Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:22 21/12/2011
NGƯỜI NGU BUÔN BÁN
Có đứa con trai ngờ nghệch, vì phụ thân có việc nên vắng nhà, trước khi đi thì ra lệnh cho nó phải trong nom cửa tiệm, phụ thân vừa mới ra khỏi cổng thì lập tức có khách đến, hỏi:
- “Lệnh tôn (cha) có không ?”
- “Không có”.
- “Lệnh đường (mẹ) có không ?”
- “Không có”.
Sau khi phụ thân trở về và nghe con trai kể như thế thì rất giận dữ, nói:
- “Lệnh tôn chính là ta, lệnh đường chính là mẹ của mày ! Tại sao lại nói là không có hử ? Mày là thằng con quá ngờ nghệch”.
- “Con làm sao biết được bố mẹ là đồ hàng để bán chứ ?”
Suy tư:
Buồn nhất của cha mẹ là khi thấy con cái mình không được thông minh như những trẻ em khác, nhưng cái đau khổ nhất của cha mẹ là khi có những đứa con bất hiếu chỉ biết làm khổ cha mẹ bằng thói cờ bạc rượu chè, mà không muốn học hành trở nên người tốt. Trái lại, niềm kiêu hãnh của cha mẹ là con cái thông mình học giỏi, niềm hạnh phúc của cha mẹ là con cái lễ phép biết kính trên nhường dưới, niềm an ủi của cha mẹ là con cái biết chia sẻ với cha mẹ những việc to nhỏ trong gia đình.
Chúng ta là những đứa con của Thiên Chúa, trước mặt Ngài thì không có đứa con nào ngu ngơ cả, chỉ có những đứa con không thừa nhận Ngài là Cha của mình, và không muốn chấp nhận Ngài trong cuộc sống của mình mới là những đứa con ngu đần mà thôi.
Thiên Chúa cũng sẽ rất buồn khi chúng ta phủ nhận Ngài trong cuộc sống của chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có đứa con trai ngờ nghệch, vì phụ thân có việc nên vắng nhà, trước khi đi thì ra lệnh cho nó phải trong nom cửa tiệm, phụ thân vừa mới ra khỏi cổng thì lập tức có khách đến, hỏi:
- “Lệnh tôn (cha) có không ?”
- “Không có”.
- “Lệnh đường (mẹ) có không ?”
- “Không có”.
Sau khi phụ thân trở về và nghe con trai kể như thế thì rất giận dữ, nói:
- “Lệnh tôn chính là ta, lệnh đường chính là mẹ của mày ! Tại sao lại nói là không có hử ? Mày là thằng con quá ngờ nghệch”.
- “Con làm sao biết được bố mẹ là đồ hàng để bán chứ ?”
Suy tư:
Buồn nhất của cha mẹ là khi thấy con cái mình không được thông minh như những trẻ em khác, nhưng cái đau khổ nhất của cha mẹ là khi có những đứa con bất hiếu chỉ biết làm khổ cha mẹ bằng thói cờ bạc rượu chè, mà không muốn học hành trở nên người tốt. Trái lại, niềm kiêu hãnh của cha mẹ là con cái thông mình học giỏi, niềm hạnh phúc của cha mẹ là con cái lễ phép biết kính trên nhường dưới, niềm an ủi của cha mẹ là con cái biết chia sẻ với cha mẹ những việc to nhỏ trong gia đình.
Chúng ta là những đứa con của Thiên Chúa, trước mặt Ngài thì không có đứa con nào ngu ngơ cả, chỉ có những đứa con không thừa nhận Ngài là Cha của mình, và không muốn chấp nhận Ngài trong cuộc sống của mình mới là những đứa con ngu đần mà thôi.
Thiên Chúa cũng sẽ rất buồn khi chúng ta phủ nhận Ngài trong cuộc sống của chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:29 21/12/2011
N2T |
31. Phúc thì không thể song toàn, bởi vì không thể hưởng lạc ở thế gian này rồi lại cùng hưởng vinh quang với Chúa Giê-su.
(sách Gương Chúa Giê-su)Tản mạn Giáng Sinh 2011
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 21/12/2011
TẢN MẠN GIÁNG SINH 2011
1.
Giáng sinh năm nay hình như đến sớm hơn mọi năm, chỉ mới chúa nhật thứ nhất mùa vọng mà trên các đường phố lớn đã lác đác bày bán những cây thông nho nhỏ, đồ dùng làm máng cỏ; nơi các tụ điểm vui chơi đã “rục rịch” trang hoàng những dây màu xanh màu đỏ rực rỡ, đâu đó trên tường hàng rào treo những ông già nô-en đỏ rực vui mắt, làm cho người qua đường trong lòng rộn lên một niềm vui hạnh phúc.
Nhưng trong các nhà thờ thì vẫn chưa thấy gì cả, có lẽ vì đang sống trong những ngày đầu mùa vọng, hay là vì cảm thấy còn quá sớm để làm hang đá hoặc trang hoàng nhà thờ. Thế mới biết lời của Chúa Giê-su thật đúng: con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng. Người ta biết lợi dụng ngày lễ Giáng Sinh hãy còn chưa tới (mùa vọng) để buôn bán kiếm tiền hốt bạc, tại sao các tín hữu không lợi dụng thời gian còn dài như thế để làm hang đá, trang hoàng trong ngoài nhà thờ cho đẹp để cho mọi người biết là đại lễ Giáng Sinh sắp tới rồi, đó chính là truyền giáo, là làm chứng cho mọi người biết lễ Giáng Sinh là lễ mừng Chúa Giê-su giáng trần, là Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
2.
Mỗi năm đến lễ Chúa giáng sinh thì các tụ điểm vui chơi, nhưng siêu thị, những nơi buôn bán thu hoạch nhiều lợi tức với những ông già nô-en to nhỏ đủ cở, với những cây thông được trang trí bằng những bóng đèn điện tử chớp chớp đẹp đẽ vui mắt, mà không thấy một hình ảnh Chúa giáng sinh nào cả.
Người ta lợi dụng lễ Giáng Sinh của Chúa Giê-su để làm giàu, nhưng người ta không tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa xuống thế làm người; người ta ăn mừng lễ nô-en thật lớn, nhưng người ta không biết Chúa Giê-su là ai cả; người ta gặp nhau chúc mừng “giáng sinh bình an vui vẻ”, nhưng người ta không hiểu bình an vui vẻ từ đâu đến ? Đến từ thế gian hay từ trên trời, đến từ con người hay từ Chúa Giê-su giáng sinh; người ta coi lễ Giáng Sinh là ngày nghỉ, ngày vui chơi mệt nghỉ, người ta tục hóa ngày lễ Chúa giáng sinh với vô vàn thú vui của thế gian, nhưng người ta không biết rằng đây là ngày “yêu thương của Thiên Chúa” dành cho nhân loại. Ngay cả những người Ki-tô hữu cũng “vô tư” vui vẻ mà không nhìn thấy hình ảnh Chúa Giê-su giáng sinh bên cạnh những biểu ngữ “merry christmas”, hoặc bên cạnh hàng chữ “mừng lễ giáng sinh” được trang trí rực rỡ...
3.
Mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh năm nay các nhà thờ trang hoàng lộng lẫy hơn năm ngoái, sang năm đẹp hơn năm nay, mỗi năm mỗi đẹp hơn vì khoa học kỹ thuật phát triển, các bóng đèn điện tử càng lúc càng đẹp càng tiện lợi, càng hấp dẫn con người. Trong các nhà thờ, cha sở hô hào giáo dân phải làm hang đá đẹp hơn, hoành tráng hơn năm ngoái để phô bày đẳng cấp của nhà thờ, của cha sở. Và quả thật như thế, mọi giáo xứ đều trang hoàng lễ Chúa giáng sinh của nhà thờ mình rất đẹp và tốn kém.
Các trung tâm sinh hoạt mục vụ cũng thi đua trình diễn thánh ca mừng Chúa giáng sinh, để hát mừng ơn cứu độ của nhân loại đã đến –Chúa Giê-su.
Lễ Chúa Giê-su giáng sinh năm nay, đi đâu cũng nghe giáo dân nói nhà thờ mình cha sở nhắc nhở làm hang đá cho đẹp, trang hoàng nhà thờ cho lộng lẫy để cho mọi người biết đến Chúa Giê-su. Nhưng ít nghe cha sở nói mỗi giáo dân hãy chuẩn bị tâm hồn mình bằng nhân đức khiêm tốn, hy sinh, phục vụ, yêu thương nhau.v.v...để xứng đáng cho Chúa ngự đến; ít nghe giáo dân nói cha sở dạy phải biến tâm hồn mình thành hang đá để Chúa Giê-su sinh ra, bởi vì Chúa Giê-su thích ngự trong tâm hồn của mỗi người hơn là trong hang đá hiện đại mà vô cảm.
4.
Mừng đại lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là chúng ta có dịp để suy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, dành cho mỗi người trong chúng ta qua việc Ngài xuống thế làm người.
Mừng đại lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là dịp để chúng ta làm chứng cho tình yêu của Chúa Giê-su, đó là khi chúng ta vươn tay ra giúp đỡ người cô thế cô thân, khi họ lang thang không nơi nương tựa trong đêm mừng lễ Chúa giáng sinh; chúng ta cũng có dịp nói đến tình yêu của Chúa Giê-su khi chúng ta chủ động bắt tay người mà mình không yêu thích, đó là hành động yêu thương mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta khi Ngài tự hạ sinh trong hang đá nghèo hèn ở Bê-lem...
Giáng Sinh 2011
1.
Giáng sinh năm nay hình như đến sớm hơn mọi năm, chỉ mới chúa nhật thứ nhất mùa vọng mà trên các đường phố lớn đã lác đác bày bán những cây thông nho nhỏ, đồ dùng làm máng cỏ; nơi các tụ điểm vui chơi đã “rục rịch” trang hoàng những dây màu xanh màu đỏ rực rỡ, đâu đó trên tường hàng rào treo những ông già nô-en đỏ rực vui mắt, làm cho người qua đường trong lòng rộn lên một niềm vui hạnh phúc.
Nhưng trong các nhà thờ thì vẫn chưa thấy gì cả, có lẽ vì đang sống trong những ngày đầu mùa vọng, hay là vì cảm thấy còn quá sớm để làm hang đá hoặc trang hoàng nhà thờ. Thế mới biết lời của Chúa Giê-su thật đúng: con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng. Người ta biết lợi dụng ngày lễ Giáng Sinh hãy còn chưa tới (mùa vọng) để buôn bán kiếm tiền hốt bạc, tại sao các tín hữu không lợi dụng thời gian còn dài như thế để làm hang đá, trang hoàng trong ngoài nhà thờ cho đẹp để cho mọi người biết là đại lễ Giáng Sinh sắp tới rồi, đó chính là truyền giáo, là làm chứng cho mọi người biết lễ Giáng Sinh là lễ mừng Chúa Giê-su giáng trần, là Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
2.
Mỗi năm đến lễ Chúa giáng sinh thì các tụ điểm vui chơi, nhưng siêu thị, những nơi buôn bán thu hoạch nhiều lợi tức với những ông già nô-en to nhỏ đủ cở, với những cây thông được trang trí bằng những bóng đèn điện tử chớp chớp đẹp đẽ vui mắt, mà không thấy một hình ảnh Chúa giáng sinh nào cả.
Người ta lợi dụng lễ Giáng Sinh của Chúa Giê-su để làm giàu, nhưng người ta không tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa xuống thế làm người; người ta ăn mừng lễ nô-en thật lớn, nhưng người ta không biết Chúa Giê-su là ai cả; người ta gặp nhau chúc mừng “giáng sinh bình an vui vẻ”, nhưng người ta không hiểu bình an vui vẻ từ đâu đến ? Đến từ thế gian hay từ trên trời, đến từ con người hay từ Chúa Giê-su giáng sinh; người ta coi lễ Giáng Sinh là ngày nghỉ, ngày vui chơi mệt nghỉ, người ta tục hóa ngày lễ Chúa giáng sinh với vô vàn thú vui của thế gian, nhưng người ta không biết rằng đây là ngày “yêu thương của Thiên Chúa” dành cho nhân loại. Ngay cả những người Ki-tô hữu cũng “vô tư” vui vẻ mà không nhìn thấy hình ảnh Chúa Giê-su giáng sinh bên cạnh những biểu ngữ “merry christmas”, hoặc bên cạnh hàng chữ “mừng lễ giáng sinh” được trang trí rực rỡ...
3.
Mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh năm nay các nhà thờ trang hoàng lộng lẫy hơn năm ngoái, sang năm đẹp hơn năm nay, mỗi năm mỗi đẹp hơn vì khoa học kỹ thuật phát triển, các bóng đèn điện tử càng lúc càng đẹp càng tiện lợi, càng hấp dẫn con người. Trong các nhà thờ, cha sở hô hào giáo dân phải làm hang đá đẹp hơn, hoành tráng hơn năm ngoái để phô bày đẳng cấp của nhà thờ, của cha sở. Và quả thật như thế, mọi giáo xứ đều trang hoàng lễ Chúa giáng sinh của nhà thờ mình rất đẹp và tốn kém.
Các trung tâm sinh hoạt mục vụ cũng thi đua trình diễn thánh ca mừng Chúa giáng sinh, để hát mừng ơn cứu độ của nhân loại đã đến –Chúa Giê-su.
Lễ Chúa Giê-su giáng sinh năm nay, đi đâu cũng nghe giáo dân nói nhà thờ mình cha sở nhắc nhở làm hang đá cho đẹp, trang hoàng nhà thờ cho lộng lẫy để cho mọi người biết đến Chúa Giê-su. Nhưng ít nghe cha sở nói mỗi giáo dân hãy chuẩn bị tâm hồn mình bằng nhân đức khiêm tốn, hy sinh, phục vụ, yêu thương nhau.v.v...để xứng đáng cho Chúa ngự đến; ít nghe giáo dân nói cha sở dạy phải biến tâm hồn mình thành hang đá để Chúa Giê-su sinh ra, bởi vì Chúa Giê-su thích ngự trong tâm hồn của mỗi người hơn là trong hang đá hiện đại mà vô cảm.
4.
Mừng đại lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là chúng ta có dịp để suy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, dành cho mỗi người trong chúng ta qua việc Ngài xuống thế làm người.
Mừng đại lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là dịp để chúng ta làm chứng cho tình yêu của Chúa Giê-su, đó là khi chúng ta vươn tay ra giúp đỡ người cô thế cô thân, khi họ lang thang không nơi nương tựa trong đêm mừng lễ Chúa giáng sinh; chúng ta cũng có dịp nói đến tình yêu của Chúa Giê-su khi chúng ta chủ động bắt tay người mà mình không yêu thích, đó là hành động yêu thương mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta khi Ngài tự hạ sinh trong hang đá nghèo hèn ở Bê-lem...
Giáng Sinh 2011
Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:35 21/12/2011
CHÚA NHẬT.CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH
Lc 2, 16-21
Giáo Hội qua Phụng Vụ hôm nay muốn cho chúng ta thấy sự liên kết giữa việc Chúa Giêsu chịu cắt bì theo lề luật Do Thái với thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria.
Theo lề luật Do Thái việc cắt bì và đặt tên cho đứa trẻ mới sinh có một tầm quan trọng lớn lao bởi vì với nghi thức tôn giáo này đứa trẻ sẽ thực sự được đưa vào gia nhập vào cộng đoàn Dân Chúa và được hưởng phúc lành lời hứa của Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Ngôi Lời từ đời đời, nhưng đã hóa kiếp làm người, nhận lấy thân phận làm người để trở thành một con người như mọi người ngoại trừ tội lỗi, Chúa Giêsu đã chấp nhận lệ thuộc lề luật vì Ngài muốn giải thoát nhân loại, giải thoát mọi người và giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ lề luật, đồng thời làm cho chúng ta trở thành Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu chấp nhận việc cắt bì, chịu đổ máu ra, Ngài đã cho chúng ta hiểu ngay từ giây phút đổ máu Ngài đã thi hành sứ vụ cứu thế của Ngài. Viêc Hài Nhi Giêsu chịu cắt bì nhắc nhớ mọi Kitô hữu rằng phải qua bí tích rửa tội người Kitô hữu được gia nhập cộng đồng Dân Israen mới.
Thiên Chúa đã sai Con của Ngài xuống trần gian sinh bởi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nên, Chúa Giêsu cũng phải chấp nhận cách thông thường là có một người Mẹ. Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu xuống thế làm người. Mẹ là Mẹ của chính Thiên Chúa. Đây là tước hiệu thật cao sang. Tước hiệu vinh quang của Mẹ, vì ngoài Thiên Chúa Cha, không ai có quyền gọi Chúa Giêsu là Con như Người.
Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa nhưng đồng thời cũng là Mẹ chúng ta nữa. Đó là niềm hạnh phúc của mọi Kitô hữu bởi vì Mẹ yêu thương Chúa Giêsu thế nào, Mẹ cũng yêu thương chúng ta như vậy. Chúng ta hạnh phúc vì có một người Mẹ tuyệt vời, Mẹ là Mẹ ân sủng vì Mẹ đã kết hợp với Chúa Thánh Thần để sinh ra Đức Kitô, và mọi Kitô hữu trong ân sủng sự sống đời đời.
Hôm nay là ngày đầu năm dương lịch. Ngày Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn làm ngày hòa bình thế giới. Hòa bình hay nói cách khác sự an bình Thiên Chúa đã hứa ban cho nhân loại qua lời tung hô của các thiên thần trong đêm Chúa Giáng Sinh:” Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương “. Sự an bình này quả thực rất cần thiết bởi vì không có hòa bình trong tâm hồn, con người không thể nào có thể có hòa bình đối với người khác. Chúa Giêsu đến trần gian để ban bình an cho nhân loại :” Ta để lại bình an cho các con. Ta ban bình an của Ta cho các con “. Chúa đến ở giữa nhân loại, ở giữa chúng ta :” Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta “. Mẹ Maria đã sinh Đấng Cứu Thế để Ngài ban hòa bình cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta. Mẹ là Mẹ Vua Hòa Bình, là Nữ Vương Hòa Bình vì thế Hòa Bình của con người và Hòa Bình trên thế giới nằm trong tay của Người. Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại, trao tặng cho mỗi người chúng ta món quà vô giá là Con yêu dấu của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ơn cứu độ chan chứa nơi con yêu quí của Mẹ là Đức Kitô. Do đó, con người, loài người chỉ có thể có sự an bình được nếu mỗi người chúng ta biết làm mới con người, làm mới cuộc đời của mình để đón nhận sự an bình Thiên Chúa trao tặng qua Con Một Yêu Dấu của Người là Đức Giêsu Kitô.
Chúng ta hãy ngước nhìn lên Mẹ, Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, chiêm ngắm Mẹ, noi gương bắt chước Mẹ vì Mẹ sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta để chúng ta được sự an bình của Con Mẹ, sự bình an mà các thiên thần đã hát vang trên không trung xưa .
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ cầu cùng Chúa cho chúng con để chúng con luôn có sự an bình trong tâm hồn chúng con và luôn biết chiếu tỏa sự an bình cho mọi người đặc biệt năm mới 2012 này. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa có vai trò gì trong lịch sử cứu độ ?
2.Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình có ý nghĩa gì ?
3.Hòa Bình theo ý Chúa có nghĩa gì ?
4.Phải làm sao để có sự Hòa Bình ?
Lc 2, 16-21
Giáo Hội qua Phụng Vụ hôm nay muốn cho chúng ta thấy sự liên kết giữa việc Chúa Giêsu chịu cắt bì theo lề luật Do Thái với thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria.
Theo lề luật Do Thái việc cắt bì và đặt tên cho đứa trẻ mới sinh có một tầm quan trọng lớn lao bởi vì với nghi thức tôn giáo này đứa trẻ sẽ thực sự được đưa vào gia nhập vào cộng đoàn Dân Chúa và được hưởng phúc lành lời hứa của Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Ngôi Lời từ đời đời, nhưng đã hóa kiếp làm người, nhận lấy thân phận làm người để trở thành một con người như mọi người ngoại trừ tội lỗi, Chúa Giêsu đã chấp nhận lệ thuộc lề luật vì Ngài muốn giải thoát nhân loại, giải thoát mọi người và giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ lề luật, đồng thời làm cho chúng ta trở thành Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu chấp nhận việc cắt bì, chịu đổ máu ra, Ngài đã cho chúng ta hiểu ngay từ giây phút đổ máu Ngài đã thi hành sứ vụ cứu thế của Ngài. Viêc Hài Nhi Giêsu chịu cắt bì nhắc nhớ mọi Kitô hữu rằng phải qua bí tích rửa tội người Kitô hữu được gia nhập cộng đồng Dân Israen mới.
Thiên Chúa đã sai Con của Ngài xuống trần gian sinh bởi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nên, Chúa Giêsu cũng phải chấp nhận cách thông thường là có một người Mẹ. Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu xuống thế làm người. Mẹ là Mẹ của chính Thiên Chúa. Đây là tước hiệu thật cao sang. Tước hiệu vinh quang của Mẹ, vì ngoài Thiên Chúa Cha, không ai có quyền gọi Chúa Giêsu là Con như Người.
Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa nhưng đồng thời cũng là Mẹ chúng ta nữa. Đó là niềm hạnh phúc của mọi Kitô hữu bởi vì Mẹ yêu thương Chúa Giêsu thế nào, Mẹ cũng yêu thương chúng ta như vậy. Chúng ta hạnh phúc vì có một người Mẹ tuyệt vời, Mẹ là Mẹ ân sủng vì Mẹ đã kết hợp với Chúa Thánh Thần để sinh ra Đức Kitô, và mọi Kitô hữu trong ân sủng sự sống đời đời.
Hôm nay là ngày đầu năm dương lịch. Ngày Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn làm ngày hòa bình thế giới. Hòa bình hay nói cách khác sự an bình Thiên Chúa đã hứa ban cho nhân loại qua lời tung hô của các thiên thần trong đêm Chúa Giáng Sinh:” Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương “. Sự an bình này quả thực rất cần thiết bởi vì không có hòa bình trong tâm hồn, con người không thể nào có thể có hòa bình đối với người khác. Chúa Giêsu đến trần gian để ban bình an cho nhân loại :” Ta để lại bình an cho các con. Ta ban bình an của Ta cho các con “. Chúa đến ở giữa nhân loại, ở giữa chúng ta :” Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta “. Mẹ Maria đã sinh Đấng Cứu Thế để Ngài ban hòa bình cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta. Mẹ là Mẹ Vua Hòa Bình, là Nữ Vương Hòa Bình vì thế Hòa Bình của con người và Hòa Bình trên thế giới nằm trong tay của Người. Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại, trao tặng cho mỗi người chúng ta món quà vô giá là Con yêu dấu của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ơn cứu độ chan chứa nơi con yêu quí của Mẹ là Đức Kitô. Do đó, con người, loài người chỉ có thể có sự an bình được nếu mỗi người chúng ta biết làm mới con người, làm mới cuộc đời của mình để đón nhận sự an bình Thiên Chúa trao tặng qua Con Một Yêu Dấu của Người là Đức Giêsu Kitô.
Chúng ta hãy ngước nhìn lên Mẹ, Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, chiêm ngắm Mẹ, noi gương bắt chước Mẹ vì Mẹ sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta để chúng ta được sự an bình của Con Mẹ, sự bình an mà các thiên thần đã hát vang trên không trung xưa .
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ cầu cùng Chúa cho chúng con để chúng con luôn có sự an bình trong tâm hồn chúng con và luôn biết chiếu tỏa sự an bình cho mọi người đặc biệt năm mới 2012 này. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa có vai trò gì trong lịch sử cứu độ ?
2.Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình có ý nghĩa gì ?
3.Hòa Bình theo ý Chúa có nghĩa gì ?
4.Phải làm sao để có sự Hòa Bình ?
Tin Mừng Giáng Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:11 21/12/2011
Nằm trong máng cỏ mù sương,
Hài Nhi giáng thế vì thương cõi đời
Long lanh đôi mắt rạng ngời
Tựa như lấp lánh sao trời đêm đông.
Nhưng cái đẹp của Lễ Giáng Sinh đâu chỉ có trong lối văn tả cảnh tuyệt vời ấy, mà chính là một mầu nhiệm, mầu nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người để cứu độ muôn dân, mầu nhiệm mà thiên thần đã hát lên trong sứ điệp dành cho các mục đồng, mầu nhiệm ấy là một Tin Mừng. (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, Báo liên lạc-Phan thiết, số 12).
Giáng Sinh là Tin Mừng cho nhân loại. Giáng Sinh đã trở thành Festival, lễ hội, một đại lễ của nhân loại. Giáng Sinh một lễ hội không biên giới.Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi, đều vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang….Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ miền quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn màu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ. Khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’ (Lc 2,14)
Đặc biệt, Giáng Sinh là Tin Mừng lớn lao cho những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh Chí Tôn đã “trở nên người phàm và ở cùng chúng ta”. Đấng Hằng Hữu đã trở nên “người phàm” (Ga 1,14), làm “một trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ” (Lc 2,13), tại xứ Palestin, thời Augustô làm hoàng đế Rôma, Quirinô làm tổng trấn xứ Xyri (Lc 2,1-2).
Sứ điệp Tin Mừng Sứ thần loan báo cho những mục đồng trong Đêm Thánh, được Giáo Hội công bố thành Tin Mừng trong Lễ Đêm Giáng Sinh. Đó là Tin Mừng Giáng Sinh thật đơn sơ nhưng lại là Tin Mừng Cứu độ và mãi mãi là Tin Mừng hiện sinh cho nhân loại.
1. Tin mừng đơn sơ.
Trong đêm hồng phúc, Hài Nhi Giêsu sinh ra trong hang đá, Sứ thần loan báo cho các mục đồng : "Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa. " (Lc 2, 11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." (Lc 2,12).
Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu, các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.
Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một hài nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một hài nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim những mục đồng mới có thể thấy nơi hài nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).
Dấu chỉ của Thiên Chúa là sự đơn sơ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là hài nhi. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Đó là cách Ngài trị vì. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi vô phương tự vệ và cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Ngài xua đi sự khiếp sợ của ta trước sự oai hùng của Ngài. Ngài xin chúng ta tình yêu. Vì thế, Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta tự phát học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài. Chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài. (x. Bài giảng Lễ Nửa Đêm năm 2006 của ĐTC Bênêđictô.)
2. Tin Mừng Cứu Độ
Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.
Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.
Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Belem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.
3. Tin Mừng hiện sinh
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ.
Thiên Chúa làm trẻ thơ vì trong thế giới loài người vẫn còn biết bao trẻ thơ không có tuổi thơ. Chiến tranh, thiên tai, đói nghèo khiến bao trẻ thơ không có niềm vui trẻ thơ.
Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ. Bàn tay nâng niu của Mẹ Maria, ánh mắt âu yếm của cha Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Thiên Chúa trở nên một Hài Nhi. Đức Thánh Cha giải thích thật sâu sắc: “Các Giáo Phụ trong Giáo Hội đã tìm thấy trong bản dịch Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp một đoạn từ tiên tri Isaia mà Thánh Phaolô cũng đã trích dẫn để cho thấy những đường lối mới của Thiên Chúa đã được tiên báo trong Cựu Ước như thế nào. Những lời đó như thế này: “Dio ha reso breve la sua Parola, l'ha abbreviata" (“Thiên Chúa làm cho Lời Ngài ngắn gọn (hay nhỏ bé), Ngài vắn tắt đi”) (Is 10,23; Rm 9,28). Ngôi Con chính là Lời, Logos, Lời hằng sống trở nên nhỏ bé, nhỏ đến mức có thể đặt trong hang đá. Ngài trở nên một hài nhi, để chúng ta có thể nắm bắt Lời. Qua đó, Ngài dạy chúng ta yêu thương những trẻ nhỏ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta yêu thương những kẻ yếu thế. Qua đó, Ngài dạy chúng ta trân trọng trẻ em. Hài nhi Bêlem hướng ánh mắt chúng ta đến tất cả những trẻ em đang chịu đau khổ và lạm dụng trên thế giới này, những trẻ đã sinh ra và những thai nhi chưa chào đời; hướng chúng ta đến những trẻ em bị xung vào quân đội trong một thế giới bạo lực; hướng chúng ta đến những trẻ em phải đi ăn xin; hướng chúng ta đến những trẻ em phải đau khổ vì bị tước đoạt và đói khát; hướng chúng ta đến những trẻ em không được yêu thương. Trong tất cả trẻ em này là Hài Nhi Bêlem Đấng đang chất vấn chúng ta; Thiên Chúa Đấng đã trở nên nhỏ bé đang chất vấn chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện trong đêm nay để sự sáng láng của tình yêu Thiên Chúa bao bọc tất cả những trẻ em này. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta thực hiện phần mình để phẩm giá của các trẻ em được tôn trọng. Cầu xin cho tất cả trẻ em đều cảm nhận được ánh sáng của tình yêu, điều mà nhân loại cần hơn tất cả những thứ vật chất thiết yếu cho cuộc sống. (x. Bài giảng Lễ Nửa Đêm năm 2006 của ĐTC Bênêđictô).
Tin Mừng Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của ơn cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau.Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại tình thương của Người bằng việc yêu mến Người và yêu thương nhau.
Sứ điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới lần thứ 45 có chủ đề là: “Giáo dục người trẻ về Công Lý và Hoà Bình”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô nhấn mạnh những giá trị mà người trẻ cần phải được đào luyện là: Sự Thật, Tự Do, Công Lý và Hoà Bình.
Để giáo dục về chân lý, trước tiên cần biết con người là ai, biết bản tính của con người… Con người là một hữu thể có tương quan, sống trong quan hệ với người khác, và nhất là với Thiên Chúa.
Tự do đích thực không bao giờ có thể đạt được bằng cách xa lìa Chúa.
Việc sử dụng tự do một cách đúng đắn là điều chủ yếu trong việc thăng tiến công lý và hòa bình, nó đòi phải có sự tôn trọng bản thân và tha nhân, dù họ có lối sống khác với mình.
Lòng bác ái luôn biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cả trong những quan hệ giữa con người với nhau, bác ái mang lại một giá trị hướng thần và cứu độ cho mọi sự dấn thân xây dựng công lý trên thế giới “Phúc cho những người đói khát công lý vì họ sẽ được no đầy” (Mt 5,6).
Hòa bình là thành quả của công lý và kết quả của bác ái. Hòa bình trước tiên là hồng ân của Thiên Chúa. Các tín hữu Kitô chúng ta tin rằng Chúa Kitô là hòa bình đích thực của chúng ta.
Để thực sự là những người kiến tạo hòa bình, chúng ta phải tự giáo dục về cảm thông; tình liên đới, sự cộng tác, tình huynh đệ, chúng ta phải tích cực giữa lòng cộng đoàn và cảnh giác trong việc thức tỉnh lương tâm con người về những vấn đề quốc gia và quốc tế, và tầm quan trọng của việc tìm kiếm những phương thức thích hợp để tái phân phối tài nguyên, đẩy mạnh sự tăng trưởng, cộng tác vào việc phát triển và giải quyết các xung đột. “Phúc cho những người xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Đức Thánh Cha mời gọi: cần thông truyền cho người trẻ sự quí chuộng giá trị tích cực của cuộc sống, khơi lên nơi họ ước muốn dành cuộc sống để phục vụ Sự Thiện. Gia đình là trường học đầu tiên trong đó người trẻ được giáo dục về công lý và hòa bình.
