Phụng Vụ - Mục Vụ
Một Hài Nhi đã sinh ra
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:05 21/12/2017
Ngày 20.11.2012, cuốn cuối cùng trong bộ sách ba cuốn về cuộc đời Chúa Giêsu Nazareth của tác giả Joseph Ratzinger (ĐGH Bênêđictô XVI), mang tựa đề “Thời thơ ấu của Chúa Giêsu” đã có mặt tại các nhà sách trên 50 nước. Sách do hai nhà xuất bản Rizzoli và Vatican hợp tác thực hiện bằng 8 ngôn ngữ khác nhau (Ý, Đức, Croat, Pháp, Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) với ấn bản đầu tiên là một triệu bản. Trong những tháng tới, tập sách sẽ được dịch ra 20 ngôn ngữ khác và phát hành tại 72 quốc gia.
Nội dung cuốn sách bao gồm 4 chương giải trình về: gia phả Chúa Giêsu; Đức Maria và tiếng Fiat; biến cố Chúa Giêsu sinh ra tại Belem; và việc thăm viếng của các đạo sĩ.
Sáng 20.11, tại Hội trường Piô X, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa đã giới thiệu với báo chí tác phẩm mới này và đã ghi nhận: cuốn sách như một công trình tô đậm sự tương tác giữa lịch sử và đức tin, vì xét cho cùng Hài Nhi Giêsu là chính trọng tâm của cuốn sách. Tất cả có được ý nghĩa vì Một Hài Nhi đã sinh ra. (VIS, 20-11-2012).
Bài đọc 1 trong Lễ Đêm Giáng Sinh trích từ (Is 9,1-6) là lời sấm thích hợp rõ ràng khơi lên mầu nhiệm Một Hài Nhi đã sinh ra.
Vào năm 734-732, các đạo quân Assyrie đánh chiếm vùng rộng lớn của vương quốc Miền Bắc, đất nước rơi vào ách nô lệ lầm than (x.2V 15,29). Vương quốc Giuđa Miền Nam bé nhỏ chỉ giữ được một phần độc lập nhờ chấp nhận quyền bảo hộ của vương quốc Assyrie. Dân chúng phải nếm nhục nhằn của cảnh tôi đòi (Is 8,23). Sự tang tóc và cảnh tôi mọi làm cho những miền này trở thành “miền tăm tối”. Gợi lại hình ảnh “một dân đi trong tối tăm” (Is 9,1), ngôn sứ nghĩ đến một đoàn người bị phát lưu đang tiến về miền đất lưu đày. Nhưng Thiên Chúa sẽ ra tay cứu thoát Dân Người, sẽ ban tặng “một quyền bính rộng lớn” và “một nền hoà bình vô tận trên ngai Đavit và vương quốc của Người” (Is 9,6). Niềm hy vọng của dân tộc về một vương quốc lý tưởng được thực hiện bởi một Hài Nhi “vì một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người cha muôn thửơ. Thủ Lãnh hoà bình.” (Is 9,5).
Lời sấm trên đây là một ám chỉ về việc sinh ra của một vị thừa kế ngai báu và sự thực hiện “dấu Emmanuel” đã được nói đến trong (Is 7,14). Đối với ngôn sứ, việc Đấng sinh ra này đã là một biểu lộ quan phòng về sự vững bền của lời hứa cho triều đại Đavit (x. 2Sm 16). Giữa những thảm cảnh và nổi khắc khoải của quốc gia, Isaia đã tuyên xưng niềm tin của mình vào việc xuất hiện của vị vua lý tưởng. Niềm tín thác của ngôn sứ vào lòng trung tín của Yahvê thật lớn lao. Trái với những kẻ chán chường, những kẻ hoài nghi hay những người chỉ muốn tìm sự trợ lực nơi những liên minh trần thế, vị ngôn sứ nhắc lại tính hiện thực trường tồn của sự lựa chọn : bất chấp những nổi thăng trầm hiện tại, niềm tin của Isaia vào Thiên Chúa Giao Ước đã làm cho ông dự đoán thấy sự viên mãn đáng mong ước của quốc gia. Bài thơ Is 9,1-6 được linh hứng nên đã được đem vào dòng liên tục của truyền thống Kinh Thánh; nó chuẩn bị cho những mạc khải sau này và soi sáng cho niềm hy vọng của dân Chúa về Đấng Thiên Sai. Bài thơ loan báo sự xuất hiện của Chúa Giêsu và vương quốc thiêng liêng của Người. (theo Joseph Ponthot, “Un enfant nous est né”).
Phụng vụ ngày lễ Giáng sinh đã ưu tiên chọn lựa bài thơ Isaia nhằm hướng cộng đoàn về Tin mừng trọng đại : “Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,11). Dấu chỉ để nhận ra Người là : “Một trẻ sơ sinh bọc tả, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Từ nay,Thiên Chúa không còn đến với con người qua trung gian mà là Con Một được tặng ban cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ là lời hứa mà bằng chính nghĩa cử cao đẹp Ngôi Lời nhập thể. Từ nay, lời hứa cứu độ đã được thực hiện nơi Một Hài Nhi đã sinh ra. Lời hứa ngọt ngào từ thưở địa đàng khi Nguyên Tổ sa ngã đánh rơi khỏi tầm tay trái táo hạnh phúc (St 3,15). Rồi trải qua hàng ngàn năm bằng sự loan báo của các Ngôn sứ, Thiên Chúa vẫn mãi lời hứa tình yêu cứu độ. Một Hài Nhi đã sinh ra là điểm nhấn vĩ đại đánh dấu lịch sử Tình Yêu Thiên Chúa.
Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Một Hài Nhi đã sinh ra là Tin mừng trọng đại cho nhân loại.
Thánh Matthêu và Luca đã viết những bản gia phả của Chúa Giêsu. Gia phả theo thánh Matthêu cho thấy Hài Nhi thuộc về hoàng tộc Đavít và là con cháu tổ phụ Abraham; còn gia phả theo thánh Luca mang một nhãn giới rộng rãi hơn, trình bày Hài Nhi thuộc về gia đình nhân loại bao gồm mọi thành phần đi từ thánh Giuse ngược lên cho tới con người đầu tiên là Ađam. Tổng hợp cả hai bản gia phả này, ta nhận biết lý lịch nhân loại của Hài Nhi, dẫu gốc nguồn là Thiên Chúa, đã hóa thân làm người, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Vì thế, theo lời sấm của Isaia (7,14) Hài Nhi được gọi tên là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Và rồi bằng câu mở đầu trình thuật Giáng Sinh “Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ” (Lc 2,1), Giuse và Maria theo lệnh ấy phải lên thành vua Đavit là Bêlem và Hài Nhi đã giáng sinh tại đó, thánh sử đã toát lược cả một thời gian và không gian lịch sử, không chỉ chứng nghiệm việc Hài Nhi Giêsu sinh ra là thật, mà còn hữu ý khẳng định một khi Ngôi Lời từ đời đời hóa thành xác phàm, cũng bị ghi dấu bởi lịch sử trần thế, có thể được nghiên cứu truy tìm như bất cứ con người nào hiện hữu thật sự trên trần thế. Chúa dựng nên đất trời đã làm người trong trời đất. Chúa đến trong thế gian không như kẻ rong chơi nhàn tản vi hành, mà như như người đồng hành đón nhận kiếp phận con người với những định luật nhân sinh và quy luật pháp định trần thế. “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Một Hài Nhi đã sinh ra là tin vui cho toàn nhân loại.
Hài Nhi chính là Thiên Chúa Giáng Sinh đem ơn cứu rỗi cho hết mọi loài. Ngài là Đấng cứu nhân độ thế. Để cứu thế, Thiên Chúa đã nhập thế; và để cứu người, Thiên Chúa đã làm người. Hài Nhi sinh ra không là tin vui cho riêng ai, mà là tin vui cho toàn nhân loại, cho hết mọi người từ thuở tổ tông cho đến ngày tận thế. Chính vì vậy khi loan tin cho các mục đồng, thiên thần đã giải thích: “Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).
Nếu tội tổ tông gây tác hại là làm mất tình trạng ơn phúc và để cho tội lỗi lẻn vào thế giới, từ đó đau khổ và sự chết mặc sức hoành hành, thì việc Hài Nhi Giêsu sinh đến trong xác phàm lại là khởi đầu một mùa giải thoát. Hết rồi đêm tối vì Hài Nhi là ánh sáng, hết rồi lỗi tội vì Hài Nhi là thánh ân, hết rồi chết chóc vì Hài Nhi là nguồn sống, và hết rồi sầu muộn vì Hài Nhi là thiên đàng. Như vậy, xét cho cùng, khi xuống thế, Thiên Chúa đâu có rời bỏ thiên đàng, mà đích thực Ngài đã đem thiên đàng vào cõi trần gian, để mối tình trời đất bị cắt đứt bao đời lại được kết nối một cách mầu nhiệm cho vinh danh trời cao và cho an bình dưới thế.
Một Hài Nhi đã sinh ra chính là trọng tâm của đêm nay. Với niềm tin kính thẳm sâu và trong lòng cung chiêm thờ lạy, ta hãy hướng về hang đá để đón nhận niềm vui trọng đại và quyết tâm mỗi người từ cương vị và góc độ nhiệm vụ của mình, hãy trở thành niềm vui cho người khác, như bênh đỡ những người già cả cô thế cô thân, giúp đỡ những người cơ nhỡ thiếu thốn hoặc nâng đỡ những ai vì yếu đuối một thời đã rơi vào đam mê lầm lạc mà xa rời tình thương của Chúa. Nếu niềm vui đêm nay hệ tại việc Hài Nhi sinh ra cho chúng ta, thì trong Hài Nhi Giêsu, chúng ta cũng nhận lấy sức mạnh mà lên đường trở thành niềm vui cho người xung quanh mình.
Nội dung cuốn sách bao gồm 4 chương giải trình về: gia phả Chúa Giêsu; Đức Maria và tiếng Fiat; biến cố Chúa Giêsu sinh ra tại Belem; và việc thăm viếng của các đạo sĩ.
Sáng 20.11, tại Hội trường Piô X, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa đã giới thiệu với báo chí tác phẩm mới này và đã ghi nhận: cuốn sách như một công trình tô đậm sự tương tác giữa lịch sử và đức tin, vì xét cho cùng Hài Nhi Giêsu là chính trọng tâm của cuốn sách. Tất cả có được ý nghĩa vì Một Hài Nhi đã sinh ra. (VIS, 20-11-2012).
Bài đọc 1 trong Lễ Đêm Giáng Sinh trích từ (Is 9,1-6) là lời sấm thích hợp rõ ràng khơi lên mầu nhiệm Một Hài Nhi đã sinh ra.
Vào năm 734-732, các đạo quân Assyrie đánh chiếm vùng rộng lớn của vương quốc Miền Bắc, đất nước rơi vào ách nô lệ lầm than (x.2V 15,29). Vương quốc Giuđa Miền Nam bé nhỏ chỉ giữ được một phần độc lập nhờ chấp nhận quyền bảo hộ của vương quốc Assyrie. Dân chúng phải nếm nhục nhằn của cảnh tôi đòi (Is 8,23). Sự tang tóc và cảnh tôi mọi làm cho những miền này trở thành “miền tăm tối”. Gợi lại hình ảnh “một dân đi trong tối tăm” (Is 9,1), ngôn sứ nghĩ đến một đoàn người bị phát lưu đang tiến về miền đất lưu đày. Nhưng Thiên Chúa sẽ ra tay cứu thoát Dân Người, sẽ ban tặng “một quyền bính rộng lớn” và “một nền hoà bình vô tận trên ngai Đavit và vương quốc của Người” (Is 9,6). Niềm hy vọng của dân tộc về một vương quốc lý tưởng được thực hiện bởi một Hài Nhi “vì một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người cha muôn thửơ. Thủ Lãnh hoà bình.” (Is 9,5).
Lời sấm trên đây là một ám chỉ về việc sinh ra của một vị thừa kế ngai báu và sự thực hiện “dấu Emmanuel” đã được nói đến trong (Is 7,14). Đối với ngôn sứ, việc Đấng sinh ra này đã là một biểu lộ quan phòng về sự vững bền của lời hứa cho triều đại Đavit (x. 2Sm 16). Giữa những thảm cảnh và nổi khắc khoải của quốc gia, Isaia đã tuyên xưng niềm tin của mình vào việc xuất hiện của vị vua lý tưởng. Niềm tín thác của ngôn sứ vào lòng trung tín của Yahvê thật lớn lao. Trái với những kẻ chán chường, những kẻ hoài nghi hay những người chỉ muốn tìm sự trợ lực nơi những liên minh trần thế, vị ngôn sứ nhắc lại tính hiện thực trường tồn của sự lựa chọn : bất chấp những nổi thăng trầm hiện tại, niềm tin của Isaia vào Thiên Chúa Giao Ước đã làm cho ông dự đoán thấy sự viên mãn đáng mong ước của quốc gia. Bài thơ Is 9,1-6 được linh hứng nên đã được đem vào dòng liên tục của truyền thống Kinh Thánh; nó chuẩn bị cho những mạc khải sau này và soi sáng cho niềm hy vọng của dân Chúa về Đấng Thiên Sai. Bài thơ loan báo sự xuất hiện của Chúa Giêsu và vương quốc thiêng liêng của Người. (theo Joseph Ponthot, “Un enfant nous est né”).
Phụng vụ ngày lễ Giáng sinh đã ưu tiên chọn lựa bài thơ Isaia nhằm hướng cộng đoàn về Tin mừng trọng đại : “Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,11). Dấu chỉ để nhận ra Người là : “Một trẻ sơ sinh bọc tả, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Từ nay,Thiên Chúa không còn đến với con người qua trung gian mà là Con Một được tặng ban cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ là lời hứa mà bằng chính nghĩa cử cao đẹp Ngôi Lời nhập thể. Từ nay, lời hứa cứu độ đã được thực hiện nơi Một Hài Nhi đã sinh ra. Lời hứa ngọt ngào từ thưở địa đàng khi Nguyên Tổ sa ngã đánh rơi khỏi tầm tay trái táo hạnh phúc (St 3,15). Rồi trải qua hàng ngàn năm bằng sự loan báo của các Ngôn sứ, Thiên Chúa vẫn mãi lời hứa tình yêu cứu độ. Một Hài Nhi đã sinh ra là điểm nhấn vĩ đại đánh dấu lịch sử Tình Yêu Thiên Chúa.
Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Một Hài Nhi đã sinh ra là Tin mừng trọng đại cho nhân loại.
Thánh Matthêu và Luca đã viết những bản gia phả của Chúa Giêsu. Gia phả theo thánh Matthêu cho thấy Hài Nhi thuộc về hoàng tộc Đavít và là con cháu tổ phụ Abraham; còn gia phả theo thánh Luca mang một nhãn giới rộng rãi hơn, trình bày Hài Nhi thuộc về gia đình nhân loại bao gồm mọi thành phần đi từ thánh Giuse ngược lên cho tới con người đầu tiên là Ađam. Tổng hợp cả hai bản gia phả này, ta nhận biết lý lịch nhân loại của Hài Nhi, dẫu gốc nguồn là Thiên Chúa, đã hóa thân làm người, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Vì thế, theo lời sấm của Isaia (7,14) Hài Nhi được gọi tên là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Và rồi bằng câu mở đầu trình thuật Giáng Sinh “Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ” (Lc 2,1), Giuse và Maria theo lệnh ấy phải lên thành vua Đavit là Bêlem và Hài Nhi đã giáng sinh tại đó, thánh sử đã toát lược cả một thời gian và không gian lịch sử, không chỉ chứng nghiệm việc Hài Nhi Giêsu sinh ra là thật, mà còn hữu ý khẳng định một khi Ngôi Lời từ đời đời hóa thành xác phàm, cũng bị ghi dấu bởi lịch sử trần thế, có thể được nghiên cứu truy tìm như bất cứ con người nào hiện hữu thật sự trên trần thế. Chúa dựng nên đất trời đã làm người trong trời đất. Chúa đến trong thế gian không như kẻ rong chơi nhàn tản vi hành, mà như như người đồng hành đón nhận kiếp phận con người với những định luật nhân sinh và quy luật pháp định trần thế. “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Một Hài Nhi đã sinh ra là tin vui cho toàn nhân loại.
Hài Nhi chính là Thiên Chúa Giáng Sinh đem ơn cứu rỗi cho hết mọi loài. Ngài là Đấng cứu nhân độ thế. Để cứu thế, Thiên Chúa đã nhập thế; và để cứu người, Thiên Chúa đã làm người. Hài Nhi sinh ra không là tin vui cho riêng ai, mà là tin vui cho toàn nhân loại, cho hết mọi người từ thuở tổ tông cho đến ngày tận thế. Chính vì vậy khi loan tin cho các mục đồng, thiên thần đã giải thích: “Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).
Nếu tội tổ tông gây tác hại là làm mất tình trạng ơn phúc và để cho tội lỗi lẻn vào thế giới, từ đó đau khổ và sự chết mặc sức hoành hành, thì việc Hài Nhi Giêsu sinh đến trong xác phàm lại là khởi đầu một mùa giải thoát. Hết rồi đêm tối vì Hài Nhi là ánh sáng, hết rồi lỗi tội vì Hài Nhi là thánh ân, hết rồi chết chóc vì Hài Nhi là nguồn sống, và hết rồi sầu muộn vì Hài Nhi là thiên đàng. Như vậy, xét cho cùng, khi xuống thế, Thiên Chúa đâu có rời bỏ thiên đàng, mà đích thực Ngài đã đem thiên đàng vào cõi trần gian, để mối tình trời đất bị cắt đứt bao đời lại được kết nối một cách mầu nhiệm cho vinh danh trời cao và cho an bình dưới thế.
Một Hài Nhi đã sinh ra chính là trọng tâm của đêm nay. Với niềm tin kính thẳm sâu và trong lòng cung chiêm thờ lạy, ta hãy hướng về hang đá để đón nhận niềm vui trọng đại và quyết tâm mỗi người từ cương vị và góc độ nhiệm vụ của mình, hãy trở thành niềm vui cho người khác, như bênh đỡ những người già cả cô thế cô thân, giúp đỡ những người cơ nhỡ thiếu thốn hoặc nâng đỡ những ai vì yếu đuối một thời đã rơi vào đam mê lầm lạc mà xa rời tình thương của Chúa. Nếu niềm vui đêm nay hệ tại việc Hài Nhi sinh ra cho chúng ta, thì trong Hài Nhi Giêsu, chúng ta cũng nhận lấy sức mạnh mà lên đường trở thành niềm vui cho người xung quanh mình.
Ý Cha, Ý con
Lm Vũdình Tường
01:42 21/12/2017
Chiều theo í mình là điều dễ, ai cũng muốn sống và làm việc chiều theo í riêng mình. Chiều theo í người khác là chịu theo sự hướng dẫn của người khác để đi vào lãnh địa xa lạ, nơi đó khi nguy hiểm, rủi ro, bất trắc xảy đến, vượt quá tầm kiểm soát của ta. Thực tế trong cuộc sống dù chiều theo í ta hay í người khác đều có rủi ro, bất trắc và đều vượt quá tầm kiểm soát. Theo í riêng đôi khi ta có quyền quyết định tiến thêm hay rút lui vào lãnh địa an toàn. Thực ra không phải ai cũng đủ can đảm rút lui về lãnh địa an toàn, mà thường là cố gắng, vượt sức đến mức kiệt quệ cả tinh thần lẫn vật chất. Cứ xem gương những tay cờ bạc thì biết họ luôn thua trắng tay nhưng vẫn chưa chịu đầu hàng mà tìm cách gỡ gạc mặc dù gỡ gạc trong cầu may. Gỡ trong cầu may thì may ít, rủi nhiều.
Phụng vụ trong những ngày gần đây nhắc nhớ tới hai trường hợp xin vâng của hai mẹ con như một nhắc nhở cho chúng ta biết cuộc sống trần gian cần chọn lựa khôn ngoan, chọn sống theo í Chúa là lựa chọn khôn ngoan bởi khi gặp khó khăn có Chúa cùng đồng hành, ban ân sủng, sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn. Làm theo í riêng khi khó khăn không ai giúp đỡ, không nơi nương tựa.
Để sống theo í Chúa thì í cá nhân cần loại bỏ để cho í Chúa đuợc thể hiện trong cuộc sống và điều này có thể thực hiện được. Trường hợp thứ nhất là trường hợp Đức Trinh Nữ Maria đã từ bỏ í riêng để sống theo í Chúa khi thưa hai tiếng xin vâng Lk 1, 38 cùng sứ thần Chúa. Dù đã hỏi sứ thần nhưng bà vẫn không hiểu rõ những gì sẻ xảy đến trong đời. Trường hợp thứ hai là chính con bà là Đức Kitô suốt cuộc sống trần thế luôn tuyên bố là Ngài đến trần gian không phải để làm theo í riêng mà làm theo í của Chúa Cha, Đấng sai Ngài đến trần gian Jn 6,38. Dù thế trên thập giá Ngài đã lớn tiếng than: Lậy Cha, sao Cha bỏ con.Mt 27, 46
Câu 'Lậy Cha, sao Cha bỏ Con' không phải là Đức Kitô từ chối vâng phục Chúa Cha, hoặc chối bỏ Chúa Cha mà chính là xác tín có Thiên Chúa hằng sống. Vị đó là Cha của Ngài. Lậy Cha, sao Cha bỏ Con cho biết đau khổ phần xác đôi khi làm cho con người chỉ thấy đau khổ mà không thấy Thiên Chúa ở cùng. Thực ra Thiên Chúa luôn cùng đồng hành nhưng đau khổ đã làm cho tâm trí ta trở nên chú trọng nhiều đến đớn đau phần xác nhiều hơn là cảm nghiệm Thiên Chúa cùng đồng hành với ta trong an vui, cũng như trong đau khổ, phiền não.
Í Thiên Chúa được thể hiện rõ ràng qua con người và con người nhiều khi đối xử với nhau thiếu công bằng, thiếu thành thật và ngay cả ảnh huởng, lung lạc bởi phe nhóm vì thế có những quyết định vừa thiếu sáng suốt vừa chủ quan mang lại đau khổ, bất bình cho người thuộc quyền. Hành xử như thế là í tưởng làm theo í Chúa, thực hành í phe nhóm.
Sinh ra trong thế giới này là một đặc ân bởi thứ nhất đây là cơ hội cho chúng ta thực hiện í Chúa nơi trần gian và thứ đến là thưởng thức điều thiện hảo, tốt lành của vũ trụ do Chúa tạo dựng. Thực hiện í Chúa bằng cách sống công bằng, yêu thương, tha thứ và bác ái với tha nhân. Khi thực hành điều đó chắc chắn không phù hợp với í kiến cá nhân, phe nhóm chủ trương độc quyền lãnh đạo, lãnh đạo và mọi người phải phục tùng vì thế làm theo í Chúa luôngặp phải chống đối cách này, cách khác. Thực hiện í Chúa qua hành động bác ái, yêu thương, sống chung với đồng loại, khóc khi bạn gặp tang thương và nâng rượu mừng khi họ gặp may mắn.
Mùa Giáng Sinh, mùa Hồng Phúc, Thiên Chúa ở cùng nhân loại. Chúc quí vị và gia đình mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân và nhiều ơn lành trong năm mới.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Phụng vụ trong những ngày gần đây nhắc nhớ tới hai trường hợp xin vâng của hai mẹ con như một nhắc nhở cho chúng ta biết cuộc sống trần gian cần chọn lựa khôn ngoan, chọn sống theo í Chúa là lựa chọn khôn ngoan bởi khi gặp khó khăn có Chúa cùng đồng hành, ban ân sủng, sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn. Làm theo í riêng khi khó khăn không ai giúp đỡ, không nơi nương tựa.
Để sống theo í Chúa thì í cá nhân cần loại bỏ để cho í Chúa đuợc thể hiện trong cuộc sống và điều này có thể thực hiện được. Trường hợp thứ nhất là trường hợp Đức Trinh Nữ Maria đã từ bỏ í riêng để sống theo í Chúa khi thưa hai tiếng xin vâng Lk 1, 38 cùng sứ thần Chúa. Dù đã hỏi sứ thần nhưng bà vẫn không hiểu rõ những gì sẻ xảy đến trong đời. Trường hợp thứ hai là chính con bà là Đức Kitô suốt cuộc sống trần thế luôn tuyên bố là Ngài đến trần gian không phải để làm theo í riêng mà làm theo í của Chúa Cha, Đấng sai Ngài đến trần gian Jn 6,38. Dù thế trên thập giá Ngài đã lớn tiếng than: Lậy Cha, sao Cha bỏ con.Mt 27, 46
Câu 'Lậy Cha, sao Cha bỏ Con' không phải là Đức Kitô từ chối vâng phục Chúa Cha, hoặc chối bỏ Chúa Cha mà chính là xác tín có Thiên Chúa hằng sống. Vị đó là Cha của Ngài. Lậy Cha, sao Cha bỏ Con cho biết đau khổ phần xác đôi khi làm cho con người chỉ thấy đau khổ mà không thấy Thiên Chúa ở cùng. Thực ra Thiên Chúa luôn cùng đồng hành nhưng đau khổ đã làm cho tâm trí ta trở nên chú trọng nhiều đến đớn đau phần xác nhiều hơn là cảm nghiệm Thiên Chúa cùng đồng hành với ta trong an vui, cũng như trong đau khổ, phiền não.
Í Thiên Chúa được thể hiện rõ ràng qua con người và con người nhiều khi đối xử với nhau thiếu công bằng, thiếu thành thật và ngay cả ảnh huởng, lung lạc bởi phe nhóm vì thế có những quyết định vừa thiếu sáng suốt vừa chủ quan mang lại đau khổ, bất bình cho người thuộc quyền. Hành xử như thế là í tưởng làm theo í Chúa, thực hành í phe nhóm.
Sinh ra trong thế giới này là một đặc ân bởi thứ nhất đây là cơ hội cho chúng ta thực hiện í Chúa nơi trần gian và thứ đến là thưởng thức điều thiện hảo, tốt lành của vũ trụ do Chúa tạo dựng. Thực hiện í Chúa bằng cách sống công bằng, yêu thương, tha thứ và bác ái với tha nhân. Khi thực hành điều đó chắc chắn không phù hợp với í kiến cá nhân, phe nhóm chủ trương độc quyền lãnh đạo, lãnh đạo và mọi người phải phục tùng vì thế làm theo í Chúa luôngặp phải chống đối cách này, cách khác. Thực hiện í Chúa qua hành động bác ái, yêu thương, sống chung với đồng loại, khóc khi bạn gặp tang thương và nâng rượu mừng khi họ gặp may mắn.
Mùa Giáng Sinh, mùa Hồng Phúc, Thiên Chúa ở cùng nhân loại. Chúc quí vị và gia đình mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân và nhiều ơn lành trong năm mới.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chúa Nhật IV Vọng –B-
Lm Jude Siciliano OP
05:56 21/12/2017
2 Samuen 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Tvịnh 88; Roma 16: 25-27; Luca 1: 26-38
Bài đọc thứ 2 đọc hôm nay là bài trích thơ của thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Rôma. Đoạn sách là một bài ca tụng Thiên Chúa. Lời kinh nguyện như thế thường xãy ra trong nghi thức phụng vụ. Cả hai Kinh Thánh Do thái và Ki tô giáo thường hay kết thúc với lời ca tụng Thiên Chúa. Từ "doxa" có nghĩa là "vinh danh". Kinh thánh ca ngợi vinh danh Thiên Chúa khi quyền uy của Thiên Chúa chiếu rọi qua dân chúng và khung cảnh.
Các bài tụng ca là lời kinh nguyện của chúng ta đáp lại cảm nghiệm với Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Mỗi khi chúng ta cảm nhận được vinh quang Thiên Chúa chúng ta cất tiếng ca ngợi. Đôi khi vinh quang của Thiên Chúa đến trong một đám mây, hay chiếu tỏa trong Đền Thờ, như trong sách Xuất Hành 29: 43 "Chính đó là nơi Ta gặp gỡ con cái Israel. Ta sẽ lấy vinh quang của Ta mà thánh hiến nơi đó". trong sách Dân Số 16: 19 "Và vinh quang của Đức Chúa đã xuất hiện trước toàn thể cộng đồng". Trong sách Isaia 6: 3 "Các vị ấy đối đáp tung hô 'Thánh! Thánh! Chí Thánh! 'Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!" và nhiều bài Thánh Vịnh cũng ca ngợi vinh quang Thiên Chúa. Khi chúng ta đứng trước vinh quang Thiên Chúa chúng ta lên tiếng ca ngợi "Vinh danh Thiên Chúa", "Ca tụng Thiên Chúa" v.v... Hãy để ý biết bao nhiêu lần chúng ta dùng từ "Vinh danh" hay những từ khác tương tự để ca ngợi trong phụng vụ Thánh Thể hôm nay.
Trong thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu Rôma. thánh Phaolô nhấn mạnh vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa trong đời sống Chúa Kitô, trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Khi chúng ta được đức tin và nhận thấy sự vinh hiển đó, chúng ta cũng ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa. Để đáp với mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải qua Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần gợi nên lời ca ngợi trong chúng ta, giúp chúng ta nói lên những gì không diễn tả được. Trong câu chuyện của phúc âm, dân chúng tự nhiên lên tiếng ca ngợi khi họ nhận thấy vinh quang của Thiên Chúa trong lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Trong phụng vụ lễ Giáng Sinh nữa đêm chúng ta nghe lời thánh Luca kể sự hiện diện của các sứ thần hiện ra với các mục đồng. Các sứ thần sáng chói "sự vinh hiển của Thiên Chúa" và ca ngợi Thiên Chúa "Vinh danh Thiên Chúa trên trời" (Lc1: 14) vì những việc Thiên Chúa làm trong việc Đấng Cứu Chuộc sinh ra.
Thường trong các thơ thánh Phaolô có nhiều lời ca ngợi. Như trong Ephêsô 3: 20-21: "Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng hoạt động trong chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen". Trong thơ gởi giáo hữu Philiphê 2: 5-11: "Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ... Như vậy khi vừa nghe danh thánh Giêsu cả trên trời, dưới đất. và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miện tuyên xưng rằng "Đức Giêsu Kitô là Chúa".
Cũng như lời thánh Phao lô viết hôm nay, trong lời kết thúc cũng như lời mở đầu thơ: "Phao lô được gọi làm Tông đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy của Người đã dùng các ngôn sứ mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta... Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông đồ, làm cho hết thảy, các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. "Ca ngợi Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã đưa tay cứu rỗi toàn thể loài người ( và cả vũ trụ ) qua Chúa Kitô".
Khung cảnh bài Phúc âm báo tin Chúa Cứu Thế sinh ra đã được trình bày. Họa sĩ Fra Angelico đã vẽ bức tranh Truyền Tin hiện giờ được treo trong viện bảo tàng ở Florence. Viện bảo tàng trước đây là tu viện của dòng Đaminh. Và nhiều bức tranh của họa sĩ Fra Angelico về những đề tài tôn giáo được treo trên các bức tường của tu viện để giúp các tu sĩ nhất là các tu sĩ còn trong nhà tập suy ngẫm về các mầu nhiệm về đức tin. Trong bức tranh, Đức Maria ngồi trên một ghế gỗ nơi cửa. Ngài có vẽ thinh lặng, y phục tươm tất. Có ánh sáng mặt trời chiếu vào, và sứ thần đẹp đẻ. Bức tranh giúp nhiều về việc suy ngẫm, đời sống thầm lặng và cầu nguyện. Nhưng, trong khi chúng ta sống trong một khung cảnh như các tu sĩ, bức tranh của Fra Angelico vẫn tỏ ra một tâm hồn chưa yên tĩnh để để nghĩ suy đến mầu nhiệm của Thiên Chúa, mặc dù trong chốc lát của đời sống bận rộn ồn ào hằng ngày.
Nhưng, trong bài Phúc âm hôm nay còn có ý nghĩa khác: là khung cảnh không yên lặng. Hãy để ý câu mở đầu "Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê gọi là Nazareth". Nghe như không có chuyện gì nguy hiểm phải không? Nhưng, Galilê là nơi thường rất lộn xộn. Ở đó phần đông dân chúng là nông dân rất nghèo. Ở Galilê thường có nhũng cuộc nỗi loạn. Người ở Galilê thường bị nghi ngờ, và là nơi người ta tranh chấp đất đai của họ để được an cư. Thiên Chúa chọn Galilê để nhập thể, và Chúa Giêsu là người Galilê.
Đức Maria sống ở một nơi hỗn loạn. Đức Maria làm gì trước khi sứ thần đến? Hoạ sĩ Fra Angeliso vẽ Đức Maria ngồi thinh lặng trong tư thế cầu nguyện suy ngẫm. Có họa sĩ khác vẽ Đức Maria quỳ gối dưới đất như đang cầu nguyện. Nhưng, có thể là Đức Maria đang nhồi bột làm bánh, hay may vá, hay bắt đầu nhóm lửa để nấu ăn. Có thể là Đức Maria đang ở nơi cửa vì nghe tin một cuộc nỗi loạn khác trong vùng. Chúng ta không muốn nghĩ là đời sống của Đức Maria không thực thế, và khác thường đối với kinh nghiệm chúng ta thời nay. Chúng ta không muốn nghĩ Đức Maria không sống vói kinh nghiệm và lo lắng của đời sống chúng ta trong trường hợp tương tự.
Đọc lại bài phúc âm cho thấy "Đức Maria có vẽ bối rối về lời chào của sứ thần Gabriel. Và Đức Maria “tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì". Sứ thần liền vội vàng trấn an Đức Maria "Thưa bà Maria, xin đừng sợ" Chắc Đức Maria đang lo sợ! Miền Galilê của Đức Maria là một nơi lọan lạc, và lời đáp của Đức Maria chứng tỏ sự nghi ngờ và lo sợ trong lòng. Nhưng, Đức Maria không được sư thần nói rõ để giải quyết tình trạng lúc bấy giờ, và cho Đức Maria biết tương lai sẽ như thế nào. Trái lại, Đức Maria phải để lời Thiên Chúa định trong đời sống của mình, và phải tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta cũng phải làm như vậy khi chúng ta thưa "vâng" cùng Thiên Chúa.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th ADVENT (B)
2 Samuel 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Psalm 89; Romans 16: 25-27; Luke 1: 26-38
Our second reading today is the closing of Paul’s letter to the Romans. The passage is a doxology and such prayers are common in our liturgical celebrations. Both the Hebrew and Christian scriptures frequently break out in doxologies. The word "doxa" is usually translated as "glory." The scriptures give glory when God’s power and holiness shine through people and events.
Doxologies are our prayerful responses to the experience of God in our lives. When we perceive God’s splendor – we give glory. Sometimes God’s glory comes in a cloud,32 or shines forth in the Temple (cf. Ex. 29: 43; Numbers 16:19; Isaiah 6; and many psalms). When we behold God’s glory we profess a doxology: "Glory to God" – "Praise God," etc. Note the number of times we use "glory," or similar words of praise, in today’s Eucharistic celebration..
