Ngày 17-12-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/12: Sinh hạ Chúa Giêsu – Sự khác lạ! – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:45 17/12/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của Bà là người công chính, không muốn tố cáo Bà, định tâm lìa bỏ Bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thiên thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần: Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội".

Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta".

Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền: Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.

Đó là lời Chúa
 
Con tim ngay lành
Lm. Minh Anh
14:26 17/12/2023

CON TIM NGAY LÀNH
“Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông”.

“Khủng hoảng bạn gặp có thể gọi là ‘tai ương’ do tình cờ, hay do người khác, thường mang lại cơ hội lớn hơn! Chúng có thể thúc đẩy sự trưởng thành tâm linh, chứng tỏ sự chính trực, tạo cảm giác tòng thuộc vào Chúa; và chuẩn bị bạn cho một sứ vụ đáng kinh ngạc… với điều kiện, trước tiên, bạn phải có một ‘con tim ngay lành!’” - Kin Hubbard.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhận định của Hubbard xem ra được áp dụng triệt để nơi Giuse. Tin Mừng hôm nay hé lộ một tiểu tiết ít được chú ý nhưng rất thú vị là, thiên thần chỉ hiện ra với Giuse sau khi ông quyết định làm một điều lành! Chúa chỉ tiết lộ nhiều hơn kế hoạch của Ngài cho bất cứ ai, miễn là người ấy biết phản ứng trước khủng hoảng bằng một ‘con tim ngay lành!’.

Với việc Maria có thai, một điều gì đó quá bất thường đối với một phụ nữ được biết là không thể chê trách, Giuse thầm suy, cầu nguyện và phân định. Về mặt pháp lý, Giuse có thể công khai ‘chuyện tình buồn’ của mình như một kế sách giải quyết; nhưng Giuse đã không hành xử như vậy. Trái lại, sẵn sàng để toàn bộ sự việc tự nó lặng lẽ giải trình, vì xem ra nó đã được giao cho Chúa; và đặc biệt, như thể Giuse để cho Maria được ưu tiên hơn trong mối ngờ vực này! Nghĩ điều lành cho người khác là một đức tính tuyệt vời! Nó phản ánh sự nhân ái của một ‘con tim ngay lành’. Bao tình bạn kết thúc, bao cuộc chiến bùng nổ, chỉ vì điều tồi tệ xảy ra là “do người khác, không phải do tôi!”.

Với Giuse, Thiên Chúa như muốn tiết lộ cho bạn và tôi rằng, “Trước một nan đề, con sẽ bắt đầu hiểu Ta hơn một khi con nhân ái nghĩ điều tích cực cho người khác!”. Quả thế, thiên thần Chúa đã đến mặc khải cho Giuse nhiều điều lạ lùng ẩn tàng sau cơn khủng hoảng, “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần; Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội!”. Ôi, Đấng ấy là “chồi non chính trực” - bài đọc một - Giêrêmia tiên báo, “Này, sẽ tới ngày Ta sẽ làm nẩy sinh cho nhà Đavít một chồi non chính trực!”; và “Triều đại Người đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị đến muôn đời” như tuyên xưng của Thánh Vịnh đáp ca.

Với những gì thiên thần dạy, Giuse đã thực hiện trọn vẹn; ông tiếp nhận bạn mình! Và điều quan trọng là thời gian sau đó, Giuse đã “ôm lấy Chúa Hài Đồng đến cùng”. Có thể nói, chỉ vì một giấc mơ! Nhưng tại sao chỉ dựa vào tính xác thực của một giấc mơ? Câu trả lời khá đơn giản. Mặc dù chỉ là một giấc mơ, nhưng nó đi kèm với quà tặng của niềm tin. Ngoài những gì lý trí cho biết Thiên Chúa đã nói với mình, Giuse còn đáp lại Ngài bằng một đức tin quảng đại và một ‘con tim ngay lành’ hào phóng.

Anh Chị em,
“Bạn phải có một ‘con tim ngay lành!’”. Với trái tim nhân ái nghĩ điều tích cực cho người khác, ‘tai ương’ của Giuse đã mang lại cho ngài một “cơ hội lớn hơn!”. Mùa Vọng, mùa để trái tim được đào tạo và chữa lành hầu có thể trở nên chính trực, tòng thuộc tuyệt đối vào Chúa; từ đó, có khả năng vượt qua các cuộc khủng hoảng, tai ương. Và kìa, như Giuse, có thể Chúa cũng đang chuẩn bị bạn và tôi cho một sứ vụ đáng kinh ngạc!

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con vuột mất “những cơ hội lớn hơn” khi không vượt qua tai ương. Và như thế, con không thể trải nghiệm những gì bất ngờ Chúa đang chuẩn bị!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lên án các cuộc tấn công vào dân thường ở giải Gaza: ‘Đây là chiến tranh; là khủng bố!
Thanh Quảng sdb
16:10 17/12/2023
Đức Thánh Cha lên án các cuộc tấn công vào dân thường ở giải Gaza: ‘Đây là chiến tranh; là khủng bố!'

Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra lời kêu gọi tha thiết chấm dứt “chủ nghĩa khủng bố” của chiến tranh, đồng thời lên án các cuộc tấn công quân sự của Israel vào Giáo xứ Công Giáo Thánh Gia ở giải Gaza, khiến hai tín hữu bị thiệt mạng và phá hủy một tu viện của Dòng Thừa sai Bác ái.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Chúa nhật vừa qua, trong giờ kinh “Truyền Tin”, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chấm dứt chiến tranh đang tàn phá Thánh địa, đặc biệt cầu nguyện cho các Kitô hữu đang ẩn náu tại Giáo xứ Công Giáo Holy Family ở giải Gaza.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cho biết ngài tiếp tục nhận những tin đáng lo ngại từ giải Gaza, nơi “thường dân không có vũ khí, đang là mục tiêu của các vụ đánh bom và súng đạn”.

Đức Thánh Cha Phanxicô lên án cuộc tấn công vào khu vực giáo xứ Công Giáo, “nơi không có kẻ khủng bố nào mà chỉ có các gia đình thường dân, trẻ em, người bệnh, người khuyết tật, và các nữ tu chăm sóc họ”.

Đức Thánh Cha nói: “Một người mẹ, bà Nahida Khalil Anton, và con gái bà, Samar Kamal Anton, đã thiệt mạng, và nhiều người khác bị thương bởi những kẻ xả súng khi họ đang tìm chỗ an toàn”.

“Một số người kết án, ‘Đây là hành vi khủng bố. Đây là chiến tranh.’ Vâng, đó là chiến tranh! Đó là khủng bố!” ĐTC nói. “Đó là lý do tại sao Kinh Thánh khẳng định rằng ‘Thiên Chúa chấm dứt chiến tranh… biến cung giáo thành lưỡi liềm lưỡi hái…’ (Thi Thiên 46:10). Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban bình an.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc nhớ tới nhiều người dân trên thế giới đang đau khổ vì chiến tranh.

Ngài nói: “Chúng ta đừng quên những anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh ở Ukraine, Palestine và Israel, cũng như ở nhiều nơi xung đột khác”. “Xin cho lễ Giáng sinh đang đến gần củng cố những cam kết, mở đưo72ng cho những giải pháp hòa bình.”

Cuộc tấn công của IDF vào giáo xứ Công Giáo

Hôm thứ Bảy, lực lượng Israel đã bắn phá dữ dội vào khu vực xung quanh một giáo xứ Công Giáo duy nhất ở giải Gaza.

Tòa Thượng phụ Latinh ở Jerusalem đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc rằng một xe tăng của IDF đã bắn tên lửa vào Tu viện Truyền giáo Bác ái, phá hủy máy phát điện của tòa nhà và gây ra một ngọn lửa lớn làm hư hại tòa nhà.

Hai tên lửa khác đã khiến tu viện đang chứa 54 người khuyết tật mà các Nữ tu của Mẹ Theresa chăm sóc bị phá hủy!

Tòa Thượng phụ cho biết: “Tu viện là nơi ở của hơn 54 người khuyết tật và là một phần của khu nhà thờ, được dành làm nơi dâng lễ cho các tín hữu kể từ khi chiến tranh bùng nổ”.

Hai Kitô hữu bị sát hại

Cùng ngày hôm đó, một tay súng bắn tỉa của Israel đã bắn chết hai phụ nữ đang trú ẩn trong khuôn viên nhà thờ Holy Family.

Nahida Khalil Anton, một phụ nữ lớn tuổi và con gái của bà, Samar Kamal Anton, được cho là đang rời khỏi nhà nhà thờ và chạy về phía Tu viện.

Tuyên bố cho biết: “Một người đã thiệt mạng khi bà ấy cố gắng đưa người kia đến nơi an toàn”.

Tay súng bắn tỉa đã bắn và làm bị thương 7 người khác khi họ cố gắng bảo vệ những người khác bên trong khuôn viên nhà thờ.

“Không có cảnh báo nào được đưa ra; không có thông báo nào được bá cáo!” Đức Thượng phụ cho biết. “Họ bị bắn một cách dã man trong khuôn viên của Giáo xứ, nơi không có kẻ thù nào!”
 
Tâm tư các mục tử về trạng huống tín hữu Gaza dịp Giáng Sinh 2023
Vũ Văn An
18:51 17/12/2023
Dario Salvi, thuộc AsiaNews, ngày 15 tháng 12 tường trình từ Giêrusalem rằng bị mắc kẹt ở Giêrusalem, Cha Romanelli, cha xứ giáo xứ Thánh Gia duy nhất ở Gaza, thường xuyên liên lạc với cha xứ phụ tá của mình và các tín hữu đang trú ẩn trong nhà thờ của mình. Nhiều yêu cầu của ngài đối với chính quyền Israel để quay trở lại “đã bị bỏ ngoài tai”. Ngài là “tiếng nói và ký ức” của các nạn nhân Kitô giáo và những người đau khổ. Cần có một thỏa thuận ngừng bắn vì mọi người thậm chí đang chết vì bệnh cúm ở Gaza. Ngài than thở: “Ngay cả một phút chiến tranh nữa cũng đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người chết, bị thương, nhiều người bệnh không được điều trị và có nhiều sự hủy diệt”.



Thực vậy, ngài nói, người Kitô hữu sống với “những cảm xúc mâu thuẫn” bởi vì, một mặt, họ coi nhà thờ, giáo xứ là “một nơi an toàn”, bất chấp các vụ đánh bom, trong khi, mặt khác, họ lại “đau khổ” bởi “ những tín hiệu” đến “từ bên ngoài: (Israel) tiếp tục chiến tranh, không có triển vọng ngừng bắn” và tên lửa “ngày càng đến gần hơn.”

Ngài nói với AsiaNews rằng hiện tại, ngài đang ở Giêrusalem (trước đây ngài ở Bêlem), không thể quay lại Gaza kể từ khi bắt đầu xung đột do biên giới của Israel đóng cửa.

Các cuộc không kích của Israel và các hoạt động trên bộ của quân đội "hiện đã đến khu vực giáo xứ", nơi "bốn người bị thương do mảnh đạn" và thiệt hại về vật chất đã được báo cáo, cụ thể là các tấm pin mặt trời trên mái nhà, đặc biệt là trường mẫu giáo trước đây nơi hàng trăm người hiện đang ngủ, nước rỉ ra do ngói vỡ, cũng như trong căn phòng dùng làm kho lưu trữ của giáo xứ.

“Một bể chứa nước và mái của một trong những tòa nhà của các Nữ tu dòng Mẹ Teresa cũng bị trúng đạn. Trẻ em và thanh thiếu niên bên trong vẫn sống tốt nhưng bị mất nguồn cung cấp nước và mưa mấy ngày nay đang tràn vào bên trong”.

Trong khi đó, ngay cả trong số các Kitô hữu, số nạn nhân cũng ngày càng gia tăng, bao gồm cả những ca tử vong liên quan đến chiến tranh và những ca tử vong do thiếu sự chăm sóc y tế, cho đến nay ít nhất là 22 người.

“Mười tám người chết trong vụ tấn công vào nhà thờ Chính thống Hy Lạp, 17 Kitô hữu và một người theo đạo Hồi. Vài ngày sau, một phụ nữ cũng bị thương trong vụ pháo kích. Sau đó, một phụ nữ lớn tuổi bị lính bắn tỉa Israel bắn, thi thể của bà được phục hồi vài ngày sau đó trong thời gian ngừng bắn ngắn ngủi.”

Hai người đàn ông cũng chết, “một người trong những ngày đầu của chiến tranh và người thứ hai, một người tị nạn trong giáo xứ, chết vì không còn chỗ để phẫu thuật.

“Cuối cùng, một nạn nhân khác ở phía nam, một nơi được cho là an toàn: một người đàn ông 34 tuổi, không thể đến phía bắc Gaza để phẫu thuật viêm ruột thừa, tình trạng trở nên nặng hơn và giết chết anh ta.”

Như các tổ chức quốc tế đã cảnh báo, vấn đề ném bom và vệ sinh môi trường đang tạo điều kiện cho một “cơn bão hoàn hảo”.

Cha Romanelli giải thích: “Ngày nay, những người mắc bệnh ở Gaza, dù bệnh nhẹ đến đâu, cũng có nguy cơ tử vong. Thực phẩm và nước uống đang thiếu hụt. Và bây giờ chúng tôi bắt đầu cảm thấy lạnh và ẩm ướt” vì nhiệt độ có thể xuống tới 10 độ âm (đóng băng).

Trong những nơi trú ẩn tạm bợ, trong nhà thờ, hội trường giáo xứ và trường mẫu giáo, “nơi mọi người ngủ trên sàn nhà, trên những tấm nệm tạm bợ, không có hệ thống sưởi. Ngay cả bệnh cúm cũng có nguy cơ gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng”.

Đầu tiên từ Bêlem và bây giờ từ Giêrusalem, vị linh mục quản xứ muốn trở thành “tiếng nói và ký ức” của những người đau khổ hoặc chết. “Họ biết rằng họ không bị bỏ rơi”, Cha Romanelli nói, khi nói về cảm xúc của giáo dân trong những tuần chiến tranh này, “cùng với 2.3 triệu cư dân đoàn kết lại trước những đau khổ to lớn”.

“Những cuộc điện thoại hàng ngày của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngay cả khi ngài bị bệnh và không thể nói chuyện dễ dàng, mang lại sự an ủi và khích lệ to lớn, cũng như tình đoàn kết và gần gũi của Thượng phụ (Pierbattista) Pizzaballa,” người đứng đầu Giáo hội Latinh tại Giêrusalem.

“Cũng có sự thất vọng sâu xa vì cộng đồng quốc tế không thể tìm được thỏa thuận ngừng bắn nhằm ngăn chặn bom và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận viện trợ và thuốc men, ngay cả ở miền bắc nơi có 400,000 người. Những viện trợ nhỏ nào nhận được đều đi về phía nam; không có gì đến được phía bắc. Mọi người đang kêu gọi hành động vì hòa bình và công lý, cũng như trả tự do cho các tù nhân” trong tay Hamas.

Giữa chiến tranh, bạo lực và đau khổ, các Kitô hữu ở Gaza đang chuẩn bị đón lễ Giáng sinh, thời điểm từng là thời điểm ăn mừng.

Cha Romanelli lưu ý: “Đó luôn là một khoảnh khắc đặc biệt, nhưng hôm nay cũng có nỗi buồn và thống khổ to lớn vì thậm chí không thể đạt được lệnh ngừng bắn chứ đừng nói đến hòa bình. Một tháng, một tuần, một ngày... Thậm chí thêm một phút chiến tranh nữa đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người chết, bị thương, người bệnh không được điều trị, sự tàn phá vốn đã rất lớn.

“Ít nhất, cần phải có một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, giống như trong các cuộc xung đột khác trong quá khứ”; nhưng vị linh mục thừa nhận, với nỗi buồn sâu xa, rằng hiện tại dường như chỉ có những cơn gió chiến tranh đang ngự trị.

Trong quá khứ, thời kỳ Giáng sinh chứng kiến Đức Thượng phụ đến thăm các Kitô hữu ở Gaza với Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ giáo xứ Thánh Gia vào Chúa nhật trước lễ Giáng sinh.

“Năm nay,” linh mục Người Argentina của Ngôi Lời Nhập Thể, thượng phụ, “đã nghĩ đến việc ở lại ba ngày và chúng tôi đã chuẩn bị việc này trong nhiều tháng. Rước lễ lần đầu và lễ thêm sức của trẻ em và thanh thiếu niên, những người khác mặc trang phục Hồng Y (để tỏ lòng kính trọng với tân Hồng Y) và các vị thánh với những tấm bảng kể câu chuyện của họ, cho đến việc thăm viếng người bệnh và người lớn sống một mình... Tất cả các sự kiện bị cắt ngắn bởi chiến tranh. Ngày nay thậm chí không thể rời khỏi giáo xứ vì mối nguy hiểm đến tính mạng là có thật”.

Đối với Cha Romanelli, những tuần chiến tranh và chia ly này đã mang lại “đau khổ. “Nhiều lần chúng tôi đã yêu cầu được phép quay trở lại” nhưng yêu cầu của ngài với chính quyền Israel đều bị phớt lờ.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc vì hòa bình và kể lại những gì đang xảy ra trong giáo xứ. Tôi đã ở Trung Đông được 28 năm. Lần đầu tiên tôi đến Dải Gaza là vào năm 2005 và tôi đã làm linh mục giáo xứ ở Gaza được bốn năm. Tôi biết từng nạn nhân Kitô giáo, đặc biệt là một người cha trẻ 30 tuổi mà tôi gặp lần đầu tiên khi ông còn lớn hơn một đứa trẻ một chút.”

Vị linh mục dừng lại ở đây, tưởng nhớ các nạn nhân và lập lại lời cầu nguyện cho hòa bình. “Tất nhiên, Israel có 5,400 người bị thương và khoảng 1,200 người chết (hầu hết thiệt mạng trong cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10, gây ra chiến tranh), nhưng hơn 50,000 người Palestine đã bị thương, trong đó có nhiều trẻ em, bị cắt cụt chân tay, trong khi số người chết là lên tới 18,600, trong đó có 7,000 trẻ vị thành niên… Đủ rồi, đủ rồi!”

Cha Ibrahim: 'Điên rồ' khi nói đến vụ 2 nữ giáo dân bị thảm sát

Cũng ký giả Dario Salvi, ngày 16 tháng 12, tường trình rằng: Các nạn nhân được cho là hai mẹ con, ít nhất 5 người trong số họ bị thương nặng. Cuộc tấn công được cho là vẫn đang diễn ra, các tay súng bắn tỉa nổ súng bừa bãi. Trước đó pháo kích dữ dội trong khu vực cũng đánh trúng nhà của các nữ tu của Mẹ Têrêsa. Đằng sau vụ tấn công là những tin đồn (vô căn cứ) về một bệ phóng tên lửa được giấu trong sân giáo xứ.



“Thật là một điều khủng khiếp, tất cả chúng tôi đều cảm thấy khủng khiếp”, Cha Ibrahim Faltas, thuộc Cơ quan Trông coi Đất thánh của Dòng Phanxicô và là giám đốc các trường Kitô giáo ở Thánh Địa, xác nhận qua điện thoại với AsiaNews về việc hai nữ Kitô hữu bị sát hại trong khuôn viên của giáo xứ Latinh Thánh gia ở Gaza, mà "lỗi" duy nhất của họ là họ đã "băng qua đường". Thật ra, cả hai đều muốn đi sang phía bên kia để đến tòa nhà của các nữ tu "và đã bị bắn chết."

Cha Ibrahim nói thêm, "Một sự điên rồ trong bối cảnh khủng khiếp, những người không còn mái nhà, sống trong tu viện và bị nhắm đến” không phải do lỗi của họ. “Đây là cách chúng tôi đang chuẩn bị sống Giáng sinh.”

Một thông báo được đưa ra trong những phút này bởi Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem xác nhận cuộc tấn công nhằm vào các Kitô hữu. “Khoảng trưa hôm nay, một tay súng bắn tỉa của IDF [quân đội Israel] đã giết chết hai phụ nữ,” tuyên bố được gửi đến AsiaNews bởi linh mục giáo xứ Gaza, Cha Fr. Gabriel Romanelli, "bên trong giáo xứ Thánh Gia ở Gaza. Nahida và Samar, đó là tên của hai mẹ con, "đã bị bắn chết" bởi một tay súng bắn tỉa, người cũng được cho là đã bắn chết những người khác đi ngang qua khu vực. Hai phụ nữ “đã bị giết một cách lạnh lùng bên trong các bức tường của giáo xứ, nơi không có chiến binh hay dân quân,” thượng phụ buộc tội.

Các Kitô hữu đang là mục tiêu ở Gaza, nơi quân đội Israel đang tiến hành một chiến dịch quân sự trong khu vực giáo xứ Thánh Gia, nhắm trực tiếp vào những người thờ phượng bên trong. Hiện tại, số tạm thời người chết là hai, được một số nguồn tin cho biết là hai mẹ con. Họ là Nahida Khalil Pauls Anton "Umm Emad" và con gái của bà là Samar Kamal Anton, những người đã bị trúng đạn từ các tay súng bắn tỉa của Israel.

Người mẹ chết dưới lằn đạn của quân đội và cô con gái được cho là đã thiệt mạng khi cố gắng giải cứu người phụ nữ lớn tuổi; Ngoài hai nạn nhân đã được xác nhận còn có một số người bị thương, ít nhất bảy người theo nguồn tin của tòa thượng phụ, một trong số họ đang trong tình trạng rất nghiêm trọng.

Trước đó, xe tăng Israel đã nổ súng vào nhà của các nữ tu của Mẹ Teresa, nơi có 54 người khuyết tật hiện phải di dời “và không có nơi nào để ở”, thông báo của tòa thượng phụ nhấn mạnh, “phá hủy máy phát điện” và gây ra những thiệt hại khác; một nữ tu bị thương ở chân.

Các nhân chứng báo cáo rằng quân đội Israel bị cáo buộc đã tấn công vì sự hiện diện được cho là - rõ ràng là vô căn cứ - của một phương tiện bắn tên lửa bên trong giáo xứ, nằm ở khu phố Zeitoun của Thành phố Gaza.

Giáo xứ vẫn đang bị tấn công, với các tay súng bắn tỉa nổ súng vào người dân trong khu vực trong tình trạng bạo lực và khủng bố leo thang đang diễn ra nhiều ở phía bắc cũng như ở phía nam Gaza đang bị xung đột tàn phá.

Trước đó trong đêm, quân đội Israel đã pháo kích dữ dội vào khu vực xung quanh, gây hoảng loạn nghiêm trọng cho hàng trăm người được chào đón bên trong kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công quân sự nhằm đáp trả cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10. Các nguồn tin địa phương báo cáo rằng giáo xứ vẫn đang bị tấn công và bất chấp sự can thiệp của Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, quân đội được cho là không sẵn lòng ngừng hoạt động.

Các binh sĩ bên trong khuôn viên giáo xứ Latinh ở Gaza được cho là đang nổ súng vào dân thường, nhắm vào những người đang chạy trốn và không có vũ khí. Cộng đồng đang hoảng loạn, đặc biệt là người trẻ và người già trong số hơn 700 người đã phải ở trong nhà trong hai tháng. Trong giai đoạn quan trọng này, giáo xứ Latinh cũng đã giúp đỡ các gia đình Hồi giáo bằng cách chia sẻ không chỉ những đau khổ mà cả những khoản viện trợ ít ỏi sẵn có.

Đối với các Kitô hữu ở Gaza, một Giáng sinh đầy “đau khổ” và “đổ máu” đang chờ đợi phía trước, khi linh mục giáo xứ Gaza, Cha Fr. Gabriel Romanelli kể lại ngày hôm qua. Cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố Hamas do Israel phát động cuối cùng đã ảnh hưởng đến cả những thường dân Kitô giáo không có khả năng tự vệ. “Chúng tôi không hiểu cuộc tấn công này được hình thành như thế nào”, ghi chú của tòa Thượng phụ kết luận, “huống chi là bây giờ Giáo hội đang chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh.

Đức Giáo Hoàng tại buổi đọc kinh Truyền Tin: ‘Những thường dân bất lực bị tấn công ở Gaza. Hãy mở các nẻo đường hòa bình'

Cũng theo tin AsiaNews ngày 17 tháng 12, nhân dịp sinh nhật lần thứ 87 của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô phát biểu: “Chúng ta đừng quên những anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh”, để tưởng nhớ cái chết của Nahida Khalil Pauls Anton "Umm Emad" và con gái của bà là Samar Kamal Anton, những phụ nữ Kitô giáo bị lính bắn tỉa Israel giết chết ở Gaza. Nhưng tu viện của Mẹ Têrêsa cũng vậy: "Máy phát điện bị đánh trúng." Với nhiều bạn trẻ tụ tập tại Nhà thờ Thánh Phêrô để nhận phép lành của Hài nhi Giêsu, Đức Giáo Hoàng nói: “Cha xin các con cầu nguyện trước lễ Giáng sinh cho các trẻ em sẽ trải qua một lễ Giáng sinh khó khăn”.

Ngài nói, “Xin cho lễ Giáng sinh đến gần củng cố cam kết mở ra những nẻo đường hòa bình”. Hôm nay một lần nữa, Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng, vào cuối giờ đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô, người sinh ra ở Buenos Aires cách đây đúng 87 năm, đã đưa ra lời kêu gọi mới nhằm tăng cường nỗ lực đạt được hòa bình ở các quốc gia trên thế giới đang bị xung đột.

“Chúng ta đừng quên những anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh. Ở Ukraine, ở Palestine, ở Israel và ở các khu vực khác”, Đức Thánh Cha nói. Cùng lắng nghe ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô có nhiều trẻ em và giới trẻ đến từ các giáo xứ ở Rôma, cùng với các họa sĩ hoạt hình của Centro Oratori Romani, dự nghi thức làm phép theo truyền thống trước Giáng sinh tượng Chúa Giêsu Hài Đồng cho hoạt cảnh giáng sinh của quê hương họ.

Đức Phanxicô tiếp tục: “Tôi tiếp tục nhận được những tin tức rất nghiêm trọng và đau đớn từ Gaza. Những thường dân không có vũ khí phải hứng chịu các vụ đánh bom và xả súng, và điều này thậm chí còn xảy ra trong khu phức hợp giáo xứ Thánh Gia.” Khu phức hợp trong những tuần gần đây đã tiếp đón nhiều người di cư và mong manh cần được giúp đỡ.

Ngài nói thêm: “Các gia đình, trẻ em, người bệnh khuyết tật, các nữ tu”.

Tin bi thảm đầu tiên mà Đức Thánh Cha nhắc lại sáng nay là vụ sát hại hai người phụ nữ, Nahida Khalil Pauls An-ton “Umm Emad” và con gái của bà là Samar Kamal Anton, người được hô vang tên từ cửa sổ của Điện Tông tòa, bị các “tay bắn tỉa” Israel nhắm bắn “khi chúng tôi đang đi vệ sinh”.

Tin tức thứ hai liên quan đến thiệt hại tại ngôi nhà của các nữ tu Mẹ Têrêsa, nơi nuôi dưỡng 54 trẻ em khuyết tật: “Máy phát điện của họ bị trúng đạn”, Đức Thánh Cha nói khi nói về “chiến tranh” và “khủng bố”. “Kinh thánh nói rằng Thiên Chúa chấm dứt chiến tranh, bẻ cung và bẻ gãy giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban bình an”.

Trong bài phát biểu tiếp theo, việc đọc kinh Đức Mẹ được tiếp nối bằng việc làm phép tượng Chúa Giêsu Hài Đồng. Một sân khấu đã được dựng lên tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân dịp này để làm sinh động nhiều bạn trẻ có mặt, những người đã giơ cao lên trời những bức tượng nhỏ miêu tả Hài nhi Giêsu.

Vào cuối buổi lễ, Đức Phanxicô quay sang yêu cầu họ cầu nguyện trước hang đá “cho những đứa trẻ sẽ trải qua một Giáng sinh khó khăn, ở những nơi chiến tranh, trong các trại tị nạn, trong những hoàn cảnh vô cùng khốn khổ”.
 
Church Documents
Bích Ngọc 17 Dec 2023
Đặng Tự Do
05:05 17/12/2023
1. Putin nói bình luận của Tổng thống Biden về việc Nga tấn công nước NATO là 'hoàn toàn vô nghĩa'

Putin cho rằng nhận xét của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng Nga sẽ tấn công một quốc gia NATO nếu ông giành chiến thắng ở Ukraine là hoàn toàn vô nghĩa, Reuters đưa tin, đồng thời cho biết thêm rằng Nga không quan tâm đến việc chiến đấu với liên minh quân sự phương Tây.

Tổng thống Biden, trong một bài phát biểu nhằm xoa dịu sự bế tắc ở Đồi Capitol và thuyết phục đảng Cộng hòa ủng hộ viện trợ thêm cho Ukraine, đã nói: “Nếu Putin chiếm Ukraine, ông ấy sẽ không dừng lại ở đó”. Ông dự đoán Putin sẽ tấn công một quốc gia NATO, và sau đó “chúng ta sẽ có thứ mà chúng ta không tìm kiếm và ngày nay chúng ta không có: quân đội Mỹ chiến đấu với quân đội Nga,” Tổng thống Biden nói.

Bình luận của Tổng thống Biden, vào hôm Thứ Bẩy, ngày 16 tháng 12, đã gây ra sự tức giận ở Mạc Tư Khoa, và Putin đã đề cập lại vấn đề đó trong một cuộc phỏng vấn được đài truyền hình nhà nước Rossiya đăng hôm Chúa Nhật.

“Điều đó hoàn toàn vô nghĩa – và tôi nghĩ Tổng thống Biden hiểu điều đó”, ông Putin nói.

“Nga không có lý do, không có lợi ích – không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự – để chiến đấu với các nước NATO”, ông nói và cho biết thêm rằng Tổng thống Biden đang biện minh cho “chính sách sai lầm” của mình đối với Nga.

2. Trung Tướng Ben Hodges cảnh báo chiến tranh giữa Nga với NATO sẽ nổ ra nếu Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định không tiếp tục viện trợ cho Ukraine

Theo sau bài bình luận của Tổng thống Biden, vào hôm Thứ Bẩy, ngày 16 tháng 12, Trung Tướng Ben Hodges, cựu Tư Lệnh quân đội Mỹ ở Âu Châu cảnh báo rằng chiến tranh giữa Nga với NATO và có thể là thế chiến sẽ nổ ra nếu Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định không tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

“Khi chúng ta viện trợ cho Ukraine, Nga thường xuyên đề cập đến những lằn ranh đỏ kích hoạt vũ khí hạt nhân. Nhưng trong thực tế, chẳng có điều gì sẽ xảy ra, vì họ lo ngại chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta ngưng, Putin nhận ra sự thiếu quyết đoán của chúng ta, trong khi đó, người Ukraine vẫn có khả năng cầm chân quân Nga như họ đã làm 8 năm trước cuộc xâm lược toàn diện của Putin. Ông ta sẽ cảm thấy áp lực kết thúc cuộc chiến bằng mọi giá kể cả dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong bối cảnh đó, NATO không thể không can thiệp trước nguy cơ nhiễm phóng xạ,” Tướng Ben Hodges cho biết như trên trong Diễn Đàn An Ninh, hôm Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai.

Khi nói đến vũ khí hạt nhân nhiều người không phân biệt được vũ khí hạt nhân chiến thuật và vũ khí hạt nhân chiến lược. Khả năng Putin dám dùng đến vũ khí hạt nhân chiến lược là rất thấp. Nhưng điều đó không đúng với vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?

Thuật ngữ “vũ khí hạt nhân chiến thuật” dùng để chỉ các đầu đạn hạt nhân nhỏ và cả hệ thống phóng ra chúng, được thiết kế để dùng trên chiến trường hoặc cho một cuộc tấn công có giới hạn.

Chúng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trong một khu vực cụ thể hạn hẹp mà không gây ra các tác động phóng xạ trên một diện tích rộng.

Đầu đạn hạt nhân chiến thuật nhỏ nhất có thể có trọng lượng một kiloton hoặc ít hơn. Để so sánh, quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 là 15 kiloton.

Tuy nhiên, đầu đạn hạt nhân chiến thuật lớn nhất có thể lớn tới 100 kiloton, tức là gần 7 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima.

3. Putin cảnh báo về 'những vấn đề' xảy ra ở biên giới Phần Lan-Nga sau khi Helsinki gia nhập NATO

Putin đã cảnh báo về “các vấn đề” với nước láng giềng Phần Lan sau khi nước này gia nhập NATO hồi đầu năm nay, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên đài truyền hình nhà nước Rossiya hôm Chúa Nhật, với những lời lẽ căng thẳng càng tăng cao.

Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.340km với Nga, đã gia nhập NATO vào tháng 4 năm nay. Trong những tuần gần đây, Helsinki đã cáo buộc Mạc Tư Khoa thực hiện “chiến tranh hỗn hợp” bằng cách đẩy những người xin tị nạn qua các cửa khẩu biên giới dẫn đến việc đóng cửa tất cả trừ một cửa khẩu biên giới vào tháng trước. Cuối cùng, Phần Lan đã quyết định đóng cửa tất cả mọi cửa khẩu.

“Phương Tây đã kéo Phần Lan vào NATO. Chúng ta có tranh chấp gì với họ đâu? Tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ vào giữa thế kỷ 20, đã được giải quyết từ lâu”, Putin nói. “Không có vấn đề gì ở đó, nhưng bây giờ sẽ có, bởi vì chúng tôi sẽ thành lập quân khu Leningrad và tập trung một lượng đơn vị quân đội nhất định ở đó.”

Nga đang có kế hoạch tổ chức lại các sư đoàn quân sự của mình để cung cấp thêm quân cho vùng Tây Bắc. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào năm ngoái: “Xét đến mong muốn của NATO nhằm xây dựng tiềm năng quân sự gần biên giới Nga… cần có các biện pháp trả đũa để tạo ra một nhóm quân thích hợp ở Tây Bắc nước Nga”.

Kế hoạch quân sự hóa biên giới hơn nữa của Nga được đưa ra vào hôm thứ Hai, 18 Tháng Mười Hai, khi Phần Lan ký một hiệp ước phòng thủ với quân đội Hoa Kỳ, cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận rộng rãi trong bối cảnh Phần Lan có biên giới dài với Nga.

Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho biết hiệp ước này sẽ giúp “việc tổ chức các hoạt động trong thời bình trở nên dễ dàng hơn, nhưng trên hết nó có thể rất quan trọng trong một cuộc khủng hoảng”. Hàng chục người xin tị nạn đã vào Phần Lan hôm thứ Sáu sau khi các cửa khẩu biên giới tạm thời được mở lại.

Nhưng cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Putin bác bỏ bình luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng Nga sẽ tấn công một quốc gia NATO nếu nước này giành được chiến thắng ở Ukraine là “vô nghĩa”. Putin nói: “Nga không có lý do, không có lợi ích - không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự - để chiến đấu với các nước NATO “.

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc tổ chức cuộc bầu cử của Nga ở các lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 2023, Ủy ban bầu cử trung ương Nga thông báo rằng việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2024 sẽ mở rộng đến các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine.

Điều này diễn ra sau khi các lãnh thổ này bị đưa vào cuộc bầu cử khu vực ở Nga vào tháng 9 năm 2023.

Cũng như các cuộc bầu cử khu vực, gần như chắc chắn rằng cuộc bầu cử tổng thống ở các khu vực do Nga kiểm soát sẽ không tự do và công bằng.

Các nhà chức trách Nga gần như chắc chắn coi việc đạt được kết quả 'chính xác' ở những khu vực này là ưu tiên hàng đầu vì họ muốn thế giới cảm nhận tính hợp pháp trong cuộc xâm lược của Nga.

Chính quyền Nga gần như chắc chắn sẽ sử dụng các phương pháp bao gồm gian lận bầu cử về thực chất và đe dọa cử tri để bảo đảm Putin giành chiến thắng ở các khu vực với tỷ số chênh lệch đáng kể.
 
VietCatholic TV
Putin bị sỉ nhục. Biến lớn trong cuộc chiến Israel-Hamas. Tuyên bố của IDF. 41 chiếc F-18 của Úc
VietCatholic Media
02:56 17/12/2023


1. Putin bị bẽ mặt trong cuộc họp báo thường niên khi các tin nhắn của người Nga bảo ông hãy cút đi và đặt những câu hỏi như 'tại sao thực tế của ông lại trái ngược với thực tế của chúng tôi?' xuất hiện trên màn hình

Đó là tựa đề của một báo cáo trên tờ Daily Mail của Anh. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm thứ Năm 14 Tháng Mười Hai, Vladimir Putin đã bị bẽ mặt trong cuộc họp báo cuối năm khi những thông điệp yêu cầu ông cút đi được hiển thị trên màn hình, trong khi những người khác đặt câu hỏi về 'thực tế' cách Putin nhìn nhận về nước Nga.

Người Nga đã phát biểu tại Mạc Tư Khoa, trong đó những người bình thường có cơ hội gọi điện để đặt câu hỏi cùng với những câu hỏi do các nhà báo hỏi.

Người dân đã gửi câu hỏi cho Putin trong hai tuần. Truyền thông nhà nước cho biết tính đến thứ Tư, khoảng 2 triệu câu hỏi dành cho Putin đã được gửi đi.

Có vẻ như các câu hỏi dạng văn bản đã được gửi qua SMS và trong khi Putin không trực tiếp trả lời chúng, những câu hỏi này vẫn hiển thị trên màn hình gắn trong hội trường nơi nhà độc tài Nga đang phát biểu.

Tuy nhiên, không phải tất cả những thông điệp này đều phù hợp với giai điệu của sự kiện được dàn dựng kỹ lưỡng, vốn thiên về cảnh tượng hơn là sự xem xét kỹ lưỡng.

“Đừng tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa”, một thông báo hiển thị trên màn hình trong hội trường kêu gọi Putin. 'Hãy nhường đường cho người trẻ!'

“Putin, ông cút đi cho chúng tôi nhờ.”

'Tại sao “thực tế” của bạn lại trái ngược với thực tế sống của chúng ta?' một người khác hỏi anh ta.

Tin nhắn thứ ba có giọng điệu rất bi quan, hỏi: 'Câu hỏi này có lẽ sẽ không được hiển thị! Tôi muốn biết, khi nào tổng thống của chúng ta mới quan tâm đến đất nước của mình? Chúng tôi không có giáo dục, không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vực thẳm nằm ở phía trước.'

Một câu hỏi khác nói: 'Khi nào nước Nga thực sự sẽ giống như nước Nga trên TV?', và một câu hỏi khác, mặc dù lịch sự, đặt câu hỏi: 'Xin chào. Khi nào thì có thể chuyển đến một nước Nga như họ đã nói với chúng tôi trên Kênh Một?'

Chiến thuật của Putin ở Ukraine cũng bị thẩm vấn bằng một tin nhắn.

'Ông có thể thắng một cuộc chiến khi đang ở trạng thái “phòng thủ tích cực” không?' tin nhắn hỏi.

Một người khác thu hút sự chú ý đến chi phí hàng tạp hóa ngày càng tăng ở Nga.

'Dưa chuột giá 900 rúp một kg, cà chua giá 950 rúp. Tôi tốn 1.500 rúp để làm món salad. Đó là chưa đề cập đến đến trái cây. Hãy đưa giá xuống bình thường!'

Một số câu hỏi khác trên màn hình liên quan đến khí đốt và chi phí ngày càng tăng của nó, trong khi một câu hỏi đặc biệt nhắm vào công ty năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga.

'Chúng ta đã cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, chúng ta đã cung cấp khí đốt cho Âu Châu. Khi nào sẽ có khí đốt ở Khakassia?' một tin nhắn hỏi về khu vực Khakassia của Nga ở phía nam Siberia.

Một người khác giận dữ hỏi: 'Tham nhũng ở Gazprom sẽ được dung thứ trong bao lâu? Vào mùa xuân, LPG tức là, khí dầu mỏ hóa lỏng, có giá 16 Rúp 1 Lít. Bây giờ là 34 rúp. Làm thế quái nào mà giá lại tăng 200%? Tại sao trong nước lại có sự thâm hụt và các đoàn lữ hành lại đi về phương Tây?'

'Xin chào! Tại sao giá xăng tăng ở Novosibirsk? Và giá xăng không giảm?' một câu hỏi khác được đặt ra cho Putin.

Ngay cả khi Putin bước vào hội trường trong tiếng vỗ tay nhiệt tình, một thông điệp xuất hiện sau lưng ông có nội dung: 'Chúng tôi sống gần như không có điện, lời kêu gọi của chúng tôi không thay đổi được gì, hy vọng duy nhất còn lại là ở nơi ông'.

Putin không tỏ ra bối rối trước những tin nhắn này cũng như không đề cập đến những dòng tin nhắn ấy.

Thay vào đó, ông nói về cuộc xâm lược của mình đang diễn ra ở Ukraine, nói rằng các mục tiêu của Mạc Tư Khoa - 'phi Quốc Xã hóa, phi quân sự hóa và tình trạng trung lập' của Ukraine - vẫn không thay đổi.

Ông nêu rõ những mục tiêu đó vào ngày gửi quân đến Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

'Phi Quốc Xã hóa' đề cập đến những cáo buộc của Nga rằng chính phủ Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và phát xít mới. Tuyên bố này bị Ukraine và phương Tây chế nhạo.

Theo lối nói của Nga phi quân sự hóa Ukraine nghĩa là Ukraine phải giải giáp quân đội hiện nay và không được quyền có quân đội riêng về sau này.

Putin cũng yêu cầu Ukraine giữ thái độ trung lập - và không tham gia liên minh NATO. Putin nói: “Sẽ có hòa bình khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình”.

Điện Cẩm Linh kể từ đó đã nhiều lần tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được những mục tiêu được xác định một cách lỏng lẻo đó.

Các chuyên viên về ngôn ngữ cơ thể nhận xét rằng tâm trạng của Putin là rất vui. Bình thường khi nói chuyện Putin để yên hai tay trên bàn nhưng lần này ông ta liên tục múa tay và đưa ra những điệu bộ như giơ một ngón tay lên trời. Có thể ông rất vui trước những tin tức về viện trợ của Ukraine bị chặn lại ở Quốc Hội Hoa Kỳ, và những đòn tấn công tàn bạo của Viktor Orbán vào khả năng Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục viện trợ cho Ukraine đang diễn ra ở Brussels.

Đưa ra những chi tiết hiếm hoi về hoạt động của Mạc Tư Khoa, ông Putin cho biết khoảng 244.000 binh sĩ bị gọi nhập ngũ để tham chiến ở Ukraine, và hiện đang tham chiến trên chiến trường và bác bỏ sự cần thiết phải huy động đợt huy động quân dự bị thứ hai.

Ông không đưa ra con số tổng cộng về số lượng quân ở Ukraine, nơi lực lượng quân sự chuyên nghiệp của Nga cũng tham chiến.

Vào tháng 9 năm 2022, Putin ra lệnh triệu tập một phần quân đội khi ông cố gắng tăng cường lực lượng của mình ở Ukraine, làm dấy lên các cuộc biểu tình.

Putin nói: “Không cần phải huy động bây giờ” vì 1.500 người đang được tuyển dụng vào quân đội Nga mỗi ngày trên khắp đất nước. Ông cho biết, tính đến tối thứ Tư, tổng cộng 486.000 binh sĩ đã ký hợp đồng với quân đội Nga.

Các nhà báo nhà nước Nga cho biết, ngoài cuộc chiến ở Ukraine, nền kinh tế và dịch vụ xã hội cũng được thảo luận tại cuộc họp báo.

Năm ngoái, ông Putin đã không tổ chức buổi gặp gỡ thường lệ với người dân Nga bình thường hay buổi gặp gỡ truyền thống với các phóng viên.

Ngoài ra, bài phát biểu thông điệp quốc gia hàng năm của ông đã bị trì hoãn cho đến tháng 2 năm nay. Cuộc họp báo cuối cùng của ông là vào năm 2021 trong bối cảnh Mỹ cảnh báo rằng Nga sắp đưa quân vào Ukraine.

Với tương lai của viện trợ phương Tây dành cho Ukraine đang bị nghi ngờ và một mùa đông giao tranh nữa đang đến gần, cả hai bên đều không đạt được những thắng lợi đáng kể trên chiến trường gần đây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tới Washington hôm thứ Ba và đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết để có thêm viện trợ và vũ khí của Mỹ.

Sự xuất hiện của Putin chủ yếu hướng tới khán giả trong nước và sẽ là cơ hội để ông đích thân giải quyết các vấn đề của người dân Nga bình thường và củng cố quyền lực trước cuộc bầu cử ngày 17/3.

Nhưng đây là lần đầu tiên Putin, người luôn hạn chế tương tác với truyền thông nước ngoài, đối mặt với nhiều câu hỏi từ các nhà báo phương Tây kể từ khi cuộc giao tranh ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

“Đối với đa số người dân, đây là hy vọng duy nhất và khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của họ”, theo bản tin truyền hình nhà nước trên kênh Russia 1.

Năm 2021, Putin gọi điện cho một người dân hỏi về phẩm chất nước ở thành phố Pskov ở miền Tây nước Nga và đích thân bảo đảm với người dân rằng ông sẽ ra lệnh cho chính phủ và quan chức địa phương khắc phục vấn đề.

Một số nhà báo Nga, những người xếp hàng hàng giờ trong thời tiết lạnh giá để vào địa điểm tổ chức, đã mặc trang phục truyền thống - bao gồm cả những chiếc mũ phức tạp - để thu hút sự chú ý của Putin.

Nhiều nhà báo cũng giương biểu ngữ, khiến Điện Cẩm Linh phải hạn chế số lượng bảng hiệu được trưng bày trong cuộc họp báo, kéo dài khoảng 4 giờ.

2. Thảm cảnh: Israel tuyên bố bắn nhầm vào các con tin mà họ định giải thoát

Trong cuộc họp báo sáng Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết trong trận chiến ở Shejaiya, Lực Lượng Phòng Vệ Israel, gọi tắt là IDF, đã xác định nhầm 3 con tin Israel là mối đe dọa và bắn về phía họ. Kết quả là tất cả 3 người họ đều bị giết.

Trong quá trình tìm kiếm và kiểm tra tại khu vực xảy ra vụ việc, người ta nghi ngờ về danh tính của những người đã thiệt mạng. Thi thể của họ được chuyển đến lãnh thổ Israel để khám nghiệm, sau đó người ta xác nhận rằng họ là ba con tin Israel.

Thi thể của họ được đưa đến Trung tâm “Hatzvi” ở Trại Shura để khám nghiệm thêm, nơi xác định danh tính các con tin: Yotam Haim, người bị tổ chức khủng bố Hamas bắt cóc từ Kibbutz Kfar Aza vào ngày 7 tháng 10.

Samer Talalka, người bị tổ chức khủng bố Hamas bắt cóc khỏi Kibbutz Nir Am vào ngày 7 tháng 10.

Người cuối cùng là Alon Shamriz, bị tổ chức khủng bố Hamas bắt cóc khỏi Kibbutz Kfar Aza vào ngày 7 tháng 10.

Đại diện của IDF và Cảnh sát Israel đã thông báo cho tất cả các gia đình.

IDF bắt đầu xem xét vụ việc ngay lập tức. IDF nhấn mạnh rằng đây là khu vực chiến đấu tích cực, nơi đã xảy ra giao tranh liên tục trong vài ngày qua. Những bài học ngay lập tức từ sự kiện này đã được rút ra và đã được truyền lại cho tất cả quân IDF trên chiến trường.

IDF bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về vụ việc bi thảm và gửi lời chia buồn chân thành đến các gia đình. Nhiệm vụ quốc gia của chúng tôi là xác định vị trí những người mất tích và đưa tất cả con tin về nhà.

Đây không phải là lần đầu tiên các lực lượng của IDF bắn nhầm.

Chỉ mới đây thôi, lúc 7h40 sáng 3 Tháng Mười Hai,, hai tay súng người Palestine bước ra khỏi một chiếc xe trên Đại lộ Weizmann ở lối vào chính của thủ đô Israel và nổ súng vào người dân tại một bến xe buýt.

Cảnh sát cho biết hai binh sĩ ngoài nhiệm vụ và một thường dân có vũ trang trong khu vực đã bắn trả, tiêu diệt hai kẻ khủng bố. Cả hai binh sĩ đều đang tạm dừng chiến đấu ở Dải Gaza và đang quay trở lại tiền tuyến thì cuộc tấn công xảy ra.

Đoạn phim về vụ tấn công cho thấy những người lính đang làm nhiệm vụ tiếp cận và bắn vào các tay súng khi họ cố gắng quay trở lại xe của mình. Người ta nhìn thấy một thường dân Israel có vũ trang, là anh Yuval Doron Castleman, 38 tuổi, cũng đang tiếp cận xe của bọn khủng bố từ bên kia đường và cũng bắn vào bọn khủng bố.

Hai người lính sau đó nổ súng vào Castleman vì nhầm anh ta với một kẻ tấn công khác. Một đoạn clip khác cho thấy anh ta nằm trên mặt đất với hai tay giơ lên trời và khi anh ta đứng dậy, những người lính lại bắn vào anh ta.

“Đừng bắn, đừng bắn,” người ta nghe thấy Castleman gào lên với những người lính bằng tiếng Do Thái.

Castleman, cư dân Mevasseret Zion bị thương nặng và sau đó được tuyên bố là đã chết.

3. F-18 có thể đến Kyiv vào đầu năm nay, ngay cả trước F-16

Kyiv đã chọn ưu tiên được cung cấp chiến đấu cơ F-16 vì nước này vừa muốn tìm cách tăng cường khả năng phòng không của mình, vừa muốn giành được lợi thế trước lực lượng không quân của Nga, vượt trội hơn Ukraine về số lượng mặc dù hoạt động rất hạn chế.

Việc thiếu sức mạnh không quân là một lý do được các chỉ huy và quan chức Ukraine viện dẫn để giải thích cho cuộc phản công thất bại gần đây của họ ở miền nam đất nước.

Cả F-16 và F-18 đều sẽ cải thiện tình hình cho Kyiv và hiện đại hóa lực lượng không quân Ukraine, mà cho đến nay vẫn còn phụ thuộc vào các máy bay thời Liên Xô. Cả hai đều có thể được sử dụng trong vai trò tiêm kích và tấn công mặt đất, trên bộ và trên biển.

F-18 được thiết kế để sử dụng trên biển từ các Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ và có khả năng cơ động cao ở tốc độ thấp. Nó có tốc độ tối đa thấp hơn F-16, nhưng được coi là mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi đối phó với không khí mặn của các hoạt động hải quân.

F-18 có thể hoạt động từ những đường băng ngắn hơn, ít phức tạp hơn. Điều này có thể khiến nó trở nên phù hợp với các căn cứ không quân tương đối cũ của Ukraine và với đường lối của Kyiv trong việc phân tán các chiến đấu cơ nhằm giảm thiểu nguy cơ bị Nga tấn công.

Theo các nguồn thạo tin từ Sydney, tính đến khả năng của các căn cứ không quân hiện nay của Ukraine, F-18 có thể sẽ đến sớm hơn cả F-16 trong những tháng đầu năm 2024. Úc Đại Lợi đã sẵn sàng cung cấp cho Ukraine 41 chiến đấu cơ F-18.

4. Đồng minh của Putin lên tiếng cảnh báo về vũ khí hạt nhân. Thế giới ‘đang rơi vào hỗn loạn'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Sounds Alarm on Nuclear Weapons: 'Plunging Into Chaos'“, nghĩa là “Đồng minh của Putin lên tiếng cảnh báo về vũ khí hạt nhân: 'Đang rơi vào hỗn loạn'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đồng minh chủ chốt của Putin, đã đưa ra cảnh báo về các nỗ lực răn đe hạt nhân toàn cầu.

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, đã làm dấy lên cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân vì Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác. Các tổ chức quốc tế và những người ủng hộ chống hạt nhân đã cảnh báo Nga không nên sử dụng những loại vũ khí này vì nó có thể dẫn đến sự tàn phá trên toàn thế giới.

Những bình luận từ các đồng minh của Putin đã làm dấy lên lo ngại về hạt nhân trong bối cảnh chiến tranh. Lukashenko chỉ trích những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn leo thang hạt nhân trong bài phát biểu đầu tiên được hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin.

Hầu hết Âu Châu đã ủng hộ Ukraine, với việc các nhà lãnh đạo cam kết viện trợ hàng tỷ Mỹ Kim cho nước này với hy vọng làm suy yếu quân đội của Putin. Tuy nhiên, Lukashenko đã ủng hộ Putin, bảo vệ cuộc chiến và thậm chí cho phép lực lượng của Putin xâm lược Ukraine từ lãnh thổ đất nước mình khi bắt đầu cuộc xung đột.

“Chưa ai có thể tìm thấy sự cân bằng mong manh giữa các lực lượng đối lập. Hệ thống lực lượng đối trọng dựa trên các hiệp ước bổ sung lẫn nhau đã bị phá hủy, đặc biệt là trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”, ông nói.

Ông cảnh báo “thế giới đang chìm trong hỗn loạn với những hậu quả khó lường” do phản ứng của cộng đồng quốc tế trước cuộc xâm lược Ukraine.

Lukashenko đặc biệt chỉ trích Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu (OSCE), Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OCPW) và Hội Hồng Thập Tự quốc tế (ICRC) vì đã “hoàn toàn suy tàn”.

“Họ đã biến thành nền tảng cho doublepeak và các công cụ để phục vụ và thực hiện lợi ích của những nhân tố chọn lọc trong toàn cầu. Nó đã đạt đến điểm vô lý khi Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu thực sự tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine,” ông nói.

Newsweek đã liên hệ với OCPW, ICRC, Liên minh Âu Châu và văn phòng báo chí của Lukashenko để bình luận. Phát ngôn nhân của OSCE từ chối bình luận.

Nhiều tổ chức quốc tế và các nhà lãnh đạo thế giới đã ủng hộ Ukraine trong bối cảnh xung đột, cho rằng cuộc xâm lược là vô cớ và thiếu sự biện minh - mặc dù Mạc Tư Khoa đã nêu ra một số lý do cho cuộc xâm lược, bao gồm cả tuyên bố muốn “phi phát xít hóa” chính phủ Ukraine.

Nhận xét của Lukashenko được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Putin ký luật rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, một hiệp ước toàn cầu cấm thử vũ khí hạt nhân. Chính quyền Nga cho biết họ sẽ không tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ làm như vậy trước, nhưng các chuyên gia coi việc rút lui là một tín hiệu cho thấy Nga có thể đã sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm vũ khí.

Putin từng tuyên bố Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong hai trường hợp – để trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Nga hoặc một mối đe dọa khác đối với sự tồn tại của nhà nước Nga.

5. Phát ngôn nhân của quân đội Ukraine cho biết, Nga đang tăng cường nỗ lực đánh chiếm Kupiansk ở khu vực Kharkiv, vận chuyển tiểu đoàn dự bị đến khu vực này.

Kupiansk được giải phóng khỏi sự xâm lược của Nga vào tháng 9 năm 2022 sau cuộc phản công của Ukraine và trở thành mục tiêu tấn công thường xuyên của Nga kể từ đó vì nó đóng vai trò là trung tâm hậu cần quan trọng cho cuộc xâm lược của Nga tiến về phía nam và phía tây.

Nga đang chi một lượng đáng kể trang thiết bị và quân đội cho cuộc tấn công vào Kupiansk, hãng tin Ukraine Ukrinform dẫn lời Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine.

Đại Tá Serhiy Cherevatyi khẳng định “thiết bị này bảo vệ tốt hơn cho binh lính Nga”.

Thống đốc vùng Kharkiv hồi tháng trước thông báo rằng tất cả các gia đình có trẻ em sống trong và xung quanh Kupiansk đã được di tản đến những vùng an toàn hơn, theo Kyiv Independent.

6. Tuyên bố của lực lượng không quân Ukraine về vụ tấn công của Nga hôm Thứ Bẩy

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết lực lượng phòng không và các nhóm săn máy bay không người lái cơ động của họ đã bắn hạ 30 trong số 31 máy bay không người lái của Nga trên 11 khu vực trên khắp đất nước cho đến ngày thứ Bảy.

Các nhân chứng nói với Reuters rằng một loạt vụ nổ vang dội khắp thủ đô Kyiv của Ukraine khi các đơn vị phòng không giao tranh với máy bay không người lái của Nga.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết:

“Đây là cuộc không kích thứ sáu vào Kyiv kể từ đầu tháng 12 cho đến nay”.

“Đêm nay, sau ba ngày đe dọa bằng hỏa tiễn đạn đạo, quân xâm lược lại phóng Shaheds vào thủ đô. Máy bay không người lái tấn công theo nhóm, theo đợt và từ các hướng khác nhau.”

Popko cho biết không có thương vong và thiệt hại lớn ở Kyiv.

Thị trưởng Kyiv, Vitali Klitschko, cho biết các đơn vị phòng không đã bắt đầu hoạt động khi các nhóm máy bay không người lái của Nga bay qua vùng ngoại ô thành phố và tấn công vào các khu vực gần trung tâm.

Ông cho biết hoạt động phòng không diễn ra mạnh mẽ ở quận Darnytskyi ở bờ đông sông Dnipro và các vụ nổ cũng xảy ra ở Podil lịch sử ở bờ đối diện.

7. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hô hào Âu Châu tăng cường khả năng quốc phòng trước thái độ hiếu chiến của Nga

Ký giả CARLO BOFFA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Europe must boost military capacity to counter Russia threat: German defense chief”, nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius kêu gọi Âu Châu tăng cường năng lực an ninh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm thứ Bảy cho biết Âu Châu phải tăng cường năng lực an ninh và quốc phòng để đối phó với mối đe dọa mà Nga đặt ra, vì Mỹ có thể sẽ giảm sự can dự vào lục địa này trong những năm tới.

Pistorius nói với các phóng viên báo chí rồi: “Bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo hy vọng rằng sự can dự của Mỹ vào Âu Châu sẽ giảm ở mức độ vừa phải”. Ông nói: “Điều này có nghĩa là người Âu Châu chúng ta phải tăng cường cam kết để bảo đảm an ninh trên lục địa của chúng ta”.

Pistorious cho biết quân đội Mỹ dự kiến sẽ ngày càng chuyển sự chú ý sang khu vực Thái Bình Dương trong thập kỷ tới, nghĩa là ít tập trung hơn vào Âu Châu.

Pistorius cảnh báo việc Nga tăng quy mô sản xuất vũ khí để duy trì hoạt động ở Ukraine đặt ra mối đe dọa thực sự đối với Âu Châu, đặc biệt là các nước vùng Baltic, Georgia và Moldova. “Đây không chỉ là một cuộc chém giết. Những mối nguy hiểm có thể ở phía trước vào cuối thập kỷ này”, ông nói.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi đầu tuần cảnh báo rằng Putin sẽ tiến hành chiến tranh ở nơi khác sau Ukraine.

“Nếu Putin thắng ở Ukraine, có nguy cơ thực sự là sự gây hấn của ông ấy sẽ không kết thúc ở đó”, ông Stoltenberg nói với các phóng viên trong cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm thứ Năm. “Sự hỗ trợ của chúng ta dành cho Ukraine không phải là công việc từ thiện. Đó là một khoản đầu tư vào an ninh của chúng tôi.”

Pistorius cho biết, Âu Châu phải cam kết tái vũ trang vì sẽ mất một thời gian để ngành công nghiệp của họ tăng cường năng lực sản xuất. Bộ trưởng nói: “Bây giờ chúng ta có khoảng 5 đến 8 năm để bắt kịp - trong lực lượng vũ trang, công nghiệp và xã hội”.

Âu Châu nên thúc đẩy hợp tác quân sự và viện trợ vượt ra ngoài biên giới của mình, vì nếu không làm như vậy sẽ cho phép Nga và Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của họ. Ông nói, các nhiệm vụ nhỏ trong lĩnh vực cố vấn hoặc hợp tác quân sự, ngay cả với các quốc gia không chia sẻ giá trị với Âu Châu, sẽ mang lại lợi ích cả về kinh tế và chính trị.

“Giải pháp thay thế là không tiếp tục liên lạc với các quốc gia này nữa và giao việc đó cho người Nga và Trung Quốc ngay từ đầu. Và điều đó sẽ còn nguy hiểm hơn nữa”.

8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến vụ tấn công điện tặc của Nga vào mạng điện thoại di động lớn nhất của Ukraine.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2023, Kyivstar, nhà khai thác mạng di động lớn nhất Ukraine, đã phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng. Hiệu ứng tiếp tục kéo dài ít nhất 48 giờ, ảnh hưởng đến dịch vụ dữ liệu và điện thoại di động của công ty.

Kyivstar cung cấp dịch vụ internet di động và gia đình cho hơn một nửa dân số Ukraine. Cuộc tấn công mạng được cho là đã khiến người dùng không có tín hiệu di động hoặc khả năng sử dụng Internet. Kyivstar báo cáo rằng không có dữ liệu cá nhân nào bị xâm phạm trong cuộc tấn công.

Cuộc tấn công mạng cũng được cho là đã làm gián đoạn còi báo động của cuộc không kích, một số ngân hàng, máy rút tiền tự động và thiết bị đầu cuối tại các điểm bán hàng. Đồng thời, ngân hàng Monobank của Ukraine là mục tiêu của cuộc tấn công từ chối dịch vụ, gọi tắt là Đi Đốt Attack, làm gián đoạn quyền truy cập vào trang web của ngân hàng.

Với việc các nguồn lực của chính phủ Ukraine và các dịch vụ khẩn cấp bị ảnh hưởng, biến cố này có thể là một trong những cuộc tấn công mạng gây gián đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đối với các mạng của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
 
Phiên tòa Vatican: HY Becciu bị án 5 năm rưỡi tù giam. Ukraine truy nã tội phạm chiến tranh Kirill
VietCatholic Media
04:27 17/12/2023


1. Phiên tòa thế kỷ kết thúc: Hồng Y Angelo Becciu bị kết án 5 năm rưỡi tù giam

Philip Pullella, ký giả thường trực tại Vatican, có bài tường trình nhan đề “Senior cardinal convicted in Vatican corruption trial,” nghĩa là “Đức Hồng Y cao cấp bị kết án trong phiên tòa xét xử tham nhũng ở Vatican”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Đức Hồng Y Angelo Becciu, quan chức cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo từng bị xét xử trước tòa án hình sự Vatican, đã bị kết án hôm thứ Bảy về tội tham ô và lừa đảo và bị kết án 5 năm rưỡi tù giam.

Luật sư của vị Hồng Y người Ý, Fabio Viglione, nói với các phóng viên tại phòng xử án rằng ông sẽ kháng cáo và nói rằng thân chủ của ông vô tội. Hồng Y Becciu, sống ở Vatican, dự kiến sẽ được tự do trong thời gian kháng cáo này.

Tổng cộng có 10 bị cáo bị cáo buộc các tội danh bao gồm lừa đảo, lạm dụng chức vụ và rửa tiền. Tất cả đều phủ nhận việc làm sai trái.

Chánh án Giuseppe Pignatone phải mất 25 phút để đọc hết các bản án.

Hồng Y Becciu, giống như hầu hết các bị cáo khác, bị kết án về một số tội danh và được trắng án ở những tội danh khác. Chỉ có một người, cựu thư ký của Hồng Y Becciu, Cha Mauro Carlino, được trắng án về mọi cáo buộc.

Phiên tòa lộ ra những đấu đá nội bộ và âm mưu trong giới chức cao nhất của Vatican, kéo dài qua 86 phiên tòa trong hai năm rưỡi.

Nó chủ yếu xoay quanh việc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cơ quan hành chính và ngoại giao quan trọng của Vatican mua một tòa nhà ở Luân Đôn một cách lộn xộn.

Hồng Y Becciu, khi đó là tổng giám mục, giữ vị trí số hai ở Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào năm 2013 khi bắt đầu đầu tư vào một quỹ do nhà tài chính người Ý Raffaele Mincione quản lý, bảo đảm khoảng 45% tòa nhà tại 60 Sloane Avenue, trong một khu thượng lưu của thành phố.

Mincione bị kết tội tham ô và rửa tiền và phải chịu mức án tương tự như Becciu.

ĐẦU TƯ KHÔNG TRÁCH NHIỆM

Tòa án cho biết Becciu đã vô trách nhiệm và “có tính đầu cơ cao” khi đầu tư hơn 200 triệu Mỹ Kim vào quỹ của Mincione trong giai đoạn 2013-2014, lưu ý rằng số tiền này chiếm khoảng 1/3 quỹ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào thời điểm đó.

Vào năm 2018, khi Hồng Y Becciu đảm nhận một công việc khác, là tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh ở Vatican, Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cảm thấy mình đang bị Mincione lừa dối và đã tìm đến một nhà tài chính khác, Gianluigi Torzi, để được giúp đỡ trong việc ép Mincione ra ngoài và mua phần còn lại của tòa nhà.

Theo các công tố viên, Torzi cũng lừa dối Vatican. Anh ta bị kết tội lừa đảo và tống tiền và bị kết án sáu năm.

Vatican đã bán tòa nhà vào năm ngoái với tổn thất ước tính khoảng 140 triệu euro hay 150 triệu Mỹ Kim.

Hồng Y Becciu, người đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô sa thải khỏi chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh vào năm 2020 vì cáo buộc gia đình trị, nhưng vẫn là Hồng Y, cũng bị kết tội tham ô vì chuyển tiền và hợp đồng cho các công ty hoặc tổ chức bác ái do anh em của ngài kiểm soát trên hòn đảo quê hương Sardinia của họ.

Một cáo buộc khác liên quan đến việc ngài thuê Cecilia Marogna, một nhà phân tích an ninh tự phong, cũng đến từ Sardinia, như một phần của dự án bí mật nhằm giúp giành lại tự do cho một nữ tu đã bị bắt cóc ở Mali.

Marogna, 46 tuổi, đã nhận được 575.000 euro từ Bộ Ngoại giao trong hai năm 2018-2019. Các công tố viên cho biết trước tòa rằng số tiền này đã được gửi đến một công ty mà cô thành lập ở Slovenia và cô đã nhận được một ít tiền mặt.

Cảnh sát Ý cho biết Marogna đã chi phần lớn số tiền vào quần áo sang trọng và spa chăm sóc sức khỏe. Cả cô và Becciu đều bị kết tội lừa đảo nghiêm trọng liên quan đến việc chuyển tiền và Marogna được lệnh trả lại số tiền đó cho Vatican.

Enrico Crasso, chủ ngân hàng quản lý quỹ cho Bộ Ngoại giao, bị kết tội rửa tiền và bị kết án 7 năm. Fabrizio Tirabassi, người làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, bị kết án bảy năm rưỡi.

Tòa án yêu cầu Becciu, Mincione, Tirabassi và Crasso phải hoàn trả tổng cộng hơn 100 triệu euro cho Vatican.

Nicola Squillace, một luật sư từng làm việc với cả Crasso và Tirabassi, bị phạt tù treo 1 năm 10 tháng.

Rene Bruelhart, một luật sư Thụy Sĩ và cựu chủ tịch Đơn vị Tình báo Tài chính của Vatican, và giám đốc của nó, Tommaso Di Ruzza người Ý, đã bị kết tội thiếu sót hành chính và bị buộc phải nộp những khoản tiền phạt nhỏ.

2. Ukraine đưa nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga vào danh sách “truy nã”

Bộ Nội vụ Ukraine đã đưa nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, người ủng hộ cuộc chiến kéo dài 21 tháng của Điện Cẩm Linh chống lại Kyiv, vào danh sách truy nã sau khi các cơ quan an ninh cáo buộc ông ta tiếp tay cho cuộc xung đột. Olena Matveeva, phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ukraine cho biết như trên hôm Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai.

Biện pháp này hoàn toàn mang tính biểu tượng vì Thượng phụ Kirill đang ở Nga và không bị đe dọa bắt giữ. Tuy nhiên, nếu Nga thua trận, Kirill, nhà tu hành có tài sản 4,5 tỷ Mỹ Kim, có thể bị bắt giữ.

Đó là bước đi mới nhất trong chiến dịch của Ukraine nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các linh mục mà họ cáo buộc duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Nga và lật đổ xã hội Ukraine.

Một bài đăng trong danh sách truy nã của Bộ Ukraine đã nêu tên Kirill, cho thấy ông ta mặc áo choàng giáo sĩ và mô tả anh ta là “một cá nhân đang trốn khỏi các cơ quan điều tra trước khi xét xử”.

Chính Thống Giáo là tôn giáo chiếm đa số ở Ukraine và chính quyền ở Kyiv đã khởi tố các vụ án hình sự chống lại các giáo sĩ có liên hệ với một nhánh của Chính Thống Giáo từng có liên hệ trực tiếp với nhà thờ Nga và Kirill.

Quốc hội ở Kyiv đang xem xét dự luật cấm chi nhánh đó của Chính Thống Giáo, nơi đã mất nhiều giáo dân kể từ khi lãnh đạo Điện Cẩm Linh Vladimir Putin đưa quân đội Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, cho biết họ đã cắt đứt mọi liên kết với Mạc Tư Khoa vào tháng 5 năm 2022.

Cơ quan an ninh SBU của Ukraine hồi tháng trước đã đưa ra một tài liệu nói rằng Kirill “đã xâm phạm chủ quyền của Ukraine” vì vị trí của ông là “một phần trong ban lãnh đạo chính trị và quân sự thân cận nhất của Nga”.

Lực lượng an ninh đã tiến hành hàng chục vụ án hình sự, bao gồm cả cáo buộc phản quốc, chống lại các linh mục và quan chức có liên hệ với chi nhánh của nhà thờ liên kết với Mạc Tư Khoa.

Kirill đã tố cáo những hành động đó và kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới ngăn chặn các động thái chống lại UOC.

Một quan chức cao cấp của Chính Thống Giáo Nga nói với hãng tin RIA của Nga rằng việc đưa thành phố Kirill vào danh sách truy nã là “một bước đi nực cười nhưng có thể đoán trước được”.

Vladimir Legoida, người chịu trách nhiệm về mối quan hệ với các Giáo Hội khác, nói với RIA rằng chính quyền Ukraine đã phạm tội “vô luật pháp và cố gắng đe dọa giáo dân”.

3. Tòa án giáo hội của Giáo hội Chính thống Nga đã quyết định cách chức Tu viện trưởng Govoroun

“Dựa trên Quy tắc thứ 25 của các Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga, Tu viện trưởng Kirill Govoroun phải chịu hình phạt theo giáo luật dưới hình thức huyền chức,” tòa án Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga cho biết như trên hôm Thứ Bẩy, 16 Tháng Mười Hai.

Quyết định này đã được Thượng phụ Giáo hội Chính thống Nga Kirill chấp thuận.

Lý do tòa án Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga đưa ra kỷ luật trên là vì vào ngày 13 tháng 8 năm 2023, Cha Kirill Govoroun đã cử hành lễ tại Nhà thờ Thánh Anrê ở Kyiv với Đức Cha Mikhail Anishchenko, một Giám Mục của Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU. Vào năm 2020, Cha Kirill Govoroun phục vụ tại Nhà thờ Thánh Sophia ở Kyiv cũng đã bị Thượng Phụ Kirill cảnh cáo sau khi ngài đồng tế với các linh mục của OCU.

Tưởng cũng nên biết thêm: Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.

Phản ứng trước quyết định huyền chức ngài, Cha Kirill Govoroun, một người Nga, và tu viện của ngài cho đến nay vẫn thuộc về Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, cho biết cho rằng lý do cấm không phải chỉ là đồng tế mà là vì quan điểm của ngài đối với vai trò của Thượng Phụ Kirill trong cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine.

Theo tin tưởng chung của nhiều người Putin là người gây ra cuộc xâm lược, và Thượng Phụ Kirill ủng hộ cuộc xâm lược. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô mới gọi Kirill là “cậu bé giúp lễ của Putin.”

Cha Kirill Govoroun lại cho rằng chính Kirill là người phát khởi cuộc xâm lược và đã gieo vào lòng Putin những ý tưởng về một thứ Sa Hoàng hiện đại chinh phục các nước cho thế giới Nga. Thượng Phụ Kirill đã hình thành một học thuyết coi tất cả các dân tộc và tôn giáo không nằm dưới ảnh hưởng của Chính Thống Giáo Nga đều là Sa tan, đều là tà ma ngoại đạo và cần phải được chinh phục kể cả bằng quân sự. Nói tắt một lời, không phải Kirill là “cậu bé giúp lễ của Putin” mà chính Putin mới là “cậu bé giúp lễ của Kirill” trong cuộc tàn sát đang diễn ra tại Ukraine.

Điều đáng chú ý là theo quan điểm của Kirill, Vatican cũng đang dưới ảnh hưởng của Sa tan. Peter Anderson, một ký giả kỳ cựu chuyên về các vấn đề liên quan đến Chính Thống Giáo cho biết hôm 25 tháng 5, 2019, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Daniel của Chính Thống Giáo Rumani. Một ngày trước đó, đại diện của Chính Thống Giáo Nga đã khẩn cấp đến gặp Đức Thượng Phụ Daniel và bảo ngài phải tránh lặp lại một biến cố đã xảy ra vào năm 1999 khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Rumani, 10 năm sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh. Trong chuyến tông du này, vui mừng với tự do vừa đạt được, các tín hữu Chính Thống Giáo đã tham dự các cử hành của vị Giáo Hoàng Ba Lan, và hô lớn “hiệp nhất, hiệp nhất”. Các Giám Mục và linh mục Chính Thống Giáo Rumani cũng nhiệt thành tham gia vào các cử hành của Công Giáo trong dịp này. Được sự dặn dò của Thượng Phụ Kirill, khi Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người cùng đọc kinh Lạy Cha, Thượng Phụ Daniel đã không hề nhếch mép.

Ngày 12 tháng Hai, 2016 Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill tại phòng khánh tiết của sân bay Havana của Cuba. Peter Anderson nhấn mạnh rằng hai vị đã không cầu nguyện chung.

Ông nhấn mạnh rằng, Chính Thống Giáo Nga vẫn coi Công Giáo là “tà ma ngoại đạo”, việc cầu nguyện chung là không thể.
 
Putin thừa nhận Nga mất 360.000 quân. Nga chế ra xe tăng tự nổ tung. Cảnh báo của Tướng Ben Hodges
VietCatholic Media
15:53 17/12/2023


1. Putin thừa nhận Nga mất 360.000 quân ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Admits Russia Has Suffered Huge Losses in Ukraine”, nghĩa là “Putin thừa nhận Nga chịu tổn thất lớn ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Putin có thể đã vô tình thừa nhận mất hơn 360.000 quân trong cuộc chiến giữa nước ông với Ukraine.

Ông Putin đã thừa nhận điều này trong cuộc họp báo thường niên kéo dài 4 giờ ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Sáu. Những tổn thất được cho là có quy mô lớn hơn những gì Nga đã tuyên bố trước đây. Cho đến nay, chính thức mà nói, Điện Cẩm Linh chỉ thừa nhận khoảng 6.000 binh sĩ thiệt mạng.

Những tổn thất mới được công bố - có thể bao gồm tử vong, bị thương nặng hoặc phải điều động ra khỏi chiến trường - đã được tính toán trong một bài đăng trên tài khoản Telegram “Bản đồ và Mũi tên” của nhà phân tích quân sự Nga Ian Matveev.

“Theo Putin, Nga đã mất 360 ngàn người trong chiến tranh. 244 ngàn bị gọi nhập ngũ. 486 ngàn tình nguyện viên. Và ở tiền tuyến chỉ có 617 ngàn. Toán học quân sự giải trí từ Putin.

Ông nói tiếp: “Thiệt hại là 113 ngàn người. Nhưng bên cạnh đó còn có lực lượng xâm lược 150 ngàn tấn công vào Ukraine ngày 24 Tháng Hai, 2022 và những người bị gọi nhập ngũ trước khi có lệnh động viên bán phần. Và đây là khoảng 250 ngàn. Tức là Putin đã thừa nhận thiệt hại không thể bù đắp được lên tới 363 ngàn người theo đúng nghĩa đen”.

Trước các số liệu từ Matveev, không rõ liệu Putin có thừa nhận 363.000 binh sĩ thiệt mạng hay không. Tuy nhiên, con số này gần bằng con số 315.000 binh sĩ Nga được tuyên bố thương vong đã được tiết lộ trong một tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ trong tuần này.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố hôm thứ Tư rằng Nga đã mất 342.800 quân kể từ lần đầu tiên tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Quân đội Anh cũng ước tính vào giữa tháng 11 rằng 302.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng.

Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, cho biết: “Rất khó để xác định thương vong trong một cuộc xung đột đang diễn ra vì cả hai bên sẽ cố gắng giữ bí mật dữ liệu và làm tăng số lượng thương vong của đối phương”.

Nga cũng tuyên bố rằng Ukraine đang phải chịu một số lượng lớn quân nhân thiệt mạng trong cuộc chiến, với việc Putin nói vào tháng 10 rằng Kyiv đã mất 90.000 quân kể từ khi bắt đầu cuộc phản công mới nhất chỉ tính riêng vào tháng 6.

Putin cho biết số người Ukraine thiệt mạng “đơn giản là rất lớn” và ở “tỷ lệ xấp xỉ từ 1 đến 8” so với số người chết ở Nga. Như thế, chính Putin đã vô tình gợi ý rằng tổn thất của Mạc Tư Khoa là hơn 11.000 người kể từ khi cuộc phản công bắt đầu.

Tổng thống Nga trước đó đã đưa ra một ước tính có vẻ phóng đại về tổn thất thiết bị của Ukraine trong tháng 9, tự hào về việc phá hủy 18.000 xe thiết giáp và 543 xe tăng trong khoảng thời gian ba tháng bắt đầu từ tháng Sáu.

Bộ Quốc phòng Nga đưa ra một con số khiêm tốn hơn hai ngày trước đó, cho rằng Ukraine đã mất tổng cộng 11.773 xe chiến đấu bọc thép trong toàn bộ cuộc chiến, bao gồm cả xe tăng và xe thiết giáp.

2. Lính xe tăng Nga quá nhát dẫn đến thương vong vô lý

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Now The Russians Have Invented A Self-Exploding Tank”, nghĩa là “Bây giờ người Nga đã phát minh ra xe tăng tự nổ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Vào những năm 1970, Liên Xô đã phát triển áo giáp phản ứng nổ như một cách nhanh chóng tăng cường khả năng bảo vệ cho xe tăng và các phương tiện bọc thép hạng nặng khác.

Áo giáp phản ứng nổ, gọi tắt là ERA, là các khối chất nổ nhằm bảo vệ xe tăng và xe thiết giáp.

ERA hoạt động bằng cách bùng nổ. Khi một viên đạn bay tới tấn công, khối ERA có kích thước bằng viên gạch, sẽ kích hoạt các lớp thuốc nổ bên trong khối. Chúng phát nổ ra bên ngoài, làm chệch hướng một phần vụ nổ đang lao tới.

Hầu hết xe tăng Nga đều đeo ERA. Nhưng nơi họ đeo nó tạo nên sự khác biệt. Và ít nhất một chiếc xe tăng Nga tham gia chiến dịch thảm khốc của Nga quanh Krynky, miền nam Ukraine, đã mặc sai trang phục.

Trên thực tế, nó đã trở thành một chiếc xe tăng tự phát nổ.

ERA có thể tăng gấp đôi khả năng bảo vệ của xe trước những viên đạn nổ mạnh. Nhưng bạn không thể thêm áo giáp nổ vào bất kỳ phương tiện nào hoặc bất kỳ bộ phận nào của phương tiện. Khi khối ERA bật ra, nó có nguy cơ làm hỏng chiếc xe đang đeo nó.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ giải thích trong một báo cáo năm 2012: “Cần có mức độ vừa phải của áo giáp cơ bản để tồn tại sau các vụ nổ vốn có của áo giáp phản ứng nổ”. “Do đó, áo giáp phản ứng nổ không thể được bổ sung cho tất cả các phương tiện, chẳng hạn như xe tải.”

Điều đó đã không ngăn được quân đội Nga ngày càng được huấn luyện kém và lãnh đạo yếu kém ở Ukraine cài đặt ERA trên một số xe tải vỏ mỏng, trong đó có một chiếc xe tải có giáp nổ trên kính chắn gió.

Đeo ERA ở kính chắn gió giống như một cái bẫy tử thần đối với người lái xe tải, trong trường hợp một viên đạn nhỏ của Ukraine bắn trúng nó. Vụ nổ của ERA kích hoạt sẽ biến kính chắn gió thành một cơn bão mảnh kính gây chết người.

Chiếc xe tăng tự nổ mà máy bay không người lái Ukraine phát hiện bên ngoài Krynky chỉ ít nguy hiểm hơn một chút đối với kíp lái của nó. Đoạn video do máy bay không người lái ghi lại từ trên cao cho thấy rõ ràng một lớp ERA trên lưới tản nhiệt động cơ của xe tăng.

Đây không phải là cách nó được thực hiện. Hầu hết các xe tăng của Nga và Ukraine có ERA đều mặc các khối giáp bổ sung trên tháp pháo cũng như ở mặt trước của thân xe. Đó là bởi vì đây là những bộ phận của xe tăng đối mặt với đối phương đang phòng thủ và có nhiều khả năng bị trúng đòn nhất.

Đó cũng là do các mặt sau của thân tàu bao quanh động cơ xe tăng. Động cơ cần một lưới tản nhiệt, theo định nghĩa, lưới này phải được bảo vệ mỏng.

Một chiếc xe tăng có lớp giáp dày hàng trăm ly trên mặt tháp pháo có thể chỉ có lớp giáp dày hàng chục ly trên khoang động cơ. Để bù đắp, quân đội Nga thường xuyên thêm lớp giáp đen vào bên ngoài khoang động cơ của xe tăng.

Điều họ không làm là thêm ERA vào khoang động cơ. Nếu một quả đạn pháo hoặc máy bay không người lái có chất nổ tấn công động cơ và kích hoạt áo giáp phản ứng nổ, thì vụ nổ của áo giáp cũng có khả năng vô hiệu hóa xe tăng giống như đạn dược đang bay tới.

Việc chiếc xe tăng tự nổ này nằm trong khu vực Krynky là có lý. Hai tháng trước, Thủy Quân Lục Chiến Ukraine thuộc Lữ đoàn 35 đã di chuyển qua sông Dnipro và dưới sự yểm trợ của pháo binh, máy bay không người lái và gây nhiễu sóng vô tuyến chuyên sâu, đã bảo vệ được đầu cầu ở Krynky trên bờ trái do Nga nắm giữ.

Đó là một mặt trận mới trong cuộc chiến—mặt trận mà người Ukraine hy vọng cuối cùng sẽ khai thác được để đẩy quân xâm lược của Nga ra khỏi miền nam Ukraine.

Thủy quân lục chiến Nga, được tăng cường bởi một trung đoàn cơ giới, đã không thể đánh bật được quân Ukraine. Vì vậy, sau một số đợt huấn luyện ngắn gọn vào tháng 9 và tháng 10, Sư đoàn 104 của lực lượng dù Nga đã đến miền nam Ukraine và dẫn đầu.

Sư đoàn 104, sư đoàn thứ năm mới trong quân đoàn dù gồm 4 sư đoàn của Nga, được tin sẽ bù đắp những tổn thất nặng nề cho quân đoàn trong 22 tháng đầu tiên của cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine.

Thay vào đó, chính sư đoàn khoảng 2.000 người đã trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh tiêu hao ngày càng leo thang. Bộ Quốc phòng Anh giải thích: “Sư đoàn này được cho là được hỗ trợ kém bởi không quân và pháo binh, trong khi nhiều binh sĩ rất có thể còn thiếu kinh nghiệm”.

Việc ít nhất một tổ lái xe tăng nghĩ đến việc bổ sung ERA vào khoang động cơ đã nói lên sự thiếu kinh nghiệm đó.

3. Putin nói bình luận của Tổng thống Biden về việc Nga tấn công nước NATO là 'hoàn toàn vô nghĩa'

Putin cho rằng nhận xét của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng Nga sẽ tấn công một quốc gia NATO nếu ông giành chiến thắng ở Ukraine là hoàn toàn vô nghĩa, Reuters đưa tin, đồng thời cho biết thêm rằng Nga không quan tâm đến việc chiến đấu với liên minh quân sự phương Tây.

Tổng thống Biden, trong một bài phát biểu nhằm xoa dịu sự bế tắc ở Đồi Capitol và thuyết phục đảng Cộng hòa ủng hộ viện trợ thêm cho Ukraine, đã nói: “Nếu Putin chiếm Ukraine, ông ấy sẽ không dừng lại ở đó”. Ông dự đoán Putin sẽ tấn công một quốc gia NATO, và sau đó “chúng ta sẽ có thứ mà chúng ta không tìm kiếm và ngày nay chúng ta không có: quân đội Mỹ chiến đấu với quân đội Nga,” Tổng thống Biden nói.

Bình luận của Tổng thống Biden, vào hôm Thứ Bẩy, ngày 16 tháng 12, đã gây ra sự tức giận ở Mạc Tư Khoa, và Putin đã đề cập lại vấn đề đó trong một cuộc phỏng vấn được đài truyền hình nhà nước Rossiya đăng hôm Chúa Nhật.

“Điều đó hoàn toàn vô nghĩa – và tôi nghĩ Tổng thống Biden hiểu điều đó”, ông Putin nói.

“Nga không có lý do, không có lợi ích – không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự – để chiến đấu với các nước NATO”, ông nói và cho biết thêm rằng Tổng thống Biden đang biện minh cho “chính sách sai lầm” của mình đối với Nga.

4. Trung Tướng Ben Hodges cảnh báo chiến tranh giữa Nga với NATO sẽ nổ ra nếu Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định không tiếp tục viện trợ cho Ukraine

Theo sau bài bình luận của Tổng thống Biden, vào hôm Thứ Bẩy, ngày 16 tháng 12, Trung Tướng Ben Hodges, cựu Tư Lệnh quân đội Mỹ ở Âu Châu cảnh báo rằng chiến tranh giữa Nga với NATO và có thể là thế chiến sẽ nổ ra nếu Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định không tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

“Khi chúng ta viện trợ cho Ukraine, Nga thường xuyên đề cập đến những lằn ranh đỏ kích hoạt vũ khí hạt nhân. Nhưng trong thực tế, chẳng có điều gì sẽ xảy ra, vì họ lo ngại chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta ngưng, Putin nhận ra sự thiếu quyết đoán của chúng ta, trong khi đó, người Ukraine vẫn có khả năng cầm chân quân Nga như họ đã làm 8 năm trước cuộc xâm lược toàn diện của Putin. Ông ta sẽ cảm thấy áp lực kết thúc cuộc chiến bằng mọi giá kể cả dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong bối cảnh đó, NATO không thể không can thiệp trước nguy cơ nhiễm phóng xạ,” Tướng Ben Hodges cho biết như trên trong Diễn Đàn An Ninh, hôm Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai.

Khi nói đến vũ khí hạt nhân nhiều người không phân biệt được vũ khí hạt nhân chiến thuật và vũ khí hạt nhân chiến lược. Khả năng Putin dám dùng đến vũ khí hạt nhân chiến lược là rất thấp. Nhưng điều đó không đúng với vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?

Thuật ngữ “vũ khí hạt nhân chiến thuật” dùng để chỉ các đầu đạn hạt nhân nhỏ và cả hệ thống phóng ra chúng, được thiết kế để dùng trên chiến trường hoặc cho một cuộc tấn công có giới hạn.

Chúng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trong một khu vực cụ thể hạn hẹp mà không gây ra các tác động phóng xạ trên một diện tích rộng.

Đầu đạn hạt nhân chiến thuật nhỏ nhất có thể có trọng lượng một kiloton hoặc ít hơn. Để so sánh, quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 là 15 kiloton.

Tuy nhiên, đầu đạn hạt nhân chiến thuật lớn nhất có thể lớn tới 100 kiloton, tức là gần 7 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima.

5. Hung Gia Lợi đã đe dọa phủ quyết việc Bulgaria được gia nhập Khu vực Schengen không cần hộ chiếu của Âu Châu trừ khi nước này chấm dứt thuế quá cảnh đối với khí đốt của Nga.

Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Péter Szijjártó cho biết: “Chúng tôi đã nói rõ với người Bulgaria rằng nếu họ duy trì điều này lâu dài, nếu họ gây nguy hiểm cho sự an toàn cung cấp năng lượng của Hung Gia Lợi trong thời gian dài, thì chúng tôi sẽ phủ quyết việc họ gia nhập Schengen”

Ông cho biết nước này sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết ngay khi thuế quá cảnh trên tuyến đường nhập khẩu khí đốt chính của Hung Gia Lợi được bãi bỏ. Hung Gia Lợi nhận 4,5 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga theo thỏa thuận được ký vào năm 2021, chủ yếu thông qua Bulgaria và Serbia.

Động thái của Bộ Ngoại giao diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán phản đối Ukraine ở Brussels. Orbán đã đứng về phía Mạc Tư Khoa, ngay cả khi tất cả các thành viên khác của Liên minh Âu Châu ủng hộ việc bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine, bất chấp việc nước này bị Nga xâm lược.

Ukraine bày tỏ sự tin tưởng rằng họ sẽ nhận được gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro từ Liên Hiệp Âu Châu, mặc dù Orbán phủ quyết khoản tài trợ này tại hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở Brussels. Nga chúc mừng Hung Gia Lợi vì đã chặn viện trợ cho Ukraine.

6. Theo chính quyền xâm lược của Mạc Tư Khoa ở khu vực Kherson, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào một thị trấn do Nga nắm giữ ở miền nam Ukraine đã khiến hai người thiệt mạng.

Lực lượng Mạc Tư Khoa cho biết hỏa tiễn đã bắn trúng làng Nova Mayachka, bên bờ sông Dnipro bị Nga tạm chiếm, cách thành phố Kherson do Ukraine nắm giữ khoảng 70 km về phía đông.

“Hai thường dân đã thiệt mạng. Hai người khác bị thương”, Vladimir Saldo, tên phản bội, được Nga bổ nhiệm cho biết như trên.

Diễn biến này xảy ra sau khi Saldo nói rằng ít nhất 15 mục tiêu trên không đã bị bắn hạ, trong khi Ukraine cho biết lực lượng phòng không và các nhóm săn máy bay không người lái cơ động của họ đã bắn hạ 30 trong số 31 máy bay không người lái của Nga trên 11 khu vực trên khắp đất nước trong ngày thứ Bảy.

7. Orbán cho biết hôm thứ Sáu rằng đất nước của ông sẽ có rất nhiều cơ hội trong tương lai để làm gián đoạn quá trình gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine,

Một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tiến một bước dài để đưa Kyiv vào khối, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh nhà nước Hung Gia Lợi, Orbán cho biết ông đã bảo các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu rằng ông sẽ còn nhiều cơ hội để phủ quyết trong tương lai nhằm ngăn chặn việc Ukraine gia nhập.

Ông nói: “Hung Gia Lợi chẳng mất gì, vì quyết định cuối cùng về tư cách thành viên của Ukraine phải được đưa ra bởi quốc hội các nước, 27 quốc hội, trong đó có quốc hội Hung Gia Lợi”.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ tại sao Viktor Orbán lại giữ một lập trường chống đối Ukraine, một quốc gia đang đau khổ vì chiến tranh, gay gắt đến như thế.

Từ Budapest, các đảng phái đối lập cho biết thế giới không nên đồng hóa Hung Gia Lợi với Viktor Orbán, người có quan hệ cá nhân với Putin. Họ cũng kêu gọi người dân nước này rằng đã đến lúc phải thay đổi chế độ vì rõ ràng là các quan điểm cực đoan và lập trường thân Nga của Orbán đang gây ra những bất lợi cho đất nước và uy tín của Hung Gia Lợi trên trường quốc tế.

8. Putin cảnh báo về 'những vấn đề' xảy ra ở biên giới Phần Lan-Nga sau khi Helsinki gia nhập NATO

Putin đã cảnh báo về “các vấn đề” với nước láng giềng Phần Lan sau khi nước này gia nhập NATO hồi đầu năm nay, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên đài truyền hình nhà nước Rossiya hôm Chúa Nhật, với những lời lẽ căng thẳng càng tăng cao.

Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.340km với Nga, đã gia nhập NATO vào tháng 4 năm nay. Trong những tuần gần đây, Helsinki đã cáo buộc Mạc Tư Khoa thực hiện “chiến tranh hỗn hợp” bằng cách đẩy những người xin tị nạn qua các cửa khẩu biên giới dẫn đến việc đóng cửa tất cả trừ một cửa khẩu biên giới vào tháng trước. Cuối cùng, Phần Lan đã quyết định đóng cửa tất cả mọi cửa khẩu.

“Phương Tây đã kéo Phần Lan vào NATO. Chúng ta có tranh chấp gì với họ đâu? Tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ vào giữa thế kỷ 20, đã được giải quyết từ lâu”, Putin nói. “Không có vấn đề gì ở đó, nhưng bây giờ sẽ có, bởi vì chúng tôi sẽ thành lập quân khu Leningrad và tập trung một lượng đơn vị quân đội nhất định ở đó.”

Nga đang có kế hoạch tổ chức lại các sư đoàn quân sự của mình để cung cấp thêm quân cho vùng Tây Bắc. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào năm ngoái: “Xét đến mong muốn của NATO nhằm xây dựng tiềm năng quân sự gần biên giới Nga… cần có các biện pháp trả đũa để tạo ra một nhóm quân thích hợp ở Tây Bắc nước Nga”.

Kế hoạch quân sự hóa biên giới hơn nữa của Nga được đưa ra vào hôm thứ Hai, 18 Tháng Mười Hai, khi Phần Lan ký một hiệp ước phòng thủ với quân đội Hoa Kỳ, cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận rộng rãi trong bối cảnh Phần Lan có biên giới dài với Nga.

Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho biết hiệp ước này sẽ giúp “việc tổ chức các hoạt động trong thời bình trở nên dễ dàng hơn, nhưng trên hết nó có thể rất quan trọng trong một cuộc khủng hoảng”. Hàng chục người xin tị nạn đã vào Phần Lan hôm thứ Sáu sau khi các cửa khẩu biên giới tạm thời được mở lại.

Nhưng cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Putin bác bỏ bình luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng Nga sẽ tấn công một quốc gia NATO nếu nước này giành được chiến thắng ở Ukraine là “vô nghĩa”. Putin nói: “Nga không có lý do, không có lợi ích - không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự - để chiến đấu với các nước NATO “.

9. Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch chiến tranh mới và mở rộng ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Has New and Extended War Plans in Ukraine: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Nga có kế hoạch chiến tranh mới và mở rộng ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm thứ Sáu trong đánh giá mới nhất, các kế hoạch chiến tranh mới và mở rộng của Nga được cho là “phù hợp” với nỗ lực của nước này trong một cuộc xung đột kéo dài với Ukraine.

Cuộc chiến Nga-Ukraine đang nhanh chóng tiến đến gần hai năm xung đột căng thẳng khi cả hai bên đều phải đối mặt với tổn thất quân sự. Vào tháng 9 năm 2022, Nga, quốc gia xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, đã sáp nhập các phần của các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia, trong một động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận. Gần đây hơn, Kyiv đã chiến đấu hết mình trước những nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm bao vây thị trấn Avdiivka của Donetsk. Tuy nhiên, lực lượng Nga hầu như ngày càng tiến xa hơn xung quanh khu công nghiệp mặc dù chịu những tổn thất rất lớn. Mạc Tư Khoa phát động cuộc tấn công vào thị trấn vào ngày 10 tháng 10, gây ra một số cuộc giao tranh nặng nề và đẫm máu nhất trong cuộc chiến cho đến nay.

Trong bản cập nhật gần đây nhất về cuộc chiến, ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, DC, cho biết hôm thứ Sáu rằng hãng tin BILD của Đức đưa tin rằng Nga có kế hoạch “xâm lược lãnh thổ Ukraine ngoài bốn tỉnh của Ukraine bị sáp nhập bất hợp pháp trong suốt giai đoạn 2024-2026. “ Tuy nhiên, ISW cho biết họ không thể xác thực độc lập báo cáo của BILD.

Là một phần trong kế hoạch mới của mình, Nga có kế hoạch chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk và Luhansk, đồng thời tiến tới sông Oskil ở tỉnh Kharkiv vào cuối năm 2024, BILD đưa tin, trích dẫn thông tin tình báo không xác định.

Viện nghiên cứu viết: “Các kế hoạch được báo cáo của Nga về cuộc chiến ở Ukraine đến năm 2026 phù hợp với việc Nga tiếp tục chuẩn bị cho một nỗ lực chiến tranh kéo dài”. “Bộ chỉ huy quân sự Nga đang theo đuổi các nỗ lực tái cơ cấu và mở rộng dài hạn để hình thành lực lượng dự trữ chiến lược, và Nga đang dần huy động DIB của mình để duy trì một cuộc chiến lâu dài”.

Trong đánh giá của mình, ISW cho rằng các kế hoạch này là hợp lý, đồng thời lưu ý đến “lời lẽ bành trướng” gần đây của Putin khi trước đó ông yêu cầu Ukraine rút quân khỏi “lãnh thổ Nga” như một điều kiện tiên quyết cần thiết để giải quyết cuộc chiến.

“Các kế hoạch trung và dài hạn được báo cáo của Nga nhằm xâm lược lãnh thổ ngoài bốn vùng lãnh thổ bị sáp nhập bất hợp pháp cũng hợp lý khi xét đến việc các quan chức Nga, bao gồm cả Putin, đã quay trở lại với luận điệu theo chủ nghĩa bành trướng gần đây và các lực lượng Nga tiếp tục các hoạt động tấn công để mở rộng phạm vi hoạt động của họ ở các vị trí gần Kharkiv, ” ISW cho biết.

ISW nói tiếp: “Các quan chức Nga đã đưa ra các tuyên bố về ý định của Nga nhằm xâm lược và sáp nhập thêm lãnh thổ Ukraine ngoài chiến tuyến hiện tại và bốn vùng lãnh thổ bị sáp nhập bất hợp pháp”.

Điều này xảy ra khi Nga và Ukraine mỗi nước báo cáo hàng chục vụ tấn công bằng máy bay không người lái trong ngày qua, chỉ vài giờ sau khi Hung Gia Lợi phủ quyết khoản tài trợ 50 tỷ euro tức là 54,5 tỷ Mỹ Kim của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine.

Trong khi đó, lực lượng không quân Ukraine hôm thứ Bảy cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 30 trong số 31 máy bay không người lái được phóng qua đêm nhằm vào 11 khu vực của đất nước, theo hãng tin AP. Nga cũng cho biết vào tối thứ Sáu rằng họ đã ngăn chặn một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.

Trong khi đó, theo báo cáo của BILD, bước tiếp theo trong kế hoạch của Nga trong năm 2025 và 2026 sẽ là tiếp quản phần lớn khu vực Zaporizhzhia, Dnipro và Kharkiv.

10. Putin vẫn kiếm được nhiều tiền từ Tập đoàn Wagner

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Still Raking in a Fortune From Wagner Group”, nghĩa là “Putin vẫn kiếm được nhiều tiền từ Tập đoàn Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Chính phủ Nga đã thu về hơn 2,5 tỷ Mỹ Kim từ hoạt động buôn bán vàng Phi Châu kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Lợi nhuận của Putin, theo Báo cáo Blood Gold, công bố trong tháng này, được thúc đẩy bởi ảnh hưởng của Tập đoàn Wagner ở phần lớn Phi Châu, nơi công ty quân sự tư nhân đã tạo dựng được chỗ đứng trong những năm gần đây bằng cách cung cấp các dịch vụ an ninh và hỗ trợ bán quân sự. Các tác giả của chương trình nghiên cứu viết rằng Wagner có “độc quyền” đối với mỏ vàng lớn nhất ở Cộng hòa Trung Phi, là mỏ Ndassima, “để đổi lấy việc ủng hộ một chế độ độc tài”.

Wagner cũng đã thiết lập quyền kiểm soát một nhà máy luyện vàng lớn ở Sudan, theo Báo cáo Blood Gold, và điều đó đã cho phép công ty quân sự tư nhân Wagner “trở thành người mua thống trị vàng Sudan chưa qua chế biến, với nhiều báo cáo cho thấy máy bay vận tải quân sự của Nga vận chuyển vàng đã qua chế biến ra khỏi nước ngoài”. CNN đưa tin vào tháng 7 năm 2022 rằng các quan chức Nga bắt đầu buôn lậu vàng từ các mỏ ở Sudan gần như ngay lập tức sau khi phát động cuộc chiến ở Ukraine, theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.

“Tại Cộng hòa Trung Phi và Sudan, nơi các thực thể có liên hệ với Wagner đã phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, các tác nhân của Điện Cẩm Linh dựa vào các tuyến đường buôn lậu phức tạp và các chiến thuật lẩn tránh của công ty để khai thác một lượng lớn vàng từ Phi Châu đến các điểm đến như Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nơi nó có thể được trộn với các nguồn vàng hợp pháp khác và chuyển đổi thành tiền mặt,” theo Blood Gold Report, một chương trình nghiên cứu được triển khai vào tháng 9 nhằm điều tra mối liên hệ giữa các công ty khai thác phương Tây, các chính phủ độc tài ở Phi Châu và lính đánh thuê Wagner.

Tại Mali, lực lượng Wagner đang được chính quyền quân sự tiếp quản quốc gia Tây Phi này trả bằng tiền mặt vào năm 2021. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, lực lượng Wagner lần đầu tiên bắt đầu triển khai tới Mali với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang Nga chỉ vài tháng trước khi Putin xâm chiếm Ukraine và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quyền kiểm soát cho chính quyền quân sự.

Báo cáo Blood Gold cho biết các thành viên của công ty quân sự tư nhân được chính phủ Mali trả tới 10,8 triệu Mỹ Kim mỗi tháng, được tài trợ phần lớn từ nguồn thu thuế thu được từ một số công ty khai thác vàng thuộc sở hữu của phương Tây ở nước này.

Theo các tác giả của dự án, số vàng khai thác từ các nước Phi Châu được “rửa vào thị trường quốc tế mang lại doanh thu hàng tỷ Mỹ Kim cho nhà nước Nga, từ đó tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho cuộc chiến của Nga với Ukraine và cơ sở hạ tầng chiến tranh toàn cầu”.

Sau cái chết của nhà lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin vào tháng 8, quân đội Nga đã nắm toàn quyền kiểm soát công ty quân sự tư nhân Wagner, lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hành động gây hấn của Putin ở Ukraine. Lực lượng Wagner đã nhiều lần bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh cả trong cuộc chiến chống lại Ukraine cũng như ở các vùng của Phi Châu nhằm thiết lập quyền kiểm soát.

“Mục tiêu cuối cùng trong vở kịch của Wagner là tăng cường sự phụ thuộc của khách hàng vào lực lượng của Wagner để duy trì quyền lực, từ đó bảo đảm nguồn doanh thu dài hạn cho Điện Cẩm Linh và thúc đẩy chủ nghĩa độc tài cũng như sự bất ổn trên toàn khu vực như một phần trong chiến lược địa chính trị rộng lớn hơn của Nga nhằm đánh lạc hướng, và làm sa lầy nền dân chủ phương Tây,” theo Blood Gold Report.

Báo cáo tiếp tục: “Kể từ cái chết của Prigozhin, nhóm lính đánh thuê đã chính thức nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước Nga”. “Tuy nhiên, sự tập trung của Điện Cẩm Linh vào Phi Châu và các hoạt động khai thác vàng máu của nước này không có dấu hiệu thay đổi”.

11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc tổ chức cuộc bầu cử của Nga ở các lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 2023, Ủy ban bầu cử trung ương Nga thông báo rằng việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2024 sẽ mở rộng đến các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine.

Điều này diễn ra sau khi các lãnh thổ này bị đưa vào cuộc bầu cử khu vực ở Nga vào tháng 9 năm 2023.

Cũng như các cuộc bầu cử khu vực, gần như chắc chắn rằng cuộc bầu cử tổng thống ở các khu vực do Nga kiểm soát sẽ không tự do và công bằng.

Các nhà chức trách Nga gần như chắc chắn coi việc đạt được kết quả 'chính xác' ở những khu vực này là ưu tiên hàng đầu vì họ muốn thế giới cảm nhận tính hợp pháp trong cuộc xâm lược của Nga.

Chính quyền Nga gần như chắc chắn sẽ sử dụng các phương pháp bao gồm gian lận bầu cử về thực chất và đe dọa cử tri để bảo đảm Putin giành chiến thắng ở các khu vực với tỷ số chênh lệch đáng kể.
 
Cảnh sát tiết lộ: Trước giờ lễ Chúa Nhật, hung thủ nằm đè lên cha sở, ngài qua đời vì mất máu
VietCatholic Media
17:45 17/12/2023


1. Tuyên bố của Đức Hồng Y Thượng Phụ Giêrusalem về vụ sát hại 2 người Công Giáo trong khuôn viên nhà thờ

Đức Hồng Y Thượng Phụ Giêrusalem Pierbattista Pizzaballa vừa ra tuyên bố liên quan đến vụ sát hại 2 người Công Giáo trong khuôn viên nhà thờ Thánh Gia ở Gaza.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Khoảng trưa hôm nay, Thứ Bẩy, 16 tháng 12 năm 2023, một tay súng bắn tỉa của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, gọi tắt là IDF, đã sát hại hai phụ nữ Công Giáo bên trong Giáo xứ Thánh Gia ở Gaza, nơi phần lớn các gia tấn Công Giáo đã trú ẩn kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Nahida và con gái Samar của cô bị bắn chết khi họ đi bộ đến Tu viện Nữ tu. Người mẹ đã thiệt mạng khi cô cố gắng đưa con gái mình đến nơi an toàn. Bảy người nữa bị bắn và bị thương khi họ cố gắng bảo vệ những người khác bên trong khuôn viên nhà thờ.

Không có cảnh báo nào được đưa ra, không có thông báo nào được đưa ra. Họ bị bắn một cách máu lạnh trong khuôn viên của Giáo xứ, nơi không có kẻ hiếu chiến nào cả. Sáng sớm hơn, một hỏa tiễn được bắn từ xe tăng của IDF đã nhắm vào Tu viện Nữ tu Mẹ Têrêxa của Dòng Thừa Sai Bác Ái. Tu viện là nơi ở của hơn 54 người khuyết tật và là một phần của khu nhà thờ, được coi là nơi thờ phượng kể từ đầu chiến tranh. Máy phát điện của tòa nhà, là nguồn điện duy nhất, và nguồn nhiên liệu đã bị phá hủy.

Ngôi nhà bị hư hại do vụ nổ và hỏa hoạn lớn. Hai quả hỏa tiễn nữa do xe tăng IDF bắn nhằm vào cùng một Tu viện và khiến ngôi nhà không thể ở được. 54 người khuyết tật hiện đang phải di dời và không được tiếp cận với mặt nạ phòng độc mà một số người trong số họ cần để tồn tại. Ngoài ra, do vụ đánh bom dữ dội trong khu vực nên đêm qua có 3 người bị thương bên trong khuôn viên nhà thờ. Hơn nữa, các tấm pin mặt trời và bể chứa nước, những thứ không thể thiếu cho sự sống còn của cộng đồng, đã bị bị phá hủy.

Cùng nhau cầu nguyện với toàn thể cộng đồng Kitô giáo, chúng tôi bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với những gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch vô nghĩa này. Đồng thời, chúng tôi không thể không bày tỏ rằng chúng tôi không thể hiểu được làm thế nào một cuộc tấn công như vậy có thể được thực hiện, thậm chí còn hơn thế nữa khi toàn thể Giáo hội đang chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.

Tòa Thượng phụ Latinh tại Giêrusalem theo dõi tình hình đang phát triển này với sự quan tâm sâu sắc và sẽ cung cấp thêm thông tin khi cần thiết. Đoạn video được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy không có vũ khí, chiến trường tàn bạo hay các binh lính.

+ Đức Hồng Y Thượng Phụ Giêrusalem Pierbattista Pizzaballa

2. Phản ứng của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa trước việc mừng Giáng Sinh vào ngày 25 Tháng Mười Hai

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai, Olena Matveeva, phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ukraine ghi nhận rằng trong khi đa số người Ukraine hân hoan mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 Tháng Mười Hai, một số thành phần trong Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã có những biểu hiện không hài lòng.

Trên các mạng xã hội, một số thành viên của Giáo Hội này bài bác việc cử hành lễ Giáng Sinh vào ngày 25 Tháng Mười Hai, theo quyết định của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Bên cạnh đó, âm thanh của những bài hát Nga yêu nước vang vọng khắp các nhà thờ của UOC.

Olena Matveeva cảnh cáo các biểu hiện như thế phải chấm dứt, trước khi bị xử phạt.

Tháng 5, 2022, Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP, đã cắt bớt cái đuôi MP, nghĩa là trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, và từ đó được gọi vắn tắt là UOC. Nhưng theo truyền thống, họ vẫn trung thành với Giáo Hội Chính thống Nga, và nhà lãnh đạo hiện tại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là Thượng phụ Kiril, người đã công khai ủng hộ cuộc xâm lược tàn bạo của Mạc Tư Khoa; và gọi việc cử hành lễ Giáng Sinh vào ngày 25 Tháng Mười Hai là một biểu hiện của ma quỷ.

Diễn biến này xảy ra khi Quốc Hội Ukraine đang đề xuất luật cấm các nhà thờ chịu ảnh hưởng của Nga hoạt động ở Ukraine.

Trong một thái độ mang tính chất thách thức, Tổng Giám Mục Klyment của UOC tin rằng luật đó sẽ chỉ đẩy Giáo Hội của ông xuống lòng đất. “Bách hại là gì nếu không phải là điều này?”

Trong tổng số 43,500,000 dân Ukraine, có tới 17.3% là người gốc Nga. Trong số những người Ukraine, không thiếu những người vẫn hoài vọng về Thượng Phụ Kirill, người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc xâm lược của Putin vào quốc gia họ. Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của người Ukraine do đó rất chông gai.

3. Sau khi đâm một linh mục, tên sát thủ nằm lên người ngài tạo thành một thánh giá

Nghi phạm trong vụ sát hại một linh mục ở Nebraska được phát hiện nằm đè lên nạn nhân tạo thành hình thánh giá trong khi cha sở đang chảy máu đến chết, theo bản khai có tuyên thệ nộp tại Tòa án Quận Washington của cảnh sát.

Viên chức trả lời cho biết trong hồ sơ tòa án rằng ông nhìn thấy nghi phạm, Kierre Williams, 43 tuổi, nằm vuông góc trên ngực Cha Stephen Gutgsell, 65 tuổi sau vụ đâm. Cha Gutgsell, là cha sở của giáo xứ St. John the Baptist ở Fort Calhoun, Nebraska, đã qua đời vì vết thương vào cuối buổi sáng hôm đó.

Sĩ quan cảnh sát thuộc đội phản ứng cho biết: “Trên đầu người đàn ông da trắng, là cha Gutgsell, có một người đàn ông da đen, là Williams, đang nằm trên người, lưng áp vào vùng ngực của người đàn ông da trắng”. “Người đàn ông da đen đang nằm trên người nạn nhân theo kiểu vuông góc với chân hướng vào bếp.”

Viên chức này cho biết ông đã vào nhà xứ ngay sau 5 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 10 tháng 12, sau khi vị linh mục gọi 911 để trình báo về một kẻ đột nhập nhà có mang dao. Khi viên cảnh sát đến sáu phút sau, anh ta tháo khẩu súng lục, bước vào tòa nhà và thông báo sự hiện diện của mình.

“Tôi nghe thấy một giọng nam hét lên, 'Ở đây', sau đó là tiếng la hét khác mà tôi không thể hiểu được”, viên cảnh sát nói trong bản khai. “Sau đó tôi nghe thấy giọng nói hét lên, 'Giúp tôi với'; Tôi trả lời bằng cách hỏi còn ai ở trong nhà không, và giọng nói đó nói rằng 'có kẻ đột nhập.'“

Theo bản tuyên bố, khi viên cảnh sát nhìn thấy Cha Gutgsell, vị linh mục đã có “một vết rách nghiêm trọng trên mặt và chảy máu rất nhiều”. Bản khai cáo buộc rằng các cảnh sát đến hiện trường để hỗ trợ và thực hiện các biện pháp cứu sống Cha Gutgsell đã xác định được nhiều vết rách hơn trên mặt, tay và lưng của cha.

Mặc dù Williams đã tuân theo lời cảnh sát tại hiện trường, nhưng bản khai cho biết anh ta đã trở nên “hung hăng” trong phòng thẩm vấn. Cảnh sát cho biết anh ta “hung hăng đứng dậy, đẩy chiếc bàn ra xa mình” và tiếp cận viên cảnh sát “một cách hung hãn và vội vàng”. Với sự hỗ trợ của hai nhân viên cải huấn, bản khai tuyên thệ cho biết Williams đã được ngồi trên ghế kiềm chế.

Williams bị buộc tội giết người cấp độ một và ba trọng tội khác: sử dụng vũ khí nguy hiểm hoặc chết người để phạm trọng tội, trộm cắp và sở hữu vũ khí bởi người bị cấm. Williams là một tội phạm bị kết án vì tàng trữ cocaine và chạy trốn cũng như trốn tránh cơ quan thực thi pháp luật bằng vũ khí chết người.

“Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện để Chúa nhân từ và tình yêu sẽ chào đón Cha Gutgsell vào vương quốc của Ngài,” Đức Tổng Giám Mục George Lucas của Omaha nói trong một tuyên bố ngày 11 tháng 12. “Xin Đức Mẹ chuyển cầu cho tất cả chúng ta khi chúng ta đau buồn trước cái chết của ngài.”

Nhà thờ Thánh John the Baptist, nơi Cha Gutgsell làm chánh xứ, sẽ tổ chức lễ viếng vào lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật, ngày 17 tháng 12, và buổi cầu nguyện và lần hạt Mân Côi vào lúc 7 giờ tối hôm đó. Thánh lễ an táng của ngài sẽ được cử hành tại Nhà thờ Thánh Cecilia ở Omaha lúc 11:15 sáng Thứ Hai, ngày 18 tháng 12, và ngài sẽ được an táng tại Nghĩa trang Calvary.