Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Vọng 18/12 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:55 17/12/2022
BÀI ĐỌC 1 Is 7:10 14
Bài Trích sách Tiên tri Isaia.
Khi ấy, Đức Chúa sai ngôn sứ I sai a nói với vua A khát rằng:
“Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi
ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.”
Vua A khát trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa.”
Ông I sai a bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà Đa vít!
Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa?
Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em ma nu en.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Rm 1:1 7
Bài trích thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Tôi là Phao lô, tôi tớ của Đức Ki tô Giê su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê su Ki tô, Chúa chúng ta.
Xét như một người phàm, Đức Giê su Ki tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa vít. Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.
Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê su Ki tô.
Kính gửi tất cả anh em ở Rô ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê su Ki tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 1:23
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai,
người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Mt 1:18 24
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Sau đây là gốc tích Đức Giê su Ki tô: bà Ma ri a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu se, con cháu Đa vít, đừng ngại đón bà Ma ri a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em ma nu en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Khi tỉnh giấc, ông Giu se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.
Đó là Lời Chúa.
Gia Đình Thánh Không Đối Thoại
Lm Nguyễn Trung Tây
06:14 17/12/2022
LM Nguyễn Trung Tây
Gia Đình Thánh Không Đối Thoại (Matt 1:18-25)
Khi trai gái yêu nhau say đắm, con gái ít nói, hay làm duyên nhỏ, tỏ vẻ e lệ. Con trai trong tình yêu thì khác. Bình thường ít nói, nhưng khi mê đắm, con trai nói nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói nhiều hơn, là bởi vì cô gái, và tình yêu mê man của người con trai dành cho đối tượng.
Nhưng một khi lấy nhau, hiện tượng này dần dần đổi chiều. Con gái nói nhiều hơn, và con trai nói ít đi. Một ngày, hai ngày, rồi một năm, mười năm, hiện tượng “nói nhiều của con gái và nói ít của con trai” tạo ra một hố sâu vô hình giữa vợ và chồng. Vô hình nhưng nó rất thật. Hố sâu này xuất hiện trong mọi gia đình từ cổ chí kim. Gia đình thánh gia cũng không là một ngoại lệ.
Maria mang thai. Nhưng Maria, như được diễn tả trong Kinh Thánh, không nói chi về bào thai với Giuse. Giuse biết hôn thê Maria có thai, nhưng Giuse, theo như Kinh Thánh, cũng không nói gì với Maria. Cả hai chọn lựa không đối thoại. Càng không đối thoại, hố sâu giữa Giuse và Maria lại càng thêm sâu thẳm đến nỗi Giuse đã dự tính ly dị Maria (Matt 1:19).
Suy Niệm 1
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách chấp nhận hố sâu. “Anh ấy là thế!” “Cô ấy như vậy”. Cả hai cuối cùng đều chấp nhận người bạn đời “là thế,” là “như vậy,” bởi hạnh phúc của con cái và bởi danh dự gia đình, hay bởi những lý do gì đó chỉ có người trong cuộc mới biết.
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách mang nhau ra tòa ly dị!
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách gặp chuyên gia tâm lý. Counselor trong trường hợp này là phương tiện giúp đôi vợ chồng đối thoại lại được với nhau. Qua đó, chiều sâu của hố sâu bớt bị đào thêm sâu, nhưng dần dần được lấp, hy vọng sẽ đầy vào một ngày. Hoặc nếu không đầy, hố sâu cũng đã bớt sâu/ để vợ và chồng bắt đầu nối lại được vòng tay. Vòng tay nối lại, tha thứ và hòa giải như một định luật sẽ ghé vào.
Trong trường hợp Giuse và Maria, nhân vật đứng ra hòa giải để cả hai đối thoại lại với nhau chính là Thiên Chúa. Trong khi Giuse toan tính ly dị Maria, sứ thần Thiên Chúa hiện ra đối thoại với người thanh niên không chịu đối thoại.
Bởi cuộc đối thoại của Thiên Chúa, Giuse bỏ đi tư tưởng ly dị, nhưng chủ động đối thoại lại với Maria (Matt 1:24). Cuối cùng, thánh Giuse mang vị hôn thê về nhà làm vợ của mình.
Bởi thế Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể đã trở thành hiện thực. Đêm đó, hài nhi Thánh sinh ra tại thôn Bethlehem. Và Mẹ Ngài lấy khăn đầu cuộn Ngài đặt trong máng cỏ.
Đêm đó, đạo binh thiên thần hiện ra hát vang, “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
Suy Niệm 2
Gia đình Thánh là một tấm gương thực tế cho tất cả các đôi vợ chồng. Đối thoại sẽ lấp đầy hố sâu để cả hai tới lại với nhau. Không đối thoại, anh sẽ đứng bên này sông, em vẫn ở bên kia sông. Kết quả của không đối thoại là cay đắng, hờn giận, tiếc nuối với những chữ “nếu”… Đổ vỡ là một chuyện sẽ tới!
Lời Nguyện
Xin thánh Giuse cầu nguyện cho chúng con biết cách đối thoại để hố sâu giữa chúng con được lấp đầy.□
Gia Đình Thánh Không Đối Thoại (Matt 1:18-25)
Khi trai gái yêu nhau say đắm, con gái ít nói, hay làm duyên nhỏ, tỏ vẻ e lệ. Con trai trong tình yêu thì khác. Bình thường ít nói, nhưng khi mê đắm, con trai nói nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói nhiều hơn, là bởi vì cô gái, và tình yêu mê man của người con trai dành cho đối tượng.
Nhưng một khi lấy nhau, hiện tượng này dần dần đổi chiều. Con gái nói nhiều hơn, và con trai nói ít đi. Một ngày, hai ngày, rồi một năm, mười năm, hiện tượng “nói nhiều của con gái và nói ít của con trai” tạo ra một hố sâu vô hình giữa vợ và chồng. Vô hình nhưng nó rất thật. Hố sâu này xuất hiện trong mọi gia đình từ cổ chí kim. Gia đình thánh gia cũng không là một ngoại lệ.
Maria mang thai. Nhưng Maria, như được diễn tả trong Kinh Thánh, không nói chi về bào thai với Giuse. Giuse biết hôn thê Maria có thai, nhưng Giuse, theo như Kinh Thánh, cũng không nói gì với Maria. Cả hai chọn lựa không đối thoại. Càng không đối thoại, hố sâu giữa Giuse và Maria lại càng thêm sâu thẳm đến nỗi Giuse đã dự tính ly dị Maria (Matt 1:19).
Suy Niệm 1
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách chấp nhận hố sâu. “Anh ấy là thế!” “Cô ấy như vậy”. Cả hai cuối cùng đều chấp nhận người bạn đời “là thế,” là “như vậy,” bởi hạnh phúc của con cái và bởi danh dự gia đình, hay bởi những lý do gì đó chỉ có người trong cuộc mới biết.
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách mang nhau ra tòa ly dị!
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách gặp chuyên gia tâm lý. Counselor trong trường hợp này là phương tiện giúp đôi vợ chồng đối thoại lại được với nhau. Qua đó, chiều sâu của hố sâu bớt bị đào thêm sâu, nhưng dần dần được lấp, hy vọng sẽ đầy vào một ngày. Hoặc nếu không đầy, hố sâu cũng đã bớt sâu/ để vợ và chồng bắt đầu nối lại được vòng tay. Vòng tay nối lại, tha thứ và hòa giải như một định luật sẽ ghé vào.
Trong trường hợp Giuse và Maria, nhân vật đứng ra hòa giải để cả hai đối thoại lại với nhau chính là Thiên Chúa. Trong khi Giuse toan tính ly dị Maria, sứ thần Thiên Chúa hiện ra đối thoại với người thanh niên không chịu đối thoại.
Bởi cuộc đối thoại của Thiên Chúa, Giuse bỏ đi tư tưởng ly dị, nhưng chủ động đối thoại lại với Maria (Matt 1:24). Cuối cùng, thánh Giuse mang vị hôn thê về nhà làm vợ của mình.
Bởi thế Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể đã trở thành hiện thực. Đêm đó, hài nhi Thánh sinh ra tại thôn Bethlehem. Và Mẹ Ngài lấy khăn đầu cuộn Ngài đặt trong máng cỏ.
Đêm đó, đạo binh thiên thần hiện ra hát vang, “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
Suy Niệm 2
Gia đình Thánh là một tấm gương thực tế cho tất cả các đôi vợ chồng. Đối thoại sẽ lấp đầy hố sâu để cả hai tới lại với nhau. Không đối thoại, anh sẽ đứng bên này sông, em vẫn ở bên kia sông. Kết quả của không đối thoại là cay đắng, hờn giận, tiếc nuối với những chữ “nếu”… Đổ vỡ là một chuyện sẽ tới!
Lời Nguyện
Xin thánh Giuse cầu nguyện cho chúng con biết cách đối thoại để hố sâu giữa chúng con được lấp đầy.□
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:06 17/12/2022
24. Người yêu mến Thiên Chúa thì ôn nhu, khiêm tốn và nhẫn nại.
(Thánh Gioan Thánh Giá)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:07 17/12/2022
16. KHỔNG TỬ ĂN CƠM
Khổng tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Tề, suốt mười ngày không có cơm ăn, có lúc ngay cả canh rau rừng cũng không có, đói chịu không nổi.
Học trò là Tử Lộ lén đi ăn trộm một con lợn nhỏ đã nấu còn nóng, Khổng tử không hỏi thịt đâu mà có, bèn cầm lên ăn. Tử Lộ lại trộm của người khác một cái áo để đổi rượu, Khổng tử cũng không hỏi rượu đâu mà có, bèn bưng lên uống.
Nhưng, đến khi Lỗ Ai công tiếp đón ông, Khổng tử lại tỏ ra phong độ của một chính nhân quân tử, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, thịt cắt không đều thì không ăn.
Tử Lộ bèn hỏi:
- “Tại sao bây giờ và lúc trước bị vây khốn giữa nước Trần và nước Tề, thầy lại xử sự không giống nhau vậy?”
Khổng tử đáp:
- “Trước đây ta làm như vậy là lần lữa để sống qua ngày, bây giờ ta làm như thế là để dạy dỗ đó mà.”
(Mặc tử)
Suy tư 16:
Đã là quân tử, thì trong hoàn cảnh nào cũng luôn tỏ ra phong độ quân tử. Nghèo đói, giàu có, vui buồn, bị sỉ nhục hay được vinh quang, thất bại hay chiến thắng đều phải luôn có phong cách quân tử.
Người Ki-tô hữu đã có một phong cách rất anh hùng, đó là yêu thương và tha thứ người bách hại mình. Phong cách anh hùng này được khởi đầu bằng sự tha thứ của Đức Chúa Giê-su trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,24). Theo gương Thầy chí thánh, các thánh tử đạo cũng đã sẵn lòng tha thứ cho người giết hại mình, bởi vì các ngài đã thâm tín rằng tha thứ để được thứ tha.
Không phải đợi khi người ta xin lỗi mới tha thứ, nhưng tình yêu đòi hỏi phải tha thứ trước khi anh em chị em xin lỗi, đó là phong cách anh hùng của người Ki-tô hữu. Dù cho bị vu oan giá họa, dù cho được tôn vinh trên cao, thì người Ki-tô hữu vẫn luôn luôn có thái độ và phong cách: yêu thương và tha thứ.
Trong đời sống, tôi đã gặp quá nhiều đau khổ, mà đau khổ nhất chính là sự ích kỷ và ghen ghét của ngưởi anh em chị em trong cộng đoàn của mình.
Đã có lúc nào tôi tỏ ra có phong cách tha thứ và yêu thương họ chưa?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khổng tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Tề, suốt mười ngày không có cơm ăn, có lúc ngay cả canh rau rừng cũng không có, đói chịu không nổi.
Học trò là Tử Lộ lén đi ăn trộm một con lợn nhỏ đã nấu còn nóng, Khổng tử không hỏi thịt đâu mà có, bèn cầm lên ăn. Tử Lộ lại trộm của người khác một cái áo để đổi rượu, Khổng tử cũng không hỏi rượu đâu mà có, bèn bưng lên uống.
Nhưng, đến khi Lỗ Ai công tiếp đón ông, Khổng tử lại tỏ ra phong độ của một chính nhân quân tử, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, thịt cắt không đều thì không ăn.
Tử Lộ bèn hỏi:
- “Tại sao bây giờ và lúc trước bị vây khốn giữa nước Trần và nước Tề, thầy lại xử sự không giống nhau vậy?”
Khổng tử đáp:
- “Trước đây ta làm như vậy là lần lữa để sống qua ngày, bây giờ ta làm như thế là để dạy dỗ đó mà.”
(Mặc tử)
Suy tư 16:
Đã là quân tử, thì trong hoàn cảnh nào cũng luôn tỏ ra phong độ quân tử. Nghèo đói, giàu có, vui buồn, bị sỉ nhục hay được vinh quang, thất bại hay chiến thắng đều phải luôn có phong cách quân tử.
Người Ki-tô hữu đã có một phong cách rất anh hùng, đó là yêu thương và tha thứ người bách hại mình. Phong cách anh hùng này được khởi đầu bằng sự tha thứ của Đức Chúa Giê-su trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,24). Theo gương Thầy chí thánh, các thánh tử đạo cũng đã sẵn lòng tha thứ cho người giết hại mình, bởi vì các ngài đã thâm tín rằng tha thứ để được thứ tha.
Không phải đợi khi người ta xin lỗi mới tha thứ, nhưng tình yêu đòi hỏi phải tha thứ trước khi anh em chị em xin lỗi, đó là phong cách anh hùng của người Ki-tô hữu. Dù cho bị vu oan giá họa, dù cho được tôn vinh trên cao, thì người Ki-tô hữu vẫn luôn luôn có thái độ và phong cách: yêu thương và tha thứ.
Trong đời sống, tôi đã gặp quá nhiều đau khổ, mà đau khổ nhất chính là sự ích kỷ và ghen ghét của ngưởi anh em chị em trong cộng đoàn của mình.
Đã có lúc nào tôi tỏ ra có phong cách tha thứ và yêu thương họ chưa?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 4 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 17/12/2022
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG
Tin mừng: Mt 1, 18-24.
“Đức Giê-su sinh làm con bà Maria. Bà đã thành hôn với ông Giu-se, con cháu Đa-vít.”
Bạn thân mến,
Thời nay có nhiều người không tin Đức Chúa Giê-su là một con người thật sự, họ nói rằng Ngài chỉ là sản phẩm tưởng tượng của những người công giáo cuồng tín bịp bợm. Thế nhưng, thánh Mát-thêu trong bài Phúc Âm hôm nay kể rất rõ ràng gia phả của Đức Chúa Giê-su cho chúng ta nghe: bà Ma-ri-a là người đã cưu mang Ngài là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, và ông Giu-se là cha nuôi của Ngài.
Người ta không hiểu hay cố tình bóp méo lịch sử thì mặc kệ họ, nhưng bạn và tôi và những người Ki-tô hữu khác trên khắp thế giới đều tin rằng: Đức Chúa Giê-su là con người thật và là Thiên Chúa thật, Ngài đã xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta, trả lại cho chúng ta ơn làm con của Thiên Chúa, và nhờ đức tin vào Ngài mà chúng ta trở nên những sứ giả hòa bình cho tha nhân.
Nhờ tin vào Đức Chúa Giê-su mà cuộc sống của bạn thay đổi hoàn toàn, nhờ biết Đức Chúa Giê-su mà bạn và tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, và vì tin vào Đức Chúa Giê-su mà những người chung quanh chúng ta sống vui vẻ hơn, vì chính họ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su đang sống trong những người Ki-tô hữu.
Chỉ còn vài ngày nữa là cả thế giới hân hoan mừng lễ Ngôi Hai Thiên Chúa -Đức Chúa Giê-su- giáng sinh làm người, bạn có quà tặng cho Hài Nhi Giê-su chưa, Ngài cũng là một con người thích quà tặng có ý nghĩa lắm đó, riêng quà tặng của tôi tặng Ngài là quyết tâm làm tròn bổn phận một mục tử của mình trong vui vẻ, để trở nên một đầy tớ vô dụng của Ngài trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 1, 18-24.
“Đức Giê-su sinh làm con bà Maria. Bà đã thành hôn với ông Giu-se, con cháu Đa-vít.”
Bạn thân mến,
Thời nay có nhiều người không tin Đức Chúa Giê-su là một con người thật sự, họ nói rằng Ngài chỉ là sản phẩm tưởng tượng của những người công giáo cuồng tín bịp bợm. Thế nhưng, thánh Mát-thêu trong bài Phúc Âm hôm nay kể rất rõ ràng gia phả của Đức Chúa Giê-su cho chúng ta nghe: bà Ma-ri-a là người đã cưu mang Ngài là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, và ông Giu-se là cha nuôi của Ngài.
Người ta không hiểu hay cố tình bóp méo lịch sử thì mặc kệ họ, nhưng bạn và tôi và những người Ki-tô hữu khác trên khắp thế giới đều tin rằng: Đức Chúa Giê-su là con người thật và là Thiên Chúa thật, Ngài đã xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta, trả lại cho chúng ta ơn làm con của Thiên Chúa, và nhờ đức tin vào Ngài mà chúng ta trở nên những sứ giả hòa bình cho tha nhân.
Nhờ tin vào Đức Chúa Giê-su mà cuộc sống của bạn thay đổi hoàn toàn, nhờ biết Đức Chúa Giê-su mà bạn và tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, và vì tin vào Đức Chúa Giê-su mà những người chung quanh chúng ta sống vui vẻ hơn, vì chính họ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su đang sống trong những người Ki-tô hữu.
Chỉ còn vài ngày nữa là cả thế giới hân hoan mừng lễ Ngôi Hai Thiên Chúa -Đức Chúa Giê-su- giáng sinh làm người, bạn có quà tặng cho Hài Nhi Giê-su chưa, Ngài cũng là một con người thích quà tặng có ý nghĩa lắm đó, riêng quà tặng của tôi tặng Ngài là quyết tâm làm tròn bổn phận một mục tử của mình trong vui vẻ, để trở nên một đầy tớ vô dụng của Ngài trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hiệp thông hơn là cây thông
Lm Nguyễn Xuân Trường
14:06 17/12/2022
Trân trọng giới thiệu 3 phút Video chia sẻ Lời Chúa GIÁNG SINH: HIỆP THÔNG hơn là CÂY THÔNG
Rời bỏ kế hoạch và vùng an toàn
Lm Minh Anh
22:50 17/12/2022
RỜI BỎ KẾ HOẠCH VÀ VÙNG AN TOÀN
“Khi tỉnh giấc, Giuse làm như sứ thần Chúa dạy!”.
“Con người cầu hôn, nhưng Thiên Chúa định đoạt!”. Đó là những gì Thomas à Kempis từng viết trong “Gương Chúa Giêsu”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Con người cầu hôn”, con người sắp đặt, con người lên kế hoạch, vân vân và vân vân; nhưng Thiên Chúa là người “định đoạt!”. Thật thú vị! Đó chính xác là những gì đã xảy ra với thánh Giuse trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay. Lời Chúa mời gọi chúng ta như đã mời gọi Giuse ‘rời bỏ kế hoạch và vùng an toàn’ của mình để trao phó thác mọi sự cho Thiên Chúa.
Giuse đã có kế hoạch xây dựng một gia đình tuyệt vời; đã chọn một người vợ xinh đẹp, và họ đã đính hôn. Mọi chuyện vẫn ổn cho đến khi cô ấy trở về sau ba tháng thăm người chị họ, Giuse phát hiện bạn mình có thai! Giuse đâu biết rằng, đó là kế hoạch của Thiên Chúa; và thông thường, kế hoạch của Ngài xem ra không bao giờ trùng khớp với kế hoạch của con người! Đó là kế hoạch được báo trước gần cả ngàn năm; chẳng hạn, qua ngôn sứ Isaia trong bài đọc hôm nay, “Này đây, người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel”. Phaolô cũng xác nhận điều đó qua bài đọc hai, “Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ của Ngài mà hứa trước trong Thánh Kinh. Đó là Tin Mừng về Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca cũng phác hoạ ngày Ngài đến, “Chúa sẽ ngự vào; chính Người là Đức Vua vinh hiển!”.
Trong thừa tác vụ linh mục, tôi đã gặp nhiều người trẻ nói rằng, họ muốn làm theo ý Chúa nhưng đơn giản là không biết Ngài đang muốn gì. Ở đây, tôi đang đề cập đến mọi vấn đề, từ việc phân định ơn gọi; từ việc chọn người bạn đời, hoặc đưa ra một quyết định hướng nghiệp, cho đến việc tìm cách cân bằng lượng thời gian mà họ nên dành cho công việc và gia đình. Một khi tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa, họ bắt đầu ‘lục lọi vô tận’ các dấu hiệu thay vì gia tăng tình yêu và sự tin cậy đối với Ngài. Thế mà, quá trình phân định này có thể khiến chúng ta cảm thấy bất an và cướp đi tất cả lửa hăng nhiệt nơi mỗi người; đang khi ý muốn của Chúa không phải là một trò chơi đoán mò, may rủi. Thiên Chúa là người đầu tiên quan tâm đến việc cho chúng ta biết những gì Ngài muốn. Điều chúng ta phải làm là học cách ‘rời bỏ kế hoạch và vùng an toàn’ của mình để đón nhận bất cứ điều gì Chúa muốn - dù khó hay dễ, hài lòng hay khó chịu.
“Khi tỉnh giấc, Giuse làm như sứ thần Chúa dạy!”. Chìa khoá ở đây là “tỉnh giấc”. Giuse tỉnh giấc khỏi những giấc mơ ban ngày về những gì đã kỳ vọng cho gia đình tương lai của mình! Giuse lĩnh hội kế hoạch của Chúa, kế hoạch này tốt hơn nhiều và Giuse hoàn toàn hợp tác với Ngài!
Anh Chị em,
“Khi tỉnh giấc, Giuse làm như sứ thần Chúa dạy!”. Chúng ta thường không làm như Giuse, nên cảm thấy bất an và sợ hãi; những gì ở tương lai xem ra không chắc chắn. Nội tâm chúng ta có xu hướng nổi loạn chống lại cách mọi việc đang diễn ra. Chúng ta không nhận ra rằng Thiên Chúa là Cha, đang nắm giữ những sợi dây định mệnh của mỗi người trong bàn tay dịu dàng, yêu thương và khôn ngoan của Ngài. Chúng ta bắt đầu thực hiện các kế hoạch; thế nhưng, mọi thứ hoá ra tồi tệ; không có gì vận hành đúng. Điều này có thể gây bực bội và chán nản. Rồi chúng ta tự hỏi, “Tôi đã sai ở đâu?”. Đúng thế, “Con người cầu hôn nhưng Thiên Chúa định đoạt!”. Và một nguyên nhân rất rõ ràng, là chúng ta thiếu cầu nguyện và bàn hỏi với Chúa. Noi gương Giuse, bạn và tôi hãy ‘rời bỏ kế hoạch và vùng an toàn’ của mình! Hãy mở rộng trái tim để đón nhận kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa! Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa lòng bạn cho Chúa Kitô! Ngài nài xin bạn hợp tác để thực hiện kế hoạch cứu rỗi của Ngài cho toàn thể nhân loại.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con có gì, là gì… đều bởi Chúa; cho biết ‘rời bỏ kế hoạch và vùng ‘xem ra’ an toàn’ của con, để trìu mến đón nhận kế hoạch tuyệt vời và lớn lao của Chúa, bất kể nó là gì!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Lucy trở thành ánh sáng ở Scandinavia như thế nào?
Đặng Tự Do
17:05 17/12/2022
Trong dịp Giáng Sinh, các tín hữu Kitô bao gồm người Công Giáo và người Chính Thống Giáo ở Nga có những lễ hội đặc biệt để kính Thánh Nicolas, cũng thường được gọi là Ông già Noel. Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, các tín hữu Kitô ở vùng Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển lại có những lễ hội mừng để kính Thánh Lucy tử đạo.
Vị tử đạo này chết ở Ý nhưng đã trở thành vị thánh nổi tiếng nhất của miền Scandinavia.
Vào thế kỷ thứ 3, một cô gái tên là Lucy hay Lucia trong tiếng Latinh, được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là quý tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, Lucy đã hiến dâng trinh tiết của mình cho Chúa Kitô, nhưng mẹ cô không biết điều đó và đã sắp xếp để cô kết hôn.
Lucy đã từ chối vì lời thề của mình và người đàn ông mà cô ấy phải kết hôn đã nổi giận, phản ứng mạnh và đưa cô vào chỗ chết vì lý do cô là một Kitô hữu. Điều này dẫn đến một cuộc tử đạo khủng khiếp, trong đó đôi mắt của cô bị khoét ra trước khi bị giết. Cô ấy chết ở Sicily, nhưng danh tiếng của cô ấy nhanh chóng lan rộng khắp Âu Châu. Khi các nhà truyền giáo Kitô giáo đến Scandinavia, họ đã mang theo câu chuyện về Thánh Lucy và cuộc đời cũng như cái chết của cô đã thu hút người dân địa phương.
Tên của cô ấy bắt nguồn từ từ tiếng Latinh lux, có nghĩa là “ánh sáng”, và có một câu chuyện khác về cuộc đời cô ấy kể rằng cô ấy đội một chiếc vương miện bằng nến để giúp cô ấy nhìn thấy trong các hang toại đạo của Kitô giáo.
Mối liên hệ của Lucy với ánh sáng đã gây được tiếng vang với những người Scandinavi. Họ tổ chức Lễ Đông chí, tức là ngày đen tối nhất trong năm, gần thời điểm diễn ra ngày lễ của cô, ngày 13 tháng 12. Cô là ánh sáng trong một nơi tối tăm và tấm gương trung thành của cô đã soi sáng trái tim và khối óc của họ trong nhiều thế kỷ sau.
Nhiều bài hát cổ của Thụy Điển nêu bật biểu tượng này, chẳng hạn như bài này.
Đêm bước đi nặng nề
xung quanh sân và nhà ở
Ở những nơi không có mặt trời chiếu tới,
bóng tối
Cô ấy đến trong ngôi nhà tối tăm của chúng tôi,
mang nến thắp sáng,
Thánh Lucia, Thánh Lucia.
Xin cầu cho chúng tôi.
Từ lòng sùng kính mãnh liệt xung quanh Thánh Lucy đã nảy sinh nhiều truyền thống về Ngày Thánh Lucy. Ở nhiều quốc gia vùng Scandinavi đã phát triển Lussibrud, một truyền thống mà con gái lớn nhất trong gia đình mặc một chiếc váy trắng và thắt lưng màu đỏ với một chiếc vương miện bằng nến trên đầu. Cô ấy đánh thức cả gia đình vào ngày 13 tháng 12 và mang đến cho họ nhiều loại đồ ngọt khác nhau.
Ngày Thánh Lucy là một ngày lễ lớn để chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, một ngày báo hiệu sự xuất hiện của ánh sáng Chúa Kitô vào ngày Giáng Sinh.
Source:Aleteia
Tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng tròn 10 tuổi: 53.5 triệu người theo dõi bằng 9 ngôn ngữ
Đặng Tự Do
17:06 17/12/2022
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã gửi dòng tweet đầu tiên vào ngày 12 tháng 12 năm 2012. Vào năm 2020, một năm dữ liệu đặc biệt chủ yếu do đại dịch, các dòng tweet của @ Pontifex đã được xem tổng cộng 27 tỷ lần.
Vào lúc 11 giờ 30 sáng ngày 12 tháng 12 năm 2012, mười năm trước, phép lành đầu tiên của Đức Thánh Cha đã được ban phát qua mạng xã hội. Ngày nay, tài khoản @Pontifex, được mở vào ngày 3 tháng 12 năm 2012, là một trong những tài khoản Twitter được theo dõi nhiều nhất trên toàn thế giới.
Sử dụng tài khoản @Pontifex, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tweet “Các bạn thân mến, tôi rất vui được liên lạc với các bạn qua Twitter. Cảm ơn bạn đã trả lời một cách hào phóng. Tôi chúc phúc cho tất cả các bạn từ trái tim của tôi.”
Vatican News đã báo cáo một cột mốc quan trọng khác liên quan đến tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng: Hơn 50 triệu người theo dõi
Đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập, Vatican News cho biết tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng đã đạt 53.5 triệu người theo dõi trên 9 kênh ngôn ngữ của Vatican News (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Ba Lan, tiếng Ả Rập và tiếng Latinh).
Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha có gần 19 triệu người theo dõi, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha hơn 5 triệu.
Từ tháng Giêng đến nay, tài khoản đã tăng thêm 800,000 người dùng. Các tài khoản tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể nhất.
Các dòng tweet với lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Ukraine của Đức Thánh Cha Phanxicô là nội dung thu hút nhiều tương tác nhất trong năm qua, tương tự như các dòng tweet với thông điệp gửi tới người dân và cộng đồng bị tổn thương bởi xung đột và thiên tai mà Đức Giáo Hoàng kêu gọi những người theo dõi tham gia cầu nguyện.
Cũng rất phổ biến là những thông điệp được đăng trong hai năm qua liên quan đến đại dịch. Lời nói của Đức Giáo Hoàng trong những thời điểm khó khăn được đánh giá rất cao trên Twitter.
Vào năm 2020, một năm đặc biệt bị ảnh hưởng bởi đại dịch, các tweet của @Pontifex đã được xem tổng cộng 27 tỷ lần
Source:Vatican News
Tổng thống Lukashenko bổ nhiệm Đại sứ cạnh Tòa Thánh Sergei Aleinik làm Ngoại trưởng mới.
Đặng Tự Do
17:07 17/12/2022
Hôm thứ Ba, 13 tháng 12, Cơ quan truyền thông chính thức của Belarus, BelTa, cho biết, Đại Sứ cạnh Tòa Thánh Sergei Aleinik, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Belarus.
Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã ký sắc lệnh bổ nhiệm trước sự chứng kiến của tân Bộ trưởng và tân Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Không quân, Andrei Lukyanovich, người cũng được bổ nhiệm hôm thứ Ba.
Sergei Aleinik sẽ thay thế Vladimir Makei, người đột ngột qua đời vào ngày 26 tháng 11 ở tuổi 64. Báo chí quốc tế cho rằng Makei là một trong số ít các chính trị gia của Belarus tỏ ra chống đối ảnh hưởng của Nga.
Cho đến cuộc bổ nhiệm vào hôm thứ Ba, ông Sergei Aleinik, là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Belarus, đồng thời giữ chức Đại sứ tại Vương quốc Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan và Tòa Thánh.
Ông sinh ngày 28 tháng Giêng năm 1965 tại Minsk. Ông đã kết hôn và có hai con.
Sergei Aleinik sinh ra và lớn lên ở Belarus. Ông học tiếng Đức và tiếng Anh tại Học viện Ngoại ngữ Sư phạm Minsk và Học viện Ngoại giao ở Vienna. Ông đã dạy cả hai môn tiếng Anh và tiếng Đức trong nhiều năm. Vào đầu những năm 1990, khi Belarus giành được độc lập, Aleinik đã đăng ký học sau đại học về Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Áo.
Năm 1995, ông bắt đầu công việc ngoại giao đầu tiên với tư cách là lãnh sự tại Hague và sau đó trở thành Đại biện lâm thời tại Hà Lan. Trong thời gian ở Hà Lan, ông được thăng hàm đại sứ và làm việc tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva, kiêm Đại Sứ cạnh Tòa thánh và Dòng Malta.
Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao Belarus phụ trách quan hệ song phương với các nước Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ với nhiệm vụ cụ thể là mở rộng quan hệ ngoại giao của Belarus. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Nigeria, Ethiopia, Indonesia và Brazil.
Source:Sismografo
Giáng sinh, Thời gian của An Hòa bình An, Tìm hiểu về Đình Chiến xưa và nay
Thanh Quảng sdb
18:47 17/12/2022
Giáng sinh, Thời gian của An Hòa bình An, Tìm hiểu về Đình Chiến xưa và nay
Thanh Quảng sdb
Trong cuộc phỏng vấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho nhật báo ABC của Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến những gì ngài muốn trong Lễ Giáng Sinh, những kỷ niệm về quê hương Argentina của ngài, và ước muốn của ngài được gần gũi với mọi người, dù thể chế chính trị của đất nước Ngài và nhiều nơi trên thế giới không được lý tưởng cho lắm, chiến tranh loạn lạc hoàng hành… đang mong đợi một giải đáp hòa bình hoặc một cuộc đình chiến tạm thời… Trong một cuộc phỏng được công bố vào Chủ nhật, ngày 18 tháng 12, ký giả Julián Quirós, Biên tập viên ABC, và Javier Martínez-Brocal, phóng viên ABC Vatican đã thể hiện một cuộc phỏng vấn với ĐTC…
Trả lời một trong những câu hỏi đầu tiên, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi lời nói của ngài trong những ngày qua được trích dẫn ra khỏi ngôn từ hoàn cảnh mà Ngài đang dẫn giải…
Hỏi: Vào ngày 13 tháng 3, ngài sẽ kỷ niệm 10 năm làm Giáo Hoàng. Cuộc bầu cử của Ngài đã làm chúng tôi ngạc nhiên...
A: Cả tôi cũng ngỡ ngàng nữa. Tôi đã đặt vé khứ hồi để trở về Buenos Aires cho kịp Chủ Nhật Lễ Lá. Tôi rất bình thản...
Hỏi: Điều gì khiến Đức Thánh Cha thấy khó khăn nhất khi điều hành Giáo hội?
Đáp: Đi ra ngoài tự do không được! Ở Buenos Aires, tôi rất tự do. Tôi đã xử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tôi thích hòa chung với mọi người trong cuộc sống đời thương...
Q: Nhưng ĐTC vẫn gặp rất nhiều người...
Đáp: Việc tiếp xúc với nhiều người tiếp thêm sinh lực cho tôi, đó là lý do tại sao tôi đã không hủy bỏ một Buổi Tiếp Kiến Chung Thứ Tư nào. Nhưng tôi vẫn nhớ đi ra ngoài phố, vì bây giờ mọi hoạt động đã trở lại. Dù có nhiều người 'gặp Đức Thánh Cha', nhưng có muôn vàn nghi lễ hình thức! Trước đây tôi đi dạo phố, thậm chí không ai biết tôi là Hồng Y (tổng giám mục Buenos Aires).
Ở đây tại Santa Marta, ĐTC gặp gỡ nhiều người. Một số có thể lợi dụng nó vì lợi ích riêng và làm ra vẻ như thể họ là bạn thân của Đức Thánh Cha. Sáu hoặc bảy năm trước, một người Argentina đã đến tham dự Thánh lễ. Họ chụp được một tấm ảnh bên ngoài phòng áo và tôi nói với anh ấy: 'Xin đừng xử dụng nó vào mục đích chính trị'. "ĐTC yên tâm," anh ấy đáp. Một tuần sau, bức ảnh đó tràn ngập khắp Buenos Aires, được chỉnh sửa để làm ra vẻ như một một hội kiến cá nhân. Vâng, đôi khi họ lợi dụng tôi. Nhưng chúng tôi xử dụng Chúa nhiều hơn, vì vậy tôi giữ im lặng và tiến tới.
Q: Chắc ĐTC cảm thấy khó khăn lắm vì phải đắn đo từng lời nói việc làm?
A: Nhiều khi tha nhân cắt nghĩa những gì tôi nói theo ý họ muốn... 'Đức Thánh Cha đã nói điều này'... Vâng, nhưng tôi đã nói điều đó trong một bối cảnh cụ thể... Nếu người ta ngắt ra khỏi bối cảnh đó, nó mang ý nghĩa khác.
Q: ĐTC mong muốn gì cho Giáng sinh này?
Đáp: Hòa bình trên thế giới. Có bao nhiêu cuộc chiến trên thế giới! Cuộc chiến ở Ukraine khiến chúng ta đau xót, nhưng chúng ta cũng không quên Myanmar, Yemen, Syria, nơi chiến sự đã và đang tiếp diễn cả mười ba năm qua...
Mơ ước một cuộc đình chiến trong đêm Giáng sinh
Là những người Việt, chúng ta đã cảm nghiệm trong thời gian nội chiến bắc nam… nhưng ngày Giáng sinh và Năm mới thường là những ngày đình chiến để đôi bên có thể mừng lễ và thăm hỏi nhau trong an hòa bình an… Hôm nay thế giới đang có những cuộc chiến bùng nổ thật hung bạo trên cả đất nước Ukrian khiến bao triệu người đã đi tản và bao nhiêu triệu người vô tội không nhà cửa hoạc đang phải dối diện với một mùa đông khắc nghiệt không có điện ga để sưởi ấm… đang mong có một cuộc đình chiến hay một ngày, một đêm không bom đan để người người được tự do thăm viếng, chào hỏi và mừng lễ dù trong cảnh nghèo túng thiếu thốn!... Nhưng ngày đó thật xa vời vì bên Nga, bên Ukraine khong bên nào chịu nhượng bộ!...
Nhân dịp này chúng ta thử tìm hiểu một chút về “cuộc đình chiến đầu tiên vào năm 1914 – Thế Chiến Thứ Nhất” xem sao.
Cuộc đình chiến đêm Giáng sinh bắt nguồn từ thế chiến thứ nhất năm 1914. Cuộc chiến đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người… Một tuần trước lễ Giáng sinh, binh lính hai bên tham chiến đối đầu nhau là Đức và Anh Quốc đã băng qua các chiến hào để trao đổi lời chúc cho nhau. Vào ngày và đêm trước Lễ Giáng Sinh cũng như đúng ngày lễ, binh sĩ từ hai phía dò dẫm tiến vào vùng giao tranh, ngồi lại với nhau, trao đổi thức ăn và quà kỷ niệm. Họ trao đổi tù binh, tổ chức chung lễ an táng, rồi hát với nhau các ca khúc Giáng sinh trước khi chia tay.
Năm sau, một ít đơn vị cố sắp xếp những cuộc hưu chiến, số lượng các cuộc ngừng bắn không nhiều bằng năm 1914, một phần do mệnh lệnh nghiêm nhặt từ cấp trên ngăn cấm binh lính hai bên biểu lộ tình thân hữu.
Những cuộc đình chiến này chỉ đơn giản là tình trạng thụ động, cả hai phía công khai tránh những hoạt động gây hấn, trong khi ở một số chiến tuyến, binh sĩ hai bên trò chuyện hoặc tìm đến chiến hào bên kia để thăm hỏi nhau.
Theo ký thuật thời thế chiến, Đại úy Bruce Barinsfather cho hay những người lính Đức thắp nến trong chiến hào, treo trên cây Giáng sinh, rồi cử hành lễ bằng cách hát vang những ca khúc Giáng sinh: "Stille Natch! Heilige Natch!"(phiên bản tiếng Đức của bài Đêm thánh vô cùng). Một người lính Anh đã la lên:" Họ đang hát, chúng ta hãy hát theo!". Thế là các người lính Anh đáp lễ bằng cất lên những ca khúc Giáng sinh… Tiếng kêu chào hỏi và chúc mừng Giáng sinh vang lên từ hai bên chiến tuyến. Ngay sau đó nhiều người băng qua vùng trận địa, tặng cho nhau những món quà như thức ăn, thuốc lá, rượu, và những vật kỷ niệm như nút áo và mũ. Những khẩu đại pháo cũng im tiếng...
Tác giả Henry Williamson, lúc ấy là một binh nhì 19 tuổi thuộc Lữ đoàn London Rifle, viết trong thư gởi mẹ nhân lễ Boxing Day, “Con viết thư cho mẹ từ chiến hào. Bây giờ là 11 giờ sáng. Cạnh con là lò sưởi than, đối diện con là hầm trú ẩn ẩm ướt. Mặt đất trơn trợt trong giao thông hào, bên ngoài là băng giá. Con đang ngậm tẩu. Trong tẩu có thuốc. Dĩ nhiên, mẹ sẽ nói thế. Nhưng đừng vội. Trong tẩu là thuốc lá Đức. Ha ha, mẹ sẽ nói, là của một tù binh hoặc con tìm thấy trong một chiến hào chiếm được. Ồ không! Đó là quà của một người lính Đức. Vâng, một lính Đức còn sống đến từ chiến hào của anh ấy. Hôm qua lính Anh và Đức gặp và bắt tay nhau trên mặt trận, giữa những chiến hào, trao đổi vật kỷ niệm, và bắt tay nhau. Vâng, suốt ngày lễ Giáng sinh, và như con viết. Thật tuyệt vời!”
Năm 2005, đình chiến đêm Giáng sinh được dựng thành phim Joyeux Noël, được đề cử cho thể loại "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất" tại Giải Oscar lần thứ 78. Câu chuyện này cũng được trình bày ngắn gọn trong một cuốn phim năm 1969 của Richard Attenborough, Oh What a Lovely War.
Ngày 21 tháng 11 năm 2005, người cựu binh cuối cùng của cuộc hưu chiến đêm Giáng sinh, Alfred Anderson, qua đời ở Newtyle, Scotland, thọ 109 tuổi.
Trong bầu khí tương bừng của Mùa Giáng sinh và trong tâm tình cầu mong An bình của Cứu Chúa được hiển trị, Chúng tôi xin được đại diện toàn ban Giám đốc và các chương trình của Vietcatholic xin kính chúc Giáng sinh an bình và Năm mới thành công tới quí Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Quí Bề trên, Linh mục Tu sĩ cùng toàn thể quí vị Cộng tác viên và toàn quí khán thính giả một mùa Giáng sinh an bình và một Năm mới khang an nhiều thành đạt như lòng mong muốn.
Thanh Quảng sdb
Trong cuộc phỏng vấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho nhật báo ABC của Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến những gì ngài muốn trong Lễ Giáng Sinh, những kỷ niệm về quê hương Argentina của ngài, và ước muốn của ngài được gần gũi với mọi người, dù thể chế chính trị của đất nước Ngài và nhiều nơi trên thế giới không được lý tưởng cho lắm, chiến tranh loạn lạc hoàng hành… đang mong đợi một giải đáp hòa bình hoặc một cuộc đình chiến tạm thời… Trong một cuộc phỏng được công bố vào Chủ nhật, ngày 18 tháng 12, ký giả Julián Quirós, Biên tập viên ABC, và Javier Martínez-Brocal, phóng viên ABC Vatican đã thể hiện một cuộc phỏng vấn với ĐTC…
Trả lời một trong những câu hỏi đầu tiên, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi lời nói của ngài trong những ngày qua được trích dẫn ra khỏi ngôn từ hoàn cảnh mà Ngài đang dẫn giải…
Hỏi: Vào ngày 13 tháng 3, ngài sẽ kỷ niệm 10 năm làm Giáo Hoàng. Cuộc bầu cử của Ngài đã làm chúng tôi ngạc nhiên...
A: Cả tôi cũng ngỡ ngàng nữa. Tôi đã đặt vé khứ hồi để trở về Buenos Aires cho kịp Chủ Nhật Lễ Lá. Tôi rất bình thản...
Hỏi: Điều gì khiến Đức Thánh Cha thấy khó khăn nhất khi điều hành Giáo hội?
Đáp: Đi ra ngoài tự do không được! Ở Buenos Aires, tôi rất tự do. Tôi đã xử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tôi thích hòa chung với mọi người trong cuộc sống đời thương...
Q: Nhưng ĐTC vẫn gặp rất nhiều người...
Đáp: Việc tiếp xúc với nhiều người tiếp thêm sinh lực cho tôi, đó là lý do tại sao tôi đã không hủy bỏ một Buổi Tiếp Kiến Chung Thứ Tư nào. Nhưng tôi vẫn nhớ đi ra ngoài phố, vì bây giờ mọi hoạt động đã trở lại. Dù có nhiều người 'gặp Đức Thánh Cha', nhưng có muôn vàn nghi lễ hình thức! Trước đây tôi đi dạo phố, thậm chí không ai biết tôi là Hồng Y (tổng giám mục Buenos Aires).
Ở đây tại Santa Marta, ĐTC gặp gỡ nhiều người. Một số có thể lợi dụng nó vì lợi ích riêng và làm ra vẻ như thể họ là bạn thân của Đức Thánh Cha. Sáu hoặc bảy năm trước, một người Argentina đã đến tham dự Thánh lễ. Họ chụp được một tấm ảnh bên ngoài phòng áo và tôi nói với anh ấy: 'Xin đừng xử dụng nó vào mục đích chính trị'. "ĐTC yên tâm," anh ấy đáp. Một tuần sau, bức ảnh đó tràn ngập khắp Buenos Aires, được chỉnh sửa để làm ra vẻ như một một hội kiến cá nhân. Vâng, đôi khi họ lợi dụng tôi. Nhưng chúng tôi xử dụng Chúa nhiều hơn, vì vậy tôi giữ im lặng và tiến tới.
Q: Chắc ĐTC cảm thấy khó khăn lắm vì phải đắn đo từng lời nói việc làm?
A: Nhiều khi tha nhân cắt nghĩa những gì tôi nói theo ý họ muốn... 'Đức Thánh Cha đã nói điều này'... Vâng, nhưng tôi đã nói điều đó trong một bối cảnh cụ thể... Nếu người ta ngắt ra khỏi bối cảnh đó, nó mang ý nghĩa khác.
Q: ĐTC mong muốn gì cho Giáng sinh này?
Đáp: Hòa bình trên thế giới. Có bao nhiêu cuộc chiến trên thế giới! Cuộc chiến ở Ukraine khiến chúng ta đau xót, nhưng chúng ta cũng không quên Myanmar, Yemen, Syria, nơi chiến sự đã và đang tiếp diễn cả mười ba năm qua...
Mơ ước một cuộc đình chiến trong đêm Giáng sinh
Là những người Việt, chúng ta đã cảm nghiệm trong thời gian nội chiến bắc nam… nhưng ngày Giáng sinh và Năm mới thường là những ngày đình chiến để đôi bên có thể mừng lễ và thăm hỏi nhau trong an hòa bình an… Hôm nay thế giới đang có những cuộc chiến bùng nổ thật hung bạo trên cả đất nước Ukrian khiến bao triệu người đã đi tản và bao nhiêu triệu người vô tội không nhà cửa hoạc đang phải dối diện với một mùa đông khắc nghiệt không có điện ga để sưởi ấm… đang mong có một cuộc đình chiến hay một ngày, một đêm không bom đan để người người được tự do thăm viếng, chào hỏi và mừng lễ dù trong cảnh nghèo túng thiếu thốn!... Nhưng ngày đó thật xa vời vì bên Nga, bên Ukraine khong bên nào chịu nhượng bộ!...
Nhân dịp này chúng ta thử tìm hiểu một chút về “cuộc đình chiến đầu tiên vào năm 1914 – Thế Chiến Thứ Nhất” xem sao.
Cuộc đình chiến đêm Giáng sinh bắt nguồn từ thế chiến thứ nhất năm 1914. Cuộc chiến đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người… Một tuần trước lễ Giáng sinh, binh lính hai bên tham chiến đối đầu nhau là Đức và Anh Quốc đã băng qua các chiến hào để trao đổi lời chúc cho nhau. Vào ngày và đêm trước Lễ Giáng Sinh cũng như đúng ngày lễ, binh sĩ từ hai phía dò dẫm tiến vào vùng giao tranh, ngồi lại với nhau, trao đổi thức ăn và quà kỷ niệm. Họ trao đổi tù binh, tổ chức chung lễ an táng, rồi hát với nhau các ca khúc Giáng sinh trước khi chia tay.
Năm sau, một ít đơn vị cố sắp xếp những cuộc hưu chiến, số lượng các cuộc ngừng bắn không nhiều bằng năm 1914, một phần do mệnh lệnh nghiêm nhặt từ cấp trên ngăn cấm binh lính hai bên biểu lộ tình thân hữu.
Những cuộc đình chiến này chỉ đơn giản là tình trạng thụ động, cả hai phía công khai tránh những hoạt động gây hấn, trong khi ở một số chiến tuyến, binh sĩ hai bên trò chuyện hoặc tìm đến chiến hào bên kia để thăm hỏi nhau.
Theo ký thuật thời thế chiến, Đại úy Bruce Barinsfather cho hay những người lính Đức thắp nến trong chiến hào, treo trên cây Giáng sinh, rồi cử hành lễ bằng cách hát vang những ca khúc Giáng sinh: "Stille Natch! Heilige Natch!"(phiên bản tiếng Đức của bài Đêm thánh vô cùng). Một người lính Anh đã la lên:" Họ đang hát, chúng ta hãy hát theo!". Thế là các người lính Anh đáp lễ bằng cất lên những ca khúc Giáng sinh… Tiếng kêu chào hỏi và chúc mừng Giáng sinh vang lên từ hai bên chiến tuyến. Ngay sau đó nhiều người băng qua vùng trận địa, tặng cho nhau những món quà như thức ăn, thuốc lá, rượu, và những vật kỷ niệm như nút áo và mũ. Những khẩu đại pháo cũng im tiếng...
Tác giả Henry Williamson, lúc ấy là một binh nhì 19 tuổi thuộc Lữ đoàn London Rifle, viết trong thư gởi mẹ nhân lễ Boxing Day, “Con viết thư cho mẹ từ chiến hào. Bây giờ là 11 giờ sáng. Cạnh con là lò sưởi than, đối diện con là hầm trú ẩn ẩm ướt. Mặt đất trơn trợt trong giao thông hào, bên ngoài là băng giá. Con đang ngậm tẩu. Trong tẩu có thuốc. Dĩ nhiên, mẹ sẽ nói thế. Nhưng đừng vội. Trong tẩu là thuốc lá Đức. Ha ha, mẹ sẽ nói, là của một tù binh hoặc con tìm thấy trong một chiến hào chiếm được. Ồ không! Đó là quà của một người lính Đức. Vâng, một lính Đức còn sống đến từ chiến hào của anh ấy. Hôm qua lính Anh và Đức gặp và bắt tay nhau trên mặt trận, giữa những chiến hào, trao đổi vật kỷ niệm, và bắt tay nhau. Vâng, suốt ngày lễ Giáng sinh, và như con viết. Thật tuyệt vời!”
Năm 2005, đình chiến đêm Giáng sinh được dựng thành phim Joyeux Noël, được đề cử cho thể loại "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất" tại Giải Oscar lần thứ 78. Câu chuyện này cũng được trình bày ngắn gọn trong một cuốn phim năm 1969 của Richard Attenborough, Oh What a Lovely War.
Ngày 21 tháng 11 năm 2005, người cựu binh cuối cùng của cuộc hưu chiến đêm Giáng sinh, Alfred Anderson, qua đời ở Newtyle, Scotland, thọ 109 tuổi.
Trong bầu khí tương bừng của Mùa Giáng sinh và trong tâm tình cầu mong An bình của Cứu Chúa được hiển trị, Chúng tôi xin được đại diện toàn ban Giám đốc và các chương trình của Vietcatholic xin kính chúc Giáng sinh an bình và Năm mới thành công tới quí Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Quí Bề trên, Linh mục Tu sĩ cùng toàn thể quí vị Cộng tác viên và toàn quí khán thính giả một mùa Giáng sinh an bình và một Năm mới khang an nhiều thành đạt như lòng mong muốn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình – Khóa 834 Tại Giáo Phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
18:54 17/12/2022
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình – Khóa 834 Tại Giáo Phận Đà Nẵng
Chương trình thăng tiến hôn nhân gia đình (Marriage Family Enrichment Program), là hoạt động tông đồ trong môi trường gia đình, nhằm đáp ứng phần nào về đường hướng Mục Vụ Gia Đình của Giáo Hội.
Từ ngày 15 đến 17 / 12 / 2022, tại Hội trường Giáo xứ Thanh Bình, Giáo phận Đà Nẵng. Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia đình ( CTTTHNGĐ ) Giáo phận Đà Nẵng, đã mở khóa học cơ bản – Khóa 834.
Xem Hình
Ban Trường Nội Dung ( Ban Giảng huấn) có: Cha Phao-lô Nguyễn Luận – Tổng Linh Nguyền Việt Nam; Cha Giuse Huỳnh Công Duy Minh – Tổng Linh Nguyền Giáo phận Đà Nẵng – Quản xứ Thanh Bình; Sơ Têrêxa Phan Thị Thanh Hương – Linh Trợ Giáo phận Đà Nẵng; Anh chị Giuse Nguyễn Văn Từ - Matta Nguyễn Thị Thùy Liên - Chủ Nguyền toàn quốc; anh chị Giacôbê Hoàng Đức Dũng - Maria Phạm Thị Ty – Chủ nguyền CTTTHNGĐ Giáo phận Đà Nẵng; Các anh chị Song Nguyền trong Ban điều hành CTTTHNGĐ Giáo phận Đà Nẵng nhiệm kỳ 2022-2025, và nhiều anh chị Trợ Nguyền đến giúp Khóa học.
Khóa gồm 5 buổi học, mỗi buổi có một chủ đề khác nhau, dựa trên Lời Chúa làm nền tảng. đây là phương pháp Linh thao ( rèn luyện tâm hồn, tinh thần, Spiritual Excercises) của Dòng Tên ( còn gọi Dòng Chúa Giê-su).
Mục đích: giúp Vợ cHồng Yêu thương gần gũi bằng việc làm. Hôn nhân gia đình được thăng tiến, dựa trên nền tảng: Khiêm nhường BIẾT lỗi, NHẬN lỗi, XIN lỗi, SỬA lỗi, THA lỗi.
Ban Giảng huấn đã dùng phương pháp Cảm Nghiệm Cụ Thể, trong những trường hợp cụ thể, để làm thay đổi đời sống và cách suy nghĩ của Khóa sinh, thay đổi cách cư xử trọng kính vợ/chồng của mình. Trong bầu khí Tin cậy, cởi mở…. đặc biệt là lời cầu nguyện với Thiên Chúa trong giờ Chầu Thánh Thể, để xả cõi lòng với vợ/chồng của mình. Có những điều vợ/chồng con cái không hài lòng nhau, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng, thiếu quan tâm, làm khổ nhau …. Nay được bật xả trong hối tiếc. Những lời xin lỗi và những quyết tâm sửa đổi, trong khiêm nhường, làm cho tốt hơn,những cái ôm choàng vai nhau…. để tình yêu vợ chồng thêm thắm mặn nồng. Vợ chồng học những phương pháp giáo dục con cái trong thời đại hôm nay, làm cho tương quan gia đình thêm nồng say hạnh phúc.
Buổi học thứ nhất - chủ đề: Cái hay ban Đầu.
Mỗi người đều có những điểm tốt, những đức tính tốt …. Ngay từ ban đầu gặp gỡ để đi đến kết hôn. Nhưng theo dòng thời gian, vợ/chồng thấy bình thường, thậm chí tầm thường. Những lo toan cơm áo gạo tiền, chiếm hết thời gian dành cho nhau. Những đam mê ích kỷ của bản thân, Những mơ mộng đứng núi này, trông núi khác…. Thiếu quan tâm tôn trọng lẫn nhau, làm cho gia đình không còn là tổ ấm. Trong Lời cầu nguyện của Khóa sinh: xin Chúa cho con quyết tâm thay đổi ngày càng tốt hơn, yêu nhau hơn, cha mẹ trở thành gương lành cho con.
Buổi học thứ 2: chủ đề: “Giữa lòng đời, hòa giải”.
Nền tảng theo đoạn Kinh Thánh Gioan (13,1-15): Chúa dạy các tông đồ hãy yêu thương nhau khiêm nhường và bác ái: “Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau”. Chúa yêu mình đến cùng, vợ chồng cũng phải yêu nhau đến cùng. Nhìn lại đời sống hôn nhân, ban đầu thì đẹp như mùa Xuân, theo thời gian dần chuyển qua mùa Đông lạnh nhạt… Thuyết trình viên khuyên phải biết nhận lỗi, xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi cho nhau, quan tâm chăm sóc nhau, đó là cử chỉ yêu thương. Quyết tâm Từ bỏ những điều chưa tốt, dành những gì tốt cho nhau, xây dựng gia đình đầy ắp yêu thương, như gia đình Thánh Gia.
Có những điều mà vợ chồng sau một thời gian chung sống thường hay quên, mà xem như việc bổn phận vợ/chồng mình phải làm. Để rồi thiếu lời cám ơn khen tặng nhau, về những việc làm và cử chỉ yêu thương, mà vợ/chồng đã làm cho mình.
Buổi học thứ 3: Nghệ Thuật cảm thông vợ chồng
Khóa sinh còn được học: “nghệ thuật cảm thông vợ/chồng”; sự khác biệt nam nữ, sự hòa hợp vợ chồng; Những Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề nhạy cảm như phá thai, ngừa thai ….
Cảm thông trong nhiều lãnh vực: trang trí, giáo dục, kinh tế, việc chăn gối. lắng nghe nhau để thêm thông cảm, hòa giải với nhau, tha thứ những điều lỗi, điều bất hòa với nhau. Trong Đề tài “Yêu thương gần gũi bằng việc làm”, thuyết trình viên trình bày khéo léo, tâm lý, thực tế, dễ hiểu, mang tính hài hước …. Làm cho Khóa sinh dễ nhớ và những trận cười vui vẻ.
Buổi học thứ 4: Song Nguyền Cho Con
Con cái trong gia đình là bông hồng tươi đẹp, dâng lên Chúa, cảm tạ Chúa. Khóa sinh được học Các phương pháp giáo dục con cái.
Có 5 phương pháp tiêu cực: nuông chiều; phạt con; cãi nhau trước mặt con; chê bai chỉ trích nhau; bỏ bê con cái đi kiếm tiền.
và 8 phương pháp tích cưc: nói nhẹ nhàng, không gắt gỏng; cho vài giải pháp cho con lựa chọn; không áp đặt, nhưng khích lệ; không chửi rủa, nhưng ra kỷ luật phân công; sửa dạy con cái cách bình tĩnh, không la mắng; tổ chức sinh hoạt gia đình để được bày tỏ; ra quyết định để cùng nhau thi hành; và cầu nguyện.
Trong giờ Chầu Thánh Thể, các Song nguyền nói một vài yếu đuối về việc giáo dục con và hứa về xin lỗi con, xin lỗi người hàng xóm.
Buổi học thứ 5: Hy Vọng Sau Khóa học
Ban Điều hành CTTTHNGĐ chia sẻ với Tân Song Nguyền về sinh hoạt tại Liên Gia, để duy trì và phát triển CTTTHNGĐ tại Giáo phận Đà Nẵng.
Gia đình Song Nguyền làm chứng tình yêu Thiên Chúa, bằng chính đời sống yêu thương, gia đình thuận hòa. Loan báo Tin Mừng cho các gia đình Anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong môi trường gia đình đang sống và làm việc.
Trong dịp này, anh Chủ Nguyền toàn quốc, thông tin cho các Tân Song Nguyền và các Trợ Nguyền về kế hoạch và chương trình cho Đại Hội Song Nguyền thế giới, kỷ niệm 35 năm Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang vào 3 ngày: 31/1 đến 2 / 2 / 2023 ( tức Mồng 10 đến 12 Tết âm lịch, năm Quý Mão 2023)
THÁNH LỄ THỆ HÔN MỘT ĐỜI
Kết thúc khóa học là Thánh lễ Thệ Hôn của các Tân Song Nguyền.
Lúc 17 giờ ngày 17 / 12 / 2022, tại nhà thờ Giáo xứ Thanh Bình, Cha Giuse Huỳnh Công Duy Minh – Tổng Linh Nguyền Giáo phận Đà Nẵng, Quản xứ Thanh Bình đã Chủ sự Thánh lễ Thệ Hôn. Có đông đảo các Song Nguyền trong Giáo phận và Cộng đoàn Giáo xứ tham dự.
Trong Thánh lễ, các Tân Song Nguyền đã lặp lại lời thề hứa trung thành yêu thương nhau suốt đời. Lời hứa trong Thánh lễ Hôn phối của mình, để sống trọn lời thề hứa ấy. Cha Chủ tế đã trao Bằng Thệ Hôn cho các Tân Song Nguyền, như là dấu chứng và thêm phần động lực cho các Song nguyền trung thành yêu thương nhau đến trọn đời.
Tôma Trương Văn Ân
Chương trình thăng tiến hôn nhân gia đình (Marriage Family Enrichment Program), là hoạt động tông đồ trong môi trường gia đình, nhằm đáp ứng phần nào về đường hướng Mục Vụ Gia Đình của Giáo Hội.
Từ ngày 15 đến 17 / 12 / 2022, tại Hội trường Giáo xứ Thanh Bình, Giáo phận Đà Nẵng. Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia đình ( CTTTHNGĐ ) Giáo phận Đà Nẵng, đã mở khóa học cơ bản – Khóa 834.
Xem Hình
Ban Trường Nội Dung ( Ban Giảng huấn) có: Cha Phao-lô Nguyễn Luận – Tổng Linh Nguyền Việt Nam; Cha Giuse Huỳnh Công Duy Minh – Tổng Linh Nguyền Giáo phận Đà Nẵng – Quản xứ Thanh Bình; Sơ Têrêxa Phan Thị Thanh Hương – Linh Trợ Giáo phận Đà Nẵng; Anh chị Giuse Nguyễn Văn Từ - Matta Nguyễn Thị Thùy Liên - Chủ Nguyền toàn quốc; anh chị Giacôbê Hoàng Đức Dũng - Maria Phạm Thị Ty – Chủ nguyền CTTTHNGĐ Giáo phận Đà Nẵng; Các anh chị Song Nguyền trong Ban điều hành CTTTHNGĐ Giáo phận Đà Nẵng nhiệm kỳ 2022-2025, và nhiều anh chị Trợ Nguyền đến giúp Khóa học.
Khóa gồm 5 buổi học, mỗi buổi có một chủ đề khác nhau, dựa trên Lời Chúa làm nền tảng. đây là phương pháp Linh thao ( rèn luyện tâm hồn, tinh thần, Spiritual Excercises) của Dòng Tên ( còn gọi Dòng Chúa Giê-su).
Mục đích: giúp Vợ cHồng Yêu thương gần gũi bằng việc làm. Hôn nhân gia đình được thăng tiến, dựa trên nền tảng: Khiêm nhường BIẾT lỗi, NHẬN lỗi, XIN lỗi, SỬA lỗi, THA lỗi.
Ban Giảng huấn đã dùng phương pháp Cảm Nghiệm Cụ Thể, trong những trường hợp cụ thể, để làm thay đổi đời sống và cách suy nghĩ của Khóa sinh, thay đổi cách cư xử trọng kính vợ/chồng của mình. Trong bầu khí Tin cậy, cởi mở…. đặc biệt là lời cầu nguyện với Thiên Chúa trong giờ Chầu Thánh Thể, để xả cõi lòng với vợ/chồng của mình. Có những điều vợ/chồng con cái không hài lòng nhau, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng, thiếu quan tâm, làm khổ nhau …. Nay được bật xả trong hối tiếc. Những lời xin lỗi và những quyết tâm sửa đổi, trong khiêm nhường, làm cho tốt hơn,những cái ôm choàng vai nhau…. để tình yêu vợ chồng thêm thắm mặn nồng. Vợ chồng học những phương pháp giáo dục con cái trong thời đại hôm nay, làm cho tương quan gia đình thêm nồng say hạnh phúc.
Buổi học thứ nhất - chủ đề: Cái hay ban Đầu.
Mỗi người đều có những điểm tốt, những đức tính tốt …. Ngay từ ban đầu gặp gỡ để đi đến kết hôn. Nhưng theo dòng thời gian, vợ/chồng thấy bình thường, thậm chí tầm thường. Những lo toan cơm áo gạo tiền, chiếm hết thời gian dành cho nhau. Những đam mê ích kỷ của bản thân, Những mơ mộng đứng núi này, trông núi khác…. Thiếu quan tâm tôn trọng lẫn nhau, làm cho gia đình không còn là tổ ấm. Trong Lời cầu nguyện của Khóa sinh: xin Chúa cho con quyết tâm thay đổi ngày càng tốt hơn, yêu nhau hơn, cha mẹ trở thành gương lành cho con.
Buổi học thứ 2: chủ đề: “Giữa lòng đời, hòa giải”.
Nền tảng theo đoạn Kinh Thánh Gioan (13,1-15): Chúa dạy các tông đồ hãy yêu thương nhau khiêm nhường và bác ái: “Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau”. Chúa yêu mình đến cùng, vợ chồng cũng phải yêu nhau đến cùng. Nhìn lại đời sống hôn nhân, ban đầu thì đẹp như mùa Xuân, theo thời gian dần chuyển qua mùa Đông lạnh nhạt… Thuyết trình viên khuyên phải biết nhận lỗi, xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi cho nhau, quan tâm chăm sóc nhau, đó là cử chỉ yêu thương. Quyết tâm Từ bỏ những điều chưa tốt, dành những gì tốt cho nhau, xây dựng gia đình đầy ắp yêu thương, như gia đình Thánh Gia.
Có những điều mà vợ chồng sau một thời gian chung sống thường hay quên, mà xem như việc bổn phận vợ/chồng mình phải làm. Để rồi thiếu lời cám ơn khen tặng nhau, về những việc làm và cử chỉ yêu thương, mà vợ/chồng đã làm cho mình.
Buổi học thứ 3: Nghệ Thuật cảm thông vợ chồng
Khóa sinh còn được học: “nghệ thuật cảm thông vợ/chồng”; sự khác biệt nam nữ, sự hòa hợp vợ chồng; Những Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề nhạy cảm như phá thai, ngừa thai ….
Cảm thông trong nhiều lãnh vực: trang trí, giáo dục, kinh tế, việc chăn gối. lắng nghe nhau để thêm thông cảm, hòa giải với nhau, tha thứ những điều lỗi, điều bất hòa với nhau. Trong Đề tài “Yêu thương gần gũi bằng việc làm”, thuyết trình viên trình bày khéo léo, tâm lý, thực tế, dễ hiểu, mang tính hài hước …. Làm cho Khóa sinh dễ nhớ và những trận cười vui vẻ.
Buổi học thứ 4: Song Nguyền Cho Con
Con cái trong gia đình là bông hồng tươi đẹp, dâng lên Chúa, cảm tạ Chúa. Khóa sinh được học Các phương pháp giáo dục con cái.
Có 5 phương pháp tiêu cực: nuông chiều; phạt con; cãi nhau trước mặt con; chê bai chỉ trích nhau; bỏ bê con cái đi kiếm tiền.
và 8 phương pháp tích cưc: nói nhẹ nhàng, không gắt gỏng; cho vài giải pháp cho con lựa chọn; không áp đặt, nhưng khích lệ; không chửi rủa, nhưng ra kỷ luật phân công; sửa dạy con cái cách bình tĩnh, không la mắng; tổ chức sinh hoạt gia đình để được bày tỏ; ra quyết định để cùng nhau thi hành; và cầu nguyện.
Trong giờ Chầu Thánh Thể, các Song nguyền nói một vài yếu đuối về việc giáo dục con và hứa về xin lỗi con, xin lỗi người hàng xóm.
Buổi học thứ 5: Hy Vọng Sau Khóa học
Ban Điều hành CTTTHNGĐ chia sẻ với Tân Song Nguyền về sinh hoạt tại Liên Gia, để duy trì và phát triển CTTTHNGĐ tại Giáo phận Đà Nẵng.
Gia đình Song Nguyền làm chứng tình yêu Thiên Chúa, bằng chính đời sống yêu thương, gia đình thuận hòa. Loan báo Tin Mừng cho các gia đình Anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong môi trường gia đình đang sống và làm việc.
Trong dịp này, anh Chủ Nguyền toàn quốc, thông tin cho các Tân Song Nguyền và các Trợ Nguyền về kế hoạch và chương trình cho Đại Hội Song Nguyền thế giới, kỷ niệm 35 năm Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang vào 3 ngày: 31/1 đến 2 / 2 / 2023 ( tức Mồng 10 đến 12 Tết âm lịch, năm Quý Mão 2023)
THÁNH LỄ THỆ HÔN MỘT ĐỜI
Kết thúc khóa học là Thánh lễ Thệ Hôn của các Tân Song Nguyền.
Lúc 17 giờ ngày 17 / 12 / 2022, tại nhà thờ Giáo xứ Thanh Bình, Cha Giuse Huỳnh Công Duy Minh – Tổng Linh Nguyền Giáo phận Đà Nẵng, Quản xứ Thanh Bình đã Chủ sự Thánh lễ Thệ Hôn. Có đông đảo các Song Nguyền trong Giáo phận và Cộng đoàn Giáo xứ tham dự.
Trong Thánh lễ, các Tân Song Nguyền đã lặp lại lời thề hứa trung thành yêu thương nhau suốt đời. Lời hứa trong Thánh lễ Hôn phối của mình, để sống trọn lời thề hứa ấy. Cha Chủ tế đã trao Bằng Thệ Hôn cho các Tân Song Nguyền, như là dấu chứng và thêm phần động lực cho các Song nguyền trung thành yêu thương nhau đến trọn đời.
Tôma Trương Văn Ân
Văn Hóa
Đức Ông Nguyễn Văn Lập Là Bậc Thầy Thụ Nhân
Lê Đình Thông
13:38 17/12/2022
Đức Ông Nguyễn Văn Lập Là Bậc Thầy Thụ Nhân
Ngày giỗ năm nay cử hành sớm hơn một ngày (18/9/2022) tại Đà Lạt, số tham dự trên 350 người, ở trong nước và từ bốn phương về lại trường cũ : Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp... Tôi muốn về nhưng lực bất tòng tâm, nên viết bài tường niệm, như tấm lòng thành kính dâng Đức Ông Nguyễn Văn Lập.
Trong danh hiệu của Giáo Hội Công Giáo, các thừa tác viên có truyền chức (ministère ordonné) hoặc có chức thánh là giáo hoàng, giám mục, đức ông, linh mục (cha), phó tế (thầy). Vì vậy, nếu nói Đức Ông là thầy trong hàng giáo phẩm là không đúng. Nhưng ngài là bậc thầy đã truyền dạy ý nghĩa Thụ Nhân.
Trong số các cựu sinh viên, tôi được ngài thương yêu không phải vì là người Công Giáo, vì lúc nhập học, tôi chưa có đạo. Vào một buổi chiều năm 1970, ngài gọi tôi vào văn phòng viện trưởng còn ở phía sau tòa nhà Hòa Lạc. Lúc đó chưa có máy vi tính, các giấy tờ hành chính đều đánh máy. Ngài nói tôi đánh máy đơn từ chức, với lý do ngài không có học vị tiến sĩ. Lá thư dài khoảng 1 trang rưỡi. Xong xuôi, ngài tự tay xé các tờ giấy than và dặn tôi không nói cho bất cứ ai.
Vào tháng 10/1994, Đức Ông sang Pháp trong một tháng. Ngài điện thoại cho tôi ra đón ngài, tìm cho ngài một nơi trú ngụ, đưa đón ngài trong suốt thời gian này và tiễn ngài về cố hương. Trong thời gian này, ngài có đến nhà tôi dùng cơm và tâm sự nhiều điều. Sau suốt 28 năm trời, tôi giữ nguyên các điều ngài nói ra. Trong bài này, chỉ nói riêng các hậu quả việc ngài từ chức.
Ngài thực sự là người đã khai sáng ý nghĩa đích thực của hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’, với hai chiều nhân sinh là hiện tại và mai sau. Nếu nói Đức Ông là bậc thầy (magistère) của Thụ Nhân là trăm chiều đúng đắn.
Trong số các điều tự thuật, Đức Ông tiếc nuối về tâm nguyện bất thành. GS Lê Hữu Mục từng giảng dạy với Đức Ông ở trường Thiên Hựu Huế cho biết ý định thành lập trường CTKD đã nhen nhúm ngay từ lúc này. Vị lãnh đạo giáo dục luôn dự kiến tương lai, nhìn xa trông rộng. CTKD và Thụ Nhân, cả hai đều là công trình sáng tạo của Đức Ông. Nhờ quen biết rộng, khi mở trường CTKD, ngài mời được các vị giáo sư nổi tiếng về giảng dạy. Các sinh viên tốt nghiệp khóa I đều được các ngân hàng công, tư tuyển dụng làm giám đốc hoặc phó giám đốc. Sau khi ngài từ chức, tuy các chức vị viện trưởng, khoa trưởng phần lớn có học vị tiến sĩ, nhưng vì chỉ hoạt động trong lãnh vực giáo dục nên viện thiếu nhiều giáo sư, phải trông vào các cựu sinh viên khóa trước có bằng cử nhân giảng dạy. Cơ cấu lãnh đạo hình kim tự tháp, trên đỉnh là học vị tiến sĩ nhưng lại thiếu nhân viên giảng huấn. Sau khi Đức Ông từ chức viện trưởng, GS Trần Long và phu nhân đều về Saigon lo việc quản trị. Không biết vấn đề thu chi so với thời kỳ sau 1963 thực sự ra sao. Ngày nay, chỉ có TS Phạm Văn Lưu, tổng thư ký viện đại học Đà Lạt thời đó là biết rõ.
Nếu còn giữ chức viện trưởng, Đức Ông Nguyễn Văn Lập đã mở thêm trường đại học luật khoa; các vị giảng huấn đều có bằng tiến sĩ giảng dạy ở trường luật Saigon làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor - professeur associé).
Để kết luận, tôi xin dâng lên Đức Ông bài thơ kính nhớ sau đây :
Kính nhớ tiền nhân dựng núi sông
Vun trồng lý tưởng đã dày công
Cây tùng vững chãi tâm son sắt
Chính trị Kinh doanh đất vẫn trồng
Hai mốt năm trời về cõi phúc
Môn sinh tưởng nhớ ý tương đồng
Tha phương cầu thực luôn ghi nhớ
Công đức cao dày của Đức Ông.
Paris, ngày 16/12/2022
Lê Đình Thông
Đức Ông Nguyễn Văn Lập qua đời đã 21 năm. Trong thời gian hơn hai thập kỷ, một số môn sinh đã theo ngài về chốn thiên thu. Trong maquette do anh Chung Thế Hùng thực hiện, vị sáng lập truyền thồng Thụ Nhân có nụ cười hiền hòa, thương yêu. Nụ cười đã có từ những năm thành lập trường CTKD mãi mãi không thay đổi.
Ngày giỗ năm nay cử hành sớm hơn một ngày (18/9/2022) tại Đà Lạt, số tham dự trên 350 người, ở trong nước và từ bốn phương về lại trường cũ : Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp... Tôi muốn về nhưng lực bất tòng tâm, nên viết bài tường niệm, như tấm lòng thành kính dâng Đức Ông Nguyễn Văn Lập.
Trong danh hiệu của Giáo Hội Công Giáo, các thừa tác viên có truyền chức (ministère ordonné) hoặc có chức thánh là giáo hoàng, giám mục, đức ông, linh mục (cha), phó tế (thầy). Vì vậy, nếu nói Đức Ông là thầy trong hàng giáo phẩm là không đúng. Nhưng ngài là bậc thầy đã truyền dạy ý nghĩa Thụ Nhân.
Trong số các cựu sinh viên, tôi được ngài thương yêu không phải vì là người Công Giáo, vì lúc nhập học, tôi chưa có đạo. Vào một buổi chiều năm 1970, ngài gọi tôi vào văn phòng viện trưởng còn ở phía sau tòa nhà Hòa Lạc. Lúc đó chưa có máy vi tính, các giấy tờ hành chính đều đánh máy. Ngài nói tôi đánh máy đơn từ chức, với lý do ngài không có học vị tiến sĩ. Lá thư dài khoảng 1 trang rưỡi. Xong xuôi, ngài tự tay xé các tờ giấy than và dặn tôi không nói cho bất cứ ai.
Vào tháng 10/1994, Đức Ông sang Pháp trong một tháng. Ngài điện thoại cho tôi ra đón ngài, tìm cho ngài một nơi trú ngụ, đưa đón ngài trong suốt thời gian này và tiễn ngài về cố hương. Trong thời gian này, ngài có đến nhà tôi dùng cơm và tâm sự nhiều điều. Sau suốt 28 năm trời, tôi giữ nguyên các điều ngài nói ra. Trong bài này, chỉ nói riêng các hậu quả việc ngài từ chức.
Ngài thực sự là người đã khai sáng ý nghĩa đích thực của hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’, với hai chiều nhân sinh là hiện tại và mai sau. Nếu nói Đức Ông là bậc thầy (magistère) của Thụ Nhân là trăm chiều đúng đắn.
Trong số các điều tự thuật, Đức Ông tiếc nuối về tâm nguyện bất thành. GS Lê Hữu Mục từng giảng dạy với Đức Ông ở trường Thiên Hựu Huế cho biết ý định thành lập trường CTKD đã nhen nhúm ngay từ lúc này. Vị lãnh đạo giáo dục luôn dự kiến tương lai, nhìn xa trông rộng. CTKD và Thụ Nhân, cả hai đều là công trình sáng tạo của Đức Ông. Nhờ quen biết rộng, khi mở trường CTKD, ngài mời được các vị giáo sư nổi tiếng về giảng dạy. Các sinh viên tốt nghiệp khóa I đều được các ngân hàng công, tư tuyển dụng làm giám đốc hoặc phó giám đốc. Sau khi ngài từ chức, tuy các chức vị viện trưởng, khoa trưởng phần lớn có học vị tiến sĩ, nhưng vì chỉ hoạt động trong lãnh vực giáo dục nên viện thiếu nhiều giáo sư, phải trông vào các cựu sinh viên khóa trước có bằng cử nhân giảng dạy. Cơ cấu lãnh đạo hình kim tự tháp, trên đỉnh là học vị tiến sĩ nhưng lại thiếu nhân viên giảng huấn. Sau khi Đức Ông từ chức viện trưởng, GS Trần Long và phu nhân đều về Saigon lo việc quản trị. Không biết vấn đề thu chi so với thời kỳ sau 1963 thực sự ra sao. Ngày nay, chỉ có TS Phạm Văn Lưu, tổng thư ký viện đại học Đà Lạt thời đó là biết rõ.
Nếu còn giữ chức viện trưởng, Đức Ông Nguyễn Văn Lập đã mở thêm trường đại học luật khoa; các vị giảng huấn đều có bằng tiến sĩ giảng dạy ở trường luật Saigon làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor - professeur associé).
Để kết luận, tôi xin dâng lên Đức Ông bài thơ kính nhớ sau đây :
Kính nhớ tiền nhân dựng núi sông
Vun trồng lý tưởng đã dày công
Cây tùng vững chãi tâm son sắt
Chính trị Kinh doanh đất vẫn trồng
Hai mốt năm trời về cõi phúc
Môn sinh tưởng nhớ ý tương đồng
Tha phương cầu thực luôn ghi nhớ
Công đức cao dày của Đức Ông.
Paris, ngày 16/12/2022
Lê Đình Thông
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, Chương Mười Hai, tiếp
Vu Van An
19:01 17/12/2022
II. Số phận bất công dành cho người Do Thái trong thế giới Kitô giáo
Giáo huấn của Thánh Phaolô về dân Chúa chọn
1. Mầu nhiệm Israel không thể tách rời mầu nhiệm Giáo hội.
Dân tộc Do Thái sẽ luôn bị nghi ngờ đối với các quốc gia trên trái đất và đây là vinh quang của nó: bởi vì đó là dân tộc được chọn lựa, được chăm sóc qua mọi đau khổ của lịch sử bởi Đấng bị nó quay lưng lại và là Đấng đối với Người nó luôn được yêu quý, và Người luôn ban ơn phúc cho nó một cách không hối hận; dân của Môsê và của các tiên tri, dân mà từ đó Chúa Kitô xuất thân, và ơn cứu rỗi đến từ đó, salus ex Judaeis est [ơn cứu độ đến từ người Do Thái]. Ở đấy có điều kích thích lòng ghen tị của người ta, bất cứ họ ở phía nào, thậm chí ngay cả khi họ là những người vô thần.
Người ta không kết án một dân tộc vì một tội ác tư pháp do một số người vi phạm ở một thời điểm nào đó. Thánh Phaolô không trách cứ người Do Thái về cái chết của Chúa Giêsu, một việc, về nguyên nhân thứ hai hoạt động trong lịch sử, của một thượng tế, một nhóm Biệt Phái và của một viên tổng trấn La Mã thời đó. Hơn nữa, về Nguyên nhân Thứ nhất, Chúa Giêsu đã đến để chết như thế, và Người tự nguyện hiến mạng sống Người để xóa tội trần gian. Thánh Phaolô chỉ khiển trách người Do Thái vì đã không nghe Tin mừng và đã bác bỏ Đấng Cứu Chuộc bị đóng đinh.
Đối với Israel, ngài có những lời lẽ vừa khắc nghiệt vừa tràn đầy yêu thương. Ngài nói gì trong Thư gửi tín hữu Rôma? (Người ta sẽ miễn thứ cho các trích dẫn quá dài này, nhưng tôi tin rằng chúng cần thiết).
Rm 9:2-5: "Lòng tôi rất đỗi ưu phiền và đau khổ mãi không ngơi. Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Chúa Kitô, thì tôi cũng cam lòng. Họ là người Israel, họ đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời”.
Rm 9:18, 30-32: "Vậy Thiên Chúa thương xót ai là tùy ý Người, và làm cho ai ra cứng cổ cũng tuỳ ý Người... Thiên Chúa thương xót người mà Người muốn, và người mà Người muốn làm cho mình phải vâng lời... Vậy phải nói sao? Phải nói rằng: các dân ngoại không tìm cách để được nên công chính, thì được nên công chính, mà được nên công chính là nhờ đức tin. Còn dân Israel tìm một luật làm cho họ nên công chính thì lại không đạt tới Luật đó. Tại sao thế? Tại vì họ không tìm cách nên công chính nhờ đức tin, nhưng nhờ việc làm. Họ đã vấp phải hòn đá làm cho vấp ngã”.
Rm 10:19-21: " Trước hết, ông Môsê nói: Ta sẽ làm cho các ngươi ganh tị với một dân không đáng gọi là dân, tức giận một dân ngu đần. Ông Isaia còn dám nói: ‘Những kẻ không tìm Ta, lại được gặp Ta; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy. Còn về dân Israel, ông nói: Suốt ngày Ta dang tay kêu gọi một dân không vâng lời và ngỗ nghịch’”.
Rm 11: 1: " Vậy tôi xin hỏi: Phải chăng Thiên Chúa đã ruồng bỏ dân Người? Không phải thế!... Thiên Chúa không ruồng bỏ dân Người, dân mà Người đã biết từ trước” {16}.
Rm 11:11: " Phải chăng Israel đã vấp đến mức phải ngã quỵ? Không phải thế! Nhưng vì họ sa ngã mà Thiên Chúa cho các dân ngoại hưởng ơn cứu độ, khiến họ phải ganh tị. Nếu vì người Do-thái sa ngã mà thế giới được ơn phúc dồi dào, nếu vì họ suy vi mà các dân ngoại được ơn phúc dồi dào, thì khi họ trở về đông đủ, tình trạng còn tốt đẹp hơn biết mấy!... 15:Thật vậy, nếu vì họ bị gạt ra một bên mà thế giới được hoà giải với Thiên Chúa, thì việc họ được thâu nhận lại là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống?”
"Bị gạt ra một bên" (ἀποβολὴ [apobolê]) này có nghĩa là gì, vốn không hề là một sự bác bỏ? {17} Theo tôi, đó là một việc 'bị gạt ra một bên' trong lịch sử cứu chuộc. Chừng nào họ còn không tin vào Chúa Kitô, thì người Do Thái không còn là chi thể của Thân thể dành riêng cho công việc cứu chuộc, từ nay vốn là Giáo hội. Nhưng “Israel chân chính” từ nay trở thành Giáo hội của Chúa Kitô, và dân Israel xưa đã tự đặt mình ra ngoài lịch sử cứu độ, điều này không có nghĩa là Thiên Chúa sẽ thu hồi ơn gọi và sự tuyển chọn dân tộc này cách nào đó, vốn là những điều "không hối hận", và do đó kéo dài mãi mãi. Nói cách khác, từ nay chỉ có Giáo hội là dân Thiên Chúa, theo nghĩa các chữ này biểu thị những con người thực sự cam kết với sự cứu chuộc thế giới. Nhưng Israel mãi mãi vẫn là dân Thiên Chúa, theo nghĩa những chữ này muốn nói rằng, dù không trung thành với sứ mệnh của mình, nó vẫn luôn được kêu gọi và được chọn, luôn được "yêu dấu vì các tổ phụ".
Rm 11: 16-18, 23-24: Thánh Phaolô nói tiếp, “Nếu cái bánh đầu tiên mà thánh thì cả khối bột làm bánh cũng vậy; nếu rễ cây mà thánh, thì cành cây cũng vậy. Một số cành cây ô-liu đã bị chặt đi, còn bạn là ô-liu dại đã được tháp vào đó, và cùng được hưởng sự sống dồi dào từ rễ cây ô-liu chính. Vì thế, bạn đừng có lên mặt khinh dể các cành khác. Thì bạn cứ lên mặt đi! Đâu phải bạn mang rễ, mà là rễ mang bạn !!... Còn người Do-thái, nếu họ từ bỏ thái độ ngoan cố chẳng chịu tin, thì họ sẽ được tháp vào, vì Thiên Chúa thừa sức tháp họ một lần nữa. Nếu bạn vốn là cành của cây ô-liu dại, mà còn được chặt đi và tháp vào cây ô-liu tốt, trái lẽ tự nhiên, thì phương chi họ vốn là những cành của cây ô-liu chính, họ lại càng có thể được tháp vào cây cũ”.
Rm 11: 25-26: “Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là: một phần dân Israel đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ. Như vậy, toàn thể Israel sẽ được cứu độ”.
Rm 11: 28-29: “Đối chiếu với Tin Mừng thì họ là thù địch, điều đó có lợi cho anh em; nhưng theo ơn tuyển chọn, họ là những người được yêu thương, và đó là nhờ các tổ phụ. Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý”.
Rm 11:30-32: “Thật vậy, trước kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa, nhưng nay anh em đã được thương xót, vì họ không vâng phục; họ cũng thế: nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót. Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người” (18).
2. Thánh Phaolô đã không lường trước được tất cả sự kinh hoàng của những cuộc bách hại kéo dài mà dân tộc của ngài phải gánh chịu. Đối với tâm trí, quả là một mầu nhiệm đáng sợ khi nghĩ rằng tất cả những điều này đã được Thiên Chúa cho phép. Liệu một ông già lang thang không có tước hiệu gì có quyền bày tỏ ý kiến về điều này không? Tôi nghĩ rằng trong một ý chí cho phép độc đáo, Thiên Chúa đã bao trùm cùng một lúc cả lòng trung thành kiên trì của dân Israel đối với sự trông đợi, đối với việc chưa ứng nghiệm, lẫn sự bỏ mặc họ cho cơn thịnh nộ của loài người và của ma quỷ vốn tự chúng là hoa trái của việc bác bỏ Đấng Được Tuyển Chọn bởi dân được tuyển chọn, sau cái chết trên Thập giá: vì quy luật của trật tự vũ trụ là mọi cây cối đều sinh trái, và khi không muốn Chúa Kitô thì đó chính là sự phó mặc mà tôi vừa nói tới đã được Israel mong muốn mà không biết. Nói ra thì thật là bỉ ổi, nhưng tôi tin rằng điều này đúng: nó đã có được điều nó mong muốn, đây là dân tộc luôn được Thiên Chúa yêu thương vì các tổ phụ của nó, và Người không bao giờ ngừng yêu thương, và Người hằng trông đợi niềm khao khát bao la, và những dòng nước mắt mà dọc dài nhiều thế kỷ, Người vốn biến thành những viên ngọc tinh khiết trên Thiên đàng.
Thiên Chúa không phải là người yêu giận dữ, Đấng ghét bỏ người mình yêu và người đã phản bội mình. Thật là phạm thượng Người khi nghĩ rằng sự căm ghét và ác tâm của Người đã giáng xuống Israel và Người đã trả thù cho Người như một kẻ bị sỉ nhục{19}. Người đã tôn trọng trật tự của vũ trụ, như Người vẫn luôn làm thế, Người đã để cây ngoan cố đơm hoa kết trái. Trong khi vẫn yêu thương, hơn bao giờ hết, Israel bị bách hại, và cảm thông, bằng tất cả tình yêu của Người, đối với các đau khổ của nó.
Thời Kitô giáo cổ xưa
3. Trong thế kỷ thứ nhất, chính người Do Thái bách hại các Kitô hữu {20}.Và chính sự phản đối gay gắt của các thủ lãnh tư tế, ghét bỏ điều họ cho là một giáo phái bất đạo, một giáo phái kiên quyết phát động việc truyền bá Tin Mừng cho tất cả những người ngoại giáo được Thiên Chúa mong muốn, và đã được tiên báo bằng Phép Rửa của Viên Bách Quản Corneliô.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các Kitô hữu giữ một ký ức xấu xa về những cuộc bách hại này. Từ điều này đến việc chính họ trở thành những kẻ bách hại, và căm ghét dân Do Thái, đã có cả một thế giới.
Người ta sẽ sai lầm rất nhiều nếu họ coi là sự căm thù thực sự hiện diện trong lòng tất cả những gì được các Giáo phụ của Giáo hội nói chống lại người Do Thái, ngay cả những vị đã nói về họ một cách xúc phạm nhất. Đó là những bạo lực hùng biện, do sự đối đầu của hai chủ nghĩa cải đạo trái ngược nhau, và người ta biết rằng không có tài hùng biện nào thâm độc hơn thứ được khai triển trong các cuộc cãi cọ tôn giáo: thực thế người ta quả ở trong một trận chiến tâm linh bao la, trong đó không ai chịu tiết kiệm đòn đánh, và trong đó tiền đặt cọc là số phận của nhân loại và cuộc sống vĩnh cửu.
Trong những thế kỷ đầu tiên, người Do Thái vẫn có uy thế lớn, người ta ngưỡng mộ kiến thức của họ, và duy trì sự gắn bó lẫn nhau, vì trong cộng đồng Kitô giáo, tỷ lệ tân tòng từ Israel vẫn lớn nhất. Đối với các Giáo phụ, đây là vấn đề trước hết tránh các nguy cơ nảy sinh đối với đức tin từ sự pha trộn giữa các phong tục và tín ngưỡng mà người ta gọi là Do thái-Kitô giáo{21}. Nếu Thánh Gioan Kim Khẩu coi các hội đường Do Thái như ổ điếm{22}, và Nếu Thánh Giêrônimô, trong một cụm từ không xứng đáng với ngài (người mắc nợ rất nhiều đối với các giáo sĩ Do Thái), tuyên bố rằng nếu có dịp để căm ghét con người và ghê tởm một dân tộc, thì người Do Thái, trong các hội đường Satan của họ, đối với ngài, sẽ là của sự thù hận hạng nhất{23}, tôi chỉ thấy ở đấy những sai lầm bút chiến và những cơn thịnh nộ bằng lời. Tuy nhiên, thậm chí chúng còn đi xa hơn nữa. Những vị trong số các Giáo phụ đã nhường bước cho chúng, không hề nghi ngờ rằng dù không muốn, các vị đã mở đường cho những ý nghĩ kinh tởm mà dưới một bầu không khí lịch sử và xã hội khác sẽ xâm nhập vào ý thức chung của những khoảnh khắc tươi đẹp thời Trung cổ Kitô giáo.
4. Từ một thời gian dài, đã có một khu định cư của người Do Thái tại Rome; những khu khác ở Tây Ban Nha và ở phía nam nước Gaul. Tuy nhiên, cuộc di cư ra khắp nơi tiếp theo cuộc tàn phá Giêrusalem và phá hủy Đền thờ vào năm 70 có tính quan trọng hơn; lúc đó, rất nhiều người Do Thái đã băng qua Tiểu Á để phân tán ở Châu Âu, về phía Đông, về phía Bắc, về phía Tây.
Không quên sự phân chia niên đại luôn ít nhiều tùy tiện, chúng ta hãy nói rằng trong giai đoạn đầu tiên, khoảng ba trăm năm (cuối Đế quốc La Mã, hay nói cách khác là "thời kỳ cổ xưa của Kitô giáo"), thân phận của người Do Thái ở châu Âu hơi khác so với thân phận những người cùng thời với họ. Đối với luật pháp La Mã, tôn giáo của người Do Thái được coi là religio licita [tôn giáo được phép]; và vào năm 313, Sắc lệnh Milan đã xác định quyền tự do tôn giáo. Cuộc tranh cãi về tôn giáo đã diễn ra sôi nổi ở cả hai phía, nhưng ngoại trừ cuộc đấu tranh chống hình thức Do thái-Kitô giáo do các Giáo phụ và Giám mục tiến hành nhằm bảo tồn đức tin của những người tân tòng, không có yếu tố bất hòa nghiêm trọng nào trong lĩnh vực xã hội và diễn biến bình thường của cuộc sống làm xáo trộn mối liên hệ giữa người Do Thái và Kitô hữu.
Đúng là việc trở lại của Constantinô, khoảng năm 323, đánh dấu sự khởi đầu của một sự thay đổi căn để trong tình hình của người Do Thái tha hương (Diaspora) cũng như trong lịch sử thế giới. Kitô giáo đã trở thành một tôn giáo của Nhà nước, và các luật gia cũng sẽ dấn thân vào việc bảo vệ các Kitô hữu chống lại sự thu hút của người Do Thái.
5. Chẳng bao lâu sau đó, sớm xuất hiện chế độ thánh thiêng trong đó đức tin tôn giáo không tạo ra đô thị, như trong các chế độ thần quyền, nhưng trong đó nó là giá trị cao nhất được công nhận trong đô thị, và được yêu cầu ra qui định và cai trị trật tự xã hội-trần thế từ trên cao (không phải không có những phản đối rất sôi nổi đôi khi của các hoàng tử). Tự nó, luận lý học nội tại của chế độ thánh thiêng có xu hướng loại trừ hoặc khuất phục người bất đồng chính kiến. Do đó, người Do Thái đã được định sẵn để trở thành những người xa lạ trên cả cơ sở tôn giáo lẫn dân sự, những alienigenae [ngoại nhân] mà sự hiện diện của họ là do khoan dung, chứ không phải do quyền lợi{24}, và chỉ có thể hưởng những đặc quyền được ban cấp nhưng không và luôn có thể bị thu hồi.
Nhưng luận lý học nội tại của một chế độ phát triển rất chậm, và phong hóa của con người còn chậm cải thiện hơn nữa nếu chúng xấu xa hoặc ra xấu thêm nếu chúng đang tốt lành. Phải có những khốn cùng của toàn bộ thời thượng Trung cổ, những nỗi thất vọng do chúng gây ra và nhu cầu dữ dội cần một vật tế thần, nhờ cách nói năng hùng biện của các giáo sĩ cấp thấp, mới làm phát sinh một sự căm ghét tôn giáo nhơ nhớp trong một dân Kitô giáo từ nay bao gồm hầu như hoàn toàn con cháu của những người ngoại giáo tân tòng vẫn còn bán khai.
Thời thượng trung cổ
Khoảng thời gian từ hậu bán thế kỷ thứ năm (Thánh Augustinô, qua đời năm 430, được coi như bản lề) một cách phỏng chừng, có thể được coi như giai đoạn thứ hai của lịch sử Cộng đồng Do Thái ở Châu Âu: một giai đoạn kéo dài cho đến thời thập tự chinh thứ nhất, nói cách khác, nó chiếm trọn thời thượng Trung cổ.
Sau cuộc xâm lăng của những kẻ man rợ, chế độ thánh thiêng vốn đặc trưng cho thời Trung cổ đã được thiết lập. Người Do Thái, vốn đã đông đảo ở Tây Ban Nha, ở Ý và ở Gaul, và dần dần rải rác khắp châu Âu, từ đó trở đi sẽ có tư thế ngoại nhân (dễ bị nghi ngờ giống như các hạ dân) trong một Kitô giáo đang mở rộng và trở nên mạnh mẽ hơn giữa những sóng gió. Trong khoảng thời gian tôi đang đề cập, họ thường bị sách nhiễu ít nhiều trầm trọng bởi chủ nghĩa cải đạo của Kitô giáo, trong khi ý tưởng ghê tởm cho người ta thấy nơi người Do Thái một kẻ thù của Chúa Giêsu Kitô và kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa từng chút từng chút thực hiện những bước đen tối đi vào quần chúng vô học. Nhưng chỉ đến đầu thế kỷ thứ mười một, lòng căm thù và sự bách hại mới bắt đầu được xổ lồng chống lại họ. Tuy nhiên, Phép Rửa được áp đặt bởi cưỡng ép hoặc đe dọa trục xuất đã trở thành một thực hành thường xuyên, nhất là ở Tây Ban Nha, bất chấp việc Thánh Grêgôriô Cả {25}và Isidore of Seville lên án phép Rửa tội cưỡng bức này. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ hai này của lịch sử họ, người Do Thái được hưởng một thời gian nghỉ ngơi lâu dài{26}, và, không kể các luật gia, họ không còn là đối tượng của sự kỳ thị có hệ thống trong các mối liên hệ xã hội nữa. Người ta đã không hoàn toàn quên rằng họ là dòng dõi con trưởng.
Lúc ấy, điều rất đáng chú ý là một sự thân tình (convivium) nhân bản chân chính vẫn còn đó, bất chấp lẽ thường tình giữa người Do Thái và Kitô hữu. Như Bernhard Blumenkranz đã làm nổi bật {27} các mối liên hệ láng giềng tốt đẹp "được tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều bởi sự kiện là ngoài tôn giáo, không có yếu tố quan trọng nào khác phân biệt người Do Thái với người không phải là Do Thái: không phải ngôn ngữ nói năng cũng như các ngành nghề được thi hành, cũng không phải nơi sinh sống. Một cách tích cực, tình láng giềng tốt được thể hiện qua việc nhập ngũ chung, qua những tiếp xúc thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày, qua việc trao đổi trí thức thường xuyên"{28}. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh truyền giáo vẫn tiếp tục, cả hai bên đều hăng hái như nhau {29}, cũng như các cuộc bút chiến tôn giáo, kèm theo các "cuộc trao đổi trí thức được theo đuổi một cách vô vị lợi và nhưng không, được thúc đẩy bởi một mình khát vọng hiểu biết," và chứng thực một cách rực rỡ "sinh lực trí thức của thời thượng Trung Cổ"{30}.
Người Do Thái là những người bán hàng rong, thương gia (những người biết đường đến Phương Đông và là những người mà các chức sắc trong giáo hội đánh giá rất cao), bác sĩ, thủy thủ, nghệ nhân, - và những người làm nông nghiệp (cho đến cuối thế kỷ thứ mười, họ mới có được đất đai). Bất chấp sắc lệnh của Theodosiô II (438) và các ngăn cấm của các Công đồng, người ta thấy họ thường là những viên chức công (một quyền sau này sẽ bị tước bỏ hoàn toàn). Chưa có bất cứ khu biệt cư (ghettos) nào dành cho người Do Thái{31}.
Các giáo luật gia quả không thả lỏng chút nào trong sự thù địch của họ, nhưng các sắc lệnh của họ từ lâu vẫn chỉ là những tử ngữ. Tuy nhiên, chính họ là người chiếm thế thượng phong, bộ máy pháp luật quy định việc tước quyền hợp pháp của người Do Thái đã sẵn sàng khi sự rạn nứt tàn bạo trong liên hệ giữa người Do Thái và Kitô hữu diễn ra vào lúc có các cuộc Thập tự chinh.
Những thế kỷ cuối cùng của thời Trung cổ
Sự căm thù tôn giáo đối với người Do Thái phát triển, và sẽ tồn tại một thời gian dài trước khi qua đi
6. Như thế, người ta bước sang giai đoạn thứ ba, một giai đoạn thảm họa, của lịch sử Người Do Thái Tản Mạn Khắp Nơi thời trung cổ lúc này đang lan rộng khắp châu Âu. Quần chúng đã sẵn sàng thực hiện mọi hành động thái quá chống lại vật tế thần. Chính qua máu của dân tộc Chúa Giêsu mà các cuộc Thập tự chinh tiến về Đất Thánh.
Trong các đội quân Thập tự chinh, người Do Thái rõ ràng không thể có chỗ đứng; đây là lúc kết thúc nghĩa vụ quân sự chung, và kể từ thời điểm đó trở đi người Do Thái sẽ bị nghi ngờ thông đồng với kẻ thù. Các quyền mà họ được hưởng sẽ lần lượt bị bãi bỏ (cho đến khi bị trục xuất khỏi Anh năm 1290, khỏi Pháp năm 1306 {32} và năm 1394, khỏi Tây Ban Nha năm 1492).
Thế kỷ thứ mười một mở đầu một thời kỳ dài trong đó người ta sẽ thấy chế độ biệt cư {33}, và dấu hiệu kỳ thị {34} – biểu hiệu đùi bê (rouelle) ở Pháp, chiếc mũ nhọn đầu ở Đức; - "Đó là việc loại trừ khỏi một chuỗi dài các ngành nghề, đó là những lời buộc tội vi phạm Mình Thánh, giết người theo nghi lễ, đầu độc giếng nước, và lý thuyết khủng khiếp về những cuộc bách hại đẫm máu đi kèm với những lời buộc tội này, là những cuộc thảo luận tôn giáo được tổ chức một cách thông minh với phán quyết có lợi cho Kitô hữu được chuẩn bị sẵn, đó là hình phạt xử thiêu Talmud, đó là những nông lê Do Thái làm việc cho các ông hoàng và lãnh chúa, chỉ đơn thuần là hàng hóa không có ý chí hay quyền lợi của riêng họ, những người mà người ta trao đổi ở tỷ giá tốt nhất, những người mà người ta bán cho ai trả giá cao nhất, đó là những người cho vay nặng lãi {35} bị đẩy tới hoạt động này do một nền kinh tế đóng cửa họ khỏi mọi khả thể khác, bị toàn bộ những con người đoan chính phỉ nhổ và ghê tởm vì hoạt động này. Đó sẽ là một loại người dứt khoát bị đặt vào thế bị xã hội ngăn cấm, chuyên thúc ép để gây lợi nhuận lớn nhất cho các ông hoàng, bị thúc ép theo thú vui của họ, tiền bạc trao đổi giữa những ông lớn, buông thả theo bản năng thấp hèn của những đám đông quá bị kích thích, quá mẫn cảm bởi hình ảnh sùng đạo và khát máu, bởi một nền văn học cảm hóa và đáng sợ"{36}. Vào thời điểm của Dịch hạch Đen (1348-1350), chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm về tai họa, một tai họa sẽ tàn sát họ mọi nơi.
Một số nét quan trọng cho ta nhận ra những tình cảm từng khích động đa số dân Kitô giáo. Trước tiên, chúng ta hãy lưu ý đến việc không qùy gối lúc đọc lời cầu nguyện Pro Judaeis [cho người Do Thái], tự nó rất đẹp, của Thứ Sáu Tuần Thánh{37}. Chỉ mang tính địa phương, tuy nhiên, các phong tục khác đặc biệt cho ta thấy nhiều điều: tại Béziers, chẳng hạn, một phong tục chỉ bị bãi bỏ vào năm 1160 (bởi giám mục Guillaume), đã cho phép các Kitô hữu ném đá nhà của người Do Thái từ những giờ đầu tiên của thứ Bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá cho đến giờ cuối cùng của thứ Bảy sau Lễ Phục Sinh; hoặc ở nơi khác, có phong tục (hoàn toàn của giáo dân, nhưng hình như khá phổ biến) nạp thuế thân cầu đường bắt buộc đối với người Do Thái cũng như đối với động vật: "Trên mỗi con bò và con heo, và trên mỗi người Do Thái, phải nạp một xu"{38}; và lại một phong tục nữa (khá muộn, tôi tin vậy) tức phong tục tỏ lòng kính trọng vay mượn, vào ngày thứ Bảy đầu tiên của lễ hội hóa trang [carnaval], - và thật là một lễ hội phóng túng! – của những người Do Thái ở Rôma ngỏ với một chức sắc dân sự, người đã đặt chân lên gáy vị giáo sĩ trưởng, trước khi ông ta đứng dậy với lời nói: "Hãy đi"; và một lần nữa, có phong tục tát vào mặt [colaphisation], được thiết lập tại Toulouse vào đầu thế kỷ thứ mười một, và là sự kiện của các giáo sĩ: hàng năm, lễ vọng Phục sinh, một người Do Thái (thoạt tiên ông là chủ tịch của cộng đồng Do Thái ) phải bị tát vào mặt một cách công khai bởi một Kitô hữu (người lúc đầu là Bá tước Toulouse). Sau đó, cái tát vào mặt trở thành một cái tát nhẹ nhàng hơn nhưng không kém phần là cái tát có ý nghĩa lễ nghi, với điều kiện cộng đồng Do Thái phải nộp thuế cho tập đoàn tu sĩ vừa đáng kính vừa khôn khéo.
Nhưng điều quan trọng hơn hết cần chỉ ra là vai trò của hình ảnh được trình bày cho các tín hữu trong các bài đọc ở Nhà thờ; (Những hình ảnh này được ghi ở mặt sau của sách cuộn mà vị linh mục đang sử dụng, để khi ngài đọc, mọi người có thể chiêm ngưỡng chúng). Chúng ta đừng quên rằng, như Cha Jean-Julien de Santo Tomas lưu ý{39}, thời Trung Cổ tôn giáo là một nền văn minh của hình ảnh.
"Chỉ thông qua một quá trình tiến hóa chậm chạp và trong tương quan qua lại với các sự kiện chính trị và tôn giáo của thế giới Kitô giáo, mà khuôn mạo người Do Thái đã trở thành rập khuôn. Nghệ thuật thời Charlemagne và thời Ottonien không có thuộc tính biểu tượng nào để phân biệt người Do Thái với Kitô hữu đến nỗi kèm theo hình ảnh là một lời thuyết minh nhằm để nhận diện các nhân vật. Sau năm 1096, niên biểu của cuộc thập tự chinh đầu tiên, do đó, của một thực hành Kitô giáo theo đó người Do Thái thấy mình bị loại trừ, đã xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt"{40}; hoặc trên quần áo (biểu hiệu đùi bê hoặc chiếc mũ nhọn), hoặc có tính biếm họa. Và những bức tranh nhỏ được Blumenkranz nghiên cứu cho chúng ta thấy điều gì? Những người lính La Mã (kể cả chính Philatô) đội mũ nhọn khi họ đánh đòn Chúa Kitô hoặc nhạo báng Người hoặc đóng đinh Người vào Thập giá, - điều cần thiết là một mình người Do Thái phải chịu tội. Người Do Thái "giữ vai trò kẻ thù của Giáo hội, kẻ ác, kẻ xấu xa, kẻ lạc giáo luôn ở vị trí đầu tiên trong mõm con quái vật địa ngục" {41}. Và làm thế nào lòng căm thù của mọi người đối với người Do Thái không dâng cao, khi những người Do Thái mà họ nhìn thấy đang đánh đòn Chúa Giêsu, đóng đinh vào tay Người và sỉ nhục Người trên Thập giá "ăn mặc giống hệt người bán hàng rong, chủ tiệm và người cầm đồ đương thời?" {42} Cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô được trình bày trước mắt khán giả "như một tội ác được vĩnh viễn lặp đi lặp lại, trong đó người hàng xóm Do Thái của họ luôn thấy mình tham gia vào" {43}. "Tin Mừng tình yêu đã trở thành, với sức mạnh mãnh liệt của hình ảnh, một trường học dạy khinh miệt và hận thù"{44}.
7. Điều này có nghĩa gì, nếu không phải là trong giai đoạn thứ ba, đang làm chúng ta bận tâm lúc này, lòng căm thù dân Do Thái đã dứt khoát chiếm chỗ trong lòng các Kitô hữu? Lòng hận thù có tính tôn giáo trong yếu tính (ngay cả lúc nó ngỏ với kẻ cho vay nặng lãi bị ghê tởm vì những lý do khác, - anh ta cũng như những người khác đều là kẻ bị nguyền rủa vì đã giết Chúa Giêsu); hận thù “Kitô giáo” sẽ còn lâu mới chấm dứt. Chúng ta hãy nhớ lại những lời nói tàn bạo của Bossuet, vào năm 1652, tại nhà thờ chính tòa Metz: "Người đã phân tán họ trên toàn trái đất. Vì lý do gì? Hệt như các quan tòa, sau khi đã đánh nhừ tử một số kẻ bất lương đã ra lệnh trưng bầy chúng ở một số nơi, trên các con đường chính, tứ chi của chúng bị xé nát, để gieo rắc nỗi sợ hãi cho những kẻ bất lương khác; sự so sánh này làm bạn kinh hoàng: Thiên Chúa cũng cư xử gần như cùng một cách... Người đã phân tán họ khắp đó đây giữa thế gian, mang tứ phía dấu ấn báo thù của Người in rõ nơi họ; dân tộc quái dị, không có bếp lửa cũng không có nơi chốn..., bây giờ trở thành trò cười và sự căm ghét của mọi người, khốn khổ mà không được ai thương hại; trở thành trò cười cho những người ôn hòa nhất... Và Thiên Chúa bảo vệ người Do Thái không phải vì bất cứ lý do nào khác; mà chỉ để tấm gương báo thù của Người kéo dài mãi mãi ". Nếu Bossuet có thể thốt ra những lời này với một vẻ điềm tĩnh bình thản, đó là vì ngài đã dựa vào một truyền thống vững chắc, có từ hậu bán thời Trung cổ.
Có tính tôn giáo từ trong yếu tính, lòng căm thù mà tôi đang nói đã có chổ sưởi ấm ở tận đáy tâm hồn, một loại kính hội tụ nuôi dưỡng nó bằng ngọn lửa của lò sưởi này; tôi muốn nói tới ý niệm dân giết Chúa, - tính từ "giết Chúa" là một phần tạo ra bản thể, và chỉ một dấu hiệu của sự chúc dữ được in sâu mãi mãi và trở thành đồng bản thể: dân giết Chúa hôm qua, hôm nay, ngày mai; nó có giết Chúa trong da của nó, nó là dân giết Chúa y như nó là dân Do Thái.
Người ta thấy rằng các chữ "kẻ giết cha mẹ" {45} và "kẻ giết Chúa" {46} được áp dụng cho người Do Thái nơi một số Giáo phụ của Giáo hội, tuy nhiên, như tôi đã lưu ý ở trên, không có lòng căm thù thực sự nào trong lòng các vị. Đó chỉ là cuộc gây hấn bằng lời nói - vừa cực đoan vừa hùng hồn, do sự kịch liệt của các cuộc bút chiến truyền giáo, mà tôi gọi là 'ý tưởng phát ra bằng lời' hay 'ý tưởng phát ra trên giấy'. Nhưng cuối cùng công thức đã ở đó một cách tiềm ẩn, mặc dù bị lược bỏ ý nghĩa "có chất thể" mà tôi vừa trình bầy. Nó hẳn đã thực hiện một cuộc hành trình ngầm rất dài, trong tận cùng linh hồn và trải qua nhiều khủng khiếp của lịch sử, sau năm hoặc sáu thế kỷ, mới vươn tới 'ý tưởng ma cà rồng' {47} mà tôi vừa đề cập và mang theo trong đó tội giết người và hận thù.
Trái tim và tinh thần phụ thuộc lẫn nhau. Bắt đầu từ thế kỷ thứ mười một, ý niệm về một dân tộc giết Chúa vĩnh viễn hẳn đã chuốc độc tinh thần của dân Kitô giáo tới tận những tầng sâu thẳm của con vật vô thức, vì trái tim của nó đã bị đầu độc bởi lòng căm thù người Do Thái. Ý niệm ‘dân tộc giết Thiên Chúa' và lòng căm thù tôn giáo đối với người Do Thái nối kết với nhau như xương với thịt{48}.
Các vị Giáo Hoàng đã lên án bạo lực và hết sức bảo vệ người Do Thái
8. Lòng thù ghét dân Do Thái thời trung cổ là sự kiện của quần chúng và của nhiều người thuộc giới trưởng giả và qúy tộc, và của nhiều người trong hàng giáo sĩ cấp thấp.Các nhân sự cao cấp của Giáo Hội, nhất là ngôi vị Giáo Hoàng, không hề mắc lỗi trong vấn đề này.
Việc Tòa Thánh đối xử với người Do Thái thay đổi theo từng thời kỳ. Các vị Giáo Hoàng, kể cả các vị nghiêm khắc nhất trong các luật lệ của mình, cũng không bao giờ biết đến sự thù ghét này.Các vị biết đọc Thánh Phaolô mà không yêu cầu ngài phải viết ngược lại với những điều ngài đã viết.
Tôi vừa nhắc đến việc ra luật lệ. Các luật gia cảm thấy dễ chịu hơn nhiều trong việc biểu lộ tính nghiêm khắc của chúng vì giữa việc soạn thảo chúng và việc thông qua chúng thành luật, họ biết có một biên tế rất lớn. Dưới triều Đức Innôcentê III (1198-1216), sau đó, dưới triều Đức Phaolô IV (1555-1559), Piô V (1566-1572), Clêmentê VIII (1592-1605), các mệnh lệnh nhằm bảo vệ các Kitô hữu khỏi lây nhiễm người Do Thái vừa gây phiền nhiễu vừa hết sức tỉ mỉ. Ngày nay, người ta phải dụi mắt khi đọc một sắc lệnh của Thánh bộ Trừng giáo (Inquisition) về chủ đề này {49} ngày 15 tháng 9 năm 1751, 38 năm trước khi có Tuyên ngôn nhân quyền (có thế chứ! nhưng chính nữ thần Lý Trí đòi quyền tác giả, mặc dù các nguồn xa xăm của nó quả có tính Tin Mừng {50}). Tuy nhiên, tính nghiêm khắc tôi vừa nhắc đến không liên quan gì tới lòng thù ghét người Do Thái, nó liên quan tới nguyên tắc này (mà người ta không chỉ sử dụng chống lại người Do Thái, và là điều chúng ta sẽ bận tâm sau này) là các giới hạn luật lệ phải được sử dụng để bảo vệ đức tin.
Lúc này, ta hãy tạm bỏ qua các luật gia, và hướng về thực tại hiện sinh và các chứng từ do đời thực mang lại. Thực vậy, chính trong các lãnh thổ Giáo Hoàng, người Do Thái ít bị đối xử tệ hại hơn cả (người ta biết khá rõ trường hợp “người Do Thái Avignon”) và điều này đúng cho cả các thời kỳ trong đó họ bị phiền nhiễu bởi các biện pháp luật pháp mà nhờ khôn khéo họ đã tránh được một số (tuy nhiên, họ vẫn phải tham dự một loạt bài giảng bắt buộc, trong các lãnh thổ Giáo Hoàng). Trong suốt thời Trung cổ và các thời kỳ tăm tối nhất của thời này {51}, chính các vị Giáo Hoàng là những người đã bảo vệ và bênh vực họ. Hoàn toàn cố gắng ngăn cản việc cải đạo họ, Đức Grêgôriô Cả (590-604) đã lên án các bạo lực chống lại họ, đã ra lệnh phải tôn trọng việc thờ kính của họ và tự do lương tâm của họ, đòi cho họ được hưởng công bình và sự dịu dàng. Há các ngài không phải là các chứng tá sống động của lịch sử cứu rỗi, và của các kế sách của Thiên Chúa đối với nhân loại đó sao? Sắc chỉ của Đức Calixtô II (1120) lên án các bạo lực chống người Do Thái và phép rửa cưỡng bách của họ đã được xác nhận ít nhất 22 lần cho tới tận giữa thế kỷ 18. Đức Innôcentê III nghiêm khắc (1198-1216) đã bảo vệ họ chống các quấy nhiễu bất công; thời có bệnh dịch đen, Đức Clêmentê VI (1342-1352) đã vô vọng thực hiện nhiều cố gắng lớn để bảo vệ họ, và cung cấp nơi trú ẩn trong lãnh thổ Giáo Hoàng cho những người trốn thoát các vụ tàn sát tổng quát. Trước các nghiêm ngặt thời Phản Cải Cách, Đức Jules II (1503-1513) và Đức Lêô X (1513-1521) đã biểu lộ với họ cả lòng tin tưởng lẫn lòng nhân ái, Đức Clêmentê VII (1523-1534) và Đức Phaolô III (1534-1549) đã ban phát cho họ nhiều ơn huệ.
Nhiều Giám Mục cũng là bằng hữu của họ; nhiều người Do Thái than khóc trong các tang lễ của các ngài. Nếu những vị khác có cùng tâm tư như Bossuet, thì toàn bộ Giám Mục đoàn xét chung không có những tâm tình thù ghét người Do Thái. Sự thù ghét này, ngược lại, hết sức mạnh mẽ nơi Luther. Thời Phục Hưng đánh dấu buổi đầu nó biến mất. Nhưng Voltaire đã chứng tỏ rằng sự tức giận chống người Do Thái không hề thuộc trật tự tôn giáo và người ta rất dễ dàng thế tục hóa lòng thù hận này. Về phía Giáo Hội, thì gió đang thổi về hướng các Kitô hữu thừa nhận phẩm giá của Israel và các sợi dây bằng hữu cần được thiết lập giữa họ và Giáo Hội. Trước khi Công đồng Vatican I bị gián đoạn, hầu như mọi nghị phụ đều đã ký văn kiện Postulatum pro Hebraeis (Thỉnh cầu cho Người Do Thái) do anh em Nhà Lémann trình bầy, và ai cũng biết lời Đức Piô IX nói với họ: Vos estis filii Abrahae, et ego (các con quả là con cái Ápraham, và ta cũng thế).
Cuối cùng Công đồng Vatican II
Ngày nay, cuối cùng chúng ta hoàn toàn được giải thoát khỏi ý niệm dân giết Chúa và sự thù hận “Kitô giáo” đối với dân Do Thái. Chủ nghĩa phản Do Thái theo nghĩa tôn giáo mà lâu nay vốn làm vấy bẩn thế giới Kitô giáo dứt khoát đã biến mất. Và, giống như đối với ý niệm thánh chiến, đó là một trong các công phúc của Công đồng Vatican II. Ngôi vị của Giáo Hội, duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, đã long trọng làm cho tiếng nói của mình được nghe biết, một tiếng nói từ lâu vốn bị các bất hạnh và tội ác lịch sử bóp nghẹt.
“ Giáo Hội Chúa Kitô nhận thực rằng, khởi điểm của đức tin Giáo Hội và việc Chúa tuyển chọn Giáo Hội đã được tìm thấy nơi các Tổ Phụ, Môsê và các Ngôn Sứ theo như mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa. Giáo Hội tuyên xưng rằng mọi Kitô hữu đều là con cái Abraham theo đức tin (xem Gl 3:7), hàm chứa trong ơn gọi của vị Tổ Phụ này... Giáo Hội tin rằng Chúa Kitô, Hòa Bình của chúng ta, đã giao hòa dân Do Thái và Chư Dân bằng thập giá và làm cho cả hai nên một nơi Người (xem Ephêsô 2:14-16)... Giáo Hội cũng luôn nhìn thấy trước mắt lời của Thánh Phaolô Tông Ðồ viết về anh em đồng chủng của ngài ‘là những người được thừa nhận làm nghĩa tử, được vinh quang, có giao ước, luật pháp, lễ nghi, lời hứa, có các tổ phụ, và Chúa Kitô, theo xác thịt cũng từ họ mà ra" (Rm 9,4-5), là con của Trinh Nữ Maria... Thánh Kinh làm chứng Giêrusalem không nhận biết thời gian Chúa thăm viếng mình (xem Lc 19:44) và phần lớn dân Do Thái không tiếp nhận Tin Mừng; trái lại nhiều người còn chống đối việc bành trướng Tin Mừng (xem Rm 11:28). Tuy thế, theo lời Thánh Tông Ðồ, Thiên Chúa vẫn rất quý yêu người Do Thái vì Tổ Phụ họ và Ngài không ân hận vì đã ban hồng ân và kêu gọi họ (xem Rm 11:28-29)... Mặc dầu chính quyền Do Thái và thuộc hạ đã đưa đến cái chết của Chúa Kitô (xem Ga 19:6), nhưng không thể quy trách một cách hàm hồ những tội ác đã phạm trong khi Người bị khổ nạn cho hết mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho người Do Thái thời nay. Dù Giáo Hội là dân mới của Chúa, nhưng việc Chúa phế thải và nguyền rủa người Do Thái không thể coi như là kết luận của Thánh Kinh... Giáo Hội luôn phi bác mọi cuộc đàn áp đối với bất cứ người nào. Hơn nữa, nhớ mình có di sản chung với người Do Thái, cũng như được thúc đẩy bởi đức ái đạo hạnh của Tin Mừng chứ không phải vì lý do chính trị, nên Giáo Hội rất lấy làm đau lòng vì sự ghen ghét, đàn áp, những hành động của chủ nghĩa bài Do Thái trong bất cứ thời nào và do bất cứ ai chống lại người Do Thái... Giáo Hội bác bỏ mọi sự kỳ thị hoặc đàn áp chủng tộc hay màu da, giai cấp hay tôn giáo, vì thái độ ấy đối nghịch với tinh thần Chúa Kitô” {52}.
Còn 1 kỳ
Đấng Emmanuel Đi Tìm Quán Trọ
Sơn Ca Linh
21:49 17/12/2022
Ngươi biết đó,
Ngay từ thuở mịt mờ hồng hoang sáng tạo,
Ta vẫn thích,
Mỗi chiều chiều đến cùng ngươi dạo bước hàn huyên !
Cùng ngắm hoa xuân, nghe chim hót, ngắm ánh trăng lên…
Đơn giản thôi,
Sâu thẳm trong ngươi, in đậm bóng hình ta muôn thuở !
Ta vẫn muốn, ở lại cùng ngươi như mối tình duyên nợ,
Muốn đi chung đường và mãi mãi thuộc về nhau…
Nhưng có ai ngờ,
Ngay giữa đầu mùa xuân sáng tạo, tình vội úa màu,
Và cánh cửa địa đàng, bỗng dưng một chiều khép lại !
Từ dạo ấy,
Ngươi cứ chọn “nẻo không nhau” mà đi hoài đi mãi,
Hết chuyện “Cain, Abel”, nồi da xáo thịt, anh giết em,
Đến chuyện động trời, hè nhau kiêu ngạo xây tháp Babel…
Mà xét cho cùng, để loại trừ Ta ra khỏi vòng nhân thế !
Nhưng một khi thế giới vắng Ta, sẽ bầy hầy tồi tệ,
Địa đàng xanh hôm nào giờ hoang mạc đắng chát hoang vu !
Suối ngọt, hoa thơm… giờ bom rơi, đạn nổ… mịt mù,
Hôm nào anh chị em, bạn bè…
Bây giờ chỉ có gươm đao, súng đạn, hận thù lên tiếng !
Nhưng có người mẹ nào,
Lại ghét đứa con dại mà mình cưu mang miên viễn,
Mà cho dù có đi trong thế giới loài người,
Thì Ta, Ta vẫn không bao giờ quên ngươi,
Nên vẫn cứ lẵng lặng đi theo, đi tìm, gõ cửa !
Lịch sử càng dài lâu,
càng ghi thêm biết bao lần ước giao đoan hứa,
“Xuất Hành” với “Hòm bia Giao ước”, “cột lửa”, “cột mây”…
Ta đến với ngươi với sấm động uy hùng một thuở Si-Nai,
Nhưng cũng lại,
Một cơn gió hiu hiu của một thời Êlia trên Núi Thánh…!
Nhưng rồi đã đến lúc,
Ta muốn đích thân trao ban “Món Quà Phước Hạnh”,
Đấng Toàn năng bây giờ là “Đấng Thánh ở giữa ngươi”,
Là Thượng Đế tối cao, Con Thiên Chúa ở tận ngai trời,
Nhưng lại là “Emmanuel”, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” miên viễn !
Nhưng đã hai ngàn năm,
Ta vẫn không quên câu chuyện ngày “Ta đến”,
Một “quán trọ thường thôi”, Ta gõ khắp thị trấn Bê-lem,
Nhưng oái ăm thay, người ta vẫn đóng cửa cài then,
Hạng “khố rách áo ôm”…,
Đôi vợ chồng nghèo đành đi chỗ khác !
Ta có ở xa đâu, nhưng phải chăng vì ngươi tệ bạc,
Ta vẫn gõ cửa đi tìm, nhưng ngươi vẫn “đóng cửa cài then”.
Cho dẫu rằng: Ta mãi mãi là Đấng Emmanuel,
Nhưng chính ngươi,
Phải là “quán trọ Bê-lem” luôn sắp sẵn đợi chờ mở cửa !
Thế giới hôm nay,
Còn bao nhiêu “Quán trọ” ở Mascơva hay Ukraina rực lửa,
Rôma, Paris… hay Tokyo, New york vẫn đóng cửa cài then,
Vị “Thiên Chúa nghèo hèn”,
Hay “Tin Mừng bình an”… gần như không có chỗ để bon chen,
Nên hèn chi,
Chiến tranh, hận thù, đau thương…
Vẫn tràn lan trên vạn nẻo đường thế giới !
Đã hai ngàn năm Đấng Emmanuel vẫn đi tìm quán trọ,
Vẫn ước mong gặp được những cõi lòng như Maria, Giuse…
Như những chú mục đồng,
Nghèo xơ nghèo xác… chỉ có mỗi tấm lòng biết lắng nghe,
Vâng, nghe “Tin Vui Vĩ Đại”:
Đấng Emmanuel vừa sinh hạ nơi hang lừa máng cỏ !
Câu chuyện “Đấng Emmanel đi tìm quán trọ”,
Cứ mỗi một mùa đông lại lững thững trở về.
Chỉ biết nguyện cầu: cho thế giới “một mai qua cơn mê”,
Một thế giới đầy “những kẻ được Chúa yêu”,
Một thế giới hoà bình,
Như Tin vui ở cánh đồng Bê-lem của hai ngàn năm trước !
Sơn Ca Linh (Những ngày trước Giáng Sinh 2022)
VietCatholic TV
Biệt kích Ukraine vượt biên giới tấn công trên đất Nga. Quân Georgia phục kích lính đánh thuê Wagner
VietCatholic Media
03:11 17/12/2022
1. Chiến trường Bakhmut đẫm máu: 680 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 11 chiến xa. Quân tình nguyện Georgia phục kích lính đánh thuê Wagner.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 17 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các cuộc giao tranh ác liệt đang diễn ra chung quanh Bakhmutske, Soledar, và Pidhorodne.
Lữ Đoàn 93 Cơ Giới và Lữ Đoàn 58 Biệt Động là những đơn vị quân Ukraine phòng thủ thành phố Bakhmut ngay từ những ngày đầu đã được bổ sung thêm Lữ Đoàn Dù 71 và Tiểu Đoàn tình nguyện Georgia đã giải phóng được 22 khu định cư tính từ hôm thứ hai cho đến hôm thứ Sáu. Các báo cáo sơ khởi cho thấy Tiểu Đoàn tình nguyện Georgia đã phục kích một nhóm lính đánh thuê Wagner.
Cũng giống như Ukraine, Georgia đã bị Nga xâm lược vào tháng 8 năm 2008. Cuộc chiến Nga – Georgia diễn ra ở khu vực chiến lược quan trọng Nam Caucasus được coi là cuộc chiến tranh ở Âu Châu đầu tiên vào thế kỷ 21. Tiếc là Georgia đã không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Những gì người Nga làm ở Georgia đã được lặp lại gần như y hệt như vậy 6 năm sau đó tại Ukraine. Ở Georgia, Nga đã dựng nên cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Nam Ossetia và Cộng hòa Nhân Dân Abkhazia. Ở Ukraine, Nga cũng đã dựng nên cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk và Cộng hòa Nhân Dân Luhansk.
Chính vì nỗi uất hận đối với người Nga, một lực lượng lớn quân Georgia đã tham chiến với quân Ukraine tại các chiến trường nóng bỏng.
Trong 24 giờ qua, 680 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 5 xe tăng, 6 xe thiết giáp. Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết pháo binh Ukraine cũng đã mở 5 cuộc tấn công vào các hệ thống pháo binh và phòng không của quân Nga trong khu vực Zaporizhzhia loại khỏi vòng chiến 3 hệ thống pháo, và 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 16 tháng 12, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 97,270 binh sĩ Nga, phá hủy hay tịch thu 2,980 xe tăng, 5,952 xe thiết giáp, 1,946 hệ thống pháo, 410 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 211 hệ thống phòng không, 281 máy bay, 264 máy bay trực thăng, 1,648 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 592 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,563 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 172 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Nga cho rằng biệt kích và pháo binh Ukraine đã tấn công xuyên biên giới vào vùng Bryansk của Nga
Alexander Vasilievich Bogomaz, thống đốc của vùng Bryansk thuộc Nga đã lên tiếng cáo buộc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào thành phố Klintsy đến 3 lần trong tuần này.
Bryansk là một thành phố lớn và là thủ phủ hành chính của miền Bryansk của Nga, nằm trên sông Desna, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 379 kilômét về phía tây nam.
Klintsy là một thành phố ở tỉnh Bryansk, Nga, nằm trên sông Turosna, cách thủ phủ Bryansk 164 kilômét về phía tây nam, và nằm cách biên giới Ukraine khoảng 50 km. Dân số của thành phố là 63.100 người.
Theo Ông Bogomaz, tối thứ Năm rạng sáng ngày thứ Sáu, biệt kích Ukraine đã tấn công một kho đạn trong quận Ardon nằm ở phía nam thành phố Klintsy.
Ông không nêu rõ thiệt hại, nhưng giải thích rằng hành động này của quân Ukraine diễn ra sau các nỗ lực pháo kích bất thành của quân Ukraine vào địa điểm này. Theo lời ông, đêm thứ Tư, quân Ukraine đã phóng các hỏa tiễn tấn công. Hệ thống phòng không trên thị trấn Klintsy đã được kích hoạt và tất cả các hỏa tiễn “đã bị bắn hạ”.
Cũng theo lời ông, đây là lần thứ hai trong tuần Klintsy trở thành mục tiêu. Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông tuyên bố đêm thứ Hai người Ukraine “đã pháo kích vào lãnh thổ của thành phố”. Bogomaz cho biết “Hỏa tiễn đã bị hệ thống phòng không của ta bắn hạ, nhưng các mảnh vỡ của hỏa tiễn đã gây ra các thiệt hại cho nguồn điện cung cấp cho quận Ardon ở khu đô thị Klintsy.”
Video được đăng lên mạng xã hội cho thấy một camera phát trực tiếp hình ảnh đường phố trung tâm và đèn flash màu cam phát ra từ phía nam. CNN đã có thể xác định vị trí của camera phát trực tiếp từ bản đồ Google và kiểm tra chéo với video được đăng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, CNN đã không thể xác minh liệu các mảnh vỡ rơi xuống đã gây ra sự việc mất điện hay đó là do một cuộc tấn công trực tiếp.
3. Mỹ tuyên bố mở rộng huấn luyện cho lực lượng vũ trang Ukraine
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố mở rộng hoạt động huấn luyện cho các lực lượng vũ trang Ukraine ở Âu Châu “bao gồm huấn luyện diễn tập chung và huấn luyện tác chiến vũ khí phối hợp”.
“Huấn luyện cơ động vũ khí kết hợp là một bước hợp lý tiếp theo trong các nỗ lực đào tạo liên tục của chúng tôi bắt đầu vào năm 2014 để xây dựng năng lực của lực lượng vũ trang Ukraine”, Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Tướng Pat Ryder cho biết tại một cuộc họp báo.
Ryder cho biết chương trình sẽ đào tạo khoảng 500 người Ukraine mỗi tháng bắt đầu từ tháng Giêng và sẽ được tiến hành tại Đức bởi Bộ Tư lệnh Huấn luyện Quân đội số 7 của Bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu và Phi Châu.
“Trong quá trình này chúng tôi sẽ luôn linh hoạt và thích ứng dựa trên các đối tác Ukraine và tình hình đang phát triển ở Ukraine,” ông nói.
Ryder cho biết ông “không biết” rằng cuộc huấn luyện sẽ yêu cầu triển khai thêm lực lượng Hoa Kỳ hay không.
Ông nói: “Chúng tôi có các lực lượng đang tiến hành huấn luyện, vì vậy theo hiểu biết của tôi, không có sự gia tăng hỗ trợ đáng kể nào.”
Theo Ryder, Hoa Kỳ đã cung cấp loại hình huấn luyện này cho quân đội Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu từ năm 2014.
Ryder nói: “Khi Nga xâm lược, chúng tôi đã rút các huấn luyện viên của mình khỏi Ukraine, và vì vậy đây là sự tiếp tục của hoạt động huấn luyện mà chúng tôi đã cung cấp trước đây.”
Ryder nói thêm rằng khóa huấn luyện sẽ bao gồm “các bài tập bắn đạn thật, sau đó là huấn luyện cấp tiểu đội, trung đội và đại đội, sau đó sẽ kết thúc bằng huấn luyện cơ động cấp tiểu đoàn”.
4. Thủ tướng Shmyhal: Ukraine coi cuộc tấn công hôm thứ Sáu của Nga là một nỗ lực diệt chủng khác
Thủ tướng Denys Shmyhal coi cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào buổi sáng ngày thứ Sáu của Nga là một nỗ lực khác nhằm thực hiện hành vi diệt chủng đối với người dân Ukraine.
“Hôm nay, những kẻ khủng bố Nga đã nã pháo vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta lần thứ chín. Chúng tôi coi hoạt động khủng bố này của giới lãnh đạo Nga là một nỗ lực khác nhằm thực hiện tội ác diệt chủng đối với người dân Ukraine,” ông Shmyhal phát biểu như trên tại cuộc họp của Chính phủ hôm thứ Sáu
Theo ông, lực lượng phòng không Ukraine, như mọi khi, đã làm hết sức mình và ngăn chặn kẻ thù nhấn chìm đất nước vào bóng tối. “60 trong số 76 hỏa tiễn đã bị bắn hạ. Chúng tôi cảm ơn những người bảo vệ bầu trời Ukraine vì điều này”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng thời, Shmyhal lưu ý rằng lực lượng phòng thủ Ukraine cần nhiều vũ khí hơn và ngành năng lượng cần nhiều thiết bị hơn vì các cơ sở năng lượng - trạm biến áp cao thế và cơ sở phát điện - đã bị hư hại.
“Một lần nữa, hệ thống điện lại thiếu trầm trọng. Và hiện tại, việc tắt máy khẩn cấp đang được áp dụng gần như trên toàn quốc,” ông nói.
Như đã đưa tin, hôm thứ Sáu, ngày 16 tháng 12, Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn mới vào Ukraine. Do thiệt hại cho các cơ sở năng lượng, tình trạng mất điện khẩn cấp đã được áp đặt trên toàn quốc.
Thị trưởng Kyiv Vitaliy Klitschko xác nhận các vụ nổ ở các quận Desniansky, Dniprovsky và Holosiivsky của thủ đô. Kharkiv hoàn toàn mất điện do hậu quả của cuộc tấn công, một hỏa tiễn đã đánh trúng một tòa nhà dân cư ở Kryvyi Rih.
5. Quân đội Nga bắn 21 hỏa tiễn vào thành phố và quận Zaporizhzhia
Sáng thứ Sáu 16 tháng 12, quân đội Nga đã bắn 21 quả hỏa tiễn vào thành phố Zaporizhzhia và quận Zaporizhzhia.
Andriy Kurtiev, thư ký Hội đồng thành phố Zaporizhzhia, đã thông báo điều này trên Telegram.
“Sáng nay, kẻ thù quỷ quyệt đã tấn công vùng Zaporizhzhia. Theo đúng nghĩa đen, trong nửa giờ, những kẻ liều lĩnh chết tiệt đã bắn 21 hỏa tiễn vào Zaporizhzhia và quận Zaporizhzhia,” ông viết.
Kurtiev lưu ý rằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã gây ra tình trạng mất điện ở một số khu vực trong thành phố. Theo dữ liệu sơ bộ, không có ai bị thương.
Theo ông, đến thời điểm hiện tại, việc cung cấp điện đã được nối lại.
Kurtiev cũng cảm ơn Lực lượng Phòng không vì công việc khéo léo của họ: “Nhờ họ mà không phải tất cả các hỏa tiễn bắn vào Zaporizhzhia đều đạt được mục tiêu ngày hôm nay”.
Như đã đưa tin, vào thứ Sáu, ngày 16 tháng 12, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác vào Ukraine, nhắm vào các cơ sở năng lượng. Tình trạng mất điện khẩn cấp đã được áp dụng trên toàn quốc.
6. Lực lượng phòng không bắn hạ 60 trên 76 hỏa tiễn Nga
Hôm thứ Sáu 16 tháng 12, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 60 trong tổng số 76 hỏa tiễn do Nga phóng qua Ukraine.
Đại Tướng Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valeriy Zaluzhnyi đã cho biết như trên.
“Theo dữ liệu sơ bộ, sáng nay từ các khu vực Biển Caspi và Hắc Hải, kẻ thù đã bắn 76 hỏa tiễn, trong đó có 72 hỏa tiễn hành trình (Kh-101, Kalibr, Kh-22) và 4 hỏa tiễn không đối đất dẫn đường. (Kh-59/Kh-31P) vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Ukraine,” ông nói.
Theo Zaluzhnyi, 60 hỏa tiễn của kẻ thù đã bị phá hủy bởi hỏa lực phòng không của quân Ukraine.
“Khủng bố hỏa tiễn và những nỗ lực táo bạo của kẻ thù nhằm xuyên thủng hệ thống phòng không của Kyiv sẽ không buộc chúng tôi phải hạ vũ khí”, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang nhấn mạnh.
7. Bulgaria chấp thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine
Vào ngày 16 tháng 12, Quốc hội Bulgaria đã thông qua lần đọc thứ hai và cũng là lần cuối cùng thỏa thuận giữa Bulgaria và Ukraine về việc cung cấp vũ khí, thiết bị và đạn dược cho Ukraine.
Theo The Sofia Globe, 166 phiếu ủng hộ quyết định này, trong khi có 48 phiếu chống.
Tuần trước, các nghị sĩ Bulgaria đã bỏ phiếu thông qua danh sách vũ khí sẽ cung cấp cho Ukraine.
Chính phủ lưu ý rằng danh sách các vũ khí không được công bố vì nó chứa thông tin về tất cả các loại vũ khí của Bulgaria.
Hầu hết tất cả các nước thuộc khối Liên Xô cũ đều cung cấp viện trợ cho Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga. Chỉ một điều này thôi cũng đủ cho thấy cách cư xử của người Nga trong quá khứ đã để lại ấn tượng nào trong các quốc gia này.
8. Trung đoàn Nga thực hiện video kêu gọi cung cấp thiết bị: 'Các chàng trai đang đóng băng'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Regiment Makes Video Appeal for Equipment: 'The Boys Are Freezing'“, nghĩa là “Trung đoàn Nga thực hiện video kêu gọi cung cấp thiết bị: 'Các chàng trai đang đóng băng'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Một trung đoàn của Nga đã yêu cầu thêm thiết bị và vật tư y tế cho cuộc chiến ở Ukraine trong một video kêu gọi một cách tuyệt vọng, khi cả hai bên chuẩn bị cho một cuộc chiến mùa đông khắc nghiệt.
Chỉ huy của một nhóm binh sĩ được huy động từ khu vực Kemerovo của Nga đã gửi lời kêu gọi đến thống đốc khu vực, Sergei Tsivilyov, nói rằng những binh sĩ Nga được gởi đến đây gần như “trần truồng”.
Người chỉ huy nói: “Tôi là huấn luyện viên chiến đấu của trung đoàn 247, thành phố Stavropol. Tôi muốn kêu gọi thống đốc vùng Kemerovo, Sergei Yevgenyevich”.
“Những chiến binh mà bạn gửi cho chúng tôi đến Stavropol Krai gần như hoàn toàn khỏa thân. Họ không có nguồn cung cấp y tế. Vật tư y tế mà họ có chỉ là một chiếc cà mên”, người chỉ huy nói.
“Hãy xem bất kỳ chiến binh nào ở đây,” anh ta tiếp tục, chỉ về phía nhóm binh lính được huy động phía sau anh ta. Một người tiến lên vài bước, đứng bên cạnh anh.
“Họ gần như không được bảo vệ, chỉ có hai mảnh áo giáp. Mọi thứ khác, các mặt, hoàn toàn lộ ra ngoài. Họ thực tế không có gì khác,” người chỉ huy nói.
“Không có đồ lót giữ nhiệt, các cậu bé đang lạnh cóng,” anh nói thêm. “Làm sao có thể hoàn thành mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, ở đó khá lạnh.”
Người chỉ huy kết luận: “Chúng tôi muốn đề nghị các đồng chí giúp đỡ, mong các đồng chí lưu ý và có biện pháp giải quyết tương ứng. Chờ phản hồi từ bạn.”
Đoạn clip được chia sẻ bởi người dùng Twitter Dmitri, người làm việc cho WarTranslated, một dự án độc lập dịch tài liệu về chiến tranh sang tiếng Anh. Video đã được xem hơn 400,000 lần tại thời điểm viết bài.
Nga lần đầu tiên thừa nhận có vấn đề với thiết bị dành cho các binh sĩ được huy động vào ngày 26 tháng 10.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên vào thời điểm đó rằng Nga không có đủ trang thiết bị cho hàng trăm nghìn binh sĩ nhập ngũ theo sắc lệnh huy động ngày 21 tháng 9 của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Peskov cho biết một hội đồng mới được thành lập do Putin thành lập đang giải quyết các vấn đề về thiết bị và chính quyền khu vực đang làm việc để cung cấp “thiết bị còn thiếu”.
Max Bergmann, Giám đốc Chương trình Âu Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, trước đây đã nói với Newsweek rằng các vấn đề về thiết bị của phía Nga có thể sẽ đặt Ukraine vào một vị trí thuận lợi trong mùa đông này.
Ông nói: “Những gì chúng ta đang thấy là lính nghĩa vụ Nga đang bị ném ra mặt trận, nhiều người trong số họ có rất ít trang bị, họ được gửi đến mà không có những nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm.
“Trong mùa đông, bạn cần nhiều thiết bị hơn, bạn cần thiết bị thời tiết mùa đông, bạn cần khả năng giữ ấm. Vì vậy, trên thực tế, nhu cầu cho lực lượng trên chiến trường tăng lên, và tôi đoán là người Ukraine sẽ chuẩn bị khá tốt cho việc này, trong khi tôi không chắc lực lượng mới được huy động của Nga sẽ như thế nào”.
Hãng truyền thông Nga Sota đã công bố một đoạn video vào thứ Hai cho thấy những người lính được huy động nhận quà năm mới trong những chiếc hộp có biểu tượng của đảng Nước Nga thống nhất – là đảng cầm quyền hiện nay.
Một trong những hộp quà có thuốc lá, dao cạo râu, cà mên, túi băng, bột yến mạch, mì ống, gạo và đồ lót.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2022 Với Giáo Triều Rôma - Bài Thứ Ba: Cửa Đức Mến
VietCatholic Media
04:50 17/12/2022
Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 16 tháng 12, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa đã trình bày bài thuyết giảng tĩnh tâm thứ ba và cũng là bài cuối cùng cho Mùa Vọng 2022 trước Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma.
Sáu các bài thuyết giảng về “Cửa Đức Tin” và “Cửa Đức Cậy”, bài cuối cùng này có chủ đề: “Cửa Đức Mến”,
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
để Đức Vua vinh hiển ngự vào (Tv 24:7)
Trong ý định của chúng ta là mở các cánh cửa cho Chúa Kitô, Đấng đang ngự đến, chúng ta đã đến được cánh cửa trong cùng của “lâu đài bên trong”, là cánh cửa của nhân đức bác ái thần học, hay gọi tắt là đức mến.
Nhưng mở cánh cửa đức mến cho Chúa Kitô có nghĩa là gì? Phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta chủ động yêu mến Thiên Chúa? Đó là cách các triết gia ngoại giáo trả lời, dựa trên ý tưởng họ có về tình yêu của Chúa. “Aristotle nói Thượng đế tác động đến thế giới chừng nào Ngài được yêu thương”. Thiên Chúa được yêu là điều quan trọng hơn Ngài yêu chúng ta! Quan điểm triết học này đã hoàn toàn bị đảo ngược trong Tân Ước:
Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến đền tội cho chúng ta… Chúng ta yêu mến vì Người đã yêu thương chúng ta trước (1Ga 4:12.19).
Henri de Lubac đã viết: “Thế giới phải biết rằng sự mặc khải về Tình yêu Thiên Chúa làm đảo lộn mọi thứ mà người ta đã quan niệm về thần thánh”. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn chưa hoàn thành, và sẽ không bao giờ hoàn thành, việc rút ra tất cả những hậu quả từ cuộc cách mạng truyền giáo về Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Irênê dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần liên tục làm tươi mới kho tàng mạc khải, cùng với chiếc bình chứa đựng kho tàng đó, là truyền thống của Giáo hội. Với sự giúp đỡ của Ngài, chúng ta hãy cố gắng hiểu đâu là hệ quả cần được khám phá và nhất là phải sống nhân đức bác ái thần học.
Có nhiều luận thuyết về bổn phận và mức độ tình yêu dành cho Thiên Chúa, nói cách khác, về “Thiên Chúa để chúng ta yêu” (De diligendo Deo); Tôi không biết luận thuyết nào đề cập đến “Thiên Chúa yêu thương chúng ta”! Bản thân Kinh thánh là một chuyên luận về Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta; nhưng, bất chấp điều này, hầu như luôn luôn, khi chúng ta nói về “tình yêu Thiên Chúa”, Chúa là đối tượng chứ không phải là chủ ngữ của câu.
Đúng là Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi, là “điều răn đầu tiên và lớn nhất”. Đây chắc chắn là điều đầu tiên trong thứ tự của các điều răn; nhưng thứ tự của các điều răn không phải là thứ tự đầu tiên, thứ tự trên hết mọi thứ! Trước trật tự của các điều răn, có trật tự của ân sủng, nghĩa là tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Bản thân các điều răn được thành lập trên ân sủng; bổn phận yêu mến Thiên Chúa dựa trên việc được Thiên Chúa yêu thương: “Chúng ta yêu vì Người đã yêu chúng ta trước”, thánh sử Gioan vừa nhắc nhở chúng ta. Đây là nét mới lạ của đức tin Kitô giáo đối với bất kỳ nền đạo đức nào dựa trên “bổn phận” hoặc “mệnh lệnh tuyệt đối”. Chúng ta đừng bao giờ đánh mất điều này.
Chúng ta đã tin vào tình yêu của Thiên Chúa
Do đó, mở cánh cửa tình yêu cho Chúa Kitô có một ý nghĩa rất cụ thể: đó là đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, và tin tưởng vào tình yêu đó. “Chúng ta đã biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta”, Thánh Gioan viết trong cùng một bối cảnh (1 Ga 4:16). Giáng Sinh là biểu hiện - theo nghĩa đen của sự hiển linh – của lòng tốt và tình yêu Thiên Chúa dành cho thế giới. Thánh Phaolô viết “Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện (epephane), cứu rỗi tất cả mọi người”; và trong thư gởi Timôthêô, ngài nhắc lại một lần nữa: “lòng nhân hậu và tình yêu quảng đại của Thiên Chúa, vị cứu tinh của chúng ta đã xuất hiện” (Tit 2, 11; 3, 4).
Điều quan trọng nhất cần làm trong Lễ Giáng Sinh là đón nhận, đầy ngạc nhiên, hồng ân vô biên của tình yêu Thiên Chúa. Khi bạn nhận được một món quà, thật không tế nhị chút nào khi ngay lập tức đáp lại bằng một tay khác món quà hồi đáp của bạn, có lẽ đã được chuẩn bị trước. Người ta chắc chắn sẽ có ấn tượng bạn muốn trả cho xong, cho hết nợ ngay lập tức. Đầu tiên, cần phải tôn vinh món quà nhận được và người tặng nó, với sự ngạc nhiên và lòng biết ơn. Sau đó - gần như xấu hổ và khiêm tốn - người ta có thể mở món quà của mình, như thể nó chẳng là gì so với những gì mình đã nhận được. Món quà của chúng ta dành cho Chúa, trên thực tế, chẳng khác gì là hư không! “Hành động yêu thương” truyền thống, ít nhất là trong lời nguyện riêng tư và cá nhân, không nên bắt đầu bằng những từ như: “Chúa ơi, con hết lòng yêu mến Chúa”, nhưng phải là “Chúa ơi, con hết lòng tin rằng Chúa quá yêu con”.
Điều chúng ta phải làm trước hết trong lễ Giáng Sinh là tin vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chuyện này xem ra là một điều dễ dàng. Nhưng trái lại, đó là một trong những điều khó khăn nhất trên trần đời. Con người có xu hướng chủ động hơn là thụ động, làm hơn là để ai đó làm thay. Trong vô thức, chúng ta không muốn trở thành con nợ, mà là chủ nợ. Vâng, chúng ta muốn tình yêu của Thiên Chúa, nhưng như một phần thưởng, hơn là một món quà. Tuy nhiên, theo cách này, một sự thay đổi và đảo ngược được thực hiện một cách vô lý: trước hết, trên hết mọi thứ, thay cho món quà là bổn phận, thay cho ân sủng là lề luật, thay cho đức tin là việc làm.
“Chúng ta đã tin vào tình yêu!”: Đây là tiếng kêu mà chúng ta phải dồn hết sức lực để gào lên. Tôi gọi đó là “niềm tin hoài nghi”: đó là niềm tin không thể hiểu tại sao điều này lại có thể là sự thật, mặc dù chúng ta tin vào điều đó. Thiên Chúa – Đấng Vĩnh Cửu, Đấng Hiện Hữu, Đấng Tất Cả – yêu thương tôi và quan tâm đến tôi, trong khi tôi chỉ là một chút hư không lạc loài trong sự bao la của vũ trụ và của lịch sử! Tất cả những gì chúng ta có thể làm là nói cùng với nhà thơ: “Và thật ngọt ngào khi đắm tàu trong một vùng biển như vậy”.
Bạn phải trở thành một đứa trẻ để tin vào tình yêu. Trẻ em tin vào tình yêu, nhưng không dựa trên lý trí, nhưng theo bản năng, theo bản tính tự nhiên. Chúng được sinh ra tràn đầy niềm tin vào tình yêu thương của cha mẹ. Chúng xin cha mẹ những thứ chúng cần, thậm chí có thể bằng cách giậm chân khóc lóc, nhưng giả định không nói ra ở đây là chúng không phải là người đã làm ra hay có được những thứ ấy; nhưng đúng hơn chúng là những đứa trẻ và một ngày nào đó chúng sẽ là người thừa kế mọi thứ. Trên hết, chính vì lý do này mà Chúa Giêsu thường khuyên chúng ta nên trở nên như trẻ nhỏ để vào Nước Trời.
Thật không dễ dàng để trở thành một đứa trẻ một lần nữa. Sự từng trải, những cay đắng, những thất vọng của cuộc đời khiến chúng ta thận trọng, cảnh giác, đôi khi yếm thế. Tất cả chúng ta đều hơi giống Nicôđêmô. Chúng ta nghĩ “Làm thế nào một người có thể được tái sinh khi đã già?” (Ga 3: 4). Làm sao chúng ta có thể tái sinh, có thể phấn khởi, bỡ ngỡ trong ngày lễ Giáng Sinh như trẻ thơ? Nhưng Chúa Giêsu đã trả lời như thế nào cho Nicôđêmô? Thưa: Ngài phán “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3:5).
Được tái sinh không phải là kết quả của nỗ lực và tham vọng, hay sự phấn chấn của tâm hồn con người; đó là công việc của Chúa Thánh Thần. Ở đây Chúa Giêsu không chỉ nói về phép rửa; ít nhất không chỉ là phép rửa bằng nước. Đó là vấn đề tái sinh và phép rửa “trong Thần Khí”, hay “từ trên cao” (Ga 3:3), có thể được lặp lại nhiều lần trong suốt cuộc đời của một người. Đây là điều mà các tông đồ và môn đệ đã trải nghiệm trong Lễ Hiện Xuống và chúng ta cũng nên ước ao để biết được ở một mức độ nào đó về “Lễ Hiện Xuống mới” mà Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã xin Chúa cho toàn thể Giáo Hội khi công bố Công Đồng.
Điều cốt yếu của Lễ Hiện Xuống được hàm chứa trong những lời này ở câu 4 của chương thứ hai sách Tông Đồ Công Vụ “Mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần”. Câu ngắn gọn mà chúng ta đã nghe hàng ngàn lần này có nghĩa là gì? “Tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần”: được thôi: nhưng Chúa Thánh Thần là gì? Thần học nói đó là tình yêu mà Chúa Cha yêu Chúa Con và Chúa Con yêu Chúa Cha. Chúng ta nói một cách thoải mái hơn: đó là sự sống, sự ngọt ngào, lửa, niềm hạnh phúc tuôn chảy trong Ba Ngôi, bởi vì tình yêu là tất cả những điều này cùng nhau và ở một mức độ vô hạn.
Vì vậy, nói rằng “mọi người đều tràn đầy Chúa Thánh Thần”, cũng giống như nói rằng tất cả mọi người đều tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa. Họ đã có một kinh nghiệm tuyệt vời về việc được Thiên Chúa yêu thương. Qua cái chết, Đức Kitô đã phá đổ bức tường ngăn cách tội lỗi và giờ đây tình yêu của Thiên Chúa cuối cùng có thể tuôn đổ trên các tông đồ và các môn đệ, nhận chìm họ trong đại dương bình an và hạnh phúc. Khi nói rằng “tình yêu của Thiên Chúa đã tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho chúng ta” (Rm 5:5), Thánh Phaolô chỉ mô tả – dưới hình thức tổng hợp hơn là tường thuật – biến cố Lễ Ngũ Tuần, được hiện thực hóa, cho mỗi người, trong lễ rửa tội.
Tình yêu của Thiên Chúa có một khía cạnh khách quan mà chúng ta gọi là ân sủng thánh hóa, hay đức ái được thấm nhuần, nhưng nó cũng bao hàm một yếu tố chủ quan, một tác động hiện sinh, bởi vì nó ở chính bản chất của tình yêu. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ tình yêu Chúa Thiên Chúa là một cái gì đó thuần túy khách quan, hay bản thể học, mà người có liên quan không nhận thức được. Không phải như thế. Món quà “trái tim mới” không xảy ra dưới sự gây mê hoàn toàn, giống như những ca cấy ghép tim bình thường! Chúng ta thấy điều đó từ sự thay đổi đột ngột xảy ra nơi các Tông đồ. Không còn sợ hãi, ganh đua, e dè; những người đàn ông mới, sẵn sàng vươn tới và hiến mạng sống của các ngài cho Chúa Kitô.
“Đức mến gây dựng”
Cuộc thảo luận về nhân đức đối thần là đức mến chắc chắn không kết thúc ở điểm này. Đó sẽ là một bài phát biểu dở dang, giống như một protosis, tức là một mệnh đề điều kiện, không được tiếp nối bởi một apodosis, hay một mệnh đề hệ quả. Mệnh đề điều kiện là: “Nếu Chúa yêu chúng ta nhiều lắm…”; thì apodosis, hay mệnh đề hệ quả, phải là: “chúng ta cũng phải yêu mến Ngài và yêu thương nhau”. Nhưng chúng ta có quá nhiều cơ hội để nói về việc thi hành bác ái đến nỗi chúng ta có thể bỏ qua một bên “nghĩa vụ” để chỉ đề cập đến vấn đề “quà tặng”. Do đó, tôi sẽ chỉ giới hạn bản thân mình trong một vài nhận xét ngắn gọn về những tác động xã hội và giáo hội của nhân đức bác ái thần học.
Người ta nói đức ái gây dựng: “Kiến thức thì kiêu căng, nhưng đức mến thì gây dựng” (1 Cr 8:1). Trước hết, nó xây dựng tòa nhà của Thiên Chúa là Giáo hội. “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.” (Eph 4:15-16).
Bác ái là điều tạo nên thực tại vô hình của Giáo hội, societas sanctorum, hay sự hiệp thông của các thánh, như cách gọi của Thánh Augustinô. Đó là thực tại của bí tích (res Sacramenti), là ý nghĩa của dấu chỉ Giáo hội hữu hình. Thánh Phaolô nói: “Đức ái vẫn còn” (1Cr 13,13). Nó là cái duy nhất còn sót lại. Một khi Kinh thánh, đức tin, hy vọng, các đoàn sủng, các thừa tác vụ và mọi thứ khác chấm dứt, thì đức ái vẫn còn. Mọi thứ sẽ biến mất, như khi giàn giáo được sử dụng để xây dựng được tháo dỡ và tòa nhà xuất hiện trong tất cả vẻ huy hoàng của nó.
Trong một thời gian nhất định, vào thời cổ đại, toàn bộ thực tại của Giáo hội được chỉ định bằng thuật ngữ bác ái đơn giản, agape. Điều này lập tức gợi nhớ đến câu nói nổi tiếng của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia: “Giáo hội Rôma là giáo hội chủ tọa đức bác ái (agape)”. Câu này thường được sử dụng khi đề cập đến chức năng ưu việt của Rôma và Đức Giáo Hoàng. Nhưng nó khẳng định không chỉ thực tế về tính ưu việt trong chữ “chủ tọa”, mà còn cả bản chất của nó, hoặc cách thức thực hiện nó “trong tình bác ái”. Đây là điều Giáo hội Rôma đã làm trong những thời điểm tốt đẹp nhất của mình và chắc chắn có ý định làm ngày nay, khi chọn – như trong hiến chế mới Praedicate Evangelium – đối thoại huynh đệ, tính đồng nghị và phục vụ như một phương pháp cai quản.
Tuy nhiên, bác ái không chỉ xây dựng xã hội thiêng liêng là Giáo hội, mà còn cả xã hội dân sự. Trong tác phẩm Thành phố của Chúa, Thánh Augustinô giải thích rằng có hai thành phố cùng tồn tại trong lịch sử: đó là thành phố của Satan, tượng trưng bởi Babylon, và thành phố của Chúa, tượng trưng bởi Giêrusalem. Điều phân biệt hai thực tại là tình yêu khác nhau mà chúng bị lay động. Động cơ thứ nhất là tình yêu vị kỷ dành cho bản thân bị đẩy đến mức khinh thường Thiên Chúa (amor sui usque ad contemptum Dei), động cơ thứ hai là tình yêu Thiên Chúa bị đẩy đến mức khinh miệt chính mình (amor Dei usque ad contemptum sui).
Sự đối lập, trong trường hợp này, là giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu chính mình. Tuy nhiên, trong một tác phẩm khác, Thánh Augustinô đã sửa chữa một phần sự tương phản này, hoặc ít nhất là cân bằng nó. Sự tương phản thực sự đặc trưng cho hai thành phố không phải là giữa tình yêu Chúa và tình yêu chính mình. Hai tình yêu này, nếu được hiểu một cách chính xác, có thể – và thực sự, phải – tồn tại cùng nhau. Sự tương phản thực sự là giữa nội tại của lòng yêu mến bản thân và tình yêu thiện ích chung hay tình yêu xã hội, mà ngài gọi là amor socialis. Thánh nhân phân biệt lòng yêu mến bản thân với tình yêu duy ngã chỉ nghĩ đến riêng mình, mà ngài gọi là amor privatus. Chính tình yêu riêng mình – tức là tính ích kỷ – đã tạo nên thành phố của Satan, là Babylon, và chính tình yêu xã hội đã tạo nên thành phố của Thiên Chúa, nơi sự hài hòa và hòa bình ngự trị.
Bác ái xã hội được sinh ra trên mảnh đất được Tin Mừng vun tưới, và thật kỳ lạ là trong thời hiện đại, cuộc chinh phục này đã được sử dụng như một lý lẽ để ném vào mặt Kitô giáo. Trong những thế kỷ đầu và trong suốt thời Trung cổ, bố thí là phương tiện tuyệt vời nhất để hành động trong lĩnh vực xã hội và giúp đỡ người nghèo. Đó là một giá trị Kinh thánh và luôn giữ được sự liên quan của nó. Tuy nhiên, nó không còn có thể được đề xuất như một cách thông thường để thực hành tình yêu xã hội, hay tình yêu thiện ích chung, bởi vì nó không bảo vệ phẩm giá của người nghèo và giữ họ trong tình trạng lệ thuộc.
Các chính trị gia và các nhà kinh tế phải khởi xướng các quá trình cấu trúc nhằm giảm bớt khoảng cách tai tiếng giữa một thiểu số người rất giàu và vô số người bị tước quyền thừa kế trên trái đất. Phương tiện thông thường đối với Kitô hữu là tạo ra những điều kiện trong lòng con người để điều này xảy ra. Đối với những người tham gia vào lĩnh vực xã hội, vấn đề là thúc đẩy điều được gọi là “học thuyết xã hội của Giáo hội”. Chẳng hạn, đối với các doanh nhân Kitô giáo, điều đó có nghĩa là tạo ra công ăn việc làm, như Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong cuộc gặp gỡ ở Assisi vào tháng 9 năm ngoái, dành cho các nhà kinh tế trẻ, những người được truyền cảm hứng từ giáo huấn xã hội của ngài.
Chỉ có tình yêu mới có thể cứu chúng ta
Trước khi kết thúc, tôi muốn đề cập đến một tác dụng ích lợi khác của nhân đức bác ái đối với xã hội mà chúng ta đang sống. Một tiên đề thần học nổi tiếng nói rằng ân sủng giả định trước bản tính con người, ân sủng không phá hủy bản tính con người, nhưng hoàn thiện nó. Áp dụng cho nhân đức đối thần thứ ba, điều này có nghĩa là bác ái giả thiết khả năng và khuynh hướng tự nhiên của con người là yêu và được yêu. Khả năng này có thể cứu chúng ta ngày nay khỏi một xu hướng đang diễn ra, nếu không được sửa chữa, sẽ dẫn đến một “sự phi nhân hóa” thực sự.
Tôi đã tham gia một cuộc tranh luận công khai ở London cách đây vài năm. Người điều hành đặt ra một loạt câu hỏi cho một số nhà thần học, trong đó có một giáo sư thần học từ Đại học Yale của Mỹ, một giám mục và nhà thần học Anh giáo và tôi. Câu hỏi quan trọng là như sau. Sau khi thay thế khả năng hoạt động của con người bằng robot, kỹ thuật này hiện đang trên đà thay thế khả năng trí tuệ của con người bằng trí tuệ nhân tạo. Như thế, con người còn lại cái gì là của riêng mình và cái gì chỉ dành riêng cho mình? Liệu có còn lý do để xem xét người máy một cách riêng biệt trong vũ trụ? Phải chăng người máy vẫn không thể thiếu, hay không hoàn toàn có hại cho tự nhiên?
Khi đến lượt tôi trả lời, với vốn tiếng Anh kém và hỏng của mình, tôi đã thêm một phản xạ đơn giản. Tôi nói, chúng ta đang làm việc trên một chiếc máy tính biết suy nghĩ: nhưng liệu chúng ta có thể tưởng tượng một chiếc máy tính biết yêu thương, xúc động trước nỗi đau của chúng ta và hân hoan trước niềm vui của chúng ta không? Chúng ta có thể quan niệm về một trí tuệ nhân tạo: nhưng liệu chúng ta có thể quan niệm về một tình yêu nhân tạo không? Có lẽ chính ở đây chúng ta phải đặt để cái cụ thể của con người và thuộc tính bất khả tương nhượng của con người. Đối với một người tin vào Kinh Thánh, có một lý do giải thích sự kiện này: đó là chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, và “Thiên Chúa là tình yêu”! (1 Ga 4, 8).
Bất chấp tất cả những sai lầm và hành vi sai trái của chúng ta, con người chúng ta không – và sẽ không bao giờ – là một điều phiền toái đối với trái đất! Khi kết thúc những suy tư triết học của mình về sự nguy hiểm của công nghệ đối với con người hiện đại, Martin Heidegger, gần như đầu hàng, đã thốt lên: “Chỉ có Chúa mới cứu được chúng ta!” Chúng ta có thể diễn giải rằng: chỉ có tình yêu mới cứu được chúng ta! Tuy nhiên, đó chắc chắn là tình yêu của Chúa chứ không phải tình yêu của chúng ta.
“Một Hài Nhi được sinh ra cho chúng ta”
Bây giờ chúng ta hãy hướng suy nghĩ của mình đến Lễ Giáng Sinh sắp đến với chúng ta. Với sự xuất hiện của Chúa Kitô, dòng sông vĩ đại của lịch sử đã đến chỗ tận cùng và bắt đầu lại ở cấp độ cao hơn. “Cái cũ qua đi, cái mới sinh ra” (2Cr 5,17). “Khoảng trống” lớn ngăn cách Thiên Chúa với con người, Đấng Tạo Hóa với tạo vật đã được lấp đầy. Không phải vô ích mà từ đó trở đi, lịch sử nhân loại được chia thành “trước Chúa Kitô” và “sau Chúa Kitô”.
Có những hình ảnh Giáng Sinh ngây ngô nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu Hài Đồng, đi chân trần, tuyết phủ quanh chân và cầm chiếc đèn lồng trên tay, vào ban đêm, sau khi gõ cửa, Ngài đang đợi trước một cánh cửa. Những người ngoại đạo tưởng tượng tình yêu như một đứa trẻ mà họ đặt tên là Eros. Đó là một đại diện mang tính biểu tượng, một thần tượng. Chúng ta biết rằng tình yêu đã thực sự trở thành một đứa trẻ; rằng bây giờ tình yêu là một thực tế, một sự kiện, thực sự là một con người. “Tình yêu của Chúa Cha đã hóa thành nhục thể”, vì thế một tác giả ở thế kỷ thứ hai đã diễn giải câu của Phúc Âm Thánh Gioan 1:14. Tình yêu thực sự trở thành một hài nhi: hài nhi Giêsu.
“Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3:21). Chúng ta hãy mở cửa trái tim cho Hài Nhi đang gõ cửa. Tôi nghĩ rằng, điều đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể làm vào Lễ Giáng Sinh không phải là dâng một cái gì đó cho Thiên Chúa, nhưng là đón nhận với sự kinh ngạc ân sủng là Con Ngài mà Thiên Chúa Cha ban cho thế giới.
Truyền thuyết kể rằng trong số những mục đồng đến gặp Chúa Hài Đồng vào đêm Giáng Sinh, có một cậu bé chăn cừu nghèo đến nỗi không có gì để dâng Đức Mẹ, cậu xấu hổ đứng sang một bên. Mọi người tranh nhau tặng Đức Maria món quà của họ. Đức Mẹ không thể đón nhận tất cả, vì phải bồng Chúa Hài Đồng trên tay. Nhìn thấy cậu bé chăn cừu bên cạnh với hai bàn tay trắng, cô liền ẵm Hài Nhi và đặt Hài nhi vào vòng tay cậu bé chăn cừu nghèo. Không có gì trong tay lại đem đến may mắn cho anh ấy. Hãy biến may mắn này thành của chúng ta nữa nhé!
Chúng ta hãy cùng hòa vào sự ngạc nhiên và hân hoan của phụng vụ được lặp lại vào Lễ Giáng Sinh – như một sự kiện đã hoàn thành và những lời của ngôn sứ Isaia (9:5) không còn là một lời tiên tri đơn thuần:
Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta,
một người con đã được ban tặng cho ta.
Người gánh vác quyền bính trên vai,
danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh,
người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình
Chúc mừng Giáng Sinh đến Đức Thánh Cha và tất cả anh chị em!
1. Aristotle, Siêu hình học, XII, 7, 1072b
2. Henri de Lubac, Histoire et Esprit, Aubier, Paris 1950, tr. v.v.
3. Giacomo Leopardi, The Infinite (Bản dịch của Henry Reed).
4. Ignace of Antioch, Thư gửi tín hữu Rôma.
5. Augustinô, De civitate Dei, 14,28.
6. Augustinô, De Genesi ad litamam, 11, 15, 20 (PL 32, 582).
7.Cf. Tommaso d'Aquino, S.Th. Chỉ số thông minh. 2. một. 2 ad 1 (gratia [praesupponit] naturam”); Chỉ số thông minh. 1, một. 8, ad 2 (gratia non tollit naturam, sed perficit).
8.Martin Heidegger, Antwort. Martin Heidegger im Gespräch, Gesamtausgabe, tập. 16, Frankfurt 1975.
9. Evangelium Veritatis, 23.
Source:Cantalamessa
Niềm vui vỡ oà: Sau 2 giờ nhiệt thành cầu nguyện, phép lạ Máu Thánh Gennaro hóa lỏng đã xảy ra
VietCatholic Media
05:08 17/12/2022
1. Tin vui: Máu Thánh Gennaro đã hóa lỏng lần thứ Ba trong năm nay
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và những âu lo về năng lượng tại Ý và rộng khắp Âu Châu, do cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine gây ra nhiều người đã dán mắt vào các phương tiện truyền thông để theo dõi buổi truyền hình trực tiếp các cử hành tại nhà thờ chính tòa Đức Bà của Napoli.
Theo tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, Đức Ông Vincenzo de Gregorio, Giám Đốc Nhà nguyện Thánh Gennaro, đã mở một chiếc két sắt chứa thánh tích, vào lúc gần 9 giờ sáng ngày thứ Sáu 16 tháng 12, theo giờ địa phương, tức là 3 giờ chiều giờ Việt Nam cùng ngày.
Khi đoàn rước tiến ra bàn thờ, Đức Ông nói với cộng đoàn rằng máu của Thánh Gennaro vẫn đặc cứng không có bất kỳ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có. Vị chủ tế thúc giục cộng đoàn tăng cường cầu nguyện, nhưng đừng sợ hãi. Sau khi thánh lễ kết thúc, không có bất kỳ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.
Anh chị em giáo dân vẫn ở tại chỗ liên tục cầu nguyện khẩn thiết ca hát những bài hát cổ, 'những người thân' của Thánh Gennaro, là những người từ sáng sớm đã cầu nguyện để làm tan cục máu đông, đã chứng kiến phép lạ của Thánh Gennaro diễn ra 2 giờ sau đó vào lúc 10:56 phút theo giờ địa phương, tức là lúc 4:56 phút chiều giờ Việt Nam. Máu khô đột nhiên hóa lỏng hoàn toàn.
Nói chuyện với anh chị em giáo dân, Đức Ông De Gregorio đã chia sẻ câu chuyện về sự chữa lành kỳ diệu được cho là nhờ sự can thiệp của Thánh Gennaro trong năm nay.
“Có một ông bố rất trẻ ôm đứa con gái mới vài tháng tuổi và người vợ đẫm nước mắt bên cạnh. Họ giải thích rằng cô bé này đã được chẩn đoán mắc một khối u ác tính, và chúng ta có thể tưởng tượng được sự hoang mang và đau lòng của anh chị ấy”
“Họ có mặt ở đây ngày hôm nay, để tạ ơn Thánh Gennaro vì ngay sau khi họ cầu nguyện với vị thánh bảo trợ vào ngày 19 tháng 9, họ đã nhận được tin từ các bác sĩ rằng khối u đã lành tính và em bé đã bình an vô sự.”
Đức Ông De Gregorio nói với cộng đoàn rằng ngài rất vui trước biến cố này và khích lệ anh chị em giáo dân cầu nguyện thêm cho người dân Ukraine vừa bị quân xâm lược Nga pháo kích dữ dội vào các cơ sở hạ tầng năng lượng để đẩy họ vào tình cảnh chết vì lạnh cóng.
Theo truyền thống, phép lạ Máu Thánh Gennaro hóa lỏng xảy ra ít nhất ba lần một năm: ngày 19 tháng 9, ngày lễ của vị thánh, ngày thứ bảy đầu tiên của tháng 5 và ngày 16 tháng 12, kỷ niệm Napoli được cứu khỏi vụ phun trào năm 1631 của Núi Vesuvius gần đó.
Máu Thánh Gennaro, vị giám mục sống ở thế kỷ thứ ba, đựng trong một lọ kín hình tròn, hóa lỏng trong cả tháng 5 và tháng 9 năm nay.
Khi phép lạ xảy ra, khối máu đỏ đã khô tích tụ ở một bên của lọ máu trở thành máu lỏng như bình thường, bao phủ toàn bộ tấm kính. Trong truyền thuyết địa phương, việc máu không hóa lỏng báo hiệu chiến tranh, nạn đói, bệnh tật hoặc các thảm họa khác.
Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của Thánh Gennaro không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Napoli làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennaro. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.
Ngài nói:
“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy Thánh Gennaro thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.
Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:
“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”
2. Nhật ký trừ tà số 118: Sự ra đời của niềm hy vọng của chúng ta
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #118: The Birth of Our Hope”, nghĩa là “Sự ra đời của niềm hy vọng của chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Sau một giấc mơ thật kinh hoàng đêm qua, tôi thức dậy và bắt đầu cảm thấy choáng váng. Cảm giác này từ đâu ra vậy? Sau một thời gian ngắn, tôi đã có thể xác định nguyên nhân của nó. Đó là một cảm giác vô vọng. Á. Tôi không nhớ mình đã từng cảm thấy bóng tối của sự vô vọng như vậy từ bao giờ.
Nó từ đâu ra vậy? Sau đó, cái nhìn sâu sắc đã đến: một số người đang được tôi trừ tà đang vật lộn với sự vô vọng. Không có gì lạ khi một nhà trừ tà sẽ nhận được một cú đấm, hoặc thậm chí có thể hơn thế nữa, từ những con quỷ đang tấn công các bệnh nhân của mình. Nó rất hữu ích trong việc chẩn đoán và hơn thế nữa.
Vì thế, tôi đã đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân của mình. Với chuỗi hạt Mân Côi trên tay, tôi đặt cả hai tay lên đầu và liên tục truyền lệnh: “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho lũ quỷ vô vọng hãy ra đi”. Một lần nữa và rồi một lần nữa. Sau một vài phút, tôi nghỉ một chút và thực hiện hiệp thứ hai và thứ ba. Sau đó, tôi cảm thấy tinh thần mình được nâng lên.
Vô vọng là một cảm giác rất xấu xa, nó thấm nhập tràn lan trong thế giới ma quỷ và trong các tầng sâu thẳm của địa ngục. Ngoài ra, nó là một trong những cuộc tấn công chính của Satan trong những ngày đại dịch này. COVID-19 là một loại virus thực sự giết người; nhưng Satan là một kẻ cơ hội và hắn đang lợi dụng nó và gieo rắc vô vọng khắp nơi.
Chúng ta sắp đón Lễ Giáng Sinh. Với sự giáng thế của Chúa Giêsu, hy vọng đã tràn vào trái đất của chúng ta và xua tan bóng tối của sự tuyệt vọng. Đầu tiên tôi đã học được một lần nữa, món quà tuyệt vời mà Chúa ban cho chúng ta: Giáng Sinh của Ngài là niềm hy vọng của chúng ta.
Source:Catholic Exorcism
3. Các cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng nhân mùa Giáng Sinh
Tòa Thánh vừa công bố lịch cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng cho mùa Giáng Sinh và tháng Giêng năm 2023 đã được phát hành.
Dù Ý đã bãi bỏ lệnh giới nghiêm vào 10 giờ tối được đưa ra trong thời gian cao điểm của đại dịch coronavirus, Đêm Giáng Sinh, ngày 24 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự tại thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 7:30 tối giờ địa phương.
Vào ngày lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc thông điệp Urbi et Orbi nghĩa là cho dân thành Rôma và thế giới và ban phép lành từ ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 12:00 trưa.
Ngày 31 tháng 12, Đức Thánh Cha dự kiến sẽ chủ sự Kinh Chiều Thứ Nhất và kinh Chiều Tạ Ơn Te Deum để tạ ơn cho một năm qua tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 5:00 chiều.
Vào ngày 1 tháng Giêng năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Trọng Thể kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10:00 sáng.
Tương tự như vậy, vào ngày 6 tháng Giêng, Lễ Trọng Chúa Hiển Linh, Thánh Lễ sẽ được cử hành lại tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10:00 sáng.
Cuối cùng, vào ngày 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cử hành Thánh lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa vào lúc 9:30 sáng tại Nhà nguyện Sistina. Ngài cũng sẽ rửa tội cho một số trẻ em trong Thánh lễ đó.
Source:Vatican News
Quân Wagner bị phục kích, tử trận. FSB: Mỹ huấn luyện biệt kích Ukraine ở Ba Lan rồi tung vào Nga
VietCatholic Media
15:48 17/12/2022
1. Lính đánh thuê Wagner tử trận trong trận phục kích ở Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Mercenaries Killed in Ambush During Battle for Bakhmut: Video”, nghĩa là “Video cho thấy Lính đánh thuê Wagner tử trận trong trận phục kích ở Bakhmut”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Một nhóm lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner của Nga đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích trong trận chiến giành thành phố Bakhmut có tầm quan trọng chiến lược, đoạn video từ chiến trường cho thấy.
Trong video, được chia sẻ với Newsweek, có thể thấy các thành viên của Quân đoàn Georgia chiến đấu bên cạnh Ukraine đang bắn vào lực lượng Nga từ các chiến hào gần thành phố ở miền đông Ukraine.
Người ta có thể nhìn thấy những người lính bắn từ một khu rừng trước khi video chuyển sang một khu rừng khác.
Vài giây sau, người ta có thể nhìn thấy những người lính của quân đoàn đang đi về phía một số xác chết trên mặt đất.
Các binh sĩ sau đó thu thập vũ khí và vật phẩm từ những người lính đã chết, bao gồm cả những thứ có vẻ là tài liệu, trước khi quay trở lại những cái hố nhỏ đã được đào sẵn để chống lại hỏa lực của kẻ thù.
Chỉ huy Quân đoàn Georgia Mamuka Mamulashvili nói với Newsweek rằng lực lượng của ông, bao gồm các binh sĩ Ukraine và Georgia, đã giết chết 11 lính đánh thuê của Nhóm Wagner trong một cuộc phục kích.
Vụ phục kích là một đòn giáng khác đối với nhóm lính đánh thuê khi trụ sở chính của họ tại một khách sạn ở thành phố Kadiivka, vùng Luhansk, bị thiệt hại nặng nề trong một cuộc tấn công.
Tập đoàn Wagner của Nga là một tổ chức lính đánh thuê đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột trên thế giới và bị cáo buộc thực hiện các tội ác chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi.
Các thành viên của lực lượng bán quân sự đã hỗ trợ các lực lượng ly khai tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng từ năm 2014 đến năm 2015. Lãnh đạo của lực lượng này, Dmitry Utkin, đã được chụp ảnh với hình xăm của Đức Quốc xã.
Mamulashvili nói thêm rằng Quân đoàn Georgia đã lấy đi bảy thiết bị kỹ thuật hạng nặng trong cùng một cuộc phục kích.
Khi được hỏi về tác động của cuộc phục kích và ý nghĩa của nó đối với nỗ lực chiến tranh, Mamulashvili nói với Newsweek: “Nó có nghĩa là một ngày bình thường, không hơn. Chúng tôi làm điều đó hàng ngày.”
Ông nói thêm rằng cuộc phục kích diễn ra vào thứ Hai và cuộc tấn công kéo dài bảy phút.
Nga cáo buộc Quân đoàn Georgia đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến ở Ukraine. Mamulashvili phủ nhận mạnh mẽ rằng quân đoàn có liên quan đến một vụ việc liên quan đến các tù nhân chiến tranh Nga ở làng Makiivka.
Anh ấy nói với hãng tin Georgia Civil Georgia rằng tuyên bố đó là “thông tin sai lệch của Nga” và đó “không phải là trường hợp đầu tiên người Nga làm như vậy.”
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong một báo cáo ngày 15 tháng 12 rằng trận chiến giành Bakhmut đã gây mệt mỏi cho các lực lượng Nga, những người “hiện chỉ tiến không quá 100-200 mét mỗi ngày sau khi tập trung nỗ lực chính của họ ở đó”.
ISW nói thêm rằng Nga đã không thiết lập nổi ưu thế trên không ở Ukraine và “phần lớn đã cạn kiệt kho vũ khí dẫn đường chính xác của mình”.
Nga đã cố gắng trong nhiều tháng để chinh phục thành phố nhỏ ở khu vực Donetsk, một trong bốn khu vực mà nước này sáp nhập vào tháng 9 thông qua các cuộc trưng cầu dân ý bị lên án rộng rãi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 10 tháng 12 rằng các cuộc pháo kích của Nga đã biến thành phố thành đống đổ nát. Số phận của thành phố vẫn chưa rõ ràng, với nhiều thông tin trái ngược nhau.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và Lực lượng Vũ trang Ukraine để bình luận.
Theo báo cáo của ISW ngày 15/12, các hãng truyền thông Nga cho biết giới chức nước này từ chối công nhận các thành viên Tập đoàn Wagner là những người tham gia cuộc chiến ở Ukraine.
“Các hãng đưa tin rằng chính quyền ở Smolny, St. Petersburg, không cho phép chôn cất một thành viên của Tập đoàn Wagner trong khu vực Anh hùng tại nghĩa trang Beloostrovsky, tuyên bố rằng anh ta không phải là quân nhân của Lực lượng Vũ trang Nga, báo cáo cho biết thêm.
“Một nguồn tin truyền thông Nga tuyên bố rằng chính quyền St. Petersburg đã đề xuất chôn cất người lính trong một khu vực dũng cảm mới thành lập, nhưng nhà tài chính Yevgeniy Prigozhin của Tập đoàn Wagner đã phản đối bằng cách hứa rằng cá nhân đó sẽ được chôn cất trong khu vực anh hùng.”
Vào tháng 10, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết Tập đoàn Wagner dường như đã thay đổi cách tuyển dụng binh lính và thậm chí họ đã nhận những tù nhân nhiễm HIV và Viêm gan C.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết trong bản cập nhật ngày 30 tháng 10: “Vào ngày 27 tháng 10 năm 2022, ông trùm người Nga Yevgeny Prigozhin đã đăng lên mạng, dường như thừa nhận cáo buộc rằng công ty quân sự tư nhân của ông, Tập đoàn Wagner, đã thay đổi tiêu chuẩn và đang tuyển dụng những tù nhân người Nga mắc các bệnh hiểm nghèo bao gồm cả HIV và Viêm gan C.”
“Vai trò của Tập đoàn Wagner đã phát triển đáng kể kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Trong các cuộc xung đột trước đây, nó duy trì các tiêu chuẩn tuyển dụng tương đối cao, với nhiều người điều hành nó trước đây từng là lính Nga chuyên nghiệp. Việc tiếp nhận các tù nhân có vấn đề nghiêm trọng về y tế làm nổi bật đường lối hiện ưu tiên số lượng hơn là kinh nghiệm hoặc phẩm chất.”
2. Mạc Tư Khoa cáo buộc Mỹ và Ba Lan can dự trực tiếp trong các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Moscow Accuses U.S. of Direct Involvement in Attacks on Russian Territory”, nghĩa là “Mạc Tư Khoa cáo buộc Mỹ và Ba Lan can dự trực tiếp trong các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mạc Tư Khoa được tường trình đã cáo buộc Mỹ và Ba Lan có liên quan đến việc chuẩn bị các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga sau khi Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga trong tháng này.
Một nguồn tin tại cơ quan an ninh Nga nói với TASS hôm thứ Sáu rằng dữ liệu từ các máy bay không người lái bị chặn cho thấy sự tham gia của cả hai nước trong kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công.
“Các cơ quan liên quan của Liên bang Nga đã phân tích các thành phần điện tử của các phương tiện bay không người lái bị đánh chặn, được Ukraine sử dụng để tấn công các cơ sở hạ tầng của Nga, đặc biệt là ở Sevastopol, Crimea, Kursk, Belgorod và Voronezh”, nguồn tin cho biết như trên khi nói với TASS, một hãng thông tấn nhà nước của Nga. Newsweek đã không thể xác minh độc lập các tuyên bố.
Ukraine đã phát động các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bên trong lãnh thổ Nga hơn một tuần trước, trong đó có một cuộc tấn công một kho xăng dầu trên một sân bay ở Kursk. Khu vực Kursk giáp Ukraine, nhưng các cuộc tấn công cũng được thực hiện xa hơn nhiều bên trong Nga.
Các quan chức Nga cho biết có hai vụ nổ—một tại sân bay Engels ở vùng Saratov, cách Ukraine khoảng 373 dặm hay 600 km, và một vụ khác liên quan đến một xe tải chở nhiên liệu bị nhấn chìm trong biển lửa tại sân bay Dyagilevo gần thành phố Ryazan, cách Ukraine khoảng 127 dặm hay 204 km về phía đông nam. Mạc Tư Khoa. Một cơ sở ở vùng Bryansk, cách biên giới Nga với Ukraine khoảng 50 dặm hay 80 km, cũng là mục tiêu tấn công.
Nguồn tin hôm thứ Sáu tuyên bố rằng các đánh giá của cơ quan Nga đã tiết lộ “sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ và Ba Lan vào việc hỗ trợ hậu cần quân sự quy mô lớn cho chế độ Kyiv, nhằm chuẩn bị và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố chung trên lãnh thổ Liên bang Nga.
“Hệ thống điện tử hàng không và trạm điều khiển máy bay không người lái được sản xuất bởi Spektreworks của Mỹ, là một công ty đã thực hiện điều chỉnh và kiểm tra ban đầu các máy bay không người lái tại sân bay Scottsdale ở Arizona.”
Nguồn tin cũng cho biết, các cơ quan an ninh Nga chỉ ra rằng quá trình lắp ráp cuối cùng và bay thử nghiệm các máy bay không người lái đã được tiến hành trên lãnh thổ Ba Lan, gần sân bay Rzeszow, nơi Mạc Tư Khoa tuyên bố được Mỹ và NATO sử dụng làm điểm tiếp tế chính cho lực lượng Ukraine.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Newsweek vào ngày 6 tháng 12 rằng Hoa Kỳ không khuyến khích Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ của mình.
Phát ngôn nhân cho biết: “Tổng thống Biden đã nói rất rõ ràng: Chúng tôi không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công ra ngoài biên giới của mình. Chúng tôi không biết khi nào cuộc chiến này sẽ kết thúc, nhưng chúng tôi biết điều này: Ukraine sẽ chiến thắng. Và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đoàn kết với Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết.”
Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc Ukraine sử dụng máy bay không người lái thời Liên Xô trong các cuộc tấn công ở Nga, nhằm “vô hiệu hóa máy bay tầm xa của Nga”. Một số chuyên gia cho biết máy bay không người lái được đề cập là Tu-141, được quân đội Liên Xô phát triển trong những năm 1970 và 1980.
Mặc dù Ukraine không trực tiếp nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công, nhưng họ đã tổ chức ăn mừng. Một quan chức cấp cao của Ukraine gần đây đã nói với ABC News rằng các lực lượng đặc biệt của Ukraine đã ở sâu bên trong lãnh thổ Nga và giúp hướng dẫn máy bay không người lái tới ít nhất một trong các căn cứ bị tấn công.
Trong cuộc họp của các ngoại trưởng NATO vào ngày 29 tháng 11 tại Bucharest, Rumani, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkēvičs đã khuyến khích Kyiv tấn công lãnh thổ Nga, nói rằng Ukraine có thể tấn công quân sự bên trong biên giới Nga vì Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Rinkēvičs nói với Bloomberg: “Chúng ta nên cho phép người Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công vào các địa điểm hỏa tiễn hoặc sân bay từ nơi các hoạt động đó đang được tiến hành.
Đại sứ quán Nga tại Riga, Latvia, bày tỏ sự bất bình với những nhận xét của Rinkēvičs vào thời điểm đó, mô tả chúng là “sự kích động gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn.”
Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công hỏa tiễn vào Ukraine trong những tuần gần đây, gây mất điện khi một số cơ sở năng lượng tấn công. Hỏa tiễn cũng tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng gần thành phố Zaporizhzhia phía nam.
Newsweek đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Ba Lan để bình luận.
3. Ukraine cho biết Nga mất 43 xe tăng trong 1 tuần khi cố gắng tiến lên
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 43 Tanks in 1 Week as Troops Struggle to Advance: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất 43 xe tăng trong 1 tuần khi cố gắng tiến lên”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã mất 43 xe tăng trong tuần qua khi các lực lượng của họ gặp khó khăn trong việc tiến lên, theo báo cáo từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Các lực lượng vũ trang của Ukraine cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày để nêu chi tiết về “tổng thiệt hại chiến đấu của kẻ thù.” Từ ngày 10/12 đến 16/12, các thông tin cập nhật cho thấy Ukraine đã phá hủy ít nhất 43 xe tăng Nga. Bản cập nhật ngày 12 tháng 12 cho thấy ít nhất 24 xe tăng đã bị phá hủy trong một ngày.
Thông tin cập nhật từ lực lượng vũ trang Ukraine được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến giữa hai quốc gia đang diễn ra, kéo dài gần một năm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2.
Trước những tháng mùa đông, nhiều người đã chỉ ra rằng Nga có thể không đạt được tiến bộ nào khi Ukraine tiếp tục phản công và cố gắng giành lại các khu vực do Nga kiểm soát.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật gần đây: “Lực lượng bộ binh của Nga khó có thể đạt được những tiến bộ đáng kể trên chiến trường trong vài tháng tới.”
Trong một đánh giá gần đây về chiến dịch tấn công của Nga, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết “Putin đang sử dụng hai nỗ lực quân sự đồng thời để theo đuổi mục tiêu cuối cùng là giành lại quyền kiểm soát Ukraine và bảo đảm các nhượng bộ lãnh thổ lớn”.
ISW đánh giá rằng các chiến dịch tấn công của Putin ở “vùng Donetsk, đặc biệt là xung quanh Bakhmut và ở khu vực Thành phố Avdiivka” được được thực hiện với hy vọng sẽ làm giảm khả năng của Ukraine trong việc bảo vệ bất kỳ lãnh thổ nào khác nhằm buộc Ukraine phải đàm phán ngừng bắn.
ISW cho biết: “Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn quy mô lớn của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine là nỗ lực quân sự thứ hai của Putin nhằm buộc Ukraine đầu hàng hoặc tham gia đàm phán theo các điều kiện của Putin”. “Trong suốt hai tháng qua, các lực lượng Nga đã sử dụng hỏa tiễn và máy bay không người lái để tấn công một cách có hệ thống vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự theo cách tạo ra các tác động tâm lý không tương xứng nhưng không đạt được các mục tiêu quân sự quan trọng”.
Trong một bản cập nhật vào sáng thứ Sáu, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, lực lượng Nga tiếp tục pháo kích các vị trí quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự ở các khu vực Zaporizhzhia và Kherson.
“Kẻ thù tiếp tục củng cố tuyến phòng thủ ở biên giới khu vực Kherson và Cộng hòa tự trị Crimea. Nó cũng tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ các cơ sở cung cấp nước cho lãnh thổ Crimea tạm thời bị xâm lược, đặc biệt là Kênh đào Bắc Crimea, bản cập nhật cho biết.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine để bình luận.
4. Tướng Zabrodskyi cho biết Nga sử dụng Iskander một cách có chọn lọc, chuẩn bị phóng thêm hỏa tiễn do Iran sản xuất.
Liên bang Nga sử dụng hỏa tiễn loại Iskander ở Ukraine một cách có chọn lọc hơn vì số lượng dự trữ hạn chế, thay vào đó họ chuyển sang hỏa tiễn Fateh-110 do Iran sản xuất và các biến thể cải tiến của loại hỏa tiễn này, Tướng Zolfaghar nói.
Trung tướng Mykhailo Zabrodskyi, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Verkhovna Rada về An ninh, Quốc phòng và Tình báo Quốc gia đã cho biết như trên.
“Kho dự trữ hỏa tiễn hành trình thuộc họ Iskander không phải là vô hạn của Nga và khả năng sản xuất chúng đang ở mức tối thiểu trong điều kiện chịu áp lực trừng phạt. Điều này đang buộc người Nga phải tìm kiếm các phương tiện hủy diệt khác, giá cả phải chăng hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bước đầu tiên như vậy là chuyển sang sử dụng rộng rãi máy bay không người lái tấn công kiểu Shahed. Bước tiếp theo, vốn đã được quan sát, là chuyển phần lớn nhiệm vụ tấn công chủ yếu sang các hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không. Đồng thời, do số lượng hỏa tiễn hành trình loại Iskander có hạn, việc sử dụng chúng trong thời gian tới sẽ trở nên có chọn lọc hơn và dự kiến sẽ nhằm vào các mục tiêu quan trọng nhất”
Đồng thời, ông tin rằng Nga sẽ sử dụng hỏa tiễn Fateh-110 do Iran sản xuất và phiên bản cải tiến của chúng, gọi là Zolfaghar, việc chuyển giao cho Nga đã được phát hiện một tháng trước. Các tính năng về phạm vi và độ chính xác, cũng như sự phức tạp về kỹ thuật đánh chặn sự đòi hỏi phải có các thiết bị phòng không cao cấp mà chúng ta không có, khuyến khích kẻ thù xem xét chính xác lựa chọn này.
Tướng Zabrodskyi cũng lưu ý rằng Nga tiếp tục chuyển các thiết bị hàng không từ các khu vực “hậu phương” để bổ sung những tổn thất phát sinh và vẫn có đủ nguồn lực để tiến hành chiến tranh trên không với cường độ như hiện nay trong vài năm tới.
“Điều đáng nói là số lượng nhóm hàng không xung quanh Ukraine hầu như không thay đổi kể từ cuộc xâm lược, tuy nhiên, thành phần chất lượng của nó đã xuống cấp đáng kể, do phía Nga buộc phải thay thế máy bay và trực thăng hiện đại bị mất trong chiến đấu bằng những chiến đấu cơ lỗi thời. Tình hình với hàng không chiến lược, đặc biệt là với phi đội máy bay ném bom mang hỏa tiễn Tu-22M3 và Tu-95MS, dường như không khiến bộ chỉ huy Nga lo lắng vì cho đến nay không có tổn thất nào đối với các máy bay này. Các máy bay chiến đấu-ném bom Su-30, Su-34 và Su-35 là những máy bay cường kích chủ lực của Không quân Nga tuy có bị bắn rơi nhưng Nga vẫn còn đủ để dễ dàng bổ sung các tổn thất. Xem xét tầm quan trọng sống còn của việc tấn công vào hạ tầng cơ sở của Ukraine, Bộ Quốc Phòng Nga xem ra đã quay sang sử dụng các chiến đấu cơ cho các mục tiêu hủy diệt thậm chí đến mức ít khi xuất hiện để phối hợp với bộ binh.”
Nói một cách dễ hiểu là, người ta sẽ thấy tổn thất của quân Nga trên các chiến trường tăng lên đáng kể vì họ không được không quân Nga yểm trợ. Tuy nhiên, người ta cũng sẽ thấy thêm nhiều cơ sở hạ tầng của người Ukraine bị tấn công.
5. Ukraine cho biết Nga tăng cường phòng thủ Crimea khi bán đảo này bị đe dọa
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Bolstering Crimea Defenses as Hold on Peninsula Threatened: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga tăng cường phòng thủ Crimea khi việc tiếp tục chiếm giữ bán đảo này bị đe dọa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga được cho là đang nỗ lực tăng cường phòng thủ cho Crimea khi các chuyên gia dự đoán rằng Ukraine có thể chiếm lại bán đảo bị tạm chiếm này trong năm tới.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong một bản cập nhật hoạt động hôm thứ Sáu rằng Nga “tiếp tục củng cố tuyến phòng thủ” ở biên giới Crimea và khu vực phía nam Kherson ở Ukraine. Bản cập nhật nói thêm rằng Nga cũng đang tăng cường phòng thủ và bảo vệ các cơ sở cung cấp nước cho bán đảo bị xâm lược, và các đơn vị Nga đã được cử đến để hỗ trợ nỗ lực này.
Newsweek không thể xác minh độc lập báo cáo và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xác nhận và bình luận.
Được bao quanh bởi Hắc Hải và Biển Azov, Crimea được nối với đất liền Ukraine bằng một eo đất hẹp. Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, mặc dù rất ít chế độ ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ tuyên bố này. Mỹ là một trong những quốc gia tiếp tục công nhận Crimea là một phần của Ukraine.
Mặc dù Nga đã kiểm soát bán đảo này nhiều năm trước khi xâm lược Ukraine vào tháng 2, nhưng các quan chức Ukraine đã nhấn mạnh rằng họ có kế hoạch giải phóng Crimea cùng với tất cả các lãnh thổ khác mà Nga đã chiếm giữ.
“Cuộc chiến này của Nga chống lại Ukraine và chống lại toàn bộ Âu Châu tự do đã bắt đầu với Crimea và phải kết thúc với Crimea – với sự giải phóng của nó,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu ngày 9 tháng 8. “Ngày nay không thể nói khi nào điều này sẽ xảy ra. Nhưng chúng tôi liên tục bổ sung các yếu tố cần thiết vào công thức giải phóng Crimea”.
Putin tuyên bố bốn khu vực bổ sung của Ukraine — Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson — được sáp nhập vào cuối tháng 9 sau khi tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý mà các quan chức Ukraine và phương Tây bác bỏ là bất hợp pháp. Vào giữa tháng 10, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ áp đảo nghị quyết kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế không công nhận tuyên bố chủ quyền của Nga đối với 4 khu vực đó.
Trong số 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, chỉ có Belarus, Triều Tiên, Nicaragua và Syria cùng với Nga bỏ phiếu chống lại nghị quyết.
Một số chuyên gia dự đoán rằng Ukraine sẽ hoàn thành mục tiêu chiếm lại Crimea vào năm 2023. Trung tướng Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Ben Hodges, cũng là cựu tướng chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, hôm thứ Hai dự đoán rằng quân đội Ukraine sẽ có thể giành quyền kiểm soát bán đảo Crimea bị xâm lược trước Tháng Tám.
Dan Soller, cựu đại tá tình báo quân đội Hoa Kỳ, cũng nói với Newsweek rằng ông hy vọng Ukraine sẽ phát động một cuộc tấn công lớn để chiếm lại Crimea vào mùa hè, miễn là quốc gia bị chiến tranh tàn phá này có khả năng làm như vậy.
53.5 triệu người theo dõi Twitter của ĐTC bằng 9 ngôn ngữ. Bước đi mới của độc tài Lukashenko
VietCatholic Media
17:04 17/12/2022
1. Thánh Lucy trở thành ánh sáng ở Scandinavia như thế nào?
Trong dịp Giáng Sinh, các tín hữu Kitô bao gồm người Công Giáo và người Chính Thống Giáo ở Nga có những lễ hội đặc biệt để kính Thánh Nicolas, cũng thường được gọi là Ông già Noel. Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, các tín hữu Kitô ở vùng Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển lại có những lễ hội mừng để kính Thánh Lucy tử đạo.
Vị tử đạo này chết ở Ý nhưng đã trở thành vị thánh nổi tiếng nhất của miền Scandinavia.
Vào thế kỷ thứ 3, một cô gái tên là Lucy hay Lucia trong tiếng Latinh, được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là quý tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, Lucy đã hiến dâng trinh tiết của mình cho Chúa Kitô, nhưng mẹ cô không biết điều đó và đã sắp xếp để cô kết hôn.
Lucy đã từ chối vì lời thề của mình và người đàn ông mà cô ấy phải kết hôn đã nổi giận, phản ứng mạnh và đưa cô vào chỗ chết vì lý do cô là một Kitô hữu. Điều này dẫn đến một cuộc tử đạo khủng khiếp, trong đó đôi mắt của cô bị khoét ra trước khi bị giết. Cô ấy chết ở Sicily, nhưng danh tiếng của cô ấy nhanh chóng lan rộng khắp Âu Châu. Khi các nhà truyền giáo Kitô giáo đến Scandinavia, họ đã mang theo câu chuyện về Thánh Lucy và cuộc đời cũng như cái chết của cô đã thu hút người dân địa phương.
Tên của cô ấy bắt nguồn từ từ tiếng Latinh lux, có nghĩa là “ánh sáng”, và có một câu chuyện khác về cuộc đời cô ấy kể rằng cô ấy đội một chiếc vương miện bằng nến để giúp cô ấy nhìn thấy trong các hang toại đạo của Kitô giáo.
Mối liên hệ của Lucy với ánh sáng đã gây được tiếng vang với những người Scandinavi. Họ tổ chức Lễ Đông chí, tức là ngày đen tối nhất trong năm, gần thời điểm diễn ra ngày lễ của cô, ngày 13 tháng 12. Cô là ánh sáng trong một nơi tối tăm và tấm gương trung thành của cô đã soi sáng trái tim và khối óc của họ trong nhiều thế kỷ sau.
Nhiều bài hát cổ của Thụy Điển nêu bật biểu tượng này, chẳng hạn như bài này.
Đêm bước đi nặng nề
xung quanh sân và nhà ở
Ở những nơi không có mặt trời chiếu tới,
bóng tối
Cô ấy đến trong ngôi nhà tối tăm của chúng tôi,
mang nến thắp sáng,
Thánh Lucia, Thánh Lucia.
Xin cầu cho chúng tôi.
Từ lòng sùng kính mãnh liệt xung quanh Thánh Lucy đã nảy sinh nhiều truyền thống về Ngày Thánh Lucy. Ở nhiều quốc gia vùng Scandinavi đã phát triển Lussibrud, một truyền thống mà con gái lớn nhất trong gia đình mặc một chiếc váy trắng và thắt lưng màu đỏ với một chiếc vương miện bằng nến trên đầu. Cô ấy đánh thức cả gia đình vào ngày 13 tháng 12 và mang đến cho họ nhiều loại đồ ngọt khác nhau.
Ngày Thánh Lucy là một ngày lễ lớn để chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, một ngày báo hiệu sự xuất hiện của ánh sáng Chúa Kitô vào ngày Giáng Sinh.
Source:Aleteia
2. Tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng tròn 10 tuổi: 53.5 triệu người theo dõi bằng 9 ngôn ngữ
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã gửi dòng tweet đầu tiên vào ngày 12 tháng 12 năm 2012. Vào năm 2020, một năm dữ liệu đặc biệt chủ yếu do đại dịch, các dòng tweet của @ Pontifex đã được xem tổng cộng 27 tỷ lần.
Vào lúc 11 giờ 30 sáng ngày 12 tháng 12 năm 2012, mười năm trước, phép lành đầu tiên của Đức Thánh Cha đã được ban phát qua mạng xã hội. Ngày nay, tài khoản @Pontifex, được mở vào ngày 3 tháng 12 năm 2012, là một trong những tài khoản Twitter được theo dõi nhiều nhất trên toàn thế giới.
Sử dụng tài khoản @Pontifex, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tweet “Các bạn thân mến, tôi rất vui được liên lạc với các bạn qua Twitter. Cảm ơn bạn đã trả lời một cách hào phóng. Tôi chúc phúc cho tất cả các bạn từ trái tim của tôi.”
Vatican News đã báo cáo một cột mốc quan trọng khác liên quan đến tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng: Hơn 50 triệu người theo dõi
Đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập, Vatican News cho biết tài khoản Twitter của Đức Giáo Hoàng đã đạt 53.5 triệu người theo dõi trên 9 kênh ngôn ngữ của Vatican News (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Ba Lan, tiếng Ả Rập và tiếng Latinh).
Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha có gần 19 triệu người theo dõi, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha hơn 5 triệu.
Từ tháng Giêng đến nay, tài khoản đã tăng thêm 800,000 người dùng. Các tài khoản tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể nhất.
Các dòng tweet với lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Ukraine của Đức Thánh Cha Phanxicô là nội dung thu hút nhiều tương tác nhất trong năm qua, tương tự như các dòng tweet với thông điệp gửi tới người dân và cộng đồng bị tổn thương bởi xung đột và thiên tai mà Đức Giáo Hoàng kêu gọi những người theo dõi tham gia cầu nguyện.
Cũng rất phổ biến là những thông điệp được đăng trong hai năm qua liên quan đến đại dịch. Lời nói của Đức Giáo Hoàng trong những thời điểm khó khăn được đánh giá rất cao trên Twitter.
Vào năm 2020, một năm đặc biệt bị ảnh hưởng bởi đại dịch, các tweet của @Pontifex đã được xem tổng cộng 27 tỷ lần
Source:Vatican News
3. Tổng thống Lukashenko bổ nhiệm Đại sứ cạnh Tòa Thánh Sergei Aleinik làm Ngoại trưởng mới.
Hôm thứ Ba, 13 tháng 12, Cơ quan truyền thông chính thức của Belarus, BelTa, cho biết, Đại Sứ cạnh Tòa Thánh Sergei Aleinik, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Belarus.
Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã ký sắc lệnh bổ nhiệm trước sự chứng kiến của tân Bộ trưởng và tân Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Không quân, Andrei Lukyanovich, người cũng được bổ nhiệm hôm thứ Ba.
Sergei Aleinik sẽ thay thế Vladimir Makei, người đột ngột qua đời vào ngày 26 tháng 11 ở tuổi 64. Báo chí quốc tế cho rằng Makei là một trong số ít các chính trị gia của Belarus tỏ ra chống đối ảnh hưởng của Nga.
Cho đến cuộc bổ nhiệm vào hôm thứ Ba, ông Sergei Aleinik, là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Belarus, đồng thời giữ chức Đại sứ tại Vương quốc Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan và Tòa Thánh.
Ông sinh ngày 28 tháng Giêng năm 1965 tại Minsk. Ông đã kết hôn và có hai con.
Sergei Aleinik sinh ra và lớn lên ở Belarus. Ông học tiếng Đức và tiếng Anh tại Học viện Ngoại ngữ Sư phạm Minsk và Học viện Ngoại giao ở Vienna. Ông đã dạy cả hai môn tiếng Anh và tiếng Đức trong nhiều năm. Vào đầu những năm 1990, khi Belarus giành được độc lập, Aleinik đã đăng ký học sau đại học về Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Áo.
Năm 1995, ông bắt đầu công việc ngoại giao đầu tiên với tư cách là lãnh sự tại Hague và sau đó trở thành Đại biện lâm thời tại Hà Lan. Trong thời gian ở Hà Lan, ông được thăng hàm đại sứ và làm việc tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva, kiêm Đại Sứ cạnh Tòa thánh và Dòng Malta.
Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao Belarus phụ trách quan hệ song phương với các nước Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ với nhiệm vụ cụ thể là mở rộng quan hệ ngoại giao của Belarus. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Nigeria, Ethiopia, Indonesia và Brazil.
Source:Sismografo