In Romans, Paul has emphasized God’s glory shining forth in Christ’s life, death and resurrection. When we come to faith and perceive that glory we, in turn, give glory to God. In response to the mystery of God revealed in Christ, the Holy Spirit stirs up praise in us, helping us put into words what is inexplicable. In the gospel stories people break out spontaneously into doxologies when they encounter God’s glory in Christ’s words and works. At our Christmas midnight liturgy we will hear Luke’s narration of the appearance of the heavenly hosts to the shepherds. The angels will shine with the "glory of the Lord" and will give praise to God (Luke 2:14) for what God is doing in the birth of the savior.
Frequently in his letters Paul will break out in a doxology (e.g. Eph. 3: 20-21; Phil: 2: 5-11) as he does today in his closing words in Romans. In the letter Paul has given us a glimpse into God’s power and mercy manifested in Jesus. He encourages us to reflect on and recognize for ourselves God’s wonderful works of grace in our own lives and then to give glory to God. Our responsibility, he tells us (Rom 12 ff.) is to live lives that reflect the glory we have received through Christ. In other words, our very lives should become a doxology as we "glorify God in our human bodies" (1 Cor. 6: 19).
Thus, the letter to the Romans ends as it began (1:2-5) proclaiming God’s plan of salvation which the prophets promised and was fulfilled in Christ – a plan now made known through Paul’s "proclamation of Jesus Christ," now "made know to all nations." Give glory to God because God has reached out to save all humanity (and creation itself) through Christ.
The gospel scene that announces the coming birth of the savior has been frequently portrayed. The Renaissance artist Fra Angelico has a lovely painting of the Annunciation which now hangs in San Marco’s museum in Florence. The museum was a Dominican priory and Fra Angelico painted religious themes on the cell walls of the friars, especially the novices, to help them contemplate and study the mysteries of faith. In the painting Mary is seated on a wooden bench in a portico. Her demeanor is peaceful and her garments neat. There is sunlight and the angel is magnificent! Much in the scene would encourage a life of quiet and prayer. But, while we don’t live in the same setting as those friars did, still Fra Angelico’s painting can still a restless soul and open us to the mystery of God – if only for a few moments in a hectic life.
But there is something else suggested in this gospel today – and it isn’t so peaceful. Notice the opening verses. The angel is sent "to a town in Galilee called Nazareth." Sounds harmless enough, doesn’t it? But Galilee was a troublesome place, where the vast majority of the people were very poor peasants. In Galilee, insurrections and nationalism frequently bubbled to the surface. Galileans were a suspect people and their land a place where people struggled for freedom. It was in Galilee that God chose to take flesh; Jesus was a Galilean.
Mary lived in a troubled land. What was she doing before the angel Gabriel arrived? Fra Angelico has her tranquilly seated, as if she were meditating. Some painters have her kneeling on the floor in a prayerful position. But maybe she was kneading bread, stitching clothes, or trying to start a cooking fire. Perhaps she had been at her door and heard rumors of still one more insurrection in her land. We certainly don’t want Mary’s life to seem artificial, or foreign to what we moderns experience. We don’t want to abstract her from our similar daily experiences and concerns.
One more look at the passage shows that "she was greatly troubled" at Gabriel’s announcement. And "she pondered what sort of greeting this might be." The angel has to quickly reassure her, "do not be afraid." She must have been afraid! Mary’s Galilee was a conflicted land and her responses show her own inner confusion and doubt. But she doesn’t get a road map from the angel to clear up the present and tell her where the future would take her. Instead, she must make room for God in her life and trust. Which is what we must do too, when we say our own "Yes" to God.
Bài đọc thứ 2 đọc hôm nay là bài trích thơ của thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Rôma. Đoạn sách là một bài ca tụng Thiên Chúa. Lời kinh nguyện như thế thường xãy ra trong nghi thức phụng vụ. Cả hai Kinh Thánh Do thái và Ki tô giáo thường hay kết thúc với lời ca tụng Thiên Chúa. Từ "doxa" có nghĩa là "vinh danh". Kinh thánh ca ngợi vinh danh Thiên Chúa khi quyền uy của Thiên Chúa chiếu rọi qua dân chúng và khung cảnh.
Các bài tụng ca là lời kinh nguyện của chúng ta đáp lại cảm nghiệm với Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Mỗi khi chúng ta cảm nhận được vinh quang Thiên Chúa chúng ta cất tiếng ca ngợi. Đôi khi vinh quang của Thiên Chúa đến trong một đám mây, hay chiếu tỏa trong Đền Thờ, như trong sách Xuất Hành 29: 43 "Chính đó là nơi Ta gặp gỡ con cái Israel. Ta sẽ lấy vinh quang của Ta mà thánh hiến nơi đó". trong sách Dân Số 16: 19 "Và vinh quang của Đức Chúa đã xuất hiện trước toàn thể cộng đồng". Trong sách Isaia 6: 3 "Các vị ấy đối đáp tung hô 'Thánh! Thánh! Chí Thánh! 'Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!" và nhiều bài Thánh Vịnh cũng ca ngợi vinh quang Thiên Chúa. Khi chúng ta đứng trước vinh quang Thiên Chúa chúng ta lên tiếng ca ngợi "Vinh danh Thiên Chúa", "Ca tụng Thiên Chúa" v.v... Hãy để ý biết bao nhiêu lần chúng ta dùng từ "Vinh danh" hay những từ khác tương tự để ca ngợi trong phụng vụ Thánh Thể hôm nay.
Trong thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu Rôma. thánh Phaolô nhấn mạnh vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa trong đời sống Chúa Kitô, trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Khi chúng ta được đức tin và nhận thấy sự vinh hiển đó, chúng ta cũng ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa. Để đáp với mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải qua Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần gợi nên lời ca ngợi trong chúng ta, giúp chúng ta nói lên những gì không diễn tả được. Trong câu chuyện của phúc âm, dân chúng tự nhiên lên tiếng ca ngợi khi họ nhận thấy vinh quang của Thiên Chúa trong lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Trong phụng vụ lễ Giáng Sinh nữa đêm chúng ta nghe lời thánh Luca kể sự hiện diện của các sứ thần hiện ra với các mục đồng. Các sứ thần sáng chói "sự vinh hiển của Thiên Chúa" và ca ngợi Thiên Chúa "Vinh danh Thiên Chúa trên trời" (Lc1: 14) vì những việc Thiên Chúa làm trong việc Đấng Cứu Chuộc sinh ra.
Thường trong các thơ thánh Phaolô có nhiều lời ca ngợi. Như trong Ephêsô 3: 20-21: "Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng hoạt động trong chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen". Trong thơ gởi giáo hữu Philiphê 2: 5-11: "Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ... Như vậy khi vừa nghe danh thánh Giêsu cả trên trời, dưới đất. và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miện tuyên xưng rằng "Đức Giêsu Kitô là Chúa".
Cũng như lời thánh Phao lô viết hôm nay, trong lời kết thúc cũng như lời mở đầu thơ: "Phao lô được gọi làm Tông đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy của Người đã dùng các ngôn sứ mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta... Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông đồ, làm cho hết thảy, các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. "Ca ngợi Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã đưa tay cứu rỗi toàn thể loài người ( và cả vũ trụ ) qua Chúa Kitô".
Khung cảnh bài Phúc âm báo tin Chúa Cứu Thế sinh ra đã được trình bày. Họa sĩ Fra Angelico đã vẽ bức tranh Truyền Tin hiện giờ được treo trong viện bảo tàng ở Florence. Viện bảo tàng trước đây là tu viện của dòng Đaminh. Và nhiều bức tranh của họa sĩ Fra Angelico về những đề tài tôn giáo được treo trên các bức tường của tu viện để giúp các tu sĩ nhất là các tu sĩ còn trong nhà tập suy ngẫm về các mầu nhiệm về đức tin. Trong bức tranh, Đức Maria ngồi trên một ghế gỗ nơi cửa. Ngài có vẽ thinh lặng, y phục tươm tất. Có ánh sáng mặt trời chiếu vào, và sứ thần đẹp đẻ. Bức tranh giúp nhiều về việc suy ngẫm, đời sống thầm lặng và cầu nguyện. Nhưng, trong khi chúng ta sống trong một khung cảnh như các tu sĩ, bức tranh của Fra Angelico vẫn tỏ ra một tâm hồn chưa yên tĩnh để để nghĩ suy đến mầu nhiệm của Thiên Chúa, mặc dù trong chốc lát của đời sống bận rộn ồn ào hằng ngày.
Nhưng, trong bài Phúc âm hôm nay còn có ý nghĩa khác: là khung cảnh không yên lặng. Hãy để ý câu mở đầu "Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê gọi là Nazareth". Nghe như không có chuyện gì nguy hiểm phải không? Nhưng, Galilê là nơi thường rất lộn xộn. Ở đó phần đông dân chúng là nông dân rất nghèo. Ở Galilê thường có nhũng cuộc nỗi loạn. Người ở Galilê thường bị nghi ngờ, và là nơi người ta tranh chấp đất đai của họ để được an cư. Thiên Chúa chọn Galilê để nhập thể, và Chúa Giêsu là người Galilê.
Đức Maria sống ở một nơi hỗn loạn. Đức Maria làm gì trước khi sứ thần đến? Hoạ sĩ Fra Angeliso vẽ Đức Maria ngồi thinh lặng trong tư thế cầu nguyện suy ngẫm. Có họa sĩ khác vẽ Đức Maria quỳ gối dưới đất như đang cầu nguyện. Nhưng, có thể là Đức Maria đang nhồi bột làm bánh, hay may vá, hay bắt đầu nhóm lửa để nấu ăn. Có thể là Đức Maria đang ở nơi cửa vì nghe tin một cuộc nỗi loạn khác trong vùng. Chúng ta không muốn nghĩ là đời sống của Đức Maria không thực thế, và khác thường đối với kinh nghiệm chúng ta thời nay. Chúng ta không muốn nghĩ Đức Maria không sống vói kinh nghiệm và lo lắng của đời sống chúng ta trong trường hợp tương tự.
Đọc lại bài phúc âm cho thấy "Đức Maria có vẽ bối rối về lời chào của sứ thần Gabriel. Và Đức Maria “tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì". Sứ thần liền vội vàng trấn an Đức Maria "Thưa bà Maria, xin đừng sợ" Chắc Đức Maria đang lo sợ! Miền Galilê của Đức Maria là một nơi lọan lạc, và lời đáp của Đức Maria chứng tỏ sự nghi ngờ và lo sợ trong lòng. Nhưng, Đức Maria không được sư thần nói rõ để giải quyết tình trạng lúc bấy giờ, và cho Đức Maria biết tương lai sẽ như thế nào. Trái lại, Đức Maria phải để lời Thiên Chúa định trong đời sống của mình, và phải tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta cũng phải làm như vậy khi chúng ta thưa "vâng" cùng Thiên Chúa.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th ADVENT (B)
2 Samuel 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Psalm 89; Romans 16: 25-27; Luke 1: 26-38
Our second reading today is the closing of Paul’s letter to the Romans. The passage is a doxology and such prayers are common in our liturgical celebrations. Both the Hebrew and Christian scriptures frequently break out in doxologies. The word "doxa" is usually translated as "glory." The scriptures give glory when God’s power and holiness shine through people and events.
Doxologies are our prayerful responses to the experience of God in our lives. When we perceive God’s splendor – we give glory. Sometimes God’s glory comes in a cloud,32 or shines forth in the Temple (cf. Ex. 29: 43; Numbers 16:19; Isaiah 6; and many psalms). When we behold God’s glory we profess a doxology: "Glory to God" – "Praise God," etc. Note the number of times we use "glory," or similar words of praise, in today’s Eucharistic celebration..
In Romans, Paul has emphasized God’s glory shining forth in Christ’s life, death and resurrection. When we come to faith and perceive that glory we, in turn, give glory to God. In response to the mystery of God revealed in Christ, the Holy Spirit stirs up praise in us, helping us put into words what is inexplicable. In the gospel stories people break out spontaneously into doxologies when they encounter God’s glory in Christ’s words and works. At our Christmas midnight liturgy we will hear Luke’s narration of the appearance of the heavenly hosts to the shepherds. The angels will shine with the "glory of the Lord" and will give praise to God (Luke 2:14) for what God is doing in the birth of the savior.
Frequently in his letters Paul will break out in a doxology (e.g. Eph. 3: 20-21; Phil: 2: 5-11) as he does today in his closing words in Romans. In the letter Paul has given us a glimpse into God’s power and mercy manifested in Jesus. He encourages us to reflect on and recognize for ourselves God’s wonderful works of grace in our own lives and then to give glory to God. Our responsibility, he tells us (Rom 12 ff.) is to live lives that reflect the glory we have received through Christ. In other words, our very lives should become a doxology as we "glorify God in our human bodies" (1 Cor. 6: 19).
Thus, the letter to the Romans ends as it began (1:2-5) proclaiming God’s plan of salvation which the prophets promised and was fulfilled in Christ – a plan now made known through Paul’s "proclamation of Jesus Christ," now "made know to all nations." Give glory to God because God has reached out to save all humanity (and creation itself) through Christ.
The gospel scene that announces the coming birth of the savior has been frequently portrayed. The Renaissance artist Fra Angelico has a lovely painting of the Annunciation which now hangs in San Marco’s museum in Florence. The museum was a Dominican priory and Fra Angelico painted religious themes on the cell walls of the friars, especially the novices, to help them contemplate and study the mysteries of faith. In the painting Mary is seated on a wooden bench in a portico. Her demeanor is peaceful and her garments neat. There is sunlight and the angel is magnificent! Much in the scene would encourage a life of quiet and prayer. But, while we don’t live in the same setting as those friars did, still Fra Angelico’s painting can still a restless soul and open us to the mystery of God – if only for a few moments in a hectic life.
But there is something else suggested in this gospel today – and it isn’t so peaceful. Notice the opening verses. The angel is sent "to a town in Galilee called Nazareth." Sounds harmless enough, doesn’t it? But Galilee was a troublesome place, where the vast majority of the people were very poor peasants. In Galilee, insurrections and nationalism frequently bubbled to the surface. Galileans were a suspect people and their land a place where people struggled for freedom. It was in Galilee that God chose to take flesh; Jesus was a Galilean.
Mary lived in a troubled land. What was she doing before the angel Gabriel arrived? Fra Angelico has her tranquilly seated, as if she were meditating. Some painters have her kneeling on the floor in a prayerful position. But maybe she was kneading bread, stitching clothes, or trying to start a cooking fire. Perhaps she had been at her door and heard rumors of still one more insurrection in her land. We certainly don’t want Mary’s life to seem artificial, or foreign to what we moderns experience. We don’t want to abstract her from our similar daily experiences and concerns.
One more look at the passage shows that "she was greatly troubled" at Gabriel’s announcement. And "she pondered what sort of greeting this might be." The angel has to quickly reassure her, "do not be afraid." She must have been afraid! Mary’s Galilee was a conflicted land and her responses show her own inner confusion and doubt. But she doesn’t get a road map from the angel to clear up the present and tell her where the future would take her. Instead, she must make room for God in her life and trust. Which is what we must do too, when we say our own "Yes" to God.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Vọng Giáng Sinh B. 24.12.2017
Lm Francis Lý văn Ca
06:06 21/12/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Cứu Chuộc 2017.
Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt. Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay. Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh làm người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại: Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải.
Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ. Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình.
Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài Nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh chị em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương. Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.
Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2017 với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối: Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần mà chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ hằng năm.
TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Cộng Đồng dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường,. Xin cho chúng ta, cũng biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn. Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẻ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể qua nhiều cách thế khác nhau để góp phần tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình, trong sự chia sẻ trách nhiệm đối với Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói. Hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam đang khao khát Công Lý và Hoà Bình. Xin Chúa ban cho Thế Giới và Quê Hương Việt Nam được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Cứu Chuộc 2017.
Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt. Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay. Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh làm người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại: Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải.
Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ. Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình.
Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài Nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh chị em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương. Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.
Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2017 với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối: Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần mà chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ hằng năm.
TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Cộng Đồng dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường,. Xin cho chúng ta, cũng biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn. Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẻ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể qua nhiều cách thế khác nhau để góp phần tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình, trong sự chia sẻ trách nhiệm đối với Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói. Hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam đang khao khát Công Lý và Hoà Bình. Xin Chúa ban cho Thế Giới và Quê Hương Việt Nam được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Giáng Sinh Lễ Đêm
Lm Jude Siciliano OP
06:06 21/12/2017
Isaia 9: 1-6; Tvịnh 95; Tito 2: 11-14; Luca 2: 1-14
Chúng ta tin lời thánh Phaolô nói "quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ cho đến mọi người". Như thánh Phaolô đã nói với chúng ta trước đó Chúa Kitô, Đấng cứu độ chúng ta đã hiện ra trong lịch sử loài người, nên chúng ta hãy "từ bỏ đời sống vô luân, và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính, và đạo đức ở thế gian này". Lối sống mới này có thể được thực hiện nhờ ân sủng đã ban cho chúng ta. Thánh Phaolô lại nói thêm là chúng ta nên sống đời sống tốt đẹp "vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang". Lời nói và tâm tình này là phần kinh nguyện của chúng ta sau kinh Lạy Cha trong bí tích Thánh Thể:
"Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an như Cha rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn thoát khỏi tội lỗi, và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Đức Giêsu Kitô Đấng cứu độ chúng con ngự đến".
Đối với thánh Phaolô có một liên hệ không thể gián đoạn giữa điều chúng ta tin và việc chúng ta làm. Hãy để ý, như luôn trong trường hợp, ân sủng Thiên Chúa là nguồn gốc hành động của chúng ta. Ân sủng đã giúp chúng ta tin vào lòng yêu thương của Thiên Chúa. Ngài cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và thay đổi đời sống chúng ta. Thành quả là chúng ta có thể sống một đời sống mới, và hăng say làm việc thiện đang khi chúng ta "chờ đợi ngày hồng phúc". Phao lô nhắc nhở chúng ta là chúng ta chờ đợi "ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa vũ trụ và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện vinh quang". "Vinh quang của Thiên Chúa" thường là hình ảnh các ngôn sứ nói đến. Vinh quang đó nâng đở họ và gây nên hy vọng vào việc Thiên Chúa sẽ đến cứu độ dân chúng khỏi lưu đày.
Thánh Phaolô nói rõ là ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Không ai bị loại trừ cả. Vì thế, đó là điều chúng ta phải tin là: chúng ta nên là gương mẫu sự hiện diện của ân sủng của Thiên Chúa qua cách chúng ta sống với nhau trong cộng đoàn tín hữu. Chúng ta cũng phải làm chứng cho ân sủng tràn trề của Thiên Chúa bằng cách sống một đời sống mới, chia sẻ tình yêu thương của Thiên Chúa với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay đức tin v.v...
Chúa Kitô đã cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và đã ban cho chúng ta sự sống đời đời. Nhưng, trong thế gian chúng ta đang sống, điều đó chưa được biểu lộ, và vì thế chúng ta "chờ đợi hồng phúc" đó, là việc Đấng Mêsia trở lại. Ngay cả khi chúng ta, Kitô hữu mừng ngày Thiên Chúa sinh ra ở giũa chúng ta, chúng ta vẫn phải chờ đợi sự biểu lộ trong tương lai "vinh quang của Thiên Chúa vĩ đại của chúng ta". Trong lúc chờ đợi Thiên Chúa vinh thắng ngày sau hết đối với tội lỗi và sự chết, thánh Phaolô bày tỏ thành quả của ân sủng trên chúng ta là chúng ta "hăng say làm việc thiện". Chúng ta thực hiện việc thiện nhờ ân sủng thúc đẩy chúng ta.
Trong bài phúc âm, chúng ta nhận thấy sự biểu lộ mà Phaolô nêu lên là "vinh quang Thiên Chúa vĩ đại". Thật là một điều lạ lùng nói về việc Thiên Chúa biểu lộ "vinh quang" cho thế gian! Chúng ta tỏ vẻ tâm tình khi nói đến câu chuyện Chúa Giáng Sinh. Nhưng câu chuyện kể ra không chứng tỏ điều chúng ta thường gọi là "vinh quang". Trước tiên, thánh Luca nói là thánh Giuse và Đức Maria đã "thành hôn", và Đức Maria đang mang thai. Việc thành hôn là việc kết hợp hai người, nam và nữ. Thành hôn có thể chấm dứt vì sự chết hay ly dị. Thường thì một cặp nam nữ không được sống với nhau nếu họ chưa thành hôn. Đức Maria mang thai trước khi thành hôn. Người trong thành ở Galilê có thể nghĩ gì về Đức Maria? Họ sẽ bàn tán về ông Giuse và bà Maria. Sự việc không bắt đầu dễ dàng. Vậy "vinh quang" đã hứa về sự sinh ra của Đức Mêsia bởi đâu mà ra?
Ở Bêlem dân chúng đông đảo nên Đức Maria phải sinh hạ con mình trong hang đá, và đặt con trên máng cỏ cho loài vật ăn. Vậy sự "vinh quang" ở đâu? Khi nào vinh quang của Thiên Chúa chiếu tỏa như các ngôn sứ đã tiên đoán? Có thể là vinh quang đó đã chiều tỏa và có thể là chúng ta không biết trong lúc này của câu chuyện. Con Thiên Chúa nghèo nàn, trong cảnh nghèo nàn nhất là nằm trong máng cỏ cho loài vật ăn.
Nếu chúng ta tìm sự vinh quang của Thiên Chúa giũa thế gian vinh hiển và quyền uy thì chúng ta không nhận thấy vinh quang Thiên Chúa được. Câu chuyện mời gọi chúng ta tìm ở nơi khác để nhận thấy vinh quang chói lòa, là giũa những người nghèo nàn, những người ở ngoài vòng xã hội. Chúng ta tìm chung quanh thế giói chúng ta sống, qua cảnh ca nhạc rộn ràng nơi phố phường, nơi các gói quà trình bày thì đó là vinh quang giả tạo. Chúng ta cần phải nhìn kỹ nơi dân chúng thường không là vinh quang. Hôm nay Chúa Kitô sinh ra cho chúng ta ở nơi nào vậy? Hôm nay "thánh gia thất" ở trong trại di cư đầy những người chờ đợi được chấp nhận vào một quốc gia phải không? Đấng Thiên Chúa thật sự không từ một ngôi cao ở La mã, nhưng là một em bé nằm trong máng cỏ, di cư xa nhà. Vậy thì "vinh quang" ở đâu?
Chúng ta cần được giúp đở để nhận thấy điều thánh Phao lô gọi là "sự xuất hiện vinh quang Đức Kitô của Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta". Nhưng, hãy đợi một chút, cấu chuyện sẽ tiếp tục. Một lần nữa, chúng ta ở giũa những người bé mọn, là các người chăn chiên, ở một nơi không ai để ý đến là "ngoài đông nội". Dân chúng ở đô thị thường xem các người chăn chiên là hạng người bé mọn nhất. Họ là nhũng người đi lang thang từ nơi này đến nơi nọ theo đàn vật họ chăn. Họ không có nơi ăn ở nhất định. Không ai tin tưởng họ. Khi nào họ đi qua theo đàn vật thì dân chúng dấu kỹ những đồ vật quý và che chở phụ nữ và trẻ em. Nếu chúng ta muốn tìm thấy vinh quang Thiên Chúa, chúng ta phải bỏ những dữ kiện cao sang của chúng ta ra một bên. Thiên Chúa ở trong những người bé mọn nhất và ở những nơi lạ lùng nhất.
Nhũng người chăn chiên này được nhắc đến vì họ đang cầu xin cho được Đấng Mêsia. Thật là trái với việc họ làm. Họ sống ngoài đồng nội với đàn vật họ chăn. Họ không giữ lề luật ngày Sabát và không cầu nguyện với công đoàn. Chúng ta cũng không biết họ có là thành phần của nhũng người được gọi là "nghèo" hay không? Họ chỉ sống ngoài đồng nội với bầy chiên là việc làm của họ. Ít nữa họ làm việc đó đàng hoàng là "sống ngoài đồng nội, thức đêm canh giữ đàn vật". Tuy vậy, đó không phải là việc độc nhất mà họ đáng được kể, và Thiên Chúa vẫn biểu lộ với họ "vinh quang chiếu tỏa chung quanh họ".
Ở đây Thiên Chúa không từ bỏ ai, nhưng Ngài muốn nói đến mọi sự cho các người chăn chiên. Thảo nào họ sợ sệt. Họ đang nhìn thấy sự cao cả vô vàn của Thiên Chúa, và họ biết là họ không đáng được ơn huệ đó. Dù vậy, Thiên Chúa bắt đầu biểu lộ một cách mới là tình thương xót của Ngài cho tất cả mọi người, bắt đầu từ người sống bên lề xã hội là các người chăn chiên.
Chúng ta đã cầu nguyện suốt Mùa Vọng "Xin Chúa Giêsu hãy ngự đến". "Hồng phúc" đã đến và đang ở giữa chúng ta. Câu chuyện đưa chúng ta đến là không nên tìm Thiên Chúa ở nơi trang hoàng lộng lẫy, nhưng ở giữa những người bé mọn, những người bị sa sút và thiếu thốn. Cũng như các người chăn chiên chúng ta hãy đứng dậy, bỏ qua việc chúng ta nghĩ có đáng hay không, và đi đến nơi xa xôi đồng nội mà chúng ta tìm thấy.
Không có điều gì rỏ ràng về một em bé mà các người chăn chiên trông thấy nằm trong máng cỏ. Các người chăn chiên sẽ là những người đưa tin mừng đầu tiên khi họ loan báo những điều họ trông thấy và nghe. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa ở đâu? Giữa những người sang trọng sáng chói phải không? Có thể vậy. Nhưng chắc là, ít nhất theo câu chuyện, chúng ta tìm thấy Ngài ở giữa những người đơn sơ và không đáng kể. Nếu đó là sự thật, thì chúng ta hãy đứng lên đi tìm Ngài. Khi chúng ta gặp được Ngài, chúng ta hãy ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa và hãy làm việc là chía sẻ với người khác Đấng chúng ta đã tìm thấy.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Christmas Night
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14
We believe what Paul says: "the grace of God has appeared, saving all…." Christ, our Savior, has appeared in human history therefore, Paul tells us, we must live "temperately, justly and devoutly in this age." This new way of living is made possible by the gift of grace. He adds we are to live good lives, "as we await the blessed hope the appearance of the glory of our great God and Savior Jesus Christ." This sentiment and wording are part of our prayer following the Lord’s prayer at our Eucharist:
"Deliver us Lord, we pray, from every evil, graciously grant peace in our days, that, by the help of your mercy, we may be always free from sin and safe from all distress as we await the blessed hope and the coming of our Savior Jesus Christ."
For Paul, there is an unbreakable connection between what we believe and how we act. Notice, as is always the case, God’s grace is the source of our behavior. Grace has convinced us of God’s love, delivered us from sin and transformed us. As a result, we can now live a new life and are eager to do what is good, as we "await the blessed hope." Paul reminds us that we await, "the appearance of the glory of our great God...." The "glory of God" was a frequent image used by the prophets. It sustaining them and stirred up hope in God’s eventual coming to rescue the people from slavery.
Paul makes it quite clear that God’s grace is available for all people. No one is excluded. So, there is an implicit mandate for us: we are to exemplify the presence of God’s grace by how we live among each other in our Christian community. We must also give witness to God’s universal grace by living in new ways, sharing God’s love with all people – no exceptions based on religion, race, creed etc.
Christ has saved us from sin and has offered us eternal life. But all in our world has not yet been made new and so we "await the blessed hope," the return of the Messiah. Even as we Christians celebrate God’s birth among us, we must still wait for the future appearance of "the glory of our great God." Meanwhile, as we wait for God’s final triumph over sin and death, Paul describes the effects grace has on us: we are "eager to do what is good." We put into practice the good works grace enables within us.
In the gospel we notice the emergence of what Paul spoke of: "the glory of our great God." What a strange way for God to manifest "glory" to the world! We tend to sentimentalize the Nativity Story. But the narrative certainly doesn’t show what we would usually call "glory." First of all, Luke tells us that Joseph and Mary were "betrothed," and that Mary was pregnant. Betrothal was a binding commitment for a couple. It could be broken by death or divorce. Normally a couple would not be alone together unless they were already married. Mary is pregnant before the wedding. What would her Galilean townspeople think about her? The couple would have been the object of gossip. Things were not getting off to a good start. Where’s the promised "glory" in the Messiah’s birth?
The overcrowded conditions meant Mary had to have her child in a manger. Where’s the glory in that? When will God’s glory shine forth as the prophets foretold? Maybe it’s already shining and maybe we miss it at this stage of the story. God’s Son is poor, in the poorest of conditions – lying in a trough for feeding animals.
If we are looking for God’s glory amid the world’s brilliance and power we will not see it. The story invites us to look elsewhere for God’s shining forth – among poor and peripheral people. We look around our world, past the mall music, extravagant displays and over-the-top gifts. Fake glory. We need to look more closely at people and places that, on first glance, are inglorious. Where’s Christ being born and coming to us today? Is today’s "holy family" in a refugee camp waiting to be admitted by a host country? The true God comes not on a throne in Rome, but as a helpless baby in a stable, displaced and away from home. Where’s the glory in that?
We need help to see what Paul has called "the appearance of the glory of our great God and Savior Jesus Christ." But wait a moment, the story continues. Once again we are among the least likely people, shepherds – in the least likely place, "in the fields." People in towns and cities considered shepherds the lowest class. They were wanderers, rootless and not to be trusted as they passed through with their flocks. Hide the valuables and guard the women and children. If we are going to see the glory of God we will have to put aside our criteria and sense of superiority. God shows up among the least likely people and in the strangest places.
These shepherds aren’t singled out because they were praying for a Messiah. Quite the contrary. Their profession kept them out with their sheep, unable to observe the Sabbath rituals and prayers with the community. We don’t even know if they could be counted among, what we call, "the deserving poor." They were just shepherds doing their jobs. At least, they seemed to be doing that well – "living in the fields and keeping night watch over their flock." Although it wasn’t for the shepherd’s singular worthiness, still God reveals God’s self to them: "the glory of the Lord shone around them."
God isn’t being sparing and minimalistic here; but is pulling out all the stops for these shepherds. No wonder they grow afraid. They are getting a glimpse into the immensity and grandeur of God and they know they don’t deserve this favor. Still, God’s beginning to show, in new ways, God’s love and mercy towards all people – starting with the outcast shepherds.
We have prayed all Advent: "Come Lord Jesus." The "blessed hope" has arrived and can be found already in our midst. The story directs us not to look for him in the grand and haughty, but among the least, the broken and the needy. Like the shepherds we will have to get up, put aside our presuppositions about worthiness, and come in from whatever far away field we find ourselves.
There was nothing inherently distinctive about the infant the shepherds saw lying in the manger. The shepherds will become the first evangelists when they share the good news of what they had seen and heard with others. What about us? Where shall we look for God? Among the bright, shiny and well-put together? Possibly. But certainly, at least that’s what the story tells us, we will find him among the simple and least significant. If that is true, let us get up and go look for him. When we find him we will praise God’s glory and get to work telling others about what we have found.
Chúng ta tin lời thánh Phaolô nói "quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ cho đến mọi người". Như thánh Phaolô đã nói với chúng ta trước đó Chúa Kitô, Đấng cứu độ chúng ta đã hiện ra trong lịch sử loài người, nên chúng ta hãy "từ bỏ đời sống vô luân, và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính, và đạo đức ở thế gian này". Lối sống mới này có thể được thực hiện nhờ ân sủng đã ban cho chúng ta. Thánh Phaolô lại nói thêm là chúng ta nên sống đời sống tốt đẹp "vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang". Lời nói và tâm tình này là phần kinh nguyện của chúng ta sau kinh Lạy Cha trong bí tích Thánh Thể:
"Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an như Cha rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn thoát khỏi tội lỗi, và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Đức Giêsu Kitô Đấng cứu độ chúng con ngự đến".
Đối với thánh Phaolô có một liên hệ không thể gián đoạn giữa điều chúng ta tin và việc chúng ta làm. Hãy để ý, như luôn trong trường hợp, ân sủng Thiên Chúa là nguồn gốc hành động của chúng ta. Ân sủng đã giúp chúng ta tin vào lòng yêu thương của Thiên Chúa. Ngài cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và thay đổi đời sống chúng ta. Thành quả là chúng ta có thể sống một đời sống mới, và hăng say làm việc thiện đang khi chúng ta "chờ đợi ngày hồng phúc". Phao lô nhắc nhở chúng ta là chúng ta chờ đợi "ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa vũ trụ và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện vinh quang". "Vinh quang của Thiên Chúa" thường là hình ảnh các ngôn sứ nói đến. Vinh quang đó nâng đở họ và gây nên hy vọng vào việc Thiên Chúa sẽ đến cứu độ dân chúng khỏi lưu đày.
Thánh Phaolô nói rõ là ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Không ai bị loại trừ cả. Vì thế, đó là điều chúng ta phải tin là: chúng ta nên là gương mẫu sự hiện diện của ân sủng của Thiên Chúa qua cách chúng ta sống với nhau trong cộng đoàn tín hữu. Chúng ta cũng phải làm chứng cho ân sủng tràn trề của Thiên Chúa bằng cách sống một đời sống mới, chia sẻ tình yêu thương của Thiên Chúa với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay đức tin v.v...
Chúa Kitô đã cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và đã ban cho chúng ta sự sống đời đời. Nhưng, trong thế gian chúng ta đang sống, điều đó chưa được biểu lộ, và vì thế chúng ta "chờ đợi hồng phúc" đó, là việc Đấng Mêsia trở lại. Ngay cả khi chúng ta, Kitô hữu mừng ngày Thiên Chúa sinh ra ở giũa chúng ta, chúng ta vẫn phải chờ đợi sự biểu lộ trong tương lai "vinh quang của Thiên Chúa vĩ đại của chúng ta". Trong lúc chờ đợi Thiên Chúa vinh thắng ngày sau hết đối với tội lỗi và sự chết, thánh Phaolô bày tỏ thành quả của ân sủng trên chúng ta là chúng ta "hăng say làm việc thiện". Chúng ta thực hiện việc thiện nhờ ân sủng thúc đẩy chúng ta.
Trong bài phúc âm, chúng ta nhận thấy sự biểu lộ mà Phaolô nêu lên là "vinh quang Thiên Chúa vĩ đại". Thật là một điều lạ lùng nói về việc Thiên Chúa biểu lộ "vinh quang" cho thế gian! Chúng ta tỏ vẻ tâm tình khi nói đến câu chuyện Chúa Giáng Sinh. Nhưng câu chuyện kể ra không chứng tỏ điều chúng ta thường gọi là "vinh quang". Trước tiên, thánh Luca nói là thánh Giuse và Đức Maria đã "thành hôn", và Đức Maria đang mang thai. Việc thành hôn là việc kết hợp hai người, nam và nữ. Thành hôn có thể chấm dứt vì sự chết hay ly dị. Thường thì một cặp nam nữ không được sống với nhau nếu họ chưa thành hôn. Đức Maria mang thai trước khi thành hôn. Người trong thành ở Galilê có thể nghĩ gì về Đức Maria? Họ sẽ bàn tán về ông Giuse và bà Maria. Sự việc không bắt đầu dễ dàng. Vậy "vinh quang" đã hứa về sự sinh ra của Đức Mêsia bởi đâu mà ra?
Ở Bêlem dân chúng đông đảo nên Đức Maria phải sinh hạ con mình trong hang đá, và đặt con trên máng cỏ cho loài vật ăn. Vậy sự "vinh quang" ở đâu? Khi nào vinh quang của Thiên Chúa chiếu tỏa như các ngôn sứ đã tiên đoán? Có thể là vinh quang đó đã chiều tỏa và có thể là chúng ta không biết trong lúc này của câu chuyện. Con Thiên Chúa nghèo nàn, trong cảnh nghèo nàn nhất là nằm trong máng cỏ cho loài vật ăn.
Nếu chúng ta tìm sự vinh quang của Thiên Chúa giũa thế gian vinh hiển và quyền uy thì chúng ta không nhận thấy vinh quang Thiên Chúa được. Câu chuyện mời gọi chúng ta tìm ở nơi khác để nhận thấy vinh quang chói lòa, là giũa những người nghèo nàn, những người ở ngoài vòng xã hội. Chúng ta tìm chung quanh thế giói chúng ta sống, qua cảnh ca nhạc rộn ràng nơi phố phường, nơi các gói quà trình bày thì đó là vinh quang giả tạo. Chúng ta cần phải nhìn kỹ nơi dân chúng thường không là vinh quang. Hôm nay Chúa Kitô sinh ra cho chúng ta ở nơi nào vậy? Hôm nay "thánh gia thất" ở trong trại di cư đầy những người chờ đợi được chấp nhận vào một quốc gia phải không? Đấng Thiên Chúa thật sự không từ một ngôi cao ở La mã, nhưng là một em bé nằm trong máng cỏ, di cư xa nhà. Vậy thì "vinh quang" ở đâu?
Chúng ta cần được giúp đở để nhận thấy điều thánh Phao lô gọi là "sự xuất hiện vinh quang Đức Kitô của Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta". Nhưng, hãy đợi một chút, cấu chuyện sẽ tiếp tục. Một lần nữa, chúng ta ở giũa những người bé mọn, là các người chăn chiên, ở một nơi không ai để ý đến là "ngoài đông nội". Dân chúng ở đô thị thường xem các người chăn chiên là hạng người bé mọn nhất. Họ là nhũng người đi lang thang từ nơi này đến nơi nọ theo đàn vật họ chăn. Họ không có nơi ăn ở nhất định. Không ai tin tưởng họ. Khi nào họ đi qua theo đàn vật thì dân chúng dấu kỹ những đồ vật quý và che chở phụ nữ và trẻ em. Nếu chúng ta muốn tìm thấy vinh quang Thiên Chúa, chúng ta phải bỏ những dữ kiện cao sang của chúng ta ra một bên. Thiên Chúa ở trong những người bé mọn nhất và ở những nơi lạ lùng nhất.
Nhũng người chăn chiên này được nhắc đến vì họ đang cầu xin cho được Đấng Mêsia. Thật là trái với việc họ làm. Họ sống ngoài đồng nội với đàn vật họ chăn. Họ không giữ lề luật ngày Sabát và không cầu nguyện với công đoàn. Chúng ta cũng không biết họ có là thành phần của nhũng người được gọi là "nghèo" hay không? Họ chỉ sống ngoài đồng nội với bầy chiên là việc làm của họ. Ít nữa họ làm việc đó đàng hoàng là "sống ngoài đồng nội, thức đêm canh giữ đàn vật". Tuy vậy, đó không phải là việc độc nhất mà họ đáng được kể, và Thiên Chúa vẫn biểu lộ với họ "vinh quang chiếu tỏa chung quanh họ".
Ở đây Thiên Chúa không từ bỏ ai, nhưng Ngài muốn nói đến mọi sự cho các người chăn chiên. Thảo nào họ sợ sệt. Họ đang nhìn thấy sự cao cả vô vàn của Thiên Chúa, và họ biết là họ không đáng được ơn huệ đó. Dù vậy, Thiên Chúa bắt đầu biểu lộ một cách mới là tình thương xót của Ngài cho tất cả mọi người, bắt đầu từ người sống bên lề xã hội là các người chăn chiên.
Chúng ta đã cầu nguyện suốt Mùa Vọng "Xin Chúa Giêsu hãy ngự đến". "Hồng phúc" đã đến và đang ở giữa chúng ta. Câu chuyện đưa chúng ta đến là không nên tìm Thiên Chúa ở nơi trang hoàng lộng lẫy, nhưng ở giữa những người bé mọn, những người bị sa sút và thiếu thốn. Cũng như các người chăn chiên chúng ta hãy đứng dậy, bỏ qua việc chúng ta nghĩ có đáng hay không, và đi đến nơi xa xôi đồng nội mà chúng ta tìm thấy.
Không có điều gì rỏ ràng về một em bé mà các người chăn chiên trông thấy nằm trong máng cỏ. Các người chăn chiên sẽ là những người đưa tin mừng đầu tiên khi họ loan báo những điều họ trông thấy và nghe. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa ở đâu? Giữa những người sang trọng sáng chói phải không? Có thể vậy. Nhưng chắc là, ít nhất theo câu chuyện, chúng ta tìm thấy Ngài ở giữa những người đơn sơ và không đáng kể. Nếu đó là sự thật, thì chúng ta hãy đứng lên đi tìm Ngài. Khi chúng ta gặp được Ngài, chúng ta hãy ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa và hãy làm việc là chía sẻ với người khác Đấng chúng ta đã tìm thấy.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Christmas Night
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14
We believe what Paul says: "the grace of God has appeared, saving all…." Christ, our Savior, has appeared in human history therefore, Paul tells us, we must live "temperately, justly and devoutly in this age." This new way of living is made possible by the gift of grace. He adds we are to live good lives, "as we await the blessed hope the appearance of the glory of our great God and Savior Jesus Christ." This sentiment and wording are part of our prayer following the Lord’s prayer at our Eucharist:
"Deliver us Lord, we pray, from every evil, graciously grant peace in our days, that, by the help of your mercy, we may be always free from sin and safe from all distress as we await the blessed hope and the coming of our Savior Jesus Christ."
For Paul, there is an unbreakable connection between what we believe and how we act. Notice, as is always the case, God’s grace is the source of our behavior. Grace has convinced us of God’s love, delivered us from sin and transformed us. As a result, we can now live a new life and are eager to do what is good, as we "await the blessed hope." Paul reminds us that we await, "the appearance of the glory of our great God...." The "glory of God" was a frequent image used by the prophets. It sustaining them and stirred up hope in God’s eventual coming to rescue the people from slavery.
Paul makes it quite clear that God’s grace is available for all people. No one is excluded. So, there is an implicit mandate for us: we are to exemplify the presence of God’s grace by how we live among each other in our Christian community. We must also give witness to God’s universal grace by living in new ways, sharing God’s love with all people – no exceptions based on religion, race, creed etc.
Christ has saved us from sin and has offered us eternal life. But all in our world has not yet been made new and so we "await the blessed hope," the return of the Messiah. Even as we Christians celebrate God’s birth among us, we must still wait for the future appearance of "the glory of our great God." Meanwhile, as we wait for God’s final triumph over sin and death, Paul describes the effects grace has on us: we are "eager to do what is good." We put into practice the good works grace enables within us.
In the gospel we notice the emergence of what Paul spoke of: "the glory of our great God." What a strange way for God to manifest "glory" to the world! We tend to sentimentalize the Nativity Story. But the narrative certainly doesn’t show what we would usually call "glory." First of all, Luke tells us that Joseph and Mary were "betrothed," and that Mary was pregnant. Betrothal was a binding commitment for a couple. It could be broken by death or divorce. Normally a couple would not be alone together unless they were already married. Mary is pregnant before the wedding. What would her Galilean townspeople think about her? The couple would have been the object of gossip. Things were not getting off to a good start. Where’s the promised "glory" in the Messiah’s birth?
The overcrowded conditions meant Mary had to have her child in a manger. Where’s the glory in that? When will God’s glory shine forth as the prophets foretold? Maybe it’s already shining and maybe we miss it at this stage of the story. God’s Son is poor, in the poorest of conditions – lying in a trough for feeding animals.
If we are looking for God’s glory amid the world’s brilliance and power we will not see it. The story invites us to look elsewhere for God’s shining forth – among poor and peripheral people. We look around our world, past the mall music, extravagant displays and over-the-top gifts. Fake glory. We need to look more closely at people and places that, on first glance, are inglorious. Where’s Christ being born and coming to us today? Is today’s "holy family" in a refugee camp waiting to be admitted by a host country? The true God comes not on a throne in Rome, but as a helpless baby in a stable, displaced and away from home. Where’s the glory in that?
We need help to see what Paul has called "the appearance of the glory of our great God and Savior Jesus Christ." But wait a moment, the story continues. Once again we are among the least likely people, shepherds – in the least likely place, "in the fields." People in towns and cities considered shepherds the lowest class. They were wanderers, rootless and not to be trusted as they passed through with their flocks. Hide the valuables and guard the women and children. If we are going to see the glory of God we will have to put aside our criteria and sense of superiority. God shows up among the least likely people and in the strangest places.
These shepherds aren’t singled out because they were praying for a Messiah. Quite the contrary. Their profession kept them out with their sheep, unable to observe the Sabbath rituals and prayers with the community. We don’t even know if they could be counted among, what we call, "the deserving poor." They were just shepherds doing their jobs. At least, they seemed to be doing that well – "living in the fields and keeping night watch over their flock." Although it wasn’t for the shepherd’s singular worthiness, still God reveals God’s self to them: "the glory of the Lord shone around them."
God isn’t being sparing and minimalistic here; but is pulling out all the stops for these shepherds. No wonder they grow afraid. They are getting a glimpse into the immensity and grandeur of God and they know they don’t deserve this favor. Still, God’s beginning to show, in new ways, God’s love and mercy towards all people – starting with the outcast shepherds.
We have prayed all Advent: "Come Lord Jesus." The "blessed hope" has arrived and can be found already in our midst. The story directs us not to look for him in the grand and haughty, but among the least, the broken and the needy. Like the shepherds we will have to get up, put aside our presuppositions about worthiness, and come in from whatever far away field we find ourselves.
There was nothing inherently distinctive about the infant the shepherds saw lying in the manger. The shepherds will become the first evangelists when they share the good news of what they had seen and heard with others. What about us? Where shall we look for God? Among the bright, shiny and well-put together? Possibly. But certainly, at least that’s what the story tells us, we will find him among the simple and least significant. If that is true, let us get up and go look for him. When we find him we will praise God’s glory and get to work telling others about what we have found.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Giáng Sinh B. 25.12.2017
Lm Francis Lý văn Ca
06:10 21/12/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta gặp gỡ nhau, để dâng lên Thiên Chúa - Ngày Con Chúa Giáng Sinh Làm Người, bằng những tâm tình biết ơn và cầu xin những ơn cần thiết cho chính mình, hay Gia Đình hoặc Cộng Đoàn Xứ Đạo.
Thánh lễ của Ngày Sinh Nhật hôm nay là âm vang của Tin Mừng Giáng Sinh đêm qua. Chúng ta tiếp tục dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ vì Chúa đang ở giữa nhân loại. Cám ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài đã ban xuống cho nhân loại, cho cá nhân hay gia đình.
Trong niềm vui chứa chan của Ngày Lễ Sinh Nhật năm 2017, chúng ta cùng chung tiếng xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh mà Isaia loan báo về những sứ giả đi rao truyền Tin Mừng và sự bình an, đó không ai khác hơn là chân dung của Đấng Thiên Sai.
TRƯỚC BÀI II:
Trước thời Chúa Kitô ra đời, Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến nhắc nhở dân chúng kiên tâm chờ đợi ngày Chúa hứa. Khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Ngài giáng trần để đem Tin Mừng Cúu độ cho nhân loại.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và đã làm người, và hiện đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài là Đấng mang ánh sáng chiếu soi vào thế gian u tối.
LỜi NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày đặc biệt hôm nay, chúng ta đặt hết niềm ước vọng vào đôi tay Chúa Hài Đồng, qua sự cầu bầu của Mẹ Thánh Maria và Dưỡng Phụ Giuse của Ngài, những tâm tình sau đây:
1. Chúng ta dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ, của toàn thể cộng đoàn-xứ đạo, vì Chúa đã ban cho chúng ta vui trọn niềm vui Giáng Sinh. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những ai đã đóng góp công sức tổ chức Đêm Canh Thức và ngày lễ Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Qua những chủ đề và chiến dịch mà cộng đoàn xứ đạo đã phát động trong Mùa Vọng cũng như Mùa Giáng Sinh, sẽ đem lại cho mỗi gia đình hay cá nhân tâm tình huynh đệ, mỗi ngày thêm thân thiện trong giao tế hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được sáng suốt, để các ngài dẫn đưa thế giới đi đúng tinh thần của sứ điệp của Con Chúa Xuống thế làm người đã đem đến trần gian, vì, Lễ Giánh Sinh là lễ của Sự An Bình. Xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn kíêm tìm một giải pháp hữu hiệu để mang lai Công Lý và Hoà Bình cho Quê Hương Dân Tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đã nghe tiếng thiên thần hoan chúc: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Xin cho lời chúc nầy đến với mỗi người, mỗi gia đình, để tất cả chúng ta được an vui và bình yên. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin ban sự cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời sự yên nghỉ bình an trong nhà Chúa muôn đời… đặc biêt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đã đón mừng sứ điệp Chúa làm người. Xin cho tinh thần của ngày lễ hôm nay thấm nhập vào tâm hồn chúng con qua những cách thức thực thi Tin Mừng Giáng Sinh trong cuộc sống thực tế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta gặp gỡ nhau, để dâng lên Thiên Chúa - Ngày Con Chúa Giáng Sinh Làm Người, bằng những tâm tình biết ơn và cầu xin những ơn cần thiết cho chính mình, hay Gia Đình hoặc Cộng Đoàn Xứ Đạo.
Thánh lễ của Ngày Sinh Nhật hôm nay là âm vang của Tin Mừng Giáng Sinh đêm qua. Chúng ta tiếp tục dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ vì Chúa đang ở giữa nhân loại. Cám ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài đã ban xuống cho nhân loại, cho cá nhân hay gia đình.
Trong niềm vui chứa chan của Ngày Lễ Sinh Nhật năm 2017, chúng ta cùng chung tiếng xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh mà Isaia loan báo về những sứ giả đi rao truyền Tin Mừng và sự bình an, đó không ai khác hơn là chân dung của Đấng Thiên Sai.
TRƯỚC BÀI II:
Trước thời Chúa Kitô ra đời, Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến nhắc nhở dân chúng kiên tâm chờ đợi ngày Chúa hứa. Khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Ngài giáng trần để đem Tin Mừng Cúu độ cho nhân loại.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và đã làm người, và hiện đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài là Đấng mang ánh sáng chiếu soi vào thế gian u tối.
LỜi NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày đặc biệt hôm nay, chúng ta đặt hết niềm ước vọng vào đôi tay Chúa Hài Đồng, qua sự cầu bầu của Mẹ Thánh Maria và Dưỡng Phụ Giuse của Ngài, những tâm tình sau đây:
1. Chúng ta dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ, của toàn thể cộng đoàn-xứ đạo, vì Chúa đã ban cho chúng ta vui trọn niềm vui Giáng Sinh. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những ai đã đóng góp công sức tổ chức Đêm Canh Thức và ngày lễ Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Qua những chủ đề và chiến dịch mà cộng đoàn xứ đạo đã phát động trong Mùa Vọng cũng như Mùa Giáng Sinh, sẽ đem lại cho mỗi gia đình hay cá nhân tâm tình huynh đệ, mỗi ngày thêm thân thiện trong giao tế hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được sáng suốt, để các ngài dẫn đưa thế giới đi đúng tinh thần của sứ điệp của Con Chúa Xuống thế làm người đã đem đến trần gian, vì, Lễ Giánh Sinh là lễ của Sự An Bình. Xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn kíêm tìm một giải pháp hữu hiệu để mang lai Công Lý và Hoà Bình cho Quê Hương Dân Tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đã nghe tiếng thiên thần hoan chúc: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Xin cho lời chúc nầy đến với mỗi người, mỗi gia đình, để tất cả chúng ta được an vui và bình yên. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin ban sự cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời sự yên nghỉ bình an trong nhà Chúa muôn đời… đặc biêt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đã đón mừng sứ điệp Chúa làm người. Xin cho tinh thần của ngày lễ hôm nay thấm nhập vào tâm hồn chúng con qua những cách thức thực thi Tin Mừng Giáng Sinh trong cuộc sống thực tế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Xin vâng thánh ý
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
06:13 21/12/2017
Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm B
Duy nhất chỉ có Tin Mừng theo thánh Luca tường thuật câu chuyện Truyền tin cho Đức Mẹ. Với tường thuật duy nhất này của Kinh Thánh, Thiên Chúa chứng nhận Người tôn trọng con người, tôn trọng chính loài thụ tạo do tay Người dựng nên.
Cụ thể, sự tôn trọng mà Thiên Chúa thực hiện trong ngày truyền tin là sự tôn trọng đặc biệt mà Thiên Chúa dành cho Đức Maria, khi thiên thần Gabriel thông báo: “Này đây bà sẽ thụ thai sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao…”.
Để quyết định thời điểm cứu độ mà chính mình hoạch định, Thiên Chúa muốn Đức Mẹ tự nguyện “Xin Vâng”. Thiên Chúa làm được mọi sự, nhưng có một sự thật của ơn cứu độ mà Người không muốn áp đặt ý mình, một khi chưa dò hỏi ý kiến kẻ mà Người quyết định tuyển chọn để kẻ ấy trở thành “người trong cuộc” với mình.
I. Đức Mẹ XIN VÂNG THÁNH Ý.
Thật quý báu, Đức Maria đã thốt lên lời “Xin Vâng”. Trọn cả câu mà Đức Mẹ thưa với thiên thần là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”.
Đức Maria, Đấng mà cả một đời luôn thực thi thánh ý Chúa, luôn muốn làm đẹp lòng Chúa, luôn trung thành với lẽ sống đức tin của mình, thì nay đã thốt lên lời “Xin Vâng”. Xin Vâng trọn vẹn, Xin Vâng nhanh chóng, Xin Vâng không miễn cưỡng.
Đúng hơn, cả một đời, Đức Mẹ đã hiến mình cho Chúa, thì nay, trong lời thưa “Xin Vâng”, không chỉ thực sự hiến dâng mình như đã từng hiến dâng, mà còn cho thấy thói quen thực hành thánh ý Thiên Chúa là một thói quen thường xuyên, như đã trở thành nếp sống, nếp nghĩ, trở thành thức ăn dinh dưỡng qua từng phút giây của đời sống mà Đức Mẹ được Chúa ban.
Còn Thiên Chúa, Đấng thấu suốt sự ngoan ngùy của tớ nữ mà mình yêu quý, đã đón nhận lễ phẩm không chỉ là lời mà còn là ĐỜI xin vâng của Đức Mẹ cách nhanh chóng, không cần đợi chờ gì thêm, không cần bất cứ một trình tự nào nữa.
Trong khi Đức Mẹ, với hai tiếng “xin Vâng” chỉ thốt lên một lần trong ngày nhận lãnh lời truyền tin, đã thúc đẩy Đức Mẹ trọn một đời hướng về Chúa Giêsu, con của lòng mình, không hề ngơi nghỉ, không một chút ngại ngần.
Đức Mẹ hướng về Chúa từ khi Chúa còn là bào thai cho đến khi Chúa được sinh hạ trong hang đá Bêlem nghèo hèn.
Đức Mẹ hướng về Chúa qua tất cả những sự lạ thường từ lời chào dịu kỳ của chị Isave, cuộc viếng thăm của các mục đồng, các đạo sĩ, cũng như lời tung hô ca hát của các thiên thần trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh.
Đức Mẹ hướng về Chúa để suy gẫm mầu nhiệm của Chúa, dẫu chưa thể hiểu gì trong đêm ôm con bôn ba ra hải ngoại chạy trốn dã tâm của con người…
Mặc dù chỉ dừng lại ở mầu nhiệm Giáng Sinh để nhìn ngắm Đức Mẹ trong tương quan với thánh ý Thiên Chúa, chắc chắn, mọi người đều tin rằng, không phải chỉ trong mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh, mà trong suốt hành trình dương thế của mình, Đức Mẹ luôn luôn đặt thánh ý Thiên Chúa làm trung tâm của mọi vấn đề, mọi ngỏ nghách, mọi hoàn cảnh, mọi tương quan sống…
Bởi đó, Đức Mẹ đã hiến dâng trọn đời để sống lời thưa “Xin Vâng”.
II. THÁNH Ý CHÚA VỚI ĐỜI NGƯỜI TÍN HỮU.
1. Gẫm suy lời Xin Vâng và chiêm ngắm đời Xin Vâng can trường của Đức Mẹ, với ý thức, tự do và trách nhiệm, mỗi chúng ta hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không ngần ngại, nhưng luôn tin tưởng nơi con người. Qua Đức Mẹ, Thiên Chúa cho thấy, Người không chê chối con người, nhưng cần đến họ, Người cho họ hạnh phúc được làm thành phần của lịch sử cứu độ.
Biết mình được Thiên Chúa tin tưởng, chúng ta hãy phó mình cho Thiên Chúa, để Người tùy nghi sử dụng chúng ta. Như Đức Mẹ, chúng ta đáp lại bằng việc xin vâng mọi nơi, mọi lúc trong cuộc đời mình.
2. Đức Mẹ hạnh phúc để Chúa làm chủ và thực hiện thánh ý Người trên cuộc đời Đức Mẹ. Cũng vậy, ta hãy yên tâm sống trong sự quan phòng của Chúa. Hãy nương tựa vào tình yêu của Chúa, vì tình yêu ấy chưa từng để cho bất cứ ai phải trở thành kẻ ngoại cuộc.
Những khi gặp điều may đến với cá nhân, gia đình hay xã hội, như xác thân khỏe mạnh, công ăn việc làm ổn định, gia đình hạnh phúc, những ngày trôi qua bình an…, chúng ta biết trân quý ơn Chúa mà ra sức thực hành đời sống thánh đức, đáp lại ơn Chúa bằng nỗ lực phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em bằng mọi cách thức tốt lành mà tình yêu đòi hỏi.
Những khi phải đối mặt cùng gian nan thử thách, như lâm cảnh bị phản bội, tai nạn, bệnh tật…, là khi phải kiên vững để xin vâng thánh ý Chúa bằng niềm trông cậy, bằng sự tín thác và ngã vào vòng tay của Chúa sâu hơn, mạnh hơn bất cứ lúc nào qua lời cầu nguyện, qua việc dâng lên Chúa mọi đau khổ mà mình đang gặp phải.
Trong sự vâng phục thánh ý Chúa theo gương Đức Maria, chúng ta còn được ủi an vô cùng nhờ kết nối với Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ mà hiệp thông cùng đau khổ xưa của Chúa Giêsu. Chắc chắn, Đức Mẹ sẽ dẫn ta đến gặp Chúa Giêsu, để cùng với Chúa, chúng ta mạnh mẽ, kiên vững mà trải qua và vượt thắng mọi chiều kích của thập giá.
3. Sau cùng, chúng ta hãy cám ơn Đức Mẹ, Đấng đã biến đời mình thành bài học Xin Vâng cho chúng ta học đòi bắt chước. Xin Đức Mẹ cho ta được nối bước của Đức Mẹ mà tiến về cùng Chúa, càng lúc càng dứt khoát hơn, cậy trông hơn.
Trên đường trọn lành của ta có Đức Mẹ cùng đồng hành, đó là điều quý giá vô cùng. Hãy để Đức Mẹ hướng dẫn ta đi tìm và thực hành thánh ý Chúa. Đức Mẹ là sự khôn ngoan mà ta cần chọn lựa. Đức Mẹ là sự trợ thủ đắc lực, Đức Mẹ là sự tín nhiệm không suy giảm mà ta được Chúa thương ban.
Duy nhất chỉ có Tin Mừng theo thánh Luca tường thuật câu chuyện Truyền tin cho Đức Mẹ. Với tường thuật duy nhất này của Kinh Thánh, Thiên Chúa chứng nhận Người tôn trọng con người, tôn trọng chính loài thụ tạo do tay Người dựng nên.
Cụ thể, sự tôn trọng mà Thiên Chúa thực hiện trong ngày truyền tin là sự tôn trọng đặc biệt mà Thiên Chúa dành cho Đức Maria, khi thiên thần Gabriel thông báo: “Này đây bà sẽ thụ thai sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao…”.
Để quyết định thời điểm cứu độ mà chính mình hoạch định, Thiên Chúa muốn Đức Mẹ tự nguyện “Xin Vâng”. Thiên Chúa làm được mọi sự, nhưng có một sự thật của ơn cứu độ mà Người không muốn áp đặt ý mình, một khi chưa dò hỏi ý kiến kẻ mà Người quyết định tuyển chọn để kẻ ấy trở thành “người trong cuộc” với mình.
I. Đức Mẹ XIN VÂNG THÁNH Ý.
Thật quý báu, Đức Maria đã thốt lên lời “Xin Vâng”. Trọn cả câu mà Đức Mẹ thưa với thiên thần là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”.
Đức Maria, Đấng mà cả một đời luôn thực thi thánh ý Chúa, luôn muốn làm đẹp lòng Chúa, luôn trung thành với lẽ sống đức tin của mình, thì nay đã thốt lên lời “Xin Vâng”. Xin Vâng trọn vẹn, Xin Vâng nhanh chóng, Xin Vâng không miễn cưỡng.
Đúng hơn, cả một đời, Đức Mẹ đã hiến mình cho Chúa, thì nay, trong lời thưa “Xin Vâng”, không chỉ thực sự hiến dâng mình như đã từng hiến dâng, mà còn cho thấy thói quen thực hành thánh ý Thiên Chúa là một thói quen thường xuyên, như đã trở thành nếp sống, nếp nghĩ, trở thành thức ăn dinh dưỡng qua từng phút giây của đời sống mà Đức Mẹ được Chúa ban.
Còn Thiên Chúa, Đấng thấu suốt sự ngoan ngùy của tớ nữ mà mình yêu quý, đã đón nhận lễ phẩm không chỉ là lời mà còn là ĐỜI xin vâng của Đức Mẹ cách nhanh chóng, không cần đợi chờ gì thêm, không cần bất cứ một trình tự nào nữa.
Trong khi Đức Mẹ, với hai tiếng “xin Vâng” chỉ thốt lên một lần trong ngày nhận lãnh lời truyền tin, đã thúc đẩy Đức Mẹ trọn một đời hướng về Chúa Giêsu, con của lòng mình, không hề ngơi nghỉ, không một chút ngại ngần.
Đức Mẹ hướng về Chúa từ khi Chúa còn là bào thai cho đến khi Chúa được sinh hạ trong hang đá Bêlem nghèo hèn.
Đức Mẹ hướng về Chúa qua tất cả những sự lạ thường từ lời chào dịu kỳ của chị Isave, cuộc viếng thăm của các mục đồng, các đạo sĩ, cũng như lời tung hô ca hát của các thiên thần trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh.
Đức Mẹ hướng về Chúa để suy gẫm mầu nhiệm của Chúa, dẫu chưa thể hiểu gì trong đêm ôm con bôn ba ra hải ngoại chạy trốn dã tâm của con người…
Mặc dù chỉ dừng lại ở mầu nhiệm Giáng Sinh để nhìn ngắm Đức Mẹ trong tương quan với thánh ý Thiên Chúa, chắc chắn, mọi người đều tin rằng, không phải chỉ trong mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh, mà trong suốt hành trình dương thế của mình, Đức Mẹ luôn luôn đặt thánh ý Thiên Chúa làm trung tâm của mọi vấn đề, mọi ngỏ nghách, mọi hoàn cảnh, mọi tương quan sống…
Bởi đó, Đức Mẹ đã hiến dâng trọn đời để sống lời thưa “Xin Vâng”.
II. THÁNH Ý CHÚA VỚI ĐỜI NGƯỜI TÍN HỮU.
1. Gẫm suy lời Xin Vâng và chiêm ngắm đời Xin Vâng can trường của Đức Mẹ, với ý thức, tự do và trách nhiệm, mỗi chúng ta hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không ngần ngại, nhưng luôn tin tưởng nơi con người. Qua Đức Mẹ, Thiên Chúa cho thấy, Người không chê chối con người, nhưng cần đến họ, Người cho họ hạnh phúc được làm thành phần của lịch sử cứu độ.
Biết mình được Thiên Chúa tin tưởng, chúng ta hãy phó mình cho Thiên Chúa, để Người tùy nghi sử dụng chúng ta. Như Đức Mẹ, chúng ta đáp lại bằng việc xin vâng mọi nơi, mọi lúc trong cuộc đời mình.
2. Đức Mẹ hạnh phúc để Chúa làm chủ và thực hiện thánh ý Người trên cuộc đời Đức Mẹ. Cũng vậy, ta hãy yên tâm sống trong sự quan phòng của Chúa. Hãy nương tựa vào tình yêu của Chúa, vì tình yêu ấy chưa từng để cho bất cứ ai phải trở thành kẻ ngoại cuộc.
Những khi gặp điều may đến với cá nhân, gia đình hay xã hội, như xác thân khỏe mạnh, công ăn việc làm ổn định, gia đình hạnh phúc, những ngày trôi qua bình an…, chúng ta biết trân quý ơn Chúa mà ra sức thực hành đời sống thánh đức, đáp lại ơn Chúa bằng nỗ lực phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em bằng mọi cách thức tốt lành mà tình yêu đòi hỏi.
Những khi phải đối mặt cùng gian nan thử thách, như lâm cảnh bị phản bội, tai nạn, bệnh tật…, là khi phải kiên vững để xin vâng thánh ý Chúa bằng niềm trông cậy, bằng sự tín thác và ngã vào vòng tay của Chúa sâu hơn, mạnh hơn bất cứ lúc nào qua lời cầu nguyện, qua việc dâng lên Chúa mọi đau khổ mà mình đang gặp phải.
Trong sự vâng phục thánh ý Chúa theo gương Đức Maria, chúng ta còn được ủi an vô cùng nhờ kết nối với Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ mà hiệp thông cùng đau khổ xưa của Chúa Giêsu. Chắc chắn, Đức Mẹ sẽ dẫn ta đến gặp Chúa Giêsu, để cùng với Chúa, chúng ta mạnh mẽ, kiên vững mà trải qua và vượt thắng mọi chiều kích của thập giá.
3. Sau cùng, chúng ta hãy cám ơn Đức Mẹ, Đấng đã biến đời mình thành bài học Xin Vâng cho chúng ta học đòi bắt chước. Xin Đức Mẹ cho ta được nối bước của Đức Mẹ mà tiến về cùng Chúa, càng lúc càng dứt khoát hơn, cậy trông hơn.
Trên đường trọn lành của ta có Đức Mẹ cùng đồng hành, đó là điều quý giá vô cùng. Hãy để Đức Mẹ hướng dẫn ta đi tìm và thực hành thánh ý Chúa. Đức Mẹ là sự khôn ngoan mà ta cần chọn lựa. Đức Mẹ là sự trợ thủ đắc lực, Đức Mẹ là sự tín nhiệm không suy giảm mà ta được Chúa thương ban.
Tình Chúa Muôn Ngàn Đời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:32 21/12/2017
“Con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời. Qua bao nhiêu thời tình Chúa chẳng vơi…” . Bước vào tuần cuối của mùa Vọng, Hội thánh dẫn đoàn tín hữu dần đến đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa, mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, thì nay được biểu lộ (x.Rm 16,25-26): Ta sẽ yêu thương con người đến muôn đời và lòng thành tín của Ta được thiết lập trên cõi trời cao.
Sự thành tín là một đặc tính tất yếu của tình yêu đích thực: Trong bất cứ kiểu loại tình yêu nào dù là tình phu thê, tình mẫu tử, phụ tử, tình huynh đệ, tình quê hương, tình đồng chí, đồng bào…tất thảy đều đòi hỏi sự tín thành, thủy chung. Tình yêu có thể xuất hiện dưới nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không thể chấp nhận sự đứt gánh nửa chừng hoặc thay lòng đổi dạ kiểu đổi trắng thay đen.
Dòng lịch sử ơn cứu độ mạc khải cách rõ nét tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4,8). Dù cho con người có phản bội nhưng Thiên Chúa mãi luôn tín trung vì Người không thể chối chính Người (x.2Tm 2,12-13). Theo mạc khải thời Cựu Ước thì có khi, có thời, Thiên Chúa dìm ta xuống đáy vực sâu hoặc để ta long đong phận khổ, nhưng Người lại kéo ta lên, ủi an, vỗ về như mẹ hiền âu yếm con thơ. Sau khi sửa trị chúng ta vì tội lỗi chúng ta, Người lại bồi hồi thổn thức, và Người lại tỏ lòng xót thương (x.Gr 31,16-20). Nhưng đến thời Tân ước thì Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một…(x.Ga 3,16…).
Lời hứa ban ơn cứu độ từ khi tổ tiên loài người phản bội đã dần thành hiện thực theo dòng thời gian. Lịch sử ơn cứu độ đã khai mở và khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã thực hiện lời Người đã hứa tự ngàn xưa là sai chính Con Một vào trần gian, thực thi công trình cứu độ. Hứa ban cho Đavít một triều đại vĩnh tồn thì Thiên Chúa đã giữ lời. Một chồi non từ nhà Đavít đã mọc lên và “Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1, 33).
Thiên Chúa không hề bỏ ta: một nền tảng căn bản của niềm cậy trông. Trong phận người, đặc biệt khi đã trưởng thành thì hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhiều thăng trầm của của cuộc sống. Có thể nói quãng thời gian an bình, hạnh phúc thật quá ngắn so với dòng đời gian truân, vất vả. Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm hiện thực này: đời người mạnh giỏi lắm là bảy, tám mươi năm mà toàn là gian lao, khốn khổ (x.Tv 90,10). Sự gian truân, vất vả của cuộc đời chắc chắn có góp phần rèn luyện nhân cách con người, đồng thời giúp con người thăng tiến và đạt đến thành công. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm cho nhiều người chán nản, buông xuôi. Nhiều sự ở đời này vẫn thường mang tính lưỡng diện.
Dưới nhãn quan đức tin, khi ta ở trong tình trạng khó khăn, thất bại, khi ta lâm vào những nghịch cảnh, nhất là khi ta ngụp lặn trong vũng bùn tội lỗi thì chước cám dỗ ngã lòng, thất vọng luôn có đó. “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại làm… Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? (Rm 7,19-24).
Thiên Chúa luôn tín trung với lời Người đã hứa. Người không bao giờ bỏ chúng ta. Có được xác tín này thì niềm cậy trông sẽ có đất đâm chồi nẩy lộc. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu vào lòng chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,5-6).
Không một ai là không có thể được cứu thoát: Với loài người thì rất nhiều trường hợp dường như là không thể, nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Lc 1,37 ; Mt 19,26). Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu rỗi (x.1Tm 2,3-4 ). Dù chỉ một con đi thất lạc, Thiên Chúa cũng bỏ chín mươi chín con chiên trên núi để đi tìm con chiên lạc đàn . Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi phú ban Con Một, thì còn gì mà Người đã không làm cho chúng ta, cho từng người chúng ta?
Mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương nhưng không phải tất cả đều nhận được tình yêu của Người. Khi con người cố tình từ chối tình yêu của Thiên Chúa hoặc khi con người ngã lòng thất vọng, không còn tin vào tình yêu của Thiên Chúa thì Người đành chấp nhận chịu cảnh “bất lực”. Tình yêu giả thiết sự tự do đáp trả, cho dù là bé nhỏ hay chỉ là mặc nhiên. Nhà của Đavit, tức vương quyền của ông được Thiên Chúa hứa cho trường tồn là nhờ ông đã có tấm lòng muốn xây cho Thiên Chúa một “cái nhà”. Để thực thi công trình cứu độ cho loài người, Thiên Chúa cũng đã chờ đợi sự đáp trả của một cô thôn nữ làng quê Nagiarét. Chúa Kitô khi sinh thời đã khẳng định chân lý này: Mọi thứ tội đều có thể được tha, ngoại trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 13,32).
Xin trích ghi ca từ của một bản thánh ca được gợi hứng bởi tâm tình của thánh Tông đồ dân ngoại: “Chúa vẫn trung thành mãi, dù thời gian bao năm biến thay, dù lòng ta nghi nan, hững hờ. Vì muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương. Một ngày nào mà ta chối Ngài, thì Ngài phải đành lòng chối ta. Cho dù ta bất tín, dù ta phản bội, thì Chúa vẫn cứ trung thành, vì Ngài không thể chối chính mình”( x.2Tm 2,12-13). Tuy nhiên không phải vì ỉ lại vào lòng tín trung của Thiên Chúa mà chúng ta trì hoãn sự hoán cải. Tình Chúa thì muôn ngàn đời, nhưng cuộc đời chúng ta thì có hạn, nhất là chúng ta không biết cái hạn ấy kết thúc vào giờ nào, lúc nào. Đừng chần chờ, đừng lần lữa, hãy đáp trả tình Chúa yêu ngay hôm nay, lúc này!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sự thành tín là một đặc tính tất yếu của tình yêu đích thực: Trong bất cứ kiểu loại tình yêu nào dù là tình phu thê, tình mẫu tử, phụ tử, tình huynh đệ, tình quê hương, tình đồng chí, đồng bào…tất thảy đều đòi hỏi sự tín thành, thủy chung. Tình yêu có thể xuất hiện dưới nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không thể chấp nhận sự đứt gánh nửa chừng hoặc thay lòng đổi dạ kiểu đổi trắng thay đen.
Dòng lịch sử ơn cứu độ mạc khải cách rõ nét tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4,8). Dù cho con người có phản bội nhưng Thiên Chúa mãi luôn tín trung vì Người không thể chối chính Người (x.2Tm 2,12-13). Theo mạc khải thời Cựu Ước thì có khi, có thời, Thiên Chúa dìm ta xuống đáy vực sâu hoặc để ta long đong phận khổ, nhưng Người lại kéo ta lên, ủi an, vỗ về như mẹ hiền âu yếm con thơ. Sau khi sửa trị chúng ta vì tội lỗi chúng ta, Người lại bồi hồi thổn thức, và Người lại tỏ lòng xót thương (x.Gr 31,16-20). Nhưng đến thời Tân ước thì Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một…(x.Ga 3,16…).
Lời hứa ban ơn cứu độ từ khi tổ tiên loài người phản bội đã dần thành hiện thực theo dòng thời gian. Lịch sử ơn cứu độ đã khai mở và khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã thực hiện lời Người đã hứa tự ngàn xưa là sai chính Con Một vào trần gian, thực thi công trình cứu độ. Hứa ban cho Đavít một triều đại vĩnh tồn thì Thiên Chúa đã giữ lời. Một chồi non từ nhà Đavít đã mọc lên và “Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1, 33).
Thiên Chúa không hề bỏ ta: một nền tảng căn bản của niềm cậy trông. Trong phận người, đặc biệt khi đã trưởng thành thì hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhiều thăng trầm của của cuộc sống. Có thể nói quãng thời gian an bình, hạnh phúc thật quá ngắn so với dòng đời gian truân, vất vả. Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm hiện thực này: đời người mạnh giỏi lắm là bảy, tám mươi năm mà toàn là gian lao, khốn khổ (x.Tv 90,10). Sự gian truân, vất vả của cuộc đời chắc chắn có góp phần rèn luyện nhân cách con người, đồng thời giúp con người thăng tiến và đạt đến thành công. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm cho nhiều người chán nản, buông xuôi. Nhiều sự ở đời này vẫn thường mang tính lưỡng diện.
Dưới nhãn quan đức tin, khi ta ở trong tình trạng khó khăn, thất bại, khi ta lâm vào những nghịch cảnh, nhất là khi ta ngụp lặn trong vũng bùn tội lỗi thì chước cám dỗ ngã lòng, thất vọng luôn có đó. “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại làm… Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? (Rm 7,19-24).
Thiên Chúa luôn tín trung với lời Người đã hứa. Người không bao giờ bỏ chúng ta. Có được xác tín này thì niềm cậy trông sẽ có đất đâm chồi nẩy lộc. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu vào lòng chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,5-6).
Không một ai là không có thể được cứu thoát: Với loài người thì rất nhiều trường hợp dường như là không thể, nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Lc 1,37 ; Mt 19,26). Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu rỗi (x.1Tm 2,3-4 ). Dù chỉ một con đi thất lạc, Thiên Chúa cũng bỏ chín mươi chín con chiên trên núi để đi tìm con chiên lạc đàn . Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi phú ban Con Một, thì còn gì mà Người đã không làm cho chúng ta, cho từng người chúng ta?
Mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương nhưng không phải tất cả đều nhận được tình yêu của Người. Khi con người cố tình từ chối tình yêu của Thiên Chúa hoặc khi con người ngã lòng thất vọng, không còn tin vào tình yêu của Thiên Chúa thì Người đành chấp nhận chịu cảnh “bất lực”. Tình yêu giả thiết sự tự do đáp trả, cho dù là bé nhỏ hay chỉ là mặc nhiên. Nhà của Đavit, tức vương quyền của ông được Thiên Chúa hứa cho trường tồn là nhờ ông đã có tấm lòng muốn xây cho Thiên Chúa một “cái nhà”. Để thực thi công trình cứu độ cho loài người, Thiên Chúa cũng đã chờ đợi sự đáp trả của một cô thôn nữ làng quê Nagiarét. Chúa Kitô khi sinh thời đã khẳng định chân lý này: Mọi thứ tội đều có thể được tha, ngoại trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 13,32).
Xin trích ghi ca từ của một bản thánh ca được gợi hứng bởi tâm tình của thánh Tông đồ dân ngoại: “Chúa vẫn trung thành mãi, dù thời gian bao năm biến thay, dù lòng ta nghi nan, hững hờ. Vì muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương. Một ngày nào mà ta chối Ngài, thì Ngài phải đành lòng chối ta. Cho dù ta bất tín, dù ta phản bội, thì Chúa vẫn cứ trung thành, vì Ngài không thể chối chính mình”( x.2Tm 2,12-13). Tuy nhiên không phải vì ỉ lại vào lòng tín trung của Thiên Chúa mà chúng ta trì hoãn sự hoán cải. Tình Chúa thì muôn ngàn đời, nhưng cuộc đời chúng ta thì có hạn, nhất là chúng ta không biết cái hạn ấy kết thúc vào giờ nào, lúc nào. Đừng chần chờ, đừng lần lữa, hãy đáp trả tình Chúa yêu ngay hôm nay, lúc này!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Suy Niệm Lễ Vọng Giáng Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
13:32 21/12/2017
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả nhân loại, có Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu Kitô sinh ra trong gia phả ấy.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Đêm Giáng Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
13:34 21/12/2017
Từ 21 thế kỷ qua, lời rao giảng vui mừng trên vang lên từ con tim Giáo Hội. Trong đêm thánh này, Thiên Thần Chúa lặp lại với mỗi người chúng ta những lời như sau: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Vua Ðavít" (Lc 2,10-11).
Trong bầu khí linh thiêng của đêm Noel năm nay, khi chiêm ngắm Con Chúa ra đời, chúng ta xin Chúa điều gì? Chắc chắn mỗi người mỗi tâm tình, mỗi ý nguyện, phần lớn những người hiện diện nơi đây đều có những lời cầu xin của riêng mình. Tôi đề nghị một lời cầu xin tha thiết nhất, một nỗi khát vọng mãnh liệt và triền miên của toàn thể nhân loại chúng ta hôm nay đó là xin ơn "Đức tin và Bình an".
Đề nghị thứ nhất: xin ơn Đức tin
Đấng cứu độ chúng ta đã ra đời, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa Thật bởi Thiên Chúa thật. Những điều chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa.
Giáng Sinh là dịp thuận lợi để chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Chúa Kitô, và khẳng định lại những điều chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính của Công Đồng Nicê năm 325 và Công Đồng Constantinôple năm 381. Những điều ấy dẫn chúng ta vào mầu nhiệm của Chúa Kitô.
"Một Hài Nhi, được sinh ra bởi Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời", đây là cách diễn đạt nghịch lý của Giáo phụ Romanos de Mélode. Có lúc, Thiên Chúa gần gũi đến lạ thường, và cũng thật siêu việt, vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, Một Hài Nhi là Con Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời. Để hiểu được cách diễn đạt "sinh bởi Đức Chúa Cha ", chúng ta cần phải đọc lại chương mở đầu của Tin Mừng theo Thánh Gioan : "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa " (Ga 1,1).
Chúng ta không nghĩ đến sự sinh bởi Thiên Chúa, vì chúng ta có những ý niệm về không gian và thời gian… Nhưng ở nơi Thiên Chúa, thì không có khởi đầu và kết thúc. Chúa Cha sinh ra Chúa Con tự đời đời. Vì thế Chúa Cha là Cha tự đời đời, và Chúa Con là Con tự đời đời.
Đặc điểm của Chúa Cha là trao ban hoàn toàn cho Con mình. Và đặc điểm của Chúa Con là lãnh nhận hoàn toàn từ nơi Cha và vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa ; điều này thường thấy trong Tin Mừng, khi mà Chúa Kitô dùng từ " TA LÀ " (Ga 9, 58).
Quả thật, trong trình thuật cuộc thương khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, lúc ở trong vườn Giệtsimani, Đức Giêsu hỏi những người đến tìm bắt Ngài rằng : "Các ngươi tìm ai ? " Họ trả lời : "Giêsu Nagiarét". Đức Giêsu nói : Này ta, " Khi Đức Giêsu nói với họ này ta, họ liền lùi lại và ngã ra đất hết " (Ga 18,6). Họ ngã, không phải là vì họ trượt chân, nhưng là vì họ ở trong tư thế tôn thờ, vì lời Đức Giêsu nói với họ : chính Ta hay là Ta có nghĩa là thần thánh.
Thập giá đối với người Do Thái là sự sỉ nhục, đối với người dân ngoại là sự điên dồ, nhưng đây là sự mạc khải của Thiên Chúa: " Khi nào tôi được treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người lên cùng tôi, lúc đó các người sẽ biết ta là ai". Nhưng Giáng sinh có ý nghĩa, vì Giáng sinh là Thánh Giá có một cái bóng được gọi là Phục Sinh.
"Ánh Sáng bởi Ánh Sáng"
"Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sáng của nhân loại ; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng" (Ga 1, 4-5).
Như vậy, với tác giả Tin Mừng, ánh sáng đồng nghĩa với sự sống thần linh ; Nhập thể của Người là ánh sáng, là một trận chiến chống lại bóng tối. Ánh sáng đã đến trong thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.
Vậy, đâu là bóng tối? Chắc chắn là thế gian rồi, nhưng trước hết vẫn là trong lòng người ta. Chúng ta có vùng tối mà chúng ta không muốn thấy, ánh sáng không phải là bạo lực, do đó ánh sáng tràn ngập, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Ánh sáng này sau đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của nhân loại: thần linh hóa mọi tạo vật, chiếu dọi vào tâm hồn, phản ánh vinh quang rực rỡ của Chúa Cha.
Thế giới của chúng ta đang cần những chứng nhân cho ánh sáng. Ở những thế kỷ đầu của Giáo hội, những người chịu phép Rửa tội được gọi là " ánh sáng" chiếu tỏa ánh sáng Thần Linh.
Việc tái truyền giảng Tin Mừng, là làm thế nào để người môn đệ biến đổi. Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói với các linh mục rằng : "Người ta muốn thấy Chúa Giêsu qua anh em". Nơi mỗi người đã chịu phép Rửa tội, bởi vì họ là nhà của "ánh sáng từ ánh sáng" phải được chiếu soi rạng ngời.
Nguồn gốc của ánh sáng là Tình Yêu. Vì vậy, đừng quên rằng nếu như tội lỗi, nghĩa là bóng tối tách ra, Tình Yêu biến thành ánh sáng thần linh. Trong máng cỏ, Hài Nhi Giêsu chiếu tỏa ánh huy hoàng của Người trên khuôn mặt rạng ngời có Thánh Giuse.
"Thiên Chúa thật và là Người thật"
Công đồng Chacédoan năm 451 đã tuyên xưng: "Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và người thật".
Tuyên xưng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật, không phải vì một người là Thiên Chúa, những là bởi Thiên Chúa đến vì các tội nhân, Ngài đến để cứu từng người trong chúng ta !
Làm thế nào để Thiên Chúa toàn năng, Thánh, chí Thánh, ngàn trùng chí Thánh, ba lần thánh này, có thể đồng bàn với phường tội lỗi? Làm thế nào để Thiên Chúa đến thi thố tình yêu cho chúng ta?
Hài Nhi nằm trong máng cỏ đến thanh tẩy tội lỗi chúng ta và đem dâng lên trước tòa Chúa. Không, Thiên Chúa không phải là một người cha ngáo ọp, hay một thẩm phán, cũng không phải một kẻ giáo điều. Hài Nhi, Thiên Chúa thật nhỏ bé đến mạc khải cho chúng ta Một Thiên Chúa thật.
Đó là lý do tại sao Chúa Con được sai đến trong thế gian. Không chỉ mạc khải về Chúa Cha, nhưng để nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Làm cho chúng ta nhận ra khuôn mặt thật của Thiên Chúa là Cha, Đấng giầu lòng thương xót.
Khi tuyên xưng Hài Nhi năm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật, là loại bỏ các lạc thuyết, Ảo thân thuyết, dưỡng tử thuyết. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Người là Đấng cứu chuộc chúng ta.
Nếu Đức Kitô chỉ là Thiên Chúa, thì Người không thể cứu độ tất cả chúng ta! Người là Thiên Chúa và là người, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Tuy nhiên, "Tất cả những gì được Người đảm nhận đều được cứu." (St. Athanasius)
Con Thiên Chúa đã đảm nhận một thân xác, và vì thế từ nay, Người trở nên người nhờ Chúa Thánh Thần, đó là lý do tại sao thân xác của chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Bởi tội nguyên tổ, chúng ta đã đánh mất sự sống, nhờ Hài Nhi nằm trong máng cỏ, chúng ta tìm lại được. Vì thế, chúng ta càng theo Chúa Kitô, chúng ta sẽ càng trở nên giống Người hơn. Chúng ta được trao ban cho Chúa Kitô, chúng ta được thần linh hóa.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Giáng sinh, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta, để chúng ta tin vào Đức Giêsu Con Thiên Chúa.
Đề nghị thứ hai là : xin ơn bình an.
Chúng ta cầu xin Chúa "ơn bình an" như chính lời Kinh Thánh gợi ý: "Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương! " (Lc 2,14). Đây là điều rất cần thiết và thực tế. Theo Kinh Thánh, sự bình an đi đôi với hạnh phúc mà Chúa ban cho loài người. Ai trong chúng ta mà không khao khát hạnh phúc cho mình và tha nhân? Ai trong chúng ta mà không ước muốn được bình an? Thiếu sự bình an, thì không thể có hạnh phúc. Hạnh phúc trước hết và trên hết là niềm vui "được yêu", được Thiên Chúa yêu thương, được loài người yêu thương.
Sự bình an là một ân sủng, là "quà tặng Giáng Sinh" của Thiên Chúa cho chúng ta. Để có được quà tặng ấy, chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này (x. Tt 2,12).
Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và tình yêu của Chúa Cha ở cùng tất cả chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Trong bầu khí linh thiêng của đêm Noel năm nay, khi chiêm ngắm Con Chúa ra đời, chúng ta xin Chúa điều gì? Chắc chắn mỗi người mỗi tâm tình, mỗi ý nguyện, phần lớn những người hiện diện nơi đây đều có những lời cầu xin của riêng mình. Tôi đề nghị một lời cầu xin tha thiết nhất, một nỗi khát vọng mãnh liệt và triền miên của toàn thể nhân loại chúng ta hôm nay đó là xin ơn "Đức tin và Bình an".
Đề nghị thứ nhất: xin ơn Đức tin
Đấng cứu độ chúng ta đã ra đời, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa Thật bởi Thiên Chúa thật. Những điều chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa.
Giáng Sinh là dịp thuận lợi để chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Chúa Kitô, và khẳng định lại những điều chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính của Công Đồng Nicê năm 325 và Công Đồng Constantinôple năm 381. Những điều ấy dẫn chúng ta vào mầu nhiệm của Chúa Kitô.
"Một Hài Nhi, được sinh ra bởi Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời", đây là cách diễn đạt nghịch lý của Giáo phụ Romanos de Mélode. Có lúc, Thiên Chúa gần gũi đến lạ thường, và cũng thật siêu việt, vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, Một Hài Nhi là Con Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời. Để hiểu được cách diễn đạt "sinh bởi Đức Chúa Cha ", chúng ta cần phải đọc lại chương mở đầu của Tin Mừng theo Thánh Gioan : "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa " (Ga 1,1).
Chúng ta không nghĩ đến sự sinh bởi Thiên Chúa, vì chúng ta có những ý niệm về không gian và thời gian… Nhưng ở nơi Thiên Chúa, thì không có khởi đầu và kết thúc. Chúa Cha sinh ra Chúa Con tự đời đời. Vì thế Chúa Cha là Cha tự đời đời, và Chúa Con là Con tự đời đời.
Đặc điểm của Chúa Cha là trao ban hoàn toàn cho Con mình. Và đặc điểm của Chúa Con là lãnh nhận hoàn toàn từ nơi Cha và vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa ; điều này thường thấy trong Tin Mừng, khi mà Chúa Kitô dùng từ " TA LÀ " (Ga 9, 58).
Quả thật, trong trình thuật cuộc thương khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, lúc ở trong vườn Giệtsimani, Đức Giêsu hỏi những người đến tìm bắt Ngài rằng : "Các ngươi tìm ai ? " Họ trả lời : "Giêsu Nagiarét". Đức Giêsu nói : Này ta, " Khi Đức Giêsu nói với họ này ta, họ liền lùi lại và ngã ra đất hết " (Ga 18,6). Họ ngã, không phải là vì họ trượt chân, nhưng là vì họ ở trong tư thế tôn thờ, vì lời Đức Giêsu nói với họ : chính Ta hay là Ta có nghĩa là thần thánh.
Thập giá đối với người Do Thái là sự sỉ nhục, đối với người dân ngoại là sự điên dồ, nhưng đây là sự mạc khải của Thiên Chúa: " Khi nào tôi được treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người lên cùng tôi, lúc đó các người sẽ biết ta là ai". Nhưng Giáng sinh có ý nghĩa, vì Giáng sinh là Thánh Giá có một cái bóng được gọi là Phục Sinh.
"Ánh Sáng bởi Ánh Sáng"
"Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sáng của nhân loại ; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng" (Ga 1, 4-5).
Như vậy, với tác giả Tin Mừng, ánh sáng đồng nghĩa với sự sống thần linh ; Nhập thể của Người là ánh sáng, là một trận chiến chống lại bóng tối. Ánh sáng đã đến trong thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.
Vậy, đâu là bóng tối? Chắc chắn là thế gian rồi, nhưng trước hết vẫn là trong lòng người ta. Chúng ta có vùng tối mà chúng ta không muốn thấy, ánh sáng không phải là bạo lực, do đó ánh sáng tràn ngập, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Ánh sáng này sau đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của nhân loại: thần linh hóa mọi tạo vật, chiếu dọi vào tâm hồn, phản ánh vinh quang rực rỡ của Chúa Cha.
Thế giới của chúng ta đang cần những chứng nhân cho ánh sáng. Ở những thế kỷ đầu của Giáo hội, những người chịu phép Rửa tội được gọi là " ánh sáng" chiếu tỏa ánh sáng Thần Linh.
Việc tái truyền giảng Tin Mừng, là làm thế nào để người môn đệ biến đổi. Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói với các linh mục rằng : "Người ta muốn thấy Chúa Giêsu qua anh em". Nơi mỗi người đã chịu phép Rửa tội, bởi vì họ là nhà của "ánh sáng từ ánh sáng" phải được chiếu soi rạng ngời.
Nguồn gốc của ánh sáng là Tình Yêu. Vì vậy, đừng quên rằng nếu như tội lỗi, nghĩa là bóng tối tách ra, Tình Yêu biến thành ánh sáng thần linh. Trong máng cỏ, Hài Nhi Giêsu chiếu tỏa ánh huy hoàng của Người trên khuôn mặt rạng ngời có Thánh Giuse.
"Thiên Chúa thật và là Người thật"
Công đồng Chacédoan năm 451 đã tuyên xưng: "Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và người thật".
Tuyên xưng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật, không phải vì một người là Thiên Chúa, những là bởi Thiên Chúa đến vì các tội nhân, Ngài đến để cứu từng người trong chúng ta !
Làm thế nào để Thiên Chúa toàn năng, Thánh, chí Thánh, ngàn trùng chí Thánh, ba lần thánh này, có thể đồng bàn với phường tội lỗi? Làm thế nào để Thiên Chúa đến thi thố tình yêu cho chúng ta?
Hài Nhi nằm trong máng cỏ đến thanh tẩy tội lỗi chúng ta và đem dâng lên trước tòa Chúa. Không, Thiên Chúa không phải là một người cha ngáo ọp, hay một thẩm phán, cũng không phải một kẻ giáo điều. Hài Nhi, Thiên Chúa thật nhỏ bé đến mạc khải cho chúng ta Một Thiên Chúa thật.
Đó là lý do tại sao Chúa Con được sai đến trong thế gian. Không chỉ mạc khải về Chúa Cha, nhưng để nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Làm cho chúng ta nhận ra khuôn mặt thật của Thiên Chúa là Cha, Đấng giầu lòng thương xót.
Khi tuyên xưng Hài Nhi năm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật, là loại bỏ các lạc thuyết, Ảo thân thuyết, dưỡng tử thuyết. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Người là Đấng cứu chuộc chúng ta.
Nếu Đức Kitô chỉ là Thiên Chúa, thì Người không thể cứu độ tất cả chúng ta! Người là Thiên Chúa và là người, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Tuy nhiên, "Tất cả những gì được Người đảm nhận đều được cứu." (St. Athanasius)
Con Thiên Chúa đã đảm nhận một thân xác, và vì thế từ nay, Người trở nên người nhờ Chúa Thánh Thần, đó là lý do tại sao thân xác của chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Bởi tội nguyên tổ, chúng ta đã đánh mất sự sống, nhờ Hài Nhi nằm trong máng cỏ, chúng ta tìm lại được. Vì thế, chúng ta càng theo Chúa Kitô, chúng ta sẽ càng trở nên giống Người hơn. Chúng ta được trao ban cho Chúa Kitô, chúng ta được thần linh hóa.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Giáng sinh, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta, để chúng ta tin vào Đức Giêsu Con Thiên Chúa.
Đề nghị thứ hai là : xin ơn bình an.
Chúng ta cầu xin Chúa "ơn bình an" như chính lời Kinh Thánh gợi ý: "Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương! " (Lc 2,14). Đây là điều rất cần thiết và thực tế. Theo Kinh Thánh, sự bình an đi đôi với hạnh phúc mà Chúa ban cho loài người. Ai trong chúng ta mà không khao khát hạnh phúc cho mình và tha nhân? Ai trong chúng ta mà không ước muốn được bình an? Thiếu sự bình an, thì không thể có hạnh phúc. Hạnh phúc trước hết và trên hết là niềm vui "được yêu", được Thiên Chúa yêu thương, được loài người yêu thương.
Sự bình an là một ân sủng, là "quà tặng Giáng Sinh" của Thiên Chúa cho chúng ta. Để có được quà tặng ấy, chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này (x. Tt 2,12).
Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và tình yêu của Chúa Cha ở cùng tất cả chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Ánh Sáng Chiếu Soi Muôn Dân : Suy niệm lễ Rạng Đông
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
13:36 21/12/2017
Suy Niệm Lễ Rạng Đông
(Lc 2, 1-14)
Thánh Lễ Rạng Đông được cử hành khi màn đêm vẫn còn bao phủ, gợi lên cho chúng ta hình ảnh của Hài Nhi Giêsu sinh ra tại Belem là Mặt Trời công chính mọc lên chiếu soi toàn thể gia đình nhân loại còn trong bóng tối. Quả thật, hôm nay, Chúa đã giáng sinh ! Ánh Sáng đã chiếu soi trên chúng ta như ánh mặt trời thắp sáng thế gian, mang lại cho chúng ta sự sống.
Lời của Sứ Thần báo cho các mục đồng : Hôm nay, "Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các ngươi" (Lc 2, 1-14). Đúng thế, sau Đức Maria và thánh Giuse, thì các mục đồng là những người đầu tiên được Thiên Chúa mạc khải cho biết, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã giáng sinh. Đây là tin mừng trọng đại được công bố cho toàn thể nhân loại với tất cả niềm vui vào đêm Giáng sinh.
Mỗi dịp Giáng Sinh về, Chúa Giêsu lại tiếp tục sinh ra trong thế giới, trong mỗi gia đình, và nhất là trong lòng chúng ta. Người không bước vào trần gian nơi cung điện nguy ngay lộng lẫy, với lễ lạy, rước sách, tiệc tùng, quà cáp và hưởng thụ theo kiểu xã hội. Người đi vào thế giới bằng sự khiêm nhường dưới hình của một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn, nằm trong máng cỏ như Tin Mừng viết : "Bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ" (Lc 2, 6-7). Những lời trên làm thổn thức tâm hồn chúng ta mỗi khi nghe lại. Thật không thể tưởng tượng được tâm hồn của Đức Maria lúc bấy giờ. Vì giây phút truyền tin cho Đức Maria tại Nagiarét Thiên Thần nói : "Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao" (Lc 1,31-32). Với câu "Bà lấy tã bọc con" giúp chúng ta hiểu rằng, Đức Maria đã chuẩn bị với niềm vui thánh thiện và lòng nhiệt thành tận tụy. Tã đã sẵn sàng để Hài Nhi cao trọng có tên là Giêsu, Con Đấng Tối Cao được chào đón xứng đáng. Ấy vậy mà nay lại không có chỗ trong phòng trọ. Nhân loại đang ngóng chờ Chúa đến, nhưng khi Người đến, lại không có chỗ trọ cho Người.
Trong thực tế, Chúa Giêsu đã bị khước từ, bởi không ai muốn tiếp nhận Người, không nhà, không quán trọ. Đức Maria, thánh Giuse, cũng như Hài Nhi Giêsu, cảm thấy rõ sự chối từ, thiếu rộng lượng và tình liên đới nơi con người.
Liền sau đó là lời của Thiên thần báo cho các kẻ chăn chiên gần đấy rằng : "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các người một tin mừng đặc biết, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân" (Lc 2, 10). Nhận được tin, tất cả các mục đồng cùng nhau đến thờ lạy Con Thiên Chúa hằng sống.
Thiên Chúa bị khước từ, giống như những người vô gia cư, những người nghèo khó bị gạt ra bên ngoài xã hội chúng ta đang sống, họ rất cần đến Giáng sinh hòa bình, tình yêu và liên đới.
Ngày này, người Kitô hữu tràn đầy niềm vui, mừng Con Chúa giáng trần như lời thánh Lêo Cả khẳng định: "Buồn sao được khi mà sự sống được sinh ra". Nhưng mừng lễ Giáng Sinh, đừng phô trương, lãng phí. Ăn chơi, tiệc tùng hoàn toàn không phù hợp với đòi hỏi của lễ Giáng Sinh trong khung cảnh khó nghèo.
Hơn nữa, nếu trong những ngày này chúng ta còn cảm thấy thiếu tình liên đới, khước từ và loại trừ những người nghèo khó ra bên ngoài, nghĩa là chúng ta chẳng khác gì những người ở Bethlehem đã không chào đón Hài Nhi Giêsu Chúa Cứu Thế vậy. Xin Chúa Giêsu là Ánh Sáng đừng để chúng ta thờ ơ.
Hãy quan sát các mục đồng : niềm vui mà họ nhận được với những gì họ thấy thật tuyệt vời đến nỗi : "Mọi người đều kinh ngạc về những gì các mục đồng thuật lại cho họ" (Lc 2,19 ). Các mục đồng cũng nói với chúng ta rằng "Đấng Cứu Độ ngươi đang ở đó", và điều ấy làm cho ta tràn ngập niềm vui và bình an.
Nhìn vào hang đá với các tượng mục đồng bằng nhựa hoặc bằng đất nung, chúng ta thấy một hình ảnh của Giáo hội mà Thiên Chúa quan phòng đã để họ đồng đến thờ lạy Chúa Hài Nhi Giêsu. Tất cả chúng ta hãy là các mục đồng, những người nghèo và khiêm tốn của Chúa trong thế giới hôm nay, để chúng ta cũng là những ánh sáng chiếu soi, dẫn người khác đến thờ lạy Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 2, 1-14)
Thánh Lễ Rạng Đông được cử hành khi màn đêm vẫn còn bao phủ, gợi lên cho chúng ta hình ảnh của Hài Nhi Giêsu sinh ra tại Belem là Mặt Trời công chính mọc lên chiếu soi toàn thể gia đình nhân loại còn trong bóng tối. Quả thật, hôm nay, Chúa đã giáng sinh ! Ánh Sáng đã chiếu soi trên chúng ta như ánh mặt trời thắp sáng thế gian, mang lại cho chúng ta sự sống.
Lời của Sứ Thần báo cho các mục đồng : Hôm nay, "Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các ngươi" (Lc 2, 1-14). Đúng thế, sau Đức Maria và thánh Giuse, thì các mục đồng là những người đầu tiên được Thiên Chúa mạc khải cho biết, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã giáng sinh. Đây là tin mừng trọng đại được công bố cho toàn thể nhân loại với tất cả niềm vui vào đêm Giáng sinh.
Mỗi dịp Giáng Sinh về, Chúa Giêsu lại tiếp tục sinh ra trong thế giới, trong mỗi gia đình, và nhất là trong lòng chúng ta. Người không bước vào trần gian nơi cung điện nguy ngay lộng lẫy, với lễ lạy, rước sách, tiệc tùng, quà cáp và hưởng thụ theo kiểu xã hội. Người đi vào thế giới bằng sự khiêm nhường dưới hình của một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn, nằm trong máng cỏ như Tin Mừng viết : "Bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ" (Lc 2, 6-7). Những lời trên làm thổn thức tâm hồn chúng ta mỗi khi nghe lại. Thật không thể tưởng tượng được tâm hồn của Đức Maria lúc bấy giờ. Vì giây phút truyền tin cho Đức Maria tại Nagiarét Thiên Thần nói : "Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao" (Lc 1,31-32). Với câu "Bà lấy tã bọc con" giúp chúng ta hiểu rằng, Đức Maria đã chuẩn bị với niềm vui thánh thiện và lòng nhiệt thành tận tụy. Tã đã sẵn sàng để Hài Nhi cao trọng có tên là Giêsu, Con Đấng Tối Cao được chào đón xứng đáng. Ấy vậy mà nay lại không có chỗ trong phòng trọ. Nhân loại đang ngóng chờ Chúa đến, nhưng khi Người đến, lại không có chỗ trọ cho Người.
Trong thực tế, Chúa Giêsu đã bị khước từ, bởi không ai muốn tiếp nhận Người, không nhà, không quán trọ. Đức Maria, thánh Giuse, cũng như Hài Nhi Giêsu, cảm thấy rõ sự chối từ, thiếu rộng lượng và tình liên đới nơi con người.
Liền sau đó là lời của Thiên thần báo cho các kẻ chăn chiên gần đấy rằng : "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các người một tin mừng đặc biết, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân" (Lc 2, 10). Nhận được tin, tất cả các mục đồng cùng nhau đến thờ lạy Con Thiên Chúa hằng sống.
Thiên Chúa bị khước từ, giống như những người vô gia cư, những người nghèo khó bị gạt ra bên ngoài xã hội chúng ta đang sống, họ rất cần đến Giáng sinh hòa bình, tình yêu và liên đới.
Ngày này, người Kitô hữu tràn đầy niềm vui, mừng Con Chúa giáng trần như lời thánh Lêo Cả khẳng định: "Buồn sao được khi mà sự sống được sinh ra". Nhưng mừng lễ Giáng Sinh, đừng phô trương, lãng phí. Ăn chơi, tiệc tùng hoàn toàn không phù hợp với đòi hỏi của lễ Giáng Sinh trong khung cảnh khó nghèo.
Hơn nữa, nếu trong những ngày này chúng ta còn cảm thấy thiếu tình liên đới, khước từ và loại trừ những người nghèo khó ra bên ngoài, nghĩa là chúng ta chẳng khác gì những người ở Bethlehem đã không chào đón Hài Nhi Giêsu Chúa Cứu Thế vậy. Xin Chúa Giêsu là Ánh Sáng đừng để chúng ta thờ ơ.
Hãy quan sát các mục đồng : niềm vui mà họ nhận được với những gì họ thấy thật tuyệt vời đến nỗi : "Mọi người đều kinh ngạc về những gì các mục đồng thuật lại cho họ" (Lc 2,19 ). Các mục đồng cũng nói với chúng ta rằng "Đấng Cứu Độ ngươi đang ở đó", và điều ấy làm cho ta tràn ngập niềm vui và bình an.
Nhìn vào hang đá với các tượng mục đồng bằng nhựa hoặc bằng đất nung, chúng ta thấy một hình ảnh của Giáo hội mà Thiên Chúa quan phòng đã để họ đồng đến thờ lạy Chúa Hài Nhi Giêsu. Tất cả chúng ta hãy là các mục đồng, những người nghèo và khiêm tốn của Chúa trong thế giới hôm nay, để chúng ta cũng là những ánh sáng chiếu soi, dẫn người khác đến thờ lạy Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tâm tình của Đức Maria trong Kinh Magnificat - 22/12/2017
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:05 21/12/2017
Tâm tình của Đức Maria trong Kinh Magnificat - 22/12/2017
Hôm nay, chúng ta suy niệm về Đức Maria, nhân vật nổi bật thứ II của Mùa Vọng, sau Chúa, qua bài ca Magnificat. Trong lời Kinh này chúng ta rút ra ba tâm tình chính yếu của Đức Mẹ.
1) Tâm tình ngợi khen
Trước hết, tâm tình ngợi khen: Đức Maria đã ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ và những điều cao trọng mà Người đã làm cho Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, ơn làm Mẹ Thiên Chúa, và sau này ơn vinh hiển cả hồn cả xác. Tất cả là do lòng thương xót Chúa, do Đấng Cứu Độ ban, nên Mẹ luôn sống trong tâm tình cảm tạ và ngợi khen Chúa. Đó là tâm tình chính yếu mà phụng vụ Kitô Giáo dội lại trong mỗi cử hành. Bởi lẽ mọi ân huệ được ban cho chúng ta phát xuất từ Thiên Chúa. Nên phải luôn ca tụng và ngợi khen Chúa như Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.”
2) Tâm tình hoan hỷ
Tâm tình thứ hai là vui mừng hoan hỷ: “Linh hồn tôi hớn hở trong Chúa.” Với biến cố truyền tin, Đức Maria sống mầu nhiệm nhập thể như thể là một biến cố thần hiện ở mức độ cao nhất và nó làm cho Mẹ trở thành kiểu mẫu về một tâm hồn “nhiệt thành nhờ Thánh Thần” (Rm 12,11). Đó là Lễ Hiện Xuống của Mẹ. Mẹ được đầy Thánh Thần, tràn ngập niềm vui thánh thiện trong lòng. Chúng ta không thể hiểu được những hành vi và lời nói của Đức Maria trong cuộc viếng thăm bà Êlisabét nếu không ở trong ánh sáng của kinh nghiệm thần bí mà không có gì so sáng được. Đức Maria là người đầu tiên có kinh nghiệm về “niềm hoan lạc trong Thánh Thần” và lời kinh Magnificat là chứng tá tuyệt vời nhất về điều này. Từ khi Mẹ cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Mặc dầu có Chúa và tin vào Chúa không có nghĩa là Mẹ được miễn trừ mọi nỗi buồn, đau khổ, trái lại, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình bất trắc và phải chịu thử thách quyết liệt, nhưng Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào Chúa. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu của Chúa được thực hiện trong cuộc đời.
3) Tâm tình khiêm tốn
Tâm tình thứ ba là khiêm tốn: Sự khiêm hạ của Đức Maria sau nhập thể xuất hiện như một trong những phép lạ vĩ đại nhất của ân sủng. Làm sao Đức Maria có thể kham nổi sức nặng của tư tưởng này: “Bà là Mẹ Thiên Chúa! Bà là Đấng Cao Cả nhất trong mọi loài thụ tạo!” Lucifer không thể giữ được sự căng thẳng này một cách đúng đắn và tính kiêu ngạo đã làm nó chao đảo, nên nó đã gục ngã. Còn Đức Maria không như thế. Mẹ luôn giữ mình khiêm nhường, khiêm hạ, như không có gì xảy ra trong cuộc sống mình. Mẹ luôn xác tín rằng mình chỉ là “phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới.” Nếu có là gì đều do ân sủng, do lòng thương xót Chúa, do “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.” Thánh Bênarđô chào Mẹ: “Lạy Mẹ Đồng Trinh, nữ tử của Con Mẹ. Mẹ càng khiêm nhường càng được tán dương hơn bất bất cứ thụ tạo nào khác.”
Như thế, tâm tình ngợi khen, hoan hỷ và khiêm tốn là ba tâm tình chính của Mẹ trong lời Kinh Magnificat và đó cũng là ba tâm tình Mùa Vọng mà chúng ta cần có để mừng Con Chúa Giáng Sinh. Ba tâm tình đó như là máng cỏ để cho Con Thiên Chúa được sinh ra một lần nữa trong lòng chúng ta. Vì như các bậc thầy tu đức nhắc nhở rằng: “Nếu Chúa Giêsu có sinh ra bởi Đức Maria ngàn lần tại Bêlêm sẽ không mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta nếu Người không một lần được sinh ra nhờ đức tin trong lòng chúng ta.”
Xin Mẹ dạy chúng ta có những tâm tình xứng hợp này để đón mừng Con Chúa giáng sinh và để Chúa cũng được giáng sinh trong lòng chúng ta một lần nữa. Amen.
Hôm nay, chúng ta suy niệm về Đức Maria, nhân vật nổi bật thứ II của Mùa Vọng, sau Chúa, qua bài ca Magnificat. Trong lời Kinh này chúng ta rút ra ba tâm tình chính yếu của Đức Mẹ.
1) Tâm tình ngợi khen
Trước hết, tâm tình ngợi khen: Đức Maria đã ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ và những điều cao trọng mà Người đã làm cho Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, ơn làm Mẹ Thiên Chúa, và sau này ơn vinh hiển cả hồn cả xác. Tất cả là do lòng thương xót Chúa, do Đấng Cứu Độ ban, nên Mẹ luôn sống trong tâm tình cảm tạ và ngợi khen Chúa. Đó là tâm tình chính yếu mà phụng vụ Kitô Giáo dội lại trong mỗi cử hành. Bởi lẽ mọi ân huệ được ban cho chúng ta phát xuất từ Thiên Chúa. Nên phải luôn ca tụng và ngợi khen Chúa như Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.”
2) Tâm tình hoan hỷ
Tâm tình thứ hai là vui mừng hoan hỷ: “Linh hồn tôi hớn hở trong Chúa.” Với biến cố truyền tin, Đức Maria sống mầu nhiệm nhập thể như thể là một biến cố thần hiện ở mức độ cao nhất và nó làm cho Mẹ trở thành kiểu mẫu về một tâm hồn “nhiệt thành nhờ Thánh Thần” (Rm 12,11). Đó là Lễ Hiện Xuống của Mẹ. Mẹ được đầy Thánh Thần, tràn ngập niềm vui thánh thiện trong lòng. Chúng ta không thể hiểu được những hành vi và lời nói của Đức Maria trong cuộc viếng thăm bà Êlisabét nếu không ở trong ánh sáng của kinh nghiệm thần bí mà không có gì so sáng được. Đức Maria là người đầu tiên có kinh nghiệm về “niềm hoan lạc trong Thánh Thần” và lời kinh Magnificat là chứng tá tuyệt vời nhất về điều này. Từ khi Mẹ cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Mặc dầu có Chúa và tin vào Chúa không có nghĩa là Mẹ được miễn trừ mọi nỗi buồn, đau khổ, trái lại, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình bất trắc và phải chịu thử thách quyết liệt, nhưng Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào Chúa. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu của Chúa được thực hiện trong cuộc đời.
3) Tâm tình khiêm tốn
Tâm tình thứ ba là khiêm tốn: Sự khiêm hạ của Đức Maria sau nhập thể xuất hiện như một trong những phép lạ vĩ đại nhất của ân sủng. Làm sao Đức Maria có thể kham nổi sức nặng của tư tưởng này: “Bà là Mẹ Thiên Chúa! Bà là Đấng Cao Cả nhất trong mọi loài thụ tạo!” Lucifer không thể giữ được sự căng thẳng này một cách đúng đắn và tính kiêu ngạo đã làm nó chao đảo, nên nó đã gục ngã. Còn Đức Maria không như thế. Mẹ luôn giữ mình khiêm nhường, khiêm hạ, như không có gì xảy ra trong cuộc sống mình. Mẹ luôn xác tín rằng mình chỉ là “phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới.” Nếu có là gì đều do ân sủng, do lòng thương xót Chúa, do “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.” Thánh Bênarđô chào Mẹ: “Lạy Mẹ Đồng Trinh, nữ tử của Con Mẹ. Mẹ càng khiêm nhường càng được tán dương hơn bất bất cứ thụ tạo nào khác.”
Như thế, tâm tình ngợi khen, hoan hỷ và khiêm tốn là ba tâm tình chính của Mẹ trong lời Kinh Magnificat và đó cũng là ba tâm tình Mùa Vọng mà chúng ta cần có để mừng Con Chúa Giáng Sinh. Ba tâm tình đó như là máng cỏ để cho Con Thiên Chúa được sinh ra một lần nữa trong lòng chúng ta. Vì như các bậc thầy tu đức nhắc nhở rằng: “Nếu Chúa Giêsu có sinh ra bởi Đức Maria ngàn lần tại Bêlêm sẽ không mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta nếu Người không một lần được sinh ra nhờ đức tin trong lòng chúng ta.”
Xin Mẹ dạy chúng ta có những tâm tình xứng hợp này để đón mừng Con Chúa giáng sinh và để Chúa cũng được giáng sinh trong lòng chúng ta một lần nữa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha trong Mùa Giáng Sinh
Đặng Tự Do
01:52 21/12/2017
Theo thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, trưa 24 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc Kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu và du khách hành hương và ban huấn từ liên quan đến Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng.
Lúc 9 giờ 30 phút tối 24 tháng 12, ngài sẽ cử hành Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trưa ngày 25 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh “Urbi et Orbi” gởi dân thành Rôma và toàn thế giới và ban phép lành Tòa Thánh cho những người hiện diện cũng như tất cả những ai theo dõi qua các đài phát thanh, các đài truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Chiều ngày cuối năm 31 tháng 12, bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể “Te Deum” tạ ơn Chúa đã ban muôn ơn lành cho Giáo Hội trong năm 2017.
- Sáng ngày 1 tháng Giêng, lúc 10h sáng, Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Ngày Hoà bình Thế giới.
- Ngày 6 tháng Giêng, lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng.
- Một ngày sau đó, ngày 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa tại nhà nguyện Sistina và ban phép rửa tội cho một số trẻ sơ sinh.
- Từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha tông du Chile và Peru. Đây là chuyến tông du thứ sáu của ngài tại Mỹ Châu. Trước đó, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mễ Tây Cơ và Colombia.
Lúc 9 giờ 30 phút tối 24 tháng 12, ngài sẽ cử hành Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trưa ngày 25 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh “Urbi et Orbi” gởi dân thành Rôma và toàn thế giới và ban phép lành Tòa Thánh cho những người hiện diện cũng như tất cả những ai theo dõi qua các đài phát thanh, các đài truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Chiều ngày cuối năm 31 tháng 12, bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể “Te Deum” tạ ơn Chúa đã ban muôn ơn lành cho Giáo Hội trong năm 2017.
- Sáng ngày 1 tháng Giêng, lúc 10h sáng, Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Ngày Hoà bình Thế giới.
- Ngày 6 tháng Giêng, lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng.
- Một ngày sau đó, ngày 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa tại nhà nguyện Sistina và ban phép rửa tội cho một số trẻ sơ sinh.
- Từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha tông du Chile và Peru. Đây là chuyến tông du thứ sáu của ngài tại Mỹ Châu. Trước đó, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mễ Tây Cơ và Colombia.
Nhiều khách hành hương hủy bỏ chuyến đi mừng Chúa Giáng Sinh tại Thánh Địa
Đặng Tự Do
05:03 21/12/2017
“Hiện trạng của thành thánh Giêrusalem đang ảnh hưởng đến cuộc sống mong manh giữa các cộng đồng khác nhau. Nó chỉ nên được thay đổi thông qua đối thoại”, Đức Tổng Giám Mục nói với các nhà báo tại Toà Thượng phụ Latinh.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói thêm: “Tôi không thấy có vấn đề gì khi Giêrusalem là biểu tượng quốc gia của cả người Palestine và Israel, nhưng Giêrusalem không chỉ là vấn đề về chính trị, chủ quyền và biên giới. Đó là cái gì đó vượt xa hơn những điều đó. Nó là một biểu tượng phổ quát cho hàng tỷ tín hữu, và chúng ta không thể quên điều đó.”
Hôm 6 tháng 12, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ chuyển Đại sứ quán của mình từ Tel Aviv, nơi có hầu hết các đại sứ quán nước ngoài, tới Giêrusalem. Tuyên bố này đã khởi đầu cho những lời lên án và các cuộc biểu tình trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Gaza, Bờ Tây và Giêrusalem.
Giêrusalem được xem là thánh địa thiêng liêng đối với Kitô hữu, người Hồi giáo và Do Thái và cả Palestine lẫn Israel đều muốn xem đây là thủ đô tương lai của mình. Tình trạng tương lai của thành phố này đã là một điểm then chốt trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, vốn đã bị trì hoãn kể từ năm 2014.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi chống lại các quyết định đơn phương của một người nhằm chống lại người kia.”
Khi được hỏi ngài sẽ nói gì với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, là người dự kiến sẽ thăm viếng Giêrusalem vào tháng Giêng 2018 tới đây, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói ngài sẽ đề nghị Hoa Kỳ: “Hãy lắng nghe nhiều hơn. Đó là thông điệp của tôi với ông ta”
Trả lời một câu hỏi khác, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói rằng các nhà thờ địa phương sẽ lúng túng nếu vào thời điểm đó các quan chức Mỹ yêu cầu đến thăm các nơi thánh với tư cách chính thức.
“Nếu họ đến như những người hành hương, chúng tôi không thể từ chối. .. nhưng đôi khi chúng ta không thể bỏ qua các hậu ý chính trị. Chúng tôi muốn giữ liên lạc với người Mỹ. Nhưng chúng tôi phải tìm ra một phương cách thận trọng”.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói tuyên bố của ông Trump làm tăng thêm sự thất vọng của người Palestine, là những cảm thấy thế giới đang cư xử bất công đối với họ trong việc giải quyết các xung đột với Israel. Ngài nói, mọi người đang mệt mỏi vì bạo lực dưới mọi hình thức, và đang chờ đợi “công lý, quyền và chân lý”.
Người Palestine cũng mệt mỏi vì vẫn phải vật lộn với những vấn đề như đoàn tụ gia đình và tự do đi lại.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cho biết tuyên bố của ông Trump đã tạo ra căng thẳng xung quanh vấn đề Giêrusalem và một số khách hành hương đã hủy bỏ chuyến đi của họ tới Giêrusalem trong mùa lễ này. Giáo Hội địa phương đang phải vật lộn với những khó khăn để Giáng sinh vẫn “được cử hành với niềm vui”.
Giáo hội đã không hủy bỏ bất kỳ sự kiện Giáng sinh công cộng truyền thống nào, mặc dù thị trưởng Nazareth đã hủy bỏ một số lễ mừng do thành phố tổ chức.
Phản ứng trước việc qua đời của Đức Hồng Y Bernard Law
Vũ Văn An
05:23 21/12/2017
Trang mạng mới của Tòa Thánh, www.vaticannews.va, loan tin: Đức Hồng Y Hoa Kỳ Bernard Law qua đời ở tuổi 86. Nguyên Tổng Giám Mục Boston, Đức Hồng Y Bernard Law, đã qua đời tại Rôma.
Tòa Thánh đưa tin và công bố tiểu sử Đức Hồng Y Bernard Francis Law
Thực vậy, trang mạng viết tiếp: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law đã qua đời tại Rôma sau một cơn bệnh lâu dài. Tổng Giám Mục hưu trí của Boston và Trưởng Linh Mục hưu trí của Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngài được 86 tuổi. Được thụ phong linh mục năm 1961, ngài được cử làm Tổng Giám Mục Boston năm 1984 nơi ngài cổ vũ đối thoại đại kết và các liên hệ Công Giáo – Do Thái. Năm 2002, ngài từ nhiệm chức vụ của ngài ở Boston tiếp theo các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”.
Và sau đó, trang mạng này đăng tiểu sử của Ngài: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Trưởng Linh Mục hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma và Tổng Giám Mục hưu trí của Boston (USA), sinh ngày 4 tháng 11 năm 1931 ở Torreón, Mexico, con trai một Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ. Ngài tốt nghiệp Đại Học Havard ở Cambridge, Massachusetts; vào chủng viện Thánh Giuse ở St. Benedict, Los Angeles và từ 1955 tới 1961, học tại Giáo Hoàng Học Viện Josephinum ở Worthington, Ohio.
“Ngài được thụ phong linh mục cho giáo phận Natchez-Jackson (nay là Jackson) ngày 21 tháng 5 năm 1961. Từ 1963 tới 1968, ngài là chủ bút tờ báo giáo phận Natchez-Jackson, Miss.; từ 1968 tới 1971, ngài là giám đốc Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Ngày 22 tháng 10 năm 1973, ngài được bổ nhiệm giám mục Springfield-Cape Girardeau ở Montana và được tấn phong giám mục ngày 5 tháng 12 năm 1973.
“Năm1975, ngài mời tới giáo phận ngài tất cả 166 thành viên của một Dòng Tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, và hai năm sau phong linh mục cho 12 thành viên của dòng tu này.
“Kế nhiệm Đức Hồng Y Humberto Medeiros, ngài được bổ nhiệm bởi Đức Gioan Phaolô II ngày 11 tháng 1 năm 1984 làm Tổng Giám Mục Boston, tòa lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Để cai quản mục vụ tổng giáo phận, ngài ấn định các mục tiêu sau đây: đích thân canh tân đức tin, phúc âm hóa, công lý xã hội và hòa bình, giáo lý hóa đức tin Công Giáo, và ơn gọi. Thư mục vụ đầu tiên của ngài nhấn mạnh đến việc phải củng cố đời sống giáo xứ mà trọng tâm là phụng vụ.
“Đức Hồng Y Boston thường là phát ngôn viên cho người Công Giáo ở Hiệp Chúng Quốc về việc hợp nhất Kitô Giáo và việc tiến bộ trong các mối liên hệ Công Giáo – Do Thái. Kinh nghiệm rộng lớn mà ngài thu lượm được trong phạm vi này đã được đặt dưới sự sử dụng của Giáo Hội hoàn vũ trong tư cách cố vấn cho ủy ban liên lạc tôn giáo với Do Thái Giáo (1976-1981) và thành viên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo. Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm đại diện của Tòa Thánh để giám sát việc chấp nhận các tân tòng Episcopalian vào hàng linh mục Công Giáo.
“Ngài cũng giữ một số chức vụ trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Tổng Giám Mục hưu trí Boston, ngày 13 tháng 12 năm 2002.
“Trưởng Linh Mục Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngày 27 tháng 5 năm 2004 – 21 tháng 11 năm 2011.
“Ngài tham dự cơ mật viện tháng 4 năm 2005, là cơ mật viện bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
“Được lập và công bố Hồng Y bởi Thánh Gioan Phaolô II trong cơ mật viện 25 tháng 5 năm 1985, hiệu tòa Thánh Susanna”.
Chúng tôi cố ý đăng lại nguyên văn công bố của Vatican về sự qua đời của Đức Hồng Y để thấy tuy có nhắc đến việc từ chức Tổng Giám Mục Boston của Đức Hồng Y Bernard Law, Tòa Thánh không hẳn kết tội ngài nhưng quả quyết việc này là do “các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”. Ngoài việc này, Tòa Thánh chỉ kể lại các công trạng rất nhiều của ngài, trong đó, có cả việc ngài “mời” tất cả 166 thành viên của “dòng tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc”.
Cung cách đưa tin trân trọng này thật trái với luận điệu đưa tin có tính hạ nhục của báo chí thế tục. Tờ The Guardian chạy hàng tít: “Cardinal Bernard Law, central figure in Boston sexual abuse scandal, dies at 86” (Hồng Y Bernard Law, khuôn mặt chính trong tai tiếng lạm dụng tình dục ở Boston qua đời ở tuổi 86” và dưới hàng tít đó, họ viết thêm: “Vatican nói nguyên tổng giám mục thất sủng đã qua đời tại Rôma”. CNN chạy hàng tít: “Ex-Cardinal Bernard Law, symbol of church sex abuse scandal, dead at 86” (Cựu Hồng Y Bernard Law, biểu tượng tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo Hội, qua đời ở tuổi 86” và dưới đó, họ viết: “Bernard Law, cựu Hồng Y Boston, người đã từ chức trong thất sủng trong tai tiếng lạm dục tình dục của Giáo Hội, đã qua đời”.
Riêng tờ New York Times, ngoài cách đặt tít đầy hạ giá, còn cho rằng Tòa Thánh ngần ngại lên tiếng về sự quá vãng của Đức Hồng Y Law. Thực vậy, hàng tít của họ như sau: “Bernard Law, Hồng Y Uy Quyền Thất Sủng vì Tai Tiếng Linh Mục Lạm Dụng, Qua Đời ở Tuổi 86”. Và trong bản tin, họ viết như sau: “Cái chết đã được xác nhận bởi 1 viên chức Giáo Hội từ chối bị nhận diện”.
Đức Giáo Hoàng gửi điện chia buồn sự qua đời của Đức Hồng Y Law
Đó là tựa đề bản tin đăng trên www.vaticannews.va, trang mạng mới và hợp nhất của Tòa Thánh, cho thấy Tòa Thánh không ngần ngại như giọng điệu của Tờ New York Times. Trái lại, người đứng đầu Vatican đã chính thức gửi điện chia buồn cùng Hồng Y đoàn về sự ra đi của một “hoàng tử Giáo Hội”, một tước vị Đức Hồng Y Law vẫn duy trì nguyên vẹn.
Bức điện trên được gửi cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, người sẽ chủ tọa Thánh Lễ An Táng Đức Hồng Y Law. Bức điện nguyên văn như sau:
Kính Gửi Đức Hồng Y Angelo Sodano,
Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
Vatican City
Tôi đã được tin về sự ra đi của Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Linh Mục Trưởng hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả, và tôi muốn bầy tỏ lời chia buồn của tôi tới Hồng Y Đoàn. Tôi dâng lời cầu nguyện cho sự an nghỉ của linh hồn ngài, để Chúa, Đấng Thiên Chúa giầu lòng thương xót, đón ngài vào cõi bằng an đời đời của Người, và tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho những ai chia sẻ sự tang chế về việc ra đi của Đức Hồng Y, người mà tôi phó thác cho sự cầu bầu mẫu thân của Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ Dân Rôma.
FRANCISCUS PP.
Điều đặc biệt trong bức điện trên là việc Đức Phanxicô khuyến khích người ta chia sẽ nỗi đau buồn do việc ra đi của Đức Hồng Y Law gây nên. Thật khác xa với luận điệu của một số người, tuy xác nhận là có đức tin nhưng còn thua xa cha ông Việt Nam với đạo lý nghĩa tử nghĩa tận, đã lên tiếng thóa mạ người đã hy sinh cả đời vì người khác. Thực vậy, theo hãng tin Associated Press, Alexa MacPherson, người nói rằng mình là nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục lúc còn nhỏ, nói rằng “tôi hy vọng cửa hỏa ngục sẽ mở rộng để cho ông ta vào”.
Cũng theo Associated Press, Barbara Sidorowicz, mẹ của 3 nạn nhân bị lạm dụng, tuyên bố: “Tôi là một con người, tôi không thể có lúc nào lại quay lưng khỏi đức tin của tôi, nhưng tôi không thể tìm thấy đức tin trong trái tim tôi để tha thứ… tôi không thể bảo mình đọc một câu kinh cho ông ta”.
Ngài mắc lỗi lầm gì? Chỉ một sai lầm là đã dựa vào “các lượng giá thiếu sót của phân tâm học” không phúc trình cho cảnh sát các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên. Chính tờ New York Times thuật lại lý do mắc lỗi có tính kỹ thuật này của Đức Hồng Y, chứ không hẳn ý chí mù quáng chỉ lo bảo vệ mấy ông giáo sĩ lạm dụng. Nhưng họ vẫn không tỏ một mảy may khoan dung trước lỗi lầm này. Cái xã hội vốn lên án Giáo Hội thiếu khoan dung này đã không hề có một mẩu khoan dung nhỏ xíu để tha thứ cho lầm lỗi mà không riêng ngài nhưng cả hệ thống cải tạo xã hội thời ấy vẫn áp dụng: tin ở khả năng cải tạo của phạm nhân như các lượng giá của phân tâm học vốn chủ trương.
Một điều khác đáng lưu ý trong điện văn của Đức Phanxicô là không nhắc gì tới lầm lỗi trên. Khác với vị Tổng Giám Mục hiện nay của Boston, Đức Hồng Y Sean O’Malley. Trước khi nói tới công trạng của vị tiền nhiệm, người đứng đầu Tổng Giáo Phận Boston nói rằng cái chết của vị tiền nhiệm gây “hàng loạt xúc cảm khác nhau về phía nhiều người. Tôi đặc biệt ý thức tất cả những người từng trải nghiệm sự chấn thương của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, mà đời sống đã bị tác động trầm trọng bởi các tội ác này, và gia đình cũng như người thân của họ. Với các người nam nữ này, tôi thành thực xin lỗi vì các tai hại họ phải chịu”.
Vị Hồng Y này còn thêm rằng Đức Hồng Y Law phục vụ lúc Giáo Hội “sai phạm một cách trầm trọng” trong trách nhiệm cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho người ta, với những hậu quả thảm hại.
Phải chăng những người thuộc “Voice of the Faithful” (Tiếng Nói Giáo Dân) hay “Gần 60 linh mục ký một lá thư yêu cầu ngài từ chức”, như New York Times tường trình, vẫn còn đó, để Đức Hồng Y Phải e dè đến thế?
Thậm chí, vị trên còn nói với CNN rằng ngài nghĩ việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Law làm Trưởng Linh Mục Nhà Thờ Đức Bà Cả, dù là một chức vụ ngồi mát ăn bát vàng (sinecure), vẫn là điều ngày nay sẽ không ai làm!
Tòa Thánh đưa tin và công bố tiểu sử Đức Hồng Y Bernard Francis Law
Thực vậy, trang mạng viết tiếp: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law đã qua đời tại Rôma sau một cơn bệnh lâu dài. Tổng Giám Mục hưu trí của Boston và Trưởng Linh Mục hưu trí của Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngài được 86 tuổi. Được thụ phong linh mục năm 1961, ngài được cử làm Tổng Giám Mục Boston năm 1984 nơi ngài cổ vũ đối thoại đại kết và các liên hệ Công Giáo – Do Thái. Năm 2002, ngài từ nhiệm chức vụ của ngài ở Boston tiếp theo các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”.
Và sau đó, trang mạng này đăng tiểu sử của Ngài: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Trưởng Linh Mục hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma và Tổng Giám Mục hưu trí của Boston (USA), sinh ngày 4 tháng 11 năm 1931 ở Torreón, Mexico, con trai một Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ. Ngài tốt nghiệp Đại Học Havard ở Cambridge, Massachusetts; vào chủng viện Thánh Giuse ở St. Benedict, Los Angeles và từ 1955 tới 1961, học tại Giáo Hoàng Học Viện Josephinum ở Worthington, Ohio.
“Ngài được thụ phong linh mục cho giáo phận Natchez-Jackson (nay là Jackson) ngày 21 tháng 5 năm 1961. Từ 1963 tới 1968, ngài là chủ bút tờ báo giáo phận Natchez-Jackson, Miss.; từ 1968 tới 1971, ngài là giám đốc Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Ngày 22 tháng 10 năm 1973, ngài được bổ nhiệm giám mục Springfield-Cape Girardeau ở Montana và được tấn phong giám mục ngày 5 tháng 12 năm 1973.
“Năm1975, ngài mời tới giáo phận ngài tất cả 166 thành viên của một Dòng Tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, và hai năm sau phong linh mục cho 12 thành viên của dòng tu này.
“Kế nhiệm Đức Hồng Y Humberto Medeiros, ngài được bổ nhiệm bởi Đức Gioan Phaolô II ngày 11 tháng 1 năm 1984 làm Tổng Giám Mục Boston, tòa lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Để cai quản mục vụ tổng giáo phận, ngài ấn định các mục tiêu sau đây: đích thân canh tân đức tin, phúc âm hóa, công lý xã hội và hòa bình, giáo lý hóa đức tin Công Giáo, và ơn gọi. Thư mục vụ đầu tiên của ngài nhấn mạnh đến việc phải củng cố đời sống giáo xứ mà trọng tâm là phụng vụ.
“Đức Hồng Y Boston thường là phát ngôn viên cho người Công Giáo ở Hiệp Chúng Quốc về việc hợp nhất Kitô Giáo và việc tiến bộ trong các mối liên hệ Công Giáo – Do Thái. Kinh nghiệm rộng lớn mà ngài thu lượm được trong phạm vi này đã được đặt dưới sự sử dụng của Giáo Hội hoàn vũ trong tư cách cố vấn cho ủy ban liên lạc tôn giáo với Do Thái Giáo (1976-1981) và thành viên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo. Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm đại diện của Tòa Thánh để giám sát việc chấp nhận các tân tòng Episcopalian vào hàng linh mục Công Giáo.
“Ngài cũng giữ một số chức vụ trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Tổng Giám Mục hưu trí Boston, ngày 13 tháng 12 năm 2002.
“Trưởng Linh Mục Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngày 27 tháng 5 năm 2004 – 21 tháng 11 năm 2011.
“Ngài tham dự cơ mật viện tháng 4 năm 2005, là cơ mật viện bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
“Được lập và công bố Hồng Y bởi Thánh Gioan Phaolô II trong cơ mật viện 25 tháng 5 năm 1985, hiệu tòa Thánh Susanna”.
Chúng tôi cố ý đăng lại nguyên văn công bố của Vatican về sự qua đời của Đức Hồng Y để thấy tuy có nhắc đến việc từ chức Tổng Giám Mục Boston của Đức Hồng Y Bernard Law, Tòa Thánh không hẳn kết tội ngài nhưng quả quyết việc này là do “các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”. Ngoài việc này, Tòa Thánh chỉ kể lại các công trạng rất nhiều của ngài, trong đó, có cả việc ngài “mời” tất cả 166 thành viên của “dòng tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc”.
Cung cách đưa tin trân trọng này thật trái với luận điệu đưa tin có tính hạ nhục của báo chí thế tục. Tờ The Guardian chạy hàng tít: “Cardinal Bernard Law, central figure in Boston sexual abuse scandal, dies at 86” (Hồng Y Bernard Law, khuôn mặt chính trong tai tiếng lạm dụng tình dục ở Boston qua đời ở tuổi 86” và dưới hàng tít đó, họ viết thêm: “Vatican nói nguyên tổng giám mục thất sủng đã qua đời tại Rôma”. CNN chạy hàng tít: “Ex-Cardinal Bernard Law, symbol of church sex abuse scandal, dead at 86” (Cựu Hồng Y Bernard Law, biểu tượng tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo Hội, qua đời ở tuổi 86” và dưới đó, họ viết: “Bernard Law, cựu Hồng Y Boston, người đã từ chức trong thất sủng trong tai tiếng lạm dục tình dục của Giáo Hội, đã qua đời”.
Riêng tờ New York Times, ngoài cách đặt tít đầy hạ giá, còn cho rằng Tòa Thánh ngần ngại lên tiếng về sự quá vãng của Đức Hồng Y Law. Thực vậy, hàng tít của họ như sau: “Bernard Law, Hồng Y Uy Quyền Thất Sủng vì Tai Tiếng Linh Mục Lạm Dụng, Qua Đời ở Tuổi 86”. Và trong bản tin, họ viết như sau: “Cái chết đã được xác nhận bởi 1 viên chức Giáo Hội từ chối bị nhận diện”.
Đức Giáo Hoàng gửi điện chia buồn sự qua đời của Đức Hồng Y Law
Đó là tựa đề bản tin đăng trên www.vaticannews.va, trang mạng mới và hợp nhất của Tòa Thánh, cho thấy Tòa Thánh không ngần ngại như giọng điệu của Tờ New York Times. Trái lại, người đứng đầu Vatican đã chính thức gửi điện chia buồn cùng Hồng Y đoàn về sự ra đi của một “hoàng tử Giáo Hội”, một tước vị Đức Hồng Y Law vẫn duy trì nguyên vẹn.
Bức điện trên được gửi cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, người sẽ chủ tọa Thánh Lễ An Táng Đức Hồng Y Law. Bức điện nguyên văn như sau:
Kính Gửi Đức Hồng Y Angelo Sodano,
Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
Vatican City
Tôi đã được tin về sự ra đi của Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Linh Mục Trưởng hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả, và tôi muốn bầy tỏ lời chia buồn của tôi tới Hồng Y Đoàn. Tôi dâng lời cầu nguyện cho sự an nghỉ của linh hồn ngài, để Chúa, Đấng Thiên Chúa giầu lòng thương xót, đón ngài vào cõi bằng an đời đời của Người, và tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho những ai chia sẻ sự tang chế về việc ra đi của Đức Hồng Y, người mà tôi phó thác cho sự cầu bầu mẫu thân của Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ Dân Rôma.
FRANCISCUS PP.
Điều đặc biệt trong bức điện trên là việc Đức Phanxicô khuyến khích người ta chia sẽ nỗi đau buồn do việc ra đi của Đức Hồng Y Law gây nên. Thật khác xa với luận điệu của một số người, tuy xác nhận là có đức tin nhưng còn thua xa cha ông Việt Nam với đạo lý nghĩa tử nghĩa tận, đã lên tiếng thóa mạ người đã hy sinh cả đời vì người khác. Thực vậy, theo hãng tin Associated Press, Alexa MacPherson, người nói rằng mình là nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục lúc còn nhỏ, nói rằng “tôi hy vọng cửa hỏa ngục sẽ mở rộng để cho ông ta vào”.
Cũng theo Associated Press, Barbara Sidorowicz, mẹ của 3 nạn nhân bị lạm dụng, tuyên bố: “Tôi là một con người, tôi không thể có lúc nào lại quay lưng khỏi đức tin của tôi, nhưng tôi không thể tìm thấy đức tin trong trái tim tôi để tha thứ… tôi không thể bảo mình đọc một câu kinh cho ông ta”.
Ngài mắc lỗi lầm gì? Chỉ một sai lầm là đã dựa vào “các lượng giá thiếu sót của phân tâm học” không phúc trình cho cảnh sát các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên. Chính tờ New York Times thuật lại lý do mắc lỗi có tính kỹ thuật này của Đức Hồng Y, chứ không hẳn ý chí mù quáng chỉ lo bảo vệ mấy ông giáo sĩ lạm dụng. Nhưng họ vẫn không tỏ một mảy may khoan dung trước lỗi lầm này. Cái xã hội vốn lên án Giáo Hội thiếu khoan dung này đã không hề có một mẩu khoan dung nhỏ xíu để tha thứ cho lầm lỗi mà không riêng ngài nhưng cả hệ thống cải tạo xã hội thời ấy vẫn áp dụng: tin ở khả năng cải tạo của phạm nhân như các lượng giá của phân tâm học vốn chủ trương.
Một điều khác đáng lưu ý trong điện văn của Đức Phanxicô là không nhắc gì tới lầm lỗi trên. Khác với vị Tổng Giám Mục hiện nay của Boston, Đức Hồng Y Sean O’Malley. Trước khi nói tới công trạng của vị tiền nhiệm, người đứng đầu Tổng Giáo Phận Boston nói rằng cái chết của vị tiền nhiệm gây “hàng loạt xúc cảm khác nhau về phía nhiều người. Tôi đặc biệt ý thức tất cả những người từng trải nghiệm sự chấn thương của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, mà đời sống đã bị tác động trầm trọng bởi các tội ác này, và gia đình cũng như người thân của họ. Với các người nam nữ này, tôi thành thực xin lỗi vì các tai hại họ phải chịu”.
Vị Hồng Y này còn thêm rằng Đức Hồng Y Law phục vụ lúc Giáo Hội “sai phạm một cách trầm trọng” trong trách nhiệm cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho người ta, với những hậu quả thảm hại.
Phải chăng những người thuộc “Voice of the Faithful” (Tiếng Nói Giáo Dân) hay “Gần 60 linh mục ký một lá thư yêu cầu ngài từ chức”, như New York Times tường trình, vẫn còn đó, để Đức Hồng Y Phải e dè đến thế?
Thậm chí, vị trên còn nói với CNN rằng ngài nghĩ việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Law làm Trưởng Linh Mục Nhà Thờ Đức Bà Cả, dù là một chức vụ ngồi mát ăn bát vàng (sinecure), vẫn là điều ngày nay sẽ không ai làm!
Đức Thánh Cha quở trách các cựu viên chức Vatican “tự xem mình như những vị tử đạo”
Đặng Tự Do
05:43 21/12/2017
Diễn từ hàng năm trước Giáo triều Rôma, được đưa ra vào những ngày trước Giáng sinh, trong những năm gần đây thường được xem một “lời mời gọi bừng tỉnh”. Năm 2014, Đức Phanxicô đã đưa ra danh sách các loại “bệnh tật” như “tâm thần tinh thần” và “tâm thần phân liệt hiện sinh”.
Năm nay, Đức Giáo Hoàng lại đưa ra những chỉ trích nghiêm khắc đối với các nhân viên của ngài, liên quan đến các cuộc tranh luận công khai gần đây.
Theo ký giả Francis Rocca, của tờ Wall Street Journal, Đức Giáo Hoàng đã tố cáo một “logic không cân bằng và thoái hoá trong các mưu toan và những hội kín mà trên thực tế đại diện cho. .. một căn bệnh ung thư dẫn đến sự tự quy chiếu về mình”.
Ngài cũng nhắc đến các cựu viên chức đã bị loại sau khi bị “băng hoại bởi tham vọng và kiêu căng”, và sau khi rời khỏi chức vụ của họ, họ đã coi mình là các vị “tử vì đạo” của hệ thống, của “một vị giáo hoàng không hề báo trước”, của “một kẻ bảo thủ già nua”.
Bộ Giáo lý Đức tin (CDF) đã là trọng tâm của cuộc tranh luận gần đây. Ba quan chức đã bị loại khỏi chức vụ của họ, bất chấp những lời phản kháng của Đức Hồng Y Gerhard Müller, là người sau đó cũng không được lưu nhiệm sau khi hết nhiệm kỳ. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử Vatican hiện đại.
Đức Hồng Y Müller đã phàn nàn rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã không đưa ra lý do. Cũng như ngài đã không đưa ra lý do nào để miễn nhiệm ba thành viên có năng lực cao của CDF vài tháng trước đó “.
Đức Hồng Y Müller nói thêm: “Tôi không thể chấp nhận cách làm việc này. Là một giám mục, ta không thể đối xử với con người theo cách này.”
Một quan chức nổi bật khác đã bị loại trong năm nay là ông Libero Milone, tổng kiểm toán viên của Vatican, là người đã tuyên bố rằng ông bị buộc thôi việc bởi vì ông ta đang điều tra những vụ tham nhũng tài chính.
Trong bài diễn văn sáng 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng cũng ca ngợi các quan chức trong giáo triều Rôma làm việc với “sự tận tụy và thánh thiện tuyệt vời”.
Nhưng ngài thừa nhận những khó khăn trong việc cải tổ giáo triều khi trích dẫn một nhà chính trị sống ở thế kỷ XIX là người cho rằng: “Thực hiện cải cách ở Rôma giống như làm sạch các con Nhân sư Ai Cập bằng bàn chải đánh răng”.
Source: Catholic Herald - Pope Francis rebukes ex-Vatican officials who claim to be ‘martyrs’
Đức Thánh Cha phê bình thói lôi tin cũ ra đánh bóng thành tin mới của các ký giả
Đặng Tự Do
06:17 21/12/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích một thói xấu của các nhà báo là lôi các vụ xì căng đan cũ ra, thêm mắm dặm muối vào để làm thành tin mới. Ngài cho rằng đó là một “tội lỗi rất nghiêm trọng” làm tổn thương tất cả những người tham gia.
Trong buổi tiếp kiến dành cho các phương tiện truyền thông Công Giáo hôm thứ Bảy 16 tháng 12, Đức Thánh Cha nói rằng các nhà báo thực hiện một sứ mệnh nằm trong số những “nền tảng” cơ bản nhất đối với các xã hội dân chủ.
Nhưng ngài nhắc nhở họ phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và không thể chỉ có một chiều.
Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em không nên rơi vào những tội lỗi của truyền thông: đó là thông tin sai lệch, một chiều, thêm mắm dặm muối, phỉ báng, tìm kiếm những tin tức cũ đã được xử lý rồi thêm thắt để đưa ra như những tin mới”.
Ngài gọi những hành động đó là “tội lỗi nặng nề làm tổn thương đến nhà báo và làm tổn thương người khác”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Trong thời đại chúng ta, nhiều người thường lo lắng vì vận tốc, vì ước muốn truyền đi những tin giật gân, mà ít để ý đến sự chính xác và đầy đủ, bị cảm xúc hướng dẫn; thay vì những suy tư chín chắn, đáng tin cậy với những dữ kiện và tin tức được kiểm chứng, không nhắm gây ngạc nhiên và cảm xúc, nhưng chủ ý làm tăng trưởng nơi các độc giả một ý thức lành mạnh phê bình, giúp họ đặt những câu hỏi thích hợp và đạt tới những kết luận có lý chứng”.
Trong sứ điệp truyền thông sắp tới của mình, Đức Thánh Cha sẽ bàn về tác hại của “tin giả”.
Trong buổi tiếp kiến dành cho các phương tiện truyền thông Công Giáo hôm thứ Bảy 16 tháng 12, Đức Thánh Cha nói rằng các nhà báo thực hiện một sứ mệnh nằm trong số những “nền tảng” cơ bản nhất đối với các xã hội dân chủ.
Nhưng ngài nhắc nhở họ phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và không thể chỉ có một chiều.
Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em không nên rơi vào những tội lỗi của truyền thông: đó là thông tin sai lệch, một chiều, thêm mắm dặm muối, phỉ báng, tìm kiếm những tin tức cũ đã được xử lý rồi thêm thắt để đưa ra như những tin mới”.
Ngài gọi những hành động đó là “tội lỗi nặng nề làm tổn thương đến nhà báo và làm tổn thương người khác”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Trong thời đại chúng ta, nhiều người thường lo lắng vì vận tốc, vì ước muốn truyền đi những tin giật gân, mà ít để ý đến sự chính xác và đầy đủ, bị cảm xúc hướng dẫn; thay vì những suy tư chín chắn, đáng tin cậy với những dữ kiện và tin tức được kiểm chứng, không nhắm gây ngạc nhiên và cảm xúc, nhưng chủ ý làm tăng trưởng nơi các độc giả một ý thức lành mạnh phê bình, giúp họ đặt những câu hỏi thích hợp và đạt tới những kết luận có lý chứng”.
Trong sứ điệp truyền thông sắp tới của mình, Đức Thánh Cha sẽ bàn về tác hại của “tin giả”.
Đức Thánh Cha đã gửi điện văn phân ưu về việc Đức Hồng Y Bernard Law qua đời
Bùi Hữu Thư
09:38 21/12/2017
Ngày 20 tháng 12 Đức Thánh Cha đã gửi điện văn phân ưu về việc Đức Hồng Y Bernard Law qua đời cho Đức Hồng Y Angelo Sodano chủ tịch Hồng Y Đoàn:
Kính gửi Hồng Y Angelo Sodano
Chủ Tịch Hồng Y Đoàn
Tôi đã nhận tin Hồng Y Bernard Law Linh Mục Niên Trưởng Danh Dự của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả đã được Chúa gọi về.
Tôi muốn phân ưu cùng Hồng Y Đoàn. Tôi dâng lời cầu nguyện cho linh hồn của ngài, xin Chúa nhân lành vô cùng đón nhận ngài vào nơi bình an vĩnh cửu của Người, và tôi gửi phép lành Tòa Thánh đến tất cả những ai đang đau buồn về sự ra đi của Hồng Y Law. Tôi trao phó ngài cho sự cầu bầu của Đức Nữ Đồng Trinh Maria.
Văn Phòng Các Nghi Thức Phụng Vụ của Toà Thánh cho hay các nghi thức an táng Hồng Y Law sẽ được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày Thứ Năm 21 tháng 12, 2017.
Đức Hồng Y Angelo Sodano sẽ chủ tế Thánh Lễ an táng và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành nghi thức Phó Dâng và Tiễn Biệt (Commendatio and Valedictio).
Kính gửi Hồng Y Angelo Sodano
Chủ Tịch Hồng Y Đoàn
Tôi đã nhận tin Hồng Y Bernard Law Linh Mục Niên Trưởng Danh Dự của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả đã được Chúa gọi về.
Tôi muốn phân ưu cùng Hồng Y Đoàn. Tôi dâng lời cầu nguyện cho linh hồn của ngài, xin Chúa nhân lành vô cùng đón nhận ngài vào nơi bình an vĩnh cửu của Người, và tôi gửi phép lành Tòa Thánh đến tất cả những ai đang đau buồn về sự ra đi của Hồng Y Law. Tôi trao phó ngài cho sự cầu bầu của Đức Nữ Đồng Trinh Maria.
Văn Phòng Các Nghi Thức Phụng Vụ của Toà Thánh cho hay các nghi thức an táng Hồng Y Law sẽ được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày Thứ Năm 21 tháng 12, 2017.
Đức Hồng Y Angelo Sodano sẽ chủ tế Thánh Lễ an táng và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành nghi thức Phó Dâng và Tiễn Biệt (Commendatio and Valedictio).
ĐGH với phần Giáo lý: Thánh Lễ là cuộc gặp trong tình yêu với Thiên Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:48 21/12/2017
(Vatican News) ĐGH Phanxicô tiếp tục đề cập đến phần giáo lý tại các buổi tiếp chung vào Thứ Tư hằng tuần, bắt đầu là phần Nhập Lễ trong một loạt bài chuyên về các phần khác nhau trong Thánh Lễ.
Các yếu tố khác nhau của Thánh Lễ, gồm có phần Phụng Vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể, với các nghi thức nhập lễ và nghi thức kết lễ, tạo thành một thân thể duy nhất “và không thể tách rời”. ĐGH Phanxicô muốn giải thích về những giây phút khác nhau “mỗi người đều có thể chạm vào và liên quan đến chiều kích nhân loại của chúng ta.”
“Chúng ta cần phải hiểu những dấu chỉ thánh thiêng này để sống trọn vẹn với Thánh Lễ và nếm thử tất cả sự cao trọng của Thánh Lễ.”
ĐGH Phanxicô bắt đầu bài giáo lý với việc xem xét lại những nghi thức nhập lễ, mà mục đích là giúp cho những người tham dự thánh lễ, cùng với nhau làm nên “một cộng đoàn và để họ có thể sẵn sàng nghe trong đức tin Lời của Chúa và cử hành bí tích Thánh Thể một cách xứng đáng.”
ĐGH nói rằng sẽ là điều tồi tệ khi đi lễ trễ, tự coi việc mình đến nhà thờ đúng giờ để tham dự Thánh Lễ là làm tròn bổn phận. Thực ra, chúng ta cần dành thì giờ đến nhà thờ sớm hơn một chút để “chuẩn bị lòng trí cho nghi lễ này, cho việc cử hành thánh lễ cùng với cộng đoàn này.”
Những động tác của các linh mục hay chủ tế trước Thánh Lễ, đặc biệt là việc các ngài tôn kính (bái chào và hôn) bàn thánh mang một “ý nghĩa rất quan trọng” dù có khi có thể các ngài không để ý. Những cử chỉ này, ngay trước giờ phụng vụ, biểu lộ rằng “Thánh Lễ là cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Kitô.”
Ngay khi tôn kính bàn thánh, chủ tế và mọi người làm Dấu Thánh Giá. Việc này mang ý nghĩa là mọi lời cầu nguyện “cao bay lên ngai tòa Ba Ngôi Thiên Chúa…khởi thủy và cùng tận bằng tình yêu của Một Chúa Ba Ngôi, biểu lộ và ban cho chúng ta qua Thập Giá của Chúa Kitô.” ĐGH Phanxicô mời gọi quý cha mẹ và ông bà hãy dạy con em mình biết làm Dấu Thánh Giá cho đúng cách và giải thích cho các em ý nghĩa khi làm dấu và ơn ích của Dấu Thánh Giá.
Sau đó vị chủ tế chào phụng vụ “Chúa ở cùng anh chị em” và mọi người thưa “và ở cùng cha”. Từ đó bắt đầu một “bản giao hưởng” trong đó những người tham gia vào việc phụng vụ tự nhận ra rằng họ “được tác động bởi một Thánh Thần duy nhất và cùng một mục đích.” Cuộc đối thoại qua lại giữa chủ tế và mọi người tham dự “nói lên sự mầu nhiệm liên kết mọi người với nhau của Giáo Hội.”
Liền sau đó là “giây phút thật cảm động”, hành động xám hối ăn năn khi mọi người đều đấm ngực nhìn nhận tội lỗi của mình, và điều quan trọng hơn nữa là nhận thức được mình là những tội nhân. “Nếu Phép Thánh Thể thực sự hiện diện trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là nhận ra tình trạng trong sự chết của mình, để có thể được sống lại với Ngài trong đời sống mới. Việc này giúp chúng ta nhận biết tầm quan trọng của hành động xám hối.”
ĐGH Phanxicô kết thúc phần giáo lý của ngài với việc hứa là sẽ tiếp tục nói về Thánh Lễ vào những phần giáo lý kế tiếp.
Giuse Thẩm Nguyễn
Các yếu tố khác nhau của Thánh Lễ, gồm có phần Phụng Vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể, với các nghi thức nhập lễ và nghi thức kết lễ, tạo thành một thân thể duy nhất “và không thể tách rời”. ĐGH Phanxicô muốn giải thích về những giây phút khác nhau “mỗi người đều có thể chạm vào và liên quan đến chiều kích nhân loại của chúng ta.”
“Chúng ta cần phải hiểu những dấu chỉ thánh thiêng này để sống trọn vẹn với Thánh Lễ và nếm thử tất cả sự cao trọng của Thánh Lễ.”
ĐGH Phanxicô bắt đầu bài giáo lý với việc xem xét lại những nghi thức nhập lễ, mà mục đích là giúp cho những người tham dự thánh lễ, cùng với nhau làm nên “một cộng đoàn và để họ có thể sẵn sàng nghe trong đức tin Lời của Chúa và cử hành bí tích Thánh Thể một cách xứng đáng.”
ĐGH nói rằng sẽ là điều tồi tệ khi đi lễ trễ, tự coi việc mình đến nhà thờ đúng giờ để tham dự Thánh Lễ là làm tròn bổn phận. Thực ra, chúng ta cần dành thì giờ đến nhà thờ sớm hơn một chút để “chuẩn bị lòng trí cho nghi lễ này, cho việc cử hành thánh lễ cùng với cộng đoàn này.”
Những động tác của các linh mục hay chủ tế trước Thánh Lễ, đặc biệt là việc các ngài tôn kính (bái chào và hôn) bàn thánh mang một “ý nghĩa rất quan trọng” dù có khi có thể các ngài không để ý. Những cử chỉ này, ngay trước giờ phụng vụ, biểu lộ rằng “Thánh Lễ là cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Kitô.”
Ngay khi tôn kính bàn thánh, chủ tế và mọi người làm Dấu Thánh Giá. Việc này mang ý nghĩa là mọi lời cầu nguyện “cao bay lên ngai tòa Ba Ngôi Thiên Chúa…khởi thủy và cùng tận bằng tình yêu của Một Chúa Ba Ngôi, biểu lộ và ban cho chúng ta qua Thập Giá của Chúa Kitô.” ĐGH Phanxicô mời gọi quý cha mẹ và ông bà hãy dạy con em mình biết làm Dấu Thánh Giá cho đúng cách và giải thích cho các em ý nghĩa khi làm dấu và ơn ích của Dấu Thánh Giá.
Sau đó vị chủ tế chào phụng vụ “Chúa ở cùng anh chị em” và mọi người thưa “và ở cùng cha”. Từ đó bắt đầu một “bản giao hưởng” trong đó những người tham gia vào việc phụng vụ tự nhận ra rằng họ “được tác động bởi một Thánh Thần duy nhất và cùng một mục đích.” Cuộc đối thoại qua lại giữa chủ tế và mọi người tham dự “nói lên sự mầu nhiệm liên kết mọi người với nhau của Giáo Hội.”
Liền sau đó là “giây phút thật cảm động”, hành động xám hối ăn năn khi mọi người đều đấm ngực nhìn nhận tội lỗi của mình, và điều quan trọng hơn nữa là nhận thức được mình là những tội nhân. “Nếu Phép Thánh Thể thực sự hiện diện trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là nhận ra tình trạng trong sự chết của mình, để có thể được sống lại với Ngài trong đời sống mới. Việc này giúp chúng ta nhận biết tầm quan trọng của hành động xám hối.”
ĐGH Phanxicô kết thúc phần giáo lý của ngài với việc hứa là sẽ tiếp tục nói về Thánh Lễ vào những phần giáo lý kế tiếp.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Thánh Cha tiếp các vị lãnh đạo tại trung ương Tòa Thánh
Lm Trần Đức Anh OP
13:33 21/12/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-12-2017 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, ĐTC kêu gọi mọi người hành động theo thần ”quyền tối thượng phục vụ” của Người Kế vị Thánh Phêrô.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có các HY ở Roma và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh, đến chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC đã nói đến vai trò đối ngoại của giáo triều Roma, cộng tác với Người Kế vị thánh Phêrô trong việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ, cũng như trong tương quan đối ngoại với thế giới, các dân nước, các Giáo Hội Kitô và tôn giáo khác. Ngài nói:
”Tính chất phổ quát trong việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh phát xuất và nảy sinh từ đặc tính Công Giáo của sứ vụ Phêrô. Một giáo triều khép kín vào mình thì phản bội mục tiêu sự hiện hữu của mình và rơi vào tình trạng tự tham chiếu chính mình, và sẽ bị hủy diệt.”
Dùng hình ảnh các phó tế được kêu gọi trở thành tai mắt của Giám Mục, giúp ngài đi tới những quyết định mưu ích cho toàn thân mình, cho cộng đồng Giáo Hội, ĐTC nhấn mạnh rằng tương quan của những người thuộc giáo triều Roma với người kế vị Thánh Phêrô là tương quan hiệp thông con thảo, vâng phục để phục vụ dân thánh của Chúa. Sự hiệp thông với Phêrô củng cố và tăng cường sự hiệp thông giữa mọi phần tử”.
Trong chiều hướng trên đây, ĐTC tố cáo những kẻ hành động trong những nhóm nhỏ, mưu mô, họ như thứ bệnh ung thư đưa tới tình trạng tự tham chiếu mình, thứ ung thư xâm nhập cả vào trong các cơ quan của Giáo Hội.
ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại một nguy hiểm khác, nguy hiểm của những kẻ phản bội sự tín nhiệm hoặc những kẻ lợi dụng tình mẫu tử của Giáo Hội, tức là những người được tuyển chọn kỹ lưỡng để tăng cường sức mạnh cho thân mình và cho sự cải tổi, nhưng rồi họ không hiểu trách nhiệm cao cả của họ, để cho mình bị hư hỏng vì những tham vọng hoặc hư danh và khi họ bị loại trừ một cách tế nhị, thì họ tự tuyên bố một cách sai làm là những người tử đạo của chế độ, của một Giáo Hoàng không được thông tin đầy đủ, của bè phái cũ, thay vì đấm ngực nhìn nhận tội lỗi của mình”.
Cũng trong diễn văn, trước giáo triều, ĐTC nói về tương quan của các cơ quan trung ương Tòa Thánh với các quốc gia, và nhắc nhở rằng ”quan tâm duy nhất của ngành ngoại giao Tòa Thánh là tương quan được giải thoát khỏi bất kỳ lợi lộc trần tục hoặc vật chất nào. Tòa Thánh hiện diện trong chính trường thế giới là để cộng tác với tất cả mọi người và các quốc gia thiện trí, luôn tái khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ căn nhà chung của chúng ta khỏi mọi thứ ích kỷ hủy hoại, để khẳng định rằng chiến tranh chỉ mạng lại chết chóc và tàn phá...”
ĐTC không quên nói về tương quan giữa giáo triều Roma với các Giáo hội địa phương, với các Giáo Hội đông phương, vấn đề đối thoại đại kết, với Do thái giáo, Hồi giáo và các tôn giáo khác (Rei 21-12-2017)
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có các HY ở Roma và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh, đến chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC đã nói đến vai trò đối ngoại của giáo triều Roma, cộng tác với Người Kế vị thánh Phêrô trong việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ, cũng như trong tương quan đối ngoại với thế giới, các dân nước, các Giáo Hội Kitô và tôn giáo khác. Ngài nói:
”Tính chất phổ quát trong việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh phát xuất và nảy sinh từ đặc tính Công Giáo của sứ vụ Phêrô. Một giáo triều khép kín vào mình thì phản bội mục tiêu sự hiện hữu của mình và rơi vào tình trạng tự tham chiếu chính mình, và sẽ bị hủy diệt.”
Dùng hình ảnh các phó tế được kêu gọi trở thành tai mắt của Giám Mục, giúp ngài đi tới những quyết định mưu ích cho toàn thân mình, cho cộng đồng Giáo Hội, ĐTC nhấn mạnh rằng tương quan của những người thuộc giáo triều Roma với người kế vị Thánh Phêrô là tương quan hiệp thông con thảo, vâng phục để phục vụ dân thánh của Chúa. Sự hiệp thông với Phêrô củng cố và tăng cường sự hiệp thông giữa mọi phần tử”.
Trong chiều hướng trên đây, ĐTC tố cáo những kẻ hành động trong những nhóm nhỏ, mưu mô, họ như thứ bệnh ung thư đưa tới tình trạng tự tham chiếu mình, thứ ung thư xâm nhập cả vào trong các cơ quan của Giáo Hội.
ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại một nguy hiểm khác, nguy hiểm của những kẻ phản bội sự tín nhiệm hoặc những kẻ lợi dụng tình mẫu tử của Giáo Hội, tức là những người được tuyển chọn kỹ lưỡng để tăng cường sức mạnh cho thân mình và cho sự cải tổi, nhưng rồi họ không hiểu trách nhiệm cao cả của họ, để cho mình bị hư hỏng vì những tham vọng hoặc hư danh và khi họ bị loại trừ một cách tế nhị, thì họ tự tuyên bố một cách sai làm là những người tử đạo của chế độ, của một Giáo Hoàng không được thông tin đầy đủ, của bè phái cũ, thay vì đấm ngực nhìn nhận tội lỗi của mình”.
Cũng trong diễn văn, trước giáo triều, ĐTC nói về tương quan của các cơ quan trung ương Tòa Thánh với các quốc gia, và nhắc nhở rằng ”quan tâm duy nhất của ngành ngoại giao Tòa Thánh là tương quan được giải thoát khỏi bất kỳ lợi lộc trần tục hoặc vật chất nào. Tòa Thánh hiện diện trong chính trường thế giới là để cộng tác với tất cả mọi người và các quốc gia thiện trí, luôn tái khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ căn nhà chung của chúng ta khỏi mọi thứ ích kỷ hủy hoại, để khẳng định rằng chiến tranh chỉ mạng lại chết chóc và tàn phá...”
ĐTC không quên nói về tương quan giữa giáo triều Roma với các Giáo hội địa phương, với các Giáo Hội đông phương, vấn đề đối thoại đại kết, với Do thái giáo, Hồi giáo và các tôn giáo khác (Rei 21-12-2017)
Lời chúc giáng sinh của ĐGH với các thành viên của Giáo Triều Roma
Giuse Thẩm Nguyễn
14:38 21/12/2017
Hãy xây những chiếc cầu với thế giới bên ngoài.
(Vatican News) ĐGH Phanxicô đã nói chuyện với các thành viên của Giáo Triều Roma tại Vatican và nhắc nhở họ hãy trở nên “công cụ cứu rỗi và phục vụ”
Giáo Triều Roma là cơ quan điều hành trung ương của Tòa Thánh và qua đó ĐGH thực hiện những công việc của Giáo Hội trên khắp thế giới. Theo thông lệ mỗi năm vào trước lễ Giáng Sinh, ĐGH có buổi gặp gỡ các thành viên của Giáo Triều để thăm hỏi, chúc mừng. Vào dịp này, ĐGH thường có những nhận xét về cách thức làm việc của Giáo Triều cũng như đưa ra những vấn đề ưu tiên trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội và thế giới.
“Thêm xa nữa”: Sự liên hệ của cơ quan điều hành trung ương với thế giới bên ngoài.
Buổi nói chuyện của ĐGH Phanxicô chú trọng về việc xây dựng những chiếc cầu “thêm xa nữa” qua sự liên hệ của cơ quan điều hành trung ương với “các quốc gia, các Giáo Hội Latin, Giáo Hội Đông Phương, đối thoại đại kết, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và các tôn giáo khác, nói chung là thế giới bên ngoài.” Với một cơ cấu “ lâu đời, phức tạp và đáng trân trọng”như cơ quan điều hành trung ương của Tòa Thánh, ĐGH lưu ý đến nguy cơ rằng cơ quan này có thể biến thành quá “tự quy chiếu về mình” và quên đi sứ mạng của Giáo Hội là “ trong thế giới chứ không phải của thế giới và trở thành công cụ cứu rỗi và phục vụ.”
“Tử vì đạo của hệ thống.”
Trong khi ĐGH đánh giá cao “phần lớn giáo dân” đang làm việc trong cơ quan Giáo Triều với một “tinh thần nhiệt tâm, trung thành, đầy năng lực, tân tụy cống hiến tuyệt vời”, ngài vẫn có lời nghiêm khắc với cái mà ngài gọi là “căn bệnh ung thư dẫn đến sự tự kiêu, cho mình là trung tâm.” Đặc biệt, ĐGH cảnh cáo nguy cơ gây nên bởi những kẻ “phản bội lại niềm tin đã trao cho họ…không hiểu được trách nhiệm cao cả của họ” và biến họ thành những kẻ tham nhũng. Họ đã sai lầm tự cho mình là những kẻ “tử vì đạo của hệ thống” hơn là “lẽ ra phải tự đấm ngực thú nhận rằng lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.”
Cần bắt sóng nhậy cảm
ĐGH Phanxicô nói rằng các bộ trong Giáo Triều Roma được ví như “cần bắt sóng nhạy cảm” trong việc gởi và nhận :trung thành chuyển tải ý của ĐGH trong khi cũng nhận bắt được “nguyện vọng, thắc mắc, lời cầu xin, niềm vui và nỗi buồn của những Giáo Hội và thế giới” để giúp ĐGH có thể thực hiện được sứ mạng của mình như là “cội nguồn hiển nhiên và nền tảng của sự hiệp nhất cả trong đức tin và trong hiệp thông.”
Những sinh hoạt của Giáo Triều Roma
Sau đó ĐGH tiếp tục xem xét chi tiết trong nhiều lãnh vực hoạt động của Giáo Triều, từ việc liên hệ với các quốc gia và vai trò ngoại giao của Vatican trong việc xây dựng những nhịp cầu hòa bình và đối thoại, sự liên hệ với các giáo phận. ĐGH cũng chia sẻ quan điểm của ngài về việc mà ngài gọi là “những cuộc đối thoại thành thật và cởi mở” trong các cuộc họp với các giám mục “mang tính riêng tư và không theo quy định”. ĐGH cũng đề cập đến sự liên hệ giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội Đông Phương như là một sự “tăng cường tinh thần và hợp tác hỗ tương” và xác quyết việc cam kết của Giáo Triều với đối thoại đại kết, để “tháo gỡ những hiểu lầm và thù hận cũng như chống lại những định kiến và sự sợ hãi đối với người khác.”
Giáng Sinh là Tiệc Mừng của Đức Tin.
ĐGH kết thúc buổi nói chuyện bằng việc đề cập đến lễ Giáng Sinh như là Tiệc Mừng của Đức Tin.
“Một đức tin không làm khó chúng ta là một đức tin có trở ngại. Một đức tin không làm cho chúng ta lớn lên là một đức tin cần phát triển. Một đức tin không làm cho chúng ta phấn đấu là một đức tin cần phải được kích động. Một đức tin không lay động chúng ta là một đức tin cần phải thử thách. Một đức tin chỉ là hiểu hay âm ấm thì chỉ là khái niệm về đức tin.”
ĐGH nói rằng Đức Tin chỉ trở thành thực sự “khi đức tin ấy đụng chạm vào trái tim chúng ta, linh hồn chúng ta, thần trí chúng ta và cả cuộc sống của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(Vatican News) ĐGH Phanxicô đã nói chuyện với các thành viên của Giáo Triều Roma tại Vatican và nhắc nhở họ hãy trở nên “công cụ cứu rỗi và phục vụ”
Giáo Triều Roma là cơ quan điều hành trung ương của Tòa Thánh và qua đó ĐGH thực hiện những công việc của Giáo Hội trên khắp thế giới. Theo thông lệ mỗi năm vào trước lễ Giáng Sinh, ĐGH có buổi gặp gỡ các thành viên của Giáo Triều để thăm hỏi, chúc mừng. Vào dịp này, ĐGH thường có những nhận xét về cách thức làm việc của Giáo Triều cũng như đưa ra những vấn đề ưu tiên trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội và thế giới.
“Thêm xa nữa”: Sự liên hệ của cơ quan điều hành trung ương với thế giới bên ngoài.
Buổi nói chuyện của ĐGH Phanxicô chú trọng về việc xây dựng những chiếc cầu “thêm xa nữa” qua sự liên hệ của cơ quan điều hành trung ương với “các quốc gia, các Giáo Hội Latin, Giáo Hội Đông Phương, đối thoại đại kết, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và các tôn giáo khác, nói chung là thế giới bên ngoài.” Với một cơ cấu “ lâu đời, phức tạp và đáng trân trọng”như cơ quan điều hành trung ương của Tòa Thánh, ĐGH lưu ý đến nguy cơ rằng cơ quan này có thể biến thành quá “tự quy chiếu về mình” và quên đi sứ mạng của Giáo Hội là “ trong thế giới chứ không phải của thế giới và trở thành công cụ cứu rỗi và phục vụ.”
“Tử vì đạo của hệ thống.”
Trong khi ĐGH đánh giá cao “phần lớn giáo dân” đang làm việc trong cơ quan Giáo Triều với một “tinh thần nhiệt tâm, trung thành, đầy năng lực, tân tụy cống hiến tuyệt vời”, ngài vẫn có lời nghiêm khắc với cái mà ngài gọi là “căn bệnh ung thư dẫn đến sự tự kiêu, cho mình là trung tâm.” Đặc biệt, ĐGH cảnh cáo nguy cơ gây nên bởi những kẻ “phản bội lại niềm tin đã trao cho họ…không hiểu được trách nhiệm cao cả của họ” và biến họ thành những kẻ tham nhũng. Họ đã sai lầm tự cho mình là những kẻ “tử vì đạo của hệ thống” hơn là “lẽ ra phải tự đấm ngực thú nhận rằng lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.”
Cần bắt sóng nhậy cảm
ĐGH Phanxicô nói rằng các bộ trong Giáo Triều Roma được ví như “cần bắt sóng nhạy cảm” trong việc gởi và nhận :trung thành chuyển tải ý của ĐGH trong khi cũng nhận bắt được “nguyện vọng, thắc mắc, lời cầu xin, niềm vui và nỗi buồn của những Giáo Hội và thế giới” để giúp ĐGH có thể thực hiện được sứ mạng của mình như là “cội nguồn hiển nhiên và nền tảng của sự hiệp nhất cả trong đức tin và trong hiệp thông.”
Những sinh hoạt của Giáo Triều Roma
Sau đó ĐGH tiếp tục xem xét chi tiết trong nhiều lãnh vực hoạt động của Giáo Triều, từ việc liên hệ với các quốc gia và vai trò ngoại giao của Vatican trong việc xây dựng những nhịp cầu hòa bình và đối thoại, sự liên hệ với các giáo phận. ĐGH cũng chia sẻ quan điểm của ngài về việc mà ngài gọi là “những cuộc đối thoại thành thật và cởi mở” trong các cuộc họp với các giám mục “mang tính riêng tư và không theo quy định”. ĐGH cũng đề cập đến sự liên hệ giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội Đông Phương như là một sự “tăng cường tinh thần và hợp tác hỗ tương” và xác quyết việc cam kết của Giáo Triều với đối thoại đại kết, để “tháo gỡ những hiểu lầm và thù hận cũng như chống lại những định kiến và sự sợ hãi đối với người khác.”
Giáng Sinh là Tiệc Mừng của Đức Tin.
ĐGH kết thúc buổi nói chuyện bằng việc đề cập đến lễ Giáng Sinh như là Tiệc Mừng của Đức Tin.
“Một đức tin không làm khó chúng ta là một đức tin có trở ngại. Một đức tin không làm cho chúng ta lớn lên là một đức tin cần phát triển. Một đức tin không làm cho chúng ta phấn đấu là một đức tin cần phải được kích động. Một đức tin không lay động chúng ta là một đức tin cần phải thử thách. Một đức tin chỉ là hiểu hay âm ấm thì chỉ là khái niệm về đức tin.”
ĐGH nói rằng Đức Tin chỉ trở thành thực sự “khi đức tin ấy đụng chạm vào trái tim chúng ta, linh hồn chúng ta, thần trí chúng ta và cả cuộc sống của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Giáng Sinh 2017 : từ Bethleem đến Quy chế quốc tế Jerusalem - RFI phỏng vấn GS Lê Đình Thông
RFI
16:33 21/12/2017
Giáng Sinh 2017 : từ Bethleem đến Quy chế quốc tế Jerusalem
Mỗi năm đến dịp Giáng Sinh, một thiếu nhi hướng đạo xuống hang đá Bethleem, đem ngọn lửa biểu tượng ánh sáng hoà bình chuyển ra thế giới. Hang đá nơi Chúa hài đồng chào đời cách nay 2017 năm, theo thánh kinh, hiện nằm trong vùng lãnh thổ Palestine, sát một chốt an ninh của Israel. Trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng, hòa bình Trung Đông càng mong manh như ánh lửa trong đêm. Ngày 06/12/2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi " sự khôn ngoan và cẩn trọng " của con người, vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo một quyết định " được xem là quả bom nguyên tử " : công nhận Jerusalem, thánh địa của ba tôn giáo lớn, là thủ đô của Israel, gây bất bình cho thế giới Hồi Giáo.
Trong bối cảnh căng thẳng này, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với giáo sư quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, về ý nghĩa lễ Giáng sinh và quy chế quốc tế Jérusalem.Vì sao Hoa Kỳ của Donald Trump làm " thay đổi nguyên trạng " của Jerusalem ?
RFI : Ngày 25/12 sắp tới, khắp nơi trên thế giới đón mừng việc Chúa Hài đồng sinh ra ở Bethleem. Nhân sự việc này, giáo sư có thể cho biết ý nghĩa của lễ Giáng sinh từ " máng cỏ thấp hèn " ?
GS Lê Đình Thông : Bethleem cách Jérusalem 12 km về phía đông nam, trong miền núi Judée, trên độ cao 800 mét, trồng nhiều nho, olive và trái vả. Nơi đây vốn là nguyên quán của vua David. 700 năm trước công nguyên, tiên tri Mikha đã nói trước việc Chúa Cứu thế sẽ giáng sinh : " Phần ngươi, hỡi Bethleem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israël. " (Mikha, 5,1)
Sau này, thánh sử Luca đã trình thuật việc Chúa giáng sinh như sau : "Từ thành Nazarét (miền Galilê), Giuse lên thành vua Đavít tức là Bethleem (miền Giuđê), vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Khi hai người tới đó, bà Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: " Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ". Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm." (Lc 2,1-12)
Bút ký của thánh sử cho thấy một Thiên Chúa khiêm hạ, yêu thương, xuống trần để mang lại bình an cho nhân loại. Khiêm hạ, yêu thương, bình an là ba ý nghĩa lớn nhất của lễ Giáng sinh, được biểu hiện nơi máng cỏ Bethleem vậy.
RFI : Giáo sư vừa nói đến ý nghĩa lớn nhất của lễ Giáng sinh là hòa bình. Vì sao tổng thống Donald Trump chuyển sứ quán Mỹ về Jérusalem, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, bất chấp cảnh báo của thế giới Hồi Giáo, của các đồng minh châu Âu và của Toà Thánh Vatican ?
GS Lê Đình Thông : Ngày 07/12, trên mạng xã hội trực tuyến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã viết như sau : " Tôi giữ lời hứa (chuyển sứ quán về Jérusalem) khi ra tranh cử mà các tổng thống tiền nhiệm đã không làm ". Thiết tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1995, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chuyển Sứ quán Mỹ về Jérusalem (Jerusalem Embassy Act), đồng thời công nhận thành phố này là thủ đô Israël. Từ 1995 đến nay, cứ mỗi sáu tháng, chính phủ Mỹ lại triển hạn việc thi hành đạo luật.
Quyết định chuyển sứ quán được phe diều hâu thân Israël, Hội thánh Tin lành và một số tỷ phú Mỹ gốc Do thái như Sheldon Adelson, Morton Klein tán thành.
Từ khoảng 30 năm nay, cánh bảo thủ trong Hội thánh Tin Lành ở Mỹ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Danh xưng " Évangélique " xuất hiện tại Mỹ vào năm 1942, với việc thành lập Tổng hội Tin Lành Hoa Kỳ (National Association of Evangelicals), quy tụ các nhà thần học nổi tiếng như George Whitefiels, John Wesley. Theo viện thăm dò Gallup thực hiện năm 2005, 42% người Mỹ theo đạo Tin Lành (évangélique). 56% tín hữu Tin Lành tán thành chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa ủng hộ Israël. Hội thánh Tin Lành Mỹ căn cứ vào câu nói trong Kinh thánh : " Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn và sẽ chúc phúc cho ngươi." (St, 12,2).
RFI : Giáo sư cho biết lập trường của Tòa thánh Vatican trước quyết định của tổng thống Trump khi ngài kêu gọi đến " sự khôn ngoan " của con người ?
GS Lê Đình Thông : Vào cuối buổi triều yết ngày 06/12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các bên tôn trọng hiện trạng (statu quo) của Jérusalem. Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo đều coi Jérusalem là thánh địa.
RFI : Giáng Sinh năm nay " dẫn " chúng ta vào địa-chính trị. Giáo sư có thể giải thích rõ hơn về thuật ngữ " hiện trạng hay nguyên trạng " được Đức Giáo Hoàng nói tới ?
GS Lê Đình Thông : Hiện trạng Jérusalem được quy định từ năm 1947 :
- Năm 1917, nước Anh có quyền ủy trị đối với Palestine. Anh quyết định cho dân tộc Do thái được quyền thiết lập quốc gia trên một phần lãnh thổ Palestine.
- Năm 1947, Liên Hiệp Quốc chia Palestine thành hai nước : Ả rập và Israël. Jérusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.
Hiện trạng này đã bị đe dọa với một loạt biến cố sau đây :
- Năm 1949, sau khi chấm dứt chế độ ủy trị của Anh và sau cuộc chiến với các nước Ả rập, Israël dời đô từ Tel Aviv về Jérusalem.
- Năm 1967, sau khi chiếm đóng phía đông Jérusalem, Israël coi Jérusalem là thủ đô vĩnh viễn và bất khả phân.
- Năm 1980, Quốc hội Do thái (Knesset) coi Jérusalem là thủ đô thống nhất của Do thái. Quyết định này không được quốc tế công nhận.
Ngày nay, Jérusalem chia đôi. Israël thiết lập các định chế như Quốc hội, hầu hết các Bộ, Ngân hàng Trung ương ở phần đất phía đông. Dân số gồm 290 000 người Do thái, 10 ngàn người mang các quốc tịch khác.
Phần đất phía đông gồm các di tích tôn giáo thuộc về chính quyền Palestine, với khoảng 500 ngàn người, 60% là người Á rập, 40% là người Do thái.
Từ nhiều năm nay, Israël đẩy mạnh chính sách di dân tại khu vực phía đông Jérusalem, xây cất nhiều nhà cửa trong các khu phố Ả rập và phần đất Palestine.
RFI : Quy chế pháp lý hiện nay của Jérusalem như thế nào ?
GS Lê Đình Thông : Ngày 23/09/1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy ban đặc nhiệm nghiên cứu về việc nước Anh hết thời hạn ủy trị. Với 25 phiếu thuận, 13 phiếu chống, 17 phiếu trắng, Ủy ban đưa ra dự thảo nghị quyết bao gồm việc phân chia Palestine làm hai : Nhà nước Ả Rập và Nhà nước Israël. Thành phố Jérusalem được quốc tế hóa. Dự thảo này được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận thông qua nghị quyết 181-11 ngày 29/11/1947, có hiệu lực từ ngày 01/12/1947. Các nước Ả Rập tuyên bố sẵn sàng chấp nhận chế độ quốc tế cho Jérusalem, với điều kiện Liên Hiệp Quốc đảm bảo sự ổn định thường xuyên. Israël tán thành kiểm soát quốc tế đối với các nơi thờ phượng, nhưng không chấp nhận thiết lập chế độ quốc tế đối với phần còn lại của thành phố.
Hàng năm, Israël tổ chức Ngày Jérusalem (Yom Yerushalayim) kỷ niệm việc thống nhất thành phố vào năm 1967.
RFI : Ngoài Tòa thánh, thế giới phản ứng ra sao trước quyết định của tổng thống Trump
GS Lê Đình Thông : Mặc dầu con rể của tổng thống Trump là Jared Kushner tiếp xúc với các nước Ả Rập thân Mỹ như Arập Saoudite, nơi có hai thánh địa La Mecca và Médine, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Ai Cập. Tuy nhiên, các nước này đều lên tiếng phản đối quyết định của tổng thống Trump, vì ngôi đền Hồi Giáo Al-Aqsa ở Jérusalem được coi là thánh địa thứ ba của đạo Hồi.
Tám quốc gia, trong số có Pháp, Anh và Ai Cập yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp. 14 quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An, không kể nước Mỹ, đều coi quyết định của Washington là không phù hợp với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Về mặt quốc tế công pháp, ngày 29/11/1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận các khuyến nghị của Ủy ban đặc biệt về Palestine. Jérusalem trở thành một thực thể riêng biệt, thuật từ pháp lý gọi là corpus separatum, được hưởng quy chế lãnh thổ quốc tế (territoire international).
RFI : Tương lai của Jérusalem ra sao ? Liệu " tiếng xướng ca của thiên thần " sẽ giúp cho lý trí chiến thắng ?
GS Lê Đình Thông : Chỉ vài giờ sau quyết định gây tranh cãi, tổng thống Donald Trump đã ký lệnh triển hạn thêm 6 tháng việc chuyển sứ quán Mỹ về Jérusalem. Các tổng thống tiền nhiệm cũng triển hạn mỗi sáu tháng. Quyết định không đúng lúc của ông Trump đã dấy lên làn sóng phản đối. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo (OCI), ngày 12/12/2017, các thủ lãnh Hồi Giáo trên thế giới họp tại Istanbul mượn gió bẻ măng, lên tiếng kêu gọi thế giới thừa nhận khu vực phía đông Jérusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine. Các đòi hỏi này đều không đi đến đâu, vì Jérusalem sẽ còn giữ nguyên hiện trạng theo như ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Mỗi năm đến dịp Giáng Sinh, một thiếu nhi hướng đạo xuống hang đá Bethleem, đem ngọn lửa biểu tượng ánh sáng hoà bình chuyển ra thế giới. Hang đá nơi Chúa hài đồng chào đời cách nay 2017 năm, theo thánh kinh, hiện nằm trong vùng lãnh thổ Palestine, sát một chốt an ninh của Israel. Trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng, hòa bình Trung Đông càng mong manh như ánh lửa trong đêm. Ngày 06/12/2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi " sự khôn ngoan và cẩn trọng " của con người, vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo một quyết định " được xem là quả bom nguyên tử " : công nhận Jerusalem, thánh địa của ba tôn giáo lớn, là thủ đô của Israel, gây bất bình cho thế giới Hồi Giáo.
Trong bối cảnh căng thẳng này, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với giáo sư quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, về ý nghĩa lễ Giáng sinh và quy chế quốc tế Jérusalem.Vì sao Hoa Kỳ của Donald Trump làm " thay đổi nguyên trạng " của Jerusalem ?
RFI : Ngày 25/12 sắp tới, khắp nơi trên thế giới đón mừng việc Chúa Hài đồng sinh ra ở Bethleem. Nhân sự việc này, giáo sư có thể cho biết ý nghĩa của lễ Giáng sinh từ " máng cỏ thấp hèn " ?
GS Lê Đình Thông : Bethleem cách Jérusalem 12 km về phía đông nam, trong miền núi Judée, trên độ cao 800 mét, trồng nhiều nho, olive và trái vả. Nơi đây vốn là nguyên quán của vua David. 700 năm trước công nguyên, tiên tri Mikha đã nói trước việc Chúa Cứu thế sẽ giáng sinh : " Phần ngươi, hỡi Bethleem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israël. " (Mikha, 5,1)
Sau này, thánh sử Luca đã trình thuật việc Chúa giáng sinh như sau : "Từ thành Nazarét (miền Galilê), Giuse lên thành vua Đavít tức là Bethleem (miền Giuđê), vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Khi hai người tới đó, bà Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: " Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ". Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm." (Lc 2,1-12)
Bút ký của thánh sử cho thấy một Thiên Chúa khiêm hạ, yêu thương, xuống trần để mang lại bình an cho nhân loại. Khiêm hạ, yêu thương, bình an là ba ý nghĩa lớn nhất của lễ Giáng sinh, được biểu hiện nơi máng cỏ Bethleem vậy.
RFI : Giáo sư vừa nói đến ý nghĩa lớn nhất của lễ Giáng sinh là hòa bình. Vì sao tổng thống Donald Trump chuyển sứ quán Mỹ về Jérusalem, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, bất chấp cảnh báo của thế giới Hồi Giáo, của các đồng minh châu Âu và của Toà Thánh Vatican ?
GS Lê Đình Thông : Ngày 07/12, trên mạng xã hội trực tuyến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã viết như sau : " Tôi giữ lời hứa (chuyển sứ quán về Jérusalem) khi ra tranh cử mà các tổng thống tiền nhiệm đã không làm ". Thiết tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1995, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chuyển Sứ quán Mỹ về Jérusalem (Jerusalem Embassy Act), đồng thời công nhận thành phố này là thủ đô Israël. Từ 1995 đến nay, cứ mỗi sáu tháng, chính phủ Mỹ lại triển hạn việc thi hành đạo luật.
Quyết định chuyển sứ quán được phe diều hâu thân Israël, Hội thánh Tin lành và một số tỷ phú Mỹ gốc Do thái như Sheldon Adelson, Morton Klein tán thành.
Từ khoảng 30 năm nay, cánh bảo thủ trong Hội thánh Tin Lành ở Mỹ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Danh xưng " Évangélique " xuất hiện tại Mỹ vào năm 1942, với việc thành lập Tổng hội Tin Lành Hoa Kỳ (National Association of Evangelicals), quy tụ các nhà thần học nổi tiếng như George Whitefiels, John Wesley. Theo viện thăm dò Gallup thực hiện năm 2005, 42% người Mỹ theo đạo Tin Lành (évangélique). 56% tín hữu Tin Lành tán thành chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa ủng hộ Israël. Hội thánh Tin Lành Mỹ căn cứ vào câu nói trong Kinh thánh : " Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn và sẽ chúc phúc cho ngươi." (St, 12,2).
RFI : Giáo sư cho biết lập trường của Tòa thánh Vatican trước quyết định của tổng thống Trump khi ngài kêu gọi đến " sự khôn ngoan " của con người ?
GS Lê Đình Thông : Vào cuối buổi triều yết ngày 06/12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các bên tôn trọng hiện trạng (statu quo) của Jérusalem. Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo đều coi Jérusalem là thánh địa.
RFI : Giáng Sinh năm nay " dẫn " chúng ta vào địa-chính trị. Giáo sư có thể giải thích rõ hơn về thuật ngữ " hiện trạng hay nguyên trạng " được Đức Giáo Hoàng nói tới ?
GS Lê Đình Thông : Hiện trạng Jérusalem được quy định từ năm 1947 :
- Năm 1917, nước Anh có quyền ủy trị đối với Palestine. Anh quyết định cho dân tộc Do thái được quyền thiết lập quốc gia trên một phần lãnh thổ Palestine.
- Năm 1947, Liên Hiệp Quốc chia Palestine thành hai nước : Ả rập và Israël. Jérusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.
Hiện trạng này đã bị đe dọa với một loạt biến cố sau đây :
- Năm 1949, sau khi chấm dứt chế độ ủy trị của Anh và sau cuộc chiến với các nước Ả rập, Israël dời đô từ Tel Aviv về Jérusalem.
- Năm 1967, sau khi chiếm đóng phía đông Jérusalem, Israël coi Jérusalem là thủ đô vĩnh viễn và bất khả phân.
- Năm 1980, Quốc hội Do thái (Knesset) coi Jérusalem là thủ đô thống nhất của Do thái. Quyết định này không được quốc tế công nhận.
Ngày nay, Jérusalem chia đôi. Israël thiết lập các định chế như Quốc hội, hầu hết các Bộ, Ngân hàng Trung ương ở phần đất phía đông. Dân số gồm 290 000 người Do thái, 10 ngàn người mang các quốc tịch khác.
Phần đất phía đông gồm các di tích tôn giáo thuộc về chính quyền Palestine, với khoảng 500 ngàn người, 60% là người Á rập, 40% là người Do thái.
Từ nhiều năm nay, Israël đẩy mạnh chính sách di dân tại khu vực phía đông Jérusalem, xây cất nhiều nhà cửa trong các khu phố Ả rập và phần đất Palestine.
RFI : Quy chế pháp lý hiện nay của Jérusalem như thế nào ?
GS Lê Đình Thông : Ngày 23/09/1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy ban đặc nhiệm nghiên cứu về việc nước Anh hết thời hạn ủy trị. Với 25 phiếu thuận, 13 phiếu chống, 17 phiếu trắng, Ủy ban đưa ra dự thảo nghị quyết bao gồm việc phân chia Palestine làm hai : Nhà nước Ả Rập và Nhà nước Israël. Thành phố Jérusalem được quốc tế hóa. Dự thảo này được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận thông qua nghị quyết 181-11 ngày 29/11/1947, có hiệu lực từ ngày 01/12/1947. Các nước Ả Rập tuyên bố sẵn sàng chấp nhận chế độ quốc tế cho Jérusalem, với điều kiện Liên Hiệp Quốc đảm bảo sự ổn định thường xuyên. Israël tán thành kiểm soát quốc tế đối với các nơi thờ phượng, nhưng không chấp nhận thiết lập chế độ quốc tế đối với phần còn lại của thành phố.
Hàng năm, Israël tổ chức Ngày Jérusalem (Yom Yerushalayim) kỷ niệm việc thống nhất thành phố vào năm 1967.
RFI : Ngoài Tòa thánh, thế giới phản ứng ra sao trước quyết định của tổng thống Trump
GS Lê Đình Thông : Mặc dầu con rể của tổng thống Trump là Jared Kushner tiếp xúc với các nước Ả Rập thân Mỹ như Arập Saoudite, nơi có hai thánh địa La Mecca và Médine, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Ai Cập. Tuy nhiên, các nước này đều lên tiếng phản đối quyết định của tổng thống Trump, vì ngôi đền Hồi Giáo Al-Aqsa ở Jérusalem được coi là thánh địa thứ ba của đạo Hồi.
Tám quốc gia, trong số có Pháp, Anh và Ai Cập yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp. 14 quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An, không kể nước Mỹ, đều coi quyết định của Washington là không phù hợp với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Về mặt quốc tế công pháp, ngày 29/11/1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận các khuyến nghị của Ủy ban đặc biệt về Palestine. Jérusalem trở thành một thực thể riêng biệt, thuật từ pháp lý gọi là corpus separatum, được hưởng quy chế lãnh thổ quốc tế (territoire international).
RFI : Tương lai của Jérusalem ra sao ? Liệu " tiếng xướng ca của thiên thần " sẽ giúp cho lý trí chiến thắng ?
GS Lê Đình Thông : Chỉ vài giờ sau quyết định gây tranh cãi, tổng thống Donald Trump đã ký lệnh triển hạn thêm 6 tháng việc chuyển sứ quán Mỹ về Jérusalem. Các tổng thống tiền nhiệm cũng triển hạn mỗi sáu tháng. Quyết định không đúng lúc của ông Trump đã dấy lên làn sóng phản đối. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo (OCI), ngày 12/12/2017, các thủ lãnh Hồi Giáo trên thế giới họp tại Istanbul mượn gió bẻ măng, lên tiếng kêu gọi thế giới thừa nhận khu vực phía đông Jérusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine. Các đòi hỏi này đều không đi đến đâu, vì Jérusalem sẽ còn giữ nguyên hiện trạng theo như ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Nhận định của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô về vai trò của tôn giáo trong thế giới ngày nay
Đặng Tự Do
17:18 21/12/2017
Sự bùng phát liên tục của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và những hành vi bạo lực khủng khiếp nhân danh tôn giáo đã tạo ra thêm các luận cứ chống lại đức tin cho những nhà phê bình tôn giáo hiện đại. Họ không ngần ngại đồng hóa tôn giáo với các khía cạnh tiêu cực.
Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải đối mặt hôm nay là một vấn đề thuộc linh. Nó liên quan đến cách mà chúng ta nhận thức mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với chính chúng ta, đối với những người đồng loại của chúng ta và với thiên nhiên như một tổng thể. Tôn giáo có thể tạo ra nguồn cảm hứng tinh thần và đưa ra các định hướng rất cần thiết cho thời đại chúng ta. Thực tế là tôn giáo có thể nhân bản hóa con người và có thể hỗ trợ cho cuộc đấu tranh cho tự do, hòa bình và công lý.
Tuy nhiên, chẳng may là tôn giáo cũng có thể bị lạm dụng để xô đẩy con người đến chỗ cuồng tín và vô nhân đạo khi người ta nuôi dưỡng những thái độ cực đoan, bất bao dung và hiếu chiến. Do đó, tình trạng tiến thoái lưỡng nan của nhân loại hiện nay không phải là “có tôn giáo hay không có tôn giáo”, mà là: “loại tôn giáo nào.” Tôn giáo chân thật phải đóng góp vào việc bảo vệ tự do của con người, đối thoại - hướng dẫn mọi người thay đổi tâm trí và cuộc sống - và đưa con người đến chiều sâu Chân lý.
Sai lầm lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta mong đợi quá nhiều từ tôn giáo trước các vấn đề liên quan đến hòa bình, tình liên đới, ý nghĩa của cuộc sống và đích điểm vĩnh cửu của con người và tạo vật, mà đúng hơn là chúng ta đã ngưng không mong đợi gì từ sức mạnh tâm linh vĩ đại này - vốn có nguồn gốc sâu xa trong tâm hồn con người.
Cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình trạng của Giêrusalem
Đặng Tự Do
17:44 21/12/2017
Đặc sứ của Palestine tại Liên Hiệp Quốc, là ông Riyad Mansour, nói rằng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu cho một dự thảo nghị quyết kêu gọi tổng thống Trump hủy bỏ tuyên bố hôm 6 tháng 12 của mình. Điều này đã bị Hoa Kỳ bác bỏ trong phiên họp 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai.
14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Ai Cập, không đề cập cụ thể đến Hoa Kỳ hay tổng thống Trump, nhưng đã bày tỏ “rất tiếc về những quyết định gần đây liên quan đến tình trạng của Giêrusalem”.
Đại sứ Hoa Kỳ Nikki Haley, trong bức thư gửi tới hàng chục quốc gia Liên hợp quốc hôm thứ Ba cảnh báo rằng chính quyền Trump sẽ ghi tên những quốc gia nào bỏ phiếu cho nghị quyết chỉ trích quyết định của tổng thống Trump.
“Tổng thống sẽ theo dõi cuộc bỏ phiếu này một cách cẩn thận và yêu cầu tôi báo cáo về những quốc gia nào đã bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng tôi sẽ lưu ý đến từng cuộc bỏ phiếu về vấn đề này”, bà Haley viết.
Bà cũng lặp lại lời cảnh cáo này trên Twitter.
Tuy nhiên, bất chấp những đe dọa từ phía Hoa Kỳ 128 nước đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump, 35 nước bỏ phiếu trống và 9 nước bày tỏ sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ.
Các nước đồng minh chính của Hoa Kỳ là Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản nằm trong danh sách 128 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump. Úc Đại Lợi và Gia Nã Đại nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trống.
Cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình trạng của Giêrusalem chỉ có tính chất chính trị nhằm gây sức ép lên chính quyền Hoa Kỳ. Nó không có một hiệu lực pháp lý cụ thể nào.
Giáng Sinh tại miền đất vừa được giải phóng khỏi bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Đặng Tự Do
18:06 21/12/2017
Trong các ngôi làng của họ trên vùng đồng bằng Nineveh, các Kitô hữu Iraq đang ăn chay 9 ngày trước lễ Giáng sinh. Đây là lễ Giáng Sinh đầu tiên của họ kể từ khi khu vực này được giải phóng khỏi bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Lễ Giáng sinh trên vùng bình nguyên Ninivê không chỉ là lễ kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người, mà còn là một thể hiện cho niềm hy vọng phục sinh của Kitô giáo.
Hơn 150,000 Kitô hữu đã bị trục xuất khỏi quê hương của mình qua chiến dịch diệt chủng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chỉ còn 250,000 Kitô hữu được ước tính đang ở lại Iraq. Trong tháng 12 này Ủy ban Tái thiết Nineveh cho biết 1/3 số người Kitô hữu di dời đã trở về nhà của họ.
Kitô hữu đang xây dựng lại ngôi nhà, nhưng tốc độ chậm. Thị trấn không có nước uống, và các gia đình đang dựa vào máy phát điện riêng để cung cấp điện cho ngôi nhà của mình. Chi phí trung bình để xây dựng lại một ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn là 60,000 Mỹ Kim. Ước tính tối thiểu để sửa chữa ngôi nhà bị hư hỏng nhẹ là khoảng 5,000 Mỹ Kim. Đó là một chi phí quá cao cho những Kitô hữu sống sót sau chiến dịch diệt chủng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Khoản tiền tiết kiệm của họ đã bị mất trong chiến tranh hoặc đã phải bỏ ra chi tiêu trong thời gian đi tị nạn.
Cha Salar Kajo, Tổng đại diện của giáo phận Alqosh, nói với tờ National Catholic Register của Hoa Kỳ rằng tại Telleskuf các Kitô hữu đang dần dần “bước vào cuộc sống bình thường. Họ đã tái thánh hiến và mở cửa trở lại nhà thờ Thánh George. Những người trẻ đã làm một hang đá lớn cùng một cây thông Noel thật cao.
“Chúng tôi cảm thấy rằng Giáng sinh này là một Giáng sinh rất đặc biệt đối với chúng tôi sau ba năm bị di dời khỏi làng mạc của chúng tôi”, Cha Kajo nói.
Cha Jarhola, không được may mắn như cha Kajo, nhà thờ của ngài vẫn chưa được tái thiết. Năm nay ngài sẽ cử hành thánh lễ nửa đêm dưới bầu trời đầy sao bên trong một ngôi thánh đường bị cháy rụi chỉ còn sót một vách tường.
Tuy nhiên ngài nói: “cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ bị đốt cháy sẽ gửi một thông điệp lớn: cuộc sống đã vươn lên từ cái chết.”
Lễ Giáng sinh trên vùng bình nguyên Ninivê không chỉ là lễ kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người, mà còn là một thể hiện cho niềm hy vọng phục sinh của Kitô giáo.
Hơn 150,000 Kitô hữu đã bị trục xuất khỏi quê hương của mình qua chiến dịch diệt chủng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chỉ còn 250,000 Kitô hữu được ước tính đang ở lại Iraq. Trong tháng 12 này Ủy ban Tái thiết Nineveh cho biết 1/3 số người Kitô hữu di dời đã trở về nhà của họ.
Kitô hữu đang xây dựng lại ngôi nhà, nhưng tốc độ chậm. Thị trấn không có nước uống, và các gia đình đang dựa vào máy phát điện riêng để cung cấp điện cho ngôi nhà của mình. Chi phí trung bình để xây dựng lại một ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn là 60,000 Mỹ Kim. Ước tính tối thiểu để sửa chữa ngôi nhà bị hư hỏng nhẹ là khoảng 5,000 Mỹ Kim. Đó là một chi phí quá cao cho những Kitô hữu sống sót sau chiến dịch diệt chủng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Khoản tiền tiết kiệm của họ đã bị mất trong chiến tranh hoặc đã phải bỏ ra chi tiêu trong thời gian đi tị nạn.
Cha Salar Kajo, Tổng đại diện của giáo phận Alqosh, nói với tờ National Catholic Register của Hoa Kỳ rằng tại Telleskuf các Kitô hữu đang dần dần “bước vào cuộc sống bình thường. Họ đã tái thánh hiến và mở cửa trở lại nhà thờ Thánh George. Những người trẻ đã làm một hang đá lớn cùng một cây thông Noel thật cao.
“Chúng tôi cảm thấy rằng Giáng sinh này là một Giáng sinh rất đặc biệt đối với chúng tôi sau ba năm bị di dời khỏi làng mạc của chúng tôi”, Cha Kajo nói.
Cha Jarhola, không được may mắn như cha Kajo, nhà thờ của ngài vẫn chưa được tái thiết. Năm nay ngài sẽ cử hành thánh lễ nửa đêm dưới bầu trời đầy sao bên trong một ngôi thánh đường bị cháy rụi chỉ còn sót một vách tường.
Tuy nhiên ngài nói: “cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ bị đốt cháy sẽ gửi một thông điệp lớn: cuộc sống đã vươn lên từ cái chết.”
Ấn Giáo cực đoan cấm các trường Công Giáo không được mừng lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
18:36 21/12/2017
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết các nhà lãnh đạo Giáo Hội ở Ấn Độ đã bày tỏ sự bất mãn của các ngài trước việc chính quyền Ấn dung túng cho tổ chức Hindu Jagran Manch đe dọa các trường Công Giáo tại Ấn không được cử hành lễ Giáng Sinh.
Cha Johnson Digal, dòng Camêlô, một giáo viên tại một trường Công Giáo ở bang Uttar Pradesh nói với thông tấn xã Fides rằng các thành viên nhóm Ấn Giáo cực đoan Hindu Jagran Manch cảnh cáo nhà trường không được mừng lễ Giáng Sinh. Chúng coi các hoạt động này là nhằm “chiêu dụ tín đồ”.
Mối đe dọa nhắm vào các cộng đoàn Kitô Giáo trong mùa lễ Giáng Sinh năm nay được ghi nhận là căng thẳng nhất tại bang Uttar Pradesh nơi có mật độ dân số đông nhất Ấn Độ và chính quyền tại đây đã rơi vào tay đảng Ấn Giáo cực đoan Bharatiya Janata.
Cha Johnson Digal, dòng Camêlô, một giáo viên tại một trường Công Giáo ở bang Uttar Pradesh nói với thông tấn xã Fides rằng các thành viên nhóm Ấn Giáo cực đoan Hindu Jagran Manch cảnh cáo nhà trường không được mừng lễ Giáng Sinh. Chúng coi các hoạt động này là nhằm “chiêu dụ tín đồ”.
Mối đe dọa nhắm vào các cộng đoàn Kitô Giáo trong mùa lễ Giáng Sinh năm nay được ghi nhận là căng thẳng nhất tại bang Uttar Pradesh nơi có mật độ dân số đông nhất Ấn Độ và chính quyền tại đây đã rơi vào tay đảng Ấn Giáo cực đoan Bharatiya Janata.
250,000 nhân viên cảnh sát được triển khai để bảo vệ lễ Giáng Sinh tại Indonesia
Đặng Tự Do
18:58 21/12/2017
Indonesia sẽ triển khai khoảng 250,000 nhân viên cảnh sát trong dịp Giáng Sinh và đầu Năm Mới. Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Tito Karnavian cho biết như trên hôm thứ Năm 21 tháng 12.
Ông lên tiếng kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau khi một nhóm Hồi giáo cực đoan đe doạ tiến hành “chiến dịch thanh trừng” chống lại các doanh nghiệp buộc người Hồi giáo phải đội nón ông già Noel như một hình thức quảng cáo.
Riêng tại thủ đô Jakarta 155,000 nhân viên cảnh sát đã được triển khai vào dịp Giáng sinh và Năm mới - trong một buổi lễ khởi động Chiến dịch Lilin tại Quảng trường Tượng đài Quốc gia ở Jakarta.
Trong buổi lễ này trước hàng ngàn sĩ quan cảnh sát, quân đội và cơ quan công an, tướng Tito đã đánh giá thấp mối quan ngại về các cuộc tấn công. Ông nói:
“Chúng tôi đã không phát hiện bất kỳ mối đe dọa tấn công của các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác, có thể có những con sói hoặc những cá nhân có thể mở các cuộc tấn công.”
“Sói đơn độc là những cá nhân đã trở nên cực đoan hơn đối với những nội dung trên internet. Họ học cách chế tạo bom từ internet và nơi ở của họ khó bị phát hiện. Chúng ta chỉ có thể bắt giữ họ sau một cuộc tấn công”.
Đầu tháng này, tổ chức chống khủng bố quốc gia Densus 88 đã bắt giữ 20 nghi can khủng bố ở bốn tỉnh.
“Chúng ta đã mở các cuộc hành quân và chúng ta đã bắt giữ hầu hết các nhóm mà chúng ta tin là có tiềm năng tấn công khủng bố.”
Tito cho biết cảnh sát sẽ tăng cường an ninh tại các nhà thờ và các điểm giải trí.
Ông lên tiếng kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau khi một nhóm Hồi giáo cực đoan đe doạ tiến hành “chiến dịch thanh trừng” chống lại các doanh nghiệp buộc người Hồi giáo phải đội nón ông già Noel như một hình thức quảng cáo.
Riêng tại thủ đô Jakarta 155,000 nhân viên cảnh sát đã được triển khai vào dịp Giáng sinh và Năm mới - trong một buổi lễ khởi động Chiến dịch Lilin tại Quảng trường Tượng đài Quốc gia ở Jakarta.
Trong buổi lễ này trước hàng ngàn sĩ quan cảnh sát, quân đội và cơ quan công an, tướng Tito đã đánh giá thấp mối quan ngại về các cuộc tấn công. Ông nói:
“Chúng tôi đã không phát hiện bất kỳ mối đe dọa tấn công của các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác, có thể có những con sói hoặc những cá nhân có thể mở các cuộc tấn công.”
“Sói đơn độc là những cá nhân đã trở nên cực đoan hơn đối với những nội dung trên internet. Họ học cách chế tạo bom từ internet và nơi ở của họ khó bị phát hiện. Chúng ta chỉ có thể bắt giữ họ sau một cuộc tấn công”.
Đầu tháng này, tổ chức chống khủng bố quốc gia Densus 88 đã bắt giữ 20 nghi can khủng bố ở bốn tỉnh.
“Chúng ta đã mở các cuộc hành quân và chúng ta đã bắt giữ hầu hết các nhóm mà chúng ta tin là có tiềm năng tấn công khủng bố.”
Tito cho biết cảnh sát sẽ tăng cường an ninh tại các nhà thờ và các điểm giải trí.
Đảng viên và các viên chức công quyền Trung Quốc bị cấm không được mừng lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
19:22 21/12/2017
Ủy Ban Kỷ luật Đảng của đảng cộng sản Trung Quốc đã ra thông báo cấm các đảng viên và cả các quan chức chính phủ không được mừng Giáng sinh, và coi ngày lễ này là “thuốc phiện tinh thần”.
Trong một thông báo được đưa ra vào đầu tuần này Ủy Ban nói trên cảnh báo các quan chức không nên tham gia vào các bữa ăn và những cuộc tụ họp vào đêm Giáng sinh, răn đe rằng những người bị bắt quả tang sẽ phải “chịu trách nhiệm”.
Thông báo nhấn mạnh rằng: “Khi Giáng sinh gần đến, các nhà lãnh đạo và các quan chức của các cấp phải nỗ lực quảng bá văn hoá truyền thống Trung Quốc và thực hiện nhiệm vụ xây dựng một ngôi nhà tinh thần cho người Trung Quốc”
“Họ phải nghiên cứu nghiêm túc học thuyết về sự tự tin về văn hoá được giới thiệu tại Đại hội Đảng lần thứ 19, và kiêng cử không tham gia một cách mù quáng các lễ hội nước ngoài hoặc tham gia vào các tôn giáo phương Tây”.
“Họ không được dự các lễ kỷ niệm có nguồn gốc phương Tây và thực hiện công tác an ninh tốt trong đêm Giáng sinh”.
Một người theo đạo Tin Lành ở tỉnh Quảng Đông phía Nam nói những món quà theo chủ đề Giáng sinh đã nhanh chóng bị biến mất khỏi các cửa hàng bán lẻ ở các thành phố Trung Quốc.
“Bất kỳ món quà Giáng sinh nào cũng biến mất, bao gồm các đồ dùng của Kitô hữu, cả các cặp kính mát với biểu tượng thập giá và những từ như Chúa Giêsu yêu bạn”
Một công ty ở tỉnh Cam Túc đã loại bỏ cây thông Noel từ cửa hàng trực tuyến, sau những đe dọa từ phòng thương mại và công nghiệp địa phương.
Những động thái này xảy ra sau khi một trường đại học ở thành phố Shenyang (Thẩm Dương), đông bắc Trung Quốc đã cấm sinh viên không được tổ chức bất kỳ buổi họp mặt nào để chào mừng Giáng sinh.
Đoàn Thanh Niên Trường Đại học Dược Thẩm Dương ra thông báo cho rằng:
“Trong những năm gần đây, một số thanh thiếu niên đã mù quáng kỷ niệm các lễ hội tôn giáo phương Tây và hát những bài thánh ca như ‘Silent Night’ do ảnh hưởng của các quảng cáo thương mại liên quan đến văn hoá phương Tây. Thực tế này cũng là kết quả của ‘các ý kiến sai lầm trên mạng’”
Thông báo cấm các sinh viên “Không được tổ chức bất kỳ sự kiện nào liên quan đến Giáng sinh, để tạo điều kiện cho phong trào Thanh Niên có thể thiết lập sự tự tin về văn hoá.”
Trong một thông báo được đưa ra vào đầu tuần này Ủy Ban nói trên cảnh báo các quan chức không nên tham gia vào các bữa ăn và những cuộc tụ họp vào đêm Giáng sinh, răn đe rằng những người bị bắt quả tang sẽ phải “chịu trách nhiệm”.
Thông báo nhấn mạnh rằng: “Khi Giáng sinh gần đến, các nhà lãnh đạo và các quan chức của các cấp phải nỗ lực quảng bá văn hoá truyền thống Trung Quốc và thực hiện nhiệm vụ xây dựng một ngôi nhà tinh thần cho người Trung Quốc”
“Họ phải nghiên cứu nghiêm túc học thuyết về sự tự tin về văn hoá được giới thiệu tại Đại hội Đảng lần thứ 19, và kiêng cử không tham gia một cách mù quáng các lễ hội nước ngoài hoặc tham gia vào các tôn giáo phương Tây”.
“Họ không được dự các lễ kỷ niệm có nguồn gốc phương Tây và thực hiện công tác an ninh tốt trong đêm Giáng sinh”.
Một người theo đạo Tin Lành ở tỉnh Quảng Đông phía Nam nói những món quà theo chủ đề Giáng sinh đã nhanh chóng bị biến mất khỏi các cửa hàng bán lẻ ở các thành phố Trung Quốc.
“Bất kỳ món quà Giáng sinh nào cũng biến mất, bao gồm các đồ dùng của Kitô hữu, cả các cặp kính mát với biểu tượng thập giá và những từ như Chúa Giêsu yêu bạn”
Một công ty ở tỉnh Cam Túc đã loại bỏ cây thông Noel từ cửa hàng trực tuyến, sau những đe dọa từ phòng thương mại và công nghiệp địa phương.
Những động thái này xảy ra sau khi một trường đại học ở thành phố Shenyang (Thẩm Dương), đông bắc Trung Quốc đã cấm sinh viên không được tổ chức bất kỳ buổi họp mặt nào để chào mừng Giáng sinh.
Đoàn Thanh Niên Trường Đại học Dược Thẩm Dương ra thông báo cho rằng:
“Trong những năm gần đây, một số thanh thiếu niên đã mù quáng kỷ niệm các lễ hội tôn giáo phương Tây và hát những bài thánh ca như ‘Silent Night’ do ảnh hưởng của các quảng cáo thương mại liên quan đến văn hoá phương Tây. Thực tế này cũng là kết quả của ‘các ý kiến sai lầm trên mạng’”
Thông báo cấm các sinh viên “Không được tổ chức bất kỳ sự kiện nào liên quan đến Giáng sinh, để tạo điều kiện cho phong trào Thanh Niên có thể thiết lập sự tự tin về văn hoá.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Thảo Thần Học Và Hợp Tác Giữa Học Viện Công Giáo Việt Nam Và Đại Học Công Giáo Miền Tây Nước Pháp
Nữ Tu Bình Minh
09:46 21/12/2017
Ngày 11/12/2017, các thành viên của phái đoàn UCO có cuộc gặp gỡ riêng với ĐGM Viện trưởng Giuse Đinh Đức Đạo và Ban Học vụ của HVCGVN để trao đổi về sự hợp tác và những hỗ trợ cụ thể mà UCO dành cho HVCGVN.
Tiếp đến, ngày 12 & 13/12/2017, các giáo sư của UCO trình bày chuyên đề: “Thách Đố Của Đức Tin Trong Thế Giới Hôm Nay”, gồm ba bài phát biểu:
1. Những Thách Đố và Cơ May Của Đức Tin trong Thế Giới Hôm Nay, trình bày: GS. Guillemette Pradere;
2. Những Thách Đố và Cơ May Của Đức Tin Trong Thế Giới Hôm Nay Trong Góc Độ Của Liên Văn Hoá Việt – Pháp, trình bày: GS. Hoàng Anh Ngọc;
3. Lý Trí Đi Hoang - Xem Lại Sứ Mệnh Giáo dục và Đại Học, trình bày: Viện Trưởng Dominique Vermersch.
Các giáo sư đã trình bày những thách đố mà con người thời nay phải đối diện: những trào lưu tư tưởng, lý trí và đức tin, niềm hy vọng, việc đào tạo con người cách toàn diện, những khác biệt văn hoá, sự cô đơn, … Ngay giữa những thách đố này, con người vẫn tìm thấy những cơ may. GS. Hoàng Anh Ngọc nhận ra cơ may nghe được tiếng Chúa giữa sự cô đơn của những khác biệt văn hoá; GS. Pradere nhấn mạnh đến sự thức tỉnh, niềm hy vọng và lòng bác ái sẽ giúp người tông đồ giữ trọn căn tính thâm sâu nhất và hướng đến con đường Phúc Âm. Viện Trưởng Vermersch trình bày thách đố của lý trí và đức tin dựa trên dụ ngôn Người Con Hoang Đàng (Lc 15, 11-32). Đứa con đi hoang “lý trí” rời bỏ ngôi nhà của Cha “đức tin”. Vì không có đức tin nên không bao lâu sau lý trí trở nên khốn cùng. Chính trong sự khốn cùng này, con người có cơ may đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.
Các sinh viên HVCGVN thảo luận về “Những Thách Đố Và Cơ May Của Đức Tin Trong Bối Cảnh Xã Hội Việt Nam Hiện Nay.” Các sinh viên đã trình bày rất nhiều thách đố mà giới trẻ đang đối diện trong đời sống đức tin. Tuy nhiên, các sinh viên đã làm bật lên niềm hy vọng khi trình bày những cơ may: Sự nâng đỡ đức tin từ giáo xứ, các hội đoàn và từ truyền thống của gia đình; sự khao khát tìm kiếm chân lý của giới trẻ Việt Nam; sự khao khát dấn thân của người trẻ; nhất là người trẻ nhận ra trách nhiệm của họ đối với Giáo Hội và xã hội giữa những thách đố hôm nay.
HVCGVN vừa mới thành hình cũng đối diện với rất nhiều thách đố cả vật chất lẫn tinh thần. ĐGM Viện trưởng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Viện trưởng Vermersch và phái đoàn về chuyến thăm và thúc đẩy sự phát triển hợp tác song phương. ĐGM Giuse nhìn nhận rằng UCO chính là một cơ may và là món quà tình thương mà Thiên Chúa ban cho HVCGVN. Việc UCO, Đại học Công Giáo lâu năm có bề dày lịch sử trên 140 năm, ký kết hợp tác với HVCGVN, Học viện Thần học vừa được khai sinh, chứng tỏ rằng UCO có thiện chí và muốn chính thức hỗ trợ cho sự phát triển của HVCGVN. Trong phần đáp từ, Viện trưởng Vermersch bày tỏ thái độ trân trọng khi được hợp tác với HVCGVN. Ông xem đây chính là cơ hội để UCO nuôi dưỡng Công Giáo tính của mình.
Kết thúc chương trình làm việc tại HVCGVN, ĐGM Viện trưởng Giuse Đinh Đức Đao và Viện trưởng Dominique Vermersch đã ký kết quan hệ hợp tác giữa HVCGVN và UCO, trong đó hai bên sẽ có những điểm chung như sau: có bằng của cả hai trường cùng cấp, trao đổi giáo sư, trao đổi sinh viên, tổ chức seminar, trao đổi học thuật và những ấn phẩm chung.
Được biết, UCO được thành lập năm 1875. Hiện nay, UCO có hơn 100 chương trình đào tạo thuộc 5 khoa: Thần học, Giáo dục học, Nhân chủng học, Khoa học và Khoa học Xã hội & Nhân văn. UCO có hơn 9000 sinh viên trong đó có 1700 sinh viên quốc tế.
Nữ tu Bình Minh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn chuyện ly dị
Vũ Văn An
16:18 21/12/2017
Đạo Công Giáo luôn có cái nhìn thực tiễn và quân bình về ly dị. Chính cái nhìn quân bình này, theo Giáo Sư James Hitchcock của Đại Học St Louis, Hoa Kỳ, trong bài “Off the Rails – Was Vatican II Hijacked?”, đã khiến Công Đồng Vatican II gọi ly dị là một “nạn dịch” (Gaudium Et Spes, số 47).
Nói chuyện với Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh đầu năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lặp lại nhận định trên: “Do đó, việc thiếu vắng nó đã có những hậu quả tàn hại, truyền lan như nạn dịch trong cơ thể xã hội – theo ngôn từ được Vatican II dùng để mô tả ly dị, và có ảnh hưởng tiêu cực đối với các thế hệ mới vì vẻ đẹp của hôn nhân chân chính đã bị che mờ”.
Có người cho rằng Đức Phanxicô, với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương ban hành trong bối cảnh Năm Thánh Thương Xót, đã phủ lên ly dị một mầu sắc tích cực hơn bởi nó được nhìn dưới ánh mắt thương xót đời đời của Thiên Chúa.
Dù thế nào, ly dị vẫn là một điều tiêu cực mà bất cứ nền mục vụ nào cũng phải tìm cách giải quyết vì sự cứu rỗi của các linh hồn, linh hồn hai vợ chồng, linh hồn con cái họ và linh hồn mọi tín hữu trong mầu nhiệm hiệp thông các thánh.
"Con cái ly dị, con cái bất hợp pháp"
Nhưng điều gì khiến Vatican II và Đức Gioan Phaollô II gọi ly dị là nạn dịch? Có người cho rằng chẳng qua các vị phản ảnh cảm thức của đa phần người Công Giáo đương thời. Họ vốn có cái nhìn khá tiêu cực về ly dị.
Chính vì thế, khi ban hành Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô đã được người con gái một bà mẹ ly dị hết lời ca ngợi trên tờ New York Times. Đó là nữ ký giả Mary Pflum Peterson: Thanks, Pope Francis, For ‘Legitimizing’ Catholic Kids of Divorce (Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Xin Cám Ơn Ngài Đã ‘Hợp Pháp Hóa’ Những Đứa Con của Người Công Giáo Ly Dị).
Bà mẹ của bốn đứa con trên cho rằng Đức Phanxicô vốn được coi là một người làm phép lạ: chỉ trong một thời gian ngắn nắm giữ chức vụ, ngài đã ủng hộ các bà mẹ không cheo cưới, giúp tạo ra một thời đại bang giao mới giữa Hoa Kỳ và Cuba, là vị giáo hoàng đầu tiên lên tiếng về các mối nguy hiểm của việc hâm nóng địa cầu và nhiều quan tâm khác về môi trường.
Nhưng đối với bà, “điều kỳ diệu nhất” là cố gắng của ngài nhằm chào đón các người ly dị trở về lòng Giáo Hội. Khi yêu cầu Giáo Hội xem xét lại việc đối xử với những người ly dị, khi khuyến khích các giáo hội làm dễ dàng hơn để các người ly dị được cấp tính vô hiệu, rõ ràng Đức Giáo Hoàng đã định vị lại các người ly dị, không còn coi họ như những người tội lỗi như nhiều người Công Giáo bảo thủ thường nghĩ nữa.
Động thái trên không những cho thấy các dấu hiệu của một Giáo Hội ấm áp và hiền từ hơn, nó còn ôm hôn và thực sự hợp pháp hóa những người như Peterson: những đứa con Công Giáo của ly dị mà nhiều giáo sĩ và giáo dân các giáo xứ từ lâu vốn coi là bất hợp pháp, hay kém Công Giáo hơn.
Nhân dịp này, Peterson thuật lại các cơ cực cùng tủi nhục mà mẹ bà, một người ly dị, và con cái bà phải chịu dưới cái nhìn lạnh lùng và soi mói của những người đồng đạo trước đây: Cha mẹ bà ly dị năm 1982 và việc này là một cú giáng như búa bổ lên đầu mẹ bà, một người Công Giáo rất ngoan đạo. Nó cũng giáng một cú không kém búa bổ lên đầu anh trai và chính bà. Nên biết: trong Đạo Công Giáo, ly dị không những tác động trên cặp vợ chồng ly dị, nó còn tác động lên trọn gia đình của họ, kể cả những đứa con còn nhỏ dại. Khi một cuộc hôn nhân Công Giáo tan rã, mọi người đều được người ta khiến phải cảm nhận rằng đây là một thất bại khổng lồ. Ít nhất, đối với người Công Giáo cũng ngoan đạo như gia đình bà. Gia đình này rất coi trọng đức tin: tham dự Thánh Lễ mỗi tuần như một gia đình, đôi khi hai lần mỗi tuần. Họ cầu nguyện hàng ngày, đọc cả kinh mân côi nữa.
Cho nên khi việc ly dị tấn công một gia đình như gia đình bà, nó tương đương với “một trái bom nguyên tử bùng nổ trong phòng khách. Mọi người được người ta khiến phải cảm nhận điều nhiều người Công Giáo khắt khe muốn các gia đình ly dị phải cảm nhận: giống như các công dân bậc nhì thua kém các gia đình Công Giáo có Cha và Mẹ vẫn tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân hợp pháp”.
Các người Công Giáo ly dị trong thị trấn nhỏ nơi bà được dưỡng dục thường buộc phải cảm thấy mình như những người ‘sa ngã’. Đối với các con cái họ, hệ luận hết sức rõ ràng: cha mẹ chúng không cầu nguyện sốt sắng cho đủ, không cố gắng cho đủ, không chịu đựng cho đủ trong cuộc hôn nhân của họ dưới con mắt hội đồng giáo xứ hẹp hòi. Họ chẳng xét gì tới việc cha bà bỗng trờ thành đồng tính và đi sống theo sở thích của ông nên đã xin ly dị. Hôn nhân là việc thánh thiêng. Nên bước ra khỏi nó vì bất cứ lý do gì cũng là một tội. Việc này biến cha mẹ bà thành những kẻ tội lỗi. Và dĩ nhiên làm cho anh em bà thành sản phẩm của tội lỗi.
Má bà chẳng dấu diếm anh em bà chút nào nỗi nhục nhằn bà cảm thấy – và do Giáo Hội khiến bà cảm thấy – do hậu quả của ly dị. Trước khi ly dị, má con bà vẫn hãnh diện ngồi ở hàng ghế đầu của nhà thờ mỗi Chúa Nhật trong Thánh Lễ 10 giờ 15 sáng, là Thánh Lễ được nhiều người nhất trong thị trấn tham dự. Má bà lớn tiếng hát các bài thánh ca, lưu ý cho anh em bà ăn mặc thật bảnh bao. Họ không phải chỉ là một gia đình Công Giáo, mà là một gia đình Công Giáo tốt. Sau khi ly dị, và lúc cha bà hoàn toàn biến mất, mọi sự đã thay đổi: Má bà chùn vai xuống, và làm anh em bà ngạc nhiên bằng cách, đầu Thánh Lễ, dẫn anh em bà vào hàng ghế ít nổi bật hơn. Đầu tiên là hàng ghế hai. Rồi hàng ghế ba, và từ từ xuống tới hàng vô danh ở giữa nhà thờ nơi thế cúi đầu xuống dưới đất của mẹ bà nói lên hết nỗi nhục nhằn của mình.
Các chi thể Giáo Hội không hề giúp gì cho tình huống trên. Nhiều giáo dân trong giáo xứ - tất cả phần lớn đều kết hôn – ngưng việc mời má bà tới những cuộc họp hành xã giao hay các nhóm cầu nguyện mà má bà vốn được mời lúc còn là người đàn bà có chồng. Má bà quả trở thành một công dân bậc nhì. Như thể má bà mang một chữ đỏ hoe trên ngực áo: chữ LD viết hoa, tắt cho ly dị. Và cả trên ngực áo của con cái má bà nữa. Chúng bị xì xầm khắp nơi, công khai bị các giáo lý viên hỏi không biết chúng có hiểu sự thánh thiêng của hôn phối hay không.
Để lấy lại một thế đứng nào đó trong Giáo Hội, má bà đã nạp đơn và được cấp án vô hiệu. Nhưng việc này đem đến hàng loạt cơn đau đầu, và riêng cho bà, sự mơ hồ hỗn độn. Lúc cha mẹ bà được cấp án vô hiệu, tức thập niên 1980, việc này không dễ dàng có được. Sau này, má bà cho hay: dù việc này cần phải có để má bà được tiếp tục rước lễ, nhưng má bà cảm thấy phải uốn gối khom lưng nhiều lắm mới có được. Và khi đã được rồi, thì việc này khiến anh em bà được thấy cả một hộp nhòi bọ thối tha.
Bà nhớ như in ngày một thầy giáo trung học nghe tin hôn nhân của cha mẹ bà được tuyên án vô hiệu. Ông hỏi: “Em biết điều đó có nghĩa gì, phải không, khi cha mẹ em có cuộc hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu?”
Bà lắc đầu trả lời vì sợ điều ông sẽ nói tiếp: “Dạ không”.
“Điều đó có nghĩa cuộc hôn nhân của họ chưa bao giờ hiện hữu. Và nếu thế, điều ấy có nghĩa em là đứa con bất hợp pháp”.
Bà cố gắng giữ bộ mặt thản nhiên, nhưng đến cuối ngày, phải chạy vào phòng tắm, khóc nức nở. Bà là đứa con hoang. Ít nhất dưới mắt một số người, trong đó có thầy giáo trung học mà bà hết lòng yêu kính. Bà tự hỏi làm thế lại có thể thế này được? Bà từng được xem các tấm hình đám cưới của cha mẹ bà vào ngày hôn lễ của họ, diễn ra đúng 4 năm trước ngày bà sinh ra. Nhưng nay, ít nhất dưới mắt một số người, bà là đứa con bất hợp pháp.
Nói cho rõ hơn: các giáo sĩ nói rằng khi một đám cưới bị tuyên bố vô hiệu trong Giáo Hội, con cái không hề bị án vô hiệu tác động. Nhưng các sứ điệp mà Giáo Hội gửi đi quả rất hỗn độn. Nếu cha mẹ bạn không còn ở với nhau nữa, nhiều người đơn giản không còn coi các thành viên của gia đình này là những người Công Giáo nghiêm túc nữa. Nó không còn đi đôi với niềm tin nghiêm khắc là hôn nhân có tính vĩnh viễn, bất kể điều gì xẩy ra.
Sau này lên đại học, lúc bà cố gắng có những cuộc hẹn hò với các thanh niên Công Giáo trong khuôn viên trường, bà ngạc nhiên trước thái độ lạnh lùng của họ khi bà cho họ hay cha mẹ bà là những người ly dị.
Một thanh niên bảo bà trước khi lưu ý tới các phụ nữ anh ta coi như Công Giáo nghiêm túc hơn : “À, hóa ra gia đình em không thực sự nghiêm túc đối với đức tin của mình”.
Vấn đề ly dị trong Giáo Hội Công Giáo hiển nhiên là gai góc. Nhưng những người bảo thủ trong Giáo Hội đã nắm giữ tòa án quá lâu rồi.
Theo Peterson, Đức Phanxiô cho rằng đã đến lúc Giáo Hội phải xét lại xem mình đã quá cứng cỏi ra sao đối với những người ly dị và các giáo dân trong giáo xứ không phải hoàn toàn là trắng hay đen. Nhiều người mang một sắc mầu hơi xam xám một cách phức tạp. Muốn sống hợp với sứ mệnh của Chúa Kitô, đến lúc ta phải tha thứ cho tất cả những ai, vì bất cứ nguyên do gì, đã phạm các lỗi lầm nhân bản trong các quyết định kết hôn của họ hay trong sự bất lực không duy trì được cam kết của họ. Đã đến lúc chấm dứt việc liệng bỏ bé thơ cùng với chậu nước tắm, trong phần lớn các trường hợp, ly dị không làm người ta thành người Công Giáo tồi hay một ai đó mà Giáo Hội thấy mình được biện minh khi bác bỏ.
Kỳ sau: Các Con Số Thống Kê
Nói chuyện với Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh đầu năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lặp lại nhận định trên: “Do đó, việc thiếu vắng nó đã có những hậu quả tàn hại, truyền lan như nạn dịch trong cơ thể xã hội – theo ngôn từ được Vatican II dùng để mô tả ly dị, và có ảnh hưởng tiêu cực đối với các thế hệ mới vì vẻ đẹp của hôn nhân chân chính đã bị che mờ”.
Có người cho rằng Đức Phanxicô, với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương ban hành trong bối cảnh Năm Thánh Thương Xót, đã phủ lên ly dị một mầu sắc tích cực hơn bởi nó được nhìn dưới ánh mắt thương xót đời đời của Thiên Chúa.
Dù thế nào, ly dị vẫn là một điều tiêu cực mà bất cứ nền mục vụ nào cũng phải tìm cách giải quyết vì sự cứu rỗi của các linh hồn, linh hồn hai vợ chồng, linh hồn con cái họ và linh hồn mọi tín hữu trong mầu nhiệm hiệp thông các thánh.
"Con cái ly dị, con cái bất hợp pháp"
Nhưng điều gì khiến Vatican II và Đức Gioan Phaollô II gọi ly dị là nạn dịch? Có người cho rằng chẳng qua các vị phản ảnh cảm thức của đa phần người Công Giáo đương thời. Họ vốn có cái nhìn khá tiêu cực về ly dị.
Chính vì thế, khi ban hành Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô đã được người con gái một bà mẹ ly dị hết lời ca ngợi trên tờ New York Times. Đó là nữ ký giả Mary Pflum Peterson: Thanks, Pope Francis, For ‘Legitimizing’ Catholic Kids of Divorce (Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Xin Cám Ơn Ngài Đã ‘Hợp Pháp Hóa’ Những Đứa Con của Người Công Giáo Ly Dị).
Bà mẹ của bốn đứa con trên cho rằng Đức Phanxicô vốn được coi là một người làm phép lạ: chỉ trong một thời gian ngắn nắm giữ chức vụ, ngài đã ủng hộ các bà mẹ không cheo cưới, giúp tạo ra một thời đại bang giao mới giữa Hoa Kỳ và Cuba, là vị giáo hoàng đầu tiên lên tiếng về các mối nguy hiểm của việc hâm nóng địa cầu và nhiều quan tâm khác về môi trường.
Nhưng đối với bà, “điều kỳ diệu nhất” là cố gắng của ngài nhằm chào đón các người ly dị trở về lòng Giáo Hội. Khi yêu cầu Giáo Hội xem xét lại việc đối xử với những người ly dị, khi khuyến khích các giáo hội làm dễ dàng hơn để các người ly dị được cấp tính vô hiệu, rõ ràng Đức Giáo Hoàng đã định vị lại các người ly dị, không còn coi họ như những người tội lỗi như nhiều người Công Giáo bảo thủ thường nghĩ nữa.
Động thái trên không những cho thấy các dấu hiệu của một Giáo Hội ấm áp và hiền từ hơn, nó còn ôm hôn và thực sự hợp pháp hóa những người như Peterson: những đứa con Công Giáo của ly dị mà nhiều giáo sĩ và giáo dân các giáo xứ từ lâu vốn coi là bất hợp pháp, hay kém Công Giáo hơn.
Nhân dịp này, Peterson thuật lại các cơ cực cùng tủi nhục mà mẹ bà, một người ly dị, và con cái bà phải chịu dưới cái nhìn lạnh lùng và soi mói của những người đồng đạo trước đây: Cha mẹ bà ly dị năm 1982 và việc này là một cú giáng như búa bổ lên đầu mẹ bà, một người Công Giáo rất ngoan đạo. Nó cũng giáng một cú không kém búa bổ lên đầu anh trai và chính bà. Nên biết: trong Đạo Công Giáo, ly dị không những tác động trên cặp vợ chồng ly dị, nó còn tác động lên trọn gia đình của họ, kể cả những đứa con còn nhỏ dại. Khi một cuộc hôn nhân Công Giáo tan rã, mọi người đều được người ta khiến phải cảm nhận rằng đây là một thất bại khổng lồ. Ít nhất, đối với người Công Giáo cũng ngoan đạo như gia đình bà. Gia đình này rất coi trọng đức tin: tham dự Thánh Lễ mỗi tuần như một gia đình, đôi khi hai lần mỗi tuần. Họ cầu nguyện hàng ngày, đọc cả kinh mân côi nữa.
Cho nên khi việc ly dị tấn công một gia đình như gia đình bà, nó tương đương với “một trái bom nguyên tử bùng nổ trong phòng khách. Mọi người được người ta khiến phải cảm nhận điều nhiều người Công Giáo khắt khe muốn các gia đình ly dị phải cảm nhận: giống như các công dân bậc nhì thua kém các gia đình Công Giáo có Cha và Mẹ vẫn tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân hợp pháp”.
Các người Công Giáo ly dị trong thị trấn nhỏ nơi bà được dưỡng dục thường buộc phải cảm thấy mình như những người ‘sa ngã’. Đối với các con cái họ, hệ luận hết sức rõ ràng: cha mẹ chúng không cầu nguyện sốt sắng cho đủ, không cố gắng cho đủ, không chịu đựng cho đủ trong cuộc hôn nhân của họ dưới con mắt hội đồng giáo xứ hẹp hòi. Họ chẳng xét gì tới việc cha bà bỗng trờ thành đồng tính và đi sống theo sở thích của ông nên đã xin ly dị. Hôn nhân là việc thánh thiêng. Nên bước ra khỏi nó vì bất cứ lý do gì cũng là một tội. Việc này biến cha mẹ bà thành những kẻ tội lỗi. Và dĩ nhiên làm cho anh em bà thành sản phẩm của tội lỗi.
Má bà chẳng dấu diếm anh em bà chút nào nỗi nhục nhằn bà cảm thấy – và do Giáo Hội khiến bà cảm thấy – do hậu quả của ly dị. Trước khi ly dị, má con bà vẫn hãnh diện ngồi ở hàng ghế đầu của nhà thờ mỗi Chúa Nhật trong Thánh Lễ 10 giờ 15 sáng, là Thánh Lễ được nhiều người nhất trong thị trấn tham dự. Má bà lớn tiếng hát các bài thánh ca, lưu ý cho anh em bà ăn mặc thật bảnh bao. Họ không phải chỉ là một gia đình Công Giáo, mà là một gia đình Công Giáo tốt. Sau khi ly dị, và lúc cha bà hoàn toàn biến mất, mọi sự đã thay đổi: Má bà chùn vai xuống, và làm anh em bà ngạc nhiên bằng cách, đầu Thánh Lễ, dẫn anh em bà vào hàng ghế ít nổi bật hơn. Đầu tiên là hàng ghế hai. Rồi hàng ghế ba, và từ từ xuống tới hàng vô danh ở giữa nhà thờ nơi thế cúi đầu xuống dưới đất của mẹ bà nói lên hết nỗi nhục nhằn của mình.
Các chi thể Giáo Hội không hề giúp gì cho tình huống trên. Nhiều giáo dân trong giáo xứ - tất cả phần lớn đều kết hôn – ngưng việc mời má bà tới những cuộc họp hành xã giao hay các nhóm cầu nguyện mà má bà vốn được mời lúc còn là người đàn bà có chồng. Má bà quả trở thành một công dân bậc nhì. Như thể má bà mang một chữ đỏ hoe trên ngực áo: chữ LD viết hoa, tắt cho ly dị. Và cả trên ngực áo của con cái má bà nữa. Chúng bị xì xầm khắp nơi, công khai bị các giáo lý viên hỏi không biết chúng có hiểu sự thánh thiêng của hôn phối hay không.
Để lấy lại một thế đứng nào đó trong Giáo Hội, má bà đã nạp đơn và được cấp án vô hiệu. Nhưng việc này đem đến hàng loạt cơn đau đầu, và riêng cho bà, sự mơ hồ hỗn độn. Lúc cha mẹ bà được cấp án vô hiệu, tức thập niên 1980, việc này không dễ dàng có được. Sau này, má bà cho hay: dù việc này cần phải có để má bà được tiếp tục rước lễ, nhưng má bà cảm thấy phải uốn gối khom lưng nhiều lắm mới có được. Và khi đã được rồi, thì việc này khiến anh em bà được thấy cả một hộp nhòi bọ thối tha.
Bà nhớ như in ngày một thầy giáo trung học nghe tin hôn nhân của cha mẹ bà được tuyên án vô hiệu. Ông hỏi: “Em biết điều đó có nghĩa gì, phải không, khi cha mẹ em có cuộc hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu?”
Bà lắc đầu trả lời vì sợ điều ông sẽ nói tiếp: “Dạ không”.
“Điều đó có nghĩa cuộc hôn nhân của họ chưa bao giờ hiện hữu. Và nếu thế, điều ấy có nghĩa em là đứa con bất hợp pháp”.
Bà cố gắng giữ bộ mặt thản nhiên, nhưng đến cuối ngày, phải chạy vào phòng tắm, khóc nức nở. Bà là đứa con hoang. Ít nhất dưới mắt một số người, trong đó có thầy giáo trung học mà bà hết lòng yêu kính. Bà tự hỏi làm thế lại có thể thế này được? Bà từng được xem các tấm hình đám cưới của cha mẹ bà vào ngày hôn lễ của họ, diễn ra đúng 4 năm trước ngày bà sinh ra. Nhưng nay, ít nhất dưới mắt một số người, bà là đứa con bất hợp pháp.
Nói cho rõ hơn: các giáo sĩ nói rằng khi một đám cưới bị tuyên bố vô hiệu trong Giáo Hội, con cái không hề bị án vô hiệu tác động. Nhưng các sứ điệp mà Giáo Hội gửi đi quả rất hỗn độn. Nếu cha mẹ bạn không còn ở với nhau nữa, nhiều người đơn giản không còn coi các thành viên của gia đình này là những người Công Giáo nghiêm túc nữa. Nó không còn đi đôi với niềm tin nghiêm khắc là hôn nhân có tính vĩnh viễn, bất kể điều gì xẩy ra.
Sau này lên đại học, lúc bà cố gắng có những cuộc hẹn hò với các thanh niên Công Giáo trong khuôn viên trường, bà ngạc nhiên trước thái độ lạnh lùng của họ khi bà cho họ hay cha mẹ bà là những người ly dị.
Một thanh niên bảo bà trước khi lưu ý tới các phụ nữ anh ta coi như Công Giáo nghiêm túc hơn : “À, hóa ra gia đình em không thực sự nghiêm túc đối với đức tin của mình”.
Vấn đề ly dị trong Giáo Hội Công Giáo hiển nhiên là gai góc. Nhưng những người bảo thủ trong Giáo Hội đã nắm giữ tòa án quá lâu rồi.
Theo Peterson, Đức Phanxiô cho rằng đã đến lúc Giáo Hội phải xét lại xem mình đã quá cứng cỏi ra sao đối với những người ly dị và các giáo dân trong giáo xứ không phải hoàn toàn là trắng hay đen. Nhiều người mang một sắc mầu hơi xam xám một cách phức tạp. Muốn sống hợp với sứ mệnh của Chúa Kitô, đến lúc ta phải tha thứ cho tất cả những ai, vì bất cứ nguyên do gì, đã phạm các lỗi lầm nhân bản trong các quyết định kết hôn của họ hay trong sự bất lực không duy trì được cam kết của họ. Đã đến lúc chấm dứt việc liệng bỏ bé thơ cùng với chậu nước tắm, trong phần lớn các trường hợp, ly dị không làm người ta thành người Công Giáo tồi hay một ai đó mà Giáo Hội thấy mình được biện minh khi bác bỏ.
Kỳ sau: Các Con Số Thống Kê
Thánh Ca
Chú Bé Đánh Trống - Trình bày Sơ Thuỳ Linh
VietCatholic Network
01:21 21/12/2017
Lời Con Xin Chúa – Trình bày: Ca sĩ Huy Tuấn
VietCatholic Network
03:06 21/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Lời Con Xin Chúa
Sáng tác: Lê Kim Khánh
Trình bày: Ca sĩ Huy Tuấn
Dương trần đã vang lên bài thánh ca
Mùa Đông năm ấy Chúa sinh vì ta
Năm ấy không xa bây giờ
Vào một mùa Giáng Sinh xưa
Nửa đêm đi lễ anh đưa
Nay mùa Giáng Sinh đã về Chúa ơi
Lòng con như thấy thiếu đi niềm vui
Đi lễ năm xưa bên người
Giờ nay chỉ có riêng con
Quỳ bên hang đá lẻ loi
Cầu xin Thiên Chúa xót thương
Thương nhà Việt Nam chinh chiến thê lương
Lòng con sao mãi vẫn vương
Ngày đêm trông ngóng người yêu vắng xa
Bao mùa Giáng Sinh vẫn một mối tình
Cầu xin Thiên Chúa chứng cho lòng con
Ban xuống cho con phước lành
Hòa bình thay chiến chinh nhanh
Tình yêu mãi thắm màu xanh.