yêu thương phục vụ cách thiết thực nhất, sống động nhất! Amen.
Thánh lễ tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm, thời tiết mát mẽ nhờ những đám mây che phủ. Những tiếng hát lời kinh như bay xa trong núi rừng bạt ngàn Măng Đen này, như cuốn lên trời cao nhưng tâm tình con thảo đang chạy đến với Mẹ.
Cuối Thánh Lễ, Đức Cha Micae một lần nữa tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ Sầu Bi – Măng Đen và cùng cám ơn nhau đã quy tụ quây quần bên Mẹ, nhưng không khỏi lo lắng về trật tự an toàn giáo thông và vệ sinh chung. Lời cuối, trước khi ban phép lành, Ngài khắn nhủ:
“Xin cám ơn anh chị em đã đến tham dự cuộc hành hương kính viếng Đức Mẹ hôm nay. Cám ơn anh chị em đã nghiêm chỉnh chấp hành mọi hướng dẫn của Ban Tổ chức.
Trước khi ra về, tôi xin nhắc anh chị em một lần nữa.
1. Về chương trình tôn tạo và xây dựng Trung tâm hành hương kính Đức Mẹ Măng Đen. Chúng tôi đã gặp gỡ trao đổi với các cấp chính quyền. Trên nguyên tắc chính quyền đã chấp thuận và đã hứa trao cho 20 hecta để xây dựng. Các chi tiết và quyết định cuối cùng, chúng tôi đang chờ. Khi nào có chúng tôi sẽ thông báo ngay cho anh chị em. Điều quan trọng trên hết là tôn tạo và xây dựng ngay bản thân và gia đình cùng cộng đoàn chúng ta thấm nhuần tinh thần bác ái yêu thương huynh đệ, biết để cho Chúa làm chủ đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình.
2. Cẩn thận trên đường đi. Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông để không gây ra tai nạn hay làm phiến phức một ai.
3. Ra về, không để lại trên lãnh địa hành hương hoặc ngay cả trên đường đi rác rưởi. Nếu có thấy, hãy khiêm tốn cúi xuống nhặt bỏ vào nơi đã quy định.
4. Trên đường về, nếu có gặp sự cố nào ngoài ý muốn, hãy thân thiện vui vẻ giải quyết.
5. Theo điều kiện sinh sống của nhiều anh chị em, chúng tôi đã quyết định chuyển ngày hành hương chính thức lên ngày 15.09, ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi. Lịch của giáo phận năm 2012 đã ghi rõ. Xin thông báo để anh chị em được tường.
Hãy để cho Lửa Thánh Thần hun đức và thúc đẩy mỗi chúng ta hăng say ra đi phục vụ hết mình theo ánh sáng của Lời Chúa, theo mẫu gương Mẹ Maria.
Chúc anh chị em thượng lộ bình an.”
Sau thánh lễ, đoàn con cái Mẹ tuôn đến bên tượng Mẹ nhóm thì hát thánh ca, nhóm lần hạt, người thì lâm râm cầu nguyện trong làn nhang khói nguyện Mẹ đưa lời cầu khẩn lên đến cùng Thiên Chúa, khấng nhậm lời chúng con.
Đoàn xe lại ra về trong trật tự, hẹn năm sau Hội Ngộ đông đảo bên Mẹ.
Gần 3 giờ chiều, những chiếc xe cuối cùng cũng lăn bánh rời khỏi linh địa.
Xem hình ảnh
Theo Ban Tổ Chức cho biết có khoảng hơn 500 xe hơi lớn nhỏ, vài ngàn xe gắn máy, và ước tính hơn mười ngàn người tham dự. Một con số kỷ lục từ trước đến nay tại nơi này.
9g30: Đức Cha Micae đã khởi sự giờ gẫm 7 sự thương khó Đức mẹ tại Lễ đài. Nói là Lễ đài, nhưng thực tế chỉ là khu đất được chắn lại bởi những ghế đá người ta đã dâng kính Mẹ. Bàn thờ đơn giản chỉ là phiến đá trên hai cột đá. Được biết, Toà Giám Mục Kon Tum đang chờ đợi chính quyền trao cho 20 hécta đất như chính quyền có lần gặp gỡ đã hứa. Hy vọng linh địa sẽ sớm được thực hiện để kính Mẹ và trở nên nơi hành hương Đức Mẹ cho Giáo phận Kon Tum và tín hữu gần xa yêu mến mẹ.
9g45: Diễn nguyện ca kính Mẹ: Những hiền mẫu cùng thanh thiếu niên các Giáo xứ đồng diễn.
10g15: Thánh lễ bắt đầu, có sự hiện diện của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo Phận; Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên Giám mục Giáo phận, Quý Cha Hạt trưởng và gần 60 linh mục trong Giáo phận, cùng hàng ngàn anh chị em tu sĩ và giáo dân tham dự. Thánh lễ hôm nay được cử hành 2 ngôn ngữ: Kinh và Bahnar.
Đầu thánh lễ, Đức Cha Micae đã nhắc nhở anh chị em hết sức giữ gìn trật tự vì khu đất quá chật hẹp và bên bờ vực của con đường, nếu không cẩn thận, có thể xảy ra xen lấn tai nạn, cần từ từ di chuyển… Và Ngài mở đầu, với những lời tâm tình sau đây:
“Kính thưa Đức Cha Phêrô, quý cha cùng toàn thể anh chị em.
Tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ cho chúng ta có điều kiện quy tụ nơi đây để cùng Mẹ dâng lên Thiên Chúa những tâm tình hiếu thảo và biết ơn sâu xa, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Chúa đã thương ban cho chúng ta Bà Mẹ tuyệt vời là Đức Trinh nữ Maria, người nữ tỳ khiêm hạ của Chúa và là Người Mẹ quyền phép của nhân loại. Những tấm bảng ghi ơn Mẹ và sự hiện diện đông đảo của anh chị em khắp nơi không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng hay phân cách là một bằng chứng hùng hồn. Nguyện xin Mẹ dạy dỗ và dẫn đưa chúng ta đến với Chúa và như Mẹ, chúng ta biết chăm chú lắng nghe cùng mau mắn thi hành ý Chúa. Như Mẹ, chúng ta luôn biết xin thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Phần bài giảng, Ngài chia sẻ:
“Anh chị em thân mến, Lời Chúa chúng ta vừa nghe, nói gì với chúng ta?
Bài đọc 1 giới thiệu cho chúng ta hình ảnh tuyệt vời của con người được tạo dựng theo họa hình của chính Thiên Chúa, nhưng vì “kiêu căng ngạo mạn muốn bằng trời”, nên đã mắc mưu con rắn là ma quỷ và chống lại Thiên Chúa. Con người xa lìa Chúa hoá nên xấu xa tội lỗi, đã đánh mất cuộc sống địa đàng ban đầu. Thật tội nghiệp. Hằng ngày, qua cuộc sống của bản thân, qua lịch sử của cả nhân loại, hậu quả của tội chống lại Thiên Chúa vẫn tái diễn nhan nhản và được phơi bày trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng. Không Thiên Chúa, xa lìa Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa, con người hóa nên “kẻ thù với nhau” và dễ dàng “đạp lên nhau để sống”. Với Thiên Chúa, con người trở thành con cái dấu yêu và trở thành anh chị em với nhau, biết thương yêu nhau bằng tình thương của Thiên Chúa và biết đối xử với nhau như đối xử với Thiên Chúa hay như Thiên Chúa đối xử với con người. Nơi con người, kể từ ngày đó, luôn có cuộc chiến giữa “dòng giống ma quỷ và dòng giống loài người” (x. St 3,15). Và với ơn Chúa, con người luôn toàn thắng. Mẹ Maria là một trường hợp độc nhất vô nhị trong hàng thụ tạo đã chiến thắng trọn vẹn ngay từ giây phút đầu thai trong dạ Mẹ Anna!
“Hạnh phúc thay người được sống đời làm con Chúa”. Vì “sự sống đời đời, hạnh phúc đích thực là nhận biết Cha Thiên Chúa độc nhất và chân thật và Đấng Cha đã sai đến, Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3).
Còn Bài đọc 2, Thánh Phaolô đã giới thiệu cho giáo đoàn Êphêsô và cho cả nhân loại thấy cao cả của những con người được Chúa yêu thương đến mức độ đã ban Con Một là Đức Giêsu Kitô từ trời xuống, để thi ân giáng phúc và ban cho con người được trở lại địa vị của con trời, được “trở nên tinh tuyền thánh thiện” (Ep 1,4); “để chúng ta biết “ngợi khen vinh quang của Chúa” (c.12); “được làm nghĩa tử” (c.5). Vâng hạnh phúc cho thụ tạo như con người một khi được kết hiệp với Đấng Tạo Hoá qua đời sống làm con trời, làm anh em với nhau.
Muốn thế phải biết chăm chú lắng nghe và mau mắn thi hành thanh ý của Chúa, đó là sống đời con Chúa, sống đời huynh đệ yêu thương. Như Mẹ Maria.
1. Mẹ Maria, mẫu gương của mọi thụ tạo lý tưởng.
Mẹ đã biết chăm chú nghe Lời Chúa và mau mắn thưa xin vâng cùng sống trọn lời xin vâng. Biến cố truyền tin của sứ thần đã làm Mẹ bối rối, lúng túng… như sau khi đã đặt ý Chúa lên trên và biết đặt trọn niềm tin vào quyền phép của Chúa, Mẹ đã thưa xin vâng và chấp nhận hoàn toàn phó thác trong quyền năng của Thiên Chúa. Vì thế, con người chúng ta hết lòng cảm phục và yêu mến Mẹ, yêu mến Mẹ hơn mọi thụ tạo và cùng với Mẹ tôn thờ Thiên Chúa, là Cha duy nhất và chân thật, là Chúa muôn loài, là Chúa Tể càn khôn.
Suốt dòng lịch sử cứu độ, thiên hạ sẽ không ngớt tung hô Mẹ và qua Mẹ đến gặp Thiên Chúa thật và đến với mọi người trong tình anh chị em.
2. Yêu mẹ, noi gương Mẹ.
* Sống theo gương Mẹ: Yêu mến Mẹ, chúng ta quyết tâm sống theo gương sống của Mẹ. Mẹ trở thành “ngôi sao tuyệt mỹ” của không riêng ai mà là của mọi người. Người công giáo chúng ta không thờ Mẹ, nhưng hết lòng tôn kính Mẹ. Hết lòng yêu mến Mẹ. Hết lòng sống ra sức học tập bắt chước gương Mẹ sống xứng danh những người con Chúa, những người anh chị em với hết mọi người.
* Như Mẹ, chúng ta luôn tìm ý Chúa: Vâng, mọi nơi mọi lúc, Mẹ tìm ý Chúa, chứ không tìm ý riêng. Mẹ đặt quyền lợi của Chúa trên quyền lợi riêng tư.
* Quan tâm tới tha nhân: Chúng ta thấy lúc nào Mẹ cũng biết cảm thông với tha nhân. Cụ thể như ngay sau biến cố truyền tin, biết chị họ Elizabéth đang có thai, Mẹ đã mau mắn lên đường thăm và ở lại giúp đỡ (x. Lc 1,39-45). Hoặc như trong tiệc cưới Cana, Mẹ đã cho Chúa biết tình trạng “hết rượu của nhà cưới” và cầu cứu với Chúa Giêsu (x. Ga 2,1-12). Những “bảng đá khắc tạ ơn” trước mặt chúng ta cũng như tại biết bao trung tâm hành hương đều là những bằng chứng ca tụng và tạ ơn lòng quan tâm quảng đại bầu cử của Mẹ trước tôn nhan Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta có mặt nơi đây cũng là để nói lên chân lý này: Mẹ luôn thương yêu và cứu giúp mọi người, không trừ một ai. Quả thật đúng như lời kinh mà cả Giáo Hội hằng thốt lên hằng ngày: “Lạy Mẹ Maria, từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người nào chạy đến Mẹ, mà Mẹ không thương trợ giúp”.
3. Vậy hôm nay,
Chúng ta hãy cùng nhau tha thiết nài xin Mẹ thương giúp chúng ta:
1. Biết học cùng Mẹ biết lắng nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và mau mắn sống theo Lời Chúa dạy bảo.
2. Theo gương Mẹ, chúng ta biết quên mình nghĩ tới mọi người, nhất là những anh chị em nghèo khổ – cả vật chất lẫn tinh thần – những anh chị em bị bỏ rơi, bị khinh thị, bị bách bức hay những người lầm đường lạc lối.
3. Cách đặc biệt chúng ta biết giúp anh chị em chung quanh biết nhìn nhận ra Thiên Chúa là Cha và tất cả mọi người là anh chị em. Biết nhận thức rõ chúng ta chỉ có thể sống được như thế nhờ ơn Chúa giúp. Biết như Mẹ để cho Thánh Thần Chúa phủ bóng, nghĩa là biết ngoan ngoãn để cho Thánh Thần Chúa hướng dẫn chúng ta lên đường phục vụ hết mọi người.
Anh chị em thân mến,
Như Đức Sứ Thần Léopoldo Girelli ngày 10.09.2011, đã kêu gọi tất cả giáo phận ở nơi đây, ngay dưới chân Tượng Mẹ đây, hãy “cho Mẹ mượn đôi tay” để giúp đỡ mọi người. Vâng, hôm nay, một lần nữa, chúng ta cùng long trọng xin hứa với Mẹ như thế, để nhờ ơn Chúa, nhờ gương sáng của Mẹ, tất cả đều trở nên những con người “tinh tuyền thánh thiện, những người con Chúa, anh em của nhau” biết giúp nhau sống hùng, sống mạnh, sống thánh ngay giữa trần thế hôm nay qua đời sống yêu thương phục vụ cách thiết thực nhất, sống động nhất! Amen.
Thánh lễ tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm, thời tiết mát mẽ nhờ những đám mây che phủ. Những tiếng hát lời kinh như bay xa trong núi rừng bạt ngàn Măng Đen này, như cuốn lên trời cao nhưng tâm tình con thảo đang chạy đến với Mẹ.
Cuối Thánh Lễ, Đức Cha Micae một lần nữa tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ Sầu Bi – Măng Đen và cùng cám ơn nhau đã quy tụ quây quần bên Mẹ, nhưng không khỏi lo lắng về trật tự an toàn giáo thông và vệ sinh chung. Lời cuối, trước khi ban phép lành, Ngài khắn nhủ:
“Xin cám ơn anh chị em đã đến tham dự cuộc hành hương kính viếng Đức Mẹ hôm nay. Cám ơn anh chị em đã nghiêm chỉnh chấp hành mọi hướng dẫn của Ban Tổ chức.
Trước khi ra về, tôi xin nhắc anh chị em một lần nữa.
1. Về chương trình tôn tạo và xây dựng Trung tâm hành hương kính Đức Mẹ Măng Đen. Chúng tôi đã gặp gỡ trao đổi với các cấp chính quyền. Trên nguyên tắc chính quyền đã chấp thuận và đã hứa trao cho 20 hecta để xây dựng. Các chi tiết và quyết định cuối cùng, chúng tôi đang chờ. Khi nào có chúng tôi sẽ thông báo ngay cho anh chị em. Điều quan trọng trên hết là tôn tạo và xây dựng ngay bản thân và gia đình cùng cộng đoàn chúng ta thấm nhuần tinh thần bác ái yêu thương huynh đệ, biết để cho Chúa làm chủ đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình.
2. Cẩn thận trên đường đi. Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông để không gây ra tai nạn hay làm phiến phức một ai.
3. Ra về, không để lại trên lãnh địa hành hương hoặc ngay cả trên đường đi rác rưởi. Nếu có thấy, hãy khiêm tốn cúi xuống nhặt bỏ vào nơi đã quy định.
4. Trên đường về, nếu có gặp sự cố nào ngoài ý muốn, hãy thân thiện vui vẻ giải quyết.
5. Theo điều kiện sinh sống của nhiều anh chị em, chúng tôi đã quyết định chuyển ngày hành hương chính thức lên ngày 15.09, ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi. Lịch của giáo phận năm 2012 đã ghi rõ. Xin thông báo để anh chị em được tường.
Hãy để cho Lửa Thánh Thần hun đức và thúc đẩy mỗi chúng ta hăng say ra đi phục vụ hết mình theo ánh sáng của Lời Chúa, theo mẫu gương Mẹ Maria.
Chúc anh chị em thượng lộ bình an.”
Sau thánh lễ, đoàn con cái Mẹ tuôn đến bên tượng Mẹ nhóm thì hát thánh ca, nhóm lần hạt, người thì lâm râm cầu nguyện trong làn nhang khói nguyện Mẹ đưa lời cầu khẩn lên đến cùng Thiên Chúa, khấng nhậm lời chúng con.
Đoàn xe lại ra về trong trật tự, hẹn năm sau Hội Ngộ đông đảo bên Mẹ.
Gần 3 giờ chiều, những chiếc xe cuối cùng cũng lăn bánh rời khỏi linh địa.
Xây dựng đài Đức Mẹ La Vang tại Miami, Florida
LM. Nguyễn kim Long
09:59 12/12/2011
Xây dựng đài Đức Mẹ La Vang tại Miami, Florida
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, Florida . Sáng hôm nay 11-12-2011, nhằm ngày Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng, cũng còn được gọi là Chúa nhật màu hồng, Chúa nhật của niềm vui (Gaudete Sunday) bởi vì Lễ Giáng sinh đã đến gần. Niềm vui này không chỉ giới hạn Phụng vụ nhưng còn được lan tỏa tới giáo dân Giáo xứ St. Helen (Mỹ, Việt và Haitian) nhân dịp khởi công xây Đài Đức Mẹ Lavang.
Xem hình
Có lẽ nhiều quí vị sẽ ngạc nhiên và đặt câu hỏi: Tại sao nơi một giáo xứ Mỹ mà lại xây dựng Đài Đức Mẹ Lavang. Để trả lời cho câu hỏi này cần phải đị ngược lại dòng thời gian khi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhỏ bé, dưới sự dẫn dắt của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ dừng chân tại giáo xứ này. Cha sở Willie Dever đã nhận ra tiềm năng phát triển của Cộng đoàn với những đóng góp về tài chánh và nhân lực. Hơn nữa, ngài muốn Cộng đoàn tìm được mái ấm thật sự, nên đã chấp nhận cho xây Đài Đức Mẹ Lavang ở mặt trước nhà thờ quay ra đường chính Oakland Park.
Là những người con của Đức Mẹ và nhất là những anh chị em gốc Huế gắn bó với Mẹ Lavang nên đã hưởng ứng rất nồng nhiệt. Tuy nhiên, việc xin giấy phép của chính quyền thành phố không dễ dàng và công việc tưởng chừng như khựng lại. Giáo dân của giáo xứ tiếp tục cầu nguyện với Mẹ cho công việc được tiến hành. Vào đầu tháng 12, cha sở Dever cho biết tin vui là thành phố đã cho giấy phép xây đài. Ngài cũng quyết định chọn sáng Chúa nhật 11-12, Chúa nhật của niềm vui để khởi công.
Mấy ngày hôm nay thời tiết tại thành phố Fort Lauderdale khá thất thường. Trời tuy ấm nhưng lại hay mưa. Sáng hôm nay trời cũng mưa lớn làm nhiều người lo ngại. Thế nhưng, như một phép lạ can thiệp của Đức mẹ vì khi bắt đầu nghi thức cầu nguyện khởi công trời khô ráo và mát mẻ. Vào lúc 11:45 am, Cha sở Dever, cha phó Robert và cha QN Nguyễn kim Long cùng với một số ít giáo dân Mỹ và rất nhiều quí ông bà, anh chị em giáo dân Việt Nam, Ban Thường vụ, Hội Các BMCG….đã tập trung tại công trường. Sau lời cầu nguyện mở đầu, quí cha rảy nước thánh trên khu đất và xúc những sẻng đất đầu tiên như một hành động tượng trưng cho công việc lâu dài khoảng 6 tháng. Theo bản vẽ, tượng Đức Mẹ Lavang cao 4m (12f5) đứng trên bục cao đàng sau có hai bức tường khắc hình các Thánh TĐVN, được đặt bên Việt Nam và sẽ chuyển đến Florida vào tháng 6.
Sau khi hoàn thành, Đài Đức Mẹ Lavang sẽ vừa là nơi cầu nguyện, cử hành Thánh lễ ngoài trời và là điểm hành hương cho bất cứ ai có lòng yêu kính Đức Mẹ. Nhân dịp này, chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục ủng hộ tài chánh cho công việc chung này. Nguyện xin Đức Mẹ Lavang ban muôn hồng ân xuống trên quí vị.
LM. Nguyễn kim Long
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, Florida . Sáng hôm nay 11-12-2011, nhằm ngày Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng, cũng còn được gọi là Chúa nhật màu hồng, Chúa nhật của niềm vui (Gaudete Sunday) bởi vì Lễ Giáng sinh đã đến gần. Niềm vui này không chỉ giới hạn Phụng vụ nhưng còn được lan tỏa tới giáo dân Giáo xứ St. Helen (Mỹ, Việt và Haitian) nhân dịp khởi công xây Đài Đức Mẹ Lavang.
Xem hình
Có lẽ nhiều quí vị sẽ ngạc nhiên và đặt câu hỏi: Tại sao nơi một giáo xứ Mỹ mà lại xây dựng Đài Đức Mẹ Lavang. Để trả lời cho câu hỏi này cần phải đị ngược lại dòng thời gian khi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhỏ bé, dưới sự dẫn dắt của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ dừng chân tại giáo xứ này. Cha sở Willie Dever đã nhận ra tiềm năng phát triển của Cộng đoàn với những đóng góp về tài chánh và nhân lực. Hơn nữa, ngài muốn Cộng đoàn tìm được mái ấm thật sự, nên đã chấp nhận cho xây Đài Đức Mẹ Lavang ở mặt trước nhà thờ quay ra đường chính Oakland Park.
Là những người con của Đức Mẹ và nhất là những anh chị em gốc Huế gắn bó với Mẹ Lavang nên đã hưởng ứng rất nồng nhiệt. Tuy nhiên, việc xin giấy phép của chính quyền thành phố không dễ dàng và công việc tưởng chừng như khựng lại. Giáo dân của giáo xứ tiếp tục cầu nguyện với Mẹ cho công việc được tiến hành. Vào đầu tháng 12, cha sở Dever cho biết tin vui là thành phố đã cho giấy phép xây đài. Ngài cũng quyết định chọn sáng Chúa nhật 11-12, Chúa nhật của niềm vui để khởi công.
Mấy ngày hôm nay thời tiết tại thành phố Fort Lauderdale khá thất thường. Trời tuy ấm nhưng lại hay mưa. Sáng hôm nay trời cũng mưa lớn làm nhiều người lo ngại. Thế nhưng, như một phép lạ can thiệp của Đức mẹ vì khi bắt đầu nghi thức cầu nguyện khởi công trời khô ráo và mát mẻ. Vào lúc 11:45 am, Cha sở Dever, cha phó Robert và cha QN Nguyễn kim Long cùng với một số ít giáo dân Mỹ và rất nhiều quí ông bà, anh chị em giáo dân Việt Nam, Ban Thường vụ, Hội Các BMCG….đã tập trung tại công trường. Sau lời cầu nguyện mở đầu, quí cha rảy nước thánh trên khu đất và xúc những sẻng đất đầu tiên như một hành động tượng trưng cho công việc lâu dài khoảng 6 tháng. Theo bản vẽ, tượng Đức Mẹ Lavang cao 4m (12f5) đứng trên bục cao đàng sau có hai bức tường khắc hình các Thánh TĐVN, được đặt bên Việt Nam và sẽ chuyển đến Florida vào tháng 6.
Sau khi hoàn thành, Đài Đức Mẹ Lavang sẽ vừa là nơi cầu nguyện, cử hành Thánh lễ ngoài trời và là điểm hành hương cho bất cứ ai có lòng yêu kính Đức Mẹ. Nhân dịp này, chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục ủng hộ tài chánh cho công việc chung này. Nguyện xin Đức Mẹ Lavang ban muôn hồng ân xuống trên quí vị.
LM. Nguyễn kim Long
Tĩnh tâm Mùa Vọng cho giới trẻ Việt Nam tại Bangkok
Lm Lê Đức
10:43 12/12/2011
Ngày 11 tháng 12 vừa qua, Hiệp hội Công giáo Việt Nam tạiThái Lan đã tổ chức chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng cho các bạn trẻ Việt Nam tạiBangkok tại trường học Quốc tế, Dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan. Đây là lần đầu tiêncó một ngày tĩnh tâm dành cho người Việt Nam tại Thái Lan. Ông Nguyễn Trọng, chủtịch của HH chia sẻ, “Đây là lần đầu tiên trong 40 năm ở Thái Lan mà tôi đượctham dự một chương trình tĩnh tâm dành cho người Việt.”
Xem hình ảnh
Tuy nhiên số các bạn trẻ đến tham dự hơi ít vì nhiều ngườiđã về Việt Nam từ hai tháng trước sau khi xảy ra nạn lũ lụt tại Bangkok dẫn đếnviệc làm của đại đa số các bạn bị ảnh hưởng. Một số khác thì ở quá xa hoặc dovướng công việc nên không thể đến được. Tuy thế, với 50 bạn trẻ đến tham dựtrong tinh thần cởi mở và chia sẻ, chương trình tĩnh tâm đã diễn ra rất tốt đẹp.Cha Giuse Phạm Trọng, đến từ GP Sài Gòn và hiện đang học tại trường đại họcAssumption, BKK đã có những bài chia sẻ rất sâu sắc và bổ ích cho các bạn, nhằmgiúp các bạn nhận ra ý nghĩa của việc trông chờ Chúa đến trong bối cảnh của ngườiDo Thái ngày xưa, cũng như trong hoàn cảnh sống của các bạn trẻ ngày nay. ChaLê Đức, SVD và các Seour Dòng Mân Côi đã tạo ra những sinh hoạt cả vui nhộn lẫncó ý nghĩa để giúp làm cho không khí ngày tĩnh tâm thêm thân mật và mọi ngườixích lại gần nhau hơn trong bầu không khí mát dịu của tháng 12 tại Bangkok.
Có lẽ vì thế mà các bạn đã rất cởi mở và mạnh dạn trong việcchia sẻ về đời sống tâm linh của mình, không chỉ trong nhóm nhỏ mà còn trước mọingười. Có bạn đã cho những chứng từ về đức tin một cách rất cảm động, chứng tỏrằng hồng ân của Chúa luôn theo sát chúng ta qua mọi hoàn cảnh sống, và nhờ hồngân đó mà chúng ta mới có thể vượt qua tất cả những thăng trầm mà mình phải trảinghiệm. Hồng ân của Chúa đã tràn đầy các bạn trẻ trong ngày tĩnh tâm vì các bạnđã có cơ hội nhìn lại đời sống của mình, nhìn lại mối tương quan với Thiên Chúavà với tha nhân, tham dự bí tích hòa giải, và đã ghi xuống những quyết tâm chođời sống tâm linh của mình trong suốt Mùa Vọng cũng như những ngày tháng sắp tới.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, có bạn nói, ước gì ta có tĩnh tâmkhoảng 3 tháng một lần thì tốt. Trước sự khao khát đó, mặc dầu HH còn quá nhiềukhó khăn, nhưng chắc chắn sẽ cố gắng tổ chức tĩnh tâm nhiều hơn nữa để đáp ứngnhu cầu thăng tiến tâm linh cho những bạn trẻ đang mong mõi tìm ra một lối điđúng đắn cho đời sống của mình.
Xem hình ảnh
Tuy nhiên số các bạn trẻ đến tham dự hơi ít vì nhiều ngườiđã về Việt Nam từ hai tháng trước sau khi xảy ra nạn lũ lụt tại Bangkok dẫn đếnviệc làm của đại đa số các bạn bị ảnh hưởng. Một số khác thì ở quá xa hoặc dovướng công việc nên không thể đến được. Tuy thế, với 50 bạn trẻ đến tham dựtrong tinh thần cởi mở và chia sẻ, chương trình tĩnh tâm đã diễn ra rất tốt đẹp.Cha Giuse Phạm Trọng, đến từ GP Sài Gòn và hiện đang học tại trường đại họcAssumption, BKK đã có những bài chia sẻ rất sâu sắc và bổ ích cho các bạn, nhằmgiúp các bạn nhận ra ý nghĩa của việc trông chờ Chúa đến trong bối cảnh của ngườiDo Thái ngày xưa, cũng như trong hoàn cảnh sống của các bạn trẻ ngày nay. ChaLê Đức, SVD và các Seour Dòng Mân Côi đã tạo ra những sinh hoạt cả vui nhộn lẫncó ý nghĩa để giúp làm cho không khí ngày tĩnh tâm thêm thân mật và mọi ngườixích lại gần nhau hơn trong bầu không khí mát dịu của tháng 12 tại Bangkok.
Có lẽ vì thế mà các bạn đã rất cởi mở và mạnh dạn trong việcchia sẻ về đời sống tâm linh của mình, không chỉ trong nhóm nhỏ mà còn trước mọingười. Có bạn đã cho những chứng từ về đức tin một cách rất cảm động, chứng tỏrằng hồng ân của Chúa luôn theo sát chúng ta qua mọi hoàn cảnh sống, và nhờ hồngân đó mà chúng ta mới có thể vượt qua tất cả những thăng trầm mà mình phải trảinghiệm. Hồng ân của Chúa đã tràn đầy các bạn trẻ trong ngày tĩnh tâm vì các bạnđã có cơ hội nhìn lại đời sống của mình, nhìn lại mối tương quan với Thiên Chúavà với tha nhân, tham dự bí tích hòa giải, và đã ghi xuống những quyết tâm chođời sống tâm linh của mình trong suốt Mùa Vọng cũng như những ngày tháng sắp tới.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, có bạn nói, ước gì ta có tĩnh tâmkhoảng 3 tháng một lần thì tốt. Trước sự khao khát đó, mặc dầu HH còn quá nhiềukhó khăn, nhưng chắc chắn sẽ cố gắng tổ chức tĩnh tâm nhiều hơn nữa để đáp ứngnhu cầu thăng tiến tâm linh cho những bạn trẻ đang mong mõi tìm ra một lối điđúng đắn cho đời sống của mình.
Lễ cung hiến Đền Thánh Tử Đạo Phúc Nhạc, GP. Phát Diệm
GX Phúc Nhạc
10:50 12/12/2011
Lễ cung hiến Đền Thánh Tử Đạo Phúc Nhạc, GP. Phát Diệm
Ngày 09-12-2011, giáo xứ Phúc Nhạc long trọng tổ chức thánh lễ cung hiến Đền Thánh Tử Đạo Phúc Nhạc. Hôm nay, khuôn viên Đền Thánh được trang hoàng lộng lẫy với đủ sắc mầu của cờ Hội thánh, cờ ngũ hành và cờ các hội đoàn của toàn giáo xứ. Trong nhà thờ chính, không gian cũng được trang trí khá lộng lẫy và đẹp mắt. Những chiếc nơ kết hình bông hồng đặt song song trên vai tựa của ghế dọc theo lòng chính giữa lên tới gian cung thánh tạo thành những hàng danh dự đón chào đoàn đồng tế, quí khách, quí vị ân nhân và cộng đoàn cho buổi lễ cung hiến trọng thể này. Gian cung thánh của nhà thờ vốn đã lung linh, rực rỡ bởi những bức chạm trổ trên gỗ mang đậm ý nghĩa tôn giáo và văn hoá Á đông: cây nho, cây cúc, cây trúc, cây tùng và hoa sen đang đan quyện vào nhau được sơn son thiếp vàng hôm nay càng nổi bật vì được tô điểm bởi những lẵng lẵng hoa tươi, nến phụng vụ, đèn điện và nhất là đèn đặt nổi trên các cột cho việc xức dầu thánh hiến. Tất cả tạo nên một bầu khí mới mà nhiều người trong cộng đoàn chưa từng được cung chiêm. Hôm nay cũng là dịp mừng quan thầy của giáo xứ, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Ngay từ buổi sáng sớm, bà con giáo dân trong xứ đã tề tựu đông vui trong khuôn viên Thánh Đường và khu vực nhà xứ. Niềm vui rạng ngời hiện lên trên những nét mặt hân hoan của đoàn người đang đổ về Đền Thánh tham dự ngày lễ trọng đại cung hiến Thánh Đường cho Thiên Chúa. Họ tin tưởng rằng từ nay Thánh Đường này được dành riêng cho Thiên Chúa và Thiên Chúa vui thích ở giữa giáo xứ của họ- ở cùng với họ.
Đúng 9giờ 30, đoàn đồng tế gồm Đức Cha Giáo phận, 25 Linh mục, 4 Thày Phó Tế và các hội đoàn trong xứ rước từ nhà khách của giáo xứ ra Đền Thánh. Đoàn rước hôm nay thật đặc biệt vì cùng đi không chỉ có các Đấng các bậc trong hàng giáo sỹ, tu sỹ, bà con giáo dân mà còn có cả các Thánh Tử Đạo “cùng đi”. Hai thày Phó Tế cung nghinh hài cốt các ngài sẽ được đặt vào bàn thờ cung hiến.
Khi tới cửa chính của Thánh đường nơi tiền sảnh, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng đã khởi đầu cho buổi Lễ cung hiến bằng nghi thức trao chìa khoá nhà thờ cho Cha chính xứ Phúc Nhạc Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê. Sau đó, đoàn đồng tế và cộng đoàn phụng vụ tiến vào nhà thờ trong khi ca đoàn hát ca nhập lễ “Hãy Tiến Vào” của tác giả Lan Thanh với nội dung: “Hãy tiến vào cung điện Chúa trời và dâng lên trước Thiên Toà lời cảm mến chúc tụng tri ân…”
Khi đoàn đồng tế tiến vào cung thánh nhà thờ, Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê, chính xứ Phúc Nhạc, cũng là Cha Quản Hạt Phúc Nhạc lên đọc lược sử của giáo xứ Phúc Nhạc trước khi bắt đầu thánh lễ và nghi thức làm phép nhà thờ.
Giáo xứ Phúc Nhạc được thành lập từ năm 1790 đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử trên 220 năm. Trong khoảng thời gian đó, đức tin được gieo vãi, vun trồng và lớn lên với nhiều thành quả tốt đẹp nhưng cũng nhiều biến cố đau thương. Trong những năm giáo hội tại Việt Nam bị bách hại, giáo xứ Phúc Nhạc đã có rất nhiều vị tử đạo, trong số đó một số vị đã được tôn phong Hiển Thánh như Cha thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, Cha thánh Gioan Đạt và Bà thánh Ine Lê Thị Thành, quen gọi là bà Đê. Ngoài ra, còn có sáu vị tử đạo khác chưa được phong thánh nhưng hài cốt của các ngài đang được lưu giữ nơi nhà thờ giáo xứ Phúc Nhạc.
Giáo xứ Phúc Nhạc cũng phải gánh chịu nhiều thiệt thòi của biến cố di cư vào Miền Nam năm 1954: có khoảng 4.000 giáo dân nhưng sau khi di cư chỉ còn lại có 800 nhân danh. Đến nay-năm 2011, giáo xứ có 2715 nhân danh.
Vào năm 1996, giáo xứ Phúc Nhạc được đặt làm trung tâm kính các Thánh Tử Đạo của giáo phận Phát Diệm.
Năm 2005, nhà thờ xứ Phúc Nhạc được nâng cấp thành Đền thánh kính các Thánh Tử Đạo của giáo phận Phát Diệm.
Sau khi cha chính xứ kết thúc phần tóm lược lịch sử giáo xứ, Đức Cha chủ sự chia sẻ về ý nghĩa của việc cung hiến thánh đường và mời gọi cộng đoàn ý thức để bảo tồn và phát triển ngôi thánh đường. Mỗi người phải hiểu rằng từ nay thánh đường này được dành riêng cho Thiên Chúa, chỉ để cầu nguyện, dâng lễ và làm những việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không được sử dụng vào mục đích nào khác mà không theo ý muốn tốt lành của Thiên Chúa và Hội Thánh. Đây chính là ngôi nhà giúp xây dựng toà nhà tâm hồn của mỗi người được lành mạnh và phát triển theo tinh thần của Chúa.
Sau đó, Đức Cha chủ sự làm phép nước và rảy trên Cộng đoàn, nhà thờ, bàn thờ, rồi đến phần cử hành Phụng Vụ Lời Chúa. Trong bài giảng, Đức cha đặc biệt nhấn mạnh cho cộng đoàn về ý nghĩa quan trọng của Đền Thờ Thiên Chúa là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Ngài nói: Đền thờ không phải là nơi buôn bán vui chơi…theo Chúa Giêsu cho biết trong Tin Mừng thì đền thờ và bàn thờ là để cầu nguyện, tế lễ: “nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện” (Lc 19,46). Trong Bài trích Sách Sử Biên Niên: Đavít không xây đền thờ cho Chúa nhưng Chúa không trách. Chúa không bảo phải xây cho Chúa ngôi đền bằng gỗ bá hương, nhưng Chúa muốn xây đền thờ cho Chúa ngự là nơi tâm hồn của mỗi người. Bài Tin Mừng cho biết: nhà thờ là để càu nguyện; và hơn nữa, nhà thờ là nơi mỗi người tín hữu luôn luôn gắn bó trong mọi biến cố của cuộc sống: từ lúc sinh ra, lớn lên cho tới khi lìa đời. Chúng ta hãy xây dựng đền thờ tâm hồn cho thật tốt để làm nơi xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị.
Đức Cha nói thêm: Ngôi Đền thờ vật chất chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết sử dụng nó để tu sửa tâm hồn để trở nên thánh và xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh của Chúa. Hôm nay nhân dịp cung hiến đền thờ này, ước mong anh chị em trở thành môn đệ của Chúa.
Kế đến, Đức Giám mục cử hành nghi thức Cung Hiến Thánh Đường với lời cầu khẩn cùng các thánh, ca đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh, rồi Đức Giám mục đặt hài cốt các Thánh Tử Đạo Ine Đê, Phaolô Khoan và Thánh Gioan Đạt nơi bàn thờ được cung hiến, đọc Lời Nguyện Thánh Hiến và xức dầu bàn thờ cùng các cột nhà thờ. Nghi thức cung hiến kết thúc với việc Đức Giám mục xông hương bàn thờ và cầm nến sáng nói lên ý nghĩa của “ánh sáng”: Xin ánh sáng Chúa Kitô cháy lên trong Hội Thánh để muôn dân được đầy chân lý. Vào lúc này, các đèn trong nhà thờ được thắp lên bừng sáng chan hoà trong nhà thờ, trên mỗi cây cột được cung hiến làm cho nhà thờ trở nên lung linh, ấm áp. Sau đó Đức cha chủ tế, Cha chính xứ và ông chánh trương đại diện cộng đoàn giáo xứ lên ký chứng chỉ cung hiến và Cha Giuse Phạm Ngọc Khuê – Giám đốc Tiểu Chủng Viện Phát Diệm công bố chứng chỉ cung hiến. Kể từ nay, ngày 09/12 hàng năm Giáo xứ Phúc Nhạc mừng lễ trọng kỷ niệm Cung Hiến Thánh Đường của giáo xứ.
Kết thúc thánh lễ, Cha chính xứ thay mặt cộng đoàn giáo xứ cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý khách và cộng đoàn.
Thánh lễ hôm nay đã để lại một dấu ấn quan trọng trong tâm hồn mỗi người giáo dân Phúc Nhạc, từ nay họ sẽ ý thức hơn khi bước vào ngôi thánh đường này để cầu nguyện và cử hành phụng vụ.
GX Phúc Nhạc
Ngay từ buổi sáng sớm, bà con giáo dân trong xứ đã tề tựu đông vui trong khuôn viên Thánh Đường và khu vực nhà xứ. Niềm vui rạng ngời hiện lên trên những nét mặt hân hoan của đoàn người đang đổ về Đền Thánh tham dự ngày lễ trọng đại cung hiến Thánh Đường cho Thiên Chúa. Họ tin tưởng rằng từ nay Thánh Đường này được dành riêng cho Thiên Chúa và Thiên Chúa vui thích ở giữa giáo xứ của họ- ở cùng với họ.
Đúng 9giờ 30, đoàn đồng tế gồm Đức Cha Giáo phận, 25 Linh mục, 4 Thày Phó Tế và các hội đoàn trong xứ rước từ nhà khách của giáo xứ ra Đền Thánh. Đoàn rước hôm nay thật đặc biệt vì cùng đi không chỉ có các Đấng các bậc trong hàng giáo sỹ, tu sỹ, bà con giáo dân mà còn có cả các Thánh Tử Đạo “cùng đi”. Hai thày Phó Tế cung nghinh hài cốt các ngài sẽ được đặt vào bàn thờ cung hiến.
Khi tới cửa chính của Thánh đường nơi tiền sảnh, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng đã khởi đầu cho buổi Lễ cung hiến bằng nghi thức trao chìa khoá nhà thờ cho Cha chính xứ Phúc Nhạc Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê. Sau đó, đoàn đồng tế và cộng đoàn phụng vụ tiến vào nhà thờ trong khi ca đoàn hát ca nhập lễ “Hãy Tiến Vào” của tác giả Lan Thanh với nội dung: “Hãy tiến vào cung điện Chúa trời và dâng lên trước Thiên Toà lời cảm mến chúc tụng tri ân…”
Khi đoàn đồng tế tiến vào cung thánh nhà thờ, Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê, chính xứ Phúc Nhạc, cũng là Cha Quản Hạt Phúc Nhạc lên đọc lược sử của giáo xứ Phúc Nhạc trước khi bắt đầu thánh lễ và nghi thức làm phép nhà thờ.
Giáo xứ Phúc Nhạc cũng phải gánh chịu nhiều thiệt thòi của biến cố di cư vào Miền Nam năm 1954: có khoảng 4.000 giáo dân nhưng sau khi di cư chỉ còn lại có 800 nhân danh. Đến nay-năm 2011, giáo xứ có 2715 nhân danh.
Vào năm 1996, giáo xứ Phúc Nhạc được đặt làm trung tâm kính các Thánh Tử Đạo của giáo phận Phát Diệm.
Năm 2005, nhà thờ xứ Phúc Nhạc được nâng cấp thành Đền thánh kính các Thánh Tử Đạo của giáo phận Phát Diệm.
Sau khi cha chính xứ kết thúc phần tóm lược lịch sử giáo xứ, Đức Cha chủ sự chia sẻ về ý nghĩa của việc cung hiến thánh đường và mời gọi cộng đoàn ý thức để bảo tồn và phát triển ngôi thánh đường. Mỗi người phải hiểu rằng từ nay thánh đường này được dành riêng cho Thiên Chúa, chỉ để cầu nguyện, dâng lễ và làm những việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không được sử dụng vào mục đích nào khác mà không theo ý muốn tốt lành của Thiên Chúa và Hội Thánh. Đây chính là ngôi nhà giúp xây dựng toà nhà tâm hồn của mỗi người được lành mạnh và phát triển theo tinh thần của Chúa.
Sau đó, Đức Cha chủ sự làm phép nước và rảy trên Cộng đoàn, nhà thờ, bàn thờ, rồi đến phần cử hành Phụng Vụ Lời Chúa. Trong bài giảng, Đức cha đặc biệt nhấn mạnh cho cộng đoàn về ý nghĩa quan trọng của Đền Thờ Thiên Chúa là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Ngài nói: Đền thờ không phải là nơi buôn bán vui chơi…theo Chúa Giêsu cho biết trong Tin Mừng thì đền thờ và bàn thờ là để cầu nguyện, tế lễ: “nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện” (Lc 19,46). Trong Bài trích Sách Sử Biên Niên: Đavít không xây đền thờ cho Chúa nhưng Chúa không trách. Chúa không bảo phải xây cho Chúa ngôi đền bằng gỗ bá hương, nhưng Chúa muốn xây đền thờ cho Chúa ngự là nơi tâm hồn của mỗi người. Bài Tin Mừng cho biết: nhà thờ là để càu nguyện; và hơn nữa, nhà thờ là nơi mỗi người tín hữu luôn luôn gắn bó trong mọi biến cố của cuộc sống: từ lúc sinh ra, lớn lên cho tới khi lìa đời. Chúng ta hãy xây dựng đền thờ tâm hồn cho thật tốt để làm nơi xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị.
Đức Cha nói thêm: Ngôi Đền thờ vật chất chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết sử dụng nó để tu sửa tâm hồn để trở nên thánh và xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh của Chúa. Hôm nay nhân dịp cung hiến đền thờ này, ước mong anh chị em trở thành môn đệ của Chúa.
Kế đến, Đức Giám mục cử hành nghi thức Cung Hiến Thánh Đường với lời cầu khẩn cùng các thánh, ca đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh, rồi Đức Giám mục đặt hài cốt các Thánh Tử Đạo Ine Đê, Phaolô Khoan và Thánh Gioan Đạt nơi bàn thờ được cung hiến, đọc Lời Nguyện Thánh Hiến và xức dầu bàn thờ cùng các cột nhà thờ. Nghi thức cung hiến kết thúc với việc Đức Giám mục xông hương bàn thờ và cầm nến sáng nói lên ý nghĩa của “ánh sáng”: Xin ánh sáng Chúa Kitô cháy lên trong Hội Thánh để muôn dân được đầy chân lý. Vào lúc này, các đèn trong nhà thờ được thắp lên bừng sáng chan hoà trong nhà thờ, trên mỗi cây cột được cung hiến làm cho nhà thờ trở nên lung linh, ấm áp. Sau đó Đức cha chủ tế, Cha chính xứ và ông chánh trương đại diện cộng đoàn giáo xứ lên ký chứng chỉ cung hiến và Cha Giuse Phạm Ngọc Khuê – Giám đốc Tiểu Chủng Viện Phát Diệm công bố chứng chỉ cung hiến. Kể từ nay, ngày 09/12 hàng năm Giáo xứ Phúc Nhạc mừng lễ trọng kỷ niệm Cung Hiến Thánh Đường của giáo xứ.
Kết thúc thánh lễ, Cha chính xứ thay mặt cộng đoàn giáo xứ cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý khách và cộng đoàn.
Thánh lễ hôm nay đã để lại một dấu ấn quan trọng trong tâm hồn mỗi người giáo dân Phúc Nhạc, từ nay họ sẽ ý thức hơn khi bước vào ngôi thánh đường này để cầu nguyện và cử hành phụng vụ.
GX Phúc Nhạc
Thắp Sáng Ngọn Lửa Yêu Thương tại Bến Thủy giáo xứ Thọ Ninh
Peter Dũng
13:02 12/12/2011
Chiếc xe buýt cồng kềnh lao đi, bỏ lại sau lưng thành Vinh ầm ào náo nhiệt, cũng bỏ lại luôn những xáo động, khắc khoải trong lòng để hướng về đất Thọ Ninh bên dòng sông La trữ tình, thơ mộng. Khí trời thật lạnh, cái lạnh năm nay thật đột ngột, bất chợt tràn về. Lúc này đây trong mỗi người cảm giác pha trộn có lẫn, vẫ còn lưu luyến khung cảnh mùa thu. Nắng vàng xào xạc lá khô, heo may và se se lạnh. Nhưng vẫn thích tiết trời chiều đông này, cái se se nhường chỗ cho cái rét đậm ngọt hơn song lòng mỗi người vẫn ấm áp lạ thường, có lẽ vì trong các bạn đều mang theo ngọn lửa của tuổi trẻ, của tình yêu thương. Những bài hát, những câu hò được cất lên xuyên suốt cuộc hành trình làm cho tôi cảm thấy thật hạnh phúc, hạnh phúc vì tôi cũng là người trẻ, trong đoàn ngũ những con người luôn cháy hết mình, luôn khao khát cống hiến, dấn thân phục vụ.
Xem hình ảnh
Gập ghềnh lắc lư gần hai giờ đồng hồ, xe chúng tôi cuối cùng cũng tiến vào được khuôn viên nhà xứ. Cha Tôma Aquinô Nuyễn Bá Lộc cùng đông đảo các bạn trẻ và bà con giáo dân Thọ Ninh đã chờ sẵn từ lúc nào. Sau ít phút chào thăm cha xứ và giáo dân, anh em bắt tay chuẩn bị cho chương trình văn nghệ và lửa trại buổi tối.
Đồng hồ chỉ chỉ 19h, những ngọn nến được thắp lên lung linh, cháy sáng để bắt đầu cho giờ Chầu Thánh thể. Phía trước là nhà Chầu, có mình Thánh Chúa Giêsu. Sau dấu Thánh Giá và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, những giọng hát nhẹ nhàng, êm dịu, ngân dài, ngân dài rồi… thinh lặng. Không gian như chợt nhòa đi. Một bầu khí thánh thiêng huyền diệu bao phủ cộng đoàn trước Mình Thánh Chúa. Cả cộng đoàn cũng như nhòa đi, không còn anh, chị, em... chỉ thấy tất cả đều là hình ảnh của Thiên Chúa, dù mọi người lúc này vẫn đang ở cạnh nhau, rất rõ. Tất cả anh chị em như hòa làm một trong tâm tình hướng về Chúa trong lời cầu nguyện dâng lên Ngài.
Sau giờ Chầu Thánh thể là đêm văn nghệ đầy màu sắc, những tiết mục văn nghệ đem khán giả đến nhiều cung bậc cảm xúc. Từ vui nhộn với tiết mục hài kịch “ Cạm Bẫy” đến sâu lắng với điệu múa “Làm Dấu” tất cả như hòa quyện với nhau nên một .
“Lửa Thiêng” khép lại một đêm đáng nhớ nơi đất Thọ Ninh “ địa linh nhân kiệt”. Các nghi thức gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa, đón lửa về tim được diễn tiến trong bầu khí thiêng liêng, giàu chất chiêm nghiệm. Giữa đêm tối mịt mù, ánh lửa xuất hiện và bừng lên trong niềm vui và sự đón đợi của các bạn trẻ. Ngọn lửa linh thiêng được thắp lên và cháy mãi suốt thời gian diễn ra đêm giao lưu đã khơi dậy niềm tự hào về truyền thống Đức tin, lòng yêu mến Giáo hội, giáo dục tinh thần bác ái, hiệp thông và nối kết con người nhân loại. Hoà quyện với âm nhạc là điệu múa của các cô gái Bến Thủy uyển chuyển, duyên dáng, giàu chất thơ; vũ điệu của những chàng trai Thọ Ninh rộn ràng, sôi động... Tất cả cầm tay nhau nhảy múa sôi nổi, cuồng nhiệt trong không gian đầy âm thanh, trong hương vị ngây ngất men rượu cần, trong màu sắc rực rỡ, quanh ngọn lửa hồng rực cháy, như để biểu tỏ niềm vui và nỗi buồn, ước mơ và hy vọng, tâm tư và tình cảm của những người trẻ đang sục sôi niềm khát khao cống hiến.
Sáng ngày 11/12/2011, đúng 7h, Chúa Nhật III Mùa vọng, linh mục Tôma Aquinô Nguyễn Bá Lộc, quản xứ Thọ Ninh đã long trọng cử hành thánh lễ mừng kính thánh Gioan Tông đồ - Bổn mạng Tổ Gioan Bến Thủy. Hiện diện trong thánh lễ có quý Đại chủng sinh, tu sĩ và đông đảo thành phần dân Chúa giáo xứ Thọ Ninh. Linh mục quản xứ nồng nhiệt chúc mừng các bạn sinh viên tổ Gioan Bến Thúy nhân dịp mừng lễ Quan Thầy; cầu chúc các bạn, qua bày tay của thánh Gioan Tông đồ, gặt hái được nhiều thành quả tốt lành trên con đường học tập, rèn luyện cũng như hành trình thiêng liêng mà các bạn đang dấn thân, phấn đấu. . Bài giảng của cha hướng cử tọa về hình ảnh Thánh Gioan giàu lòng trắc ẩn, luôn dấn thân phục vụ và yêu thương hết mình. Ngài mời gọi các bạn trẻ noi gương Thánh nhân phải biết sống trọn lý tưởng Tin Mừng, các bạn sinh viên phải nhìn về vị trí, vai trò, sứ vụ của mình giữa thời đại mới, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội đang có những chuyển biến khó lường và phức tạp. Giảng đường Đại học không chỉ là nơi để đào tạo kiến thức xã hội, tri thức khoa học đơn thuần những còn phải trở thành môi trường để các bạn tôi luyện nghị lực, quyết tâm và bản lĩnh kiên định trước những khó khăn, thách đố. Ngài mong muốn những thế hệ sinh viên công giáo hôm nay phải ra sức cố gắng học tập, rèn luyện, nêu cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, thực thi sứ mạng chứng nhân cách trung thành, trọn vẹn, góp phần to lớn vào công cuộc dựng xây và phát triển Giáo hội.
Cũng nằm trong hoạt động sáng cùng ngày sau chương trình giao lưu vơi giới trẻ giáo xứ anh chị em tổ Bến Thủy cũng đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình có người già neo đơn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… trong giáo xứ. Những chiếc chăn được đóng góp bằng những buổi ăn sáng, những mớ ve chai tính góp gói gọn tình cảm của các bạn sinh viên chắc là sẽ giúp cho những mảnh đời khó khăn có một mùa đông ấm áp trong tình người. Đây cũng là một trong những hoạt động mang tính trọng tâm, trọng điểm trong chương trình làm việc toàn khóa của tổ Gioan Bến Thủy.
Tôi bất giác nghĩ, hóa ra, nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn của những người bạn trẻ ấy vẫn trĩu nặng những yêu thương, vẫn chia sớt ân tình, mà đôi khi chỉ nhìn những “hầm hố” phía bên ngoài, ta không thể nào thấu hiểu nổi. Người trẻ là thế, như những ngọn nến, để dâng tặng cho đời ánh sáng, phải tự đốt cháy thân mình đến cạn kiệt. Đó phải chăng là biểu hiện sinh động, là cốt lõi của tinh thần “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô” (Cl 2, 7) mà họ đang hướng tới.
Chiều cùng ngày trước khi ra về anh em sinh viên đã có trận giao lưu bóng đá với đội bóng giáo xứ Thọ Ninh. Với quyết tâm cống hiến cho khán giả một trận cầu hay, hấp dẫn, hai đội nhập cuộc bằng sự hứng khởi mạnh mẽ với liên tiếp là những đường kiến tạo, những cú sút nguy hiểm về khung thành đối phương. Đội bóng SVCG Vinh với lợi thế về sức trẻ, lối chơi tốc độ, khả năng phối hợp dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Quang Đồng. Tuy nhiên với lợi thế sân nhà, cùng với sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả kết thúc 90 phút thi đấu với tỉ số 5–1 nghiêng về đội bóng giới trẻ giáo xứ Thọ Ninh. Tuy nhiên điều đọng lại trong tâm thức của tất cả những ai có mặt tại sân vận động Vạn Phần chiều ngày 11/12 không nằm ở tỉ số và phần thắng chung cuộc, nhưng ở bầu không khí vui vẻ, hữu nghị và thân thiện giữa cầu thủ hai đội, là thông điệp được phát đi về một tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng giữa người trẻ Công giáo thời đại mới.
Lễ Quan Thầy tổ Gioan Bến Thủy đã khép lại trong âm hưởng của lòng nhân ái, sự gắn kết huynh đệ và cả những thành công, sáng kiến rất đáng ghi nhận. Hi vọng những ấn tượng tốt đẹp về ngày sống ý nghĩa này sẽ theo mãi các bạn trên nẻo đường sứ vụ, mở ra những chân trời của khát vọng và lẽ sống tình thương.
Xem hình ảnh
Gập ghềnh lắc lư gần hai giờ đồng hồ, xe chúng tôi cuối cùng cũng tiến vào được khuôn viên nhà xứ. Cha Tôma Aquinô Nuyễn Bá Lộc cùng đông đảo các bạn trẻ và bà con giáo dân Thọ Ninh đã chờ sẵn từ lúc nào. Sau ít phút chào thăm cha xứ và giáo dân, anh em bắt tay chuẩn bị cho chương trình văn nghệ và lửa trại buổi tối.
Đồng hồ chỉ chỉ 19h, những ngọn nến được thắp lên lung linh, cháy sáng để bắt đầu cho giờ Chầu Thánh thể. Phía trước là nhà Chầu, có mình Thánh Chúa Giêsu. Sau dấu Thánh Giá và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, những giọng hát nhẹ nhàng, êm dịu, ngân dài, ngân dài rồi… thinh lặng. Không gian như chợt nhòa đi. Một bầu khí thánh thiêng huyền diệu bao phủ cộng đoàn trước Mình Thánh Chúa. Cả cộng đoàn cũng như nhòa đi, không còn anh, chị, em... chỉ thấy tất cả đều là hình ảnh của Thiên Chúa, dù mọi người lúc này vẫn đang ở cạnh nhau, rất rõ. Tất cả anh chị em như hòa làm một trong tâm tình hướng về Chúa trong lời cầu nguyện dâng lên Ngài.
Sau giờ Chầu Thánh thể là đêm văn nghệ đầy màu sắc, những tiết mục văn nghệ đem khán giả đến nhiều cung bậc cảm xúc. Từ vui nhộn với tiết mục hài kịch “ Cạm Bẫy” đến sâu lắng với điệu múa “Làm Dấu” tất cả như hòa quyện với nhau nên một .
“Lửa Thiêng” khép lại một đêm đáng nhớ nơi đất Thọ Ninh “ địa linh nhân kiệt”. Các nghi thức gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa, đón lửa về tim được diễn tiến trong bầu khí thiêng liêng, giàu chất chiêm nghiệm. Giữa đêm tối mịt mù, ánh lửa xuất hiện và bừng lên trong niềm vui và sự đón đợi của các bạn trẻ. Ngọn lửa linh thiêng được thắp lên và cháy mãi suốt thời gian diễn ra đêm giao lưu đã khơi dậy niềm tự hào về truyền thống Đức tin, lòng yêu mến Giáo hội, giáo dục tinh thần bác ái, hiệp thông và nối kết con người nhân loại. Hoà quyện với âm nhạc là điệu múa của các cô gái Bến Thủy uyển chuyển, duyên dáng, giàu chất thơ; vũ điệu của những chàng trai Thọ Ninh rộn ràng, sôi động... Tất cả cầm tay nhau nhảy múa sôi nổi, cuồng nhiệt trong không gian đầy âm thanh, trong hương vị ngây ngất men rượu cần, trong màu sắc rực rỡ, quanh ngọn lửa hồng rực cháy, như để biểu tỏ niềm vui và nỗi buồn, ước mơ và hy vọng, tâm tư và tình cảm của những người trẻ đang sục sôi niềm khát khao cống hiến.
Sáng ngày 11/12/2011, đúng 7h, Chúa Nhật III Mùa vọng, linh mục Tôma Aquinô Nguyễn Bá Lộc, quản xứ Thọ Ninh đã long trọng cử hành thánh lễ mừng kính thánh Gioan Tông đồ - Bổn mạng Tổ Gioan Bến Thủy. Hiện diện trong thánh lễ có quý Đại chủng sinh, tu sĩ và đông đảo thành phần dân Chúa giáo xứ Thọ Ninh. Linh mục quản xứ nồng nhiệt chúc mừng các bạn sinh viên tổ Gioan Bến Thúy nhân dịp mừng lễ Quan Thầy; cầu chúc các bạn, qua bày tay của thánh Gioan Tông đồ, gặt hái được nhiều thành quả tốt lành trên con đường học tập, rèn luyện cũng như hành trình thiêng liêng mà các bạn đang dấn thân, phấn đấu. . Bài giảng của cha hướng cử tọa về hình ảnh Thánh Gioan giàu lòng trắc ẩn, luôn dấn thân phục vụ và yêu thương hết mình. Ngài mời gọi các bạn trẻ noi gương Thánh nhân phải biết sống trọn lý tưởng Tin Mừng, các bạn sinh viên phải nhìn về vị trí, vai trò, sứ vụ của mình giữa thời đại mới, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội đang có những chuyển biến khó lường và phức tạp. Giảng đường Đại học không chỉ là nơi để đào tạo kiến thức xã hội, tri thức khoa học đơn thuần những còn phải trở thành môi trường để các bạn tôi luyện nghị lực, quyết tâm và bản lĩnh kiên định trước những khó khăn, thách đố. Ngài mong muốn những thế hệ sinh viên công giáo hôm nay phải ra sức cố gắng học tập, rèn luyện, nêu cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, thực thi sứ mạng chứng nhân cách trung thành, trọn vẹn, góp phần to lớn vào công cuộc dựng xây và phát triển Giáo hội.
Cũng nằm trong hoạt động sáng cùng ngày sau chương trình giao lưu vơi giới trẻ giáo xứ anh chị em tổ Bến Thủy cũng đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình có người già neo đơn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… trong giáo xứ. Những chiếc chăn được đóng góp bằng những buổi ăn sáng, những mớ ve chai tính góp gói gọn tình cảm của các bạn sinh viên chắc là sẽ giúp cho những mảnh đời khó khăn có một mùa đông ấm áp trong tình người. Đây cũng là một trong những hoạt động mang tính trọng tâm, trọng điểm trong chương trình làm việc toàn khóa của tổ Gioan Bến Thủy.
Tôi bất giác nghĩ, hóa ra, nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn của những người bạn trẻ ấy vẫn trĩu nặng những yêu thương, vẫn chia sớt ân tình, mà đôi khi chỉ nhìn những “hầm hố” phía bên ngoài, ta không thể nào thấu hiểu nổi. Người trẻ là thế, như những ngọn nến, để dâng tặng cho đời ánh sáng, phải tự đốt cháy thân mình đến cạn kiệt. Đó phải chăng là biểu hiện sinh động, là cốt lõi của tinh thần “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô” (Cl 2, 7) mà họ đang hướng tới.
Chiều cùng ngày trước khi ra về anh em sinh viên đã có trận giao lưu bóng đá với đội bóng giáo xứ Thọ Ninh. Với quyết tâm cống hiến cho khán giả một trận cầu hay, hấp dẫn, hai đội nhập cuộc bằng sự hứng khởi mạnh mẽ với liên tiếp là những đường kiến tạo, những cú sút nguy hiểm về khung thành đối phương. Đội bóng SVCG Vinh với lợi thế về sức trẻ, lối chơi tốc độ, khả năng phối hợp dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Quang Đồng. Tuy nhiên với lợi thế sân nhà, cùng với sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả kết thúc 90 phút thi đấu với tỉ số 5–1 nghiêng về đội bóng giới trẻ giáo xứ Thọ Ninh. Tuy nhiên điều đọng lại trong tâm thức của tất cả những ai có mặt tại sân vận động Vạn Phần chiều ngày 11/12 không nằm ở tỉ số và phần thắng chung cuộc, nhưng ở bầu không khí vui vẻ, hữu nghị và thân thiện giữa cầu thủ hai đội, là thông điệp được phát đi về một tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng giữa người trẻ Công giáo thời đại mới.
Lễ Quan Thầy tổ Gioan Bến Thủy đã khép lại trong âm hưởng của lòng nhân ái, sự gắn kết huynh đệ và cả những thành công, sáng kiến rất đáng ghi nhận. Hi vọng những ấn tượng tốt đẹp về ngày sống ý nghĩa này sẽ theo mãi các bạn trên nẻo đường sứ vụ, mở ra những chân trời của khát vọng và lẽ sống tình thương.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những Ánh Nến Hiệp Thông Với Thái Hà Và Việt Nam Từ Adelaide
Những Ánh Nến Hiệp Thông Với Thái Hà Và Việt Nam Từ Adelaide Phần 2
Tài Liệu - Sưu Khảo
TT Ngô Đình Diệm: Cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 (5)
Hà minh Thảo
17:32 12/12/2011
BÀI 3. CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý NGÀY 23.10.1955.
A. Sự lựa chọn khó khăn.
Lúc 20 giờ ngày 29.04.1955, Kiến nghị ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’ của Hội đồng Nhân dân Cách mạng được Đài Phát thanh Sài gòn truyền đi cho toàn quốc và thế giới biết tin cuộc cách mạng tại Việt Nam đã truất phế Quốc trưởng Bảo đại và Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến tại tòa Đô chính Sài gòn để nghe Ủy ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Từ sáng sớm ngày 30.04.1955, các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí… phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng khánh tiết tòa Đô chánh Sài gòn. Sau khi được nghe tường trình về phiên đại hội ngày hôm qua, một lần nữa, ông Bảo Đại bị hạ bệ khi có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to lớn hình Quốc trưởng treo trước cửa tòa Đô chính và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét.
Những biến cố này làm ông Ngô đình Diệm lo âu vì, trong thâm tâm mình, ông chỉ nghĩ đến một chế độ quân chủ lập hiến. Ông Diệm vẫn muốn trung thành với lời hứa cùng Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng để hợp với ý nguyện của các đại diện Quốc Dân, ông phải thuận ý cùng họ tiến đến một thể chế Cộng hòa cho Việt Nam.
Tuy vậy, ông Diệm cũng đã viết thư trình bày cùng ông Bảo Đại sự kiện Hội đồng Nhân dân Cách mạng thỉnh cầu ‘Truất quyền Quốâc trưởng của ông’. Nhưng trong thư phúc đáp, ông Bảo Đại cho biết ông không trở lại Việt Nam. Cựu tướng Trần văn Đôn đã viết nơi trang 133, sách ‘Việt Nam Nhân Chứng’ : « Theo ông Nhu kể lại, trước ngày trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm tự tay viết một là thư dài giải thích tình hình và mời Bảo Đại về nước lãnh đạo, nhưng Cựu Hoàng kh ông trả lời ».
Những đại diện Quốc Dân đưa ra những ý kiến để ủng hộ ông Diệm nhận lãnh trọng trách đưa Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp trở thành một nước Cộng hòa độc lập và dân chủ :
1.- Trao toàn quyền dân sự và quân sự.
Ngày 18.06.1954, khi Quốc trưởng kêu gọi đến lòng ái quốc của ông Diệm để bảo vệ sự tồn vong của Việt Nam để chống lại Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa. Để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy, Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự.
Sau sự trao quyền này, Bảo Đại chỉ còn là một Quốc trưởng tượng trưng quốc gia, tức chính Bảo Đại "tự truất phế" khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Ngô đình Diệm và, nói một cách khác, có thể xem đây như Bảo Đại đã gián tiếp tự mình dọn đường để lùi bước và nhường cho người khác lên thay thế mình.
2.- Phản Bội hay Trung Thành.
Vấn đề này đặt ra giữa hai ông Bảo Đại và Ngô đình Diệm có thể được coi là không đúng chổ vì :
- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Ngoài ra, về điểm này, thì đã mấy ai có thể ‘hơn’ ông Diệm?
- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai nhân vật có những chính sách, đường lối khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?
Chúng ta không nên đặt việc trung thành cho ông Diệm khi :
- Năm xưa khi cách chức Thượng Thư của ông Diệm, ông Bảo Đại đã thu lại cả Kim Khánh Bội tinh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm không thù oán gì với ông Bảo Đại vì biết Quốc trưởng chỉ thi hành lệnh của Tây!
- Khi thuyết phục ông Diệm đãm nhận trách vụ Thủ tướng, Bảo Đại biết và nói ‘Đất Nước rất bi đát, có thể bị chia cắt và cần bảo vệ nó bằng chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa’. Thế mà Quốc trưởng không làm gì để giúp đỡ ông Diệm mà còn hổ trợ để Bảy Viển cùng các giáo phái võ trang gây những khó khăn cho Đất Nước, đồng bào và ông Diệm. Ngoài ra, không ai bị bắt buộc phải trung thành với một vị ‘hôn quân’ như Bảo Đại đã bị mang tiếng là nhu nhược, thụ động, phóng đãng và xúi dục chia rẽ?
- Sau khi ông Bảo Đại bị truất phế, bà Từ Cung (thân mẫu cựu hoàng) vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết vẫn tiếp tục sửa chữa cung điện ngoài Huế và ngay cả Biệt điện Đà lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16.12.1957. Tất cả những động sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính phủ không đụng tới.
- Chúng ta cũng nên nhớ : năm 1945, ông Bảo Đại đã từng thoái vị trước Việt Minh.
Bởi thế, Thủ tướng Ngô đình Diệm đã tiến hành cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955 để hợp thức hóa cuộc cách mạng thay đổi chánh thể Việt Nam từ Quân chủ sang Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống do dân cử trực tiếp với nhiệm kỳ do Hiến pháp quy định.
B. Một cuộc đảo chánh ‘bỏ túi’bị thất bại.
Ngày 28.04.1955, đồng thời với việc triệu mời Thủ tướng Diệm sang Pháp, ông Bảo Đại cũng bổ nhiệm tướng Nguyễn văn Vỹ, chỉ huy trưởng Ngự lâm quân, Đà Lạt, vào chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia thay thế tướng Lê văn Tỵ qua Pháp. Tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về Sài gòn và, ngày 30.04.1955, đến nhà tướng Tỵ yêu cầu tướng Tỵ trao quyền cho ông theo lệnh của Quốc trưởng. Tướng Tỵ trả lời: « Tôi sẵn sàng nếu Thủ tướng ra lệnh ». Do đó, tất cả đồng ý vào Dinh gặp Thủ tướng.
Tại Dinh Độc lập, tướng Vỹ cùng các sĩ quan tùy tùng chạm trán những đại diện Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, danh xưng mới của Ủy ban Cách mạng, sau khi trình diện Quốc Dân ở tòa Đô chánh, đến gặp Thủ tướng. Vừa gặp mặt, ông Nhị Lang chĩa thẳng súng vào người tướng Vỹ và hô to: ‘Giơ tay lên, không tôi bắn!’. Ông Vỹ hoảng hốt giơ tay cao. Ông Nhị Lang nói với ông Hồ hán Sơn: ‘Hãy bóc galon ông này cho tôi!’, ông Sơn thi hành dưới ống kính chụp hình của phóng viên Francois Sully và được báo Life đăng trong số phát hành tháng 7.1955. Ông Trần trung Dung kêu cứu với ông Diệm và Thủ tướng vội ra kéo Vỹ vào phòng họp. Cùng lúc, ông Ngô đình Nhu chạy đến can gián Nhị Lang: « Thôi đừng nóng, mấy ông Tướng vào họp bàn với Cụ ».
Chỉ vài giờ trước đó, tướng Vỹ và khoảng 50 sĩ quan khác kéo đến Dinh không những chỉ để đòi thay thế tướng Tỵ trong chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia mà còn để yêu cầu Thủ trướng Ngô đình Diệm từ chức, nếu cần. Bây giờ, tình thế đã thay đổi, tướng Vỹ phải ký giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Thất thế, mọi người đều bỏ rơi ông, khiến ông phải cuốn gói rút quân về Đà lạt lúc đó đã 3 giờ sáng ngày hôm sau. Từ đó, tướng Vỹ sang Cao Miên rồi đến Pháp sống lưu vong.
C. Tổ chức Trưng cầu Dân ý.
Ngày 06.10.1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý như là một đáp ứng cho những đề nghị ‘dân chủ và hợp pháp’. Tiếp đó, hai hình thức truyền thông và vận động cử tri được khai triển :
1. Các cơ quan truyền thông chính phủ bắt đầu giải thích lý do tổ chức Trưng cầu Dân ý, vận động cử tri đi bầu và hướng dẫn cách thức đầu phiếu cho hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý có thể được xem như là hành vi khởi đầu gia nhập vào thế giới tự do vì, trước đó, người Việt chưa có dịp đầu phiếu cấp toàn quốc. Thủ tướng Diệm tuyên bố : « Đây chính là bước khởi đầu của người dân được tự do hành xử quyền hạn chính trị ».
Trong bản tuyên bố của chính phủ ngày 19.10.1955, ông Diệm tha thiết mời gọi cử tri hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện quyền dân chủ của mình: « Quốc dân đồng bào, hãy mạnh dạn bày tỏ ý chí của mình! Hãy dũng cảm tiến lên con đường Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập! Ừ. Tờ truyền đơn giải thích “Cuộc trưng cầu dân ý là phương pháp cực kỳ dân chủ theo đó người dân có thể bày tỏ nghĩ của mình bằng cách bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chọn lựa thể chế cho quốc gia, chọn lựa người lãnh đạo đất nước v.v… ».
Hôm 22.10.1955, qua làn sóng đài phát thanh, Thủ tướng nói : « Ngày 23 Tháng Mười tới đây là ngày đầu tiên trong lịch sử đất nước, nam cũng như nữ được hành xử một trong những quyền hạn của người dân trong chế độ dân chủ, đó là quyền bỏ phiếu ».
2. Trong khi đó, các vận động viên thuộc Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia thì chỉ trích những hành vi của Quốc trưởng (với những chứng cớ cụ thể) và đề cao những thành tích mà ông Diệm đã thực hiện được trong 10 tháng đầu tiên cầm quyền với trách nhiệm Thủ tướng, dù không được Bảo Đại trợ giúp hay viện trợ vật chất từ Hoa kỳ rất hiếm hoi.
Họ nói với người dân rằng ông Bảo Đại là kẻ bán nước, hiếu sắc chẳng khác nào một thứ của nợ làm cản bước đi lên của đất nước. Trong khi đó, ông Diệm sẽ đưa đất nước vào thời kỳ sán lạn của lịch sử Việt Nam bằng thiết lập một nền dân chủ, dân tộc tự quyết và bảo đảm quyền hạn của mọi công dân. Khắp nơi, người ta đọc thấy những bích chương và biểu ngữ ‘Dồn phiếu cho chí sĩ Ngô đình Diệm là xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc’, ‘Chào mừng Ngô Chí sĩ, vị cứu tinh của dân tộc’ hay ‘Truất phế Bảo Đại là nhiệm vụ công dân của một nước tự do’. Ngoài ra, đồng bào được nghe nhắc nhở những câu hát như:
‘Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi’.
Ngày 18.10.1955, ông Bảo Đại đưa ra lời tố cáo ông Diệm dùng cuộc trưng cầu dân ý để chủ trương độc tài cá nhân và tạo nên sự hiềm khích giữa Pháp và Hoa kỳ. Đồng thời ông tuyên bố thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng.
C. Ngày Trưng cầu Dân ý.
Chính quyền đã công bố những chi tiết cụ thể cho việc bỏ phiếu. Việc này được xem ra quá thường đối với người Tây Phương vào thập niên 1950, nhưng nó lại rất mới lạ và quan trọng với cử tri Việt Nam vào năm 1955.
Trong một nỗ lực bảo đảm phổ thông đầu phiếu, hoặc ít ra bề ngoài là như vậy, tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi đã ghi danh trong cuộc kiểm tra dân số gần đó đều có quyền đi bầu và bỏ phiếu kín. Theo đó, tổng số cử tri ghi danh là 5.960.302 người. Để ngăn ngừa gian lận, những địa điểm đầu phiếu được thiết lập cho mỗi 1.000 cử tri.
Khi bước vào phòng phiếu, cử tri xuất trình thẻ căn cước để nhận phiếu bầu và một phong bì. Lá phiếu gồm hai phần :
- bên trái, lồng trong khung màu xanh (màu xui xẻo) là hình ông Bảo Đại mặc quốc phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa’ ;
- bên phải, lồng trong khung màu đỏ (màu may mắn), là hình ông Diệm trong bộ âu phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’.
Kết quả :
- 5.721.735 phiếu thuận truất phế ông Bảo Đại và công nhận ông Ngô Đình Điệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa ;
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế ông Bảo Đại;
- 44.155 phiếu không hợp lệ ;
- 131.395 người không bỏ phiếu.
Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng sự thành công của cuộc trưng cầu dân ý được coi như có khả năng củng cố nền chính trị của Miền Nam đang tách rời khỏi Pháp và nhích về phía Hoa kỳ. Việc truất phế ông Bảo Đại báo hiệu những nỗ lực cuối cùng để nắm quyền của Pháp hoàn toàn chấm dứt. Các nhà ngoại giao và ký giả Pháp cũng đồng quan điểm như vậy. Tuy vậy, Pháp đã mau chóng thừa nhận Việt Nam Cộng hòa.
(còn tiếp)
Muốn thành đạt cần có những thói quen nào?
Tạ Ân Phúc
09:38 12/12/2011
Muốn thành đạt cần có những thói quen nào?
Thành đạt là gì? Đây có thể là một câu hỏi gây lung túng cho nhiều người. Theo tự điển, thành đạt là đạt được mục đích về sự nghiệp và sự nghiệp là những công việc to lớn, có ích lợi chung, lâu dài cho bản thân và xã hội. Phải chăng thành đạt chỉ nói đến những người có sự nghiệp to tát, có học vị, địa vị trong xã hội? Ngày nay, vấn nạn học giả bằng thật, và tìm kiếm chức quyền bằng mọi giá đã phần nào làm giảm giá trị của bằng cấp và làm hạn chế cơ hội của những người thật sự có khả năng. Mỗi người có thể có một quan niệm riêng về thành đạt, nhưng có thể nói thành đạt là đạt được mục tiêu sự nghiệp của từng cá nhân đặt ra, tùy theo lĩnh vực mà mục tiêu đó có thể được nhiều người kỳ vọng đạt được. Từ kỳ vọng đến thành quả là một con đường dài, cần đến nỗ lực của bản thân trong cuộc sống mỗi ngày. Một trong các yếu tố quan trọng giúp người ta thành đạt là sự nỗ lực tập luyện những thói quen tích cực để hướng đến mục tiêu mà mình đặt ra.
Chiều ngày 03/12/2011, Chương trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức buổi thuyết trình với chủ đề: “NHỮNG THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT” do Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực BizPower trình bày tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Sài Gòn.
Mở đầu phần trình bày, thầy đưa ra quan điểm mỗi người hiểu về thành đạt một cách và nếu hỏi 100 người chắc chắc sẽ có 100 ý kiến khác nhau. Ông Nguyễn Công Trứ đã để lại cho hậu thế một câu nói: “Đã mang tiếng ở trong trời đất; Phải có danh gì với núi sông”. Phải chăng thành đạt là học giỏi, có chức vị cao ngoài xã hội hoặc người thành đạt là người có nhiều tiền, nổi danh, nổi tiếng? Nói như thế, thì những người nghèo mưu sinh lương thiện có được gọi là thành đạt hay không? Có nhiều người thành công nhờ bằng cấp, nhờ sự thông minh, cũng có nhiều người chẳng được đi học nhiều nhưng vẫn thành đạt. Vì thế đừng nhìn người khác qua bằng cấp mà hãy thấy thành quả của người ta mang lại để ủng hộ và khâm phục họ.
Nói đến thói quen, cần nhắc đến Thánh Phaolô, người đã viết rằng: “Việc tốt tôi muốn làm thì tôi lại không làm. Những việc xấu tôi không muốn làm thì tôi lại làm” (Rm 7,19). Vì vậy, tạo một thói quen tốt không hề đơn giản tí nào. Quy luật gieo và gặt thì cho rằng: “Gieo tư tưởng sẽ gặt hành động; Gieo hành động sẽ gặt thói quen; Gieo thói quen sẽ gặt tính cách; Gieo tính cách sẽ gặt số phận”.
Ngoài cá tính cá nhân, những người thành đạt đều có chung một điểm, đó là họ có những thói quen tích cực. Điều này cần phải có sự kiên trì tập luyện. Để tạo dựng một thói quen cần phải tập luyện ít nhất là 21 ngày mới tạm đủ và tạo đà để tiếp bước. Khổ nỗi thói quen xấu thì không cần tập nhưng nó cứ len lỏi vào con người. Ở đời chẳng ai muốn mình thất bại, không thành công cả, nhưng trong thực tế có quá nhiều người “họ đã chết nhưng họ chưa thực sự sống” vì không hiểu được ý nghĩa của cuộc sống mà họ được trao ban.
Cần nhìn lại những người thành đạt như Mẹ Têrêsa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận để thấy được rằng mỗi vị có một ân sủng đặc biệt và các ngài có những thói quen giống nhau: Luôn cầu nguyện và phó thác vào Thiên Chúa; Làm việc hết mình và chuyên cần; Thực hành ngay trong đời sống: bác ái, yêu thương, tha thứ…
Buổi nói chuyện: “Những thói quen của người thành đạt” nhằm mục đích chia sẻ, lấy những câu chuyện có thật từ những người thành đạt để từ đó mỗi người có thể tìm đến sự thành đạt theo cách của mình. Ở Việt Nam, không phải ai tốt nghiệp đại học cũng được đi làm đúng chuyên ngành của mình, làm việc trái ngành hiện nay là chuyện rất đỗi bình thường. Có lẽ, trường đại học chỉ là nơi cung cấp kiến thức và giúp người ta có những nền tảng cơ bản mà thôi.
Thành đạt, còn tùy thuộc vào mục tiêu từng cá nhân, có 7 mục tiêu để đo lường sự thành đạt: Cá nhân, gia đình, công việc - nghề nghiệp, sức khỏe, tinh thần, tâm linh, tài chính. Có những người hoản hảo thì đạt được cả 7 mục tiêu, nhưng có nhiều người chỉ cần thành công một, hai, ba trong các mục tiêu này đã là tốt lắm rồi. Do vậy, mỗi người có thể tự xem mình muốn thành công, thành đạt như thế nào, cần ưu tiên điều gì trước, điều gì sau tùy theo hoàn cảnh của mình.
Để tìm hiểu người thành đạt cần có những thói quen nào, thiết nghĩ cũng cần hiểu thế nào là thói quen. Theo nhà Tâm lý học John F. Tristany: “Thói quen là một loạt những hành vi thâm căn cố đế do học hỏi mà có và được liên tục củng cố bởi các yếu tố môi trường, cảm xúc và tâm lý. Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người là chỉ muốn có niềm vui và tuyệt đối tránh khó khăn, đau khổ”. Còn theo tác giả Nguyễn Như Ý trong Đại Từ Điển Tiếng Việt giải thích “Thói quen” như sau: “Lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp, rất khó thay đổi”.
Người ta vẫn thường nói theo câu nói của Khổng Tử: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Bản tính của con người đều giống nhau, nhưng bởi nhiễm thói quen thành ra khác nhau. Thói quen mạnh “ăn sâu” khi hành động nhắc lại nhiều lần, khi cá nhân cảm thấy thích thú với hành động. Ngược lại nếu quyết tâm loại bỏ thì thói quen sẽ giảm dần hoặc mất đi. Thành đạt không chỉ cho mình được nhờ, mà có thể cả Giáo Hội, xã hội được nhờ. Nếu bị nhiễm những thói quen xấu không chỉ gây tác hại cho mình mà còn cho cả những người khác.
Thói quen tốt hình thành như thế nào? Đối với ông Stephen R. Covey, tác giả của quyển sách nổi tiếng “Bảy thói quen của người thành đạt” thì để tạo thói quen tốt cần 3 điều: Phải có tri thức: Làm điều đó để làm gì (What to)? Tại sao phải làm điều đó (why to); Cần đến kỹ năng: Làm điều đó như thế nào (How to)?; Khát vọng: Mong muốn làm gì (Want to)?
Bảy thói quen giúp người ta liên tục phát triển bản thân qua 3 giai đoạn, từ phụ thuộc sang tự chủ rồi đến tương hỗ. Người phụ thuộc dựa vào người khác để đạt được mục tiêu, người tự chủ thì đạt mục đích bằng nỗ lực của bản thân, trong khi muốn đạt đến tính tương hỗ thì người ta phải biết kết hợp nỗ lực của mình với những nỗ lực của người khác để đạt thành công lớn nhất. Trước tiên, muốn thoát khỏi sự phụ thuộc cần tập luyện các thói quen để làm chủ bản thân:
- Hãy tiên phong chủ động (Be Proactive) để nhìn thấy trước vấn đề, lượng định được điều cần phải làm, luôn có thái độ sẵn sàng và có thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân.
- Nhắm đến mục tiêu đã xác định (Begin With The End In Mind): trước khi làm điều gì cần phải hình dung kết quả đạt được trong tương lai, xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình trong cuộc sống.
- Ưu tiên việc quan trọng làm trước (Put First Things First): tổ chức tốt công việc và việc hôm nay không để ngày mai.
Nhờ 3 thói quen khởi đầu này, người ta có thể chuyển từ trạng thái phụ thuộc sang độc lập, tự chủ trước khi có thể có được tính tương hỗ, nghĩa là sống cộng hưởng với người khác, hỗ trợ và nhận sự hỗ trợ từ người khác. Theo ông Stephen R. Covey: "Sự tương hỗ lẫn nhau là một lựa chọn mà duy nhất người không phụ thuộc có thể tạo ra". Để làm được điều đó cần luyện tập thêm các thói quen:
- Tư duy cùng thắng (Think Win-Win): phát triển trí lực phong phú, tập thái độ không mong ai thua cuộc.
- Thấu hiểu để được hiểu biết (Seek First To Understand, Then To Be Understood): Phải biết lắng nghe một cách chân thành, nghe nhiều nói ít.
- Đồng tâm hợp lực (Synergize): Hợp lực làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện bản thân (Sharpen The Saw): Hoàn thiện về thể lý, tâm lý, cảm xúc và tinh thần để bản thân luôn hướng về phía trước và làm cho tâm hồn luôn mới mẻ.
Giáo Sư Michael Porter, một chuyên gia về chiến lược cạnh tranh, đã khuyên người ta tập thói quen rất mới về tư duy, nhất là tư duy chiến lược, để có thể thành công trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Có rất nhiều cách để cạnh tranh, nhiều cách để đưa giá trị cho các khách hàng, nhưng thách thức để đi đến thành công không nằm ở chỗ phải trở thành tốt nhất, mà phải trở nên độc nhất vô nhị, nói cách khác là tạo sự khác biệt.
Độc nhất vô nhị là có được những thứ riêng cho mình mà người khác không có. Mỗi cá nhân được Thiên Chúa dựng nên là một cá vị, độc nhất vô nhị. Nếu không ý thức được điều này, nghĩa là tự làm giảm đi giá trị món quà mà Thiên Chúa trao tặng nơi cá nhân mình. Làm thế nào để trở thành độc nhất vô nhị? Công việc của mỗi người là khám phá ra tài năng còn tiềm ẩn trong mình để phát triển nó, điều này khuyến khích các bạn trẻ đừng tư duy theo lối mòn, vì đó là thói quen không tốt.
Ngoài những nỗ lực để tạo sự độc đáo, khác biệt từ đó dẫn đến thành công, chúng ta phải xác định rõ những việc cần làm và loại bỏ những việc không cần phải thực hiện. Cần xác định rõ những gì mình không cần làm, điều này không có nghĩa là khuyến khích biếng nhác mà là nhấn mạnh đến khía cạnh “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghĩa là phải tập trung vào việc mình chọn để thực hiện một cách tốt nhất. Cần tập thói quen tư duy chiến lược để tạo sự độc đáo, sự khác biệt, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh và dẫn đến sự thành đạt trong sự nghiệp của mình.
Vào ngày 1/12/2008, Giáo Sư Michael Porter đã có buổi thuyết trình về “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam” tại Sài Gòn. Khi được hỏi: “Nếu có thể tổng kết những lợi thế của Việt Nam chỉ trong một câu thì ông sẽ nói gì?”, ông đã trả lời một thực tế cho nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó và đến nay có thể vẫn còn đúng: “Vào thời điểm này thì là nhân công giá rẻ và nông nghiệp, chỉ có vậy thôi. Và một điểm quan trọng nữa với Việt nam là phải đúng giờ”. Câu trả lời của ông đáng làm cho mỗi người suy nghĩ.
Nói đến thói quen của của người thành đạt cũng cần nhắc đến quan điểm của ông Jack Canfield, Ông là tác giả của quyển sách “Những nguyên tắc thành công”, giới thiệu 64 nguyên tắc đã được nhiều người thành đạt áp dụng, nhằm phát huy tốt nhất những khả năng của bản thân, tạo dựng cuộc sống như mình mong ước. Trong 64 nguyên tắc đó, có 10 nguyên tắc cốt lõi mỗi người cần tập thành thói quen:
- Nhận 100% trách nhiệm cho cuộc sống của bạn.
- Xây dựng lòng tự trọng và loại bỏ những chướng ngại.
- Xác định mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của bạn.
- Thiết lập những mục tiêu cụ thể, đo lường được. Xác định “bao nhiêu” và “khi nào”.
- Hình dung và khẳng định những kết quả mong muốn của bạn. Sử dụng Quy luật Thu hút.
- Tạo một kế hoạch hành động về làm thế nào bạn đạt được mục đích.
- Thực hiện tối đa (rõ ràng & đầy nghị lực).
- Đòi hỏi phản ứng và phản hồi.
- Kiên nhẫn. Không bao giờ từ bỏ.
- Hưởng những thành tựu, kỷ niệm những thành công của bạn, và có một “thái độ biết ơn.”
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Masaru Emoto nói rằng nếu một người hình dung và thực sự có trong lòng mình niềm yêu thương thì người ấy có thể nhìn thấy giọt nước trở thành một hình ảnh đẹp. Ông cũng khuyên hãy tránh xa những người tiêu cực và gần gũi những người tích cực vì thực tế người thành công đến gần với người thành công. Điều này có nghĩa là khi người ta chưa đủ mạnh để trở thành một người tích cực thì nên chọn những người tích cực để tiếp xúc, học hỏi.
Cuối buổi thuyết trình, thầy Mai Thanh Hoài giới thiệu quan điểm của Tiến sĩ Edwards De Bono với phương pháp 6 chiếc nón tư duy, trong đó cho rằng bộ não con người hoàn toàn có thể tập luyện để trở nên thông minh, vì thông minh hoàn toàn không phải do di truyền. Đừng quá bi thảm về sự thông minh của mình và hãy tin rằng bộ não con người hoàn toàn có thể tập luyện được. Ông lập luận: “Có nhiều cá tính trong các lối suy nghĩ và các khác biệt đáng kể giữa hai cá nhân; đủ để cho rằng suy nghĩ có thể là một kỹ năng giúp thực hiện điều gì đó.”
Xen lẫn trong buổi thuyết trình của thầy Hoài là những câu chuyện, những hình ảnh, những đoạn phim có thật của những người thành đạt và những buổi nói chuyện, trả lời phỏng vấn của các tác giả nói về thói quen thành đạt khi các ông sang Việt Nam trình bày cho các doanh nhân. Để kết thúc buổi chia sẻ, thầy nhắn nhủ: “Hãy cầu nguyện với Chúa để giúp mình nhận ra được nén bạc Chúa trao cho mình, tài năng Chúa trao cho mình, từ đó nỗ lực tập luyện những thói quen để thực hiện điều tốt hơn cho bản thân, kế đến tốt hơn cho gia đình, và lớn hơn nữa là tốt hơn cho Giáo hội và xã hội”.
Tạ Ân Phúc
Thành đạt là gì? Đây có thể là một câu hỏi gây lung túng cho nhiều người. Theo tự điển, thành đạt là đạt được mục đích về sự nghiệp và sự nghiệp là những công việc to lớn, có ích lợi chung, lâu dài cho bản thân và xã hội. Phải chăng thành đạt chỉ nói đến những người có sự nghiệp to tát, có học vị, địa vị trong xã hội? Ngày nay, vấn nạn học giả bằng thật, và tìm kiếm chức quyền bằng mọi giá đã phần nào làm giảm giá trị của bằng cấp và làm hạn chế cơ hội của những người thật sự có khả năng. Mỗi người có thể có một quan niệm riêng về thành đạt, nhưng có thể nói thành đạt là đạt được mục tiêu sự nghiệp của từng cá nhân đặt ra, tùy theo lĩnh vực mà mục tiêu đó có thể được nhiều người kỳ vọng đạt được. Từ kỳ vọng đến thành quả là một con đường dài, cần đến nỗ lực của bản thân trong cuộc sống mỗi ngày. Một trong các yếu tố quan trọng giúp người ta thành đạt là sự nỗ lực tập luyện những thói quen tích cực để hướng đến mục tiêu mà mình đặt ra.
Chiều ngày 03/12/2011, Chương trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức buổi thuyết trình với chủ đề: “NHỮNG THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT” do Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực BizPower trình bày tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Sài Gòn.
Mở đầu phần trình bày, thầy đưa ra quan điểm mỗi người hiểu về thành đạt một cách và nếu hỏi 100 người chắc chắc sẽ có 100 ý kiến khác nhau. Ông Nguyễn Công Trứ đã để lại cho hậu thế một câu nói: “Đã mang tiếng ở trong trời đất; Phải có danh gì với núi sông”. Phải chăng thành đạt là học giỏi, có chức vị cao ngoài xã hội hoặc người thành đạt là người có nhiều tiền, nổi danh, nổi tiếng? Nói như thế, thì những người nghèo mưu sinh lương thiện có được gọi là thành đạt hay không? Có nhiều người thành công nhờ bằng cấp, nhờ sự thông minh, cũng có nhiều người chẳng được đi học nhiều nhưng vẫn thành đạt. Vì thế đừng nhìn người khác qua bằng cấp mà hãy thấy thành quả của người ta mang lại để ủng hộ và khâm phục họ.
Nói đến thói quen, cần nhắc đến Thánh Phaolô, người đã viết rằng: “Việc tốt tôi muốn làm thì tôi lại không làm. Những việc xấu tôi không muốn làm thì tôi lại làm” (Rm 7,19). Vì vậy, tạo một thói quen tốt không hề đơn giản tí nào. Quy luật gieo và gặt thì cho rằng: “Gieo tư tưởng sẽ gặt hành động; Gieo hành động sẽ gặt thói quen; Gieo thói quen sẽ gặt tính cách; Gieo tính cách sẽ gặt số phận”.
Ngoài cá tính cá nhân, những người thành đạt đều có chung một điểm, đó là họ có những thói quen tích cực. Điều này cần phải có sự kiên trì tập luyện. Để tạo dựng một thói quen cần phải tập luyện ít nhất là 21 ngày mới tạm đủ và tạo đà để tiếp bước. Khổ nỗi thói quen xấu thì không cần tập nhưng nó cứ len lỏi vào con người. Ở đời chẳng ai muốn mình thất bại, không thành công cả, nhưng trong thực tế có quá nhiều người “họ đã chết nhưng họ chưa thực sự sống” vì không hiểu được ý nghĩa của cuộc sống mà họ được trao ban.
Cần nhìn lại những người thành đạt như Mẹ Têrêsa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận để thấy được rằng mỗi vị có một ân sủng đặc biệt và các ngài có những thói quen giống nhau: Luôn cầu nguyện và phó thác vào Thiên Chúa; Làm việc hết mình và chuyên cần; Thực hành ngay trong đời sống: bác ái, yêu thương, tha thứ…
Buổi nói chuyện: “Những thói quen của người thành đạt” nhằm mục đích chia sẻ, lấy những câu chuyện có thật từ những người thành đạt để từ đó mỗi người có thể tìm đến sự thành đạt theo cách của mình. Ở Việt Nam, không phải ai tốt nghiệp đại học cũng được đi làm đúng chuyên ngành của mình, làm việc trái ngành hiện nay là chuyện rất đỗi bình thường. Có lẽ, trường đại học chỉ là nơi cung cấp kiến thức và giúp người ta có những nền tảng cơ bản mà thôi.
Thành đạt, còn tùy thuộc vào mục tiêu từng cá nhân, có 7 mục tiêu để đo lường sự thành đạt: Cá nhân, gia đình, công việc - nghề nghiệp, sức khỏe, tinh thần, tâm linh, tài chính. Có những người hoản hảo thì đạt được cả 7 mục tiêu, nhưng có nhiều người chỉ cần thành công một, hai, ba trong các mục tiêu này đã là tốt lắm rồi. Do vậy, mỗi người có thể tự xem mình muốn thành công, thành đạt như thế nào, cần ưu tiên điều gì trước, điều gì sau tùy theo hoàn cảnh của mình.
Để tìm hiểu người thành đạt cần có những thói quen nào, thiết nghĩ cũng cần hiểu thế nào là thói quen. Theo nhà Tâm lý học John F. Tristany: “Thói quen là một loạt những hành vi thâm căn cố đế do học hỏi mà có và được liên tục củng cố bởi các yếu tố môi trường, cảm xúc và tâm lý. Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người là chỉ muốn có niềm vui và tuyệt đối tránh khó khăn, đau khổ”. Còn theo tác giả Nguyễn Như Ý trong Đại Từ Điển Tiếng Việt giải thích “Thói quen” như sau: “Lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp, rất khó thay đổi”.
Người ta vẫn thường nói theo câu nói của Khổng Tử: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Bản tính của con người đều giống nhau, nhưng bởi nhiễm thói quen thành ra khác nhau. Thói quen mạnh “ăn sâu” khi hành động nhắc lại nhiều lần, khi cá nhân cảm thấy thích thú với hành động. Ngược lại nếu quyết tâm loại bỏ thì thói quen sẽ giảm dần hoặc mất đi. Thành đạt không chỉ cho mình được nhờ, mà có thể cả Giáo Hội, xã hội được nhờ. Nếu bị nhiễm những thói quen xấu không chỉ gây tác hại cho mình mà còn cho cả những người khác.
Thói quen tốt hình thành như thế nào? Đối với ông Stephen R. Covey, tác giả của quyển sách nổi tiếng “Bảy thói quen của người thành đạt” thì để tạo thói quen tốt cần 3 điều: Phải có tri thức: Làm điều đó để làm gì (What to)? Tại sao phải làm điều đó (why to); Cần đến kỹ năng: Làm điều đó như thế nào (How to)?; Khát vọng: Mong muốn làm gì (Want to)?
Bảy thói quen giúp người ta liên tục phát triển bản thân qua 3 giai đoạn, từ phụ thuộc sang tự chủ rồi đến tương hỗ. Người phụ thuộc dựa vào người khác để đạt được mục tiêu, người tự chủ thì đạt mục đích bằng nỗ lực của bản thân, trong khi muốn đạt đến tính tương hỗ thì người ta phải biết kết hợp nỗ lực của mình với những nỗ lực của người khác để đạt thành công lớn nhất. Trước tiên, muốn thoát khỏi sự phụ thuộc cần tập luyện các thói quen để làm chủ bản thân:
- Hãy tiên phong chủ động (Be Proactive) để nhìn thấy trước vấn đề, lượng định được điều cần phải làm, luôn có thái độ sẵn sàng và có thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân.
- Nhắm đến mục tiêu đã xác định (Begin With The End In Mind): trước khi làm điều gì cần phải hình dung kết quả đạt được trong tương lai, xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình trong cuộc sống.
- Ưu tiên việc quan trọng làm trước (Put First Things First): tổ chức tốt công việc và việc hôm nay không để ngày mai.
Nhờ 3 thói quen khởi đầu này, người ta có thể chuyển từ trạng thái phụ thuộc sang độc lập, tự chủ trước khi có thể có được tính tương hỗ, nghĩa là sống cộng hưởng với người khác, hỗ trợ và nhận sự hỗ trợ từ người khác. Theo ông Stephen R. Covey: "Sự tương hỗ lẫn nhau là một lựa chọn mà duy nhất người không phụ thuộc có thể tạo ra". Để làm được điều đó cần luyện tập thêm các thói quen:
- Tư duy cùng thắng (Think Win-Win): phát triển trí lực phong phú, tập thái độ không mong ai thua cuộc.
- Thấu hiểu để được hiểu biết (Seek First To Understand, Then To Be Understood): Phải biết lắng nghe một cách chân thành, nghe nhiều nói ít.
- Đồng tâm hợp lực (Synergize): Hợp lực làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện bản thân (Sharpen The Saw): Hoàn thiện về thể lý, tâm lý, cảm xúc và tinh thần để bản thân luôn hướng về phía trước và làm cho tâm hồn luôn mới mẻ.
Giáo Sư Michael Porter, một chuyên gia về chiến lược cạnh tranh, đã khuyên người ta tập thói quen rất mới về tư duy, nhất là tư duy chiến lược, để có thể thành công trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Có rất nhiều cách để cạnh tranh, nhiều cách để đưa giá trị cho các khách hàng, nhưng thách thức để đi đến thành công không nằm ở chỗ phải trở thành tốt nhất, mà phải trở nên độc nhất vô nhị, nói cách khác là tạo sự khác biệt.
Độc nhất vô nhị là có được những thứ riêng cho mình mà người khác không có. Mỗi cá nhân được Thiên Chúa dựng nên là một cá vị, độc nhất vô nhị. Nếu không ý thức được điều này, nghĩa là tự làm giảm đi giá trị món quà mà Thiên Chúa trao tặng nơi cá nhân mình. Làm thế nào để trở thành độc nhất vô nhị? Công việc của mỗi người là khám phá ra tài năng còn tiềm ẩn trong mình để phát triển nó, điều này khuyến khích các bạn trẻ đừng tư duy theo lối mòn, vì đó là thói quen không tốt.
Ngoài những nỗ lực để tạo sự độc đáo, khác biệt từ đó dẫn đến thành công, chúng ta phải xác định rõ những việc cần làm và loại bỏ những việc không cần phải thực hiện. Cần xác định rõ những gì mình không cần làm, điều này không có nghĩa là khuyến khích biếng nhác mà là nhấn mạnh đến khía cạnh “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghĩa là phải tập trung vào việc mình chọn để thực hiện một cách tốt nhất. Cần tập thói quen tư duy chiến lược để tạo sự độc đáo, sự khác biệt, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh và dẫn đến sự thành đạt trong sự nghiệp của mình.
Vào ngày 1/12/2008, Giáo Sư Michael Porter đã có buổi thuyết trình về “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam” tại Sài Gòn. Khi được hỏi: “Nếu có thể tổng kết những lợi thế của Việt Nam chỉ trong một câu thì ông sẽ nói gì?”, ông đã trả lời một thực tế cho nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó và đến nay có thể vẫn còn đúng: “Vào thời điểm này thì là nhân công giá rẻ và nông nghiệp, chỉ có vậy thôi. Và một điểm quan trọng nữa với Việt nam là phải đúng giờ”. Câu trả lời của ông đáng làm cho mỗi người suy nghĩ.
Nói đến thói quen của của người thành đạt cũng cần nhắc đến quan điểm của ông Jack Canfield, Ông là tác giả của quyển sách “Những nguyên tắc thành công”, giới thiệu 64 nguyên tắc đã được nhiều người thành đạt áp dụng, nhằm phát huy tốt nhất những khả năng của bản thân, tạo dựng cuộc sống như mình mong ước. Trong 64 nguyên tắc đó, có 10 nguyên tắc cốt lõi mỗi người cần tập thành thói quen:
- Nhận 100% trách nhiệm cho cuộc sống của bạn.
- Xây dựng lòng tự trọng và loại bỏ những chướng ngại.
- Xác định mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của bạn.
- Thiết lập những mục tiêu cụ thể, đo lường được. Xác định “bao nhiêu” và “khi nào”.
- Hình dung và khẳng định những kết quả mong muốn của bạn. Sử dụng Quy luật Thu hút.
- Tạo một kế hoạch hành động về làm thế nào bạn đạt được mục đích.
- Thực hiện tối đa (rõ ràng & đầy nghị lực).
- Đòi hỏi phản ứng và phản hồi.
- Kiên nhẫn. Không bao giờ từ bỏ.
- Hưởng những thành tựu, kỷ niệm những thành công của bạn, và có một “thái độ biết ơn.”
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Masaru Emoto nói rằng nếu một người hình dung và thực sự có trong lòng mình niềm yêu thương thì người ấy có thể nhìn thấy giọt nước trở thành một hình ảnh đẹp. Ông cũng khuyên hãy tránh xa những người tiêu cực và gần gũi những người tích cực vì thực tế người thành công đến gần với người thành công. Điều này có nghĩa là khi người ta chưa đủ mạnh để trở thành một người tích cực thì nên chọn những người tích cực để tiếp xúc, học hỏi.
Cuối buổi thuyết trình, thầy Mai Thanh Hoài giới thiệu quan điểm của Tiến sĩ Edwards De Bono với phương pháp 6 chiếc nón tư duy, trong đó cho rằng bộ não con người hoàn toàn có thể tập luyện để trở nên thông minh, vì thông minh hoàn toàn không phải do di truyền. Đừng quá bi thảm về sự thông minh của mình và hãy tin rằng bộ não con người hoàn toàn có thể tập luyện được. Ông lập luận: “Có nhiều cá tính trong các lối suy nghĩ và các khác biệt đáng kể giữa hai cá nhân; đủ để cho rằng suy nghĩ có thể là một kỹ năng giúp thực hiện điều gì đó.”
Xen lẫn trong buổi thuyết trình của thầy Hoài là những câu chuyện, những hình ảnh, những đoạn phim có thật của những người thành đạt và những buổi nói chuyện, trả lời phỏng vấn của các tác giả nói về thói quen thành đạt khi các ông sang Việt Nam trình bày cho các doanh nhân. Để kết thúc buổi chia sẻ, thầy nhắn nhủ: “Hãy cầu nguyện với Chúa để giúp mình nhận ra được nén bạc Chúa trao cho mình, tài năng Chúa trao cho mình, từ đó nỗ lực tập luyện những thói quen để thực hiện điều tốt hơn cho bản thân, kế đến tốt hơn cho gia đình, và lớn hơn nữa là tốt hơn cho Giáo hội và xã hội”.
Tạ Ân Phúc
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu giáo sư Trần Văn Cảnh qua đời
Vietcatholic
15:35 12/12/2011
PHÂN ƯU Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, VietCatholic Thành Kính Phân Ưu Bà Cố Têrêsa Nguyễn Thị Sen Sinh năm 1924 tại Tân Chính, Nga Sơn, Thanh Hoá. Từ trần vào lúc 9h10’ ngày 12 tháng 12 năm 2011, Tân Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng. (Nhằm ngày 18 tháng 11 năm Tân Mão). Hưởng thọ 88 tuổi. Cụ Bà là thân mẫu giáo sư Trần Văn Cảnh Cộng tác viên thường trực của Vietcatholic Ban Điều Hành và toàn Ban Biên Tập Vietcatholic thành kính phân ưu cùng giáo sư Trần Văn Cảnh và toàn thể tang quyến. LM Trần Công Nghị |
Văn Hóa
Giáng Sinh về
Jos. Tú Nạc, NMS
15:08 12/12/2011
Giáng Sinh về với chuông tuyết binh boong,
Giáng Sinh về với sương mù những tối,
Giáng sinh về với tuyết trắng mênh mông.
Giáng Sinh về với Ông Già Áo Đỏ,
Giáng sinh về với tuyết phủ mái nhà,
Giáng Sinh về với chào mào, tuần lộc,
Giáng Sinh về với lời chúc âu ca.
Giáng Sinh với bạc vàng, châu báu,
Giáng Sinh về với Con Chúa ra đời,
Giáng Sinh về với Thiên Sứ trời cao,
Giáng Sinh về với kỳ diệu anh sao.
Và cuối cùng Lễ Giáng Sinh đã đến,
Như ngày xưa Con Thiên Chúa xuống đời,
Giáng Sinh đến sau bao ngày chờ đợi,
Giáng Sinh về và rất đỗi tuyệt vời.
(Mùa Vọng 2011)
Tiếng loa nước trời
Trầm Hương Thơ
15:10 12/12/2011
DỌN cho ngay thẳng tâm hồn
ĐƯỜNG tâm đạo mới, hãy luôn sẵn sàng!
ĐI cho đúng, chớ hoang đàng
TRƯỚC Lời loan báo rõ ràng Gio-an
NHƯ loa cảnh tỉnh bảo ban
LOA loan báo trước, thời gian đến rồi
LỜI Gio-an giảng cho tôi
NGƯỜI khuyên hãy bạt núi đồi trong tâm
NHƯ lời cảnh tỉnh lỗi lầm
THỂ nào giờ phút âm thầm đến thôi
QUAN tòa đang trước hồn tôi
TÒA công chính chỉ mình tôi trước NGÀI
KHẮP cùng cuộc sống công khai
NƠI tâm hồn tối lai rai hiện về
HANG sâu giấu kín liệt kê
CÙNG bao nhiêu những bội thề xưa nay
NGÕ nào tôi trốn xưa rày
NGÁCH nào rồi cũng trưng bày rõ ra
CHÂN thành sám hối xin CHA
TRỜI thương nhận kẻ thiết tha trở về
CHÍNH THIÊN CHÚA đã cận kề
NGÀI là THIÊN TỬ đang về thế gian
ĐANG đêm bừng dậy! hân hoan
ĐẾN giờ huyền nhiệm trần hoàn ngợi ca
MỌI người chờ đón ơn CHA
NƠI nơi hợp xướng ngợi ca danh NGÀI
THẾ nhân sửa soạn trong ngoài
TRẦN hoàn bừng tỉnh! NGÔI HAI Giáng Trần.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giáo Đường Chiều Đông
Vũ Đình Huyến, Lm
22:37 12/12/2011
GIÁO ĐƯỜNG CHIỀU ĐÔNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
Hết Xuân Hạ lại Thu Đông
Kiên tâm hy vọng không ngừng, Chúa ơi!
Xin trời mưa Đấng Cứu đời
Giải thoát muôn loài khỏi chốn lầm mê.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
Hết Xuân Hạ lại Thu Đông
Kiên tâm hy vọng không ngừng, Chúa ơi!
Xin trời mưa Đấng Cứu đời
Giải thoát muôn loài khỏi chốn lầm mê.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền