Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm A-vi-gia, tên là Da-ca-ri-a; vợ ông tên là Ê-li-sa-bét cũng thuộc dòng tộc tư tế A-ha-ron. Hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con, vì bà Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi, và cả hai đều đã cao niên.
Vậy một ngày kia ông Da-ca-ri-a đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa khi đến phiên của nhóm ông. Theo tục lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa. Trong giờ dâng hương đó, toàn thể dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài.
Bấy giờ một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối, và phát sợ. Nhưng sứ thần bảo ông: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan vì con trẻ chào đời. Vì em sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Em sẽ không uống rượu và thức có men. Em sẽ được đầy Thánh Thần ngay khi còn trong lòng mẹ. Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Ê-li-a, em sẽ đi trước mặt Chúa, để đưa tâm hồn cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa.” Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã cao niên.” Sứ thần đáp: “Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. Này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi.” Dân chúng đợi ông Da-ca-ri-a, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và họ biết là ông đã thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm.
Khi thời gian phục vụ đã mãn, ông trở về nhà. Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. Bà tự nhủ: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người đoái thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.”
Đó là lời Chúa
Noel là từ thông dụng trong nhiều năm qua ở Việt Nam để chỉ LễChứa Giê-su xuống thế làm người tức Lễ Giáng Sinh. Vậy nghĩa củatừ Noel là thế nào? Thưa Noel là hai vần cuối của từ Emmanuel. Người Pháp lấy hai vâncuối đổi thành Noel với hai dấu chấm ngang nhau trên chữ e cho dễđọc. Nếu đọc sách ngôn sứ I-sai-a 2,1-14, người ta sẽ gặp thấy từ này: “Này đây trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, đặt tên là Em-ma-nu-en (Emmanuel), nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Câu nàycòn được lặp lại trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu Mt 1,23.Chúa đã cho một trẻ thơ chào đời, đã ban tặng một người con để cứuchuộc nhân loại.
Sau một thời gian lâu dài, lời đó đã thành hiện thựcvà đêm nay ở khắp nơi, người ta đón mừng biến cố trọng đại lần thứ2022. Sự việc xẩy ra thế nào thì Tin Mừng theo thánh Lu-ca cho biết: “BàMa-ri-a đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng,lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ vì hai ông bà không tìmđược chỗ trong quán trọ. Trong vùng ấy, có những người chăn chiênthức đêm ngoài trời canh giữ đàn vật. Bỗng thần sứ Chúa hiện rađứng bên họ, và vinh quang của Chúa bao trùm chung quanh, khiếnhọ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng thần sứ bảo họ: “Anh em đừng sợ.Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng chotoàn dân: hôm nay, Đấng Cứu Độ anh em đã ra đời trong thành vuaĐa-vít, Người là Đấng Cứu Độ, là Đức Chúa.” Lc 2, 6-11)Cảnh tượng và những lời lẽ ấy đã quá quen thuộc đối với nhiều người,vì có năm nào cảnh tượng và những lời lẽ ấy trong đêm Lễ Noelkhông được lặp lại đâu. Nhưng nếu chỉ nhìn xem và nghe đọc lạikhông thôi thì có khác gì xem môt cảnh tượng vui mắt hay cảm độngở ngoài đường phố, cũng như nghe đọc một tin quan trọng trên một tờ báo hoặc trên đải truyền thanh truyền hình.
Vì vậy, cảnh tượng và tinmừng Chúa Giáng Sinh được nhìn xem và nghe đọc đêm nay phải cómột cái gì khác biệt và hơn thế nữa. Cái khác biệt và hơn kia, đó làcảnh tượng và bản tin tuy đã qua hơn hai mươi thế kỷ, bây giờ vẫn cònmang tính hiện tại và có sức ảnh hưởng tới hàng triệu triệu con người.Thật vậy, đêm nay nhìn vào hang đá và nghe lời tường thuật cảnhChúa giáng sinh, rất nhiều người vẫn còn rưng rưng cảm động vàtưởng chừng như sự việc mới xẩy ra hay đang diễn ra trước mắt. Cànhcơ hàn của Con Thiên Chúa rất giầu sang vẫn còn đó trong những conngười nghèo đói, ốm đau, khổ sở của Người. Người đã tự trút bỏ conngười của mình để trở nên nghèo hèn vì nhân loại khổ đau. Người đãchấp nhận bị coi khinh, bị từ chối. Người đã cam chịu hết để nói với ainấy rằng Người gần gũi những kẻ bần cùng đói khổ, Người chia sẻthân phận của họ, đồng hóa mình với họ và đem lại cho họ một niềmhy vọng lớn lao, một tin mừng giải thoát như lời tiên báo của ngôn sứI-sai-a: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sánghuy hoàng, đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sángbừng lên chiếu rọi. Chúa đã ban cho họ chứa chan niềm hoan hỷ, đãtăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạmừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan vì chia nhau chiến lợiphẩm. Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roicủa kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gẫy như trong ngày chiến thắng quânMa-đi-an”(Lc 9, 1-3) Có đúng như vậy không? Thưa đúng, vì những kẻ được Người saithần sứ đến báo tin cho đầu tiên, không phải là những người quyền químà là những kẻ chăn chiên tầm thường. Họ là những người được đóntin mừng trọng đại trước hết, và qua họ, tin này được loan đi cho toàndân: Đấng Cứu Độ đã ra đời, Người là Đấng Ki-tô, nghĩa là Đấngđược xức dầu phong vương, được tuyển chọn để cứu nhân độ thế, làĐức Chúa vạn năng, quyền phép.
Vậy, xưa nay ai vẫn từng rên xiết, vì những nỗi đắng cay, ai thấy rằngmình chẳng được bằng ai, ai bấy lâu ở trong bóng đêm tội lỗi, trongnỗi cô đơn, ở bên bờ tuyệt vọng, không còn cảm thấy gì là vui nữa, thìđêm nay, vào giờ phút này, hãy trình bày với Chúa và hãy thưa vớiNgười: “Sao con chẳng thấy gì là vui, Chúa ơi ! Đêm nay là đêmbình an, đêm ánh sáng, đêm vui tươi, đêm gặp gỡ. Xin Chúa xua đuổimọi nỗi lo buồn ra khỏi lòng con. Xin chiếu soi ánh sao Sinh Nhật vàocõi lòng con đang còn u tối. Xin đốt lên ngọn lửa tình thương cho conbớt vắng lạnh. Ước chi những lời ca vui dồn dập đang vang lên khắpnơi để mừng Chúa ra đời cũng là những tiếng vui của lòng con trongđêm hồng phúc này Điều con cần hơn cả là lòng tin vào Chúa. Xincho con biết tin vào Chúa ngay trong những lúc con không cảm thấygì, những lúc mà sự đời như đi ngược lại với những điều con đượcnghe biết về Chúa. Xin cho con nếm cảm được một chút sự bình ancủa Chúa ít là trong đêm nay, cùng với hương vị ngọt ngào của việcChúa đến ở giữa nhân gian.”Còn những ai may mắn không phải ở trong tình trạng này, hãy dânglời cảm tạ và cùng các thiên thần ngợi ca Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời Bình an dưới thế cho loài người Chúa Thương.”Lm.
An-rê Đỗ Xuân Quế O.P
Đêm Thánh Tuyệt Vời
Ai đâu tả diễn được lòng tôi
Náo nức trong Đêm Thánh Tuyệt Vời
Con Chúa làm người nơi dương thế
Vì tình thương gánh vác tội đời.
Dâng lên vạn tiếng đàn réo rắt
Với tiếng hoan ca các thiên thần
Chung đúc một tình yêu son sắt
Tựa vàng hương tiến Chúa Bình An.
Lạy Chúa ! Tình thương dường biển cả
Bao trùm lên khắp khắp cõi nhân gian
Xin đem ánh sáng Ngôi Sao Lạ
Chiếu soi người trong bóng tối tăm. Lm.
An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Tư Tế Zachariah: Người Bị Phạt Câm
Thật ra mùa Vọng đầu tiên là một mùa của những điều không bình thường, không ai ngờ. Những câu chuyện của mùa Vọng thiên niên kỷ thứ nhất đậm màu nghi ngờ, phạt câm, hốt hoảng, có “vấn đề,” toan tính, giết hại trẻ thơ, lên đường tỵ nạn!
Tư Tế Zachariah: Tin Mừng Giáng Sinh đến với thầy tư tế Zechariah nơi cực thánh của ngôi đền thờ Jerusalem.
Zechariah và vợ không có con từ bao lâu nay. Tủi hổ xuất hiện trên khuôn mặt của vợ và của chồng. Đàn bà không con trong một xã hội trọng danh dự như kính trọng linh hồn tổ tiên là một điều không ai muốn xảy đến với mình. Thế đấy, vợ chồng họ từ những ngày cưới nhau vẫn không con.
Nơi cực thánh, sứ thần Gabriel hiện ra, báo tin vợ ông, bà Elizabeth sẽ mang thai. Tư tế Zechariah với bộ óc suy luận không tin vào những điều như thế. Bởi thế ông phản ứng ngay, chuyện đó làm sao có thể xảy ra cho được bởi tôi đã già và vợ tôi cũng đã qua một thời có khả năng.
Thật bất ngờ! Bởi nghi ngờ, ông bị phạt, ông trở thành người câm ngay tại nơi cung thánh.
Trong con mắt ngỡ ngàng của bao nhiêu người, Zechariah từ trong cung thánh bước ra. Ông ú ớ, không nói năng chi được nữa. Những âm thanh vô nghĩa xuất hiện từ cổ họng một vị tư tế có chức danh trong xã hội. Thiên hạ có thể lại đồn thổi những “tin” nhà ông bà Zechariah lại một lần nữa…bị Thiên Chúa trừng phạt. Nhìn kìa! Bà (bị phạt) không có con. Ông giờ này tự nhiên hóa ra người câm!
Mùa Vọng đầu tiên do đó là một mùa của nghi ngờ, phạt câm, và hốt hoảng của những cá nhân! Tất cả chỉ thay đổi khi tiếng khóc ngây thơ vang lên từ máng cỏ nghèo Bethlehem(.
(Nguồn: https://hahungvuong.blogspot.com)
25. Bạn hỏi tôi phương pháp về thánh đức, tôi chỉ biết là yêu, bởi vì chỉ có yêu mới hoàn thành tất cả.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nước Tống có một nông dân, nhìn thấy đám mạ của ruộng nhà mình đã già rồi mà không lớn, rất là nóng ruột, bèn đi nhổ những đám mạ cao.
Tối lại ông ta mệt mỏi trở về nói với người nhà:
- “Hôm nay đúng là mệt thật, tôi đã giúp cho đám mạ mau sinh trưởng.”
Đứa con vội vàng chạy về đám ruộng nhà mình coi xem sao, thì chỉ nhìn thấy tất cả đám mạ đã khô héo.
(Mạnh tử)
Suy tư 17:
Nóng vội hấp tấp, nông nổi, là những cụm từ người ta dành cho những người nóng vội, nóng giận là chuyện thường tình của con người, nhưng nó vẫn luôn là khuyết điểm của nhân loại. Biết bao người đã lầm than khổ cực vì những quyết định của các vị lãnh đạo quốc gia? Có những người tự mình ôm mối hận suốt đời vì quyết định hấp tấp của mình: hôn nhân tan vỡ, vì quyết định vội vàng mà không tìm hiểu; lỡ bước sa chân vào chốn lầu xanh, đa số vì yêu vội yêu vàng, nghe lời đường mật của những tên sở khanh; mang thân tù tội, cũng vì một phút nông nổi…
Người biết tu tâm dưỡng tính thì không nóng vội không hấp tấp, bởi tính điềm đạm thì làm cho người ta biết cân nhắc sáng suốt hơn khi tranh luận hoặc khi quyết định một vấn đề gì đó.
Trong linh đạo tu đức sự hấp tấp, nóng vội cũng là do sự nhiệt tình thiếu suy xét mà, cho nên tác giả sách Cách Ngôn đã nói: “Nhiệt tình mà thiếu suy xét nào có ích chi, bước vội vàng ắt có khi lầm lỡ.” ( Cn19, 2), nó cũng là nguyên nhân dẫn đến kiêu ngạo.
Trước khi ký kết một hợp đồng hay một giao kèo nào đó, người ta không vội vàng hấp tấp ký ngay, mà cần phải cân nhắc, đắn đo, suy nghĩ.
Tôi cũng nên đắn đo suy nghĩ trước khi hành động, bởi vì một linh mục, một tu sĩ một nữ tu mà không cẩn thận cân nhắc hành động của mình, thì tai hại không thể lường được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Như chúng tôi đã đưa tin, Điện Cẩm Linh đã bác bỏ một cách hằn học, đầy mỉa mai đề xuất của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về việc tổ chức một cuộc đối thoại giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv trên lãnh thổ trung lập của Thành phố Vatican.
Trong tuyên bố của mình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova giải thích lý do bác bỏ xuất phát từ một câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng “Nói chung, những người tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân thủ các quy tắc truyền thống của Nga, chẳng hạn như người Chechenya, người Buryat”.
Tranh cãi đã nổ ra theo sau câu nói này. Tuy nhiên, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican, John Allen của tờ Crux, có bài tường trình nhan đề “Russian antipathy to Rome cuts much deeper than the latest spat”, nghĩa là “Ác cảm của Nga đối với Rôma sâu xa hơn nhiều so với cuộc cãi vã mới nhất”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
Ở phần cuối của câu chuyện, Myshkin đang trò chuyện với bạn bè thì cuộc nói chuyện chuyển sang đề cập đến một người quen đã chuyển sang Giáo Hội Công Giáo dưới ảnh hưởng của một tu sĩ Dòng Tên. Đây là phản ứng tức giận của hoàng tử:
“Công Giáo Rôma thậm chí còn tồi tệ hơn cả chủ nghĩa vô thần, đó là ý kiến của tôi! Thuyết vô thần chỉ rao giảng một con số không, nhưng Công Giáo còn đi xa hơn: Nó rao giảng một Chúa Kitô bị xuyên tạc, một Chúa Kitô mà nó đã vu khống và báng bổ, một Chúa Kitô phản chủ! Nó rao giảng Kẻ Chống Chúa, tôi thề với các bạn, tôi bảo đảm với các bạn! … Họ thêm vào thanh gươm những lời dối trá, mánh khóe, lừa lọc, cuồng tín, mê tín, ác độc; họ lợi dụng những tình cảm thiêng liêng, chân thật, chất phác, nồng nàn nhất của nhân dân; họ đánh đổi mọi thứ, mọi thứ, để lấy tiền, để lấy quyền lực trần thế.”
Đành rằng đoạn văn này chỉ là một cuộc đối thoại từ một cuốn tiểu thuyết, nhưng nó tóm tắt những gì mà một bộ phận lớn các giáo sĩ và giới trí thức của Giáo Hội Chính thống Nga, và do đó, phần lớn tầng lớp ưu tú của chính nước Nga, đã nghĩ về Công Giáo trong nhiều thế kỷ.
Đoạn văn này được nghĩ đến trong bối cảnh vụ ăn miếng trả miếng mới nhất giữa Vatican và Mạc Tư Khoa về cuộc chiến ở Ukraine, trong trường hợp này là về đề nghị gần đây nhất của nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, rằng Vatican làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột.
Phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn tiểu sử mới của một chính trị gia nổi tiếng người Ý tên là Giorgio La Pira hôm thứ Hai, Đức Parolin nhắc lại mong muốn của Vatican đóng vai trò trung gian.
“Chúng tôi đã sẵn sàng, tôi tin rằng Vatican có vị thế rất thích hợp,” Đức Hồng Y Parolin nói. “Chúng tôi đã cố gắng cung cấp khả năng gặp gỡ với mọi người và duy trì trạng thái cân bằng. Chúng tôi đang cung cấp một không gian để các bên có thể gặp gỡ và bắt đầu đối thoại. Nội dung và phương pháp làm việc là do họ quyết định.”
Ngay khi những lời của Hồng Y Parolin được các hãng thông tấn Ý đưa tin, chính phủ Nga đã đưa ra lời phản đối gay gắt. Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói ngắn gọn rằng Vatican sẽ không phải là nơi thích hợp để đàm phán.
Một phần nào đó, cái nhún vai lạnh lùng đó phản ánh sự phản đối gần đây đối với những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn với tờ America về sự tàn bạo của quân đội Nga đến từ các dân tộc thiểu số liên minh với người Nga như người Chechnya và Buryats. Zakharova là quan chức Nga đầu tiên phản đối nhận xét rằng này, mở mà cho một loạt rất nhiều những người khác lên án nhận xét của Đức Giáo Hoàng.
“Tôi sợ rằng những người anh em Chechnya và Buryats, cũng như bản thân tôi, sẽ không đánh giá cao điều đó. Theo những gì tôi có thể nhớ, không có lời xin lỗi nào từ Vatican,” Zakharova nói.
Tuy nhiên, sự thật là sự ngờ vực của Nga đối với Vatican có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều, như câu trích dẫn của Dostoyevsky ở trên đã minh họa.
Nhiều trí thức Chính thống giáo Nga tin rằng Rôma được định sẵn là đối thủ chính của Mạc Tư Khoa về mặt đại diện cho Kitô giáo chân chính - rằng sự cạnh tranh là di truyền và vĩnh cửu, và sự phản bội của Rôma là không thể tránh khỏi.
Nhiều nhà tư tưởng Chính thống giáo Nga thấy những nỗ lực của Rôma nhằm lật đổ Giáo Hội của họ diễn ra trong ít nhất bốn giai đoạn lịch sử:
Thứ nhất là việc thành lập điều được gọi là Giáo Hội “Uniate”, một thuật ngữ miệt thị dùng để chỉ các Giáo Hội nghi lễ Đông phương hiệp thông với Rôma, trong thế kỷ 15 và 16, mà nhiều người Chính thống giáo Nga cho đến ngày nay vẫn coi đó là con ngựa thành Trojan được thiết kế để săn trộm các tín hữu Chính thống giáo.
Thứ hai là “Vấn đề phương Đông” vào thế kỷ 19, khi Vatican và các cường quốc Công Giáo đứng về phía Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại đế quốc Nga trong Chiến tranh Crimea, dẫn đến thất bại nhục nhã cho Nga và khiến các quân cờ domino chuyển động, cuối cùng dẫn đến bạo lực lật đổ chính quyền sa hoàng.
Thứ ba là cuộc Cách mạng Bolshevik, khi ban đầu một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu tin rằng sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước theo sắc lệnh của các nhà cách mạng sẽ san bằng sân chơi và mở ra không gian cho hoạt động truyền giáo Công Giáo.
Thứ tư là phong trào đại kết hiện đại, mà một số nhà tư tưởng Chính thống giáo truyền thống và bảo thủ của Nga coi là một nỗ lực để đặt Giáo Hội của họ dưới quyền lực của Rôma trong một số phiên bản sửa đổi liên quan đến quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Một bài giảng năm 1988 của Phó tế Chính thống giáo Nga Herman Ivanov-Treenadzaty được trình bày ở Úc trình bày chi tiết về tất cả những điều này.
Khi đề cập đến tất cả những điều này, tôi không có ý đề xuất rằng Đức Thánh Cha Phanxicô và nhóm Vatican của ngài nên từ bỏ nỗ lực làm trung gian cho cuộc chiến hiện nay. Không phải tất cả các tín hữu Chính thống giáo Nga đều có những định kiến sâu sắc như vậy - thực sự, đó có thể chỉ là một thiểu số nhỏ, mặc dù một người đại diện một cách không tương xứng cho Chính Thống Giáo Nga đang trong vòng thân cận của Putin. Thái độ, và các hành động có thể thay đổi theo thời gian.
Tôi chỉ muốn nói rằng, Đức Giáo Hoàng và các cố vấn của ngài cũng không nên ngây thơ về chiều sâu của sự hoài nghi và phản kháng của Nga. Có lẽ các ngài cũng nên cân nhắc cẩn thận khoảng cách là quá xa để có thể xoa dịu những sự nhạy cảm như vậy – mà ở dạng cứng rắn nhất của chúng, có thể khó có thể thay đổi được nhiều, bất kể Đức Giáo Hoàng có làm gì đi chăng nữa.
Source:Crux
(theo AsiaNews) – Quyết định đột ngột của Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế Covid để xoa dịu làn sóng biểu tình lan rộng, có thể dẫn đến hơn một triệu ca tử vong vào năm 2023, theo nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME, Health Metrics and Evaluation) có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Đó là một con số còn nhẹ nhàng nếu so sánh với một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 của Trường Y tế Công cộng Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, trong đó họ dự báo một kịch bản còn tồi tệ hơn nhiều để chứng minh cho những biện pháp mạnh tay cuả chính quyền: Đó là sẽ có đến 1,55 triệu ca tử vong trong khoảng 6 tháng nếu các hạn chế được dỡ bỏ.
Nhóm nghiên cứu của Mỹ thì dự đoán số tử vong sẽ lên cao nhất vào đầu tháng 4, với 1/3 trong số 1,4 tỷ dân số của Trung Quốc bị nhiễm bệnh và con số tử vong vào dịp này lên đến 322.000 người.
Các ca nhiễm bệnh sẽ gia tăng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán và sau đó, một lần nữa, vào dịp công tư sở mở cửa trở lại.
Cho tới nay cơ quan y tế của Trung quốc đã không báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong mới nào.
Theo con số chính thức cuà Trung quốc thì số người chết vì Covid vẫn ở mức 5.235. So sánh với các quốc gia khác (Theo Worldometer) thì nước Mỹ là tệ nhất, giữ kỷ lục về số ca tử vong là 1,1 triệu người trong ba năm, tiếp theo là Ấn Độ (530.000), Nga (392.000) và Mexico (330.000).
Khi đưa ra dự đoán của mình, IHME đã xem xét một số vấn đề, chẳng hạn như số lượng lớn người dễ mắc bệnh ở Trung Quốc, vắc-xin kém hiệu quả và tỷ lệ tiêm chủng thấp ở lứa tuối trên 80 (khoảng 8 triệu người trong lứa tuổi này chưa được tiêm chủng).
Hơn nữa, có khoảng 164 triệu người ở Trung Quốc đang mắc bệnh tiểu đường, là một yếu tố có nhiều nguy cơ lây nhiễm.
Tình hình tiêm chủng tồi tệ đến mức nhiều người ở Macau đã chọn trả tiền để được tiêm vắc xin BioNTech do Đức sản xuất.
Với số ca nhiễm bệnh và nạn nhân lượng lớn như thế, sẽ là một áp lực mạnh lên hệ thống y tế, có nguy cơ làm giảm hy vọng phục hồi nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang trải qua một thời kỳ tồi tệ nhất trong 30 năm qua.
Hôm thứ Hai, một cơ quan cố vấn của những nạn nhân bị lạm dụng tình dục đã kêu gọi thực hiện các thủ tục giáo luật chống lại phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức.
Giám mục Franz-Josef Bode nên bị buộc tội theo giáo luật vì đã giải quyết một cách sai trái các vụ lạm dụng, hội đồng cố vấn cho biết trong một tuyên bố gửi cho giới truyền thông vào ngày 12 tháng 12.
Cơ quan tư vấn đại diện cho những người bị ảnh hưởng bởi lạm dụng tình dục cho tổng giáo phận Hamburg và các giáo phận Hildesheim và Osnabrück đã cho biết như trên.
Dưới áp lực phải từ chức trong nhiều tháng sau phát hiện của một nghiên cứu rằng Giám mục Franz-Josef Bode đã giải quyết sai các trường hợp lạm dụng tình dục, cho đến nay ngài vẫn từ chối từ chức.
Vị giám mục 71 tuổi của Osnabrück ở tây bắc nước Đức là phó chủ tịch hội đồng giám mục Đức kể từ năm 2017. Ngài cũng là phó chủ tịch của Tiến Trình Công Nghị Đức.
Hôm thứ Hai, hội đồng tư vấn của các nạn nhân cho biết họ đã đệ đơn khiếu nại chính thức và đề cập đến sắc lệnh “Vos estis lux mundi,” được ban hành vào năm 2019 bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, nhằm cung cấp các quy tắc và thủ tục để giải quyết việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục của giáo sĩ..
Trong đơn khiếu nại chống lại Đức Cha Bode, hội đồng đã kêu gọi Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg, người đứng đầu giáo tỉnh, thực hiện “các bước hành động” chống lại Đức Cha Bode.
Hội đồng cố vấn của các nạn nhân cho biết Đức Cha Bode đã “hành động trái với các hướng dẫn rõ ràng của Đức Giáo Hoàng.”
“Nhìn chung, chúng tôi thấy một hành vi sai trái rõ ràng theo giáo luật về phía Giám mục Bode,” tuyên bố nói về một trường hợp lạm dụng được cho là do vị giám chức người Đức giải quyết sai.
Hội đồng đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Heße “chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi ngay lập tức đến các thánh bộ Rôma và thông báo cho chúng tôi về tiến trình của thủ tục tố tụng.”
Một báo cáo được công bố vào ngày 20 tháng 9 cho biết Đức Cha Bode đã giải quyết sai các trường hợp lạm dụng trong Giáo phận Osnabrück, nơi ông đã lãnh đạo từ năm 1995.
Bản báo cáo tạm thời dài 600 trang có tiêu đề “Bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương bởi các giáo sĩ trong Giáo phận Osnabrück kể từ năm 1945.”
“Chúng tôi công nhận những tiến bộ đạt được trong Giáo phận Osnabrück với việc thiết lập khái niệm bảo vệ giáo phận là những bước đi đúng đắn và quan trọng, nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy trong hành động của Giám mục Bode một thái độ hướng đến thủ phạm hơn là hướng đến nạn nhân,” hội đồng tư vấn cho biết hôm thứ Hai.
Do đó, tổ chức của những nạn nhân đã kêu gọi Đức Cha Bode “chịu trách nhiệm đạo đức đối với những đau khổ do ngài gây ra – bên cạnh các tiêu chuẩn của luật hình sự.”
“Chỉ riêng luật hình sự thôi thì không thể là phép thử đối với một giám mục, và 'Vos estis lux mundi' ở đây nói một ngôn ngữ rõ ràng về mặt giáo luật”.
Tuyên bố của hội đồng vào ngày 12 tháng 12 nói thêm rằng “rất khó khăn” đối với các thành viên bị ảnh hưởng bởi bạo lực tình dục “để xem Giám mục Bode là một đối tác dấn thân giải quyết trung thực và nhất quán các vụ lạm dụng tình dục bởi các thành viên của Giáo hội”
Trong phản ứng đầu tiên vào chiều thứ Hai, vị giám mục bị buộc tội đã phản ứng bằng một tuyên bố ngắn gọn, nói rằng ngài sẽ hợp tác và “tất nhiên, sẽ đối mặt với kết quả của cuộc điều tra này”.
Source:Catholic News Agency
Tokyo (AsiaNews) – Với sự gia tăng chi tiêu đáng kể về quân sự mới đây, Nhật Bản sẽ có thể trang bị những vũ khí có khả năng tấn công vào bất kỳ căn cứ nào của kẻ thù trong trường hợp khẩn cấp.
Đó là tóm lược ba tài liệu quốc phòng được chính phủ Kishida phê chuẩn ngày 16 tháng 12, trong đó có một bản sửa đổi về Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS).
Đối với Chính phủ Nhật Bản thì mục tiêu của chiến lược phòng thủ mới là ngăn chặn Trung Quốc và Triều Tiên, những nước làm mất ổn định cán cân quyền lực ở khu vực bằng các mối đe dọa mới đây của họ.
Các nhà phê bình lưu ý rằng hiến pháp sau chiến tranh của Nhật Bản chỉ cho phép nước này hành động để tự vệ, nhưng đối với những người ủng hộ cho “NSS mới” thì nó chỉ đơn giản cung cấp cho Nhật Bản những “biện pháp tự vệ tối thiểu”.
So với “NSS năm 2013”, chính quyền Kishida cho biết Nhật Bản đã phải đối mặt với "môi trường an ninh phức tạp và nghiêm trọng nhất" kể từ khi kết thúc Thế chiến II.
Nếu tiếp tục theo NSS cũ thì hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có là không đủ so với lực lượng tên lửa tăng cường của Trung Quốc và Triều Tiên.
Kế hoạch của ông Kishida là tăng chi tiêu quân sự lên gấp đôi là 2% GDP trong vòng 5 năm, tương đương 43 nghìn tỷ yên (315 tỷ USD), với khoảng 5 nghìn tỷ được sử dụng để mua tên lửa có thể phóng xa hơn tầm bắn của kẻ thù, cộng thêm với những tên lửa hành trình Tomahawk do Hoa Kỳ chế tạo
Theo NSS thì một cuộc phản công của Nhật Bản sẽ chỉ xẩy ra khi hội đủ 3 điều kiện: (1) Nhật Bản hoặc một quốc gia thân thiện bị tấn công gây đe dọa đến sự sống còn của Nhật Bản, (2) không có biện pháp thích hợp nào khác để đẩy lùi cuộc tấn công và (3) việc sử dụng vũ lực được giữ ở mức tối thiểu.
Chiến lược mới (NSS mới) gọi Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất" từ trước đến nay, đây cũng là quan điểm chính thức của Hoa Kỳ. Trong NSS 2013 (cũ), sự quyết đoán quân sự của Trung Quốc được coi là “một vấn đề gây quan ngại đối với cộng đồng quốc tế”.
Theo nhiều nhà phân tích thì khả năng đối đầu vũ trang giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc là có thể xảy ra vì 2 quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư đối với người Trung Quốc) ở Biển Hoa Đông.
Trung Quốc đã không chờ đợi lâu để phản ứng. Bộ Ngoại giao Trung quốc cho biết Nhật Bản đã "phớt lờ sự thật" và "đi chệch khỏi cam kết" giữa "quan hệ song phương và những hiểu biết chung", đồng thời cho rằng nước này "làm tổn thương uy tín một cách vô căn cứ" đối với các nước láng giềng của mình.
Học thuyết quân sự mới của Nhật Bản cũng xét lại lập trường của nước này đối với hai nước Triều Tiên và Nga.
Triều Tiên được mô tả là "mối đe dọa nghiêm trọng hơn, cận kề hơn trước đây" trong khi Nga là "mối quan ngại an ninh nghiêm trọng" vì hợp tác chiến lược với Trung Quốc và đang xâm lăng Ukraine.
Đêm Nghịch Lý!
Đêm Giáng Sinh,
đêm đó hài nhi hạ sinh
và thân mẫu đặt ngài nằm trong máng cỏ,
đêm đó đêm của những nghịch lý,
bởi đêm đó đêm nghèo nàn!
và đêm đó đêm cực thánh!
Đêm đó Bethlehem phố nhỏ chật chội bởi lệnh kiểm tra dân số, ký bởi Caesar Augustus, màu mực đỏ còn tươi trên giấy mầu nâu lá cọ.
Đêm đó, chẳng ai ngó ai, không ai muốn bị ai làm phiền. Dân phố Bethlehem bận rộn với đời cơm áo thường nhật. Bận lắm, chẳng ai có thì giờ để mà đứng thở! Như những chú kiến thợ bận rộn, dân phố nhanh nhanh tìm kiếm bánh mì, sữa dê, dầu oliu, và rượu vang đỏ cho tổ ấm gia đình! Trăm ngàn thứ lo toan suy tính cho cuộc sống! Mà cuộc đời bao giờ cũng vậy, nếu chậm chân thì chỉ có mà húp cháo loãng lõng bõng mấy hạt gạo hẩm, mốc đen!
Đêm đó, trời mùa đông phố Bethlehem lạnh cắt thịt da. Tối khuya, gió thổi lạnh buốt đông cứng tâm hồn và thể xác. Người người nhanh nhanh những bước chân cuống quýt. Đá sỏi trên đường bị những bàn chân dân phố dẫm đạp đau đớn kêu vang! Dân Bethlehem, dân bốn phương, ai nấy đều vội vàng, ngoại trừ đôi vợ chồng thợ mộc tuổi hai mươi phố Nazareth của Galilee đang chầm chậm từng bước…
Anh thợ mộc Giuse gõ cửa nhiều căn nhà trọ, nhiều lắm! Nhưng những cánh cửa vẫn đóng băng lạnh giá. Thật sự ra cũng có những cánh cửa đã mở ra, chỉ để hé lộ khuôn mặt khó chịu, ánh mắt không vui, đôi môi khô khốc lạnh lùng nhắc nhở nhà này tim người chật cứng hoặc đã chết thối chôn trong mộ!
Cuối cùng Maria hạ sinh con trai đầu lòng và đặt hài nhi nằm trong máng cỏ.
Có thể bạn hỏi tại sao hài nhi Giêsu lại được mẹ đặt nằm trong máng cỏ! Đơn giản thôi, bởi phố nhỏ Bethlehem chật chột xác người và chật cả tấm lòng, không lạ chi nhà trọ không còn chỗ trống. Đôi vợ chồng quê nghèo nàn từ xóm nhỏ phương Bắc không còn chọn lựa nào khác ngoài túp lều có máng cỏ cho chiên ăn của những người mục đồng.
Đêm đó, giờ phút hài nhi Giêsu cất tiếng khóc chào đời, ngoài trừ tiếng hát thiên thần rộn ràng một cõi không trung, người Bethlehem vẫn ngủ say, những tiếng ngáy rền vang một góc trời. Ngoài trời gió rét vẫn thổi buốt lạnh. Đêm đó (có thể) tuyết đổ trắng bôi xóa đường lộ đá sỏi thôn nhỏ Bethlehem. Đêm đó mục đồng nghèo nàn trong vùng nhanh nhanh bước tới chiêm ngưỡng hoàng tử Hòa Bình hạ sinh trong túp lều hôi mùi người nghèo và chiên.
Đêm đó, đêm cơ hàn và cũng chính là đêm cực thánh,
đêm trời cao giao hòa đất thấp,
đêm giàu có phú hộ sở hữu kim cương đếm mỏi tay gặp gỡ phận hèn thằng mõ tay cầm trơ trọi cái mõ,
đêm cỏ hôi bát ngát hương thơm thiên đàng tinh khiết,
đêm đơn sơ chuyển mình hóa ra ngọc ngà, rực rỡ ngàn cõi thế gian. Từ những ngày đầu tiên của vũ trụ tối đen hỗn loạn cho tới ngày trần gian chấm hết những vòng quay thường nhật, chưa đêm nào cực thánh nhưng lại nghèo nàn như đêm hoàng tử Bình An hạ sinh.
Đêm của những nghịch lý!
Đêm của những điều tầm thường và những điều lạ lùng!
Đêm bóng tối dầy đặc và đêm hào quang rực rỡ.
Đêm của những người nghèo hàn trong bậc thang xã hội quần áo rẻ rách nhanh nhanh ghé vào kính viếng Hoàng Tử, và giới quý tộc giàu có quần áo lụa yến tiệc linh đình chẳng hề hay biết Đấng Thiên Sai họ đang mong đợi từ bao lâu nay giờ này hạ sinh ở phố nhỏ Bethlehem, đúng như sách ngôn sứ Micah đã từng tiên đoán.
Đêm của bận rộn lo toan và đêm bình an thanh thản!
Đêm của người người không nhìn mặt nhau, sẵn sàng tung lựu đạn nổ xé rách tung thịt da, và đêm của tặng ban không tính toán với những lời chúc thật thà!
Đêm của hờn giận và đêm của thứ tha!
Đêm của tính toán, quyền lực, chính trị, phô trương biểu lộ qua lệnh kiểm tra dân số, và đêm bình an, yếu đuối, thật thà, đơn sơ hiện thân qua hài nhi nhỏ bé sinh ra nằm trong máng cỏ, ánh mắt ngây thơ mở lớn nhìn thế giới rồi nhanh chóng nhắm chặt lại, ngủ say giấc ngủ trẻ thơ!
Đêm của coi thường những người khác miền, khác giọng nói (vợ chồng anh chàng thợ mộc dân Nazareth nói tiếng Aramaic với âm giọng bắc); đêm của dân Judea phân biệt dân Galilee (bởi người Galilee thuộc vùng dân ngoại, dưới quyền bảo hộ của nhà nước La Mã); và đêm Hoàng Tử vương quốc thiên đàng kính trọng mọi sắc dân.
Đêm đó, Hoàng Tử của văn hóa thiên đàng hội nhập văn hóa địa cầu, và ngài kính trọng văn hóa trần gian. Ngài không hề bịt mũi, cất tiếng chê bai nước mắm, nhưng ngài ngồi với người nghèo trong lều tranh chấm cà pháo với mắm tôm. Ngài không hề mở miệng lên tiếng bình phẩm mầu sắc của những làn da… Đối với ngài nâu, đen, trắng bạch hoặc trắng ngà đều là màu sắc của đẹp, bởi Thiên Chúa đã tạo dựng sắc mầu và chủng tộc vào ngày thứ Sáu trong tuần Sáng Thế Ký.
Đêm đó, văn hóa thiên đàng gặp gỡ văn hóa trần gian. Hai nền văn hóa rõ ràng khác biệt. Nếu phải so sánh chiếu trên chiếu dưới, văn hóa thiên đàng chói ngời tựa dải Ngân Hà lấp lánh triệu triệu ngôi sao. Và văn hóa trần gian hôi tựa vũng nước bùn. Nhưng Hoàng Tử nhập thế gian làm người. Và ngài yêu mến văn hóa mắm tôm, nước mắm!
Đêm của rộn ràng ánh sao trời và đêm của mẹ hài nhi yên lặng chiêm niệm mầu nhiệm nhập thể, Con Thiên Đàng sinh ra làm người tầm thường nhỏ bé giờ này hiện thân nhỏ bé!
Đêm đó, đêm nghịch lý cũng bởi Trời Cao hiện thân làm người đất thấp.
Đêm đó, đêm nghịch lý cũng bởi Trời Cao một lòng chung thủy yêu thương con người dù con người đắm đuối hương cám dỗ của đêm đen tội lỗi.
Đêm đó, đêm nghịch lý, đêm minh họa thực thể thiên đàng trong nét trần gian: “Một trẻ thơ sinh ra và mẹ ngài đặt hài nhi nằm trong máng cỏ.”
Đêm đó, đêm nghèo nàn!
Đêm đó, đêm cực thánh!□
□ Michael Nguyen, SVD
The Night of Paradox
The first Christmas night,
the night that an infant was born,
and his mother placed him in a manger,
was the night of paradox,
for that night was the night of destitution,
and also of sacredness!
That night the little town Bethlehem was crowded due to the census decreed by Caesar Augustus, the red ink of his seal was still fresh on the papyrus scroll.
That night no one paid attention to no one; actually no one wanted to be bothered by anyone. The citizens of the town Bethlehem were totally preoccupied with daily chores. They were so busy that no one among them could spare even a short break for their weary souls! Just like the working ants, they were quickly collecting fresh bread, goat milk, olive oil, and red wine, you name it, for their families! One hundred items they had to be mindful of before the sun disappeared into the horizon! Well! That is life; if you were slow, certainly you would have only for yourself a bowl of congee cooked with a few rotten grains of rice!
That night the freezing wind of Bethlehem sharply pierced through human flesh. The winter wind certainly quickened the process of freezing the human heart and soul.
That night the people of Bethlehem hastened the normal pace. Being trampled under the many feet, the rocks on the road could not keep silent anymore but opened their mouth to cry out loud! Both, the local denizens of Bethlehem and those visitors, were busy except a young couple from the town Nazareth of Galilee!
Look! The husband walked slowly, step by step. He kept knocking on the many doors of the many inns in the town, countless ones! No one answered the poor couple! All the owners behind these doors seemed deaf or perhaps their ears were deafened due to the severe winter. Actually some doors did open but only for displaying cranky faces, sleepy eyes, and unfriendly mouths which frankly reminded the couple that the heart of this inn had ran out of room or died and been buried.
Finally Mary gave birth to her first born son and placed him in the manger.
You might have asked why the infant was placed in a manger! Well! Very simple! Because the little town Bethlehem ran out of their hearts. Hence, the peasant couple from northern Palestine had no other choice but the manger in which the shepherds fed their sheep.
That night when the infant Jesus cried out his first cry, except for the multitude of the angels who suddenly appeared in the sky to sing the heavenly carols, the people of Bethlehem fell deeply into their sleep; people at the four corners of the world could hear the sound of their snoring… The freezing winter wind still blew by the windows of the many houses in the town. That night (perhaps) the snow fell down whitening all the rocky roads of Bethlehem. That night the poor shepherds were in haste to pay their respect to the Prince of Peace who was just born in the hut that had the stench of the shepherds and their sheep.
That night, the night of destitution and the night of sacredness,
The night heaven reconciled with the earth,
The night the wealthiest man who possessed countless diamonds encountered the poorest man who remained empty handed from the first day of creation,
The night the stench of the rotten grass in the manger was transformed into the heavenly fragrance,
The night destitution transformed into the most precious diamond that glowed with everlasting light. From the first day of the creation week until the last day when the earth will stop its normal spins, there is no other night which is destitute and yet holy like the night the Prince of Peace was born.
The night of plethora of paradoxes!
The night of the normality and supernaturality!
The night of full of darkness and full of light!
The night of the voiceless in society who wore rags, hastening to visit the Prince; but the elites, who were in their best attires enjoying the luxurious banquets, were unaware of the birth of the Messiah whom they had been awaited, an event was foretold by the prophet Micah.
The night of anxious mind and peaceful heart!
The night people reject the differences. They are willing to throw grenades to burst human flesh into pieces, and the night of giving out without calculating and exchanging honest wishes!
The night of hurting and the night of forgiving!
The night of hidden agenda, power, politic, pride, illustrated through the census; and the night of peace, weakness, honesty, and simplicity, displayed through the little infant, who opened his innocent eyes to enjoy the world for the first time and then quickly closed them for his infant sleep.
The night of looking down on those people of different cultures and accents (the carpenter couple were the local people of Nazareth who spoke Aramaic with the northern accent); the night the Judeans prejudiced against the Galileans (for Galilee was the district of the Jews living among the gentiles and under the protection of the Romans); and the night the Prince of the Kingdom of heaven honoured the people of different ethnicities.
That night, the Prince of the heavenly culture inculturated into the earthly culture, and he respected the human culture. He did not cover his nose with his fingers while voicing his opinion to condemn the fish sauce, but rather sit among the poor in the shabby hut to enjoy fermented pickles and shrimp sauce. He never raised his voice to criticize the people of different colour… In his eyes, all the colours, brown, black, and white, are splendid, for the Lord God created people of different colours and ethnicities on the sixth day of the creation week.
That night, the heavenly culture met the earthly culture. These two are obviously different from each other like light and darkness. If there must be a comparison between these two, the heavenly culture is resplendent as the Milky Way sparkling in the sky with countless million stars whereas the human culture smelled like a stagnant pond. Nevertheless, the Prince of Peace was willing to incarnate in human form. Obviously, the Prince loved the culture of shrimp and fish sauce.
That night was the night of paradox because God’s Son incarnated in the lowly human form.
That night was the night of paradox because God loves the people of the earth even though they prefer to be lured by the darkness of sin.
That night was the night of paradox, which illustrated a heavenly reality manifested in human form: “An innocent child is born and his mother placed him in a manger.”
That night was the night of destitution!
That night was the night of sacredness!
(Trích Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022).
Bàn rộng về Nhà nước Israel
9. Còn về chủ nghĩa bài Do Thái không vì tôn giáo mà vì chủng tộc thì vẫn chưa biến mất. Nhưng, 20 năm trước Công đồng, nó đã đưa ra các biện pháp trọn vẹn bằng các trại tử thần của Hitler. Chính vì bi kịch quái dị này, và việc diệt trừ 6 triệu người Do Thái mà lịch sử cuối cùng đã cung cấp cơ hội cho giấc mơ hồi hương về mảnh đất hứa, một lời hứa từng bao thế kỷ dài đằng đẵng hằng nuôi dưỡng lòng hy vọng của biết bao thế hệ những con người bị sỉ nhục và áp bức rải rác khắp các quốc gia. Máu dân Do Thái đã trả giá cho cuộc hồi hương này, chớ chi người ta đừng bao giờ quên điều này.
Như tôi đã viết trong Le Mystère d’Israel [Mầu nhiệm Israel] {53}, điều nghịch lý kỳ cục là thấy người tranh chấp với người Do Thái về “lãnh thổ duy nhất mà nếu xem xét toàn bộ khung cảnh lịch sử con người thì điều tuyệt đối và thần linh chắc chắn là một dân tộc có quyền hưởng một cách không thể tranh cãi: vì dân tộc Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới được Thiên Chúa chân thật, Thiên Chúa duy nhất và siêu việt, Đấng tạo dựng vũ trụ và loài người, ban cho một lãnh thổ, lãnh thổ Canaan. Và điều gì Thiên Chúa đã ban một lần thì được ban cho mãi mãi”.
Khi nói như thế, tôi không biến Nhà nước Israel thành một Nhà nước có thiên quyền, như một số người chủ trương {54}. Nhà nước Israel, như một Nhà nước, chỉ là một Nhà nước như các nhà nước khác. Nhưng việc hồi hương của một phần dân Do Thái và việc họ tái nhóm tại Đất Thánh (mà sự hiện hữu của Nhà nước này là một dấu hiệu và bảo đảm), theo chúng tôi, quả là một tái hoàn thành lời hứa hẹn của Thiên Chúa vốn không hề thay đổi. Tóm lại, tôi nhớ lại những gì đã được phán với Ápraham {55}, với Giacóp {56} và với Môsê {57}, và những gì Êdêkien đã công bố {58}: không phải tôi coi việc thành lập Nhà nước Israel như một loại bước mở đầu cho việc thể hiện lời tiên tri này (về việc này, tôi tuyệt đối không biết gì cả, mặc dù có thể có như vậy); nhưng chỉ để duy trì trong tâm trí tôi lòng tôn kính đối với các đường lối của Thiên Chúa. Và tôi không hoài nghi biến cố này, một biến cố hết sức bí ẩn đối với cả người Do Thái lẫn các Kitô hữu, mang trong nó dấu ấn của một tình yêu trung thành và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân tộc luôn của riêng Người. Đối với tôi, xem ra từ lúc đó, từ lúc dân Do Thái đặt chân trở lại trên lãnh thổ Thiên Chúa đã ban cho họ, thì không ai có thể lấy nó ra khỏi họ được nữa; và muốn Nhà nước Israel biến mất là muốn ném trở lại hư vô việc hồi hương cuối cùng đã ban cho dân Do Thái, và là cuộc hồi hương cho phép họ có chỗ trú thân của riêng họ trong thế giới; nói cách khác, là muốn bất hạnh vẫn còn hành khổ dân tộc này và một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc gây hấn bất công. “Chủ nghĩa bài Israel” {59} không hề hơn gì “chủ nghĩa bài Do Thái”.
Đàng khác, như tôi từng nói đến trên đây, chủ nghĩa sắc tộc bài Do Thái tiếp tục làm mù quáng rất nhiều cõi lòng, kể cả, và nhất là, sau bức màn sắt, chắc chắn vì quá khứ mầu nhiệm, và do đó làm người ta lo lắng, mà dân tộc Do Thái luôn mang theo mình, và cũng vì, nói chung, họ thông minh hơn các goyim [dân ngoại], do đó, đáng sợ hơn đối với những con người chỉ biết nhìn trong trí thông minh một công cụ của quyền lực và thống trị.
Như tôi vừa đề cập, người ta có thể sợ rằng từ nay chủ nghĩa sắc tộc bài Do Thái sống dai dẳng như thế có thể được trộn lẫn (hay không được thay thế, cả nơi các Kitô hữu tin rằng mình không bài Do Thái) với một chủ nghĩa chính trị bài Israel đã được thiết lập vững chãi. Dân tộc Do Thái chưa ngưng chịu đau khổ.
dân Chúa cũ và mới
1.Có lẽ đã đến lúc phải hướng mắt về hướng bí ẩn đáng lo ngại nhất của lịch sử, tôi muốn nói tới mối liên hệ giữa dân cũ của Thiên Chúa đang tiếp tục sống trong các hậu duệ của họ và dân mới của Người là Giáo Hội.
Điểm đầu tiên cần đưa ra ánh sáng là Thiên Chúa là Đấng trung thành; các ơn phúc và tình yêu của Người không hề thay đổi. Người, Đấng yêu thương mọi người, Người yêu Giáo Hội bằng một tình yêu sủng ái. Nhưng vì điều này, Người vẫn không ngừng yêu Israel bằng tình yêu sủng ái.
Phải chăng tình yêu Người dành cho Giáo Hội và tình yêu Người dành cho Israel là hai tình yêu khác nhau? Không, đó cùng là một tình yêu duy nhất, vì trong viễn kiến đời đời của Thiên Chúa, Israel và Giáo Hội chỉ là cùng một dân Thiên Chúa duy nhất như sẽ xẩy ra vào những thời sau cùng của lịch sử nhân loại, ngày, không kém huy hoàng như “một cuộc phục sinh người chết” {60}, khi các nhánh Israel, “các nhánh tự nhiên”, sẽ lại được gép vào “cây ôliu của chính chúng”. Chính trên cây ôliu cũ có “rễ thánh thiện” này mà chúng ta, những người khác, những nhánh ôliu hoang dã, đã được gép vào. Rễ của nó thánh thiện, và nó là Do Thái. Chính rễ này mang dân mới của Thiên Chúa, với tất cả Dân Ngoại lập thành ra dân mới này. Và há những bước đầu hợp nhất có tính thần linh cách kỳ diệu mà cuối cùng sẽ được hoàn tất giữa Israel và dân mới đã không chiếu sáng cả đất lẫn trời hay sao? Há Đấng mà chúng ta tôn thờ, Đấng duy nhất thánh thiện, Đấng duy nhất là Chúa, Đấng duy nhất là Đấng Tối cao, Chúa Giêsu Kitô không phải là một người Do Thái (vốn tuyệt hảo từ trong bản chất) như Léon Bloy từng nói hay sao? Há đấng diễm phúc hơn mọi phụ nữ, Đấng Vô nhiễm, Nữ vương Thiên đàng không phải là một phụ nữ Do Thái đó sao? Há mọi tông đồ và phần lớn các vị tử đạo tiên khởi không phải là người Do Thái hay sao? Há không phải là thịt Do Thái và máu Do Thái được chúng ta ăn và uống mỗi lần rước lễ đó sao? Đức Piô XI nói rằng “Về mặt thiêng liêng, chúng ta là người Do Thái”.
Tuy nhiên, tôi không quên điểm thứ hai: cùng một tình yêu duy nhất này của Thiên Chúa đối với dân mới và đối với dân cũ của Người nơi các hậu duệ ngày nay của họ được tỏ bầy dưới các hình thức rất khác nhau, bởi vì việc đáp ứng đối với nó trên dương thế cũng rất khác nhau, và ở phía này, nó là tình yêu phỉ nguyền, ở phía kia, nó là tình yêu thương tổn. Thiên Chúa rất mực kiên nhẫn, Người không kết án dân Do Thái tội mà các Kitô hữu gọi là ương ngạnh nhưng dân Do Thái gọi là lòng trung thành, không phải do lỗi của họ mà chiếc khăn bịt ngày xưa đã được đặt vào mắt họ bởi các thượng tế của họ, và còn được tăng cường hơn nữa bởi các cuộc bách hại họ phải chịu từ các Kitô hữu. Nhưng trước mắt Người, Thiên Chúa luôn có điều có từ lúc họ bắt đầu khăng khăng chờ đợi Đấng Xức Dầu nay đã đến: tình yêu của Người từng bị nhà Israel phản bội và làm cho tức giận, khi Người sai Con của Người đến nhưng Giêrusalem không biết thời Người đến viếng thăm. Ai dám nói rằng nơi Người, tình yêu đã nhường chỗ cho cơn khát trả thù và trừng phạt? Điều ấy sẽ là một sự phạm thánh. Thiên Chúa không bác bỏ dân của Người {61}. Họ luôn được yêu mến nhờ cha ông của họ (62). Nhưng không phải với nhà Israel, mà là với Giáo Hội, Người đã ban cho linh hồn sự viên mãn của mọi ơn thánh. Và mọi tín hữu của hội đường đều được cứu rỗi theo cá nhân, miễn là họ trở thành thành phần vô hình của Giáo Hội và nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ gia đình thiêng liêng của họ.
Và tình yêu bị thương tổn có những cách đáng sợ không tự làm cho mình cảm thấy thừa thãi. Đối với việc này, chỉ cần để nó tự nhiên, và chờ đợi, cả nó nữa. Được Thiên Chúa yêu thương có thể có nghĩa là phải đổ máu. Chính tình yêu Thiên Chúa đối với dân Do Thái đã bỏ rơi họ hàng thế kỷ cho những đối xử tàn tệ của dân ngoại, chúng ta sẽ là những kẻ mù tồi tệ nhất nếu không chịu hiểu như thế. Và tình yêu đó vẫn luôn ở đó, người Do Thái vẫn có thể trông cậy nơi Người. Người luôn trông chừng dân của Người, Người khóc vì họ và với họ, Người sẽ luôn kéo họ ra khỏi những bước lỡ lầm. Người luôn củng cố họ. Nói cho ngay, dân tộc này vác thánh giá của Chúa Giêsu theo cách riêng của họ, bằng cách chịu đựng trong linh hồn bất khuất của nó mọi đau khổ của thế giới và cong lưng dưới mọi gánh nặng, để sống còn; giống như Giáo Hội mang nó theo cách riêng của mình, trong ánh sáng và nước mắt của hiệp thông các thánh, để cứu chuộc thế giới cùng với Chúa Giêsu và máu thánh Người.
2. Và nếu, bất kể các hình thức khác nhau nó dùng để tự tỏ mình ra, tình yêu Thiên Chúa dành cho dân mới của Người và cho dân cũ của Người trong các hậu duệ ngày nay của nó, như tôi đã trình bầy, chỉ là tình yêu duy nhất và độc nhất vì trong viễn kiến đời đời của Thiên Chúa, cả hai chỉ là cùng một dân duy nhất của Thiên Chúa, thì vẫn có sự kiện này là trong lịch sử nhân loại vẫn diễn ra những sự việc tuy chỉ là một trong viễn kiến và trong tình yêu của Thiên Chúa, nhưng được trao cho phép biện chứng dưới thế, với những đối kháng đẫm máu vốn thuộc riêng nó và những tiến bộ khập khiễng khốn khổ của nó.
Thiên Chúa của Ápraham, của Môsê và của Đavít là Thiên Chúa của toàn thể thế gian và Giáo Hội chỉ dần dần mới tách mình ra khỏi Đền Thờ và những bổn phận nó áp đặt. Tuy nhiên, điều cần là Dân Ngoại có thể gia nhập một cách tự do, không lệ thuộc các thực hành Do Thái chuyên biệt. Thánh Phaolô, với sự giúp đỡ của Thánh Phêrô, đã đóng một vai trò có tính quyết định trong cuộc phiêu lưu vĩ đại này. Thế là, do việc kết án Chúa Giêsu, cuộc tranh chấp giữa dân cũ và dân mới của Thiên Chúa đã rất nhanh chóng được mở rộng. Hội đường đã khắc nghiệt bách hại các Kitô hữu đầu tiên. Như chúng ta đã ghi nhận trên đây, đến thời các giáo phụ, Hội đường, vì chưa bác bỏ ý niệm phổ quát hóa, đã theo đuổi một chiến dịch cải đạo hết sức hăng say, và thế là người ta bước vào một cuộc bút chiến công khai: Hội đường chống lại các giáo phụ, các giáo phụ chống lại Hội đường. Nhưng đây mới chỉ là bút chiến. Như chúng ta cũng đã ghi nhận, mãi sau này, qua thời hậu bán trung cổ, và trước nhất vì tư thế xã hội tồi tệ áp đặt lên người Do thái, nên đã nổ ra sự thù ghét và khinh bỉ của Kitô hữu đối với người Do thái. Và thế là phát sinh ra chủ nghĩa bài Do thái về phương diện sắc tộc.Thế kỷ 19 được chứng kiến cuộc tranh chấp biện chứng, cuộc tranh chấp mà chúng ta đang bàn, mang hình thức dữ dội nhất của nó. Một mặt, như thể lịch sử lúc đó cung cấp cho kẻ bị áp bức một cuộc trả thù, về phương diện tinh thần, trí thông minh Do thái, mà người ta có thể kể ra những người rất danh tiếng, đã chiếu sáng một cách hết sức phi thường lên một nền văn minh trước đây vốn của Kitô giáo nhưng do hết bác bỏ này tới bác bỏ nọ nay đang tan rã hiển nhiên. Mặt khác, lịch sử lại đang chuẩn bị các trại tận diệt của Quốc Xã.
3. Và rồi đến lúc các chống đối biện chứng mù quáng cuối cùng hơi nới lỏng chút đỉnh, cho phép một tia sáng lọt qua. Đối với tôi điều xem ra có ý nghĩa là hai biến cố có tầm ý nghĩa lớn lao đã diễn ra hầu như cùng một thời điểm, về phía người Do Thái, là việc hồi hương về Đất Thánh một số dân, về phía Kitô giáo là Công đồng Vatican II, biến cố đầu diễn ra năm 1948, biến cố sau diễn ra trong các năm 1962-1965. Mỗi biến cố một cách, chúng đánh dấu một tái định hướng lịch sử. Theo quan điểm này, còn gì quan trọng hơn việc Công đồng nhấn mạnh tới tình bằng hữu cần khai triển và củng cố giữa người Do Thái và Kitô hữu?
Tôi không phải một tác giả có uy tín lớn, tôi vẫn có thể nói điều đôi mắt triết gia kém cỏi của mình tin là nhìn thấy trong sự chằng chịt rối bời của lịch sử. Đối với tôi, hình như để chân chính tình bạn đang bàn đòi hỏi trước nơi đôi bên một cuộc thanh tẩy tư duy: các Kitô hữu cần hiểu thực sự rằng Thiên Chúa không bác bỏ người Do Thái, nhưng luôn luôn yêu thương con cái Israel, và chính tình yêu của Người đã cho phép cuộc thống khổ dài đằng đẵng này; còn người Do Thái thì họ phải hiểu thực sự rằng không phải ý chí quyền năng, mà là đức ái của Chúa Kitô đã lên sinh lực các cố gắng của Giáo Hội hướng về con người. Ngoài ra, đối với tôi, nếu tình bạn này được củng cố, nó sẽ là điềm báo những điều lớn lao, và trước hết là điềm báo một hành động chung nhằm cứu giúp một thế giới đang suy sụp nhưng trong nhiều ngõ ngách của nó vẫn có những linh hồn đang chết khát. Thánh giá sống còn mà dân Do Thái phải vác và Thánh giá cứu chuộc mà Giáo Hội phải vác vẫn còn rất xa nhau để sẵn sàng gặp nhau. Nhưng sau này, chắc chắn rất lâu sau này, khi đại họa lịch sử diễn ra mà từ đó xuất hiện trong một thời gian một vũ trụ nhân bản đổi mới, ngày ấy, giống như khúc dạo đầu dẫn tới việc phục sinh người chết, Thánh giá sống còn (vì chính cây ôliu cũ của Israel sẽ nở hoa trọn vẹn, πᾶς ̓Ισραὴλ σωθήσεται) và Thánh giá cứu chuộc (vì chính dân mới của Thiên Chúa sẽ mang tất cả trong ánh sáng Chúa Kitô) cuối cùng sẽ nhìn nhận lẫn nhau và chỉ làm thành một Thánh giá duy nhất, để cung hiến ơn cứu độ cho mọi người khắp mặt đất, và có lẽ để chính trái đất, trước tận thế, bước vào thời điểm hưởng được nền hòa bình của Chiên Thiên Chúa. Phép biện chứng lịch sử lúc đó sẽ hòa giải được mọi đối kháng của nó và bước vào sự hợp nhất mà Chúa Cha, Đấng ngự ở trên trời, vốn dự ứng từ thuở đời đời.
Ghi chú
{1} Julian Green, Journal, II, tr. 979.
{2} Trước ngài, Đức Grêgôriô VII đã ước mơ một cuộc viễn chinh tới Đất Thánh do chính ngài lãnh đạo, nhưng Cuộc chiến giành quyền chỉ định Giám Mục đã ngăn cản ngài thực hiện dự án này. Lời kêu gọi gia nhập thập tự chinh phát xuất từ ngôi Giáo hoàng thời Trung cổ. Chính từ tay của Đức Giáo Hoàng hoặc từ các đặc sứ của ngài mà những người đã tuyên khấn tham gia vào chiến dịch này đã nhận được Thánh giá.
{3} Điều làm cho Humbert của người Rôma vô cùng thích thú. Xem Gesta Francorum, tr. 202, trích dẫn bởi Norman Daniel, Islam and the West [Hồi giáo và phương Tây], Edinburgh, 1960, tr. 113. Tác giả viết thêm, vụ thảm sát này quả là "sự xúc phạm Đất Thánh tồi tệ nhất thời trung cổ mà chúng ta biết đến" (sđd, tr. 349, n. 12).
{4} Xem bài viết của ông Croisades (Dictionnaire d'Apologétique, tr. 823), vốn là một bản tóm tắt rất hay về tác phẩm L'Église et l'Orient au moyen âge, Les croisades, Paris, 1907 của ông.
{5} "Vào buổi tối cuộc thất bại tại Damietta, từ trại Thập tự chinh, Thánh Phanxicô qua trại Hồi giáo để tự thử lửa, vì tình yêu đối với một linh hồn Hồi giáo duy nhất, quốc vương Ayyubite Mohammadiba-Abi Bakr al Malik al-Kainil. Ý nghĩ thoáng qua về phúc tử đạo bị đẩy lui nhưng, nhờ một thị kiến, ngài biết rằng khi trở về Ý, ngài sẽ nhận một cái chết khác vì tình yêu: đó là việc được in 5 dấu của ngài tại Alverno, vào lễ Tôn vinh Thập giá. Lòng cảm thương của ngài đối với Hồi giáo, cuộc thập tự chinh tinh thần thực sự này, cuộc thập tự chinh đầu tiên, cuộc thập tự chinh mà vua Louis IX sẽ noi gương tại Carthage, đã giúp ngài trở thành người cùng chịu khổ hình đầu tiên đồng hình đồng dạng với Đấng bị đóng đinh, 'người trỗi dậy từ Hướng đông, mang dấu hiệu của Thiên Chúa hằng sống'. Thế là, bảy thế kỷ trước, đã mở ra đoàn lũ những người phất cờ Khổ nạn". Louis Massignon, Les trois prières d'Abraham, Seconde Prière, Avrault, Tours, hết bán, tr. 56. Xem tr. 25.
{6} Saint François d'Assise, Paris, Perrin, 1954, tr. 307.
{7} Norman Daniel, sđd., tr. 113.
{8} Lc 9: 54-56. - Xem Ga 18: 36.
{9} Xem cuốn sách hay của Robert Vallery-Radot, Le Prophète de l'Occident (1130-1153), Paris, Descleé, 1969.
{10} Đề cập đến việc chiếm Edessa bởi "atabeks [thống đốc]" của Mosul (1144). Và thực sự đúng là "mặc dù các cuộc Thập tự chinh thoạt đầu có vẻ như một cuộc tấn công táo bạo, nhưng trên thực tế, ngay từ đầu chúng đã là những cuộc chiến tranh phòng thủ." (Louis Bréhier, sđd., col. 837.) Cuộc xâm lược của người Hồi giáo đầu tiên là của ông hoàng Hakem thuộc triều Fatimid, người, vào năm 1099, đã phá hủy Mộ Thánh, do đó, kết liễu chế độ bảo hộ mà ông hoàng Haroun-al -Raschid đã ban cho Charlemagne vào năm 800. Sau đó, diễn ra cuộc xâm lược của Người Thổ Nhĩ Kỳ triều Seldjoute song song với việc đàn áp các Kitô hữu và đe dọa Byzantium.
{11} Thánh Bernard không nghi ngờ rằng họ đã lặp lại quan niệm của người Hồi giáo về shuhâdâs: những người chết "trên đường của Thiên Chúa" sẽ lên thẳng Thiên đàng. (Và "đường của Thiên Chúa" bao gồm chiến tranh, kể cả chiến tranh tấn công, để mở rộng Hồi giáo.) Đó thực sự là ý niệm thánh chiến, mặc dù cuộc thánh chiến Hồi giáo không hề tự gợi lên ý niệm giải thánh (exécration) và tận diệt.
{12} Norman Daniel, sđd. tr. 112.
{13} Xem lời nói đầu của chúng tôi cho cuốn sách của Alfredo Mendizabel, Aux Origines d'une Tragédie, Paris, Desclée De Brouwer, 1937. Phần chính của lời nói đầu này đã xuất hiện dưới dạng một bài báo trong Nouvelle Revue Française.
{14} Giám mục Diaz Gomara, giám mục Carthagène.
{15} Điều đó có nghĩa là: đối tượng đẩy lùi đối với người yêu của tôi.
{16} Như cuốn Kinh Thánh Giêrusalem ghi nhận rất đúng ở đây (ghi chú e), "Israel, dù bất trung, 10: 21, vẫn là dân được chọn, 11: 2." Điều đó được xác nhận rõ ràng bởi 11:16 và 18; và 11:29.
{17} Người ta không thể dịch chữ apobolê bằng chữ "bác bỏ", vì Thánh Phaolô đã khẳng định một cách rõ ràng (11: 1 và 2) rằng Thiên Chúa không bác bỏ dân tộc của Người. Những từ "mise à l'écart" ["được đặt sang một bên"] mà cuốn Kinh thánh Giêrusalem sử dụng đã mang lại đầy đủ ý nghĩa. Bản Phổ thông dịch là: amissio, mà có lẽ người ta cũng có thể mô tả bằng chữ "suy yếu" với nghĩa: chừng nào họ vẫn còn hoài nghi thì những người Do Thái (luôn được chọn) thiếu sức sống trong "cây ô liu" đã được định sẵn của riêng họ, và trong gốc rễ của cây này, và họ bị cắt khỏi Thân thể được dành riêng cho công việc cứu chuộc, tất cả những chi thể này mà Thân thể đã mất đi (amisit) cho đến khi chúng được ghép trở lại.
Về câu 11:14: cho dù không tin, dân Chúa chọn vẫn là một dân tộc "thánh thiện", chắc chắn không phải do hành vi thực tế của họ đối với Tin Mừng (về mặt này, họ đã trở thành "kẻ thù", 11: 28), nhưng do việc họ được kêu gọi, vốn là việc không thể thu hồi, 11: 29. Đây là lý do tại sao "gốc rễ" (11: 18) tiếp tục "nâng đỡ" các nhánh trung thành, ngay cả những nhánh đã được ghép vào với dân ngoại, và những người Do Thái không tin Chúa vẫn được yêu thương nhờ các tổ phụ (11:28).
{18} Rm. 9-11. Tôi theo bản dịch Kinh Thánh Giêrusalem, nhưng có sửa chữa mỗi lần thấy cần.
{19} Tôi biết rõ rằng "sự nổi giận" và "sự báo thù" của Thiên Chúa, và thậm chí cả sự "căm ghét" của Người ("Người chúc lành cho Giacóp và căm ghét Esau") giữ một vị trí lớn trong Kinh thánh: cách nói phù hợp với ngữ nghĩa học Semitic, một điều làm cho điều Người chỉ cho phép (Người "làm mù quáng", và "làm cứng lòng" những kẻ Người muốn...) có tính tích cực (như được Thiên Chúa ước muốn). Được dịch sang tiếng Latinh hoặc sang tiếng bình dân của chúng ta, những cách diễn đạt này đã góp phần không nhỏ dẫn đường cho những tâm trí không chịu suy tư hoặc đầy đam mê.
{20} Một đám đông giận dữ ném đá Thánh Stêphanô (và Saulô trẻ tuổi đã nhất trí với). Vào năm 62, một đám đông khác đã ném Thánh Giacô bê hậu từ trên đỉnh của Đền thờ xuống và ném đá ngài, lúc đó đang là giám mục của Giêrusalem, trong khi tuân thủ rất tốt Luật Môsê đến nỗi người dân thường Do Thái tôn kính ngài (chính Tòa Công nghị Do Thái đã xúi giục vụ việc và kích động bạo loạn).
{21} Có ý nói đặc biệt tới cuộc đấu tranh chống lại xu hướng ăn chay vào cùng những ngày giống như người Do Thái và nghỉ việc như họ vào các ngày Sabát. Vào thế kỷ thứ sáu, Thánh Grêgôriô Cả vẫn phải bận tâm với vấn đề này.
{22} "Ở đâu có gái điếm hạng sang, nơi ấy [có nghĩa là Hội đường Do Thái là nơi hội họp để thờ phượng] được gọi là nhà thổ. Tôi đang nói gì đây? Không phải chỉ là nhà thổ hay nhà hát mà thôi, Hội đường còn là sào huyệt trộm cướp và sửa chữa các thú dữ... " Cũng bài giảng này tiếp tục: "Sống vì cái bụng của mình, miệng luôn mở ra, họ không tự xử tốt hơn heo và dê trong nồi, trong sự thô bỉ và thói háu ăn quá mức của họ. Họ chỉ có thể làm một việc: tự nhồi nhét cho mình, với thức ăn và say xỉn... Adversus Judaeos Orationes, Hom. I, P. G. XLVIII, col. 847-848.
{23} "Si expedit odisse homines et gentem aliquam detestari, miro odio aversor roundcisionem, usque hodie enim persequuntur Dominum nostrum Jesum Christum in synagogis Satanae (Nếu được phép ghét người và ghét một dân tộc nào đó, thì tôi căm ghét việc cắt bì, vì cho đến tận nay, họ đã bách hại Chúa Giêsu Kitô trong các hội đường của Satan) " (Apropos du Psaume 138, 22: Perfecto odio oderam illos.)
{24} Do đó, nó sẽ được hệ thống hóa rõ ràng sau này bởi Giáo luật. Năm 1179, điều giáo luật thứ 26 của Công đồng Latêranô thứ ba sẽ tuyên bố: Judaeos subjacere christianis oportet et ab eis pro sola humanitate foveri [điều thích đáng là người Do Thái phục tùng các Kitô hữu và được họ trân trọng chỉ vì lợi ích của nhân loại]. Trong khi duy trì nguyên tắc tự do tôn giáo của họ, Công đồng Latêranô thứ tư (1215) sẽ trói buộc cuộc sống của họ bằng nhiều hạn chế nhằm bảo vệ các Kitô hữu khỏi ảnh hưởng của họ.
Như tôi đã nói, chúng ta đừng quên rằng, nếu các Công đồng là tiếng nói của Giáo hội, thì điều này phải được hiểu rõ ràng về những gì liên quan đến giáo huấn mặc khải về đức tin và luân lý. Trong các biện pháp kỷ luật trong các vấn đề hoàn toàn ngẫu nhiên như những gì tôi ám chỉ ở đây, hoặc như qui định về thập tự chinh của Công đồng Latêranô thứ tư, các nghị phụ của một Công đồng đóng vai trò là "nguyên nhân chính " mà ta phải phục tùng, nhưng không phải như những cơ quan được sử dụng như dụng cụ làm cho tiếng nói của Giáo hội, cả Thiên đàng lẫn trái đất, được nghe thấy, nói cách khác là của ngôi vị Giáo hội.
{25} Khi, đồng thời, ngài không cho là sai khi ai đó cung cấp những lợi ích vật chất cho người Do Thái để họ trở lại đạo, thì "họ không hề bị lừa về lòng thành thực của đức tin đã có được như vậy”. Nhưng nếu những người vào đạo như vậy không hứa hẹn trở thành những Kitô hữu rất tốt, thì vẫn còn niềm hy vọng là con cái của họ sẽ như vậy.' "(sđd., tr. 115.) Tính toán tự nó rất có thể tranh cãi, nhưng không thiếu tính chính đáng thực tế, nếu ta chịu nhớ rằng một trong những người ông của Thánh Têrêsa thành Avila là người Marrane (người Do thái bị buộc trở lại đạo).
{26} Xem Bernhard Blumenkranz, Juifs et Chrétiens dans le Monde Occidental (430-1096), Paris, 1960, tr. 380. Xem thêm Lời nói đầu, tr. xix: Trong suốt thời Charlemagne, không phong trào chống Do Thái giáo thường trực nào.
{27} Trong tác phẩm quan trọng mà tôi vừa trích dẫn.
{28} Sđd., Lời nói đầu, tr. xiv.
{29} Không phải không sử dụng phần này hay phần nọ các phương tiện gây áp lực hoặc dụ dỗ người ta có được. (Đây là lý do tại sao người ta cấm người Do Thái có nô lệ là Kitô hữu). Về phía Kitô giáo, người ta buộc người Do Thái phải hỗ trợ trong các bài giảng đôi khi được trình bầy trong các hội đường.
{30} Cả tính khí tốt và sự hài hước đều không thiếu trong thời gian đó. Hãy xem câu chuyện vui về Charlemagne và một giám mục rất thích những điều tò mò được tu sĩ Saint-Gaul kể lại. Charlemagne yêu cầu một người bán hàng Do Thái tẩm nước hoa cho một con chuột và dâng nó như một vật quý hiếm của phương Đông cho vị giám mục đang được đề cập, người đã mua nó với giá cao; tất cả những điều đó khiến cho Hoàng đế cười nhạo ngài và khiến ngài phải xấu hổ trong một thượng hội đồng (sđd., tr. 16).
{31} Vào cuối thế kỷ thứ mười, khi người Do Thái rút lui vào các thành phố, họ sẽ tự gom lại với nhau theo các khu mà họ lựa chọn. Vào cuối thế kỷ sau, vào năm 1084, giám mục của Spire, Rudiger, đã bao quanh khu Do Thái bằng một bức tường, ngài nói, "để tránh những người dân xấc xược tấn công họ". Bức tường mà sau đó sẽ bao bọc họ, sẽ tự nhân đôi bằng một bức tường vô hình của thù ghét, và sẽ chỉ họ cho các cuộc tấn công của những kẻ bách hại (Xem Sđd., tr. 39.)
Các khu dành riêng đã tồn tại trong ba thế kỷ ở các nước Hồi giáo, nơi mà bộ phận chính trị theo thể chế thần quyền thoạt đầu tỏ ra khá nhân từ đối với khách trú Do Thái giáo và Kitô giáo. Tại đó, như dấu hiệu khác biệt, người Do Thái phải đeo một bánh xe nhỏ màu vàng, các Kitô hữu phải đeo một bánh xe nhỏ màu xanh lam.
{32} Ở đó, Philip le Bel theo đuổi không mục đích nào khác ngoài tôn giáo; ông chỉ có quan điểm chiếm đoạt người Do Thái (giống như người Lombard hoặc các Hiệp sĩ).
{33} Du nhập từ Hồi giáo vào thế kỷ thứ mười hai (1179, Công đồng Latêranô thứ ba), được áp đặt tuyệt đối vào thế kỷ thứ mười sáu (1555, Phaolô IV), mất hiệu lực sau cuộc giải phóng, chính thức bị Đức Piô IX xóa khỏi Giáo luật.
{34} Cũng được du nhập từ Hồi giáo vào thế kỷ thứ mười ba (1215, Công đồng Latêranô thứ tư), tuyệt đối áp đặt cùng lúc với khu biệt cư (1555), không được sử dụng (ngoại trừ các nhà luật học của Văn phòng Thánh) vào thế kỷ mười tám, bị bãi bỏ ở các Quốc gia Giáo hoàng sau khi giải phóng.
{35} Người ta biết rằng Thánh Tôma (II-II, 1 ad 2) đã lên án việc cho vay lấy lãi, mà ngài coi là cho vay nặng lãi. Trên thực tế, các ông hoàng đã chiếm đoạt phần lớn tiền lời mà người Do Thái thu được từ những người dân nghèo, và tỷ lệ này do đó nhất thiết phải là quá mức.
Louis Massignon viết ("L'influence de l'Islam sur la fondation des banques juives," trong Opera minora, cuốn. I, tr. 247), "Vai trò tài chính của phần tử Do Thái trên thế giới là một vai trò tình cờ vốn chỉ được áp đặt lên nó khá muộn màng: bởi Nhà nước Hồi giáo. Quả thực, trong thời cổ đại, cả trong thời kỳ Byzantine, chúng ta đều không hề thấy ưu thế của các phần tử Do Thái trong số các chủ ngân hàng. Cả ở đầu thời Hồi Giáo, họ cũng chưa chiếm ưu thế; mãi tới đầu thế kỷ thứ chín, Jahiz vẫn không coi người Do Thái là người chuyên về ngân hàng; nghề này lúc đó được thực hiện bởi các Kitô hữu. Nhưng người ta biết rằng giáo luật Hồi giáo vốn ngăn cấm tín hữu của họ hành nghề buôn bán tiền bạc, và tại các nước Hồi giáo họ chỉ khoan dung các cộng đồng Kitô giáo và cộng đồng Do Thái, nên các quốc gia Hồi giáo nhất thiết phải quy kết độc quyền thương mại tiền tệ cho người Kitô giáo hoặc cho người Do Thái; và các nhà tài chính Kitô giáo hiển nhiên đáng bị nghi ngờ hơn trong mắt họ, như các gián điệp phục vụ các hoàng đế Kitô giáo của Byzance... Do đó, vào cuối thế kỷ thứ chín, Nhà nước Hồi giáo đã chuyên môn hóa phần tử Do Thái vào việc buôn bán tiền bạc, do đó, bêu xấu họ với một dấu ấn có tính xã hội đặc trưng, một kiểu tâm lý tương đương với bánh xe nhỏ".
{36} B. Blumenkranz, sđd., tr. 380.
{37} Lý do được các nhà phụng vụ học nại ra là người Do Thái đã quỳ gối trước Chúa Kitô để chế nhạo Người (sai lầm lịch sử: chính những người lính La Mã đã làm điều này). Nhưng trong luật chữ đỏ đang bàn, giáo dân chỉ thấy một dấu ác cảm thiêng liêng đối với họ vào chính khoảnh khắc đang cầu nguyện cho họ. Thậm chí, nếu chúng ta tin vào sách bí tích của giáo phận Saint-Vast, thì hình như nguyên nhân thực sự của luật chữ đỏ này là để tránh những phản ứng căm ghét của giáo dân Kitô giáo: Hic nostrum nullus debet modo flectere corpus, ob populi noxiam ac pariter rabiem [ở chỗ này, không ai trong chúng ta phải cúi mình, để khỏi bị thương và căm thù họ]
{38} Tờ thuế cầu đường của Malemort.
{39} Trong bài điểm sách của ông (Revue Thomiste, Tháng Giêng-Tháng Ba, 1970, trang 144) về cuốn sách của B. Blumenkranz, Le Juif médiéval au miroir de l'art chrétien, Paris, Etudes Augustiniennes, 1966.
{40} Sđd.
{41} Sđd.
{42} Sđd.
{43} B. Blumenkranz, Sđd., tr. 135.
{44} J. J. De Santo Thomas, bài báo đã trích dẫn, tr. 144.
{45} Hilaire de Poitiers, Ambroise.
{46} Cyrille d’Alexandrie: Ngài đã viết trong Bài bình luận về Isaiah, "Họ đã tự cho thấy mình là kẻ giết Thiên Chúa". Tôi không tin kiểu nói dân giết Thiên Chúa chính thức được tìm thấy ở nơi ngài.
Thánh Augustinô không dùng từ ngữ này, nhưng nhấn mạnh vào trách nhiệm tập thể của người Do Thái. Xem D. Judant, Judaïsme et Christianisme, Paris, Ed. du Cèdre, 1969, Ch. V
{47} Chúng ta hãy hy vọng rằng một nhà triết học xứng với tên gọi, một ngày nào đó, sẽ mang đến cho chúng ta một phương pháp phân tâm học tốt về lịch sử. Từ quan điểm của một tâm lý học cụ thể, tôi nghĩ rằng điều được chúng ta gọi là một ý tưởng, tự nó nằm dưới hai trạng thái hoàn toàn khác nhau vì nó thuộc về trật tự trí thức đơn thuần (một khái niệm được sử dụng bởi lý trí) hoặc xét như nó ảnh hưởng một cách sinh tử đến toàn bộ chủ thể con người. Trong trường hợp đầu, tôi sẽ gọi nó là "ý tưởng sáng" [idée-lumière] khi nó đúng và "ý tưởng chữ" [idée-mot] hoặc "ý tưởng giấy" khi nó sai. Trong trường hợp sau, tôi sẽ gọi nó là "ý tưởng mặt trời" [idée-soleil] khi nó phục vụ cho sự thật, và tỏa ra một cách khôn tả trong siêu ý thức của tinh thần để từ đó đến được trí hiểu và xâm chiếm toàn bộ linh hồn; và tôi sẽ gọi nó là "ý tưởng ma cà rồng" [idée-vampire] khi nó phục vụ cho sự giả dối và phát xuất từ con vật vô thức để chiếm hữu chủ thể con người.
{48} Từ một bức thư của một trong những người bạn Công Giáo của tôi, người trong thời gian ở Israel đã muốn học tiếng Do Thái và đã được học với một giáo sư vốn là "một phụ nữ Do thái trung bình thực thụ, quê ở trung Âu, tên là Esther," tôi xin trích những dòng sau: "Với một tính thẳng thắn và giản dị hoàn toàn của một người Do Thái, bà ấy không ngại trút hết bầu tâm sự của bà với tôi trước mặt cả lớp học (trong đó rõ ràng tôi là Kitô hữu duy nhất, giữa các bạn đồng học Do Thái xuất thân từ khoảng mười hai quốc gia của Châu Âu và Châu Á, Châu Phi và của hai Châu Mỹ) liên quan đến quá khứ nặng nề giữa người Do thái và Kitô hữu. Và tôi vô cùng biết ơn bà ấy vì điều đó. Tất cả những điều này đều là sự thật, tôi biết, ít nhất là đại khái, rất đại khái, và trừu tượng, tôi có thể nói như thế; nhưng tôi đã không nhận ra, cảm nhận, sống từ nội tâm, từ phía các nạn nhân, trong làn da của họ, tất cả những gì có thể đánh thức từ đau khổ, từ bạo tàn, từ tai tiếng cả một sự tích tụ những sai lầm như vậy trong suốt hai mươi thế kỷ. Ở đó, tôi đã có trước mặt tôi, sống động và buồn bã, hình ảnh mà một người Do Thái hay Nữ Do Thái được đào tạo bình thường có thể tự tạo cho mình về một Kitô giáo như họ đã nhìn thấy tại nơi làm việc, như họ đã trải nghiệm nó, chịu đựng nó, mãnh liệt trong xương trong thịt của mình, về phẩm giá con người và đức tin của họ, trong quá trình lịch sử...
"Đã bao nhiêu lần tôi nghe bà ấy nhắc đến số phận của dân tộc lang thang vĩnh viễn này, bị đuổi khỏi hết quốc gia Kitô giáo này, đến quốc gia Kitô giáo nọ. Một dân tộc, trong thế giới Kitô giáo, không ngừng bị công chúng khinh bỉ và chịu các luật trừ, phân biệt chủng tộc, thường xuyên nhất bị tước mất mọi khả thể việc làm bình thường, bị cẩn thận canh giữ biệt lập, cho đến khi bị đóng gói và xếp đống với nhau trong các khu biệt cư của họ; thường xuyên phải đeo phù hiệu nhục nhã hoặc đội mũ đặc biệt. Một dân tộc bị tàn sát định kỳ, từ hàng trăm vụ thảm sát trở lên xảy ra ở Đức, vào thời Trung cổ, đến các cuộc chiến tranh gần đây ở Đông Âu, chưa kể các cuộc Thập tự chinh, trong đó các quán quân của Thập giá đã mạnh tay trên các cộng đồng Do Thái ở châu Âu trước khi giết Sarrazin và thiêu sống trong các hội đường ở Giêrusalem và các thánh địa khác, rất nhiều người Do Thái của Palestine....
"Hàng trăm, hàng trăm hội đường bị đốt cháy, với những cuốn sách thánh của họ (đôi khi cả Kinh thánh) bị phóng hỏa. Những lời buộc tội liên tục và bi thảm về việc "sát nhân theo nghi lễ", phạm thượng bánh thánh hoặc đầu độc giếng nước vào thời điểm xảy ra bệnh dịch, tất cả những điều này rõ ràng kết thúc trong bể máu. Nói chung, chủ nghĩa bài Do Thái ít nhiều ác liệt ở các quốc gia và môi trường Kitô giáo, thông thường theo mức họ tự xưng và tin mình là Kitô hữu, theo mức lời giảng dạy bình thường trong các bài giảng hoặc giáo lý (dân tộc giết Chúa, dân tộc bị nguyền rủa, v.v.) có tất cả những gì cần thiết để kích động chủ nghĩa bài Do Thái này, một chủ nghĩa, hàng năm, lên đến cao điểm vào thời điểm Tuần Thánh, trong đó người Do Thái thời Trung Cổ đơn giản tự buộc mình ở trong nhà nếu họ không muốn bị tàn sát 'vì tình yêu của Đấng Cứu Rỗi bị đóng đinh.'
"Lịch sử đẫm máu lâu đời này, vào thời đại ta, kết thúc trong kinh hoàng nơi các trại tập trung, phòng hơi ngạt và lò thiêu của Đức Quốc xã... Dĩ nhiên, Esther và người Do Thái phân biệt giữa người Quốc xã và các Kitô hữu chân chính (nhiều người trong số họ đã liều mạng để cứu nhiều người trong số này); nhưng sự kiện vẫn là Đức Quốc xã hầu như đều là những người đã được rửa tội, do đó chính thức là các Kitô hữu, và những điều quái dị của họ chỉ có thể xuất hiện trên một địa hình đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi chủ nghĩa bài Do Thái truyền thống.
"Tôi không muốn trình bầy với các bạn những bài bình luận kinh ngạc và đau buồn về 'nền chính trị' gần đây của Vatican và việc họ cố chấp không chịu công nhận sự hiện hữu của Nhà nước Israel...
"Tôi sẽ chấm dứt chủ đề đáng buồn này về cụm từ của Esther, cụm từ mà tôi sẽ không bao giờ quên: 'Điều cần thiết là bạn phải hiểu rõ rằng thập giá đối với chúng tôi là biểu tượng đáng nguyền rủa của mọi bất hạnh của chúng tôi, tất cả các cuộc bách hại của chúng tôi, tất cả các cuộc thảm sát của chúng tôi’. Và, trên thực tế, ở Israel, không những Chữ thập đỏ trở thành Ngôi sao Đỏ của Đavít, mà ngay cả dấu '+' của phép cộng trong toán học cũng bị sửa đổi vì nó gợi lên dấu hiệu đáng nguyền rủa... Điều này thật nặng tính ý nghĩa đến đáng sợ.
"Nếu đúng là một ngày nào đó, một số ít người Do Thái, do lòng nhiệt thành tôn giáo chưa được khai sáng, chịu đóng góp vào việc đóng đinh Đấng Cứu Rỗi, 'do đó ứng nghiệm lời Kinh Thánh', thì người Kitô giáo, do lòng nhiệt thành không đúng lúc, đã kiên trì đáp ứng bằng việc đóng đinh toàn thể dân tộc Do Thái trong suốt lịch sử đau buồn của nó, giống một cách kỳ lạ với con đường Thập giá. Và đôi khi tôi tự nhủ trong văn kiện của Công đồng về Do Thái giáo, một cụm từ khiêm tốn nhận lỗi và xin được tha thứ, có lẽ sẽ không phải là một thứ xa xỉ vô ích" (Ngày 13 tháng 9 năm 1969).
{49} Sắc lệnh này liên quan đến người Do Thái của các Quốc gia Giáo hoàng. - Cấm sở hữu, viết, dịch bất cứ cuốn sách có nội dung nghịch đạo nào, chẳng hạn như sách nói tới Talmud hoặc truyền thống huyền bí Cabbala; cấm đặt gần mộ của họ bất cứ viên đá nào có khắc dòng chữ; cấm thực hành các nghi thức của họ bên ngoài hội đường của họ, chẳng hạn như hát thánh vịnh hoặc mang theo đuốc khi vận chuyển đến nghĩa trang thi hài của người đã khuất; cấm đến gần nhà của các dự tòng hơn khoảng cách ba mươi cây gậy; nghiêm cấm việc khuyên bất cứ ai đừng trở nên dự tòng tiếp nhận đức tin Công Giáo Thánh thiện, vi phạm sẽ bị phạt chèo thuyền và tịch thu hàng hóa; nghĩa vụ phải mang nhãn hiệu màu vàng để phân biệt họ với những người khác; cấm bán hoặc biếu các Kitô hữu thịt của bất cứ động vật nào mà họ đã tự giết; cấm có cửa hàng bên ngoài các khu biệt cư của họ; cấm sử dụng các nữ hộ sinh và các y tá Kitô giáo, thuê các nữ hộ sinh Kitô giáo hoặc tớ gái Kitô giáo, v.v.
{50} Sắc lệnh giải phóng dân sự cho người Do Thái được Quốc hội lập hiến biểu quyết hai năm sau đó (ngày 27 tháng 9 năm 1791).
{51} Chúng ta hãy trích dẫn ở đây những dòng sau đây của một tác giả, ông Cecil Roth, người không bị nghi ngờ là có thiện cảm với Kitô giáo: "Đức Giáo Hoàng, bất kể điều gì có thể là mong ước của ngài muốn ngăn chặn việc nền chính thống của Kitô giáo bị ô nhiễm do tiếp xúc với họ, đã luôn tuân theo nguyên tắc khoan dung chính thức; bất chấp các khuynh hướng chính trị của giáo hội, ngài không bao giờ chấp thuận những bạo lực chống người Do Thái, hoặc những hành động tàn bạo như cáo buộc giết người theo nghi thức hoặc cưỡng bức cải đạo. Mỗi lần như vậy, ngài đều tuyên bố mình đứng về phía lý trí và chừng mực trong những lĩnh vực này (và thậm chí cả Đức Innôcentô III, người đã truyền cảm hứng cho đạo luật phản động nhất thời Trung cổ, cũng không phải là ngoại lệ). Một sắc chỉ có tính che chở của Đức Calixtô II, Sicut Judaeis, đã lên án nghiêm khắc các cuộc tấn công nhằm vào người Do Thái và phép rửa tội cưỡng bức của họ, đã được xác nhận ít nhất hai mươi hai lần, kể từ khi ban hành vào năm 1120 đến giữa thế kỷ 15. Từ năm 1130 đến năm 1138, một trong những kẻ ngấp nghé ngai của Thánh Phêrô là một người mà Nguồn gốc Do Thái khá gần gũi - Anaclêtô II (Piero Pierleoni). Những người Do Thái thuộc các Quốc gia của Giáo hoàng gần như là những người duy nhất ở Châu Âu chưa bao giờ trải qua những vụ thảm sát và trục xuất trong sự kinh hoàng của họ; và các khu định cư nhỏ từ Rôma tràn vào lãnh thổ xung quanh. "(Histoire du Peuple juif, Paris, Editions de la Terre Retouvée, 1963, trang 221-222.) - Tuy thế, đã có hai nỗ lực trục xuất (sắc lệnh của Đức Piô V năm 1569, bị Đức Sixtô V thu hồi năm 1586; sắc lệnh của Đức Clêmentê VIII năm 1593, bị chính ngaì thu hồi vài tháng sau đó).
{52} Tuyên ngôn Nostra Aetate, các số 4 và 5.
{53} Le Mystère d'Israël, Paris, Desclée De Brouwer, 1965.
{54} Tôi cũng không phủ nhận các quyền của người Ả Rập ở Palestine. Tôi sẽ nói ở bên dưới về những quyền này; Tôi xin lưu ý ngay rằng chúng hoàn toàn không có nghĩa, như một số tuyên truyền chính trị chống Israel đôi khi dường như muốn gợi ý, các quyền bị tổn thương một cách bất công của một quốc gia vốn đã bị xâm chiếm và tước đoạt bởi vũ lực.
Một chút lịch sử ở đây: Các khu định cư nông nghiệp của người Do Thái được thành lập vào cuối thế kỷ 19 và nhờ việc mua đất đai, bởi những người tiên phong theo chủ nghĩa Zionist với mục đích chuẩn bị cho những người Do Thái tản mạn khắp thế giới tạo ra một ngôi nhà quốc gia trên Vùng đất hứa (là ngôi nhà, cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, và ủy mệnh được Vương quốc Anh tiếp nhận, thuộc quyền cai trị của Ottoman). Sau những thương thảo giữa Chaim Weizmann và chính phủ Anh, Tuyên bố Balfour (ngày 2 tháng 11 năm 1917) đã xác nhận quyền của người Do Thái đối với việc sáng lập này. Năm 1922, theo quyết định của Hội Quốc Liên, Palestine được chuyển giao cho sự ủy trị của Anh. Vào tháng 11 năm 1947, một quyết định khác của Liên Hợp Quốc, quy định việc phân chia Đất Thánh thành Nhà nước Ả Rập và Nhà nước Do Thái, và việc quốc tế hóa Giêrusalem, đã bị người Ả Rập bác bỏ, một điều đã phát động cuộc đấu tranh vũ trang giữa Liên đoàn Ả Rập và người Israel. Và vào đêm trước khi hết hạn ủy trị (ngày 15 tháng 5) của người Anh, Ben Gourion, Chủ tịch Ủy ban điều hành người Do Thái của Palestine, đã tuyên bố (ngày 14 tháng 5 năm 1948) nền độc lập của Nhà nước Israel, sớm được công nhận bởi các cường quốc chính trên thế giới. Nhà nước Israel không phát sinh từ bất cứ cuộc gây hấn và xâm lược nào mà người ta không biết Nhà nước Ả Rập nào ở Palestine là nạn nhân. Nó phát sinh ra từ một cuộc nhập cư với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng (không phải không có xích mích) tự tổ chức (phù hợp với nguyên tắc do Tổ chức Liên hợp quốc đặt ra vào năm 1947) thành một khối thống nhất chính trị độc lập trong một lãnh thổ dưới sự ủy trị của Anh, một cuộc nhập cư và một sự thống nhất chính trị độc lập được luật pháp quốc tế công nhận cả hai.
Các quyền của người Palestine, trước hết là quyền nhân vị trong mỗi chúng ta, cho dù họ ở bất cứ đâu và được Nhà nước Israel yêu cầu phải tôn trọng nơi người dân Ả Rập trên lãnh thổ của mình; và thứ hai, là quyền của họ (cho dù họ đã ở lại Israel hay qua Jordan hoặc qua các nước khác) được bồi thường bao nhiêu có thể vì những tổn thất gây ra cho họ, chắc chắn không do cuộc gây hấn bất công, nhưng do sự kiện của một sự thiết lập hợp pháp một khối thống nhất quốc gia và chính trị mới trong một phần của lãnh thổ mà cho đến lúc đó họ là những người duy nhất sinh sống. Việc bồi thường này không tùy thuộc các quốc gia Ả Rập hay Nhà nước Israel, mà tùy thuộc các cường quốc có nghĩa vụ phải cung cấp. Bị tàn phá bởi chủ nghĩa vị kỷ dân tộc và bởi sự cạnh tranh kinh tế và quân sự của họ, cho đến nay họ đã thất bại (tôi viết những dòng này vào tháng 4 năm 1970) trong nhiệm vụ này. Nó vẫn luôn là nghĩa vụ của họ. Việc này cần năng lực, trí thông minh và lòng đại lượng, một điều đòi hỏi nhiều, nhưng là một đòi hỏi không thể thiếu.
Tôi không thích đụng đến những vấn đề chính trị nằm trên một bình diện hoàn toàn khác với bình diện phù hợp với chủ đề của cuốn sách này. Tuy nhiên, tôi có nghĩa vụ phải làm như vậy trong ghi chú này để giải thích rõ ràng suy nghĩ của tôi. Hai nhận xét vẫn cần được đưa ra trong trật tự này.
Trước hết, mong muốn "tạo ra một Palestine thế tục, mở cửa cho tất cả mọi người, người Ả Rập và người Do Thái, người Hồi giáo, người Kitô giáo, người Israel và người vô thần," như một số người đã làm (xem Témoignage chrétien, ngày 11 tháng 12 năm 1969), là, ngầm hiểu, và không phải không có những lời bóng gió vu khống liên quan đến Nhà nước Israel, mong muốn Nhà nước này biến mất, hay nói cách khác là mong muốn cái mà tôi cho là tội ác.
Thứ hai, xác tín, cũng như tôi, rằng sự hiện hữu của Nhà nước Israel là một điều công bình và cần thiết, và có tâm tình yêu thương những người đang cùng nhau tập hợp ở đó, cũng như công trình họ được gọi thực hiện, hoàn toàn không ngụ ý rằng người ta coi trọng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của một số người trong số này, cũng không có nghĩa là người ta sẵn sàng chấp thuận chính Quốc gia này trong mọi tình huống chính trị. Nhà nước Israel không vô ngộ hơn các nước khác. Sự thực vẫn là nó đơn độc giữa một thế giới thù địch, và đang làm những gì nó tin là tốt để tự vệ; và đối với tình hình ở Trung Đông, các cường quốc phải gánh một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Than ôi, Pháp còn lâu mới tạo được một khuôn mặt tốt trong các sự kiện. Có vẻ như chỉ có người dân Hoa Kỳ mới giữ được tận đáy tâm hồn mình một ý thức liên đới nhân bản đủ mạnh để đối với những tính toán đụng đến lợi ích quốc gia đang chiếm ưu thế trong các chính trị gia của nó cũng như trên toàn thế giới, có sự tham gia nơi quần chúng vô danh một tình bạn chân thành và thực chất đối với Nhà nước Israel, cũng như đối với dân tộc Do Thái gần đây bị bách hại một cách thê thảm và khó quên.
{55} St 13:5; 15:18; 17:8.
{56} St 28:13.
{57} Xh 3:8; 6:8.
{58} Edk. 37:12, 14, 25.
{59} "Chủ nghĩa bài Israel" là từ ngữ chính xác. Ngày nay người ta thích nói "chủ nghĩa bài Sion". Điều luôn dễ dàng (trí tưởng tượng và niềm đam mê có đó cho việc này, chỉ cần là ngưng kiểm soát chúng, và cũng có thể dựa vào những câu chuyện phiếm vu vơ của một số kẻ cực đoan, những người không bao giờ thiếu) là tạo ra một huyền thoại chẳng hạn như "Chủ nghĩa Sion" mà người ta tự hình dung cho mình như một phong trào có tổ chức với xu hướng muốn đặt người Do Thái trên toàn thế giới vào việc phục vụ Nhà nước Israel, và bị người ta chê trách (Témoignage chrétien, số được trích dẫn trong chú thích 54) "đặc tính phân biệt chủng tộc của nó, ý chí duy bành trướng của nó, sự hồ đồ được nó duy trì giữa thánh thiêng và trần thế, cách giải thích duy vật của nó về Kinh thánh và việc sử dụng các Sách Thánh vào mục đích chính trị". Trong bảng liệt kê bông lông này, chính lời buộc tội theo chính thể thần quyền ("nhầm lẫn giữa thánh thiêng và trần thế") là điều nực cười nhất, khi người ta biết rằng ở Israel, những người ít có thiện cảm nhất đối với Nhà nước của họ là những người Do Thái có tinh thần tôn giáo nhiều hơn, và mặt khác, chính trong Hồi giáo, Nhà nước được quan niệm là thánh thiêng. Còn về việc "giải thích Kinh thánh theo chủ nghĩa duy vật" chắc chắn nó hệ ở việc tin điều được viết trong đó? Và khi người ta nói đến "tính cách chủng tộc", họ có muốn giản lược cộng đồng tinh thần và di sản lịch sử to lớn vốn giải thích có một dân tộc Do Thái thành "chủng tộc" không? Cuối cùng, liệu Nhà nước Israel có "ý chí bành trướng" để bảo vệ sự hiện hữu đang bị đe dọa và quyền được hiện hữu ở đó không?
Các Kitô hữu từng tự tuyên bố là người bài Sion có thể đồng thời tuyên bố một cách rất thiện chí rằng họ không phải là người bài Do Thái, và hơn nữa họ đã chứng tỏ cho điều này trong thời gian bị chiếm đóng. Họ không thấy rằng những huyền thoại như "Chủ nghĩa Sion" đang được đề cập là những cách thức qua đó chủ nghĩa bài Do Thái thâm nhập một cách xảo trá nhất vào trí tưởng tượng và trái tim con người. Tuyên truyền bài Sion đang tiến hành ngày nay, và nguồn gốc chính trị của nó có thể dễ dàng nhận ra, trên thực tế là một tuyên truyền bài Do Thái được dàn dựng rất tốt.
Có lẽ không phải là vô ích khi trích dẫn ở đây một số dòng rút ra từ cuốn Le Mystère d'Israël (trang 245-246). Tôi viết năm 1964: “Về sự hình thành ra Nhà nước Israel, thân phận của Israel trên thế giới đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Từ nay, thân phận này, tôi có thể nói, có tính lưỡng cực: nó đồng thời hàm nghĩa khối người tản mác giữa các dân ngoại, một điều vẫn chưa chấm dứt và được yêu cầu bởi chính ơn gọi của Israel, - và sự thống nhất chính trị của dân Israel tại một địa điểm nhất định trên thế giới, qua đó chúng ta thấy đã dứt khoát chấm dứt dấu tích của chế độ biệt cư, và dứt khoát bắt đầu những nền tảng đầu tiên của sự hiện thực hóa trong thời gian niềm hy vọng của Israel. Vì vậy, nó không còn chỉ là sự căng thẳng bi thảm kéo dài giữa Israel và thế giới mà triết gia của lịch sử cho đến nay vẫn phải xem xét. Nhưng, trong lòng chính Israel, nó còn là một sự căng thẳng huynh đệ giữa Nhà nước Do Thái ở Đất Thánh và dân Do Thái ở vùng Phân tán, có thể nói, vốn liên hệ đến hai trung tâm sức hút khác nhau, và các nhu cầu, các mục đích và số phận của cả hai đều khác biệt, nhưng trong chừng mực không kém phần quan trọng vẫn được liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, theo trật tự vật chất và tinh thần".
{60} Rm. 11:15. Ở đây, tôi tham khảo toàn bộ chương này. - Những người, như Bà Judant, coi như huyền thoại niềm tin vào sự trở lại của dân tộc Do Thái trong một tương lai xa, đã cho thấy một sự uyên bác vừa rộng lớn vừa có dụng ý, tôi không phản đối việc đó, nhưng điều xem ra đáng ngờ là việc họ đọc kỹ Thư gửi tín hữu Rôma. " Nếu bạn vốn là cành của cây ô-liu dại, mà còn được chặt đi và tháp vào cây ô-liu tốt, trái lẽ tự nhiên, thì phương chi họ vốn là những cành của cây ô-liu chính, họ lại càng có thể được tháp vào cây cũ. Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn (Cn 3:7), đó là : một phần dân Israel đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ. Như vậy, toàn thể Ít-ra-en sẽ được cứu độ” (11:24-26.)
{61} Rm. 11:1-2.
{62} Rm. 11: 28.
1. Những vụ nổ rung chuyển Crimea của Ukraine bị tạm chiếm, và hai khu vực Belgorod và Kursk của Nga
Tối thứ Bẩy 17 tháng 12, đã có các vụ nổ không chỉ xảy ra ở các vùng tạm chiếm của Ukraine mà cả một số vùng lãnh thổ sâu bên trong biên giới của Nga.
Thống Đốc vùng Belgorod của Nga là ông Vyacheslav Gladkov cho biết đã có các vụ nổ xảy ra tại một số thành phố trong khu vực Belgorod. Lần đầu tiên, người ta không thấy ông nói một điệp khúc đã quá quen thuộc “hệ thống phòng không đang hoạt động”. Đó có thể là vì thực sự các hệ thống phòng không của Nga trong khu vực đã không hoạt động hiệu quả. Nhưng cũng có khả năng cuộc tấn công là do biệt kích gây ra chứ không phải do pháo binh phóng hỏa tiễn vào khu vực này.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 18 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết điều đáng chú ý là các vụ nổ này đã diễn ra, trong khi còi báo động không kích vang lên ở miền đông và miền nam Ukraine. Tờ Newsweek tường thuật rằng theo Trung tâm Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin, một tổ chức của chính phủ Ukraine trực thuộc Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin, máy bay ném bom của Nga thường bay ở độ cao khoảng 35,000 đến 36,000 feet hay từ 10.6 đến 10.9 km để tránh né hệ thống phòng không dày đặc của Ukraine. Nga cạn kiệt nguồn bom và hỏa tiễn đến mức họ phải dùng đến các loại hỏa tiễn không chính xác và thậm chí cả các loại bom câm.
Nói tóm lại, có đến ba khả năng gây ra các vụ nổ kinh hoàng trong khu vực Belgorod của Nga. Thứ nhất là do pháo binh Ukraine bắn. Thứ hai là do biệt kích Ukraine tấn công trong một chiến lược ngăn chặn hay phủ đầu để tránh các cuộc tấn công vào Ukraine và phá hủy đường tiếp tế cho quân xâm lược. Thứ ba là do chính máy bay Nga tấn công vào lãnh thổ Nga.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov nói ông không loại bỏ khả năng thứ ba.
Thống đốc Vyacheslav Gladkov cho biết một mảnh đạn đã bắn trúng xe của một thường dân vào sáng thứ Bẩy. Khoảng 01:50 sáng, nhiều tiếng nổ lại vang lên trong vùng Belgorod. Chưa rõ thiệt hại và các thương vong dân sự.
Vài phút sau vụ nổ đầu tiên ở Belgorod của Nga, các vụ nổ đã làm rung chuyển lãnh thổ Ukraine ở thành phố Simferopol của bán đảo Crimea tạm thời bị Nga chiếm đóng. Các kênh tuyên truyền của Nga đưa tin về một cuộc tấn công phá hoại của quân Ukraine, làm nổ tung một hàng dài các xe tải chở xăng và thiết bị quân sự của Nga đang tiếp tế cho vùng Donbas. Thống Đốc Crimea do Nga dựng nên là Sergey Aksyonov xác nhận có các vụ nổ nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Sau đó, các kênh Telegram bắt đầu lan truyền thông tin về các vụ nổ ở Bakhchysarai của Crimea. Không có thông tin nào khác ngoài chi tiết cho biết các tiếng nổ kinh hoàng đã đánh thức cư dân bán đảo Crimea vào lúc 02:30 sáng.
Trong một diễn biến có liên quan đến, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh ghi nhận rằng trước đây các máy bay không người lái kamikaze của Iran được phóng từ bán đảo Crimea để tấn công Ukraine. Nay các máy bay không người lái được phóng từ thành phố Krasnodar. Điều này cho thấy trong con mắt của người Nga, bán đảo Crimea đã không còn là nơi an toàn. Báo cáo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh viết như sau:
Trong những ngày gần đây, đã có một sự gia tăng trong chiến dịch tấn công tầm xa của Nga nhằm vào các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của Ukraine.
Các làn sóng tấn công chủ yếu bao gồm các hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không và trên biển, nhưng gần như chắc chắn cũng bao gồm các phương tiện bay không người lái do Iran cung cấp được phóng từ khu vực Krasnodar của Nga.
Trước đây, các máy bay không người lái này được phóng chủ yếu từ các địa điểm trong bán đảo Crimea bị chiếm đóng.
Việc thay đổi địa điểm phóng có thể là do Nga lo ngại về sự bấp bênh của Crimea, đồng thời cũng thuận tiện cho việc tiếp tế từ điểm đến của vũ khí ở Nga, tại Astrakhan.
Thống Đốc khu vực Kursk của Nga là ông Roman Starovoyt cho biết trong thời gian từ 01:20 sáng đến 02:00 sáng, các vụ nổ liên tiếp đã xảy ra trong thành phố Kursk là thủ phủ của miền này. Người dân địa phương đã nghe thấy tiếng nổ đồng thời trong một số khu vực của thành phố. Trong tổng số 1,127,000 dân có 1.3% là người gốc Ukraine. Họ đang bị công an sách nhiễu sau vụ tấn công vào kho xăng của một sân bay quân sự. Roman Starovoyt bác bỏ cáo buộc này từ các nhà hoạt động nhân quyền của Ukraine.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 16 tháng 12 năm 2022, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác vào lãnh thổ Ukraine, đã bắn 76 hỏa tiễn vào các cơ sở hạ tầng quan trọng. Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ 60 hỏa tiễn của đối phương. Mất điện khẩn cấp đã được giới thiệu trên toàn quốc.
2. Quân đội Nga thiệt mạng ở Ukraine tăng lên 97,690 người
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 18 tháng 12, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết tại khu vực Luhansk, lính dù Ukraine đã tấn công các vị trí của quân xâm lược bằng máy bay chiến đấu không người lái.
Ông Serhiy Haidai cho biết Lữ Đoàn Dù số 80 đã tấn công quân xâm lược bằng máy bay không người lái. Sau đó, pháo binh của Lữ Đoàn Dù này đã phá hủy hoàn toàn vị trí phòng thủ của quân xâm lược Nga và một kho đạn cũng như một hệ thống pháo.
Diễn biến này xảy ra khi các lực lượng Vũ trang đang mở các cuộc tấn công vào Svatove và Kreminna.
“Các Lực lượng Vũ trang đang tiến về hướng Svatove-Kreminna. Chậm rãi, nhưng chúng tôi đang tiến về phía trước,” ông nói.
Haidai nhấn mạnh rằng kẻ thù đang khiếp sợ trước các cuộc tấn công chính xác của Ukraine vào các vị trí của họ ở sâu trong hậu phương.
Cho đến nay, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã giải phóng 13 khu định cư khỏi quân đội Nga ở khu vực Luhansk. Theo Ông Serhiy Haidai, cuộc tổng phản công giành lại Luhansk sẽ tiến mạnh hơn trong khoảng 2 tuần nữa khi mặt đất cứng lại. Hiện nay, bùn lầy đang làm cản trở các bước tiến của quân đội và các xe cơ giới.
Trong vùng Donetsk, quân Nga tấn công vào thị trấn Velyka Novosilka, nhưng bị đẩy lui. Thương vong của quân Nga vẫn còn đang được kiểm đếm.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 18 tháng 12, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, 420 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 5 xe tăng và 6 xe thiết giáp.
Tính chung từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng Hai cho đến hôm 17 tháng 12, 97,690 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại trong chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 2,985 xe tăng, 5,958 xe thiết giáp, 1,947 hệ thống pháo, 410 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 211 hệ thống phòng không, 281 máy bay chiến đấu, 264 máy bay trực thăng, 1,648 máy bay không người lái, 653 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,577 xe cơ giới, và 174 đơn vị thiết bị đặc biệt
3. Zelenskiy kêu gọi thiết lập lá chắn phòng không đáng tin cậy để khiến khủng bố Nga không thể tấn công
Trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo các quốc gia Bắc Âu vào hôm thứ Hai, ngày 19 tháng 12, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ trình bày các đề xuất mới nhằm tăng cường bảo vệ tất cả các nước Âu Châu trước sự xâm lược của Nga.
Tổng thống đã công bố điều này trong một bài phát biểu qua video vào buổi tối trước quốc dân đồng bào.
“Vào thứ Hai, sẽ có cuộc họp của các nhà lãnh đạo các nước Bắc Âu bao gồm Anh, Phần Lan, Latvia, Lithuania, Estonia, Iceland, Hà Lan, Thụy Điển và Na Uy. Đây là những người bạn vô cùng quan trọng, những đối tác quan trọng và những trợ thủ đắc lực trong công cuộc bảo vệ tổ quốc của chúng ta. Do đó, chúng tôi đang chuẩn bị một số đề xuất mới từ Ukraine về cách tăng cường sức mạnh cho tất cả chúng ta, tất cả các quốc gia Âu Châu”, ông Zelenskiy nói.
Ông nói rằng tuần này Ukraine đã chứng kiến một số quyết định quan trọng từ các đối tác quốc tế sẽ giúp duy trì sự ổn định, đặc biệt là trong các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và tài chính vĩ mô. Một vài quyết định nữa đang chờ phê duyệt và cuối cùng đem ra thực hiện.
Đồng thời, tổng thống nhấn mạnh, Ukraine đang chờ đợi các thiết bị phòng không đáng tin cậy.
“Thân gửi các đối tác! Các bạn hãy tìm cơ hội để cung cấp cho Ukraine sự bảo vệ đáng tin cậy cho bầu trời của chúng tôi, một lá chắn phòng không đáng tin cậy. Các bạn có thể làm được. Các bạn có thể bảo vệ người dân của chúng tôi – bảo vệ 100% khỏi các cuộc tấn công khủng bố của Nga. Khi điều này xảy ra, hình thức khủng bố chính của Nga – là khủng bố hỏa tiễn - sẽ trở nên bất khả thi. Và điều này có nghĩa là an toàn cho người Ukraine, an toàn cho hàng triệu người và tái cấu trúc chiến lược toàn bộ tình hình quân sự. Nga càng có ít cơ hội để khủng bố thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để khôi phục và bảo đảm hòa bình”, ông Zelenskiy nói.
Như đã đưa tin, hội nghị quốc tế “Đoàn kết với nhân dân Ukraine” do Pháp và Ukraine đồng tổ chức đã được tổ chức tại Paris hôm thứ Ba. Mục đích của sự kiện là đoàn kết các đối tác, nhà tài trợ, các tổ chức đa phương và các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ người dân Ukraine. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, thông báo rằng Ukraine sẽ nhận được 1 tỷ EUR viện trợ, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng. Có những quyết định liên quan đến các gói viện trợ mới cho Ukraine được đưa ra bởi một số quốc gia.
4. Các lực lượng Nga cố gắng giành lại vị trí đã mất ở hướng Lyman
Quân đội Nga đang cố gắng giành lại vị trí đã mất ở hướng Lyman. Ở các hướng khác, những kẻ xâm lược đang tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 18 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết:
Kẻ thù tiếp tục tập trung nỗ lực tiến hành các hành động tấn công theo hướng Bakhmut và Avdiivka. Ở hướng Lyman, kẻ thù đang cố lấy lại các vị trí đã mất. Theo các hướng khác, kẻ thù đang tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế các hành động của Lực lượng Phòng vệ Ukraine”.
Trong ngày thứ Bẩy, quân xâm lược đã thực hiện năm cuộc tấn công bằng hỏa tiễn. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng dân sự của Druzhkivka và Kramatorsk ở vùng Donetsk đã bị quân Nga tấn công. Ngoài ra, Lực lượng Phòng không đã bắn hạ hai hỏa tiễn loại Oniks được phóng từ Crimea bị tạm chiếm vào khu vực Odesa.
Ngoài ra, những kẻ xâm lược đã tiến hành hơn 10 cuộc tấn công hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của quân đội Ukraine ở nhiều hướng khác nhau và vào cơ sở hạ tầng dân sự của Kherson.
Vẫn còn mối đe dọa về các cuộc không kích và tấn công bằng hỏa tiễn của kẻ thù vào các đối tượng trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Trong ngày thứ Bẩy, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã tấn công 5 khu vực tập trung quân Nga, một sở chỉ huy và 3 kho đạn.
5. Giám đốc CIA William Burns tin rằng Trung Quốc lo ngại về thất bại của Nga ở Ukraine; trong khi Mỹ lo ngại và những luận điệu hạt nhân của Điện Cẩm Linh
Giám đốc CIA William Burns tin rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga, cũng như sự thất bại trong kế hoạch ban đầu của họ và những luận điệu đe dọa hạt nhân sau đó, đã gây lo ngại cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương cho biết: “Tôi không nghĩ có nhà lãnh đạo nước ngoài nào chú ý cẩn thận hơn đến cuộc chiến ở Ukraine và hoạt động quân sự kém cỏi của Nga như Tập Cận Bình, khi ông ấy nghĩ về tham vọng của chính mình ở Đài Loan và những nơi khác”. Ông William Burns đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với PBS.
Theo ông, “thật thú vị khi theo dõi phản ứng của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Ukraine,” bởi vì vài tuần trước khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau tại Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh, và tuyên bố về “tình bạn vô biên.”
Tuy nhiên, như Burns đã lưu ý, các giới hạn của mối quan hệ đối tác này đã trở nên rõ ràng trong vòng vài tuần – cụ thể là Bắc Kinh đã không cung cấp vũ khí cho Nga.
“Vì vậy, hóa ra là thực sự có một số giới hạn đối với mối quan hệ đối tác đó, ít nhất là về việc Chủ tịch Tập miễn cưỡng cung cấp các loại hỗ trợ quân sự cho Putin mà ông ấy đã yêu cầu trong cuộc chiến ở Ukraine,” giám đốc CIA nói.
Khi được hỏi điều gì khiến lãnh đạo Cơ quan Tình báo Trung ương lo lắng nhất về cuộc xung đột này, Burns trả lời rằng đó là luận điệu hạt nhân của Điện Cẩm Linh. “Tôi nghĩ đây là một số đòn tấn công hạt nhân rất nguy hiểm mà Putin và những người xung quanh ông ấy đã thực hiện.”
Ông nói thêm rằng ông đã gặp người đứng đầu cơ quan tình báo Nga, Sergei Naryshkin. Theo Burns, Mạc Tư Khoa đang cố gắng đe dọa phương Tây, nhưng ông nhấn mạnh rằng hiện tại các nhà phân tích tình báo Mỹ “không thấy bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật”.
“Chúng tôi đã nói rất rõ ràng, tổng thống đã nói rất rõ với người Nga về những rủi ro nghiêm trọng của việc đó. Tôi nghĩ rằng cũng rất hữu ích khi Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi ở Ấn Độ cũng nêu lên mối quan ngại của họ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tôi nghĩ điều đó cũng có tác động đến người Nga,” Burns nói.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Giám đốc CIA William Burns đã đến thăm Kyiv vào thứ Ba, ngày 15 tháng 11, để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và những người đứng đầu cộng đồng tình báo.
6. Thiếu tướng Kovalchuk: Chúng tôi đang chuẩn bị cho cuộc tấn công có thể xảy ra từ Belarus vào cuối tháng 2
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến phía Nam, Thiếu tướng Andrii Kovalchuk cho biết Lực lượng Vũ trang Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra của quân đội Nga từ phía bắc, từ lãnh thổ Belarus vào cuối tháng Hai.
“Chúng tôi đang xem xét một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Belarus vào cuối tháng 2, có thể muộn hơn. Chúng tôi đang chuẩn bị cho điều đó. Chúng tôi đang điều tra. Chúng tôi nhìn vào nơi họ tích lũy sức mạnh và phương tiện. Chúng tôi đang chuẩn bị,” Kovalchuk nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
Ông không loại trừ một làn sóng huy động khác ở Nga. Đồng thời, ông lưu ý rằng bất kể tổng thống của quốc gia xâm lược gửi bao nhiêu binh sĩ đến tham chiến, lực lượng phòng vệ Ukraine đã sẵn sàng chiến đấu, nhưng họ cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ các đồng minh phương Tây.
“Tôi tin rằng quan điểm của chúng tôi và quan điểm của các đối tác của chúng tôi ngày hôm nay đã rõ ràng. Nếu Putin thực hiện một cuộc tổng động viên, các đối tác của chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho chúng tôi tất cả lực lượng và phương tiện để ngăn chặn không phải một đội quân 300,000 người, mà là một đội quân 1 triệu người”, Tướng Kovalchuk nói.
Trước mắt, vị tướng này cho biết Ukraine cần vũ khí từ các đồng minh phương Tây dành cho các chiến dịch tấn công. Đặc biệt, Ukraine cần cả xe tăng và máy bay, cũng như “một hệ thống phòng không đáng tin cậy có hiệu quả ít nhất 95%”.
“Chúng tôi cần nhiều vũ khí tập thể hơn - không phải súng trường tấn công mà là súng máy; không phải đạn mà là đạn chùm. Cần phải có một phản ứng tương ứng với hành động của kẻ thù. Chúng tôi chắc chắn rằng các đối tác của chúng tôi sẽ giúp chúng tôi trong vấn đề này - những người muốn chúng tôi giành chiến thắng. Bởi vì chiến thắng ngày hôm nay không chỉ là Ukraine, mà là toàn bộ thế giới văn minh. Và chúng ta phải thắng,” ông nói,
Vị tướng tin chắc rằng Ukraine sẽ chiếm lại tất cả các lãnh thổ bị Nga xâm lược, bao gồm cả Crimea.
“Crimea là điều bắt buộc - đó chỉ là vấn đề thời gian,” vị tướng nói khi ngồi trước hàng cờ đại diện cho các khu vực khác nhau ở miền nam Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea”
7. Mỹ đã cam kết viện trợ an ninh hơn 19.3 tỷ USD cho Ukraine kể từ ngày 24/2
Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine hơn 19.3 tỷ đô la viện trợ an ninh kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết điều này tại một cuộc họp báo ở Washington.
“Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 22.1 tỷ đô la cho Ukraine và hơn 19.3 tỷ đô la kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện quy mô lớn và vô cớ của Nga vào ngày 24 tháng 2,” ông nói.
Ông bảo đảm rằng để đáp ứng các yêu cầu chiến trường đang phát triển của Ukraine, Mỹ sẽ tiếp tục “hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để cung cấp cho Ukraine các khả năng và hỗ trợ quan trọng, bao gồm cả đào tạo”.
Hôm 9 tháng 12 vừa qua, Hoa Kỳ đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu Mỹ Kim cho Ukraine, bao gồm hỏa tiễn cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, đạn dược cho pháo binh, cũng như các khả năng mới để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine..
8. Thủ tướng Đức Scholz muốn giữ các kênh liên lạc mở với Putin
Để chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine, các nhà lãnh đạo thế giới cần có khả năng nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với Süddeutsche Zeitung.
Scholz nói rằng ông muốn giữ kênh liên lạc với Điện Cẩm Linh mở, mặc dù triển vọng thành công không mấy khả quan.
“Mục tiêu của chúng tôi là để Nga ngừng chiến tranh xâm lược và để Ukraine bảo vệ sự toàn vẹn của mình,” Scholz nói, đồng thời cho biết thêm rằng “để đạt được mục tiêu này”, cần phải nói chuyện: liệu điều đó có được thực hiện qua điện thoại, qua video hay các liên kết khác vẫn chưa được tìm ra.”
Thủ tướng tin chắc rằng Nga “phải thừa nhận rằng không thể cứ tiếp diễn như thế này”, đồng thời nói thêm rằng Nga phải “ngừng chiến tranh, rút quân và do đó tạo cơ hội cho sự hiểu biết lẫn nhau”.
“Putin, hãy dừng cuộc chiến này lại,” Scholz nói.
Đồng thời, ông đánh giá rằng có khả năng xảy ra một cuộc leo thang mới vì quân đội Nga không thành công trên chiến trường.
Hồi đầu tháng 12, Thủ tướng Scholz đã gọi điện cho ông Putin lần đầu tiên kể từ giữa tháng 9, cố gắng thuyết phục bạo chúa chấm dứt chiến tranh với nước láng giềng. Sau đó, ông thừa nhận rằng Putin không tỏ ra sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình thực sự.
1. Cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới
Theo thông tấn xã ACIPrensa, cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới hiện nay được tin là ở thành phố Alicante, bên Tây Ban Nha. Các tín hữu và du khách có thể ngắm cảnh này cho đến ngày lễ Chúa Hiển Linh, ngày 06 tháng Giêng năm 2023.
Từ năm 1991 cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới là tại thành phố Monterrey bên Mễ Tây Cơ. Thành phố này giữ kỷ lục đó trong 29 năm, và phải nhường lại danh hiệu này cho Alicante vào năm 2020.
Cảnh Giáng Sinh tại thành phố Alicante, có từ năm 2020, và được đặt tại quảng trường tòa thị chính. Năm nay, Cảnh Giáng Sinh đến một con đường rất đẹp trong khu du lịch của thành phố.
Cảnh Giáng Sinh ở Alicante đã được đưa vào sách Guinness chuyên đăng các kỷ lục trên thế giới, từ ngày 01 tháng Mười Hai năm 2020, vì các tượng cao tổng cộng 56.02 mét vượt xa cảnh Giáng Sinh tại Monterrey, Mễ Tây Cơ chỉ cao tổng cộng có 28.58m.
Theo hãng tin Aciprensa, trong cảnh Giáng Sinh ở Alicante, tượng thánh Giuse cao 18.01 mét, tương đương với một tòa nhà 5 tầng, và tượng Đức Mẹ cao 10 mét rưỡi. Để ráp tượng thánh Giuse, người ta phải dùng 1.000 kilo đinh ốc.
Báo chí địa phương cho biết các tượng thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng Giêsu được phủ một chất hóa học chống cháy, bảo vệ các tượng khỏi thời tiết xấu và sự phá hoại có thể xảy ra.
Source:ACI Prensa
2. Tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” giúp máy phát điện cho Ukraine
Tổ chức bác ái “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ” đã giúp 40 máy phát điện cho giáo phận Donetsk và các lò sưởi bằng gỗ cho vùng Kharkiv và Zaporizhzhia, đang ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn vì mùa đông giá lạnh đã tới, trong khi các nhà máy điện bi Nga tàn phá.
Hôm 12 tháng Mười Hai, bà Magda Kaczarek, đặc trách dự án cứu trợ của tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ ở Vienne, bên Áo, dành cho Ukraine, nói rằng: “Chúng tôi e ngại mùa đông bắt đầu tại những vùng, vì các hạ tầng cơ cấu bị phá hủy, việc sưởi ấm không còn có thể và khiến dân chúng càng phải di tản. Phần lớn họ là các phụ nữ và trẻ em”.
Theo chính phủ Ukraine, một nửa các nhà máy điện và trung tâm năng lượng của nước này đã bị phá hủy. Các cuộc tấn công của Nga bằng máy bay không người lái, tuy không đạt mục đích chiến lược, nhưng nhắm làm cho đời sống thường nhật của người dân Ukraine trở nên rất khó khăn, và không thể tiếp tục sống tại những nơi đó trong mùa đông”.
Bà Kaczmarek mới viếng thăm Ukraine trở về và cho biết tại một vài miền, nhiệt độ đã xuống dưới 20 độ âm. Đức Cha Pavlo Honchark, Giám mục Giáo phận Kharkiv-Zaporizhzhia, thuộc Công Giáo nghi lễ Đông phương đã viết thư cho tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ, mô tả tình trạng hết sức khó khăn của dân chúng.
Hiện thời, tổ chức bác ái này cũng tài trợ việc mua các lò sưởi và các máy phát điện. Lãnh thổ giáo phận Donetz phần lớn hiện bị Nga xâm lược. Tổ chức này cũng trợ giúp các lò sưởi bằng củi cho giáo phận Công Giáo Latinh ở địa phương. Các phòng sưởi ấm, các bếp nấu súp, và trạm y tế đã trở thành nơi tạm trú của nhiều người dân còn ở lại. Theo bà Kaczmarek, có nhiều người già, người bệnh và người nghèo ở lại thành Kharkiv. Họ lo sợ mùa đông. Nhiều người tự hỏi làm thế nào có thể cầm cự được.
Ngày 08 tháng Mười Hai vừa qua, Tổ chức bác ái Caritas Áo cũng đã gửi giúp 100 máy phát điện cho Ukraine. Ngân khoản tài trợ này được quyên góp qua chiến dịch có tên là: “Người láng giềng lâm cảnh khốn cùng” (Nachbar in Not). Các máy phát điện có công xuất từ 16 đến 132 Kilowatt. Số máy này có thể mưu ích cho khoảng 21.000 người.
3. Ác cảm của Nga đối với Rôma sâu xa hơn nhiều so với cuộc cãi vã mới nhất
Như chúng tôi đã đưa tin, Điện Cẩm Linh đã bác bỏ một cách hằn học, đầy mỉa mai đề xuất của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về việc tổ chức một cuộc đối thoại giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv trên lãnh thổ trung lập của Thành phố Vatican.
Trong tuyên bố của mình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova giải thích lý do bác bỏ xuất phát từ một câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng “Nói chung, những người tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân thủ các quy tắc truyền thống của Nga, chẳng hạn như người Chechenya, người Buryat”.
Tranh cãi đã nổ ra theo sau câu nói này. Tuy nhiên, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican, John Allen của tờ Crux, có bài tường trình nhan đề “Russian antipathy to Rome cuts much deeper than the latest spat”, nghĩa là “Ác cảm của Nga đối với Rôma sâu xa hơn nhiều so với cuộc cãi vã mới nhất”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong cuốn tiểu thuyết The Idiot, nghĩa là “Thằng Khờ” ra mắt năm 1868, của mình, nhà văn vĩ đại người Nga Fyodor Dostoevsky muốn miêu tả điều mà sau này ông gọi là “một người đàn ông tốt và đẹp một cách tích cực,” một hình mẫu của tình yêu Kitô chân chính, xuất hiện dưới hình thức nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết, Hoàng tử Lev Nikolayevich Myshkin.
Ở phần cuối của câu chuyện, Myshkin đang trò chuyện với bạn bè thì cuộc nói chuyện chuyển sang đề cập đến một người quen đã chuyển sang Giáo Hội Công Giáo dưới ảnh hưởng của một tu sĩ Dòng Tên. Đây là phản ứng tức giận của hoàng tử:
“Công Giáo Rôma thậm chí còn tồi tệ hơn cả chủ nghĩa vô thần, đó là ý kiến của tôi! Thuyết vô thần chỉ rao giảng một con số không, nhưng Công Giáo còn đi xa hơn: Nó rao giảng một Chúa Kitô bị xuyên tạc, một Chúa Kitô mà nó đã vu khống và báng bổ, một Chúa Kitô phản chủ! Nó rao giảng Kẻ Chống Chúa, tôi thề với các bạn, tôi bảo đảm với các bạn! … Họ thêm vào thanh gươm những lời dối trá, mánh khóe, lừa lọc, cuồng tín, mê tín, ác độc; họ lợi dụng những tình cảm thiêng liêng, chân thật, chất phác, nồng nàn nhất của nhân dân; họ đánh đổi mọi thứ, mọi thứ, để lấy tiền, để lấy quyền lực trần thế.”
Đành rằng đoạn văn này chỉ là một cuộc đối thoại từ một cuốn tiểu thuyết, nhưng nó tóm tắt những gì mà một bộ phận lớn các giáo sĩ và giới trí thức của Giáo Hội Chính thống Nga, và do đó, phần lớn tầng lớp ưu tú của chính nước Nga, đã nghĩ về Công Giáo trong nhiều thế kỷ.
Đoạn văn này được nghĩ đến trong bối cảnh vụ ăn miếng trả miếng mới nhất giữa Vatican và Mạc Tư Khoa về cuộc chiến ở Ukraine, trong trường hợp này là về đề nghị gần đây nhất của nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, rằng Vatican làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột.
Phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn tiểu sử mới của một chính trị gia nổi tiếng người Ý tên là Giorgio La Pira hôm thứ Hai, Đức Parolin nhắc lại mong muốn của Vatican đóng vai trò trung gian.
“Chúng tôi đã sẵn sàng, tôi tin rằng Vatican có vị thế rất thích hợp,” Đức Hồng Y Parolin nói. “Chúng tôi đã cố gắng cung cấp khả năng gặp gỡ với mọi người và duy trì trạng thái cân bằng. Chúng tôi đang cung cấp một không gian để các bên có thể gặp gỡ và bắt đầu đối thoại. Nội dung và phương pháp làm việc là do họ quyết định.”
Ngay khi những lời của Hồng Y Parolin được các hãng thông tấn Ý đưa tin, chính phủ Nga đã đưa ra lời phản đối gay gắt. Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói ngắn gọn rằng Vatican sẽ không phải là nơi thích hợp để đàm phán.
Một phần nào đó, cái nhún vai lạnh lùng đó phản ánh sự phản đối gần đây đối với những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn với tờ America về sự tàn bạo của quân đội Nga đến từ các dân tộc thiểu số liên minh với người Nga như người Chechnya và Buryats. Zakharova là quan chức Nga đầu tiên phản đối nhận xét rằng này, mở mà cho một loạt rất nhiều những người khác lên án nhận xét của Đức Giáo Hoàng.
“Tôi sợ rằng những người anh em Chechnya và Buryats, cũng như bản thân tôi, sẽ không đánh giá cao điều đó. Theo những gì tôi có thể nhớ, không có lời xin lỗi nào từ Vatican,” Zakharova nói.
Tuy nhiên, sự thật là sự ngờ vực của Nga đối với Vatican có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều, như câu trích dẫn của Dostoyevsky ở trên đã minh họa.
Nhiều trí thức Chính thống giáo Nga tin rằng Rôma được định sẵn là đối thủ chính của Mạc Tư Khoa về mặt đại diện cho Kitô giáo chân chính - rằng sự cạnh tranh là di truyền và vĩnh cửu, và sự phản bội của Rôma là không thể tránh khỏi.
Nhiều nhà tư tưởng Chính thống giáo Nga thấy những nỗ lực của Rôma nhằm lật đổ Giáo Hội của họ diễn ra trong ít nhất bốn giai đoạn lịch sử:
Thứ nhất là việc thành lập điều được gọi là Giáo Hội “Uniate”, một thuật ngữ miệt thị dùng để chỉ các Giáo Hội nghi lễ Đông phương hiệp thông với Rôma, trong thế kỷ 15 và 16, mà nhiều người Chính thống giáo Nga cho đến ngày nay vẫn coi đó là con ngựa thành Trojan được thiết kế để săn trộm các tín hữu Chính thống giáo.
Thứ hai là “Vấn đề phương Đông” vào thế kỷ 19, khi Vatican và các cường quốc Công Giáo đứng về phía Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại đế quốc Nga trong Chiến tranh Crimea, dẫn đến thất bại nhục nhã cho Nga và khiến các quân cờ domino chuyển động, cuối cùng dẫn đến bạo lực lật đổ chính quyền sa hoàng.
Thứ ba là cuộc Cách mạng Bolshevik, khi ban đầu một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu tin rằng sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước theo sắc lệnh của các nhà cách mạng sẽ san bằng sân chơi và mở ra không gian cho hoạt động truyền giáo Công Giáo.
Thứ tư là phong trào đại kết hiện đại, mà một số nhà tư tưởng Chính thống giáo truyền thống và bảo thủ của Nga coi là một nỗ lực để đặt Giáo Hội của họ dưới quyền lực của Rôma trong một số phiên bản sửa đổi liên quan đến quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Một bài giảng năm 1988 của Phó tế Chính thống giáo Nga Herman Ivanov-Treenadzaty được trình bày ở Úc trình bày chi tiết về tất cả những điều này.
Khi đề cập đến tất cả những điều này, tôi không có ý đề xuất rằng Đức Thánh Cha Phanxicô và nhóm Vatican của ngài nên từ bỏ nỗ lực làm trung gian cho cuộc chiến hiện nay. Không phải tất cả các tín hữu Chính thống giáo Nga đều có những định kiến sâu sắc như vậy - thực sự, đó có thể chỉ là một thiểu số nhỏ, mặc dù một người đại diện một cách không tương xứng cho Chính Thống Giáo Nga đang trong vòng thân cận của Putin. Thái độ, và các hành động có thể thay đổi theo thời gian.
Tôi chỉ muốn nói rằng, Đức Giáo Hoàng và các cố vấn của ngài cũng không nên ngây thơ về chiều sâu của sự hoài nghi và phản kháng của Nga. Có lẽ các ngài cũng nên cân nhắc cẩn thận khoảng cách là quá xa để có thể xoa dịu những sự nhạy cảm như vậy – mà ở dạng cứng rắn nhất của chúng, có thể khó có thể thay đổi được nhiều, bất kể Đức Giáo Hoàng có làm gì đi chăng nữa.
Source:Crux
1. Ukraine kết án một kẻ nằm vùng 12 năm tù. Đặc vụ Nga bị bắt khi vừa đặt chân đến Kharkiv
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết một kẻ cung cấp thông tin cho quân xâm lược về vị trí HIMARS, và các cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị kết án 12 năm tù.
Một cư dân Donetsk, là người Ukraine gốc Nga, do cơ quan tình báo FSB tuyển dụng, đã bị kết án 12 năm tù vì tội thu thập dữ liệu nhạy cảm về chuyển động và vị trí của quân đội Ukraine cũng như các bệ phóng HIMARS mà họ vận hành.
Phát ngôn nhân cho biết:
“Người đàn ông này đã thu thập thông tin tình báo về việc triển khai và di chuyển của các đơn vị Lực lượng Vũ trang Ukraine theo hướng Donetsk. Trước hết, anh ta cố gắng xác định các vị trí chiến đấu có thể có của các bệ phóng HIMARS. Ngoài ra, anh ta còn cung cấp cho quân chiếm đóng tọa độ chính xác của các điểm trọng yếu và cơ sở hạ tầng trong khu vực”
Theo ghi nhận, chính vì các thông tin “mách nước” này của y mà quân xâm lược đã đánh trúng hệ thống cung cấp nước ở Selidove.
Các đặc vụ SBU đã bắt giữ thủ phạm trong một cuộc đột kích đặc biệt vào tháng 8. Tòa tuyên phạt hắn ta 12 năm 6 tháng tù.
Trong cuộc họp báo, phát ngôn nhân của SBU cũng cho biết một nhóm đặc vụ Nga vừa đặt chân đến thành phố Kharkiv đã bị bắt tại một tư gia đã bị SBU theo dõi từ lâu. Có 6 người bị câu lưu trong đó SBU xác định 5 người là đặc vụ Nga mới xâm nhập.
Kharkiv hiện đang gặp tình trạng khó khăn vì bị mất điện hoàn toàn sau cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở hạ tầng của thành phố.
Trong tổng số 43.5 triệu dân Ukraine, có tới 17.3% là người sắc tộc Nga. Họ là những di dân được đưa sang Ukraine dưới thời cộng sản.
2. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Putin đang lên kế hoạch cho một 'cuộc chiến lâu dài'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Chief Says Putin Is Planning for a 'Long War'“, nghĩa là “Tổng Thư Ký NATO nói rằng Putin đang lên kế hoạch cho một 'cuộc chiến lâu dài'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết không nên đánh giá thấp Nga trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine, vì Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như sẵn sàng tiếp tục đầu tư thời gian vào cuộc xung đột.
Putin dường như vẫn quyết liệt muốn đặt Ukraine dưới ách kiểm soát của Nga, Stoltenberg nói với AFP hôm thứ Sáu.
“Chúng ta không nên đánh giá thấp Nga,” ông Stoltenberg nói trong cuộc phỏng vấn với AFP. “Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến lâu dài.”
Ông Stoltenberg cho biết có bằng chứng cho thấy Nga đang tiếp tục huy động thêm lực lượng, tìm cách tăng kho dự trữ vũ khí, đạn dược và “sẵn sàng chịu nhiều thương vong”.
Ông Stoltenberg nói: “Chúng ta phải hiểu rằng Tổng thống Putin đã sẵn sàng tham gia cuộc chiến này trong một thời gian dài và khởi động các cuộc tấn công mới.
Người đứng đầu NATO kêu gọi tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine để ngăn Nga đạt được tiến bộ trên chiến trường, nhưng dự đoán rằng cuộc chiến cuối cùng sẽ đi đến hồi kết “tại bàn đàm phán”.
Một bản cập nhật tình báo hôm thứ Sáu từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết các lực lượng Nga đã nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của họ dọc theo tiền tuyến của cuộc chiến trong vài tuần qua. Những nỗ lực này là minh chứng cho thấy Nga đang quay trở lại các chiến lược chiến tranh mà các quan chức quốc phòng Anh cho biết “phần lớn đã bị quân đội phương Tây hiện đại bỏ rơi trong những thập kỷ gần đây”.
Các chuyên gia chiến tranh đã dự đoán một mùa đông khó khăn cho quân đội Nga do thiếu trang thiết bị cần thiết cho mùa lạnh cóng. Trong khi đó, các cuộc tấn công hỏa tiễn liên tục của Nga đã ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng ở Ukraine, khiến nhiều người không có cách nào đáng tin cậy để giữ ấm cho ngôi nhà của họ.
Stoltenberg mô tả cuộc chiến là “cuộc khủng hoảng an ninh nguy hiểm nhất” mà NATO phải đối mặt kể từ Thế chiến II, phần lớn là do các mối đe dọa hạt nhân do Putin đưa ra gần đây.
Mục tiêu của Putin khi đưa ra những lời đe dọa này là “ngăn cản chúng tôi ủng hộ Ukraine,” Stoltenberg nói, “nhưng ông ấy sẽ không thành công khi làm điều đó.”
3. CIA không tin rằng Nga nghiêm túc trong các cuộc đàm phán
Giám đốc CIA Bill Burns cho biết ông tin rằng các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine sẽ tiếp tục, mặc dù cơ quan này dự đoán Nga có thể “giảm nhịp độ” của cuộc chiến trong suốt mùa đông.
Hiện tại, CIA không thấy con đường đàm phán ngay lập tức để chấm dứt xung đột, ông nói.
“Chúng tôi không đánh giá rằng người Nga nghiêm túc vào thời điểm này về một cuộc đàm phán thực sự,” Burns nói với Judy Woodruff của PBS trong một cuộc phỏng vấn.
Kể từ tháng 10, Nga đã tiến hành một loạt cuộc không kích gây thiệt hại cho hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng dân sự, gây mất điện trong mùa đông lạnh giá. Hôm thứ Sáu, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã được báo cáo trên khắp Ukraine, bao gồm cả ở Kyiv, Odesa, Kharkiv và Zaporizhzhia.
4. Không thể đàm phán với Nga, cố vấn của chánh văn phòng Zelenskiy nói
Cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Mykhailo Podolyak một lần nữa phản ứng trước những tuyên bố về khả năng đàm phán với Liên bang Nga, nhấn mạnh rằng chiến tranh chỉ có thể kết thúc khi Nga thất bại.
“Đừng để bị phân tâm khi nói về những kế hoạch phi thực tế: bạn không thể đạt được thỏa thuận với Nga. Chiến tranh chỉ có thể kết thúc khi Putin nhận thức được thất bại của mình”.
Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, trong một bài phát biểu với tờ The Economist, đã tuyên bố rằng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với Nga sẽ là bước cuối cùng hướng tới hòa bình, không phải là bước đầu tiên, vì trước tiên Nga phải đáp ứng các điều kiện khác, đặc biệt là những điều được Tổng thống Zelenskiy công bố tại hội nghị thượng đỉnh G19.
Theo người đứng đầu Văn phòng Tổng thống, thật vô lý khi kêu gọi cả hai bên đàm phán trước khi Nga công nhận quyền tồn tại của Ukraine với tư cách là một quốc gia có chủ quyền.
Vào ngày 14 tháng 12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ một lần nữa đề nghị làm trung gian hòa giải cho lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ba bên với sự tham gia của các tổng thống Azerbaijan và Turkmenistan.
Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng họ không thấy chính quyền Nga sẵn sàng đàm phán nghiêm túc với Ukraine.
Hoa Kỳ và các quốc gia G7 khác ủng hộ kế hoạch hòa bình do Tổng thống Zelenskiy đưa ra.
5. Cấp điện trở lại ở khu vực Kharkiv
Việc cung cấp điện đã được nối lại ở thành phố Kharkiv và khu vực chung quanh.
Oleh Syniehubov, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Kharkiv, đã cho biết như trên.
Theo ông, những kẻ xâm lược Nga vào ngày 16 tháng 12 đã phát động một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự. Người Nga tấn công khu vực Kharkiv bằng 10 hỏa tiễn S-300. Thêm hai hỏa tiễn hành trình bị lực lượng phòng không đánh chặn.
“Toàn bộ khu vực Kharkiv và thành phố Kharkiv bị cắt điện. Hiện tại, việc cung cấp điện đã được khôi phục trên toàn khu vực và thành phố,” ông Syniehubov nhấn mạnh.
Ông cũng nói thêm rằng hướng Kupiansk đã bị kẻ thù pháo kích vào ngày 16 tháng 12. Đặc biệt, kẻ thù đã tiến hành các cuộc tấn công vào các khu vực Synkivka, Orlianka, Tabaivka, Berestove và Vyshneve. Ngoài ra, những kẻ xâm lược đã nã pháo vào các khu định cư ở quận Kharkiv và Chuhuiv.
Theo Trung tâm Chăm sóc Y tế Khẩn cấp Khu vực, tại Izium, một thanh niên 19 tuổi đã bị mảnh đạn do một quả bom nổ trong sân nhà gây ra. Anh được đưa đến bệnh viện.
Như đã đưa tin, vào lúc 18h ngày 16/12, các kỹ sư điện lực đã bắt tay vào công việc nối lại cung cấp điện tại khu vực Kharkiv sau cuộc tấn công hỏa tiễn ồ ạt của Nga.
6. Đại diện lính đánh thuê Wagner tại Cộng hòa Trung Phi bị mưu sát
Một doanh nhân người Nga được cho là đồng minh thân cận của Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner, đã được đưa đến bệnh viện ở Cộng hòa Trung Phi sau một “âm mưu ám sát”, hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin, trích dẫn Đại sứ quán Nga tại địa phương.
Dmitry Sytii, người hiện diện ở Cộng hòa Trung Phi chính thức với tư cách là người đứng đầu trung tâm văn hóa “Ngôi nhà Nga” ở thủ đô Bangui, đã bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt vào tháng 9 năm 2020 vì cáo buộc ông có liên hệ với Tập đoàn Wagner, một tập đoàn quân sự tư nhân đã triển khai hơn 1,000 chiến binh ở đất nước bất ổn này để chống lại quân nổi dậy.
Đại sứ quán Nga tại Bangui đã không bình luận ngay lập tức về hoàn cảnh của vụ ám sát
Prigozhin, một đầu sỏ chính trị của Nga đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, người đã lãnh đạo cuộc tấn công gần đây của Nga vào Phi Châu, cho biết trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Sáu rằng Sytii đã nhận được một bưu kiện gửi qua đường bưu điện có chứa chất nổ đã phát nổ trên tay anh ta.
“Hiện tại, cuộc sống của Dmitry Sytii đang rất cân bằng. Các bác sĩ Nga đang làm mọi thứ có thể tại bệnh viện Bangui để cứu anh ấy”, Prigozhin cho biết trong một tuyên bố được đăng bởi công ty cung cấp thực phẩm của anh, Concord, mô tả Sytii là “Người yêu nước của Nga và Cộng hòa Trung Phi”.
Prigozhin, không cung cấp bằng chứng, cho rằng vụ ám sát được điều phối từ Pháp.
Tôi đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Liên bang Nga để Bộ này bắt đầu thủ tục tuyên bố Pháp là nhà tài trợ khủng bố, cũng như tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các phương thức khủng bố của Pháp và các đồng minh phương Tây - Hoa Kỳ và người khác.
Bộ Ngoại giao Pháp trong một tuyên bố phủ nhận mọi liên quan.
Các quan chức phương Tây nói rằng Prigozhin và các công ty của ông ta là mũi nhọn trong một nỗ lực đầy tham vọng - mang tính cơ hội - của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình ở hơn một chục quốc gia Phi Châu.
7. Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu lên án vụ không kích hôm thứ Sáu vào các thành phố của Ukraine
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đã lên án chiến dịch “khủng bố bừa bãi” của Nga đối với Ukraine sau làn sóng tấn công hỏa tiễn mới nhất trên khắp đất nước.
Các cuộc không kích của Nga vào Ukraine là “tàn ác, vô nhân đạo” và nhằm mục đích “làm tăng thêm đau khổ nhân sinh và cướp đi sinh mạng của người dân Ukraine, cũng như các bệnh viện, dịch vụ khẩn cấp và các dịch vụ quan trọng khác như điện, sưởi ấm và nước”.
Ông mô tả loạt hỏa tiễn mới của Nga vào sáng thứ Sáu là “man rợ” và “cấu thành tội ác chiến tranh”.
Ông nói:
Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ồ ạt của Nga ngày nay trên khắp Ukraine, bên cạnh các vụ nã pháo hàng ngày vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, là một ví dụ khác về sự khủng bố bừa bãi của Điện Cẩm Linh.
8. Điện Cẩm Linh đã xác nhận rằng Vladimir Putin sẽ thăm Belarus để hội đàm với tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, vào hôm thứ Hai.
Hai nhà độc tài sẽ thảo luận về hội nhập Nga-Belarus “cũng như các chủ đề hiện tại trong chương trình nghị sự quốc tế và khu vực”, thông báo cho biết.
Hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus cho biết chương trình đàm phán sẽ “mở rộng”, và sẽ bao gồm hai nhà lãnh đạo cũng như các thành viên chính phủ, bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan chính phủ.
Sau đó, Putin và Lukashenko sẽ tổ chức một cuộc gặp trực tiếp, trong đó họ sẽ “ưu tiên cho các vấn đề an ninh và trao đổi quan điểm về tình hình trong khu vực và trên thế giới”, Belta cho biết nhưng không đề cập đến Ukraine.
Trong các bình luận do văn phòng của mình công bố, Lukashenko cho biết “chủ quyền và nền độc lập của Belarus là không thể lay chuyển”. Nhưng, ông nói thêm:
Đồng thời, Belarus sẽ không bao giờ là kẻ thù của Nga
9. Đồng minh của Putin thừa nhận mối quan hệ thân thiện đã cứu đất nước khỏi cuộc xâm lược của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Admits Friendly Relationship Saved Country From Russian Invasion”, nghĩa là “Đồng minh của Putin thừa nhận mối quan hệ thân thiện đã cứu đất nước khỏi cuộc xâm lược của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết hôm thứ Sáu rằng việc thiếu mối quan hệ thân tình với Mạc Tư Khoa và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể dẫn đến việc Belarus ở cùng một hoàn cảnh bi thảm như Ukraine.
Lukashenko đã đưa ra các bình luận trong cuộc họp liên quan đến các vấn đề hợp tác giữa Belarus và Nga, hãng thông tấn BelTA đưa tin. Cuộc họp diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh giữa hai quốc gia dự kiến diễn ra vào thứ Hai tại Minsk, thủ đô Belarus.
Lukashenko nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ là kẻ thù của Nga. Và sẽ không bao giờ lạnh nhạt với Nga. Đây là đất nước gần gũi nhất với chúng ta, những người gần gũi nhất của chúng ta. Tôi nghĩ rằng trong khi chúng tôi nắm quyền, chúng tôi sẽ tuân theo xu hướng này. Nếu không, chúng ta sẽ giống như Ukraine.”
Lukashenko nói rằng đất nước của ông ta thuộc về Nga, nhưng “với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và độc lập”, đồng thời nói thêm rằng nước này kiểm soát lãnh thổ của chính mình.
Kể từ khi Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, Belarus đã nổi lên như một trong những đồng minh chiến lược thân cận nhất của Nga khi Putin phải đối mặt với những lệnh trừng phạt từ phương Tây. Lukashenko đã công khai ủng hộ nhà lãnh đạo Nga, thậm chí cho phép quân đội Nga tiến vào Ukraine từ biên giới Belarus-Ukraine, giúp tiếp cận gần hơn với thủ đô Kyiv.
“Tôi nói điều này một cách hoàn toàn chân thành: với tất cả những khó khăn, nếu ban lãnh đạo Liên bang Nga muốn xây dựng quan hệ với nhà nước độc lập có chủ quyền Belarus, nếu Nga coi chúng ta là một quốc gia có chủ quyền và độc lập nhưng là một quốc gia rất gần gũi, rất đáng tin cậy, nơi mọi thứ của Nga — từ ngôn ngữ đến truyền thống Nga — đều được tôn trọng, chúng tôi sẵn sàng xây dựng các mối quan hệ,” ông Lukashenko cho biết hôm thứ Sáu. “Tuy nhiên, chúng ta nên luôn tiến hành từ tiền đề rằng chúng ta là một quốc gia có chủ quyền và độc lập.”
Có rất nhiều tin đồn trong những tháng gần đây liên quan đến việc Belarus can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Các quan chức Ukraine trước đó đã cảnh báo Belarus rằng nước này sẽ “đáp trả gay gắt như cách chúng tôi đáp trả mọi kẻ xâm lược trên lãnh thổ Ukraine”.
Ngay cả khi các binh sĩ nhận được lệnh từ Minsk tham gia nỗ lực chiến tranh, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã bày tỏ sự không chắc chắn về tác động của Belarus trong kịch bản có tính cách giả định đó. Trong khi đó, trong một báo cáo từ đầu tuần này, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, khẳng định rằng sự tham gia của Belarus vẫn “rất khó xảy ra”.
Javed Ali, giáo sư chuyên về chính sách và ngoại giao quốc tế của Đại học Michigan, trước đây đã nói với Newsweek rằng nó sẽ gây ra những hậu quả lâu dài tiềm tàng đối với chính Belarus.
“Nó đi kèm với những rủi ro đáng kể cho người Belarus. Hãy nhìn vào thương vong của quân đội Nga ở Ukraine,” Ali nói. “Belarus là một quốc gia nhỏ. Nó có nguồn lực quân sự hạn chế như vậy. Mất vài trăm quân hoặc vài nghìn quân sẽ rất tàn khốc đối với họ.”
Artyom Shraibman, một học giả không thường trú tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, trước đây đã nói với Newsweek rằng ông chưa thấy “có bằng chứng” về sự ép buộc nào nhân danh Putin.
Ông nói rằng nhiều chỉ số thực sự minh họa cho mối quan hệ kinh tế giữa Minsk và Mạc Tư Khoa, với gợi ý rằng Putin đang thừa nhận nhiều yêu cầu của Lukashenko — chẳng hạn như cung cấp cho ông ta dầu thậm chí còn rẻ hơn trước, cơ cấu lại các khoản vay cũ, đưa ra các khoản vay mới và cung cấp khả năng tiếp cận với các hải cảng của Nga để Belarus định hướng lại hoạt động xuất khẩu bị trừng phạt.
Shraibman, người gốc Belarus, nhưng hiện đang sống ở Ba Lan, cho biết: “Câu chuyện rằng Lukashenko đang chống lại một số áp lực nào đó từ Mạc Tư Khoa rất phổ biến, tôi biết điều đó. Nhưng bằng chứng về điều này đơn giản là không tồn tại. Ít nhất là trong mắt tôi.”
Là một phần của hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới, ông Lukashenko cho biết các quan chức Belarus và Nga sẽ chủ yếu thảo luận về kinh tế cũng như “nói về tình hình chính trị-quân sự xung quanh các quốc gia của chúng ta”.
1. Bức thư Giáng Sinh tuyệt đẹp mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã viết cho Chúa Hài Đồng Giêsu khi còn nhỏ
Thật là tuyệt vời!
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI, năm nay 95 tuổi và đã viết một bức thư Giáng Sinh tuyệt đẹp cho Chúa Giêsu khi còn nhỏ. Ngài viết bức thư này vào năm 1934 khi mới 7 tuổi.
Theo trang web Korazym của Ý, bức thư được tìm thấy vào năm 2012 trong quá trình trùng tu ngôi nhà thời thơ ấu của ngài ở Bavaria, nơi đã được chuyển thành bảo tàng dành riêng cho Đức Giáo Hoàng danh dự.
Đây là nội dung bức thư Giáng Sinh của ngài gửi Chúa Giêsu:
“Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, chẳng bao lâu nữa Chúa sẽ xuống thế gian. Chúa sẽ mang lại niềm vui cho trẻ nhỏ. Chúa cũng sẽ mang lại niềm vui cho con. Con muốn có một sách lễ “Volks-Schott”, một chiếc áo lễ màu xanh lá cây dành cho thánh lễ và xin Thánh Tâm Chúa Giêsu ngự vào hồn con. Con hứa sẽ luôn tốt”.
“Lễ Giáng Sinh của Joseph Ratzinger năm 1934.”
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô cho biết trong các mùa của một năm Phụng Vụ, mùa yêu thích của ngài là mùa vọng hay “mùa trước Giáng Sinh.”
Ngài cho biết về không khí đón Giáng Sinh của gia đình mình như sau:
“Mỗi năm cảnh Chúa Giáng Sinh của chúng tôi tăng thêm một vài nhân vật mới, và đó luôn là một cảnh đặc biệt. Thật là một niềm vui khi đi nhặt rêu phong, cây bách xù và cành thông từ các khu rừng với cha tôi.”
Dưới đây là từng món quà được yêu cầu được giải thích:
Cậu thanh niên Ratzinger xin Chúa Hài Đồng cho mình cuốn sách lễ Volks-Schott, điều này giúp cậu yêu thích phụng vụ.
Cậu cũng yêu cầu “một chiếc áo lễ màu xanh lá cây”, vì cậu thích chơi “trò chơi cha xứ” với anh trai của mình.
Chị Maria Ratzinger, là chị gái của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô cho biết vào năm 1991 như sau:
“Khi còn là những cậu bé, hai anh em rất thích thực hiện các cử hành ngày Chúa Nhật”
“Chúng tôi cử hành thánh lễ và chúng tôi có những chiếc áo lễ do người thợ may của mẹ làm riêng cho chúng tôi,” bào huynh của Đức Bênêđíctô, là Đức Ông Georg Ratzinger nói với tờ Inside the Vatican. “Chúng tôi thay phiên nhau, người này làm cha xứ thì người kia làm cậu bé giúp lễ.”
Cuối cùng, chàng trai Đức Bênêđíctô cầu xin Thánh Tâm Chúa Giêsu vì gia đình ngài có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói với hãng tin Bild của Đức rằng Đức Bênêđíctô “rất vui khi lá thư được tìm thấy và mỉm cười với nội dung.”
“Đối với ngài, mùi hương của rêu phong đã thuộc về Giáng Sinh cho đến tận ngày nay”.
Source:Church POP
2. Roma bắt đầu chương trình chuẩn bị hạ tầng cơ sở cho Năm Thánh 2025
Chính quyền thành Rôma, với sự hỗ trợ của trung ương, bắt đầu chương trình chuẩn bị các cơ cấu hạ tầng cho Năm Thánh 2025 và Triển Lãm 2030.
Báo “Il Messaggero”, Người Sứ Giả, số ra ngày 11 tháng Mười Hai vừa qua ở Roma, cho biết Thị trưởng thành Roma, ông Roberto Gualtiero, xác nhận điều trên đây trong cuộc viếng thăm công trường kiến thiết trạm xe điện ngầm, Metro C, cạnh hý trường Colosseo. Ông cho biết chính phủ chuyển tiếp trước đây thủ tướng Mario Draghi điều khiển, đã chấp thuận gần một tỷ 400 triệu Euro cho việc chuẩn bị Năm Thánh 2025, trong đó có 660 triệu Euro dành các công trình hạ tầng cơ cấu tại thủ đô.
Chi tiết hơn, có 70 triệu Euro dành cho đường hầm xe hơi đi qua trước Lâu Đài Thiên Thần, để cải tiến lưu thông tại khu vực Vatican và việc đi lại của các khách bộ hành. Con đường Hòa Giải, Via Conciliazione, dẫn tới Quảng trường thánh Phêrô sẽ hoàn toàn dành cho người đi bộ.
Ngoài ra, những quảng trường lớn trước Đền thờ Laterano, thánh Phaolô ngoại thành và trước nhà ga Trung Ương Termini sẽ được cải tiến đẹp đẽ hơn. Tại khu vực quảng trường “Risorgimento”, Phục Hưng, gần Vatican sẽ có một đường hầm dành cho người bộ hành, dẫn từ Vatican đến Bảo tàng viện Vatican.
Có 200 triệu Euro sẽ được dùng để sửa sang đường phố tại Roma, loại bỏ các ổ gà và sửa chữa những đường bị hư hỏng.
Đầu năm 2025, trạm xe điện ngầm Metro C ở Colosseo đang kiến thiết sẽ được khánh thành và đưa vào hoạt động. Thêm vào đó, đường xe giữa nhà ga Termini sẽ được kiến thiết.
Năm thánh 2025 có chủ đề là “Người lữ hành hy vọng”. Trong số những yếu tố chính của Năm Thánh, có cuộc hành hương Roma và các cửa Năm Thánh tại các Đền thờ chính ở Roma. Chính quyền thành Roma ước lượng sẽ có 45 triệu người đến Roma nhân biến cố này.
3. Giám mục Đức cần phải đối mặt với cuộc điều tra của Vatican
Hôm thứ Hai, một cơ quan cố vấn của những nạn nhân bị lạm dụng tình dục đã kêu gọi thực hiện các thủ tục giáo luật chống lại phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức.
Giám mục Franz-Josef Bode nên bị buộc tội theo giáo luật vì đã giải quyết một cách sai trái các vụ lạm dụng, hội đồng cố vấn cho biết trong một tuyên bố gửi cho giới truyền thông vào ngày 12 tháng 12.
Cơ quan tư vấn đại diện cho những người bị ảnh hưởng bởi lạm dụng tình dục cho tổng giáo phận Hamburg và các giáo phận Hildesheim và Osnabrück đã cho biết như trên.
Dưới áp lực phải từ chức trong nhiều tháng sau phát hiện của một nghiên cứu rằng Giám mục Franz-Josef Bode đã giải quyết sai các trường hợp lạm dụng tình dục, cho đến nay ngài vẫn từ chối từ chức.
Vị giám mục 71 tuổi của Osnabrück ở tây bắc nước Đức là phó chủ tịch hội đồng giám mục Đức kể từ năm 2017. Ngài cũng là phó chủ tịch của Tiến Trình Công Nghị Đức.
Hôm thứ Hai, hội đồng tư vấn của các nạn nhân cho biết họ đã đệ đơn khiếu nại chính thức và đề cập đến sắc lệnh “Vos estis lux mundi,” được ban hành vào năm 2019 bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, nhằm cung cấp các quy tắc và thủ tục để giải quyết việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục của giáo sĩ..
Trong đơn khiếu nại chống lại Đức Cha Bode, hội đồng đã kêu gọi Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg, người đứng đầu giáo tỉnh, thực hiện “các bước hành động” chống lại Đức Cha Bode.
Hội đồng cố vấn của các nạn nhân cho biết Đức Cha Bode đã “hành động trái với các hướng dẫn rõ ràng của Đức Giáo Hoàng.”
“Nhìn chung, chúng tôi thấy một hành vi sai trái rõ ràng theo giáo luật về phía Giám mục Bode,” tuyên bố nói về một trường hợp lạm dụng được cho là do vị giám chức người Đức giải quyết sai.
Hội đồng đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Heße “chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi ngay lập tức đến các thánh bộ Rôma và thông báo cho chúng tôi về tiến trình của thủ tục tố tụng.”
Một báo cáo được công bố vào ngày 20 tháng 9 cho biết Đức Cha Bode đã giải quyết sai các trường hợp lạm dụng trong Giáo phận Osnabrück, nơi ông đã lãnh đạo từ năm 1995.
Bản báo cáo tạm thời dài 600 trang có tiêu đề “Bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương bởi các giáo sĩ trong Giáo phận Osnabrück kể từ năm 1945.”
“Chúng tôi công nhận những tiến bộ đạt được trong Giáo phận Osnabrück với việc thiết lập khái niệm bảo vệ giáo phận là những bước đi đúng đắn và quan trọng, nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy trong hành động của Giám mục Bode một thái độ hướng đến thủ phạm hơn là hướng đến nạn nhân,” hội đồng tư vấn cho biết hôm thứ Hai.
Do đó, tổ chức của những nạn nhân đã kêu gọi Đức Cha Bode “chịu trách nhiệm đạo đức đối với những đau khổ do ngài gây ra – bên cạnh các tiêu chuẩn của luật hình sự.”
“Chỉ riêng luật hình sự thôi thì không thể là phép thử đối với một giám mục, và 'Vos estis lux mundi' ở đây nói một ngôn ngữ rõ ràng về mặt giáo luật”.
Tuyên bố của hội đồng vào ngày 12 tháng 12 nói thêm rằng “rất khó khăn” đối với các thành viên bị ảnh hưởng bởi bạo lực tình dục “để xem Giám mục Bode là một đối tác dấn thân giải quyết trung thực và nhất quán các vụ lạm dụng tình dục bởi các thành viên của Giáo hội”
Trong phản ứng đầu tiên vào chiều thứ Hai, vị giám mục bị buộc tội đã phản ứng bằng một tuyên bố ngắn gọn, nói rằng ngài sẽ hợp tác và “tất nhiên, sẽ đối mặt với kết quả của cuộc điều tra này”.
Source:Catholic News Agency