Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài giảng lễ đêm Giáng Sinh 2010: Chúa không ân hận vì đã làm người !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
14:01 20/12/2010
Bài giảng lễ đêm Giáng Sinh 2010: Chúa không ân hận vì đã làm người !
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ,
Đặc biệt, kính thưa tất cả quý vị không có chung niềm tin Công Giáo, đang hiện diện trong khuôn viên thánh đường nầy,
Cùng với những bước chân thời gian vội vã của những ngày cuối năm 2010 để chuẩn bị bước sang một cuộc hành trình của Năm Mới 2011, trên mọi phần đất của địa cầu đều rộn rã tin vui mà những cánh thiệp Giáng Sinh mang về cùng với lời chúc đã trở thành truyền thống như một câu tục ngữ: “Merry Christmas and Happy New Year !- Giáng Sinh hân hoan – Năm mới hạnh phúc”. Trong bầu khí hân hoan, đầy ắp bình an và chan hoà tình cảm thân thương của tình huynh đệ, tình người, quả thật, Đêm nay, Đêm Thánh Vô Cùng, Đêm Noel đang mang đến cho tất cả chúng ta một thông điệp đầy tin yêu hy vọng như lời Ca nhập lễ mà cộng đoàn Phụng vụ từ ngàn xưa đã hát lên: “Tất cả chúng ta hãy vui mừng trong Chúa, vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã sinh xuống gian trần. Hôm nay từ cõi trời cao thẳm, bình an đích thực đến giữa chúng ta”.
Vâng, “Giáng sinh hoan vui và Năm Mới Hạnh phúc” đó chính là lời chúc mừng đẹp nhất, ý nghĩa nhất, cần thiết và thân thương nhất mà chúng ta có thể dành cho nhau trong Đêm Thánh nầy. Merry Christmas and Happy New Year ! (Vỗ tay).
Riêng đối với anh chị em tín hữu Công Giáo, Giáng Sinh nầy cũng nằm trong những ngày cuối cùng của Năm Thánh 2010, năm kỷ niệm hai biến cố đặc biệt, hai cột mốc quan trọng của lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam: 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt nam (1960-2010) và 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam (1659-2009). Vì thế, chúng ta hãy sốt sắng dâng thánh lễ và cầu nguyện cho nhau được hưởng dạt dào hồng ân của Năm Thánh; và cầu nguyện cho tất cả những anh chị em không cùng tín ngưỡng, nhưng đang hiện diện nơi đây để chung chia niềm vui Giáng Sinh cũng nhận được muôn ơn huệ xác hồn, khang an và hạnh phúc.
Giờ đây, trong tâm tình hiệp thông cảm tạ tình yêu Thiên Chúa và nguyện cầu Chúa Giáng Sinh ban muôn ân lộc xác hồn, cộng đoàn chúng ta hãy thành tâm sám hối tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa:
Kính thưa Ông Bà Anh Chị em giáo dân, Kính thưa Quý Vị và các bạn ngoài Kitô giáo,
Trước hết, thay mặt cho bà con giáo dân giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên, tôi xin được trân trọng gởi đến quý vị không có chung niềm tin Kitô đang có mặt ở-đây-giờ-nầy lời cám ơn chân tình và lời chúc mừng Giáng Sinh tốt đẹp và trân trọng nhất.
a/. Với người ngoài Kitô giáo.
Tôi muốn dành những lời đầu tiên nầy để chia sẻ cùng quý vị không cùng niềm tin với chúng tôi. Chúng tôi cám ơn quý vị, quý bạn đã đến đây để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi, để tham quan ngôi từ đường của đại gia đình kitô hữu Tuy Hoà, để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, để nghe những bài thánh ca Noel, để lòng lắng đọng trước một đôi gợi ý của Kinh Thánh về huyền nhiệm đức tin Kitô, và giờ đây đang nghiêm túc sốt sắng cùng chúng tôi dâng lễ Tạ Ơn, một hành vi mà chúng tôi tin rằng hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tín ngưỡng và mến mộ, từ trái tim huynh đệ và hiệp thông, từ ý thức nhân văn của những người văn minh và tiến bộ.
Với chúng tôi, những người Công Giáo giáo xứ Tuy Hoà-Phú Yên, quả thật đây là dịp duy nhất trong một năm, chúng tôi được đón tiếp quý vị như những vị khách quý để có thể chia sẻ với quý vị đôi điều về niềm tin của chúng tôi, để giới thiệu đôi nét đan thanh về Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội của chúng tôi, và giới thiệu khái quát về chính cộng đoàn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, một Giáo Hội đang đồng hành với mọi thành phần trong Đất Nước Việt Nam cùng nắm tay gốp phần xây dựng Đất nước mỗi ngày mỗi đẹp hơn huynh đệ hơn, phát triển hơn và tự do dân chủ hơn.
Chúng tôi cám ơn quý vị về nghĩa cử đầy tính hiệp thông và khoan dung nhân ái. Chúng tôi cám ơn quý vị đã biểu lộ tâm tình trân trọng, kính tôn đối với Chúa Giêsu, một Đấng mà chắc chắn quý vị còn rất mù mờ, có khi được hiểu cách lệch lạc và rất nhiều khi được thông tin với một ý đồ không mấy thiện chí, nếu không muốn nói là xuyên tạc và thù nghịch.
Chia sẻ niềm vui Giáng Sinh hay hồng ân đức tin cùng quý vị trong đêm nay lại là một trong những trách nhiệm cốt yếu của ơn gọi là người Kitô hữu của chúng tôi, trách nhiệm làm chứng và loan báo Tin Mừng Cứu độ do Chúa Giêsu mang đến, Đấng mà quý vị cùng với chúng tôi đang hân hoan cử hành ngày sinh nhật lần thứ 2010 của Ngài. Việc sống và chia sẻ niềm tin cũng chính là định hướng mục vụ của Giáo Hội Công Giáo chúng tôi trong Năm Thánh đặc biệt nầy mà Sứ Điệp của cuộc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam vừa kết thúc hôm 25.11 đã long trọng tuyên bố:
“Đại hội cũng xác tín rằng để thực sự là Hội Thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế, Hội Thánh tại Việt Nam phải nhập thể vào văn hóa và lịch sử của dân tộc mình. Trong hơn 4 thế kỷ hiện diện tại Việt Nam, Hội Thánh đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Chính những người công giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mà mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Các trường công giáo đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Cũng chính người công giáo đã đem những giá trị nhân văn thấm vào đời sống xã hội như tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, sự bình đẳng, tình bác ái, tinh thần phục vụ, hi sinh. Tiếp nối công trình của cha ông, Hội Thánh ngày nay cũng phải dấn thân vào việc xây dựng đất nước về mọi mặt: văn hóa xã hội, cũng như kinh tế chính trị, vì ý thức rằng: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm” [3]. Khi dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Hội thánh “không hề muốn thay thế Chính Quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân” [4]. Đó cũng là lời chứng cho mọi người thấy vẻ đẹp đích thực của Tin Mừng như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ tất cả chúng ta, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt” [5].
Với sự hiện diện đông đảo và thân tình của Quý vị trong giờ phút linh thiêng nầy, chúng tôi tin rằng “ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu”, niềm vui Noel, đã nối kết tất cả chúng ta, để chúng ta có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng: cho dù có khác biệt về niềm tin, về ý thức hệ, về quan niệm sống, về truyền thống văn hoá…, thì chúng ta vẫn có thể nói chung một ngôn ngữ - ngôn ngữ của tình bạn, tình người; vẫn có thể để cùng đọng lại một tâm tình - tâm tình yêu thương, nhân ái; và vẫn có thể chung xây một ước nguyện - ước nguyện cho hòa bình, hiệp nhất, khoan dung, tự do và phát triển.
Và đó cũng chính là cùng đích của huyền nhiệm Giáng Sinh, huyền nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người để con người có thể tìm lại được bản vị đích thực của mình: con người xuất phát từ Thiên Chúa, mang ảnh hình Thiên Chúa, anh em trong gia đình Thiên Chúa và được trở về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong Thiên Chúa.
Niềm tin đã dạy cho chúng tôi rằng: tất cả điều đó lại được khởi sự từ cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, là Đấng mà trước khi Ngài sinh ra khoảng 600 năm, sứ ngôn Isaia đã gọi tên là Đấng Emmanuel – Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta; và khi Ngài sinh ra được đặt tên là Giêsu, có nghĩa là Thiên-Chúa-cứu-độ.
Quả thật Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Emmanuel) là để cứu độ chúng ta (Giêsu): và thế giới kể từ biến cố “Thiên Chúa giáng sinh làm người” đã chuyển từ không tới có, từ mất lại được, từ bóng tối mênh mông tới ánh quang rạng rỡ: Có ơn cứu độ, có sự tha thứ, có hồng ân tái tạo, có ánh sáng và chân lý dẫn đưa ta vào hạnh phúc vĩnh hằng, có hy vọng tin yêu để ta hiểu thế nào là diễm phúc được làm người và làm con Thiên Chúa. Chân lý nầy đã được ngụ ý nơi trích đoạn sách Sứ ngôn Isaia mà chúng ta vừa được nghe công bố:
“Đoàn người bước đi trong tăm tối, đã nhìn thấy ánh sáng bao la, ánh sáng bừng lên trên những miền âm u sự chết…vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Thi sĩ Trăng Thập Tự đã cảm nhận sâu xa ý nghĩa nầy trong bài thơ Tại Sao; xin được trích ra đây đôi dòng tiêu biểu:
Còn Ngài yêu con, Ngài đã làm người
Để có thể khóc, để có thể cười,
Để có thể chết thay con mà chuộc tội,
Và nhờ đó con hiểu thế nào là tội lỗi,
Thế nào là lòng Chúa thương yêu.
Để con hiểu ra vẽ diễm kiều
Khi được làm người, khi được làm con Thiên Chúa.
Lạy Đấng Cứu Thế, là Trời, là Tạo Hóa,
Chiều nay trên thập giá,
Chúa có ân hận đã làm người?
Con hỏi và con tự trả lời
Khi con đã biết
Ngài yêu là yêu cho đến đời đời kiếp kiếp
Lạy Thượng Đế làm người, lạy Chúa Giêsu !
(Trăng Thập tự, “Có ai về Cát Minh”, Bài “Tại Sao”, tr.184-186)
Từ ý nghĩa của mầu nhiệm “Emmanuel” – “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” đó, và từ cuộc cử hành Phụng vụ lễ Giáng Sinh đêm nay, chúng tôi ước mong và xác tín rằng: chút nữa đây, khi từ giã ngôi nhà thờ nầy để trở về với mái ấm gia đình, quý vị sẽ nhận được tràn trào niềm vui của Giáng Sinh khi quý vị mang theo hình ảnh của Hài Nhi Giêsu dễ thương cùng với lời chúc phúc bình an của Ngài; sẽ mang về hình ảnh của Mẹ Maria dịu hiền khả ái với bàn tay che chở bảo bọc của Ngài; và mang theo hình ảnh thánh Giuse với trái tim cương nghị và trách nhiệm làm cha làm chồng của Ngài. Và biết đâu trong một thoáng lắng đọng tâm tư nào đó giữa bao bon chen, tất bật của đời thường, quý vị chợt cảm nhận được rằng có một Đấng Emmanuel là Chúa Giêsu đang đồng hành với quý vị từ lâu mà quý vị chưa kịp nhận ra; để rồi biết đâu một ngày không xa, nhiều người trong quý vị sẽ hiện diện nơi đây với tư cách hoàn toàn là một Kitô hữu !
b/. Với cộng đoàn giáo dân
Giờ đây, xin quý vị cho phép tôi được ngỏ lời với anh chị em của chúng tôi, cộng đoàn giáo dân thuộc giáo xứ Tuy Hòa.
Anh chị em, chiều hôm nay Mùa Vọng của chuẩn bị đợi chờ kết thúc để nhường chỗ cho Mùa Giáng Sinh của rạng rỡ hân hoan.
Sự chuẩn bị của Mùa Vọng nếu được khơi gợi từ những sứ điệp Thánh Kinh mà hình tượng khắc khổ của Gioan Tẩy Giả, sự trong trắng khiêm hạ khó nghèo của Đức Trinh Nữ Maria, tinh thần vâng phục trách nhiệm của thánh Giuse…như những biểu tượng xuyên suốt của cuộc hành trình đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, thì sự chuẩn bị đó lại được hiện thực hoá qua biết bao hy sinh âm thầm của các anh em trong ban văn hoá, truyền thông âm thanh, ánh sáng, các bạn trẻ sinh viên học sinh, các ca viên của các ca đoàn, các em thiếu nhi trong đội canh thức, các bà mẹ âm thầm nhặt nhạnh từng ngọn cỏ dại, các anh em trong ban Trật tự, các thành viên trong các ban Chức Việc…Vâng, Mùa Vọng của những giọt mồ hôi hy sinh và chuẩn bị đã trỗ hoa trên những cây thông điện xinh xắn, đã mĩm cười với những ông già tuyết và những chú tuần lộc ngộ nghĩnh dễ thương, đã bừng sáng lên với những dòng điện rực rỡ, đã xinh tươi với những hang đá máng cỏ, đã ngọt ngào với những bài ca Phụng vụ và đã tưng bừng rộn rã với những vũ khúc Giáng Sinh…
Và có lẽ ấn tượng nhất của Mùa Vọng, phải chăng là hàng hàng lớp lớp trong suốt 5 ngày liên tiếp, anh chị em đã sốt sắng nghiêm trang đứng đợi hàng giờ để quỳ xuống nơi toà Giải Tội mà thân thưa lời tạ tội với Chúa và nhận lãnh hồng ân của thứ tha !
Và giờ đây Giáng Sinh đã đến. Niềm vui đã oà vỡ trong tim của mỗi người chúng ta. Một niềm vui thánh thiện, sâu lắng vì chúng ta thật sự đã cảm nhận được thế nào là vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta, thế nào là Giêsu cứu thế, thế nào là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con cùa Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Quả thật với mỗi người chúng ta đêm nay, niềm vui Giáng Sinh, Phụng vụ Giáng Sinh không phải chỉ là một lễ hội bình thường, mà là một Tin Mừng đích thực như Tin Mừng mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thuở xưa nơi đồng vắng Bêlem: “Trong vùng ấy có những người chăn chiên sống ngoài đồng…bổng sứ thần Chúa trong vinh quang sáng láng hiện ra loan báo rằng: “Anh em đừng sợ. Nầy tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: là hôm nay, trong thành vua Đa-vít, Đấng Cứu thế đã giáng sinh…”
Nếu ngày xưa “trong thành vua Đa-vít, Đấng Cứu thế đã giáng sinh…”, thì hôm nay, trong giáo xứ Tuy Hoà, trong khuôn viên thánh đường rực rỡ uy nghi nầy, Đấng Cứu thế cũng lại đã giáng sinh. Ngài tiếp tục giáng sinh qua mầu nhiệm Phụng vụ được cử hành trang nghiêm sốt sắng; ngài giáng sinh qua những cõi lòng trong trắng, đơn sơ của những em thiếu nhi không quản gió mưa mệt nhọc từng đêm tập múa cho đêm nay; Ngài giáng sinh trong từng đôi tay cần cù, chịu khó của những anh chị em trong các chuyên ban mục vụ, cố gắng miệt mài lo sao cho đại lễ Giáng Sinh được long trọng, hoành tráng và có sức thuyết phục cho tất cả những ai cùng hội tụ nơi đây để chung chia niềm vui của đêm thánh. Ngài giáng sinh tận sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu anh chị em đã hơn một lần sống kiếp con hoang lạc loài xa cách mái ấm của nhà Cha để hôm nay trở về làm lại cuộc đời trong ăn năn sám hối…
Vâng, Mùa Vọng đã qua rồi, nhọc mệt đã tan rồi, tội lỗi đã bị xoá hết rồi. Thật thích hợp để cùng đọc lại một lần nữa sứ điệp lời Chúa của Isaia trong bài đọc 1 thánh lễ hôm nay:
“Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi làm mồi nuôi lửa. Vì Một Hài đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Và từ đêm nay, chúng ta phải cùng nói được với nhau rằng: “Chúng ta đã thấy Chúa”, “Chúa đang ở cùng chúng ta”. Chúng ta phải là những chứng nhân thật sự của mầu nhiệm “Emmanuel”, như lời nhắn gởi hôm nào của Chúa Giêsu: “anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
Ngày xưa, các mục đồng thành Bêlem cũng đã làm chứng như thế sau khi đã diện kiến Hài Nhi Giêsu như Tin Mừng Luca thuật lại:
“Đến nơi, họ gặp bà Mara, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi nầy. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên”.
Mầu nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm Emmanuel đã được cảm nhận, sống và loan báo như thế.
Đó chính là một cuộc sống biết thường xuyên trở lại với con đường Tám Mối phúc thật, là không ngừng biết quỳ xuống để “rửa chân” cho anh chị em, là nhẫn nại để “70 lần 7” khoan dung tha thứ, là mau mắn lên đường để “viếng thăm và chia sẻ niềm vui nỗi sầu cho những người chung quanh đang cần an ủi. Là như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta dành cả cuộc đời để sẻ chia và phục vụ những người bất hạnh để họ tìm lại ánh sáng của niềm tin và nhận ra Thiên Chúa đang yêu thương mình (như Mẹ đã thắp sáng ngọn đèn cho căn hộ tăm tối của một cụ già bị bỏ rơi trong cô độc đau buồn).
Sống mầu nhiệm “Emmanuel” cũng có nghĩa là từ nay người vợ sẽ nhìn thấy Đấng Emmanuel trong gương mặt của chồng để sắt son chung thủy, là con cái nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cha mẹ để hiếu thảo kính yêu, là bạn bè nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cuộc đời của nhau để yêu thương và phục vụ, và tất cả chúng ta cùng nhìn thấy Đấng Emmanuel trên gương mặt ốm đói của những người nghèo, trong trái tim đầy khát vọng của những bạn trẻ, nơi tâm hồn khát khao tìm kiếm của các anh chị em chưa nhìn biết Chúa Kitô, trong ánh mắt khổ đau bất hạnh của bao nhiêu trẻ em bị bỏ rơi hắt hủi, nơi thân tàn ma dại của các bệnh nhân siđa…để yêu thương và phục vụ…
Nếu tất cả chúng ta đều sống được như thế, thì như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập tự, Chúa sẽ không ân hận vì đã làm người !
Và trong ý nghĩa đó, lời cầu của đêm nay chúng ta sẽ dành cho nhau chính là lời cầu của toàn thể Hội Thánh Việt Nam được cô đọng trong lời kết của Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa Việt Nam:
“Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình công giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hiệp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ, quyết tâm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam chúng con. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến.” (Sđ ĐHDCVN)
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ,
Đặc biệt, kính thưa tất cả quý vị không có chung niềm tin Công Giáo, đang hiện diện trong khuôn viên thánh đường nầy,
Cùng với những bước chân thời gian vội vã của những ngày cuối năm 2010 để chuẩn bị bước sang một cuộc hành trình của Năm Mới 2011, trên mọi phần đất của địa cầu đều rộn rã tin vui mà những cánh thiệp Giáng Sinh mang về cùng với lời chúc đã trở thành truyền thống như một câu tục ngữ: “Merry Christmas and Happy New Year !- Giáng Sinh hân hoan – Năm mới hạnh phúc”. Trong bầu khí hân hoan, đầy ắp bình an và chan hoà tình cảm thân thương của tình huynh đệ, tình người, quả thật, Đêm nay, Đêm Thánh Vô Cùng, Đêm Noel đang mang đến cho tất cả chúng ta một thông điệp đầy tin yêu hy vọng như lời Ca nhập lễ mà cộng đoàn Phụng vụ từ ngàn xưa đã hát lên: “Tất cả chúng ta hãy vui mừng trong Chúa, vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã sinh xuống gian trần. Hôm nay từ cõi trời cao thẳm, bình an đích thực đến giữa chúng ta”.
Vâng, “Giáng sinh hoan vui và Năm Mới Hạnh phúc” đó chính là lời chúc mừng đẹp nhất, ý nghĩa nhất, cần thiết và thân thương nhất mà chúng ta có thể dành cho nhau trong Đêm Thánh nầy. Merry Christmas and Happy New Year ! (Vỗ tay).
Riêng đối với anh chị em tín hữu Công Giáo, Giáng Sinh nầy cũng nằm trong những ngày cuối cùng của Năm Thánh 2010, năm kỷ niệm hai biến cố đặc biệt, hai cột mốc quan trọng của lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam: 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt nam (1960-2010) và 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam (1659-2009). Vì thế, chúng ta hãy sốt sắng dâng thánh lễ và cầu nguyện cho nhau được hưởng dạt dào hồng ân của Năm Thánh; và cầu nguyện cho tất cả những anh chị em không cùng tín ngưỡng, nhưng đang hiện diện nơi đây để chung chia niềm vui Giáng Sinh cũng nhận được muôn ơn huệ xác hồn, khang an và hạnh phúc.
Giờ đây, trong tâm tình hiệp thông cảm tạ tình yêu Thiên Chúa và nguyện cầu Chúa Giáng Sinh ban muôn ân lộc xác hồn, cộng đoàn chúng ta hãy thành tâm sám hối tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa:
Kính thưa Ông Bà Anh Chị em giáo dân, Kính thưa Quý Vị và các bạn ngoài Kitô giáo,
Trước hết, thay mặt cho bà con giáo dân giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên, tôi xin được trân trọng gởi đến quý vị không có chung niềm tin Kitô đang có mặt ở-đây-giờ-nầy lời cám ơn chân tình và lời chúc mừng Giáng Sinh tốt đẹp và trân trọng nhất.
a/. Với người ngoài Kitô giáo.
Tôi muốn dành những lời đầu tiên nầy để chia sẻ cùng quý vị không cùng niềm tin với chúng tôi. Chúng tôi cám ơn quý vị, quý bạn đã đến đây để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi, để tham quan ngôi từ đường của đại gia đình kitô hữu Tuy Hoà, để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, để nghe những bài thánh ca Noel, để lòng lắng đọng trước một đôi gợi ý của Kinh Thánh về huyền nhiệm đức tin Kitô, và giờ đây đang nghiêm túc sốt sắng cùng chúng tôi dâng lễ Tạ Ơn, một hành vi mà chúng tôi tin rằng hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tín ngưỡng và mến mộ, từ trái tim huynh đệ và hiệp thông, từ ý thức nhân văn của những người văn minh và tiến bộ.
Với chúng tôi, những người Công Giáo giáo xứ Tuy Hoà-Phú Yên, quả thật đây là dịp duy nhất trong một năm, chúng tôi được đón tiếp quý vị như những vị khách quý để có thể chia sẻ với quý vị đôi điều về niềm tin của chúng tôi, để giới thiệu đôi nét đan thanh về Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội của chúng tôi, và giới thiệu khái quát về chính cộng đoàn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, một Giáo Hội đang đồng hành với mọi thành phần trong Đất Nước Việt Nam cùng nắm tay gốp phần xây dựng Đất nước mỗi ngày mỗi đẹp hơn huynh đệ hơn, phát triển hơn và tự do dân chủ hơn.
Chúng tôi cám ơn quý vị về nghĩa cử đầy tính hiệp thông và khoan dung nhân ái. Chúng tôi cám ơn quý vị đã biểu lộ tâm tình trân trọng, kính tôn đối với Chúa Giêsu, một Đấng mà chắc chắn quý vị còn rất mù mờ, có khi được hiểu cách lệch lạc và rất nhiều khi được thông tin với một ý đồ không mấy thiện chí, nếu không muốn nói là xuyên tạc và thù nghịch.
Chia sẻ niềm vui Giáng Sinh hay hồng ân đức tin cùng quý vị trong đêm nay lại là một trong những trách nhiệm cốt yếu của ơn gọi là người Kitô hữu của chúng tôi, trách nhiệm làm chứng và loan báo Tin Mừng Cứu độ do Chúa Giêsu mang đến, Đấng mà quý vị cùng với chúng tôi đang hân hoan cử hành ngày sinh nhật lần thứ 2010 của Ngài. Việc sống và chia sẻ niềm tin cũng chính là định hướng mục vụ của Giáo Hội Công Giáo chúng tôi trong Năm Thánh đặc biệt nầy mà Sứ Điệp của cuộc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam vừa kết thúc hôm 25.11 đã long trọng tuyên bố:
“Đại hội cũng xác tín rằng để thực sự là Hội Thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế, Hội Thánh tại Việt Nam phải nhập thể vào văn hóa và lịch sử của dân tộc mình. Trong hơn 4 thế kỷ hiện diện tại Việt Nam, Hội Thánh đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Chính những người công giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mà mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Các trường công giáo đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Cũng chính người công giáo đã đem những giá trị nhân văn thấm vào đời sống xã hội như tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, sự bình đẳng, tình bác ái, tinh thần phục vụ, hi sinh. Tiếp nối công trình của cha ông, Hội Thánh ngày nay cũng phải dấn thân vào việc xây dựng đất nước về mọi mặt: văn hóa xã hội, cũng như kinh tế chính trị, vì ý thức rằng: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm” [3]. Khi dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Hội thánh “không hề muốn thay thế Chính Quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân” [4]. Đó cũng là lời chứng cho mọi người thấy vẻ đẹp đích thực của Tin Mừng như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ tất cả chúng ta, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt” [5].
Với sự hiện diện đông đảo và thân tình của Quý vị trong giờ phút linh thiêng nầy, chúng tôi tin rằng “ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu”, niềm vui Noel, đã nối kết tất cả chúng ta, để chúng ta có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng: cho dù có khác biệt về niềm tin, về ý thức hệ, về quan niệm sống, về truyền thống văn hoá…, thì chúng ta vẫn có thể nói chung một ngôn ngữ - ngôn ngữ của tình bạn, tình người; vẫn có thể để cùng đọng lại một tâm tình - tâm tình yêu thương, nhân ái; và vẫn có thể chung xây một ước nguyện - ước nguyện cho hòa bình, hiệp nhất, khoan dung, tự do và phát triển.
Và đó cũng chính là cùng đích của huyền nhiệm Giáng Sinh, huyền nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người để con người có thể tìm lại được bản vị đích thực của mình: con người xuất phát từ Thiên Chúa, mang ảnh hình Thiên Chúa, anh em trong gia đình Thiên Chúa và được trở về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong Thiên Chúa.
Niềm tin đã dạy cho chúng tôi rằng: tất cả điều đó lại được khởi sự từ cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, là Đấng mà trước khi Ngài sinh ra khoảng 600 năm, sứ ngôn Isaia đã gọi tên là Đấng Emmanuel – Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta; và khi Ngài sinh ra được đặt tên là Giêsu, có nghĩa là Thiên-Chúa-cứu-độ.
Quả thật Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Emmanuel) là để cứu độ chúng ta (Giêsu): và thế giới kể từ biến cố “Thiên Chúa giáng sinh làm người” đã chuyển từ không tới có, từ mất lại được, từ bóng tối mênh mông tới ánh quang rạng rỡ: Có ơn cứu độ, có sự tha thứ, có hồng ân tái tạo, có ánh sáng và chân lý dẫn đưa ta vào hạnh phúc vĩnh hằng, có hy vọng tin yêu để ta hiểu thế nào là diễm phúc được làm người và làm con Thiên Chúa. Chân lý nầy đã được ngụ ý nơi trích đoạn sách Sứ ngôn Isaia mà chúng ta vừa được nghe công bố:
“Đoàn người bước đi trong tăm tối, đã nhìn thấy ánh sáng bao la, ánh sáng bừng lên trên những miền âm u sự chết…vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Thi sĩ Trăng Thập Tự đã cảm nhận sâu xa ý nghĩa nầy trong bài thơ Tại Sao; xin được trích ra đây đôi dòng tiêu biểu:
Còn Ngài yêu con, Ngài đã làm người
Để có thể khóc, để có thể cười,
Để có thể chết thay con mà chuộc tội,
Và nhờ đó con hiểu thế nào là tội lỗi,
Thế nào là lòng Chúa thương yêu.
Để con hiểu ra vẽ diễm kiều
Khi được làm người, khi được làm con Thiên Chúa.
Lạy Đấng Cứu Thế, là Trời, là Tạo Hóa,
Chiều nay trên thập giá,
Chúa có ân hận đã làm người?
Con hỏi và con tự trả lời
Khi con đã biết
Ngài yêu là yêu cho đến đời đời kiếp kiếp
Lạy Thượng Đế làm người, lạy Chúa Giêsu !
(Trăng Thập tự, “Có ai về Cát Minh”, Bài “Tại Sao”, tr.184-186)
Từ ý nghĩa của mầu nhiệm “Emmanuel” – “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” đó, và từ cuộc cử hành Phụng vụ lễ Giáng Sinh đêm nay, chúng tôi ước mong và xác tín rằng: chút nữa đây, khi từ giã ngôi nhà thờ nầy để trở về với mái ấm gia đình, quý vị sẽ nhận được tràn trào niềm vui của Giáng Sinh khi quý vị mang theo hình ảnh của Hài Nhi Giêsu dễ thương cùng với lời chúc phúc bình an của Ngài; sẽ mang về hình ảnh của Mẹ Maria dịu hiền khả ái với bàn tay che chở bảo bọc của Ngài; và mang theo hình ảnh thánh Giuse với trái tim cương nghị và trách nhiệm làm cha làm chồng của Ngài. Và biết đâu trong một thoáng lắng đọng tâm tư nào đó giữa bao bon chen, tất bật của đời thường, quý vị chợt cảm nhận được rằng có một Đấng Emmanuel là Chúa Giêsu đang đồng hành với quý vị từ lâu mà quý vị chưa kịp nhận ra; để rồi biết đâu một ngày không xa, nhiều người trong quý vị sẽ hiện diện nơi đây với tư cách hoàn toàn là một Kitô hữu !
b/. Với cộng đoàn giáo dân
Giờ đây, xin quý vị cho phép tôi được ngỏ lời với anh chị em của chúng tôi, cộng đoàn giáo dân thuộc giáo xứ Tuy Hòa.
Anh chị em, chiều hôm nay Mùa Vọng của chuẩn bị đợi chờ kết thúc để nhường chỗ cho Mùa Giáng Sinh của rạng rỡ hân hoan.
Sự chuẩn bị của Mùa Vọng nếu được khơi gợi từ những sứ điệp Thánh Kinh mà hình tượng khắc khổ của Gioan Tẩy Giả, sự trong trắng khiêm hạ khó nghèo của Đức Trinh Nữ Maria, tinh thần vâng phục trách nhiệm của thánh Giuse…như những biểu tượng xuyên suốt của cuộc hành trình đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, thì sự chuẩn bị đó lại được hiện thực hoá qua biết bao hy sinh âm thầm của các anh em trong ban văn hoá, truyền thông âm thanh, ánh sáng, các bạn trẻ sinh viên học sinh, các ca viên của các ca đoàn, các em thiếu nhi trong đội canh thức, các bà mẹ âm thầm nhặt nhạnh từng ngọn cỏ dại, các anh em trong ban Trật tự, các thành viên trong các ban Chức Việc…Vâng, Mùa Vọng của những giọt mồ hôi hy sinh và chuẩn bị đã trỗ hoa trên những cây thông điện xinh xắn, đã mĩm cười với những ông già tuyết và những chú tuần lộc ngộ nghĩnh dễ thương, đã bừng sáng lên với những dòng điện rực rỡ, đã xinh tươi với những hang đá máng cỏ, đã ngọt ngào với những bài ca Phụng vụ và đã tưng bừng rộn rã với những vũ khúc Giáng Sinh…
Và có lẽ ấn tượng nhất của Mùa Vọng, phải chăng là hàng hàng lớp lớp trong suốt 5 ngày liên tiếp, anh chị em đã sốt sắng nghiêm trang đứng đợi hàng giờ để quỳ xuống nơi toà Giải Tội mà thân thưa lời tạ tội với Chúa và nhận lãnh hồng ân của thứ tha !
Và giờ đây Giáng Sinh đã đến. Niềm vui đã oà vỡ trong tim của mỗi người chúng ta. Một niềm vui thánh thiện, sâu lắng vì chúng ta thật sự đã cảm nhận được thế nào là vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta, thế nào là Giêsu cứu thế, thế nào là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con cùa Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Quả thật với mỗi người chúng ta đêm nay, niềm vui Giáng Sinh, Phụng vụ Giáng Sinh không phải chỉ là một lễ hội bình thường, mà là một Tin Mừng đích thực như Tin Mừng mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thuở xưa nơi đồng vắng Bêlem: “Trong vùng ấy có những người chăn chiên sống ngoài đồng…bổng sứ thần Chúa trong vinh quang sáng láng hiện ra loan báo rằng: “Anh em đừng sợ. Nầy tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: là hôm nay, trong thành vua Đa-vít, Đấng Cứu thế đã giáng sinh…”
Nếu ngày xưa “trong thành vua Đa-vít, Đấng Cứu thế đã giáng sinh…”, thì hôm nay, trong giáo xứ Tuy Hoà, trong khuôn viên thánh đường rực rỡ uy nghi nầy, Đấng Cứu thế cũng lại đã giáng sinh. Ngài tiếp tục giáng sinh qua mầu nhiệm Phụng vụ được cử hành trang nghiêm sốt sắng; ngài giáng sinh qua những cõi lòng trong trắng, đơn sơ của những em thiếu nhi không quản gió mưa mệt nhọc từng đêm tập múa cho đêm nay; Ngài giáng sinh trong từng đôi tay cần cù, chịu khó của những anh chị em trong các chuyên ban mục vụ, cố gắng miệt mài lo sao cho đại lễ Giáng Sinh được long trọng, hoành tráng và có sức thuyết phục cho tất cả những ai cùng hội tụ nơi đây để chung chia niềm vui của đêm thánh. Ngài giáng sinh tận sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu anh chị em đã hơn một lần sống kiếp con hoang lạc loài xa cách mái ấm của nhà Cha để hôm nay trở về làm lại cuộc đời trong ăn năn sám hối…
Vâng, Mùa Vọng đã qua rồi, nhọc mệt đã tan rồi, tội lỗi đã bị xoá hết rồi. Thật thích hợp để cùng đọc lại một lần nữa sứ điệp lời Chúa của Isaia trong bài đọc 1 thánh lễ hôm nay:
“Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi làm mồi nuôi lửa. Vì Một Hài đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Và từ đêm nay, chúng ta phải cùng nói được với nhau rằng: “Chúng ta đã thấy Chúa”, “Chúa đang ở cùng chúng ta”. Chúng ta phải là những chứng nhân thật sự của mầu nhiệm “Emmanuel”, như lời nhắn gởi hôm nào của Chúa Giêsu: “anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
Ngày xưa, các mục đồng thành Bêlem cũng đã làm chứng như thế sau khi đã diện kiến Hài Nhi Giêsu như Tin Mừng Luca thuật lại:
“Đến nơi, họ gặp bà Mara, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi nầy. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên”.
Mầu nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm Emmanuel đã được cảm nhận, sống và loan báo như thế.
Đó chính là một cuộc sống biết thường xuyên trở lại với con đường Tám Mối phúc thật, là không ngừng biết quỳ xuống để “rửa chân” cho anh chị em, là nhẫn nại để “70 lần 7” khoan dung tha thứ, là mau mắn lên đường để “viếng thăm và chia sẻ niềm vui nỗi sầu cho những người chung quanh đang cần an ủi. Là như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta dành cả cuộc đời để sẻ chia và phục vụ những người bất hạnh để họ tìm lại ánh sáng của niềm tin và nhận ra Thiên Chúa đang yêu thương mình (như Mẹ đã thắp sáng ngọn đèn cho căn hộ tăm tối của một cụ già bị bỏ rơi trong cô độc đau buồn).
Sống mầu nhiệm “Emmanuel” cũng có nghĩa là từ nay người vợ sẽ nhìn thấy Đấng Emmanuel trong gương mặt của chồng để sắt son chung thủy, là con cái nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cha mẹ để hiếu thảo kính yêu, là bạn bè nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cuộc đời của nhau để yêu thương và phục vụ, và tất cả chúng ta cùng nhìn thấy Đấng Emmanuel trên gương mặt ốm đói của những người nghèo, trong trái tim đầy khát vọng của những bạn trẻ, nơi tâm hồn khát khao tìm kiếm của các anh chị em chưa nhìn biết Chúa Kitô, trong ánh mắt khổ đau bất hạnh của bao nhiêu trẻ em bị bỏ rơi hắt hủi, nơi thân tàn ma dại của các bệnh nhân siđa…để yêu thương và phục vụ…
Nếu tất cả chúng ta đều sống được như thế, thì như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập tự, Chúa sẽ không ân hận vì đã làm người !
Và trong ý nghĩa đó, lời cầu của đêm nay chúng ta sẽ dành cho nhau chính là lời cầu của toàn thể Hội Thánh Việt Nam được cô đọng trong lời kết của Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa Việt Nam:
“Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình công giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hiệp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ, quyết tâm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam chúng con. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến.” (Sđ ĐHDCVN)
Vầng Đông soi chiếu
LM Inhaxiô Trần Ngà
15:31 20/12/2010
Suy niệm Giáng Sinh
Trời lạnh khủng khiếp. Tuyết rơi dày vào buổi tối cuối năm. Phố xá thưa người. Giữa cảnh trời băng giá tối tăm, một bé gái bán diêm, đầu trần, chân không, lạc lõng lê bước bán hàng cho khách qua lại trên đường phố.
Suốt ngày, em chẳng bán được hộp diêm nào, mà cũng chẳng ai thí cho em lấy một xu. Cơn đói cồn cào trong ruột, tuyết phủ đầy trên mái tóc.
Kiệt sức vì đói và lạnh, em ngồi thu mình vào một góc giữa hai căn phố, lấy áo khoác ủ lấy đôi chân cho bớt tê cóng. Em không dám quay về bởi vì không bán được diêm mà về nhà thì bố sẽ đánh em tàn tệ; vả lại ở nhà thì trời cũng rét kém gì ở đây vì căn phòng của em trống trải quá.
Khao khát mãnh liệt nhất của em lúc nầy là được sưởi ấm bằng một que diêm, chỉ một que diêm thôi. Tuy vậy, em không dám phí phạm bất cứ que diêm nào. Mất một que diêm có nghĩa là mất đi ít thức ăn, mất đi ít bánh. Em không được phí phạm. Nhưng rét quá. Hai bàn tay gần chết cóng rồi. Em chỉ ao ước được sưởi ấm bằng một que diêm thôi.
Thế là em liều lĩnh bật lên một que diêm. Ôi ! giữa đêm đen rét buốt, ánh sáng que diêm quá đỗi tuyệt vời! Với óc tưởng tưởng của trẻ thơ, qua ánh lửa que diêm, em thấy hiện ra một lò sưởi ấm áp. Em định đưa chân ra để sưởi cho đôi chân bớt cóng thì que diêm lụi tàn, ngọn lửa tắt và lò sưởi cũng biến theo.
Thôi đánh bạo hy sinh thêm một que diêm nữa. Ánh sáng lại bùng lên. Ồ thích quá ! ấm áp quá ! Ánh lửa ấm áp gợi lên trong tâm trí em một phòng ăn ấm cúng, có bát đĩa bằng pha lê và tuyệt vời hơn hết là trên bàn có một con ngỗng quay đang tỏa hương thơm phức. Ước chi em được ngồi vào bàn ăn đó một lần trong đời. Thế nhưng ánh lửa diêm lại lụi tàn, bàn ăn sang trọng và con ngỗng biến mất, em lại trở về với vỉa hè và đêm đen rét buốt.
Thế rồi, em bị cám dỗ mãnh liệt bật thêm que diêm thứ ba. Qua ánh sáng que diêm, em thấy hình ảnh bà ngoại của em hiện về. Mừng quá, em gào lên: « Bà ơi, Bà chờ cháu với, hãy cho cháu đi theo bà! »
Em sợ diêm tắt và hình ảnh của Bà cũng tắt theo, nên em bật thêm que diêm thứ tư, thứ năm và rồi bật hết những que diêm còn lại, bởi vì em không muốn Bà biến đi. Trong trí tưởng tượng của em, Bà rất đẹp, rất hiền hòa và đầy lòng yêu thương. Bà ôm lấy em và cả hai bà cháu bay bổng lên cõi thiên đàng, đến nơi chẳng còn lạnh lẽo, chẳng còn đói khát, chẳng còn đau thương !!!
Qua sáng hôm sau, ngày đầu năm, khi trời hừng sáng, người qua lại phát hiện em bé nằm thu mình bên góc phố, má còn phớt hồng và nụ cười còn mỉm trên môi. .. nhưng đã chết tự bao giờ.
(phỏng theo truyện cổ của Hans Christian Andersen).
Thân phận đứa bé bán diêm cũng là thân phận của nhân loại hôm nay. Nhân loại hôm nay đang lâm cảnh đói rét tinh thần nghiêm trọng. Đói khát tình thương, đói khát hoà bình và hạnh phúc. Rét vì thiếu hơi ấm của tình người, rét vì thiếu lòng thương xót.
Vì thế, nhân loại đang cần được sưởi ấm bởi tình thương, nhưng tình thương trên thế giới nầy chỉ lập lòe như một ngọn lửa diêm, bùng lên giây lát rồi tắt ngúm, không đủ sưởi ấm cõi lòng băng giá của bao người. Vì thế con người phải chết cóng vì ghẻ lạnh của bao người khác, vì chiến tranh, vì khủng bố kinh hoàng…
Nhân loại đang khát mong những ánh lửa yêu thương làm ấm lại bao cõi lòng băng giá, như em bé bán diêm cần ánh lửa của một que diêm để sưởi ấm đôi tay lạnh cóng của mình.
Khát vọng của nhân loại đã được Thiên Chúa đáp ứng. Không phải là ban một ánh lửa diêm hay một lò lửa để sưởi ấm, nhưng Thiên Chúa đã rộng ban cho loài người cả một Mặt Trời, một Vầng Đông, như lời kinh thánh:
« Thiên Chúa Ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối, và từ trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an. » (Lc 1, 78)
Chúa Giê-su là Vừng Đông rực rỡ, là Ánh Thái Dương xuất hiện từ trời cao và dần dần xóa đi màn đêm tăm tối bao trùm nhân loại.
Vầng Đông Giê-su soi chiếu cho nhân loại biết rằng cả thế giới chỉ là một mái nhà chung và tất cả mọi người đều là anh em vì có chung một Cha trên trời, vì thế mọi người phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau và những gì chúng ta làm cho người chung quanh là làm cho chính Thiên Chúa.
Nếu nhân loại hôm nay tiếp nhận sứ điệp quan trọng nầy của Chúa Giê-su và đem ra thực hành thì tình yêu thương sẽ chan hòa khắp mặt đất làm ấm lòng mọi người cũng như đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Nhưng điều quan trọng là mỗi người hãy tự hỏi mình: Ánh Sáng của Vầng Đông Giê-su đã soi chiếu vào tâm trí và cuộc đời tôi chưa ? Hay là tôi đang còn chìm trong bóng tối?
Trước khi trả lời câu hỏi nầy, chúng ta theo dõi đối thoại sau đây:
Một vị hiền triết hỏi các thính giả bao quanh: « Lúc nào là lúc đêm chuyển sang ngày? »
Mới nghe qua, câu hỏi nầy dễ ợt. Một người làm nghề chăn nuôi trả lời: đó là lúc trời hừng đông. Bấy giờ, người chăn nuôi nhìn vào chuồng gia súc của mình và có thể phân biệt được con nào là cừu, con nào là dê.
Người làm vườn thì lại đáp: « Đó là lúc ta nhìn vào vườn cây của mình và có thể phân biệt được cây nào là xoài, cây nào là mít, đâu là nhà ngói, đâu là nhà tranh.»
Nhà hiền triết không bằng lòng với những câu đáp trên nên cuối cùng, ông nói: « Lúc đêm chuyển qua ngày là khi người ta nhìn vào người chung quanh và nhận ra đó chính là người anh em con cùng một Cha với mình.»
Ánh Sáng của Vầng Đông Giê-su đã giúp tôi nhận ra người chung quanh là anh em của mình chưa? Nếu tôi coi tha nhân là hoả ngục, là người xa lạ… (theo ngôn ngữ của các triết gia) hay bảo tha nhân là thù địch… thì chúng ta đang còn ở trong bóng tối, đang thuộc về thế giới tối tăm.
Nếu tôi nhìn vào người chung quanh và nhận ra họ đúng là anh em con cùng một Cha với mình, thì tôi đã được Ánh Sáng của Chúa Giê-su soi chiếu và đang được sống giữa Ban Ngày.
Trong đêm thánh nầy, đêm tưởng niệm lại biến cố Chúa Giê-su là Vầng Đông từ trời đến chiếu soi và sưởi ấm nhân loại, chúng ta cầu xin cho mọi người biết mở lòng đón nhận ánh sáng của Vầng Đông Giê-su. Ánh sáng nầy sẽ giúp cho nhân loại nhận ra mọi người là anh em con cùng một Cha và như thế mọi người sẽ không còn phải sống trong tối tăm lạnh lẽo, nhưng được sưởi ấm bằng tình yêu thương huynh đệ ngàn đời.
Trời lạnh khủng khiếp. Tuyết rơi dày vào buổi tối cuối năm. Phố xá thưa người. Giữa cảnh trời băng giá tối tăm, một bé gái bán diêm, đầu trần, chân không, lạc lõng lê bước bán hàng cho khách qua lại trên đường phố.
Suốt ngày, em chẳng bán được hộp diêm nào, mà cũng chẳng ai thí cho em lấy một xu. Cơn đói cồn cào trong ruột, tuyết phủ đầy trên mái tóc.
Kiệt sức vì đói và lạnh, em ngồi thu mình vào một góc giữa hai căn phố, lấy áo khoác ủ lấy đôi chân cho bớt tê cóng. Em không dám quay về bởi vì không bán được diêm mà về nhà thì bố sẽ đánh em tàn tệ; vả lại ở nhà thì trời cũng rét kém gì ở đây vì căn phòng của em trống trải quá.
Khao khát mãnh liệt nhất của em lúc nầy là được sưởi ấm bằng một que diêm, chỉ một que diêm thôi. Tuy vậy, em không dám phí phạm bất cứ que diêm nào. Mất một que diêm có nghĩa là mất đi ít thức ăn, mất đi ít bánh. Em không được phí phạm. Nhưng rét quá. Hai bàn tay gần chết cóng rồi. Em chỉ ao ước được sưởi ấm bằng một que diêm thôi.
Thế là em liều lĩnh bật lên một que diêm. Ôi ! giữa đêm đen rét buốt, ánh sáng que diêm quá đỗi tuyệt vời! Với óc tưởng tưởng của trẻ thơ, qua ánh lửa que diêm, em thấy hiện ra một lò sưởi ấm áp. Em định đưa chân ra để sưởi cho đôi chân bớt cóng thì que diêm lụi tàn, ngọn lửa tắt và lò sưởi cũng biến theo.
Thôi đánh bạo hy sinh thêm một que diêm nữa. Ánh sáng lại bùng lên. Ồ thích quá ! ấm áp quá ! Ánh lửa ấm áp gợi lên trong tâm trí em một phòng ăn ấm cúng, có bát đĩa bằng pha lê và tuyệt vời hơn hết là trên bàn có một con ngỗng quay đang tỏa hương thơm phức. Ước chi em được ngồi vào bàn ăn đó một lần trong đời. Thế nhưng ánh lửa diêm lại lụi tàn, bàn ăn sang trọng và con ngỗng biến mất, em lại trở về với vỉa hè và đêm đen rét buốt.
Thế rồi, em bị cám dỗ mãnh liệt bật thêm que diêm thứ ba. Qua ánh sáng que diêm, em thấy hình ảnh bà ngoại của em hiện về. Mừng quá, em gào lên: « Bà ơi, Bà chờ cháu với, hãy cho cháu đi theo bà! »
Em sợ diêm tắt và hình ảnh của Bà cũng tắt theo, nên em bật thêm que diêm thứ tư, thứ năm và rồi bật hết những que diêm còn lại, bởi vì em không muốn Bà biến đi. Trong trí tưởng tượng của em, Bà rất đẹp, rất hiền hòa và đầy lòng yêu thương. Bà ôm lấy em và cả hai bà cháu bay bổng lên cõi thiên đàng, đến nơi chẳng còn lạnh lẽo, chẳng còn đói khát, chẳng còn đau thương !!!
Qua sáng hôm sau, ngày đầu năm, khi trời hừng sáng, người qua lại phát hiện em bé nằm thu mình bên góc phố, má còn phớt hồng và nụ cười còn mỉm trên môi. .. nhưng đã chết tự bao giờ.
(phỏng theo truyện cổ của Hans Christian Andersen).
Thân phận đứa bé bán diêm cũng là thân phận của nhân loại hôm nay. Nhân loại hôm nay đang lâm cảnh đói rét tinh thần nghiêm trọng. Đói khát tình thương, đói khát hoà bình và hạnh phúc. Rét vì thiếu hơi ấm của tình người, rét vì thiếu lòng thương xót.
Vì thế, nhân loại đang cần được sưởi ấm bởi tình thương, nhưng tình thương trên thế giới nầy chỉ lập lòe như một ngọn lửa diêm, bùng lên giây lát rồi tắt ngúm, không đủ sưởi ấm cõi lòng băng giá của bao người. Vì thế con người phải chết cóng vì ghẻ lạnh của bao người khác, vì chiến tranh, vì khủng bố kinh hoàng…
Nhân loại đang khát mong những ánh lửa yêu thương làm ấm lại bao cõi lòng băng giá, như em bé bán diêm cần ánh lửa của một que diêm để sưởi ấm đôi tay lạnh cóng của mình.
Khát vọng của nhân loại đã được Thiên Chúa đáp ứng. Không phải là ban một ánh lửa diêm hay một lò lửa để sưởi ấm, nhưng Thiên Chúa đã rộng ban cho loài người cả một Mặt Trời, một Vầng Đông, như lời kinh thánh:
« Thiên Chúa Ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối, và từ trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an. » (Lc 1, 78)
Chúa Giê-su là Vừng Đông rực rỡ, là Ánh Thái Dương xuất hiện từ trời cao và dần dần xóa đi màn đêm tăm tối bao trùm nhân loại.
Vầng Đông Giê-su soi chiếu cho nhân loại biết rằng cả thế giới chỉ là một mái nhà chung và tất cả mọi người đều là anh em vì có chung một Cha trên trời, vì thế mọi người phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau và những gì chúng ta làm cho người chung quanh là làm cho chính Thiên Chúa.
Nếu nhân loại hôm nay tiếp nhận sứ điệp quan trọng nầy của Chúa Giê-su và đem ra thực hành thì tình yêu thương sẽ chan hòa khắp mặt đất làm ấm lòng mọi người cũng như đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Nhưng điều quan trọng là mỗi người hãy tự hỏi mình: Ánh Sáng của Vầng Đông Giê-su đã soi chiếu vào tâm trí và cuộc đời tôi chưa ? Hay là tôi đang còn chìm trong bóng tối?
Trước khi trả lời câu hỏi nầy, chúng ta theo dõi đối thoại sau đây:
Một vị hiền triết hỏi các thính giả bao quanh: « Lúc nào là lúc đêm chuyển sang ngày? »
Mới nghe qua, câu hỏi nầy dễ ợt. Một người làm nghề chăn nuôi trả lời: đó là lúc trời hừng đông. Bấy giờ, người chăn nuôi nhìn vào chuồng gia súc của mình và có thể phân biệt được con nào là cừu, con nào là dê.
Người làm vườn thì lại đáp: « Đó là lúc ta nhìn vào vườn cây của mình và có thể phân biệt được cây nào là xoài, cây nào là mít, đâu là nhà ngói, đâu là nhà tranh.»
Nhà hiền triết không bằng lòng với những câu đáp trên nên cuối cùng, ông nói: « Lúc đêm chuyển qua ngày là khi người ta nhìn vào người chung quanh và nhận ra đó chính là người anh em con cùng một Cha với mình.»
Ánh Sáng của Vầng Đông Giê-su đã giúp tôi nhận ra người chung quanh là anh em của mình chưa? Nếu tôi coi tha nhân là hoả ngục, là người xa lạ… (theo ngôn ngữ của các triết gia) hay bảo tha nhân là thù địch… thì chúng ta đang còn ở trong bóng tối, đang thuộc về thế giới tối tăm.
Nếu tôi nhìn vào người chung quanh và nhận ra họ đúng là anh em con cùng một Cha với mình, thì tôi đã được Ánh Sáng của Chúa Giê-su soi chiếu và đang được sống giữa Ban Ngày.
Trong đêm thánh nầy, đêm tưởng niệm lại biến cố Chúa Giê-su là Vầng Đông từ trời đến chiếu soi và sưởi ấm nhân loại, chúng ta cầu xin cho mọi người biết mở lòng đón nhận ánh sáng của Vầng Đông Giê-su. Ánh sáng nầy sẽ giúp cho nhân loại nhận ra mọi người là anh em con cùng một Cha và như thế mọi người sẽ không còn phải sống trong tối tăm lạnh lẽo, nhưng được sưởi ấm bằng tình yêu thương huynh đệ ngàn đời.
Làm sao để lớn lên trong đức tin
LM Phanxicô Xavie Ngô Tôn Huấn
15:43 20/12/2010
Đức tin (faith), một trong ba nhân đức đối thần, là một quà tặng vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho những ai mà Người muốn mặc khải mình cho. Nghĩa là nếu Thiên Chúa không tự tỏ mình ra cho ai, thì không ai có thể tìm biết và tin có Người là Đấng Tạo Hóa, là Cha nhân lành đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Cứu Thế Giêsu.
Chúa Giêsu đã ca ngợi Chúa Cha thay cho chúng ta, những người được đức tin như sau:
“ Lậy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, đó là điều đẹp lòng Cha.” ( Lc 10:21)
Về phần mình, Chúa Giêsu cũng mặc khải Chúa Cha cho chúng ta như Người nói tiếp sau đây:
“ Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai trừ người Con và kẻ người Con muốn mặc khải cho. ( cf.Lc.10: 22; Mt 11:
Quả đúng như lời Chúa Giêsu nói trên đây, trong thế giới xưa và nay, có biết bao người thông thái, có khả năng giải thích sự cấu tạo và hình thành của trái đất. đã lên được mặt trăng và đang chuẩn bị thám hiểm Sao hỏa, Sao Kim…nhưng kiến thức khoa học của họ không giúp họ khám phá được Thiên Chúa để tin có Ngài là Đấng Tạo hóa toàn năng, thượng trí.
Chỉ có chúng ta, những kể bé mọn về kiến thức, tài năng và khôn ngoan, nhưng lại được diễm phúc hơn những bậc thông thái kia vì được nhận biết Thiên Chúa và tin có Ngài là Cha nhân lành đã thương mặc khải cho chúng ta được biết Ngài nhờ quà tặng đức tin vô giá.
Hạt giống đức tin này đã được gieo vào tâm hồn chúng ta khi chúng ta được rửa tội, để được tái sinh trong sự sống mới, trở nên tạo vật mới, sau khi con người cũ đã chết vì tội của Nguyên Tổ.
Nhưng hạt giống đức tin này không thể tự nó lớn lên và sinh hoa kết trái mà không có sự cộng tác tích cực của con người vào việc nuôi dưỡng để giúp cho hạt giống đó được triển nở phong phú trong đời sống thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta.
Thật vậy, kinh nguyện phổ biến cho thấy rằng các trẻ em được rửa tội khi còn bé, sẽ lớn lên trong đức tin hay sẽ mất đức tin ấy nếu không có sự nâng đỡ tích cực của cha mẹ và thân nhân sống gần các em..Nói rõ hơn, nếu cha mẹ hay người đỡ đầu không dạy dỗ cho con em biết về Chúa trước hết ở trong gia đình, và sau đó cho các em đi học giáo lý để lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể, thì các em sẽ không thể tự mình biết gì về Chúa và tình yêu của Chúa dành cho con người. Chính những kiến thức sơ khởi về niềm tin có Thiên Chúa nơi trẻ em và người tân tòng sẽ dần dần tăng trưởng để thành niềm tin vững chắc khi các em lớn lên và được tiếp tục bồi dưỡng thêm nhờ thực hành những việc đạo đức như cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ, được nghe lời Chúa và nhất là được rước Minh Thánh Chúa Kitô để nhờ đó thêm yêu mến Chúa và vững chắc tin có Chúa là Cha nhân từ, luôn yêu thương và tha thứ cho con người.
Đối với người lớn (tân tòng),thì sự cộng tác cá nhân còn cần thết hơn nữa. Khi có ý định muốn gia nhập Đạo Công Giáo qua phép rửa tội,( trừ những người muốn vào Đạo vì mưu đồ riêng tư) người tân tòng đã cảm nghiệm phần nào lời mời gọi thầm kín của Chúa nên đã dấn thân tìm hiểu để đáp lại lời mời gọi thiêng liêng đó bằng cách sẵn lòng học hỏi giáo lý để được rửa tội, thêm sức và rước Thánh Thể lần đầu
Nhưng bước đầu của đời sống đức tin của họ phải được tiếp tục tiến bước xa hơn nữa để đi đến mức trưởng thành vững chắc với nỗ lực cá nhân và nâng đỡ của cộng đoàn đức tin, của những người đã hướng dẫn họ trong bước đầu.Nói rõ hơn,sau khi được rửa tội để gia nhập Giáo Hội, người tân tòng phải có quyết tâm sống đức tin trong Giáo Hội, là Mẹ có sứ mệnh hướng dẫn con cái bước đi theo Chúa Kitô và sống theo đường lối của Người hầu được ơn cứu độ để sống hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa trên Nước trời mai sau.
Trong hành trình đức tin này, người tín hữu Chúa Kitô- mới cũng như cũ- sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn và nhất là đau khổ từ thể xác đến tâm hồn khiến cho niềm tin vào Thiên Chúa nhiều lần bị chao đảo khi đối diện với những khó khăn và thử thách đó.Và chỉ khi thắng vượt được những thử thách đó để trung kiên với Chúa trong tin yêu thì đức tin mới thực sự lớn lên cùng với lòng yêu mến Chúa sâu đậm.
Thật vậy, lãnh nhận đức tin qua phép rửa tội có thể được tạm ví như lãnh được bằng lái xe để được phép lái xe. Tuy nhiên, nếu không tôn trọng mọi qui luật về lưu thông trên đường phố, về tốc độ giới hạn ( speed limits) thì trước hết sẽ bị phạt vạ và giá bảo hiểm sẽ tăng theo. Nếu tiếp tục lái ẩu, bất tuân luật giao thông thì sẽ bị tạm treo bằng lái. Sau thời gian tạm treo, được lái trở lại. Nhưng nếu vẫn tiếp tục lái ẩu thì biện pháp cuối cùng sẽ là bị rút bằng lái vĩnh viễn khiến không còn được phép lái xe nữa..Ai sống ở Mỹ đều biết rõ điều này..
Cũng tương tự như vậy,về một khía cạnh, người tân tòng –và ngay cả người đã theo Đạo từ bé, nếu sau khi gia nhập Đạo rồi mà không thật tâm thực hành những cam kết khi được rửa tội là mến Chúa trên hết mọi sự và cương quyết từ bỏ ma quỷ tức tội lỗi thì phép rửa sẽ trở nên hoàn toàn vô ích cùng với hy vọng được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.
Nói rõ hơn, phép rửa không biến đổi tức khắc con người thành hoàn hảo ngay và nhất là giúp con người tránh được mọi tai ương như bệnh tật, nghèo đói và mọi thứ đau khổ bao lâu còn sống trên trần thế và trong thân xác có ngày phải chết này..Trái lại, phép rửa chỉ là bược đầu để tiến dần đến mức hoàn hào trong đức tin, đức cậy và đức mến. Trong tiến trình thiêng liêng đó, con người cần có ơn Chúa nâng đỡ và thiện chí cộng tác của cá nhân muốn được đổi mới, được trở nên hoàn hảo về mặt thiêng liêng.
Mặc dù ơn Chúa là cần thiết nhất, nhưng nếu không có sự cộng tác tích cực của mỗi cá nhân với ơn thánh để ngày một trở nên giống Chúa trong mọi chiều kích của Chân Thiện Mỹ thì Chúa không thể cứu ai được, vì con người còn có tự do để chọn lựa sống theo Chúa hay theo trần gian, đang ngày một lún xâu vào “văn hóa của sự chết”.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ xưa phải sống liên kết mật thiết với Người như cành nho gắn liền với thân cây để có đủ nhựa sống: “. .vì Không có Thầy anh em chẳng làm gì được gì” ( Ga 15: 5)
Không có Thầy nghĩa là không có ơn Chúa giúp sức thì ta không thể lớn lên trong đức tin, không có ơn bền đỗ để chịu đựng những đau khồ, và thử thách, không có sức để chống lại mọi quyến rũ của tiền bạc, vật chất, hư danh trần thế, vui thú vô luân vô đạo và nhất là đứng vững trước những cám dỗ của ma quỉ, “ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét rao quanh tìm mồi cắc xé.. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian này đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.” ( 1 Pr 5:8-)
Do đó, để lớn lên trong đức tin và nhất là bền vững trong niềm tin yêu Thiên Chúa để luôn luôn sống theo đường lối của Người, chúng ta cần thiết phải năng chạy đến cùng Chúa trong tâm tình tha thiết cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể là những phương tiện hữu hiệu nhất để đem chúng ta lại gần Chúa và thêm yêu mến Chúa ngày một hơn để có thể nói được như Thánh Phaolô là “ tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.”( Gl 2: 20)
Nói khác đi, nếu không siêng năng chạy đến với Chúa và tha thiết xin Người ban ơn nâng đỡ qua các bí tích hòa giải và Thánh Thể, thì với bản tính mỏng dòn, yếu đuối của con người, chúng ta sẽ dễ chán nản trong đời sống thiêng liêng, dễ nghiêng chiều về đường tội lỗi.Từ đó, đức tin cũng sẽ bị suy yếu dần đến chỗ không còn tin tưởng gì vào Thiên Chúa vô hình nữa.
Kinh nghiệm phổ quát cũng cho thấy là khi người ta quyết tâm theo đuổi một mục tiêu nào, thí dụ một vận động viên thể thao muốn doạt danh hiệu vô địch về môn thể thao mình ham chuộng thì phải không ngừng tập luyện và tuân giữ mọi kỷ luật của môn thể thao đó.. Nếu không sẽ không thể giữ được phong độ và đạt được thành tich cao.
Cũng vậy, người tin hữu không siêng năng cầu nguyện, suy niệm lời Chúa trong Kinh Thánh và năng lãnh nhận những bí tích ban ơn thánh hóa và cứu độ như Hòa giải và Thánh Thể, cũng như không quyết tâm qui hướng đời mình về Chúa Kitô là tâm điểm thì đời sống thiêng liêng sẽ ngày một khô héo và đi dần đến chỗ nguội lạnh hẳn. Từ đó đức tin ban đầu cũng nhạt phai luôn theo thời gian. Đó là tất cả ý nghĩa của lời Chúa Giêsu đã nói trong dụ ngôn Mười Nén Bạc như sau:: “ Tôi nói cho các anh hay: phàm ai đã có, thì sẽ được cho thêm; còn ai không có thì ngay cả cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi.” ( Lc 19: 26)
Có sẽ được cho thêm có nghĩa là nếu năng chạy đến với Chúa trong cầu nguyện, thì càng thêm yêu mến Chúa, dễ xa tránh tội lỗi và đức tin sẽ lớn mạnh hơn. Ngược lại, nếu không tha thiết cầu nguyện tức là nói chuyện thân mật với Chúa trong tình Cha con, cũng như không quyết tâm sống đức tin bằng hành động cụ thể như xa tránh tội lỗi, làm việc bác ái, thương người và đặc biệt siêng năng việc đạo đức như tham dự Thánh lễ để nghe lời Chúa và nhất là luôn rước Mình Thánh Chúa để được bổ sức thiêng liêng, thì tâm hồn và niềm tin của con người sẽ ví như cây non không được tưới nước thì sẽ chết dần chứ không thể lớn lên được.
Như vậy, ai có đức tin vào một Thiên Chúa cực tốt cực lành, là Cha toàn năng đầy lòng thương xót mà lại chạy theo những quyến rũ của trần thế để gian tham, trộm cắp,bóc lột, oán thù, dâm đãng, giết người v.v thì đức tin đó sẽ là đức tin chết và hoàn toàn vô ích cho hy vọng được cứu rỗi để hưởng vinh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời.
