Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 13/12/2014
DỤNG TÂM CỦA ĐẦU BẾP
Có một vị phú hào mời đến một người đầu bếp để lo việc nấu ăn, tay nghề của người đầu bếp này rất khác thường, đặc biệt là khi anh ta nấu canh La Tống thì khẩu vị thật là hết ý.
Ông phú hào ăn một tô lớn, ngon chịu không nổi bèn hỏi anh ta làm thế nào để nấu loại canh này:
- “Nói cho cùng thì anh làm thế nào để có được loại canh này, có biết quyết gì chăng ?”
Người đầu bếp đắc ý nói:
- “Thịt bò không có gì đặc biệt, hạt tiêu thì rất bình thường, hành tây thì có thể mua được ngoài chợ, nhưng khi tôi cũng đem mình bỏ vào thì tất cả đều không giống nhau.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Có những người nấu ăn rất ngon dù không đủ gia vị cần thiết, bởi vì họ đem mình bỏ vào trong việc nấu ăn, tức là nấu ăn với tất cả đam mê vì người và vì mình. Họ là những người đầu bếp không những chuyên nghiệp, mà còn là những người có trách nhiệm cao.
Bài giảng trong thánh lễ của linh mục là một bữa ăn cho giáo hữu.
- Bài giảng của linh mục mới chịu chức thì toàn nặc mùi thần học lý thuyết học ở trong chủng viện, nên chỉ hạp khẩu vị của một vài giáo dân.
- Bài giảng của linh mục bận “chạy sô” toàn là “bổn cũ soạn lại”, chỉ gây cười thiên hạ mà không có chiều sâu, cho nên khi ra khỏi nhà thờ thì giáo dân không còn nhớ gì nữa.
- Bài giảng của linh mục có mầm tự mãn thì hết khoe bản thân mình thế này thế nọ rồi đến khoe công việc mình làm, nên giáo dân không nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi các ngài.
- Bài giảng của linh mục có chiều sâu suy tư nhưng ngài không thực hành suy tư đó, cho nên giáo dân khó mà nuốt nổi chiều sâu của bài giảng, thế là bữa cơm ngon thành dở.
- Khi linh mục đã sống với những gì mình đã suy tư, đã cảm nghiệm với những gì mình đã sống thì đó là bài giảng hay, bởi vì ngài đã đem mình bỏ vào trong bài giảng rồi, lúc đó không còn lý thuyết suông nữa, mà chính là ngài đang chia sẻ đời sống của mình cho giáo hữu.
Có những linh mục rất sợ “nấu ăn” (giảng), cho nên từ thứ hai đầu tuần đã ngồi cặm cụi viết soạn bài giảng cho đến ngày thứ bảy, hết mở tài liệu này đến đọc sách thần học kia để tìm ý tìm tứ, mà không mở lòng mình ra để kiếm tài liệu trong đó (tức là cầu nguyện và sống), kết quả bài giảng của ngài chỉ lập lại ý của các thần học gia thời trung cổ xa lạ với giáo dân hôm nay mà thôi; hoặc có một vài linh mục đợi gần đến giờ lễ rồi mới lên mạng tìm bài gảng của các linh mục trong internet để “đọc” cho giáo dân nghe, làm cho giáo dân chán nãn không muốn “ăn”...
Đem mình bỏ vào trong bài giảng thì sẽ hợp khẩu vị với mọi giáo hữu hơn, đó chính là dụng tâm của linh mục vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một vị phú hào mời đến một người đầu bếp để lo việc nấu ăn, tay nghề của người đầu bếp này rất khác thường, đặc biệt là khi anh ta nấu canh La Tống thì khẩu vị thật là hết ý.
Ông phú hào ăn một tô lớn, ngon chịu không nổi bèn hỏi anh ta làm thế nào để nấu loại canh này:
- “Nói cho cùng thì anh làm thế nào để có được loại canh này, có biết quyết gì chăng ?”
Người đầu bếp đắc ý nói:
- “Thịt bò không có gì đặc biệt, hạt tiêu thì rất bình thường, hành tây thì có thể mua được ngoài chợ, nhưng khi tôi cũng đem mình bỏ vào thì tất cả đều không giống nhau.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Có những người nấu ăn rất ngon dù không đủ gia vị cần thiết, bởi vì họ đem mình bỏ vào trong việc nấu ăn, tức là nấu ăn với tất cả đam mê vì người và vì mình. Họ là những người đầu bếp không những chuyên nghiệp, mà còn là những người có trách nhiệm cao.
Bài giảng trong thánh lễ của linh mục là một bữa ăn cho giáo hữu.
- Bài giảng của linh mục mới chịu chức thì toàn nặc mùi thần học lý thuyết học ở trong chủng viện, nên chỉ hạp khẩu vị của một vài giáo dân.
- Bài giảng của linh mục bận “chạy sô” toàn là “bổn cũ soạn lại”, chỉ gây cười thiên hạ mà không có chiều sâu, cho nên khi ra khỏi nhà thờ thì giáo dân không còn nhớ gì nữa.
- Bài giảng của linh mục có mầm tự mãn thì hết khoe bản thân mình thế này thế nọ rồi đến khoe công việc mình làm, nên giáo dân không nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi các ngài.
- Bài giảng của linh mục có chiều sâu suy tư nhưng ngài không thực hành suy tư đó, cho nên giáo dân khó mà nuốt nổi chiều sâu của bài giảng, thế là bữa cơm ngon thành dở.
- Khi linh mục đã sống với những gì mình đã suy tư, đã cảm nghiệm với những gì mình đã sống thì đó là bài giảng hay, bởi vì ngài đã đem mình bỏ vào trong bài giảng rồi, lúc đó không còn lý thuyết suông nữa, mà chính là ngài đang chia sẻ đời sống của mình cho giáo hữu.
Có những linh mục rất sợ “nấu ăn” (giảng), cho nên từ thứ hai đầu tuần đã ngồi cặm cụi viết soạn bài giảng cho đến ngày thứ bảy, hết mở tài liệu này đến đọc sách thần học kia để tìm ý tìm tứ, mà không mở lòng mình ra để kiếm tài liệu trong đó (tức là cầu nguyện và sống), kết quả bài giảng của ngài chỉ lập lại ý của các thần học gia thời trung cổ xa lạ với giáo dân hôm nay mà thôi; hoặc có một vài linh mục đợi gần đến giờ lễ rồi mới lên mạng tìm bài gảng của các linh mục trong internet để “đọc” cho giáo dân nghe, làm cho giáo dân chán nãn không muốn “ăn”...
Đem mình bỏ vào trong bài giảng thì sẽ hợp khẩu vị với mọi giáo hữu hơn, đó chính là dụng tâm của linh mục vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa CN 3 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:10 13/12/2014
Chúa Nhật III MÙA VỌNG
Tin Mừng: Ga 1, 6-8; 19-28
“Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”.
Anh chị em thân mến,
Sự thật vẫn luôn là sự thật, dù cho chúng ta chối bỏ nó, tẩy chay nó, thì nó vẫn là sự thật. Thánh Gioan Tiền Hô đến để làm chứng cho sự thật, sự thật mà thánh Gioan Tiền Hô làm chứng, không phải là một sự thật như nhiều người hiểu là sự thật của việc phải hay việc trái. Chứng của thánh Gioan Tiền Hô là sự thật, khi ông nói: "Tôi không phải là Đấng mà anh chị em trông đợi, tôi không phải là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là sẽ đến, nhưng là người khác, người này đến sau tôi, nhưng có trước tôi, tôi, ngay cả cởi dây giày cho Ngài cũng không xứng". Đó là sự thật, sự thật đã được loan báo từ ngàn xưa, sự thật một trăm phần trăm, Đấng ấy là Mê-si-a, là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa làm người, Ngài chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Làm chứng, đó là trách nhiệm của người chứng kiến từ đầu đến cuối một sự việc; làm chứng là nói sự thật mình đã thấy, đã tin và đã sống. Trách nhiệm của thánh Gioan Tiền hô là làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, trách nhiệm của ông đã hoàn tất khi Đức Chúa Giê-su xuất hiện công khai, và ông đi vào bóng tối của ngục tù, và cuối cùng chết cho sự thật.
Làm chứng, đó cũng là trách nhiệm của chúng ta –người Ki-tô hữu- hay nói cách khác, trách nhiệm của thánh Gioan Tiền hô ngày hôm nay được trao lại cho chúng ta, những người đã tin và đã sống cho niềm tin của mình vào Đức Chúa Ki-tô, chúng ta làm chứng rằng: có một Thiên Chúa, vì yêu thương nhân loại mà giáng sinh làm con người như chúng ta, đang ở giữa chúng ta, đã sống đã chết và đã sống lại hiển vinh, tất cả vì yêu thương chúng ta, đó là sự thật mà chúng ta đã, đang rao giảng và làm chứng giữa một xã hội vật chất và hoài nghi này.
Lời chứng này không những chúng ta vui mừng loan báo cho mọi người biết, chia sẻ cho mọi người biết bằng miệng lưỡi của mình, nhưng tuyệt vời hơn và hiệu quả hơn đó là làm chứng bằng chính cuộc sống của chúng ta là hy sinh, khiêm tốn và phục vụ trong yêu thương của Đức Chúa Giê-su.
Không một lời chứng nào mạnh mẽ và hữu hiệu cho bằng lấy chính đời sống của mình để làm chứng. Thánh Gioan Tiền Hô đã rơi đầu vì làm chứng cho sự thật; các thánh tông đồ đã tan xương nát thịt vì làm chứng cho niềm tin của mình, các thánh tử đạo cũng như thế, thà chết chứ không phản bội sự thật để làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Chúa Ki-tô, Đấng mà ông Gioan Tiền Hô đã không mắc cỡ khi ông tự hạ mình xuống trước công chúng và tuyên bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.”
Ngày hôm nay, lời chứng cần phải được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa, bởi vì nhân loại đang sống trong “văn hóa sự chết” của sự hưởng thụ, họ không biết và không nhìn thấy một sự thật sẽ đến, đó là Đấng Mê-si-a sẽ đến lại lần thứ hai trong vinh quang. Người Ki-tô hữu hiểu điều đó hơn ai hết, cho nên chính chúng ta cần phải lấy chính đời sống của mình để làm chứng cho mọi người biết rằng: Đấng sẽ đến và đang đến không ai xa lạ chính là Đức Chúa Giê-su trong hang lừa máng cỏ năm xưa ở Bê-lem, và cũng là Đấng đã chết trên đồi Can-vê thảm sầu năm nọ.
Nhưng hôm nay, Ngài không đến trong hang lừa máng cỏ ở Bê-lem và Ngài cũng không còn chết ở đồi Can-vê nữa, nhưng Ngài đang đến nơi em bé không nhà cửa, Ngài đang đến nơi người già neo đơn tay chân run rẩy đang chờ chúng ta giúp đỡ, Ngài đang chết dần chết mòn trong những trại tập trung, trong những nơi u tối của xã hội, Ngài đang chết dần mòn trong những trại cai ma tuý cô đơn không đủ phương tiện chăm sóc...
Làm chứng là mạnh dạn nói lên sự thật mà không mắc cỡ rằng: tôi vẫn còn những khuyết điểm cần phải sửa chữa, tôi cần phải học hỏi nơi anh chị em nhiều điều, tôi cần phải trở nên người tốt hơn, đó chính là làm chứng cho niềm tin của mình vậy.
Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật III mùa vọng là Chúa Nhật của hy vọng, hy vọng vào Đấng sẽ đến sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, nhưng muốn được như vậy, chúng ta cần phải đem hy vọng của niềm tin của chúng ta cho người anh em chúng ta trước, hy vọng và ước mơ của họ rất đơn sơ, chúng ta rất dễ đáp ứng: họ hy vọng đêm nay có chén cơm ăn cho khỏi đói, họ hy vọng ngày mai có một cái áo mới cho con cái họ mừng lễ Giáng Sinh, họ hy vọng ai đó cho họ một nụ cười thông cảm sau những giây phút lỡ lầm.v.v... đó cũng là hy vọng của chính thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a ngày xưa khi hai ngài đi tìm nhà trọ để sinh hạ Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su, nhưng không có một ai giúp đỡ để cho các ngài trú tạm qua đêm trong nhà mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin Mừng: Ga 1, 6-8; 19-28
“Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”.
Anh chị em thân mến,
Sự thật vẫn luôn là sự thật, dù cho chúng ta chối bỏ nó, tẩy chay nó, thì nó vẫn là sự thật. Thánh Gioan Tiền Hô đến để làm chứng cho sự thật, sự thật mà thánh Gioan Tiền Hô làm chứng, không phải là một sự thật như nhiều người hiểu là sự thật của việc phải hay việc trái. Chứng của thánh Gioan Tiền Hô là sự thật, khi ông nói: "Tôi không phải là Đấng mà anh chị em trông đợi, tôi không phải là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là sẽ đến, nhưng là người khác, người này đến sau tôi, nhưng có trước tôi, tôi, ngay cả cởi dây giày cho Ngài cũng không xứng". Đó là sự thật, sự thật đã được loan báo từ ngàn xưa, sự thật một trăm phần trăm, Đấng ấy là Mê-si-a, là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa làm người, Ngài chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Làm chứng, đó là trách nhiệm của người chứng kiến từ đầu đến cuối một sự việc; làm chứng là nói sự thật mình đã thấy, đã tin và đã sống. Trách nhiệm của thánh Gioan Tiền hô là làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, trách nhiệm của ông đã hoàn tất khi Đức Chúa Giê-su xuất hiện công khai, và ông đi vào bóng tối của ngục tù, và cuối cùng chết cho sự thật.
Làm chứng, đó cũng là trách nhiệm của chúng ta –người Ki-tô hữu- hay nói cách khác, trách nhiệm của thánh Gioan Tiền hô ngày hôm nay được trao lại cho chúng ta, những người đã tin và đã sống cho niềm tin của mình vào Đức Chúa Ki-tô, chúng ta làm chứng rằng: có một Thiên Chúa, vì yêu thương nhân loại mà giáng sinh làm con người như chúng ta, đang ở giữa chúng ta, đã sống đã chết và đã sống lại hiển vinh, tất cả vì yêu thương chúng ta, đó là sự thật mà chúng ta đã, đang rao giảng và làm chứng giữa một xã hội vật chất và hoài nghi này.
Lời chứng này không những chúng ta vui mừng loan báo cho mọi người biết, chia sẻ cho mọi người biết bằng miệng lưỡi của mình, nhưng tuyệt vời hơn và hiệu quả hơn đó là làm chứng bằng chính cuộc sống của chúng ta là hy sinh, khiêm tốn và phục vụ trong yêu thương của Đức Chúa Giê-su.
Không một lời chứng nào mạnh mẽ và hữu hiệu cho bằng lấy chính đời sống của mình để làm chứng. Thánh Gioan Tiền Hô đã rơi đầu vì làm chứng cho sự thật; các thánh tông đồ đã tan xương nát thịt vì làm chứng cho niềm tin của mình, các thánh tử đạo cũng như thế, thà chết chứ không phản bội sự thật để làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Chúa Ki-tô, Đấng mà ông Gioan Tiền Hô đã không mắc cỡ khi ông tự hạ mình xuống trước công chúng và tuyên bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.”
Ngày hôm nay, lời chứng cần phải được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa, bởi vì nhân loại đang sống trong “văn hóa sự chết” của sự hưởng thụ, họ không biết và không nhìn thấy một sự thật sẽ đến, đó là Đấng Mê-si-a sẽ đến lại lần thứ hai trong vinh quang. Người Ki-tô hữu hiểu điều đó hơn ai hết, cho nên chính chúng ta cần phải lấy chính đời sống của mình để làm chứng cho mọi người biết rằng: Đấng sẽ đến và đang đến không ai xa lạ chính là Đức Chúa Giê-su trong hang lừa máng cỏ năm xưa ở Bê-lem, và cũng là Đấng đã chết trên đồi Can-vê thảm sầu năm nọ.
Nhưng hôm nay, Ngài không đến trong hang lừa máng cỏ ở Bê-lem và Ngài cũng không còn chết ở đồi Can-vê nữa, nhưng Ngài đang đến nơi em bé không nhà cửa, Ngài đang đến nơi người già neo đơn tay chân run rẩy đang chờ chúng ta giúp đỡ, Ngài đang chết dần chết mòn trong những trại tập trung, trong những nơi u tối của xã hội, Ngài đang chết dần mòn trong những trại cai ma tuý cô đơn không đủ phương tiện chăm sóc...
Làm chứng là mạnh dạn nói lên sự thật mà không mắc cỡ rằng: tôi vẫn còn những khuyết điểm cần phải sửa chữa, tôi cần phải học hỏi nơi anh chị em nhiều điều, tôi cần phải trở nên người tốt hơn, đó chính là làm chứng cho niềm tin của mình vậy.
Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật III mùa vọng là Chúa Nhật của hy vọng, hy vọng vào Đấng sẽ đến sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, nhưng muốn được như vậy, chúng ta cần phải đem hy vọng của niềm tin của chúng ta cho người anh em chúng ta trước, hy vọng và ước mơ của họ rất đơn sơ, chúng ta rất dễ đáp ứng: họ hy vọng đêm nay có chén cơm ăn cho khỏi đói, họ hy vọng ngày mai có một cái áo mới cho con cái họ mừng lễ Giáng Sinh, họ hy vọng ai đó cho họ một nụ cười thông cảm sau những giây phút lỡ lầm.v.v... đó cũng là hy vọng của chính thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a ngày xưa khi hai ngài đi tìm nhà trọ để sinh hạ Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su, nhưng không có một ai giúp đỡ để cho các ngài trú tạm qua đêm trong nhà mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:12 13/12/2014
N2T |
21. Muốn biết một người có nên giống Đức Chúa Giê-su hay không, thì phải coi họ sẽ chấp nhận sự khinh mạn sỉ nhục của người khác đối với mình như thế nào.
(Thánh Angela Merici)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:15 13/12/2014
GIẢNG SAO ĐÂY ?
Giáo dân mời cha sở ra nhìn hang đá của giáo xứ rất hoành tráng đẹp lộng lẫy với chi phí gần trăm triệu (do giáo dân đóng góp), ai nấy vui vẻ hớn hở nói hang đá giáo xứ mình là nhất trong khu vực, nhưng cha sở cảm thấy không vui, ngài nói với giáo dân:
- “Hang đá đẹp quá và tốn nhiều tiền quá, không biết đến ngày lễ giáng sinh tôi giảng như thế nào đây, khi vẫn còn có nhiều người nghèo chung quanh chúng ta...”
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Giáo dân mời cha sở ra nhìn hang đá của giáo xứ rất hoành tráng đẹp lộng lẫy với chi phí gần trăm triệu (do giáo dân đóng góp), ai nấy vui vẻ hớn hở nói hang đá giáo xứ mình là nhất trong khu vực, nhưng cha sở cảm thấy không vui, ngài nói với giáo dân:
- “Hang đá đẹp quá và tốn nhiều tiền quá, không biết đến ngày lễ giáng sinh tôi giảng như thế nào đây, khi vẫn còn có nhiều người nghèo chung quanh chúng ta...”
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư của Đức Thánh Cha về đại hội các gia đình Công Giáo thế giới
LM. Trần Đức Anh OP
13:03 13/12/2014
VATICAN. Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới sẽ tiến hành tại thành phố Philadelphia, Hoa kỳ từ ngày 22 đến 27-9 năm 2015, về chủ đề ”Tình yêu là sứ mạng của chúng ta. Gia đình hoàn toàn sinh động”. Và nếu Chúa muốn ĐTC sẽ tham dự biến cố này.
Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về gia đình, được công bố sáng ngày 10-12-2014. Ngài khẳng định rằng ”sứ mạng của gia đình Kitô, ngày nay cũng như xưa kia, là, - với sức mạnh của bí tích Hôn Phối,- loan báo cho thế giới tình yêu của Thiên Chúa. Từ việc loan báo đó nảy sinh và hình thành một gia đình sống động, đặt tổ ấm yêu thương ở trong tâm mọi hoạt động của mình về mặt nhân bản và tinh thần.”
ĐTC cũng nhắc đến Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vừa qua về gia đình, và ngài khẳng định rằng ”các giá trị và nhân đức của gia đình, những chân lý nòng cốt về gia đình, chính là những điểm mạnh mà gia đình cần dựa vào, và những chân lý đó không thể bị đặt lại vấn đề. Trái lại, chúng ta được kêu gọi duyệt lại lối sống của mình, vì lối sống này luôn gặp nguy cơ bị ô nhiễm do não trạng trần tục, cá nhân chủ nghĩa, duy tiêu thụ và lạc thú, và cần luôn tìm lại con đường chủ yếu để sống và đề nghị sự cao cả cũng như vẻ đẹp của hôn nhâncũng như niềm vui được là gia đình”.
ĐTC nhận xét rằng Phúc trình chung kết của Thượng HĐGM vừa qua mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng về hôn nhân và gia đình, cũng như thử nghiệm những đề nghị mục vụ trong bối cảnh xã hội và văn hóa chúng ta đang sống ngày nay. Ngài nhắn nhủ các đôi vợ chồng, các LM và cộng đồng giáo xứ, cũng như các phong trào và hội đoàn hãy để cho Lời Chúa hướng dẫn, Lời Chúa là nền tảng của tòa nhà thánh thiêng là Giáo Hội tại gia, là gia đình của Thiên Chúa. (SD 10-12-2014)
Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về gia đình, được công bố sáng ngày 10-12-2014. Ngài khẳng định rằng ”sứ mạng của gia đình Kitô, ngày nay cũng như xưa kia, là, - với sức mạnh của bí tích Hôn Phối,- loan báo cho thế giới tình yêu của Thiên Chúa. Từ việc loan báo đó nảy sinh và hình thành một gia đình sống động, đặt tổ ấm yêu thương ở trong tâm mọi hoạt động của mình về mặt nhân bản và tinh thần.”
ĐTC cũng nhắc đến Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vừa qua về gia đình, và ngài khẳng định rằng ”các giá trị và nhân đức của gia đình, những chân lý nòng cốt về gia đình, chính là những điểm mạnh mà gia đình cần dựa vào, và những chân lý đó không thể bị đặt lại vấn đề. Trái lại, chúng ta được kêu gọi duyệt lại lối sống của mình, vì lối sống này luôn gặp nguy cơ bị ô nhiễm do não trạng trần tục, cá nhân chủ nghĩa, duy tiêu thụ và lạc thú, và cần luôn tìm lại con đường chủ yếu để sống và đề nghị sự cao cả cũng như vẻ đẹp của hôn nhâncũng như niềm vui được là gia đình”.
ĐTC nhận xét rằng Phúc trình chung kết của Thượng HĐGM vừa qua mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng về hôn nhân và gia đình, cũng như thử nghiệm những đề nghị mục vụ trong bối cảnh xã hội và văn hóa chúng ta đang sống ngày nay. Ngài nhắn nhủ các đôi vợ chồng, các LM và cộng đồng giáo xứ, cũng như các phong trào và hội đoàn hãy để cho Lời Chúa hướng dẫn, Lời Chúa là nền tảng của tòa nhà thánh thiêng là Giáo Hội tại gia, là gia đình của Thiên Chúa. (SD 10-12-2014)
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ kính Đức Mẹ Guadalupe
LM. Trần Đức Anh OP
13:03 13/12/2014
VATICAN. Chiều 12-12-2014, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, mừng kính Đức Mẹ Guadalupe, bổn mạng Mỹ châu.
Đặc biệt trong thánh lễ này có những thánh ca thuộc bộ lễ thổ dân, do nhạc sĩ Ariel Ramirez người Argentina sáng tác và con trai của ông là Facundo Ramirez điều khiển ca đoàn.
Đồng tế với ĐTC có 50 Hồng Y và GM, đứng đầu là ĐHY Rivera Carrera, TGM giáo phận thành phố Mêhicô nơi các Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe. Ngoài ra có khoảng 300 LM.
Trong bài giảng, ĐTC nhấn mạnh đến đường lối hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống các dân tộc Mỹ châu la tinh. Ngài nói: ”Chúng ta có thể tiếp tục ngợi khen Thiên Chúa vì những kỳ công Chúa đã thực hiện trong đời sống các dân tộc Mỹ châu la tinh. Thiên Chúa đã giấu kín những người thông thái và trí thức những điều đó, và cho những người bé mọn khiêm hạ, những tâm hồn đơn sơ được biết (Xc Mt 11,21). Trong những kỳ công Chúa đã thực hiện nơi Mẹ Maria, Mẹ đã nhìn nhận đường lối và cách hành động của Chúa Con trong lịch sử cứu độ. Chúa đảo lộn những phán đoán trần tục, phá hủy những thần tượng quyền lực, giàu sang, thành công bằng mọi cách, Chúa tố giác sự tự mãn, kiêu căng và chủ thuyết cứu thế tục hóa xa lìa Thiên Chúa, bài ca của Mẹ Maria xưng tụng rằng Thiên Chúa thích lật đổ những ý thức hệ và phẩm trật phàm trần. Chúa nâng cao người khiêm hạ, đến giúp đỡ nhữnư người nghèo và bé nhỏ, làm cho họ được tràn đầy những điều thiện hảo và phúc lành, niềm hy vọng cho những người tín thác nơi lòng từ bi Chúa, từ đời này đến đời kia, và Chúa phá đổ những kẻ giàu sang, quyền lực, và những kẻ thống trị khỏi ngai của chúng”.
ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cầu xin cho tương lai Mỹ châu la tinh được hình thành cho những người nghèo và những kẻ đau khổ, cho những người khiêm hạ, đói khát công lý, những người có lòng từ bi, có tâm hồn thanh khiết, những người xây dựng hòa bình, cho những người bị bách hại vì danh Chúa Kitô, vì Nước Trời là của họ (Xc Mt 5,1-11).
Sau cùng ĐTC nhắn nhủ các tín hữu hãy cầu nguyện để Mỹ châu la tinh là đại lục hy vọng, vì hy vọng những kiểu mẫu phát triển mới liên kết truyền thống Kitô và sự tiến bộ dân sự, công lý, liêm chính với hòa giải, liên kết sự phát triển khoa học kỹ thuật với sự khôn ngoan của con người” (SD 12-12-2014)
Đặc biệt trong thánh lễ này có những thánh ca thuộc bộ lễ thổ dân, do nhạc sĩ Ariel Ramirez người Argentina sáng tác và con trai của ông là Facundo Ramirez điều khiển ca đoàn.
Đồng tế với ĐTC có 50 Hồng Y và GM, đứng đầu là ĐHY Rivera Carrera, TGM giáo phận thành phố Mêhicô nơi các Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe. Ngoài ra có khoảng 300 LM.
Trong bài giảng, ĐTC nhấn mạnh đến đường lối hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống các dân tộc Mỹ châu la tinh. Ngài nói: ”Chúng ta có thể tiếp tục ngợi khen Thiên Chúa vì những kỳ công Chúa đã thực hiện trong đời sống các dân tộc Mỹ châu la tinh. Thiên Chúa đã giấu kín những người thông thái và trí thức những điều đó, và cho những người bé mọn khiêm hạ, những tâm hồn đơn sơ được biết (Xc Mt 11,21). Trong những kỳ công Chúa đã thực hiện nơi Mẹ Maria, Mẹ đã nhìn nhận đường lối và cách hành động của Chúa Con trong lịch sử cứu độ. Chúa đảo lộn những phán đoán trần tục, phá hủy những thần tượng quyền lực, giàu sang, thành công bằng mọi cách, Chúa tố giác sự tự mãn, kiêu căng và chủ thuyết cứu thế tục hóa xa lìa Thiên Chúa, bài ca của Mẹ Maria xưng tụng rằng Thiên Chúa thích lật đổ những ý thức hệ và phẩm trật phàm trần. Chúa nâng cao người khiêm hạ, đến giúp đỡ nhữnư người nghèo và bé nhỏ, làm cho họ được tràn đầy những điều thiện hảo và phúc lành, niềm hy vọng cho những người tín thác nơi lòng từ bi Chúa, từ đời này đến đời kia, và Chúa phá đổ những kẻ giàu sang, quyền lực, và những kẻ thống trị khỏi ngai của chúng”.
ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cầu xin cho tương lai Mỹ châu la tinh được hình thành cho những người nghèo và những kẻ đau khổ, cho những người khiêm hạ, đói khát công lý, những người có lòng từ bi, có tâm hồn thanh khiết, những người xây dựng hòa bình, cho những người bị bách hại vì danh Chúa Kitô, vì Nước Trời là của họ (Xc Mt 5,1-11).
Sau cùng ĐTC nhắn nhủ các tín hữu hãy cầu nguyện để Mỹ châu la tinh là đại lục hy vọng, vì hy vọng những kiểu mẫu phát triển mới liên kết truyền thống Kitô và sự tiến bộ dân sự, công lý, liêm chính với hòa giải, liên kết sự phát triển khoa học kỹ thuật với sự khôn ngoan của con người” (SD 12-12-2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phong chức Linh mục tại Tổng giáo phận Regina, Saskatchewan -- Canada
Lm. Louis Nguyễn
21:11 13/12/2014
Phong chức Linh mục tại Tổng giáo phận Regina, Saskatchewan -- Canada
7giờ tối thứ Sáu ngày 12 tháng 12, lễ trọng thể Kính Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Giáo hội Bắc Mỹ. Đức Tổng Giám mục Daniel J. Bohan, Tổng Giám mục Giáo phận Regina, Canada đã long trọng cử hành Thánh lễ truyền chức Linh mục cho Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Thủy.
Xem Hình
Nhà thờ Chính tòa Holy Rosary của Giáo phận, nơi diễn ra buổi lễ đã trở nên nhộn nhịp và sinh động hơn bình thường bởi sự kiện trọng đại “hai trong một” này của Giáo phận.
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục Daniel J. Bohan có Cha Stephen Hero, Cha Augusto Garcia, Giám đốc và Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse, Edmonton, gần 100 linh mục thuộc Giáo phận Regina, các Giáo phận lân cận như St. Paul, Edmonton, Prince Albert, Saskatoon và ước chừng gần 400 người tham dự Thánh lễ Truyền chức.
Thời tiết Canada đang ở cao điểm của mùa Đông khắc nghiệt nhưng không vì thế làm ngăn trở lòng yêu mến nhiệt thành của Giáo dân dành cho Tân Linh mục.
Cũng có một nhóm thân hữu của Tân chức đến từ Edmonton, nơi có Chủng viện Thánh Giuse mà tân chức được gửi đến học trong hơn 2 năm để hoàn thiện chương trình đào tạo trước khi chịu chức Linh mục.
Và đặc biệt còn có sự hiện diện của Ông Bà Cố Gioan Nguyễn Văn Thoa và Cecilia Nguyễn Thị Uyên đến từ Việt Nam để tham dự Thánh lễ truyền chức của con mình.
Sáu năm qua, kể từ tháng 12 năm 2008, thì đây là lễ phong chức linh mục thứ ba của Giáo phận và cả ba tân chức đều là người Việt Nam.
Ngoài sự trang nghiêm, Thánh thiện của buổi lễ, người ta còn thấy rõ sự kết hợp hài hòa và phong phú của hai nền văn hóa Việt nam và Canada qua trang phục, ngôn ngữ và âm nhạc.
Dù thời tiết khắc nghiệt, nhiều tuyết và lạnh âm 20 độ C, người ta vẫn thấy những bóng áo dài tha thướt của Phụ nữ Việt nam và một số em thiếu nhi trong trang phục truyền thống áo dài khăn đóng.
Bài đọc thứ II trong thánh lễ được công bố bằng tiếng Việt do chính thân phụ của Tân chức, Ông Cố Gioan Nguyễn Văn Thoa, và ca đoàn Việt ngữ của Cộng đoàn Thánh Giuse Uyển, cộng đoàn Việt Nam duy nhất của Giáo phận đã góp phần trong phụng vụ bằng ba bài Thánh ca.
Ca đoàn đã chọn và hát những bài Thánh ca với chủ đề về Tận hiến rất ý nghĩa giúp nâng tâm hồn mọi người lên cao để đi sâu vào sự huyền nhiệm của Ơn gọi và Thiên chức Linh mục.
Tân Linh mục năm nay 38 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình Công giáo đạo đức có có 7 người con ở Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội, Việt Nam. Hoàn tất chương trình đào tạo ở quê nhà nhưng ý Chúa nhiệm mầu lại muốn dùng Tân chức như một nhà truyền giáo trên cánh đồng mênh mông của Giáo hội Bắc Mỹ nên Chúa đã quan phòng đưa Thầy đến xứ “đất lạnh tình nồng” để phục vụ.
Đến Canada gần 3 năm. Thầy đã trải qua gần một năm ở Regina để theo học ngôn ngữ và văn hóa, và sau đó được gửi đến Chủng viện Thánh Giuse, Edmonton cách Regina 800km về phía Tây để hoàn thiện chương trình MTS, Master of Theological Studies Program, cao học Thần học.
Tân linh mục đã nhanh chóng hội nhập văn hóa, mau chóng nắm bắt những kỹ năng cần thiết của tiếng Anh để có thể giao tiếp và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mới.
Khiêm tốn, nhanh nhẹn và hòa đồng, Tân linh mục cũng chiếm được tình cảm tình quý mến của nhiều Giáo dân Việt cũng như Canada.
Sau Thánh lễ phong chức này, tổng số Linh mục hưu trí cũng như đang phục vụ trong giáo phận sẽ là 96, trong đó có 6 linh mục Việt Nam.
Regina là một Giáo phận đa văn hóa với nhiều nhiều sắc dân khác nhau. Giáo phận có 167 Giáo xứ, 126.000 Giáo dân được phục vụ bởi các linh mục người bản xứ và các linh mục đến từ các quốc gia khác nhau như Việt Nam, Philippine, Châu Phi, Balan, Ấn độ.
Với một địa bàn rộng lớn, Giáo phận Regina luôn trong tình trạng thiếu ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi từ người bản địa. Hiện có 9 chủng sinh đang theo học tại Roma và Chủng viện Thánh Giuse, Edmonton.
Như để diễn tả tâm nguyện suốt cuộc đời Linh mục sau này sẽ luôn sống trong tâm tình Vâng phục và đặt để mình cho sự hướng dẫn, dìu dắt của Chúa, Tân Linh mục đã chọn cho mình khẩu hiệu: “Này con xin đến”, cảm hứng từ Thánh vịnh 40, 8.
Được biết lấy tâm tình cảm hứng từ câu chuyện về cuộc đời của Cha Thánh Gioan Maria Vianey sau khi chịu chức đã dâng Thánh lễ đầu đời Linh mục trong âm thầm lặng lẽ. Tân Linh mục sẽ dâng Thánh lễ đầu tiên trong cuộc đời Linh mục của mình ngay sáng hôm sau, thứ Bảy 13/12, tại Dòng kín của các nữ tu Mình và Máu Châu báu Chúa Giêsu với sự hiện diện âm thầm của một số ít người Việt nam đồng hương.
Niềm vui hân hoan trong ngày Chịu chức, những Thánh lễ Tạ ơn rồi cũng sẽ nhanh chóng trôi qua. Cầu chúc Tân Linh mục luôn trung thành với ơn gọi của mình và dùng chính cuộc đời phục vụ của mình làm hy lễ tạ ơn dâng lên Chúa để cầu nguyện, tạ ơn cho chính mình và cho mọi người.
Tân Linh mục sẽ về thăm quê hương và dâng lễ Tạ ơn nhân dịp Năm Mới. Mùa Chay 2014 Tân chức sẽ trở lại nhiệm sở của mình trong cương vị là Linh mục phụ tá ở Giáo xứ Thánh Gioan Tẩy giả, Estevan, một Giáo xứ của người Canada cách Regina gần 3 tiếng lái xe về hướng Đông Nam.
Canada đầu mùa Đông 2014 -- Lm. Louis Nguyễn
7giờ tối thứ Sáu ngày 12 tháng 12, lễ trọng thể Kính Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Giáo hội Bắc Mỹ. Đức Tổng Giám mục Daniel J. Bohan, Tổng Giám mục Giáo phận Regina, Canada đã long trọng cử hành Thánh lễ truyền chức Linh mục cho Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Thủy.
Xem Hình
Nhà thờ Chính tòa Holy Rosary của Giáo phận, nơi diễn ra buổi lễ đã trở nên nhộn nhịp và sinh động hơn bình thường bởi sự kiện trọng đại “hai trong một” này của Giáo phận.
Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục Daniel J. Bohan có Cha Stephen Hero, Cha Augusto Garcia, Giám đốc và Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse, Edmonton, gần 100 linh mục thuộc Giáo phận Regina, các Giáo phận lân cận như St. Paul, Edmonton, Prince Albert, Saskatoon và ước chừng gần 400 người tham dự Thánh lễ Truyền chức.
Thời tiết Canada đang ở cao điểm của mùa Đông khắc nghiệt nhưng không vì thế làm ngăn trở lòng yêu mến nhiệt thành của Giáo dân dành cho Tân Linh mục.
Cũng có một nhóm thân hữu của Tân chức đến từ Edmonton, nơi có Chủng viện Thánh Giuse mà tân chức được gửi đến học trong hơn 2 năm để hoàn thiện chương trình đào tạo trước khi chịu chức Linh mục.
Và đặc biệt còn có sự hiện diện của Ông Bà Cố Gioan Nguyễn Văn Thoa và Cecilia Nguyễn Thị Uyên đến từ Việt Nam để tham dự Thánh lễ truyền chức của con mình.
Sáu năm qua, kể từ tháng 12 năm 2008, thì đây là lễ phong chức linh mục thứ ba của Giáo phận và cả ba tân chức đều là người Việt Nam.
Ngoài sự trang nghiêm, Thánh thiện của buổi lễ, người ta còn thấy rõ sự kết hợp hài hòa và phong phú của hai nền văn hóa Việt nam và Canada qua trang phục, ngôn ngữ và âm nhạc.
Dù thời tiết khắc nghiệt, nhiều tuyết và lạnh âm 20 độ C, người ta vẫn thấy những bóng áo dài tha thướt của Phụ nữ Việt nam và một số em thiếu nhi trong trang phục truyền thống áo dài khăn đóng.
Bài đọc thứ II trong thánh lễ được công bố bằng tiếng Việt do chính thân phụ của Tân chức, Ông Cố Gioan Nguyễn Văn Thoa, và ca đoàn Việt ngữ của Cộng đoàn Thánh Giuse Uyển, cộng đoàn Việt Nam duy nhất của Giáo phận đã góp phần trong phụng vụ bằng ba bài Thánh ca.
Ca đoàn đã chọn và hát những bài Thánh ca với chủ đề về Tận hiến rất ý nghĩa giúp nâng tâm hồn mọi người lên cao để đi sâu vào sự huyền nhiệm của Ơn gọi và Thiên chức Linh mục.
Tân Linh mục năm nay 38 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình Công giáo đạo đức có có 7 người con ở Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội, Việt Nam. Hoàn tất chương trình đào tạo ở quê nhà nhưng ý Chúa nhiệm mầu lại muốn dùng Tân chức như một nhà truyền giáo trên cánh đồng mênh mông của Giáo hội Bắc Mỹ nên Chúa đã quan phòng đưa Thầy đến xứ “đất lạnh tình nồng” để phục vụ.
Đến Canada gần 3 năm. Thầy đã trải qua gần một năm ở Regina để theo học ngôn ngữ và văn hóa, và sau đó được gửi đến Chủng viện Thánh Giuse, Edmonton cách Regina 800km về phía Tây để hoàn thiện chương trình MTS, Master of Theological Studies Program, cao học Thần học.
Tân linh mục đã nhanh chóng hội nhập văn hóa, mau chóng nắm bắt những kỹ năng cần thiết của tiếng Anh để có thể giao tiếp và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mới.
Khiêm tốn, nhanh nhẹn và hòa đồng, Tân linh mục cũng chiếm được tình cảm tình quý mến của nhiều Giáo dân Việt cũng như Canada.
Sau Thánh lễ phong chức này, tổng số Linh mục hưu trí cũng như đang phục vụ trong giáo phận sẽ là 96, trong đó có 6 linh mục Việt Nam.
Regina là một Giáo phận đa văn hóa với nhiều nhiều sắc dân khác nhau. Giáo phận có 167 Giáo xứ, 126.000 Giáo dân được phục vụ bởi các linh mục người bản xứ và các linh mục đến từ các quốc gia khác nhau như Việt Nam, Philippine, Châu Phi, Balan, Ấn độ.
Với một địa bàn rộng lớn, Giáo phận Regina luôn trong tình trạng thiếu ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi từ người bản địa. Hiện có 9 chủng sinh đang theo học tại Roma và Chủng viện Thánh Giuse, Edmonton.
Như để diễn tả tâm nguyện suốt cuộc đời Linh mục sau này sẽ luôn sống trong tâm tình Vâng phục và đặt để mình cho sự hướng dẫn, dìu dắt của Chúa, Tân Linh mục đã chọn cho mình khẩu hiệu: “Này con xin đến”, cảm hứng từ Thánh vịnh 40, 8.
Được biết lấy tâm tình cảm hứng từ câu chuyện về cuộc đời của Cha Thánh Gioan Maria Vianey sau khi chịu chức đã dâng Thánh lễ đầu đời Linh mục trong âm thầm lặng lẽ. Tân Linh mục sẽ dâng Thánh lễ đầu tiên trong cuộc đời Linh mục của mình ngay sáng hôm sau, thứ Bảy 13/12, tại Dòng kín của các nữ tu Mình và Máu Châu báu Chúa Giêsu với sự hiện diện âm thầm của một số ít người Việt nam đồng hương.
Niềm vui hân hoan trong ngày Chịu chức, những Thánh lễ Tạ ơn rồi cũng sẽ nhanh chóng trôi qua. Cầu chúc Tân Linh mục luôn trung thành với ơn gọi của mình và dùng chính cuộc đời phục vụ của mình làm hy lễ tạ ơn dâng lên Chúa để cầu nguyện, tạ ơn cho chính mình và cho mọi người.
Tân Linh mục sẽ về thăm quê hương và dâng lễ Tạ ơn nhân dịp Năm Mới. Mùa Chay 2014 Tân chức sẽ trở lại nhiệm sở của mình trong cương vị là Linh mục phụ tá ở Giáo xứ Thánh Gioan Tẩy giả, Estevan, một Giáo xứ của người Canada cách Regina gần 3 tiếng lái xe về hướng Đông Nam.
Canada đầu mùa Đông 2014 -- Lm. Louis Nguyễn
Vọng về Giáng Sinh trên nẻo cao Tây Bắc
+GM Anphong Nguyễn Hữu Long
13:00 13/12/2014
HƯNG HÓA (13.12.2014) - Bước vào mùa Vọng năm nay, tôi đã có một chuyến mục vụ đáng nhớ ở các tỉnh miền cao của giáo phận Hưng Hóa, là các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu. Tôi nghĩ phải chia sẻ với bạn đọc trong những ngày cận kề lễ Giáng Sinh năm nay, khi mà những tâm tình về chuyến đi này còn đang nóng hổi trong tôi.
Cho đến lúc này, tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, đạo Công Giáo vẫn chưa được chính thức công nhận cho sinh hoạt. Chúng tôi chưa thể lập một giáo xứ, xây một ngôi thánh đường và gửi một linh mục đến làm mục vụ tại đây, tuy trong thực tế, chính quyền vẫn để cha Phạm Thanh Bình từ Sapa đến làm mục vụ tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên một năm đôi ba lần.
Trưa thứ bảy, 29.11.2014, tôi cùng cha Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, cha Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa kiêm Lai Châu và Điện Biên, đáp máy bay từ phi trường Nội Bài đến Điện Biên. Nếu đi bằng đường bộ từ Sơn Tây đến đây, khoảng cách chừng 500 cây số, phải mất 1 ngày. Sáng hôm đó lại có lễ khấn dòng của các nữ tu Mến Thánh Giá Hưng Hóa. Lễ xong, nếu có đi ngay, cũng không kịp để dâng lễ khai mạc Năm Phụng vụ cho cộng đoàn Điện Biên. Hơn nữa, nếu chọn máy bay thì lợi mọi bề: chi phí rẻ hơn, đỡ mất thời gian hơn, lại an toàn và ít mệt hơn đi xe. Chuyến bay chỉ mất gần một tiếng đồng hồ, thong thả để chúng tôi cử hành lễ tối tại Bản Phủ, cách thành phố Điện Biên 10 cây số.
Những ngày tiếp theo, chúng tôi đi thăm và dâng lễ tại các giáo điểm Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ và Mường Nhé. Số giáo dân tại các giáo điểm trong tỉnh Điện Biên hiện nay là 2.200 người. Trong những thập niên 60, 70, 90 của thế kỷ trước, người dân từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam đã rời nơi chôn nhau cắt rốn lên đây lập nghiệp. Do không linh mục, không bí tích, không nhà thờ, không cộng đoàn, nên nhiều người đã lơ là, nguội lạnh. Chúng tôi chưa thể biết được con số chính xác là bao nhiêu, nhưng cũng phải đến hàng ngàn. Tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ, nằm sát biên giới Lào -Việt-Hoa, có 1.400 giáo dân H’Mông từ Sapa hoặc Giàng La Pán (Yên Bái) đến sinh sống cách đây cũng vài chục năm. Họ ở trong rừng sâu, trên núi cao, đường đi khó khăn, bị thiếu thốn thua thiệt mọi bề, nhất là về tôn giáo. Dầu vậy, họ thật đáng ngưỡng phục vì vẫn giữ vững đức tin. Họ dạy giáo lý cho nhau, rửa tội cho con cái và chỉ có thể tham dự Thánh lễ qua đài Chân Lý Á Châu. Những đôi hôn phối phải đưa nhau đến Điện Biên hoặc Sapa (gần 500 cây số) để được kết hôn theo phép đạo… Hiện có gần 100 dự tòng đang mong mỏi được lãnh nhận các bí tích Khai tâm mà vẫn chưa được, chỉ vì không có linh mục đến với họ. Tòa Giám Mục Hưng Hóa đã bốn lần gửi văn thư đề nghị chính quyền công nhận đạo, để sẽ thành lập giáo xứ, giáo họ, nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Anh chị em kitô hữu ở đây vẫn phải sống mùa Vọng kéo dài từ mấy chục năm nay !
Tôi cảm động biết bao khi đến được với anh chị em H’Mông trong chuyến đi này. Sáng ngày thứ ba, 02.12.2014, chúng tôi khởi hành từ thành phố Điện Biên rất sớm, vượt đoạn đường dài hơn 200 cây số, để đặt chân đến bản Huổi Thủng 1, xã Na Cô Sa lúc 2g30 chiều. Khi đến nơi, chúng tôi vui mừng và ngạc nhiên khi thấy rất đông bà con, khoảng 500-600 người, đã chờ sẵn, chắc là phải từ trước trưa, chẳng biết có hạt cơm nào bỏ bụng không. Có những em bé đi chân không, chẳng mặc quần, mặt mũi lấm lem, có những người lớn gầy còm, đen đúa vì lao động, trong bộ y phục đặc trưng của người H’Mông. Dù vậy, trên khuôn mặt mọi người đều rạng rỡ nụ cười hiền hòa, sung sướng vì lần đầu tiên được gặp giám mục của mình. Họ tò mò hỏi nhau: “Giám mục nó là ai, nó như thế nào ?”
Vì không có thời gian để giải tội cá nhân, chúng tôi quyết định giải tội tập thể, để họ được rước Chúa trong Thánh lễ đã khát khao mong đợi từ nhiều năm nay. Chúng tôi dâng lễ ngoài trời vì chẳng có nhà đủ rộng để chứa. Bạn hãy hình dung Thánh lễ chiều hôm đó, một Thánh lễ đơn sơ nhưng đong đầy linh thiêng giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa cao cả và con người hèn mọn, giữa lời ca tiếng hát H’Mông-Việt xen lẫn, vút cao, phủ kín một khoảng không gian Huổi Thủng 1. Tôi thật sự xúc động trước lòng thành của những người anh em nghèo khó và khốn khổ này. Và tôi tự nhủ phải trở lại đây để đem niềm vui Giáng Sinh cho họ. Cuối Thánh lễ, khi tôi hỏi: “Anh chị em có muốn Giáng Sinh này tôi lại đến dâng Thánh lễ với anh chị em không ?”, họ đã vỗ tay rào rào và miệng hô to: “Có. Có.Có !”
Tối hôm đó, trên đường về thị trấn Mường Nhé, tôi miên man suy nghĩ: Lúc này, ở khắp nơi trên thế giới, người người bắt đầu chuẩn bị đón lễ Giáng Sinh với bao hăm hở, nào trang hoàng đèn đóm, làm máng cỏ thật hoành tráng, gửi thiệp chúc nhau, nào tặng những món quà đắt tiền, sắp đặt những bữa tiệc linh đình. Ở các thành phố lớn, người ta vung tiền làm những thảm đèn dây chăng ngang dọc đường phố, lấp lánh thâu đêm. Còn ở đây, nơi rẻo cao Tây Bắc này, có những con người khốn khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà không đủ ấm để chống chọi với cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông, chẳng dám nghĩ đến niềm vui Giáng Sinh, dù chỉ nho nhỏ, như anh chị em ở những nơi kia, trên cùng mảnh đất hình cong chữ S. Họ nào biết đến thiệp mừng, quà tặng, tiệc tùng, đèn giăng như mắc cửi, mà chỉ biết đói rét, tối tăm, nhọc nhằn !
Tôi nghĩ giá những người đang được may mắn hưởng niềm vui Giáng Sinh kia biết dành một ít phút để tưởng nghĩ và cầu nguyện cho những anh em khốn khó ở vùng cao Tây Bắc này, cũng như biết sẵn sàng chia sớt một chút những món tiền mà họ dự định sẽ chi tiêu cho mùa lễ năm nay, thì niềm vui Giáng Sinh hẳn sẽ tràn đầy và ý nghĩa biết bao !
Tôi còn nghĩ thêm rằng giả như Chúa giáng sinh lần nữa, phải chăng Ngài sẽ làm như thế này, là không chọn sinh ra trong những thành phố lớn đang từng bừng mừng đón lễ Giáng Sinh, nhưng tiếc thay, chỉ như một lễ hội dân gian quốc tế, vì đã đánh mất tính cách thiêng thánh của mầu nhiệm Nhập Thể, mà Ngài sẽ chọn giáng trần tại bản Huổi Thủng 1 nhỏ bé, không ai biết đến, giữa những người H’Mông chất phác, đơn sơ, hiền hòa, cam chịu mọi thua thiệt của thân phận nghèo hèn.
Tưởng nghĩ thế thôi, không ngờ cách đây năm hôm, khi tôi đến với giáo xứ Lào Cai trong chuyến mục vụ thứ hai của mùa Vọng, cha Thành đã kêu gọi giáo dân chung tay góp sức để làm quà Giáng sinh cho anh chị em H’Mông ở Huổi Thủng 1, và thế là mọi người, từ em bé đến cụ già, vui vẻ ấn vào tay chúng tôi những tấm giấy bạc. Kết quả thật ngoài sự mong ước. Tôi lại cảm động nhận ra ở đây những tấm lòng kitô hữu đích thật.
Và tôi lại tưởng tượng, lễ Giáng Sinh năm nay, những anh em tín hữu Lào Cai sẽ là những mục đồng và hiền sĩ vượt đêm đông, đường xa vạn dặm, theo ánh sao đến bái lạy Chúa ở bản Huổi Thủng, xa tít tắp trên tỉnh Điện Biên.
Cám ơn anh chị em H’Mông và Lào Cai đã cho tôi những tâm tình để sống mùa Vọng này cách thiết thực. Ấm áp thay, và cũng an ủi thay cho Chúa Hài Đồng !
Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa
Trưa thứ bảy, 29.11.2014, tôi cùng cha Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, cha Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa kiêm Lai Châu và Điện Biên, đáp máy bay từ phi trường Nội Bài đến Điện Biên. Nếu đi bằng đường bộ từ Sơn Tây đến đây, khoảng cách chừng 500 cây số, phải mất 1 ngày. Sáng hôm đó lại có lễ khấn dòng của các nữ tu Mến Thánh Giá Hưng Hóa. Lễ xong, nếu có đi ngay, cũng không kịp để dâng lễ khai mạc Năm Phụng vụ cho cộng đoàn Điện Biên. Hơn nữa, nếu chọn máy bay thì lợi mọi bề: chi phí rẻ hơn, đỡ mất thời gian hơn, lại an toàn và ít mệt hơn đi xe. Chuyến bay chỉ mất gần một tiếng đồng hồ, thong thả để chúng tôi cử hành lễ tối tại Bản Phủ, cách thành phố Điện Biên 10 cây số.
Những ngày tiếp theo, chúng tôi đi thăm và dâng lễ tại các giáo điểm Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ và Mường Nhé. Số giáo dân tại các giáo điểm trong tỉnh Điện Biên hiện nay là 2.200 người. Trong những thập niên 60, 70, 90 của thế kỷ trước, người dân từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam đã rời nơi chôn nhau cắt rốn lên đây lập nghiệp. Do không linh mục, không bí tích, không nhà thờ, không cộng đoàn, nên nhiều người đã lơ là, nguội lạnh. Chúng tôi chưa thể biết được con số chính xác là bao nhiêu, nhưng cũng phải đến hàng ngàn. Tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ, nằm sát biên giới Lào -Việt-Hoa, có 1.400 giáo dân H’Mông từ Sapa hoặc Giàng La Pán (Yên Bái) đến sinh sống cách đây cũng vài chục năm. Họ ở trong rừng sâu, trên núi cao, đường đi khó khăn, bị thiếu thốn thua thiệt mọi bề, nhất là về tôn giáo. Dầu vậy, họ thật đáng ngưỡng phục vì vẫn giữ vững đức tin. Họ dạy giáo lý cho nhau, rửa tội cho con cái và chỉ có thể tham dự Thánh lễ qua đài Chân Lý Á Châu. Những đôi hôn phối phải đưa nhau đến Điện Biên hoặc Sapa (gần 500 cây số) để được kết hôn theo phép đạo… Hiện có gần 100 dự tòng đang mong mỏi được lãnh nhận các bí tích Khai tâm mà vẫn chưa được, chỉ vì không có linh mục đến với họ. Tòa Giám Mục Hưng Hóa đã bốn lần gửi văn thư đề nghị chính quyền công nhận đạo, để sẽ thành lập giáo xứ, giáo họ, nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Anh chị em kitô hữu ở đây vẫn phải sống mùa Vọng kéo dài từ mấy chục năm nay !
Tôi cảm động biết bao khi đến được với anh chị em H’Mông trong chuyến đi này. Sáng ngày thứ ba, 02.12.2014, chúng tôi khởi hành từ thành phố Điện Biên rất sớm, vượt đoạn đường dài hơn 200 cây số, để đặt chân đến bản Huổi Thủng 1, xã Na Cô Sa lúc 2g30 chiều. Khi đến nơi, chúng tôi vui mừng và ngạc nhiên khi thấy rất đông bà con, khoảng 500-600 người, đã chờ sẵn, chắc là phải từ trước trưa, chẳng biết có hạt cơm nào bỏ bụng không. Có những em bé đi chân không, chẳng mặc quần, mặt mũi lấm lem, có những người lớn gầy còm, đen đúa vì lao động, trong bộ y phục đặc trưng của người H’Mông. Dù vậy, trên khuôn mặt mọi người đều rạng rỡ nụ cười hiền hòa, sung sướng vì lần đầu tiên được gặp giám mục của mình. Họ tò mò hỏi nhau: “Giám mục nó là ai, nó như thế nào ?”
Vì không có thời gian để giải tội cá nhân, chúng tôi quyết định giải tội tập thể, để họ được rước Chúa trong Thánh lễ đã khát khao mong đợi từ nhiều năm nay. Chúng tôi dâng lễ ngoài trời vì chẳng có nhà đủ rộng để chứa. Bạn hãy hình dung Thánh lễ chiều hôm đó, một Thánh lễ đơn sơ nhưng đong đầy linh thiêng giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa cao cả và con người hèn mọn, giữa lời ca tiếng hát H’Mông-Việt xen lẫn, vút cao, phủ kín một khoảng không gian Huổi Thủng 1. Tôi thật sự xúc động trước lòng thành của những người anh em nghèo khó và khốn khổ này. Và tôi tự nhủ phải trở lại đây để đem niềm vui Giáng Sinh cho họ. Cuối Thánh lễ, khi tôi hỏi: “Anh chị em có muốn Giáng Sinh này tôi lại đến dâng Thánh lễ với anh chị em không ?”, họ đã vỗ tay rào rào và miệng hô to: “Có. Có.Có !”
Tối hôm đó, trên đường về thị trấn Mường Nhé, tôi miên man suy nghĩ: Lúc này, ở khắp nơi trên thế giới, người người bắt đầu chuẩn bị đón lễ Giáng Sinh với bao hăm hở, nào trang hoàng đèn đóm, làm máng cỏ thật hoành tráng, gửi thiệp chúc nhau, nào tặng những món quà đắt tiền, sắp đặt những bữa tiệc linh đình. Ở các thành phố lớn, người ta vung tiền làm những thảm đèn dây chăng ngang dọc đường phố, lấp lánh thâu đêm. Còn ở đây, nơi rẻo cao Tây Bắc này, có những con người khốn khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà không đủ ấm để chống chọi với cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông, chẳng dám nghĩ đến niềm vui Giáng Sinh, dù chỉ nho nhỏ, như anh chị em ở những nơi kia, trên cùng mảnh đất hình cong chữ S. Họ nào biết đến thiệp mừng, quà tặng, tiệc tùng, đèn giăng như mắc cửi, mà chỉ biết đói rét, tối tăm, nhọc nhằn !
Tôi nghĩ giá những người đang được may mắn hưởng niềm vui Giáng Sinh kia biết dành một ít phút để tưởng nghĩ và cầu nguyện cho những anh em khốn khó ở vùng cao Tây Bắc này, cũng như biết sẵn sàng chia sớt một chút những món tiền mà họ dự định sẽ chi tiêu cho mùa lễ năm nay, thì niềm vui Giáng Sinh hẳn sẽ tràn đầy và ý nghĩa biết bao !
Tôi còn nghĩ thêm rằng giả như Chúa giáng sinh lần nữa, phải chăng Ngài sẽ làm như thế này, là không chọn sinh ra trong những thành phố lớn đang từng bừng mừng đón lễ Giáng Sinh, nhưng tiếc thay, chỉ như một lễ hội dân gian quốc tế, vì đã đánh mất tính cách thiêng thánh của mầu nhiệm Nhập Thể, mà Ngài sẽ chọn giáng trần tại bản Huổi Thủng 1 nhỏ bé, không ai biết đến, giữa những người H’Mông chất phác, đơn sơ, hiền hòa, cam chịu mọi thua thiệt của thân phận nghèo hèn.
Tưởng nghĩ thế thôi, không ngờ cách đây năm hôm, khi tôi đến với giáo xứ Lào Cai trong chuyến mục vụ thứ hai của mùa Vọng, cha Thành đã kêu gọi giáo dân chung tay góp sức để làm quà Giáng sinh cho anh chị em H’Mông ở Huổi Thủng 1, và thế là mọi người, từ em bé đến cụ già, vui vẻ ấn vào tay chúng tôi những tấm giấy bạc. Kết quả thật ngoài sự mong ước. Tôi lại cảm động nhận ra ở đây những tấm lòng kitô hữu đích thật.
Và tôi lại tưởng tượng, lễ Giáng Sinh năm nay, những anh em tín hữu Lào Cai sẽ là những mục đồng và hiền sĩ vượt đêm đông, đường xa vạn dặm, theo ánh sao đến bái lạy Chúa ở bản Huổi Thủng, xa tít tắp trên tỉnh Điện Biên.
Cám ơn anh chị em H’Mông và Lào Cai đã cho tôi những tâm tình để sống mùa Vọng này cách thiết thực. Ấm áp thay, và cũng an ủi thay cho Chúa Hài Đồng !
Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa
Ngày đại lễ tại đan viện Xitô Thánh Mẫu Phước Vĩnh
Anh Mai Thi
20:51 13/12/2014
Ngày Đại Lễ Tại Đan Viện Xitô TM. Phước Vĩnh
Con đường đá vừa bụi vừa xóc dẫn vào Đan Viện Xitô TM. Phước Vĩnh tại Ấp Thôn Rôn, xã Vinh Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh vốn bình lặng nay bỗng rộn ràng người xe. Rộn ràng phấn khởi bởi không khí của ngày đại lễ ( ba trong môt): Mừng Kim Khánh Khấn Dòng của Cha Viện trưởng đan viện; Mừng tiên khấn của thày Maria Piô Hồ Trung Thảo; và nghi thức làm phép Tập Viện mới.
Xem Hình
Ngay từ chiều tối ngày 8/12/2014, khách thập phương từ Miền Trung xa xôi, từ cao nguyên Bôn-ma-thuật, ĐăkNông, Nha trang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn... đến vùng sông nước Rạch Giá - Hà Tiên cũng như Vĩnh Long - Trà Vinh đã từ từ qui tụ về đây để cùng với gia đình Đan viện Tạ Ơn CHÚA và hiệp mừng Kim Khánh Khấn Dòng của cha M. Vianney Nguyễn văn Ngọc. Quả thực, 50 năm đời dâng hiến đủ để cảm nghiệm và xác tín: "Dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng" (TV. 22,3). Vì có Chúa ở cùng, nên Đan Viện dù phải trải qua bao trông gai sóng gió vẫn hiện diện, tồn tại và phát triển. Sự phát triển ấy cụ thể hóa qua ngôi nhà tập mới còn thơm mùi sơn. Không chỉ có mùi sơn mà phảng phất đâu đây còn có hương sắc của hoa nến, của 5 Lời Khấn Đan tu mà thày M. Pi-ô đã dõng dạc công khai tuyên thệ.
Một ngày tràn ngập niềm vui cho cả chủ lẫn khách. Chủ và khách có được niềm vui sung mãn này trước hết là nhờ hồng ân của Thiên Chúa, kế đến là sự cộng tác đắc lực của Quí Vị Ân Nhân xa gần, sau cùng là lỗ lực dấn thân sống trọn vẹn ơn gọi Đan Tu của từng tu sỹ.
Được biết, toàn vùng lục tỉnh - Tây Nam Bộ chỉ có duy nhất Đan Viện này. Hiện Đan Viện có 51 người gồm: 15 Linh Mục; 1 Phó Tế; 6 Khấn Trọng; 12 Khấn Tạm; 7 Tập Sinh; số còn lại là Thỉnh Sinh & Tìm hiểu.
"Tất cả là Hồng Ân" - Xin tri ân Thiên Chúa và chân thành cảm tạ mọi người. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho Quí Vị.
Anh mai thi
Con đường đá vừa bụi vừa xóc dẫn vào Đan Viện Xitô TM. Phước Vĩnh tại Ấp Thôn Rôn, xã Vinh Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh vốn bình lặng nay bỗng rộn ràng người xe. Rộn ràng phấn khởi bởi không khí của ngày đại lễ ( ba trong môt): Mừng Kim Khánh Khấn Dòng của Cha Viện trưởng đan viện; Mừng tiên khấn của thày Maria Piô Hồ Trung Thảo; và nghi thức làm phép Tập Viện mới.
Xem Hình
Ngay từ chiều tối ngày 8/12/2014, khách thập phương từ Miền Trung xa xôi, từ cao nguyên Bôn-ma-thuật, ĐăkNông, Nha trang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn... đến vùng sông nước Rạch Giá - Hà Tiên cũng như Vĩnh Long - Trà Vinh đã từ từ qui tụ về đây để cùng với gia đình Đan viện Tạ Ơn CHÚA và hiệp mừng Kim Khánh Khấn Dòng của cha M. Vianney Nguyễn văn Ngọc. Quả thực, 50 năm đời dâng hiến đủ để cảm nghiệm và xác tín: "Dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng" (TV. 22,3). Vì có Chúa ở cùng, nên Đan Viện dù phải trải qua bao trông gai sóng gió vẫn hiện diện, tồn tại và phát triển. Sự phát triển ấy cụ thể hóa qua ngôi nhà tập mới còn thơm mùi sơn. Không chỉ có mùi sơn mà phảng phất đâu đây còn có hương sắc của hoa nến, của 5 Lời Khấn Đan tu mà thày M. Pi-ô đã dõng dạc công khai tuyên thệ.
Một ngày tràn ngập niềm vui cho cả chủ lẫn khách. Chủ và khách có được niềm vui sung mãn này trước hết là nhờ hồng ân của Thiên Chúa, kế đến là sự cộng tác đắc lực của Quí Vị Ân Nhân xa gần, sau cùng là lỗ lực dấn thân sống trọn vẹn ơn gọi Đan Tu của từng tu sỹ.
Được biết, toàn vùng lục tỉnh - Tây Nam Bộ chỉ có duy nhất Đan Viện này. Hiện Đan Viện có 51 người gồm: 15 Linh Mục; 1 Phó Tế; 6 Khấn Trọng; 12 Khấn Tạm; 7 Tập Sinh; số còn lại là Thỉnh Sinh & Tìm hiểu.
"Tất cả là Hồng Ân" - Xin tri ân Thiên Chúa và chân thành cảm tạ mọi người. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho Quí Vị.
Anh mai thi
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bẩy điều nên biết về đồng tính luyến ái
Vũ Van An
23:33 13/12/2014
Từ THĐ giám mục thế giới kỳ họp đặc biệt vừa qua về gia đình, người ta năng nói tới người đồng tính. Người ủng hộ họ thì tha thiết chờ mong Giáo Hội chính thức nhìn nhận các giá trị tích cực trong các cuộc kết hợp của họ và có lúc, chính THĐ đã cho họ thấy sự tha thiết chờ mong ấy không những không thiếu cơ sở mà còn được củng cố là đàng khác. Thế rồi, sự tha thiết chờ mong ấy xuống thấp khi cũng chính THĐ này cho họ thấy: quan điểm ấy không hẳn là quan điểm của đại đa số 2/3 nghị phụ.
Hiện nay, với sự công bố bản đề cương cho THĐ thường lệ về gia đình năm 2015, sự tha thiết chờ mong trên có cơ được hâm nóng trở lại vì trong các câu hỏi kèm theo Bản Đề Cương, có câu hỏi đề cập tới các giá trị nhân bản tích cực của các cuộc kết hợp vừa nói. Mà đã là giá trị nhân bản tích cực thì khó tránh việc ủng hộ chúng, vì những gì tích cực về nhân bản đều được ơn thánh hỗ trợ như tinh thần của Vui Mừng và Hy Vọng vốn chứng tỏ. Như thế, rất có thể có thay đổi đối với giáo huấn về người đồng tính.
Điều trên khiến người không ủng hộ người đồng tính lo ngại. Và do đó, gần đây trên trang mạng Public Discourse của Viện Witherspoon, một Viện chuyên nghiên cứu việc phát huy cái hiểu của công luận về nền tảng luân lý của xã hội, Jean Lloyd đã nhắn gửi vị mục tử của bà “Bẩy điều tôi muốn vị mục tử của tôi biết về sự đồng tính luyến ái của tôi”. Chủ điểm của tác giả là “Tôi xin phép có hai yêu cầu. Hãy yêu tôi, nhưng nên nhớ: ngài không thể từ bi hơn Thiên Chúa. Quả quyết rằng các hành vi đồng tính đều tốt không phải là từ bi. Đừng xâm hại tới sự thật; hãy giúp tôi sống hòa hợp với sự thật”.
Lloyd cho biết “Hơn 30 năm đã trải qua kể từ ngày sự quyến rũ đồng tính bừng lên từ rất sâu trong thân xác 12 tuổi của tôi. Sự lôi cuốn này không được chào đón và mong muốn, nhưng đồng thời rất mạnh mẽ và thôi thúc.
Là một Kitô hữu, cuộc tranh chấp giữa tính dục của tôi và đức tin của tôi đã trở thành cuộc tranh chấp sâu xa nhất và có cường độ mạnh hơn cả trong đời tôi. Nay, vào tuổi 40, tôi đã từ một người đàn bà đồng tính khởi đầu kín đáo, sau ra công khai, bước qua cuộc sống độc thân rồi kết hôn dị tính. Sự kiện tôi phải nói tới cuộc hôn nhân dị tính cho thấy cảnh giới văn hóa đã thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian vừa kể, cũng giống như cảnh giới bản thân tôi vậy, tuy với những cung cách rất khác.
Thời còn được dưỡng dục, tôi có nghe một số bài giảng nẩy lửa về đồng tính luyến ái. Nhưng ngày nay, tôi chỉ nghe người ta tuyên xưng tình yêu mà thôi. Những tuyên xưng này làm tôi nhẩy mừng. Chớ gì được như vậy! Đáng lý ra phải như thế chứ! Tuy nhiên, cùng một lúc, nhiều mục tử bắt đầu đồng hành với thứ tình yêu này bằng cách bác bỏ nền luân lý tính dục của Thánh Kinh, coi nó như áp chế, vô lý và bất nhân. Từ đó, yêu người đồng tính cũng sẽ tiến tới chỗ bao hàm việc khẳng nhận họ và khuyến khích họ trong các mối liên hệ và tác phong tính dục đồng tính.
Dù tôi đánh giá cao ước nguyện hành động trong yêu thương, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chân chính mà những người như tôi cần đến. Hãy yêu thương tôi tốt hơn thế! Học giả chuyên nghiên cứu về Thánh Tôma Aquinô là Joseph Pieper có lần viết như sau:
“Yêu không đồng nghĩa với việc vô điều kiện chấp thuận mọi điều người yêu nghĩ và làm trong đời thực… [cũng không phải là] muốn cho người yêu cảm thấy thoải mái luôn luôn và trong mọi hoàn cảnh và tránh đừng để họ trải nghiệm nỗi đau hay nỗi buồn trong bất cứ hoàn cảnh nào. ‘nguyên lòng tốt sẵn sàng khoan thứ mọi sự ngoại trừ đau đớn [của người yêu]’ mà thôi không liên hệ gì tới tình yêu thực sự… Không người yêu nào lại đứng nhìn dửng dưng khi thấy người mình yêu thích thuận lợi hơn sự thiện”.
Yêu tôi với thứ tình yêu ấy không mau mắn cũng không dễ dàng. Nhưng hiểu biết và sự thật có thể giúp ta chống lại làn sóng đầu hàng luân lý đang lớn mạnh. Dưới ánh sáng này, sau đây là bẩy điều tôi muốn ngài biết về sự đồng tính luyến ái của tôi.
1. Tôi muốn ngài biết cho rằng chỉ vì tôi không chọn khuynh hướng này, nên điều này không hẳn có nghĩa tôi “sinh ra như thế” hay “Thiên Chúa dựng nên tôi đồng tính”. Dù các yếu tố di truyền có ảnh hưởng trên các nét đặc trưng này, nhưng không hề có sự tiền định nào cố định cả. Khuynh hướng này không bị đặt để cứng ngắc (hardwired) như mầu mắt hay mầu da. Tôi có thể nhìn trở lui và thấy nó từ đâu phát sinh ra trong đời tôi. Dĩ nhiên, kinh nghiệm của người khác rất có thể khác với kinh nghiệm của tôi. Nhưng nói cho cùng, tìm hiểu nguyên nhân là điều không quan trọng ở đây. Hoạt động tính dục đồng tính nằm bên ngoài kế hoạch và ý muốn đặt kế hoạch tốt lành của Thiên Chúa. Chủ trương cách khác buộc ta phải bỏ qua Thánh Kinh, thẩm quyền có tính lịch sử của Giáo Hội, và luật tự nhiên. Do đó, tôi cần sự giúp đỡ để sống trong sạch, bất kể các thèm muốn tính dục có đến mức nào.
2. Tôi muốn ngài biết được cách tốt hơn giúp tôi biết tôn trọng thân xác tôi bằng cách sống phù hợp với kế hoạch của Đấng Tạo Dựng. Tôi đã được sinh ra cách này: làm đàn bà. Thiên Chúa tạo tôi ra làm một người đàn bà. Xin ngài đừng rơi vào chủ nghĩa nhị nguyên ngộ đạo tách biệt cuộc sống tâm linh của tôi ra khỏi cuộc sống hiện tôi đang sống trong thân xác tôi. Chúa Kitô đã trở nên nhập thể; thân xác tôi nay là thành phần của thân xác Người, là đền thờ Chúa Thánh Thần. Hành động ngược với kế hoạch của nó trong hành vi tính dục đồng tính là xâm phạm phẩm giá của chính thân xác tôi. Đối với các anh em bị lôi cuốn bởi người cùng phái tính, việc làm tình đồng tính càng gây hại cho thân xác họ hơn nữa vì kế hoạch sinh lý và các hậu quả thể lý của việc chống lại kế hoạch này. Các thân xác này sẽ sống lại. Chúng rất quan trọng.
3. Tôi muốn ngài biết cho rằng ngài không giúp gì cho tôi trong việc theo chân Chúa Giêsu bằng cách hoặc bắt các lôi cuốn của tôi phải thay đổi hoặc không cho phép chúng thay đổi. Không một ai có thể hứa hẹn rằng các lôi cuốn của tôi sẽ thay đổi. Chắc chắn Chúa Giêsu không hứa hẹn như thế. Nhưng xin ngài cũng đừng bác bỏ khả thể (thay đổi) ấy nơi tôi. (Nhất là nếu tôi là một thiếu niên!) Cả khoa học thế tục lẫn kinh nghiệm thế nhân đều chứng thực tư chất lỏng (fluidity) của tính dục và tiềm năng thay đổi của nó.
4. Tôi muốn ngài biết được cách tốt hơn để định nghĩa chữ “thay đổi”. Nhiều năm qua, kinh nghiệm bị lôi cuốn đồng tính của tôi từ ngọn lửa phừng phực tụt xuống hàng leo lét họa hoằn. Một người đàn ông vẫn còn bị lôi cuốn đồng tính nhưng đang kết hôn hạnh phúc với một người đàn bà, nơi mà trước đó, ông chưa nhìn thấy khả thể nào cho một liên hệ dị tính, người ấy hẳn nhiên đã thay đổi.
5. Tôi muốn ngài biết cho rằng tôi nên được kể là đáng công hưởng cùng một đại lực (agency) và trách nhiệm giống mọi người khác trong cộng đồng Kitô Giáo. Nếu những người dị tính không kết hôn được kêu gọi sống độc thân và được suy đoán có năng lực sống thực các lệnh truyền của Chúa Kitô, thì tôi cũng nên được kêu gọi và suy đoán như thế. Đối xử với tôi bằng một tiêu chuẩn khác là hạ thấp phẩm giá của tôi trước mặt Thiên Chúa. Tôi cũng được mời gọi nên thánh vậy.
6. Tôi muốn ngài biết cho rằng Thiên Chúa dạy nhiều về tác phong đồng tính hơn là chỉ nói “Đừng”. Người quả có dạy điều đó, nhưng sự thật về thân xác, về tính dục, và kế hoạch cũng như cứu cánh (telos) của tạo dựng còn tiết lộ nhiều điều hơn thế nữa.
7. Tôi muốn ngài biết cho rằng xin lỗi cho kế hoạch và kế sách của Người là làm mất danh dự của cả Thiên Chúa lẫn của chính tôi. Tôi đánh giá cao lòng tương cảm (empathy) đối với nỗi đau do các khát mong không đúng hướng của tôi gây ra, nhưng Thiên Chúa đâu có võ đoán giữ lại bất cứ điều thiện nào không ban cho tôi. Người chỉ cho tôi biết điều gì dẫn tới sự sống và sự triển nở nhân bản và bảo vệ tôi khỏi những gì gây hại cho tôi. “Hãy yêu thương một cách không che dấu”. Hãy yêu thương tôi và cho tôi biết sự thật.
Tôi xin có hai yêu cầu. Hãy tiếp tục yêu thương tôi nhưng xin nhớ cho rằng ngài không thể từ bi hơn Thiên Chúa. Quả quyết rằng mọi hành vi đồng tính đều tốt không hề là từ bi. Hãy thực hành đức cảm thương theo nghĩa nguyên gốc của “cảm thương” (compassion) là hãy chịu đau khổ với tôi. Đừng xâm hại sự thật; hãy giúp tôi sống hòa hợp với nó.
Tôi xin ngài giúp tôi vác thánh giá của tôi và bước theo Chúa Giêsu”.
Hiện nay, với sự công bố bản đề cương cho THĐ thường lệ về gia đình năm 2015, sự tha thiết chờ mong trên có cơ được hâm nóng trở lại vì trong các câu hỏi kèm theo Bản Đề Cương, có câu hỏi đề cập tới các giá trị nhân bản tích cực của các cuộc kết hợp vừa nói. Mà đã là giá trị nhân bản tích cực thì khó tránh việc ủng hộ chúng, vì những gì tích cực về nhân bản đều được ơn thánh hỗ trợ như tinh thần của Vui Mừng và Hy Vọng vốn chứng tỏ. Như thế, rất có thể có thay đổi đối với giáo huấn về người đồng tính.
Điều trên khiến người không ủng hộ người đồng tính lo ngại. Và do đó, gần đây trên trang mạng Public Discourse của Viện Witherspoon, một Viện chuyên nghiên cứu việc phát huy cái hiểu của công luận về nền tảng luân lý của xã hội, Jean Lloyd đã nhắn gửi vị mục tử của bà “Bẩy điều tôi muốn vị mục tử của tôi biết về sự đồng tính luyến ái của tôi”. Chủ điểm của tác giả là “Tôi xin phép có hai yêu cầu. Hãy yêu tôi, nhưng nên nhớ: ngài không thể từ bi hơn Thiên Chúa. Quả quyết rằng các hành vi đồng tính đều tốt không phải là từ bi. Đừng xâm hại tới sự thật; hãy giúp tôi sống hòa hợp với sự thật”.
Lloyd cho biết “Hơn 30 năm đã trải qua kể từ ngày sự quyến rũ đồng tính bừng lên từ rất sâu trong thân xác 12 tuổi của tôi. Sự lôi cuốn này không được chào đón và mong muốn, nhưng đồng thời rất mạnh mẽ và thôi thúc.
Là một Kitô hữu, cuộc tranh chấp giữa tính dục của tôi và đức tin của tôi đã trở thành cuộc tranh chấp sâu xa nhất và có cường độ mạnh hơn cả trong đời tôi. Nay, vào tuổi 40, tôi đã từ một người đàn bà đồng tính khởi đầu kín đáo, sau ra công khai, bước qua cuộc sống độc thân rồi kết hôn dị tính. Sự kiện tôi phải nói tới cuộc hôn nhân dị tính cho thấy cảnh giới văn hóa đã thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian vừa kể, cũng giống như cảnh giới bản thân tôi vậy, tuy với những cung cách rất khác.
Thời còn được dưỡng dục, tôi có nghe một số bài giảng nẩy lửa về đồng tính luyến ái. Nhưng ngày nay, tôi chỉ nghe người ta tuyên xưng tình yêu mà thôi. Những tuyên xưng này làm tôi nhẩy mừng. Chớ gì được như vậy! Đáng lý ra phải như thế chứ! Tuy nhiên, cùng một lúc, nhiều mục tử bắt đầu đồng hành với thứ tình yêu này bằng cách bác bỏ nền luân lý tính dục của Thánh Kinh, coi nó như áp chế, vô lý và bất nhân. Từ đó, yêu người đồng tính cũng sẽ tiến tới chỗ bao hàm việc khẳng nhận họ và khuyến khích họ trong các mối liên hệ và tác phong tính dục đồng tính.
Dù tôi đánh giá cao ước nguyện hành động trong yêu thương, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chân chính mà những người như tôi cần đến. Hãy yêu thương tôi tốt hơn thế! Học giả chuyên nghiên cứu về Thánh Tôma Aquinô là Joseph Pieper có lần viết như sau:
“Yêu không đồng nghĩa với việc vô điều kiện chấp thuận mọi điều người yêu nghĩ và làm trong đời thực… [cũng không phải là] muốn cho người yêu cảm thấy thoải mái luôn luôn và trong mọi hoàn cảnh và tránh đừng để họ trải nghiệm nỗi đau hay nỗi buồn trong bất cứ hoàn cảnh nào. ‘nguyên lòng tốt sẵn sàng khoan thứ mọi sự ngoại trừ đau đớn [của người yêu]’ mà thôi không liên hệ gì tới tình yêu thực sự… Không người yêu nào lại đứng nhìn dửng dưng khi thấy người mình yêu thích thuận lợi hơn sự thiện”.
Yêu tôi với thứ tình yêu ấy không mau mắn cũng không dễ dàng. Nhưng hiểu biết và sự thật có thể giúp ta chống lại làn sóng đầu hàng luân lý đang lớn mạnh. Dưới ánh sáng này, sau đây là bẩy điều tôi muốn ngài biết về sự đồng tính luyến ái của tôi.
1. Tôi muốn ngài biết cho rằng chỉ vì tôi không chọn khuynh hướng này, nên điều này không hẳn có nghĩa tôi “sinh ra như thế” hay “Thiên Chúa dựng nên tôi đồng tính”. Dù các yếu tố di truyền có ảnh hưởng trên các nét đặc trưng này, nhưng không hề có sự tiền định nào cố định cả. Khuynh hướng này không bị đặt để cứng ngắc (hardwired) như mầu mắt hay mầu da. Tôi có thể nhìn trở lui và thấy nó từ đâu phát sinh ra trong đời tôi. Dĩ nhiên, kinh nghiệm của người khác rất có thể khác với kinh nghiệm của tôi. Nhưng nói cho cùng, tìm hiểu nguyên nhân là điều không quan trọng ở đây. Hoạt động tính dục đồng tính nằm bên ngoài kế hoạch và ý muốn đặt kế hoạch tốt lành của Thiên Chúa. Chủ trương cách khác buộc ta phải bỏ qua Thánh Kinh, thẩm quyền có tính lịch sử của Giáo Hội, và luật tự nhiên. Do đó, tôi cần sự giúp đỡ để sống trong sạch, bất kể các thèm muốn tính dục có đến mức nào.
2. Tôi muốn ngài biết được cách tốt hơn giúp tôi biết tôn trọng thân xác tôi bằng cách sống phù hợp với kế hoạch của Đấng Tạo Dựng. Tôi đã được sinh ra cách này: làm đàn bà. Thiên Chúa tạo tôi ra làm một người đàn bà. Xin ngài đừng rơi vào chủ nghĩa nhị nguyên ngộ đạo tách biệt cuộc sống tâm linh của tôi ra khỏi cuộc sống hiện tôi đang sống trong thân xác tôi. Chúa Kitô đã trở nên nhập thể; thân xác tôi nay là thành phần của thân xác Người, là đền thờ Chúa Thánh Thần. Hành động ngược với kế hoạch của nó trong hành vi tính dục đồng tính là xâm phạm phẩm giá của chính thân xác tôi. Đối với các anh em bị lôi cuốn bởi người cùng phái tính, việc làm tình đồng tính càng gây hại cho thân xác họ hơn nữa vì kế hoạch sinh lý và các hậu quả thể lý của việc chống lại kế hoạch này. Các thân xác này sẽ sống lại. Chúng rất quan trọng.
3. Tôi muốn ngài biết cho rằng ngài không giúp gì cho tôi trong việc theo chân Chúa Giêsu bằng cách hoặc bắt các lôi cuốn của tôi phải thay đổi hoặc không cho phép chúng thay đổi. Không một ai có thể hứa hẹn rằng các lôi cuốn của tôi sẽ thay đổi. Chắc chắn Chúa Giêsu không hứa hẹn như thế. Nhưng xin ngài cũng đừng bác bỏ khả thể (thay đổi) ấy nơi tôi. (Nhất là nếu tôi là một thiếu niên!) Cả khoa học thế tục lẫn kinh nghiệm thế nhân đều chứng thực tư chất lỏng (fluidity) của tính dục và tiềm năng thay đổi của nó.
4. Tôi muốn ngài biết được cách tốt hơn để định nghĩa chữ “thay đổi”. Nhiều năm qua, kinh nghiệm bị lôi cuốn đồng tính của tôi từ ngọn lửa phừng phực tụt xuống hàng leo lét họa hoằn. Một người đàn ông vẫn còn bị lôi cuốn đồng tính nhưng đang kết hôn hạnh phúc với một người đàn bà, nơi mà trước đó, ông chưa nhìn thấy khả thể nào cho một liên hệ dị tính, người ấy hẳn nhiên đã thay đổi.
5. Tôi muốn ngài biết cho rằng tôi nên được kể là đáng công hưởng cùng một đại lực (agency) và trách nhiệm giống mọi người khác trong cộng đồng Kitô Giáo. Nếu những người dị tính không kết hôn được kêu gọi sống độc thân và được suy đoán có năng lực sống thực các lệnh truyền của Chúa Kitô, thì tôi cũng nên được kêu gọi và suy đoán như thế. Đối xử với tôi bằng một tiêu chuẩn khác là hạ thấp phẩm giá của tôi trước mặt Thiên Chúa. Tôi cũng được mời gọi nên thánh vậy.
6. Tôi muốn ngài biết cho rằng Thiên Chúa dạy nhiều về tác phong đồng tính hơn là chỉ nói “Đừng”. Người quả có dạy điều đó, nhưng sự thật về thân xác, về tính dục, và kế hoạch cũng như cứu cánh (telos) của tạo dựng còn tiết lộ nhiều điều hơn thế nữa.
7. Tôi muốn ngài biết cho rằng xin lỗi cho kế hoạch và kế sách của Người là làm mất danh dự của cả Thiên Chúa lẫn của chính tôi. Tôi đánh giá cao lòng tương cảm (empathy) đối với nỗi đau do các khát mong không đúng hướng của tôi gây ra, nhưng Thiên Chúa đâu có võ đoán giữ lại bất cứ điều thiện nào không ban cho tôi. Người chỉ cho tôi biết điều gì dẫn tới sự sống và sự triển nở nhân bản và bảo vệ tôi khỏi những gì gây hại cho tôi. “Hãy yêu thương một cách không che dấu”. Hãy yêu thương tôi và cho tôi biết sự thật.
Tôi xin có hai yêu cầu. Hãy tiếp tục yêu thương tôi nhưng xin nhớ cho rằng ngài không thể từ bi hơn Thiên Chúa. Quả quyết rằng mọi hành vi đồng tính đều tốt không hề là từ bi. Hãy thực hành đức cảm thương theo nghĩa nguyên gốc của “cảm thương” (compassion) là hãy chịu đau khổ với tôi. Đừng xâm hại sự thật; hãy giúp tôi sống hòa hợp với nó.
Tôi xin ngài giúp tôi vác thánh giá của tôi và bước theo Chúa Giêsu”.
Văn Hóa
Chút suy tư về những khó khăn của đời Linh Mục
Phaolô T.P.
09:45 13/12/2014
Chút Suy Tư Về Những Khó Khăn Của Đời Linh Mục
Mến tặng người anh em, Tân Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Thủy
Mỗi lần được tham dự Thánh lễ phong chức Linh mục, sự thánh thiện và trang trọng của các nghi thức trong Thánh lễ, của những bài Thánh nhạc ca khen Thiên chức Linh mục dễ làm chúng ta nghĩ tới hay kỳ vọng về sự hoàn hảo của cuộc đời Linh mục. Thật cao cả thay một con người bình thường, nay được Thiên Chúa nâng lên Hàng Tư Tế, một cuộc đời tươi đẹp như một nụ hồng đang hé nở trong một mảnh vườn được chăm sóc chu đáo. Thế nhưng những ấn tượng tốt đẹp ấy sẽ không bao giờ đủ nếu chúng ta không có cái nhìn cảm thông và thực tế về cuộc đời Linh mục. Nhân lễ thụ phong Linh mục của Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Thủy ở Regina, Canada, tôi muốn dành ít thời gian để suy tư về những khó khăn hay tạm gọi là Thánh giá mà các Linh mục có thể sẽ phải đón nhận trong cuộc đời của các ngài, và qua đó tôi muốn bạn đọc có cái nhìn cảm thông hơn và tiếp tục cầu nguyện cho các ngài. Đây chỉ là những suy nghĩ của riêng tôi, một giáo dân, từ những cảm nghiệm và chứng kiến được từ cuộc đời phục vụ của các Linh mục nơi xứ người.
Hẳn chúng ta đồng ý rằng dù các Linh Mục luôn phấn đấu để không lụy vào những “Hỷ, Nộ, Ái, Ố” của kiếp người, nhưng quả thật những vui buồn sướng khổ của đời Linh Mục có khi còn thấm thía, sâu sắc và nặng nề hơn. Có thể nói Thánh giá các ngài vác có khi còn nặng ký hơn cả Thánh giá của chúng ta trong đời sống gia đình mà theo thiển ý của tôi, chúng bắt nguồn từ những lý do sau:
Thứ nhất: Chúa ban cho chúng ta những khả năng khác nhau và Chúa dùng những khả năng ấy theo cách riêng của Ngài. Thật không công bằng khi chúng ta so sánh người này với người khác, Cha này với Cha kia. Vâng, trong thực tế, giáo dân chúng ta thường hay làm như vậy. Không ít lần chúng ta nghe những lời bình phẩm: “Cha đó giảng dai, giảng dài, giảng dở…” hay: “Thôi, mình hãy xem Cha là Thánh giá của Cộng đoàn mình”. Có bao giờ chúng ta nghĩ được rằng Thánh Ý của Thiên Chúa rất diệu kỳ và Chúa dùng mỗi người tùy theo khả năng của họ? Nhìn vào mười hai Tông đồ mà Chúa đã chọn để xây dựng Giáo Hội sơ khai của Ngài. Các ngài chỉ là những con người rất bình thường, ít học thức. Họ chỉ là những ngư phủ, hay nhân viên thu thuế (mà xã hội thời đó cho là những kẻ tội lỗi), hay thậm chí còn là người từng đi truy lùng, bắt bớ những người tin theo Chúa, thế mà Chúa đã chọn các ngài làm trụ cột để xây dựng Hội Thánh. Tuyệt vời thay, với sự quy tụ và khởi đầu từ những con người bình thường đó mà Giáo hội đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một tổ chức chặt chẽ vững vàng, mà theo tôi, khó có một tổ chức nào trên thế giới có thể sánh bằng. Phải chăng thời Chúa Giêsu không có những người học thức cao hơn? Dĩ nhiên là không bởi chúng ta đã từng nghe trong Phúc âm nhắc nhiều đến giới luật sĩ, là những người có trình độ học vấn chắc hẳn là cao hơn những thợ chài lưới. Hay như câu chuyện về cuộc đời của Cha Thánh Gioan Maria Vianney. Phải chăng là ngẫu nhiên mà Chúa đã chọn ngài làm Linh mục, một người từng bị Bề trên của chủng viện nhận xét là “quá dốt” và cho rằng sẽ không bao giờ vượt qua nổi các chương trình huấn luyện để có thể trở thành Linh mục. Ấy thế mà sau này Gioan Maria Vianney lại trở thành một Linh mục giảng thuyết nổi tiếng, một Linh mục với những khả năng mục vụ đánh động lòng người và được Giáo Hội tuyên phong vào sổ bộ các Thánh, được đặt làm Bổn mạng của các Cha xứ. Qua những dẫn chứng đơn giản trên, chúng ta hiểu rằng Thánh ý Chúa rất diệu kỳ, con người sẽ không thể nào hiểu hết được và Chúa có cách riêng của Ngài khi chọn và dùng các Linh mục. Thiết nghĩ, thay vì so sánh hay phê bình khả năng của các Linh mục, chúng ta hãy suy niệm thêm về Ý Chúa và thêm lời cầu nguyện để các ngài nhận thức được những khả năng và giới hạn của mình, sẵn sàng hiến dâng và sẵn sàng sống theo Thánh ý Chúa, để các ngài có thể phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục nhược điểm, để cánh đồng Dân Chúa luôn được sinh hoa và kết trái mỹ mãn như ý Chúa muốn. Chúng ta cũng cần cầu nguyện cho chính mình để có thể đón nhận và nếu thực sự cần thì góp ý một cách chân tình những khuyết điểm của các ngài như những người con tâm sự với người cha chứ không bình phẩm, so sánh hay phê phán để rồi mang lại những ảnh hưởng xấu cho người khác.
Thứ hai: một số người trong chúng ta thường kỳ vọng hay thần tượng hóa các Linh mục. Đành rằng các ngài, với Thiên chức mà Chúa đã trao ban phải luôn cố gắng để xứng đáng là những nhà lãnh đạo tâm linh, nhưng các ngài cũng là những con người như chúng ta, cũng phải trải nghiệm qua những “Hỷ, Nộ, Ái, Ố” và cũng là những tội nhân. Các Thánh cũng đã từng là những tội nhân. Thời trai trẻ, Thánh Augustino từng là người có lối sống trụy lạc, sa đọa nhưng rồi hoán cải và trở thành Giám mục Tiến sĩ của Hội Thánh. Chúng ta cũng thấy các Linh mục giận hờn, lớn tiếng và có khi còn nặng lời với giáo dân. Đã không ít lần chúng ta thấy hay nghe biết một số các Linh mục cũng bị ảnh hưởng, cám dỗ bở sức mạnh của đồng tiền. Đành rằng có nhiều vị sử dụng tiền bạc cho những công việc hữu ích như xây dựng Giáo xứ, phát triển Cộng đoàn, giúp đỡ người nghèo hay những công việc truyền giáo. Người ta nói tiền không mua được hạnh phúc nhưng Linh mục cũng phải ăn, phải mặc, phải có những phương tiện thì mới đi làm mục vụ cho giáo dân được. Điều quan trọng là không phải ai cũng xác định được cái ranh giới rõ ràng cái gì là cần thiết và thế nào là đủ. Cũng vậy, nhiều lần chúng ta tỏ ra thất vọng khi nghe một Cha nào đó do không “cẩn ngôn” nên vô tình trong Thánh lễ, đã nói quá nhiều những điều không nhất thiết phải nói. Gặp những tình huống ấy xin hãy thông cảm bởi tôi tin chắc rằng cho dù cẩn trọng tới đâu đi nữa, chính chúng ta cũng có lúc “lỡ lời”. Cái khó ở đây là bởi chúng ta là những người bình thường, thế nên nếu có nói một vài lời không chính xác hay thiếu tế nhị cũng sẽ không hay ít để lại ảnh hưởng xấu nơi người khác, nhưng một lời nói sai của một Linh mục sẽ ảnh hưởng rất nhiều bởi vì các ngài là người của công chúng, người lãnh đạo. Hiểu như thế thì từng cử chỉ lời nói của các Linh mục dễ thường hay bị để ý, soi mói, nhất là một khi chúng ta không còn thiện cảm với các ngài nữa. Bên cạnh những đấu tranh với những cám dỗ trên, một khi đã là con người, nhất là những Linh mục còn trẻ phải đấu tranh cả với “Tiếng Sét Ái Tình”. Có những con chiên mang “bóng dáng của một Thiên Thần” ẩn ẩn hiện hiện để rồi biến hóa thành “loài quỷ dữ sa-tăng” (Bài Đàn Bà của Nhạc Sỹ Song Ngọc) bất cứ lúc nào và đã có lần Linh mục cũng hiến dâng linh hồn trong trắng cho Thiên Thần trần thế đó. Người đời thích quyền bính danh vọng, thế nên có một số linh mục cũng không ngoài quy luật tự nhiên đó. Ngoài tinh thần phục vụ và hy sinh ra, có cha nào thích làm cha phó hơn làm cha Chánh xứ? Có cha nào thích bị “sai khiến” và phải nghe lời cha xứ mãi? Một quy luật tự nhiên là một khi chúng ta thần tượng hóa hay kỳ vọng ở ai nhiều và một khi thần tượng đó bị sụp đổ vì một lỗi lầm nào đó thì chúng ta đau khổ và thật vọng lớn hơn, thậm chí thẳng tay đay nghiến, trừng trị. Xin hãy nhớ câu: “Bảy mươi chưa gọi là lành”. Người sống đến “Thất thập cổ lai hy” vẫn còn là tội nhân, thế thì kết tội hay lên án các Linh mục cũng không phải là chuyện của chúng ta. Xin hãy để Thiên Chúa là Vị Thẩm phán Tối cao nhưng Nhân từ phán xét những lỗi lầm của người khác. Nếu chúng ta bớt thần tượng hóa các ngài và có cái nhìn thông cảm hơn, nâng đỡ hơn khi các ngài gặp phải những lỗi lầm, thì có lẽ chúng ta sẽ phần nào dễ dàng động viên các ngài “sửa sai”, giúp các ngài thức tỉnh và quay về với đường ngay nẻo chính và như thế chúng ta cũng thấy được những thiện chí mà các ngài muốn thực hiện hay tự nó cũng sẽ mang lại sự bình an trong tâm hồn của chúng ta.
Thứ ba: Giáo dân vô tình biến các Linh mục thành những “nàng dâu” trăm họ. Cha nào quá thân thiết với một số người thì bị cho là “thiên vị” hay gây chia rẽ. Sự ngộ nhận này không chỉ xuất phát từ giáo dân mà đôi khi còn xuất phát từ chính các Linh mục. Cha nào đó thân thiết quá với giáo dân của mình cũng bị cha khác cho là “lấn sân”. Còn Linh mục vì mang trong mình trọng trách “cầm cân nảy mực” nên phải quy tắc hay nghiêm khắc một chút thì bị mang tiếng là “không hòa đồng”. Chúng ta hay quên rằng các Linh mục cũng là con người, cho nên các ngài cũng có cần có bạn bè và cũng có những người hợp tính và không hợp tính với các ngài. Có mấy ai trong chúng ta cao thượng hậu đãi những người có ác cảm với chúng ta? Còn các Linh mục chỉ giữ mức độ xã giao bình thường với những người không hợp tính đã có thể bị cho là “đối xử phân biệt”. Linh mục làm sao có thể làm vừa lòng hết mọi người được. Vô tình hay hữu ý các Linh mục bị biến thành những “nàng dâu” trăm họ để rồi bị những bà mẹ chồng độc ác thẳng tay “trừng phạt” không thương tiếc. Thiết nghĩ nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của các ngài, chúng ta sẽ dễ thông cảm hơn thay vì quá hà khắc trong suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta trong việc phán xử những mối quan hệ xã hội của các Linh mục. Nếu các Linh mục được nhiều nhóm hay nhiều người mến mộ, chúng ta nên cảm tạ Chúa thay vì chỉ trích hay lên án các ngài cố tình chia rẽ, phân biệt hay “lấn sân”.
Thứ tư: sự cô đơn ghê gớm mà các Linh Mục phải đón nhận chính là một trong những nguyên nhân của những tiêu cực đã xảy ra. Sau Thánh lễ, chúng ta còn có bữa cơm thân mật với gia đình, quy tụ Ông Bà, vợ chồng, con cháu hay với bạn bè, còn Linh mục, đặc biệt ở xứ Bắc Mỹ này thì thường hay phải lủi thủi một mình trong cô đơn với những bữa ăn qua loa đạm bạc hay là phần thức ăn được hâm nóng lại từ microwave. Sau bữa ăn gia đình chúng ta còn có người để tâm sự, còn các Linh mục nhất là những vị phải coi xứ ở vùng thôn quê, ở cái đất mênh mông “Cò bay gãy cánh” của Canada và Mỹ này, thì chẳng có ai mà chia sẻ và bầu bạn. Buồn vui chỉ biết tâm sự với Chúa, mà Chúa Nhân từ thì lúc nào cũng im lặng trên cây Thập Tự huyền bí. Tôi biết để lấp vào những khoảng trống những cô đơn ấy, một số Linh mục đã nghĩ ra những việc làm tích cực như viết, đọc sách để trau dồi thêm kiến thức mục vụ và giảng thuyết, làm việc thiện… nhưng không phải ai cũng có thể biến cô đơn thành hạnh phúc thành những việc hữu ích được. Vậy nếu chúng ta thật sự cảm nhận được những cô đơn của các Linh mục, biết nâng đỡ các ngài bằng những lời động viên chân thành, bằng những bữa ăn đơn sơ nhưng ấm cúng tình người, hay viếng thăm Giáo xứ nơi các ngài phục vụ, thì thiết nghĩ phần nào chúng ta cũng có thể an ủi động viên để các ngài có thêm nghị lực trên con đường dấn thân.
Thứ năm: các Linh mục ở hải ngoại, thường gặp rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, và đời sống Đức tin. Giảng tiếng Việt đã khó, giảng bằng tiếng Anh càng khó hơn. Tư duy Thần học hay Triết học đã khó, chuyển nó sang tiếng Anh đương nhiên khó hơn. Ý tưởng có hay mà nói người ta không hiểu thì cũng làm giáo dân chán ngán hay phàn nàn. Rồi sự khác biệt về văn hóa cũng gây không ít khó khăn cho các Linh mục khi làm việc không những chỉ với người bản xứ mà chính cả người những người Việt hải ngoại. Tỉ dụ như thấy một em bé dễ thương, đưa tay lên nựng má của bé là cử trìu mến rất bình thường của văn hóa Việt Nam, nhưng ở Bắc Mỹ này thì hãy coi chừng. Các Linh mục được đào tạo cẩn thận sẽ không làm như thế với các trẻ em người bản xứ, nhưng có nên làm như thế với trẻ em của người Việt hải ngoại không? Đây là vấn đề nan giải bởi vì có ai biết được cha mẹ của các bé đã “Tây hóa” hay còn “thuần Việt”. Nếu đã “Tây hóa” thì coi chừng họ dùng luật Tây mà đối xử thì “họa vô đơn chí”. Ở đây không có ý nói văn hóa của Tây là sai, nhưng là khác với chúng ta. Để biết được điều gì người Việt “theo Tây” và điều gì không thì rất khó! Cũng vậy, đời sống Đức tin ở đây cũng khác hẳn với Việt Nam. Các cha ở Việt Nam, giảng lễ có vài trăm hay thậm chí vài ngàn người, đó là một nguồn cảm hứng tự nhiên nhưng ở hải ngoại, nhất là các cha coi xứ ở vùng thôn quê mà giáo dân đại đa số là người cao niên, nhiều lúc cha giảng cha nghe, vì ở dưới giáo dân thì chỉ có lác đác vài người mà những người cao niên thì hay buồn ngủ. Cha đang hùng hồn nhập đề trên bục giảng thì ở dưới một số vị cao niên đã “kéo đàn cò” khò khe. Giám mục ở Việt Nam xuống thăm Giáo xứ thì các cha xứ và giáo dân đã chuẩn bị vài tháng trước để đón tiếp. Còn ở hải ngoại, có lần tôi nghe kể Giám mục đi xuống các vùng thôn quê ban phép Bí tích Thêm Sức, lỡ đi sớm nửa tiếng đồng hồ thì phải ngồi ngoài xe chờ cha xứ đúng giờ mở cửa Nhà thờ thì mới được vào. Giám mục mà còn được đón tiếp như thế, huống chi là Linh mục. Ai không có ý chí theo Chúa thật kiên cường hẳn cũng phải có chút chạnh lòng. Nếu chúng ta cảm nhận được những khó khăn đó, hãy cố gắng thông cảm với các ngài nhiều hơn, bởi vì chính chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn về ngôn ngữ, phong tục và đời sống Đức tin ở xứ người. Nếu chúng ta sẵn lòng nâng đỡ đồng hương, thì chúng ta càng nên cảm thông và nâng đỡ các Linh mục đồng hương. Hãy nguyện cầu cho chúng ta biết gìn giữ và phát huy những thuần phong mỹ tục của Việt Nam trên xứ người để đời sống Đức Tin của chúng ta luôn mạnh mẽ và có thể làm những tấm gương sáng cho người bản xứ.
Thứ sáu: nhân sinh quan hay cách nhìn về Thiên chức Linh mục ở hải ngoại khác hẳn với ở Việt Nam. Người bản xứ xem mục vụ của Linh mục như một công việc và có sự phân định rõ ràng bởi vì họ trả lương cho Linh mục. Còn ở Việt Nam, Linh mục không có lương. Một khi đã trả lương và công việc được phân định rạch ròi, thì họ cũng mong chờ những năng suất hiệu quả trong công việc. Do đó, nếu công việc không có kết quả tốt thì tự nhiên họ sẽ có những phản ứng trái ngược. Giáo dân ở Việt Nam thấy năng suất kém, thường cũng chẳng dám nói gì, nhưng giáo dân ở hải ngoại, với ảnh hưởng phần nào chủ nghĩa cá nhân và tự do ngôn luận, họ sẽ rất thẳng thắn trong lời nói mà “sự thật thì mích lòng”. Đây luôn là một trong những thách đố lớn nhất của các Linh mục Việt Nam khi làm việc ở hải ngoại. Nếu nghe những lời góp ý thẳng thắn đó mà các Linh mục phản ứng mạnh mẽ lại và nghĩ rằng giáo dân phải nghe hay tuân thủ như ở Việt Nam thì sự việc càng trở nên xấu hơn. Sự ngộ nhận về quyền bính cũng có thể đưa các Linh mục tới những khó khăn khác trong khi làm việc với các giáo xứ người bản xứ hay cộng đoàn Việt Nam ở hải ngoại.
Cuối cùng một nan giải nữa là ở Việt Nam, các Linh mục thường có kiến thức cao hơn giáo dân, nhất là ở những vùng nông thôn. Linh mục không chỉ là vị lãnh đạo tinh thần mà còn là một “cố vấn”. Giáo dân ở Việt Nam, cần lời khuyên hay kế hoạch trong công việc, quan hệ xã hội hay đời sống gia đình, họ thường chạy tới các Linh mục để được hướng dẫn hay khuyên giải. Nhưng ở hải ngoại, giáo dân có học vị cao, hiểu biết và kinh nghiệm nhiều là chuyện không hiếm. Thế nên các Linh mục khi giảng lễ đã phải luôn rất cẩn thận. Theo tôi, để bài giảng có sức thu hút, nếu bài giảng chỉ có chiều sâu về Thần học mà thôi thì vẫn chưa đủ mà phải có chiều cao về kiến thức và chiều rộng với đời sống thực tế, chứ giảng chuyện quá mênh mông, giáo dân cũng ngán mà khi đã ngán họ sẽ bỏ hoặc đi lễ nhà thờ khác. Quan trọng hơn cả là phải hiểu rằng bài giảng là sự chia sẻ để rồi người giáo dân mang về những bài học quý giá để sống đạo tốt hơn, chứ không phải dạy họ. Rất nhiều người trong họ có đủ kiến thức để nhận định và tự học hỏi chứ không phải được “dạy dỗ”. Đôi khi máu “hùng biện” nổi lên, có một số Cha khi giảng đã chú tâm quá nhiều đến yếu tố “dạy dỗ” thay vì chia sẻ và liên hệ Lời Chúa với thực tế đời thường để rồi qua đó giáo dân có thể áp dụng để sống tốt hơn cả đời và đạo. Vậy hãy cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần để Chúa ban cho các ngài biết nhận ra những gì thật sự hữu ích cho giáo dân trong các bài giảng để lời Chúa biến Đức Tin của giáo dân thành hành động bởi vì “Đức Tin không hành động là Đức Tin chết” như lời Thánh Giacôbê Tông đồ đã nói.
Xin chia sẻ một đôi chút tâm tình suy tư về cuộc đời phục vụ của các Linh mục. Những tâm tình ấy ít nhiều đã khiến tâm hồn tôi lắng đọng và kiểm điểm lại chính mình trong suy nghĩ, hành động và lời nói cũng như có cái nhìn thực tế hơn, cởi mở hơn và quan trọng nhất là cảm thông được những khó khăn, những Thánh giá mà các Linh mục phải vác trên con đường theo Chúa. Ước mong rằng khi chia sẻ những suy nghĩ và những tâm tình này, bạn đọc cũng dành vài phút suy nghĩ về đời Linh mục và qua đó bạn cũng sẽ cảm thông, nâng đỡ và tiếp tục cầu nguyện cho các ngài để các ngài luôn nhận ra cuộc đời Linh mục là nguồn hạnh phúc vô biên là nguồn ân sủng tuyệt vời. Năm 2009 là năm dành riêng để Giáo Hội cầu nguyện cho các Linh mục, nhưng nếu được, chúng ta hãy có những lời cầu nguyện chân thành cho các ngài trong các buổi kinh tối gia đình. Vui mừng thay khi thấy người anh em được Chúa nâng lên Hàng Tư Tế. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục đồng hành và ban cho Tân Linh mục nhiều ân sủng để ngài sẵn sàng đón nhận những Thánh Giá và vượt thắng mọi khó khăn trong tương lai và trở thành một Mục Tử đắc lực, ưu tú trên con đường phục vụ tha nhân và làm rạng danh Thiên Chúa.
Canada Mùa Đông 2014
Người Giáo dân Phaolô T.P.
Mến tặng người anh em, Tân Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Thủy
Mỗi lần được tham dự Thánh lễ phong chức Linh mục, sự thánh thiện và trang trọng của các nghi thức trong Thánh lễ, của những bài Thánh nhạc ca khen Thiên chức Linh mục dễ làm chúng ta nghĩ tới hay kỳ vọng về sự hoàn hảo của cuộc đời Linh mục. Thật cao cả thay một con người bình thường, nay được Thiên Chúa nâng lên Hàng Tư Tế, một cuộc đời tươi đẹp như một nụ hồng đang hé nở trong một mảnh vườn được chăm sóc chu đáo. Thế nhưng những ấn tượng tốt đẹp ấy sẽ không bao giờ đủ nếu chúng ta không có cái nhìn cảm thông và thực tế về cuộc đời Linh mục. Nhân lễ thụ phong Linh mục của Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Thủy ở Regina, Canada, tôi muốn dành ít thời gian để suy tư về những khó khăn hay tạm gọi là Thánh giá mà các Linh mục có thể sẽ phải đón nhận trong cuộc đời của các ngài, và qua đó tôi muốn bạn đọc có cái nhìn cảm thông hơn và tiếp tục cầu nguyện cho các ngài. Đây chỉ là những suy nghĩ của riêng tôi, một giáo dân, từ những cảm nghiệm và chứng kiến được từ cuộc đời phục vụ của các Linh mục nơi xứ người.
Hẳn chúng ta đồng ý rằng dù các Linh Mục luôn phấn đấu để không lụy vào những “Hỷ, Nộ, Ái, Ố” của kiếp người, nhưng quả thật những vui buồn sướng khổ của đời Linh Mục có khi còn thấm thía, sâu sắc và nặng nề hơn. Có thể nói Thánh giá các ngài vác có khi còn nặng ký hơn cả Thánh giá của chúng ta trong đời sống gia đình mà theo thiển ý của tôi, chúng bắt nguồn từ những lý do sau:
Thứ nhất: Chúa ban cho chúng ta những khả năng khác nhau và Chúa dùng những khả năng ấy theo cách riêng của Ngài. Thật không công bằng khi chúng ta so sánh người này với người khác, Cha này với Cha kia. Vâng, trong thực tế, giáo dân chúng ta thường hay làm như vậy. Không ít lần chúng ta nghe những lời bình phẩm: “Cha đó giảng dai, giảng dài, giảng dở…” hay: “Thôi, mình hãy xem Cha là Thánh giá của Cộng đoàn mình”. Có bao giờ chúng ta nghĩ được rằng Thánh Ý của Thiên Chúa rất diệu kỳ và Chúa dùng mỗi người tùy theo khả năng của họ? Nhìn vào mười hai Tông đồ mà Chúa đã chọn để xây dựng Giáo Hội sơ khai của Ngài. Các ngài chỉ là những con người rất bình thường, ít học thức. Họ chỉ là những ngư phủ, hay nhân viên thu thuế (mà xã hội thời đó cho là những kẻ tội lỗi), hay thậm chí còn là người từng đi truy lùng, bắt bớ những người tin theo Chúa, thế mà Chúa đã chọn các ngài làm trụ cột để xây dựng Hội Thánh. Tuyệt vời thay, với sự quy tụ và khởi đầu từ những con người bình thường đó mà Giáo hội đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một tổ chức chặt chẽ vững vàng, mà theo tôi, khó có một tổ chức nào trên thế giới có thể sánh bằng. Phải chăng thời Chúa Giêsu không có những người học thức cao hơn? Dĩ nhiên là không bởi chúng ta đã từng nghe trong Phúc âm nhắc nhiều đến giới luật sĩ, là những người có trình độ học vấn chắc hẳn là cao hơn những thợ chài lưới. Hay như câu chuyện về cuộc đời của Cha Thánh Gioan Maria Vianney. Phải chăng là ngẫu nhiên mà Chúa đã chọn ngài làm Linh mục, một người từng bị Bề trên của chủng viện nhận xét là “quá dốt” và cho rằng sẽ không bao giờ vượt qua nổi các chương trình huấn luyện để có thể trở thành Linh mục. Ấy thế mà sau này Gioan Maria Vianney lại trở thành một Linh mục giảng thuyết nổi tiếng, một Linh mục với những khả năng mục vụ đánh động lòng người và được Giáo Hội tuyên phong vào sổ bộ các Thánh, được đặt làm Bổn mạng của các Cha xứ. Qua những dẫn chứng đơn giản trên, chúng ta hiểu rằng Thánh ý Chúa rất diệu kỳ, con người sẽ không thể nào hiểu hết được và Chúa có cách riêng của Ngài khi chọn và dùng các Linh mục. Thiết nghĩ, thay vì so sánh hay phê bình khả năng của các Linh mục, chúng ta hãy suy niệm thêm về Ý Chúa và thêm lời cầu nguyện để các ngài nhận thức được những khả năng và giới hạn của mình, sẵn sàng hiến dâng và sẵn sàng sống theo Thánh ý Chúa, để các ngài có thể phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục nhược điểm, để cánh đồng Dân Chúa luôn được sinh hoa và kết trái mỹ mãn như ý Chúa muốn. Chúng ta cũng cần cầu nguyện cho chính mình để có thể đón nhận và nếu thực sự cần thì góp ý một cách chân tình những khuyết điểm của các ngài như những người con tâm sự với người cha chứ không bình phẩm, so sánh hay phê phán để rồi mang lại những ảnh hưởng xấu cho người khác.
Thứ hai: một số người trong chúng ta thường kỳ vọng hay thần tượng hóa các Linh mục. Đành rằng các ngài, với Thiên chức mà Chúa đã trao ban phải luôn cố gắng để xứng đáng là những nhà lãnh đạo tâm linh, nhưng các ngài cũng là những con người như chúng ta, cũng phải trải nghiệm qua những “Hỷ, Nộ, Ái, Ố” và cũng là những tội nhân. Các Thánh cũng đã từng là những tội nhân. Thời trai trẻ, Thánh Augustino từng là người có lối sống trụy lạc, sa đọa nhưng rồi hoán cải và trở thành Giám mục Tiến sĩ của Hội Thánh. Chúng ta cũng thấy các Linh mục giận hờn, lớn tiếng và có khi còn nặng lời với giáo dân. Đã không ít lần chúng ta thấy hay nghe biết một số các Linh mục cũng bị ảnh hưởng, cám dỗ bở sức mạnh của đồng tiền. Đành rằng có nhiều vị sử dụng tiền bạc cho những công việc hữu ích như xây dựng Giáo xứ, phát triển Cộng đoàn, giúp đỡ người nghèo hay những công việc truyền giáo. Người ta nói tiền không mua được hạnh phúc nhưng Linh mục cũng phải ăn, phải mặc, phải có những phương tiện thì mới đi làm mục vụ cho giáo dân được. Điều quan trọng là không phải ai cũng xác định được cái ranh giới rõ ràng cái gì là cần thiết và thế nào là đủ. Cũng vậy, nhiều lần chúng ta tỏ ra thất vọng khi nghe một Cha nào đó do không “cẩn ngôn” nên vô tình trong Thánh lễ, đã nói quá nhiều những điều không nhất thiết phải nói. Gặp những tình huống ấy xin hãy thông cảm bởi tôi tin chắc rằng cho dù cẩn trọng tới đâu đi nữa, chính chúng ta cũng có lúc “lỡ lời”. Cái khó ở đây là bởi chúng ta là những người bình thường, thế nên nếu có nói một vài lời không chính xác hay thiếu tế nhị cũng sẽ không hay ít để lại ảnh hưởng xấu nơi người khác, nhưng một lời nói sai của một Linh mục sẽ ảnh hưởng rất nhiều bởi vì các ngài là người của công chúng, người lãnh đạo. Hiểu như thế thì từng cử chỉ lời nói của các Linh mục dễ thường hay bị để ý, soi mói, nhất là một khi chúng ta không còn thiện cảm với các ngài nữa. Bên cạnh những đấu tranh với những cám dỗ trên, một khi đã là con người, nhất là những Linh mục còn trẻ phải đấu tranh cả với “Tiếng Sét Ái Tình”. Có những con chiên mang “bóng dáng của một Thiên Thần” ẩn ẩn hiện hiện để rồi biến hóa thành “loài quỷ dữ sa-tăng” (Bài Đàn Bà của Nhạc Sỹ Song Ngọc) bất cứ lúc nào và đã có lần Linh mục cũng hiến dâng linh hồn trong trắng cho Thiên Thần trần thế đó. Người đời thích quyền bính danh vọng, thế nên có một số linh mục cũng không ngoài quy luật tự nhiên đó. Ngoài tinh thần phục vụ và hy sinh ra, có cha nào thích làm cha phó hơn làm cha Chánh xứ? Có cha nào thích bị “sai khiến” và phải nghe lời cha xứ mãi? Một quy luật tự nhiên là một khi chúng ta thần tượng hóa hay kỳ vọng ở ai nhiều và một khi thần tượng đó bị sụp đổ vì một lỗi lầm nào đó thì chúng ta đau khổ và thật vọng lớn hơn, thậm chí thẳng tay đay nghiến, trừng trị. Xin hãy nhớ câu: “Bảy mươi chưa gọi là lành”. Người sống đến “Thất thập cổ lai hy” vẫn còn là tội nhân, thế thì kết tội hay lên án các Linh mục cũng không phải là chuyện của chúng ta. Xin hãy để Thiên Chúa là Vị Thẩm phán Tối cao nhưng Nhân từ phán xét những lỗi lầm của người khác. Nếu chúng ta bớt thần tượng hóa các ngài và có cái nhìn thông cảm hơn, nâng đỡ hơn khi các ngài gặp phải những lỗi lầm, thì có lẽ chúng ta sẽ phần nào dễ dàng động viên các ngài “sửa sai”, giúp các ngài thức tỉnh và quay về với đường ngay nẻo chính và như thế chúng ta cũng thấy được những thiện chí mà các ngài muốn thực hiện hay tự nó cũng sẽ mang lại sự bình an trong tâm hồn của chúng ta.
Thứ ba: Giáo dân vô tình biến các Linh mục thành những “nàng dâu” trăm họ. Cha nào quá thân thiết với một số người thì bị cho là “thiên vị” hay gây chia rẽ. Sự ngộ nhận này không chỉ xuất phát từ giáo dân mà đôi khi còn xuất phát từ chính các Linh mục. Cha nào đó thân thiết quá với giáo dân của mình cũng bị cha khác cho là “lấn sân”. Còn Linh mục vì mang trong mình trọng trách “cầm cân nảy mực” nên phải quy tắc hay nghiêm khắc một chút thì bị mang tiếng là “không hòa đồng”. Chúng ta hay quên rằng các Linh mục cũng là con người, cho nên các ngài cũng có cần có bạn bè và cũng có những người hợp tính và không hợp tính với các ngài. Có mấy ai trong chúng ta cao thượng hậu đãi những người có ác cảm với chúng ta? Còn các Linh mục chỉ giữ mức độ xã giao bình thường với những người không hợp tính đã có thể bị cho là “đối xử phân biệt”. Linh mục làm sao có thể làm vừa lòng hết mọi người được. Vô tình hay hữu ý các Linh mục bị biến thành những “nàng dâu” trăm họ để rồi bị những bà mẹ chồng độc ác thẳng tay “trừng phạt” không thương tiếc. Thiết nghĩ nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của các ngài, chúng ta sẽ dễ thông cảm hơn thay vì quá hà khắc trong suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta trong việc phán xử những mối quan hệ xã hội của các Linh mục. Nếu các Linh mục được nhiều nhóm hay nhiều người mến mộ, chúng ta nên cảm tạ Chúa thay vì chỉ trích hay lên án các ngài cố tình chia rẽ, phân biệt hay “lấn sân”.
Thứ tư: sự cô đơn ghê gớm mà các Linh Mục phải đón nhận chính là một trong những nguyên nhân của những tiêu cực đã xảy ra. Sau Thánh lễ, chúng ta còn có bữa cơm thân mật với gia đình, quy tụ Ông Bà, vợ chồng, con cháu hay với bạn bè, còn Linh mục, đặc biệt ở xứ Bắc Mỹ này thì thường hay phải lủi thủi một mình trong cô đơn với những bữa ăn qua loa đạm bạc hay là phần thức ăn được hâm nóng lại từ microwave. Sau bữa ăn gia đình chúng ta còn có người để tâm sự, còn các Linh mục nhất là những vị phải coi xứ ở vùng thôn quê, ở cái đất mênh mông “Cò bay gãy cánh” của Canada và Mỹ này, thì chẳng có ai mà chia sẻ và bầu bạn. Buồn vui chỉ biết tâm sự với Chúa, mà Chúa Nhân từ thì lúc nào cũng im lặng trên cây Thập Tự huyền bí. Tôi biết để lấp vào những khoảng trống những cô đơn ấy, một số Linh mục đã nghĩ ra những việc làm tích cực như viết, đọc sách để trau dồi thêm kiến thức mục vụ và giảng thuyết, làm việc thiện… nhưng không phải ai cũng có thể biến cô đơn thành hạnh phúc thành những việc hữu ích được. Vậy nếu chúng ta thật sự cảm nhận được những cô đơn của các Linh mục, biết nâng đỡ các ngài bằng những lời động viên chân thành, bằng những bữa ăn đơn sơ nhưng ấm cúng tình người, hay viếng thăm Giáo xứ nơi các ngài phục vụ, thì thiết nghĩ phần nào chúng ta cũng có thể an ủi động viên để các ngài có thêm nghị lực trên con đường dấn thân.
Thứ năm: các Linh mục ở hải ngoại, thường gặp rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, và đời sống Đức tin. Giảng tiếng Việt đã khó, giảng bằng tiếng Anh càng khó hơn. Tư duy Thần học hay Triết học đã khó, chuyển nó sang tiếng Anh đương nhiên khó hơn. Ý tưởng có hay mà nói người ta không hiểu thì cũng làm giáo dân chán ngán hay phàn nàn. Rồi sự khác biệt về văn hóa cũng gây không ít khó khăn cho các Linh mục khi làm việc không những chỉ với người bản xứ mà chính cả người những người Việt hải ngoại. Tỉ dụ như thấy một em bé dễ thương, đưa tay lên nựng má của bé là cử trìu mến rất bình thường của văn hóa Việt Nam, nhưng ở Bắc Mỹ này thì hãy coi chừng. Các Linh mục được đào tạo cẩn thận sẽ không làm như thế với các trẻ em người bản xứ, nhưng có nên làm như thế với trẻ em của người Việt hải ngoại không? Đây là vấn đề nan giải bởi vì có ai biết được cha mẹ của các bé đã “Tây hóa” hay còn “thuần Việt”. Nếu đã “Tây hóa” thì coi chừng họ dùng luật Tây mà đối xử thì “họa vô đơn chí”. Ở đây không có ý nói văn hóa của Tây là sai, nhưng là khác với chúng ta. Để biết được điều gì người Việt “theo Tây” và điều gì không thì rất khó! Cũng vậy, đời sống Đức tin ở đây cũng khác hẳn với Việt Nam. Các cha ở Việt Nam, giảng lễ có vài trăm hay thậm chí vài ngàn người, đó là một nguồn cảm hứng tự nhiên nhưng ở hải ngoại, nhất là các cha coi xứ ở vùng thôn quê mà giáo dân đại đa số là người cao niên, nhiều lúc cha giảng cha nghe, vì ở dưới giáo dân thì chỉ có lác đác vài người mà những người cao niên thì hay buồn ngủ. Cha đang hùng hồn nhập đề trên bục giảng thì ở dưới một số vị cao niên đã “kéo đàn cò” khò khe. Giám mục ở Việt Nam xuống thăm Giáo xứ thì các cha xứ và giáo dân đã chuẩn bị vài tháng trước để đón tiếp. Còn ở hải ngoại, có lần tôi nghe kể Giám mục đi xuống các vùng thôn quê ban phép Bí tích Thêm Sức, lỡ đi sớm nửa tiếng đồng hồ thì phải ngồi ngoài xe chờ cha xứ đúng giờ mở cửa Nhà thờ thì mới được vào. Giám mục mà còn được đón tiếp như thế, huống chi là Linh mục. Ai không có ý chí theo Chúa thật kiên cường hẳn cũng phải có chút chạnh lòng. Nếu chúng ta cảm nhận được những khó khăn đó, hãy cố gắng thông cảm với các ngài nhiều hơn, bởi vì chính chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn về ngôn ngữ, phong tục và đời sống Đức tin ở xứ người. Nếu chúng ta sẵn lòng nâng đỡ đồng hương, thì chúng ta càng nên cảm thông và nâng đỡ các Linh mục đồng hương. Hãy nguyện cầu cho chúng ta biết gìn giữ và phát huy những thuần phong mỹ tục của Việt Nam trên xứ người để đời sống Đức Tin của chúng ta luôn mạnh mẽ và có thể làm những tấm gương sáng cho người bản xứ.
Thứ sáu: nhân sinh quan hay cách nhìn về Thiên chức Linh mục ở hải ngoại khác hẳn với ở Việt Nam. Người bản xứ xem mục vụ của Linh mục như một công việc và có sự phân định rõ ràng bởi vì họ trả lương cho Linh mục. Còn ở Việt Nam, Linh mục không có lương. Một khi đã trả lương và công việc được phân định rạch ròi, thì họ cũng mong chờ những năng suất hiệu quả trong công việc. Do đó, nếu công việc không có kết quả tốt thì tự nhiên họ sẽ có những phản ứng trái ngược. Giáo dân ở Việt Nam thấy năng suất kém, thường cũng chẳng dám nói gì, nhưng giáo dân ở hải ngoại, với ảnh hưởng phần nào chủ nghĩa cá nhân và tự do ngôn luận, họ sẽ rất thẳng thắn trong lời nói mà “sự thật thì mích lòng”. Đây luôn là một trong những thách đố lớn nhất của các Linh mục Việt Nam khi làm việc ở hải ngoại. Nếu nghe những lời góp ý thẳng thắn đó mà các Linh mục phản ứng mạnh mẽ lại và nghĩ rằng giáo dân phải nghe hay tuân thủ như ở Việt Nam thì sự việc càng trở nên xấu hơn. Sự ngộ nhận về quyền bính cũng có thể đưa các Linh mục tới những khó khăn khác trong khi làm việc với các giáo xứ người bản xứ hay cộng đoàn Việt Nam ở hải ngoại.
Cuối cùng một nan giải nữa là ở Việt Nam, các Linh mục thường có kiến thức cao hơn giáo dân, nhất là ở những vùng nông thôn. Linh mục không chỉ là vị lãnh đạo tinh thần mà còn là một “cố vấn”. Giáo dân ở Việt Nam, cần lời khuyên hay kế hoạch trong công việc, quan hệ xã hội hay đời sống gia đình, họ thường chạy tới các Linh mục để được hướng dẫn hay khuyên giải. Nhưng ở hải ngoại, giáo dân có học vị cao, hiểu biết và kinh nghiệm nhiều là chuyện không hiếm. Thế nên các Linh mục khi giảng lễ đã phải luôn rất cẩn thận. Theo tôi, để bài giảng có sức thu hút, nếu bài giảng chỉ có chiều sâu về Thần học mà thôi thì vẫn chưa đủ mà phải có chiều cao về kiến thức và chiều rộng với đời sống thực tế, chứ giảng chuyện quá mênh mông, giáo dân cũng ngán mà khi đã ngán họ sẽ bỏ hoặc đi lễ nhà thờ khác. Quan trọng hơn cả là phải hiểu rằng bài giảng là sự chia sẻ để rồi người giáo dân mang về những bài học quý giá để sống đạo tốt hơn, chứ không phải dạy họ. Rất nhiều người trong họ có đủ kiến thức để nhận định và tự học hỏi chứ không phải được “dạy dỗ”. Đôi khi máu “hùng biện” nổi lên, có một số Cha khi giảng đã chú tâm quá nhiều đến yếu tố “dạy dỗ” thay vì chia sẻ và liên hệ Lời Chúa với thực tế đời thường để rồi qua đó giáo dân có thể áp dụng để sống tốt hơn cả đời và đạo. Vậy hãy cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần để Chúa ban cho các ngài biết nhận ra những gì thật sự hữu ích cho giáo dân trong các bài giảng để lời Chúa biến Đức Tin của giáo dân thành hành động bởi vì “Đức Tin không hành động là Đức Tin chết” như lời Thánh Giacôbê Tông đồ đã nói.
Xin chia sẻ một đôi chút tâm tình suy tư về cuộc đời phục vụ của các Linh mục. Những tâm tình ấy ít nhiều đã khiến tâm hồn tôi lắng đọng và kiểm điểm lại chính mình trong suy nghĩ, hành động và lời nói cũng như có cái nhìn thực tế hơn, cởi mở hơn và quan trọng nhất là cảm thông được những khó khăn, những Thánh giá mà các Linh mục phải vác trên con đường theo Chúa. Ước mong rằng khi chia sẻ những suy nghĩ và những tâm tình này, bạn đọc cũng dành vài phút suy nghĩ về đời Linh mục và qua đó bạn cũng sẽ cảm thông, nâng đỡ và tiếp tục cầu nguyện cho các ngài để các ngài luôn nhận ra cuộc đời Linh mục là nguồn hạnh phúc vô biên là nguồn ân sủng tuyệt vời. Năm 2009 là năm dành riêng để Giáo Hội cầu nguyện cho các Linh mục, nhưng nếu được, chúng ta hãy có những lời cầu nguyện chân thành cho các ngài trong các buổi kinh tối gia đình. Vui mừng thay khi thấy người anh em được Chúa nâng lên Hàng Tư Tế. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục đồng hành và ban cho Tân Linh mục nhiều ân sủng để ngài sẵn sàng đón nhận những Thánh Giá và vượt thắng mọi khó khăn trong tương lai và trở thành một Mục Tử đắc lực, ưu tú trên con đường phục vụ tha nhân và làm rạng danh Thiên Chúa.
Canada Mùa Đông 2014
Người Giáo dân Phaolô T.P.
Mẩu đối thoại với Thánh Gioan Tẩy gỉa.
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
09:53 13/12/2014
Mẩu đối thoại với Thánh Gioan Tẩy gỉa.
Người tín hữu hôm trước đến viếng thăm nói chuyện với Thánh Gioan tiền hô, hôm nay anh ta lại đến với Thánh nhân lần nữa, cũng tại trong thánh đường, nơi có tượng Thánh Gioan tiền hô.
1. NTH: Con xin chào Thánh nhân. Con là người tín hữu hôm trước đã đến đây và tò mò nói chuyện với Thánh nhân. Về nhà suy nghĩ nhớ lại những gì Thánh nhân đã nói với con. Con rất đỗi vui mừng. Con cám ơn Thánh nhân. Hôm nay con lại đến muốn nói chuyện cùng Thánh nhân nữa. Vậy Thánh nhân có cho phép con không?
Thánh Gioan: Ta chào Bạn. Sao lại không Bạn? Ta vui mừng được nói chuyện với Bạn. Có Bạn đến nói chuyện, ta không cảm thấy lẻ loi một mình cứ đứng trên đế đài ngày này qua ngày khác, năm tháng này qua năm tháng khác. Như vậy còn gì vui hơn nữa.
Có một điều ta muốn nói với Bạn. Đúng hơn ta khen Bạn. Bạn không xin xỏ gì với ta như những người khác hay than thở kêu xin. Lẽ dĩ nhiên ta cũng lắng nghe họ than thở kêu xin, và sẵn sàng cầu bầu xin Thiên Chúa ban ân phúc lành cho họ. Nhưng ta vẫn thích người như Bạn có tâm tâm hồn tìm hiểu đức tin không chỉ cho trái tim tâm hồn mà còn cho cả trí óc hiểu biết nữa. Bạn là người có nếp sống quân bình. Tin kính nhưng cũng có nhu cầu hiểu biết của lý trí về điều mình tin. Xin Bạn cứ tự nhiên.
2. NTH: Thưa Thánh nhân. Không dám đâu, xin cám ơn Thánh nhân. Con chỉ là người tò mò thôi đấy mà.
Hôm trước Thánh nhân đã cắt nghĩa cho con về nhiệm vụ tiền hô của Thánh nhân. Nhưng cũng qua đó Thánh nhân nói đến công việc làm phép rửa cho dân chúng bên bờ sông Jordan. Có phải vì thế mà người ta cũng còn gọi Thánh nhân với danh xưng Tẩy gỉa nữa không?
Thánh Gioan: Bạn đúng là người tò mò. Nhưng sự tò mò của Bạn là điều tốt giúp tâm trí rộng mở hiểu biết thêm. Ta không biết có đúng như thế không. Nhưng ta nghĩ, người ta đặt thêm danh hiệu như thế, có thể họ căn cứ theo sự kiện ta đã đã làm phép rửa cho dân chúng và cho cả Chúa Giêsu nữa, mà đặt thêm danh hiệu tẩy giả này cho ta. Và biết đâu cũng để phân biệt với những vị Gioan khác . Nhưng đó là điều không quan trọng.
Quan trọng ở chỗ, phép rửa ta làm là dấu hiệu nói lên lòng ăn năn thống hối từ bỏ con đường sự dữ, sự tội trở về con đường ngay chính tốt lành, dọn con đường tâm hồn đón tiếp Đấng là ánh sáng cứu độ đến trong trần gian, của người lãnh nhận phép rửa.
3. NTH: Thưa Thánh nhân ngoài hai danh hiệu Tiền hô và Tẩy gỉa, còn có thêm danh hiệu nào đặt cho Thánh nhân nữa không?
Thánh Gioan: Bạn đúng là người tò mò chính hiệu. Không có danh hiệu nào nữa đặt thêm cho ta. Như vậy đủ rồi, và nói lên hết nhiệm vụ chính yếu của ta nữa.
Có điều khi người ta nghe tin ta rao giảng phép rửa ăn ăn thống hối, người ta đến hỏi ta: Ông là ai?. Ta không chút do dự nói ngay: Các ngươi an tâm và đừng lẫn lộn: Ta rao giảng, nhưng ta không phải là Đấng Kito cứu thế, cũng chẳng phải là vị Ngôn sứ nào đâu.
Họ vặn hỏi mãi, ta nói ngay Ta là tiếng hô trong sa mạc hãy dọn đường cho thẳng để Thiên Chúa đến. Họ vẫn chưa chịu bằng lòng với câu trả lời của ta. Họ vặn hỏi thêm: Thế tại sao Ông làm phép rửa?
Ta cũng không ngần ngại nói ngay: Các Ông nên biết cho điều này. Ta rao giảng làm phép rửa trong nước. Nhưng có Đấng quyền thế hơn ta. Người đang ở giữa các ông mà các ông không nhận ra Người. Còn ta, ta đâu có xứng đáng hầu hạ cởi quai dép cho Người.
4. NTH: Như thế Thánh nhân còn có thêm danh hiệu là tiếng hô trong sa mạc nữa. Tiếng hô của Thánh nhân là lời loan báo, tiếng kêu gọi con người trở về với con đường đời sống ngay chính. Nhưng tiếng hô đó của ngài còn loan báo gì khác hơn nữa không?
Thánh Gioan: Phải, tiếng hô là lời rao giảng loan báo của ta không chỉ dừng lại nơi đó. Nhưng quy tới một đích điểm, đúng hơn tới một con người. Con người đó là Thiên Chúa xuống trần gian làm người giữa xã hội con người .
5. NTH: Vị Thiên Chúa làm người đó là ai vậy?
Thánh Gioan: Vị Thiên Chúa làm người đó chính là Con Thiên Chúa tên là Giêsu Kitô.
Vị đó là Ánh sáng của Tiên Chúa từ trời cao xuống hiện thân làm người. Ánh sáng của Ngài không là ánh sáng đèn điện chiếu tỏa tia sáng cực mạnh nóng bỏng làm chói mắt. Không, không phải như thế. Ánh sáng chiếu tỏa từ nơi Ngài là ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa, ánh sáng tình yêu mến của Trời cao, ánh sáng niềm hy vọng cho con người, ánh sáng ơn tha thứ làm hòa giữa Trời và đất, giữa Thiên Chúa với con người.
6. NTH: Làm sao Thánh nhân có thể qủa quyết thuyết phục người nghe như thế được?
Thánh Gioan: Nhiệm vụ của ta là rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng đến trong trần gian.
Mốc điểm thời tiết là hình ảnh tốt giúp cắt nghĩa hiểu về ánh sáng của Chúa Giêsu. Bạn biết không, theo dòng tộc gia đình, ta là anh em họ hàng với Chúa Giêsu sinh ra làm người. Ta sinh ra đời trước Chúa Giêsu vào ngày 24.06. Còn Chúa Giesu sinh ra vào ngày 25.12.
Theo luật tuần hoàn trong vũ trụ thiên nhiên, vào cuối tháng Sáu thời tiết bắt đầu vào mùa Hè, mặt trời chiếu sáng ngày dài hơn ban đêm. Và cũng từ thời cao điểm đó, mỗi ngày thời tiết xuay chuyển mặt trời ngắn lại, ban đêm tối trời dần dài hơn thêm ra. Và cao điểm ngày ngắn ít ánh sáng mặt trời chiếu, ban đêm dài nhất trong năm là những ngày cuối tháng Mười Hai.
Ta sinh ra vào ngày 24.06. ngày cao điểm trời sáng, Và sau ngày đó từ từ ngày ngắn lại, đêm tối dài thêm ra.
Chúa Giêsu sinh ra làm người vào đêm tối trời nhất trong năm ngày 25.12. Và từ sau ngày này ánh sáng ban ngay từ từ dài thêm ra, đêm tối trời ngắn lại.
Chúa Giêsu sinh ra làm người vào thời gian đêm tối trời. Sự sinh ra của Ngài vào thời điểm đó nói lên: Ngài đem ánh sáng từ trời cao soi chiếu vào đêm tối trần gian. Đêm tối trần gian trong không gian thời gian thời tiết hình thể địa lý, và đêm tối trong tâm hồn con người vì sự dữ tội lỗi che khuất làm ra cho tối tăm.
Ngài đến trần gian mang ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Sau này khi ra rao giảng, chính Ngài đã nói Ngài là ánh sáng cho trần gian.
Rồi cũng vào ngày 25.12. thời thượng cổ xa xưa dân tộc Roma dành kính thờ Thần Mặt Trời.
Nên ngày lễ kỷ niệm Chúa giáng sinh ngày 25.12. nói lên ý nghĩa căn bản của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng, đi vào soi chiếu ánh sáng trong đêm tối trần gian. Ánh sáng ơn cứ độ của Chúa xóa tan bóng tối, đem lại sự an bình cho con người.
7. NTH: Thưa Thánh nhân, Kinh Thánh đề cập đến Thánh nhân với ánh sáng như thế nào?
Thánh Gioan : Ta rao giảng kêu gọi con người dọn con đường tâm hồn cho Chúa đến. Nhưng Vị Thánh tên là Gioan, người Tông đồ trực tiếp của Chúa Giêsu, và sau này đã phụng dưỡng nuôi đức mẹ Maria sau khi Chúa Giêsu về trời, đã viết Phúc âm Chúa Giêsu. Trong đó Ông nói đến ta ngay trong phần đầu của sách Phúc âm: „Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng cho ánh sáng.“ Ga 1,6-8.
8. NTH: Thưa Thánh nhân, Thánh nhân có biết mình sinh ra vào thời nào không?
Thánh Gioan: Thời của ta lúc sinh ra không có giấy khai sinh như bây giờ. Nên ta không biết mình sinh ra thời nào.
Sau này trong đời sống, theo khoa học người ta làm ra lịch năm tháng ngày giờ cho phân biệt rõ ràng như đang dùng ngày hôm nay. Theo cách tính niên lịch, người ta lấy năm Chúa Giêsu giáng sinh là năm thứ nhất sau Chúa giáng sinh, tiếng khoa học họ gọi là năm thứ nhất sau Công nguyên. Như thế biến cố Chúa Giêsu sinh ra làm người là mốc điểm giữa hai thời đại trước và sau Công nguyên. Ta sinh ra đời trước Chúa Giêsu nửa năm. Vậy ta chào đời cùng năm với Chúa Giêsu.
Người ta không biết rõ năm nào Chúa Giêsu sinh ra. Có thuyết cho rằng , vì sau này mới làm lịch, nên tính sai năm Chúa sinh ra đời, và có lẽ Chúa Giêsu sinh ra trước đó rồi, năm 7. trước Công nguyên.
Thánh sử Luca viết trong Phúc âm Chúa Giêsu có nói đến thời điểm lịch sử chính trị và tôn giáo lúc ta đi ra rao giảng làm phép rửa ăn năn thống hối dọn đường cho Chúa:
„ Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tiberio, thời quan Pontius Pilatus làm tổng trấn miền Judea, Herode làm tiểu vương miền Galileo, người em là Philiphe làm tiểu vương miền Iture và Khana va Caipha làm Thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là Ông Gioan trong hoang địa. Ông dđi khắp vùng ven sông Jordan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.“ Lc 3, 1-3.
9. NTH: Con cám ơn Thánh nhân đã chỉ dẫn cho con hiểu rõ về vai trò của Thánh nhân trong công việc xây đắp gìn giữ đức tin vào Chúa. Qua đó con dần hiểo rõ ra hơn, tại sao Hội Thánh hằng năm vào mùa Vọng lấy hình ảnh cùng đời sống Thánh nhân ra làm trung tâm cho giáo lý.
Thánh nhân cùng với đức mẹ Maria là hai nhân vật chính yếu trong mùa Vọng. Cả hai trông mong chờ đợi Chúa đến, và giúp mọi người hướng tâm hồn trông chờ Chúa đến.
Thánh Gioan: Ta cám ơn Bạn cũng như hôm trước đã đến thăm viếng ta và trò truyện với ta. Điều này thật đáng qúi lắm.
Ta cầu chúc Bạn khoẻ mạnh, lòng tràn đầy niềm vui cùng sự hăng say nhiệt thành nếp sống tinh thần cho trái tim cùng trí khôn suy biết nữa. Chúc thành công.
Mùa Vọng 2014
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Phóng tác du theo Phúc âm Chúa Nhật III. mùa Vọng
Người tín hữu hôm trước đến viếng thăm nói chuyện với Thánh Gioan tiền hô, hôm nay anh ta lại đến với Thánh nhân lần nữa, cũng tại trong thánh đường, nơi có tượng Thánh Gioan tiền hô.
1. NTH: Con xin chào Thánh nhân. Con là người tín hữu hôm trước đã đến đây và tò mò nói chuyện với Thánh nhân. Về nhà suy nghĩ nhớ lại những gì Thánh nhân đã nói với con. Con rất đỗi vui mừng. Con cám ơn Thánh nhân. Hôm nay con lại đến muốn nói chuyện cùng Thánh nhân nữa. Vậy Thánh nhân có cho phép con không?
Thánh Gioan: Ta chào Bạn. Sao lại không Bạn? Ta vui mừng được nói chuyện với Bạn. Có Bạn đến nói chuyện, ta không cảm thấy lẻ loi một mình cứ đứng trên đế đài ngày này qua ngày khác, năm tháng này qua năm tháng khác. Như vậy còn gì vui hơn nữa.
Có một điều ta muốn nói với Bạn. Đúng hơn ta khen Bạn. Bạn không xin xỏ gì với ta như những người khác hay than thở kêu xin. Lẽ dĩ nhiên ta cũng lắng nghe họ than thở kêu xin, và sẵn sàng cầu bầu xin Thiên Chúa ban ân phúc lành cho họ. Nhưng ta vẫn thích người như Bạn có tâm tâm hồn tìm hiểu đức tin không chỉ cho trái tim tâm hồn mà còn cho cả trí óc hiểu biết nữa. Bạn là người có nếp sống quân bình. Tin kính nhưng cũng có nhu cầu hiểu biết của lý trí về điều mình tin. Xin Bạn cứ tự nhiên.
2. NTH: Thưa Thánh nhân. Không dám đâu, xin cám ơn Thánh nhân. Con chỉ là người tò mò thôi đấy mà.
Hôm trước Thánh nhân đã cắt nghĩa cho con về nhiệm vụ tiền hô của Thánh nhân. Nhưng cũng qua đó Thánh nhân nói đến công việc làm phép rửa cho dân chúng bên bờ sông Jordan. Có phải vì thế mà người ta cũng còn gọi Thánh nhân với danh xưng Tẩy gỉa nữa không?
Thánh Gioan: Bạn đúng là người tò mò. Nhưng sự tò mò của Bạn là điều tốt giúp tâm trí rộng mở hiểu biết thêm. Ta không biết có đúng như thế không. Nhưng ta nghĩ, người ta đặt thêm danh hiệu như thế, có thể họ căn cứ theo sự kiện ta đã đã làm phép rửa cho dân chúng và cho cả Chúa Giêsu nữa, mà đặt thêm danh hiệu tẩy giả này cho ta. Và biết đâu cũng để phân biệt với những vị Gioan khác . Nhưng đó là điều không quan trọng.
Quan trọng ở chỗ, phép rửa ta làm là dấu hiệu nói lên lòng ăn năn thống hối từ bỏ con đường sự dữ, sự tội trở về con đường ngay chính tốt lành, dọn con đường tâm hồn đón tiếp Đấng là ánh sáng cứu độ đến trong trần gian, của người lãnh nhận phép rửa.
3. NTH: Thưa Thánh nhân ngoài hai danh hiệu Tiền hô và Tẩy gỉa, còn có thêm danh hiệu nào đặt cho Thánh nhân nữa không?
Thánh Gioan: Bạn đúng là người tò mò chính hiệu. Không có danh hiệu nào nữa đặt thêm cho ta. Như vậy đủ rồi, và nói lên hết nhiệm vụ chính yếu của ta nữa.
Có điều khi người ta nghe tin ta rao giảng phép rửa ăn ăn thống hối, người ta đến hỏi ta: Ông là ai?. Ta không chút do dự nói ngay: Các ngươi an tâm và đừng lẫn lộn: Ta rao giảng, nhưng ta không phải là Đấng Kito cứu thế, cũng chẳng phải là vị Ngôn sứ nào đâu.
Họ vặn hỏi mãi, ta nói ngay Ta là tiếng hô trong sa mạc hãy dọn đường cho thẳng để Thiên Chúa đến. Họ vẫn chưa chịu bằng lòng với câu trả lời của ta. Họ vặn hỏi thêm: Thế tại sao Ông làm phép rửa?
Ta cũng không ngần ngại nói ngay: Các Ông nên biết cho điều này. Ta rao giảng làm phép rửa trong nước. Nhưng có Đấng quyền thế hơn ta. Người đang ở giữa các ông mà các ông không nhận ra Người. Còn ta, ta đâu có xứng đáng hầu hạ cởi quai dép cho Người.
4. NTH: Như thế Thánh nhân còn có thêm danh hiệu là tiếng hô trong sa mạc nữa. Tiếng hô của Thánh nhân là lời loan báo, tiếng kêu gọi con người trở về với con đường đời sống ngay chính. Nhưng tiếng hô đó của ngài còn loan báo gì khác hơn nữa không?
Thánh Gioan: Phải, tiếng hô là lời rao giảng loan báo của ta không chỉ dừng lại nơi đó. Nhưng quy tới một đích điểm, đúng hơn tới một con người. Con người đó là Thiên Chúa xuống trần gian làm người giữa xã hội con người .
5. NTH: Vị Thiên Chúa làm người đó là ai vậy?
Thánh Gioan: Vị Thiên Chúa làm người đó chính là Con Thiên Chúa tên là Giêsu Kitô.
Vị đó là Ánh sáng của Tiên Chúa từ trời cao xuống hiện thân làm người. Ánh sáng của Ngài không là ánh sáng đèn điện chiếu tỏa tia sáng cực mạnh nóng bỏng làm chói mắt. Không, không phải như thế. Ánh sáng chiếu tỏa từ nơi Ngài là ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa, ánh sáng tình yêu mến của Trời cao, ánh sáng niềm hy vọng cho con người, ánh sáng ơn tha thứ làm hòa giữa Trời và đất, giữa Thiên Chúa với con người.
6. NTH: Làm sao Thánh nhân có thể qủa quyết thuyết phục người nghe như thế được?
Thánh Gioan: Nhiệm vụ của ta là rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng đến trong trần gian.
Mốc điểm thời tiết là hình ảnh tốt giúp cắt nghĩa hiểu về ánh sáng của Chúa Giêsu. Bạn biết không, theo dòng tộc gia đình, ta là anh em họ hàng với Chúa Giêsu sinh ra làm người. Ta sinh ra đời trước Chúa Giêsu vào ngày 24.06. Còn Chúa Giesu sinh ra vào ngày 25.12.
Theo luật tuần hoàn trong vũ trụ thiên nhiên, vào cuối tháng Sáu thời tiết bắt đầu vào mùa Hè, mặt trời chiếu sáng ngày dài hơn ban đêm. Và cũng từ thời cao điểm đó, mỗi ngày thời tiết xuay chuyển mặt trời ngắn lại, ban đêm tối trời dần dài hơn thêm ra. Và cao điểm ngày ngắn ít ánh sáng mặt trời chiếu, ban đêm dài nhất trong năm là những ngày cuối tháng Mười Hai.
Ta sinh ra vào ngày 24.06. ngày cao điểm trời sáng, Và sau ngày đó từ từ ngày ngắn lại, đêm tối dài thêm ra.
Chúa Giêsu sinh ra làm người vào đêm tối trời nhất trong năm ngày 25.12. Và từ sau ngày này ánh sáng ban ngay từ từ dài thêm ra, đêm tối trời ngắn lại.
Chúa Giêsu sinh ra làm người vào thời gian đêm tối trời. Sự sinh ra của Ngài vào thời điểm đó nói lên: Ngài đem ánh sáng từ trời cao soi chiếu vào đêm tối trần gian. Đêm tối trần gian trong không gian thời gian thời tiết hình thể địa lý, và đêm tối trong tâm hồn con người vì sự dữ tội lỗi che khuất làm ra cho tối tăm.
Ngài đến trần gian mang ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Sau này khi ra rao giảng, chính Ngài đã nói Ngài là ánh sáng cho trần gian.
Rồi cũng vào ngày 25.12. thời thượng cổ xa xưa dân tộc Roma dành kính thờ Thần Mặt Trời.
Nên ngày lễ kỷ niệm Chúa giáng sinh ngày 25.12. nói lên ý nghĩa căn bản của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng, đi vào soi chiếu ánh sáng trong đêm tối trần gian. Ánh sáng ơn cứ độ của Chúa xóa tan bóng tối, đem lại sự an bình cho con người.
7. NTH: Thưa Thánh nhân, Kinh Thánh đề cập đến Thánh nhân với ánh sáng như thế nào?
Thánh Gioan : Ta rao giảng kêu gọi con người dọn con đường tâm hồn cho Chúa đến. Nhưng Vị Thánh tên là Gioan, người Tông đồ trực tiếp của Chúa Giêsu, và sau này đã phụng dưỡng nuôi đức mẹ Maria sau khi Chúa Giêsu về trời, đã viết Phúc âm Chúa Giêsu. Trong đó Ông nói đến ta ngay trong phần đầu của sách Phúc âm: „Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng cho ánh sáng.“ Ga 1,6-8.
8. NTH: Thưa Thánh nhân, Thánh nhân có biết mình sinh ra vào thời nào không?
Thánh Gioan: Thời của ta lúc sinh ra không có giấy khai sinh như bây giờ. Nên ta không biết mình sinh ra thời nào.
Sau này trong đời sống, theo khoa học người ta làm ra lịch năm tháng ngày giờ cho phân biệt rõ ràng như đang dùng ngày hôm nay. Theo cách tính niên lịch, người ta lấy năm Chúa Giêsu giáng sinh là năm thứ nhất sau Chúa giáng sinh, tiếng khoa học họ gọi là năm thứ nhất sau Công nguyên. Như thế biến cố Chúa Giêsu sinh ra làm người là mốc điểm giữa hai thời đại trước và sau Công nguyên. Ta sinh ra đời trước Chúa Giêsu nửa năm. Vậy ta chào đời cùng năm với Chúa Giêsu.
Người ta không biết rõ năm nào Chúa Giêsu sinh ra. Có thuyết cho rằng , vì sau này mới làm lịch, nên tính sai năm Chúa sinh ra đời, và có lẽ Chúa Giêsu sinh ra trước đó rồi, năm 7. trước Công nguyên.
Thánh sử Luca viết trong Phúc âm Chúa Giêsu có nói đến thời điểm lịch sử chính trị và tôn giáo lúc ta đi ra rao giảng làm phép rửa ăn năn thống hối dọn đường cho Chúa:
„ Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tiberio, thời quan Pontius Pilatus làm tổng trấn miền Judea, Herode làm tiểu vương miền Galileo, người em là Philiphe làm tiểu vương miền Iture và Khana va Caipha làm Thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là Ông Gioan trong hoang địa. Ông dđi khắp vùng ven sông Jordan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.“ Lc 3, 1-3.
9. NTH: Con cám ơn Thánh nhân đã chỉ dẫn cho con hiểu rõ về vai trò của Thánh nhân trong công việc xây đắp gìn giữ đức tin vào Chúa. Qua đó con dần hiểo rõ ra hơn, tại sao Hội Thánh hằng năm vào mùa Vọng lấy hình ảnh cùng đời sống Thánh nhân ra làm trung tâm cho giáo lý.
Thánh nhân cùng với đức mẹ Maria là hai nhân vật chính yếu trong mùa Vọng. Cả hai trông mong chờ đợi Chúa đến, và giúp mọi người hướng tâm hồn trông chờ Chúa đến.
Thánh Gioan: Ta cám ơn Bạn cũng như hôm trước đã đến thăm viếng ta và trò truyện với ta. Điều này thật đáng qúi lắm.
Ta cầu chúc Bạn khoẻ mạnh, lòng tràn đầy niềm vui cùng sự hăng say nhiệt thành nếp sống tinh thần cho trái tim cùng trí khôn suy biết nữa. Chúc thành công.
Mùa Vọng 2014
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Phóng tác du theo Phúc âm Chúa Nhật III. mùa Vọng
Thánh Ca
Thánh Ca Đêm Thánh Vô Cùng - Lời Việt: Hùng Lân - Trình Bày: Nữ Tu Thùy Linh FMA
VietCatholic Network
13:35 13/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây