Ngày 18-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:25 18/12/2008
NHIỆT THÀNH

N2T


Có một phụ nữ phát hiện ra rằng, giàu có vật chất hoàn toàn không đem lại sự vui vẻ cho bà ta, nên trong bụng rất ấm ức.

Đại sư nói: “Theo như lời bà nói, thì hình như khẳng định rằng, giàu có và an nhàn thoải mái cấu thành nhân tố của vui vẻ. Trên thực tế, này bạn, nếu bạn muốn vui vẻ, thì chỉ cần tìm một việc để nhiệt thành hiến thân là đủ rồi. “

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Nếu muốn tìm vui vẻ chóng qua nay còn mai mất thì dùng tiền bạc vật chất mà mua; nếu muốn có vui vẻ trong tâm hồn mỗi ngày, thì đem tấm lòng yêu thương đi phục vụ tha nhân; nếu muốn có một cuộc sống bình an vui vẻ thì luôn nhìn thấy Chúa Giê-su nơi tất cả mọi người, để làm cho Chúa Giê-su vui lòng...

Muốn nhìn thấy Chúa Giê-su nơi người khác, thì trước hết phải xác định lại ơn gọi của mình: nếu có ơn gọi sống thánh trong bậc tu trì thì phải nhiệt thành hiến thân phục vụ Chúa trong một cộng đoàn dòng tu; nếu có ơn gọi sống thánh trong bậc vợ chồng, thì phải hết lòng chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ, làm vợ làm chồng trong gia đình, có như thế mới tìm được niềm vui trong cuộc sống của mình, dù cho tiền bạc vất chất có hay không có.

Tìm một công việc để hiến thân phục vụ Chúa, thì không có công việc nào hay hơn là cố gắng chu toàn bổn phận hằng ngày của mình với tất cả nhiệt tình yêu thương.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 18/12/2008
N2T


39. Ba chữ của bí quyết tinh thần tu đức: “Toàn, Thật, Luôn”, chính là: Toàn hy sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ.

(Cha Vincent Lebbe)
 
Đấng đầy ơn phúc
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
03:24 18/12/2008

ĐẤNG ĐẦY ƠN PHƯỚC



CN 4 VỌNG B

Giáo Hội đang hướng về mầu nhiệm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Mầu Nhiệm Nhập Thể. Ngôi Hai làm người để cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời. Công trình cứu độ đựơc khởi đầu cách âm thầm, giản dị tại một làng quê nghèo, với một thôn nữ bình thường chẳng mấy người biết tới.

Sứ Thần cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).

Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.

Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu Bà đầy ơn phước xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở cùng Bà: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.

Sứ điệp Truyền tin chính là: Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.

Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.

Nếu tôi có quyền chọn người mẹ sinh ra tôi, tất nhiên tôi sẽ chọn một người nữ hết sức xinh đẹp và thánh đức. Xinh đẹp đến nổi làm cho tất cả các phụ nữ khác đều phải ghen tuông sửng sốt. Thánh đức đến nổi làm cho mọi người đều phải cảm phục, ngợi khen. Ai cũng ước mong như thế.

Trong một lớp giáo lý, cô giáo hỏi các em học sinh: Em mơ ước điều gì cho mẹ của các em? Các em đua nhau trả lời:

• Em muốn cho mẹ em là người đẹp nhất trên thế giới nầy.

• Em mơ ước mẹ em có một sức khoẻ thật dồi dào.

• Em cầu mong cho mẹ em giàu sang, có thật nhiều tiền bạc.

• Em chỉ ước mong cho mẹ em là một bà mẹ hiền lành, đạo đức và nhân hậu.

Chỉ là ước mơ vì không ai có quyền chọn người mẹ sinh ra mình. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác hẳn, Ngài đã sinh ra bởi một người nữ được tuyển chọn. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.

Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ. Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.

Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Đức Giêsu mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở. Cả hai bài đọc giúp chúng ta hiểu thêm về mầu nhiệm ấy. Bài đọc 1 trong (2 Sm 7,1-16): Thiên Chúa từ chối ngôi đền vật chất mà Đavit muốn xây cho Ngài; nhưng traí lại Thiên Chúa hứa cho Đavit một ngôi nhà thiên thu là dòng dõi Đavit.Lời hứa này được thực hiện nơi Đức Maria, Đấng trở nên Hòm Bia Thiên Chúa,nơi đây Con Thiên Chúa đến với loài người. Đó chính là mạc khải của mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở nay được bày tỏ ra mà Thánh Phaolô đề cập đến trong bài đọc 2 (Rm16,25-27).

Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.

Thiên Chúa không chọn lựa cách độc đoán. Ngài tôn trọng tự do của người đựơc chọn. Ngài sai Sứ Thần đến và muốn Đức Mẹ hoàn toàn ưng thuận theo suy nghĩ và sự tự do của mình. Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nổi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một Ngài đến giữa nhân loại, thực hiện chương trình cứu độ. Giây phút Đức Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Nếu như Nguyên Tổ bị con rắn cám rỗ bằng lời nghi nan, lừa lọc dối trá, gây cuộc nổi loạn và Adam và Evà đã sa ngã, đau khổ sự chết tràn vào thế gian; thì Sứ thần Gabriel đề nghị một sự tự do ưng thuận. Đức Maria thưa “Xin vâng”, lời ấy đã làm cho Ngôi Hai làm người. Từ đây, nhờ Đức Maria, tin tưởng và vâng phục, nhân loại được liên kết trở lại với Thiên Chúa.

Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).

Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.

Chúng ta đang sống những ngày cao điểm của phụng vụ Mùa Vọng. Trong suốt năm qua, Giáo Hội Việt Nam khai triển học hỏi và sống thư chung của HĐGM Việt nam, với chủ đề "Giáo dục Kitô giáo". Năm mới, Giáo hội tiếp tục học hỏi và sống tinh thần “giáo dục gia đình Công giáo”.

“Thánh Cả Giuse và Đức Maria là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín”.(Thư HĐGMVN 2008, số 20).

Thiên Chúa đã tín nhiệm Mẹ khi để Con Một Ngài là Chúa Giêsu sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của Mẹ. Như thế chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là nhà giáo dục tài giỏi và trở thành gương mẩu cho tất cả mọi nhà giáo dục.

Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. (x.Thư HĐGMVN 2008).

Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ này bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.

Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.

Giáo Hội đang chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu. Xin Mẹ cũng giúp chúng ta chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh với tâm tình yêu mến như Mẹ.
 
Giữ lời hứa với Chúa Hà Đồng
Radio Veritas
11:20 18/12/2008
GIỮ LỜI HỨA VỚI CHÚA HÀI ĐỒNG

Giáng sinh là nguồn cảm hứng không bao giờ múc cạn. Trong lịch sử nhân loại từ 2,000 năm qua đã có vô số câu chuyện kể về ngày Giáng Sinh. Tựu trung hầu hết những câu chuyện Giáng Sinh đều xoay quanh những đề tài về lòng quảng đại, sự san sẻ, bởi vì ý nghĩa của lễ Giáng Sinh chính là sự trao tặng. Do đó, chuyện Giáng Sinh cũng thường là chuyện tử tế. Trong bầu khí Giáng Sinh, xin được kể hầu quí vị câu chuyện sau đây từ một linh mục người Mỹ ghi lại:

Vị linh mục giúp xứ đi một vòng kiểm tra xung quanh nhà thờ trước khi giáo dân đến tham dự Thánh Lễ nửa đêm. Ghế bàn đã được sắp xếp thứ tự sạch sẽ, các cuốn sách hát lễ đã được thu dọn. Chỉ còn vài phút nữa là bắt đầu Thánh Lễ ban sáng. Sau khi đảo qua một vòng nhà thờ, vị linh mục trở lại phòng thánh để chuẩn bị Thánh Lễ, đi ngang qua máng cỏ, ngài dừng lại để chào thăm Chúa Hài Ðồng, quang cảnh Giáng Sinh được diễn lại một cách vô cùng sống động trước mắt ngài. Ánh sao hướng dẫn các mục đồng đến hang đá Bêlem, các mục đồng đang quỳ thờ lạy, các súc vật cũng trong tư thế trang nghiêm, giữa hang đá là Thánh Giuse và Mẹ Maria đang cung kính cúi nhìn xuống máng cỏ. Bỗng vị linh mục chau mày và nhìn sát vào hang đá, ngài không thể cầm được tiếng than như vang dội khắp giáo đường. Máng cỏ hoàn toàn trống trơn. Hài nhi Giêsu đã biến mất. Trong cơn hốt hoảng vị linh mục lục soát khắp mọi nơi nhưng vẫn không tìm thấy Hài Nhi Giêsu. Ngài kêu gọi tất cả những ai có mặt trong giáo xứ đến nhưng không một vị nào có thể đưa ra một lời giải thích. Các ngài bàn bạc tranh luận với nhau hồi lâu rồi cuối cùng đành lắc đầu. Sự thật trước mắt là Hài Nhi Giêsu đã biến mất.

Trong thánh lễ rạng đông hôm ấy, vị linh mục đã báo cáo cho cộng đoàn về sự cố với một giọng vừa mạnh vừa run vì xúc động. Ngài nói đến tính cách nghiêm trang của hành động. Ngài coi việc đánh cắp tượng Chúa Hài Ðồng là một hành động phạm thánh. Từ trên tòa giảng, đôi mắt giận dữ của ngài đảo qua từng khuôn mặt trong cộng đoàn rồi dõng dạc tuyên bố: "Hài Nhi Giêsu phải được mang trả lại nội trong hôm nay". Trong các thánh lễ liên tiếp, vị linh mục cũng lập lại mệnh lệnh ấy, nhưng vô hiệu, máng cỏ vẫn trống trơn. Chiều ngày Giáng Sinh, buồn bã vì sự việc xảy ra, ngài thẩn thờ đi qua các ngã đường của giáo xứ, đầu óc miên man nghỉ đến hành động phạm thánh.

Ngày Giáng Sinh vẫn thường là ngày vắng lặng. Thỉnh thoảng mới thấy có một bóng người qua lại, vậy mà lạ thay, trong một ngỏ hẽm, có một bé trai khoảng 4, 5 tuổi đang ung dung bách bộ. Ðằng sau cậu là một toa xe lửa nho nhỏ xinh xắn mới toanh. Ðây hẳn phải là một món quà Giáng Sinh mà ông già Noel đã tặng cho cậu bé. Vị linh mục tự suy nghĩ và cảm thấy vui lên với niềm vui của cậu bé. Ngài biết rõ cậu là con của một gia đình nghèo, cha cậu hẳn phải hy sinh rất nhiều để cậu có được một món đồ chơi xứng đáng trong ngày lễ Giáng Sinh. Niềm vui của trẻ thơ thường đánh động tấm lòng già cỗi ích kỷ của người lớn, trong phút chốc, vị linh mục như quên hẳn mọi phiền muộn trong lòng. Ngài tiến tới để chúc mừng Giáng Sinh và chung vui với cậu. Nhưng vừa đến gần, ngài bỗng chau mày, cũng cái chau mày như sáng hôm nay khi khám phá ra máng cỏ trống trơn. Cái toa xe lửa không trống trơn mà lại có một hành khách, hành khách ấy không ai khác hơn là Hài Nhi Giêsu đã bị đánh cắp từ máng cỏ trong nhà thờ. Hài nhi Giêsu nằm trong toa xe lửa, mình được quấn khăn hẳn hoi, cậu bé không để lộ bất cứ một sự bối rối nào khi vị linh mục nhìn vào trong toa xe lửa của cậu. Niềm vui nhỏ vừa loé lên nơi vị linh mục giờ đây nhường chỗ cho một cơn giận bất ngờ. Ngài chất vấn cậu bé và giải thích cho cậu về hành động ăn cắp của cậu. Vị linh mục nghĩ ít nhất một cậu bé 4, 5 tuổi cũng đã biết được rằng ăn cắp là một tội và nhất là ăn cắp đồ thánh nặng nề hơn. Nhưng mặc cho vị linh mục hùng hồn dẫn giải, đôi mắt bồ câu ngây thơ của cậu bé vẫn không để lộ một mảy may sám hối nào. Chờ cho vị linh mục trút hết cơn giận và chấm dứt bài học luân lý, cậu bé bình tĩnh thưa:

- Nhưng thưa cha, con không hề ăn cắp Chúa Hài Ðồng, sự việc xảy ra như thế này: Con đã cầu xin Ngài cho con được một món quà Gaíng Sinh mà con hằng ao ước đó là có được một toa xe lửa màu đỏ. Con đã hứa với Ngài rằng nếu con có được một toa xe lửa như thế thì Ngài sẽ là hành khách đầu tiên. Ngài đã nhậm lời con, cho nên con giữ lời hứa với Ngài.

***

Trẻ thơ trên khắp thế giới vẫn tiếp tục tin có ông già Noel. Trẻ thơ trên khắp thế giới vẫn tiếp tục tin ở lòng quảng đại và sự tử tế của người lớn. Người Mỹ luôn giải thích cho con cái mình về ông già Noel như sau:

Ngày xửa ngày xưa có một người đi rảo khắp thế giới để trao quà cho trẻ em. Con có thể tìm thấy người đó với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi nước nhưng những gì người đó cất giữ trong trái tim thì vẫn giống nhau trong mọi ngôn ngữ. Người đó là tình yêu vô điều kiện và là ước muốn chia sẻ bàng những món quà xuất phát từ trái tim. Khi lớn khôn con sẽ biết rằng: Ông già Noel chẳng phải là lão già râu tóc bạc phơ đến từ những ống khói lò sưởi. Cuộc sống và tâm hồn ông già Noel cũng sống mãi trong con tim của mỗi người chúng ta và trong tâm hồn của tất cả những ai còn tin ở tình yêu vì được trao ban cho người khác. Tinh thần đích thực của ông già Noel là những gì con có thể cho hơn là những gì con nhận lãnh. Con sẽ hiểu được rằng: Ông già Noel sẽ sống mãi trong tâm lòng của mỗi người.

Lời giải thích trên đây của người Mỹ về ông già Noel hẳn gợi lại cho chúng ta trong lời mở đầu của đạo diễn Trần Văn Thủy trong các câu chuyện của ông như sau:

Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng: Tử tế có trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc, hãy bền đỗ đánh thức nó, đặt nó trên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn.

Hãy hướng trẻ thơ và cả người lớn vào việc học làm người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ thành những người có quyền hành giỏi giang hay siêu phàm.

***

Lạy Chúa Hài Đồng Giêsu xin dạy chúng con, những người lớn, biết sống tinh thần cho đi như ông già Noel trong những ngày mừng lễ Sinh Nhật Chúa, xin giúp chúng con biết sống phó thác, hồn nhiên như những trẻ thơ tin tưởng vào tình yêu Chúa, tin vào tình người. Xin cho chúng con biết dạy con cái mình theo tinh thần của Chúa Hài Đồng. Amen!
 
Ngôi Lời nhập thể: tự do và hồng ân
Phanxicô Xaviê
11:21 18/12/2008
NGÔI LỜI NHẬP THỂ: TỰ DO VÀ HỒNG ÂN

Con người vốn được sống trong hạnh phúc. Đó là tình thân nghĩa với Thiên Chúa, là mối giao hòa giữa con người với vạn vật. Thế nhưng, con người đã khước từ vâng phục Thiên Chúa, tự định lấy điều lành điều dữ cho mình. Từ đó, con người trở thành nô lệ của tội lỗi.

Nhiều lần và nhièu cách, Thiên Chúa vẫn luôn tỏ tình thương của Người đối với nhân loại. Thánh vịnh đáp ca (Tv 88, 2-5) trong Phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật IV Mùa vọng được mở đầu bằng những lời nhắc tới tình thương và lòng thành tín của Thiên Chúa cũng như lời Người hứa với Đavít: cho dòng dõi ông được trường cửu. (Tv 88, 29.38).

Bài đọc II là một bản vinh tụng ca, đúc kết những đề tài chính yếu của bức thư gửi tín hữu Rôma. Thánh PhaoLô nói: Mầu nhiệm vốn là chương trình bí mật của Thiên Chúa, nay đã được tỏ bày.

Tiếp theo là trình thuật của Tin mừng Lc 1, 26-38 về biến cố truyền tin, khởi sự việc Thiên Chúa thực hiện lời của Ngườì trên nhà Đavít: Khi trinh nữ tên là Maria, ở một thành thuộc miền Galilê, gọi là Nadarét, đã đính hôn với một người tên là Giuse, thì sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến đưa tin: "Này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu". Maria bèn tiết lộ cho biết mình đã quyết định giữ mình đồng trinh, nên bà thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng"...Nhưng không sao - sứ thần trả lời: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ Tỏa bóng trên bà". Bối rối, nhưng tin tưởng, Maria khiêm tốn chấp nhận, xin vâng theo ý Chúa, và tự xưng là nữ tỳ của Người. Lời xin vâng của Đức Maria kết thúc cuộc đối thoại cởi mở và chân thành, mở đầu cho công cuộc nhập thể của Ngôi Lời.

Bản văn Tin Mừng giúp chúng ta khám phá sâu xa ý nghĩa của Mầu nhiệm Nhập Thể, tức sự kiện Con Thiên Chúa đã hóa thành "xác phàm" (Ga 1,14), trở nên con của Đức Maria.

Đức tin cho biết, Đức Giêsu Kitô là "Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời," nhờ Thần Khí tác động đã "sinh bởi bà Maria đồng trinh". Theo Sách Giáo Lý giải thích: Con Một của Chúa Cha ngay từ khi tượng thai làm người trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria đã là "Kitô", nghĩa là Đấng được Thánh Thần xức dầu, cho dù Ngài chỉ tỏ mình từng bước cho các mục đồng, các đạo sĩ, cho Gioan Tẩy giả, cho các môn đệ. Trọn cuộc đời của Đức Kitô tỏ cho thấy "Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài như thế nào".(số 486)

Đức tin cũng quả quyết rằng: Đức Giêsu là con người toàn vẹn như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Vì trước mắt thiên hạ, Ngài xuất hiện như là con ông Giuse thợ mộc và bà Maria. Như vậy, để thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, Ngôi hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Hội Thánh dùng từ "Nhập Thể" để gọi mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời.

Thiên Chúa đã xức dầu Đức Giêsu bằng "Thánh Thần và quyền năng", và sai Ngài đi "loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn...trả tự do cho người bị áp bức, và công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4, 18-19): đó là sứ vụ của Đức Kitô, và mục đích sứ vụ ấy là niềm hy vọng của chúng ta: tự do và hồng ân.

Nước Trời là của người nghèo khó, thấp hèn (Mt 5, 3).Chúa Giêsu đã đựơc sai đến để loan báo Tin mừng ấy cho họ. Ngài muốn mọi sự phải tới tận tay mọi người, ngõ hầu tất cả đều đựơc hưởng hạnh phúc. Nếu người giàu biết phân chia tài sản thì người nghèo vui sướng, nhưng người giàu lại có được niềm vui to lớn hơn, vì như Chúa phán: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35). Chính quyền các quốc gia có thiện chí muốn dựa vào nhân quyền để xây dựng đất nước mình. Nước Trời thì ngược lại: tuy toàn thể nhân loại được mời gọi vào Nước Trời, nhưng không phải ai muốn vào cũng được, bởi có nhận được ơn mới được vào. Thật ra, mọi người đều có bổn phận đáp lại lời mời gọi này. Nhưng cần phải lựa chọn: dựa vào bổn phận hay dựa vào quyền bính: -bổn phận thì vị tha, quyền bính thì vị kỷ -bổn phận thì phân phát, quyền bính thì phung phí -bổn phận thì nhìn ra kẻ khác, quyền bính thì chỉ biết quy về mình -bổn phận thì từ bỏ, quyền bính thì tích lũy....Quyền bính của Chúa là tình thương, dành ưu tiên cho những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội, cho những người đáng thương, như Chúa đã cho thấy qua dụ ngôn về bữa tiệc (x. Lc 14, 21).

Nhân loại đã tiến bộ nhiều: không còn thuộc địa, trình độ giáo dục được nâng cao, tưởng như đã lên tới "thiên đường". Nhưng khi mở mắt nhìn rõ, con người mới thấy mình đang là nô lệ: ngoài xã hội là tôi đòi của giai cấp chính trị, của kinh tế thị trường,...trong nội tâm là nô lệ của tham lam và dục vọng,...hoặc là nạn nhân của bệnh tât, và cuối cùng làm mồi cho sự chết. Ngôi Lời nhập thể để giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, trả tự do cho họ. Ngài đã hiến mình làm giá cứu chuộc để hiệp nhất chúng ta nên một với Ngài. Chúa vẫn tiếp tục hiện diện trong Bí tích Thánh Thể để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Do đó, niềm hy vọng của Kitô hữu không nằm ở tương lai, nhưng hiển hiện rõ ngay nơi Đức Giêsu: kết hợp với Ngài là được tự do cùng với Ngài. Đức Maria đã đón Ngài vào cung lòng mình. Còn chúng ta hôm nay cũng đón Ngài vào cung lòng chúng ta mỗi khi tham dự Bí tích Thánh Thể. Vậy chúng ta đã chuẩn bị đón Ngài như thế nào ?
 
Đấng đầy ơn phước
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:31 18/12/2008
Chúa Nhật 4 VỌNG B

ĐẤNG ĐẦY ƠN PHƯỚC

Giáo Hội đang hướng về mầu nhiệm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Mầu Nhiệm Nhập Thể. Ngôi Hai làm người để cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời. Công trình cứu độ đựơc khởi đầu cách âm thầm, giản dị tại một làng quê nghèo, với một thôn nữ bình thường chẳng mấy người biết tới.

Sứ Thần cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).

Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.

Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu Bà đầy ơn phước xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở cùng Bà: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.

Sứ điệp Truyền tin chính là: Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.

Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.

Nếu tôi có quyền chọn người mẹ sinh ra tôi, tất nhiên tôi sẽ chọn một người nữ hết sức xinh đẹp và thánh đức. Xinh đẹp đến nổi làm cho tất cả các phụ nữ khác đều phải ghen tuông sửng sốt. Thánh đức đến nổi làm cho mọi người đều phải cảm phục, ngợi khen. Ai cũng ước mong như thế.

Trong một lớp giáo lý, cô giáo hỏi các em học sinh: Em mơ ước điều gì cho mẹ của các em? Các em đua nhau trả lời:

• Em muốn cho mẹ em là người đẹp nhất trên thế giới nầy.

• Em mơ ước mẹ em có một sức khoẻ thật dồi dào.

• Em cầu mong cho mẹ em giàu sang, có thật nhiều tiền bạc.

• Em chỉ ước mong cho mẹ em là một bà mẹ hiền lành, đạo đức và nhân hậu.

Chỉ là ước mơ vì không ai có quyền chọn người mẹ sinh ra mình. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác hẳn, Ngài đã sinh ra bởi một người nữ được tuyển chọn. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.

Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ. Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.

Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Đức Giêsu mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở. Cả hai bài đọc giúp chúng ta hiểu thêm về mầu nhiệm ấy. Bài đọc 1 trong (2 Sm 7,1-16): Thiên Chúa từ chối ngôi đền vật chất mà Đavit muốn xây cho Ngài; nhưng traí lại Thiên Chúa hứa cho Đavit một ngôi nhà thiên thu là dòng dõi Đavit.Lời hứa này được thực hiện nơi Đức Maria, Đấng trở nên Hòm Bia Thiên Chúa,nơi đây Con Thiên Chúa đến với loài người. Đó chính là mạc khải của mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở nay được bày tỏ ra mà Thánh Phaolô đề cập đến trong bài đọc 2 (Rm16,25-27).

Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.

Thiên Chúa không chọn lựa cách độc đoán. Ngài tôn trọng tự do của người đựơc chọn. Ngài sai Sứ Thần đến và muốn Đức Mẹ hoàn toàn ưng thuận theo suy nghĩ và sự tự do của mình. Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nổi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một Ngài đến giữa nhân loại, thực hiện chương trình cứu độ. Giây phút Đức Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Nếu như Nguyên Tổ bị con rắn cám rỗ bằng lời nghi nan, lừa lọc dối trá, gây cuộc nổi loạn và Adam và Evà đã sa ngã, đau khổ sự chết tràn vào thế gian; thì Sứ thần Gabriel đề nghị một sự tự do ưng thuận. Đức Maria thưa “Xin vâng”, lời ấy đã làm cho Ngôi Hai làm người. Từ đây, nhờ Đức Maria, tin tưởng và vâng phục, nhân loại được liên kết trở lại với Thiên Chúa.

Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).

Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.

Chúng ta đang sống những ngày cao điểm của phụng vụ Mùa Vọng. Trong suốt năm qua, Giáo Hội Việt Nam khai triển học hỏi và sống thư chung của HĐGM Việt nam, với chủ đề "Giáo dục Kitô giáo". Năm mới, Giáo hội tiếp tục học hỏi và sống tinh thần “giáo dục gia đình Công giáo”.

“Thánh Cả Giuse và Đức Maria là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín”.(Thư HĐGMVN 2008, số 20).

Thiên Chúa đã tín nhiệm Mẹ khi để Con Một Ngài là Chúa Giêsu sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của Mẹ. Như thế chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là nhà giáo dục tài giỏi và trở thành gương mẩu cho tất cả mọi nhà giáo dục.

Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. (x.Thư HĐGMVN 2008).

Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ này bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.

Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.

Giáo Hội đang chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu. Xin Mẹ cũng giúp chúng ta chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh với tâm tình yêu mến như Mẹ.
 
Ngài sẽ đến
Tú Nạc
11:32 18/12/2008
NGÀI SẼ ĐẾN

Mùa vọng là mùa mang ý nghĩa tôn giáo đang êm đềm cùng với chúng ta. Sự tĩnh lặng của nó đến là để át đi cái ồn ào quảng cáo mọi thứ cho ngày lễ Giáng Sinh, những cuộc diễn hành của ông già Noel, đi mua sắm, những bữa tiệc, cùng việc chuẩn bị nhộn nhịp cho những cuộc du ngoạn hay thăm viếng.

Tuy nhiên, cũng như với nhiều điều trong cuộc sống, Mùa vọng là dịp quan trọng hơn, vượt qua tất cả những gì đó "phải làm" của thời gian này trong năm. Ấy cũng là lúc chuẩn bị, nhưng là sự chuẩn bị tâm hồn.

Một tiếng kêu vang: "Trong đồng vắng dọn sẵn một con đuòng cho Chúa, làm một con đuòng thênh thang trong sa mạc cho Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ được san thấp, những chỗ cao thấp sẽ trở nên bằng phẳng, những chỗ đất gồ ghề là đồng bằng. Sau đó, vinh quang của Chúa sẽ tỏa lan và tất cả mọi người sẽ cùng được chiêm ngắm, vì chính Chúa đã phán" ( Isaiah 40:3-5)

Tin Mừng này được loan báo trên khắp thế giới. Sẽ có những phân nhánh tới toàn xã hội.

Nhưng vấn đề chính yếu của nó, Tin Mừng được thông báo để thay đổi chúng ta, môt người trong một lúc. Thông điệp của người Ki Tô giáo không phải là bản liệt kê những học thuyết hay những giáo điều, cũng không phải là những nghi thức hay công bằng xã hội. Đó là con người. Chúng ta thể hiện mối giao hòa cá thể với Đấng Cứu Thế.

Vào Mùa vọng, những bài Kinh Thánh mang đến cho chúng ta như những cá nhân, cũng như một phần của Dân Chúa. Chúng ta được kêu gọi để "dọn đường cho Chúa đến" trong tâm hồn và trong cuộc sống của chính mình. Điều này mời gọi nhiều hơn là chỉ nâng ly chúc mừng và ít ỏi hơn trao nhau một đồng bạc từ thiện. Nó kêu gọi sự thay đổi sâu xa.

Đây là cách mà có thể kết hợp cả hai những khi đơn lẻ và cộng đồng. Trong Mùa vong, chúng ta nên dành đôi chút thời gian tránh chốn sự náo nhiệt, ồn ào, tìm đên nơi tĩnh lặng, tâm tình cùng với Chúa, và hai chiều đàm thoại, ở đó, một ta lắng nghe lời Chúa cũng như ta đang nói chuyện với Ngài. Sau đó, Giáo hội sẽ mang đến những cách mà chúng ta có thể tham gia cùng cộng đồng trong việc chuẩn bị phần hồn của mỗi chúng ta qua những buổi lần hạt chung và Thánh lễ hòa giải trong suốt bốn tuần Mùa vọng. Chúng ta cũng nên hợp nhất đời sống tâm hồn trong gia đình thông qua những việc làm cũng như cầu nguyện và những lãng hoa vào Mùa.

Điều này không có nghĩa là chúng ta phải dừng lai những cuộc vui của chúng ta, nó chỉ để hồi tưởng chính mình về ý nghĩa đích thực của Mùa vọng.
 
Hãy là nhịp cầu đưa Chúa đến với anh em
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
12:19 18/12/2008
Hãy là nhịp cầu đưa Chúa đến với anh em

(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 4 mùa vọng. Luca 1, 26-38)

Những cây cầu rất đắc dụng trong giao thông, giúp những người bị ngăn cách bởi khe suối, bởi sông sâu, biển rộng dễ dàng vượt qua trở ngại để gặp gỡ tiếp xúc với nhau.

Đơn giản nhất là những cây cầu khỉ chênh vênh vắt qua những con suối nhỏ giúp cư dân đôi bờ cách biệt có thể qua lại với nhau. Kiên cố hơn thì có những cây cầu bê tông nối liền các tuyến giao thông quan trọng, giúp người lữ hành vượt qua những con sông rộng đi đến được những phương trời xa. Đáng kể hơn phải nói đến những chiếc cầu dây văng hùng vĩ, băng qua những con sông và vùng vịnh rộng lớn, như cây cầu Golden Gate nổi tiếng, giúp cư dân hai bên bờ vịnh San Francisco có thể đến được với nhau thật nhanh chóng, dễ dàng.

Nhưng làm cách nào để xây dựng được cây cầu đặc biệt nối trời với đất, đưa Thiên Chúa đến với loài người và đưa loài người lại gần Thiên Chúa?

***

Từ ngày nguyên tổ phạm tội, quan hệ nồng thắm giữa Thiên Chúa và loài người bị cắt đứt. Tội lỗi khiến con người bị tách lìa và xa cách Thiên Chúa bằng một khoảng cách gần như bất tận.

Vì tự cách ly với Thiên Chúa là nguồn mạch hạnh phúc và ân sủng, con người phải héo hon và tàn lụi dần như thân phận của những chiếc lá lìa cành. Nhưng Thiên Chúa là Cha giàu lòng yêu thương không nỡ để cho loài người phải vĩnh viễn xa lìa Ngài là cội nguồn sự sống. Ngài lên kế hoạch xây dựng một nhịp cầu vĩ đại, nối liền trời với đất, giao hoà Thiên Chúa với con người.

Để thực hiện kế hoạch nầy, Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến gặp Đức Maria, mời Mẹ cộng tác vào công trình hệ trọng nầy.

Sau khi biết ý định Thiên Chúa, với tinh thần sẵn sàng vâng phục của người tôi tớ, Đức Maria thưa với thiên thần rằng: "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền."

Từ lúc đó, Đức Maria trở thành nhịp cầu nối liền trời với đất, nhịp cầu kỳ diệu nhất trong lịch sử nhân loại. Thế là qua Mẹ Maria, Ngôi Hai Thiên Chúa xuống với loài người, mặc lấy xác phàm và sống giữa nhân loại, để tỏ bày cho mọi người nhận biết Thiên Chúa là Cha của mình và dẫn đưa họ về với Chúa Cha.

Một kỷ nguyên mới được khởi sự nhờ sự vâng phục và hợp tác của Mẹ Maria. Muôn người trên khắp thế giới ngót hai ngàn năm qua đã nhờ Mẹ mà được giao hoà với Thiên Chúa và đón nhận ơn cứu độ do Đức Giê-su mang đến.

***

Tuy nhiên, cho tới hôm nay vẫn còn rất nhiều người chung quanh chúng ta chưa nhận biết Đấng Cứu Độ nên Thiên Chúa rất cần những nhịp cầu khác để đến với họ và đưa họ về với Ngài.

Thiên Chúa thiết tha mời gọi mỗi chúng ta hãy nối tiếp vai trò của Mẹ Maria, bắc thêm những nhịp cầu mới để đưa Chúa đến với những con người chưa biết Chúa đang sống chung quanh.

Mẹ Maria nhận thức phận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn nên đã mau mắn đáp lời Chúa mời gọi. Còn chúng ta là ai mà cứ mãi nấn ná chần chừ, chẳng muốn thi hành ý Chúa, chẳng muốn tuân lệnh Ngài truyền để trở thành nhịp cầu đưa Chúa đến với tha nhân?

***

Nguyện xin Chúa giúp chúng con noi gương bắt chước Mẹ Maria, nhận ra mình chỉ là tôi tớ hèn mọn, mà phận làm tôi thì không được làm trái mệnh lệnh Chúa truyền.

Nguyện xin Mẹ dạy chúng con mau mắn đáp lời Chúa mời gọi và thưa cùng Ngài: "Nầy tôi là tôi tớ Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền."
 
Khiêm hạ để đón nhận mạc khải của Thiên Chúa
Anmai CSsR
12:27 18/12/2008
Chúa nhật 4 Mùa Vọng B (2 Sm 7, 1-5.8b-12.14a.16; Rm 16, 25-27; Lc 1, 26-38)
KHIÊM HẠ ĐỂ ĐÓN NHẬN MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA !

Đa-vít - vị vua nổi tiếng trong Thánh Kinh Cựu Ước mà ít nhiều gì chúng ta đều được nghe nói về ông. Điểm son và điểm dễ nhất về hình ảnh của vị vua mà có người gán cho ông cái tên dễ thương nữa là vua thánh Đa-vít. Vì sao người ta lại gán cho ông cái tên này ? Vì lẽ ông quá sức tội lỗi, ông đã muốn cưới bà Bát Sê-va bằng cách giết U-ri-gia chồng của bà nhưng sau khi ông nghe lời tuyên sấm của Nathan, ông đã thay đổi cuộc đời bằng cách ăn chay, cầu nguyện và xin Đức Chúa – Chúa của ông tha lỗi cho ông.

Bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe xong chúng ta cũng nghe Đức Chúa đã phán với Nathan vài điều để Nathan nói lại với vua Đavit "Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đa-vít: ĐỨC CHÚA phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao ? Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ít-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ít-ra-en một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ít-ra-en. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, ĐỨC CHÚA báo cho ngươi biết là ĐỨC CHÚA lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -một người do chính ngươi sinh ra-, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền" (2 Sm 7, 8-11a)

Lời tuyên sấm này Đức Chúa muốn nói với Đavít rằng Ngài sẽ thiết lập cho Đavít một dòng dõi và dòng dõi ấy sẽ được vững bền với vương quyền của dòng dõi ấy. Đức Chúa còn cam kết thêm: Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi. (2 Sm 7, 8-11b)

Và chúng ta cũng nên nhìn lại thái độ, tâm tư của vị vua đặc biệt này qua trang sách Samuel: Vua Đa-vít vào ngồi chầu trước nhan ĐỨC CHÚA và thưa: "Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con là ai và nhà của con là gì, mà Ngài đã đưa con tới địa vị này? Nhưng lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Ngài còn coi đó là quá ít; Ngài lại hứa cho nhà của tôi tớ Ngài một tương lai lâu dài. Phải chăng đó là luật chung cho con người, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng? Đa-vít còn nói được gì thêm với Ngài ? Ngài biết tôi tớ Ngài, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng! Vì lời Ngài đã phán và theo như lòng Ngài muốn, Ngài đã thực hiện tất cả công trình vĩ đại này, để làm cho tôi tớ Ngài được biết. Vì thế, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Ngài thật vĩ đại: không ai sánh được như Ngài; và không có Thiên Chúa nào khác ngoại trừ Ngài, theo như mọi điều tai chúng con đã từng được nghe. Dưới đất có một dân tộc nào được như dân Ngài là Ít-ra-en? Thiên Chúa đã đến cứu chuộc dân này để làm thành dân của Ngài, đặt tên cho nó, thực hiện cho nó những điều vĩ đại và khủng khiếp, hầu xua đuổi các dân tộc và các thần của chúng cho khuất mắt dân mà Ngài đã cứu chuộc từ Ai-cập về cho mình. Ngài đã lập Ít-ra-en, dân Ngài, để nó thành dân Ngài mãi mãi; còn Ngài, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã trở thành Thiên Chúa của chúng. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, lời Ngài đã phán về tôi tớ Ngài và nhà của nó, xin Ngài giữ mãi mãi, và xin hành động như Ngài đã phán. Danh Ngài sẽ vĩ đại mãi mãi và người ta sẽ nói: "ĐỨC CHÚA các đạo binh là Thiên Chúa thống trị Ít-ra-en. Nhà của tôi tớ Ngài là Đa-vít sẽ vững bền trước nhan Ngài. Thật vậy, lạy ĐỨC CHÚA các đạo binh, Thiên Chúa của Ít-ra-en, chính Ngài đã mặc khải cho tôi tớ Ngài rằng: Ta sẽ xây cho ngươi một nhà. Vì thế tôi tớ Ngài đủ can đảm dâng lên Ngài lời cầu nguyện ấy. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài là Thiên Chúa, những lời Ngài phán là chân lý, và Ngài đã hứa ban cho tôi tớ Ngài điều tốt đẹp ấy. Vậy giờ đây, cúi xin Ngài giáng phúc cho nhà của tôi tớ Ngài, để nhà ấy được tồn tại mãi trước nhan Ngài. Bởi vì, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài đã phán, và nhờ Ngài giáng phúc mà nhà của tôi tớ Ngài sẽ được chúc lành mãi mãi." (2 Sm 7, 18-29)

Qua lời cầu nguyện đơn sơ trên đây của Đavit ta thấy Thiên Chúa quyền năng đã làm những điều kỳ diệu trên con người khiêm hạ của Đavit. Nếu Đavit không khiêm hạ, Đavit sẽ không nghe lời tuyên sấm của Nathan để quay đầu trở về với Thiên Chúa. Biết mình yếu đuối, biết mình tội lỗi nhưng Đavit đã quay đầu trở lại với Đức Chúa để rồi Đức Chúa đã tin tưởng, đã giao phó, đã thiết lập cho ông một dòng dõi mang tên ông.
Một lần kia ông đã tâm sự với Chúa:

Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào, CHÚA ơi!
Đường cao vọng, chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu;
hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con, hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào CHÚA, Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.

(Tv 131, 1-3)

Hình ảnh của một người khiêm hạ trong Cựu Ước thật đẹp, thật dễ thương. Nhìn trẻ thơ nép mình vào lòng mẹ thật dễ thương. Mẹ như là cùng đích, như lẽ sống của cuộc đời con để rồi khi con nép mình vào lòng Mẹ con sẽ cảm thấy không còn bận tâm, không còn lo lắng điều gì nữa.

Con người, vốn mang trong mình dòng máu của kiêu ngạo nên đã đánh mất đi tình yêu, lòng mến, sự che chở, sự bao bọc, sự che chở của Thiên Chúa là Cha, là Chúa của mình. Sự kiêu ngạo ấy đã trải dài suốt lịch sử cứu độ, suốt hành trình về Đất Hứa.

Thời Tân Ước, tưởng người ta nhận thấy bài học chua xót, cay đắng từ sự kiêu ngạo để tỏ lòng khiêm hạ trước Thiên Chúa nhưng không. Chúng ta thấy người Do Thái vẫn cao ngạo, vẫn không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, tình thương xót bao la của Ngài trên cuộc đời của họ. Đức Trinh Nữ Maria, là người nữ Do Thái mới. Mẹ không như những người Do Thái đương thời, Mẹ đã đến trần gian này với lòng khiêm hạ đến cực độ. Mẹ là hình ảnh đối lập với Eva xuẩn động ngày xưa. Eva đã đi tìm cho mình vị trí bằng Thiên Chúa để rồi phạm tội ăn trái cấm. Eva xưa đã cao ngạo trước tình yêu bao la của Thiên Chúa. Không chỉ một mình mình phạm tội mà Eva còn rủ chồng mình cùng chung số phận như vậy. Mẹ Maria hoàn toàn sống khiêm hạ, sống vâng theo Thánh Chúa trên cuộc đời Mẹ. Nếu như Mẹ cũng cao ngạo như những người Do Thái chắc có lẽ Mẹ cũng sẽ chẳng đón nhận được mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể trong lòng Mẹ.

Trang Tin mừng theo Thánh Luca mà chúng ta vừa nghe thuật lại thái độ, tâm tư, tấm lòng khiêm hạ của Mẹ. Quá choáng ngợp với ơn của Thiên Chúa qua miệng sứ thần, Mẹ với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

Sau khi nghe sứ thần giải thích, Mẹ Maria lặng lẽ thưa "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."

Mẹ Maria khiêm hạ để rồi Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm Nhập Thể vĩ đại cho Mẹ. Thiên Chúa vẫn thích hiện diện nơi những tâm hồn khiêm hạ. Chỉ có những ai khiêm hạ, những ai tin mới thấy được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các thánh tông đồ xưa là những người tạm gọi là đầu tiên tin Chúa và đã rao giảng mầu nhiệm ấy. Sau khi tin vào Chúa thì các môn ra đi loan báo Tin mừng như Đức Maria vậy. Sau khi đón nhận mầu nhiệm Nhập Thể nơi cung lòng của mình, Mẹ đã đi loan báo Tin mừng ấy, không chỉ loan báo mà Mẹ còn hành động cụ thể bằng cách chia sẻ niềm vui cho bà chị họ. Các môn đệ cũng loan báo Tin mừng bằng cách hy sinh cả mạng sống của mình. Ra di trong hân hoan, ra đi trong hạnh phúc vì có Chúa ở cùng.

Trong niềm hân hoan ấy, Thánh Phaolô tông đồ đã gửi tâm thư của mình cho cộng đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa”. (Rm 16, 25-27)

Hôm nay, qua các lời ngôn sứ từ Nathan loan báo cho Đavit về dòng dõi mà Thiên Chúa thiết lập trên ông đến lời sứ thần loan báo mầu nhiệm Nhập Thể nơi Đức Trinh Nữ chúng ta thấy điểm chung hay nói đúng hơn điểm son nơi hai nhân vật điển hình ấy chính là sự khiêm hạ. Biến cố Emmanuel Nhập Thể mà chúng ta sẽ mừng trong vài ngày nữa cũng chỉ tỏ lộ nơi những con người nghèo, những con người nhỏ bé như những mục đồng nghèo ở cái làng Belem năm nao.
Đứng trước một Thiên Chúa toàn năng, danh Người là Thánh, chắc có lẽ tâm tình hay nhất mà chúng ta phải có đó chính là tâm tình khiêm hạ.

Xin Chúa cho chúng ta mặc lấy tâm tình khiêm hạ của vua Thánh Đavit cũng như tấm lòng khiêm cung nơi Đức Trinh Nữ Maria để quyền năng, tình yêu Thiên Chúa tỏ lộ nơi cuộc đời mỗi người chúng ta như Chúa đã từng biểu lộ nơi vua thánh Đavit và Đức Trinh Nữ Maria.
 
Khiêm nhường đón nhận
+ TGM Giuse Ngô quang Kiệt
13:03 18/12/2008
Chúa nhật IV Mùa Vọng B

KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Luca 1, 26–38: Bà Elisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!"
Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy gìa rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Rồi sứ thần từ biệt ra đi.


II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Trương Lương là một tướng tài thời Hán Sở tranh hùng. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: “ Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta”. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: ‘Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta”. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: “Thằng bé này dạy được đây”. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp đựoc thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.

Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử. Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa “Xin vâng”, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mãnh liệt đến thế nào.

Vì đã thưa “Xin vâng”, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên chúa. Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn ? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn ? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân ? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo Chúa Giê su trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.

Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vân mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.

Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên chúa.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Bạn có nhận thấy sự khiêm nhường của Đức Mẹ không ?
2- Từ bỏ ý riêng có dễ không ?
3- Có khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn bất lực để phó thác trọn vẹn trong tay Chúa chưa ?
4- Khi đã hiểu rõ gương khiêm nhường của Đức Mẹ, bạn có muốn bắt chước Đức Mẹ không?
 
Thư Giáng Sinh trong ngục tù Cộng sản
Đinh văn Tiến Hùng
13:07 18/12/2008
THƯ GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN
(Viết cho con gái và các bạn HO)

Lời đầu cho Bạn:

Đối với chế độ Cộng sản Việt nam,quyền tự do tín ngưỡng bị hạn chế nhất trong các quyền tự do của con người.Riêng khối Công giáo VN được chúng lưu tâm đặc biệt qua các sự kiện nổi bật như Quỳnh lưu,Ba làng,Bùi chu,Phát diệm…tiếp đến cuộc di cư vĩ đại của gần triệu người Công giáo từ Bắc vào Nam năm 54.Rồi sau ngày 30.4.75 khi bọn Cộng sản xâm chiếm miền Nam trên hai triệu người lại bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng không sợ gian lao nguy hiểm để tìm tự do mà trong đó quyền tự do tín ngưỡng là ưu tiên. Gần đây nhất là vụ giáo xứ Thái hà và Toà Khâm sứ thuộc Tổng giáo phận Hà nội đã khiến bọn cầm quyền CSVN dùng mọi thủ đoạn gian manh đàn áp: tuyên truyền,hứa hẹn,dọa nạt,hơi cay,dùi cui,roi điện,chó săn,du đãng...Nhưng bạo lực không thể trấn át được ánh sáng Tin yêu và tiếng kinh Hoà bình đang lan tỏa khắp nơi trong và ngoài nước

Sau khi chiếm miền Nam,Cộng sản ra lệnh tập trung cải tạo,nhưng thực chất chỉ là giam tù không tuyên án – tất cả các sĩ quan QLVNCH – mà thành phần chúng theo dõi kỹ hơn là các vị Tuyên uý và sĩ quan Công giáo.Trong thời gian chúng tôi bị giam giữ ngoài Bắc,bọn cán bộ hay kêu các Linh mục và sĩ quan Công giáo lên tra hỏi,hạch sách về lý lịch,cấm không được truyền đạo và trao đổi sách báo Công giáo.Tuy nhiên dưới sự hướng dẫn của các Linh mục chúng tôi vẫn trao cho nhau đọc Thánh kinh và Kinh nguyện chép tay..Những buổi tối cầu nguyện vào ngày Chúa nhật và Lễ Trọng anh em vẫn tổ chức.Qua những dòng nhật ký ghi lại trong tù vào đêm trước Giáng sinh năm 76 nơi trại tù Sơn la giáp biên giới Bắc việt và Trung quốc,dưới hình thức ‘Những lá thư viết cho Con gái đầu lòng không bao giờ gửi đi’.Nhưng giờ đây sau gần 20 năm đặt chân lên đất Hoa kỳ tự do,tôi xin ghi lại cho Con gái và các Bạn như một kỷ niệm khó quên nhân dịp lễ Giáng sinh.

“... Sơn la, tối 24 tháng 12 năm 1976.

Ba viết cho con những dòng này giữa thung lũng Sơn la chung quanh núi rừng bao phủ.Trại giam là một khu nhà đổ nát bỏ hoang vì bom đạn chiến tranh.Khoảng 4 giờ chiều là mây mù giăng phủ bốn bề.Tiếng cồng gọi tù là một mảnh bom vang dội nghe âm u buồn thảm.Những người tù quần áo rách nát có đóng số tù trước ngực và sau lưng,thân hình gầy ôm,tiều tụy,vác trên vai những bó tre nứa nặng trĩu,cắm cúi mau bước về trại tập trung.

Sau bữa ăn chiều với vài củ khoai chấm muối là mặt trời đã khuất sau núi.Màn đêm xuống mau mang theo giá lạnh cùng với tiếng côn trùng và muông thú vang vọng gần xa.Các bạn tù đã gom được ít củi và lá khô đốt lên ngồi quanh sưởi ấm.Ba đã viết những dòng chữ xiêu vẹo này dưới ánh lửa chập chờn.Viết mà không bao giờ gửi đi – vì không được phép gửi hay nếu có gửi tới nơi con vẫn chưa biết đọc khi con mới tròn 16 tháng.Nhưng ba cứ viết để khi buồn thì đem ra đọc và biết đâu một mai khôn lớn con sẽ đọc.Mỗi đêm ba chỉ viết chừng nửa trang xen kẽ vào những bài học giáo điều mà bọn CS bắt ba học.

Đêm nay ba muốn viết nhiều hơn vì là đêm trọng đại:đêm Noel cả thế giới đang tưng bừng chào đón.Nơi đây làm gì có Thánh lễ,có ăn Reveillon,có Thánh ca…phải không con?Thế mà có tất cả đấy con ạ.Chắc con lấy làm lạ tưởng rằng bọn CS đã biết tôn trọng tự do tín ngưỡng trong cả nhà tù hay là trò khoe khoang cho cuộc sống ưu việt nơi miền Bắc sau 30 năm tiến lên Xã hội chủ nghĩa.Không phải thế đâu con ạ vì ba đã đi qua bao giáo đường đổ nát dùng làm hợp tác xã chăn nuôi.Ba đã từng thấy những tên cán bộ gốc Công giáo nay đã bỏ đạo,cấm các Linh mục tuyên uý không được làm lễ và giải tội cho các tù nhân.Chúng còn nói hàm hồ với các Linh mục là Đảng và Nhà nước chưa tha tội cho các anh nên các anh không có quyền tha tội cho ai cả.Nhưng đêm nay trong cảnh ngục tù giữa núi rừng hoang lạnh Chúa đã sắp đặt tất cả,Chúa đã thấu suốt những khát vọng nội tâm và không bỏ rơi những kẻ theo Ngài.Chỉ với 2 chiếc bánh và 5 con cá,Chúa đã nuôi năm ngàn người ăn uống no nê thì vỏn vẹn chưa đầy 20 người tù Chúa sẻ lo tất cả.

Chiều hôm trước Cha Tuyên úy đã nhắc nhở anh em dọn mình chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh.Về nội tâm một số đã xưng tội trong rừng khi đi lao động,số còn lại xưng trong tù trước giờ Thánh lễ.Về hình thức bên ngoài,anh em đã gom nhặt được trên đường đi lao động: vài con cá,tôm tép,lươn ếch…để nấu một nồi cháo khoai thập cẩm vì không có gạo –gạo ở đây là thực phẩm cao cấp chỉ giành cho cán bộ-còn những người tù như ba quanh năm chỉ có 6 tháng khoai lang và 6 tháng khoai mì do chính mình đổ mồ hôi khai phá bạt ngàn trồng trọt nhưng ăn không đủ no với tiêu chuẩn hàng ngày 500 gam.Ôi lúc này ba thèm một nồi cháo như người con phung phá trong Phúc âm thèm một nồi cám heo…Có anh hái được ít lá chè trên một ngọn đồi bỏ hoang để nấu những lon nước chè đặc thơm ngát hương vị núi rừng.

Trước giờ lễ cha Tuyên uý nói về ý nghĩa lễ Giáng sinh,sau đó anh em hát bài Thánh ca quốc tế Đêm thánh vô cùng.Thánh lễ trang nghiêm thầm lặng nhưng đầy xúc động.Mình Thánh Chúa đựng trong một hộp nhựa đặt trên chiếc mền phủ khăn trắng.Linh mục trao cho mọi người hôn kính và chia sẻ rước Chúa vào tâm hồn.(Mình Thánh là phần bánh bột,vị Tuyên uý được anh em nhà bếp cung cấp trước).Kết thúc buổi lễ là ca khúc Đêm đông quen thuộc,càng cảm động khi một số anh em ngoài Công giáo cùng tham dự tiệc mừng.Có anh còn tình nguyện ngồi xa làm vọng gác tiền đồn để kịp báo động khi cán bộ xuất hiện.Vừa ăn cháo khoai vừa chuyền nhau ngụm nước chè nóng và nhắc nhớ những

Kỷ niệm về lễ Giáng sinh.Mọi việc hoàn tất tốt đẹp trước khi tiếng cồng vang lên báo hiệu tắt đèn lúc 8 giờ tối.

Trở về chỗ ngủ cứ hai người một chung nhau chiếc chiếu và chiếc mùng cá nhân vì chỗ nằm mỗi người chỉ bằng 3 viên gạch.Nhà không có mái che,sương đêm xuống lạnh buốt phải chăng poncho hay tấm vải nhựa phía trên cho đỡ giá lạnh.Như các bạn giờ này ba chưa ngủ được,nhìn lên bầu trời đêm những vì sao lấp lánh qua đám lá cây rừng ba tìm vì sao sáng nhất của Chúa Hài Đồng và vì sao mờ nhạt của đời mình –vì nếu khoa chiêm tinh ứng với số mệnh của mỗi người thì ắt hẳn trong muôn ức triệu tinh cầu sẽ mang tính mệnh của mỗi con người.

Ba hồi tưởng lại những kỷ niệm Noel đã qua tại vùng cao nguyên Kontum,những tháng ngày thử lửa đầu đời lính.Sau đêm tử chiến ba đã khiêng xác đồng đội cuộn tròn trong poncho lên trực thăng chuyển về hậu tuyến đúng vào đêm Giáng sinh khi khúc nhạc Silent Night được máy bay phóng thanh vang vang trên thành phố. Pleiku mùa Giáng sinh xứ lạnh sương mù,thành phố im lìm ngủ say trỗi dậy theo tiếng Sứ thần tìm đến hang đá Be-lem đón mừng Chúa Giáng trần.Đà-lạt thành phố du lịch miền Nam cao điểm nhất vẫn là mùa Noel,mọi nơi du khách đổ về đón nhận những ngày lạnh nhất,tưng bừng nhất và cảm động nhất.Những gíáo đường như nhà thờ Con gà,Saint Domaine de Marie,Couvent dé Oiseaux,Viện Đại học,Trường Võ bị,Chiến tranh chính trị, Chỉ huy tham mưu….đều mở cửa đón du khách với những lễ hội tưng bừng.Ba và mẹ con những ngày ấy cứ mong ước con sớm chào đời để cùng hưởng những phút giây êm đềm. Ba nghĩ đến mẹ con và con chắc giờ này đang sửa soạn đi dự Thánh lễ Nửa đêm,nhưng lại thiếu ba buồn quá con nhỉ?Ba hẹn con một mùa Giáng sinh nào để dẫn con tới Thánh đường,quì bên hang đá cầu xin Chúa cho mọi người trong gia đình mình mãi sống bên nhau.Đêm nay con nhớ cầu nguyện cho ba,cho các bạn của ba,cho Đất nước mình hết hận thù nhau,cho Dân tộc mình hạnh phúc.Đúng như lời vị Tuyên úy nói:chỉ sống trong hoàn cảnh này ta mới hiểu sâu xa tình thương yêu của Chúa sinh xuống khó hèn vì nhân loại trong hang đá Be-lem.

Tiếng ca nho nhỏ khúc hát Giáng sinh của người bạn tù còn thao thức làm ba bừng tỉnh quay về thực tại cuộc sống tù đầy cực khổ nơi đây.Tiếng côn trùng vẫn hòa ca,tiếng thú rừng vẫn vang vọng xa xa.Một dòng suối len trong khe đá chảy róc rách gây cho ba cảm giác cô đơn và buốt lạnh. Ba kéo chiếc mền rách nằm sát bên bạn tù chuyền cho nhau hơi ấm như chiên bò thở hơi ấm cho Chúa khi xưa…Cứ miên man trong suy tư và ba thiếp đi trong vùng trời Noel đầy mộng mị…”
(Trích những dòng Nhật ký trong tù CS )

Lời cuối cho Con:

Thấm thoát đã 32 năm kể từ Giáng sinh trong ngục tù Cộng sản năm nào,giờ vẫn còn là những kỷ niệm đau buồn khó quên.Nhưng có một điều an ủi cho con và gia đình ta đã đến được vùng trời tự do,thoát khỏi kiếp sống đọa đầy với những đêm Noel buồn thảm.Ngày ba còn thơ dại,khi nhìn vào những tấm thiệp Giáng sinh hay đọc truyện Noel nước ngoài,ba thường mơ tưởng đến những giáo đường cao vút vươn lên trong bầu trời đầy sao,tuyết phủ trắng xóa trên những cây thông như mũi tên khổng lồ.Ông già Noel râu tóc bạc phơ lái xe chở đầy quà tặng cho các trẻ em do những chú hươu sừng cong lao đi vun vút trong đêm từ miền Bắc cực.Khi ba đặt chân lên miền đất hứa này,ba không còn những rạo rực của tuổi trẻ trứớc cuộc sống tràn đầy sức sống,không còn những năm tháng dài chờ đợi đầy hoa mộng.Nhưng con giờ đã trưởng thành, hấp thụ được vốn kiến thức đủ bảo đảm cho cuộc sống tương lai tốt đẹp.

Nước Mỹ tuy không phải là thiên đàng hạ giới,nhưng vẫn là vùng trời tự do,đất hứa của tuổi trẻ,mảnh đất luôn sẵn sàng đón nhận và bao dung cho những con người chốn chạy khỏi một chế độ tàn ác vô nhân đạo.

Mùa Giáng sinh là mùa An bình Hạnh phúc mà con người luôn khao khát chờ trông.Ba xin mượn lời Thiên sứ năm xưa chúc nguyện cho Con và gia đình mình cùng mọi người trong đêm Đại Thánh này:

Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người chính tâm"
 
Kinh Mừng Maria
LM. Nguyễn Hữu Thy
16:24 18/12/2008
Chúa Nhật IV Mùa Vọng/B

Kính Mừng Maria !



(Lc 1,26-38)

Qua đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay, Giáo Hội đã khám phá ra được một lời kinh vừa đơn sơ đáng yêu, lại vừa thâm sâu cao quí: Ðó là kinh «Ave Maria» hay kinh Kính Mừng, kinh Mân Côi.

Kinh Kính Mừng là một trong những lời kinh thuộc về kho tàng kinh nguyện quí báu nhất của Kitô giáo. Lời kinh đó sẽ không bao giờ ngưng đọng trên môi miệng của những tín hữu ngoan đạo. Chúng ta hãy biết rằng: hằng ngày đã có biết bao nhiêu triệu người trên quả đất này, tung hô Mẹ Thiên Chúa với lời kinh đó và đã dâng lên Mẹ bao nỗi truân chuyên cùng khổ của họ. Nơi nhiều người trong chúng ta, việc cầu nguyện với kinh Kính Mừng khi lần chuỗi Mân Côi, là một phần cơ bản của cuộc sống hằng ngày của họ, vì lời kinh thân thương đó đã trở nên nguồn hoan lạc cho họ từ tận đáy lòng. Trái lại, nếu ai coi thường hay sao lãng lời kinh đó, thì vô tình làm khô héo tâm hồn và bần cùng hóa cuộc đời mình.

Kinh «Ave Maria» - Kính Mừng Maria(1) gồm có hai phần:

· Chúng ta kính chào Ðức Maria với những lời của Kinh Thánh, hay nói đúng hơn, với lời chào của Thiên Sứ Gabriel và của bà thánh I-sa-ve.

· Chúng ta dâng lên Ðức Maria những lời nguyện cầu của chúng ta: xin Mẹ hãy luôn là Mẹ của chúng ta, khi sống cũng như lúc chết.

1. Trước hết, lời chào của Thiên Sứ: «Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng bà!» Thiên Sứ Gabriel đã đến cùng Ðức Maria với những lời chào trân trọng đó. Vâng, Ðức Maria là một Trinh Nữ «đầy tràn ơn phúc» của Thiên Chúa. Mẹ là Ðấng «được chúc phúc!» Nhưng điều đó nghĩa là gì? Trong thông điệp về Ðức Maria, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề cập tới lời mở đầu của Thư Ê-phê-sô: với những lời đầy khâm phục, thánh Phaolô đã ca ngợi mầu nhiệm Thiên Chúa đã gặp gỡ loài người chúng ta trong và qua Ðức Kitô, điều đó có nghĩa là Thiên Chúa đã ban tặng Con Một Người cho chúng ta.

Vậy, ơn phúc mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua Ðức Kitô, thì Ðức Maria đã «được đầy tràn với một mức độ đặc biệt» (số 8). Lý do là vì Ðức Maria «đã liên kết với Ðức Kitô một cách đặc biệt»: Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn trong muôn vàn phụ nữ để làm Mẹ Con Một của Người. Nơi Mẹ một thực tại huyền nhiệm đã được hình thành: Nhân tính và Thiên tính đã liên kết với nhau trong Ðức Giêsu Kitô.

Nếu chúng ta tôn kính và ca tụng Ðức Maria, thì chúng ta cũng phải chân nhận rằng tất cả mọi ơn phúc và mọi thánh đức nơi Mẹ không phải tự Mẹ mà có được. Tất cả mọi vẻ đẹp huy hoàng và vinh hiển của Mẹ là do Thiên Chúa ban. Chính Ðức Maria đã thú nhận: «Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều trọng đại, Danh Người là thánh» (Lc 1,49). Vì thế, không hề có sự cạnh tranh giữa Mẹ và Ðức Giêsu, Con Mẹ. Ðức Maria đầy ơn phúc, vì Ðức Chúa ở cùng Mẹ, như lời Thiên Sứ đã nói.

Cả thánh nữ I-sa-ve, người chị họ của Mẹ, cũng đã kính chào Mẹ: «Em là người có phúc hơn mọi người nữ và Ðức Giêsu, quả phúc của lòng em cũng được chúc phúc». Vì thế, trong mỗi kinh «Ave Maria» chúng ta đầy lòng khâm phục và hoan hỉ tung hô lòng thương xót Chúa và ơn phúc Người đã được thể hiện nơi con người Ðức Maria.

Bà I-sa-ve chúc tụng Ðức Maria, vì mầu nhiệm cứu độ đã được thực hiện nơi Mẹ: «Tôi là ai mà được Mẹ Thiên Chúa đến thăm như vậy!» Ngoài ra còn có một lý do khác nữa khiến bà I-sa-ve chúc tụng Ðức Maria: Ðó là niềm tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào Thiên Chúa. Cùng chính ngay trong lần gặp gỡ đó, bà I-sa-ve đã đầy ơn Chúa Thánh Thần và nói lên: «Em thật có phúc, vì em đã tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói cùng em» (Lc 1,45).

2. Bây giờ đến phần hai: Chúng ta cầu xin sự cầu bầu của Ðức Maria: «Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử». Ðó là phần cầu nguyện của chúng ta trong Kinh «Ave Maria.»

Ðức Maria, Ðấng đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Con Một Người, cũng là Mẹ của chúng ta, vì từ trên thánh giá Ðức Giêsu đã trối Mẹ lại cho thánh Gioan để làm Mẹ loài người chúng ta. Bởi vậy, chúng ta có thể với tất cả tình con thảo chạy đến kêu xin Mẹ. Chúng ta có thể trình bày lên Mẹ những nỗi thiếu thốn cùng quẫn của chúng ta, để Mẹ chuyển cầu cho trước toà Chúa, như xưa khi còn sinh thời Mẹ đã làm tại tiệc cưới Cana. Mẹ luôn sẵn sàng thương giúp mọi con cái loài người.

Nhưng chúng ta xin cùng Mẹ điều gì? Chúng ta có thể kêu xin Mẹ thương giúp cứu chữa tất cả những nặng nhọc và vất vả đang đè nặng lên cuộc sống «hiện nay» trên mặt đất này của chúng ta. Ðúng vậy, tại sao chúng ta lại không thể xin Mẹ bầu cử cho những ích lợi tự nhiên về thể xác? Ðức Maria cũng là người «Mẹ nội trợ» của chúng ta như cha Kentenich, đấng sáng lập Nữ Tu Viện Schönstatt Marienschwestern, đã xưng hô Mẹ trong cơn cùng khốn nơi trại Tập Trung Dachau của Ðức Quốc Xã. Mẹ biết rõ tất cả những nhu cầu hằng ngày của chúng ta.

Nhưng sự chăm sóc lo lắng của Ðức Maria trước hết phải là ý Chúa cũng được thể hiện trên mặt đất này. Lời Mẹ: «Tất cả những gì Người bảo, các anh hãy làm như vậy» (Ga 2,5) đã nói lên những gì luôn ấp ủ trong lòng Mẹ! Vâng, Mẹ hằng mong ước sao cho nhân loại biết đón nhận Ðức Kitô, sao cho những giáo huấn của Người được mọi tâm hồn lắng nghe và tiếp nhận.

Lời cầu xin của chúng ta phải luôn là: «Lạy Chúa, xin ban cho con đức tin của Chúa» (Carlo Carretto), để đời sống Kitô hữu của chúng con được thành công, và để «trong giờ chết» đức tin của chúng con được thành hiện thực là được chiêm ngắm Chúa nhãn tiền.

Thật vậy, Kinh «Ave Maria» là một lời kinh vô cùng phong phú. Trong lời kinh đó gói ghém trọn đức tin của chúng ta. Lời kinh cũng quả quyết cho chúng ta hay rằng chúng ta có một Ðấng Bầu Cử đắc lực trước tòa Chúa: Ðức Maria, người Mẹ hiền của chúng ta.

«Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con!» Amen.

______________

1. Xin xem: Lm Nguyễn Hữu Thy, «Đức Maria trong Kinh Nguyện Giáo Hội»,phần Kinh Kính Mừng, Trier 2006, trang 26-37.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Bênêđictô XVI: Lễ Giáng Sinh là một dịp để suy niệm về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời chúng ta
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
01:24 18/12/2008
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 17/12/2008 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Bài này được chuyển ngữ từ nguyên văn bằng Tiếng Ý, vì chưa có bản dịch Tiếng Anh.

* * *

Anh chị em thân mến,

Chính hôm nay là ngày bắt đầu của những ngày Mùa Vọng mà chúng ta sửa soạn gần để mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa: chúng ta đang ở trong Tuần Cửu Nhật mà trong đó nhiều cộng đồng Kitô hữu cử hành phụng vụ có nhiều đoạn Thánh Kinh phong phú, tất cả đều nhắm đến việc nuôi dưỡng sự mong chờ ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Thực ra, toàn thể Hội Thánh chăm chú hướng đôi mắt Đức Tin về ngày lễ đang đến gần mà chúng ta giờ đây đang sửa soạn, như mọi năm, để hợp cùng bài hát vui mừng của các Thiên Thần, là những vị công bố cho các mục đồng giữa đêm khuya về biến cố phi thường là Đấng Cứu Thế đã sinh ra, mời họ thăm viếng hang đá Bethlehem. Ở đó Đấng Emmanuel, Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật, được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ nghèo hèn (x. Lc 2:13-14).

Vì bầu không khí đặc biệt của nó, Lễ Chúa Giáng Sinh là một ngày hội chung. Thực ra, ngay cả những người không nhận mình là tín hữu cũng coi ngày lễ hằng năm của Kitô giáo này là điều gì phi thường và siêu việt, là điều gì nói với họ tận đáy tâm hồn. Đây là một buổi lễ hát mừng ân sủng sự sống. Việc sinh ra của một một em bé phải luôn luôn là một biến cố vui mừng, và việc ôm ấp một em bé trong tay thường gây cho chúng ta một cảm xúc về quan tâm và săn sóc, về tình cảm và sự dịu dàng. Lễ Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ một hài nhi đang khóc trong một hang đá bần cùng. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong máng cỏ, làm sao chúng ta không nghĩ đến nhiều trẻ em vẫn còn chào đời trong cảnh bần cùng ở nhiều vùng trên thế giới? Làm sao chúng ta không nghĩ đến các trẻ sơ sinh không được tiếp đón mà còn bị khai trừ, đến các trẻ sơ sinh không thể sống sót được vì thiếu sự săn sóc và quan tâm? Làm sao chúng ta cũng không nghĩ đến những gia đình muốn hưởng niềm vui có một đứa con, nhưng ý nguyện của họ không thành? Tiếc thay, dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, Lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa tinh thần của nó, để chỉ hạ xuống thành dịp mua bán thương mại và trao đổi qùa cáp! Nhưng thật ra, những khó khăn, những bất ổn, và cuộc khủng hoảng kinh tế, mà nhiều gia đình đang sống trong những tháng gần đây, điều này ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, có thể là một động cơ giúp chúng ta tái khám phá ra cái đầm ấm của sự đơn giản, tình bằng hữu và liên đới, là những giá trị đặc thù của Lễ Giáng Sinh. Khi được lột bỏ những tàn tích của chủ thuyết tiêu thụ và duy vật, Lễ Giáng Sinh có thể trở thành một dịp để chúng ta tiếp nhận, như một món quà cá nhân, sứ điệp hy vọng đang lan tỏa ra từ mầu nhiệm giáng sinh của Đức Kitô.

Nhưng tất cả những điều ấy vẫn chưa đủ để giúp chúng ta nhận ra giá trị trọn vẹn của ngày lễ mà chúng ta đang sửa soạn. Chúng ta biết rằng lễ này mừng biến cố chính yếu của lịch sử: việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để cứu độ nhân loại. Thánh Leô Cả trong một bài giảng Lễ Giáng Sinh đã kêu lên thế này: “Anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng trong Chúa và hãy mở rộng tâm hồn cho niềm vui tinh tuyền nhất. Vì ngày đã ló rạng cho chúng ta có nghĩa là ơn cứu độ mới, việc chuẩn bị cũ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Thật vậy, mầu nhiệm cao cả về ơn cứu độ được hứa từ ban đầu và được ban cho chúng ta trong thời sau hết, cùng được sắp xếp để kéo dài đến vô tận” (Homilia XXII) được canh tân cho chúng ta trong chu kỳ phụng vụ hàng năm. Thánh Phaolô cũng đã nhắc lại nhiều lần về chân lý nền tảng này trong các thư của ngài. Chẳng hạn như trong thư gửi tín hữu Galatê ngài viết: ”Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, sinh ra bởi một người phụ nữ, và dưới Lề Luật,... để cho chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (4:4). Trong thư gửi tín hữu Roma ngài nhấn mạnh đến các hiệu quả hợp lý và sự đòi hỏi của biến cố cứu độ này như sau: “Vậy nếu là con, thì cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Ðức Kitô; miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Nhưng đặc biệt là thánh Gioan trong phần dẫn nhập của Tin Mừng thứ tư, đã suy niệm một cách sâu sắc về mầu nhiệm Nhập Thể. Vì thế dẫn nhập này là phần của phụng vụ lễ Giáng Sinh ngay từ thời xa xưa: Quả thật đoạn Tin Mừng này là một tóm lược xác thực nhất và sâu sắc nhất của Lễ này và là nền tảng cho niềm vui của chúng ta. Thánh Gioan viết: Et Verbum caro factum est et habitavit in nobis / Và Ngôi Lời đã trở thành nhục thể, và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14).

Cho nên trong Lễ Giáng Sinh chúng ta không chỉ giới hạn trong việc tưởng niệm ngày sinh của một vĩ nhân; chúng ta không chỉ cử hành một cách trừu tượng mầu nhiệm sinh ra của người ta nói chung, hay mầu nhiệm của sự sống; chứ đừng nói đến mừng viêc bắt đầu một mùa mới. Trong Lễ Giáng Sinh chúng ta nhớ tới một cái gì rất cụ thể và quan trọng đối với con người, một cái gì cốt yếu đối với Đức Tin Kitô giáo, một Chân Lý mà thánh Gioan đã tóm tắt trong vài lời: “Ngôi Lời đã thành nhục thể”. Đây là một biến cố lịch sử mà Thánh Sử Luca đã quan tâm đặt vào trong một khung cảnh được xác định rõ ràng: trong những ngày mà hoàng đế Xêdarê Augustô ra chiếu chỉ kiểm kê dân số lần đầu tiên, khi quan Quirinô làm thống đốc Syria (x. Lc 2:1-7). Vậy trong một đêm được xác định trong lịch sử, biến cố cứu độ mà dân Israel mong đợi từ bao thế kỷ đã xảy ra. Trong bóng tối của đêm đen ở Bethlêhem một ánh sáng vĩ đại đã được thắp lên: Đấng Tạo Hóa của con người kết hợp với bản tính nhân loại của chúng ta một cách bất khả phân ly, đến nỗi Người thật sự là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” và đồng thời cũng là người, người thật. Điều mà thánh Gioan gọi bằng tiếng Hy Lạp là “ho Logos” - dịch sang tiếng Latinh là “Verbum” và sang tiếng Ý là “il Verbo” [Ngôi Lời], cũng có nghĩa là “Ý Nghĩa”. Vì vậy chúng ta có thể hiểu những lời của thánh Gioan là “Ý Nghĩa vĩnh cửu” của thế giới đã trở thành hữu hình đối với các giác quan và trí khôn của chúng ta: giờ đây chúng ta có thể chạm đến và chiêm ngưỡng (x. Ga 1:1). “Ý Nghĩa” đã trở thành nhục thể đó không chỉ đơn thuần là một tư tưởng tổng quát được biểu hiện trên thế gian; nhưng là một “Lời” được nói với chúng ta. Logos [Ngôi Lời] biết chúng ta, gọi chúng ta, và hướng dẫn chúng ta. Người không phải là một luật phổ quát mà trong đó chúng ta đóng một vai trò nào đó, mà là một Ngôi Vị quan tâm đến từng người trong chúng ta, là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã làm người tại Bethlêhem.

Đối với nhiều người, và một cách nào đó đối với tất cả chúng ta, điều này xem ra khó tin (quá tốt lành để cho là thật). Thật ra, chúng ta nhắc lại ở đây: vâng, có một ý nghĩa, và ý nghĩa ấy không phải là một phản kháng bất lực chống lại điều phi lý. Ý Nghĩa ấy có quyền năng: chính là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa tốt lành, không được lẫn lộn với một đấng quá cao vời và quá xa cách nào đó, mà con người không bao giờ đi đến được, nhưng một Thiên Chúa trở thành người lân cận với chúng ta, và rất gần gũi chúng ta, có thời giờ cho từng người trong chúng ta, cùng đến để ở lại với chúng ta. Và như thế chúng ta tức khắc tự hỏi: “Một điều như thế có thể xảy ra được sao? Việc Thiên Chúa trở thành hài nhi có xứng hợp không?” Để có thể mở rộng tâm hồn chúng ta đón nhận Chân Lý này, là Chân Lý chiếu soi toàn thể sự hiện hữu của nhân loại, chúng ta phải cúi đầu nhìn nhận những giới hạn của trí khôn mình. Trong hang Bethlêhem Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta như một “hài nhi” khiêm tốn để khuất phục tính kiêu căng của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng đầu hàng hơn trước quyền lực, trước sự khôn ngoan; nhưng Người không muốn sự đầu hàng của chúng ta; trái lại, Người mời gọi tâm hồn chúng ta và sự quyết định tự do của chúng ta để chấp nhận tình yêu của Người. Người đã trở thành bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi đòi hỏi được làm lớn của con người phát sinh từ tính kiêu ngạo của chúng ta, Người đã tự nguyện làm người để làm cho chúng ta được thật sự được tự do, tự do để yêu mến Người.

Anh chị em thân mến, Lễ Giáng Sinh là một dịp cho chúng ta suy niệm về ý nghĩa và giá trị của đời sống chúng ta. Sự cận kề của đại lễ này, một đằng giúp chúng ta suy nghĩ về thảm kịch trong lịch sử mà trong đó loài người, bị tội lỗi làm tổn thương, vẫn không ngừng tìm hạnh phúc cùng một ý nghĩa tốt đẹp về cuộc đời và về cái chết; đằng khác nó cũng thúc giục chúng ta phải suy niệm về sự tốt lành nhân hậu của Thiên Chúa, là Đấng đã đến gặp loài người để trực tiếp truyền thông cho họ Chân Lý cứu độ, và để cho họ được thông phần vào tình bằng hữu và sự sống của Người. Vì thế chúng ta hãy sửa soạn mừng Lễ Giáng Sinh với lòng khiêm nhường và đơn giản, để chúng ta sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và bình an, là những điều được chiếu tỏa ra từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận Lễ Giáng Sinh của Đức Kitô như một biến cố có thể canh tân đời sống chúng ta hôm nay. Chớ gì cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Đồng biến chúng ta thành những người không còn chỉ nghĩ đến mình, nhưng mở rộng tâm hồn để đáp lại những mong ước và nhu cầu của các anh chị em của mình. Bằng cách này, chúng ta cũng sẽ trở thành những nhân chứng của ánh sáng mà Lễ Giáng Sinh chiếu tỏa trên nhân loại của thiên niên thứ ba. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Rất Thánh Maria, nhà tạm của Ngôi Lời Nhập Thể, và Thánh Giuse, chứng nhân âm thầm của các biến cố cứu độ, truyền thông cho chúng ta những tâm tình mà các Ngài đã cảm thấy trong khi chờ đợi Chúa Giêsu sinh ra, để chúng ta có thể chuẩn bị cứ hành Lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của Đức Tin, và bằng sự dấn thân của một cuộc hoán cải chân thành.

Chúc tất cả anh chị em một Lễ Giáng Sinh vui vẻ!

 
Nghị hội Công Giáo và Chính Thống Giáo về Gia Đình
Vụ Văn An
12:33 18/12/2008
Nghị hội Công Giáo và Chính Thống Giáo về Gia Đình

Nghị hội Công Giáo và Chính Thống Giáo về gia đình đã được tổ chức tại Trent, Ý Đại Lợi từ ngày 10 tới ngày 14 tháng 12 vừa qua với đề tài: “Gia Đình: Một Phúc Lợi Cho Nhân Loại”. Nghị Hội đã kết thúc tốt đẹp với bản tuyên bố chung “Không Có Tình Yêu Hỗ Tương Của Gia Đình, Xã Hội Chúng Ta Sẽ Diệt Vong”.

Nhập Đề

Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, chúng tôi, ba mươi đại biểu Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Âu Châu trải dài từ dẫy Urals tới Đại Tây Dương, đã tụ tập nhau tại Nghị Hội Âu Châu Lần Thứ Nhất Giữa Công Giáo Và Chính Thống Giáo. Chúng tôi bầy tỏ lòng biết ơn đối với những ai đã cộng tác làm cho cuộc họp này thành công, nhất là Đức Tổng Giám Mục Trent, người đã tiếp đón chúng tôi cách nồng hậu và ân cần hiếu khách đối với chúng tôi. Cuộc họp này đã được tổ chức bởi Liên Hội Đồng Các Giám Mục Âu Châu (CCEE), với sự cộng tác của một số Giáo Hội Chính Thống và nhiều thánh bộ của Toà Thánh.

Chúng tôi xin tỏ bầy nỗi buồn sâu xa của chúng tôi trước sự ra đi đột ngột của Đức Alexis II, Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Bộ Nước Nga, người từng nồng nhiệt chúc lành cho dự án của Nghị Hội này.

Nghị Hội này có mục tiêu gì? Nghị Hội này không nhằm thảo luận các vấn đề thần học vốn đang được thảo luận ở các bình diện khác. Đúng hơn, trách vụ của chúng tôi là tập trung vào các vấn đề nhân học có tầm quan trọng chủ yếu đối với hiện tại và tương lai của nhân loại. Mục tiêu của Nghị Hội là giúp xác định ra các quan điểm chung trong các vấn đề xã hội và luân lý. Khi cam kết can dự vào cuộc trao đổi này, chúng tôi cùng giúp nhau nhận ra sự kiện này là các học thuyết luân lý và xã hội của chúng ta thực ra hết sức gần gũi nhau. Đồng thời, chúng tôi cũng giúp thế giới hiểu biết các quan tâm của chính chúng tôi nữa.

Chúng tôi đồng tâm dành cuộc gặp gỡ đầu tiên này cho chủ đề “Gia Đình: Một Phúc Lợi Cho Nhân Loại”. Vô vàn các gia đình đã đóng góp đáng kể vào nền văn hoá Âu Châu. Chúng tôi rất biết ơn họ và trong lời cầu nguyện cho họ, chúng tôi đặc biệt nhớ tới các gia đình đang kinh qua khó khăn.

Trong suốt bốn ngày qua, chúng tôi đã thảo luận các đề tài liên quan tới hôn nhân và gia đình, cũng như nhiều khía cạnh về đạo đức học tính dục. Đây là cơ may để chúng tôi tuyên xưng và sống thực đức tin của mình, để cầu xin Chúa ban ơn và suy tư cách thế hợp tác với nhau nhiều hơn. Đặc biệt, nhờ được tác động bởi lòng yêu thương của Chúa Kitô đối với nhân loại, chúng tôi đã tập chú vào gia đình, không quên mọi cố gắng từng được đưa ra để cổ vũ cuộc sống gia đình tại lục địa của chúng ta đồng thời nói lên các ưu tư của chúng tôi đối với tình thế xa xút của cuộc sống ấy, một xa xút khá hiển nhiên trong nhiều lãnh vực của xã hội.

Hôn nhân và gia đình thuộc trật tự tạo dựng và không phải chỉ là sản phẩm của quyết định nhân bản. Được khắc ghi vào chính bản nhiên của hữu thể nhân bản và được mạc khải cho chúng ta trong Thánh Kinh, gia đình, xây dựng trên hôn nhân, đã được Thiên Chúa thiết dựng như một kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Thánh Kinh trình bầy cho ta một cái nhìn về gia đình như một đơn nhất của tình yêu trao ban sự sống, một mối tương quan không thể huỷ tiêu, luôn mở cửa đón chào sự sống.

I. Hôn Nhân và Gia Đình

Trong mấy ngày qua, chúng tôi đã lắng nghe nhiều bài tường trình cho thấy các quan điểm khác nhau của cả Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo tại Âu Châu. Xin tóm lược như sau.

A. Quan Điểm Chính Thống Giáo về Hôn Nhân và Gia Đình

Trong truyền thống Chính Thống của Kitô Giáo, hôn nhân được nhìn như một kết hợp vĩnh viễn giữa hai người phối ngẫu, được tăng cường nhờ sự thân mật thể lý và tâm linh. Bất chấp niềm tin trái ngược nào, Giáo Hội Chính Thống “không bao giờ kêu gọi các tín hữu của mình xa lánh thân xác hay sự thân mật tính dục, vì mối liên hệ thể lý giữa một người đàn ông và một người đàn bà đã được Thiên Chúa chúc lành trong hôn nhân, trong đó, họ trở thành nguồn suối cho sự liên tục của nhân loại và nói lên tình yêu thanh khiết của họ, tính cộng đoàn toàn diện và sự “nên một của cả xác thân lẫn linh hồn của hai người phối ngẫu”. Theo giáo huấn của Giáo Hội Chính Thống, “việc biến đổi các mối liên hệ này, các mối liên hệ tự chúng vốn trong sạch và xứng đáng theo kế hoạch Thiên Chúa, cùng với sự biến đổi thân xác thành đối tượng cho việc khai thác và trao đổi đầy hạ cấp nhằm đạt thoả mãn đầy vị kỷ và phi bản vị, không chút yêu thương và hoàn toàn méo mó, cần phải được kết án” (Các Căn Bản Trong Quan Niệm Xã Hội Của Giáo Hội Chính Thống Nga, chương X, số 6).

Theo cái hiểu của Giáo Hội Chính Thống, yếu tố chủ chốt trong việc kết hợp vợ chồng và hoa trái của tình yêu giữa người chồng và người vợ chính là con cái, nên việc sinh sản và dưỡng dục chúng là một trong các mục đích của hôn nhân (Đã dẫn, X 3-4). Phù hợp với quan điểm trên, Giáo Hội Chính Thống coi việc tự ý khước từ sinh con và việc chấm dứt thai nghén cách nhân tạo là điều không thể chấp nhận được. Đồng nghĩa với sát nhân, phá thai đã bị Giáo Hội minh nhiên và rõ ràng kết án, và qui trách nhiệm bản thân cho bất cứ ai tham gia vào hành vi ấy: người đàn bà, người đàn ông (nếu ông ta ưng thuận) và cả bác sĩ nữa (Đã dẫn, XII, 2).

Dựa trên căn bản Thánh Kinh và Thánh Truyền, Giáo Hội Chính Thống bác bỏ các liên hệ đồng tính luyến ái, coi chúng như những hình thức méo mó của bản nhiên con người từng được Thiên Chúa tạo dựng (Đã dẫn, XII, 9). Giáo Hội cũng bác bỏ mọi hình thức dâm bôn, ngoại tình và bất trung phu phụ, cũng như mọi hình thức đĩ điếm và tạp hôn. Đồng thời, Giáo Hội cũng nhìn nhận nhu cầu phải trợ giúp mục vụ cho những ai có các xu hướng méo mó ấy và bất cứ người nào có lối sống không phù hợp với giáo huấn luân lý của Phúc Âm.

B. Quan Điểm Công Giáo về Hôn Nhân và Gia Đình

Theo giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn cũng đã được Giáo Hội Chính Thống khẳng định, Chúa Gie6su Kitô đã nâng hôn nhân tự nhiên lên hàng một bí tích: “Giao ước hôn nhân giữa hai người đã rửa tội, nhờ đó, một người đàn ông và một người đàn bà thiết lập nên giữa họ một tương ước kéo dài suốt đời, một tương ước từ bản chất, đã được xếp đặt để phục vụ phúc lợi của hai người phối ngẫu và việc dưỡng dục con cái, đã được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích” (CIC điều 1055 – 1).

Phẩm giá bí tích này đòi phải có lòng chung thuỷ cho đến chết của đôi bạn trong sợi dây hôn phối bất khả tiêu. Tình yêu phu phụ giữa đôi bạn là căn bản của gia đình, là sự hiệp thông đầu tiên có tính bản vị trong đó hữu thể nhân bản đã được sinh ra. Nó phải được xã hội cổ vũ như tế bào căn bản nhất của mình. Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận mối dây liên kết bất khả phân do chính Thiên Chúa mong muốn giữa hai ý nghĩa kết hợp và phụ tạo (procreative) của tình yêu vợ chồng. Khước từ con cái, do đó, là đi ngược lại sự đơn nhất của tình yêu phu phụ. Tính dục được nhìn nhận như một chiều kích của hình ảnh Thiên Chúa trong hữu thể nhân bản và do đó, có giá trị bản vị. Người đàn ông và người đàn bà, qua ngôn ngữ thân xác, cần nhận biết ơn gọi của mình bước vào tình yêu trách nhiệm như bước vào một hiến dâng chân thực chính bản thân mình. Các biểu thức tính dục khác như dâm bôn, đồng tính luyến ái và kết hợp tính dục ngoài hôn nhân thẩy đều đi ngược lại ơn gọi yêu thương này.

II. Sứ Mệnh của Gia Đình

Sau khi phác hoạ một số yếu tố trong giáo huấn của Các Giáo Hội, chúng tôi cũng nhấn mạnh đến các điểm chúng ta cùng chủ trương chung. Do đó, chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề sau đây được chúng tôi coi như quan yếu đối với phúc lợi của xã hội.

A. Các Điểm Chủ Yếu Chung

Mệnh lệnh Chúa truyền cho gia đình đầu hết của nhân loại vẫn còn liên hệ với mọi gia đình đến sau: “Hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất và hãy thống trị mặt đất ấy” (St 1:28). Người Công Giáo và người Chính Thống Giáo đều nhất trí rằng gia đình là môi trường tinh thần duy nhất trong đó quà phúc sự sống nhân bản phải được lưu truyền qua hành vi phu phụ.

Hữu thể nhân bản là hữu thể duy nhất được tạo dựng theo hình ảnh và hoạ ảnh Thiên Chúa và điều này đem lại cho nó một phẩm giá độc đáo. Chúng ta không tự ban sự sống cho chính mình, mà cha mẹ ta cũng không phải là nguồn suối duy nhất của sự sống nhân bản, vì sự can thiệp của Thiên Chúa là điều cần thiết phải có. Tính thánh thiêng của sự sống nhân bản kể từ lúc tượng thai cho đến lúc chết đi cách tự nhiên phải luôn được kính trọng cách đầy đủ.

Chúng tôi nhìn nhận các văn bản quốc tế có tính tích cực từng hỗ trợ gia đình. Thí dụ, điều 16 Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền khẳng định rằng: “Người đàn ông và người đàn bà đủ tuổi (khôn), bất chấp mọi hạn chế do sắc tộc, quốc tịch hay tôn giáo, đều có quyền kết hôn và thành lập gia gia đình” và “gia đình là nhóm tự nhiên và nền tảng của xã hội và được quyền đòi xã hội và Nhà Nước bảo vệ”. Trong quá khứ, gia đình và việc sinh con được coi là điều thánh thiêng. Tuy nhiên, trong các năm gần đây, người ta đã và đang chất vấn các quan niệm ấy. Đây là một cố gắng nhằm thay đổi ngôn từ và dẫn khởi tính mơ hồ vào các văn bản quốc tế dưới chiêu bài ý thức hệ trong lý thuyết về giống phái.

Ngày nay, cả đàn ông lẫn đàn bà đều bận bịu như nhau trong việc nhận ra tiềm năng nghề nghiệp của mình, cả hai đều cùng chia sẻ gánh nặng tài chánh của gia đình. Trong các hoàn cảnh như thế, khả thể sinh sản và dưỡng dục con cái đã giảm thiểu một cách trầm trọng.

Một hiện tượng hết sức bi thảm đang xẩy ra tại Âu Châu thế kỷ 21. Do việc lương bổng không đủ để nuôi sống gia đình, hàng trăm ngàn các bà mẹ và ông cha đã phải rời bỏ gia đình tới các nước giầu có hơn, hòng có thể chu cấp các nhu cầu căn bản nhất cho gia đình mình. Điều ấy đem lại con số gia tăng các vụ ly dị, gây đau khổ cho biết bao trẻ thơ, khiến nhiều em mất đi tình yêu và sự chăm sóc của mẹ cha.

Quan điểm thế tục đang thịnh hành trong xã hội ngày nay thường coi nhẹ quan niệm chức làm mẹ, không coi nó như một ơn gọi bản thân. Nó thường bị đánh giá thấp. Chúng tôi, người Chính Thống cùng với người Công Giáo, xin nhấn mạnh tới tính thánh thiêng của chức phận làm mẹ và việc xã hội phải tôn trọng tính thánh thiêng ấy. Các bà mẹ chọn ở nhà để chăm sóc và giáo dục con cái cần được nâng đỡ về tinh thần và tài chánh. Sứ mệnh của họ không hề kém quan trọng hơn bất cứ sứ mệnh của ngành nghề đáng kính nào khác. Chức phận làm mẹ là một sứ mệnh, và do đó đáng được sự hỗ trợ và kính trọng vô điều kiện. Ý niệm làm cha cũng là ý niệm nền tảng đối với xã hội và do đó cũng cần được xã hội ngày nay tái khám phá. Không thể nói đến một xã hội huynh đệ mà lại thiếu chức phận làm cha.

B. Gia Đình và Giáo Dục

Một khi đã ban quà phúc sự sống cho con cái, cha mẹ dĩ nhiên là các nhà giáo dục đầu hết của chúng. “Quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc cung cấp giáo dục là điều chủ yếu, vì nó mật thiết liên hệ đến việc thông truyền sự sống nhân bản; nó là nguyên khởi và đệ nhất đẳng so với vai trò giáo dục của những người khác, do tính độc đáo trong mối liên hệ đầy yêu thương giữa cha mẹ và con cái; nó không thể thay thế hay chuyển nhượng được, và do đó, không thể hoàn toàn uỷ thác cho người khác hay bị người khác tước đoạt” ("Familiaris Consortium," 36). Việc giáo dục toàn diện trong gia đình không phải chỉ được hạn chế trong việc phát triển các khả năng và tài năng tự nhiên của con mà thôi, mà còn bao gồm cả các giá trị thiêng liêng nữa, nhất là việc thông truyền đức tin. Cha mẹ phải là các nhân chứng đầu tiên của Phúc Âm. Trong sinh hoạt gia đình, ta học biết ý nghĩa của đức tin như ánh sáng chân thực hướng dẫn đời sống con người.

Môi trường thích hợp nhất cho con trẻ phát triển cách nhịp nhàng chính là gia đình, bao gồm cha, mẹ và con cái. Các cơ phận khác phụ giúp gia đình trong việc giáo dục con cái phải hành động trong hợp tác với cha mẹ, để chuyển giao các nguyên tắc và các giá trị vốn thuộc trách nhiệm đầu hết của cha mẹ. Trong bối cảnh giáo dục, người ta thường nghe nói tới quyền lợi trẻ em. Điều ấy là điều tốt nhưng phải luôn xem sét các quyền lợi này trong môi trường gia đình.

Vấn đề “giáo dục tính dục” đáng được đặc biệt quan tâm. Ở đây, cha mẹ cũng là các nhà giáo dục đầu hết. Mục tiêu chính của việc giáo dục này là nhằm đào luyện người trẻ hiểu ý nghĩa của tình yêu phu phụ. “Giáo dục về tình yêu trong tư cách trao ban sự sống cũng là tiền đề không thể miễn chước vì cha mẹ vốn được mời gọi đem lại cho con cái một nền giáo dục rõ ràng và tế nhị về tính dục” (Đã dẫn, số 37). Trong gia đình, nơi ta cảm nghiệm được sự hiệp thông có tính bản vị lần đầu tiên, ta được dẫn nhập vào yêu thương trong mọi chiều kích của nó: gia đình là nơi đầu hết ta được xã hội hoá một cách bản vị. Đàng khác, cha mẹ phải cung cấp tín liệu thích hợp với từng giai đoạn phát triển cá thể của con cái. Trong chiều hướng này, các cơ phận khác, như trường học chẳng hạn, sẽ hỗ trợ cho cha mẹ.

Trong việc giáo dục con cái và thanh thiếu niên nói chung, truyền thông gây ảnh hưởng hết sức đáng kể. Các ảnh hưởng này tác động mạnh mẽ lên mối liên hệ gia đình. Người trẻ thường bắt chước các kiểu mẫu do truyền thông phổ biến. Tuy nhiên, song song với nhiều khía cạnh tích cực, các phương tiện truyền thông, bất hạnh thay, mỗi ngày mỗi trình bầy nhiều hơn các chất liệu khiêu dâm cũng như nền văn hoá cá nhân chủ nghĩa và vị kỷ.

Gia đình nào biết dạy con cái một cách tốt đẹp, bằng cách chú ý thiết lập ra các mối liên hệ thích đáng giữa các thành viên của gia đình, quả đã đóng góp phần vốn nhân bản giá trị có tính quan yếu lớn lao đối với xã hội cả về phương diện phúc lợi kinh tế lẫn phúc lợi thiêng liêng. Đời sống gia đình tạo ra nền văn hoá riêng: con người học được ngôn ngữ chủ yếu của cuộc sống và tất cả những gì giúp họ trở nên nhân bản trọn vẹn. Trọn vẹn nền văn hoá, từ lúc khởi đầu đến lúc phát triển đều là một biến cố gia đình.

C. Cuộc Khủng Hoảng Của Xã Hội Ta: Các Thách Đố và Cơ May

Ngày nay, ta đang đương đầu với một ý thức hệ văn hoá từng xuất hiện cùng với cách mạng tình dục trong thế kỷ qua. Biến cố ấy đem lại một khủng hoảng sâu xa trong quan điểm thế nào là nhân bản và cuộc sống gia đình. Đó là một thách đố lớn đối với việc phúc âm hoá của các Giáo Hội Kitô Giáo, là những giáo hội vốn chú tâm tới nhu cầu của trái tim con người nhân bản và ơn gọi sống trọn vẹn trong Chúa Kitô.

Trong số các thay đổi sâu xa của xã hội ta, cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế đã xẩy ra. Cuộc khủng hoảng về ngân hàng, tài chánh và kinh tế ngày nay là một trong các dấu chỉ cho thấy khúc quanh lớn trong xã hội hoàn cầu và tại Âu Châu. Tất cả chúng ta đều rất đúng khi phải ưu tư vì nó. Nhưng yếu tố chủ yếu trong khúc quanh này chính là cuộc khủng hoảng liên quan đến cuộc sống gia đình. Các khuynh hướng dân số học ở Âu Châu mà thôi cũng là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy một cuộc khủng hoảng còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chánh nữa. Phát sinh từ cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà đem lại con cái và một hệ thống liên hệ mở rộng, gia đình cần được tái khám phá như vốn quý của xã hội. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội hãy giải quyết vấn đề lớn về xã hội ấy trước khi quá muộn. Không có sự chú tâm ấy, thì việc thiếu vốn liếng tài chánh chẳng đáng kể là bao so với việc thiếu thốn các tài nguyên xã hội và nhân bản do gia đình mang lại.

Mặt khác, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với những gì đã được thực hiện. Nhiều khai triển tích cực đã giúp các gia đình rất nhiều: một số quốc gia mới đây đã nhìn nhận sự đóng góp về xã hội và kinh tế của chức phận làm mẹ đối với xã hội hay trợ giúp người khuyết tật và cao niên về tài chánh và xã hội, hoặc chăm lo y tế cho các thành viên kém may mắn của xã hội

III. Khuyến Cáo Và Kêu Gọi

Những năm gần đây, các Giáo Hội đã ý thức được tầm quan trọng của việc phải hỗ trợ cuộc canh tân tâm linh và nhất là phải đồng hành với giới trẻ trên hành trình trở thành những người chồng và những người vợ, những người cha và những người mẹ của họ. Trong khi giúp đỡ các gia đình về phương diện mục vụ, chúng tôi nhận thức được nhu cầu đặc biệt cần chăm sóc các gia đình mới được thành lập. Các gia đình bị đẩy ra bên lề (thường là các gia đình di dân) đáng được ta quan tâm đặc biệt. Sứ mệnh của Giáo Hội là đem lại hy vọng cho xã hội ta, một xã hội hiện đang đương đầu với nhiều thách đố mới. Ta cần biểu lộ nhiều dấu chỉ liên đới và qua truyền thông truyền đạt được sứ điệp tích cực của ta liên quan đến gia đình.

Tất cả chúng tôi, người Công Giáo cũng như Chính Thống, xin cùng nhau khẳng định các khuyến cáo sau đây và kêu gọi mọi người thiện chí trong xã hội hãy cùng hành động với chúng tôi trong các vấn đề này:

1. Hiện nay, khẩn thiết phải tái khám phá cái hiểu về gia đình và hôn nhân. Chúng tôi tin rằng một trong các nguyên nhân hàng đầu của cuộc khủng hoảng dân số học hiện nay và mọi cuộc khủng hoảng liên quan tới nó chính là do người ta đã từ khước cái hiểu trên. Cần đưa ra nhiều cố gắng hơn để cổ vũ cuộc sống gia đình. Cần phải tái khám phá các nhu cầu của gia đình vì những gì gia đình từng cung ứng cho xã hội. Nơi gia đình, ta tìm được tổ ấm vốn là những ngôi trường đầy sáng tạo, năng động và sinh lực giúp ta xã hội hoá nhiều cách: chúng giáo dục các thành viên của gia đình biết khám phá ra giá trị của cộng đoàn tính và tha nhân tính, đào luyện họ thành thục trong nền văn hoá biết cho đi, khích lệ họ biết cởi mở đón nhận đa dạng tính trong liên đới, làm dễ dàng tính hỗ tương trong truyền đạt và cung cấp một năng động tính hướng tới khám phá và sáng tạo ra cái mới, vốn là thành quả của cố gắng liên bản vị.

2. Chúng tôi khẳng định rằng chỉ trong liên hệ với Thiên Chúa, mọi hữu thể nhân bản mới triển nở trọn vẹn trong tính nhân bản của họ. Thành thử, chúng tôi tin rằng khi cổ vũ định chế gia đình, vốn đặt căn bản trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, Âu Châu sẽ thăng tiến hơn nữa đơn vị căn bản này của xã hội, một đơn vị vốn đảm nhiệm vai trò giải phóng, làm trọn và soi sáng xã hội một cách sinh tử. Nhìn nhận điều ấy là ta đã bắt đầu cuộc canh tân nền văn hoá Âu Châu, một nền văn hoá đang tìm đường tiến tới vào một thời điểm có những tìm hồn (soul-searching) sâu sắc. Lời kêu gọi của chúng tôi với các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội là như sau: Gia đình không phải là một quan niệm lỗi thời! Nếu được tái khám phá một cách đúng đắn, nó chính là tương lai. Không có tình yêu hỗ tương của gia đình, xã hội ta sẽ diệt vong.

3. Chúng tôi xin khẳng định rằng vì họ thông truyền sự sống cho con cái, nên các cha mẹ có quyền nguyên khởi, đầu hết và bất khả nhượng trong việc giáo dục con cái. Họ phải được nhìn nhận là những nhà giáo dục thích hợp nhất, trước nhất và đầu hết đối với con cái họ. Chúng tôi kêu gọi mọi định chế chính trị hãy đảm bảo các quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái phù hợp với các xác tín tinh thần và tôn giáo của họ, trong khi tôn trọng các truyền thống văn hoá của gia đình. Điều ấy bao gồm quyền được tự do chọn lựa trường học cũng như các phương tiện khác cần thiết để giáo dục con cái họ theo các xác tín kia. Đặc biệt, việc giáo dục về tính dục phải là quyền căn bản của cha mẹ và phải luôn được thi hành phù hợp theo các chọn lựa của họ và được họ giám sát cẩn trọng.

4. Chúng tôi nhìn ra nguy cơ lớn lao trong việc bắt các nhu cầu của trẻ em và phúc lợi của gia đình phải tuỳ thuộc các xem sét kinh tế.

5. Chúng tôi kêu gọi các định chế công hãy đảm bảo rằng các chính sách liên quan đến lương bổng phải nhất quán với việc thành lập và duy trì một gia đình hợp phẩm giá. Muốn thế, phải có các đạo luật thuế khoá biết nhìn nhận phần đóng góp không thể thiếu của gia đình đối với xã hội. Điều nên có là cả hai cha mẹ không nhất thiết bị bó buộc phải làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình mà gây hại đến sinh hoạt gia đình, nhất là gây hại đến việc giáo dục con cái. Chúng tôi kêu gọi các định chế công biết nhìn nhận và tôn trọng việc làm của người mẹ trong gia đình vì chính giá trị của nó đối với gia đình và xã hội. Vấn đề “coi trẻ” (child care) cần được xem sét nhiều hơn nữa, lấy lợi ích đứa trẻ làm nguyên lý điều hướng.

6. Sau hết, chúng tôi kêu gọi việc lưu tâm tới lựa chọn luân lý mà tương lai của toàn thể nhân loại tuỳ thuộc vào. Yếu tính của việc lựa chọn này đã được phát biểu thành tiêu điểm của Giao Ước mà Thiên Chúa từng ký kết với nhân loại, một Giao Ước đã nên trọn nơi Chúa Kitô: “Này, hôm nay, Ta đã đặt trước ngươi sự sống và sự thiện, sự chết và sự ác; hôm nay, điều Ta truyền cho ngươi là phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, hãy đi trong đường nẻo Người, và hãy tuân giữ các giới răn của Người… để ngươi sống còn và sinh sôi nẩy nở: và Chúa là Thiên Chúa ngươi sẽ chúc phúc cho ngươi… Ta đã đặt trước ngươi sự sống và sự chết, phúc lành và chúc dữ, cho nên ngươi hãy chọn sự sống, để cả ngươi lẫn dòng dõi ngươi được sống” (Đệ nhị luật 30:15-19).

IV. Theo Dõi

Kinh nghiệm của Nghị Hội này rất tích cực trong việc xây đắp tình huynh đệ của chúng tôi và cho phép chúng tôi chia sẻ các quan tâm có tính Kitô giáo đối với mọi người. Dựa trên kinh nghiệm tốt đẹp này, chúng tôi có ý định sẽ gặp nhau cách thường xuyên để củng cố các mối liên hệ hỗ tương và cùng nhau giải quyết các thách thức đang đặt ra cho Âu Châu.
 
Lễ Hội nhằm quảng bá các cuộc hành hương
Bùi Hữu Thư
16:26 18/12/2008

Lễ Hội nhằm quảng bá các cuộc hành hương



Rôma, ngày 17, tháng 12, 2008
(Zenit.org).- Hành hương không chỉ là một sinh hoạt trong quá khứ, hay chỉ dành cho các nhóm cao niên đi du ngoạn. Các Lịch Trình Đầu Tiên của Lễ Hội Thiêng Liêng (Josp Fest) nhằm thay đổi quan điểm của mọi người về các cuộc hành hương tôn giáo.

Lễ Hội "Josp Fest," với chủ đề "Hát và Đi (Sing and Walk)" được ấn định vào ngày 15 đến 18 tháng 1, 2009 tại Rôma bởi Opera Romana Pellegrinaggi, một tổ chức của Vatican có sứ mệnh là Phúc Âm hóa qua mục vụ du lịch và hành hương. Ban tổ chức Lễ Hội dự trù sẽ có khoảng 40.000 người tham dự và có 150 người trình diễn.

Các tham dự viên trong Lễ Hội sẽ được nghe về các lịch trình hành hương lịch sử đến Rôma, Ý; Santiago de Compostela, Tây Ban Nha; và Giêrusalem, Do Thái.

Họ cũng được biết về các địa điểm hành hương phổ thông nhất ngày nay: Guadalupê (10 triệu người hàng năm); Lộ Đức (9 triệu); Đền Thánh Phêrô (7 triệu); Santiago de Compostela (6 triệu) và Giêrusalem (3 triệu).

Lễ Hội được Đức Ông Libero Andreatta, phó Giám Đốc Opera Romana Pellegrinaggi trình bầy ngày Thứ Ba vừa qua trong một buổi họp báo. Ngài nói, “thái độ của khách hành hương phải là “suy nhiệm thiêng liêng và đối thoại với thần khí. Sẽ trở nên một cuộc mạo hiểm kỳ thú."

Ngài nói, trong Lễ Hội, “sẽ không có việc bán các sản phẩm; mà chỉ cung ứng các kinh nghiệm mà thôi."
 
Top Stories
Verdächtiges Bargeld reist nach Vietnam (tiếng Đức- Đồng tiền nghi ngờ chuyển về Việt Nam)
Tú Nạc
03:44 18/12/2008
Verdächtiges Bargeld reist nach Vietnam (tiếng Đức- Đồng tiền nghi ngờ chuyển về Việt Nam)

Ein Pilot hat über 335.000 Euro in bar nach Vietnam transportiert, ohne diese beim Zoll angegeben zu haben. Er will das Geld von einer Berlinerin bekommen haben.

VON MARINA MAI

Ein Pilot hat über 335.000 Euro in bar nach Vietnam transportiert, ohne diese beim Zoll angegeben zu haben. Er will das Geld von einer Berlinerin bekommen haben, die mit dem Viethaus kooperiert. Die schweigt zu den Vorwürfen

Die Ehefrau des Generaldirektors des Viethauses am Spittelmarkt soll nach vietnamesischen Presseberichten in einen Geldschmuggel verwickelt sein. Die vom Hanoier Polizeiministerium herausgegebene Zeitung Cong An Nhan Dan sowie die Onlinezeitung Thanh Nien berichteten vor zehn Tagen von der Festnahme eines Piloten der staatlichen Vietnam Airlines. Der Festgenommene habe angegeben, Bargeld von Thuy B. N., der Ehefrau des Generaldirektors des Berliner Unternehmens, nach Vietnam gebracht zu haben.

Der Pilot war mit 335.000 Euro in einem Briefumschlag nach Vietnam gekommen. Das Bargeld soll er weder beim deutschen noch beim vietnamesischen Zoll deklariert haben. Damit liegt der Verdacht einer Geldwäsche vor. Bargeldausfuhren aus der EU über 10.000 Euro müssen nach dem Geldwäschegesetz deklariert und die Herkunft nachgewiesen werden. Erfolgt das nicht, kann das sowohl nach deutschem als auch nach vietnamesischem Gesetz strafbar sein. Es besteht dann der Verdacht der Geldwäsche. Der Pilot sitzt in Vietnam in Haft.

Das Viethaus am Spittelmarkt war zu Jahresbeginn durch Berlins Wirtschaftssenator Harald Wolf (Linke) und den vietnamesischen Botschafter feierlich als "Schaufenster Vietnams in Europas Mitte" eingeweiht worden. Es ist das größte vietnamesische Geschäftshaus außerhalb des ostasiatischen Landes. Zugleich ist es für die auswärtige Kulturarbeit Vietnams in Europa zuständig.

Im Viethaus finden nicht nur regelmäßig Konzerte und Filmvorführungen statt, es werden auch hochwertige vietnamesische Markenartikel und Kunst verkauft. Formal ist es eine deutsche Aktiengesellschaft. Tatsächlich ähnelt es einer vietnamesischen Behörde. Das meiste Geld stammt von einem staatlichen vietnamesischen Flughafenbetreiber.

Der inhaftierte Pilot gab den Presseberichten zufolge an, Thuy B. N. habe ihm das Geld zur Übergabe an ihre Verwandte in Ho-Chi-Minh-Stadt gegeben. Die solle damit ihre Geschäftspartner bezahlen. Thuy B. N. leitet die Firma H.M.Sky in der Karl-Marx-Allee. Diese ist Gesellschafter von Viethaus und verkauft Flugtickets sowie Reisen. Beide Firmen sind eng verwoben. Bis zur Gründung von Viethaus war dessen heutiger Chef und Mann von Thuy B. N. dort Chef.

Thuy B. N. selbst will sich gegenüber der taz nicht zu den gegen sie erhobenen Vorwürfen äußern. Ihr Ehemann sagt: "Die Vorwürfe haben mit meiner Person und mit dem Viethaus nichts zu tun."

Thomas Grätsch, stellevertrender Geschäftsführer des Viethauses, ergänzt: "Ich kann es kaum glauben. Aber ich schließe aus, dass das Geld illegale Erlöse unserer Firma sind." Normalerweise würden Aktionäre in Vietnam Geld in das Viethaus stecken. Grätsch, der von den Vorwürfen in der vietnamesischen Presse, die unter seinen vietnamesischen Mitarbeitern seit einer Woche Top-Thema sind, erst durch Anruf der taz erfuhr, weiter: "Das Geld fließt also in umgekehrter Richtung."

Dem Zollfahndungsamt Berlin war das vietnamesische Ermittlungsverfahren bislang nicht bekannt. "Wir wissen aber, dass Gelder aus dem illegalen Zigarettenhandel im großen Rahmen als Bargeld nach Vietnam verbracht werden", sagt Zollsprecher Norbert Scheithauer. "Ganze Hotels in Vietnam wurden aus illegal in Deutschland erwirtschafteten Geldern gebaut."

Unter Vietnamesen gilt es als offenes Geheimnis, dass dieser Transfer gern durch Piloten und Stewardessen geleistet wird, die der Zoll bei der Ausreise kaum kontrolliert. Michael Grunwald, Sprecher der Berliner Staatsanwaltschaft, sagt, es gäbe in diesem Fall noch kein Rechtshilfeersuchen aus Ho-Chi-Minh-Stadt.

(Source: TAZ http://www.taz.de/regional/berlin/aktuell/artikel/kommentarseite/1/verdaechtiges-bargeld-reist-nach-vietnam/kommentare/1/1/ )
 
Japan arrests Vietnam Airlines co-pilot for smuggling
Earth Times
04:06 18/12/2008
Hanoi DPA Wed, 17 Dec 2008 - A Vietnam Airlines co-pilot was arrested Wednesday in Tokyo on suspicion of fencing stolen Japanese goods in Vietnam, an airline official said. Dang Xuan Hop, 33, was arrested by Japanese police after his flight from Hanoi landed at Tokyo's Narita International Airport. Police accuse him of being part of a ring that smuggled items stolen by a Vietnamese gang in Japan to customers in Vietnam.

"We deeply regret this case because it has badly affected Vietnam Airlines' image and confidence," said airline spokesman Trinh Ngoc Thanh. "We have decided to suspend him from flying."

Thanh said Vietnam Airlines instructs its aircrews on forbidden activities before every flight, but admitted that the number of employees involved in similar scandals was increasing.

"We will need to review our rules to limit wrongdoing," said Thanh.

In May, Vietnam Airlines flight attendant Tran Thanh Phong was arrested by Japanese airport police when he violated customs restrictions by entering the country with brand-name goods valued at more than 10,000 dollars.

In April, pilot Lai Quoc Viet was arrested by Australian police for smuggling 3.4 million Australian dollars from Australia to Vietnam in 2005 and 2006.

In 2007, two flight attendants were detained in South Korea when customs officers found they had illegally brought 300,000 dollars from Vietnam to South Korea.

(Source: Earth Times http://www.earthtimes.org/articles/show/246637,japan-arrests-vietnam-airlines-co-pilot-for-smuggling.html)
 
Vietnam Airlines co-pilot arrested for transporting stolen goods
Japan Today
04:08 18/12/2008
OSAKA — Wednesday 17th December: A Vietnam Airlines co-pilot was arrested Wednesday for allegedly attempting to take to Vietnam items stolen by Vietnamese theft groups operating in Japan, police said. Dang Xuan Hop, a 33-year-old Vietnamese, has denied knowing that the goods were stolen, police said.

Police searched six related locations the same day, including the airline’s offices at Narita, Chubu and Kansai airports, while investigating how the stolen items have been distributed. Shop-lifting by the theft groups started around 2006 at drugstores and elsewhere nationwide. Police believe that some of the stolen items were sent to Hop’s accommodation in Japan and that he carried them on board the airplane as his hand luggage. The hand luggage of pilots and co-pilots does not have to undergo customs searches.

Hop was arrested for allegedly carrying 27 items, including cosmetics, in July from a hotel where he was staying in Osaka Prefecture to Kansai International Airport in the same prefecture, knowing that they were stolen.

(Source: Japan Today http://www.japantoday.com/category/crime/view/vietnam-airlines-co-pilot-arrested-for-transporting-stolen-goods)
 
Na proces tegen acht gelovigen, Hanoi wil redemptoristen weg uit hoofstad (Hòa Lan)
RKnieuws
12:25 18/12/2008
HANOI (RKnieuws.net) - Na het proces tegen acht gelovigen van de Thai Ha parochie eist Hanoi dat de paters redemptoristen de hoofstad verlaten. Hanoi heeft dat geëist in een brief aan de voorzitter van de Vietnamese bisschoppenconferentie en aan de provinciale overste van de Vietnamese redemptoristen.

Hanoi heeft het gemunt op de verantwoordelijke paters van de Thai Ha parochie. Het verzoek om de hoofdstad te verlaten dateert van 12 december. Op 23 september werd ook al een dergelijk verzoek gedaan. De bisschoppen lieten toen weten dat de paters geen enkele fout tegen de kerkelijke wetten hadden begaan. Volgens Hanoi maakten de paters zich echter schuldig aan provocatie. Zij zouden zich verzet hebben tegen de wet en de regering beledigd hebben. Dit gedrag brengt de relaties tussen Kerk en Staat in gevaar, aldus Hanoi.

Eerder deze maand verschenen acht katholieken voor de rechter omdat zij geprotesteerd hadden tegen de confiscatie van de Thai-Ha kerk. Het stadsbestuur van de Thai Ha kerk beweert eigenaar te zijn van het gebouw. Volgens de parochianen is de Thai-Ha kerk wel degelijk kerkelijke eigendom. Om het stadsbestuur te dwingen het kerkgebouw terug te geven volgden er protestacties. Bij één van de acties werden de acht, die inmiddels voor de rechter werden gedaagd, gearresteerd. (tb)

(Source: RKnieuws Geplaatst op http://www.rorate.com/ op 2008-12-18 00:05:00
 
Paroisse de Thai Ha, à Hanoi: le supérieur des rédemptoristes répond aux autorités
Eglises d'Asie
12:30 18/12/2008
VIETNAM - Le supérieur provincial des rédemptoristes rejette les accusations portées contre ses confrères et déclare qu’il ne prendra aucune sanction contre eux

Interrogé par une journaliste de Radio Free Asia (1), le supérieur de la province rédemptoriste du Vietnam, le P. Pham Trung Thanh, vient de rendre publique sa réaction à la note officielle que lui a envoyée le Comité populaire de Hanoi, le 12 décembre dernier (2). Celle-ci lui intimait de prendre des mesures disciplinaires contre plusieurs religieux de la paroisse de Thai Ha et, en particulier, de les déplacer hors de Hanoi. Le supérieur a annoncé que sa réponse aux autorités de la capitale était prête et que son contenu serait sans ambiguïté: les prêtres en question (il les énumère) n’ont jamais violé aucun article du droit canon. C’est pourquoi, il n’y a aucune raison pour qu’ils soient déplacés hors de Hanoi.

La note officielle des autorités de Hanoi précisait que les religieux de Thai Ha avaient eu des paroles « provocatrices », « calomnieuses à l’égard du gouvernement », qu’ils s’étaient opposés au gouvernement et, ainsi, avaient compromis les relations entre l’Eglise et l’Etat. Le P. Thanh a rejeté ces accusations qui ne peuvent s’appliquer à ses confrères de Hanoi. A plusieurs reprises, il a affirmé que les religieux de Thai Ha étaient irréprochables « du point de vue de la vérité, du point de vue du droit canon, du point de vue pastoral… ». Leurs déclarations sont restées conformes à la vérité et n’ont jamais visé à s’opposer à l’Etat. Il a ajouté en outre qu’il n’avait pas le droit, en qualité de supérieur, de déplacer ses confrères d’un endroit à un autre s’ils n’avaient commis aucune infraction dans le lieu où ils œuvraient et, à plus forte raison, lorsque, comme c’était le cas à Thai Ha, ils accomplissaient un travail méritoire, en se tenant du côté des pauvres et des personnes traitées injustement, en défendant la justice et en disant la vérité.

Le P. Thanh estime également que beaucoup d’éléments autres que l’attitude des religieux de Thai Ha entrent en jeu pour améliorer ou détériorer les rapports entre l’Eglise et l’Etat. Il cite, à cet égard, la façon d’agir des autorités de la capitale envers le peuple et en différents domaines.

Le supérieur des rédemptoristes vietnamiens a laissé entendre qu’il espérait qu’en précisant ainsi sa position il aiderait le gouvernement à réviser son attitude et à revenir sur ses décisions. Cela ne pouvait se faire que dans le dialogue et le respect de la vérité et de la justice. Si les autorités de Hanoi gardaient le calme et la sérénité, elles devraient pouvoir rétablir la vérité, en reconnaissant ce qui n’est pas encore correct, ce qui est erroné. Un tel dialogue devrait se faire dans l’humilité et la franchise. Au cours de l’interview, le provincial a précisé que les propos qu’il tenait ne représentaient que son opinion de supérieur des rédemptoristes, une opinion qui n’engageait en rien la Conférence épiscopale, laquelle n’a pas encore fait connaître sa propre réaction.

(1) Emission en vietnamien de Radio Free Asia du 18 décembre 2008.
(2) Voir EDA 497.

(Source: Eglises d'Asie, 18 décembre 2008)
 
Vietnam: Church leaders say No to government transfer demands regardless of risks of more persecutions
J.B. An Dang
15:32 18/12/2008
Despite strong pressure from Vietnam government, Church leaders have rejected a demand for the removal of several Redemptorists out of the capital. They also called for sincere and constructive dialogue, and self-restraint from government officials.

Chairman Nguyen The Thao
Vietnam Redemptorist provincial superior, Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh, has said "No" to a demand from Hanoi People's Committee asking for the transfer of the Redemptorists out of the capital. In a response letter to the committee, Fr. Vincent Nguyen has defended the religious involved, stating that they "have not done anything against current Church Canon Law."

"I have no rights to transfer my brothers who have done nothing wrong," Fr. Vincent Nguyen stated. "Furthermore, in this case, they even have carried out greatly their pastoral duties. They have devoted themselves to their priesthood. They have stood on the side of the poor and those who have suffered injustice."

In response to a series of accusations from chairman Nguyen The Thao of the committee, Fr. Vincent Nguyen insisted that his brothers in Christ "did not say anything wrong. They simply told the truth."

During an interview with Radio Free Asia (RFA), in response to the concern that the refusal from Church leaders would cause more tension on the Church-state relation, thus would trigger even more government crackdowns, Fr. Vincent Nguyen said he did not believe submitting to any demands from a flip-flop government could help improve Church-state relation.

"The Church-state relation depends on many factors, the way the government treats people, its religion policy, the land law... lots of them," he said, calling for sincere dialogue and self-restraint from government officials.

On Dec. 12, Thao sent a letter to Bishop Peter Nguyen Van Nhon, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, and to Fr. Vincent Nguyen in which he demanded Vietnam bishops and the Redemptorist provincial superior to "educate, and immediately transfer out of the capital area” Fr Mathew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Monastery; Fr Peter Nguyen Van Khai, Fr Joseph Nguyen Van That and Fr. John Nguyen Ngoc Nam Phong.

Thao considered the transfer as "a required condition to improve state-Church relation."

Four days before, on Dec 8, 2008, he had tried eight Thai Ha parishioners after a series of harassment against them, including the imprisonment against two of them for months. While he described the trial as "fair and conforming to the law", the Redemptorists called it "a court of the devils and darkness."

Thao had reacted angrily to the comment, accusing Hanoi Redemptorists of "smearing the justice system in Vietnam" also "insulting and ridiculing the court."

What happened in Hanoi, Hue, Vinh Long and Saigon have caused great concerns among Catholics. Attacks against them seem to have no end. From Hanoi, Fr. Joseph Nguyen warned: "The Church needs to prepare for more persecutions. Reading carefully the letter Thao sent to Vietnam Bishops and Fr. Vincent, one can see that Thao himself, did not actually expect the transfer as he had stated. He expected and truly wanted the Church leaders to say no."

When asked to elaborate, Fr Vincent said: "The language of the letter was so offensive, and so demanding. It also purposely irritated readers by having all the word 'god' typed in small case. It was not in tune with the claimed intention."

"What Thao really wants now is a good excuse for administratively coercive measures. Please pray for the Church in Vietnam as the thick, cloud is hovering upon us. Christmas draws near, but I feel as if we are still at the Golgotha on the Good Friday," he concluded.
 
Viet Redemptorist provincial rejects government demand for transfer of priests
Catholic World News
22:13 18/12/2008
Hanoi, Dec. 18, 2008 (CWNews.com) - Despite strong pressure from the Vietnamese government, Church leaders have rejected a call for the transfer of several Redemptorist priests out of Hanoi. Instead the Redemptorist provincial in Vietnam has urged government officials to exercise restraint and has asked for open dialogue to resolve disputes about the confiscation of Church property.

Father Vincent Nguyen Trung Thanh said that he would not comply with a demand by the Hanoi People's Committee for the removal of priests accused by the Communist Party leadership of "smearing the system of justice in Vietnam." The Redemptorist provincial said that he had no grounds for action against the priests, because they had "not done anything against current Church law." On the contrary, Father Nguyen said, the accused priests have performed well in difficult circumstances. "They have stood on the side of the poor and those who have suffered injustice," he said.

When Redemptorists in Hanoi protested the trial of Catholic activists who had been engaged in protests outside their monastery, they did not malign the court, the provincial said. "They simply told the truth."

Father Nguyen told Radio Free Asia that he did not think Church-state relations could be improved by submitting to the government officials' demand. He said that the strains between the Church and the Vietnamese government could only be resolved by sincere dialogue.

From Hanoi another Redemportist priest, Father John Nguyen warned that government hostility toward the Church is likely to increase. “The Church needs to prepare for more persecutions," he said. "As Christmas draws near, we are still at Golgotha on the Good Friday.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Bửu Châu, Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu
Duy Trà Phạm cảnh Đáng
11:28 18/12/2008
ÐỀN BỬU CHÂU, ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU, TRUNG TÂM THÁNH MẪU TRÀ KIỆU

Ðền Bửu Châu, Đức Mẹ Trà Kiệu hay còn gọi là Nhà thờ Núi, được xây cất vào năm 1898 (sau biến cố Văn Thân) để dâng kính cách riêng cho Ðức Mẹ Maria.

Như chúng ta đã biết, Giáo xứ Trà Kiệu sống còn là nhờ sự che chở đặc biệt của Mẹ Maria, trước sự tàn sát khốc liệt của Văn Thân. Vì thế để tỏ lòng biết ơn Mẹ và ghi dấu cho muôn đời con cháu về sau, Giáo xứ Trà Kiệu đã xây dựng một ngôi Thánh Ðường bé nhỏ xinh đẹp để dâng kính Mẹ với tước hiệu "Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu" (B. Maria Auxilium Christianorum).

Thánh Ðường Mẹ được xây dựng trên ngọn đồi Bửu Châu (hay Non Trượt), là nơi mà giáo dân Trà Kiệu đã bất ngờ tiến chiếm và giao tranh với quân Văn Thân trận cuối cùng vào ngày 21 tháng 9 năm 1885, và đã chiến thắng, cứu thoát Giáo xứ khỏi sự tàn sát. Trước biến cố Văn Thân, ngọn đồi Bửu Châu có một ngôi đình nhỏ bỏ hoang ít ai lui tới, khi Văn Thân kéo đến bao vây Giáo xứ thì họ liền chiếm ngọn đồi Hòn Bằng (Kim Sơn) ở phía Tây và ngọn đồi Bửu Châu (ở phía Ðông) để làm nơi canh gác cẩn mật. Nhất là sau khi Giáo xứ tiến chiếm lại ngọn đồi Kim Sơn (12/9/1885) thì Văn Thân lại tập trung về canh giữ đồi Bửu Châu. Nhưng sau khi giáo dân Trà Kiệu đã tiến chiếm được ngọn đồi Bửu Châu này và đánh đuổi quân Văn Thân tháo chạy, thì giáo xứ hoàn toàn chiếm giữ ngọn đồi này.

Cho đến năm 1898 (năm Mậu Tuất) nghĩa là sau 13 năm Ðức Mẹ hiện ra cứu nguy cho Giáo xứ, khi đã hoàn thành công tác trùng tu tái thiết lại ngôi Thánh Ðường chính, Cố Nhơn và Giáo xứ Trà Kiệu bắt đầu xây dựng Thánh Ðường Mẹ tại đồi Bửu Châu. Ngôi đền Mẹ đầu tiên này cũng chỉ làm bằng gỗ đơn sơ bé nhỏ nhằm mục đích để mãi mãi ghi nhớ Hồng ân cao quí là Mẹ đã cứu thoát Giáo xứ khỏi cơn giáo nạn khủng khiếp. Ngôi nhà thờ này đã bị sét đánh lần đầu vào khoảng năm 1915 và đến năm 1927 thì bị sét đánh một lần nữa, hư hại nặng nề, tượng Ðức Mẹ bị bể, cho nên Cố Lân đã cho xây dựng lại một ngôi Thánh Ðường bằng gạch, mái lợp ngói rất xinh đẹp và có một hệ thống thu sét. Trong khi tháo gỡ đền cũ người ta thấy trên một cây trính có ghi ba chữ "Mậu Tuất niên", tức là ghi lại cái năm bắt đầu khởi công tạo dựng đền Mẹ (Mậu Tuất là năm 1898). Công trình xây dựng lại nhà thờ núi kéo dài trong hai năm từ năm 1927 đến năm 1928 mới hoàn tất.

Ðến năm 1963 khi Ðức Cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Tòa Thánh bổ nhiệm về làm Giám mục Ðà Nẵng tiên khởi (giáo phận mới thành lập) thì ngài đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu toàn giáo phận Ðà Nẵng, nên đã có chương trình chỉnh trang tu sửa và cải tạo lại toàn khu đền Mẹ. Ðể thực hiện chương trình chỉnh trang này, Ðức Cha Chi mới bổ nhiệm Linh mục Phêrô Lê Như Hảo, một Linh mục trẻ và có năng lực kiến thiết, về làm Cha sở Trà Kiệu kiêm Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.

Vì thế khi Linh mục Hảo đến nhậm nhiệm sở Trà Kiệu (10-6-1963) việc đầu tiên là lo xây dựng khu Trung Tâm Thánh Mẫu. Sau 3 năm chuẩn bị ngày 8-8-1966 Cha Hảo bắt đầu khởi công xây dựng lại ngôi đền Mẹ trên đồi Bửu Châu. Ngôi nhà thờ cũ được xây dựng vào năm 1927 dưới thời cố Lân, lại phải triệt hạ, để thay vào đó một ngôi đền mới, kiến trúc hiện đại và do kiến trúc sư Công giáo danh tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế bằng bêtông cốt thép.

Theo kiến trúc mới chúng ta không còn ý niệm về một ngôi nhà thờ Mẹ mà mang ý nghĩa của một ngôi Ðền Mẹ, vì công trình được kiến trúc dạng tam giác ba mặt không có bao che để người ta có thể cầu nguyện từ ba phía. Cái nét đẹp của Ðền Mẹ là tháp tam giác vươn cao lên không gian đến 38 mét kể từ mặt nền (theo bản vẽ kiến trúc), nhưng thực tế thì Cha Hảo mới cho thi công đến cao trình 9 mét, còn 29 mét chiều cao chưa được thi công. Nếu như Ðền Mẹ được thực hiện đúng theo sơ đồ thiết kế thì đây là một công trình rất đẹp, hài hòa với ngọn đồi Bửu Châu mà mặt bằng ở chóp đỉnh là một hình Oval. Công trình này do thầy Lê Công Khanh chỉ đạo thi công.

Và nếu như không có ơn Mẹ chở che thì ngôi Ðền Mẹ chưa kịp hoàn thành này cũng như ngọn đồi Bửu Châu đã bị quả bom 500kg của máy bay B.52 Mỹ phá hủy cả rồi. Vào một đêm trung tuần tháng 12 năm 1966, B.52 của Mỹ thả bom ở khu vực Hoàng Châu (bên cạnh Trà Kiệu) lại rơi xuống ngay trên ngọn đồi Bửu Châu. Ðiều kỳ lạ nhất là quả bom đó rơi đúng phần sân phía trước, ngay trên đống cát bên cạnh các đống gạch đá, sắt thép ngổn ngang và quả bom không nổ...

Chính Linh mục Nguyễn Thanh Châu, lúc đó là Phó xứ Trà Kiệu cũng đã ghi lại như sau:

"... Cũng vào tháng 12 năm này (1966), trong lúc tôi và các trưởng Hùng Tâm Dũng Chí đang dượt văn nghệ cho các đội văn nghệ để mừng Chúa Giáng Sinh, thì một trái bom 500kg, do máy bay B.52 bỏ ở khu vực Hoàng Châu đã rơi xuống đống cát, giữa đống đá, sắt bên cạnh, bom chỉ vang lên một tiếng "bịch", khắp cả Trà Kiệu nghe rõ. Mọi người đổ xô lên núi Bửu Châu xem hiện tượng vừa xảy ra vào lúc 9 giờ tối tháng 12 năm 1966...".

Sáng hôm sau, lính Ðại Hàn ở trên Hòn Bằng xuống tháo kíp nổ, còn quả bom thì để lại làm kỷ niệm.

Quả bom này được để tại sân nhà thờ núi cho đến thời Cha quản xứ Nguyễn Trường Thăng, do mưa gió làm sân sụt lở, quả bom cũng bị cuốn theo và người ta đã thừa cơ hội đem đi bán phế liệu...

Sau 25 năm xây dựng, nền móng chung quanh Ðền Mẹ bị mưa bão và thiên tai tàn phá làm sụt lở đất nền, nên Cha Nguyễn Trường Thăng, quản xứ Trà Kiệu đã cho xây kè đá và đúc sàn bêtông phía sân trước để chống lại sự xói mòn của mưa gió. Công việc tu sửa chống sụt lở này được thi công vào cuối năm 1987, trước khi Cha Thăng được chuyển về quản xứ Giáo xứ Chính Tòa Ðà Nẵng

Khi Cha Mai Văn Tôn về quản xứ thay Cha Thăng (1989) thì mưa bão lại tiếp tục đe dọa đến phía sau và hai bên hông của Ðền Mẹ. Lượng nước mưa mỗi năm càng lớn, xói mòn nhiều, nhất là góc tam giác phía sau, khiến đất lở sát đến chân móng, có dấu hiệu làm rạn nứt cột móng. Nếu như không trùng tu kịp thời thì trong vòng vài năm nữa Ðền Mẹ sẽ sụt lở nguy hiểm. Tuy nhiên kinh phí để tu sửa mới là điều nan giải. Công sức của giáo dân Trà Kiệu thì có, nhưng tiền của thì lại quá khó khăn. Mãi cho đến cuối năm 1991, tình hình khá nguy ngập, không thể chờ đợi được, nên Cha Tôn nghĩ đến việc kêu gọi sự trợ giúp của những người con Giáo xứ hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Cha nhờ anh Phạm Cảnh Ðáng khảo sát và lập một họa đồ chống sụt lở phần sau và hai bên hông, đồng thời lập bảng dự toán kinh phí tu sửa. Khi họa đồ và bảng dự toán kinh phí hoàn thành, Cha Tôn đã gởi thư kêu gọi tất cả con cái Mẹ Trà Kiệu ở hải ngoại để xin rộng tay giúp đỡ. (Thư và họa đồ được đăng trên tờ "Ðức Mẹ Trà Kiệu" của Hội Con Cái Mẹ Trà Kiệu hải ngoại số tháng 11-1992). Một năm sau nhờ sự nhiệt tình với Mẹ quê hương, anh chị em Trà Kiệu hải ngoại đã vận động đóng góp được một số tiền lớn và chuyển về cho Cha Tôn qua Tòa Giám mục Ðà Nẵng. Ðến khoảng tháng 7 năm 1993 thì công trình chống sụt lở Ðền Mẹ được bắt đầu khởi công, cho đến ngày 28 tháng 8 năm 1993 thì đợt đổ bêtông cuối cùng đã hoàn tất. Sau đó là công việc trang trí bao lơn chung quanh Ðền Mẹ.

Cho đến nay thì toàn bộ phần sân của ngôi đền Mẹ đã được xây kè và đúc sàn bêtông cốt thép để có thể chịu đựng được sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết.

Ngày nay, nhà thờ Núi còn được nhìn nhận là một điểm tham quan trong tỉnh Quảng Nam. Ông Võ Thanh Vân, trong tạp chí Văn hóa Quảng Nam số 5 tháng 12 năm 1997, đã nói về nhà thờ núi Trà Kiệu như sau:

"Ðến với Duy Xuyên, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi dừng chân giữa cảnh trời mây non nước Trà Kiệu: "Nhà thờ Núi Trà Kiệu", "Nhà thờ Ngũ xã Trà Kiệu" là những danh lam thắng cảnh mang tính văn hóa và lịch sử của Công giáo Duy Xuyên. Có thể nói "Nhà thờ Núi Trà Kiệu" cuốn hút khách tham quan du lịch nhiều nơi từ cái vẻ huyền bí và lộng lẫy. Truyền thuyết xưa kể rằng: Ðêm 19/9/1885 Ðức Mẹ Maria xuất hiện ngay trên đồi Bửu Châu (thực ra thì Ðức Mẹ hiện ra vào ngày 10 và 11 tháng 9 năm 1885 tại nhà thờ trên, chứ không phải tại đồi Bửu Châu -LTG). Ðể tưởng nhớ Ðức Mẹ Maria, đền thờ núi được chính thức xây dựng từ đó.

Ðứng trên đồi Bửu Châu, bất giác tôi nhớ lại công trình khai sơn phá thạch của giáo dân Duy Sơn. Với 150 bậc cấp dẫn du khách đến đền thờ Thánh Mẫu Maria. Trên đồi Bửu Châu lộng gió nhìn xuống Trà Kiệu như một thành phố thu nhỏ, xa xa là những cánh rừng, thảo nguyên, bình minh, chân trời... Vào đêm đẹp trời nào đó, đến với đồi Bửu Châu, du khách sẽ được thưởng ngoạn một Trà Kiệu lung linh dưới ánh đèn mờ và sao trời, chẳng khác nào cái tết "Nguyên Tiêu" trên đồi Ngự Bình, ở thành phố Huế mộng mơ...".

Ðền Bửu Châu là gia bảo quý báu của Giáo xứ Trà Kiệu, là dòng sữa thần linh nuôi sống bao đời, là dấu ấn quý yêu của tất cả mọi người con Giáo xứ. Ðền Bửu Châu còn là niềm an vui tự tại, là nỗi dịu vợi tâm hồn, là ước vọng tràn đầy cho khách đến viếng thăm, cho dù khách chưa bao giờ biết Mẹ.

Ta hãy nghe một trong muôn vàn người khách đến viếng đồi Bửu Châu đã ghi lại nơi sổ vàng kỷ niệm:

"Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ,
Giữa đáy trưa, trong lòng Mẹ vô cùng.
Con là sáo, Mẹ là ngàn vạn gió,
Mẹ là trời, con là hạt sương rung
. .."
("Việt Muôn Ðời" Thi sĩ Xuân Diệu - 20.5.1983)
 
Đại hội Mục vụ lần 51 Giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
12:12 18/12/2008
ĐAI HỘI MỤC VỤ LẦN THỨ 51 GXVN Paris

Paris. Ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, tất cả các đại biểu của các địa điểm mục vụ và đơn vị mục vu, các thành viên Ban Thường Vụ, các vị Cố Vấn và các nhân viên Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đến tham dự Đại Hội Mục Vụ lần thứ 51 của Hội Đồng Mục Vụ. Đây là Đại Hội thường niên lần thứ hai của năm 2008. Sáu điểm đã được Đại Hội lần lượt duyệt qua.

A. Giới thiệu các nhân viên Ban Tân Thường Vụ 2008-2011

Sau kinh nguyện « Cầu Xin Chúa Thánh Thần » và suy niệm Thánh Thư (Ga, 1,6-8,19-28), Ông cựu tổng thư ký, Nguyễn khắc Đạt, đã theo lời mời của ông Bùi Trọng Khang, tân chủ tịch Ban Thường Vụ, giới thiệu các thành phần trong Ban Thường Vụ, nhiệm kỳ 2008-2011, được bầu vào Đại Hội Mục Vụ lần thứ 50, ngày 08-06-2008 vừa qua.

Chức vụ: Họ và Tên
Chủ tịch: Ông Bùi Trọng Khang
Phó Chủ Tịch: Cô Marie Đào Kim Phương
Tổng Thư Ký: Bà Micheline Trần Kim Chi
Phó Thư Ký: Anh Gioakim Nguyễn Xuân Chương
Ủy Viên Văn Hóa: Ông Thomas Nguyễn Đức Minh
Ủu Viên Giáo Lý: Bà Lucie Ngô Thị Kim Đào
Ủy Viên Phụng Vụ và Thánh Ca: Bà Elisabeth Thérèse Huỳnh Anh Thư
Ủu Viên Thiếu niên: Anh Pierre Trần Trung Minh Quân
Ủy Viên Thanh Niên: Anh Thomas Võ Tri Văn
Ủy Viên Xây Dựng: Ông Joseph Nguyễn Văn Thơm
Ủy Viên Tài Chánh: Ông Joseph Vũ Đình Hào

B. Giới thiệu Các vị Cố Vấn 2008-2011

Sau khi đã giới thiệu 11 nhân viên Ban Thường Vụ, Ông Nguyễn Khắc Đạt tiếp tục mục giới thiệu bảy vị Cố Vấn mà Ban Giám Đốc đã đồng ý với Ban Thường Vụ để thỉnh mời. Đó là bảy vị sau đây:
• Cụ Nguyễn-văn-Ái.
• Cụ Nguyễn-văn-Hộ.
• Ô. Trần văn Cảnh
• Ô. Tạ Thanh Minh.
• B. Tạ Thanh Minh Khánh
• Ô. Nguyễn Ngọc Đỉnh.
• Ô. Lê Đình Thông.

C. Hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009

Các nhân viên Ban Thường Vụ và các vị Cố Vấn Hội Đồng Mục Vụ đã được chính thức thông báo và mọi người nhận diện, Anh Phó Thư Ký Nguyễn Xuân Chương mời Đức Ông phác họa hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009.

Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009, đã được Ban Giám Đốc chấp nhận và Ban Thường Vụ thông qua. Hướng đi này gồm hai chương trình chính: Năm thánh Phaolô của toàn Giáo Hội và Năm Ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris.

C1. Năm Thánh Phao-lô

Với Giáo hội hoàn vũ, và theo chương trình Tòa thánh, GX đả bắt đầu năm Thánh Phao-lô từ 29-06-2008 đến 29-06-2009. Mục đích Giáo hội mời gọi chúng ta tìm hiểu con người của thánh nhân, học hỏi giáo lý của ngài qua sách Tông đồ Công vụ ( từ chương 9) và trong 12 thư ngài viết, để từ đó chúng ta sống vững niềm tin vào Chúa Kitô và dấn thân truyền giáo theo gương thánh Phao-lô, GX đã khởi sự từ đầu tháng 9-2008. Vì vậy việc làm cơ bản của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, Ban, Nhóm, tùy theo hoàn cảnh,học hỏi, chia sẻ về cách sống và giáo huấn của Thánh nhân ( Xin đọc lại số 247 báo GX tr 22-23 )

C2. Năm Ơn gọi

Với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “ ( Tout pour les Vocations ), dưới tiêu đề “ Năm của Linh mục “( Année du Prêtre), văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích: 1-Gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.
Giáo Xứ chúng ta dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo phận qua những thể hiện cụ thể:
1. Xin mỗi vị giảng lể cố hướng về ơn gọi.
2. Nhắc nhở và tổ chức các chiến dịch cầu nguyện cho ơn gọi
3. Thứ bảy và chủ nhật II mỗi tháng sẽ mời một linh mục, thầy sáu, tu sĩ hay giáo dân giảng lễ và cho chứng từ về ơn gọi.
4. Chỉnh đốn lại “ nhóm các em giúp lể “: đi đều đặn, học biết về cách giúp lể, học hiểu về ý nghỉa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ.
5. Chỉnh đốn lại Hội Yểm trợ Ơn gọi: Nên có thư liên lạc để nhắc nhở các hội viên cầu nguyên, góp tiền niên liễm. và cổ động hội viên mới.
6. Cần mở rộng quan điểm về ơn gọi: Ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, ơn gọi giáo dân tận hiến, ơn gọi phó tế vĩnh viễn, ơn gọi lập gia đình.
7. Cổ động cho các địa điểm mục vụ, các hội đoàn tham gia chương trình của năm ơn gọi: dâng lể, giờ thánh, trao đổi về ơn gọi…
8. Mỗi tháng báo GX dành 1-2 ” trang về ơn gọi “.
9. Mở ” Trang Ơn gọi “ trên site Internet của GX.
10. Dành bảng lớn để trình bày hình ảnh, tin tức về ơn gọi.

C3. Lịch mục vụ 2008-2009

Để hai hướng đi trên được cụ thể và dễ dàng thực hiện, một lịch làm việc mục vụ đã được lên khuôn, với 16 sinh hoạt chính yếu sau đây. Lịch đã được in sẵn và phổ biến cho những người tham dự.
1. 07.09.2008: Tĩnh tâm Ban Thường Vụ tại Sacré Cœur
2. 16.11.2008: Đại lễ các Thánh Tử Đạo VN; Thánh lễ chung các Cộng Đoàn quanh vùng Paris
3. 30.11.2008: Ngày gia nhập Cộng Đoàn của các dự tòng.
4. 14.12.2008: Đại Hội Mục Vụ thứ 51, kỳ II-2008
5. 24.12.2008 Lễ vọng Giáng Sinh
6. 28.12.2008: Lễ Thánh Gia; Mừng kỷ niệm Hôn Phối
7. 18.01.2009: Tiệc xuân Giáo Lý Kỷ Sửu
8. 25.01.2009: Thánh Lễ Giao Thừa
9. 26.01.2009: Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu
10. 01.02.2009: Tết Giới Trẻ Giáo Xứ
11. 22.02.2009: Tết Thiếu Nhi Thánh Thể
12. 05.04.2009: Lễ Lá: Thánh Lễ chung cho các Cộng Đoàn quanh vùng Paris
13. 12.04.2009: Lễ Phục Sinh: Ngày Gia Nhập Giáo Hội của Các Tân Tòng
14. 01.05.2009: Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp kỳ X
15. 16-17.05.2009: Hai ngày Thân Hữu Giáo Xứ
16. 14.06.2009: Đại Hội Mục Vụ lần thứ LII, kỳ I-2009

D. Tổng kết hoạt động năm 2008, và dự án 2009

Tiếp theo lời của Đức Ông Giám Đốc, Ông Chủ Tịch Bùi Trọng Khang đã báo cáo với Đại Hội về những việc đã làm trong năm qua và những dự án cho năm tới.

D1. Công việc đã thực hiện năm 2008
Ông Chủ tịch báo cáo: « Bước sang phần báo cáo, con xin được tuần tự trình bày những việc làm cũng như những lúc được hân hạnh đại diện HĐMV, cạnh Ban Giám Đốc đón tiếp nhiều vị trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam đến thăm, và cũng là dịp để cộng đoàn Giáo Xứ được trao đổi học hỏi những kinh nghiệm mục vụ quí giá của các Đấng Bề Trên Giáo Hội Việt Nam nơi quê nhà.

1. Chủ nhật 01.06.08, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến dâng thánh lễ « gửi » nhóm Trẻ Giáo Xứ đi dự JMJ tại Sydney-Australie, với bài giảng về tinh thần truyền giáo.
2. Tối thứ Tư 11.06.08 Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đến tiếp xúc trao đổi với hơn 40 linh mục, tu sĩ và đại diện giáo dân về tình hình các cộng đoàn công giáo Việt Nam ở hải ngoại cũng như về Đại Hội Dân Chúa ở Việt Nam năm 2010, để kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong, Đàng Ngoài và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
3. Chủ nhật 13.07.08, đã cùng cha Quản Lý Trần Anh Dũng và Nhóm Yểm Trợ Ơn gọi đón tiếp, đải cơm phái đoàn 30 linh mục giám đốc, giáo sư của 7 đại chủng viện ở Việt Nam ghé thăm và dâng lễ đồng tế dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Vũ Huy Chương, Hưng Hóa, chủ tịch ủy ban giám mục giáo sĩ và chủng sinh. Dịp này, cộng đoàn được nghe cha Ernest Hưởng, giám đốc ĐCV Sàigòn nói về cách xử dụng thật cẩn thận đồng tiền của những ân nhân dành cho ơn gọi tại ĐCV Sàigòn.
4. Chủ nhật 11.08.08, thay mặt HĐMV chúc mừng hai tân linh mục Việt Nam đầu tiên của tu hội Béatitudes (Thiên Phước) đến dâng lễ mở tay. Thật hy hữu và vinh hạnh có cùng lúc hai thánh lễ mở tay của cha Hạnh và cha Nam trong cùng một ngày để cổ võ cho hướng đi mục vụ 08-09 của giáo xứ «Tất cả cho Ơn Gọi». Dịp này cũng được đón tiếp hai cha Bề Trên giáo phận Phú Cường và Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội, cũng như các Bề Trên Việt Pháp, Nam Nữ của tu hội.
5. Chủ nhật 31.08.08, Thánh lễ Cộng Đoàn 11g30 được Đức Cha Vũ văn Thiên, Hải Phòng chủ tế.
6. Chủ nhật 02.09.08 Ban Thường Vụ tĩnh tâm tại Sacré Cœur Montmartre.
7. Chủ nhật 05.10.08, cùng tham dự thánh lễ với giới trẻ, được nghe Nhóm Trẻ JMJ của Giáo Xứ báo cáo về Đại Hội Giới Trẻ ở Sydney-Australie.
8. Chủ nhật 26.11.08 đón Đức Cha Nguyễn văn Sang, Thái Bình đến Giáo Xứ dâng thánh lễ và cùng trao đổi với Ban Mục Vụ Gia Đình của Giáo Xứ...
9. Chủ nhật 02.11.08, lễ Các Đẳng linh hồn, Đức Cha Nguyễn chí Linh, Thanh Hóa đã đến dâng lễ chính thức khai mạc sinh hoạt của Hội Tôbia, và trao cho mỗi chi hội trưởng cuốn nội quy Tôbia coi như hình thức « Sai Đi ». Hội Tôbia không phải là một sáng kiến mục vụ mới mẻ, nhưng là cơ cấu và chính thức hóa lại những việc mà Giáo Xứ và các Địa Điểm Mục Vụ đã có thói quen làm trong các sinh hoạt thiêng liêng, bác ái, liên đới xã hội; như đã được thảo luận trong đại hội mục vụ lần thứ 49. Hiện được tổ chức làm 8 chi hội: Paris 2, và mỗi ĐĐMV có 1 chi hội. Theo nội quy đơn giản, khi gia đình có người đau yếu nặng, hoặc khi có người qua đời, nếu được thông báo, chi hội sẽ đến đọc kinh theo yêu cầu tại gia, tại nhà quàn hay tại một nhà thờ, hai hay ba buổi tùy theo hoàn cảnh, dự lễ an táng và trích quỹ cộng đoàn xin cho người quá cố ba thánh lễ (thay vì hoa, nến, đèn)
10. Chủ nhật 30.11.08, được hân hạnh thay mặt HĐMV đón chào 18 anh chị dự tòng đang theo học các lớp giáo lý trong nghi thức gia nhập cộng đoàn, hầu gia nhập Giáo Hội vào dịp lễ Phục sinh 2009. Tạ ơn Chúa và xin tiếp tục cầu nguyện cho quý anh chị dự tòng.
11. Ngoài ra, đặc biệt, nhân kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, ngày14.08.08, con đã thay mặt Hội Đồng Mục vụ giới thiệu và trình bày về tổ chức cũng như những sinh hoạt Đức Tin, văn hóa xã hội của Giáo Xứ Việt Nam Paris trước cử tọa hơn ngàn người công giáo Việt Nam đến từ Âu Châu và nhiều nước trên thế giới dưới sự chủ tọa của ĐHY Phạm Minh Mẫn.

D2. Dự án cho năm tới 2009

Sau khi đã báo cáo 11 công việc quan trọng đã thực hiện từ tháng 06.2008, ông chủ tịch đã giới thiệu một dự án cho năm 2009, với những điểm chính yếu sau đây:
1. Tuyển chọn lại một số đề nghị ưu tiên trên mọi lảnh vực: về nội quy HĐMV, về cơ sở, nội, ngoại thất GX, tài chánh, hành chánh quản trị cũng như văn hóa xã hội; và đã trình lên các Đấng Bề Trên trong phiên họp chung giữa Ban Giám Đốc và Ban Thường vụ ngày 22.11.08 vừa qua. Những đề nghị trên sẽ được Ban Giám Đốc, Ban Thường vụ nghiên cứu thảo luận và nếu thuận lợi sẽ được đem ra thi hành tuần tự ở tương lai. Chúng ta biết rằng, mọi cải tổ, mọi đổi mới đều có những thuận lợi và khó khăn cần hy sinh.
2. Trong khi chờ đợi, xin quý vị đại biểu thảo luận và chấp nhận hai đề nghị sau của Ban Thường Vụ:
• Đề nghị mỗi Địa Điểm Mục Vụ, Đơn vị Mục vụ (trước hết là các ca đoàn) phụ trách phần viết giới thiệu cũng như cập nhật hóa về Địa Điểm Mục Vụ, về ca đoàn của mình và gửi về Thày Phó Tế Tạ Đình chung để chuyển lên mạng của Giáo Xứ.
• Mỗi đại diện của ĐĐMV có sẳn sàng tiếp tục tham dự tĩnh tâm chung với Ban Thường Vụ mỗi đầu niên khóa mục vụ như trước kia nữa không? Xin cho biết để có thể tổ chức ở tương lai.
3. Trước khi dứt lời, xin được thông báo Ngày Hội Tết Cao Niên sẽ được tổ chức vào chủ nhật 15.02.09 tại Giáo Xứ bắt đầu bằng Thánh Lễ Cộng Đoàn lúc 11giờ30. Sau nhiều năm đồng hành với Nhóm Chuyên gia / Liên Đới Nghề Nghiệp, dưới sự chỉ dạy của Cha Đinh Đồng Thượng Sách; Con, t/m BTV và nhóm Chuyên Gia đã quyết định phải tìm cách tổ chức những sinh hoạt cho các vị cao niên của Giáo Xứ. Công việc này quả là một nhu cầu chính đáng, nhưng chỉ riêng Nhóm Chuyên Gia thì không thể nào làm được, rất cần có sự hổ trợ của BGĐ, BTV, ĐĐMV, ĐVMV, nhất là Liên Đới nghề Nghiệp mà con muốn nhắm đến, cũng như tất cả mọi người thiện chí. Chúng ta có thể hình dung vài sinh hoạt như tổ chức các buổi hành hương bằng phương tiện công cộng tại các nhà thờ ít người biết đến, ví dụ Notre-Dame des Victoires Quận 2, Nhà Nguyện Dòng các sơ Adoration, Quận 6 Paris. Hoặc mỗi ĐĐMV có thể đăng cai tổ chức một ngày cho các vị cao niên đến tham dự thánh lễ cộng đoàn, ngày cộng đoàn, hội Tết. Việc này cần vài người hy sinh lái xe đưa đi đón về, hoặc đem lại công tác tình nguyện cho các Nhóm khác của Liên Đới Nghề Nghiệp. Hội Tết Cao Niên được tổ chức nhằm nghe các nhu cầu ưu tiên, những ước vọng thiêng liêng, văn hóa xã hội của quý cụ để xem chúng ta có thể làm gì được cho các vị cao niên mà giáo xứ ít có dịp quan tâm đến. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta trong công việc hữu ích này.

E. Báo cáo của Các Đại Diện Địa Điểm Mục Vụ

Sau ông chủ tịch, các Đại Diện Địa Điểm Mục Vụ (họ lẻ) đã báo cáo về các hoạt động trong năm qua 2008 và dự án cho năm tới 2009.

E1. Antony ( 92 ): Ô. Nguyễn-Tính-Nghĩa tường trình vắn gọn: Hoạt động không có gì đặc biệt, có người muốn gia nhập Legio Marie hay hội Tobia nhưng tới nay chưa hoạt động.

E2. Cergy-Pontoise ( 95 ): Ô. Vũ-Ngọc-Châu cho biết:
Có 2 Thánh lễ VN trong tháng, chủ nhật 2 và 4 do cha Đinh-ĐồngThượng-Sách phụ trách, Đầu năm Mục vụ có thánh lễ tạ ơn, ghi danh, khai mạc lớp Giáo lý, lớp tiếng Việt, Thiếu Nhi Thánh Thể.
GiớI thiệu site Web, địa chỉ: conggiao-cergy.org, hành hương Lisieux, dự lễ phong Chân phước Cha Mẹ Thánh Nữ Têrêxa.
Tháng 10 đọc kinh Mân Côi, rước Đức Mẹ đến từng gia đình. Tháng 11, tối 2, 4, 6 cha Tuyên Úy đến đọc sách Tobia và dâng lể. Hiện giờ trong mùa Vọng, mỗi tối 2, 4, 6, có thánh lễ. Cha Tuyên úy giúp mọi người dọn mình xưng tội để đón Chúa Hài Đồng.
Ngoài ra Cộng đoàn còn tham gia vời họ đạo Pháp, họp Mission des Migrants, hát chung trong lễ Ba Vua
Ca đoàn Bảo Lộc sinh hoạt chuẩn bị ngày Diễn Nguyện Thánh Ca, Giáng Sinh và Tết VN.
Đoàn Têrêxa hài đồng Giêsu: Đoàn có 3 huynh trưỏng và 1 dự trưởng. Có lớp dạy tiếng Việt chia làm 5 lớp. Lớp giáo lý có 5 lớp. Năm nay có 35 em, ít hơn năm 2007. Mỗi năm Đoàn sinh hoạt với cộng đoàn, làm văn nghệ Tết và hát chung với Ca đoàn Bảo Lộc vào dịp lễ lớn. Các em nghĩa sĩ tham dự ngày gặp gỡ giới trẻ ở Lộ-Đức.

E3. Ermont ( 95 ): Ô. Nguyễn-Hữu-Thủy đại diện:
Sinh hoạt thường xuyên của cộng đoàn: Thánh lể VN hàng tháng, tuần 3, lúc 15g30. Tháng 5 và 10 mỗi chiều thứ bảy lúc 15g, đọc kinh kính Đức Mẹ. Sáng chủ nhật đầu tháng lúc 10g15 sinh hoạt Cursillo, thánh lễ tại nhà nguyện Cha Quy. Phát động Yểm trợ Ơn gọi và tổ chức lễ kỷ niệm hôn phối trong cộng đoàn.
Sinh hoạt cộng đồng: Tham gia mọi sinh hoạt và tham dự các lễ lớn ở Giáo Xứ. Tham dự với Giáo xứ Pháp Ermont các thánh lể: Hiển linh, Truyền giáo, thánh lễ Tạ ơn đầu năm mới, đồng tế với cha Sở Ermont, sau đó dự tiệc Xuân, Tombola.

E4. Marne-la-Vallée ( 77 ): Ô. Nguyễn-Anh-Hải: Số giáo dân tăng; 180 gia đình khoảng 500 người. Thêm 1 phó ngoại vụ “ủy ban Mục vụ Ngoại kiều Giáo phận Meaux “ họp 4 lần một năm, tổ chức tĩnh tâm mùa Chay ngày 2/03/08.
Có 10 em rườc lể lần đầu, 8 em tuyên xưng đức tin ngày 29/06/08, tham dự tĩnh tâm của các em học giáo lý, giáo lý viên và phụ huynh tại Sacré-Coeur ngày 30/03/08. Hành hương Lisieux 25/05/08 có 82 người gồm các em và giáo lý viên. Lớp giáo lý có 84 em sinh hoạt từ 13g30 đến 14g30, trước thánh lể cộng đoàn ngày chủ nhật đầu tháng, liên đoàn Hướng đạo 8 huynh trưởng sinh hoạt 15g30 đến15g30, sau thánh lễ. Ban lễ sinh có 8 em.
Có 2 Ca đoàn, nhóm Gia đình trẻ luân phiên rước Đức Mẹ Fatima vào mổi chiều thứ bảy đầu tháng. Hội đạo binh Đức Mẹ, tiểu đội Đức Mẹ Môi khôi 11 ngườI, Cursillo 12 người hoạt động đều đặn. Hội Ỷêm Trợ ơn gọi có 3 chi hội, tổng cộng 59 hội viên. Hội Tobia cũng đã cầu nguyện dâng 6 lễ cho 2 linh hồn Maria và Agnès.
Tài chánh năm 2007-2008: Thu 9801 euros; Chi: 5893 euros; Còn lại: 3908 euros. Sẽ sửa soạn 180 phần quà cho các em vào thánh lễ 24/12/08 và mừng Xuân Kỷ Sửu 1/02/09.

E5. Sarcelles ( 95 ): Ô. Nguyễn-văn-Nhơn tường trình: Cộng đoàn có khoảng 80 người, thánh lễ hàng tháng vào chủ nhật 2 và 4, cha Trần-Anh-Dũng phụ trách có thầy phó tế Girard Xavier phụ giúp. Nhóm giúp lễ các em trai tuổi từ 10-12 tình nguyện, nhóm ca đoàn tập hát tối thứ bảy với 2 anh Bình và Thanh đảm trách. Hàng năm tổ chức phát quà cho các em vào dịp lễ Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán. Tham gia và công tác luân phiên của các cộng đoàn từng sắc tộc giúp nhà xứ sở tại.

E6. Villiers-le-Bel ( 95 ): Ô. Nguyển-văn-Ân cho biết: MỗI tuần Đ.Ô Mai-Đức-Vinh đến dâng lễ lúc 16g tại nhà nguyện Saint Vincent de Paul, có chừng 30-40 người dự lễ. Ca đoàn tham dự Diễn Nguyện Thánh Ca ở GX, cũng như các sinh hoạt của GX tổ chức như: Cơm Thân Hữu, Lễ Lá, Lễ các Thánh Tử đạo, Kermesse thu được 114 euros trao lại cho GX. Hằng Năm tổ chức lễ Nguyên Đán, Tombola. Hội Ỷêm trợ ơn gọi tận hiến có 2 chi hội, 30 hội viên. Hội Tobia đã dâng lễ, cầu nguyện cho 2 linh hồn Maria. Cộng đoàn có cha Tuyên úy tuy cao tuổi, các đại diện cũng không còn trẻ, nhưng tất cả cùng hăng say để cộng đoàn luôn sốt sáng, sống động.

F. Phần trao đổi được thâu tóm với những ý kiến sau:

Ô. Bùi-trọng-Khang đưa ý kiến mời các vị Cố vấn ứng cử, phê bình, thỉnh ý cũng như tham dự buổi họp của Ban Thường Vụ. Ba vị Cố vấn hiện diện là Ô. Trần Văn Cảnh, Ô. Nguyễn Ngọc Đỉnh và Bà Tạ Thanh Minh Khánh đều đại cương trả lời rằng:

1/ Ứng cử, đề cử: không nên đổi, vì các vị này đã làm việc trong Ban Thường vụ nhiều năm rồi.
2/ Phê bình: Vai trò của cố vấn là giúp ý kiến, còn phê bình và chỉ trích thì không cần.
3/ Mời các Cố Vấn họp với Ban Thường Vụ: Không có vấn đề, vì trước đây đã có họp chung giữa BTV và BCV, chỉ trừ những vị cao tuổi có thể găp khó khăn về di chuyển, còn việc dự tĩnh tâm hàng năm thì chỉ nên dành riêng cho BTV mà thôi.
4/ Sinh khí và Thần khí sẽ giúp để BTV làm việc tốt
5/ Mong cho BTV tiến hơn, nều cần sự góp ý cứ hỏi, đừng ngại ngùng.

Trả lời Ô. Đỉnh về chỗ khuyết Ủy viên Thông Tin Liên Lạc, Đức.Ông nhận xét: Qua 2 nhiệm kỳ, 2 ủy viên TTLL trong BTV gặp những khó khăn về thời giờ cũng như về phương tiện, nên khó hoạt động. Vì vậy Đ.Ô đề nghị chị PCT Đào-Kim-Phượng liên lạc với các đơn vị mục vụ để lấy báo cáo đưa Thầy Chung lên site Internet GX. Chị Phượng sẽ được sự hợp tác của anh Khang, anh Chương để hoàn thành việc này. Riêng lần này Đ.Ô. xin các đại diện làm lại bản báo cáo để chị Phượng và anh Khang làm việc.
Về việc làm bảng « Giáo Xứ Việt-Nam Paris » để gắn trước Giáo-Xứ bị trắc trở vì Syndic và những ngưởi ở chung cư chung quanh không đồng ý.

Không còn những vấn đề quan trọng cần bàn thảo, Đại hội đã chấm dứt vào lúc 16g30. Đức Ông Giám đốc đã ban phép lành cho Đại hội sau khi cùng tất cả hát kinh Hòa bình.

Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2008
Trần thị Kim Chi, Trần Khắc Đạt, Trần Văn Cảnh
 
Khai mạc Năm Cầu Nguyện cho Ơn gọi tại GXVN Paris
Trần Văn Cảnh
13:14 18/12/2008
Khai mạc Năm Cầu Nguyện cho Ơn gọi: Ban Giúp Lễ ra mắt tại GXVN Paris

PARIS. Chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, Giáo xứ Việt Nam đã khai mạc « Năm Ơn Gọi ». Ban giúp lễ, gồm 15 thiếu niên, đã ra mắt với cộng đoàn.

A. Làm sao biết Chúa gọi ?

Từ tháng 12-2008, theo chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris, Giáo xứ Việt Nam đã khởi sự năm cầu nguyện cho ơn gọi với tiêu đề « Năm của Linh Mục » (Année du prêtre) và qua chủ đề « Tất cả cho ơn gọi » (Tout pour les vocations). Cứ tuần thứ hai trong tháng, trừ trường hợp đặc biệt phải thay đổi, sẽ có một linh mục, tu sĩ hay giáo dân nói với Cộng Đoàn một điểm về ơn gọi tận hiến trong 15-20 phút sau bài Phúc Âm.
Chủ nhật 14.12.08 cha Nguyễn Bình đã được mời đến chia sẻ với Cộng Đoàn Giáo Xứ về ơn gọi. Ngài đã vắn gọn đặt một vấn đề quan trọng qua hai câu hỏi: « Làm sao biết Chúa gọi mình » ? « Làm sao mà biết được ơn gọi đích thực của mình » ?

Theo ngài, đây là những câu hỏi mà nhiều bạn trẻ lo âu và suy nghĩ. Để giúp các bạn trẻ nhận ra ơn Chúa gọi mình, với kinh nghiệm sống của mình, cha Nguyễn Bình đã đưa ra một lời khuyên gồm hai vế: Đừng vội vàng trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mới vừa đặt ra; Nếu chúa gọi, Chúa sẽ gởi cho những dấu hiệu để mình nhận ra.

A1. Đừng vội vàng trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mới vừa đặt ra

Cha Bình tâm sự: « Khi tôi ở vào lớp tuổi 18-20, (năm nay cha Bình khoảng 33-35 tuổi), trước hoàn cảnh đen tối của xã hội thời đó ở Việt Nam, tôi rất băn khoăn, không biết phải chọn làm sao, chọn hướng nào cho cuộc sống, hầu có một tương lai hạnh phúc. Lúc đó, tôi buồn phiền, chán nản, thậm chí bất mãn với cha mẹ, vì không lo hướng đời tương lai cho tôi. Người hoa kiều, ngược lại, rất lo cho tương lai của con cái họ. Vào dịp thôi nôi của một đứa trẻ, cha mẹ người hoa thường để trước mặt đứa bé một số các đồ vật. Nếu đứa bé chọn giao kéo, người ta bảo nó sẽ làm thợ hớt tóc, nếu nó chọn tên cung, nó sẽ thiên về nghề võ; nếu nó chọn sách vở, bút nghiên, nó sẽ thiên về nghề văn, nếu nó chọn đàn cầm, nó sẽ thiên về ca kịch,…

Hôm nay, nghĩ lại cách hướng nghề ấy, tôi thấy nó rất nguy hiểm. Lý do đơn giản vì đứa bé chưa hề có một khái niệm nào về tương lai của mình. Sự chọn hướng sống tương lai như vậy thật là nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng việc chọn hướng sống tương lai phải cần có thời gian. « Dục tốc bất đạt » Muốn làm mau quá sẽ chẳng thành đạt. Đừng vội vã ».

Chúng ta cần phải có thời để chọn nghề nghiệp, chọn tương lai, chọn ơn gọi. Nhưng làm sao để biết Chúa có gọi mình không, có chọn mình không ? Làm sao để biết tiếng chúa gọi mà đáp ? Cha Bình gợi mấy ý tưởng:
• Phải cầu nguyện
• Phải trao đổi với những người có kinh nghiệm
• Với thời gian, qua cầu nguyện và học hỏi, ta sẽ tìm ra ý Chúa cho ta.
• Mỗi người chúng ta đều được Chúa gọi cho một sứ mệnh.
• Xin các bạn trẻ đừng lo lắng quá. Từng bước, từng bước Chúa sẽ chỉ cho các bạn biết ơn gọi của mình.

A2. Chúa sẽ gởi cho những dấu hiệu để mình nhận ra tiếng Chúa gọi

Sách Samuel, chương ba, câu 1-14, kể về tiếng Chúa gọi như sau: Cậu bé Sa-mu-en phụng sự Ðức Chúa, có ông Ê-li trông nom. Thời ấy, lời Ðức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xảy ra. Một ngày kia, ông Ê-li đang ngủ ở chỗ ông, mắt ông đã bắt đầu mờ, ông không còn thấy nữa. Ðèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ Ðức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Ðức Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa: "Dạ, con đây!" Rồi chạy lại với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi." Cậu bèn đi ngủ. Ðức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi." Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Ðức Chúa, và lời Ðức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. Ðức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Ðức Chúa gọi cậu bé. Ông Ê-li nói với Sa-mu-en: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: "Lạy Ðức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Sa-mu-en về ngủ ở chỗ của mình.
Ðức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước: "Sa-mu-en! Sa-mu-en!" Sa-mu-en thưa: "Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Ðức Chúa phán với Sa-mu-en: "Này Ta sắp làm một điều tại Ít-ra-en mà bất cứ ai nghe nói cũng phải ù cả hai tai. Ngày ấy, để phạt Ê-li, Ta sẽ thực hiện mọi điều Ta đã phán về nhà nó, từ đầu đến cuối. Ta báo cho nó là Ta vĩnh viễn kết án nhà nó vì lỗi của nó: Nó biết các con nó nguyền rủa Thiên Chúa mà đã không sửa dạy chúng. Vì vậy Ta thề với nhà Ê-li: nhà Ê-li sẽ không bao giờ được xá lỗi, dù là bằng hy lễ hay lễ phẩm."

Kể lại chuyện Chúa gọi Samuel, Cha Bình đặc biệt hướng về các bạn trẻ và các bậc phụ huynh có trách nhiệm hướng dẫn ơn gọi cho con cái mình. Qua câu chuyện Samuel, ngài nhấn mạnh đến tiến trình tiếng Chúa gọi: « Việc Chúa gọi cần có thời gian và thử thách, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, nhiều cố gắng, có khi cả cuộc đời; nhưng chắc chắn Chúa sẽ gởi những tín hiệu và trước sau ta cũng sẽ nhận ra ».

Để nhận ra tiếng Chúa gọi, cha Bình giới thiệu với các bạn trẻ và các bậc phụ huynh một số bí quyết thực hành:
• Hãy mở rộng con tim và cõi lòng, để sẵn sàng đón nhận tiếng Chúa và tiếng Giáo Hội. Khởi đầu có thể gian nan vì không đúng ý mình. Nhưng sẽ khám phá ra đó là một con đường tự do, hạnh phúc.
• Hãy tìm hiểu những gì Chúa bầy tỏ. Hãy can đảm cầu xin Chúa để biết nhận ra thánh ý ngài.
• Tìm hiểu và cầu nguyện trong kiên trì và không lo lắng. Tìm hiểu không đơn phương, nhưng bằng cách tham gia các nhóm, các ban và tham khảo ý kiến các vị có nhiều kinh nghiệm.
• Hãy tin tưỡng vào Giáo Hội. Chúa gọi ta qua Giáo Hội. Giáo Hội đã nhận sứ mệnh từ Chúa Kytô. Qua Giáo Hội, Chúa sẽ gọi bạn.
• Hãy đọc lại cuộc đời để khám phá ra ơn gọi của bạn, để nhận ra dấu chỉ của Chúa, hầu xáx định được mình có ơn gọi hay không.
• « Hãy đến mà xem ». Để tìm kiếm lời giải đáp, hãy đến với Chúa, đến với Giáo Hội, và kiên trì tìm kiếm. Sau đó, phần còn lại, sẽ là an ủi, là hạnh phúc.

B. Ban giúp lễ, gồm 15 thiếu niên, ra mắt với cộng đoàn

Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn đã được chứng kiến sự cải tiến của Ban Giúp Lễ.

B1. Ban giúp lễ ra mắt

Đức Ông ngỏ lời cùng cộng đoàn. Đại cương ngài nói: Từ rất lâu, ban giúp lễ đã hiện hữu trong cộng đoàn. Nhưng nó có vẻ tự nguyện và cá nhân. Trong năm ơn gọi 2008-2009 này, Tòa Tổng Giám Mục Paris muốn mỗi xứ đạo thể hiện một sinh hoạt nhằm: gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ, cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ, giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi, liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi. Giáo xứ đã đưa ra một chương trình làm một số việc, trong đó có việc « Chỉnh đốn lại nhóm các em giúp lễ: đi đều đặn, học biết về cách giúp lễ, học hiểu về ý nghĩa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ,. . ».
Nhóm các em giúp lễ đã được chỉnh đốn lại. Và để biểu dương sự chỉnh đốn ấy, Ban Giám Đốc giáo xứ đã cho tổ chức lễ ra mắt Ban Giúp Lễ hôm nay, chủ nhật thứ hai tháng 12.2008.

Sau đó, 15 em giúp lễ hiện diện trên tổng số 18 của nhóm, tuổi từ khoảng 10 đến 15, đã từ hai cánh cung thánh, ra đứng chung quanh bàn thờ. Trước khay chứa những giây lưng áo giúp lễ và giây thánh giá đeo cổ, do một phụ huynh bưng, Đức Ông Giám Đốc, cùng với cha tuyên úy của nhóm là cha Đinh Đồng Thượng Sách, đã làm phép. Rồi, Cha tuyên úy chuyển giây thánh giá, để Đức Ông đeo vào cổ cho từng em.

Đức Ông có vẻ rất cảm động. Tôi có cảm tưởng như ngài nhớ lại thủa xa xưa, khi gia nhập tiểu chủng viện Ba Làng ở Thanh Hóa. Hoặc ít nhất, như hiện nay, ngài tiến thêm được một bước trong ước mong từ hai mươi tám năm làm giám đốc giáo xứ này (1980-2008), là ươm mầm ơn gọi tận hiến. Tôi nhìn thấy trên ánh mắt của đức ông có nét cảm động, và trong lời nói có giọng run run khác thường. Ngài nhắn nhủ các em đôi lời và, cùng với các cha đồng tế, chúc lành cho các em.

B2. Ban giúp lễ cùng chung đọc lời nguyện

Sau phép lành của các linh mục đồng tế, 15 em giúp lễ cùng rút trong túi ra « Lời nguyện của các em giúp lễ » và cùng dõng dọc, to tiếng đọc:

« Lậy Chúa Giêsu, chính Chúa là người phục vụ mà Chúa Cha đã chọn. Chúa mời gọi tất cả mọi người chúng con cùng trở nên kẻ phục vụ theo gương Chúa. Đặc biệt về phần chúng con:
• những đầy tớ phục vụ cho Chúa,
• những người phục vụ nơi bàn tiệc Thánh Thể,
• những người phục vụ trong nghi thức cầu nguyện của Giáo Hội.
Chúng con đến đây để đáp lạilời mời gọi của Chúa.

« Xin Chúa giúp chúng con trở nên những người phục vụ xứng đáng. Xin Chúa dậy chúng con biết phụng thờ Chúa, Biết phục vụ anh em mọi người, bằng hết cả tấm lòng. Xin cho việc làm của chúng conluôn là những lời ca tụng, và nguyện cầu dâng lên Chúa.

« Xin Chúa cất khỏi trái tim chúng con sự chia trí lo ra. Xin cho chúng con vừa trang nghiêm, trầm lặng, vừa vui tươi. Xin cho việc Giúp Lễ của chúng con được thông phần vào Hiến Tế của Chúa. Để chúng con cũng được cùng Chúa, dâng hiến tất cả việc làm của chúng con lên Chúa Cha.

« Xin cho việc làm của chúng con, được tham dự vào nghi lễ nguyện cầu của Giáo Hội. Xin cất khỏi trái tim chúng con, những ước muốn dành phần chỗ hơn, ước muốn phô trương bản thân mình. Xin cho chúng con biết chấp nhậnchỗ đứng của mình cách đơn sơ. Cho chúng con biết tìm thấy hạnh phúc, khi mọi người cùng góp phần tham dự.

« Và cuối cùng, trong tất cả các việc phục vụ chúng con làm, xin cho chúng con khám phá ra rằng, đối với Chúa, tất cả chúng con không chỉ là những người phục vụ trong cùng một công việc, mà còn là bạn hữu, anh em với nhau. Amen ».

Thánh lễ chám dứt, Đức Ông mời các vị đồng tế, cùng chụp chung với 15 em Ban Giúp lễ tấm hình kỷ niệm ngày ra mắt Ban Giúp Lễ Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2008
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
“Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam'', một lời nói tiên tri đang trở thành sự thật!
Hà Long
04:11 18/12/2008
“Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam", một lời nói tiên tri đang trở thành sự thật!

Chỉ vừa đúng 3 tháng lời tuyên bố của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt vào ngày 20-9-2008 trước mặt ông Nguyễn Thế Thảo được cắt xén có chủ ý đê hèn và nhục mạ cá nhân từ phía csVN được thông đồng qua bọn bồi bút VN, đang từ từ ló dạng "ánh sáng sự thật" trong câu nói này cho tình hình đối ngoại của csVN trên diễn đàn thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy một quý, mỗi tháng đều có tin giật gân về sự nhục nhã quốc gia.

- Cộng Hòa Séc ngưng cấp Visa cho người Việt Nam vì các tội phạm nguy hiểm thường xảy ra trong cộng đồng người Việt tại Séc.

- Nước nhỏ bé Qatar ngưng cấp Visa cho Việt Nam vì tội phạm. Theo báo chí Việt Nam, một băng đảng 50 công nhân Việt Nam tại Qatar gây án cướp bóc nơi những đồng hương của mình để lấy tiền và điện thoại di động.

- Bà Vũ Mộc Anh được chụp hình buôn lậu trước tòa sứ quán Việt Nam tại Nam Phi.

- Nhật vả thẳng vào mặt Việt Nam giữa thủ đô Hà Nội vì thấy tham nhũng đang lộng hành trong đảng cộng sản VN qua vụ PCI Xa Lộ Đông Tây.

- Sau 63 năm độc lập và 33 năm sống trong hòa bình, bước tiến của Việt Nam được ngân hàng thế giới (WB) đánh giá phát triển Việt Nam cho năm 2009 và so sánh với nước láng giềng Indonesia: VN cần 51 năm mới theo kịp đà tiến của Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và cần 158 năm nữa mới bằng chị bằng em được với Singapore (Theo BBC ngày 16-12-2008). Nhục nhã quá cho các nhà lãnh đạo tài tình VN! Sốc to lớn quá cho “chú hổ Việt Nam!“

Mới đây, vào thứ hai ngày 17-12-2008 Nhật lại thộp cổ được một tên buôn lậu tại phi trường Tokyo, tên này là phi công của Vietnam Airlines. Nhục nhã dường nào! Cái nhục PCI với tên tham quan Huỳnh Ngọc Sĩ và đồng bọn trong hệ thống tham nhũng chằng chịt chưa được bắt đầu xét xử từ phía Việt Nam, bây giờ báo chí Nhật lại lôi thêm tên buôn lậu VN rêu rao trên báo đài của họ. Tuổi Trẻ Online tường thuật: "Theo báo cáo của trưởng văn phòng chi nhánh Vietnam Airrlines (VNA) tại Nhật Bản, hôm qua (17-12) phi công Đặng Xuân Hợp, cơ phó máy bay Boeing 777 trên chuyến bay Hà Nội tới Tokyo đã bị nhà chức trách Nhật Bản tạm giữ để điều tra nghi vấn liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại Nhật Bản. Cùng với động thái này, cơ quan điều tra Nhật Bản đã tới một số Văn phòng VNA tại sân bay Narita, Osaka, Nagoya và Fukoka để làm việc và yêu cầu hợp tác điều tra."

Nhìn lại vài tháng trước đây, cảnh sát Úc đã bắt được một phi công của Vietnam Airlines, vì nghi người này có quan hệ với đường dây rửa tiền và ma túy lớn. Phi công tên Lại Việt Quốc đã bị cảnh sát Úc bắt giam khi chuyến bay VN783 từ TP.HCM đến Sydney vào ngày 31-3-2008. Lại Việt Quốc đã chuyển lậu khoảng 4 triệu USD ra khỏi Úc. Nghi vấn về số tiền khổng lồ này có liên quan đến nhiều vụ buôn bán ma túy. Chỉ sau đấy vài tuần, vào tháng 5-2008 Nhật lại thộp cổ được một nhân viên khác của Vietnam Airlines trên chuyến bay VN950 từ TP.HCM đến Tokyo khi chuyển lậu nhiều tiền mặt và hàng hóa bất hợp pháp từ Nhật Bản về Việt Nam.

Một chứng minh vững chắc nhất cho câu nói „Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam“ khi cái đại diện sứ quán Việt Nam trên thế giới về Hà Nội ngày 8-12 tại Hội nghị Ngoại giao và mở lòng cho nhau biết những nhận định của thế giới về „con hổ Việt Nam“, nơi đây các vị này chỉ muốn nói về văn hóa Việt Nam nhằm giao lưu với thế giới bên ngoài.

Chỉ một việc giới thiệu về các món ăn VN mà một vị đại sứ phải bó tay trong suốt nhiệm kỳ làm việc: „Đại sứ VN tại Campuchia Nguyễn Chiến Thắng kể chuyện ông đã loay hoay mọi cách để giới thiệu văn hóa ẩm thực VN ở nước bạn mà vẫn chưa thể thành công khi sắp mãn nhiệm". Nếu đúng như vậy thì là một kỳ tích ngoại giao!

Chỉ so với một nước Lào nhỏ bé thôi mà vẫn còn thua kém qua tâm sự của ông Quang, dân Lào dám chê bai Việt Nam mới lạ: "Đại sứ VN tại Lào Nguyễn Huy Quang thừa nhận dù cùng ở ngay cạnh các bạn Lào nhưng sự ảnh hưởng, hiện diện của văn hóa VN tại quốc gia này không bằng một phần Thái Lan. Theo ông Quang, trong khi Thái Lan có hàng chục kênh truyền hình phát cả ngày vào Lào thì thời lượng hiện diện của văn hóa VN trên truyền thông Lào rất ít. Giống người Campuchia, người Lào biết tiếng Việt khá nhiều nhưng họ chê... phim Cô gái xấu xí của VN tầm thường trong khi lại mê phim ảnh, diễn viên, hàng hóa, sách báo của Thái Lan… Đại sứ so sánh sức hấp dẫn của văn hoá VN ở Lào so với Thái Lan, Trung Quốc về trò chơi, sách báo, phim, ảnh đều... yếu và không phù hợp thị hiếu. Thậm chí một số chương trình của VN bị cho là "giá trị văn hóa thấp".

Khi ngẩng mặt so với anh Tàu khổng lồ thì chuốc đầy nỗi nhục nhã ê chề: „Trong khi đó, Đại sứ VN tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ không khỏi ngậm ngùi, thở dài kể những kinh nghiệm của nước bạn Trung Quốc về làm ngoại giao văn hóa hoành tráng hơn ta rất nhiều".

Không biết vị đại sứ tại Campuchia có đồng tình với tâm huyết của TGM Giuse Kiệt hay không khi nhìn thấy thực trạng đen tối của Việt Nam: "Nói đến ngoại giao văn hóa phải nói đến văn hóa ngoại giao, vì nó cực kỳ quan trọng. Một vài con người có khiếm nhã một chút thôi có khi cũng ảnh hưởng."

Nếu việc ngoại giao chỉ lo cho việc quảng bá nét đẹp điều hay về 4.000 văn hiến Việt Nam chưa thể thực hiện xong đối với một dân tộc tầm cỡ hơn 80 triệu người, thì điều này người Việt chúng ta được phép tự hào, hay là phải xấu hổ với láng giềng chung quanh?

Bên trời Tây vào mỗi dịp cuối năm đều có lời bình chọn về nhân vật của năm, từ ngữ của năm, câu nói của năm, v.v… Bên Việt Nam nếu được chọn câu nói của năm 2008 có thể câu nói „Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam“ sẽ trở thành đứng đầu TOP TEN.

Cám ơn người đã can đảm nói lên sự thật, gióng lên lòng yêu nước nồng nàn để cầu mong mọi người chung tay có thể ngẩng mặt sánh vai với năm châu bốn bể.

Nhưng trong lúc này các tầng lớp lãnh đạo Việt Nam với cơn cuồng loạn ham lợi cá nhân, đua nhau đục khoét ngân quỹ quốc gia và các nguồn viện trợ, tham gia vào việc cướp đất của dân nghèo, ngược lại họ cúi đầu dâng đất Trường Sa, Hoàng Sa cho giặc thù ngàn năm.

Tội trạng lớn nhất của họ với một thái độ vô tổ quốc đang dẫn đưa Việt Nam đến chỗ nhục nhã, nhục nhã và nhục nhã.
 
8 giáo dân Thái Hà: Tất cả đều đã làm đơn kháng án ngày 17.12.08
PV VietCatholic
04:19 18/12/2008
 
RFA phỏng vấn Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế về việc chính quyền đòi thuyên chuyển các LM tại Thái Hà
Trà Mi - RFA
05:06 18/12/2008
Ngày 12-12 vừa qua, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội có công văn đề nghị thuyên chuyển một số Linh mục ra khỏi Giáo xứ Thái Hà.

Giáo dân Thái Hà đi dự phiên tòa xử 8 nạn nhân
Trong công văn gữi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, UBND thành phố Hà Nội nhắc lại yêu cầu "phê phán", "giáo dục", và "điều chuyển" một số Linh mục tại nhà thờ Thái Hà, đứng đầu là Linh Mục chánh xứ Vũ Khởi Phụng ra khỏi địa phận để gọi là "tạo điều kiện cải thiện mối quan hệ giữa nhà thờ với chính quyền."

Hồi đáp của Hội Đồng Giám Mục và Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế trước đề nghị này ra sao? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cho biết:

LM Phạm Trung Thành: Vâng. Tôi xin được nói vắn tắt thế này. Chúng tôi đã soạn văn bản để trả lời với ông Nguyễn Thế Thảo, đó là chúng tôi nhận thấy LM Vũ Khởi Phụng, LM Nguyễn Văn Thật, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong và LM Nguyễn Văn Khải về phương diện giáo luật không hề vi phạm một điều gì hết. Cho nên không có lý do gì để chúng tôi điều chuyển các linh mục ấy ra khỏi Hà Nội. Văn bản này đã soạn xong chị ạ.

Không làm gì sai trái

Trà Mi: Vâng. Chính quyền TP. Hà Nội tố cáo các linh mục, tu sĩ ở Nhà Thờ Thái Hà “có lời lẽ kích động, vu cáo chính quyền”, cũng như là có thái độ “chống đối nhà nước”, “làm tổn hại đến quan hệ giữa Giáo Hội với nhà nước”. Với tư cách là người lãnh đạo Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, ý kiến của Linh Mục ra sao?

LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi không thấy các Linh mục đó có lời lẽ nào kích động hoặc là vu cáo, bởi vì những lời mà chúng tôi được biết anh em chúng tôi phát biểu tại Hà Nội là hoàn toàn đúng sự thật, và chúng tôi không có chống đối và gây chia rẽ đối với nhà nước. Chúng tôi chống những điều sai trái.

Trà Mi: Quyết định của Hội Đồng Giám Mục cũng như Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam không đáp ứng yếu cầu của phía chính quyền như thế thì liệu việc này, theo chỗ Linh Mục, thì có sẽ dẫn đến những điều không hay, rắc rối hơn nữa cho chính bản thân các giáo sĩ đó và cho Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nói chung hay không?

LM Phạm Trung Thành: Thứ nhất là Hội Đồng Giám Mục không có ý kiến. Tôi cũng chưa được gặp Đức Cha Chủ Tịch. Về phía nhà dòng chúng tôi thì ý kiến đó là ý kiến của nhà dòng chúng tôi.

Tôi nghĩ rằng có thể chính quyền Hà Nội thấy rằng chúng tôi minh định lập trường hay minh định cái quyết định như thế thì có thể là chính quyền sẽ nhìn lại vấn đề và nhiều khi thấy rằng điều đó là điều đúng thì có khi nó lại tốt đẹp hơn đó, thưa chị.

Trà Mi: Trong trường hợp mà điều hy vọng của Linh Mục không thành hiện thực thì...

LM Phạm Trung Thành: Về nguyên tắc, tôi là người bề trên, tôi không có được phép, tôi không được quyền điều chuyển một người anh em đi một nơi khác nếu mà người anh em đó không có làm điều gì sai trái tại nơi đang làm và thậm chí còn có thể làm được tốt như các linh mục ở Hà Nội hiện nay, tức là đứng về phía người nghèo, đứng về phía người bị oan sai, và bảo vệ sự thật, nói lên sự thật.

Sự thật và công lý?

Trà Mi: Trong văn thư của UBND Hà Nội họ có ghi rõ mục đích của đề nghị này là nhằm “cải thiện quan hệ giữa nhà thờ với chính quyền”. Vậy hồi đáp của phía Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, như Linh Mục vừa nói, có thể dẫn đến những hệ quả không tốt cho quan hệ đôi bên thì quan điểm của Linh Mục như thế nào?

LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi cũng không biết phải thế nào, nhưng mà về phương diện sự thật, về phương diện giáo luật, về phương diện mục vụ, chúng tôi thấy những người này không sai, thì tôi với tư cách là người có trách nhiệm, tôi không thể điều chuyển những người này ra khỏi chỗ đó được.

Còn mối quan hệ nó tốt đẹp hay không, không chỉ là do những ngưòi này có mặt tại Hà Nội hay không mà còn do những điều khác nữa, thí dụ như là cách ứng xử của chính quyền thành phố Hà Nội đối với người dân, đối với các chính sách về tôn giáo, đối với đất đai - nhà cửa, và nhiều vấn đề khác nữa.

Trà Mi: Vâng. Theo Linh Mục thì có giải pháp nào gọi là hiệu quả để có thể khắc phục những mâu thuẫn giữa đôi biên hiện nay hay không?

LM Phạm Trung Thành: Tôi thấy giải pháp hay nhất là đối thoại và đối thoại trong sự tôn trọng sự thật và công lý.

Trà Mi: Và để tiến tới giải pháp này thì cần có những điều kiện cần và đủ như thế nào, thưa Linh Mục?

LM Phạm Trung Thành: Về phía chúng tôi thì chúng tôi vẫn thiết tha và duy trì sự cầu nguyện bởi vì chúng tôi trong cậy vào Thiên Chúa là đấng sẽ mang lại sự công bằng, mang lại sự thật.

Về phía chính quyền thành phố Hà Nội thì chúng tôi cũng nghĩ rằng quý vị cũng nên bình tĩnh, bình tâm để mà nhìn nhận sự thật, nhìn nhận những điều chưa đúng hoặc là những điều gì đó không được đúng thì chúng ta thẳng thắn và khiêm tốn để có thể đối thoại nói chuyện với nhau cho nó rõ.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian Linh Mục đã dành cho cuộc trao đổi này.

LM Phạm Trung Thành: Cảm ơn chị
 
Các nữ tu Dòng Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn phản đối nhà cầm quyền Saigòn
PV VietCatholic
06:01 18/12/2008
SAIGÒN - Suốt ngày hôm 17.12.2008 các nữ tu Dòng Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn ơ Saigon đã tới ngôi trường của họ trước đây ở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu Q3, Saigòn, hiện đã bị Chính quyền TP HCM đang chiếm cứ. Nhà Nước trước đây đã "mượn" trường học này, sau đó biên nó thành "vũ trường" mấy năm trước đây. Khi biết như vậy, các nữ tu Vinh Sơn đã làm dơn đòi lại... Tiếp đến các quan chức lại dự tính chia chác bán đi đầu tư...

Nay lại có công văn muốn "xóa bỏ" phần đất chủ quyền của các Sơ. Nghe vậy các nữ tu rủ nhau từ tu viện bên đường Tú Xương sang đây khu đất bị chiếm để phản đối.

Thấy vậy, cảnh sát và dân phòng đã xuất hiện. Một xe càn đến đậu ở lề đường. Mấy nhân viên an ninh và các cảnh sát cùng dân phòng đang ăn tối ở cái quán đối diện.

Bên này các soeurs vẫn ngồi yên trước toà nhà bị chiếm. Có ông cán bộ Ban Tôn giáo quận 3 và mấy cán bộ của trường mầm non bên cạnh đang đứng thuyết phục gì đó với các soeurs. Ông này đưa cho các soeurs cái giấy quyết định “sao y bản chính” năm 1979. Giấy này nói là PCT Phan Văn Khải đã ký. Em thấy hình như nó là giấy tờ giả thì phải. Sao y bản chính mà sao không photocopy để thấy cái chữ ký của ông Phan Văn Khải nhỉ? Các bác có chuyên môn phân tích giúp em cái! (xem công văn dưới đây)

Các nữ tu tính tối nay (17.12) sẽ ngủ qua đêm ở chốn này! Bác nào rảnh ghé qua bảo vệ các soeurs kẻo đêm về ma quỷ quấy phá! Xin bà con đừng quên cầu nguyện cho các soeurs kẻo các soeurs sa chước ma quỷ cám dỗ thì ma quỷ chúng nó mừng.



 
Chính sách gian trá và đường lối bạo lực của Cộng sản trong việc đàn áp các đảng phái quốc gia
Nguyễn Đức Cung
11:52 18/12/2008
CHÍNH SÁCH GIAN TRÁ VÀ ĐƯỜNG LỐI BẠO LỰC CỦA CỘNG SẢN
TRONG VIỆC ĐÀN ÁP CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA


Trong cuốn hồi ký nổi tiếng có tên Một cơn gió bụi, sử gia Trần Trọng Kim đã viết như sau về chính sách của Việt Minh đối với các chính đảng quốc gia: “Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được, thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian người ta thường có câu “nói như Vẹm”. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V.M., đọc nhanh mà thành ra.” [1]

Ngòi bút của sử gia họ Trần viết ra cách đây trên nửa thế kỷ nhận định về thủ đoạn của Cộng Sản Việt Nam thật chính xác với bản chất và chân tướng của Hồ Chí Minh cùng bọn đàn em cầm quyền dưới chế độ CS. Thật vậy, từ năm 1945 cho đến ngày nay, chính quyền Cộng Sản vẫn sử dụng chính sách gian trá và đường lối bạo lực đối với những ai bất đồng chính kiến với họ với mục đích duy nhất là nắm chắc được quyền hành trong tay không chia chác cho bất cứ một ai. Bản chất gian trá và hành động bạo lực của họ thể hiện qua việc ngụy tạo hai biến cố phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội và vụ cầu Chiêm Sơn tại Quảng Nam năm 1946 mà mục đích lừa bịp dư luận, bôi đen đối thủ chính trị nhằm loại đối phương ra ngoài đấu trường chính trị, tiêu diệt các chính đảng quốc gia trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam, một kết hợp giữa ba chính đảng gồm Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam, và Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh rồi tiến đến tiêu diệt các bộ phận của tổ chức chính trị mới này khắp nơi trên toàn quốc. Từ đó đến nay, nhiều tài liệu của Cộng Sản đã cố tình xuyên tạc sự thật về hai biến cố nói trên. Bài viết của chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng hợp qua một số tư liệu khả tín nhằm phản biện lại luận điệu vu cáo bẩn thỉu của chế độ Cộng Sản mong trả sự thật về cho chân lý lịch sử. Nhưng trước khi đi sâu vào việc trình bày sự thật về hai biến cố đó, thiết tưởng cần có một cái nhìn quán xuyến về quá trình tranh chấp chính trị liên hệ tới Việt Nam trước khi thế chiến II kết thúc cùng sự hình thành Mặt Trận Quốc Dân Đảng thể hiện sức đấu tranh của các chính đảng quốc gia yêu nước giữa một tình thế vô cùng khó khăn và phức tạp trong giai đoạn lịch sử 1945-46.

1.- Vụ án mở đầu cho các tranh chấp chính trị Quốc-Cộng trước Thế chiến II.

Cuối năm 1924, nhận nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Liên Xô trong mục tiêu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản qua Châu Á, Hồ Chí Minh được gửi sang Trung Hoa làm việc cho hãng thông tấn Xô-Viết Rosta dưới sự điều động của Mikhail Borodin, trưởng đoàn cố vấn Comintern lúc bấy giờ đang cộng tác với Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Nhiều tư liệu nói về sự có mặt của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Hoa dưới bí danh Lý Thụy, nhưng các nhiệm vụ bên ngoài của ông thì khác nhau. Mục tiêu của Lý Thụy là chiếm đoạt các tổ chức của các nhà cách mạng Việt Nam đã sang Tầu trước đây để làm vốn liếng chính trị, loại trừ ảnh hưởng của các đối thủ quốc gia mà hình ảnh trước mắt Thụy là cụ Phan Bội Châu để giải tỏa các trở lực trong việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế trên vùng đất mới. Vả chăng mặc dù cụ Phan là bạn của thân phụ mình là Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, nhưng Thụy cũng không cần lưu tâm đến vấn đề đó.

Trong cuốn Ba nhà chí sĩ họ Phan, tác giả Đào Văn Hội cho biết nội dung việc Lý Thụy và Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn) bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp như sau:
“Sau khi cụ Phan đi Hàng-châu rồi, Lâm-đức-Thụ và Lý-Thụy triệu tập một kỳ hội nghị có hết thảy các anh em cách-mạng có mặt ở Quảng-châu, trừ ra cụ Nguyễn-hải-Thần, để trưng cầu ý kiến, về nhiều vấn đề quan trọng, nhứt là vấn-đề tài-chánh.

Không ai giải-quyết được vấn-dề nầy, Lâm-đức-Thụ bèn đưa ra một đề-nghị là “phải hy-sinh một người trong anh em, hoặc về danh-tiếng hay tánh-mạng, miễn là đạt được mục-đích có lợi cho công-cuộc cách-mạng”.

Hội-nghị tán-thành nguyên-tắc ấy rồi, Lâm nói tiếp:

“Xét ra người mà ta có thể đem ra làm vật hy-sinh ấy là cụ Phan-bội-Châu. Tại sao tôi lại chọn cụ Phan mà không chọn cụ Mai-Sơn hoặc cụ Hải-Thần? Là vì tôi đã từng phen ướm hỏi cụ Phan nếu gặp trường-hợp phải hy-sinh cụ để làm lợi cho cách-mạng thì cụ có chịu không? Cụ đã khẳng-khái trả lời tôi thế nầy: “Tôi bôn-ba hải-ngoại, khi Hương-cảng, lúc Hoành-tân, chốc đã ngoài 20 năm rồi mà rốt cuộc chỉ vấp phải thất bại hoài, thêm phần tuổi đã cao, gối đã mòn, nếu có dịp được hy-sinh cho tổ-quốc thì dẫu chết tôi cũng vui lòng!”

“Hai nữa, cụ là tượng-trưng của cách-mạng tiếng-tăm đã lừng-lẫy trong nước cũng như trên trường quốc-tế, thực dân e-dè và ước muốn cụ lắm. Họ cho ràng Cụ là linh-hồn của đám Đông-du, nếu bắt được cụ, tức là phong-trào tan-rã.
“Vả lại, cụ đã gần đất xa trời, ngoài việc viết báo kiếm ăn, năng-lực bất quá cũng chẳng giúp ích gì cho công-cuộc vận-dộng cách-mạng cho bọn ta được mấy.
“Vậy tôi mạnh bạo đề nghị với anh em là bắt cụ nộp cho lãnh-sự Pháp, tất-nhiên họ phải hậu-tạ ta một món tiền lớn. Tiền ấy ta sẽ dùng vào công việc vận-động cho đoàn-thể ở nước nhà.
“Đem cụ Phan nộp cho Pháp, ta sẽ thâu được hai cái lợi:
“Một là sau khi giải cụ về Hà-nội, tất nhiên thực-dân lập Hội-đồng đề-hình xét xử, cụ sẽ trổ hết tài hùng-biện mà biện hộ cho mình. Các báo trong nước sẽ viết những bàitường-thuật và tinh-thần cách-mạng nhờ đó mà lan- tràn và phổ-cập trong hết các từng lớp dân chúng xã-hội V.N.
“Hai nữa là sẵn món tiền thưởng trên kia, ta sẽ phái anh em về nước mà tổ-chức các chi-bộ rồi đưa thanh-niên ra huấn-luyện cho nhiều thì cộng-việc của ta mau có kết quả.”

Hội nghị bàn luận sôi-nổi, sau cùng, mấy lý-lẽ của Lâm làm xiêu lòng cử-tọa và Lâm được hội nghị ủy cho toàn quyền hành động.” [2]

Mấy hôm sau, người ta theo dõi và thấy Lâm Đức Thụ liên lạc với Phan Vị, một nhân viên cao cấp trong tòa lãnh sự Pháp ở Hương-Cảng một cách rất thân mật.

Trong cuốn Tự Phán, tập hồi ký cách mạng của mình, cụ Phan Bội Châu kể rõ chuyện cụ bị mật thám Pháp bắt như sau:

“Ngày 11 tháng 5 năm Ất Sửu (1925) tôi gấp lên Thượng Hải, tính làm xong việc gửi bạc đi Béc-lanh thì tức khắc xuống thuyền đi Quảng Đông. Bởi vì thuyền Thượng Hải đến Quảng Đông, chỉ 5 ngày. Khi tôi ở Hàng Châu xuất phát, có mang theo bạc Tàu 400$ tức là số bạc gửi cho ông Trần. Ai dè lúc tôi ra đi mà thời giờ hành động của tôi đã có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp.

12 g chính trưa ngày 11 tháng 5 âm lịch, xe lửa Hàng Châu đi đến Bắc trạm tôi vì nóng gửi bạc cho ông Trần, nên gởi đồ hành lý ở nhà chứa đồ, chỉ nách một cái ca-bâng (va li nhỏ) đi ra cửa ga thì thấy có một cỗ xe khá lịch sự, đứng xung quanh có bốn người Tây phương, tôi không nhận ra được là người Pháp. Bởi vì xứ Thượng Hải người Tây phương nước nào cũng có, khách sang trọng biết chừng nào mà kể; đem xe hơi rước khách cũng là thông lệ các lữ quán to. Tôi có biết đâu xe hơi này là do đồ của kẻ cướp bắt cóc người đâu? Tôi mới ra khỏi cửa ga vài bước, thì thấy có một người Tây hung dữ lại trước mặt tôi, dùng tiếng quan thoại mà nói với tôi rằng: “Trưa cơ xế hấn hào, xêng xiên sân sang xê”, tôi đương cự rằng: “Úộ bú giảu”. Thình lình ba người tây nữa ở sau xe, hết sức đẩy tôi lên xe, máy xe tức khắc vặn thì tôi đã vào tô giới nước Pháp! Xe chạy đến bờ bể binh thuyền nước Pháp đã chực sẵn ở đó rồi! Tôi thành ra người tù ở trong tàu binh.” [3]

Khoảng tháng 7 năm 1925, một chiến hạm Pháp từ Thượng Hải chở cụ Phan đến Hương cảng rồi chuyển sang tàu Angkor của hãng Nhà Rồng đưa về Hải Phòng.

Nhà nghiên cứu sử học Trung hoa, Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm Hồ Chí Minh tại Trung Quốc cũng đã để nhiều công sức nghiên cứu về những tranh chấp chính trị của Lý Thụy trong thời gian sống tại Trung Hoa, đã có những ghi nhận một số kết quả về tài chánh qua việc cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải như sau: “Sự việc xong, hai người chia đôi số tiền một trăm ngàn đồng đó. Ông Hồ đã dùng phần tiền của ông để tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội; còn Thụ thì dùng tiền đó để tiêu phí trong các hộp đêm tại Hương-cảng. Và từ đó, Hồ, Thụ, hai người còn tiếp tục hợp tác trong nhiều năm nữa để bán các đồng chí của cụ Phan. Nguyên vì lúc bấy giờ, các thanh niên Việt Nam trốn sang Quảng-châu để xin vào học trường võ bị Hoàng Phố rất đông. Những ai chịu theo Hồ gia nhập Đồng Chí Hội, thì sau khi học xong, sẽ được bảo đảm bí mật trở về nước an toàn; còn những ai vẫn trung thành với tổ chức của cụ Phan, khi về đến biên giới Hoa-Việt, tức thì bị mật thám Pháp bắt ngay. Những người này sở dĩ bị bắt, vì trước đó Hồ đã báo cho Thụ ở Hương-cảng biết, Thụ đem ảnh của họ nộp cho lãnh sự Pháp ở Hương-cảng. Sauk hi họ bị bắt, Hồ và Thụ lại được chia nhau tiền thưởng.” [4]

Trong mối liên quan tới việc bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp có ba người được nêu đích danh đó là Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ và Nguyễn Thượng Huyền, cháu gọi cụ Nguyễn Thượng Hiền bằng chú ruột. Sử gia William J. Duiker trong tác phẩm Ho Chi Minh, a life viết rằng chính Phan Bội Châu cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền, nhưng theo sự phân tích của Minh Võ qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. [5] Cũng theo Minh Võ, sử gia Phạm Văn Sơn đã đề cập đến việc này và cho rằng Phan Bội Châu đã nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền. Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa”số 73”. [6] Còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được. [7]

Vì thế, theo Minh Võ, “việc bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp có thể coi là sự việc khơi gợi cho một phương pháp hành xử của Hồ Chí Minh và cũng có thể coi là hành vi mở đầu cho một phương pháp đã được trù tính trước.” [8]

David Halberstam trong cuốn Ho, xác nhận việc Hồ Chí Minh báo cho mật thám Pháp bắt cụ Phan Bội Châu để lãnh 150.000 bạc Đông Dương. [9]

Sau khi cụ Phan Bội Châu bị bắt, Lý Thụy nắm lấy tổ chức Tâm Tâm Xã (cũng còn gọi là Tân Việt Thanh Niên Đoàn)[10] của cụ Phan biến nó thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội với các thành phần từng theo cụ Phan gồm 6 người như Lâm Đức Thụ tức Trương Béo (tức Nguyễn Công Viễn), Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh và Đặng Xuân Hồng.

Trong sách Việt Nam 1945-1995, Chiến tranh, Tị nạn, bài học lịch sử, Tập I, giáo sư Lê Xuân Khoa cho biết trong thời gian chuẩn bị cuộc khởi nghĩa Yên Báy, VNQDĐ có mời một số đảng viên cộng sản tham gia nhưng Trần Văn Cung không đồng ý vì cho rằng cuộc khởi nghĩa thiếu chuẩn bị và chưa có được thời cơ. Sách này cũng cho biết Nguyễn Ái Quốc về sau cũng tìm cách ngăn cản cuộc khởi nghĩa này nhưng không thể liên lạc được với VNQDĐ. [11]

Tuy nhiên theo Hoàng Văn Đào trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, “Trong những giờ phút nghiêm trọng ấy, cán bộ ĐDCSĐ (Đông Dương Cộng Sản Đảng) rải truyền đơn khắp nơi, tố cáo VNQDĐ sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thét to: - “Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được!”. [12]

Trên đây là những mầm mống xung đột trong quá trình tranh chấp quyền lực giữa phe cộng sản với người quốc gia mà đỉnh cao là những cuộc đụng độ trong giai đoạn 1945-46. William J. Duiker, trong Ho Chi Minh, đã ghi lại quan điểm của Nguyễn Ái Quốc “thường nhận định rằng những cuộc liên kết như vậy với các đảng phái quốc gia có thể hữu ích nhưng chỉ cho mục tiêu chiến thuật mà thôi.” [13]

Đối với những người theo Đệ Tứ Quốc Tế, nhóm Đệ Tam Quốc Tế khi thì chống đối, lúc lại hợp tác, thí dụ cuộc bầu cử Hội Đồng Thành Phố Sài Gòn, năm 1937, cả hai hệ phái cùng đưa người ra tranh cử, một người là Tạ Thu Thâu thuộc phe Trốt-Kít, hai người kia là ông Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai thuộc hệ phái Stalin. Nhưng liền sau đó hai hệ phái lại tuyên bố tách rời [14]. Hồ Chí Minh luôn khẳng định trong các báo cáo của ông gửi cho Quốc Tế Cộng Sản: “Đối với phe Trotsky, không thể liên minh, cũng không khoan nhượng. Hãy tận dụng mọi biện pháp vạch trần bộ mặt thật tôi mọi của các tên phát-xít; hãy diệt sạch bọn chúng trên địa bàn chính trị.” [15]

Ở một dịp khác, Hồ Chí Minh tỏ ra hằn hộc quyết liệt hơn khi nói rằng: “Chúng ta không thể nhượng bộ điều gì cho nhóm Tờ-Rốt-Kít. Chúng ta phải làm tất cả mọi việc có thể được để lột mặt nạ của chúng là những con chó của Phát Xít và tiêu diệt chúng về chính trị.”[16]

Một sự kiện lịch sử cần nhắc lại ở đây để thấy rằng nhất cử nhất động của Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Lý Thụy đều tuân hành theo chỉ thị của Liên Xô. Ngày 3-2-1930, Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp thống nhất ba đảng Cộng Sản VN nhân xem một trận đấu bóng tròn tại một sân lộ thiên ở Hương Cảng, với cái tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam mà ý chỉ của Hồ là thành lập đảng “cách mạng xã hội chủ nghĩa dân tộc” [17]. Nhưng trong kỳ đại hội đại biểu kỳ 1 tổ chức tháng 10 năm 1930, tên đảng lại được đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, với Trần Phú (bí danh Lí Quí) từng được huấn luyện ở Liên Xô, làm tổng bí thư. Liên Xô muốn Việt Nam thực hiện chương trình cách mạng vô sản quốc tế hơn là “cách mạng dân tộc” nên đã ra lệnh đổi chữ Việt Nam thành Đông-Dương trong đảng danh. Bởi vậy, việc Hồ Chí Minh bán cụ Phan cho Pháp, cán bộ CS tố cáo cuộc khởi nghĩa Yên Báy của VNQDĐ, chống đối, thủ tiêu các nhóm người thuộc Đệ Tứ Quốc Tế và sau này tàn sát các lực lượng chính đảng quốc gia, các tôn giáo chống đối chủ nghĩa vô thần cũng nằm trong sách lược chung của Cộng Sản Quốc Tế.

Trong cuộc họp báo ngày 8-12-2008 do nhà xuất bản Sabine Wespieser và Le Livre de Poche tổ chức tại Centre National du Livre ở Paris, ra mắt tiểu thuyết Au Zénith (Đỉnh cao chói lọi), bản dịch Việt ngữ do ông Đặng Trần Phương, 53 tuổi, Việt kiều tại Paris dịch, Dương Thu Hương tác giả cuốn sách đó, đã đưa ra chứng cớ bác bỏ thuyết cho rằng ông Hồ Chí Minh đã “bán đứng nhà chí sĩ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp” là không có cơ sở. Vì cuốn sách mới của Dương Thu Hương chưa phổ biến đến bạn đọc nên chúng ta sẽ chờ xem bà Dương Thu Hương đã viết những gì trong đó.[18] Dĩ nhiên sử học không phải là văn chương hư cấu nhưng đòi hỏi phải có sử liệu nghĩa là nói có sách mách có chứng.

2.- Quốc Dân Đảng Việt Nam, hay Mặt Trận Quốc Dân Đảng, một kết hợp chính trị của các chính đảng quốc gia yêu nước, khắc tinh của chế độ Việt Minh.

Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam, và Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh nhằm chống lại chế độ bạo tàn của Việt Minh Cộng Sản giai đoạn 1945-46 mà sáng kiến tiên khởi là do Trương Tử Anh đề ra.

Trương Tử Anh tên thật Trương Khán, bí danh Phương thường gọi là Cả Phương hay Cả Khán, sinh năm giáp-dần 1914 tại làng Mỹ-Thạnh, xã Hòa-Phong, quận Tuy-Hòa, tỉnh Phú-Yên, con cụ ông Trương Bội Hoàng và cụ bà Nguyễn Thị Miên. Tổ tiên Trương Tử Anh cũng theo đòi khoa bảng với nội tổ là cụ Trương Chính Đường có chức Đề-đốc vì ứng nghĩa Cần Vương năm 1885. Cụ có công trong việc lập nên Hội Văn-phổ Phú-Yên, dựng Văn-chỉ ở núi Nhạn Tháp, xây Văn-Miếu ở núi Cẩm Sơn, xã Hòa Quang, Tuy Hòa. Ông nội của Trương Tử Anh là cụ Trương Dụng Triều cũng là một nhà nho có ít nhiều công lao xây dựng, kiến thiết xóm làng. Thân sinh của Trương Tử Anh là cụ Trương Bội Hoàng, là một nhà nho có tân học, kết giao với các nhà cách mạng Việt Nam.

Thuở nhỏ Trương Tử Anh học Tiểu học ở Trường Phủ tại Thị xã Tuy Hòa, học Trung học tại Quy Nhơn và Huế, đến năm 1934 theo học Luật khoa tại Trường Đại Học Đông Dương, Hà Nội. Năm 1936, nghiên cứu các triết thuyết và thảo luận quan điểm đấu tranh với các bạn bè, ông đưa ra một chủ nghĩa mới gọi là chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn mà “lập luận căn bản dựa trên tinh thần dân tộc” [19] với bản thảo viết bằng tiếng Pháp. Trong những trang bút tích còn để lại, Trương Tử Anh đã nhận xét rằng: “Mỗi nước trên thế giới đều có một hay nhiều dân tộc khác nhau. Một chủ nghĩa chính trị muốn được thành công tất phải căn cứ vào những yếu tố kể trên mới mong được dân chúng ủng hộ và có thể đem ra áp dụng được...” và ông khẳng định: “... Các chủ nghĩa đã xuất hiện trên thế giới đều không thích hợp với dân tộc ta.” [20] Các chủ nghĩa mà Trương Tử Anh nêu ra đó là chủ thuyết Cộng Sản và chủ nghĩa Quốc xã là những lý thuyết rất thịnh hành lúc bấy giờ.

Ngày 10-12-1938, ông công bố chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn và năm sau, 1939 đưa ra bản Tuyên cáo Quốc dân thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng. Trong bản Tuyên Cáo đó, Trương Tử Anh giải thích rằng: “Hai tiếng Đại Việt nêu cao ý chí tự cường, tự lập và cái hùng tâm muốn cho quốc gia mạnh mẽ lên và bành trướng mãi ra. Ba chữ Quốc Dân Đảng tỏ rằng Đảng này không phải của riêng giới nào, mà là của toàn thể dân tộc.” [21]

Được thành lập do nghị định số 1514a của Toàn quyền Paul Beau (1902-1908) ký ngày 16.5.1906, trường Đại học Đông dương ra đời quy tụ hầu hết sinh viên ba kỳ kể cả Cao-Miên và Lào nhằm lôi kéo thành phần trí thức trẻ vào các môi trường giáo dục của người Pháp. Về sau Toàn quyền Klobukowsky ký lệnh bãi bỏ rồi lại được Toàn Quyền Albert Sarraut cho phép mở lại vào năm 1918. Đây là môi trường văn hóa đồng thời cũng là môi trường chính trị thuận lợi cho các tổ chức đấu tranh, và Trương Tử Anh đã tận dụng thời điểm để tuyên truyền, vận động cho tổ chức của mình.

Cơ cấu Trung Ương đầu tiên gồm các ông: Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phạm Cảnh Hoàn, Trương Bá Hoành, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Sơn Hải, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Định Quốc, Võ Văn Hải, Nguyễn Văn Viễn, Đặng Xuân Tiếp, Giáo Lai, BS San.

Đảng kỳ là nền đỏ giữa có vòng tròn xanh nằm trong là ngôi sao trắng. Đây là đảng kỳ do chính Trương Tử Anh vẽ ra, được treo tại trụ sở Tỉnh bộ ĐVQDĐ Phú Yên (được coi như Tổ đình của Đại Việt) và sử dụng cho toàn đảng Đại Việt từ năm 1939 đến về sau.

Đảng ca là bài Cờ sao trắng.

Một cuốn sách nhỏ thứ hai dành riêng cho đảng viên chỉ dẫn về cách tổ chức và phương pháp sinh hoạt của Đảng với đơn vị căn bản là Chi bộ rồi lên đến Khu bộ và cao hơn hết là Trung ương Đảng. Phép tổ chức là của một đảng cách mạng bí mật, nguyên tắc phân cách các đơn vị được ghi chú cẩn thận. Chức vụ lãnh đạo cơ sở hạ tầng được luân phiên trao cho các đảng viên để mọi người trở nên thành thạo với đảng vụ. Kỷ luật đảng trong thời đó rất cứng rắn, chấp nhận cả hình phạt tối đa là tử hình đối với những phần tử phản quốc và phản đảng.

Chẳng bao lâu, cơ sở của Đại Việt Quốc Dân Đảng bành trướng nhiều nơi trong nước nhờ vào thành phần trí thức, sinh viên theo học ở Hà Nội gồm trên ba miền bắc, trung, nam kể cả Lào và Căm-pu-chia với các tổ chức trại hè, lửa trại, diễn thuyết, tổ chức các cuộc lễ mang tính lịch sử như Lễ giổ tổ Hùng Vương, kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung v.v... mục đích nhằm chống lại phong trào thể thao Ducouroy do thực dân Pháp tài trợ và khuyến khích để lôi cuốn thanh niên.

Một chứng nhân lịch sử, Đặng Văn Sung (1916? -1998) nhà báo, cựu nghị sĩ VNCH, hoạt động cùng thời với Trương Tử Anh tại Hà Nội năm 1943 cho biết: “Lý thuyết Đảng hồi đó tôi được đọc qua một tập nhỏ lớn cỡ quyển lịch gập đôi lại, dày đâu mươi trang. Cái quan trọng nhất là không Mác-xít. Tôi tuyên thệ với Trương Tử Anh và chỉ biết thêm một đảng viên khác là ông Hướng, người giới thiệu tôi. Tôi chưa dự một sinh hoạt đảng nào theo kiểu họp hành có bí thư chi bộ, tỉnh bộ, có báo cáo kiểm điểm công tác...” [22]

Nói về phong thái bề ngoài của Trương Tử Anh, Đặng Văn Sung cho biết như sau: “Đó là một người tầm thước, chắc chắn, nước da ngăm đen, biết mình nói gì và quan trọng hơn cả là biết nghe, nhất là những lời phê bình hợp lý.”[23]

Trong hồi ức Việt nam, một thế kỷ qua, Bác sĩ Nguyễn Tường Bách là em út của nhà văn Nguyễn Tường Tam vốn là những người từng hoạt động với Trương Tử Anh đã ghi lại hình ảnh về Đảng trưởng Đại Việt như sau: “Anh Trương Tử Anh là người có vóc dáng trung bình, khuôn mặt vuông, rắn chắc, đôi mắt đầy vẻ nghị lực và tự tin. Anh nói không nhiều nhưng mỗi câu đều chắc nịch, có sức thuyết phục... Phát triển nhiều trong trường đại học. Tại trường thuốc có anh Nguyễn Sĩ Dinh cùng lớp với tôi, và mấy anh dưới một lớp như Nguyễn Tiến Hỹ tự Phan Trâm, Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung... Ngoài ra còn có anh Bùi Diễm...”[24]

Với cuốn hồi ký chính trị Gọng kìm lịch sử, tác giả Bùi Diễm cho biết cuộc gặp gỡ lần đầu của ông với Đảng Trưởng Trương Tử Anh đã để lại dấu ấn khó phai nhạt trong ký ức của mình: “Cuối năm 1944 và bước sang 1945, sau một thời gian hoạt động trong tiểu tổ của đảng Đại Việt, tôi bắt đầu cảm thấy là phạm vi hoạt động chật hẹp quá, ngoài ra tôi còn thấy nhiều người nói tới ông Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt, một người mà các đồng chí vẫn thường kính cẩn gọi là Anh Cả Phương. Từ đó một ý kiến nẩy ra trong đầu tôi là phải cố gắng gặp ông cho kỳ được. Lúc đầu tiên thì thật là khó khăn. Hỏi ai thì câu trả lời cũng là: “Không được đâu! Phải qua hệ thống chứ!” Một đôi khi vì nôn nóng muốn được gặp ông, tôi bắt đầu tự hỏi rồi đây nếu không được gặp, thì liệu có còn đủ tin tưởng tiếp tục hoạt động không? Nhưng rồi không bao lâu sau, do một sự tình cờ, ngẫu nhiên tôi được toại nguyện và từ đó có duyên may làm việc gần ông trong suốt thời gian trước khi ông bị mất tích cuối năm 1946.

Một hôm tôi đến chơi nhà một người bạn cũ cùng học trường Bưởi, ban Toán năm Tú Tài phần hai. Tên anh là Phúc, ở trường chúng tôi thường gọi anh là Phúc Toét. Tuy không biết chắc, tôi vẫn ngờ ngợ anh cũng là người trong đảng. Nên nhân dịp trên đường về nhà, tôi ghé qua thăm anh. Khi tới, thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa, vì thấy hai người bạn khác mà tôi biết đích là đảng viên, cùng ngồi họp ở phòng bên trong với một người đã đứng tuổi, dong dỏng cao, trán hói, mắt sáng. Phúc chạy ra và bảo tôi lúc khác trở lại. Tôi hỏi ai đó, thì Phúc một phần vì biết tôi đã lâu và một phần khác có lẽ cũng buột miệng nên trả lời rằng: “Anh Cả Phương đấy chứ ai!” Thế là tôi khựng lại, nhất định không chịu đi nữa. Và Phúc cũng phải chịu, không đẩy tôi đi được. Trái với sự tưởng tượng trong đầu óc tôi, ông Trương Tử Anh trong buổi gặp mặt ban đầu không có dáng nghiêm nghị, lạnh lùng của một lãnh tụ. Ông tỏ ra dễ dãi, cởi mở và thân mật. Ông mỉm cười và tôi nhìn thấy qua ánh mắt tinh anh của ông, có sức gì thu hút khiến tôi cảm thấy ông là người tôi có thể tin tưởng và theo được. Ông hỏi tôi là đã thấu hiểu được lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của đảng chưa, và khuyên tôi nên hỏi Phúc nếu còn điều gì chưa hiểu. Lúc đó tôi còn trẻ, lại thêm tính hiếu thắng, nên ông chưa nói hết, tôi thưa lại ngay: “Phúc cùng học với tôi, về môn triết học hắn còn thua tôi thì còn giúp gì được tôi!” Không hiểu ông Trương Tử Anh nghĩ gì về phản ứng bất ngờ và ngây ngô của tôi, nhưng ông phì cười rồi bảo tôi: “Thôi được rồi, tôi sẽ gặp anh sau”. Tôi ra về, mừng quá, rồi như qua một thứ trực giác nào đó, tôi nghĩ là đã tìm được người gửi gắm niềm tin tưởng của tuổi trẻ.” [25]

Ngày 4-10-1941 Trương Tử Anh bị Pháp bắt, đày lên Hòa Bình đến tháng 7 năm 1942 mới được thả ra nhưng bị chuyển về Phú Yên quản chế. Tại đây Trương Tử Anh đã trực tiếp lãnh đạo 20.000 nông dân Phú Yên, cùng với Tỉnh bộ Đại Việt QDĐ chống lại tập đoàn tư bản Pháp – Hòa Lan trong Công Ty Đường (Société Sucrière d’Annam) vì họ sang đoạt đất đai của nông dân để trồng mía. Đầu năm 1943, ông trốn ra Bắc và hoạt động trở lại, bị Pháp bắt giam rất nghiêm ngặt nhưng cơ sở đảng đã tổ chức giải thoát cho ông và bị tra tấn đến thọ bệnh nên ông phải giả điên để được đưa tới chữa tại nhà thương Cống Vọng gần Hà nội (bệnh viện René Robin). Ngày 2-9-1944 ông trốn khỏi nhà thương này cho đến sau ngày Nhật đảo chánh Pháp ông mới xuất hiện trở lại.

Từ sau cuộc diện kiến bất ngờ nói trên, tác giả Bùi Diễm cho biết ông có dịp may làm việc với Đảng Trưởng trong nhiều công tác. Trương Tử Anh lúc bấy giờ lo tổ chức một số căn cứ như ở Bắc Giang và Thanh Hóa nên điều động ông Bùi Diễm vào Thanh Hóa để tăng cường cho cơ sở vùng này nhưng sau đó lại thay đổi ý kiến và đưa ông vào Huế liên lạc với cụ Trần Trọng Kim, về sau lại đưa ông Bùi làm liên lạc viên với Phan Kế Toại đang được cử làm Khâm sai tại miền Bắc. Tác giả Gọng kìm lịch sử cho biết cảm tưởng của mình đối với Trương Tử Anh: “Càng được dịp làm việc gần ông, tôi càng khâm phục ông là người có đảm lược. Về cá nhân ông, người ta chỉ biết ông sinh trưởng ở miền Trung và đã tham gia cách mạng từ lúc còn trẻ, tuy nhiên ai cũng cảm thấy ông là người có khí phách và bản lãnh. Với một vẻ mặt trầm tĩnh và quắc thước, ông là một nhà lãnh đạo thông minh, tự tin là có khả năng góp phần vào việc xây dựng lại đất nước.” [26]

Ngày 22-2-1945, Trương Tử Anh cử hai đảng viên cao cấp là Nguyễn Sĩ Dinh và Phạm Cảnh Hoàn tức Phạm Hy Tống (hay Phạm Nguyên Cảnh) kết hợp với Nguyễn Tường Long (Đại Việt Dân Chính Đảng), Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc Xã Đảng), Lý Đông A tức Nguyễn Hữu Thanh (Đại Việt Duy Dân Đảng), cùng nhóm Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp thuộc Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng để thành lập một mặt trận chính trị mới đặt tên là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, cử Nguyễn Xuân Tiếu tức Nguyễn Lý Cao Kha, tức Tiếu Rùa làm Chủ Tịch liên minh này. Về sau Nguyễn Xuân Tiếu có ý đi với Nhật nên Đại Việt Quốc Dân Đảng rút ra khỏi mặt trận này vì sợ mang tiếng là người của Nhật.

Sự hình thành một mặt trận chính trị chung giữa ba chính đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng khởi đầu từ ngày 12-4-1945 khi Đảng Trưởng Trương Tử Anh gửi một phái đoàn sang Trùng Khánh (Trung Quốc) thương nghị với cấp lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng để thành lập một tổ chức chung lấy tên là Quốc Dân Đảng. Bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ trong cuộc gặp Nguyễn Tường Tam ở ga Khai Viễn, Vân Nam thẳng thắn duyệt lại quá trình phát triển của Đại Việt Dân Chính tại quốc nội. Từ ngày Nguyễn Tường Tam phải lưu vong đến nay, Đại Việt Dân Chính tại quốc nội không phát triển được, chỉ quanh quẩn trong giới văn học và nghệ sĩ, trong hàng ngũ trí thức mà thôi. Nguyễn Tường Tam cũng công nhận một chính đảng như vậy là không có quần chúng, chỉ có bộ đầu não lãnh đạo. Phải có sự đoàn kết, hợp sức chung của nhiều lực lượng khác nhau nữa mới lãnh đạo được quần chúng. Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, trong cuốn Việt Nam, những ngày lịch sử, cho biết: “Ít lâu sau, anh Tam theo đường Lào-cai về đến Hà-nội. Đã gần 5 năm tôi mới gặp lại anh. Cả nhà đều vui mừng. Đương-nhiên mừng nhất là chị Tam và các con và bà mẹ. Chúng-tôi mừng có người anh về chỉ-dẫn hành-động. Trông anh gầy và đen nhưng rắn-giỏi, ít vẻ thư-sinh nho-nhã hơn trước. Anh đã dựa vào Đồng-minh và đưa tổ-chức cũ sáp-nhập vào Việt-nam Quốc-dân đảng. Nhưng tôi xem ra anh không thấy hứng-thú lắm với chủ-nghĩa tam-dân. Chủ-trương của anh giống anh Long, tán-thành chủ-nghĩa dân-chủ, xã-hội theo lối Tây-phương.” [27]

Nhất Linh Nguyễn Tường Tam sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Năm 1927 du học Pháp, đậu cử nhân khoa học. Về nước dạy học, làm báo Phong Hóa, thành lập Tự Lực Văn Đoàn (1933). Năm 1939 Nguyễn Tường Tam lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Trong thời gian từ 1942 đến 1944 học Anh văn, Hán văn, hoạt động trong Cách Mạng Đồng Minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang với quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Đầu tháng 6 năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, hợp tác với chính phủ liên hiệp kháng chiến, giữ ghế bộ trưởng ngoại giao, cầm đầu phái đoàn Việt Nam đi dự hội nghị trù bị Đà Lạt. Được cử làm trưởng phái đoàn đi dự hội nghị Fontainebleau, nhưng ông từ chối và bỏ sang Tàu, gặp cựu hoàng Bảo Đại, và ở lại Trung Hoa bốn năm [28].

Trong bài Một vài kí vãng về Hội nghị Đà Lạt, Hoàng Xuân Hãn đã viết về Nguyễn Tường Tam như sau: “Cử chỉ lễ độ, ăn nói chững chàng, trong buổi xã giao hội họp với kẻ chức trách, hoặc phái viên Pháp, ảnh đã có thái độ cử chỉ đoan nghiêm và đúng mức, không làm thẹn chức vụ bộ trưởng Ngoại Giao và chủ tịch phái đoàn Việt Nam.” [29] Tác giả Nguyễn Tường Bách đã ghi nhận về Nguyễn Tường Tam trong thời gian ở Trung Hoa (1946-51) như sau: “Anh Tam hồi ấy có lẽ vì mệt mỏi nên mắc bệnh suy nhược thần kinh. Mọi người chủ-trương anh phải tỉnh-dưỡng một thời gian, không nên tham gia những hoạt động có thể đưa lại những kích thích quá mạnh.”[30].

Năm 1954, Nguyễn Ngu Í ghi lại hình ảnh của Nhất linh với những cảm nhận đầy “bùi ngùi vô hạn” như sau: “Anh dường như yếu nhiều, và chẳng những tay anh hơi run, mà phía dưới hai gò má anh cũng giật lia, giọng anh liu líu, hơi nói chẳng được dài. Và cả người anh một cái gì mệt mỏi, chán chường.” [31]

Trái với hai bức chân dung đầy vẻ chính trị của Trương Tử Anh và Nguyễn Tường Tam khắc họa theo ghi nhận của các người đương thời nói trên, hình ảnh của một lãnh tụ quân sự của Vũ Hồng Khanh được ghi lại như sau: “Anh Vũ Hồng Khanh, lãnh-tụ lưu-vong của Việt-Quốc ở Vân-nam, là người mà chúng tôi nghe tiếng từ lâu và cũng mong anh trở về. Tháng 10, anh theo đường Lào-cai, về nước. Dọc đường anh để lại một số đồng-chí họp cùng với các đảng-bộ địa phương, dưới sự che chở của quân Vân-nam đã chiếm lĩnh các tỉnh Hà-giang, Lào-cai, Yên-bái, Phú-thọ, Việt-trì và Vĩnh-yên làm cứ-điểm, dựng cờ Việt-Quốc, khiến chính quyền địa phương của Việt-Minh phải rút ra nông thôn. Đó là những thổ phỉ mà chính-phủ tuyên bố nhất-định sẽ tiêu-diệt. Vũ Hồng Khanh lúc bấy giờ mới hơn 40 tuổi, đã trốn sang Tàu, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930. Anh đã có công tổ-chức đảng trong số đông Việt-kiều trên đường xe lửa Hà-khẩu – Côn-minh. Trông anh khỏe mạnh, nước da đen rắn-rỏi, đôi mắt bé và lanh-lợi. Chủ trương của anh là theo Chủ nghĩa Tam-dân của Tôn Trung-Sơn, thân Trung-quốc và tất-nhiên không tán thành Cộng-sản. Trong hành động, anh tỏ ra rất gan dạ và bình tĩnh. Chỗ yếu của anh lại là nhược điểm chính: Không những không thông-thạo về lý-thuyết cách-mệnh mà còn thiếu nhìn xa trông rộng nên không thể đem đến cho toàn đảng một sách-lược đứng-đắn, một chiến-lược lâu dài. Đối với công-tác tuyên-truyền, tổ-chức ở trong nước, anh lại không am-hiểu lắm, nên không đi được đến chỗ thống-nhất và tăng-cường lực-lượng nội-bộ. Mà đó mới chính là cơ-sở của thắng-lợi.” [32]

Vũ Hồng Khanh tên thật Vũ Văn Giản, sinh năm 1901 tại làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên, theo Nguyễn Thái Học làm cuộc khởi nghĩa 1930, thất bại, lưu vong sang Tàu để tránh thực dân Pháp bắt, về lại VN năm 1945, cùng với Hồ Chí Minh ký hiệp định 6-3-1946 với đại diện Pháp là Sainteny, bị nhiều người phản đối vì cho rằng “họ Vũ đã độc tài, tự ý làm một việc tối quan trọng đến vận mạng Quốc gia, đến Đảng, mà không đưa ra thảo luận trước Tổng Bộ.” [33]

Trong cuốn hồi ức Bác Hồ, những kỷ niệm không quên, Phùng Thế Tài là một cận vệ của Hồ Chí Minh cho biết đã từng có lần đánh lãnh tụ Vũ Hồng Khanh và làm cho các tay em của ông này khiếp sợ. [34]

Sau ngày nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc tại Hà Nội 19-12-1946, Vũ Hồng Khanh trốn sang Tàu, sau về Hà Nội tổ chức lại VNQDĐ, di cư vào Nam năm 1954. Năm 1967, ông ra ứng cử Tổng Thống VNCH và thất cử. Sau ngày 30-4-1975, ông bị CS bắt đi cải tạo nhưng vẫn tỏ rõ được khí phách can trường của một lãnh tụ đảng phái quốc gia. Lúc bấy giờ khoảng tháng 12-1975, tại trại cải tạo Thủ Đức (vốn là Trung tâm Nữ cải huấn Thủ Đức trước 1975) có khoảng trên 400 nhân viên cao cấp và đảng phái VNCH bị giam giữ tại đây (tôi cũng bị giam chung) và đang “học tập” về “10 bài về tội ác của Mỹ Ngụy”. Cụ Vũ Hồng Khanh bị giam tại buồng số 10 (tôi buồng 6). Một hôm có tên tướng Công an VC Nguyễn Quyết đến thăm trại giam được ban giám thị dẫn đến buồng 10, và mọi tù nhân trong buồng đều buộc hiện diện nghiêm chỉnh để chào Quyết. Khi Quyết đi ngang cụ Vũ, y dừng lại và cất tiếng hỏi: “Anh Khanh, anh mà cũng có mặt ở đây à? Anh vào đây vì tội gì?” Cụ Vũ không trả lời, nên tên Quyết tiến lại gằn giọng một lần nữa mỉa mai: “Anh Khanh, anh tội gì mà vào đây?” Cụ Vũ ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mặt Quyết, trả lời: “Thưa cán bộ, tội làm cách mạng!” Quyết có sắc giận hỏi tiếp: “Anh mà cũng dám nói là làm cách mạng à?” Cụ Vũ hiên ngang đáp lại rõ ràng từng tiếng một: “Thưa cán bộ, năm 1927, khi chưa có cái gọi là Đảng Cộng Sản Đông Dương, một số anh em chúng tôi đi theo Nguyễn Thái Học, thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, lập chiến khu, tổ chức đánh nhau với thực dân Pháp giành độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân, thì việc làm đó, hành động đó không gọi là làm cách mạng thì gọi là gì, thưa cán bộ?” Tên Quyết ngớ người ra, cứng họng vội bước một mạch ra khỏi buồng. Tháng 10 năm 1978, cụ Vũ Hồng Khanh được tha và chỉ định cư trú tại làng Thổ Tang, sống với một đứa con gái và mất năm 1990 tại quê nhà.

Như đã nói ở trên, Quốc Dân Đảng Việt Nam hay Mặt Trận Quốc Dân Đảng là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia của Trương Tử Anh, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh nhằm đối phó với Mặt Trận Việt Minh của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng v.v... tại Hà Nội giai đoạn 1945-1946. Trung Ương Đảng Bộ của Mặt Trân Quốc Dân Đảng gồm hai bộ phận bí mật và công khai.

Tối cao bí mật chỉ huy bộ: Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam.

Chủ tịch đoàn công khai:
Chủ tịch: Trương Tử Anh (ĐVQDĐ)
Bí Thư Trưởng: Vũ Hồng Khanh (VNQDĐ)
Ủy viên: Xuân Tùng (VNQDĐ)
_: Nguyễn Tường Long (ĐVDCĐ)
_: Phạm Khải Hoàn (ĐVQDĐ)
Ủy viên Trung ương:
Tổng Thư ký Trung Ương
Đảng Bộ: Nguyễn Tường Tam (ĐVDCĐ)
Ủy viên: Nguyễn Tường Bách (ĐVDCĐ)
-: Chu Bá Phượng (VNQDĐ)
-: Nguyễn Văn Chấn _
-: Vũ Đình Trí _
-: Phạm Văn Hể _
-: Nghiêm Kế Tổ _
-: Nguyễn Tiến Hỷ (ĐVQDĐ)
-: Phạm Ngọc Chi (ĐVQDĐ)

Trụ sở của Trung Ương đóng tại Trường Tiểu Học Đỗ Hữu Vị, Hà Nội từ ngày 15-12-1945, và sau ngày 13-7-1946 thì dời về số 83 phố Hàng Đẫy. Đảng kỳ của Mặt Trận này gồm nền đỏ vòng tròn xanh ngôi sao trắng vốn là đảng kỳ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, đảng ca là bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của Hùng Lân. Cơ quan ngôn luận là nhật báo Việt Nam và tuần báo Chính Nghĩa. Các bộ phận của ba chính đảng tại mỗi tỉnh thống nhất hoạt động với nhau theo từng địa phương với một danh xưng duy nhất là Quốc Dân Đảng Việt Nam. Trong bài viết Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu, được đăng tải trên một số Website như Thông Luận, Việt Nam Quốc Dân Đảng của ông Lê Thành Nhân, tác giả Nghiêm Văn Thạch nói rằng “Cần nhắc lại là vào lúc đó hai đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng do ông Trương Tử Anh lãnh đạo và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã đi tới thống nhất dưới danh xưng chung là Việt Nam Quốc Dân Đảng, gọi tắt là Quốc Dân Đảng” [35] là không đúng. Mặt trận kết hợp chính trị đó gồm ba chính đảng đó là Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng, có tên gọi chung là Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam.

Việc ông Vũ Hồng Khanh tự ý ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 với Hồ Chí Minh và Sainteny cho phép người Pháp trở lại Bắc Việt là một đòn giáng chí tử vào nội bộ Mặt Trận Quốc Dân Đảng. Nhiều người rất bất bình thái độ của họ Vũ trong đó có lãnh tụ Trương Tử Anh. Chính vì vậy, lực lượng của Đại Việt Quốc Dân Đảng cơ hồ rút ra khỏi tổ chức này để tránh bị tiêu diệt.

Trong thời điểm ấy, Trương Tử Anh chú ý tổ chức một trường quân sự có tên Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn tại Chapa, phía trên Lào Kay, giáp giới với tỉnh Vân Nam. Trường này do một số sĩ quan Nhật Bản đảm trách mặc dù lúc đó Nhật đã đầu hàng. Một viên đại tá Nhật tên Việt là Hùng nói với hơn hai trăm học viên vốn là bạn bè của ông Bùi Diễm hay con cái của những gia đình quen thuộc có liên hệ hoạt động trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh: “Chúng tôi có nhiệm vụ giúp các anh để các anh trở thành cấp lãnh đạo của Việt Nam về sau này.”

Vì là một nhân chứng hoạt động sát cánh với Trương Tử Anh nên ông Bùi Diễm đã có những ghi nhận về thế lưỡng đầu thọ địch của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ như sau: “Tôi vừa ở Lạng Sơn về đến Hà Nội vào giữa tháng ba thì được tin là sẽ có cuộc đàm phán sơ khởi với Pháp ở Đà Lạt và phái đoàn Việt Nam sẽ do Bộ Trưởng Ngoại Giao của chính phủ liên hiệp là ông Nguyễn Tường Tam cầm đầu. Thấy vậy, tôi cũng yên tâm phần nào, nhưng đến khi tôi tới gặp ông Trương Tử Anh để tường trình về việc đưa cụ Kim sang Tàu, thì không hiểu ông nhận định tình hình lúc đó ra sao mà, nửa đùa nửa thất, ông bảo tôi: “Cứ cái đà này thì không những Tây không nhả mình ra mà Việt Minh họ cũng không tha mình!” Những biến chuyển mấy tháng sau đó quả là đúng như lời ông nói.” [36]

Theo hệ thống tổ chức riêng của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, Bắc Kỳ được chia làm 5 Khu Đảng Bộ; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là Đệ lục Khu Đảng Bộ, Đệ thất Khu Đảng Bộ là từ Đèo Ngang (Quảng Bình) vào cho tới Đèo Cả (Phú Yên). Phía nam Đèo Cả và Nam Bộ có 3 Khu Đảng Bộ. Theo ghi nhận của Minh Vũ Hồ Văn Châm, “Nhìn chung các Khu bộ miền Bắc nặng về quân sự, phần đông đảng viên là từ Trung Quốc kéo về, thiên về đường lối bạo lực vũ trang để chiếm đóng lãnh thổ và cướp đoạt chính quyền hơn là nhẫn nại đấu tranh chính trị để tranh thủ nhân tâm và củng cố cơ sở hạ tầng. Các Khu bộ miền Nam còn non trẻ, hầu hết cán bộ nòng cốt là nhóm sĩ quan Lạc Triệu của Đại Việt Quốc Dân Đảng theo Phạm Cao Hùng (Triệu Giang) vào tăng cường. Rút lại chỉ có Đệ Lục và Đệ Thất Khu Bộ là vững vàng về ý thức hệ chính trị và tổ chức cơ sở. Tại Thanh Hóa, Quốc Dân Đảng Việt Nam xây dựng chiến khu Gi Linh, Bái Thượng thành một căn cứ vững chãi. Tại Huế, nơi đặt trụ sở Đệ Thất Khu Bộ, Bửu Hiệp (Bác sĩ, Xứ Ủy Trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng, chú thích của NĐC) đã khéo léo lãnh đạo đảng viên đặt quyền lợi quốc gia trên tỵ hiềm đảng phái, hàng ngày cắt cử Nguyễn Trung Thuyết và Ngô Văn Hân vào Đại Nội họp bàn với Tố Hữu để giải quyết các vụ xung đột phe phái. Tại Quảng Nam, Trương Phước Tường, Phan Bá Lân, Hoàng Tăng (Hoàng Bình), Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Nguyễn Đình Thiệp, từ cuối năm 1945, đã xây dựng nhiều cơ sở quần chúng vững mạnh. Bởi vậy, ở Miền Trung Trung Bộ, chính quyền tuy nằm trong tay Việt Minh nhưng lòng dân thì hơn phân nửa theo về Quốc Dân Đảng Việt Nam. Bàn tay của Đệ Thất Khu Bộ còn vươn dài ra tới Hà Nội. Đệ Thất Khu Bộ tổ chức một trung tâm huấn luyện tại số 9 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, do Phan Kích Nam (Phan Xuân Thiện) phụ trách, để cung ứng cán bộ trung cấp cho Trung Ương và cho các Khu Bộ bạn.”[37]

3.- Vụ án phố Ôn Như Hầu (Hà Nội) và vụ cầu Chiêm Sơn (Quảng Nam) năm 1946, kế sách tiêu diệt đối thủ chính trị.

Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá sự quan trọng của lý thuyết cách mạng. Ông từng viết: “Stalin nghìn lần có lý khi nói: “Lý thuyết cho các đồng chí... quyền lực chỉ huy, tương lai trong sáng, đức tin trong việc làm và sự xác tín về lẽ tất thắng của chính nghĩa.” [38] Dẫn chứng lại câu nói này của Hồ Chí Minh để thấy rằng người cộng sản luôn luôn quan niệm một cách dứt khoát rằng tư tưởng chỉ huy, dẫn dắc hành động. Với các đối thủ chính trị, đánh vào hệ thống tư tưởng, tấn công vào các cơ sở huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo công tác lý luận, triệt hạ các cán bộ chính trị của đối phương chính là giáng những đòn chí tử vào sinh hoạt của kẻ thù.

Sau những ngày Việt Minh vừa cướp được chính quyền tại Hà Nội, các đảng phái quốc gia đã ra mặt chống đối lại Việt Minh khiến cho Hồ Chí Minh đã phải tổ chức chính phủ liên hiệp trong đó có Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch, một vài bộ cho các thành phần chống đối, giành 70 ghế trong quốc hội cho Việt Quốc và Việt Cách. Các đảng phái chính trị cố gắng tranh thủ tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho cơ sở cán bộ cũng như đảng viên, thí dụ mấy phân sở ở Ngũ Xã trong đó có Đoàn Thanh Niên Quốc Gia chuyên huấn luyện một số thanh niên về chính trị, tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là địa chỉ số 9 Ôn Như Hầu (phố Bonifacy). Đây là một căn phố có lầu: tầng trên là trụ sở của Ban tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng Bộ mới từ Nam Ngãi chuyển ra; tầng dưới là nơi đang mở một lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ từ các khu bộ đưa về. Hồ Chí Minh và các yếu nhân của Việt Minh biết rõ cơ sở này của đối phương và quyết vận dụng mọi thủ đoạn và mưu kế để ra tay tiêu diệt.

Mục đích Việt Minh tạo ra sự kiện phố Ôn Như Hầu là để có cớ dập tắt phong trào chống đối do việc Việt Minh ký với Pháp hiệp ước sơ bộ 6 tháng 3 cho Pháp trở lại Việt Nam mà trước hết là phương cách phao tin do Võ Nguyên Giáp, một người trong cương vị bộ trưởng quốc phòng thay thế Phan Anh, mà David Halberstam cho rằng có “kỹ thuật tổ chức cứng rắn tuyệt hảo để âm thầm quét sạch các phần tử quốc gia đối địch.” [39] Tuy nhiên phải nhớ rằng mọi việc làm của các lãnh tụ VM như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ đều dưới sự điều động của Hồ Chí Minh. Điều này đã được sử gia Hoa Kỳ Douglas Pike, trong cuốn History of VN Communism xác nhận: “Võ Nguyên Giáp có thể là thiên tài về bạo lực. Trường Chinh là lý thuyết gia uyên bác. Nhưng chính sự vận dụng óc tổ chức xuất sắc của Hồ Chí Minh đã đưa tới thắng lợi rõ rệt.” [40] Quả thật, trong vụ án phố Ôn Như Hầu và sau đó là vụ cầu Chiêm Sơn, chính bàn tay của Hồ Chí Minh đã điều khiển tất cả.

Tháng 5 năm 1946, sau khi lực lượng quân sự của Trung Hoa rút lui khỏi Hà Nội, Đảng Cộng Sản Đông Dương bắt đầu kế hoạch khủng bố nhắm vào lực lượng Mặt Trận Quốc Dân Đảng.

Đối với vụ Ôn Như Hầu tuy đã xảy ra hơn sáu thập niên về trước, luận điệu của tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là những âm hưởng mang tính hận thù và nhất là đầy gian trá.

Trong cuốn Những năm tháng không thể nào quên, Võ Nguyên Giáp viết: “... Ngày 11 tháng Bảy, Thường Vụ được các đồng chí ở Nha Công An báo cáo: Bọn phản động Việt Nam Quốc Dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng dự định cho tay chân phục sẵn, bắn súng, ném lựu đạn vào binh lính Pháp... Sau khi đã nắm rõ âm mưu của bọn phản động, Thường Vụ chủ trương chỉ thị cho Nha Công An nhanh chóng hành động dập tắt từ trong trứng những mưu đồ của bọn phản cách mạng. Mờ sáng 12 tháng Bảy, một đơn vị công an xung phong bất thần vào khám trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại số 132 phố Minh Khai. Bọn phản động bị bắt tại chỗ cùng với tang vật: một chiếc máy in và những đống truyền đơn còn chưa ráo mực.

7 giờ sáng, Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội... Tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa cùng với những vết máu trên tường. Công An ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác bị chặt thành nhiều khúc... Tại trụ sở trung ương của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố Cửa Bắc), ta còn tìm được thêm nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp... Trong số kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc...”[41]

Trong cuốn hồi ký Người Chân Chính, Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo Cộng Sản bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của ông Ngô Đình Cẩn bắt thời Đệ I Cộng Hòa, đã ghi lại như sau: “... Văn tình nguyện theo học khóa quân chính cấp tốc, bổ sung cho Đoàn quân Nam tiến. Khóa học bế giảng đúng vào lúc một số phản tặc núp bóng đảng phái đối lập và giả dạng lính tàu để gây tội ác trong dân chúng. Hai trụ sở treo cờ Tàu mọc lên ngay ở phố Ôn Như Hầu và Quan Thánh. Bên trong, đầy ắp người Việt không biết một tiếng Tàu, mặc binh phục Tàu, quấn xà cạp tới đầu gối, đầu trọc lốc đội mũ vải lưỡi trai in hệt “tàu phù” (tên gọi quân Lư Hán do người Hà Nội đặt cho). Đấy là hai hang ổ của bọn chuyên bắt cóc, tống tiền, giam người trái phép, tra tấn rồi thủ tiêu. Văn được lệnh trở về cùng anh em cũ thành lập Ban A.S. (Ban Ám sát) từng bước phản công hai hang ổ nói trên. Vụ Ôn Như Hầu đã bị phát giác ra các hố chôn người tập thể gây chấn động dư luận trong nước và thế giới” [42] Qua đoạn văn trích dẫn này, người ta thấy được thủ đoạn của Việt Minh lúc đó là lập ban ám sát để thủ tiêu, thanh toán các lực lượng chính đảng quốc gia. Thử hỏi Việt Minh lúc đó đã nắm được chính quyền, thì cứ đường đường chính chính mà ra tay, hà cớ chi phải lập ban ám sát, hành động ám muội? Lập ban ám sát chính là hành vi ném đá dấu tay, ngụy tạo sự thật để có cớ thủ tiêu đối lập mà không bị dân chúng lên án.

Trong cuộc dàn dựng kế hoạch tiêu diệt các thành phần chính đảng quốc gia, đảng CSVN đã có những hành động mua chuộc các tướng lãnh Trung Hoa như Lư Hán, Tiêu Văn, cụ thể là đem dâng cho các tướng này nhiều vàng bạc, thậm chí đúc cả một bộ bàn đèn thuốc phiện bằng vàng đem dâng cho Lư Hán.

Người Pháp cũng thấy khó khăn khi nói chuyện với các chính đảng quốc gia hơn là thương thảo với Việt Minh cho nên họ đã hết lòng cộng tác với phe nhóm của Hồ Chí Minh trong việc tiêu diệt các lực lượng quốc gia. Sử gia Ellen Hammer, trong tác phẩm The Struggle For Indochina cho biết: “Tại Hà Nội, các xe trinh sát của Pháp chặn hết các đường phố dẫn tới trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng để cho Việt minh tấn công vào đó. Quân Pháp xua đuổi quân của Đồng Minh Hội (chỉ Việt Cách) ra khỏi Lạng Sơn và Hải Phòng giúp cho quân Việt Minh tiến vào. Tại Hòn Gay, quân Pháp thả hết tù thuộc ủy ban hành chánh địa phương của Việt Minh.”[43]

Trước khi thi hành quỷ kế trong vụ Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp đã liên lạc với Đại Tá Crépin là đại diện lâm thời của Tòa Cao Ủy Pháp, để phân trần lý do phải dùng những biện pháp cứng rắn đối với những phần tử phản động, phá hoại sự hợp tác giữa Pháp với CSVN đồng thời Giáp còn yêu cầu Crépin giúp cho một số chuyên viên sử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của VNQDĐ mà CS hiện thiếu số chuyên viên đó. Lời yêu cầu của Võ Nguyên Giáp được Crépin nhiệt liệt tán thành, hứa sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi Giáp yêu cầu. [44]

Trong tác phẩm Giap, the victor in Vietnam, sử gia Peter Macdonald cho biết: “Trước sự sắp sửa rút lui của lực lượng Trung Hoa, các phe quốc gia trong khi cùng một lúc phải chống lại người Pháp và Việt Minh, đã trở nên mục tiêu dễ bị đánh phá. Lúc bấy giờ, tuyệt vọng trong việc giành lại thế thượng phong, họ tiến hành gấp rút các biện pháp quân sự và bắt đầu chỉ trích Giáp trên báo chí và phá uy tín của Giáp bằng các tin đồn miệng. Giáp giận dữ ra lệnh đóng cửa các tờ báo và triển khai các đơn vị Việt Minh chống lại các lực lượng phe quốc gia ở vùng ngoại ô, với sự giúp đỡ tiếp tay của Quân đội Pháp vốn coi phe quốc gia là mối đe dọa còn hơn cả cộng sản.” [45]

Trong cuốn sách Việt Nam Quốc Dân Đảng, lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954, tác giả Việt Dân Hoàng Văn Đào đã trình bày những tin tức mà ông thu thập được về vụ án này:

“Võ Nguyên Giáp tuyên bố là có một tên công an đến mật báo với Giáp rằng: “Trong khi y bị đặc vụ VNQDĐ bắt giam tại số 7 phố Ôn Như Hầu (Bonifacy), y lắng tai nghe trộm được những người công tác trong cơ quan ấy bàn nhau dự định đến ngày 14 tháng 7 (14 Juillet) này, nhân dịp Pháp mời chính phủ chúng ta đến dự lễ duyệt binh VNQDĐ sẽ đặc phái đoàn quân cảm tử đến hành thích nhân viên Chính phủ chúng ta; và người chỉ huy trong cơ quan Ôn Như Hầu, y thường nghe thấy mọi người đều nhắc đến tên Trí.”

Thế là Võ Nguyên Giáp quyết định nhằm vào trụ sở số 9 phố Ôn Như Hầu, không cần biết có sự thực hay là không?

Căn nhà số 9 phố Ôn Như Hầu lúc ấy là Trụ sở của Ban Tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng bộ VNQDĐ từ Nam Ngãi mới thuyên ra đóng trên tầng lầu; lớp dưới là nơi đang mở một lớp chính trị huấn luyện cho các cán bộ từ các khu đưa về.
Nguyên biệt thự số 9 phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở; đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn ở đấy; kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho VNQDĐ, mới từ tháng 5-1946. Trong khi quân đội Trung Hoa ở biệt thự ấy, có một số quân nhân thuộc loại “Tầu phù” bị chết: chết bằng đủ mọi cách: vì đương đói, nay mới được ăn no đến bội thực mà lăn ra chết, chết về bệnh phù thũng v.v. đồng bọn cho đào hố vùi ngay bên hông hay sau những gốc chuối gần ngay cạnh biệt thự. Nhà thầu khoán Nguyễn Duy Hợi là người được trao phó việc sửa sang lại ngôi biệt thự này trước khi được dùng làm trụ sở VNQDĐ có cho chúng tôi biết rằng: vài ngày trước khi rút lui, bọn Tàu phù còn mới vùi dập thêm ở ngoài vườn biệt thự một số quân nhân Tàu mới chết nữa.” [46]

Nói về sự dàn cảnh của vụ này, Hoàng Văn Đào viết tiếp: “Tối hôm ấy (12.7.1946) sở Quân vụ Thành phối hợp với Tư lệnh bộ ra lệnh giới nghiêm toàn thành; rồi lợi dụng thời gian giới nghiêm vắng người qua lại, sai sở công an Bắc bộ xuống Nhà thương Bạch Mai và Phủ Doãn chở một số xác chết vô thừa nhận (Ông Nguyễn Văn Huyên khi ấy làm thư ký nhà thương Bạch Mai đã cho biết rằng: đêm 12.7.1946, công an C.S. đã xuống Nhà thương Bạch Mai lấy đi 3 xác chết vô thừa nhận) đem đến vứt trong trụ sở Ôn Như Hầu của VNQDĐ đồng thời cho mai phục súng ống đầy đủ xung quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào.

Đầu tiên bên VNQDĐ chống trả mãnh liệt và không cho họ được tự tiện xâm nhập trụ sở. Cuối cùng binh sĩ C.S. phải dùng đến áp lực súng đạn mới ập vào được. Thế là đang đêm họ bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó bí mật mang đi, trong số có: Phan Kích Nam, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Chữ, Phan Quán, Phạm Văn Thắng v.v... với một số giấy tờ, trong đó có một tài liệu quan trọng là chương trình kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh.

Sáng hôm sau, (13.7) C.S. cho khai quật các xác chết ngoài vườn lên, xác chôn lâu có, xác mới chôn cũng có (số xác mà Công an Bắc bộ mới mang tới tối hôm trước), lập thành biên bản; rồi mời báo chí, đồng bào cũng như một số người ngoại quốc đến xem để chụp hình quay phim; rồi cho trưng bày hình ảnh tại phòng Thông tin cho công chúng vào xem, tuyên truyền vu cáo trước dư luận rằng:

- VNQDĐ đã lập riêng nơi số 9 Ôn Như Hầu một “Hắc điếm” chuyên cướp của và bắt cóc giết người, thủ tiêu những thường dân vô tội, và sự thực đã chứng minh.” [47]

Cũng trong tài liệu vừa trích dẫn, tác giả Hoàng Văn Đào cho biết thêm rằng: “Tài liệu này đã tìm thấy trong tập hồ sơ của tên Lễ, là đại đội trưởng C.S. bị cơ quan an ninh của Hội đồng An dân thành phố Hà Nội bắt được hồi năm 1947. Tên Lễ đã khai: “chính y là người được Võ Nguyên Giáp cử ra đứng điều khiển việc vào chiếm và canh gác cơ quan Ôn Như Hầu, rồi đem xác chết từ các nhà thương đến chôn xuống, dàn cảnh để khám xét, khai quật những xác chết ấy lên, vu cáo cho VNQDĐ cướp của, bắt cóc, giết người để bôi nhọ.”[48]

Trong tuyển tập Quan điểm về một số vấn đề Chính trị và Văn hóa Việt Nam, Minh Vũ Hồ Văn Châm, qua bài Câu chuyện xoay quanh lá cờ, đã giới thiệu về là cờ sao trắng, nói về Quốc Dân Đảng gốc Đại Việt và Quốc Dân Đảng gốc Việt Quốc trong bối cảnh một trường Quốc Học xứ Huế vẫn còn bầu khí e dè sợ sệt vì an ninh bản thân mặc dù một số các vị thầy giáo khả kính thuộc ĐV (đít vịt) hay QDĐ (quần dài đen) không ngớt âm thầm truyền bá chủ nghĩa quốc gia trong lòng các thanh niên học sinh, đề cập đến quá trình lịch sử của các chính đảng quốc gia, và nhất là đã lên tiếng về các âm mưu bẩn thỉu của chế độ Việt Minh, trong năm 1946 với việc ngụy tạo vụ án Ôn Như Hầu, vụ cầu Chiêm Sơn nhằm mục đích triệt hạ các lực lượng quốc gia, để độc chiếm quyền lãnh đạo trên đất nước. [49]

Với bài báo Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu, nhằm trả lời chế độ CS Hà Nội, tác giả Nghiêm Văn Thạch cho biết ngày 19-8-2005 báo Nhân Dân, cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài viết của Lê Hữu Qua, thiếu tướng công an CS tự giới thiệu là người trực tiếp chỉ huy một tiểu đội tấn công cơ sở của đảng Đại Việt ngày 12-7-1946 ở phố Duvigneau và nhiều cơ sở khác của Đại Việt sau đó.

Nhận định về bài viết của Lê Hữu Qua, tác giả Nghiêm Văn Thạch ghi rằng: “Bài báo cáo Lê Hữu Qua khoe khoang chiến tích của đơn vị ông, kể cả những miếng võ ngoạn mục của đội xung kích do ông chỉ huy, nhưng với người đọc có óc nhận xét nó là một tố giác đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam vì ông ta viết một cách khờ khạo. Trước hết Lê Hữu Qua nói rằng Đại Việt âm mưu bạo động. “đào công sự chiến đấu, canh gác ngày đêm, tăng cường lực lượng bảo vệ, nội bất xuất ngoại bất nhập.”Nhưng ông ta thuật lại rằng chỉ tấn công cơ sở này với một tiểu đội (khoảng 10 người) và thành công dễ dàng vì chỉ có một “tên lính canh ngủ gật”và khoảng 20 người đang ngủ say. Rõ ràng là một mâu thuẫn ngớ ngẩn chứng tỏ đây chỉ là một chỗ làm việc bình thường của Đại Việt bị tấn công trong lúc không nghĩ là mình sẽ bị tấn công. Lê Hữu Qua cũng không nói tới bất cứ một vũ khí nào, điều này chứng tỏ những đảng viên Đại Việt này hoàn toàn tay không. Như vậy không hề có cơ sở chiến đấu, không có việc chuẩn bị bạo động. Và đây là sự thật.

Mặt khác, Lê Hữu Qua cũng xác nhận là Đảng Cộng Sản Việt Nam vô cớ tấn công. Lê Hữu Qua viết “theo nhận xét của Nha, bọn chúng sẽ ra tay vào ngày 14-7”. Chỉ “nhận xét”thôi là ra đòn, và nhận xét theo bằng chứng nào thì Lê Hữu Qua hoàn toàn không nói, vì không có. “Nha”mà Lê Hữu Qua nói đến là Nha Công An, lúc đó do Lê Giản làm giám đốc, cơ quan này chỉ huy toàn bộ công an cộng sản lúc đó. Vẫn theo giọng điệu gian trá và khủng bố của cộng sản lúc đó, Lê Hữu Qua nói về “âm mưu” của Đại Việt như sau:

“Vậy là “kịch bản” của chúng đã rõ ràng; khi bọn Pháp diễu binh ngày 17 tháng 7, bọn Đại Việt sẽ ném lựu đạn vào đoàn duyệt binh, chúng còn ghi rõ, chỉ ném vào bọn lính da đen!!! Pháp sẽ vu khống Việt Minh đánh chúng và lập tức đánh úp các cơ quan đầu não và bắt các lãnh tụ của ta. Đại Việt sẽ đảo chính tại Hà Nội và các cơ sở của chúng ở địa phương sẽ nổi dậy hưởng ứng âm mưu của thực dân Pháp và tay sai quả là thâm độc và nguy hiểm nếu công an ta không đánh được một đòn quyết định và kịp thời này.”

Nhưng Lê Hữu Qua không thể đưa ra bằng cớ nào về “kịch bản” này, vì hoàn toàn không có.

Về vụ án Ôn Như Hầu, Lê Hữu Qua viết:

“Trong đợt tấn công Đại Việt lúc đó, sau được gọi là “Vụ án phố Ôn Như Hầu”. Đó là tại số nhà 7 phố Ôn Như Hầu (sau này là phố Nguyễn Gia Thiều), ta bắt được tên Phan Văn Kích, ủy viên trung ương của Quốc Dân Đảng, tại đây có một phòng giam, còn hai người bị trói đang nằm đó cùng với rất nhiều dụng cụ đánh đập tra tấn... những người bị chúng bắt cóc về để tống tiền, máu me còn be bét trên tường, không khí nồng nặc hôi thối. Ở sân, đào lên còn thấy ba hố chôn người. Có hố mới chôn, xác nạn nhân bị chặt ra nhiều đoạn!!! Bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhiều chị hàng rong, anh xích lô, cả thầy giáo, cả thầy thuốc... trước kia bị mất tích là do “các nhà ái quốc này” bắt cóc về để hãm hiếp, tống tiền, sau đó là thủ tiêu tại chỗ!!!”

Tác giả Nghiêm Văn Thạch đã “kê tủ đứng” vào họng bọn ngụy quyền Cộng Sản, khi vạch trần chính sách gian trá qua bài viết của Lê Hữu Qua: “Cũng lại là một trò dựng đứng vô lý với lời lẽ thô bỉ của một kẻ hạ cấp đắc chí. Cái gì bảo đảm rằng những xác chết, những vết máu không phải do chính công an mang tới? Đây là một trò vu khống cố hữu của công an cộng sản. Năm 1984 họ đã đem vũ khí vào trong chùa lấy cớ bắt hai đại đức Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát về tội âm mưu bạo loạn để tuyên án tử hình. Bây giờ thì họ mặc nhiên nhìn nhận là không có gì và đã trả tự do cho hai vị này dưới áp lực của dư luận. Họ cũng đã ném truyền đon do chính họ in ra vào các trụ sở Tin Lành để lấy cớ đóng cửa các nhà thờ và bắt giam các mục sư. Đó là hơn 40 năm sau, khi họ đã văn minh nhiều so với ngày trước.” [50]

Chính sách gian trá và hành động sử dụng bạo lực của chế độ Cộng Sản chỉ có thể đánh lừa hạng dân ngu khu đen, ít học lúc bấy giờ, hay bọn theo đóm ăn tàn, tuy có chút tri thức nhưng vụng suy hay sợ sệt ngón đòn gian ác của Việt Minh mà câm miệng, thủ khẩu như bình.

Trong thực tế, giới nghiên cứu sử học ngoại quốc cũng đã thấy được sự thật và mạnh dạn nói lên sự thật đó trong các công trình nghiên cứu đứng đắn của họ.

Trong tác phẩm Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, sử gia Cecil B. Currey đã viết: “Vụ án phố Ôn Như Hầu”dọi ánh sáng trên các phương pháp của Giáp. Sau khi chỉ thị cho tay chân chiếm trụ sở chính của VNQDĐ ở phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội, Giáp ra lệnh cho bọn đó thiết trí một phòng tra khảo. Bọn chúng đã đào một số xác chết chung quanh vườn lên để Giáp loan báo là bọn này đã phát giác ở sau vườn một nấm mồ tập thể của nhiều đối thủ bị VNQDĐ giết. Trong thực tế những xác chết vô danh kia chính là các đảng viên VNQDĐ bị người của Giáp thủ tiêu. Tuy nhiên bọn Giáp vẫn cứ tuyên truyền với những ai đến xem đó là các xác chết bị người quốc gia giết. Bọn chúng bảo: “Coi đấy, hành vi kinh tởm của bọn quốc gia là thế đấy.” Khi sự thật bắt đầu đồn đãi ra, vụ án Ôn Như Hầu đã thực sự mở mắt cho những ai còn chưa tin rằng Việt Minh là màu đỏ.”[51]

Đến đây tưởng cũng nên nhắc đến Phan Kích Nam là người chủ chốt trong vụ án Ôn Như Hầu. Phan Kích Nam hay Phan Xuân Thiện quê quán tại Điện Bàn, Quảng Nam, con một mục sư đạo Tin Lành. Đậu Tú Tài Toàn Phần xong, ông không theo ngành công chức mà đi dạy học ở các trường tư và gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, hoạt động cách mạng. Ông bị bắt tại trụ sở Quốc Dân Đảng thuộc phố Ôn Như Hầu, chuyển về giam tại xà-lim án tử hình ở Hỏa Lò rồi sau đưa lên lao xá Phú Thọ giam dưới hầm kín (cachot) giữa sân. Một đêm vào đầu năm năm 1947 Phan Kích Nam bị VM dẫn ra khu đất hoang gần lao xá tỉnh Phú Thọ hạ sát cùng với Lê Khang và 11 người khác.

Với việc ngụy tạo vụ án Ôn Như Hầu, VM đã thành công tạo ra đòn tâm lý rất nặng đó là khiến nhiều người trước đây theo Quốc Dân Đảng nay bỏ hàng ngũ Việt Quốc, Việt Cách mà chạy theo VM [52], nhiều người bị lừa bịp như trường hợp Huỳnh Thúc Kháng.[53] Tuy nhiên, theo ghi nhận của Hoàng Văn Đào, đồng bào Thủ đô lúc ấy có rất nhiều người biết rõ sự thật câu chuyện vu khống này, nhưng vì áp lực chính quyền CS có ai dám hở môi. Còn những người có tên tuổi, có uy tín của phe quốc gia ở trong Chính phủ Liên hiệp thì đã xuất ngoại cùng một lúc hoặc trước khi quân đội Trung Hoa rút lui. Những kẻ chậm chân còn ở lại trong nước thì đang tìm cách lẩn tránh để khỏi bị sát hại; lấy ai đâu mà tẩy vết nhơ để thanh minh sự vụ trước đồng bào, trước lịch sử. [54]

Sau vụ án Ôn Như Hầu, bầu không khí khủng bố bao trùm cả Hà Nội, với biết bao cảnh bắt bớ, ám sát, thủ tiêu trên từng mỗi con phố, góc tường, vỉa hè v.v... Tác giả Bùi Diễm đã ghi lại hoàn cảnh sinh hoạt đầy tử khí lúc bấy giờ như sau: “Tôi không dám ngủ ở một nơi nào hai đêm liền. Đi đâu thì cũng phải nhìn trước nhìn sau, canh chừng đủ mọi thứ, đủ mọi người và khẩu súng lục giắt ở sau lưng có lẽ là thứ vật dụng được nghĩ tới ngày đêm. Ông Trương Tử Anh cũng sống như vậy, Vì Việt Minh thừa biết ông là đảng trưởng Đại Việt, nên ông bị truy lùng gắt gao, bởi vậy mà đêm nào ông cũng phải rút về nơi an toàn. Họp thì cũng chỉ với một hai người là cùng, và ngoài liên lạc viên không ai được biết trước nơi họp. Suốt vụ hè này, tôi được gặp ông luôn và một đôi khi ở cùng với ông vài ngày trong một căn nhà khu Nhà Diêm, phía Nam thành phố Hà Nội. Làm việc luôn với ông, tôi cảm thấy càng ngày càng cảm mến, kính trọng ông và lúc này, một nửa thế kỷ sau, nhớ lại những ngày ấy tôi lại càng kính mến ông.”[55]

Nói về tinh thần đoàn kết giữa các chính đảng quốc gia, có lẽ qua kinh nghiệm của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, Đảng Trưởng Trương Tử Anh đã có lần nói với ông Bùi Diễm: “Đoàn kết khó lắm, nhưng không có đoàn kết thì khó lòng đánh lại được Cộng Sản.” [56]

Trở lại với một con người điển hình bị CS lợi dụng đành mang một nỗi hận đau đớn cho đến chết đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng, chấp nhận ra cộng tác với Hồ Chí Minh có lẽ cũng do sự thúc đẩy của ý thức đoàn kết.

Huỳnh Thúc Kháng tên thật là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè già, mính chứ không phải minh như một số tài liệu ghi nhầm), sinh năm 1876 tại làng Bình Thạnh, tổng Tiên Giang thượng, huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ đầu kỳ thi Hương tại trường thi Thừa Thiên năm 1900, đỗ đầu kỳ thi Hội tại Huế và đỗ thứ tư trong kỳ thi Đình sau Đặng Văn Thụy, Trần Quý Cáp, Hoàng Kiêm. Huỳnh không ra làm quan nhưng trở về Quảng Nam vận động cuộc duy tân với Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, bị Pháp bắt năm 1908 vì can dự vào phong trào kháng thuế và bị đày ra Côn Đảo. Ông học chữ Pháp trong tù và tương truyền để có đủ chữ dùng, ông đã học thuộc lòng cả một cuốn từ điển Pháp Việt.

Sau khi ra tù, Huỳnh Thúc Kháng về quê sinh sống, ứng cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ năm 1926, đắc cử và được bầu làm Viện Trưởng, năm sau (10-8-1927) ông xuất bản tờ báo Tiếng Dân có nhiều đụng chạm với người Pháp và triều đình Huế. Đối với phong trào cộng sản, từ năm 1930, họ Huỳnh không đánh giá cao trong các bài viết trên Tiếng Dân và bài phỏng vấn trả lời nữ ký giả Andrée Viollis năm 1931: “... Quần chúng Việt Nam hoàn toàn không biết đến lý thuyết Lénine. Vài người trẻ ở hải ngoại đã du nhập lý thuyết nầy, nhưng dân chúng chẳng hiểu được gì và họ nghĩ rằng như mọi thuyết khác, nó hứa hẹn giúp họ thoát qua khỏi cảnh cùng cực...” [57]. Tuy nhiên có lẽ ông Huỳnh không biết gì về hiểm họa Cộng Sản so với một nhà tu thì nhà tu này lại tỏ ra sắc bén trong những nhận định về Cộng Sản, ngay từ khi chưa có Đảng Cộng Sản Đông Dương (được thành lập ngày 3-2-1930), đó là linh mục Nguyễn Văn Thích, con cụ Thượng Thư Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại, giáo sư Hán văn tại Viện Đại Học Huế 1957-1975. Từ năm 1927, khi ở Quy Nhơn, linh mục Nguyễn Văn Thích đã in một tập sách nhỏ có tên Vấn đề Cộng Sản trong đó tác giả nhận định:

“Con quỷ của chủ nghĩa Cộng Sản đang nắm bắt những dịch vụ đương thời, những vấn nạn chính trị, những vấn đề vốn chỉ đặt ra cho các cơ sở chính quyền, và đem những việc đó thảo luận với đám bình dân cùng trẻ con là những kẻ vẫn còn chưa biết phải khảo sát các vấn đề ấy làm sao cho thích đáng. Những người cộng sản cũng khai thác bản tính tham lam, độc ác của các tầng lớp hạ lưu và sử dụng các phương tiện bạo lực, dã man để mau chóng đạt mục tiêu của mình.” [58]

Linh mục Nguyễn Văn Thích đã viết những điều này vào năm 1927, khi chưa có Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng hai thập kỷ sau đó chính chế độ Việt Minh đã sử dụng các phương tiện bạo lực, các kế sách mọi rợ, dã man để đạt cho được mục tiêu của mình là cướp lấy và nắm chặt chính quyền một cách mau chóng. Cộng Sản đã khai thác bản tính tham lam của người dân quê VN nên đã tạo ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930) hứa hẹn lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, áp dụng cả trong năm đợt Cải Cách Ruộng Đất (1949-1956) lấy ruộng địa chủ chia cho bần cố nông, khai thác bản tính độc ác của các tầng lớp hạ lưu bằng cách trao cho họ một vài chút uy quyền nơi phường, xã, thôn, ấp để sử dụng trong việc giết các đối thủ chính trị, những người bất đồng chính kiến một cách không nương tay, không ngại ngùng, không thương xót mà các biến cố đảng tranh giai đoạn 1945-46 tại Hà Nội, Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, biến cố Tết Mậu Thân ở Huế (1968) là những thí dụ rất điển hình.

Trở lại với câu chuyện cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ thường hay xưng mình là một nhà cách mạng công khai (un révolutionnaire ouvert) trong quan hệ với người Pháp.

Năm 1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng được Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần mời ra Hà Nội giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ trong Chính phủ Liên hiệp ra mắt ngày 2-3-1946.

Nhận xét về thành phần chính phủ liên hiệp lúc bấy giờ, Nghiêm Kế Tổ đã viết rằng: “Nhìn qua thành phần chính phủ cải tổ, về hình thức thì hoàn toàn đoàn kết nhưng bên trong khác hẳn. Cụ Nguyễn Hải Thần già yếu nhu nhược, giữ ghế Phó chủ tịch làm gì. Địa vị Ngoại trưởng của Nguyễn Tường Tam, nào có ngoại giao gì đâu, ngoại giao với Pháp thì đường lối chính đã do Việt Minh vạch sẵn rồi, chỉ còn có ngoại giao với Trung Hoa thì cái thế anh em nhà của Nguyễn ngoại trưởng với Lư Hán, Tiêu Văn lại là một điều lợi cho Việt Minh quá. Về Nội vụ, cụ già Huỳnh Thúc Kháng chỉ còn dư gân sức ký những sắc lệnh đã được thảo sẵn. Riêng bộ Quốc phòng của Phan Anh thì chỉ làm nhiệm vụ kiến quân, dưỡng quân và huấn quân, còn việc dụng quân lại thuộc Võ Nguyên Giáp...”[59] Độc giả nên chú ý đến câu cuối của Nghiêm Kế Tổ bởi vì chính Võ Nguyên Giáp đã sử dụng quân đội trong việc đánh phá các chiến khu của Quốc Dân Đảng trong nhiều tỉnh ở Bắc Kỳ và dùng võ lực để tiêu diệt các lực lượng đối kháng tại Hà Nội điển hình qua vụ phố Ôn Như Hầu và cầu Chiêm Sơn mà chúng tôi sẽ nói đến ở phần sau.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng không có kinh nghiệm về Việt Minh, lại không có kinh nghiệm hoạt động chính trị đảng phái nên sau khi Võ Nguyên Giáp dàn dựng ra vụ Ôn Như Hầu và mời đến chứng kiến với tư cách bộ trưởng Nội vụ, cụ đã cực lực lên án rằng: “Không ngờ bên Việt Quốc lại có những hành động quá tàn ác như thế!” rồi sau đó, ngày 14-7-1946 với cương vị quyền Chủ tịch nhà nước, cụ Huỳnh ký nghị định trừng trị VNQDĐ [60].

Trước khi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Hồ Chí Minh đã viết cho Huỳnh Thúc Kháng tấm thiệp trong đó có sáu chữ Hán “Dĩ bất biến ứng vạn biến” (lấy cái không biến đổi để ứng phó với vạn cái biến đổi), mục đích là trói tay không cho cụ Huỳnh tiến hành một công việc nào đó khả dĩ làm hư các công tác khác của Việt Minh trong khi họ Hồ đi xa.

Hồ quả thật nham hiểm tột độ sắp đặt mọi công tác cho đàn em tiến hành, đúng như ông trả lời Tướng Salan tháng 5 năm 1946 “Giáp hoàn toàn tận tụy với tôi. Ông ta tồn tại được vì nhờ tôi nâng đỡ. Ông ta cũng như những người khác không làm gì được nếu không có tôi. Tôi là người cha của cách mạng.”[61]

Khi được Hồ Chí Minh cho về Quảng Nam, Huỳnh Thúc Kháng đau nặng nhưng không dám về quê Tiên Phước mà đi thẳng vào Quảng Ngãi, chết ở đó vì dư luận Quốc Dân Đảng lúc bấy giờ ở Quảng Nam rất sôi sục về hành động của cụ qua biến cố Ôn Như Hầu. Có người nêu nghi vấn là trước khi mất cụ Huỳnh dặn người nhà “chôn sấp” nghĩa là đặt thi thể cụ nằm úp mặt xuống đất nhưng người nhà thấy tội nghiệp quá, không đành làm như vậy.[62] Nhiều nghi án về cái chết của cụ Huỳnh còn ghi lại trong đó Minh Vũ Hồ Văn Châm cho rằng “Theo tiết lộ của cán bộ cộng sản Hoàng Mạnh Đức, Trưởng ban Huấn luyện Quân báo Liên khu 5, thì Huỳnh Thúc Kháng, sau khi đóng trọn vai trò bù nhìn bung xung, đã được cộng sản đưa về Quảng Ngãi dưỡng bệnh rồi chích thuốc thủ tiêu để diệt khẩu vào năm 1947.” [63]

Chính sách của Cộng sản là trở mặt sau khi đã đạt tới mục tiêu. Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ Liên hiệp để tạm yên lòng các chính đảng quốc gia, cần có Quốc hội đoàn kết nên đã đành lòng chịu nhường cho Quốc Dân Đảng 50 ghế và phe Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) 20 ghế, giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng sau khi lực lượng quân sự của Trung Hoa kéo về nước, và sau khi đã đạt được thỏa hiệp với người Pháp qua hiệp ước sơ bộ 6 tháng 3, đã đến lúc Việt Minh không cần khoác bộ áo quốc gia dân tộc nữa thì họ quay ra dứt điểm các thành phần bất đồng chính kiến với họ nhất là các đảng phái quốc gia đang sách động dân chúng yêu nước tố giác tội ác bán nước của họ. Một người như cụ Huỳnh Thúc Kháng khi xét thấy không cần dùng nữa thì Việt Minh thủ tiêu, với CS đó là chuyện bình thường, bởi vì “được chim bẻ ná, được cá đá lờ”.

Tác giả Nghiêm Văn Thạch có lẽ đã nhận định đúng về Huỳnh Thúc Kháng: “Sau cùng, lệnh đàn áp đã đến từ Huỳnh Thúc Kháng, một ông đồ nho lẩm cẩm hoàn toàn do đảng cộng sản khống chế. Tôi thành thật không hiểu vì sao người ta vẫn còn dành cho ông sự kính trọng nào đó. Thật ra ông chẳng có một kiến thức hay một lý luận nào đáng kể. Việc làm duy nhất của ông là đã đặt bút ký lệnh phát động một đợt đàn áp đẫm máu mà những người yêu nước chân chính đã là nạn nhân. Ông không biết gì và cũng không có ác ý, ông chỉ là một công cụ ngoan ngoãn và ngây ngô trong tay đảng cộng sản mà thôi.”[64]

Nếu vụ án Ôn Như Hầu tại Hà Nội là đòn của Việt Minh đánh vào bộ phận tuyên huấn của Quốc Dân Đảng Việt Nam thì vụ án cầu Chiêm Sơn cuối năm 1946 nhằm chủ đích đánh vào các thành phần nòng cốt lãnh đạo của đảng phái quốc gia tại Miền Trung Trung Bộ nơi mà Cộng Sản tuy có được chính quyền nhưng hơn một nửa quần chúng đã nghiêng về phía Quốc Dân Đảng VN.

Trước đó, từ năm 1942, Đại Việt Quốc Dân Đảng tại Phú Yên đã từng lãnh đạo 20,000 nông dân chống Công ty Đường Trung Kỳ (Société Sucrière d’Annam) của liên doanh tư bản Pháp – Hòa Lan chứng tỏ ảnh hưởng của Đại Việt còn rất sâu đậm trong dân chúng nông thôn. [65]

Tại Quảng Nam, cũng do sự xông xáo của Phan Kích Nam (tức Phan Xuân Thiện) mà hoạt động của Quốc Dân Đảng VN bành trướng mau lẹ với các cán bộ lãnh đạo kiên cường của như Trương Phước Tường, Phan Bá Lân, Hoàng Tăng (Hoàng Bình), Huỳnh Hòa, Phan Ngô, Nguyễn Đình Thiệp từ cuối năm 1945 đã xây dựng được cơ sở vững mạnh trong quần chúng. Nhiều nơi Ủy Ban Hành Chánh Xã nằm trong tay cán bộ Quốc Dân Đảng nên các mệnh lệnh của chính quyền CS không được thi hành thậm chí các cuộc quyên góp cũng bị thất bại. Chính vì vậy, Tổng bộ Việt Minh cùng với Xứ Ủy Trung Việt Trần Hữu Dực, kết hợp với Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu quyết định đàn áp Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam để bảo tồn địa vị của họ.

Trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng, tác giả Hoàng Văn Đào cho biết: “Ty công an CS Quảng Nam do Huỳnh Lắm, Trịnh Quang Xuân cầm đầu nhận lệnh của thượng cấp bố trí công việc đàn áp theo một kế hoạch chung. Trước hết ngầm vận động tên Nguyễn Phúc, tục gọi là Phó Đảnh làm nghề thợ rèn, nhà ở gầm cầu Chiêm Sơn thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.

Rồi một đêm vào hạ tuần tháng 7.1946, khi chuyến xe lửa chở binh sĩ tiếp viện cho mặt trận Nam bộ chạy đến cầu Chiêm Sơn, bỗng dưng ngừng lại, vì thấy có lửa đốt ra hiệu báo nguy. Tưởng là có người bị nạn, nhưng xuống xem, thời lại thấy có người đương tháo đinh bù-loong ở dưới gầm cầu; đó là theo lời khai của tài xế trên chuyến xe lửa ấy.

Rồi ngay ngày hôm sau, Phó Đảnh cùng đứa con trai của y 15 tuổi, được ty công an đòi đến. Vì đã có sự dỗ dành mua chuộc với giá cả xong xuôi, bắt ép Phó Đảnh phải khai là những đảng viên VNQDĐ do Phan Bá Lân tổ chức với y phá cầu Chiêm Sơn, để cướp khí giới của đoàn quân đi Nam bộ, đặng có số khí giới cướp chính quyền tỉnh Quảng Nam. Kế tiếp công an CS lại đọc thêm từng tên khác, buộc Phó Đảnh phải ký cung. Nắm được tờ cung khai của Phó Đảnh, công an ra lệnh lùng bắt Phan Bá Lân, Huỳnh Hòa, Phan Ngô và một số đảng viên khác đem về giam, rồi dùng cực hình tra tấn dã man tàn ác hơn cả mật thám thời Pháp thuộc, bắt buộc phải nhận những điều hoàn toàn bịa đặt... Phó Đảnh khi thấy những người mà mình bắt buộc phải khai ra để được lãnh một số tiền thưởng, không ngờ chính mắt y thấy những người ấy lại bị tra tấn quá dã man, mà y cũng không được thả ra, y quay lại hối hận, rồi xé áo dùng làm giây treo cổ tự tử trong phòng xí; còn đứa con của y, vì biết rõ âm mưu ấy, CS thấy không thể tha được nữa, buộc lòng đem đập cho hết luôn!” [66]

Sau vụ án này, CS mở một màn đại khủng bố nhằm vào các cơ sở của Quốc Dân Đảng tại các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Quế Sơn, Đại Lộc, Hòa Vang, Thăng Bình, Tiên Phước, bắt bớ rất nhiều cán bộ Việt Quốc đem lên giam ở Nghi Hạ, Trà Linh khiến đa số chết vì suy dinh dưỡng, lao động cực nhọc, thiếu quần áo, thuốc men và vì lam sơn chướng khí. Các cán bộ lãnh đạo nòng cốt của Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam đã kiên cường phủ nhận tất cả những điều cáo buộc phi lý của CS mặc dù bị bắt giam, đánh đập tàn nhẫn. Hai câu đối sau đây do một đảng viên Việt Quốc quê ở Duy Xuyên vốn bị giam ở trại Trà Linh, và đã chết sau đó mấy tháng, đã tức cảnh sinh tình phản ảnh khá đầy đủ sự đầy đọa vô nhân đạo mà các chiến sĩ chính đảng quốc gia phải chịu đựng dưới bàn tay độc ác bất nhân của Cộng Sản:

Trăng hai tròn xác chết đã năm thây, mượn đất Trà Linh chôn sấp ngửa;
Chiếu một manh kẹp tre thêm bảy tấm, gọi hồn Tổ Quốc chứng ngay gian
.”

Tại Quảng Bình, cụ Tú Xương làm Chủ nhiệm Tỉnh bộ Quốc Dân Đảng Việt Nam được hơn một tháng thì bị Công an CS bắt cóc, rồi bỏ bao bố thả xuống sông, theo giòng sông Nhật Lệ trôi về trước mặt thành phố Đà Nẵng [67].

Tiếp sau vụ cầu Chiêm Sơn, công an Quảng Ngãi đã điều động lực lượng truy lùng các cán bộ nòng cốt của Mặt Trận Quốc Dân Đảng và bắt được các ông Nguyễn Hoàng, Phạm Đình Nghị, Trần Cừ, Võ Đình Yên, Trần Giám, chỉ có Phan Quang Bổng là may mắn chạy thoát. Tại Bình Định, công an đã bắt giam rồi xử tử hình Nguyễn Hữu Lộc, Đoàn Đức Thoan, Võ Minh Vinh, riêng hai chú cháu Tạ Chương Phùng, Tạ Chí Diệp ra biển kịp thời vượt thoát vào Nam. Tại Phú Yên, tổ đình của Đại Việt Quốc Dân Đảng, Mặt Trận Quốc Dân Đảng cũng bị đàn áp khốc liệt, Tinh Hoa Thư Quán bị lục soát và phong tỏa, các cán bộ lãnh đạo như Trương Soạn, Huỳnh Anh, Trương Dụng Quyền, Phan Dùng, Huỳnh Tất, Trương Lịnh, Trương Ký nhất loạt bị bắt giam và rồi bị thủ tiêu.

Sau các vụ án đẫm máu phố Ôn Như Hầu rồi vụ cầu Chiêm Sơn dẫn đến biết bao cái chết bí mật, bi thảm có, công khai, rùng rợn có của các đảng viên, cán bộ trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng, ông Bùi Diễm đã có những ghi nhận về hình ảnh và dấu tích của Đảng Trưởng Đại Việt trong tập hồi ký của mình: “Vào mùa thu 1946, trong khi cả hai bên Pháp và Việt đang ráo riết sửa soạn chiến tranh thì nhiều bạn tôi trong đảng Đại Việt và những đảng phái quốc gia khác đều tìm cách lẩn trốn. Mỗi khi liên lạc lại được với nhau, thì câu hỏi đầu tiên là ai còn, ai mất, và ai là những người còn mà không thể ra mặt được? Mạng lưới công an của Việt Minh bao trùm lên cả nước.

Giữa lúc nguy kịch như vậy, ông Trương Tử Anh vẫn cố gắng không để lộ vẻ lo lắng và ngoài mặt ông vẫn bình tĩnh. Tôi vẫn được gặp ông và tin rằng dầu sao ông cũng tìm được cách giải quyết mọi sự khó khăn. Tuy ông không nói rõ cho tôi, nhưng tôi có cảm tưởng là ông đang lo di chuyển một số cán bộ vào Nam vì ở đó Việt Minh chưa hoàn toàn thao túng được. Ngoài ra, ông cũng nghĩ đến cách tăng cường những hoạt động ở ngoại quốc. Một hôm ông hỏi tôi có muốn sang Hồng Kông để hoạt động với cụ Kim không? Không hiểu vì tôi muốn ở gần ông trong những lúc ấy, hay linh tính bảo tôi từ chối, tôi viện lẽ là ở bên ngoài đã có anh Đặng Văn Sung và Đỗ Đình Đạo, để xin ông cho ở lại trong nước. Rồi ngày có ngày không, tôi vẫn gặp ông để nhận chỉ thị và tiếp tục hoạt động.

Vào khoảng đầu tháng 12, 1946, tình hình chung càng ngày càng khẩn trương như chỉ chờ dịp bùng nổ. Một hôm đúng như lời hẹn, tôi tới nơi đã được chọn để gặp ông Trương Tử Anh trên đường Cổ Ngư gần hồ Trúc Bạch, nhưng chờ mãi mà không thấy bóng dáng ông đâu cả. Đã mấy lần trước, ông không đến được chỗ hẹn, nhưng bao giờ cũng nhắn cho tôi biết tin ngay. Lần này thì khác hẳn. Tôi đợi suốt hai tiếng đồng hồ, càng đợi càng sốt ruột, nhưng rồi cũng phải bỏ đi vì sợ chính mình cũng rơi vào bẫy của Cộng Sản. Ngày hôm sau, anh Nguyễn Tất Ứng cho biết là anh cũng có hẹn với ông mà không được gặp. Ông Trương Tử Anh, hay là Anh Cả Phương đối với một số người trong chúng tôi, từ đó tuyệt tích.” [68]

Trương Tử Anh, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh đều là những nhân vật lịch sử nhưng mỗi người một phong cách, biểu lộ một thiên hướng khác nhau. Vũ Hồng Khanh là một nhà cách mạng thiên hướng bạo động, tướng đi như hổ, hiếu sát, về già râu tóc như sư tử, không phải là lãnh tụ chính trị. Nguyễn Tường Tam vốn cốt cách nhà văn, nhà nghệ sĩ, được nhà thơ Vũ Hoàng Chương ví như hoàng hạc [69], thiếu kiên nhẫn nên chính trường không phải là đất dụng võ của mình. Trương Tử Anh có năng khiếu là một lãnh tụ chính trị, tư tưởng gia, nghe nhiều hơn nói, bản lãnh, đảm lược, biết nhìn xa trông rộng nhưng tiếc thay không có thời, hay nói rõ hơn thời không đợi ông ta. Với việc Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài ngày 17 tháng 6 năm 1930, và Trương Tử Anh thất tung sau ngày 19-12-1946, Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A bị Việt Minh sát hại cũng trong năm 1946, chính đảng quốc gia Việt Nam nói chung không còn lãnh tụ theo nghĩa đích thực xứng đáng với tầm vóc của danh từ này. Và một trang sử đấu tranh hào hùng của các bậc tiên liệt dân tộc đã được lật qua...

***

Hơn sáu mươi năm về trước, chính sách của chế độ CS đối với các thành phần bất đồng chính kiến, các chính đảng quốc gia đó là sử dụng gian trá đi đôi với bạo lực nhằm khống chế và tiêu diệt các đối thủ chính trị. Thời điểm đó thiếu thốn các phương tiện truyền thông nên dư luận dân chúng dễ bị tuyên truyền, đầu độc và nhất là dân chúng chưa có kinh nghiệm về CS, chưa hiểu được bộ mặt gian trá, xảo quyệt của Cộng Sản, cho nên nhiều người bị lừa bịp, nhắm mắt nghe theo Cộng Sản. Ngày nay, dân trí đã cao, dân tình đã đổi khác sáng suốt bình tĩnh hơn, các phương tiện truyền thông đạt tới trình độ siêu đẳng về số lượng sử dụng và vận tốc nhanh chóng vô lường cho nên bất cứ một âm mưu xảo quyệt nào của chính quyền Cộng Sản áp dụng hòng chụp mũ, bôi nhọ, xuyên tạc – như bọn chúng đã cắt bớt lời nói của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trước Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20.9.2008 rồi mặc sức vu khống cho Ngài, làm tình làm tội đủ điều – thì hành vi bỉ ổi đó liền bị dư luận công chính trong nước và trên thế giới phanh phui và lột mặt nạ ngay lập tức. Ghi lại các biến cố dưới hình thức viết hồi ký, hồi ức cũng với luận điệu xuyên tạc sự thật trắng trợn, cũ mèm, lời lẽ đầy hận thù, trịch thượng, nhơ bẩn, lưu manh như sách của Võ Nguyên Giáp, của Lê Hữu Qua hay thậm chí như của Dư Văn Chất, về vụ án phố Ôn Như Hầu hay vụ cầu Chiêm Sơn chẳng hạn, ngày nay không lừa bịp được ai, lại có tác dụng “gậy ông đập lưng ông” đối với chế độ bất nhân Cộng Sản mà ai cũng oán ghét và lên án. Bài viết này ghi lại lịch sử tháng bảy đen năm 1946 đầy đau thương, uất hận qua hai biến cố nói trên, nghĩ rằng vẫn còn một số mặt hạn chế, xin được xem là một nén tâm hương tưởng niệm hàng chục ngàn 70 những anh hùng hữu danh hoặc vô danh thuộc các đảng phái quốc gia, tôn giáo cùng những người bất đồng chính kiến với đường lối Việt Minh, đã tiên phong hy sinh trong công cuộc chiến đấu cao cả chống lại chế độ bạo tàn Cộng Sản ngay từ giai đoạn 1945-46 vì lý tưởng Tự do, Dân chủ cho Đất nước và Dân tộc.

Nguyễn Đức Cung
New Jersey 15-12-2008


CHÚ THÍCH:
1.- Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, hồi ký chính trị, Nhà xuất bản Vĩnh Sơn, 1969, bản in lại ở Hoa Kỳ, trang 118.
2.- Đào Văn Hội, Ba nhà chí sĩ họ Phan, Nxb. Văn Sử, không đề năm in, tr. 130.
3.- Phan Bội Châu, Tự Phán, Nxb. Nhân Xã Học Xã, California, tr. 220.
4.- Tưởng Vĩnh Kính, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, bản dịch Thượng Huyền, Nxb. Văn Nghệ 1999, tr. 84.
5.- Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, Nxb. Tiếng Quê Hương, tái bản lần I, Virginia, 2006, tr. 539.
6.- Minh Võ, Sách đã dẫn, tr. 539.
7.- Minh Võ, Sđd, tr. 539.
8.- Minh Võ, Sđd, tr. 543.
9.- David Halberstam, Ho, Random House, New York, 1971, tr. 45.
10.- Pierre Brocheux, Ho Chi Minh, Du révolutionnaire à l’icône, Biographie Payot, Paris, 2003, tr. 65.
11.- Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995, Chiến tranh, Tị nạn, Bài học lịch sử, Tập I, Nxb. Tiên Rồng, 2004, tr. 34.
12.- Việt Dân Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch sử đấu tranh cận đại, 1927-1954, Tái bản kỳ II, 1970, tr. 108.
13.- William J. Duiker, Ho Chi Minh, New York, Hyperion, 2000, tr. 141.
14.- Tưởng Vĩn Kính, Sđd, tr. 140.
15.- Tưởng Vĩnh Kính, Sđd, tr. 144.
16.- Minh Võ, Sđd, tr. 64.
17.- Tưởng Vĩnh Kính, Sđd, tr. 109.
18.- Bản tin báo điện tử tiếng Việt của BBC, Ra mắt tiểu thuyết của Dương Thu Hương, Christine Nguyễn gửi đến BBC từ Paris, ngày 10-12-2008; DCVOnline.net, Đặng Trần Phương và Au Zénith của Dương Thu Hương, ngày 13-12-2008.
19.- Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử, Cơ sở Phạm Quang Khai xb., 2000, tr. 40.
20.- Trích từ Tuyên Cáo Đại Việt Quốc Dân Đảng.
21.- Tổng Bộ Tuyên Nghiên Huấn, Đại Việt Quốc Dân Đảng Lược Sử.
22.- Lê Thiệp, Cố nghị sĩ Đặng Văn Sung: Một tấm lòng son với nước non, Bán nguyệt san Việt Báo Miền Đông, số 54, ra ngày 01-06-1998, do Lê Phú Nhuận chủ biên, ấn hành tại Philadelphia, PA.
23.- Lê Thiệp, bài đã dẫn.
24.- Nguyễn Tường Bách, Việt Nam, một thế kỷ qua, dẫn lại theo Nguyễn Văn Quảng Ngãi, Theo giòng kỷ niệm, 2001.
25.- Bùi Diễm, Sđd, tr. 43.
26.- Bùi Diễm, Sđd, tr. 58.
27.- Nguyễn Tường Bách, Việt Nam, những ngày lịch sử, Nhóm Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam xb., Canada, 1981, tr. 82.
28.- Thụy Khuê biên soạn, Tiểu sử Nhất-Linh, trong Tuyển tập nhiều tác giả nhan đề Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ, Thế Kỷ phát hành, 2004, tr. 10-17.
29.- Trích Tập san Sử Địa số 23 và 24, Sài Gòn 1971, tái bản tại Pháp do AVAC, năm 1987, trang 44. Dẫn lại theo Võ Phiến, Đọc bản thảo Nhất Linh, Tuyển tập đã dẫn, tr. 55.
30.- Nguyễn Tường Bách, Việt Nam, những ngày lịch sử, Sđd, tr. 139.
31.- Võ Phiến, bài đã dẫn, tr. 55.
32.- Nguyễn Tường Bách, Sđd, tr. 76.
33.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 308.
34.- Phùng Thế Tài, Bác Hồ, những kỷ niệm không quên, Nxb. Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2002, tr. 79, dẫn lại theo Minh Võ, tr. 197.
35.- Nghiêm Văn Thạch, Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu, Thông Luận Điện Tử ngày 09-09-2005; báo điện tử VNQDĐ cũng đăng bài đó, không ghi ngày lên mạng.
36.- Bùi Diễm, Sđd, tr. 79.
37.- Minh Vũ Hồ Văn Châm, Tản mạn về Miền Trung Trung Bộ, Tạp chí Cách Mạng, Diễn đàn dân chủ của Đại Việt Cách Mạng Đảng, số 24, Tháng 10 năm 2001.
38.- Minh Võ, Sđd, tr. 153.
39.- David Halberstam, Ho, Nxb. Random House, New York, 1971, tr. 91.
40.- Minh Võ, Sđd, tr. 284.
41.- Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nxb. Quân Đội Nhân Dân Hà Nội, 1975, tr. 255-258; dẫn thêm Lữ Giang, Những bí ẩn đàng sau cuộc chiến Việt Nam, Quyển I, 1998, tr. 337-342; Minh Võ, Sđd, tr. 569-370.
42.- Dư Văn Chất, Người Chân Chính, Nxb. Hà Nội, 1993, tr. 210.
43.- Ellen Hammer, The Struggle For Indochina, Standford University Press, 1954, tr. 176; MV, Sđd, tr. 324.
44.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 320.
45.- Peter Mcdonald, Giap the victor in Vietnam, Nxb. W.W. Norton & Company, New York, London, 1993, tr. 73.
46.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 321.
47.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 322.
48.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 323.
49.- Minh Vũ Hồ Văn Châm, Quan điểm về một số vấn đề Chính trị và Văn hóa Việt Nam, xuất bản dưới hình thức CD; Tạp chí Cách Mạng, Diễn đàn dân chủ của Đại Việt Cách Mạng Đảng, số 6, 1996, bài Câu chuyện xoay quanh lá cờ; http://geocities.com/chamho.
50.- Nghiêm Văn Thạch, Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu, Website Thông Luận ngày 09.09.2005; Website Việt Nam Quốc Dân Đảng, 2007.
51.- Cecil B. Currey, Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, Nxb.Brassey’s Inc., Washington, London, 1997, tr. 126.
52.- Lữ Giang, Sđd, tr. 342.
53.- Lữ Giang, Sđd, tr. 341; Trần Gia Phụng, Quảng Nam trong lịch sử, bài Huỳnh Thúc Kháng và nỗi đau thầm cuối đời, Nxb. Non Nước, Toronto, 2000, tr. 304.
54.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 324.
55.- Bùi Diễm, Sđd, tr. 86.
56.- Bùi Diễm, Sđd, tr. 142.
57.- Andrée Viollis, Indochine S.O.S., Ellen J. Hammer trích dẫn trong cuốn The Struggle For Indochina 1940-1955, Vietnam and the French Experience, Standford University Press, California, 1966, tr. 88; dẫn theo Trần Gia Phụng, Sđd, tr. 292.
58.- David D. Marr, Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945, University of California Press, 1981, tr. 85.
59.- Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam máu lửa, Nxb. Xuân Thu, California tái bản, 1989, tr. 66.
60.- Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, 1939-1975, Tập A: 1939-1946, Nxb. Văn Hóa, Houston, 1996, tr. 343.
61.- John Colvin, Giap, volcano under snow, Nxb. Soho, 1996, tr. 50.
62.- Trần Gia Phụng, Sđd, tr. 308.
63.- Minh Vũ Hồ Văn Châm, Bài đã dẫn.
64.- Nghiêm Văn Thạch, Bài đã dẫn.
65.- Minh Vũ Hồ Văn Châm, Bài đã dẫn.
66.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 363.
67.- Hoàng Văn Đào, Sđd, tr. 361.
68.- Bùi Diễm, Sđd, tr. 87.
69.- Trong dịp lễ giổ đầu Nhất Linh (1964), nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã sáng tác bài Nhịp cầu có những câu như:
Hạc vàng bay đi...
Lầu hoang sầu vây quanh
Đường ngôi hoang khói sáng bơ phờ
Bướm trắng bay đi...
Bầy lan run rẩy mộng
Gai rừng khuya xé rách cánh bơ vơ...
(Lê Đình Thông, Nhất Linh: Tự lực văn học, Tự lực chính trị, Trích Tuyễn tập Nhất Linh, tr. 149)
70.- Chúng tôi rất đồng ý với nhà nghiên cứu sử học Minh Võ trong tác phẩm Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, tr. 374, khi ông hạ bút: “Người ta thường chỉ nhắc đến những tên tuổi nổi bật, như lãnh tụ Duy Dân Lý Đông A, lãnh tụ Đại Việt Trương Tử Anh, các nhà văn Lan Khai, Khái Hưng, những đồng chí và văn hữu của lãnh tụ Nguyễn Tường Tam tức nhà văn Nhất Linh vv... Thực ra có hàng chục ngàn người yêu nước thuộc phía đối lập đã bị thủ tiêu bằng nhiều cách mà phổ biến là “mò tôm”, tức bỏ vào bao bố với một tảng đá rồi thả xuống sông. Một ông lái đò trên sông Đáy gần chùa Hương đã cho người viết biết năm 1946, ông ta từng thấy nhiều vụ thả trôi sông như vậy...”
 
Xin Bái Phục
Dương Bỉnh
12:16 18/12/2008
Xin Bái Phục

Xin bái phục
Những ai giong ruỗi đường mây,
Cầm cái hộ chiếu lòng đầy băn khoăn.
Những ai giong ruỗi đường xa,
Giữ cái hộ chiếu, lo ra lo vào.
Những ai giong ruỗi đường dài,
Trình cái hộ chiếu, nước ngoài khinh chê.
Xót lòng vì nhục quốc thể,
Tổn thương danh dự, tái tê cõi lòng.

Xin bái phục
Những ai dám vuốt râu hùm,
Sờ lên gáy cọp. Anh hùng chính danh!
Những ai cương quyết đấu tranh,
Quyết phò Công Lý, công bằng cho dân.
Những ai cầu nguyện đêm ngày,
Xin cho Sự Thật, đất đai của mình,
Bị bọn tham nhũng bất minh,
Phân lô chia chác, rập rình bán buôn.

Xin bái phục
Những ai bất chấp bao vây,
Ðất bằng sóng dậy, lòng nầy không nao!
Sá gì súng đạn gươm đao,
Dùi cui, roi điện, chó ngao cắn càn.
Một lòng vì Ðạo trung can,
Xem thường khủng bố, hiên ngang anh hùng.

Xin bái phục
Những ai đến tại cửa công,
Ðối chất thẩm vấn mà không nao lòng.
Quyết tâm giữ vững lập trường,
Bảo vệ tài sản giáo đường của chung.
Trước tòa, lý lẽ vững vàng,
Chẳng hề nao núng. Tám Trang Anh Hùng.
Tranh tụng thắng cuộc vui mừng,
Công luận lan tỏa, tiếng vang khắp miền.
Tồn tại hai cái công viên,
Ðợi ngày lấy lại, khỏi phiền Xin Cho.

Kính tặng Thái Hà, Tòa Khâm Sứ Hà Nội.
Tháng 12-2008.
 
Tại sao cán bộ đảng viên CSVN phải ăn hối lộ,ăn cắp,phải buôn lậu?
PV VietCatholic
12:40 18/12/2008
HÀ NỘI - Khởi đi từ ngày 20.09.2008 khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội phát biểu trước UBND TP Hà Nội về nỗi nhục của người Việt khi mang hộ chiếu CHXHCN Việt Nam, đi đến đâu cũng bị soi xét như đang là kẻ gian vậy.

Đến nay không hiểu vô tình hay hữu ý(?) mà cán bộ đảng viên Cộng sản ra sức chứng minh lời nói của ĐTGM HN. Chỉ điểm tên những vụ việc mà cả thế giới biết, từ sau khi có lời nói của ĐTGM HN đến hôm nay:

Huỳnh Ngọc Sĩ – Bí thư chi bộ đảng kiêm giám đốc ban quản lý dự án xa lộ đông tây – TP HCM ăn hối lộ 2 triệu USD của công ty PCI Nhật Bản, trong số tiền vay vốn ODA của Nhật để làm cái dự án này. Vụ việc đã có kết luận của cơ quan toà án Nhật, chứ không phải là thông tin báo chí…

Vũ Mộc Anh – Bí thư sứ quán CHXHCN VN tại Nam Phi giao dịch mua bán sừng tê giác (Một sản phẩm bị cấm trên toàm thế giới) ngay trước cửa sứ quán, lại bị cơ quan báo chí Nam Phi ghi hình, bắt quả tang, cho phát sóng trên toàn thế giới hình ảnh bà Vũ Mộc Anh cùng mấy tay buôn lậu người Nam Phi, trên nền cờ đỏ sao vàng…

Đặng Xuân Hợp – Cơ phó tổ lái B777 của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, bị cảnh sát Nhật bắt cùng lúc toàn bộ, văn phòng, nơi tạm trú của cán bộ đảng viên, nhân viên Vietnam Airlines trên 14 tỉnh thành của nước Nhật bị khám xét. Cảnh sát cho biết đã xác định được có 71 cán bộ đảng viên, nhân viên Vietnam Airlines tham gia vào đường dây tiêu thụ đồ ăn cắp bằng cách cho lên máy bay chuyển về Việt Nam bán… Sơ bộ đã xác định được có 36.000 kiện mỹ phẩm, dược phẩm trị giá khoảng 140.000.000 Yên Nhật đã được đường dây này chuyển ra khỏi Nhật bằng đường hàng không…

Danh sách trên không biết bao giời dừng? Nhưng trong vòng có 1 quí mà có 3 vụ liên quan đến hàng trăm cán bộ đảng viên thì cũng là nhiều, sợ rằng cứ cái đà này thì đảng viên Cộng sản Việt nam bị cảnh sát nước ngoài bắt giam, hay đưa vào danh sách cần điều tra hết mất.

Xin không bàn đến thực trạng và giải pháp, hay dự đoán diễn biến tình hình… Trong bài viết này. Chỉ đi tìm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi của từng cá nhân cán bộ đảng viên Cộng sản này. Trong triết học Mác-Lênin gọi là nguyên nhân nội tại.

Trước hết phải khẳng định một điều rằng: 3 vụ việc với hàng trăm người liên quan nêu trên, thì những người này đều là đảng viên Cộng sản Việt Nam, đều được các cơ quan tổ chức của đảng tuyển lựa, giao cho những vị trí, chức trách đại diện các cơ quan nhà nước CSVN ở các lĩnh vực khác nhau… Các vị trí này vừa có danh vừa có lợi, có lộc. Đương nhiên các vị trí này cũng là có giới hạn, không thể tuỳ ý mà tăng lên được. Nhưng chắc chắn một điều nếu không phải đảng viên Cộng sản, không phải con cháu đảng viên Cộng sản, đừng có mơ đến những vị trí này. Kẻ nào không phải diện nêu trên, không tỉnh mà cố "Chạy" bằng được vào các vị trí này… Cũng có trường hợp được, nhưng rồi cũng bị đào thải, lợi bất cập hại. Dân gian gọi là lỗ vốn.

Cộng sản Việt Nam có đến 3 triệu đảng viên đang tại chức. Không thể đặt tất cả số đảng viên Cộng sản này vào các vị trí "hái ra tiền" được. Theo qui luật cung cầu, có nhiều người nhắm tới một thứ, trong khi thứ đó là cố định không tăng, sẽ làm cho nó có giá trị ngày càng tăng. Trên thế giới người ta cũng biết thế, và còn biết rằng: Sẽ có những kẻ tìm mọi cách kể cả bất hợp pháp để chiếm lấy cái "quí hiếm đó". Cho nên họ đặt ra các tiêu chuẩn, luật pháp để loại trừ những kẻ này…

Đối với những người Cộng sản Việt Nam, họ cũng thừa biết. Nhưng họ khai thác ở một khía cạnh khác đó là lập ra một cơ quan gọi là ban tổ chức (quận ủy, thành uỷ, trung ương) chuyên xét việc đặt đảng viên nào, vào chỗ nào… Tuỳ theo mức độ cán bộ đảng viên đó "Trả phí"… Dân gian gọi nôm na là bán chức bán quyền – Hay đổi chức đổi quyền trong nội bộ đảng. Bán chức bán quyền thì ai cũng hiểu. Còn đổi chức đổi quyền nghĩa là các phe nhóm đảng viên Cộng sản thoả thuận trao đổi cho nhau các vị trí, chức vụ trong các bộ máy mà phe mình nắm giữ… Nhưng tựu chung lại cũng là vấn đề trao đổi lợi lộc. Nói ngắn gọn là mua quan, bán tước bằng tiền.

Trong các kỳ họp quốc hội Cộng sản, hay trong các kỳ đại hội đảng Cộng sản, quan chức Cộng sản không ngần ngại mà chất vấn ra mồm về các vụ mua quan bán tước… Truyền thông Cộng sản cũng đưa công khai… cả thế giới cùng biết. Cho nên việc mua quan bán tước trong xã hội CSVN là có thật, hiển nhiên, không ai còn bàn cãi…Các chức vụ trong bộ máy nhà nước Cộng sản Việt Nam là một thứ hàng hoá. Đã là hàng hoá, đương nhiên khi mua bán trao đổi người ta phải tính toán hơn thiệt… Nói cách khác khi đầu tư vào đó, người ta phải được lãi. Nếu mua chức hết 1 tỉ VNĐ sau thời gian tại chức, trừ đi các khoản phí, đến khi hết chức, nếu có lãi khoảng 30% 1 năm là thấp… Theo thông tin truyền mồm của cán bộ đảng viên Cộng sản, tùy từng chức vụ mà thu lợi khác nhau… Thấp nhất là 30% lãi ròng 1 năm… Cao nhất thì vô cùng… có khi đến hàng nghìn %. Cũng có trường hợp bị lỗ, hoặc trắng tay… xộ khám…

Từ khi đảng Cộng sản Việt Nam "đổi mới" khoảng 1986 đến nay, việc bố trí các chức vụ này nọ trong bộ máy đảng, nhà nước Cộng sản không còn các tiêu chuẩn cổ điển như "Hồng" – "Vừa hồng vừa chuyên" – "Hạt giống đỏ" – "Nòi"… nữa, mà chúng mua quan bán tước. Nhưng chúng chỉ giới hạn người mua kẻ bán là cán bộ đảng viên, hoặc con cháu của cán bộ đảng viên, cùng lắm là kẻ xu thời đang chờ kết nạp đảng mà thôi. Và cũng từ đó trở đi kẻ mua, phải thu hồi vốn… Thu hồi bằng cách ép đưa hối lộ, ăn cắp, buôn lậu… Hay bất cứ thủ đoạn nào trên cái vị trí của nó đã mua để ra càng nhiều tiền càng tốt. Đã là kinh doanh, lợi nhuận phải là hàng đầu.

Huỳnh Ngọc Sĩ không ép PCI để ăn hối lộ làm sao được? Vũ Mộc Anh không buôn lậu làm sao được? Đặng Xuân Hợp không ăn cắp làm sao được? Khi mà lương của đảng, nhà nước trả không đủ ăn ngày 3 bữa cho chính mình? Khi mà cái chức vụ đó phải bỏ cả tỉ VNĐ để mua lần đầu, rồi phải nộp tô hàng tháng, hàng quí… ???

Đảng viên Cộng sản gọi những đồng đảng chưa có "tì vết" gì là những đồng chí chưa bị lộ mà thôi. Các "công việc" bán chức, ăn hối, ăn cắp, buôn lậu… Người Cộng sản dùng tiếng nóng gọi là "trồng" … Trồng người, trồng cây… lâu dần các thế hệ kế tiếp gọi trại đi thành "Chổng". Cho nên đã có đồng chí Cộng sản "bị lộ" đứng trước uỷ ban kiểm tra đảng khóc tu tu mà rằng: Em mà không chổng thì lấy gì anh ăn?

Chỉ thương Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, chắc Ngài là người tu hành, không biết cho tường những việc nêu trên, cho nên Ngài giải bầy tâm tư muốn đại đoàn kết xây dựng Việt Nam như Hàn Quốc, như Nhật… Cộng sản nó có muốn thế đâu? ở bên đó làm gì có đảng Cộng sản là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc… là lực lượng duy nhất sáng suốt vĩnh viễn lãnh đạo xã hội? Ngài nói thế nó lại hiểu rằng Ngài muốn Cộng sản Việt Nam tuyệt diệt như bên Hàn Quốc, Nhật Bản… Nó mới tá hoả…

Nhưng dù sao thì lời nói của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất lấy làm nhục nhã khi cầm cuốn hộ chiếu Việt Nam (Cắt)" Đang ứng nghiệm - Đối với những tên việt gian Cộng sản đúng là chưa đúng. Có lẽ phải nói cho rõ hơn, chẳng hạn: Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cuốn hộ chiếu công dân nhà nước Việt gian Cộng sản.

Hà Nội ngày 18.12.2008
 
Hiệp thông với các nữ tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn: Hãy cùng lên tiếng đòi công lý
Công Dân
13:00 18/12/2008
SAIGÒN - Từ hai công viên được xây dựng trên mảnh đất Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà, một thực tế cho thấy, chính quyền cộng sản đã thay đổi đối sách. Giải pháp được dùng bây giờ sẽ là bạo lực và áp đặt để thay cho đối thoại. Vậy là sẽ chẳng còn chút hy vọng vào những lời hứa bỏ ngỏ nữa.

Rồi đây, trên nền móng của các cơ sở các tôn giáo bị chiếm đoạt bất công sẽ mọc lên hàng loạt những công viên và những công trình «phúc lợi» trên phạm vi toàn quốc. Thực tế đang chứng minh điều này. Tu viện của Dòng Thánh Phaolô tại Vĩnh Long và nhà đất 32 bis Nguyễn Thị Diệu, thuộc quyền sở hữu của các nữ tu Dòng Bác ái Thánh Vinh Sơn không nằm ngoài những «dự án» nêu trên.

Nếu những «công trình phúc lợi» ấy được thực hiện ngay từ ban đầu khi mới chiếm đoạt thì bây giờ chẳng có chuyện gì để nói. Đàng này, sau khi đã sử dụng vào việc kinh doanh và thương mại là nguyên nhân chính gây bức xúc, nay chính quyền trấn an dự luận bằng quái chiêu này. Từ đó cho thấy đây là cách chính quyền dùng để đối phó lại những phản ứng quyết liệt từ phía nạn nhân.

Nếu những công trình đó là khẩn thiết thì tại sao phải đợi cho mãi đến bây giờ mới tiến hành? Tại sao không chọn những địa điểm khác mà lại nhắm đến những mảnh đất của các cơ sở tôn giáo? Những chiếm đoạt trước đây cho thấy sự bất công và phi lý bao nhiêu thì với phương thức hiện nay càng chồng chất bất công và phi lý bấy nhiêu.

Quay trở về với cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu, nếu giáo dân không tiếp sức cho các nữ tu Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn thì chắc chắn trong cuộc đấu tranh này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thiết nghĩ trước hết những ai có mối liên hệ gần gũi với cộng đoàn này thì xin chung vai sát cánh với các sœurs trong lúc này. Tiếp đến, cận thân không bằng cận lân, các giáo dân ở gần cơ sở này đừng để cho các nữ tu chân yếu tay mền đơn thương độc mã trong việc chống lại bất công. Cuối cùng là những người thành tâm thiện ý có chung những ưu tư trăn trở trong việc đấu tranh bảo vệ công bằng và công lý thì xin hỗ trợ các sœurs mỗi người tùy theo khả năng về mọi phương diện cần thiết.

Về phía Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn trong hoàn cảnh này cũng phải lên tiếng kêu cứu một cách mạnh mẽ và chính thức. Trước tiên Nữ tu Bề Trên Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cần phải có văn thư lên tiếng. Hy vọng rằng vị thế phần đời hiện nay của nữ tu Bề trên trong Ủy Ban nào đó không là một cản trở cho việc đòi công lý của Nhà Dòng.

Thứ đến mọi thành phần Dân Chúa trong TGP Saigòn cũng cần phải có sự dấn thân và hiệp thông trong tiến trình đòi Công lý và sự Thật. Sự lên tiếng và hỗ trợ của các Vị Chủ Chăn trong Giáo hội sẽ là một bằng chứng hùng hồn về sự hiệp thông sâu xa và tạo sức mạnh cho sứ mạng chung của Giáo hội.

Tiếp theo, các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân của các giáo xứ đồng thanh truyền đi sứ điệp này. Qua đó, các giáo dân trong địa bàn toàn thành phố mới nắm bắt được diễn biến của sự việc. Đồng thời Hội Dòng cũng cần gửi thư cho các thành phần Dân Chúa khắp nơi xin hiệp thông cầu nguyện. Đây là việc làm cần thiết để cho công luận lên tiếng ủng hộ để bênh vực cho các nữ tu.

Xin các linh mục và giáo dân, nhất những giáo dân trong giáo phận Sài Gòn đừng bỏ rơi các nữ tu Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn trong lúc khó khăn này. Mỗi người đóng góp cách này cách khác sẽ tạo nên một sức mạnh vô song từ sự hiệp nhất trong việc làm chứng cho công lý và công bằng. Một hai ba, chúng ta cùng hành động.
 
Người nhạc trưởng tuyệt vời và dàn đồng ca vì công lý - chỉ có ở Việt Nam
Nắng Sàigòn
18:04 18/12/2008

NGƯỜI NHẠC TRƯỞNG TUYỆT VỜI VÀ DÀN ĐỒNG CA VÌ CÔNG LÝ – CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM.



Âm nhạc đã trở thành một phần trong cuộc sống của con người chúng ta, nếu không có âm nhạc, cuộc sống này buồn tẻ biết bao. Âm nhạc làm cho ta thư giãn tâm trí sau những lúc làm việc căng thẳng, âm nhạc cũng giúp ta giãi bày những tâm tư sầu buồn thầm kín với một ai đó hay với thiên nhiên.

Hơn thế nữa, âm nhạc đã đi vào đời sống tâm linh của con người trong các buổi phụng tự của các tôn giáo, qua âm nhạc con người diễn tả lòng suy tôn, lòng cảm tạ, lòng tri ân với Đấng Thần Linh mình tôn thờ, và âm nhạc cũng gói ghém cả những nỗi lòng ưu tư khắc khoải, những nỗi đau khổ mà con người muốn kêu cầu cùng Thần Linh của mình. Nói cách khác âm nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người.

Ở mức độ cá nhân con người có sự bộc phát tự do, nhưng khi muốn diễn đạt âm nhạc ở mức độ tập thể thì đòi hỏi cần phải có một người nhạc trưởng điều hành, như chúng ta vẫn thường thấy trong các buổi hòa nhạc, lúc đó đòi hỏi những người tham gia phải có một trình độ về âm nhạc nhất định nào đó và người nhạc trưởng ắt hẳn phải có kiến thức cao về nhạc lý và về phong cách chỉ huy để điều khiển buổi hòa nhạc đạt được kết quả tốt đẹp.

Vào ngày 8/12/2008 vừa qua trên một đường phố ở Hà Nội - thủ đô Việt Nam đã có một buổi hòa nhạc thật hoành tráng ngay trên đường phố, một buổi hòa nhạc có một không hai trên đất nước này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua và có lẽ buổi hòa nhạc như thế này chỉ có ở Việt Nam.

Số người tham gia cho buổi hòa nhạc này khoảng 2000 người, chia thành nhiều cụm nhỏ ở các vị trí khác nhau trên đường phố, điểm đặc biệt của buổi hòa nhạc này là những người tham gia ở đủ mọi lứa tuổi từ cụ già đã 80 tuổi đến cả em bé vừa chập chững biết đi, đủ mọi thành phần xã hội có những người là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo viên, sinh viên cho đến các thành phần lao động nghèo như đạp xích lô, bốc vác, buôn thúng bán bưng hay đi buôn ve chai, đồng nát,…v..v…, họ đã hợp thành một dàn đồng ca độc nhất vô nhị này, điểm đặc biệt hơn nữa là những người tham gia không cần đòi hỏi về chất giọng thật tốt hay đòi hỏi về trình độ nhạc lý mà chỉ đòi hỏi ở nơi họ một tinh thần quảng đại, một trái tim yêu nồng cháy với tha nhân và một chí khí hiên ngang không sợ cả hiểm nguy có thể xảy ra cho mình.

Vậy làm thế nào có thể điều hành một dàn đồng ca với đủ thành phần xã hội, đủ mọi lứa tuổi, trong một bối cảnh phức tạp như vậy?

Xin thưa rằng: Ngay lúc đó đã xuất hiện một người nhạc trưởng thật tuyệt vời đã anh dũng đứng ra điều hành và hướng dẫn để dàn đồng ca này đi đến chỗ hiệp nhất. Vâng! Người nhạc trưởng này phải thật sự anh dũng, phải có một trái tim vàng quả cảm, phải có một tình yêu thật mãnh liệt mới đủ bản lĩnh đứng ra chỉ huy dàn đồng ca này.

Vì sao vậy?

Vì nơi chỗ họ đang đứng hát được bao quanh bởi một dàn lực lượng công an hùng hậu được trang bị những khí cụ, hiện đại như dùi cui, súng điện và có cả xe vòi rồng và xe chống bạo động sẵn sàng trong tư thế ra tay đàn áp. (xin xem ảnh đính kèm)

Vì sao họ lại phải chịu khổ cực, hy sinh như vậy?

Xin thưa rằng: Vì ngay hôm nay đây, ngay vào giờ này đây, 8 người anh chị em của họ đang bị xét xử oan ức tại một phiên tòa bất công ở tận lầu 4, hội trường của một ủy ban phường mà họ không được tham dự.

Một phiên tòa loan báo là xét xử công khai mà ngay cả những thân nhân của các bị can và những người muốn ủng hộ cho các bị can bị giới hạn tham dự, còn những thành phần đối lập được thuê mướn đến để đấu tố các nạn nhân thì được ưu tiên xếp chỗ. Họ đã nhận thấy đây là một phiên tòa bất công, họ lo lắng cho các bị can, họ muốn lên tiếng nói để bảo vệ và bênh vực cho các bị can, nhưng với sự phong tỏa và cản trở của một lực lượng công an hùng hậu, họ đành phải tập trung trên các vỉa hè, cùng hiệp thông với nhau trong cùng một nhịp đập con tim là chống bất công, đòi công lý bằng lời kinh tiếng hát qua các bài thánh ca.

Lời kinh tiếng hát của họ xé tan bầu trời Hà Nội, xé nát lòng của những con người còn chút lương tri trên mặt đất này, và chắc hẳn lời kinh tiếng hát đó đã bay vút lên tận trời cao được các Thiên Sứ và Mẹ Maria Chí Ái đón nhận dâng lên trước tòa Ba Ngôi Thiên Chúa là Thần Linh của họ tôn thờ.

Ôi! Những cung bậc trầm bổng thật tha thiết làm sao! Những ý nguyện chân thành của họ dâng lên Thiên Chúa qua lời kinh tiếng hát thật trang trọng và cao quý biết bao! Họ chỉ còn biết cậy trông và đặt niềm tin nơi quyền năng Thiên Chúa, vì xã hội này, chính quyền này đã nhiều lần làm xói mòn đi niềm tin của họ, vì họ đã mất niềm tin vào những kẻ lãnh đạo đương thời.

Họ chỉ còn biết cầu nguyện qua lời kinh tiếng hát, hầu mong từ trời cao đổ xuống muôn ơn lành cho đất nước Việt Nam, soi lòng mở trí cho các nhà lãnh đạo biết tôn trọng và thực thi công lý để đem hạnh phúc an lành cho người dân, để trên đất nước này không còn phải nghe những tiếng nấc nghẹn ngào của tầng lớp dân đen bị oan ức, họ cầu nguyện cho các bị cáo đủ dũng khí để kiên cường làm chứng cho sự thật nơi chốn công đường, họ cũng cầu nguyện cho chính họ biết giữ mình và tỉnh táo trước những âm mưu đen tối của sự dữ.

Thật tự hào làm sao! Một dàn đồng ca vì công lý.

Thật oai dũng làm sao! Một người nhạc trưởng thật tuyệt vời.

Thật hãnh diện và hy vọng làm sao! Đất nước tôi còn có những con người chẳng sợ hiểm nguy, đồng một lòng cùng nhau quyết đi tìm công lý.

Ôi! Đẹp quá! Những con người đầy dũng khí đã đốt lên ngọn lửa tình yêu, đã cất cao lời kinh cho công lý, vì đó đây trên đất nước tôi vẫn còn vang vọng những tiếng oán than của bất công, của đàn áp như ở An Bằng, Vĩnh Long và Sài Gòn hiện nay, những nơi này sự thật đang bị chà đạp, cường quyền đang chèn ép dân đen, trong những dân đen đó có cả các nữ tu chân yếu tay mềm mà cả cuộc đời họ dấn thân tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân, nhất là những trẻ em mồ côi, những người già neo đơn và những con người thường bị dạt qua bên lề xã hội khi bị mắc phải căn bệnh HIV của thế kỷ.

Ôi! Cần lắm thay! Những ca sĩ đã hát bằng cả trái tim yêu đấu tranh cho Công Lý cho Sự Thật. Cần lắm thay! Người nhạc trưởng anh hùng, hiên ngang giữ nhịp cho muôn người hiệp nhất yêu thương. Xin hãy tiếp tục hát mãi, cho lời ca vang vọng trên mọi miền đất nước để công lý và hòa bình sớm trở về trên khắp nẻo quê hương.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi! Xin tiếp tục đổ muôn ơn lành xuống cho chúng con.

Lạy Mẹ Maria Từ Ái! Xin Mẹ đoái thương nhìn đến dân tộc Việt Nam của chúng con, xin Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an cho chúng con, để đưa dân tộc Việt Nam chúng con qua những giây phút nguy nan, thống khổ này. Amen.
 
Vụ ''32bis'' tối 18.12.2008
CTV CSsR
23:09 18/12/2008
Các soeurs căng bạt ra phần trước toà nhà lấy chỗ tạm trú
Các bạn trẻ ghé thăm
Ngoài phố, xe cảnh sát không còn. Chỉ có 3 nhân viên an ninh ngồi vật vờ bên kia đường. Thỉnh thoảng đảo qua chỗ các soeurs mắt láo liên.

Trời mưa nhỏ. Các soeurs căng bạt ra phần trước toà nhà lấy chỗ tạm trú. Một nhóm khác dọn dẹp khu vực hành lang làm chỗ nghỉ qua đêm.

Toàn bộ toà nhà và khu vực sân đã bị cắt điện. Một số chị em mang đến mấy cái đèn sạc. Vài ngọn nến được thắp lên.

Các chị cho biết từ ngày 15/12/2008, tức là đã hơn một năm nay, các chị đã cầu nguyện để chính quyền trả lại khu nhà đất này. Thế nhưng, chính quyền vẫn cứ giằng dai và có ý định chiếm vĩnh viễn.

Từ mấy ngày nay, chỉ có mấy cán bộ tôn giáo và mấy nhân viên của trường mầm non bên cạnh đến “làm việc” tại hiện trường với các nữ tu. Mấy nhân viên trường mẫu giáo nói rằng: “Các soeurs có lấy nhà thì cũng làm mẫu giáo, mà “chúng tôi lấy thì cũng làm trường mẫu giáo thôi!”. Công nhận nhân viên ngành giáo dục ăn nói rất giáo dục. Nếu có ai đó đến chiếm nhà họ rồi nói với họ rằng "các ông các bà ở thì chúng tôi lấy cũng chỉ để ở thôi mà" thì quý nhà giáo ấy nghĩ sao. Hèn chi con cái chúng ta ngày càng đạo đức cách mạng !

Đến khoảng 19 h thì có các nữ tu Dòng Thánh Phaolô ở Tú Xương, hàng xóm của các soeurs Vinh Sơn, mặc tu phục đến thăm hỏi và chia sẻ.

Khoảng 20 h 30 mới thấy mấy bạn trẻ hiếm hoi đến từ quận 4, quận 11 và quận Tân Bình đến hiệp thông.

Giữa lúc bao nhiêu giáo dân mải mê mua sắm, mà các bạn này biết ý thức về công lý, công bằng mà đến đây, thì thật là những người sống mầu nhiệm hiệp thông và chuẩn bị đón Chúa giáng sinh cách cụ thể nhất, sống động nhất, ý nghĩa nhất và thiết thực nhất./.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN/HK: Tấm Lòng Vàng Giúp Lũ Lụt 2008
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
13:24 18/12/2008

Tấm Lòng Vàng Giúp Lũ Lụt 2008 (tiếp theo)

Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ chân thành cảm tạ Tấm Lòng Vàng Giúp Lũ Lụt Việt Nam của quý Giáo Xứ, Hội Đoàn và Ân Nhân có tên dưới đây. Chương trình Lạc Quyên giúp Lũ Lụt Việt Nam sẽ kết thúc vào ngày 30/12/2008. Những đóng góp sẽ được gởi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội - Caritas và các nhóm thiện nguyện bác ái ở Việt Nam giúp cứu trợ trực tiếp những thực phẩm, thuốc men, quần áo, sách vở, nông cụ đến các nạn nhân và gia đình không phân biệt lương giáo.

Mọi đóng góp xin đề: Lien Đoan
for: LuLut Vietnam
và gởi về: Lien Doan CGVNHK
PO Box 1958
Flowery Br. GA 30542


Liên Đoàn đã chuyển về:
Ngày 5/12/08:

Nhóm Bác Ái Miền Trung đi cứu trợ trực tiếp: $10,000.

Ngày 11/12/08:
- HĐGM Việt Nam, UB Bác Ái Xã Hội - Caritas: $20,000 (đợt 1)
- HĐGM Việt Nam, UB Bác Ái Xã Hội - Caritas: $10,392.30 (đợt 2)
- Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, giúp Miền Bắc: $10,000.

Đợt Ba & Bốn (17/12/2008). Tổng cộng: $40,010.47

Ân nhân Địa chỉ Đóng góp
Our Lady of Lavang Church, LM Hoàng Xuân Nghiêm, Wyoming, MI $7,791.55
Vietnamese Martyrs' Church, LM Vũ Thành, Houston, TX $4,500
Our Lady of Lourdes Church, LM Hoàng Văn Thiên, Houston, TX $6,900
Vietnamese Catholic Community, St. Lawrence O'Toole, Hartford, CT $2,000
Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo VN, LM Trần Quốc Tuấn, Norcross, GA $3,933.92
CĐ Công Giáo Việt Nam, St. Raphael Church, LM. Phan Văn Ngoãn, San Rafael, CA $1,300
Our Lady of Lavang Church, Tucson, AZ, $1,300
Catholic Community of St. Adalbert, Saint Paul, MN $1,000
Vietnamese Catholic Community of Ss. Peter & Paul, LM Francis Sang, Deer Park, NY $645
Các Chị Dòng Mến Thánh Giá, Portland, OR $200
Hoa Dao, Arlington, TX $1,000
Sy Van Nguyen (Check's name Ninh Nguyen), Wichita, KS $1,000
Mark Thanh Nguyen & Lisa Huong Nguyen, Bothell, WA $1,000
GX Khiết Tâm Mẹ (Ban Tương Trợ Bác Ái), Lincoln, NE $800
Hoang Tran & ThienHuong Vu, San Jose, CA $520
Francoise Vu, Montreal & Dòng MTG Qui Nhơn, Daly City, CA $400
Karen Tran & George Nguyen (Check Hung Duy Ng), Stockton, CA $400
Peter Thanh Dang & Chinh T. Dang, Pomona, CA $380
Linh T Vu, W. Hartford, CT $300
(Nguyễn Thuận $50, Sơn Lữ $50, Quang Lữ $50, Bà Lê Lục $40 và Nguyễn Tám $20, Liberal, KS $210
OB Henry Kim, Arlington, VA $200
Thuan Vo, Cedar Hill, TX $200
OB Hung Q Truong, Philadelphia, PA $200
OB Quang Nguyen, Puyallup, WA $200
Qua Phieu Nguyen, Papillion, NE $200
Pham Quoc Tuan, Silver Spring, MD $200
Quynh Nhu Nguyen & Hy Chung Lam, San Francisco, CA $200
Thanh Hang Nguyen, Tacoma, WA $200
Hong Hai Thi Nguyen, Irving, TX $200
OB Joseph Le & Lily Hoang, Houston, TX $150
My-Hoa D Nguyen, Tacoma, WA $150
Loan Doan, Lafayette, LA $100
OB Vinh & Anh Tuyet Nguyen, Tigard, OR $100
Mrs. Quan Pham, Pearland, TX $100
OB Tinh Nguyen & Thao Pham, Frederickburg, VA $100
OB Dung Duong & Trang Pham, Harrisburg, PA $100
OB Cap Nguyen & Len Nguyen, West Hartford, CT $100
Sung The Dinh, Kent, WA $100
Spa Nails LLC, Florence, KY $100
Timothy Anh Nguyen, Lincoln, NE $100
Bau Nguyen, Fairfax, VA $100
OB Mai Van Tran, Paramount, CA $100
Nghi Vu, San Jose, CA $100
Viet Nguyen, Bellingham, WA $100
Tuyen N. Vu & Bich N. Pham, Puyallup, WA $100
G/đ Peter Nguyễn Quới & Từ Ngọc Nhung, Houston, TX $100
Huong Thi Nguyen & Thai Quang Dinh, Houston, TX $100
Tazan Simeles & My Thanh Nguyen, Tigard OR $100
Hung Van Vu & Ca Thi Le, Everett, WA $100
Nam Phuong M Chu, Irvine, CA $50
Dung Thi Kim Tran, Houston, TX $50
The Nguyen Family, Houston, TX $50
Phuoc T. Nguyen, Oklahoma City, OK $50
Lucky Brothers Motor Inc, Charlotte, NC $50
OB Phu & Hoa, Easton Boston, MA $50
Minh T. Nguyen, Riverton, UT $50
OB Khoi & Christy Nguyen, Littleton, CO $50
Dau Hong Tran, Iowa City, IA $40
Trịnh Hiếu Tâm & Minh Ngân (Check Thu Ha Tran), Lincoln, NE $30
Lien & Phan Ha, Prairie Village, KS $30
Tuyen Q. Vo & Du T. Nguyen, Sacramento, CA $30
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên Chúa giáo và Lễ Giáng Sinh
Tú Nạc
03:42 18/12/2008
THIÊN CHÚA GIÁO VÀ NGÀY LỄ GIÁNG SINH

THIÊN CHÚA GIÁO.

Một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới là Thiên chúa giáo. Người theo Thiên Chúa giáo nhiều hơn bất kỳ tôn giáo nào. Thiên chúa giáo được xây dựng do công lao của Đức Giêsu Kitô. Ngài sống cách đây gần 2000 năm. Do đó Thiên Chúa Giáo cũng đã trên 2000 tuổi.

Chúa Giêsu dạy các tín đồ của Người phải tuân theo điều răn quan trọng nhất.

- “Con phải yêu thương Chúa của con với tất cả trái tim và tâm hồn con”.

- Con phải yêu thương những người xung quanh con như chính bản thân con”.

Sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, các môn đệ cũa Người đã tin vào Người đến nỗi họ trở nên những nhà truyền giáo không biết sợ hãi. Họ đã rao giảng lời dạy của Người. Nhưng Phaolô, một người không thuộc số 12 môn đệ của Chúa trong những ngày đầu tiên, đã tryền bá Thiên Chúa giáo nhiều hơn bất cứ ai hết. Ông đã đi qua nhiều quốc gia và lập nhiều nhà thờ ở nhiều nơi.

Những tín đồ Thiên Chúa giáo đầu tiên đều là người Do Thái, họ tin Chúa Giêsu là nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại. Những người Thiên Chúa giáo đầu tiên này đã bị người La Mã đối xử tàn tệ. Đôi khi họ bị người La Mã ép buộc phải đánh nhau với sư tử và những thú dữ khác trong khi người La Mã đứng xem tại hí trường Colosseum.

Nhưng Thiên Chúa giáo không chết, thay vào đó, Thiên Chúa giáo còn lớn manh hơn. Trong suốt thời đại Trung Cổ, Thiên Chúa giáo đã có ảnh hưởng lớn đối với người dân Châu Âu. Họ đã xây dựng những đại thánh đường để phung tự. Nhà thờ đối với họ quan trọng hơn cả vua và đất nước của họ.

Nhiều ý tưởng nảy sinh về phụng vụ và tín lý của Đức Ki Tô như thế nào. Điều đó đã dẫn đến Thiên Chúa giáo có nhiều chi phái khác nhau và với nhiều hình thức phụng tự khác nhau mà hiện tồn tại.

Kinh Thánh là một cuốn sách thiêng đối với tất cả tín đồ Thiên Chúa giáo.;Trong Kinh Thánh ghi lại tất cả những lời giảng dạy của Đúc Ki Tô mà tín đồ Thiên Chúa giáo cố tuân theo. Kinh Thánh có nhiều ấn bản được bán nhiều hơn bất cứ cuốn sách nào hết trên thế giới.

Chúa Giêsu dạy rằng mọi người đều quan trọng đối với Chúa. Tư tưởng cho rằng mỗi con người đều quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho việc mà con người tự cai trị mình. Đó chính là nền móng cho một nền DÂN CHỦ.

LỄ GIÁNG SINH.

Ngày 25 tháng 12 là một trong những ngày hạnh phúc nhất của nhân loại. Đó là ngày chúng ta đón mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Chúng ta gọi là Lễ Giáng Sinh.

Thoạt đầu có nhiều ngày được kỷ niệm như ngày Chúa ra đời. Cuối cùng, hầu hết những người Thiên Chúa giáo hiệp nhất lấy ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sing là một lễ hội mang tính tôn giáo. Có những nghi lễ Giáng Sinh đặc biệt trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng cũng có nhiều cuộc lễ hội Giang sinh không liên quan đến tôn giáo.

Nhưng tất cả chúng ta, những ngừơi hiện diện trên hành tinh này đều lấy năm Chúa Giêsu Giáng Sinh làm mốc điểm căn ngữ Giáng Sinh “Anno Domini- Năm của Chúa”. Vì thế trước Chúa giáng sinh thì gọi là BC (before Christ), sau Chúa giáng sinh thì gọi năm đó là AD (các nhà ngôn ngữ học Viêt Nam (hiện tại) hãy xem xét lại từ "công nguyên")

Ở nhiều nơi trên thế giới lễ Giáng Sinh là mùa Đông thường là lúc có băng tuyết. Người ta thích một "Giáng Sinh trắng". Nhưng ở những vùng ấm áp, lễ Giáng Sinh không có tuyết rơi. Ở miền Nam xích đạo, tháng Chạp về vào lúc mùa hè. Ngày Giáng Sinh có thể là một ngày hè oi ả, và buổi tối – đêm lễ Giáng Sinh có thể là buổi bách bộ trên bãi biển.

(After "The Golden Book Encyclopedia")
 
Luận án tiến sĩ: Henri de Lubac đối diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần
Lê Đình Thông
12:05 18/12/2008
Linh Mục Nguyễn Tiến Dưng Bảo Vệ Luận Án Tiến Sĩ Thần Học Tại Đại Học Công Giáo Paris:
“Đức Tin vào Chúa Kitô bảo đảm cho chủ nghĩa nhân bản đích thực: Henri de Lubac đối diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần”

Sáng 13-12-2008, Linh mục François-Xavier Nguyễn Tiến Dưng thuộc Dòng Assomption (Lm Dưng chuyển dịch là Dòng Mẹ Về Trời), đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Thần học tại Đại Học Công Giáo Paris với đề tài “Đức Tin vào Chúa Kitô bảo đảm cho chủ nghĩa nhân bản đích thực: Henri de Lubac đối diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần” (La Foi au Dieu Chrétien, gage d’un authentique humanisme: Henri de Lubac face à l’humanisme athée). Hội đồng giám khảo gồm GS Jean-Louis Souletie, chuyên về Kitô học và GS Marcel Neusch, chuyên viên về thần học căn bản và vô thần (Đại Học Công Giáo Paris); GS Jacques Haers, cùng Dòng Tên với thần học gia De Lubac, chuyên viên về thần học căn bản và GS Jürgen Mettepenningen, chuyên viên về lịch sử thần học thời hiện đại (Đại Học Công Giáo Louvain: Katholieke Universiteit Leuven (KU Leuven). Luận án đã được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao và đề nghị sớm cho xuất bản tại Pháp.

Luận án của LM Nguyễn Tiến Dưng gồm ba phần:
I - Từ đòi hỏi của chủ nghĩa vô thần hiện đại đến nhận thức của Henri de Lubac về chủ nghĩa nhân bản vô thần.
II - Từ hiểu biết về Mầu nhiệm Thiên Chúa đến sự lĩnh hội mầu nhiệm con người.
III - Kitô giáo: tiến trình bắt buộc hướng về chủ nghĩa nhân bản đích thực.

Tác giả sử dụng “Imago Dei” (Hình ảnh Thiên Chúa) như ý tưởng chủ đạo xuyên suốt, theo lược đồ biện chứng như sau:
- Luận đề: Imago Dei bị chủ nghĩa vô thần bóp méo (Imago Dei défigurée dans l’athéisme);
- Phản đề: Imago Dei được khôi phục trong Đức Kitô (Imago Dei restaurée dans le Christ)
- Hợp đề: Imago Dei như là cơ cấu nhân loại học) (Imago Dei comme structure anthropologique)

Luận án được khai triển dựa trên nhận định của Lm Henri de Lubac (1896-1991), nhà thần học dòng Tên lừng danh, từng là giáo sư Đại Học Công Giáo Lyon, Tham vấn Ủy ban Thần học Công đồng Vaticanô II. Năm 1983, Ngài được ĐTC Gioan-Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y. Cũng nên nhắc lại rằng, khi ĐGH Gioan-Phaolô II thăm viếng Đại Học Công Giáo Paris, trong khi thuyết trình tại đây, khi ngước mắt nhìn cử tọa thấy có sự xuất hiện của De Lubac, vị Giáo Hoàng đến từ Đông Âu từng “ đọc chui” sách của thần học gia này đã thốt lên: “ Tôi xin được cúi đầu kính chào Cha De Lubac”.

Tân tiến sĩ Nguyễn Tiến Dưng được biết qua bút hiệu Fx. Tiến Dâng xuất thân từ Giáo phận Vinh và Đà Lạt. Ngài theo học tại Đại Học Công Giáo Paris từ năm 1995 và là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Thần học kể từ 1975. Đại Học Công Giáo Paris có công đào tạo khoảng 50 linh mục triều và dòng có học vị Cao học (Maîtrise) hoặc Cử nhân (Licence), trong số này có năm vị Giám Mục: Đức TGM Ngô Quang Kiệt (Tổng giáo phận Hà Nội), Đức Cha Vũ Duy Thống (Tổng giáo phận TP HCM), Đức Cha Vũ Văn Thiên (Giáo phận Hải Phòng), Đức Cha Lê Văn Hồng (Tổng giáo phận Huế) và Đức Cha Châu Ngọc Tri (Giáo phận Đà Nẵng). Ngoài ra, có ba vị bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học: Đức Cha Nguyễn Chí Linh (Giáo phận Thanh Hóa), Lm Đậu Văn Hồng (Giáo phận Kontum) và Lm Huỳnh Văn Hai (Giáo phận Vĩnh Long). Hiện nay có khoảng 60 linh mục triều và dòng theo học tại Đại Học Công Giáo Paris, trong số có 12 vị nội trú tại Hội Thừa Sai Paris (M.E.P.); 17 cha nội trú tại Dòng Lazaristes, gồm 5 cha dòng Lazaristes và 12 cha triều thuộc nhiều giáo phận ở Việt Nam. Hội Thừa Sai Paris (M.E.P.) tài trợ mọi chi phí tu học và nội trú cho các cha triều du học. Các Giám Mục và Linh Mục Thừa Sai Paris không những đã viết nhiều trang sử truyền giáo hào hùng trên nước Việt, nhưng còn tiếp tục góp phần đáng kể vào lịch sử phát triển của Giáo hội Việt Nam hiện nay và cả trong tương lai. Với tâm tình của một tín hữu nước Việt, tác giả xin bầy tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Bề trên Tổng quyền Etcherren và Hội Thừa Sai Paris (Société des Missions Étrangères de Paris). Ngoài ra còn một số các cha sinh viên nội trú tại các dòng như Rédemptoristes (Dòng Chúa Cứu Thế), Saint Sulpice, Bénédictins v.v…

Chúng tôi đã trao đổi thêm với Lm Nguyễn Tiến Dưng để tìm hiểu thêm về một số vấn đề liên quan đến luận án như sau:

1) Luận án Tiến sĩ Thần học của Cha chủ yếu dựa trên những luận điểm của nhà thần học de Lubac trực diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần. Phải chăng chủ nghĩa vô thần trong nước hiện nay là khởi điểm cho những suy nghĩ của cha?

Lm. Tiến Dâng: Trước hết, xin cám ơn Luật Sư đã quan tâm theo dõi rất tường tận những gì đã và đang diễn ra ở Đại Học Công Giáo Paris liên quan tới Giáo Hội Việt Nam. Cũng không ngờ một Giáo sư chuyên về Luật Quốc tế của Đại Học Nanterre lại có mặt trong buổi trình luận án của em hôm nay. Điều này làm cho em có cảm giác những người làm công việc nghiên cứu thần học thấy mình không cô đơn trong hành trình đi tìm Chân Lý.

Trở lại câu hỏi của Luật sư: Như Luật sư đã biết, từ năm 1945 ở Miền Bắc và từ năm 1975 cho toàn Việt Nam, chủ nghĩa vô thần độc tài hoành hành trên các phương tiện truyền thông chính thức cũng như trong nhà trường và trên các giảng đường đại học. Người ta tự cho rằng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là “ đỉnh cao của trí tuệ loài người». Vào các ngày lễ hội, người ta chăng khắp nơi các bảng hiệu: “ Chủ nghĩa Mác - Lênin vô địch muôn năm!”. Em thuộc thế hệ những người được (hay nói đúng hơn là BỊ) đào tạo “ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” thời tiểu học và trung học ở Vinh và sau này ở đại học tại Sài-gòn. Việc áp đặt chủ nghĩa vô thần độc tôn trên một dân tộc tạo ra một thảm cảnh như thế nào về mặt kinh tế, chính trị và luân lý thì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thấu hiểu được hậu quả nặng nề về mặt bản chất mà chủ nghĩa này gây ra. Những người bị tiêm nhiễm bởi chủ thuyết này thường cho rằng niềm tin vào Thiên Chúa là ấu trĩ, là phản bội chính con người. Em đã từng thấy nhiều sinh viên Công Giáo, sau khi vào học Đại Học được một vài năm, thì không còn muốn tới nhà thờ nữa. Đứng trước viễn cảnh này, là một người Kitô hữu, em không thể thờ ơ khi nhìn thấy những linh hồn trong trắng bị lung lay chao đảo bởi chủ thuyết này. Vì thế, khi được dịp đi du học, em cố tìm kiếm nguyên nhân tại sao chủ nghĩa vô thần ra đời? Tại sao Kitô giáo của mình khi mới khai sinh thì được nhiều dân tộc đón nhận như một Tin Mừng giải phóng con người, nhưng khi phát triển đến cao điểm thì bị các triết gia vô thần xem như là một vật cản trên đường đi tìm hạnh phúc dương thế? Tại sao chủ nghĩa vô thần nhân danh nhân bản để khai trừ Thiên Chúa lại mang một thảm họa tới cho nhân loại như người ta đã chứng kiến ở Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba, Camphuchia, Việt Nam…?

2) Lý do nào khiến Cha chọn thần học gia De Lubac làm chủ đề nghiên cứu?

Lm. Tiến Dâng: Thực ra đã có nhiều nhà thần học đương đại đưa ra những giải pháp đối diện với vấn nạn vô thần như Hans Küng, Walter Kasper hay Eberhard Jüngel..., Tuy nhiên, em thích thần học gia De Lubac với những lý do sau đây:

- Trước hết, thái độ của De Lubac không cực đoan. Một chủ thuyết ra đời dĩ nhiên luôn có bối cảnh, nguyên do của nó. Vì thế, ngài không vội vã kết án một cách vội vàng. Ngài đọc kỹ chính các bản văn của các triết gia vô thần để tiếp nhận những cái hay cái đẹp của họ. Sau đó, ngài đưa ra các giải pháp để trả lời các vấn nạn mà vô thần đặt ra. Khi các triết gia vô thần cho rằng tôn giáo là ảo tưởng viễn vông thì De Lubac cũng chỉ ra những viển vông ảo tưởng của vô thần độc tôn; khi các “ ngôn sứ vô thần” nghĩ rằng chỉ có khai trừ Thiên Chúa mới xây dựng được một chủ nghĩa nhân bản thì De Lubac khẳng định rằng trong niềm tin Kitô giáo chân chính đảm bảo được một nền nhân bản thực thụ, toàn diện. Nói tóm lại, De Lubac dùng chính những thuật ngữ của vô thần để đáp trả lại họ. Tuy nhiên, khi trực diện với những tư tưởng vô thần, thần học gia Dòng Tên này không chạy theo thời, mà luôn trở về với nguồn mạch thật sự của Thần Học Kitô giáo đó là Thánh Kinh và các Giáo Phụ để tái khám phá ra những tinh hoa cao đẹp của Mặc khải Kitô giáo suốt chiều dài lịch sử.

- Mặt khác, em thuộc thế hệ được đào tạo sau biến cố 75, kiến thức khiếm diện, chắp vá, đó là chưa nói tới chuyện lệch lạc…, nên khi tiếp cận với De Lubac cũng chính là lúc em được bổ túc về kiến thức thần học, vì Thần học gia De Lubac viết rất nhiều về các lĩnh vực khác như chú giải Kinh Thánh, thần học căn bản, thần học tôn giáo, giáo phụ, Giáo Hội học, thần học truyền giáo…

- Cuối cùng, em thán phục cung cách sống Đức Tin của ngài. Cũng như nhiều nhà thần học khác, có lúc ngài bị chính Bề Trên của Dòng, thậm chí là Giáo Triều hiểu lầm rồi kết án, cấm dạy học, cấm xuất bản sách…, song ngài không bao giờ lìa xa Mẹ Giáo Hội. Ngài hiểu rằng, về phương diện trần thế, Mẹ Giáo Hội cũng như bao người mẹ khác, luôn có những yếu điểm “ dễ thương” của mình. Ngài yêu Giáo Hội như yêu chính người mẹ của mình. Chính vì thế, Thiên Chúa, qua chính Mẹ Giáo Hội, đã trả lại tất cả vinh quang cho ngài. Bằng chứng là ĐGH Gioan XXIII và Phaolô VI đã mời ngài làm tham vấn thần học cho Công Đồng Vatican II, và ĐGH Gioan - Phaolô II đã vinh thăng ngài lên Hồng Y.

3) Trong tác phẩm “Le Drame de l’humanisme athée” (Thảm kịch của chủ nghĩa nhân bản vô thần), nhà thần học Henri de Lubac khởi đi từ Feuerbach: hình ảnh trá ngụy về tôn giáo (illusion religieuse), đến việc Nietzsche khai tử Thiên Chúa (mort de Dieu): phát sinh thảm kịch (la naissance de la tragédie). Kịch bản này lại càng bi thảm với việc Thiên Chúa bị loại trừ và thay thế (Dieu exclu et remplacé) qua luật tam trạng (loi des trois états) của Auguste Comte. Sau cùng, Karl Marx cho rằng “Chủ nghĩa vô thần phủ nhận Thiên Chúa; qua sự phủ nhận này, chủ nghĩa vô thần đặt vấn đề hiện hữu của con người”(L'athéisme est une négation de Dieu et par cette négation, il pose l'existence de l'homme). Đó chính là nguồn gốc của chủ nghĩa vô thần nhân bản (athéisme humaniste), hoặc chủ nghĩa nhân bản vô thần (humanisme athée). Cha có thể chứng minh tại sao quá trình khởi từ Feuerbach đến Karl Marx lại bị bế tắc hoàn toàn?

Lm. Tiến Dâng: Trước hết, phải nói rằng vô thần rất đa dạng. Phải làm một cuốn Đại Từ Điển mới thống kê hết các hình thức vô thần, cũng như các sợi dây chằng chéo “ bà con họ hàng” với vô thần. Tuy nhiên, trong cuốn sách mà Luật Sư vừa nhắc tới, De Lubac chỉ trực diện với các “ đại gia» của chủ nghĩa nhân bản vô thần. Về nguyên nhân ra đời thì cũng có nhiều lý do, song tựu trung lại là do sự tha hóa, lệch lạc, thậm chí bệnh hoạn nơi cung cách sống Đức Tin của thời bấy giờ của nhiều tín hữu, làm cho con người có cảm giác Thiên Chúa là vật cản trên con đường đi tìm hạnh phúc dương thế. Phải nói rằng thuyết “ nhị nguyên” trọng hồn, khinh xác của Platon đã len lỏi và bám rễ vào nhân sinh quan của phần đông tín hữu thời đó. Nó đã làm lu mờ dung mạo đích thực của Thiên Chúa Tình Yêu. Buồn cười là, thay vì kết án những thần học gia “ lạc giáo” hoặc những Kitô hữu không sống đúng với sứ điệp Tin Mừng, các triết gia vô thần lại kết án chính Thiên Chúa theo kiểu “ giận cá chém thớt”. Từ đó sinh ra các thảm họa không lối thoát.

Còn đâu là bế tắc của chủ nghĩa nhân bản vô thần ư? Trước hết, đó là phương pháp luận. Mỗi một triết gia có một lược đồ (schéma) khác nhau, song ta có thể tóm lại phương pháp luận của họ thế này: họ quan niệm hạnh phúc, tự do…, theo cách nhìn đối kháng (antagoniste). Thiên Chúa hiện hữu thì chiếm chỗ của con người. Muốn cho con người được tự do, lớn mạnh, hiện hữu thực sự thì phải giết, hoặc là nhân loại hoặc là Thiên Chúa. Con người phải chọn lựa, không có giải pháp thứ ba. Và hậu quả của cách nhìn đối kháng đã được những người lãnh đạo mác-xít tiến xa hơn: sau khi giết Chúa để khẳng định chỗ đứng của con người, người ta tiếp tục “đấu tranh giai cấp» để khẳng đinh chổ đứng của một tập đoàn; rồi trong chính nội tại của một guồng máy, người khác luôn là kẻ thù của cái “ tôi» vĩ đại. Như vậy, khi giết Cha thì cũng chính là lúc khởi đầu hành trình anh em giết nhau! Và theo em, đây là thảm họa lớn nhất của chủ nghĩa vô thần độc tôn. Một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách. Con người bị đánh cắp niềm tin. Em có một người bác không hề biết “chính trị chính em» gì cả, chỉ vì làm hành giáo đắc lực trong một xứ đạo mà bị bỏ tù hơn 20 năm. Khi ra khỏi tù, mặc dù được sống trong vòng tay yêu thương, trân trọng của mọi người trong xứ đạo, bác vẫn nhìn những người quanh mình như là những người cộng sản chìm đang theo dõi mình. Em cũng có một mẫu chuyện đau lòng khác: lúc còn nhỏ, ở Nghệ An, mình nuôi heo (ngoài đó gọi là lợn) song không có quyền làm thịt. Muốn giết một con heo do chính gia đình mình nuôi cũng không được phép. Một ngày nọ, bố em chờ đợi láng giềng đi lễ sáng hết rồi mới giết heo. Khổ nỗi, chọc tiết thì thế nào heo cũng éc la inh ỏi. Thế là ông quyết định bỏ tro vào một bao bố rồi trùm vào đầu con heo. Khi hít phải tro, heo không éc được nữa. Sau đó, ông bỏ con heo vào trong cối đâm gạo rồi từ từ rưới nước sôi vào. Nhìn con heo chưa chọc tiết ục ịch trong cối đâm gạo giữa nước sôi, em có một suy nghĩ: tại sao một thể chế gì mà một con heo chết cũng không được quyền cất tiếng éc cuối đời? Câu chuyện còn tệ hại hơn sau đó. Một gia đình phải làm sao ăn hết thịt bầm tím (vì chưa chọc tiết) của một con heo? Chia cho láng giềng ư? Thế nào cũng bị phát giác. Thậm chí, ngay cả bà nội là người nhất mực yêu thương em, thế mà mỗi khi bà tới cũng phải bưng bát cơm có thịt heo chạy trốn. Chỉ sợ bà già, thật thà nói ra thì bố đi tù như chơi!

Trở lại vấn đề bế tắc của chủ nghĩa vô thần. Mỗi triết gia cố gắng đưa ra những giải pháp để “ giải phóng» con người. Tuy nhiên họ gặp những bế tắc lớn trong chính chủ thuyết của họ.

- Feuerbach cho rằng chính con người sáng tạo ra Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ là tấm gương phản chiếu những tham vọng hão huyền của con người. Chừng nào Thiên Chúa còn sống thì con người vẫn phải lệ thuộc vào chính hậu quả của ảo tưởng do mình nặn ra. Triết gia này xem sự tiến hóa của con người theo ba giai đoạn: con người khởi đầu từ thần học (giai đoạn trẻ con), cao hơn là triết học (giai đoạn dùng lý trí) và cuối cùng là nhân loại học (giai đoạn hoàn thiện). Vấn đề đặt ra là làm sao con người tự hoàn thiện nếu không có cùng đích, không có điểm để hướng tới? Và ông cũng quên mất rằng khi cho rằng con người là cứu cánh của con người chính là ảo tưởng lớn nhất. Các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn trong thế kỷ XX vừa qua đã chứng minh rằng con người không hẳn là cứu cánh của nhau, tội ác, sự dữ vẫn tiềm ẩn trong trái tim của mỗi con người.

- Auguste Comte thì cho rằng nếu Thiên Chúa hiện hữu thì sẽ cản trở những định luật tự nhiên của vụ trụ. Cũng như Feuerbach, ông cho rằng sự tiến hóa của con người trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thần học = ảo tưởng, giai đoạn triết học siêu hình = trừu tượng, và cuối cùng là giai đoạn khoa học = thực chứng. Phải thừa nhận rằng Comte có công rất lớn trong việc phát triển khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, về phương diện nhân bản tâm linh, con người sẽ đi về đâu nếu chối bỏ những mầu nhiệm, những bí ẩn nơi chính mình. Con người sẽ sống ra sao trong tương quan với người khác, nếu người khác không còn gì để ta khám phá? Ngay cả cho chính người làm khoa học, sẽ ra sao nếu người làm khoa học tự cho rằng mình biết hết mọi định luật? Về mặt tôn giáo thì có lẽ triết học của Comte dẫn tới những nguy hại nặng nề nhất. Ông ta cho rằng không nên phủ nhận Thiên Chúa, vì ta phải nhắc đến Ngài khi ta phủ nhận. Lối suy luận này dẫn tới thái độ dửng dưng (indifférence) về tôn giáo ngày hôm nay. Ta có thể đặt câu hỏi tiếp theo: làm sao ta sổng được với người khác, nếu ta hoàn toàn dửng dưng, trái tim chai đá trước sự hiện hữu của người khác?

- Nietzsche muốn giết Chúa (vấn đề tranh cãi hôm nay là Thiên Chúa mà ông muốn giết có phải là Thiên Chúa được mặc khải qua dung mạo của Đức Kitô hay là một Thiên Chúa nặng về luân lý?) để khẳng định tự do tuyệt đối của con người. Tuy nhiên, nhân loại sẽ đi về đâu nếu không còn một chuẩn mực nào đó về luân lý? Làm sao để sống chung với nhau nếu không còn những quy ước chung xuất phát từ lương tâm? Ông ta cũng muốn con người trở thành “ Siêu nhân». Tuy nhiên, thực tại cuộc sống cho ta hay rằng con người từ khi cất tiếng khóc chào đời cho tới khi nhắm mắt xuôi tay vẫn là người mà thôi. Vấn đề là làm sao sống trọn vẹn kiếp người trong cung cách làm người chứ không phải trở thành Siêu nhân. Chính triết gia này cũng đã thốt lên lúc cuối đời: giết Chúa rồi, tôi biết đi đâu bây giờ?

- Marx thực ra chỉ lấy lại những suy tư của Feuerbach. Ông cho rằng tôn giáo là “ thuốc phiện ru ngủ con người”. Nó làm cho con người quên đi những thực tại trần thế. Nó là tôn giáo mà giai cấp thống trị sử dụng. Chúng ta đừng vì thù hằn với đảng cộng sản độc tài mà khép tội quá nhanh với triết gia này. Về mặt lịch sử, giai đoạn triết học Marx ra đời có quá nhiều bất công trong xã hội. Nhân công bị bóc lột thậm tệ. Riêng về Kitô giáo, giai đoạn đó cũng có không biết bao nhiêu sai lạc về thần học cũng như cung cách thực hành Đức tin nơi nhiều tín hữu. Nhiều người chỉ lo phần rỗi của mình trong tương quan với Chúa mà quên đi bổn phận với anh em, nhất là những người đau khổ. Tuy nhiên, Marx quên mất rằng, đó chỉ là những hệ lụy, chứ không phải là bản chất của Kitô giáo. Ông cũng quên mất rằng, trong lịch sử loài người, văn minh Kitô giáo đã đóng góp một phần rất quan trọng. Biết bao nhiêu con người đã xả thân để phục vụ anh em mình. Có tôn giáo nào xây dựng nhiều bệnh viện, trường học, cô nhi viện… như Kitô giáo? Thảm họa lớn nhất của chủ nghĩa Marx là khước từ Thiên Chúa, khước từ những gì linh thiêng nhất của con người, biến con người thành công cụ, thành phương tiện cho tiến trình phát triển của lịch sử. Khi bị biến thành công cụ, con người còn có quyền được gọi là “người» nữa hay không? Khi cái gì cũng thuộc về tập thể, đâu là chổ đứng nhỏ nhoi, một khoảnh khắc riêng tư để con người có thể thở phào nhẹ nhỏm? Những người bệnh tật, già nua sẽ được đối xử thế nào khi họ không còn là “công cụ»? Em đã có dịp đi Nga để giúp cộng đồng Công giáo Việt Nam mình bên đó, và em đã chứng kiến cảnh cả nước Nga rộng lớn trở thành một nhà tù vĩ đại với chủ nghĩa xã hội vô thần độc tôn. Dưới chân tất cả những chung cư, luôn có một người gác cổng. Người này không phải là bảo vệ, song là một công an mật vụ. Nhất cử nhất động của chung cư đều được báo cáo!

4) Tại sao Hình ảnh Thiên Chúa (Imago Dei) vừa là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt, lại vừa là giải pháp cho tấm thảm kịch vô thần hiện nay?

Lm. Tiến-Dâng: Vâng, con người mang hình ảnh Thiên Chúa là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt luận án của em. De Lubac, dựa trên Thánh Kinh, ghi nhận con người là hình ảnh Thiên Chúa. Trong Sáng Thế Ký, con người được tạo đựng ngày cuối cùng như là đỉnh điểm của sự hoàn thiện. Chỉ có khi tạo dựng con người, Thiên Chúa mới “suy tư». Cũng chỉ có con người được mang hình ảnh Ngài. Vì được mang hình ảnh Ngài, nên con người được giao cho nhiệm vụ cai quản mọi loài. Vì con người mang hình ảnh Chúa, nên khi phủ nhận Thiên Chúa thì cũng chính là lúc con người tự hủy. Cũng trong Kinh Thánh, mỗi lần con người phủ nhận Thiên Chúa là mỗi lần họ sập bẩy. Ông Adong và bà Evà, rồi tháp Babel,…Nếu con người không được xem như là hình ảnh của Thiên Chúa thì họ chỉ là những “đàn kiến» trong cái chủ nghĩa xã hội vĩ đại, theo cách nói của Berdiaef.

Tuy nhiên, khi khẳng định con người là hình ảnh của Thiên Chúa thì phải đặt câu hỏi: Thiên Chúa có hiện hữu không? Nếu như Feuerbach cho rằng con người sáng tạo ra Thiên Chúa, thì De Lubac lại khẳng định rằng, sở dĩ con người luôn tìm kiếm Thiên Chúa chính là vì họ luôn mang trong mình hình ảnh Ngài. Trong ta có cái gì đó thánh thiện để ta luôn hướng tới Đấng Thánh Thiện. Trong ta tiềm ẩn một tình yêu thì ta mới đi kiếm tìm Tình Yêu. Trong ta có cái gì đó linh thiêng thì ta mới đi tìm Nguồn Mạch của Thiêng Liêng… Người vô thần cho rằng càng văn minh thì tôn giáo sẽ biến mất. Ai dám chắc rằng những nhà tư bản “đỏ» hay những giáo sư duy vật biện chứng ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội ngày nay thông minh, sâu sắc hơn Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hay Nguyễn Trường Tộ? Thế mà những danh nhân của đất Việt tin có Trời đấy.

Mặc dầu con người tự tâm khảm luôn hướng tới Đấng Toàn Năng, song khả năng nhận biết bị giới hạn. Vì thế, Đức Kitô đã mặc khải cho biết dung mạo đích thực của Thiên Chúa. Thiên Chúa qua Đức Kitô hoàn toàn khác xa với Thiên Chúa mà vô thần chối từ. Ngài không định đoạt trước số phận của từng người. Ngài không rình rập con người để trừng phạt. Ngài là Tình Yêu. Một Tình Yêu Tự Hiến. Ngài nhập thể trong cung lòng của nhân loại. Ngài đồng hành với con người trên mọi chặng đường, kể cả những lúc thất bại ê chề. Thậm chí, cả cái chết Ngài cũng kinh qua. Và cuối cùng, Ngài đã sống lại để cho nhân loại biết cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng. Qua Đức Kitô, chủ nghĩa nhân bản được hoàn thiện. Không chỉ nhân bản để mà nhân bản, song cung cách làm người toàn diện khi cố gắng ngước mắt lên trời mà bàn chân vẫn bám chặt với đất, khi gắn bó mật thiết với Thiên Chúa để mở rộng hơn đôi bàn tay chấp nhận anh em đồng loại, khi cầu ơn tha thứ để biết thứ tha, khi quỳ gối cùng với ngọn đèn chầu leo lét để có thể cúi xuống rửa chân cho những ai lỡ sa vào chốn bùn lầy, khi vàn nài Ân sủng từ trời cao để đủ sức móc túi chia sẽ những gì mình có, khi nhìn lên cây Thập Giá để can đảm chết đi cho công lý trường tồn,…

5) Trong phần kết luận, Cha coi chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo là tác nhân của dân chủ, hình thành trách nhiệm về sinh thái (responsabilité écologique), đồng thời đảm bảo cho sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau. Tại sao công trình nghiên cứu của cha cho phép hình thành các nhận định này?

Lm. Tiến Dâng: Vâng, trong phần kết luận, em tạm khai triển bốn vấn đề mà chủ nghĩa nhân bản ngày nay quan tâm.

- Thứ nhất, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo đề cao nhân vị con người: Như Luật Sư biết, trong các chủ thuyết vô thần có một mâu thuẫn nội tại về con người: một mặt, Nietzsch cho rằng cần giết Chúa để tạo ra một nhân vị hoàn toàn tự do, không cần chuẩn mực luân lý nào cả; mặt khác, trong chủ nghĩa cộng sản mác-xít, nhân vị con người không còn chỗ đứng vì cái gì cũng thuộc tập thể. Hơn thế nữa, trong chủ nghĩa mác-xit, con người chỉ thuần túy là công cụ cho sự tiến hóa của lịch sử. Hai cung cách suy nhĩ này dẫn tới hai hệ lụy cho ngày hôm nay: hoặc là tự do quá trớn hoặc là bị ngộp thở trong một tập thể đồng nhất, hoặc là bị vứt ra ngoài xã hội khi không còn “xài» được. Ngược lại, trong Kitô giáo, mỗi người là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi vừa khác biệt vừa kết hợp mật thiết với nhau. Thần học hiệp thông trong Giáo Hội được xây dựng từ tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Con người hiệp thông trong sự tôn trọng khác biệt. Hay nói cách khác, vì ta khác biệt, nên mới cần hiệp thông. Nói theo kiểu Việt Nam: “Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai» (Tản Đà). Hơn nữa, vì là hình ảnh Thiên Chúa nên sang, hèn, khỏe mạnh hay bệnh tật… đều được tôn trọng như nhau. Cũng không phải dững dưng mà bao cô gái trẻ đẹp tình nguyện làm nữ tu để âm thầm phục vụ ở các trại dành cho những người nhiễm HIV. Cũng không phải vô cớ mà những nhà truyền giáo như Đức Cha Cassaigne lại tới Việt Nam lập ra trại cùi, sống với họ và chết như họ…
- Thứ hai, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo là tác nhân của tiến trình dân chủ: Theo nhà nghiên cứu Thánh Kinh W.H. Schmidt thì Thần học Thánh Kinh có một ảnh hưởng lớn trên tiến trình dân chủ. Tại sao? Cùng thời, ở các nước quanh Do Thái, chỉ có các vua mới được xem là “hình ảnh của các vị thần». Còn với dân trong Thánh Kinh, ai cũng được xem là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngoài ra, ta cũng thấy như trong Khổng giáo, chỉ có vua là “con Trời». Hay Ấn độ giáo thì phân chia đẳng cấp (castes)…Với Kitô giáo thì ai cũng là hình ảnh Thiên Chúa cả. Vì thế, mọi người đều có quyền sống bình đẳng. Mọi người đều có trí thông minh để nhận ra những sai phạm, nếu có, của người lãnh đạo. Hơn nữa, Đức Kitô là người đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của người công dân. Dù rất tôn trọng truyền thống Do Thái, Ngài vẫn không ngại ngùng lên tiếng khi cần thiết. Và Ngài đã trả bằng giá máu của mình cho tiến trình dân chủ, tôn trọng sự thật. Chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo đã sản sinh ra những người con vĩ đại trong quá trình đấu tranh cho dân chủ như Dietrich Bonheffer, Martin Luther King, ĐGH Gioan - Phaolô II…

- Thứ ba, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo và trách nhiêm sinh thái: Chưa bao giờ trái đất bị đe dọa như ngày hôm nay. Lũ lụt, ô nhiễm môi trường tràn lan. Thiên nhiên gây thì ít mà người gây ra thì nhiều. Mọi người phải có trách nhiệm với vấn đề sinh thái. Làm cho môi trường sống trở nên tốt hơn cũng chính là cộng tác với vấn đề cứu chuộc. Trong Sáng Thế Ký (1, 28), con người được giao cho nhiệm vụ cai quản vũ trụ. Người cai quản không phải là người tàn phá song là người biết làm sao để biến trái đất thành mái nhà tốt cho chính mình và cho tương lai. Cũng chính vì thế mà Sáng Thế Ký chương 2, câu 15, Thiên Chúa giao cho con người nhiệm vụ “gìn giữ» và “làm cho phát triển» vườn sống. Như vậy, Thiên Chúa không tạo nên những con người thụ động, song ngài dựng lên những con người biết sáng tạo. Lý trí và sự thông minh là những đặc tính của Imago Dei. Sáng tạo làm sao để sống hài hòa với môi trường. Từ điểm này, ta có thể cùng nhận định với De Lubac rằng khoa học kỹ thuật chân chính không làm phai mờ Đức Tin. Trái lại, thần học tạo dựng đã cộng tác một cách tích cực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật trên mọi phương diện. Tuy nhiên, tiến bộ về khoa học kỹ thuật phải đi đôi với sự phát triển của lương tâm. Nếu phát triển khoa học không đi kèm với một lương tâm có trách nhiệm thì sự phát triển này trở thành nguy cơ hủy diệt chính con người và môi trường sống. Bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki hay thảm họa Tchernobyl là một trong những ví dụ điển hình.

- Sau cùng, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo và vấn đề tôn trọng các nền văn hóa: Khi em viết kết luận cũng là lúc hàng trăm ngàn dân Paris xuống đường biểu tình chống lại cuộc rước đuốc Olympique đi qua thành phố Paris. Ngọn đuốc có khi bị dập tắt, có khi thắp lại rồi phải trốn trong xe. Ngọn đuốc, vốn là niềm tự hào của chính quyền Bắc Kinh trở thành ngọn đuốc ô nhục. Người dân biểu tình vì họ cho rằng chính quyền Bắc Kinh dang tàn phá nền văn hóa Tây Tạng. Đức cố Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II, khi thăm tổ chức UNESCO vào năm 1980, đã từng nói: “Con người không thể coi thường nền văn hóa. Nền văn hóa là một hình thức đặc thù để con người hiện hữu cũng như biểu lộ cách thức làm người của mình». Theo nhãn quan Kitô giáo, truyền thống văn hóa không những là nơi ân sủng của Thiên Chúa hoạt động mà còn là nơi con người phát triển tự do của mình. Đức tin không nằm bên ngoài hay bên trên một nền văn hóa, nhưng được “nhập thể» vào chính nền văn hóa. Đức Kitô cũng đã nói tiếng aram, đã sống theo phong tục người Do Thái. Những nhà truyền giáo chân chính cũng đã hết mực tôn trọng văn hóa của người bản địa. Cha Alexandre de Rhode là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, không một nền văn hóa nào là hoàn hảo. Mỗi một nền văn hóa thường chứa đựng một khiếm khuyết nhất định. Vì thế, các nền văn hóa được mời gọi mở rộng cánh cửa của mình để lãnh hội những gì là tinh hoa của Tin Mừng. Chính Đức Kitô sẽ kiện toàn, lấp đầy những khiếm khuyết nơi các nền văn hóa cũng như nơi từng con người, nếu con người biết đón nhận Ngài.

6) Cha có nguyện vọng gì cho đất nước Việt Nam?

Lm. Tiến Dâng: Hiện tại, Nhà nước đang điều giáo sư của họ vào dạy thuyết vô thần cho các chủng sinh. Em mong một ngày nào đó, các sinh viên Đại Học cũng được hưởng một cái gì đó từ phía các tôn giáo. Những nhà sư, những linh mục, nữ tu… cũng được quyền vào dạy về tôn giáo của mình trong các Đại Học. Sinh viên được quyền tự do phân định đúng sai và chọn hướng đi nào họ muốn. Đất nước Việt nam không phải là mảnh đất thừa tự của gia đình hai họ Mác - Lê. Mỗi con người, trong đó có cả những người vô thần, phải có trách nhiệm trước tiền đồ của dân tộc. Chúng ta không chỉ xây dựng một đất nước duy về kinh tế vật chất, mà phải gieo vào trong tâm hồn mỗi con người niềm tin linh thiêng và lòng nhân ái.

7) Nghe các linh mục du học nói rằng Cha có một kho chuyện cười. Vậy Cha có chuyện hài nào về chủ nghĩa vô thần không?

Lm. Tiến Dâng: Có vài chuyện này kể để Luật Sư nghe cho vui. Chắc Luật Sư cũng đã nghe rồi?

Chuyện thứ nhất: Nghe nói trong biến cố 75, một người cộng sản bắt được một nhà truyền giáo Tây Phương. Anh phụ trách tuyên huấn nói thao thao bất tuyệt với nhà truyền giáo rằng: “Ông uổng công đi truyền một thứ đạo mà suốt hai ngàn năm tín đồ vẫn chưa lên tới được một nửa thế giới. Trong lúc đó, chủ nghĩa cộng sản chúng tôi mới ra đời được chừng 50 năm mà dân số đã lên đến gần 1/3 điạ cầu. Lo mà ăn năn hối cải để được nhận ơn khoan hồng của đảng và nhà nước Việt Nam».

- Nhà truyền giáo vẫn im lặng.
- Một lát sau anh tuyên huấn bảo: “Sao ông không nói gì? Hối hận rồi hả?»
- Nhà truyền giáo ngước mắt nhìn anh một cách thương cảm và nhỏ nhẹ trả lời: “ Tôi đang cầu nguyện cho chủ nghĩa cộng sản vô thần của anh tồn tại đến hai ngàn năm»!

Chuyện thứ hai: Một giáo sư dạy về thuyết tiến hóa ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội có nuôi một căp vượn sau vườn. Khổ nỗi, cậu sinh viên con của ông khi nào về nhà cũng mãi mê chơi với vượn mà không thèm nói chuyện với bố mẹ. Một hôm kia, vị giáo sư này phát tức mới quát mắng cậu con:

- “Tao đẻ ra mày mà mày khinh thường, suốt ngày chỉ lo chơi với mấy con vật!”
-Từ ngoài vườn, cậu sinh viên cất tiếng: “ Ủa, bố nói gì mà kỳ vậy? Ở trường, bố dạy con rằng tổ tiên của chúng ta là vượn. Vì thế, con phải phụng dưỡng tổ tiên mới tròn chữ hiếu chứ!».

Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2008
 
Quan điểm triết học của Kierkegaard: Thắng vượt sự tuyệt vọng
LM. Nguyễn Hữu Thy
16:27 18/12/2008
Quan điểm triết học của Kierkegaard: Thắng vượt sự tuyệt vọng

Quả thực, danh xưng Anti-Climacus không tìm thấy trong sách bách khoa từ điển về các danh nhân. Nhưng Sören Kierkegaard, nhà triết học và văn sĩ người Đan Mạch (1813-1855), lại trình bày danh xưng đó như sau: „Bút hiệu là Johannes Anti-Climacus, ngược lại với Climacus, là người đã nói rằng ông ta không phải là Kitô hữu, Anti-Climacus là sự cực đoan đối kháng: Ông ta là một Kitô hữu trong một đẳng cấp khác thường – một cách đơn giản là chính tôi chỉ thực hiện được điều đó có bấy nhiêu, tức một cách hoàn toàn đơn giản là làm một Kitô hửu.“ Thực ra, Anti-Climacus là bút hiệu của chính Kierkegaard và dưới bút hiệu đó ông đã cho xuất bản năm 1849 tác phẩm „Die Krankheit zum Tode“ (Bệnh nguy tử) kèm theo phụ đề „Eine christlich-psychologische Entwicklung zur Erbauung und Erweckung von Anti-Climacus, herraugegeben von Sören Kierkegaard“ (Một sự phát triển tâm lý học Kitô giáo mang tính cách xây dựng và thức tỉnh của Anti-Climacus, do Sören Kierkegaard xuất bản). Vậy, cũng giống như việc ông tự giấu mình sau một bút hiệu như thế, trong cuộc sống của Kierkegaard còn có rất nhiều điều bí ẩn mà chính ông cũng không hiểu được. Kierkegaard nói về mình như sau: Trong các „chặng đường đời, tôi chỉ là một loại người có thể trở thành cần thiết trong một cơn khủng hoảng, một loại người cần tới sự hiện hữu để cảm thấy mình được thoải mái dễ chịu.“

Kierkegaard đã viết một cách cực kỳ hăng say để chống lại quan điểm triết học của Hegel, triết gia người Đức cùng đồng thời với ông. Đối với Hegel, chính nhờ hệ thống triết học con người hiểu và thông cảm được nhau. Nếu Descartes chủ trương: „Cogito ergo sum“ (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu) thì trong tác phẩm „Wissenschaft der Logik“ (Khoa học Luận lý) của ông, Hegel viết: „Chính con người là tư duy, con người hiện hữu như một chủ thể tư duy, điều đó là sự hiện hữu và thực tại của con người.“ Trong khi đó ngược lại, nhà triết học người Đan Mạch lại hoàn toàn tập trung vào việc đề cao từng cá nhân, như thể người đó đang đứng trước mặt Thiên Chúa. Theo Kierkegaard, chính điều đó mới là chủ đề cho triết học, và chỉ như thế thì triết học mới mang tính cách xây dựng. Ngay cả cuộc sống riêng tư của ông, Kierkegaard cũng tuân thủ theo yêu sách đó. Bởi vậy, ông đã không cưới vị hôn thê của mình là cô Regine Olsen, vì ông không muốn thực hiện một điều tổng quát thông thường, tức việc lập gia đình, một điều mà mọi người đều làm, bởi vì ông cho rằng khi người ta thực hiện điều tổng quát thông thường như thế, thì người ta thực hiện đặc điểm chính yếu của triết học Hegel, tức là điều mà ông hoàn toàn bác bỏ.

Ngay trong lời giới thiệu tác phẩm „Die Krankheit zum Tode“ Kierkegaard đã đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề. Theo ông, điều mà xét về phương diện nhân loại được coi là sự chết, thì không phải là sự chết thực sự. Như trường hợp bệnh tình của La-da-rô không phải là thứ bệnh nguy tử làm chết người, dù cho Đức Kitô đã nói là „ông La-da-rô đã chết“ (Ga 11,14). Dĩ nhiên, lúc bấy giờ chắc chắn Đức Kitô đã nghĩ đến việc Người sẽ làm phép lạ cho La-da-rô sống lại rồi, và vì thế đối với Kierkegaard, trong sự chết luôn luôn chứa đựng niềm hy vọng. Bởi vì, điều gì đã làm cho La-da-rô sống lại từ trong những kẻ đã chết, nếu như ông ta lại đã phải chết và „nếu không phải là Người, Đấng là sự sống lại và là sự sống cho tất cả những ai tin vào Người!“

Trong tập sách nhỏ của ông, Kierkegaard cho thấy rằng sự tuyệt vọng là thứ bệnh nguy tử làm chết người. Sự tuyệt vọng có cơ cấu nhất định của nó, một cơ cấu đồn trú trong „chính mình nội tại“ của con người. „Nhưng ’chính mình nội tại’ là gì? Đó là một sự tương quan được thực hiện giữa mình với chính mình.“ Như vậy, Kierkegaard gọi cái „chính mình nội tại“ là con người, một „tổng đề của sự vô hạn và sự hữu hạn, của sự mang tính chất thời gian và vĩnh cửu, của sự tự do và sự bó buộc.“ Đàng khác, con người, tuy hiện hữu trong sự hiệp nhất của sự tương quan đó, lại được đặt nền tảng trong Thiên Chúa, chứ không phải trong một ai khác. Và chỉ ai muốn cái „chính mình nội tại“ của mình và đồng thời lại biết mình hiện hữu trong Thiên Chúa, người đó có thể thoát khỏi sự tuyệt vọng của sự vô tín ngưỡng.

Như vậy, Kierkegaard không chủ tâm thực hiện những lý chứng phức tạp về Thiên Chúa, những lý chứng có thể làm cho cách suy tư hữu hạn bị phân hóa vào trong những luận cứ vô hạn. Nhưng ông cho thấy một cách hoàn toàn rõ ràng rằng cần phải thực hiện một cú nhảy vọt từ tình trạng vô tín ngưỡng vào trong cuộc sống đức tin. Đối với Kierkegaard, tin có nghĩa là không tuân thủ theo trí năng để chiếm hữu được Thiên Chúa. Và trên con đường tiến về cùng Thiên Chúa có hai loại tuyệt vọng mà mỗi người cần phải đề phòng cảnh giác mình. Đó là sự yếu hèn: tức một người tỏ ra tuyệt vọng khi muốn là chính mình, hay nói cách khác, khi anh muốn khẳng định chính mình. Tiếp đến, đó là sự cứng đầu cố chấp: tức một người không tuyệt vọng khi muốn là chính mình, hay nói cách khác, khi anh muốn khẳng định chính mình. Nhưng đó cũng chính là những hình thức đánh mất chính mình và đánh mất luôn cả Thiên Chúa nữa.

Các sách vở của Kierkegaard không những giúp cho độc giả hiểu rõ được sự chết, nhưng còn được coi là một sự đồng hành với người trong cơn hấp hối. Sự tuyệt vọng chỉ xảy ra, nếu chết là hết, là chấm dứt tất cả mọi hiện hữu. Kierkegaard viết: „Bởi vì chết có nghĩa là cuộc sống đang qua đi, nhưng sự chết đang chết có nghĩa là người ta đang trải qua sự chết“ để vươn tới sự sống. Đối với Kierkegaard, „công thức“ của tất cả mọi sự tuyệt vọng là muốn thoát ly khỏi chính mình một cách tuyệt vọng, tức hoàn toàn mất hết sự tự tín, nhưng rồi hình thức tuyệt vọng lại quay trở về trên sự muốn thoát ly khỏi chính mình, nghĩa là người ta tuyệt vọng khi muốn là chính mình thực sự.

Nhưng ai muốn dứt bỏ chính mình một cách tuyệt vọng? Để làm một dẫn chứng, Kierkegaard lấy trường hợp nhà thi sĩ làm ví dụ, dĩ nhiên kể cả nhà thi sĩ có tín ngưỡng, bởi vì tội lỗi trà trộn trong chính bản chất thi sĩ của nhà thi sĩ. Kierkegaard cho rằng: „Nhìn theo nhãn quan Kitô giáo (dĩ nhiên „Kitô giáo“ được nhắc đến ở đây hoàn toàn theo quan niệm chủ quan của Kierkegaard) thì cho dù có chứa đựng sự thẩm mỹ, cuộc sống nhà thi sĩ vẫn là tội lỗi, tội lỗi là do người ta tưởng tượng thay vì sống thực tế, là do người ta hành xử tốt lành và chân thật theo thị hiếu tưởng tượng, thay vì thực sự đúng với con người thật của mình là vươn tới sự thật cụ thể một cách hiện sinh.“ Một nhà thi sĩ như thế rất có thể là một người có lòng tín ngưỡng sâu xa, yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, tuy nhiên ông còn mang nặng một nỗi khắc khoải hết sức thầm kín mà ông không muốn từ bỏ, đó là muốn làm một người khác.

Kierkegaard đào sâu và lấy đi dần dần những xác quyết đã được đắc thủ của người độc giả. Và ông đã không những thuyết phục được những nhà thi sĩ có tín ngưỡng như những người đầy tuyệt vọng, nhưng cả những người đi tìm kiếm hạnh phúc. Bởi vì, - và đây là điều hết sức thời sự cho những ai có tâm huyết với sức khỏe vào những ngày ấy - sức khỏe và bệnh tật đều là những dấu hiệu của một sự khủng hoảng như nhau. Chính những ai cảm thấy mình khỏe mạnh hạnh phúc và không cảm nghiệm được sự tuyệt vọng, thì đang sống trong một thế giới ảo tưởng. Những ai không cho mình là thần linh, nhưng là sự hiệp nhất giữa thể xác và linh hồn, thì mới cảm nghiệm được hạnh phúc là điều tối thượng. Chính cả điều mà Kierkegaard coi như là cái đẹp nhất và giá trị đáng yêu nhất, đó là cái liếc nhìn của „tính chất trẻ trung nơi nữ giới“ với một sự hòa điệu và sự an bình tuyệt vời. Kierkegaard viết: „Tuy nhiên, đó là sự tuyệt vọng. Điều đó chính là sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không phải một sự ấn định của thần linh, và sâu thẳm, thật sâu trong sự hạnh phúc, trước hết trong sự an ninh bình yên thầm kín, tuy nhiên ở đó còn có cả sự sợ hãi, và sự sợ hãi này là sự tuyệt vọng, rất muốn có quyền được ở lại trong đó, bởi vì đối với sự tuyệt vọng, chỗ ở nó thích nhất là ở nơi sâu thẳm trong tận cùng của sự hạnh phúc.“ Sự tuyệt vọng mà làm cho cuộc sống được dễ chịu và thoải mái, thì không thể được coi là sự tuyệt vọng nữa.

Kierkegaard chứng minh cho thấy „sự phát triển tâm lý Kitô giáo“ là một điều - như đã được ghi trong phụ đề tác phẩm của ông - hoàn toàn phân biệt khỏi tất cả mọi tâm lý học đương thời khác. Tâm lý học lý giải con người chỉ dựa theo sự diễn biến nột tâm của người đó trong khuôn khổ thời gian và giới hạn của nó, một hiện tượng có thế sửa đổi và trị liệu được, bởi vì sự diễn biến nội tâm đó chỉ xảy ra trong thời gian. Tâm lý học không thể hiểu thấu được nội tâm con người trong những cơ cấu của nó xét như là thực thể tinh thần, vì tinh thần con người được dựng nên trong Thần Khí của Thiên Chúa và qua đó được dựng nên trong một sức khõe cao hơn, và đó chính là điều đòi hỏi nơi Kierkegaard rất nhiều suy tư, nhưng đồng thời cũng là điều làm cho ông trở thành „ngôi sao“, có được một chỗ đứng trong sự ngưỡng mộ đậm màu sắc Công Giáo.

Theo Kierkegaard, đức tin có nghĩa là sự xác quyết rằng đối với Thiên Chúa tất cả mọi sự đều khả dĩ. Cuộc tranh đấu vì đức tin là cuộc tranh đấu vì sự khả hữu (Möglichkeit). Vì thế, đức tin là „liều thuốc giải độc muôn đời chắc chắn“ chống lại sự tuyệt vọng: Cả khi sự sụp đổ là một điều chắc chắn không thể tránh, thì luôn vẫn còn sự khả hữu, vẫn còn lối thoát khả dĩ. Kierkegaard viết: „Khi một người bị bất tỉnh, người ta đi kiếm nước, Eau de Cologne, hay giọt Ê-ther Hoffmann(1); nhưng nếu một ai đó bị rơi vào tuyệt vọng, thì bấy giờ: Hãy tạo ra sự khả hữu, hãy tạo ra sự có thể.“ Chỉ đối với những người theo thuyết định mệnh thì mới cho rằng tất cả mọi sự đều đã bị tiêu tan hết, bởi vì họ tin vào sự tất yếu; và tiếp đến, chỉ đối với những người tư tưởng nhỏ nhoi thiển cận và với đầu óc trống rỗng của họ thì mới cho rằng chỉ có sự tương tự hay sự có vẻ thực (Wahrscheinlichkeit) thay vì sự khã hữu. Cả đến ma quỷ cũng được nêu thành vấn đề, vì ma quỷ là nguồn gốc mọi cám dỗ: Trong mức độ tuyệt vọng tối đa mà nó đã đạt tới, khi nó chỉ muốn là chính mình, chỉ muốn khẳng định mình một cách tuyệt đối thì ma quỷ là sự „cứng đầu cố chấp tuyệt đối.“

Cao điểm của tác phẩm là những nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc phát xuất tội lỗi, bởi vì tội lỗi là sự tuyệt vọng trước Thiên Chúa. Và ý niệm ngược lại với tội lỗi không phải là nhân đức, nhưng là đức tin, đúng như lời thánh Phaolô: „Alles, was nicht aus Glauben geschieht, ist Sünde“: Tất cả những gì xảy ra không do đức tin đều là tội lỗi (Rm 14,23). Và chính qua sự tương phản này người ta cũng nhận thức được rằng sự bực bội hờn giận trong đức tin là con đường gần nhất dẫn tới tội lỗi.

________________________

Chú thích:

1. Friedrich Hoffmann (1660-1742), một bác sĩ người Đức, đã khám ra một loại thuốc hơi, pha trộn 1 phần Ê-ther và 3 phần chất cồn (Alkohol), để chữa trị các triệu chứng uể oải khó chịu hay bị ngất xỉu, và thứ thuốc đó mang tên ông: Hoffmannstropfen: thuốc nhỏ Hoffmann.

Sách tham khảo:

Sören Kierkegaard: Die Krankheit zum Tode (und andere Schriften). Deutscher Taschenbuch Verlag, München 2005, 7067 trang.
 
Tin Đáng Chú Ý
Chính quyền cộng sản vô thần tổ chức 'gọi hồn' để giải phóng mặt bằng
VN Express
16:36 18/12/2008
Chính quyền tổ chức 'gọi hồn' để giải phóng mặt bằng

Nhà ngoại cảm (người cúi) đang "trò chuyện" với người nằm dưới mộ.

VNEXP-Để thuyết phục dòng họ Nguyễn Công di dời ngôi mộ tổ khỏi khu đất thuộc dự án nằm trên địa bàn, chính quyền phường Yên Hoà đã mời một nhà ngoại cảm đến… "gọi hồn", hỏi ý kiến người đã khuất. Chuyện vừa xảy ra ở làng Cót, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Khu mộ tổ nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng khu đất 5,2 ha phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội; thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tạo quỹ đất, nhà phục vụ người có công với cách mạng.

Trong khu đất 5,2 ha nói trên có rất nhiều ngôi mộ được di dời. Bản thân dòng họ Nguyễn Công cũng đã tự nguyện cho di dời 18 ngôi mộ của các đời sau. Riêng ngôi mộ tổ thì họ không đồng ý. Bởi làng Cót (trước đây là làng Thượng - Hạ Yên Quyết) có tới 19 vị đỗ tiến sĩ, đứng thứ nhì, chỉ sau làng Vẽ (Đông Ngạc, Từ Liêm) với 21 vị. Và trong số dòng họ cư trú lâu đời tại làng Cót thì Nguyễn Công là một dòng họ có truyền thống hiếu học và đỗ đạt.

Khi gặp phải sự phản đối của dòng họ Nguyễn Công, ngày 6/2, UBND phường Yên Hoà đã cùng Ban quản lý dự án vốn ngân sách mời một nhà ngoại cảm đến "gọi hồn" người nằm dưới ngôi mộ tổ, mà không thông qua dòng họ Nguyễn Công.

Chiếc đĩa ghi hình buổi "gọi hồn" phường Yên Hoà tặng cho dòng họ Nguyễn Công.

Buổi "gọi hồn" có sự chứng kiến của các lãnh đạo ban ngành, từ Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND, Mặt trận tổ quốc, công an, Ban quản lý dự án cho đến các đoàn thể và nhân dân phường Yên Hoà. Buổi "gặp mặt" đặc biệt này còn được quay phim, in sao ra thành nhiều đĩa VCD và công bố rộng rãi.

Trong cuốn ghi hình kéo dài hơn 40 phút, người ta thấy nhà ngoại cảm "trò chuyện" với ngôi mộ, sau đó truyền đạt lại cho những người xung quanh. Nội dung truyền đạt lại chủ yếu liên quan đến việc di dời mộ để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Theo ông Nguyễn Đăng Định, Bí thư đảng uỷ phường Yên Hoà, chỉ riêng ở UBND phường đã có tới 3 đĩa VCD. Một đĩa trong số đó được ông Định đích thân mang đến tận nhà ông Nguyễn Công Thìn, tộc trưởng dòng họ Nguyễn Công, với lời đề tặng: "UBND phường YH tặng". Phó chủ tịch HĐND phường là bà Dung còn chiếu đĩa rộng rãi cho bà con hàng xóm xem. Hỏi vì sao bà Dung có đĩa đó, ông Định cho biết là bà Dung mượn của UBND phường.

Trước những việc làm trên, những người trong dòng họ Nguyễn Công đã rất bức xúc. Với họ, việc động chạm đến mồ mả của dòng họ là không thể coi thường.

Chiều 2/4, ông Nguyễn Đăng Định lý giải rằng việc mời nhà ngoại cảm đến "gọi hồn" là do Ban quản lý dự án đứng ra tổ chức và mời đại diện chính quyền, đảng ủy phường đến dự.

Dự kiến hôm nay, UBND quận Cầu Giấy sẽ có buổi làm việc, với sự có mặt nhiều đại diện như Sở Tài nguyên Môi trường, Xây dựng... và đại diện dòng tộc để thảo luận cách giải quyết đối với ngôi mộ tổ.
 
Văn Hóa
Hội thảo Việt Nam Học tại Hà Nội
Vũ Khánh Thành
11:14 18/12/2008
HỘI THẢO VIỆT NAM HỌC TẠI HÀ NỘI

Qua mạng của đài BBC London, tôi đã theo dõi phần nào tuần lễ Hội Thảo về Việt Nam Học tại Hà Nôi. Tôi thật thất vọng vì hôi nghị xem ra rất đồ sộ với rất nhiều nhà trí thức, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia với số lượng các bài tham luận mà chỉ tóm lược thôi đã hơn 700 trang. Đọc một số bài tường thuật trên mạng BBC tôi chỉ thấy những vấn đề được đặt ra cho Việt Nam hôm nay chỉ là những vấn đề ngoài da thuộc xã hội, chính trị, kinh tế …. mà chưa đi vào cốt lõi của vấn đề Việt Nam hôm nay là vấn đề văn hóa, tức là tìm một lối thoát cho dân tộc đã bị tàn phá tận cùng của các thế lực phong kiến phương bắc suốt một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, tới 100 năm nô lệ giặc Tây rồi 30 năm nội chiến quốc cộng và nhất là 30 giải phóng tức là mất trọn vẹn bản sắc, cá tính dân tộc.

Xã hội Việt Nam hôm nay là một xã hội tha hoá đến tận cùng từ đạo trị nước, đến đạo làm người.

Một hội nghị Việt nam học phải đi vào mấy điểm then chốt sau đây:

1. Dân tộc Việt là ai ? Cái hồn của dân tộc đó là gì ?

Đây là thời điểm thuận lợi nhất để khẳng định không hồ nghị rằng dân tộc Bách Việt từ khởi thủy đã chiếm lĩnh và khai phá lục địa Trung Hoa ngày nay, khai sáng nền văn minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại. Từ văn minh nông nghiệp, biết nhìn trời đất trăng sao để làm nên kinh dịch nguyên thủy, có ngôn ngữ và chữ viết riêng (chữ con quăng rồi chữ tượng hinh), sống hợp quần trong làng xã, có lễ nghĩa làm nền tảng cho kinh thi, kinh lễ, kinh nhạc. Hết thời kỳ du mục, người Mông Cổ từ phương bắc, nhờ có sức mạnh và lãnh đạo giỏi, đã vuợt Hoàng hà chiếm đất của Bách Việt. Sự hoà huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt thành người Hoa Hạ, là tổ tiên của người Hán ngày nay. Họ bắt đầu làm nên đô thị, trọng thương nghiệp, coi người Bách Việt là dân nhà quê, mam di. Họ hoàn bị chữ tượng hình thành chữ Hán ngày nay, viết lại sách vở xuyên tạc Việt Nho thành Hán Nho, đốt sách chôn Nho để làm mất tích nền văn hoá Bách Việt nhân bản để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế.

Khoảng 30% người Bách Việt không chịu sự đồng hoá của Mông Cổ đã lui dần trở lại phía nam sông Dương Tử tới miền bắc Việt nam hiện nay làm nên nước Văn Lang với văn hoá Hoà Bình rực rỡ. Sau đó với 1000 năm đô hộ, người Hán đã làm cho Việt Tộc không còn nhận ra mình nữa, mất cả tổ quốc lẫn tổ người. Tới nay mọi người đều nhân định một cách hồn nhiên rằng Việt Nam không có dân tộc tính mà tất cả đều bắt chiếc Trung Hoa vĩ đại !

Việt Nam Học, nếu có, phải đào về tận nguồn để tìm một CHỦ ĐẠO để làm nền tảng chio việc cứu nước và dựng nước. Chúng ta không thể tìm ở đâu khác như ở Tây, Mỹ hay ở Tàu mà phải tìm về chính bản thệ của văn hoá Việt. Mới rồi đây ông Lê Hồng Hà đã gíong lên một tiếng trống đi tìm một chủ đạo cho Việt Nam thay thế cho đạo Mác, Lê Nin hay đạo Tây Mỹ vô hướng vô hồn hiện nay, tất cả đều không được. Vậy hồn của dân tộc nằm ở đâu ? Xin thưa ở mấy điểm chính sau đây:

1a. Nhân chủ, Thái Hòa, Tâm Linh: Con người là nơi hội tụ của trời cùng đất, là điểm giữa của 2 thái cực. Đạo chính là hợp được cả trong và ngoài, cả có và không. Nói giản tiện là khi có sự giằng co thí dụ giữa vợ với chồng thì là tìm ra được điểm quân bình không được vợ, mất chồng, giữ được gia đình hạnh phúc. Đó chính là đạo. Khi có tranh chấp giữa gia đình và xã hội, tìm ra được một đường lối đẹp cả 2, đó là đạo, là HOÀ, lấy chính tâm thành ý của mình là thước đo cho mọi hành động.

1b. Chính danh, trí nhân dũng, tam cương, ngũ thường: Những giá trị này là bất biến, thời nào và nơi nào cũng phải theo để có được trật tự xã hội. Đạo Việt không dạy con người làm thánh, lên trời mà làm người, ở đây và bây giờ, sống ở trần gian này. Phật hay Chúa ở ngay chính tận đáy lòng của con người.

2. Việt Nam Học phải thiết lập được một nền giáo dục quân bình

Quân bình giữa thành công và thành nhân: Nói theo lối xưa là “Tiên học lễ, hậu học Văn”. Nói cụ thể ra là nền giáo dục Việt nam bây giờ và mai sau là bậc tiểu học phải cho các em học tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh là chính. Ngoài tiếng Việt để giữ tiếng mẹ đẻ cần học tiếng Trung để tiếp xúc với nửa phần nhân loại. Mặt khác học sách cổ để trở về nền văn hoá sâu rộng của Lạc Việt, biết cội nguồn sâu thẳm của văn minh Đông Phương, đạo học Việt Nho. Học tiếng Anh để liên hệ với thế giới khoa học văn minh hiện đại. Cần cho các em tiểu học học ngay vào các kinh điển Tứ Thư Ngũ Kinh, dù các em chưa hiểu ở tuổi nhỏ này, nhưng chôn vào đầu óc các em những nguyên tắc dẫn đạo cuộc sống. Bậc tiểu học giải quyết xong sinh ngữ, tử ngữ để lên Trung học dồn vào khoa học kỹ thuật và đến Đại Học đi vào chuyên ngành, đào tạo ra các con người có khả năng kỹ thuật cao trong một tấm lòng nhân ái phục vụ xã hội hết lòng.

3. Việt Nam Học phải đặt trên một nền chính trị chân chính, nhân bản, tôn trọng nhân quyền

Vấn đề này đã bàn rất nhiều về những giá trị của nền chính trị hiện nay, đặt trên một xã hội nhân trị, pháp quyền. Một chính thể do dân bầu ra trong một cuộc bầu cử tự do và trong sạch. Hiến pháp có 3 quyền biệt lập: Hành pháp. Lập pháp và Tư pháp v. v…

4. Một nền kinh tế bình sản

Bình sản là không cộng sản cũng không tư bản, kinh tế chủ nô như lịch sử cận đại đã chứng minh. Cộng sản đã chết và tư bản cũng đang khủng hoảng trầm trọng. Bình sản đựa trên khuyến khích cá nhân phát triển, làm giầu. Những ai may mắn hơn, thành công hơn, phải chia sẻ cho người kém may mắn, kén hoàn cảnh, thiếu phương tiện. Phương thức thực hiện là thuế lũy tiến. Làm được nhiều, thu được nhiều, lương cao, thì đóng thuế nhiều hơn. Lấy thí dụ bên nuớc Anh hiện nay, lương một người dưới £40,000 một năm đóng 22% thuế (Income Tax) 10% bảo hiểm xã hội (social security). Chủ còn đóng thêm 11% nữa thuế (Employer contribution) Nếu là cơ sở kinh doanh, phải đóng mỗi quí 3 tháng 15% thuế trị giá gia tăng (VAT). Cuối năm tổng kết thu nhập còn đóng thêm 17% Corporation Tax. Tiền lời của công ty cho chủ gọi là Share Capital Dividens khi lấy tiền ra tiêu phải đóng 26% thuế nữa. Nhờ những khoản thuế lũy tiến này chính phủ thu được một số tiền kếch sù để làm những công trình công ích cho xã hội như xây trường học, bệnh viện v.v … (tiền của tax payers). Nền học vấn tiểu học, trung học, đại học đều miễn phí. Riêng mỗi cá nhân khi thất nghiệp hay khi ốm đau bệnh nạn không có thu nhập được xã hội cho lãnh tiền xã hội đủ sống, tiền nhà, tiền bệnh viện, tiền bác sĩ v.v… không phải đóng. Thu nhập cao hơn nữa đóng 40% - 60% thuế theo căn bản nêu trên. Các nước Bắc Âu ngày nay là những nước tiêu biểu của nền kinh tế bình sản.

5. Phát triển nông thôn cũng như thành thị

Xin mời tham quan Anh Quốc và các nước Bắc Âu để thấy rõ điều này.

Việt Nam chúng ta bao giờ mới xây dựng được một xã hội Dân Chủ, Tự Do, Bình Sản như vậy. Việt Nam Học phải hướng vào việc xây dựng một xã hội hiện đại như thế giới đang đi tới.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cất Cánh Bay Cao
Nguyễn Ngọc Danh
17:49 18/12/2008

CẤT CÁNH BAY CAO



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Trong đức tin và ơn thiêng của Thánh Thần, Họ đã cất cánh vươn lên khỏi bóng tối và sự dữ. Họ theo chân Đức Kitô và đã chiến thắng sự sợ hãi và tội ác để đem lại sự công chính, niềm hy vọng cho các thế hệ mai sau.

Ngọc Danh

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Tuyết
Lm. Trần Cao Tường
17:52 18/12/2008

ĐÓN TUYẾT



Ảnh của Cao Tường (Dec 11/2008 tại New Orleans)

Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời

không trờ về trời nếu không thấm xuống đất,

chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc...

(Isaia 55:10)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền