Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật IV Vọng A
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:11 19/12/2019
Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Is 7,10-14; Rm 1,1-7; Mt 1,18-24
Chúng ta đang tiến gần tới lễ Giáng Sinh với việc cử hành Chúa Nhật IV Mùa Vọng. Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề “Đấng Emmanuen - Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Chủ đề này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả ba bài đọc. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của danh hiệu Emmanuen.
1- Emmanuen, hơn cả một tên gọi
Đối với văn hóa Do Thái, tên gọi không chỉ đơn thuần là một từ ngữ, nhưng nó diễn tả một thực tại. Khi một người được đặt tên thì tên gọi đó đại diện cho người đó. Tên gọi nói lên căn tính và sứ vụ của họ. Họ hành xử theo tên gọi của mình. Vậy, tên gọi Emmanuen có nghĩa là gì?
Trong bài đọc I, tiên tri Isaia giới thiệu với chúng ta nhân vật vua Akhát. Vị vua này đang ở trong thời kỳ mà triều đại ông đang gặp thử thách gian truân. Qua tiên tri Isaia, Thiên Chúa báo cho vua biết rằng: Ta sẽ ở đây với ngươi; Ta sẽ bảo vệ ngươi. Ngươi không cần phải ký kết các giao ước với bất kỳ ông vua nào trên trái đất để bảo vệ dân và triều đại ngươi. Ngươi hãy tin tưởng vào Ta và hãy xin một dấu chỉ. Ta là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu chỉ dưới đáy âm phủ hoặc ở trên trời cao xanh (x. Is 7,10-14). Nghĩa là ngươi có thể xin một dấu chỉ lớn lao nhất, vĩ đại nhất làm bảo chứng rằng Ta sẽ ở với ngươi và bảo vệ ngươi.
Chúng ta hãy nhìn vào điều này: Thiên Chúa sẵn sàng ban tặng một dấu chỉ làm bảo chứng cho vua Akhát. Nhưng Akhát đã từ chối sứ điệp của Thiên Chúa với những lời xem ra rất đạo đức: Tôi không muốn làm phiền lòng Thiên Chúa. Tôi không muốn thử thách Thiên Chúa. Tôi không muốn ép Chúa phải làm cho tôi điều này điều kia.
Cách thức của ông từ chối là rất đúng, nhưng ở bên trong, ẩn chứa sự cứng lòng của vua Akhát. Bởi vì, ông thích ký kết các giao ước với vua trần thế hơn là sự hiện diện quan phòng của Thiên Chúa.
Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta hãy lắng nghe điều gì đó rất ý nghĩa đã xảy ra ở đây. Thiên Chúa đã đi bước trước, ngay cả khi Akhát từ chối không xin một dấu lạ nào. Thiên Chúa nói rằng: Ta sẽ ban cho ngươi một dấu chỉ. Dấu nào vậy?
“Này đây, người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14). Một con trai sẽ được sinh ra như lời đã hứa; tên con trẻ này có nghĩa là Thiên Chúa ở với dân Người và bảo vệ dân bằng sự hiện diện của mình.
Như thế, ý nghĩa của vị Thiên Chúa hiện diện, ở bên cạnh để sẵn sàng đáp cứu được thể hiện nơi Đấng Emmanuen. Sự hiện diện này được ban cho chúng ta như là một món quà, mặc dầu bị từ chối, Thiên Chúa vẫn luôn đi bước trước: Ta sẽ ở với ngươi vì Ta là Đấng Emmanuen. Nhưng Đấng Emmanuen là ai?
2- Đức Giêsu là Emmanuen
Thánh Phaolô trong bài đọc II nói rằng: Đó là Đức Giêsu Kitô và theo thánh Phaolô, trung tâm điểm của Tin Mừng chính là Đức Giêsu, là con người Chúa Giêsu, chứ không phải là những khái niệm, những ý tưởng, hay những lý tưởng, nhưng là con người Giêsu, Người xuất thân từ dòng dõi vua Đavít. Như thế, Người thực sự là con của Đavít, đến từ dòng dõi vua, Người thực sự là một con người, nhưng cũng theo Phaolô, con người nhân bản này, Chúa Giêsu Kitô có nguồn gốc rất rõ ràng từ dòng dõi vua Đavít, thực sự là Con Thiên Chúa. Điều này được mạc khải nhờ Chúa Thánh Thần sau khi Người phục sinh. Như thế, Người không phải là một người con bình thường, cũng không phải là một hậu duệ bình thường của Đavít, nhưng Người thực sự là Con Thiên Chúa, Người được Thiên Chúa sai đến giữa chúng ta. Người là Tin Mừng về ơn cứu độ. Người là Tin Mừng về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, thánh Phaolô được Thiên Chúa tuyển chọn làm Tông Đồ để loan báo Tin Mừng này.
Nhưng ở đây có sự liên hệ đến Đấng Emmanuen - Thiên Chúa ở cùng chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Điều này có tạo nên sự khác biệt không?
Thưa rằng: Có, theo thánh Phaolô, để Chúa Giêsu ở với chúng ta, Thiên Chúa ở với chúng ta. Chúng ta phải ở với Chúa Giêsu. Phaolô rao giảng Chúa Giêsu để chúng ta có thể thuộc về Người theo cách thức mà Chúa Giêsu ở với chúng ta.
Vậy chúng ta đáp trả thế nào đối với Đấng Emmanuen? Nếu Người ở với tôi và khi đó tôi có muốn ở với Người không? Như thế, tên Người không chỉ là tên gọi, mà là một lời mời gọi: Chúa ở với bạn và bạn cũng sẽ ở với Chúa.
3- Một dự phóng làm đảo lộn
Trong bài Tin Mừng, chúng ta có một trình thuật về sự sinh hạ của Chúa Giêsu, Đấng Emmanuen. Vâng, đó là một câu chuyện rất bình thường. Nhưng tôi muốn tập trung vào điểm này.
Chúng ta nói Đấng Emmanuen – Thiên Chúa ở với chúng ta, nhưng trong kinh nghiệm của Đức Maria và thánh Giuse, Đấng Emmanuen đến trong cuộc đời các ngài như là sự quấy rầy làm đảo lộn toàn bộ đời sống bình thường. Không ai trong chúng ta mong muốn dự phóng đời mình bị đảo lộn. Chúng ta không muốn một sự trở ngại nào cả; chúng ta muốn có một sự hoàn thành thật êm ái cho những dự phóng của mình.
Nhưng Đức Maria như chúng ta biết chuyện xảy ra, trong chương trình này của Chúa, Mẹ phải chấp nhận bị xem là phản bội với Giuse, sẽ phải bị hiểu lầm… nhưng có điều gì đó kỳ diệu xảy ra ở đây phải không?
Chúa Thánh Thần đến can thiệp, nhờ đó, thánh Giuse quay trở về và sẵn sàng đón nhận Đức Maria là vợ của mình. Ông nhận ra rằng Maria đã có thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thật là một sự can thiệp kỳ diệu! Vì là một người Do Thái trung thành, Giuse muốn tuân theo lề luật và phải từ bỏ Maria. Là một người công chính, ông muốn rút lui trong âm thầm, không muốn công khai tố cáo và kết án bà Maria theo lề luật, bởi khi làm như thế Maria phải chết. Những dự định của ông đã sẵn sàng: tôi sẽ bỏ bà, tôi sẽ li dị bà. Một lần nữa, Thiên Chúa đến can thiệp nhờ một thiên sứ trong giấc mơ: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).
Như thế, Thiên Chúa đã đi bước trước. Thiên Chúa đã ra tay hành động nơi Giuse, để ông không chỉ là chồng của bà Maria, nhưng còn là cha của người con này, ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ. Và người con Giêsu này là sự thành toàn, sự viên mãn của lời ngôn sứ Isaia về Đấng Emmanuen – Thiên Chúa ở với chúng ta. Ở đây, chúng ta có sự viên mãn của sự hiểu biết về ý nghĩa danh xưng Emmanuen – Thiên Chúa ở với chúng ta như là Đấng đến cứu độ chúng ta. “Thiên Chúa ở với chúng ta” không phải như một sự hiện diện tĩnh lặng, khô khan. Nhưng Thiên Chúa hiện diện với chúng ta như là tình yêu, là ơn cứu độ, như là một Ai đó gần gũi để hướng dẫn chúng ta tới những điều tốt lành và để bảo vệ chúng ta từ cánh tay yêu dấu Người.
Như thế, chúng ta đừng quá thất vọng khi gặp phải sự đảo lộn trong cuộc sống của mình. Bạn hãy biết rằng lúc đó Chúa đang muốn đồng hành với bạn và muốn cứu độ bạn. Có thể Thiên Chúa đang hỏi bạn: Ta ở với con nhưng con có ở với Ta không? Đó là câu hỏi mà trong Giáng Sinh năm nay bạn hãy tự trả lời với Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đừng sợ
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
06:18 19/12/2019
Chúa Nhật thứ IV mùa Vọng
Mt 1, 18 – 24
Tin Mừng có đến bốn cuộc truyền tin của Thiên Chúa nói với loài người, liên quan đến mầu nhiệm Con Thiên Chúa giáng sinh. Ba cuộc truyền tin trong Tin Mừng theo thánh Luca và một trong Tin Mừng theo thánh Mathêu. Cả bốn cuộc truyền tin, thiên thần đều có chung một lời trấn an: “Đừng sợ!”.
- Với Tư tế Giacaria: “Giacaria, đừng sợ! Vì lời cầu của ngươi đã được chấp nhận”. Sau đó, thiên thần cho biết ông sẽ có một con trai như lòng mong ước. Người con này sẽ nên cao trọng vì “nó sẽ làm lớn trước mặt Chúa” (Lc 1, 5- 20).
- Với Đức Maria: “Maria, đừng sợ! Vì Người đã đắc sủng nơi Thiên Chúa”. Qua lời thiên thần, Thiên Chúa mời gọi Đức Mẹ làm mẹ Đấng Cứu Thế (Lc 1, 26- 38).
- Với các mục đồng: “Đừng sợ! Ta báo cho các ngươi một tin mừng trọng đại”. Qua lời thiên thần, các mục đồng là những người được Thiên Chúa báo tin mừng giáng sinh trước tiên (Lc 2, 8- 15).
- Với thánh Giuse: “Giuse, đừng sợ! Vì thai nơi bà là do Chúa Thánh Thần” (Mt 1, 18- 24).
Hôm nay Chúa Nhật áp lễ Giáng sinh, Hội Thánh suy niệm cuộc truyền tin cho thánh Giuse. Để rút ra bài học, tôi suy niệm lời mời gọi của thiên thần "Đừng sợ".
"Đừng sợ". Đó cũng chính là lệnh truyền mà sau này, khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu thường ngỏ với các môn đệ:
Khi căn dặn các ông làm chứng cho Người, Chúa nói: “Các con đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” (Mt 10, 28). Trong bữa tiệc ly, ngay trước giờ tử nạn của mình, Chúa căn dặn: “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14, 27). Sau khi sống lại, vẫn chỉ nhấn mạnh lòng can đảm, Chúa tiếp tục ban bình an và cất lời trấn an môn đệ: “Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em của Thầy” ( Mt 28, 10).
Bởi đời mỗi người như bị nhấn chìm trong nỗi sợ, nên lời "Đừng sợ" của Thiên Chúa cũng đang là lời nhắn gởi bạn và tôi.
Thuở nhỏ: sợ ma, sợ đòn. Lớn hơn: sợ học tập thua sút bạn bè. Vào yêu: sợ bị bội phản. Ngày lập gia đình, cũng là ngày ta sợ mình không tròn trách nhiệm của người sống đời gia đình. Và cả đời ta, nỗi sợ lớn nhất, có lẽ là sợ chết.
“Đừng sợ, hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô”. Ngay khi làm giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II mở đầu triều đại của mình bằng sứ điệp với những lời như thế.
Trải dài trên 26 năm lãnh đạo, Đức Thánh Cha không ngừng nhắc lại với thế giới: “Đừng sợ!”. Xoay quanh hai tiếng “Đừng sợ”, ngài cho thấy có những nỗi sợ rất nghịch lý. Lẽ ra không được sợ, lẽ ra phải xây dựng nó, thì ta lại sợ.
Bằng chứng là hai sứ điệp Quốc tế Giới trẻ lần thứ 15 (năm 1985) và lần thứ 16 (năm 1986), Đức Thánh Giáo hoàng nhắc tới nỗi sợ nghịch lý này: "Các con đừng sợ trở nên những vị thánh của thiên niên kỷ mới" (ngày QTGT lần thứ 15, số 3), và "Các con đừng sợ đi trên con đường Chúa đã đi" (ngày QTGT lần thứ 16, số 6).
Nên thánh mà sợ? Đi con đường của Chúa mà sợ? Đúng lắm! Vì đi trên con đường của Chúa để được nên thánh là khổ nạn, là từ bỏ bản thân, là phải sống các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, khiêm nhu, hiền từ, vâng lời…
Trong các lần phong thánh mà chính thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thực hiện, phần đông là các vị tử đạo của thời đại. Điều đó càng cho tôi cảm nhận trọn vẹn lời: “Các con đừng sợ nên thánh, đừng sợ đi trên con đường của Chúa”.
Chính Đức Thánh Cha cho thấy ngài vượt lên trên sự sợ hãi, để tông du khắp thế giới làm cho nhiều tâm hồn thay đổi, Lời Chúa được loan báo.
Còn chúng ta, chắc chắn khi nói tới sợ hãi, thì không là sợ ma, sợ học thua sút, sợ mất người yêu, sợ không tròn trách nhiệm gia đình… Nỗi sợ ấy lớn hơn nhiều.
Đó là nỗi sợ trước một thế giới mà giá trị Tin Mừng bị xem nhẹ, vật chất đang lên ngôi, quyền lực đang thắng thế, tự do tình dục đang được ưa chuộng...
Trong khi quyền của trẻ thơ, của thai nhi bị tước mất. Không chỉ những kẻ lạm dụng, mà cả cha mẹ lại là kẻ đầu tiên tước mất quyền sống của con mình.
Một thế giới mà ngòi nổ của khủng bố, chiến tranh lúc nào cũng sẵn sàng. Sự bình an của tôi, của anh chị em, của cả nhân loại luôn bị đe dọa.
Ngay trên quê hương của Chúa Giêsu, nơi mà ngày xưa Chúa sinh ra, trong một thời gian dài, người ta đang gieo rắc cho nhau rất nhiều bạo lực và chiến tranh…
Trước viễn cảnh của thế giới như thế, người Kitô hữu lại được mời gọi hãy sống các giá trị của Tin Mừng.
Nghĩa là phải ngay thẳng trong một thế giới nhiều gian dối, yêu thương giữa những hận thù, có tinh thần nghèo khó trong một xã hội đề cao tiền của, sống tha thứ giữa những chống đối và bạo lực…
Sống như thế chỉ toàn là thiệt thòi. Bởi đó, ai mà không sợ. Nhưng chính trong lúc chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, một lần nữa, bạn và tôi lại được mời gọi “Đừng sợ”, để có thể sống trong bình an của mầu nhiệm Giáng sinh.
Để có bình an, bạn và tôi hãy đặt hết niềm tin vào Chúa. Tin rằng Chúa sẽ thực hiện chương trình của Người theo ý mà Người muốn. Xin cho Thánh Ý được thể hiện nơi trần gian trong mọi hoàn cảnh của thế giới, của nhân loại, của Hội Thánh, và của mỗi người.
Tôi xin mượn lời thiên thần lặp lại một lần nữa: Bạn và tôi, "Đừng sợ!".
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật IV Mùa Vọng Năm A 22.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
06:19 19/12/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Tất cả ba bài đọc hôm nay đều tập trung vào ba nhân vật chính của biến cố ghi mốc lịch sử nhân loại. Đó là Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu.
Hội Thánh muốn tất cả con cái mình dọn lòng đón Vị Cứu Tinh theo gương mẫu của Giuse và Maria. Chúng ta dọn lòng đón tiếp vị Thiên Chúa Emmanuel với tâm hồn chính trực của Giuse và lòng thanh khiết của Maria, nghĩa là:
* Trước mọi thánh ý của Thiên Chúa, trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời, luôn thưa Vâng.
* Luôn chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó với lòng chính trực và quảng đại trong các bổn phận như: làm cha mẹ, làm vợ làm chồng, làm con cái đối với cha mẹ...
* Hãy tin tưởng và phó thác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa và ơn kêu gọi của Thiên dành cho mọi tâm hồn trong chương trình ấy.
Trong thánh lễ hôm nay, Giáo Hội mời gọi mỗi người trong chúng ta suy nghĩ về vai trò của mình trong đời sống gia đình nơi mình sinh trưởng và lớn lên. Nhìn vào mẫu gương tuyệt hảo của Maria và Giuse, tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa một cách vui tươi và thực thi điều tiếp nhận đó với lòng tích cực. Nếu được như thế, chúng ta sẽ trực tiếp đóng góp vào sự kiện toàn chương trình của Thiên Chúa một cách hoàn hảo.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia loan báo về tương lai: Một Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, tên con trẻ là Emmanuel: Nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Khởi đầu bức thư gởi cho giáo đoàn Rôma, thánh Phaolô đã xác quyết nhiệm vụ làm tông đồ của Ngài là minh chứng về dòng dõi của Đức Kitô: Ngài thuộc về dòng Vua Đavít.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện thánh sử Matthêô trình bày về việc Chúa sinh ra, như để kiện toàn những gì đã được Thiên Chúa hứa trong thời Cựu Ước với dân Người. Đó là việc Đấng Cứu Thế sẽ giáng sinh.
Lời Nguyện Giáo Dân:
Linh mục: Anh Chi Em thân mến,
Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại, Con Thiên Chúa đã sinh ra bởi người nữ tên là Maria. Thiên Chúa đã hiện diện giữa nhân loại như là dâu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Qua Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho toàn thể Giáo Hội, qua Mùa Vọng, với tinh thần canh tân và ơn Chúa ban, sẽ biến đổi theo một tinh thần mới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình hay cà nhân đang gặp những chuyện buồn phiền, đau khổ gặp được những anh chị em có tâm hồn chia sẻ, thông cảm đến với họ trong mùa giáng sinh nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả nhũng tín hữu trong cộng đoàn đều sửa soạn cho chính mình một hang đá nhỏ nơi cung lòng, để đón rước Chúa ngự đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Mùa Giáng Sinh là Mùa của Quà Tặng - xin Chúa giúp chúng ta biết nhớ đến tha nhân bằng môt chút chia sẻ Qua Chiến Dịch tình thương của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ. Xin cho họ được đón mừng lễ giáng sinh bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin đổ tràn đầy tâm hồn chúng con ánh sáng của Ngôi Ba. Xin giúp chúng con biết noi gương Đức Trinh Nữ Maria va Thánh Giuse: Luôn tìm thánh ý Chúa và thực hiện ý Chúa trong mọi hoàn cảnh sống hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tất cả ba bài đọc hôm nay đều tập trung vào ba nhân vật chính của biến cố ghi mốc lịch sử nhân loại. Đó là Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu.
Hội Thánh muốn tất cả con cái mình dọn lòng đón Vị Cứu Tinh theo gương mẫu của Giuse và Maria. Chúng ta dọn lòng đón tiếp vị Thiên Chúa Emmanuel với tâm hồn chính trực của Giuse và lòng thanh khiết của Maria, nghĩa là:
* Trước mọi thánh ý của Thiên Chúa, trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời, luôn thưa Vâng.
* Luôn chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó với lòng chính trực và quảng đại trong các bổn phận như: làm cha mẹ, làm vợ làm chồng, làm con cái đối với cha mẹ...
* Hãy tin tưởng và phó thác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa và ơn kêu gọi của Thiên dành cho mọi tâm hồn trong chương trình ấy.
Trong thánh lễ hôm nay, Giáo Hội mời gọi mỗi người trong chúng ta suy nghĩ về vai trò của mình trong đời sống gia đình nơi mình sinh trưởng và lớn lên. Nhìn vào mẫu gương tuyệt hảo của Maria và Giuse, tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa một cách vui tươi và thực thi điều tiếp nhận đó với lòng tích cực. Nếu được như thế, chúng ta sẽ trực tiếp đóng góp vào sự kiện toàn chương trình của Thiên Chúa một cách hoàn hảo.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia loan báo về tương lai: Một Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, tên con trẻ là Emmanuel: Nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Khởi đầu bức thư gởi cho giáo đoàn Rôma, thánh Phaolô đã xác quyết nhiệm vụ làm tông đồ của Ngài là minh chứng về dòng dõi của Đức Kitô: Ngài thuộc về dòng Vua Đavít.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện thánh sử Matthêô trình bày về việc Chúa sinh ra, như để kiện toàn những gì đã được Thiên Chúa hứa trong thời Cựu Ước với dân Người. Đó là việc Đấng Cứu Thế sẽ giáng sinh.
Lời Nguyện Giáo Dân:
Linh mục: Anh Chi Em thân mến,
Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại, Con Thiên Chúa đã sinh ra bởi người nữ tên là Maria. Thiên Chúa đã hiện diện giữa nhân loại như là dâu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Qua Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho toàn thể Giáo Hội, qua Mùa Vọng, với tinh thần canh tân và ơn Chúa ban, sẽ biến đổi theo một tinh thần mới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình hay cà nhân đang gặp những chuyện buồn phiền, đau khổ gặp được những anh chị em có tâm hồn chia sẻ, thông cảm đến với họ trong mùa giáng sinh nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả nhũng tín hữu trong cộng đoàn đều sửa soạn cho chính mình một hang đá nhỏ nơi cung lòng, để đón rước Chúa ngự đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Mùa Giáng Sinh là Mùa của Quà Tặng - xin Chúa giúp chúng ta biết nhớ đến tha nhân bằng môt chút chia sẻ Qua Chiến Dịch tình thương của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ. Xin cho họ được đón mừng lễ giáng sinh bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin đổ tràn đầy tâm hồn chúng con ánh sáng của Ngôi Ba. Xin giúp chúng con biết noi gương Đức Trinh Nữ Maria va Thánh Giuse: Luôn tìm thánh ý Chúa và thực hiện ý Chúa trong mọi hoàn cảnh sống hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Những ngày Phụng Vụ ưu tiên
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
10:01 19/12/2019
Ngày 17/12: Ý nghĩa của gia phả Chúa Giêsu
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17
Đọc bản gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu tường thuật làm chúng ta có cảm giác khô khan vì một chuỗi dài chỉ liệt kê các tên gọi và con số mà không có gì hơn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ chút thì ẩn bên trong những loạt tên và con số đó chứa đựng những sứ điệp rất ý nghĩa:
Bản gia phả này là gia phả của Chúa Giêsu, gia phả của Con Thiên Chúa và của Đấng Cứu Độ. Trong gia phả này, thật bất ngờ khi chúng ta thấy dòng tộc của Chúa có những nhân vật mà lai lịch chẳng mấy trong sáng gì.
Trong số đó, có bốn nhân vật phụ nữ hiện diện trong gia phả Chúa là những hạng người tội lỗi và bất quy tắc. Tama là người nhờ mưu mẹo mà có con nối dõi tông đường từ chính cha của chồng mình (x. St 38,1-30). Rakháp là một cô gái điếm lấy Xanmôn (x. Gs 2,6-8). Còn bà Rút là một người dân ngoại đến từ miền đất lạ lấy ông Bôát làm chồng (x. Rt 4,12). Cuối cùng bà Bethsabê là người phụ nữ mà vua Đavít đã phạm tội ngoại tình với bà, sau đó trở thành vợ của vua và sinh ra Salômôn (x. 2 Sm 11). Đây là bóng tối của lịch sử nhưng Chúa Giêsu đến đón nhận và cứu chuộc.
Ngày xưa trong cung đình, người ta rất để ý và chăm sóc sự tinh tuyền của nòi giống nhà vua. Chính vì thế, những người đàn ông vào phục vụ ở trong triều đình phải là hoạn quan, nhằm bảo vệ sự an toàn và tinh ròng của giòng tộc vua Chúa.
Nhưng ở đây, gia phả về nguồn gốc nhân loại của Con Thiên Chúa không được trong sáng, không mấy thánh thiện. Các tiền nhân tổ tiên của Chúa cũng là những con người đầy tội lỗi. Tuy nhiên, thánh Mátthêu khi trình bày gia phả này muốn gửi gắm những ý nghĩa thần học về việc Con Thiên Chúa làm người. Chúng ta có thể tóm tắt những ý nghĩa thần học qua bản gia phả này:
Trước hết, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhập thể làm người. Chúa thực sự đã đi vào lịch sử, hội nhập, đảm nhận và nhận tất cả những thực tại của con người, kể cả tội lỗi và bất toàn của con người ngõ hầu Chúa có thể cứu độ hết mọi người. Sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu là sứ mạng phổ quát. Người không loại trừ ai, kể cả người tội lỗi và dân ngoại.
Thứ đến, gia phả của Chúa gợi lên cho chúng ta bài học khi sống với tha nhân: Chúa Giêsu chấp nhận hết mọi hạn chế của con người. Chúng ta cũng được mời gọi để sống tinh thần đó khi sống với nhau. Nghĩa là chúng ta được mời gọi biết chấp nhận và đón nhận những thiếu sót và giới hạn của người khác với một thái độ bao dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ tích cực về người khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc bắt bẻ, chỉ trích những khuyết điểm của họ.
Với tư cách là một nhà đào tạo ở Đại Chủng viện, có một lần tôi nhận được lá thư của một người đề nghị chúng tôi phải chọn những ứng sinh vào chủng viện phải là những người hoàn hảo, không có giới hạn, khuyết điểm nào. Tôi trả lời: “Chúng tôi chọn các ứng sinh làm linh mục chứ đâu phải chọn họ để phong thánh đâu. Dĩ nhiên, cũng phải có tiêu chuẩn xứng đáng theo Giáo Hội đòi hỏi, nhưng chúng ta không nên đòi hỏi thái quá.”
Đôi khi chúng ta đòi hỏi và đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Nhưng chúng ta còn phải nhìn theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa để chúng ta biết đón nhận người khác dễ dàng hơn, nhất là biết cảm thông và đón nhận những khuyết điểm của họ.
Như thế, qua bản gia phả này, linh đạo nhập thể của Chúa phải là linh đạo cho đời sống chúng ta. Nghĩa là chúng ta được mời gọi hãy nhập thể và nhập thế như Chúa để phục vụ và truyền giáo với một thái độ mở rộng, đón nhận và đón tiếp mọi người, nhất là những người tội lỗi, người xa lạ, để làm sao có thể giúp họ đón nhận được ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Amen!
Ngày 18/12: Hành xử theo lòng tốt hơn là kết án
Gr 23,5-8; Mt 1,18-24
1. Bộ phim Agnus Dei
Gần đây, người ta công chiếu một bộ phim Agnus Dei, Những Nữ Tu Trong Trắng. Bộ phim do nữ đạo diễn người Pháp Anne Fontaine dàn dựng dựa trên câu chuyện có thật về một nữ tu dòng Biển Đức bị quân đội Xô Viết hiếp. Trong một hoàn cảnh thật tế nhị mà sự thiện và sự dữ chồng chéo nhau, các bác sĩ Hội Chữ Thập Đỏ đề nghị các nữ tu rằng: “Trong trường hợp này có thể bỏ Thiên Chúa ở trong ngoặc được không?” Thay vì kết án và phá thai, mẹ Bề Trên và các nữ tu đã lựa chọn hành xử theo lòng thương xót, là đón nhận thực tế này bằng việc chăm sóc, nâng đỡ người chị em của mình cùng với đứa con ngoài ý muốn.
Bộ phim này đã làm xúc động người xem bởi vì cuối cùng lòng tốt lên ngôi và tình yêu đã chiến thắng sự ác. Đó là chọn lựa hành xử theo lòng thương xót theo lối của Thiên Chúa.
2. Thánh Giuse hành xử với Đức Maria
Tin Mừng Mátthêu (Mt 1,16-24) cho biết thánh Giuse đã có một lối hành xử tương tự như thế: Ông đã thành hôn với Đức Maria, nhưng trước khi hai người chung sống với nhau, Giuse phát hiện Maria đã “ăn cơm trước kẻng” mà không do mình.
Theo phong tục Do Thái, khi hai người nam nữ đính hôn thì đã thành vợ chồng, dù chưa chung sống với nhau. Muốn bỏ nhau phải ra toà xin ly dị. Nếu vợ ngoại tình, sẽ bị ném đá theo luật. Đối diện với hoàn cảnh khó khăn này, Giuse cân nhắc và chọn lựa giải pháp: thay vì đưa ra ánh sáng, ném đá, ngài lựa chọn hành xử thương xót, là “đào vi thượng sách,” trong âm thầm là cách tốt nhất. Không làm rùm beng để cả làng đều biết.
Giuse còn đi xa hơn. Khi được thiên thần giải thích, thánh nhân đã mau mắn đón nhận Đức Maria, Chúa Giêsu về nhà mình để chăm sóc và nuôi nấng. Giuse là kiểu mẫu của Mùa Vọng, một người đã khôn ngoan và hành xử theo tiêu chuẩn lòng thương xót, nhờ đó có thể giải quyết một vấn đề hết sức phức tạp trở nên tốt đẹp. Đó là chọn lựa theo lòng tốt, thương xót hơn là kết án, là lối hành xử của Thiên Chúa.
3. Giáo Hội chọn lựa thương xót hơn là kết án
Từ Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Trước đó, để “chống lại những sai lầm, Giáo Hội thường kết án với một thái độ nghiêm khắc. Giờ đây Hiền Thê của Chúa Kitô ưa thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là sự nghiêm khắc.” Từ đó đến nay, các Đức Giáo Hoàng, nhất là Đức Phanxicô đang cố gắng thực hiện đường lối này, để Giáo Hội không còn là một cơ chế pháp đình, nhưng là một bệnh viện truyền giáo.
Tuy nhiên, đó đây hay xung quanh chúng ta, vẫn còn đó thái độ và lối hành xử mục vụ theo kiểu cơ chế “xin – cho,” cưỡng chế, áp đặt và phạt vạ, cấm đến nhà thờ, cắt phép thông công. Thử hỏi, phải chọn lối hành xử nào? Theo cách của Thiên Chúa, của Hội Thánh hay theo cách của Cộng Sản?
Nếu nói “sống trên đời cần một tấm lòng,” thì đó chính là lòng thương xót. Giữa cuộc đời chứng kiến muôn vàn cảnh ngộ khác nhau, đối diện với một con người, một vấn đề khó khăn để giải quyết, chúng ta có thể lựa chọn theo nhiều cách hành xử khác nhau. Nhưng chỉ có một cách hành xử làm cho chúng ta nên giống Thiên Chúa, đó là chọn lựa hành xử theo lòng thương xót mà thánh Giuse hôm nay đã thực hiện. Đó là cách thức có thể băng bó và chữa lành mọi viết thương, mang lại sự sống, hy vọng và ơn cứu độ cho mọi người.
Ước mong tất cả chúng ta hãy đến với thánh Giuse để học hỏi lối hành xử mục vụ theo lòng tốt hơn là kết án này. Amen!
Ngày 19/12 : Việc Chúa làm ôi vĩ đại!
Tl 13,2-7.24-25a; Lc 1,5-25
Đối với những người theo đuổi lý tưởng độc thân linh mục, một trong những hy sinh lớn nhất đó là không có con cái nối dõi tông đường. Khi còn mới đi tu, tôi nghĩ hy sinh tính dục là hy sinh lớn nhất của đời tu, nhưng càng có tí tuổi, tôi đồng ý quan điểm cho rằng: hy sinh lớn nhất của đời linh mục đó là không có gia đình và con cái riêng!
Ngày xưa, gia đình Việt Nam thường đông con, từ 6 đến10 đứa. Bây giờ, các gia đình có ít con hơn, nhưng theo tự nhiên, đôi bạn lấy nhau, là mong muốn có con. Ta gặp những trường hợp vô sinh, thì mới hiểu họ khát khao thế nào để có được một đứa con. Tuy nhiên, quan niệm về gia đình và con cái ngày nay đã thay đổi đến tận gốc rễ và đáng ngạc nhiên. Ở những nước phát triển, nhiều người trẻ chọn lựa sống chung mà không kết hôn, nhiều gia đình trẻ nếu có kết hôn, nhưng họ lại chọn lựa không sinh con. Đó là một điều trái ngược với tự nhiên và cũng rất xa lạ so với Kinh Thánh.
Đối với Kinh Thánh, con cái là hồng ân Thiên Chúa. Phụ nữ lấy chồng, phải sinh con để nối dõi tông đường. Người phụ nữ sinh nhiều con cái được coi là người có phúc trước mặt Thiên Chúa và tha nhân. Còn người son sẻ là một nỗi ô nhục.
Câu chuyện về gia đình ông Manôác trong bài đọc I và gia đình Dacaria hôm nay là những trường hợp son sẻ như thế. Họ lấy nhau đến già nhưng không có con. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa, họ có thai và sinh con trong lúc tuổi già. Họ xác tín:
“Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người đoái thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25).
Những câu chuyện này được đọc trong Mùa Vọng để dọn đường cho chúng ta đón nhận biến cố Con Chúa làm người, do quyền năng Thánh Thần và được sinh ra bởi Đức Maria đồng trinh. Lời Chúa muốn gửi tới chúng ta thông điệp: “Không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được.” Dacaria và Êlisabét cũng là những mẫu người nổi bật của Mùa Vọng. Chúng ta được mời gọi học hỏi nơi các ngài về lòng tin tưởng sắt son vào quyền năng của Thiên Chúa. Amen!
Ngày 20/12
Bài 1 – Chúa Thánh Thần, linh hồn của Mùa Vọng
Is 7,10-14; Lc 1,26-38
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
1. Từ bóng đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn” lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới. Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (x. St 1,1-2), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (x. St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia… (x. Tl 15,14-19; 1 Sm 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (x. Ed 36,25-27). Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giêsê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Is 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
2. Đến bình minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu.
Đức Maria thắc mắc:
“Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” (Lc 1,34).
Sứ thần đáp:
“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh.
Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu.
Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần. Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Evà mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (x. Ga 1,33; Lc 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1).
Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
3. Và mùa vọng cuộc đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người Kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta. Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19).
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Bài 2 – Suy niệm về biến cố Truyền Tin
Bài Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin (Lc 1,26-38). Biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một điểm: đó là Chúa thực hiện những điều vĩ đại trong âm thầm và qua những người bé mọn.
Thật vậy, biến cố Truyền Tin chứa đựng một điều rất đặc biệt về thời điểm quyết định cho vận mệnh nhân loại, giây phút Thiên Chúa trở thành người, giây phút quan trọng và linh thiêng, nhưng lại xảy ra trong thinh lặng. Cuộc gặp gỡ giữa thiên sứ và Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm diễn ra mà không một ai chứng kiến, không ai biết, không ai nói về nó.
Nếu biến cố này xảy ra trong thời đại chúng ta, có lẽ nó không xuất hiện trên các trang báo, tạp chí hay mạng internet, bởi lẽ, nó là một mầu nhiệm xảy ra trong âm thầm và thinh lặng. Một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào! Điều này cho thấy rằng những biến cố thực sự vĩ đại thường xảy ra trong sự thinh lặng và không ai nhìn thấy, nhưng thường mang lại những hoa trái lớn lao hơn những hoạt động phô trương, rùm beng bên ngoài. Sự ồn ào náo nhiệt và những bận rộn làm cho chúng ta không còn khả năng dừng lại, sống yên tĩnh, để lắng nghe tiếng nói của Chúa trong thinh lặng, đó là tiếng nói thầm kín của Người.
Trong ngày đó, Đức Maria đã lắng nghe lời loan báo của Thiên Thần, Mẹ là người hoàn toàn tĩnh lặng và luôn sẵn sàng để lắng nghe Chúa. Không hề có một cản trở nào nơi Mẹ; không hề có một bức tường nào ngăn cách Mẹ khỏi Thiên Chúa.
Như thế, khi cử hành biến cố này, trước hết chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không thể lắng nghe tiếng Chúa trong cảnh ồn ào huyên náo; chúng ta cũng không thể đón nhận chương trình của Chúa cho đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn nếu chúng ta chỉ dừng lại ở bề mặt của các sự việc, nhưng chúng ta hạ mình xuống ở mức sâu hơn, nơi mà những sức mạnh luân lý và đạo đức đang hoạt động, chứ không phải là sức mạnh của chính trị và kinh tế. Vì thế, Đức Maria mời gọi chúng ta hạ mình xuống để đặt mình trong sự hòa điệu với hành động của Thiên Chúa. Amen!
Ngày 21/12 : Giáng Sinh, Mùa Tình yêu
Dc 2,8-14; Lc 1,39-45
Chúng ta đang rất gần với lễ mừng Con Chúa giáng trần. Có thể gọi Giáng Sinh là lễ tình yêu, lễ Thiên Chúa giao duyên với con người qua Ngôi Lời Nhập Thể. Trong ý nghĩa đó, một cách rất thú vị, Giáo Hội chọn sách Diễm Ca để chúng ta đọc trong ngày phụng vụ ưu tiên này. Vì rất ít cơ hội để suy niệm tác phẩm này, nên chúng ta cần dừng lại để chú giải và tìm hiểu ý nghĩa bài đọc I (Dc 2,8-14).
Tôi còn nhớ, có lần đi dự lễ khấn dòng về, có một thầy nhận xét khi nghe các nữ tu đọc bài đọc từ sách Diễm Ca. Thầy nói: “Lễ khấn lễ khót gì mà cứ đọc chuyện anh anh em em, yêu đương tình tứ trong thánh lễ.” Có lẽ phản ứng đó phản ánh tâm thức của người Việt vốn quen tách biệt và đối lập cái đạo đức với cái phàm tục, coi tình yêu nhục thể là điều cấm kỵ, và bất xứng với những gì là thánh thiêng đạo đức. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại số phận long đong của sách Diễm Ca.
Quả thật, cuốn thiên tình sử này có một số phận và đời sống rất long đong ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, nó là tập thơ được tranh luận sôi nổi nhất, có khi bị liệt vào loại sách ‘index’, sách cấm. Nhưng cuối cùng, giá trị và vẻ đẹp của nó lên ngôi và khẳng định vị trị của mình với thời gian như quả quyết của Rápbi Akiba, một bậc thầy Do Thái: “Cả thế giới này không sao sánh được với cái ngày mà khúc Diễm Ca được ban cho Ítraen.”
Diễm Ca cũng là cuốn sách được nhiều giáo phụ ưa thích, được các nhà tu đức như Gioan Thánh Giá làm sách gối đầu giường, một cuốn sách đã đào tạo nên những vị thánh nổi tiếng và đóng góp lớn cho nền linh đạo Kitô giáo.
Chúng ta đi vào ý nghĩa bản văn. Diễm Ca là một thế giới thơ, đầy biểu tượng, với những lời yêu thương bóng bẩy. Theo Giáo Phụ Origene chú giải dựa trên học thuyết 4 ý nghĩa Kinh Thánh, trích đoạn Diễm Ca mà chúng ta vừa nghe diễn tả những ý nghĩa sau đây:
1) Theo nghĩa văn tự, Diễm Ca diễn tả tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và rất nhân bản của một đôi trai gái. Xét về phương diện tự nhiên, đó là một cuộc tình đẹp, thơ mộng, được Thiên Chúa chúc phúc, không có gì là xấu xa, tội lỗi.
2) Theo nghĩa phúng dụ của Do Thái giáo, chàng là hình ảnh của Giavê Thiên Chúa, hay của Đấng Mêsia. Còn nàng là hình ảnh của dân Ítraen. Tình yêu của chàng và nàng là hình ảnh diễn tả tình yêu của Giavê Thiên Chúa đối với dân Người. Thiên Chúa đã yêu dân riêng như chàng yêu nàng, như chàng đi tìm kiếm nàng và nàng khát khao chờ đợi chàng. Bởi thế, người Do Thái đọc Diễm Ca trong lễ Vượt Qua và tối thứ Sáu hằng tuần trước ngày Sabát.
3) Theo nghĩa tiên trưng, hay nghĩa thiêng liêng Kitô giáo, chàng là hiện thân của Đức Kitô và nàng là đối tượng tình yêu của Người, là Hội Thánh. Đức Kitô là hôn phu và Hội Thánh là hiền thê của Người. Đức Kitô đã yêu thương, thanh tẩy và hiến mình cho Hội Thánh, trở thành kiểu mẫu cho tình yêu vợ chồng như được nói trong Ep 5,24-25. Vì thế, các Giáo Phụ không ngớt lời ca tụng mầu nhiệm Nhập Thể như cuộc hôn lễ của Đức Kitô với Hội Thánh Người.
4) Cuối cùng, theo nghĩa luân lý hay nghĩa ứng dụng liên quan đến tâm hồn chúng ta: Chàng là Đức Kitô luôn yêu quý và thiết tha với mọi tâm hồn tín hữu, đặc biệt các tâm hồn đã tận hiến cho Người. Nàng là tiền ảnh ưu việt của Đức Maria và là lý tưởng tình yêu mà chúng ta được mời gọi dành cho Đức Giêsu.
Khi những tâm hồn tận hiến từ bỏ đời sống gia đình, đôi bạn, để chọn lựa đời sống độc thân dâng hiến, đó là một chọn lựa đi vào giao ước hôn phối thiêng liêng với Đức Giêsu. Họ không dấn thân cho một cái gì, một ý tưởng, hay cho hệ thống luân lý, nhưng cho một Con Người, để suốt đời yêu mến và phụng sự Người trên hết mọi sự. Theo đó, ơn gọi độc thân dâng hiến là cách thế đích thực để diễn tả tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Thánh Têrêxa Hài Đồng đã yêu mến Chúa như nàng yêu chàng và ngài quả quyết: “Ơn gọi của con chính là tình yêu.” Nếu đời tu không đi vào con đường tình yêu này, không sống và diễn tả tình yêu là trung tâm điểm của ơn gọi dâng hiến, thì có nguy cơ chúng ta chỉ là những “công chức tôn giáo” xét về chức năng; còn xét về đời sống, chúng ta dễ trở thành những “trai già, gái già” khô khan và vô cảm trong tương quan liên vị.
Vì thế, trong khi trông chờ Con Chúa giáng sinh, xin Chúa Thánh Thần là tình yêu, đốt lên trong lòng chúng ta ngọn lửa yêu mến Chúa và khát khao tìm kiếm Chúa, như Người đã thực hiện trong lòng Đức Maria hôm nay khiến Mẹ lên đường chia sẻ niềm vui có Chúa với người chị họ mình. Amen!
Ngày 22/12 : Tâm tình của Đức Maria trong Kinh Magnificat
1 Sm 1,24-28; Lc 1,46-56
Hôm nay, chúng ta suy niệm về Đức Maria, nhân vật nổi bật thứ hai của Mùa Vọng, sau Chúa, qua bài ca Magnificat. Trong lời kinh này chúng ta rút ra ba tâm tình chính yếu của Đức Mẹ.
1. Tâm tình ngợi khen
Trước hết, tâm tình ngợi khen: Đức Maria đã ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ và những điều cao trọng mà Người đã làm cho Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, ơn làm Mẹ Thiên Chúa, và sau này ơn vinh hiển cả hồn cả xác. Tất cả là do lòng thương xót của Chúa, do Đấng Cứu Độ ban, nên Mẹ luôn sống trong tâm tình cảm tạ và ngợi khen Chúa. Đó là tâm tình chính yếu mà phụng vụ Kitô giáo dội lại trong mỗi cử hành. Bởi lẽ mọi ân huệ được ban cho chúng ta phát xuất từ Thiên Chúa. Nên phải luôn ca tụng và ngợi khen Chúa như Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.”
2. Tâm tình hoan hỷ
Tâm tình thứ hai là vui mừng hoan hỷ: “Linh hồn tôi hớn hở trong Chúa.” Với biến cố truyền tin, Đức Maria sống mầu nhiệm nhập thể như thể là một biến cố thần hiện ở mức độ cao nhất và nó làm cho Mẹ trở thành kiểu mẫu về một tâm hồn “nhiệt thành nhờ Thánh Thần” (x. Rm 12,11). Đó là lễ Hiện Xuống của Mẹ. Mẹ được đầy Thánh Thần, tràn ngập niềm vui thánh thiện trong lòng. Chúng ta không thể hiểu được những hành vi và lời nói của Đức Maria trong cuộc viếng thăm bà Êlisabét nếu không ở trong ánh sáng của kinh nghiệm thần bí mà không có gì so sánh được. Đức Maria là người đầu tiên có kinh nghiệm về “niềm hoan lạc trong Thánh Thần” và lời kinh Magnificat là chứng tá tuyệt vời nhất về điều này. Từ khi Mẹ cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Mặc dầu có Chúa và tin vào Chúa không có nghĩa là Mẹ được miễn trừ mọi nỗi buồn, đau khổ; trái lại, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình bất trắc và phải chịu thử thách quyết liệt, nhưng Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào Chúa. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu độ của Chúa được thực hiện trong cuộc đời.
3. Tâm tình khiêm tốn
Tâm tình thứ ba là khiêm tốn: Sự khiêm hạ của Đức Maria sau nhập thể xuất hiện như một trong những phép lạ vĩ đại nhất của ân sủng. Làm sao Đức Maria có thể kham nổi sức nặng của tư tưởng này: “Bà là Mẹ Thiên Chúa! Bà là Đấng Cao Cả nhất trong mọi loài thụ tạo!”
Lucifer không thể giữ được sự căng thẳng này một cách đúng đắn và tính kiêu ngạo đã làm nó chao đảo, nên nó đã gục ngã. Còn Đức Maria không như thế. Mẹ luôn giữ mình khiêm nhường, khiêm hạ, như không có gì xảy ra trong cuộc sống mình. Mẹ luôn xác tín rằng mình chỉ là “phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới.” Nếu có là gì đều do ân sủng, do lòng thương xót của Chúa, do “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.” Thánh Bênarđô chào Mẹ:
“Lạy Mẹ Đồng Trinh, nữ tử của Con Mẹ. Mẹ càng khiêm nhường càng được tán dương hơn bất cứ thụ tạo nào khác.”
Như thế, tâm tình ngợi khen, hoan hỷ và khiêm tốn là ba tâm tình chính của Mẹ trong lời kinh Magnificat và đó cũng là ba tâm tình Mùa Vọng mà chúng ta cần có để mừng Con Chúa giáng sinh. Ba tâm tình đó như là máng cỏ để cho Con Thiên Chúa được sinh ra một lần nữa trong lòng chúng ta. Vì như các bậc thầy tu đức nhắc nhở rằng:
“Nếu Chúa Giêsu có sinh ra bởi Đức Maria ngàn lần tại Bêlem sẽ không mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta nếu Người không một lần được sinh ra nhờ đức tin trong lòng chúng ta.”
Xin Mẹ dạy chúng ta có những tâm tình xứng hợp này để đón mừng Con Chúa giáng sinh và để Chúa cũng được giáng sinh trong lòng chúng ta một lần nữa. Amen.
Ngày 23/12
Bài 1 – Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cao cả nhất
Ml 3,1-4.23-24; Lc 1,57-66
Trong ngày áp lễ Giáng Sinh, chúng ta suy niệm về sứ vụ ngôn sứ của Gioan Tẩy Giả như là người dọn đường cho Chúa đến qua trình thuật về ngày sinh nhật của ông. Gioan đã làm gì mà được đề cao như là một ngôn sứ vĩ đại nhất?
Trước hết, kế tục con đường các ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả xuất hiện như là tiếng kêu trong hoang địa thức tỉnh lương tâm con người:
“Hãy dọn sẵn đường cho Đức Chúa” (x. Lc 3,4-6).
Gioan kêu gọi dân chúng sám hối và chịu Phép Rửa để được ơn tha tội. Ông không lôi kéo người ta về với mình, nhưng ông hướng họ tới chân lý là Đức Kitô. Ông đã lớn tiếng chống lại những áp bức và bất công xã hội. Ông đề nghị:
“Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng phải làm như vậy” (Lc 3,11).
Ông cũng yêu cầu những người thu thuế:
“Các anh không được đòi hỏi gì quá mức đã ấn định” (Lc 3,11).
Và ông còn dám chỉ tay vào vua Hêrôđê mà nói rằng:
“Ngài không được phép lấy bà ấy” (Mt 14,4).
Hơn hết, ông đã chỉ ngón tay mình về phía Đức Giêsu và nói:
“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29).
Theo đó, Gioan Tẩy Giả đã khai mở một hình thức mới mẻ của ngôn sứ Kitô giáo. Trong khi các ngôn sứ khác loan báo ơn cứu độ trong tương lai, ông cho thấy ơn cứu độ trong hiện tại, lúc này, tại đây nơi Đức Kitô. Tất cả những điều đó làm nên sự vĩ đại của Gioan.
Như thế, chúng ta dễ dàng nhận ra tính chân thực của một ngôn sứ: đó là người thúc đẩy sự thay đổi, lên án những bất công, dám chỉ tay chống lại những lạm dụng trong mọi hình thức của các quyền lực tôn giáo, chính trị, kinh tế, quân sự v.v…
Khi nói về ngôn sứ thật và ngôn sứ giả thời nay, Thomas Merton, một bậc thầy tu đức nổi tiếng ở Mỹ, đưa ra những tiêu chuẩn để phân định:
“Ngôn sứ giả là người rao giảng về mình, kéo người khác đến với mình và chạy theo thị hiếu của đám đông. Ông làm ngôn sứ để được giàu có và nổi tiếng, thích đưa ra câu trả lời hoặc một hướng đi dễ dàng. Còn ngôn sứ thật là người rao giảng chân lý và hướng người khác tới chân lý, ông chấp nhận chịu đau khổ vì ơn gọi ngôn sứ, ông nói cho chúng ta biết chúng ta là ai, và thách thức chúng ta hơn là làm cho chúng ta cảm thấy hài lòng với chính mình.”
Tất cả những điều này muốn nói gì với chúng ta hôm nay? Trước hết, sứ vụ ngôn sứ của Gioan nhắc chúng ta nhớ lại sứ vụ ngôn sứ của mỗi người Kitô hữu mà hôm nay đang có nguy cơ bị lãng quên hoặc bị lệch đường. Chúng ta cần phải giữ cả hai phương diện với nhau của sứ vụ ngôn sứ: một đàng, ngôn sứ là người vì công lý xã hội và đàng khác, ngôn sứ là người loan báo Tin Mừng. Nếu việc loan báo về Chúa Kitô mà không được đồng hành bởi những cố gắng để cải thiện đời sống con người, có lẽ sứ vụ ngôn sứ sẽ không thiết thực và thiếu sự khả tín.
Nhưng nếu chúng ta chỉ thi hành sứ vụ ngôn sứ vì công lý mà không hướng tới việc rao giảng Tin Mừng và không có sự gặp gỡ sống động với Lời Chúa, chúng ta sẽ sớm đối diện với những giới hạn bản thân và kết thúc chỉ như những người chống đối hay “người gây rối trật tự công cộng!”
Từ tấm gương của Gioan Tẩy Giả, chúng ta học biết rằng việc loan báo Tin Mừng và đấu tranh cho công lý cần phải gắn liền và liên kết với nhau. Sống trong xã hội mà gian dối và lừa lọc lên ngôi, thật đáng quý trọng nếu mỗi người chúng ta được Tin Mừng Chúa Giêsu thúc đẩy dám đấu tranh cho sự tôn trọng sự thật, nhân vị và phẩm giá con người; dám lên tiếng chống lại những bất công xã hội. Nhờ đó, nhân quyền được tôn trọng, môi trường sống được an toàn để mỗi người có thể “nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” Nhưng chúng ta cũng phải noi gương Gioan Tẩy Giả không làm ngôn sứ như là một người gây rối xã hội mà là như một sứ giả Tin Mừng “để làm cho tâm tư người ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa” (Lc 1,17). Đó là cách thức thi hành sứ vụ ngôn sứ như là một cách thế loan báo Tin Mừng, và dọn đường cho Chúa đến trong cuộc sống hôm nay. Amen!
Bài 2 – Không ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả
Một trong những nhân vật của Mùa Vọng đó là Gioan Tẩy Giả, ông nổi bật như một tượng đài của Mùa Vọng. Chính Chúa Giêsu cũng ca ngợi vị tiên tri này:
“Tôi nói thật với anh em, trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,11).
Tại sao Gioan có sự cao trọng và được Chúa ca ngợi như thế? Đây là câu trả lời cho câu hỏi đó dựa trên ba lý do chính sau đây:
1. Vì một con người đặc biệt
Gioan Tẩy Giả là một con người được sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt; lớn lên ông sống một đời sống khiêm tốn, khắc khổ, và hy sinh; tất cả đời sống hoàn toàn trong sa mạc cho Thiên Chúa. Gioan Tẩy Giả và các môn đệ của ông đã can đảm đi ngược với trào lưu của con người thời đó là chạy theo sự dễ dãi, hưởng thụ và thế tục. Con người ông hội tụ những phẩm tính quý báu của một tiên tri.
2. Vì sứ vụ đặc biệt
Gioan Tẩy Giả là một sứ giả, một tiên tri thu hút dân chúng. Ông xuất hiện như là tiếng kêu trong hoang địa “hãy dọn đường cho Chúa đến.” Ông chính là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Ông rao giảng và làm chứng cho Đấng Cứu Thế nhưng dân chúng tưởng ông là chính Đấng Cứu Thế. Nhưng ông không rao giảng về mình, không tìm kiếm vinh quang cho mình. Ông rao giảng Đức Kitô và giới thiệu Người cho dân chúng. Ông quả quyết:
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Ga 3,30).
“Tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga 1,27).
Quả thật, Gioan Tẩy Giả vĩ đại bởi vì ông rất khiêm tốn.
3. Vì cái chết đặc biệt
Có nhiều người rao giảng chân lý, nhưng có mấy người dám chết vì chân lý. Gioan Tẩy là một trong số những người đó. Ông dám nói sự thật và chấp nhận phải trả giá bằng cái chết đau đớn. Ông bị chặt đầu ở trong tù. Cái chết của ông là lời chứng hùng hồn nhất của một vị ngôn sứ đích thật đã dám sống chết cho chân lý. Tiêu chuẩn để lượng giá một ngôn sứ thật và ngôn sứ giả hệ tại ở điều này: Ngôn sứ thật là người dám nói sự thật vì lợi ích chung, dù phải chịu đau khổ và phải chết vì sự thật, trong khi ngôn sứ giả chỉ chạy theo thị hiếu người nghe, vì lợi ích bản thân và nhượng bộ trước khó khăn thử thách.
Như thế, Gioan Tẩy Giả là mẫu gương cho mỗi người chúng ta hôm nay. Để trở thành người rao giảng, trước hết chúng ta phải trở thành một người có một đời sống thánh thiện, người sống những gì mình rao giảng, người có nơi mình những đức tính tốt như khiêm tốn, khó nghèo, đơn giản và khổ chế. Chúng ta hãy học nơi Gioan là tránh không rao giảng mình, tìm kiếm mình, nhưng tìm kiếm vì vinh quang Thiên Chúa. Cuối cùng, chúng ta học nơi Gioan bài học can đảm để chấp nhận những hy sinh vì sứ vụ rao giảng chân lý Tin Mừng. Amen!
Ngày 24/12 : Dacaria, người công chính
2 Sm 7,1-5.8b-12.16; Lc 1,67-79
Hôm nay là ngày cuối cùng của Mùa Vọng, chúng ta suy niệm về nhân vật cuối cùng của mùa này là ông Dacaria.
Trong tiếng Do Thái, Dacaria có nghĩa là “Thiên Chúa nhớ đến.” Ông là cha của Gioan Tẩy Giả, một tư tế theo dòng tộc Aarôn (x. Lc 1,67-79), là chồng của bà Êlisabét, người chị em họ của Đức Maria.
Dacaria và Êlisabét là những người công chính trước mặt Thiên Chúa. Họ luôn trung thành tuân giữ lề luật của Thiên Chúa. Tuy nhiên, hai ông bà sống với nhau đến lúc già mà vẫn không có con.
Khi ông đang lo việc tế tự trong đền thờ, một thiên thần hiện ra với ông và báo tin:
“Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gioan” (Lc 1,13).
Nhưng Dacaria nghi ngờ về lời thiên thần báo tin, nên ông bị câm cho đến ngày con trai ông được sinh ra. Chính ông là người đặt tên cho con trẻ là Gioan theo lời thiên thần truyền. Trong ngày đó, miệng ông được mở ra, ông được Thánh Thần tác động, liền chúc tụng Thiên Chúa và nói tiên tri về Gioan qua bài ca Benedictus là bài Tin Mừng hôm nay.
Trong bài ca này, Dacaria ngợi khen Thiên Chúa đã đoái thương và đã đến viếng thăm dân Người. Thiên Chúa là trung tâm của lịch sử. Chính Người đã đi bước trước trong mọi biến cố lịch sử. Người đã đến gần, viếng thăm và cứu độ dân Người khỏi mọi sự khốn cùng nên Người đã sai Con Một Người đến với dân của Người, nhập thể làm người để cứu dân Người khỏi quyền bính của ma quỷ và tội lỗi.
Dacaria còn nói tiên tri về Gioan:
“Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên” (Lc 1,76-77).
Đây là sứ vụ dọn đường, sứ vụ tiền hô của Gioan Tẩy Giả cho Đấng Cứu Thế đến.
Sau nữa, Dacaria ca tụng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, Đấng trung tín giữ lời hứa với tổ phụ là sai Đấng Cứu Thế đến để cứu giúp chúng ta, soi sáng cho những ai ngồi trong tối tăm và dẫn chúng ta bước vào đường nẻo bình an.
Như thế, tâm tình tạ ơn của Dacaria phải là tâm tình của mỗi người chúng ta trong mỗi ngày sống và trong suốt cuộc đời. Đó là lý do tại sao Giáo Hội chọn đọc lời ca Benedictus này mỗi ngày trong kinh sáng. Chúng ta hãy luôn tạ ơn Thiên Chúa vì tình thương của Người dành cho chúng ta qua việc sai Con Một xuống làm người để cứu độ chúng ta. Đó là hồng ân lớn lao nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại. Giáng Sinh là cử hành biến cố trọng đại đó. Chúng ta hãy hân hoan để đón mừng ngày Con Chúa chào đời. Amen.
Hạnh phúc khi có Ngài ở cùng - Chúa nhật 4 Mùa Vọng A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:09 19/12/2019
(Mt 1, 18 - 24 )
Theo nguồn tin của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO: World Meteorological Organization) nói hôm Thứ Năm (27/01/2011). Trái đất này đang nóng dần lên, các lớp băng ở Bắc Cực tan thêm và bởi thời tiết cực đoan. Có một số khác lại cho rằng trái đất đang lạnh đi, ngày 06/01/2014 cơn bão Hercules đi qua khu vực phía bắc Mỹ khiến nhiệt độ nơi này xuống thấp kỷ lục trong vòng 20 năm -31 độ C ở Chicago, thậm chí đến -60 độ C tại một số thành phố làm 13 người chết, gần 3.000 chuyến bay bị hủy. Ngày 7/1, 50 bang nước Mỹ đều có nhiệt độ dưới 0 độ C vào một thời điểm. Ngay tại Sapa, Việt Nam có tuyết phủ mấy ngày.
Xem video và nghe bài giảng
Số khác trung dung hơn, cho rằng nhiệt độ Trái đất đang thay đổi nóng lạnh bất thường và thay đổi đột ngột một cách bất thường, từ mức lạnh gần như thấp nhất chuyển sang mức nóng đỉnh điểm trong chưa đầy 100 năm, khoảng thời gian ngắn nhất trong lịch sử.
Hôm 2/5, các nhà khoa học sử dụng kính thiên văn TRAPPIST tại Chile để theo dõi và phát hiện ra ba hành tinh có kích thước giống Trái Đất quay quanh một ngôi sao lùn ở khoảng cách thích hợp, tạo điều kiện cho sự sống phát triển với hy vọng con người có thể sống được ở đó.
Tóm lại, sự sống trên mặt đất của con người và mọi sinh vật đang bị đe dọa, và người ta đi tìm một hành tinh xanh khác dễ sống hơn.
Về phương diện con người, nạn phá thai đã lến tới mức báo động chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong hội thảo Hưởng ứng ngày tránh thai thế giới diễn ra sáng ngày 23/9 ở Hà Nội, cho thấy tại Việt Nam mỗi năm có đến 300.000-350.000 trường hợp phá thai. Từ cuối năm 2017, Việt Nam từng bị Tổ chức Y Tế Thế giới WHO xếp hạng là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới và đứng đầu Châu Á. Duy trì sự sống là một yếu tố căn bản cho sự tồn tại của một dân tộc, ấy vậy mà họ đang tiêu hủy sự sống con người.
Con người đã dùng vũ khí sinh học giết người hàng loạt để hủy diệt nhau. Có những chuyện chưa từng nghe thì nay đã thấy, như "Bất hiếu với cha mẹ nơi cửa tử bệnh viện" gây nỗi xót xa, tức giận trong cộng đồng, nghĩa là mẹ ốm có thể chữa được, 4 người con của bà có mặt tại viện (trong số tất cả 8 người con) tranh cãi nhau rồi quyết định mang mẹ về chờ chết (Vnexpress,Thứ ba, 27/8/2013). Hay cả năm người con đồng ý với án tử hình bố. Một vài dẫn chứng cụ thể trên cho thấy Trái đất này, con người ngay nay khó sống và khó yêu quá.
Trái đất và con người đang như thế, nhưng Đức Giêsu con Thiên Chúa đã đến sống cùng chúng ta, như Isaia loan báo: "Này đây, Chúa toàn năng đến: Người sẽ được gọi là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi". Những lời trên đây được lặp lại trong các ngày này, đặc biệt Chúa Nhật thứ IV, để khẳng định rằng Trái đất vẫn rất đáng yêu và con người vẫn còn đáng mến. Thiên Chúa đến vì mến địa cầu, Thiên Chúa thương vì tình thương vấn vương khi tạo dựng.
Toàn bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14 ; Mt 1,23). Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên Chúa hứa: "Sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai…" ((Is 7,14), thì lời hứa ấy được thực hiện trong Bài Tin Mừng: Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai …" Mt 1,23). Câu này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và cả phần Ca hiệp lễ nữa.
Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta, vì Ngài vẫn còn tin tưởng chúng ta!... Ngài đến để sống với con người, Ngài chọn cư ngụ trên trái đất để ở lại với con người, để sống tại nơi con người vẫn sống trong niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, Trái đất không còn là ‘thung lũng đầy nước mắt’ nữa mà là nơi Thiên Chúa đến cắm lều, gặp gỡ con người, là nơi Thiên Chúa liên đới với con người.
Thiên Chúa xuống thế làm người vì chúng ta, tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được yêu thương và được đón nhận; chúng ta khám phá mình có phẩm vị quý giá và duy nhất trước nhan Ðấng Tạo Hoá.
Ðấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi sinh ra trong cảnh khó nghèo tại Bêlem, Chúa Giêsu đã muốn trở thành bạn đồng hành với mỗi người chúng ta. Trên mặt đất này, kể từ khi Người muốn "dựng lều" để cư ngụ, thì không còn ai là kẻ xa lạ nữa. Thật vậy, tất cả chúng ta là những khách lữ hành sống tạm qua trên trần gian này, chính Chúa Giêsu là Ðấng làm cho chúng ta có cảm nghiệm dường như mình đang sống tại nhà mình, trên mặt đất này, nơi được thánh hoá do bởi sự hiện diện của Chúa. Và Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biến trái đất này trở thành căn nhà đón tiếp tất cả mọi người.
" Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14 ; Mt 1,23). Các Giáo Phụ đã giải thích. Con Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, đến độ vào được trong máng cỏ. Ngài trở nên trẻ thơ để dạy chúng ta yêu thương những trẻ thơ và những kẻ yếu đuối. Bằng cách thế như vậy, Ngài dạy chúng ta tôn trọng trẻ thơ, những em đang đau khổ và bị lạm dụng trên thế giới, những em đã được sinh ra cũng như những trẻ không được sinh ra. Ngài dạy chúng ta nhìn đến những trẻ bị đưa vào trong thế giới của bạo lực, như làm lính, phải đi ăn xin, phải khổ vì nghèo vì đói, những trẻ em không được hưởng chút tình thương. Chính Thiên Chúa, Ðấng đã trở nên trẻ thơ, mời gọi chúng ta dấn thân, ngõ hầu sức mạnh của tình yêu Chúa chăm sóc cho tất cả các trẻ em này; để phẩm giá của các em được tôn trọng.
Nhưng khi Thiên Chúa chia sẻ thân phận con người của chúng ta, Ngài không hiện diện giữa nhân loại ở một nơi an nhàn lý tưởng, nhưng ở trong thế giới thực này, với bao điều tốt đẹp và xấu xa, với những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, lạm dụng quyền lực và chiến tranh. Ngài chọn tham gia vào lịch sử của chúng ta như lịch sử ấy vốn thế, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và bi kịch của nó.... Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta... trong mọi nỗi khổ đau của lịch sử. Chúa Giêsu được sinh ra là minh chứng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía con người, một lần và mãi mãi, để cứu chúng ta và nâng chúng ta lên khỏi bụi bặm của khổ đau, của khó khăn và tội lỗi chúng ta”.
Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa ở cùng, ấy là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khổ nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền... Chúa Giêsu được sinh ra mang đến cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và yêu thương mọi người và từng người trong chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Theo nguồn tin của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO: World Meteorological Organization) nói hôm Thứ Năm (27/01/2011). Trái đất này đang nóng dần lên, các lớp băng ở Bắc Cực tan thêm và bởi thời tiết cực đoan. Có một số khác lại cho rằng trái đất đang lạnh đi, ngày 06/01/2014 cơn bão Hercules đi qua khu vực phía bắc Mỹ khiến nhiệt độ nơi này xuống thấp kỷ lục trong vòng 20 năm -31 độ C ở Chicago, thậm chí đến -60 độ C tại một số thành phố làm 13 người chết, gần 3.000 chuyến bay bị hủy. Ngày 7/1, 50 bang nước Mỹ đều có nhiệt độ dưới 0 độ C vào một thời điểm. Ngay tại Sapa, Việt Nam có tuyết phủ mấy ngày.
Xem video và nghe bài giảng
Số khác trung dung hơn, cho rằng nhiệt độ Trái đất đang thay đổi nóng lạnh bất thường và thay đổi đột ngột một cách bất thường, từ mức lạnh gần như thấp nhất chuyển sang mức nóng đỉnh điểm trong chưa đầy 100 năm, khoảng thời gian ngắn nhất trong lịch sử.
Hôm 2/5, các nhà khoa học sử dụng kính thiên văn TRAPPIST tại Chile để theo dõi và phát hiện ra ba hành tinh có kích thước giống Trái Đất quay quanh một ngôi sao lùn ở khoảng cách thích hợp, tạo điều kiện cho sự sống phát triển với hy vọng con người có thể sống được ở đó.
Tóm lại, sự sống trên mặt đất của con người và mọi sinh vật đang bị đe dọa, và người ta đi tìm một hành tinh xanh khác dễ sống hơn.
Về phương diện con người, nạn phá thai đã lến tới mức báo động chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong hội thảo Hưởng ứng ngày tránh thai thế giới diễn ra sáng ngày 23/9 ở Hà Nội, cho thấy tại Việt Nam mỗi năm có đến 300.000-350.000 trường hợp phá thai. Từ cuối năm 2017, Việt Nam từng bị Tổ chức Y Tế Thế giới WHO xếp hạng là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới và đứng đầu Châu Á. Duy trì sự sống là một yếu tố căn bản cho sự tồn tại của một dân tộc, ấy vậy mà họ đang tiêu hủy sự sống con người.
Con người đã dùng vũ khí sinh học giết người hàng loạt để hủy diệt nhau. Có những chuyện chưa từng nghe thì nay đã thấy, như "Bất hiếu với cha mẹ nơi cửa tử bệnh viện" gây nỗi xót xa, tức giận trong cộng đồng, nghĩa là mẹ ốm có thể chữa được, 4 người con của bà có mặt tại viện (trong số tất cả 8 người con) tranh cãi nhau rồi quyết định mang mẹ về chờ chết (Vnexpress,Thứ ba, 27/8/2013). Hay cả năm người con đồng ý với án tử hình bố. Một vài dẫn chứng cụ thể trên cho thấy Trái đất này, con người ngay nay khó sống và khó yêu quá.
Trái đất và con người đang như thế, nhưng Đức Giêsu con Thiên Chúa đã đến sống cùng chúng ta, như Isaia loan báo: "Này đây, Chúa toàn năng đến: Người sẽ được gọi là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi". Những lời trên đây được lặp lại trong các ngày này, đặc biệt Chúa Nhật thứ IV, để khẳng định rằng Trái đất vẫn rất đáng yêu và con người vẫn còn đáng mến. Thiên Chúa đến vì mến địa cầu, Thiên Chúa thương vì tình thương vấn vương khi tạo dựng.
Toàn bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14 ; Mt 1,23). Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên Chúa hứa: "Sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai…" ((Is 7,14), thì lời hứa ấy được thực hiện trong Bài Tin Mừng: Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai …" Mt 1,23). Câu này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và cả phần Ca hiệp lễ nữa.
Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta, vì Ngài vẫn còn tin tưởng chúng ta!... Ngài đến để sống với con người, Ngài chọn cư ngụ trên trái đất để ở lại với con người, để sống tại nơi con người vẫn sống trong niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, Trái đất không còn là ‘thung lũng đầy nước mắt’ nữa mà là nơi Thiên Chúa đến cắm lều, gặp gỡ con người, là nơi Thiên Chúa liên đới với con người.
Thiên Chúa xuống thế làm người vì chúng ta, tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được yêu thương và được đón nhận; chúng ta khám phá mình có phẩm vị quý giá và duy nhất trước nhan Ðấng Tạo Hoá.
Ðấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi sinh ra trong cảnh khó nghèo tại Bêlem, Chúa Giêsu đã muốn trở thành bạn đồng hành với mỗi người chúng ta. Trên mặt đất này, kể từ khi Người muốn "dựng lều" để cư ngụ, thì không còn ai là kẻ xa lạ nữa. Thật vậy, tất cả chúng ta là những khách lữ hành sống tạm qua trên trần gian này, chính Chúa Giêsu là Ðấng làm cho chúng ta có cảm nghiệm dường như mình đang sống tại nhà mình, trên mặt đất này, nơi được thánh hoá do bởi sự hiện diện của Chúa. Và Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biến trái đất này trở thành căn nhà đón tiếp tất cả mọi người.
" Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14 ; Mt 1,23). Các Giáo Phụ đã giải thích. Con Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, đến độ vào được trong máng cỏ. Ngài trở nên trẻ thơ để dạy chúng ta yêu thương những trẻ thơ và những kẻ yếu đuối. Bằng cách thế như vậy, Ngài dạy chúng ta tôn trọng trẻ thơ, những em đang đau khổ và bị lạm dụng trên thế giới, những em đã được sinh ra cũng như những trẻ không được sinh ra. Ngài dạy chúng ta nhìn đến những trẻ bị đưa vào trong thế giới của bạo lực, như làm lính, phải đi ăn xin, phải khổ vì nghèo vì đói, những trẻ em không được hưởng chút tình thương. Chính Thiên Chúa, Ðấng đã trở nên trẻ thơ, mời gọi chúng ta dấn thân, ngõ hầu sức mạnh của tình yêu Chúa chăm sóc cho tất cả các trẻ em này; để phẩm giá của các em được tôn trọng.
Nhưng khi Thiên Chúa chia sẻ thân phận con người của chúng ta, Ngài không hiện diện giữa nhân loại ở một nơi an nhàn lý tưởng, nhưng ở trong thế giới thực này, với bao điều tốt đẹp và xấu xa, với những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, lạm dụng quyền lực và chiến tranh. Ngài chọn tham gia vào lịch sử của chúng ta như lịch sử ấy vốn thế, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và bi kịch của nó.... Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta... trong mọi nỗi khổ đau của lịch sử. Chúa Giêsu được sinh ra là minh chứng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía con người, một lần và mãi mãi, để cứu chúng ta và nâng chúng ta lên khỏi bụi bặm của khổ đau, của khó khăn và tội lỗi chúng ta”.
Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa ở cùng, ấy là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khổ nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền... Chúa Giêsu được sinh ra mang đến cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và yêu thương mọi người và từng người trong chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng năm A
Lm Jude Siciliano, OP
10:14 19/12/2019
Isaia 7: 10-14; T.vịnh 23; Rôma 1: 1- 7; Matthêu 1: 18-24
Chỉ còn 2 ngày nữa dế mua sắm quà cho lễ Giáng sinh.
Xung quanh chúng ta, chí ít là ở những vùng đông dân cư trên thế giới, hầu hết chúng ta sống với tâm tình con trẻ tổ chức vui chơi đón mừng và đầy mong ước cho điều sắp đến được an bình. Họ mơ thấy bầy tuần lộc, đến bánh kẹo, với nền trời đầy những ước mơ kỳ diệu. Còn lòng trí chúng ta ở đâu? Và những giấc mơ của chúng ta sống vào những ngày cuối cùng của Mùa Vọng là gì? Chúng ta có lòng trí của vua Ahaz hay không, hay của thánh Giuse mà chúng ta nghe đọc trong Kinh Thánh hôm nay không?
Tinh thần của vua Ahaz được thể hiện trong bài đọc Mùa Vọng là gì? Ông là một chiến binh, một vị vua của Giuda đã mệt mỏi. Ông ta đã nghĩ đến việc sẽ phải từ bỏ hy vọng chiến thắng dân Assyria của người dân bằng cách liên minh với họ. Thế nên ngôn sứ Isaia đã phản đối ông và mời gọi ông ta hãy cầu xin cùng Thiên Chúa đấng luôn trung tín với dân chúng cho một dấu chỉ. Nhưng ông ta từ chối vì quá mệt mỏi về tinh thần và kiệt sức chiến đấu. Ông ta không thể tin vào một lời hứa mông lung. Nhưng, Thiên Chúa đấng trung tín vẫn cho ông ta một dấu chỉ. Không phải một dấu chỉ mà tới 2 dấu chỉ.
Dấu chỉ thứ nhất là ông ta được một người con trai, bảo đảm cho dòng dỏi của vua David sẽ có người kế tục. Nhưng, dấu chỉ quan trọng hơn là dấu chỉ của tình yêu và sự chăm sóc của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Cho dù chúng ta mệt mỏi và chọn lựa không đúng, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta Đấng Emmanuel, Đấng Thiên Chúa đã hứa.
Suy nghỉ của ông Giuse được ghi trong kinh thánh hôm nay là gì? Ông Giuse đang nặng lòng lo nghỉ về Maria người vợ sắp cưới của ông. Ông Giuse trằn trọc suy nghĩ trong tinh thần đấu tranh hết sức để giải quyết tình trạng một cách êm đẹp trong yêu thương. Nhưng, cũng như ông Ahaz, ông Giuse được thần sứ của Thiên Chúa giúp đở. Và với tâm hồn cởi mở và trái tim sẵn sàng, ông Giuse mạnh dạng tin vào giấc mộng để cùng sống cho tương lai. Ông Giuse đã thành hôn với Maria trong đức tin và kiên nhẫn chờ đợi việc nhập thể của Thiên Chúa dể sống giũa chúng ta là Emmanuel.
Người giảng lễ có thể đặt vài câu hỏi quan trọng cho mọi người trong bài giảng này:
- Khi bạn kết thúc Mùa Vọng này, bạn nghĩ bạn có đồng cảm với ông Ahaz, hay ông Giuse hay Maria?
- Có khi nào bạn đang trong tình trạng lòng trí mệt mỏi, sợ tin vào các dấu chỉ, không hề nghĩ đến một tương lai nào khác không? Hay bạn đến với tâm hồn của một người mơ mộng luôn tin rằng Thiên Chúa sẽ luôn là Đấng Emmanel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài sẽ đến một cách bất ngờ không biết trước được hay không?
Câu mở đầu của bài phúc âm hôm nay nghe có vẽ bình thường. "Sau đây là gốc tích của Đức Giêsu" thay vì viết đây là sự thật, bạn nghĩ sao? Nhưng, đừng để những câu chuyện về thời thơ ấu trong phúc âm của thánh Mátthêu hay thánh Luca làm rối trí chúng ta. Và chúng ta cũng đừng để những câu chuyện đó ru ngủ tình cảm trong khi chúng ta đang suy ngẫm và giảng về những đoạn này. Những lời tường thuật về việc Đức Giêsu giáng sinh bằng những ngôn từ, lời văn và hình ảnh mô tả đức tin của giáo hội tiên khởi cùng sự tuyên xưng đức tin đó cho chúng ta.
Các câu chuyện trong cả 2 kinh thánh Do thái và Kitô giáo có điều giống nhau. Một thần sứ báo tin, đặt tên cho đứa bé sẽ sinh ra và sứ mệnh của đứa bé là gì để phải hoàn tất nhân danh Thiên Chúa. Lời tường thuật trong phúc âm thánh Máthêu nói rõ ràng là chính Thiên Chúa đang hành động trong tất cả mọi sự việc sẽ xãy đến "Người con cúa bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần". Thiên Chúa có chương trình đã định từ trước xa xưa, và đã chọn loài người để thực hiện chương trình đó.
Yếu tố chính được nhấn mạnh trong đoạn văn này không phải là cách nhập thể của Chúa Giêsu. Thật ra, thánh Mátthêu muốn nhấn mạnh tên và sứ vụ của đứa trẻ, bởi thế, đời sống của đứa bé mang một ý nghĩa quan trọng cho chúng ta. Thiên Chúa chọn tên cho đứa trẻ và tên đó biểu tỏ về bản tính và nhiệm vụ của đứa bé. Tên đứa bé là Giêsu, một tên (giống như Joshua) nghĩa là "Yahvê cứu giúp" hay là "Yahvê cứu chuộc". Sứ thần nhấn mạnh là bản tính Chúa Giêsu sễ đi đôi với tên Ngài. "vì đứa bé sẽ cứu dân mình cho khỏi tội lỗi". Bởi thế khi đứa bé lớn lên tất cả những ai gặp Người sẽ cảm nghiệm tình yêu thương hòa hợp của Thiên Chúa. Tất cả những gì Người làm và nói đều là về việc "cứu chuộc" chúng ta.
Người giảng lễ có nhiều chọn lựa. Vì có bao nhiều điều cần phải được cứu độ. Thí dụ như: Chúng ta cần được cứu khỏi chính mình; chúng ta gục đầu xuống và sống tìm tòi những lợi ích riêng tư, ưu tư lo lắng về những giá trị ưu tiên trong đời sống của chính mình; chúng ta cần được cứu thoát khỏi những việc làm và những suy nghĩ ích kỷ, làm chúng ta sống cô độc, xa cách môi trường xung quanh, và những cộng đoàn đang mời gọi chúng ta sống; Đất nước chúng ta cũng cần phải được cứu thoát khỏi quan niệm hẹp hòi trong việc theo đuổi những lợi ích riêng tư trong thế giới. Đời sống chúng ta không chỉ có bản thân chúng ta mà thôi, nhưng chúng ta là một phần trong một cộng đoàn bao gồm tất cả các dân tộc.
Phúc âm thánh Máthêu nhấn mạnh về tính cộng đoàn trong nguồn gôc chính về người Do thái. Người Do thái được cứu độ ra khỏi cảnh lưu đày và hưỡng được sự tự do của một dân tộc. Bởi thế, chúng ta được nhắc nhở là chúng ta không được cứu thoát như một người riêng biệt, nhưng như là một thành viên trong cộng đoàn. Thiên Chúa đã thấy được cách sống ích kỷ của nhân loại trong chúng ta khiến chúng ta trở thành những hòn đảo đơn lẻ. Vì hoạt động theo lợi ích riêng, không quan tâm gì đến những hậu quả tệ hại của hành vi đó gây ra cho môi trường và cho thế giới: nào nạn trầm cảm, nạn kỳ thị, chủ nghĩa duy vật, nạn sống phô trương, nạn khai thác các nguồn ltài nguyên quá đáng, nạn bạo lực, sự mất niềm tin vào tha nhân, nạn bạo lực giữa các chủng tộc v.v... Có rất nhiều điều chúng ta cần được cứu thoát. Qua Chúa Giêsu chúng ta được kéo ra khỏi cảnh cô đơn trong tội lỗi, khiến phải xa lánh các cộng đoàn của tình yêu và của ánh sáng. Tên Giêsu được bảo đảm là Đấng được chọn từ Thiên Chúa; Ngài sẽ thực hiện những điều chùng ta không thể tự chúng ta làm được. Ngài sẽ cứu chúng ta. Ngài sẽ phá tan mọi cô đơn trong tội lỗi của chúng ta bằng cách xây dựng nên một cộng đoàn yêu thương nhau, tha thứ và hòa hợp tất cả, chăm sóc cho những người yêu đuối nhất v.v... Đấy chỉ là một vài dấu chỉ của một cộng đoàn đã được cứu độ, như Chúa Giêsu đã rao giảng "Triều đại thiên đàng đã đến".
Người giảng cũng có thể nói đến những cách thức mà những dấu chỉ về ơn cứu chuộc đã tỏ rõ trong cộng đoàn phụng vụ. Những phương thế sứ mệnh của Chúa Giêsu đã được thực hiện ở giữa chúng ta. Và người giảng lễ cũng có thể nói đến những cách thức mà chúng ta đã làm cùng cộng đoàn nhưng thất bại, Cộng đoàn mà Đấng Mesia tạo dựng. Chúng ta được gọi để để trở nên một cộng đoàn của Đấng Mesia "Yahvê Đấng cứu chuộc" Trong cộng đoàn được cứu chuộc đó không thể có người sống xa cách riêng biệt; không ai có thể xem là thua kém; không ai bị đau yếu mà không đươc chăm sóc; không ai bị đói khát; không ai ở tù mà không được viếng thăm; trần truồng mà không có quần áo mặc. Và cũng không một cộng đoàn phụng vụ nào dưới danh thánh Đấng Mesia bỏ qua những tha nhân ở ngoài cộng đoàn đang ở trong hoàn cảnh của cô lẻ. Chúng ta được mời gọi để trở nên như dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa là Đấng đã đến để thăm viếng nhân loại và đã cứu độ chúng ta nên như một gia đình.
Thánh Mátthêu viết phúc âm cho một cộng đoàn tín hữu gồm nhiều người Do thái trở lại. Bởi thế, những người tín hữu thời đó nhận biết ngay lời sứ thần loan báo "Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai, và sẽ đặt tên là Emmanuel". Danh tính và sứ vụ của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu xác định mạnh mẻ; nên các người mới trở lại không thể quên lời của ngôn sứ Isaia, vì ông ta thêm lời giải thích "Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Ở đây Người giảng có nhiều chỗ để mở rộng và để áp dụng. Có nhiều hoàn cảnh của từng cá nhân, gia đình và dân chúng nghĩ là Thiên Chúa không ở với họ. Những khi đời sống gặp khó khăn, chúng ta có thể nghĩ là chúng ta bị cô đơn và bị Thiên Chúa bỏ quên. Những người có đức tin là Đấng Emmanuel sẽ sinh ra, họ chỉ cần nghĩ đến Đấng Emmanuel là dấu chỉ là Thiên Chúa không quên họ và "Thiên Chúa ở với chúng ta".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
4th SUNDAY OF ADVENT (A)
Isaiah 7: 10-14; Psalm 24; Romans 1: 1-7; Matthew 1: 18-24
There are two shopping days left until Christmas!
All around us, at least in the parts of the world where most of us live, children's spirits are bursting with joyful anticipation, lively hopes and unbounded expectation. They dream visions of reindeer and elves, sugar plums and skies full of wonder. And where are our spirits? And what are our dreams on this last Sunday of Advent? Do we have the spirit of Ahaz, or the spirit of Joseph, about whom we read in today's Scriptures?
What is the spirit of this man Ahaz who appears in our readings every Advent? He is a weary warrior, King of Judah. He has made up his mind to surrender the hopes of his people by aligning himself with the Assyrians. He is confronted by the prophet Isaiah who invites him to ask for a sign from the ever-faithful God of the people. But he resists because, wearied in spirit and fatigued from battle, he can't trust in an invisible promise. But God's faithfulness provides a sign anyway – not one sign but actually two.
First, there was the birth of Ahaz's own son which guaranteed that the line of David would continue. But more important was the ultimate sign of God's love and care for all people, because despite our weariness and poor choices, God gives us Emmanuel, the promised One.
What is the spirit of Joseph as recorded in the Scriptures today? Joseph is a man burdened with heavy concerns about Mary his spouse. With struggle and difficulty, he has made up his mind to resolve this awkward situation as quietly and lovingly as he can. But then, like Ahaz, he is confronted by a messenger of God. And with open mind and willing heart, he risks believing in his dream and then living it into a future. He, with faith and trusting expectation, joins with Mary in bringing to birth God's presence among us – Emmanuel!
The preacher has some important questions to ask in this preaching. They go like this:
- As you come to the end of this Advent season: Do you identify with Ahaz or Joseph and Mary?
- Do you come with a spirit of weariness, afraid to trust in signs, unable to imagine a different future? Or, do you come with the spirit of a dreamer who believes that God continues to be Emmanuel, God-with-us, coming in ways unknown before and in ways unexpected?
The opening lines of today’s Gospel passage sound ordinary enough, "This is how the birth of Jesus came about." – rather matter of fact, don’t you think? But let’s not let any of the infancy stories in either Matthew or Luke fool us. And let’s not be lulled into sentimentality as we reflect and preach on these passages. The narratives of Jesus’ birth are crammed with language and imagery that reflect the early church’s faith and the proclamation of this faith. The stories are proclaiming faith to us.
The birth narratives in both the Jewish and Christian scriptures have common features. An angel bears the news, gives the name the child is to have and what role the person is to fulfill on behalf of God. Matthew’s narrative makes it quite clear that it is God who is at work in all that is about to happen – "It is through the Holy Spirit that this child has been conceived in her." God has a plan formed long ago and has chosen humans to bring this plan to reality.
The primary emphasis in this passage is not the manner of Jesus’ conception. Rather, Matthew is stressing the name and the mission of the child, and thus, the significance of his life and its meaning for us. God chooses the child’s name and it reveals much about the child’s identity and role. His name is to be Jesus, a name (similar to Joshua), which means, "Yahweh helps," or "Yahweh saves." The angel reinforces that Jesus’ identity will be consonant to his name, "...because he will save his people from their sins." Thus, when the child grows into adulthood, all who encounter him will experience God’s reconciling love. All he does and says will be about "saving" us.
The preacher has a lot of choices, for there is much from which we need saving. For example, we need to be saved from ourselves. We put our heads down and plow on with our lives, looking after our own interests, concerned about our own priorities. We need to be saved from thinking and acting in ways that isolate us from our surroundings and the community we are called into. As a nation we need to be saved from the narrow perspective of pursuing our self interests throughout the world. Our lives are not just about ourselves, but we are a part of a community that embraces all peoples.
Matthew’s Gospel with its emphasis on community shows strong Jewish roots. The Jews were saved from slavery and brought to freedom as a people. Thus, we are reminded that we are not saved as individuals, but as a community. God sees our human situation, that we are islands of isolation. We act for our own interests without regard for the horrendous consequences to ourselves, the environment and to our world – depression, segregation, materialism, over consumption of resources, militarism, suspicion of those different from us, ethnic violence, etc. There is much from which we need saving. Through Jesus we are drawn out of our sinful isolation into communities of love and light. His name assures that this chosen one of God will accomplish what we cannot do ourselves; he will save us. He will set out to dissolve our sinful isolation by building a community whose hallmarks include; love for one another, inclusion of all, forgiveness and reconciliation, care for the most vulnerable, etc. These are just some of the signs of a "saved community," signs that, as Jesus preached, "The kingdom of heaven is at hand."
The preacher might address the ways in which these signs of salvation are evident in the worshiping community, ways in which Jesus’ mission is being fulfilled in our midst. But the preacher might also point to ways in which we fail to be the community that the Messiah came create. We are called to be that community, a community that fulfills the name of the Messiah, "Yahweh saves." In our "saved community" there should be no one in isolation; no one considered less; no one sick and un-cared for; no one hungry; or in jail and not visited, naked and not clothed. Nor should a community worshiping under the name of this Messiah, neglect anyone it meets outside the community in similar isolated circumstances. We are called by the one who saves us to be a sign that God has visited humanity and restored us as one family.
Matthew is writing for a community of Christians which mainly consists of Jewish converts. Thus, these converts would immediately recognize the angel’s expanded message. "Behold, the virgin shall conceive and bear a son, and they shall name him Emmanuel." The identity and role of Jesus is reinforced by Matthew, so that his converts wouldn’t miss the Isaiah allusion, for he adds the explanation, "which means ‘God is with us.’" Here the preacher has plenty of room for amplification and application. There are many situations for individuals, families and peoples to feel that God is not with them. When life is tough we can feel alone and forgotten by God. Those with faith in the Emmanuel-to-be-born need only to look to him as a sign that God has not forgotten us, that "God is with us."
Thông điệp yêu thương của Đấng Emmanuen
Lm Đan Vinh
14:11 19/12/2019
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng A
Is 7,10-14 ; Rm 1,1-7 ; Mt 1,18-24
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 1,18-24.
(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay đề cao đức công chính của thánh Giu-se, biểu lộ qua cách ngài xử lý trước việc thụ thai lạ lùng của Đức Ma-ri-a.
3. CHÚ THÍCH:
- C 18-19: + Bà Ma-ri-a Mẹ Người: Ma-ri-a là tên của Đức Ma-ri-a, là Mẹ sinh ra Đức Giê-su. + Đã thành hôn với ông Giu-se: Theo phong tục Do thái, nghi lễ đính hôn cử hành trước lễ rước dâu cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước lễ rước dâu. Nhưng nếu có con trong thời gian này thì vẫn được công nhận là con chính thức. Ở đây cho thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã là vợ chồng hợp pháp nhờ lễ đính hôn. + Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần: Việc thụ thai của Đức Ma-ri-a không phải do thánh Giu-se. Trước mặt người đời, Đức Giê-su được nhìn nhận là con bác thợ mộc Giu-se, dù thực sự Giu-se chỉ là cha nuôi (x Lc 3,23). + Giu-se là người công chính: Công chính là sự tuân giữ Lề Luật Chúa cách trọn hảo, và đối xử công minh ngay chính với tha nhân. Sự công chính của Giu-se ở đây không phải là công chính về Lề Luật, vì khi quyết định bỏ Ma-ri-a, Giu-se không làm theo Luật dạy là làm tờ chứng thư ly dị và trao cho vợ (x. Đnl 24,1-4). Do đó sự công chính của Giu-se hệ tại điểm này: Một là Giu-se đã tôn trọng việc Thiên Chúa thực hiện nơi Ma-ri-a. Hai là Giu-se không dám cưới một người đã được Thiên Chúa chọn dành riêng làm việc của Ngài. Ba là Giu-se không dám nhận làm cha một hài nhi Thần Linh khi chưa được chỉ thị từ nơi Thiên Chúa. + Không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo: Giu-se bị lâm vào một hoàn cảnh nan giải: Một đàng không thể nghi ngờ người bạn mà ông biết là rất trong sạch. Đàng khác vì là người công chính, Giu-se không dám dành cho mình người phụ nữ mà Thiên Chúa đã chọn. Ông phải làm thế nào để vừa bảo toàn được danh dự cho Ma-ri-a, vừa giữ được sự công chính ? Cuối cùng ông quyết định âm thầm bỏ Ma-ri-a để con trẻ sinh ra vẫn có cha, mà ông cũng giữ được sự công minh chính trực trước mặt Thiên Chúa.
- C 20-21: + Ông đang toan tính như vậy: Giu-se chưa kịp thi hành ý định thì Thiên Chúa đã sai thiên thần đến trấn an và trao sứ mệnh cho ông. + Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít: Giu-se được trao sứ mệnh làm cha để con trẻ Giê-su được thuộc về dòng dõi Đa-vít, hầu ứng nghiệm lời sứ thần: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít tổ tiên Người” (x. Lc 1,32), và lời tuyên sấm của các ngôn sứ về dòng dõi Đấng Thiên Sai (x. Is 9,6; 2 Sm 12,16). + Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần: Sứ thần đánh tan sự e ngại của Giu-se bằng cách ra lệnh cho ông mau tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về làm vợ mình vì việc thụ thai là do quyền năng của Thiên Chúa. + Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Đặt tên cho con trẻ là thừa nhận mình là cha của con về pháp luật. Tên Giê-su hay Giô-suê, Giê-su-a có nghĩa là “Gia-vê Đấng cứu độ”. Đây cũng là tên riêng của nhiều người khác trong thời Cựu Ước (x. Xh 24,13; Nkm 7,7). + Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ: Sứ mệnh của Con trẻ là cứu dân khỏi quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và sự chết (x. Tv 130,8), khác với quan niệm cứu thế mang tính trần tục mà dân Do thái đang mong đợi.
- C 22-23: + Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai: Đây là lời tuyên sấm của I-sai-a (x. Is 7,14) nói lên tính siêu phàm của Đấng Thiên Sai. Người do một bà mẹ đồng trinh sinh ra. + Em-ma-nu-en: nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Tên gọi này bao hàm sứ mệnh của Đấng Thiên Sai: Nhờ Đức Giê-su mà Thiên Chúa sẽ hiện diện giữa dân Ngài để cứu độ họ. Tin mừng Mát-thêu cũng kết thúc bằng lời hứa của Đức Giê-su: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
- C 24-25: Sau khi được sứ thần báo mộng, Giu-se không còn ngần ngại. Ông lập tức tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về nhà làm vợ như lệnh sứ thần truyền. + Ông không ăn ở với bà: Sở dĩ ông Giu-se đón Ma-ri-a về nhà làm vợ mà lại không ăn ở với bà như vợ chồng, vì ông tôn trọng lời khấn trọn đời đồng trinh của Ma-ri-a khi “Xin Vâng” để đáp lại lời Chúa mời gọi làm Mẹ của Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,31.38). + Cho đến khi bà sinh một con trai và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Giu-se đã vâng lời sứ thần để đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
4. CÂU HỎI:
Một số người Tin Lành đã dựa vào chữ “cho đến khi” này để khẳng định: Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi sinh Hài Nhi Giê-su như lời ngôn sứ I-sai-a. rồi sau khi sinh, bà lại sống đời làm vợ của ông Giu-se theo đúng nghĩa vợ chồng, nghĩa là có ăn ở với nhau và đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác như Tin Mừng Mát-thêu ghi lại (x. Mt 13,55). Ngoài ra, người Tin Lành còn dựa vào câu trong Tin Mừng Lu-ca: “Ma-ri-a sinh con trai đầu lòng” (x. Lc 2,7).
*GIẢI ĐÁP:
- Chữ “Cho đến khi” trong câu này không có nghĩa là Giu-se đã không ăn ở với Ma-ri-a cho đến khi bà sinh con, rồi sau đó lại ăn ở như vợ chồng sau khi sinh. Thực ra khi viết câu này, tác giả Mát-thêu chỉ muốn nhấn mạnh tới sự kiện Giu-se đã không can thiệp gì vào việc Ma-ri-a sinh con, đúng như lời sấm của I-sai-a về một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai (x. Is 7,14). Mát-thêu không quan tâm việc hai ông bà sau khi Ma-ri-a sinh con có tri giao vợ chồng hay không qua câu: “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (c. 25).
- Về chữ “con trai đầu lòng” (Lc 2,7), Lu-ca chỉ nhắc lại khoản luật trong Xuất hành (x. Xh 13,2.12.15) sắp được áp dụng cho Đức Giê-su (x. Lc 2,23). Con trai đầu lòng ở đây chỉ có nghĩa là “đứa con thứ nhất, đứa con sinh ra đầu tiên” (primo genitus) chứ không ám chỉ là sẽ còn có các người con khác sau này.
- Tin Mừng Mát-thêu cũng trưng dẫn lời của một người nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy” (Mt 12,47). Câu này tượng tự câu nhận định của dân làng Na-da-rét về Đức Giê-su: “Anh em của ông không là các ông Gia-cô-bê, Giô-xép, Si-mon và Giu-đa sao ? Và chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” (Mt 13,55-56; Mc 6,3). Thực ra khi thấy Đức Ma-ri-a đi chung với mấy người khác, người ta nghĩ đó là những người bà con, chứ không khẳng định là anh em ruột thịt của Người. – Ngoài ra sách Công Vụ Tông Đồ cũng viết: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với các anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Anh em đây cũng chỉ là bà con về phía thánh Giu-se.
- Bằng chứng cho thấy Đức Giê-su là con trai duy nhất của Đức Ma-ri-a là trước khi tắt thở trên cây thập tự, Đức Giê-su đã trối Mẹ Người làm mẹ của môn đệ Gio-an và trối Gio-an làm con của Mẹ. Và “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Nếu thực sự còn có anh em khác thì Đức Giê-su đã không trối mẹ cho môn đệ và Gio-an cũng không thể rước bà về nhà mà phụng dưỡng thay Thầy Giê-su được.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Ông Giu-se chồng bà là người công chính (Mt 1,19)... Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy (Mt 1,24).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GƯƠNG KHIÊM TỐN VÀ TRUNG THỰC CỦA TỔNG THỐNG NÍCH-SƠN:
Khi vụ OÁT-TƠ GHẾT (Water Gate) xảy ra, thì Tổng Thống NÍCH-SƠN (Nixon) được dân chúng Hoa Kỳ tín nhiệm và đánh giá cao, lại trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cũng vì muốn thắng cử mà Ních-sơn đã làm ngơ để thuộc cấp nghe lén điện thoại của đảng đối lập. Bây giờ bị họ phát hiện và ghép vào tội nghe lén, một hành động vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày để tìm lối thoát trong danh dự. Thế rồi một ngày nọ, sau khi làm việc ở văn phòng tại Tòa Bạch Ốc về nhà, Ních-sơn ngồi một mình khá lâu trong phòng riêng. Bỗng ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang nằm trên bàn làm việc. Ông liền cầm lấy mở ra và đọc được lời Chúa như sau: “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”. Về sau ông cho biết: Chính lời đó đã nhắc nhở ông phải trung thực trong hành động. Thế là ông đã mau chóng có quyết định dứt khoát. Mấy ngày sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình phát sóng đi toàn nước Mỹ để nhận lỗi và xin tha thứ. Ông cũng chính thức xin từ chức Tổng Thống, một chức vụ đầy quyền lực và vinh quang mà nhiều chính khách luôn mơ ước. Đây là một hành động được đánh giá là can đảm có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can đảm trung thực và khiêm tốn nhận lỗi đó mà dân chúng Hoa Kỳ đã cảm thông với ông và vẫn kính trọng ông như trước.
2) GƯƠNG KHIÊM TỐN CẦN KIỆM CỦA Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ:
Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ là người châu Mỹ La-tinh đầu tiên và cũng là một tu sĩ dòng Tên đầu tiên được bầu vào vị trí lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
Tờ báo New York Times (Mỹ) đã nhận định khi bầu chọn Hồng Y GIOOC-DƠ MA-RI-Ô BEC-GÔ-GLI-Ô, 76 tuối, làm giáo hoàng thứ 266 đã thể hiện quyết tâm mang tính lịch sử của Hội Đồng Hồng Y là: cải tạo Giáo Hội Công Giáo trước nhiều áp lực hiện tại. Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ được kỳ vọng sẽ mang lại sự cởi mở mạnh mẽ hơn cho Giáo Hội Công Giáo.
Ngài được sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Ý tại thủ đô BUENOS AIRES (Argentina), nổi tiếng là một người khiêm nhường, luôn lên tiếng bênh vực người nghèo và có một cuộc sống cần kiệm khiêm tốn.
Vị Tân Giáo hoàng đã bay đến thủ đô RÔ-MA nước Ý để tham dự Mật nghị Hồng Y bằng vé máy bay hạng du lịch rẻ tiền. Sau đó ngài cũng đã kêu gọi người dân ÁC-HEN-TI-NA hãy chia sẻ số tiền vé máy bay cho người nghèo, thay vì phải bay đến Rô-ma để chúc mừng ngài. Tờ New York Times đã dẫn lời linh mục FÊ-ĐÊ-RI-CÔ LOM-BÁC-ĐI, phát ngôn viên của Vatican, cho biết Giáo hoàng PHAN-XI-CÔ đã có một hành động khiêm tốn là đã gọi điện cho vị Giáo hoàng tiền nhiệm BÊ-NÊ-ĐÍCH-TÔ ngay sau khi vừa được Mật Nghị bầu chọn làm Giáo Hoàng.
Một phát ngôn viên khác của Vatican, linh mục THO-MAS RO-SI-CA, cũng thuật lại về cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế giới (World Youth Day) ở CA-NA-DA cách đây 10 năm. Khi đó, Đức Giáo Hoàng đang là Tổng giám mục BU-E-NOS AI-RES cho biết: ngài đã bán ngôi biệt thự dành riêng cho Tổng giám mục để ra sống ở một căn hộ giản dị bên ngoài Tòa Tổng giám mục. Ngài cũng tự nấu ăn và thường đi lại bằng xe buýt, thay vì đi xe hơi công vụ.
Khi Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ mới được bầu chọn, Tổng thống Mỹ BA-RACK O-BA-MA là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đã gửi lời chúc mừng ngài. Từ Nhà Trắng, ông đã phát biểu về vị Tân Giáo Hoàng như sau: “Với tư cách là nhà vô địch của người nghèo và những người yếu đuối, Đức Giáo Hoàng đã truyền bá thông điệp của lòng yêu thương và sự cảm thông cho thế giới hôm nay”.
3) EM-MA-NU-EN, THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA :
Một lần kia, Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA được mời đến thăm nước Ái nhĩ lan. Mẹ đã được mời nói chuyện thân mật với rất đông bạn trẻ tại hội trường thành phố. Trong câu chuyện Mẹ chỉ đơn giản nói về tình yêu của Thiên Chúa nội dung như sau: “Chúa yêu thương các bạn; Ngài luôn đồng hành với các bạn”. Rồi sau đó Mẹ rời thành phố để đi nơi khác.
Rồi vào buổi tối hôm ấy một hồi chuông điện thoại reo vang trong phòng của cha JOHN, vị linh mục chuyên lo cho giới trẻ bị nghiện ngập ma túy. Khi nhấc chiếc điện thoại lên nghe thì đầu giây bên kia là giọng nói quen thuộc của một thanh niên mà trước đây cha đã từng gặp và khuyên anh quay về với Chúa, nhưng anh vẫn cố chấp không nghe. Giờ đây anh nói: “A-lô, con muốn được xưng tội với cha. Con muốn trở về cùng Hội Thánh”. Khi được hỏi lý do anh đã trả lời như sau : “Thưa cha, vì chiều nay con đã được nghe Mẹ Tê-rê-sa khuyên bảo con một lời nói đánh động lòng con rất nhiều. Tuy Mẹ không gặp riêng con, nhưng Mẹ đã nói chung với mọi người trong đó có con, rằng: “Chúa ở với các con”. Nghe thế, vị linh mục càng ngạc nhiên hơn hỏi: “Ủa, đã nhiều lần cha cũng nói với anh như thế, nhưng sao hôm nay anh lại nghe lời Mẹ Tê-rê-sa ?” Anh thanh niên chậm rãi giải thích:
- “Thưa cha, vì Mẹ đã nói câu đó phát xuất từ thẳm sâu trong tâm hồn. Mẹ đã nói với con với tất cả con tim yêu thương của mình”.
4. YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ DẤU CHỈ CỦA ĐẤNG EM-MA-NU-EN:
Có một cuốn phim do một đạo diễn sáng tác mang ý nghĩa rất phù hợp với mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta như sau:
Một Đức Giáo Hoàng kia không thích lễ nghi rườm rà trong Tòa Thánh Vatican nên đã cải trang ra khỏi điện Va-ti-can và đi lạc đến một ngôi làng hẻo lánh nghèo khó cách xa thành phố, đang bị bệnh dịch hoành hành bị cách ly với bên ngoài. Trong làng gần nhà thờ có một cái giếng ngầm cung cấp nước cho dân làng bằng cái cối xay gió. Nhưng bấy giờ cối xay gió đang bị hư và không ai biết sửa đành phải bỏ không. Cuộc sống của dân làng rất khổ cực khiến giáo dân chỉ lo chữa bệnh nên không ai đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật và nhà thờ bị bỏ hoang. Rồi chính Linh mục chính xứ do thất nghiệp nên đã bỏ nhà thờ đi chăn cừu cho một nhà giàu. Trước hoàn cảnh đó, Đức Giáo Hoàng đã dấn thân khôi phục: kêu gọi dân làng làm vệ sinh môi trường cho khu nhà thờ bằng việc hốt rác, tiếp xúc với những trẻ em bụi đời, và động viên nhiều người cùng nhau sửa lại cối xay gió kéo nước ngầm cho dân làng. Sau một thời gian làm việc vất vả với rất nhiều khó khăn, cuối cùng cối xay gió đã được sửa chữa và bơm nước lại. Cho tới lúc đó dân làng mới biết Ngài chính là Giáo hoàng bị mất tích và đã được đón về Tòa Thánh.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Đức Giáo Hoàng chủ tọa một Thánh lễ có rất đông người tham dự, trong đó có dân chúng của cái làng nghèo khổ kia và cả vị Linh mục chính xứ đã quay về nhà thờ để ở với đoàn chiên là giáo dân của mình.
Bài học đạo diễn muốn nói qua cuốn phim là: Nếu Hội thánh chỉ sinh hoạt bằng lễ nghi tại nhà thờ thì sẽ dần xa lìa quần chúng và quần chúng cũng đần lìa bỏ Hội thánh. Nhưng nếu Hội thánh biết dấn thân yêu thương bằng sự phục vụ các nhu cầu thiết thực của họ, thì quần chúng cũng sẽ gắn bó với Hội thánh. Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", thì Hội thánh cũng phải « ở cùng các tín hữu » và mỗi tín hữu chúng ta cũng phải biết quan tâm đến các nhu cầu của tha nhân và khiêm tốn dấn thân phục vụ họ.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật thứ Bốn Mùa Vọng hôm nay trình bày cho chúng ta biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Chúa đến qua tấm gương vâng phục và sống công chính của thánh Giu-se? Mỗi người chúng ta sẽ phải làm gì để sống chan hòa phục vụ tha nhân, nên giống Đấng Em-ma-nu-en, đã đến ở giữa chúng ta để nêu gương yêu thương và phục vụ chúng ta?
1) GIU-SE, ĐẤNG CÔNG CHÍNH CỦA THIÊN CHÚA:
Công chính theo nghĩa Thánh Kinh là luôn tuân giữ Lề Luật của Chúa và cư xử với tha nhân trong tinh thần công bình và ngay chính:
+ Giu-se luôn cư xử công bình: Ông không hề nghi ngờ Ma-ri-a đã phạm tội ngoại tình, vì hoàn toàn tin tưởng vào sự trong sáng của Ma-ri-a, nên đã “không tố cáo bà”.
+ Giu-se cũng là một người ngay chính: Sự ngay chính biểu lộ qua việc ông không làm lễ rước cô dâu Ma-ri-a về nhà, không dám nhận thai nhi trong lòng Ma-ri-a là con đẻ của mình và ông dự định sẽ âm thầm rút lui khi chưa hiểu biết thánh ý của Thiên Chúa.
2) GIU-SE, ĐẦY TỚ TRUNG TÍN LUÔN XIN VÂNG Ý CHÚA:
+ Tin Mừng Mát-thêu đề cập đến việc sứ thần đến truyền tin cho ông Giu-se trong giấc mộng. Sứ thần đã đánh tan sự bối rối của Giu-se khi nói cho ông biết nguồn gốc thần linh của Thai Nhi trong lòng Ma-ri-a.
+ Sứ thần còn lệnh cho Giu-se làm ba việc để cộng tác vào chương trình cứu độ: Một là “đón Ma-ri-a về nhà” làm vợ để Ma-ri-a khỏi bị tiếng oan. Hai là tôn trọng lời khấn dâng hiến toàn thân cho Thiên Chúa bằng việc “không ăn ở với bà”. Ba là “đặt tên con trẻ là Giê-su” để thừa nhận trẻ Giê-su là con của mình, hầu tránh cho Đức Giê-su khỏi bị người đời khinh dể, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se” (Lc 3,23).
+ Ngoài ra, Giu-se cũng nêu gương tuân giữ Luật Chúa: Dâng con đầu lòng vào Đền thờ sau khi trẻ Giê-su sinh ra được bốn mươi ngày, rồi hai ông bà chuộc lại bằng một cặp chim gáy hay bồ câu con. Rồi mỗi năm, Giu-se đều đưa Đức Ma-ri-a và trẻ Giê-su hành hương về Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua như Luật dạy (x. Lc 2,41-52).
Thánh Giu-se chính là mẫu gương đạo đức Mùa Vọng cho các tín hữu chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy học với Thánh Giu-se luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn thi hành ý Chúa. Nếu chúng ta vâng phục và hoàn toàn tin thác trong tay Chúa quan phòng noi gương thánh Giu-se, chúng ta cũng sẽ được nên công chính giống như ngài.
3) MỖI TÍN HỮU PHẢI TRỞ THÀNH « EM-MA-NU-EN » CHO THA NHÂN:
Thiên Chúa vì yêu thương đã tạo dựng nên vũ trụ vạn vật “vì và cho » loài người. Ngài luôn quan phòng để mọi tạo vật được tồn tại và tiến hóa theo thánh ý Ngài. Ngài còn hiện diện ở với loài người qua Thánh Kinh, để dạy dỗ loài người nhận biết tin thờ và vâng theo thánh ý của Ngài. Nhất là Ngài còn sai Con Một nhập thể làm người, trở thành Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, để ban ơn cứu độ cho loài người chúng ta.
Trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta cần nhận ra Đức Giê-su là Đấng “Em-ma-nu-en”, đang ở với chúng ta qua tha nhân, nhất là qua những người nghèo khó, đau khổ, tật bệnh và đang bị bỏ rơi… để mời gọi chúng ta hãy khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa Giê-su. Đây là điều kiện để chúng ta đón nhận được ơn cứu độ do Đấng Thiên Sai mang đến cho chúng ta.
4. THẢO LUẬN:
Trong những ngày Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để trở thành một người công chính noi gương thánh Giu-se ? Bạn sẽ ứng xử thế nào đối với những người nghèo hèn là hiện thân của Đấng EM-MA-NU-EN ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc của Chúa noi gương Thánh Cả Giu-se trong Tin Mừng hôm nay. Xin cho chúng con sẵn sàng làm theo ý Chúa, sống khiêm nhường và luôn tin cậy phó thác vào Chúa Quan Phòng.
Noi gương Mẹ Ma-ri-a khi xưa sau khi thụ thai Hài Nhi Giê-su đã bị người đời nghi kỵ hiểu lầm, nhưng Mẹ vẫn một lòng cậy trông vào Chúa, cho chúng con trong những giờ phút đen tối bị người thân hiểu lầm, bị người chung quanh xa lánh, cũng biết tín thác vào Chúa quan phòng. Chúng con tin chắc rằng Chúa cũng sẽ kíp thời giải oan và sẽ “biến sự dữ ra sự lành” như Mẹ khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Suy niệm về biến cố Truyền Tin
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:10 19/12/2019
Ngày 20/12 Bài 1 –
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Mùa Vọng
Is 7,10-14; Lc 1,26-38
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
1. Từ bóng đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn” lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới. Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (x. St 1,1-2), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (x. St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia… (x. Tl 15,14-19; 1 Sm 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (x. Ed 36,25-27). Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giêsê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Is 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
2. Đến bình minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Maria thắc mắc:
“Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” (Lc 1,34).
Sứ thần đáp:
“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh.
Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu.
Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần. (Cf. O Von Asseldonk, Maria sposa dello Spirito Santo in S. Francesco d’Assisi, in Credo in Spiritum Sanctum, Città del Vaticano 1983, II, 1123-1132.) Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Evà mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (x. Ga 1,33; Lc 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1).
Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
3. Và mùa vọng cuộc đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người Kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta. (Cf. Tôma Aquinô, Summa Theologiae, I-II, q. 106, a. 1c.) Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19).
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Ngày 20/12 : Bài 2 –
Suy niệm về biến cố Truyền Tin
Bài Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin (Lc 1,26-38). Biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một điểm: đó là Chúa thực hiện những điều vĩ đại trong âm thầm và qua những người bé mọn.
Thật vậy, biến cố Truyền Tin chứa đựng một điều rất đặc biệt về thời điểm quyết định cho vận mệnh nhân loại, giây phút Thiên Chúa trở thành người, giây phút quan trọng và linh thiêng, nhưng lại xảy ra trong thinh lặng. Cuộc gặp gỡ giữa thiên sứ và Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm diễn ra mà không một ai chứng kiến, không ai biết, không ai nói về nó.
Nếu biến cố này xảy ra trong thời đại chúng ta, có lẽ nó không xuất hiện trên các trang báo, tạp chí hay mạng internet, bởi lẽ, nó là một mầu nhiệm xảy ra trong âm thầm và thinh lặng. Một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào! Điều này cho thấy rằng những biến cố thực sự vĩ đại thường xảy ra trong sự thinh lặng và không ai nhìn thấy, nhưng thường mang lại những hoa trái lớn lao hơn những hoạt động phô trương, rùm beng bên ngoài. Sự ồn ào náo nhiệt và những bận rộn làm cho chúng ta không còn khả năng dừng lại, sống yên tĩnh, để lắng nghe tiếng nói của Chúa trong thinh lặng, đó là tiếng nói thầm kín của Người.
Trong ngày đó, Đức Maria đã lắng nghe lời loan báo của Thiên Thần, Mẹ là người hoàn toàn tĩnh lặng và luôn sẵn sàng để lắng nghe Chúa. Không hề có một cản trở nào nơi Mẹ; không hề có một bức tường nào ngăn cách Mẹ khỏi Thiên Chúa.
Như thế, khi cử hành biến cố này, trước hết chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không thể lắng nghe tiếng Chúa trong cảnh ồn ào huyên náo; chúng ta cũng không thể đón nhận chương trình của Chúa cho đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn nếu chúng ta chỉ dừng lại ở bề mặt của các sự việc, nhưng chúng ta hạ mình xuống ở mức sâu hơn, nơi mà những sức mạnh luân lý và đạo đức đang hoạt động, chứ không phải là sức mạnh của chính trị và kinh tế. Vì thế, Đức Maria mời gọi chúng ta hạ mình xuống để đặt mình trong sự hòa điệu với hành động của Thiên Chúa. Amen!
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Mùa Vọng
Is 7,10-14; Lc 1,26-38
Trong thời gian qua, chúng ta đã suy niệm về nhiều nhân vật nổi bật của Mùa Vọng, nhưng có một nhân vật mà chúng ta ít để ý tới, đó là Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta dành thời gian để suy niệm về Người như “linh hồn của Mùa Vọng.”
1. Từ bóng đêm Cựu Ước
Quả thế, Chúa Thánh Thần được ví như “nhà đạo diễn” lão luyện, chuyên nghiệp và hiệu quả đằng sau sân khấu màn kịch cứu độ. Nhưng Người hoạt động quá âm thầm và bí nhiệm, nên con người ít để ý tới. Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy ở đâu có Thần Khí, ở đó có sự sống. Từ thuở hồng hoang, lúc tạo dựng, Thần Khí đã hiện diện (x. St 1,1-2), nhờ đó vũ trụ bắt đầu có sự sống. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí vào lỗ mũi, nhờ đó con người có sự sống (x. St 2,7).
Trong lịch sử dân Chúa, Thần Khí cư ngụ và tác động trên ai, người đó có sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa như Samson, Đavít, Giêrêmia, Isaia… (x. Tl 15,14-19; 1 Sm 16,13). Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong, hướng dẫn đời sống của họ (x. Ed 36,25-27). Tiên tri Isaia (sinh 765 TCN) tiên báo từ gốc Giêsê sẽ xuất hiện một Đấng Cứu Thế. Thần Khí Đức Chúa ngự xuống, xức dầu và sai Người đi loan báo Tin Mừng (x. Is 11,1-10). Như thế, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị dân Chúa đón chờ Đấng Cứu Độ giáng trần.
2. Đến bình minh Tân Ước
Đến thời Tân Ước, sự kiện nổi bật mở màn cho thời đại cứu độ là biến cố Truyền Tin. Biến cố này được thực hiện nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa sai thiên thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria rằng bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Maria thắc mắc:
“Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” (Lc 1,34).
Sứ thần đáp:
“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
Quả thế, để Con Chúa giáng trần, Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một cung lòng tinh tuyền, thánh thiện và xứng đáng cho Người ngự. Đó là cung lòng Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Như thế, ở đâu có Thần Khí Thiên Chúa, ở đó có sự thánh thiện và ân sủng dồi dào.
Đặc biệt, biến cố Ngôi Lời nhập thể là kiệt tác của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria; Người nhào nặn cách nhiệm lạ nhân tính kết hợp với Ngôi Lời trong dạ Thánh Nữ Đồng Trinh.
Nếu không có Chúa Thánh Thần, ai có thể can thiệp để Con Thiên Chúa nhập thể cách lạ lùng như thế? Sự đồng trinh và việc không biết đến việc vợ chồng là dấu chứng về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu.
Theo cái nhìn đó, trong lời nguyện của mình, thánh Phanxicô Assisi gọi Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần. (Cf. O Von Asseldonk, Maria sposa dello Spirito Santo in S. Francesco d’Assisi, in Credo in Spiritum Sanctum, Città del Vaticano 1983, II, 1123-1132.) Nơi Đức Maria, Thiên Chúa thực hiện giao ước tình yêu và sự kết hợp hôn phối giữa Thiên Chúa với Dân Người mà Đức Maria là hình ảnh Evà mới, Dân mới là Giáo Hội Người.
Nếu Đức Maria được đầy ơn phúc thì Đức Giêsu cũng luôn đầy Thánh Thần. Từ khi sinh hạ đến lúc về trời, Chúa Giêsu luôn sống trong, theo và nhờ Thánh Thần. Bởi nguyên lý sống của Đức Giêsu không gì khác là Thánh Thần (x. Ga 1,33; Lc 10,21-24; Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1).
Trước khi về trời, Đức Giêsu trao Thánh Thần là quà tặng cánh chung cho Giáo Hội. Từ biến cố Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần trở thành linh hồn và sự sống của Giáo Hội xuyên suốt thời gian.
3. Và mùa vọng cuộc đời
Xét cho cùng, cuộc đời là một Mùa Vọng. Con người tự bản chất khát khao, trông chờ Thiên Chúa như nai rừng mong mỏi nguồn nước trong (x. Tv 42,2). Bởi con người được dựng nên cho Đấng Tuyệt Đối. Hành trình tìm kiếm đó phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng gợi mở tới sự vô biên và điều cao cả. Nếu Thánh Thần là linh hồn và nguyên lý sống của các nhân vật Mùa Vọng, thì Người cũng là linh hồn và nguyên lý của đời sống Kitô hữu.
Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả ý nghĩa đó trong một từ mới: Chúa Thánh Thần là lex nuova – luật mới của người Kitô hữu, luật đó được viết vào lòng chúng ta. (Cf. Tôma Aquinô, Summa Theologiae, I-II, q. 106, a. 1c.) Theo đó, Chúa Thánh Thần như một người thợ kiên nhẫn vô cùng sáng tạo nhào nặn, uốn nắn toàn bộ đời sống con người chúng ta trở nên con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Người làm cho Chúa Giêsu được nhập thể và được sinh ra lần thứ ba trong lòng mỗi người tín hữu, khi Người làm chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người (x. Rm 13,14) và làm cho Chúa Kitô được “nên hình trong cung lòng chúng ta” (Gl 4,19).
Điều kiện để Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn và ngoan ngùy với dự phóng của Người như Đức Maria đã có trong biến cố truyền tin.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và biến đổi lòng trí chúng con trở nên những “môn đệ đích thực của Linh Mục Tối Cao là Chúa Kitô.” Amen!
Ngày 20/12 : Bài 2 –
Suy niệm về biến cố Truyền Tin
Bài Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin (Lc 1,26-38). Biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một điểm: đó là Chúa thực hiện những điều vĩ đại trong âm thầm và qua những người bé mọn.
Thật vậy, biến cố Truyền Tin chứa đựng một điều rất đặc biệt về thời điểm quyết định cho vận mệnh nhân loại, giây phút Thiên Chúa trở thành người, giây phút quan trọng và linh thiêng, nhưng lại xảy ra trong thinh lặng. Cuộc gặp gỡ giữa thiên sứ và Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm diễn ra mà không một ai chứng kiến, không ai biết, không ai nói về nó.
Nếu biến cố này xảy ra trong thời đại chúng ta, có lẽ nó không xuất hiện trên các trang báo, tạp chí hay mạng internet, bởi lẽ, nó là một mầu nhiệm xảy ra trong âm thầm và thinh lặng. Một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào! Điều này cho thấy rằng những biến cố thực sự vĩ đại thường xảy ra trong sự thinh lặng và không ai nhìn thấy, nhưng thường mang lại những hoa trái lớn lao hơn những hoạt động phô trương, rùm beng bên ngoài. Sự ồn ào náo nhiệt và những bận rộn làm cho chúng ta không còn khả năng dừng lại, sống yên tĩnh, để lắng nghe tiếng nói của Chúa trong thinh lặng, đó là tiếng nói thầm kín của Người.
Trong ngày đó, Đức Maria đã lắng nghe lời loan báo của Thiên Thần, Mẹ là người hoàn toàn tĩnh lặng và luôn sẵn sàng để lắng nghe Chúa. Không hề có một cản trở nào nơi Mẹ; không hề có một bức tường nào ngăn cách Mẹ khỏi Thiên Chúa.
Như thế, khi cử hành biến cố này, trước hết chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không thể lắng nghe tiếng Chúa trong cảnh ồn ào huyên náo; chúng ta cũng không thể đón nhận chương trình của Chúa cho đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn nếu chúng ta chỉ dừng lại ở bề mặt của các sự việc, nhưng chúng ta hạ mình xuống ở mức sâu hơn, nơi mà những sức mạnh luân lý và đạo đức đang hoạt động, chứ không phải là sức mạnh của chính trị và kinh tế. Vì thế, Đức Maria mời gọi chúng ta hạ mình xuống để đặt mình trong sự hòa điệu với hành động của Thiên Chúa. Amen!
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 19/12/2019
16. Từ sự chịu đựng sỉ nhục so với tự mình chịu khắc khổ bên ngoài, thì được tất cả những ân sủng lớn lao của Chúa.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 19/12/2019
94. ĐÂY LÀ MẬN, ĐÓ LÀ MẬN
Thời Tấn Võ đế, Hoà Kiều làm trung thư lệnh, nhưng ông ta có tính rất nhỏ nhen.
Trong nhà có một cây mận rất sai trái, nhưng lại không dám để người nhà ăn một quả, cứ mỗi lần có đệ tử đi vào trong vườn để ăn mận, thì tính hột mà trả tiền.
Con rể của Tấn Võ đế là Vương Tế xin ông ta mấy trái để ăn, Hoà Kiều cũng chỉ có cho vài trái.
Về sau, Vương Tế cố ý bắt tội Hoà Kiều, lợi dụng lúc đưa ông ta về triều đình thì dẫn rất nhiều người vào trong vườn ăn một bụng mận thật no, sau đó chặt luôn cây mận, dùng xe kéo đem về cho Hoà Kiều và cố ý nói:
- “Ông nhìn xem, cây mận này một trái cũng không ra, làm sao có thể nói nó với cây mận nhà của ông thì giống nhau chứ ?”
Hoà Kiều không biết, nên nghe xong thì khoan khoái cười to.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 94:
Có những người vì tò mò hiếu kỳ mà ăn mận chứ không phải vì ham thích ăn mận, cho nên, ở đời có khi cũng có những người vì tò mò coi người hàng xóm, bạnn bè, con cái của mình có thơm thảo với mình hay không nên thử xin để thử lòng mà thôi…
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ trên trời dưới đất và ngay cả hoả ngục, luyện ngục hay lâm bô cũng đều là của Ngài, cho nên Thiên Chúa không thiếu gì cả, nhưng cũng có rất nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày Ngài đến xin chúng ta bố thí cho Ngài…
Thiên Chúa đứng bên vệ đường ngửa tay xin chúng ta những đồng tiền lẻ để mua cơm cho gia đình sống qua ngày; Thiên Chúa đang còng lưng đạp chiếc ba xe gác nặng nề để kiếm tiền cho đứa con đang thiếu tiền học phí ở dưới quê; Thiên Chúa đang ẳm đứa con nhỏ ngồi trước cổng bệnh viện để xin bác sĩ khám miễn phí cho con vì nhà không có tiền; Thiên Chúa đang ngồi trước cổng nhà thờ, chợ búa, nhà hàng năm sao, quán cơm bình dân để ăn xin cơm thừa của chúng ta…
Thiên Chúa ở khắp mọi nơi chung quanh chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cứ làm như không thấy Ngài nơi người bất hạnh. Bây giờ chúng ta giúp Thiên Chúa trong người anh em nghèo đói đang ngửa tay xin chúng ta bố thí giúp đỡ, thì ngày sau Thiên Chúa sẽ trả lại gấp vạn lần cho chúng ta phần thưởng trên Nước Trời.
Trái mận thì không có gì là lạ nhưng phò mã xin ăn là vì tò mò coi lòng thơm thảo của Hoà Kiều rộng lớn đến đâu mà thôi. Cũng vậy, những thứ mà chúng ta có như bạc tiền, danh vọng, địa vị đều là của Thiên Chúa ban cho, bây giờ Ngài vì “tò mò” mà xin lại chúng ta để thử đức bác ái của chúng ta to lớn đến mức nào rồi…
Thiên Chúa đang hóa thân nơi người nghèo khổ, bất hạnh đang đợi chúng ta bố thí đấy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời Tấn Võ đế, Hoà Kiều làm trung thư lệnh, nhưng ông ta có tính rất nhỏ nhen.
Trong nhà có một cây mận rất sai trái, nhưng lại không dám để người nhà ăn một quả, cứ mỗi lần có đệ tử đi vào trong vườn để ăn mận, thì tính hột mà trả tiền.
Con rể của Tấn Võ đế là Vương Tế xin ông ta mấy trái để ăn, Hoà Kiều cũng chỉ có cho vài trái.
Về sau, Vương Tế cố ý bắt tội Hoà Kiều, lợi dụng lúc đưa ông ta về triều đình thì dẫn rất nhiều người vào trong vườn ăn một bụng mận thật no, sau đó chặt luôn cây mận, dùng xe kéo đem về cho Hoà Kiều và cố ý nói:
- “Ông nhìn xem, cây mận này một trái cũng không ra, làm sao có thể nói nó với cây mận nhà của ông thì giống nhau chứ ?”
Hoà Kiều không biết, nên nghe xong thì khoan khoái cười to.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 94:
Có những người vì tò mò hiếu kỳ mà ăn mận chứ không phải vì ham thích ăn mận, cho nên, ở đời có khi cũng có những người vì tò mò coi người hàng xóm, bạnn bè, con cái của mình có thơm thảo với mình hay không nên thử xin để thử lòng mà thôi…
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ trên trời dưới đất và ngay cả hoả ngục, luyện ngục hay lâm bô cũng đều là của Ngài, cho nên Thiên Chúa không thiếu gì cả, nhưng cũng có rất nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày Ngài đến xin chúng ta bố thí cho Ngài…
Thiên Chúa đứng bên vệ đường ngửa tay xin chúng ta những đồng tiền lẻ để mua cơm cho gia đình sống qua ngày; Thiên Chúa đang còng lưng đạp chiếc ba xe gác nặng nề để kiếm tiền cho đứa con đang thiếu tiền học phí ở dưới quê; Thiên Chúa đang ẳm đứa con nhỏ ngồi trước cổng bệnh viện để xin bác sĩ khám miễn phí cho con vì nhà không có tiền; Thiên Chúa đang ngồi trước cổng nhà thờ, chợ búa, nhà hàng năm sao, quán cơm bình dân để ăn xin cơm thừa của chúng ta…
Thiên Chúa ở khắp mọi nơi chung quanh chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cứ làm như không thấy Ngài nơi người bất hạnh. Bây giờ chúng ta giúp Thiên Chúa trong người anh em nghèo đói đang ngửa tay xin chúng ta bố thí giúp đỡ, thì ngày sau Thiên Chúa sẽ trả lại gấp vạn lần cho chúng ta phần thưởng trên Nước Trời.
Trái mận thì không có gì là lạ nhưng phò mã xin ăn là vì tò mò coi lòng thơm thảo của Hoà Kiều rộng lớn đến đâu mà thôi. Cũng vậy, những thứ mà chúng ta có như bạc tiền, danh vọng, địa vị đều là của Thiên Chúa ban cho, bây giờ Ngài vì “tò mò” mà xin lại chúng ta để thử đức bác ái của chúng ta to lớn đến mức nào rồi…
Thiên Chúa đang hóa thân nơi người nghèo khổ, bất hạnh đang đợi chúng ta bố thí đấy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giáng Sinh, Mùa Tình yêu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:56 19/12/2019
Ngày 21/12 : Giáng Sinh, Mùa Tình yêu
Dc 2,8-14; Lc 1,39-45
Chúng ta đang rất gần với lễ mừng Con Chúa giáng trần. Có thể gọi Giáng Sinh là lễ tình yêu, lễ Thiên Chúa giao duyên với con người qua Ngôi Lời Nhập Thể. Trong ý nghĩa đó, một cách rất thú vị, Giáo Hội chọn sách Diễm Ca để chúng ta đọc trong ngày phụng vụ ưu tiên này. Vì rất ít cơ hội để suy niệm tác phẩm này, nên chúng ta cần dừng lại để chú giải và tìm hiểu ý nghĩa bài đọc I (Dc 2,8-14).
Tôi còn nhớ, có lần đi dự lễ khấn dòng về, có một thầy nhận xét khi nghe các nữ tu đọc bài đọc từ sách Diễm Ca. Thầy nói: “Lễ khấn lễ khót gì mà cứ đọc chuyện anh anh em em, yêu đương tình tứ trong thánh lễ.” Có lẽ phản ứng đó phản ánh tâm thức của người Việt vốn quen tách biệt và đối lập cái đạo đức với cái phàm tục, coi tình yêu nhục thể là điều cấm kỵ, và bất xứng với những gì là thánh thiêng đạo đức. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại số phận long đong của sách Diễm Ca.
Quả thật, cuốn thiên tình sử này có một số phận và đời sống rất long đong ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, nó là tập thơ được tranh luận sôi nổi nhất, có khi bị liệt vào loại sách ‘index’, sách cấm. Nhưng cuối cùng, giá trị và vẻ đẹp của nó lên ngôi và khẳng định vị trị của mình với thời gian như quả quyết của Rápbi Akiba, một bậc thầy Do Thái: “Cả thế giới này không sao sánh được với cái ngày mà khúc Diễm Ca được ban cho Ítraen.”
Diễm Ca cũng là cuốn sách được nhiều giáo phụ ưa thích, được các nhà tu đức như Gioan Thánh Giá làm sách gối đầu giường, một cuốn sách đã đào tạo nên những vị thánh nổi tiếng và đóng góp lớn cho nền linh đạo Kitô giáo.
Chúng ta đi vào ý nghĩa bản văn. Diễm Ca là một thế giới thơ, đầy biểu tượng, với những lời yêu thương bóng bẩy. Theo Giáo Phụ Origene chú giải dựa trên học thuyết 4 ý nghĩa Kinh Thánh, trích đoạn Diễm Ca mà chúng ta vừa nghe diễn tả những ý nghĩa sau đây:
1) Theo nghĩa văn tự, Diễm Ca diễn tả tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và rất nhân bản của một đôi trai gái. Xét về phương diện tự nhiên, đó là một cuộc tình đẹp, thơ mộng, được Thiên Chúa chúc phúc, không có gì là xấu xa, tội lỗi.
2) Theo nghĩa phúng dụ của Do Thái giáo, chàng là hình ảnh của Giavê Thiên Chúa, hay của Đấng Mêsia. Còn nàng là hình ảnh của dân Ítraen. Tình yêu của chàng và nàng là hình ảnh diễn tả tình yêu của Giavê Thiên Chúa đối với dân Người. Thiên Chúa đã yêu dân riêng như chàng yêu nàng, như chàng đi tìm kiếm nàng và nàng khát khao chờ đợi chàng. Bởi thế, người Do Thái đọc Diễm Ca trong lễ Vượt Qua và tối thứ Sáu hằng tuần trước ngày Sabát.
3) Theo nghĩa tiên trưng, hay nghĩa thiêng liêng Kitô giáo, chàng là hiện thân của Đức Kitô và nàng là đối tượng tình yêu của Người, là Hội Thánh. Đức Kitô là hôn phu và Hội Thánh là hiền thê của Người. Đức Kitô đã yêu thương, thanh tẩy và hiến mình cho Hội Thánh, trở thành kiểu mẫu cho tình yêu vợ chồng như được nói trong Ep 5,24-25. Vì thế, các Giáo Phụ không ngớt lời ca tụng mầu nhiệm Nhập Thể như cuộc hôn lễ của Đức Kitô với Hội Thánh Người.
4) Cuối cùng, theo nghĩa luân lý hay nghĩa ứng dụng liên quan đến tâm hồn chúng ta: Chàng là Đức Kitô luôn yêu quý và thiết tha với mọi tâm hồn tín hữu, đặc biệt các tâm hồn đã tận hiến cho Người. Nàng là tiền ảnh ưu việt của Đức Maria và là lý tưởng tình yêu mà chúng ta được mời gọi dành cho Đức Giêsu.
Khi những tâm hồn tận hiến từ bỏ đời sống gia đình, đôi bạn, để chọn lựa đời sống độc thân dâng hiến, đó là một chọn lựa đi vào giao ước hôn phối thiêng liêng với Đức Giêsu. Họ không dấn thân cho một cái gì, một ý tưởng, hay cho hệ thống luân lý, nhưng cho một Con Người, để suốt đời yêu mến và phụng sự Người trên hết mọi sự. Theo đó, ơn gọi độc thân dâng hiến là cách thế đích thực để diễn tả tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Thánh Têrêxa Hài Đồng đã yêu mến Chúa như nàng yêu chàng và ngài quả quyết: “Ơn gọi của con chính là tình yêu.” Nếu đời tu không đi vào con đường tình yêu này, không sống và diễn tả tình yêu là trung tâm điểm của ơn gọi dâng hiến, thì có nguy cơ chúng ta chỉ là những “công chức tôn giáo” xét về chức năng; còn xét về đời sống, chúng ta dễ trở thành những “trai già, gái già” khô khan và vô cảm trong tương quan liên vị.
Vì thế, trong khi trông chờ Con Chúa giáng sinh, xin Chúa Thánh Thần là tình yêu, đốt lên trong lòng chúng ta ngọn lửa yêu mến Chúa và khát khao tìm kiếm Chúa, như Người đã thực hiện trong lòng Đức Maria hôm nay khiến Mẹ lên đường chia sẻ niềm vui có Chúa với người chị họ mình. Amen!
Ngày 22/12 : Tâm tình của Đức Maria trong Kinh Magnificat
1 Sm 1,24-28; Lc 1,46-56
Hôm nay, chúng ta suy niệm về Đức Maria, nhân vật nổi bật thứ hai của Mùa Vọng, sau Chúa, qua bài ca Magnificat. Trong lời kinh này chúng ta rút ra ba tâm tình chính yếu của Đức Mẹ.
1. Tâm tình ngợi khen
Trước hết, tâm tình ngợi khen: Đức Maria đã ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ và những điều cao trọng mà Người đã làm cho Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, ơn làm Mẹ Thiên Chúa, và sau này ơn vinh hiển cả hồn cả xác. Tất cả là do lòng thương xót của Chúa, do Đấng Cứu Độ ban, nên Mẹ luôn sống trong tâm tình cảm tạ và ngợi khen Chúa. Đó là tâm tình chính yếu mà phụng vụ Kitô giáo dội lại trong mỗi cử hành. Bởi lẽ mọi ân huệ được ban cho chúng ta phát xuất từ Thiên Chúa. Nên phải luôn ca tụng và ngợi khen Chúa như Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.”
2. Tâm tình hoan hỷ
Tâm tình thứ hai là vui mừng hoan hỷ: “Linh hồn tôi hớn hở trong Chúa.” Với biến cố truyền tin, Đức Maria sống mầu nhiệm nhập thể như thể là một biến cố thần hiện ở mức độ cao nhất và nó làm cho Mẹ trở thành kiểu mẫu về một tâm hồn “nhiệt thành nhờ Thánh Thần” (x. Rm 12,11). Đó là lễ Hiện Xuống của Mẹ. Mẹ được đầy Thánh Thần, tràn ngập niềm vui thánh thiện trong lòng. Chúng ta không thể hiểu được những hành vi và lời nói của Đức Maria trong cuộc viếng thăm bà Êlisabét nếu không ở trong ánh sáng của kinh nghiệm thần bí mà không có gì so sánh được. Đức Maria là người đầu tiên có kinh nghiệm về “niềm hoan lạc trong Thánh Thần” và lời kinh Magnificat là chứng tá tuyệt vời nhất về điều này. Từ khi Mẹ cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Mặc dầu có Chúa và tin vào Chúa không có nghĩa là Mẹ được miễn trừ mọi nỗi buồn, đau khổ; trái lại, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình bất trắc và phải chịu thử thách quyết liệt, nhưng Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào Chúa. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu độ của Chúa được thực hiện trong cuộc đời.
3. Tâm tình khiêm tốn
Tâm tình thứ ba là khiêm tốn: Sự khiêm hạ của Đức Maria sau nhập thể xuất hiện như một trong những phép lạ vĩ đại nhất của ân sủng. Làm sao Đức Maria có thể kham nổi sức nặng của tư tưởng này: “Bà là Mẹ Thiên Chúa! Bà là Đấng Cao Cả nhất trong mọi loài thụ tạo!”
Lucifer không thể giữ được sự căng thẳng này một cách đúng đắn và tính kiêu ngạo đã làm nó chao đảo, nên nó đã gục ngã. Còn Đức Maria không như thế. Mẹ luôn giữ mình khiêm nhường, khiêm hạ, như không có gì xảy ra trong cuộc sống mình. Mẹ luôn xác tín rằng mình chỉ là “phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới.” Nếu có là gì đều do ân sủng, do lòng thương xót của Chúa, do “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.”
Thánh Bênarđô chào Mẹ: “Lạy Mẹ Đồng Trinh, nữ tử của Con Mẹ. Mẹ càng khiêm nhường càng được tán dương hơn bất cứ thụ tạo nào khác.”
Như thế, tâm tình ngợi khen, hoan hỷ và khiêm tốn là ba tâm tình chính của Mẹ trong lời kinh Magnificat và đó cũng là ba tâm tình Mùa Vọng mà chúng ta cần có để mừng Con Chúa giáng sinh. Ba tâm tình đó như là máng cỏ để cho Con Thiên Chúa được sinh ra một lần nữa trong lòng chúng ta. Vì như các bậc thầy tu đức nhắc nhở rằng:
“Nếu Chúa Giêsu có sinh ra bởi Đức Maria ngàn lần tại Bêlem sẽ không mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta nếu Người không một lần được sinh ra nhờ đức tin trong lòng chúng ta.”
Xin Mẹ dạy chúng ta có những tâm tình xứng hợp này để đón mừng Con Chúa giáng sinh và để Chúa cũng được giáng sinh trong lòng chúng ta một lần nữa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin vui giữ kín đến giờ chót: Giám Mục Anh Giáo, tuyên úy của Nữ Hoàng, theo đạo Công Giáo vào Chúa Nhật tới
Đặng Tự Do
15:35 19/12/2019
Đức Cha Mark Davies loan báo sẽ tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Nhà thờ Shrewsbury nguyên Giám mục Anh Giáo, cựu tuyên úy của Nữ hoàng Anh vào Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng năm nay.
Giám mục Gavin Ashenden đã từ chức tuyên úy của Nữ hoàng Anh vào năm 2017 sau khi chỉ trích một buổi lễ tại Nhà thờ Anh Giáo Đức Maria, ở Glasgow, trong đó có một bài đọc từ kinh Koran phủ nhận thiên tính của Chúa Kitô. Ông cũng rời khỏi Giáo hội Anh cùng năm đó để trở thành giám mục trong Giáo hội Kitô Anh Giáo, là một nhóm ly khai thuộc Anh giáo truyền thống.
Nói chuyện với Catholic Herald, cựu Giám mục Ashenden nói rằng Giáo hội Anh đã nhượng bộ các yêu cầu ngày càng khốc liệt và không thể thương lượng của một nền văn hóa thế tục.
“Tôi đã nhìn thấy Anh giáo sụp đổ vì sự toàn vẹn bên trong khi nó bị nuốt chửng bởi xã hội thế tục tạp nhạp trong một nền văn hóa hậu Kitô giáo,” ông nói.
Vị cựu giáo sĩ cho biết ông quyết định cải đạo sau khi có thói quen lần chuỗi Mân côi và suy tư về các phép lạ Thánh Thể. “Thực tế là các phép lạ này không hề được những người Anh Giáo tôn thờ Thánh Thể biết đến, và điều này gây ra các hệ quả hiển nhiên.”
Sau khi thất bại trong việc tìm cách hợp nhất Anh giáo chính thống thành một nhóm duy nhất, Ashenden bắt đầu đánh giá cao Huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo: “Tôi đã nhận ra (rất lâu sau khi cả Newman và Chesterton đã giải thích tại sao) rằng chỉ có Giáo Hội Công Giáo, với thế giá của Huấn quyền, mới có sự toàn vẹn về mặt giáo hội, sự trưởng thành về thần học và tiềm năng tinh thần để bảo vệ Đức tin, đổi mới xã hội và cứu rỗi các linh hồn trong đức tin trọn vẹn.”
Cựu Giám mục Ashenden sẽ được Đức cha Mark Davies tiếp nhận vào Giáo Hội tại Nhà thờ Shrewsbury. Đức Giám Mục Davies nói rằng ngài “vui mừng khi có thể đón nhận được một giám mục của truyền thống Anh giáo vào tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo ngay trong năm Chân Phước John Henry Newman được phong thánh”.
“Đây thực là một niềm vui đặc biệt khi được đồng hành cùng với Gavin Ashenden trong những bước cuối cùng của một hành trình dài để được về nhà trong Giáo Hội Công Giáo,” Đức Cha Davies nói thêm.
“Tôi nhận thức được chứng tá mà Ashenden đã đưa ra trong bầu khí công cộng về đức tin và giá trị lịch sử mà xã hội chúng ta đã được xây dựng. Tôi cầu nguyện rằng chứng tá này sẽ tiếp tục là một khích lệ đối với nhiều người.”
Giáo phận Shrewsbury nói rằng các phẩm trật Anh giáo của Ashenden sẽ trở nên vô hiệu khi ông được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo và ông sẽ trở thành một nhà thần học giáo dân Công Giáo.
Source:Catholic Herald
Nghiên cứu Pews: Trong các hệ phái Kitô, bài giảng của các linh mục Công Giáo là siêu ngắn
Đặng Tự Do
15:52 19/12/2019
Một phân tích mới từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy nhiều linh mục Công Giáo đang tuân thủ lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô khi giảng trong các thánh lễ. Các bài giảng trong các nhà thờ Công Giáo được ghi nhận là rất ngắn, đặc biệt là so với các giáo phái Tin lành.
Một phân tích của gần 50,000 bài giảng, từ nhiều hệ phái Kitô giáo khác nhau trong tháng 4 và tháng 5 năm nay, cho thấy thời lượng trung bình của một bài giảng là 37 phút, nhưng đối với các linh mục Công Giáo, thời lượng trung bình chỉ có 14 phút.
Pew nhận thấy rằng các bài giảng của các nhà thờ Tin lành theo truyền thống dành cho người da đen có thời lượng trung bình dài nhất là 54 phút, trong khi các bài giảng Tin lành của dòng chính mạch dài trung bình là 25 phút, tính chung tất cả các nhà thờ Tin lành thì thời lượng trung bình là khoảng 39 phút mỗi bài giảng.
Phân tích trên được công bố vào ngày 16 tháng 12 và có tựa đề là “The Digital Pulpit: A Nationwide Analysis of Online Sermons”, nghĩa là “Bục giảng kỹ thuật số: Phân tích toàn quốc về các bài giảng trực tuyến.”
Các thuật ngữ “homily” và “sermon” thường được sử dụng một cách lẫn lộn để chỉ những bài thuyết giảng trong các thánh đường. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này thực sự khác nhau về bản chất. Homily được dùng để chỉ một lời giải thích hoặc bình luận thêm về Kinh thánh trong một Thánh lễ. Sermon thường được định nghĩa là một bài nói chuyện về một chủ đề tôn giáo hoặc luân lý, đặc biệt là một bài được đưa ra bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo trong một buổi cử hành phụng vụ.
Các bài giảng được Trung tâm Pew sử dụng trong nghiên cứu này là các sermons.
Pew lấy dữ liệu từ 6,431 trang web của các giáo hội Kitô khác nhau để phân tích. Ngày nay, các giáo hội Kitô đều đăng tất cả hoặc một phần các cử hành của mình lên mạng. Đối với nghiên cứu này, các “bài giảng trực tuyến” được định nghĩa là một phần của cử hành tôn giáo được đăng lên trang web của các nhà thờ, chủ yếu là trong phần thuyết giảng, nhưng đôi khi cũng có thể bao gồm các phần khác trong buổi cử hành.
Phân tích cho thấy rằng, về mặt văn bản mà nói, các bài giảng trong các nhà thờ Tin lành dành cho người da đen và các bài giảng trong các nhà thờ Tin lành dành cho người da trắng thường chứa số lượng từ tương đương như nhau, nhưng thời lượng dành cho các bài giảng tại các nhà thờ Tin lành dành cho người da đen luôn dài hơn. Các tác giả của nghiên cứu này cho rằng có sự khác biệt như thế là do sự bao gồm các đoạn nhạc giữa bài giảng, đôi khi vị giảng thuyết ngưng lại một lúc, hoặc đưa ra các câu trả lời cho các thắc mắc của cộng đoàn.
Khi phân tích nội dung của các bài giảng, Pew nhận thấy 98% các bài giảng của Công Giáo bao gồm các thuật ngữ như Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Từ duy nhất có mặt trong 100% bài giảng Công Giáo là từ “say” – nghĩa là “nói” [hay “phán” nếu chủ từ là Chúa Giêsu].
Mỗi hệ phái Kitô đều có những từ chuyên biệt của mình. Trong các bài giảng Công Giáo, các thuật ngữ như “Homily”, “diocese”, “Eucharist”, “paschal”, và “parishioner” xuất hiện thường xuyên hơn bất kỳ mọi hệ phái Kitô khác.
Những từ hoặc cụm từ nổi bật của anh chị em Tin Lành là “United Methodist” và “Gospel lesson”. Một số thuật ngữ thường dùng khác là “eternal hell” và “absent body”.
Tần số của từ “Hallelujah” và “Come”, trong lời mời gọi Thánh Thần xin ngự đến, được nghe thấy 8 lần nhiều hơn trong các nhà thờ Tin lành dành cho người da đen so với các nhà thờ Tin Lành khác.
Ngoại trừ trong Mùa Chay, từ “Alleluia” luôn được hát trong mỗi Thánh lễ Công Giáo trước khi công bố Tin Mừng, nhưng đây không được coi là một phần của bài giảng.
Các bài giảng tương đối ngắn của các linh mục Công Giáo phù hợp với các khuyến nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào tháng 2 năm 2018, ngài đã nói chuyện với các linh mục và những người Công Giáo khác và thảo luận về tầm quan trọng của việc có những bài giảng ngắn, nhưng lôi cuốn.
Hôm 7 tháng Hai, 2018, Đức Thánh Cha nói:
“Bất cứ ai thuyết giảng xin ý thức rằng họ không phải đang làm một chuyện riêng của mình, họ đang thuyết giảng, đang lên tiếng cho Chúa Giêsu, đang rao giảng về Thế giới của Chúa Giêsu. Bài giảng, do đó, cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và ngắn gọn!”
Để làm rõ ý kiến này, Đức Phanxicô kể một câu chuyện mà một linh mục đã từng nói với ngài. Khi vị linh mục ấy đến thăm một thị trấn khác, nơi cha mẹ ngài đang sống, người cha đã nói ngài rằng ông ấy rất vui, vì ông và bạn bè của ông đã tìm thấy một nhà thờ nơi thánh lễ được cử hành không có bài giảng.
“Đã bao nhiêu lần chúng ta thấy những người ngủ giữa một bài giảng, hoặc trò chuyện với nhau, hoặc ra bên ngoài hút một điếu thuốc?” Khi mọi người phá lên cười, Đức Phanxicô đã trả lời, “đó là sự thật, tất cả các bạn đều biết nó đúng là như thế!”
Ngài nói thêm: “Xin vui lòng, làm ơn nói ngắn gọn, không quá 10 phút!”
Source:Catholic News AgencyCatholic homilies shortest of all denominations, study finds
Một phân tích của gần 50,000 bài giảng, từ nhiều hệ phái Kitô giáo khác nhau trong tháng 4 và tháng 5 năm nay, cho thấy thời lượng trung bình của một bài giảng là 37 phút, nhưng đối với các linh mục Công Giáo, thời lượng trung bình chỉ có 14 phút.
Pew nhận thấy rằng các bài giảng của các nhà thờ Tin lành theo truyền thống dành cho người da đen có thời lượng trung bình dài nhất là 54 phút, trong khi các bài giảng Tin lành của dòng chính mạch dài trung bình là 25 phút, tính chung tất cả các nhà thờ Tin lành thì thời lượng trung bình là khoảng 39 phút mỗi bài giảng.
Phân tích trên được công bố vào ngày 16 tháng 12 và có tựa đề là “The Digital Pulpit: A Nationwide Analysis of Online Sermons”, nghĩa là “Bục giảng kỹ thuật số: Phân tích toàn quốc về các bài giảng trực tuyến.”
Các thuật ngữ “homily” và “sermon” thường được sử dụng một cách lẫn lộn để chỉ những bài thuyết giảng trong các thánh đường. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này thực sự khác nhau về bản chất. Homily được dùng để chỉ một lời giải thích hoặc bình luận thêm về Kinh thánh trong một Thánh lễ. Sermon thường được định nghĩa là một bài nói chuyện về một chủ đề tôn giáo hoặc luân lý, đặc biệt là một bài được đưa ra bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo trong một buổi cử hành phụng vụ.
Các bài giảng được Trung tâm Pew sử dụng trong nghiên cứu này là các sermons.
Pew lấy dữ liệu từ 6,431 trang web của các giáo hội Kitô khác nhau để phân tích. Ngày nay, các giáo hội Kitô đều đăng tất cả hoặc một phần các cử hành của mình lên mạng. Đối với nghiên cứu này, các “bài giảng trực tuyến” được định nghĩa là một phần của cử hành tôn giáo được đăng lên trang web của các nhà thờ, chủ yếu là trong phần thuyết giảng, nhưng đôi khi cũng có thể bao gồm các phần khác trong buổi cử hành.
Phân tích cho thấy rằng, về mặt văn bản mà nói, các bài giảng trong các nhà thờ Tin lành dành cho người da đen và các bài giảng trong các nhà thờ Tin lành dành cho người da trắng thường chứa số lượng từ tương đương như nhau, nhưng thời lượng dành cho các bài giảng tại các nhà thờ Tin lành dành cho người da đen luôn dài hơn. Các tác giả của nghiên cứu này cho rằng có sự khác biệt như thế là do sự bao gồm các đoạn nhạc giữa bài giảng, đôi khi vị giảng thuyết ngưng lại một lúc, hoặc đưa ra các câu trả lời cho các thắc mắc của cộng đoàn.
Khi phân tích nội dung của các bài giảng, Pew nhận thấy 98% các bài giảng của Công Giáo bao gồm các thuật ngữ như Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Từ duy nhất có mặt trong 100% bài giảng Công Giáo là từ “say” – nghĩa là “nói” [hay “phán” nếu chủ từ là Chúa Giêsu].
Mỗi hệ phái Kitô đều có những từ chuyên biệt của mình. Trong các bài giảng Công Giáo, các thuật ngữ như “Homily”, “diocese”, “Eucharist”, “paschal”, và “parishioner” xuất hiện thường xuyên hơn bất kỳ mọi hệ phái Kitô khác.
Những từ hoặc cụm từ nổi bật của anh chị em Tin Lành là “United Methodist” và “Gospel lesson”. Một số thuật ngữ thường dùng khác là “eternal hell” và “absent body”.
Tần số của từ “Hallelujah” và “Come”, trong lời mời gọi Thánh Thần xin ngự đến, được nghe thấy 8 lần nhiều hơn trong các nhà thờ Tin lành dành cho người da đen so với các nhà thờ Tin Lành khác.
Ngoại trừ trong Mùa Chay, từ “Alleluia” luôn được hát trong mỗi Thánh lễ Công Giáo trước khi công bố Tin Mừng, nhưng đây không được coi là một phần của bài giảng.
Các bài giảng tương đối ngắn của các linh mục Công Giáo phù hợp với các khuyến nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào tháng 2 năm 2018, ngài đã nói chuyện với các linh mục và những người Công Giáo khác và thảo luận về tầm quan trọng của việc có những bài giảng ngắn, nhưng lôi cuốn.
Hôm 7 tháng Hai, 2018, Đức Thánh Cha nói:
“Bất cứ ai thuyết giảng xin ý thức rằng họ không phải đang làm một chuyện riêng của mình, họ đang thuyết giảng, đang lên tiếng cho Chúa Giêsu, đang rao giảng về Thế giới của Chúa Giêsu. Bài giảng, do đó, cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và ngắn gọn!”
Để làm rõ ý kiến này, Đức Phanxicô kể một câu chuyện mà một linh mục đã từng nói với ngài. Khi vị linh mục ấy đến thăm một thị trấn khác, nơi cha mẹ ngài đang sống, người cha đã nói ngài rằng ông ấy rất vui, vì ông và bạn bè của ông đã tìm thấy một nhà thờ nơi thánh lễ được cử hành không có bài giảng.
“Đã bao nhiêu lần chúng ta thấy những người ngủ giữa một bài giảng, hoặc trò chuyện với nhau, hoặc ra bên ngoài hút một điếu thuốc?” Khi mọi người phá lên cười, Đức Phanxicô đã trả lời, “đó là sự thật, tất cả các bạn đều biết nó đúng là như thế!”
Ngài nói thêm: “Xin vui lòng, làm ơn nói ngắn gọn, không quá 10 phút!”
Source:Catholic News Agency
Chính sự bất công khiến người di cư chết trên biển
Thanh Quảng sdb
17:34 19/12/2019
Chính sự bất công khiến người di cư chết trên biển
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp và làm phép một cây thánh giá ở sân Bel Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn đã phải đối diện với những mạo hiểm đầy gian chuân nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
(Lydia O'Kane – Tin Vatican)
Hai chiếc áo phao nói lên những câu chuyện của người vượt biển: Chiếc áo đầu tiên được trao tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô mấy năm trước đây do một nhóm cứu hộ; bộ vest của một cô gái bị chết đuối ở Địa Trung Hải. Chiếc thứ hai, được chuyển đến cho Đức Thánh Cha Phanxicô do một nhóm nhân viên cứu hộ khác một vài ngày trước đây của một người di cư bị mất tích trên biển vào tháng 7 năm ngoái. Không ai biết người đó là ai hoặc đến từ đâu.
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (26/12) vừa qua nói với 33 người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp qua sự giúp đỡ của một tổ chức nhân đạo rằng ngài đã được tặng chiếc áo phao đầu tiên do hai tổ chức giúp người di cư và tị nạn tại Dic Abbey để cổ súy cho sự phát triển con người toàn diện, vì "Đây là nhiệm vụ của mọi người".
Đức Thánh Cha cam kết Giáo hội luôn nâng đỡ những người di cư, chào đón, bảo vệ và giúp họ hòa nhập vào cuộc sống mới.
Sự bất công buộc người di cư phải rời bỏ quê cha đất tổ
Phát biểu trước những người tập trung tại sân Belvedere trong Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chính sự bất công đã buộc nhiều người di cư rời khỏi quê cha đất tổ của họ, phải hứng chịu nhiều sự đau khổ chật vật trong các trại tỵ nạn. Thật là bất công khi bị từ chối khiến họ phải chết trên biển.
Thập giá là biểu tượng của đau khổ và cứu rỗi
Theo truyền thống Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng thập giá là biểu tượng của đau khổ và hy sinh, nhưng cũng là sự cứu chuộc và cứu rỗi. ĐTC vén mở cái phao nhựa được đóng trên một cây thánh giá để gợi nhớ chúng ta phải mở to mắt mình ra, mở tim chúng ta ra... và nhắc nhở mọi người trước những cam kết cứu nguy những người tỵ nạn, đây là một nghĩa vụ đạo đức của những người tin cũng như không tin.
Sự thiếu hiểu biết là một tội
Làm thế nào chúng ta có thể làm ngơ trước tiếng kêu thống thiết tuyệt vọng của nhiều anh chị em đang đối diện với bão táp ngoài biển khơi hay đang chết dần chết mòn trong các trại giam ở Libya, bị tra tấn và bắt làm nô lệ! Làm thế nào chúng ta có thể thờ ơ trước những lạm dụng và bạo lực trên những người tỵ nạn vô tội? Hoặc trước nạn buôn bán người vô nhân đạo? Làm thế nào chúng ta có thể hiện được những hành vị nhân ái vượt lên trên lề luật của các thầy Tư tế hay Biêt phái Pharisêu trong ngụ ngôn Người Samaria nhân hậu, khiến chúng ta chia sẻ trách nhiệm trước những cái chết của họ. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta là một tội!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp không phải bằng cách ngăn chặn các tàu cứu hộ mà giải quyết được vấn đề mà là những nỗ lực giải quyết người tỵ nạn trong các trại ở Libya, đề ra các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn nạn đói nghèo! Chúng ta phải tố giác những kẻ buôn bán người và lạm dụng người di cư. Lợi ích kinh tế phải được đặt sang một bên mà tập trung vào con người, vào cuộc sống vì phẩm giá của họ thì rất cao trọng đối với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận chúng ta phải giúp đỡ và cứu chữa mọi người. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tha nhân, những người hàng xóm láng riềng của chúng ta vì Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày cánh chung...
Theo bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô thì thập giá được hai người tị nạn mang tới sẽ được làm phép và treo trên một bức tường ở sân Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn đã phải đối diện với những mạo hiểm đầy gian chuân nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp và làm phép một cây thánh giá ở sân Bel Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn đã phải đối diện với những mạo hiểm đầy gian chuân nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
(Lydia O'Kane – Tin Vatican)
Hai chiếc áo phao nói lên những câu chuyện của người vượt biển: Chiếc áo đầu tiên được trao tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô mấy năm trước đây do một nhóm cứu hộ; bộ vest của một cô gái bị chết đuối ở Địa Trung Hải. Chiếc thứ hai, được chuyển đến cho Đức Thánh Cha Phanxicô do một nhóm nhân viên cứu hộ khác một vài ngày trước đây của một người di cư bị mất tích trên biển vào tháng 7 năm ngoái. Không ai biết người đó là ai hoặc đến từ đâu.
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (26/12) vừa qua nói với 33 người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp qua sự giúp đỡ của một tổ chức nhân đạo rằng ngài đã được tặng chiếc áo phao đầu tiên do hai tổ chức giúp người di cư và tị nạn tại Dic Abbey để cổ súy cho sự phát triển con người toàn diện, vì "Đây là nhiệm vụ của mọi người".
Đức Thánh Cha cam kết Giáo hội luôn nâng đỡ những người di cư, chào đón, bảo vệ và giúp họ hòa nhập vào cuộc sống mới.
Sự bất công buộc người di cư phải rời bỏ quê cha đất tổ
Phát biểu trước những người tập trung tại sân Belvedere trong Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chính sự bất công đã buộc nhiều người di cư rời khỏi quê cha đất tổ của họ, phải hứng chịu nhiều sự đau khổ chật vật trong các trại tỵ nạn. Thật là bất công khi bị từ chối khiến họ phải chết trên biển.
Thập giá là biểu tượng của đau khổ và cứu rỗi
Theo truyền thống Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng thập giá là biểu tượng của đau khổ và hy sinh, nhưng cũng là sự cứu chuộc và cứu rỗi. ĐTC vén mở cái phao nhựa được đóng trên một cây thánh giá để gợi nhớ chúng ta phải mở to mắt mình ra, mở tim chúng ta ra... và nhắc nhở mọi người trước những cam kết cứu nguy những người tỵ nạn, đây là một nghĩa vụ đạo đức của những người tin cũng như không tin.
Sự thiếu hiểu biết là một tội
Làm thế nào chúng ta có thể làm ngơ trước tiếng kêu thống thiết tuyệt vọng của nhiều anh chị em đang đối diện với bão táp ngoài biển khơi hay đang chết dần chết mòn trong các trại giam ở Libya, bị tra tấn và bắt làm nô lệ! Làm thế nào chúng ta có thể thờ ơ trước những lạm dụng và bạo lực trên những người tỵ nạn vô tội? Hoặc trước nạn buôn bán người vô nhân đạo? Làm thế nào chúng ta có thể hiện được những hành vị nhân ái vượt lên trên lề luật của các thầy Tư tế hay Biêt phái Pharisêu trong ngụ ngôn Người Samaria nhân hậu, khiến chúng ta chia sẻ trách nhiệm trước những cái chết của họ. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta là một tội!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp không phải bằng cách ngăn chặn các tàu cứu hộ mà giải quyết được vấn đề mà là những nỗ lực giải quyết người tỵ nạn trong các trại ở Libya, đề ra các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn nạn đói nghèo! Chúng ta phải tố giác những kẻ buôn bán người và lạm dụng người di cư. Lợi ích kinh tế phải được đặt sang một bên mà tập trung vào con người, vào cuộc sống vì phẩm giá của họ thì rất cao trọng đối với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận chúng ta phải giúp đỡ và cứu chữa mọi người. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tha nhân, những người hàng xóm láng riềng của chúng ta vì Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày cánh chung...
Theo bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô thì thập giá được hai người tị nạn mang tới sẽ được làm phép và treo trên một bức tường ở sân Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn đã phải đối diện với những mạo hiểm đầy gian chuân nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Bộ phim The Two Popes diễn tả Giáo Hoàng Phanxicô và Benedict có trung thực không? Nhiều nhà phê bình cho rằng không
Trần Mạnh Trác
21:37 19/12/2019
Phỏng dịch từ Hannah Brockhaus (CNA)
Vatican, ngày 18 Tháng 12 năm 2019:- Một bộ phim mới cuả Netflix, “The Two Popes” (Hai Giáo Hoàng) đã tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Hồng Y Jorge Bergoglio trong giai đoạn 8 năm, nằm giữa hai cuộc mật nghị, năm 2005 bầu ĐGH Benedict và năm 2013 bầu ĐGH Phanxicô.
Nhân vật GH Benedict XVI do Anthony Hopkins thủ vai, và nhân vật Hồng Y Bergoglio, vị Giáo hoàng tương lai, được Jonathan Pryce đóng.
Mặc dù hãng phim nói rằng bộ phim là một tác phẩm hư cấu (không có thực), nhưng vị đạo diễn lại cho rằng ít ra nó thể hiện nhiều giá trị của ĐGH Phanxicô, theo như sự hiểu biết của ông. Tuy nhiên nhiều nhà phê bình đã nhấn mạnh rằng bộ phim không mô tả chính xác hai vị Giáo hoàng và thêm vào đó lại phản ánh một cách thiển cận ý thức hệ cuả cả hai vị.
“Những nét hời hợt mô tả ĐGH Benedict XVI như là một người chỉ biết phản ứng cứng nhắc và về ĐGH Phanxicô là một nhà cách mạng cải cách, thì ít liên quan đến thực tế của hai vị đó. Đó chỉ là do nhu cầu của nhà soạn kịch muốn có những pha xung đột và những câu chuyện đặt ưu tiên lên ý thức hệ giải phóng tiến bộ.” Theo lời Phó Tế Steven Greydanus, một nhà phê bình phim ảnh và là người sáng lập ra trang webfilms.com.
Bộ phim “The Two Popes” đề nghị một giả thuyết như sau, theo thày Greydanus, “ĐGH Benedict là đại diện cho tất cả những gì sai trái cuả Giáo hội trong quá khứ, còn Đức Phanxicô là tất cả những gì chúng ta cần cho một Giáo hội tương lai. Đức Benedict là vị giáo hoàng vô vọng, đầy tham vọng bị Thiên Chúa bỏ rơi, trong khi Đức Phanxicô là một mục tử có căn cơ, trổi vượt, đã được Chúa chọn để dẫn dắt chúng ta đến tương lai.”
“Đặt hai vị GH Benedict và Phanxicô như là biểu tượng của hai phe đối lập, mỗi phe chống lại mọi thứ cuả phe khác, thì không chỉ là bất công cho cả hai vị giáo hoàng, mà còn duy trì một mô hình phân cực, giáng cấp các hoạt động cuả Giáo hội vào những cuộc xung đột, và cuối cùng giảm giá trị cuả chính Giáo hội,” thày Greydanus lưu ý.
“Chúng ta nên nói về tham nhũng nhưng cũng nên so sánh với những cải cách thực sự, nói về bí mật mà so với truyền thông cởi mở, đặc quyền so với trách nhiệm, tinh thần bộ lạc so với tinh thần đoàn kết,” Thày nói tiếp.
“Còn so sánh hai chủ nghĩa bảo thủ và tự do là sử dụng một cái khuôn thước đã lỗi thời và mù quáng, không thể giải thích được những thách thức rất nghiêm trọng mà Giáo hội phải đối mặt ngày nay,” thày Greydanus nói.
Chính vị đạo diễn của bộ phim, ông Fernando Meirelles cũng nói rằng ông cố ý tạo ra một sự phân cực giữa ĐGH Benedict và ĐGH Phanxicô.
“Ngay từ lần đầu tôi đọc kịch bản, thì đối với tôi, điều đó là rất rõ ràng: tôi có một vị giáo hoàng tốt và một vị giáo hoàng tồi tệ,” ông đạo diễn nói.
“Tôi rất tương ý với ĐGH Phanxicô, nhưng đặc biệt tôi không biết gì nhiều về ĐGH Benedict.”
Trên bình diện chính trị, vị đạo diễn cho biết bộ phim có chủ ý trình bày cương lĩnh của ĐGH Phanxicô. Theo ông Meirelles, cương lĩnh này bao gồm sự giúp đỡ người nghèo, xây dựng những nhịp cầu thông cảm, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, và giải quyết sự chênh lệch kinh tế ngày càng tăng.
“Tôi rất ngưỡng mộ ông ấy vì điều này,” Meirelles nói.
Nhưng nhiều nhà phê bình và học giả cho rằng bộ phim, qua cái nhìn của người đạo diễn, đã quá nặng tay và không thực tế trên các chương trình của vị giáo hoàng.
Giáo sư Jorge Milan, dạy môn thông tin thính thị tại Đại học Giáo hoàng ở Rome, nói rằng bộ phim cho thấy HY Ratzinger là bảo thủ: đôi khi trông rất nhàm chán, luôn luôn rất nghiêm túc thậm chí có vẻ tức giận, trong khi ĐGH Phanxicô được đánh bóng là một nhân vật tiến bộ và thông cảm.
GS Milan giải thích rằng, nói chung, đó là một sự phân cực chính trị trên thế giới, mọi thứ được đặt ở bên phải hoặc bên trái.
Cũng thế, Giáo sư Enrique Fuster, giảng dạy về truyền thông tại Đại học Giáo hoàng, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô được cho là vị giáo hoàng tốt bụng, trong khi GH Benedict là một người không tốt.
Loại chân dung như vậy thì không công bằng cho ĐGH Benedict, GS Fuster nói.
Bộ phim đã đề ra một khuôn mẫu đi quá xa, GS Fuster nói, nhất là cho rằng sự tiếp cận của ĐGH Benedict trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội là quá yếu ớt và hời hợt.
Một cảnh ngắn ngủi trong phim đã cho thấy như vậy, đó là cảnh ĐGH Benedict XVI có vẻ như thú nhận với Đức Hồng Y Bergoglio là Ngài đã biết chuyện vị linh mục sáng lập ra Legionaries of Christ, là Marcial Maciel Degollado, đã lạm dụng tình dục, nhưng lại không hành động ngay hoặc chờ đợi quá lâu.
“Đây vừa là sai lầm mà vưà là bất công,” GS Fuster nói.
Trên thực tế, với tư cách là Hồng Y trưởng của Bộ Giáo lý Đức tin, HY Joseph Ratzinger đã khởi xướng cuộc điều tra theo giáo luật về LM Maciel, và với tư cách là giáo hoàng, đã loại ông ta ra khỏi chức vụ linh mục vào năm 2006. Ngoài ra, còn có nhiều hành động chống lạm dụng nữa của GH Benedict. trước và trong thời gian làm giáo hoàng.
Thày Greydanus giải thích rằng tất cả các bộ phim hư cấu, kể cả những bộ phim dựa trên những người có thật, đều rất coi thường sự thật.
Và bởi vì kịch tính phụ thuộc vào xung đột, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi bộ phim nói quá đáng về sự khác biệt giữa hai vị GH Benedict và Phanxicô.
Nhưng tạo ra khác biệt quá mức thì phải thêm những điều giả dối vào, thày Greydanus nói.
Một thí dụ là bộ phim miêu tả Đức Hồng Y Ratzinger có tham vọng làm giáo hoàng, đó là một sự giả dối quá đáng, thày Greydanus lưu ý.
Vì ngay cả nhà biên kịch của bộ phim, ông McCarten, trong cuốn sách bàn về những điều có chứng cớ của văn bản The Two Popes, cũng đưa ra bằng chứng cho thấy chức giáo hoàng là điều cuối cùng mà HY Ratzinger muốn, và trong hơn một thập kỷ, ngài chỉ muốn được nghỉ hưu và cống hiến mình cho việc nghiên cứu và biên soạn.
Giáo sư Milan cũng đặt vấn đề với vai diễn GH Benedict XVI như là một người hay giận dữ và la hét và đã trải qua một khoảnh khắc bị mất sự kết hợp với Chúa trước khi đưa ra quyết định từ chức giáo hoàng.
Thày Greydanus đồng ý với GS Milan như trên. Bất cứ ai đã đọc HY Ratzinger trong những năm qua đều biết rằng Ngài đối thoại như thế nào với những quan điểm trái ngược.
Diễn tả Ngài như một nhân vật cáu kỉnh, đa nghi không chỉ là một bức tranh biếm họa vô duyên mà đôi khi còn được phóng đại thêm nhờ vào tài diễn xuất của Hopkins.
Giáo sư Milan nói thêm rằng ông sẽ nói với những người muốn xem bộ phim rằng họ sẽ xem một bộ phim có nhiều việc biạ đặt.
Trong khi ông cho rằng bộ phim cũng có những điểm thú vị, và kết thúc có xây dựng, nhưng ông khuyên người Công Giáo không nên xem bộ phim này.
Ông đạo diễn Meirelles thì cho biết sau khi ông nghiên cứu bộ phim và sau khi xem diễn xuất của Hopkins, ông đã nhận ra là ĐGH Phanxicô và ĐGH Benedict XVI thực sự không khác nhau mấy như ông đã nghĩ lúc ban đầu, nhưng ông vẫn thích cách tiếp cận của Giáo hoàng Phanxicô hơn, là thực sự liên kết với thế giới, nhìn vào những gì xung quanh mình.
Là người Brazil, ông Meirelles được biết nhiều nhất với vai trò đạo diễn bộ phim "Thành phố của Chúa" năm 2002, mô tả một khu ổ chuột ở Rio de Janeiro. Ông nói rằng ông là người Công Giáo nhưng đã ngừng tham dự thánh lễ khi còn nhỏ.
Không phải vì tôn giáo mà ông đã chấp nhận làm đạo diễn cho bộ phim, mà là vì chính trị, ông tuyên bố; “Tôi nghĩ rằng [Giáo hoàng Phanxicô] hiểu thế giới theo cách tôi nghĩ.”
Ông Đạo diễn nói rằng bộ phim cũng còn có các yếu tố tinh thần và cá nhân nên được xem xét.
Ở cấp độ cá nhân, đó là cuộc trò chuyện giữa hai người đàn ông không đồng ý nhau về hầu hết mọi thứ, trên hầu hết các điểm. Nhưng họ phải đi đến một điểm chung vì họ là một phần của cùng một tổ chức.
Còn yếu tố tinh thần của bộ phim là ý tưởng rằng, ngay cả khi bạn tin vào Chúa hay một vị thần linh khác, thì tại một thời điểm nào đó bạn sẽ mất sự kết nối, một đêm tối của tâm hồn, một buổi tập yoga mà không có tập trung.
Ý tưởng về việc không nghe thấy tiếng Chúa, tất nhiên có tác dụng không nhỏ với người Công Giáo, nhưng nó cũng có tác dụng với bất kỳ ai có bất kỳ niềm tin nào, ông nói.
Bộ phim pha trộn nhiều cảnh có thực lấy ra từ lịch sử, để tạo ra một cảm giác như thật, nhưng đây không phải là một bộ phim tài liệu hay tiểu sử, ông Meirelles giải thích rằng bộ phim có lúc được gọi là “Giáo hoàng” để tập trung vào câu chuyện cuả Đức Phanxicô. Nhưng trong những tháng cuối cùng, tên phim đã được thay đổi.
Một phần lớn bộ phim “The Two Popes” chú trọng về những khoảnh khắc quan trọng trong quá khứ cuộc sống cuả ĐGH Phanxicô ở Buenos Aires, như những dịp khi ngài cảm nhận ơn gọi đi tu vào Dòng Tên, và những khi ngài hành động hoặc không không hành động trong thời cai trị của chính quyền Argentina ở cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.
Có những đoạn phim có vẻ hiện thực, như sự ham thích nước uống Fanta cuả GH Benedict. Và một số hội thoại được chuyển thể từ các bài viết hoặc phát biểu thực sự của hai vị giáo hoàng, Nhưng các trích dẫn đó đã được sử dụng ngoài ngữ cảnh và không đồng bộ với dòng thời gian thực sự.
Ông Jonathan Pryce thủ vai HY Jorge Bergoglio là một người xứ Wales. Ông cũng ngưỡng mộ các chính sách của ĐGH Phanxicô, ông nói: “Thông thường tôi sẽ lưỡng lự với câu hỏi 'mình có thực sự muốn đóng vai một giáo hoàng không?' nhưng với bộ phim này, tôi thực sự muốn đóng vai vị giáo hoàng này với kịch bản này, với đạo diễn này.”
Ông Pryce cho biết ông trưởng thành trong giáo phái Tin lành.
“Đây là vị giáo hoàng đầu tiên tôi cảm thấy đang nói chuyện đồng điệu với tôi về phương diện chính trị,” ông nói. “Mặc dù tôi cũng chú ý hoặc nghe thấy những vấn đề tôn giáo từ ngài, nhưng đó là một việc không thể tránh được. Tôi thích cái ý tưởng rằng ngài là một người tiến bộ và là một nhà xã hội, mà đối với tôi, chủ nghĩa xã hội là một hình thức Kitô giáo ... nguyên lý của Kitô giáo là nguyên lý xã hội chủ nghĩa,” ông Pryce nói.
Đức Hồng Y Peter Turkson, bộ trưởng Tòa thánh về thúc đẩy phát triển con người toàn diện, cũng đã xem bộ phim trong buổi ra mắt ngày 11 tháng 12.
Ngài đã không đưa ra một bình luận nào về bộ phim, khi được hỏi về nó tại một cuộc họp báo ngày 12 tháng 12, ngài gọi nó chỉ là một cách giải thích.
ĐHY Turkson nói rằng trong khi ông Pryce trông khá giống Hồng Y Bergoglio, và diễn tả các điệu bộ khá tốt, nhưng ngài nghĩ ông Hopkins không thành công trong vai Giáo hoàng Benedict.
“Người thủ vai ĐGH Benedict hơi quá mạnh khoẻ, quá mạnh mẽ. Nếu bạn coi cuốn phim, bạn sẽ thấy điều đó ngay. Đức Giáo Hoàng Benedict là người yếu đuối hơn, nói năng nhẹ nhàng hơn,” ĐHY Turkson nói.
Một bảng quảng cáo lớn cho bộ phim “The Two Popes” đã được lên giàn bên ngoài tòa nhà thuộc quyền sở hữu của Vatican ngày 17 tháng 12. Tòa nhà nằm trên đường chính trước Quảng trường Thánh Phêrô, là tài sản ngoài lãnh thổ của Vatican và được kiểm soát bởi Tu hội Truyền giáo của các dân tộc, còn được gọi là Propaganda Fide.
Mặc dù ĐHY Turkson và một số quan chức khác của Vatican đã xem bộ phim này trong các buổi chiếu riêng tư, Toà Thánh Vatican vẫn chưa công khai bình luận về nó.
“The Two Popes” sẽ phát hình trên Netflix bắt đầu từ ngày 20/12.
Giáo hội Lebanon cùng đứng lên với dân chúng đòi công bằng và minh bạch
Thanh Quảng sdb
23:25 19/12/2019
Giáo hội Lebanon cùng đứng lên với dân chúng đòi công bằng và minh bạch
Tình trạng bất ổn đã bộc phá các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Lebanon làm hàng chục người bị thương hoặc bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Các cuộc biểu tình này đã bắt đầu từ 2 tháng trước, khi chính phủ biển thủ đem đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giáo Hội Công Giáo Maronite ở nước này đã có lập trường mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải minh bạch hóa mọi chi thu kinh tế và chính trị cho dân chúng.
(Linda Bordoni Tin Vatican)
Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Lebanon là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros-Rai, kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng và sự thất bại của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, phó giám đốc của ủy ban đối ngoại của Thượng phụ Antiochia, lưu ý rằng điểm son đáng chú ý là những người biểu tình rất đoàn kết không phân biệt tôn giáo và giáo phái.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah phát biểu: Tham nhũng đã hoành hành đất nước này trong một thời gian dài. Cùng với vấn nạn đó, thực tế chính phủ đã không hề lắng nghe dân chúng, chẳng nghe sự góp ý của các Thượng phụ hoặc những ai thiện tâm góp ý cho các nhà lãnh đạo chính trị về tình cảnh nhiễu nhương khốn khổ mà người dân đã trải qua trong một thời gian dài....
Ngài lưu ý rằng cảnh nghèo đói ở Lebanon đã ảnh hưởng và dấy lên một làn sóng tị nạn khổng lồ trong cả nước.
Hai triệu người tị nạn trong một đất nước mà dân số chỉ có bốn triệu người! Thật là một thảm khốc! Đức Tổng Giám Mục còn cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp trên 30% và dân chúng thì nghèo đói. Vì vậy, khi chính phủ đòi tăng thuế, thì dân chúng đòi hỏi chính phủ phải công bố mọi chi tiêu của chính phủ một cách minh bạch: từ đó đã bục phá một phong trào biểu tình khoảng 60 ngày trước đây.
Ngài cho hay những người biểu tình yêu cầu chính phủ hãy giải thể mặc cho chính phủ đã đệ đơn từ chức khoảng 45 ngày trước đây, nhưng không có chính phủ mới nào được thành lập và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Sự tham gia của Giáo hội
Giáo hội đã tham gia ngay sau khi cuộc biểu tình nổi dậy, Đức cha Sayah cho hay Đức Thượng phụ kêu gọi tất cả các giáo phái Kitô giáo ở Lebanon không phân biệt Công Giáo, Chính thống hay Tin lành hãy xuống đường... Sau khi thông báo được ban hành, các Giáo hội đã ủng hộ, các vị lãnh đạo cùng xuống đường và kêu gọi một cuộc xuống đường bất bạo động.
Cuộc biểu tình đoàn kết nhân dân
Đức Tổng Giám Mục Sayah đồng ý rằng các cuộc biểu tình đã tụ họp đoàn kết mọi người lại với nhau là một yếu tố quan trọng: Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một phong trào rộng rãi đã vượt qua giới hạn tôn giáo, liên kết các lực lượng chính trị lại với nhau, và tụ họp mọi người trên mọi nẻo đường đất nước đòi hỏi sự công bằng và sự minh bạch cho vận hành nền kinh tế của đất nước.
Họ đang yêu cầu chính phủ phải đảm bảo rằng họ không lạm dụng chức vụ chính trị của mình vào mục đích riêng tư!
Giáo hội đóng vai trò hòa giải
Đức cha Sayah cho rằng Giáo hội, và đặc biệt là Đức thương phụ của Giáo hội Maronite phải là điểm hội tụ các vị lãnh đạo cầm đầu các cuộc nổi dậy, cũng như liên kết các chính trị gia lại với nhau.
Ngài cho rằng những người biểu tình chưa sẵn sàng đối thoại với đại diện chính phủ, vì họ chỉ tin tưởng Giáo hội mà thôi.
Vì vậy, Đức cha cho hay các ngài đang liên kết với nhiều tổ chức trên nhiều bình diện chính trị - xã hội để tìm ra một sự hòa giải giữa các phe nhóm hầu có thể chấp nhận một giải pháp chung.
Chính phủ và các chuyên gia
Đức Tổng Giám Mục Sayah cho hay yêu cầu của nhiều người biểu tình là thành lập một chính phủ không theo truyền thống: đó là một đảng chính trị đưa ra một guồng máy chính phủ để cai trị đất nước! Nhưng Ngài cho hay cuộc nổi dậy đang yêu cầu thành hình một chính phủ trong đó phải có nhiều ‘chuyên gia’, nam nữ điều hành đất nước.
Ngài phát biểu: Những yêu sách này của những người biểu tình thật chí lý! Thật vậy, chúng ta không thể lật đổ những người cầm quyền sau đó lại yêu cầu họ thành lập lại một chính phủ, đất nước này cần quyết tâm xây dựng một nền kinh tế lành mạnh với các gương mặt mới.
Quan tâm đến người nghèo
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh trên thực tế Giáo hội đã dấn thân sâu xa vào các nỗ lực cứu trợ người nghèo: chúng tôi đang cố gắng thực hiện một nỗ lực đặc biệt cho toàn xã hội. Chúng tôi đã thành lập các ủy ban và các nhóm để đảm bảo rằng mọi người dân phải có đủ ăn, đủ mặc, tỉ lệ thất nghiệp phải sút giảm, các ngân hàng phải đặt ra phương cách hoàn trả lại tiền cho dân chúng.
Ngài nhắc lại rằng Đức thượng phụ rất chú tâm vào vấn đề này và cho hay tuần trước Ngài đã triệu tập một cuộc họp với 30 hoặc 40 tổ chức khác nhau đang nỗ lực làm công tác xã hội… Các giáo xứ là những cơ cấu căn bản được giao phó nhận lãnh trách nhiệm tiếp cận với những người nào đang có nhu cầu cấp thiết nhất... để được trợ giúp.
Tình trạng bất ổn đã bộc phá các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Lebanon làm hàng chục người bị thương hoặc bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Các cuộc biểu tình này đã bắt đầu từ 2 tháng trước, khi chính phủ biển thủ đem đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giáo Hội Công Giáo Maronite ở nước này đã có lập trường mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải minh bạch hóa mọi chi thu kinh tế và chính trị cho dân chúng.
(Linda Bordoni Tin Vatican)
Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Lebanon là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros-Rai, kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng và sự thất bại của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, phó giám đốc của ủy ban đối ngoại của Thượng phụ Antiochia, lưu ý rằng điểm son đáng chú ý là những người biểu tình rất đoàn kết không phân biệt tôn giáo và giáo phái.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah phát biểu: Tham nhũng đã hoành hành đất nước này trong một thời gian dài. Cùng với vấn nạn đó, thực tế chính phủ đã không hề lắng nghe dân chúng, chẳng nghe sự góp ý của các Thượng phụ hoặc những ai thiện tâm góp ý cho các nhà lãnh đạo chính trị về tình cảnh nhiễu nhương khốn khổ mà người dân đã trải qua trong một thời gian dài....
Ngài lưu ý rằng cảnh nghèo đói ở Lebanon đã ảnh hưởng và dấy lên một làn sóng tị nạn khổng lồ trong cả nước.
Hai triệu người tị nạn trong một đất nước mà dân số chỉ có bốn triệu người! Thật là một thảm khốc! Đức Tổng Giám Mục còn cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp trên 30% và dân chúng thì nghèo đói. Vì vậy, khi chính phủ đòi tăng thuế, thì dân chúng đòi hỏi chính phủ phải công bố mọi chi tiêu của chính phủ một cách minh bạch: từ đó đã bục phá một phong trào biểu tình khoảng 60 ngày trước đây.
Ngài cho hay những người biểu tình yêu cầu chính phủ hãy giải thể mặc cho chính phủ đã đệ đơn từ chức khoảng 45 ngày trước đây, nhưng không có chính phủ mới nào được thành lập và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Sự tham gia của Giáo hội
Giáo hội đã tham gia ngay sau khi cuộc biểu tình nổi dậy, Đức cha Sayah cho hay Đức Thượng phụ kêu gọi tất cả các giáo phái Kitô giáo ở Lebanon không phân biệt Công Giáo, Chính thống hay Tin lành hãy xuống đường... Sau khi thông báo được ban hành, các Giáo hội đã ủng hộ, các vị lãnh đạo cùng xuống đường và kêu gọi một cuộc xuống đường bất bạo động.
Cuộc biểu tình đoàn kết nhân dân
Đức Tổng Giám Mục Sayah đồng ý rằng các cuộc biểu tình đã tụ họp đoàn kết mọi người lại với nhau là một yếu tố quan trọng: Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một phong trào rộng rãi đã vượt qua giới hạn tôn giáo, liên kết các lực lượng chính trị lại với nhau, và tụ họp mọi người trên mọi nẻo đường đất nước đòi hỏi sự công bằng và sự minh bạch cho vận hành nền kinh tế của đất nước.
Họ đang yêu cầu chính phủ phải đảm bảo rằng họ không lạm dụng chức vụ chính trị của mình vào mục đích riêng tư!
Giáo hội đóng vai trò hòa giải
Đức cha Sayah cho rằng Giáo hội, và đặc biệt là Đức thương phụ của Giáo hội Maronite phải là điểm hội tụ các vị lãnh đạo cầm đầu các cuộc nổi dậy, cũng như liên kết các chính trị gia lại với nhau.
Ngài cho rằng những người biểu tình chưa sẵn sàng đối thoại với đại diện chính phủ, vì họ chỉ tin tưởng Giáo hội mà thôi.
Vì vậy, Đức cha cho hay các ngài đang liên kết với nhiều tổ chức trên nhiều bình diện chính trị - xã hội để tìm ra một sự hòa giải giữa các phe nhóm hầu có thể chấp nhận một giải pháp chung.
Chính phủ và các chuyên gia
Đức Tổng Giám Mục Sayah cho hay yêu cầu của nhiều người biểu tình là thành lập một chính phủ không theo truyền thống: đó là một đảng chính trị đưa ra một guồng máy chính phủ để cai trị đất nước! Nhưng Ngài cho hay cuộc nổi dậy đang yêu cầu thành hình một chính phủ trong đó phải có nhiều ‘chuyên gia’, nam nữ điều hành đất nước.
Ngài phát biểu: Những yêu sách này của những người biểu tình thật chí lý! Thật vậy, chúng ta không thể lật đổ những người cầm quyền sau đó lại yêu cầu họ thành lập lại một chính phủ, đất nước này cần quyết tâm xây dựng một nền kinh tế lành mạnh với các gương mặt mới.
Quan tâm đến người nghèo
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh trên thực tế Giáo hội đã dấn thân sâu xa vào các nỗ lực cứu trợ người nghèo: chúng tôi đang cố gắng thực hiện một nỗ lực đặc biệt cho toàn xã hội. Chúng tôi đã thành lập các ủy ban và các nhóm để đảm bảo rằng mọi người dân phải có đủ ăn, đủ mặc, tỉ lệ thất nghiệp phải sút giảm, các ngân hàng phải đặt ra phương cách hoàn trả lại tiền cho dân chúng.
Ngài nhắc lại rằng Đức thượng phụ rất chú tâm vào vấn đề này và cho hay tuần trước Ngài đã triệu tập một cuộc họp với 30 hoặc 40 tổ chức khác nhau đang nỗ lực làm công tác xã hội… Các giáo xứ là những cơ cấu căn bản được giao phó nhận lãnh trách nhiệm tiếp cận với những người nào đang có nhu cầu cấp thiết nhất... để được trợ giúp.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn khánh thành Nhà Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức tại giáo xứ Lam Điền Hà Nội
BTT Xứ Lam Điền
10:05 19/12/2019
Thứ Ba, ngày 10 tháng 12 năm 2019 trong niềm vui tạ ơn, giáo xứ Lam Điền hân hoan chào đón Đức Tổng Giám (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên về chủ sự Thánh lễ tạ ơn khánh thành Nhà Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho 42 em thiếu nhi.
Xem Video
Trước khi bước vào nghi thức làm phép ngôi Nhà Mục vụ, cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ thay lời cho toàn thể giáo xứ Lam Điền, có lời chào trân trọng tới Đức TGM Giuse, quý Cha, quý khách đã về hiệp thông và chung chia niềm vui cùng với giáo xứ trong ngày đặc biệt hôm nay.
Nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép Nhà Mục vụ do Đức TGM Giuse long trọng cử hành trong sự tham dự sốt sáng và tràn đầy niềm vui tạ ơn của toàn thể cộng đoàn.
Ngôi Nhà Mục vụ được xây dựng trong thời gian 2 năm có chiều dài 32m, rộng 12m, 2 tầng với mỗi tầng cao 4m50. Ngôi nhà gồm 1 phòng hội họp và 1 phòng học chính có diện tích mỗi phòng 120m2; 1 phòng dành cho ban mục vụ; 1 phòng dành cho mục vụ giới trẻ; 1 phòng dành cho mục vụ thiếu nhi với thư viện sách; 3 phòng ở trong đó 2 phòng 44 m2 và 1 phòng 88 m2. Sàn trên cùng rộng 400 m2 có thể dùng để ở khi cần, để đồ, chơi thể thao.
Công trình phụ hoạ có diện tích 350 m2, với 2 nhà bếp: 1 dành cho tập thể chứa được 250 người và 1 bếp dành cho riêng cho người nhà xứ; 1 nhà vệ sinh công cộng khép kín với 10 phòng, cạnh bên có 3 phòng nhỏ có thể ở và học giáo lý khi cần. Diện tích sử dụng lên tới 1.350 m2.
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 42 em thiếu nhi do Đức TGM Giuse cử hành. Hiện diện và hiệp thông trong Thánh lễ còn có quý Cha trong và ngoài giáo hạt, quý tu sĩ, quý khách, quý phụ huynh của các em lãnh nhận bí tích và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Để được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, 42 em thiếu nhi đã sốt sáng lặp lại lời tuyên xưng đức tin ngày chịu phép Rửa tội trước sự thẩm vấn của Đức TGM Giuse.
Sau nghi thức đặt tay khẩn cầu ơn Thánh Thần, các em đã cùng với cha mẹ đỡ đầu tiến lên cung thánh để được Đức TGM Giuse xức dầu và ban ơn Chúa Thánh Thần trong bầu khí sốt sắng và trang trọng.
Kết thúc Thánh lễ, Cha Antôn đã đại diện cho giáo xứ có lời tri ân tới Đức TGM Giuse, quý Cha và quý khách. Cùng với đó, một em thiếu nhi đại diện cho các em đã được lãnh nhận Bí tích Thêm sức bày tỏ lòng biết ơn tới Đức Tổng Giuse, Cha Antôn, quý Cha và toàn thể cộng đoàn đã yêu thương, lo lắng và cầu nguyện đặc biệt cho các em trong ngày hồng phúc này.
BTT Xứ Lam Điền
Xem Video
Trước khi bước vào nghi thức làm phép ngôi Nhà Mục vụ, cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ thay lời cho toàn thể giáo xứ Lam Điền, có lời chào trân trọng tới Đức TGM Giuse, quý Cha, quý khách đã về hiệp thông và chung chia niềm vui cùng với giáo xứ trong ngày đặc biệt hôm nay.
Nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép Nhà Mục vụ do Đức TGM Giuse long trọng cử hành trong sự tham dự sốt sáng và tràn đầy niềm vui tạ ơn của toàn thể cộng đoàn.
Ngôi Nhà Mục vụ được xây dựng trong thời gian 2 năm có chiều dài 32m, rộng 12m, 2 tầng với mỗi tầng cao 4m50. Ngôi nhà gồm 1 phòng hội họp và 1 phòng học chính có diện tích mỗi phòng 120m2; 1 phòng dành cho ban mục vụ; 1 phòng dành cho mục vụ giới trẻ; 1 phòng dành cho mục vụ thiếu nhi với thư viện sách; 3 phòng ở trong đó 2 phòng 44 m2 và 1 phòng 88 m2. Sàn trên cùng rộng 400 m2 có thể dùng để ở khi cần, để đồ, chơi thể thao.
Công trình phụ hoạ có diện tích 350 m2, với 2 nhà bếp: 1 dành cho tập thể chứa được 250 người và 1 bếp dành cho riêng cho người nhà xứ; 1 nhà vệ sinh công cộng khép kín với 10 phòng, cạnh bên có 3 phòng nhỏ có thể ở và học giáo lý khi cần. Diện tích sử dụng lên tới 1.350 m2.
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 42 em thiếu nhi do Đức TGM Giuse cử hành. Hiện diện và hiệp thông trong Thánh lễ còn có quý Cha trong và ngoài giáo hạt, quý tu sĩ, quý khách, quý phụ huynh của các em lãnh nhận bí tích và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Để được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, 42 em thiếu nhi đã sốt sáng lặp lại lời tuyên xưng đức tin ngày chịu phép Rửa tội trước sự thẩm vấn của Đức TGM Giuse.
Sau nghi thức đặt tay khẩn cầu ơn Thánh Thần, các em đã cùng với cha mẹ đỡ đầu tiến lên cung thánh để được Đức TGM Giuse xức dầu và ban ơn Chúa Thánh Thần trong bầu khí sốt sắng và trang trọng.
Kết thúc Thánh lễ, Cha Antôn đã đại diện cho giáo xứ có lời tri ân tới Đức TGM Giuse, quý Cha và quý khách. Cùng với đó, một em thiếu nhi đại diện cho các em đã được lãnh nhận Bí tích Thêm sức bày tỏ lòng biết ơn tới Đức Tổng Giuse, Cha Antôn, quý Cha và toàn thể cộng đoàn đã yêu thương, lo lắng và cầu nguyện đặc biệt cho các em trong ngày hồng phúc này.
BTT Xứ Lam Điền
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Tĩnh tâm Mùa Vọng 2019
Văn Minh
10:23 19/12/2019
“Chúa Kitô đang sống”là đề tài chia sẻ của Linh mục (Lm) Giuse Đặng Chí Lĩnh, đặc trách về ơn gọi ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, cho các em thiếu nhi và cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, trong buổi tĩnh tâm diễn ra lúc 17g30 thứ Ba, Tuần III Mùa Vọng, nhân dịp ngài được Lm Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa mời về giảng phòng cho cộng đoàn giáo xứ vào các ngày 17, 18 và 19.12.2019.
Xem Hình
Sau bài Tin Mừng,Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh đã chia sẻ về ơn gọi trở nên thánh trong thế giới hôm nay: Trong cuốn sách tông huấn của ĐTC Phanxicô viết với chủ đề “Chúa Kitô đang sống” gởi cho người trẻ và cộng đoàn dân Chúađược trở nên thánh, không trừ một ai, và không phân biệt người giàu sang hay nghèo hèn. Kế đó, ngài nhấn mạnh: Trong cuộc sống ngày nay, các bạn trẻ đang chạy theo lối sống tự do và làm theo ý muốn của riêng mình, làm những gì mà mình thích, và thích sống chung và sống thử, để rồi có thai ngoài ý muốn và kết quả thật đáng buồn, ảnh hưởng đến tương lai mai sau.Do đó, ĐTC mời gọi mỗi người chúng ta hãy từ bỏ chính mình, sống tình liên đới với nhau, biết quan tâm chia sẻ bác ái cho nhau, không chỉ bằng lời nói xuông, mà phải bằng hành độngcụ thể qua những việc làm thiết thực nhất. Đồng thời, chúng ta cũng phải tạo cho các bạn trẻ có công ăn việc làm, giúpđỡ họ lớn lên trong đức tin, và lòng khao khát tìm kiếm Chúa và thực thi Lời Ngài truyền dạy. Ngoài ra, chúng ta cũng phải giúp cho những người trẻ biết nhớ về cội nguồn, học hỏi những kinh nghiệmnơi các cụ bậc cao niênvà ơn khôn ngoan của các ngài. Bên cạnh đó, chúng ta cũngphải biết tôn trọng sự tự do vàđón nhận sự nhanh nhạy nơi những người trẻ, đón nhận sự thông minh và hiểu biết về ngôn ngữ, óc sáng tạo và kỹ năng giao tiếp, dấn thân hy sinh bảo vệ môi trường xanh và sạch… Mục vụ năm 2020 của Giáo hội Việt Nam là: “Đồng hành với người trẻ tiến tới sự hoàn thiện”. Vì vậy, chúng ta hãy luôn đồng hành và kiên trì lắng nghe nơi những người trẻ, hướng dẫn và chỉ dạy cho người trẻ những kỹ năng cần thiết để trở thành người con ngoan trong gia đình và xã hội. Đặc biệt về ơn gọi sống đời thánh hiến, biết đáp lại tiếng Chúa mời gọi ra đi làm chứng tá cho Tin Mừng giữa lòng thế giới hôm nay.
Kết thúc buổi tĩnh tâm, Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh hát tặng các em và cộng đoàn bài hát “Ba Vua hạnh phúc” do chính ngài là tác giả.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Thánh lễ dành cho các em thiếu nhi chiều thứ Năm: Ông cố Giuse Phạm Văn An,Chủ tịch, thay mặt cộng đoàn giáo xứ lên ngỏ lời cảm ơn Lm chánh xứ Gioakim, Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh, đã nhận lời về dâng Thánh lễ và chia sẻ về ơn gọi nên thánh trong ba ngày tĩnh tâm vừa qua, phần nào giúp cho cộng đoàn ý thức hơn về đức tin cũng như chuẩn bị tâm hồn đón mừng ngày Đại lễ Giáng sinh được sốt sắng. Nhân dịp đón mừng Chúa Giáng sinh 2019, cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa kính chúc Lm Giuseđược nhiều sức khỏe, an lành và thánh đức. Tiếp nối lời cảm ơn của ông cố Giuse Phạm Văn An, Lm Giuse chủ tế có lời cảm ơn và chúc mừng Lm chánh xứ Gioakim, cùng mọi thành phần dân Chúa đón một mùa Giáng sinh vui tươi và bình an. Cầu chúc cho các em thiếu nhi luôn được ngoan hiền và đạo hạnh, chúc cho ông bà anh chị emsống theotông huấncủa ĐTC mời gọi “Chúa Kitô đang sống”.
Ngày tĩnh tâm khép lại lúc 19g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an và cùng nhau hát vang bài “Nguyện Mùa Vọng”.
Xem Hình
Sau bài Tin Mừng,Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh đã chia sẻ về ơn gọi trở nên thánh trong thế giới hôm nay: Trong cuốn sách tông huấn của ĐTC Phanxicô viết với chủ đề “Chúa Kitô đang sống” gởi cho người trẻ và cộng đoàn dân Chúađược trở nên thánh, không trừ một ai, và không phân biệt người giàu sang hay nghèo hèn. Kế đó, ngài nhấn mạnh: Trong cuộc sống ngày nay, các bạn trẻ đang chạy theo lối sống tự do và làm theo ý muốn của riêng mình, làm những gì mà mình thích, và thích sống chung và sống thử, để rồi có thai ngoài ý muốn và kết quả thật đáng buồn, ảnh hưởng đến tương lai mai sau.Do đó, ĐTC mời gọi mỗi người chúng ta hãy từ bỏ chính mình, sống tình liên đới với nhau, biết quan tâm chia sẻ bác ái cho nhau, không chỉ bằng lời nói xuông, mà phải bằng hành độngcụ thể qua những việc làm thiết thực nhất. Đồng thời, chúng ta cũng phải tạo cho các bạn trẻ có công ăn việc làm, giúpđỡ họ lớn lên trong đức tin, và lòng khao khát tìm kiếm Chúa và thực thi Lời Ngài truyền dạy. Ngoài ra, chúng ta cũng phải giúp cho những người trẻ biết nhớ về cội nguồn, học hỏi những kinh nghiệmnơi các cụ bậc cao niênvà ơn khôn ngoan của các ngài. Bên cạnh đó, chúng ta cũngphải biết tôn trọng sự tự do vàđón nhận sự nhanh nhạy nơi những người trẻ, đón nhận sự thông minh và hiểu biết về ngôn ngữ, óc sáng tạo và kỹ năng giao tiếp, dấn thân hy sinh bảo vệ môi trường xanh và sạch… Mục vụ năm 2020 của Giáo hội Việt Nam là: “Đồng hành với người trẻ tiến tới sự hoàn thiện”. Vì vậy, chúng ta hãy luôn đồng hành và kiên trì lắng nghe nơi những người trẻ, hướng dẫn và chỉ dạy cho người trẻ những kỹ năng cần thiết để trở thành người con ngoan trong gia đình và xã hội. Đặc biệt về ơn gọi sống đời thánh hiến, biết đáp lại tiếng Chúa mời gọi ra đi làm chứng tá cho Tin Mừng giữa lòng thế giới hôm nay.
Kết thúc buổi tĩnh tâm, Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh hát tặng các em và cộng đoàn bài hát “Ba Vua hạnh phúc” do chính ngài là tác giả.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Thánh lễ dành cho các em thiếu nhi chiều thứ Năm: Ông cố Giuse Phạm Văn An,Chủ tịch, thay mặt cộng đoàn giáo xứ lên ngỏ lời cảm ơn Lm chánh xứ Gioakim, Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh, đã nhận lời về dâng Thánh lễ và chia sẻ về ơn gọi nên thánh trong ba ngày tĩnh tâm vừa qua, phần nào giúp cho cộng đoàn ý thức hơn về đức tin cũng như chuẩn bị tâm hồn đón mừng ngày Đại lễ Giáng sinh được sốt sắng. Nhân dịp đón mừng Chúa Giáng sinh 2019, cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa kính chúc Lm Giuseđược nhiều sức khỏe, an lành và thánh đức. Tiếp nối lời cảm ơn của ông cố Giuse Phạm Văn An, Lm Giuse chủ tế có lời cảm ơn và chúc mừng Lm chánh xứ Gioakim, cùng mọi thành phần dân Chúa đón một mùa Giáng sinh vui tươi và bình an. Cầu chúc cho các em thiếu nhi luôn được ngoan hiền và đạo hạnh, chúc cho ông bà anh chị emsống theotông huấncủa ĐTC mời gọi “Chúa Kitô đang sống”.
Ngày tĩnh tâm khép lại lúc 19g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an và cùng nhau hát vang bài “Nguyện Mùa Vọng”.
Hình ảnh Cursillo Ngành Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne Mừng Giáng Sinh Năm 2019
Lê Hải
15:02 19/12/2019
Hình ảnh Cursillo Ngành Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne Mừng Giáng Sinh Năm 2019
Xem Hình
Xem Hình
Văn Hóa
Nếu Không Có Các Giáo Sĩ Ngoại Quốc Truyền Đạo Tại Việt Nam Liệu Chữ Quốc Ngữ Có Được Hoàn Thiện Như Hiện Nay Không?
Nguyễn Văn Nghệ
09:55 19/12/2019
Nếu Không Có Các Giáo Sĩ Ngoại Quốc Truyền Đạo Tại Việt Nam Liệu Chữ Quốc Ngữ Có Được Hoàn Thiện Như Hiện Nay Không?
Mặc dù tôi không đặt mua Tuần báo Giác Ngộ, nhưng lại là độc giả của Tuần báo Giác Ngộ, do tôi thường xuyên đến đọc báo ở phòng đọc báo chí của Thư viện tỉnh Khánh Hòa.
Có cần phải biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc không?
Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019 trang 18 có bài viết “Tiếng nói&chữ viết” của tác giả Thích Thanh Thắng. Tác giả đã viết:“Tôi cám ơn chữ Quốc ngữ được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, nhưng bảo tôi nhất định phải cảm ơn thực dân Pháp, chấp nhận đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes thì rất buồn cười, bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt gốc nguồn với tổ tiên tôi”(1).
Theo quan niệm của người Việt Nam, kết quả của một sự việc gì cũng phải có căn nguyên, có nguồn gốc, không thể tự dưng mà có được.
Đọc xong đoạn trên, tôi cảm thấy chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay giống như“từ dưới đàng nẻ chui lên” rồi “được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt”. Lời văn trên như có vẻ né tránh sự biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền giáo ở Việt Nam đã đem chữ La tinh để sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Tiến sĩ Lê Văn Phong, hiện công tác tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa viết: “Khi đến Việt Nam truyền đạo, các giáo sĩ không sử dụng chữ Hán, chữ Nôm sẳn có, họ tìm cách sáng chế ra một thứ chữ viết mới ghi âm tiếng Việt tiện lợi cho công cuộc truyền giáo, mà sau này gọi là chữ Quốc ngữ”(2)
Ngày 22/12/1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Văn hóa- Thông tin tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes. Hội thảo đã khẳng định:“Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năngnào đó, mà là kết quả của một quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây” và thừa nhận “Alexandre de Rhoes là một trong những người có công sáng tác ra chữ Quốc ngữ, một nhà hoạt động văn hóa có cống hiến quý giá cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam, và cũng là cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam”.(3)
Trên đây là những phát biểu từ những cơ quan của Đảng và Nhà nước chứ không phải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Hai tác giả Hoa Bằng và Tiến Đàm có nhận xét: “ Nay có chữ Quốc ngữ làm lợi khí để xây dựng một nền Quốc văn, ta không thể không thật tình cảm ơn người đặt ra nó: ông Alexandre de Rhodes” (4)
Trong ngày khánh thành nhà bia Alexandre de Rhodes gần đền Bà Kiệu, Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ là cụ Nguyễn Văn Tố đã phát biểu: Chính các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến nước ta trước đã cùng với một số người Việt Nam phần lớn là các thầy giảng đã sáng chế ra cách phiên âm và cách viết tiếng Việt. Nhưng họ không để lại tên tuổi như Alexandre de Rhodes. Chính Alexandre de Rhodes là người kế tiếp quá trình sáng chế chữ Quốc ngữ, dùng chữ cái latinh ghi âm tiếng Việt và đưa ra một hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ như hiện nay (5)
Chữ Quốc ngữ không hề cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên
Tác giả Thích Thanh Thắng nuối tiếc chữ Hán Nôm: “ bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên tôi”.
Xin thưa với tác giả Thích Thanh Thắng, ông cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên tôi”’ thì tại sao khi ông viết bài “Tiếng nói & chữ viết” gởi đăng trên Tuần báo Giác Ngộ lại sử dụng chữ Quốc ngữ là thứ chữ theo như ông là “xa lạ cắt đứt với nguồn gốc của tổ tiên”?
Trước đây khi trả lời nhóm Sinh viên Khoa Sử Trường Đại học sư phạm Huế, “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân đã nói: “ Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “ Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ Quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán- Nôm trước đây. Chữ Quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”(6).
Nay ông Thích Thanh Thắng lại viết: “Trong thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII biết bao nhà nho trí thức tài tử phong lưu của chúng ta vẫn thăng hoa trong trước tác văn học Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du kia mà”(7).
Xin thưa với “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân và ông Thích Thanh Thắng là nếu dùng chữ Hán- Nôm đúng trường lớp thì không sao, còn nếu dùng theo kiểu “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn” thì đúng là “làm mất cả hồn dân tộc”, làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của cụ Nguyễn Công Trứ!(8)
Khi dùng chữ Quốc ngữ để viết lại Truyện Kiều không hề làm “mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”, bởi chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ là dùng để ghi âm (ký âm) tiếng Việt mà thôi. Ví dụ câu: “ Trăm năm trong cõi người ta” khi viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ đều phát âm là “Trăm năm trong cõi người ta”không có gì khác biệt cả! Ngay cả Truyện Kiều khi được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm thì không mấy người đọc được. Để đọc được chữ Nôm đâu phải dễ, do chữ Nôm “không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường thì phải cao đoán mới đọc được thông”(9) .Ngược lại Truyện Kiều chép lại bằng chữ Quốc ngữ thì trẻ em lên 6, lên 7 đều đọc được.Nhận định về ngôn ngữ học như “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân rất là non nớt.
Theo suy nghĩ của tôi những ai mà hiện nay cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên”và chữ Nôm“mang đậm hồn dân tộc” hơn chữ Quốc ngữ chính là những kẻ tự dối với lòng mình!
Hoàng Xuân Việt nhận định về những người có lối suy nghĩ trên: “ hễ ghét đạo Chúa, ghét Tây thì ghét luôn cả chữ Quốc ngữ”(10)
Các cụ trong phong trào Duy tân đã nhận ra “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước” chứ không phải chữ Hán hay chữ Nôm! Do đó “Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “màu nhiệm” của chữ Quốc ngữ đối với dân tộc Việt Nam. Họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chữ viết này ra khỏi phạm vi Công Giáođến với quần chúng nhân dân lao động, chống lại chính sách “ngu dân” của chính quyền cai trị” (11)
Đôi lời với tác giả Thích Thanh Thắng
Tác giả Thích Thanh Thắng không chấp nhận đặt tên đường Alexandre de Rhodes với lý do: “chỉ với nội dung khi nói về Tam giáo trong Phép giảng tám ngày, đã tạo nên những xung đột tôn giáo một cách gay gắt, mà chúng tôi, những người Phật tử thấy bị tổn thương, khó có thể chấp nhận được”(12).
Nếu tên tác giả bài viết chỉ ghi “Thanh Thắng” thì không có vấn đề, đằng này, tên tác giả lại thêm họ “Thích” (họ nhà Phật) nên tôi mới mạo muội có đôi lời với tác giả: Từ lúc nhỏ tôi có nghe kể một câu chuyện về Đức Phật : Một hôm trên đường đi thuyết pháp, Đức Phật bị một nhóm người đi theo chưởi bới, nói những lời tục tĩu xúc phạm đến Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn nín lặng không nói lại lời nào. Khi về đến tịnh xá, đệ tử mới hỏi lý do tại sao Đức Phật không phản bác lại. Đức Phật bèn nói: Khi người ta cho anh một cái bánh mà anh không nhận, thì cái bánh ấy sẽ thuộc về ai? Cũng vậy, khi người ta chưởi bới mình mà mình không phản đối đáp trả thì những lời chưởi bới ấy quay về với kẻ chưởi bới.
Nếu Đức Phật hiện tiền mà nghe giáo sĩ Alexandre de Rhodes mạ lỵ thì Đức Phật sẽ chọn phương pháp “thủ khẩu như bình”.Từ bi- Hỷ xả là đức tính cao quý của Phật giáo.
Đừng để mang tiếng: “đồ vô ơn”
Ông bà ta luôn dạy con cháu chớ vong ân, bội nghĩa, chớ trở thành kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ “ăn rồi quẹt mỏ như gà” mà phải luôn là người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn một bát cơm / Nhớ người cày ruộng”
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1; 7; 12-Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019, trang 18
2;3;5; 11-TS. Lê Văn Phong, Lịch sử Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-1945) (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 11; 16; 190; 200
4-Hoa Bằng, Tiến Đàm: “Ông Alexandre de Rhodes 1591-1660” Tạp chí Tri Tân, số 2- 1941, trang 21
6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
8- Lời bài thơ Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ)[ xem kỹ chú thích 1 của bài thơ.
poem.tkaraoke.com/11221/Chu_Nhan.html
9- chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html
10- Hoàng Xuân Việt, Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2007, trang 338
Mặc dù tôi không đặt mua Tuần báo Giác Ngộ, nhưng lại là độc giả của Tuần báo Giác Ngộ, do tôi thường xuyên đến đọc báo ở phòng đọc báo chí của Thư viện tỉnh Khánh Hòa.
Có cần phải biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc không?
Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019 trang 18 có bài viết “Tiếng nói&chữ viết” của tác giả Thích Thanh Thắng. Tác giả đã viết:“Tôi cám ơn chữ Quốc ngữ được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, nhưng bảo tôi nhất định phải cảm ơn thực dân Pháp, chấp nhận đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes thì rất buồn cười, bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt gốc nguồn với tổ tiên tôi”(1).
Theo quan niệm của người Việt Nam, kết quả của một sự việc gì cũng phải có căn nguyên, có nguồn gốc, không thể tự dưng mà có được.
Đọc xong đoạn trên, tôi cảm thấy chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay giống như“từ dưới đàng nẻ chui lên” rồi “được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt”. Lời văn trên như có vẻ né tránh sự biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền giáo ở Việt Nam đã đem chữ La tinh để sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Tiến sĩ Lê Văn Phong, hiện công tác tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa viết: “Khi đến Việt Nam truyền đạo, các giáo sĩ không sử dụng chữ Hán, chữ Nôm sẳn có, họ tìm cách sáng chế ra một thứ chữ viết mới ghi âm tiếng Việt tiện lợi cho công cuộc truyền giáo, mà sau này gọi là chữ Quốc ngữ”(2)
Ngày 22/12/1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Văn hóa- Thông tin tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes. Hội thảo đã khẳng định:“Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năngnào đó, mà là kết quả của một quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây” và thừa nhận “Alexandre de Rhoes là một trong những người có công sáng tác ra chữ Quốc ngữ, một nhà hoạt động văn hóa có cống hiến quý giá cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam, và cũng là cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam”.(3)
Trên đây là những phát biểu từ những cơ quan của Đảng và Nhà nước chứ không phải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Hai tác giả Hoa Bằng và Tiến Đàm có nhận xét: “ Nay có chữ Quốc ngữ làm lợi khí để xây dựng một nền Quốc văn, ta không thể không thật tình cảm ơn người đặt ra nó: ông Alexandre de Rhodes” (4)
Trong ngày khánh thành nhà bia Alexandre de Rhodes gần đền Bà Kiệu, Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ là cụ Nguyễn Văn Tố đã phát biểu: Chính các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến nước ta trước đã cùng với một số người Việt Nam phần lớn là các thầy giảng đã sáng chế ra cách phiên âm và cách viết tiếng Việt. Nhưng họ không để lại tên tuổi như Alexandre de Rhodes. Chính Alexandre de Rhodes là người kế tiếp quá trình sáng chế chữ Quốc ngữ, dùng chữ cái latinh ghi âm tiếng Việt và đưa ra một hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ như hiện nay (5)
Chữ Quốc ngữ không hề cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên
Tác giả Thích Thanh Thắng nuối tiếc chữ Hán Nôm: “ bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên tôi”.
Xin thưa với tác giả Thích Thanh Thắng, ông cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên tôi”’ thì tại sao khi ông viết bài “Tiếng nói & chữ viết” gởi đăng trên Tuần báo Giác Ngộ lại sử dụng chữ Quốc ngữ là thứ chữ theo như ông là “xa lạ cắt đứt với nguồn gốc của tổ tiên”?
Trước đây khi trả lời nhóm Sinh viên Khoa Sử Trường Đại học sư phạm Huế, “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân đã nói: “ Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “ Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ Quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán- Nôm trước đây. Chữ Quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”(6).
Nay ông Thích Thanh Thắng lại viết: “Trong thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII biết bao nhà nho trí thức tài tử phong lưu của chúng ta vẫn thăng hoa trong trước tác văn học Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du kia mà”(7).
Xin thưa với “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân và ông Thích Thanh Thắng là nếu dùng chữ Hán- Nôm đúng trường lớp thì không sao, còn nếu dùng theo kiểu “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn” thì đúng là “làm mất cả hồn dân tộc”, làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của cụ Nguyễn Công Trứ!(8)
Khi dùng chữ Quốc ngữ để viết lại Truyện Kiều không hề làm “mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”, bởi chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ là dùng để ghi âm (ký âm) tiếng Việt mà thôi. Ví dụ câu: “ Trăm năm trong cõi người ta” khi viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ đều phát âm là “Trăm năm trong cõi người ta”không có gì khác biệt cả! Ngay cả Truyện Kiều khi được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm thì không mấy người đọc được. Để đọc được chữ Nôm đâu phải dễ, do chữ Nôm “không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường thì phải cao đoán mới đọc được thông”(9) .Ngược lại Truyện Kiều chép lại bằng chữ Quốc ngữ thì trẻ em lên 6, lên 7 đều đọc được.Nhận định về ngôn ngữ học như “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân rất là non nớt.
Theo suy nghĩ của tôi những ai mà hiện nay cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên”và chữ Nôm“mang đậm hồn dân tộc” hơn chữ Quốc ngữ chính là những kẻ tự dối với lòng mình!
Hoàng Xuân Việt nhận định về những người có lối suy nghĩ trên: “ hễ ghét đạo Chúa, ghét Tây thì ghét luôn cả chữ Quốc ngữ”(10)
Các cụ trong phong trào Duy tân đã nhận ra “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước” chứ không phải chữ Hán hay chữ Nôm! Do đó “Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “màu nhiệm” của chữ Quốc ngữ đối với dân tộc Việt Nam. Họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chữ viết này ra khỏi phạm vi Công Giáođến với quần chúng nhân dân lao động, chống lại chính sách “ngu dân” của chính quyền cai trị” (11)
Đôi lời với tác giả Thích Thanh Thắng
Tác giả Thích Thanh Thắng không chấp nhận đặt tên đường Alexandre de Rhodes với lý do: “chỉ với nội dung khi nói về Tam giáo trong Phép giảng tám ngày, đã tạo nên những xung đột tôn giáo một cách gay gắt, mà chúng tôi, những người Phật tử thấy bị tổn thương, khó có thể chấp nhận được”(12).
Nếu tên tác giả bài viết chỉ ghi “Thanh Thắng” thì không có vấn đề, đằng này, tên tác giả lại thêm họ “Thích” (họ nhà Phật) nên tôi mới mạo muội có đôi lời với tác giả: Từ lúc nhỏ tôi có nghe kể một câu chuyện về Đức Phật : Một hôm trên đường đi thuyết pháp, Đức Phật bị một nhóm người đi theo chưởi bới, nói những lời tục tĩu xúc phạm đến Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn nín lặng không nói lại lời nào. Khi về đến tịnh xá, đệ tử mới hỏi lý do tại sao Đức Phật không phản bác lại. Đức Phật bèn nói: Khi người ta cho anh một cái bánh mà anh không nhận, thì cái bánh ấy sẽ thuộc về ai? Cũng vậy, khi người ta chưởi bới mình mà mình không phản đối đáp trả thì những lời chưởi bới ấy quay về với kẻ chưởi bới.
Nếu Đức Phật hiện tiền mà nghe giáo sĩ Alexandre de Rhodes mạ lỵ thì Đức Phật sẽ chọn phương pháp “thủ khẩu như bình”.Từ bi- Hỷ xả là đức tính cao quý của Phật giáo.
Đừng để mang tiếng: “đồ vô ơn”
Ông bà ta luôn dạy con cháu chớ vong ân, bội nghĩa, chớ trở thành kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ “ăn rồi quẹt mỏ như gà” mà phải luôn là người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn một bát cơm / Nhớ người cày ruộng”
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1; 7; 12-Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019, trang 18
2;3;5; 11-TS. Lê Văn Phong, Lịch sử Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-1945) (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 11; 16; 190; 200
4-Hoa Bằng, Tiến Đàm: “Ông Alexandre de Rhodes 1591-1660” Tạp chí Tri Tân, số 2- 1941, trang 21
6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
8- Lời bài thơ Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ)[ xem kỹ chú thích 1 của bài thơ.
poem.tkaraoke.com/11221/Chu_Nhan.html
9- chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html
10- Hoàng Xuân Việt, Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2007, trang 338
Thánh Ca
Thánh Ca: Mùa Đông Năm Ấy – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
03:27 19/12/2019