Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Mùa Vọng 20/12/2017
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:14 19/12/2017
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Mùa Vọng 20/12/2017
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành khá thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
Từ Bóng Đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới.
Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (St 1,1), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa (như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia... x. Tl 15,19; 1 Sam 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (Ez 36,25-27)
Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giesê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Isaia 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
Đến Bình Minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Maria thắc mắc: “Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (x. Lc 1,26-38).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh. Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không có biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu. Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần. Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Eva mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (Ga 1,33; Lc, 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1). Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
Và Mùa Vọng Cuộc Đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta. Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình” trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19) hay
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành khá thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
Từ Bóng Đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới.
Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (St 1,1), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa (như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia... x. Tl 15,19; 1 Sam 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (Ez 36,25-27)
Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giesê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Isaia 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
Đến Bình Minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Maria thắc mắc: “Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (x. Lc 1,26-38).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh. Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không có biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu. Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần. Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Eva mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (Ga 1,33; Lc, 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1). Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
Và Mùa Vọng Cuộc Đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta. Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình” trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19) hay
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Thi ca suy niệm: Chúa Nhật tuần 4 mùa Vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
19:14 19/12/2017
(Luca 1, 26-38)
XIN VÂNG
Cao siêu huyền nhiệm Nước Trời,
Ngàn năm dọn lối, Ngôi Lời hạ thân.
Ga-briel loan báo nhân trần,
Kính chào Trinh Nữ, tinh vân rạng ngời.
Thánh Thần Thiên Chúa cao vời,
Quyền năng phủ bóng, gọi mời hiến dâng.
Ma-ry phủ phục xin vâng,
Phận hèn tôi tớ, hồn nâng phụng thờ.
Khiêm nhu cung kính vô bờ,
Thành tâm dâng hiến, nương nhờ thánh ân.
Giê-su thánh tử chí nhân,
Thụ thai lòng mẹ, xác thân mọn hèn.
Cung lòng trinh khiết ngợi khen,
Con Vua Chí Ái, muối men giữa đời.
Dọn đường đón Chúa xuống đời,
Cải tâm tu thiện, nghe lời Phúc Âm.
Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể là mầu nhiệm Tình Yêu. Tình yêu giao kết giữa Thiên Chúa và loài người. Khi thời gian đã mãn, Thiên thần của Chúa được sai đến báo tin mừng về Đấng Cứu Thế. Thiên thần thân hành đến nhà Maria và chào rằng: Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ. Trinh nữ có phúc hơn mọi người nữ. Hạnh phúc và cao qúy thay người phụ nữ được Thiên Chúa ghé mắt đoái nhìn.
Thoạt đầu, Maria rất sửng sốt khi nghe lời thiên thần chào bái và truyền tin. Maria vừa ngỡ ngàng vừa bối rối nhưng rất mau mắn thưa lời xin vâng. Lời xin vâng của Maria là một ân huệ cho loài người. Lời xin vâng khởi đầu một khúc quanh lịch sử của ơn cứu độ. Những lời loan báo cả ngàn năm về trước nay đã thành hiện thực. Một dân tộc được tuyển chọn, nay đã mở lòng đón nhận Đấng Cứu Thế. Chương trình cứu độ đã thực sự khởi đầu nơi cung lòng Đức trinh nữ Maria.
Trinh Nữ Maria đã cưu mang Con Thiên Chúa, Đấng là trung gian cả vạn vật. Ơn nghĩa của Thiên Chúa ở cùng Maria. Maria thật diễm phúc đã thốt lên rằng: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa’. Được chọn làm mẹ của Con Thiên Chúa nhưng mẹ luôn nhận thân phận là tôi tớ. Maria đã sống những ngày tràn đầy ơn sủng.
Maria không quản ngại đường xá xa xôi vất vả và không ngại sự nghi kỵ của người thân. Maria đã sớm mang Chúa đến cho moi người trên đường đi thăm viếng và phục vụ. Maria lên đường trong niềm vui hoan lạc. Vì Maria có Chúa ở cùng. Từ lời Xin Vâng cao cả ấy, niềm vui và thánh giá của ơn cứu độ đã từng bước đi vào cuộc đời của Maria.
Đức Maria đã khiêm nhường chấp nhận thánh ý của Chúa. Mẹ sống niềm vui ơn cứu độ trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Maria đã trở nên nguồn ủi an và cậy trông cho những ai cần niềm hy vọng. Trong khi mong chờ Chúa đến, mỗi người hãy phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Có Chúa chúng ta sẽ tìm thấy nguồn an vui và sự bình an trong cuộc đời.
Lạy Chúa, ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới, xin cho chúng con biết dọn tâm hồn thanh sạch và ấm êm để xứng đáng đón Chúa viếng thăm. Xin tình yêu của Chúa sưởi ấm tâm hồn chúng con.
NGÀY 25 THÁNG 12
(Is 62, 11-12; Tit 3, 1-7; Lc 2, 15-20)
GIÁNG SINH
Bê-lem nhỏ bé một làng,
Đêm đen phủ bóng, muộn màng lạnh se.
Mục đồng ẩn núp sau hè,
Chăn đoàn súc vật, lắng nghe lạ thường.
Ngước nhìn tinh tú bốn phương,
Xa xa vẳng tiếng, tỏa hương ngạt ngào.
Thiên thần cất tiếng cao rao,
Vinh danh Thiên Chúa, vọng cao khắp trời.
Bình an dưới thế cho người.
Thành tâm tín thác, rạng ngời tin yêu.
Kính tin mầu nhiệm huyền siêu,
Cùng nhau tôn kính, thiên triều giáng ân.
Hang lừa máng cỏ bình dân,
Ma-ry chiêm ngắm, triều thần tụng ca.
Hài Nhi bé nhỏ ngọc ngà,
Giu-se chính trực, nghĩa cha tròn đầy.
Nguồn ánh sáng
Thiên Chúa đã hóa thân làm người và ở giữa chúng ta. Đây là niềm vui của đêm hồng ân. Chúa đã giáng sinh làm người như chúng ta. Chúa Giêsu mang thân phận nghèo khó. Ngài được sinh ra nơi máng cỏ hôi tanh. Ngài được sưởi ấm bằng sự thăm viếng của các mục đồng đơn sơ và chân thành.
Chúa chính là ánh sáng của trần gian. Chúa đến để đem ánh sáng soi dọi vào đêm tối. Mùa Giáng Sinh là mùa của ánh sáng. Ngày xưa, người Ái Nhĩ Lan có một dấu chỉ trong mùa Lễ. Trong thời gian bị bách hại, người ta thường đốt nến để trên bệ cửa sổ. Các linh mục trốn lánh trong khu vực nhìn thấy ánh nến đã đến dâng lễ và cầu nguyện. Quân lính hỏi tại sao phải đốt nến? Họ giải thích rằng: Đốt nến và mở cửa để Đức Mẹ và Thánh Giuse có thể ghé vào trú ngụ. Nhà cầm quyền cho là mê tín dị đoan đã không làm phiền hà và quấy rầy. Ngày nay theo tập tục, các ánh điện nơi cửa sổ nhắc nhở người tín hữu sẵn sàng đón nhận Chúa đến viếng thăm.
Chúa đến mang sự bình an cho những người có lòng thiện tâm. Chúa không đến theo kiểu cách của các nhà thương mại. Qua năm tháng, việc đón chờ Chúa đến đã bị tục hóa theo trào lưu xã hội, nhiều nơi biến đổi ý nghĩa của Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh thành lễ hội qua tiệc tùng, vui chơi, mua sắm và tặng qùa cho nhau. Các thiệp Noel đã thay đổi từ cảnh Chúa sinh nơi hang lừa trở thành cảnh hình ông già Noel, hình cây thông, cảnh trời tuyết lạnh hay ngôi sao. Thay vì Merry Christmas người ta dùng Happy Holidays.
Chúng ta hãy nhìn vào hang đá nơi Chúa đã giáng sinh. Chúng ta hãy suy niệm Mầu Nhiệm Tình Yêu. Thiên Chúa hạ thân làm người vì yêu. Ngài đã nối kết và hòa giải trời và đất. Thiên Chúa đem ơn cứu độ cho chúng ta. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa viếng thăm. Chúa sẽ mang bình an cho những ai đón nhận Ngài với thiện tâm.
NGÀY 26 THÁNG 12
(Act 6, 3-10. 7, 54-59, Mt 10, 17-22)
THÁNH TÊPHANÔ
Ste-ven thầy Sáu đầu tiên,
Tràn đầy ân sủng, cõi thiên tìm về.
Chứng nhân kỳ diệu mọi bề,
Thực hành sứ vụ, chẳng nề gian nan.
Thù hành chống đối không than,
Nêu gương can đảm, ngập tràn yêu thương.
Khôn ngoan ân phúc mở đường,
Kiên tâm chịu đựng, bên phường bội nhân.
Hằn thù chối bỏ cận thân,
Hùa nhau ném đá, chết dần đớn đau.
Ste-ven tử đạo thật mau,
Sao-lê chứng kiến, cùng nhau vào hùa.
Sống đời hai chữ ăn thua,
Nước Trời chiếm lấy, giá mua ngàn vàng.
Hy sinh chịu chết cao sang,
Triều thiên vinh hiển, an khang cõi trời.
NGÀY 27 THÁNG 12
(1Ga 1, 1-4;Ga 20, 2-8)
THÁNH GIOAN
Gio-an môn đệ Chúa yêu,
Đồng hành sát cánh, cao siêu bên Thầy.
Biến hình đỉnh núi ngất ngây,
Dưới chân thánh giá, đong đầy tin yêu.
Trao ban Mẹ Chúa bóng chiều,
Chăm nom phụng dưỡng, thiên triều thánh ân.
Gio-an gia lão gian trần,
Chu toàn sứ vụ, tinh thần yêu thương.
Tình yêu rao giảng đêm trường,
Yêu người yêu Chúa, con đường hiến thân.
Ra làm nhân chứng canh tân,
Xây nền đạo thánh, vọng ngân cõi đời.
Phúc âm loan báo rạng ngời.
Truyền rao chân lý, ngàn đời khắc ghi.
Lắng nghe lời dậy từ bi,
Thi hành sứ mệnh, thực thi giới điều.
NGÀY 28 THÁNG 12
(Mt 2, 13-18)
SƠ TÁN
Các nhà Đạo Sĩ ra đi,
Niềm vui hạnh phúc, lo chi tháng ngày.
Gia đình êm ấm đẹp thay,
Có cha có mẹ, đắng cay lo gì.
Đêm thâu báo mộng thực thi,
Nửa đêm thức dậy, Hài Nhi bế bồng.
Trốn sang Ai-cập đồng không,
Vua quan giết hại, lập công xóa đời.
Tiên tri loan báo trước thời,
Be-lem sát hại, tơi bời trẻ thơ.
Khắp làng khắp xóm bơ vơ,
Mẹ cha đau xót, hững hờ mất con.
Ấu thơ hai tuổi mầm non,
Giơ tay giết sạch, héo hon lòng người.
Anh Hài chiếm lấy Nước Trời,
Tụng ca danh Chúa, đời đời phúc vinh.
NGÀY 29 THÁNG 12
(Lc 2, 22-35)
CHÚC TỤNG
Đầu lòng dâng hiến con yêu,
Mẹ cha vui sướng, cao siêu tuyệt vời.
Toàn dân mong đợi bao đời,
Thiên Sai cứu thế, rạng ngời viếng thăm.
Tiên tri trông ngóng từng năm,
Đón chờ Ấu Chúa, bao năm đợi chờ.
Si-mê-on ẵm tôn thờ,
Ngợi ca danh Chúa, vô bờ hân hoan.
Vinh quang dân Chúa thành toàn,
Rạng soi ánh sáng, khắp đoàn lương dân.
Ơn ban cứu độ gian trần,
Tự do giải thoát, nợ nần xóa tan.
Tin mừng chiếu dãi tràn lan,
Kiêu căng tự phụ, người gian kẻ thù.
Ma-ry đón nhận đền bù,
Khổ đau tê tái, khiêm nhu phận người..
NGÀY 30 THÁNG 12
(Lc 2, 36-40)
NGỢI KHEN
An-na thủ tiết một đời,
Đền thờ cầu nguyện, dâng lời ngợi khen.
Ăn chay gương mẫu muối men,
Tôn thờ Thiên Chúa, chong đèn khấn van.
Ơn thiêng tràn đổ gian trần,
Nguồn ơn phúc lộc, cứu dân tội tình.
Tâm thần tràn ngập an bình,
Hài Nhi Cứu Thế, tỏ mình ngay bên.
Hân hoan chào đón ngước lên,
Dâng lời chúc tụng, trong đền nguy nga.
Hoàn thành lề luật nhà cha,
Ông bà lữ thứ, về nhà chốn xưa.
Trẻ thơ mạnh mẽ dư thừa,
Tràn lan ơn nghĩa, tuôn mưa phúc lành.
Kinh qua cuộc sống vô danh,
Chân tu ẩn khuất, Chúa đành lặng im.
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng
Lm. Anthony Trung Thành
19:55 19/12/2017
Thánh Augustinô đã khẳng định: Thiên Chúa dựng nên chúng ta, Ngài không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần sự cộng tác của chúng ta”.
Thật vậy, để thực hiện chương trình cứu độ, suốt dọc theo chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi sự cộng tác của con người: Ngài mời gọi sự cộng tác của các tổ phụ; Ngài mời gọi sự cộng tác của các thủ lĩnh; Ngài mời gọi sự cộng tác của các ngôn sứ…Ngài mời gọi sự cộng tác chung của cả dân tộc Do Thái; Ngài mời gọi sự cộng tác riêng của từng người…Đặc biệt, để thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại, Ngài đã sai sứ thần đến để mời gọi sự cộng tác của một Trinh nữ tại làng quê Nazarét. Trinh Nữ ấy tên là Maria. Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ được Thánh Luca tường thuật lại trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 1, 26-38).
Cuộc đối thoại bắt đầu bằng lời chào của sứ thần Gabriel: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”(Lc 1, 28). Đây là một lời chào đặc biệt, bởi vì sứ thần đã không chào bằng tên thật của Maria, nhưng bằng một tên mới đó là tên: “Đấng đầy ân sủng”. Sứ thần còn thêm rằng:“Đức Chúa ở cùng bà”. Chính vì lời chào đặc biệt nầy mà Trinh Nữ cảm thấy “bối rối”. Hiểu được sự bối rối của Trinh nữ, sứ thần giải thích rằng: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,30-33). Trinh nữ hiểu rõ lời giải thích của sứ thần, nhưng vì Trinh nữ đã khấn giữ mình đồng trinh, Ngài quý trọng đức Đồng trinh hơn chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, Trinh nữ mới hỏi sứ thần rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Thắc mắc của Trinh nữ cũng là thắc mắc của nhiều người qua mọi thời đại. Nhưng thắc mắc đó đã được Sứ thần giải thích một cách rõ ràng rằng: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,35-37). Như vậy, việc Đức Mẹ thụ thai và sinh con là việc của Chúa Thánh Thần chứ không phải việc của con người. Đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được. Cho nên, Đức Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh. Khi hiểu được lời giải thích của sứ thần, Đức Maria đã sẵn sàng thưa xin vâng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ chấp dứt. Sứ thần đã làm tròn sứ mạng Truyền Tin của mình. Khi thưa “xin vâng”, Đức Maria đã chấp nhận cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại. Biến cố này hết sức quan trọng vì làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria và làm cho lịch sử cứu độ bước sang một trang sử mới. Đối với Đức Maria, từ một thiếu nữ bình thường đã trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Đi liền với thiên chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa còn ban cho Mẹ ơn Vô Nhiễm thai, ơn đồng trinh trọn đời và được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Đối với lịch sử cứu độ: tiếng thưa “Xin vâng” của Đức Maria làm cho lời hứa của Thiên Chúa ngày xưa được ứng nghiệm, Đấng Cứu Thế đã thực sự xuống thế làm người.
Nhưng tiếng “xin vâng” của Đức Maria không chỉ thể hiện qua lời nói trong chốc lát mà phải “trả giá” cả cuộc đời của Mẹ. Thật vậy, từ khi thưa tiếng “Xin vâng”, Đức Maria bắt đầu bước vào hành trình hy sinh đau khổ: mang thai, bị Giuse hiểu nhầm, sinh con trong hang đá nghèo hèn, đưa con trốn sang Aicập, lạc mất con trong đền thánh, thấy con vác thập giá, chứng kiến con bị đóng đinh, chết trên thập giá và bị người ta tháo đinh để táng trong hang đá…Những đau khổ đó là những lời thưa xin vâng của Mẹ trong cuộc sống. Những đau khổ đó cũng là sự cộng tác của Mẹ với Chúa Giêsu trong việc cứu độ nhân loại. Cho nên, Đức Maria còn được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Để nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo vệ Đức Maria, Thiên Chúa còn mời gọi sự cộng tác của Thánh Giuse. Cho nên, Thánh Giuse trở thành bạn thanh sạch của Đức Maria và Cha nuôi của Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai, Ngài mời gọi sự cộng tác với Ngài bằng việc tuyển chọn và huấn luyện một số người mà chúng ta gọi là Tông đồ. Ngoài các tông đồ còn có các môn đệ và một số phụ nữ khác…Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội để Giáo hội tiếp tục thi hành sứ vụ Cứu thế của Ngài. Trong Giáo hội có đầy đủ mọi thành phần: Giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Tất cả được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác vơi Chúa để cứu độ thế giới mãi cho đến tận thế.
Với chúng ta ngày hôm nay thì sao? Tùy vào khả năng và địa vị, Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài.
Thứ nhất, là người kitô hữu, mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Thiên Chúa trong việc chu toàn bổn phận khi lãnh nhận bí tích Rửa tội là “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”. Từ bỏ ma quỷ là từ bỏ cuộc sống trái với luật Chúa và luật Hội thánh. Tuyên xưng đức tin không chỉ trên môi miệng mà cần phải thể hiện bằng chính cuộc sống của mình. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gcb 2,17).
Thứ hai, là thành viên của gia đình, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa bằng cách chu toàn bổn phận làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ và làm con cái. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được mời gọi nên thánh. Người làm chồng, làm cha có thể noi gương Thánh Giuse. Người làm vợ, làm mẹ có thể noi gương Đức Maria. Người làm con có thể noi gương Đức Giêsu. Nhìn vào lịch sử Giáo hội còn biết bao gia đình đáng cho chúng ta noi gương và học tập. Chúng ta có thể noi gương đời sống thánh thiện của gia đình ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, thân mẫu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hai ông bà có chín người con. Bốn người chết trong thời thơ ấu, trong khi năm cô con gái còn lại lần lượt vào Dòng Kín và Dòng Thăm Viếng. Cả Louis và Zélie được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2008, và được Đức Thánh Cha Phanxicô phong hiển thánh vào ngày 18 tháng 10 năm 2015.
Thứ ba, là người con của giáo xứ, mỗi người chúng ta được mời gọi dùng khả năng của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ: Có những người được mời gọi làm thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ; có những người được mời gọi làm thành viên của các ban đoàn; có những người được mời gọi làm thành viên trong các Hội đoàn hay một tổ chức khác; cũng có những người chỉ làm một giáo dân bình thường nhưng luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao…Tùy khả năng và hoàn cảnh, tất cả được mời gọi để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ.
Ngoài ra, nếu những ai giữ những chức vụ khác trong đạo ngoài đời đều được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác với ơn Chúa để chu toàn nhiệm vụ của mình để làm sáng danh Chúa. Khi chúng ta thực hiện tốt bổn phận người kitô hữu và bổn phận của đấng bậc mình là chúng ta đang cộng tác với Chúa để cứu độ chúng ta và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận Đấng Cứu Thế. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con luôn biết thưa xin vâng trong cuộc sống đức tin để Chúa cũng đến với chúng con và qua chúng con Chúa đến với mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, để thực hiện chương trình cứu độ, suốt dọc theo chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi sự cộng tác của con người: Ngài mời gọi sự cộng tác của các tổ phụ; Ngài mời gọi sự cộng tác của các thủ lĩnh; Ngài mời gọi sự cộng tác của các ngôn sứ…Ngài mời gọi sự cộng tác chung của cả dân tộc Do Thái; Ngài mời gọi sự cộng tác riêng của từng người…Đặc biệt, để thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại, Ngài đã sai sứ thần đến để mời gọi sự cộng tác của một Trinh nữ tại làng quê Nazarét. Trinh Nữ ấy tên là Maria. Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ được Thánh Luca tường thuật lại trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 1, 26-38).
Cuộc đối thoại bắt đầu bằng lời chào của sứ thần Gabriel: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”(Lc 1, 28). Đây là một lời chào đặc biệt, bởi vì sứ thần đã không chào bằng tên thật của Maria, nhưng bằng một tên mới đó là tên: “Đấng đầy ân sủng”. Sứ thần còn thêm rằng:“Đức Chúa ở cùng bà”. Chính vì lời chào đặc biệt nầy mà Trinh Nữ cảm thấy “bối rối”. Hiểu được sự bối rối của Trinh nữ, sứ thần giải thích rằng: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,30-33). Trinh nữ hiểu rõ lời giải thích của sứ thần, nhưng vì Trinh nữ đã khấn giữ mình đồng trinh, Ngài quý trọng đức Đồng trinh hơn chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, Trinh nữ mới hỏi sứ thần rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Thắc mắc của Trinh nữ cũng là thắc mắc của nhiều người qua mọi thời đại. Nhưng thắc mắc đó đã được Sứ thần giải thích một cách rõ ràng rằng: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,35-37). Như vậy, việc Đức Mẹ thụ thai và sinh con là việc của Chúa Thánh Thần chứ không phải việc của con người. Đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được. Cho nên, Đức Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh. Khi hiểu được lời giải thích của sứ thần, Đức Maria đã sẵn sàng thưa xin vâng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ chấp dứt. Sứ thần đã làm tròn sứ mạng Truyền Tin của mình. Khi thưa “xin vâng”, Đức Maria đã chấp nhận cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại. Biến cố này hết sức quan trọng vì làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria và làm cho lịch sử cứu độ bước sang một trang sử mới. Đối với Đức Maria, từ một thiếu nữ bình thường đã trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Đi liền với thiên chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa còn ban cho Mẹ ơn Vô Nhiễm thai, ơn đồng trinh trọn đời và được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Đối với lịch sử cứu độ: tiếng thưa “Xin vâng” của Đức Maria làm cho lời hứa của Thiên Chúa ngày xưa được ứng nghiệm, Đấng Cứu Thế đã thực sự xuống thế làm người.
Nhưng tiếng “xin vâng” của Đức Maria không chỉ thể hiện qua lời nói trong chốc lát mà phải “trả giá” cả cuộc đời của Mẹ. Thật vậy, từ khi thưa tiếng “Xin vâng”, Đức Maria bắt đầu bước vào hành trình hy sinh đau khổ: mang thai, bị Giuse hiểu nhầm, sinh con trong hang đá nghèo hèn, đưa con trốn sang Aicập, lạc mất con trong đền thánh, thấy con vác thập giá, chứng kiến con bị đóng đinh, chết trên thập giá và bị người ta tháo đinh để táng trong hang đá…Những đau khổ đó là những lời thưa xin vâng của Mẹ trong cuộc sống. Những đau khổ đó cũng là sự cộng tác của Mẹ với Chúa Giêsu trong việc cứu độ nhân loại. Cho nên, Đức Maria còn được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Để nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo vệ Đức Maria, Thiên Chúa còn mời gọi sự cộng tác của Thánh Giuse. Cho nên, Thánh Giuse trở thành bạn thanh sạch của Đức Maria và Cha nuôi của Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai, Ngài mời gọi sự cộng tác với Ngài bằng việc tuyển chọn và huấn luyện một số người mà chúng ta gọi là Tông đồ. Ngoài các tông đồ còn có các môn đệ và một số phụ nữ khác…Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội để Giáo hội tiếp tục thi hành sứ vụ Cứu thế của Ngài. Trong Giáo hội có đầy đủ mọi thành phần: Giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Tất cả được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác vơi Chúa để cứu độ thế giới mãi cho đến tận thế.
Với chúng ta ngày hôm nay thì sao? Tùy vào khả năng và địa vị, Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài.
Thứ nhất, là người kitô hữu, mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Thiên Chúa trong việc chu toàn bổn phận khi lãnh nhận bí tích Rửa tội là “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”. Từ bỏ ma quỷ là từ bỏ cuộc sống trái với luật Chúa và luật Hội thánh. Tuyên xưng đức tin không chỉ trên môi miệng mà cần phải thể hiện bằng chính cuộc sống của mình. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gcb 2,17).
Thứ hai, là thành viên của gia đình, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa bằng cách chu toàn bổn phận làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ và làm con cái. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được mời gọi nên thánh. Người làm chồng, làm cha có thể noi gương Thánh Giuse. Người làm vợ, làm mẹ có thể noi gương Đức Maria. Người làm con có thể noi gương Đức Giêsu. Nhìn vào lịch sử Giáo hội còn biết bao gia đình đáng cho chúng ta noi gương và học tập. Chúng ta có thể noi gương đời sống thánh thiện của gia đình ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, thân mẫu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hai ông bà có chín người con. Bốn người chết trong thời thơ ấu, trong khi năm cô con gái còn lại lần lượt vào Dòng Kín và Dòng Thăm Viếng. Cả Louis và Zélie được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2008, và được Đức Thánh Cha Phanxicô phong hiển thánh vào ngày 18 tháng 10 năm 2015.
Thứ ba, là người con của giáo xứ, mỗi người chúng ta được mời gọi dùng khả năng của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ: Có những người được mời gọi làm thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ; có những người được mời gọi làm thành viên của các ban đoàn; có những người được mời gọi làm thành viên trong các Hội đoàn hay một tổ chức khác; cũng có những người chỉ làm một giáo dân bình thường nhưng luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao…Tùy khả năng và hoàn cảnh, tất cả được mời gọi để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ.
Ngoài ra, nếu những ai giữ những chức vụ khác trong đạo ngoài đời đều được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác với ơn Chúa để chu toàn nhiệm vụ của mình để làm sáng danh Chúa. Khi chúng ta thực hiện tốt bổn phận người kitô hữu và bổn phận của đấng bậc mình là chúng ta đang cộng tác với Chúa để cứu độ chúng ta và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận Đấng Cứu Thế. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con luôn biết thưa xin vâng trong cuộc sống đức tin để Chúa cũng đến với chúng con và qua chúng con Chúa đến với mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Mùa Vọng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, ĐCV Vinh Thanh
22:09 19/12/2017
20/12
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành khá thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
Từ Bóng Đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới.
Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (St 1,1), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa (như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia... x. Tl 15,19; 1 Sam 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (Ez 36,25-27)
Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giesê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Isaia 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
Đến Bình Minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Maria thắc mắc: “Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (x. Lc 1,26-38).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời Nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh. Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không có biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu. Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần (Cf. O Von Asseldonk, Maria sposa dello Spirito Santo in S. Francesco d’Assisi, in Credo in Spiritum Sanctum, Città del Vaticano 1983, II, 1123-1132.). Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Eva mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (Ga 1,33; Lc, 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1). Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
Và Mùa Vọng Cuộc Đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta (Cf. TOMMASO D’AQUINO, Summa Theologiae, I-II, q. 106, a. 1c.). Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình” trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19) hay
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành khá thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
Từ Bóng Đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới.
Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (St 1,1), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa (như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia... x. Tl 15,19; 1 Sam 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (Ez 36,25-27)
Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giesê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Isaia 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
Đến Bình Minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Maria thắc mắc: “Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (x. Lc 1,26-38).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời Nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh. Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không có biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu. Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần (Cf. O Von Asseldonk, Maria sposa dello Spirito Santo in S. Francesco d’Assisi, in Credo in Spiritum Sanctum, Città del Vaticano 1983, II, 1123-1132.). Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Eva mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (Ga 1,33; Lc, 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1). Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
Và Mùa Vọng Cuộc Đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta (Cf. TOMMASO D’AQUINO, Summa Theologiae, I-II, q. 106, a. 1c.). Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình” trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19) hay
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hai vị giáo sĩ của thế kỷ 20 được đề cử phong chân phước
Nguyễn Long Thao
10:41 19/12/2017
Theo tin của hãng truyền hình ABC Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đẵ chấp thuận tiến trình phong chân phước cho hai vị giáo sĩ của thế kỷ 20. Một là cha Patrick Peyton của Hoa Kỳ. Hai là Đức Hồng Y Stefan Wyszynski của Ba Lan.
Cha Patrick Peyton, được mệnh danh là Linh Mục của Tràng Mân Côi. Ngài đã dùng phương tiện truyền hình, truyền thanh, phim ảnh để rao giảng kinh Mân Côi đến hàng triệu người. Ngài đã tổ chức được những cuộc tập họp đông người để cùng cầu nguyện. Câu nói nổi tiếng của Ngài được nhiều người nhắc đến là “Muốn Gia Đình Đoàn Kết Thì Hãy Cầu Nguyện Với Nhau”
Cha Patrick Peyton gốc người Ái Nhĩ Lan, di cư sang Hoa Kỳ lúc còn trẻ. Gia đình có hai anh em cùng chịu chức linh mục năm 1941. Sau đó Ngài chú tâm cổ võ mục vụ kinh Mân Côi. Ngài lập cơ sở sản xuất chương trình phát thanh và truyền truyền hình. Chương trình của Ngài được phát trên 600 đài radio và truyền hình, tổng cộng lên đến 10,000 lần phát sóng. Cha Patrick Peyton qua đời năm 1992 tại Los Angeles.
Vị giáo sĩ thứ hai được để cử phong chân phước là Đức Hồng Y Stefan Wyszynski. Ngài được coi là biểu tượng luân lý đạo đức của Ba Lan. Dưới chế độ cộng sản, Ngài bị chính quyền bắt tù tại gia. Tuy thế, suốt thời gian cộng sản thống trị Ba Lan, Ngài vẫn âm thầm ủng hộ các công cuộc đòi hỏi tự do. Dưới thời Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu, Ngài là linh hồn của phong trào đấu tranh này. Ngài qua đời năm 1981.
Hiện nay các thần học gia, bác sĩ và các vị trong Uỷ Ban Phong Thánh đang cứu xét chứng cớ phép lạ của hai vị giáo sĩ trên để đệ trình lên ĐGH phê chuẩn việc phong chân phước.
Cha Patrick Peyton, được mệnh danh là Linh Mục của Tràng Mân Côi. Ngài đã dùng phương tiện truyền hình, truyền thanh, phim ảnh để rao giảng kinh Mân Côi đến hàng triệu người. Ngài đã tổ chức được những cuộc tập họp đông người để cùng cầu nguyện. Câu nói nổi tiếng của Ngài được nhiều người nhắc đến là “Muốn Gia Đình Đoàn Kết Thì Hãy Cầu Nguyện Với Nhau”
Cha Patrick Peyton gốc người Ái Nhĩ Lan, di cư sang Hoa Kỳ lúc còn trẻ. Gia đình có hai anh em cùng chịu chức linh mục năm 1941. Sau đó Ngài chú tâm cổ võ mục vụ kinh Mân Côi. Ngài lập cơ sở sản xuất chương trình phát thanh và truyền truyền hình. Chương trình của Ngài được phát trên 600 đài radio và truyền hình, tổng cộng lên đến 10,000 lần phát sóng. Cha Patrick Peyton qua đời năm 1992 tại Los Angeles.
Vị giáo sĩ thứ hai được để cử phong chân phước là Đức Hồng Y Stefan Wyszynski. Ngài được coi là biểu tượng luân lý đạo đức của Ba Lan. Dưới chế độ cộng sản, Ngài bị chính quyền bắt tù tại gia. Tuy thế, suốt thời gian cộng sản thống trị Ba Lan, Ngài vẫn âm thầm ủng hộ các công cuộc đòi hỏi tự do. Dưới thời Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu, Ngài là linh hồn của phong trào đấu tranh này. Ngài qua đời năm 1981.
Hiện nay các thần học gia, bác sĩ và các vị trong Uỷ Ban Phong Thánh đang cứu xét chứng cớ phép lạ của hai vị giáo sĩ trên để đệ trình lên ĐGH phê chuẩn việc phong chân phước.
Chuyện lạ nhưng không lạ ở Vatican: sơn nhà bằng sữa
Vũ Văn An
17:38 19/12/2017
Theo tin CNN, Dinh Belvedere, có từ năm 1484 và hiện lưu giữ các nghệ phẩm qúy giá của Bảo Tàng Viện Vatican, đang được sơn lại bằng sữa.
Đây là một công thức xưa, đã được chứng minh là lâu bền hơn các loại sơn nhân tạo hiện nay. Vitale Zanchettin, kiến trúc sư trưởng của Vatican cho hay: “Chúng tôi chẳng nhớ thương gì quá khứ đâu, trọng điểm là chúng tôi nghĩ hợp chất này sẽ lâu bền hơn. Chúng đã được thử nghiệm và chứng minh”.
Phù hợp với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh tới sinh thái, chính sữa cũng phát xuất từ các con bò của Đức Giáo Hoàng, nuôi ở cung mùa hè Castel Gandolfo, ngoại ô Rôma. Nó được hòa với chanh được làm dịu đi và chất mầu tự nhiên, trong trường hợp này, là mầu kem nguyên thủy đã được dùng ở thập niên 1500 và được dùng tay trát vào tường bằng kỹ thuật đã có từ nhiều thế kỷ qua.
Barbara Jatta, giám đốc Bảo Tàng Viện Vatican nói rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về môi trường là sách hướng dẫn của họ trong việc trùng tu: “Chúng tôi thực sự cố gắng áp dụng các phương pháp không có tính xâm phạm này. Không xâm phạm đối với môi trường và con người”.
Các chất dầu tinh chất
Tòa Thánh vốn đứng đầu trong việc nghiên cứu việc dùng các chất dầu tinh chất để làm sạch và bảo vệ 570 bức tượng và các công trình nghệ thuật bằng hoa cương khác trong các vườn của mình.
Vẻ đẹp của 22 mẫu tây Vườn Vatican trái ngược với nguy cơ cây cối và đất đai của nó có thể gây ra cho các bức tượng cổ đặt đây đó giữa các bức tượng này. Các nấm và vi khuẩn từ cây và đất từ từ sói mòn các công trình bằng hoa cương cộng với các tai hại tiềm tàng của các yếu tố thiên nhiên khác.
Để tìm ra một giải pháp thuận lợi cho môi trường, Vatican đã tiến hành một cuộc nghiên cứu nhiều năm, được họ chia sẻ trong một cuộc hội nghị quốc tế hồi tháng Mười năm 2017. Kết quả cho thấy các tinh chất của oregano (húng nhũi?) và húng tây (thyme) rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa việc sinh vật xâm hại hoa cương mà không gây hại cho nghệ phẩm và sức khỏe những người làm việc với các nghệ phẩm này. Các chất dầu được lấy từ những cây trồng có kiểm nghiệm ở Sicily.
Con người, chứ không máy móc
Làm việc bằng các sản phẩm tốt đối với môi trường cũng quan trọng đối với sức khỏe các nhân viên của họ y như đối với các nghệ phẩm của họ. Số nhân viên thường trực 100 người tại Bảo Tàng Viện Vatican liên tục làm sạch và sửa chữa các nghệ phẩm và dinh thự cho 6 triệu du khách hàng năm tới viếng.
Chi phí cho lực lượng lao động trên khá lớn, nhưng, theo Zanchettin, Vatican thích sử dụng người hơn sử dụng máy móc. Việc trùng tu các nghệ phẩm và dinh thự đòi hòi kỹ năng kỹ thuật chi li và nhiều năm kinh nhgiệm mà từ xưa đến nay không thể thay thế bằng máy vi tính được. Zanchetti nói: “Đây là công việc bằng tay, dùng đôi tay, nhằm sử dụng người hơn là sử dụng máy móc”.
Ông nói thêm: “trả lương cho người hay hơn trả lương cho máy móc”.
Trong một thế giới trong đó máy vi tính có thể làm được gần như bất cứ việc gì, thì ở Vatican, bàn tay người thợ thủ công và sự hào phóng của thiên nhiên vẫn còn đáng kể.
Đây là một công thức xưa, đã được chứng minh là lâu bền hơn các loại sơn nhân tạo hiện nay. Vitale Zanchettin, kiến trúc sư trưởng của Vatican cho hay: “Chúng tôi chẳng nhớ thương gì quá khứ đâu, trọng điểm là chúng tôi nghĩ hợp chất này sẽ lâu bền hơn. Chúng đã được thử nghiệm và chứng minh”.
Phù hợp với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh tới sinh thái, chính sữa cũng phát xuất từ các con bò của Đức Giáo Hoàng, nuôi ở cung mùa hè Castel Gandolfo, ngoại ô Rôma. Nó được hòa với chanh được làm dịu đi và chất mầu tự nhiên, trong trường hợp này, là mầu kem nguyên thủy đã được dùng ở thập niên 1500 và được dùng tay trát vào tường bằng kỹ thuật đã có từ nhiều thế kỷ qua.
Barbara Jatta, giám đốc Bảo Tàng Viện Vatican nói rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về môi trường là sách hướng dẫn của họ trong việc trùng tu: “Chúng tôi thực sự cố gắng áp dụng các phương pháp không có tính xâm phạm này. Không xâm phạm đối với môi trường và con người”.
Các chất dầu tinh chất
Tòa Thánh vốn đứng đầu trong việc nghiên cứu việc dùng các chất dầu tinh chất để làm sạch và bảo vệ 570 bức tượng và các công trình nghệ thuật bằng hoa cương khác trong các vườn của mình.
Vẻ đẹp của 22 mẫu tây Vườn Vatican trái ngược với nguy cơ cây cối và đất đai của nó có thể gây ra cho các bức tượng cổ đặt đây đó giữa các bức tượng này. Các nấm và vi khuẩn từ cây và đất từ từ sói mòn các công trình bằng hoa cương cộng với các tai hại tiềm tàng của các yếu tố thiên nhiên khác.
Để tìm ra một giải pháp thuận lợi cho môi trường, Vatican đã tiến hành một cuộc nghiên cứu nhiều năm, được họ chia sẻ trong một cuộc hội nghị quốc tế hồi tháng Mười năm 2017. Kết quả cho thấy các tinh chất của oregano (húng nhũi?) và húng tây (thyme) rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa việc sinh vật xâm hại hoa cương mà không gây hại cho nghệ phẩm và sức khỏe những người làm việc với các nghệ phẩm này. Các chất dầu được lấy từ những cây trồng có kiểm nghiệm ở Sicily.
Con người, chứ không máy móc
Làm việc bằng các sản phẩm tốt đối với môi trường cũng quan trọng đối với sức khỏe các nhân viên của họ y như đối với các nghệ phẩm của họ. Số nhân viên thường trực 100 người tại Bảo Tàng Viện Vatican liên tục làm sạch và sửa chữa các nghệ phẩm và dinh thự cho 6 triệu du khách hàng năm tới viếng.
Chi phí cho lực lượng lao động trên khá lớn, nhưng, theo Zanchettin, Vatican thích sử dụng người hơn sử dụng máy móc. Việc trùng tu các nghệ phẩm và dinh thự đòi hòi kỹ năng kỹ thuật chi li và nhiều năm kinh nhgiệm mà từ xưa đến nay không thể thay thế bằng máy vi tính được. Zanchetti nói: “Đây là công việc bằng tay, dùng đôi tay, nhằm sử dụng người hơn là sử dụng máy móc”.
Ông nói thêm: “trả lương cho người hay hơn trả lương cho máy móc”.
Trong một thế giới trong đó máy vi tính có thể làm được gần như bất cứ việc gì, thì ở Vatican, bàn tay người thợ thủ công và sự hào phóng của thiên nhiên vẫn còn đáng kể.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ánh sáng cây nến mùa Vọng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:43 19/12/2017
Bốn tuần lễ mùa Vọng trước lễ mừng Chúa giáng sinh, khắp nơi bắt đầu thắp sáng đèn điện, nhất là bên Âu Châu.
Bên xã hội nước Đức có tập tục làm vòng mùa Vọng với bốn cây nến được lần lượt đốt thắp lên vào mỗi tuần mùa Vọng cho tới lễ mừng Chúa giáng sinh.
Tập tục văn hoá xã hội này đã được du nhập và trở thành tập tục đạo đức trong đời sống Kitô giáo, nơi đạo Công Giáo và đạo Tin lành.
Vào mùa Vọng nơi các thánh đường Công Giáo cũng như Tin lành đều có vòng tròn to lớn, hay có nơi làm thành hình dài tựa như một con đường. Hay cũng có nơi bện vòng mùa Vọng thành hình như một con thuyền. Trên đó có bốn góc bốn cây nến to hoặc mầu đỏ, hoặc mầu tím, hay mầu trắng, cùng được treo dựng hoặc nơi cung thánh trang trọng, hay có nơi dựng trước bàn thờ.
Vòng mùa Vọng tròn hay khúc cây dài được bện trang trí bằng những nhánh cành lá thông xanh nói lên niềm hy vọng vào sự sống đang phát triển vươn lên.
Và ở nhiều nhà riêng cũng có tập tục đặt vòng mùa Vọng nhỏ thôi, ở phòng khách, hay cả nơi công cộng nữa.
Vòng mùa Vọng hình tròn nói lên ý nghĩa trái đất hình tròn do Thiên Chúa tạo dựng, nuôi dưỡng cho luôn có sức đổi mới mang lại sự sống cho mọi loài sống trong đó. Trái đất là quê hương ngôi nhà cho con người, cho mọi thú động vật cùng cây cỏ thảo mộc sinh sống phát triển.
Vòng hình tròn cũng ẩn chứa ý nghĩa sự vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng không có khởi đầu và không có tận cùng.
Vòng mùa Vọng có nơi kết thành một con đường dài mang ý nghĩa chỉ về đời sống con người là một con đường dài có những khúc lên xuống uốn khúc, và cũng mang ý nghĩa con đường đời sống đức tin vào Thiên Chúa. Trên con đường đời sống con người được soi đường hướng dẫn do ánh sáng của Thiên Chúa, biểu tượng là những cây nến phát tỏa ánh sáng niềm hy vọng. Và sau cùng Chúa Giêsu đến, Đấng là ánh sáng ơn cứu chuộc cho trần gian.
Và hình ảnh con đường dài cũng tương hợp như Thánh Gioan Tiền hô rao giảng trong sa mạc: Hãy dọn sẵn con đường của Chúa, sửa lối đi cho thẳng để Người đi.“ ( Mc 1,3).
Hay cũng có nơi làm vòng mùa Vọng như hình một con thuyền trên sông nước đại dương biển cả. Hình ảnh này cũng ẩn chứa suy tư cuộc hành trình đời sống, nhất là đời sống đức tin vào Thiên Chúa tựa như chiếc tầu thuyền vượt trên sóng nước biển cả, sông hồ. Con thuyền đời sống di chuyển trong tràn đầy niềm hy vọng có ánh sáng Chúa soi đường chỉ phương hướng về bến bờ bình an nơi Thiên Chúa.
Bốn cây nến trên vòng mùa Vọng ẩn chứa nhiều ý nghĩa đạo đức thần học cùng văn hóa đời sống.
- Cây nến thứ nhất là hình ảnh biểu trưng cho trái đất. Đất do Thiên Chúa tạo dựng nên vào ngày sáng tạo thứ ba. ( St, 1,9).
Từ đất con người được tạo thành ( St, 2,7) , sinh sống trên đó, và sau cùng trở về với lòng đất, như Thiên Chúa đá phán bảo: Từ bụi đất con được tạo thành, và sau cùng con người sẽ trở về bụi đất ( St 3, 19).
Và từ lòng đất nẩy sinh sự sống cho mọi loài cây cối thảo mộc. Vì thế dân gian kính trọng đất gọi là đất mẹ.
- Cây nến thứ hai hình ảnh tượng trưng cho nước. Nước là yếu tố căn bản cho sự sống trên trái đất được gìn giữ và phát triển. Thiên Chúa khi sáng tạo trái đất vào ngày sáng tạo thứ hai đã cho nước xuất hiện ( St 1, 6.) làm căn bản cho đời sống thú vật sống trong nước, cho thú động vật sống trên đất khô và cho con người.
- Cây nến thứ ba hình ảnh tượng trưng cho lửa. Đất là hình ảnh người mẹ nảy sinh phát triển sự sống, còn lửa là hình ảnh biểu trưng sự năng động sức mạnh của Thiên Chúa theo khía cạnh người cha. Nước có lúc, có chỗ đục chỗ trong, nhưng lửa một khi chiếu sáng lan toả sẽ phá tan bóng tối.
Thiên Chúa Giave đã hiện ra với Thánh Tiên tri Mose trong bụi gai có lửa cháy sáng ở vùng núi Sinai bên Aicập.
- Cây nến thứ tư hình ảnh tượng trưng cho không khí hay gío. Không khí và gío là ngôn ngữ có trong Kinh Thánh. Ngôn sứ Elia gặp Thiên Chúa trong tiếng gío thổi. Và ngày lễ Ngũ tuần Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trong làn cơn gío thổi mạnh như cơn bão từ trời cao đổ xuống.
Không khí, gío không có hình hài, nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng con người cảm nhận ra qua tầng thần kinh cảm giác khi cạm tới làn da thịt. Không khí là yếu tố căn bản cho sự sống phát triển tồn tại. Không khí, làn gío tươi mát mang đến sự vui tươi phấn khởi cho đời sống bừng dậy vươn lên. Không có không khí sự sống nơi con người, nơi thú động vật bị tiêu tan ngay.
Không khí mang đến sự sinh động cho con người, cho thú động vật cùng cả cây cỏ.
Mùa Vọng 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bên xã hội nước Đức có tập tục làm vòng mùa Vọng với bốn cây nến được lần lượt đốt thắp lên vào mỗi tuần mùa Vọng cho tới lễ mừng Chúa giáng sinh.
Tập tục văn hoá xã hội này đã được du nhập và trở thành tập tục đạo đức trong đời sống Kitô giáo, nơi đạo Công Giáo và đạo Tin lành.
Vào mùa Vọng nơi các thánh đường Công Giáo cũng như Tin lành đều có vòng tròn to lớn, hay có nơi làm thành hình dài tựa như một con đường. Hay cũng có nơi bện vòng mùa Vọng thành hình như một con thuyền. Trên đó có bốn góc bốn cây nến to hoặc mầu đỏ, hoặc mầu tím, hay mầu trắng, cùng được treo dựng hoặc nơi cung thánh trang trọng, hay có nơi dựng trước bàn thờ.
Vòng mùa Vọng tròn hay khúc cây dài được bện trang trí bằng những nhánh cành lá thông xanh nói lên niềm hy vọng vào sự sống đang phát triển vươn lên.
Và ở nhiều nhà riêng cũng có tập tục đặt vòng mùa Vọng nhỏ thôi, ở phòng khách, hay cả nơi công cộng nữa.
Vòng mùa Vọng hình tròn nói lên ý nghĩa trái đất hình tròn do Thiên Chúa tạo dựng, nuôi dưỡng cho luôn có sức đổi mới mang lại sự sống cho mọi loài sống trong đó. Trái đất là quê hương ngôi nhà cho con người, cho mọi thú động vật cùng cây cỏ thảo mộc sinh sống phát triển.
Vòng hình tròn cũng ẩn chứa ý nghĩa sự vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng không có khởi đầu và không có tận cùng.
Vòng mùa Vọng có nơi kết thành một con đường dài mang ý nghĩa chỉ về đời sống con người là một con đường dài có những khúc lên xuống uốn khúc, và cũng mang ý nghĩa con đường đời sống đức tin vào Thiên Chúa. Trên con đường đời sống con người được soi đường hướng dẫn do ánh sáng của Thiên Chúa, biểu tượng là những cây nến phát tỏa ánh sáng niềm hy vọng. Và sau cùng Chúa Giêsu đến, Đấng là ánh sáng ơn cứu chuộc cho trần gian.
Và hình ảnh con đường dài cũng tương hợp như Thánh Gioan Tiền hô rao giảng trong sa mạc: Hãy dọn sẵn con đường của Chúa, sửa lối đi cho thẳng để Người đi.“ ( Mc 1,3).
Hay cũng có nơi làm vòng mùa Vọng như hình một con thuyền trên sông nước đại dương biển cả. Hình ảnh này cũng ẩn chứa suy tư cuộc hành trình đời sống, nhất là đời sống đức tin vào Thiên Chúa tựa như chiếc tầu thuyền vượt trên sóng nước biển cả, sông hồ. Con thuyền đời sống di chuyển trong tràn đầy niềm hy vọng có ánh sáng Chúa soi đường chỉ phương hướng về bến bờ bình an nơi Thiên Chúa.
Bốn cây nến trên vòng mùa Vọng ẩn chứa nhiều ý nghĩa đạo đức thần học cùng văn hóa đời sống.
- Cây nến thứ nhất là hình ảnh biểu trưng cho trái đất. Đất do Thiên Chúa tạo dựng nên vào ngày sáng tạo thứ ba. ( St, 1,9).
Từ đất con người được tạo thành ( St, 2,7) , sinh sống trên đó, và sau cùng trở về với lòng đất, như Thiên Chúa đá phán bảo: Từ bụi đất con được tạo thành, và sau cùng con người sẽ trở về bụi đất ( St 3, 19).
Và từ lòng đất nẩy sinh sự sống cho mọi loài cây cối thảo mộc. Vì thế dân gian kính trọng đất gọi là đất mẹ.
- Cây nến thứ hai hình ảnh tượng trưng cho nước. Nước là yếu tố căn bản cho sự sống trên trái đất được gìn giữ và phát triển. Thiên Chúa khi sáng tạo trái đất vào ngày sáng tạo thứ hai đã cho nước xuất hiện ( St 1, 6.) làm căn bản cho đời sống thú vật sống trong nước, cho thú động vật sống trên đất khô và cho con người.
- Cây nến thứ ba hình ảnh tượng trưng cho lửa. Đất là hình ảnh người mẹ nảy sinh phát triển sự sống, còn lửa là hình ảnh biểu trưng sự năng động sức mạnh của Thiên Chúa theo khía cạnh người cha. Nước có lúc, có chỗ đục chỗ trong, nhưng lửa một khi chiếu sáng lan toả sẽ phá tan bóng tối.
Thiên Chúa Giave đã hiện ra với Thánh Tiên tri Mose trong bụi gai có lửa cháy sáng ở vùng núi Sinai bên Aicập.
- Cây nến thứ tư hình ảnh tượng trưng cho không khí hay gío. Không khí và gío là ngôn ngữ có trong Kinh Thánh. Ngôn sứ Elia gặp Thiên Chúa trong tiếng gío thổi. Và ngày lễ Ngũ tuần Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trong làn cơn gío thổi mạnh như cơn bão từ trời cao đổ xuống.
Không khí, gío không có hình hài, nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng con người cảm nhận ra qua tầng thần kinh cảm giác khi cạm tới làn da thịt. Không khí là yếu tố căn bản cho sự sống phát triển tồn tại. Không khí, làn gío tươi mát mang đến sự vui tươi phấn khởi cho đời sống bừng dậy vươn lên. Không có không khí sự sống nơi con người, nơi thú động vật bị tiêu tan ngay.
Không khí mang đến sự sinh động cho con người, cho thú động vật cùng cả cây cỏ.
Mùa Vọng 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Giải đáp phụng vụ: Lễ phục hồng cho Chúa nhật Gaudete. Nói thêm về âm nhạc ghi âm sẵn.
Nguyễn Trọng Đa
08:49 19/12/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã luôn thấy rằng linh mục mặc lễ phục hồng cho lễ Chúa Nhật Gaudete, tức Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng. Năm ngoái, vào khoảng thời gian này, cha xứ chúng con thông báo với chúng con rằng sự thực hành này đã bị bỏ và, như vậy, không còn lễ phục hồng và nến hồng trong mùa Vọng nữa (và rằng có một động thái là không còn xem mùa Vọng là mùa sám hối). Nhưng, trông lạ chưa kìa, một linh mục khách đến giáo xứ đã mặc lễ phục hồng vào Chúa Nhật tiếp theo, và, khi được hỏi, ngài nhấn mạnh rằng sự thực hành đó không bao giờ được thay đổi cả. - R. L., Frederick, Maryland, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đọc của chúng ta từ Maryland (và nhiều người khác) đã đặt câu hỏi về việc sử dụng lễ phục cho các thánh lễ Chúa Nhật Gaudete (trong mùa Vọng) và Chúa Nhật Laetare (Chúa Nhật IV mùa Chay). Các quy chế về việc sử dụng màu lễ phục phụng vụ được tìm thấy trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 346.
"Về màu sắc của phẩm phục thánh, nên giữ thói quen truyền thống sau đây:
“a. Màu trắng được dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa Phục Sinh và mùa Giáng Sinh, trong các lễ kính Chúa, ngoại trừ cuộc Thương Khó của Người, các lễ kính Ðức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, các Thánh không tử đạo, lễ trọng kính Các Thánh (1-11), kính Gioan Tẩy Giả (24-6), các lễ kính thánh Gioan Thánh sử (27-12), Ngai Toà Phêrô (22-2), thánh Phaolô trở lại (25-1).
“b. Màu đỏ được dùng trong Chúa Nhật Thương Khó và thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Nhật Hiện Xuống, các cử hành cuộc Thương Khó của Chúa, lễ các Tông Ðồ và Thánh Sử, và lễ các Thánh Tử Ðạo.
“c. Màu xanh dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa "Quanh Năm".
“d. Màu tím dùng trong mùa Vọng và mùa Chay. Có thể dùng trong các nghi thức phụng vụ và Thánh Lễ cầu cho người qua đời.
“e. Màu đen có thể dùng trong lễ cầu cho người qua đời, ở đâu có thói quen này.
“f. Màu hồng có thể dùng trong Chúa Nhật Gaudéte (III Mùa Vọng) và Laetare (IV Mùa Chay), ở đâu có thói quen này” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
"g. Trong các ngày lễ trọng hơn, lễ phục có thể là theo ngày hội, nghĩa là quý giá hơn và có thể là không theo màu của ngày lễ.
"h. Lễ phục vàng hoặc bạc có thể được mặc trong các dịp trang trọng hơn trong các giáo phận của Hoa Kỳ".
Với quy chế trên, chúng ta có thể bổ sung nhận xét của Huấn thị "Redemptionis Sacramentum", số 121 và 127.
[121] "Việc dùng các màu khác nhau cho lễ phục phụng vụ nhằm diễn tả cách hiệu quả và rõ ràng đặc tính của các mầu nhiệm đức tin được cử hành, và, do đó, ý nghĩa của đời sống Kitô giáo đang tiến triển qua tiến trình của năm phụng vụ”. Thực ra, sự khác nhau “của các chức năng trong việc cử hành Thánh Thể được biểu hiện bên ngoài bởi sự khác biệt của các lễ phục phục phụng vụ”. Quả nhiên, “các lễ phục đó cũng phải góp phần làm tăng vẻ đẹp của hành động phụng vụ”.
[127.] "Trong các sách phụng vụ, có một năng quyền đặc biệt được ban để, trong những ngày thật trọng thể, sử dụng các lễ phục phụng vụ dành cho các ngày lễ và đặc biệt đẹp, dù chúng không đúng màu sắc của ngày lễ hôm đó. Tuy nhiên, quyền này, liên quan một cách đặc thù đến các lễ phục phụng vụ rất cổ xưa, nhằm bảo toàn di sản của Giáo Hội, lại bị nới rộng một cách quá đáng đến những đổi mới ; do đó, bỏ qua cách làm truyền thống, người ta chấp nhận những hình dáng và màu sắc, căn cứ trên những tiêu chuẩn chủ quan, và như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một quy tắc, hại cho truyền thống. Những ngày lễ, các phẩm phục thánh màu vàng hay bạc có thể thay thế, tuỳ lúc, các màu sắc phụng vụ khác nhau, trừ ra màu tím và màu đen" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Từ tất cả các điều trên đây, rõ ràng là thói tục sử dụng lễ phục hồng vào các Chúa Nhật Gaudete và Chúa Nhật Laetare vẫn được duy trì bất cứ khi nào có thể.
Nếu một giáo xứ thiếu lễ phục hồng thì sử dụng lễ phục tím.
Các danh từ Gaudete và Laetare xuất phát từ điệp ca bài nhập lễ truyền thống, hoặc ca nhập lễ, được hát trong các Thánh lễ này.
Cả hai từ ngữ đều có thể được dịch là "hãy vui lên" hay "vui mừng lên” và đề cập đến tầm quan trọng của chủ đề niềm vui Kitô giáo, ngay cả vào giữa mùa sám hối, vốn được phản ánh trong các công thức và các bài đọc của cả hai Thánh lễ này.
Về màu sắc phụng vụ, Hội đồng Giám mục, đặc biệt ở các vùng truyền giáo, có thể xin phép Tòa Thánh cho chọn màu sắc khác, nếu biểu tượng của màu sắc truyền thống bị hiểu nhầm.
Thí dụ ở một số nước châu Á, màu trắng là màu sắc truyền thống của tang lễ, và không có ý nghĩa lễ hội phổ biến trong xã hội phương Tây. Trong các trường hợp như thế, các Giám mục có thể đề xuất màu sắc lễ hội truyền thống của nền văn hoá ở đất nước mình.
Trong khi màu xanh dương không phải là màu sắc phụng vụ chính thức, một số quốc gia, như Tây Ban Nha, và một số đền thờ Đức Mẹ có đặc quyền sử dụng lễ phục màu xanh dương trong các lễ Đức Mẹ, chẳng hạn như lễ Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội. Các lễ phục này được may bằng vải màu xanh dượng, chứ không là lễ phục trắng hoặc bạc với đường viền màu xanh hoặc ren rời màu xanh Đức Bà, vốn có thể được sử dụng ở mọi nơi.
Về mặt lịch sử, dường như tất cả các lễ phục là màu trắng cho đến khoảng thế kỷ VII. Khoảng triều đại của Đức Giáo Hoàng Innocent III (qua đời năm 1216), chúng ta có bốn màu chủ đạo (đỏ, trắng, đen và xanh lá cây) và ba màu phụ (màu vàng, hồng và tím). Nhưng một tiêu chuẩn chung cho việc sử dụng các màu khác nhau chỉ được tìm thấy vào khoảng năm 1550, khi sự sử dụng hiện nay trở thành tiêu chuẩn.
Như huấn thị "Redemptionis Sacramentum", số 121, nói ở trên, mục đích của việc sử dụng màu sắc khác nhau là để diễn tả đặc tính cụ thể của các mầu nhiệm khác nhau. Việc sử dụng các màu sắc đa dạng vừa có tính sư phạm và tính biểu tượng của các lễ phụng vụ khác nhau và các mùa khác nhau.
Vì vậy, màu trắng, biểu tượng của ánh sáng và sự thanh khiết, và màu vàng và màu bạc là màu sắc lễ hội. Màu đỏ thể hiện lửa của Chúa Thánh Thần và máu của cuộc Thương Khó và sự tử đạo. Màu xanh lá cây là màu biểu tượng của hy vọng và sự thanh thản.
Màu tím, nhắc nhớ lại sự u sầu và sám hối, cũng đã thay thế phần lớn màu đen cho lễ tang, mặc dù màu đen vẫn có thể được sử dụng. Màu hồng, không bao giờ được sử dụng thường xuyên, phục vụ như một sự nhắc nhở, bằng cách sử dụng một màu khác thường, rằng chúng ta đang ở giữa mùa sám hối.
Sau đây, liên quan đến bài trả lời của chúng tôi về việc sử dụng âm nhạc ghi âm trước (ngày 23-11), một độc giả từ Đài Loan đã hỏi về tính hợp pháp của việc nhạc thu âm sẵn đệm cho ca đoàn hát, vốn là một khả năng được cung cấp bởi nhiều đàn phong cầm hiện đại.
Đồng thời, một bạn đọc ở Wisconsin nhắc nhở tôi về huấn thị năm 1958 "De Musica Sacra" (Thánh nhạc) do Bộ Phượng tự ban hành, vốn nêu rõ: "Cuối cùng, chỉ các nhạc cụ được chơi bởi hành động cá nhân của nghệ sĩ mới có thể được nhận vào phụng vụ thánh, chứ không phải các nhạc cụ hoạt động cách tự động hay máy móc".
Đáp: Tài liệu này đi sau thông điệp năm 1955 của Đức Giáo Hoàng Piô XII, "Musicae Sacrae" (thánh nhạc), trong đó Ngài nhấn mạnh rằng nhạc phụng vụ là "nghệ thuật thật sự", nếu nó là một hành động thờ phượng và ngợi khen Thiên Chúa.
Mặc dù các tài liệu này ra đời trước Công đồng chung Vatican II, nhưng hầu như không có gì trong các văn kiện công đồng hoặc hậu công đồng, có thể mâu thuẫn với các nguyên tắc đã được nêu ra, hoặc làm mất hiệu lực giá trị qui phạm tổng quát của chúng.
Thật vậy, việc Công đồng nhấn mạnh, rằng dàn hợp xướng và các nhạc công tạo thành một phần của cộng đoàn phụng vụ, còn củng cố giả định chống lại việc sử dụng âm nhạc cơ học.
Có thể có trường hợp ngoại lệ, như chúng ta đã thấy trong các Thánh Lễ dành cho trẻ em, nhưng bất kỳ sự cho phép chung nào để sử dụng nhạc được ghi sẵn, hoặc âm nhạc tự động hoạt động, sẽ đòi hỏi sự chấp thuận rõ ràng của Giám mục liên quan hoặc Hội đồng Giám mục.
Theo các tài liệu trên, tốt hơn là nên hát mà không có âm nhạc đệm kèm, chứ không nên hát với tiếng đàn nhân tạo.
Một bạn đọc Nigeria hỏi, do thiếu giáo dân học âm nhạc có bài bản, liệu có thể thuê mướn các nhạc công chuyên nghiệp chơi phong cầm hoặc các nhạc cụ khác, dù họ không phải là người Công Giáo.
Đáp: Việc các nhạc công được thuê mướn là thực sự khá phổ biến, đặc biệt là trong nhà thờ chính tòa và nhà thờ lớn.
Tuy nhiên, nguyên tắc là, mặc dù đã được trả tiền, các nhạc công nên là thành phần của cộng đoàn, và do đó phải là người Công Giáo sống đạo tốt.
Có thể có các hoàn cảnh khi điều này là không thể thực hiện được, và một giáo xứ phải nhờ đến sự phục vụ của các nhạc công không phải là Công Giáo, để hỗ trợ sự tham gia phụng vụ của các tín hữu.
Trong các trường hợp như vậy, phải cẩn thận để đảm bảo rằng nhạc công hiểu được bản chất thánh thiêng của âm nhạc, và để tránh các sáng tạo âm nhạc và các yếu tố khác, vốn gây ra các buổi trình tấu âm nhạc công cộng.
Tiêu chí cuối này, không cần phải nói, cũng có giá trị cho các nhạc công Công Giáo.
Họ cũng nên luôn có vai trò hỗ trợ đối với ca đoàn và phần còn lại của cộng đoàn. Vì mục đích của âm nhạc phụng vụ tốt là thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đoàn, đôi khi thông qua việc tham gia vào bài hát, và đôi khi qua việc lắng nghe âm nhạc trong chiêm niệm, trong khi kết hiệp tâm trí và linh hồn với Thiên Chúa.
Theo như tôi biết, không có tài liệu chính thức nào gần đây cấm mời các nhạc công không phải Công Giáo trong các trường hợp nêu trên, hoặc trong các dịp rất đặc biệt, với điều kiện việc sử dụng được giới hạn. và âm nhạc được chơi thực sự là Công Giáo.
Năm 1988, tôi nhớ đã tham dự một Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chủ sự, nhưng có sự tham dự của Đức Thánh Cha, trong đó cộng đoàn người Đức ở Rôma tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng với một Thánh Lễ tạ ơn, cùng với một dàn nhạc lớn của Đức và ca đoàn hát bộ lễ "Missa Solemnis" của Beethoven.
Chắc chắn không phải tất cả các nhạc công đều là Công Giáo, nhưng Thánh Lễ và Âm nhạc hôm đó chắc chắn là Công Giáo. (Zenit.org 17-12-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Con đã luôn thấy rằng linh mục mặc lễ phục hồng cho lễ Chúa Nhật Gaudete, tức Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng. Năm ngoái, vào khoảng thời gian này, cha xứ chúng con thông báo với chúng con rằng sự thực hành này đã bị bỏ và, như vậy, không còn lễ phục hồng và nến hồng trong mùa Vọng nữa (và rằng có một động thái là không còn xem mùa Vọng là mùa sám hối). Nhưng, trông lạ chưa kìa, một linh mục khách đến giáo xứ đã mặc lễ phục hồng vào Chúa Nhật tiếp theo, và, khi được hỏi, ngài nhấn mạnh rằng sự thực hành đó không bao giờ được thay đổi cả. - R. L., Frederick, Maryland, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đọc của chúng ta từ Maryland (và nhiều người khác) đã đặt câu hỏi về việc sử dụng lễ phục cho các thánh lễ Chúa Nhật Gaudete (trong mùa Vọng) và Chúa Nhật Laetare (Chúa Nhật IV mùa Chay). Các quy chế về việc sử dụng màu lễ phục phụng vụ được tìm thấy trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 346.
"Về màu sắc của phẩm phục thánh, nên giữ thói quen truyền thống sau đây:
“a. Màu trắng được dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa Phục Sinh và mùa Giáng Sinh, trong các lễ kính Chúa, ngoại trừ cuộc Thương Khó của Người, các lễ kính Ðức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, các Thánh không tử đạo, lễ trọng kính Các Thánh (1-11), kính Gioan Tẩy Giả (24-6), các lễ kính thánh Gioan Thánh sử (27-12), Ngai Toà Phêrô (22-2), thánh Phaolô trở lại (25-1).
“b. Màu đỏ được dùng trong Chúa Nhật Thương Khó và thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Nhật Hiện Xuống, các cử hành cuộc Thương Khó của Chúa, lễ các Tông Ðồ và Thánh Sử, và lễ các Thánh Tử Ðạo.
“c. Màu xanh dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa "Quanh Năm".
“d. Màu tím dùng trong mùa Vọng và mùa Chay. Có thể dùng trong các nghi thức phụng vụ và Thánh Lễ cầu cho người qua đời.
“e. Màu đen có thể dùng trong lễ cầu cho người qua đời, ở đâu có thói quen này.
“f. Màu hồng có thể dùng trong Chúa Nhật Gaudéte (III Mùa Vọng) và Laetare (IV Mùa Chay), ở đâu có thói quen này” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
"g. Trong các ngày lễ trọng hơn, lễ phục có thể là theo ngày hội, nghĩa là quý giá hơn và có thể là không theo màu của ngày lễ.
"h. Lễ phục vàng hoặc bạc có thể được mặc trong các dịp trang trọng hơn trong các giáo phận của Hoa Kỳ".
Với quy chế trên, chúng ta có thể bổ sung nhận xét của Huấn thị "Redemptionis Sacramentum", số 121 và 127.
[121] "Việc dùng các màu khác nhau cho lễ phục phụng vụ nhằm diễn tả cách hiệu quả và rõ ràng đặc tính của các mầu nhiệm đức tin được cử hành, và, do đó, ý nghĩa của đời sống Kitô giáo đang tiến triển qua tiến trình của năm phụng vụ”. Thực ra, sự khác nhau “của các chức năng trong việc cử hành Thánh Thể được biểu hiện bên ngoài bởi sự khác biệt của các lễ phục phục phụng vụ”. Quả nhiên, “các lễ phục đó cũng phải góp phần làm tăng vẻ đẹp của hành động phụng vụ”.
[127.] "Trong các sách phụng vụ, có một năng quyền đặc biệt được ban để, trong những ngày thật trọng thể, sử dụng các lễ phục phụng vụ dành cho các ngày lễ và đặc biệt đẹp, dù chúng không đúng màu sắc của ngày lễ hôm đó. Tuy nhiên, quyền này, liên quan một cách đặc thù đến các lễ phục phụng vụ rất cổ xưa, nhằm bảo toàn di sản của Giáo Hội, lại bị nới rộng một cách quá đáng đến những đổi mới ; do đó, bỏ qua cách làm truyền thống, người ta chấp nhận những hình dáng và màu sắc, căn cứ trên những tiêu chuẩn chủ quan, và như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một quy tắc, hại cho truyền thống. Những ngày lễ, các phẩm phục thánh màu vàng hay bạc có thể thay thế, tuỳ lúc, các màu sắc phụng vụ khác nhau, trừ ra màu tím và màu đen" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Từ tất cả các điều trên đây, rõ ràng là thói tục sử dụng lễ phục hồng vào các Chúa Nhật Gaudete và Chúa Nhật Laetare vẫn được duy trì bất cứ khi nào có thể.
Nếu một giáo xứ thiếu lễ phục hồng thì sử dụng lễ phục tím.
Các danh từ Gaudete và Laetare xuất phát từ điệp ca bài nhập lễ truyền thống, hoặc ca nhập lễ, được hát trong các Thánh lễ này.
Cả hai từ ngữ đều có thể được dịch là "hãy vui lên" hay "vui mừng lên” và đề cập đến tầm quan trọng của chủ đề niềm vui Kitô giáo, ngay cả vào giữa mùa sám hối, vốn được phản ánh trong các công thức và các bài đọc của cả hai Thánh lễ này.
Về màu sắc phụng vụ, Hội đồng Giám mục, đặc biệt ở các vùng truyền giáo, có thể xin phép Tòa Thánh cho chọn màu sắc khác, nếu biểu tượng của màu sắc truyền thống bị hiểu nhầm.
Thí dụ ở một số nước châu Á, màu trắng là màu sắc truyền thống của tang lễ, và không có ý nghĩa lễ hội phổ biến trong xã hội phương Tây. Trong các trường hợp như thế, các Giám mục có thể đề xuất màu sắc lễ hội truyền thống của nền văn hoá ở đất nước mình.
Trong khi màu xanh dương không phải là màu sắc phụng vụ chính thức, một số quốc gia, như Tây Ban Nha, và một số đền thờ Đức Mẹ có đặc quyền sử dụng lễ phục màu xanh dương trong các lễ Đức Mẹ, chẳng hạn như lễ Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội. Các lễ phục này được may bằng vải màu xanh dượng, chứ không là lễ phục trắng hoặc bạc với đường viền màu xanh hoặc ren rời màu xanh Đức Bà, vốn có thể được sử dụng ở mọi nơi.
Về mặt lịch sử, dường như tất cả các lễ phục là màu trắng cho đến khoảng thế kỷ VII. Khoảng triều đại của Đức Giáo Hoàng Innocent III (qua đời năm 1216), chúng ta có bốn màu chủ đạo (đỏ, trắng, đen và xanh lá cây) và ba màu phụ (màu vàng, hồng và tím). Nhưng một tiêu chuẩn chung cho việc sử dụng các màu khác nhau chỉ được tìm thấy vào khoảng năm 1550, khi sự sử dụng hiện nay trở thành tiêu chuẩn.
Như huấn thị "Redemptionis Sacramentum", số 121, nói ở trên, mục đích của việc sử dụng màu sắc khác nhau là để diễn tả đặc tính cụ thể của các mầu nhiệm khác nhau. Việc sử dụng các màu sắc đa dạng vừa có tính sư phạm và tính biểu tượng của các lễ phụng vụ khác nhau và các mùa khác nhau.
Vì vậy, màu trắng, biểu tượng của ánh sáng và sự thanh khiết, và màu vàng và màu bạc là màu sắc lễ hội. Màu đỏ thể hiện lửa của Chúa Thánh Thần và máu của cuộc Thương Khó và sự tử đạo. Màu xanh lá cây là màu biểu tượng của hy vọng và sự thanh thản.
Màu tím, nhắc nhớ lại sự u sầu và sám hối, cũng đã thay thế phần lớn màu đen cho lễ tang, mặc dù màu đen vẫn có thể được sử dụng. Màu hồng, không bao giờ được sử dụng thường xuyên, phục vụ như một sự nhắc nhở, bằng cách sử dụng một màu khác thường, rằng chúng ta đang ở giữa mùa sám hối.
Sau đây, liên quan đến bài trả lời của chúng tôi về việc sử dụng âm nhạc ghi âm trước (ngày 23-11), một độc giả từ Đài Loan đã hỏi về tính hợp pháp của việc nhạc thu âm sẵn đệm cho ca đoàn hát, vốn là một khả năng được cung cấp bởi nhiều đàn phong cầm hiện đại.
Đồng thời, một bạn đọc ở Wisconsin nhắc nhở tôi về huấn thị năm 1958 "De Musica Sacra" (Thánh nhạc) do Bộ Phượng tự ban hành, vốn nêu rõ: "Cuối cùng, chỉ các nhạc cụ được chơi bởi hành động cá nhân của nghệ sĩ mới có thể được nhận vào phụng vụ thánh, chứ không phải các nhạc cụ hoạt động cách tự động hay máy móc".
Đáp: Tài liệu này đi sau thông điệp năm 1955 của Đức Giáo Hoàng Piô XII, "Musicae Sacrae" (thánh nhạc), trong đó Ngài nhấn mạnh rằng nhạc phụng vụ là "nghệ thuật thật sự", nếu nó là một hành động thờ phượng và ngợi khen Thiên Chúa.
Mặc dù các tài liệu này ra đời trước Công đồng chung Vatican II, nhưng hầu như không có gì trong các văn kiện công đồng hoặc hậu công đồng, có thể mâu thuẫn với các nguyên tắc đã được nêu ra, hoặc làm mất hiệu lực giá trị qui phạm tổng quát của chúng.
Thật vậy, việc Công đồng nhấn mạnh, rằng dàn hợp xướng và các nhạc công tạo thành một phần của cộng đoàn phụng vụ, còn củng cố giả định chống lại việc sử dụng âm nhạc cơ học.
Có thể có trường hợp ngoại lệ, như chúng ta đã thấy trong các Thánh Lễ dành cho trẻ em, nhưng bất kỳ sự cho phép chung nào để sử dụng nhạc được ghi sẵn, hoặc âm nhạc tự động hoạt động, sẽ đòi hỏi sự chấp thuận rõ ràng của Giám mục liên quan hoặc Hội đồng Giám mục.
Theo các tài liệu trên, tốt hơn là nên hát mà không có âm nhạc đệm kèm, chứ không nên hát với tiếng đàn nhân tạo.
Một bạn đọc Nigeria hỏi, do thiếu giáo dân học âm nhạc có bài bản, liệu có thể thuê mướn các nhạc công chuyên nghiệp chơi phong cầm hoặc các nhạc cụ khác, dù họ không phải là người Công Giáo.
Đáp: Việc các nhạc công được thuê mướn là thực sự khá phổ biến, đặc biệt là trong nhà thờ chính tòa và nhà thờ lớn.
Tuy nhiên, nguyên tắc là, mặc dù đã được trả tiền, các nhạc công nên là thành phần của cộng đoàn, và do đó phải là người Công Giáo sống đạo tốt.
Có thể có các hoàn cảnh khi điều này là không thể thực hiện được, và một giáo xứ phải nhờ đến sự phục vụ của các nhạc công không phải là Công Giáo, để hỗ trợ sự tham gia phụng vụ của các tín hữu.
Trong các trường hợp như vậy, phải cẩn thận để đảm bảo rằng nhạc công hiểu được bản chất thánh thiêng của âm nhạc, và để tránh các sáng tạo âm nhạc và các yếu tố khác, vốn gây ra các buổi trình tấu âm nhạc công cộng.
Tiêu chí cuối này, không cần phải nói, cũng có giá trị cho các nhạc công Công Giáo.
Họ cũng nên luôn có vai trò hỗ trợ đối với ca đoàn và phần còn lại của cộng đoàn. Vì mục đích của âm nhạc phụng vụ tốt là thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đoàn, đôi khi thông qua việc tham gia vào bài hát, và đôi khi qua việc lắng nghe âm nhạc trong chiêm niệm, trong khi kết hiệp tâm trí và linh hồn với Thiên Chúa.
Theo như tôi biết, không có tài liệu chính thức nào gần đây cấm mời các nhạc công không phải Công Giáo trong các trường hợp nêu trên, hoặc trong các dịp rất đặc biệt, với điều kiện việc sử dụng được giới hạn. và âm nhạc được chơi thực sự là Công Giáo.
Năm 1988, tôi nhớ đã tham dự một Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chủ sự, nhưng có sự tham dự của Đức Thánh Cha, trong đó cộng đoàn người Đức ở Rôma tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng với một Thánh Lễ tạ ơn, cùng với một dàn nhạc lớn của Đức và ca đoàn hát bộ lễ "Missa Solemnis" của Beethoven.
Chắc chắn không phải tất cả các nhạc công đều là Công Giáo, nhưng Thánh Lễ và Âm nhạc hôm đó chắc chắn là Công Giáo. (Zenit.org 17-12-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hang Belem
Joseph Ngọc Phạm
12:55 19/12/2017
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Chuông giáo đường lại đổ
Thêm một mùa Giáng sinh
Đức Kitô xuống thế
Gánh tội cho thế nhân…
(Trích thơ của Hồng Vinh)