Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn vùng Baviera về món quà Giáng Sinh
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:24 16/12/2013
VATICAN, Trước thời điểm nghi thức bật sáng đèn trang trí cây thông Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma diễn ra lúc 16h30, Thứ Sáu, 13/12/2013, buổi sáng cùng ngày, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đón tiếp một phái đoàn đến từ Baviera. Đây chính là nơi dâng tặng cây thông Noel dùng để trang chi vào dịp Giáng Sinh cho năm nay.
Cây thông, 45 tuổi, cao 25 m, nặng hơn 7 tấn, đường kính 98 cm, đã được chuyển về Rôma ngày 6 tháng 12 vừa qua từ cộng đoàn Waldmünchen thuộc vùng Baviera và có biên giới chung với Cộng Hòa Séc. Baviera cũng chính là quê hương của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Đức Thánh Cha đã cám ơn cộng đoàn địa phương về món quà « mang dấu chỉ đặc thù của Giáng Sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô ». Nhờ vậy, những ai có cơ hội ghé Vatican vào dịp này được chiêm ngưỡng cùng với máng cỏ Chúa Hài Đồng. « Cây thông uy nghi này được giữ lại bên hang đá trong suốt Mùa Giáng Sinh. Nó sẽ được dân thành Rôma, khách hành hương và du lịch trên khắp thế giới chiêm ngắm », ngài nhận xét.
Đức Thánh Cha đánh giá cao món quà này vì nó gói ghém trọn vẹn tấm lòng của người dân vùng Baviera. « Anh chị em đã muốn biểu lộ sự gần gũi thiêng liêng và tình bằng hữu nối kết toàn thể nước Đức, và đặc biệt là vùng Baviera, với Tòa Thánh, trong dòng chảy của truyền thống Kitô giáo, vốn đã làm phong phú nền văn hóa, văn học và nghệ thuật của đất nước anh chị em cũng như toàn thể Châu Âu », Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi thành viên trong đoàn cũng như tất cả cư dân trong vùng hưởng một lễ Giáng Sinh an lành. Ngài còn lặp lại lời chúc vào cuối buổi tiếp. « Một lần nữa, tôi gửi đến quý vị những lời chúc thiện tình nhất của tôi và tôi cũng đề nghị quý vị chuyển tâm tình này tới gia đình và tất cả đồng bào của mình », Đức Thánh Cha bày tỏ mong muốn.
Trước khi ban phép lành Tòa Thánh cho các thành viên trong đoàn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không quên đề nghị họ cầu nguyện cho cả mình nữa.
Cây thông, 45 tuổi, cao 25 m, nặng hơn 7 tấn, đường kính 98 cm, đã được chuyển về Rôma ngày 6 tháng 12 vừa qua từ cộng đoàn Waldmünchen thuộc vùng Baviera và có biên giới chung với Cộng Hòa Séc. Baviera cũng chính là quê hương của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Đức Thánh Cha đã cám ơn cộng đoàn địa phương về món quà « mang dấu chỉ đặc thù của Giáng Sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô ». Nhờ vậy, những ai có cơ hội ghé Vatican vào dịp này được chiêm ngưỡng cùng với máng cỏ Chúa Hài Đồng. « Cây thông uy nghi này được giữ lại bên hang đá trong suốt Mùa Giáng Sinh. Nó sẽ được dân thành Rôma, khách hành hương và du lịch trên khắp thế giới chiêm ngắm », ngài nhận xét.
Đức Thánh Cha đánh giá cao món quà này vì nó gói ghém trọn vẹn tấm lòng của người dân vùng Baviera. « Anh chị em đã muốn biểu lộ sự gần gũi thiêng liêng và tình bằng hữu nối kết toàn thể nước Đức, và đặc biệt là vùng Baviera, với Tòa Thánh, trong dòng chảy của truyền thống Kitô giáo, vốn đã làm phong phú nền văn hóa, văn học và nghệ thuật của đất nước anh chị em cũng như toàn thể Châu Âu », Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi thành viên trong đoàn cũng như tất cả cư dân trong vùng hưởng một lễ Giáng Sinh an lành. Ngài còn lặp lại lời chúc vào cuối buổi tiếp. « Một lần nữa, tôi gửi đến quý vị những lời chúc thiện tình nhất của tôi và tôi cũng đề nghị quý vị chuyển tâm tình này tới gia đình và tất cả đồng bào của mình », Đức Thánh Cha bày tỏ mong muốn.
Trước khi ban phép lành Tòa Thánh cho các thành viên trong đoàn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không quên đề nghị họ cầu nguyện cho cả mình nữa.
Phỏng vấn báo La Stampa: ĐTC Phanxicô gọi ”chủ thuyết mác xít là một ý thức hệ sai lầm”.
Lm. Trần Đức Anh OP
08:40 16/12/2013
VATICAN. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo La Stampa ở Italia, ĐTC Phanxicô gọi ”chủ thuyết mác xít là một ý thức hệ sai lầm”.
ĐTC đã dành cho ký giả Andrea Tornielli của báo La Stampa một cuộc phỏng vấn dài 1 giờ 30 phút về nhiều vấn đề thời sự và văn bản phỏng vấn được đăng trên báo này số ra ngày 15-12 vừa qua.
Ký giả Tornielli hỏi: Một số đoạn trong Tông Huấn ”Niềm Vui Phúc Âm” (Evangelii gaudium) của ĐTC bị những người siêu bảo thủ tại Mỹ phê bình và họ tố cáo ngài là người ”hoàn toàn theo chủ thuyết mác xít”. Một vị Giáo Hoàng cảm thấy thế nào khi bị định nghĩa là người mác xít?. ĐTC đáp:
”Ý thức hệ mác xít là điều sai lầm. Nhưng trong đời, tôi đã quen biết bao nhiêu người mác xít tốt lành trong tư cách là người, và vì thế tôi không cảm thấy bị xúc phạm”. Những lời gây ấn tượng mạnh nhất là những lời nói về nền kinh tế ”giết hại”... Trong Tông Huấn không có điều gì mà không ở trong Đạo lý xã hội của Hội Thánh. Tôi không nói theo quan điểm của một chuyên gia, tôi tìm cách trình bày như chụp hình những gì đang xảy ra. Trích dẫn đặc thù duy nhất là về những lý thuyết gọi là ”được hưởng lợi ké”, theo đó mỗi sự phát triển kinh tế do thị trường tự do tạo điều kiện thuận lợi để nó diễn ra, thì tự nó cũng tạo nên một sự công bình và làm cho nhiều người được tham gia xã hội và sự sung túc hơn trên thế giới. Đó là một lời hứa khi chiếc ly nước chưa đầy, nếu ly nước ấy đầy tràn thì người nghèo cũng được hưởng nước tràn ra từ chiếc ly ấy. Nhưng thực tế là khi chiếc ly tràn đầy nước, thì nó phình ra một cách huyền nhiệm và thế là chẳng bao giờ người nghèo được hưởng những gì từ ly nước ấy. Đó là điều tham chiếu duy nhất về lý thuyết ấy. Tôi xin lập lại là tôi không nói như một chuyên gia, nhưng theo đạo lý của Giáo Hội. Và điều này không có nghĩa là tôi là người mác xít”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐTC cho biết ngài đặt vấn đề đại kết các tín hữu Kitô lên hàng ưu tiên; và tái bày tỏ mong ước và sẵn sàng gặp Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios I, Giáo chủ chính thống Constantinople, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Thánh Địa giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople. Ngoài ra, ĐTC bày tỏ hài lòng về tiến trình cải tổ Viện giáo vụ, quen gọi là ngân hàng Vatican.
Về vấn đề những người ly dị tái hôn, ĐTC không bày tỏ lập trường, nhưng ngài cho biết vấn đề này sẽ được bàn đến trong công nghị Hồng Y đoàn vào tháng 2 tới đây, rồi sẽ được bàn đến trong Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vào tháng 10 năm tới, 2014, cũng như trong Thượng HĐGM thường kỳ vào năm 2015 sau đó. ”Tại những khóa họp ấy, bao nhiêu điều sẽ được đào sâu và làm sáng tỏ”. Ngoài ra, ĐTC chống lại quan niệm cho rằng việc Giáo Hội không cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, đó là một hình phạt.
Về vấn đề cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng như Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn, ĐTC cho biết đó là một công việc lâu dài. ĐHY Bertello đã thu thập ý kiến của các cơ quan trung ương Tòa Thánh và chúng tôi đã nhận được những gợi ý đề nghị của các GM trên thế giới. Trong khóa họp mới đây, 8 HY cố vấn nói là chúng ta đã đi tới lúc đưa ra những đề nghị cụ thể và trong khóa họp vào tháng 2 tới đây, các Hồng Y sẽ trao cho tôi những đề nghị đầu tiên.
Trả lời câu hỏi: liệu Giáo Hội sẽ có các Hồng Y phụ nữ hay không, ĐTC đáp: ”Đó là một câu nói đùa, tôi không biết từ đâu mà ra. Các phụ nữ trong Giáo Hội phải được đề cao giá trị, chứ không phải được ”giáo sĩ hóa”. Ai nghĩ đến các phụ nữ làm Hồng Y thì là người phần nào có não trạng ”giáo sĩ trị”. (SD 16-12-2013)
ĐTC đã dành cho ký giả Andrea Tornielli của báo La Stampa một cuộc phỏng vấn dài 1 giờ 30 phút về nhiều vấn đề thời sự và văn bản phỏng vấn được đăng trên báo này số ra ngày 15-12 vừa qua.
Ký giả Tornielli hỏi: Một số đoạn trong Tông Huấn ”Niềm Vui Phúc Âm” (Evangelii gaudium) của ĐTC bị những người siêu bảo thủ tại Mỹ phê bình và họ tố cáo ngài là người ”hoàn toàn theo chủ thuyết mác xít”. Một vị Giáo Hoàng cảm thấy thế nào khi bị định nghĩa là người mác xít?. ĐTC đáp:
”Ý thức hệ mác xít là điều sai lầm. Nhưng trong đời, tôi đã quen biết bao nhiêu người mác xít tốt lành trong tư cách là người, và vì thế tôi không cảm thấy bị xúc phạm”. Những lời gây ấn tượng mạnh nhất là những lời nói về nền kinh tế ”giết hại”... Trong Tông Huấn không có điều gì mà không ở trong Đạo lý xã hội của Hội Thánh. Tôi không nói theo quan điểm của một chuyên gia, tôi tìm cách trình bày như chụp hình những gì đang xảy ra. Trích dẫn đặc thù duy nhất là về những lý thuyết gọi là ”được hưởng lợi ké”, theo đó mỗi sự phát triển kinh tế do thị trường tự do tạo điều kiện thuận lợi để nó diễn ra, thì tự nó cũng tạo nên một sự công bình và làm cho nhiều người được tham gia xã hội và sự sung túc hơn trên thế giới. Đó là một lời hứa khi chiếc ly nước chưa đầy, nếu ly nước ấy đầy tràn thì người nghèo cũng được hưởng nước tràn ra từ chiếc ly ấy. Nhưng thực tế là khi chiếc ly tràn đầy nước, thì nó phình ra một cách huyền nhiệm và thế là chẳng bao giờ người nghèo được hưởng những gì từ ly nước ấy. Đó là điều tham chiếu duy nhất về lý thuyết ấy. Tôi xin lập lại là tôi không nói như một chuyên gia, nhưng theo đạo lý của Giáo Hội. Và điều này không có nghĩa là tôi là người mác xít”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐTC cho biết ngài đặt vấn đề đại kết các tín hữu Kitô lên hàng ưu tiên; và tái bày tỏ mong ước và sẵn sàng gặp Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios I, Giáo chủ chính thống Constantinople, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Thánh Địa giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople. Ngoài ra, ĐTC bày tỏ hài lòng về tiến trình cải tổ Viện giáo vụ, quen gọi là ngân hàng Vatican.
Về vấn đề những người ly dị tái hôn, ĐTC không bày tỏ lập trường, nhưng ngài cho biết vấn đề này sẽ được bàn đến trong công nghị Hồng Y đoàn vào tháng 2 tới đây, rồi sẽ được bàn đến trong Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vào tháng 10 năm tới, 2014, cũng như trong Thượng HĐGM thường kỳ vào năm 2015 sau đó. ”Tại những khóa họp ấy, bao nhiêu điều sẽ được đào sâu và làm sáng tỏ”. Ngoài ra, ĐTC chống lại quan niệm cho rằng việc Giáo Hội không cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, đó là một hình phạt.
Về vấn đề cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng như Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn, ĐTC cho biết đó là một công việc lâu dài. ĐHY Bertello đã thu thập ý kiến của các cơ quan trung ương Tòa Thánh và chúng tôi đã nhận được những gợi ý đề nghị của các GM trên thế giới. Trong khóa họp mới đây, 8 HY cố vấn nói là chúng ta đã đi tới lúc đưa ra những đề nghị cụ thể và trong khóa họp vào tháng 2 tới đây, các Hồng Y sẽ trao cho tôi những đề nghị đầu tiên.
Trả lời câu hỏi: liệu Giáo Hội sẽ có các Hồng Y phụ nữ hay không, ĐTC đáp: ”Đó là một câu nói đùa, tôi không biết từ đâu mà ra. Các phụ nữ trong Giáo Hội phải được đề cao giá trị, chứ không phải được ”giáo sĩ hóa”. Ai nghĩ đến các phụ nữ làm Hồng Y thì là người phần nào có não trạng ”giáo sĩ trị”. (SD 16-12-2013)
Top Stories
Vietnam: Les chrétiens irrités par « les visites de courtoise » du gouvernement à l’occasion de Noël
Eglises d'Asie
13:23 16/12/2013
Les visites de courtoisie du gouvernement auprès des communautés chrétiennes à l’occasion de Noël ne sont pas du goût de tout le monde.
A l’approche de Noël, les autorités centrales et régionales multiplient les prévenances à l’égard des diverses communautés chrétiennes. La première page du site Internet du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses est significative à cet égard. On y apprend par exemple que le pape François a été choisi comme personnalité de l’année par le magazine américain Time. On y trouve surtout une liste impressionnante des démarches effectuées dans tout le pays par les diverses délégations du Bureau pour transmettre les vœux de Noël du gouvernement aux évêchés, aux grands séminaires, au clergé des diverses villes et des provinces.
Il s’agit là d’une attitude traditionnelle qui remonte aux premières années de la République démocratique du Vietnam. Le gouvernement ne s’y soustrait jamais même lorsque, par ailleurs, il fait subir à la communauté catholique et protestante des pressions insupportables.
Par contre, il semble que bon nombre de membres du clergé et des communautés chrétiennes accueillent ces prévenances avec de plus en plus de gêne et d’irritation. Leur caractère entièrement formel et artificiel, l’écart entre la bonne humeur affichée à cette occasion et l’attitude ordinaire des autorités, la langue de bois utilisés sont aujourd’hui de moins en moins bien supportés.
Déjà, en 2011, la congrégation des rédemptoristes du Vietnam avait envoyé une déclaration écrite au Bureau des Affaires religieuses pour décliner la visite programmée par celle-ci à l’occasion des fêtes de Noël et du premier de l’An. La déclaration mentionnait que, pendant toute l’année 2011, les missives envoyées par la congrégation au Bureau des Affaires religieuses n’avaient reçu aucune réponse. La visite envisagée était, de ce fait, purement formelle et ne reflétait pas l’attitude du Bureau vis-à-vis des organisations religieuses, concluait la déclaration.
Témoigne aujourd’hui de cette irritation grandissante, ce bref article du P. Joseph Nguyên Van Nghia, mis en ligne sur VietCatholic News, le 13 décembre 2013 et traduit ci-dessous par la rédaction d’Eglises d’Asie.
[du P. Joseph Nguyên Van Nghia]
« Chaque année, lorsque viennent les fêtes de Noël, partout dans le pays, ces messieurs les « serviteurs fidèles du peuple » (1) envoient des invitations aux membres de la hiérarchie protestante et catholique les invitant à des rencontres pendant lesquels ils recevront les vœux de Noël du gouvernement et quelques petits cadeaux. Naturellement, des souhaits solennels sont prononcés. Cela dure quelque sept minutes. Mais avant cela, les invités doivent subir une leçon de morale, intitulée « Informations sur la situation politique, économique, culturelle et sociale ainsi que sur la sécurité et la défense nationale ».
Ces marques de civilité prennent une saveur quelque peu désagréable lorsque les personnalités religieuses invitées à recevoir des « petits cadeaux » des mains des « fidèles serviteurs du peuple » constatent que les enfants et les adolescents dont il s’occupent sont obligés de subir des examens de contrôle d’études le jour même de Noël. Un goût désagréable qui a poussé plusieurs personnalités protestantes ou catholiques à élever la voix pour protester. Mais il semble qu’ils n’aient pas été entendus. Rien ne s’est passé, exception faite pour certaines régions comme par exemple la province de Thua Thiên (Huê), où une directive des autorités a prescrit de ne pas organiser d’examens de contrôle le 25 décembre, jour de Noël.
Jusqu’à quand vont durer ces prétendues visites de courtoisie ? Elles vont certainement subsister encore longtemps si nous continuons à transiger sous de nombreux prétextes ou si la peur nous paralyse au point de nous faire manquer de franchise. »(eda/jm)
(1) Le parti et ses cadres sont « au service du peuple ».
- légende photo: 22 décembre 2012: Pham Quang Nghi, membre du Bureau politique du Comité central du PCV, secrétaire du Comité du PCV de Hanoi, formule ses meilleurs vœux de Noël à l’archevêque de la capitale.
(Source: Eglises d'Asie, le 16 décembre 2013)
Il s’agit là d’une attitude traditionnelle qui remonte aux premières années de la République démocratique du Vietnam. Le gouvernement ne s’y soustrait jamais même lorsque, par ailleurs, il fait subir à la communauté catholique et protestante des pressions insupportables.
Par contre, il semble que bon nombre de membres du clergé et des communautés chrétiennes accueillent ces prévenances avec de plus en plus de gêne et d’irritation. Leur caractère entièrement formel et artificiel, l’écart entre la bonne humeur affichée à cette occasion et l’attitude ordinaire des autorités, la langue de bois utilisés sont aujourd’hui de moins en moins bien supportés.
Déjà, en 2011, la congrégation des rédemptoristes du Vietnam avait envoyé une déclaration écrite au Bureau des Affaires religieuses pour décliner la visite programmée par celle-ci à l’occasion des fêtes de Noël et du premier de l’An. La déclaration mentionnait que, pendant toute l’année 2011, les missives envoyées par la congrégation au Bureau des Affaires religieuses n’avaient reçu aucune réponse. La visite envisagée était, de ce fait, purement formelle et ne reflétait pas l’attitude du Bureau vis-à-vis des organisations religieuses, concluait la déclaration.
Témoigne aujourd’hui de cette irritation grandissante, ce bref article du P. Joseph Nguyên Van Nghia, mis en ligne sur VietCatholic News, le 13 décembre 2013 et traduit ci-dessous par la rédaction d’Eglises d’Asie.
[du P. Joseph Nguyên Van Nghia]
« Chaque année, lorsque viennent les fêtes de Noël, partout dans le pays, ces messieurs les « serviteurs fidèles du peuple » (1) envoient des invitations aux membres de la hiérarchie protestante et catholique les invitant à des rencontres pendant lesquels ils recevront les vœux de Noël du gouvernement et quelques petits cadeaux. Naturellement, des souhaits solennels sont prononcés. Cela dure quelque sept minutes. Mais avant cela, les invités doivent subir une leçon de morale, intitulée « Informations sur la situation politique, économique, culturelle et sociale ainsi que sur la sécurité et la défense nationale ».
Ces marques de civilité prennent une saveur quelque peu désagréable lorsque les personnalités religieuses invitées à recevoir des « petits cadeaux » des mains des « fidèles serviteurs du peuple » constatent que les enfants et les adolescents dont il s’occupent sont obligés de subir des examens de contrôle d’études le jour même de Noël. Un goût désagréable qui a poussé plusieurs personnalités protestantes ou catholiques à élever la voix pour protester. Mais il semble qu’ils n’aient pas été entendus. Rien ne s’est passé, exception faite pour certaines régions comme par exemple la province de Thua Thiên (Huê), où une directive des autorités a prescrit de ne pas organiser d’examens de contrôle le 25 décembre, jour de Noël.
Jusqu’à quand vont durer ces prétendues visites de courtoisie ? Elles vont certainement subsister encore longtemps si nous continuons à transiger sous de nombreux prétextes ou si la peur nous paralyse au point de nous faire manquer de franchise. »(eda/jm)
(1) Le parti et ses cadres sont « au service du peuple ».
- légende photo: 22 décembre 2012: Pham Quang Nghi, membre du Bureau politique du Comité central du PCV, secrétaire du Comité du PCV de Hanoi, formule ses meilleurs vœux de Noël à l’archevêque de la capitale.
(Source: Eglises d'Asie, le 16 décembre 2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh hoạt mục vụ giáo xứ Mẹ Thiên Chúa
Ignatio Phan Đình Long
10:40 16/12/2013
PHAN THIẾT - Trong niềm vui chung của toàn thể Giáo Hội toàn cầu, trong ngày Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng (Chúa Nhật hồng), ngày 15/12/2013. Cha Giuse Nguyễn Công Hoàng, quản xứ giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã dâng thánh lễ và rửa tội cho 7 anh chị em tân tòng, đồng thời hợp thức hóa cho 4 đôi hôn phối.
Hình ảnh
Đây là niềm vui chung và là niềm vui lớn của giáo xứ Mẹ Thiên Chúa. vì thời gian nầy, Mùa Vọng chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, Ơn Cứu Độ đã đến gần kề, mà giáo xứ lại đón nhận được thêm 7 tân tòng, trong đó có 4 người lớn tuổi. Họ là những nông dân, công nhân, tiểu thương, đã đi tìm kiếm Chúa, và hôm nay Chúa đã chính thức tiếp nhận họ vào làm vườn nho cho Chúa. Họ cảm thấy vui mừng và ấm cúng, khi cả cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Mẹ Thiên Chúa dang tay đón chào họ.
Mùa Giáng Sinh năm nay, ngoài niềm vui đón mừng Chúa Hài Đồng, những người tân tòng nầy còn sung sướng biết bao, khi họ được rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, họ đã trở nên Kitô hữu thật sự trong lòng Giáo Hội.
Các gia đình được hợp thức hóa hôm nay, cũng được tràn đầy ân sủng Chúa, vì sự rối ren đã được tháo gỡ. Đồi núi được san bằng, hố sâu được lấp kín và những nẻo đường quanh co được trở nên ngay thẳng.
Cuối thánh lễ, cha Giuse cũng tặng cho mỗi người một quyển Kinh Thánh và một tràng chuổi Mân Côi, để làm hành trang trên bước đường sống đức tin giữa lòng thế giới hôm nay.
Ôi hạnh phúc nào hơn! “Tất cả là Hồng Ân”. Nhờ ơn Chúa và sự cầu bầu đầy uy quyền của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan thầy giáo xứ, đặc biệt giáo xứ có một vị linh mục thánh thiện, từ đó giáo dân trở nên đạo đức. Thành quả đạt được nầy là nhờ sự chung sức của cha quản xứ, thầy xứ, quý soeurs, Hội Đồng Mục Vụ, các ban nghành đoàn thể, cùng với cộng đoàn dân Chúa.
Hình ảnh
Đây là niềm vui chung và là niềm vui lớn của giáo xứ Mẹ Thiên Chúa. vì thời gian nầy, Mùa Vọng chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, Ơn Cứu Độ đã đến gần kề, mà giáo xứ lại đón nhận được thêm 7 tân tòng, trong đó có 4 người lớn tuổi. Họ là những nông dân, công nhân, tiểu thương, đã đi tìm kiếm Chúa, và hôm nay Chúa đã chính thức tiếp nhận họ vào làm vườn nho cho Chúa. Họ cảm thấy vui mừng và ấm cúng, khi cả cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Mẹ Thiên Chúa dang tay đón chào họ.
Mùa Giáng Sinh năm nay, ngoài niềm vui đón mừng Chúa Hài Đồng, những người tân tòng nầy còn sung sướng biết bao, khi họ được rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, họ đã trở nên Kitô hữu thật sự trong lòng Giáo Hội.
Các gia đình được hợp thức hóa hôm nay, cũng được tràn đầy ân sủng Chúa, vì sự rối ren đã được tháo gỡ. Đồi núi được san bằng, hố sâu được lấp kín và những nẻo đường quanh co được trở nên ngay thẳng.
Cuối thánh lễ, cha Giuse cũng tặng cho mỗi người một quyển Kinh Thánh và một tràng chuổi Mân Côi, để làm hành trang trên bước đường sống đức tin giữa lòng thế giới hôm nay.
Ôi hạnh phúc nào hơn! “Tất cả là Hồng Ân”. Nhờ ơn Chúa và sự cầu bầu đầy uy quyền của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan thầy giáo xứ, đặc biệt giáo xứ có một vị linh mục thánh thiện, từ đó giáo dân trở nên đạo đức. Thành quả đạt được nầy là nhờ sự chung sức của cha quản xứ, thầy xứ, quý soeurs, Hội Đồng Mục Vụ, các ban nghành đoàn thể, cùng với cộng đoàn dân Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Duyệt lại huyền thoại về thời đen tối Trung Cổ
Vũ Văn An
22:00 16/12/2013
Trung Cổ là thời bị hiểu lầm nhiều nhất, tận cho tới ngày nay. Một sự tổng hợp giữa phong trào phản giáo hoàng của Thệ Phản, phong trào phản giáo sĩ của Cách Mạng Pháp và phong trào Ánh Sáng chủ duy lý đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho thời Trung Cổ, biến nó thành Thời Đại Đen Tối theo kiểu nói của Francisco Petrarca (July 20, 1304 – July 19, 1374). James Hannam, tác giả cuốn God's Philosophers: How the Medieval World Laid the Foundations of Modern Science (Các Triết Gia Của Thiên Chúa: Thế Giới Trung Cổ Đã Đặt Nền Tảng Ra Sao Cho Khoa Học Cận Đại) do Nhà Icon Books xuất bản năm 2009, gọi điều đó là “huyền thoại”, một trận đánh hỏa mù vĩ đại mục đích xóa đi một trong những thời đại tiền phong của khoa học hiện đại, chỉ vì đó là thời cực thịnh của lòng đạo đức Công Giáo. Điều đáng ngạc nhiên là Tim O'Neill, một blogger vô thần của tạp chí Armarium Magnum, đã điểm tác phẩm này một cách đầy thiện cảm, coi nó là một cuốn sách tuyệt diệu và là một phản cực sáng giá, dễ đọc và dễ hiểu chống lại “huyền thoại” này. Theo ông, cuốn sách này nên có trong tay bất cứ những ai nghiên cứu thời Trung Cổ, ham mê lịch sử khoa học, hay bất cứ những ai vẫn còn nghĩ rằng đêm đen Trung Cổ chỉ được thắp sáng bằng những vụ hỏa thiêu các nhà khoa học. Sau đây là tóm lược bài điểm sách của ông.
Thời đen tối Kitô Giáo và các huyền thoại điên cuồng khác
Rất nhiều nhà vô thần và nhân văn học thế tục không thành thạo về lịch sử. Phần lớn những người này rơi vào chủ nghĩa vô thần do nghiên cứu khoa học. Họ rất giỏi trong các lãnh vực như địa chất học hay sinh vật học, nhưng về sự học, lại chỉ có trình độ của một học sinh trung học.
Bởi thế, bên cạnh những huyền thoại như Thánh Kinh chỉ được thu thập tại Công Đồng Nixêa hay “Chúa Giêsu chưa bao giờ hiện hữu!” và nhiều truyện tưởng tượng như thật kiểu Dan Brown ra, ta thấy có huyền thoại cho rằng chính Giáo Hội Công Giáo đẻ ra Thời Kỳ Đen Tối và Thời Trung Cổ là mảnh đất hoang của khoa học.
Huyền thoại trên cho rằng người Hy Lạp và người La Mã là những người khôn ngoan và hữu lý, yêu khoa học và đang sắp sửa thực hiện được nhiều kỳ công như sáng chế ra máy hơi nước đầy đủ. Nhưng chẳng may Kitô Giáo xuất hiện, ngăn cấm mọi học hành và suy nghĩ thuận lý, do đó, đã tạo ra Thời Đen Tối, đem lại nền thần trị với bàn tay sắt, được hỗ trợ bằng một Tòa Lùng Bắt kiểu Gestapo, cản ngăn không cho bất cứ ngành khoa học hay việc tìm hiểu nào diễn ra cho tới tận lúc Leonardo da Vinci khám phá ra trí hiểu và thời Phục Hưng kỳ diệu cứu thoát ta khỏi cảnh đêm đen của Trung Cổ.
Huyền thoại trên ăn sâu vào đầu óc người ta đến độ coi như ai cũng biết, không cần phải giải thích chi trong nền văn hóa bình dân ngày nay. Như đoạn phim gần đây của Family Guy chẳng hạn, Stewie và Brian bước vào một thế giới tương lai, nơi đó, mọi sự đều rất tiến bộ, và được giải thích một cách tỉnh bơ là vì “Kitô Giáo chưa tận diệt học hành, chưa du nhập Thời Kỳ Đen Tối và chưa làm tê liệt khoa học”.
Cứ vào khoảng mỗi 3-4 tháng trên những trang mạng như RichardDawkins.net, ta lại thấy những cuộc thảo luận trong đó thế nào cũng có người bàn đến “luận đề tranh chấp” cũ: Trung Cổ như mảnh đấy hoang trí thức nơi đó, người ta bị còng vào các mê tín và bị đàn áp bởi những tay sai của Giáo Hội Công Giáo Cổ Hủ Tàn Ác. Họ tha hồ vẽ vời đủ hình ảnh sai lạc. Giordano Bruno được mô tả là khôn ngoan và là vị tử đạo cao thượng của khoa học chứ không phải một nhà huyền nhiệm sai lạc. Hypatia cũng được mô tả như một tử đạo khác và cuộc tiêu hủy Đại Thư Viện của Alexandria đã bị qui cho Kitô hữu. Cả hai chỉ là huyền thoại sai lạc (xem “Agora” and Hypatia, Hollywood Strikes again, http://armariummagnus.blogspot.com.au/2009/05/agora-and-hypatia-hollywood-strikes.html). Galileo dĩ nhiên được đưa vào làm bằng chứng cho một nhà khoa học dám đứng lên chống lại chủ nghĩa tăm tối thiếu khoa học của Giáo Hội, mặc dù vụ của ông ít liên hệ tới khoa học cho bằng Thánh Kinh.
Ta dám thách đố bất cứ ai nêu danh được một khoa học gia, một thôi, từng bị thiêu, bị bách hại hay bị đàn áp vì khoa học trong thời Trung Cổ. Họ thường mang Galileo để chứng minh. Nhưng ngoài việc ông bị kết án vì đụng tới Thánh Kinh chứ không hẳn vì khoa thiên văn của ông ra, ông còn là người đồng thời với Descartes chứ không hẳn người thời Trung Cổ! Không thiếu người cho rằng không có khoa học gia nào bị hành khổ thời Trung Cổ vì Giáo Hội Công Giáo Tàn Ác thời đó đàn áp nghiêm khắc đến độ chẳng còn ai dám thực hành khoa học nữa. Nhưng những người này quên mất danh sách dài các nhà khoa học thời Trung Cổ, những người như Albert Cả, Robert Grosseteste, Roger Bacon, John Peckham, Duns Scotus, Thomas Bradwardine, Walter Burley, William Heytesbury, Richard Swineshead, John Dumbleton, Richard of Wallingford, Nicholas Oresme, Jean Buridan và Nicholas of Cusa.
Nguồn gốc các huyền thoại
Người ta đã cung cấp tài liệu đầy đủ trong một số cuốn sách gần đây về lịch sử khoa học để chứng tỏ các huyền thoại đã dẫn tới việc tạo ra “Bé Cái Lầm Lớn Nhất Chưa Từng Có Trên Liên Mạng” ra sao. Nhưng cuốn của Hannam đã khôn khéo bàn đến khía cạnh này ngay ở các trang mở đầu. Sự pha trộn giữa cuồng tín của Phong Trào Ánh Sáng, chủ nghĩa phản giáo hoàng của Thệ Phản, chủ nghĩa phản giáo sĩ của Cách Mạng Pháp, và tính hợm hĩnh của duy cổ điển tất cả đã hợp sức với nhau để biến Trung Cổ thành điển hình của lạc hậu, mê tín và cổ sơ, ngược với bất cứ những gì mà một người trung bình vốn liên kết với khoa học và lý lẽ.
Hannam cho thấy những người ưa tranh cãi như Thomas Huxley, John William Draper, và Andrew Dickson White, tất cả đều có khuynh hướng muốn nghiền nát Kitô Giáo, đã cố gắng ra sao trong việc lên khuôn ý niệm vẫn hiện hành xưa nay rằng Trung Cổ hoàn toàn thiếu khoa học và lý lẽ. Hannam cũng cho thấy mãi cho tới khi các nhà sử học thực sự bắt đầu tra vấn các nhà ưa tranh cãi này bằng các công trình của các nhà tiên phong trong lãnh vực này như Pierre Duhem, Lynn Thorndike, và Robert T. Gunther, các bóp méo của họ mới bắt đầu được điều chỉnh bởi các tìm tòi chính đáng và không thiên vị như thế nào. Các công trình này nay được lớp sử gia khoa học hiện đại như David C. Lindberg, Ronald Numbers, và Edward Grant hoàn tất.
Ít nhất, trong lãnh vực học thuật, “Luận Đề Tranh Chấp” về cuộc chiến lịch sử giữa khoa học và thần học đã bị lật đổ từ lâu. Điều kỳ lạ là có quá nhiều các nhà vô thần ngày nay cứ bám riết một cách vô vọng vào chủ trương đã chết từ lâu của những nhà tranh cãi tài tử của thế kỷ 19, chứ không chịu tìm tòi cẩn thận các nhà sử học khách quan gần đây vốn được những người đồng trang đồng lứa của họ phê bình. Càng kỳ lạ hơn khi họ thích khoác cho mình nhãn hiệu “duy lý”.
Nói đến duy lý, nhân tố có tính phê phán cho thấy các huyền thoại đã làm nhóm này ra tối tăm thế nào là sự kiện thời Trung Cổ, tri thức đã tìm tòi lý lẽ ra sao. Trong khi các văn sĩ như Charles Freeman vẫn cứ nằng nặc cho rằng Kitô Giáo tiêu diệt việc sử dụng lý trí, thì sự thực là nhờ Thánh Clêmentê Thành Alexandria và nhờ Thánh Augsutinô khuyến khích việc sử dụng triết lý ngoại giáo và nhờ Boethius phiên dịch các tác phẩm luận lý học của Arítốt và của nhiều người khác, mà việc tìm tòi thuận lý đã là một viên ngọc quí về trí thức từng sống còn cuộc sụp đổ đầy thảm họa của Đế Quốc Rôma và được duy trì qua suốt thời bị gọi là Đen Tối. Cuốn God and Reason in the Middle Ages của Edward Grant đã mạnh mẽ cung cấp nhiều chi tiết về việc này, nhưng Hannam cho ta một tóm lược nhiều yếu tố chủ yếu trong bốn chương đầu tiên của sách.
Điều làm phiên bản câu truyện của Hannam dễ đọc hơn cuốn của Grant là cách ông kể câu truyện qua cuộc đời những nhân vật chủ yếu thời đó như Gerbert Thành Aurillac, Anselm, Abelard, William Thành Conches, Adelard Thành Bath v.v… Một số nhà phê bình cuốn sách của Hannam cho rằng việc này hơi làm người ta sao lãng, vì có quá nhiều tên tuổi và tiểu tiểu sử (mini-biographies). Nhưng xét vì đề tài của Hannam quá sâu rộng, nên điều này khó tránh khỏi vả lại phương thức gần như tiểu sử này chắc chắn dễ đọc hơn là cách phân tích tư tưởng theo lối trừu tượng của thời Trung Cổ.
Hannam cũng cung cấp một tóm lược tuyệt vời về Phong Trào Phục Hưng của Thế Kỷ Mười Hai, một thế kỷ, trái với cảm thức bình dân và “huyền thoại”, là thời kỳ thực sự cái học cổ thời đã tuôn trở lại Tây Âu. Không hề bị Giáo Hội chống đối, đã có những người của Giáo Hội tìm tòi kiến thức này nơi các người Hồi Giáo và Do Thái Giáo của Tây Ban Nha và Sicily. Và không hề bị Giáo Hội bác bỏ hay ngăn cấm, kiến thức này còn được tiếp nhận và tạo căn bản cho nhiều đóng góp lớn lao cho thế giới của Thời Trung Cổ: tức các đại học vốn khởi sự xuất hiện khắp thế giới Kitô Giáo.
Thiên Chúa và Lý Trí
Việc tôn đặt lý trí vào tâm điểm tìm tòi, cộng với làn sóng học hỏi “mới” về văn hóa Hy Lạp và văn hóa Ả Rập, đã phát động một cuộc bùng nổ thực sự về hoạt động trí thức tại Âu Châu từ Thế Kỷ Mười Hai trở đi. Như thể một kích thích bất thần gồm các viễn tượng mới và các cách nhìn thế giới mới đã rơi xuống mảnh đất mầu mỡ của một Âu Châu, lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, tương đối được hòa bình, thịnh vượng, biết nhìn ra bên ngoài và thực sự có óc tìm tòi.
Điều trên không cố ý nói: các lực lượng bảo thủ và phản động hơn không có những mưu đồ gian trá đối với một số lãnh vực tìm tòi mới, nhất là liên quan tới việc triết lý và suy lý về thế giới tự nhiên và về vũ trụ ảnh hưởng ra sao đối với nền thần học đã được chấp nhận. Hannam thận trọng không muốn giả vờ cho rằng không hề có sự chống đối nào đối với cảnh trăm hoa đua nở của việc suy tư và tìm tòi mới, nhưng, không giống những kẻ tạo “huyền thoại”, ông dành cho sự chống đối này một mức đúng đắn chứ không coi nó là trọn cả câu truyện. Thực vậy, các cố gắng của phe bảo thủ và phản động thường chỉ là các phản ứng bọc hậu và trong hầu hết mọi trường hợp không thành công hoàn toàn trong việc chặn đứng làn sóng tư tưởng nhất thiết bắt đầu tuôn ra từ các đại học. Một khi đã bắt đầu, làn sóng này không ai cản nổi.
Thực thế, một số cố gắng của các thần học gia nhằm tìm cách đặt giới hạn cho việc điều gì được điều gì không được chấp nhận qua ngả “học hỏi mới”thực sự đã mang lại hiệu quả kích thích chứ không hẳn là hạn chế việc tìm tòi. “Các kết án trong năm 1227” cố gắng đưa ra một số điều không thể tuyên bố là “chân thật về phương diện triết học”, nhất là những điều đặt giới hạn cho tính toàn năng của Thiên Chúa. Việc này mang lại hiệu quả đáng lưu ý, vì nó cho người ta thấy: Arítốt thực ra đã rất sai trong một số vấn đề. Những điều này đã được Thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh trong tác phẩm nổi tiếng và gây ảnh hưởng lớn của ngài là Summa Theologiae: "Các kết án này và cuốn Summa Theologiae của Thánh Tôma đã tạo nên một khuôn khổ để các nhà triết học tự nhiên có thể theo đuổi các nghiên cứu của họ một cách an toàn. Khuôn khổ này… đặt ra nguyên tắc cho rằng Thiên Chúa đã ban hành các đạo luật cho thiên nhiên nhưng Người không bị trói buộc bởi các đạo luật này. Sau cùng khuôn khổ này quả quyết rằng Aríttốt đôi khi sai lầm. Thế giới ‘theo lý trí, không có tính trường cửu’ còn ‘theo đức tin, thì có tính hữu hạn’. Nó không trường cữu, nhất định thế. Và nếu Aríttốt sai lầm đối với một điều ông ta coi là hoàn toàn chắc chắn một cách chắc chắn, thì điều này hẳn khiến toàn bộ triết lý của ông bị nghi vấn. Đường đi quả đã được khai quang để các nhà triết học tự nhiên của Thời Trung Cổ cương quyết bước quá các thành tựu của người Hy lạp” (Hannam, tr. 104-105).
Đó chính là điều họ đã làm. Thay vì là một thời đại đen tối trì đọng, tuy phần đầu Thời Trung Cổ (tức từ năm 500 tới năm 1000) có là thế thật, thời kỳ từ năm 1000 tới năm 1500 thực sự là thời kỳ nở rất rộ việc tìm tòi và khám phá khoa học kể từ thời cổ Hy Lạp, vượt quá cả thời Rôma và thời văn hóa Hy lạp (Hellenic) trong mọi phương diện. Với Occam và Duns Scotus đưa ra phương thức phê phán Arítốt mạnh mẽ hơn phương thức thận trọng của Thánh Tôma, các nhà khoa học Trung Cổ của hai Thế Kỷ Mười Bốn và Mười Lăm có được con đường thênh thang để tra vấn, khảo sát, và thử nghiệm viễn tượng mà các nhà dịch thuật trong Thế Kỷ Mười Hia đã đem lại với những kết quả rực rỡ: "Trong Thế Kỷ Mười Bốn, các nhà tư tưởng Trung Cổ bắt đầu nhận thấy có điều gì đó không thích hợp trong mọi phương diện của nền triết lý Arítốt, chứ không chỉ trong các phương diện trực tiếp trái ngược với đức tin Kitô Giáo. Đã tới lúc các học giả Trung Cổ bắt đầu cuộc tìm kiếm riêng của họ để thăng tiến kiến thức… bằng cách đi vào những hướng đi mới mẻ mà cả người Hy Lạp lẫn người Ả Rập chưa từng thăm dò. Phát kiến đầu tiên của họ là việc phối hợp hai môn toán và vật lý một cách chưa bao giờ có trước đó” (Hannam, tr. 174).
Câu truyện về phát kiến "Máy Tính Merton", và các học giả Oxford sáng chói, những người thực hiện được phát kiến này và do đó đặt nền tảng cho khoa học chân thực, có lẽ đòi cả một cuốn sách mới nói hết được. Nhưng tường thuật của Hannam cũng đủ và tạo ra cả một phần thích thú cho cuốn sách. Tên tuổi những nhà tiền phong của phương pháp khoa học này: Thomas Bradwardine, Thomas Bradwardine, William Heytesbury, John Dumbleton và người có tên buồn cười là Richard Swineshead, đáng được biết đến nhiều hơn nữa. Chẳng may, cái bóng đen “Huyền Thoại” đã làm họ không những bị lãng quên mà còn bị bác bỏ trong một số sách lịch sử khoa học bình dân. Bản tóm lược của Bradwardine về cái nhìn sâu sắc của các nhà khoa học này là bản tóm lược được trích dẫn nhiều hơn cả ở buổi đầu của khoa học và đáng được nhìn nhận như thế: “[Toán học] là môn cho thấy mọi chân lý đích hực… như thế, bất cứ ai trơ trẽn theo đuổi vật lý mà lại quên mất toán học thì ngay từ đầu nên biết rằng họ không bao giờ bước qua được ngưỡng cửa khôn ngoan” (trích dẫn trong Hannam, tr.176).
Các khoa học gia này không những là những người đầu tiên thực sự áp dụng toán học vào vật lý mà còn khai triển các hàm số lôgarít trước John Napier cả 300 năm, và Định Lý Tốc Độ Trung Bình (Mean Speed Theorem) cả 200 năm trước Galileo. Sự kiện Napier và Galileo được coi như người khám phá ra những điều mà các học giả Trung Cổ vốn đã khai triển trước đó rồi càng chứng minh hơn nữa rằng cái huyền thoại kia đã che khuất sự hiểu biết của ta về lịch sử ra sao.
Tương tự như thế, vật lý học và thiên văn học của Jean Buridan và Nicholas Oresme rất độc đáo và sâu sắc, nhưng đối với độc giả trung bình, họ vẫn là những người vô danh nói chung. Buridan là một trong những người đầu tiên so sánh chuyển động của vũ trụ với chuyển động của một sáng chế khác của Trung Cổ tức chiếc đồng hồ. Hình ảnh vũ trụ như chiếc đồng hồ từng giúp ích cho các khoa học gia tận tới thời ta đã có từ thời Trung Cổ. Và các suy đoán của Oresme về một trái đất quay chứng tỏ rằng các học giả Trung Cổ sẵn sàng xem sét điều xem ra khá kỳ dị đối với họ để xem xem nó có giá trị hay không. Oresme quả thấy ý tưởng đó có giá trị thực sự. Những học giả này đâu phải là sản phẩm của một “thời kỳ đen tối” và việc tìm tòi của họ đâu có bị Tòa Lùng Kiếm giam hãm, mất tự do, hay đe dọa thiêu sống như trong óc tưởng tượng của những người tạo huyền thoại.
Vụ án Galileo
Như đã nhắc trên đây, không biểu hiệu “huyền thoại” nào đầy đủ nếu không nêu ra câu chuyện Galileo. Những người chủ đạo của ý niệm cho rằng Giáo Hội làm tê liệt khoa học và lý lẽ trong thời Trung Cổ buộc phải đưa ông ra, vì không có ông, họ tuyệt đối không có một điển hình nào cho thấy Giáo Hội bách hại bất cứ ai vì có liên lụy tới việc tìm tòi thế giới tự nhiên. Quan niệm thông thường cho rằng Galileo bị bách hại vì đã nói đúng về tính trung tâm của mặt trời (heliocentrism) là một việc quá đơn giản hóa một vụ rất phức tạp và người ta đã quên sự kiện này: vấn đề chính của Galileo không phải chỉ là vì các ý nghĩ của ông không phù hợp với lối giải thích của Thánh Kinh mà còn không phù hợp với cả khoa học thời ấy nữa.
Trái với lối mô tả thông thường về vụ này, điểm gay go thực sự là các phản đối khoa học đối với thuyết coi mặt trời là trung tâm đến lúc đó vẫn còn mạnh đủ khiến ít người chấp nhận thuyết này. Đức Hồng Y Bellarmine xác minh với Galileo năm 1616 rằng nếu có thể vượt qua được các phản đối khoa học này thì Thánh Kinh có thể và nhất định sẽ được tái giải thích. Nhưng vì các phản đối khoa học vẫn còn đó, nên điều dễ hiểu là Giáo Hội khó sẵn lòng lật ngược cả hàng thế kỷ giải thích chỉ vì một lý thuyết thiếu sót. Galileo đồng ý chỉ giảng dạy lý thuyết mặt trời làm trung tâm của mình như một phương thế tính toán theo lý thuyết mà thôi, nhưng sau đó, đã đổi ý dạy nó như một sự thật. Bởi thế có việc Tòa Lùng Kiếm kết án ông năm 1633.
Hannam cho ta ngữ cảnh của việc trên với nhiều chi tiết thích đáng trong phần sách nói tới việc Thuyết Nhân Bản của Phong Trào Phục Hưng đã dẫn tới một đợt học giả mới ra sao. Họ là những người không những thần tượng hóa và mô phỏng người xưa, mà còn quay lưng đối với thành tựu của các học giả gần đó như Duns Scotus, Bardwardine, Buridan, và Oresme… Trong cố gắng muốn loại bỏ luận lý học Trung Cổ để mô phỏng người Hy Lạp và người La Mã, một điều biến “Phục Hưng” thành một phong trào thủ cựu và thoái hóa dưới nhiều khía cạnh, những học giả mới này đã vứt bỏ nhiều khai triển và tiến bộ thực sự của các học già Trung Cổ. Việc một nhà tư tưởng cỡ Duns Scotus bị coi như nguyên ngữ của chữ “dunce” (đần) quả là nghịch lý một cách không thể tượng tượng được.
Nhiều người không đồng ý với lối trình bày về vụ Galileo và phong trào Phục Hưng của Hannam. Nina Power, chẳng hạn, trên tờ New Humanist (http://rationalist.org.uk/2120), cho rằng chỉ vì việc bách hại không đến nỗi tệ như người ta tưởng và chì vì một số nhà tư tưởng không ngon lành như người ta nghĩ mà rồi cho rằng việc can thiệp vào việc làm của họ và ngăn cấm các ý nghĩ của họ là điều có thể biện minh lúc đó và biện minh lúc này.
Thực ra, không ai nói việc ấy có thể biện minh được mà chỉ nhằm giải thích việc nó xẩy ra thế nào và tại sao nó không sâu rộng hoặc có bản chất của một điều tệ hại đến nỗi không thể biện minh được, hầu điều chính một sự hiểu lầm có tính ngụy lịch sử mà thôi.
Thời đen tối Kitô Giáo và các huyền thoại điên cuồng khác
Rất nhiều nhà vô thần và nhân văn học thế tục không thành thạo về lịch sử. Phần lớn những người này rơi vào chủ nghĩa vô thần do nghiên cứu khoa học. Họ rất giỏi trong các lãnh vực như địa chất học hay sinh vật học, nhưng về sự học, lại chỉ có trình độ của một học sinh trung học.
Bởi thế, bên cạnh những huyền thoại như Thánh Kinh chỉ được thu thập tại Công Đồng Nixêa hay “Chúa Giêsu chưa bao giờ hiện hữu!” và nhiều truyện tưởng tượng như thật kiểu Dan Brown ra, ta thấy có huyền thoại cho rằng chính Giáo Hội Công Giáo đẻ ra Thời Kỳ Đen Tối và Thời Trung Cổ là mảnh đất hoang của khoa học.
Huyền thoại trên cho rằng người Hy Lạp và người La Mã là những người khôn ngoan và hữu lý, yêu khoa học và đang sắp sửa thực hiện được nhiều kỳ công như sáng chế ra máy hơi nước đầy đủ. Nhưng chẳng may Kitô Giáo xuất hiện, ngăn cấm mọi học hành và suy nghĩ thuận lý, do đó, đã tạo ra Thời Đen Tối, đem lại nền thần trị với bàn tay sắt, được hỗ trợ bằng một Tòa Lùng Bắt kiểu Gestapo, cản ngăn không cho bất cứ ngành khoa học hay việc tìm hiểu nào diễn ra cho tới tận lúc Leonardo da Vinci khám phá ra trí hiểu và thời Phục Hưng kỳ diệu cứu thoát ta khỏi cảnh đêm đen của Trung Cổ.
Huyền thoại trên ăn sâu vào đầu óc người ta đến độ coi như ai cũng biết, không cần phải giải thích chi trong nền văn hóa bình dân ngày nay. Như đoạn phim gần đây của Family Guy chẳng hạn, Stewie và Brian bước vào một thế giới tương lai, nơi đó, mọi sự đều rất tiến bộ, và được giải thích một cách tỉnh bơ là vì “Kitô Giáo chưa tận diệt học hành, chưa du nhập Thời Kỳ Đen Tối và chưa làm tê liệt khoa học”.
Cứ vào khoảng mỗi 3-4 tháng trên những trang mạng như RichardDawkins.net, ta lại thấy những cuộc thảo luận trong đó thế nào cũng có người bàn đến “luận đề tranh chấp” cũ: Trung Cổ như mảnh đấy hoang trí thức nơi đó, người ta bị còng vào các mê tín và bị đàn áp bởi những tay sai của Giáo Hội Công Giáo Cổ Hủ Tàn Ác. Họ tha hồ vẽ vời đủ hình ảnh sai lạc. Giordano Bruno được mô tả là khôn ngoan và là vị tử đạo cao thượng của khoa học chứ không phải một nhà huyền nhiệm sai lạc. Hypatia cũng được mô tả như một tử đạo khác và cuộc tiêu hủy Đại Thư Viện của Alexandria đã bị qui cho Kitô hữu. Cả hai chỉ là huyền thoại sai lạc (xem “Agora” and Hypatia, Hollywood Strikes again, http://armariummagnus.blogspot.com.au/2009/05/agora-and-hypatia-hollywood-strikes.html). Galileo dĩ nhiên được đưa vào làm bằng chứng cho một nhà khoa học dám đứng lên chống lại chủ nghĩa tăm tối thiếu khoa học của Giáo Hội, mặc dù vụ của ông ít liên hệ tới khoa học cho bằng Thánh Kinh.
Ta dám thách đố bất cứ ai nêu danh được một khoa học gia, một thôi, từng bị thiêu, bị bách hại hay bị đàn áp vì khoa học trong thời Trung Cổ. Họ thường mang Galileo để chứng minh. Nhưng ngoài việc ông bị kết án vì đụng tới Thánh Kinh chứ không hẳn vì khoa thiên văn của ông ra, ông còn là người đồng thời với Descartes chứ không hẳn người thời Trung Cổ! Không thiếu người cho rằng không có khoa học gia nào bị hành khổ thời Trung Cổ vì Giáo Hội Công Giáo Tàn Ác thời đó đàn áp nghiêm khắc đến độ chẳng còn ai dám thực hành khoa học nữa. Nhưng những người này quên mất danh sách dài các nhà khoa học thời Trung Cổ, những người như Albert Cả, Robert Grosseteste, Roger Bacon, John Peckham, Duns Scotus, Thomas Bradwardine, Walter Burley, William Heytesbury, Richard Swineshead, John Dumbleton, Richard of Wallingford, Nicholas Oresme, Jean Buridan và Nicholas of Cusa.
Nguồn gốc các huyền thoại
Người ta đã cung cấp tài liệu đầy đủ trong một số cuốn sách gần đây về lịch sử khoa học để chứng tỏ các huyền thoại đã dẫn tới việc tạo ra “Bé Cái Lầm Lớn Nhất Chưa Từng Có Trên Liên Mạng” ra sao. Nhưng cuốn của Hannam đã khôn khéo bàn đến khía cạnh này ngay ở các trang mở đầu. Sự pha trộn giữa cuồng tín của Phong Trào Ánh Sáng, chủ nghĩa phản giáo hoàng của Thệ Phản, chủ nghĩa phản giáo sĩ của Cách Mạng Pháp, và tính hợm hĩnh của duy cổ điển tất cả đã hợp sức với nhau để biến Trung Cổ thành điển hình của lạc hậu, mê tín và cổ sơ, ngược với bất cứ những gì mà một người trung bình vốn liên kết với khoa học và lý lẽ.
Hannam cho thấy những người ưa tranh cãi như Thomas Huxley, John William Draper, và Andrew Dickson White, tất cả đều có khuynh hướng muốn nghiền nát Kitô Giáo, đã cố gắng ra sao trong việc lên khuôn ý niệm vẫn hiện hành xưa nay rằng Trung Cổ hoàn toàn thiếu khoa học và lý lẽ. Hannam cũng cho thấy mãi cho tới khi các nhà sử học thực sự bắt đầu tra vấn các nhà ưa tranh cãi này bằng các công trình của các nhà tiên phong trong lãnh vực này như Pierre Duhem, Lynn Thorndike, và Robert T. Gunther, các bóp méo của họ mới bắt đầu được điều chỉnh bởi các tìm tòi chính đáng và không thiên vị như thế nào. Các công trình này nay được lớp sử gia khoa học hiện đại như David C. Lindberg, Ronald Numbers, và Edward Grant hoàn tất.
Ít nhất, trong lãnh vực học thuật, “Luận Đề Tranh Chấp” về cuộc chiến lịch sử giữa khoa học và thần học đã bị lật đổ từ lâu. Điều kỳ lạ là có quá nhiều các nhà vô thần ngày nay cứ bám riết một cách vô vọng vào chủ trương đã chết từ lâu của những nhà tranh cãi tài tử của thế kỷ 19, chứ không chịu tìm tòi cẩn thận các nhà sử học khách quan gần đây vốn được những người đồng trang đồng lứa của họ phê bình. Càng kỳ lạ hơn khi họ thích khoác cho mình nhãn hiệu “duy lý”.
Nói đến duy lý, nhân tố có tính phê phán cho thấy các huyền thoại đã làm nhóm này ra tối tăm thế nào là sự kiện thời Trung Cổ, tri thức đã tìm tòi lý lẽ ra sao. Trong khi các văn sĩ như Charles Freeman vẫn cứ nằng nặc cho rằng Kitô Giáo tiêu diệt việc sử dụng lý trí, thì sự thực là nhờ Thánh Clêmentê Thành Alexandria và nhờ Thánh Augsutinô khuyến khích việc sử dụng triết lý ngoại giáo và nhờ Boethius phiên dịch các tác phẩm luận lý học của Arítốt và của nhiều người khác, mà việc tìm tòi thuận lý đã là một viên ngọc quí về trí thức từng sống còn cuộc sụp đổ đầy thảm họa của Đế Quốc Rôma và được duy trì qua suốt thời bị gọi là Đen Tối. Cuốn God and Reason in the Middle Ages của Edward Grant đã mạnh mẽ cung cấp nhiều chi tiết về việc này, nhưng Hannam cho ta một tóm lược nhiều yếu tố chủ yếu trong bốn chương đầu tiên của sách.
Điều làm phiên bản câu truyện của Hannam dễ đọc hơn cuốn của Grant là cách ông kể câu truyện qua cuộc đời những nhân vật chủ yếu thời đó như Gerbert Thành Aurillac, Anselm, Abelard, William Thành Conches, Adelard Thành Bath v.v… Một số nhà phê bình cuốn sách của Hannam cho rằng việc này hơi làm người ta sao lãng, vì có quá nhiều tên tuổi và tiểu tiểu sử (mini-biographies). Nhưng xét vì đề tài của Hannam quá sâu rộng, nên điều này khó tránh khỏi vả lại phương thức gần như tiểu sử này chắc chắn dễ đọc hơn là cách phân tích tư tưởng theo lối trừu tượng của thời Trung Cổ.
Hannam cũng cung cấp một tóm lược tuyệt vời về Phong Trào Phục Hưng của Thế Kỷ Mười Hai, một thế kỷ, trái với cảm thức bình dân và “huyền thoại”, là thời kỳ thực sự cái học cổ thời đã tuôn trở lại Tây Âu. Không hề bị Giáo Hội chống đối, đã có những người của Giáo Hội tìm tòi kiến thức này nơi các người Hồi Giáo và Do Thái Giáo của Tây Ban Nha và Sicily. Và không hề bị Giáo Hội bác bỏ hay ngăn cấm, kiến thức này còn được tiếp nhận và tạo căn bản cho nhiều đóng góp lớn lao cho thế giới của Thời Trung Cổ: tức các đại học vốn khởi sự xuất hiện khắp thế giới Kitô Giáo.
Thiên Chúa và Lý Trí
Việc tôn đặt lý trí vào tâm điểm tìm tòi, cộng với làn sóng học hỏi “mới” về văn hóa Hy Lạp và văn hóa Ả Rập, đã phát động một cuộc bùng nổ thực sự về hoạt động trí thức tại Âu Châu từ Thế Kỷ Mười Hai trở đi. Như thể một kích thích bất thần gồm các viễn tượng mới và các cách nhìn thế giới mới đã rơi xuống mảnh đất mầu mỡ của một Âu Châu, lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, tương đối được hòa bình, thịnh vượng, biết nhìn ra bên ngoài và thực sự có óc tìm tòi.
Điều trên không cố ý nói: các lực lượng bảo thủ và phản động hơn không có những mưu đồ gian trá đối với một số lãnh vực tìm tòi mới, nhất là liên quan tới việc triết lý và suy lý về thế giới tự nhiên và về vũ trụ ảnh hưởng ra sao đối với nền thần học đã được chấp nhận. Hannam thận trọng không muốn giả vờ cho rằng không hề có sự chống đối nào đối với cảnh trăm hoa đua nở của việc suy tư và tìm tòi mới, nhưng, không giống những kẻ tạo “huyền thoại”, ông dành cho sự chống đối này một mức đúng đắn chứ không coi nó là trọn cả câu truyện. Thực vậy, các cố gắng của phe bảo thủ và phản động thường chỉ là các phản ứng bọc hậu và trong hầu hết mọi trường hợp không thành công hoàn toàn trong việc chặn đứng làn sóng tư tưởng nhất thiết bắt đầu tuôn ra từ các đại học. Một khi đã bắt đầu, làn sóng này không ai cản nổi.
Thực thế, một số cố gắng của các thần học gia nhằm tìm cách đặt giới hạn cho việc điều gì được điều gì không được chấp nhận qua ngả “học hỏi mới”thực sự đã mang lại hiệu quả kích thích chứ không hẳn là hạn chế việc tìm tòi. “Các kết án trong năm 1227” cố gắng đưa ra một số điều không thể tuyên bố là “chân thật về phương diện triết học”, nhất là những điều đặt giới hạn cho tính toàn năng của Thiên Chúa. Việc này mang lại hiệu quả đáng lưu ý, vì nó cho người ta thấy: Arítốt thực ra đã rất sai trong một số vấn đề. Những điều này đã được Thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh trong tác phẩm nổi tiếng và gây ảnh hưởng lớn của ngài là Summa Theologiae: "Các kết án này và cuốn Summa Theologiae của Thánh Tôma đã tạo nên một khuôn khổ để các nhà triết học tự nhiên có thể theo đuổi các nghiên cứu của họ một cách an toàn. Khuôn khổ này… đặt ra nguyên tắc cho rằng Thiên Chúa đã ban hành các đạo luật cho thiên nhiên nhưng Người không bị trói buộc bởi các đạo luật này. Sau cùng khuôn khổ này quả quyết rằng Aríttốt đôi khi sai lầm. Thế giới ‘theo lý trí, không có tính trường cửu’ còn ‘theo đức tin, thì có tính hữu hạn’. Nó không trường cữu, nhất định thế. Và nếu Aríttốt sai lầm đối với một điều ông ta coi là hoàn toàn chắc chắn một cách chắc chắn, thì điều này hẳn khiến toàn bộ triết lý của ông bị nghi vấn. Đường đi quả đã được khai quang để các nhà triết học tự nhiên của Thời Trung Cổ cương quyết bước quá các thành tựu của người Hy lạp” (Hannam, tr. 104-105).
Đó chính là điều họ đã làm. Thay vì là một thời đại đen tối trì đọng, tuy phần đầu Thời Trung Cổ (tức từ năm 500 tới năm 1000) có là thế thật, thời kỳ từ năm 1000 tới năm 1500 thực sự là thời kỳ nở rất rộ việc tìm tòi và khám phá khoa học kể từ thời cổ Hy Lạp, vượt quá cả thời Rôma và thời văn hóa Hy lạp (Hellenic) trong mọi phương diện. Với Occam và Duns Scotus đưa ra phương thức phê phán Arítốt mạnh mẽ hơn phương thức thận trọng của Thánh Tôma, các nhà khoa học Trung Cổ của hai Thế Kỷ Mười Bốn và Mười Lăm có được con đường thênh thang để tra vấn, khảo sát, và thử nghiệm viễn tượng mà các nhà dịch thuật trong Thế Kỷ Mười Hia đã đem lại với những kết quả rực rỡ: "Trong Thế Kỷ Mười Bốn, các nhà tư tưởng Trung Cổ bắt đầu nhận thấy có điều gì đó không thích hợp trong mọi phương diện của nền triết lý Arítốt, chứ không chỉ trong các phương diện trực tiếp trái ngược với đức tin Kitô Giáo. Đã tới lúc các học giả Trung Cổ bắt đầu cuộc tìm kiếm riêng của họ để thăng tiến kiến thức… bằng cách đi vào những hướng đi mới mẻ mà cả người Hy Lạp lẫn người Ả Rập chưa từng thăm dò. Phát kiến đầu tiên của họ là việc phối hợp hai môn toán và vật lý một cách chưa bao giờ có trước đó” (Hannam, tr. 174).
Câu truyện về phát kiến "Máy Tính Merton", và các học giả Oxford sáng chói, những người thực hiện được phát kiến này và do đó đặt nền tảng cho khoa học chân thực, có lẽ đòi cả một cuốn sách mới nói hết được. Nhưng tường thuật của Hannam cũng đủ và tạo ra cả một phần thích thú cho cuốn sách. Tên tuổi những nhà tiền phong của phương pháp khoa học này: Thomas Bradwardine, Thomas Bradwardine, William Heytesbury, John Dumbleton và người có tên buồn cười là Richard Swineshead, đáng được biết đến nhiều hơn nữa. Chẳng may, cái bóng đen “Huyền Thoại” đã làm họ không những bị lãng quên mà còn bị bác bỏ trong một số sách lịch sử khoa học bình dân. Bản tóm lược của Bradwardine về cái nhìn sâu sắc của các nhà khoa học này là bản tóm lược được trích dẫn nhiều hơn cả ở buổi đầu của khoa học và đáng được nhìn nhận như thế: “[Toán học] là môn cho thấy mọi chân lý đích hực… như thế, bất cứ ai trơ trẽn theo đuổi vật lý mà lại quên mất toán học thì ngay từ đầu nên biết rằng họ không bao giờ bước qua được ngưỡng cửa khôn ngoan” (trích dẫn trong Hannam, tr.176).
Các khoa học gia này không những là những người đầu tiên thực sự áp dụng toán học vào vật lý mà còn khai triển các hàm số lôgarít trước John Napier cả 300 năm, và Định Lý Tốc Độ Trung Bình (Mean Speed Theorem) cả 200 năm trước Galileo. Sự kiện Napier và Galileo được coi như người khám phá ra những điều mà các học giả Trung Cổ vốn đã khai triển trước đó rồi càng chứng minh hơn nữa rằng cái huyền thoại kia đã che khuất sự hiểu biết của ta về lịch sử ra sao.
Tương tự như thế, vật lý học và thiên văn học của Jean Buridan và Nicholas Oresme rất độc đáo và sâu sắc, nhưng đối với độc giả trung bình, họ vẫn là những người vô danh nói chung. Buridan là một trong những người đầu tiên so sánh chuyển động của vũ trụ với chuyển động của một sáng chế khác của Trung Cổ tức chiếc đồng hồ. Hình ảnh vũ trụ như chiếc đồng hồ từng giúp ích cho các khoa học gia tận tới thời ta đã có từ thời Trung Cổ. Và các suy đoán của Oresme về một trái đất quay chứng tỏ rằng các học giả Trung Cổ sẵn sàng xem sét điều xem ra khá kỳ dị đối với họ để xem xem nó có giá trị hay không. Oresme quả thấy ý tưởng đó có giá trị thực sự. Những học giả này đâu phải là sản phẩm của một “thời kỳ đen tối” và việc tìm tòi của họ đâu có bị Tòa Lùng Kiếm giam hãm, mất tự do, hay đe dọa thiêu sống như trong óc tưởng tượng của những người tạo huyền thoại.
Vụ án Galileo
Như đã nhắc trên đây, không biểu hiệu “huyền thoại” nào đầy đủ nếu không nêu ra câu chuyện Galileo. Những người chủ đạo của ý niệm cho rằng Giáo Hội làm tê liệt khoa học và lý lẽ trong thời Trung Cổ buộc phải đưa ông ra, vì không có ông, họ tuyệt đối không có một điển hình nào cho thấy Giáo Hội bách hại bất cứ ai vì có liên lụy tới việc tìm tòi thế giới tự nhiên. Quan niệm thông thường cho rằng Galileo bị bách hại vì đã nói đúng về tính trung tâm của mặt trời (heliocentrism) là một việc quá đơn giản hóa một vụ rất phức tạp và người ta đã quên sự kiện này: vấn đề chính của Galileo không phải chỉ là vì các ý nghĩ của ông không phù hợp với lối giải thích của Thánh Kinh mà còn không phù hợp với cả khoa học thời ấy nữa.
Trái với lối mô tả thông thường về vụ này, điểm gay go thực sự là các phản đối khoa học đối với thuyết coi mặt trời là trung tâm đến lúc đó vẫn còn mạnh đủ khiến ít người chấp nhận thuyết này. Đức Hồng Y Bellarmine xác minh với Galileo năm 1616 rằng nếu có thể vượt qua được các phản đối khoa học này thì Thánh Kinh có thể và nhất định sẽ được tái giải thích. Nhưng vì các phản đối khoa học vẫn còn đó, nên điều dễ hiểu là Giáo Hội khó sẵn lòng lật ngược cả hàng thế kỷ giải thích chỉ vì một lý thuyết thiếu sót. Galileo đồng ý chỉ giảng dạy lý thuyết mặt trời làm trung tâm của mình như một phương thế tính toán theo lý thuyết mà thôi, nhưng sau đó, đã đổi ý dạy nó như một sự thật. Bởi thế có việc Tòa Lùng Kiếm kết án ông năm 1633.
Hannam cho ta ngữ cảnh của việc trên với nhiều chi tiết thích đáng trong phần sách nói tới việc Thuyết Nhân Bản của Phong Trào Phục Hưng đã dẫn tới một đợt học giả mới ra sao. Họ là những người không những thần tượng hóa và mô phỏng người xưa, mà còn quay lưng đối với thành tựu của các học giả gần đó như Duns Scotus, Bardwardine, Buridan, và Oresme… Trong cố gắng muốn loại bỏ luận lý học Trung Cổ để mô phỏng người Hy Lạp và người La Mã, một điều biến “Phục Hưng” thành một phong trào thủ cựu và thoái hóa dưới nhiều khía cạnh, những học giả mới này đã vứt bỏ nhiều khai triển và tiến bộ thực sự của các học già Trung Cổ. Việc một nhà tư tưởng cỡ Duns Scotus bị coi như nguyên ngữ của chữ “dunce” (đần) quả là nghịch lý một cách không thể tượng tượng được.
Nhiều người không đồng ý với lối trình bày về vụ Galileo và phong trào Phục Hưng của Hannam. Nina Power, chẳng hạn, trên tờ New Humanist (http://rationalist.org.uk/2120), cho rằng chỉ vì việc bách hại không đến nỗi tệ như người ta tưởng và chì vì một số nhà tư tưởng không ngon lành như người ta nghĩ mà rồi cho rằng việc can thiệp vào việc làm của họ và ngăn cấm các ý nghĩ của họ là điều có thể biện minh lúc đó và biện minh lúc này.
Thực ra, không ai nói việc ấy có thể biện minh được mà chỉ nhằm giải thích việc nó xẩy ra thế nào và tại sao nó không sâu rộng hoặc có bản chất của một điều tệ hại đến nỗi không thể biện minh được, hầu điều chính một sự hiểu lầm có tính ngụy lịch sử mà thôi.
Tin Đáng Chú Ý
Vẻ Vang Dân Việt: Trung úy trẻ tuổi gốc Việt đậu Thủ Khoa tại Học viện sĩ quan Hằng hải Canberra
Thanh Quảng
08:31 16/12/2013
VẺ VANG DÂN VIỆT “Nguyễn Khoa Nam” đậu thủ khoa tại trường huấn luyện Sĩ quan Quân đội Hoàng gia Úc.
Thanh Quảng
Ngày 13/12/2013 vừa qua Nguyễn Khoa Nam là một em Việt Nam được sinh ra và lớn lên tại Melbourne Úc Châu, đã ra trường tại Đại học Quân đội Hoàng gia Úc tại Canberra với quân hàm Trung úy Hải quân. Nhưng điều đáng nói là Khoa Nam đỗ thủ khoa của khoá huấn luyện sĩ quan Quân đội Hoàng gia tại Đại học Quân sự Hoàng gia ở Thủ đô Canberra.
Khoa Nam được vinh dự đại diện khóa cầm kiếm dẫn đầu 265 tân sĩ quan tiến ra lễ đài và đại diện trường để tuyên thệ trước bà Toàn quyền Quentin Bryce, Đại diện Nữ hoàng Anh tại Úc và Dân biểu Stuart Robert, Tổng thư ký của Quốc hội và phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng Đại tướng David Hurley của Quân đội Hoàng gia Úc.
Điều ngạc nhiêu hơn nữa khi Vị chưởng ấn của Học viện Hải quân xướng tên Khoa Nam Nguyễn được lãnh huy chương xuất sắc cao qúi nhất về sự hoàn tất việc đào luyện quân sự lẫn văn học của toàn Học viện… Khoa Nam là người xuất sắc đã giữ được huy chương xuất chúng này hai năm liền, điều mà chưa từng xảy ra tại Học viện quân sự này.
Khi nghe tên “Khoa Nam” anh chị Khoa Mai, ba mẹ của Khoa Nam đang tham dự lễ ra trường của con mình đã bật khóc vì hãnh diện mà con mình đã đạt được không chỉ cho riêng mình mà vẻ vang cho dân tộc Việt. Khi được hỏi Khoa Nam có được biết trước là Khoa Nam được đoạt Huy chương cao qúi đó không? Khoa Nam cho biết là không vì tất cả mọi tân sĩ quan đều phải biết cách thức phải lãnh nhận Huy chương… Nên khi nghe đọc tên Khoa Nam Nguyễn, Khoa Nam mừng và thầm nghĩ “Khoa Nam đạt được vinh dự này trước tiên là đáp đền công ơn cha mẹ và sau nữa làm rạng danh người trẻ Việt Nam”. Được biết trong khóa huấn luyện này có hai người Việt đó là Khoa Nam và Nguyễn Linh, một sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa gửi qua du học!
Khoa Nam khi còn là học sinh Trung học đã tham gia Thiếu Sinh Quân và cuối tuần em thường tới giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick để sinh hoạt đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian. Ngay từ còn là học sinh Khoa Nam đã tỏ ra xuất sắc là một trưởng có tài chỉ huy trong Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian tại Giáo xứ, nơi mà ba Nam đang nắm giữ chức chủ tịch Ban Mục vụ.
Trong bốn năm đào luyện tại Đại học quân sự Quân sự, Khoa Nam tuy là một sinh viên trẻ nhưng luôn hăng say dấn thân trong nhiều lành vực xã hội và lao mình vào các việc từ thiện… Khoa Nam luôn sinh hoạt rất tích cực nên đã từng được đề cử là đại diện của sinh viên sĩ quan trẻ của Quân đội Hoàng gia Úc châu tham dự Đại hội huấn luyện sĩ quan trẻ Quốc tế tại Slovakia và Singapore… Khoa Nam dù sinh ra và lớn lên tại Úc nhưng rất thông thạo tiếng Việt Nam nên đã từng là thông dịch viên cho những cuộc gặp gỡ giữa quân đội Hoàng gia Úc và Việt Nam…
Khoa Nam đã từng là cố vấn trẻ tuổi của bộ trưởng quốc phòng và cho thủ tướng Tony Abbott khi ông còn nắm giữ vai trò chủ tịch Liên đảng trong cương vị là nhân vật đối lập tại quốc hội trước khi thắng cuộc bầu cử Liên bang vào tháng 9/2013 và trở thành vị Thủ tướng thứ 28 của nước Úc…
Vào tháng 7/2013 Khoa Nam đã nghiên cứu về mối liên hệ và giao tế hỗ tương của Hải quân các nước Á châu trước việc tranh chấp lãnh thổ tại các hải đảo trong vùng biển Đông nên đã được mời tham dự cuộc họp bàn về các vấn đề biển đảo của biển Đông tại Singapore…
Ngày lễ mãn trường Khoa Nam, một Trung úy Hải quân 22 tuổi được nhiều ái mộ nên Học viện Quân đội Hoàng gia Anh quốc đã mời Nam tham dự lễ tốt nghiệp vào 20/12 này… Tương lai Khoa Nam sẽ phục vụ trên những tầu chiến trên vùng biển Úc Á… Khoa Nam sẽ mở ra một trang sử hào hùng làm rạng danh cho người trẻ Việt Nam tại Úc Châu... Xin chúc mừng Khoa Nam.
Thanh Quảng
Ngày 13/12/2013 vừa qua Nguyễn Khoa Nam là một em Việt Nam được sinh ra và lớn lên tại Melbourne Úc Châu, đã ra trường tại Đại học Quân đội Hoàng gia Úc tại Canberra với quân hàm Trung úy Hải quân. Nhưng điều đáng nói là Khoa Nam đỗ thủ khoa của khoá huấn luyện sĩ quan Quân đội Hoàng gia tại Đại học Quân sự Hoàng gia ở Thủ đô Canberra.
Khoa Nam được vinh dự đại diện khóa cầm kiếm dẫn đầu 265 tân sĩ quan tiến ra lễ đài và đại diện trường để tuyên thệ trước bà Toàn quyền Quentin Bryce, Đại diện Nữ hoàng Anh tại Úc và Dân biểu Stuart Robert, Tổng thư ký của Quốc hội và phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng Đại tướng David Hurley của Quân đội Hoàng gia Úc.
Điều ngạc nhiêu hơn nữa khi Vị chưởng ấn của Học viện Hải quân xướng tên Khoa Nam Nguyễn được lãnh huy chương xuất sắc cao qúi nhất về sự hoàn tất việc đào luyện quân sự lẫn văn học của toàn Học viện… Khoa Nam là người xuất sắc đã giữ được huy chương xuất chúng này hai năm liền, điều mà chưa từng xảy ra tại Học viện quân sự này.
Khi nghe tên “Khoa Nam” anh chị Khoa Mai, ba mẹ của Khoa Nam đang tham dự lễ ra trường của con mình đã bật khóc vì hãnh diện mà con mình đã đạt được không chỉ cho riêng mình mà vẻ vang cho dân tộc Việt. Khi được hỏi Khoa Nam có được biết trước là Khoa Nam được đoạt Huy chương cao qúi đó không? Khoa Nam cho biết là không vì tất cả mọi tân sĩ quan đều phải biết cách thức phải lãnh nhận Huy chương… Nên khi nghe đọc tên Khoa Nam Nguyễn, Khoa Nam mừng và thầm nghĩ “Khoa Nam đạt được vinh dự này trước tiên là đáp đền công ơn cha mẹ và sau nữa làm rạng danh người trẻ Việt Nam”. Được biết trong khóa huấn luyện này có hai người Việt đó là Khoa Nam và Nguyễn Linh, một sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa gửi qua du học!
Khoa Nam khi còn là học sinh Trung học đã tham gia Thiếu Sinh Quân và cuối tuần em thường tới giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick để sinh hoạt đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian. Ngay từ còn là học sinh Khoa Nam đã tỏ ra xuất sắc là một trưởng có tài chỉ huy trong Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian tại Giáo xứ, nơi mà ba Nam đang nắm giữ chức chủ tịch Ban Mục vụ.
Trong bốn năm đào luyện tại Đại học quân sự Quân sự, Khoa Nam tuy là một sinh viên trẻ nhưng luôn hăng say dấn thân trong nhiều lành vực xã hội và lao mình vào các việc từ thiện… Khoa Nam luôn sinh hoạt rất tích cực nên đã từng được đề cử là đại diện của sinh viên sĩ quan trẻ của Quân đội Hoàng gia Úc châu tham dự Đại hội huấn luyện sĩ quan trẻ Quốc tế tại Slovakia và Singapore… Khoa Nam dù sinh ra và lớn lên tại Úc nhưng rất thông thạo tiếng Việt Nam nên đã từng là thông dịch viên cho những cuộc gặp gỡ giữa quân đội Hoàng gia Úc và Việt Nam…
Khoa Nam đã từng là cố vấn trẻ tuổi của bộ trưởng quốc phòng và cho thủ tướng Tony Abbott khi ông còn nắm giữ vai trò chủ tịch Liên đảng trong cương vị là nhân vật đối lập tại quốc hội trước khi thắng cuộc bầu cử Liên bang vào tháng 9/2013 và trở thành vị Thủ tướng thứ 28 của nước Úc…
Vào tháng 7/2013 Khoa Nam đã nghiên cứu về mối liên hệ và giao tế hỗ tương của Hải quân các nước Á châu trước việc tranh chấp lãnh thổ tại các hải đảo trong vùng biển Đông nên đã được mời tham dự cuộc họp bàn về các vấn đề biển đảo của biển Đông tại Singapore…
Ngày lễ mãn trường Khoa Nam, một Trung úy Hải quân 22 tuổi được nhiều ái mộ nên Học viện Quân đội Hoàng gia Anh quốc đã mời Nam tham dự lễ tốt nghiệp vào 20/12 này… Tương lai Khoa Nam sẽ phục vụ trên những tầu chiến trên vùng biển Úc Á… Khoa Nam sẽ mở ra một trang sử hào hùng làm rạng danh cho người trẻ Việt Nam tại Úc Châu... Xin chúc mừng Khoa Nam.
Văn Hóa
Quyền lực
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
13:19 16/12/2013
Người ta vẫn nhắc đến một bộ ba đầy mãnh lực có thể làm điên đảo thế giới nhân loại. Đó là tình, tiền và quyền. Trong số đó, có lẽ quyền lực chiếm vị trí độc tôn. Tuy nhiên, giữa chúng thường có một mối liên hệ khắng khít với nhau. Có sắc đẹp là có được lợi thế « nghiêng nước nghiên thành ». « Có tiền mua tiên cũng được ». Có quyền thì có được cả tình và tiền.
Để đạt được mục đích, kẻ vụ lợi xưa và nay vẫn hay dùng mỹ nhân hoặc tiền để mua chuộc kẻ có quyền lực. Lã Bất Vi (292-235 TCN) nước Tần thời Chiến Quốc là bậc thầy nổi danh xưa nay về lãnh vực buôn bán quyền lực và vận dụng thành thạo mỹ nhân kế. Nhờ đó, ông đã đạt được mục đích khi dùng mọi thủ đoạn đầy tính toán để có thể đưa con mình là Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng, lên làm hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa và mình chạy được vào chức thừa tướng nước Tần.
Sự thể là biết thái tử An Quốc Quân sẽ được kế vị ngai báu, Lã Bất Vi đã tìm cách dọn đường để đưa một trong 20 người con của thái tử này là Tử Sở, con của Hạ Cơ nối ngôi, dù cho cả mẹ lẫn con không được An Quốc Quân yêu quý nhiều. Trong số các người vợ, chỉ có Hoa Dương được lòng An Quốc Quân nhất nên được chọn làm chính phu nhân. Tuy nhiên, bà này lại không có con. Lã Bất Vi đã tìm cách làm quen với Tử Sở ngay khi ông này còn đang bị cơ nhỡ và đưa cho thật nhiều vàng để ăn tiêu và đãi khách. Đặc biệt, Bất Vi còn gài độ Tử Sở bằng cách mời dự tiệc tùng tại nhà riêng và chủ động cho người thiếp đầy nhan sắc của mình lúc đó đã có bầu là Triệu Cơ ra hầu. Tử Sở bị vẻ đẹp của Triệu Cơ mê hoặc. Ngay lập tức, Bất Vi dâng người thiếp này cho Tử Sở.
Bất Vi còn dùng tiền bạc của mình mua lễ vật mua chuộc Hoa Dương để bà ta nhận Tử Sở làm con nuôi. Nhờ thế, khi An Quốc Quân lên làm vua, tức Trang Tương Vương, đã chọn Tử Sở làm thái tử. Đương nhiên, Triệu Cơ cũng được đưa về cung và được cất nhắc làm phu nhân. Khi bào thai đủ ngày tháng, Triệu Cơ sinh được một con trai và Tử Sở đặt tên là Chính. Trang Tương Vương trị vì được hai năm thì băng hà. Thái từ Chính lên kế vị, tức Tần Thủy Hoàng. Còn Lã Bất Vi được phong làm tướng quốc và thường được gọi là trọng phụ.
Tuy nhiên, về sau này chính Lã Bất Vi lại bị chết trong tay người con ruột của mình.
Khi nắm trong tay được thứ quyền lực, người ta cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ duy trì nó bằng mọi giá. Những ai bị nghi cho là mầm mống của mối đe dọa cho quyền lực thì đều bị thủ tiêu, dù cho họ có mối quan hệ máu mủ với kẻ quyền thế.
Được các nhà chiêm tinh cho biết Vua Dân Do Thái vừa mới sinh ra, vua Hêrôđê đã áp dụng chiến dịch « giết lầm hơn bỏ sót ». Ông đã ra lệnh giết chết mọi bé trai trong thành từ hai tuổi trở xuống để diệt trừ hậu họa liên quan đến ngai vàng của ông.
Đó là chuyện xưa, đề tài này thời nay khác về hình thái nhưng nội dung không có gì thay đổi. Cách đây mấy ngày, hôm 13/12 vừa qua, Kim Chính Ân tuổi đời còn khá trẻ, kế vị quyền lực từ người cha Kim Chính Nhất từ cuối năm 2011, đã dùng tòa án binh để hành quyết người chú của mình, đồng thời cũng là nhiếp chính trong vai trò chuyển giao quyền lực, ông Trương Thành Trạch, 67 tuổi. Ông này bị hạ gục một cách chóng vánh : bị bắt ngày 9/12, bị xét xử 12/12 và bị tử hình một ngày sau khi bị tuyên án.
Xét về mọi góc độ, gia đình cũng đạo đức con người, việc loại trừ bằng mọi giá ông Trương Thành Trạch là hành vi hết sức phi nhân.
Cũng cần nhắc đến một hình thái khác của việc tham quyền cố vị : vì sợ chiếc ghế tổng trấn của mình lung lay, trong phiên tòa xét xử, Philatô đã né tránh công lý bằng cách phủi tay và phó mặc mạng sống của Đức Giêsu vào tay giới lãnh đạo Do Thái thời ấy. Lời nói của Đức Giêsu trong cuộc đối thoại làm cho Philatô phải tự vấn lương tâm khi Ngài khẳng định rằng nếu từ Trên không ban cho thì ông ta chẳng có một thứ quyền hành nào hết (x. Ga 19, 11).
Quyền bính không tự nhiên mà có. Một cách đúng nghĩa, nó xuất phát từ Thiên Chúa nhằm mục đích mưu cầu công ích, thực thi công bình và hướng đến chăm sóc cho đời sống của con người trong điều kiện tốt nhất. Một khi quyền bính bị lạm dụng các mục đích này không được đảm bảo và nó bị biến dạng thành quyền lực được thi hành bằng cách áp đặt thống lĩnh. Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn vàng thước ngọc cho những ai làm lớn là phải thi hành quyền bính trong vai trò người phục vụ (x. Lc 22, 25- 26).
Chính vì vậy, những ai được giao phó quyền bính cần phải ý thức được trách nhiệm lớn lao này và đều phải trả lẽ về những hành động không tương xứng của mình. Để có thể phát huy theo chiều hướng tích cực, quyền bính phải được giám sát. Chỉ như vậy, mới tránh được việc lạm quyền hành và kéo dài quyền lực được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau.
Để đạt được mục đích, kẻ vụ lợi xưa và nay vẫn hay dùng mỹ nhân hoặc tiền để mua chuộc kẻ có quyền lực. Lã Bất Vi (292-235 TCN) nước Tần thời Chiến Quốc là bậc thầy nổi danh xưa nay về lãnh vực buôn bán quyền lực và vận dụng thành thạo mỹ nhân kế. Nhờ đó, ông đã đạt được mục đích khi dùng mọi thủ đoạn đầy tính toán để có thể đưa con mình là Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng, lên làm hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa và mình chạy được vào chức thừa tướng nước Tần.
Sự thể là biết thái tử An Quốc Quân sẽ được kế vị ngai báu, Lã Bất Vi đã tìm cách dọn đường để đưa một trong 20 người con của thái tử này là Tử Sở, con của Hạ Cơ nối ngôi, dù cho cả mẹ lẫn con không được An Quốc Quân yêu quý nhiều. Trong số các người vợ, chỉ có Hoa Dương được lòng An Quốc Quân nhất nên được chọn làm chính phu nhân. Tuy nhiên, bà này lại không có con. Lã Bất Vi đã tìm cách làm quen với Tử Sở ngay khi ông này còn đang bị cơ nhỡ và đưa cho thật nhiều vàng để ăn tiêu và đãi khách. Đặc biệt, Bất Vi còn gài độ Tử Sở bằng cách mời dự tiệc tùng tại nhà riêng và chủ động cho người thiếp đầy nhan sắc của mình lúc đó đã có bầu là Triệu Cơ ra hầu. Tử Sở bị vẻ đẹp của Triệu Cơ mê hoặc. Ngay lập tức, Bất Vi dâng người thiếp này cho Tử Sở.
Bất Vi còn dùng tiền bạc của mình mua lễ vật mua chuộc Hoa Dương để bà ta nhận Tử Sở làm con nuôi. Nhờ thế, khi An Quốc Quân lên làm vua, tức Trang Tương Vương, đã chọn Tử Sở làm thái tử. Đương nhiên, Triệu Cơ cũng được đưa về cung và được cất nhắc làm phu nhân. Khi bào thai đủ ngày tháng, Triệu Cơ sinh được một con trai và Tử Sở đặt tên là Chính. Trang Tương Vương trị vì được hai năm thì băng hà. Thái từ Chính lên kế vị, tức Tần Thủy Hoàng. Còn Lã Bất Vi được phong làm tướng quốc và thường được gọi là trọng phụ.
Tuy nhiên, về sau này chính Lã Bất Vi lại bị chết trong tay người con ruột của mình.
Khi nắm trong tay được thứ quyền lực, người ta cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ duy trì nó bằng mọi giá. Những ai bị nghi cho là mầm mống của mối đe dọa cho quyền lực thì đều bị thủ tiêu, dù cho họ có mối quan hệ máu mủ với kẻ quyền thế.
Được các nhà chiêm tinh cho biết Vua Dân Do Thái vừa mới sinh ra, vua Hêrôđê đã áp dụng chiến dịch « giết lầm hơn bỏ sót ». Ông đã ra lệnh giết chết mọi bé trai trong thành từ hai tuổi trở xuống để diệt trừ hậu họa liên quan đến ngai vàng của ông.
Đó là chuyện xưa, đề tài này thời nay khác về hình thái nhưng nội dung không có gì thay đổi. Cách đây mấy ngày, hôm 13/12 vừa qua, Kim Chính Ân tuổi đời còn khá trẻ, kế vị quyền lực từ người cha Kim Chính Nhất từ cuối năm 2011, đã dùng tòa án binh để hành quyết người chú của mình, đồng thời cũng là nhiếp chính trong vai trò chuyển giao quyền lực, ông Trương Thành Trạch, 67 tuổi. Ông này bị hạ gục một cách chóng vánh : bị bắt ngày 9/12, bị xét xử 12/12 và bị tử hình một ngày sau khi bị tuyên án.
Xét về mọi góc độ, gia đình cũng đạo đức con người, việc loại trừ bằng mọi giá ông Trương Thành Trạch là hành vi hết sức phi nhân.
Cũng cần nhắc đến một hình thái khác của việc tham quyền cố vị : vì sợ chiếc ghế tổng trấn của mình lung lay, trong phiên tòa xét xử, Philatô đã né tránh công lý bằng cách phủi tay và phó mặc mạng sống của Đức Giêsu vào tay giới lãnh đạo Do Thái thời ấy. Lời nói của Đức Giêsu trong cuộc đối thoại làm cho Philatô phải tự vấn lương tâm khi Ngài khẳng định rằng nếu từ Trên không ban cho thì ông ta chẳng có một thứ quyền hành nào hết (x. Ga 19, 11).
Quyền bính không tự nhiên mà có. Một cách đúng nghĩa, nó xuất phát từ Thiên Chúa nhằm mục đích mưu cầu công ích, thực thi công bình và hướng đến chăm sóc cho đời sống của con người trong điều kiện tốt nhất. Một khi quyền bính bị lạm dụng các mục đích này không được đảm bảo và nó bị biến dạng thành quyền lực được thi hành bằng cách áp đặt thống lĩnh. Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn vàng thước ngọc cho những ai làm lớn là phải thi hành quyền bính trong vai trò người phục vụ (x. Lc 22, 25- 26).
Chính vì vậy, những ai được giao phó quyền bính cần phải ý thức được trách nhiệm lớn lao này và đều phải trả lẽ về những hành động không tương xứng của mình. Để có thể phát huy theo chiều hướng tích cực, quyền bính phải được giám sát. Chỉ như vậy, mới tránh được việc lạm quyền hành và kéo dài quyền lực được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Giáng Sinh Từ Úc Châu
Diệp Hải Dung Australia
22:41 16/12/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Hình chụp tại Sydney, Australia)
Hang Belem tại Sydney Úc Châu.