Để đạt được những giá trị ấy, nhân vị và phẩm giá con người cần phải được nhận ra và tôn trọng. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà giáo dục phải “quan tâm sao cho phẩm giá mỗi người luôn luôn được tôn trọng và đề cao”.
Tin Mừng Giáng Sinh nâng cao phẩm giá con người ngay từ khi được cưu mang trong dạ mẹ và vừa mới sinh ra. Chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta sẽ học được nhiều bài học về Sự Thật, Tự Do, Công Lý và Hoà Bình. Hài Nhi Giêsu đã mở ra triều đại của Công Lý trên “nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9,5–6).
Hãy “Hướng mắt lên nhìn Thiên Chúa, gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, Đấng là công lý và hòa bình” để chúng ta được “trở thành những người yêu chuộng hòa bình và xây dựng hòa bình”. (Sứ điệp Hòa bình 2012).
Hãy nắm tay nhau, hạnh phúc cùng hát vang lời ca Giáng Sinh chung quanh máng cỏ có Chúa Giêsu Hài Đồng: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta. Một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Lạy Chúa Giêsu: “Xin thương ban, xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”.
Đêm nay trái đất đầy ánh sáng và ấm nóng tình thương
+GM FX: Nguyễn Văn Sang
09:47 21/12/2011
Lễ Thiên Chúa Giáng Sinh lại đến với chúng ta, đến với cả loài người. Lễ Thiên Chúa Giáng Sinh không phải lễ riêng của người Công giáo nữa, nhưng là lễ cho tất cả mọi người có thiện chí đang chờ đợi một niềm vui và hi vọng. Lễ giáng sinh đến với Giáo Phận Thái Bình cách đặc biệt hơn, với những niền vui và hy vọng rất lớn.
Xuất phát cách đây hơn 2000 năm, với những mục đồng canh giữ đoàn chiên, bỗng thấy một vầng sáng lớn và các Thiên Thần trên trời hiện ra nói với họ rằng: này tôi đến để báo với anh một tin vui trọng đại, đó là có một con trẻ được sinh ra ở Belem, con trẻ ấy sẽ trở nên cao trọng và là Vua trên các vua, người sẽ kế tục triều đại vua Đavit đến muôn đời (x.Lc 2,10).
Sau khi loan báo tin vui đó cho các mục đồng, các Thiên Thần bay vào không trung mà hát lên rằng:
“ Vinh Danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (lc 2,14)
Một tin vui trọng đại như vậy không có một ca sỹ nào, không có một ca đoàn nào có thể hát lên để hòa tấu, để hợp xướng lên cho xứng đáng được. Chỉ có giọng ca của các Thiên Thần mới xứng đáng. Một tin vui được ca tụng bằng giọng hát của các Thiên Thần. Một tin vui không có một sân khấu nào ở trần gian này chứa đựng hết sự cao trọng đại như thế được, mà phải lấy bầu trời lồng lộng làm sân khấu. Như hai câu thơ được diễn tả.
“bầu trời lấp lánh hiến muôn nốt nhạc
Trái đất bồi hồi dâng triệu vần thơ”.
Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao là có bấy nhiêu nốt nhạc, được kết hợp lại thành bản nhạc du dương. Trái đất này có bao nhiêu tinh túy, được kết tinh lại thành bấy nhiêu triệu ý thơ hay. Có thể nói: cả vũ trụ này, cả trai đất này đều hòa tấu trong một bài ca vui mừng với các Thiên Thần mỗi lần Lễ Giáng Sinh đến với loài người.
Nội dung bài ca ấy nói lên vinh quang của Thiên Chúa, nói lên tình yêu và hòa bình cho loài người. Ai mà chẳng ước mơ tình yêu và hòa bình. Đó là ước mơ mà mọi người đều khao khát. Các Thiên Thần đã ca vang trên bầu trời cho mọi người được biết. Thiên Chúa đã xuống thế làm người, cho loài người được hưởng tình yêu thương và hòa bình viên mãn. Bài ca các Thiên Thần hát lên từ ngàn xưa, ngày nay vẫn còn được phát lại nhiều lần trên khắp năm châu bốn bể, nhất là trong đêm Thánh vô cùng này.
Nhưng tin vui vĩ đại của đêm Giáng Sinh, mới chỉ là tin vui chớm nở mà thôi, mới khởi sự từ hang đá Belem và được ấp ủ nơi xóm làng Nazareth, đôi khi bị che lấp trong cuộc sống và cuối đời bị che lấp phũ phàng, nghĩa là phải chụi chết thê thảm vào Thánh Giá trên núi Calvario. Nhưng sau đó tin vui vĩ đại ấy lại bừng lên, bừng lên ngọn lửa như vầng rạng đông tỏa sáng khắp bầu trời. Đó là sự Phục Sinh của Chúa. Hạt giống nẩy mầm trong ngày lễ Giáng Sinh, lớn dần, phát triển mãi cho đến ngày Chúa sống lại khải hoàn, như một cây lớn mạnh bằng đức tin được chiếu dọi đến với mọi người cho đến tận thế. Nhưng ai tiếp nhận tin vui đó vào tâm hồn mình, như đón nhận hạt giống mang mầm sống để phát triển không ngừng, và sinh hoa kết quả bên bờ suối mát.
Sự kiện được tiếp tục và tiếp tục mãi mãi nơi mỗi con người. Khi con người đó tiếp nhận tin vui, và tin vui đó nở niềm hy vọng, niềm hy vọng đó sẽ đi theo với mọi người cho đến tận thế. Nghĩa là ơn cứu độ được hoàn thành đúng như lời Chúa Giêsu đã tiên báo: ngày đó Ta sẽ kiến tạo một trời mới đất mới, không còn nước mắt, không còn tang ma, không còn chết chóc. Bởi vì là nơi Thiên Chúa ở cùng người thế, như Thiên Chúa đã ở cùng người thế khi xuống thế làm người. Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở với loài người, và ở với loài người mãi mãi để đem hạnh phúc cho con người.
Cho nên, từ ngày tạo thiên lập địa đến ngày tận thế, Thiên Chúa muốn con người được hòa bình và hạnh phúc, có cuộc sống tốt lành đẹp đẽ trên trái đất này. Một thế giới có Thiên Chúa ở cùng.
Vì thế niềm vui Giáng Sinh là niềm vui mở ra một tia hy vọng rất lớn, cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy tiến lên, tiến lên với nhiều triển vọng tươi sáng.
Trước cảnh tượng hùng vĩ và trần ngập ánh sáng ấy đã diễn ra trong đêm Noel đầu tiên và ngày nay vẫn còn diễn ra trong đêm Noel ở thế trần ở mọi nơi, mọi lúc, mọi nước và mọi thời gian…nhưng đều bắt nguồn nơi hang đá, máng cỏ là một dấu chỉ mà các Thiên Thần đã loan báo cho các kẻ mục đồng: này đây ta báo tin vui cho anh em, cho cả nhà Đavit toàn dân Itrael mà dấu chỉ là một hài nhi được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ”, trái ngược lại hẳn với vẻ ồn ào, náo nhiệt diễn ra trên không trung và ngày nay trong mọi cảnh của đêm cực thánh này, một sự bình an tuyệt đối và yên lặng, đầy ấm cúng tỏa lan ra từ trái tim đầy yêu thương của Hài Nhi Giêsu, chính là Thiên Chúa Ngôi Hai, vì yêu thương đã giáng trần và Mẹ Người Đức Trinh Nữ Maria mà vẫn vẹn toàn trinh khiết, Ngài ấp ủ mọi sự việc xẩy ra trong tấm lòng ấm cúng, để lặn xuống tận chiều sâu của huyền nhiệm, bên cạnh là Thánh cả Giuse, người công chính trên hết mọi hạng người, đang cần cù bái lạy Thiên Chúa làm con bé mọn, vây quanh là đám bò lừa, như nín hơi thở. Trong ánh sáng tràn ngập, dường như vẫn đánh hơi thấy sự cao sang huyện nhiệm, mà óc bò lừa không thể thấu hiểu được đã vậy mà chính những mục đồng với tâm hồn đơn sơ, bé mọn cũng được kêu gọi tới để tôn thờ Thiên Chúa làm người, đó chính là lễ Noel, là khung cảnh cho chúng ta kính mừng trong đêm và ngày cực Thánh này và để ca tụng ý nghĩa huyền nhiệm này diễn ra đêm thứ nhất đó ở Belem và trong hết mọi đêm, mọi người, giáng sinh mà Thiên Thần với giọng ca vàng Thánh thót đã bay lên 9 tầng trời mà hát vang rằng:
“ Vinh Danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (lc 2,14)
Lễ giáng sinh cốt tại những người chiêm ngăm sứ điệp đó và đón nhận để xứng đáng là con người được Chúa thương.
Cách đây hàng chục năm, ngôi sao chổi Cuhatek đã bay qua thế giới chúng ta trong một đêm Noel và có người đã mặc lấy tâm sự của ngôi sao đó, nói lên trong đêm và ngày cực Thánh rằng:
“Giờ đây tôi bay qua để thăm viếng trái đất của các bạn, của những con người hạnh phúc đã được các Thiên Thần xưa kia chúc mừng, tôi thấy trái đất của các bạn hôm nay đẹp nhất, hàng vạn ánh đèn lấp lánh trong đêm như hàng triệu ngôi sao lấn áp cả bầu trời, hàng triệu triệu bài ca, giọng hát và những lời cầu nguyện, tỏa bay như trăm ngàn hương thơm xông lên từ trái đất, ôi các bạn đẹp đẽ và hạnh phúc quá, vì đã được Thiên Chúa xuống thế làm người để chung chia thân phận con người của các bạn và đem ơn cứu độ. Trái đất hôm nay tốt đẹp và ấm cúng qua, và tôi tự nhiên cảm thấy buồn phiền vì trong vái phút nữa tôi phải lao mình vào khoảng không vũ trụ lạnh giá, bao giờ tôi mới được trở lại trái đất lần nữa.
Vậy những con người ở trên trái đất của chúng ta đêm nay, ngày nay có cảm thấy được hạnh phúc đã được Chúa cứu thế sinh ra chia sẻ thân phận làm người và để cứu độ chúng ta, vậy nên chúng ta hãy cố gắng làm một con người sống xứng đáng để được Chúa thương, đấy là một con người đạo đức, thánh thiện hơn là một con người và như vậy chúng ta sẽ được lời chúc lành của Thiên Thần xưa trên hang đá.
“Bình an dưới thế cho loài người Chúa Thương” Amen
(Bài giảng của Đức Cha Phanxicô, Nguyên Giám mục Thái Bình)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Castro cho biết rất hài lòng vì Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm
Bùi Hữu Thư
08:38 21/12/2011
Tổng thống tiếp xúc với phái đoàn Tòa Thánh hôm Chúa Nhật
VATICAN, ngày 20, tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Cuba đang chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha Benedict XVI "với lòng ưu ái và tôn kính," và tổng thống Raul Castro đã "hân hoan" đón mừng lời tuyên bố chính thức về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại quốc gia này, theo một bản tin được giới truyền thông Cuba phổ biến hôm nay. Cuộc viếng thăm được dự trù vào cuối tháng Ba, 2012.
Vatican thông báo hôm nay: Ngày Chúa Nhật vừa qua, tổng thống Cuba đã tiếp xúc với một phái đoàn của Tòa Thánh để thảo luận về sự chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới của ngài. Chính Đức Thánh Cha đã tuyên bố điều này trong một Thánh Lễ ngày 12 tháng 12, vào ngày Lễ Đức Mẹ Guadalupe. Trong buổi tiếp xúc "mối tương quan tuyệt hảo giữa Cuba và Tòa Thánh đã được nêu cao, và một số chi tiết của cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đã được duyệt xét."
Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI, là chuyến tông du thứ hai tới Châu Mỹ La Tinh, tiếp theo chuyến thăm Brazil năm 2007, sẽ trùng hợp với các chương trình được giáo phận điạ phương will tổ chức để mừng ngày kỷ niệm năm thứ 400 việc khám phá bức hình của Đức Mẹ Bác Ái (Our Lady of Charity), quan thầy của hòn đảo này.
Một trong các chương trình được dự trù tổ chức là Năm Thánh Đức Mẹ (Marian Jubilee Year), sẽ khởi sự ngày 7 tháng 1, 2012 và chấm dứt ngày 5 thánh 1, năm 2013.
VATICAN, ngày 20, tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Cuba đang chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha Benedict XVI "với lòng ưu ái và tôn kính," và tổng thống Raul Castro đã "hân hoan" đón mừng lời tuyên bố chính thức về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại quốc gia này, theo một bản tin được giới truyền thông Cuba phổ biến hôm nay. Cuộc viếng thăm được dự trù vào cuối tháng Ba, 2012.
Vatican thông báo hôm nay: Ngày Chúa Nhật vừa qua, tổng thống Cuba đã tiếp xúc với một phái đoàn của Tòa Thánh để thảo luận về sự chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới của ngài. Chính Đức Thánh Cha đã tuyên bố điều này trong một Thánh Lễ ngày 12 tháng 12, vào ngày Lễ Đức Mẹ Guadalupe. Trong buổi tiếp xúc "mối tương quan tuyệt hảo giữa Cuba và Tòa Thánh đã được nêu cao, và một số chi tiết của cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đã được duyệt xét."
Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI, là chuyến tông du thứ hai tới Châu Mỹ La Tinh, tiếp theo chuyến thăm Brazil năm 2007, sẽ trùng hợp với các chương trình được giáo phận điạ phương will tổ chức để mừng ngày kỷ niệm năm thứ 400 việc khám phá bức hình của Đức Mẹ Bác Ái (Our Lady of Charity), quan thầy của hòn đảo này.
Một trong các chương trình được dự trù tổ chức là Năm Thánh Đức Mẹ (Marian Jubilee Year), sẽ khởi sự ngày 7 tháng 1, 2012 và chấm dứt ngày 5 thánh 1, năm 2013.
ĐTC: Đức Maria và mầu nhiệm Giáng Sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
09:13 21/12/2011
VATICAN – Trong lúc suy niệm Kinh Truyền Tin của mình, ĐTC Benedict đã tập trung vào Tin Mừng Chúa Nhật VI Mùa Vọng thuật lại việc loan báo của Thiên Sứ tới Maria và đặ biệt ý nghĩa quan trọng về sự trinh tiết trong lịch sử cứu độ của Bà: “Trinh tiết của Maria là độc nhất vô nhị và không thể lập lại được, nhưng ý nghĩa quan trọng tâm linh của sự việc có liên quan đến mọi Ki-tô hữu. Về căn bản, nó thắt chặt với đức tin: trong thực tế, những ai tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, đón mừng Chúa Giê-su và cuộc đời thánh thiện của Người trong họ, qua hành động của Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm Giáng Sinh.”
Phát ra từ cửa sổ thư phòng nhìn xuống Công trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha nói về sự quan tâm của ngài trước hậu quả của trận bão Washi, đã ập tới bất thình lình vào bờ biển đảo Mindanao trong lúc người dân đang ngủ vào tối thứ Sáu rạng sáng thứ Bẩy. Nhân viên cứu hộ vẫn đang tìm kiếm khoảng hơn 800 người mất tích trong những trận lũ và sạt lở bất ngờ quét nhà cửa xuống những con sông và trôi ra biển. giết chết hơn 650 người.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn muốn đoan quyết với dân chúng miền Nam Phi Luật Tân, bị tổn thất bởi cơn bão nhiệt đới hoành hành, về sự xót thương của tôi. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, đa phần là trẻ em, những người vô gia cư và nhiều người bị mất tích.”