Tóm lại, có được đức tin chỉ là khởi đầu cho một tiến trinh tăng trưởng trong tin yêu một Thiên Chúa là Cha nhân từ, tin công nghiệp của Chúa Kitô và tin có sự sống đời đời..
Nhưng xin nói lại một lần nữa là Thiên Chúa Không ép buộc ai phải tin và yêu mến Người.Chúa chỉ mời gọi và tùy con người đáp trả. Ai có thiện chí muốn nghe tiếng Chúa để sống theo đường lối của Chúa, thì Người sẽ ban ơn nâng đỡ để giúp đi sâu vào thân tình Cha-con với Người và được sống hạnh phúc, bình an với Chúa ngay trong cuộc sống ở đời này trước khi được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người mai sau trên Nước Trời...
Ai không đáp lời mời gọi của Chúa để sống theo ý riêng của mình và theo thế gian thì có đức tin cũng như không và mang tên Kitô hữu cũng chỉ là hữu danh vô thực mà thôi.
Chúa Giêsu đã ca ngợi Chúa Cha thay cho chúng ta, những người được đức tin như sau:
“ Lậy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, đó là điều đẹp lòng Cha.” ( Lc 10:21)
Về phần mình, Chúa Giêsu cũng mặc khải Chúa Cha cho chúng ta như Người nói tiếp sau đây:
“ Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai trừ người Con và kẻ người Con muốn mặc khải cho. ( cf.Lc.10: 22; Mt 11:
Quả đúng như lời Chúa Giêsu nói trên đây, trong thế giới xưa và nay, có biết bao người thông thái, có khả năng giải thích sự cấu tạo và hình thành của trái đất. đã lên được mặt trăng và đang chuẩn bị thám hiểm Sao hỏa, Sao Kim…nhưng kiến thức khoa học của họ không giúp họ khám phá được Thiên Chúa để tin có Ngài là Đấng Tạo hóa toàn năng, thượng trí.
Chỉ có chúng ta, những kể bé mọn về kiến thức, tài năng và khôn ngoan, nhưng lại được diễm phúc hơn những bậc thông thái kia vì được nhận biết Thiên Chúa và tin có Ngài là Cha nhân lành đã thương mặc khải cho chúng ta được biết Ngài nhờ quà tặng đức tin vô giá.
Hạt giống đức tin này đã được gieo vào tâm hồn chúng ta khi chúng ta được rửa tội, để được tái sinh trong sự sống mới, trở nên tạo vật mới, sau khi con người cũ đã chết vì tội của Nguyên Tổ.
Nhưng hạt giống đức tin này không thể tự nó lớn lên và sinh hoa kết trái mà không có sự cộng tác tích cực của con người vào việc nuôi dưỡng để giúp cho hạt giống đó được triển nở phong phú trong đời sống thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta.
Thật vậy, kinh nguyện phổ biến cho thấy rằng các trẻ em được rửa tội khi còn bé, sẽ lớn lên trong đức tin hay sẽ mất đức tin ấy nếu không có sự nâng đỡ tích cực của cha mẹ và thân nhân sống gần các em..Nói rõ hơn, nếu cha mẹ hay người đỡ đầu không dạy dỗ cho con em biết về Chúa trước hết ở trong gia đình, và sau đó cho các em đi học giáo lý để lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể, thì các em sẽ không thể tự mình biết gì về Chúa và tình yêu của Chúa dành cho con người. Chính những kiến thức sơ khởi về niềm tin có Thiên Chúa nơi trẻ em và người tân tòng sẽ dần dần tăng trưởng để thành niềm tin vững chắc khi các em lớn lên và được tiếp tục bồi dưỡng thêm nhờ thực hành những việc đạo đức như cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ, được nghe lời Chúa và nhất là được rước Minh Thánh Chúa Kitô để nhờ đó thêm yêu mến Chúa và vững chắc tin có Chúa là Cha nhân từ, luôn yêu thương và tha thứ cho con người.
Đối với người lớn (tân tòng),thì sự cộng tác cá nhân còn cần thết hơn nữa. Khi có ý định muốn gia nhập Đạo Công Giáo qua phép rửa tội,( trừ những người muốn vào Đạo vì mưu đồ riêng tư) người tân tòng đã cảm nghiệm phần nào lời mời gọi thầm kín của Chúa nên đã dấn thân tìm hiểu để đáp lại lời mời gọi thiêng liêng đó bằng cách sẵn lòng học hỏi giáo lý để được rửa tội, thêm sức và rước Thánh Thể lần đầu
Nhưng bước đầu của đời sống đức tin của họ phải được tiếp tục tiến bước xa hơn nữa để đi đến mức trưởng thành vững chắc với nỗ lực cá nhân và nâng đỡ của cộng đoàn đức tin, của những người đã hướng dẫn họ trong bước đầu.Nói rõ hơn,sau khi được rửa tội để gia nhập Giáo Hội, người tân tòng phải có quyết tâm sống đức tin trong Giáo Hội, là Mẹ có sứ mệnh hướng dẫn con cái bước đi theo Chúa Kitô và sống theo đường lối của Người hầu được ơn cứu độ để sống hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa trên Nước trời mai sau.
Trong hành trình đức tin này, người tín hữu Chúa Kitô- mới cũng như cũ- sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn và nhất là đau khổ từ thể xác đến tâm hồn khiến cho niềm tin vào Thiên Chúa nhiều lần bị chao đảo khi đối diện với những khó khăn và thử thách đó.Và chỉ khi thắng vượt được những thử thách đó để trung kiên với Chúa trong tin yêu thì đức tin mới thực sự lớn lên cùng với lòng yêu mến Chúa sâu đậm.
Thật vậy, lãnh nhận đức tin qua phép rửa tội có thể được tạm ví như lãnh được bằng lái xe để được phép lái xe. Tuy nhiên, nếu không tôn trọng mọi qui luật về lưu thông trên đường phố, về tốc độ giới hạn ( speed limits) thì trước hết sẽ bị phạt vạ và giá bảo hiểm sẽ tăng theo. Nếu tiếp tục lái ẩu, bất tuân luật giao thông thì sẽ bị tạm treo bằng lái. Sau thời gian tạm treo, được lái trở lại. Nhưng nếu vẫn tiếp tục lái ẩu thì biện pháp cuối cùng sẽ là bị rút bằng lái vĩnh viễn khiến không còn được phép lái xe nữa..Ai sống ở Mỹ đều biết rõ điều này..
Cũng tương tự như vậy,về một khía cạnh, người tân tòng –và ngay cả người đã theo Đạo từ bé, nếu sau khi gia nhập Đạo rồi mà không thật tâm thực hành những cam kết khi được rửa tội là mến Chúa trên hết mọi sự và cương quyết từ bỏ ma quỷ tức tội lỗi thì phép rửa sẽ trở nên hoàn toàn vô ích cùng với hy vọng được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.
Nói rõ hơn, phép rửa không biến đổi tức khắc con người thành hoàn hảo ngay và nhất là giúp con người tránh được mọi tai ương như bệnh tật, nghèo đói và mọi thứ đau khổ bao lâu còn sống trên trần thế và trong thân xác có ngày phải chết này..Trái lại, phép rửa chỉ là bược đầu để tiến dần đến mức hoàn hào trong đức tin, đức cậy và đức mến. Trong tiến trình thiêng liêng đó, con người cần có ơn Chúa nâng đỡ và thiện chí cộng tác của cá nhân muốn được đổi mới, được trở nên hoàn hảo về mặt thiêng liêng.
Mặc dù ơn Chúa là cần thiết nhất, nhưng nếu không có sự cộng tác tích cực của mỗi cá nhân với ơn thánh để ngày một trở nên giống Chúa trong mọi chiều kích của Chân Thiện Mỹ thì Chúa không thể cứu ai được, vì con người còn có tự do để chọn lựa sống theo Chúa hay theo trần gian, đang ngày một lún xâu vào “văn hóa của sự chết”.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ xưa phải sống liên kết mật thiết với Người như cành nho gắn liền với thân cây để có đủ nhựa sống: “. .vì Không có Thầy anh em chẳng làm gì được gì” ( Ga 15: 5)
Không có Thầy nghĩa là không có ơn Chúa giúp sức thì ta không thể lớn lên trong đức tin, không có ơn bền đỗ để chịu đựng những đau khồ, và thử thách, không có sức để chống lại mọi quyến rũ của tiền bạc, vật chất, hư danh trần thế, vui thú vô luân vô đạo và nhất là đứng vững trước những cám dỗ của ma quỉ, “ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét rao quanh tìm mồi cắc xé.. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian này đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.” ( 1 Pr 5:8-)
Do đó, để lớn lên trong đức tin và nhất là bền vững trong niềm tin yêu Thiên Chúa để luôn luôn sống theo đường lối của Người, chúng ta cần thiết phải năng chạy đến cùng Chúa trong tâm tình tha thiết cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể là những phương tiện hữu hiệu nhất để đem chúng ta lại gần Chúa và thêm yêu mến Chúa ngày một hơn để có thể nói được như Thánh Phaolô là “ tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.”( Gl 2: 20)
Nói khác đi, nếu không siêng năng chạy đến với Chúa và tha thiết xin Người ban ơn nâng đỡ qua các bí tích hòa giải và Thánh Thể, thì với bản tính mỏng dòn, yếu đuối của con người, chúng ta sẽ dễ chán nản trong đời sống thiêng liêng, dễ nghiêng chiều về đường tội lỗi.Từ đó, đức tin cũng sẽ bị suy yếu dần đến chỗ không còn tin tưởng gì vào Thiên Chúa vô hình nữa.
Kinh nghiệm phổ quát cũng cho thấy là khi người ta quyết tâm theo đuổi một mục tiêu nào, thí dụ một vận động viên thể thao muốn doạt danh hiệu vô địch về môn thể thao mình ham chuộng thì phải không ngừng tập luyện và tuân giữ mọi kỷ luật của môn thể thao đó.. Nếu không sẽ không thể giữ được phong độ và đạt được thành tich cao.
Cũng vậy, người tin hữu không siêng năng cầu nguyện, suy niệm lời Chúa trong Kinh Thánh và năng lãnh nhận những bí tích ban ơn thánh hóa và cứu độ như Hòa giải và Thánh Thể, cũng như không quyết tâm qui hướng đời mình về Chúa Kitô là tâm điểm thì đời sống thiêng liêng sẽ ngày một khô héo và đi dần đến chỗ nguội lạnh hẳn. Từ đó đức tin ban đầu cũng nhạt phai luôn theo thời gian. Đó là tất cả ý nghĩa của lời Chúa Giêsu đã nói trong dụ ngôn Mười Nén Bạc như sau:: “ Tôi nói cho các anh hay: phàm ai đã có, thì sẽ được cho thêm; còn ai không có thì ngay cả cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi.” ( Lc 19: 26)
Có sẽ được cho thêm có nghĩa là nếu năng chạy đến với Chúa trong cầu nguyện, thì càng thêm yêu mến Chúa, dễ xa tránh tội lỗi và đức tin sẽ lớn mạnh hơn. Ngược lại, nếu không tha thiết cầu nguyện tức là nói chuyện thân mật với Chúa trong tình Cha con, cũng như không quyết tâm sống đức tin bằng hành động cụ thể như xa tránh tội lỗi, làm việc bác ái, thương người và đặc biệt siêng năng việc đạo đức như tham dự Thánh lễ để nghe lời Chúa và nhất là luôn rước Mình Thánh Chúa để được bổ sức thiêng liêng, thì tâm hồn và niềm tin của con người sẽ ví như cây non không được tưới nước thì sẽ chết dần chứ không thể lớn lên được.
Như vậy, ai có đức tin vào một Thiên Chúa cực tốt cực lành, là Cha toàn năng đầy lòng thương xót mà lại chạy theo những quyến rũ của trần thế để gian tham, trộm cắp,bóc lột, oán thù, dâm đãng, giết người v.v thì đức tin đó sẽ là đức tin chết và hoàn toàn vô ích cho hy vọng được cứu rỗi để hưởng vinh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời.
Tóm lại, có được đức tin chỉ là khởi đầu cho một tiến trinh tăng trưởng trong tin yêu một Thiên Chúa là Cha nhân từ, tin công nghiệp của Chúa Kitô và tin có sự sống đời đời..
Nhưng xin nói lại một lần nữa là Thiên Chúa Không ép buộc ai phải tin và yêu mến Người.Chúa chỉ mời gọi và tùy con người đáp trả. Ai có thiện chí muốn nghe tiếng Chúa để sống theo đường lối của Chúa, thì Người sẽ ban ơn nâng đỡ để giúp đi sâu vào thân tình Cha-con với Người và được sống hạnh phúc, bình an với Chúa ngay trong cuộc sống ở đời này trước khi được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người mai sau trên Nước Trời...
Ai không đáp lời mời gọi của Chúa để sống theo ý riêng của mình và theo thế gian thì có đức tin cũng như không và mang tên Kitô hữu cũng chỉ là hữu danh vô thực mà thôi.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 20/12/2010
CỎ QUÊN SẦU
Cỏ quên sầu (hoa vong ưu) chính là “cỏ tuyên hoa vàng萱草” dùng làm cảnh, “cỏ tuyên萱草” trước đây viết là “huyên諼”, “huyên諼” có nghĩa là quên. Trong kinh thư có viết chi tiết một câu chuyện: là có một bà vợ vì thương nhớ chồng đi chinh chiến mà ưu sầu, nên muốn nơi chỗ bà ở là bắc đường trồng cỏ tuyên vàng, để thưởng thức hoa mà quên đi ưu sầu, cho nên người xưa nhờ đó mới biết là cỏ tuyên hoa có thể làm cho người ta quên ưu sầu.
Trương Hoa thời Tây Tấn cũng nói là nếu ăn cỏ tuyên hoa cũng làm cho người ta vui vẻ khoái lạc, quên đi ưu sầu phiền muộn, cho nên lại gọi nó là “cỏ quên sầu”, lại còn nói, khi mang thai mà đội hoa cỏ tuyên thì rất dễ dàng sinh con trai, cho nên lại gọi nó là “cỏ hợp với con trai”.
Ngoài ra, nó có những sợi tơ dài có đủ màu vàng hoàng kim, cho nên cũng gọi nó là hoa cải vàng, hoa kim thêu.
(Thư kinh)
Suy tư:
Thời nay vì thời đại kim tiền và hưởng thụ, cho nên con người ta thường có những ưu phiền lo lắng, như: nghèo khó, thất nghiệp, thất tình, bệnh hoạn, tật nguyền nơi thân xác, đau khổ trong tâm hồn.v.v...cho nên con người ta thường tìm đến rượu để giải sầu, tìm đến xì ke ma túy để quên đi đời cay đắng bội bạc. Thế nhưng thân xác ngày càng tàn tạ vì rượu vì ma túy mà sầu lại quên không được, tâm hồn ngày càng nặng nề những suy nghĩ mà nỗi buồn cũng không giải quyết được.
Vì quên không được tình đầu nên có nhiều người thất tình; vì công ty nhiều việc không giải quyết được nên có những ông giám đốc chán đời tự tử; vì gia đình không có yêu thương hạnh phúc nên chồng tìm rượu và gái để quên, nên vợ lao vào cuộc đỏ đen để giải sầu và cuối cùng thì mất tất cả.
Người Ki-tô hữu cũng có những ưu sầu phiền não trong cuộc sống, nhưng họ không tìm rượu để quên, không tìm xì ke ma túy để giải sầu, nhưng họ tìm đến với Chúa Giê-su Thánh Thể, họ đem những ưu phiền và đau khổ phó thác cho Ngài với tất cả tin yêu và hy vọng, nhờ đó mà họ được bình an trong tâm hồn, mặc dù họ không quên được những người gây đau khổ cho mình, nhưng họ vẫn cứ cầu nguyện cho những người ấy.
Quên không được tình yêu đầu đời, quên không được những đau khổ, quên không được người hại mình, thì nhớ cầu nguyện cho họ và phó thác tất cả trong tình yêu của Thiên Chúa.
Đó chính là người khôn ngoan vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cỏ quên sầu (hoa vong ưu) chính là “cỏ tuyên hoa vàng萱草” dùng làm cảnh, “cỏ tuyên萱草” trước đây viết là “huyên諼”, “huyên諼” có nghĩa là quên. Trong kinh thư có viết chi tiết một câu chuyện: là có một bà vợ vì thương nhớ chồng đi chinh chiến mà ưu sầu, nên muốn nơi chỗ bà ở là bắc đường trồng cỏ tuyên vàng, để thưởng thức hoa mà quên đi ưu sầu, cho nên người xưa nhờ đó mới biết là cỏ tuyên hoa có thể làm cho người ta quên ưu sầu.
Trương Hoa thời Tây Tấn cũng nói là nếu ăn cỏ tuyên hoa cũng làm cho người ta vui vẻ khoái lạc, quên đi ưu sầu phiền muộn, cho nên lại gọi nó là “cỏ quên sầu”, lại còn nói, khi mang thai mà đội hoa cỏ tuyên thì rất dễ dàng sinh con trai, cho nên lại gọi nó là “cỏ hợp với con trai”.
Ngoài ra, nó có những sợi tơ dài có đủ màu vàng hoàng kim, cho nên cũng gọi nó là hoa cải vàng, hoa kim thêu.
(Thư kinh)
Suy tư:
Thời nay vì thời đại kim tiền và hưởng thụ, cho nên con người ta thường có những ưu phiền lo lắng, như: nghèo khó, thất nghiệp, thất tình, bệnh hoạn, tật nguyền nơi thân xác, đau khổ trong tâm hồn.v.v...cho nên con người ta thường tìm đến rượu để giải sầu, tìm đến xì ke ma túy để quên đi đời cay đắng bội bạc. Thế nhưng thân xác ngày càng tàn tạ vì rượu vì ma túy mà sầu lại quên không được, tâm hồn ngày càng nặng nề những suy nghĩ mà nỗi buồn cũng không giải quyết được.
Vì quên không được tình đầu nên có nhiều người thất tình; vì công ty nhiều việc không giải quyết được nên có những ông giám đốc chán đời tự tử; vì gia đình không có yêu thương hạnh phúc nên chồng tìm rượu và gái để quên, nên vợ lao vào cuộc đỏ đen để giải sầu và cuối cùng thì mất tất cả.
Người Ki-tô hữu cũng có những ưu sầu phiền não trong cuộc sống, nhưng họ không tìm rượu để quên, không tìm xì ke ma túy để giải sầu, nhưng họ tìm đến với Chúa Giê-su Thánh Thể, họ đem những ưu phiền và đau khổ phó thác cho Ngài với tất cả tin yêu và hy vọng, nhờ đó mà họ được bình an trong tâm hồn, mặc dù họ không quên được những người gây đau khổ cho mình, nhưng họ vẫn cứ cầu nguyện cho những người ấy.
Quên không được tình yêu đầu đời, quên không được những đau khổ, quên không được người hại mình, thì nhớ cầu nguyện cho họ và phó thác tất cả trong tình yêu của Thiên Chúa.
Đó chính là người khôn ngoan vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 20/12/2010
N2T |
6. Thiên Chúa rất kỳ vọng chúng ta trở thành người hoàn hảo giống như Ngài vậy, chúng ta cần phải mau mau xét mình, coi mình còn thiếu những gì chưa giống với Thiên Chúa.
(Thánh Terese of Avila)Tản mạn hang đá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 20/12/2010
TẢN MẠN HANG ĐÁ
1.
Bắt đầu từ chủ nhật thứ nhất mùa vọng, thì các nhà thờ đã rục rịch làm hang đá, chuẩn bị mừng ngày đại lễ Giáng Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô. Phúc Âm của thánh Lu-ca tường thuật rất rõ ràng về cái nôi Chúa Giê-su Ki-tô giáng sinh như sau: “Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ (Lc 1, 6-7)”.
Máng cỏ là cái máng để cỏ cho lừa ăn, nó hôi hám, xấu xí, nghèo hèn và không có “thân phận” như cái bàn cái ghế, nhưng nó lại được diễm phúc trở thành cái nôi cho Chúa trời đất đặt tấm thân nhỏ bé lạnh lẽo, nó trở thành cái máng cỏ hạnh phúc và vinh dự nhất, hơn cả cung điện lâu đài của các vua chúa ở trần gian. Và chuồng lừa, ôi hạnh phúc thay, nó trở thành cung điện huy hoàng, thiên đàng hạnh phúc, bởi vì Chúa trời đất đang ngự trong nó.
2.
Thế giới ngày càng văn minh hiện đại, mỗi năm khi đại lễ Giáng Sinh sắp đến, thì tất cả các nhà thờ trên thế giới đều có làm hang đá để kỷ niệm Chúa Giê-su Ki-tô giáng sinh trong chuồng lừa máng cỏ, những máng cỏ trở thành hiện đại với những ánh đèn chớp chớp xanh đỏ thật đẹp và thật vui.
Có những nhà thờ, ngoài cái hang đá to lớn lộng lẫy trong nhà thờ, thì cha sở muốn mỗi khu xóm làm một cái hang đá ở trong khuôn viên nhà thờ để thi đua, thế là Chúa Giê-su Hài Đồng được các khu xóm thi đua trang hoàng hang đá cho mình thật đẹp, tốn thật nhiều tiền (trong đó có các gia đình nghèo không đủ ăn), nhưng tâm hồn của họ thì đầy ắp quỷ kiêu ngạo vì hang đá của khu xóm mình đẹp nhất, quỷ ghen tỵ cũng len lõi vào trong tâm hồn họ với những phân bì vì hang đá nhà giàu hang đá nhà nghèo...
3.
Mọi nhà thờ đều làm hang đá, thi đua làm hang đá, giáo dân hăng say nhiệt tình làm hang đá, cha sở vô tư nhắc nhở giáo dân năm nay hang đá phải làm cho thật nổi đình nổi đám, nhưng có mấy cha sở nhắc nhở giáo dân và dạy cho họ biết rằng: hang đá đẹp nhất mà Chúa Giê-su Hài Đồng thích nhất chính là tâm hồn của mỗi người, hãy trang hoàng, dọn dẹp tâm hồn cho đẹp đẽ tráng lệ để cho Ngài sinh ra trong tâm hồn của mình. Hang đá đẹp nhất chính là gia đình của mình, đem yêu thương và phục vụ trang hoàng gia đình cho thật đẹp, để Chúa Giê-su Hài Đồng sinh ra trong gia đình của mình.
Hang đá thật và đẹp nhất chính là tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu, chỉ có hang đá ấy mới xứng đáng để cho Chúa Giê-su Hài Đồng sinh ra. Khi cuộc sống ngày càng tiện nghi tiện dụng, khi đời sống con người ngày càng hưởng thụ vật chất, thì những hang đá cũng phản ảnh lại đời sống của họ, tiên tri I-sai-a đã nói: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi (Mc 1, 3)”. Dọn tâm hồn để trở thành hang đá cho Chúa ngự đến, đó là sứ điệp mà thánh Gioan Tiền Hô đã tuyên bố trong các mùa vọng.
4.
Máng cỏ là biểu tượng của sự nghèo hèn trong xã hội vật chất hưởng thụ; máng cỏ cũng đồng thời tượng trưng cho những mảnh đời bất hạnh trong xã hội; máng cỏ cũng là những con người vô gia cư sau những trận bảo lụt kinh hoàng ở miền trung, là những em bé mồ côi cha mẹ khi sông nước dâng lên cuốn đi tất cả người thân của mình.
Bớt đi một cái máng cỏ ngoài nhà thờ (chỉ để mà nhìn rồi khen và chê mà thôi) tốn cả trăm triệu, để giúp các người nghèo làm một mái nhà tranh che mưa che nắng, đó chính là giúp cho Chúa Hài Nhi một cái máng cỏ có ý nghĩa; bớt đi một hộp đèn chớp chớp cả mấy trăm ngàn đồng, để mua sách vở tập viết cho các em bị thiên tai bảo lụt đang thiếu thốn trần truồng như Chúa Giê-su ngày xưa trong hang lừa máng cỏ...
Kết.
Hang đá trong nhà thờ mỗi năm mỗi hiện đại và lộng lẫy, nhưng Chúa Giê-su Hài Nhi lại không có nơi để trú ngụ, bởi vì có một vài người nói: lễ giáng sinh mỗi năm chỉ có một lần nên làm cho hoành tráng; bởi vì có một vài môn đệ của Ngài nói: làm cho lớn cho nổi để truyền giáo, để cho mọi người biết Chúa. Chúa Giê-su không thích những lý do “hiện đại” ấy...
Thời nay có rất nhiều người biết lễ Giáng Sinh là lễ Chúa Giê-su của người Công Giáo giáng trần, nhưng có mấy ai tin vào Ngài, bởi vì có những người Ki-tô hữu chưa làm cho tâm hồn của mình trở thành hang đá cho Ngài sinh ra, và bởi vì người Ki-tô hữu chỉ biết làm hang đá trong nhà thờ của mình, mà không biết làm hang đá Chúa trong tâm hồn những người nghèo khổ bất hạnh chung quanh họ...
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời nằm trong háng đá nơi máng lừa...”
Giáng Sinh 2010
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
1.
Bắt đầu từ chủ nhật thứ nhất mùa vọng, thì các nhà thờ đã rục rịch làm hang đá, chuẩn bị mừng ngày đại lễ Giáng Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô. Phúc Âm của thánh Lu-ca tường thuật rất rõ ràng về cái nôi Chúa Giê-su Ki-tô giáng sinh như sau: “Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ (Lc 1, 6-7)”.
Máng cỏ là cái máng để cỏ cho lừa ăn, nó hôi hám, xấu xí, nghèo hèn và không có “thân phận” như cái bàn cái ghế, nhưng nó lại được diễm phúc trở thành cái nôi cho Chúa trời đất đặt tấm thân nhỏ bé lạnh lẽo, nó trở thành cái máng cỏ hạnh phúc và vinh dự nhất, hơn cả cung điện lâu đài của các vua chúa ở trần gian. Và chuồng lừa, ôi hạnh phúc thay, nó trở thành cung điện huy hoàng, thiên đàng hạnh phúc, bởi vì Chúa trời đất đang ngự trong nó.
2.
Thế giới ngày càng văn minh hiện đại, mỗi năm khi đại lễ Giáng Sinh sắp đến, thì tất cả các nhà thờ trên thế giới đều có làm hang đá để kỷ niệm Chúa Giê-su Ki-tô giáng sinh trong chuồng lừa máng cỏ, những máng cỏ trở thành hiện đại với những ánh đèn chớp chớp xanh đỏ thật đẹp và thật vui.
Có những nhà thờ, ngoài cái hang đá to lớn lộng lẫy trong nhà thờ, thì cha sở muốn mỗi khu xóm làm một cái hang đá ở trong khuôn viên nhà thờ để thi đua, thế là Chúa Giê-su Hài Đồng được các khu xóm thi đua trang hoàng hang đá cho mình thật đẹp, tốn thật nhiều tiền (trong đó có các gia đình nghèo không đủ ăn), nhưng tâm hồn của họ thì đầy ắp quỷ kiêu ngạo vì hang đá của khu xóm mình đẹp nhất, quỷ ghen tỵ cũng len lõi vào trong tâm hồn họ với những phân bì vì hang đá nhà giàu hang đá nhà nghèo...
3.
Mọi nhà thờ đều làm hang đá, thi đua làm hang đá, giáo dân hăng say nhiệt tình làm hang đá, cha sở vô tư nhắc nhở giáo dân năm nay hang đá phải làm cho thật nổi đình nổi đám, nhưng có mấy cha sở nhắc nhở giáo dân và dạy cho họ biết rằng: hang đá đẹp nhất mà Chúa Giê-su Hài Đồng thích nhất chính là tâm hồn của mỗi người, hãy trang hoàng, dọn dẹp tâm hồn cho đẹp đẽ tráng lệ để cho Ngài sinh ra trong tâm hồn của mình. Hang đá đẹp nhất chính là gia đình của mình, đem yêu thương và phục vụ trang hoàng gia đình cho thật đẹp, để Chúa Giê-su Hài Đồng sinh ra trong gia đình của mình.
Hang đá thật và đẹp nhất chính là tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu, chỉ có hang đá ấy mới xứng đáng để cho Chúa Giê-su Hài Đồng sinh ra. Khi cuộc sống ngày càng tiện nghi tiện dụng, khi đời sống con người ngày càng hưởng thụ vật chất, thì những hang đá cũng phản ảnh lại đời sống của họ, tiên tri I-sai-a đã nói: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi (Mc 1, 3)”. Dọn tâm hồn để trở thành hang đá cho Chúa ngự đến, đó là sứ điệp mà thánh Gioan Tiền Hô đã tuyên bố trong các mùa vọng.
4.
Máng cỏ là biểu tượng của sự nghèo hèn trong xã hội vật chất hưởng thụ; máng cỏ cũng đồng thời tượng trưng cho những mảnh đời bất hạnh trong xã hội; máng cỏ cũng là những con người vô gia cư sau những trận bảo lụt kinh hoàng ở miền trung, là những em bé mồ côi cha mẹ khi sông nước dâng lên cuốn đi tất cả người thân của mình.
Bớt đi một cái máng cỏ ngoài nhà thờ (chỉ để mà nhìn rồi khen và chê mà thôi) tốn cả trăm triệu, để giúp các người nghèo làm một mái nhà tranh che mưa che nắng, đó chính là giúp cho Chúa Hài Nhi một cái máng cỏ có ý nghĩa; bớt đi một hộp đèn chớp chớp cả mấy trăm ngàn đồng, để mua sách vở tập viết cho các em bị thiên tai bảo lụt đang thiếu thốn trần truồng như Chúa Giê-su ngày xưa trong hang lừa máng cỏ...
Kết.
Hang đá trong nhà thờ mỗi năm mỗi hiện đại và lộng lẫy, nhưng Chúa Giê-su Hài Nhi lại không có nơi để trú ngụ, bởi vì có một vài người nói: lễ giáng sinh mỗi năm chỉ có một lần nên làm cho hoành tráng; bởi vì có một vài môn đệ của Ngài nói: làm cho lớn cho nổi để truyền giáo, để cho mọi người biết Chúa. Chúa Giê-su không thích những lý do “hiện đại” ấy...
Thời nay có rất nhiều người biết lễ Giáng Sinh là lễ Chúa Giê-su của người Công Giáo giáng trần, nhưng có mấy ai tin vào Ngài, bởi vì có những người Ki-tô hữu chưa làm cho tâm hồn của mình trở thành hang đá cho Ngài sinh ra, và bởi vì người Ki-tô hữu chỉ biết làm hang đá trong nhà thờ của mình, mà không biết làm hang đá Chúa trong tâm hồn những người nghèo khổ bất hạnh chung quanh họ...
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời nằm trong háng đá nơi máng lừa...”
Giáng Sinh 2010
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ban giải thưởng cho tác phẩm vinh danh Đức Mẹ Truyền tin
Bùi Hữu Thư
11:14 20/12/2010
VATICAN (CNS) – Tòa Thánh cho hay: một Học Viện Đức Maria mới được thành lập tại Ấn Độ và một học giả nghiên cứu các bức tranh Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16 là hai ứng viên đồng giải nhất giải thưởng của Các Giáo Hoàng Học Viện năm 2010.
Đức Thánh Cha Benedict XVI viết trong một điện văn được đọc trong buổi họp của các giới chức thuộc các giáo hoàng học viện gần Vatican ngày 16 tháng 12: Giải thưởng được ban tặng trong tinh thần “khuyến khích những ai muốn đóng góp cho việc cổ võ cho đức nhân bản Kitô giáo.”
Các nơi trúng giải là Học Viện Đức Maria tại Ấn Độ, được Đức Thánh Cha mô tả là “một trung tâm về Đức Maria trẻ trung và năng động” với trụ sở được đặt tại Bangalore, Ấn Độ; và một học giả Bồ Đào Nha là ông Luis Alberto Esteves dos Santos Casimiro về một luận án nghiên cứu các bức họa Bồ Đào Nha về Đức Mẹ Truyền Tin từ năm 1500 đến 1550.
Đức Thánh Cha cũng ân thưởng Huy chương Giáo Hoàng cho nhóm Gen Verde, một đoàn kịch nghệ quốc tế toàn phụ nữ thuộc Phong Trào giáo dân Focolare, về sự cam kết của họ cho các chương trình diễn xuất văn nghệ có giá trị Phúc Âm.
Đức Thánh Cha Benedict XVI viết trong một điện văn được đọc trong buổi họp của các giới chức thuộc các giáo hoàng học viện gần Vatican ngày 16 tháng 12: Giải thưởng được ban tặng trong tinh thần “khuyến khích những ai muốn đóng góp cho việc cổ võ cho đức nhân bản Kitô giáo.”
Các nơi trúng giải là Học Viện Đức Maria tại Ấn Độ, được Đức Thánh Cha mô tả là “một trung tâm về Đức Maria trẻ trung và năng động” với trụ sở được đặt tại Bangalore, Ấn Độ; và một học giả Bồ Đào Nha là ông Luis Alberto Esteves dos Santos Casimiro về một luận án nghiên cứu các bức họa Bồ Đào Nha về Đức Mẹ Truyền Tin từ năm 1500 đến 1550.
Đức Thánh Cha cũng ân thưởng Huy chương Giáo Hoàng cho nhóm Gen Verde, một đoàn kịch nghệ quốc tế toàn phụ nữ thuộc Phong Trào giáo dân Focolare, về sự cam kết của họ cho các chương trình diễn xuất văn nghệ có giá trị Phúc Âm.
Đối thoại liên tôn và nạn bách hại các Kitô hữu trên thế giới
Linh Tiến Khải
18:04 20/12/2010
Phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hồi Đồng Toà Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về nạn bách hại các Kitô hữu trên thế giới
Ngày 24-11-2010 Hiệp hội giáo hoàng “Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” đã công bố bản tường trình hằng năm liên quan tới tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản tường trình nêu bật sự kiện hiện nay đó đây trên thế giới có 200 triệu tín hữu Kitô hằng ngày bị bách hại và kỳ thị, đặc biệt tại các nước có chế độ cộng sản vô thần độc tài cai trị như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam; nhưng tình trạng bách hại kỳ thị cũng nghiêm trọng tại nhiều nước hồi giáo. Điển hình như Pakistan là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo và trong Hiến Pháp có luật chống phạm thượng, thường bị các người hồi cuồng tín lạm dụng để vu khống các tín hữu Kitô. Thí dụ như vụ bà Asia Bibi một tín hữu công giáo bị các đồng nghiệp vu khống phạm thượng và bị tòa án tỉnh Nankana bang Punjab kết án tử hình hồi thượng tuần tháng 11 vừa qua.
Trong các tuần vừa qua giới lãnh đạo Hồi giáo qúa khích Pakistan theo kiểu người Taliban và tổ chức Al Qaeda, đã phát động phong trào bài Kitô giáo, nhân vụ dư luận quốc tế bênh vực bà Asia Bibi và yêu cầu tổng thống Pakistan ký sắc lệnh ân xá cho bà khỏi án tử hình.
Từ ngày mùng 4-12-2010 các giới chức tôn giáo qúa khích nói trên bắt đầu tấn công ông Shahbaz Bhatti, Bộ trưởng đặc trách các nhóm thiểu số và cũng là tín hữu công giáo và đe dọa giết ông. Họ thuộc nhóm ”Lashkar e Toiba”, là một trong các nhóm hồi cuồng tín nhất Pakistan, có các hoạt động khủng bố và bị cảnh sát quốc tế theo dõi điều tra từ lâu nay.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Bhatti bị tấn công và đe dọa giết, vì mới đây tổ chức hồi qúa khích ”Majlis Ahrar-e-Islam” cũng đã đe dọa giết ông. Và cách đây mấy tháng lãnh tụ Hồi giáo Ahmed Mian Hammad đã tố cáo ông là phạm thượng và dọa chặt đầu ông. Bộ trường Bhatti trở thành cái gai trước mắt giới lãnh đạo và các nhóm hồi cuồng tín nói trên không phải chỉ vì ồng bênh vực bà Asia Bibi và các tín hữu Kitô và không Kitô khác bị bách hại, mà cũng vì ý chí của ông muốn đem luật chống phạm thượng ra trước quốc hội và tu chính luật bất công ấy, mặc dù có các vụ biểu tình hầu như mỗi ngày của các nhóm hồi cuồng tín.
Ông Mehdi Hasan, chủ tịch Ủy ban bảo vệ nhân quyền tại Pakistan đã tỏ tình liên đới với bộ trưởng Bahttti và mạnh mẽ lên án các lời tuyên bố vô trách nhiệm của các tổ chức hồi cuồng tín nói trên. Ông cho biết sự bất khoan nhượng ngày càng gia tăng tại Pakistan, và một vài đảng phái chính trị tìm cách khai thác sự ủng hộ của các binh sĩ hồi. Chính quyền Pakistan phải tìm cách ngăn chặn tình trạng này, nhưng chính quyền cũng bị áp lực.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo, bộ trưởng Shabhaz Bhatti tái khẳng định dấn thân quyết tâm bảo vệ các nhóm thiểu số. Ông cho biết các đe dọa gia tăng khiến cho ông cũng âu lo. Nhưng sứ mệnh của ông là che chở quyền tự do tôn giáo, cũng như quyền của các nhóm thiểu số, thăng tiến công bằng và bình đẳng. Và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình, mặc dù các nhóm qúa khích nói trên vẫn tiếp tục đe dọa ông. Các nhóm này sống ngoài vòng pháp luật và gây thiệt hại cho hình ảnh của dân nước Pakistan.
Đã có rất nhiều người phải trả giá bằng sinh mạng của họ. Ông tin cậy nơi sự che chở của Chúa hơn là sự che chở của các cận vệ. Ông trông cậy và tín thác nơi Người. Sự kiện khuynh hướng qúa khích và các hoạt động khủng bố phá hoại qủa là một nguy cơ đối với toàn nước Pakistan chứ không phải chỉ đối với các giai tầng yếu đuối nhất trong xã hội. Bộ trưởng Bhatti cũng cho biết tổng thống Zardari đã tỏ ra rất chú ý và nhậy cảm đối với các vấn đề của các nhóm thiểu số, và cho dù có các áp lực ông đã bầy tỏ ý muốn rõ ràng duyệt xét luật chống phạm thượng. Trường hợp của bà Asia Bibi đã trở thành một thách đố đối với hệ thống tư pháp. Nhưng bộ trưởng Bhatti vẫn tin tưởng nơi công lý và sự vô tội của bà, mà ông đã kiểm thực và trình bầy trong bản báo cáo trao cho tổng thống Zardari. Trong khi chờ đợi, ông quyết định làm tất cả những gì có thể để che chở bà và gia đình bà.
Hôm 4-12-2010 bộ trưởng Bhatti đã công khai bênh vực bà Asia Bibi chống lại mưu toan sát hại bà do imam Yousuf Qureshhi đế xướng.
Trong một buổi hướng dẫn cầu nguyện tại đền thờ Mohabat Khan tỉnh Peshawar, ông Qureshi đã hứa thưởng 4.000 Euros cho ai giết bà Bibi trong trường hợp các thẩm phán thu hồi án tử của bà. Bộ trưởng Bhatti đã mạnh mẽ lên án hành động nói trên của ông Qureshi và định nghĩa nó là một điều ”vô luân, bất công và vô trách nhiệm”. Đồng thời ông cũng thỉnh cầu chính quyền bảo đảm an ninh cho bà Bibi và gia đình bà.
Hồi tháng 11 vừa qua Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, đã viếng thăm Iran và Pakistan. Tại thủ đô Teheran Đức Hồng Y đã viếng thăm tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, và trao tận tay ông bức thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi tổng thống. Tại Pakistan ngày 25-11-2010 Đức Hồng Y Tauran đã hội kiến với tổng thống Asif Ali Zardari và trình bầy lập trường của Tòa Thánh về quyền tự do tôn giáo. Đức Hồng Y cũng đã yêu cầu tổng thống ân xá cho bà Asia Bibi bị vu khống và kết án tử hình bất công. Ngày 28 tháng 11 ngài đã tham dự lễ nghi khánh thành Trung tâm Hòa Bình của dòng Đa Minh, trước khi trở về Roma. Phát biểu trong dịp này Đức Hồng Y đã nêu bật ba thách đố mà tín hữu kitô phải đương đầu: Thứ nhất là bổn phận tự ý thức về căn tính của mình, biết mình là ai, tin vào điều gì và biết tự chấp nhận mình. Thứ hai là căn tính riêng là tín hữu Kitô chỉ hiện hữu trong các tương quan với tha nhân. Phải hiểu biết các khác biệt đặc thù để làm giầu cho nhau và xác tín rằng tha nhân là anh chị em của tôi. Và thứ ba là ý hướng có thể tự do loan báo đức tin, không áp đặt nhưng đề nghị nó với người khác.
Cùng hiện diện trong lễ nghi này có Imam trưởng Maulana Abdul Khabir Azad. Phát biểu trong dịp này, imam Khabir Azad đã ca ngợi các Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ Pakistan về các nỗ lực thăng tiến hòa bình hòa hợp và nói: ”Tôi có thể cảm thấy hòa bình và tình yêu thương giữa mọi người hiện diện nơi đây. Giáo huấn của Đức Giêsu Kitô và của ngôn sứ Mahomed dậy chúng ta phổ biến hòa bình và hòa hợp giữa tất cả mọi người. Chúng ta hãy hoạt động cho mục đích cao qúy đó”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hồi Đồng Toà Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về tầm quan trong của cuộc đối thoại liên tôn trong việc bài trừ nạn bạo lực chống các Kitô hữu trên thế giới.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y mới viếng thăm hai nước Iran và Pakistan hồi tháng 11 vừa qua. Đức Hồng Y đã đem gì đến cho anh chị em Kitô đang bị bách hại vì đức tin của các vùng đất này?
Đáp: Giáo Hội là một gia đình. Vì thế thật là điều quan trọng khi các người chịu đau khổ cảm thấy đàng sau họ có toàn dân Chúa muốn trợ giúp họ. Tôi đã đem đến cho họ tình liên đới của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, làm cho họ cảm thấy sự gần gũi của Tòa Thánh và của toàn thể Giáo Hội đối với họ. Đây là điều quan trọng. Trong cách thế đó các chính quyền chính trị hiểu rằng đàng sau thực tại cho dù bé nhỏ mấy đi nữa, một làng quê, một cộng đoàn nhỏ, luôn luôn có Giáo Hội hoàn vũ. Tại nhiều nước tình hình của các Kitô hữu rất khó khăn, mặc dù giới ưu việt của nước đó rất trân qúy vai trò của Giáo Hội và các công việc mà các linh mục tu sĩ nam nữ đang làm cho người dân của các nước này.
Chẳng hạn như bên Pakistan, tổng thống Asif Ali Zardari và nhiều bộ trưởng của chính quyền hiện nay đã từng theo học và được đào tạo tại các trường Kitô. Đối với họ đó đã là một kinh nghiệm quan trọng. Chính tổng thống Zardari đã xin tôi hỗ trợ các trường trung học và các đại học công giáo và giải thích lý do, vì theo tổng thống, các cơ sở giáo dục Kitô có hệ thống giáo dục tuyệt vời. Tổng thống ước mong Giáo Hội gửi thêm nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ tới Pakistan để điều khiển các cơ sở giáo dục, hiện nay đang do giáo dân điều hành.
Hỏi: Đây cũng là một cách thế đối thoại liên tôn có phải thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không phải ”cũng” mà ”nhất là” các cơ cấu giáo dục là phương thế đối thoại liên tôn hữu hiệu. Việc giáo dục nắm giữ một vai trò định đoạt. Tôi luôn nói rằng Giáo Hội, Đại học, và Giáo dục là ba cột trụ giúp sứ mệnh đối thoại liên tôn tiến tới.
Hỏi: Nhưng mà giáo dục có thể ngăn chặn được làn sóng bạo lực chống lại các Kitô hữu không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Bề ngoài xem ra thì không. Mỗi khi xảy ra các hành động dã man chống lại các Kitô hữu - chúng ta hãy nghĩ tới trường hợp của bà Asia Bibi - thì người ta lại nói với tôi: ”Hãy xem đó, cuộc đối thoại liên tôn đã dẫn đưa tới đâu!” Thực ra đứng trước các vụ như vậy cuộc đối thoại liên tôn lại càng trở thành cần thiết hơn nữa. Và không ai có thể nghi ngờ điều này.
Hỏi: Nghĩa là dùng lời nói để chống lại bạo lực hay sao thưa Đức Hồng Y?
Đáp:Vâng, đúng thế, bởi vì vấn đề đích thật đối với Hồi giáo đó là tiến từng bước nhỏ một và gửi tới họ các tín hiệu của sự hòa dịu cởi mở, từ giới ưu việt cho tới các thường dân. Và đây là khó khăn lớn.
Hỏi: Liên quan tới điều này, hiện nay tại Pakistan chính đám đông dân chúng yêu cầu áp dụng luật chống phạm thượng và thi hành án xử tử bà Asia Bibi. Đức Hồng Y có nhận thấy dấu chỉ hy vọng nào từ phía tổng thống Zardari hay không?
Đáp: Tôi đã tìm thấy một sự cởi mở nào đó. Tổng thống Zardari đã cho thành lập một ủy ban do bộ trưởng Shabhaz Bhatti, người công giáo đặc trách các nhóm thiểu số, làm chủ tịch với mục đích duyệt xét luật chống phạm thượng và tu chính luật này.
(Avvenire 5-12-2010)
Ngày 24-11-2010 Hiệp hội giáo hoàng “Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” đã công bố bản tường trình hằng năm liên quan tới tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản tường trình nêu bật sự kiện hiện nay đó đây trên thế giới có 200 triệu tín hữu Kitô hằng ngày bị bách hại và kỳ thị, đặc biệt tại các nước có chế độ cộng sản vô thần độc tài cai trị như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam; nhưng tình trạng bách hại kỳ thị cũng nghiêm trọng tại nhiều nước hồi giáo. Điển hình như Pakistan là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo và trong Hiến Pháp có luật chống phạm thượng, thường bị các người hồi cuồng tín lạm dụng để vu khống các tín hữu Kitô. Thí dụ như vụ bà Asia Bibi một tín hữu công giáo bị các đồng nghiệp vu khống phạm thượng và bị tòa án tỉnh Nankana bang Punjab kết án tử hình hồi thượng tuần tháng 11 vừa qua.
Trong các tuần vừa qua giới lãnh đạo Hồi giáo qúa khích Pakistan theo kiểu người Taliban và tổ chức Al Qaeda, đã phát động phong trào bài Kitô giáo, nhân vụ dư luận quốc tế bênh vực bà Asia Bibi và yêu cầu tổng thống Pakistan ký sắc lệnh ân xá cho bà khỏi án tử hình.
Từ ngày mùng 4-12-2010 các giới chức tôn giáo qúa khích nói trên bắt đầu tấn công ông Shahbaz Bhatti, Bộ trưởng đặc trách các nhóm thiểu số và cũng là tín hữu công giáo và đe dọa giết ông. Họ thuộc nhóm ”Lashkar e Toiba”, là một trong các nhóm hồi cuồng tín nhất Pakistan, có các hoạt động khủng bố và bị cảnh sát quốc tế theo dõi điều tra từ lâu nay.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Bhatti bị tấn công và đe dọa giết, vì mới đây tổ chức hồi qúa khích ”Majlis Ahrar-e-Islam” cũng đã đe dọa giết ông. Và cách đây mấy tháng lãnh tụ Hồi giáo Ahmed Mian Hammad đã tố cáo ông là phạm thượng và dọa chặt đầu ông. Bộ trường Bhatti trở thành cái gai trước mắt giới lãnh đạo và các nhóm hồi cuồng tín nói trên không phải chỉ vì ồng bênh vực bà Asia Bibi và các tín hữu Kitô và không Kitô khác bị bách hại, mà cũng vì ý chí của ông muốn đem luật chống phạm thượng ra trước quốc hội và tu chính luật bất công ấy, mặc dù có các vụ biểu tình hầu như mỗi ngày của các nhóm hồi cuồng tín.
Ông Mehdi Hasan, chủ tịch Ủy ban bảo vệ nhân quyền tại Pakistan đã tỏ tình liên đới với bộ trưởng Bahttti và mạnh mẽ lên án các lời tuyên bố vô trách nhiệm của các tổ chức hồi cuồng tín nói trên. Ông cho biết sự bất khoan nhượng ngày càng gia tăng tại Pakistan, và một vài đảng phái chính trị tìm cách khai thác sự ủng hộ của các binh sĩ hồi. Chính quyền Pakistan phải tìm cách ngăn chặn tình trạng này, nhưng chính quyền cũng bị áp lực.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo, bộ trưởng Shabhaz Bhatti tái khẳng định dấn thân quyết tâm bảo vệ các nhóm thiểu số. Ông cho biết các đe dọa gia tăng khiến cho ông cũng âu lo. Nhưng sứ mệnh của ông là che chở quyền tự do tôn giáo, cũng như quyền của các nhóm thiểu số, thăng tiến công bằng và bình đẳng. Và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình, mặc dù các nhóm qúa khích nói trên vẫn tiếp tục đe dọa ông. Các nhóm này sống ngoài vòng pháp luật và gây thiệt hại cho hình ảnh của dân nước Pakistan.
Đã có rất nhiều người phải trả giá bằng sinh mạng của họ. Ông tin cậy nơi sự che chở của Chúa hơn là sự che chở của các cận vệ. Ông trông cậy và tín thác nơi Người. Sự kiện khuynh hướng qúa khích và các hoạt động khủng bố phá hoại qủa là một nguy cơ đối với toàn nước Pakistan chứ không phải chỉ đối với các giai tầng yếu đuối nhất trong xã hội. Bộ trưởng Bhatti cũng cho biết tổng thống Zardari đã tỏ ra rất chú ý và nhậy cảm đối với các vấn đề của các nhóm thiểu số, và cho dù có các áp lực ông đã bầy tỏ ý muốn rõ ràng duyệt xét luật chống phạm thượng. Trường hợp của bà Asia Bibi đã trở thành một thách đố đối với hệ thống tư pháp. Nhưng bộ trưởng Bhatti vẫn tin tưởng nơi công lý và sự vô tội của bà, mà ông đã kiểm thực và trình bầy trong bản báo cáo trao cho tổng thống Zardari. Trong khi chờ đợi, ông quyết định làm tất cả những gì có thể để che chở bà và gia đình bà.
Hôm 4-12-2010 bộ trưởng Bhatti đã công khai bênh vực bà Asia Bibi chống lại mưu toan sát hại bà do imam Yousuf Qureshhi đế xướng.
Trong một buổi hướng dẫn cầu nguyện tại đền thờ Mohabat Khan tỉnh Peshawar, ông Qureshi đã hứa thưởng 4.000 Euros cho ai giết bà Bibi trong trường hợp các thẩm phán thu hồi án tử của bà. Bộ trưởng Bhatti đã mạnh mẽ lên án hành động nói trên của ông Qureshi và định nghĩa nó là một điều ”vô luân, bất công và vô trách nhiệm”. Đồng thời ông cũng thỉnh cầu chính quyền bảo đảm an ninh cho bà Bibi và gia đình bà.
Hồi tháng 11 vừa qua Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, đã viếng thăm Iran và Pakistan. Tại thủ đô Teheran Đức Hồng Y đã viếng thăm tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, và trao tận tay ông bức thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi tổng thống. Tại Pakistan ngày 25-11-2010 Đức Hồng Y Tauran đã hội kiến với tổng thống Asif Ali Zardari và trình bầy lập trường của Tòa Thánh về quyền tự do tôn giáo. Đức Hồng Y cũng đã yêu cầu tổng thống ân xá cho bà Asia Bibi bị vu khống và kết án tử hình bất công. Ngày 28 tháng 11 ngài đã tham dự lễ nghi khánh thành Trung tâm Hòa Bình của dòng Đa Minh, trước khi trở về Roma. Phát biểu trong dịp này Đức Hồng Y đã nêu bật ba thách đố mà tín hữu kitô phải đương đầu: Thứ nhất là bổn phận tự ý thức về căn tính của mình, biết mình là ai, tin vào điều gì và biết tự chấp nhận mình. Thứ hai là căn tính riêng là tín hữu Kitô chỉ hiện hữu trong các tương quan với tha nhân. Phải hiểu biết các khác biệt đặc thù để làm giầu cho nhau và xác tín rằng tha nhân là anh chị em của tôi. Và thứ ba là ý hướng có thể tự do loan báo đức tin, không áp đặt nhưng đề nghị nó với người khác.
Cùng hiện diện trong lễ nghi này có Imam trưởng Maulana Abdul Khabir Azad. Phát biểu trong dịp này, imam Khabir Azad đã ca ngợi các Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ Pakistan về các nỗ lực thăng tiến hòa bình hòa hợp và nói: ”Tôi có thể cảm thấy hòa bình và tình yêu thương giữa mọi người hiện diện nơi đây. Giáo huấn của Đức Giêsu Kitô và của ngôn sứ Mahomed dậy chúng ta phổ biến hòa bình và hòa hợp giữa tất cả mọi người. Chúng ta hãy hoạt động cho mục đích cao qúy đó”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hồi Đồng Toà Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về tầm quan trong của cuộc đối thoại liên tôn trong việc bài trừ nạn bạo lực chống các Kitô hữu trên thế giới.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y mới viếng thăm hai nước Iran và Pakistan hồi tháng 11 vừa qua. Đức Hồng Y đã đem gì đến cho anh chị em Kitô đang bị bách hại vì đức tin của các vùng đất này?
Đáp: Giáo Hội là một gia đình. Vì thế thật là điều quan trọng khi các người chịu đau khổ cảm thấy đàng sau họ có toàn dân Chúa muốn trợ giúp họ. Tôi đã đem đến cho họ tình liên đới của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, làm cho họ cảm thấy sự gần gũi của Tòa Thánh và của toàn thể Giáo Hội đối với họ. Đây là điều quan trọng. Trong cách thế đó các chính quyền chính trị hiểu rằng đàng sau thực tại cho dù bé nhỏ mấy đi nữa, một làng quê, một cộng đoàn nhỏ, luôn luôn có Giáo Hội hoàn vũ. Tại nhiều nước tình hình của các Kitô hữu rất khó khăn, mặc dù giới ưu việt của nước đó rất trân qúy vai trò của Giáo Hội và các công việc mà các linh mục tu sĩ nam nữ đang làm cho người dân của các nước này.
Chẳng hạn như bên Pakistan, tổng thống Asif Ali Zardari và nhiều bộ trưởng của chính quyền hiện nay đã từng theo học và được đào tạo tại các trường Kitô. Đối với họ đó đã là một kinh nghiệm quan trọng. Chính tổng thống Zardari đã xin tôi hỗ trợ các trường trung học và các đại học công giáo và giải thích lý do, vì theo tổng thống, các cơ sở giáo dục Kitô có hệ thống giáo dục tuyệt vời. Tổng thống ước mong Giáo Hội gửi thêm nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ tới Pakistan để điều khiển các cơ sở giáo dục, hiện nay đang do giáo dân điều hành.
Hỏi: Đây cũng là một cách thế đối thoại liên tôn có phải thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không phải ”cũng” mà ”nhất là” các cơ cấu giáo dục là phương thế đối thoại liên tôn hữu hiệu. Việc giáo dục nắm giữ một vai trò định đoạt. Tôi luôn nói rằng Giáo Hội, Đại học, và Giáo dục là ba cột trụ giúp sứ mệnh đối thoại liên tôn tiến tới.
Hỏi: Nhưng mà giáo dục có thể ngăn chặn được làn sóng bạo lực chống lại các Kitô hữu không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Bề ngoài xem ra thì không. Mỗi khi xảy ra các hành động dã man chống lại các Kitô hữu - chúng ta hãy nghĩ tới trường hợp của bà Asia Bibi - thì người ta lại nói với tôi: ”Hãy xem đó, cuộc đối thoại liên tôn đã dẫn đưa tới đâu!” Thực ra đứng trước các vụ như vậy cuộc đối thoại liên tôn lại càng trở thành cần thiết hơn nữa. Và không ai có thể nghi ngờ điều này.
Hỏi: Nghĩa là dùng lời nói để chống lại bạo lực hay sao thưa Đức Hồng Y?
Đáp:Vâng, đúng thế, bởi vì vấn đề đích thật đối với Hồi giáo đó là tiến từng bước nhỏ một và gửi tới họ các tín hiệu của sự hòa dịu cởi mở, từ giới ưu việt cho tới các thường dân. Và đây là khó khăn lớn.
Hỏi: Liên quan tới điều này, hiện nay tại Pakistan chính đám đông dân chúng yêu cầu áp dụng luật chống phạm thượng và thi hành án xử tử bà Asia Bibi. Đức Hồng Y có nhận thấy dấu chỉ hy vọng nào từ phía tổng thống Zardari hay không?
Đáp: Tôi đã tìm thấy một sự cởi mở nào đó. Tổng thống Zardari đã cho thành lập một ủy ban do bộ trưởng Shabhaz Bhatti, người công giáo đặc trách các nhóm thiểu số, làm chủ tịch với mục đích duyệt xét luật chống phạm thượng và tu chính luật này.
(Avvenire 5-12-2010)
Đức Thánh Cha gặp gỡ các Hồng Y và Giám Mục của Giáo Triều Roma
LM Trần Đức Anh OP
18:06 20/12/2010
VATICAN. Lúc 11 giờ 10 phút sáng ngày 20-12-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Hồng y đoàn và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh cũng như của Quốc gia thành Vatican, đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng sinh và năm mới. Ngài tái bày tỏ quyết tâm của Giáo Hội không để nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em tái diễn trong Hội Thánh.
Hiện diện tại sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa có lối 45 HY và trên 50 GM cùng với một số giám chức khác.
Ngỏ lời với mọi người sau lời chúc mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC đã trình bày những suy tư về một số biến cố nổi bật trong năm sắp kết thúc. Trước tiên là Năm Linh Mục đã tiến hành không như sự mong ước của nhiều người vì những vụ xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục được khơi lên ồ ạt tại nhiều nơi. Tiếp đến là Thượng HĐGM Trung Đông và tình trạng đau khổ, bách hại và đàn áp các tín hữu Kitô ngày càng gia tăng. Sau cùng, ngài nhắc đến cuộc viếng thăm mục vụ tại Anh quốc và lễ phong chân phước cho ĐHY Newmann. Sau đây chúng tôi xin gửi đến quí vị một số đoạn nổi bật trong diễn văn dài 35 phút của ĐTC.
Bài trừ nạn lạm dụng tính dục
Ngài bắt đầu bằng một lời nguyện mùa vọng ”Excita, Domine, potentiam tuam, et veni”, Lạy Chúa, xin khơi dậy quyền năng Chúa và hãy đến”. Lời cầu này có lẽ được hình thành trong thời kỳ Đế Quốc La Mã đang tàn lụi. Sự băng hoại của những hệ thống vốn nâng đỡ luật pháp và của những thái độ luân lý nền tảng vốn mang lại sức mạnh cho chế độ, đã tạo nên ”sự tan vỡ những con đê” vốn bảo vệ sự sống chung hòa bình giữa con người cho đến bấy giờ. Một thế giới đang suy tàn. Những thiên tai thường xuyên càng gia tăng kinh nghiệm bất an...
ĐTC nhận xét rằng ”Ngày nay cũng vậy, chúng ta có nhiều lý do để liên kết với kinh nguyện ấy của mùa vọng. Thế giới ngày nay có tất cả những hy vọng mới mẻ và khả thể của mình, nhưng đồng thời lại lo âu vì cảm tưởng sự đồng thuận về luân lý đang tan rã, một sự đồng thuận mà nếu thiếu thì những cơ cấu pháp luật và chính trị sẽ không hoạt động được; vì thế, những lực lượng được động viên để bảo vệ các cơ cấu ấy dường như sẽ không thành công”.
Từ nhận định tổng quát trên đây, ĐTC đề cập đến nét nổi bật trong năm sắp kết thúc, đó là Năm Linh Mục và tệ nạn lạm dụng tính dục đã vùi dập Giáo Hội:
”Lạy Chúa, xin khơi dậy quyền năng Chúa và hãy đến”: giữa những lo âu lớn lao mà chúng ta gặp phải trong năm nay, kinh nguyện này của mùa vọng lại trở lại với tôi trong tâm trí và trên môi miệng. Chúng ta đã rất hoan hỉ khai mạc Năm Linh Mục, và cám tạ Chúa, chúng ta đã có thể kết thúc năm này trong niềm biết ơn sâu đậm, mặc dù năm này đã diễn ra khác với cách thức chúng ta đã mong đợi. Nơi chúng ta, các tư tế và các giáo dân, và cả nơi giới trẻ, đã có sự tái ý thức về chức linh mục của Giáo Hội như hồng ân được Chúa ủy thác cho chúng ta. Chúng ta tái ý thức rằng thật là đẹp dường nào vì con người được phép nhân danh Thiên Chúa và với trọn quyền năng tuyên bố lời tha thứ, và nhờ đó có thể thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống; thật là đẹp dường nào vì con người được phép đọc lời thánh hiến, qua đó Chúa lôi kéo vào trong Ngài một mảnh thế giới, và tại một số nơi, Ngài biến đổi nó trong bản chất...”
ĐTC đặc biệt nhắc đến một thị kiến của thánh nữ Ildegarda di Bingen hồi năm 1170 về hình ảnh một phụ nữ tươi đẹp, nhưng có khuôn mặt phủ đầy bụi và áo bị xé rách bên phải.. và thánh nữ nghe thấy từ trời có tiếng nói: ”Hình ảnh này tượng trưng Giáo Hội, hỡi con người đang thấy tất cả những điều đó và đang nghe những lời than trách, hãy loan báo điều đó cho các linh mục được đặt lên để hướng dẫn và giáo huấn dân Chúa và họ đã nhận được mệnh lệnh như các tông đồ: ”Hãy đi khắp thế gian và công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15)” (The gửi Werner von Kirchheim và cộng đoàn linh mục của Người: PL 197, 269ss).
ĐTC ghi nhận rằng trong thị kiến của thánh Ildegarda, khuôn mặt Giáo Hội phủ đầy bụi, và chúng ta cũng đã thấy như thế. Áo của Giáo Hội bị xét rách vì lỗi của các linh mục. Như thánh nữ đã thấy và diễn tả, chúng ta cũng thấy điều ấy trong năm nay. Chúng ta phải đón nhận sự tủi nhục này như một lời nhắn nhủ về sự thật và một lời kêu gọi hãy canh tân. Chỉ có sự thật mới cứu thoát. Chúng ta phải tự hỏi xem có thể làm gì để sửa chữa tối đa những bất công xảy ra. Chúng ta phải tự hỏi đâu là điều sai lầm trong việc rao giảng của chúng ta, trong toàn thể cách thức của chúng ta hình thành con người Kitô, đến độ điều ấy đã có thể xảy ra. Chúng ta phải có khả năng làm việc thống hối. Chúng ta phải cố gắng làm tất cả những gì có thể trong việc đào tạo lên chức linh mục, để điều ấy không thể xảy ra nữa. Ở đây tôi cũng chân thành cám ơn tất cả những người dấn thân để giúp đỡ các nạn nhân và mang lại cho họ niềm tín thác nơi Giáo Hội, khả năng tin nơi sứ điệp của Giáo Hội. Trong các cuộc gặp gỡ của tôi với các nạn nhân của tội này, tôi cũng luôn thấy có những người rất tận tụy, ở cạnh những người đau khổ và bị thiệt hại. Đây là dịp để cám ơn bao nhiêu linh mục tốt lành đang khiêm tốn và trung thành thông truyền lòng từ nhân của Chúa, và giữa những tàn phá, các vị làm chứng về vẻ đẹp không bị mất mát của chức linh mục.
ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta ý thức về tính chất trầm trọng đặc biệt của tội do các linh mục phạm và trách nhiệm tương ứng của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không thể im lặng về bối cảnh thời đại chúng ta trong đó chúng ta thấy những biến cố ấy. Có một thị trường mại dâm trẻ em, một cách nào đó, ngày càng được xã hội coi là một điều bình thường. Sự tàn phá trẻ em về mặt tâm lý, trong đó con người bị biến thành một hàng hóa, chính là một dấu chỉ kinh khủng của thời đại ngày nay. Từ các GM ở thế giới thứ ba, tôi thường nghe nói rằng ngành du lịch tình dục đe dọa cả một thế hệ và gây thiệt hại cho thế hệ ấy trong tự do và phẩm giá của họ. Sách Khải Huyền của Thánh Gioan liệt kê vào số những tội trọng của thành Babylone - biểu tượng những thành thị lớn vô đạo trên thế giới - việc buôn bán thân xác và linh hồn, biến nó thành một hàng hóa (Xc Kh 18,13). Trong bối cảnh này, cũng có vấn đề ma túy được đề ra, nó đang gia tăng mạnh và đang giang rộng nanh vuốt của nó bao trùm toàn thể trái đất - một thành ngữ hùng hồn về chế độ độc tài của tiền bạc làm băng hoại con người. Mỗi khoái lạc trở thành thiếu thốn và sự thái quá trong sự lừa đảo của tình trạng ngây ngất trở thành bạo lực tàn phá nhiều miền, và điều này nhân danh quan niệm sai lầm tai hại về tự do, trong đó chính tự do của con người bị băng hoại và sau cùng bị hoàn toàn hủy bỏ.
Để chống lại các thế lực đó, chúng ta cần nhìn xem những nền tảng ý thức hệ của chúng. Trong thập niên 1970, việc loạn dục trẻ em được người ta coi như một điều hoàn toàn thích hợp với con người và với cả trẻ em nữa. Nhưng đây là điều thuộc về một quan niệm sa đọa về phong hóa. Thậm chí trong lãnh vực thần học Công Giáo, người ta đi tới chỗ khẳng định rằng không có gì tự nó là ác hoặc là thiện. Chỉ có điều gọi là ”tốt hơn” và một điều ”xấu hơn”. Không có gì tự bản chất là tốt hay xấu. Tất cả tùy thuộc hoàn cảnh và mục đích mà người ta nhắm tới. Tùy theo mục đích và hoàn cảnh, tất cả đều có thể là thiện hoặc là ác. Luân lý bị thay thế bằng một sự tính toán các hậu quả và như thế, không còn luân lý nữa. Những hậu quả của các lý thuyết như vậy thật là hiển nhiên ngày nay. Chống lại những lý thuyết ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, trong thông điệp Ánh quang Chân Lý (Veritatis splendor) công bố năm 1993, đã chỉ rõ những nền tảng nòng cốt và trường kỳ của hành động luân lý với tất cả sức mạnh ngôn sứ của đại truyền thống phong hóa Kitô hợp với lý trí. Thông điệp này ngày nay phải được đặt lại nơi trung tâm của hành trình huấn luyện lương tâm. Trách nhiệm của chúng ta là làm sao để các tiêu chuẩn ấy có thể được người ta tái lắng nghe và hiểu được như những con đường của nhân loại đích thực, trong bối cảnh những quan tâm đối với con người, mà chúng ta gặp phải.
Chống bách hại các tín hữu Kitô
Trong phần kế tiếp của bài diễn văn dài, ĐTC nhắc đến Thượng HĐGM Trung Đông: bắt đầu từ đảo Chypre nơi ngài trao tài liệu của Công nghị GM này cho các GM Trung Đông tụ họp tại đó. Ngài nhận xét rằng những xáo trộn trong những năm gần đây đã làm tổn thương lịch sử chia sẻ giữa các Giáo Hội, những căng thẳng và chia rẽ gia tăng, vì thế chúng ta ngày càng cảm thấy kinh hoàng khi chứng kiến những hành vi bạo lực trong đó người ta không còn tôn trọng điều là thánh thiêng đối với tha nhân, trong những hành vi đó, cả những qui luật sơ đẳng nhất của nhân loại cũng bị sụp đổ. Trong tình trạng hiện nay, các tín hữu Kitô là thiểu số bị áp bức và hành hạ nhất.
ĐTC đặc biệt gợi lại cuộc viếng thăm của ngài tại Anh quốc và nhấn mạnh hai điểm liên hệ tới đề tài: trách nhiệm của các tín hữu Kitô ngày nay và nghĩa vụ của Giáo hội loan báo Tin Mừng. Trong cuộc gặp gỡ giới văn hóa tại Westminster Hall ở Luân Đôn, ĐTC đã nói đến sự đóng góp của Giáo Hội cho xã hội ngày nay bằng cách nhắc nhở cho mọi người về sự cần thiết phải có đồng thuận về điều thiết yếu, về luân lý, nếu không thì các hiến pháp và luật pháp không thể tiến hành được. Sự đồng thuận ấy, đến từ gia sản Kitô, đang bị lâm nguy tại những nơi mà người ta thay thế lý do luân lý bằng tiêu chuẩn hoàn toàn là duy mục đích. Đây là thái độ làm cho lý trị trở nên mù quáng không còn thấy đâu là điều thiết yếu nữa. Chiến đấu chống sự mù quáng như thế của lý trí và bảo tồn cho lý trí khả năng thấy được điều thiết yếu, thấy được Thiên Chúa và con người, điều gì là tốt, là chân thật, chính là mối quan tâm chung phải liên kết tất cả những người thiện chí với nhau. Tương lai của thế giới cũng tùy thuộc điều đó.
Sau cùng, ĐTC nhắc đến lễ tôn phong ĐHY John Henry Newman lên bậc chân phước và nêu bật những bài học mà vị Chân Phước còn dành cho con người thời nay, nhất là sự hoán cải của chân phước, trở về với niềm tin nơi Thiên Chúa hằng sống.
Sau bài diễn văn, ĐTC lần lượt bắt tay chào thăm từng vị Hồng y và GM hiện diện. (SD 20-12-2010)
Hiện diện tại sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa có lối 45 HY và trên 50 GM cùng với một số giám chức khác.
Ngỏ lời với mọi người sau lời chúc mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC đã trình bày những suy tư về một số biến cố nổi bật trong năm sắp kết thúc. Trước tiên là Năm Linh Mục đã tiến hành không như sự mong ước của nhiều người vì những vụ xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục được khơi lên ồ ạt tại nhiều nơi. Tiếp đến là Thượng HĐGM Trung Đông và tình trạng đau khổ, bách hại và đàn áp các tín hữu Kitô ngày càng gia tăng. Sau cùng, ngài nhắc đến cuộc viếng thăm mục vụ tại Anh quốc và lễ phong chân phước cho ĐHY Newmann. Sau đây chúng tôi xin gửi đến quí vị một số đoạn nổi bật trong diễn văn dài 35 phút của ĐTC.
Bài trừ nạn lạm dụng tính dục
Ngài bắt đầu bằng một lời nguyện mùa vọng ”Excita, Domine, potentiam tuam, et veni”, Lạy Chúa, xin khơi dậy quyền năng Chúa và hãy đến”. Lời cầu này có lẽ được hình thành trong thời kỳ Đế Quốc La Mã đang tàn lụi. Sự băng hoại của những hệ thống vốn nâng đỡ luật pháp và của những thái độ luân lý nền tảng vốn mang lại sức mạnh cho chế độ, đã tạo nên ”sự tan vỡ những con đê” vốn bảo vệ sự sống chung hòa bình giữa con người cho đến bấy giờ. Một thế giới đang suy tàn. Những thiên tai thường xuyên càng gia tăng kinh nghiệm bất an...
ĐTC nhận xét rằng ”Ngày nay cũng vậy, chúng ta có nhiều lý do để liên kết với kinh nguyện ấy của mùa vọng. Thế giới ngày nay có tất cả những hy vọng mới mẻ và khả thể của mình, nhưng đồng thời lại lo âu vì cảm tưởng sự đồng thuận về luân lý đang tan rã, một sự đồng thuận mà nếu thiếu thì những cơ cấu pháp luật và chính trị sẽ không hoạt động được; vì thế, những lực lượng được động viên để bảo vệ các cơ cấu ấy dường như sẽ không thành công”.
Từ nhận định tổng quát trên đây, ĐTC đề cập đến nét nổi bật trong năm sắp kết thúc, đó là Năm Linh Mục và tệ nạn lạm dụng tính dục đã vùi dập Giáo Hội:
”Lạy Chúa, xin khơi dậy quyền năng Chúa và hãy đến”: giữa những lo âu lớn lao mà chúng ta gặp phải trong năm nay, kinh nguyện này của mùa vọng lại trở lại với tôi trong tâm trí và trên môi miệng. Chúng ta đã rất hoan hỉ khai mạc Năm Linh Mục, và cám tạ Chúa, chúng ta đã có thể kết thúc năm này trong niềm biết ơn sâu đậm, mặc dù năm này đã diễn ra khác với cách thức chúng ta đã mong đợi. Nơi chúng ta, các tư tế và các giáo dân, và cả nơi giới trẻ, đã có sự tái ý thức về chức linh mục của Giáo Hội như hồng ân được Chúa ủy thác cho chúng ta. Chúng ta tái ý thức rằng thật là đẹp dường nào vì con người được phép nhân danh Thiên Chúa và với trọn quyền năng tuyên bố lời tha thứ, và nhờ đó có thể thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống; thật là đẹp dường nào vì con người được phép đọc lời thánh hiến, qua đó Chúa lôi kéo vào trong Ngài một mảnh thế giới, và tại một số nơi, Ngài biến đổi nó trong bản chất...”
ĐTC đặc biệt nhắc đến một thị kiến của thánh nữ Ildegarda di Bingen hồi năm 1170 về hình ảnh một phụ nữ tươi đẹp, nhưng có khuôn mặt phủ đầy bụi và áo bị xé rách bên phải.. và thánh nữ nghe thấy từ trời có tiếng nói: ”Hình ảnh này tượng trưng Giáo Hội, hỡi con người đang thấy tất cả những điều đó và đang nghe những lời than trách, hãy loan báo điều đó cho các linh mục được đặt lên để hướng dẫn và giáo huấn dân Chúa và họ đã nhận được mệnh lệnh như các tông đồ: ”Hãy đi khắp thế gian và công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15)” (The gửi Werner von Kirchheim và cộng đoàn linh mục của Người: PL 197, 269ss).
ĐTC ghi nhận rằng trong thị kiến của thánh Ildegarda, khuôn mặt Giáo Hội phủ đầy bụi, và chúng ta cũng đã thấy như thế. Áo của Giáo Hội bị xét rách vì lỗi của các linh mục. Như thánh nữ đã thấy và diễn tả, chúng ta cũng thấy điều ấy trong năm nay. Chúng ta phải đón nhận sự tủi nhục này như một lời nhắn nhủ về sự thật và một lời kêu gọi hãy canh tân. Chỉ có sự thật mới cứu thoát. Chúng ta phải tự hỏi xem có thể làm gì để sửa chữa tối đa những bất công xảy ra. Chúng ta phải tự hỏi đâu là điều sai lầm trong việc rao giảng của chúng ta, trong toàn thể cách thức của chúng ta hình thành con người Kitô, đến độ điều ấy đã có thể xảy ra. Chúng ta phải có khả năng làm việc thống hối. Chúng ta phải cố gắng làm tất cả những gì có thể trong việc đào tạo lên chức linh mục, để điều ấy không thể xảy ra nữa. Ở đây tôi cũng chân thành cám ơn tất cả những người dấn thân để giúp đỡ các nạn nhân và mang lại cho họ niềm tín thác nơi Giáo Hội, khả năng tin nơi sứ điệp của Giáo Hội. Trong các cuộc gặp gỡ của tôi với các nạn nhân của tội này, tôi cũng luôn thấy có những người rất tận tụy, ở cạnh những người đau khổ và bị thiệt hại. Đây là dịp để cám ơn bao nhiêu linh mục tốt lành đang khiêm tốn và trung thành thông truyền lòng từ nhân của Chúa, và giữa những tàn phá, các vị làm chứng về vẻ đẹp không bị mất mát của chức linh mục.
ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta ý thức về tính chất trầm trọng đặc biệt của tội do các linh mục phạm và trách nhiệm tương ứng của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không thể im lặng về bối cảnh thời đại chúng ta trong đó chúng ta thấy những biến cố ấy. Có một thị trường mại dâm trẻ em, một cách nào đó, ngày càng được xã hội coi là một điều bình thường. Sự tàn phá trẻ em về mặt tâm lý, trong đó con người bị biến thành một hàng hóa, chính là một dấu chỉ kinh khủng của thời đại ngày nay. Từ các GM ở thế giới thứ ba, tôi thường nghe nói rằng ngành du lịch tình dục đe dọa cả một thế hệ và gây thiệt hại cho thế hệ ấy trong tự do và phẩm giá của họ. Sách Khải Huyền của Thánh Gioan liệt kê vào số những tội trọng của thành Babylone - biểu tượng những thành thị lớn vô đạo trên thế giới - việc buôn bán thân xác và linh hồn, biến nó thành một hàng hóa (Xc Kh 18,13). Trong bối cảnh này, cũng có vấn đề ma túy được đề ra, nó đang gia tăng mạnh và đang giang rộng nanh vuốt của nó bao trùm toàn thể trái đất - một thành ngữ hùng hồn về chế độ độc tài của tiền bạc làm băng hoại con người. Mỗi khoái lạc trở thành thiếu thốn và sự thái quá trong sự lừa đảo của tình trạng ngây ngất trở thành bạo lực tàn phá nhiều miền, và điều này nhân danh quan niệm sai lầm tai hại về tự do, trong đó chính tự do của con người bị băng hoại và sau cùng bị hoàn toàn hủy bỏ.
Để chống lại các thế lực đó, chúng ta cần nhìn xem những nền tảng ý thức hệ của chúng. Trong thập niên 1970, việc loạn dục trẻ em được người ta coi như một điều hoàn toàn thích hợp với con người và với cả trẻ em nữa. Nhưng đây là điều thuộc về một quan niệm sa đọa về phong hóa. Thậm chí trong lãnh vực thần học Công Giáo, người ta đi tới chỗ khẳng định rằng không có gì tự nó là ác hoặc là thiện. Chỉ có điều gọi là ”tốt hơn” và một điều ”xấu hơn”. Không có gì tự bản chất là tốt hay xấu. Tất cả tùy thuộc hoàn cảnh và mục đích mà người ta nhắm tới. Tùy theo mục đích và hoàn cảnh, tất cả đều có thể là thiện hoặc là ác. Luân lý bị thay thế bằng một sự tính toán các hậu quả và như thế, không còn luân lý nữa. Những hậu quả của các lý thuyết như vậy thật là hiển nhiên ngày nay. Chống lại những lý thuyết ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, trong thông điệp Ánh quang Chân Lý (Veritatis splendor) công bố năm 1993, đã chỉ rõ những nền tảng nòng cốt và trường kỳ của hành động luân lý với tất cả sức mạnh ngôn sứ của đại truyền thống phong hóa Kitô hợp với lý trí. Thông điệp này ngày nay phải được đặt lại nơi trung tâm của hành trình huấn luyện lương tâm. Trách nhiệm của chúng ta là làm sao để các tiêu chuẩn ấy có thể được người ta tái lắng nghe và hiểu được như những con đường của nhân loại đích thực, trong bối cảnh những quan tâm đối với con người, mà chúng ta gặp phải.
Chống bách hại các tín hữu Kitô
Trong phần kế tiếp của bài diễn văn dài, ĐTC nhắc đến Thượng HĐGM Trung Đông: bắt đầu từ đảo Chypre nơi ngài trao tài liệu của Công nghị GM này cho các GM Trung Đông tụ họp tại đó. Ngài nhận xét rằng những xáo trộn trong những năm gần đây đã làm tổn thương lịch sử chia sẻ giữa các Giáo Hội, những căng thẳng và chia rẽ gia tăng, vì thế chúng ta ngày càng cảm thấy kinh hoàng khi chứng kiến những hành vi bạo lực trong đó người ta không còn tôn trọng điều là thánh thiêng đối với tha nhân, trong những hành vi đó, cả những qui luật sơ đẳng nhất của nhân loại cũng bị sụp đổ. Trong tình trạng hiện nay, các tín hữu Kitô là thiểu số bị áp bức và hành hạ nhất.
ĐTC đặc biệt gợi lại cuộc viếng thăm của ngài tại Anh quốc và nhấn mạnh hai điểm liên hệ tới đề tài: trách nhiệm của các tín hữu Kitô ngày nay và nghĩa vụ của Giáo hội loan báo Tin Mừng. Trong cuộc gặp gỡ giới văn hóa tại Westminster Hall ở Luân Đôn, ĐTC đã nói đến sự đóng góp của Giáo Hội cho xã hội ngày nay bằng cách nhắc nhở cho mọi người về sự cần thiết phải có đồng thuận về điều thiết yếu, về luân lý, nếu không thì các hiến pháp và luật pháp không thể tiến hành được. Sự đồng thuận ấy, đến từ gia sản Kitô, đang bị lâm nguy tại những nơi mà người ta thay thế lý do luân lý bằng tiêu chuẩn hoàn toàn là duy mục đích. Đây là thái độ làm cho lý trị trở nên mù quáng không còn thấy đâu là điều thiết yếu nữa. Chiến đấu chống sự mù quáng như thế của lý trí và bảo tồn cho lý trí khả năng thấy được điều thiết yếu, thấy được Thiên Chúa và con người, điều gì là tốt, là chân thật, chính là mối quan tâm chung phải liên kết tất cả những người thiện chí với nhau. Tương lai của thế giới cũng tùy thuộc điều đó.
Sau cùng, ĐTC nhắc đến lễ tôn phong ĐHY John Henry Newman lên bậc chân phước và nêu bật những bài học mà vị Chân Phước còn dành cho con người thời nay, nhất là sự hoán cải của chân phước, trở về với niềm tin nơi Thiên Chúa hằng sống.
Sau bài diễn văn, ĐTC lần lượt bắt tay chào thăm từng vị Hồng y và GM hiện diện. (SD 20-12-2010)
Top Stories
Protestano i fedeli di Thai Nguyen, chiedono il rispetto della legge
Asia-News
05:50 20/12/2010
Da settimane sono accampati daventi agli uffici del Comitato del popolo per ottenere la restituzione del terreno illegalmente tolto alla loro parrocchia. Vogliono che sia applicato un decreto del Primo ministro che prescrive la restituzione dei beni dei privati presi dopo il 1991. E’ il loro caso. Una vicenda che sa di corruzione e che le autorità tentano di mettere sotto silenzio.
Hanoi (AsiaNews) – Nuova - pacifica - protesta in Vietnam contro l’illegale appropriazione di beni della Chiesa. E’ esplosa a Thai Nguyen, 80 chilometri a nordest di Hanoi, dove da settimane centinaia di persone (nella foto) sono accampate davanti all’ufficio del Comitato del popolo per chiedere la restituzione del terreno sottratto alla loro parrocchia.
A rendere differenti le loro rivendicazioni rispetto a situazioni come la ex delegazione apostolica o Thai Ha è il fatto che essi chiedono alle autorità l’applicazione della legge e il mantenimento degli impegni presi dal Primo ministro.
Tutto è cominciato il 29 novembre, quando centinaia di parrocchiani sono andati all’ufficio del Comitato del popolo, chiedendo di vedere il nuovo presidente del Comitato provinciale, Pham Xuan Duong, per presentargli per iscritto il loro reclamo. Di fronte al rifiuto di riceverli fatto da Duong, i cattolici hanno deciso di accamparsi davanti all’ufficio. Hanno eretto delle tende e, malgrado il freddo e le piogge, sono rimasti lì, innalzando striscioni e manifesti, recitando il Rosario e cantando inni religiosi.
All’origine della protesta, che coinvolge la più grande chiesa del nordest del Paese, c’è il decreto del primo ministro n. 1940 del 31 dicembre 2008, nel quale si afferma che non saranno restituiti alla Chiesa i terreni presi dalle autorità statali prima del 1991. E’ il caso della ex delegazione, di Thai Ha e altri. Ma lo stesso Primo ministro ha promesso la restituzione “alla gente di ogni religione” delle proprietà prese dopo quella data. E’ il caso della parrocchia di Thai Nguyen.
La chiesa di Thai Nguyen, che fa parte della diocesi di Bac Ninh, è stata costruita prima del 1927. Distrutta nel 1947 nel corso della guerra contro i francesi, è stata ricostruita nel 1957. L’8 aprile 1991, le autorità locali si sono prese una larga parte del tereno parrocchiale. Da allora, funzionari locali si ricompensano l’un l’altro con parti di quel terreno, per costruirvi le loro case o per venderle.
La vicenda, insomma, appare in evidente contrasto con gli impegni del governo a incrementare la lotta contro la corruzione. Lo conferma da una parte l’adesione alla protesta di persone, anche non cristiane, provenienti da diverse componenti sociali e dall’altra il fatto che, a differenza di quanto accaduto in altri casi di proteste legate a terreni della Chiesa, la stampa di regime non ha attaccato i cattolici, sostenendo che le loro richieste sono “infondate”.
Ciò malgrado, funzionari locali tentano di risolvere la questione senza restituire ciò di cui si sono illegalmente appropriati. Il parroco, padre Nguyen Duc Dai, ha riferito che per due giorni consecutivi, l’8 e il 9 dicembre, numerosi funzionari del Ministero degli interni sono andati da lui per chiedergli di fermare i manifestanti e di far rimuovere le tende. Altre volte, rappresentanti dell’amministrazione per gli affari religiosi gli hanno detto di porre fine alla manifestazione. Malgfrado le minacce alla sua vita, il coraggioso sacerdote ha respinto le richieste. “Ho detto loro che non ci fidiamo delle loro promesse. Appena le richieste, legali e ragionevoli, dei miei parrocchiani saranno soddisfatte, si fermeranno immediatamente”.
Hanoi (AsiaNews) – Nuova - pacifica - protesta in Vietnam contro l’illegale appropriazione di beni della Chiesa. E’ esplosa a Thai Nguyen, 80 chilometri a nordest di Hanoi, dove da settimane centinaia di persone (nella foto) sono accampate davanti all’ufficio del Comitato del popolo per chiedere la restituzione del terreno sottratto alla loro parrocchia.
Tutto è cominciato il 29 novembre, quando centinaia di parrocchiani sono andati all’ufficio del Comitato del popolo, chiedendo di vedere il nuovo presidente del Comitato provinciale, Pham Xuan Duong, per presentargli per iscritto il loro reclamo. Di fronte al rifiuto di riceverli fatto da Duong, i cattolici hanno deciso di accamparsi davanti all’ufficio. Hanno eretto delle tende e, malgrado il freddo e le piogge, sono rimasti lì, innalzando striscioni e manifesti, recitando il Rosario e cantando inni religiosi.
All’origine della protesta, che coinvolge la più grande chiesa del nordest del Paese, c’è il decreto del primo ministro n. 1940 del 31 dicembre 2008, nel quale si afferma che non saranno restituiti alla Chiesa i terreni presi dalle autorità statali prima del 1991. E’ il caso della ex delegazione, di Thai Ha e altri. Ma lo stesso Primo ministro ha promesso la restituzione “alla gente di ogni religione” delle proprietà prese dopo quella data. E’ il caso della parrocchia di Thai Nguyen.
La chiesa di Thai Nguyen, che fa parte della diocesi di Bac Ninh, è stata costruita prima del 1927. Distrutta nel 1947 nel corso della guerra contro i francesi, è stata ricostruita nel 1957. L’8 aprile 1991, le autorità locali si sono prese una larga parte del tereno parrocchiale. Da allora, funzionari locali si ricompensano l’un l’altro con parti di quel terreno, per costruirvi le loro case o per venderle.
La vicenda, insomma, appare in evidente contrasto con gli impegni del governo a incrementare la lotta contro la corruzione. Lo conferma da una parte l’adesione alla protesta di persone, anche non cristiane, provenienti da diverse componenti sociali e dall’altra il fatto che, a differenza di quanto accaduto in altri casi di proteste legate a terreni della Chiesa, la stampa di regime non ha attaccato i cattolici, sostenendo che le loro richieste sono “infondate”.
Ciò malgrado, funzionari locali tentano di risolvere la questione senza restituire ciò di cui si sono illegalmente appropriati. Il parroco, padre Nguyen Duc Dai, ha riferito che per due giorni consecutivi, l’8 e il 9 dicembre, numerosi funzionari del Ministero degli interni sono andati da lui per chiedergli di fermare i manifestanti e di far rimuovere le tende. Altre volte, rappresentanti dell’amministrazione per gli affari religiosi gli hanno detto di porre fine alla manifestazione. Malgfrado le minacce alla sua vita, il coraggioso sacerdote ha respinto le richieste. “Ho detto loro che non ci fidiamo delle loro promesse. Appena le richieste, legali e ragionevoli, dei miei parrocchiani saranno soddisfatte, si fermeranno immediatamente”.
Catholics protest in Thai Nguyen, demanding respect for the law
Asia-News
09:10 20/12/2010
For weeks, protesters have camped outside the local government building, demanding the return of illegally seized parish land. They want local authorities to uphold a prime ministerial decree that orders to return of properties seized after 1991, which is their case. The incident illustrates the problem of corruption that the authorities are trying to sweep under the carpet.
Hanoi (AsiaNews) – Another peaceful protest broke out in Vietnam against the illegal seizure of Church property. This time it occurred in Thai Nguyen, 80 kilometres northeast of Hanoi where hundreds of people (pictured) have been camping out in front of the Provincial People’s Committee (administration) building, demanding the return of land taken away from their parish.
Unlike the case of the Apostolic Delegation compound or Thai Ha parish, protesters here want the law to be enforced and promises made by the prime minister upheld.
The incident began on 29 November when hundreds of parishioners went to the Provincial People’s Committee, demanding to see the new chairman, Pham Xuan Duong, to submit a written complaint.
In view of his refusal to meet them, they decided to camp outside the building, setting up tents, putting up banners and posters and, despite the cold and rain, singing rosary and religious hymns. Since then, they have not budged.
The protest, which involves the largest church in the country’s northeast region, is rooted in Prime Ministerial Decree Nº 1940, of 31 December 2008, which says that Church property seized before 1991 would not be returned. At the same time, it promised to "return to people of all faiths" properties seized after that year. The Apostolic Delegation compound, Thai Ha parish and others fall within the first category. Thai Nguyen parish falls within the latter.
The Thai Nguyen parish church, which is located in Bac Ninh diocese, was built before 1927. Destroyed in 1947 during the French Indochina War (1946-1954), it was rebuilt in 1957. On 8 April 1991, the local government issued an order to seize a large portion of its land. After that, local officials started rewarding each other with lots of land to build their own houses or sell for profit.
What is at stake here is the government’s commitments and its pledge to fight corruption. The fact that people from all walks of life, including non-Catholics, have joined the protest and that the government’s press has not attacked the protesters goes to show that this matter is different. And yet, local officials are still trying to hang on to their ill-gotten property.
The local parish priest, Fr Nguyen Duc Dai, said that Interior Ministry agents came to him on 8 and 9 December to pressure him to have the protesters stop and remove their tents.
On other occasions, representatives of the State administration for Religious Affairs told him to end the demonstration.
Despite threats to his life, the courageous priest rejected all such demands. “I told them we don’t trust their promises. As soon as my parishioners’ reasonable and lawful demands are met, we shall stop right away.”
Hanoi (AsiaNews) – Another peaceful protest broke out in Vietnam against the illegal seizure of Church property. This time it occurred in Thai Nguyen, 80 kilometres northeast of Hanoi where hundreds of people (pictured) have been camping out in front of the Provincial People’s Committee (administration) building, demanding the return of land taken away from their parish.
The incident began on 29 November when hundreds of parishioners went to the Provincial People’s Committee, demanding to see the new chairman, Pham Xuan Duong, to submit a written complaint.
In view of his refusal to meet them, they decided to camp outside the building, setting up tents, putting up banners and posters and, despite the cold and rain, singing rosary and religious hymns. Since then, they have not budged.
The protest, which involves the largest church in the country’s northeast region, is rooted in Prime Ministerial Decree Nº 1940, of 31 December 2008, which says that Church property seized before 1991 would not be returned. At the same time, it promised to "return to people of all faiths" properties seized after that year. The Apostolic Delegation compound, Thai Ha parish and others fall within the first category. Thai Nguyen parish falls within the latter.
The Thai Nguyen parish church, which is located in Bac Ninh diocese, was built before 1927. Destroyed in 1947 during the French Indochina War (1946-1954), it was rebuilt in 1957. On 8 April 1991, the local government issued an order to seize a large portion of its land. After that, local officials started rewarding each other with lots of land to build their own houses or sell for profit.
What is at stake here is the government’s commitments and its pledge to fight corruption. The fact that people from all walks of life, including non-Catholics, have joined the protest and that the government’s press has not attacked the protesters goes to show that this matter is different. And yet, local officials are still trying to hang on to their ill-gotten property.
The local parish priest, Fr Nguyen Duc Dai, said that Interior Ministry agents came to him on 8 and 9 December to pressure him to have the protesters stop and remove their tents.
On other occasions, representatives of the State administration for Religious Affairs told him to end the demonstration.
Despite threats to his life, the courageous priest rejected all such demands. “I told them we don’t trust their promises. As soon as my parishioners’ reasonable and lawful demands are met, we shall stop right away.”
A Saigon, la Sécurité publique procède à la destruction d’un centre pastoral mennonite et à l’arrestation de son animateur spirituel
Eglises d'Asie
09:48 20/12/2010
Le pasteur Nguyên Hông Quang, animateur spirituel d’une communauté mennonite (1) dans le deuxième arrondissement de Hô Chi Minh-Ville, a été arrêté sur les lieux consacrés aux assemblées des fidèles et à leur formation. L’arrestation a eu lieu le 14 décembre dernier à 9 heures du matin. Selon le récit des faits, diffusé minute par minute par le site officiel de la communauté mennonite du pasteur Quang (2),. ..
... elle a été accompagnée de brutalités. Quelques minutes plus tard, la police procédait à la destruction complète de la résidence qui faisait office de lieu de culte, du jardin de prière et de l’école biblique qu’il avait créée. A 12 heures, l’ensemble était totalement rasé. Une vingtaine d’étudiants de l’école biblique, présents sur les lieux, appartenant pour la plupart à des minorités ethniques, ont été appréhendés puis interrogés et enfin ramenés en voiture à leurs domiciles respectifs. D’autres informations émanant de la communauté mennonite font état de l’arrestation d’un autre pasteur; le Rév. Pham Ngoc Thach, également présent au moment des faits. Dès le début de son intervention, la police avait formellement interdit toute photographie. On peut cependant trouver une vidéo et des photos de l’opération policière sur le site de la communauté mennonite.
Les informations actuelles concernant le sort des personnes arrêtées le 14 décembre sont encore imprécises. Le 19 décembre, un journaliste de Radio Free Asia a pu contacter le pasteur par téléphone portable. Ce dernier était alors interrogé dans les locaux de la Sécurité publique du deuxième arrondissement de Hô Chi Minh-Ville. On a aussi appris le décès, le 18 décembre, d’une dame âgée vivant sur la propriété de la communauté mennonite. Elle avait été transportée, très malade, à l’hôpital par les agents de la Sécurité, lors de l’opération de police (3).
Bien que l’Eglise mennonite ait été officiellement reconnue par l’Etat vietnamien en 2007 (4), les activités religieuses du pasteur Quang sont toujours considérées comme illégales par les autorités. Le centre pastoral qui vient d’être la cible de l’opération policière était familièrement appelé « l’église de l’étable » par les fidèles qui le fréquentaient, à cause de son dénuement et de l’ancienne utilisation des lieux. Le centre fonctionnait depuis quelques années sans trop de problèmes jusqu’au moment où, au mois d’août 2010, les autorités ont fait savoir leur volonté de faire disparaître le centre pour des questions d’urbanisme, auxquelles s’ajoutait, sans doute, l’inimitié éprouvée par les autorités à l’égard d’un pasteur militant en faveur des droits de l’homme. Bien qu’il ait été averti depuis longtemps des intentions des autorités municipales, ce n’est pourtant que le 10 décembre dernier que le pasteur a pris connaissance du décret prescrivant la destruction du centre, décret qui a été exécuté quatre jours plus tard.
Les sentiments du gouvernement à l’égard du pasteur avaient d’ailleurs été révélés ouvertement par la presse officielle. Saigon Giai Phong, l’organe du Parti communiste pour la métropole du sud, dénonçait depuis longtemps ce qu’il appelait « les agissements erronés » du pasteur Quang. Avant les événements récents, deux séries d’articles l’avaient pris pour cible. Les articles de la première série, publiés du 22 au 27 septembre 2010, étaient intitulés: « Le vrai visage du pasteur autoproclamé Nguyên Hông Quang ». La veille même de son arrestation, un article passait en revue la vie du pasteur sous le titre: « Les infractions sans fin de Nguyên Hông Quang ». Un dernier texte publié dans ce même journal le lendemain de son arrestation rendait compte de l’opération policière et reprochait au pasteur et à ses amis d’avoir opposé une violente résistance aux policiers (5).
Le pasteur Quang est bien connu pour sa ferveur évangélique et pour la lutte qu’il mène depuis des décennies pour la liberté religieuse. C’est loin d’être la première fois qu’il a des démêlés avec les autorités et la police de Hô Chi Minh-Ville. Grande figure de la contestation, le pasteur Nguyên Hông Quang s’est fait connaître par ses interventions publiques en faveur de la liberté religieuse et des droits de l’homme. Dès septembre 2001, il avait attiré l’attention en soutenant face à la police une école que la communauté mennonite essayait de faire fonctionner (6). En juin 2003, en tant qu’avocat, le pasteur Quang s’était mêlé à la lutte d’une communauté protestante pour construire sa propre église dans le deuxième arrondissement de Hô Chi Minh‑Ville, malgré l’interdiction et les interventions musclées des forces de l’ordre (7).
A plusieurs reprises, il signalera dans ses lettres des persécutions subies au Vietnam par sa communauté, à Kontum et à Hô Chi Minh‑Ville (8). C’est lui que les neveux du prêtre catholique Nguyên Van Ly (9) avaient choisi comme avocat pour leur procès, un choix qui n’avait pas été ratifié par les autorités. Le pasteur Quang et cinq membres de sa communauté avaient été arrêtés le 8 juin 2004 pour avoir contrecarré des fonctionnaires dans l’exercice de leurs fonctions. Le 12 novembre 2004, le Tribunal populaire de Hô Chi Minh-Ville condamnait le pasteur à trois ans de prison et ses compagnons à des peines allant de neuf mois à deux ans d’emprisonnement. Peu après, trois des fidèles condamnés avaient été relâchés. Le pasteur Quang, lui, avait dû attendre le 30 août 2005 pour être libéré (10).
(1) Apparus en Hollande et en Allemagne au XVIème siècle, les communautés qui seront plus tard connues sous le nom de communautés mennonites s’organisent autour de Menno Simons, prêtre qui quitte l’Eglise catholique en janvier 1536. Précurseurs notamment en ce qui concerne le concept de laïcité, les mennonites doivent très tôt échapper aux persécutions politiques et religieuses. Les mennonites refusent: le baptême des enfants (ils sont anabaptistes: ils préfèrent un baptême plus tardif, précédé d’une profession de foi personnelle); l’usage des armes, et donc le service militaire; pour une minorité d’entre eux, beaucoup de progrès techniques; comme dans tous les protestantismes, le pasteur n’est pas un intermédiaire entre les croyants et Dieu.
Au Vietnam, selon des renseignements donnés par le Global Anabaptist Mennonite Encyclopaedia on line, les premiers missionnaires mennonites sont arrivés au Vietnam en 1957. Le premier baptême a eu lieu en 1961. En 1973, l’Eglise mennonite du Vietnam était déjà autonome. En 1975, elle comptait 152 fidèles; en 2003, les communautés étaient au nombre de 26 et le nombre des fidèles s’élevait à 1 100.
(2) http://hoatdong.webnode.com
(3) Radio Free Asia, 19 décembre 2010: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Elder-died-while-being-taken-by-police-to-hospital-ttruc-12192010131052.html
(4) Le pasteur Nguyên Hông Quang n’a pas participé aux négociations qui ont abouti à la reconnaissance d’une partie de l’Eglise mennonite par le gouvernement vietnamien, le 2 octobre 2007, en présence de représentants officiels de la direction mondiale de cette Eglise. Voir EDA 471
(5) http://www.sggp.org.vn/phapluat/2010/12/245978/
(6) Voir EDA 342
(7) Voir EDA 378
(8) Voir EDA 390, 391, 395, 397
(9) Prêtre de l’Eglise catholique, le P. Thaddeus Nguyên Van Ly, né le 15 mai 1946, compte parmi les principaux militants pour la démocratie au Vietnam. Son engagement, mené dans la protestation non violente, lui a valu plus de quinze ans de prison. Voir EDA 536
(10) Voir EDA 204
(Source: Eglises d'Asie, 20 décembre 2010)
... elle a été accompagnée de brutalités. Quelques minutes plus tard, la police procédait à la destruction complète de la résidence qui faisait office de lieu de culte, du jardin de prière et de l’école biblique qu’il avait créée. A 12 heures, l’ensemble était totalement rasé. Une vingtaine d’étudiants de l’école biblique, présents sur les lieux, appartenant pour la plupart à des minorités ethniques, ont été appréhendés puis interrogés et enfin ramenés en voiture à leurs domiciles respectifs. D’autres informations émanant de la communauté mennonite font état de l’arrestation d’un autre pasteur; le Rév. Pham Ngoc Thach, également présent au moment des faits. Dès le début de son intervention, la police avait formellement interdit toute photographie. On peut cependant trouver une vidéo et des photos de l’opération policière sur le site de la communauté mennonite.
Les informations actuelles concernant le sort des personnes arrêtées le 14 décembre sont encore imprécises. Le 19 décembre, un journaliste de Radio Free Asia a pu contacter le pasteur par téléphone portable. Ce dernier était alors interrogé dans les locaux de la Sécurité publique du deuxième arrondissement de Hô Chi Minh-Ville. On a aussi appris le décès, le 18 décembre, d’une dame âgée vivant sur la propriété de la communauté mennonite. Elle avait été transportée, très malade, à l’hôpital par les agents de la Sécurité, lors de l’opération de police (3).
Bien que l’Eglise mennonite ait été officiellement reconnue par l’Etat vietnamien en 2007 (4), les activités religieuses du pasteur Quang sont toujours considérées comme illégales par les autorités. Le centre pastoral qui vient d’être la cible de l’opération policière était familièrement appelé « l’église de l’étable » par les fidèles qui le fréquentaient, à cause de son dénuement et de l’ancienne utilisation des lieux. Le centre fonctionnait depuis quelques années sans trop de problèmes jusqu’au moment où, au mois d’août 2010, les autorités ont fait savoir leur volonté de faire disparaître le centre pour des questions d’urbanisme, auxquelles s’ajoutait, sans doute, l’inimitié éprouvée par les autorités à l’égard d’un pasteur militant en faveur des droits de l’homme. Bien qu’il ait été averti depuis longtemps des intentions des autorités municipales, ce n’est pourtant que le 10 décembre dernier que le pasteur a pris connaissance du décret prescrivant la destruction du centre, décret qui a été exécuté quatre jours plus tard.
Les sentiments du gouvernement à l’égard du pasteur avaient d’ailleurs été révélés ouvertement par la presse officielle. Saigon Giai Phong, l’organe du Parti communiste pour la métropole du sud, dénonçait depuis longtemps ce qu’il appelait « les agissements erronés » du pasteur Quang. Avant les événements récents, deux séries d’articles l’avaient pris pour cible. Les articles de la première série, publiés du 22 au 27 septembre 2010, étaient intitulés: « Le vrai visage du pasteur autoproclamé Nguyên Hông Quang ». La veille même de son arrestation, un article passait en revue la vie du pasteur sous le titre: « Les infractions sans fin de Nguyên Hông Quang ». Un dernier texte publié dans ce même journal le lendemain de son arrestation rendait compte de l’opération policière et reprochait au pasteur et à ses amis d’avoir opposé une violente résistance aux policiers (5).
Le pasteur Quang est bien connu pour sa ferveur évangélique et pour la lutte qu’il mène depuis des décennies pour la liberté religieuse. C’est loin d’être la première fois qu’il a des démêlés avec les autorités et la police de Hô Chi Minh-Ville. Grande figure de la contestation, le pasteur Nguyên Hông Quang s’est fait connaître par ses interventions publiques en faveur de la liberté religieuse et des droits de l’homme. Dès septembre 2001, il avait attiré l’attention en soutenant face à la police une école que la communauté mennonite essayait de faire fonctionner (6). En juin 2003, en tant qu’avocat, le pasteur Quang s’était mêlé à la lutte d’une communauté protestante pour construire sa propre église dans le deuxième arrondissement de Hô Chi Minh‑Ville, malgré l’interdiction et les interventions musclées des forces de l’ordre (7).
A plusieurs reprises, il signalera dans ses lettres des persécutions subies au Vietnam par sa communauté, à Kontum et à Hô Chi Minh‑Ville (8). C’est lui que les neveux du prêtre catholique Nguyên Van Ly (9) avaient choisi comme avocat pour leur procès, un choix qui n’avait pas été ratifié par les autorités. Le pasteur Quang et cinq membres de sa communauté avaient été arrêtés le 8 juin 2004 pour avoir contrecarré des fonctionnaires dans l’exercice de leurs fonctions. Le 12 novembre 2004, le Tribunal populaire de Hô Chi Minh-Ville condamnait le pasteur à trois ans de prison et ses compagnons à des peines allant de neuf mois à deux ans d’emprisonnement. Peu après, trois des fidèles condamnés avaient été relâchés. Le pasteur Quang, lui, avait dû attendre le 30 août 2005 pour être libéré (10).
(1) Apparus en Hollande et en Allemagne au XVIème siècle, les communautés qui seront plus tard connues sous le nom de communautés mennonites s’organisent autour de Menno Simons, prêtre qui quitte l’Eglise catholique en janvier 1536. Précurseurs notamment en ce qui concerne le concept de laïcité, les mennonites doivent très tôt échapper aux persécutions politiques et religieuses. Les mennonites refusent: le baptême des enfants (ils sont anabaptistes: ils préfèrent un baptême plus tardif, précédé d’une profession de foi personnelle); l’usage des armes, et donc le service militaire; pour une minorité d’entre eux, beaucoup de progrès techniques; comme dans tous les protestantismes, le pasteur n’est pas un intermédiaire entre les croyants et Dieu.
Au Vietnam, selon des renseignements donnés par le Global Anabaptist Mennonite Encyclopaedia on line, les premiers missionnaires mennonites sont arrivés au Vietnam en 1957. Le premier baptême a eu lieu en 1961. En 1973, l’Eglise mennonite du Vietnam était déjà autonome. En 1975, elle comptait 152 fidèles; en 2003, les communautés étaient au nombre de 26 et le nombre des fidèles s’élevait à 1 100.
(2) http://hoatdong.webnode.com
(3) Radio Free Asia, 19 décembre 2010: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Elder-died-while-being-taken-by-police-to-hospital-ttruc-12192010131052.html
(4) Le pasteur Nguyên Hông Quang n’a pas participé aux négociations qui ont abouti à la reconnaissance d’une partie de l’Eglise mennonite par le gouvernement vietnamien, le 2 octobre 2007, en présence de représentants officiels de la direction mondiale de cette Eglise. Voir EDA 471
(5) http://www.sggp.org.vn/phapluat/2010/12/245978/
(6) Voir EDA 342
(7) Voir EDA 378
(8) Voir EDA 390, 391, 395, 397
(9) Prêtre de l’Eglise catholique, le P. Thaddeus Nguyên Van Ly, né le 15 mai 1946, compte parmi les principaux militants pour la démocratie au Vietnam. Son engagement, mené dans la protestation non violente, lui a valu plus de quinze ans de prison. Voir EDA 536
(10) Voir EDA 204
(Source: Eglises d'Asie, 20 décembre 2010)
Catholics in Vietnam bewildered by ''Patriotic Catholics' Christmas Greetings''
Emily Nguyen
17:12 20/12/2010
A Christmas Greetings letter from “Patriotic Catholics” has stirred up a heated debate on the question over who really is “the actual master” of the Catholic Church in Vietnam.
The said letter of the so-called "Vietnam Committee for Solidarity of Catholics” (VCSC), originally published on Dec. 19 on the "An Ninh Thu Do" (Capital Security) Newspaper, has quickly been spread on most other state-run media outlets on following days. The incident has caused great concerns among Catholics in Vietnam due to the unusual language of the letter and the overwhelming support of state media.
Using the phrase “The Vietnam Committee for Solidarity of Catholics and the Catholic Church in Vietnam”, the “patriotic” association sent Christmas Greetings to “all faithful and people of the entire nation".
Vietnamese people are especially sensitive to the order in which people or entities are mentioned in a sentence as it sharply reflects their respective level of significance or respect among the community; and in some cases may even reflect the “master and slave” relationship. Thus, for sensitive Catholic activists, the wording of the letter as a voice of superior authority and its being published on the police newspaper signify a new wave of attempts of Vietnam government to achieve its everlasting, burning desire to ultimately put the Catholic Church under its control.
Their fear has been consolidated by what have just happened in the Eighth Assembly of Chinese Catholic Representatives in China. Throughout history, the Vietnam communist government has been faithfully copying from its Chinese counterpart countless of social strategies in dealing with the public, snaky measures to control religious communities, in particular.
The recent resumption of bustling activities of the “patriotic” association and the “extraordinarily well treatment” that church leaders have granted to members of the patriotic association make the fear intensified.
Typically, in the archdiocese of Saigon, where most active "patriotic" priests reside, Catholic activists loyal to Rome complaint that priests who are members of the Vietnam Committee for Solidarity of Catholics have been being “well rewarded” with appointments at “key churches”. Some of these appointments seem to violate gravely the Church law.
One of outstanding cases involves Fr. Phan Khac Tu, vice-chairman of the Vietnam Committee for Solidarity of Catholics and the editor of the “Catholics and People”. This magazine – despite its name- has been steadily powered by the government since July 1975, notorious for its fierce and frequent attacks against Pope John Paul II and the Vatican.
Fr. Phan, a member of the Communist party, has been assigned pastor to the Church of Vietnamese Martyrs at Vuon Xoai, one of largest churches in the archdiocese while fathering two children, and husbanding a woman who reportedly had made public statements confirming their ongoing relationship. For many faithful, to let a communist, uncelibate priest “run” the church is not only to set the Church law at defiance but also to insult the Vietnamese martyrs whose gave their blood and their lives to set examples of faith.
Some with optimistic views and great sympathy towards archdiocese leaders have explained this scandalous "exemption from celibacy" as "the price the Church has to pay in return for productive 'dialogues' with the communist government". Others see this appointment as a typical example of the control, at some levels, of the communists in the Church life, warning that such a violation of the Canon Law may cause negative effects in the life of the Church; and such a compromise actually does not help to improve the dialogue between the Church and the State if not to backfire.
Vietnam, like China, has always been keen on the religious policy in order to achieve the absolute control. So far, bishops still cannot be appointed without government approval. Even the appointment of priests within a diocese cannot be done without local authority’s endorsement. The secret police and religious police are following things very attentively. Compromises with the atheist government, hence, have been made in many aspects in the hope that they may make things a lot easier.
However, a remark of Card. Joseph Zen Zekiun still resonates among those who concern for the future of the Church: “We all know that the Communists crush those who are weak, while in front of the firm, sometimes they can also change their attitude.”
The said letter of the so-called "Vietnam Committee for Solidarity of Catholics” (VCSC), originally published on Dec. 19 on the "An Ninh Thu Do" (Capital Security) Newspaper, has quickly been spread on most other state-run media outlets on following days. The incident has caused great concerns among Catholics in Vietnam due to the unusual language of the letter and the overwhelming support of state media.
Using the phrase “The Vietnam Committee for Solidarity of Catholics and the Catholic Church in Vietnam”, the “patriotic” association sent Christmas Greetings to “all faithful and people of the entire nation".
Vietnamese people are especially sensitive to the order in which people or entities are mentioned in a sentence as it sharply reflects their respective level of significance or respect among the community; and in some cases may even reflect the “master and slave” relationship. Thus, for sensitive Catholic activists, the wording of the letter as a voice of superior authority and its being published on the police newspaper signify a new wave of attempts of Vietnam government to achieve its everlasting, burning desire to ultimately put the Catholic Church under its control.
Their fear has been consolidated by what have just happened in the Eighth Assembly of Chinese Catholic Representatives in China. Throughout history, the Vietnam communist government has been faithfully copying from its Chinese counterpart countless of social strategies in dealing with the public, snaky measures to control religious communities, in particular.
The recent resumption of bustling activities of the “patriotic” association and the “extraordinarily well treatment” that church leaders have granted to members of the patriotic association make the fear intensified.
Typically, in the archdiocese of Saigon, where most active "patriotic" priests reside, Catholic activists loyal to Rome complaint that priests who are members of the Vietnam Committee for Solidarity of Catholics have been being “well rewarded” with appointments at “key churches”. Some of these appointments seem to violate gravely the Church law.
One of outstanding cases involves Fr. Phan Khac Tu, vice-chairman of the Vietnam Committee for Solidarity of Catholics and the editor of the “Catholics and People”. This magazine – despite its name- has been steadily powered by the government since July 1975, notorious for its fierce and frequent attacks against Pope John Paul II and the Vatican.
Fr. Phan, a member of the Communist party, has been assigned pastor to the Church of Vietnamese Martyrs at Vuon Xoai, one of largest churches in the archdiocese while fathering two children, and husbanding a woman who reportedly had made public statements confirming their ongoing relationship. For many faithful, to let a communist, uncelibate priest “run” the church is not only to set the Church law at defiance but also to insult the Vietnamese martyrs whose gave their blood and their lives to set examples of faith.
Some with optimistic views and great sympathy towards archdiocese leaders have explained this scandalous "exemption from celibacy" as "the price the Church has to pay in return for productive 'dialogues' with the communist government". Others see this appointment as a typical example of the control, at some levels, of the communists in the Church life, warning that such a violation of the Canon Law may cause negative effects in the life of the Church; and such a compromise actually does not help to improve the dialogue between the Church and the State if not to backfire.
Vietnam, like China, has always been keen on the religious policy in order to achieve the absolute control. So far, bishops still cannot be appointed without government approval. Even the appointment of priests within a diocese cannot be done without local authority’s endorsement. The secret police and religious police are following things very attentively. Compromises with the atheist government, hence, have been made in many aspects in the hope that they may make things a lot easier.
However, a remark of Card. Joseph Zen Zekiun still resonates among those who concern for the future of the Church: “We all know that the Communists crush those who are weak, while in front of the firm, sometimes they can also change their attitude.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khấn Dòng của một tu sĩ gốc VN thuộc Dòng Truyền Giáo Thánh Tâm Úc Châu
Jos. Vĩnh SA
05:39 20/12/2010
Thầy Trụ và thầy Sandy xin gia nhập Dòng Thánh Tâm từ năm 2007 và trải qua thời kỳ làm ứng sinh đã 3 năm tại đây.
Thầy Trụ mồ côi cha lúc mới lên 02 tuổi, là một thiếu nhi tỵ nạn VN, theo Mẹ và Chị đi đường bộ sang Campuchea, rồi vượt biển sang Pulau Bidong, Malaysia lúc 12 tuổi, được ông bà ngoại và thân nhân bảo lãnh theo diện tỵ nạn và đoàn tụ, đến Úc đúng ngày ANZAC Day năm 1991.
Thầy Trụ tốt nghiệp cử nhân xã hội học tại trường đại học Sydney.
Thứ Bảy vừa qua, 2 thầy: Trụ và Sandy đã chính thức tuyên khấn để trở thành tu sĩ thực thụ của Dòng, dưới sự chứng giám của Cha Bề trên Giám tỉnh Tim Brennan msc và gần 100 tu sĩ của tỉnh Dòng Úc Châu, Tân Tây Lan và Fiji, cùng với sự hiện của thân nhân gia đình 2 thầy.
Sau thánh lễ tuyên khấn, tỉnh Dòng Thánh Tâm đã khoản đãi các quan khách và các tu sĩ một bữa tiệc thịnh soạn trong bầu không khí ấm cúng thân mật, tại hội quán của tu viện, nơi miền thôn quê Douglas Park cách xa thành phố Sydney về hướng nam, khoảng hơn 2 tiếng lái xe.
Được biết Dòng Thánh Tâm là một Dòng truyền giáo lớn của Úc Châu, chuyên lo mục vụ cho các cộng đồng giáo xứ, mở trường học và làm tuyên úy cho các trại tù. Tỉnh Dòng có nhiều chi nhánh trên các quốc gia như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam, Papua New Guinea và các quần đảo thuộc vùng Nam Thái Bình Dương.
Xem hình Click nơi đây
Tỉnh Dòng truyền giáo Thánh Tâm Úc Châu hiện có 4 tu sĩ VN, trong đó có 3 linh mục:
Hai Cha, Phêrô Nguyễn Văn Huấn msc và Cha Tôma Nguyễn Văn Tân msc đang công tác mục vụ cho các xứ đạo người Thổ Dân da đen Úc Châu, tại các hải đảo phía bắc của nước Úc, thuộc giáo phận Darwin, Cha Gioan Trần Kim Thời msc đang làm bề trên nhà, bên Sàigòn VN và thầy Dom. Nguyễn Đức Trụ msc tu học tại học viện thần học Melbourne.
Giáo phận Darwin là giáo phận có nhiều linh mục Dòng Thánh Tâm phục vụ, đặc biệt hơn nữa là các giám mục tiền nhiệm của giáo phận Darwin đều xuất thân từ Dòng Thánh Tâm Úc Châu.
Dòng truyền giáo Thánh Tâm hiện còn trên 200 tu sĩ đang phục vụ khắp các tiểu bang của Úc Châu.
Mái âm gia đình Don Bosco mừng Giáng Sinh tại Thái Bình
Trường Giang
15:47 20/12/2010
THÁI BÌNH - Trong hai ngày 18 và 19/12/2010 vừa qua, mái ấm gia đình Don Bosco “miền Bắc” đã quy tụ về Tòa giám mục Thái Bình, để mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh 2010.
Với ý nghĩa “Tông đồ truyền giáo”, theo Lời Chúa dạy dành ưu tiên cho người bất hạnh, nghèo đói, mồ côi, bị bỏ rơi… Từ ngày Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ về làm Giám mục chính tòa Thái Bình đến nay mới hơn một năm, nhưng Đức cha đã hai lần quy tụ các người khuyết tật gọi là Mái Ấm Gia Đình Don Bosco về họp mặt, chia sẻ, giao lưu và vui chơi, để mừng biến cố trọng đại Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Năm ngoái được tổ chức hai ngày (18 và 19/12/2009) tại giáo xứ Bác Trạch. Năm nay cũng diễn ra trong hai ngày (18 và 19/12/2010), tại Tòa giám mục Thái Bình. Tổng số các em khuyết tật và tình nguyện viên đồng hành, trợ giúp các em là hơn 1000 người.
Xem hình ảnh
Các thành viên kém may mắn đến từ các mái ấm ở Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, riêng Hà Nội có nhiều nhóm và đông thành viên nhất. Trong số những người kém may mắn này, chỉ có số ít là người Công Giáo, còn đại đa số họ là những người không Công Giáo. Bạn Phương là người không Công Giáo ở nhóm của anh Công Hùng, Hà Nội chia sẻ: “Nay là lần đầu tiên trong đời con được bước chân vào nhà thờ, ôi cảm giác thật linh thiêng. Về Thái Bình chúng con nhận được sự quan tâm rất ân cần cởi mở của Đức cha, các cha và các thày trong ban tổ chức, làm cho con và tất cả các bạn quên đi cái lạnh giá của đêm đông”. Chị Lam ở Nghệ An cũng lần đầu tiên đưa cậu con trai kém may mắn được giao lưu với các bạn cùng cảnh ngộ cho biết, chồng chị đã chết cách nay gần hai năm, để lại cho chị hai đứa con thơ dại, cô con gái lớn năm nay học lớp 6. Cậu con trai được 6 tuổi, khuyết tật từ bẩm sinh, mọi việc ăn uống và các sinh hoạt khác đều phải nhờ bàn tay người mẹ. Cháu thiệt thòi cả về thể xác lẫn tinh thần, lại không có bạn bè chơi bời nô đùa như bao đứa trẻ khác. Nay được Đức cha Thái Bình quy tụ mái ấm gia đình Don Bosco lại với nhau, cháu mới có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và vui chơi với nhiều bạn thiếu may mắn ở khắp nơi.
Thứ Bảy (18/12/2010)
Trong lần hội tụ này, các bạn khuyết tật không chỉ được vui chơi, giao lưu mà các bạn còn tham gia buổi hội thảo (lúc 14h45), với chủ đề “niềm tin và cuộc sống”. Các bạn được nghe Đức cha và các cha trong Tòa giám mục Thái Bình chia sẻ những đề tài: Niềm tin tương lai cuộc sống; tình yêu dự phòng và hôn nhân dự phòng; các cạm bẫy xã hội và đam mê tội lỗi. Ngoài ra các em còn được các y bác sĩ thuộc gia đình Thánh Tâm (Hà Nội) khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 500 người khuyết tật. Trước khi vào khám bệnh, các bạn khuyết tật được ban tổ chức chụp hình làm thẻ cho từng người một. 19h cùng ngày, chương trình văn nghệ dành cho các mái ấm. Đây là một chương trình văn nghệ thật đặc sắc, vì do chính các em khuyết tật biểu diễn, được thể hiện qua nhiều thể loại khác nhau: Múa, hát và tiểu phẩm. Tiểu phẩm được mang tên “giấc mơ mong tìm thấy”, được các bạn khuyết tật mái ấm Phong Lộc, Nam Định phác họa rất thành công, để lại trong lòng khán thính giả sự cảm động đến rơi nước mắt.
Trong khi các em lần lượt được các bác sĩ khám và phát thuốc thì gian hàng hội chợ cũng diễn ra các trò vui chơi có thưởng như: ném bóng rổ, điều khiển xe ô tô vượt chướng ngại vật, phóng tên trúng đích, bịt mắt gõ chuông, ném vòng cổ chai… Các gian hàng đều diễn ra rất sôi nổi, các em khuyết tật vui chơi hết mình. Em Thu và em Linh trong mái ấm Phong Lộc cho cho rằng, phần thưởng đối với các em không quan trọng cho bằng các em có một sân chơi ưa thích. Vì các em vui chơi với các bạn cùng cảnh ngộ, dễ hiểu nhau và đồng cảm với nhau hơn, các em không còn mặc cảm e dè về thân xác khiếm khuyết của mình nữa.
Chúa Nhật (19/12/2010)
5h30 sáng, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ chủ sự thánh lễ cùng các cha trong Tòa Giám mục, cha Giuse Phạm Văn Thiện - đặc trách bác ái giáo phận và cha Hoàng - chánh xứ Xuy Xá (Hà Nội), cùng sự hiện diện của hơn 1000 người cả khuyết tật lẫn tình nguyện viên,. Một thánh lễ hết sức sốt sáng và trang nghiêm, mặc dù có rất nhiều bạn khuyết tật chưa có cùng niềm tin vào Thiên Chúa. Sau thánh lễ, các em kém may mắn và các bạn tình nguyện viên Don Bosco chụp hình lưu niệm với Đức cha và các cha đồng tế tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa. Tiếp đến cả cộng đoàn cùng tiến về nhà vòm Tòa Giám mục ăn điểm tâm.
7h15, các em khuyết tật được nhận những vé số để tham gia hội chợ. Trong khi diễn ra hội chợ nhóm các bác sĩ thuộc gia đình Thánh Tâm lại tiếp tục khám sức khỏe và cấp phát thuốc cho các “bệnh nhân” khuyết tật.
11h30, bữa cơm thân mật cuối cùng trong hai ngày diễn ra cuộc hội tụ mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh năm 2010. Trong khi liên hoan có chương trình văn nghệ, với sự góp vui của các anh chị em khuyết tật và các tình nguyện viên Nam Định và Hà Nội. Đặc biệt bài hát đơn ca của nhóm trong hội người mù tỉnh Thái Bình và tiết mục “múa gáo” của các tình nguyện viên Don Bosco Hà Nội, được rất nhiều người tán thưởng bằng những tiếng vỗ tay thật dòn dã. Tiếp theo Đức cha giáo phận Thái Bình trao quà cho các anh chị em khuyết tật. Nhân ngày lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới mỗi thành viên kém may mắn được nhận một món quà, do quý vị của hội lòng thương xót Chúa đến từ Sài Gòn trao tặng. Cha Hoàng đại diện cho mái ấm gia đình Don Bosco cám ơn Đức cha, các cha, các thày và ban tổ chức đã dành cho các anh chị em khuyết tật một món quà thật ý nghĩa là chuẩn bị một tâm hồn tràn ngập niềm vui, để đón Ngôi Hai xuống thế, Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Cuối cùng, Đức cha Phê rô Đệ nói lời chia tay và ban phép lành cho các đoàn lên đường bình an.
Có thể nói đây là cuộc hội ngộ rất thành công “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đức cha giáo phận, các cha, các thày trong ban tổ chức rất nhiệt tình và chuẩn bị khá chu đáo từ khâu trang trí, chỗ ăn, chỗ nghỉ, các gian hàng hội chợ cho đến các bữa ăn chính cũng như bữa ăn phụ. Bên cạnh đó còn có sự tham gia cách tích cực của các sơ, các đệ tử dòng nữ Đaminh Thái Bình; các tình nguyện viên Don Bosco Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và đặc biệt là các em học sinh trường chuyên tỉnh Thái Bình. Dù các em là những người không theo đạo Công Giáo, nhưng các em rất trách nhiệm, năng động và chu đáo trong mọi công việc: phụ hậu cần sắp thức ăn, thu giọn và vệ sinh môi trường từ khi chuẩn bị cho đến khi hoàn tất.
Với ý nghĩa “Tông đồ truyền giáo”, theo Lời Chúa dạy dành ưu tiên cho người bất hạnh, nghèo đói, mồ côi, bị bỏ rơi… Từ ngày Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ về làm Giám mục chính tòa Thái Bình đến nay mới hơn một năm, nhưng Đức cha đã hai lần quy tụ các người khuyết tật gọi là Mái Ấm Gia Đình Don Bosco về họp mặt, chia sẻ, giao lưu và vui chơi, để mừng biến cố trọng đại Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Năm ngoái được tổ chức hai ngày (18 và 19/12/2009) tại giáo xứ Bác Trạch. Năm nay cũng diễn ra trong hai ngày (18 và 19/12/2010), tại Tòa giám mục Thái Bình. Tổng số các em khuyết tật và tình nguyện viên đồng hành, trợ giúp các em là hơn 1000 người.
Xem hình ảnh
Các thành viên kém may mắn đến từ các mái ấm ở Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, riêng Hà Nội có nhiều nhóm và đông thành viên nhất. Trong số những người kém may mắn này, chỉ có số ít là người Công Giáo, còn đại đa số họ là những người không Công Giáo. Bạn Phương là người không Công Giáo ở nhóm của anh Công Hùng, Hà Nội chia sẻ: “Nay là lần đầu tiên trong đời con được bước chân vào nhà thờ, ôi cảm giác thật linh thiêng. Về Thái Bình chúng con nhận được sự quan tâm rất ân cần cởi mở của Đức cha, các cha và các thày trong ban tổ chức, làm cho con và tất cả các bạn quên đi cái lạnh giá của đêm đông”. Chị Lam ở Nghệ An cũng lần đầu tiên đưa cậu con trai kém may mắn được giao lưu với các bạn cùng cảnh ngộ cho biết, chồng chị đã chết cách nay gần hai năm, để lại cho chị hai đứa con thơ dại, cô con gái lớn năm nay học lớp 6. Cậu con trai được 6 tuổi, khuyết tật từ bẩm sinh, mọi việc ăn uống và các sinh hoạt khác đều phải nhờ bàn tay người mẹ. Cháu thiệt thòi cả về thể xác lẫn tinh thần, lại không có bạn bè chơi bời nô đùa như bao đứa trẻ khác. Nay được Đức cha Thái Bình quy tụ mái ấm gia đình Don Bosco lại với nhau, cháu mới có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và vui chơi với nhiều bạn thiếu may mắn ở khắp nơi.
Thứ Bảy (18/12/2010)
Trong lần hội tụ này, các bạn khuyết tật không chỉ được vui chơi, giao lưu mà các bạn còn tham gia buổi hội thảo (lúc 14h45), với chủ đề “niềm tin và cuộc sống”. Các bạn được nghe Đức cha và các cha trong Tòa giám mục Thái Bình chia sẻ những đề tài: Niềm tin tương lai cuộc sống; tình yêu dự phòng và hôn nhân dự phòng; các cạm bẫy xã hội và đam mê tội lỗi. Ngoài ra các em còn được các y bác sĩ thuộc gia đình Thánh Tâm (Hà Nội) khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 500 người khuyết tật. Trước khi vào khám bệnh, các bạn khuyết tật được ban tổ chức chụp hình làm thẻ cho từng người một. 19h cùng ngày, chương trình văn nghệ dành cho các mái ấm. Đây là một chương trình văn nghệ thật đặc sắc, vì do chính các em khuyết tật biểu diễn, được thể hiện qua nhiều thể loại khác nhau: Múa, hát và tiểu phẩm. Tiểu phẩm được mang tên “giấc mơ mong tìm thấy”, được các bạn khuyết tật mái ấm Phong Lộc, Nam Định phác họa rất thành công, để lại trong lòng khán thính giả sự cảm động đến rơi nước mắt.
Trong khi các em lần lượt được các bác sĩ khám và phát thuốc thì gian hàng hội chợ cũng diễn ra các trò vui chơi có thưởng như: ném bóng rổ, điều khiển xe ô tô vượt chướng ngại vật, phóng tên trúng đích, bịt mắt gõ chuông, ném vòng cổ chai… Các gian hàng đều diễn ra rất sôi nổi, các em khuyết tật vui chơi hết mình. Em Thu và em Linh trong mái ấm Phong Lộc cho cho rằng, phần thưởng đối với các em không quan trọng cho bằng các em có một sân chơi ưa thích. Vì các em vui chơi với các bạn cùng cảnh ngộ, dễ hiểu nhau và đồng cảm với nhau hơn, các em không còn mặc cảm e dè về thân xác khiếm khuyết của mình nữa.
Chúa Nhật (19/12/2010)
5h30 sáng, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ chủ sự thánh lễ cùng các cha trong Tòa Giám mục, cha Giuse Phạm Văn Thiện - đặc trách bác ái giáo phận và cha Hoàng - chánh xứ Xuy Xá (Hà Nội), cùng sự hiện diện của hơn 1000 người cả khuyết tật lẫn tình nguyện viên,. Một thánh lễ hết sức sốt sáng và trang nghiêm, mặc dù có rất nhiều bạn khuyết tật chưa có cùng niềm tin vào Thiên Chúa. Sau thánh lễ, các em kém may mắn và các bạn tình nguyện viên Don Bosco chụp hình lưu niệm với Đức cha và các cha đồng tế tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa. Tiếp đến cả cộng đoàn cùng tiến về nhà vòm Tòa Giám mục ăn điểm tâm.
7h15, các em khuyết tật được nhận những vé số để tham gia hội chợ. Trong khi diễn ra hội chợ nhóm các bác sĩ thuộc gia đình Thánh Tâm lại tiếp tục khám sức khỏe và cấp phát thuốc cho các “bệnh nhân” khuyết tật.
11h30, bữa cơm thân mật cuối cùng trong hai ngày diễn ra cuộc hội tụ mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh năm 2010. Trong khi liên hoan có chương trình văn nghệ, với sự góp vui của các anh chị em khuyết tật và các tình nguyện viên Nam Định và Hà Nội. Đặc biệt bài hát đơn ca của nhóm trong hội người mù tỉnh Thái Bình và tiết mục “múa gáo” của các tình nguyện viên Don Bosco Hà Nội, được rất nhiều người tán thưởng bằng những tiếng vỗ tay thật dòn dã. Tiếp theo Đức cha giáo phận Thái Bình trao quà cho các anh chị em khuyết tật. Nhân ngày lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới mỗi thành viên kém may mắn được nhận một món quà, do quý vị của hội lòng thương xót Chúa đến từ Sài Gòn trao tặng. Cha Hoàng đại diện cho mái ấm gia đình Don Bosco cám ơn Đức cha, các cha, các thày và ban tổ chức đã dành cho các anh chị em khuyết tật một món quà thật ý nghĩa là chuẩn bị một tâm hồn tràn ngập niềm vui, để đón Ngôi Hai xuống thế, Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Cuối cùng, Đức cha Phê rô Đệ nói lời chia tay và ban phép lành cho các đoàn lên đường bình an.
Có thể nói đây là cuộc hội ngộ rất thành công “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đức cha giáo phận, các cha, các thày trong ban tổ chức rất nhiệt tình và chuẩn bị khá chu đáo từ khâu trang trí, chỗ ăn, chỗ nghỉ, các gian hàng hội chợ cho đến các bữa ăn chính cũng như bữa ăn phụ. Bên cạnh đó còn có sự tham gia cách tích cực của các sơ, các đệ tử dòng nữ Đaminh Thái Bình; các tình nguyện viên Don Bosco Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và đặc biệt là các em học sinh trường chuyên tỉnh Thái Bình. Dù các em là những người không theo đạo Công Giáo, nhưng các em rất trách nhiệm, năng động và chu đáo trong mọi công việc: phụ hậu cần sắp thức ăn, thu giọn và vệ sinh môi trường từ khi chuẩn bị cho đến khi hoàn tất.
Cộng Đồng CGVN Oregon tổ chức Đêm Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng Sinh năm 2010
Phan Hoàng Phú Quý
15:54 20/12/2010
PORTLAND-Oregon) Trong bầu không khí tưng bừng đón mừng kỳ niệm ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, Ban Chấp Hành Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, tiểu bang Oregon đã cùng với quý linh mục tổ chức tuần lễ tĩnh tâm và đêm Diễn Nguyên Giáng Sinh, linh mục Giacôbê Nguyễn Bách đã đến giảng phòng trong nhiều ngày và kết thúc bằng một đêm Diễn Nguyện với sự hiện diện của tất cả các ca đoàn trong tiểu bang Oregon.
Xem hình ảnh
Linh mục Chánh xứ Bartôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngõ lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn giáo dân, đồng thời cũng dâng lời nguyện mỡ đầu và cầu chúc bình an của Chúa Giáng Sinh đến với mọi người hiện diện cũng như mọi gia đình và cộng đoàn trong giáo xứ.
Linh mục phụ tá Phaolô Cao Thế Bình cũng là trưởng ban tổ chức Đêm Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng Sinh đã mời mọi người đứng lên cùng nhau hát bài TRÔNG ĐỢI như là một khát vọng mong chờ Chúa đến để bắt đầu cho chương trình.
1- Ca đoàn Thanh Niên trình bày:
Ca khen Chúa ra đời và Ước mơ đêm Noel
2- Ca đoàn Kitô Vua thuộc cộng đoàn Salem trình bày:
Đêm Máng Cỏ 3
3- Quý Sơ Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland trình bày:
Vũ khúc Đã có một đêm Chúa đi vào trần thế
4- Ca đoàn Xuân Tâm thuộc cộng đoàn Vancouver, Washington trình bày:
Mong chờ Giêsu và Say Noel
5- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình bày vỡ kịch sống
“một giờ cho gia đình” rất linh động và ý nghĩa, lột tả được phần nào cuộc sống gia đình hiện nay,
đồng thời cũng trình bày hoạt cảnh Thiên Chúa Giáng Sinh rất trang nghiêm va thánh thiện.
6- Ca đoàn La Vang trình bày:
Vị Cứu Tinh và Đêm An Bình
7- Ca đoàn Thiếu Nhi La Vang trình bày:
Hark! The Herald Angels Sing
Này Một Hài Nhi
8- Ca đoàn Abba thuộc Cộng đoàn Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ trình bày:
Chúa Ra Đời và Tình Yêu Chúa Đã Đến
9- Hội Các Bà Mẹ và Liên Minh Thánh Tâm trình bày:
Stone music Jingle bell
Hội Nhạc Thiên Quốc
Chú bé Đánh Trống
10- Ca đoàn Hồng Ân trình bày:
Ca Vang Mừng Chúa và Ave Maria
Và cuối cùng Ca Đoàn tổng Hợp, hợp với mọi người hiện diên và cùng hòa mình với bao con tim trên toàn thế giới ngân vang lên bài thánh ca Hang Bê-lem
Xem hình ảnh
Linh mục Chánh xứ Bartôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngõ lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn giáo dân, đồng thời cũng dâng lời nguyện mỡ đầu và cầu chúc bình an của Chúa Giáng Sinh đến với mọi người hiện diện cũng như mọi gia đình và cộng đoàn trong giáo xứ.
Linh mục phụ tá Phaolô Cao Thế Bình cũng là trưởng ban tổ chức Đêm Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng Sinh đã mời mọi người đứng lên cùng nhau hát bài TRÔNG ĐỢI như là một khát vọng mong chờ Chúa đến để bắt đầu cho chương trình.
1- Ca đoàn Thanh Niên trình bày:
Ca khen Chúa ra đời và Ước mơ đêm Noel
2- Ca đoàn Kitô Vua thuộc cộng đoàn Salem trình bày:
Đêm Máng Cỏ 3
3- Quý Sơ Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland trình bày:
Vũ khúc Đã có một đêm Chúa đi vào trần thế
4- Ca đoàn Xuân Tâm thuộc cộng đoàn Vancouver, Washington trình bày:
Mong chờ Giêsu và Say Noel
5- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình bày vỡ kịch sống
“một giờ cho gia đình” rất linh động và ý nghĩa, lột tả được phần nào cuộc sống gia đình hiện nay,
đồng thời cũng trình bày hoạt cảnh Thiên Chúa Giáng Sinh rất trang nghiêm va thánh thiện.
6- Ca đoàn La Vang trình bày:
Vị Cứu Tinh và Đêm An Bình
7- Ca đoàn Thiếu Nhi La Vang trình bày:
Hark! The Herald Angels Sing
Này Một Hài Nhi
8- Ca đoàn Abba thuộc Cộng đoàn Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ trình bày:
Chúa Ra Đời và Tình Yêu Chúa Đã Đến
9- Hội Các Bà Mẹ và Liên Minh Thánh Tâm trình bày:
Stone music Jingle bell
Hội Nhạc Thiên Quốc
Chú bé Đánh Trống
10- Ca đoàn Hồng Ân trình bày:
Ca Vang Mừng Chúa và Ave Maria
Và cuối cùng Ca Đoàn tổng Hợp, hợp với mọi người hiện diên và cùng hòa mình với bao con tim trên toàn thế giới ngân vang lên bài thánh ca Hang Bê-lem
Niềm vui của giáo xứ Tà Lùng chào đón vị mục tử giáo phận.
Giuse trần ngọc Huấn
16:01 20/12/2010
CAO BẰNG, Trong khuôn khổ chuyến thăm viếng mục vụ của Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân tới các giáo xứ, giáo điểm trong Giáo phận Lạng Sơn nhân dịp mừng đón Đại lễ Chúa Giáng Sinh, vào chiều ngày thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2010, ngài đã đến giáo xứ Tà Lùng, thuộc giáo hạt Cao Bằng.
Xem hình ảnh
Tà Lùng là giáo xứ xa nhất của tỉnh Cao Bằng, thuộc giáo phận Lạng Sơn, hành trình từ Tòa Giám mục tới đây trải dài trên 210km, đường sá quanh co hiểm trở, nhiều đèo dốc nguy hiểm. Nhà thờ giáo xứ chỉ cách cửa khẩu Tà Lùng không đầy 2 cây số. Giáo dân nơi đây đa số là người dân tộc Tày, Nùng, một số người Kinh từ các miền xuôi lên đây làm ăn sinh sống, đa số làm nghề nông nghiệp, trồng mía đường, số ít buôn bán hàng hóa và thực phẩm vùng biên giới. Nói chung, đời sống của bà con giáo dân của giáo xứ Tà Lùng còn gặp rất nhiều khó khăn, cái nghèo đói và sự vất vả luôn thường trực trong cuộc sống thường nhật của họ.
Trong những thời điểm khó khăn và thử thách của giáo phận, nhiều năm liền Tà Lùng không có các linh mục lui tới thường xuyên để thăm hỏi, cử hành Thánh lễ hay dạy giáo lý, kinh bổn, nhưng đa số bà con vẫn giữ được niềm tin, sống đạo và tiếp tục làm cho ánh sáng Tin Mừng luôn bừng sáng trên vùng đấy này. Hiện nay, giáo xứ Tà Lùng có khoảng 380 nhân danh, sống tản mạn trong một khu vực khá rộng của miền núi vùng biên giới. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy quản nhiệm giáo xứ từ năm 2003 đến nay.
Những sinh hoạt và Phụng vụ của giáo xứ Tà Lùng lâu nay được gói gọn trong ngôi nhà thờ nhỏ bé, rộng chừng 50 mét vuông, đã xuống cấp nặng nề. Trước sự chật chội và thiếu thốn cơ sở vật chất, bà con giáo dân nơi đây từ lâu luôn mong ước xây dựng được một ngôi nhà thờ mới rộng hơn, khang trang hơn để xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị, là nơi cho bà con sớm hôm lui tới cầu nguyện, tham dự Thánh lễ cũng như cổ võ những sinh hoạt đạo đức nơi vùng đất này.
Ngày lễ Giáng Sinh đang tới gần, nhưng với cảnh nghèo của vùng giáp biên giới, bà con giáo dân đóng góp những vật chất ít ỏi của mình cùng với Cha xứ trang trí ngôi nhà thờ và khuôn viên một cách đơn sơ, khiêm tốn nhưng cũng toát lên sự ấm áp đầy tình nghĩa. Giữa đêm tối giá lạnh vẫn bừng lên ánh sáng, dù le lói nhưng cũng phảng phất nét vui tươi và niềm hân hoan mong chờ Chúa đến.
Vào lúc 17h00 chiều, Đức cha Giuse tới nhà thờ giáo xứ trong sự chào đón và niềm hân hoan của cha xứ Gioan Baotixita cùng với hàng chục anh chị em giáo dân và nhiều cháu thiếu nhi. Từ cổng nhà thờ, Đức cha Giuse vui mừng chào thăm mọi người, trao cho nhau những cái bắt tay thật tình nghĩa, những lời thăm hỏi thật thân tình và những ánh mắt nói lên niềm vui, sự cảm thông và chia sẻ.
Thánh lễ do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với cha xứ và cộng đoàn diễn ra vào lúc 19h30 tối. Trong ngôi nhà thờ rất nhỏ bé của giáo xứ giờ đây trở nên thật ấm cúng và trang trọng. Bà con giáo dân ngồi kín trong nhà thờ và hành lang cũng như sân nhỏ phía cuối. Cùng với vị mục tử của giáo phận, cộng đồng Dân Chúa tha thiết dâng lên những lời cầu nguyện, những lời ca tiếng hát, hòa với tấm lòng thành chờ mong Chúa ngự đến viếng thăm. Trong khung cảnh của những ngày cuối cùng mùa Vọng, nhất là khi đại lễ kỷ niệm Chúa Giáng Sinh đang tới rất gần, Đức cha Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những tâm tình chờ đợi Chúa đến, đó là sự chờ đợi trong tỉnh thức sẵn sàng, chờ đợi trong hy vọng và niềm tin yêu. Chúa đã đến và Ngài đang đến không chỉ trong những ngôi nhà thờ được trang trí trong ngày Giáng sinh, nhưng Ngài muốn ngự trong những cộng đoàn giáo xứ hay gia đình đầy tình yêu mến, sự liên đới và niềm tin tưởng phó thác, nhất là Ngài muốn ngự đến Giáng sinh nơi những tâm hồn đơn sơ khiêm hạ.
Một điều đặc biệt đối với giáo xứ Tà Lùng hôm nay: trong Thánh lễ, Đức cha Giuse đã ban phép Bí Tích Thêm Sức cho 09 anh chị em tân tòng trong giáo xứ. Đây thực sự là một niềm vui thật cao quý đối với cộng đồng dân Chúa nơi đây, như một món quà ý nghĩa dâng lên Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng sinh. Các anh chị em tân tòng đã được chỉ dạy và học hỏi về những điều căn bản của niềm tin Kitô để hôm nay được lãnh nhận ấn tín ơn Đức Chúa Thánh Thần, làm nên dấu chỉ đặc biệt của người tín hữu Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha xứ Gioan Baotixita đã thay mặt mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ nói lên tâm tình cảm ơn Đức cha Giuse về chuyến viếng thăm mục vụ đầy ý nghĩa nhân dịp mùa Giáng Sinh. Ngài cầu chúc Đức cha Giuse một đại lễ Giáng sinh an lành và năm mới bình an, mạnh khỏe, đầy ơn của Chúa. Trong phần đáp từ và huấn dụ ngắn gọn, Đức cha Giuse một lần nữa nói lên sự cảm động, vui mừng của ngài khi lại được tới thăm giáo xứ Tà Lùng, một giáo xứ ở cách rất xa Tòa Giám mục giáo phận. Đức cha Giuse chúc mừng lễ Giáng sinh tới mọi người và cũng xin Chúa Hài Đồng ban tràn đầy hồng phúc, sự ấm áp và bình an cho giáo xứ và trên từng người.
Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse đã có những giờ phút gặp gỡ thật thân tình với mọi người trong giáo xứ.
Trước hoàn cảnh thiếu thốn cơ sở vật chất, nhất là ngôi thánh đường hiện tại quá chật chội và xuống cấp trầm trọng, cha xứ cùng với bà con giáo dân Tà Lùng tha thiết mong nhận được sự quảng đại giúp đỡ của quý vị ân nhân xa gần để ngôi nhà thờ mới sớm được hoàn thành. Thiết nghĩ, đây là một mong ước thật thiết thực và đáng trân trọng.
Xem hình ảnh
Tà Lùng là giáo xứ xa nhất của tỉnh Cao Bằng, thuộc giáo phận Lạng Sơn, hành trình từ Tòa Giám mục tới đây trải dài trên 210km, đường sá quanh co hiểm trở, nhiều đèo dốc nguy hiểm. Nhà thờ giáo xứ chỉ cách cửa khẩu Tà Lùng không đầy 2 cây số. Giáo dân nơi đây đa số là người dân tộc Tày, Nùng, một số người Kinh từ các miền xuôi lên đây làm ăn sinh sống, đa số làm nghề nông nghiệp, trồng mía đường, số ít buôn bán hàng hóa và thực phẩm vùng biên giới. Nói chung, đời sống của bà con giáo dân của giáo xứ Tà Lùng còn gặp rất nhiều khó khăn, cái nghèo đói và sự vất vả luôn thường trực trong cuộc sống thường nhật của họ.
Trong những thời điểm khó khăn và thử thách của giáo phận, nhiều năm liền Tà Lùng không có các linh mục lui tới thường xuyên để thăm hỏi, cử hành Thánh lễ hay dạy giáo lý, kinh bổn, nhưng đa số bà con vẫn giữ được niềm tin, sống đạo và tiếp tục làm cho ánh sáng Tin Mừng luôn bừng sáng trên vùng đấy này. Hiện nay, giáo xứ Tà Lùng có khoảng 380 nhân danh, sống tản mạn trong một khu vực khá rộng của miền núi vùng biên giới. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy quản nhiệm giáo xứ từ năm 2003 đến nay.
Những sinh hoạt và Phụng vụ của giáo xứ Tà Lùng lâu nay được gói gọn trong ngôi nhà thờ nhỏ bé, rộng chừng 50 mét vuông, đã xuống cấp nặng nề. Trước sự chật chội và thiếu thốn cơ sở vật chất, bà con giáo dân nơi đây từ lâu luôn mong ước xây dựng được một ngôi nhà thờ mới rộng hơn, khang trang hơn để xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị, là nơi cho bà con sớm hôm lui tới cầu nguyện, tham dự Thánh lễ cũng như cổ võ những sinh hoạt đạo đức nơi vùng đất này.
Ngày lễ Giáng Sinh đang tới gần, nhưng với cảnh nghèo của vùng giáp biên giới, bà con giáo dân đóng góp những vật chất ít ỏi của mình cùng với Cha xứ trang trí ngôi nhà thờ và khuôn viên một cách đơn sơ, khiêm tốn nhưng cũng toát lên sự ấm áp đầy tình nghĩa. Giữa đêm tối giá lạnh vẫn bừng lên ánh sáng, dù le lói nhưng cũng phảng phất nét vui tươi và niềm hân hoan mong chờ Chúa đến.
Vào lúc 17h00 chiều, Đức cha Giuse tới nhà thờ giáo xứ trong sự chào đón và niềm hân hoan của cha xứ Gioan Baotixita cùng với hàng chục anh chị em giáo dân và nhiều cháu thiếu nhi. Từ cổng nhà thờ, Đức cha Giuse vui mừng chào thăm mọi người, trao cho nhau những cái bắt tay thật tình nghĩa, những lời thăm hỏi thật thân tình và những ánh mắt nói lên niềm vui, sự cảm thông và chia sẻ.
Thánh lễ do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với cha xứ và cộng đoàn diễn ra vào lúc 19h30 tối. Trong ngôi nhà thờ rất nhỏ bé của giáo xứ giờ đây trở nên thật ấm cúng và trang trọng. Bà con giáo dân ngồi kín trong nhà thờ và hành lang cũng như sân nhỏ phía cuối. Cùng với vị mục tử của giáo phận, cộng đồng Dân Chúa tha thiết dâng lên những lời cầu nguyện, những lời ca tiếng hát, hòa với tấm lòng thành chờ mong Chúa ngự đến viếng thăm. Trong khung cảnh của những ngày cuối cùng mùa Vọng, nhất là khi đại lễ kỷ niệm Chúa Giáng Sinh đang tới rất gần, Đức cha Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những tâm tình chờ đợi Chúa đến, đó là sự chờ đợi trong tỉnh thức sẵn sàng, chờ đợi trong hy vọng và niềm tin yêu. Chúa đã đến và Ngài đang đến không chỉ trong những ngôi nhà thờ được trang trí trong ngày Giáng sinh, nhưng Ngài muốn ngự trong những cộng đoàn giáo xứ hay gia đình đầy tình yêu mến, sự liên đới và niềm tin tưởng phó thác, nhất là Ngài muốn ngự đến Giáng sinh nơi những tâm hồn đơn sơ khiêm hạ.
Một điều đặc biệt đối với giáo xứ Tà Lùng hôm nay: trong Thánh lễ, Đức cha Giuse đã ban phép Bí Tích Thêm Sức cho 09 anh chị em tân tòng trong giáo xứ. Đây thực sự là một niềm vui thật cao quý đối với cộng đồng dân Chúa nơi đây, như một món quà ý nghĩa dâng lên Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng sinh. Các anh chị em tân tòng đã được chỉ dạy và học hỏi về những điều căn bản của niềm tin Kitô để hôm nay được lãnh nhận ấn tín ơn Đức Chúa Thánh Thần, làm nên dấu chỉ đặc biệt của người tín hữu Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha xứ Gioan Baotixita đã thay mặt mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ nói lên tâm tình cảm ơn Đức cha Giuse về chuyến viếng thăm mục vụ đầy ý nghĩa nhân dịp mùa Giáng Sinh. Ngài cầu chúc Đức cha Giuse một đại lễ Giáng sinh an lành và năm mới bình an, mạnh khỏe, đầy ơn của Chúa. Trong phần đáp từ và huấn dụ ngắn gọn, Đức cha Giuse một lần nữa nói lên sự cảm động, vui mừng của ngài khi lại được tới thăm giáo xứ Tà Lùng, một giáo xứ ở cách rất xa Tòa Giám mục giáo phận. Đức cha Giuse chúc mừng lễ Giáng sinh tới mọi người và cũng xin Chúa Hài Đồng ban tràn đầy hồng phúc, sự ấm áp và bình an cho giáo xứ và trên từng người.
Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse đã có những giờ phút gặp gỡ thật thân tình với mọi người trong giáo xứ.
Trước hoàn cảnh thiếu thốn cơ sở vật chất, nhất là ngôi thánh đường hiện tại quá chật chội và xuống cấp trầm trọng, cha xứ cùng với bà con giáo dân Tà Lùng tha thiết mong nhận được sự quảng đại giúp đỡ của quý vị ân nhân xa gần để ngôi nhà thờ mới sớm được hoàn thành. Thiết nghĩ, đây là một mong ước thật thiết thực và đáng trân trọng.
Về một bản thánh ca Giáng Sinh ''Nửa đêm mừng Chúa ra đời''
Nguyễn Đức Cung
16:08 20/12/2010
Cho đến nay thời điểm xuất hiện của nền tân nhạc Việt Nam vẫn còn chưa được giới nghiên cứu lịch sử âm nhạc xác định một cách rõ rệt. Có người cho rằng nguồn gốc ấy bắt nguồn từ bản vọng cổ nổi tiếng có tên Dạ Cổ Hoài Lang của ông Sáu Lầu viết từ năm 1916. Theo cố nhạc sĩ Lê Thương chủ trương - năm chính thức xuất hiện của phong trào âm nhạc mới là tháng 3-1938 khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên từ Sài Gòn ra hô hào tại đất Bắc qua việc ông được Thống đốc Nam Kỳ thời đó là Rivoal trợ cấp để đi diễn thuyết về âm nhạc cải cách tại Bắc hà. Tuy nhiên vẫn có người như giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ thì “tân nhạc viết solfège đầy tiên xuất hiện ở Sài Gòn do một tu sĩ Công giáo người Việt Nam viết những bài hát ca ngợi Đức mẹ từ năm 1911”. [1]
Trong thập niên đầu của thế kỷ 20 trước đây, phong trào thánh nhạc Việt Nam ra đời với sự xuất hiện của nhiều bài ca Công Giáo vốn được coi là những tư liệu để chứng minh rằng có thể đây là khởi nguyên của nền âm nhạc Việt Nam chăng? Vào thời điểm đó, một bản thánh ca bất hủ được coi là một sáng tác kiệt xuất mà nhiều giáo xứ trước đây ở Trung, Nam hay Bắc mỗi khi mùa Giáng Sinh về cũng đều chọn làm bài hát chính trong thánh lễ hoặc trong các hoạt cảnh văn nghệ, đó là bài “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời”, do hai linh mục Phaolồ Đoàn Quang Đạt (1877-1956) và Gabriel Long là đồng tác giả. Về cuộc đời của cha Gabriel Long chúng tôi chưa có tư liệu để trình bày về tiểu sử của ngài chỉ biết cha Gabriel Long là một vị nhạc sư có lẽ dạy ở trong Tiểu chủng viện Sài Gòn trong những năm đầu của thế kỷ 20 và Linh mục Phaolồ Đoàn Quang Đạt là học trò của ngài.
Nếu trong cả một rừng nhạc xuân của Miền Nam trước năm 1975, bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhà văn Trần Doãn Nho gọi là bản quốc ca [2] nghĩa là không thể thiếu nó trong tất cả các buổi văn nghệ mừng Xuân, và nếu không hát bài đó thì mất đi nửa cuộc vui thì bài “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của cha Gabriel Long và cha Phaolồ Đạt là đỉnh cao của nền thánh nhạc Việt Nam mùa Giáng sinh, cũng mang một ý nghĩa từa tựa như vậy mà không thể bất cứ một bản nhạc do nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam nào sáng tác sau này chiếm cứ hay xô ngã được chỗ đứng trọng yếu của nó trong lòng những người say mê nhạc giáng sinh.
Thuở nhỏ sống tại giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới (Quảng Bình) những năm trước khi có hiệp định Genève chia đôi đất nước năm 1954, mỗi dịp lễ Giáng Sinh vào thời tiết rất lạnh, tôi thường theo gia đình đi dự lễ nửa đêm và vẫn được nghe bản thánh nhạc tuyệt vời này...
1.- Chân dung vị linh mục nhạc sĩ ở đầu nguồn suối nhạc thánh ca.
Nói rằng hai linh mục Phaolồ Đạt và Gabriel Long là những nhạc sĩ tiên khởi của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và thánh nhạc nói riêng là một lời nói không ngoa chút nào. Chắc chắn sáng kiến sử dụng nhạc lý và ký âm pháp của nền âm nhạcTây phương vốn được dạy trong các trường dòng, chủng viện và dòng tu Việt Nam đã ảnh hưởng không ít đến các nhạc sĩ Việt Nam và dòng nhạc mệnh danh là nhạc tiền chiến. Điều này cũng chứng minh rằng trong lãnh vực văn hóa đạo Công Giáo đã đóng góp nhiều công sức của mình vào kho tàng tinh thần quý giá của Dân tộc trong hành trình đức tin.
Theo nhà sử học Lê Ngọc Bích (1937-2009), “Linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt sinh năm 1877 tại làng Bình Sơn (Lái Thiêu) ngày nay thuộc xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tuy sinh quán tại Bình Sơn – Lái Thiêu nhưng quê quán tổ phụ gốc từ Thừa Thiên, di dân vào Nam cuối triều Gia Long hoặc đầu triều Minh Mệnh. Dòng họ Đoàn của cha Phaolô Đạt theo đạo Công Giáo từ lâu đời và có người làm quan trong triều đình Huế. Có lẽ vào đầu triều Minh Mạng, nhà vua gay gắt với đạo Công Giáo, cho nên nhiều người dòng họ Đoàn đã theo dòng người Công Giáo chạy vào Nam trốn tránh cơn bắt đạo, tìm cuộc sống tự do để giữ đạo, cuộc sống tự do trong muôn vàn gian khổ có thể bỏ xác ở những vùng chướng khí, ác địa, những vùng gò nỗng cây cối um tùm đầy rắn dữ, cọp beo ma thiêng nước đôc...” [3] Ở Thừa Thiên, tại làng An Truyền cũng gọi làng Chuồn có dòng họ Đoàn với hai anh em nổi tiếng qua biến cố Giặc Chày Vôi ở Huế thời Tự Đức với người anh tên Đoàn Hữu Trưng và em là Đoàn Hữu Trực cũng gọi Đoàn Tư Trực. Họ Đoàn này có gốc ở tỉnh Quảng Bình gọi Chuồn gốc và họ Đoàn ở làng An Truyền gọi là Chuồn ngọn. Nếu tư liệu của Lê Ngọc Bích cho rằng dòng họ Đoàn của linh mục Đoàn Quang Đạt có người làm quan ở Huế thì biết đâu trong số những vị đó lại có bà con liên hệ với hai anh em Đoàn Hữu Trưng – Đoàn Hữu Trực. Và vì biến cố Giặc Chày Vôi mà nhiều người bị án tru di tam tộc trong đó có dòng họ Đoàn nên họ phải tìm cách trốn vào Miền Nam?
Cũng theo nhà sử học Lê Ngọc Bích, “Người họ Đoàn chạy vào Miền Nam có thể số đông, cho nên lúc đầu định cư khai khẩn ở vùng Lái Thiêu, sau đó trong thời bắt đạo quá gay gắt thì phân tán ra các vùng phía Đông phía Tây của đất Nam Kỳ Lục tỉnh. Điều này, ta có thể thấy rõ nét: Linh mục Đoàn Công Quí (Thánh Tử Đạo) sinh tại Búng (Thuận An, Sông Bé ngày nay), còn người cháu gọi bằng chú là linh mục Đoàn Công Triệu thì sinh tại Bình Sơn. Còn linh mục Đoàn Thanh Xuân thì sinh quán tại Lương Hòa (Long An). Qua vài nét về dòng họ Đoàn như trên, còn cho ta thấy gia tộc của cha Phaolô Đạt có được nhiều người làm linh mục, là một gia tộc có một nền móng đạo hạnh Công Giáo sâu xa bền vững, có được một vị hiển thánh linh mục Tử Đạo: Thánh Đoàn Công Quí.”[4] Giống tốt thì sinh cây tốt cho nên tất cả tinh hoa đạo hạnh của các bậc tiền bối đã quy tụ vào tài năng của vị linh mục tác giả bài thánh ca bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” mà chúng ta sẽ đề cập đến sau nhưng trước tiên cần biết qua quá trình tu đức, công tác mục vụ và sáng tác thánh nhạc của cha Phaolô Đạt.
Thuở nhỏ, cậu Phaolô Đạt đã đáp lại ơn gọi khi được nhận vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn và đã tỏ ra có tư chất thông minh nhất là có năng khiếu về âm nhạc trong những năm theo học các lớp nhỏ. Lúc bấy giờ linh mục Phaolô Nguyễn Văn Qui là cha giáo tại Tiểu chủng viện, một vị giáo sư thông minh và có năng khiếu âm nhạc, đã lưu ý đến kỹ năng âm nhạc của cậu Đạt nên tận tình hướng dẫn nhạc lý, kỹ thuật hòa âm, cách sử dụng một số nhạc khí căn bản của Tây Phương như Harminium, Piano, Violon v.v... cho cậu. Cha Qui cũng giúp cậu dịch các bài ca vịnh Trái Tim Chúa Giêsu và ca vịnh Đức Mẹ từ tiếng La Tinh sang Việt ngữ ngắn gọn và phổ nhạc theo nhịp điệu riêng biệt, làm thành hai quyển: một quyển “Ca Vịnh Trái Tim” và một quyển “Ca Vịnh Đức Mẹ”. Năm 1913, nhà in Tân Định xuất bản cả hai quyển nói trên, có in cả nốt nhạc. Nhà in Tân Định vốn có tên Imprimerie de la Mission là cơ quan xuất bản kỳ cựu nhất Việt Nam của Địa phận Sài Gòn vốn đã in rất nhiều sách báo về tôn giáo và văn hóa, có cơ sở ấn loát tại nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn.
Nghe những bài hát ca vịnh của Thầy Phaolô Đạt, linh mục Bề Trên Chủng viện Ernest vốn là một người giỏi dương cầm cũng phải khen ngợi: “Một lối nhạc vừa Đạo đức vừa Dân tộc.” Cha Gabriel Long, một nhạc sư lúc bấy giờ ở Sài Gòn cũng khen rằng: “Nhạc của Phaolô Đạt thật ngọt ngào say mến, đi sát với tinh thần của mỗi bài hát...” Có lẽ câu nói được thường xuyên nhắc tới “ Hát bằng hai lần cầu nguyện” cũng là lời khích lệ mọi người tu sĩ, giáo dân trong cuộc sống tinh thần hằng ngày.
Ngày 23-9-1911, Thầy Phaolô Đoàn Quang Đạt được Đức Giám Mục Lucien Mossard (tên VN là Mão) truyền chức linh mục tại nhà thờ Đức Bà Chính Tòa Sài Gòn. Sau khi được thụ phong chức thánh, linh mục Phaolô dạy học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn trong gần hai thập niên, đem kiến thức truyền thụ lại cho các thế hệ đàn em, nhất là phát triển kỹ năng sáng tác thánh nhạc của mình. [5] Theo tư liệu của Trần Nhật Vy, sau khi chịu chức, linh mục Đạt làm Thư ký Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, rồi linh mục phụ tá nhà thờ Tân Định từ năm 1920-1933 và về phụ trách nhà thờ Bà Rịa từ 1933-1949.
Năm 1933 làm cha sở giáo xứ Đất Đỏ (Bà Rịa, 1933-1949), linh mục Phaolô đã có sáng kiến tổ chức sinh hoạt giáo xứ rất ngoạn mục và có nhiều ý nghĩa sâu xa như tổ chức hoạt cảnh giáng sinh với cuộc rước tượng Chúa Hài Đồng vòng quanh nhà thờ, hát những bài ca giáng sinh La tinh rồi sau cùng ca đoàn cử lên bài hợp xướng “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” do ngài sáng tác và tập dượt với phần thánh lễ kết thúc. Có tư liệu cho rằng khi làm cha sở Bà Rịa, cha Phaolô Đạt thường xuyên đích thân tổ chức các buổi học giáo lý vào mỗi chiều Chúa Nhật, giải thích các lễ nghi, ý nghĩa các phép bí tích và kinh đọc hằng ngày. Cha xây dựng thói quen đánh chuông “Truyền tin” – gọi là “Nhật một” mỗi ngày sáng, trưa, tối. Ngài cũng lập thói quen tốt giật chuông “báo tử” đọc kinh cầu cho linh hồng người vừa qua đời trong họ đạo. [6]. Thật ra lối đọc kinh Truyền Tin (Angelus) có từ lâu bên Âu châu nếu ta theo dõi một bức danh họa của Rembrand vẽ hai cặp vợ chồng của một nông dân đang làm việc ngoài đồng đang giữa trưa nghe tiếng chuông nhà thờ đã đứng lên kính cẩn đọc kinh nhớ về Thiên Chúa, thì sáng kiến của cha Phaolô cũng chỉ là tuân thủ theo một tập quán tôn giáo lâu đời ở Việt Nam rất đáng phục hoạt mà thôi.
Ngày 22-11-1933, khi 56 tuổi, cha Đoàn Quang Đạt được thuyên chuyển về giáo xứ Bà Rịa với cái đầu bạc trắng và bệnh hen suyễn khá nặng. Cha phải theo chế độ ăn uống kiêng cử nhiệm nhặt để tránh cơn bệnh hành hạ cha suốt ngày đêm. Tuy bệnh tình nhưng cha vẫn không bao giờ bỏ việc dâng Thánh lễ và các công tác mục vụ khác. Tháng 8 năm 1949, Đức Cha Địa phận Sài Gòn Jean Cassaigne đưa cha về Chủng viện để dưỡng bệnh. Sau đó linh mục Giuse Thiên, cha sở Chí Hòa xin bề trên cho cha Đạt về nhà hưu dưỡng các linh mục ở Chí Hòa.
Sáng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Cha Đạt dâng thánh lễ sáng, đến trưa cơn suyễn nổi lên quá mạnh khiến ngài không chịu nổi, đã tắt thở lúc 13 giờ trưa, thọ 79 tuổi, sau 45 năm phục vụ Chúa và dâng hiến những công trình tim óc cho nền Thánh nhạc Công giáo. [7]
2.- Về bản thánh ca giáng sinh bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời”. ..
Linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt có một nếp sống rất khắc khổ, đạo đức, bị hen suyễn thường xuyên. Vốn là người đa tài thuộc nhiều lãnh vực như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, linh mục Đạt được coi là tác giả thiết kế nhà thờ Biên Hòa hiện nay. [6] Những sáng tác của cha Phaolô Đạt để lại tuy ít nhưng đều là những bài hát có chất lượng cao, kỹ thuật phong phú, điêu luyện có lẽ đã được sáng tác trong thời gian làm giáo sư Tiểu chủng viện Sài gòn giai đoạn 1911-1933. Đó là 3 bài thánh ca:
- Nửa đêm mừng Chúa ra đời,
- Kinh nguyện Chúa Thánh Thần,
- Tôi kính lạy Chúa Giêsu.
Các bài thánh ca này hòa âm ba phần, tiết tấu dịu dàng, êm ái, không cầu kỳ, đúng tinh thần thánh nhạc. Các bài ca ngợi Chúa Giêsu và ca ngợi Đức Mẹ được khắp nơi trong các nhà thờ giáo phận Sài Gòn hát lên trong thánh lễ.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, “sở dĩ linh mục Đoàn Quang Đạt viết nhạc là vì những tác phẩm ca hát trong nhà thờ trước đây đều là nhạc nước ngoài và bằng tiếng La tinh, số đông giáo dân hát không được. Chính vì vậy, ông Đạt liền nghĩ ra cách dịch lại những bài hát này cho giáo dân hát. Nhưng những bài hát nhạ ngoại bằng tiếng Việt này vẫn khó hát. Cuối cùng, ông nghĩ viết hẳn những bài hát bằng tiếng Việt ký âm theo nhạc lý phương Tây. Còn linh mục Nguyễn Hữu Tấn – giám đốc Đại chủng viện Sài Gòn – cho biết những bài hát của linh mục Đạt rất khác với nhạc Tây, mà giống với vọng cổ của miền Nam hơn. Còn linh mục Đỗ Xuân Quế, đặc trách về thánh nhạc của giáo phận Sài Gòn, cũng thừa nhận linh mục Đạt “rất giỏi nhạc” và “bài hát Nửa đêm mừng Ch ra đời của ông đến nay vẫn còn dùng”. Linh mục Quế còn cho biết ông được nghe kể linh mục Đạt đã nghiên cứu từng bước chân trâu bò đi trên đường để viết phần nhạc trong bài Nửa đêm mừng Chúa ra đời và bài ca này ông đã nghe từ những năm 1930 khi còn ở miền Bắc... Thế nhưng cha Đạt viết những bài hát ấy từ lúc nào? Theo tài liệu hiện có thì ít nhất ông đã viết những bài hát bằng tiếng Việt từ trước năm 1913. Trong tập nhạc Ca ngợi rất thánh trái tim đức Chúa Giêsu in tại nhà in Imprimerie de la Mission (nhà in trong nhà thờ Tân Định) số 289 rue Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) năm 1942 có ghi lời bạt của linh mục Phaolô Qui vào ngày 1-5-1913. Linh mục Qui mất vào năm 1914. Một tài liệu khác là cuốn kinh Mục lục Sài Gòn in năm 1899 có chép toàn bộ phần lời của bài ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời, nhưng không có phần nhạc...” [8] Như vậy bài thánh ca bất hủ Nửa đêm mừng Chúa ra đời chính là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, xuất hiện ít nhất cũng từ năm 1899, do một linh mục sáng tác để ca tụng Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta (Emmanuel).
Cũng theo Lê Ngọc Bích, “Anh Lê Đình Bảng, nhà thơ, nhà nghiên cứu thi ca, âm nhạc Công Giáo Việt Nam có ý kiến rằng: “(...) Theo nhận định của những nhà nghiên cứu về nhạc sử thì ngay từ năm 1910 ở Nam Bộ đã có những linh mục, thầy giảng, nữ tu và bổn đạo người Việt hát hoặc điều khiển được những bài hát 2, 3 bè khá thành thạo. Có người đã sử dụng nhuần nhuyễn các loại nhạc cụ như harmonium, piano, violon (...) Chúng tôi dựa vào một chứng từ cụ thể của nhà in Tân Định (Imprimerie de la Mission) năm 1942. Dó là 2 tập sách hát mang tên “Ca ngợi Rất thánh Trái tim Đức Chúa Giêsu” và “Ca ngợi Đức Bà Maria”. Có thể xác định thời điểm xuất hiện và tác giả của những bài thánh ca VN đầu tiên ấy qua phần giới thiệu do “linh mục bổn quốc” Phaolô Qui (1855-1914) cha sở họ đạo Cầu Bông viết ngày 1-5-1913 cho cả 2 tập sách này: “... Nguyên những bài ca trong sách nàyu đã rút ra bởi những kinh (Latinh) Hội thánh quen đọc (...). Những ca ngợi ấy là của cha Tôma Đoan, cha ở Huế và cha Phaolô Đạt.”
“Nổi tiếng nhất trong đó có bài “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của cha Phaolô Đoàn Quang Đạt (1877-1956). Đã có dư luận cho rằng bài này là bản thánh ca mang dáng dấp hợp xướng đầu tiên trong lịch sử Thánh nhạc Thánh ca Việt Nam? Chúng tôi chưa dám đoan quyết như thế, bởi chưa có đủ chứng cứ cụ thể. Chỉ trộm nghĩ, có lẽ cảm hứng từ những ca khúc về Giáng sinh như “Il est né le Divin Enfant”, “Les Anges dans nos campagnes”, “Puer natus est”, “Gloria in excelcis Deo”và đặc biệt xuất phát từ tâm tình vồn vã, sốt sắng và nhạy cảm của một người con Chúa ở quê hương miệt vườn xứi Búng, tác giả Đoàn Quang Đạt (...)”.
“Bên cạnh giá trị về giai điệu và cung bậc mang âm hưởng dân tộc, còn phải kể tới giá trị về lời ca là toàn văn của bài kinh vãn cùng tên trong Sách kinh Mục lục của địa phận Sài Gòn, một pho bách khoa toàn thư đậm đặc thứ ngôn ngữ giàu hình tượng rất riêng của những người con Chúa ở phương Nam.” [9]
Trong đêm Thánh ca Giáng sinh tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn tối 12-12-2010, ca đoàn giáo xứ Thị Nghè đã trình bày bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời cùng với dàn nhạc dân tộc của các nghệ sĩ Nhạc viện Thành phố với sự điều khiển của linh mục Sỹ Tùng. Bản thánh ca này với giai điệu du dương, cung bậc dịu dàng mang âm hưởng dân tộc và lời hát tuy cổ xưa nhưng được sử dụng đúng chỗ, đúng cách đã mang đến cho tác phẩm giá trị vượt cả không gian xen lẫn thời gian cũng đáng được thưởng thức và chiêm nghiệm lại nguyên tác như sau:
Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa. Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Chút cỏ rơm bơ thờ. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi, quỳ thở dâng hơi. Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. (Soi thâu đêm) Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.(Soi thâu đêm). Chói lói giữa trời, nhỏ xuống Bê-Linh. Thiên thần chín đấng chầu quanh, thiên thần chính đấng chầu quanh. Tấu nhạc rập ràng, đờn hát, đờn hát xướng ca. Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa, rằng ca Thiên Chúa. Ớ loài người ấy phúc lành bình an cho người vì cửa Thiên Đàng rộng mở, Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở. Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở. Chúa cả ra ơn, ơn cả chữa đời. Rằng: Hỡi chúng dân (Kìa trong hang đá nọ), tới xem điềm lạ. Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh. Rằng tính tình tang, Thánh Tiểu Hài sinh. Thật ngôi linh tính tang tình là tình Thiên Chúa. Nằm trong !máng cỏ bó bức khăn đơn. Rằng: Bớ chúng ngươi! tới xem điềm lạ !(Bay xem thì biết), Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh rằng tinh tình tinh Thánh Tiểu Hài sinh. Thật ngôi linh tính thất tinh là tình Thiên Chúa. Thiên thần vô số. Nhạc thổi rân. Thiên thần vô số. Nhạc thổi tung hô.”
Với một số danh từ cổ được sử dụng nơi đây như kiểng tinh (sao sáng, rất sáng), bơ thờ có nghĩa đơn sơ, hèn mọn, tình tang âm hưởng của những làn điệu dân ca, ớ, bớ là những tán thán từ đậm nét dân tộc cùng với những luồng nhạc khi mạnh mẽ như sóng gió để biểu lộ sự vui mừng, lúc chậm rãi kêu mời như tơ vàng óng ánh, bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời với ba phần hòa âm nhịp nhàng, gắn bó, quyện khúc, nâng đỡ, tung hứng trong những tiết điệu say sưa, hấp dẫn bộc lộ cả cung lòng mến yêu diệu vợi như không thể nào nói lên hết được tâm tình của một người tín hữu mà nhà thơ Hàn Mặc Tử từng từng thống thiết say mơ:
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn giang, cả màu sắc thinh không
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước...
Tru?c khi tôi viết bài này thì cũng được biết chị Ngọc-Diếu vốn là một ca đoàn trưởng nhiều kinh nghiệm từng đóng góp lời ca tiếng hát của mình suốt gần 60 năm từ những ngày còn ở xứ đạo Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình năm 1949-1950 cho đến giáo xứ Tam Tòa, Đà Nẵng năm 1954 và sau năm 1975 đến nay còn tiếp tục giúp cho các ca đoàn của Giáo xứ Tân Hòa, Đa-Minh, Tổng Giáo Phận Sài Gòn hiện cũng đang đóng góp phần kỹ thuật cho các ca viên hát lại bản thánh ca bất hủ này. Đây là một nét trổi bật trong nghệ thuật thánh về nguồn thông qua suối nhạc mà công sức của hai linh mục Gabriel Long và Phao lô Đạt cần được hậu thế ghi nhớ.
Ước mong hằng năm vào dip lễ Giáng sinh, bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời dù khó hát, khó tập vì đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cố gắng của ca viên, sẽ được các ca đoàn trong mọi giáo xứ trên khắp miền đất nước Việt Nam cùng các cộng đoàn hải ngoại hát lên để nhớ về một bản thánh ca tuyệt tác của nền thánh nhạcViệt Nam tiên phong đi vào vườn hoa nghệ thuật của Dân Tộc, mở đường cho nền tân nhạc Việt Nam tiến lên, đồng thời cũng là để dâng lên Chúa Hài Nhi một tác phẩm xứng đáng là đại diện của nền thánh nhạc Việt nam có khả năng chen vai thích cánh với các bài ca bất hủ như Silent Night của Âu châu và Bắc Mỹ, Il est né le Divin Enfant của Pháp, bài Adeste Fideles của văn chương La tinh, bản Hội nhạc Thiên quốc của Thánh Alphonso, bài Feliz Navidad của các giáo hội Trung và Nam Mỹ...
Jersey City 19 -12- 2010, Mùa Giáng Sinh 2010
CHÚ THÍCH:
1.- Trần Nhật Vy, Tân nhạc Việt Nam từ năm 1911?, Tuổi Trẻ Xuân Canh Thìn, 2000, trang 30.
2.- Trần Doãn Nho, Nhạc Xuân, Tạp chí Thế Kỷ 21, số Xuân năm 2005.
3.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Công Giáo Việt Nam, Thế kỷ XVIII-XIX-XX, tài liệu lưu hành nội bộ, 2006, trang 501.
4.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502].
5.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502.
6.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 503
7.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 505.
8.-Trần Nhật Vy, bài đã dẫn.
9.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 504.
Trong thập niên đầu của thế kỷ 20 trước đây, phong trào thánh nhạc Việt Nam ra đời với sự xuất hiện của nhiều bài ca Công Giáo vốn được coi là những tư liệu để chứng minh rằng có thể đây là khởi nguyên của nền âm nhạc Việt Nam chăng? Vào thời điểm đó, một bản thánh ca bất hủ được coi là một sáng tác kiệt xuất mà nhiều giáo xứ trước đây ở Trung, Nam hay Bắc mỗi khi mùa Giáng Sinh về cũng đều chọn làm bài hát chính trong thánh lễ hoặc trong các hoạt cảnh văn nghệ, đó là bài “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời”, do hai linh mục Phaolồ Đoàn Quang Đạt (1877-1956) và Gabriel Long là đồng tác giả. Về cuộc đời của cha Gabriel Long chúng tôi chưa có tư liệu để trình bày về tiểu sử của ngài chỉ biết cha Gabriel Long là một vị nhạc sư có lẽ dạy ở trong Tiểu chủng viện Sài Gòn trong những năm đầu của thế kỷ 20 và Linh mục Phaolồ Đoàn Quang Đạt là học trò của ngài.
Nếu trong cả một rừng nhạc xuân của Miền Nam trước năm 1975, bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhà văn Trần Doãn Nho gọi là bản quốc ca [2] nghĩa là không thể thiếu nó trong tất cả các buổi văn nghệ mừng Xuân, và nếu không hát bài đó thì mất đi nửa cuộc vui thì bài “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của cha Gabriel Long và cha Phaolồ Đạt là đỉnh cao của nền thánh nhạc Việt Nam mùa Giáng sinh, cũng mang một ý nghĩa từa tựa như vậy mà không thể bất cứ một bản nhạc do nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam nào sáng tác sau này chiếm cứ hay xô ngã được chỗ đứng trọng yếu của nó trong lòng những người say mê nhạc giáng sinh.
Thuở nhỏ sống tại giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới (Quảng Bình) những năm trước khi có hiệp định Genève chia đôi đất nước năm 1954, mỗi dịp lễ Giáng Sinh vào thời tiết rất lạnh, tôi thường theo gia đình đi dự lễ nửa đêm và vẫn được nghe bản thánh nhạc tuyệt vời này...
1.- Chân dung vị linh mục nhạc sĩ ở đầu nguồn suối nhạc thánh ca.
Nói rằng hai linh mục Phaolồ Đạt và Gabriel Long là những nhạc sĩ tiên khởi của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và thánh nhạc nói riêng là một lời nói không ngoa chút nào. Chắc chắn sáng kiến sử dụng nhạc lý và ký âm pháp của nền âm nhạcTây phương vốn được dạy trong các trường dòng, chủng viện và dòng tu Việt Nam đã ảnh hưởng không ít đến các nhạc sĩ Việt Nam và dòng nhạc mệnh danh là nhạc tiền chiến. Điều này cũng chứng minh rằng trong lãnh vực văn hóa đạo Công Giáo đã đóng góp nhiều công sức của mình vào kho tàng tinh thần quý giá của Dân tộc trong hành trình đức tin.
Theo nhà sử học Lê Ngọc Bích (1937-2009), “Linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt sinh năm 1877 tại làng Bình Sơn (Lái Thiêu) ngày nay thuộc xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tuy sinh quán tại Bình Sơn – Lái Thiêu nhưng quê quán tổ phụ gốc từ Thừa Thiên, di dân vào Nam cuối triều Gia Long hoặc đầu triều Minh Mệnh. Dòng họ Đoàn của cha Phaolô Đạt theo đạo Công Giáo từ lâu đời và có người làm quan trong triều đình Huế. Có lẽ vào đầu triều Minh Mạng, nhà vua gay gắt với đạo Công Giáo, cho nên nhiều người dòng họ Đoàn đã theo dòng người Công Giáo chạy vào Nam trốn tránh cơn bắt đạo, tìm cuộc sống tự do để giữ đạo, cuộc sống tự do trong muôn vàn gian khổ có thể bỏ xác ở những vùng chướng khí, ác địa, những vùng gò nỗng cây cối um tùm đầy rắn dữ, cọp beo ma thiêng nước đôc...” [3] Ở Thừa Thiên, tại làng An Truyền cũng gọi làng Chuồn có dòng họ Đoàn với hai anh em nổi tiếng qua biến cố Giặc Chày Vôi ở Huế thời Tự Đức với người anh tên Đoàn Hữu Trưng và em là Đoàn Hữu Trực cũng gọi Đoàn Tư Trực. Họ Đoàn này có gốc ở tỉnh Quảng Bình gọi Chuồn gốc và họ Đoàn ở làng An Truyền gọi là Chuồn ngọn. Nếu tư liệu của Lê Ngọc Bích cho rằng dòng họ Đoàn của linh mục Đoàn Quang Đạt có người làm quan ở Huế thì biết đâu trong số những vị đó lại có bà con liên hệ với hai anh em Đoàn Hữu Trưng – Đoàn Hữu Trực. Và vì biến cố Giặc Chày Vôi mà nhiều người bị án tru di tam tộc trong đó có dòng họ Đoàn nên họ phải tìm cách trốn vào Miền Nam?
Cũng theo nhà sử học Lê Ngọc Bích, “Người họ Đoàn chạy vào Miền Nam có thể số đông, cho nên lúc đầu định cư khai khẩn ở vùng Lái Thiêu, sau đó trong thời bắt đạo quá gay gắt thì phân tán ra các vùng phía Đông phía Tây của đất Nam Kỳ Lục tỉnh. Điều này, ta có thể thấy rõ nét: Linh mục Đoàn Công Quí (Thánh Tử Đạo) sinh tại Búng (Thuận An, Sông Bé ngày nay), còn người cháu gọi bằng chú là linh mục Đoàn Công Triệu thì sinh tại Bình Sơn. Còn linh mục Đoàn Thanh Xuân thì sinh quán tại Lương Hòa (Long An). Qua vài nét về dòng họ Đoàn như trên, còn cho ta thấy gia tộc của cha Phaolô Đạt có được nhiều người làm linh mục, là một gia tộc có một nền móng đạo hạnh Công Giáo sâu xa bền vững, có được một vị hiển thánh linh mục Tử Đạo: Thánh Đoàn Công Quí.”[4] Giống tốt thì sinh cây tốt cho nên tất cả tinh hoa đạo hạnh của các bậc tiền bối đã quy tụ vào tài năng của vị linh mục tác giả bài thánh ca bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” mà chúng ta sẽ đề cập đến sau nhưng trước tiên cần biết qua quá trình tu đức, công tác mục vụ và sáng tác thánh nhạc của cha Phaolô Đạt.
Thuở nhỏ, cậu Phaolô Đạt đã đáp lại ơn gọi khi được nhận vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn và đã tỏ ra có tư chất thông minh nhất là có năng khiếu về âm nhạc trong những năm theo học các lớp nhỏ. Lúc bấy giờ linh mục Phaolô Nguyễn Văn Qui là cha giáo tại Tiểu chủng viện, một vị giáo sư thông minh và có năng khiếu âm nhạc, đã lưu ý đến kỹ năng âm nhạc của cậu Đạt nên tận tình hướng dẫn nhạc lý, kỹ thuật hòa âm, cách sử dụng một số nhạc khí căn bản của Tây Phương như Harminium, Piano, Violon v.v... cho cậu. Cha Qui cũng giúp cậu dịch các bài ca vịnh Trái Tim Chúa Giêsu và ca vịnh Đức Mẹ từ tiếng La Tinh sang Việt ngữ ngắn gọn và phổ nhạc theo nhịp điệu riêng biệt, làm thành hai quyển: một quyển “Ca Vịnh Trái Tim” và một quyển “Ca Vịnh Đức Mẹ”. Năm 1913, nhà in Tân Định xuất bản cả hai quyển nói trên, có in cả nốt nhạc. Nhà in Tân Định vốn có tên Imprimerie de la Mission là cơ quan xuất bản kỳ cựu nhất Việt Nam của Địa phận Sài Gòn vốn đã in rất nhiều sách báo về tôn giáo và văn hóa, có cơ sở ấn loát tại nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn.
Nghe những bài hát ca vịnh của Thầy Phaolô Đạt, linh mục Bề Trên Chủng viện Ernest vốn là một người giỏi dương cầm cũng phải khen ngợi: “Một lối nhạc vừa Đạo đức vừa Dân tộc.” Cha Gabriel Long, một nhạc sư lúc bấy giờ ở Sài Gòn cũng khen rằng: “Nhạc của Phaolô Đạt thật ngọt ngào say mến, đi sát với tinh thần của mỗi bài hát...” Có lẽ câu nói được thường xuyên nhắc tới “ Hát bằng hai lần cầu nguyện” cũng là lời khích lệ mọi người tu sĩ, giáo dân trong cuộc sống tinh thần hằng ngày.
Ngày 23-9-1911, Thầy Phaolô Đoàn Quang Đạt được Đức Giám Mục Lucien Mossard (tên VN là Mão) truyền chức linh mục tại nhà thờ Đức Bà Chính Tòa Sài Gòn. Sau khi được thụ phong chức thánh, linh mục Phaolô dạy học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn trong gần hai thập niên, đem kiến thức truyền thụ lại cho các thế hệ đàn em, nhất là phát triển kỹ năng sáng tác thánh nhạc của mình. [5] Theo tư liệu của Trần Nhật Vy, sau khi chịu chức, linh mục Đạt làm Thư ký Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, rồi linh mục phụ tá nhà thờ Tân Định từ năm 1920-1933 và về phụ trách nhà thờ Bà Rịa từ 1933-1949.
Năm 1933 làm cha sở giáo xứ Đất Đỏ (Bà Rịa, 1933-1949), linh mục Phaolô đã có sáng kiến tổ chức sinh hoạt giáo xứ rất ngoạn mục và có nhiều ý nghĩa sâu xa như tổ chức hoạt cảnh giáng sinh với cuộc rước tượng Chúa Hài Đồng vòng quanh nhà thờ, hát những bài ca giáng sinh La tinh rồi sau cùng ca đoàn cử lên bài hợp xướng “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” do ngài sáng tác và tập dượt với phần thánh lễ kết thúc. Có tư liệu cho rằng khi làm cha sở Bà Rịa, cha Phaolô Đạt thường xuyên đích thân tổ chức các buổi học giáo lý vào mỗi chiều Chúa Nhật, giải thích các lễ nghi, ý nghĩa các phép bí tích và kinh đọc hằng ngày. Cha xây dựng thói quen đánh chuông “Truyền tin” – gọi là “Nhật một” mỗi ngày sáng, trưa, tối. Ngài cũng lập thói quen tốt giật chuông “báo tử” đọc kinh cầu cho linh hồng người vừa qua đời trong họ đạo. [6]. Thật ra lối đọc kinh Truyền Tin (Angelus) có từ lâu bên Âu châu nếu ta theo dõi một bức danh họa của Rembrand vẽ hai cặp vợ chồng của một nông dân đang làm việc ngoài đồng đang giữa trưa nghe tiếng chuông nhà thờ đã đứng lên kính cẩn đọc kinh nhớ về Thiên Chúa, thì sáng kiến của cha Phaolô cũng chỉ là tuân thủ theo một tập quán tôn giáo lâu đời ở Việt Nam rất đáng phục hoạt mà thôi.
Ngày 22-11-1933, khi 56 tuổi, cha Đoàn Quang Đạt được thuyên chuyển về giáo xứ Bà Rịa với cái đầu bạc trắng và bệnh hen suyễn khá nặng. Cha phải theo chế độ ăn uống kiêng cử nhiệm nhặt để tránh cơn bệnh hành hạ cha suốt ngày đêm. Tuy bệnh tình nhưng cha vẫn không bao giờ bỏ việc dâng Thánh lễ và các công tác mục vụ khác. Tháng 8 năm 1949, Đức Cha Địa phận Sài Gòn Jean Cassaigne đưa cha về Chủng viện để dưỡng bệnh. Sau đó linh mục Giuse Thiên, cha sở Chí Hòa xin bề trên cho cha Đạt về nhà hưu dưỡng các linh mục ở Chí Hòa.
Sáng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Cha Đạt dâng thánh lễ sáng, đến trưa cơn suyễn nổi lên quá mạnh khiến ngài không chịu nổi, đã tắt thở lúc 13 giờ trưa, thọ 79 tuổi, sau 45 năm phục vụ Chúa và dâng hiến những công trình tim óc cho nền Thánh nhạc Công giáo. [7]
2.- Về bản thánh ca giáng sinh bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời”. ..
Linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt có một nếp sống rất khắc khổ, đạo đức, bị hen suyễn thường xuyên. Vốn là người đa tài thuộc nhiều lãnh vực như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, linh mục Đạt được coi là tác giả thiết kế nhà thờ Biên Hòa hiện nay. [6] Những sáng tác của cha Phaolô Đạt để lại tuy ít nhưng đều là những bài hát có chất lượng cao, kỹ thuật phong phú, điêu luyện có lẽ đã được sáng tác trong thời gian làm giáo sư Tiểu chủng viện Sài gòn giai đoạn 1911-1933. Đó là 3 bài thánh ca:
- Nửa đêm mừng Chúa ra đời,
- Kinh nguyện Chúa Thánh Thần,
- Tôi kính lạy Chúa Giêsu.
Các bài thánh ca này hòa âm ba phần, tiết tấu dịu dàng, êm ái, không cầu kỳ, đúng tinh thần thánh nhạc. Các bài ca ngợi Chúa Giêsu và ca ngợi Đức Mẹ được khắp nơi trong các nhà thờ giáo phận Sài Gòn hát lên trong thánh lễ.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, “sở dĩ linh mục Đoàn Quang Đạt viết nhạc là vì những tác phẩm ca hát trong nhà thờ trước đây đều là nhạc nước ngoài và bằng tiếng La tinh, số đông giáo dân hát không được. Chính vì vậy, ông Đạt liền nghĩ ra cách dịch lại những bài hát này cho giáo dân hát. Nhưng những bài hát nhạ ngoại bằng tiếng Việt này vẫn khó hát. Cuối cùng, ông nghĩ viết hẳn những bài hát bằng tiếng Việt ký âm theo nhạc lý phương Tây. Còn linh mục Nguyễn Hữu Tấn – giám đốc Đại chủng viện Sài Gòn – cho biết những bài hát của linh mục Đạt rất khác với nhạc Tây, mà giống với vọng cổ của miền Nam hơn. Còn linh mục Đỗ Xuân Quế, đặc trách về thánh nhạc của giáo phận Sài Gòn, cũng thừa nhận linh mục Đạt “rất giỏi nhạc” và “bài hát Nửa đêm mừng Ch ra đời của ông đến nay vẫn còn dùng”. Linh mục Quế còn cho biết ông được nghe kể linh mục Đạt đã nghiên cứu từng bước chân trâu bò đi trên đường để viết phần nhạc trong bài Nửa đêm mừng Chúa ra đời và bài ca này ông đã nghe từ những năm 1930 khi còn ở miền Bắc... Thế nhưng cha Đạt viết những bài hát ấy từ lúc nào? Theo tài liệu hiện có thì ít nhất ông đã viết những bài hát bằng tiếng Việt từ trước năm 1913. Trong tập nhạc Ca ngợi rất thánh trái tim đức Chúa Giêsu in tại nhà in Imprimerie de la Mission (nhà in trong nhà thờ Tân Định) số 289 rue Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) năm 1942 có ghi lời bạt của linh mục Phaolô Qui vào ngày 1-5-1913. Linh mục Qui mất vào năm 1914. Một tài liệu khác là cuốn kinh Mục lục Sài Gòn in năm 1899 có chép toàn bộ phần lời của bài ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời, nhưng không có phần nhạc...” [8] Như vậy bài thánh ca bất hủ Nửa đêm mừng Chúa ra đời chính là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, xuất hiện ít nhất cũng từ năm 1899, do một linh mục sáng tác để ca tụng Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta (Emmanuel).
Cũng theo Lê Ngọc Bích, “Anh Lê Đình Bảng, nhà thơ, nhà nghiên cứu thi ca, âm nhạc Công Giáo Việt Nam có ý kiến rằng: “(...) Theo nhận định của những nhà nghiên cứu về nhạc sử thì ngay từ năm 1910 ở Nam Bộ đã có những linh mục, thầy giảng, nữ tu và bổn đạo người Việt hát hoặc điều khiển được những bài hát 2, 3 bè khá thành thạo. Có người đã sử dụng nhuần nhuyễn các loại nhạc cụ như harmonium, piano, violon (...) Chúng tôi dựa vào một chứng từ cụ thể của nhà in Tân Định (Imprimerie de la Mission) năm 1942. Dó là 2 tập sách hát mang tên “Ca ngợi Rất thánh Trái tim Đức Chúa Giêsu” và “Ca ngợi Đức Bà Maria”. Có thể xác định thời điểm xuất hiện và tác giả của những bài thánh ca VN đầu tiên ấy qua phần giới thiệu do “linh mục bổn quốc” Phaolô Qui (1855-1914) cha sở họ đạo Cầu Bông viết ngày 1-5-1913 cho cả 2 tập sách này: “... Nguyên những bài ca trong sách nàyu đã rút ra bởi những kinh (Latinh) Hội thánh quen đọc (...). Những ca ngợi ấy là của cha Tôma Đoan, cha ở Huế và cha Phaolô Đạt.”
“Nổi tiếng nhất trong đó có bài “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của cha Phaolô Đoàn Quang Đạt (1877-1956). Đã có dư luận cho rằng bài này là bản thánh ca mang dáng dấp hợp xướng đầu tiên trong lịch sử Thánh nhạc Thánh ca Việt Nam? Chúng tôi chưa dám đoan quyết như thế, bởi chưa có đủ chứng cứ cụ thể. Chỉ trộm nghĩ, có lẽ cảm hứng từ những ca khúc về Giáng sinh như “Il est né le Divin Enfant”, “Les Anges dans nos campagnes”, “Puer natus est”, “Gloria in excelcis Deo”và đặc biệt xuất phát từ tâm tình vồn vã, sốt sắng và nhạy cảm của một người con Chúa ở quê hương miệt vườn xứi Búng, tác giả Đoàn Quang Đạt (...)”.
“Bên cạnh giá trị về giai điệu và cung bậc mang âm hưởng dân tộc, còn phải kể tới giá trị về lời ca là toàn văn của bài kinh vãn cùng tên trong Sách kinh Mục lục của địa phận Sài Gòn, một pho bách khoa toàn thư đậm đặc thứ ngôn ngữ giàu hình tượng rất riêng của những người con Chúa ở phương Nam.” [9]
Trong đêm Thánh ca Giáng sinh tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn tối 12-12-2010, ca đoàn giáo xứ Thị Nghè đã trình bày bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời cùng với dàn nhạc dân tộc của các nghệ sĩ Nhạc viện Thành phố với sự điều khiển của linh mục Sỹ Tùng. Bản thánh ca này với giai điệu du dương, cung bậc dịu dàng mang âm hưởng dân tộc và lời hát tuy cổ xưa nhưng được sử dụng đúng chỗ, đúng cách đã mang đến cho tác phẩm giá trị vượt cả không gian xen lẫn thời gian cũng đáng được thưởng thức và chiêm nghiệm lại nguyên tác như sau:
Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa. Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Chút cỏ rơm bơ thờ. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi, quỳ thở dâng hơi. Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. (Soi thâu đêm) Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.(Soi thâu đêm). Chói lói giữa trời, nhỏ xuống Bê-Linh. Thiên thần chín đấng chầu quanh, thiên thần chính đấng chầu quanh. Tấu nhạc rập ràng, đờn hát, đờn hát xướng ca. Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa, rằng ca Thiên Chúa. Ớ loài người ấy phúc lành bình an cho người vì cửa Thiên Đàng rộng mở, Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở. Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở. Chúa cả ra ơn, ơn cả chữa đời. Rằng: Hỡi chúng dân (Kìa trong hang đá nọ), tới xem điềm lạ. Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh. Rằng tính tình tang, Thánh Tiểu Hài sinh. Thật ngôi linh tính tang tình là tình Thiên Chúa. Nằm trong !máng cỏ bó bức khăn đơn. Rằng: Bớ chúng ngươi! tới xem điềm lạ !(Bay xem thì biết), Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh rằng tinh tình tinh Thánh Tiểu Hài sinh. Thật ngôi linh tính thất tinh là tình Thiên Chúa. Thiên thần vô số. Nhạc thổi rân. Thiên thần vô số. Nhạc thổi tung hô.”
Với một số danh từ cổ được sử dụng nơi đây như kiểng tinh (sao sáng, rất sáng), bơ thờ có nghĩa đơn sơ, hèn mọn, tình tang âm hưởng của những làn điệu dân ca, ớ, bớ là những tán thán từ đậm nét dân tộc cùng với những luồng nhạc khi mạnh mẽ như sóng gió để biểu lộ sự vui mừng, lúc chậm rãi kêu mời như tơ vàng óng ánh, bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời với ba phần hòa âm nhịp nhàng, gắn bó, quyện khúc, nâng đỡ, tung hứng trong những tiết điệu say sưa, hấp dẫn bộc lộ cả cung lòng mến yêu diệu vợi như không thể nào nói lên hết được tâm tình của một người tín hữu mà nhà thơ Hàn Mặc Tử từng từng thống thiết say mơ:
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn giang, cả màu sắc thinh không
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước...
Tru?c khi tôi viết bài này thì cũng được biết chị Ngọc-Diếu vốn là một ca đoàn trưởng nhiều kinh nghiệm từng đóng góp lời ca tiếng hát của mình suốt gần 60 năm từ những ngày còn ở xứ đạo Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình năm 1949-1950 cho đến giáo xứ Tam Tòa, Đà Nẵng năm 1954 và sau năm 1975 đến nay còn tiếp tục giúp cho các ca đoàn của Giáo xứ Tân Hòa, Đa-Minh, Tổng Giáo Phận Sài Gòn hiện cũng đang đóng góp phần kỹ thuật cho các ca viên hát lại bản thánh ca bất hủ này. Đây là một nét trổi bật trong nghệ thuật thánh về nguồn thông qua suối nhạc mà công sức của hai linh mục Gabriel Long và Phao lô Đạt cần được hậu thế ghi nhớ.
Ước mong hằng năm vào dip lễ Giáng sinh, bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời dù khó hát, khó tập vì đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cố gắng của ca viên, sẽ được các ca đoàn trong mọi giáo xứ trên khắp miền đất nước Việt Nam cùng các cộng đoàn hải ngoại hát lên để nhớ về một bản thánh ca tuyệt tác của nền thánh nhạcViệt Nam tiên phong đi vào vườn hoa nghệ thuật của Dân Tộc, mở đường cho nền tân nhạc Việt Nam tiến lên, đồng thời cũng là để dâng lên Chúa Hài Nhi một tác phẩm xứng đáng là đại diện của nền thánh nhạc Việt nam có khả năng chen vai thích cánh với các bài ca bất hủ như Silent Night của Âu châu và Bắc Mỹ, Il est né le Divin Enfant của Pháp, bài Adeste Fideles của văn chương La tinh, bản Hội nhạc Thiên quốc của Thánh Alphonso, bài Feliz Navidad của các giáo hội Trung và Nam Mỹ...
Jersey City 19 -12- 2010, Mùa Giáng Sinh 2010
CHÚ THÍCH:
1.- Trần Nhật Vy, Tân nhạc Việt Nam từ năm 1911?, Tuổi Trẻ Xuân Canh Thìn, 2000, trang 30.
2.- Trần Doãn Nho, Nhạc Xuân, Tạp chí Thế Kỷ 21, số Xuân năm 2005.
3.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Công Giáo Việt Nam, Thế kỷ XVIII-XIX-XX, tài liệu lưu hành nội bộ, 2006, trang 501.
4.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502].
5.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502.
6.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 503
7.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 505.
8.-Trần Nhật Vy, bài đã dẫn.
9.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 504.
Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang thông báo việc đón tiếp Ngày Bế Mạc Năm Thánh 2010
LM Giacôbê Lê Sĩ Hiền
16:12 20/12/2010
THÔNG BÁO
v/v ĐÓN TIẾP NGÀY ĐẠI LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI LA VANG
1. Qúy Đức Hồng Y - Tổng Giám Mục - Giám Mục - Tổng Đại Diện - Viện phụ: chúng con sẽ đón tiếp tại sân bay. Xin cho chúng con biết sân bay và giờ đến. Xin trực tiếp liên lạc với cha Đaminh Phan Hưng, Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế.
Email: damhung@gmail.com; Đt: 054.3817948 - DĐ: 0988.775.773
2. Qúy Linh mục - quý Bề Trên Dòng: Ban Tiếp Tân chúng con đón tiếp tại La Vang: có nơi ăn ở.
* Xin quý cha mang theo lễ phục trắng - áo dòng đen (hoặc clergyman)
3. Qúy Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh: Ban Tiếp Tân đón tiếp tại La Vang và sẽ phục vụ nơi ăn ở vào tối 5/1 đến trưa 6/1.
* Xin vui lòng mang theo giấy chứng nhận Cộng đoàn Dòng Tu, Tu hội...
4. Qúy Đại biểu giáo dân (mỗi Giáo phận 10 người): Ban Tiếp Tân đón tiếp tại La Vang và sẽ phục vụ nơi ăn ở vào tối 5/1 đến trưa 6/1.
5. Các đội phục vụ: Ca đoàn - diễn nguyện - trống kèn...liên lạc với Cha Phó Giuse Huỳnh Đình Hào, Đt: 0982.233.177 - Email: ttlavang@gmail.com
6. Các Đoàn giáo dân về tham dự Đại Lễ: xin vui lòng ở tại các Lều Trại đã dựng sẵn; ăn uống xin tự túc. Trực tiếp liên lạc với Ban Tiếp Tân để được chỉ dẫn.
7. Thời tiết vào tháng 12 Âm lịch có thể mưa rét. Xin mọi người về hành hương chuẩn bị trước áo ấm và áo đi mưa.
8. Xin mọi người lưu ý: không mang theo đồ trang sức: nhẫn, dây chuyền...giữ gìn cẩn thận giấy tờ tùy thân, điện thoại, tiền bạc...
Vì điều kiện Trung Tâm còn nhiều hạn chế, xin quý cha, quý Tu sĩ nam nữ, và quý khách hành hương thương tình thông cảm cho chúng con.
Thay mặt BTC
Linh mục Quản nhiệm Giacôbê Lê Sĩ Hiền
Email: ttlavang@gmail.com
ĐT: 053.3873280 - 053.3873390
DĐ: 01227428288
Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa thăm và phát quá Giáng Sinh cho bệnh nhân phong tại Cẩm Thủy.
Gioan Tâm
17:59 20/12/2010
Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa thăm và phát quá Giáng Sinh cho các bệnh nhân phong tại Cẩm Thủy.
Nhằm sẻ chia niềm vui Giáng Sinh đến với những người có hoàn cảnh không may mắn, sáng ngày 19.12.2010, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã đến thăm và phát quà tại trại phong Cẩm Thủy, nơi những bệnh nhân phong không chỉ thiếu thốn về vật chất, nhưng còn thiếu thốn về tình cảm, họ cần một sự yêu thương, sự sẻ chia của tình đồng loại. Cùng đi với ngài có Cha Giuse Nguyễn Quang Huy (Giám Đốc Trụ Sở Giáo Phận Thanh Hóa tại Sài Gòn), Cha Bề Trên Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, Cha Giuse Phạm Văn Nhân, các sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, các giáo dân trong và ngoài nước, các ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh, các sinh viên công giáo và các phóng viên ban truyền thông giáo phận.
Xem hình ĐGM Thanh Hóa thăm trại phong Cẩm Thủy
Hàng năm, vào Chúa Nhật thứ 4 của Mùa Vọng, Giáo phận Thanh Hóa lại thành lập các phái đoàn đến thăm và tặng quà Giáng Sinh tại trại phong Cẩm Thủy. Năm nay phần quà của mỗi bệnh nhân đa dạng và phong phú hơn: Nước mắm, gạo, mì tôm, tiền mặt, và một số đồ dùng cá nhân. Ngoài ra, còn có 500 USD của hội phục vụ bệnh nhân phong tại Mỹ do bác Công phụ trách.
Đến nơi, Đức Cha Giuse thay lời cho đoàn nói lên tâm tình của Giáo phận Thanh Hóa hướng về các bệnh nhân phong tại trại phong Cẩm Thủy. Trong bài phát biểu của mình, Đức Cha Giuse cũng nói lên thông điệp của Lễ Giáng Sinh, nói lên tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người, nói lên tình yêu thương, sẻ chia, và tình bác ái giữa con người với con người. Sau bài phát biểu của Đức Cha, cha Giuse Nguyễn Quang Huy đã chia sẻ những kỷ niệm của mình với các bệnh nhân phong.
Những phần quà đã được Đức Cha Giuse cùng với các cha tặng tận tay các bệnh nhân. Tiếp theo sau là buổi cơm thân mật giữa Đức Cha và các cha cùng với các bệnh nhân phong.
Trong buổi ăn, chúng tôi có dịp trò chuyện với bà Trần Thị Nhung, năm nay đã gần 90 tuổi. Bà tâm sự: bà được 1 con trai, nhưng đã chết. Hiện tại, chỉ có hai ông bà ở cùng nhau, tuy phải chịu nhiều thiếu thốn về vất chất, phải chịu đau khổ về thể xác cũng như tinh thần, nhưng ông bà vẫn cảm thấy hạnh phúc vì biết rằng vẫn có những người quan tâm và nghĩ đến mình.
Bầu không khí thật ấm áp như buổi cơm thân mật gia đình khi mọi người dường như mọi người quên đi căn bệnh phong, để cùng ăn, cùng chia sẻ với nhau từng nắm xôi, từng quả chuối, từng hộp sữa, và cùng nhau trò chuyện. Tiếp đến, phái đoàn cùng các bệnh nhân đã có buổi giao lưu văn nghệ và ca hát.
Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Cha Giuse đại diện cho phái đoàn nói lên lời từ biệt: “Con tim của tất cả mọi người luôn hướng về các bệnh nhân phong. Đó là sự yêu thương, gắn kết của mọi người với bệnh nhân phong. Xin cầu chúc mọi người ở lại bình an.”
Đến nơi đây mới thật sự cảm nhận được những bệnh nhân ấy không chỉ thiếu thốn về vật chất, nhưng còn thiếu thốn về tình cảm. Giáo phận Thanh Hóa sẽ lại đến và thăm các bệnh nhân phong. Mong các bạn đọc hãy cùng đồng hành với chúng tôi trên chặng đường này bằng sự hảo tâm, và lời cầu nguyện. Chúng ta hãy thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.”
Xem hình ĐGM Thanh Hóa thăm trại phong Cẩm Thủy
Hàng năm, vào Chúa Nhật thứ 4 của Mùa Vọng, Giáo phận Thanh Hóa lại thành lập các phái đoàn đến thăm và tặng quà Giáng Sinh tại trại phong Cẩm Thủy. Năm nay phần quà của mỗi bệnh nhân đa dạng và phong phú hơn: Nước mắm, gạo, mì tôm, tiền mặt, và một số đồ dùng cá nhân. Ngoài ra, còn có 500 USD của hội phục vụ bệnh nhân phong tại Mỹ do bác Công phụ trách.
Đến nơi, Đức Cha Giuse thay lời cho đoàn nói lên tâm tình của Giáo phận Thanh Hóa hướng về các bệnh nhân phong tại trại phong Cẩm Thủy. Trong bài phát biểu của mình, Đức Cha Giuse cũng nói lên thông điệp của Lễ Giáng Sinh, nói lên tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người, nói lên tình yêu thương, sẻ chia, và tình bác ái giữa con người với con người. Sau bài phát biểu của Đức Cha, cha Giuse Nguyễn Quang Huy đã chia sẻ những kỷ niệm của mình với các bệnh nhân phong.
Những phần quà đã được Đức Cha Giuse cùng với các cha tặng tận tay các bệnh nhân. Tiếp theo sau là buổi cơm thân mật giữa Đức Cha và các cha cùng với các bệnh nhân phong.
Trong buổi ăn, chúng tôi có dịp trò chuyện với bà Trần Thị Nhung, năm nay đã gần 90 tuổi. Bà tâm sự: bà được 1 con trai, nhưng đã chết. Hiện tại, chỉ có hai ông bà ở cùng nhau, tuy phải chịu nhiều thiếu thốn về vất chất, phải chịu đau khổ về thể xác cũng như tinh thần, nhưng ông bà vẫn cảm thấy hạnh phúc vì biết rằng vẫn có những người quan tâm và nghĩ đến mình.
Bầu không khí thật ấm áp như buổi cơm thân mật gia đình khi mọi người dường như mọi người quên đi căn bệnh phong, để cùng ăn, cùng chia sẻ với nhau từng nắm xôi, từng quả chuối, từng hộp sữa, và cùng nhau trò chuyện. Tiếp đến, phái đoàn cùng các bệnh nhân đã có buổi giao lưu văn nghệ và ca hát.
Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Cha Giuse đại diện cho phái đoàn nói lên lời từ biệt: “Con tim của tất cả mọi người luôn hướng về các bệnh nhân phong. Đó là sự yêu thương, gắn kết của mọi người với bệnh nhân phong. Xin cầu chúc mọi người ở lại bình an.”
Đến nơi đây mới thật sự cảm nhận được những bệnh nhân ấy không chỉ thiếu thốn về vật chất, nhưng còn thiếu thốn về tình cảm. Giáo phận Thanh Hóa sẽ lại đến và thăm các bệnh nhân phong. Mong các bạn đọc hãy cùng đồng hành với chúng tôi trên chặng đường này bằng sự hảo tâm, và lời cầu nguyện. Chúng ta hãy thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.”
Người khách lạ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:35 20/12/2010
Giáng Sinh đang về khắp muôn lối. Noel gõ cửa từng nhà. Lung linh ánh đèn, rực rỡ sắc màu, nhộn nhịp thanh âm, chan hòa niềm vui. Nhạc Giáng Sinh rộn ràng ngân vang mùa bình an.
Nhạc sĩ Thông Vi Vu (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống) đã viết hơn 30 ca khúc kể chuyện Giáng Sinh. Những đêm nhạc Thông Vi Vu như “Réo Rắt Noel” - “Rộn Ràng Noel”- “Rộn Rã Noel”… đã được tổ chức đó đây vào Mùa Noel. Các đĩa nhạc “Réo Rắt Noel” - “Rộn Ràng Noel” đã được quần chúng đón nhận với tất cả lòng mến yêu ngưỡng mộ. Những ngày này, đi đâu cũng nghe âm vang những bài ca Giáng sinh, khi cầu nguyện thiết tha, lúc réo rắt câu chuyện kể, khi rộn rã niềm vui.
Tôi rất tâm đắc ca khúc “Người khách lạ”. Ns Thông Vi Vu đã dệt nhạc từ câu chuyện giàu ý nghĩa giáo lý và lịch sử cứu độ. Kể chuyện Thánh Kinh bằng ngôn ngữ âm nhạc là một cung cách chuyển tải Tin mừng vào cuộc đời. Gần gũi dễ hiểu, ai cũng có thể nghe và hát ngâm nga bất cứ ở đâu và lúc nào. “ Người khách lạ” là một ca khúc sâu lắng dệt trên âm giai rê thứ như lời tự sự về nổi lòng của Eva. Giai điệu dìu dặt kể về gánh nặng Nguyên Tổ đã trở nên nhẹ nhàng khi “Người khách lạ” đến Máng Cỏ gặp Chúa Hài Nhi, dâng trao quả táo năm xưa thưở địa đàng. Một quả táo cám dỗ, đau khổ và sự chết tràn vào thế gian. Giờ đây dâng cho Hài Nhi, Đấng xóa tội thế trần, Eva hạnh phúc, đứng thẳng lên lòng ngập tràn niềm vui.
“ Người khách lạ” được phổ nhạc từ câu chuyện “Người Khách Cuối Cùng” của Jérôme và Jean Tharaud thuộc Hàn lâm viện Pháp (Trích tuyển tập:Những mẫu chuyện Giáng Sinh của các tác giả lừng danh trên thế giới).
Câu chuyện xảy ra tại Bêlem vào lúc hừng đông. Ngôi sao vừa lặn, người hành hương cuối cùng đã rời chuồng bò, Người Trinh Nữ đã vun rơm lại, cuối cùng rồi Hài nhi cũng sắp ngủ. Nhưng một đêm Giáng Sinh thì có ngủ được chăng ? …
Cánh cửa nhè nhẹ hé ra, cứ như là do gió thổi hơn là do một bàn tay đẩy ra, một bà lão xuất hiện nơi ngưỡng cửa, ăn mặc rách rưới; bà già nua và nhăn nheo đến độ miệng bà giống như một lằn nhăn thêm vào bao nét chằng chịt trên gương mặt bà.
Nhìn thấy bà, cô Maria hoảng sợ, như có một yêu tinh nào đó bước vào. May thay, Hài nhi Giêsu vẫn ngủ ! Bò lừa nhai rơm trong bình yên và nhìn người lạ bước vào mà không hề ngạc nhiên gì, cứ như là chúng biết bà từ lâu lắm rồi. Trinh Nữ nhìn bà chằm chặp. Mỗi bước bà đi như kéo dài hàng thế kỷ.
Bà lão tiếp tục bước đến, và giờ đây đã ở cạnh máng cỏ. Đội ơn Chúa, Hài Nhi Giêsu vẫn ngủ. Nhưng một đêm Giáng Sinh thì có ngủ được chăng ? …
Bất giác, cậu mở mắt ra, và người mẹ nhận ra rằng mắt của người phụ nữ và mắt của con mình giống hệt nhau và long lên cùng một niềm hy vọng.
Thế rồi bà lão cúi mình xuống lớp rơm; bà đưa tay lục lọi trong bộ đồ rách bươm của mình một vật gì mà dường như hàng thế kỷ bà mới tìm ra. Cô Maria vẫn lo lắng dõi mắt nhìn theo. Mấy con thú cũng đưa mắt nhìn, nhưng vẫn không ngạc nhiên gì, cứ như là chúng biết trước chuyện gì sắp xảy ra.
Cuối cùng, sau một thời gian thật lâu, bà lão rút ra từ lớp áo mình một vật bà giấu kín trong bàn tay và bà trao cho Hài Nhi.
Sau những vàng bạc của Ba Vua và của lễ các mục đồng, giờ đây Chúa nhận được quà gì? Từ nơi cô Maria đứng, cô không thể nhìn thấy món quà ấy. Cô chỉ thấy chiếc lưng vốn còng xuống vì tuổi tác càng còng thêm khi nghiêng mình bên nôi Hài Nhi. Bò lừa thì nhìn thấy, nhưng chúng cũng chẳng hề ngạc nhiên.
Việc này cũng kéo dài lâu thật lâu. Rồi bà lão thẳng người lên, như thể đã trút được gánh thật nặng kéo gập người bà xuống sát đất. Lưng bà không còn còng nữa, đầu bà gần chạm đến mái tranh, gương mặt bà đã trở lại nét tươi trẻ. Khi bà rời chiếc nôi để đi về phía cửa rồi biến đi trong đêm tối, nơi bà đã đến, bấy giờ Maria mới nhìn thấy quà dâng của bà.
Eva (vì bà là bà Eva) vừa trao cho Hài Nhi một quả táo, cái quả táo gây nên tội lỗi đầu tiên (và kéo theo bao tội lỗi khác !). Và quả táo đỏ lấp lánh trên đôi tay của Hài Nhi như quả địa cầu vừa ra đời cùng lúc với cậu.
Câu chuyện được chuyển thể âm nhạc thành bài ca tuyệt đẹp gợi những suy niệm về mầu nhiệm Giáng Sinh.
Tin mừng Lc 2,1-20, kể lại một câu chuyện tầm thường nhất nhưng cũng là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
1) Một biến cố tầm thường nhất:
Một gia đình nghèo khổ không tìm ra chỗ trọ trong lữ quán. Số người Do thái trở về Giêrusalem để làm sổ khai sinh quá đông. Hai ông bà Giuse, Maria không có tiền để vào khách sạn, vào các nhà nghỉ đắt tiền. Các quán trọ đã hết chỗ. Mùa tăng giá và bắt chẹt khách hàng. Tăng giá để loại trừ người nghèo. Ở đó không có chỗ trống cho tình người. Hai ông bà đành phải qua đêm ngoài đồng hoang tại Bêlem, trong một hang đá nơi dành riêng cho chiên bò nghỉ ngơi. Đêm đông hôm ấy trong cảnh sương tuyết gió lạnh, Maria đã hạ sinh một con trai. Bà đặt con trẻ trong máng cỏ. Bạn hữu thân nhân chẳng có ai. Chỉ có vài mục đồng đến thăm viếng. Sự kiện chỉ có thế. Thật đơn giản.
2) Một biến cố vĩ đại nhất.
Thế nhưng, em bé ra đời trong cảnh nghèo hèn đó lại là một vị Thiên Sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần, trước công nguyên và sau công nguyên, trước và sau ngày giáng sinh của Ngài. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía. Thiên Chúa đã chọn làm một người nghèo, sinh ra trong một gia đình nghèo chứ không phải quyền quý giàu sang.
Bởi vậy, biến cố Giáng sinh hôm nay bên ngoài xem ra thật tầm thường nhưng lại là một biến cố vĩ đại. Quá vĩ đại đến nổi nhiều người đã không tin. Ngay trong số những người tin có Thiên Chúa cũng đã có người không dám nghĩ rằng Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Tin vào một Thiên Chúa là Đấng thần linh thì hầu hết các tôn giáo đều tin nhận; nhưng tin vào một Thiên Chúa nhập thể làm người, chấp nhận thân phận con người thì còn rất nhiều tranh luận. Làm sao một Thiên Chúa lại có thể làm những chuyện quá tầm thường như được cưu mang, được sinh ra ? “Một sự kiện táo bạo, táo bạo đến độ sững sờ sợ hãi,chẳng phải vì khó tin giật gân cho bằng vì không dám tin vào điều vượt tầm quan niệm.Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được,Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình,và Thiên Chúa Đấng cứu độ trước đây chỉ muốn bày tỏ với con người khốn khổ qua trung gian của các thụ tạo được tuyển chọn,giờ đây lại ngõ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong máng cỏ.Quả là sự kiện táo bạo”. (x. CG và DT số 1437,ĐGM Vũ Duy Thống).
Vậy mà Giáo hội chúng ta suốt hơn 2000 năm qua vẫn kiên trì bảo vệ niềm tin vững chắc vào Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Và để khẳng định niềm tin vào một Thiên Chúa nhập thể ấy, trong phụng vụ lễ Giáng Sinh khi đọc Tin mừng Gioan 1,14: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” thì mọi người đều quỳ gối; và trong Lễ Truyền Tin khi đọc Kinh Tin Kính, mọi người cũng quỳ gối khi đọc câu: “Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người”.
Vậy chúng ta tự hỏi: Niềm tin vào Thiên Chúa làm người mang lại cho chúng ta, cho nhân loại điều gì ?
Ngôn sứ Isaia từ ngàn xưa đã nhìn thấy việc Hài Nhi sinh ra cho ta đêm nay như là một luồng ánh sáng mở mắt nhân loại đang bước đi trong bóng tối sự chết.
Nhìn vào xã hội Việt Nam, nhìn ra thế giới, ta thấy bóng tối của sự chết, chiến tranh hận thù đang đe dọa sự sống con người.
- Bão lụt Miền Trung gây thiệt hại tài sản nhân mạng, không biết bao nhiêu gia đình mất nhà mất cửa, thiếu thốn lương thực.
- Tội ác gia tăng đến mức báo động, sự xuống cấp của đạo đức xã hội nạn tham nhũng đã thành phổ biến, xì ke ma tuý len lỏi vào các trường học. (x Vài suy nghĩ về tình trạng suy đồi đạo đức xã hội hiện nay,Lm Thiện Cẩm, Nguyệt san CG và DT số 107). Nạn phá thai đến mức báo động như lời vị nữ bác sĩ giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ: “TP.HCM: tỷ lệ nạo phá thai cao nhất nước !” ( x.Ephata 144). Trong hai thập niên vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều điều đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc. Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết”. (Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa 2010, số 6).
- 20 thế kỷ qua, chiến tranh luôn diễn ra khắp nơi. Chưa một ngày nào thế giới hoàn toàn im tiếng súng. Hết chiến tranh thế giới lần I đến chiến tranh thế giới lần II. Hết chiến tranh giữa hai khối tư bản và chủ nghĩa xã hội đến chiến tranh diệt chủng ở Ruanđa. Chiến tranh giữa Israel và Palestin, chiến tranh Bosnia và Sesbia. Cuộc chiến Afganittan rồi Irắc. Xung đột bán đảo Triều Tiên. Khủng bố toàn cầu gieo rắc chết chóc sợ hãi…
Những cảnh tượng chết chóc đau thương của thiên tai, của chiến tranh làm chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu xuống thế làm người đêm nay. Đêm mà Thánh Gia đã phải sống kiếp bơ vơ không nhà, không cửa. Trẻ thơ Giêsu đã phải nếm mùi giá rét của mùa đông khắc nghiệt. Mùa giáng sinh năm ấy, Bêlem loang máu trẻ thơ vô tội, thành Rama vang tiếng khóc của trẻ thơ mới chào đời.
Mọi cố gắng xây dựng hoà bình của con người, của các tổ chức quốc tế đều không thể dập tắt hận thù và chiến tranh.
Chỉ khi nào tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận, tham lam, kiêu căng thì mới có hòa bình. Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush (tổng thống bố) đã tặng cho chủ tịch Liên Xô Gorbachov một viên gạch trơ trụi, không một lời ghi khắc trên đó, ngay sau cuộc họp thượng đỉnh cuối năm 1989 tại đảo Malta.
- Sao lại là một viên gạch chứ? không phải là một món quà sang trọng? - Nhiều người tự hỏi.
- Nó là một viên gạch nhưng khác với tất cả mọi viên gạch, vì ông ta lấy nó từ bức tường ô nhục Bá Linh sau khi bức tường sụp đổ.
Là gạch, là đá nhưng nó nói lên nhiều điều quá. Nó nói lên khát vọng sâu lắng của tâm tư: khát vọng hoà bình. Quà trơ trụi, nhưng lòng thì tràn ngập yêu thương. Nó là tiếng vọng công lý của những ai yêu chuộng hoà bình. Gói ghém trong mớ đất sét đã nung thành gạch ấy là tâm tình của những người có tâm hồn không còn khô như gạch, không còn cứng như đá, nhưng đong đầy cảm thông. Đã có một thời, nó là phần tử của bức tường ngạo nghễ vươn cao ngăn cách lòng người. Nay nó sụp xuống dưới đáy cuộc đời để mở lối cho hoà bình bước tới. Rồi người ta dùng nó để trao nhau tâm tình hoà bình. (Đỗ Thảo Nam SJ).
Chỉ khi nào con người nhận ra người khác là anh em con một Cha thì nhân loại mới hết hận thù ghen ghét, không còn chiến tranh giết chóc.
Chính Chúa Giêsu đến thế gian để thực hiện điều đó. Ngài đem hoà bình cho nhân loại. Ngài đến để tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận. Ngài tỏ cho nhân loại biết: tất cả anh em là con cùng một Cha, Thiên Chúa nhân lành. Giáo lý quan trọng nhất của Chúa Giêsu là dạy cho mọi người biết Thiên Chúa là người Cha rất yêu thương và tất cả nhân loại là con cái của Người và là anh chị em ruột thịt với nhau. Chỉ có giáo lý cao đẹp này, chỉ có Tin mừng này mới giải thoát nhân loại khỏi chiến tranh để xây dựng hoà bình.
Sự sa ngã của người phụ nữ già nua còng lưng Eva đã làm cho tội lỗi vào trần thế gây nên hận thù và sự chết chảy dài trong lịch sử nhân loại. Đêm nay, Con Thiên Chúa làm người, Bà lão Eva đã dâng quả táo, quả địa cầu rực nóng cho Hài Nhi.Giờ đây Bà thanh thản, lưng đứng thẳng, nét mặt tươi trẻ lại vì đã trút được gánh nặng của năm tháng hối hận chồng chất đè nặng. Quả địa cầu lấp lánh tình thương và hoà bình trên tay Hài Nhi mở ra viễn ảnh an hoà cho nhân loại.
Trong đêm hồng phúc này, bên Hài Nhi trong máng cỏ. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trên thế giới được đón nhận giáo lý cao đẹp của Chúa Giêsu. Đó là Tin Mừng dẫn đường soi lối cho nhân loại xây dựng hoà bình trên công lý và tình yêu, cùng nhau kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương.
Lạy Chúa Giêsu Hài Nhi, xin cho con mỗi lần dừng lại bên máng cỏ trong mỗi mùa Noel, con cũng biết dừng lại bên máng cỏ nơi chính lòng mình, để cảm nghiệm rằng có một Đấng yêu thương đang cư ngụ trong con. Xin cho đời con cũng là một mùa Giáng Sinh liên lỉ, đón Chúa và đem Chúa đến với anh em trong bình an và ơn thánh. Amen.
Nhạc sĩ Thông Vi Vu (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống) đã viết hơn 30 ca khúc kể chuyện Giáng Sinh. Những đêm nhạc Thông Vi Vu như “Réo Rắt Noel” - “Rộn Ràng Noel”- “Rộn Rã Noel”… đã được tổ chức đó đây vào Mùa Noel. Các đĩa nhạc “Réo Rắt Noel” - “Rộn Ràng Noel” đã được quần chúng đón nhận với tất cả lòng mến yêu ngưỡng mộ. Những ngày này, đi đâu cũng nghe âm vang những bài ca Giáng sinh, khi cầu nguyện thiết tha, lúc réo rắt câu chuyện kể, khi rộn rã niềm vui.
Tôi rất tâm đắc ca khúc “Người khách lạ”. Ns Thông Vi Vu đã dệt nhạc từ câu chuyện giàu ý nghĩa giáo lý và lịch sử cứu độ. Kể chuyện Thánh Kinh bằng ngôn ngữ âm nhạc là một cung cách chuyển tải Tin mừng vào cuộc đời. Gần gũi dễ hiểu, ai cũng có thể nghe và hát ngâm nga bất cứ ở đâu và lúc nào. “ Người khách lạ” là một ca khúc sâu lắng dệt trên âm giai rê thứ như lời tự sự về nổi lòng của Eva. Giai điệu dìu dặt kể về gánh nặng Nguyên Tổ đã trở nên nhẹ nhàng khi “Người khách lạ” đến Máng Cỏ gặp Chúa Hài Nhi, dâng trao quả táo năm xưa thưở địa đàng. Một quả táo cám dỗ, đau khổ và sự chết tràn vào thế gian. Giờ đây dâng cho Hài Nhi, Đấng xóa tội thế trần, Eva hạnh phúc, đứng thẳng lên lòng ngập tràn niềm vui.
“ Người khách lạ” được phổ nhạc từ câu chuyện “Người Khách Cuối Cùng” của Jérôme và Jean Tharaud thuộc Hàn lâm viện Pháp (Trích tuyển tập:Những mẫu chuyện Giáng Sinh của các tác giả lừng danh trên thế giới).
Câu chuyện xảy ra tại Bêlem vào lúc hừng đông. Ngôi sao vừa lặn, người hành hương cuối cùng đã rời chuồng bò, Người Trinh Nữ đã vun rơm lại, cuối cùng rồi Hài nhi cũng sắp ngủ. Nhưng một đêm Giáng Sinh thì có ngủ được chăng ? …
Cánh cửa nhè nhẹ hé ra, cứ như là do gió thổi hơn là do một bàn tay đẩy ra, một bà lão xuất hiện nơi ngưỡng cửa, ăn mặc rách rưới; bà già nua và nhăn nheo đến độ miệng bà giống như một lằn nhăn thêm vào bao nét chằng chịt trên gương mặt bà.
Nhìn thấy bà, cô Maria hoảng sợ, như có một yêu tinh nào đó bước vào. May thay, Hài nhi Giêsu vẫn ngủ ! Bò lừa nhai rơm trong bình yên và nhìn người lạ bước vào mà không hề ngạc nhiên gì, cứ như là chúng biết bà từ lâu lắm rồi. Trinh Nữ nhìn bà chằm chặp. Mỗi bước bà đi như kéo dài hàng thế kỷ.
Bà lão tiếp tục bước đến, và giờ đây đã ở cạnh máng cỏ. Đội ơn Chúa, Hài Nhi Giêsu vẫn ngủ. Nhưng một đêm Giáng Sinh thì có ngủ được chăng ? …
Bất giác, cậu mở mắt ra, và người mẹ nhận ra rằng mắt của người phụ nữ và mắt của con mình giống hệt nhau và long lên cùng một niềm hy vọng.
Thế rồi bà lão cúi mình xuống lớp rơm; bà đưa tay lục lọi trong bộ đồ rách bươm của mình một vật gì mà dường như hàng thế kỷ bà mới tìm ra. Cô Maria vẫn lo lắng dõi mắt nhìn theo. Mấy con thú cũng đưa mắt nhìn, nhưng vẫn không ngạc nhiên gì, cứ như là chúng biết trước chuyện gì sắp xảy ra.
Cuối cùng, sau một thời gian thật lâu, bà lão rút ra từ lớp áo mình một vật bà giấu kín trong bàn tay và bà trao cho Hài Nhi.
Sau những vàng bạc của Ba Vua và của lễ các mục đồng, giờ đây Chúa nhận được quà gì? Từ nơi cô Maria đứng, cô không thể nhìn thấy món quà ấy. Cô chỉ thấy chiếc lưng vốn còng xuống vì tuổi tác càng còng thêm khi nghiêng mình bên nôi Hài Nhi. Bò lừa thì nhìn thấy, nhưng chúng cũng chẳng hề ngạc nhiên.
Việc này cũng kéo dài lâu thật lâu. Rồi bà lão thẳng người lên, như thể đã trút được gánh thật nặng kéo gập người bà xuống sát đất. Lưng bà không còn còng nữa, đầu bà gần chạm đến mái tranh, gương mặt bà đã trở lại nét tươi trẻ. Khi bà rời chiếc nôi để đi về phía cửa rồi biến đi trong đêm tối, nơi bà đã đến, bấy giờ Maria mới nhìn thấy quà dâng của bà.
Eva (vì bà là bà Eva) vừa trao cho Hài Nhi một quả táo, cái quả táo gây nên tội lỗi đầu tiên (và kéo theo bao tội lỗi khác !). Và quả táo đỏ lấp lánh trên đôi tay của Hài Nhi như quả địa cầu vừa ra đời cùng lúc với cậu.
Câu chuyện được chuyển thể âm nhạc thành bài ca tuyệt đẹp gợi những suy niệm về mầu nhiệm Giáng Sinh.
Tin mừng Lc 2,1-20, kể lại một câu chuyện tầm thường nhất nhưng cũng là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
1) Một biến cố tầm thường nhất:
Một gia đình nghèo khổ không tìm ra chỗ trọ trong lữ quán. Số người Do thái trở về Giêrusalem để làm sổ khai sinh quá đông. Hai ông bà Giuse, Maria không có tiền để vào khách sạn, vào các nhà nghỉ đắt tiền. Các quán trọ đã hết chỗ. Mùa tăng giá và bắt chẹt khách hàng. Tăng giá để loại trừ người nghèo. Ở đó không có chỗ trống cho tình người. Hai ông bà đành phải qua đêm ngoài đồng hoang tại Bêlem, trong một hang đá nơi dành riêng cho chiên bò nghỉ ngơi. Đêm đông hôm ấy trong cảnh sương tuyết gió lạnh, Maria đã hạ sinh một con trai. Bà đặt con trẻ trong máng cỏ. Bạn hữu thân nhân chẳng có ai. Chỉ có vài mục đồng đến thăm viếng. Sự kiện chỉ có thế. Thật đơn giản.
2) Một biến cố vĩ đại nhất.
Thế nhưng, em bé ra đời trong cảnh nghèo hèn đó lại là một vị Thiên Sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần, trước công nguyên và sau công nguyên, trước và sau ngày giáng sinh của Ngài. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía. Thiên Chúa đã chọn làm một người nghèo, sinh ra trong một gia đình nghèo chứ không phải quyền quý giàu sang.
Bởi vậy, biến cố Giáng sinh hôm nay bên ngoài xem ra thật tầm thường nhưng lại là một biến cố vĩ đại. Quá vĩ đại đến nổi nhiều người đã không tin. Ngay trong số những người tin có Thiên Chúa cũng đã có người không dám nghĩ rằng Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Tin vào một Thiên Chúa là Đấng thần linh thì hầu hết các tôn giáo đều tin nhận; nhưng tin vào một Thiên Chúa nhập thể làm người, chấp nhận thân phận con người thì còn rất nhiều tranh luận. Làm sao một Thiên Chúa lại có thể làm những chuyện quá tầm thường như được cưu mang, được sinh ra ? “Một sự kiện táo bạo, táo bạo đến độ sững sờ sợ hãi,chẳng phải vì khó tin giật gân cho bằng vì không dám tin vào điều vượt tầm quan niệm.Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được,Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình,và Thiên Chúa Đấng cứu độ trước đây chỉ muốn bày tỏ với con người khốn khổ qua trung gian của các thụ tạo được tuyển chọn,giờ đây lại ngõ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong máng cỏ.Quả là sự kiện táo bạo”. (x. CG và DT số 1437,ĐGM Vũ Duy Thống).
Vậy mà Giáo hội chúng ta suốt hơn 2000 năm qua vẫn kiên trì bảo vệ niềm tin vững chắc vào Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Và để khẳng định niềm tin vào một Thiên Chúa nhập thể ấy, trong phụng vụ lễ Giáng Sinh khi đọc Tin mừng Gioan 1,14: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” thì mọi người đều quỳ gối; và trong Lễ Truyền Tin khi đọc Kinh Tin Kính, mọi người cũng quỳ gối khi đọc câu: “Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người”.
Vậy chúng ta tự hỏi: Niềm tin vào Thiên Chúa làm người mang lại cho chúng ta, cho nhân loại điều gì ?
Ngôn sứ Isaia từ ngàn xưa đã nhìn thấy việc Hài Nhi sinh ra cho ta đêm nay như là một luồng ánh sáng mở mắt nhân loại đang bước đi trong bóng tối sự chết.
Nhìn vào xã hội Việt Nam, nhìn ra thế giới, ta thấy bóng tối của sự chết, chiến tranh hận thù đang đe dọa sự sống con người.
- Bão lụt Miền Trung gây thiệt hại tài sản nhân mạng, không biết bao nhiêu gia đình mất nhà mất cửa, thiếu thốn lương thực.
- Tội ác gia tăng đến mức báo động, sự xuống cấp của đạo đức xã hội nạn tham nhũng đã thành phổ biến, xì ke ma tuý len lỏi vào các trường học. (x Vài suy nghĩ về tình trạng suy đồi đạo đức xã hội hiện nay,Lm Thiện Cẩm, Nguyệt san CG và DT số 107). Nạn phá thai đến mức báo động như lời vị nữ bác sĩ giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ: “TP.HCM: tỷ lệ nạo phá thai cao nhất nước !” ( x.Ephata 144). Trong hai thập niên vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều điều đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc. Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết”. (Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa 2010, số 6).
- 20 thế kỷ qua, chiến tranh luôn diễn ra khắp nơi. Chưa một ngày nào thế giới hoàn toàn im tiếng súng. Hết chiến tranh thế giới lần I đến chiến tranh thế giới lần II. Hết chiến tranh giữa hai khối tư bản và chủ nghĩa xã hội đến chiến tranh diệt chủng ở Ruanđa. Chiến tranh giữa Israel và Palestin, chiến tranh Bosnia và Sesbia. Cuộc chiến Afganittan rồi Irắc. Xung đột bán đảo Triều Tiên. Khủng bố toàn cầu gieo rắc chết chóc sợ hãi…
Những cảnh tượng chết chóc đau thương của thiên tai, của chiến tranh làm chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu xuống thế làm người đêm nay. Đêm mà Thánh Gia đã phải sống kiếp bơ vơ không nhà, không cửa. Trẻ thơ Giêsu đã phải nếm mùi giá rét của mùa đông khắc nghiệt. Mùa giáng sinh năm ấy, Bêlem loang máu trẻ thơ vô tội, thành Rama vang tiếng khóc của trẻ thơ mới chào đời.
Mọi cố gắng xây dựng hoà bình của con người, của các tổ chức quốc tế đều không thể dập tắt hận thù và chiến tranh.
Chỉ khi nào tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận, tham lam, kiêu căng thì mới có hòa bình. Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush (tổng thống bố) đã tặng cho chủ tịch Liên Xô Gorbachov một viên gạch trơ trụi, không một lời ghi khắc trên đó, ngay sau cuộc họp thượng đỉnh cuối năm 1989 tại đảo Malta.
- Sao lại là một viên gạch chứ? không phải là một món quà sang trọng? - Nhiều người tự hỏi.
- Nó là một viên gạch nhưng khác với tất cả mọi viên gạch, vì ông ta lấy nó từ bức tường ô nhục Bá Linh sau khi bức tường sụp đổ.
Là gạch, là đá nhưng nó nói lên nhiều điều quá. Nó nói lên khát vọng sâu lắng của tâm tư: khát vọng hoà bình. Quà trơ trụi, nhưng lòng thì tràn ngập yêu thương. Nó là tiếng vọng công lý của những ai yêu chuộng hoà bình. Gói ghém trong mớ đất sét đã nung thành gạch ấy là tâm tình của những người có tâm hồn không còn khô như gạch, không còn cứng như đá, nhưng đong đầy cảm thông. Đã có một thời, nó là phần tử của bức tường ngạo nghễ vươn cao ngăn cách lòng người. Nay nó sụp xuống dưới đáy cuộc đời để mở lối cho hoà bình bước tới. Rồi người ta dùng nó để trao nhau tâm tình hoà bình. (Đỗ Thảo Nam SJ).
Chỉ khi nào con người nhận ra người khác là anh em con một Cha thì nhân loại mới hết hận thù ghen ghét, không còn chiến tranh giết chóc.
Chính Chúa Giêsu đến thế gian để thực hiện điều đó. Ngài đem hoà bình cho nhân loại. Ngài đến để tước bỏ khỏi lòng người sự thù hận. Ngài tỏ cho nhân loại biết: tất cả anh em là con cùng một Cha, Thiên Chúa nhân lành. Giáo lý quan trọng nhất của Chúa Giêsu là dạy cho mọi người biết Thiên Chúa là người Cha rất yêu thương và tất cả nhân loại là con cái của Người và là anh chị em ruột thịt với nhau. Chỉ có giáo lý cao đẹp này, chỉ có Tin mừng này mới giải thoát nhân loại khỏi chiến tranh để xây dựng hoà bình.
Sự sa ngã của người phụ nữ già nua còng lưng Eva đã làm cho tội lỗi vào trần thế gây nên hận thù và sự chết chảy dài trong lịch sử nhân loại. Đêm nay, Con Thiên Chúa làm người, Bà lão Eva đã dâng quả táo, quả địa cầu rực nóng cho Hài Nhi.Giờ đây Bà thanh thản, lưng đứng thẳng, nét mặt tươi trẻ lại vì đã trút được gánh nặng của năm tháng hối hận chồng chất đè nặng. Quả địa cầu lấp lánh tình thương và hoà bình trên tay Hài Nhi mở ra viễn ảnh an hoà cho nhân loại.
Trong đêm hồng phúc này, bên Hài Nhi trong máng cỏ. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trên thế giới được đón nhận giáo lý cao đẹp của Chúa Giêsu. Đó là Tin Mừng dẫn đường soi lối cho nhân loại xây dựng hoà bình trên công lý và tình yêu, cùng nhau kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương.
Lạy Chúa Giêsu Hài Nhi, xin cho con mỗi lần dừng lại bên máng cỏ trong mỗi mùa Noel, con cũng biết dừng lại bên máng cỏ nơi chính lòng mình, để cảm nghiệm rằng có một Đấng yêu thương đang cư ngụ trong con. Xin cho đời con cũng là một mùa Giáng Sinh liên lỉ, đón Chúa và đem Chúa đến với anh em trong bình an và ơn thánh. Amen.
Lễ Hội Giáng Sinh Dành Cho Những Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt
Nguyễn Hoàng Thương
21:09 20/12/2010
Lễ Hội Giáng Sinh Dành Cho Những Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt, nơi thể hiện tình liên đới
Mùa Giáng Sinh, mùa của rộn rã vui tươi, đến với với tất cả mọi người, bất kể lương giáo, sang hèn, giàu nghèo dù ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, của mầu nhiệm Thiên Chúa giáng thế cứu chuộc nhân loại, không phải ai cũng thấu hiểu. Với xã hội duy vật chất, duy tiêu thụ, có vẻ như ngày nay người ta thương mại hóa ngày Lễ Giáng Sinh làm cho ý nghĩa niềm vui đích thực của biến cố này bị che khuất.
Mùa Giáng Sinh cũng là mùa của tặng quà, ngoài niềm vui đón nhận món quà yêu thương từ Thiên Chúa, các Kitô hữu còn trao nhau những món quà của tấm lòng, nhất là trao những món quà vật chất, tinh thần cho những người gặp hoàn cảnh không thuận lợi trong xã hội. Trong chều hướng đó, hôm thứ Bảy 18/12/2010, Nhóm Đức Tin Văn Hóa của Tu Viện và Giáo xứ Mai Khôi, Dòng Đa Minh đã tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh Dành Cho Những Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt, kéo dài từ 7 giờ sáng đến 21 giờ 30 đêm.
Xem hình
Ngay từ sáng sớm đã có hơn 60 gian hàng ẩm thực và giới thiệu sản phẩm được chuẩn bị để đón chào khoảng 4.500 người có hoàn cảnh đặc biệt đến từ các mái ấm, nhà mở, trại trẻ mồ côi, cơ sở khuyết tật. Đó là các gian hàng sản phẩm do chính các cơ sở xã hội làm ra để trang trải phần nào chi phí cưu mang những già, trẻ khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật chân tay, trẻ đường phố, mồ côi, bệnh nhân phong, HIV/AIDS. Không khí lễ hội càng trở về chiều càng nhộn nhịp hẳn lên khi từng đoàn người có hoàn cảnh đặc biệt không phân biệt tôn giáo từ 83 cơ sở trên những chiếc xe khách đủ loại lần lượt tiến vào khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn. Đến với lễ hội, mỗi người tham dự đều được tặng một phần quà gồm bánh trái, nước uống, 10 ngàn tiền mặt, cùng với tem phiếu 25.000 đồng để mua những sản phẩm mà mình ưa thích cũng như ăn uống lót dạ tại lễ hội.
Các em thiếu nhi thật rạng rỡ, vui nhộn hẳn lên với cuộc thi karaoke, các trò chơi vận động, các trò chơi có thưởng như tô màu, xếp hình, vẽ tranh, thảy banh vào rổ và cả những trò chơi dân gian như chơi ô ăn quan, bịt mắt đập nêu…
17 giờ chương trình văn nghệ được bắt đầu với phần phát thưởng cho cuộc thi karaoke và tiếp theo là phần trình diễn của một số ca sĩ cùng với các tiết mục của các em từ các cơ sở xã hội, các tiết mục được đầu tư dàn dựng công phu không thua gì những người biểu diễn chuyên nghiệp. Ngoài cô dẫn chương trình Yên Thảo luôn gần gũi với các em thiếu nhi trong lời dẫn của mình, các nữ tu cũng đã khéo léo “phiên dịch” bằng các cử điệu khẩu hình để các em khiếm thính có thể hiểu được từng tiết mục sẽ diễn ra. Ban Tổ chức cũng đã khéo chọn thêm các tiết mục xiếc, ảo thuật phục vụ các em thiếu nhi. Tiết mục xiếc thăng bằng trên ống lăn được em Ngọc Huy chỉ mới 10 tuổi biểu diễn đã mang lại những tiếng reo hò thích thú ồ lên trước những pha nguy hiểm tưởng chừng như người biểu diễn té ngã, để rồi sự khâm phục được thể hiện bằng những tràn vỗ tay tán thưởng không ngớt. Màn xiếc ảo thuật của nghệ sĩ Minh Ngọc hết sức dí dỏm, mới lạ, hấp dẫn đã tạo nên những trận cười sảng khoái cho các em thiếu nhi, thậm chí anh còn phối hợp biểu diễn cùng khán giả nhí. Đêm văn nghệ cứ thế tiếp diễn với những ca khúc Giáng Sinh khi trầm lắng da diết, lúc réo rắc, vui nhộn trong tiếng reo vui, vỗ tay tán thưởng của người xem đến lúc kết thúc chương trình.
Trong lời phát biểu khai mạc đêm văn nghệ, Cha Phạm Hưng Thịnh, OP., linh mục linh hướng của Nhóm Đức Tin và Văn Hóa cho hay Nhóm này chỉ là phương tiện để những người có tấm lòng thể hiện tấm lòng mình dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Lễ Hội năm nay là lần thứ 10 được tổ chức và đã trở thành truyền thống sinh hoạt của Nhóm Đức Tin Văn Hóa. Chủ đề năm nay mang tên “Liên Đới và Phát Triển” thể hiện tấm lòng của mỗi người dành cho nhau. Tất cả những tấm lòng được nối kết với nhau, nhiều con tim, nhiều bàn tay được nối liền để dang rộng tình yêu thương và liên đới phát triển tình yêu thương giữa con người với nhau. Tất cả mọi người đều quy tụ với nhau trong đêm hội để cùng cộng hưởng trong một niềm vui Chúa Giáng Sinh, và Lễ Giáng Sinh có Chúa, có nhau, có niềm vui, đó là ước mong của những người tổ chức.
Lễ Hội được tổ chức là cách để các ân nhân, những người Công Giáo thể hiện tình bác ái, trao ban tình thương đã nhận được từ Hài Nhi Giêsu nhập thể, trao ban niềm vui Giáng Sinh cho những người đang trong hoàn cảnh sống không thuận lợi giữa lòng xã hội. Ước mong sao, những sáng kiến như thế sẽ được duy trì và phát triển không chỉ ở riêng Sài Gòn mà còn lan rộng sang các tỉnh thành khác để niềm vui Giáng Sinh không chỉ gói gọn nơi việc tham dự Thánh Lễ, những buổi tiệc linh đình mà còn được thể hiện nơi đời sống bác ái ở mỗi người để mọi người không loại trừ ai được lãnh nhận “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Sài gòn, ngày 20 tháng 12 năm 2010,
Nguyễn Hoàng Thương
Mùa Giáng Sinh, mùa của rộn rã vui tươi, đến với với tất cả mọi người, bất kể lương giáo, sang hèn, giàu nghèo dù ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, của mầu nhiệm Thiên Chúa giáng thế cứu chuộc nhân loại, không phải ai cũng thấu hiểu. Với xã hội duy vật chất, duy tiêu thụ, có vẻ như ngày nay người ta thương mại hóa ngày Lễ Giáng Sinh làm cho ý nghĩa niềm vui đích thực của biến cố này bị che khuất.
Mùa Giáng Sinh cũng là mùa của tặng quà, ngoài niềm vui đón nhận món quà yêu thương từ Thiên Chúa, các Kitô hữu còn trao nhau những món quà của tấm lòng, nhất là trao những món quà vật chất, tinh thần cho những người gặp hoàn cảnh không thuận lợi trong xã hội. Trong chều hướng đó, hôm thứ Bảy 18/12/2010, Nhóm Đức Tin Văn Hóa của Tu Viện và Giáo xứ Mai Khôi, Dòng Đa Minh đã tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh Dành Cho Những Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt, kéo dài từ 7 giờ sáng đến 21 giờ 30 đêm.
Xem hình
Ngay từ sáng sớm đã có hơn 60 gian hàng ẩm thực và giới thiệu sản phẩm được chuẩn bị để đón chào khoảng 4.500 người có hoàn cảnh đặc biệt đến từ các mái ấm, nhà mở, trại trẻ mồ côi, cơ sở khuyết tật. Đó là các gian hàng sản phẩm do chính các cơ sở xã hội làm ra để trang trải phần nào chi phí cưu mang những già, trẻ khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật chân tay, trẻ đường phố, mồ côi, bệnh nhân phong, HIV/AIDS. Không khí lễ hội càng trở về chiều càng nhộn nhịp hẳn lên khi từng đoàn người có hoàn cảnh đặc biệt không phân biệt tôn giáo từ 83 cơ sở trên những chiếc xe khách đủ loại lần lượt tiến vào khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn. Đến với lễ hội, mỗi người tham dự đều được tặng một phần quà gồm bánh trái, nước uống, 10 ngàn tiền mặt, cùng với tem phiếu 25.000 đồng để mua những sản phẩm mà mình ưa thích cũng như ăn uống lót dạ tại lễ hội.
Các em thiếu nhi thật rạng rỡ, vui nhộn hẳn lên với cuộc thi karaoke, các trò chơi vận động, các trò chơi có thưởng như tô màu, xếp hình, vẽ tranh, thảy banh vào rổ và cả những trò chơi dân gian như chơi ô ăn quan, bịt mắt đập nêu…
17 giờ chương trình văn nghệ được bắt đầu với phần phát thưởng cho cuộc thi karaoke và tiếp theo là phần trình diễn của một số ca sĩ cùng với các tiết mục của các em từ các cơ sở xã hội, các tiết mục được đầu tư dàn dựng công phu không thua gì những người biểu diễn chuyên nghiệp. Ngoài cô dẫn chương trình Yên Thảo luôn gần gũi với các em thiếu nhi trong lời dẫn của mình, các nữ tu cũng đã khéo léo “phiên dịch” bằng các cử điệu khẩu hình để các em khiếm thính có thể hiểu được từng tiết mục sẽ diễn ra. Ban Tổ chức cũng đã khéo chọn thêm các tiết mục xiếc, ảo thuật phục vụ các em thiếu nhi. Tiết mục xiếc thăng bằng trên ống lăn được em Ngọc Huy chỉ mới 10 tuổi biểu diễn đã mang lại những tiếng reo hò thích thú ồ lên trước những pha nguy hiểm tưởng chừng như người biểu diễn té ngã, để rồi sự khâm phục được thể hiện bằng những tràn vỗ tay tán thưởng không ngớt. Màn xiếc ảo thuật của nghệ sĩ Minh Ngọc hết sức dí dỏm, mới lạ, hấp dẫn đã tạo nên những trận cười sảng khoái cho các em thiếu nhi, thậm chí anh còn phối hợp biểu diễn cùng khán giả nhí. Đêm văn nghệ cứ thế tiếp diễn với những ca khúc Giáng Sinh khi trầm lắng da diết, lúc réo rắc, vui nhộn trong tiếng reo vui, vỗ tay tán thưởng của người xem đến lúc kết thúc chương trình.
Trong lời phát biểu khai mạc đêm văn nghệ, Cha Phạm Hưng Thịnh, OP., linh mục linh hướng của Nhóm Đức Tin và Văn Hóa cho hay Nhóm này chỉ là phương tiện để những người có tấm lòng thể hiện tấm lòng mình dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Lễ Hội năm nay là lần thứ 10 được tổ chức và đã trở thành truyền thống sinh hoạt của Nhóm Đức Tin Văn Hóa. Chủ đề năm nay mang tên “Liên Đới và Phát Triển” thể hiện tấm lòng của mỗi người dành cho nhau. Tất cả những tấm lòng được nối kết với nhau, nhiều con tim, nhiều bàn tay được nối liền để dang rộng tình yêu thương và liên đới phát triển tình yêu thương giữa con người với nhau. Tất cả mọi người đều quy tụ với nhau trong đêm hội để cùng cộng hưởng trong một niềm vui Chúa Giáng Sinh, và Lễ Giáng Sinh có Chúa, có nhau, có niềm vui, đó là ước mong của những người tổ chức.
Lễ Hội được tổ chức là cách để các ân nhân, những người Công Giáo thể hiện tình bác ái, trao ban tình thương đã nhận được từ Hài Nhi Giêsu nhập thể, trao ban niềm vui Giáng Sinh cho những người đang trong hoàn cảnh sống không thuận lợi giữa lòng xã hội. Ước mong sao, những sáng kiến như thế sẽ được duy trì và phát triển không chỉ ở riêng Sài Gòn mà còn lan rộng sang các tỉnh thành khác để niềm vui Giáng Sinh không chỉ gói gọn nơi việc tham dự Thánh Lễ, những buổi tiệc linh đình mà còn được thể hiện nơi đời sống bác ái ở mỗi người để mọi người không loại trừ ai được lãnh nhận “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Sài gòn, ngày 20 tháng 12 năm 2010,
Nguyễn Hoàng Thương
Thông Báo
DVD và CD Mùa Giáng Sinh: hãy tặng cho chính mình và bạn bè những ca khúc hay nhất
VietCatholic
12:40 20/12/2010
DVD và CD Nhạc Giáng Sinh - Trọn bộ gồm 1 DVD và 2 CD
Quà tặng gửi tại Hoa Kỳ chỉ có $US27.00 gồm cả tiền bưu phí (75% Off)
Quà tặng gửi ngoài Hoa Kỳ $US37.00 gồm cả tiền bưu phí (75% Off)
Những bài thánh ca Giáng Sinh nêu trên được các ca sĩ Công giáo thời danh trình bầy
và do VietCatholic phát hành trong những năm qua.
VietCatholic
P.O. Box 735
Avalon, CA 90704
Quý vị có thể dùng Paypal hay Credit Cards để gởi cho VietCatholic (rất an toàn).
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate.
Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 27 (ở Hoa Kỳ) 37 (ngoài Hoa Kỳ).
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị.
Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...
Tiếng Muôn Thiên Thần - Joy to the World
Nhạc: Georg Handel, Lời: Hoàng Kim
Trình bầy: Thanh Lan, Kim Thúy, Hoàng Lãm
trích từ CD Nhạc Niềm Vui Giáng Sinh
do VietCatholic phát hành
Văn Hóa
Một truyền thuyết Nga về Giáng Sinh - Babushka
Jos. Tú Nạc, NMS
09:37 20/12/2010
Bạn có nhớ câu chuyện kể có thật về Giáng Sinh không? Trước đây bạn đã có lần nghe nó chưa? Cách đây hai ngàn năm, một hài nhi rất đặc biệt được sinh ra. Người là Thiên Chúa – Thiên Chúa trở thành con người. Hài nhi này là Chúa Giê-su Ki-tô. Nhưng Thiên Chúa được ra đời không phải là chốn cung vàng điện ngọc. Người được sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Người đã trải qua những điều kiện và những hoàn cảnh khó khăn nhất. Và đây là sự khai sinh đích thực của Người!
Chúa Giê-su được sinh ra tại thành phố Bethlehem cổ đại, ở Trung Đông. Và sau khi Người được sinh ra, một vì sao đã xuất hiện trên bầu trời. Một trong những câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giê-su nói về vì sao ấy. Những nhà thông thái từ nơi rất xa xôi đã nhìn thấy vì sao này. Họ biết rằng chính vì sao ấy sẽ dẫn họ đến với vị vua hài đồng. Nên những nhà thông thái đã đi theo hướng vì sao. Từ chốn xa xôi họ hành trình và mang theo những món quà để thờ lạy Chúa Hài Đồng Giê-su. Vì sao đã dừng chân nơi mà họ tìm thấy Chúa Giê-su. Những sự kiện này đã được ghi chép trong Thánh Kinh Ki-tô giáo. Đó là câu chuyện được ưa thích nhất đối với những Ki-tô hữu ở nhiều nơi trên thế giới.
có một truyền thuyết nước Nga về Giáng Sinh không bắt nguồn từ Kinh Thánh. Nhưng người Nga rất ưa chuộng. Bạn đã nghe nó bao giờ chưa?
Câu chuyện Giáng Sinh này bắt đầu trong một vùng đất mà bây giờ là miền Nam nước Nga. Đó là đêm khi mà hài nhi Giê-su được sinh ra. Ấy là mùa đông. Tuyết phủ khắp mặt đất. Băng tuyết giăng kín những cành kẽ lá. Và gió lạnh tràn về. Một bà lão có tên là Babushka sống một mình trong ngôi nhà của bà. Bà cảm thấy mình sung sướng ví có một chiếc lò sưởi. Bà có thể cảm thấy được ấm áp. Bà đã không phải ra ngoài trong thời tiết giá lạnh.
Đột nhiên, có tiếng xì xào bên ngoài cửa nhà bà. Khi bà mở cửa, ba nhà thông thái đã luống tuổi bước vào nhà bà. Họ mặc trang phục của nhà vua. Họ mang theo những món quà giàu có. Họ nói với bà,
“Chúng tôi đã hành trình từ xa đến đây. Chúng tôi dừng lại để kể cho bà nghe về hài nhi Giê-su người mà sẽ được sinh ra đêm nay tại Bethlehem. Người đến để cai trị thế gian. Người đến để dạy mọi người nam cũng như nữ yêu thương và chân lý. Chúng tôi mang quà đến cho Người. Babushka, hãy đi với chúng tôi!”
Babushka nhìn ra ngoài trời đêm lạnh giá. Bà không muốn rời khỏi căn phòng ấm áp của mình. Nên ba ông già lại tiếp tục lững thững ra đi trong đêm đông băng giá.
Nhưng đêm đó Babushka không tài nào ngủ được. Bà cứ miên man nghĩ về những gì mà ba ông già đã nói với bà. Bà thao thức nghĩ về sự thay đổi tuyệt vời mà họ đã mang đến – gặp hài nhi Giê-su. Cuối cùng, bà quyết định rằng bà sẽ đi tìm Chúa Giê-su Hài Đồng vào buổi sáng hôm sau. Và bà hy vọng rằng trên đường đi bà sẽ gặp lại ba nhà thông thái ấy.
Sáng hôm ấy, Babushka chất đầy một bao những quả bóng màu vàng, đồ chơi bằng gỗ, và những thứ đồ chơi khác dành cho trẻ em. Rồi bà mặc chiếc áo khoác và đi tìm gặp Chúa Hài Đồng Giê-su. Nhưng Babushka đã nhớ ra một điều gì đó. Bà đã quên không hỏi những Nhà thông Thái đường tới Bethlehem. Và bây giờ bà đã đi thật xa dến tận khuya mà không tìm thấy họ.
Babushka quyết định tiếp tục đi. Bà vội vã ngược xuôi mọi nẻo đường. Gặp ai bà cũng hỏi thăm, “Tôi muốn gặp hài đồng Giê-su, Người ở đâu? Tôi đang mang đến cho Người những món quà xinh đẹp.” Nhưng không một ai chỉ đường cho bà. Một người bảo bà, “Hãy tiếp tục Babushka, cố đi đi.”
Thế là Babushka vẫn duy trì chuyến đi. Bà đi hết năm này đến năm khác. Nhưng bà không bao giờ tìm thấy hài nhi ấy. Ở Âu châu, người ta nói bà vẫn đi và tìm kiếm Chúa Giê-su Hài Đồng. Và hằng năm, vào đêm trước Giáng Sinh, bà vào những thị trấn và mang theo túi đựng đồ chơi của bà. Bà vào từng nhà khi những đứa trẻ đang yên giấc. Bà cầm một ngọn đèn và soi sát mặt những đứa trẻ. Bà nói, “Có phải Người đây không? Đây có phải là hài đồng Giê-su không? Rồi bà buồn bã lắc đầu. Nhưng bà lấy ra một đồ chơi từ trong túi đựng của bà và đặt bên cạnh mỗi đứa bé đang say ngủ. Rồi Babushka tiếp tục lên đường.
Những truyền thyết về Giáng Sinh rất đặc biệt. Những câu chuyện này thường được đóng góp bởi nhiều thế hệ con người. Nhiều khi những chi tiết được thay đổi để có những dị bản. Nhưng những truyền thuyết này mỗi năm được kể vào dịp Lễ Giáng Sinh. Những truyền thuyết Giáng Sinh này trở thành những kinh nghiệm được tham gia. Già trẻ đều say mê sự kỳ thú của những câu chuyện này.
Thông thường, những truyền thuyết Giáng Sinh này giải thích một truyền thống đặc biệt bắt đầu như thế nào. Câu chuyện Babushka đã giải thích về cách mà những quà tặng xuất hiện trong lúc những đứa trẻ đang ngủ. Một số trường hợp, những câu chuyện này được tham gia những nhận vật giống nhau. Nhưng thường, mỗi nền văn hóa kể một nội dung tương tự với một nhân vật khác. Chẳng hạn, Ý có một có một câu chuyện với nội dung tương tự nhưng với một nhân vật khác với truyền thuyết Babushka. Nhưng câu chuyện này có hậu khác. Đó là truyền thuyết La Befana.
La Befana là một bà già sống đơn độc. Bà thích nấu nướng và lau dọn. Vào đêm thứ mười hai Lễ Giáng Sinh, ba nhà thông thái đến trước cửa nhà bà. Họ đang tìm kiếm hài nhi Giê-su. Nhưng họ không biết nơi để tìm kiếm Người. Mà La Befana cũng chẳng biết đường. TRước khi những người này ra đi, họ đã mời bà cùng tham gia với họ để đi tìm Chúa Hài Đồng Giê-su. Nhưng La Befana đã từ chối. Công việc lau dọn của bà đã hoàn tất! Thế là những nhà thông thái tiep tục chuyến đi, một mình.
Sauk hi ba nhà thông thái ra đi, La Befana bắt đầu suy nghĩ. Bà rất muốn đi gặp hài nhi ấy! Bà đã mắc một sai lầm. Thế là La Befana gom góp những đồ ăn, thức uống và những món quà dành cho hài nhi ấy. Rồi bà chạy đi tìm những nhà thông thái. Sau nhiều giờ tìm kiếm, La Befana không tìm được họ. Bà cũng không tìm thấy hài nhi Giê-su.
Nên bà đã cho mỗi đứa trẻ một món quà khi bà gặp. Bà hy vọng rằng một trong những đứa trẻ này sẽ là Hài Đồng Giê-su. Hằng năm, vào đêm lễ Ba Vua (Twelfth Night) của lễ Giáng Sinh, La Benafa đi tìm hài nhi Giê-su, bà dừng lại ở từng nhà mỗi đứa trẻ trong lúc chúng ngủ và để lại những đố ăn thức uống cho những trẻ ngoan ngoãn và để lại gói than đen cho những đứa trẻ nghịch ngợm.
Lễ Giáng Sinh là một trong số những này lễ nghỉ được kỷ niệm trên toàn thế giới. Và những truyền thuyết ngộ nghĩnh như Babushka và La befana là những phuơng thức đơn giản để chia sẻ những nền văn hóa. Chúng cũng giúp để kinh qua những phong tục, tập quán từ thế hệ này đến hế hệ khác, từ cộng đồng này đến cộng đồng khác bằng phương thức thú vị. Mọi người cùng nhau thưởng thức sự kỳ thú của ngày Lễ Giáng Sinh.
Chúa Giê-su được sinh ra tại thành phố Bethlehem cổ đại, ở Trung Đông. Và sau khi Người được sinh ra, một vì sao đã xuất hiện trên bầu trời. Một trong những câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giê-su nói về vì sao ấy. Những nhà thông thái từ nơi rất xa xôi đã nhìn thấy vì sao này. Họ biết rằng chính vì sao ấy sẽ dẫn họ đến với vị vua hài đồng. Nên những nhà thông thái đã đi theo hướng vì sao. Từ chốn xa xôi họ hành trình và mang theo những món quà để thờ lạy Chúa Hài Đồng Giê-su. Vì sao đã dừng chân nơi mà họ tìm thấy Chúa Giê-su. Những sự kiện này đã được ghi chép trong Thánh Kinh Ki-tô giáo. Đó là câu chuyện được ưa thích nhất đối với những Ki-tô hữu ở nhiều nơi trên thế giới.
có một truyền thuyết nước Nga về Giáng Sinh không bắt nguồn từ Kinh Thánh. Nhưng người Nga rất ưa chuộng. Bạn đã nghe nó bao giờ chưa?
Câu chuyện Giáng Sinh này bắt đầu trong một vùng đất mà bây giờ là miền Nam nước Nga. Đó là đêm khi mà hài nhi Giê-su được sinh ra. Ấy là mùa đông. Tuyết phủ khắp mặt đất. Băng tuyết giăng kín những cành kẽ lá. Và gió lạnh tràn về. Một bà lão có tên là Babushka sống một mình trong ngôi nhà của bà. Bà cảm thấy mình sung sướng ví có một chiếc lò sưởi. Bà có thể cảm thấy được ấm áp. Bà đã không phải ra ngoài trong thời tiết giá lạnh.
Đột nhiên, có tiếng xì xào bên ngoài cửa nhà bà. Khi bà mở cửa, ba nhà thông thái đã luống tuổi bước vào nhà bà. Họ mặc trang phục của nhà vua. Họ mang theo những món quà giàu có. Họ nói với bà,
“Chúng tôi đã hành trình từ xa đến đây. Chúng tôi dừng lại để kể cho bà nghe về hài nhi Giê-su người mà sẽ được sinh ra đêm nay tại Bethlehem. Người đến để cai trị thế gian. Người đến để dạy mọi người nam cũng như nữ yêu thương và chân lý. Chúng tôi mang quà đến cho Người. Babushka, hãy đi với chúng tôi!”
Babushka nhìn ra ngoài trời đêm lạnh giá. Bà không muốn rời khỏi căn phòng ấm áp của mình. Nên ba ông già lại tiếp tục lững thững ra đi trong đêm đông băng giá.
Nhưng đêm đó Babushka không tài nào ngủ được. Bà cứ miên man nghĩ về những gì mà ba ông già đã nói với bà. Bà thao thức nghĩ về sự thay đổi tuyệt vời mà họ đã mang đến – gặp hài nhi Giê-su. Cuối cùng, bà quyết định rằng bà sẽ đi tìm Chúa Giê-su Hài Đồng vào buổi sáng hôm sau. Và bà hy vọng rằng trên đường đi bà sẽ gặp lại ba nhà thông thái ấy.
Sáng hôm ấy, Babushka chất đầy một bao những quả bóng màu vàng, đồ chơi bằng gỗ, và những thứ đồ chơi khác dành cho trẻ em. Rồi bà mặc chiếc áo khoác và đi tìm gặp Chúa Hài Đồng Giê-su. Nhưng Babushka đã nhớ ra một điều gì đó. Bà đã quên không hỏi những Nhà thông Thái đường tới Bethlehem. Và bây giờ bà đã đi thật xa dến tận khuya mà không tìm thấy họ.
Babushka quyết định tiếp tục đi. Bà vội vã ngược xuôi mọi nẻo đường. Gặp ai bà cũng hỏi thăm, “Tôi muốn gặp hài đồng Giê-su, Người ở đâu? Tôi đang mang đến cho Người những món quà xinh đẹp.” Nhưng không một ai chỉ đường cho bà. Một người bảo bà, “Hãy tiếp tục Babushka, cố đi đi.”
Thế là Babushka vẫn duy trì chuyến đi. Bà đi hết năm này đến năm khác. Nhưng bà không bao giờ tìm thấy hài nhi ấy. Ở Âu châu, người ta nói bà vẫn đi và tìm kiếm Chúa Giê-su Hài Đồng. Và hằng năm, vào đêm trước Giáng Sinh, bà vào những thị trấn và mang theo túi đựng đồ chơi của bà. Bà vào từng nhà khi những đứa trẻ đang yên giấc. Bà cầm một ngọn đèn và soi sát mặt những đứa trẻ. Bà nói, “Có phải Người đây không? Đây có phải là hài đồng Giê-su không? Rồi bà buồn bã lắc đầu. Nhưng bà lấy ra một đồ chơi từ trong túi đựng của bà và đặt bên cạnh mỗi đứa bé đang say ngủ. Rồi Babushka tiếp tục lên đường.
Những truyền thyết về Giáng Sinh rất đặc biệt. Những câu chuyện này thường được đóng góp bởi nhiều thế hệ con người. Nhiều khi những chi tiết được thay đổi để có những dị bản. Nhưng những truyền thuyết này mỗi năm được kể vào dịp Lễ Giáng Sinh. Những truyền thuyết Giáng Sinh này trở thành những kinh nghiệm được tham gia. Già trẻ đều say mê sự kỳ thú của những câu chuyện này.
Thông thường, những truyền thuyết Giáng Sinh này giải thích một truyền thống đặc biệt bắt đầu như thế nào. Câu chuyện Babushka đã giải thích về cách mà những quà tặng xuất hiện trong lúc những đứa trẻ đang ngủ. Một số trường hợp, những câu chuyện này được tham gia những nhận vật giống nhau. Nhưng thường, mỗi nền văn hóa kể một nội dung tương tự với một nhân vật khác. Chẳng hạn, Ý có một có một câu chuyện với nội dung tương tự nhưng với một nhân vật khác với truyền thuyết Babushka. Nhưng câu chuyện này có hậu khác. Đó là truyền thuyết La Befana.
La Befana là một bà già sống đơn độc. Bà thích nấu nướng và lau dọn. Vào đêm thứ mười hai Lễ Giáng Sinh, ba nhà thông thái đến trước cửa nhà bà. Họ đang tìm kiếm hài nhi Giê-su. Nhưng họ không biết nơi để tìm kiếm Người. Mà La Befana cũng chẳng biết đường. TRước khi những người này ra đi, họ đã mời bà cùng tham gia với họ để đi tìm Chúa Hài Đồng Giê-su. Nhưng La Befana đã từ chối. Công việc lau dọn của bà đã hoàn tất! Thế là những nhà thông thái tiep tục chuyến đi, một mình.
Sauk hi ba nhà thông thái ra đi, La Befana bắt đầu suy nghĩ. Bà rất muốn đi gặp hài nhi ấy! Bà đã mắc một sai lầm. Thế là La Befana gom góp những đồ ăn, thức uống và những món quà dành cho hài nhi ấy. Rồi bà chạy đi tìm những nhà thông thái. Sau nhiều giờ tìm kiếm, La Befana không tìm được họ. Bà cũng không tìm thấy hài nhi Giê-su.
Nên bà đã cho mỗi đứa trẻ một món quà khi bà gặp. Bà hy vọng rằng một trong những đứa trẻ này sẽ là Hài Đồng Giê-su. Hằng năm, vào đêm lễ Ba Vua (Twelfth Night) của lễ Giáng Sinh, La Benafa đi tìm hài nhi Giê-su, bà dừng lại ở từng nhà mỗi đứa trẻ trong lúc chúng ngủ và để lại những đố ăn thức uống cho những trẻ ngoan ngoãn và để lại gói than đen cho những đứa trẻ nghịch ngợm.
Lễ Giáng Sinh là một trong số những này lễ nghỉ được kỷ niệm trên toàn thế giới. Và những truyền thuyết ngộ nghĩnh như Babushka và La befana là những phuơng thức đơn giản để chia sẻ những nền văn hóa. Chúng cũng giúp để kinh qua những phong tục, tập quán từ thế hệ này đến hế hệ khác, từ cộng đồng này đến cộng đồng khác bằng phương thức thú vị. Mọi người cùng nhau thưởng thức sự kỳ thú của ngày Lễ Giáng Sinh.
Thằng Khùng
Phùng Quán
09:47 20/12/2010
THẰNG KHÙNG
(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
( THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.
Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.
Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…
Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.
Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Phùng Quán
________
Ghi Chú:
(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.
Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
Tấm gương can trường.
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.
Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges.
Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập.
Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại
Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour Madame!”
Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu
Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.
Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu.
Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.
Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.
Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha
Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.
Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.
Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.
Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8, Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.
Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng.
Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:
“Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo.
Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).
Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân
khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi:
“Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”
Ngài đáp:
“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.
Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử.
Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”
Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của
mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
TGP Hà Nội
BBT (Theo HĐGMVN)
Trần Văn Giang sưu tầm.
(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
( THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.
Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.
Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…
Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.
Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Phùng Quán
________
Ghi Chú:
(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.
Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
Tấm gương can trường.
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.
Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges.
Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập.
Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại
Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour Madame!”
Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu
Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.
Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu.
Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.
Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.
Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha
Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.
Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.
Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.
Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8, Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.
Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng.
Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:
“Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo.
Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).
Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân
khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi:
“Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”
Ngài đáp:
“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.
Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử.
Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”
Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của
mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
TGP Hà Nội
BBT (Theo HĐGMVN)
Trần Văn Giang sưu tầm.
Đêm Đông Hạnh Phúc
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
13:04 20/12/2010
(Kính mừng đại lễ Giáng Sinh 2010)
Đêm đông hạnh phúc cảnh đồng xưa
Giăng trời sương tuyết đẹp sao khuya
Hang đá ấp ôm Ơn cứu độ
Phố thị ngủ vùi phút giao mùa…!
* * *
Chuông vang, lay động mọi đóa trầm
Đàn ca thánh thót quyện hòa âm
Ngân nga, réo rắt, mừng khôn tả
Máng cỏ đơn sơ đỡ Chúa nằm !
* * *
Đức Mẹ kính yêu ngắm Con thơ
Mục đồng hớn hở đến tôn thờ
Ngôi Hai sinh hạ nghèo khó quá !
Thánh Cả đắm chìm riêng cõi mơ?
* * *
Cát bụi muôn loài, ngỡ ngàng thêm
Thời gian không ngủ đất Be lem
Ba vua phủ phục quỳ bái lạy
Tình ơi, diễm lạ tỏa êm đềm !
* * *
Máng tuôn Thương Mến lễ Noel
Lương thực bất tận nguồn siêu nhiên
Ôm ghì đi Đông, Bánh cứu đời !
Kín múc đi Đông, Huyết bửu trời !
* * *
Hạ xác, tắm gội con sạch trong
Không gian biến đổi thật lạ lùng
Tan tành u tối buồn thăm thẳm
Hồng ân sáng loáng ngập thế trần !
* * *
Quỷ quái địa ngục đau uất hận
Ẩn mình tủi hổ trốn Đêm Đông !
Chân lý ngự trị, ngời rạng rỡ
Vinh danh Thiên Chúa, Đấng Vô Cùng…
28.9.2010.
Đêm đông hạnh phúc cảnh đồng xưa
Giăng trời sương tuyết đẹp sao khuya
Hang đá ấp ôm Ơn cứu độ
Phố thị ngủ vùi phút giao mùa…!
* * *
Chuông vang, lay động mọi đóa trầm
Đàn ca thánh thót quyện hòa âm
Ngân nga, réo rắt, mừng khôn tả
Máng cỏ đơn sơ đỡ Chúa nằm !
* * *
Đức Mẹ kính yêu ngắm Con thơ
Mục đồng hớn hở đến tôn thờ
Ngôi Hai sinh hạ nghèo khó quá !
Thánh Cả đắm chìm riêng cõi mơ?
* * *
Cát bụi muôn loài, ngỡ ngàng thêm
Thời gian không ngủ đất Be lem
Ba vua phủ phục quỳ bái lạy
Tình ơi, diễm lạ tỏa êm đềm !
* * *
Máng tuôn Thương Mến lễ Noel
Lương thực bất tận nguồn siêu nhiên
Ôm ghì đi Đông, Bánh cứu đời !
Kín múc đi Đông, Huyết bửu trời !
* * *
Hạ xác, tắm gội con sạch trong
Không gian biến đổi thật lạ lùng
Tan tành u tối buồn thăm thẳm
Hồng ân sáng loáng ngập thế trần !
* * *
Quỷ quái địa ngục đau uất hận
Ẩn mình tủi hổ trốn Đêm Đông !
Chân lý ngự trị, ngời rạng rỡ
Vinh danh Thiên Chúa, Đấng Vô Cùng…
28.9.2010.
Vọng Giáng Sinh
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
13:06 20/12/2010
Xa xôi tít bỗng thầm thì
Vọng 4 réo rắt khác gì xuân reo
Đông sang xá tội về theo
Ngay thẳng thế chỗ ngoằn ngòeo, quanh co
Sạch tinh, tươi mát, thơm tho
Lấp đầy trũng tội từng giờ héo qua.
Vọng 4 thơm ngát dặm xa
Ngôi Hai giáng thế bao la tuyệt vời:
Sinh trong máng cỏ hèn nôi
Mùi rơm rạ ấm ngọt bùi nhân gian
Gọi bao thơ bé, nghèn nàn
Chăn chiên đồng cỏ thu tàn khoắt khuya.
Vọng về nơi ấy không nhà
Không nơi trú trọ, bôn ba đoạn trường
Thương Thánh Cả đội tuyết sương
Thương Mẹ vất vả mệt đường Giáng Sinh
Mầu nhiệm Cứu chuộc thần linh
Đêm Đông khiêm hạ dệt Tình thiên thu !
Sao đời nhấp nháy đợi chờ
Xanh, vàng, lam, tím, đỏ mờ mờ thôi !
Làm sao sánh được sao trời
Dẫn đàng vua tận phương xa bái thờ
Xác hồn vua quyện trầm thơ
Nhũ hương, mộc dươc...ước mơ tiến Ngài !
Vọng 4 gần gũi sớm mai
Trưa, chiều, sẫm tối nhuộm ngai giáo đường
Con vào rũ sạch tội vương
Đẹp tâm tình cũ tầm thường nhờ Cha:
Vọng 4 réo rắt khác gì xuân reo
Đông sang xá tội về theo
Ngay thẳng thế chỗ ngoằn ngòeo, quanh co
Sạch tinh, tươi mát, thơm tho
Lấp đầy trũng tội từng giờ héo qua.
Vọng 4 thơm ngát dặm xa
Ngôi Hai giáng thế bao la tuyệt vời:
Sinh trong máng cỏ hèn nôi
Mùi rơm rạ ấm ngọt bùi nhân gian
Gọi bao thơ bé, nghèn nàn
Chăn chiên đồng cỏ thu tàn khoắt khuya.
Vọng về nơi ấy không nhà
Không nơi trú trọ, bôn ba đoạn trường
Thương Thánh Cả đội tuyết sương
Thương Mẹ vất vả mệt đường Giáng Sinh
Mầu nhiệm Cứu chuộc thần linh
Đêm Đông khiêm hạ dệt Tình thiên thu !
Sao đời nhấp nháy đợi chờ
Xanh, vàng, lam, tím, đỏ mờ mờ thôi !
Làm sao sánh được sao trời
Dẫn đàng vua tận phương xa bái thờ
Xác hồn vua quyện trầm thơ
Nhũ hương, mộc dươc...ước mơ tiến Ngài !
Vọng 4 gần gũi sớm mai
Trưa, chiều, sẫm tối nhuộm ngai giáo đường
Con vào rũ sạch tội vương
Đẹp tâm tình cũ tầm thường nhờ Cha:
Giáng Sinh bảo vệ sự sống: Bài 4 Thông điệp cho người chăn chiên
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
14:06 20/12/2010
GIÁNG SINH BẢO VỆ SỰ SỐNG
Bài 4: THÔNG ĐIỆP CHO NGƯỜI CHĂN CHIÊN
Rồi những người chăn chiên đã ngủ say trên đồng cỏ. Thế nhưng ánh sáng hết sức mãnh liệt đã khiến họ tỉnh giấc, dụi mắt, hoảng hốt. Một thiên sứ - vì đó chính là thiên sứ của Chúa – đã bảo họ:
- Vị Cứu Thế các ngươi từng viếng thăm đang bị đuổi bắt. Cha mẹ Ngài vừa ẵm Ngài chạy ngang đây khi các ngươi đang ngủ. Bọn lính đuổi theo bằng ngựa sắp tới gần, nhưng đừng sợ, vì có ta ở với các ngươi. Hãy dàn bầy vật của các ngươi ra để bọn chúng phải lúng túng chần chừ. Một phần bầy vật và vài người trong các ngươi có thể bị sây sát hoặc thiệt mạng nhưng Hài Nhi Cứu Thế sẽ thoát được để báo phục cho các ngươi và những đứa bé bị sát hại. Ngôi Lời sẽ phán xét nhân danh những trẻ thơ không được nói và những kẻ phải im lặng.
Rồi phút chốc có một đạo thiên binh soi sáng cả một vùng trời cho những người chăn chiên thấy đường mà làm theo lời dặn bảo.
(Trích Vô Ngôn Thư)
Kính thưa Quý Cha và Anh Chị Em,
Sau ba bài trình bày Giáng Sinh Bảo Vệ Sự Sống dưới góc độ việc cổ võ đức khiết tịnh và bảo vệ thai nhi, bài cuối xin trình bày về mục tiêu chính của các cuộc thi viết Sen Giữa Lầy và Nhánh Huệ Nước Trời. Xin đặc biệt gởi đến quý vị đang đảm nhận trọng trách đào tạo người cho Giáo Hội Việt Nam, trong các chủng viện và các dòng tu.
Mấy năm qua, với những dịp họp mặt khá đáng kể, một số các tác giả văn thơ Công Giáo trong nước đã liên tục nêu lên sự kiện rất đáng âu lo là lớp người cầm bút Công Giáo hiện nay rất ít ỏi, nơi lớp trẻ càng hiếm hoi, đồng thời trình độ viết tiếng Việt của các ứng sinh vào các Chủng viện và các Dòng tu đâu đâu cũng thấy có vấn đề: lỗi chính tả, ngữ pháp, không biết dùng từ và diễn ý, viết bài thiếu bố cục.
Sứ vụ của các linh mục và nam nữ tu sĩ tương lai trước hết vẫn là cho người Việt trong nước. Trên cánh đồng mục vụ, việc viết và nói đúng tiếng Việt phải được coi là có tầm quan trọng gấp bội so với việc sử dụng ngoại ngữ. Giữa tháng 12-2010, một nhà văn nữ nổi tiếng đã tuyên bố gác bút, vì đã khám phá ra trong một bài viết mới của bà có hai điểm không chính xác. Do ý thức trách nhiệm của người cầm bút và do sợ tái diễn những vấp váp vì tuổi già, bà đã xin lỗi độc giả và quyết định ngưng viết. Đang khi đó, qua những bài viết trên các trang mạng Công Giáo, cả đến trong một số văn bản chính thức của các tập thể có thế giá trong Giáo Hội, người ta bắt gặp không ít những sai lỗi sơ đẳng, nhưng hình như chưa thấy ai tự đặt vấn đề về trách nhiệm đối với sứ vụ hết sức cao cả là sứ vụ loan báo bằng Lời.
Rất nhiều người ước mong các Đại chủng viện Việt Nam tăng cường thêm một năm học, chuyên đào tạo về Hán văn và Việt văn, để bảo đảm cho các ứng sinh có được chất lượng tốt về tiếng Việt. Đang khi chờ đợi các Bề Trên cấp cao trong Giáo Hội cứu xét đề nghị ấy, chúng tôi cống hiến một đóng góp trong tầm tay là tổ chức các cuộc thi viết.
Đây là một việc thật khiêm nhường bé nhỏ nhưng nếu được Quý Bề Trên nâng đỡ thì hy vọng sẽ làm dậy lên được tinh thần yêu thích tiếng Việt và phong trào chăm sóc môn Việt văn.
Điều đáng mừng là cuộc thi lần thứ hai này đã được sự nâng đỡ đặc biệt của các Mục Tử. Đức Cha Chủ Tịch UB Văn Hóa HĐGMVN đã phê chuẩn bản thể lệ, đặt cuộc thi dưới sự bảo trợ của ngài. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ vật chất. Đang khi số đóng góp (và hứa đóng góp) của một số anh chị em giáo dân chưa tới 60 triệu thì một vị Giám mục đã giúp 50 triệu và bốn linh mục đã giúp (hoặc nhận lời giúp) tổng cộng 55 triệu. Ngoài tiền các giải thưởng, còn phải có kinh phí để in 2 tuyển tập (thơ và văn xuôi) và tổ chức trao giải tại ba Giáo tỉnh vào khoảng tháng 7-2011. Với tốc độ trượt giá hiện nay, tổng kinh phí lúc ấy có lẽ phải đến 300 triệu (Danh sách ân nhân sẽ được tổng kết và công bố trên Mạng Lưới Dũng Lạc và Hướng Về Đại Hội Dân Chúa).
Sự cổ võ cho cuộc thi tại các địa phương còn yếu. Khắp Giáo tỉnh Hà Nội chỉ mới có hơn mười người dự thi, tập trung vào ba giáo phận Hà Nội, Hải Phòng và Vinh. Sáu giáo phận phía Nam của Giáo Tỉnh Sài Gòn cho tới lúc này chưa có một bài dự thi nào. Ước mong sao Ban mục vụ Văn Hóa các giáo phận lên tiếng cổ võ giúp. Hiện đã có một giáo phận thông báo cho học sinh giáo lý biết em nào đạt giải Nhánh Huệ Nước Trời sẽ được Ban mục vụ Văn Hóa tặng thêm 50% tiền thưởng. Thiết tưởng, chỉ cần hô hào hoặc tặng thưởng thêm đôi chút, các Ban mục vụ Văn Hóa chẳng cần phải gom bài, lo chấm thi hoặc tổ chức trao giải mà vẫn thu hoạch được nhiều kết quả đào tạo người cho Giáo phận.
Một an ủi khác là từ ba Đại chủng viện Hà Nội, Huế và Nha Trang có khá đông các thầy tham gia cuộc thi. Ước mong cả các Đại chủng viện khác, các Tiểu chủng viện, các Tập viện và Đệ tử viện các Dòng cũng tích cực cổ võ. Để có người phục vụ Chúa và Giáo Hội nói chung, phục vụ công cuộc truyền giáo nói riêng, cần phải đào tạo. Việc trau dồi khả năng văn chương sẽ giúp ứng sinh phát huy khả năng và tinh thần chiêm niệm. Chủ đề của cuộc thi sẽ giúp ứng sinh trở thành những tông đồ của đức khiết tịnh.
Quyển tiểu thuyết báng bổ Chúa, Mật Mã Davinci, đã được dịch ra 44 ngôn ngữ và bán được 36 triệu bản chỉ trong 3 năm đầu, chưa kể cuộn phim của nó đã được trình chiếu khắp thế giới. Chỉ một nhà văn và một tác phẩm đủ đạp đổ biết bao công khó của những người rao giảng. Quyển sứ điệp Mễ Du (bản dịch Việt ngữ “Bà là ai?”) của ký giả Tin lành, ông Wayne Weible, chi trong 5 năm đầu đã bán hết hơn 10 triệu bản Anh ngữ. Có mấy linh mục suốt một đời có thể giảng được cho mười triệu người nghe về Đức Mẹ?
Trong mười năm tới, nếu mỗi Giáo phận, mỗi Dòng tu đào tạo được một người cầm bút ít là như ông Wayne Weible, chắc hẳn công cuộc truyền giáo sẽ khởi sắc hơn hiện nay.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Bài 4: THÔNG ĐIỆP CHO NGƯỜI CHĂN CHIÊN
Rồi những người chăn chiên đã ngủ say trên đồng cỏ. Thế nhưng ánh sáng hết sức mãnh liệt đã khiến họ tỉnh giấc, dụi mắt, hoảng hốt. Một thiên sứ - vì đó chính là thiên sứ của Chúa – đã bảo họ:
- Vị Cứu Thế các ngươi từng viếng thăm đang bị đuổi bắt. Cha mẹ Ngài vừa ẵm Ngài chạy ngang đây khi các ngươi đang ngủ. Bọn lính đuổi theo bằng ngựa sắp tới gần, nhưng đừng sợ, vì có ta ở với các ngươi. Hãy dàn bầy vật của các ngươi ra để bọn chúng phải lúng túng chần chừ. Một phần bầy vật và vài người trong các ngươi có thể bị sây sát hoặc thiệt mạng nhưng Hài Nhi Cứu Thế sẽ thoát được để báo phục cho các ngươi và những đứa bé bị sát hại. Ngôi Lời sẽ phán xét nhân danh những trẻ thơ không được nói và những kẻ phải im lặng.
Rồi phút chốc có một đạo thiên binh soi sáng cả một vùng trời cho những người chăn chiên thấy đường mà làm theo lời dặn bảo.
(Trích Vô Ngôn Thư)
Kính thưa Quý Cha và Anh Chị Em,
Sau ba bài trình bày Giáng Sinh Bảo Vệ Sự Sống dưới góc độ việc cổ võ đức khiết tịnh và bảo vệ thai nhi, bài cuối xin trình bày về mục tiêu chính của các cuộc thi viết Sen Giữa Lầy và Nhánh Huệ Nước Trời. Xin đặc biệt gởi đến quý vị đang đảm nhận trọng trách đào tạo người cho Giáo Hội Việt Nam, trong các chủng viện và các dòng tu.
Mấy năm qua, với những dịp họp mặt khá đáng kể, một số các tác giả văn thơ Công Giáo trong nước đã liên tục nêu lên sự kiện rất đáng âu lo là lớp người cầm bút Công Giáo hiện nay rất ít ỏi, nơi lớp trẻ càng hiếm hoi, đồng thời trình độ viết tiếng Việt của các ứng sinh vào các Chủng viện và các Dòng tu đâu đâu cũng thấy có vấn đề: lỗi chính tả, ngữ pháp, không biết dùng từ và diễn ý, viết bài thiếu bố cục.
Sứ vụ của các linh mục và nam nữ tu sĩ tương lai trước hết vẫn là cho người Việt trong nước. Trên cánh đồng mục vụ, việc viết và nói đúng tiếng Việt phải được coi là có tầm quan trọng gấp bội so với việc sử dụng ngoại ngữ. Giữa tháng 12-2010, một nhà văn nữ nổi tiếng đã tuyên bố gác bút, vì đã khám phá ra trong một bài viết mới của bà có hai điểm không chính xác. Do ý thức trách nhiệm của người cầm bút và do sợ tái diễn những vấp váp vì tuổi già, bà đã xin lỗi độc giả và quyết định ngưng viết. Đang khi đó, qua những bài viết trên các trang mạng Công Giáo, cả đến trong một số văn bản chính thức của các tập thể có thế giá trong Giáo Hội, người ta bắt gặp không ít những sai lỗi sơ đẳng, nhưng hình như chưa thấy ai tự đặt vấn đề về trách nhiệm đối với sứ vụ hết sức cao cả là sứ vụ loan báo bằng Lời.
Rất nhiều người ước mong các Đại chủng viện Việt Nam tăng cường thêm một năm học, chuyên đào tạo về Hán văn và Việt văn, để bảo đảm cho các ứng sinh có được chất lượng tốt về tiếng Việt. Đang khi chờ đợi các Bề Trên cấp cao trong Giáo Hội cứu xét đề nghị ấy, chúng tôi cống hiến một đóng góp trong tầm tay là tổ chức các cuộc thi viết.
Đây là một việc thật khiêm nhường bé nhỏ nhưng nếu được Quý Bề Trên nâng đỡ thì hy vọng sẽ làm dậy lên được tinh thần yêu thích tiếng Việt và phong trào chăm sóc môn Việt văn.
Điều đáng mừng là cuộc thi lần thứ hai này đã được sự nâng đỡ đặc biệt của các Mục Tử. Đức Cha Chủ Tịch UB Văn Hóa HĐGMVN đã phê chuẩn bản thể lệ, đặt cuộc thi dưới sự bảo trợ của ngài. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ vật chất. Đang khi số đóng góp (và hứa đóng góp) của một số anh chị em giáo dân chưa tới 60 triệu thì một vị Giám mục đã giúp 50 triệu và bốn linh mục đã giúp (hoặc nhận lời giúp) tổng cộng 55 triệu. Ngoài tiền các giải thưởng, còn phải có kinh phí để in 2 tuyển tập (thơ và văn xuôi) và tổ chức trao giải tại ba Giáo tỉnh vào khoảng tháng 7-2011. Với tốc độ trượt giá hiện nay, tổng kinh phí lúc ấy có lẽ phải đến 300 triệu (Danh sách ân nhân sẽ được tổng kết và công bố trên Mạng Lưới Dũng Lạc và Hướng Về Đại Hội Dân Chúa).
Sự cổ võ cho cuộc thi tại các địa phương còn yếu. Khắp Giáo tỉnh Hà Nội chỉ mới có hơn mười người dự thi, tập trung vào ba giáo phận Hà Nội, Hải Phòng và Vinh. Sáu giáo phận phía Nam của Giáo Tỉnh Sài Gòn cho tới lúc này chưa có một bài dự thi nào. Ước mong sao Ban mục vụ Văn Hóa các giáo phận lên tiếng cổ võ giúp. Hiện đã có một giáo phận thông báo cho học sinh giáo lý biết em nào đạt giải Nhánh Huệ Nước Trời sẽ được Ban mục vụ Văn Hóa tặng thêm 50% tiền thưởng. Thiết tưởng, chỉ cần hô hào hoặc tặng thưởng thêm đôi chút, các Ban mục vụ Văn Hóa chẳng cần phải gom bài, lo chấm thi hoặc tổ chức trao giải mà vẫn thu hoạch được nhiều kết quả đào tạo người cho Giáo phận.
Một an ủi khác là từ ba Đại chủng viện Hà Nội, Huế và Nha Trang có khá đông các thầy tham gia cuộc thi. Ước mong cả các Đại chủng viện khác, các Tiểu chủng viện, các Tập viện và Đệ tử viện các Dòng cũng tích cực cổ võ. Để có người phục vụ Chúa và Giáo Hội nói chung, phục vụ công cuộc truyền giáo nói riêng, cần phải đào tạo. Việc trau dồi khả năng văn chương sẽ giúp ứng sinh phát huy khả năng và tinh thần chiêm niệm. Chủ đề của cuộc thi sẽ giúp ứng sinh trở thành những tông đồ của đức khiết tịnh.
Quyển tiểu thuyết báng bổ Chúa, Mật Mã Davinci, đã được dịch ra 44 ngôn ngữ và bán được 36 triệu bản chỉ trong 3 năm đầu, chưa kể cuộn phim của nó đã được trình chiếu khắp thế giới. Chỉ một nhà văn và một tác phẩm đủ đạp đổ biết bao công khó của những người rao giảng. Quyển sứ điệp Mễ Du (bản dịch Việt ngữ “Bà là ai?”) của ký giả Tin lành, ông Wayne Weible, chi trong 5 năm đầu đã bán hết hơn 10 triệu bản Anh ngữ. Có mấy linh mục suốt một đời có thể giảng được cho mười triệu người nghe về Đức Mẹ?
Trong mười năm tới, nếu mỗi Giáo phận, mỗi Dòng tu đào tạo được một người cầm bút ít là như ông Wayne Weible, chắc hẳn công cuộc truyền giáo sẽ khởi sắc hơn hiện nay.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Giáng Sinh buồn
Nguyễn Ngọc Sáng
15:33 20/12/2010
Giáng Sinh này không còn có em nữa
Anh một mình đi lễ ở nhà thờ
Giữa đông người anh cảm thấy bơ vơ
Anh hiểu thêm nghĩa của buồn đơn lẻ
Tiếng nhạc Giáng Sinh vui tươi rộn rả
Nhưng anh nghe sao buồn bả chơi vơi
Anh mới hiểu tất cả do ở người
Lòng đang buồn làm sao vui cho được
Ban hát giờ không còn như thuở trước
Anh đưa mắt tìm một bóng thân quen
Vì xưa kia em là một ca viên
Vô nhà thờ anh hay nhìn ban hát
Bây giờ thì mọi chuyện đã đổi khác
Những người quen trong ban hát còn đây
Nhưng người mà anh muốn tìm thì nay
Không còn đứng đó nữa, không còn nữa.
Các ca viên hôm nay mặc áo đỏ
Nhưng sao anh cứ nhìn thấy trắng mờ
Rồi tự dưng người cảm thấy thẩn thờ
Lau lại kiếng mới thấy có nước mắt
Anh mới biết: thì ra mình đã khóc!
Khóc nhớ thương, hay khóc buồn đơn côi?
Ban hát xướng kinh “mừng Chúa ra đời”
Đem bình an cho mọi người dưới thế!
Anh xin Chúa Hài Nhi ban ơn để
Em được hưởng hạnh phúc cõi trường sinh
Và anh được bình yên dẫu một mình
Với bóng hình người vợ hiền yêu dấu.
Thân tặng anh Phạm Đức Dũng, Orlando
Anh một mình đi lễ ở nhà thờ
Giữa đông người anh cảm thấy bơ vơ
Anh hiểu thêm nghĩa của buồn đơn lẻ
Tiếng nhạc Giáng Sinh vui tươi rộn rả
Nhưng anh nghe sao buồn bả chơi vơi
Anh mới hiểu tất cả do ở người
Lòng đang buồn làm sao vui cho được
Ban hát giờ không còn như thuở trước
Anh đưa mắt tìm một bóng thân quen
Vì xưa kia em là một ca viên
Vô nhà thờ anh hay nhìn ban hát
Bây giờ thì mọi chuyện đã đổi khác
Những người quen trong ban hát còn đây
Nhưng người mà anh muốn tìm thì nay
Không còn đứng đó nữa, không còn nữa.
Các ca viên hôm nay mặc áo đỏ
Nhưng sao anh cứ nhìn thấy trắng mờ
Rồi tự dưng người cảm thấy thẩn thờ
Lau lại kiếng mới thấy có nước mắt
Anh mới biết: thì ra mình đã khóc!
Khóc nhớ thương, hay khóc buồn đơn côi?
Ban hát xướng kinh “mừng Chúa ra đời”
Đem bình an cho mọi người dưới thế!
Anh xin Chúa Hài Nhi ban ơn để
Em được hưởng hạnh phúc cõi trường sinh
Và anh được bình yên dẫu một mình
Với bóng hình người vợ hiền yêu dấu.
Thân tặng anh Phạm Đức Dũng, Orlando
Giáng Sinh, mong một thế giới hòa bình yêu thương
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
15:35 20/12/2010
Giáng Sinh về giữa lòng muôn nước
Nhạc dâng vui nâng bước những tâm hồn
Nắm tay nhau đi về miền Ánh Sáng
Trong niềm vui ơn thánh tràn tuôn
Vua Trời đến đem Công Lý – Yêu Thương
Như lửa ấm soi đêm trường đau khổ
Như nước mát gội trào muôn đồng cỏ
Sau ngày dài tàn héo giữa hoang khô
Những con đường, những lối nẻo mở ra
Để đón lấy thênh thang từ ái
Của chính Người đã dâng trao quảng đại
Vì một chữ Yêu sinh xuống làm người !
Giáng sinh về mong cho thế giới
Hết thù ghen tan khói lửa điêu linh
Cây phẩm giá lại tỏa ngát màu xanh
Và hoa thơm bởi ân tình Con Chúa.
Nhạc dâng vui nâng bước những tâm hồn
Nắm tay nhau đi về miền Ánh Sáng
Trong niềm vui ơn thánh tràn tuôn
Vua Trời đến đem Công Lý – Yêu Thương
Như lửa ấm soi đêm trường đau khổ
Như nước mát gội trào muôn đồng cỏ
Sau ngày dài tàn héo giữa hoang khô
Những con đường, những lối nẻo mở ra
Để đón lấy thênh thang từ ái
Của chính Người đã dâng trao quảng đại
Vì một chữ Yêu sinh xuống làm người !
Giáng sinh về mong cho thế giới
Hết thù ghen tan khói lửa điêu linh
Cây phẩm giá lại tỏa ngát màu xanh
Và hoa thơm bởi ân tình Con Chúa.
Đêm vĩ đại
Cao Minh Viện
15:37 20/12/2010
Mấy thiên niên trông đợi
Bao lớp người hướng tới
Đêm hôm nay ! Đêm Vĩ Đại ra đời !
Đêm cực thánh ghi hồng trang sử mới
Đêm chào đón Tân Vương từ xa tới
Đêm hòa bình, trời cùng đất giao thoa
Vết tích tội xưa, Đêm thiện chí giao hòa
Đêm hội ngộ thiên triều cùng hạ giới
Đêm hồng phúc mở ra trang sử mới
Ửng hồng lên một giao ước thiên thu
Đêm Tình yêu phá tăm tối mịt mù
Đêm rực sáng vì Mặt Trời Chính Ngọ
Gốc cây già Jesse
Đâm chồi một nhánh nhỏ
Huyền nhiệm Tình yêu ! Ơn Cứu Độ ra đời !
Lời đã thành Người = Người ở cùng chúng tôi !
Đêm vĩ đại ! Đêm hồng ân cả thể !
Đêm kì diệu đổi phận hèn dương thế
Thoát kiếp người thành hậu duệ Giê su
Đêm Ngôi Hai về trong cõi thâm u
Mang nhục thể để đi tìm nhục thể
Đêm hạnh phúc chốn trần gian ứa lệ
Đêm yêu thương trời tỏa chiếu thiên nhan
Đêm kì diệu đất ngợp ánh huy hoàng
Đêm lấp lánh Tim Trời thành Nhục Thể
Xin sấp mình kính thờ Ngôi Cứu Thế.
Bao lớp người hướng tới
Đêm hôm nay ! Đêm Vĩ Đại ra đời !
Đêm cực thánh ghi hồng trang sử mới
Đêm chào đón Tân Vương từ xa tới
Đêm hòa bình, trời cùng đất giao thoa
Vết tích tội xưa, Đêm thiện chí giao hòa
Đêm hội ngộ thiên triều cùng hạ giới
Đêm hồng phúc mở ra trang sử mới
Ửng hồng lên một giao ước thiên thu
Đêm Tình yêu phá tăm tối mịt mù
Đêm rực sáng vì Mặt Trời Chính Ngọ
Gốc cây già Jesse
Đâm chồi một nhánh nhỏ
Huyền nhiệm Tình yêu ! Ơn Cứu Độ ra đời !
Lời đã thành Người = Người ở cùng chúng tôi !
Đêm vĩ đại ! Đêm hồng ân cả thể !
Đêm kì diệu đổi phận hèn dương thế
Thoát kiếp người thành hậu duệ Giê su
Đêm Ngôi Hai về trong cõi thâm u
Mang nhục thể để đi tìm nhục thể
Đêm hạnh phúc chốn trần gian ứa lệ
Đêm yêu thương trời tỏa chiếu thiên nhan
Đêm kì diệu đất ngợp ánh huy hoàng
Đêm lấp lánh Tim Trời thành Nhục Thể
Xin sấp mình kính thờ Ngôi Cứu Thế.
Tình yêu không dấu chấm
M. Hoàng Thị Thùy Trang
15:40 20/12/2010
Người ta vẫn nói đến tình yêu như một mầu nhiệm. Ở đó, con người có sức mạnh làm nên những điều kỳ diệu không ai có thể lý giải.
Tình yêu là mầu nhiệm, nhưng bao giờ cũng gắn liền với chủ thể làm nên nó. Không có tình yêu chung chung. Yêu bao giờ cũng là yêu ai, yêu một vật nào đó…Chủ thể yêu và đối tượng yêu là điều kiện cần và đủ của tình yêu. Đó cũng chính là câu trả lời cho sự hiện diện của Con Thiên Chúa giữa lòng nhân loại. Hình như con người chưa thể hiểu, chưa chấp nhận hay không tin được việc Vua trời đã làm người trần như nhân loại chỉ vì yêu thương, cho nên mấy ai đón nhận tình yêu cao cả của Thiên Chúa?
Sức mạnh tình yêu làm nên nốt tình ca kỳ diệu. Những bản trường ca ấy vang lên những cung điệu không dứt qua ngàn muôn thế hệ. Nếu nói: “Không có tình yêu bất tử mà chỉ có những giây phút sống tình yêu bất tử” là chưa đúng. Vì tình yêu Thiên Chúa mãi mãi tồn tại là minh chứng hùng hồn cho sự sống bất diệt của nó. Chỉ những ai đã yêu, từng yêu và đang yêu đích thực mới có thể hiểu được điều tình yêu lên tiếng.
Cứ nhìn vào hệ quả tình yêu, hành động yêu, ta có thể hiểu được tình yêu trọn vẹn. Yêu bằng ngôn từ, tình yêu ấy chỉ là lý thuyết. Yêu luôn đòi hỏi phải hành động. Tự thân từ “yêu” đã nói lên bản chất đích thực của nó – trao đi, ban phát.
Nhìn lại lịch sử nhân loại, có biết bao câu chuyện tình yêu để lại những hệ quả tốt đẹp nhưng cũng có không biết bao nhiêu câu chuyện không có hậu kết. Có những giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc trong tình yêu nhưng cũng không thiếu những giọt nước mắt khổ đau, đắng cay, chua xót. Phải làm gì, phải làm thế nào để tình yêu được trả về với nét đẹp nguyên tuyền của nó?
Cứ nhìn vào hành động yêu thương của Thiên Chúa mà lấy làm chuẩn mực. Thật cho đến tận bây giờ, tình yêu ấy vẫn nguyên là một mầu nhiệm. Đã từng làm kẻ nghèo, mới thấu hiểu kiếp nghèo tủi nhục, khổ cực, vậy mà chẳng hiểu sao Thiên Chúa giàu có, cao cả như vậy, lại chọn sống nghèo, cảnh nghèo mà trú ngụ. Nếu như ngày xưa Thiên Chúa không sống nghèo có lẽ ngày nay nhân loại đã không hiểu nổi mầu nhiệm khó nghèo. Vì sao Thiên Chúa dám làm những điều mà khi đối diện, ai cũng phải trốn chạy: tình yêu, nhân phẩm, danh phận, đạo đức, tiền tài, đau khổ, bệnh tật, nghèo đói… Tại sao Ngài lại đón nhận tất cả vấn nạn đời thường mà sống trước nhân loại? Để hôm nay thế giới có muốn khước từ cũng khó, vì đã có người sống cho, sống với và chết cho?
Trước mầu nhiệm tình yêu, con người chỉ biết thinh lặng cúi đầu đón nhận. Sức mạnh ấy phải chăng quá mãnh liệt khiến con người không thể bắt chước, cho nên nhân loại ngày ngày vẫn đối diện với những khổ đau, mất mát. Phải chi Đức Công Bình đến, Ngài hóa giải mọi nỗi bất toàn trong cuộc sống thì có phải tình yêu đã ghi dấu chấm hết, đã có kết quả tròn đầy. Tại sao Ngài không ghi dấu chấm hết cho tình yêu của Ngài? Tại sao Ngài lại muốn nhân loại viết tiếp dấu nối tình yêu trong lịch sử, để rồi những cung điệu trầm lắng, bi thương hay hùng tráng của nó vẫn âm vang mãi?!
Lạy Chúa, Ngài đến trần gian để viết lên bản trường ca tình yêu bất diệt. Bản ca ấy, Ngài không ghi nốt cuối cùng mà đặt vào cuộc đời chúng con, mỗi người một nốt nhạc, hầu chúng con cùng với Ngài viết tiếp. Nhiều lúc quá mệt mỏi, đau buồn, con muốn buông xuôi tất cả, ghi dấu kết thúc cho bản tình ca đời mình, nhưng nào dễ dàng, Thiên Chúa là Đấng hằng có và tồn tại vĩnh hằng, cho nên tình yêu không bao giờ ngừng vĩnh cửu là vậy. Con hiểu Ngài yêu con nhưng chẳng hiểu tại sao con vẫn cứ mãi ngập ngừng. Lo âu, hoang mang, hoảng sợ trước sự thinh lặng tột cùng của Thiên Chúa, con hoài nghi tình yêu Ngài dành cho nhân loại. Do vậy, không ít lúc cảm thấy cô đơn bất hạnh giữa dòng đời, con quên mất Ngài cũng đã từng “bất hạnh” cho con và vì con. Nào có phải con bị phản bội, nghèo khổ, lầm than, mà chính Thiên Chúa, Ngài đã từng sống như vậy cho con và với con. Xin giúp con tin rằng Thiên Chúa yêu con thật, Ngài yêu con chỉ vì đó là con, không vì bất kỳ lý do nào khác, hầu cuộc đời con từ nay không còn khốn khổ. Hơn nửa đời người, giờ phút này con mới khám phá không có gì quan trọng bằng niềm tin Thiên Chúa yêu thương mình, chỉ cần tin như vậy con đã có một mùa giáng sinh an bình, hạnh phúc với khúc tình ca bất hủ: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Tình yêu là mầu nhiệm, nhưng bao giờ cũng gắn liền với chủ thể làm nên nó. Không có tình yêu chung chung. Yêu bao giờ cũng là yêu ai, yêu một vật nào đó…Chủ thể yêu và đối tượng yêu là điều kiện cần và đủ của tình yêu. Đó cũng chính là câu trả lời cho sự hiện diện của Con Thiên Chúa giữa lòng nhân loại. Hình như con người chưa thể hiểu, chưa chấp nhận hay không tin được việc Vua trời đã làm người trần như nhân loại chỉ vì yêu thương, cho nên mấy ai đón nhận tình yêu cao cả của Thiên Chúa?
Sức mạnh tình yêu làm nên nốt tình ca kỳ diệu. Những bản trường ca ấy vang lên những cung điệu không dứt qua ngàn muôn thế hệ. Nếu nói: “Không có tình yêu bất tử mà chỉ có những giây phút sống tình yêu bất tử” là chưa đúng. Vì tình yêu Thiên Chúa mãi mãi tồn tại là minh chứng hùng hồn cho sự sống bất diệt của nó. Chỉ những ai đã yêu, từng yêu và đang yêu đích thực mới có thể hiểu được điều tình yêu lên tiếng.
Cứ nhìn vào hệ quả tình yêu, hành động yêu, ta có thể hiểu được tình yêu trọn vẹn. Yêu bằng ngôn từ, tình yêu ấy chỉ là lý thuyết. Yêu luôn đòi hỏi phải hành động. Tự thân từ “yêu” đã nói lên bản chất đích thực của nó – trao đi, ban phát.
Nhìn lại lịch sử nhân loại, có biết bao câu chuyện tình yêu để lại những hệ quả tốt đẹp nhưng cũng có không biết bao nhiêu câu chuyện không có hậu kết. Có những giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc trong tình yêu nhưng cũng không thiếu những giọt nước mắt khổ đau, đắng cay, chua xót. Phải làm gì, phải làm thế nào để tình yêu được trả về với nét đẹp nguyên tuyền của nó?
Cứ nhìn vào hành động yêu thương của Thiên Chúa mà lấy làm chuẩn mực. Thật cho đến tận bây giờ, tình yêu ấy vẫn nguyên là một mầu nhiệm. Đã từng làm kẻ nghèo, mới thấu hiểu kiếp nghèo tủi nhục, khổ cực, vậy mà chẳng hiểu sao Thiên Chúa giàu có, cao cả như vậy, lại chọn sống nghèo, cảnh nghèo mà trú ngụ. Nếu như ngày xưa Thiên Chúa không sống nghèo có lẽ ngày nay nhân loại đã không hiểu nổi mầu nhiệm khó nghèo. Vì sao Thiên Chúa dám làm những điều mà khi đối diện, ai cũng phải trốn chạy: tình yêu, nhân phẩm, danh phận, đạo đức, tiền tài, đau khổ, bệnh tật, nghèo đói… Tại sao Ngài lại đón nhận tất cả vấn nạn đời thường mà sống trước nhân loại? Để hôm nay thế giới có muốn khước từ cũng khó, vì đã có người sống cho, sống với và chết cho?
Trước mầu nhiệm tình yêu, con người chỉ biết thinh lặng cúi đầu đón nhận. Sức mạnh ấy phải chăng quá mãnh liệt khiến con người không thể bắt chước, cho nên nhân loại ngày ngày vẫn đối diện với những khổ đau, mất mát. Phải chi Đức Công Bình đến, Ngài hóa giải mọi nỗi bất toàn trong cuộc sống thì có phải tình yêu đã ghi dấu chấm hết, đã có kết quả tròn đầy. Tại sao Ngài không ghi dấu chấm hết cho tình yêu của Ngài? Tại sao Ngài lại muốn nhân loại viết tiếp dấu nối tình yêu trong lịch sử, để rồi những cung điệu trầm lắng, bi thương hay hùng tráng của nó vẫn âm vang mãi?!
Lạy Chúa, Ngài đến trần gian để viết lên bản trường ca tình yêu bất diệt. Bản ca ấy, Ngài không ghi nốt cuối cùng mà đặt vào cuộc đời chúng con, mỗi người một nốt nhạc, hầu chúng con cùng với Ngài viết tiếp. Nhiều lúc quá mệt mỏi, đau buồn, con muốn buông xuôi tất cả, ghi dấu kết thúc cho bản tình ca đời mình, nhưng nào dễ dàng, Thiên Chúa là Đấng hằng có và tồn tại vĩnh hằng, cho nên tình yêu không bao giờ ngừng vĩnh cửu là vậy. Con hiểu Ngài yêu con nhưng chẳng hiểu tại sao con vẫn cứ mãi ngập ngừng. Lo âu, hoang mang, hoảng sợ trước sự thinh lặng tột cùng của Thiên Chúa, con hoài nghi tình yêu Ngài dành cho nhân loại. Do vậy, không ít lúc cảm thấy cô đơn bất hạnh giữa dòng đời, con quên mất Ngài cũng đã từng “bất hạnh” cho con và vì con. Nào có phải con bị phản bội, nghèo khổ, lầm than, mà chính Thiên Chúa, Ngài đã từng sống như vậy cho con và với con. Xin giúp con tin rằng Thiên Chúa yêu con thật, Ngài yêu con chỉ vì đó là con, không vì bất kỳ lý do nào khác, hầu cuộc đời con từ nay không còn khốn khổ. Hơn nửa đời người, giờ phút này con mới khám phá không có gì quan trọng bằng niềm tin Thiên Chúa yêu thương mình, chỉ cần tin như vậy con đã có một mùa giáng sinh an bình, hạnh phúc với khúc tình ca bất hủ: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Huyền diệu đêm này
Jos. Tú Nạc, NMS
15:41 20/12/2010
Thanh vắng và êm đềm,
Thanh bình đêm Huyền Diệu,
Chỉ còn lại mình ta
Bên hang Bethlehem.
Ta lặng lẽ ngắm nhìn
Chúa Hài Đồng tỏa sáng
Vầng nguyệt quế Thiên Triều,
Vào đời đêm Huyền Diệu.
Đêm nay vì Sao Lạ
Sáng hơn những vì sao,
Lung linh và Huyền Diệu
Soi sáng trời bao la.
Chuông giáo đường ngưng đổ,
Dư âm nào thánh thóat
Vang vọng cả đất trời,
Theo gió về muôn nơi.
Người đến trong hoang vắng,
Lạnh lẽo giữa tuyết sương,
Làm người thân hèn mọn,
Mà Mầu Nhiệm Diệu Huyền.
Vì Người con Thiên Chúa,
Hiệp nhất một Chúa Trời,
Quyền uy trong vũ trụ,
Giáng thế bởi Ngôi Lời.
Từ Magnificat,
Ta cất lời vinh danh,
“Sáng danh Thiên Chúa trời cao,
An bình trần thế cho người hướng tâm.”
Hãy hướng về phía vì Sao Lạ,
Cùng bước đi tìm Bethlehem,
Vua của càn khôn mà bái lạy,
Cứu Độ nhân trần khỏi đêm đen.
.. . âm thanh nào vọng lại,
Còn mình ta thao thức trời đêm,
Huyền Diệu đêm này ta với Người,
Đất Trời hòa nhịp Bethlehem.
Thanh bình đêm Huyền Diệu,
Chỉ còn lại mình ta
Bên hang Bethlehem.
Ta lặng lẽ ngắm nhìn
Chúa Hài Đồng tỏa sáng
Vầng nguyệt quế Thiên Triều,
Vào đời đêm Huyền Diệu.
Đêm nay vì Sao Lạ
Sáng hơn những vì sao,
Lung linh và Huyền Diệu
Soi sáng trời bao la.
Chuông giáo đường ngưng đổ,
Dư âm nào thánh thóat
Vang vọng cả đất trời,
Theo gió về muôn nơi.
Người đến trong hoang vắng,
Lạnh lẽo giữa tuyết sương,
Làm người thân hèn mọn,
Mà Mầu Nhiệm Diệu Huyền.
Vì Người con Thiên Chúa,
Hiệp nhất một Chúa Trời,
Quyền uy trong vũ trụ,
Giáng thế bởi Ngôi Lời.
Từ Magnificat,
Ta cất lời vinh danh,
“Sáng danh Thiên Chúa trời cao,
An bình trần thế cho người hướng tâm.”
Hãy hướng về phía vì Sao Lạ,
Cùng bước đi tìm Bethlehem,
Vua của càn khôn mà bái lạy,
Cứu Độ nhân trần khỏi đêm đen.
.. . âm thanh nào vọng lại,
Còn mình ta thao thức trời đêm,
Huyền Diệu đêm này ta với Người,
Đất Trời hòa nhịp Bethlehem.
Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của Cố Cả (Léopold Cadière)
Trần Văn Toàn
17:35 20/12/2010
MINH TRIẾT DÂN GIAN VIỆT NAM THEO CÁI NHÌN CỦA CỐ CẢ (LÉOPOLD CADIÈRE)
Khi cha Nguyễn Thái Hợp cho biết là ban tổ chức cuộc hội thảo ngỏ ý muốn giao cho tôi cái đề tài thuyết trình là “Minh triết dân gian Việt Nam theo Cadière” thì tôi đã nhận lời ngay, vì thấy rằng vẫn còn một chút duyên nợ với xứ Huế và với cha Cadière nữa.
Với xứ Huế, là vì trước đây đúng một nửa thế kỷ, tôi được cha Cao Văn Luận vời về dậy triết học ở ĐH Văn khoa; ngày nay sau 45 năm vật đổi sao dời đã nhiều, tôi lại có dịp về làm việc tại Huế.
Với cha Cadière, là vì năm 1957, khi còn đi học ở Mainz, bên Đức, tôi đã vào thư viện, lục văn lục sách, tìm ra, đọc và ghi chú cẩn thận mấy bài cha Cadière, lúc đó còn đang ở Quảng Trị, viết về Việt Nam vào đầu thế kỷ XX trong tạp chí Anthropos, in bên nước Áo, của cha Wilhelm Schmidt. Đó là tạp chí về Dân tộc học và Ngôn ngữ học. Riêng cha Schmidt thì đã có tiếng vì bộ sách gồm 12 tập, khổ lớn, là: Nguồn gốc ý niệm Thiên Chúa (Ursprung der Gottesidee, 1926-1955) [1]. Tôi đã đọc bài “Triết học bình dân của người An Nam / Việt Nam” (Philosophie populaire annamite / vietnamienne), phần thứ nhất, trong: Anthropos [2] một nửa thế kỷ sau khi xuất bản và cũng đúng vào năm được tái bản trong tập III của bộ sách Niềm tin và thực hành tôn giáo của người An Nam / Việt Nam (Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites/Vietnamiens), thu góp lại nhiều công trình nghiên cứu của cha Cadière. Nay mới đúng là dịp bàn về bài đó.
Lập trường và phương pháp của cha Cadière
Ngay từ đầu bài cha đã đưa ra lập trường lý thuyết rõ rệt có vẻ dứt khoát. Thiết tưởng nên trưng dẫn ra đầy đủ, để có thể tiếp tục bàn luận sau này.
Tác giả viết: “Không có triết học Việt Nam. Cùng với toàn bộ văn hóa Trung quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý triết học lâu đời được người Tàu chấp nhận. Người Việt đã không in được vào những nguyên lý ấy một sắc thái riêng nào cả, họ không thay đổi gì, và có thể nói là họ cũng chẳng đả động gì đến cả. Các học thuyết trong kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng lối giải thích của Châu Hi, thì họ tiếp nhận mà không tranh luận gì cả, thường thì họ không hiểu cho đúng, và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà ra. Vì thế, khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt. – Tuy nhiên, nếu không có triết học riêng của lớp học giả, thì cũng vẫn có một thứ triết học của lớp bình dân, vì ở trình độ văn minh nào con người ta cũng có những ý kiến về vũ trụ vạn vật, về con người, về khả năng và hành động của mình. Những ý kiến đó tuy người ta có suy tư thêm ít nhiều, có làm cho minh bạch đôi chút và ý thức được qua loa, nhưng nó có thực đó, và vẫn biểu lộ ra trong ngôn ngữ”[3].
Lập trường đó có cái đặc sắc là nhấn mạnh vào tầm quan trọng của ngôn ngữ. Như ta biết, có một số người quan niệm rằng người ta ai nấy tư tưởng riêng cho mình ở trong thâm tâm, rồi sau đó mới dùng ngôn ngữ để phát biểu ra ngoài cho người khác biết. Nhưng quan niệm như thế là đi vào con đường bế tắc. Thực vậy, cho dù ta tư tưởng một mình, nhưng không phải là tự mình làm ra được, vì các ý niệm ta dùng để tư tưởng thì không phải là ta tự tạo ra, nhưng đã là do người chung quanh dậy cho ta ngay từ lúc ta bập bẹ học nói. Nếu ngôn ngữ vốn không phải là của chung, thì làm sao người khác lại có thể hiểu được khi ta tự mình nói ra ?
Có người lại cho rằng ngôn ngữ riêng của đoàn thể, của tôn giáo hay của môn phái mình thì người ngoại cuộc có nỗ lực đến mấy cũng không hiểu gì, và rốt cục thì chỉ còn những bí thuật mà sư phụ dậy cho đệ tử mà thôi. Chưa chắc đã đúng hẳn, vì cho dù có bắt buộc phải nói cùng một ngôn ngữ, thì rồi người ta cũng dần dần hiểu trệch đi một chút, tùy theo kinh nghiệm hay sở ước riêng của cá nhân. Kết quả trông thấy là các trào lưu triết học cũng như tôn giáo từ một ông tổ mà ra, thì đều đã sinh ra nhiều môn phái, nếu không kình địch với nhau thì cũng khó đồng ý với nhau. Dù sao, từ xưa đến nay nhân loại trao đổi tư tưởng với nhau, truyền bá tôn giáo cho nhau một cách rộng rãi, thì thường là do phiên dịch. Những ai đã làm công việc phiên dịch, hay là nói được vài ba ngôn ngữ, thì đều thấy rằng rất khó phiên dịch sao cho sát ý, sao cho đủ ý, vì có những cái mà mình nói ra bằng ngôn ngữ này mà không nói ra được như thế trong ngôn ngữ khác. Nhưng bảo là người ta không hiểu được gì cả là nói quá đáng.
Cha Cadière không đi vào con đường bế tắc như thế: cha dùng hai kiểu nói. Một đàng thì nói kiểu thông thường rằng: “Ngôn ngữ là cái gương phản chiếu lại cái tâm thức của một dân tộc. Nó phản chiếu những ý niệm của con người (…). Từ ngữ là những bộ áo mặc cho tư tưởng (…)”. Nhưng không phải chỉ có thế, vì ngôn ngữ không phải chỉ là cái áo ngoài mà ta mặc cho tư tưởng: ta không thay đổi ngôn ngữ như thay áo, vì như ta biết, không phải áo nào mặc vào cũng vừa vặn cả, nhất là áo đi mượn về mặc. Cho nên tác giả lại thấy cần thêm vào đó một câu cốt yếu: “Ngôn ngữ vừa là cái lên khuôn (moule) cho tinh thần, vừa là cái giải thích (interprète) cho tinh thần[4]. Vì thế nếu ta muốn biết người Việt tư tưởng ra sao, thì phải đưa ngôn ngữ của họ ra mà hỏi (…)”.
Từ đó đưa ra kết luận: “Ngôn ngữ nói lên toàn bộ những tư tưởng triết học đang lưu hành trong dân gian, một cách có ý thức hay vô ý thức. Đó là những tư tưởng mà các thế hệ truyền lại cho nhau mà không thay đổi bao nhiêu, nó tượng trưng cho cách thức người dân quan niệm về vũ trụ và các vật trong đó, cũng như về bản tính, về đời sống luân lý và đời sống tinh thần của con người. Đó là triết lý bình dân vậy”. Và đây là minh triết dân gian, đề tài mà tác giả muốn nghiên cứu.
Sau khi trình bầy ý kiến của tác giả, tôi xin căn cứ vào đó để đặt lại vấn đề vì sao tác giả đã cho rằng không có “triết lý” Việt Nam.
1 – NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU
10 – Triết lý của học giả và minh triết trong dân gian
Trước khi đi vào nội dung bài nghiên cứu, thiết tưởng cũng nên phân biệt cho rõ triết lý của lớp học giả với minh triết trong dân gian, để xác định phạm vi sưu tầm của cha Cadière. Sau đó ta sẽ thử xét xem vì lý do nào mà lại bảo rằng không có triết lý Việt Nam.
Như vừa trưng dẫn trên đây, tác giả phân trần như sau: “Khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt”.
Như thế có nghĩa là tuy vẫn phải ăn rễ vào cảm nghiệm, vào kinh nghiệm của con người, và vào ngôn ngữ thông thường, nhưng triết lý của học giả là những suy tư đòi phải nhìn xa hơn, phải dùng lý trí xác nhận, kiểm chứng và phê bình, để: 1) Một là, về mặt hình thức, thì đi tới một hệ thống tư tưởng liên hệ với nhau, ăn khớp vào nhau, một bộ môn có mạch lạc lý sự, không rời rạc, không mâu thuẫn nhau, như trong một giấc chiêm bao. 2) Hai là, về mặt nội dung, thì đi vượt ra bên ngoài giới hạn của cảm giác mà mình đã biết, để nhằm tới một hệ thống tư tưởng tổng quát hơn về thực tại và về vận mệnh con người. Trong ý hướng như thế, người ta phải dùng đến nguyên lý nhân quả, để tìm ngược trở về nguyên nhân của sự việc đã xẩy ra, và xa xăm hơn, về cho tới nguyên nhân thế giới; lại phải dùng thêm nguyên lý cứu cánh, để dự định đi xuôi về tương lai của người ta, của cá nhân cũng như của xã hội. Đi thêm một bước nữa, người ta còn đào sâu để tìm xem nền tảng và ý nghĩa nhân sinh là gì và theo đó thì phải làm gì cho nên người, nghĩa là tìm cho ra lẽ sống. 3) Điểm thứ ba là phê bình: ai nay tự phê bình quan niệm và luận điệu của mình, đồng thời phê bình và trao đổi với người khác, nhưng điểm cuối cùng này chỉ thực hiện được trong xã hội bình đẳng biết trọng dân chu, như xã hội Hi-lạp thượng cổ.
Nếu theo như tác giả chủ trương, người Việt ta không có thứ triết lý như thế, thì cái minh triết dân gian là gì ? Thưa là những ý tưởng được biểu diễn ra một cách tự nhiên trong từ ngữ và các kiểu nói thông thường trong dân gian. Có loại từ ngữ là “danh từ”, vốn dùng để gọi tên, và để phân loại một cách rất tự nhiên: những cái ta thấy giống nhau về một điểm nào đó, thì ta xếp vào một loại và gọi chung cùng một tên. Đi xa hơn chút nữa, những tên gọi đó gợi ý cho ta so sánh và bầy ra những kiểu nói về những hoàn cảnh tương tự.
Theo chủ trương đó tác giả liệt kê ra tất cả ý nghĩa – nghĩa đen cũng như nghĩa bóng – của các từ ngữ, các kiểu nói và ca dao ngạn ngữ có liên hệ đến hai phạm vi kể trên. Ba thứ đó là cái đặc sắc riêng cho mỗi ngôn ngữ, và vì thế rất khó phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tác giả gọi nó là “philosophie populaire”, triết lý bình dân. Tôi xin dùng cụm từ “minh triết” để phân biệt với từ ngữ “triết lý” mà ta đã quen dùng, để nói lên rằng đây mới chỉ là những ý tưởng tự nhiên nảy ra trong ngôn ngữ, trước khi người ta lý luận để làm thành hệ thống và để đào sâu hơn cho đến nền tảng, như trong “triết lý” của lớp học giả.
Thế nhưng căn cứ vào các kiểu nói bình dân, rồi cho rằng tư tưởng chỉ mới đến trình độ “minh triết” chứ chưa đi tới “triết lý”, đó là lối giải thích chưa chắc là chính đáng, đó là tìm không đúng chỗ; vì ta đều biết rằng khi nói về triết lý của người Pháp hay người Đức, thì không bao giờ có ai nghĩ đến việc phải tìm ra nó trong các kiểu nói đặc biệt, trong phong dao ngạn ngữ, trong các truyện biến ngôn hay truyện kể cho trẻ em, như các truyện của Perrault hay của Grimm hay là trong phong tục tập quán mà Van Gennep đã sưu tầm (folklore).
Áp dụng phương pháp nghiên cứu nêu ra trên đây, tác giả chia đối tượng ra làm hai phần, và căn cứ vào cách dùng ngôn từ trong hai phạm vi đó, để tìm cho ra những tư tưởng về vũ trụ và về con người, do ngôn từ tự nhiên gợi ra. Lại thêm vào đó khá nhiều phong tục và lễ nghi tôn giáo dân gian mà đôi khi không thấy do ngôn từ trực tiếp gợi ra.
Phần thứ nhất (trang 41-98) là vũ trụ quan, bàn về vũ trụ, và lại chia làm hai mục: 1) Thế giới siêu nhiên (tr. 43-70), gồm có: trời, đất, thần, ma, quỉ, và hương hồn của ông bà tổ tiên. 2) Thế giới hình sắc (tr. 70-98), gồm có: vũ trụ, tinh tú, bốn phương, mặt đất, nguồn gốc vũ trụ, các loài vật sống động; thêm vào đó thì tác giả trưng ra khá nhiều câu ngạn ngữ về chừng ba chục loài muông chim cầm thú (tr. 86-98).
Phần thứ hai là nhân sinh quan, bàn về con người (tr. 99-205), cũng chia làm hai mục: 1) Các phần thân thể người ta (tr. 99-167). 2) Các nguyên lý làm cho con người ta sống động, như: hơi, khí, hồn, phách, vía, tinh thần, v.v.
Xem qua chi tiết của công việc làm như thế, viết ra gần hai trăm trang khổ lớn, ta thấy là cha Cadière là người thật có sở trường, thông thạo và am hiểu những kiểu nói tế nhị của tiếng Việt. Nhưng cái minh triết dân gian do ngôn từ gợi ra như thế nào, và gợi ra ít hay nhiều, thì đó lại là vấn đề khác, vì lẽ rằng ta chỉ chắc được một điều là nó chưa được hệ thống hóa – mà có lẽ cũng không nên hệ thống hóa – và chỉ xuất hiện dưới hình thức “những mảnh vụn triết lý” (theo kiểu nói của triết gia Đan mạch Kierkegaard ).
Muốn hiểu cái minh triết dân gian mà tác giả trình bầy, ta sẽ đi vào hai phần đó, nhưng thiết tưởng không cần theo hết và cũng không nên theo sát các tiết mục, vì cách phân chia các tiết mục cũng có chỗ hơi gắng gượng, ví dụ tiết mục về hương hồn ông bà tổ tiên thì cũng có thể xếp trong mục nhân sinh quan, khi bàn về hồn phách. Hơn nữa, lại vì có nhiều tiết mục chỉ đưa ra những ngôn từ quen dùng, nhưng không gợi ra ý kiến gì mới mẻ. Vì thế thiết tưởng chỉ nên chú trọng vào những điều đặc sắc mà thôi.
Về vũ trụ quan thì có lẽ mục thứ nhất, về thế giới siêu nhiên, vô hình, quan trọng hơn. Còn về nhân sinh quan, thì trong mục thứ nhất chỉ có một vài cơ thể được tác giả bàn rộng ra, vì được coi như là cách thức diễn tả tâm tình bên trong; và trong mục thứ hai, có nói đến các nguyên lý vô hình làm cho con người ta sống động. Đó là những phạm vi có nhiều chất “triết” hơn, vì người ta đã bắt đầu đi xa hơn cảm giác trực tiếp của người thấy sao nói vậy.
Nhân nói đến chất “triết”, sau đây tôi xin đề nghị tạm dùng hai kiểu nói là “thấy gần” và “nhìn xa”: khi ta dừng lại cảm giác trực tiếp, thì gọi là thấy gần, khi vượt ra xa hơn tầm cảm giác để nhìn lên chiều cao hay nhìn xuống chiều sâu, thì gọi là nhìn xa, và đây là bắt đầu đụng tới chất “triết”.
11 – Về vũ trụ quan: thế giới siêu nhiên
Tác giả xếp vào trong thế giới gọi là siêu nhiên hai loại đối tượng không hoàn toàn giống nhau. Một loại thấy gần thì thuộc hẳn về phạm vi cảm giác, nhưng lại gợi ý cho ta nhìn xa theo hướng những thực tại vô hình. Loại này gồm có: trời, đất. Loại thứ hai gồm những thực tại vô hình, nhưng lại thấy có liên hệ đến những hiện tượng vật chất mà ta cảm giác được. Loại này gồm có: thần, ma, quỉ, hương hồn ông bà tổ tiên.
Trời đất nói chung là môi trường sinh hoạt của con người “đầu đội trời, chân đạp đất”, được “trời che đất chở”. Trông vào trời đất tôi trộm nghĩ là ta có thể vừa “thấy gần”, vừa “nhìn xa”.
TRỜI. – Về chữ “trời” thì cha Cadière đưa ra mấy chục kiểu nói để xác định rằng người Việt dùng nó theo nhiều nghĩa. Thứ nhất là để chỉ vòm trời vật chất có hình sắc mà ta thấy ở trên đầu ta: đó là thấy gần. Thứ đến thì có thể nhìn xa, có thể hiểu rộng ra, để chỉ một khí lực tự nhiên được nhân cách hóa, gọi là “ông trời”: ông trời ở chỗ “cao xa”. Sau đó còn là để chỉ nguyên lý quan phòng cho vận mệnh con người, như trong những kiểu ta nói: “sống chết ở trời”, “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “trời biết”, “kêu trời”, v.v. Riêng về điểm này, tác giả cho rằng một phần cũng là do ảnh hưởng Trung quốc – chữ “Thiên” – mà ý thức dân gian Việt Nam đã đạt tới điểm tối cao, là quan niệm trời như là vừa có trí thông minh, vừa có lòng tốt, lại có đức công bình và thông biết mọi sự. Tuy vậy, theo như tác giả, ngôn ngữ nói lên không làm cho ta biết nguyên lý này có phải là một vị có nhân cách, vô thủy vô chung và là nguồn gốc vạn vật hay không. Sau cùng thì còn có một vài kiểu nói có tính cách nịnh bợ, như: “oai trời”, “lộc trời”, “đèn trời”.
Cũng trong cái “nhìn xa” đó, khi các giáo sĩ đạo Thiên Chúa vào Việt nam, thì nhận thấy rằng chữ “Trời” của ta, cũng như chữ “Thiên” của người Tàu, thì chưa đủ ý để nói về vị tối cao mà mình tôn thờ, vì vị đó vô hình vô sắc, không thể đồng nhất với vòm trời xanh có tính cách vật chất, cho nên muốn nói cho đúng thì phải dùng chữ Hán “Thiên Chủ”, hay là “Thiên địa chân chủ”, dịch sát ý sang tiếng Việt là “Chúa Trời”, hay là “Chúa thật trời đất”. Nhưng khi dùng tiếng Việt thì thấy cần phải thêm vào cái tên gọi đó hai điểm. Một là thêm chữ “Đức” ở đàng trước: “Đức Chúa Trời”, để nói lên lòng tôn kính, chứ không dám gọi “xách mé” là “Chúa Trời” hay như kiểu người Tàu là “Thiên Chủ”. Hai là đọc chữ “Chủ” là “Chúa”, có lẽ vì vào thời Nam Bắc phân tranh, vua Lê chỉ có chức mà không có quyền, chúa Trịnh, chúa Nguyễn mới là người có quyền thực sự [5].
ĐẤT. – Tác giả trưng ra khá nhiều kiểu nói để chỉ về đất theo nghĩa thông thường, như: đất sét, đất nước (quê nhà), đất khách (quê người). “Thấy gần” là như thế. Nhưng “nhìn xa” là nhận ra ảnh hưởng bí mật linh dị của đất lên vận mệnh của con người; có tai họa gì trong làng xóm thì người ta cho là “tại đất”. Từ đó đi tới quan niệm là có nhiều thần có liên hệ đến đất, như: thổ chủ, thổ thần, ông địa. Do đó có những điều phải kiêng kỵ trong ba ngày đầu năm, như khi đã rước ông bà về trước khi giao thừa, thì đóng cửa lại, và chỉ để cho bạn bè và những người khả kính vào mà thôi, còn những người khác nhất là người hành khất thì không được vào “đạp đất”[6]. Thêm vào đó thì các thần có liên quan tới đất đều có ảnh hưởng đến vận mệnh người chết nữa. Cho nên người ta coi đất, chọn đất chôn, để người chết được yên mồ mả, đồng thời cũng kiêng không chôn bất cứ ai vào đất của làng, sợ phạm đến thần đất.
THẦN (Génies). MA (Esprits). QUỈ (Démons). – Đây là một phạm vi những khí lực vô hình, rất mênh mông, có lẽ nhiều chất tôn giáo hơn là chất triết lý. Cả ba tên gọi đều là chữ Hán, tuy vậy nội dung cũng có nhiều sắc thái Việt Nam. Dù sao dịch ra tiếng Pháp như thế cũng không sát ý cho lắm.
Các thần thì rất nhiều – nhất là các thần trong đạo Lão – đâu đâu cũng được tôn thờ, ở bình diện tư gia, làng xã, cũng như quốc gia. Nhà vua xưa kia thường kiểm soát bằng cách ban sắc phong và phân loại cho các thần có công với đất nước, và loại bỏ những thần không hợp với lễ giáo, ví dụ như các dâm thần trong dân gian. Thường thì là các khí lực thiên nhiên được nhân cách hóa, như thần đất, thần núi, thần sông thần biển, thần cây cối. Có những thần có liên hệ nhiều đến nếp sống, như bà Đại Càn, Táo thần, mười hai bà mụ coi về việc sinh nở. Lại có những thần vốn là người, nhưng có công với đất nước cho nên lúc chết được thành thần. Người ta thường quan niệm các thần như thế là phúc thần[7], có uy lực để giúp đỡ nhân dân, chứ không làm hại người ta, như ma, như quỉ.
Chữ « ma » có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Có thể là xác chết, như trong kiểu nói: đám ma, làm ma, v.v. Cũng có thể là những cô hồn, là hồn những người chết oan uổng vì tai nạn, như bị cọp bắt, bị chết đuối, chết đường chết chợ, mà không được tống táng hẳn hoi, không có ai cúng, cho nên thành ma đói, có điều uất ức, thường làm hại người sống. Nếu đối với thần thì người ta tôn kính và làm lễ tế, thì đối với ma không có tôn kính, mà chỉ có kinh sợ mà thôi, và vì thế người ta hay dọa ma trẻ con. Muốn sống cho yên, người ta phải nhờ thầy phù thủy làm môi giới để biết cách xử sự, phải cúng như thế nào – cúng, chứ không tế – phải làm lễ vớt hồn hay di mộ đi chỗ khác cho yên. Người ta cũng quan niệm rằng ma quấy nhiễu người sống là để đòi phần mình cho công bằng, vì thế ma hay báo oán, như kiểu nói « quan tha ma bắt ». Tuy vậy người ta vẫn nghĩ rằng có thể đánh lừa được ma, ví dụ trẻ em khó nuôi vì bị ma quấy rầy, thì có thể gọi nó bằng cái tên thô tục, hay là bán khoán nó cho người khác hay cho nhà Phật, rồi khi lớn sẽ xin chuộc lại.
Quỉ thì cũng gần như ma, nhưng dữ tợn hơn: « nhất quỉ nhì ma ». Có những kiểu nói, như: « thằng quỉ » (để chửi nhau), « nghịch như quỉ », « nước đái quỉ », v.v.
Xét theo kiểu nói bình dân như thế, ta thấy không giống hẳn như quan niệm tâm lý học của người Tàu, cho rằng người ta có hai thứ nguyên lý làm cho sống động, là hồn và phách: hồn là phần trên, phách là phần dưới, sau khi chết thì hồn có thể thành thần, còn phách thì thành quỉ[8].
Đến đây, về thế giới siêu nhiên, tôi xin đưa ra mấy nhận xét có liên hệ đến việc hội nhập văn hóa của đạo Thiên Chúa.
Như đã nói trước đây, vị tối cao được tôn thờ, thì gọi sang tiếng Việt là « Đức Chúa Trời », gọi kiểu Hán Việt là « Thiên Chúa », chứ không gọi là « Thần », như trong một vài bản dịch sang chữ Hán[9], vì vị đó khác xa và không thể lẫn với các thần trong tôn giáo thông thường. Dịch như thế là chí lý. Nhưng ngược lại, lối dịch « vơ đũa cả nắm » - bắt đầu từ Alexandre de Rhodes – gọi tất cả những sự vật hay nhân vật khác được tôn thờ là « bụt thần ma quỉ » thì thiết tưởng là lối dịch không chỉnh, vừa sai ý, lại vừa gây ra nhiều hiểu lầm, vì có người lại hiểu « bụt [10]» là « Phật », và cho đó là bất kính đối với Đức Phật.
Nên chú ý là cha Cadière phiên dịch « ma » là « esprit » mà không chua thêm cho rõ, như thế cũng thật là rầy rà, vì « ma » chỉ là một thứ « esprit » không tốt. Cho nên không thể dịch « Saint Esprit » là « Ma Thánh » hay « Thánh Ma » ! Người Tàu cũng có dùng chữ « linh » để phiên dịch các chữ: « spirituel », « efficace », « âme »[11]. Còn ở Việt Nam thì ta đã dịch « Saint Esprit » là « Thánh Thần », « Thánh Linh » hay « Thần Khí »; nhưng chữ này lại cũng đã dùng trong Kinh Cầu để dịch chữ « peste » là dịch tễ (Xem: Taberd, Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị, 1838) ! Đủ biết là còn nhiều điều rắc rối.
12 – Về nhân sinh quan
Về con người, thấy gần là thấy các cơ thể trong thân thể, còn thấy xa là nhận ra các nguyên lý làm cho con người ta sống động.
Thân thể người ta.
Tên gọi các phần thân thể thì thường trong ngôn ngữ nào cũng hay được dùng theo nghĩa bóng, căn cứ vào vị trí trong bộ máy sinh lý, như trên hay dưới, trước hay sau, ngoài hay trong, để nói về những thái độ hay vị trí không có tính cách vật chất. Vị trí ở trên cao, như cái « đầu » thì dùng để chỉ những cái mình coi là cao quí, cao trọng, quan trọng, như trong kiểu nói: « làm đầu », « đứng đầu », « bắt đầu », câu truyện « có đầu có đuôi ». Cái « mặt » thì ở bên ngoài, cho nên dùng để chỉ những cái được biểu lộ ra bên ngoài. Tên nhiều cơ quan khác trong thân thể cũng được dùng theo một kiểu như thế, ví dụ như: « có gan », « có tai mắt », « có đầu óc », « có mặt », « có chân » (trong một tổ chức), « ra tay », « biết tay », v.v. Cha Cadière đã chú ý vào một điểm đặc biệt, là nếu người Việt dùng ba kiểu nói để chỉ cùng một vật, như « trăng », « ông trăng », « mặt trăng », thì ba kiểu nói: « trời », « ông trời » và « mặt trời » thì lại chỉ về ba thực tại khác nhau.
Cái vị trí trong hay ngoài cũng rất quan trọng: cái ở ngoài là cái ta có thể cảm xúc trực tiếp được, còn cái ở trong thì không thấy được, nhưng ai nấy đều đinh ninh rằng nó ở bên dưới hay bên trong cái ở bề mặt. Vì thế có mấy từ ngữ, như: « lòng », « dạ », « bụng », rất thường được dùng để chỉ những thực tại vô hình vô sắc ở bên trong, như trong các kiểu nói: « đau lòng », « phiền lòng », « phải lòng », « lòng ghen ghét », lòng độc », « lòng tốt », « phỉ dạ », hả dạ », « xót dạ », « tốt bụng », « xấu bụng », v.v. Đối chiếu với ba từ ngữ tiếng Việt đó thì ta cũng quen dùng một từ ngữ Hán Việt là « tâm », để chỉ những thực tại vô hình vô sắc ở chiều sâu, như trong những kiểu nói: « tâm linh », « tâm lý », « tâm tính », « tâm tình », « tâm thức », « tâm hồn », « tâm trí », « để tâm », v.v., còn chữ « tim » thì chỉ dùng để chỉ cơ quan sinh lý vật chất.
Có lẽ điểm đặc biệt nhất trong tiếng Việt – có lẽ không đâu có – mà cha Cadière nhận ra là về những từ ngữ dùng để chỉ thân thể người ta. Ngoài hai chữ Hán Việt là « thân » và « thể », hay « thân thể », thì tiếng Việt có riêng hai từ ngữ, là « mình » và « xác ». Chữ « xác », cũng như « thân thể » và « thân xác », thì dùng để chỉ cái xác vật chất, cũng như chữ « mình mẩy ». Nhưng riêng chữ « mình », cũng như chữ « thân », thì dùng để chỉ cái chủ thể, cũng như tiếng Pháp là « soi », tiếng Anh là « self », tiếng Đức là « selbst », và điểm đặc sắc ở đây trong tiếng Việt là khi nói đến cái chủ thể, thì dùng chữ « mình », là chữ luôn nhắc nhở cho ta rằng phải có « mình mẩy » thì cái chủ thể, thường tự xưng là « tôi », « tớ », « ta », mới nói lên được như thế, mới có thể tự xưng là « mình », hay cũng có thể gọi người khác là « mình » được[12]. Có thể nói rằng về điểm này thì cái minh triết của người Việt, bộc phát trong ngôn ngữ, đã nhận định ra tính cách thống nhất của con người, nghĩa là không có theo chủ trương lưỡng nguyên, mà cho rằng không những con người được kết cấu nên do hai thành phần biệt lập, là xác và hồn, như trong nhiều văn hóa cổ điển Tây phương, mà hơn nữa lại cho rằng cái hồn có thể tồn tại một mình, biệt lập ra ngoài một thân xác nhất định, và vì thế cho nên có thể lần lượt đầu thai vào nhiều thân xác khác nhau.
Nhưng cái minh triết đó hình như không được tư tưởng khai thác cho thành một triết lý riêng, tôi trộm nghĩ có lẽ là vì lớp sĩ phu của ta đã sớm theo tư tưởng triết lý bằng chữ Hán, cho nên không có triết lý riêng bằng tiếng Việt. Dù sao thiết tưởng cha Cadière, tuy đã nhận xét ra, nhưng cũng không đánh giá cái đặc điểm ấy cho đúng mức, theo như triết lý Tây phương ngày nay, có lẽ vì cha đã không chuyên môn về triết lý Tây phương từ thời Phục Hưng trở đi, lại càng không am tường triết lý từ hiện tượng luận về sau này.
Về các nguyên lý làm cho con người ta sống động
Đây là phạm vi có nhiều chất triết lý hơn.
Trong phần này (trang 167-205), tác giả phân tích khá tỉ mỉ những từ ngữ như: « hơi », « khí », « hồn », « phách », « vía », và những kiểu nói có liên hệ đến các từ ngữ ấy.
Riêng về chữ « hơi » và chữ « khí », thì tác giả đã đưa ra khá nhiều ví dụ và đã để ra hơn mười trang để bàn đi luận lại. Để đánh giá tầm thước của mỗi từ ngữ, tác giả dùng lý thuyết phân biệt ý nghĩa ra làm năm bình diện: vật lý (physique), sinh lý (physiologique), tâm lý (psychologique), vũ trụ luận (cosmologique) và bình diện siêu nhiên (surnaturel). Đại khái, tác giả cho rằng từ ngữ nôm na Việt Nam, ví dụ như chữ « hơi », thì tự nó chỉ nằm ở hai bình diện vật lý và sinh lý, còn từ ngữ Hán Việt, như chữ « khí », thì nhờ vào ảnh hưởng của tư tưởng người Tàu, mà vượt được lên bình diện tâm lý và lên xa hơn nữa, và rồi cũng ảnh hưởng sang cách dùng chữ « hơi » nữa. Rốt cục thì hình như tác giả cho rằng người Việt đã lẫn lộn cả năm bình diện, lý do là vì không có đầu óc triết lý như người Tàu: và đây là điều mà tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Tác giả giải thích cái lẫn lộn đó như sau: « Cái ý niệm còn mù mờ này (nguyên lý làm cho sống động), thì mỗi cá nhân, nhờ vào ảnh hưởng của nguyên lý nhân quả, mà dần dần chuyển nó thành ra một quan niệm trông trống về một nguyên lý hoạt động từ bên trong con người và làm cho người ta sống và động. Chính vì đã lý luận sai ngay từ trong ngôn ngữ cho nên người Việt Nam đã cho rằng cái hơi thở cũng chính là cái nguyên lý làm cho sống động; nhưng cả hai cái cũng phải cùng có một lúc với nhau, thì mới lý luận được như thế. Tôi nghĩ rằng như vậy ta hiểu được vì sao khi dùng cùng một từ ngữ thì người Việt Nam đã lẫn lộn hai ý tưởng, rồi cho rằng cái hơi cũng chính là nguyên lý làm cho sống động » (trang 175). Tuy vậy, hình như là để vớt vát lại, tác giả viết: « Ngược lại, ta phải công nhận rằng cái ý tưởng đó (« hơi/khí ») đã ít nhiều được thấm nhuần vào ý nghĩa siêu nhiên, có tính cách siêu việt đôi chút, thì nó vốn đã có mầm mống ngay trong các ý nghĩa thông thường của chữ hơi » (trang 176), chứ không phải hoàn toàn là do ảnh hưởng của tư tưởng Trung quốc.
Thiết tưởng không cần đi vào chi tiết khá rối ren, mà chỉ cần đưa ra cái kết luận dứt khoát sau đây:
« Ở đây ta nghiên cứu về những ý tưởng bình dân; nhưng, theo như tôi nghĩ, người bình dân không ý thức được rằng có hai nguyên lý khác nhau, vì đó là sản phẩm của suy tư triết lý; cùng lắm thì ta có thể công nhận rằng, trong minh triết bình dân, thì người ta tin rằng có hai thứ ảnh hưởng, một cái tốt, một cái xấu. Và có lẽ ta phải coi hai cái ý tưởng, cái tốt và cái xấu, là căn nguyên của tất cả các hệ thống lưỡng nguyên của triết lý của người Tàu. Cái ý tưởng căn bản cần phải ghi lấy là thế này: tất cả các vật, cũng như mỗi vật trong trời đất, thì đều có một cái hơi, một cái ảnh hưởng, được coi như là hơi thở (souffle); rồi thì vũ trụ cũng có một nguyên lý (principe) làm nên nó, và cũng được coi như là hơi thở, cũng như con người có một nguyên lý làm cho nó sống động, nhưng người ta lại lẫn nó với cái hơi (haleine), vừa là hơi thở, vừa là hơi hám. Cái ý tưởng đó đã tiềm tàng sẵn trong chữ hơi; khi người bình dân dùng chữ này, thì không sao phát triển được cho hết cái ý tưởng đã có mầm mống trong đó; nhưng nhờ vào chữ khí của các triết gia người Tàu, thì phát triển được. Tất cả triết lý của người Tàu thì đều căn cứ vào cái quan niệm (notion) về hơi thở, về ảnh hưởng, về nguyên lý: nguyên lý dương và nguyên lý âm, hơi thở đem lại sức sống và hơi thở nhận được sức sống, hơi thở nhiệt và hơi thở hàn, nguyên lý sáng và nguyên lý tối, hơi thở dãn ra và hơi thở co lại, v.v. Đó là phát triển một cách có lý sự những ý tưởng đã in sâu vào ý thức của người bình dân » (trang 178). Từ đó tác giả đề nghị phương trình thức sau đây: « Hơi và hơi thở (vapeur et souffle) = hơi bốc lên (émanation) = ảnh hưởng tự nhiên hay siêu nhiên = nguyên lý làm cho sống động (principe vital) = hơi hám (haleine) » (trang 178). Và tác giả đi tới kết luận: « Tất cả các phần trong phương trình thức đều được nối kết với nhau nhờ vào cái ý tưởng chung, là: cái hơi bốc lên. Cái phương trình thức này tóm tắt được cái minh triết bình dân Việt Nam, và có lẽ cả triết lý của người Tàu trong phạm vi tâm lý học nữa. Và hình như nó còn giải thích được cả quan niệm người Việt Nam về cái siêu nhiên » (trang 178).
Tác giả để ra ba trang (178-180) để bàn về chữ « khí » của người Tàu và cho rằng các ý nghĩa phong phú của nó rốt cục thì đã lẫn sang chữ « hơi » của người Việt[13].
Sau đó tác giả bàn về « hồn », « phách », « vía », qua khá nhiều kiểu nói. Nhưng không thấy đưa ra được quan niệm rõ rệt về các yếu tố đó. Những kiểu nói như « ba hồn bảy vía » hay « tam hồn thất phách », chỉ là kiểu nói chung chung, chứ không cho biết đích danh các thứ hồn, phách, vía, là như thế nào, và mỗi cái có công dụng hay chức năng ra sao. Vì có ba hồn, cho nên tác giả không dịch « hồn » sang tiếng Pháp là « âme », nhưng là « principes vitaux supérieurs », dịch « phách » và « vía » là « principes vitaux inférieurs ». Lại vì hình như không biết người Việt hiểu ba hồn trong một con người như thế nào, cho nên tác giả đành hiểu ba hồn theo đúng như truyền thống triết lý hơn hai nghìn năm ở Au châu[14], là « sinh hồn » (âme végétative) của loài thảo mộc, « giác hồn » (âme sensitive) của loài động vật, và « linh hồn » (âme intellective) của loài người,
2 – VIỆT NAM CÓ TRIẾT LÝ HAY KHÔNG ?
20 – Một vấn đề gai góc
Như mới trình bầy tóm tắt trước đây, cha Cadière đã viết ra khá nhiều trang về các phần trong thân thể người ta, nhất là về giác quan và nêu ra được nhiều kiểu nói rất hay, rất ý nhị. Có lẽ đặc sắc nhất là về cái miệng: miệng để nói (trang 119-123), miệng để ăn (trang 123-130), miệng để nếm (trang 130-132). Nhưng có lẽ rồi nhân đó « vui miệng », cha đã đưa ra một vài ý kiến tổng quát làm cho độc giả người Việt phải chột dạ.
Ví dụ như đoạn văn sau đây. Cha viết: « Thiết tưởng, từ những câu nói mà tôi vừa trưng dẫn ra đây, ta có thể rút ra một vài kết luận về đặc tính chung của nòi giống Việt Nam. Người Việt thường hay dùng chữ « ăn » và coi việc ăn là thật quan trọng, làm cho ta có thể kết luận rằng nòi giống Viêt Nam để tâm lo lắng về những cái vật chất nhiều hơn là về những cái tinh thần. Người Việt Nam coi việc ăn là một trong những mục đích quan trọng vào bậc nhất trong hoạt động của con người. Người Việt không suy xét riêng về nhân sinh. Đối với họ thì tất cả đời người, kể từ hoạt động trong hầu hết các ngành, cho đến cách thức cư xử đối với người khác, tất cả chỉ có một mục đích là để ăn, hay được cụ thể hóa ra trong cách nói cách ăn. Hình như dân Viêt Nam có ý để dành cho các dân tộc khác tất cả lòng hào hiệp trong hoạt động, tận tâm trong việc nghĩa, hi sinh cho một lý tưởng; họ chỉ làm để ăn mà thôi »[15].
Có lẽ cha đã nhận ra rằng nói như thế là nói quá lời, cho nên để vớt vát, cha giải thích rằng vì sống ở một nước nghèo cho nên người Việt ta rất bận tâm lo việc ăn. Cha cũng biết rằng có nhiều từ ngữ thuần túy Việt Nam đã được thêm ý nghĩa triết lý từ chữ Hán chuyển sang. Sau cùng thì cha viết thêm: « Đàng khác không phải là tôi không biết rằng người Việt cũng có tinh thần vô vị lợi, và những tình cảm và ý tưởng cao thượng ». Thực ra, cái minh triết dân gian thì đâu đâu cũng thế, vì nói cho cùng thì nếu ta tìm trong các kiểu nói bình dân của người Pháp, nhất là những kiểu nói không dùng đến những từ ngữ gốc Hi-lạp hay La-tinh, thì ta cũng có thể đi tới kết luận tương tự.
21 – Xét trong quá khứ
Trong câu trưng dẫn ở đầu bài này, ta đã thấy tác giả nhận xét rằng người Việt đã hấp thụ văn hóa và tư tưởng của người Tàu, nhưng kể là đã không đóng góp gì thêm vào đó. Các học thuyết, kinh điển, truyền sang thế nào, thì tiếp nhận như thế, mà không tranh luận gì cả, và thường thì không hiểu cho đúng[16], lại cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết lý nào gốc từ Việt Nam mà ra. Nói thế có nghĩa là người Việt Nam không có một hệ thống triết lý, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt. Có chăng thì chỉ là thứ minh triết bình dân bộc phát ra trong ngôn ngữ thông thường.
Tôi không dám chắc hẳn một cách dứt khoát là như thế, vì cái học của tôi còn thiếu sót, không biết trong các sách cũ ở Việt Nam về Khổng học, về Đạo học hay Phật học trước thế kỷ XX, có những tư tưởng triết lý gì đặc biệt do người Việt Nam đóng góp hay không. Có điều chắc, là người mình đã bắt đầu học đọc học viết bằng chữ Hán, cho nên có lấy lại kinh điển bằng chữ Hán của tam giáo thì cũng là truyện thường. Rồi trong tám chín thế kỷ, sau khi độc lập ra khỏi Trung quốc, sách vở viết ra về đạo giáo, về lịch sử, về địa chí, về hình luật, thì cũng lại cứ dùng chữ Hán, chứ không mấy ai nghĩ đến việc dùng chữ nôm[17].
Nếu quả thực là người Việt không đóng góp bao nhiêu vào tư tưởng của người Hán tộc đưa sang, thì đó cũng là điều dễ hiểu. Thực vậy, người mình sống ở ngoài biên cương Trung quốc, cứ nơm nớp sợ người ta lấy thịt đè người, sợ mất nước, cho nên sĩ phu không có nhiều cơ hội tiếp xúc với người Tàu; mà người Tàu, nếu không có tham vọng đồng hóa thì cũng chẳng có lý do gì để truyền cho người mình cái học thuật của họ. Ngược lại, nhà Minh đã thừa cơ nhà Trần và nhà Hồ yếu thế, mà chiếm đóng nước ta và tịch thu sách vở của ta. Rốt cục thì không tham gia được vào các trào lưu tư tưởng của Tàu, lại ít trao đổi, cho nên chỉ biết được một ít sách Tàu mà thôi, chứ không biết nhiều, thành ra biết gì thì giữ nấy, thế thôi. Còn về mặt tư tưởng triết lý, nếu đã dùng chữ Hán thì tất nhiên là tư tưởng theo như người Tàu.
Nhưng cho dù có tham gia được một cách tích cực và rộng rãi vào các trào lưu tư tưởng bên Trung quốc, thì kết quả cũng chưa chắc đã đi đến đâu. Vì rằng về cuối bài, để kết luận, cha Cadière có nói đến tư tưởng Tàu như sau: « Để tìm hiểu hệ thống vũ trụ luận của các triết gia Trung quốc, chúng tôi vấp phải cái khó khăn, cũng như khi muốn nói lên cho rõ những tư tưởng thông thường ở Việt Nam, có đơn sơ hơn thật, nhưng cũng vẫn rối rắm như thế, về bản tính con người và về bản tính vũ trụ. Triết lý của học giả trong các môn phái thì cũng vẫn giữ lại cái đặc tính của minh triết dân gian; tư tưởng người Tàu có biến chuyển, nhưng rồi rốt cục thì cũng đi tới một chỗ tương tự như khởi điểm vậy »[18]. Về điểm này tôi xin phép bàn rộng ra: có lẽ chính triết lý của người Tàu, dù có uyên thâm, cũng không đi xa được lắm, là vì xã hội phong kiến chưa có ý thức dân chủ, bình đẳng, như người Hi-lạp cổ, cho nên ai có uy quyền thì coi là cũng có uy tín, như thần dậy thánh phán, cho nên không ai được phê bình.
Đàng khác, cái học bằng chữ Hán của người mình khi xưa lại là cái học từ chương, để thi đỗ ra làm quan trị dân, hay là để làm văn làm thơ tiêu khiển. Những suy tư về vận mệnh con người thì lấy ở sách Tàu, chứ có lẽ không có ai nghĩ đến việc trao đổi với cái vốn liếng minh triết của lớp bình dân nói tiếng Việt. Văn chương thi phú thì thật có dùng chữ Nôm, để « mua vui một vài trống canh », nhưng cũng vẫn còn dùng khá nhiều chữ Hán, nhất là thơ Thiền. Thường thì lấy lại những tư tưởng về định mệnh, duyên kiếp, về sự đời chóng qua, như « vó câu qua cửa sổ », đưa đến thái độ nhẫn nại, chịu đựng. Vì thế cũng không phát triển cái minh triết bình dân cho nó thành ra lối suy tư có lý sự, có hệ thống, thành triết lý Việt Nam. Thiết tưởng đó là tình trạng tư tưởng Việt Nam mà cha Cadière đã quan sát thấy.
22 – Nhìn về tương lai
Nhưng từ đó mà chủ trương rằng người Việt, với cái ngôn ngữ như thế, thì chỉ có cái minh triết bình dân, chứ không có triết lý, thì tôi trộm nghĩ là nói hơi quá lời. Có lẽ nên dè dặt hơn mà nói là thời xưa chưa có hệ thống triết lý. Nếu có cái thiếu sót, thì thiết tưởng là vì thiếu điều kiện văn hóa chính trị và thiếu người triết lý, chứ không phải tại ngôn ngữ. Thực ra, ngôn ngữ nào cũng có cái lý sự riêng, cái minh triết của nó. Đó là điều người Hi lạp đã nhận ra khi họ dùng một từ ngữ « logos », vừa để chỉ cái « Lý sự », vừa để chỉ « lời nói », « từ ngữ »: từ ngữ dùng để phân loại sự vật cho có thứ tự, rồi có văn pháp để chắp nối từ ngữ cho ra câu cú, làm cho người ta tư tưởng có mạch lạc. Nói lên được thứ tự và mạch lạc là tìm ra cái lý sự trong sự vật. Nhưng nếu chỉ có thế, thì chưa đi tới triết lý có hệ thống.
Muốn đi tới triết lý, – cũng như đi tới khoa học, kỹ thuật, luân thường đạo lý, v.v. – thì cần phải đi thêm mấy bước nữa. Một là: phải có người đứng ra đặt vấn đề suy nghĩ xa hơn cái trông thấy trước mắt, ví dụ như về nguồn gốc, về tương lai hay là về nền tảng của vũ trụ và vận mệnh con người. Hai là: vì suy tư triết lý ăn rễ vào một cộng đồng ngôn ngữ, với những kiểu nói và minh triết đã có sẵn, cho nên nó không phải của riêng một cá nhân nào; mình dùng ngôn ngữ chung, để riêng mình suy tư, nhưng căn bản và kết quả là của chung, nói lên thì người khác nghe hiểu được và có thể bàn luận được. Ba là: vì phải đi xa hơn cái kinh nghiệm trực tiếp, cho nên phải đặt cho từ ngữ có sẵn đó một ý nghĩa mới, nếu không thì phải đặt ra từ ngữ mới. Bốn là: phải có óc phê bình, để tự mình nhận ra chân lý, chứ không phải cứ người trên hay là ông thầy nói sao thì mình nói lại như thế. Và thiết tưởng đây là điểm quan trọng nhất. Chế độ quân chủ của ta đã bị chế độ thực dân chặt hết chân tay vây cánh, rồi sau cùng đã bị chế độ cộng hòa truất phế, đó là hoàn cảnh thuận lợi để tư tưởng triết lý phát triển.
Như thế triết lý là một phạm vi có từ ngữ chuyên môn, mà chuyên môn hoặc là vì có thêm ý nghĩa mới, hoặc là vì sáng tạo ra hay vay mượn được từ ngữ mới, từ văn hóa khác đưa tới. Trong cuộc giao lưu văn hóa thì các dân tộc thường vay mượn từ ngữ và tư tưởng của nhau, đem vào văn hóa của mình, rồi phát triển thành tư tưởng của mình.
Xin đan cử ra đây một ví dụ về triết lý Au châu. Trước đây hơn 25 thế kỷ, khi có một số người Hi lạp bắt đầu suy tư một cách có lý sự, có đầu đuôi, có thứ tự mạch lạc, thì họ lấy từ cái vốn liếng từ ngữ và minh triết sẵn có, mà tạo ra từ ngữ mới. Họ có các danh từ để gọi tên sự vật, có các tĩnh từ để nói sự vật là thế nọ thế kia, nhưng phải tìm từ ngữ mới để nói lên rằng sự vật có thực đó[19]. Và thay vì dùng chữ « có » như chúng ta, thì họ dùng chữ « là » (einai/esti): chữ này vốn dùng để nối hai sự vật tương đồng, nhưng nếu dùng cụt ngủn về một sự vật, thì nó có nghĩa là « có thực đó ». Người La-tinh cũng theo đó mà dùng chữ « là » (esse/est) như thế.
Rồi sau khi đế quốc Rôma sụp đổ thì các bộ lạc Au châu chưa có chữ viết, liền học lấy tiếng La tinh và văn hóa cổ điển. Cách đây chừng 7, 8 thế kỷ, – cũng vào thời kỳ mà ông cha chúng ta bắt đầu dùng các bộ gốc chữ Hán, sáng chế ra chữ Nôm để viết tiếng Việt – thì người Au châu đang thấm nhuần văn học cổ điển, bắt đầu có ý thức dân tộc, và họ dùng mẫu tự La-tinh để viết tiếng nói của dân tộc họ, nhưng trong việc học vấn họ vẫn còn dùng tiếng La-tinh cho đến thế kỷ XIX. Khi đi vào triết lý thì họ cũng bắt chước người xưa mà dùng động từ « là », trong tiếng nói của họ, để chỉ cái « có thực đó »; người Pháp nói: « être/est », người Đức nói « sein/ist » còn người Anh thì nói « to be/is », v.v. Cũng như người Hi-lạp và người La-tinh đã biến thể cho chữ « einai » và « esse » thành các từ ngữ như « on » và « ens » để chỉ các « vật (có thực) », như « ousia » và « essentia » để chỉ « yếu tính » hay « bản tính », thì người Pháp, Đức, Anh cũng làm theo kiểu đó mà gọi « vật » là « être/étant », là « Seiende », hay là « being », và gọi « bản tính » là « essence » hay « Wesen », v.v.
Trong suốt thời Trung cổ, người Âu châu học tập và triết lý bằng tiếng La-tinh, họ trao đổi với nhau mà không biết đến ranh giới các nước. Vào quãng thời Phục Hưng thì một đàng thì họ vẫn dùng tiếng La-tinh, nhưng đàng khác thì họ bắt đầu viết bằng tiếng của dân tôc, như Ý, Pháp, Anh, Đức, và vay mượn rất nhiều từ gốc tiếng La-tinh và tiếng Hi-lạp. Nếu nhân vật ký tên là « Cartesius » chỉ viết sách triết lý bằng tiếng La-tinh, chứ không viết gì bằng tiếng Pháp, thì chưa có thể nói đó là triết lý Pháp. Nhưng khi cũng chính nhân vật đó viết sách bằng tiếng Pháp và ký tên là « Descartes », thì mới kể là có triết lý Pháp. Tôi không thể quan niệm là có triết lý Pháp hay Đức, nếu không bao giờ có ai viết sách triết lý bằng Pháp văn hay Đức văn. Cũng thế, nếu ông cha chúng ta chỉ viết lách bằng chữ Hán, thì dĩ nhiên là để tham gia ít nhiều vào cuộc trao đổi tư tưởng với những người biết chữ Hán. Như thế hỏi có liên quan gì đến những người nói tiếng Việt ?
Nay lại nói về triết lý ở Việt Nam. Ta biết kinh điển của tam giáo có nhiều chất triết, nhưng lại viết bằng chữ Hán, và trong khá nhiều thế kỷ không thấy ai phiên dịch ra tiếng Việt (chữ Nôm). Từ mấy chục năm nay, tôi đọc sách thấy nói là đạo Phật vào Luy Lâu ở đất Việt trước khi vào Lạc Dương và Bành Thành ở đất Tàu. Tuy vậy, có điều làm cho tôi thắc mắc, là nếu có sách vở gì nhắc tới, thì hình như là bằng chữ Hán cả, chỉ có người Tàu di cư sang đất Giao Chỉ và một số thật ít người Việt đọc được mà thôi. Không biết vào thời đó có ai nói ra tiếng Việt cho đại chúng nghe hay không. Cho nên không biết có gây ra truyền thống nào không. Chắc một điều là sau đó, các vua Việt Nam đã cho người sang Tàu rước vô số kinh Phật bằng chữ Hán đem về chép.
Trong hoàn cảnh đã trình bầy trước đây, người mình kể là không tham gia vào các trào lưu triết lý và đạo giáo trong khu vực văn hóa chữ Hán, biết gì thì giữ nấy, lại cũng không khai thác cái minh triết gắn liền với ngôn ngữ riêng của mình. Chứ nếu đã có ai nghĩ đến việc phiên dịch ra tiếng Việt, viết ra chữ Nôm, thì tôi dám chắc là đã có nhiều thời gian, để khai thác cái vốn liếng minh triết có sẵn của mình, nhờ vào ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng ngoại lai, kể cả Trung quốc, mà phát triển thành một luồng tư tưởng triết lý Việt Nam. Cũng như đúng vào thời ấy, người Âu châu đã nhờ vào triết lý Hi-lạp và La-tinh cổ điển, mà phát triển triết lý riêng, có in dấu dân tộc của họ, viết ra bằng ngôn ngữ riêng của họ. Nhưng đây chỉ là giả thuyết về cái quá khứ không trở lại nữa.
Nếu không có sách vở bằng tiếng Việt, viết theo lối chữ Nôm, hay lối chữ quốc ngữ dùng mẫu tự La-tinh, thì thiết tưởng tư tưởng Việt Nam khó mà phát triển được cái quốc học, như trong thế kỷ XX. Ý kiến của cha Cadière chỉ có thể đúng trong phạm vi quá khứ, chứ chưa chắc đã đúng vào lúc sau này, khi mà người Việt đã học hỏi nơi thiên hạ tứ chiếng, hấp thụ triết lý của người nước ngoài, rồi đã viết sách triết lý bằng tiếng Việt theo mẫu tự La-tinh, nghĩa là bằng chữ quốc ngữ như ngày nay, cho người mình đọc. Dĩ nhiên là trong buổi đầu thì phải phiên dịch sách giáo khoa. Cái khó khăn của những bậc tiền bối trước đây hơn nửa thế kỷ là phải mò mẫm tìm cho được từ ngữ để dịch cho đúng ý, đồng thời dịch cho ra tiếng Việt. Nếu không thông hiểu ngoại ngữ, không am tường vấn đề triết, lại không thạo tiếng.. . Việt, thì làm sao phiên dịch cho đúng ý ? Có người cho rằng cứ dùng những từ ngữ triết học do người Nhật hay người Tàu đã chọn để phiên dịch từ các tiếng Âu châu. Cũng đúng một phần, nhưng ta nên biết rằng người phiên dịch thì thường không phải là người chuyên môn, cho nên dịch lấy được, và vì thế chưa chắc là bao giờ cũng hiểu rõ vấn đề và dịch cho đúng ý. Về vấn đề chọn từ ngữ triết lý cho tiếng Việt, thì có nhiều người đã có công đóng góp từ hơn nửa thế kỷ nay, nhưng tôi chỉ xin nhắc đến tên hai vị đồng nghiệp có cái học vấn nghiêm túc, mà nay đã quá cố, đó là Cao Văn Luận và Trần Thái Đỉnh.
Còn về sau này, thì tương lai triết lý Việt Nam là ở trong tay lớp người « hậu sinh khả úy »[20]. Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi. Trước đây người ta bảo là phải biết kính trọng các vị bề trên, như quân sư phụ, hay là Phật Tiên Thánh, bề trên nói sao thì mình chấp nhận như thế, thì ta thấy chính trong cái minh triết bình dân, tuy rằng chưa có óc hệ thống, nhưng cũng không đến nỗi thiếu cái óc phê bình. Không phải là phê bình bừa bãi một cách bất kính, nhưng dám phê bình từ những bậc thầy đã học chữ thánh hiền, nhưng đôi khi không giữ được đạo thánh hiền, cho đến những bậc tu hành lén lút phá giới. Chính cái óc phê bình như thế đã được cổ võ bên Âu châu, làm cho tư tưởng Âu châu phát triển, không những phê bình về mặt tư tưởng triết lý, như Descartes (1596-1650), Kant (1724-1804), mà cả về mặt thực hành tôn giáo, khi người ta lẫn lộn tín ngưỡng với mê tín, không phân biệt tôn giáo với chính trị, lấy cái này làm hậu thuẫn cho cái kia.
Nói tóm lại: cái minh triết vẫn còn đó và vẫn được tiếp tục phát triển. Nhưng cái triết lý là ở trong tay những người chịu khó suy nghĩ.
Huế, ngày 07-09/09/2010
________________________________________
[1] Bộ sách không được dịch sang tiếng Pháp, nhưng đại ý đã được trình bầy trong cuốn sách Nguồn gốc và Biến chuyển của tôn giáo. Lý thuyết và Sự kiện (Origine et Évolution de la Religion. Les théories et les faits, Paris, Grasset, 1931).
[2] Anthropos. Revue internationale d’Ethnologie et de Linguistique (Salzburg), tập II (1907) tr. 116-127 và tr. 955-969, tập III (1908), tr. 248-271. Phần thứ hai thì in tiếp trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Orient, Hà Nội, t. XV (1915), tr. 1-103. Cả hai phần đã được tái bản trong Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites / Vietnamiens, Paris, E.F.E.O., 1957, t. III, tr. 41-205.
[3] Anthropos II (1907), tr. 116. – Croyances et Pratiques … III, tr. 41. Sau đây sẽ trưng dẫn theo sách Croyances ….
[4] Chú thích của TVT: Nói thế khác, dùng một ngôn ngữ cũng tức là đi vào một đường lối tư tưởng, vì ngôn ngữ định hình cho tư tưởng. Người Đức có lối chơi chữ rất thần tình, không dịch ra tiếng khác được. Họ nói rằng ngôn ngữ không phải là « bản chép » (ab-bilden) lại tư tưởng, nhưng nó là cái « định hình » (bilden) cho tư tưởng. Xem: Adam Schaff, Sprache und Erkenntnis (Ngôn ngữ và Tri thức), Europa Verlag, Wien-Frankfurt-Zurich, 1964, tr 37-46. Tuy có nói là ngôn ngữ « lên khuôn » cho tư tưởng, nhưng xem chừng cha Cadière không có ý đào sâu thêm về điểm này,
[5] Lối giải thích này đã được cha Cadière trình bầy tỉ mỉ trong bài « Le titre divin en annamite », đăng trong tạp chí Revue d’Histoire des Missions. Supplément au numéro de décembre 1931, tr. 1-27.
[6] Tôi còn nhớ khi ăn tết ở Huế có lần có một giáo sư đồng nghiệp mời đến chơi nhà, nhưng trước khi giao thừa thì ông đã khẩn khoản mời chúng tôi ra về, vì bà thân mẫu không muốn có người lạ ở lại nhà vào lúc đó.
[7] Hiện nay trong nước ta cụ Hồ cũng có tượng thờ như một vị phúc thần trong một số đền chùa.
[8] Cũng nên chú ý là chữ Hán có cái đặc biệt lạ lùng là: chữ « ma », chữ « hồn », chữ « phách », cả ba chữ đều có gồm bộ « quỉ » ở trong ! Tôi không có sở trường để tán chữ xem viết như thế có ý nghĩa gì rõ rệt về ba bốn thứ ấy, hay chẳng qua đó là chỉ đưa ra một cái trực giác mập mờ vậy thôi. Tôi cũng không dám bàn tới kiểu nói: « ba hồn bẩy vía (hay: chín vía) ».
[9] Cũng như người Âu châu đã dịch là « Theos », « Deus », « Dieu », « Dios », « Dio », « Gott », « God », v.v.
[10] A. de Rhodes dùng chữ « bụt » để dịch chữ « idolum » (Pháp: idole) là « ngẫu tượng », hay « thần tượng ». Ngoài ra chúng ta còn nói đến « bụt mọc », « bụt ốc », chứ không nói riêng về Phật.
[11] Có điều đáng chú ý, là: cũng hai chữ Hán Việt « thanh linh » thì đọc ra Nôm là « thiêng liêng » để dịch chữ « spirituel », mà khi đảo ngược ra « linh thanh » thì lại đọc ra Nôm là « linh thiêng » để nói lên tính cách hữu hiệu của vị thần. Thế nhưng trong chữ « linh sàng », thì chữ « linh » lại có nghĩa khác.
[12] Ví dụ như trong câu: Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai.
[13] Vì chữ khí có nghĩa khá rộng cho nên nhà Phật khi nói về « tứ đại » thì hiểu là địa thủy hỏa phong (phong là gió, chứ không nói là khí), còn các giáo sĩ Tây phương thì dịch là không khí, là khí a-rê (Pháp: air, Latinh: aer). Còn kiểu nói bình dân: « cái anh khí gió này », thì tôi không hiểu nguyên do từ đâu mà ra.
[14] Dù không minh bạch cho lắm, nhưng kể là vẫn còn không đến nỗi rối rắm như trong Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị – Dictionarium Anamitico-Latinum của Giám mục Bá Đa Lộc soạn cuối thế kỷ XVIII, rồi do Giám mục Taberd cho in tại Serampore (Ấn độ) năm 1838, và sau cùng thì do Viện Quốc Học tái bản tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh năm 2004. Thực vậy, trong tự vị này thì: « Hồn » là « anima » (tức là linh hồn); « Phách » là « corpus inanimatum » (cái xác không hồn), nhưng « thất phách » lại dịch là « septem passiones »; « Vía » là « spiritus vitalis » (gần như « principe vital »); nhưng « bảy vía » cũng lại dịch là « septem passiones », mà ta biết hai chữ này còn dùng để dịch hai chữ « thất tình », nghĩa là: hỉ/vui, nộ/giận, ai/ buồn, cụ/sợ, ái/yêu, ố/ghét dục/muốn ! – Cũng xin xem thêm: Trần Văn Toàn, « Từ môn psychologie đến khoa tâm lý học. Những chặng đường nghiên cứu con người », Định Hướng, số 52, mùa Hè 2008, trang 4-25.
[15] Croyances et Pratiques … III, EFEO, MCMLVII, trang 128.
[16] Không những vì cái học khoa cử, cốt để ra làm quan, mà còn vì cái thói thi nhau xem ai biết ít hay nhiều chữ, cái tật tán chữ suông. Một ví dụ: vào thế kỷ XVIII các giáo sĩ đạo Ki-tô khi tìm hiểu Phật giáo tại Việt Nam thì đã gặp một cuốn sách viết về Phật giáo bằng chữ Hán, tên là Tâm Đăng, xuất bản năm Canh Tý, 1720, không biết là ai viết, nhưng chắc là một nhà nho. Tôi xin phép trích một đoạn vắn, để thấy người ta áp dụng vào Phật giáo cái tư tưởng về vũ trụ quan âm dương, bát quái, của người Tàu như thế nào. Khi muốn giải thích hai chữ Nam-mô (chữ Hán viết là Nam vô), thì tác giả viết như sau:
« Nam giả thiên hạ chi thế nhân dã, Vô giả thượng đỉnh hư không phật dã, hựu Nam giả thị phàm phu viết thử ngạn dã, Vô giả thị chư phật xưng vi bỉ ngạn; cố viết: Nam Vô nghĩa dã, hựu thiên phù, viết Nam địa tải, viết Vô đầu địa, viết Nam đỉnh lễ, viết Vô đầu điển thản, xưng vi Nam, đầu liên khôi thản, xưng vi Vô, Nam vi thiên phù, Vô vi địa tải, Nam vi phụ, Vô vi mẫu, Nam vi thủy, Vô vi hỏa, Nam vi tâm, Vô vi tính, Nam vi tinh phụ, Vô vi tính mẫu (hay là: huyết mẫu ?), Nam vi khảm, Vô vi ly, Nam âm, Vô dương, Nam càn, Vô khôn, Nam vi nhật, Vô vi nguyệt, Nam vi thể, Vô vi dụng, Nam vi sắc thân, vô vi pháp thân, cố viết nội ngoại, nam vô, thiên địa, nhất thiết tâm tính, thể dụng, kim cương, âm dương, càn khôn, nhật nguyệt, thủy hỏa, phụ mẫu, nam nữ, tinh huyết, khảm ly, sắc pháp, nội ngoại, bản thân nhược liễu » (Viện Hán Nôm, Hà Nội, mã số A-2481, trang 9b).
Thú thực là đọc xong đoạn đó và đọc tiếp nữa, tôi chịu, không biết tác giả hiểu Nam mô hay Nam vô ra sao. Cúi xin các bậc cao minh chỉ dẫn.
[17] Riêng người công giáo Việt Nam thì tuy rằng có dùng một vài cuốn sách giáo lý bằng chữ Hán mà các giáo sĩ Tây phương đưa từ bên Tàu sang, nhưng ngay từ đầu thế kỷ XVII thì đã dùng thẳng chữ Nôm để viết sách về tư tưởng đạo giáo, kinh sách, thơ văn, và đã có một tủ sách chữ Nôm khá quan trọng (hơn một trăm cuốn, tàng trữ tại Paris, trong Thư viện Quốc gia và nhất là trong Văn khố Hội thừa sai nước ngoài (Missions Etrangères de Paris), có cả văn xuôi lẫn văn vần; sau này một phần đã được phiên âm ra chữ quốc ngữ.
[18] Croyances et Pratiques …, t. III, EFEO, MCMLVII, trang 205.
[19] Người Việt dùng chữ « có », đặt sau danh từ để nói về sự vật thuộc về cái mình gọi đó, ví dụ: cây đa co thần; và dùng chữ « có » trước danh từ để nói lên rằng cái đó « có thực », ví dụ: có thần trong cây đa. Trong hai trường hợp, người Tàu cũng dùng chữ « hữu » như thế.
[20] Xem: Trần Văn Toàn, « Le problème de la Philosophie au Vietnam », đăng trong: Approches – Asie, Université de Nice-Sophia Antipolis, số 15, 1997, trang 17-31.
Khi cha Nguyễn Thái Hợp cho biết là ban tổ chức cuộc hội thảo ngỏ ý muốn giao cho tôi cái đề tài thuyết trình là “Minh triết dân gian Việt Nam theo Cadière” thì tôi đã nhận lời ngay, vì thấy rằng vẫn còn một chút duyên nợ với xứ Huế và với cha Cadière nữa.
Với xứ Huế, là vì trước đây đúng một nửa thế kỷ, tôi được cha Cao Văn Luận vời về dậy triết học ở ĐH Văn khoa; ngày nay sau 45 năm vật đổi sao dời đã nhiều, tôi lại có dịp về làm việc tại Huế.
Với cha Cadière, là vì năm 1957, khi còn đi học ở Mainz, bên Đức, tôi đã vào thư viện, lục văn lục sách, tìm ra, đọc và ghi chú cẩn thận mấy bài cha Cadière, lúc đó còn đang ở Quảng Trị, viết về Việt Nam vào đầu thế kỷ XX trong tạp chí Anthropos, in bên nước Áo, của cha Wilhelm Schmidt. Đó là tạp chí về Dân tộc học và Ngôn ngữ học. Riêng cha Schmidt thì đã có tiếng vì bộ sách gồm 12 tập, khổ lớn, là: Nguồn gốc ý niệm Thiên Chúa (Ursprung der Gottesidee, 1926-1955) [1]. Tôi đã đọc bài “Triết học bình dân của người An Nam / Việt Nam” (Philosophie populaire annamite / vietnamienne), phần thứ nhất, trong: Anthropos [2] một nửa thế kỷ sau khi xuất bản và cũng đúng vào năm được tái bản trong tập III của bộ sách Niềm tin và thực hành tôn giáo của người An Nam / Việt Nam (Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites/Vietnamiens), thu góp lại nhiều công trình nghiên cứu của cha Cadière. Nay mới đúng là dịp bàn về bài đó.
Lập trường và phương pháp của cha Cadière
Ngay từ đầu bài cha đã đưa ra lập trường lý thuyết rõ rệt có vẻ dứt khoát. Thiết tưởng nên trưng dẫn ra đầy đủ, để có thể tiếp tục bàn luận sau này.
Tác giả viết: “Không có triết học Việt Nam. Cùng với toàn bộ văn hóa Trung quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý triết học lâu đời được người Tàu chấp nhận. Người Việt đã không in được vào những nguyên lý ấy một sắc thái riêng nào cả, họ không thay đổi gì, và có thể nói là họ cũng chẳng đả động gì đến cả. Các học thuyết trong kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng lối giải thích của Châu Hi, thì họ tiếp nhận mà không tranh luận gì cả, thường thì họ không hiểu cho đúng, và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà ra. Vì thế, khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt. – Tuy nhiên, nếu không có triết học riêng của lớp học giả, thì cũng vẫn có một thứ triết học của lớp bình dân, vì ở trình độ văn minh nào con người ta cũng có những ý kiến về vũ trụ vạn vật, về con người, về khả năng và hành động của mình. Những ý kiến đó tuy người ta có suy tư thêm ít nhiều, có làm cho minh bạch đôi chút và ý thức được qua loa, nhưng nó có thực đó, và vẫn biểu lộ ra trong ngôn ngữ”[3].
Lập trường đó có cái đặc sắc là nhấn mạnh vào tầm quan trọng của ngôn ngữ. Như ta biết, có một số người quan niệm rằng người ta ai nấy tư tưởng riêng cho mình ở trong thâm tâm, rồi sau đó mới dùng ngôn ngữ để phát biểu ra ngoài cho người khác biết. Nhưng quan niệm như thế là đi vào con đường bế tắc. Thực vậy, cho dù ta tư tưởng một mình, nhưng không phải là tự mình làm ra được, vì các ý niệm ta dùng để tư tưởng thì không phải là ta tự tạo ra, nhưng đã là do người chung quanh dậy cho ta ngay từ lúc ta bập bẹ học nói. Nếu ngôn ngữ vốn không phải là của chung, thì làm sao người khác lại có thể hiểu được khi ta tự mình nói ra ?
Có người lại cho rằng ngôn ngữ riêng của đoàn thể, của tôn giáo hay của môn phái mình thì người ngoại cuộc có nỗ lực đến mấy cũng không hiểu gì, và rốt cục thì chỉ còn những bí thuật mà sư phụ dậy cho đệ tử mà thôi. Chưa chắc đã đúng hẳn, vì cho dù có bắt buộc phải nói cùng một ngôn ngữ, thì rồi người ta cũng dần dần hiểu trệch đi một chút, tùy theo kinh nghiệm hay sở ước riêng của cá nhân. Kết quả trông thấy là các trào lưu triết học cũng như tôn giáo từ một ông tổ mà ra, thì đều đã sinh ra nhiều môn phái, nếu không kình địch với nhau thì cũng khó đồng ý với nhau. Dù sao, từ xưa đến nay nhân loại trao đổi tư tưởng với nhau, truyền bá tôn giáo cho nhau một cách rộng rãi, thì thường là do phiên dịch. Những ai đã làm công việc phiên dịch, hay là nói được vài ba ngôn ngữ, thì đều thấy rằng rất khó phiên dịch sao cho sát ý, sao cho đủ ý, vì có những cái mà mình nói ra bằng ngôn ngữ này mà không nói ra được như thế trong ngôn ngữ khác. Nhưng bảo là người ta không hiểu được gì cả là nói quá đáng.
Cha Cadière không đi vào con đường bế tắc như thế: cha dùng hai kiểu nói. Một đàng thì nói kiểu thông thường rằng: “Ngôn ngữ là cái gương phản chiếu lại cái tâm thức của một dân tộc. Nó phản chiếu những ý niệm của con người (…). Từ ngữ là những bộ áo mặc cho tư tưởng (…)”. Nhưng không phải chỉ có thế, vì ngôn ngữ không phải chỉ là cái áo ngoài mà ta mặc cho tư tưởng: ta không thay đổi ngôn ngữ như thay áo, vì như ta biết, không phải áo nào mặc vào cũng vừa vặn cả, nhất là áo đi mượn về mặc. Cho nên tác giả lại thấy cần thêm vào đó một câu cốt yếu: “Ngôn ngữ vừa là cái lên khuôn (moule) cho tinh thần, vừa là cái giải thích (interprète) cho tinh thần[4]. Vì thế nếu ta muốn biết người Việt tư tưởng ra sao, thì phải đưa ngôn ngữ của họ ra mà hỏi (…)”.
Từ đó đưa ra kết luận: “Ngôn ngữ nói lên toàn bộ những tư tưởng triết học đang lưu hành trong dân gian, một cách có ý thức hay vô ý thức. Đó là những tư tưởng mà các thế hệ truyền lại cho nhau mà không thay đổi bao nhiêu, nó tượng trưng cho cách thức người dân quan niệm về vũ trụ và các vật trong đó, cũng như về bản tính, về đời sống luân lý và đời sống tinh thần của con người. Đó là triết lý bình dân vậy”. Và đây là minh triết dân gian, đề tài mà tác giả muốn nghiên cứu.
Sau khi trình bầy ý kiến của tác giả, tôi xin căn cứ vào đó để đặt lại vấn đề vì sao tác giả đã cho rằng không có “triết lý” Việt Nam.
1 – NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU
10 – Triết lý của học giả và minh triết trong dân gian
Trước khi đi vào nội dung bài nghiên cứu, thiết tưởng cũng nên phân biệt cho rõ triết lý của lớp học giả với minh triết trong dân gian, để xác định phạm vi sưu tầm của cha Cadière. Sau đó ta sẽ thử xét xem vì lý do nào mà lại bảo rằng không có triết lý Việt Nam.
Như vừa trưng dẫn trên đây, tác giả phân trần như sau: “Khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt”.
Như thế có nghĩa là tuy vẫn phải ăn rễ vào cảm nghiệm, vào kinh nghiệm của con người, và vào ngôn ngữ thông thường, nhưng triết lý của học giả là những suy tư đòi phải nhìn xa hơn, phải dùng lý trí xác nhận, kiểm chứng và phê bình, để: 1) Một là, về mặt hình thức, thì đi tới một hệ thống tư tưởng liên hệ với nhau, ăn khớp vào nhau, một bộ môn có mạch lạc lý sự, không rời rạc, không mâu thuẫn nhau, như trong một giấc chiêm bao. 2) Hai là, về mặt nội dung, thì đi vượt ra bên ngoài giới hạn của cảm giác mà mình đã biết, để nhằm tới một hệ thống tư tưởng tổng quát hơn về thực tại và về vận mệnh con người. Trong ý hướng như thế, người ta phải dùng đến nguyên lý nhân quả, để tìm ngược trở về nguyên nhân của sự việc đã xẩy ra, và xa xăm hơn, về cho tới nguyên nhân thế giới; lại phải dùng thêm nguyên lý cứu cánh, để dự định đi xuôi về tương lai của người ta, của cá nhân cũng như của xã hội. Đi thêm một bước nữa, người ta còn đào sâu để tìm xem nền tảng và ý nghĩa nhân sinh là gì và theo đó thì phải làm gì cho nên người, nghĩa là tìm cho ra lẽ sống. 3) Điểm thứ ba là phê bình: ai nay tự phê bình quan niệm và luận điệu của mình, đồng thời phê bình và trao đổi với người khác, nhưng điểm cuối cùng này chỉ thực hiện được trong xã hội bình đẳng biết trọng dân chu, như xã hội Hi-lạp thượng cổ.
Nếu theo như tác giả chủ trương, người Việt ta không có thứ triết lý như thế, thì cái minh triết dân gian là gì ? Thưa là những ý tưởng được biểu diễn ra một cách tự nhiên trong từ ngữ và các kiểu nói thông thường trong dân gian. Có loại từ ngữ là “danh từ”, vốn dùng để gọi tên, và để phân loại một cách rất tự nhiên: những cái ta thấy giống nhau về một điểm nào đó, thì ta xếp vào một loại và gọi chung cùng một tên. Đi xa hơn chút nữa, những tên gọi đó gợi ý cho ta so sánh và bầy ra những kiểu nói về những hoàn cảnh tương tự.
Theo chủ trương đó tác giả liệt kê ra tất cả ý nghĩa – nghĩa đen cũng như nghĩa bóng – của các từ ngữ, các kiểu nói và ca dao ngạn ngữ có liên hệ đến hai phạm vi kể trên. Ba thứ đó là cái đặc sắc riêng cho mỗi ngôn ngữ, và vì thế rất khó phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tác giả gọi nó là “philosophie populaire”, triết lý bình dân. Tôi xin dùng cụm từ “minh triết” để phân biệt với từ ngữ “triết lý” mà ta đã quen dùng, để nói lên rằng đây mới chỉ là những ý tưởng tự nhiên nảy ra trong ngôn ngữ, trước khi người ta lý luận để làm thành hệ thống và để đào sâu hơn cho đến nền tảng, như trong “triết lý” của lớp học giả.
Thế nhưng căn cứ vào các kiểu nói bình dân, rồi cho rằng tư tưởng chỉ mới đến trình độ “minh triết” chứ chưa đi tới “triết lý”, đó là lối giải thích chưa chắc là chính đáng, đó là tìm không đúng chỗ; vì ta đều biết rằng khi nói về triết lý của người Pháp hay người Đức, thì không bao giờ có ai nghĩ đến việc phải tìm ra nó trong các kiểu nói đặc biệt, trong phong dao ngạn ngữ, trong các truyện biến ngôn hay truyện kể cho trẻ em, như các truyện của Perrault hay của Grimm hay là trong phong tục tập quán mà Van Gennep đã sưu tầm (folklore).
Áp dụng phương pháp nghiên cứu nêu ra trên đây, tác giả chia đối tượng ra làm hai phần, và căn cứ vào cách dùng ngôn từ trong hai phạm vi đó, để tìm cho ra những tư tưởng về vũ trụ và về con người, do ngôn từ tự nhiên gợi ra. Lại thêm vào đó khá nhiều phong tục và lễ nghi tôn giáo dân gian mà đôi khi không thấy do ngôn từ trực tiếp gợi ra.
Phần thứ nhất (trang 41-98) là vũ trụ quan, bàn về vũ trụ, và lại chia làm hai mục: 1) Thế giới siêu nhiên (tr. 43-70), gồm có: trời, đất, thần, ma, quỉ, và hương hồn của ông bà tổ tiên. 2) Thế giới hình sắc (tr. 70-98), gồm có: vũ trụ, tinh tú, bốn phương, mặt đất, nguồn gốc vũ trụ, các loài vật sống động; thêm vào đó thì tác giả trưng ra khá nhiều câu ngạn ngữ về chừng ba chục loài muông chim cầm thú (tr. 86-98).
Phần thứ hai là nhân sinh quan, bàn về con người (tr. 99-205), cũng chia làm hai mục: 1) Các phần thân thể người ta (tr. 99-167). 2) Các nguyên lý làm cho con người ta sống động, như: hơi, khí, hồn, phách, vía, tinh thần, v.v.
Xem qua chi tiết của công việc làm như thế, viết ra gần hai trăm trang khổ lớn, ta thấy là cha Cadière là người thật có sở trường, thông thạo và am hiểu những kiểu nói tế nhị của tiếng Việt. Nhưng cái minh triết dân gian do ngôn từ gợi ra như thế nào, và gợi ra ít hay nhiều, thì đó lại là vấn đề khác, vì lẽ rằng ta chỉ chắc được một điều là nó chưa được hệ thống hóa – mà có lẽ cũng không nên hệ thống hóa – và chỉ xuất hiện dưới hình thức “những mảnh vụn triết lý” (theo kiểu nói của triết gia Đan mạch Kierkegaard ).
Muốn hiểu cái minh triết dân gian mà tác giả trình bầy, ta sẽ đi vào hai phần đó, nhưng thiết tưởng không cần theo hết và cũng không nên theo sát các tiết mục, vì cách phân chia các tiết mục cũng có chỗ hơi gắng gượng, ví dụ tiết mục về hương hồn ông bà tổ tiên thì cũng có thể xếp trong mục nhân sinh quan, khi bàn về hồn phách. Hơn nữa, lại vì có nhiều tiết mục chỉ đưa ra những ngôn từ quen dùng, nhưng không gợi ra ý kiến gì mới mẻ. Vì thế thiết tưởng chỉ nên chú trọng vào những điều đặc sắc mà thôi.
Về vũ trụ quan thì có lẽ mục thứ nhất, về thế giới siêu nhiên, vô hình, quan trọng hơn. Còn về nhân sinh quan, thì trong mục thứ nhất chỉ có một vài cơ thể được tác giả bàn rộng ra, vì được coi như là cách thức diễn tả tâm tình bên trong; và trong mục thứ hai, có nói đến các nguyên lý vô hình làm cho con người ta sống động. Đó là những phạm vi có nhiều chất “triết” hơn, vì người ta đã bắt đầu đi xa hơn cảm giác trực tiếp của người thấy sao nói vậy.
Nhân nói đến chất “triết”, sau đây tôi xin đề nghị tạm dùng hai kiểu nói là “thấy gần” và “nhìn xa”: khi ta dừng lại cảm giác trực tiếp, thì gọi là thấy gần, khi vượt ra xa hơn tầm cảm giác để nhìn lên chiều cao hay nhìn xuống chiều sâu, thì gọi là nhìn xa, và đây là bắt đầu đụng tới chất “triết”.
11 – Về vũ trụ quan: thế giới siêu nhiên
Tác giả xếp vào trong thế giới gọi là siêu nhiên hai loại đối tượng không hoàn toàn giống nhau. Một loại thấy gần thì thuộc hẳn về phạm vi cảm giác, nhưng lại gợi ý cho ta nhìn xa theo hướng những thực tại vô hình. Loại này gồm có: trời, đất. Loại thứ hai gồm những thực tại vô hình, nhưng lại thấy có liên hệ đến những hiện tượng vật chất mà ta cảm giác được. Loại này gồm có: thần, ma, quỉ, hương hồn ông bà tổ tiên.
Trời đất nói chung là môi trường sinh hoạt của con người “đầu đội trời, chân đạp đất”, được “trời che đất chở”. Trông vào trời đất tôi trộm nghĩ là ta có thể vừa “thấy gần”, vừa “nhìn xa”.
TRỜI. – Về chữ “trời” thì cha Cadière đưa ra mấy chục kiểu nói để xác định rằng người Việt dùng nó theo nhiều nghĩa. Thứ nhất là để chỉ vòm trời vật chất có hình sắc mà ta thấy ở trên đầu ta: đó là thấy gần. Thứ đến thì có thể nhìn xa, có thể hiểu rộng ra, để chỉ một khí lực tự nhiên được nhân cách hóa, gọi là “ông trời”: ông trời ở chỗ “cao xa”. Sau đó còn là để chỉ nguyên lý quan phòng cho vận mệnh con người, như trong những kiểu ta nói: “sống chết ở trời”, “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “trời biết”, “kêu trời”, v.v. Riêng về điểm này, tác giả cho rằng một phần cũng là do ảnh hưởng Trung quốc – chữ “Thiên” – mà ý thức dân gian Việt Nam đã đạt tới điểm tối cao, là quan niệm trời như là vừa có trí thông minh, vừa có lòng tốt, lại có đức công bình và thông biết mọi sự. Tuy vậy, theo như tác giả, ngôn ngữ nói lên không làm cho ta biết nguyên lý này có phải là một vị có nhân cách, vô thủy vô chung và là nguồn gốc vạn vật hay không. Sau cùng thì còn có một vài kiểu nói có tính cách nịnh bợ, như: “oai trời”, “lộc trời”, “đèn trời”.
Cũng trong cái “nhìn xa” đó, khi các giáo sĩ đạo Thiên Chúa vào Việt nam, thì nhận thấy rằng chữ “Trời” của ta, cũng như chữ “Thiên” của người Tàu, thì chưa đủ ý để nói về vị tối cao mà mình tôn thờ, vì vị đó vô hình vô sắc, không thể đồng nhất với vòm trời xanh có tính cách vật chất, cho nên muốn nói cho đúng thì phải dùng chữ Hán “Thiên Chủ”, hay là “Thiên địa chân chủ”, dịch sát ý sang tiếng Việt là “Chúa Trời”, hay là “Chúa thật trời đất”. Nhưng khi dùng tiếng Việt thì thấy cần phải thêm vào cái tên gọi đó hai điểm. Một là thêm chữ “Đức” ở đàng trước: “Đức Chúa Trời”, để nói lên lòng tôn kính, chứ không dám gọi “xách mé” là “Chúa Trời” hay như kiểu người Tàu là “Thiên Chủ”. Hai là đọc chữ “Chủ” là “Chúa”, có lẽ vì vào thời Nam Bắc phân tranh, vua Lê chỉ có chức mà không có quyền, chúa Trịnh, chúa Nguyễn mới là người có quyền thực sự [5].
ĐẤT. – Tác giả trưng ra khá nhiều kiểu nói để chỉ về đất theo nghĩa thông thường, như: đất sét, đất nước (quê nhà), đất khách (quê người). “Thấy gần” là như thế. Nhưng “nhìn xa” là nhận ra ảnh hưởng bí mật linh dị của đất lên vận mệnh của con người; có tai họa gì trong làng xóm thì người ta cho là “tại đất”. Từ đó đi tới quan niệm là có nhiều thần có liên hệ đến đất, như: thổ chủ, thổ thần, ông địa. Do đó có những điều phải kiêng kỵ trong ba ngày đầu năm, như khi đã rước ông bà về trước khi giao thừa, thì đóng cửa lại, và chỉ để cho bạn bè và những người khả kính vào mà thôi, còn những người khác nhất là người hành khất thì không được vào “đạp đất”[6]. Thêm vào đó thì các thần có liên quan tới đất đều có ảnh hưởng đến vận mệnh người chết nữa. Cho nên người ta coi đất, chọn đất chôn, để người chết được yên mồ mả, đồng thời cũng kiêng không chôn bất cứ ai vào đất của làng, sợ phạm đến thần đất.
THẦN (Génies). MA (Esprits). QUỈ (Démons). – Đây là một phạm vi những khí lực vô hình, rất mênh mông, có lẽ nhiều chất tôn giáo hơn là chất triết lý. Cả ba tên gọi đều là chữ Hán, tuy vậy nội dung cũng có nhiều sắc thái Việt Nam. Dù sao dịch ra tiếng Pháp như thế cũng không sát ý cho lắm.
Các thần thì rất nhiều – nhất là các thần trong đạo Lão – đâu đâu cũng được tôn thờ, ở bình diện tư gia, làng xã, cũng như quốc gia. Nhà vua xưa kia thường kiểm soát bằng cách ban sắc phong và phân loại cho các thần có công với đất nước, và loại bỏ những thần không hợp với lễ giáo, ví dụ như các dâm thần trong dân gian. Thường thì là các khí lực thiên nhiên được nhân cách hóa, như thần đất, thần núi, thần sông thần biển, thần cây cối. Có những thần có liên hệ nhiều đến nếp sống, như bà Đại Càn, Táo thần, mười hai bà mụ coi về việc sinh nở. Lại có những thần vốn là người, nhưng có công với đất nước cho nên lúc chết được thành thần. Người ta thường quan niệm các thần như thế là phúc thần[7], có uy lực để giúp đỡ nhân dân, chứ không làm hại người ta, như ma, như quỉ.
Chữ « ma » có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Có thể là xác chết, như trong kiểu nói: đám ma, làm ma, v.v. Cũng có thể là những cô hồn, là hồn những người chết oan uổng vì tai nạn, như bị cọp bắt, bị chết đuối, chết đường chết chợ, mà không được tống táng hẳn hoi, không có ai cúng, cho nên thành ma đói, có điều uất ức, thường làm hại người sống. Nếu đối với thần thì người ta tôn kính và làm lễ tế, thì đối với ma không có tôn kính, mà chỉ có kinh sợ mà thôi, và vì thế người ta hay dọa ma trẻ con. Muốn sống cho yên, người ta phải nhờ thầy phù thủy làm môi giới để biết cách xử sự, phải cúng như thế nào – cúng, chứ không tế – phải làm lễ vớt hồn hay di mộ đi chỗ khác cho yên. Người ta cũng quan niệm rằng ma quấy nhiễu người sống là để đòi phần mình cho công bằng, vì thế ma hay báo oán, như kiểu nói « quan tha ma bắt ». Tuy vậy người ta vẫn nghĩ rằng có thể đánh lừa được ma, ví dụ trẻ em khó nuôi vì bị ma quấy rầy, thì có thể gọi nó bằng cái tên thô tục, hay là bán khoán nó cho người khác hay cho nhà Phật, rồi khi lớn sẽ xin chuộc lại.
Quỉ thì cũng gần như ma, nhưng dữ tợn hơn: « nhất quỉ nhì ma ». Có những kiểu nói, như: « thằng quỉ » (để chửi nhau), « nghịch như quỉ », « nước đái quỉ », v.v.
Xét theo kiểu nói bình dân như thế, ta thấy không giống hẳn như quan niệm tâm lý học của người Tàu, cho rằng người ta có hai thứ nguyên lý làm cho sống động, là hồn và phách: hồn là phần trên, phách là phần dưới, sau khi chết thì hồn có thể thành thần, còn phách thì thành quỉ[8].
Đến đây, về thế giới siêu nhiên, tôi xin đưa ra mấy nhận xét có liên hệ đến việc hội nhập văn hóa của đạo Thiên Chúa.
Như đã nói trước đây, vị tối cao được tôn thờ, thì gọi sang tiếng Việt là « Đức Chúa Trời », gọi kiểu Hán Việt là « Thiên Chúa », chứ không gọi là « Thần », như trong một vài bản dịch sang chữ Hán[9], vì vị đó khác xa và không thể lẫn với các thần trong tôn giáo thông thường. Dịch như thế là chí lý. Nhưng ngược lại, lối dịch « vơ đũa cả nắm » - bắt đầu từ Alexandre de Rhodes – gọi tất cả những sự vật hay nhân vật khác được tôn thờ là « bụt thần ma quỉ » thì thiết tưởng là lối dịch không chỉnh, vừa sai ý, lại vừa gây ra nhiều hiểu lầm, vì có người lại hiểu « bụt [10]» là « Phật », và cho đó là bất kính đối với Đức Phật.
Nên chú ý là cha Cadière phiên dịch « ma » là « esprit » mà không chua thêm cho rõ, như thế cũng thật là rầy rà, vì « ma » chỉ là một thứ « esprit » không tốt. Cho nên không thể dịch « Saint Esprit » là « Ma Thánh » hay « Thánh Ma » ! Người Tàu cũng có dùng chữ « linh » để phiên dịch các chữ: « spirituel », « efficace », « âme »[11]. Còn ở Việt Nam thì ta đã dịch « Saint Esprit » là « Thánh Thần », « Thánh Linh » hay « Thần Khí »; nhưng chữ này lại cũng đã dùng trong Kinh Cầu để dịch chữ « peste » là dịch tễ (Xem: Taberd, Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị, 1838) ! Đủ biết là còn nhiều điều rắc rối.
12 – Về nhân sinh quan
Về con người, thấy gần là thấy các cơ thể trong thân thể, còn thấy xa là nhận ra các nguyên lý làm cho con người ta sống động.
Thân thể người ta.
Tên gọi các phần thân thể thì thường trong ngôn ngữ nào cũng hay được dùng theo nghĩa bóng, căn cứ vào vị trí trong bộ máy sinh lý, như trên hay dưới, trước hay sau, ngoài hay trong, để nói về những thái độ hay vị trí không có tính cách vật chất. Vị trí ở trên cao, như cái « đầu » thì dùng để chỉ những cái mình coi là cao quí, cao trọng, quan trọng, như trong kiểu nói: « làm đầu », « đứng đầu », « bắt đầu », câu truyện « có đầu có đuôi ». Cái « mặt » thì ở bên ngoài, cho nên dùng để chỉ những cái được biểu lộ ra bên ngoài. Tên nhiều cơ quan khác trong thân thể cũng được dùng theo một kiểu như thế, ví dụ như: « có gan », « có tai mắt », « có đầu óc », « có mặt », « có chân » (trong một tổ chức), « ra tay », « biết tay », v.v. Cha Cadière đã chú ý vào một điểm đặc biệt, là nếu người Việt dùng ba kiểu nói để chỉ cùng một vật, như « trăng », « ông trăng », « mặt trăng », thì ba kiểu nói: « trời », « ông trời » và « mặt trời » thì lại chỉ về ba thực tại khác nhau.
Cái vị trí trong hay ngoài cũng rất quan trọng: cái ở ngoài là cái ta có thể cảm xúc trực tiếp được, còn cái ở trong thì không thấy được, nhưng ai nấy đều đinh ninh rằng nó ở bên dưới hay bên trong cái ở bề mặt. Vì thế có mấy từ ngữ, như: « lòng », « dạ », « bụng », rất thường được dùng để chỉ những thực tại vô hình vô sắc ở bên trong, như trong các kiểu nói: « đau lòng », « phiền lòng », « phải lòng », « lòng ghen ghét », lòng độc », « lòng tốt », « phỉ dạ », hả dạ », « xót dạ », « tốt bụng », « xấu bụng », v.v. Đối chiếu với ba từ ngữ tiếng Việt đó thì ta cũng quen dùng một từ ngữ Hán Việt là « tâm », để chỉ những thực tại vô hình vô sắc ở chiều sâu, như trong những kiểu nói: « tâm linh », « tâm lý », « tâm tính », « tâm tình », « tâm thức », « tâm hồn », « tâm trí », « để tâm », v.v., còn chữ « tim » thì chỉ dùng để chỉ cơ quan sinh lý vật chất.
Có lẽ điểm đặc biệt nhất trong tiếng Việt – có lẽ không đâu có – mà cha Cadière nhận ra là về những từ ngữ dùng để chỉ thân thể người ta. Ngoài hai chữ Hán Việt là « thân » và « thể », hay « thân thể », thì tiếng Việt có riêng hai từ ngữ, là « mình » và « xác ». Chữ « xác », cũng như « thân thể » và « thân xác », thì dùng để chỉ cái xác vật chất, cũng như chữ « mình mẩy ». Nhưng riêng chữ « mình », cũng như chữ « thân », thì dùng để chỉ cái chủ thể, cũng như tiếng Pháp là « soi », tiếng Anh là « self », tiếng Đức là « selbst », và điểm đặc sắc ở đây trong tiếng Việt là khi nói đến cái chủ thể, thì dùng chữ « mình », là chữ luôn nhắc nhở cho ta rằng phải có « mình mẩy » thì cái chủ thể, thường tự xưng là « tôi », « tớ », « ta », mới nói lên được như thế, mới có thể tự xưng là « mình », hay cũng có thể gọi người khác là « mình » được[12]. Có thể nói rằng về điểm này thì cái minh triết của người Việt, bộc phát trong ngôn ngữ, đã nhận định ra tính cách thống nhất của con người, nghĩa là không có theo chủ trương lưỡng nguyên, mà cho rằng không những con người được kết cấu nên do hai thành phần biệt lập, là xác và hồn, như trong nhiều văn hóa cổ điển Tây phương, mà hơn nữa lại cho rằng cái hồn có thể tồn tại một mình, biệt lập ra ngoài một thân xác nhất định, và vì thế cho nên có thể lần lượt đầu thai vào nhiều thân xác khác nhau.
Nhưng cái minh triết đó hình như không được tư tưởng khai thác cho thành một triết lý riêng, tôi trộm nghĩ có lẽ là vì lớp sĩ phu của ta đã sớm theo tư tưởng triết lý bằng chữ Hán, cho nên không có triết lý riêng bằng tiếng Việt. Dù sao thiết tưởng cha Cadière, tuy đã nhận xét ra, nhưng cũng không đánh giá cái đặc điểm ấy cho đúng mức, theo như triết lý Tây phương ngày nay, có lẽ vì cha đã không chuyên môn về triết lý Tây phương từ thời Phục Hưng trở đi, lại càng không am tường triết lý từ hiện tượng luận về sau này.
Về các nguyên lý làm cho con người ta sống động
Đây là phạm vi có nhiều chất triết lý hơn.
Trong phần này (trang 167-205), tác giả phân tích khá tỉ mỉ những từ ngữ như: « hơi », « khí », « hồn », « phách », « vía », và những kiểu nói có liên hệ đến các từ ngữ ấy.
Riêng về chữ « hơi » và chữ « khí », thì tác giả đã đưa ra khá nhiều ví dụ và đã để ra hơn mười trang để bàn đi luận lại. Để đánh giá tầm thước của mỗi từ ngữ, tác giả dùng lý thuyết phân biệt ý nghĩa ra làm năm bình diện: vật lý (physique), sinh lý (physiologique), tâm lý (psychologique), vũ trụ luận (cosmologique) và bình diện siêu nhiên (surnaturel). Đại khái, tác giả cho rằng từ ngữ nôm na Việt Nam, ví dụ như chữ « hơi », thì tự nó chỉ nằm ở hai bình diện vật lý và sinh lý, còn từ ngữ Hán Việt, như chữ « khí », thì nhờ vào ảnh hưởng của tư tưởng người Tàu, mà vượt được lên bình diện tâm lý và lên xa hơn nữa, và rồi cũng ảnh hưởng sang cách dùng chữ « hơi » nữa. Rốt cục thì hình như tác giả cho rằng người Việt đã lẫn lộn cả năm bình diện, lý do là vì không có đầu óc triết lý như người Tàu: và đây là điều mà tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Tác giả giải thích cái lẫn lộn đó như sau: « Cái ý niệm còn mù mờ này (nguyên lý làm cho sống động), thì mỗi cá nhân, nhờ vào ảnh hưởng của nguyên lý nhân quả, mà dần dần chuyển nó thành ra một quan niệm trông trống về một nguyên lý hoạt động từ bên trong con người và làm cho người ta sống và động. Chính vì đã lý luận sai ngay từ trong ngôn ngữ cho nên người Việt Nam đã cho rằng cái hơi thở cũng chính là cái nguyên lý làm cho sống động; nhưng cả hai cái cũng phải cùng có một lúc với nhau, thì mới lý luận được như thế. Tôi nghĩ rằng như vậy ta hiểu được vì sao khi dùng cùng một từ ngữ thì người Việt Nam đã lẫn lộn hai ý tưởng, rồi cho rằng cái hơi cũng chính là nguyên lý làm cho sống động » (trang 175). Tuy vậy, hình như là để vớt vát lại, tác giả viết: « Ngược lại, ta phải công nhận rằng cái ý tưởng đó (« hơi/khí ») đã ít nhiều được thấm nhuần vào ý nghĩa siêu nhiên, có tính cách siêu việt đôi chút, thì nó vốn đã có mầm mống ngay trong các ý nghĩa thông thường của chữ hơi » (trang 176), chứ không phải hoàn toàn là do ảnh hưởng của tư tưởng Trung quốc.
Thiết tưởng không cần đi vào chi tiết khá rối ren, mà chỉ cần đưa ra cái kết luận dứt khoát sau đây:
« Ở đây ta nghiên cứu về những ý tưởng bình dân; nhưng, theo như tôi nghĩ, người bình dân không ý thức được rằng có hai nguyên lý khác nhau, vì đó là sản phẩm của suy tư triết lý; cùng lắm thì ta có thể công nhận rằng, trong minh triết bình dân, thì người ta tin rằng có hai thứ ảnh hưởng, một cái tốt, một cái xấu. Và có lẽ ta phải coi hai cái ý tưởng, cái tốt và cái xấu, là căn nguyên của tất cả các hệ thống lưỡng nguyên của triết lý của người Tàu. Cái ý tưởng căn bản cần phải ghi lấy là thế này: tất cả các vật, cũng như mỗi vật trong trời đất, thì đều có một cái hơi, một cái ảnh hưởng, được coi như là hơi thở (souffle); rồi thì vũ trụ cũng có một nguyên lý (principe) làm nên nó, và cũng được coi như là hơi thở, cũng như con người có một nguyên lý làm cho nó sống động, nhưng người ta lại lẫn nó với cái hơi (haleine), vừa là hơi thở, vừa là hơi hám. Cái ý tưởng đó đã tiềm tàng sẵn trong chữ hơi; khi người bình dân dùng chữ này, thì không sao phát triển được cho hết cái ý tưởng đã có mầm mống trong đó; nhưng nhờ vào chữ khí của các triết gia người Tàu, thì phát triển được. Tất cả triết lý của người Tàu thì đều căn cứ vào cái quan niệm (notion) về hơi thở, về ảnh hưởng, về nguyên lý: nguyên lý dương và nguyên lý âm, hơi thở đem lại sức sống và hơi thở nhận được sức sống, hơi thở nhiệt và hơi thở hàn, nguyên lý sáng và nguyên lý tối, hơi thở dãn ra và hơi thở co lại, v.v. Đó là phát triển một cách có lý sự những ý tưởng đã in sâu vào ý thức của người bình dân » (trang 178). Từ đó tác giả đề nghị phương trình thức sau đây: « Hơi và hơi thở (vapeur et souffle) = hơi bốc lên (émanation) = ảnh hưởng tự nhiên hay siêu nhiên = nguyên lý làm cho sống động (principe vital) = hơi hám (haleine) » (trang 178). Và tác giả đi tới kết luận: « Tất cả các phần trong phương trình thức đều được nối kết với nhau nhờ vào cái ý tưởng chung, là: cái hơi bốc lên. Cái phương trình thức này tóm tắt được cái minh triết bình dân Việt Nam, và có lẽ cả triết lý của người Tàu trong phạm vi tâm lý học nữa. Và hình như nó còn giải thích được cả quan niệm người Việt Nam về cái siêu nhiên » (trang 178).
Tác giả để ra ba trang (178-180) để bàn về chữ « khí » của người Tàu và cho rằng các ý nghĩa phong phú của nó rốt cục thì đã lẫn sang chữ « hơi » của người Việt[13].
Sau đó tác giả bàn về « hồn », « phách », « vía », qua khá nhiều kiểu nói. Nhưng không thấy đưa ra được quan niệm rõ rệt về các yếu tố đó. Những kiểu nói như « ba hồn bảy vía » hay « tam hồn thất phách », chỉ là kiểu nói chung chung, chứ không cho biết đích danh các thứ hồn, phách, vía, là như thế nào, và mỗi cái có công dụng hay chức năng ra sao. Vì có ba hồn, cho nên tác giả không dịch « hồn » sang tiếng Pháp là « âme », nhưng là « principes vitaux supérieurs », dịch « phách » và « vía » là « principes vitaux inférieurs ». Lại vì hình như không biết người Việt hiểu ba hồn trong một con người như thế nào, cho nên tác giả đành hiểu ba hồn theo đúng như truyền thống triết lý hơn hai nghìn năm ở Au châu[14], là « sinh hồn » (âme végétative) của loài thảo mộc, « giác hồn » (âme sensitive) của loài động vật, và « linh hồn » (âme intellective) của loài người,
2 – VIỆT NAM CÓ TRIẾT LÝ HAY KHÔNG ?
20 – Một vấn đề gai góc
Như mới trình bầy tóm tắt trước đây, cha Cadière đã viết ra khá nhiều trang về các phần trong thân thể người ta, nhất là về giác quan và nêu ra được nhiều kiểu nói rất hay, rất ý nhị. Có lẽ đặc sắc nhất là về cái miệng: miệng để nói (trang 119-123), miệng để ăn (trang 123-130), miệng để nếm (trang 130-132). Nhưng có lẽ rồi nhân đó « vui miệng », cha đã đưa ra một vài ý kiến tổng quát làm cho độc giả người Việt phải chột dạ.
Ví dụ như đoạn văn sau đây. Cha viết: « Thiết tưởng, từ những câu nói mà tôi vừa trưng dẫn ra đây, ta có thể rút ra một vài kết luận về đặc tính chung của nòi giống Việt Nam. Người Việt thường hay dùng chữ « ăn » và coi việc ăn là thật quan trọng, làm cho ta có thể kết luận rằng nòi giống Viêt Nam để tâm lo lắng về những cái vật chất nhiều hơn là về những cái tinh thần. Người Việt Nam coi việc ăn là một trong những mục đích quan trọng vào bậc nhất trong hoạt động của con người. Người Việt không suy xét riêng về nhân sinh. Đối với họ thì tất cả đời người, kể từ hoạt động trong hầu hết các ngành, cho đến cách thức cư xử đối với người khác, tất cả chỉ có một mục đích là để ăn, hay được cụ thể hóa ra trong cách nói cách ăn. Hình như dân Viêt Nam có ý để dành cho các dân tộc khác tất cả lòng hào hiệp trong hoạt động, tận tâm trong việc nghĩa, hi sinh cho một lý tưởng; họ chỉ làm để ăn mà thôi »[15].
Có lẽ cha đã nhận ra rằng nói như thế là nói quá lời, cho nên để vớt vát, cha giải thích rằng vì sống ở một nước nghèo cho nên người Việt ta rất bận tâm lo việc ăn. Cha cũng biết rằng có nhiều từ ngữ thuần túy Việt Nam đã được thêm ý nghĩa triết lý từ chữ Hán chuyển sang. Sau cùng thì cha viết thêm: « Đàng khác không phải là tôi không biết rằng người Việt cũng có tinh thần vô vị lợi, và những tình cảm và ý tưởng cao thượng ». Thực ra, cái minh triết dân gian thì đâu đâu cũng thế, vì nói cho cùng thì nếu ta tìm trong các kiểu nói bình dân của người Pháp, nhất là những kiểu nói không dùng đến những từ ngữ gốc Hi-lạp hay La-tinh, thì ta cũng có thể đi tới kết luận tương tự.
21 – Xét trong quá khứ
Trong câu trưng dẫn ở đầu bài này, ta đã thấy tác giả nhận xét rằng người Việt đã hấp thụ văn hóa và tư tưởng của người Tàu, nhưng kể là đã không đóng góp gì thêm vào đó. Các học thuyết, kinh điển, truyền sang thế nào, thì tiếp nhận như thế, mà không tranh luận gì cả, và thường thì không hiểu cho đúng[16], lại cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết lý nào gốc từ Việt Nam mà ra. Nói thế có nghĩa là người Việt Nam không có một hệ thống triết lý, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt. Có chăng thì chỉ là thứ minh triết bình dân bộc phát ra trong ngôn ngữ thông thường.
Tôi không dám chắc hẳn một cách dứt khoát là như thế, vì cái học của tôi còn thiếu sót, không biết trong các sách cũ ở Việt Nam về Khổng học, về Đạo học hay Phật học trước thế kỷ XX, có những tư tưởng triết lý gì đặc biệt do người Việt Nam đóng góp hay không. Có điều chắc, là người mình đã bắt đầu học đọc học viết bằng chữ Hán, cho nên có lấy lại kinh điển bằng chữ Hán của tam giáo thì cũng là truyện thường. Rồi trong tám chín thế kỷ, sau khi độc lập ra khỏi Trung quốc, sách vở viết ra về đạo giáo, về lịch sử, về địa chí, về hình luật, thì cũng lại cứ dùng chữ Hán, chứ không mấy ai nghĩ đến việc dùng chữ nôm[17].
Nếu quả thực là người Việt không đóng góp bao nhiêu vào tư tưởng của người Hán tộc đưa sang, thì đó cũng là điều dễ hiểu. Thực vậy, người mình sống ở ngoài biên cương Trung quốc, cứ nơm nớp sợ người ta lấy thịt đè người, sợ mất nước, cho nên sĩ phu không có nhiều cơ hội tiếp xúc với người Tàu; mà người Tàu, nếu không có tham vọng đồng hóa thì cũng chẳng có lý do gì để truyền cho người mình cái học thuật của họ. Ngược lại, nhà Minh đã thừa cơ nhà Trần và nhà Hồ yếu thế, mà chiếm đóng nước ta và tịch thu sách vở của ta. Rốt cục thì không tham gia được vào các trào lưu tư tưởng của Tàu, lại ít trao đổi, cho nên chỉ biết được một ít sách Tàu mà thôi, chứ không biết nhiều, thành ra biết gì thì giữ nấy, thế thôi. Còn về mặt tư tưởng triết lý, nếu đã dùng chữ Hán thì tất nhiên là tư tưởng theo như người Tàu.
Nhưng cho dù có tham gia được một cách tích cực và rộng rãi vào các trào lưu tư tưởng bên Trung quốc, thì kết quả cũng chưa chắc đã đi đến đâu. Vì rằng về cuối bài, để kết luận, cha Cadière có nói đến tư tưởng Tàu như sau: « Để tìm hiểu hệ thống vũ trụ luận của các triết gia Trung quốc, chúng tôi vấp phải cái khó khăn, cũng như khi muốn nói lên cho rõ những tư tưởng thông thường ở Việt Nam, có đơn sơ hơn thật, nhưng cũng vẫn rối rắm như thế, về bản tính con người và về bản tính vũ trụ. Triết lý của học giả trong các môn phái thì cũng vẫn giữ lại cái đặc tính của minh triết dân gian; tư tưởng người Tàu có biến chuyển, nhưng rồi rốt cục thì cũng đi tới một chỗ tương tự như khởi điểm vậy »[18]. Về điểm này tôi xin phép bàn rộng ra: có lẽ chính triết lý của người Tàu, dù có uyên thâm, cũng không đi xa được lắm, là vì xã hội phong kiến chưa có ý thức dân chủ, bình đẳng, như người Hi-lạp cổ, cho nên ai có uy quyền thì coi là cũng có uy tín, như thần dậy thánh phán, cho nên không ai được phê bình.
Đàng khác, cái học bằng chữ Hán của người mình khi xưa lại là cái học từ chương, để thi đỗ ra làm quan trị dân, hay là để làm văn làm thơ tiêu khiển. Những suy tư về vận mệnh con người thì lấy ở sách Tàu, chứ có lẽ không có ai nghĩ đến việc trao đổi với cái vốn liếng minh triết của lớp bình dân nói tiếng Việt. Văn chương thi phú thì thật có dùng chữ Nôm, để « mua vui một vài trống canh », nhưng cũng vẫn còn dùng khá nhiều chữ Hán, nhất là thơ Thiền. Thường thì lấy lại những tư tưởng về định mệnh, duyên kiếp, về sự đời chóng qua, như « vó câu qua cửa sổ », đưa đến thái độ nhẫn nại, chịu đựng. Vì thế cũng không phát triển cái minh triết bình dân cho nó thành ra lối suy tư có lý sự, có hệ thống, thành triết lý Việt Nam. Thiết tưởng đó là tình trạng tư tưởng Việt Nam mà cha Cadière đã quan sát thấy.
22 – Nhìn về tương lai
Nhưng từ đó mà chủ trương rằng người Việt, với cái ngôn ngữ như thế, thì chỉ có cái minh triết bình dân, chứ không có triết lý, thì tôi trộm nghĩ là nói hơi quá lời. Có lẽ nên dè dặt hơn mà nói là thời xưa chưa có hệ thống triết lý. Nếu có cái thiếu sót, thì thiết tưởng là vì thiếu điều kiện văn hóa chính trị và thiếu người triết lý, chứ không phải tại ngôn ngữ. Thực ra, ngôn ngữ nào cũng có cái lý sự riêng, cái minh triết của nó. Đó là điều người Hi lạp đã nhận ra khi họ dùng một từ ngữ « logos », vừa để chỉ cái « Lý sự », vừa để chỉ « lời nói », « từ ngữ »: từ ngữ dùng để phân loại sự vật cho có thứ tự, rồi có văn pháp để chắp nối từ ngữ cho ra câu cú, làm cho người ta tư tưởng có mạch lạc. Nói lên được thứ tự và mạch lạc là tìm ra cái lý sự trong sự vật. Nhưng nếu chỉ có thế, thì chưa đi tới triết lý có hệ thống.
Muốn đi tới triết lý, – cũng như đi tới khoa học, kỹ thuật, luân thường đạo lý, v.v. – thì cần phải đi thêm mấy bước nữa. Một là: phải có người đứng ra đặt vấn đề suy nghĩ xa hơn cái trông thấy trước mắt, ví dụ như về nguồn gốc, về tương lai hay là về nền tảng của vũ trụ và vận mệnh con người. Hai là: vì suy tư triết lý ăn rễ vào một cộng đồng ngôn ngữ, với những kiểu nói và minh triết đã có sẵn, cho nên nó không phải của riêng một cá nhân nào; mình dùng ngôn ngữ chung, để riêng mình suy tư, nhưng căn bản và kết quả là của chung, nói lên thì người khác nghe hiểu được và có thể bàn luận được. Ba là: vì phải đi xa hơn cái kinh nghiệm trực tiếp, cho nên phải đặt cho từ ngữ có sẵn đó một ý nghĩa mới, nếu không thì phải đặt ra từ ngữ mới. Bốn là: phải có óc phê bình, để tự mình nhận ra chân lý, chứ không phải cứ người trên hay là ông thầy nói sao thì mình nói lại như thế. Và thiết tưởng đây là điểm quan trọng nhất. Chế độ quân chủ của ta đã bị chế độ thực dân chặt hết chân tay vây cánh, rồi sau cùng đã bị chế độ cộng hòa truất phế, đó là hoàn cảnh thuận lợi để tư tưởng triết lý phát triển.
Như thế triết lý là một phạm vi có từ ngữ chuyên môn, mà chuyên môn hoặc là vì có thêm ý nghĩa mới, hoặc là vì sáng tạo ra hay vay mượn được từ ngữ mới, từ văn hóa khác đưa tới. Trong cuộc giao lưu văn hóa thì các dân tộc thường vay mượn từ ngữ và tư tưởng của nhau, đem vào văn hóa của mình, rồi phát triển thành tư tưởng của mình.
Xin đan cử ra đây một ví dụ về triết lý Au châu. Trước đây hơn 25 thế kỷ, khi có một số người Hi lạp bắt đầu suy tư một cách có lý sự, có đầu đuôi, có thứ tự mạch lạc, thì họ lấy từ cái vốn liếng từ ngữ và minh triết sẵn có, mà tạo ra từ ngữ mới. Họ có các danh từ để gọi tên sự vật, có các tĩnh từ để nói sự vật là thế nọ thế kia, nhưng phải tìm từ ngữ mới để nói lên rằng sự vật có thực đó[19]. Và thay vì dùng chữ « có » như chúng ta, thì họ dùng chữ « là » (einai/esti): chữ này vốn dùng để nối hai sự vật tương đồng, nhưng nếu dùng cụt ngủn về một sự vật, thì nó có nghĩa là « có thực đó ». Người La-tinh cũng theo đó mà dùng chữ « là » (esse/est) như thế.
Rồi sau khi đế quốc Rôma sụp đổ thì các bộ lạc Au châu chưa có chữ viết, liền học lấy tiếng La tinh và văn hóa cổ điển. Cách đây chừng 7, 8 thế kỷ, – cũng vào thời kỳ mà ông cha chúng ta bắt đầu dùng các bộ gốc chữ Hán, sáng chế ra chữ Nôm để viết tiếng Việt – thì người Au châu đang thấm nhuần văn học cổ điển, bắt đầu có ý thức dân tộc, và họ dùng mẫu tự La-tinh để viết tiếng nói của dân tộc họ, nhưng trong việc học vấn họ vẫn còn dùng tiếng La-tinh cho đến thế kỷ XIX. Khi đi vào triết lý thì họ cũng bắt chước người xưa mà dùng động từ « là », trong tiếng nói của họ, để chỉ cái « có thực đó »; người Pháp nói: « être/est », người Đức nói « sein/ist » còn người Anh thì nói « to be/is », v.v. Cũng như người Hi-lạp và người La-tinh đã biến thể cho chữ « einai » và « esse » thành các từ ngữ như « on » và « ens » để chỉ các « vật (có thực) », như « ousia » và « essentia » để chỉ « yếu tính » hay « bản tính », thì người Pháp, Đức, Anh cũng làm theo kiểu đó mà gọi « vật » là « être/étant », là « Seiende », hay là « being », và gọi « bản tính » là « essence » hay « Wesen », v.v.
Trong suốt thời Trung cổ, người Âu châu học tập và triết lý bằng tiếng La-tinh, họ trao đổi với nhau mà không biết đến ranh giới các nước. Vào quãng thời Phục Hưng thì một đàng thì họ vẫn dùng tiếng La-tinh, nhưng đàng khác thì họ bắt đầu viết bằng tiếng của dân tôc, như Ý, Pháp, Anh, Đức, và vay mượn rất nhiều từ gốc tiếng La-tinh và tiếng Hi-lạp. Nếu nhân vật ký tên là « Cartesius » chỉ viết sách triết lý bằng tiếng La-tinh, chứ không viết gì bằng tiếng Pháp, thì chưa có thể nói đó là triết lý Pháp. Nhưng khi cũng chính nhân vật đó viết sách bằng tiếng Pháp và ký tên là « Descartes », thì mới kể là có triết lý Pháp. Tôi không thể quan niệm là có triết lý Pháp hay Đức, nếu không bao giờ có ai viết sách triết lý bằng Pháp văn hay Đức văn. Cũng thế, nếu ông cha chúng ta chỉ viết lách bằng chữ Hán, thì dĩ nhiên là để tham gia ít nhiều vào cuộc trao đổi tư tưởng với những người biết chữ Hán. Như thế hỏi có liên quan gì đến những người nói tiếng Việt ?
Nay lại nói về triết lý ở Việt Nam. Ta biết kinh điển của tam giáo có nhiều chất triết, nhưng lại viết bằng chữ Hán, và trong khá nhiều thế kỷ không thấy ai phiên dịch ra tiếng Việt (chữ Nôm). Từ mấy chục năm nay, tôi đọc sách thấy nói là đạo Phật vào Luy Lâu ở đất Việt trước khi vào Lạc Dương và Bành Thành ở đất Tàu. Tuy vậy, có điều làm cho tôi thắc mắc, là nếu có sách vở gì nhắc tới, thì hình như là bằng chữ Hán cả, chỉ có người Tàu di cư sang đất Giao Chỉ và một số thật ít người Việt đọc được mà thôi. Không biết vào thời đó có ai nói ra tiếng Việt cho đại chúng nghe hay không. Cho nên không biết có gây ra truyền thống nào không. Chắc một điều là sau đó, các vua Việt Nam đã cho người sang Tàu rước vô số kinh Phật bằng chữ Hán đem về chép.
Trong hoàn cảnh đã trình bầy trước đây, người mình kể là không tham gia vào các trào lưu triết lý và đạo giáo trong khu vực văn hóa chữ Hán, biết gì thì giữ nấy, lại cũng không khai thác cái minh triết gắn liền với ngôn ngữ riêng của mình. Chứ nếu đã có ai nghĩ đến việc phiên dịch ra tiếng Việt, viết ra chữ Nôm, thì tôi dám chắc là đã có nhiều thời gian, để khai thác cái vốn liếng minh triết có sẵn của mình, nhờ vào ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng ngoại lai, kể cả Trung quốc, mà phát triển thành một luồng tư tưởng triết lý Việt Nam. Cũng như đúng vào thời ấy, người Âu châu đã nhờ vào triết lý Hi-lạp và La-tinh cổ điển, mà phát triển triết lý riêng, có in dấu dân tộc của họ, viết ra bằng ngôn ngữ riêng của họ. Nhưng đây chỉ là giả thuyết về cái quá khứ không trở lại nữa.
Nếu không có sách vở bằng tiếng Việt, viết theo lối chữ Nôm, hay lối chữ quốc ngữ dùng mẫu tự La-tinh, thì thiết tưởng tư tưởng Việt Nam khó mà phát triển được cái quốc học, như trong thế kỷ XX. Ý kiến của cha Cadière chỉ có thể đúng trong phạm vi quá khứ, chứ chưa chắc đã đúng vào lúc sau này, khi mà người Việt đã học hỏi nơi thiên hạ tứ chiếng, hấp thụ triết lý của người nước ngoài, rồi đã viết sách triết lý bằng tiếng Việt theo mẫu tự La-tinh, nghĩa là bằng chữ quốc ngữ như ngày nay, cho người mình đọc. Dĩ nhiên là trong buổi đầu thì phải phiên dịch sách giáo khoa. Cái khó khăn của những bậc tiền bối trước đây hơn nửa thế kỷ là phải mò mẫm tìm cho được từ ngữ để dịch cho đúng ý, đồng thời dịch cho ra tiếng Việt. Nếu không thông hiểu ngoại ngữ, không am tường vấn đề triết, lại không thạo tiếng.. . Việt, thì làm sao phiên dịch cho đúng ý ? Có người cho rằng cứ dùng những từ ngữ triết học do người Nhật hay người Tàu đã chọn để phiên dịch từ các tiếng Âu châu. Cũng đúng một phần, nhưng ta nên biết rằng người phiên dịch thì thường không phải là người chuyên môn, cho nên dịch lấy được, và vì thế chưa chắc là bao giờ cũng hiểu rõ vấn đề và dịch cho đúng ý. Về vấn đề chọn từ ngữ triết lý cho tiếng Việt, thì có nhiều người đã có công đóng góp từ hơn nửa thế kỷ nay, nhưng tôi chỉ xin nhắc đến tên hai vị đồng nghiệp có cái học vấn nghiêm túc, mà nay đã quá cố, đó là Cao Văn Luận và Trần Thái Đỉnh.
Còn về sau này, thì tương lai triết lý Việt Nam là ở trong tay lớp người « hậu sinh khả úy »[20]. Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi. Trước đây người ta bảo là phải biết kính trọng các vị bề trên, như quân sư phụ, hay là Phật Tiên Thánh, bề trên nói sao thì mình chấp nhận như thế, thì ta thấy chính trong cái minh triết bình dân, tuy rằng chưa có óc hệ thống, nhưng cũng không đến nỗi thiếu cái óc phê bình. Không phải là phê bình bừa bãi một cách bất kính, nhưng dám phê bình từ những bậc thầy đã học chữ thánh hiền, nhưng đôi khi không giữ được đạo thánh hiền, cho đến những bậc tu hành lén lút phá giới. Chính cái óc phê bình như thế đã được cổ võ bên Âu châu, làm cho tư tưởng Âu châu phát triển, không những phê bình về mặt tư tưởng triết lý, như Descartes (1596-1650), Kant (1724-1804), mà cả về mặt thực hành tôn giáo, khi người ta lẫn lộn tín ngưỡng với mê tín, không phân biệt tôn giáo với chính trị, lấy cái này làm hậu thuẫn cho cái kia.
Nói tóm lại: cái minh triết vẫn còn đó và vẫn được tiếp tục phát triển. Nhưng cái triết lý là ở trong tay những người chịu khó suy nghĩ.
Huế, ngày 07-09/09/2010
________________________________________
[1] Bộ sách không được dịch sang tiếng Pháp, nhưng đại ý đã được trình bầy trong cuốn sách Nguồn gốc và Biến chuyển của tôn giáo. Lý thuyết và Sự kiện (Origine et Évolution de la Religion. Les théories et les faits, Paris, Grasset, 1931).
[2] Anthropos. Revue internationale d’Ethnologie et de Linguistique (Salzburg), tập II (1907) tr. 116-127 và tr. 955-969, tập III (1908), tr. 248-271. Phần thứ hai thì in tiếp trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Orient, Hà Nội, t. XV (1915), tr. 1-103. Cả hai phần đã được tái bản trong Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites / Vietnamiens, Paris, E.F.E.O., 1957, t. III, tr. 41-205.
[3] Anthropos II (1907), tr. 116. – Croyances et Pratiques … III, tr. 41. Sau đây sẽ trưng dẫn theo sách Croyances ….
[4] Chú thích của TVT: Nói thế khác, dùng một ngôn ngữ cũng tức là đi vào một đường lối tư tưởng, vì ngôn ngữ định hình cho tư tưởng. Người Đức có lối chơi chữ rất thần tình, không dịch ra tiếng khác được. Họ nói rằng ngôn ngữ không phải là « bản chép » (ab-bilden) lại tư tưởng, nhưng nó là cái « định hình » (bilden) cho tư tưởng. Xem: Adam Schaff, Sprache und Erkenntnis (Ngôn ngữ và Tri thức), Europa Verlag, Wien-Frankfurt-Zurich, 1964, tr 37-46. Tuy có nói là ngôn ngữ « lên khuôn » cho tư tưởng, nhưng xem chừng cha Cadière không có ý đào sâu thêm về điểm này,
[5] Lối giải thích này đã được cha Cadière trình bầy tỉ mỉ trong bài « Le titre divin en annamite », đăng trong tạp chí Revue d’Histoire des Missions. Supplément au numéro de décembre 1931, tr. 1-27.
[6] Tôi còn nhớ khi ăn tết ở Huế có lần có một giáo sư đồng nghiệp mời đến chơi nhà, nhưng trước khi giao thừa thì ông đã khẩn khoản mời chúng tôi ra về, vì bà thân mẫu không muốn có người lạ ở lại nhà vào lúc đó.
[7] Hiện nay trong nước ta cụ Hồ cũng có tượng thờ như một vị phúc thần trong một số đền chùa.
[8] Cũng nên chú ý là chữ Hán có cái đặc biệt lạ lùng là: chữ « ma », chữ « hồn », chữ « phách », cả ba chữ đều có gồm bộ « quỉ » ở trong ! Tôi không có sở trường để tán chữ xem viết như thế có ý nghĩa gì rõ rệt về ba bốn thứ ấy, hay chẳng qua đó là chỉ đưa ra một cái trực giác mập mờ vậy thôi. Tôi cũng không dám bàn tới kiểu nói: « ba hồn bẩy vía (hay: chín vía) ».
[9] Cũng như người Âu châu đã dịch là « Theos », « Deus », « Dieu », « Dios », « Dio », « Gott », « God », v.v.
[10] A. de Rhodes dùng chữ « bụt » để dịch chữ « idolum » (Pháp: idole) là « ngẫu tượng », hay « thần tượng ». Ngoài ra chúng ta còn nói đến « bụt mọc », « bụt ốc », chứ không nói riêng về Phật.
[11] Có điều đáng chú ý, là: cũng hai chữ Hán Việt « thanh linh » thì đọc ra Nôm là « thiêng liêng » để dịch chữ « spirituel », mà khi đảo ngược ra « linh thanh » thì lại đọc ra Nôm là « linh thiêng » để nói lên tính cách hữu hiệu của vị thần. Thế nhưng trong chữ « linh sàng », thì chữ « linh » lại có nghĩa khác.
[12] Ví dụ như trong câu: Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai.
[13] Vì chữ khí có nghĩa khá rộng cho nên nhà Phật khi nói về « tứ đại » thì hiểu là địa thủy hỏa phong (phong là gió, chứ không nói là khí), còn các giáo sĩ Tây phương thì dịch là không khí, là khí a-rê (Pháp: air, Latinh: aer). Còn kiểu nói bình dân: « cái anh khí gió này », thì tôi không hiểu nguyên do từ đâu mà ra.
[14] Dù không minh bạch cho lắm, nhưng kể là vẫn còn không đến nỗi rối rắm như trong Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị – Dictionarium Anamitico-Latinum của Giám mục Bá Đa Lộc soạn cuối thế kỷ XVIII, rồi do Giám mục Taberd cho in tại Serampore (Ấn độ) năm 1838, và sau cùng thì do Viện Quốc Học tái bản tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh năm 2004. Thực vậy, trong tự vị này thì: « Hồn » là « anima » (tức là linh hồn); « Phách » là « corpus inanimatum » (cái xác không hồn), nhưng « thất phách » lại dịch là « septem passiones »; « Vía » là « spiritus vitalis » (gần như « principe vital »); nhưng « bảy vía » cũng lại dịch là « septem passiones », mà ta biết hai chữ này còn dùng để dịch hai chữ « thất tình », nghĩa là: hỉ/vui, nộ/giận, ai/ buồn, cụ/sợ, ái/yêu, ố/ghét dục/muốn ! – Cũng xin xem thêm: Trần Văn Toàn, « Từ môn psychologie đến khoa tâm lý học. Những chặng đường nghiên cứu con người », Định Hướng, số 52, mùa Hè 2008, trang 4-25.
[15] Croyances et Pratiques … III, EFEO, MCMLVII, trang 128.
[16] Không những vì cái học khoa cử, cốt để ra làm quan, mà còn vì cái thói thi nhau xem ai biết ít hay nhiều chữ, cái tật tán chữ suông. Một ví dụ: vào thế kỷ XVIII các giáo sĩ đạo Ki-tô khi tìm hiểu Phật giáo tại Việt Nam thì đã gặp một cuốn sách viết về Phật giáo bằng chữ Hán, tên là Tâm Đăng, xuất bản năm Canh Tý, 1720, không biết là ai viết, nhưng chắc là một nhà nho. Tôi xin phép trích một đoạn vắn, để thấy người ta áp dụng vào Phật giáo cái tư tưởng về vũ trụ quan âm dương, bát quái, của người Tàu như thế nào. Khi muốn giải thích hai chữ Nam-mô (chữ Hán viết là Nam vô), thì tác giả viết như sau:
« Nam giả thiên hạ chi thế nhân dã, Vô giả thượng đỉnh hư không phật dã, hựu Nam giả thị phàm phu viết thử ngạn dã, Vô giả thị chư phật xưng vi bỉ ngạn; cố viết: Nam Vô nghĩa dã, hựu thiên phù, viết Nam địa tải, viết Vô đầu địa, viết Nam đỉnh lễ, viết Vô đầu điển thản, xưng vi Nam, đầu liên khôi thản, xưng vi Vô, Nam vi thiên phù, Vô vi địa tải, Nam vi phụ, Vô vi mẫu, Nam vi thủy, Vô vi hỏa, Nam vi tâm, Vô vi tính, Nam vi tinh phụ, Vô vi tính mẫu (hay là: huyết mẫu ?), Nam vi khảm, Vô vi ly, Nam âm, Vô dương, Nam càn, Vô khôn, Nam vi nhật, Vô vi nguyệt, Nam vi thể, Vô vi dụng, Nam vi sắc thân, vô vi pháp thân, cố viết nội ngoại, nam vô, thiên địa, nhất thiết tâm tính, thể dụng, kim cương, âm dương, càn khôn, nhật nguyệt, thủy hỏa, phụ mẫu, nam nữ, tinh huyết, khảm ly, sắc pháp, nội ngoại, bản thân nhược liễu » (Viện Hán Nôm, Hà Nội, mã số A-2481, trang 9b).
Thú thực là đọc xong đoạn đó và đọc tiếp nữa, tôi chịu, không biết tác giả hiểu Nam mô hay Nam vô ra sao. Cúi xin các bậc cao minh chỉ dẫn.
[17] Riêng người công giáo Việt Nam thì tuy rằng có dùng một vài cuốn sách giáo lý bằng chữ Hán mà các giáo sĩ Tây phương đưa từ bên Tàu sang, nhưng ngay từ đầu thế kỷ XVII thì đã dùng thẳng chữ Nôm để viết sách về tư tưởng đạo giáo, kinh sách, thơ văn, và đã có một tủ sách chữ Nôm khá quan trọng (hơn một trăm cuốn, tàng trữ tại Paris, trong Thư viện Quốc gia và nhất là trong Văn khố Hội thừa sai nước ngoài (Missions Etrangères de Paris), có cả văn xuôi lẫn văn vần; sau này một phần đã được phiên âm ra chữ quốc ngữ.
[18] Croyances et Pratiques …, t. III, EFEO, MCMLVII, trang 205.
[19] Người Việt dùng chữ « có », đặt sau danh từ để nói về sự vật thuộc về cái mình gọi đó, ví dụ: cây đa co thần; và dùng chữ « có » trước danh từ để nói lên rằng cái đó « có thực », ví dụ: có thần trong cây đa. Trong hai trường hợp, người Tàu cũng dùng chữ « hữu » như thế.
[20] Xem: Trần Văn Toàn, « Le problème de la Philosophie au Vietnam », đăng trong: Approches – Asie, Université de Nice-Sophia Antipolis, số 15, 1997, trang 17-31.
Nhạc Giáng Sinh: Người khách lạ
Nhạc: Thông Vi Vu, tiếng hát: Đông Nghi
19:06 20/12/2010
Nhạc Giáng Sinh: "Người khách lạ"
Sáng tác: Thông Vi Vu
Tiếng hát: Ca sĩ Đông Nghi
Sáng tác: Thông Vi Vu
Tiếng hát: Ca sĩ Đông Nghi
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng Giáng Sinh
Nguyễn Bá Khanh
22:04 20/12/2010
ÁNH SÁNG GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Và khi giờ đến! Ánh sáng đã ra đời.
(Gal.4, 4)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Và khi giờ đến! Ánh sáng đã ra đời.
(Gal.4, 4)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền