Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 13/12/2016
84. DỰA VÀO HỌ HÀNG XA.
Có một người cùng họ với Nguyên thừa tướng nhưng quan hệ họ hàng lại rất xa, lúc đến núi Cô Tô viện thuỷ tạ chơi, thì viết trên một bức tường đá mấy chữ:
- “Đại thừa tướng đã đến nơi đây du ngoạn”.
Có một văn sĩ tên là Lý Chương sau khi nhìn thấy, liền viết vào một bên tương tự như thế, nhưng so với người viết trước, thì vẫn còn vượt xa:
- “Lý Chương cháu đời thứ ba mươi bảy của Hổn Nguyên hoàng đế đã đến đây.”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 84:
Ở đời có rất nhiều người mạo danh kẻ khác để thủ lợi cho mình, cho nên mới có luật “bảo vệ tác quyền” của người sáng tạo.
Ở đời có rất nhiều thứ để cho người ta giả mạo: đồng hồ giả, xe mô tô giả, giấy tờ giả, kết hôn giả, bằng đại học giả, bằng tiến sĩ giả, làm ăn giả để trốn thuế.v.v...
Trong đời sống thiêng liêng thì cũng có những cái giả như: đạo đức giả, khiêm tốn giả, tinh thần giả, thậm chí có nhiều người giả làm linh mục để đi xin tiền người khác...
Người cùng thời với Đức Chúa Giê-su đã nói Ngài dựa vào quỷ vương để trừ quỷ, nhưng thật ra chính ma quỷ đã sợ Đức Chúa Giê-su một nước thì làm sao Ngài cậy nhờ nó được. Người Ki-tô hữu cậy nhờ vào đức tin của mình để nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống, đức tin này có được là bởi Thiên Chúa ban cho, do đó, họ không ngần ngại bày tỏ đức tin của mình khi chịu bắt bớ, chịu đánh đòn, bị tù tội và coi đó như là ân huệ của Thiên Chúa ban cho họ qua đức tin đã lãnh nhận.
Dựa vào họ hàng xa hay họ hàng gần đều không thể cứu vớt được linh hồn của chúng ta, nhưng dựa vào đức tin và tình yêu của Thiên Chúa mới có thể làm cho linh hồn chúng ta được sống đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người cùng họ với Nguyên thừa tướng nhưng quan hệ họ hàng lại rất xa, lúc đến núi Cô Tô viện thuỷ tạ chơi, thì viết trên một bức tường đá mấy chữ:
- “Đại thừa tướng đã đến nơi đây du ngoạn”.
Có một văn sĩ tên là Lý Chương sau khi nhìn thấy, liền viết vào một bên tương tự như thế, nhưng so với người viết trước, thì vẫn còn vượt xa:
- “Lý Chương cháu đời thứ ba mươi bảy của Hổn Nguyên hoàng đế đã đến đây.”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 84:
Ở đời có rất nhiều người mạo danh kẻ khác để thủ lợi cho mình, cho nên mới có luật “bảo vệ tác quyền” của người sáng tạo.
Ở đời có rất nhiều thứ để cho người ta giả mạo: đồng hồ giả, xe mô tô giả, giấy tờ giả, kết hôn giả, bằng đại học giả, bằng tiến sĩ giả, làm ăn giả để trốn thuế.v.v...
Trong đời sống thiêng liêng thì cũng có những cái giả như: đạo đức giả, khiêm tốn giả, tinh thần giả, thậm chí có nhiều người giả làm linh mục để đi xin tiền người khác...
Người cùng thời với Đức Chúa Giê-su đã nói Ngài dựa vào quỷ vương để trừ quỷ, nhưng thật ra chính ma quỷ đã sợ Đức Chúa Giê-su một nước thì làm sao Ngài cậy nhờ nó được. Người Ki-tô hữu cậy nhờ vào đức tin của mình để nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống, đức tin này có được là bởi Thiên Chúa ban cho, do đó, họ không ngần ngại bày tỏ đức tin của mình khi chịu bắt bớ, chịu đánh đòn, bị tù tội và coi đó như là ân huệ của Thiên Chúa ban cho họ qua đức tin đã lãnh nhận.
Dựa vào họ hàng xa hay họ hàng gần đều không thể cứu vớt được linh hồn của chúng ta, nhưng dựa vào đức tin và tình yêu của Thiên Chúa mới có thể làm cho linh hồn chúng ta được sống đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 13/12/2016
31. Tư dục thích an ủi bên ngoài, cảm khoái ngũ quan; ân sủng thì chỉ có tìm an ủi trước tòa Thiên Chúa, chỉ vui vẻ nơi Thiên Chúa chí thiện mà thôi.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi tổng thống Assad tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Syria
Đặng Tự Do
00:52 13/12/2016
Đức Hồng Y Mario Zenari |
Thông điệp cá nhân của Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Mario Zenari, sứ thần Tòa Thánh tại Syria, trao tận tay cho tổng thống Assad. Đức Hồng Y Mario Zenari vừa trở về Damas sau khi sang Rôma để được vinh thăng Hồng Y.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng đã dành một sự ưu ái đặc biệt cho Đức Hồng Y Zenari, qua đó “Đức Thánh Cha muốn bày tỏ một dấu chỉ đặc biệt tình cảm của mình dành cho người dân Syria thân yêu, vì những đau khổ tột cùng trong những năm gần đây.”
Trong thông điệp gởi tổng thống Assad, Đức Thánh Cha nhắc lại lời lên án thường xuyên của ngài về chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan “đến từ bất cứ ngõ ngách nào”. Tuy nhiên, ngài cũng lên tiếng thúc giục tổng thống Assad tuân theo luật pháp quốc tế liên quan đến việc bảo vệ thường dân, và tạo cơ hội cho các viện trợ nhân đạo đến được với các nạn nhân chiến cuộc.
Source: Catholic World News: Papal appeal to Assad for peace in Syria
Hàng ngàn di vật Kitô Giáo có niên đại hàng ngàn năm bị quân khủng bố Hồi Giáo IS phá hủy tại Mosul
Đặng Tự Do
15:23 13/12/2016
Khi lực lượng Iraq càng ngày càng tiến gần hơn đến việc tái chiếm hoàn toàn thành phố Mosul, các nhà khảo cổ và các cư dân lưu vong không khỏi ngậm ngùi khi chứng kiến những tàn phá kinh hoàng một quá khứ lừng lẫy, đã một thời tiêu biểu cho bản sắc của thành phố.
“Mosul mà không có các di tích đặc thù của nó thì chỉ đơn thuần là một thành phố lớn, không có gì đặc biệt, không có linh hồn trong các khu phố của mình,” Mohammed Younis, một thanh niên 21 tuổi, là người lớn lên trong khu phố al-Muhandisin nói.
Mosul như ta thấy hiện nay được xây dựng trên di tích thành Nineveh cổ, có niên đại cả 4,000 năm, trước đây từng là vinh quang của vua Sennacherib người Assyrô. Ở thời hoàng kim, Nineveh là thành phố lớn nhất trên thế giới. Nó thậm chí còn tỏa sáng hơn cả Athens của Hy Lạp.
Younis sống trên bờ phía đông của sông Tigris, chỉ cách một vài căn phố là đến khu di tích đổ nát của thành Nineveh, nơi được đề cập đến nhiều trong Kinh Thánh.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng đã phá hủy các bức tượng và các cấu trúc nổi tiếng thế giới tại thành phố cổ Palmyra, bên Syria, nơi vừa được tái chiếm vào cuối tuần qua.
Source: USA Today: Mosul treasures survived millennia, only to be destroyed by ISIL
Trong lễ kính Đức Mẹ Guadalupe, Đức Giáo Hoàng nói chúng ta không mồ côi
Đặng Tự Do
00:44 13/12/2016
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội phải luôn luôn nhìn lên Mẹ Maria như một mẫu gương và “học hỏi từ đức tin của Mẹ để biết làm thế nào để đi vào lịch sử như là muối và ánh sáng trong cuộc sống của chúng ta và trong xã hội chúng ta.”
Đức Thánh Cha cũng đối chiếu sự chăm sóc yêu thương của Đức Mẹ với thái độ đang thịnh hành trong cuộc sống hiện đại: “một xã hội thích tự hào về những tiến bộ khoa học và công nghệ nhưng lại làm ngơ và vô cảm trước vô vàn những khuôn mặt ngơ ngác trên đường đời, và bị gạt ra ngoài lề xã hội bởi sự kiêu hãnh mù quáng của một thiểu số.”
Source: Catholic World News: We have a mother,’ Pope says, celebrating Our Lady of Guadalupe
Giáo phận Maiduguri, Phi Châu: ''Chúng tôi lo sợ các cuộc tấn công mới trong thời gian Giáng sinh sắp tới''
Thanh Quảng sdb
00:14 13/12/2016
Giáo phận Maiduguri, Phi Châu: "Chúng tôi lo sợ các cuộc tấn công mới trong thời gian Giáng sinh sắp tới"
Theo hãng Thông tấn Fides phát đi từ Abuja, Cha Gideon Obasogie, Giám đốc Truyền thông Xã hội của Giáo phận Maiduguri, thủ phủ của tiểu bang Nigeria Borno, nơi mà ngày Chúa Nhật 11/12 đã xảy ra một cuộc nổ bom làm cho một người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một cuộc tấn công tự sát được thực hiện bởi hai cô gái. Cha Gideon cho hay "Có nhiều lo ngại cho rằng cuộc tấn công mới đây có thể đánh dấu sự khởi đầu cho một loạt các cuộc tấn công của người Boko Haram trong thời gian Giáng sinh sắp tới".
"Các cuộc tấn công tương tự như là một sự trả thù của người Boko Haram chống lại cuộc tái chiếm do quân đội Nigeria trong khu vực bắc Nigeria do nhóm Hồi giáo quá khích chiếm đóng. Đó cũng là cách để khuyến khích các thành viên của họ và dân chúng biết rằng họ vẫn hiện diện tại các thành phố lớn của chúng ta ".
"Người dân Maiduguri rất cẩn trọng và luôn xa lánh các phố xá, siêu thị lớn cũng như các nơi có nhiều người đông đúc tụ họp vì đó là mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công của những người Boko Haram. (L.M. - Agenzia Fides 2016/12/12)
"Các cuộc tấn công tương tự như là một sự trả thù của người Boko Haram chống lại cuộc tái chiếm do quân đội Nigeria trong khu vực bắc Nigeria do nhóm Hồi giáo quá khích chiếm đóng. Đó cũng là cách để khuyến khích các thành viên của họ và dân chúng biết rằng họ vẫn hiện diện tại các thành phố lớn của chúng ta ".
"Người dân Maiduguri rất cẩn trọng và luôn xa lánh các phố xá, siêu thị lớn cũng như các nơi có nhiều người đông đúc tụ họp vì đó là mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công của những người Boko Haram. (L.M. - Agenzia Fides 2016/12/12)
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nhận xét rằng Bắc Kinh chưa sẵn sàng chấp nhận thẩm quyền của Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
15:22 13/12/2016
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã nhắc đến buổi lễ hôm 30 tháng 11 để tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Giuse Đường Viễn Các (Tang Yuange) làm Giám Mục Thành Đô. Lễ tấn phong đã diễn ra với sự chấp thuận của cả Vatican và Tòa Thánh. Nhưng trái với những mong muốn của các tín hữu tại Thành Đô, ngụy giám mục Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) ở Lạc Sơn, người đã bị dứt phép thông công sau khi được Hội Công Giáo Yêu Nước bổ nhiệm mà không có sự ủy nhiệm của Vatican, đã tham gia vào buổi lễ.
Việc các quan chức chính phủ ủng hộ và nằng nặc phải có sự hiện diện của các giám mục bị vạ tuyệt thông cho thấy rằng chế độ Bắc Kinh chưa sẵn sàng chấp nhận thẩm quyền của Tòa Thánh trong việc bổ nhiệm giám mục.
Đức Hồng Y nói. “Sau một cuộc đối thoại dài như vậy, họ vẫn chưa cho thấy sự nhượng bộ nào đối với thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.”
Đức Hồng Y Quân đã liên tục lập luận rằng Vatican không thể nhường quyền kiểm soát việc bổ nhiệm các tân giám mục cho Bắc Kinh.
Source: Catholic World News: Beijing shows no willingness to accept papal authority, says Cardinal Zen
Đức Thánh Cha Benêđictô XVI: Ý nghĩa của Cây Giáng Sinh''
Bùi Hữu Thư
13:17 13/12/2016
Đức Thánh Cha Benêđictô XVI: Ý nghĩa của Cây Giáng Sinh"
Cây Giáng Sinh là ‘Một dấu chỉ và là một sự nhắc nhớ” về ánh sáng của Thiên Chúa, nếu không có thì “những lời nói đẹp đẽ và trang trọng nhất” cũng mất hết ý nghĩa và sự liên đới với “những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự”. Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đã giải thích như vậy năm 2012.
Đức Thánh Cha nhắc rằng: Theo tiên tri Isaiah, Thiên Chúa đã xuống thế, trong mầu nhiệm Giáng Sinh, như một “nguồn ánh sáng chói lọi chiếu soi cho người dân đang đi trong bóng tối.”
Ngài tiếp: Và cây Giáng Sinh là “dấu chỉ và sự nhắc nhớ” về ánh sáng này “đã đến từ trời cao”, và không những “qua bao nhiêu thế kỷ và thiên niên kỷ đã không giảm mất cường độ” mà còn “tiếp tục ngời sáng” để “chiếu rõi tất cả những con người đã sinh ra đời”, nhất là những ai đang trải qua những giờ phút bất an, lo âu và khó khăn.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô nhấn mạnh: Ánh sáng này có mục đích gì? Đó là để “xóa tan những bóng tối của những sự sai lầm và tội lỗi, và đưa con người tới ánh sáng thiêng liêng. Ngài ghi nhận rằng khi người ta cố gắng tắt đi nguồn ánh sáng này để “thắp lên những nguồn sáng khác ảo ảnh và mù quáng”, như thế lại làm “khai mở ra những giai đoạn bị đánh dấu bởi những bạo tàn khủng khiếp trên thế gian”: “khi người ta muốn xóa đi Danh Thánh Chúa trên những trang sử” thì nẩy sinh ra “những lề luật bị bẻ trẹo”, khiến cho “ngay cả những lời nói đẹp đẽ và cao trọng nhất cũng mất đi hết ý nghĩa.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra những thí dụ về các từ ngữ “tự do”, “ích lợi chung”, “công bình”: nhưng “mất đi gốc rễ nơi Thiên Chúa, và không ở trong tình yêu của Người, những thực tại này thường bị những lợi ích riêng tư của con người chi phối, và mất đi sự liên kết với những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự.”
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô hôm nay, Cây Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô “biểu hiệu cho đức tin và đời sống đạo của” những tín hữu “qua bao nhiêu thế kỷ đã gìn giữ một kho báu thiêng liêng quan trọng, được trình bầy trong các nền văn hóa, trong nghệ thuật, và trong các truyền thống địa phương.”
Cây Giáng Sinh là ‘Một dấu chỉ và là một sự nhắc nhớ” về ánh sáng của Thiên Chúa, nếu không có thì “những lời nói đẹp đẽ và trang trọng nhất” cũng mất hết ý nghĩa và sự liên đới với “những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự”. Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đã giải thích như vậy năm 2012.
Đức Thánh Cha nhắc rằng: Theo tiên tri Isaiah, Thiên Chúa đã xuống thế, trong mầu nhiệm Giáng Sinh, như một “nguồn ánh sáng chói lọi chiếu soi cho người dân đang đi trong bóng tối.”
Ngài tiếp: Và cây Giáng Sinh là “dấu chỉ và sự nhắc nhớ” về ánh sáng này “đã đến từ trời cao”, và không những “qua bao nhiêu thế kỷ và thiên niên kỷ đã không giảm mất cường độ” mà còn “tiếp tục ngời sáng” để “chiếu rõi tất cả những con người đã sinh ra đời”, nhất là những ai đang trải qua những giờ phút bất an, lo âu và khó khăn.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô nhấn mạnh: Ánh sáng này có mục đích gì? Đó là để “xóa tan những bóng tối của những sự sai lầm và tội lỗi, và đưa con người tới ánh sáng thiêng liêng. Ngài ghi nhận rằng khi người ta cố gắng tắt đi nguồn ánh sáng này để “thắp lên những nguồn sáng khác ảo ảnh và mù quáng”, như thế lại làm “khai mở ra những giai đoạn bị đánh dấu bởi những bạo tàn khủng khiếp trên thế gian”: “khi người ta muốn xóa đi Danh Thánh Chúa trên những trang sử” thì nẩy sinh ra “những lề luật bị bẻ trẹo”, khiến cho “ngay cả những lời nói đẹp đẽ và cao trọng nhất cũng mất đi hết ý nghĩa.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra những thí dụ về các từ ngữ “tự do”, “ích lợi chung”, “công bình”: nhưng “mất đi gốc rễ nơi Thiên Chúa, và không ở trong tình yêu của Người, những thực tại này thường bị những lợi ích riêng tư của con người chi phối, và mất đi sự liên kết với những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự.”
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô hôm nay, Cây Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô “biểu hiệu cho đức tin và đời sống đạo của” những tín hữu “qua bao nhiêu thế kỷ đã gìn giữ một kho báu thiêng liêng quan trọng, được trình bầy trong các nền văn hóa, trong nghệ thuật, và trong các truyền thống địa phương.”
Nhà lãnh đạo Opus Dei qua đời
Đặng Tự Do
15:16 13/12/2016
Thánh Josemaria Escriva |
Chân Phước Álvaro del Portillo |
Đức Cha Javier Echevarria Rodriguez |
Đức Cha Echevarría là nhà lãnh đạo của tổ chức Opus Dei (tiếng La Tinh có nghĩa là Công Trình của Chúa). Ngài cũng là Hiệu Trưởng Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá tại Rôma.
Trong thông cáo báo chí, Opus Dei cho biết ngài đã qua đời tại khu học xá Y Sinh học ở Rôma, nơi ngài đã nhập viện hôm 05 tháng 12 để điều trị nhiễm trùng phổi.
Opus Dei được thành lập vào năm 1928 bởi Thánh Josemaria Escriva. Theo thống kê năm 2015, trên toàn thế giới Opus Dei có khoảng 94,000 thành viên, trong đó có hơn 2,000 linh mục.
Sau khi Thánh Josemaria Escriva, đấng sáng lập ra Opus Dei, qua đời vào năm 1975, Opus Dei được lãnh đạo bởi Chân Phước Álvaro del Portillo. Đức Cha Echevarría là vị kế nhiệm thứ hai. Ngài lãnh đạo Opus Dei từ năm 1994 sau khi Đức Cha Álvaro del Portillo qua đời và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Giám Mục vào năm 1995.
Phương châm của Opus Dei là mọi người đều được mời gọi để nên thánh và cuộc sống đời thường là một con đường để đạt tới sự thánh thiện. Sứ mệnh của tổ chức Opus Dei là truyền bá thông điệp theo đó công việc và mọi hoàn cảnh sống bình thường đều là những cơ hội để trở nên gắn bó hơn với Thiên Chúa, để phục vụ tha nhân, và để cải thiện xã hội. Do đó, đa số thành viên của Opus Dei là giáo dân.
Opus Dei được Đức Giáo Hoàng Piô XII công nhận vào năm 1950. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được xem là vị Giáo Hoàng nồng nhiệt ủng hộ Opus Dei. Năm 1982, ngài ban cấp cho Opus Dei tư cách giáo hạt tòng nhân, tức là, Opus Dei được cai quản bởi một Giám Mục, và thẩm quyền của vị giám mục Opus Dei sẽ bao quát mọi thành viên bất chấp địa điểm họ đang sinh sống, điều này khác với các giáo phận tòng thổ (được giới hạn theo phạm vi địa lý). Cha tổng quyền Álvaro del Portillo là vị Giám Quản đầu tiên của Opus Dei. Năm 1991, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Giám Mục cho ngài.
Opus Dei bổ sung cho hoạt động của Giáo Hội địa phương bằng cách tổ chức các lớp học, các buổi mạn đàm, những buổi sinh hoạt chuyên đề và sự chăm lo mục vụ nhằm giúp mọi người phát huy đời sống tâm linh và hoạt động tông đồ của mình.
Mùa Giáng Sinh: Thế giới thần tiên có thật
Nguyễn Kim Ngân
22:47 13/12/2016
Thế giới thần tiên có thật
Mùa Giáng Sinh lại trở về. Trẻ em trên toàn thế giới lại một lần nữa nhìn thấy hình ảnh những cây thông Noel rực rỡ mầu sắc, phố xá và các cửa hàng ngập tràn ánh sáng, những mái nhà tuyết phủ, những hình nộm người tuyết, gấu tuyết, thiên thần cầm loa tung bay khắp trời, nhất là hình ảnh Ông Già Noel với những con tuần lộc kéo xe chở đầy quà đi phân phát cho những đứa trẻ ngoan ngoãn. Giáng Sinh mở ra cánh cửa cho các em bước vào thế giới thần tiên cùng những chuyện thần thoại ắp đầy mộng ước. Nhưng thật bất ngờ, thế giới thần tiên ấy lại có thật, hôm nay và ở ngay đây!
Cậu bé 5 tuổi mắc bệnh nan y tắt thở trong vòng tay Ông Già Noel
Theo ABC News ngày 12/12/2016, một ông già Noel ở Tennessee thuật lại rằng một cậu bé 5 tuổi mắc chứng nan y đã trút hơi cuối cùng trong tay ông, sau khi ông tặng cậu một món quà Giáng Sinh trong bệnh viện.
Tờ Knoxville News-Sentinel tường trình rằng: Eric Schmitt-Matzen, một người chuyên đóng vai “ông già Noel” khoảng 80 lần mỗi năm, đã được mời đến thăm cậu bé đang chờ chết tại bệnh viện. Schmitt-Matzen cho biết: sau khi đã nhận được món đồ chơi ông tặng, thì cậu bé hỏi ông rằng cậu sẽ phải xưng hô và giới thiệu về mình như thế nào với những ai cậu sẽ gặp sau khi rời khỏi cõi đời này. Schmitt-Matzen trả lời: “Con cứ nói con là ‘Chú lùn Số Một của Ông Già Noel’ thì chắc chắn họ sẽ cho con vào.”
Nghe thế, cậu bé ôm chầm lấy ông và nói: “Ông Già Noel ơi, ông giúp cháu được không?” Và cậu trút hơi cuối cùng trong tay ông.
Schmitt-Matzen cho biết rằng phải mất mấy ngày ông mới hoàn hồn được sau “biến cố không thể nào quên” này. Và ông quyết định sẽ vẫn tiếp tục…làm ông già Noel.
Lá thư cậu bé gửi cho bố trên thiên đàng đã rơi xuống sân nhà của một phụ nữ
Trong cùng ngày, theo Good Morning America, lá thư cậu bé 7 tuổi gửi cho người bố quá cố của mình đã được hồi âm, điều mà mẹ cậu gọi là “phép lạ Mùa Giáng Sinh.”
Hằng năm cậu bé gốc Colombia, tên Alejandro, hiện sống tại Oxford, tiểu bang Georgia, đều thả hai chiếc bóng bay có buộc theo một bức hình và một lá thư, một vào ngày giỗ bố, và một vào ngày sinh nhật bố. Cậu tin rằng lá thư sẽ tới tay bố trên thiên đàng. Đó là lời của mẹ cậu, bà Yudy Catherine Bonilla Ramirez, thuật lại cho Đài ABC News.
Năm nay, lá thư gửi bố, người đã qua đời khi cậu Alejandro vừa lên 4, lại rơi vào tay một người phụ nữ sống tại Monroe, cách xa nhà cậu bé chừng 20 dặm. “Hai vợ chồng tôi tìm thấy chiếc bong bóng bay trong sân nhà,” bà Suzanne Womac Edwards cho ABC News biết như thế.
Lá thư viết thế này: “Bố ơi, con mong Bố có mặt ở đây để mình vui vẻ với nhau. Con chúc Bố một lễ Giáng Sinh vui tươi. Con hy vọng Bố sẽ nói cho Chúa gửi nhiều quà cho con. Con mong Bố được hạnh phúc trên thiên đàng. Nếu đúng như vậy thì Bố cho con biết nhé. Con yêu Bố, Alejandro.”
Bà Edwards thú nhận: “Đọc xong lá thư, tôi dàn dụa nước mắt. Tim tôi như rạn vỡ vì thương cậu bé.” Bà cho biết lúc đầu bà thấy phân vân không biết làm gì với tâm tình cậu bé bộc bạch trong lá thư. Nhưng rồi bà đổi ý khi đọc lại câu cuối cùng: ‘Nếu đúng như vậy thì Bố cho con biết nhé.” Cậu thật sự muốn bố cho biết bố có bình an không.
“Tôi nghĩ rằng nếu cậu không nhận được hồi âm thì sẽ tưởng rằng bố mình không được bằng an hạnh phúc. Do đó, tôi tự thấy có trách nhiệm phải hồi âm cho cậu,” bà Edwards nói vậy.
Thế là bà lên Facebook để đăng câu trả lời cho cậu, hy vọng là gia đình cậu sẽ nhận được tin. Bà viết như sau: “Tôi tin chắc rằng bố cháu không hề muốn rời bỏ cháu hoặc làm cho cháu cảm thấy cô đơn buồn tủi. Nhưng bố cháu hiện đang bình an và hạnh phúc trên thiên đàng.”
Facebook của bà Edwards nhanh chóng bay đi và rồi tới nhà mẹ cậu Alejandro là người đọc những câu hồi âm của Edwards gửi cho con mình. Bà Bonilla Ramirez thuật lại rằng: “Mắt cháu nhòa lệ. Cháu vui mừng vì biết bố cháu bình an hạnh phúc trên thiên đàng là nơi rất tốt đẹp cho bố.”
Bà Bonilla còn thêm rằng: “Với Alejandro, bố chính là vị anh hùng có một không hai. Hai bố con không hề rời nhau nửa bước.”
Thế là hai bà mẹ liên lạc với nhau và dự định gặp mặt nhau. Bà Edwards nói bà tính mang lá thư hồi âm viết tay cho Alejandro, cùng một cuốn Thánh Kinh và một vài trái bong bóng bay.
Nói về các món quà thì Alejandro còn nhận được thật nhiều từ cộng đồng mạng có tên là “Người Samaritanô nhân hậu” theo sau bài viết của bà Edwards đăng trên Facebook. Mẹ cậu Alejandro còn lập cả một hộp thư để nhận các món quà này nữa.
Bà Edwards kết luận: “Tôi thấy mọi sự xẩy ra đúng như một phép lạ. Chồng tôi “mượn miệng lưỡi các thiên thần” để bảo cho Alejandro biết bố cậu vẫn bình an hạnh phúc trên thiên đàng.”
Nguyễn Kim Ngân
12/13/2016
Mùa Giáng Sinh lại trở về. Trẻ em trên toàn thế giới lại một lần nữa nhìn thấy hình ảnh những cây thông Noel rực rỡ mầu sắc, phố xá và các cửa hàng ngập tràn ánh sáng, những mái nhà tuyết phủ, những hình nộm người tuyết, gấu tuyết, thiên thần cầm loa tung bay khắp trời, nhất là hình ảnh Ông Già Noel với những con tuần lộc kéo xe chở đầy quà đi phân phát cho những đứa trẻ ngoan ngoãn. Giáng Sinh mở ra cánh cửa cho các em bước vào thế giới thần tiên cùng những chuyện thần thoại ắp đầy mộng ước. Nhưng thật bất ngờ, thế giới thần tiên ấy lại có thật, hôm nay và ở ngay đây!
Cậu bé 5 tuổi mắc bệnh nan y tắt thở trong vòng tay Ông Già Noel
Theo ABC News ngày 12/12/2016, một ông già Noel ở Tennessee thuật lại rằng một cậu bé 5 tuổi mắc chứng nan y đã trút hơi cuối cùng trong tay ông, sau khi ông tặng cậu một món quà Giáng Sinh trong bệnh viện.
Tờ Knoxville News-Sentinel tường trình rằng: Eric Schmitt-Matzen, một người chuyên đóng vai “ông già Noel” khoảng 80 lần mỗi năm, đã được mời đến thăm cậu bé đang chờ chết tại bệnh viện. Schmitt-Matzen cho biết: sau khi đã nhận được món đồ chơi ông tặng, thì cậu bé hỏi ông rằng cậu sẽ phải xưng hô và giới thiệu về mình như thế nào với những ai cậu sẽ gặp sau khi rời khỏi cõi đời này. Schmitt-Matzen trả lời: “Con cứ nói con là ‘Chú lùn Số Một của Ông Già Noel’ thì chắc chắn họ sẽ cho con vào.”
Nghe thế, cậu bé ôm chầm lấy ông và nói: “Ông Già Noel ơi, ông giúp cháu được không?” Và cậu trút hơi cuối cùng trong tay ông.
Schmitt-Matzen cho biết rằng phải mất mấy ngày ông mới hoàn hồn được sau “biến cố không thể nào quên” này. Và ông quyết định sẽ vẫn tiếp tục…làm ông già Noel.
Lá thư cậu bé gửi cho bố trên thiên đàng đã rơi xuống sân nhà của một phụ nữ
Trong cùng ngày, theo Good Morning America, lá thư cậu bé 7 tuổi gửi cho người bố quá cố của mình đã được hồi âm, điều mà mẹ cậu gọi là “phép lạ Mùa Giáng Sinh.”
Hằng năm cậu bé gốc Colombia, tên Alejandro, hiện sống tại Oxford, tiểu bang Georgia, đều thả hai chiếc bóng bay có buộc theo một bức hình và một lá thư, một vào ngày giỗ bố, và một vào ngày sinh nhật bố. Cậu tin rằng lá thư sẽ tới tay bố trên thiên đàng. Đó là lời của mẹ cậu, bà Yudy Catherine Bonilla Ramirez, thuật lại cho Đài ABC News.
Năm nay, lá thư gửi bố, người đã qua đời khi cậu Alejandro vừa lên 4, lại rơi vào tay một người phụ nữ sống tại Monroe, cách xa nhà cậu bé chừng 20 dặm. “Hai vợ chồng tôi tìm thấy chiếc bong bóng bay trong sân nhà,” bà Suzanne Womac Edwards cho ABC News biết như thế.
Lá thư viết thế này: “Bố ơi, con mong Bố có mặt ở đây để mình vui vẻ với nhau. Con chúc Bố một lễ Giáng Sinh vui tươi. Con hy vọng Bố sẽ nói cho Chúa gửi nhiều quà cho con. Con mong Bố được hạnh phúc trên thiên đàng. Nếu đúng như vậy thì Bố cho con biết nhé. Con yêu Bố, Alejandro.”
Bà Edwards thú nhận: “Đọc xong lá thư, tôi dàn dụa nước mắt. Tim tôi như rạn vỡ vì thương cậu bé.” Bà cho biết lúc đầu bà thấy phân vân không biết làm gì với tâm tình cậu bé bộc bạch trong lá thư. Nhưng rồi bà đổi ý khi đọc lại câu cuối cùng: ‘Nếu đúng như vậy thì Bố cho con biết nhé.” Cậu thật sự muốn bố cho biết bố có bình an không.
“Tôi nghĩ rằng nếu cậu không nhận được hồi âm thì sẽ tưởng rằng bố mình không được bằng an hạnh phúc. Do đó, tôi tự thấy có trách nhiệm phải hồi âm cho cậu,” bà Edwards nói vậy.
Thế là bà lên Facebook để đăng câu trả lời cho cậu, hy vọng là gia đình cậu sẽ nhận được tin. Bà viết như sau: “Tôi tin chắc rằng bố cháu không hề muốn rời bỏ cháu hoặc làm cho cháu cảm thấy cô đơn buồn tủi. Nhưng bố cháu hiện đang bình an và hạnh phúc trên thiên đàng.”
Facebook của bà Edwards nhanh chóng bay đi và rồi tới nhà mẹ cậu Alejandro là người đọc những câu hồi âm của Edwards gửi cho con mình. Bà Bonilla Ramirez thuật lại rằng: “Mắt cháu nhòa lệ. Cháu vui mừng vì biết bố cháu bình an hạnh phúc trên thiên đàng là nơi rất tốt đẹp cho bố.”
Bà Bonilla còn thêm rằng: “Với Alejandro, bố chính là vị anh hùng có một không hai. Hai bố con không hề rời nhau nửa bước.”
Thế là hai bà mẹ liên lạc với nhau và dự định gặp mặt nhau. Bà Edwards nói bà tính mang lá thư hồi âm viết tay cho Alejandro, cùng một cuốn Thánh Kinh và một vài trái bong bóng bay.
Nói về các món quà thì Alejandro còn nhận được thật nhiều từ cộng đồng mạng có tên là “Người Samaritanô nhân hậu” theo sau bài viết của bà Edwards đăng trên Facebook. Mẹ cậu Alejandro còn lập cả một hộp thư để nhận các món quà này nữa.
Bà Edwards kết luận: “Tôi thấy mọi sự xẩy ra đúng như một phép lạ. Chồng tôi “mượn miệng lưỡi các thiên thần” để bảo cho Alejandro biết bố cậu vẫn bình an hạnh phúc trên thiên đàng.”
Nguyễn Kim Ngân
12/13/2016
Công giáo Orissa, Ấn Độ bị bách hại, nhưng đức tin vẫn triển nở
Nguyễn Long Thao
17:23 13/12/2016
Bhubaneswar (Agenzia Fides) - Quận Kandhmal thuộc bang Orissa, Ấn Độ, là nơi đã xảy ra các vụ thảm sát chống Kitô giáo vào năm 2008. Nhưng ngày nay, chính nơi này, vào ngày Chúa Nhật 12 tháng 12 năm 2016 đã diễn ra lễ tấn phong 2 tân chức linh mục.
Đức Giám Mục Aplinar Senapati cai quản giáo phận Rayagada chủ sự lễ truyền chức trong đó có hơn ba ngàn tín hữu, cùng với linh mục và nữ tu tham dự.
Hai vị được phong chức là thầy Balabanth Ranasingh và Munib Pradhan. Cả hai, đều sinh trưởng ở Kandhamal, là nơi cộng đồng Kitô Giáo bị bách hại vào năm 2008 làm cả trăm người chết và hơn 50.000 người phải bỏ nhà cửa di tản đi nơi khác.
Lễ phong chức đã được cử hành tại nhà thờ Đức Mẹ Bác Ái ở Raikia, cách thủ phủ của bang Orissa khoản 250 cây số. Hai tân linh mục thuộc Tu đoàn Truyền giáo (CM).
Trong bài giảng thánh lễ truyền chức Đức Giám Mục nhắc lại "Chức linh mục không phải là một công việc mà là ơn gọi phục vụ để danh Chúa cả sáng và nét đặc biệt của dòng Vinh Sơn là yêu thương và phục vụ tha nhân.
Linh Mục Augustine Singh, nhà tâm lý và cố vấn của tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar nói với cơ quan thông tấn Fides “ Trong thời đại chúng ta, nghe tiếng chúa gọi và chấp nhận đời sống linh mục đã là một thách đố nên cầu nguyện là việc rất quan trọng. Dân chúng yêu mến linh mục và tin tưởng nơi linh mục".
Ngài nói thêm: ” Kandhamal đã được Chúa thương ban nhiều ơn và dù ở đây còn có những vấn đề xã hội, kinh tế và tôn giáo, nhưng dân chúng có niềm tin sâu sắc vào Chúa. Kết quả cụ thể là nơi đây có nhiều ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Các gia đình Công Giáo sẵn sáng dâng hiến con mình cho Chúa.
Tháng Tư năm ngoái cộng đồng cũng vui mừng có thêm hai linh mục –Đức Tổng Giám Mục giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đã truyền chức cho hai linh mục Pritam Singh và Bhanja Kishore Singh. Cả hai đều thuộc dòng Truyền Giáo Ấn Độ.
Đức Tổng Giám Mục phát biểu với cơ quan thông tấn Fides rằng: Việc có thêm hai tân linh mục chứng tỏ rằng bách hại, đàn áp không ngăn cản được đức tin và hoạt động của Chúa Thánh Thần vẫn sống động nơi tâm hồn người tín hữu.
Nguyễn Long Thao
Đức Giám Mục Aplinar Senapati cai quản giáo phận Rayagada chủ sự lễ truyền chức trong đó có hơn ba ngàn tín hữu, cùng với linh mục và nữ tu tham dự.
Hai vị được phong chức là thầy Balabanth Ranasingh và Munib Pradhan. Cả hai, đều sinh trưởng ở Kandhamal, là nơi cộng đồng Kitô Giáo bị bách hại vào năm 2008 làm cả trăm người chết và hơn 50.000 người phải bỏ nhà cửa di tản đi nơi khác.
Lễ phong chức đã được cử hành tại nhà thờ Đức Mẹ Bác Ái ở Raikia, cách thủ phủ của bang Orissa khoản 250 cây số. Hai tân linh mục thuộc Tu đoàn Truyền giáo (CM).
Trong bài giảng thánh lễ truyền chức Đức Giám Mục nhắc lại "Chức linh mục không phải là một công việc mà là ơn gọi phục vụ để danh Chúa cả sáng và nét đặc biệt của dòng Vinh Sơn là yêu thương và phục vụ tha nhân.
Linh Mục Augustine Singh, nhà tâm lý và cố vấn của tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar nói với cơ quan thông tấn Fides “ Trong thời đại chúng ta, nghe tiếng chúa gọi và chấp nhận đời sống linh mục đã là một thách đố nên cầu nguyện là việc rất quan trọng. Dân chúng yêu mến linh mục và tin tưởng nơi linh mục".
Ngài nói thêm: ” Kandhamal đã được Chúa thương ban nhiều ơn và dù ở đây còn có những vấn đề xã hội, kinh tế và tôn giáo, nhưng dân chúng có niềm tin sâu sắc vào Chúa. Kết quả cụ thể là nơi đây có nhiều ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Các gia đình Công Giáo sẵn sáng dâng hiến con mình cho Chúa.
Tháng Tư năm ngoái cộng đồng cũng vui mừng có thêm hai linh mục –Đức Tổng Giám Mục giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đã truyền chức cho hai linh mục Pritam Singh và Bhanja Kishore Singh. Cả hai đều thuộc dòng Truyền Giáo Ấn Độ.
Đức Tổng Giám Mục phát biểu với cơ quan thông tấn Fides rằng: Việc có thêm hai tân linh mục chứng tỏ rằng bách hại, đàn áp không ngăn cản được đức tin và hoạt động của Chúa Thánh Thần vẫn sống động nơi tâm hồn người tín hữu.
Nguyễn Long Thao
Chuyện cảm động muà Noel: Khi Santa giả gặp trường hợp có thật.
Trần Mạnh Trác
17:12 13/12/2016
Ớ Knoxville, Tennessy, ông Eric Schmitt-Matzen trông giống Santa Claus như đúc.
Ông cao, mập, bụng chưa lớn, vừa đủ cho đám nhỏ cỏ thể ngồi vào lòng được.
Với một bộ râu thật, Schmitt-Matzen trông giống y hệt như một Santa trên Xinê, giống đến nỗi ông đã đoạt giải nhất cuả vùng, trong cuộc thi 'râu tóc' do hãng Just For Men tổ chức năm 2016. Dĩ nhiên là phải như thế chứ? ông cũng sinh ra cùng một ngày 06/12 như thánh Nicolas, vị Santa Claus thứ thiệt mà?
Schmitt-Matzen năm nay 60 tuổi. Là một kỹ sư cơ khí và là giám đốc cuả hãng Packing Seals & Engineering ở Jacksboro, ông cũng từng dự một khoá và tốt nghiệp làm 'Santa giả chuyên nghiệp' cho các cửa tiệm trong mùa giáng sinh.
Cả nhà ông hãnh diện vể công việc 'tay trái' này. Bà vợ, bà Sharon, thích đóng vai 'Bà Santa', cellphone thì rung lên bài Jingle Bells, và cái giải quần cuả ông cũng mầu đỏ, màu cuả Santa.
Nhưng hai tuần trước, một sự việc đã làm cho ông xúc động đến tận xương tủy.
"Tôi đã khóc sướt mướt khi lái xe về nhà," Schmitt-Matzen kể lại. "Tôi khóc nhiều đến nỗi nước mắt làm nhoà lối đi."
Theo Schmitt-Matzen thì ông "vừa về tới nhà" thì chuông điện thoại reo.
"Ở đầu giây là một cô y tá ở nhà thương. Cô ta nói có một em bé trai 5 tuổi, bệnh nguy cấp, mong được gặp Santa Claus"
Ông kể tiếp:" Tôi nói với cô ta rằng tôi sẽ đóng bộ vào rồi tới ngay", nhưng cô ta giục "Không kịp đâu. Ông vẫn đeo cái giải quần chứ? Như vậy là tốt rồi. Đến ngay đi."
15 phút sau, Schmitt-Matzen có mặt ở nhà thương, nhiều người đang đứng đợi ông, trong đó có bà mẹ cuả đứa bé.
"Bà ta đưa cho tôi một món đồ chơi PAW Patrol để trao cho nó."
Khi kể tới đây thì giọng của Schmitt-Matzen cũng bắt đầu nghẹn ngào.
"Tôi mau chóng lượng định tình hình, và nói với mọi người rằng 'nếu có ai cảm thấy không nén được thì xin đừng đi theo tôi, vì nếu tôi thấy vị nào khóc thì tôi cũng không nín được mà làm công việc cho tốt.'"
Không ai đi vào phòng với ông Schmitt-Matzen. Mọi người đứng ngoài nhìn qua cửa sổ, rươm rướm nước mắt.
Ông ta kể lại cuộc đối thoại giữa ông và đứa bé như sau:
"Tôi đi vào thì thấy em đang nằm thoi thóp. Tôi ngồi xuống bên cạnh và lên tiếng: 'Này em, sao mà người ta nói em không chơi Noel năm nay được chứ? Làm sao thế được? Em là Tay Thợ (elf) giỏi nhẩt mà!"
"Đứa bé nhìn lên và hỏi, 'Thật à?'"
"Tôi trả lời 'Thật đấy!'"
"Tôi trao món quà cho em. Nó run run mở cái bao giấy ra. Khi nhìn thấy món đồ, thì nó nở một nụ cười thật tươi rồi nằm phờ xuống giường như trước."
"'Người ta nói em sắp chết', em bé nói. 'Vậy em phải làm gì khi em tới nơi ấy?'"
"Tôi nói :'Em có thể làm một ơn cho tôi được không?'"
"Nó nói, 'Sure! được chứ"
"Khi em tới nơi ấy, em cứ nói em là Tay Thợ 'Number One' cuả Santa, và người ta sẽ mở cửa ra mà đón em vào."
"Em bé nói, 'Họ sẽ làm thế ư?'"
"Tôi nói, 'Sure! Như thế đấy'"
"Và nó gắng gượng dậy và muốn ôm chặt lấy tôi, trong lúc nỗ lực nó nòi thêm: 'Santa à, giúp em với.'"
"Tôi ôm lấy em. Nhưmg trước khi tôi nói được thêm một lời nào nữa, thì em đã ra đi! Tôi giữ em bé trong vòng tay, ôm em thật chặt."
"Những người ở bên ngoài nhận ra sự việc. Bà mẹ chạy vào. Bà khóc oà 'Không, không, Chưa được đâu!' Tôi trao nó cho bà rồi vội chạy đi."
Schmitt-Matzen kể tiếp:
"Tôi từng phục vụ 4 năm trong lực lượng biệt động, và cũng đã sống qua khá nhiều nỗi niềm. Nhưng hôm đó tôi đã phải ôm mặt chạy qua văn phòng các cô y tá. Tôi biết các y tá và bác sĩ cũng hằng ngày gặp nhiều trạng huống như thế, nhưng không thể hiểu làm sao mà họ chịu đựng được."
Nản chí quá, Schmitt-Matzen dự định treo áo bỏ nghề Santa, nếu không vì một lẽ là ông ta phải hoàn tất một Show nữa.
"Khi tôi nhìn thấy các em nhỏ cười vui, tự nhiên tôi cảm thấy ấm áp trở lại. Điều đó làm cho tôi ý thức được ý nghĩa cuà cái vai trò mà tôi đang đóng.
'Không chỉ vì các em mà thôi, nhưng là cho cả tôi nữa'"
Giáo phận Dallas có giám mục mới
Kateri Diễm Châu
18:11 13/12/2016
Một thông cáo ngày 13 tháng 12 từ Vatican cho biết Giáo phận Dallas sẽ có một Giám Mục Chính Toà mới, là Đức Giám Mục Edward J. Burns hiện đang là giám mục giáo phận Juneau ở Alaska.
Ngài kế vị Đức Hồng Y Kevin Farrell, mới thuyên chuyển qua Vatican để đứng đầu một Thánh Bộ mới là Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống.
Đức Giám Mục Burns, năm nay 59 tuổi, đã là Giám mục của Juneau, Alaska kể từ năm 2009, và sẽ tiếp nhiệm Dallas ngày 09 tháng hai năm 2017, buổi lễ sẽ diễn ra tại đền thờ của Đức Bà Guadalupe.
"Tôi vô cùng hạnh phúc và khiêm tốn khi biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn tôi để dẫn dắt một giáo phận quan trọng như vậy và tôi mong được phục vụ Giáo Hội địa phương trong địa bàn Dallas", Đức Cha Burns cho biết.
Vị giám mục nói rằng Ngài mong muốn "lắng nghe và học hỏi tất cả những gì có thể về cộng đồng Công Giáo đẹp đẽ và đa dạng này và muốn đảm bảo với tất cả mọi người trong Giáo Phận Dallas rằng tôi sẽ là một mục tử cho tất cả mọi người."
Đức GM Burns sinh ra ở Pittsburgh, Pennsylvania ngày 07 tháng 10 năm 1957, được thụ phong linh mục cho Giáo phận Pittsburgh ngày 25 tháng 6, 1983. Ngài được trao danh hiệu Đức ông vào năm 2006, được bổ nhiệm làm giám mục của Juneau do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào tháng 1 năm 2009, và thụ phong giám mục ngày 03 Tháng ba năm đó.
Trong khi là linh mục, ngoài việc phục vụ tại các giáo xứ, ngài cũng là Giám đốc Chủng viện cho các phó tế vĩnh viễn (1996 ) và làm Giám đốc văn phòng Giáo Sĩ cuả Giáo Phận (1997-1999).
Ngài từng phục vụ là Giám đốc điều hành của Văn phòng Giáo Sĩ cuả Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB từ 1999-2008), và là Hiệu trưởng của đại chủng viện Thánh Phaolô Seminary ở Pittsburgh từ năm 2008 cho đến khi được bổ nhiệm làm giám mục của Juneau trong năm 2009.
Kể từ khi trở thành một giám mục, ĐGM Burns đã đi khắp nước Mỹ để giảng dạy tại nhiều buổi hội và tĩnh tâm. Ngài thường xuyên được mời làm giám mục Giáo Lý tại nhiều đại hội 'Ngày Giới Trẻ Thế Giới.' Ngài nói hai thứ tiếng: tiếng Anh và Tây Ban Nha.
Ngài vẫn tiếp tục là một thành viên tích cực của HĐGMHK, làm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên. Ngài cũng là thành viên của Tiểu ban 'USCCB Home Missions' và phục vụ trong Hội đồng quản trị cuả Catholic Relief Services.
Các nhà khoa bảng và các nhà báo kết hợp nhằm cải thiện sự hiểu biết về tôn giáo
Vũ Văn An
19:43 13/12/2016
Hôm thứ Năm, ngày 8 tháng Mười Hai vừa qua, Dean Baquet, Chủ Bút tờ New York Times, than phiền về việc khan hiếm các nhà báo tốt viết về tôn giáo trong một cuộc phỏng vấn của Terry Gross thuộc tờ NPR. Ông Baquet nói rằng “Chúng tôi [tại New York Times] có một người viết về tôn giáo thật tuyệt vời, nhưng cô ấy hết sức cô đơn. Chúng tôi không nắm được vai trò của tôn giáo trong đời sống người ta. Và tôi cho rằng chúng ta có thể làm tốt hơn, làm tốt hơn nhiều”.
Cũng ngày ấy, người mà Ông Baquet gọi là “người viết về tôn giáo thật tuyệt vời”, tức Laurie Goodstein, lặp lại các quan tâm của ông tại Hội Nghị Chuyên Đề Về Việc Hiểu Biết Tôn Giáo Trong Nghề Báo Chí ở Phân Khoa Thần Học Harvard. Hội nghị chuyên đề này là một phần của một loạt hội nghị chuyên đề do Diane Moore của Phân Khoa Thần Học Harvard khởi xướng, nhằm nâng cao sự hiểu biết tôn giáo nơi nhiều ngành nghề chuyên nghiệp. Các hội nghị chuyên đề tiếp theo sẽ đề cập đến các vấn đề hiểu biết tôn giáo rành rọt hơn nơi các tổ chức nhân đạo, kinh doanh và chính phủ.
Trong bài diễn văn chủ chốt của mình, Cô Goodstein trình bầy rằng: “Tôi rất vui khi thấy chúng ta hiện diện nơi đây vì hiện nay chúng ta đang có một việc khẩn cấp để làm. Sự hiểu biết rành rọt về tôn giáo có lẽ chưa bao giờ quan trọng hơn, hoặc thách thức hơn. Mặt đất đang rúng động, các vết nứt đang mở toang quanh ta, và mọi đường phay (faultlines) dường như đang gặp nhau. Chủng tộc, giai cấp, phái tính và bên dưới nó, tất cả giống như dung nham nóng chẩy: tôn giáo”.
Cảm thức khẩn trương bao quanh ngành báo chí về tôn giáo đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tin tức giả và việc thắng cử của Donald Trump, người khai phá “nền chính trị hậu sự thật” (post-truth politics), một nền chính trị đặt giá cao cho việc thuật chuyện hơn là sự kiện. Có lẽ hơn bao giờ hết, người ta bắt đầu ít lưu ý tới sự thật có tính sự kiện (factual truth) trong tin tức họ đọc, và càng ngày càng lưu ý nhiều hơn đến việc xem xem liệu tin tức ấy có nói gì tới kinh nghiệm của họ về thế giới không. Tất cả các nhà báo tham dự xem ra đều nhất trí một điều: nghề báo cần phải thay đổi không những để thách thức tốt hơn các quan niệm lầm lẫn về tôn giáo, về thay đổi khí hậu và về di dân, mà đơn giản còn để sống còn nữa.
Làm thế nào các nhà báo giữ được độc giả của mình mà không làm ma cô ma cạo cho họ như các trang mạng tin tức giả từng làm? Dù các diễn giả ở Harvard không tìm được câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này, cô Goodstein cũng vẫn đề nghị điều này: các nhà báo nên bắt đầu xử lý các quan niệm lầm lẫn về tôn giáo. Cô nói với cử tọa: “Chúng ta chưa có giải pháp nào cho các tin tức giả, nhưng chúng ta có thể làm một điều gì đó về cung cách tường thuật giả mạo và lầm lẫn về tôn giáo, một cung cách hiện rất phổ biến”.
Cô Goodstein lưu ý mọi người về một số hiểu lầm về Đạo Công Giáo bằng cách nhấn mạnh tới nhu cầu phải hiểu biết rành rọt hơn về tôn giáo. Cô nói: “Nhiều nhà báo không biết sự khác nhau giữa một tổng giám mục và một Hồng Y; họ nghĩ người Công Giáo thờ Đức Maria; họ gom thành một đống khuynh hướng đồng tính luyến ái, đức khiết tịnh và nạn ấu dâm; họ cho rằng các linh mục và nữ tu thẩy đều sống trong các đan viện; họ nghĩ giáo hoàng kiểm soát điều mọi giám mục và linh mục nói và làm; và khi một số giám mục ở đâu đó mở miệng nói điều gì đó, họ bèn tường thuật như thể Vatican lên tiếng”.
Cô Goodstein cho rằng người Hồi Giáo cũng thường bị truyền thông trình bầy sai. Trong bầu khí chính trị tại Hoa Kỳ hiện nay, hơn hẳn người Công Giáo, người Hồi Giáo thường chịu nhiều hậu quả tồi tệ do lối thông tin sai lầm này, thậm chí còn bị đe dọa cả sinh mệnh nữa. Người Hồi Giáo liên tiếp bị tấn công bởi những kẻ coi hành động của một nhóm nhỏ người Hồi Giáo quá khích phạm các hành động khủng bố như là đại biểu cho toàn bộ 1.6 tỷ người Hồi Giáo đang sống tại Hoa Kỳ và khắp thế giới. Như Sáng Kiến Bắc Cầu của Đại Học Georgetown gần đầy tường trình, người Công Giáo cũng là một trong các nhóm cần cải thiện việc hiểu biết rành rọt hơn về người Hồi Giáo.
Một nền giáo dục tốt hơn về tôn giáo rõ ràng đang hết sức cần thiết đối với người của mọi tín ngưỡng và ngành nghề. Stephen Prothero của Đại Học Boston gơị ý rằng: một cách cải thiện là gia tăng sự hợp tác giữa các nhà báo và các nhà khoa bảng. Ông nói: “Đây là lúc quan trọng để chúng ta làm việc với nhau. Không những để hiều tôn giáo và các tôn giáo, mà còn để bảo vệ nền tự do có tính định chế của chúng ta, một nền tự do mà hai ngành nghề của chúng ta đều tùy thuộc”.
Cũng ngày ấy, người mà Ông Baquet gọi là “người viết về tôn giáo thật tuyệt vời”, tức Laurie Goodstein, lặp lại các quan tâm của ông tại Hội Nghị Chuyên Đề Về Việc Hiểu Biết Tôn Giáo Trong Nghề Báo Chí ở Phân Khoa Thần Học Harvard. Hội nghị chuyên đề này là một phần của một loạt hội nghị chuyên đề do Diane Moore của Phân Khoa Thần Học Harvard khởi xướng, nhằm nâng cao sự hiểu biết tôn giáo nơi nhiều ngành nghề chuyên nghiệp. Các hội nghị chuyên đề tiếp theo sẽ đề cập đến các vấn đề hiểu biết tôn giáo rành rọt hơn nơi các tổ chức nhân đạo, kinh doanh và chính phủ.
Trong bài diễn văn chủ chốt của mình, Cô Goodstein trình bầy rằng: “Tôi rất vui khi thấy chúng ta hiện diện nơi đây vì hiện nay chúng ta đang có một việc khẩn cấp để làm. Sự hiểu biết rành rọt về tôn giáo có lẽ chưa bao giờ quan trọng hơn, hoặc thách thức hơn. Mặt đất đang rúng động, các vết nứt đang mở toang quanh ta, và mọi đường phay (faultlines) dường như đang gặp nhau. Chủng tộc, giai cấp, phái tính và bên dưới nó, tất cả giống như dung nham nóng chẩy: tôn giáo”.
Cảm thức khẩn trương bao quanh ngành báo chí về tôn giáo đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tin tức giả và việc thắng cử của Donald Trump, người khai phá “nền chính trị hậu sự thật” (post-truth politics), một nền chính trị đặt giá cao cho việc thuật chuyện hơn là sự kiện. Có lẽ hơn bao giờ hết, người ta bắt đầu ít lưu ý tới sự thật có tính sự kiện (factual truth) trong tin tức họ đọc, và càng ngày càng lưu ý nhiều hơn đến việc xem xem liệu tin tức ấy có nói gì tới kinh nghiệm của họ về thế giới không. Tất cả các nhà báo tham dự xem ra đều nhất trí một điều: nghề báo cần phải thay đổi không những để thách thức tốt hơn các quan niệm lầm lẫn về tôn giáo, về thay đổi khí hậu và về di dân, mà đơn giản còn để sống còn nữa.
Làm thế nào các nhà báo giữ được độc giả của mình mà không làm ma cô ma cạo cho họ như các trang mạng tin tức giả từng làm? Dù các diễn giả ở Harvard không tìm được câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này, cô Goodstein cũng vẫn đề nghị điều này: các nhà báo nên bắt đầu xử lý các quan niệm lầm lẫn về tôn giáo. Cô nói với cử tọa: “Chúng ta chưa có giải pháp nào cho các tin tức giả, nhưng chúng ta có thể làm một điều gì đó về cung cách tường thuật giả mạo và lầm lẫn về tôn giáo, một cung cách hiện rất phổ biến”.
Cô Goodstein lưu ý mọi người về một số hiểu lầm về Đạo Công Giáo bằng cách nhấn mạnh tới nhu cầu phải hiểu biết rành rọt hơn về tôn giáo. Cô nói: “Nhiều nhà báo không biết sự khác nhau giữa một tổng giám mục và một Hồng Y; họ nghĩ người Công Giáo thờ Đức Maria; họ gom thành một đống khuynh hướng đồng tính luyến ái, đức khiết tịnh và nạn ấu dâm; họ cho rằng các linh mục và nữ tu thẩy đều sống trong các đan viện; họ nghĩ giáo hoàng kiểm soát điều mọi giám mục và linh mục nói và làm; và khi một số giám mục ở đâu đó mở miệng nói điều gì đó, họ bèn tường thuật như thể Vatican lên tiếng”.
Cô Goodstein cho rằng người Hồi Giáo cũng thường bị truyền thông trình bầy sai. Trong bầu khí chính trị tại Hoa Kỳ hiện nay, hơn hẳn người Công Giáo, người Hồi Giáo thường chịu nhiều hậu quả tồi tệ do lối thông tin sai lầm này, thậm chí còn bị đe dọa cả sinh mệnh nữa. Người Hồi Giáo liên tiếp bị tấn công bởi những kẻ coi hành động của một nhóm nhỏ người Hồi Giáo quá khích phạm các hành động khủng bố như là đại biểu cho toàn bộ 1.6 tỷ người Hồi Giáo đang sống tại Hoa Kỳ và khắp thế giới. Như Sáng Kiến Bắc Cầu của Đại Học Georgetown gần đầy tường trình, người Công Giáo cũng là một trong các nhóm cần cải thiện việc hiểu biết rành rọt hơn về người Hồi Giáo.
Một nền giáo dục tốt hơn về tôn giáo rõ ràng đang hết sức cần thiết đối với người của mọi tín ngưỡng và ngành nghề. Stephen Prothero của Đại Học Boston gơị ý rằng: một cách cải thiện là gia tăng sự hợp tác giữa các nhà báo và các nhà khoa bảng. Ông nói: “Đây là lúc quan trọng để chúng ta làm việc với nhau. Không những để hiều tôn giáo và các tôn giáo, mà còn để bảo vệ nền tự do có tính định chế của chúng ta, một nền tự do mà hai ngành nghề của chúng ta đều tùy thuộc”.
Chương trình sinh nhật 80 cuả ĐTC Phanxicô
Biển Đức Phan Anh
19:47 13/12/2016
Ngày Thứ Bảy tới, 17 Tháng 12, là ngày sinh nhật thứ 80 của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng theo chương trình, thì Ngài sẽ làm việc như thường lệ, có nghĩa là làm lễ, đón tiểp một vài nguyên thủ quốc gia và gặp gỡ một số nhân viên cuả Giáo Triều Rôma.
Tuy nhiên, có một sự kiện mới, đó là Vatican mời các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới gửi lời chúc mừng cho Đức Giáo Hoàng qua một địa chỉ email đặc biệt tuỳ theo ngôn ngữ khác nhau.
Theo một thông cáo đề ngày 13 tháng 12 từ Vatican, ĐGH sẽ bắt đầu ngày sinh nhật bằng cách dâng lễ như thường lệ. Tuy nhiên, thay vì cử hành thánh lễ 07:00g trong nguyện đường Thánh Martha, Ngài sẽ dâng lễ trong nhà nguyện Tông Tòa Pauline với tất cả các Hồng Y thường trú tại Rome.
Sau đó là chương trình như thường lệ, tức là một số cuộc họp.
Ngài sẽ gặp bà Marie Louise Coleiro Prec, Tổng Thống nước Cộng hòa Malta; Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Bộ Giám Mục, Đức Giám Mục Vitus Hounder của giáo phận Chur ở Thụy Sĩ và Cộng đồng Nomadelfia của Italy.
Vatican cũng thúc đẩy sự mừng sinh nhật của Đức Giáo Hoàng trên phương tiện truyền thông, khuyến khích người ta sử dụng hashtag: #Pontifex80.
Những người muốn gửi email cho Đức Giáo Hoàng, họ có thể viết thư tại các địa chỉ email sau đây, tùy theo ngôn ngữ:
Latin: Papafranciscus80@vatican.va
Ý: PapaFrancesco80@vatican.va
Tây Ban Nha / Bồ Đào Nha: PapaFrancisco80@vatican.va
Tiếng Anh: PopeFrancis80@vatican.va
Pháp: PapeFrancois80@vatican.va
Đức: PapstFranziskus80@vatican.va
Ba Lan: PapiezFranciszek80@vatican.va
Trong khi ngày sinh nhật của Đức Giáo Hoàng năm nay chỉ là một ngày làm việc "bình thường", người ta hy vọng vẫn có thể được nghe điệp khúc "Happy Birthday" tại một số điểm, và có thể có một chiếc bánh, như đã xảy ra trong quá khứ.
Như năm 2014 khi Ngài lên 78, đã có tiếng la hét "Tanti auguri" ("Chúc mừng sinh nhật!") vang dội trên Quảng trường Thánh Phêrô khi Ngài đi vòng quanh khách hành hương trên chiếc xe popemobile trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần.
Ngài đã dừng lại để thổi nến trên chiếc bánh khổng lồ cuả các chủng sinh dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Và Ngài cũng dừng lại để nhấp một ngụm trà mate tea - là một thức uống truyền thống Nam Mỹ phổ biến ở Argentina - do những người hành hương biếu.
Cũng vậy khi Ngài lên 79, Ngài đã được nhóm 'Azione Cattolica', một phong trào giáo dân, chào đón với tiếng hát 'Happy Birthday' và với mùi bánh sinh nhật thơm phức.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng Vấn Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Tịnh Về Đại Hội Giới Trẻ Hạt Tân Sơn Nhì, Sàigòn.
Gioan Lê Quang Vinh
10:16 13/12/2016
Phỏng Vấn Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Tịnh Về Đại Hội Giới Trẻ Hạt Tân Sơn Nhì, Sàigòn.
Chiều ngày 25/11/2016 vừa qua, Đại Hội Giới Trẻ (ĐHGT) hạt Tân Sơn Nhì được tổ chức lần đầu tiên với chủ đề YÊU, theo gương Đức Giêsu Kitô. Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Tịnh, Đặc trách Giới Trẻ Giáo Hạt về Đại Hội cũng như về một số vấn đề của Giới Trẻ hiện nay.
PV. Thưa Cha, chúng con được biết đây là ĐHGT Giáo Hạt lần đầu tiên, xin Cha cho chúng con biết những khó khăn cũng như những triển vọng mà Cha, với tư cách Trưởng ban Tổ chức, có thể nhận thấy được.
Cha GB Tịnh: Trước tiên con xin chân thành cám ơn Cha Giám Đốc và Vietcatholic đã dành cho chúng con cuộc trò chuyện này.
Thưa quý độc giả, thật ra đây không phải là lần đầu tiên tổ chức ĐHGT trong Hạt Tân Sơn Nhì. Theo con được biết trước đây hằng năm vẫn tổ chức ĐHGT với quy mô nhỏ, chỉ một vài Giáo xứ tham gia thôi; nhưng đây là lần đầu tiên tồ chức ĐHGT với quy mô lớn, nhiều Giáo xứ tham gia với nhiều tiết mục văn nghệ theo sát với chủ đề được đặt ra.
Như chúng ta đã biết, việc quy tụ giới trẻ ngày hôm nay rất khó vì các bạn phải lo vấn đề cơm áo gạo tiền và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Vì đây là lần đầu tiên tổ chức, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn: tổ chức vào ngày thường nên còn nhiều Giáo xứ chưa tham gia. Chúng tôi chỉ có 5 tuần để hội họp, bàn thảo và lên chương trình; đây là thời gian quá gấp để chúng con tổ chức một sự kiện lớn như thế này.
PV: ĐHGT lần này theo sát chủ đề Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung 2016 “Chuẩn Bị Cho Người Trẻ Bước Vào Đời Sống Hôn Nhân”. Theo Cha, cách chuẩn bị cho người trẻ thế nào là hữu hiệu ạ?
Cha GB Tịnh: Như đã trình bày ở trên, lẽ ra chúng tôi có thời gian dài hơn (ít là một ngày trọn) để có nhiều đề tài khác nhau giúp cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân, nhưng vì tời gian hạn hẹp nên chúng tôi chỉ chú trọng đến phần gặp gỡ và giao lưu văn nghệ là chính.
Theo tôi, để chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân, cần những yếu tố:
- Ý thức về đời sống hôn nhân gia đình như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý; biết chọn lựa với ý thức, tự do và trách nhiệm
- Cần có thời gian để chuẩn bị tìm hiểu nhau, học Giáo lý (Xin được trích dẫn hai Tông huấn Familiaris Consortio (1981) và Tông huấn về Gia đình mới nhất Amoris Laetitia (Niềm Vui của Tình Yêu) (2016) với nội dung: “Chúng ta yêu nhau / nhiều để rồi đi đến kết hôn / bằng một bí tích hôn phối cử hành bởi những Kitô hữu. Được kêu gọi nên thánh / chúng ta sẽ nên một xương một thịt / mở ngỏ đón nhận sự sống. Chúng ta cùng nhau tạo lập một gia đình / “Hội thánh tại gia” / trong xã hội.”
PV: Giữa xã hội có nhiều bất cập, khập khiễng mà Thư Chung 2016 của Hội Đồng Giám Mục VN đã nhấn mạnh, giới trẻ cần phải có thái độ nào để giữ vững Đức Tin của mình, thưa Cha?
Cha GB Tịnh: Với gần 3 năm trong việc dạy Giáo lý Dự Tòng và Hôn Nhân cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân, con nhận thấy một số các bạn trẻ đã “sống thử”; khi chuyện đã rồi mới đến xin học Giáo lý. Vậy để chuẩn bị cho đời sống hôn nhân, các bạn trẻ nên:
- Sống tốt thời kỳ đính hôn: tích cực học hỏi về đời sống hôn nhân và gia đình, chứng tỏ cho nhau một tình yêu chân thành, trong sạch và chung thủy.
- Tuân thủ nội quy về các thủ tục hôn phối của Giáo Hội.
PV: Trong Thư Ngỏ mời tham dự Đại Hội, Cha có trích dẫn lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ĐHGT thế giới 1985: “Công cuộc loan báo Tin Mừng cho thế giới vào những thập kỷ tương lai tùy thuộc vào các bạn. Các bạn hãy làm cho Giáo Hội tươi trẻ nhờ sự hiện diện thân thiện của các bạn”. Theo Cha, các bạn trẻ phải hiện diện thế nào để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng?
Cha GB Tịnh: Các bạn trẻ Công Giáo dù bất cứ trong lãnh vực nào, hãy sống và loan báo Tin Mừng bằng một đời sống chứng tá nơi mình đang sống và làm việc; để dù có gặp nhiều khó khăn và cám dỗ về đồng tiền, bát gạo, công ăn, việc làm, các bạn vẫn hy sinh dấn thân làm một viên gạch bé nhỏ góp vào nhịp thở sống động của Giáo Hội, để rèn giũa và hoàn thiện chính mình như lòng Chúa ước mong.
PV: Xin Cha chia sẻ những dự tính cho các kỳ Đại Hội sau này, để thu hút nhiều bạn trẻ hơn và đem lại lợi ích thiết thực hơn.
Cha GB Tịnh: Phần cuối bài cám ơn trong Thánh lễ, vì gặp khó khăn trong việc quy tụ các bạn trẻ, và hướng tới mục vụ tương lai cho các bạn trẻ trong Giáo Hạt, chúng tôi có đặt ra hai câu hỏi: Xong Đại Hội năm nay, rồi năm sau sẽ có nữa hay không? Và hướng mục vụ cho các bạn trẻ như thế nào? Cùng với thao thức của chúng tôi, một bạn đại diện cho giới trẻ nói lên tâm tình và thao thức của mình:
“Chúng con mong cầu sự quan tâm và tình yêu thương của quý Cha để chúng con dám tin tưởng vững chắc vào câu nói: "Tuổi trẻ là tương lai của Giáo Hội", và như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã nói: "Giáo Hội là chúng con, hay nói đúng hơn chính chúng con là Giáo Hội”, Trong khả năng suy tư hạn hẹp, chúng con mong muốn có thể được khích lệ khoảng 3 tháng được giao lưu, gặp gỡ luân phiên cùng nhau tại một giáo xứ trong giáo hạt, tổ chức lớp Linh Hoạt Viên dành cho các bạn giới trẻ trong hạt đến học tập và giao lưu cùng nhau, tạo đội ngũ giới trẻ nòng cốt như “men trong bột” tại các giáo xứ. Ngoài ra, tại các giáo xứ sẽ có những sinh hoạt riêng, lớp học đặc biệt, các giờ cầu nguyện, Chầu Thánh thể, chia sẻ Lời Chúa, cũng như sẽ thiết lập dần được một kênh thông tin qua mạng xã hội hay qua các ban mục vụ giới trẻ, để có thể mở rộng sinh hoạt của từng giáo xứ hơn, bổ trợ cho nhau tốt hơn”.
Chúng con mong muốn được đón nhận nhiều hơn những sự khích lệ và sáng kiến mục vụ từ quý Cha trong tâm tình con thảo.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
PV. Thưa Cha, chúng con được biết đây là ĐHGT Giáo Hạt lần đầu tiên, xin Cha cho chúng con biết những khó khăn cũng như những triển vọng mà Cha, với tư cách Trưởng ban Tổ chức, có thể nhận thấy được.
Cha GB Tịnh: Trước tiên con xin chân thành cám ơn Cha Giám Đốc và Vietcatholic đã dành cho chúng con cuộc trò chuyện này.
Thưa quý độc giả, thật ra đây không phải là lần đầu tiên tổ chức ĐHGT trong Hạt Tân Sơn Nhì. Theo con được biết trước đây hằng năm vẫn tổ chức ĐHGT với quy mô nhỏ, chỉ một vài Giáo xứ tham gia thôi; nhưng đây là lần đầu tiên tồ chức ĐHGT với quy mô lớn, nhiều Giáo xứ tham gia với nhiều tiết mục văn nghệ theo sát với chủ đề được đặt ra.
Như chúng ta đã biết, việc quy tụ giới trẻ ngày hôm nay rất khó vì các bạn phải lo vấn đề cơm áo gạo tiền và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Vì đây là lần đầu tiên tổ chức, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn: tổ chức vào ngày thường nên còn nhiều Giáo xứ chưa tham gia. Chúng tôi chỉ có 5 tuần để hội họp, bàn thảo và lên chương trình; đây là thời gian quá gấp để chúng con tổ chức một sự kiện lớn như thế này.
PV: ĐHGT lần này theo sát chủ đề Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung 2016 “Chuẩn Bị Cho Người Trẻ Bước Vào Đời Sống Hôn Nhân”. Theo Cha, cách chuẩn bị cho người trẻ thế nào là hữu hiệu ạ?
Cha GB Tịnh: Như đã trình bày ở trên, lẽ ra chúng tôi có thời gian dài hơn (ít là một ngày trọn) để có nhiều đề tài khác nhau giúp cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân, nhưng vì tời gian hạn hẹp nên chúng tôi chỉ chú trọng đến phần gặp gỡ và giao lưu văn nghệ là chính.
Theo tôi, để chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân, cần những yếu tố:
- Ý thức về đời sống hôn nhân gia đình như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý; biết chọn lựa với ý thức, tự do và trách nhiệm
- Cần có thời gian để chuẩn bị tìm hiểu nhau, học Giáo lý (Xin được trích dẫn hai Tông huấn Familiaris Consortio (1981) và Tông huấn về Gia đình mới nhất Amoris Laetitia (Niềm Vui của Tình Yêu) (2016) với nội dung: “Chúng ta yêu nhau / nhiều để rồi đi đến kết hôn / bằng một bí tích hôn phối cử hành bởi những Kitô hữu. Được kêu gọi nên thánh / chúng ta sẽ nên một xương một thịt / mở ngỏ đón nhận sự sống. Chúng ta cùng nhau tạo lập một gia đình / “Hội thánh tại gia” / trong xã hội.”
PV: Giữa xã hội có nhiều bất cập, khập khiễng mà Thư Chung 2016 của Hội Đồng Giám Mục VN đã nhấn mạnh, giới trẻ cần phải có thái độ nào để giữ vững Đức Tin của mình, thưa Cha?
Cha GB Tịnh: Với gần 3 năm trong việc dạy Giáo lý Dự Tòng và Hôn Nhân cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân, con nhận thấy một số các bạn trẻ đã “sống thử”; khi chuyện đã rồi mới đến xin học Giáo lý. Vậy để chuẩn bị cho đời sống hôn nhân, các bạn trẻ nên:
- Sống tốt thời kỳ đính hôn: tích cực học hỏi về đời sống hôn nhân và gia đình, chứng tỏ cho nhau một tình yêu chân thành, trong sạch và chung thủy.
- Tuân thủ nội quy về các thủ tục hôn phối của Giáo Hội.
PV: Trong Thư Ngỏ mời tham dự Đại Hội, Cha có trích dẫn lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ĐHGT thế giới 1985: “Công cuộc loan báo Tin Mừng cho thế giới vào những thập kỷ tương lai tùy thuộc vào các bạn. Các bạn hãy làm cho Giáo Hội tươi trẻ nhờ sự hiện diện thân thiện của các bạn”. Theo Cha, các bạn trẻ phải hiện diện thế nào để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng?
Cha GB Tịnh: Các bạn trẻ Công Giáo dù bất cứ trong lãnh vực nào, hãy sống và loan báo Tin Mừng bằng một đời sống chứng tá nơi mình đang sống và làm việc; để dù có gặp nhiều khó khăn và cám dỗ về đồng tiền, bát gạo, công ăn, việc làm, các bạn vẫn hy sinh dấn thân làm một viên gạch bé nhỏ góp vào nhịp thở sống động của Giáo Hội, để rèn giũa và hoàn thiện chính mình như lòng Chúa ước mong.
PV: Xin Cha chia sẻ những dự tính cho các kỳ Đại Hội sau này, để thu hút nhiều bạn trẻ hơn và đem lại lợi ích thiết thực hơn.
Cha GB Tịnh: Phần cuối bài cám ơn trong Thánh lễ, vì gặp khó khăn trong việc quy tụ các bạn trẻ, và hướng tới mục vụ tương lai cho các bạn trẻ trong Giáo Hạt, chúng tôi có đặt ra hai câu hỏi: Xong Đại Hội năm nay, rồi năm sau sẽ có nữa hay không? Và hướng mục vụ cho các bạn trẻ như thế nào? Cùng với thao thức của chúng tôi, một bạn đại diện cho giới trẻ nói lên tâm tình và thao thức của mình:
“Chúng con mong cầu sự quan tâm và tình yêu thương của quý Cha để chúng con dám tin tưởng vững chắc vào câu nói: "Tuổi trẻ là tương lai của Giáo Hội", và như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã nói: "Giáo Hội là chúng con, hay nói đúng hơn chính chúng con là Giáo Hội”, Trong khả năng suy tư hạn hẹp, chúng con mong muốn có thể được khích lệ khoảng 3 tháng được giao lưu, gặp gỡ luân phiên cùng nhau tại một giáo xứ trong giáo hạt, tổ chức lớp Linh Hoạt Viên dành cho các bạn giới trẻ trong hạt đến học tập và giao lưu cùng nhau, tạo đội ngũ giới trẻ nòng cốt như “men trong bột” tại các giáo xứ. Ngoài ra, tại các giáo xứ sẽ có những sinh hoạt riêng, lớp học đặc biệt, các giờ cầu nguyện, Chầu Thánh thể, chia sẻ Lời Chúa, cũng như sẽ thiết lập dần được một kênh thông tin qua mạng xã hội hay qua các ban mục vụ giới trẻ, để có thể mở rộng sinh hoạt của từng giáo xứ hơn, bổ trợ cho nhau tốt hơn”.
Chúng con mong muốn được đón nhận nhiều hơn những sự khích lệ và sáng kiến mục vụ từ quý Cha trong tâm tình con thảo.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Xứ Phú Ninh
Trần Hoàng Thái
10:13 13/12/2016
Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Xứ Phú Ninh
Vào lúc 9h30 ngày 07.122016, giáo xứ Phú Ninh cử hành Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ với tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội - Bổn mạng của giáo xứ. Đây cũng là ngày kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ.
Xem Hình
Nhân dịp này, tối ngày 06.12.2016, giáo xứ tổ chức chương trình ca nhạc với chủ đề “Về Nguồn”, với những bài hát ca ngợi Thiên Chúa và hoạt cảnh hồi tưởng về quá khứ của giáo xứ từ khi cha Giuse Trần Quang Chiểu dẫn dắt bà con giáo dân từ Bắc vào Nam và dừng chân ở nhiều nơi như ở Nancy Sài Gòn, khu rừng Tầm Long thuộc Tây Ninh và cuối cùng là Chúa chọn cho dân riêng của ngài đó là giáo xứ Phú Ninh hiện nay.
Từ rất sớm chị em hiền mẫu của giáo xứ hân hoan chào đón quý cha, quý tu sĩ, quý khách xa gần và đặc biệt, giáo xứ hân hoan chào đón Đức Cha Giuse - Giám mục giáo phận, về thăm giáo xứ và chủ tế Thánh lễ. Đồng tế có cha Gioan Võ Hoàn Sinh - Quản hạt Tây Ninh, cha Gioakim Trần An Toàn - Chánh xứ Phú Ninh, và quý cha khách. Ngoài ra, còn có quý tu sĩ và toàn thể giáo dân trong giáo xứ tham dự Thánh lễ.
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ giới thiệu sự hình thành và phát triển của giáo xứ trong 60 năm qua với sự hiện diện của các cha: Cha xứ tiên khởi là cha Giuse Trần Quang Khải (1956-1958), cha Giuse Trần Quang Hanh quản nhiệm (1958-1966), cha Giuse Nguyễn Tiến Đô chánh xứ (chỉ 2 tháng trong 1960), cha Phêrô Trần Công Mẫn quản nhiệm (1967-1968), cha Giuse Trần Mạnh Khoa quản nhiệm (1968-1970), cha Gioan B. Hoàng Minh Toản chánh xứ (1970-1971), cha Giuse Phạm Quang Tòng chánh xứ (1971-1972), cha Giuse Nguyễn Đăng Hanh chánh xứ (1972-1984), cha Thomas Nguyễn Toàn Quyền chánh xứ (1984-1987), cha Thomas Trần Ngọc Túy quản nhiệm (1987-1999), cha Phaolo Nguyễn Ngọc Hưng quản nhiệm (1999-2002) và chánh xứ (2002-2003), cha Hilario Nguyễn Đoàn Thanh Phong quản nhiệm (2003-2004), cha Gioakim Trần An Toàn chánh xứ (từ năm 2004 đến nay).
Cha quản hạt trao bằng phép lành Toàn xá do Đức Thánh Cha Phanxicô ưu ái ban cho giáo xứ và Đức Cha Giuse kêu gọi mọi người cùng hiệp thông Thánh lễ nhân dịp giáo xứ Phú Ninh mừng long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập; cũng như vui mừng chia sẻ niềm vui cha chánh xứ kỷ niệm 43 năm linh mục; rồi trong Thánh lễ này sẽ có 31 em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức (trong đó 28 em trong giáo xứ và 3 em thuộc giáo xứ Hảo Đước); và đặc biệt đây cũng là Thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - Quan thầy của giáo xứ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chánh xứ tri ân đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và bà con giáo dân. Đáp từ, Đức Cha Giuse chúc mừng cha chánh xứ Phú Ninh nhân ngày kỉ niệm 43 năm linh mục, đặc biệt, ngài chúc mừng giáo xứ tròn 60 năm thành lập. Đức Cha cũng không quên chúc mừng các em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức trong dịp lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong dịp này, chính quyến cũng gửi hoa đến chúc mùng giáo xứ.
Với phép lành kết thúc Thánh lễ, mọi người đón nhận trong niềm hân hoan và cùng nhau chia sẻ niềm vui trong bữa tiệc mừng.
Trần Hoàng Thái - Truyền thông giáo phận.
Vào lúc 9h30 ngày 07.122016, giáo xứ Phú Ninh cử hành Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ với tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội - Bổn mạng của giáo xứ. Đây cũng là ngày kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ.
Xem Hình
Nhân dịp này, tối ngày 06.12.2016, giáo xứ tổ chức chương trình ca nhạc với chủ đề “Về Nguồn”, với những bài hát ca ngợi Thiên Chúa và hoạt cảnh hồi tưởng về quá khứ của giáo xứ từ khi cha Giuse Trần Quang Chiểu dẫn dắt bà con giáo dân từ Bắc vào Nam và dừng chân ở nhiều nơi như ở Nancy Sài Gòn, khu rừng Tầm Long thuộc Tây Ninh và cuối cùng là Chúa chọn cho dân riêng của ngài đó là giáo xứ Phú Ninh hiện nay.
Từ rất sớm chị em hiền mẫu của giáo xứ hân hoan chào đón quý cha, quý tu sĩ, quý khách xa gần và đặc biệt, giáo xứ hân hoan chào đón Đức Cha Giuse - Giám mục giáo phận, về thăm giáo xứ và chủ tế Thánh lễ. Đồng tế có cha Gioan Võ Hoàn Sinh - Quản hạt Tây Ninh, cha Gioakim Trần An Toàn - Chánh xứ Phú Ninh, và quý cha khách. Ngoài ra, còn có quý tu sĩ và toàn thể giáo dân trong giáo xứ tham dự Thánh lễ.
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ giới thiệu sự hình thành và phát triển của giáo xứ trong 60 năm qua với sự hiện diện của các cha: Cha xứ tiên khởi là cha Giuse Trần Quang Khải (1956-1958), cha Giuse Trần Quang Hanh quản nhiệm (1958-1966), cha Giuse Nguyễn Tiến Đô chánh xứ (chỉ 2 tháng trong 1960), cha Phêrô Trần Công Mẫn quản nhiệm (1967-1968), cha Giuse Trần Mạnh Khoa quản nhiệm (1968-1970), cha Gioan B. Hoàng Minh Toản chánh xứ (1970-1971), cha Giuse Phạm Quang Tòng chánh xứ (1971-1972), cha Giuse Nguyễn Đăng Hanh chánh xứ (1972-1984), cha Thomas Nguyễn Toàn Quyền chánh xứ (1984-1987), cha Thomas Trần Ngọc Túy quản nhiệm (1987-1999), cha Phaolo Nguyễn Ngọc Hưng quản nhiệm (1999-2002) và chánh xứ (2002-2003), cha Hilario Nguyễn Đoàn Thanh Phong quản nhiệm (2003-2004), cha Gioakim Trần An Toàn chánh xứ (từ năm 2004 đến nay).
Cha quản hạt trao bằng phép lành Toàn xá do Đức Thánh Cha Phanxicô ưu ái ban cho giáo xứ và Đức Cha Giuse kêu gọi mọi người cùng hiệp thông Thánh lễ nhân dịp giáo xứ Phú Ninh mừng long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập; cũng như vui mừng chia sẻ niềm vui cha chánh xứ kỷ niệm 43 năm linh mục; rồi trong Thánh lễ này sẽ có 31 em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức (trong đó 28 em trong giáo xứ và 3 em thuộc giáo xứ Hảo Đước); và đặc biệt đây cũng là Thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - Quan thầy của giáo xứ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chánh xứ tri ân đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và bà con giáo dân. Đáp từ, Đức Cha Giuse chúc mừng cha chánh xứ Phú Ninh nhân ngày kỉ niệm 43 năm linh mục, đặc biệt, ngài chúc mừng giáo xứ tròn 60 năm thành lập. Đức Cha cũng không quên chúc mừng các em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức trong dịp lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong dịp này, chính quyến cũng gửi hoa đến chúc mùng giáo xứ.
Với phép lành kết thúc Thánh lễ, mọi người đón nhận trong niềm hân hoan và cùng nhau chia sẻ niềm vui trong bữa tiệc mừng.
Trần Hoàng Thái - Truyền thông giáo phận.
Curia Tân Sơn Nhì - Tổng hội thường niên 2016
Phương Nga
11:15 13/12/2016
CURIA TÂN SƠN NHÌ – TỔNG HỘI THƯỜNG NIÊN
Năm 2016 – tại nhà thờ giáo xứ Tân Phú
“Em được chúc phúc hơn các người phụ nữ và người Con em cưu mang cũng sẽ được chúc phúc,bởi đâu tôi được mẹ Thiên Chúa thăm tôi thế này “( Lc1,42-43)
Mẹ Maria,người phụ nữ vượt trội trên tất cả loài người trần gian,vì Mẹ được Thiên Chúa ân ban một đặc ân là”Vô nhiễm Nguyên tội”,để Chúa thực hiện công trình cứu chuộc của Ngài đối với con người.
Xem Hình
Tại gx Tân Phú,trong vòng một tuần lễ đã có tới 3 lần mừng kính Tước hiệu này của Mẹ;ngày thứ Tư 07-12-2016 Hiệp hội Thánh mẫu gx mừng lễ bổn mạng,vào thứ Năm 08-12-2016 gx mừng lễ Quan Thày và hôm nay lúc 8g30 ngày 10-12-2016 Curia Tân Sơn Nhì cũng mừng kính lễ này với chủ đề Tổng hội Thường niên năm 2016 tại phòng học Giáo lý và thánh đường gx Tân Phú. Buổi lễ gồm 2 phần:
HỌP BẠN VÀ NGHE HUẤN TỪ CỦA CHA LINH GIÁM:
Do có sự thay đổi về địa điểm Họp bạn,nên số hội viên có mặt tại phòng học Giáo lý đến ít và muộn hơn so với những dịp lễ khác,riêng Ban Quản trị Curia đã đến rất sớm để trang trí bàn thờ Mẹ Maria ở 2 nơi và đúng 8g30 chương trình được bắt đầu khi tất cả mọi người cùng quỳ trước tượng Mẹ,anh Phêrô Nguyễn Văn Kiến Trưởng ban đã thay mặt BQT chào mừng anh Phêrô Hoàng Văn Thông Cựu BQT Legio,quý Trưởng phó các Presidia và quý Hội viên;anh cũng tuyên bố lý do khai mạc buổi Họp bạn hôm nay,anh nói: Đối với Legio có 5 buổi sinh hoạt và lễ quan trọng phải tổ chức là:
1- Lễ Dâng mình
2- Họp bạn
3- Tổng hội Thường niên
4- Xuất du
5- Đại hội
Vì vậy,hôm nay là ngày quan trọng của chúng ta,nhưng vì có số hội viên lớn tuổi không leo lên được bậc thang nên đã vắng mặt;kế tiếp anh mời chị Anna Phạm Thị Hoa là Phó BQT điều khiển chương trình:
Cầu nguyện:
-Kinh Khai mạc
-Lần hạt 50 sự Vui
-Kinh Lạy Nữ Vương
-Đọc Thủ bản Legio,chương 30,số lề 291-291-và 293
Văn nghệ:
Giờ cầu nguyện kết thúc, chương trình văn nghệ với những bài hát cộng đồng: Nối vòng tay lớn,Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời vv.
Kinh Catena:
Mọi người cùng đứng lên đọc kinh Catena một cách sốt sắng, lời kinh chính là trích đoạn Tin mừng thánh Luca(1,46-55) nội dung Mẹ Maria đến thăm bà Elizabet thân mẫu Thánh Gioan Tẩy giả sau khi được Sứ thần Gabiriel truyền tin.
Chia sẻ công tác Legio:
Anh Phêrô Kiến,anh Giuse Sơn và một vài HV đã chia sẻ kinh nghiệm về công tác Legio với đề tài:Chăm sóc bệnh nhân hối tử và truyền giáo.
Huấn từ của Cha Linh Giám:
Anh Trưởng giới thiệu Cha Linh giám Giuse Kiều Hoàng An với cộng đoàn, tất cả vỗ tay mừng Cha,mọi người ngồi xuống và nghe Cha chia sẻ:
Lần đầu tiên khi Cha sinh hoạt với các em Junior,Cha có nói với các em;khi đến ngắm thứ nhất mùa Vui “Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ....” các con hãy cầu nguyện cho Cha được đức khiêm nhường,vì vậy xin đừng bao giờ khen Cha mà hãy chỉnh sửa cho Cha những thiếu sót.
Về tổng hội TN của Legio là một cơ hội cho chúng ta có một niềm vui và gặp gỡ nhau và Cha có nghe nói Legio của gx Tân Phú rất đông nhưng chưa bao giờ Cha được gặp mặt đông đủ HV cả ! nhưng không phải niềm vui đời thường là đàn ông thì nhậu nhẹt còn đàn bà là “tám” chuyện,và cũng không phải niềm vui trong sự ganh ghét khi thấy người khác gặp hoạn nạn.Thánh Phaolo nói “Đó không phải là niềm vui đích thực”.Vậy đời sống Legio của chúng ta có gì vui không?
Đối với Cha, có một lần đi bộ ở sân nhà thờ,nhìn thấy tại đài Đức Mẹ có một đôi nam nữ mà người đàn ông trông rất bụi bậm,người phụ nữ bên cạnh Cha không thấy rõ;nhưng khi Cha đến gần thì nghe hai người đang lần chuỗi Mân Côi;Cha còn có một niềm vui khác là hôm xuất du Vũng Tàu Cha chụp được một tấm hình với 7 hội viên,mặc dù Cha đã trốn đến 3 lần với bao nhiêu lần xuống bậc thang nhưng vẫn bị mời vào chụp hình;nhưng tấm hình này Cha đã giữ kỹ trong cuốn sách”Các Nghi thức và Bí tích” và sau biến cố này Cha nhìn lại đời sống đức tin của mình Cha nhận ra chính những người nâng đỡ đức tin cho Cha là chính các hội viên.
Có những lúc,chúng ta sợ chọn một niềm vui trong Chúa thì phải bỏ những niềm vui khác như tụ họp ăn uống,vui chơi, giải trí..nhưng chúng ta phải biết rằng Chúa mới là niềm vui đích thực;niềm vui trong Legio từ số 9-17 thì không chỉ là niềm vui hội họp mà là niềm vui công tác,nhất là nếu phải vượt qua khó khăn.
Một lần nữa,xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho Cha để Cha luôn sống khiêm nhường vì kiêu căng là điều tai hại và luôn nhớ niềm vui của Legio là luôn gặp được các linh hồn vì chúng ta là Đạo binh của Đức Mẹ.
Đọc kinh Bế mạc:
Kinh bế mạc kết thúc,anh Trưởng mời Cha Linh giám Giuse,Quý khách cùng Quý Hội viên di chuyển xuống nhà thờ để chuẩn bị dâng thánh lễ tạ ơn,anh cũng thay mặt BQT Curia kính chúc Cha Linh giám Giuse cùng quý Hội viên một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm mới đầy hạnh phúc.
THÁNH LỄ:
Ca đoàn Huynh đoàn Đaminh hát ca nhập lễ “Để Chúa đến. .” trong lúc Lễ sinh rước Cha Giuse Linh giám chủ sự trong lễ phục trắng bước lên bàn thánh.Cha nói”
Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Tạ ơn về Tổng hội Thường niên,nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria chúng ta hãy cầu cầu nguyện cho các Ân nhân và Thân nhân của chúng ta,người còn sống cũng như kẻ đã qua đời.
Hôm nay cũng đang trong mùa Vọng,chúng ta dâng lễ và xin Mẹ Maria đồng hành và hằng bầu cử cho chúng ta trong đời sống nhất là trong lúc chúng ta làm công tác đến với các linh hồn.
Bài tin mừng theo thánh Luca ( 1,39-56)Cha giảng:
Chắc cộng đoàn đã nghe bài Tin mừng Cha chọn để đọc trong ngày Tổng hội Thường niên của gia đình Legio hôm nay bài Tin mừng thuật lại việc thăm viếng của Mẹ Maria với bà chị họ là Elizabet,vì trong công tác của Legio có việc thăm viếng là chủ đạo.
Thăm viếng không dễ dàng,khi Cha còn ở chủng viện,các Thày cũng được phân công đi thăm viếng,cứ mỗi lần có tên trong danh sách là Cha chán,vì đi thăm mà không có quà thì thật ngại ngùng; có một lần Cha cùng nhóm vào thăm bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình,y bác sĩ thì vui vẻ đón nhận,xong bệnh nhân thì quay mặt vào tường không tiếp xúc,khi về báo cáo cứ nghĩ rằng với kết quả đó Cha Phụ trách sẽ miễn công tác cho,nhưng ngược lại Cha lại phân công nhóm đi tiếp cho đến khi thấy các Thày yêu thích công tác mới thôi.Vậy:
-Chúng ta đi thăm viếng như thế nào ?
-Đâu là mục đích của Legio?
Mẹ Maria một thiếu nữ 14 tuổi, vượt qua những chặng đường đầy gian khổ hơn 100km để đi thăm bà Elizabet,bà Elizabet vừa thấy Mẹ đã kêu lớn tiếng”Bởi đâu tôi được mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi thế này. .”( Lc1,43) vì Bà đã nhìn thấy đức tin của Mẹ Maria;còn Mẹ thì đáp lại “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa,thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa đấng cứu chuộc tôi. .”(Lc1,46-47)vì Mẹ nhìn thấy tình yêu của bà Elizabet đối với Mẹ.
Cuộc thăm viếng đó là cuộc thăm viếng của Niềm tin và Tình yêu.Đời sống đức tin không xử dụng quà cáp vật chất để duy trì,vì khi hết vật chất là hết đức tin,do đó chúng ta phải xác tín công tác thăm viếng của Legio là:
- Luôn mời Mẹ Maria đi cùng và kết hợp với Mẹ.
- Thăm viếng theo tôn chỉ của Legio là gặp gỡ các linh hồn chứ không vì mục đích cá nhân.
- Không nặng về vật chất và đánh đổi bằng quà cáp.
- Xin Chúa Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria ban cho chúng ta ơn sáng suốt để nhìn ra mục đích trong công tác Legio để ý thức rằng đi công tác là chúng ta đem Chúa đến cho mọi người Amen.
Dâng lễ vật do các hội viên Legio và các cháu Junior cùng kết hợp,trong phần hiệp lễ ca đoàn hát bài “Tình yêu Thiên Chúa. .” để cộng đoàn hiệp thông.
Trước khi ban phép lành,Cha Linh giám Giuse chủ sự đã chúc mừng Curia Tân Sơn Nhì trong ngày vui Tổng hội TN và Cha hy vọng lần họp bạn kế tiếp sẽ đông đủ hơn.
Buổi lễ kết thúc lúc 13g cùng ngày sau bữa cơm huynh đệ của Quý Cha, Quý khách và Quý Hội viên.
Phương Nga
Năm 2016 – tại nhà thờ giáo xứ Tân Phú
“Em được chúc phúc hơn các người phụ nữ và người Con em cưu mang cũng sẽ được chúc phúc,bởi đâu tôi được mẹ Thiên Chúa thăm tôi thế này “( Lc1,42-43)
Mẹ Maria,người phụ nữ vượt trội trên tất cả loài người trần gian,vì Mẹ được Thiên Chúa ân ban một đặc ân là”Vô nhiễm Nguyên tội”,để Chúa thực hiện công trình cứu chuộc của Ngài đối với con người.
Xem Hình
Tại gx Tân Phú,trong vòng một tuần lễ đã có tới 3 lần mừng kính Tước hiệu này của Mẹ;ngày thứ Tư 07-12-2016 Hiệp hội Thánh mẫu gx mừng lễ bổn mạng,vào thứ Năm 08-12-2016 gx mừng lễ Quan Thày và hôm nay lúc 8g30 ngày 10-12-2016 Curia Tân Sơn Nhì cũng mừng kính lễ này với chủ đề Tổng hội Thường niên năm 2016 tại phòng học Giáo lý và thánh đường gx Tân Phú. Buổi lễ gồm 2 phần:
HỌP BẠN VÀ NGHE HUẤN TỪ CỦA CHA LINH GIÁM:
Do có sự thay đổi về địa điểm Họp bạn,nên số hội viên có mặt tại phòng học Giáo lý đến ít và muộn hơn so với những dịp lễ khác,riêng Ban Quản trị Curia đã đến rất sớm để trang trí bàn thờ Mẹ Maria ở 2 nơi và đúng 8g30 chương trình được bắt đầu khi tất cả mọi người cùng quỳ trước tượng Mẹ,anh Phêrô Nguyễn Văn Kiến Trưởng ban đã thay mặt BQT chào mừng anh Phêrô Hoàng Văn Thông Cựu BQT Legio,quý Trưởng phó các Presidia và quý Hội viên;anh cũng tuyên bố lý do khai mạc buổi Họp bạn hôm nay,anh nói: Đối với Legio có 5 buổi sinh hoạt và lễ quan trọng phải tổ chức là:
1- Lễ Dâng mình
2- Họp bạn
3- Tổng hội Thường niên
4- Xuất du
5- Đại hội
Vì vậy,hôm nay là ngày quan trọng của chúng ta,nhưng vì có số hội viên lớn tuổi không leo lên được bậc thang nên đã vắng mặt;kế tiếp anh mời chị Anna Phạm Thị Hoa là Phó BQT điều khiển chương trình:
Cầu nguyện:
-Kinh Khai mạc
-Lần hạt 50 sự Vui
-Kinh Lạy Nữ Vương
-Đọc Thủ bản Legio,chương 30,số lề 291-291-và 293
Văn nghệ:
Giờ cầu nguyện kết thúc, chương trình văn nghệ với những bài hát cộng đồng: Nối vòng tay lớn,Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời vv.
Kinh Catena:
Mọi người cùng đứng lên đọc kinh Catena một cách sốt sắng, lời kinh chính là trích đoạn Tin mừng thánh Luca(1,46-55) nội dung Mẹ Maria đến thăm bà Elizabet thân mẫu Thánh Gioan Tẩy giả sau khi được Sứ thần Gabiriel truyền tin.
Chia sẻ công tác Legio:
Anh Phêrô Kiến,anh Giuse Sơn và một vài HV đã chia sẻ kinh nghiệm về công tác Legio với đề tài:Chăm sóc bệnh nhân hối tử và truyền giáo.
Huấn từ của Cha Linh Giám:
Anh Trưởng giới thiệu Cha Linh giám Giuse Kiều Hoàng An với cộng đoàn, tất cả vỗ tay mừng Cha,mọi người ngồi xuống và nghe Cha chia sẻ:
Lần đầu tiên khi Cha sinh hoạt với các em Junior,Cha có nói với các em;khi đến ngắm thứ nhất mùa Vui “Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ....” các con hãy cầu nguyện cho Cha được đức khiêm nhường,vì vậy xin đừng bao giờ khen Cha mà hãy chỉnh sửa cho Cha những thiếu sót.
Về tổng hội TN của Legio là một cơ hội cho chúng ta có một niềm vui và gặp gỡ nhau và Cha có nghe nói Legio của gx Tân Phú rất đông nhưng chưa bao giờ Cha được gặp mặt đông đủ HV cả ! nhưng không phải niềm vui đời thường là đàn ông thì nhậu nhẹt còn đàn bà là “tám” chuyện,và cũng không phải niềm vui trong sự ganh ghét khi thấy người khác gặp hoạn nạn.Thánh Phaolo nói “Đó không phải là niềm vui đích thực”.Vậy đời sống Legio của chúng ta có gì vui không?
Đối với Cha, có một lần đi bộ ở sân nhà thờ,nhìn thấy tại đài Đức Mẹ có một đôi nam nữ mà người đàn ông trông rất bụi bậm,người phụ nữ bên cạnh Cha không thấy rõ;nhưng khi Cha đến gần thì nghe hai người đang lần chuỗi Mân Côi;Cha còn có một niềm vui khác là hôm xuất du Vũng Tàu Cha chụp được một tấm hình với 7 hội viên,mặc dù Cha đã trốn đến 3 lần với bao nhiêu lần xuống bậc thang nhưng vẫn bị mời vào chụp hình;nhưng tấm hình này Cha đã giữ kỹ trong cuốn sách”Các Nghi thức và Bí tích” và sau biến cố này Cha nhìn lại đời sống đức tin của mình Cha nhận ra chính những người nâng đỡ đức tin cho Cha là chính các hội viên.
Có những lúc,chúng ta sợ chọn một niềm vui trong Chúa thì phải bỏ những niềm vui khác như tụ họp ăn uống,vui chơi, giải trí..nhưng chúng ta phải biết rằng Chúa mới là niềm vui đích thực;niềm vui trong Legio từ số 9-17 thì không chỉ là niềm vui hội họp mà là niềm vui công tác,nhất là nếu phải vượt qua khó khăn.
Một lần nữa,xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho Cha để Cha luôn sống khiêm nhường vì kiêu căng là điều tai hại và luôn nhớ niềm vui của Legio là luôn gặp được các linh hồn vì chúng ta là Đạo binh của Đức Mẹ.
Đọc kinh Bế mạc:
Kinh bế mạc kết thúc,anh Trưởng mời Cha Linh giám Giuse,Quý khách cùng Quý Hội viên di chuyển xuống nhà thờ để chuẩn bị dâng thánh lễ tạ ơn,anh cũng thay mặt BQT Curia kính chúc Cha Linh giám Giuse cùng quý Hội viên một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm mới đầy hạnh phúc.
THÁNH LỄ:
Ca đoàn Huynh đoàn Đaminh hát ca nhập lễ “Để Chúa đến. .” trong lúc Lễ sinh rước Cha Giuse Linh giám chủ sự trong lễ phục trắng bước lên bàn thánh.Cha nói”
Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Tạ ơn về Tổng hội Thường niên,nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria chúng ta hãy cầu cầu nguyện cho các Ân nhân và Thân nhân của chúng ta,người còn sống cũng như kẻ đã qua đời.
Hôm nay cũng đang trong mùa Vọng,chúng ta dâng lễ và xin Mẹ Maria đồng hành và hằng bầu cử cho chúng ta trong đời sống nhất là trong lúc chúng ta làm công tác đến với các linh hồn.
Bài tin mừng theo thánh Luca ( 1,39-56)Cha giảng:
Chắc cộng đoàn đã nghe bài Tin mừng Cha chọn để đọc trong ngày Tổng hội Thường niên của gia đình Legio hôm nay bài Tin mừng thuật lại việc thăm viếng của Mẹ Maria với bà chị họ là Elizabet,vì trong công tác của Legio có việc thăm viếng là chủ đạo.
Thăm viếng không dễ dàng,khi Cha còn ở chủng viện,các Thày cũng được phân công đi thăm viếng,cứ mỗi lần có tên trong danh sách là Cha chán,vì đi thăm mà không có quà thì thật ngại ngùng; có một lần Cha cùng nhóm vào thăm bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình,y bác sĩ thì vui vẻ đón nhận,xong bệnh nhân thì quay mặt vào tường không tiếp xúc,khi về báo cáo cứ nghĩ rằng với kết quả đó Cha Phụ trách sẽ miễn công tác cho,nhưng ngược lại Cha lại phân công nhóm đi tiếp cho đến khi thấy các Thày yêu thích công tác mới thôi.Vậy:
-Chúng ta đi thăm viếng như thế nào ?
-Đâu là mục đích của Legio?
Mẹ Maria một thiếu nữ 14 tuổi, vượt qua những chặng đường đầy gian khổ hơn 100km để đi thăm bà Elizabet,bà Elizabet vừa thấy Mẹ đã kêu lớn tiếng”Bởi đâu tôi được mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi thế này. .”( Lc1,43) vì Bà đã nhìn thấy đức tin của Mẹ Maria;còn Mẹ thì đáp lại “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa,thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa đấng cứu chuộc tôi. .”(Lc1,46-47)vì Mẹ nhìn thấy tình yêu của bà Elizabet đối với Mẹ.
Cuộc thăm viếng đó là cuộc thăm viếng của Niềm tin và Tình yêu.Đời sống đức tin không xử dụng quà cáp vật chất để duy trì,vì khi hết vật chất là hết đức tin,do đó chúng ta phải xác tín công tác thăm viếng của Legio là:
- Luôn mời Mẹ Maria đi cùng và kết hợp với Mẹ.
- Thăm viếng theo tôn chỉ của Legio là gặp gỡ các linh hồn chứ không vì mục đích cá nhân.
- Không nặng về vật chất và đánh đổi bằng quà cáp.
- Xin Chúa Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria ban cho chúng ta ơn sáng suốt để nhìn ra mục đích trong công tác Legio để ý thức rằng đi công tác là chúng ta đem Chúa đến cho mọi người Amen.
Dâng lễ vật do các hội viên Legio và các cháu Junior cùng kết hợp,trong phần hiệp lễ ca đoàn hát bài “Tình yêu Thiên Chúa. .” để cộng đoàn hiệp thông.
Trước khi ban phép lành,Cha Linh giám Giuse chủ sự đã chúc mừng Curia Tân Sơn Nhì trong ngày vui Tổng hội TN và Cha hy vọng lần họp bạn kế tiếp sẽ đông đủ hơn.
Buổi lễ kết thúc lúc 13g cùng ngày sau bữa cơm huynh đệ của Quý Cha, Quý khách và Quý Hội viên.
Phương Nga
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Đoàn rước chủ tế buộc cần có Thánh Giá và Nến không?
Nguyễn Trọng Đa
22:51 13/12/2016
Giải đáp phụng vụ: Đoàn rước chủ tế buộc cần có Thánh Giá và Nến không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có được phép tổ chức đoàn rước chủ tế mà không có Thánh giá và nến, chì với thừa tác viên, phó tế và linh mục đi vào không? Trong giáo xứ của con, do một lỗi của ban phụng vụ, thánh giá cuộc rước là chưa sẵn sàng, và chủ tế vẫn cho tiến hành đoàn rước mà không có Thánh giá và nến. Thưa cha, việc này là được phép hay không? - S. B., Rio de Janeiro, Brazil.
Đáp: Trong khi giải thích hình thức đơn giản nhất của Thánh Lễ trọng (mà không có phó tế), Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói như sau về việc rước chủ tế vào:
"120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây:
“a. Người mang bình hương có đốt hương sẵn, nếu có xông hương;
“b. Các thừa tác viên cầm nến và thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác cầm thánh giá đi giữa họ;
“ c. Các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác;
“d. Thầy đọc sách, thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một chút;
“e. Vị chủ tế.
“Nếu có xông hương, linh mục sẽ bỏ hương trước khi đi rước, chúc lành bằng dấu thánh giá, mà không nói chi hết.
“121. Ðang khi đoàn rước tiến lên bàn thờ, ca đoàn hát ca nhập lễ.
“122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.
Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Tuy nhiên, trong các số trước đó, khi nói về những thứ cần phải chuẩn bị, Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói:
"117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ” (Bản dịch, như trên).
Bởi vì ở đây từ ngữ "có thể (mang theo...)" được sử dụng, nó có thể hiểu rằng việc sử dụng Thánh giá và nến là không bắt buộc, và việc mô tả sau đó của các nghi thức được dựa trên giả định rằng sự lựa chọn sử dụng Thánh giá và nến đã được thực hiện, mà không cần qui định một sự buộc sử dụng Thánh giá và nến.
Vì vậy, trong nhiều nhà thờ, có rất ít hoặc không có đoàn rước chủ tế vào các ngày trong tuần. Thậm chí có một vài nhà thờ không có đoàn rước chủ tế đi vào trong ngày Chúa Nhật, hoặc chỉ thực hiện trong Thánh lễ chính mà thôi.
Điều nây là không lý tưởng. Tôi muốn đề nghị càng nhiều nhà thờ càng tốt tổ chức đoàn rước chủ tế vào ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, có nhiều lý do chính đáng tại sao ở một số nơi việc này vẫn chưa được áp dụng cách tổng quát.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đọc nêu ra ở trên, quyết định của linh mục là đúng. Tình hình duy nhất có thể là không đúng, là nếu Thánh giá đoàn rước được dùng như Thánh giá bàn thờ. Trong trường hợp này, cần bảo đảm có sự hiện diện một Thánh giá khác trên bàn thờ, trước khi bắt đầu cuộc rước.
Cũng là đúng nếu không có nến trong đoàn rước. Trong Thánh Lễ, nến đoàn rước thường đi kèm với các biểu tượng của Chúa như Thánh giá và Sách Tin Mừng.
Nến sẽ có ít ý nghĩa trong cuộc rước vào, nếu không có Thánh giá đi cùng. Tuy nhiên, sau đó nến được sử dụng trong cuộc rước Sách Tin Mừng.
Ngoài Thánh Lễ, nến được sử dụng trên hết để cùng đi với Chúa trong phép Thánh Thể, trong giờ chầu. Nến cũng được sử dụng trong nhiều cách thức hợp pháp trong mọi cuộc rước kiệu và việc đạo đức. (Zenit.org 13-12-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có được phép tổ chức đoàn rước chủ tế mà không có Thánh giá và nến, chì với thừa tác viên, phó tế và linh mục đi vào không? Trong giáo xứ của con, do một lỗi của ban phụng vụ, thánh giá cuộc rước là chưa sẵn sàng, và chủ tế vẫn cho tiến hành đoàn rước mà không có Thánh giá và nến. Thưa cha, việc này là được phép hay không? - S. B., Rio de Janeiro, Brazil.
Đáp: Trong khi giải thích hình thức đơn giản nhất của Thánh Lễ trọng (mà không có phó tế), Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói như sau về việc rước chủ tế vào:
"120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây:
“a. Người mang bình hương có đốt hương sẵn, nếu có xông hương;
“b. Các thừa tác viên cầm nến và thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác cầm thánh giá đi giữa họ;
“ c. Các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác;
“d. Thầy đọc sách, thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một chút;
“e. Vị chủ tế.
“Nếu có xông hương, linh mục sẽ bỏ hương trước khi đi rước, chúc lành bằng dấu thánh giá, mà không nói chi hết.
“121. Ðang khi đoàn rước tiến lên bàn thờ, ca đoàn hát ca nhập lễ.
“122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.
Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Tuy nhiên, trong các số trước đó, khi nói về những thứ cần phải chuẩn bị, Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói:
"117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ” (Bản dịch, như trên).
Bởi vì ở đây từ ngữ "có thể (mang theo...)" được sử dụng, nó có thể hiểu rằng việc sử dụng Thánh giá và nến là không bắt buộc, và việc mô tả sau đó của các nghi thức được dựa trên giả định rằng sự lựa chọn sử dụng Thánh giá và nến đã được thực hiện, mà không cần qui định một sự buộc sử dụng Thánh giá và nến.
Vì vậy, trong nhiều nhà thờ, có rất ít hoặc không có đoàn rước chủ tế vào các ngày trong tuần. Thậm chí có một vài nhà thờ không có đoàn rước chủ tế đi vào trong ngày Chúa Nhật, hoặc chỉ thực hiện trong Thánh lễ chính mà thôi.
Điều nây là không lý tưởng. Tôi muốn đề nghị càng nhiều nhà thờ càng tốt tổ chức đoàn rước chủ tế vào ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, có nhiều lý do chính đáng tại sao ở một số nơi việc này vẫn chưa được áp dụng cách tổng quát.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đọc nêu ra ở trên, quyết định của linh mục là đúng. Tình hình duy nhất có thể là không đúng, là nếu Thánh giá đoàn rước được dùng như Thánh giá bàn thờ. Trong trường hợp này, cần bảo đảm có sự hiện diện một Thánh giá khác trên bàn thờ, trước khi bắt đầu cuộc rước.
Cũng là đúng nếu không có nến trong đoàn rước. Trong Thánh Lễ, nến đoàn rước thường đi kèm với các biểu tượng của Chúa như Thánh giá và Sách Tin Mừng.
Nến sẽ có ít ý nghĩa trong cuộc rước vào, nếu không có Thánh giá đi cùng. Tuy nhiên, sau đó nến được sử dụng trong cuộc rước Sách Tin Mừng.
Ngoài Thánh Lễ, nến được sử dụng trên hết để cùng đi với Chúa trong phép Thánh Thể, trong giờ chầu. Nến cũng được sử dụng trong nhiều cách thức hợp pháp trong mọi cuộc rước kiệu và việc đạo đức. (Zenit.org 13-12-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Chỉ có thầy mới biết
Sơn Ca Linh
10:24 13/12/2016
Kính tặng Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn nhân dịp mừng Thượng Thọ Bát Tuần - 1936-2016, và cha Giuse Phạm Thanh nhân dịp mừng Kim Khánh linh mục – 1966-2016
Đến tự nơi nào và sẽ về đâu.
Biết từng nỗi vui biết mọi ưu sầu,
Con quỵ ngã và khi con chỗi dậy.
Trọn đời con chỉ có Thầy mới thấy,
Thấy đường con đi tự cõi đời đời.
Những bước chân con qua khắp muôn nơi,
Thấy những giọt vui và từng nỗi khổ.
Trọn đời con chỉ có Thầy mới rõ,
Ý nghĩ trong đầu và nhịp đập trái tim.
Con ước mơ hay khao khát kiếm tìm,
Chuyện đã qua hay đường dài phía trước.
Trọn đời con chỉ có Thầy nghe được,
Xuyến xao, trăn trở, hy vọng, xót xa…
Niềm vui dâng trào, hạnh phúc bao la,
Tiếng nức nở từng đêm thâu buốt giá !
Trọn đời con chỉ có Thầy không lạ,
Vì quá quen bao yếu đuối lỡ lầm.
Vì đã bao phen tha thứ quan tâm,
Để con lại ngẫng cao đầu đi tới.
Trọn đời con chỉ có Thầy mong đợi,
Đợi từng ngày theo dấu bước chân hoang.
Rộng vòng tay chờ tha thứ trao ban,
Mở tiệc vui tình yêu thương tha thiết.
Đời con đó, bao nhiêu Thầy hiểu hết,
Con có là gì để phải lắng lo !
Dẫu có lênh đênh trên vạn chuyến đò,
Con chỉ biết thân thưa : “Thầy ơi, con yêu mến …!”
Sơn Ca Linh
Khó mà nghèo…
Giuse Thẩm Nguyễn
13:15 13/12/2016
Khó mà nghèo…
Theo các bài đọc và Phúc Âm trong những tuần lễ Vọng Giáng Sinh thì người nghèo hèn, kẻ khiêm nhường luôn được nhắc đến như là những người được chúc phúc. Vậy mà nhìn quanh, tôi thấy không có ai muốn nghèo, không ai muốn được liệt vào loại thấp cổ bé họng. Chẳng lẽ tôi không muốn được chúc phúc, không muốn được liệt vào sổ những người vui mừng hân hoan khi Chúa đến?
Không muốn nghèo vì nghèo thì khổ lắm cho nên ngay cả những người thực sự nghèo cũng phải cố che đậy cái nghèo, nhiều khi còn đóng vai người giàu nơi công cộng vì sĩ diện ở thế gian này. Tất cả những người tôi gặp, dường như ai cũng hành xử như người giàu, chẳng có ai giống người nghèo cả. Trong nhà thờ vào đêm mừng Chúa Giáng Sinh, những bài thánh ca tưng bừng thánh thót, ánh sáng chan hòa rực rỡ, vang vọng lời giảng về một Thiên Chúa nghèo hèn sinh ra trong máng cỏ… tôi không thấy người nghèo có chỗ ở đây. Quanh tôi toàn là những người giàu có, quần áo lụa là…
Không muốn là người bình thường vì sợ bị thiên hạ khinh dể cho nên tôi cũng phải là chứng tỏ mình là người có tri thức, biết rộng hiểu nhiều. Tôi tách mình ra khỏi hàng ngũ những người bình thường để mong đứng vào chỗ những người có chức, có địa vị. Tôi không muốn hòa mình vào cái đám đông nhưng tôi muốn khoe mã. Nhưng bởi tôi khoe khoang cái tôi không có nên mới sinh ra lắm rắc rối. Thật tội nghiệp cho tôi. Trần gian thì chẳng được gì mà nước Thiên Đàng cho người nghèo khó, khiêm nhường thì cũng rất mong manh!
Tôi nhớ lại một mùa Giáng Sinh, khi tôi có dịp thăm một bác lớn tuổi tại một bệnh viện. Bác là một người giàu có, đã từng làm chủ một công ty ở vùng San Jose này, lại có học vị cao…bị ung thư và đang chờ để lo hậu sự. Tôi xin bác truyền cho tôi một kinh nghiệm sống nhất là cái kinh nghiệm của người trong giây phút sắp lìa đời. Bác xòe đôi tay gầy guộc buông thõng ra trước mặt như thể chẳng còn gì, chẳng có ý nghĩa gì.
Bác hướng mắt nhìn về cõi xa xăm một hồi lâu rồi nói “nếu cho tôi làm lại cuộc đời thì tôi sẽ không dồn hết sức lực để học cho thật nhiều như tôi đã từng học, tôi sẽ không tính toán để làm giàu như tôi đã từng tính toán vì tất cả những cái đó đã lấy hết thời gian, hết sức lực của tôi, tôi không còn thời gian và sức lực để sống cho tôi nữa. Tôi đã đánh mất nhiều cơ hội để sống hạnh phúc hơn. Những ngày tôi nằm trong căn phòng này, tôi cảm thấy sự vữa nát của học vị, của tiền bạc đang tan chảy… tôi không hối hận nhưng giá như được làm lại thì tôi sẽ sống khác…”
Tôi không dám hỏi thêm vì hình như bác bắt đầu thiếp đi vào giấc ngủ. Những lời tâm sự của bác cứ làm cho tôi phải suy nghĩ mãi…
Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì Ngài đã cho con vừa đủ ăn, đủ mặc, có chỗ ở, để con không thể huyên hoang với sự giàu sang, Ngài đã cho con sự hiểu biết có hạn để con biết khiêm nhường lắng nghe và Ngài đã cho con biết mình chẳng là gì để con hoàn toàn tin cậy vào Chúa. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Theo các bài đọc và Phúc Âm trong những tuần lễ Vọng Giáng Sinh thì người nghèo hèn, kẻ khiêm nhường luôn được nhắc đến như là những người được chúc phúc. Vậy mà nhìn quanh, tôi thấy không có ai muốn nghèo, không ai muốn được liệt vào loại thấp cổ bé họng. Chẳng lẽ tôi không muốn được chúc phúc, không muốn được liệt vào sổ những người vui mừng hân hoan khi Chúa đến?
Không muốn nghèo vì nghèo thì khổ lắm cho nên ngay cả những người thực sự nghèo cũng phải cố che đậy cái nghèo, nhiều khi còn đóng vai người giàu nơi công cộng vì sĩ diện ở thế gian này. Tất cả những người tôi gặp, dường như ai cũng hành xử như người giàu, chẳng có ai giống người nghèo cả. Trong nhà thờ vào đêm mừng Chúa Giáng Sinh, những bài thánh ca tưng bừng thánh thót, ánh sáng chan hòa rực rỡ, vang vọng lời giảng về một Thiên Chúa nghèo hèn sinh ra trong máng cỏ… tôi không thấy người nghèo có chỗ ở đây. Quanh tôi toàn là những người giàu có, quần áo lụa là…
Không muốn là người bình thường vì sợ bị thiên hạ khinh dể cho nên tôi cũng phải là chứng tỏ mình là người có tri thức, biết rộng hiểu nhiều. Tôi tách mình ra khỏi hàng ngũ những người bình thường để mong đứng vào chỗ những người có chức, có địa vị. Tôi không muốn hòa mình vào cái đám đông nhưng tôi muốn khoe mã. Nhưng bởi tôi khoe khoang cái tôi không có nên mới sinh ra lắm rắc rối. Thật tội nghiệp cho tôi. Trần gian thì chẳng được gì mà nước Thiên Đàng cho người nghèo khó, khiêm nhường thì cũng rất mong manh!
Tôi nhớ lại một mùa Giáng Sinh, khi tôi có dịp thăm một bác lớn tuổi tại một bệnh viện. Bác là một người giàu có, đã từng làm chủ một công ty ở vùng San Jose này, lại có học vị cao…bị ung thư và đang chờ để lo hậu sự. Tôi xin bác truyền cho tôi một kinh nghiệm sống nhất là cái kinh nghiệm của người trong giây phút sắp lìa đời. Bác xòe đôi tay gầy guộc buông thõng ra trước mặt như thể chẳng còn gì, chẳng có ý nghĩa gì.
Bác hướng mắt nhìn về cõi xa xăm một hồi lâu rồi nói “nếu cho tôi làm lại cuộc đời thì tôi sẽ không dồn hết sức lực để học cho thật nhiều như tôi đã từng học, tôi sẽ không tính toán để làm giàu như tôi đã từng tính toán vì tất cả những cái đó đã lấy hết thời gian, hết sức lực của tôi, tôi không còn thời gian và sức lực để sống cho tôi nữa. Tôi đã đánh mất nhiều cơ hội để sống hạnh phúc hơn. Những ngày tôi nằm trong căn phòng này, tôi cảm thấy sự vữa nát của học vị, của tiền bạc đang tan chảy… tôi không hối hận nhưng giá như được làm lại thì tôi sẽ sống khác…”
Tôi không dám hỏi thêm vì hình như bác bắt đầu thiếp đi vào giấc ngủ. Những lời tâm sự của bác cứ làm cho tôi phải suy nghĩ mãi…
Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì Ngài đã cho con vừa đủ ăn, đủ mặc, có chỗ ở, để con không thể huyên hoang với sự giàu sang, Ngài đã cho con sự hiểu biết có hạn để con biết khiêm nhường lắng nghe và Ngài đã cho con biết mình chẳng là gì để con hoàn toàn tin cậy vào Chúa. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tiếng hát Thiên Thần
Đinh Văn Tiến Hùng
13:19 13/12/2016
‘ Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm ‘
( Lc.2: 14 )
*VINH quang Thánh Tử giáng trần,
Từ trời đổ xuống hồng ân cứu đời,
Đêm đông sương tuyết tuôn rơi,
Vương Nhi sinh xuống làm người vì ta.
DANH Ngài tỏa sáng mười phương,
Không trung Thánh nhạc du dương nhiệm mầu,
Mục đồng chỗi dậy cho mau,
Lên đường vội vã cùng nhau chào mừng.
THIÊN thần bay lượn trên không,
Ánh sao rực sáng cánh đồng hoang sơ,
Ngẩn ngơ cả những chiên bò,
Chạy theo mục tử cũng vừa tới nơi.
CHÚA trong máng cỏ xinh tươi,
Song Thân trìu mến mỉm cười yêu thương,
Khó nghèo không chút vấn vương,
Từ đây khai mở con đường cứu nhân.
TRÊN trời Thần Thánh đội ân,
Loài người dưới thế muôn phần hân hoan,
Thánh Tử bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh nghèo khó trong hang bò lừa.
TRỜI đêm đồng vắng hoang sơ,
Dâng dâng tuyết phủ bơ vơ thôn nghèo,
Nhưng được diễm phúc bao nhiêu,
Chúa Trời lại chọn thương yêu chốn này.
*BÌNH minh cứu chuộc khởi đầu,
Xua tan bóng tối, địa cầu sáng trưng,
Muôn loài bừng tỉnh reo mừng,
Thỏa lòng mong đợi chờ trông đêm ngày.
AN hòa khởi sự từ đây,
Đất trời say đắm ngất ngây diệu vời,
Tin Mừng gieo khắp muôn nơi,
Thế nhân hồng phúc cuộc đời đổi thay.
DƯỚI hỏa ngục chốn lưu đầy,
Sa-tan chạy trốn không quay về trần
Thời điểm tận diệt đã gần,
Quyền năng Vương Tử giáng ân cứu đời.
THẾ nhân hối cải đi thôi,
Tin Mừng loan báo Chúa Trời hạ sinh,
Chịu bao cay đắng nhục hình,
Để cho ta sống hiển vinh đời đời.
CHO con tuân giữ những lời,
Xưa Chúa truyền dạy ngàn đời còn đây,
Tâm niệm lời Chúa đêm ngày,
Hãy vác Thánh Giá theo Thày mà đi.
NGƯỜI ơi đeo đuổi những gì !
Đừng ham chém giết, duy trì chiến chinh.
Hãy đem no ấm an bình,
Và ta sẽ thấy chính mình an vui.
THIỆN tâm là ở lòng người,
Ý thành tâm đức Chúa thời độ cho,
Sông sâu còn có thể dò,
Lòng người nham hiểm sao đo cho tường.
TÂM thành nhân thế xót thương,
Trên cao Thiên Chúa luôn thường giúp ta,
Bình an trần thế gần xa,
Vinh danh Thiên Chúa ngợi ca muôn đời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mừng Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
19:18 13/12/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hằng năm đên tháng mười hai
Khắp nơi mừng đấng Ngôi Hai giáng trần.
(nđc)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 06– 12/12/2016: Câu chuyện Cánh Tay Của Người Ganh Tị Và Người Tham Lam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:04 13/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ai không nhận ra sự hiền từ của Thiên Chúa thì không biết đạo lý của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng mùng 6 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta trong đó ngài tập trung những phân tích về ông Giuđa trong Tin Mừng.
Trong bài Tin Mừng, Thiên Chúa vui khôn tả khi tìm thấy con chiên lạc, và Ngài không bao giờ ngừng tìm kiếm mỗi người chúng ta. Thiên Chúa là một thẩm phán, một quan tòa, nhưng là vị thẩm phán đầy lòng từ nhân, vì Ngài tìm mọi cách để cứu chúng ta. Ngài không kết tội nhưng là cứu vớt, vì Ngài kiếm tìm và yêu mến từng người chúng ta. Ngài không yêu thương theo kiểu chung chung, kiểu yêu mến một đám người. Ngài yêu mến từng người và gọi tên từng người. Ngài yêu mến trong cái hiện tại của người ấy, như chính người ấy là.
Con chiên bị lạc, không phải vì không biết đường. Con chiên ấy biết đường, nhưng anh ta lạc mất vì tâm hồn anh đen tối mù quáng bởi những xâu xé. Anh ta rời xa Thiên Chúa, đi vào bóng tối và sống lối sống hai mặt. Anh ta chạy khỏi ràn chiên để đi vào đêm tối. Chúa biết tất cả những điều ấy và Ngài kiếm tìm chiên lạc. Để giúp chúng ta hiểu được thái độ của Chúa đối với con chiên lạc, chúng ta hãy nhìn cách Chúa đối xử với ông Giuđa.
Giuđa luôn có cái gì đó cay đắng trong tâm hồn, luôn có cái gì đó để trách móc người khác. Ông không cảm nhận được sự dịu ngọt của lòng biết ơn khi sống với mọi người. Ông luôn không thỏa mãn và ông không hạnh phúc, không vui vẻ! Ông trốn chạy vì ông như kẻ trộm cắp… Ông muốn chạy trốn vì bóng tối bao trùm trái tim ông và tách ông ra khỏi đàn chiên. Ngay cả các Kitô hữu ngày nay, cũng có nhiều người sống kiểu hai mặt, và thật đau lòng để nói rằng, cũng có những linh mục, giám mục sống như thế. Ông Giuđa cũng là một giám mục, là giám mục đầu tiên sống kiểu ấy? Con chiên lạc. Cha Mazzolari có một bài giảng rất hay khi Cha gọi ông Giuđa là người anh em: “Này người anh em Giuđa, chuyện gì đang xảy ra trong tâm hồn của anh đó?” Chúng ta cần hiểu về con chiên lạc. Trong bản thân chúng ta, cũng luôn có một chút gì đó, một chút gì đó là chiên lạc.
Điều gì làm cho con chiên trở thành chiên lạc? Đó là sự yếu đuối của tâm hồn và ma quỷ lợi dụng điều ấy. Giuđa bị xâu xé trong nội tâm, trở thành chiên lạc, và vị mục tử vẫn kiếm tìm. Nhưng Giuđa không hiểu điều ấy và đã kết thúc cuộc đời của mình, khi ông nhìn về lối sống nước đôi của mình trong cộng đoàn, về những gì mà thần dữ gieo rắc trong nội tâm đen tối. Điều ấy làm cho ông chạy trốn, chạy mãi. Ông đi tìm ánh sáng, nhưng không phải là ánh sáng của Chúa mà là ánh sáng trang trí theo kiểu đèn Giáng Sinh, tức là thứ ánh sáng nhân tạo. Nhìn như thế, chúng ta sẽ tuyệt vọng.
Trong Kinh Thánh có nói: Thiên Chúa là Đấng tốt lành và Ngài không bao giờ ngừng tìm kiếm từng con chiên. Cũng trong Kinh Thánh có nói: Giuđa treo cổ tự vẫn và “hối hận”. Tôi không biết, có thể những lời ấy làm cho chúng ta bối rối. Lời ấy có nghĩa gì? Cho đến tận cùng, tình yêu mến của Thiên Chúa vẫn hoạt động nơi tâm hồn con người, ngay cả trong lúc thất vọng. Đây là thái độ của Chúa Giêsu. Đây là sứ điệp, là tin vui mở đường cho chúng ta đón Giáng Sinh và cũng gọi hỏi chúng ta về niềm vui chân thành để biến đổi tâm hồn. Điều ấy dẫn chúng ta tới niềm vui trong Chúa, chứ không phải kiểu an ủi của việc chạy trốn thực tại hoặc chạy trốn khỏi một tâm hồn bị dày vò.
Khi đi tìm chiên lạc, Chúa Giêsu không xúc phạm con chiên ấy cho dù những gì con chiên ấy đã làm là xấu xa. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu gọi ông Giuđa là “người bạn”. Đó là sự quan tâm của Thiên Chúa.
Ai không nhận biết sự quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa, thì không biết giáo lý của Chúa Kitô. Ai từ chối sự quan tâm của Thiên Chúa, thì là con chiên lạc! Đây là tin mừng, là niềm vui đích thực mà chúng ta ngày nay ước muốn. Đây là niềm vui, niềm an ủi mà chúng ta kiếm tìm: Thiên Chúa đến trong quyền năng của Ngài, Đấng quan tâm chăm sóc chúng ta, viếng thăm chúng ta, cứu chữa chúng ta, đi tìm chúng ta là chiên lạc, và đưa chúng ta trở về đàn chiên trong Hội Thánh của Người. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng ấy, để chúng ta mong chờ Giáng Sinh với tất cả những thương tích và tội lỗi của chúng ta, và chân thành nhìn nhận điều ấy, để chờ mong quyền năng của Chúa, Đấng sẽ đến để ủi an chúng ta. Ngài đến trong quyền năng của Ngài, nhưng quyền năng ấy chính là lòng từ nhân, là sự quan tâm phát xuất từ chính cõi lòng, từ trái tim nhân lành vô cùng của Ngài, đến nỗi Ngài trao tặng chính sự sống của Ngài cho chúng ta.
2. Câu chuyện: Cánh Tay Của Người Ganh Tị Và Tham Lam
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Câu chuyện có tính cách ngụ ngôn sau đây đã xảy ra tại thế kỷ thứ 16 tại Ấn Ðộ. Trong triều đình có hai viên sĩ quan nổi tiếng vì những đam mê của mình. Một người thì ganh tị, một người thì tham lam.
Ðể chữa trị những tính xấu ấy, vua cho triệu tập hai viên sĩ quan vào giữa triều đình. Vua thông báo sẽ tưởng thưởng hai viên sĩ quan vì những phục vụ của họ trong thời gian qua. Họ có thể xin gì được nấy, tuy nhiên, người mở miệng xin đầu tiên chỉ được những gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được gấp đôi.
Cả hai viên sĩ quan đều đứng thinh lặng trước mặt mọi người. Người tham lam nghĩ trong lòng: nếu tôi nói trước, tôi sẽ được ít hơn người kia. Còn người ganh tị thì lý luận: thà tôi không được gì còn hơn là mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi... Cứ thế, cả hai đều suy nghĩ trong lòng và không ai muốn lên tiếng trước. Cuối cùng, vua mới quyết định yêu cầu người ganh tị nói trước. Người này lại tiếp tục suy nghĩ: thà không được gì còn hơn để tên tham lam kia được gấp đôi. Nghĩ như thế, hắn mới dõng dạc tuyên bố: “Tôi xin được chặt đứt một cánh tay...”. Hắn cảm thấy sung sướng với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị chặt hai cánh tay.
Lắm khi chúng ta không hài lòng về cái mình có và chúng ta cũng không sung sướng khi người khác gặp nhiều may mắn hơn chúng ta. Không bằng lòng về chính mình, chúng ta không được hạnh phúc, mà bất mãn về người khác, chúng ta lại càng đau khổ hơn.
3. Sự cứng nhắc và tinh thần thế gian là thảm họa cho các linh mục
Các linh mục là những người làm trung gian cho tình yêu Thiên Chúa, chứ không làm trung gian cho những bận tâm của riêng mình. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 9 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta trong đó, ngài tập trung vào những cám dỗ gây nguy hiểm cho đời phục vụ của các linh mục.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về những người luôn bất mãn. Ngày nay có những Kitô hữu cũng thế, họ không bao giờ thỏa mãn, không hiểu được những gì Chúa dạy, không hiểu được mặc khải của Tin Mừng. Cũng thế, có nhiều linh mục không bao giờ thỏa mãn, mà luôn đi tìm những dự án mới, vì lòng các vị ấy ở xa đường lối của Chúa Giêsu. Do đó, các vị than phiền và sống cách khổ sở.
Chúa Giêsu làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Chúng ta phải đi theo con đường của Đấng trung gian là Chúa Giêsu. Trong đời thường, có những người làm trung gian, đó là họ làm một nghề và nhận lại thù lao cho nghề ấy. Nhưng ở đây, người trung gian có nghĩa hoàn toàn khác.
Vị trung gian cần hy sinh chính bản thân mình để có thể nối kết con người với Đấng ban sự sống. Cái giá phải trả chính là toàn cuộc sống, là cả mạng sống, với tất cả sự cực nhọc, với công việc phục vụ và rất nhiều thứ khác. Đây chính là trường hợp của các linh mục coi xứ. Các vị sống như thế, để có thể kết nối với đoàn chiên, kết nối với người dân, và để dẫn đưa họ đến với Chúa Giêsu. Khi làm Đấng trung gian, Chúa Giêsu hoàn toàn trút bỏ chính mình, hoàn toàn khiêm nhường đến độ trở ra như không. Thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philipphê (2:7-8) nói rất rõ về điều này: “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang… Người lại còn hạ mình, vâng lời đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Đây chính là con đường của Chúa, con đường của hy sinh và khiêm nhường đến tận cùng, của việc tự vét cạn chính mình, tự làm rỗng chính mình, tự hóa ra không.
Một linh mục đích thực, là người trung gian và rất gần gũi với dân chúng. Vị linh mục ấy không làm việc để rồi được nhận lại cái gì đó theo kiểu một quan chức.
Thế nhưng, có những vị trung gian thích đi dạo quanh để được người ta nhìn thấy và tán thưởng. Để làm cho mình trở thành quan trọng, vị linh mục ấy đi theo con đường của cứng nhắc và xa lánh người dân. Vị ấy không biết đến nỗi khổ của con người. Vị ấy đánh mất những gì đã được hấp thụ nơi gia đình, nơi cha mẹ, nơi ông bà và anh chị em… Khi cứng nhắc như thế, các vị ấy chất gánh nặng lên người dân mà trong khi mình chẳng làm gì. Các vị nói với dân Chúa rằng: không thể thế này, không thể thế kia… Có nhiều người dân muốn tìm một chút an ủi, một chút hiểu biết, thế mà bị gạt đi.
Khi xét mình, người linh mục có thể tự hỏi: Hôm nay tôi là một người trung gian của Chúa hay tôi chỉ là một quan chức? Tôi có sống phục vụ tha nhân không? Một vị linh mục tốt, thì có khả năng quan tâm, có khả năng vui chơi và mỉm cười với trẻ thơ… Vị ấy biết cách để gần gũi những gì là bé nhỏ, với những con người bé nhỏ. Có những vị luôn buồn rầu với vẻ mặt nghiêm trọng và sa sầm nét mặt, nhưng nếu là người trung gian của Chúa, vị linh mục tốt sẽ có những nụ cười, có sự thân thiện, sự thấu hiểu và lòng cảm thông.
Có ba vị thánh là mẫu gương cho đời linh mục. Thứ nhất, thánh Policarpo giữ vững ơn gọi và đi lên giàn để chịu thiêu sống. Khi lửa cháy lên, các tín hữu xung quanh ngửi thấy mùi bánh mì. Ngài đã kết thúc cuộc đời của người trung gian của Chúa và trở thành “bánh cho các tín hữu”. Thứ hai, thánh Phanxicô Xaviê chết đang khi tuổi còn trẻ. Ngài chết trên bãi biển trong khi vẫn hướng về Trung Hoa, nơi ngài ao ước đi tới. Thứ ba, thánh Phaolô Tre Fontane bị lính bắt và giải đi ngay từ sáng sớm. Ngài biết rằng có một số người trong cộng đoàn Kitô hữu đã phản bội. Ngài đã hiến dâng chính mạng sống mình như của lễ hy sinh lên Thiên Chúa. Đó là ba mẫu gương mà chúng ta tìm thấy về cuộc đời của một linh mục. Đó là cái kết của người linh mục, của vị trung gian của Thiên Chúa, cái kết trên thập giá.
4. Ba loại ngăn trở trong tâm hồn
Trong tâm hồn mỗi người đều có ơn thánh: chúng ta phải tìm thấy ơn ấy, nài xin Chúa nâng đỡ, để nhận ra chúng ta là những tội nhân. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng mùng 1 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha nói về động lực ẩn sau những ngôn từ sáo rỗng, những lời tự biện minh, hoặc những càm ràm trách móc. Ngài cũng cảnh báo về loại tinh thần chỉ thay đổi hời hợt vẻ bề ngoài, của những người luôn nói rằng mọi thứ sẽ thay đổi mà thực chất chẳng đổi thay gì.
Ân sủng của Thiên Chúa thì lớn hơn những ngăn trở của tội lỗi. Đó là kinh nghiệm, là sức mạnh thúc đẩy đời sống người Kitô hữu. Có loại “ngăn trở mở - ngăn trở hiển hiện” phát sinh từ ý muốn ngay lành, ví như trường hợp của thánh Phaolô. Thánh nhân bước đầu đã chống lại ân sủng, đã ngăn trở Chúa vì ngài quá nhiệt thành với Lề Luật, nhưng rồi ngài bị thuyết phục và làm theo thánh ý Thiên Chúa. Chúa Giêsu Phục Sinh nói với Phaolô và Phaolô đã hoán cải. Ngăn trở theo kiểu của Phaolô là một loại ngăn trở mạnh mẽ và cởi mở, vì đã mở ra cho ân sủng để rồi hoán cải. Thế đó, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi cần hoán cải.
Thế nhưng, có những “ngăn trở ẩn giấu” và rất nguy hiểm vì không ai nhìn thấy. Mọi người đều muốn che giấu những ngăn trở ấy, những cản trở ân sủng Chúa. Chúng ta phải tìm cách đưa chúng ra trước mặt Chúa, để Ngài có thể thanh tẩy chúng ta. Những ngăn trở ẩn giấu ấy ví như trường hợp của các Tiến sĩ Luật trong vụ kết án thánh Têphanô. Thánh nhân mạnh mẽ lên tiếng tố giác các Tiến sĩ Luật vì họ chống lại Chúa Thánh Thần nhưng lại làm như thể là họ đang tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa. Khi nói ra sự thật ấy, thánh nhân đã nhận lấy phúc tử đạo.
Có ba loại ngăn trở ẩn giấu. Thứ nhất là ngăn trở ẩn giấu dưới lời nói trống rỗng. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói, không phải tất cả những người nói “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là sẽ được vào Nước Trời. Trong dụ ngôn về hai người con được cha sai đi làm vườn nho cũng thế: một đứa nói không rồi sau đó có đi làm, một đứa nói có rồi sau đó lại không đi. Có kiểu nói vâng, luôn luôn là vâng, nhưng chỉ mang nghĩa xã giao mà thôi, vì thực sự lại có nghĩa là không. Thế nên, có người luôn miệng nói có và rằng chúng tôi sẽ thay đổi mọi thứ, nhưng thực ra thì chẳng làm gì. Đó là kiểu sáo rỗng.
Thứ hai là kiểu biện minh. Có người luôn luôn có lý do hợp lý để phản đối. Ở đó không có mùi thơm của Thiên Chúa, nhưng là mùi hôi của ma quỷ. Người Kitô hữu không cần biện minh cho bản thân. Vì khi tìm mọi cách biện minh cho vị thế của mình, chúng ta không còn đi theo điều Chúa mời gọi nữa.
Thứ ba là những lời trách móc. Khi bạn trách móc và xét đoán người khác, thì bạn quên nhìn lại bản thân và quên rằng chính bạn cũng cần sám hối, và như thế là chống lại ơn sủng, là giống như người Pharisêu trong dụ ngôn về người thu thuế và người Pharisêu cầu nguyện trong đền thờ.
Bạn đừng sợ nếu mỗi người trong chúng ta nhận thấy những ngăn trở trong cõi lòng mình. Vì những điều ấy hiển hiện trước mắt Chúa. “Lạy Chúa, xin hãy nhìn con đang cố che đậy, đang cố làm điều ấy và tránh lời Ngài.” Nói như thế thì có đẹp không? Không. “Lạy Chúa, với sức mạnh lớn lao, xin hãy giúp con. Ân sủng của Ngài sẽ chiến thắng ngăn trở của tội con. Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi, xin cứu giúp con!” Đó là cách cầu nguyện để chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa Giáng Sinh.
5. Chúa Giêsu đem đến sự đổi mới không theo kiểu trang điểm mà là đổi mới thực sự tâm hồn
Chúng ta hãy trở về với Chúa Giêsu, vì Người đã thực hiện cuộc sáng tạo mới, khi giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng mùng 5 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta
Bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia nói: sa mạc sẽ nở hoa, người mù sẽ thấy, kẻ điếc nghe được. Tất cả những điều ấy nói với chúng ta về sự đổi mới. Tất cả đổi thay từ xấu xí sang xinh đẹp, từ xấu xa đến tốt lành. Có một sự thay đổi để trở nên tốt hơn. Đây là những gì mà người dân được báo trước về điều mà Đấng Cứu Thế mang tới.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chữa lành. Người thực thi con đường của những đổi thay cho dân chúng và đó là lý do người ta đi theo Chúa. Điều này rất đặc sắc. Người ta đi theo Chúa vì sứ điệp của Chúa đụng vào tâm hồn con người. Dân chúng chứng kiến Chúa chữa lành con người và thế là dân chúng đi theo.
Thế nhưng Chúa Giêsu không chỉ làm thay đổi từ xấu thành đẹp, từ ác thành thiện, mà Người làm nên một sự biến đổi. Không phải là biến đổi theo kiểu làm đẹp, kiểu trang điểm, mà là biến đổi tận căn từ nội tâm. Sự biến đổi sâu xa ấy là cuộc sáng tạo mới. Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới, con người sa ngã trong tội lỗi, và Chúa Giêsu thực hiện cuộc tái tạo, cuộc sáng tạo mới. Đây chính là sứ điệp của Tin Mừng. Bạn thấy điều ấy rất rõ: trước khi chữa lành cho người bất toại, Chúa đã tha tội cho anh. Khi ấy Chúa thực hiện cuộc sáng tạo mới nơi anh và Chúa thực hiện quyền năng sáng tạo. Khi làm như thế, Chúa làm cho một số người bị sốc, một số người cảm thấy chướng tai gai mắt. Các luật sĩ bắt đầu lý luận và thì thầm, vì họ không chấp nhận quyền năng của Chúa. Chúa Giêsu nói rằng, Người có thể làm cho chúng ta từ những kẻ tội lỗi trở thành những con người mới.
Chúa đến chữa lành tâm hồn và thực hiện cuộc sáng tạo mới nơi chúng ta. Hãy thay đổi! Vì đó là sức mạnh của ân sủng mà Chúa Giêsu đem đến. Chúng ta phải vượt thắng cám dỗ rằng “Con không thể làm như thế”. Thay vào đó, thì hãy “biến đổi”, hãy để Chúa Giêsu thực hiên cuộc sáng tạo mới nơi bạn. Chính Chúa đã nói: “Can đảm lên!”
Tất cả chúng ta đều là tội nhân, nhưng hãy nhìn vào gốc rễ của tội lỗi, và ở nơi đó, Chúa đã cúi xuống mà thực hiện cuộc tái tạo, Ngài thực thi công lý, và bạn sẽ là con người mới. Nhưng nếu chúng ta nói: “Vâng, vâng, con có tội, con đi xưng tội… với đôi lời, và rồi con lại tiếp tục như cũ…”, nếu cứ như thế, chúng ta sẽ chẳng được Chúa biến đổi. Không phải là chúng ta chỉ tin và thế là xong chuyện. Không! Tội lỗi của chúng ta có tên tuổi hẳn hoi, nào là con đã làm điều này điều kia và con cảm thấy xấu hổ trong lòng! Con mở tâm hồn ra với Chúa mà nài xin: “Lạy Chúa, xin cứu chữa con, xin cứu chữa con!” Và như thế chúng ta can đảm bước đi trong đức tin tinh tuyền.
Thường thì chúng ta cố tình che giấu sự nguy hiểm trầm trọng của tội lỗi, ví như khi chúng ta đầy lòng ghen tị. Khi che giấu như thế thì thật là tệ hại! Điều ấy giống như nọc độc của con rắn, và nó sẽ ra sức phá hủy. Hãy đi vào tận gốc rễ của tội lỗi chúng ta, hãy dâng những tội lỗi và nết xấu ấy cho Chúa, vì Người có cách giúp chúng ta gỡ bỏ những tội lỗi ấy, và trong đức tin Người sẽ dẫn chúng ta tiến về phía trước.
Có vị thánh nọ thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, Ngài có vui không?” Chúa nói: “Không!” – “Nhưng thưa Chúa, con đã dâng tất cả cho Chúa rồi mà!” – “Không, có cái gì đó còn thiếu thiếu…” Người ấy tiếp tục kiên nhẫn cầu nguyện, cầu nguyện, và thưa lên: “Con xin dâng lên Chúa điều này? Lạy Chúa, có được không?” – “Không!” – “Vẫn còn thiếu điều gì đó…” – “Nhưng lạy Chúa, con đã quên điều gì?” – “Đó là tội của con! Hãy dâng tội của con cho Ta!” Đó là điều mà hôm nay Chúa mời gọi chúng ta: “Hãy đến đây! Dâng tội lỗi của con cho Ta, và Ta sẽ làm cho con trở thành con người mới.” Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta đức tin để tin như thế.