Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật III Vọng –B-
Lm Jude Siciliano OP
02:59 14/12/2017
Isaia 61:1-2a, 10-11; I Thêsalônica. 5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28
Bài Phúc âm hôm nay đến ngay sau Lời Tựa của Phúc âm thánh Gioan "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa" (Ga 1:1). Bài Phúc âm này nói về thực tế: Chúng ta gặp "một người tên là Gioan". Trong khi thánh Luca tả trường hợp ông Gioan sinh ra bởi Ông Zacharia và Bà Elizabeth là hai người đã lớn tuổi, thì Phúc âm thánh Gioan trình bày ông Gioan Tấy Giả đã lớn, đi rao giảng và làm phép rửa bên sông Jordan.
Ông Gioan, người phàm đầu tiên chúng ta gặp trong Phúc âm thánh Gioan, là người được biết ngay là "người được Thiên Chúa sai đến... để làm chứng về ánh sáng". Ông Gioan là người được hưởng ánh sáng và đó là bản tính của ông ta. Ông ta là người được sai đến để chia sẻ với người khác điều gì ông ta đã được hưởng. Ông ta không phải là người được tả là người làm phép rửa, hay là một ngôn sứ, nhưng là một "nhân chứng". Từ ngữ đó được dùng trên 30 lần trong Phúc âm thánh Gioan. "nhân chứng" là từ bởi tiếng Hy lạp "martyria" có nghĩa là "tử đạo". Trong Phúc âm thánh Gioan chúng ta biết một điều mới mà sau này dược diễn tả trong ba Phúc âm Nhất Lãm là làm sao mà ông Gioan được Thiên Chúa định như vậy. Ông ta sẽ bị "tử đạo", vì ông ta làm chứng cho ánh sáng mà Thiên Chúa gởi đến cho thế gian. Số phận ông Gioan cũng là dấu chỉ sự đối kháng của thế gian đối với những người theo ánh sáng mà chúng ta sẽ gặp. Qua phép rửa tội, chúng ta cũng như ông Gioan, được gọi làm nhân chứng cho Ngôi Lời Nhập Thể.
Nếu hôm nay người thuyết giảng đứng trước cộng đoàn và hỏi "Ai sẽ là nhân chứng cho Chúa Kitô?" Tất cả chúng ta, những người đã chịu phép rửa phải đưa tay lên. Nhưng, làm chứng nghĩa là trước hết phải là chứng nhân tại khung cảnh mà chúng ta đang sống. Chúng ta sẽ là những nhân chứng như thế nào? Điều đó tùy việc chúng ta biết Chúa Giêsu như thế nào. Chúng ta trông thấy và nghe Chúa Giêsu ở nơi nào và trong lúc nào trong đời sống chúng ta? Hôm nay chúng ta cảm nghiệm Ngài trong Ngôi Lời và Bí Tích, và trong lời giảng dạy của Giáo hội, trong cộng đoàn tín hữu, giữa những người nghèo khó và sống bên lề. Lễ Giáng Sinh sắp đến gần, chúng ta nghe câu chuyện Thánh Gia trốn qua Ai Cập. chúng ta được nhắc nhở là Đức Kitô cũng ở trong số những người di cư. Chúng ta cũng gặp Ngôi Lời trong cảnh vật thiên nhiên, trong tranh ảnh và những lúc chúng ta thinh lặng cầu nguyện. Trong những khung cảnh này và những nơi khác, ánh sáng chiếu tỏa qua bóng tối âm u của thế gian. Cũng như ông Gioan, chúng ta là tiếng nói để dọn đường cho Đức Kitô đến.
Một trong những cách đưa ngay đến việc làm chứng về đức tin của chúng ta vào Đức Kitô là nói lên điều đó. Có thể, người Công Giáo là những người có đức tin nhút nhát nhất khi nói đến "làm chứng" . Thật ra thì chúng ta có cách làm chứng mà không đối đáp "trước mặt" người khác.Tôi làm sao có thể là "một tiếng nói" để dọn đường cho Đức Kitô ngự đến?: bằng cách làm chứng đức tin của tôi trong cộng đoàn Giáo hội qua sự cộng tác đắc lực trong các tổ chức của giáo xứ và của địa phận; bằng cách là thành phần đắc lực của cộng đoàn để giúp người nghèo, người bị áp bức, người ít học, người di cư; bằng cách nói lên tiếng nói bênh vực các bào thai và các người bị bệnh nan y, và những tù nhân bị tử hình; bằng cách chống lại việc đàn áp những người thiểu số, người Hồi giáo, và người không có giấy tờ hợp pháp để cư ngụ; bằng cách yêu thương kẻ thù, và lên tiếng bênh vực các tạo vật Thiên Chúa dựng nên.
Cũng như ông Gioan Tẩy Giả là nhân chứng cho Đức Kitô đến, chúng ta được nhắc nhở rằng, làm chứng cho Chúa Kitô là một việc có thể gây khó khăn. Chúng ta nên nhớ rằng trong Kinh Thánh từ "làm chứng" là bởi từ "tử đạo" mà ra. Ông Gioan là một người "tử đạo" và chúng ta cũng sẽ như thế. Có thể là chúng ta không gặp chống đối mãnh liệt với việc chúng ta làm chứng vì danh Chúa Kitô. Trong xã hội ngày nay dân chúng thường không mấy để ý đến chúng ta, và làm lơ, hay gọi chúng ta là những người ngu si. Tuy vậy, bổn phận chúng ta là Kitô Hữu là làm chứng với kẻ khác, và chịu hậu quả của việc làm chứng đó, là bị đối xử thậm tệ hay bị gạt ra một bên.
Thường thì trong việc làm chứng cho Chúa Kitô đều luôn luôn gặp khó khăn. Nhất là trong mùa mua bán này. Khi người khác hỏi chúng ta muốn gì trong lễ Giáng Sinh, chúng ta có định đề nghị việc giúp các tổ chứ từ thiện hay không? Hay hoặc đề nghị tặng một con vật như: gà, vịt, dê, cừu cho người nghèo ở các quốc gia thiếu thốn hay không? Bạn nên xem trên mạng, trang của tổ chức quốc tế Heifer để biết một quà đầy ý nghĩa cho lễ Giáng Sinh. Thật là một sự lạ là đề nghị biếu một con dê cho lễ Giáng Sinh. Nhưng, đó có thể là việc thực tế để làm chứng cho ánh sáng Chúa Kitô trong thế gian, một ánh sáng chiếu qua bóng tối âm u và rọi vào gương mặt của những người nghèo.
Hôm nay chúng ta đến để thực hiện phụng vụ giữa Mùa Vọng. Nội việc chúng ta đến nhà thờ là chúng ta đã làm chứng cho ánh sáng. Chúng ta đã nói lên sự quan trọng của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta, và, cũng như ông Gioan Tấy Giả, chúng ta không chú trọng đến chúng ta, mà chú trọng đến Chúa Kitô. Hay, ít ra, chúng ta cố gắng chú trọng đến sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta, trong cộng đoàn cầu nguyện, và là bước để chúng ta quay về ánh sáng thật sẽ đến trong thế gian.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28
Today’s gospel passage comes right after the Prologue to John’s Gospel. "In the beginning was the Word: the Word was with God, and the Word was God" (John 1:1). Today’s passage moves to the very concrete. We meet "a man named John." While Luke describes the circumstances of his birth to the elderly couple Zachariah and Elizabeth, John’s Gospel presents the grownup Baptist already preaching and baptizing near the Jordan River.
John, the first human we meet in John’s Gospel, is immediately identified as "sent from God… to testify to the light." John is a recipient of the light and that is his identity: he is one sent to share what he has received with others. He is not described as the baptizer, or prophet, but as a "witness." It is a term used more than 30 times in John’s Gospel. "Witness" is derived from the ancient Greek "martyria," from which we get our word "martyr." We have an early hint in this gospel, which is further spelled out in the Synoptics, how John will meet his fate. He will be martyred for witnessing to the light God has sent into the world. John’s fate is also a hint to the opposition those who follow the Light of the world will meet. By our baptism we, like John, are called to be witnesses to the Word-made-flesh.
If the preacher were to stand before the congregation today and ask, "Who will be a witness to Christ?" – all of us baptized should raise our hands. But to give witness means we have first witnessed the events we are giving testimony to. What kind of witness shall we be? It depends on how well we have come to personally know Jesus. Where and how do we see and hear him in our lives? We experience him today in the Word and Sacrament; and in the teachings of our church; in our faith community; among the poor and outcast. As Christmas draws closer and we hear the story of the Holy Family’s flight into Egypt we are reminded that Christ is also found among displaced refugees and exiles. We also meet the Word in the world of nature, the arts and in our quiet times of prayer. In these and many other places, the light pierces the darkness of our world. Like John, we are then to be voices that prepare for the coming of Christ.
One of the most direct ways of witnessing to our faith in Christ is by talking about it. Perhaps Catholics are the shyest believers when it comes to "giving witness." Surely we can find ways to do that without being confrontational, or "in the face" of people. How could I be a "voice" that prepares for Christ’s coming? – by witnessing to my faith in my church community through active participation in parish and diocesan ministries; being part of my civic community’s efforts to help the poor, abused, uneducated and migrant; speaking up for the unborn, terminally ill, and those condemned to die; protesting violence towards minorities, Muslims and the undocumented; loving our enemies and being a voice for God’s beloved creation. What would you add to that list?
We are reminded that, as John was a witness to Christ’s coming, witnessing to Christ has its costs. Remember, "witness" in the Scriptures is derived from the word for martyr. John was "martyria" and so are we to be. Most likely we will not meet severe reactions to our witnessing in Christ’s name. In our society people will probably give a light listening and then ignore us, or call us naïve. Still, our job description as Christians is to give witness to others and suffer the consequences, being treated severely, or just being shrugged off.
It is always hard to witness to Christ, but especially in this consumer-oriented season. When people ask us what we want for Christmas would we suggest a donation to a favorable charity? Or, how about chickens, ducks, or goats for poor people in developing countries? Check the Heifer International webpage for meaningful Christmas giving. It is going to feel strange to ask for goats for Christmas, but that might be a concrete way to witness to the light of Christ in the world – a light which pierces the darkness and illumines the face of the poor to us.
We come to worship in the midst of Advent. Just by our coming here we are witnessing to the light. We have made a statement about the importance of Jesus in our lives and, like John the Baptist, we’re not preoccupied with ourselves, but are focused on Christ. Or, at least, we are trying to focus on him and being here, in our community of prayer, is one more step to our turning towards the true light who is coming into the world.
Bài Phúc âm hôm nay đến ngay sau Lời Tựa của Phúc âm thánh Gioan "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa" (Ga 1:1). Bài Phúc âm này nói về thực tế: Chúng ta gặp "một người tên là Gioan". Trong khi thánh Luca tả trường hợp ông Gioan sinh ra bởi Ông Zacharia và Bà Elizabeth là hai người đã lớn tuổi, thì Phúc âm thánh Gioan trình bày ông Gioan Tấy Giả đã lớn, đi rao giảng và làm phép rửa bên sông Jordan.
Ông Gioan, người phàm đầu tiên chúng ta gặp trong Phúc âm thánh Gioan, là người được biết ngay là "người được Thiên Chúa sai đến... để làm chứng về ánh sáng". Ông Gioan là người được hưởng ánh sáng và đó là bản tính của ông ta. Ông ta là người được sai đến để chia sẻ với người khác điều gì ông ta đã được hưởng. Ông ta không phải là người được tả là người làm phép rửa, hay là một ngôn sứ, nhưng là một "nhân chứng". Từ ngữ đó được dùng trên 30 lần trong Phúc âm thánh Gioan. "nhân chứng" là từ bởi tiếng Hy lạp "martyria" có nghĩa là "tử đạo". Trong Phúc âm thánh Gioan chúng ta biết một điều mới mà sau này dược diễn tả trong ba Phúc âm Nhất Lãm là làm sao mà ông Gioan được Thiên Chúa định như vậy. Ông ta sẽ bị "tử đạo", vì ông ta làm chứng cho ánh sáng mà Thiên Chúa gởi đến cho thế gian. Số phận ông Gioan cũng là dấu chỉ sự đối kháng của thế gian đối với những người theo ánh sáng mà chúng ta sẽ gặp. Qua phép rửa tội, chúng ta cũng như ông Gioan, được gọi làm nhân chứng cho Ngôi Lời Nhập Thể.
Nếu hôm nay người thuyết giảng đứng trước cộng đoàn và hỏi "Ai sẽ là nhân chứng cho Chúa Kitô?" Tất cả chúng ta, những người đã chịu phép rửa phải đưa tay lên. Nhưng, làm chứng nghĩa là trước hết phải là chứng nhân tại khung cảnh mà chúng ta đang sống. Chúng ta sẽ là những nhân chứng như thế nào? Điều đó tùy việc chúng ta biết Chúa Giêsu như thế nào. Chúng ta trông thấy và nghe Chúa Giêsu ở nơi nào và trong lúc nào trong đời sống chúng ta? Hôm nay chúng ta cảm nghiệm Ngài trong Ngôi Lời và Bí Tích, và trong lời giảng dạy của Giáo hội, trong cộng đoàn tín hữu, giữa những người nghèo khó và sống bên lề. Lễ Giáng Sinh sắp đến gần, chúng ta nghe câu chuyện Thánh Gia trốn qua Ai Cập. chúng ta được nhắc nhở là Đức Kitô cũng ở trong số những người di cư. Chúng ta cũng gặp Ngôi Lời trong cảnh vật thiên nhiên, trong tranh ảnh và những lúc chúng ta thinh lặng cầu nguyện. Trong những khung cảnh này và những nơi khác, ánh sáng chiếu tỏa qua bóng tối âm u của thế gian. Cũng như ông Gioan, chúng ta là tiếng nói để dọn đường cho Đức Kitô đến.
Một trong những cách đưa ngay đến việc làm chứng về đức tin của chúng ta vào Đức Kitô là nói lên điều đó. Có thể, người Công Giáo là những người có đức tin nhút nhát nhất khi nói đến "làm chứng" . Thật ra thì chúng ta có cách làm chứng mà không đối đáp "trước mặt" người khác.Tôi làm sao có thể là "một tiếng nói" để dọn đường cho Đức Kitô ngự đến?: bằng cách làm chứng đức tin của tôi trong cộng đoàn Giáo hội qua sự cộng tác đắc lực trong các tổ chức của giáo xứ và của địa phận; bằng cách là thành phần đắc lực của cộng đoàn để giúp người nghèo, người bị áp bức, người ít học, người di cư; bằng cách nói lên tiếng nói bênh vực các bào thai và các người bị bệnh nan y, và những tù nhân bị tử hình; bằng cách chống lại việc đàn áp những người thiểu số, người Hồi giáo, và người không có giấy tờ hợp pháp để cư ngụ; bằng cách yêu thương kẻ thù, và lên tiếng bênh vực các tạo vật Thiên Chúa dựng nên.
Cũng như ông Gioan Tẩy Giả là nhân chứng cho Đức Kitô đến, chúng ta được nhắc nhở rằng, làm chứng cho Chúa Kitô là một việc có thể gây khó khăn. Chúng ta nên nhớ rằng trong Kinh Thánh từ "làm chứng" là bởi từ "tử đạo" mà ra. Ông Gioan là một người "tử đạo" và chúng ta cũng sẽ như thế. Có thể là chúng ta không gặp chống đối mãnh liệt với việc chúng ta làm chứng vì danh Chúa Kitô. Trong xã hội ngày nay dân chúng thường không mấy để ý đến chúng ta, và làm lơ, hay gọi chúng ta là những người ngu si. Tuy vậy, bổn phận chúng ta là Kitô Hữu là làm chứng với kẻ khác, và chịu hậu quả của việc làm chứng đó, là bị đối xử thậm tệ hay bị gạt ra một bên.
Thường thì trong việc làm chứng cho Chúa Kitô đều luôn luôn gặp khó khăn. Nhất là trong mùa mua bán này. Khi người khác hỏi chúng ta muốn gì trong lễ Giáng Sinh, chúng ta có định đề nghị việc giúp các tổ chứ từ thiện hay không? Hay hoặc đề nghị tặng một con vật như: gà, vịt, dê, cừu cho người nghèo ở các quốc gia thiếu thốn hay không? Bạn nên xem trên mạng, trang của tổ chức quốc tế Heifer để biết một quà đầy ý nghĩa cho lễ Giáng Sinh. Thật là một sự lạ là đề nghị biếu một con dê cho lễ Giáng Sinh. Nhưng, đó có thể là việc thực tế để làm chứng cho ánh sáng Chúa Kitô trong thế gian, một ánh sáng chiếu qua bóng tối âm u và rọi vào gương mặt của những người nghèo.
Hôm nay chúng ta đến để thực hiện phụng vụ giữa Mùa Vọng. Nội việc chúng ta đến nhà thờ là chúng ta đã làm chứng cho ánh sáng. Chúng ta đã nói lên sự quan trọng của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta, và, cũng như ông Gioan Tấy Giả, chúng ta không chú trọng đến chúng ta, mà chú trọng đến Chúa Kitô. Hay, ít ra, chúng ta cố gắng chú trọng đến sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta, trong cộng đoàn cầu nguyện, và là bước để chúng ta quay về ánh sáng thật sẽ đến trong thế gian.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28
Today’s gospel passage comes right after the Prologue to John’s Gospel. "In the beginning was the Word: the Word was with God, and the Word was God" (John 1:1). Today’s passage moves to the very concrete. We meet "a man named John." While Luke describes the circumstances of his birth to the elderly couple Zachariah and Elizabeth, John’s Gospel presents the grownup Baptist already preaching and baptizing near the Jordan River.
John, the first human we meet in John’s Gospel, is immediately identified as "sent from God… to testify to the light." John is a recipient of the light and that is his identity: he is one sent to share what he has received with others. He is not described as the baptizer, or prophet, but as a "witness." It is a term used more than 30 times in John’s Gospel. "Witness" is derived from the ancient Greek "martyria," from which we get our word "martyr." We have an early hint in this gospel, which is further spelled out in the Synoptics, how John will meet his fate. He will be martyred for witnessing to the light God has sent into the world. John’s fate is also a hint to the opposition those who follow the Light of the world will meet. By our baptism we, like John, are called to be witnesses to the Word-made-flesh.
If the preacher were to stand before the congregation today and ask, "Who will be a witness to Christ?" – all of us baptized should raise our hands. But to give witness means we have first witnessed the events we are giving testimony to. What kind of witness shall we be? It depends on how well we have come to personally know Jesus. Where and how do we see and hear him in our lives? We experience him today in the Word and Sacrament; and in the teachings of our church; in our faith community; among the poor and outcast. As Christmas draws closer and we hear the story of the Holy Family’s flight into Egypt we are reminded that Christ is also found among displaced refugees and exiles. We also meet the Word in the world of nature, the arts and in our quiet times of prayer. In these and many other places, the light pierces the darkness of our world. Like John, we are then to be voices that prepare for the coming of Christ.
One of the most direct ways of witnessing to our faith in Christ is by talking about it. Perhaps Catholics are the shyest believers when it comes to "giving witness." Surely we can find ways to do that without being confrontational, or "in the face" of people. How could I be a "voice" that prepares for Christ’s coming? – by witnessing to my faith in my church community through active participation in parish and diocesan ministries; being part of my civic community’s efforts to help the poor, abused, uneducated and migrant; speaking up for the unborn, terminally ill, and those condemned to die; protesting violence towards minorities, Muslims and the undocumented; loving our enemies and being a voice for God’s beloved creation. What would you add to that list?
We are reminded that, as John was a witness to Christ’s coming, witnessing to Christ has its costs. Remember, "witness" in the Scriptures is derived from the word for martyr. John was "martyria" and so are we to be. Most likely we will not meet severe reactions to our witnessing in Christ’s name. In our society people will probably give a light listening and then ignore us, or call us naïve. Still, our job description as Christians is to give witness to others and suffer the consequences, being treated severely, or just being shrugged off.
It is always hard to witness to Christ, but especially in this consumer-oriented season. When people ask us what we want for Christmas would we suggest a donation to a favorable charity? Or, how about chickens, ducks, or goats for poor people in developing countries? Check the Heifer International webpage for meaningful Christmas giving. It is going to feel strange to ask for goats for Christmas, but that might be a concrete way to witness to the light of Christ in the world – a light which pierces the darkness and illumines the face of the poor to us.
We come to worship in the midst of Advent. Just by our coming here we are witnessing to the light. We have made a statement about the importance of Jesus in our lives and, like John the Baptist, we’re not preoccupied with ourselves, but are focused on Christ. Or, at least, we are trying to focus on him and being here, in our community of prayer, is one more step to our turning towards the true light who is coming into the world.
Ánh sáng
Lm Vũdình Tường
06:20 14/12/2017
Để làm chứng cho sự thất người đó cần phải thành tâm nếu không thì khó mà biết lờikhai đó là sự thật hay do tưởng tượng mà ra. Sự thật rất cần thiết cho người chánh án bởi người chánh án cần đến sự thật đ63 đưa ra bản án chính xác. Thiếu chất chính xác này sẽ gây thiệt hại cho người khác. Để bảo toàn lời khai là sự thật quan toà thường bắt các nhân chứng thề trước toà là họ nói sự thật, hoàn toàn thật, và đó là điều quan toà có thể đòi hỏi nơi các nhân chứng.
Thánh Gioan Tẩy Giả đến trong thế gian với sứ mạng làm chứng cho sự thật. Thánh nhân tuyên bố công khai, rõ ràng Ngài đến thế gian để làm chứng về sự thật. Làm chứng cho sự thật là bước đầu trong việc rao giảng Tin Mừng của Thánh Gioan. Nhiệm vụ kế tiếp quan trọng hơn nhiều và đó là nhiệm vụ chính yếu của Ngài đó rao giảng và làm chứng về Ánh Sáng. Như thế nhiệm vụ của Thánh Gioan là rao giảng về Ánh Sáng và làm chứng về Ánh Sáng. Khi không có đủ bằng chứng toà án thường cho mời nhân chứng đến với hy vọng có thêm bằng chứng chính xác giúp cho việc kết án công bằng hơn. Nhân chứng chỉ có thể nói những điều họ nghe biết hoặc nhìn thấy và đó là điều họ có thể làm. Thánh Gioan tuyên bố Ngài có hai nhiệm vụ, một là nói sự thật về Ánh Sáng và hai là làm chứng về Ánh Sáng. Ánh sáng dù nhỏ mấy chăng nữa cũng có khả năng soi sáng màn đêm u tối. Khi toả sáng ánh sáng còn tạo nhiệt sưởi ấm chung quanh ánh sáng và làm cho ánh sáng lan toả rộng hơn. Người ta có thể che dấu sự thật hay chỉ nói về một phần sự thật. Rất khó để che dấu một phần ánh sáng bởi che sáng đã vậy còn phải che cả sức nóng nhiệt toả ra. Ánh sáng mang lại niềm vui cho mắt nhìn và làm cho con tim rạo rực niềm vui vì thế khi cắm trại người ta thích ngồi quanh lửa trại tạm quyên cảnh tịch mịch của màn đêm và hướng tâm trí vào lửa trại. Lửa thường không xâm chiếm lửa khác nhưng lửa thiêu rụi, làm sạch dơ bẩn, những gì trên đường lửa đi.
Thánh Gioan dùng hình ảnh ánh lửa để nói về Ánh Sáng thật là chính Đức Kitô, Người là sự thật và là ÁnhSáng thật. Khi Ánh Sáng thật và sự thật đi chung sẽ không có gì ngăn cản, che dấu được bởi chính Ánh Sáng làm sáng tỏ sự thật. Vì thế nơi đâu có Ánh Sáng thật thì sự thật được tỏ lộ. Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng thánh Gioan kêu gọi sửa đường lối cho Đức Kitô và Chúa Nhật này thánh Gioan tuyên bố Ngài nói về sự thật và làm chứng về Ánh Sáng. Những ai thành tâm đón nhận Ánh Sáng Sự Thật s4 nhìn thấy chân trời mới, sức sống mới bùng lên trong tâm hồn họ và dẫn họ tiến thêm bước nữa để nhận ra Đức Kitô là Ánh Sáng Sụ Thật, Đấng Cứu Độ và soi sáng trần gian. Những ai từ chối tin vào lời rao giảng của Gioan họ đi ngược lại lịch sử tìm về tiên đoán nơi các tiên tri. Nhóm lãnh đạo Đền Thờ sai các Tư Tế và các thầy Lê Vi đến chất vấn Gioan xem Ngài là ai bởi có người cho rằng ông là tiên tri Elijah tái sinh. Kẻ khác lại nói ông là Đức Kitô hay một trong các tiên tri tái sinh. Gioan không nhận bất cứ danh xưng nào ngoài việc tái xác định ông là
Tiếng kêu trong hoang địa, dọn đường cho Đấng Cứu Thế Jn 1,23
Không đáp ứng điều họ mong muốn họ lại chất vấn Gioan tại sao ông lại làm phép rửa và Gioan cho họ biết
Phép rửa do Ngài ban trong nước nhưng có Đấng ở giữa các ông mà các ông không nhận ra, không biết, tôi không xứng cởi giây dầy cho Ngài Jn 1,26-27
Học từ thánh Gioan làm chứng và rao giảng về Ánh Sáng Sự Thật là Đức Kitô. Để làm được việc đó có hiệu quả cần làm trong tinh thần cầu nguyện, mừng vui và lắng nghe hướng dẫn của Thán Thàn Chúa luôn cùng đồng hành với ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thánh Gioan Tẩy Giả đến trong thế gian với sứ mạng làm chứng cho sự thật. Thánh nhân tuyên bố công khai, rõ ràng Ngài đến thế gian để làm chứng về sự thật. Làm chứng cho sự thật là bước đầu trong việc rao giảng Tin Mừng của Thánh Gioan. Nhiệm vụ kế tiếp quan trọng hơn nhiều và đó là nhiệm vụ chính yếu của Ngài đó rao giảng và làm chứng về Ánh Sáng. Như thế nhiệm vụ của Thánh Gioan là rao giảng về Ánh Sáng và làm chứng về Ánh Sáng. Khi không có đủ bằng chứng toà án thường cho mời nhân chứng đến với hy vọng có thêm bằng chứng chính xác giúp cho việc kết án công bằng hơn. Nhân chứng chỉ có thể nói những điều họ nghe biết hoặc nhìn thấy và đó là điều họ có thể làm. Thánh Gioan tuyên bố Ngài có hai nhiệm vụ, một là nói sự thật về Ánh Sáng và hai là làm chứng về Ánh Sáng. Ánh sáng dù nhỏ mấy chăng nữa cũng có khả năng soi sáng màn đêm u tối. Khi toả sáng ánh sáng còn tạo nhiệt sưởi ấm chung quanh ánh sáng và làm cho ánh sáng lan toả rộng hơn. Người ta có thể che dấu sự thật hay chỉ nói về một phần sự thật. Rất khó để che dấu một phần ánh sáng bởi che sáng đã vậy còn phải che cả sức nóng nhiệt toả ra. Ánh sáng mang lại niềm vui cho mắt nhìn và làm cho con tim rạo rực niềm vui vì thế khi cắm trại người ta thích ngồi quanh lửa trại tạm quyên cảnh tịch mịch của màn đêm và hướng tâm trí vào lửa trại. Lửa thường không xâm chiếm lửa khác nhưng lửa thiêu rụi, làm sạch dơ bẩn, những gì trên đường lửa đi.
Thánh Gioan dùng hình ảnh ánh lửa để nói về Ánh Sáng thật là chính Đức Kitô, Người là sự thật và là ÁnhSáng thật. Khi Ánh Sáng thật và sự thật đi chung sẽ không có gì ngăn cản, che dấu được bởi chính Ánh Sáng làm sáng tỏ sự thật. Vì thế nơi đâu có Ánh Sáng thật thì sự thật được tỏ lộ. Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng thánh Gioan kêu gọi sửa đường lối cho Đức Kitô và Chúa Nhật này thánh Gioan tuyên bố Ngài nói về sự thật và làm chứng về Ánh Sáng. Những ai thành tâm đón nhận Ánh Sáng Sự Thật s4 nhìn thấy chân trời mới, sức sống mới bùng lên trong tâm hồn họ và dẫn họ tiến thêm bước nữa để nhận ra Đức Kitô là Ánh Sáng Sụ Thật, Đấng Cứu Độ và soi sáng trần gian. Những ai từ chối tin vào lời rao giảng của Gioan họ đi ngược lại lịch sử tìm về tiên đoán nơi các tiên tri. Nhóm lãnh đạo Đền Thờ sai các Tư Tế và các thầy Lê Vi đến chất vấn Gioan xem Ngài là ai bởi có người cho rằng ông là tiên tri Elijah tái sinh. Kẻ khác lại nói ông là Đức Kitô hay một trong các tiên tri tái sinh. Gioan không nhận bất cứ danh xưng nào ngoài việc tái xác định ông là
Tiếng kêu trong hoang địa, dọn đường cho Đấng Cứu Thế Jn 1,23
Không đáp ứng điều họ mong muốn họ lại chất vấn Gioan tại sao ông lại làm phép rửa và Gioan cho họ biết
Phép rửa do Ngài ban trong nước nhưng có Đấng ở giữa các ông mà các ông không nhận ra, không biết, tôi không xứng cởi giây dầy cho Ngài Jn 1,26-27
Học từ thánh Gioan làm chứng và rao giảng về Ánh Sáng Sự Thật là Đức Kitô. Để làm được việc đó có hiệu quả cần làm trong tinh thần cầu nguyện, mừng vui và lắng nghe hướng dẫn của Thán Thàn Chúa luôn cùng đồng hành với ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
11:08 14/12/2017
Một trong những nhân vật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phụng vụ Mùa vọng, đó là Thánh Gioan Tẩy Giả. Sở dĩ Ngài được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phụng vụ Mùa vọng như vậy, bởi vì Ngài có sứ mạng Tiền hô, là người đi trước để làm chứng và dọn đường cho Chúa Cứu Thế ngự đến.
Tin mừng Chúa Nhật tuần trước nhắc lại lời kêu gọi của Ngài về việc hô hào dân chúng dọn đường cho Chúa ngự đến. Lời mời gọi của Ngài đã thu hút sự đáp trả của rất nhiều thành phần trong xã hội Do thái thời bấy giờ. Tin mừng cho biết, người ta tuôn đến với Ngài rất đông. Họ thán phục về đời sống khắc khổ của Ngài. Họ chấp nhận giáo huấn của Ngài. Rồi họ thắc mắc về bản thân Ngài? Vì thế, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết: Các vị tư tế, các thầy Lêvi và các Biệt phái lần lượt đặt ra những câu hỏi và mong muốn Ngài trả lời: Ông là ai? Ông có phải là Êlia không? Ông có phải là tiên tri không? Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa? (x. Ga 1, 19-25).
Thánh Gioan Tẩy Giả không úp mở, Ngài đã trả lời một cách thẳng thắn và rõ ràng các câu hỏi mà họ đặt ra:
Với câu hỏi của các vị Tư tế và các thầy Lêvi, Ngài trả lời rằng: Tôi không phải là Đấng Kitô. Tôi không phải là Êlia. Tôi cũng không phải là một tiên tri nào khác. Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo (x. Ga 1, 19-25).
Với câu hỏi của các Biệt phái, Ngài trả lời rằng :“Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”(Ga 1,26-27).
Các câu trả lời của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng rất ăn hợp với lời mở đầu trong bài Tin mừng hôm nay của Thánh sử Gioan: “Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.”(Ga 1,6-8).
Như vậy, qua lời chứng của Thánh Gioan Tông đồ và của chính bản thân Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta biết, Ngài không phải là tiên tri Êlia hay một tiên tri nào khác. Ngài càng không phải là Đấng Kitô mà chỉ là người làm chứng về ánh sáng và là người dọn đường cho Đức Giêsu Kitô ngự đến.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho Đức Giêsu
Đức Giêsu là Ngôi Lời : “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.”(Ga 1,9). Đức Giêsu cũng chính là ánh sáng của trần gian, chính Ngài đã tuyên bố : “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”(Ga 8,12). Vì thế, Thánh Gioan làm chứng về ánh sáng, tức là làm chứng về Đức Giêsu. Ngài làm chứng về Đức Giêsu như thế nào ? Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu cho dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (x. Ga 1,29-30). Ngài còn cho biết : “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”(Ga 1,32). Khi được Gioan giới thiệu, dân chúng đến với Chúa Giêsu thay vì đến với Gioan (Ga 3,26). Gioan còn giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của mình, và họ đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Ga 1,35-42).
Thánh Gioan Tẩy Giả còn làm chứng cho sự thật. Vì sự thật, Ngài đã tố cáo tội loạn luân của vua Hêrôđê nên bị Hêrôđê ra lệnh chặt đầu đầu Ngài (x. Mc 6,21-29). Đức Giêsu là sự thật. Ngài đã từng khẳng định rằng : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14,6). Như vậy, Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho sự thật thì cũng làm chứng cho Đức Giêsu.
Tóm lại, Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho ánh sáng, cho sự thật tức là làm chứng cho Đức Giêsu.
2. Người Kitô hữu có sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu
Qua bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi làm chứng cho Đức Giêsu. Cũng như Gioan Tẩy Giả, chúng ta có thể làm chứng cho Đức Giêsu bằng lời nói và bằng chứng tá đời sống: Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội thực hành việc sám hối; bênh vực cho công lý và sự thật; sống công bằng bác ái yêu thương,…Để làm chứng cho sự sáng, chúng ta phải sống trong sự sáng. Nhờ đó, chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho anh chị em mình.
Để sứ mạng làm chứng của chúng ta đem lại hiệu quả tốt, cần sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bài đọc I, tiên tri Isaia đã tiên báo về vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng của Đức Giêsu : “Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than.” (Is 61, 1-2). Chúa Thánh Thần cũng đóng vai trò quan trong trong sứ mạng của các tín hữu qua mọi thời đại. Vì thế, trong bài đọc II hôm nay, thánh Phaolô lưu ý các tín hữu Thessalonica và cũng là lưu ý chúng ta rằng :“đừng dập tắt Thần Khí”. “Dập tắt Thần Khí” có thể được hiểu là không nghe theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Đó là nhiều khi Thánh Thần thúc giục, nhắc nhở nhưng bị sự ươn lười hay khô khan nơi con người dập tắt đi. Chúng ta không được “Dập tắt Thần Khí”, nhất là trong việc làm chứng cho Chúa. Đức Giêsu đã từng nói : “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói.”(Mc 13,11). Khi rao giảng Tin mừng và xây dựng Hội thánh, các Tông Đồ cũng luôn khẳng định rằng: “Thánh Thần và chúng tôi làm chứng” (Cv 5, 32). Cho nên, hãy để Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, hãy lắng nghe tiếng thục giục của Ngài, nhất là những khi chúng ta làm chứng cho Đức Kitô. Nhờ đó, mọi hoạt động làm chứng của chúng ta sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp.
Lạy Chúa Giêsua, xin cho mỗi người chúng con biết chu toàn bổn phận làm chứng cho Chúa như Thánh Gioan Tẩy Giả. Xin cho chúng con đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá chúng con toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác chúng con được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến (x. 1 Tx 5, 19-23). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin mừng Chúa Nhật tuần trước nhắc lại lời kêu gọi của Ngài về việc hô hào dân chúng dọn đường cho Chúa ngự đến. Lời mời gọi của Ngài đã thu hút sự đáp trả của rất nhiều thành phần trong xã hội Do thái thời bấy giờ. Tin mừng cho biết, người ta tuôn đến với Ngài rất đông. Họ thán phục về đời sống khắc khổ của Ngài. Họ chấp nhận giáo huấn của Ngài. Rồi họ thắc mắc về bản thân Ngài? Vì thế, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết: Các vị tư tế, các thầy Lêvi và các Biệt phái lần lượt đặt ra những câu hỏi và mong muốn Ngài trả lời: Ông là ai? Ông có phải là Êlia không? Ông có phải là tiên tri không? Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa? (x. Ga 1, 19-25).
Thánh Gioan Tẩy Giả không úp mở, Ngài đã trả lời một cách thẳng thắn và rõ ràng các câu hỏi mà họ đặt ra:
Với câu hỏi của các vị Tư tế và các thầy Lêvi, Ngài trả lời rằng: Tôi không phải là Đấng Kitô. Tôi không phải là Êlia. Tôi cũng không phải là một tiên tri nào khác. Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo (x. Ga 1, 19-25).
Với câu hỏi của các Biệt phái, Ngài trả lời rằng :“Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”(Ga 1,26-27).
Các câu trả lời của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng rất ăn hợp với lời mở đầu trong bài Tin mừng hôm nay của Thánh sử Gioan: “Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.”(Ga 1,6-8).
Như vậy, qua lời chứng của Thánh Gioan Tông đồ và của chính bản thân Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta biết, Ngài không phải là tiên tri Êlia hay một tiên tri nào khác. Ngài càng không phải là Đấng Kitô mà chỉ là người làm chứng về ánh sáng và là người dọn đường cho Đức Giêsu Kitô ngự đến.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho Đức Giêsu
Đức Giêsu là Ngôi Lời : “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.”(Ga 1,9). Đức Giêsu cũng chính là ánh sáng của trần gian, chính Ngài đã tuyên bố : “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”(Ga 8,12). Vì thế, Thánh Gioan làm chứng về ánh sáng, tức là làm chứng về Đức Giêsu. Ngài làm chứng về Đức Giêsu như thế nào ? Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu cho dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (x. Ga 1,29-30). Ngài còn cho biết : “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”(Ga 1,32). Khi được Gioan giới thiệu, dân chúng đến với Chúa Giêsu thay vì đến với Gioan (Ga 3,26). Gioan còn giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của mình, và họ đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Ga 1,35-42).
Thánh Gioan Tẩy Giả còn làm chứng cho sự thật. Vì sự thật, Ngài đã tố cáo tội loạn luân của vua Hêrôđê nên bị Hêrôđê ra lệnh chặt đầu đầu Ngài (x. Mc 6,21-29). Đức Giêsu là sự thật. Ngài đã từng khẳng định rằng : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14,6). Như vậy, Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho sự thật thì cũng làm chứng cho Đức Giêsu.
Tóm lại, Thánh Gioan Tẩy Giả là người làm chứng cho ánh sáng, cho sự thật tức là làm chứng cho Đức Giêsu.
2. Người Kitô hữu có sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu
Qua bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi làm chứng cho Đức Giêsu. Cũng như Gioan Tẩy Giả, chúng ta có thể làm chứng cho Đức Giêsu bằng lời nói và bằng chứng tá đời sống: Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội thực hành việc sám hối; bênh vực cho công lý và sự thật; sống công bằng bác ái yêu thương,…Để làm chứng cho sự sáng, chúng ta phải sống trong sự sáng. Nhờ đó, chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho anh chị em mình.
Để sứ mạng làm chứng của chúng ta đem lại hiệu quả tốt, cần sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bài đọc I, tiên tri Isaia đã tiên báo về vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng của Đức Giêsu : “Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than.” (Is 61, 1-2). Chúa Thánh Thần cũng đóng vai trò quan trong trong sứ mạng của các tín hữu qua mọi thời đại. Vì thế, trong bài đọc II hôm nay, thánh Phaolô lưu ý các tín hữu Thessalonica và cũng là lưu ý chúng ta rằng :“đừng dập tắt Thần Khí”. “Dập tắt Thần Khí” có thể được hiểu là không nghe theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Đó là nhiều khi Thánh Thần thúc giục, nhắc nhở nhưng bị sự ươn lười hay khô khan nơi con người dập tắt đi. Chúng ta không được “Dập tắt Thần Khí”, nhất là trong việc làm chứng cho Chúa. Đức Giêsu đã từng nói : “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói.”(Mc 13,11). Khi rao giảng Tin mừng và xây dựng Hội thánh, các Tông Đồ cũng luôn khẳng định rằng: “Thánh Thần và chúng tôi làm chứng” (Cv 5, 32). Cho nên, hãy để Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, hãy lắng nghe tiếng thục giục của Ngài, nhất là những khi chúng ta làm chứng cho Đức Kitô. Nhờ đó, mọi hoạt động làm chứng của chúng ta sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp.
Lạy Chúa Giêsua, xin cho mỗi người chúng con biết chu toàn bổn phận làm chứng cho Chúa như Thánh Gioan Tẩy Giả. Xin cho chúng con đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá chúng con toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác chúng con được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến (x. 1 Tx 5, 19-23). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Làm Chứng Về Ánh Sáng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:08 14/12/2017
Chúa Nhật III Mùa Vọng B
“Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6-7).
Ánh sáng là gì? Một câu hỏi không dễ dàng trả lời. Ánh sáng ở đâu? Dường như người ta hơi khó khăn khi muốn trực tiếp chỉ cho kẻ khác thấy ánh sáng, mặc dù ai cũng công nhận là có ánh sáng. Vì trong thực tế người ta chỉ thấy vật này, người kia, cảnh nọ nhờ có ánh sáng. Trái lại, khi hỏi bóng tối ở đâu thì người ta dễ hình dung ngay là khi ta mở mắt mà không thấy gì cả, chỉ thấy một màu đen bao trùm không gian trước mặt.
Không kể các vật phát sáng như mặt trời, bóng đèn điện…, người ta biết có ánh sáng nhờ thấy các sự vật mà đúng hơn nhờ các sự vật phản chiếu ánh sáng. Như thế nhờ có ánh sáng mà các sự vật (cũng như con người) xuất hiện như chúng là. Và ngược lại khi các sự vật được thấy như chúng là thì người ta nhận biết có ánh sáng. Chúng ta có thể kết luận rằng ánh sáng là cái làm cho con người, sự vật được nhìn thấy, nghĩa là hiện hữu như chính mình.
Gioan được sai đến để làm chứng về ánh sáng. Chúng ta dễ dàng tin nhận ánh sáng ở đây chính là Đức Kitô. Chúa Kitô là ánh sáng, Ngài đến thế gian để soi sáng cho mọi vật mọi loài, nhất là cho con người thấy mình là ai trong các mối tương quan. Chúa Kitô cũng chính là ánh sáng soi dẫn con người bước đi trên chính lộ. Như thế Ánh sáng đến thế gian là để cho con người biết mình là ai và phải sống như thế nào cho đúng với ý Đấng Sáng Tạo đã dựng nên nó từ thuở ban đầu.
Gioan đã làm chứng cho ánh sáng là làm chứng cho Đức Kitô qua việc tự biết mình là ai và đã sống đúng phận vụ của mình. Dù được dân chúng tín nhiệm và tuôn đến đông đảo, dù được nhiều người, thuộc nhiều thành phần xã hội kính trọng và nghe lời khuyên bảo, Gioan đã thẳng thắn tuyên bố rằng ngài không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là Êlia hay một ngôn sứ nào đó mà chỉ là người dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Ngài ý thức phận vụ của Ngài là làm phép rửa bằng nước để kêu gọi sự sám hối còn Đấng Thiên Sai mới thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, nghĩa là Đấng Thiên Sai mới là Người thông ban ơn lành. Đấng Thiên Sai là Đấng được Thánh Thần “xức dầu, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo khó, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân…” (Is 61,1).
Phận vụ của người dọn đường là làm cho con đường nên ngay thẳng và sạch đẹp. Khi đã hoàn tất công việc thì người dọn đường phải rút lui để cho Đấng phải đến, bước đi. Gioan nhìn nhận mình chỉ là phù rể, hân hoan thấy ngày của tân lang bừng sáng (x.Ga 3,29), thậm chí không đáng cởi dây giày cho tân lang (x.Ga 1,27). Và Đức Kitô cần lớn lên còn Ngài, Gioan thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Hiện diện và sống như mình là, đồng thời vuông tròn sứ mệnh đã lãnh nhận là cách thế minh chứng về ánh sáng.
Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng thế gian lại không thích ánh sáng, không đón nhận ánh sáng (x.Ga 1,11). Quả thật, một khi đã vương phải vòng tội luỵ thì con người thích ẩn mình đi (x.St 3,10). Ánh sáng làm con người thật của chúng ta bị phơi bày và chúng ta sẽ bị trách cứ, bị tố cáo, bị xét xử, nếu chúng ta lỗi lầm, phạm tội. Tuy nhiên đây chính là tiền đề của sự hối cải, ăn năn. Làm sao chúng ta có thể ăn năn, hối cải nếu tiên vàn chúng ta không nhận ra con người thật của mình, không nhận ra tội lỗi mà mình đã phạm?
Đối với những người khiêm nhu, muốn vươn lên, thoát khỏi ách nô lệ thần dữ, nô lệ tội lỗi thì việc ánh sáng đến là một hồng ân vô bờ, là một tin vui khôn xiết. Trái lại với những người cao ngạo, cố chấp, thì ánh sáng đến sẽ trở thành lời tuyên cáo dứt khoát và rõ ràng. Vì họ cố chấp hoặc kiêu ngạo chối từ ánh sáng, nên họ mãi vẫn chìm ngập trong bóng tối tội lỗi. “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù” (Ga 9,39).
Là Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô là ánh sáng thế gian. Cũng như Gioan Tẩy giả, chúng ta có bổn phận làm chứng về ánh sáng. Việc trang trí đèn hoa, máng cỏ, cây thông, việc tổ chức lễ lạc linh đình…vào dịp kỷ niệm mừng ngày Chúa Giáng Sinh quả là một việc nên làm và đáng làm. Tuy nhiên, để làm chứng về ánh sáng chỉ bằng những việc ấy mà thôi thì chưa đủ và hầu chắc sẽ ít hữu hiệu. Không gì hơn, noi gương vị Tiền Hô, hãy sống thật cái căn tính và ơn gọi của mình. Bà con lương dân, anh em khác đạo và cả anh em vô thần sẽ có cơ may nhận ra ánh sáng khi chúng ta hiện diện, sống như là những người Kitô hữu, những người đang có Chúa Kitô trong mình. Đồng thời chúng ta cần vuông tròn giới lệnh căn bản và cũng là sứ vụ nền tảng mà Chúa Kitô đã trao ban đó là “yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta” (x.Ga 15,12).
Giáng Sinh sắp lại về, mỗi người chúng ta đã, đang và sẽ làm gì đây để cho người anh chị em xóm giềng, lân cận, nhận ra Chúa Kitô là ánh sáng trần gian, là ánh sáng chân lý, ánh sáng cứu độ? Không dám ước mơ có nhiều người, chỉ cần có một người, nhờ tôi mà tin Chúa Giêsu Kitô chính là ánh sáng chân lý, nhờ tôi mà đón nhận ánh sáng cứu độ, thì tôi đang sống Mùa Vọng đượm đầy ý nghĩa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
“Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6-7).
Ánh sáng là gì? Một câu hỏi không dễ dàng trả lời. Ánh sáng ở đâu? Dường như người ta hơi khó khăn khi muốn trực tiếp chỉ cho kẻ khác thấy ánh sáng, mặc dù ai cũng công nhận là có ánh sáng. Vì trong thực tế người ta chỉ thấy vật này, người kia, cảnh nọ nhờ có ánh sáng. Trái lại, khi hỏi bóng tối ở đâu thì người ta dễ hình dung ngay là khi ta mở mắt mà không thấy gì cả, chỉ thấy một màu đen bao trùm không gian trước mặt.
Không kể các vật phát sáng như mặt trời, bóng đèn điện…, người ta biết có ánh sáng nhờ thấy các sự vật mà đúng hơn nhờ các sự vật phản chiếu ánh sáng. Như thế nhờ có ánh sáng mà các sự vật (cũng như con người) xuất hiện như chúng là. Và ngược lại khi các sự vật được thấy như chúng là thì người ta nhận biết có ánh sáng. Chúng ta có thể kết luận rằng ánh sáng là cái làm cho con người, sự vật được nhìn thấy, nghĩa là hiện hữu như chính mình.
Gioan được sai đến để làm chứng về ánh sáng. Chúng ta dễ dàng tin nhận ánh sáng ở đây chính là Đức Kitô. Chúa Kitô là ánh sáng, Ngài đến thế gian để soi sáng cho mọi vật mọi loài, nhất là cho con người thấy mình là ai trong các mối tương quan. Chúa Kitô cũng chính là ánh sáng soi dẫn con người bước đi trên chính lộ. Như thế Ánh sáng đến thế gian là để cho con người biết mình là ai và phải sống như thế nào cho đúng với ý Đấng Sáng Tạo đã dựng nên nó từ thuở ban đầu.
Gioan đã làm chứng cho ánh sáng là làm chứng cho Đức Kitô qua việc tự biết mình là ai và đã sống đúng phận vụ của mình. Dù được dân chúng tín nhiệm và tuôn đến đông đảo, dù được nhiều người, thuộc nhiều thành phần xã hội kính trọng và nghe lời khuyên bảo, Gioan đã thẳng thắn tuyên bố rằng ngài không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là Êlia hay một ngôn sứ nào đó mà chỉ là người dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Ngài ý thức phận vụ của Ngài là làm phép rửa bằng nước để kêu gọi sự sám hối còn Đấng Thiên Sai mới thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, nghĩa là Đấng Thiên Sai mới là Người thông ban ơn lành. Đấng Thiên Sai là Đấng được Thánh Thần “xức dầu, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo khó, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân…” (Is 61,1).
Phận vụ của người dọn đường là làm cho con đường nên ngay thẳng và sạch đẹp. Khi đã hoàn tất công việc thì người dọn đường phải rút lui để cho Đấng phải đến, bước đi. Gioan nhìn nhận mình chỉ là phù rể, hân hoan thấy ngày của tân lang bừng sáng (x.Ga 3,29), thậm chí không đáng cởi dây giày cho tân lang (x.Ga 1,27). Và Đức Kitô cần lớn lên còn Ngài, Gioan thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Hiện diện và sống như mình là, đồng thời vuông tròn sứ mệnh đã lãnh nhận là cách thế minh chứng về ánh sáng.
Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng thế gian lại không thích ánh sáng, không đón nhận ánh sáng (x.Ga 1,11). Quả thật, một khi đã vương phải vòng tội luỵ thì con người thích ẩn mình đi (x.St 3,10). Ánh sáng làm con người thật của chúng ta bị phơi bày và chúng ta sẽ bị trách cứ, bị tố cáo, bị xét xử, nếu chúng ta lỗi lầm, phạm tội. Tuy nhiên đây chính là tiền đề của sự hối cải, ăn năn. Làm sao chúng ta có thể ăn năn, hối cải nếu tiên vàn chúng ta không nhận ra con người thật của mình, không nhận ra tội lỗi mà mình đã phạm?
Đối với những người khiêm nhu, muốn vươn lên, thoát khỏi ách nô lệ thần dữ, nô lệ tội lỗi thì việc ánh sáng đến là một hồng ân vô bờ, là một tin vui khôn xiết. Trái lại với những người cao ngạo, cố chấp, thì ánh sáng đến sẽ trở thành lời tuyên cáo dứt khoát và rõ ràng. Vì họ cố chấp hoặc kiêu ngạo chối từ ánh sáng, nên họ mãi vẫn chìm ngập trong bóng tối tội lỗi. “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù” (Ga 9,39).
Là Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô là ánh sáng thế gian. Cũng như Gioan Tẩy giả, chúng ta có bổn phận làm chứng về ánh sáng. Việc trang trí đèn hoa, máng cỏ, cây thông, việc tổ chức lễ lạc linh đình…vào dịp kỷ niệm mừng ngày Chúa Giáng Sinh quả là một việc nên làm và đáng làm. Tuy nhiên, để làm chứng về ánh sáng chỉ bằng những việc ấy mà thôi thì chưa đủ và hầu chắc sẽ ít hữu hiệu. Không gì hơn, noi gương vị Tiền Hô, hãy sống thật cái căn tính và ơn gọi của mình. Bà con lương dân, anh em khác đạo và cả anh em vô thần sẽ có cơ may nhận ra ánh sáng khi chúng ta hiện diện, sống như là những người Kitô hữu, những người đang có Chúa Kitô trong mình. Đồng thời chúng ta cần vuông tròn giới lệnh căn bản và cũng là sứ vụ nền tảng mà Chúa Kitô đã trao ban đó là “yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta” (x.Ga 15,12).
Giáng Sinh sắp lại về, mỗi người chúng ta đã, đang và sẽ làm gì đây để cho người anh chị em xóm giềng, lân cận, nhận ra Chúa Kitô là ánh sáng trần gian, là ánh sáng chân lý, ánh sáng cứu độ? Không dám ước mơ có nhiều người, chỉ cần có một người, nhờ tôi mà tin Chúa Giêsu Kitô chính là ánh sáng chân lý, nhờ tôi mà đón nhận ánh sáng cứu độ, thì tôi đang sống Mùa Vọng đượm đầy ý nghĩa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Làm Chứng Về Ánh Sáng Noi Gương Gio-An
Lm. Đan Vinh
22:11 14/12/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CN 3 MÙA VỌNG B
Is 61,1-2a.10-11 ; 1 Tx 5,16-24 ; Ga 1,6-8.19-28
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,6-8.19-28:
(c 6) Có một người được Chúa sai đến, tên là Gio-an. (c 7-8) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (c 19) Và đây là lời chứng của ông Gio-an: Khi người Do Thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?”. (c 20) Ông tuyên bố thẳng thắn. Ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô”. (c 21) Họ lại bảo ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không phải”. -“Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không”. (c 22) Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?”. (c 23) Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. (c 24) Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. (c 25) Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép Rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”. (c 26) Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép Rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. (c 27) Người sẽ đến sau tôi, và tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người”. (c 28) Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép Rửa.
2. Ý CHÍNH:
Gio-an Tẩy Giả có sứ mạng đến trước dọn đường cho Đấng Ki-tô Cứu Thế. Ông đã thi hành sứ mạng bằng việc làm chứng cho Đấng Ki-tô là ánh sáng như sau: Ông không phải là Đấng Ki-tô mà chỉ là “Tiếng kêu trong sa mạc: Hãy dọn đường đón Đức Chúa sắp đến” như I-sai-a đã tuyên sấm. Gio-an dọn đường cho Đấng Thiên Sai bằng lời nói và việc làm: Ông kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối để dọn lòng đón Đấng Thiên Sai. Sám hối bằng việc ăn năn thú tội và chịu phép rửa dìm mình trong nước sông Gio-đan. Gio-an làm chứng về Đấng Thiên Sai là Đấng đã đến và đang ở giữa mọi người và ông không đáng làm đầy tớ cởi quai dép cho Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 6: + Gio-an: Là con trai của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét đã thụ thai cách lạ lùng nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Lc 1,59-60). Tên Gio-an có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Tên này do sứ thần Chúa đã truyền lệnh cho ông Da-ca-ri-a trong đền thờ (x. Lc 1,13). Ngoài tên gọi Gio-an, ông còn có hai biệt danh là Tiền Hô và Tẩy Giả. Tiền hô là người “đi trước dọn đường cho Đấng Ki-tô” (x. Lc 1,17); Tẩy Giả là người “làm phép Rửa cho những người đang mong chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en” (x. Lc 3,3).
- C 20-23): + Ê-li-a: Theo sách Ma-la-ki-a (3,1-2) và Gíao Sĩ (48,10-11) thì Ê-li-a sẽ trở lại trước khi Đấng Thiên Sai xuất hiện. Gio-an Tẩy Giả không nhận mình là Ê-li-a theo nghĩa đen này. Điều này không trái ngược với lời Đức Giê-su khẳng định: “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x. Mt 11,14). Gio-an xuất hiện trong tinh thần của Ê-li-a, chứ không phải là chính con người Ê-li-a bằng xương bằng thịt. + Ngôn sứ: Thực ra, Gio-an cũng là một ngôn sứ của Thiên Chúa (x. Đnl 18,15). Nhưng ông không phải là ngôn sứ như Mô-sê mà sách Đệ Nhị Luật đã nói đến. + “Thế ông là ai...?”: Gio-an Tẩy Giả đã trả lời ông chỉ là người Tiền Hô, đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai.
- C 24-27: + “Vậy tại sao ông làm phép rửa...?”: Gio-an trả lời rằng: Ông chỉ làm phép rửa để thanh tẩy người ta bằng nước, chuẩn bị chờ đón Đấng Ki-tô sắp đến. Còn Đức Ki-tô mới làm phép rửa thanh tẩy cho người ta trong Thánh Thần. Người là Đấng quyền năng mà Gio-an không xứng đáng làm tôi tớ hầu hạ cởi quai dép cho Người.
4. CÂU HỎI: 1) Gio-an trong Tin mừng hôm nay là ai? Tên Gio-an nghĩa là gì và ai đã đặt tên này cho ông? 2) Đức Giê-su đã khẳng định “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x Mt 11,14). Vậy tại sao chính Gio-an lại nói mình không phải là Ê-li-a hay ngôn sứ? 3) Gio-an tự xưng là gì và lý do ông làm phép rửa cho dân chúng?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin”(Ga 1,6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CON NGƯỜI CHỈ VUI THỰC SỰ KHI CÓ THIÊN CHÚA TÌNH YÊU TRONG TÂM HỒN:
Tại một thành phố kia có một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Người nào dù đang buồn đến đâu, khó tính đến mấy nếu được xem nghệ sĩ biểu diễn thì thế nào cũng phải bật cười.
Cũng trong thành phố ấy có một bác sĩ tâm lý nổi tiếng chữa được mọi thứ tâm bệnh. Ngày nọ có một người đàn ông lớn tuổi, vẻ mặt buồn rầu đến xin bác sĩ tâm lý tư vấn. Ông ta nói: “Thưa bác sĩ, tôi là một con người bất hạnh. Cuộc đời tôi đầy những sự chán chường. Bác sĩ có cách nào làm cho tôi vui lên được không?”
Bác sĩ tâm lý liền hỏi: “Thế ông có bị túng thiếu về tiền bạc không?”
Ông ta đáp: “Thú thật, tôi là người thành đạt và khá giầu có”.
Nhà tâm lý lại hỏi tiếp: “Thế còn gia đình vợ con thì sao?”
Ông ta gật đầu thừa nhận: “Tôi có một người vợ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết và có mấy đứa con ngoan ngoãn dễ thương”.
Sau khi hỏi để biết thêm một số điều khác, viên bác sĩ tâm lý đã đề nghị cho ông ta một giải pháp: Tôi nghĩ ông nên đến xem các buổi biểu diễn của một nghệ sĩ hài danh tiếng ngay trong thành phố. Chắc chắn ông sẽ cảm thấy cười vui thỏa thích và sẽ không còn buồn nữa.
Nhưng viên bác sĩ lại rất ngạc nhiên khi nghe thân chủ của mình nói: “Thưa bác sĩ, xin cám ơn bác sĩ. Nhưng... tôi chính là nghệ sĩ hài nổi tiếng trong thành phố mà bác sĩ vừa nói đó!”
Câu chuyện nghe có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế đúng như vậy. Một người có biệt tài chọc cười người khác lại là nạn nhân của sự buồn chán. Mặc dù ông ta sở hữu mọi thứ ưu điểm mà mọi người đều mong ước, nhưng do trong lòng không có nguồn vui thì làm sao có thể cảm thấy vui thực sự được ? Niềm vui đích thực chỉ đến từ nơi « Thiên Chúa là Tình yêu. Ai yêu thương thực sự thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy ». Chỉ những ai trong lòng chứa đầy tình yêu vị tha nhân ái mới cảm thấy bình an và vui tươi thực sự.
2) GƯƠNG SÁNG CAN ĐẢM TRUNG THỰC CỦA THÁNH GIO-AN PHAO-LÔ II:
-Trong thời gian chuẩn bị mở Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi mọi thành phần trong Hội thánh phải thành tâm sám hối. Vào tháng 05 năm 1995, tại nước cộng hòa Xéc (Tchèque), ngài đã nêu gương can đảm và trung thực khi công khai đại diện Hội thánh Công Giáo nhận lỗi như sau: “Hôm nay tôi, Giáo Hoàng của Giáo Hội Rôma, nhân danh tất cả những người Công giáo, tôi xin lỗi về những lầm lỗi đã gây ra cho người không Công giáo trong lịch sử sóng gió của các dân tộc ấy”.
- Thực vậy, trong lịch sử gần 2000 năm, do lỗi của một số các chủ chăn, Hội thánh ít nhiều đã phạm phải một số lỗi lầm cần phải trung thực nhìn nhận và quyết tâm sám hối như sau:
+ Hội thánh cũng có một phần trách nhiệm trong sự phân rẽ nội bộ thành bốn tôn giáo Ki-tô như: Công Giáo, Chính thống, Tin lành và Anh giáo.
+ Thời kỳ trung cổ Hội thánh đã có lần buộc phải phát động thánh chiến để giải phóng Đất Thánh đã bị người Hồi giáo xâm chiếm trước đó. Do cuộc thánh chiến này mà đã có rất nhiều người của hai bên bị thương vong.
+ Thời kỳ Trung cổ, Hội thánh có toà án “Qui Tà” để xét xử và ra những bản án nặng nề như kết án hỏa thiêu một số người hành nghề phù thủy và những người dị giáo chống lại Hội thánh.
+ Về phạm vi khoa học, Hội thánh có lần đã lập tòa án tôn giáo kết án oan sai cho một nhà khoa học vô tội là Ga-li-lê-ô...
Qua việc công khai thừa nhận những sai sót của Hội Thánh trong quá khứ, Đức Thánh Cha muốn cho thấy quyết tâm canh tân Hội thánh Công Giáo để giúp Hội Thánh bước vào thiên niên kỷ thứ ba với một tinh thần mới theo sát Tin Mừng của Chúa Giê-su hơn và phù hợp với giai đoạn mới của lịch sử nhân loại hơn.
- Trong những ngày Mùa Vọng này, noi gương Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì cụ thể để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, chờ đón Chúa Cứu Thế đến trong giờ chết mỗi người cũng như đến chung trong ngày cùng tận của thế giới?
3) HÃY THẮP LÊN ÁNH SÁNG TIN YÊU CHO THA NHÂN:
Một ngày kia mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã đi thăm một ông lão nghèo không ai biết đến. Ông sống trong một căn phòng tồi tệ, đồ đạc ngổn ngang bụi bặm. Căn phòng không cửa sổ và tối tăm vì không một bóng đèn. Mẹ Tê-rê-sa liền bắt tay vào việc thu dọn đồ đạc. Ông lão kia nói to: "Xin cứ để yên cho tôi". Nhưng mẹ vẫn tiếp tục làm công việc quét dọn. Sau khi mọi thứ đã ngăn nắp sạch sẽ, mẹ Tê-rê-sa đã tìm thấy một chiếc đèn dầu nằm trong một góc phòng. Chiếc đèn bám đầy bụi bặm, chứng tỏ đã lâu ngày không có ai đụng đến. Mẹ liền lau chùi chiếc đen sạch sẽ rồi hỏi: “Lâu nay ông đã không thắp đèn phải không ?”. Ông ta đáp: “Thắp đèn làm chi ? Nào có ai thèm đến thăm tôi đâu ? và tôi cũng chswngr cần phải tiếp xúc nói chuyện với ai”. Mẹ lại hỏi: “Thế ông có hứa sẽ thắp đèn lên nếu có các nữ tu của tôi đến thăm ông không?”. Ông đáp: “Vâng, nếu tôi nghe có tiếng người đến thì tôi sẽ thắp đèn lên”.
Từ đó, mỗi ngày, hai nữ tu của mẹ Tê-rê-sa được cử đến thăm ông lão và thu dọn giúp đỡ cho ông. Một hôm ông nói với một trong hai nữ tu ấy như sau: “Bây giờ tự tôi đã biết thu dọn phòng của tôi rồi. Nhưng xin chị làm ơn về nói với bà bề trên rằng: Ngọn đèn mà bà đã thắp lên trong ngày đầu đến thăm tôi, đến nay vẫn không ngừng cháy sáng”.
Hãy thắp lên Ánh sáng Tình Yêu Thiên Chúa – Ánh sáng Chúa Kitô – Ánh sáng Lời Chúa – Ánh sáng của Giới luật yêu thương.
4) GƯƠNG SÁNG BÁC ÁI TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ:
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè một thời gian dài tại bờ biển. Ngày nọ, mấy đứa con đang nô đùa, xây những lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì có một bà lão xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần nhàu nát rách rưới. Bà vừa lẩm bẩm, vừa cúi nhặt những vật gì đó trên mặt cát bỏ vào trong giỏ.
Cha mẹ lũ nhỏ liền gọi chúng lại dặn hãy tránh xa mụ đàn bà đó. Khi đi ngang qua, bà lão nghèo khổ đã mỉm cười với họ, nhưng mọi người làm như không xem thấy bà.
Nhiều tuần lễ sau, cả gia đình mới được người biết chuyện kể: Đã từ lâu, bà lão này đã tự nguyện đi làm công việc lượm các mảnh thủy tinh và rác rến rơi trên bãi biển, để bọn trẻ khỏi bị đứt chân.
Bà lão chính là hiện thân của Đức Giê-su Cứu Thế mà người ta không nhận biết, như ông Gio-an Tẩy Giả đã nói với các đầu mục Do thái từ Giê-ru-sa-lem tới như sau: “Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết” (Ga 1,26). Đây cũng là lời mời gọi chúng ta noi gương bà lão này.
5) HÀNH ĐỘNG TỐT CÓ SỨC THUYẾT PHỤC HƠN LỜI NÓI HAY:
Một vị linh mục đã thuật lại về chuyến đi du lịch của ông tại Trung quốc cách đây ít năm. Trong thời gian đi du lịch đó đây, ông đã gặp và trao đổi với đôi vợ chồng già đều là bác sĩ. Họ đã học chung với nhau ở Đại học Y khoa, quen nhau, rồi yêu nhau và quyết định cưới nhau. Bà vợ là người Công Giáo, còn ông chồng không theo đạo nào. Đã nhiều lần bà vợ cố thuyết phục chồng theo đạo Công Giáo, nhưng ông không quan tâm. Có lẽ vì chưa thấy đạo Công Giáo có gì tốt hơn các đạo khác.
Rồi đến thời kỳ tại Trung Quốc diễn ra những biến cố chính trị lớn lao, cùng với một số nhà trí thức khác, người chồng bác sĩ đã bị gọi động viên nhập ngũ phục vụ trong quân đội. Sự xa cách đã gây ra nhiều khó khăn cho người vợ ở nhà. Hằng ngày chị vừa phải phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, rồi đêm về lại phải chăm sóc cho đứa con trai nhỏ dại nhờ ông bà trông coi ban ngày. Ngoài nỗi cô đơn, chị vợ còn bị các đoàn thể trong cơ quan hối thúc li dị chồng và bỏ đạo Công Giáo, để có điều kiện thăng quan tiến chức. Nhưng chị chỉ giữ thái độ im lặng. Mỗi ngày, sau khi từ bệnh viện về nhà, hai mẹ con đều đọc kinh tối chung trước khi nghỉ đêm, để xin Chúa giúp sớm đoàn tụ với chồng.
Vào cuối thập niên 1970, ông chồng mãn hạn phục vụ quân đội được trở về nhà. Nhận được tin nhắn, hai mẹ con từ sáng sớm đã ra sân ga đón đoàn tàu trở về. Nhưng hai mẹ con lại là gia đình duy nhất ra đón người thân, vì hầu hết các phụ nữ khác do không chịu đựng được cảnh chia ly lâu ngày nên đã li dị và tái hôn. Trước tấm lòng yêu thương chung thủy của vợ, ông chồng rất cảm động và sau đó đã tình nguyện học giáo lý để chịu phép rửa tội trong đạo Công Giáo. Ông đã cảm nghiệm được giá trị của đức tin qua hành động chung thủy của bà vợ thân yêu. Đó chính là bằng chứng hùng hồn cho thấy giá trị của đức tin Công Giáo trước mặt anh em lương dân.
3. THẢO LUẬN: Mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chiếu sáng tin yêu mừng Chúa Giáng Sinh cho người nghèo khổ cô đơn gần nhà, để làm chứng cho ánh sáng Tình Yêu của Thiên Chúa cho những người bất hạnh trong Mùa Giáng Sinh năm nay?
4. SUY NIỆM:
1) MÙA VỌNG LÀ THỜI GIAN CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐÓN MỪNG CHÚA ĐẾN:
Trong phụng vụ Chúa Nhật thứ nhất Mủa Vọng, Tin mừng Mat-thêu đã ghi lại Lời Chúa mời gọi mọi người tỉnh thức và cầu nguyện: “Anh em hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Sang đến Chúa Nhật thứ II, tiếng hô của ngôn sứ I-sai-a trong hoang địa ngày xưa đã được Gio-an Tẩy Giả thực hiện qua lời rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa. Sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3,3). Hôm nay trong phụng vụ Chúa Nhật thứ III chuyển sang màu hồng, thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu chúng ta “Hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến” (1 Tx 5,16). Tin Mừng Gio-an cũng giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân của ánh sáng là Gio-an Tẩy Giả: "Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gioan, ông đã đến để làm chứng, để chứng thực về sự sáng, ngõ hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng là người làm chứng cho sự sáng". Gio-an đã dùng lời nói, việc làm và cả cái chết của mình để làm chứng cho ánh sáng Sự Thật là Đấng Ki-tô.
2) PHẢI CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẰNG CÁCH NÀO ?
- Phải đón chờ Chúa đến trong niềm vui: Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu Thes-sa-lo-ni-ca như sau: ”Anh em hãy vui mừng luôn mãi” (1 Tx 5,16). Khi Đấng Cứu thế đến, Người không chỉ chữa lành những đau đớn bệnh tật thể xác, mà còn chữa lành những căn bệnh tâm hồn và lấp đầy những khát vọng buồn chán trong lòng mỗi chúng ta như lời tuyên sấm của I-sai-a: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta cần thể hiện niềm vui chờ đón Chúa đến bằng việc năng đến nhà thờ dự lễ và tham dự các sinh hoạt đạo đức như tĩnh tâm Mùa Vọng để ca tụng tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- Hãy vui luôn trong Chúa: Thánh Phao-lô cũng khuyên các tín hữu như sau: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5).
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta cũng phải năng dâng lời ca tụng tình thương cứu độ của Chúa khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại… vì “Tất cả đều là hồng ân”. Khi gặp phải những tai nạn trái ý, chúng ta hãy luôn ý thức rằng: “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng” và “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, vì « Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành ». Do đó chúng ta đừng bao giờ thất vọng dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào, vì luôn tin có Chúa cùng đồng hành và sẽ ban ơn nâng đỡ chúng ta vượt mọi khó khăn.
- Hãy gặp gỡ Chúa là niềm vui: Thai nhi Gio-an mới được sáu tháng tuổi trong dạ mẹ cũng đã nhảy mừng khi gặp được thai nhi Cứu Thế Giê-su như bà Ê-li-sa-bét đã nói với Đức Ma-ri-a: « Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng » (Lc 1,44). Đức Giê-su chính là niềm vui của Thiên Chúa. Từ cung lòng Chúa Cha, Người đến trần gian đem tin vui cho nhân loại, giải thoát họ khỏi mọi nỗi đau khổ do tội lỗi và sự chết gây ra. Khi Chúa giáng sinh trong hang đá Bê-lem, các thiên thần đã hân hoan ca hát rằng : « Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương » (Lc 2,14).
Nếu chúng ta có gặp thất bại cũng đừng vội chán nản, nhưng hãy chạy đến với Chúa là niềm vui. Hãy cầu nguyện để chia sẻ mọi nỗi lo toan cho Chúa. Người sẽ lắng nghe và ban ơn giúp chúng ta tìm thấy niềm vui trong tâm hồn. Người sẽ biến đổi cuộc đời của chúng ta nên tốt và nhờ đó chúng ta sẽ tìm thấy bình an trong tâm hồn.
- Hãy chia sẻ niềm vui cho tha nhân cách cụ thể : Trong những ngày Mùa Vọng này, chúng ta hãy đón nhận Chúa Giê-su là nguồn vui bất tận, và đem chia sẻ niềm vui của Chúa đến cho tha nhân như lời bài hát của nhạc sĩ Se-bas-ti-an Bach: “Lạy Chúa Giê-su. Xin cho niềm vui trong con luôn tồn tại, để con có thể đem niềm vui ấy cho tha nhân”.
Vậy mỗi người chúng ta sẽ làm gì để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh cho những người thân trong gia đình, những người nghèo khổ bệnh tật và cô đơn gần bên? Để thắp lên ánh sáng tin yêu của Thiên Chúa cho những ai đang bị bất hạnh để họ có được niềm vui trong Mùa Giáng Sinh sắp tới ? J. Bas-quin cũng nói: “Sống chứng nhân không phải là chạy đuổi theo các tâm hồn, mà là sống thế nào để các tâm hồn phải yêu mến chạy theo chúng ta”.
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúng con đang sống trong những ngày Mùa Vọng, là thời gian chờ đón Chúa tái lâm kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”. Trong những ngày này, xin cho chúng con biết noi gương Gio-an Tẩy Giả: chuẩn bị đón Chúa đến bằng các việc hy sinh hãm mình biểu lộ tâm tình sám hối của chúng con, bằng những lời động viên giúp vợ chồng, con cái, bạn bè... sống tốt lành đạo đức hơn. Nhất là xin cho chúng con trở thành ánh sáng chiếu soi, khí cụ bình an của Chúa, luôn sống tin yêu phó thác vào Chúa quan phòng và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ tha nhân, để nên dấu chỉ giúp người đời nhận biết tin theo Chúa.
- LẠY CHÚA. Khi xưa Mẹ Ma-ri-a đã sống bác ái, trong tinh thần xin vâng và phục vụ. Mẹ đã mở cửa lòng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể qua lời thưa “Xin Vâng” với sứ thần. Mẹ đã đem Chúa đến thăm viếng gia đình Gia-ca-ri-a để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho các thành viên trong gia đình này. Xin Chúa giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón Chúa đến với chúng con trong Đêm Giáng Sinh. Xin giúp chúng con chu toàn sứ mạng làm chứng cho Chúa bằng một lối sống đạo đức thực sự, thể hiện qua thái độ vị tha, quảng đại chia sẻ và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Nhờ đó, người đời sẽ nhận biết tin theo Chúa để cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH-HHTM
Is 61,1-2a.10-11 ; 1 Tx 5,16-24 ; Ga 1,6-8.19-28
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,6-8.19-28:
(c 6) Có một người được Chúa sai đến, tên là Gio-an. (c 7-8) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (c 19) Và đây là lời chứng của ông Gio-an: Khi người Do Thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?”. (c 20) Ông tuyên bố thẳng thắn. Ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô”. (c 21) Họ lại bảo ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không phải”. -“Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không”. (c 22) Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?”. (c 23) Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. (c 24) Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. (c 25) Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép Rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”. (c 26) Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép Rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. (c 27) Người sẽ đến sau tôi, và tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người”. (c 28) Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép Rửa.
2. Ý CHÍNH:
Gio-an Tẩy Giả có sứ mạng đến trước dọn đường cho Đấng Ki-tô Cứu Thế. Ông đã thi hành sứ mạng bằng việc làm chứng cho Đấng Ki-tô là ánh sáng như sau: Ông không phải là Đấng Ki-tô mà chỉ là “Tiếng kêu trong sa mạc: Hãy dọn đường đón Đức Chúa sắp đến” như I-sai-a đã tuyên sấm. Gio-an dọn đường cho Đấng Thiên Sai bằng lời nói và việc làm: Ông kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối để dọn lòng đón Đấng Thiên Sai. Sám hối bằng việc ăn năn thú tội và chịu phép rửa dìm mình trong nước sông Gio-đan. Gio-an làm chứng về Đấng Thiên Sai là Đấng đã đến và đang ở giữa mọi người và ông không đáng làm đầy tớ cởi quai dép cho Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 6: + Gio-an: Là con trai của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét đã thụ thai cách lạ lùng nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Lc 1,59-60). Tên Gio-an có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Tên này do sứ thần Chúa đã truyền lệnh cho ông Da-ca-ri-a trong đền thờ (x. Lc 1,13). Ngoài tên gọi Gio-an, ông còn có hai biệt danh là Tiền Hô và Tẩy Giả. Tiền hô là người “đi trước dọn đường cho Đấng Ki-tô” (x. Lc 1,17); Tẩy Giả là người “làm phép Rửa cho những người đang mong chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en” (x. Lc 3,3).
- C 20-23): + Ê-li-a: Theo sách Ma-la-ki-a (3,1-2) và Gíao Sĩ (48,10-11) thì Ê-li-a sẽ trở lại trước khi Đấng Thiên Sai xuất hiện. Gio-an Tẩy Giả không nhận mình là Ê-li-a theo nghĩa đen này. Điều này không trái ngược với lời Đức Giê-su khẳng định: “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x. Mt 11,14). Gio-an xuất hiện trong tinh thần của Ê-li-a, chứ không phải là chính con người Ê-li-a bằng xương bằng thịt. + Ngôn sứ: Thực ra, Gio-an cũng là một ngôn sứ của Thiên Chúa (x. Đnl 18,15). Nhưng ông không phải là ngôn sứ như Mô-sê mà sách Đệ Nhị Luật đã nói đến. + “Thế ông là ai...?”: Gio-an Tẩy Giả đã trả lời ông chỉ là người Tiền Hô, đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai.
- C 24-27: + “Vậy tại sao ông làm phép rửa...?”: Gio-an trả lời rằng: Ông chỉ làm phép rửa để thanh tẩy người ta bằng nước, chuẩn bị chờ đón Đấng Ki-tô sắp đến. Còn Đức Ki-tô mới làm phép rửa thanh tẩy cho người ta trong Thánh Thần. Người là Đấng quyền năng mà Gio-an không xứng đáng làm tôi tớ hầu hạ cởi quai dép cho Người.
4. CÂU HỎI: 1) Gio-an trong Tin mừng hôm nay là ai? Tên Gio-an nghĩa là gì và ai đã đặt tên này cho ông? 2) Đức Giê-su đã khẳng định “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x Mt 11,14). Vậy tại sao chính Gio-an lại nói mình không phải là Ê-li-a hay ngôn sứ? 3) Gio-an tự xưng là gì và lý do ông làm phép rửa cho dân chúng?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin”(Ga 1,6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CON NGƯỜI CHỈ VUI THỰC SỰ KHI CÓ THIÊN CHÚA TÌNH YÊU TRONG TÂM HỒN:
Tại một thành phố kia có một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Người nào dù đang buồn đến đâu, khó tính đến mấy nếu được xem nghệ sĩ biểu diễn thì thế nào cũng phải bật cười.
Cũng trong thành phố ấy có một bác sĩ tâm lý nổi tiếng chữa được mọi thứ tâm bệnh. Ngày nọ có một người đàn ông lớn tuổi, vẻ mặt buồn rầu đến xin bác sĩ tâm lý tư vấn. Ông ta nói: “Thưa bác sĩ, tôi là một con người bất hạnh. Cuộc đời tôi đầy những sự chán chường. Bác sĩ có cách nào làm cho tôi vui lên được không?”
Bác sĩ tâm lý liền hỏi: “Thế ông có bị túng thiếu về tiền bạc không?”
Ông ta đáp: “Thú thật, tôi là người thành đạt và khá giầu có”.
Nhà tâm lý lại hỏi tiếp: “Thế còn gia đình vợ con thì sao?”
Ông ta gật đầu thừa nhận: “Tôi có một người vợ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết và có mấy đứa con ngoan ngoãn dễ thương”.
Sau khi hỏi để biết thêm một số điều khác, viên bác sĩ tâm lý đã đề nghị cho ông ta một giải pháp: Tôi nghĩ ông nên đến xem các buổi biểu diễn của một nghệ sĩ hài danh tiếng ngay trong thành phố. Chắc chắn ông sẽ cảm thấy cười vui thỏa thích và sẽ không còn buồn nữa.
Nhưng viên bác sĩ lại rất ngạc nhiên khi nghe thân chủ của mình nói: “Thưa bác sĩ, xin cám ơn bác sĩ. Nhưng... tôi chính là nghệ sĩ hài nổi tiếng trong thành phố mà bác sĩ vừa nói đó!”
Câu chuyện nghe có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế đúng như vậy. Một người có biệt tài chọc cười người khác lại là nạn nhân của sự buồn chán. Mặc dù ông ta sở hữu mọi thứ ưu điểm mà mọi người đều mong ước, nhưng do trong lòng không có nguồn vui thì làm sao có thể cảm thấy vui thực sự được ? Niềm vui đích thực chỉ đến từ nơi « Thiên Chúa là Tình yêu. Ai yêu thương thực sự thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy ». Chỉ những ai trong lòng chứa đầy tình yêu vị tha nhân ái mới cảm thấy bình an và vui tươi thực sự.
2) GƯƠNG SÁNG CAN ĐẢM TRUNG THỰC CỦA THÁNH GIO-AN PHAO-LÔ II:
-Trong thời gian chuẩn bị mở Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi mọi thành phần trong Hội thánh phải thành tâm sám hối. Vào tháng 05 năm 1995, tại nước cộng hòa Xéc (Tchèque), ngài đã nêu gương can đảm và trung thực khi công khai đại diện Hội thánh Công Giáo nhận lỗi như sau: “Hôm nay tôi, Giáo Hoàng của Giáo Hội Rôma, nhân danh tất cả những người Công giáo, tôi xin lỗi về những lầm lỗi đã gây ra cho người không Công giáo trong lịch sử sóng gió của các dân tộc ấy”.
- Thực vậy, trong lịch sử gần 2000 năm, do lỗi của một số các chủ chăn, Hội thánh ít nhiều đã phạm phải một số lỗi lầm cần phải trung thực nhìn nhận và quyết tâm sám hối như sau:
+ Hội thánh cũng có một phần trách nhiệm trong sự phân rẽ nội bộ thành bốn tôn giáo Ki-tô như: Công Giáo, Chính thống, Tin lành và Anh giáo.
+ Thời kỳ trung cổ Hội thánh đã có lần buộc phải phát động thánh chiến để giải phóng Đất Thánh đã bị người Hồi giáo xâm chiếm trước đó. Do cuộc thánh chiến này mà đã có rất nhiều người của hai bên bị thương vong.
+ Thời kỳ Trung cổ, Hội thánh có toà án “Qui Tà” để xét xử và ra những bản án nặng nề như kết án hỏa thiêu một số người hành nghề phù thủy và những người dị giáo chống lại Hội thánh.
+ Về phạm vi khoa học, Hội thánh có lần đã lập tòa án tôn giáo kết án oan sai cho một nhà khoa học vô tội là Ga-li-lê-ô...
Qua việc công khai thừa nhận những sai sót của Hội Thánh trong quá khứ, Đức Thánh Cha muốn cho thấy quyết tâm canh tân Hội thánh Công Giáo để giúp Hội Thánh bước vào thiên niên kỷ thứ ba với một tinh thần mới theo sát Tin Mừng của Chúa Giê-su hơn và phù hợp với giai đoạn mới của lịch sử nhân loại hơn.
- Trong những ngày Mùa Vọng này, noi gương Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì cụ thể để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, chờ đón Chúa Cứu Thế đến trong giờ chết mỗi người cũng như đến chung trong ngày cùng tận của thế giới?
3) HÃY THẮP LÊN ÁNH SÁNG TIN YÊU CHO THA NHÂN:
Một ngày kia mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã đi thăm một ông lão nghèo không ai biết đến. Ông sống trong một căn phòng tồi tệ, đồ đạc ngổn ngang bụi bặm. Căn phòng không cửa sổ và tối tăm vì không một bóng đèn. Mẹ Tê-rê-sa liền bắt tay vào việc thu dọn đồ đạc. Ông lão kia nói to: "Xin cứ để yên cho tôi". Nhưng mẹ vẫn tiếp tục làm công việc quét dọn. Sau khi mọi thứ đã ngăn nắp sạch sẽ, mẹ Tê-rê-sa đã tìm thấy một chiếc đèn dầu nằm trong một góc phòng. Chiếc đèn bám đầy bụi bặm, chứng tỏ đã lâu ngày không có ai đụng đến. Mẹ liền lau chùi chiếc đen sạch sẽ rồi hỏi: “Lâu nay ông đã không thắp đèn phải không ?”. Ông ta đáp: “Thắp đèn làm chi ? Nào có ai thèm đến thăm tôi đâu ? và tôi cũng chswngr cần phải tiếp xúc nói chuyện với ai”. Mẹ lại hỏi: “Thế ông có hứa sẽ thắp đèn lên nếu có các nữ tu của tôi đến thăm ông không?”. Ông đáp: “Vâng, nếu tôi nghe có tiếng người đến thì tôi sẽ thắp đèn lên”.
Từ đó, mỗi ngày, hai nữ tu của mẹ Tê-rê-sa được cử đến thăm ông lão và thu dọn giúp đỡ cho ông. Một hôm ông nói với một trong hai nữ tu ấy như sau: “Bây giờ tự tôi đã biết thu dọn phòng của tôi rồi. Nhưng xin chị làm ơn về nói với bà bề trên rằng: Ngọn đèn mà bà đã thắp lên trong ngày đầu đến thăm tôi, đến nay vẫn không ngừng cháy sáng”.
Hãy thắp lên Ánh sáng Tình Yêu Thiên Chúa – Ánh sáng Chúa Kitô – Ánh sáng Lời Chúa – Ánh sáng của Giới luật yêu thương.
4) GƯƠNG SÁNG BÁC ÁI TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ:
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè một thời gian dài tại bờ biển. Ngày nọ, mấy đứa con đang nô đùa, xây những lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì có một bà lão xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần nhàu nát rách rưới. Bà vừa lẩm bẩm, vừa cúi nhặt những vật gì đó trên mặt cát bỏ vào trong giỏ.
Cha mẹ lũ nhỏ liền gọi chúng lại dặn hãy tránh xa mụ đàn bà đó. Khi đi ngang qua, bà lão nghèo khổ đã mỉm cười với họ, nhưng mọi người làm như không xem thấy bà.
Nhiều tuần lễ sau, cả gia đình mới được người biết chuyện kể: Đã từ lâu, bà lão này đã tự nguyện đi làm công việc lượm các mảnh thủy tinh và rác rến rơi trên bãi biển, để bọn trẻ khỏi bị đứt chân.
Bà lão chính là hiện thân của Đức Giê-su Cứu Thế mà người ta không nhận biết, như ông Gio-an Tẩy Giả đã nói với các đầu mục Do thái từ Giê-ru-sa-lem tới như sau: “Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết” (Ga 1,26). Đây cũng là lời mời gọi chúng ta noi gương bà lão này.
5) HÀNH ĐỘNG TỐT CÓ SỨC THUYẾT PHỤC HƠN LỜI NÓI HAY:
Một vị linh mục đã thuật lại về chuyến đi du lịch của ông tại Trung quốc cách đây ít năm. Trong thời gian đi du lịch đó đây, ông đã gặp và trao đổi với đôi vợ chồng già đều là bác sĩ. Họ đã học chung với nhau ở Đại học Y khoa, quen nhau, rồi yêu nhau và quyết định cưới nhau. Bà vợ là người Công Giáo, còn ông chồng không theo đạo nào. Đã nhiều lần bà vợ cố thuyết phục chồng theo đạo Công Giáo, nhưng ông không quan tâm. Có lẽ vì chưa thấy đạo Công Giáo có gì tốt hơn các đạo khác.
Rồi đến thời kỳ tại Trung Quốc diễn ra những biến cố chính trị lớn lao, cùng với một số nhà trí thức khác, người chồng bác sĩ đã bị gọi động viên nhập ngũ phục vụ trong quân đội. Sự xa cách đã gây ra nhiều khó khăn cho người vợ ở nhà. Hằng ngày chị vừa phải phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, rồi đêm về lại phải chăm sóc cho đứa con trai nhỏ dại nhờ ông bà trông coi ban ngày. Ngoài nỗi cô đơn, chị vợ còn bị các đoàn thể trong cơ quan hối thúc li dị chồng và bỏ đạo Công Giáo, để có điều kiện thăng quan tiến chức. Nhưng chị chỉ giữ thái độ im lặng. Mỗi ngày, sau khi từ bệnh viện về nhà, hai mẹ con đều đọc kinh tối chung trước khi nghỉ đêm, để xin Chúa giúp sớm đoàn tụ với chồng.
Vào cuối thập niên 1970, ông chồng mãn hạn phục vụ quân đội được trở về nhà. Nhận được tin nhắn, hai mẹ con từ sáng sớm đã ra sân ga đón đoàn tàu trở về. Nhưng hai mẹ con lại là gia đình duy nhất ra đón người thân, vì hầu hết các phụ nữ khác do không chịu đựng được cảnh chia ly lâu ngày nên đã li dị và tái hôn. Trước tấm lòng yêu thương chung thủy của vợ, ông chồng rất cảm động và sau đó đã tình nguyện học giáo lý để chịu phép rửa tội trong đạo Công Giáo. Ông đã cảm nghiệm được giá trị của đức tin qua hành động chung thủy của bà vợ thân yêu. Đó chính là bằng chứng hùng hồn cho thấy giá trị của đức tin Công Giáo trước mặt anh em lương dân.
3. THẢO LUẬN: Mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chiếu sáng tin yêu mừng Chúa Giáng Sinh cho người nghèo khổ cô đơn gần nhà, để làm chứng cho ánh sáng Tình Yêu của Thiên Chúa cho những người bất hạnh trong Mùa Giáng Sinh năm nay?
4. SUY NIỆM:
1) MÙA VỌNG LÀ THỜI GIAN CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐÓN MỪNG CHÚA ĐẾN:
Trong phụng vụ Chúa Nhật thứ nhất Mủa Vọng, Tin mừng Mat-thêu đã ghi lại Lời Chúa mời gọi mọi người tỉnh thức và cầu nguyện: “Anh em hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Sang đến Chúa Nhật thứ II, tiếng hô của ngôn sứ I-sai-a trong hoang địa ngày xưa đã được Gio-an Tẩy Giả thực hiện qua lời rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa. Sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3,3). Hôm nay trong phụng vụ Chúa Nhật thứ III chuyển sang màu hồng, thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu chúng ta “Hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến” (1 Tx 5,16). Tin Mừng Gio-an cũng giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân của ánh sáng là Gio-an Tẩy Giả: "Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gioan, ông đã đến để làm chứng, để chứng thực về sự sáng, ngõ hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng là người làm chứng cho sự sáng". Gio-an đã dùng lời nói, việc làm và cả cái chết của mình để làm chứng cho ánh sáng Sự Thật là Đấng Ki-tô.
2) PHẢI CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẰNG CÁCH NÀO ?
- Phải đón chờ Chúa đến trong niềm vui: Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu Thes-sa-lo-ni-ca như sau: ”Anh em hãy vui mừng luôn mãi” (1 Tx 5,16). Khi Đấng Cứu thế đến, Người không chỉ chữa lành những đau đớn bệnh tật thể xác, mà còn chữa lành những căn bệnh tâm hồn và lấp đầy những khát vọng buồn chán trong lòng mỗi chúng ta như lời tuyên sấm của I-sai-a: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta cần thể hiện niềm vui chờ đón Chúa đến bằng việc năng đến nhà thờ dự lễ và tham dự các sinh hoạt đạo đức như tĩnh tâm Mùa Vọng để ca tụng tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- Hãy vui luôn trong Chúa: Thánh Phao-lô cũng khuyên các tín hữu như sau: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5).
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta cũng phải năng dâng lời ca tụng tình thương cứu độ của Chúa khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại… vì “Tất cả đều là hồng ân”. Khi gặp phải những tai nạn trái ý, chúng ta hãy luôn ý thức rằng: “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng” và “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, vì « Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành ». Do đó chúng ta đừng bao giờ thất vọng dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào, vì luôn tin có Chúa cùng đồng hành và sẽ ban ơn nâng đỡ chúng ta vượt mọi khó khăn.
- Hãy gặp gỡ Chúa là niềm vui: Thai nhi Gio-an mới được sáu tháng tuổi trong dạ mẹ cũng đã nhảy mừng khi gặp được thai nhi Cứu Thế Giê-su như bà Ê-li-sa-bét đã nói với Đức Ma-ri-a: « Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng » (Lc 1,44). Đức Giê-su chính là niềm vui của Thiên Chúa. Từ cung lòng Chúa Cha, Người đến trần gian đem tin vui cho nhân loại, giải thoát họ khỏi mọi nỗi đau khổ do tội lỗi và sự chết gây ra. Khi Chúa giáng sinh trong hang đá Bê-lem, các thiên thần đã hân hoan ca hát rằng : « Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương » (Lc 2,14).
Nếu chúng ta có gặp thất bại cũng đừng vội chán nản, nhưng hãy chạy đến với Chúa là niềm vui. Hãy cầu nguyện để chia sẻ mọi nỗi lo toan cho Chúa. Người sẽ lắng nghe và ban ơn giúp chúng ta tìm thấy niềm vui trong tâm hồn. Người sẽ biến đổi cuộc đời của chúng ta nên tốt và nhờ đó chúng ta sẽ tìm thấy bình an trong tâm hồn.
- Hãy chia sẻ niềm vui cho tha nhân cách cụ thể : Trong những ngày Mùa Vọng này, chúng ta hãy đón nhận Chúa Giê-su là nguồn vui bất tận, và đem chia sẻ niềm vui của Chúa đến cho tha nhân như lời bài hát của nhạc sĩ Se-bas-ti-an Bach: “Lạy Chúa Giê-su. Xin cho niềm vui trong con luôn tồn tại, để con có thể đem niềm vui ấy cho tha nhân”.
Vậy mỗi người chúng ta sẽ làm gì để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh cho những người thân trong gia đình, những người nghèo khổ bệnh tật và cô đơn gần bên? Để thắp lên ánh sáng tin yêu của Thiên Chúa cho những ai đang bị bất hạnh để họ có được niềm vui trong Mùa Giáng Sinh sắp tới ? J. Bas-quin cũng nói: “Sống chứng nhân không phải là chạy đuổi theo các tâm hồn, mà là sống thế nào để các tâm hồn phải yêu mến chạy theo chúng ta”.
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúng con đang sống trong những ngày Mùa Vọng, là thời gian chờ đón Chúa tái lâm kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”. Trong những ngày này, xin cho chúng con biết noi gương Gio-an Tẩy Giả: chuẩn bị đón Chúa đến bằng các việc hy sinh hãm mình biểu lộ tâm tình sám hối của chúng con, bằng những lời động viên giúp vợ chồng, con cái, bạn bè... sống tốt lành đạo đức hơn. Nhất là xin cho chúng con trở thành ánh sáng chiếu soi, khí cụ bình an của Chúa, luôn sống tin yêu phó thác vào Chúa quan phòng và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ tha nhân, để nên dấu chỉ giúp người đời nhận biết tin theo Chúa.
- LẠY CHÚA. Khi xưa Mẹ Ma-ri-a đã sống bác ái, trong tinh thần xin vâng và phục vụ. Mẹ đã mở cửa lòng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể qua lời thưa “Xin Vâng” với sứ thần. Mẹ đã đem Chúa đến thăm viếng gia đình Gia-ca-ri-a để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho các thành viên trong gia đình này. Xin Chúa giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón Chúa đến với chúng con trong Đêm Giáng Sinh. Xin giúp chúng con chu toàn sứ mạng làm chứng cho Chúa bằng một lối sống đạo đức thực sự, thể hiện qua thái độ vị tha, quảng đại chia sẻ và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Nhờ đó, người đời sẽ nhận biết tin theo Chúa để cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH-HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Đại sứ mới của 7 nước
LM. Trần Đức Anh OP
15:53 14/12/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-12-2017 dành cho 7 vị đại sứ mới cạnh Tòa Thánh, ĐTC cổ võ sự đối thoại và cộng tác giữa các dân nước mặc dù có nhiều khác biệt.
Các vị đại sứ mới của 7 nước đến trình Ủy nhiệm thư lên ĐTC. Đó là Yemen, New Zealand, Swaziland, Azerbaigian, Ciad, Liechsteinstein và Ấn độ. Các vị này không thường trú ở Roma, nên ĐTC tiếp chung.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận định rằng cộng đồng quốc tế đang phải đương đầu với một loạt những đe dọa đối với sự bảo tồn môi trường và sinh thái học xã hội và con người của toàn trái đất, ví dụ những đe dọa hòa bình và sự hòa hợp do những ý thức đệ cực đoan bạo lực và những cuộc xung đột tại các miền, do những quyền lợi và các giá trị đối nghịch nhau.
Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh: ”Điều quan trọng là nhớ rằng sự khác biệt của gia đình nhân loại, tự nó không phải là nguyên nhân gây ra những thách đố vừa nói đối với sự sống chung hòa bình.. Sự hiện diện của quí vị tại đây là một ví dụ về vai trò chủ yếu mà đối thoại có thể nắm giữ, trong việc để cho sự khác biệt được sống một cách chân chính và mưu ích lợi cho nhau, đối với xã hội ngày càng hoàn cầu hóa. Một sự đả thông tôn trọng nhau đưa tới sự cộng tác, đặc biệt trong việc tạo điều kiện cho sự hòa giải tại những nơi cần thiết”.
ĐTC cũng nói đến trách nhiệm chung trong việc giáo dục giới trẻ về tầm quan trọng của các nguyên tắc nâng đỡ trật tự xã hội. ”Thông truyền gia sản quí giá này cho các con cháu chúng ta, không những bảo đảm một tương lai an bình và thịnh vượng, nhưng còn đáp ứng những đòi hỏi của công lý giữa các thế hệ với nhau và việc phát triển nhân bản toàn diện mà mỗi người nam nữ và trẻ em đều có quyền được hưởng”. (Rei 14-12-2017)
Các vị đại sứ mới của 7 nước đến trình Ủy nhiệm thư lên ĐTC. Đó là Yemen, New Zealand, Swaziland, Azerbaigian, Ciad, Liechsteinstein và Ấn độ. Các vị này không thường trú ở Roma, nên ĐTC tiếp chung.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận định rằng cộng đồng quốc tế đang phải đương đầu với một loạt những đe dọa đối với sự bảo tồn môi trường và sinh thái học xã hội và con người của toàn trái đất, ví dụ những đe dọa hòa bình và sự hòa hợp do những ý thức đệ cực đoan bạo lực và những cuộc xung đột tại các miền, do những quyền lợi và các giá trị đối nghịch nhau.
Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh: ”Điều quan trọng là nhớ rằng sự khác biệt của gia đình nhân loại, tự nó không phải là nguyên nhân gây ra những thách đố vừa nói đối với sự sống chung hòa bình.. Sự hiện diện của quí vị tại đây là một ví dụ về vai trò chủ yếu mà đối thoại có thể nắm giữ, trong việc để cho sự khác biệt được sống một cách chân chính và mưu ích lợi cho nhau, đối với xã hội ngày càng hoàn cầu hóa. Một sự đả thông tôn trọng nhau đưa tới sự cộng tác, đặc biệt trong việc tạo điều kiện cho sự hòa giải tại những nơi cần thiết”.
ĐTC cũng nói đến trách nhiệm chung trong việc giáo dục giới trẻ về tầm quan trọng của các nguyên tắc nâng đỡ trật tự xã hội. ”Thông truyền gia sản quí giá này cho các con cháu chúng ta, không những bảo đảm một tương lai an bình và thịnh vượng, nhưng còn đáp ứng những đòi hỏi của công lý giữa các thế hệ với nhau và việc phát triển nhân bản toàn diện mà mỗi người nam nữ và trẻ em đều có quyền được hưởng”. (Rei 14-12-2017)
Cháu gái Mục Sư King, siêu sao phò sự sống
Vũ Văn An
17:10 14/12/2017
Theo Claire Giangravè của tập san Crux, Alveda King đã lên tiếng nhân dịp dự hội nghị 3 ngày từ 11 tới 13 tháng 12 tại Vatican. Alveda nổi tiếng không phải chỉ vì là cháu ruột của Mục Sư Martin Luther King Jr., nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Hoa Kỳ, mà còn là người tranh đấu kiên cường của phong trào phò sự sống.
Thực vậy, cha của bà, Mục Sư A.D. King, vốn là em trai của Mục Sư Martin Luther King. Bà vốn là Dân Biểu tại Tiểu Bang Georgia, là cộng tác viên của Fox News và là sáng lập viên của Các Thừa Tác Vụ Alveda King.
Theo lời bà, má bà, Naomi Barber King, muốn trục thai bà để tiếp tục học đại học. Nhưng ông của bà đã thuyết phục má bà giữ lại chiếc thai. Điều oái oăm là chính bà cũng đã hai lần phá thai và mưu toan phá lần thứ ba.
Bởi thế, từ năm 1983, bà đã tham gia tích cực vào phong trào phò sự sống, và nói chuyện với các sinh viên trong khuôn viên nhiều đại học về các vấn đề phá thai. Người ta coi bà là một trong “các thành viên da đen sáng chói của Phe Hữu Tôn Giáo”.
Hiện nay, bà là Giám Đốc Nối Vòng Tay Lớn Người Mỹ Gốc Phi Châu vì Tin Mừng Sự Sống (African-American Outreach for Gospel of Life) do Cha Frank Pavone của Linh Mục Vì Sự Sống lãnh đạo.
Gần đây, bà có tham gia ba ngày hội nghị ở Vatican với chủ đề: “Các Tổ Chức Do Công Giáo Gợi Hứng: Những Người Cổ Vũ Nhân Loại Trong Một Thế Giới Đang Biến Đổi”, sau đó đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sứ điệp bà mang tới Rôma là một sứ điệp lạc quan vì chính nghĩa của mình, vì nhận diện được một thời khắc lịch sử tại Hoa Kỳ khi chính phủ và Giáo Hội Công Giáo, trong cuộc đối thoại đại kết với các giáo phái khác, đã có cơ lái con tầu ra khỏi cơn mê phá thai. Theo bà, chìa khóa mở cửa thành công hệ ở một nhóm người mà phần đông chúng ta không ngờ đó là thế hệ thiên niên kỷ (millennials).
Ngồi nhấp cà phê cappuccino với một nhóm nhỏ phóng viên báo chí, bà có khả năng điều khiển chú ý, khiến người ta nghĩ tới cấu trúc di truyền thừa hưởng được từ người bác nổi danh, Mục Sư Martin Luther và người Cha cũng là một mục sư đấu tranh cho dân quyền nổi tiếng, A.D. King (nhà ông bị nhóm chống dân quyền đặt bom).
Khi được hỏi về môi trường chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ và tác động của nó đối với phong trào phò sự sống, bà nói rằng “khi các ngoại vi đụng nhau, hội tụ là điều sắp xẩy đến”. Alveda đề cập tới điều bà tin là cơ hội lịch sử, trong đó, các Kitô hữu dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump cuối cùng đã có một cương lĩnh để kết liễu các chính sách ngừa thai bừa bãi ở Hoa Kỳ. Bà tỏ lòng cám ơn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gần đây đã bầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City đứng đầu Ủy Ban Phò Sự Sống, do đó, đã củng cố cam kết của mình đối với các vấn đề sự sống và các quyền lợi của trẻ chưa sinh.
Bà nói: “với Hội Đồng Giám Mục, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa này, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa kia, một số chính nghĩa… nhưng rồi có một chính nghĩa khiến các ngài đến với nhau, đó là chính nghĩa sự sống. Càng ngày càng có nhiều giám mục và linh mục, các đức ông cũng như các nữa tu hơn sẵn sàng thúc đẩy và cố gắng”.
Bà nói thêm: thời khắc lịch sử này giúp ta cơ hội kết liễu điều bà mô tả là “thói quen man rợ” là thực hành và cổ vũ phá thai và vứt bỏ sự sống con người nói chung, từ trẻ chưa sinh tới người cao niên.
Bà nói “tôi tin rằng chúng ta đã tiến tới thời điểm lịch sử trong đó thói quen kia sắp sửa bị tấn công một cách hữu hiệu. Qúy bạn có Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc, qúy bạn có Giáo Hội Công Giáo liên kết khắp thế giới để nói ‘không’. Đây quả là một dân quyền”.
Alveda cho rằng nhiều người khởi đầu khi nghe ứng cử viên Trump tuyên bố phò sự sống, họ không tin. Nhưng nay, sau một năm, việc ông công khai bênh vực Dòng Tiểu Muội Người Nghèo (Little Sisters of the Poor), việc ông cam kết với chính sách Mexico City ngăn cấm Hoa Kỳ tài trợ bất cứ cơ quan phi chính phủ ở ngoại quốc nào cung cấp các dịch vụ phá thai, và các tin “hót” ngắn của ông nhằm hỗ trợ Charlie Gard, cho tháy rõ phò sự sống không phải chỉ là thủ thuật chính trị nhằm o bế người Evangelicals.
Cho tới năm 1983, Alveda là một người phò chọn lựa (phá thai) khi bà chuyển nhiệt tình đấu tranh dân quyền qua phong trào nữ quyền đang chớm nở này. Bà nói: “tôi tham gia, vì tôi là một người đấu tranh cho tự do. Bạn phải tham gia một phong trào nào đó, và thế là tôi tham gia!”
Trong thời gian ấy, bà bí mật phá thai hai lần và một lần bị xẩy thai, có thể do các thủ tục phá thai trước đó, vì một trong hai vụ phá thai này không dùng thuốc mê. Bà thừa nhận rằng cùng thời gian đó, bà giảng cho các thành viên trong giáo hội của bà nên kết hôn trong khi chính bà thì ly dị và đang sống chung bất hợp pháp.
Khi có thai lần nữa, bà thổ lộ với người Ông ý định trục thai đứa nhỏ. Cụ nghiêm nghị nói: “Đó không phải là cục thịt đâu con. Nó là đứa chắt của nội”. Cha đứa nhỏ cũng khuyến khích bà đừng phá thai và cuối cùng Alveda nghe theo “hai người đàn ông da đen này đấu tranh cho sự sống”.
Bà nói: “Năm 1983, tôi đã sinh ra một lần nữa”.
Cuộc sống mới đã đưa Alveda tới Rôma, nơi bà có dự tính yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13 tháng 12. Tác giả và nhà tranh đấu này bầy tỏ niềm hân hoan đối với thừa tác vụ và phong thái của vị giáo hoàng người Á Căn Đình, ca ngợi khả năng nối kết và gần gũi người trung bình của ngài. Bà nói: “Ngài là một người theo lòng mong ước của tôi!”
Trong chuyến tông du Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm 2015, Đức Phanxicô liệt kê Mục Sư Martin Luther King Jr. như một điển hình luôn gợi hứng các việc làm tốt đẹp khi ngài ngỏ lời với buổi họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và ngài thường trích dẫn Mục Sư trong các cuộc phỏng vấn và diễn văn.
Alveda hy vọng hội nghị ở Vatican sẽ là tiếng nói gợi hứng cho nhiều nhà lãnh đạo và người ủng hộ sự sống. Bà cám ơn những người hiện diện, cho biết “Công việc này rất khó khăn… thường không được biết ơn… thành thử, nếu tôi có thể khuyến khích được ai lúc ở đây, thì đó là điều tôi muốn làm”.
Bà nói rằng việc hợp tác đại kết nằm ở tâm điểm việc cổ vũ nền văn hóa sự sống ở Hoa Kỳ và trên thế giới và bà trích bài diễn văn nổi tiếng của người bác năm 1963 ‘I have a dream!’ ở thủ đô Washington:
“Người ta, theo Do Thái Giáo và Ngoại Giáo, theo Thệ Phản và Công Giáo, đều sẽ có thể nắm tay nhau và ca lên bài ca tâm linh xưa của người Da Đen, Sau cùng đã tự do! Sau cùng đã tự do! Cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng, chúng con sau cùng đã tự do!”.
Tuy nhiên, Alveda cho rằng, tối hậu, niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh chống phá thai ở Hoa Kỳ tùy thuộc sự tham gia của giới trẻ. “Ta cần giới trẻ. Ta cần thế hệ thiên niên kỷ hiểu vấn đề”.
Cuộc thăm dò năm 2014 của PEW về quan điểm của thế hệ thiên niên kỷ đối với phá thai cho thấy ở Hoa Kỳ, 70 phần trăm những người trẻ vô tôn giáo ủng hộ phá thai, trong khi 69 phần trăm người trẻ Evangelicals chống lại nó.
Theo Alveda, rất nhiều thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ đang hướng về phía ủng hộ sự sống và bênh vực những người yếu đuối nhất trong xã hội. Dù sao, bà tin rằng nhiệm kỳ tổng thống của Ông Trump là cơ hội bằng vàng để các Kitô hữu chống lại tệ nạn phá thai đang phá hoại xã hội cách thâm độc.
Tiếc rằng ở cả Vatican lẫn ở Hoa Kỳ hiện nay, khuynh hướng đấu tranh xã hội hiện lên quá cao đến quên mất các cuộc đấu tranh khẩn thiết khác, phổ quát, lớn rộng và ma quái hơn nhiều. Chính quyền Trump quả không phải là chính quyền lý tưởng theo nhãn quan hạn hẹp này, nhưng họ đâu phải là kẻ thù của ta đến nỗi ta chỉ hùng hùng hổ hổ tấn công họ về di dân mà quên họ là đồng minh của ta về các vấn đề tranh đấu cho quyền lợi Kitô hữu đang bị bách hại khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt cho việc bảo vệ sự sống và văn hóa phò sự sống, trong đó, có việc bênh vực hôn nhân cổ truyền. Đặt lên bàn cân, các yếu tố này không hẳn nhẹ. Môn đệ của Đức Kitô lẽ nào quên khuấy cả lẽ công bình!
Thực vậy, cha của bà, Mục Sư A.D. King, vốn là em trai của Mục Sư Martin Luther King. Bà vốn là Dân Biểu tại Tiểu Bang Georgia, là cộng tác viên của Fox News và là sáng lập viên của Các Thừa Tác Vụ Alveda King.
Theo lời bà, má bà, Naomi Barber King, muốn trục thai bà để tiếp tục học đại học. Nhưng ông của bà đã thuyết phục má bà giữ lại chiếc thai. Điều oái oăm là chính bà cũng đã hai lần phá thai và mưu toan phá lần thứ ba.
Bởi thế, từ năm 1983, bà đã tham gia tích cực vào phong trào phò sự sống, và nói chuyện với các sinh viên trong khuôn viên nhiều đại học về các vấn đề phá thai. Người ta coi bà là một trong “các thành viên da đen sáng chói của Phe Hữu Tôn Giáo”.
Hiện nay, bà là Giám Đốc Nối Vòng Tay Lớn Người Mỹ Gốc Phi Châu vì Tin Mừng Sự Sống (African-American Outreach for Gospel of Life) do Cha Frank Pavone của Linh Mục Vì Sự Sống lãnh đạo.
Gần đây, bà có tham gia ba ngày hội nghị ở Vatican với chủ đề: “Các Tổ Chức Do Công Giáo Gợi Hứng: Những Người Cổ Vũ Nhân Loại Trong Một Thế Giới Đang Biến Đổi”, sau đó đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sứ điệp bà mang tới Rôma là một sứ điệp lạc quan vì chính nghĩa của mình, vì nhận diện được một thời khắc lịch sử tại Hoa Kỳ khi chính phủ và Giáo Hội Công Giáo, trong cuộc đối thoại đại kết với các giáo phái khác, đã có cơ lái con tầu ra khỏi cơn mê phá thai. Theo bà, chìa khóa mở cửa thành công hệ ở một nhóm người mà phần đông chúng ta không ngờ đó là thế hệ thiên niên kỷ (millennials).
Ngồi nhấp cà phê cappuccino với một nhóm nhỏ phóng viên báo chí, bà có khả năng điều khiển chú ý, khiến người ta nghĩ tới cấu trúc di truyền thừa hưởng được từ người bác nổi danh, Mục Sư Martin Luther và người Cha cũng là một mục sư đấu tranh cho dân quyền nổi tiếng, A.D. King (nhà ông bị nhóm chống dân quyền đặt bom).
Khi được hỏi về môi trường chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ và tác động của nó đối với phong trào phò sự sống, bà nói rằng “khi các ngoại vi đụng nhau, hội tụ là điều sắp xẩy đến”. Alveda đề cập tới điều bà tin là cơ hội lịch sử, trong đó, các Kitô hữu dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump cuối cùng đã có một cương lĩnh để kết liễu các chính sách ngừa thai bừa bãi ở Hoa Kỳ. Bà tỏ lòng cám ơn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gần đây đã bầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City đứng đầu Ủy Ban Phò Sự Sống, do đó, đã củng cố cam kết của mình đối với các vấn đề sự sống và các quyền lợi của trẻ chưa sinh.
Bà nói: “với Hội Đồng Giám Mục, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa này, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa kia, một số chính nghĩa… nhưng rồi có một chính nghĩa khiến các ngài đến với nhau, đó là chính nghĩa sự sống. Càng ngày càng có nhiều giám mục và linh mục, các đức ông cũng như các nữa tu hơn sẵn sàng thúc đẩy và cố gắng”.
Bà nói thêm: thời khắc lịch sử này giúp ta cơ hội kết liễu điều bà mô tả là “thói quen man rợ” là thực hành và cổ vũ phá thai và vứt bỏ sự sống con người nói chung, từ trẻ chưa sinh tới người cao niên.
Bà nói “tôi tin rằng chúng ta đã tiến tới thời điểm lịch sử trong đó thói quen kia sắp sửa bị tấn công một cách hữu hiệu. Qúy bạn có Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc, qúy bạn có Giáo Hội Công Giáo liên kết khắp thế giới để nói ‘không’. Đây quả là một dân quyền”.
Alveda cho rằng nhiều người khởi đầu khi nghe ứng cử viên Trump tuyên bố phò sự sống, họ không tin. Nhưng nay, sau một năm, việc ông công khai bênh vực Dòng Tiểu Muội Người Nghèo (Little Sisters of the Poor), việc ông cam kết với chính sách Mexico City ngăn cấm Hoa Kỳ tài trợ bất cứ cơ quan phi chính phủ ở ngoại quốc nào cung cấp các dịch vụ phá thai, và các tin “hót” ngắn của ông nhằm hỗ trợ Charlie Gard, cho tháy rõ phò sự sống không phải chỉ là thủ thuật chính trị nhằm o bế người Evangelicals.
Cho tới năm 1983, Alveda là một người phò chọn lựa (phá thai) khi bà chuyển nhiệt tình đấu tranh dân quyền qua phong trào nữ quyền đang chớm nở này. Bà nói: “tôi tham gia, vì tôi là một người đấu tranh cho tự do. Bạn phải tham gia một phong trào nào đó, và thế là tôi tham gia!”
Trong thời gian ấy, bà bí mật phá thai hai lần và một lần bị xẩy thai, có thể do các thủ tục phá thai trước đó, vì một trong hai vụ phá thai này không dùng thuốc mê. Bà thừa nhận rằng cùng thời gian đó, bà giảng cho các thành viên trong giáo hội của bà nên kết hôn trong khi chính bà thì ly dị và đang sống chung bất hợp pháp.
Khi có thai lần nữa, bà thổ lộ với người Ông ý định trục thai đứa nhỏ. Cụ nghiêm nghị nói: “Đó không phải là cục thịt đâu con. Nó là đứa chắt của nội”. Cha đứa nhỏ cũng khuyến khích bà đừng phá thai và cuối cùng Alveda nghe theo “hai người đàn ông da đen này đấu tranh cho sự sống”.
Bà nói: “Năm 1983, tôi đã sinh ra một lần nữa”.
Cuộc sống mới đã đưa Alveda tới Rôma, nơi bà có dự tính yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13 tháng 12. Tác giả và nhà tranh đấu này bầy tỏ niềm hân hoan đối với thừa tác vụ và phong thái của vị giáo hoàng người Á Căn Đình, ca ngợi khả năng nối kết và gần gũi người trung bình của ngài. Bà nói: “Ngài là một người theo lòng mong ước của tôi!”
Trong chuyến tông du Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm 2015, Đức Phanxicô liệt kê Mục Sư Martin Luther King Jr. như một điển hình luôn gợi hứng các việc làm tốt đẹp khi ngài ngỏ lời với buổi họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và ngài thường trích dẫn Mục Sư trong các cuộc phỏng vấn và diễn văn.
Alveda hy vọng hội nghị ở Vatican sẽ là tiếng nói gợi hứng cho nhiều nhà lãnh đạo và người ủng hộ sự sống. Bà cám ơn những người hiện diện, cho biết “Công việc này rất khó khăn… thường không được biết ơn… thành thử, nếu tôi có thể khuyến khích được ai lúc ở đây, thì đó là điều tôi muốn làm”.
Bà nói rằng việc hợp tác đại kết nằm ở tâm điểm việc cổ vũ nền văn hóa sự sống ở Hoa Kỳ và trên thế giới và bà trích bài diễn văn nổi tiếng của người bác năm 1963 ‘I have a dream!’ ở thủ đô Washington:
“Người ta, theo Do Thái Giáo và Ngoại Giáo, theo Thệ Phản và Công Giáo, đều sẽ có thể nắm tay nhau và ca lên bài ca tâm linh xưa của người Da Đen, Sau cùng đã tự do! Sau cùng đã tự do! Cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng, chúng con sau cùng đã tự do!”.
Tuy nhiên, Alveda cho rằng, tối hậu, niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh chống phá thai ở Hoa Kỳ tùy thuộc sự tham gia của giới trẻ. “Ta cần giới trẻ. Ta cần thế hệ thiên niên kỷ hiểu vấn đề”.
Cuộc thăm dò năm 2014 của PEW về quan điểm của thế hệ thiên niên kỷ đối với phá thai cho thấy ở Hoa Kỳ, 70 phần trăm những người trẻ vô tôn giáo ủng hộ phá thai, trong khi 69 phần trăm người trẻ Evangelicals chống lại nó.
Theo Alveda, rất nhiều thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ đang hướng về phía ủng hộ sự sống và bênh vực những người yếu đuối nhất trong xã hội. Dù sao, bà tin rằng nhiệm kỳ tổng thống của Ông Trump là cơ hội bằng vàng để các Kitô hữu chống lại tệ nạn phá thai đang phá hoại xã hội cách thâm độc.
Tiếc rằng ở cả Vatican lẫn ở Hoa Kỳ hiện nay, khuynh hướng đấu tranh xã hội hiện lên quá cao đến quên mất các cuộc đấu tranh khẩn thiết khác, phổ quát, lớn rộng và ma quái hơn nhiều. Chính quyền Trump quả không phải là chính quyền lý tưởng theo nhãn quan hạn hẹp này, nhưng họ đâu phải là kẻ thù của ta đến nỗi ta chỉ hùng hùng hổ hổ tấn công họ về di dân mà quên họ là đồng minh của ta về các vấn đề tranh đấu cho quyền lợi Kitô hữu đang bị bách hại khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt cho việc bảo vệ sự sống và văn hóa phò sự sống, trong đó, có việc bênh vực hôn nhân cổ truyền. Đặt lên bàn cân, các yếu tố này không hẳn nhẹ. Môn đệ của Đức Kitô lẽ nào quên khuấy cả lẽ công bình!
Sau 100 năm, nhà thờ Công Giáo lớn nhất Bắc Mỹ bây giờ mới hoàn tất
Trần Mạnh Trác
21:56 14/12/2017
Sau 100 năm xây dựng, ngày lễ ĐM Vô Nhiễm Nguyên Tội thứ sáu 8/12 vừa qua, ngôi thánh đường lớn nhất Bắc Mỹ đã khai trương cộng trình sau cùng và như thế là ngôi nhà thờ chính thức được hoàn tất.
Buổi lễ thánh hiến chiếc vòm có tên là Vòm Ba Ngôi (Trinity Dome) cuả Vương cung Thánh đường DM Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception) đã được DHY Donald W. Wuerl cuả giáo phận Washington DC chủ tế với sự hiện diện cuả vị đặc sứ cuả DGH là DHY Kevin Farrell, bộ trưởng bộ giáo dân, gia đình và sự sống.
Chiếc vòm Trinity được trang hoàng bằng một bức ‘khảm’ thuộc loại lớn nhất thế giới, tạo dựng với hơn 14 triệu mảnh thủy tinh màu (Venetian glass), ráp bằng tay tại Spilimbergo ở Ý do gia đình nghệ sĩ Travisanutto Giovanni, hoàn toàn sử dụng những kỹ thuật thời Trung Cổ. Bức khảm mô tả cảnh Chúa ba ngôi, Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, bốn vị Thánh Sử và nhiều vị thánh cuả Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ và Mexico) như thánh Kateri Tekakwitha, Juan Diego và Elizabeth Ann Seton.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, từng thăm viếng ngôi thánh đường trong năm 2015, đã gửi một bức thư cầm tay qua DHY Kevin Farrell, Ngài bày tỏ niềm hy vọng rằng tất cả những ai nhìn vào hình ảnh cuả ĐM Maria trên vòm có thể "được tăng thêm ơn sốt sắng và lòng từ bi, là tình yêu đặc biệt cuả ĐM dành cho giáo hội cuả Chúa Kitô."
Tuy bây giờ ngôi thánh đường mới chính thức hoàn tất, nhưng thực sự đã được bắt đầu sử dụng từ năm 1959. Trong năm 2011 khi chúng tôi tới thăm đền thánh thì chiếc vòm Trinity vẫn chỉ có một lớp vôi trắng mà thôi (xin xem hình 009 trong album).
Gọi là đền thánh bởi vì ngôi thánh đường tuy là một trong 10 thánh đường lớn nhất thế giới, nhưng không thuộc vể một giáo phận nào và tuy nằm trong giáo phận Washington DC nhưng không phải là nhà thờ chính toà.
Cũng như một ngôi nhà thờ còn dang dở khác là ‘Expiatori de la Sagrada Familia’ ở Barcelona, đền thánh ĐM Vô Nhiễm đã được DHG Gioan Phaolô II nâng lên hàng Vương Cung thánh Đường năm 1990 và chính thức có tên là The Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception (Vương Cung Thánh Đường cấp Quốc Gia ĐM Vô Nhiễm Nguyên Tội).
Chúng ta cũng biết ĐM Vô Nhiễm Nguyên Tội là thánh quan thầy cuả nước Hoa Kỳ.
Trong niêm giám lịch sử 100 năm cuả ngôi đền thánh, người ta nhận thấy có nhiều biến cố quan trọng như: năm 1990 được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng tiểu Vương Cung Thánh Đường; năm 2007 cung hiến chiếc vòm Nhập Thể (Incarnation Dome); năm 2006 hoàn tất tấm khảm cuả chiếc vòm Cứu Chuộc (Redemption Dome); năm 2006 hoàn tất đền Đức Mẹ La Vang.
Có cả thảy 70 ngôi đền nhỏ nằm dưới tầng hầm (Crypt level) dành cho các dân tộc di cư tới Hoa Kỳ, tuy nhiên tại sao ngôi đền Đức Mẹ La Vang lại được ghi chép là một trong hai biến cố quan trọng nhất? (biến cố thứ hai là việc hoàn tất ngôi đền ĐM cuả người Li Băng).
Dù sao thì khi đến thăm đền thánh, hễ là người Việt Nam thì ai cũng hãnh diện được thấy đền DM Lavang cuả mình được đặt ngay đầu cuả ‘lòng bên phải’ cuả nhà thờ (tầng hầm). Với một vị trí như vậy thì mọi người có thể thấy đền Mẹ từ ngay khi bước vào cửa ở cuối nhà thờ.
Và đền Lavang cũng là nơi gặp gỡ cuả nhiều con cái Mẹ từ khắp nơi trên thế giới đến. Hễ đứng quanh quẩn bên Mẹ ít lâu thì thế nào cũng được làm quen với những người từ Âu Châu, Úc Châu hay từ Việt Nam tới…
Xin gửi đến quí độc giả một cuốn album cũ cuả ngôi đền thánh như sau đây:
Xem hình ảnh
ĐGH tiếp các nhà lãnh đạo giáo hội Truyền Giáo để bàn về sự tự do tôn giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
22:12 14/12/2017
(Radio Vatican) Vào hôm thứ Năm ĐGH Phanxicô đã tiếp các nhà lãnh đạo của giáo hội Liên Minh Truyền Giáo Thế Giới (World Evangelical Alliance, viết tắt là WEA) đang có mặt tại Roma để bàn về việc cộng tác chặt chẽ hơn với Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt những vấn đề về tự do tôn giáo.
Liên Minh này là một mạng lưới của Giáo Hội Tin Lành có mặt tại 129 quốc gia, đại diện cho hơn 600 triệu tín hữu Truyền Giáo trên toàn thế giới. Tổng Thư Ký là ĐGM Efraim Tendero,trưởng đoàn đã cùng tham dự buổi tiếp kiến chung của ĐGH và sau đó phái đoàn đã làm việc với Ủy Ban Giáo Hoàng Về Tăng Tường Hiệp Nhất Tín Hữu.
ĐGM Efraim đã nói với bà Philippa Hitchen về hy vọng tăng cường hợp tác với người Công Giáo trên toàn thế giới và cũng sẽ trình bày với ĐGH về “kêu gọi hợp tác chặt chẽ” trong việc bảo vệ tự do tôn giáo, tăng cường quảng bá phúc âm và đề cấp đến những vấn đề công bằng xã hội. “Chúng ta muốn thấy thế giới này là chốn bình an, hòa bình và công chính để mọi người được sống theo mức sống đúng phẩm giá và để Chúa Giêsu Kitô được nhìn nhận là Thiên Chúa của tất cả chúng ta.”
Tìm kiếm một chương trình chung:
ĐGM nói rằng Liên Minh và Ủy Ban Giáo Hoàng vừa hoàn thành bẩy năm đối thoại, đạt được một tài liệu chung về Kinh Thánh và Truyền Thống. Trong khi vẫn còn có những khác biệt về thần học, nhưng quan trọng hơn là “tìm kiếm một chương trình chung” hơn là “chú tâm vào những điểm khác biệt làm cho chúng ta xa rời nhau.”
Trước khi là người đứng đầu Liên Minh Truyền Giáo Thế Giới, ĐGM Efraim đã có 20 năm phục vụ trong chức vụ Giám Đốc Ủy Ban Toàn Quốc của các Giáo Hội Truyền Giáo và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Cứu Trợ và Phát Triển Philippine trong việc giúp đỡ những người nghèo và khó khăn.
Chủ trương hiệp nhất ở Philippines.
ĐGM nói rằng trong một quốc gia với 80 phần trăm là Công Giáo, thì những liên hệ đoàn kết với nhau là rất tốt và ĐGM mới đây cũng được mời phát biểu tại một cuộc tĩnh tâm của Hội Đồng Giáo Mục Philippine. Đồng thời cũng có sự hợp tác mạnh mẽ về những vấn đề như nạn buôn người, chống biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, cổ vũ hòa bình và tăng cường hỗ trợ và phát triển cho những nạn nhân của các cơn bão tàn phá trong khu vực.
Trong buổi tiếp kiến chung của ĐGH cũng có mục sư Thomas K.Johnson, đại diện thường trực của Liên Minh tại Vatican. ĐGM cũng giải thích về một nhu cầu khẩn thiết trong việc hợp tác lực lượng để chiến đấu chống lại việc gia tăng bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới.
Sự bách hại khốc liệt các tín hữu.
Mục sư Johnson nhận định rằng việc bách hại không chỉ một khu vực riêng biệt nào của thế giới, nhưng trong vòng ba năm qua, những cuộc bách hại khốc liệt nhất trong lịch sử của Giáo Hội đã diễn ra.
Mục sư nhắc lại về hội nghị quan trọng thế giới cách đây hai năm ở Tirana, thủ đô Albani về nạn phân biệt đối xử, bách hại và tử đạo. Các đại diện của Liên Minh, của tòa thánh Vatican, Ủy ban của các Giáo Hội Thế Giới và giáo hội Duy Thánh Thần đã bàn về phương cách để đối phó với các vấn nạn này “trong một cách hiệp nhất.”
Hy Vọng có các tài liệu giáo dục chung.
Mục sư Johnson nhìn nhận rằng vẫn còn có những phân biệt đối xử giữa tín hữu Truyền Giáo và Công Giáo trong một số quốc gia, nhưng những người theo Truyền Giáo luôn cảm thấy được “đón mừng tại Vatican.”
Là một giáo sư triết học và là một chuyên gia về nhân quyền, mục sư quan tâm đặc biệt đến việc phát hành các tài liệu giáo dục của Công Giáo và Truyền Giáo để cùng nhau phát triển. Trong khi không ai mong đợi bất cứ một tuyên bố quan trọng nào từ cuộc gặp gỡ hôm Thứ Năm, nhưng những bước đi nho nhỏ cùng nhau có thể “dẫn đến sự hợp tác rộng lớn qua thời gian” và củng cố thông điệp là “Tất cả các tín hữu thuộc các giáo hội khác nhau cần được bảo vệ lẫn nhau trong thế giới này.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Liên Minh này là một mạng lưới của Giáo Hội Tin Lành có mặt tại 129 quốc gia, đại diện cho hơn 600 triệu tín hữu Truyền Giáo trên toàn thế giới. Tổng Thư Ký là ĐGM Efraim Tendero,trưởng đoàn đã cùng tham dự buổi tiếp kiến chung của ĐGH và sau đó phái đoàn đã làm việc với Ủy Ban Giáo Hoàng Về Tăng Tường Hiệp Nhất Tín Hữu.
ĐGM Efraim đã nói với bà Philippa Hitchen về hy vọng tăng cường hợp tác với người Công Giáo trên toàn thế giới và cũng sẽ trình bày với ĐGH về “kêu gọi hợp tác chặt chẽ” trong việc bảo vệ tự do tôn giáo, tăng cường quảng bá phúc âm và đề cấp đến những vấn đề công bằng xã hội. “Chúng ta muốn thấy thế giới này là chốn bình an, hòa bình và công chính để mọi người được sống theo mức sống đúng phẩm giá và để Chúa Giêsu Kitô được nhìn nhận là Thiên Chúa của tất cả chúng ta.”
Tìm kiếm một chương trình chung:
ĐGM nói rằng Liên Minh và Ủy Ban Giáo Hoàng vừa hoàn thành bẩy năm đối thoại, đạt được một tài liệu chung về Kinh Thánh và Truyền Thống. Trong khi vẫn còn có những khác biệt về thần học, nhưng quan trọng hơn là “tìm kiếm một chương trình chung” hơn là “chú tâm vào những điểm khác biệt làm cho chúng ta xa rời nhau.”
Trước khi là người đứng đầu Liên Minh Truyền Giáo Thế Giới, ĐGM Efraim đã có 20 năm phục vụ trong chức vụ Giám Đốc Ủy Ban Toàn Quốc của các Giáo Hội Truyền Giáo và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Cứu Trợ và Phát Triển Philippine trong việc giúp đỡ những người nghèo và khó khăn.
Chủ trương hiệp nhất ở Philippines.
ĐGM nói rằng trong một quốc gia với 80 phần trăm là Công Giáo, thì những liên hệ đoàn kết với nhau là rất tốt và ĐGM mới đây cũng được mời phát biểu tại một cuộc tĩnh tâm của Hội Đồng Giáo Mục Philippine. Đồng thời cũng có sự hợp tác mạnh mẽ về những vấn đề như nạn buôn người, chống biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, cổ vũ hòa bình và tăng cường hỗ trợ và phát triển cho những nạn nhân của các cơn bão tàn phá trong khu vực.
Trong buổi tiếp kiến chung của ĐGH cũng có mục sư Thomas K.Johnson, đại diện thường trực của Liên Minh tại Vatican. ĐGM cũng giải thích về một nhu cầu khẩn thiết trong việc hợp tác lực lượng để chiến đấu chống lại việc gia tăng bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới.
Sự bách hại khốc liệt các tín hữu.
Mục sư Johnson nhận định rằng việc bách hại không chỉ một khu vực riêng biệt nào của thế giới, nhưng trong vòng ba năm qua, những cuộc bách hại khốc liệt nhất trong lịch sử của Giáo Hội đã diễn ra.
Mục sư nhắc lại về hội nghị quan trọng thế giới cách đây hai năm ở Tirana, thủ đô Albani về nạn phân biệt đối xử, bách hại và tử đạo. Các đại diện của Liên Minh, của tòa thánh Vatican, Ủy ban của các Giáo Hội Thế Giới và giáo hội Duy Thánh Thần đã bàn về phương cách để đối phó với các vấn nạn này “trong một cách hiệp nhất.”
Hy Vọng có các tài liệu giáo dục chung.
Mục sư Johnson nhìn nhận rằng vẫn còn có những phân biệt đối xử giữa tín hữu Truyền Giáo và Công Giáo trong một số quốc gia, nhưng những người theo Truyền Giáo luôn cảm thấy được “đón mừng tại Vatican.”
Là một giáo sư triết học và là một chuyên gia về nhân quyền, mục sư quan tâm đặc biệt đến việc phát hành các tài liệu giáo dục của Công Giáo và Truyền Giáo để cùng nhau phát triển. Trong khi không ai mong đợi bất cứ một tuyên bố quan trọng nào từ cuộc gặp gỡ hôm Thứ Năm, nhưng những bước đi nho nhỏ cùng nhau có thể “dẫn đến sự hợp tác rộng lớn qua thời gian” và củng cố thông điệp là “Tất cả các tín hữu thuộc các giáo hội khác nhau cần được bảo vệ lẫn nhau trong thế giới này.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Top Stories
Inde: Les « rassurantes » paroles du vice-président indien pour les minorités chrétiennes de ce pays
Eglises d'Asie
09:14 14/12/2017
Mardi 12 décembre, lors d’une fête de Noël organisée par la Conférence des évêques catholiques de l’Inde (1), à New Dehli, Venkaiah Naidu, vice-président de l’Union indienne, deuxième personnage de l’Etat, a reconnu les services rendus par l’Eglise catholique locale.
« Noël est un temps pour renouveler notre engagement à aimer et à servir nos familles, nos communautés et la société ; pour être juste et transparent dans nos engagements ; pour œuvrer à l’inclusion sociale et économique de tous ; pour promouvoir une paix durable entre personnes de religions et de cultures différentes » a notamment déclaré Venkaiah Naidu, vice-président de l'Union indienne depuis le 11 août dernier, devant des responsables politiques et religieux qui prenaient part à cette rencontre. Il a d’ailleurs reconnu la qualité des œuvres éducatives (« les meilleures du pays » alors que l’an dernier, les chrétiens s’opposaient au nouveau projet fédéral de politique éducative) et celle des soins que l’Eglise locale fournit. « La communauté catholique aime la paix et contribue immensément à la construction de la nation » a-t-il par ailleurs déclaré.
« La communauté catholique contribue immensément à la construction de la nation »
Dans les domaines de la santé, de l’éducation et de l’engagement social, la présence chrétienne est très forte et hors de proportion avec ses effectifs. En matière éducative, l’Eglise catholique est ainsi le deuxième acteur du pays, avec plus de 25 000 institutions, selon Mgr Theodore Mascarenhas, secrétaire général de la Conférence des évêques catholiques d’Inde (CBCI).
Par exemple, en 2008, le diocèse de Satna (Madhya Pradesh), gérait 54 établissements scolaires et neuf hôpitaux et dispensaires, avec l’aide de 60 prêtres et 127 religieuses, alors que les catholiques représentaient 0,3% de la population.
Les déclarations de Venkaiah Naidu, « rassurantes pour les minorités chrétiennes en Inde » selon l’agence d’information Fides, font suite à une précédente rencontre, organisée le 24 août dernier, entre le président de la CBCI et le nouveau président de l’Union indienne, Ram Nath Kovind, en fonctions depuis juillet dernier. A cet entretien participait le vice-président Naidu.
Venkaiah Naidu, les conversions de masse et les lois anti-conversion au niveau fédéral
Vice-président depuis le 11 août dernier, Venkaiah Naidu a d’abord exercé les fonctions de ministres des Affaires parlementaires au sein du gouvernement Modi, après avoir été président du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien). Le 12 décembre 2014, seulement six mois après la victoire écrasante du BJP et de son leader, Venkaiah Naidu, alors ministre BJP des Affaires parlementaires, avait, à la surprise générale appelé à mettre en place des lois anti-conversion au niveau fédéral, devant la chambre basse du Parlement (Lok Sabha). cette proposition avait alors déclenché un tollé général à l’Assemblée, aussi bien de la part des partis d’opposition que de représentants des partis hindous. Interrogé sur les conversions de masse, rebaptisées « retour à la maison » (Ghar Wapasi), auxquelles se livraient des émanations du Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS, Corps national des volontaires), mentor idéologique du BJP, le ministre avait retourné contre les chrétiens et les musulmans l’accusation de prosélytisme faite aux hindouistes. « La liberté de religion ne doit pas servir de prétexte pour autoriser les campagnes de prosélytisme financées par l’étranger, lesquelles ont pris une ampleur considérable ces dernières années dans différents Etats, ciblant particulièrement les aborigènes, les basses castes et les pauvres », avait-t-il dénoncé.
Dans ce pays où ils représentent 2,3% de la population selon le dernier recensement de 2011, les chrétiens sont régulièrement accusés de chercher à convertir les hindous au christianisme. Les évêques catholiques locaux s’en étaient d'ailleurs défendus lors de leur assemblée plénière en février dernier.
Selon l’ONG Open Door qui établit une liste des 50 pays où les chrétiens sont les plus persécutés, l’Inde, en 31ème position en 2012, figure, en 2017, à la 15ème place.
Notes
(1) La Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI, Catholic Bishops’ Conference of India) réunit les représentants des trois rites de l’Eglise catholique en Inde (latin, syro-malabar et syro-malankar). Elle ne doit pas être confondue avec la CCBI (Conference of Catholic Bishops of India) réunit les évêques de rite latin.
(Source: Eglises d'Asie, le 14 décembre 2017)
« Noël est un temps pour renouveler notre engagement à aimer et à servir nos familles, nos communautés et la société ; pour être juste et transparent dans nos engagements ; pour œuvrer à l’inclusion sociale et économique de tous ; pour promouvoir une paix durable entre personnes de religions et de cultures différentes » a notamment déclaré Venkaiah Naidu, vice-président de l'Union indienne depuis le 11 août dernier, devant des responsables politiques et religieux qui prenaient part à cette rencontre. Il a d’ailleurs reconnu la qualité des œuvres éducatives (« les meilleures du pays » alors que l’an dernier, les chrétiens s’opposaient au nouveau projet fédéral de politique éducative) et celle des soins que l’Eglise locale fournit. « La communauté catholique aime la paix et contribue immensément à la construction de la nation » a-t-il par ailleurs déclaré.
« La communauté catholique contribue immensément à la construction de la nation »
Dans les domaines de la santé, de l’éducation et de l’engagement social, la présence chrétienne est très forte et hors de proportion avec ses effectifs. En matière éducative, l’Eglise catholique est ainsi le deuxième acteur du pays, avec plus de 25 000 institutions, selon Mgr Theodore Mascarenhas, secrétaire général de la Conférence des évêques catholiques d’Inde (CBCI).
Par exemple, en 2008, le diocèse de Satna (Madhya Pradesh), gérait 54 établissements scolaires et neuf hôpitaux et dispensaires, avec l’aide de 60 prêtres et 127 religieuses, alors que les catholiques représentaient 0,3% de la population.
Les déclarations de Venkaiah Naidu, « rassurantes pour les minorités chrétiennes en Inde » selon l’agence d’information Fides, font suite à une précédente rencontre, organisée le 24 août dernier, entre le président de la CBCI et le nouveau président de l’Union indienne, Ram Nath Kovind, en fonctions depuis juillet dernier. A cet entretien participait le vice-président Naidu.
Venkaiah Naidu, les conversions de masse et les lois anti-conversion au niveau fédéral
Vice-président depuis le 11 août dernier, Venkaiah Naidu a d’abord exercé les fonctions de ministres des Affaires parlementaires au sein du gouvernement Modi, après avoir été président du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien). Le 12 décembre 2014, seulement six mois après la victoire écrasante du BJP et de son leader, Venkaiah Naidu, alors ministre BJP des Affaires parlementaires, avait, à la surprise générale appelé à mettre en place des lois anti-conversion au niveau fédéral, devant la chambre basse du Parlement (Lok Sabha). cette proposition avait alors déclenché un tollé général à l’Assemblée, aussi bien de la part des partis d’opposition que de représentants des partis hindous. Interrogé sur les conversions de masse, rebaptisées « retour à la maison » (Ghar Wapasi), auxquelles se livraient des émanations du Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS, Corps national des volontaires), mentor idéologique du BJP, le ministre avait retourné contre les chrétiens et les musulmans l’accusation de prosélytisme faite aux hindouistes. « La liberté de religion ne doit pas servir de prétexte pour autoriser les campagnes de prosélytisme financées par l’étranger, lesquelles ont pris une ampleur considérable ces dernières années dans différents Etats, ciblant particulièrement les aborigènes, les basses castes et les pauvres », avait-t-il dénoncé.
Dans ce pays où ils représentent 2,3% de la population selon le dernier recensement de 2011, les chrétiens sont régulièrement accusés de chercher à convertir les hindous au christianisme. Les évêques catholiques locaux s’en étaient d'ailleurs défendus lors de leur assemblée plénière en février dernier.
Selon l’ONG Open Door qui établit une liste des 50 pays où les chrétiens sont les plus persécutés, l’Inde, en 31ème position en 2012, figure, en 2017, à la 15ème place.
Notes
(1) La Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI, Catholic Bishops’ Conference of India) réunit les représentants des trois rites de l’Eglise catholique en Inde (latin, syro-malabar et syro-malankar). Elle ne doit pas être confondue avec la CCBI (Conference of Catholic Bishops of India) réunit les évêques de rite latin.
(Source: Eglises d'Asie, le 14 décembre 2017)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ðỉnh Cao Trí Tuệ
Hà Minh Thảo
16:35 14/12/2017
Từ ngày 01.12.2017, trên xa lộ thông tin toàn cầu ca khúc ‘Thương ca Tiếng Việt’ song ca bởi hai người ngoại quốc Kyo York và Ju Uyên Nhi tại địa chỉ :
https://www.youtube.com/watch?v=0m-UM6KlMoM
Vì ca khúc được viết thật hay và hai người trình diễn thật tuyệt khiến chúng tôi tò mò đọc tiếp phần ‘góp ý’. Trong đó, có một ý gây sự chú ý nơi mình :
‘Ðúng thời điểm quá anh ơi...
Vào nghe nha ông Bùi Hiền...
"Tiếng Việt còn trong mỗi người...
Người Việt còn thì còn nước non...
GIỮ TIẾNG VIỆT NHƯ NGÀY NÀO
LỜI YÊU THƯƠNG ấy LỜI SẮC SON!’.
Do đó, chúng tôi tự đặt câu hỏi : ‘Ông Bùi Hiền là ai ?’. Khi tìm kiếm, mình đọc được bài ‘Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’’ đăng trên báo VietNamNet ngày 28.11.2017. Nhờ đó, chúng tôi được biết đó là Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Ðại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông.
A.- Ðề xuất cải cách chữ quốc ngữ.
Giảm số lượng phụ âm từ 38 xuống còn 31 ký tự. ‘Giáo dục’ sẽ viết là ‘záo zụk’, ‘ngôn ngữ’ sẽ viết là ‘qôn qữ’, ‘nhà nước’ sẽ viết là ‘n’à nướk’... vì chữ D, GI, R thay bằng Z; CH, TR=C; C,Q,K=K; Kh=X; Th=W; NH=N; PH=F; NG, NGH= Q... Chữ Ð không còn.
Ông Hiền nhận thấy có 3 luồng ý kiến :
1. Những nhận xét nghiêm túc có tính khoa học, đi vào chuyên môn thì chưa có ai trao đổi thực sự với tôi vì, muốn thế, phải xem toàn bộ phương án này;
2. Những nhận xét chung chung thì cũng có nhưng không nhiều vì toàn văn phương án cảùi tiến đã được đăng lên đâu, chỉ là tóm tắt và chưa được đầy đủ ; Do đó người ta không có cơ sở để nhận xét thật chính xác, có logic.
3. Nhóm này không phải nhận xét mà chỉ phán xét. Họ nói tôi ‘rửng mỡ’, thậm chí bảo tôi bị điên...
Ông nói ông chỉ buồn vì vấn đề được đưa ra không đúng thời điểm, chưa đầy đủ khiến nhiều người hiểu lầm và bức xúc. Công trình nghiên cứu chỉ mới báo cáo ở hội nghị khoa học ngành ngôn ngữ, chỉ đăng một phần trên kỷ yếu hội nghị. Quy tắc hệ thống chữ mới phải dựa trên cơ sở khoa học nào, lý do gì mà phải cải tiến thì lại chưa nói được đầy đủ. Do đó, phản ứng của dư luận cũng là tất yếu.
B.- Tính khoa học.
- Chữ tiếng Việt là chữ tượng thanh, tức không tượng ý và tượng hình, không biểu đạt âm và chữ mà chỉ là một quy ước ký hiệu không liên hệ với nhau về mặt ý nghĩa. Ký hiệu ngôn ngữ về tượng thanh thì ưu việt nhất là mỗi chữ một âm và ngược lại, mỗi âm một chữ. Chưa nước nào, ngôn ngữ nào làm được, đặc biệt khối sử dụng chữ La-tinh.
Ông Hiền đã tập trung nghiên cứu đề tài này cách đây trên 20 năm. Thực ra, ông đã công bố ‘Đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ’ lần đầu trên báo ‘Giáo dục và Thời đại’ ngày 08.09.1995, nhưng không ai quan tâm lắm. Sau khi cải tiến thêm, bản mới này chỉ về phần phụ âm. Ông chưa muốn công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng vì còn phải có phần nguyên âm. Khi phối hợp nguyên âm và phụ âm vào một chữ hay từ lại còn là vấn đề nữa. Ðến giờ, mới chỉ một phần của vấn đề được đưa ra nên tạo ra sự ‘khập khiễng’, do đó nhiều người nói ông bị điên cũng là dễ hiểu.
C.- Tại sao phải cải tiến và trên cơ sở nào?
Khi viết theo chữ hiện nay dễ mắc lỗi chính tả, nên thường phải có từ điển bên cạnh. Nhiều người chưa phân biệt được khi nào dùng ‘X–S’, ‘Ch–Tr’…
Nhưng nếu theo chữ mới, sẽ khó mắc lỗi vì không có khác biệt. Tuy nhiên, để phân biệt, chúng ta lại phải tùy vào ngữ cảnh để lựa chọn cách viết, chứ các chữ ấy sẽ không đứng một mình. Ví dụ ‘chanh’ và ‘tranh’ sẽ được viết chung là ‘canh’. Hiện nay chữ ‘chanh’ trong đầu ta mặc định là quả chanh, còn ‘tranh’ là bức tranh. Ðó là mình gán cho nó chứ bản chất gán chữ nào cũng được. Giờ ta viết là ‘quả canh’ thì trong ngữ cảnh đó không ai nói hay hiểu sang nghĩa bức tranh được cả, hay ngược lại viết ‘bức canh’ thì không ai nói hay hiểu sang nghĩa quả chanh.
- Sự sử dụng bộ chữ này sẽ nhanh và tiết kiệm nhiều hơn về việc học tập cho học sinh. Ví dụ học chữ ‘G’ đáng lẽ chỉ cần trong một giờ đồng hồ, nhưng đang mất thêm gấp vài lần thời gian đó để dạy học sinh học cả ‘G, Gi, Gh’ thì mới xong một âm. Khi ghép và viết lại tốn thêm một khoảng thời gian nữa.
Bộ chữ sẽ tiết kiệm khi từ 38 phụ âm rút chỉ còn 31. Thí dụ, chữ ‘Nghi’ viết 4 ký tự mới có được 1 chữ, nhưng khi thay bằng ‘q’ khi quy cho nó giá trị bằng ‘ngh’ và chỉ cần ghi ‘qi’. Tức đã giảm đi được một nửa số ký tự và cũng giảm một nửa thời gian viết hay đánh máy. Chưa kể tiết kiệm công sức và giấy, vật tư và tiền của… Ông tính bản chữ hiện nay chuyển sang chữ mới thì tiết kiệm lối 8%, tức nếu cần sử dụng 100 tấn giấy thì theo bộ chữ mới sẽ tiết kiệm được khoảng 8 tấn giấy. Nhân lên nhiều cuốn sách thì con số sẽ rất lớn.
II./ TIẾNG VIỆT THỜI CHÚNG TA.
Quốc ngữ mà mọi người Việt và ngoại quốc đã học, trau dồi và đang sử dụng hàng ngày là công trình sáng tạo bởi các Linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các Cha Gaspar De Amaral (soạn cuốn từ điển Việt-Bồ), Antonio Barbosa (soạn cuốn từ điển Bồ-Việt) , Francisco De Pina (dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt) và Alexandre De Rhodes (A-lịch-sơn Ðắc-Lộ, dựa vào hai từ điển trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành từ điển Việt-Bồ-La). Với sự hình thành các công trình này, các Cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam. Sách ‘Phép Giảng Tám Ngày’ cũng được in ấn và phát hành đồng thời.
Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in các quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican (Roma), Cha Ðắc Lộ đã biếu tặng cho nước Việt Nam và chúng ta về chữ quốc ngữ, từ năm 1651.
Năm 1941, Quốc gia Việt Nam ghi nhận công nghiệp Cha Ðắc Lộ bằng một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của Cha đã được dựng gần bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu (Hà Nội). Năm 1957, chính quyền cộng sản gỡ bỏ bia này. Tại Sài Gòn, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt tên Cha cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập. Ðối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, nhà nước cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và, hiện nay, họ đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.
Ngày nay, tại Việt Nam, người cộng sản bắt đầu phủ nhận công lao Cha Ðắc Lộ trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, với quan điểm : ‘Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì một lợi ích nhỏ nào ccho người Việt cả. Người Việt đã tận dụng chữ quốc ngữ thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi.
Sự thật, do bị cộng sản cướp quyền, đối với người dân bị trị, chữ quốc ngữ đã :
– là chữ viết cho cả trăm triệu đồng bào trong và ngoài nước đang sử dụng;
– được dùng để phổ biến những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc ;
– được dùng để thể hiện lời ru ‘Ầu ơ …’ ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– được ông Hồ Chí Minh dùng để viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ và các Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của đảng cộng sản;
– được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa… và hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– mà hơn 24.000 tiến sĩ khoa bảng quốc gia và hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng.
(Trích từ mail nhận được, ký tên Ls Ðặng Ðình Mạnh. Xin cám ơn).
III. VÀI NHẬN XÉT.
1.- Tiếq Việt mới là một thể hiện đúng tinh thần làm theo gương bác Hồ mà các cháu ngoan quàng khăn đỏ phải học thuộc lòng như Bác viết: ‘Việt Nam zân chủ cộng hòa. Độc lập tự zo hạnh fúc… ‘ trong di chúc. Xin mời nghe tại :
https://www.youtube.com/watch?v=y19Cj6ZPM_I
Tieng viet phien ban moi
thật giống như chúng ta nghe tiếng Tàu.
Ngày 20.11.2017, Bùi Hiền tung cuốn sách ‘Cải tiến Tiếng Việt Mới’, một loại Tiếg Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc kinh. Ðây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt trong tương lai, phiên âm từ tiếng Tàu. Sách dày trên 2.000 trang, được ông tự cho là đã bỏ trên 20 năm để chế biến, được Bộ Quốc gia Giáo dục cho phép xuất bản. Do được sự nâng đỡ của nhà nước thân Chệt, để thành một chiến dịch quy mô, được phát động có kế hoạch, âm mưu phổ biến rộng rãi hầu chuẩn bị tư tưởng người Việt tránh ngỡ ngàng, một ngày không xa, tiếng Việt sẽ bị xóa hẳn.
2.- Ðược sự hỗ trợ của truyền thông nhà nước, người điều khiển chương trình Café Sáng đài VTV3 ngày 23.09.2016 đã mời ông Bùi Hiền và bà Tiến sĩ Ðoàn Hương, Giản viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, nhân dịp nói về Tiêáq Việt mới. Sau khi, ông Hiền trình bày vấn đề của mình, bà Tiến sĩ đã nói có đoạn như sau: « Khi một ý tưởng mới ra đời, trước hết phải suy ngẫm, nhìn nhận nó bằng con mắt khoa học, đây là một công trình khoa học cho nên phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không phải là một đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá… ».
Công luận đã phản đối câu nói ‘một đám quần chúng không hiểu gì’.Có người nghe sai là ‘một đám quần chúng không văn hóa’, nên vấn đề thêm phần nặng nề, nhất là khi phát biểu trên đài Truyền hình quốc gia và nêu câu hỏi ‘có xứng danh Tiến sĩ không khi nói ‘đám quần chúng’ và đó là những ai ? Ðó là một lời miệt thị đồng bào. Do đó, không ít những người cho rằng ‘hai cụm từ này chẳng khác nhau là mấy’ và đề nghị ‘Tốt nhất xin lỗi đi!’ vì có chắc ‘họ không hiểu không’.
3.- Phải chăng trong khi nội bộ, nhân danh ‘đánh tham nhũng’, sắp thanh toán nhau như Nguyễn Phú Trọng đã bắt Ðinh La Thanh và giam chung với Trịnh Xuân Thanh chờ ngày cùng ra Tòa để xét xử, nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng để trả thù. Do đó, tạo ra cái sự cố ‘Tiếg Việt mới’ để đánh lạc sự quan tâm của đồng bào.
4.- Từ vài thập niên qua, tuổi trẻ là rường cột tương lai đất nước, không chịu học tập vì quá nhiều hiện tượng tiêu cực trong việc đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ của nhà nước cộng sản dựa theo tiêu chuẩn ‘Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ’. Sự cố không chịu học hành gây thiệt hại năng nề cho thu nhập, không lo thất thu kiến thức, nhưng thu nhập tài chánh. Ngày nay, nếu Bộ Giáo dục đổi mới chữ viết và đọc Tiếq Việt, đố đứa nào không cắp sách đến trường. Không chỉ lớp ở tuổi học trò, mà tất cả 100 triệu người Việt già hay trẻ, ai không muốn bị mù chữ kiểu mới đều phải cắp sách đi học đánh vần kiểu chữ này. Ngoài nguồn học phí vô như lũ, nhà nước cộng sản còn có nguồn thu phí qua trạm dựng khắp nơi để kiểm tra ông đi qua bà đi lại đã biết đọc biết viết chữ mới này chưa, ai chưa biết sẽ bị phạt tiền mặt tại chỗ.
5.- Tình trạng ngân sách thâm hàng năm vượt mức chỉ tiêu khiến chính phủ phải đi vay nhiều và số tiền trả tiền lời ngày càng cao, làn tăng tổng số chi công.
Số nợ vay (nợ công) này, theo báo cáo của Chính phủ Hà Nội gửi Quốc hội ngày 25.10.2017, được biết đến cuối 2016 nợ công Việt Nam là 2,8 triệu tỷ đồng. Như vậy, trung bình mỗi người Việt hiện gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và số tiền nợ này sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2017. Sang năm mới 2018, nhà nước cộng sản Việt dự kiến sẽ vay thêm để trả nợ gốc hơn 146.700 tỷ đồng, vay nước ngoài về cho vay lại 40.000 tỷ đồng và vay bù đắp bội chi khoảng 195.000 tỷ đồng. Nếu đảng và nhà nước không đi vay thêm để căn bằng Thu – Chi ngân sách thì họ sẽ in thêm tiền để trám thâm thủng đó và hậu quả là lạm phát gia tăng phi mã, giết chết đồng bào nghèo.
Trong tình trạng nguy biến đó, đảng và nhà nước có biết chọn một cách khôn ngoan là dẹp bỏ cái trò cải tiến Tiếng Việt này hay không. Ngân sách sẽ chi tiêu những số tiền thật lớn để dạy lại 90 triệu người học cách chuyển đổi tiếg Việt này và cách viết và đọc nó. Ngoài ra, đây có phải là một Sự Thật cần thiết hay chỉ để làm vừa lòng ngoại bang. Hãy noi gương Hai Bà Trưng, chúng ta hãy can đảm giử Ðộc lập cho Toàn dân Việt.
Tuy nhiên, người cộng sản tự cho mình là ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’, bách chiến bách thắng của nhân dân ta anh hùng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Việc cải cách chữ Quốc ngữ thể hiện tính dám nói dám làm, bách chiến bách thắng của nhân dân ta anh hùng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Chúng ta hãy thưởng thức :
https://www.youtube.com/watch?v=9-vRfqELnXs
Thêm một phát hiện "ĐỘNG TRỜI" về sai lầm của PGS Bùi Hiền
Hiện nay, cộng đồng Dân Tộc không chấp nhận, tẩy chay đề xuất của ông Bùi Hiền, cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) cũng từ chối. Nhưng, lời ông Thiệu ‘Ðừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì họ làm’ nhắc chúng ta luôn phải thận trọng.
Hà Minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Mừng Giáng Sinh Từ Úc Châu
Diệp Hài Dung
21:57 14/12/2017
Ảnh của Diệp Hải Dung
(Hình chụp tại St. Mary’s Cathedral Sydney)
Mừng Chúa Trời!
Mừng này không chỉ của riêng tôi!
Khắp trên thế giới năm châu lục
Toàn thể nhân gian tỉ tỉ người...
Vì có khổ đau mà có Chúa
Bởi chưa vui vẻ mới ra đời
Những điều Chúa nói in Kinh Thánh
Mong mọi người nghe để sống Vui!
(Trích thơ của Huệ Thu)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 14/12/2017
VietCatholic Network
00:16 14/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư 13 tháng 12: Tại sao phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật?
2- Sứ Điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới các bệnh nhân lần thứ 26.
3- Đức Thánh Cha tiếp 250 nữ tu dòng thánh Cabrini.
4- Thân thế đáng ngạc nhiên của Đức Tân Tổng Giám Mục Paris.
5- Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, đặc sứ của ĐTC nói: Tính chân thật của các cuộc hiện ra tại Medjugorje vẫn còn vấn đề.
6- Đức Giám Mục Castenaso than phiền chính quyền địa phương về việc cải biến hang đá Giáng Sinh.
7- Một quốc gia Hồi Giáo hãnh diện trưng bày bức tranh Salvator Mundi - Đấng Cứu Chuộc Trần Gian.
8- Tân Thủ tướng Ba Lan nói: Ước mơ của tôi là tái Phúc âm hóa Kitô Giáo Liên Hiệp Âu Châu.
9- 78 phạm nhân tại các nhà tù ở Á Căn Đình được rửa tội.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Một Lần Cho Muôn Đời.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: