Phụng Vụ - Mục Vụ
CN 3C-Vọng : “Anh là kẻ có tội”
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:16 15/12/2018
Đời Chiến Quốc, nhà du thuyết Tô Tần sang nước Sở, phải đợi suốt ba ngày mới được vào ra mắt vua Sở.
Gặp vua Sở, nói xong câu chuyện, Tô Tần xin cáo biệt đi ngay. Vua Sở bảo: “Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc danh nhân xưa. Nay tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao ?”
Tô Tần thưa: “Tôi xem ra thấy nước Sở này có đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nay nhà vua muốn bắt tôi ở lại để ăn ngọc, thổi quế, nhờ ma thấy trời hay sao?
Vua Sở khẩn khoản nói: “Xin mời tiên sinh cứ ở lại, quả nhân đã hiểu rõ quá rồi”.
Một đất nước mà vật giá đắt đỏ, “gạo châu củi quế”, vua quan xa cách dân chúng, thì nhân dân trong nước khổ sở biết bao. Cái đáng khen của vua Sở là sau khi nghe Tô Tần bình phẩm về tình hình kinh tế chính trị của đất nước mình, thì ông liền nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Mỗi lần mùa vọng đến, lại có một Tô Tần xuất hiện để vạch ra những lỗi lầm của chúng ta và nhắc chúng ta sám hối canh tân. Đó chính là Gioan Tẩy giả: “Có tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4)
Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng tôi phải làm gì đây ?" Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Nếu Tô Tần là nhà du thuyết cho nước Sở, thì Gioan chính là ngôn sứ của dân tộc Do Thái. Ông đã thấy các nhân vật đạo đời: Từ hoàng đế Tibêriô đến quan tổng trấn Philatô, từ vua Hêrôđê, Philip, Lyxaria cho đến các vị thượng tế Anna và Caipha; lòng người đầy những khúc quanh lồi lõm, thung lũng hố sâu, núi đồi hiểm trở.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Ông kêu gọi mọi người sửa sang đường sá. Nhưng con đường quan trọng chính là đường vào cõi lòng.
Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.
Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, tính toán lệch lạc.
Phải san cho phẳng những núi đồi ngạo nghễ của tự mãn, tự kiêu.
Phải bạt cho thấp những gồ ghề lồi lõm của bất công, bất chính.
Nếu sám hối là dọn đường của lòng mình, thì chúng ta hãy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn, để Chúa có thể đến và ngự lại trong đó.
Bác sĩ Karl Menhinger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông tựa đề: "Điều gì đang xảy đến cho tôi?". Ông bắt đầu bằng câu truyện trào lộng khiến mọi người suy nghĩ :
Năm 1972, vào một Chúa Nhật tháng 9, ở một góc phố đông người qua lại tại Chicago, xuất hiện một nhà giảng thuyết, đang khi các nhân viên vội vả đi ăn trưa. Nhà giảng thuyết chỉ vào người nầy nói: "Anh là kẻ có tội". Đoạn ông im lặng một lúc rồi chỉ người kia nói: "Cô là kẻ có tội!... "
Khách qua đường thấy thế thì lấy làm lạ, kinh sợ. Họ lấm lét nhìn ông rồi quay đi vội vả, rồi lại quay lại lén nhìn ông.
Chắc chắn Gioan Tẩy Giả ngày xưa cũng gây tác động như thế trên dân chúng khi ông xuất hiện ở sông Giođan, khiến mọi người nhận biết tội lỗi mình mà ăn năn thông hối, từ người thu thuế, đến binh lính, và dân thường, để đón nhận ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thê. Họ xúm lại nhờ ông chỉ dạy điều gì phải làm, việc chi phải lánh để được Chúa tha tội, để được hưởng nhờ ơn cứu dộ.
Tôi có tội không? Tôi cần ăn năn sám hối để chờ mong Chúa đến với tôi không ? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một trả lời phỏng vấn, khi được hỏi đột ngột : “Ngài nghĩ gì về mình ? Ngài là ai ?” ĐGH hơi bối rối, nhưng buột ra được lời đáp mà ĐGH sau này tự khen là quá hay, quá đúng : “Tôi là người tội lỗi.” Nói về Năm Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha thường nhắc đi nhắc lại : tôi là một tội nhân.
Thánh Gioan Tông đồ nói với chúng ta: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta... Tôi viết cho anh em những điều nầy, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu,” (1Ga.1,8-2,1) Đấng đang đến cứu độ chúng ta. (Theo Cha Mark Link).
Nếu Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu, thì chúng ta sẽ là sứ giả chuẩn bị cho Người đến từng ngày trong cuộc sống của anh em.
Thiên Chúa chỉ có thể đến gặp con người trên những con đường ngay thẳng, phẳng phiu. Và ơn cứu độ của Người cũng chỉ ban cho những ai rộng tay đón nhận.
Lạy Chúa, thật là khó khi nhận mình lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.
Xin ban cho chúng con ơn sám hối, dám đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến, mang nguồn vui ơn cứu độ. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Gặp vua Sở, nói xong câu chuyện, Tô Tần xin cáo biệt đi ngay. Vua Sở bảo: “Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc danh nhân xưa. Nay tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao ?”
Tô Tần thưa: “Tôi xem ra thấy nước Sở này có đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nay nhà vua muốn bắt tôi ở lại để ăn ngọc, thổi quế, nhờ ma thấy trời hay sao?
Vua Sở khẩn khoản nói: “Xin mời tiên sinh cứ ở lại, quả nhân đã hiểu rõ quá rồi”.
Một đất nước mà vật giá đắt đỏ, “gạo châu củi quế”, vua quan xa cách dân chúng, thì nhân dân trong nước khổ sở biết bao. Cái đáng khen của vua Sở là sau khi nghe Tô Tần bình phẩm về tình hình kinh tế chính trị của đất nước mình, thì ông liền nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Mỗi lần mùa vọng đến, lại có một Tô Tần xuất hiện để vạch ra những lỗi lầm của chúng ta và nhắc chúng ta sám hối canh tân. Đó chính là Gioan Tẩy giả: “Có tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4)
Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng tôi phải làm gì đây ?" Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Nếu Tô Tần là nhà du thuyết cho nước Sở, thì Gioan chính là ngôn sứ của dân tộc Do Thái. Ông đã thấy các nhân vật đạo đời: Từ hoàng đế Tibêriô đến quan tổng trấn Philatô, từ vua Hêrôđê, Philip, Lyxaria cho đến các vị thượng tế Anna và Caipha; lòng người đầy những khúc quanh lồi lõm, thung lũng hố sâu, núi đồi hiểm trở.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Ông kêu gọi mọi người sửa sang đường sá. Nhưng con đường quan trọng chính là đường vào cõi lòng.
Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.
Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, tính toán lệch lạc.
Phải san cho phẳng những núi đồi ngạo nghễ của tự mãn, tự kiêu.
Phải bạt cho thấp những gồ ghề lồi lõm của bất công, bất chính.
Nếu sám hối là dọn đường của lòng mình, thì chúng ta hãy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn, để Chúa có thể đến và ngự lại trong đó.
Bác sĩ Karl Menhinger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông tựa đề: "Điều gì đang xảy đến cho tôi?". Ông bắt đầu bằng câu truyện trào lộng khiến mọi người suy nghĩ :
Năm 1972, vào một Chúa Nhật tháng 9, ở một góc phố đông người qua lại tại Chicago, xuất hiện một nhà giảng thuyết, đang khi các nhân viên vội vả đi ăn trưa. Nhà giảng thuyết chỉ vào người nầy nói: "Anh là kẻ có tội". Đoạn ông im lặng một lúc rồi chỉ người kia nói: "Cô là kẻ có tội!... "
Khách qua đường thấy thế thì lấy làm lạ, kinh sợ. Họ lấm lét nhìn ông rồi quay đi vội vả, rồi lại quay lại lén nhìn ông.
Chắc chắn Gioan Tẩy Giả ngày xưa cũng gây tác động như thế trên dân chúng khi ông xuất hiện ở sông Giođan, khiến mọi người nhận biết tội lỗi mình mà ăn năn thông hối, từ người thu thuế, đến binh lính, và dân thường, để đón nhận ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thê. Họ xúm lại nhờ ông chỉ dạy điều gì phải làm, việc chi phải lánh để được Chúa tha tội, để được hưởng nhờ ơn cứu dộ.
Tôi có tội không? Tôi cần ăn năn sám hối để chờ mong Chúa đến với tôi không ? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một trả lời phỏng vấn, khi được hỏi đột ngột : “Ngài nghĩ gì về mình ? Ngài là ai ?” ĐGH hơi bối rối, nhưng buột ra được lời đáp mà ĐGH sau này tự khen là quá hay, quá đúng : “Tôi là người tội lỗi.” Nói về Năm Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha thường nhắc đi nhắc lại : tôi là một tội nhân.
Thánh Gioan Tông đồ nói với chúng ta: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta... Tôi viết cho anh em những điều nầy, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu,” (1Ga.1,8-2,1) Đấng đang đến cứu độ chúng ta. (Theo Cha Mark Link).
Nếu Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu, thì chúng ta sẽ là sứ giả chuẩn bị cho Người đến từng ngày trong cuộc sống của anh em.
Thiên Chúa chỉ có thể đến gặp con người trên những con đường ngay thẳng, phẳng phiu. Và ơn cứu độ của Người cũng chỉ ban cho những ai rộng tay đón nhận.
Lạy Chúa, thật là khó khi nhận mình lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.
Xin ban cho chúng con ơn sám hối, dám đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến, mang nguồn vui ơn cứu độ. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Xin Hãy Chọn Niềm Vui Như Thế
LM. Giuse Trương Đình Hiền
23:20 15/12/2018
Xin Hãy Chọn Niềm Vui Như Thế
(Chúa Nhật III MÙA VỌNG C 2018)
Màu tím của Mùa Vọng làm tôi chợt nhớ tới bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của thi sĩ Hữu Loan, một bài thơ được sáng tác cách đây hơn 50 năm và được công ty cổ phần công nghệ Việt (Vitek VTB) mua bản quyền tác giả với giá 100 triệu đồng Việt nam.
Ai cũng biết, bài thơ “Màu tím hoa sim” là tâm sự của Hữu Loan viết để tiếc thương người vợ trẻ Lê Đỗ Thị Ninh vừa kết duyên với ông chưa được mấy tháng đã vội lìa đời vì tai nạn chết đuối. Bài thơ đã liên kết màu tím của hoa sim với nổi buồn da diết của một người vừa mất đi người vợ hiền yêu quý :
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết…
Từ “Màu tím hoa sim” của đời thường đến màu tím của phụng vụ (Mùa Chay, Mùa Vọng, Lễ Tang) đều gợi lên nét buồn, nét nhớ, nét tiếc thương…
Giữa Khung trời Mùa Vọng man mác một sắc tím của thấp thỏm đợi chờ, một chút buồn của khắc khổ lo âu với hình ảnh hoang mạc, lưu đầy cùng với những tiếng ca ghi đậm nỗi xót xa kêu cứu van lơn : “Trời cao hãy đổ sương xuống…Mây ơi mưa Đấng Cứu Tinh…”, thì hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Vọng, lại bừng lên một “sắc hồng tươi vui”, đúng như tên gọi truyền thống của Phụng vụ : “Chúa Nhật áo Hồng”.
Để diễn tả trọng tâm ý nghĩa nầy, Lời Chúa và kinh nguyện của Phụng vụ hôm nay đều mang dáng vẻ vui tươi. Ngay từ Ca Nhập Lễ, lời của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Philipphê đã vang lên như một lời hiệu triệu, một mệnh lệnh : “Anh em hay vui lên ! Tôi nhắc lại : anh em hãy vui lên”. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn sách sứ ngôn Sô-phô-ni-a là bản tin vui loan báo ngày Ít-ra-en được giải thoát khỏi kiếp nô lệ lưu đầy :
“Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion
Hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi !
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi…”
Tư tưởng hoan vui đó lại còn được tiếp nối với lời đáp vịnh ca trích từ sách Isaia :
“Dân Sion, hãy mừng rỡ reo hò,
vì giữa ngươi, Đấng Thánh của Ít-ra-en quả thật là vĩ đại !”
Và nếu lưu tâm một chút, chúng ta sẽ nhận ra ngay cái lý do chính trong niềm vui của “dân Si-on”. Đó chính là vì Thiên Chúa đang trở lại, Thiên Chúa đang hiện diện, Thiên Chúa đang trở về, một Vị Thiên Chúa lặng lẽ viếng thăm dân Ngài mà Gioan Tiền hô trong Tin Mừng hôm nay mách chỉ : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người…”.
Nếu nhìn lại trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, chúng ta nhận ra rằng : cũng chính vì để nhắc lại niềm tin vào một Thiên Chúa trung thành và yêu thương đó, mà các sứ ngôn đã thay phiên nhau công bố sứ điệp hoan vui về “Sự Trở về, sự viếng thăm, sự quang lâm, sự hiện diện của Thiên Chúa…”.
“Vui lên nào hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy,
Vùng đất hoang hãy mừng rỡ trổ bông…
Hãy nói với những kẻ nhát gan : “Can đảm lên, đừng sợ !
Thiên Chúa của anh em đây rồi…Chính Người sẽ đến cứu anh em” (Is 35, 1-4)
dân Chúa không còn phải ngày lại ngày mòn mỏi với một tin buồn muôn thuở sống cuộc đời tăm tối trong kiếp nô lệ, lưu đầy, nhưng sẽ hân hoan đón nhận một tin vui, tin mừng trọng đại : “Hởi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hởi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng : “Kìa Thiên Chúa các ngươi”. Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm gọn chủ quyền…” (Is 40, 9-10)
Và sau những ngàn năm mong mỏi đợi chờ, Tin mừng vĩ đại đó đã hiện thực vào đêm mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem : “Tôi báo cho anh em một tin mừng, một tin mừng vĩ đại cho toàn dân là hôm nay, Đấng Cứu thế đã giáng sinh trong thành vua Đa-vít” (Lc 2,10-11).
Cũng chính Tin Mừng đó, sau 30 năm im lặng từ cái đêm huyền diệu Bê-lem, đã vang lên trên toàn cõi Palestine : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời các ngươi vừa nghe…Thánh thần Chúa ngự trên tôi, để tôi đem tin mừng cho người nghèo khó…” (Lc 4,16-21) .
Vâng, Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa mà Đức Kitô đến mặc khải rõ ràng cho chúng ta không bao giờ là một “Thiên Chúa trên các tầng mây nghìn trùng xa cách, chỉ biết ngó xuống mặt đất để dò xét và luận phạt. Nhưng là một Thiên Chúa “đang ở giữa chúng ta đây, một Thiên Chúa đang đồng hành giữa cuộc sống chúng ta để cảm thương thân phận, để chia sẻ ngọt bùi, để đồng hành thương xót : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1,14); “người ta sẽ gọi con trẻ là Emmanuen, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 2,23)…
Khi nào con người không tìm gặp được một Thiên Chúa đang đến, đang có mặt, đang đồng hành, đang nhìn đến với lòng yêu thương tha thứ, chắc chắn con người sẽ lầm lũi tiến bước trong nỗi buồn bất tận, trong nỗi thất vọng lênh láng. Giu-đa, người tông đồ bán Chúa, chắc chắn đã mang tâm sự não nề như thế khi bước khỏi bàn tiệc ly để lầm lũi bước đi trong bóng tối cho tới khi dừng lại trong cái chết tự treo cổ bi đát và thất vọng : “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” (Ga 13,30).
Hàng năm trên thế giới (đặc biệt tại những quốc gia giàu có, văn mình như Nhật bản, Hàn Quốc…), có hàng ngàn người “đi trên cái nỗi buồn thất vọng muôn thuở của Giu-đa”, con đường tự tử, phải chăng vì họ đã không gặp được niềm vui có một ai đó, một Thiên Chúa đang đồng hành, sẻ chia và an ủi !
Khi ban Con Một cho chúng ta, Thiên Chúa không muốn một ai phải lầm lũi ra đi như thế. Cho dầu có thân tàn ma dại như “người con hoang”, một khi quay gót trở về, Thiên Chúa vẫn rộn ràng mở tiệc để hoan vui chào đón. (Lc 15, 11-32), như một “con chiên đi lạc bị thương tích” vẫn được tìm kiếm và bồng ẵm trên đôi tay nhân hiền” Lc 15,4-7)…
Và như thế niềm vui chợt về giữa Mùa Vọng hôm nay chính là một lời mời gọi thiết tha để tất cả chúng ta kiện toàn lòng tin vào Thiên Chúa, trở về với Thiên Chúa, tín thác cuộc đời cho Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa. Như vậy, niềm vui hôm nay, niềm vui của Mùa Vọng Kitô giáo, niềm vui của đức tin, của tình yêu !
Tuy nhiên, để có được “niềm vui như thế” lại không là chuyện giản đơn !
Vâng, niềm vui là cốt yếu, niềm vui là trọng tâm của sứ điệp Phụng vụ hôm nay; nhưng đó lại là “niềm vui được chọn lựa”, “niềm vui đòi trả giá”, chứ không phải bất cứ niềm vui nào, nhất là những niềm vui chóng qua, rỗng tuếch, hời hợt…mà sau đó là một nỗi buồn muôn thuở (như những cái chết thương tâm, những tai nạn bi đát…sau niềm vui “đi bão” trong đêm Việt nam vô địch giải AFF vừa qua !)
“Niềm vui được chọn lựa” trong cái nhìn nhân bản của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được biểu hiện nơi ca khúc “MỖI NGÀY TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI”, thì đó là :
“những bông hoa và những nụ cười…”, là “Đường đến anh em đường đến bạn bè…”, là “yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi…”, là “Cùng với anh em tìm đến mọi người…”, là “ngồi thật yên Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình…”
Từ những “niềm vui nhân bản” đó, người Kitô hữu được gọi mời vươn tới niềm vui thiêng liêng, niềm vui thánh thiện của Tin Mừng :
Đó là Niềm Vui mang tính anh hùng, là niềm vui mang “dáng đứng của Máng cỏ Bê-Lem, của đồi Gon-go-ta, của từ bỏ, của hy sinh, của yêu thương, phục vụ.
- Đó chính là niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria khi Mẹ đã cảm nhận được thế nào vâng phục thánh ý Thiên Chúa. “Tôi hớn hở vui mừng trong Đấng Cứu chuộc tôi”, vì “Tôi là tôi tá Chúa” (Lc 1,47; 1,38).
- Đó là niềm vui của các Thánh Tông Đồ từ tòa án công nghị của quan chức Do Thái bước ra sau khi đã can đảm lựa chọn ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất sứ mệnh chứng nhân : “Các ông vui mừng vì được chịu đau khổ để làm chứng cho Đức Kitô” (Cv 5,41).
- Đó là niềm vui của Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, khi được cận kề săn sóc những kẻ yếu đau liệt lào.
- Đó là niềm vui của Thánh Maximilien Kolbe khi được chịu chết thay cho một người tù sắp bị lên án tử.
- Đó là niềm vui của Á Thánh Anrê Phú Yên khi được đưa đi xử tử để làm chứng mình thuộc về Đức Kitô và đáp trả tình yêu cho Ngài…
Và, như Tin Mừng hôm nay vừa công bố, đó là niềm vui dành cho những kẻ thực hành theo cách chỉ dẫn của thánh Gioan Tiền hô : “Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy….”
Và cụ thể, ở giữa cộng đoàn chúng ta hôm nay, đó là niềm vui của các bạn trẻ, của những em thiếu nhi đang tập múa, tập hát trong ca đoàn Giáng Sinh hay trong đội hình canh thức, là niềm vui của những anh em thợ điện, thợ vẽ, thợ sắt… đang hết mình cho các hạng mục trang trí Giáng Sinh sao cho đẹp đẽ, uy nghi…; đó là niềm vui của những cụ ông, cụ bà “nghèo vật chất nhưng thật tấm lòng”, đang mỗi ngày lên nhà thờ dọn vệ sinh cùng với túm khoai mì nóng hổi…để chia sẻ những nỗi nhọc nhằn của các anh chị em khác đang tất bật cho ngày đại lễ…
Suốt 2000 năm nay, trên mọi miền thế giới, đã có bao nhiêu con người đã hưởng ứng, đã sống niềm vui mà hôm nay chúng ta được gọi mời tiếp nối. Và như thế, phải chăng sống đức tin đích thực đó là biết không ngừng biến “màu tím hoa sim cuộc đời” của lạnh nhạt, thờ ơ, vắng bóng Thiên Chúa và tình yêu con người… trở nên màu hồng của niềm vui đầy ắp ân sủng, niềm tin, hy vọng và tình thương gặp gỡ, sẻ chia. Niềm vui Giáng Sinh sắp tới, hay “niềm vui của mỗi ngày giữa đời thường” sẽ chỉ trọn vẹn và chỉ dành cho những ai biết mở lòng ra để khát khao, đón nhận, gặp gỡ Thiên Chúa và con người. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật III MÙA VỌNG C 2018)
Màu tím của Mùa Vọng làm tôi chợt nhớ tới bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của thi sĩ Hữu Loan, một bài thơ được sáng tác cách đây hơn 50 năm và được công ty cổ phần công nghệ Việt (Vitek VTB) mua bản quyền tác giả với giá 100 triệu đồng Việt nam.
Ai cũng biết, bài thơ “Màu tím hoa sim” là tâm sự của Hữu Loan viết để tiếc thương người vợ trẻ Lê Đỗ Thị Ninh vừa kết duyên với ông chưa được mấy tháng đã vội lìa đời vì tai nạn chết đuối. Bài thơ đã liên kết màu tím của hoa sim với nổi buồn da diết của một người vừa mất đi người vợ hiền yêu quý :
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết…
Từ “Màu tím hoa sim” của đời thường đến màu tím của phụng vụ (Mùa Chay, Mùa Vọng, Lễ Tang) đều gợi lên nét buồn, nét nhớ, nét tiếc thương…
Giữa Khung trời Mùa Vọng man mác một sắc tím của thấp thỏm đợi chờ, một chút buồn của khắc khổ lo âu với hình ảnh hoang mạc, lưu đầy cùng với những tiếng ca ghi đậm nỗi xót xa kêu cứu van lơn : “Trời cao hãy đổ sương xuống…Mây ơi mưa Đấng Cứu Tinh…”, thì hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Vọng, lại bừng lên một “sắc hồng tươi vui”, đúng như tên gọi truyền thống của Phụng vụ : “Chúa Nhật áo Hồng”.
Để diễn tả trọng tâm ý nghĩa nầy, Lời Chúa và kinh nguyện của Phụng vụ hôm nay đều mang dáng vẻ vui tươi. Ngay từ Ca Nhập Lễ, lời của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Philipphê đã vang lên như một lời hiệu triệu, một mệnh lệnh : “Anh em hay vui lên ! Tôi nhắc lại : anh em hãy vui lên”. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn sách sứ ngôn Sô-phô-ni-a là bản tin vui loan báo ngày Ít-ra-en được giải thoát khỏi kiếp nô lệ lưu đầy :
“Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion
Hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi !
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi…”
Tư tưởng hoan vui đó lại còn được tiếp nối với lời đáp vịnh ca trích từ sách Isaia :
“Dân Sion, hãy mừng rỡ reo hò,
vì giữa ngươi, Đấng Thánh của Ít-ra-en quả thật là vĩ đại !”
Và nếu lưu tâm một chút, chúng ta sẽ nhận ra ngay cái lý do chính trong niềm vui của “dân Si-on”. Đó chính là vì Thiên Chúa đang trở lại, Thiên Chúa đang hiện diện, Thiên Chúa đang trở về, một Vị Thiên Chúa lặng lẽ viếng thăm dân Ngài mà Gioan Tiền hô trong Tin Mừng hôm nay mách chỉ : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người…”.
Nếu nhìn lại trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, chúng ta nhận ra rằng : cũng chính vì để nhắc lại niềm tin vào một Thiên Chúa trung thành và yêu thương đó, mà các sứ ngôn đã thay phiên nhau công bố sứ điệp hoan vui về “Sự Trở về, sự viếng thăm, sự quang lâm, sự hiện diện của Thiên Chúa…”.
“Vui lên nào hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy,
Vùng đất hoang hãy mừng rỡ trổ bông…
Hãy nói với những kẻ nhát gan : “Can đảm lên, đừng sợ !
Thiên Chúa của anh em đây rồi…Chính Người sẽ đến cứu anh em” (Is 35, 1-4)
dân Chúa không còn phải ngày lại ngày mòn mỏi với một tin buồn muôn thuở sống cuộc đời tăm tối trong kiếp nô lệ, lưu đầy, nhưng sẽ hân hoan đón nhận một tin vui, tin mừng trọng đại : “Hởi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hởi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng : “Kìa Thiên Chúa các ngươi”. Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm gọn chủ quyền…” (Is 40, 9-10)
Và sau những ngàn năm mong mỏi đợi chờ, Tin mừng vĩ đại đó đã hiện thực vào đêm mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem : “Tôi báo cho anh em một tin mừng, một tin mừng vĩ đại cho toàn dân là hôm nay, Đấng Cứu thế đã giáng sinh trong thành vua Đa-vít” (Lc 2,10-11).
Cũng chính Tin Mừng đó, sau 30 năm im lặng từ cái đêm huyền diệu Bê-lem, đã vang lên trên toàn cõi Palestine : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời các ngươi vừa nghe…Thánh thần Chúa ngự trên tôi, để tôi đem tin mừng cho người nghèo khó…” (Lc 4,16-21) .
Vâng, Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa mà Đức Kitô đến mặc khải rõ ràng cho chúng ta không bao giờ là một “Thiên Chúa trên các tầng mây nghìn trùng xa cách, chỉ biết ngó xuống mặt đất để dò xét và luận phạt. Nhưng là một Thiên Chúa “đang ở giữa chúng ta đây, một Thiên Chúa đang đồng hành giữa cuộc sống chúng ta để cảm thương thân phận, để chia sẻ ngọt bùi, để đồng hành thương xót : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1,14); “người ta sẽ gọi con trẻ là Emmanuen, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 2,23)…
Khi nào con người không tìm gặp được một Thiên Chúa đang đến, đang có mặt, đang đồng hành, đang nhìn đến với lòng yêu thương tha thứ, chắc chắn con người sẽ lầm lũi tiến bước trong nỗi buồn bất tận, trong nỗi thất vọng lênh láng. Giu-đa, người tông đồ bán Chúa, chắc chắn đã mang tâm sự não nề như thế khi bước khỏi bàn tiệc ly để lầm lũi bước đi trong bóng tối cho tới khi dừng lại trong cái chết tự treo cổ bi đát và thất vọng : “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” (Ga 13,30).
Hàng năm trên thế giới (đặc biệt tại những quốc gia giàu có, văn mình như Nhật bản, Hàn Quốc…), có hàng ngàn người “đi trên cái nỗi buồn thất vọng muôn thuở của Giu-đa”, con đường tự tử, phải chăng vì họ đã không gặp được niềm vui có một ai đó, một Thiên Chúa đang đồng hành, sẻ chia và an ủi !
Khi ban Con Một cho chúng ta, Thiên Chúa không muốn một ai phải lầm lũi ra đi như thế. Cho dầu có thân tàn ma dại như “người con hoang”, một khi quay gót trở về, Thiên Chúa vẫn rộn ràng mở tiệc để hoan vui chào đón. (Lc 15, 11-32), như một “con chiên đi lạc bị thương tích” vẫn được tìm kiếm và bồng ẵm trên đôi tay nhân hiền” Lc 15,4-7)…
Và như thế niềm vui chợt về giữa Mùa Vọng hôm nay chính là một lời mời gọi thiết tha để tất cả chúng ta kiện toàn lòng tin vào Thiên Chúa, trở về với Thiên Chúa, tín thác cuộc đời cho Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa. Như vậy, niềm vui hôm nay, niềm vui của Mùa Vọng Kitô giáo, niềm vui của đức tin, của tình yêu !
Tuy nhiên, để có được “niềm vui như thế” lại không là chuyện giản đơn !
Vâng, niềm vui là cốt yếu, niềm vui là trọng tâm của sứ điệp Phụng vụ hôm nay; nhưng đó lại là “niềm vui được chọn lựa”, “niềm vui đòi trả giá”, chứ không phải bất cứ niềm vui nào, nhất là những niềm vui chóng qua, rỗng tuếch, hời hợt…mà sau đó là một nỗi buồn muôn thuở (như những cái chết thương tâm, những tai nạn bi đát…sau niềm vui “đi bão” trong đêm Việt nam vô địch giải AFF vừa qua !)
“Niềm vui được chọn lựa” trong cái nhìn nhân bản của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được biểu hiện nơi ca khúc “MỖI NGÀY TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI”, thì đó là :
“những bông hoa và những nụ cười…”, là “Đường đến anh em đường đến bạn bè…”, là “yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi…”, là “Cùng với anh em tìm đến mọi người…”, là “ngồi thật yên Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình…”
Từ những “niềm vui nhân bản” đó, người Kitô hữu được gọi mời vươn tới niềm vui thiêng liêng, niềm vui thánh thiện của Tin Mừng :
Đó là Niềm Vui mang tính anh hùng, là niềm vui mang “dáng đứng của Máng cỏ Bê-Lem, của đồi Gon-go-ta, của từ bỏ, của hy sinh, của yêu thương, phục vụ.
- Đó chính là niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria khi Mẹ đã cảm nhận được thế nào vâng phục thánh ý Thiên Chúa. “Tôi hớn hở vui mừng trong Đấng Cứu chuộc tôi”, vì “Tôi là tôi tá Chúa” (Lc 1,47; 1,38).
- Đó là niềm vui của các Thánh Tông Đồ từ tòa án công nghị của quan chức Do Thái bước ra sau khi đã can đảm lựa chọn ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất sứ mệnh chứng nhân : “Các ông vui mừng vì được chịu đau khổ để làm chứng cho Đức Kitô” (Cv 5,41).
- Đó là niềm vui của Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, khi được cận kề săn sóc những kẻ yếu đau liệt lào.
- Đó là niềm vui của Thánh Maximilien Kolbe khi được chịu chết thay cho một người tù sắp bị lên án tử.
- Đó là niềm vui của Á Thánh Anrê Phú Yên khi được đưa đi xử tử để làm chứng mình thuộc về Đức Kitô và đáp trả tình yêu cho Ngài…
Và, như Tin Mừng hôm nay vừa công bố, đó là niềm vui dành cho những kẻ thực hành theo cách chỉ dẫn của thánh Gioan Tiền hô : “Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy….”
Và cụ thể, ở giữa cộng đoàn chúng ta hôm nay, đó là niềm vui của các bạn trẻ, của những em thiếu nhi đang tập múa, tập hát trong ca đoàn Giáng Sinh hay trong đội hình canh thức, là niềm vui của những anh em thợ điện, thợ vẽ, thợ sắt… đang hết mình cho các hạng mục trang trí Giáng Sinh sao cho đẹp đẽ, uy nghi…; đó là niềm vui của những cụ ông, cụ bà “nghèo vật chất nhưng thật tấm lòng”, đang mỗi ngày lên nhà thờ dọn vệ sinh cùng với túm khoai mì nóng hổi…để chia sẻ những nỗi nhọc nhằn của các anh chị em khác đang tất bật cho ngày đại lễ…
Suốt 2000 năm nay, trên mọi miền thế giới, đã có bao nhiêu con người đã hưởng ứng, đã sống niềm vui mà hôm nay chúng ta được gọi mời tiếp nối. Và như thế, phải chăng sống đức tin đích thực đó là biết không ngừng biến “màu tím hoa sim cuộc đời” của lạnh nhạt, thờ ơ, vắng bóng Thiên Chúa và tình yêu con người… trở nên màu hồng của niềm vui đầy ắp ân sủng, niềm tin, hy vọng và tình thương gặp gỡ, sẻ chia. Niềm vui Giáng Sinh sắp tới, hay “niềm vui của mỗi ngày giữa đời thường” sẽ chỉ trọn vẹn và chỉ dành cho những ai biết mở lòng ra để khát khao, đón nhận, gặp gỡ Thiên Chúa và con người. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau thỏa thuận với Trung Cộng, hai giám mục hầm trú đã từ chức theo yêu cầu của Tòa Thánh.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:17 15/12/2018
Hai vị giám mục hầm trú ở Trung Quốc đã đồng ý nhường chỗ cho các giám mục của cái gọi là Công Giáo Yêu nước của Trung Quốc trước một thỏa thuận được ký bởi Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc.
Theo Asia News ngày 13 tháng 12, Giám Mục Vincent Guo Xijin của giáo phận Mindong đã đồng ý trở thành giám mục phó và giám mục Vincent Zhan Silu sẽ là giám mục của Mindong.
Cuộc bàn giao này được diễn ra trong một cuộc họp tại một nhà khách quốc gia ở Bắc Kinh với sự chứng kiến của Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông xã hội.
Cũng tại cuộc họp này, Tổng Giám Mục Celli đã công bố Giám Mục Peter Zhuang Jianjian của giáo phận Shantou sẽ nhường chức cho Giám Mục Joseph Huang Bingzhang.
Hai ông giám mục Zhan và Huang đã từng bị dứt phép thông công và đã được làm hòa với Tòa Thánh như là một phần của thỏa thuận vào tháng Chín giữa Tòa Thánh và Trung Cộng.
Cũng theo Asia News, tại cuộc họp này Tổng Giám Mục Celli đã trao cho giám mục Guo Xijin một lá thư của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là HY Pietro Parolin và của HY Fernando Filoni, chủ tịch Bô Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc, yêu cầu ngài từ chức Giám Mục Mindong nhường cho giám mục Zhan.
Theo nguồn tin ngoài lề của các linh mục ở Mindong, thì ngài Celli đã bảo giám mục Guo rằng chính ĐGH Phanxicô đã yêu cầu giám mục vâng phục và “ hy sinh vì tình hình chung của giáo hội Trung Quốc,”
Cũng theo Asia News, theo như tiền lệ thì khi một giám mục của Hội Công Giáo Yêu Nước được làm hòa với Tòa Thánh, thì sẽ là Giám Mục Phụ Tá cho giám mục đương nhiệm của giáo hội hầm trú.
Đức Giám Mục Guo, 59 tuổi đã bị bắt bởi chính quyền Trung Quốc vào tháng Ba,nhưng sau đó được thả ra với lệnh cấm là không được cử hành Thánh Lễ vì không được công nhận bởi chính quyền.
Ngài bị bắt đi vì đã không chịu đồng tế với giám mục Zhan trong một lễ Giáng Sinh.
Giám mục Guo cũng đã bị bắt vào trước Tuần Thánh vào năm 2017.
Vào tháng Giêng, một phái đoàn Tòa Thánh đã yêu cầu giám mục Guo tự nguyện nhường chỗ cho giám mục kế vị là giám mục Zhan. Đây cũng chính là điều kiện mà chính quyền Trung Quốc đã đề nghị với giám mục trong cuộc bắt ngài vào năm 2017.
Giám mục Guo nói với tờ New York Times vào tháng Hai rằng “Chúng tôi phải tuân theo quyết định của Tòa Thánh” và rằng “ nguyên tắc của chúng tôi là Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc phải có mối liên hệ với Tòa Thánh, mối liên hệ này không thể bị cắt đứt.”
Nhưng ngài cũng chỉ ra rằng trong lúc “chính quyền Trung Quốc không nói một cách rõ ràng là chúng ta cần tách rời khỏi Tòa Thánh, “trong một số trường hợp thì nó lại hàm ý như vậy.”
Vào tháng Ba, trong cuộc họp hàng năm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, giám mục Zhan đã nói với tờ báo China’s Sing Tao rằng “không có trở ngại nào trong thỏa thuận giữa Trung Cộng và Tòa Thánh nếu như mọi người chỉ nghĩ đến lợi ích của giáo hội vì hòa bình.”
Giám Mục Zhuang, 88 tuổi, đã được Tòa Thánh yêu cầu về hưu vào cuối năm 2017, nhưng ngài đã từ chối yêu cầu ấy. Ngài được phong giám mục vào năm 2006 với sự chấp thuận của Tòa Thánh.
Vào tháng 12 năm 2017, giám mục Zhuang bị đưa về Bắc Kinh để gặp các người đứng đầu Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, các viên chức của Ủy Ban Tôn Giáo nhà nước và phái đoàn Tòa Thánh.
Nếu giám mục Zhuang từ chức vào thời gian đó, cũng theo phái đoàn Tòa Thánh, thì ngài có thể chỉ định ba linh mục mà một trong số đó sẽ được giám mục Huang chọn là cha tổng quản. Theo Asia news, Giám mục Zhuang đã không cầm được nước mắt khi nghe lời đề nghị như thế. Chẳng có nghĩa gì để chỉ định một cha tổng quản mà giám mục Huang có thể cho nghỉ bất cứ lúc nào.”
.
Source: EWTN 'After China deal, two underground bishops step down at Vatican's request'
Bé gái người Guatemala tử nạn khi vừa qua biên giới Mexico/Hoa Kỳ
Thanh Quảng sdb
17:52 15/12/2018
Bé gái người Guatemala tử nạn khi vừa qua biên giới Mexico/Hoa Kỳ
Một bé gái 7 tuổi người Guatemala đã vượt biên giới Mexico qua Hoa Kỳ với người cha không có giấy tờ tùy thân, đã tử nạn trong trại giam của đội Biên phòng Hoa Kỳ, vì kiệt sức và không ăn uống trong nhiều ngày!
Các viên chức cho hay em bé đã không ăn uống trong nhiều ngày, nên bị sốt và lên các cơn co giật! Bé đã được máy bay chuyển đến một bệnh viện ở El Paso, nhưng các nhân viên cứu thương đã không thể cứu sống bé được.
Một phát ngôn viên của đội Biên phòng Hoa Kỳ rất buồn bã chia sẻ: "Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của đội ngũ y tế của chúng tôi, chúng tôi đã không thể ngăn chặn được thảm cảnh này xảy ra."
Có hàng trăm trẻ em, đi cùng cha mẹ từ Trung Mỹ, để cố gắng thoát nghèo, nhưng nhiều em cũng bị các tội phạm có tổ chức lừa đảo, tuyển các em vào băng đảng ngay từ lúc các em còn non trẻ!
Tất cả các quốc gia Mexico, Hoa Kỳ, Guatemala, Honduras và El Salvador đang hợp tác cùng nhau để tạo công ăn việc làm cho người dân các nước Trung Mỹ, hầu khuyến khích họ yên tâm làm ăn chứ đừng rời bỏ quê hương để mơ tìm một phương trời tốt đẹp hơn .
Một bé gái 7 tuổi người Guatemala đã vượt biên giới Mexico qua Hoa Kỳ với người cha không có giấy tờ tùy thân, đã tử nạn trong trại giam của đội Biên phòng Hoa Kỳ, vì kiệt sức và không ăn uống trong nhiều ngày!
Các viên chức cho hay em bé đã không ăn uống trong nhiều ngày, nên bị sốt và lên các cơn co giật! Bé đã được máy bay chuyển đến một bệnh viện ở El Paso, nhưng các nhân viên cứu thương đã không thể cứu sống bé được.
Một phát ngôn viên của đội Biên phòng Hoa Kỳ rất buồn bã chia sẻ: "Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của đội ngũ y tế của chúng tôi, chúng tôi đã không thể ngăn chặn được thảm cảnh này xảy ra."
Có hàng trăm trẻ em, đi cùng cha mẹ từ Trung Mỹ, để cố gắng thoát nghèo, nhưng nhiều em cũng bị các tội phạm có tổ chức lừa đảo, tuyển các em vào băng đảng ngay từ lúc các em còn non trẻ!
Tất cả các quốc gia Mexico, Hoa Kỳ, Guatemala, Honduras và El Salvador đang hợp tác cùng nhau để tạo công ăn việc làm cho người dân các nước Trung Mỹ, hầu khuyến khích họ yên tâm làm ăn chứ đừng rời bỏ quê hương để mơ tìm một phương trời tốt đẹp hơn .
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là nơi thử nghiệm các bài học của Thượng Hội Đồng về người trẻ
Vũ Văn An
21:56 15/12/2018
Theo tin VaticanNews, các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào tháng Giêng năm 2019 tại Panama đã tổ chức một cuộc họp báo tại Rôma ngày 11 tháng 12 vừa qua, dưới sự bảo trợ của hội ISCOM, có liên hệ với Giáo Hoàng Đại Học Thánh Giá, để trình bầy về biến cố này. Các chủ đề được họ trình bầy bao gồm di dân, người bản địa, môi trường và vai trò phụ nữ.
Các chuẩn bị ráo riết đang diễn ra tại Panama City cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ diễn ra trong các ngày 22-27 tháng Giêng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tham dự biến cố này từ ngày 23 trở đi.
Nói với các nhà báo tại buổi họp báo hôm Thứ Ba tại Rôma, Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa của Panama cho hay: Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là “ngày cử hành lớn mừng đức tin. Chúng tôi đang chờ đợi Đức Hoàng và niềm hy vọng ngài sẽ mang tới cho mọi người ở Trung Mỹ”.
Chủ đề của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34 là “Tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin làm cho tôi như lời ngài nói” (Lc 1:38). Đức Tổng Giám Mục cho hay các chủ đề khác cũng sẽ được nhấn mạnh tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới: di dân, người bản địa, môi trường và vai trò phụ nữ.
Thế giới tuôn về Panama
Các sự kiện và con số của biến cố lớn lao trên đã được trình bầy tại cuộc họp báo. Giám đốc truyền thông của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama, Giancarlos Candanedo, cho biết: Hơn 200,000 tham dự viên thuộc 155 quốc gia khắp 5 châu sẽ tụ về Panama City. 47,000 đã hoàn tất các thủ tục ghi danh và 168,000 người khác đang hoàn tất việc này. Ông cho biết thêm: nhiều người khác sẽ đến dù không ghi danh. 243 người hy vọng sẽ từ Trung Hoa tới và 450 người từ Cuba. Người Hồi Giáo cũng sẽ tham dự, xuất phát từ Giócđăng và Palestine.
Hơn 37,000 thiện nguyện viên xuất phát từ Ba Tây, Costa Rica, Pháp và Ba Lan sẽ tham gia việc hậu cần, trợ tá và chuẩn bị.
Di dân
Ám chỉ đoàn bộ hành di dân Trung Mỹ, Đức Tổng Giám Mục Ulloa cho hay vấn đề di dân sẽ là một chủ đề nổi bật trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới vì Giáo Hội không thể không cảm thông sự đau khổ và đau đớn mà nhiều người trẻ phải trải qua.
Theo ngài, “người trẻ vốn bị cưỡng bức phải di cư, nhiều người là nạn nhân đau khổ của các tay buôn bán ma túy”. Ngoài tệ nạn này ra, họ còn đương đầu với nhiều thách thức khác. “Tôi xác tín rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nêu lên chủ đề hy vọng”; ngài nói thêm rằng người trẻ muốn có cơ hội.
Phụ nữ
Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama cũng sẽ làm nổi bật vai trò phụ nữ trong Giáo Hội. Đức Tổng Giám Mục Ulloa chỉ rõ điều này: người ta không thể quan niệm một Giáo Hội, nhất là giáo hội tại Châu Mỹ La Tinh và Trung Mỹ, mà không do phụ nữ đem lại với nhau.
Để nhấn mạnh điểm trên, tượng Đức Mẹ ở Fatima sẽ được trưng bầy tại biến cố Giới Trẻ hoàn cầu. Đây là lần đầu tiên, bức tượng này rời Bồ Đào Nha. Ngài nói rằng “đối với chúng tôi, phải nhấn mạnh tới vai trò của phụ nữ”. Biến cố Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là “cơ hội tốt để biểu lộ mọi điều tốt đẹp mà người phụ nữ đã đóng góp trong suốt lịch sử”.
Người bản địa
Trong số các tham dự viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama, sẽ có khoảng 1,000 người trẻ bản địa xuất phát từ nhiều nơi trên thế giới. Họ sẽ gặp nhau trong Buổi Gặp Gỡ Tuổi Trẻ Bản Địa Thế Giới (EMJI) Năm 2019 tổ chức tại Soloy, Panama từ ngày 17 tới ngày 21 tháng Giêng.
Mẫu mực của tuổi trẻ
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng Giáo Hội Trung Mỹ là giáo hội tử đạo và người trẻ có nhiều mẫu mực khả tín nơi các thánh như Romero, Rosa thành Lima, José Sánchez thành Rio và Gioan Phaolô II. Ngài xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng sẽ gặp mọi vị giám mục để nghe “mạch tim” của họ.
Các gia đình
Đức Tổng Giám Mục Ulloa nói rằng Giáo Hội Panama đang vươn tay ra với các người trẻ không có khả năng tài chánh tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Nhiều gia đình sẽ chào đón các khách hành hương đến cư ngụ “chỉ vì điều then chốt là chia sẻ”.
Cuối cuộc họp báo, các nhà tổ chức biểu lộ lòng hiếu khách Panama bằng cách cho nghe và xem các bài ca và các vũ điệu truyền thống.
Theo Claire Giangravè của tập san Crux, Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama sẽ là nơi thử nghiệm các nguyên tắc từng được đưa ra tại Thượng Hội Đồng năm 2018 về giới trẻ. Đức Tổng Giám Mục Ulloa tỏ ý hy vọng rằng tiếp theo Thượng Hội Đồng vừa nói, việc tụ tập giới trẻ tại Panama sẽ là cơ hội để người trẻ “cất cao tiếng nói của họ” một lần nữa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn Mạng Giáo Đoàn Georges Hall Sydney
Diệp Hải Dung
18:28 15/12/2018
Chiều thứ Bảy 15/12/2018 các Hội Đoàn Đoàn Thể trong Giáo Đoàn, quý Quan Khách Úc Việt và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Mary’s Queen of Heaven Georges Hall Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa là Bổn Mạng của Giáo Đoàn Georges Hall.
Xem Hình
Quý Cha và tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên trường học nhà thờ và Cha Bùi Sơn Lâm Tuyên úy Trưởng xông hương kiệu Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa sau 3 hồi chiêng trống vang lên, Giáo Đoàn kiệu cung nghinh tượng Thánh Simon Phan Đắc Hòa rước vào nhà thờ an vị trên cung Thánh.
Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo Đoàn Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ, tất cả mọi người và chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Chính xứ Joseph Kolodziej, Cha Nguyễn Khoa Toàn, Cha Đặng Đình Nên và Mai Văn Thịnh hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn nói về Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa vào ngày 12/12/1840 Y sĩ Simon Phan Đắc Hòa đã lên đoạn đầu đài ở gần chơ An Hòa để chấp nhận chúng tôi rao giảng Thập Tự Giá Chúa Giêsu KiTô. Ngài là một trong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam và Ngài đã nhắn nhủ các con của Ngài: "Cha yêu thương các con và hằng chăm sóc các con. Nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn, các con hãy vui lòng vâng ý Chúa, đừng buồn làm chi. Các con ở với mẹ, thương yêu nhau, và chăm sóc việc nhà. Từ đây cha không thể lo cho các con được nữa. Chúa muốn cha chịu khổ, cha xin vâng trọn." Mừng Lễ Thánh Simon Phan Đắc Hòa ngày hôm nay, chúng ta xin Chúa ban cho mỗi chúng ta luôn sống theo gương Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa....
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Joseph Chính xứ lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Cha cũng cám ơn Giáo đoàn đã giúp ích đóng góp cho Giáo Xứ được phát triển tốt đẹp. Kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, anh khen ngợi Giáo Đoàn đã tích cực đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng và Giáo Xứ trong suốt những năm tháng qua và anh đặc biệt cám ơn đội Thánh Vũ Giáo đoàn Georges Hall đã giúp phụng vụ Thánh vũ trong 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang tháng 10 vừa qua tại Trung Tâm Bringelly.
Sau cùng anh Trần Thức Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn, anh cũng đặc biệt cám ơn Cha Cựu Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã dìu dắt Giáo Đoàn đến với Giáo Xứ Georges Hall này, và cũng cám ơn quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Giáo Đoàn sau cùng anh xin tất cả mọi người hãy luôn cầu nguyện cho Giáo Đoàn ngày bền vững và tiến triển trong Cộng Đồng trong Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại qua bên hội trường nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Quý Cha và tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên trường học nhà thờ và Cha Bùi Sơn Lâm Tuyên úy Trưởng xông hương kiệu Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa sau 3 hồi chiêng trống vang lên, Giáo Đoàn kiệu cung nghinh tượng Thánh Simon Phan Đắc Hòa rước vào nhà thờ an vị trên cung Thánh.
Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo Đoàn Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ, tất cả mọi người và chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Chính xứ Joseph Kolodziej, Cha Nguyễn Khoa Toàn, Cha Đặng Đình Nên và Mai Văn Thịnh hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn nói về Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa vào ngày 12/12/1840 Y sĩ Simon Phan Đắc Hòa đã lên đoạn đầu đài ở gần chơ An Hòa để chấp nhận chúng tôi rao giảng Thập Tự Giá Chúa Giêsu KiTô. Ngài là một trong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam và Ngài đã nhắn nhủ các con của Ngài: "Cha yêu thương các con và hằng chăm sóc các con. Nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn, các con hãy vui lòng vâng ý Chúa, đừng buồn làm chi. Các con ở với mẹ, thương yêu nhau, và chăm sóc việc nhà. Từ đây cha không thể lo cho các con được nữa. Chúa muốn cha chịu khổ, cha xin vâng trọn." Mừng Lễ Thánh Simon Phan Đắc Hòa ngày hôm nay, chúng ta xin Chúa ban cho mỗi chúng ta luôn sống theo gương Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa....
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Joseph Chính xứ lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Cha cũng cám ơn Giáo đoàn đã giúp ích đóng góp cho Giáo Xứ được phát triển tốt đẹp. Kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, anh khen ngợi Giáo Đoàn đã tích cực đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng và Giáo Xứ trong suốt những năm tháng qua và anh đặc biệt cám ơn đội Thánh Vũ Giáo đoàn Georges Hall đã giúp phụng vụ Thánh vũ trong 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang tháng 10 vừa qua tại Trung Tâm Bringelly.
Sau cùng anh Trần Thức Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn, anh cũng đặc biệt cám ơn Cha Cựu Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã dìu dắt Giáo Đoàn đến với Giáo Xứ Georges Hall này, và cũng cám ơn quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Giáo Đoàn sau cùng anh xin tất cả mọi người hãy luôn cầu nguyện cho Giáo Đoàn ngày bền vững và tiến triển trong Cộng Đồng trong Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại qua bên hội trường nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng.
Diệp Hải Dung
Diễn nguyện Giáng Sinh Mùa Vọng 2018 của tu sĩ Việt Nam đang du học Hoa Kỳ tại Brockton, tiểu bang Massachuset.
Chủng sinh J. B> Ngô Thanh Nhã
18:36 15/12/2018
Diễn nguyện Giáng Sinh Mùa Vọng 2018 của tu sĩ Việt Nam đang du học Hoa Kỳ tại Brockton, tiểu bang Massachuset.
Chiều tối ngày 9 tháng 12 vừa qua, buổi diễn nguyện Mùa Vọng 2018 đã được tổ chức tại cơ sở của dòng nữJesus Crucified and Our Lady of Sorrows ở thành phố Brockton, tiểu bang Massachuset, Hoa Kỳ.
Xem Video
Hiện diện trong đêm diễn nguyện là bề trên và quý sơ của Dòng cùngcác linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh Việt Nam đang tu học Hoa Kỳ ở thành phố Brockton và vùng phụ cận, cũng như sự ưu ái tham dự của quý vị ân thân nhân người Việt và người Mỹ.Đây là lần thứ hai buổi diễn nguyện Mùa Vọng được tổ chức tại đây,nhà dòng của các sơ Mỹ.
Các sơ dòng Jesus Crucified and Our Lady of Sorrows nơi đây hiện đang cưu mang 13 nữ tu Việt Nam để các sơ có điều kiện tu học, và con số sẽ tăng lên 17 vào một vài tháng tới. Dẫu rằng độ tuổi trung bình của các sơ dòng này đã trạc ngoại bát tuần, và điều kiện vật chất cũng phải lo toan nhiều, nhưng các sơ vẫn dành một tình yêu mến đặc biệt cho các nữ tu trẻ đang trọ học.
Xem Video
Buổi diễn nguyện đã được tổ chức bởi quý ân thân nhân người Việt ở vùng này cùng sự cộng tác nhiệt tình của các tu sĩ Việt Nam. Các tiết mục được dàn dựng công phu và sáng tạo với phong cách rất trẻ trung của tu sĩ trẻ.
Bên cạnh bài hợp xướng và những bài tốp ca mang bầu khí ấm cúng gia đình cũng như nét thánh thiêng nhẹ nhàng của mùa Giáng Sinh,khán giả được hoà cùng những vũ điệu sôi động và trẻ trung của quý sơ, và của quý thầy. Trải qua những cung bậc cảm xúc này, mọi người được lắng đọng lại để cùng chiêm ngắm lời hứa cứu độ Thiên Chúa phán sau khi Adam và Eva sa ngã được thực hiện nơi cô thôn nữ Maria khi Đấng Cứu Thếđược hạ sinh.
Xem Video
Đêm diễn nguyện này hẳncó thể được xem như một làn gió tươi mới thổi vào bầu khí nơi đây và là món quà Chúa gửi đến cho 10nữ tu Mỹ đang tuổi về hưu. Không chỉ thế, chính các tu sĩ Việt Nam và quý vị khán giả khi hoà cùng bầu khí đêm nay cũng đã cảm nếm được ân sủng Thiên Chúa gửi đến cho mình trong Mùa Vọng năm nay.
Chủng sinh J.B.Ngô Thanh Nhã
Chiều tối ngày 9 tháng 12 vừa qua, buổi diễn nguyện Mùa Vọng 2018 đã được tổ chức tại cơ sở của dòng nữJesus Crucified and Our Lady of Sorrows ở thành phố Brockton, tiểu bang Massachuset, Hoa Kỳ.
Xem Video
Hiện diện trong đêm diễn nguyện là bề trên và quý sơ của Dòng cùngcác linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh Việt Nam đang tu học Hoa Kỳ ở thành phố Brockton và vùng phụ cận, cũng như sự ưu ái tham dự của quý vị ân thân nhân người Việt và người Mỹ.Đây là lần thứ hai buổi diễn nguyện Mùa Vọng được tổ chức tại đây,nhà dòng của các sơ Mỹ.
Các sơ dòng Jesus Crucified and Our Lady of Sorrows nơi đây hiện đang cưu mang 13 nữ tu Việt Nam để các sơ có điều kiện tu học, và con số sẽ tăng lên 17 vào một vài tháng tới. Dẫu rằng độ tuổi trung bình của các sơ dòng này đã trạc ngoại bát tuần, và điều kiện vật chất cũng phải lo toan nhiều, nhưng các sơ vẫn dành một tình yêu mến đặc biệt cho các nữ tu trẻ đang trọ học.
Xem Video
Buổi diễn nguyện đã được tổ chức bởi quý ân thân nhân người Việt ở vùng này cùng sự cộng tác nhiệt tình của các tu sĩ Việt Nam. Các tiết mục được dàn dựng công phu và sáng tạo với phong cách rất trẻ trung của tu sĩ trẻ.
Bên cạnh bài hợp xướng và những bài tốp ca mang bầu khí ấm cúng gia đình cũng như nét thánh thiêng nhẹ nhàng của mùa Giáng Sinh,khán giả được hoà cùng những vũ điệu sôi động và trẻ trung của quý sơ, và của quý thầy. Trải qua những cung bậc cảm xúc này, mọi người được lắng đọng lại để cùng chiêm ngắm lời hứa cứu độ Thiên Chúa phán sau khi Adam và Eva sa ngã được thực hiện nơi cô thôn nữ Maria khi Đấng Cứu Thếđược hạ sinh.
Xem Video
Đêm diễn nguyện này hẳncó thể được xem như một làn gió tươi mới thổi vào bầu khí nơi đây và là món quà Chúa gửi đến cho 10nữ tu Mỹ đang tuổi về hưu. Không chỉ thế, chính các tu sĩ Việt Nam và quý vị khán giả khi hoà cùng bầu khí đêm nay cũng đã cảm nếm được ân sủng Thiên Chúa gửi đến cho mình trong Mùa Vọng năm nay.
Chủng sinh J.B.Ngô Thanh Nhã