Dưới đây là lời suy niệm của ĐTC Benedict XVI:
Anh chị em thương mến!
Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng cuối cùng này, nghi thức phụng vụ giới thiệu trong năm, sự truyền tin đến với Maria. Suy tưởng biểu tượng tuyệt mỹ của Đức Trinh Nữ, khi Bà nhận được thông điệp thánh thiêng và đưa ra câu trả lời của mình, chúng ta được chiếu rọi nội tâm bởi ánh sáng chân lý rạng ngời, luôn mới mẻ, từ mầu nhiệm ấy. Đặc biệt, tôi muốn nói ngắn gọn về tầm quan trọng đức trinh tiết của Maria, đó là, thực tế rằng Bà đón nhận Chúa Giê-su trong lúc vẫn còn là một trinh nữ.
Trong bối cảnh của sự kiện Nazareth là tiên tri Isaiah. “Hãy nhìn một trinh nữ sẽ đón nhận và sinh hạ một con trẻ và được gọi là Ammanuel” (Isaiah 7: 14). Lời hứa thời xa xưa này đã thấy được sự tuôn đổ dồi dào trong Đấng Cứu Thế Con Một Thiên Chúa. Trong thực tế, không chỉ đã làm Đức Trinh Nữ Maria thụ thai, mà Bà đã được thực hiện qua Thánh Thần, điều mà do chính Thiên Chúa. Sự sống con người bắt đầu sống trong lòng bà nhận sự sống từ Mẹ Maria, nhưng thực thể của Người được phát sinh trọn vẹn từ Thiên Chúa, con người một cách hoàn toàn, được tạo bởi đất – dùng biểu tượng trong kinh thánh – nhưng người đến từ trên cao, từ thiên đàng. Thực tế rằng, thực vậy Maria mang thai trong lúc vẫn mãi là một trinh nữ, đó là điều thiết yếu cho sự hiểu biết về Chúa Giê-su và đức tin của chúng ta, bởi vì nó làm chứng rằng đó là giai đoạn đầu của Thiên Chúa và trên hết tất cả nó bộc lộ với ai đó được mang thai. Như Tin Mừng nói: “Vì thế hài nhi sinh ra được gọi là thánh, Con Một Thiên Chúa.” (Luke 1: 35). Theo ý nghĩa này, sự trinh khiết của Mẹ Maria và sự thánh của Chúa Giê-su bảo đảm tương hỗ với nhau.
Đây là lý do tại sao người ta thắc mắc Maria “vô cùng bối rối” nói với Thiên Sứ ‘làm thế nào mà điều ấy xảy ra, khi tôi chưa biết gì đến chuyện vợ chồng?’ (Lk. 1: 34) quả là quan trọng. Bằng tính đơn sơ hồn nhiên của mình, Maria khôn ngoan: Bà không nghi ngờ quyền năng của Thiên Chúa, nhưng Bà muốn hiểu rõ hơn về ý định của Người, hoàn toàn vâng phục ý muốn này. Maria vượt lên trên vô hạn bởi mầu nhiệm ấy, lúc này niềm tuyệt hảo chất đầy nơi mà, tận sâu thẳm cõi lòng, Bà đã được ấn định. Tâm hồn và tâm trí của Bà trọn vẹn khiêm nhu, và, vì sự khiêm cung lễ tốn dị thường của Bà Thiên Chúa chờ đợi tiếng “xin vâng của thiếu nữ này để thực hiện mục đích của Người. Người tôn trọng chân giá trị và sự tự do của Bà. Tiếng “xin vâng” của Maria mang hai ý nghĩ tình mẫu tử và sự khiết trinh, và bà ước muốn rằng mọi việc của Bà dành cho sự vinh quang của Thiên Chúa và rằng Đức Chúa Con Sẽ được thai sinh bởi lòng bà có thể là một món quà hồng ân cho tất cả.
Các bạn thân mến, trinh tiết của Maria là độc nhất vô nhị và không thể lập lại được, nhưng ý nghĩa quan trọng tâm linh của sự việc có liên quan đến mọi Ki-tô hữu. Về căn bản, nó thắt chặt với đức tin: trong thực tế, những ai tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, đón mừng Chúa Giê-su và cuộc đời thánh thiện của Người trong họ, qua hành động của Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm Giáng Sinh.
Tôi chào tất cả khách hành hương nói tiếng Anh và khách viếng thăm tại buổi nguyện Kinh Truyền Tin. Tin Mừng phụng vụ hôm nay kể lại chi tiết lời Truyền Tin của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel tới Trinh Nữ Maria, rằng Bà sẽ thụ thai và sinh một con trẻ Tên là Giê-su. Vì khi Thánh Nữ Đồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội Đem Thiên Chúa đến cùng chúng ta, có thể chúng ta không còn sợ hãi để Bà đem chúng ta đến với Thiên Chúa. Vào tuần lễ cuối cùng của Mùa Vọng này, chúng ta hãy làm tăng cao những nỗ lực để chuẩn bị đón Người đến. Về phần các bạn và những người dấu yêu của các bạn, tôi khẩn cầu vô vàn ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng!
Phát ra từ cửa sổ thư phòng nhìn xuống Công trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha nói về sự quan tâm của ngài trước hậu quả của trận bão Washi, đã ập tới bất thình lình vào bờ biển đảo Mindanao trong lúc người dân đang ngủ vào tối thứ Sáu rạng sáng thứ Bẩy. Nhân viên cứu hộ vẫn đang tìm kiếm khoảng hơn 800 người mất tích trong những trận lũ và sạt lở bất ngờ quét nhà cửa xuống những con sông và trôi ra biển. giết chết hơn 650 người.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn muốn đoan quyết với dân chúng miền Nam Phi Luật Tân, bị tổn thất bởi cơn bão nhiệt đới hoành hành, về sự xót thương của tôi. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, đa phần là trẻ em, những người vô gia cư và nhiều người bị mất tích.”
Dưới đây là lời suy niệm của ĐTC Benedict XVI:
Anh chị em thương mến!
Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng cuối cùng này, nghi thức phụng vụ giới thiệu trong năm, sự truyền tin đến với Maria. Suy tưởng biểu tượng tuyệt mỹ của Đức Trinh Nữ, khi Bà nhận được thông điệp thánh thiêng và đưa ra câu trả lời của mình, chúng ta được chiếu rọi nội tâm bởi ánh sáng chân lý rạng ngời, luôn mới mẻ, từ mầu nhiệm ấy. Đặc biệt, tôi muốn nói ngắn gọn về tầm quan trọng đức trinh tiết của Maria, đó là, thực tế rằng Bà đón nhận Chúa Giê-su trong lúc vẫn còn là một trinh nữ.
Trong bối cảnh của sự kiện Nazareth là tiên tri Isaiah. “Hãy nhìn một trinh nữ sẽ đón nhận và sinh hạ một con trẻ và được gọi là Ammanuel” (Isaiah 7: 14). Lời hứa thời xa xưa này đã thấy được sự tuôn đổ dồi dào trong Đấng Cứu Thế Con Một Thiên Chúa. Trong thực tế, không chỉ đã làm Đức Trinh Nữ Maria thụ thai, mà Bà đã được thực hiện qua Thánh Thần, điều mà do chính Thiên Chúa. Sự sống con người bắt đầu sống trong lòng bà nhận sự sống từ Mẹ Maria, nhưng thực thể của Người được phát sinh trọn vẹn từ Thiên Chúa, con người một cách hoàn toàn, được tạo bởi đất – dùng biểu tượng trong kinh thánh – nhưng người đến từ trên cao, từ thiên đàng. Thực tế rằng, thực vậy Maria mang thai trong lúc vẫn mãi là một trinh nữ, đó là điều thiết yếu cho sự hiểu biết về Chúa Giê-su và đức tin của chúng ta, bởi vì nó làm chứng rằng đó là giai đoạn đầu của Thiên Chúa và trên hết tất cả nó bộc lộ với ai đó được mang thai. Như Tin Mừng nói: “Vì thế hài nhi sinh ra được gọi là thánh, Con Một Thiên Chúa.” (Luke 1: 35). Theo ý nghĩa này, sự trinh khiết của Mẹ Maria và sự thánh của Chúa Giê-su bảo đảm tương hỗ với nhau.
Đây là lý do tại sao người ta thắc mắc Maria “vô cùng bối rối” nói với Thiên Sứ ‘làm thế nào mà điều ấy xảy ra, khi tôi chưa biết gì đến chuyện vợ chồng?’ (Lk. 1: 34) quả là quan trọng. Bằng tính đơn sơ hồn nhiên của mình, Maria khôn ngoan: Bà không nghi ngờ quyền năng của Thiên Chúa, nhưng Bà muốn hiểu rõ hơn về ý định của Người, hoàn toàn vâng phục ý muốn này. Maria vượt lên trên vô hạn bởi mầu nhiệm ấy, lúc này niềm tuyệt hảo chất đầy nơi mà, tận sâu thẳm cõi lòng, Bà đã được ấn định. Tâm hồn và tâm trí của Bà trọn vẹn khiêm nhu, và, vì sự khiêm cung lễ tốn dị thường của Bà Thiên Chúa chờ đợi tiếng “xin vâng của thiếu nữ này để thực hiện mục đích của Người. Người tôn trọng chân giá trị và sự tự do của Bà. Tiếng “xin vâng” của Maria mang hai ý nghĩ tình mẫu tử và sự khiết trinh, và bà ước muốn rằng mọi việc của Bà dành cho sự vinh quang của Thiên Chúa và rằng Đức Chúa Con Sẽ được thai sinh bởi lòng bà có thể là một món quà hồng ân cho tất cả.
Các bạn thân mến, trinh tiết của Maria là độc nhất vô nhị và không thể lập lại được, nhưng ý nghĩa quan trọng tâm linh của sự việc có liên quan đến mọi Ki-tô hữu. Về căn bản, nó thắt chặt với đức tin: trong thực tế, những ai tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, đón mừng Chúa Giê-su và cuộc đời thánh thiện của Người trong họ, qua hành động của Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm Giáng Sinh.
Tôi chào tất cả khách hành hương nói tiếng Anh và khách viếng thăm tại buổi nguyện Kinh Truyền Tin. Tin Mừng phụng vụ hôm nay kể lại chi tiết lời Truyền Tin của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel tới Trinh Nữ Maria, rằng Bà sẽ thụ thai và sinh một con trẻ Tên là Giê-su. Vì khi Thánh Nữ Đồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội Đem Thiên Chúa đến cùng chúng ta, có thể chúng ta không còn sợ hãi để Bà đem chúng ta đến với Thiên Chúa. Vào tuần lễ cuối cùng của Mùa Vọng này, chúng ta hãy làm tăng cao những nỗ lực để chuẩn bị đón Người đến. Về phần các bạn và những người dấu yêu của các bạn, tôi khẩn cầu vô vàn ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng!
Nepal: lễ Giáng sinh Kitô giáo vùng núi Himalaya
Nguyễn Trọng Đa
09:37 21/12/2011
Nepal: lễ Giáng sinh Kitô giáo vùng núi Himalaya
Kathmandu - "Đối với đất nước Nepal, lễ Giáng sinh này có nghĩa là hòa giải các thành phần khác nhau của xã hội, để mang lại hòa bình và thịnh vượng", Linh mục Lawrence Maniya nói với AsiaNews.
Vị bề trên Cộng đoàn Dòng Tên đã làm việc với các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ vùng núi Hymalaya trong 35 năm qua. Ngài nói thêm: “Hòa giải giữa các đảng phái chính trị, các nhóm tôn giáo và các nhóm dân tộc là cần phải có cho đất nước Do đó, chúng tôi cầu nguyện cho sự hòa giải dân tộc".
Theo linh mục dòng Tên, chỉ một số người là mối đe dọa cho sự hòa hợp của đất nước. Trong số này, có Quân đội Bảo vệ Nepal (NDA), cánh vũ trang không chính thức của các nhóm cực đoan Ấn giáo, cố gắng gây sợ hãi cho các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác. Cha Lawrence nói: "Tôi không đổ lỗi cho Ấn giáo, nhưng cho các nhóm cực đoan hiện diện trong nhiều tầng lớp xã hội. Họ phải bị trừng phạt, nhằm mang lại một sự hòa giải giữa người Ấn giáo và người ngoài Ấn giáo. Chúng tôi nên hành động với nhau, đoàn kết vì sự phát triển của đất nước và thịnh vượng kinh tế". Ngài nói thêm: “Trong khi đó, chúng tôi tiếp tục phục vụ xã hội mà không sợ hãi”.
Mặc dù có mối đe dọa của Quân đội Bảo vệ Nepal (NDA) về các hành vi bạo lực, cả nước đã sẵn sàng cho lễ Giáng sinh. Các khách sạn đã trang trí cây Giáng sinh và đèn màu nhấp nháy. Các cửa hàng ngày càng có nhiều khách đến mua sắm, và người dân - Kitô hữu và ngoài Kitô hữu - đã bắt đầu gửi thiệp chúc Giáng sinh cho nhau.
Ông Raju Shrestha, chủ sở hữu của một cửa hàng ở Hindu Jawalakhel (cách nhà thờ chính toà Mông Triệu khoảng 600m), cho biết: "Trong thời kỳ này, hơn một nửa số khách hàng của tôi là người ngoài Kitô giáo, họ đến mua quà tặng bạn bè Kitô hữu của họ". Ông nói thêm: “Anh Binaya Thakuri trong cùng cửa hàng này, một sinh viên Kitô hữu, đã mua 50 thiệp Giáng sinh để chúc mừng cho cả gia đình tôi”. (AsiaNews 20-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Kathmandu - "Đối với đất nước Nepal, lễ Giáng sinh này có nghĩa là hòa giải các thành phần khác nhau của xã hội, để mang lại hòa bình và thịnh vượng", Linh mục Lawrence Maniya nói với AsiaNews.
Vị bề trên Cộng đoàn Dòng Tên đã làm việc với các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ vùng núi Hymalaya trong 35 năm qua. Ngài nói thêm: “Hòa giải giữa các đảng phái chính trị, các nhóm tôn giáo và các nhóm dân tộc là cần phải có cho đất nước Do đó, chúng tôi cầu nguyện cho sự hòa giải dân tộc".
Mặc dù có mối đe dọa của Quân đội Bảo vệ Nepal (NDA) về các hành vi bạo lực, cả nước đã sẵn sàng cho lễ Giáng sinh. Các khách sạn đã trang trí cây Giáng sinh và đèn màu nhấp nháy. Các cửa hàng ngày càng có nhiều khách đến mua sắm, và người dân - Kitô hữu và ngoài Kitô hữu - đã bắt đầu gửi thiệp chúc Giáng sinh cho nhau.
Ông Raju Shrestha, chủ sở hữu của một cửa hàng ở Hindu Jawalakhel (cách nhà thờ chính toà Mông Triệu khoảng 600m), cho biết: "Trong thời kỳ này, hơn một nửa số khách hàng của tôi là người ngoài Kitô giáo, họ đến mua quà tặng bạn bè Kitô hữu của họ". Ông nói thêm: “Anh Binaya Thakuri trong cùng cửa hàng này, một sinh viên Kitô hữu, đã mua 50 thiệp Giáng sinh để chúc mừng cho cả gia đình tôi”. (AsiaNews 20-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Malaysia: Lễ truyền chức Linh mục đầu tiên ở Ipoh trong vòng 22 năm qua
Phạm Kim An
09:39 21/12/2011
Malaysia: Lễ truyền chức Linh mục đầu tiên ở Ipoh trong vòng 22 năm qua
Ipoh – Thầy Anrê Wong, 43 tuổi, Dòng Môn đệ Chúa (CDD), đã được truyền chức Linh mục tại giáo xứ Thánh Micae của thầy. Ngày 30-11, hơn một ngàn người, cả người Công Giáo và người ngoài Công giáo, đã đến tham dự buổi lễ, cử hành vào ngày lễ thánh Anrê. Những người không thể vào nhà thờ có thể theo dõi buổi lễ qua một màn hình bên ngoài.
Cậu Wong đã được rửa tội vào năm 1969, là một cậu bé giúp lễ và lãnh phép Thêm sức tại nhà thờ thánh Micae. Thầy đã là thành viên của một nhóm thanh niên người Hoa, tham dự Đại hội giới trẻ tại Roma năm 2000. Lễ truyền chức linh mục lần trước tại Giáo xứ thánh Micae là cách nay 22 năm, khi cha Micae Cheah được truyền chức Linh mục.
Buổi lễ song ngữ được chủ tọa bởi Đức Giám Mục giáo phận Penang, Antony Selvanayagam. Trong số các vị đồng tế có linh mục Philip Tan Chong Men, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Môn đệ Chúa (CDD) và cha xứ giáo xứ thánh Micae, Đức Ông Stephen Liew. 49 linh mục đã tham dự lễ phong chức, cùng với nhiều tu sĩ nam nữ, trong đó có chị của cha Wong, nữ tu Celina, một nữ tu Dòng Hài đồng Giêsu. Wong là một nhân viên kế toán trong 14 năm trước khi đáp trả ơn gọi linh mục của mình. Thầy Wong học thần học ở Đại học Công giáo Phụ Nhân (Fu Jen) ở Đài Loan, và tốt nghiệp năm 2010. Thầy khấn trọn đời ngày 21-8-2010, và là phó tế ngày 27-6-2010, tại Melaka.
Cha Wong nói Hoa và tiếng Anh, và đã làm công tác mục vụ tại Petaling Jaya và Kuching. Trong bài phát biểu, cha Wong đã cám ơn các Giám mục, linh mục và tu sĩ; ngài cũng tỏ lòng biết ơn cha mẹ, cả hai đã qua đời, cám ơn người thân thuộc và bạn bè đến từ Đài Loan, nhiều người trong số họ là người không Công giáo, nhưng họ đến để tỏ tình thương và sự hỗ trợ của họ cho cha; cha cũng cám ơn cộng đồng Phật giáo. Cha nói: “Tôi tin rằng cơ hội này sẽ giúp thúc đẩy sự hòa hợp và sự hiểu biết liên tôn". Cha nói thêm với giới trẻ : “Hãy xem xét một ơn thiên triệu, và các bạn sẽ tìm thấy các thách đố, nhưng cũng là niềm vui lớn lao". (AsiaNews / Herald Malaysia 20-12-2011)
Phạm Kim An
Cậu Wong đã được rửa tội vào năm 1969, là một cậu bé giúp lễ và lãnh phép Thêm sức tại nhà thờ thánh Micae. Thầy đã là thành viên của một nhóm thanh niên người Hoa, tham dự Đại hội giới trẻ tại Roma năm 2000. Lễ truyền chức linh mục lần trước tại Giáo xứ thánh Micae là cách nay 22 năm, khi cha Micae Cheah được truyền chức Linh mục.
Buổi lễ song ngữ được chủ tọa bởi Đức Giám Mục giáo phận Penang, Antony Selvanayagam. Trong số các vị đồng tế có linh mục Philip Tan Chong Men, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Môn đệ Chúa (CDD) và cha xứ giáo xứ thánh Micae, Đức Ông Stephen Liew. 49 linh mục đã tham dự lễ phong chức, cùng với nhiều tu sĩ nam nữ, trong đó có chị của cha Wong, nữ tu Celina, một nữ tu Dòng Hài đồng Giêsu. Wong là một nhân viên kế toán trong 14 năm trước khi đáp trả ơn gọi linh mục của mình. Thầy Wong học thần học ở Đại học Công giáo Phụ Nhân (Fu Jen) ở Đài Loan, và tốt nghiệp năm 2010. Thầy khấn trọn đời ngày 21-8-2010, và là phó tế ngày 27-6-2010, tại Melaka.
Cha Wong nói Hoa và tiếng Anh, và đã làm công tác mục vụ tại Petaling Jaya và Kuching. Trong bài phát biểu, cha Wong đã cám ơn các Giám mục, linh mục và tu sĩ; ngài cũng tỏ lòng biết ơn cha mẹ, cả hai đã qua đời, cám ơn người thân thuộc và bạn bè đến từ Đài Loan, nhiều người trong số họ là người không Công giáo, nhưng họ đến để tỏ tình thương và sự hỗ trợ của họ cho cha; cha cũng cám ơn cộng đồng Phật giáo. Cha nói: “Tôi tin rằng cơ hội này sẽ giúp thúc đẩy sự hòa hợp và sự hiểu biết liên tôn". Cha nói thêm với giới trẻ : “Hãy xem xét một ơn thiên triệu, và các bạn sẽ tìm thấy các thách đố, nhưng cũng là niềm vui lớn lao". (AsiaNews / Herald Malaysia 20-12-2011)
Phạm Kim An
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáng Sinh với trại phong Chí Linh Hải Dương
Caritas Hải Phòng
10:43 21/12/2011
Thời tiết của những ngày đông đang se lạnh dần, các cộng tác viên của Caritas Giáo phận Hải Phòng với sự điều hành của Cha Giám đốc Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã lên đường tới thăm trại Phong Chí Linh – Hải Dương.
Xem hình ảnh
Tại Trại Phong Chí Linh, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận Hải Phòng đã trao những món quà của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo phận Hải Phòng cùng quý vị ân nhân cho các bệnh nhân.
Sau đó là buổi giao lưu văn nghệ với các bệnh nhân, Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng đã có những tiết mục rất đặc sắc, những ca khúc Giáng sinh đã làm cho bầu khí nơi đây vui rộn và ấm áp hơn.
Trong Thánh lễ Cha Giám đốc Gioan Baotixita đã chia sẻ tâm tình Mùa Giáng sinh, là mùa của tặng quà, người ta thường trao cho nhau những món quà với những cánh thiệp, lời chúc hoặc một món quà nào đó và mỗi người chúng ta cũng dành một món quà dâng lên Chúa Giêsu Hài Đồng, hôm nay anh chị em cũng mang món quà đẹp nhất của mình đó là những nghĩa cử cao đẹp với cái bắt tay, ánh mắt, nụ cười để dâng cho Chúa Giêsu đang hiện diện nơi anh chị em tại Trại Phong này, hôm nay Chúa Giêsu sẽ cảm thấy ấm lòng hơn khi có sự chia sẻ và cảm thông của tất cả chúng ta.
Cuối Thánh lễ Ông Giuse Nguyễn Văn Quang thay mặt các bệnh nhân cảm ơn và chúc mừng Giáng sinh Đức Cha Giuse, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận cùng toàn thể Qúy vị ân nhân đã luôn tỏ tình thương yêu và sự quan tâm đến anh chị em bệnh nhân nơi trại phong này.
Quả thật, Chúa Giêsu đang hiện diện nơi mỗi bệnh nhân trong trại phong này, dù đau đớn nhưng anh chị em bệnh phân phong cùi của chúng ta vẫn luôn nở những nụ cười thật tươi vui và hạnh phúc khi được vui đón Giáng sinh cùng với mọi người trong Đoàn Caritas, còn mọi người trong Đoàn thì cảm thấy rất vui vì ngày hôm nay mình đã thực sự gặp được Chúa Giáng sinh.
Bác Maria Khổng Thị Liên người tình nguyện viên chia sẻ cảm nghiệm của mình, “ngày hôm nay tôi vui mừng được bắt tay, được ôm Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt qua chuyến viếng thăm này, đây chính là món quà đẹp nhất mà tôi có thể dâng lên Chúa Hài Đồng trong đêm Giáng sinh năm nay”.
Chị Vy người tình nguyện viên Caritas không Công giáo cũng là người có H chia sẻ, “tôi thấy chúng tôi tuy là người có H bị xã hội kỳ thị, có những lúc tôi rất buồn và tủi thân nhưng qua chuyến viếng thăm này tôi thấy dù mang trong mình căn bệnh HIV nhưng tôi nghĩ mình vẫn còn hạnh phúc hơn các bệnh nhân phong, hôm nay tôi mới thấy rõ những đau đớn mà các bệnh nhân phong phải chịu, đau đớn hơn khi họ phải sống biệt lập với thế giới bên ngoài, không người thân chăm sóc, tôi thực sự cảm ơn thượng đế đã cho tôi có buổi gặp gỡ ngày hôm nay, để hiểu được mình vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều người”.
Nhớ lại lời Đức Cha hằng huấn dụ mỗi khi gặp gỡ các tình nguyện viên “ anh chị em hãy làm cho những người chúng ta gặp gỡ cảm nghiệm được tình Chúa tình người nơi mỗi việc làm của chúng ta”.
Nguyện chúc cho mỗi người chúng ta nhận ra Chúa đang hiện diện rất gần nơi mỗi người anh chị em kém may mắn hơn mình để cùng xoa dịu những nỗi đau đớn của những người anh chị em ấy.
Xem hình ảnh
Tại Trại Phong Chí Linh, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận Hải Phòng đã trao những món quà của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo phận Hải Phòng cùng quý vị ân nhân cho các bệnh nhân.
Sau đó là buổi giao lưu văn nghệ với các bệnh nhân, Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng đã có những tiết mục rất đặc sắc, những ca khúc Giáng sinh đã làm cho bầu khí nơi đây vui rộn và ấm áp hơn.
Trong Thánh lễ Cha Giám đốc Gioan Baotixita đã chia sẻ tâm tình Mùa Giáng sinh, là mùa của tặng quà, người ta thường trao cho nhau những món quà với những cánh thiệp, lời chúc hoặc một món quà nào đó và mỗi người chúng ta cũng dành một món quà dâng lên Chúa Giêsu Hài Đồng, hôm nay anh chị em cũng mang món quà đẹp nhất của mình đó là những nghĩa cử cao đẹp với cái bắt tay, ánh mắt, nụ cười để dâng cho Chúa Giêsu đang hiện diện nơi anh chị em tại Trại Phong này, hôm nay Chúa Giêsu sẽ cảm thấy ấm lòng hơn khi có sự chia sẻ và cảm thông của tất cả chúng ta.
Cuối Thánh lễ Ông Giuse Nguyễn Văn Quang thay mặt các bệnh nhân cảm ơn và chúc mừng Giáng sinh Đức Cha Giuse, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận cùng toàn thể Qúy vị ân nhân đã luôn tỏ tình thương yêu và sự quan tâm đến anh chị em bệnh nhân nơi trại phong này.
Quả thật, Chúa Giêsu đang hiện diện nơi mỗi bệnh nhân trong trại phong này, dù đau đớn nhưng anh chị em bệnh phân phong cùi của chúng ta vẫn luôn nở những nụ cười thật tươi vui và hạnh phúc khi được vui đón Giáng sinh cùng với mọi người trong Đoàn Caritas, còn mọi người trong Đoàn thì cảm thấy rất vui vì ngày hôm nay mình đã thực sự gặp được Chúa Giáng sinh.
Bác Maria Khổng Thị Liên người tình nguyện viên chia sẻ cảm nghiệm của mình, “ngày hôm nay tôi vui mừng được bắt tay, được ôm Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt qua chuyến viếng thăm này, đây chính là món quà đẹp nhất mà tôi có thể dâng lên Chúa Hài Đồng trong đêm Giáng sinh năm nay”.
Chị Vy người tình nguyện viên Caritas không Công giáo cũng là người có H chia sẻ, “tôi thấy chúng tôi tuy là người có H bị xã hội kỳ thị, có những lúc tôi rất buồn và tủi thân nhưng qua chuyến viếng thăm này tôi thấy dù mang trong mình căn bệnh HIV nhưng tôi nghĩ mình vẫn còn hạnh phúc hơn các bệnh nhân phong, hôm nay tôi mới thấy rõ những đau đớn mà các bệnh nhân phong phải chịu, đau đớn hơn khi họ phải sống biệt lập với thế giới bên ngoài, không người thân chăm sóc, tôi thực sự cảm ơn thượng đế đã cho tôi có buổi gặp gỡ ngày hôm nay, để hiểu được mình vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều người”.
Nhớ lại lời Đức Cha hằng huấn dụ mỗi khi gặp gỡ các tình nguyện viên “ anh chị em hãy làm cho những người chúng ta gặp gỡ cảm nghiệm được tình Chúa tình người nơi mỗi việc làm của chúng ta”.
Nguyện chúc cho mỗi người chúng ta nhận ra Chúa đang hiện diện rất gần nơi mỗi người anh chị em kém may mắn hơn mình để cùng xoa dịu những nỗi đau đớn của những người anh chị em ấy.
Đêm diễn nguyện Mừng Chúa giáng sinh tại giáo xứ Làng Anh
Peter Thư
10:41 21/12/2011
VINH - Tối ngày 19/12/2011, khuôn viên Thánh đường giáo xứ Làng Anh chật kín người đến tham dự đêm văn nghệ Mừng Chúa giáng sinh.
Hình ảnh Văn nghệ Trang Canh
Hình ảnh Văn nghệ Làng Anh
Hiện diện trong buổi tối hôm nay, có cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính – Quản xứ Lập Thạch kiêm Làng Anh, cha Fx. Nguyễn Tấn Đạt - phó xứ Làng Anh, cha Giacintô Võ Thành Châu - quản xứ Trang Cảnh (nguyên Giám tỉnh dòng Ngôi Lời), cha Nam, cha Quốc và Quý thầy dòng Ngôi Lời cùng Quý sơ dòng Sa-lê-diêng.
Đêm diễn nguyện đặc biệt này được Ban Giới trẻ và HĐMV Giáo xứ tổ chức, với sự yểm trợ của Quý cha, Quý thầy dòng Ngôi Lời và MC Ngọc Cẩm đến từ Giáo phận Ban Mê Thuột xa xôi.
Chia sẻ đêm vui đặc biệt này với giáo xứ Làng Anh còn có sự đóng góp các tiết mục văn nghệ của giáo xứ Trang Cảnh và Lập Thạch.
Không biết từ bao giờ, những bài thánh ca của người Công giáo Việt Nam đã xuất hiện và tồn tại. Vừa như một chủ đề nuôi sống đời sống Đức tin, lại vừa khơi dậy niềm cảm hứng bất tận từ nguồn Thánh kinh đối với các văn nghệ sỹ giàu cảm xúc.
Tin Mừng đã đến và ở lại rất thuỷ chung và bền chặt với người Việt từ thưở nào. Lặng thầm mà mạnh mẽ. Dường như bước đi của lịch sử truyền giáo tới đâu thì mọc lên hoa trái văn học nghệ thuật tới đấy.
Lời dẫn trên đây của MC đã đưa cộng đoàn bước vào thưởng thức các tiết mục văn nghệ và ảo thuật được dàn dựng công phu, mang tính nghệ thuật cao.
Chưa bao giờ giáo xứ Làng Anh lại có được đêm diễn nguyện hoành tráng, chuyên nghiệp và có chất nghệ thuật như hôm nay, một khán giả cho biết.
Thật là vui, đã lâu rồi chúng tôi mới được thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời như thế, đặc biệt là các tiết mục ảo thuật, một khán giả khác cho hay.
Còn gần một tuần nữa “Chúa mới giáng trần”, nhưng không khí Noel đã thực sự về trên quê hương Làng Anh. Chúng tôi thấy nhiều hang đá đã được trang trí lỗng lẫy tại Nhà thờ xứ và các giáo họ.
Vừa tổ chức xong tuần chầu đền tạ với bao công việc vất vả, nhưng cả tuần nay các bạn trẻ trong giáo xứ rất tích cực chuẩn bị trang hoàng hang đá, sân khấu, vệ sinh và trang trí đường sá để Mừng “Chúa đến”, tuy vất vả nhưng nụ cười luôn rạng ngời trên gương mặt các bạn, thầy Phó tế Dũng (dòng Ngôi lời, giúp xứ Làng Anh) nói.
Mục đích của ba linh mục chúng tôi (cha Châu, cha Đạt, cha Tính), muốn nối kết ba xứ đạo chúng ta trong tình đoàn kết, hiệp thông với nhau thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao … để tăng thêm đời sống đạo đức cho mọi người chúng ta, cha Đạt cho biết trong lời phát biểu khai mạc đêm diễn nguyện.
Chúng ta đến đây không chỉ để nghe những giọng ca hay, những điệu múa đẹp, nhưng ước mong sau đêm hôm nay mọi người chúng ta đều hát lên bản tình ca Giêsu, cha Đạt nói thêm.
Đêm nay, ai cũng cảm nhận được cái giá buốt của tiết trời mùa đông miền Trung, nhưng mọi người đều kiên trì “mục sở thị” đến tiết cuối cùng của chương trình kéo dài hơn hai giờ đồng hồ.
Đêm diễn nguyện kết thúc đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng các bạn trẻ và đông đảo khán giả lương, giáo có mặt.
Được biết, để chào đón mùa Giáng sinh năm nay ba giáo xứ Làng Anh, Trang Cảnh và Lập Thạch đã hợp tác với nhau để tổ chức giao lưu văn nghệ luân phiên giữa các giáo xứ. Đêm 15/12 tại Lập Thạch, đêm 17/12 tại Trang Cảnh và hôm nay kết thúc tại Làng Anh.
Hình ảnh Văn nghệ Trang Canh
Hình ảnh Văn nghệ Làng Anh
Hiện diện trong buổi tối hôm nay, có cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính – Quản xứ Lập Thạch kiêm Làng Anh, cha Fx. Nguyễn Tấn Đạt - phó xứ Làng Anh, cha Giacintô Võ Thành Châu - quản xứ Trang Cảnh (nguyên Giám tỉnh dòng Ngôi Lời), cha Nam, cha Quốc và Quý thầy dòng Ngôi Lời cùng Quý sơ dòng Sa-lê-diêng.
Đêm diễn nguyện đặc biệt này được Ban Giới trẻ và HĐMV Giáo xứ tổ chức, với sự yểm trợ của Quý cha, Quý thầy dòng Ngôi Lời và MC Ngọc Cẩm đến từ Giáo phận Ban Mê Thuột xa xôi.
Chia sẻ đêm vui đặc biệt này với giáo xứ Làng Anh còn có sự đóng góp các tiết mục văn nghệ của giáo xứ Trang Cảnh và Lập Thạch.
Không biết từ bao giờ, những bài thánh ca của người Công giáo Việt Nam đã xuất hiện và tồn tại. Vừa như một chủ đề nuôi sống đời sống Đức tin, lại vừa khơi dậy niềm cảm hứng bất tận từ nguồn Thánh kinh đối với các văn nghệ sỹ giàu cảm xúc.
Tin Mừng đã đến và ở lại rất thuỷ chung và bền chặt với người Việt từ thưở nào. Lặng thầm mà mạnh mẽ. Dường như bước đi của lịch sử truyền giáo tới đâu thì mọc lên hoa trái văn học nghệ thuật tới đấy.
Lời dẫn trên đây của MC đã đưa cộng đoàn bước vào thưởng thức các tiết mục văn nghệ và ảo thuật được dàn dựng công phu, mang tính nghệ thuật cao.
Chưa bao giờ giáo xứ Làng Anh lại có được đêm diễn nguyện hoành tráng, chuyên nghiệp và có chất nghệ thuật như hôm nay, một khán giả cho biết.
Thật là vui, đã lâu rồi chúng tôi mới được thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời như thế, đặc biệt là các tiết mục ảo thuật, một khán giả khác cho hay.
Còn gần một tuần nữa “Chúa mới giáng trần”, nhưng không khí Noel đã thực sự về trên quê hương Làng Anh. Chúng tôi thấy nhiều hang đá đã được trang trí lỗng lẫy tại Nhà thờ xứ và các giáo họ.
Vừa tổ chức xong tuần chầu đền tạ với bao công việc vất vả, nhưng cả tuần nay các bạn trẻ trong giáo xứ rất tích cực chuẩn bị trang hoàng hang đá, sân khấu, vệ sinh và trang trí đường sá để Mừng “Chúa đến”, tuy vất vả nhưng nụ cười luôn rạng ngời trên gương mặt các bạn, thầy Phó tế Dũng (dòng Ngôi lời, giúp xứ Làng Anh) nói.
Mục đích của ba linh mục chúng tôi (cha Châu, cha Đạt, cha Tính), muốn nối kết ba xứ đạo chúng ta trong tình đoàn kết, hiệp thông với nhau thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao … để tăng thêm đời sống đạo đức cho mọi người chúng ta, cha Đạt cho biết trong lời phát biểu khai mạc đêm diễn nguyện.
Chúng ta đến đây không chỉ để nghe những giọng ca hay, những điệu múa đẹp, nhưng ước mong sau đêm hôm nay mọi người chúng ta đều hát lên bản tình ca Giêsu, cha Đạt nói thêm.
Đêm nay, ai cũng cảm nhận được cái giá buốt của tiết trời mùa đông miền Trung, nhưng mọi người đều kiên trì “mục sở thị” đến tiết cuối cùng của chương trình kéo dài hơn hai giờ đồng hồ.
Đêm diễn nguyện kết thúc đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng các bạn trẻ và đông đảo khán giả lương, giáo có mặt.
Được biết, để chào đón mùa Giáng sinh năm nay ba giáo xứ Làng Anh, Trang Cảnh và Lập Thạch đã hợp tác với nhau để tổ chức giao lưu văn nghệ luân phiên giữa các giáo xứ. Đêm 15/12 tại Lập Thạch, đêm 17/12 tại Trang Cảnh và hôm nay kết thúc tại Làng Anh.
Giáo phận Thanh Hóa thăm làng chài và trẻ em khuyết tật dịp lễ Giáng Sinh
Vân Sơn
21:23 21/12/2011
Giáo phận Thanh Hóa mang hơi ấm giáng sinh đến với Trung tâm bảo trợ xã hôi số 2 và với những người dân thuyền chài trên sông nước.
Dời xa con đường xa xôi từ mảnh đất Cẩm Thủy, dư âm về chuyến đi đầy tình nghĩa như vẫn còn đọng lại trong trái tim chúng tôi, những người cùng đi. Hành trình Giáng sinh của Giáo phận Thanh Hóa vẫn đang tiếp tục trải dài, để mang yêu thương của Hài Nhi Giê-su đến với những mảnh đời kém may mắn trong xã hội.
Định hướng Mục Vụ “Thăng tiến sinh hoạt nội bộ, đẩy mạnh công tác từ thiện bác ái” đã trở thành kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của giáo phận Thanh Hóa. Chính vì lí do đó, cứ vào mỗi dịp lễ lớn, giáo phận Thanh Hóa luôn mở ra những hành trình đến với những người bất hạnh, có hoàn cảnh khó khăn trong giáo phận như tổ chức Ngày vì người nghèo, Tết người nghèo hay gần nhất là chương trình Giáng sinh cho người nghèo. Cùng với đó là mục đích huy động nguồn lực lớn về con người, tinh thần và vật chất nhằm chia sẻ yêu thương đến với những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 27/12 giáp Tết âm lịch đã được chọn là Ngày vì người nghèo của Giáo phận Thanh Hóa và được đưa vào lịch chung, nhằm thể hiện tấm lòng của đại gia đình giáo phận trước một phần anh chị em ruột thịt. Tuần lễ Giáng Sinh được bắt đầu từ Chúa nhật IV Mùa Vọng với chương trình “Hơi ấm Giáng Sinh”, không chỉ được thực hiện nơi cấp giáo phận, mà ngay tại các giáo hạt, giáo xứ cũng đã diễn ra những chương trình từ thiện đầy nghĩa tình – mang hơi ấm từ Hai Nhi Giê-su đến với người nghèo.
Xem hình
Ngày 18, Đức cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, làm trưởng đoàn tổ chức đi thăm và tặng quà cho những bệnh nhân phong tại Cẩm Thủy. Hôm nay 20/12/2012, giáo phận Thanh Hóa tiếp tục với chuyến hành trình đến với hai địa điểm tiếp theo là Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 tại thị trấn Môi (huyện Quảng Xương) do cha Tổng Đại Diện Phê-rô Vũ Tiến Phúc làm trưởng đoàn và phái đoàn thứ 2 do Đức cha Giuse làm trưởng đoàn đi thăm giáo họ Trung Vực thuộc giáo xứ Kẻ Láng, như để nói lên nghĩa cử cao đẹp của Giáo hội công giáo, của những người làm con cái Chúa. Cùng với nghĩa tình đó, giáo phận Thanh Hóa còn nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các ân nhân xa gần như Hội bác ái Phanxico, giáo xứ Patrick (Hoa Kỳ), nhà máy xi măng Công Thanh (tập đoàn Công Thanh) và một số giáo dân Việt Kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Theo chân Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận, phái đoàn TGM hôm nay ghé đến dải đất ven sông Chu, là nơi ngụ cư của đông đảo bà con giáo dân giáo họ Trung Vực, giáo xứ Kẻ Láng. Cùng đi với Ngài là Cha Anton Trịnh Đình Thiệu – chủ tịch Caritas giáo phận, cha Giuse Nguyễn Quang Huy – giám đốc trụ sở GP Thanh Hóa tại Sài Gòn, cha Giuse Vũ Khoan Dong, cha hạt trưởng Sông chu Giuse Nguyễn Văn Kỷ, quý cha trong giáo hạt Sông Chu cùng một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa.
Chặng đường dài đưa Phái đoàn đến với vùng quê xanh mướt những bãi ngô đang mùa đỏ hạt, những ruộng mía đường ngọt hương của một góc nhỏ huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên, Giáo xứ Kẻ Láng lại được hình thành với đa phần là giáo dân sống bằng nghề chài lưới, sống dọc chiều dài của Sông Chu. Hiện nay, tổng số nhân danh của giáo dân là 1376 thì đã có tới trên 1200 nhân danh thuộc giáo họ Trung vực, được chia làm 5 giáo khu. Cuộc sống của bà con giáo dân giáo họ nơi đây gặp muôn vàn những gian nan, vất vả do những tác động của môi trường, xã hội. Môi trường nước bị ô nhiễm khiến công việc đánh bắt không đem lại thu nhập, nghề phụ không có dẫn đến cuộc sống bấp bênh, những nhu cầu cuộc sống thiếu thốn, hà tiện. Giáo hội cùng với xã hội đang nỗ lực tìm ra những giải pháp để đưa cuộc sống của họ lên đất liền, tuy nhiên vấn đề về đất định cư, việc làm cũng là một thách thức lớn được đặt ra. Nghèo khổ quấn lấy nghèo khổ, các hộ gia đình tại đây vẫn hằng ngày bươn chải trên những con thuyền nhỏ đã hoen mại, có khi ba bốn thế hệ sống tập trung trên một con thuyền đã vài chục năm tuổi. Đến với những người dân chài, giáo phận Thanh Hóa những mong mang đến một món quà Giáng Sinh ấm áp, một nghĩa tình cao đẹp cùng lời chúc cho một mùa Hồng phúc, an lành. Đức cha cùng Phái đoàn gặp gỡ bà con giáo dân tại nhà nguyện nhỏ của giáo khu Xuân Tín, chia sẻ những tình cảm và ưu tư. Hơn hết, đó còn là tấm lòng của cha Anton Trịnh Đình Thiệu, người con Kẻ Láng đến với chính quê hương của Ngài. Cha chính xứ Giuse Phạm văn Định và đại diện giáo dân giáo họ Trung Vực cũng đã có những lời cám ơn đáp tạ dâng lên Đức cha và Phái đoàn.
Trên bến sông, những món quà được trao tận tay bà con giáo dân, làm lan tỏa hơi ấm vào cả không gian lạnh. Màu nắng hé lộ, đan chéo vào màu nước xanh biếc, hiện rõ hình ảnh những con thuyền nghèo neo đậu quanh bến vắng, những “căn hộ” di động với tấm phên xiêu vẹo trước gió, mái bếp hoen khói với các vật dụng hết sức thô sơ, thiếu thốn. Đôi khi, bắt gặp hình ảnh những chú bò nhẩn nha gặm cỏ trong cái chuồng nổi, yên bình trước cuộc sống bộn bề. Chiếc cầu phao được làm một cách thủ công, trôi nổi giữa dòng nước. Khúc sông giờ đang mùa cạn, lộ ra những lớp cát bùn nhão nhoẹt khiến việc đi lại hết sức bất tiện. Nước cạn còn kéo theo nghề đánh bắt cũng không có kết quả, thu nhập giảm sút nghiêm trọng mà như một giáo dân chia sẻ “mỗi ngày chỉ kiếm được mười ngàn đồng, đủ tiền mua rau”. Nhưng may mắn thay, ẩn sau cuộc sống đó là những tấm lòng rộng mở, tươi tắn và tràn đầy hy vọng.
Nét cười rạng rỡ trên môi, những đôi tay mở rộng trao ban và nhận lãnh, tôi cảm thấy như Giáng sinh đã đến ngay khoảnh khắc ấy, ấm lòng xiết bao. Những món quà vật chất bé nhỏ nhưng đã chứa đựng tất cả tấm lòng của đại gia đình công giáo Thanh Hóa. Không dừng lại ở đó, Đức cha cùng Phái đoàn đã bước xuống thuyền, đến thăm từng hộ gia đình để hiểu, để thấy và chia sẻ với họ những vất vả của cuộc sống. Sau những giờ phút gặp gỡ, Phái đoàn tạm biệt giáo dân giáo họ Trung Vực và trở về nhà xứ Kẻ Láng, khép lại một chuyến đi trong ngày, nhưng mở ra những chuyến đi mới cho những tấm lòng hảo tâm. Có một chút gì đó đăm chiêu hiện trên trên nét mặt của Vị chủ chăn, đọng lại những suy tư sâu nặng.
Mùa Giáng sinh 2011 đã đến thật gần, những ánh đèn màu đã tỏa sáng trên khắp các nẻo đường giáo phận Thanh Hóa. Nhưng đâu đó, vẫn còn có những mảnh đời neo đậu bên cái lạnh giá của mùa đông. Họ cần lắm những bàn tay, những chia sẻ và yêu thương để xua tan những bất hạnh. Ước mong Hài Nhi Giê-su sẽ mang những bàn tay ấm đến để xóa tan lạnh giá, sưởi ấm những yêu thương nơi giáo phận Thanh Hóa, thắp lên tình người và sự sẻ chia.
Vân Sơn
Dời xa con đường xa xôi từ mảnh đất Cẩm Thủy, dư âm về chuyến đi đầy tình nghĩa như vẫn còn đọng lại trong trái tim chúng tôi, những người cùng đi. Hành trình Giáng sinh của Giáo phận Thanh Hóa vẫn đang tiếp tục trải dài, để mang yêu thương của Hài Nhi Giê-su đến với những mảnh đời kém may mắn trong xã hội.
Định hướng Mục Vụ “Thăng tiến sinh hoạt nội bộ, đẩy mạnh công tác từ thiện bác ái” đã trở thành kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của giáo phận Thanh Hóa. Chính vì lí do đó, cứ vào mỗi dịp lễ lớn, giáo phận Thanh Hóa luôn mở ra những hành trình đến với những người bất hạnh, có hoàn cảnh khó khăn trong giáo phận như tổ chức Ngày vì người nghèo, Tết người nghèo hay gần nhất là chương trình Giáng sinh cho người nghèo. Cùng với đó là mục đích huy động nguồn lực lớn về con người, tinh thần và vật chất nhằm chia sẻ yêu thương đến với những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 27/12 giáp Tết âm lịch đã được chọn là Ngày vì người nghèo của Giáo phận Thanh Hóa và được đưa vào lịch chung, nhằm thể hiện tấm lòng của đại gia đình giáo phận trước một phần anh chị em ruột thịt. Tuần lễ Giáng Sinh được bắt đầu từ Chúa nhật IV Mùa Vọng với chương trình “Hơi ấm Giáng Sinh”, không chỉ được thực hiện nơi cấp giáo phận, mà ngay tại các giáo hạt, giáo xứ cũng đã diễn ra những chương trình từ thiện đầy nghĩa tình – mang hơi ấm từ Hai Nhi Giê-su đến với người nghèo.
Xem hình
Ngày 18, Đức cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, làm trưởng đoàn tổ chức đi thăm và tặng quà cho những bệnh nhân phong tại Cẩm Thủy. Hôm nay 20/12/2012, giáo phận Thanh Hóa tiếp tục với chuyến hành trình đến với hai địa điểm tiếp theo là Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 tại thị trấn Môi (huyện Quảng Xương) do cha Tổng Đại Diện Phê-rô Vũ Tiến Phúc làm trưởng đoàn và phái đoàn thứ 2 do Đức cha Giuse làm trưởng đoàn đi thăm giáo họ Trung Vực thuộc giáo xứ Kẻ Láng, như để nói lên nghĩa cử cao đẹp của Giáo hội công giáo, của những người làm con cái Chúa. Cùng với nghĩa tình đó, giáo phận Thanh Hóa còn nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các ân nhân xa gần như Hội bác ái Phanxico, giáo xứ Patrick (Hoa Kỳ), nhà máy xi măng Công Thanh (tập đoàn Công Thanh) và một số giáo dân Việt Kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Theo chân Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận, phái đoàn TGM hôm nay ghé đến dải đất ven sông Chu, là nơi ngụ cư của đông đảo bà con giáo dân giáo họ Trung Vực, giáo xứ Kẻ Láng. Cùng đi với Ngài là Cha Anton Trịnh Đình Thiệu – chủ tịch Caritas giáo phận, cha Giuse Nguyễn Quang Huy – giám đốc trụ sở GP Thanh Hóa tại Sài Gòn, cha Giuse Vũ Khoan Dong, cha hạt trưởng Sông chu Giuse Nguyễn Văn Kỷ, quý cha trong giáo hạt Sông Chu cùng một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa.
Chặng đường dài đưa Phái đoàn đến với vùng quê xanh mướt những bãi ngô đang mùa đỏ hạt, những ruộng mía đường ngọt hương của một góc nhỏ huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên, Giáo xứ Kẻ Láng lại được hình thành với đa phần là giáo dân sống bằng nghề chài lưới, sống dọc chiều dài của Sông Chu. Hiện nay, tổng số nhân danh của giáo dân là 1376 thì đã có tới trên 1200 nhân danh thuộc giáo họ Trung vực, được chia làm 5 giáo khu. Cuộc sống của bà con giáo dân giáo họ nơi đây gặp muôn vàn những gian nan, vất vả do những tác động của môi trường, xã hội. Môi trường nước bị ô nhiễm khiến công việc đánh bắt không đem lại thu nhập, nghề phụ không có dẫn đến cuộc sống bấp bênh, những nhu cầu cuộc sống thiếu thốn, hà tiện. Giáo hội cùng với xã hội đang nỗ lực tìm ra những giải pháp để đưa cuộc sống của họ lên đất liền, tuy nhiên vấn đề về đất định cư, việc làm cũng là một thách thức lớn được đặt ra. Nghèo khổ quấn lấy nghèo khổ, các hộ gia đình tại đây vẫn hằng ngày bươn chải trên những con thuyền nhỏ đã hoen mại, có khi ba bốn thế hệ sống tập trung trên một con thuyền đã vài chục năm tuổi. Đến với những người dân chài, giáo phận Thanh Hóa những mong mang đến một món quà Giáng Sinh ấm áp, một nghĩa tình cao đẹp cùng lời chúc cho một mùa Hồng phúc, an lành. Đức cha cùng Phái đoàn gặp gỡ bà con giáo dân tại nhà nguyện nhỏ của giáo khu Xuân Tín, chia sẻ những tình cảm và ưu tư. Hơn hết, đó còn là tấm lòng của cha Anton Trịnh Đình Thiệu, người con Kẻ Láng đến với chính quê hương của Ngài. Cha chính xứ Giuse Phạm văn Định và đại diện giáo dân giáo họ Trung Vực cũng đã có những lời cám ơn đáp tạ dâng lên Đức cha và Phái đoàn.
Trên bến sông, những món quà được trao tận tay bà con giáo dân, làm lan tỏa hơi ấm vào cả không gian lạnh. Màu nắng hé lộ, đan chéo vào màu nước xanh biếc, hiện rõ hình ảnh những con thuyền nghèo neo đậu quanh bến vắng, những “căn hộ” di động với tấm phên xiêu vẹo trước gió, mái bếp hoen khói với các vật dụng hết sức thô sơ, thiếu thốn. Đôi khi, bắt gặp hình ảnh những chú bò nhẩn nha gặm cỏ trong cái chuồng nổi, yên bình trước cuộc sống bộn bề. Chiếc cầu phao được làm một cách thủ công, trôi nổi giữa dòng nước. Khúc sông giờ đang mùa cạn, lộ ra những lớp cát bùn nhão nhoẹt khiến việc đi lại hết sức bất tiện. Nước cạn còn kéo theo nghề đánh bắt cũng không có kết quả, thu nhập giảm sút nghiêm trọng mà như một giáo dân chia sẻ “mỗi ngày chỉ kiếm được mười ngàn đồng, đủ tiền mua rau”. Nhưng may mắn thay, ẩn sau cuộc sống đó là những tấm lòng rộng mở, tươi tắn và tràn đầy hy vọng.
Nét cười rạng rỡ trên môi, những đôi tay mở rộng trao ban và nhận lãnh, tôi cảm thấy như Giáng sinh đã đến ngay khoảnh khắc ấy, ấm lòng xiết bao. Những món quà vật chất bé nhỏ nhưng đã chứa đựng tất cả tấm lòng của đại gia đình công giáo Thanh Hóa. Không dừng lại ở đó, Đức cha cùng Phái đoàn đã bước xuống thuyền, đến thăm từng hộ gia đình để hiểu, để thấy và chia sẻ với họ những vất vả của cuộc sống. Sau những giờ phút gặp gỡ, Phái đoàn tạm biệt giáo dân giáo họ Trung Vực và trở về nhà xứ Kẻ Láng, khép lại một chuyến đi trong ngày, nhưng mở ra những chuyến đi mới cho những tấm lòng hảo tâm. Có một chút gì đó đăm chiêu hiện trên trên nét mặt của Vị chủ chăn, đọng lại những suy tư sâu nặng.
Mùa Giáng sinh 2011 đã đến thật gần, những ánh đèn màu đã tỏa sáng trên khắp các nẻo đường giáo phận Thanh Hóa. Nhưng đâu đó, vẫn còn có những mảnh đời neo đậu bên cái lạnh giá của mùa đông. Họ cần lắm những bàn tay, những chia sẻ và yêu thương để xua tan những bất hạnh. Ước mong Hài Nhi Giê-su sẽ mang những bàn tay ấm đến để xóa tan lạnh giá, sưởi ấm những yêu thương nơi giáo phận Thanh Hóa, thắp lên tình người và sự sẻ chia.
Vân Sơn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Lm. Bề Trên Tu Viện Thái Hà Chúc Mừng Lễ Giáng Sinh
Lm Mátthêu Vũ Khởi Phụng
10:16 21/12/2011
Thư Lm. Bề Trên Tu Viện Thái Hà Chúc Mừng Lễ Giáng Sinh
Thái Hà ngày 21 tháng 12 năm 2011
Kính thưa,
Anh chị em Thái Hà và các thân hữu
Ơn Chúa ban, chúng ta đã đi vào bầu khí thiêng liêng của Mùa Giáng Sinh. Tôi xin được gửi đến toàn thể anh chị em và các thân hữu lời chào mừng trong Chúa.
Trong ngày Giáng Sinh, chúng ta nghe lời thánh Phaolô được tuyên đọc trong Thánh lễ: “lòng từ hậu ái nhân của Thiên Chúa, Đấng cứu thoát ta, đã hiển vinh”(Tt 3,4). Dân Chúa hân hoan cảm tạ Chúa vì “nơi Người chan chứa ơn cứu độ”.
Cách riêng Cộng đoàn Thái Hà chúng ta đã được Chúa quy tụ hơn tám mươi năm nay để chia sẻ cảm nghiệm sâu sắc ấy. Chúng tôi đặc biệt nhớ tới những bậc cao niên đã từng chứng kiến những năm tháng Thái Hà còn non trẻ, đã từng tham gia kiến tạo nhà Thờ nhà Dòng và cộng đoàn. Cho đến nay, trong giáo xứ chúng ta vẫn có một hạt nhân các anh chị em đã gắn bó bền bỉ với nơi này qua mọi giai đoạn thăng trầm. Nhưng cũng từ rất sớm, Thái Hà đã là nơi khách thập phương hội ngộ chung quanh linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và anh chị em hành hương cũng từ rất sớm coi ngôi Đền của Đức Mẹ như gia đình mình.
Trong những năm gần đây, các thành phần dân cư Hà nội gia tăng số lượng, thì gia đình của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng tăng bội. Bà con các tỉnh về thủ đô công tác hay làm ăn sinh sống, các bạn trẻ đi học đều đã hòa mình một cách rất tự nhiên thoải mái với cộng đoàn sở tại, và đã có những đóng góp hết sức quý báu cho sinh hoạt chung. Được như vậy là nhờ đức tin chung được Chúa ban cho ta qua Hội Thánh.
Nhưng không chỉ có số đông anh chị em có mặt tại Thái Hà. Ngày nay, nhờ các phương tiện truyền thông, và cũng phải nói là do hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn của Thái Hà, Thái Hà đã có rất đông những thân hữu trong khắp nước và ở nước ngoài. Tuy không được thấy mặt, nhưng lời cầu nguyện, sự bày tỏ cảm thông và liên đới mà các thân hữu bốn phương dành cho Thái Hà là một sức mạnh tinh thần rất to lớn, an ủi và nâng đỡ Thái Hà suốt mấy năm qua.
Chúng tôi cũng rất vui mừng thấy rằng, trong số những thân hữu đến Thái Hà, hoặc ở xa hiệp thông với Thái Hà, ngày càng có nhiều bà con bên lương. Có thể niềm tin tôn giáo chưa hoàn toàn đồng nhất, nhưng điều chúng ta đã đạt tới, đó là qua những hoàn cảnh còn nhiều khó khăn ngang trái của cuộc sống hiện tại, chúng ta đã thông cảm với nhau sâu sắc, đã chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn, thiện chí và ước vọng. Hơn nữa, chúng ta cũng đã nhiều lần cầu nguyện chung với nhau. Đó là một sự đồng tâm xuyên qua những khác biệt có thể có trong quan niệm và ngôn ngữ. Chúng tôi đón nhận sự thông cảm và chia sẻ đó như một ân huệ trời ban.
Tôi xin đại diện cho Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Giáo xứ và Tu viện gửi lời cảm tạ đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa ở Thái Hà và các thân hữu xa gần, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến. Tuy cuộc sống có những lúc gian khổ, nhưng cuộc sống cũng là một quá trình cho ta cùng nhau phát hiện biết bao kho báu của tình nghĩa, của tinh thần và tâm linh. Lòng tin vào ơn Chúa, lòng yêu mến đối với con người, đối với xã hội, cộng đồng đất nước, với nhân sinh nói chung, sẽ là những điều tồn tại mãi, như Lời Chúa dạy: hãy “ ra đi, để sinh hoa kết trái và để hoa trái của anh em tồn tại”. Chúa đã nói thế trước khi để lại cho ta một điều răn: “Hãy yêu thương nhau” (Ga 15,16-17).
Con đường chúng ta đã cùng đi với nhau, không do một kế hoạch hay ý đồ của riêng ai tạo ra. Nó thành đường do sự gặp gỡ của tất cả những trăn trở, những tìm kiếm đồng thanh đồng khí. Chẳng ai phủ nhận rằng cuộc sống hiện nay còn lắm điều ngổn ngang, xã hội còn những cảnh bất hợp lý, người nghèo còn bị xúc phạm, nạn bất công và tham ô còn hoành hành, các giá trị tinh thần nhiều khi còn bị vùi dập v.v…Giữa những tiêu cực đó, những người thiện chí vẫn không buông xuôi, vẫn ước mơ cuộc sống mỗi ngày một tiến bộ, xã hội mỗi ngày mỗi thêm tính nhân văn, nhân ái. Và vì thế, mỗi khi có thể nói lên một điều gì tích cực, có thể làm một điều gì dù lớn hay nhỏ, theo hướng phục vụ con người, thì đều tạo một xúc tác khiến cho người với người gặp nhau, hiểu nhau và cộng tác với nhau. Ở Thái Hà, chúng ta đã có phần kinh nghiệm của mình về sự đồng hành đó.
Hướng đi ấy có khi tạo ra những sự mâu thuẫn, căng thẳng, nhưng về cơ bản mọi người trong cộng đoàn chúng ta đều hiểu rằng, chúng ta đang nhắm mục đích xây dựng con người, xây dựng xã hội. Với tính cách là một cộng đồng tôn giáo, Thái Hà nhấn mạnh về nhu cầu tâm linh, về nhân phẩm, về công bình xã hội, về sự gần gũi với những người nghèo khổ bị thua thiệt về vật chất và tinh thần. Do những gì quá khứ lịch sử để lại, những bước tiến có thể khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhưng từng ngày sự cảm thông vẫn lan rộng. Thái Hà muốn được phục vụ sự cảm thông lớn lao đó, ngoài ra Thái Hà chẳng có ý đồ hay tham vọng nào dù là về chính trị hay quyền lợi. Tất cả là vì tôn sùng lòng “từ hậu ái nhân của Thiên Chúa đã hiển linh” mà thôi.
Chúng tôi xin được nhắc lại những điều trên đây, bởi vì trước sau đấy vẫn là những nhân tố tạo ra sự gắn bó keo sơn giữa chúng ta tất cả.
Xin chân thành kính chúc tất cả anh chị em, các thân hữu và mọi người thiện chí một lễ Giáng Sinh bình an, vui mừng, thân ái trong Chúa. Xin kính chúc năm mới 2012 và xuân Nhâm Thìn an khang và hạnh phúc như ý.
Cộng đoàn Thái Hà luôn hiệp thông cầu nguyện
Lm Mátthêu Vũ Khởi Phụng
Thái Hà ngày 21 tháng 12 năm 2011
Kính thưa,
Anh chị em Thái Hà và các thân hữu
Trong ngày Giáng Sinh, chúng ta nghe lời thánh Phaolô được tuyên đọc trong Thánh lễ: “lòng từ hậu ái nhân của Thiên Chúa, Đấng cứu thoát ta, đã hiển vinh”(Tt 3,4). Dân Chúa hân hoan cảm tạ Chúa vì “nơi Người chan chứa ơn cứu độ”.
Cách riêng Cộng đoàn Thái Hà chúng ta đã được Chúa quy tụ hơn tám mươi năm nay để chia sẻ cảm nghiệm sâu sắc ấy. Chúng tôi đặc biệt nhớ tới những bậc cao niên đã từng chứng kiến những năm tháng Thái Hà còn non trẻ, đã từng tham gia kiến tạo nhà Thờ nhà Dòng và cộng đoàn. Cho đến nay, trong giáo xứ chúng ta vẫn có một hạt nhân các anh chị em đã gắn bó bền bỉ với nơi này qua mọi giai đoạn thăng trầm. Nhưng cũng từ rất sớm, Thái Hà đã là nơi khách thập phương hội ngộ chung quanh linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và anh chị em hành hương cũng từ rất sớm coi ngôi Đền của Đức Mẹ như gia đình mình.
Trong những năm gần đây, các thành phần dân cư Hà nội gia tăng số lượng, thì gia đình của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng tăng bội. Bà con các tỉnh về thủ đô công tác hay làm ăn sinh sống, các bạn trẻ đi học đều đã hòa mình một cách rất tự nhiên thoải mái với cộng đoàn sở tại, và đã có những đóng góp hết sức quý báu cho sinh hoạt chung. Được như vậy là nhờ đức tin chung được Chúa ban cho ta qua Hội Thánh.
Nhưng không chỉ có số đông anh chị em có mặt tại Thái Hà. Ngày nay, nhờ các phương tiện truyền thông, và cũng phải nói là do hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn của Thái Hà, Thái Hà đã có rất đông những thân hữu trong khắp nước và ở nước ngoài. Tuy không được thấy mặt, nhưng lời cầu nguyện, sự bày tỏ cảm thông và liên đới mà các thân hữu bốn phương dành cho Thái Hà là một sức mạnh tinh thần rất to lớn, an ủi và nâng đỡ Thái Hà suốt mấy năm qua.
Chúng tôi cũng rất vui mừng thấy rằng, trong số những thân hữu đến Thái Hà, hoặc ở xa hiệp thông với Thái Hà, ngày càng có nhiều bà con bên lương. Có thể niềm tin tôn giáo chưa hoàn toàn đồng nhất, nhưng điều chúng ta đã đạt tới, đó là qua những hoàn cảnh còn nhiều khó khăn ngang trái của cuộc sống hiện tại, chúng ta đã thông cảm với nhau sâu sắc, đã chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn, thiện chí và ước vọng. Hơn nữa, chúng ta cũng đã nhiều lần cầu nguyện chung với nhau. Đó là một sự đồng tâm xuyên qua những khác biệt có thể có trong quan niệm và ngôn ngữ. Chúng tôi đón nhận sự thông cảm và chia sẻ đó như một ân huệ trời ban.
Tôi xin đại diện cho Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Giáo xứ và Tu viện gửi lời cảm tạ đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa ở Thái Hà và các thân hữu xa gần, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến. Tuy cuộc sống có những lúc gian khổ, nhưng cuộc sống cũng là một quá trình cho ta cùng nhau phát hiện biết bao kho báu của tình nghĩa, của tinh thần và tâm linh. Lòng tin vào ơn Chúa, lòng yêu mến đối với con người, đối với xã hội, cộng đồng đất nước, với nhân sinh nói chung, sẽ là những điều tồn tại mãi, như Lời Chúa dạy: hãy “ ra đi, để sinh hoa kết trái và để hoa trái của anh em tồn tại”. Chúa đã nói thế trước khi để lại cho ta một điều răn: “Hãy yêu thương nhau” (Ga 15,16-17).
Con đường chúng ta đã cùng đi với nhau, không do một kế hoạch hay ý đồ của riêng ai tạo ra. Nó thành đường do sự gặp gỡ của tất cả những trăn trở, những tìm kiếm đồng thanh đồng khí. Chẳng ai phủ nhận rằng cuộc sống hiện nay còn lắm điều ngổn ngang, xã hội còn những cảnh bất hợp lý, người nghèo còn bị xúc phạm, nạn bất công và tham ô còn hoành hành, các giá trị tinh thần nhiều khi còn bị vùi dập v.v…Giữa những tiêu cực đó, những người thiện chí vẫn không buông xuôi, vẫn ước mơ cuộc sống mỗi ngày một tiến bộ, xã hội mỗi ngày mỗi thêm tính nhân văn, nhân ái. Và vì thế, mỗi khi có thể nói lên một điều gì tích cực, có thể làm một điều gì dù lớn hay nhỏ, theo hướng phục vụ con người, thì đều tạo một xúc tác khiến cho người với người gặp nhau, hiểu nhau và cộng tác với nhau. Ở Thái Hà, chúng ta đã có phần kinh nghiệm của mình về sự đồng hành đó.
Hướng đi ấy có khi tạo ra những sự mâu thuẫn, căng thẳng, nhưng về cơ bản mọi người trong cộng đoàn chúng ta đều hiểu rằng, chúng ta đang nhắm mục đích xây dựng con người, xây dựng xã hội. Với tính cách là một cộng đồng tôn giáo, Thái Hà nhấn mạnh về nhu cầu tâm linh, về nhân phẩm, về công bình xã hội, về sự gần gũi với những người nghèo khổ bị thua thiệt về vật chất và tinh thần. Do những gì quá khứ lịch sử để lại, những bước tiến có thể khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhưng từng ngày sự cảm thông vẫn lan rộng. Thái Hà muốn được phục vụ sự cảm thông lớn lao đó, ngoài ra Thái Hà chẳng có ý đồ hay tham vọng nào dù là về chính trị hay quyền lợi. Tất cả là vì tôn sùng lòng “từ hậu ái nhân của Thiên Chúa đã hiển linh” mà thôi.
Chúng tôi xin được nhắc lại những điều trên đây, bởi vì trước sau đấy vẫn là những nhân tố tạo ra sự gắn bó keo sơn giữa chúng ta tất cả.
Xin chân thành kính chúc tất cả anh chị em, các thân hữu và mọi người thiện chí một lễ Giáng Sinh bình an, vui mừng, thân ái trong Chúa. Xin kính chúc năm mới 2012 và xuân Nhâm Thìn an khang và hạnh phúc như ý.
Cộng đoàn Thái Hà luôn hiệp thông cầu nguyện
Lm Mátthêu Vũ Khởi Phụng
Văn Hóa
Bài thơ Giáng Sinh
Trầm Thiên Thu
09:32 21/12/2011
Giáng sinh hạnh phúc bao la
Tâm hồn rạo rực chan ḥòa niềm vui
Vui vì Con Chúa ra đời
Ban Ơn Cứu Độ những ai ngay lành
Tình Ngài cao cả vô ngần
Hồn say Ơn Thánh tinh thần thái an
Thiên thu bền vững mùa xuân
Hết rồi kiếp sống trầm luân hôm nào
Bây giờ đã thấy ánh sao
Đưa đường tìm Đấng Tối Cao muôn đời
Con quỳ lạy Chúa Ngôi Lời
Cho con biết sống trọn đời “xin vâng”
Tình Ngài cao cả muôn trùng
Sinh nơi hang đá vì thương nhân loài
Con quỳ lạy Chúa Ngôi Hai
Cho con biết sống trọn đời yêu thương
MỪNG GIÁNG SINH
Mừng sinh nhật của Vua Nghèo
Chợt thương những kẻ khổ đau, bần hàn
Ngôi Hai Thiên Chúa từ nhân
Hóa thành Nhục thể chung phần đau thương
Giêsu là Vị Thiên Vương
Đích thân Ngài đã nêu gương sáng ngời
Xót thương thân phận nhân loài
Giáng thế làm người cứu độ chúng ta
Mừng sinh nhật Chúa Giêsu
Là noi gương Chúa thương yêu người nghèo
CHIẾC BÓNG TRONG ĐÊM
Mùa Đông về trắng hơi sương
Lạnh không em bé bên đường trú đêm?
Tuổi xanh mà quá hom hem
Bóng in nhòa nhạt trên thềm phố khuya
Bước chân lạc lõng không nhà
Cuộc đời sao vẫn xa hoa vô tình!
Thương ai nên Chúa giáng sinh
Hai ngàn năm trước thiên tình Ngài trao
Là đây những kẻ khổ đau
Là kia người khoác áo sầu sờn vai
Xin đời mở rộng vòng tay
Giúp ai phải sống tháng ngày lang thang
ĐÊM YÊU THƯƠNG
Đêm nay Con Chúa ra đời
Chấp nhận làm người vì quá thương yêu
Ngài sinh trong cảnh đơn nghèo
Ngài sinh giữa chốn hang sâu lạnh lùng
Ngài sinh trong khoảng mịt mùng
Giữa đêm thanh vắng điệp trùng mờ sương
Chỉ vì hai tiếng yêu thương
Thế nên Con Chúa trọn lòng xin vâng
Đất trời se kết chữ đồng
Dâng lời cảm tạ hòa chung tâm tình
Vinh danh Thiên Chúa thiên đình
Nhân loại an bình được Chúa yêu thương
GIAO HÒA
Thánh Tử Giêsu đã giáng sinh
Mang thân bé nhỏ một sinh linh
Hang lừa máng cỏ nôi hèn hạ
Ngai báu Thiên Vương thắm nghĩa tình
Thiên Chúa Ngôi Hai thương cứu độ
Nhân gian tục lụy hưởng an bình
Giao hòa trời đất nhờ Ơn Chúa
Dâng trọn cuộc đời để đáp tình
GIÁNG SINH
Thiên Tử giáng trần thương cứu độ
Thế nhân hạnh phúc đón hồng ân
Giêsu dẫu chính là Đức Chúa
Nhưng vẫn vui mang kiếp phàm nhân
Thánh Tử Giêsu đã giáng sinh
Mang thân bé nhỏ một sinh linh
Hang lừa máng cỏ nôi hèn hạ
Ngai báu Thiên Vương thắm nghĩa tình
Thiên Chúa Ngôi Hai thương cứu độ
Nhân gian tục lụy hưởng an bình
Giao hòa trời đất nhờ Ơn Chúa
Dâng trọn cuộc đời để đáp tình.
LỜI NGUYỆN ĐÊM GIÁNG SINH
Đêm nay Con Thiên Chúa
Giáng thế mặc xác phàm
Đem Hồng ân Cứu độ
Trao ban cho nhân trần
Đêm giao hòa trời đất
Nối kết sợi yêu thương
Cho muôn lòng bừng nở
Tươi rạng rỡ đóa hồng
Xin cho người lữ khách
Về kịp chuyến quê nhà
Tâm hồn ai cô độc
Gặp được bến mong chờ
Xin cho bao trẻ nhỏ
Lang thang sớm vào đời
Kiếp khổ được nâng đỡ
Cho hết nỗi chơi vơi
Xin rộng tay bác ái
Mở thoáng lối trái tim
Cho tình người thắm lại
Không nhìn nhau vô tình
Dẫu mối thù truyền kiếp
Cũng hóa thành tình yêu
Niềm tin và tha thứ
Như Thánh ca vút cao
LỜI NGUYỆN MÙA ĐÔNG
Lạy Thiên Chúa, Đấng muôn trùng cao cả
Ngài vĩnh viễn chí thiện và chí minh
Suốt thiên thu vẫn nhất mực công bình
Và thấu suốt nỗi lòng con trăn trở
Ngài nghèo khó để con được giàu có
Ngài lạnh lẽo để con được ấm lòng
Con hạnh phúc chan hoà giữa đêm đông
Dù đường đời vẫn còn nhiều gian khó
Những nỗi lo cứ đè nặng tim nhỏ
Lời hoàng hôn sao buồn quá, Chúa ơi!
Bình minh qua, đời con xế chiều rồi
Nặng hai vai : bên thơ và bên nhạc
Nửa đời qua là những bước lưu lạc
Nửa còn lại là hoài vọng thiên thu
Con dõi tìm chỉ một lối đi về
Nhưng, Chúa ơi, con tìm mà chưa gặp
Xin dẫn con đi về hướng sự thật
Gặp được Ngài là gặp được chính con
Để đời con : một viên-đá-cuội-mòn
Được nghỉ ngơi sau khi lăn nhiều dốc.
Tình Khúc Thánh
Nguyễn Huy Hoàng
09:34 21/12/2011
Chầm chậm với cơn mưa
Em quỳ dưới chân Chúa
Trang nghiêm như ma-sơ
Đẹp như Mẹ Sầu Bi
Chuỗi tràng châu trang sức
Tình yêu Chúa Hài Nhi
Lung linh nến trong mắt
Em hiền như chiên con
Thở ấm Chúa đêm đông
Thành tâm anh chiêm ngắm
Xin làm trẻ mục đồng
Như thánh nữ ngày xưa
Ngồi bên Chúa say sưa
Tà áo xanh kín đáo
Lời thề nguyền đơn sơ
Chim làm tổ trên tháp
Kinh làm tổ môi em
Còn anh về làm tổ
Cho chuyện tình trong tim
Mưa tạnh loang sân nước
Nắng nao nao hoàng hôn
Bài thánh ca cao vút
Cõi nhân gian yên lòng
LẠC
Trong ngôi giáo đường sửa mới
Có mười bốn đàng thánh giá bằng phù điêu mới
Mình tôi cũ như ngày hôm qua
Trong ngôi giáo đường sửa mới
Có mười bốn đàng thánh giá bằng phù điêu mới
Tôi như đứa trẻ lạc mẹ khóc khản giọng và hết nước mắt
Không ai đến hỏi han
Không ai đến dắt tay tôi về
Không ai đến ủi an
Mọi người vẫn cầu nguyện
Mọi người vẫn hát ca
Tiếng hát và lời kinh còn to hơn cả tiếng khóc và tiếng kêu của tôi
Trong ngôi giáo đường sửa mới
Có mười bốn đàng thánh giá bằng phù điêu mới
Lẽ nào tôi quay bước đi ra để tự đi tìm mẹ tôi?
Có thể tôi lạc lối
Có thể tôi sa vào tay bọn buôn người
Mặc kệ! Tiếng hát và lời kinh còn to hơn cả tiếng khóc và tiếng kêu của tôi
Trong ngôi giáo đường sửa mới
Có mười bốn đàng thánh giá bằng phù điêu mới
Tôi lạc chính tôi
Vì không muốn cô độc
Tôi phải hát, phải cười và phải khen
Rằng ngôi giáo đường sửa mới có mười bốn đàng thánh giá bằng phù điêu mới tuyệt đẹp
Trong ngôi giáo đường sửa mới
Có mười bốn đàng thánh giá bằng phù điêu mới
Có đứa trẻ lạc mẹ ra đứng bên góc hiên giáo đường, quay mặt nhìn về quá khứ
Nó im lặng
Nó cúi đầu
Nhưng nó biết có AI KHÁC nhìn nó.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Cây Thông Không Người Mua
Nguyễn Vương Chính
22:19 21/12/2011
NHỮNG CÂY THÔNG KHÔNG NGƯỜI MUA
Ảnh của Nguyễn Vương Chính
Có những cây thông chăng đèn lộng lẫy,
có những cây thông u buồn không người mua.
Vui mùa Giáng Sinh đừng quên tha nhân bị bỏ quên…
(nvc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Vương Chính
Có những cây thông chăng đèn lộng lẫy,
có những cây thông u buồn không người mua.
Vui mùa Giáng Sinh đừng quên tha nhân bị bỏ quên…
(nvc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mừng Giáng Sinh Từ Missouri
Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
22:21 21/12/2011
ĐÓN MỪNG GIÁNG SINH TỪ MISSOURI
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
“Vinh danh Chúa trên trời,
Bình an người dưới thế”.
Thêm ánh đèn xanh, đỏ
Máng cỏ càng lung linh...
Thế là xong hang đá
Con dọn mừng Giáng Sinh!
(Trích thơ của Minh Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
“Vinh danh Chúa trên trời,
Bình an người dưới thế”.
Thêm ánh đèn xanh, đỏ
Máng cỏ càng lung linh...
Thế là xong hang đá
Con dọn mừng Giáng Sinh!
(Trích thơ của Minh Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền