Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời chào mừng
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:31 17/12/2011
Lời chào mừng
Khi đến thăm ai, hay ai đến thăm nhà mình, khách cũng như chủ nhà đều trao cho nhau lời chào mừng. Đây là lễ phép lịch sự ở đời. Và còn hơn thế nữa, đó còn là cung cách bày tỏ lòng yêu mến mừng rỡ kính trọng nhau phát xuất từ trong tâm hồn.
Trong Thánh lễ Misa, vị chủ lễ tế cũng chào mừng Cộng đoàn dâng lễ tế tạ ơn mừng kính Thiên Chúa: „ Chúa ở cùng Anh Chị Em.“
Lời chào mừng này không chỉ mang tính cách lịch sự, cùng lòng vui mừng, mà còn biểu lộ sâu đậm tâm tình lòng đạo đức. Vì lời chào mừng của vị chủ tế trong Thánh lễ không phải chỉ là một công thức lễ nghi Phụng vụ của Giáo Hội. Nhưng lời chào này là lời của Thiên Thần Gabriel, sứ giả của Thiên Chúa, chào mừng Đức mẹ Maria, khi Thiên Thần hiện đến truyền tin cho Đức Mẹ ở Nazareth: „ Mừng vui lên, hỡi Maria đầy ân phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà!“ ( Lc )
Lời chào mừng bắt đầu cuộc thăm viếng gặp gỡ nhau. Lời chào mừng khởi đầu nghi lễ cả trong tôn giáo, cũng như trong xã giao ngoài xã hội từ cấp hội đoàn nhóm nhỏ cho tới cấp lớn hơn như tỉnh thành, quốc gia đất nước…
Lời chào mừng như thế khác nào chiếc chìa khóa mở cánh cổng, mở cánh cửa đi vào bên trong căn nhà, biệt thự.
Chiếc chìa khóa không phải chỉ là một miếng sắt hay đồng khắc chạm theo khuôn mẫu với những đường răng cưa, đường ranh khắc chạm cho hợp vừa với ổ khóa. Nhưng chiếc chìa khóa còn mang ý nghĩa tinh thần nữa: mở ra và đóng khóa lại.
Theo người Nhật Bản, chìa khóa là biểu trưng sự hạnh phúc. Vì với chìa khóa người ta mở cửa kho lúa gạo lương thực cho đời sống. Và như thế, theo nghĩa bóng tinh thần, chìa khóa mở cửa kho tàng còn ẩn dấu nhiều điều chứa đựng trong đó.
Thời Trung cổ, lễ nghi trao chìa khóa mang ý nghĩa biểu trưng trao quyền hành để hành xử theo phạm vi luật pháp.
Theo quan niệm dân gian thời cổ xưa, chìa khóa là hình ảnh sự giữ yên lặng. Vì trên mép rìa chiếc chìa khóa có khắc hình Adyton nơi phòng khóa kín Cella trong đền thờ cổ thờ thần của Hylạp thời xưa, vừa nhắc tới bổn phận giữ yên lặng và vừa hứa mở ra nhiều bí ẩn chưa được khai mở ra.
Trong truyện thơ thần thoại Ödipus của Sophokles nói đến „ chiếc chìa khóa vàng“ khi ca đoàn hát đến khúc đoạn nói về những bí ẩn của Eleusis.
Cũng theo một truyện thần thoại xa xưa, Vị nữ tư tế Ceres luôn mang theo mình chiếc chìa khóa như hình ảnh tượng trưng cho chức vị của mình. Và trong những bí ẩn của Isis, chiếc chìa khóa là hình ảnh mang ý nghĩa sự khai mở ra trái tim tâm hồn và lương tâm thầm kín trước 42 vị đứng bên cạnh người đã qua đời!
Chúa Giêsu trao cho Thánh Phero chiếc chìa khóa thiêng liêng đạo giáo tượng trưng quyền bính để cởi mở và trói buộc đóng lại. Hình ảnh chiếc chìa khóa này in khắc trên huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Roma.
Trong một lễ nghi khai mạc sứ vụ cha sở mới cho một Linh mục, vị đại diện Đức giám mục, đã trao cho cha sở mới chiếc chìa khóa nhà thờ xứ đạo với ý nghĩa lời nhắn nhủ: chiếc chìa khóa này không phải chỉ để mở cửa, đóng khóa cửa nhà thờ. Nhưng chiếc chìa khóa này còn là hình ảnh chiếc chìa khóa nhà Thiên Chúa để cho trái tim tâm hồn con người qua lời chào mừng thăm hỏi, gặp gỡ cởi mở với mọi người. Chúa Giêsu Kitô là chiếc chìa khóa chung mở ra mọi cánh cửa đời sống cho con người.
Với lời chào mừng của Thiên Thần với Đức Mẹ Maria: „„ Mừng vui lên, hỡi Maria đầy ân phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà!“ ( Lc 1, 27 ) , chiếc chìa khóa chung là Chúa Giêsu đã đi vào trần gian, mở ra cánh cửa khai thông con đường ơn cứu độ cho đời sống con người khỏi vòng liên lụy của tội ngiyên tổ Adong Evà khi xưa.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Khi đến thăm ai, hay ai đến thăm nhà mình, khách cũng như chủ nhà đều trao cho nhau lời chào mừng. Đây là lễ phép lịch sự ở đời. Và còn hơn thế nữa, đó còn là cung cách bày tỏ lòng yêu mến mừng rỡ kính trọng nhau phát xuất từ trong tâm hồn.
Trong Thánh lễ Misa, vị chủ lễ tế cũng chào mừng Cộng đoàn dâng lễ tế tạ ơn mừng kính Thiên Chúa: „ Chúa ở cùng Anh Chị Em.“
Lời chào mừng này không chỉ mang tính cách lịch sự, cùng lòng vui mừng, mà còn biểu lộ sâu đậm tâm tình lòng đạo đức. Vì lời chào mừng của vị chủ tế trong Thánh lễ không phải chỉ là một công thức lễ nghi Phụng vụ của Giáo Hội. Nhưng lời chào này là lời của Thiên Thần Gabriel, sứ giả của Thiên Chúa, chào mừng Đức mẹ Maria, khi Thiên Thần hiện đến truyền tin cho Đức Mẹ ở Nazareth: „ Mừng vui lên, hỡi Maria đầy ân phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà!“ ( Lc )
Lời chào mừng bắt đầu cuộc thăm viếng gặp gỡ nhau. Lời chào mừng khởi đầu nghi lễ cả trong tôn giáo, cũng như trong xã giao ngoài xã hội từ cấp hội đoàn nhóm nhỏ cho tới cấp lớn hơn như tỉnh thành, quốc gia đất nước…
Lời chào mừng như thế khác nào chiếc chìa khóa mở cánh cổng, mở cánh cửa đi vào bên trong căn nhà, biệt thự.
Chiếc chìa khóa không phải chỉ là một miếng sắt hay đồng khắc chạm theo khuôn mẫu với những đường răng cưa, đường ranh khắc chạm cho hợp vừa với ổ khóa. Nhưng chiếc chìa khóa còn mang ý nghĩa tinh thần nữa: mở ra và đóng khóa lại.
Theo người Nhật Bản, chìa khóa là biểu trưng sự hạnh phúc. Vì với chìa khóa người ta mở cửa kho lúa gạo lương thực cho đời sống. Và như thế, theo nghĩa bóng tinh thần, chìa khóa mở cửa kho tàng còn ẩn dấu nhiều điều chứa đựng trong đó.
Thời Trung cổ, lễ nghi trao chìa khóa mang ý nghĩa biểu trưng trao quyền hành để hành xử theo phạm vi luật pháp.
Theo quan niệm dân gian thời cổ xưa, chìa khóa là hình ảnh sự giữ yên lặng. Vì trên mép rìa chiếc chìa khóa có khắc hình Adyton nơi phòng khóa kín Cella trong đền thờ cổ thờ thần của Hylạp thời xưa, vừa nhắc tới bổn phận giữ yên lặng và vừa hứa mở ra nhiều bí ẩn chưa được khai mở ra.
Trong truyện thơ thần thoại Ödipus của Sophokles nói đến „ chiếc chìa khóa vàng“ khi ca đoàn hát đến khúc đoạn nói về những bí ẩn của Eleusis.
Cũng theo một truyện thần thoại xa xưa, Vị nữ tư tế Ceres luôn mang theo mình chiếc chìa khóa như hình ảnh tượng trưng cho chức vị của mình. Và trong những bí ẩn của Isis, chiếc chìa khóa là hình ảnh mang ý nghĩa sự khai mở ra trái tim tâm hồn và lương tâm thầm kín trước 42 vị đứng bên cạnh người đã qua đời!
Chúa Giêsu trao cho Thánh Phero chiếc chìa khóa thiêng liêng đạo giáo tượng trưng quyền bính để cởi mở và trói buộc đóng lại. Hình ảnh chiếc chìa khóa này in khắc trên huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Roma.
Trong một lễ nghi khai mạc sứ vụ cha sở mới cho một Linh mục, vị đại diện Đức giám mục, đã trao cho cha sở mới chiếc chìa khóa nhà thờ xứ đạo với ý nghĩa lời nhắn nhủ: chiếc chìa khóa này không phải chỉ để mở cửa, đóng khóa cửa nhà thờ. Nhưng chiếc chìa khóa này còn là hình ảnh chiếc chìa khóa nhà Thiên Chúa để cho trái tim tâm hồn con người qua lời chào mừng thăm hỏi, gặp gỡ cởi mở với mọi người. Chúa Giêsu Kitô là chiếc chìa khóa chung mở ra mọi cánh cửa đời sống cho con người.
Với lời chào mừng của Thiên Thần với Đức Mẹ Maria: „„ Mừng vui lên, hỡi Maria đầy ân phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà!“ ( Lc 1, 27 ) , chiếc chìa khóa chung là Chúa Giêsu đã đi vào trần gian, mở ra cánh cửa khai thông con đường ơn cứu độ cho đời sống con người khỏi vòng liên lụy của tội ngiyên tổ Adong Evà khi xưa.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Để Thiên Chúa tiếp tục vào đời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
20:23 17/12/2011
(CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG (Năm B 2011)
Trong làng thi nhân Công Giáo Việt Nam, có thi sĩ Hàn Mặc Tử được xem như “Cây đại thụ” của nền thi ca đạo. Đặc biệt ông để lại một bài thơ bất hủ : Ave Maria, trong đó có những lời thơ nhăc đến biến cố Truyền Tin rất đẹp và trang trọng :
Hỡi Sứ-thần Thiên-Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh-nữ,
Người có nghe xôn-xao muôn tinh-tú,
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca-tụng, -- bằng hương hoa sáng-láng,
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng,
Một đêm xuân là rất đỗi anh-linh? …
Vâng, Lời chào của thiên sứ Gabriel chính là TIN VUI trọng đại làm “xôn xao muôn tinh tú”, làm “náo động cả muôn trời” ; vì khởi đi từ tin vui Truyền tin nầy, nhất là, từ sau hai tiếng “XIN VÂNG” của cô thôn nữ Maria, lời hứa cứu độ bao ngàn năm loan báo đã bắt đầu hiện thực, niềm hy vọng thiên sai khiến dân Ít-ra-en dài cổ ngóng trông nay đã tác thành : “Ngôi lời đã trở thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14)
Chúng ta cùng nhau dừng lại để lắng nghe những đề nghị của sứ điệp Lời Chúa.
Ca dao Việt Nam có lời rằng :
Yêu nhau yêu cả lối đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Nếu “Thiên Chúa yêu thế gian đến đổi đã ban Con Một” (Ga 3, 16), thì chính Người Con Một đó đã thể hiện tình yêu của Thiên Chúa bằng sự chấp nhận “yêu cả lối đi” nhân loại, cho dù lối đi đó cuối cùng sẽ dẫn ngài đến tận đồi Canvê để chịu đóng đinh thập giá.
Ngài đã yêu và đảm nhận cuộc sống làm người một cách trọn hảo. 4 sách Tin Mừng là 4 cuốn nhật ký về tình yêu cuộc sống con người của chính Chúa Giêsu.
Sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh đó của kiếp phận con người :
- Ngài được cưu mang chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời nơi hang lừa máng cỏ.
- Cũng như bao vạn sinh linh khác, Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối của một bé thơ.
- Để chung chia số phận lầm than của những người lao công vất vả, Ngài đã chọn nghề thợ mộc âm thầm suốt 30 năm trong xưởng thợ Na-da-rét, bằng mồ hôi mệt nhọc nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ.
- Chính tình yêu thương đã khiến Ngài không cầm lòng khi nhìn thấy người chị Matta, Maria phải mất em, khi chứng kiến mẹ già thành Naim vĩnh biệt con trai yêu dấu, ông Giairô mất đứa con gái rượu, nên đã Ngài đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”.
- Và Ngài đã biểu lộ tình yêu thương cách đặc biệt đối với những thân phận tật nguyền, bệnh hoạn cả thể xác lẫn tinh thần khi sẵn sang dung các phép lạ như dấu chỉ tình thương cứu độ của Thiên Chúa tình yêu : những người phong cùi được chữa lành, mù thấy được, què đi được, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…đã được trả lại cuộc sống bình yên.
Ánh mắt yêu thương của Ngài không chỉ dừng lại trên những nổi đau thể xác mà còn đi đến tận những nổi đau tinh thần : Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án.
Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu của mọi con người, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất” qua cuộc tử nạn đơn đau của con đường thập giá để từ đó phát mùa lúa mới của ân sủng cứu độ nhờ cuộc phục sinh vinh thắng.
Khi dấn bước vào đời, phải chăng Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.
Quả thật, khi mang lấy kiếp phận loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu thươn con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…
Trong một thế giới mà sự lãnh đạm, thờ ơ, vô tâm đã trở thành quy tắc ứng xử, chủ nghĩa vụ lợi, cá nhân và ích kỷ đang lên ngôi, nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực xã hội và trong gia đình lan tràn khắp chốn, thì “Sứ điệp Truyền Tin” hôm nay và Giáng Sinh vài ngày nữa quả thật cần thiết biết bao ! Cần thiết biết bao cuộc nhập thể của Ngôi Lời trong mọi cơ cấu của xã hội để hoán cải , để chữa lành, để phục sinh.
Và mỗi người Kitô hữu chúng ta có trách nhiệm để làm cho Mầu Nhiệm Truyền Tin, Mầu Nhiệm Ngôi Lời nhập thể hiện thực trong cuộc sống nầy, cuộc đời nầy, như cách cảm nhận của một bài thơ :
Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,
Làm chân tay cho những người què cụt
Làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
Làm lỗ tai cho những người bị điếc,
Làm miệng lưỡi cho những người không nói được,
Làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
Để đem cơm cho người đói đang chờ,
Và đem nước cho người họng đang khô,
Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,
Đem áo quần cho người đang trần trụi,
Đem mền đắp cho người rét đáng run.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,
Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
Đem tự do cho những kiếp đọa đầy…
(NCĐ)
Và chúng ta đừng quên rằng, cách đây 2000 năm, người thôn nữ thánh thiện, trinh trong Maria ở làng Na-da-rét, bằng hai tiếng “XIN VÂNG” ngoan ngùy và dũng cảm, đã biến cuộc đời thành quà tặng để Thiên Chúa nhập thể làm người và hiện diện giữa lòng thế giới, như lời diễn giải tuyệt vời của ca khúc “từ lúc Mẹ nói lời xin vâng” của NS. Trầm Hường :
“từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ trở nên Thánh Mẫu tuyệt vời…kỷ nguyên mới đã đến trong đời…Ngôi Lời Thiên Chúa đến với nhân loại…Huyền diệu quá muôn đời tiếng Xin Vâng”.
Còn không mấy ngày nữa chúng ta mừng đại lễ Giáng Sinh. Ước gì, ngày từ hôm nay và mãi trong cuộc đời, con người và cuộc sống chúng ta sẽ là “địa chỉ thích hợp” để từ đó Thiên Chúa tiếp tục “vào đời” và mang cho thế giới niềm vui, tin yêu và hy vọng. Amen.
Mầu Nhiệm Truyền Tin Chúa Nhập Thể
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:46 17/12/2011
Khi Thiên thần truyền tin cho Đức Trinh nữ Maria về một biến cố quan trọng nhất là mầu nhiệm truyền tin Chúa nhập thể. Đức Trinh nữ Maria đã đi từ một thái độ khiêm nhường thẳm sâu đến thái độ bỡ ngỡ và cuối cùng là bày tỏ chính kiến của mình.
Thái độ khiêm nhường thẳm sâu vì khi thấy Sứ thần chào mình là “Trinh nữ đầy ơn phúc” thì Trinh nữ Maria tỏ ra bối rối. Và khi sứ thần đưa tin “Bà sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giê su” (x. Lc 1, 26-38) thì Trinh nữ Maria đã bỡ ngỡ, vì “Tôi không biết đến việc vợ chồng.”. Nhưng khi sứ thần giải thích “Con bà sinh ra sẽ được gọi là Đấng thánh và là con Đấng Tối Cao. Vì không có việc gì là Thiên Chúa không làm được”. Đức Trinh nữ Maria đã bày tỏ chính kiến của mình trong câu nói ngắn gọn bằng hai tiếng “Xin vâng”. Hai tiếng Xin vâng của Đức Trinh nữ Maria tròn đầy trách nhiệm và lương tâm.
• Trách nhiệm, vì Đức Trinh nữ đã hỏi hết những gì cần thiết, và hai tiếng Xin vâng đã thể hiện việc Đức Trinh nữ đón nhận thánh ý của Thiên Chúa, xuất phát từ lời Sứ thần giải thích: vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được.
• Lương tâm, vì lòng khiêm nhường thẳm sâu của Đức Trinh nữ đã không làm bất cứ một ý nào khác ngoài việc xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa. Đức Trinh nữ Maria xin vâng những gì Thiên Chúa đã truyền qua Thiên sứ.
Lời xin vâng của Đức Trinh nữ Maria hôm nay là lời xin vâng nối liền trời và đất. Khi nguyên tổ Adam và Eva phạm tội thì cửa trời đóng lại. Tiếng xin vâng của Đức Trinh nữ Maria đã mở cửa trời. Mỗi khi chúng ta nguyện kinh “Chốc ấy, Ngôi thứ hai xuống thế làm người và ở cùng chúng con” thì lời nguyện kinh Truyền tin ấy là tinh hoa của đất trời, là qui nạp cả Cựu và Tân Ước, là ngàn năm của các tiên tri mong đợi. Đức Trinh nữ Maria đã gói gọn trong hai tiếng Xin vâng, để từ đó chúng ta mới có công thức của Kinh Truyền Tin. Nếu Thiên Chúa không nhập thể trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria, thì đương nhiên Ngài cũng chẳng thể ở cùng chúng ta. Không có Đấng Cứu Thế, không có Đấng Emmanuel, không có mầu nhiệm Giáng Sinh và đương nhiên sẽ không có Phục Sinh. Như vậy thì cửa trời vẫn đóng lại và chúng ta mãi mãi bước đi trong tăm tối. Chúng ta sống trong bóng của tử thần. Vì vậy tiếng Xin vâng của Đức Maria không phải là tiếng xin vâng của nữ tỳ theo ý của ông chủ, mà tiếng xin vâng của Đức Maria bao hàm trách nhiệm của mình với cả một triều đại mới. Triều đại của những người con được gọi Thiên Chúa là Cha; Triều đại của thời hoàng kim mà hoàng tử sinh ra được gọi là Ông Vua Thái Bình. Không phải ngay lúc đó Đức Trinh nữ Maria mới vội vã thưa tiếng “Xin vâng” dáng vẻ như không chuẩn bị , nhưng là Đức Trinh nữ Maria đã chuẩn bị bằng cả cuộc đời. Từ lúc hoài thai với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, tới việc xưng mình là Nữ tỳ của Thiên Chúa. Vì thế, mầu nhiệm ẩn kín từ muôn đời nay được tỏ ra cho Trinh nữ Maria và lời Xin vâng của Đức Mẹ chính là để đi vào trong hành trình của mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể. Nói một cách cụ thể hơn, đó là hành trình Ơn Cứu độ khởi sự từ ơn phúc nhập thể: “Chốc ấy, Ngôi thứ hai xuống thế làm người và ở cùng chúng con”.
Từ đây, chúng ta thấy lời kinh Magnificat của Đức Mẹ khi cộng hưởng cùng bà Elizabeth thì không còn là giữ riêng cho Mẹ nữa. Bởi vì chính Đức Mẹ đã thốt lên “”Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phúc vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại. Danh Người thật chí thánh chí tôn”. Ngài đã làm những điều trọng đại gì? Đó là “Lòng thương xót của Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia dành cho những ai kính sợ Chúa”. Đức Trinh nữ Maria biết rằng Thiên Chúa đã thực hiện qua thân phận nữ tỳ của mình, nhưng là để thực hiện lòng thương xót của Chúa từ đời nọ qua đời kia. Chính vì ý thức một điều cao sâu như vậy, cho nên Đức Trinh nữ Maria đã vội vã lên miền núi, đến nhà bà Elizabeth để cùng cất lên lời kinh cảm tạ. Lời Kinh Magnificat cho chúng ta thấy Đức Trinh Nữ Maria đã đặt trót tình yêu của mình trong Đấng tối cao. Và tiếng Xin vâng của Đức Mẹ trong một ý chí tự do, tự nguyện với một tấm lòng đã được chuẩn bị để Ngôi Lời hoá thành nhục thể, nhục thể ấy được hình thành từ cung lòng Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ!.
Ngày hôm nay, chúng ta không ca ngợi Đức Mẹ theo hình thức, chúng ta cũng không đề cao hai tiếng Xin vâng của Đức Mẹ vì ích kỷ. Không phải vì hai tiếng Xin vâng của Đức Mẹ đem lại “Bình an dưới thế cho người thiện tâm” nên chúng ta mới thốt lên những lời ngợi khen Mẹ. Nhưng hai tiếng Xin vâng của Đức Mẹ thực sự đã giao hòa đất với trời. Và hai tiếng Xin vâng của Đức Mẹ đã đưa chúng ta vào hành trình của ơn Cứu độ, vào triều đại mới, triều đại “Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Mầu nhiệm Truyền Tin Chúa Nhập thể là sự kiện quan trọng để bắt đầu đặt nền móng cho chương trình cứu độ, chương trình này được khởi sự từ trần gian, trong Đức Giêsu Kitô. Vì vậy, chúng ta cũng hãy bắt đầu bằng hai tiếng “Xin vâng” của Đức Mẹ để đi vào hành trình của ơn Cứu độ.
Lạy Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng con.
Với hai tiếng Xin vâng,
Chúa đã nhập thể làm người trong cung lòng của Đức Mẹ.
Xin cho hai tiếng Xin vâng ấy
tiếp tục nối dài nơi mỗi người chúng con hôm nay
để hành trình của lịch sử Cứu độ và lòng thương xót của Chúa
được trải dài từ đời nọ tới đời kia.
Xin cho Nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin cho chúng con được thưa hai tiếng Xin Vâng
vì Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ
để Thiên Chúa cho chúng con được đạt tới ơn Cứu độ đời đời. Amen.
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bằng chứng của một phép lạ được gán cho Tổng Giám Mục Sheen đã được gửi đến Rôma
Bùi Hữu Thư
06:13 17/12/2011
PEORIA, Illinois (CNS) – Các gói quà được cột giây nơ và hình ảnh của một bé trai vui sướng là những biểu tượng của Lễ Giáng Sinh, nhưng hai biểu tượng này lại có thêm một ý nghĩa vui mừng khác vào ngày 11 tháng 12 trong một nghi lễ, khi giáo phận Peoria kết thúc việc điều tra về một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của Đức Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen.
Đức Giám Mục Peopria Daniel R. Jenky nói sau khi dùng si nóng để niêm phong một cái hộp chứa đựng các chứng cớ được thu tập trong ba tháng qua bởi một tòa án điều tra: "Lạy Chúa, Người đã khởi sự công trình lớn lao này, xin cho được đạt tới sự hoàn tất.”
Cử toạ tụ tập trong Thánh Lễ đặc biệt tại Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary đáp lại bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt. Bằng chứng này đang trên đường đến Rôma để được Bộ Phong Thánh cứu xét.
Bộ Phong Thánh đang cứu xét hồ sơ phong thánh cho Tổng Giám Mục Sheen, một người sanh trưởng tại miền trung tiểu bang Illinois và là một linh mục thuộc giáo phận Peoria. Ngài là một nhà rao giảng phúc âm nổi tiếng trên thế giới, một nhân vật trên đài phát thanh và truyền hình, một nhà văn và một nhà truyền giáo.
Trên một ghế quỳ ngay bên ngoài cung thánh của nhà thờ chánh tòa, trọng tâm của các nhân chứng được chứa đựng trong một cái hộp – em bé James Fulton Engstrom mới 15 tháng – đang ngồi vui vẻ cùng với cha mẹ em và hai anh chị em lớn tuổi hơn, thỉnh thoảng nhúc nhích như tất cả những bé trai khoẻ mạnh khác thường làm.
Bà Bonnie Engstrom, mẹ của bé James nói về nghi thức được tổ chức vào đầu Thánh Lễ: "Đối với nhiều người trong chúng tôi, chúng tôi có cảm nghĩ rằng đây như trọn vẹn là một chu kỳ xoay vòng.”
Trong số những người tham dự có các thành viên cuả tòa án phong thánh cũng như của Hiệp Hội Tổng Giám Mục Sheen (Fulton Sheen Foundation.) Bà Bonnie Engstrom nhắc lại là bà đã ngồi trong cùng một nhà thờ chánh tòa – nơi Tổng Giám Mục Sheen được truyền chức linh mục năm 1919 – và một lần nữa, vào một vài ngày sau khi James được sinh ra, bà đã “cầu xin cho có một phép lạ” trong một giờ cầu nguyện có các thành phần trong gia đình và bạn hữu tham dự.
Được coi như là bị hoài thai ngày 16 tháng Chín, năm 2010, sau một thời kỳ mang thai bình thường, James sanh ra với một trái tim không có nhịp đập trong 61 phút đầu của đời sống.
Chỉ đến khi bác sĩ của Trung Tâm Y Tế Thánh Phanxicô ở Peoria sắp sửa tuyên bố là bé James đã chết, thì tim em mới bắt đầu đập. Các bác sĩ đã lưu ý cha mẹ em là James có thể sẽ không sinh hoạt bình thường, nhưng họ đã được chứng minh rằng họ nhầm lẫn.
Đức Giám Mục Jason Gray, vị giám mục được đề cử vào tòa án điều tra phong thánh và là người trách nhiệm hướng dẫn thể thức điều tra đã nói: “Đây là một câu chuyện lạ lùng.” Một lời thề hứa giữ bí mật của các thành viên trong tòa án này đã ngăn không cho Đức Giám Mục Gray bình luận thêm về những kết quả điều tra của toà án hay những mong đợi của họ về việc duyệt xét tại Rôma.
Đức Giám Mục Peopria Daniel R. Jenky nói sau khi dùng si nóng để niêm phong một cái hộp chứa đựng các chứng cớ được thu tập trong ba tháng qua bởi một tòa án điều tra: "Lạy Chúa, Người đã khởi sự công trình lớn lao này, xin cho được đạt tới sự hoàn tất.”
Cử toạ tụ tập trong Thánh Lễ đặc biệt tại Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary đáp lại bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt. Bằng chứng này đang trên đường đến Rôma để được Bộ Phong Thánh cứu xét.
Bộ Phong Thánh đang cứu xét hồ sơ phong thánh cho Tổng Giám Mục Sheen, một người sanh trưởng tại miền trung tiểu bang Illinois và là một linh mục thuộc giáo phận Peoria. Ngài là một nhà rao giảng phúc âm nổi tiếng trên thế giới, một nhân vật trên đài phát thanh và truyền hình, một nhà văn và một nhà truyền giáo.
Trên một ghế quỳ ngay bên ngoài cung thánh của nhà thờ chánh tòa, trọng tâm của các nhân chứng được chứa đựng trong một cái hộp – em bé James Fulton Engstrom mới 15 tháng – đang ngồi vui vẻ cùng với cha mẹ em và hai anh chị em lớn tuổi hơn, thỉnh thoảng nhúc nhích như tất cả những bé trai khoẻ mạnh khác thường làm.
Bà Bonnie Engstrom, mẹ của bé James nói về nghi thức được tổ chức vào đầu Thánh Lễ: "Đối với nhiều người trong chúng tôi, chúng tôi có cảm nghĩ rằng đây như trọn vẹn là một chu kỳ xoay vòng.”
Trong số những người tham dự có các thành viên cuả tòa án phong thánh cũng như của Hiệp Hội Tổng Giám Mục Sheen (Fulton Sheen Foundation.) Bà Bonnie Engstrom nhắc lại là bà đã ngồi trong cùng một nhà thờ chánh tòa – nơi Tổng Giám Mục Sheen được truyền chức linh mục năm 1919 – và một lần nữa, vào một vài ngày sau khi James được sinh ra, bà đã “cầu xin cho có một phép lạ” trong một giờ cầu nguyện có các thành phần trong gia đình và bạn hữu tham dự.
Được coi như là bị hoài thai ngày 16 tháng Chín, năm 2010, sau một thời kỳ mang thai bình thường, James sanh ra với một trái tim không có nhịp đập trong 61 phút đầu của đời sống.
Chỉ đến khi bác sĩ của Trung Tâm Y Tế Thánh Phanxicô ở Peoria sắp sửa tuyên bố là bé James đã chết, thì tim em mới bắt đầu đập. Các bác sĩ đã lưu ý cha mẹ em là James có thể sẽ không sinh hoạt bình thường, nhưng họ đã được chứng minh rằng họ nhầm lẫn.
Đức Giám Mục Jason Gray, vị giám mục được đề cử vào tòa án điều tra phong thánh và là người trách nhiệm hướng dẫn thể thức điều tra đã nói: “Đây là một câu chuyện lạ lùng.” Một lời thề hứa giữ bí mật của các thành viên trong tòa án này đã ngăn không cho Đức Giám Mục Gray bình luận thêm về những kết quả điều tra của toà án hay những mong đợi của họ về việc duyệt xét tại Rôma.
Đa thê - Thân này ví xẻ làm ba
Phó Tế Nguyễn Mạnh San
00:01 17/12/2011
Hiện nay trên thế giới còn xót lại rất ít một số quốc gia vẫn duy trì chế độ đa thê, mà những quốc gia này hầu hết là những quốc gia bé nhỏ, có một nền văn minh lạc hậu hoặc chậm tiến, vì nghèo đói hoặc vì một tín ngưỡng tôn giáo. Trong số những quốc gia được coi là một quốc gia văn minh vào bậc nhất trên thế giới, như Hoa Kỳ chẳng hạn, tuyệt đối ngăn cấm chế độ đa thê, bằng những điều luật nghiêm khắc đối với những ai vi phạm luật này.
Riêng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đôi khi người ta thấy có một vài trường hợp đa thê xẩy ra tại đây. Đó là Một Ông Hai Bà hoặc Một Bà Hai Ông. Hiện tượng này xẩy ra, có lẽ vì hoàn cảnh đặc biệt đau thương xẩy đến cho dân tôc Việt Nam chúng ta, nào là Bố Mẹ phải lìa xa con cái, vợ chồng phải xa nhau và anh chị em ruột thịt cũng phải xa nhau, không biết tới ngày nào mới có thể được đoàn tụ lại với nhau. Tất cả người Việt Nam đang sinh sống ở hải ngoại, sẽ không bao giờ có thể quên được những hình ảnh đau thương, đứt từng khúc ruột, để nhớ lại ngày cộng sản xâm chiếm Miền Nam Nước Việt Nam vào cuối tháng tư năm 1975, hàng vạn người, gồm già trẻ lớn bé phải tìm mọi cách để rời bỏ quê hương Miền Nam yêu dấu, vượt biên hàng ngàn dặm, trên những con thuyền mỏng manh nhỏ bé, lênh đênh ngày đêm trong nhiều ngày ngoài biển cả, để đi tìm tự do tạm bợ tại một số quốc gia lân cận, như Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines v.v.. và đã có hàng mấy trăm ngàn ngàn người, từ trẻ sơ sinh cho đến các cụ già bà lão, chưa kịp đặt chân lên được bến bờ tự do, để xin tạm trú tỵ nạn cộng sản tại những quốc gia này, thì đã phải chôn vùi thân xác dưới lòng đại dương bởi những cơn bão tố, sóng thần oan nghiệt hoặc đàn bà con gái bị hãm hiếp, xong rồi bị quăng xuống biển, bởi những tên cướp biển tàn bạo man rợ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Trong các quốc gia sẵn sàng mở rộng vòng tay bác ái, để đón nhận những người Việt Nam đang tạm trú ở các trại tỵ nạn, được phép nhập cảnh Hoa Kỳ, thì chúng ta phải kể đến quốc gia Hoa Kỳ, là nơi đón nhận những người Việt tỵ nạn cộng sản đông nhất trên thế giới và cũng tại nơi đây, pháp luật Hoa Kỳ triệt để ngăn cấm vấn đề đa thê, như chúng tôi mới đề cập ở phần trên, nhưng người ta vẫn thấy có một vài trường hợp một ông có 2 vợ hoặc một bà có 2 chồng, mà chúng tôi xin cống hiến cùng quí đọc giả những chi tiết về 2 trường hợp đa thê hiếm có này như sau:
Trường hợp thứ nhất: Người chồng vượt biên một mình sang Hoa Kỳ, để lại vợ với 2 đứa con nhỏ ở lại Việt Nam, vì không có đủ tiền đóng cho chủ tàu, để vợ và các con được đi vưọt biên cùng một lúc với ông.
Ông sang đây được 6 năm, gần như ông chịu hết nổi cảnh sống đơn chiếc, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác và năm này sang năm khác, lúc nào soi gương cũng chỉ nhìn thấy một thân một mình, trong khi ông lại là một loại người lịch thiệp, thích xã giao, khéo ăn khéo nói, nên có nhiều bà goá chồng cũng như những bà đang sống trong tình trạng tạm thời độc thân tại chỗ, vì chồng mình còn đang bị kẹt lại Việt Nam, chưa biết đến bao giờ mới được đoàn tụ gia đinh, đều rất thương mến ông.
Vào một ngày đẹp trời, để thực thi câu nói "Ðàn Ông Ở Một Mình Không Tốt", và không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu thêm nữa, ông tức tốc dẫn một cô gái trẻ đẹp, ông mới quen đưọc vài tháng nay, kém ông tới 10 tuổi, đi lập hôn thú với ông tại toà án. Rồi vài năm sau chung sống với bà vợ hai này, nhờ tài ăn nói ngọt ngào, hoạt bát và có tài chinh phục đàn bà con gái của ông, nên sau khi bà hai này đã sanh cho ông 2 mụn con, thì ông liền thuyết phục bà vợ hai bằng lòng cho ông nạp đơn bảo trợ cho bà vợ cả và 2 đứa con của ông ở Việt Nam sang đây đoàn tụ với ông. Ông cho biết, trước khi ông nạp đơn bảo trợ vợ và các con với sở di trú, ông phải ra toà tạm thời nạp đơn xin ly dị người vợ hai này, để cho đúng với những lời khai báo của ông ở trong trại tị nạn trước kia, là ông có vợ và 2 con còn kẹt lại Việt Nam.
Ngay khi bà vợ cả cùng 2 đứa con còn nhỏ tuổi sang tới Hoa Kỳ, bà cả và bà hai cộng thêm mỗi bà có 2 đứa con, tổng cộng là 4 đứa con, đều sống chung trong một nhà với ông. Mỗi lần đi chợ hay đi shopping, cả hai bà đều đi chung với nhau và tỏ ra rất tương đắc, thương mến nhau như chị em ruột. Ông cho biết hai bà vợ cùng các con và ông đều ngồi ăn cơm chung một bàn với ông, nhưng tối đến, mỗi bà ngủ một phòng riêng, làm ông phải chia thời khoá biểu, tối nay ông ngủ phòng bà cả, thì tối mai ông ngủ phòng bà hai và cứ thế lần lượt xoay tua đều đặn. Ðược biết cuộc sống của 2 bà vợ cùng chia sẻ một ông chồng với nhau rất là hạnh phúc, hai bà sống chung với nhau hoà thuận như tình chị em, đã được gần 15 năm nay rồi, nhưng chưa hề có một điều gì xích mích đáng tiếc xẩy ra trong bộ ba tình ái này.
Người ta thường có câu nói là Tình Chị Duyên Em hoặc Tình Em Duyên Chị. Nhưng trong trường hợp khác thường này, lại là Tình Chị cùng với Tình Em, hai chị em ta cùng yêu thương chung một ông chồng, ngọt bùi cùng chia sẻ với nhau, nhất là ông chồng của hai bà vẫn còn tràn đầy nhựa sống, lại biết cách san sẻ tình yêu đồng đều cho hai bà. Chính vì cái ưu điểm của nhu cầu tối thượng này, nên chưa gì, mới đoàn tụ với chồng chưa đầy một năm, mà bà cả đã sốt sắng sanh thêm một tí nhau nữa, là đứa con thứ 3 cho ông, rồi chỉ cách không đầy một tháng, sau khi bà cả đã sanh, bà hai cũng chạy đua theo kịp bà cả, liền cho ra đời thêm một tí nhau công chúa xinh đẹp, là vừa chẵn 3 đứa con cho ông, nâng tổng số con của bà hai ngang bằng tổng số con của bà cả. Những ai quen biết bộ ba tình ái này, đều phải chắp hai tay bái phục ông chồng này sát đất, không những thán phục bí quyết xử thế của ông, là làm cách nào mà ông lại có thể san sẻ tình yêu của ông một cách đồng đều cho 2 bà vợ ở chung cùng một nhà với nhau được, để hai bà không ganh tị hiềm khích nhau, là kẻ được yêu thương nhiều, kẻ được yêu thương ít, mà còn phải thán phục sức mạnh phi thường, cộng với tiềm năng chịu đựng dẻo dai thể xác của ông, chả thế mà chưa đầy một năm, ông đã trực tiếp góp công sáng tạo cho hai bà vợ, mỗi bà có thêm một tí nhau, ông chẳng khác nào giống như những bậc siêu nhân (Supermen), đóng trong những phim khoa học giả tưởng, mà chúng ta thường xem thấy trên các màn ảnh vô tuyến truyền hình hàng ngày.
Ðặc biệt hơn nữa, bà cả tình nguyện xin nghỉ việc làm ở hãng, để có nhiều thì giờ ở nhà nấu cơm cho chồng con ăn và săn sóc con mới sanh của mình và con mới sanh của bà hai. Nhờ vậy, bà hai vẫn tiếp tục đi làm việc ban ngày, không cần phải mang con đi gửi người ngoài, tiết kiệm được một số tiền khá lớn cho ngân quỹ gia đình, để có đủ tài chánh nuôi dưỡng 6 đứa con còn nhỏ dại, trong khi chỉ vẻn vẹn có 2 người đi làm, đem lợi tức hàng tháng về cho hai gia đình, gia đình bà cả và gia đình bà hai.
Quả thật khó kiếm thấy một hiện tượng hiếm quí xẩy ra lạ lùng như thế này trên trần gian. Nếu chúng tôi không nhìn thấy cảnh tượng có một không hai này tận mắt, mà chỉ được nghe kể lại thôi, thì chắc chắn hoàn toàn chúng tôi không bao giờ có thể tin đó là sự thật, nhất là sự thật này lại xẩy ra ở Hoa Kỳ, được coi là một quốc gia văn minh nhất thế giới. Bởi vì khi còn ở quê nhà, chúng tôi thường được nghe kể lại về những trường hợp một ông chồng có đến hai vợ, nhưng bà vợ cả không có bằng cớ để tin rằng chồng mình có vợ hai, vì bà hai ở cách xa bà cả hàng trăm cây số, có bắn súng thần nông cũng không tới.
Nói tóm lại trong trường hợp như vậy, tất cả những ông chồng có 2 vợ, đều sống trong tình trạng lén lút, bất hợp pháp với bà vợ hai, vì luật pháp Việt Nam vào thời bấy giờ, cũng giống như luật pháp ở Hoa Kỳ ngày nay, là không cho phép bất cứ ai được quyền lấy 2 vợ, cũng như không được quyền lấy 2 chồng, nên những ông chồng nào lỡ có 2 vợ, thì phải đem giấu bà vợ hai ở một nơi thật kín đáo như mèo giấu...... Còn bà vợ nào lấy 2 chồng, thì cá nhân chúng tôi chưa hề thấy xẩy ra ở Việt Nam.
Trường hợp thứ hai: Ông Thuỳ đi tù cải tạo gần 8 năm sau mới được cộng sản thả cho về nhà nhưng vẫn bị đặt trong tình trạng quản chế tại gia thêm 6 năm nữa. Trong khi ông đang ở tù, ở nhà vợ ông gửi 2 đứa con còn nhỏ tuổi, đi vượt biên theo gia đinh của cô em gái vợ, nhưng tất cả đều bị chết trên biển cả, vì gặp cơn bão tố đánh chìm con tầu xuống lòng đại dương, nên không còn một ai trên con tầu này sống sót. Sau khi đi tù cải tạo về nhà được 1 năm, ông nạp đơn xin đi Hoa Kỳ tỵ nạn chính trị, theo diện nhân đaọ HO của chính phủ Hoa Kỳ ban hành. Hai vợ chồng sang tới Hoa Kỳ, tuổi ông cũng hơi khá cao, hơn vợ ông tới 12 tuổi (cả 1 con giáp), sức khoẻ của ông càng ngày càng yếu kém, vì trước khi ra khỏi tù, ông phải đi lao động hàng ngày vô cùng vất vả bằng chân tay, trong suốt 8 năm bị tù đầy trong các trại tù cải tạo. Do đó, sau khi sang tới đây, không có cơ sở nào thâu nhận ông vào làm việc, vì nhìn thấy ông yếu ớt, nên ông đành phải ở nhà lo cơm nuớc, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo cho vợ như một bà nội trợ, tiếng Mỹ gọi là Mr. Mom và chỉ có một mình vợ ông đi làm mà thôi.
Hai vợ chồng ông Thuỳ sống như thế được hơn 1 năm, thì ông được người ta cho biết vợ ông có bồ nhí, cùng làm chung một hãng với vợ của ông. Anh bồ nhí này trẻ tuổi hơn vợ ông rất nhiều. Với bản chất hiền lành của ông từ xưa tới nay, cộng thêm tính cả nể vợ của ông, rồi không hiểu vợ ông khôn khéo dỗ dành ông thế nào, mà chỉ ít lâu sau, ông tình nguyện dọn xuống ở căn phòng trong garage đằng sau nhà, có đầy đủ điện nước, cầu tiêu, nhà tắm, để nhường lại cả căn nhà có 3 phòng ngủ ngoài mặt tiền, để cho vợ ông công khai đón rước chú em bồ nhí về sống chung với vợ ông, nghiễm nhiên chú bồ nhí này được trở thành người chồng thứ hai của vợ ông một cách công khai. Ai đọc đến đoạn này, có lẽ cứ tưởng như đang đọc hai câu chuyện tiểu thuyết xã hội tình cảm giả tưởng, không ai có thể tin được hai câu chuyện này lại là chuyện thật, xẩy ra ở xứ Hoa Kỳ, là một quốc gia pháp trị, mà mọi công dân đều phải tuân hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
Thế là anh chồng bồ nhí này dọn về ở chung với vợ ông chưa đầy 6 tháng sau, thì bà xã ông đã phải vào nằm nhà thương đập bầu, tặng cho ông một hoàng tử mặt mũi khôi ngô kháu khỉnh, trông giống hệt như anh chồng bồ nhí của bà xã ông, chẳng khác nào như hai giọt nước.
Người ta nhận xét thấy có một điều hoàn toàn khác biệt giữa 2 câu chuyện vừa được kể trên đây. Câu chuyện thứ nhất nói về một ông có hai bà vợ và mỗi lần đi đâu ra ngoài đường phố, người ta nhìn thấy ông đi chung với hai bà vợ, hoặc hai bà vợ đi chung với nhau, nói chuyện vui vẻ như đôi chim hót. Trái lại câu chuyện thứ hai, về một bà vợ có hai ông chồng, người ta chỉ nhìn thấy bà đi ra ngoài phố với một ông chồng, có lúc đi với anh chồng bồ nhí trẻ tuổi, có lúc lại đi với ông chồng lớn tuổi, nhưng chưa bao giờ người ta thấy bà đi chung cùng một lúc với hai ông chồng, hoặc hai ông chồng không thấy đi chung với nhau bao giờ. Còn về ban đêm, không ai biết được bà vợ này có phải chia thời khoá biểu, giống như thời khoá biểu của ông chồng có 2 bà vợ trong câu chuyện vừa kể trên đây không? Có nghĩa là đêm nay bà phải hội ngộ với ông chồng lớn tuổi ở nhà dưới, để bầy tỏ nỗi lòng thông cảm và an ủi ông về một thời oanh liệt xưa kia của ông nay đã mất, rồi đêm mai bà lại phải quay trở lại với anh chồng bồ nhí trẻ tuổi ở nhà trên, để tiếp tục trao cho anh những lời âu yếm, hứa hẹn đôi ta sẽ vui hưởng hạnh phúc mãi mãi bên nhau như đêm nay.
Tuy có một điều khác thường là thỉnh thoảng người ta nhìn thấy rõ ràng ông chồng lớn tuổi bế con của anh chồng bồ nhí vợ mình trên cánh tay ông, đi ra ngoài đường phố với vợ ông. Quả thật ông này đúng là một người giàu lòng bác ái tột đỉnh, yêu thương trẻ thơ hết lòng, dù biết đứa bé này không phải là con ruột của mình, mà là do kết quả của sự ái ân mặn nồng giữa vợ ông với anh chồng bồ nhí của vợ ông, do chính vợ ông rước voi về nhà.
Trong trường hợp này, nếu không phải chồng của bà là ông Thuỳ, mà chồng của bà là một người đàn ông khác, thì có lẽ bà và người chồng bồ nhí của bà, mỗi người đã đụợc tặng cho một viên kẹo đồng, gọi là một chút quà kỷ niệm trên đời, để ghi nhớ mối tình bất chánh của hai kẻ yêu nhau mù quáng, bất chấp luân thường đạo lý làm người, nên cả hai đều được tiễn đưa xuống thuyền đài, để trình diện Diêm Vương xét xử.
Một trong hai người bạn thân nhất của ông, còn cho chúng tôi biết thêm một điều đặc biệt khác nữa về ông, là mặc dầu tuổi tác của ông đã khá cao, nhưng ông có tài đàn hát rất hay và ông thường chỉ hát thuộc lòng một bản nhạc duy nhất, có tựa đề là Lầm của nhạc sĩ Lam Phương, mà trong ca khúc này có câu: Tôi Đã Lầm Đưa Em Sang Đây. Chắc có lẽ ca khúc này nói lên nỗi niềm tâm tư riêng của ông, nên mỗi lần bạn bè yêu cầu ông vừa đàn vừa hát cho họ nghe, thì ông chỉ hát thuộc lòng độc nhất ca khúc này, với giọng thiên phú trầm ấm, truyền cảm, làm cho những ai đã từng nghe ông hát đều phải mủi lòng muốn rơi lệ.
Chúng ta cũng đều biết rằng luật lệ của mỗi tiểu bang khác biệt nhau, không khác nhiều thì cũng phải khác ít. Tuy nhiên, theo Bộ Luật Gia Ðình của tiểu bang Oklahoma mang số 21, điều khoản 881, định nghĩa thế nào bị coi là hành động vi phạm tội có hai vợ hay hai chồng (Bigamy) cùng một lúc như sau:
Bất cứ người nào đã có vợ hoặc có chồng, hiện đang ăn ở với nhau, mà lại đi lấy thêm một người khác nữa, đều bị coi là vi phạm tội lấy 2 vợ hay lấy 2 chồng, như 2 câu chuyện vừa mới được kể trên, ngoại trừ những trường hợp được miễn truy tố trước pháp luật về tội danh lấy 2 vợ hay lấy 2 chồng theo điều khoản 882 được qui định như sau:
1. Bất cứ người vợ hay người chồng nào đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng đã 5 năm trôi qua cho tới nay, người vợ hay người chồng không biết vợ mình hay chồng mình đang ở đâu.
2. Bất cứ người vợ hay người chồng, đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng sống xa cách nhau liên tục 5 năm qua cho tới hiện tại, một trong hai người không cư ngụ tại Hoa Kỳ.
3. Bất cứ người vợ hay người chồng, đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng đã được Toà tuyên án tiêu huỷ hôn ước của 2 người hoặc hôn ước của hai người không còn giá trị về mặt pháp lý nữa.
4. Bất cứ người vợ hay người chồng, đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng cho đến hiện tại, một trong hai người vợ hay chồng bị lãnh bản án tù chung thân.
Theo điều khoản 883 trong Bộ Luật Gia Ðình của tiểu bang Oklahoma, mang số 21, qui định rõ nếu bất cứ ai lấy 2 vợ hay 2 chồng, là vi phạm vào tội hình sự, có thể bi phạt tù ở trong trại tù (Prison) không quá 5 năm. Tiếp theo điều khoản 883 là điều khoản 884, qui định rõ thêm là bất cứ ai biết rõ người đó đã có vợ hay đã có chồng rồi, mà vẫn cứ nhào đầu vô lấy người đó về làm vợ mình hay làm chồng mình, thì cũng vi phạm tội hình sự và có thể bị phạt tù ở trong trại tù không quá 5 năm hoặc bị tạm giam trong trại tạm giam thuộc quận hạt (County Jail) không quá 1 năm, hoặc bị phạt tiền không quá $500, hoặc vừa bị phạt cả tiền lẫn ở tù.
Tuy nhiên câu chuyện Một Ông Hai Bà được kể lại trên đây, họ đã chung sống bên nhau trên thuận dưới hoà, đã được gần hai chục năm qua, tình nghĩa vợ chồng của bộ ba tình ái này lúc nào cũng đằm thắm, chan hoà hạnh phúc, chẳng khác gì những đôi tình nhân mới biết yêu nhau lần đầu, nên bộ ba tình ái này cảm thấy lúc nào cũng bình an trong tâm hồn, không sợ bị ai tố giác họ trước pháp luật về tội có 2 vợ. Vì họ nghĩ rằng đời sống tình ái riêng tư gia đình của họ, đâu có làm phiền hà gì đến ai hay làm thiệt hại gì đến quyền lợi của những người chung quanh quen biết họ đâu, đúng như câu nói đèn nhà ai nhà ấy sáng, ngoại trừ vì một lý do gì bất khả kháng xẩy ra bất ngờ nào đó, chẳng hạn như cơm không lành canh không ngọt trong nội bộ gia đình của họ, mà họ tự đi tố cáo nhau trước pháp luật, thì lúc đó tuổi đời của nhân vật chính trong câu chuyện Một Ông Hai Bà này, cũng vừa tới thời gian gần đất xa trời rồi, hơi sức đâu ông phải bận tâm lo lắng vấn đề pháp luật ngay bây giờ làm gì, cho tổn thương đến tình yêu của ông dành cho 2 bà đang trong thời kỳ lên ngôi, nghĩa là ngày mai mặc kệ ngày mai, ai biết ra sao ngày mai, miễn sao cả 3 người vẫn tiếp tục được yêu nhau trọn vẹn từ bao nhiêu năm qua có sao đâu.
Riêng trường hợp Một Bà Hai Ông thì chưa biết ra sao ngày sau, vì trong tương lai, sức chịu đựng của con người có hạn, tới lúc cơn tam bành của ông chồng lớn tuổi bùng nổ, khí thế giết giặc ngoài chiến trường hồi xưa sống lại trong lòng ông, là thà chết anh hùng chứ không chịu thua nhục nhã, thì phải có một kẻ phải ra đi hoặc 2 kẻ phải ra đi, bằng không cả 3 kẻ phải ra đi, chứ chẳng nhẽ cứ kéo dài cuộc sống tay ba, kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng như thế này mãi sao và tới lúc đó, ông tự thầm hỏi giòng máu chiến sĩ oai hùng của ông, đã từng anh dũng chiến đấu trăm trận trăm thắng ngoài chiến trường, trên khắp 4 vùng chiến thuật trước năm 1975 tại quê nhà, thì nay ông để giòng máu chiến sĩ oai hùng này ở đâu rồi hay ông đã bỏ nó lại ở quê nhà mất rồi?
Trong các quốc gia sẵn sàng mở rộng vòng tay bác ái, để đón nhận những người Việt Nam đang tạm trú ở các trại tỵ nạn, được phép nhập cảnh Hoa Kỳ, thì chúng ta phải kể đến quốc gia Hoa Kỳ, là nơi đón nhận những người Việt tỵ nạn cộng sản đông nhất trên thế giới và cũng tại nơi đây, pháp luật Hoa Kỳ triệt để ngăn cấm vấn đề đa thê, như chúng tôi mới đề cập ở phần trên, nhưng người ta vẫn thấy có một vài trường hợp một ông có 2 vợ hoặc một bà có 2 chồng, mà chúng tôi xin cống hiến cùng quí đọc giả những chi tiết về 2 trường hợp đa thê hiếm có này như sau:
Trường hợp thứ nhất: Người chồng vượt biên một mình sang Hoa Kỳ, để lại vợ với 2 đứa con nhỏ ở lại Việt Nam, vì không có đủ tiền đóng cho chủ tàu, để vợ và các con được đi vưọt biên cùng một lúc với ông.
Ông sang đây được 6 năm, gần như ông chịu hết nổi cảnh sống đơn chiếc, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác và năm này sang năm khác, lúc nào soi gương cũng chỉ nhìn thấy một thân một mình, trong khi ông lại là một loại người lịch thiệp, thích xã giao, khéo ăn khéo nói, nên có nhiều bà goá chồng cũng như những bà đang sống trong tình trạng tạm thời độc thân tại chỗ, vì chồng mình còn đang bị kẹt lại Việt Nam, chưa biết đến bao giờ mới được đoàn tụ gia đinh, đều rất thương mến ông.
Vào một ngày đẹp trời, để thực thi câu nói "Ðàn Ông Ở Một Mình Không Tốt", và không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu thêm nữa, ông tức tốc dẫn một cô gái trẻ đẹp, ông mới quen đưọc vài tháng nay, kém ông tới 10 tuổi, đi lập hôn thú với ông tại toà án. Rồi vài năm sau chung sống với bà vợ hai này, nhờ tài ăn nói ngọt ngào, hoạt bát và có tài chinh phục đàn bà con gái của ông, nên sau khi bà hai này đã sanh cho ông 2 mụn con, thì ông liền thuyết phục bà vợ hai bằng lòng cho ông nạp đơn bảo trợ cho bà vợ cả và 2 đứa con của ông ở Việt Nam sang đây đoàn tụ với ông. Ông cho biết, trước khi ông nạp đơn bảo trợ vợ và các con với sở di trú, ông phải ra toà tạm thời nạp đơn xin ly dị người vợ hai này, để cho đúng với những lời khai báo của ông ở trong trại tị nạn trước kia, là ông có vợ và 2 con còn kẹt lại Việt Nam.
Ngay khi bà vợ cả cùng 2 đứa con còn nhỏ tuổi sang tới Hoa Kỳ, bà cả và bà hai cộng thêm mỗi bà có 2 đứa con, tổng cộng là 4 đứa con, đều sống chung trong một nhà với ông. Mỗi lần đi chợ hay đi shopping, cả hai bà đều đi chung với nhau và tỏ ra rất tương đắc, thương mến nhau như chị em ruột. Ông cho biết hai bà vợ cùng các con và ông đều ngồi ăn cơm chung một bàn với ông, nhưng tối đến, mỗi bà ngủ một phòng riêng, làm ông phải chia thời khoá biểu, tối nay ông ngủ phòng bà cả, thì tối mai ông ngủ phòng bà hai và cứ thế lần lượt xoay tua đều đặn. Ðược biết cuộc sống của 2 bà vợ cùng chia sẻ một ông chồng với nhau rất là hạnh phúc, hai bà sống chung với nhau hoà thuận như tình chị em, đã được gần 15 năm nay rồi, nhưng chưa hề có một điều gì xích mích đáng tiếc xẩy ra trong bộ ba tình ái này.
Người ta thường có câu nói là Tình Chị Duyên Em hoặc Tình Em Duyên Chị. Nhưng trong trường hợp khác thường này, lại là Tình Chị cùng với Tình Em, hai chị em ta cùng yêu thương chung một ông chồng, ngọt bùi cùng chia sẻ với nhau, nhất là ông chồng của hai bà vẫn còn tràn đầy nhựa sống, lại biết cách san sẻ tình yêu đồng đều cho hai bà. Chính vì cái ưu điểm của nhu cầu tối thượng này, nên chưa gì, mới đoàn tụ với chồng chưa đầy một năm, mà bà cả đã sốt sắng sanh thêm một tí nhau nữa, là đứa con thứ 3 cho ông, rồi chỉ cách không đầy một tháng, sau khi bà cả đã sanh, bà hai cũng chạy đua theo kịp bà cả, liền cho ra đời thêm một tí nhau công chúa xinh đẹp, là vừa chẵn 3 đứa con cho ông, nâng tổng số con của bà hai ngang bằng tổng số con của bà cả. Những ai quen biết bộ ba tình ái này, đều phải chắp hai tay bái phục ông chồng này sát đất, không những thán phục bí quyết xử thế của ông, là làm cách nào mà ông lại có thể san sẻ tình yêu của ông một cách đồng đều cho 2 bà vợ ở chung cùng một nhà với nhau được, để hai bà không ganh tị hiềm khích nhau, là kẻ được yêu thương nhiều, kẻ được yêu thương ít, mà còn phải thán phục sức mạnh phi thường, cộng với tiềm năng chịu đựng dẻo dai thể xác của ông, chả thế mà chưa đầy một năm, ông đã trực tiếp góp công sáng tạo cho hai bà vợ, mỗi bà có thêm một tí nhau, ông chẳng khác nào giống như những bậc siêu nhân (Supermen), đóng trong những phim khoa học giả tưởng, mà chúng ta thường xem thấy trên các màn ảnh vô tuyến truyền hình hàng ngày.
Ðặc biệt hơn nữa, bà cả tình nguyện xin nghỉ việc làm ở hãng, để có nhiều thì giờ ở nhà nấu cơm cho chồng con ăn và săn sóc con mới sanh của mình và con mới sanh của bà hai. Nhờ vậy, bà hai vẫn tiếp tục đi làm việc ban ngày, không cần phải mang con đi gửi người ngoài, tiết kiệm được một số tiền khá lớn cho ngân quỹ gia đình, để có đủ tài chánh nuôi dưỡng 6 đứa con còn nhỏ dại, trong khi chỉ vẻn vẹn có 2 người đi làm, đem lợi tức hàng tháng về cho hai gia đình, gia đình bà cả và gia đình bà hai.
Quả thật khó kiếm thấy một hiện tượng hiếm quí xẩy ra lạ lùng như thế này trên trần gian. Nếu chúng tôi không nhìn thấy cảnh tượng có một không hai này tận mắt, mà chỉ được nghe kể lại thôi, thì chắc chắn hoàn toàn chúng tôi không bao giờ có thể tin đó là sự thật, nhất là sự thật này lại xẩy ra ở Hoa Kỳ, được coi là một quốc gia văn minh nhất thế giới. Bởi vì khi còn ở quê nhà, chúng tôi thường được nghe kể lại về những trường hợp một ông chồng có đến hai vợ, nhưng bà vợ cả không có bằng cớ để tin rằng chồng mình có vợ hai, vì bà hai ở cách xa bà cả hàng trăm cây số, có bắn súng thần nông cũng không tới.
Nói tóm lại trong trường hợp như vậy, tất cả những ông chồng có 2 vợ, đều sống trong tình trạng lén lút, bất hợp pháp với bà vợ hai, vì luật pháp Việt Nam vào thời bấy giờ, cũng giống như luật pháp ở Hoa Kỳ ngày nay, là không cho phép bất cứ ai được quyền lấy 2 vợ, cũng như không được quyền lấy 2 chồng, nên những ông chồng nào lỡ có 2 vợ, thì phải đem giấu bà vợ hai ở một nơi thật kín đáo như mèo giấu...... Còn bà vợ nào lấy 2 chồng, thì cá nhân chúng tôi chưa hề thấy xẩy ra ở Việt Nam.
Trường hợp thứ hai: Ông Thuỳ đi tù cải tạo gần 8 năm sau mới được cộng sản thả cho về nhà nhưng vẫn bị đặt trong tình trạng quản chế tại gia thêm 6 năm nữa. Trong khi ông đang ở tù, ở nhà vợ ông gửi 2 đứa con còn nhỏ tuổi, đi vượt biên theo gia đinh của cô em gái vợ, nhưng tất cả đều bị chết trên biển cả, vì gặp cơn bão tố đánh chìm con tầu xuống lòng đại dương, nên không còn một ai trên con tầu này sống sót. Sau khi đi tù cải tạo về nhà được 1 năm, ông nạp đơn xin đi Hoa Kỳ tỵ nạn chính trị, theo diện nhân đaọ HO của chính phủ Hoa Kỳ ban hành. Hai vợ chồng sang tới Hoa Kỳ, tuổi ông cũng hơi khá cao, hơn vợ ông tới 12 tuổi (cả 1 con giáp), sức khoẻ của ông càng ngày càng yếu kém, vì trước khi ra khỏi tù, ông phải đi lao động hàng ngày vô cùng vất vả bằng chân tay, trong suốt 8 năm bị tù đầy trong các trại tù cải tạo. Do đó, sau khi sang tới đây, không có cơ sở nào thâu nhận ông vào làm việc, vì nhìn thấy ông yếu ớt, nên ông đành phải ở nhà lo cơm nuớc, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo cho vợ như một bà nội trợ, tiếng Mỹ gọi là Mr. Mom và chỉ có một mình vợ ông đi làm mà thôi.
Hai vợ chồng ông Thuỳ sống như thế được hơn 1 năm, thì ông được người ta cho biết vợ ông có bồ nhí, cùng làm chung một hãng với vợ của ông. Anh bồ nhí này trẻ tuổi hơn vợ ông rất nhiều. Với bản chất hiền lành của ông từ xưa tới nay, cộng thêm tính cả nể vợ của ông, rồi không hiểu vợ ông khôn khéo dỗ dành ông thế nào, mà chỉ ít lâu sau, ông tình nguyện dọn xuống ở căn phòng trong garage đằng sau nhà, có đầy đủ điện nước, cầu tiêu, nhà tắm, để nhường lại cả căn nhà có 3 phòng ngủ ngoài mặt tiền, để cho vợ ông công khai đón rước chú em bồ nhí về sống chung với vợ ông, nghiễm nhiên chú bồ nhí này được trở thành người chồng thứ hai của vợ ông một cách công khai. Ai đọc đến đoạn này, có lẽ cứ tưởng như đang đọc hai câu chuyện tiểu thuyết xã hội tình cảm giả tưởng, không ai có thể tin được hai câu chuyện này lại là chuyện thật, xẩy ra ở xứ Hoa Kỳ, là một quốc gia pháp trị, mà mọi công dân đều phải tuân hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
Thế là anh chồng bồ nhí này dọn về ở chung với vợ ông chưa đầy 6 tháng sau, thì bà xã ông đã phải vào nằm nhà thương đập bầu, tặng cho ông một hoàng tử mặt mũi khôi ngô kháu khỉnh, trông giống hệt như anh chồng bồ nhí của bà xã ông, chẳng khác nào như hai giọt nước.
Người ta nhận xét thấy có một điều hoàn toàn khác biệt giữa 2 câu chuyện vừa được kể trên đây. Câu chuyện thứ nhất nói về một ông có hai bà vợ và mỗi lần đi đâu ra ngoài đường phố, người ta nhìn thấy ông đi chung với hai bà vợ, hoặc hai bà vợ đi chung với nhau, nói chuyện vui vẻ như đôi chim hót. Trái lại câu chuyện thứ hai, về một bà vợ có hai ông chồng, người ta chỉ nhìn thấy bà đi ra ngoài phố với một ông chồng, có lúc đi với anh chồng bồ nhí trẻ tuổi, có lúc lại đi với ông chồng lớn tuổi, nhưng chưa bao giờ người ta thấy bà đi chung cùng một lúc với hai ông chồng, hoặc hai ông chồng không thấy đi chung với nhau bao giờ. Còn về ban đêm, không ai biết được bà vợ này có phải chia thời khoá biểu, giống như thời khoá biểu của ông chồng có 2 bà vợ trong câu chuyện vừa kể trên đây không? Có nghĩa là đêm nay bà phải hội ngộ với ông chồng lớn tuổi ở nhà dưới, để bầy tỏ nỗi lòng thông cảm và an ủi ông về một thời oanh liệt xưa kia của ông nay đã mất, rồi đêm mai bà lại phải quay trở lại với anh chồng bồ nhí trẻ tuổi ở nhà trên, để tiếp tục trao cho anh những lời âu yếm, hứa hẹn đôi ta sẽ vui hưởng hạnh phúc mãi mãi bên nhau như đêm nay.
Tuy có một điều khác thường là thỉnh thoảng người ta nhìn thấy rõ ràng ông chồng lớn tuổi bế con của anh chồng bồ nhí vợ mình trên cánh tay ông, đi ra ngoài đường phố với vợ ông. Quả thật ông này đúng là một người giàu lòng bác ái tột đỉnh, yêu thương trẻ thơ hết lòng, dù biết đứa bé này không phải là con ruột của mình, mà là do kết quả của sự ái ân mặn nồng giữa vợ ông với anh chồng bồ nhí của vợ ông, do chính vợ ông rước voi về nhà.
Trong trường hợp này, nếu không phải chồng của bà là ông Thuỳ, mà chồng của bà là một người đàn ông khác, thì có lẽ bà và người chồng bồ nhí của bà, mỗi người đã đụợc tặng cho một viên kẹo đồng, gọi là một chút quà kỷ niệm trên đời, để ghi nhớ mối tình bất chánh của hai kẻ yêu nhau mù quáng, bất chấp luân thường đạo lý làm người, nên cả hai đều được tiễn đưa xuống thuyền đài, để trình diện Diêm Vương xét xử.
Một trong hai người bạn thân nhất của ông, còn cho chúng tôi biết thêm một điều đặc biệt khác nữa về ông, là mặc dầu tuổi tác của ông đã khá cao, nhưng ông có tài đàn hát rất hay và ông thường chỉ hát thuộc lòng một bản nhạc duy nhất, có tựa đề là Lầm của nhạc sĩ Lam Phương, mà trong ca khúc này có câu: Tôi Đã Lầm Đưa Em Sang Đây. Chắc có lẽ ca khúc này nói lên nỗi niềm tâm tư riêng của ông, nên mỗi lần bạn bè yêu cầu ông vừa đàn vừa hát cho họ nghe, thì ông chỉ hát thuộc lòng độc nhất ca khúc này, với giọng thiên phú trầm ấm, truyền cảm, làm cho những ai đã từng nghe ông hát đều phải mủi lòng muốn rơi lệ.
Chúng ta cũng đều biết rằng luật lệ của mỗi tiểu bang khác biệt nhau, không khác nhiều thì cũng phải khác ít. Tuy nhiên, theo Bộ Luật Gia Ðình của tiểu bang Oklahoma mang số 21, điều khoản 881, định nghĩa thế nào bị coi là hành động vi phạm tội có hai vợ hay hai chồng (Bigamy) cùng một lúc như sau:
Bất cứ người nào đã có vợ hoặc có chồng, hiện đang ăn ở với nhau, mà lại đi lấy thêm một người khác nữa, đều bị coi là vi phạm tội lấy 2 vợ hay lấy 2 chồng, như 2 câu chuyện vừa mới được kể trên, ngoại trừ những trường hợp được miễn truy tố trước pháp luật về tội danh lấy 2 vợ hay lấy 2 chồng theo điều khoản 882 được qui định như sau:
1. Bất cứ người vợ hay người chồng nào đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng đã 5 năm trôi qua cho tới nay, người vợ hay người chồng không biết vợ mình hay chồng mình đang ở đâu.
2. Bất cứ người vợ hay người chồng, đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng sống xa cách nhau liên tục 5 năm qua cho tới hiện tại, một trong hai người không cư ngụ tại Hoa Kỳ.
3. Bất cứ người vợ hay người chồng, đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng đã được Toà tuyên án tiêu huỷ hôn ước của 2 người hoặc hôn ước của hai người không còn giá trị về mặt pháp lý nữa.
4. Bất cứ người vợ hay người chồng, đã kết hôn với nhau trước đây, nhưng cho đến hiện tại, một trong hai người vợ hay chồng bị lãnh bản án tù chung thân.
Theo điều khoản 883 trong Bộ Luật Gia Ðình của tiểu bang Oklahoma, mang số 21, qui định rõ nếu bất cứ ai lấy 2 vợ hay 2 chồng, là vi phạm vào tội hình sự, có thể bi phạt tù ở trong trại tù (Prison) không quá 5 năm. Tiếp theo điều khoản 883 là điều khoản 884, qui định rõ thêm là bất cứ ai biết rõ người đó đã có vợ hay đã có chồng rồi, mà vẫn cứ nhào đầu vô lấy người đó về làm vợ mình hay làm chồng mình, thì cũng vi phạm tội hình sự và có thể bị phạt tù ở trong trại tù không quá 5 năm hoặc bị tạm giam trong trại tạm giam thuộc quận hạt (County Jail) không quá 1 năm, hoặc bị phạt tiền không quá $500, hoặc vừa bị phạt cả tiền lẫn ở tù.
Tuy nhiên câu chuyện Một Ông Hai Bà được kể lại trên đây, họ đã chung sống bên nhau trên thuận dưới hoà, đã được gần hai chục năm qua, tình nghĩa vợ chồng của bộ ba tình ái này lúc nào cũng đằm thắm, chan hoà hạnh phúc, chẳng khác gì những đôi tình nhân mới biết yêu nhau lần đầu, nên bộ ba tình ái này cảm thấy lúc nào cũng bình an trong tâm hồn, không sợ bị ai tố giác họ trước pháp luật về tội có 2 vợ. Vì họ nghĩ rằng đời sống tình ái riêng tư gia đình của họ, đâu có làm phiền hà gì đến ai hay làm thiệt hại gì đến quyền lợi của những người chung quanh quen biết họ đâu, đúng như câu nói đèn nhà ai nhà ấy sáng, ngoại trừ vì một lý do gì bất khả kháng xẩy ra bất ngờ nào đó, chẳng hạn như cơm không lành canh không ngọt trong nội bộ gia đình của họ, mà họ tự đi tố cáo nhau trước pháp luật, thì lúc đó tuổi đời của nhân vật chính trong câu chuyện Một Ông Hai Bà này, cũng vừa tới thời gian gần đất xa trời rồi, hơi sức đâu ông phải bận tâm lo lắng vấn đề pháp luật ngay bây giờ làm gì, cho tổn thương đến tình yêu của ông dành cho 2 bà đang trong thời kỳ lên ngôi, nghĩa là ngày mai mặc kệ ngày mai, ai biết ra sao ngày mai, miễn sao cả 3 người vẫn tiếp tục được yêu nhau trọn vẹn từ bao nhiêu năm qua có sao đâu.
Riêng trường hợp Một Bà Hai Ông thì chưa biết ra sao ngày sau, vì trong tương lai, sức chịu đựng của con người có hạn, tới lúc cơn tam bành của ông chồng lớn tuổi bùng nổ, khí thế giết giặc ngoài chiến trường hồi xưa sống lại trong lòng ông, là thà chết anh hùng chứ không chịu thua nhục nhã, thì phải có một kẻ phải ra đi hoặc 2 kẻ phải ra đi, bằng không cả 3 kẻ phải ra đi, chứ chẳng nhẽ cứ kéo dài cuộc sống tay ba, kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng như thế này mãi sao và tới lúc đó, ông tự thầm hỏi giòng máu chiến sĩ oai hùng của ông, đã từng anh dũng chiến đấu trăm trận trăm thắng ngoài chiến trường, trên khắp 4 vùng chiến thuật trước năm 1975 tại quê nhà, thì nay ông để giòng máu chiến sĩ oai hùng này ở đâu rồi hay ông đã bỏ nó lại ở quê nhà mất rồi?
Chuyến đi Cuba của Đức Thánh Cha có nhiều ý nghĩa về niềm hy vọng thiêng liêng và chính trị
Bùi Hữu Thư
06:12 17/12/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Một Đức Tổng Giám Mục Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến Cuba nói: Chuyến tông du Cuba của Đức Thánh Cha Benedict XVI vào mùa xuân sẽ có nhiều tầng lớp về ý nghĩa cho giáo hội và xã hội Cuba.
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski, tổng giáo phận Miami nói ngày 14 tháng 12 trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Catholic News Service: Đức Thánh Cha sẽ đến đây như một biểu tượng về hòa bình và hy vọng, như một khách hành hương tham dự vào một “mùa xuân của đức tin,” và như một phần của nỗ lực của giáo hội trong việc tạo dựng một bầu khí cho quốc gia này “đáp xuống bình an” sau 50 năm dưới chế độ cộng sản.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói chuyến đi Cuba của Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đức Mẹ Bác Ái El Cobre (Our Lady of Charity of El Cobre) – quan thầy của quốc gia này –chính ra ngài ra đi như một sứ giả của hoà bình và hy vọng.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Trong năm vừa qua, các biến cố quanh Cuba chẳng hạn như những chương trình mừng ngày lễ Đức Mẹ Cobre hàng năm đã phản ảnh sự bừng dậy của đức tin tại Cuba.
Những đám đông lớn đã tham dự tất cả mọi cuộc rước, Thánh Lễ và giờ cầu nguyện với "La Mambisa," và một chuyến thánh du của "Đức Bác Ái” (La Caridad,) là tên của Đức Mẹ Bác Ái được người dân Cuba thường gọi.
Đức Tổng Giám Mục nói "Ngay cả các giám mục Cuba cũng phải ngạc nhiên về lòng sốt mến và tôn kính khi người dân tiếp đón bức tượng Đức Mẹ Bác Ái tại các làng mạc và thành phố của họ. Đây thực sự là biểu tượng của một mùa xuân mới về đức tin tại Cuba."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong những ngày đầu tiên của cuộc cách mạng, giáo hội đã chịu đau khổ rất nhiều. Các trường học bị đóng cửa, các giáo sĩ bị đi đầy.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Sự tự do sinh hoạt tôn giáo thường dẫn đưa tới việc kỳ thị tại công sở và việc tiếp nhận các bổng lộc như nhà cửa. Vào thập niên 1980, các giới lãnh đạo giáo hội Cuba bắt đầu chú tâm đến việc phải có "một sự hiện diện của Phúc Âm nhiều hơn."
Điều này đưa đến các điều kiện cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1998, và chính chuyến đi này đã giúp cho có sự cởi mở nhiều hơn về công trình mục vụ của giáo hội.
Ngài nói: "Trong những năm gần đây, mối tương quan giữa giáo hội và chính phủ đã được cải tiến. Không hẳn được đúng như mọi người đã mong đợi, nhưng vẫn còn tốt hơn thời xưa."
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski, tổng giáo phận Miami nói ngày 14 tháng 12 trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Catholic News Service: Đức Thánh Cha sẽ đến đây như một biểu tượng về hòa bình và hy vọng, như một khách hành hương tham dự vào một “mùa xuân của đức tin,” và như một phần của nỗ lực của giáo hội trong việc tạo dựng một bầu khí cho quốc gia này “đáp xuống bình an” sau 50 năm dưới chế độ cộng sản.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói chuyến đi Cuba của Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đức Mẹ Bác Ái El Cobre (Our Lady of Charity of El Cobre) – quan thầy của quốc gia này –chính ra ngài ra đi như một sứ giả của hoà bình và hy vọng.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Trong năm vừa qua, các biến cố quanh Cuba chẳng hạn như những chương trình mừng ngày lễ Đức Mẹ Cobre hàng năm đã phản ảnh sự bừng dậy của đức tin tại Cuba.
Những đám đông lớn đã tham dự tất cả mọi cuộc rước, Thánh Lễ và giờ cầu nguyện với "La Mambisa," và một chuyến thánh du của "Đức Bác Ái” (La Caridad,) là tên của Đức Mẹ Bác Ái được người dân Cuba thường gọi.
Đức Tổng Giám Mục nói "Ngay cả các giám mục Cuba cũng phải ngạc nhiên về lòng sốt mến và tôn kính khi người dân tiếp đón bức tượng Đức Mẹ Bác Ái tại các làng mạc và thành phố của họ. Đây thực sự là biểu tượng của một mùa xuân mới về đức tin tại Cuba."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong những ngày đầu tiên của cuộc cách mạng, giáo hội đã chịu đau khổ rất nhiều. Các trường học bị đóng cửa, các giáo sĩ bị đi đầy.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Sự tự do sinh hoạt tôn giáo thường dẫn đưa tới việc kỳ thị tại công sở và việc tiếp nhận các bổng lộc như nhà cửa. Vào thập niên 1980, các giới lãnh đạo giáo hội Cuba bắt đầu chú tâm đến việc phải có "một sự hiện diện của Phúc Âm nhiều hơn."
Điều này đưa đến các điều kiện cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1998, và chính chuyến đi này đã giúp cho có sự cởi mở nhiều hơn về công trình mục vụ của giáo hội.
Ngài nói: "Trong những năm gần đây, mối tương quan giữa giáo hội và chính phủ đã được cải tiến. Không hẳn được đúng như mọi người đã mong đợi, nhưng vẫn còn tốt hơn thời xưa."
Hàn Quốc: Các Giám Mục Hàn Quốc kêu gọi công lý cho các ''phụ nữ giải khuây''
Phạm Kim An
08:27 17/12/2011
Hàn Quốc: Các Giám Mục Hàn Quốc kêu gọi công lý cho các "phụ nữ giải khuây"
Seoul – Thảm trạng "phụ nữ giải khuây” (uý an phụ, nô lệ tình dục, comfort woman) là một tội ác khủng khiếp, một hành vi phạm tội chống lại loài người và phạm thượng chống lại Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng phụ nữ theo hình ảnh và giống như Ngài. Đây là những gì được nói trong một tuyên bố của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Hàn Quốc (CBCK), nhân dịp cuộc tuần hành phản đối hàng tuần lần thứ một ngàn được tổ chức ngày 14-12, trước Đại sứ quán Nhật tại Seoul, với sự tham dự của hàng trăm người.
Tài liệu Công Giáo nhấn mạnh rằng các phụ nữ đã phải chịu các hình phạt khủng khiếp, như "hãm hiếp, tra tấn, giết chết, buộc phá thai và tước quyền tự do" bị gây ra bởi người Nhật, đang tiếp tục đòi hỏi – cách vô vọng - công lý và bồi thường cho đau khổ họ đã chịu.
Tại cuộc biểu tình lần thứ 1000 – cuộc biểu tình lần đầu đã được tổ chức ngày 8-1-1992 – còn có năm phụ nữ, ở độ tuổi tám mươi, đã bị sử dụng như "phụ nữ giải khuây" trong thời xung đột giữa hai quốc gia. Cùng với họ, còn có các nhà hoạt động nhân quyền từ Nhật, Canada, Mỹ và người nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc.
Các cuộc biểu tình tương tự cũng được tổ chức tại 32 địa điểm khác trên khắp đất nước, và ở 42 thành phố trên thế giới, làm chứng cho một "phong trào đoàn kết toàn cầu”.
Đám đông hô vang khẩu hiệu, hát ca và đưa ra một lời kêu gọi đến Tổng thống Lee Myung-bak, xin ông nêu ra vấn đề tại hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật sắp tới, vốn sẽ được tổ chức ở Kyoto cuối tuần.
Những người biểu tình tụ tập bên ngoài đại sứ quán của Nước Mặt Trời Mọc, nhưng đại sứ quán đóng mọi cửa lại. Cũng có nhiều người Nhật trong số hàng trăm người tuần hành, yêu cầu chính phủ của họ hãy đáp ứng các đòi hỏi công lý. Ông Maruyama Natsumi nói: "Tôi biết các tội ác của người Nhật trong thời kỳ thuộc địa, nên tôi quyết định đến đây. Tôi muốn có thêm nhiều người biết về thảm kịch này, và chia sẻ sự đau khổ của các nạn nhân".
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 200.000 người nữ trong độ tuổi 11-25 đã bị đưa vào các “trạm giải khuây”, nơi họ bị hãm hiếp và lạm dụng mỗi ngày và mỗi đêm. Ngay cả sau khi Hàn Quốc được độc lập, một số người trong họ bị bỏ lại trong các khu vực này, do thành kiến và sự từ chối của chính phủ.
Trong số 234 “phụ nữ giải khuây” có giấy chứng nhận trước đây, hơn 2 / 3 đã chết, mà không bao giờ nhìn thấy ước muốn cuối cùng được thực hiện: nhận một lời xin lỗi chân thành từ phía chính phủ Nhật.
Ngày 12-10, Hàn Quốc đã trình bày vấn đề này tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc để tìm kiếm sự công nhận trách nhiệm pháp lý của Nhật. Đối với Tokyo, vấn đề bồi thường chiến tranh - về những thiệt hại gây ra cho Hàn Quốc trong thời kỳ quân đội Nhật chiếm đóng - đã được giải quyết với thoả ước năm 1965, mà không có lời xin lỗi chính thức hoặc sự nhìn nhận công khai về tội ác đối với các “phụ nữ giải khuây” này. (AsiaNews 16-11-2011)
Phạm Kim An
Seoul – Thảm trạng "phụ nữ giải khuây” (uý an phụ, nô lệ tình dục, comfort woman) là một tội ác khủng khiếp, một hành vi phạm tội chống lại loài người và phạm thượng chống lại Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng phụ nữ theo hình ảnh và giống như Ngài. Đây là những gì được nói trong một tuyên bố của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Hàn Quốc (CBCK), nhân dịp cuộc tuần hành phản đối hàng tuần lần thứ một ngàn được tổ chức ngày 14-12, trước Đại sứ quán Nhật tại Seoul, với sự tham dự của hàng trăm người.
Tài liệu Công Giáo nhấn mạnh rằng các phụ nữ đã phải chịu các hình phạt khủng khiếp, như "hãm hiếp, tra tấn, giết chết, buộc phá thai và tước quyền tự do" bị gây ra bởi người Nhật, đang tiếp tục đòi hỏi – cách vô vọng - công lý và bồi thường cho đau khổ họ đã chịu.
Tại cuộc biểu tình lần thứ 1000 – cuộc biểu tình lần đầu đã được tổ chức ngày 8-1-1992 – còn có năm phụ nữ, ở độ tuổi tám mươi, đã bị sử dụng như "phụ nữ giải khuây" trong thời xung đột giữa hai quốc gia. Cùng với họ, còn có các nhà hoạt động nhân quyền từ Nhật, Canada, Mỹ và người nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc.
Các cuộc biểu tình tương tự cũng được tổ chức tại 32 địa điểm khác trên khắp đất nước, và ở 42 thành phố trên thế giới, làm chứng cho một "phong trào đoàn kết toàn cầu”.
Đám đông hô vang khẩu hiệu, hát ca và đưa ra một lời kêu gọi đến Tổng thống Lee Myung-bak, xin ông nêu ra vấn đề tại hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật sắp tới, vốn sẽ được tổ chức ở Kyoto cuối tuần.
Những người biểu tình tụ tập bên ngoài đại sứ quán của Nước Mặt Trời Mọc, nhưng đại sứ quán đóng mọi cửa lại. Cũng có nhiều người Nhật trong số hàng trăm người tuần hành, yêu cầu chính phủ của họ hãy đáp ứng các đòi hỏi công lý. Ông Maruyama Natsumi nói: "Tôi biết các tội ác của người Nhật trong thời kỳ thuộc địa, nên tôi quyết định đến đây. Tôi muốn có thêm nhiều người biết về thảm kịch này, và chia sẻ sự đau khổ của các nạn nhân".
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 200.000 người nữ trong độ tuổi 11-25 đã bị đưa vào các “trạm giải khuây”, nơi họ bị hãm hiếp và lạm dụng mỗi ngày và mỗi đêm. Ngay cả sau khi Hàn Quốc được độc lập, một số người trong họ bị bỏ lại trong các khu vực này, do thành kiến và sự từ chối của chính phủ.
Trong số 234 “phụ nữ giải khuây” có giấy chứng nhận trước đây, hơn 2 / 3 đã chết, mà không bao giờ nhìn thấy ước muốn cuối cùng được thực hiện: nhận một lời xin lỗi chân thành từ phía chính phủ Nhật.
Ngày 12-10, Hàn Quốc đã trình bày vấn đề này tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc để tìm kiếm sự công nhận trách nhiệm pháp lý của Nhật. Đối với Tokyo, vấn đề bồi thường chiến tranh - về những thiệt hại gây ra cho Hàn Quốc trong thời kỳ quân đội Nhật chiếm đóng - đã được giải quyết với thoả ước năm 1965, mà không có lời xin lỗi chính thức hoặc sự nhìn nhận công khai về tội ác đối với các “phụ nữ giải khuây” này. (AsiaNews 16-11-2011)
Phạm Kim An
Đấm ngực mấy lần khi đọc kinh Cáo mình?
Nguyễn Trọng Đa
08:28 17/12/2011
Đấm ngực mấy lần khi đọc kinh Cáo mình?
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Trong bản dịch mới của Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma bằng tiếng Anh, tôi ngạc nhiên về thiếu qui định số lần đấm ngực trong Kinh Cáo mình. Sách lễ cho thấy rằng những ai đọc kinh Cáo mình đều đấm ngực, khi đọc tới câu "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Tôi là người trung niên nên còn nhớ rằng phải đấm ngục ba lần thời tiền Công đồng chung Vatican II khi đọc kinh Cáo mình, nhưng tôi tự hỏi liệu sự thực hành này còn được duy trì ở các nơi khác trong Giáo hội, bởi các nhóm sử dụng ngôn ngữ khác cho Sách Lễ Roma không. Có sự áp dụng chung cho mọi nơi không? Hoặc sự thiếu qui định trong Sách Lễ mới là một dấu hiệu cho thấy một lần đấm ngực cũng đủ rồi chăng? - A.L., Gallitzin, Pennsylvania (Mỹ)
Đáp: Việc thiếu qui định là trong Chữ đỏ tiếng Latinh, khi chỉ viết "[P] ercutientes sibi pectus" (đấm ngực mình), trong khi các hình thức ngoại thường qui định rằng phải đấm ngực ba lần khi đọc kinh Cáo mình.
Tuy nhiên, có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý khi dịch thuật Chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, với một lần thú tội mà thôi, nói rằng các tín hữu cần “đấm ngực”, như thế qui định đấm ngực một lần. Còn bản dịch hiện nay cho thấy "và đấm ngực, khi đọc ba lần thú tội”.
Câu này cho thấy đó là một hành động tiếp diễn, và tôi có thể nói rằng mặc dầu số lần đấm ngực không được qui định trong Chữ đỏ, việc sử dụng lối diễn tả năng động trên hàm ý rằng số lần đấm ngực tương ứng với số lần thú tội cá nhân trong Kinh Cáo mình. Tôi nghĩ rằng điều này cũng là điều đa số người nghĩ một cách tự nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào.
Điều này cũng được xác nhận bởi sự áp dụng trong các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì ba lần đấm ngực khi đọc kinh Cáo mình. Sách Lễ tiếng Tây Ban Nha dịch Chữ đỏ ấy là "golpeándose el pecho, dicen:", có nghĩa là đấm ngực một lần hoặc nhiều lần. Ở những nước này, các linh mục và tín hữu có thói quen đấm ngực ba lần khi đọc kinh Cáo mình.
Mặc dầu Công Đồng chung Vatican II đã yêu cầu loại bỏ các "việc lặp đi lặp lại vô dụng", cần phải nói rằng không phải mọi lần lặp đi lặp lại là vô ích cả đâu. Một số hình thức truyền thông nhất thiết phải sử dụng những gì kỹ thuật gọi là dư thừa, nghĩa là tăng cường tín hiệu mang một sứ điệp nhiều hơn cần thiết thực sự, để vượt ra ngoài sự giao thoa và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Việc lặp đi lặp lại ba lần các lời và cử chỉ trong kinh Cáo mình có thể được xem như trường hợp trên đây. Với bản dịch trước đây, người ta khá dễ dàng bỏ qua cử chỉ đấm ngực hoặc rất ít quan tâm đến ý nghĩa của nó. Việc đấm ngực ba lần nhấn mạnh sự quan trọng của nó, và giúp chúng ta tập trung vào ý nghĩa bên trong của những gì chúng ta nói và làm.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng lập luận trên đây là không chặt chẽ, và một lần đấm ngực cũng có thể là một sự giải thích hợp lệ cho Chữ đỏ. (Zenit.org 13-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Trong bản dịch mới của Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma bằng tiếng Anh, tôi ngạc nhiên về thiếu qui định số lần đấm ngực trong Kinh Cáo mình. Sách lễ cho thấy rằng những ai đọc kinh Cáo mình đều đấm ngực, khi đọc tới câu "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Tôi là người trung niên nên còn nhớ rằng phải đấm ngục ba lần thời tiền Công đồng chung Vatican II khi đọc kinh Cáo mình, nhưng tôi tự hỏi liệu sự thực hành này còn được duy trì ở các nơi khác trong Giáo hội, bởi các nhóm sử dụng ngôn ngữ khác cho Sách Lễ Roma không. Có sự áp dụng chung cho mọi nơi không? Hoặc sự thiếu qui định trong Sách Lễ mới là một dấu hiệu cho thấy một lần đấm ngực cũng đủ rồi chăng? - A.L., Gallitzin, Pennsylvania (Mỹ)
Đáp: Việc thiếu qui định là trong Chữ đỏ tiếng Latinh, khi chỉ viết "[P] ercutientes sibi pectus" (đấm ngực mình), trong khi các hình thức ngoại thường qui định rằng phải đấm ngực ba lần khi đọc kinh Cáo mình.
Tuy nhiên, có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý khi dịch thuật Chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, với một lần thú tội mà thôi, nói rằng các tín hữu cần “đấm ngực”, như thế qui định đấm ngực một lần. Còn bản dịch hiện nay cho thấy "và đấm ngực, khi đọc ba lần thú tội”.
Câu này cho thấy đó là một hành động tiếp diễn, và tôi có thể nói rằng mặc dầu số lần đấm ngực không được qui định trong Chữ đỏ, việc sử dụng lối diễn tả năng động trên hàm ý rằng số lần đấm ngực tương ứng với số lần thú tội cá nhân trong Kinh Cáo mình. Tôi nghĩ rằng điều này cũng là điều đa số người nghĩ một cách tự nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào.
Điều này cũng được xác nhận bởi sự áp dụng trong các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì ba lần đấm ngực khi đọc kinh Cáo mình. Sách Lễ tiếng Tây Ban Nha dịch Chữ đỏ ấy là "golpeándose el pecho, dicen:", có nghĩa là đấm ngực một lần hoặc nhiều lần. Ở những nước này, các linh mục và tín hữu có thói quen đấm ngực ba lần khi đọc kinh Cáo mình.
Mặc dầu Công Đồng chung Vatican II đã yêu cầu loại bỏ các "việc lặp đi lặp lại vô dụng", cần phải nói rằng không phải mọi lần lặp đi lặp lại là vô ích cả đâu. Một số hình thức truyền thông nhất thiết phải sử dụng những gì kỹ thuật gọi là dư thừa, nghĩa là tăng cường tín hiệu mang một sứ điệp nhiều hơn cần thiết thực sự, để vượt ra ngoài sự giao thoa và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Việc lặp đi lặp lại ba lần các lời và cử chỉ trong kinh Cáo mình có thể được xem như trường hợp trên đây. Với bản dịch trước đây, người ta khá dễ dàng bỏ qua cử chỉ đấm ngực hoặc rất ít quan tâm đến ý nghĩa của nó. Việc đấm ngực ba lần nhấn mạnh sự quan trọng của nó, và giúp chúng ta tập trung vào ý nghĩa bên trong của những gì chúng ta nói và làm.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng lập luận trên đây là không chặt chẽ, và một lần đấm ngực cũng có thể là một sự giải thích hợp lệ cho Chữ đỏ. (Zenit.org 13-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hong Kong: Tổng Giám Mục cổ vũ ơn thiên triệu
Nguyễn Trọng Đa
08:29 17/12/2011
Hong Kong: Tổng Giám Mục cổ vũ ơn thiên triệu
Hong Kong - "Khẩn cầu sự che chở của Đức Mẹ, tưởng nhớ mọi vị Mục tử và các linh mục tiên phong đã cống hiến đời mình cho giáo phận Hong Kong, các tín hữu ngày nay cần cổ vũ và cầu nguyện cho ơn gọi và huấn luyện ơn gọi”: đó là lời của Tổng Giám mục Gioan Thang Hán (John Tong-hon), Giáo phận Hong Kong, nhân dịp lễ bổn mạng của giáo phận và nhà thờ chánh toà mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Theo báo cáo từ tờ Kong Ko Bao (phiên bản tiếng Hoa của tờ thông tin giáo phận), giáo phận muốn nhân dịp này mừng ngày kỷ niệm truyền chức linh mục hoặc khấn Dòng của 41 linh mục giáo phận và các nam nữ tu sĩ, từng đã phục vụ giáo phận. Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Gioan Thang Hán nói rằng "chủ đề ơn gọi liên quan đến sự sống còn và sự phát triển của giáo phận". Cuối cùng một số khách mời danh dự cùng chia sẻ câu chuyện ơn gọi của mình với người hiện diện, đặc biệt là nói riêng với các người trẻ.
Theo Niên giám Công giáo Hong Kong năm 2011, Hong Kong được nâng lên Hạt Phủ doãn tông toà ngày 22-4-1841, và ngày 17-11-1874 được nâng lên Hạt Đại diện Tông toà, và cuối cùng trở thành Giáo phận vào ngày 11-4-1946, năm thành lập Hàng giáo phẩm Trung Hoa. Nhà thờ chánh toà, dâng hiến cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được xây dựng năm 1883, được cung hiến và mở cho việc thờ phượng ngày 7-12-1888.
Ngày 31-8-2010, tại giáo phận Hong Kong có 357.000 tín hữu, 42 giáo xứ, 1.472 giáo lý viên tình nguyện, 41 giáo lý viên toàn thời gian được Giáo phận trả lương. Số tân tòng trong năm là 4.367 trẻ em, 1.428 đàn ông và 2.554 phụ nữ. (Agenzia Fides 16-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hong Kong - "Khẩn cầu sự che chở của Đức Mẹ, tưởng nhớ mọi vị Mục tử và các linh mục tiên phong đã cống hiến đời mình cho giáo phận Hong Kong, các tín hữu ngày nay cần cổ vũ và cầu nguyện cho ơn gọi và huấn luyện ơn gọi”: đó là lời của Tổng Giám mục Gioan Thang Hán (John Tong-hon), Giáo phận Hong Kong, nhân dịp lễ bổn mạng của giáo phận và nhà thờ chánh toà mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Theo báo cáo từ tờ Kong Ko Bao (phiên bản tiếng Hoa của tờ thông tin giáo phận), giáo phận muốn nhân dịp này mừng ngày kỷ niệm truyền chức linh mục hoặc khấn Dòng của 41 linh mục giáo phận và các nam nữ tu sĩ, từng đã phục vụ giáo phận. Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Gioan Thang Hán nói rằng "chủ đề ơn gọi liên quan đến sự sống còn và sự phát triển của giáo phận". Cuối cùng một số khách mời danh dự cùng chia sẻ câu chuyện ơn gọi của mình với người hiện diện, đặc biệt là nói riêng với các người trẻ.
Theo Niên giám Công giáo Hong Kong năm 2011, Hong Kong được nâng lên Hạt Phủ doãn tông toà ngày 22-4-1841, và ngày 17-11-1874 được nâng lên Hạt Đại diện Tông toà, và cuối cùng trở thành Giáo phận vào ngày 11-4-1946, năm thành lập Hàng giáo phẩm Trung Hoa. Nhà thờ chánh toà, dâng hiến cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được xây dựng năm 1883, được cung hiến và mở cho việc thờ phượng ngày 7-12-1888.
Ngày 31-8-2010, tại giáo phận Hong Kong có 357.000 tín hữu, 42 giáo xứ, 1.472 giáo lý viên tình nguyện, 41 giáo lý viên toàn thời gian được Giáo phận trả lương. Số tân tòng trong năm là 4.367 trẻ em, 1.428 đàn ông và 2.554 phụ nữ. (Agenzia Fides 16-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha yêu cầu các giảng viên hiểu biết học sinh của họ
Bùi Hữu Thư
09:06 17/12/2011
Ngài dành điệp văn Công Lý và Hoà Bình cho Giới Trẻ
VATICAN, ngày 16 tháng 12, 2011 (Zenit.org ).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đề cao tầm quan trọng của giới trẻ trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình, nhưng ngài nói câu hỏi căn bản phải được đặt ra là "Con người là ai?"
Đức Thánh Cha đã khuyên tất cả những người có trách nhiệm giáo dục -- từ gia đình đến các chính trị gia, đến các chuyên gia -- là phải hiểu biết những người họ đang dậy dỗ. Ngài kêu gọi như vậy trong điệp văn gửi cho ngày Công Lý và Hòa Bình Thế Giới, sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng Giêng. Điệp văn này được Vatican phổ biến hôm nay.
Đức Thánh Cha đề nghị: "Bước thứ nhất trong việc giáo dục là công nhận hình ảnh của Đấng Tạo Hóa trong con người, và sau đó là học biết cách tôn trọng mọi con người và giúp người khác sống hòa điệu với Đấng có phẩm giá tối cao này."
Ngài tiếp bằng cách giải thích tầm quan trọng của việc để ý đến "tất cả mọi chiều kích" của con người, kể cả chiều kích siêu việt.
Lời tuyên bố của Đức Thánh Cha nói về việc giáo dục trong tự do, và giáo dục trong công lý, và cuối cùng là giáo dục trong hòa bình.
Ngài lưu ý: "Tự do là một giá trị quý giá, nhưng lại mỏng dòn; có thể bị hiều lầm và lạm dụng." Ngài giải thích rằng tự do chính đáng không phải là "không có sự kiềm chế hay tuyệt đối của ý chí tự do, cũng không phải là sự tuyệt đối của cá nhân. Khi con người tin rằng mình có nhân vị tuyệt đối, không cần tuỳ thuộc vào một cái gì hay một ai, có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, thì cuối cùng sẽ đối nghịch với chân lý của chính sự hiện hữu của mình và đánh mất sự tự do."
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng vạch ra những sai lầm của thuyết tương đối, là một trong những sứ điệp của giáo triều của ngài. Ngài nói: Triết lý này công nhận rằng "không có gì là minh định, và chỉ còn tiêu chuẩn cuối cùng là bản tính cá nhân với tất cả mọi ước muốn, và chẳng chóng thì chầy tất cả mọi con người đều bị bó buộc phải nghi ngờ bản chất thiện hảo của đời sống và các mối tương quan trong đời, cũng như sự chính đáng của cam kết của mình để cùng xây dựng một cái gì cho xã hội."
Tương trợ và tình yêu
Về vấn đề công lý, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng đây không chỉ là một thỏa ước của nhân loại, "vì những gì là công chính cuối cùng không được ấn định bởi các luật lệ tích cực, nhưng bởi căn tính sâu xa của con người. Chính viễn tượng tổng hợp của con người mới có thể cứu rỗi chúng ta khỏi rơi vào một quan niệm có tính cách thỏa hiệp của công lý và giúp chúng ta đặt để công lý bên trong chân trời của sự tương trợ và tình yêu."
Ngài tiếp nối với chủ đề hòa bình: "Hòa bình cho tất cả mọi người là kết quả của công lý cho tất cả, và không ai có thể chạy trốn trách vụ thiết yếu của việc cổ võ cho hoà bình, tùy theo các lãnh vực chuyên môn và trách nhiệm của mình. Đối với giới trẻ, là những người gắn bó mật thiết với các lý tưởng, tôi đặc biệt mời gọi các bạn hãy kiên nhẫn và kiên trì trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình, và trau dồi tính ưa thích những gì công chính và chân thật, dù cho có phải hy sinh và phải lội ngược giòng."
Đức Thánh Cha kết luận với lời kêu gọi này: "Tất cả những ai trên thế giới đang yêu chuộng hòa bình: hòa bình không phải là một ơn phúc đã ban, nhưng là một mục tiêu tất cả mọi người chúng ta phải mong ước đạt được. Chúng ta hãy nhìn vào tương lai với niềm hy vọng lớn lao hơn; chúng ta hãy khuyến khích nhau cùng đi trên một hành trình; chúng ta hãy hợp tác để đem lại cho thế giới của chúng ta một bộ mặt nhân bản hơn và huynh đệ hơn; chúng ta hãy cảm nhận một trách nhiệm chung đối với các thế hệ hiện tại và tương lai, nhất là trong trách vụ huấn luyện họ để trở thành những người hòa bình và kiến tạo hòa bình.
"Với những ý tưởng này, tôi xin tặng cho các bạn những suy tư và tôi kêu gọi tất cả mọi người: hãy cùng đóng góp tất cả những tài nguyên thiêng liêng, luân lý và vật chất của chúng ta cho mục tiêu cao cả là 'giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình.'"
VATICAN, ngày 16 tháng 12, 2011 (Zenit.org
Đức Thánh Cha đã khuyên tất cả những người có trách nhiệm giáo dục -- từ gia đình đến các chính trị gia, đến các chuyên gia -- là phải hiểu biết những người họ đang dậy dỗ. Ngài kêu gọi như vậy trong điệp văn gửi cho ngày Công Lý và Hòa Bình Thế Giới, sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng Giêng. Điệp văn này được Vatican phổ biến hôm nay.
Đức Thánh Cha đề nghị: "Bước thứ nhất trong việc giáo dục là công nhận hình ảnh của Đấng Tạo Hóa trong con người, và sau đó là học biết cách tôn trọng mọi con người và giúp người khác sống hòa điệu với Đấng có phẩm giá tối cao này."
Ngài tiếp bằng cách giải thích tầm quan trọng của việc để ý đến "tất cả mọi chiều kích" của con người, kể cả chiều kích siêu việt.
Lời tuyên bố của Đức Thánh Cha nói về việc giáo dục trong tự do, và giáo dục trong công lý, và cuối cùng là giáo dục trong hòa bình.
Ngài lưu ý: "Tự do là một giá trị quý giá, nhưng lại mỏng dòn; có thể bị hiều lầm và lạm dụng." Ngài giải thích rằng tự do chính đáng không phải là "không có sự kiềm chế hay tuyệt đối của ý chí tự do, cũng không phải là sự tuyệt đối của cá nhân. Khi con người tin rằng mình có nhân vị tuyệt đối, không cần tuỳ thuộc vào một cái gì hay một ai, có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, thì cuối cùng sẽ đối nghịch với chân lý của chính sự hiện hữu của mình và đánh mất sự tự do."
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng vạch ra những sai lầm của thuyết tương đối, là một trong những sứ điệp của giáo triều của ngài. Ngài nói: Triết lý này công nhận rằng "không có gì là minh định, và chỉ còn tiêu chuẩn cuối cùng là bản tính cá nhân với tất cả mọi ước muốn, và chẳng chóng thì chầy tất cả mọi con người đều bị bó buộc phải nghi ngờ bản chất thiện hảo của đời sống và các mối tương quan trong đời, cũng như sự chính đáng của cam kết của mình để cùng xây dựng một cái gì cho xã hội."
Tương trợ và tình yêu
Về vấn đề công lý, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng đây không chỉ là một thỏa ước của nhân loại, "vì những gì là công chính cuối cùng không được ấn định bởi các luật lệ tích cực, nhưng bởi căn tính sâu xa của con người. Chính viễn tượng tổng hợp của con người mới có thể cứu rỗi chúng ta khỏi rơi vào một quan niệm có tính cách thỏa hiệp của công lý và giúp chúng ta đặt để công lý bên trong chân trời của sự tương trợ và tình yêu."
Ngài tiếp nối với chủ đề hòa bình: "Hòa bình cho tất cả mọi người là kết quả của công lý cho tất cả, và không ai có thể chạy trốn trách vụ thiết yếu của việc cổ võ cho hoà bình, tùy theo các lãnh vực chuyên môn và trách nhiệm của mình. Đối với giới trẻ, là những người gắn bó mật thiết với các lý tưởng, tôi đặc biệt mời gọi các bạn hãy kiên nhẫn và kiên trì trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình, và trau dồi tính ưa thích những gì công chính và chân thật, dù cho có phải hy sinh và phải lội ngược giòng."
Đức Thánh Cha kết luận với lời kêu gọi này: "Tất cả những ai trên thế giới đang yêu chuộng hòa bình: hòa bình không phải là một ơn phúc đã ban, nhưng là một mục tiêu tất cả mọi người chúng ta phải mong ước đạt được. Chúng ta hãy nhìn vào tương lai với niềm hy vọng lớn lao hơn; chúng ta hãy khuyến khích nhau cùng đi trên một hành trình; chúng ta hãy hợp tác để đem lại cho thế giới của chúng ta một bộ mặt nhân bản hơn và huynh đệ hơn; chúng ta hãy cảm nhận một trách nhiệm chung đối với các thế hệ hiện tại và tương lai, nhất là trong trách vụ huấn luyện họ để trở thành những người hòa bình và kiến tạo hòa bình.
"Với những ý tưởng này, tôi xin tặng cho các bạn những suy tư và tôi kêu gọi tất cả mọi người: hãy cùng đóng góp tất cả những tài nguyên thiêng liêng, luân lý và vật chất của chúng ta cho mục tiêu cao cả là 'giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình.'"
Khoảng 90.000 người dự kiến sẽ đến Thánh Địa trong dịp Giáng Sinh
Lã Thụ Nhân
11:06 17/12/2011
Khoảng 90.000 người dự kiến sẽ đến Thánh Địa trong dịp Giáng Sinh
Bethlehem (AsiaNews) – Theo Bộ Du Lịch Israel, sẽ có khoảng 90.000 khách du lịch dự kiến sẽ đến Israel trong kỳ nghỉ Giáng Sinh, và Bộ này cũng đã công bố kế hoạch cung cấp phương tiện vận chuyển miễn phí cho khách hành hương đi lại giữa Giêrusalem và Bêlem.
Samir Qumsieh, đạo diễn và là ký giả của Al-Mahed Nativity TV, một đài truyền hình Công Giáo tại Bêlem, cho biết Kitô hữu Palestine cũng bị cuốn vào tâm trạng lễ hội của mùa Giáng Sinh. Ông cho hãng tin AsiaNews hay: "Hàng ngàn khách du lịch đã tràn ngập đường phố Bêlem, nhưng ít hơn so với năm ngoái, vì sự bất ổn ở các nước Ả Rập láng giềng".
Qumsieh giải thích rằng các cư dân đang làm hết sức mình để chào đón khách hành hương và Nhà thờ Giáng Sinh là một tổ ong của các hoạt động chuẩn bị cho Thánh Lễ nửa đêm 24 tháng Mười Hai.
Đức Hồng y Fouad Twal, Thượng Phụ của Giêrusalem, sẽ cử hành Thánh Lễ. Các viên chức cấp cao của Palestine, trong đó có Tổng thống Mahmoud Abbas, sẽ tham dự.
Một vài ngày trước, Phó Thị trưởng Bêlem George Saadeh và các đại diện của Tòa Thượng phụ Giêrusalem đã gặp nhau để lên kế hoạch cho việc rước kiệu truyền thống đêm canh thức Giáng Sinh qua các đường phố của thành phố Bêlem.
Chúa Nhật tuần trước, hơn 3.500 Kitô hữu và một số người Hồi giáo đã hiện diện tại buổi lễ thắp sáng cây thông Giáng Sinh ở Nazareth. Buổi lễ tương tự sẽ diễn ra tại Bêlem vào thứ Bảy.
Theo dữ liệu Bộ Du Lịch Israel, trong nửa đầu năm nay, 1,6 triệu khách du lịch đến thăm Israel, 60% là các Kitô hữu.
Bethlehem (AsiaNews) – Theo Bộ Du Lịch Israel, sẽ có khoảng 90.000 khách du lịch dự kiến sẽ đến Israel trong kỳ nghỉ Giáng Sinh, và Bộ này cũng đã công bố kế hoạch cung cấp phương tiện vận chuyển miễn phí cho khách hành hương đi lại giữa Giêrusalem và Bêlem.
Samir Qumsieh, đạo diễn và là ký giả của Al-Mahed Nativity TV, một đài truyền hình Công Giáo tại Bêlem, cho biết Kitô hữu Palestine cũng bị cuốn vào tâm trạng lễ hội của mùa Giáng Sinh. Ông cho hãng tin AsiaNews hay: "Hàng ngàn khách du lịch đã tràn ngập đường phố Bêlem, nhưng ít hơn so với năm ngoái, vì sự bất ổn ở các nước Ả Rập láng giềng".
Qumsieh giải thích rằng các cư dân đang làm hết sức mình để chào đón khách hành hương và Nhà thờ Giáng Sinh là một tổ ong của các hoạt động chuẩn bị cho Thánh Lễ nửa đêm 24 tháng Mười Hai.
Đức Hồng y Fouad Twal, Thượng Phụ của Giêrusalem, sẽ cử hành Thánh Lễ. Các viên chức cấp cao của Palestine, trong đó có Tổng thống Mahmoud Abbas, sẽ tham dự.
Một vài ngày trước, Phó Thị trưởng Bêlem George Saadeh và các đại diện của Tòa Thượng phụ Giêrusalem đã gặp nhau để lên kế hoạch cho việc rước kiệu truyền thống đêm canh thức Giáng Sinh qua các đường phố của thành phố Bêlem.
Chúa Nhật tuần trước, hơn 3.500 Kitô hữu và một số người Hồi giáo đã hiện diện tại buổi lễ thắp sáng cây thông Giáng Sinh ở Nazareth. Buổi lễ tương tự sẽ diễn ra tại Bêlem vào thứ Bảy.
Theo dữ liệu Bộ Du Lịch Israel, trong nửa đầu năm nay, 1,6 triệu khách du lịch đến thăm Israel, 60% là các Kitô hữu.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Banmêthuột: Đêm Nhạc Hội Giáng Sinh 2011
Vũ Đình Bình
08:40 17/12/2011
Giáo phận Banmêthuột: Đêm Nhạc Hội Giáng Sinh 2011
Mùa Giáng sinh năm nay dường như đến với Banmêthuột sớm hơn thường lệ. Ngay từ những ngày đầu tháng 12 dương lịch trời đã trở rét, từng cơn gió hắt hiu kèm theo mưa bụi bay bay hoà lẫn tiếng nhạc noel du dương trầm bổng, lúc xa lúc gần khiến lòng người lắng đọng. Các nhà thờ đã bắt đầu nhộn nhịp trang trí những ngôi sao, hang đá, cây thông, đèn hoa rực rỡ đón mừng Chúa Hài Đồng.
Nổi bật nhất, đặc biệt nhất phải kể đến Trung tâm mục vụ, số 01 Trần Hưng Đạo. Tại đây người ta đã dựng lên một sân khấu ngoài trời khá lớn, khá hoành tráng chuẩn bị cho một đêm trình diễn Đại Nhạc Hội Giáng Sinh của Giáo phận Banmêthuột.
Đã lâu lắm rồi, gần 40 năm, kể từ Giáng Sinh 1974, lần này Giáo phận Banmêthuột mới lại tổ chức một buổi thánh nhạc thoả lòng mong ước của bao người. Đại Nhạc Hội Giáng Sinh năm ấy tưởng đã trở thành chuyện cổ tích, nay lại được tái hiện lung linh huyền ảo, ai cũng ngỡ như trong mơ nhưng đó là sự thực hiển nhiên.
Đêm Nhạc Hội Giáng Sinh 2011 khai mạc vào lúc 19g00 ngày 16.12.2011 mang chủ đề: “Đêm Tiếng Hát Tình Thương” do Ban Mục vụ Văn Hoá – Truyền Thông và Ban Mục Vụ Thánh Nhạc tổ chức, gồm 23 tiết mục đặc sắc, do 20 ca đoàn, cộng đoàn trình diễn, đan xen 3 tiết mục đơn ca của các ca sĩ danh tiếng Dak Lak: Y Zắc, Kim Ly, Ngọc Huy. Tất cả các tiết mục đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, chuẩn bị công phu và được đạo diễn dàn dựng theo một bố cục chặt chẽ, nghệ thuật, hấp dẫn, lôi cuốn người xem từ phút đầu đến khi kết thúc.
Theo nhận định của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi cho việc tổ chức đêm thánh nhạc kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ ở ngoài trời. Nhưng Đêm Nhạc Hội Giáng Sinh năm nay thực sự thành công. Đêm Nhạc đã quy tụ được hơn một ngàn ca viên, diễn viên từ các Giáo xứ trong 3 Giáo hạt; kể cả các Giáo xứ xa xôi như Buôn Hô, Vinh An, Vinh Hương,… Hơn 100 chuyên viên kỹ thuật phụ trách về âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo sân khấu, không kể các hội đoàn tình nguyện phục vụ giữ xe, bảo vệ và các công việc khác. Rất đông đảo khán giả đến thưởng thức, cổ vũ nhiệt tình, trật tự, văn minh, lịch sự; kể cả những người ngoài công giáo.
Đức Cha không quên ban phép lành cho tất cả mọi người tham dự Đêm Nhạc Hội. Sau đó, cả cộng đồng đốt nến cùng hát bài ca quen thuộc “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…”. Cầu xin Mùa Giáng Sinh An Lành luôn mãi trên quê hương chúng con.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người lòng ngay”.
Vũ Đình Bình
Nổi bật nhất, đặc biệt nhất phải kể đến Trung tâm mục vụ, số 01 Trần Hưng Đạo. Tại đây người ta đã dựng lên một sân khấu ngoài trời khá lớn, khá hoành tráng chuẩn bị cho một đêm trình diễn Đại Nhạc Hội Giáng Sinh của Giáo phận Banmêthuột.
Đã lâu lắm rồi, gần 40 năm, kể từ Giáng Sinh 1974, lần này Giáo phận Banmêthuột mới lại tổ chức một buổi thánh nhạc thoả lòng mong ước của bao người. Đại Nhạc Hội Giáng Sinh năm ấy tưởng đã trở thành chuyện cổ tích, nay lại được tái hiện lung linh huyền ảo, ai cũng ngỡ như trong mơ nhưng đó là sự thực hiển nhiên.
Theo nhận định của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi cho việc tổ chức đêm thánh nhạc kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ ở ngoài trời. Nhưng Đêm Nhạc Hội Giáng Sinh năm nay thực sự thành công. Đêm Nhạc đã quy tụ được hơn một ngàn ca viên, diễn viên từ các Giáo xứ trong 3 Giáo hạt; kể cả các Giáo xứ xa xôi như Buôn Hô, Vinh An, Vinh Hương,… Hơn 100 chuyên viên kỹ thuật phụ trách về âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo sân khấu, không kể các hội đoàn tình nguyện phục vụ giữ xe, bảo vệ và các công việc khác. Rất đông đảo khán giả đến thưởng thức, cổ vũ nhiệt tình, trật tự, văn minh, lịch sự; kể cả những người ngoài công giáo.
Đức Cha không quên ban phép lành cho tất cả mọi người tham dự Đêm Nhạc Hội. Sau đó, cả cộng đồng đốt nến cùng hát bài ca quen thuộc “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…”. Cầu xin Mùa Giáng Sinh An Lành luôn mãi trên quê hương chúng con.
Bình an dưới thế cho người lòng ngay”.
Vũ Đình Bình
Lễ Bổn Mạng Giáo Đoàn Georges Hall Sydney
Diệp Hải Dung
10:55 17/12/2011
Chiều thứ Bảy 17/12/2011 các Hội Đoàn Đoàn Thể trong Giáo đoàn và quý Quan Khách Úc Việt đã đến nhà thờ St.Mary’s Georges Hall Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa là Quan Thầy của Giáo Đoàn Georges Hall. Đặc biệt mừng kỷ niệm 20 Năm của Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Simon Phan Đắc Hòa (1991- 2011)
Xem hình Bổn Mạng
Quý Cha và tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên trường học nhà thờ và Cha Dương Thanh Liêm xông hương kiệu Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa đồng thời 3 hồi chiêng trống kiệu cung nghinh tượng Thánh Phan Đắc Hòa rước vào nhà thờ an vị trên cung Thánh.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo đoàn Georges Hall ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha giới thiệu quý Cha Dương Thanh Liêm, Cha Mai Đào Hiền, Cha Đặng Đình Nên, Cha Phan Minh (VN) và Cha Lê Pháp (DCCT VN) đến tham dự hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn.
Sau nghi thức Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn cung nghinh Phúc Âm, Cha Đặng Đình Nên trong bài giảng nói về bài Phúc Âm hôm nay Mẹ Maria đã một lòng tín thác vào Thiên Chúa và đáp trả lại hai tiếng Xin Vâng để Thánh ý Chúa thực hiện, và Thánh Simon Phan Đắc Hòa cũng đã noi gương theo Mẹ Maria phó thác cậy trông vào Thiên Chúa hy sinh cả mạng sống của mình bỏ lại 12 người con để làm chứng nhân cho Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Bà Dona Chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Georges Hall lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Bà khen ngợi Giáo Đoàn đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ trong những năm tháng qua. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Quan Thầy của Giáo Đoàn,
Ca đoàn Thứ Bảy và Chúa Nhật, đặc biệt chúc mừng Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo đoàn mừng kỷ niệm 20 Năm thành lập (1991-2011)
Sau cùng ông Trần Thanh Tịnh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách các Giáo Đoàn bạn và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Ca Đoàn, Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Dòng Ba Đa Minh. Ông cũng cám ơn quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Giáo Đoàn và sau cùng ông xin tất cả mọi người hãy luôn cầu nguyện cho Giáo Đoàn ngày bền vững và tiến triển trong Cộng Đồng trong Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại qua bên sân trường nhà thờ tham dự buổi tiệc liên hoan mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn Georges Hall Thánh Simon Phan Đắc Hòa.
Xem hình Bổn Mạng
Quý Cha và tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên trường học nhà thờ và Cha Dương Thanh Liêm xông hương kiệu Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa đồng thời 3 hồi chiêng trống kiệu cung nghinh tượng Thánh Phan Đắc Hòa rước vào nhà thờ an vị trên cung Thánh.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo đoàn Georges Hall ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha giới thiệu quý Cha Dương Thanh Liêm, Cha Mai Đào Hiền, Cha Đặng Đình Nên, Cha Phan Minh (VN) và Cha Lê Pháp (DCCT VN) đến tham dự hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn.
Sau nghi thức Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn cung nghinh Phúc Âm, Cha Đặng Đình Nên trong bài giảng nói về bài Phúc Âm hôm nay Mẹ Maria đã một lòng tín thác vào Thiên Chúa và đáp trả lại hai tiếng Xin Vâng để Thánh ý Chúa thực hiện, và Thánh Simon Phan Đắc Hòa cũng đã noi gương theo Mẹ Maria phó thác cậy trông vào Thiên Chúa hy sinh cả mạng sống của mình bỏ lại 12 người con để làm chứng nhân cho Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Bà Dona Chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Georges Hall lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Bà khen ngợi Giáo Đoàn đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ trong những năm tháng qua. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Quan Thầy của Giáo Đoàn,
Ca đoàn Thứ Bảy và Chúa Nhật, đặc biệt chúc mừng Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo đoàn mừng kỷ niệm 20 Năm thành lập (1991-2011)
Sau cùng ông Trần Thanh Tịnh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách các Giáo Đoàn bạn và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Ca Đoàn, Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Dòng Ba Đa Minh. Ông cũng cám ơn quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Giáo Đoàn và sau cùng ông xin tất cả mọi người hãy luôn cầu nguyện cho Giáo Đoàn ngày bền vững và tiến triển trong Cộng Đồng trong Giáo Hội.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại qua bên sân trường nhà thờ tham dự buổi tiệc liên hoan mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn Georges Hall Thánh Simon Phan Đắc Hòa.
Văn Hóa
Trời cao
Lm Vũđình Tường
07:14 17/12/2011
Quang và Hà chơi bắn bạc đạn cạnh con ao nhỏ. Quang luôn thua, Hà luôn thắng. Hà cười nói vui vẻ, chàng càng cười bao nhiêu thì Quang càng cay cú bấy nhiêu. Càng cay cú Quang càng thua đậm. Quang đã cố gắng hết sức mình nhưng tài chơi bắn bạc đạn của Hà cao hơn tài của Quang gấp bội. Trong bụng Quang cáu sườn lắm, chỉ muốn nện cho Hà một trận cho hả cơn giận, nhưng Quang không dám vì Hà khoẻ hơn Quang, chàng định tâm phải luyện tập nhiều hơn nữa mới mong hạ được Hà. Hai trẻ cứ tiếp tục chơi. Hà cứ thắng và Quang cứ thua. Vì thắng thế nên Hà thích thú bắn những đường bi lả lướt, Quang càng tức hơn. Hôm nay, viên bi của Hà rơi tọt xuống ao. Hà đang vui cười, tự tin, bỗng bụm mặt khóc nức nở. Quang cũng hả giận phần nào nhưng chàng thương hại bạn. Thế là hai đứa trẻ lội xuống ao mò viên bi. Cả tiếng đồng hồ sau mới tìm lại được. Hà cám ơn Quang và cả hai vui vẻ về nhà.
Câu chuyện trên là một trong số vô vàn những câu chuyện tầm thường của lũ trẻ trong xóm. Hẳn nhiên nó cũng phản ảnh một thực tại nào đó trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Từ bản chất, cả hai trẻ cùng đi tìm niềm vui trong việc chơi bắn bạc đạn. Cả hai cùng cố đi tìm nguồn vui và trong cuộc chơi thì nhất định phải có kẻ thắng. Người được cuộc dành được niềm vui, kẻ thua chịu đau khổ, bực dọc. Thông thường là thế. Xã hội chúng ta đang sống có nhiều điều thông thường và cũng không thiếu điều bất thường. Chính những cái bất thường là nguyên nhân của giành giật và đôi khi là nguyên nhân của đau khổ.
Ta thường nghe nói đến cướp của, giết người, ăn trộm tiền bạc vặt hay ăn cướp tiền trong ngân hàng. Ít khi nghe nói đến ăn cướp niềm vui. Thực tế mà nói thì nguyên nhân sâu xa của những tệ đoan xã hội trên nằm ở chỗ muốn được hơn người. Cái muốn đây chính là muốn cái gì cũng phải hơn người. Không ai muốn có nhiều tiền để chấp nhận đau khổ. Người ta chịu chấp nhận đau khổ kiếm tiền để tìm nguồn vui. Người ta chấp nhận học hành cực khổ để đổ đạt cao và cũng không ngoài mục đích tối hậu là tìm niềm vui. Cuộc đời dầu bình thường, dầu bất thường mọi người đều muốn tìm niềm vui riêng cho mình. Trong khi đi tìm nguồn vui riêng đó, có kẻ tìm trong sự công chính, có kẻ tìm trong sự bất chính. Cả hai cùng muốn đạt được mục đích nhưng cách đạt mục đích khác nhau.
Là Kitô hữu chúng ta cũng đi tìm niềm vui. Chúng ta cũng tìm cách để chiếm đoạt được niềm vui. Cách chúng ta tìm kiếm niềm vui phải là cách tìm kiếm niềm vui trong sự công chính. Trong cái đi tìm niềm vui đó, bao lần chúng ta cũng lưỡng lự như Quang. Ta cũng tức ứ hơi vì muốn giật được niềm vui trong tay người khác, vì thấy anh em hơn mình; rồi cũng có lúc nghĩ lại làm thế là trái với lương tâm, trái điều Chúa dạy. Tôn giáo đưa ra những chỉ dẫn để ta theo, rồi đôi khi ta dựa vào những điều đó để giải thích theo ý riêng và dĩ nhiên Giáo lý Chúa dạy bị lợi dụng. Đôi khi trong cuộc sống ta cũng cảm thấy thích thú nếu ai trong anh em đánh mất niềm vui, rồi cũng có trường hợp ta thấy hối hận vì đã cười đùa trên sự đau khổ của người anh em. Những điều trên cho thấy cái khuôn mặt của cuộc sống, cái biến ảo khôn lường của những mánh khoé trong trò chơi ú tim mà anh em tìm cách hạ độc thủ lẫn nhau, cố giành niềm vui của người khác về làm của riêng cho mình.
Đi tìm niềm vui trong công chính là đi tìm niềm vui trong Chúa Kitô. Chúa Kitô đã sinh xuống thế gian để chỉ dẫn cho chúng ta. Hôm nay Đấng Công Chính đã sinh xuống cho chúng ta, Ngài là Chân-Thiện-Mỹ của cuộc sống, của niềm vui, chỉ những ai đi trong Ngài mới tìm được nguồn vui thật sự. Chính vì thế mà thánh Phao-lô đã dạy:
“Anh em hãy vui lên trong Chúa luôn, tôi lập lại anh em hãy vui lên.”
Cuộc đời của Phaolô đã nếm đủ trăm chiều khác nhau: nào là túng cực, đói kém, nghèo hèn, nào là quyền thế, danh vọng, nào là giàu sang, dư thừa, con ăn đầy tớ đầy nhà. Nhưng thánh nhân không tìm được niềm vui thật sự. Chỉ có trong Chúa, thánh nhân mới tìm thấy niềm vui thật sự, chính vì vậy mà ngài luôn rao truyền anh em hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Trong Chúa, ngài cảm thấy vui mừng thắm thiết vì mối lưu luyến anh em dành cho. Những lưu luyến đó dành cho ngài vì những người anh em đã sống trong chân thật, khả kính, công minh, tinh tuyền và nếu anh em thi hành những điều đó vì Đức Kitô thì Chúa sẽ ở cùng anh em.
Chúng ta đang đón chờ Chúa Giáng Sinh, chúng ta đang đón chờ Đấng Công Chính, chúng ta đang cùng đi tìm niềm vui và muốn có một niềm vui bất tận, vĩnh cửu. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết sống như những điều thánh Phaolô đã dạy: là hãy thực thi những gì gọi là công chính, là nhân đức trong cuộc sống để trong ta không còn những ưu tư gì khác ngoài việc lo phục vụ anh em để cùng được vui.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Câu chuyện trên là một trong số vô vàn những câu chuyện tầm thường của lũ trẻ trong xóm. Hẳn nhiên nó cũng phản ảnh một thực tại nào đó trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Từ bản chất, cả hai trẻ cùng đi tìm niềm vui trong việc chơi bắn bạc đạn. Cả hai cùng cố đi tìm nguồn vui và trong cuộc chơi thì nhất định phải có kẻ thắng. Người được cuộc dành được niềm vui, kẻ thua chịu đau khổ, bực dọc. Thông thường là thế. Xã hội chúng ta đang sống có nhiều điều thông thường và cũng không thiếu điều bất thường. Chính những cái bất thường là nguyên nhân của giành giật và đôi khi là nguyên nhân của đau khổ.
Ta thường nghe nói đến cướp của, giết người, ăn trộm tiền bạc vặt hay ăn cướp tiền trong ngân hàng. Ít khi nghe nói đến ăn cướp niềm vui. Thực tế mà nói thì nguyên nhân sâu xa của những tệ đoan xã hội trên nằm ở chỗ muốn được hơn người. Cái muốn đây chính là muốn cái gì cũng phải hơn người. Không ai muốn có nhiều tiền để chấp nhận đau khổ. Người ta chịu chấp nhận đau khổ kiếm tiền để tìm nguồn vui. Người ta chấp nhận học hành cực khổ để đổ đạt cao và cũng không ngoài mục đích tối hậu là tìm niềm vui. Cuộc đời dầu bình thường, dầu bất thường mọi người đều muốn tìm niềm vui riêng cho mình. Trong khi đi tìm nguồn vui riêng đó, có kẻ tìm trong sự công chính, có kẻ tìm trong sự bất chính. Cả hai cùng muốn đạt được mục đích nhưng cách đạt mục đích khác nhau.
Là Kitô hữu chúng ta cũng đi tìm niềm vui. Chúng ta cũng tìm cách để chiếm đoạt được niềm vui. Cách chúng ta tìm kiếm niềm vui phải là cách tìm kiếm niềm vui trong sự công chính. Trong cái đi tìm niềm vui đó, bao lần chúng ta cũng lưỡng lự như Quang. Ta cũng tức ứ hơi vì muốn giật được niềm vui trong tay người khác, vì thấy anh em hơn mình; rồi cũng có lúc nghĩ lại làm thế là trái với lương tâm, trái điều Chúa dạy. Tôn giáo đưa ra những chỉ dẫn để ta theo, rồi đôi khi ta dựa vào những điều đó để giải thích theo ý riêng và dĩ nhiên Giáo lý Chúa dạy bị lợi dụng. Đôi khi trong cuộc sống ta cũng cảm thấy thích thú nếu ai trong anh em đánh mất niềm vui, rồi cũng có trường hợp ta thấy hối hận vì đã cười đùa trên sự đau khổ của người anh em. Những điều trên cho thấy cái khuôn mặt của cuộc sống, cái biến ảo khôn lường của những mánh khoé trong trò chơi ú tim mà anh em tìm cách hạ độc thủ lẫn nhau, cố giành niềm vui của người khác về làm của riêng cho mình.
Đi tìm niềm vui trong công chính là đi tìm niềm vui trong Chúa Kitô. Chúa Kitô đã sinh xuống thế gian để chỉ dẫn cho chúng ta. Hôm nay Đấng Công Chính đã sinh xuống cho chúng ta, Ngài là Chân-Thiện-Mỹ của cuộc sống, của niềm vui, chỉ những ai đi trong Ngài mới tìm được nguồn vui thật sự. Chính vì thế mà thánh Phao-lô đã dạy:
“Anh em hãy vui lên trong Chúa luôn, tôi lập lại anh em hãy vui lên.”
Cuộc đời của Phaolô đã nếm đủ trăm chiều khác nhau: nào là túng cực, đói kém, nghèo hèn, nào là quyền thế, danh vọng, nào là giàu sang, dư thừa, con ăn đầy tớ đầy nhà. Nhưng thánh nhân không tìm được niềm vui thật sự. Chỉ có trong Chúa, thánh nhân mới tìm thấy niềm vui thật sự, chính vì vậy mà ngài luôn rao truyền anh em hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Trong Chúa, ngài cảm thấy vui mừng thắm thiết vì mối lưu luyến anh em dành cho. Những lưu luyến đó dành cho ngài vì những người anh em đã sống trong chân thật, khả kính, công minh, tinh tuyền và nếu anh em thi hành những điều đó vì Đức Kitô thì Chúa sẽ ở cùng anh em.
Chúng ta đang đón chờ Chúa Giáng Sinh, chúng ta đang đón chờ Đấng Công Chính, chúng ta đang cùng đi tìm niềm vui và muốn có một niềm vui bất tận, vĩnh cửu. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết sống như những điều thánh Phaolô đã dạy: là hãy thực thi những gì gọi là công chính, là nhân đức trong cuộc sống để trong ta không còn những ưu tư gì khác ngoài việc lo phục vụ anh em để cùng được vui.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Xin vâng
Thanh Sơn
10:51 17/12/2011
MÌNH mang THIÊN TỬ phó dâng tâm hồn
MẸ đầy Thần Khí ơn khôn
NÓI lời dâng hiến kính tôn Chúa Trời
XIN vâng mang lấy Ngôi Lời
VÂNG đây! tôi tớ phận người nhỏ nhen
ĐỒNG Công cứu chuộc phận hèn
CÔNG này trần thế tạ khen đời đời
CỨU con Chúa xuống làm người
CHUỘC về những kẻ biếng lười hư thân
PHÓ mình cứu lấy muôn dân
DÂNG lên Thiên Chúa triệu lần ngợi khen
CUỘC đời suy gẫm phận hèn
ĐỜI con hạt bụi nhuộm đen ơn Ngài
TÂM tư mờ mịt tương lai
HỒN con phó thác trong tay của Ngài
TRINH nguyên Thiên Chúa an bài
NỮ tỳ tôi tớ gẫm hoài trong tâm
BỒI hồi hai tiếng "Xin Vâng"
HỒI chuông thánh mãi vọng ngân đời đời
NHẤT tâm khiêm hạ vâng lời
TÂM hồn tận hiến "Con Trời" riêng mang
MANG ơn lành xuống thế gian
LẤY nguồn ân sủng tuôn tràn khắp nơi
NGÔI cao Thiên Tử xuống đời
LỜI "Xin vâng" Mẹ cứu người phàm nhân
GIÁNG sinh vang vọng xa gần
SINH ơn giải thoát thế trần hân hoan.
Chúa nhật 4 mùa vọng (Lc.1,26-38)
Hoạt cảnh Giáng Sinh
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:44 17/12/2011
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật (Gl 4,4) Lời thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata đã diễn tả thời điểm của ơn Cứu độ được hiện thực trong Đức Giêsu Kitô, nhưng được khởi sự nơi Đức Trinh nữ Maria. Từ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ tới những biến cố liên quan tới lịch sử ơn cứu độ như đính hôn với Giuse, Thiên Thần Truyền tin và sinh Chúa Hài Đồng Giêsu nơi Hang đá Be-lem. Tất cả là một trang Tin Mừng mở, đưa người tín hữu vào hành trình của Đức Tin.
CẢNH I
Ông Gioakim từ ngoài đon đả:
Gioakim: Nào kính mời, kính mời ông bà vào đây, ngày đính hôn của hai cháu, hai gia đình đã nên một, kính mời ông bà vào hẳn trong nhà đi.
Ông bà thông gia: Vâng quý hoá quá, chúng tôi đợi cháu Giuse còn đang chậm chân ngoài kia.
Gioakim: Bà Anna ơi, mau ra đón ông bà thông gia này.
Anna: Ồ, xin kính chào ông bà.
Thông gia: Kính chào bà.
Anna: Ông Gioakim nhà tôi là thế đấy, khách vào là cứ sợ mọi người chậm trễ. Nào kính mời ông bà ngồi mời nước.
Thông gia: Vâng, cám ơn ông bà hiếu khách quá, nhưng trước hết chúng tôi xin có cơ trầu để thưa chuyện người lớn với ông bà về chuyện Giuse và Maria. (Giuse bước vào) Cháu Giuse đây rồi, xin ông bà cho cháu được thường xuyên đi lại trong gia đình.
Gioakim: (đỡ khay trầu, chuyển cho bà Anna) Ông bà chu đáo quá, gia đình tôi cũng mong các cháu được Thiên Chúa se định (gọi với vào trong) Maria ơi, con ra đỡ cho mẹ này.
Anna: Thôi để tôi cất được mà, cháu Maria còn bẽn lẽn lắm.
Maria (bẽn lẽn) Cháu chào hai bác, chào anh Giuse.
Thông gia, Giuse: chào cháu, chào em.
Hàng xóm: Xin chào hết mọi người, nghe tin ngày đính hôn của Giuse và Maria, chúng tôi hàng xóm láng giềng đến chung vui với hai gia đình đây. Thật là “Môn đăng - Hộ đối” chúng tôi mừng cho hai gia đình lắm.
Hai gia đình: Chúng tôi xin cám ơn, cám ơn. Hôm nay thật là ngày vui vẻ đại phúc cho chúng tôi.
Hàng xóm: Mừng cho hai cháu nữa.
- Kìa Maria lại vào nhà trong rồi.
- Chúc mừng chàng rể tương lai của gia đình nhé, chàng rể hiền lành rạng rỡ quá.
- Kìa chàng rể cũng lui bước rồi.
- Thôi, thế thôi, chúng tôi xin cáo lui hai gia đình nhé.
-
Thông gia: Cả chúng tôi cũng xin phép ông bà, chúng tôi về ạ.
Gioakim: Xin cám ơn, cám ơn. Để tôi tiễn chân hết mọi người.
Nhạc vui nổi lên, nhỏ dần và chìm lắng.
CẢNH II
TRUYỀN TIN
Maria đang cầu nguyện. Bỗng ánh chớp loà, một Thiên Thần xuất hiện uy nghi trước mặt. Điện xanh mờ nhạt, pha sắc hồng tạo không gian linh thiêng.
Thiên thần: ( chắp tay) – Kính chào trinh nữ đầy ân sủng! Trinh nữ hãy vui mừng lên vì Thiên Chúa luôn ở cùng trinh nữ!
Maria: ( sợ sệt, bối rối) – Lời chào đó có ý nghĩa gì, tôi không hiểu?
Thiên thần: Hỡi Trinh nữ Maria, xin đừng sợ! Trinh nữ rất đẹp lòng Thiên Chúa! Và này đây Trinh nữ sẽ thụ thai, sinh một con trại, đặt tên là Giêsu! Chính Người sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là Con Đấng Tối cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavít Tổ phụ, Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận!.
Maria: (Ngạc nhiên, bối rối) –Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?
Thiên thần: Trinh nữ hãy an tâm, chính Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Trinh nữ và quyền năng của Đức Chúa tối cao sẽ rợp bóng trên Trinh nữ. Vì vậy, Đấng mà Trinh nữ cưu mang và sinh ra chính là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa!
Kìa bà Elisabét, người chị họ của Trinh nữ tuy đã già rồi mà cũng đang cưu mang một người con trai. Người đã từng mang tiếng là hiếm hoi, và đã mang thai sáu tháng! Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được!
Maria:– Vâng, tôi là nữ tì của Chúa! Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Thiên Thần vừa nói!
(Thiên thần cung kính cúi chào Maria)
CẢNH III: THĂM VIẾNG.
LỜI DẪN:
Sau tiếng Xin Vâng đầu tiên, Ngôi Lời Thiên Chúa đã Nhập thể làm người trong cung lòng trinh nữ Maria. Mầu nhiệm nhập thể đã bắt đầu ngay từ giây phút này. Được cưu mang Con Thiên Chúa trong lòng, hồng ân ấy thôi thúc Mẹ vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa, vào nhà ông Dacaria và chia sẻ niềm vui với bà Êlisabét.
(Cảnh nhà Giacaria. Êlisabet đang đi lại, Maria đi vào)
Elisabet: (vẻ mừng rỡ, bỗng chững lại ngạc nhiên) – Ôi, chào Maria, em của chị!
Maria: Em chào chị Elisebet (Maria ôm choàng lấy Êlisabet)
Elisabet: Maria, em là người thật có phúc giữa các người phụ nữ và người con em cưu mang cũng được chúc phúc!
Maria: Cả chị nữa chị ạ, Chị son sẻ nay được mang thai, vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được.
Êlisabet: (Cầm chặt tay Maria, rạng rỡ, xúc động) – Bởi đâu chị được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm? Vì này tai chị vừa nghe lời em chào thì hài nhi đã nhảy mừng trong lòng chị! Em thật có phúc vì đã luôn tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em!
Maria: Em đến đây cũng là để được cùng chị dâng tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Chị hãy cùng em vang cung cảm tạ chị nhé.
Đoàn múa tiến vào múa bài Magnificat: Linh hồn tôi tung hô Chúa…
(Hai chị em cùng vào trong theo sau đoàn múa).
CẢNH 4
Thánh Giuse xuất hiện, vẻ ngập ngừng ngang qua sân khấu.
Giuse: Maria ơi, anh có lỗi với em. Anh đến xin lỗi em đây
Maria: (tiến ra) Chào anh Giuse, có lỗi gì đâu mà sáng sớm anh đã đến xin lỗi em vậy?
Giuse: Là vì đêm qua anh đã định lìa bỏ em cách kín đáo. Nhưng Thiên thần đã hiện ra với anh trong giấc mộng, bảo anh đừng ngại kết hôn với em, vì em mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần.
Maria: Ôi, tạ ơn Chúa vô cùng, vì từ mấy tháng nay em chỉ biết phó thác mọi sự cho Chúa.
Giuse: Từ hôm nay, anh sẽ là người chồng của em theo pháp lý (quay ra mường tượng) Hài Nhi ra đời sẽ có một người cha hợp luật. Anh hạnh phúc được làm Dưỡng phụ của Hài Nhi (quay lại nhìn Maria) Kìa, em làm sao thế?
Maria: Không sao đâu anh, em xúc động đấy thôi.
Giuse: Anh hiểu rồi, em giữ gìn sức khoẻ nhé. Để anh dìu em về.
LỜI DẪN: Thời gian lặng lẽ trôi, ơn thánh cũng lắng sâu rồi bừng lên như ánh bình minh báo hiệu ngày mới. Ngày của ơn cứu độ đã gần kề. Bao nhiêu sự kiện dồn dập đã xảy đến.
(Từng cặp gia đình xuất hiện dần trên sân khấu)
Các cặp gia đình:
1. Các ông bà ạ, mấy hôm nay thấy lính về làng trên đông lắm, không biết có lùng bắt ai không?
2. Không bắt ai đâu, họ báo tin gì đó.
3. (Một người chạy về) Các ông bà ơi, lính đang về làng ta đấy.
4. Đúng rồi có tiếng lính đang báo tin gì đó, các ông bà có nghe thấy gì không.
5. Yên lặng nào, ờ.. ờ… có nghe thấy, nghe thấy rồi…nghe rõ rồi…(tiếng vọng Alô, Alô)
6. Nghe gì mà nghe, nhìn thấy rồi kia kìa, lính Rôma đấy.
Lính xuất hiện:
Lính 1: Mọi người nghe rõ đây:
“Để thực hiện cuộc kiểm tra dân số quy mô trong khắp vương quốc, nay Ta truyền cho các thần dân phải về nguyên quán khai tên. Lệnh phải được thi hành ngay không chậm trễ. Ai bất tuân sẽ gia hình xử trảm.
Au-gút-tô, Hoàng đế Rôma”
Lính 2: Về nguyên quán khai tên, ai bất tuân sẽ gia hình xử trảm Alô, Alô.
Hai lính vào trong, mọi người xôn xao:
1. Thôi, nhanh lên bà con ơi, đường xa lắm đấy.
2. Trời đất ơi, hơn trăm cây số, ba ngày cực nhọc đi đường, bao nhiêu là vất vả.
3. Tội nghiệp nhất là cho gia đình Giuse, Maria. Bụng dạ như thế thì đi sao được chứ.
4. Thôi về chuẩn bị đi, đứng đây lo quẩn mãi làm gì. Về thôi, thôi, ôi i….
Tiếng Vọng:
Giuse thuộc tổ tiên Đa-vit
Đang ở Na-da-rét làm ăn
Với Maria - bạn trăm năm,
Về Be-lem chốn xa xăm quê nhà.
Khi tới nơi trời đà xẩm tối
Maria lại tới ngày sinh,
Giuse cố gắng tận tình
Tìm nơi tạm trú đêm thanh cho người.
Nhưng quán trọ không nơi nào chứa
Đành phải ra hang đá ngoại ô
Là nơi quen nhốt chiên bò
Khó hèn, hôi hám, gió lùa, sương sa.(thơ ĐHY Phạm Đình Tụng)
Giuse: Maria thương em đời vất vả.
Bóng đêm dày đã che cả nhân gian,
Anh đứng đây, dòng lệ muốn ứ tràn,
Cảnh nhân thế sao phũ phàng đến thế.
Maria: Giuse ơi, đời trần gian tội lệ,
Càng mong hơn Đấng Cứu Thế ra đời.
Lê bước chân lạnh ngắt giữa khung trời,
Em cảm nhận lòng con người băng giá.
Giuse: Vùng núi Be-lem nay sao khó tả,
Sáng ơn trời mà lòng dạ đêm đen.
Không bạc tiền, không quán trọ, dầu đèn,
Vâng ý Chúa, con phận hèn vui nhận.
Maria: Tiếng Xin Vâng còn kéo dài vô tận
Con xin vâng trong thân phận nữ tỳ.
Con xin vâng theo ý Chúa dẫn đi,
Con đón nhận mọi sầu bi, cay đắng.
Chung:
Cảm tạ Chúa dùng đường cong vẽ thẳng
Dùng đêm đen để sâu lắng ơn trời,
Hang Be-lem thành điểm hẹn đất trời.
Tình thương Chúa muôn đời con ca ngợi.
Tiếng vọng:
“Nửa đêm Maria trinh nữ
Sinh Hài Nhi cứu độ muôn dân.
Bà ôm con bọc trong khăn
Đặt trong máng cỏ ân cần dấu yêu”.(thơ ĐHY Phạm Đình Tụng)
Ánh sáng bừng lên rực rỡ, nhạc trổi cao bài HANG ĐÁ BELEM của Hải Linh, một câu.
CẢNH 5: MỤC ĐỒNG
Thiên Thần ngang qua sân khấu, Nhạc nổi lên, bài “Tiếng hát Thiên thần” câu 1(Này hới Mục đồng dạy mau…). Ngay khi Thiên thần biến đi, đoàn mục đồng xuất hiện.
Mục đồng 1: Nhanh lên các em ơi, anh nhìn thấy hang đá kia rồi. (nhạc nổi tiếp câu hai: Dân mục đồng con kính tin…)
Mục đồng 2: Nhanh lên các bạn ơi, Thiên Thần dặn một Hài nhi ở trong hang đá mà.
Mục đồng 3: Trẻ thơ bọc trong khăn,
Mục đồng 4: Đặt nằm trong máng cỏ.
Mục đồng 5: Và đó là Đấng Cứu độ đã Giáng Sinh cho chúng ta.
Mục đồng 6: Ngài là Đức Kitô Chúa chúng ta
Mục đồng 7: Nhưng ngài giáng sinh trong thành vua Đa-vit kia mà.
Mục đồng 8: Kìa, muôn vàn Thiên Thần đang hát trong hang đá, còn nghi ngờ gì nữa. Nhanh lên các bạn ơi.
Tất cả cùng vào viếng chúa Hài Nhi. Nhạc vang ĐK: Gloria in exensis Deo…
CẢNH 6 - BA VUA
Vua 1: Từ Đông phương tới nơi đây
Đường trường vất vả trải đầy gian nan.
Tìm vua sinh xuống trần gian
Dâng vàng thờ kính Vinh quang Nước Trời.
Vua 2: Ta vừa kịp tới nơi,
Cùng cúc cung thờ lạy.
Trầm hương dâng kính bái,
Vị vua mới sinh ra.
Vua 1: Đúng là dấu hiệu tỏ ra
Cùng theo ánh sáng, hai ta thành đoàn.
Nào ta cất bước hân hoan
Tìm Vua - Đấng cứu trần gian, lạy thờ.
Vua 2: Xin ngài hãy nán chờ.
Qua sương mỏng huyền mơ,
Tôi thấy thêm vị nữa,
Đang tiến bước say sưa.
Hai vua nhìn xa xa chờ đợi
Vua 3: Mộc dược trên tay suốt dọc đường
Quản chi dặm thẳm với tuyết sương
Tìm Vua Cứu thế dâng thờ kính
Biết đến cùng ai kết bạn đường?
Vua 2: Chúng tôi từ Đông phương
Cùng đi tìm Vua mới
Xin hỏi ngài vừa tới
Có kết bạn đường không?
Vua 3: Thật đúng sao thiêng dẫn bạn hiền
Ai còn nghi ngại với ý riêng?
Hai ngài cất bước, tôi theo với
Thờ lạy tân vương thoả ước nguyền!
Chung: Nào ta theo ánh sáng thiêng
Cùng tìm thờ kính vua hiền mới sinh.
Trời cao ánh sáng huyền linh,
Soi đường tìm Đấng tỏ mình muôn dân.
Vua 2: Kìa Ngôi sao thánh ân
Bỗng nhạt dần biến mất.
Tìm đâuVua trời đất
Vừa mới được sinh ra?
Vua 3: Sao khuất trên trời, hiện lòng ta
Vào vua Hê-rốt hỏi cho ra.
Khởi công cất bước, đừng dừng bước
Kiên vững lòng tin sẽ thấy mà!
Ba Vua đi vào Đền Vua Hê-ro-đê, lính canh đẩy các ngài ra và khoá giáo đứng canh. Viên quan hầu cận tiến ra nghe ba vua trình bày, quay vào và đi ra cùng với vua Hê-ro-đê. Vua triệu vời ba vua vào.
( Tất cả diễn cử điệu không lời trên nền nhạc Cung đình).
CẢNH 7 - VUA HÊ-RO-ĐÊ
Ba vua: Chúng thần xin kính chào Bệ hạ.
Hê-ro-đê: Xin kính chào các ngài. Các ngài từ đâu tới, ta có thể giúp được gì cho các ngài?
Vua 1: Tâu bệ hạ, chúng thần từ Phương đông đến, đi theo ánh sáng sao lạ để tìm vị vua mới sinh.
Vua 2: Khi tới vương quốc của bệ hạ đây thì ngôi sao biến mất.
Vua 3: Chúng thần xin bệ hạ chỉ cho biết nơi vị vua mới sinh để dâng lễ vật bái triều vua mới ạ.
Hê-ro-đê: Có sự kiện trọng đại này ư? quả thật là ta chưa được biết (vẻ lo lắng đi lại quay sang quan hầu cận) khanh có nghe biết gì không?
Quan hầu: Muôn tâu bệ hạ, hạ thần chẳng nghe biết gì, nhưng xin bệ hạ hãy cho gọi vị tư tế vào, hy vọng hàng tư tế sẽ có lời giải đáp.
Hê-ro-đê: Đúng, đúng lắm, khanh hãy đi gọi vị Tư tế vào đây.
Quan hầu: Hạ thần tuân chỉ.
Quan hầu ra rồi trở vào cùng với vị tư tế.
Tư tế: Thần xin kính chào bệ hạ.
Hê-ro-đê: (nôn nóng) Miễn lễ, này vị tư tế, ba vị đạo sĩ này muốn hỏi vua mới sinh ra hiện đang ở đâu? Khanh có nghe biết gì về sự kiện này không?
Tư tế: Tâu bệ hạ, thần cũng chẳng tự mình nghe biết được, nhưng đã có lời tiên tri nói rõ về vị vua mới sinh. Đó là …
Hê-ro-đê: (hoảng hốt ngắt lời) Khanh hãy tuyên đọc mau đi.
Tư tế: “Tại Be-lem, miền Giu-đê, vì trong sách Tiên tri có chép rằng: “Phần ngươi, hỡi Be-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”.
Hê-ro-đê: Các vị đã nghe rõ chưa?
Ba vua: Tạ ơn bệ hạ, chúng thần đã nghe rõ rồi ạ.
Hê-ro-đê: Đây là lời soi sáng cho các vị, và cũng cho cả ta nữa. Ta có điều cần dặn dò riêng các vị. (nói với triều thần) Các ngươi hãy lui ra.
Hê-ro-đê: Ta có điều này muốn dặn riêng các vị: Các vị hãy mau mắn lên đường tìm vị vua mới sinh, và khi tìm thấy, hãy trở lại báo tin cho ta biết, để ta cũng đến triều bái Người.
Ba vua: Chúng thần xin tạ ơn và cáo biệt bệ hạ.
Hê-ro-đê: (một mình tức tối nham hiểm) “Vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân ta sẽ ra đời” giỏi, giỏi lắm! Hãy chờ đấy để nhận lễ vật của ta: Một thanh gươm và một lưỡi hái của thần chết. Ha, ha, ha, một lưỡi hái của thần chết Ha, ha, ha a…a…!!! (lùi dần vào trong)
Ba vua lại xuất hiện ngang qua sân khấu:
Vua 3: Kìa sao lại tái hiện ra
Mau tìm vua mới sinh ra bái triều.
Vua 1: Vàng ròng, của lễ tình yêu
Dâng lên thành kính sớm chiều yêu thương.
Vua 2: Lời cầu quyện với Trầm hương
Dâng lên ngàn nỗi vấn vương thế trần.
Vua 3: Đắng cay Mộc Dược chung phần
Tình yêu hiến tế muôn dân hưởng nhờ.
Chung: Chúng con hiệp nhất tấm lòng
Nhũ hương, Mộc dược, vàng ròng kính dâng
Thờ Vua Cứu Độ muôn dân
Thờ Đấng Cứu Thế GIÁNG TRẦN ĐÊM NAY.