Phụng Vụ - Mục Vụ
Đám cưới nhỏ bên hang đá nghèo
Anmai, CSsR
06:57 23/12/2009
Cũng đã khá lâu không có dịp trở lại với mái ấm nghèo ngụ tại mảnh “đất thép thành đồng”. Hôm nay, trở lại đây không phải do lời mời của vị phụ trách mà từ phía những học trò nghèo. Chuyện là sau một thời gian dài cầu nguyện và suy nghĩ, hai học trò nghèo ngày xưa đi đến quyết định cử hành bí tích Hôn phối. Bí tích hôn phối lại được chọn cử hành vào cái ngày áp lễ Chúa Giáng Sinh.
Vừa qua đoạn đường dài đầy bụi bặm cộng chút sương mù của chút chút gì đó gọi là mùa đông nên dừng chân một chút. Trong lúc nghỉ ngơi chợt nhớ đến người anh em ngày xưa cùng đồng hành bao năm tháng nơi mái ấm nghèo này. Chú rể ngày hôm nay cũng là học trò nghèo của người anh em ngày xưa cùng công việc mục vụ. Gọi để báo tin vui cho thầy biết hôm nay trò cũ lên “xe bông”.
Dẫu đoạn đường khá dài từ Bắc Sài về Nam Sài khá mệt nhưng hình ảnh của những người bị bỏ rơi đã làm vơi đi những mệt nhọc của phận người. Con đường quá quen thuộc này làm nhớ lại ngày dầm mưa dãi nắng để gắn kết với mái ấm này. Hình ảnh của những người nghèo đang sống lại trong tâm trí của hai anh em. Chẳng hiểu sao hai anh em lại được phục vụ ở mái ấm nghèo trên vùng đất “cày lên sỏi đá” đây.
Vừa đến mái ấm cũng là lúc bài ca nhập Lễ được ca lên: “Ngày hôm nao tiếng hát bay cao, quỳ bên nhau trước Đấng Tối Cao, hứa yêu nhau trao câu thề chung sống trọn đời …”.
Cũng hay đấy chứ ! Giữa một cõi mà người ta thường chứng kiến cái chết, sự ra đi, sự buồn bã ấy vậy mà hôm nay lại có một đám cưới, có một niềm vui. Đám cưới, niềm vui ấy lại là niềm vui của đôi vợ chồng nghèo đang mang trong mình căn bệnh hiểm ác lại càng có ý nghĩa hơn.
Anh Lui và chị Anna sau những năm tháng trôi dạt theo dòng đời đã được về với mái ấm. Hai người chẳng hề biết nhau và cũng chưa bao giờ biết Chúa. Vào mái ấm này, kín múc được dòng chảy tình yêu, sự chăm sóc của các nữ tu nên tình Chúa và tình người chẳng biết thấm nhập vào đôi bạn tự lúc nào.
Từ ngày vào mái ấm này cho đến ngày hôm nay tính ra cũng non kém 5 năm trời. 5 năm trời tìm hiểu Chúa và tìm hiểu nhau cũng chưa gọi là bao nhưng đáng là bao so với cái xu thế xã hội thời nay là “yêu cuồng - cưới vội”. Và cũng nên nói rằng đôi bạn can đảm tín thác vào tình thương của Chúa để dẫn nhau đến trước bàn thờ Chúa xin Chúa chúc phúc và thánh hoá cho tình yêu của đôi bạn trong khi không ít người cứ vô tư chung đụng với nhau.
Tình Chúa và tình người cứ hoà quyện vào nhau để rồi hôm nay lại có một Thánh lễ hôn phối được cử hành ngoại lệ. Không những ngoại lệ mà còn hết sức đặc biệt ở cái mái ấm này vì lẽ từ xưa đến nay ở đây chỉ cử hành “đám chết” chứ chưa bao giờ có cử hành “đám cưới”.
Đám cưới này phải nói là hết sức, hết sức đặc biệt vì đây là đám cưới giữa hai con người tạm gọi là bị đẩy ra ngoài lề của xã hội. Thường thì những người nghèo, những người bị bỏ rơi chẳng ai ngó ngàng đến nhưng ở mái ấm này người nghèo được trân trọng, người nghèo được các nữ tu lo cho cả đến cái việc “dựng vợ gả chồng”.
Đám cưới nghèo này một lần nữa minh chứng rằng: Tình Yêu vượt thắng sự chết ! Cũng vì yêu, Giêsu đã chịu chết trên cây thập giá. Cũng vì yêu, đôi vợ chồng trẻ này đã cố gắng để đến với nhau dẫu cái chết cũng gần kề.
Sau đám cưới nghèo thì cũng có tiệc cưới như ai ! Tiệc cưới hôm nay vỏn vẹn với vài ba chiếc bánh mì kẹp chả cộng với tách cà phê pha vội mà thôi ! Những chiếc bánh mì, những ly cà phê hôm nay nhỏ bé thật nhưng chắc có lẽ chúng hạnh phúc hơn vì đã được hân hạnh phục vụ cho những người nghèo, những người bị bỏ rơi.
Nhìn đến đôi bạn, tôi chợt nhớ đến lời kinh của Mẹ Maria thuở nào: “Linh hồn tôi hớn hở vui mừng trong Chúa. Ngài đã thương đến phận hèn tôi tớ !
Vâng ! Thiên Chúa luôn luôn thương người nghèo và đặc biệt những người bị bỏ rơi. Tình thương ấy được diễn tả qua sự hiện diện của 4 hội dòng cùng với nhiều và nhiều con người nghèo trong mái ấm này.
Đám cưới của đôi học trò nghèo bên hang đá nghèo hôm nay sao mà thấy thương quá !
Giữa chốn tuyệt vọng vẫn còn đó một chút của tình người.
Tan lễ, vị phụ trách ghé vào tai nói nhỏ “cha kiếm chút gì cho hai đứa sinh sống với !”.
Phải chăng đó là điều bận tâm của con người, còn với Chúa, ngày hôm nay có được như vậy quả là ngoài sức tưởng tượng của đôi bên. Chú rể và cô dâu đã được Chúa cưu mang suốt chặng đường dài đối chọi với những đau đớn bệnh tật của kiếp người lẽ nào Ngài lại bỏ họ khi họ mang tính yêu của họ gửi gắm vào lòng bàn tay của Chúa mà sao sơ phải lo ?
Vẫn tin rằng Thiên Chúa luôn luôn thương người nghèo để rồi Chúa sẽ có cách với cái gia đình nhỏ bé mới nảy sinh ngày hôm nay. Vả lại, chắc gì ở cái cuộc đời này giàu là hạnh phúc. Nếu chỉ nhắm đến tiền tài, danh vọng và địa vị thì ngày hôm nay chẳng có cái đám cưới này. Đôi bạn ngày hôm nay cũng thừa biết mình là nghèo. Họ có thể nghèo tiền nghèo bạc nhưng không bao giờ nghèo tình nghèo nghĩa. Điều ấy đã được chứng minh trong Thánh Lễ sáng nay hết sức đơn sơ nhưng cũng quá sức long trọng.
Thiên Chúa khác người đời, Thiên Chúa vẫn luôn gìn giữ, luôn chúc phúc cho những tâm hồn nghèo khó, những con người bơ vơ tất bạt.
Chuyện quan trọng trước mặt Chúa vẫn là chuyện sống yêu thương hạnh phúc chứ chẳng phải là chuyện giàu, chuyện nghèo.
Giáng sinh năm nay, Hài Nhi Giêsu lại có thêm một niềm vui nho nhỏ: một đám cưới nhỏ bên hang đá nghèo. Hai vợ chồng nghèo hôm nay cũng có niềm vui tương tự: một hang đá nhỏ cạnh đám cưới nghèo.
Dự đám cưới nghèo này, lại một lần nữa mình học được bài học nghèo. Nghèo: nhưng hồn vẫn an và xác vẫn vui. Bài học nghèo này tuy nhỏ nhưng giá trị của nó hết sức lớn giữa cuộc đời mà người ta cứ loay hoay mãi để đi tìm vật chất và danh vọng.
Vừa qua đoạn đường dài đầy bụi bặm cộng chút sương mù của chút chút gì đó gọi là mùa đông nên dừng chân một chút. Trong lúc nghỉ ngơi chợt nhớ đến người anh em ngày xưa cùng đồng hành bao năm tháng nơi mái ấm nghèo này. Chú rể ngày hôm nay cũng là học trò nghèo của người anh em ngày xưa cùng công việc mục vụ. Gọi để báo tin vui cho thầy biết hôm nay trò cũ lên “xe bông”.
Dẫu đoạn đường khá dài từ Bắc Sài về Nam Sài khá mệt nhưng hình ảnh của những người bị bỏ rơi đã làm vơi đi những mệt nhọc của phận người. Con đường quá quen thuộc này làm nhớ lại ngày dầm mưa dãi nắng để gắn kết với mái ấm này. Hình ảnh của những người nghèo đang sống lại trong tâm trí của hai anh em. Chẳng hiểu sao hai anh em lại được phục vụ ở mái ấm nghèo trên vùng đất “cày lên sỏi đá” đây.
Vừa đến mái ấm cũng là lúc bài ca nhập Lễ được ca lên: “Ngày hôm nao tiếng hát bay cao, quỳ bên nhau trước Đấng Tối Cao, hứa yêu nhau trao câu thề chung sống trọn đời …”.
Cũng hay đấy chứ ! Giữa một cõi mà người ta thường chứng kiến cái chết, sự ra đi, sự buồn bã ấy vậy mà hôm nay lại có một đám cưới, có một niềm vui. Đám cưới, niềm vui ấy lại là niềm vui của đôi vợ chồng nghèo đang mang trong mình căn bệnh hiểm ác lại càng có ý nghĩa hơn.
Anh Lui và chị Anna sau những năm tháng trôi dạt theo dòng đời đã được về với mái ấm. Hai người chẳng hề biết nhau và cũng chưa bao giờ biết Chúa. Vào mái ấm này, kín múc được dòng chảy tình yêu, sự chăm sóc của các nữ tu nên tình Chúa và tình người chẳng biết thấm nhập vào đôi bạn tự lúc nào.
Từ ngày vào mái ấm này cho đến ngày hôm nay tính ra cũng non kém 5 năm trời. 5 năm trời tìm hiểu Chúa và tìm hiểu nhau cũng chưa gọi là bao nhưng đáng là bao so với cái xu thế xã hội thời nay là “yêu cuồng - cưới vội”. Và cũng nên nói rằng đôi bạn can đảm tín thác vào tình thương của Chúa để dẫn nhau đến trước bàn thờ Chúa xin Chúa chúc phúc và thánh hoá cho tình yêu của đôi bạn trong khi không ít người cứ vô tư chung đụng với nhau.
Tình Chúa và tình người cứ hoà quyện vào nhau để rồi hôm nay lại có một Thánh lễ hôn phối được cử hành ngoại lệ. Không những ngoại lệ mà còn hết sức đặc biệt ở cái mái ấm này vì lẽ từ xưa đến nay ở đây chỉ cử hành “đám chết” chứ chưa bao giờ có cử hành “đám cưới”.
Đám cưới này phải nói là hết sức, hết sức đặc biệt vì đây là đám cưới giữa hai con người tạm gọi là bị đẩy ra ngoài lề của xã hội. Thường thì những người nghèo, những người bị bỏ rơi chẳng ai ngó ngàng đến nhưng ở mái ấm này người nghèo được trân trọng, người nghèo được các nữ tu lo cho cả đến cái việc “dựng vợ gả chồng”.
Đám cưới nghèo này một lần nữa minh chứng rằng: Tình Yêu vượt thắng sự chết ! Cũng vì yêu, Giêsu đã chịu chết trên cây thập giá. Cũng vì yêu, đôi vợ chồng trẻ này đã cố gắng để đến với nhau dẫu cái chết cũng gần kề.
Sau đám cưới nghèo thì cũng có tiệc cưới như ai ! Tiệc cưới hôm nay vỏn vẹn với vài ba chiếc bánh mì kẹp chả cộng với tách cà phê pha vội mà thôi ! Những chiếc bánh mì, những ly cà phê hôm nay nhỏ bé thật nhưng chắc có lẽ chúng hạnh phúc hơn vì đã được hân hạnh phục vụ cho những người nghèo, những người bị bỏ rơi.
Nhìn đến đôi bạn, tôi chợt nhớ đến lời kinh của Mẹ Maria thuở nào: “Linh hồn tôi hớn hở vui mừng trong Chúa. Ngài đã thương đến phận hèn tôi tớ !
Vâng ! Thiên Chúa luôn luôn thương người nghèo và đặc biệt những người bị bỏ rơi. Tình thương ấy được diễn tả qua sự hiện diện của 4 hội dòng cùng với nhiều và nhiều con người nghèo trong mái ấm này.
Đám cưới của đôi học trò nghèo bên hang đá nghèo hôm nay sao mà thấy thương quá !
Giữa chốn tuyệt vọng vẫn còn đó một chút của tình người.
Tan lễ, vị phụ trách ghé vào tai nói nhỏ “cha kiếm chút gì cho hai đứa sinh sống với !”.
Phải chăng đó là điều bận tâm của con người, còn với Chúa, ngày hôm nay có được như vậy quả là ngoài sức tưởng tượng của đôi bên. Chú rể và cô dâu đã được Chúa cưu mang suốt chặng đường dài đối chọi với những đau đớn bệnh tật của kiếp người lẽ nào Ngài lại bỏ họ khi họ mang tính yêu của họ gửi gắm vào lòng bàn tay của Chúa mà sao sơ phải lo ?
Vẫn tin rằng Thiên Chúa luôn luôn thương người nghèo để rồi Chúa sẽ có cách với cái gia đình nhỏ bé mới nảy sinh ngày hôm nay. Vả lại, chắc gì ở cái cuộc đời này giàu là hạnh phúc. Nếu chỉ nhắm đến tiền tài, danh vọng và địa vị thì ngày hôm nay chẳng có cái đám cưới này. Đôi bạn ngày hôm nay cũng thừa biết mình là nghèo. Họ có thể nghèo tiền nghèo bạc nhưng không bao giờ nghèo tình nghèo nghĩa. Điều ấy đã được chứng minh trong Thánh Lễ sáng nay hết sức đơn sơ nhưng cũng quá sức long trọng.
Thiên Chúa khác người đời, Thiên Chúa vẫn luôn gìn giữ, luôn chúc phúc cho những tâm hồn nghèo khó, những con người bơ vơ tất bạt.
Chuyện quan trọng trước mặt Chúa vẫn là chuyện sống yêu thương hạnh phúc chứ chẳng phải là chuyện giàu, chuyện nghèo.
Giáng sinh năm nay, Hài Nhi Giêsu lại có thêm một niềm vui nho nhỏ: một đám cưới nhỏ bên hang đá nghèo. Hai vợ chồng nghèo hôm nay cũng có niềm vui tương tự: một hang đá nhỏ cạnh đám cưới nghèo.
Dự đám cưới nghèo này, lại một lần nữa mình học được bài học nghèo. Nghèo: nhưng hồn vẫn an và xác vẫn vui. Bài học nghèo này tuy nhỏ nhưng giá trị của nó hết sức lớn giữa cuộc đời mà người ta cứ loay hoay mãi để đi tìm vật chất và danh vọng.
Giáng Sinh 2009: Này là Người - Con đường làm người
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa
09:46 23/12/2009
Các bậc hiền triết trong nhân loại xưa nay đều có chung một khắc khoải đó là kiếm tìm con đường để “thành nhân”. Người ta có thể sử dụng nhiều con đường để đạt thành công trong cuộc sống về các mặt kinh tế, chính trị hay địa vị này kia, nhưng con đường thành nhân thì dường như chỉ có một. Nhiều triết gia thời cổ cho hay rằng một trong những chìa khóa để gặt hái thành công đó là biết mình, biết người. Tri kỷ, tri nhân, bách trận, bách thắng. Tuy nhiên để thành nhân thì không chỉ cần biết những gì mình đang là mà còn phải biết cái mình phải là, tức là điểm đến của hiện hữu con người.
Đâu là hình chuẩn để con người hướng đến hầu phát triển trọn vẹn hiện hữu của mình ? Nhiều nhà hiền triết, nhiều vị sáng lập tôn giáo đã đề ra một vài con đường với nhiều phưong thế, nhưng tựu chung vẫn chỉ là những kiếm tìm mang tính nhân loại vốn bất toàn và hữu hạn, vì đó là những con đường khởi đi từ phía loài thụ tạo. Dù được giác ngộ như Đức Phật mà Ngài đã nhận mình chỉ là “ngón tay chỉ mặt trăng”. Theo niềm tin Kitô giáo, để thực sự là người, nên người hay làm người cách đúng nghĩa thì chắc chắn không có con đường nào khác ngoài con đường mà Đấng Tạo Thành đã vạch ra ngay từ thưở ban đầu. Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Người ( x. St 1,27 ). Đến thế gian, Đức Kitô vốn là hình ảnh Thiên Chúa vô hình đã khai mở cho nhân loại con đường phát triển và hoàn thiện hiện hữu của mình ( x.Col 1,15). Chính Chúa Kitô đã mình nhiên tự giới thiệu mình là con đường dẫn đưa nhân loại vào sự thật viên mãn để được sống đời đời ( x. Ga 14,6 ).
“Này Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” ( Lc 2,10-11 ). Con đường để làm người đích thật đã mở ra với nhân loại. Đó là Đức Kitô, Đấng hạ sinh trong hang lừa năm xưa được các Thiên Thần loan báo cho các mục tử và đó cũng là Đấng gánh tội nhân trần mà Philatô đã giới thiệu với dân chúng Do Thái: “Này là Người !” ( Ga 19,5 )
1.Con đường làm người: Này là Người, Đấng hạ sinh trong máng cỏ:
Đấng Sáng Tạo đã tự nguyện vào kiếp được tạo thành. Đây là lời mạc khải căn bản cho nhân loại. Loài người chúng ta là loài được dựng nên chứ không phải tự mình mà có. Vì là loài thụ tạo nên chúng ta chỉ có thể là mình cách đích thực và hoàn hảo khi và chỉ khi biết sống theo ý của Đấng Tạo Thành. Một ví dụ minh họa trong đời thường: chiếc xe máy hiệu Honđa chỉ có thể vận hành tốt và lâu bền khi người chủ phương tiện biết sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là hãng Honđa.
Vào đời, Đấng Sáng Tạo đã chọn con đường được sinh ra trong một mái gia đình. Một mạc khải thiết yếu nữa dành cho con người. Chúng ta được chào đời, làm người là nhờ tha nhân và với tha nhân. “Con người ở một mình thì không tốt” ( St 2,18 ). Các loài vật nuôi hay thú hoang dã có thể được nuôi và sống một mình mà vẫn lớn lên thành chúng. Nuôi riêng một con chim hay một chú cún thì lớn lên chúng vẫn thành chó, thành chim, biết bay, biết sủa như chúng là. Trái lại nếu ở một mình thì con người khó tồn tại và không thể phát triển thành người. Một vài trường hợp “người rừng”, do trẻ thơ bị lạc trong rừng sâu, được muông thú nuôi, cho chúng ta thấy sự thật này. Họ không có dáng đứng thẳng vá khả năng ngôn ngữ như con người. Từ chân lý rằng con người được chào đời, được tồn tại và phát triển là nhờ ai đó thì sẽ dẫn đến hệ quả kéo theo là sự hiện hữu con người chỉ có ý nghĩa khi biết sống cho tha nhân.
2.Con đường làm người: Này là Người, Đấng tự nguyện nhận lấy khổ hình thập giá để cho thế gian được sống.
Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một để cho thế gian được sống muôn đời ( x. Ga 3,16 ). Khi lập mưu, toan tính sát hại Chúa Giêsu, Thượng Tế Cai Pha đã không ngờ câu “tuyên án” của ông: “Thà một người chết thay cho toàn dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” ( Ga 12,50 ), đã nên như một lời tuyên sấm nghĩa là nói lên chương trình, ý định của Thiên Chúa. Tin mừng còn thêm: “Chúa Giêsu chết không chỉ thay cho toàn dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” ( Ga 11,52 ). Chắc hẳn Philatô cũng đâu có ngờ lời giới thiệu của ông năm xưa: “Này là Người !” đã trở thành lời mạc khải hướng dẫn nhân loại biết sống như là con người.
Này là Người, Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện liên đới với đoàn em nhân loại đông đúc. Người đã nhận lấy hậu quả tội lỗi của nhân loại vào chính thân thể Người. Trước đó ít giờ Người đã minh nhiên mời gọi các môn đệ hãy cầm lấy mà ăn thân thể Người, tấm thân sẽ bị nộp vì chúng ta ( x.Lc 22,19 ).
Này là Người, Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện trao ban toàn bộ sự sống của mình để cho thế gian được ơn tha thứ, hầu được sống và sống dồi dào. Này là Máu Thầy đổ ra cho anh em và mọi người được tha tội ( x.Mt 26,28 ). Ngay cả giọt máu, giọt nước cuối cùng từ trái tim mà Người vẫn tuôn ban, để cho nhân loại lãnh nhận hồng ân vô giá là Thánh Thần ( x.Ga 19,31-37 ). Hài nhi Giêsu khi chào đời đã được đặt nằm trong cái máng ăn của súc vật là một dấu hiệu tiên trưng cho sự hiến thân của Người là làm lương thực thần linh cho nhân loại được sống và sống đời đời.
Này là Người ! Khởi đầu là một Hài Nhi mới sinh trong hang đá và kết thúc là một Con Người tự hiến thân làm lễ vật trên thập giá. Con đường làm người đã mở ra đó là con đường liên đới với nhau, với tha nhân trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, nhất là trong tình cảnh tội lỗi của nhau. Con đường ấy cũng là con đường hiến thân để giúp nhau tồn tại, phát triển mọi mặt và nhất để được hưởng hạnh phúc muôn đời Chúa hứa ban.
Xin trích vài dòng nhật ký của một bạn trẻ trong một dịp tham dự Đại Hội Giới Trẻ:
“Métro của Paris nổi tiếng nhanh và đúng giờ. Đến Paris ma không đi Métro thì quả là một thiếu sót, nhất là trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, để có thể nghe tiếng reo mừng hát của cả trăm ngàn con tim giới trẻ cùng yêu một Chúa, cùng một đức tin. .. vang lên từng chặng đường hầm.
Tuy toa tàu nào cũng đầy người, nhưng những người hành khất vẫn có thể chen chân. Có một "cụ Tây trắng mù" cùng với con chó từ cuối toa đi lên, vừa đi vừa chìa đĩa thiếc cũ, xin tiền các bạn giới trẻ. Cùng lúc ấy, từ đầu toa, một cô bé, nhỏ thó, xanh gầy, có lẽ là dân "đi bụi" cũng ngả nón xin bạn trẻ trợ giúp.
Các bạn trẻ hành hương đã rộng tay giúp đỡ cả hai. Khi hai người gặp nhau, cô bé né sang một bên, kính cẩn nhường chỗ cho cụ già hành khất và con chó. Các bạn trẻ trố mắt nhìn, vì không ngờ giữa xã hội bon chen này, lại tìm được một cô bé ăn xin lễ phép, biết kính người già, nhường kẻ tàn tật. nhưng họ lại còn kinh ngạc hơn: "Cô bé bốc một nắm tiền vừa xin được, chia cho cụ già. cả toa bỗng im lặng. .. Ồ, cô bé ăn xin mà cũng biết bố thí !”
Hy vọng rằng nhiều bạn trẻ lúc bấy giờ lại được nghe lời tuyên bố của Philatô năm nào: Này là Người ! Cũng hy vọng rằng chuyện hôm ấy đã tiếp diễn như sau: Này là Người ! Cả toa tàu chợt lặng như tờ, không sấp mình thờ lạy như các nhà Đạo sĩ năm xưa nhưng hầu hết các bạn trẻ đều thầm cảm phục và kính phục “con người nhỏ dáng ấy”. Bỗng một câu ca được cất lên: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời”. Cả toa cùng hòa giọng: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Và trước tấm lòng của “con người xanh gầy ấy”, dù không nói ra lời nhưng tất cả đều nhìn nhận: “Quả thật, người này là con của Thiên Chúa !” ( x.Lc 23,47 ). Cùng với sự nhìn nhận hiện thực xảy ra, cả toa tàu cúi đầu, chân thành đấm ngực ( x.Lc 23,48 ).
Đâu là hình chuẩn để con người hướng đến hầu phát triển trọn vẹn hiện hữu của mình ? Nhiều nhà hiền triết, nhiều vị sáng lập tôn giáo đã đề ra một vài con đường với nhiều phưong thế, nhưng tựu chung vẫn chỉ là những kiếm tìm mang tính nhân loại vốn bất toàn và hữu hạn, vì đó là những con đường khởi đi từ phía loài thụ tạo. Dù được giác ngộ như Đức Phật mà Ngài đã nhận mình chỉ là “ngón tay chỉ mặt trăng”. Theo niềm tin Kitô giáo, để thực sự là người, nên người hay làm người cách đúng nghĩa thì chắc chắn không có con đường nào khác ngoài con đường mà Đấng Tạo Thành đã vạch ra ngay từ thưở ban đầu. Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Người ( x. St 1,27 ). Đến thế gian, Đức Kitô vốn là hình ảnh Thiên Chúa vô hình đã khai mở cho nhân loại con đường phát triển và hoàn thiện hiện hữu của mình ( x.Col 1,15). Chính Chúa Kitô đã mình nhiên tự giới thiệu mình là con đường dẫn đưa nhân loại vào sự thật viên mãn để được sống đời đời ( x. Ga 14,6 ).
“Này Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” ( Lc 2,10-11 ). Con đường để làm người đích thật đã mở ra với nhân loại. Đó là Đức Kitô, Đấng hạ sinh trong hang lừa năm xưa được các Thiên Thần loan báo cho các mục tử và đó cũng là Đấng gánh tội nhân trần mà Philatô đã giới thiệu với dân chúng Do Thái: “Này là Người !” ( Ga 19,5 )
1.Con đường làm người: Này là Người, Đấng hạ sinh trong máng cỏ:
Đấng Sáng Tạo đã tự nguyện vào kiếp được tạo thành. Đây là lời mạc khải căn bản cho nhân loại. Loài người chúng ta là loài được dựng nên chứ không phải tự mình mà có. Vì là loài thụ tạo nên chúng ta chỉ có thể là mình cách đích thực và hoàn hảo khi và chỉ khi biết sống theo ý của Đấng Tạo Thành. Một ví dụ minh họa trong đời thường: chiếc xe máy hiệu Honđa chỉ có thể vận hành tốt và lâu bền khi người chủ phương tiện biết sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là hãng Honđa.
Vào đời, Đấng Sáng Tạo đã chọn con đường được sinh ra trong một mái gia đình. Một mạc khải thiết yếu nữa dành cho con người. Chúng ta được chào đời, làm người là nhờ tha nhân và với tha nhân. “Con người ở một mình thì không tốt” ( St 2,18 ). Các loài vật nuôi hay thú hoang dã có thể được nuôi và sống một mình mà vẫn lớn lên thành chúng. Nuôi riêng một con chim hay một chú cún thì lớn lên chúng vẫn thành chó, thành chim, biết bay, biết sủa như chúng là. Trái lại nếu ở một mình thì con người khó tồn tại và không thể phát triển thành người. Một vài trường hợp “người rừng”, do trẻ thơ bị lạc trong rừng sâu, được muông thú nuôi, cho chúng ta thấy sự thật này. Họ không có dáng đứng thẳng vá khả năng ngôn ngữ như con người. Từ chân lý rằng con người được chào đời, được tồn tại và phát triển là nhờ ai đó thì sẽ dẫn đến hệ quả kéo theo là sự hiện hữu con người chỉ có ý nghĩa khi biết sống cho tha nhân.
2.Con đường làm người: Này là Người, Đấng tự nguyện nhận lấy khổ hình thập giá để cho thế gian được sống.
Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một để cho thế gian được sống muôn đời ( x. Ga 3,16 ). Khi lập mưu, toan tính sát hại Chúa Giêsu, Thượng Tế Cai Pha đã không ngờ câu “tuyên án” của ông: “Thà một người chết thay cho toàn dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” ( Ga 12,50 ), đã nên như một lời tuyên sấm nghĩa là nói lên chương trình, ý định của Thiên Chúa. Tin mừng còn thêm: “Chúa Giêsu chết không chỉ thay cho toàn dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” ( Ga 11,52 ). Chắc hẳn Philatô cũng đâu có ngờ lời giới thiệu của ông năm xưa: “Này là Người !” đã trở thành lời mạc khải hướng dẫn nhân loại biết sống như là con người.
Này là Người, Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện liên đới với đoàn em nhân loại đông đúc. Người đã nhận lấy hậu quả tội lỗi của nhân loại vào chính thân thể Người. Trước đó ít giờ Người đã minh nhiên mời gọi các môn đệ hãy cầm lấy mà ăn thân thể Người, tấm thân sẽ bị nộp vì chúng ta ( x.Lc 22,19 ).
Này là Người, Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện trao ban toàn bộ sự sống của mình để cho thế gian được ơn tha thứ, hầu được sống và sống dồi dào. Này là Máu Thầy đổ ra cho anh em và mọi người được tha tội ( x.Mt 26,28 ). Ngay cả giọt máu, giọt nước cuối cùng từ trái tim mà Người vẫn tuôn ban, để cho nhân loại lãnh nhận hồng ân vô giá là Thánh Thần ( x.Ga 19,31-37 ). Hài nhi Giêsu khi chào đời đã được đặt nằm trong cái máng ăn của súc vật là một dấu hiệu tiên trưng cho sự hiến thân của Người là làm lương thực thần linh cho nhân loại được sống và sống đời đời.
Này là Người ! Khởi đầu là một Hài Nhi mới sinh trong hang đá và kết thúc là một Con Người tự hiến thân làm lễ vật trên thập giá. Con đường làm người đã mở ra đó là con đường liên đới với nhau, với tha nhân trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, nhất là trong tình cảnh tội lỗi của nhau. Con đường ấy cũng là con đường hiến thân để giúp nhau tồn tại, phát triển mọi mặt và nhất để được hưởng hạnh phúc muôn đời Chúa hứa ban.
Xin trích vài dòng nhật ký của một bạn trẻ trong một dịp tham dự Đại Hội Giới Trẻ:
“Métro của Paris nổi tiếng nhanh và đúng giờ. Đến Paris ma không đi Métro thì quả là một thiếu sót, nhất là trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, để có thể nghe tiếng reo mừng hát của cả trăm ngàn con tim giới trẻ cùng yêu một Chúa, cùng một đức tin. .. vang lên từng chặng đường hầm.
Tuy toa tàu nào cũng đầy người, nhưng những người hành khất vẫn có thể chen chân. Có một "cụ Tây trắng mù" cùng với con chó từ cuối toa đi lên, vừa đi vừa chìa đĩa thiếc cũ, xin tiền các bạn giới trẻ. Cùng lúc ấy, từ đầu toa, một cô bé, nhỏ thó, xanh gầy, có lẽ là dân "đi bụi" cũng ngả nón xin bạn trẻ trợ giúp.
Các bạn trẻ hành hương đã rộng tay giúp đỡ cả hai. Khi hai người gặp nhau, cô bé né sang một bên, kính cẩn nhường chỗ cho cụ già hành khất và con chó. Các bạn trẻ trố mắt nhìn, vì không ngờ giữa xã hội bon chen này, lại tìm được một cô bé ăn xin lễ phép, biết kính người già, nhường kẻ tàn tật. nhưng họ lại còn kinh ngạc hơn: "Cô bé bốc một nắm tiền vừa xin được, chia cho cụ già. cả toa bỗng im lặng. .. Ồ, cô bé ăn xin mà cũng biết bố thí !”
Hy vọng rằng nhiều bạn trẻ lúc bấy giờ lại được nghe lời tuyên bố của Philatô năm nào: Này là Người ! Cũng hy vọng rằng chuyện hôm ấy đã tiếp diễn như sau: Này là Người ! Cả toa tàu chợt lặng như tờ, không sấp mình thờ lạy như các nhà Đạo sĩ năm xưa nhưng hầu hết các bạn trẻ đều thầm cảm phục và kính phục “con người nhỏ dáng ấy”. Bỗng một câu ca được cất lên: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời”. Cả toa cùng hòa giọng: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Và trước tấm lòng của “con người xanh gầy ấy”, dù không nói ra lời nhưng tất cả đều nhìn nhận: “Quả thật, người này là con của Thiên Chúa !” ( x.Lc 23,47 ). Cùng với sự nhìn nhận hiện thực xảy ra, cả toa tàu cúi đầu, chân thành đấm ngực ( x.Lc 23,48 ).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Kitô hữu phải đi bước đầu trong việc hòa giải
Bùi Hữu Thư
08:23 23/12/2009
VATICAN CITY (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Kitô hữu phải đi bước đầu trong việc hòa giải và thiết lập hòa bình, kể cả việc chấp nhận bị lên án vì những sai lầm của mình.
Đức Thánh Cha nói ngày 21 tháng 12 trong bài diễn từ trước Giáng Sinh hàng năm với giáo triều Rôma và các Hồng Y cư ngụ tại Rôma: "Hôm nay, một lần nữa chúng ta phải học biết cách công nhận lỗi lầm của chúng ta, chúng ta phải trút bỏ ảo tưởng là chúng ta vô tội.
Ngài nói: "Chúng ta phải học biết cách thống hối, để cho chúng ta được hoán cải, để gặp gỡ người khác và để cho Thiên Chúa ban cho chúng ta niềm can đảm và sức mạnh để cải tiến.”
Đức Thánh Cha trình bầy chủ đề hòa giải trong bài diễn từ, ngài ôn lại Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu tháng 10, nhắm vào vai trò của Giáo Hội trong việc cổ võ cho sự hòa giải. Đức Thánh Cha không đề cập gì đến cuộc gặp gỡ mới đây với các giới chức của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan về việc đối phó với các trường hợp bạo hành tính dục, và dự tính của ngài là sẽ viết một tông thư đặc biệt cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, chắc là sẽ bao gồm việc đề nghị các nghi thức thống hối công cộng cho các giám mục và linh mục Ái Nhĩ Lan.
Ngài nói, để cổ võ cho hòa bình và hòa giải, Kitô hữu phải noi gương Chúa Kitô, Đấng tự nguyện nhập thể và tử nạn vì tội lỗi của tất cả mọi người.
Ngài nói: “Người ta phải gạt bỏ hết mọi lý do thầm kín, phải sẵn sàng đi bước trước, và là kẻ đầu tiên đến gặp người khác, và đề nghị sự hòa giải với họ, sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ vỉ phải từ bỏ mình và từ bỏ ý thức rằng mình lúc nào cũng đúng.”
Đức Thánh Cha Benedict mời gọi một sự tái khám phá bí tích thống hối, “dường như không ít thì nhiều đã biến đi trong thói quen hiện hành của các Kitô hữu ngày nay.”
Ngài nói: “Việc sao lãng bí tích này là dấu chỉ của sự đánh mất sự thật trong mối tương quan với chính chúng ta và với Thiên Chúa; một sứ mất mát khiến cho nhân loại lâm nguy và làm suy yếu khả năng tìm kiếm hòa bình của chúng ta.”
Sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha về việc hòa giải hiển nhiên trong rất nhiều đề mục ngài nêu cao trong bài suy tư 7 trang viết về năm đã qua, kể cả chuyến đi Cameroon và Angola vào tháng 3, và chuyến hành hương Jordan, Do Thái và Palétin vào tháng 5.
Ngài nói, chuyến viếng thăm Bức Tường Kỷ Niệm Yad Vashem Holocaust tại Giêrusalem là một “gặp gỡ nhức nhối với sự tàn bạo cuả tội ác con người và với sự thù hận của một ý thức hệ mù quáng, đã giết hại hàng triệu người, vô cớ, và như vậy đã nhằm loại trừ Thiên Chúa ra khỏi thế gian.”
Ngài nói Yad Vashem biểu hiệu cho “một tượng đài của tội ác nhân loại” và kêu gọi mọi người phải tự thanh tẩy, phải tha thứ và yêu thương.
Đức Thánh Cha nói, khi thăm các nới chốn liên quan đến việc Chúa Kitô Giáng Sinh, rao giảng, tử nạn và phục sinh y như là “chạm đến lịch sử của Thiên Chúa.”
"Đức tin không phải là một huyền thoại. Đây là lịch sự có thật và chúng ta có thề dùng bàn tay để chạm đến những vết tích.”
Ngài nói, thực tế cụ thể trên đó đức tin Kitô giáo được xây dựng “đặc biệt hữu dụng cho chúng ta trong các thời kỳ bão táp của hiện tại.”
Ngài tiếp, “Thiên Chúa xuống thế làm người và ở giữa chúng ta để cho biết rằng Thiên Chúa luôn luôn ở gần kề và luôn luôn ở giữa dân Người; đây là một nguồn hy vọng và một sự thôi thúc để hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân.”
Đức Thánh Cha dành phần lớn bài diễn từ cho công trình thực hiện bởi các giám mục Phi Châu trong Thượng Hội Đồng mùa thu vừa qua.
Ngài nói: “Thượng Hội đồng chú trọng đến vai trò mục vụ và thiêng liêng của Giáo Hội khi đối phó với các vấn đề nan giải trong Giáo Hội và xã hội tại Phi Châu. Điều cần thiết là phải tránh tạo nên cảm tưởng là Giáo Hội muốn “đích thân cầm cương lĩnh về chính trị, và là những chủ chiên đã biến thành các cố vấn chính trị.”
Thực vậy, nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội đang phải đối phó với chính câu hỏi này ngày hôm: “Làm sao chúng ta có thể thực tế hóa và cụ thể hóa mà không tự ban cho mình kỹ năng về chính trị chúng ta không có?
Ngài nói: “Vấn đề thực sự xoay quanh việc phân cách giữa giáo hội và quốc gia; đây là một hình thức dân sự tốt đẹp nếu được áp dụng và diễn giải đúng đắn.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến chuyến đi thăm Cộng Hòa Czech vào tháng Chín. Ngài nói, trước chuyến đi, ngài đã luôn luôn được cho hay là các người theo học thuyết vô tri và vô thần là thành phần đa số của người dân nước này.
Tuy nhiên, ngài nói, rất ngạc nhiên khi thấy dân nước này “rất hòa nhã”, lịch thiệp và thân hữu.
Đức Thánh Cha nói: “Khi chúng ta nói về một Phúc Âm hóa mới, có lẽ đã làm cho người ta hãi sợ. Có lẽ họ không muốn
tư cho mình là mục tiêu của việc Phúc Âm hoá này, hay phải từ bỏ cảm nghĩ là họ có tự do về tư tưởng và ý muốn.”
Ngài nói: "Chúng ta phải lưu tâm đến việc làm sao để không cho người ta bỏ qua vấn đề Thiên Chúa sang một bên,” như không phải là một thành phần thiết yếu của đời sống họ, và phải giúp họ trực diện với vấn đề này và ao ước sự siêu việt.”
Ngài nói, “Quan trọng nhất là các linh mục phải là những bạn hữu chân chính của Chúa Giêsu và có thể cho tất cả mọi người tiếp cận, kể cả người không tin. Làm sao người ta có thể biết Chúa nếu không qua những người là bạn hữu của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha nói ngày 21 tháng 12 trong bài diễn từ trước Giáng Sinh hàng năm với giáo triều Rôma và các Hồng Y cư ngụ tại Rôma: "Hôm nay, một lần nữa chúng ta phải học biết cách công nhận lỗi lầm của chúng ta, chúng ta phải trút bỏ ảo tưởng là chúng ta vô tội.
Ngài nói: "Chúng ta phải học biết cách thống hối, để cho chúng ta được hoán cải, để gặp gỡ người khác và để cho Thiên Chúa ban cho chúng ta niềm can đảm và sức mạnh để cải tiến.”
Đức Thánh Cha trình bầy chủ đề hòa giải trong bài diễn từ, ngài ôn lại Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu tháng 10, nhắm vào vai trò của Giáo Hội trong việc cổ võ cho sự hòa giải. Đức Thánh Cha không đề cập gì đến cuộc gặp gỡ mới đây với các giới chức của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan về việc đối phó với các trường hợp bạo hành tính dục, và dự tính của ngài là sẽ viết một tông thư đặc biệt cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, chắc là sẽ bao gồm việc đề nghị các nghi thức thống hối công cộng cho các giám mục và linh mục Ái Nhĩ Lan.
Ngài nói, để cổ võ cho hòa bình và hòa giải, Kitô hữu phải noi gương Chúa Kitô, Đấng tự nguyện nhập thể và tử nạn vì tội lỗi của tất cả mọi người.
Ngài nói: “Người ta phải gạt bỏ hết mọi lý do thầm kín, phải sẵn sàng đi bước trước, và là kẻ đầu tiên đến gặp người khác, và đề nghị sự hòa giải với họ, sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ vỉ phải từ bỏ mình và từ bỏ ý thức rằng mình lúc nào cũng đúng.”
Đức Thánh Cha Benedict mời gọi một sự tái khám phá bí tích thống hối, “dường như không ít thì nhiều đã biến đi trong thói quen hiện hành của các Kitô hữu ngày nay.”
Ngài nói: “Việc sao lãng bí tích này là dấu chỉ của sự đánh mất sự thật trong mối tương quan với chính chúng ta và với Thiên Chúa; một sứ mất mát khiến cho nhân loại lâm nguy và làm suy yếu khả năng tìm kiếm hòa bình của chúng ta.”
Sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha về việc hòa giải hiển nhiên trong rất nhiều đề mục ngài nêu cao trong bài suy tư 7 trang viết về năm đã qua, kể cả chuyến đi Cameroon và Angola vào tháng 3, và chuyến hành hương Jordan, Do Thái và Palétin vào tháng 5.
Ngài nói, chuyến viếng thăm Bức Tường Kỷ Niệm Yad Vashem Holocaust tại Giêrusalem là một “gặp gỡ nhức nhối với sự tàn bạo cuả tội ác con người và với sự thù hận của một ý thức hệ mù quáng, đã giết hại hàng triệu người, vô cớ, và như vậy đã nhằm loại trừ Thiên Chúa ra khỏi thế gian.”
Ngài nói Yad Vashem biểu hiệu cho “một tượng đài của tội ác nhân loại” và kêu gọi mọi người phải tự thanh tẩy, phải tha thứ và yêu thương.
Đức Thánh Cha nói, khi thăm các nới chốn liên quan đến việc Chúa Kitô Giáng Sinh, rao giảng, tử nạn và phục sinh y như là “chạm đến lịch sử của Thiên Chúa.”
"Đức tin không phải là một huyền thoại. Đây là lịch sự có thật và chúng ta có thề dùng bàn tay để chạm đến những vết tích.”
Ngài nói, thực tế cụ thể trên đó đức tin Kitô giáo được xây dựng “đặc biệt hữu dụng cho chúng ta trong các thời kỳ bão táp của hiện tại.”
Ngài tiếp, “Thiên Chúa xuống thế làm người và ở giữa chúng ta để cho biết rằng Thiên Chúa luôn luôn ở gần kề và luôn luôn ở giữa dân Người; đây là một nguồn hy vọng và một sự thôi thúc để hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân.”
Đức Thánh Cha dành phần lớn bài diễn từ cho công trình thực hiện bởi các giám mục Phi Châu trong Thượng Hội Đồng mùa thu vừa qua.
Ngài nói: “Thượng Hội đồng chú trọng đến vai trò mục vụ và thiêng liêng của Giáo Hội khi đối phó với các vấn đề nan giải trong Giáo Hội và xã hội tại Phi Châu. Điều cần thiết là phải tránh tạo nên cảm tưởng là Giáo Hội muốn “đích thân cầm cương lĩnh về chính trị, và là những chủ chiên đã biến thành các cố vấn chính trị.”
Thực vậy, nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội đang phải đối phó với chính câu hỏi này ngày hôm: “Làm sao chúng ta có thể thực tế hóa và cụ thể hóa mà không tự ban cho mình kỹ năng về chính trị chúng ta không có?
Ngài nói: “Vấn đề thực sự xoay quanh việc phân cách giữa giáo hội và quốc gia; đây là một hình thức dân sự tốt đẹp nếu được áp dụng và diễn giải đúng đắn.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến chuyến đi thăm Cộng Hòa Czech vào tháng Chín. Ngài nói, trước chuyến đi, ngài đã luôn luôn được cho hay là các người theo học thuyết vô tri và vô thần là thành phần đa số của người dân nước này.
Tuy nhiên, ngài nói, rất ngạc nhiên khi thấy dân nước này “rất hòa nhã”, lịch thiệp và thân hữu.
Đức Thánh Cha nói: “Khi chúng ta nói về một Phúc Âm hóa mới, có lẽ đã làm cho người ta hãi sợ. Có lẽ họ không muốn
tư cho mình là mục tiêu của việc Phúc Âm hoá này, hay phải từ bỏ cảm nghĩ là họ có tự do về tư tưởng và ý muốn.”
Ngài nói: "Chúng ta phải lưu tâm đến việc làm sao để không cho người ta bỏ qua vấn đề Thiên Chúa sang một bên,” như không phải là một thành phần thiết yếu của đời sống họ, và phải giúp họ trực diện với vấn đề này và ao ước sự siêu việt.”
Ngài nói, “Quan trọng nhất là các linh mục phải là những bạn hữu chân chính của Chúa Giêsu và có thể cho tất cả mọi người tiếp cận, kể cả người không tin. Làm sao người ta có thể biết Chúa nếu không qua những người là bạn hữu của Chúa Kitô.”
Hội đồng Giám mục Công Giáo HK phê phán dự luật cải tổ Y tế cuả Thượng Viện là 'thiếu sót' và cần phải thay đổi
Trần Mạnh Trác
14:04 23/12/2009
WASHINGTON- Ngày 22 tháng 12 vừa qua, ba vị chủ tịch Ủy Ban cuả Hội Đồng GMCGHK (USCCB) đã phê bình dự luật cải tổ Y tế cuả Thượng Viện là 'thiếu sót', không nên tiếp tục và cần phải có nhiều thay đổi cần thiết.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch ủy ban hoạt động phò sự sống; Đức Giám mục William Murphy của Rockville Centre, New York, chủ tịch ủy ban tư pháp và phát triển con người; và Đức Giám mục John Wester của Salt Lake City, chủ tịch ủy ban di cư, đã nêu ra quan điểm của họ trong một bức thư gửi đến các thượng nghị sĩ ngày 22 tháng 12 trong lúc phiên bản dự luật cuả Thượng viện về cải cách y tế sắp được thông qua.
Toàn văn bức thư có thể được truy cập tại http://www.usccb.org/healthcare/letter-to-senate-20091222.pdf.
Các giám mục viết, dự luật hiện tại "vi phạm các chính sách lâu đời của liên bang cấm sử dụng quỹ liên bang cho phá thai và cho các kế hoạch y tế có bao gồm phá thai- Đó là một chính sách được bảo vệ bởi Tu chính án Hyde cũng như được tôn trọng trong tất cả các chương trình y tế Children's Health Insurance Program (chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em) , Federal Employees Health Benefits Program (Chương trình lợi ích y tế cuả công chức Liên Bang) - và dự luật Y Tế cuả Hạ Viện- ‘Affordable Health Care for America Act,' ".
Các GM nói rằng dự luật chăm sóc sức khỏe đã được Hạ viện thông qua trước đây "duy trì chính sách liên bang đã có từ lâu đời về việc cấm dùng quĩ liên bang để hổ trợ phá thai và phá thai có giới hạn" và "bảo đảm rằng mọi người không phải trả tiền cho việc phá thai của người khác " Nhưng dự luật cuả Thượng viện không duy trì những cam kết này..
Trong phiên bản cuả Thượng viện, "quỹ liên bang sẽ trợ cấp, và trong một số trường hợp, một cơ quan liên bang sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy kế hoạch y tế mà bắt buộc có phá thai," các giám mục nói. "Mọi người mua kế hoạch đó sẽ bị yêu cầu trả tiền cho phá thai của người khác một cách rất trực tiếp và rõ ràng, thông qua một khoản thanh toán chi phí bảo hiểm được thiết kế riêng biệt chỉ duy nhất để trả tiền phá thai. Các cá nhân không được từ chối các khoản thanh toán phá thai trong các kế hoạch bao cấp cuả liên bang, do đó, mọi người sẽ bị yêu cầu theo pháp định để trả tiền phá thai của người khác "sự đồng thuận của công chúng chống lại kinh phí phá thai, các giám mục cho biết," được chứng minh bằng nhiều cuộc điều tra dư luận, mới nhất là cuộc điều tra cuả viện đại học Quinnipiac University ngày 22 Tháng Mười Hai, cho thấy 72 phần trăm công chúng chống việc tài trợ phá thai trong luật cải cách chăm sóc sức khỏe. "
"Dự luật này cũng cắt bớt những tiêu chỉ đã được Hạ Viện thông qua về việc ngăn chặn sự phân biệt đối xử của chính phủ đối với các nhà cung cấp y tế nếu họ từ chối tham gia vào chương trình phá thai," các giám mục nói. Và nó cũng "không bao gồm việc bảo vệ lương tâm để các người Công giáo và các nhà cung cấp có thể mua bảo hiểm sức khỏe phù hợp với đạo đức và tôn giáo của họ."
Các giám mục cũng kêu gọi rằng tất cả các người di dân, bất kể tình trạng như thế nào, nên có thể mua bảo hiểm y tế với tiền riêng của họ.
"Nếu không có quyền truy cập như vậy, nhiều gia đình nhập cư sẽ không thể có sự chăm sóc sức khoẻ bình thường và có thể bị bắt buộc phải dựa vào các phòng cấp cứu," các giám mục nói. "Điều này sẽ gây tổn hại không chỉ cho những người nhập cư và gia đình của họ, nhưng cũng gây tổn hại cho sức khỏe công cộng nói chung. Hơn nữa, gánh nặng tài chính cho công chúng Mỹ sẽ cao hơn, vì người Mỹ sẽ phải trả cho việc chăm sóc y tế ‘bố thí’ (uncompensated, không có bồi hoàn) từ ngân sách liên bang hoặc từ một giá bảo hiểm cao hơn. "
Các giám mục kêu gọi loại bỏ thời gian chờ đợi 5 năm áp dụng trên người nhập cư hợp pháp để họ có thể truy cập các chương trình lợi ích y tế của liên bang như Medicaid, Chương trình Bảo hiểm Y tế trẻ em, và Medicare, đã được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ Robert Menendez (D-NJ). Theo đề nghị này, " tiểu bang có quyền lựa chọn để loại bỏ hoặc duy trì lệnh cấm này."
Các giám mục nói rằng họ muốn bảo hiểm y tế có giá cả phải chăng và tuy rằng dự luật Thượng viện "có sự tiến bộ lớn để bảo hiểm nhiều người trong nước," nó " vẫn để lại hơn 23 triệu người không có bảo hiểm y tế. Xét về phương diện đạo đức, điều này còn thiếu xót rất xa so với tiêu chuẩn tối thiểu. "
Các giám mục kêu gọi Quốc hội và Chính quyền "hãy uốn nắn việc cải tổ y tế để thực sự bảo vệ sự sống, nhân phẩm, sức khỏe và lương tâm của tất cả mọi người."
Ngay bây giờ, các giám mục nói, "trong tất cả các lĩnh vực đạo đức mà chúng tôi quan tâm, dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe cuả Thượng viện là rất thiếu sót. Về vấn đề tôn trọng con người chưa sinh, dự luật không chỉ thua xa tiêu chuẩn của Hạ Viện nhưng còn vi phạm tiền lệ lâu đời trong tất cả các chương trình y tế khác của liên bang. Vì vậy chúng tôi tin rằng Thượng viện không nên tiếp tục đưa dụ luật này tiến tới vào thời gian này, nhưng hãy tiếp tục thảo luận và chấp nhận những thay đổi cho nó có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Cho đến khi những sai sót cơ bản này được khắc phục, dự luật này nên bị phản đối. "
"Bất kể kết quả như thế nào, chúng tôi sẽ hoạt động mạnh mẽ để kết hợp vào luật cuối cùng các ưu tiên của chúng tôi để phát huy quyền lương tâm và lệnh cấm lâu đời về kinh phí phá thai; đảm bảo khả năng chi trả và truy cập; và bao gồm y tế cho những người nhập cư,".... "Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng Quốc hội và nhân dân sẽ đạt được sự đồng nhất trong một cuộc cải cách chân chính."
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch ủy ban hoạt động phò sự sống; Đức Giám mục William Murphy của Rockville Centre, New York, chủ tịch ủy ban tư pháp và phát triển con người; và Đức Giám mục John Wester của Salt Lake City, chủ tịch ủy ban di cư, đã nêu ra quan điểm của họ trong một bức thư gửi đến các thượng nghị sĩ ngày 22 tháng 12 trong lúc phiên bản dự luật cuả Thượng viện về cải cách y tế sắp được thông qua.
Toàn văn bức thư có thể được truy cập tại http://www.usccb.org/healthcare/letter-to-senate-20091222.pdf.
Các giám mục viết, dự luật hiện tại "vi phạm các chính sách lâu đời của liên bang cấm sử dụng quỹ liên bang cho phá thai và cho các kế hoạch y tế có bao gồm phá thai- Đó là một chính sách được bảo vệ bởi Tu chính án Hyde cũng như được tôn trọng trong tất cả các chương trình y tế Children's Health Insurance Program (chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em) , Federal Employees Health Benefits Program (Chương trình lợi ích y tế cuả công chức Liên Bang) - và dự luật Y Tế cuả Hạ Viện- ‘Affordable Health Care for America Act,' ".
Các GM nói rằng dự luật chăm sóc sức khỏe đã được Hạ viện thông qua trước đây "duy trì chính sách liên bang đã có từ lâu đời về việc cấm dùng quĩ liên bang để hổ trợ phá thai và phá thai có giới hạn" và "bảo đảm rằng mọi người không phải trả tiền cho việc phá thai của người khác " Nhưng dự luật cuả Thượng viện không duy trì những cam kết này..
Trong phiên bản cuả Thượng viện, "quỹ liên bang sẽ trợ cấp, và trong một số trường hợp, một cơ quan liên bang sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy kế hoạch y tế mà bắt buộc có phá thai," các giám mục nói. "Mọi người mua kế hoạch đó sẽ bị yêu cầu trả tiền cho phá thai của người khác một cách rất trực tiếp và rõ ràng, thông qua một khoản thanh toán chi phí bảo hiểm được thiết kế riêng biệt chỉ duy nhất để trả tiền phá thai. Các cá nhân không được từ chối các khoản thanh toán phá thai trong các kế hoạch bao cấp cuả liên bang, do đó, mọi người sẽ bị yêu cầu theo pháp định để trả tiền phá thai của người khác "sự đồng thuận của công chúng chống lại kinh phí phá thai, các giám mục cho biết," được chứng minh bằng nhiều cuộc điều tra dư luận, mới nhất là cuộc điều tra cuả viện đại học Quinnipiac University ngày 22 Tháng Mười Hai, cho thấy 72 phần trăm công chúng chống việc tài trợ phá thai trong luật cải cách chăm sóc sức khỏe. "
"Dự luật này cũng cắt bớt những tiêu chỉ đã được Hạ Viện thông qua về việc ngăn chặn sự phân biệt đối xử của chính phủ đối với các nhà cung cấp y tế nếu họ từ chối tham gia vào chương trình phá thai," các giám mục nói. Và nó cũng "không bao gồm việc bảo vệ lương tâm để các người Công giáo và các nhà cung cấp có thể mua bảo hiểm sức khỏe phù hợp với đạo đức và tôn giáo của họ."
Các giám mục cũng kêu gọi rằng tất cả các người di dân, bất kể tình trạng như thế nào, nên có thể mua bảo hiểm y tế với tiền riêng của họ.
"Nếu không có quyền truy cập như vậy, nhiều gia đình nhập cư sẽ không thể có sự chăm sóc sức khoẻ bình thường và có thể bị bắt buộc phải dựa vào các phòng cấp cứu," các giám mục nói. "Điều này sẽ gây tổn hại không chỉ cho những người nhập cư và gia đình của họ, nhưng cũng gây tổn hại cho sức khỏe công cộng nói chung. Hơn nữa, gánh nặng tài chính cho công chúng Mỹ sẽ cao hơn, vì người Mỹ sẽ phải trả cho việc chăm sóc y tế ‘bố thí’ (uncompensated, không có bồi hoàn) từ ngân sách liên bang hoặc từ một giá bảo hiểm cao hơn. "
Các giám mục kêu gọi loại bỏ thời gian chờ đợi 5 năm áp dụng trên người nhập cư hợp pháp để họ có thể truy cập các chương trình lợi ích y tế của liên bang như Medicaid, Chương trình Bảo hiểm Y tế trẻ em, và Medicare, đã được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ Robert Menendez (D-NJ). Theo đề nghị này, " tiểu bang có quyền lựa chọn để loại bỏ hoặc duy trì lệnh cấm này."
Các giám mục nói rằng họ muốn bảo hiểm y tế có giá cả phải chăng và tuy rằng dự luật Thượng viện "có sự tiến bộ lớn để bảo hiểm nhiều người trong nước," nó " vẫn để lại hơn 23 triệu người không có bảo hiểm y tế. Xét về phương diện đạo đức, điều này còn thiếu xót rất xa so với tiêu chuẩn tối thiểu. "
Các giám mục kêu gọi Quốc hội và Chính quyền "hãy uốn nắn việc cải tổ y tế để thực sự bảo vệ sự sống, nhân phẩm, sức khỏe và lương tâm của tất cả mọi người."
Ngay bây giờ, các giám mục nói, "trong tất cả các lĩnh vực đạo đức mà chúng tôi quan tâm, dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe cuả Thượng viện là rất thiếu sót. Về vấn đề tôn trọng con người chưa sinh, dự luật không chỉ thua xa tiêu chuẩn của Hạ Viện nhưng còn vi phạm tiền lệ lâu đời trong tất cả các chương trình y tế khác của liên bang. Vì vậy chúng tôi tin rằng Thượng viện không nên tiếp tục đưa dụ luật này tiến tới vào thời gian này, nhưng hãy tiếp tục thảo luận và chấp nhận những thay đổi cho nó có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Cho đến khi những sai sót cơ bản này được khắc phục, dự luật này nên bị phản đối. "
"Bất kể kết quả như thế nào, chúng tôi sẽ hoạt động mạnh mẽ để kết hợp vào luật cuối cùng các ưu tiên của chúng tôi để phát huy quyền lương tâm và lệnh cấm lâu đời về kinh phí phá thai; đảm bảo khả năng chi trả và truy cập; và bao gồm y tế cho những người nhập cư,".... "Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng Quốc hội và nhân dân sẽ đạt được sự đồng nhất trong một cuộc cải cách chân chính."
Top Stories
CHINE: Une étude statistique indique que le nombre des catholiques en Chine peine à croître au même rythme que celui de la population chinoise
Eglises d'Asie
09:13 23/12/2009
La République populaire de Chine compte 5,71 millions de catholiques, servis par 3 397 évêques, prêtres et diacres. Tels sont les données publiées, le 18 décembre dernier, par l’Institut pour les études culturelles, instance rattachée au centre catholique Shinde (‘La Foi’) de Shijiazhuang, dans le Hebei. Selon cette étude statistique, présentée par ses auteurs comme la plus systématique jamais réalisée en Chine populaire, il apparaît que le nombre des catholiques en Chine ne croît pas aussi rapidement que la population totale du pays, autrement dit que la part relative des catholiques en Chine diminue.
Dans un pays où l’Eglise est formée de deux communautés, l’une « officielle » et l’autre « clandestine », les auteurs de l’étude expliquent avoir choisi de ne pas distinguer entre ces deux groupes. Les chiffres qu’ils produisent recouvrent l’ensemble des catholiques, même s’il est précisé qu’étant donné la difficulté à rassembler des statistiques fiables en ce domaine, les résultats finaux présentent une marge d’erreur certaine. L’Institut pour les études culturelles explique avoir consacré trois mois à réunir ces données, en multipliant les échanges par mail, téléphone, fax et entretiens individuels.
Parmi les informations produites par l’étude, on peut noter que les prêtres chinois sont au nombre de 3 268, répartis en un peu plus d’une centaine de diocèses (1). La relève est assurée par les 628 séminaristes qui étudient actuellement dans les dix grands séminaires de l’Eglise et les 630 étudiants des trente petits séminaires. Pour les vocations féminines, le chiffre donné est de 106 congrégations et de 5 451 religieuses. On compte aussi 350 religieux.
On peut aussi noter que, dans un pays où le régime communiste a chassé l’Eglise de toutes les œuvres caritatives, sociales et éducatives qu’elle animait avant 1949, les réformes entreprises ces trente dernières années ont permis aux catholiques de discrètement revenir sur ce terrain. L’étude dresse ainsi une liste de plus de 400 noms d’organisations catholiques telles que des écoles, des instituts de recherche, des maisons d’édition, des centres de soins et autres institutions pour personnes âgées ou orphelins.
Sur le site Internet de Shinde (‘les Presses de la Foi au Hebei’), un internaute a souligné la relative faiblesse de la communauté catholique chinoise. Avec 5,71 millions de fidèles face à 1,3 milliard d’habitants, le travail d’évangélisation reste à faire, a-t-il remarqué. En 1949, on comptait 3 millions de catholiques pour une population de 500 millions de Chinois; soixante ans plus tard, la taille de la communauté catholique a à peine doublé tandis que la population totale faisait plus que doubler. Selon cet internaute, les catholiques ont omis de faire de l’évangélisation leur souci premier et, en multipliant les disputes et les divisions, ont perdu des occasions de voir l’Eglise croître en Chine.
Pour les observateurs, si l’étude publiée le 18 décembre présente un réel intérêt, on peut toutefois noter que le chiffre de 5,71 millions de catholiques ne s’écarte que peu du chiffre habituellement fourni par les autorités chinoises, lorsqu’elles affirment que les catholiques chinois sont au nombre de 5,3 millions. Par contraste, l’estimation 2008 du Centre de recherches du Saint-Esprit, lié au diocèse catholique de Hongkong, est de 12 millions de catholiques en Chine. Anthony Lam Sui-ki, du Centre de recherches du Saint-Esprit, explique cette différence par le fait que ce chiffre de 12 millions résulte d’études menées depuis 1988 et qu’année après année, il s’est avéré que son estimation était toujours plus élevée que celles venues de Chine continentale. Le chercheur ajoute que l’étude venue de Shijiazhuang ne donne pas d’indications quant au nombre des évêques. Selon les données compilées à Hongkong, on compte à ce jour 80 évêques catholiques en Chine reconnus par le Saint-Siège; environ la moitié d’entre eux ne sont pas reconnus comme tels par le gouvernement chinois. De plus, on compte un peu moins de 10 évêques qui exercent leur ministère épiscopal sans que celui-ci soit reconnu par le pape.
En 1949, les protestants chinois étaient au nombre de 500 000. En 2005, le Mouvement des trois autonomies, structure qui encadre les activités des protestants « officiels », indiquait qu’il y avait entre 10 et 15 millions de protestants en Chine. Récemment, un chercheur chinois a évoqué le chiffre de 50 millions de protestants en Chine, les deux tiers des baptisés pratiquant donc leur religion au sein d’« églises domestiques », non enregistrées auprès des structures « officielles » (2).
(1) Signe de la difficulté à agréger des statistiques fiables au sujet de l’Eglise en Chine, le nombre des diocèses n’est même pas connu avec précision. Plus exactement, selon les données du Saint-Siège, on compte 138 diocèses en Chine (tels qu’ils existaient en 1949); sur ces 138, 22 sont considérés comme inactifs car n’existant plus que sur le papier. Selon les données chinoises, on compte 97 diocèses catholiques en Chine (ces dernières années, une vaste opération de redécoupage des frontières des diocèses a été entreprise, de manière à ce que celles-ci correspondent peu ou prou au découpage administratif du pays; des diocèses ont ainsi été regroupés).
(2) Voir EDA 519
(Source: Eglises d'Asie, 23 décembre 2009)
Dans un pays où l’Eglise est formée de deux communautés, l’une « officielle » et l’autre « clandestine », les auteurs de l’étude expliquent avoir choisi de ne pas distinguer entre ces deux groupes. Les chiffres qu’ils produisent recouvrent l’ensemble des catholiques, même s’il est précisé qu’étant donné la difficulté à rassembler des statistiques fiables en ce domaine, les résultats finaux présentent une marge d’erreur certaine. L’Institut pour les études culturelles explique avoir consacré trois mois à réunir ces données, en multipliant les échanges par mail, téléphone, fax et entretiens individuels.
Parmi les informations produites par l’étude, on peut noter que les prêtres chinois sont au nombre de 3 268, répartis en un peu plus d’une centaine de diocèses (1). La relève est assurée par les 628 séminaristes qui étudient actuellement dans les dix grands séminaires de l’Eglise et les 630 étudiants des trente petits séminaires. Pour les vocations féminines, le chiffre donné est de 106 congrégations et de 5 451 religieuses. On compte aussi 350 religieux.
On peut aussi noter que, dans un pays où le régime communiste a chassé l’Eglise de toutes les œuvres caritatives, sociales et éducatives qu’elle animait avant 1949, les réformes entreprises ces trente dernières années ont permis aux catholiques de discrètement revenir sur ce terrain. L’étude dresse ainsi une liste de plus de 400 noms d’organisations catholiques telles que des écoles, des instituts de recherche, des maisons d’édition, des centres de soins et autres institutions pour personnes âgées ou orphelins.
Sur le site Internet de Shinde (‘les Presses de la Foi au Hebei’), un internaute a souligné la relative faiblesse de la communauté catholique chinoise. Avec 5,71 millions de fidèles face à 1,3 milliard d’habitants, le travail d’évangélisation reste à faire, a-t-il remarqué. En 1949, on comptait 3 millions de catholiques pour une population de 500 millions de Chinois; soixante ans plus tard, la taille de la communauté catholique a à peine doublé tandis que la population totale faisait plus que doubler. Selon cet internaute, les catholiques ont omis de faire de l’évangélisation leur souci premier et, en multipliant les disputes et les divisions, ont perdu des occasions de voir l’Eglise croître en Chine.
Pour les observateurs, si l’étude publiée le 18 décembre présente un réel intérêt, on peut toutefois noter que le chiffre de 5,71 millions de catholiques ne s’écarte que peu du chiffre habituellement fourni par les autorités chinoises, lorsqu’elles affirment que les catholiques chinois sont au nombre de 5,3 millions. Par contraste, l’estimation 2008 du Centre de recherches du Saint-Esprit, lié au diocèse catholique de Hongkong, est de 12 millions de catholiques en Chine. Anthony Lam Sui-ki, du Centre de recherches du Saint-Esprit, explique cette différence par le fait que ce chiffre de 12 millions résulte d’études menées depuis 1988 et qu’année après année, il s’est avéré que son estimation était toujours plus élevée que celles venues de Chine continentale. Le chercheur ajoute que l’étude venue de Shijiazhuang ne donne pas d’indications quant au nombre des évêques. Selon les données compilées à Hongkong, on compte à ce jour 80 évêques catholiques en Chine reconnus par le Saint-Siège; environ la moitié d’entre eux ne sont pas reconnus comme tels par le gouvernement chinois. De plus, on compte un peu moins de 10 évêques qui exercent leur ministère épiscopal sans que celui-ci soit reconnu par le pape.
En 1949, les protestants chinois étaient au nombre de 500 000. En 2005, le Mouvement des trois autonomies, structure qui encadre les activités des protestants « officiels », indiquait qu’il y avait entre 10 et 15 millions de protestants en Chine. Récemment, un chercheur chinois a évoqué le chiffre de 50 millions de protestants en Chine, les deux tiers des baptisés pratiquant donc leur religion au sein d’« églises domestiques », non enregistrées auprès des structures « officielles » (2).
(1) Signe de la difficulté à agréger des statistiques fiables au sujet de l’Eglise en Chine, le nombre des diocèses n’est même pas connu avec précision. Plus exactement, selon les données du Saint-Siège, on compte 138 diocèses en Chine (tels qu’ils existaient en 1949); sur ces 138, 22 sont considérés comme inactifs car n’existant plus que sur le papier. Selon les données chinoises, on compte 97 diocèses catholiques en Chine (ces dernières années, une vaste opération de redécoupage des frontières des diocèses a été entreprise, de manière à ce que celles-ci correspondent peu ou prou au découpage administratif du pays; des diocèses ont ainsi été regroupés).
(2) Voir EDA 519
(Source: Eglises d'Asie, 23 décembre 2009)
VIETNAM: Après Saigon, Hanoi est visitée par le mystère de Noël
Eglises d'Asie
10:20 23/12/2009
Voilà déjà bien longtemps que Saigon fête Noël, dans les églises certes mais aussi dans les rues, joyeusement et bruyamment. Le changement de régime du mois d’avril 1975 n’a pas interrompu cette tradition, même si, durant quelques années de pénurie, la fête a été plus discrète. En ce domaine comme dans d’autres, la capitale Hanoi s’est mise à l’école de la métropole du sud.
Le journal économique de la capitale, le Kinh Te và Dô Thi, écrit dans son numéro du 20 décembre: « Il ne reste plus que quatre jours avant Noël. Déjà les rues de Hanoi, décorées de lampes, brillent de mille feux, les églises sont éblouissantes de lumière et chacun se presse vers ces lieux publics pour les photographier et en garder le souvenir… » (1).
Le lendemain, dans l’organe du ministère du Commerce, on pouvait trouver, sous le titre: « Retour de Noël dans les rues de Hanoi », le passage suivant: « Voilà longtemps que la fête de Noël n’appartient plus en propre aux nations occidentales et aux adeptes du catholicisme dans le monde. En fait, Noël est devenu la fête commune de tous » (2). Le journal continue ainsi: « Au Vietnam, la célébration de Noël devient de plus en plus une coutume ancrée dans la vie de chaque famille. A Hanoi, les fêtes ne commencent pas aussi tôt qu’à Hô Chi Minh-Ville, mais les préparatifs débutent tout de même dès le début du mois de décembre. » Selon le journal, le climat de la capitale est plus propice à la célébration de Noël que celui de Saigon. « Le vent glacial de ce mois de décembre 2009, rend Noël plus présent dans le cœur des habitants de Hanoi… »
Les rues les plus connues et les plus achalandées de la capitale sont parées aux couleurs de Noël, le rouge vermillon du Père Noël, l’argent des lampes et des clochettes, le blanc de la neige, le vert des sapins... Les magasins, les divers services proposent le décor de la fête: le prix des sapins varie de 150 000 (37 euros) à 200 000 dôngs(49,50 euros). Il faudra débourser une somme équivalente pour acheter les divers petits accessoires qui serviront à décorer cet arbre. Des entreprises se sont spécialisées dans la décoration des hôtels et restaurants des grands magasins à l’occasion des fêtes. Les palaces internationaux comme le Sheraton, le Sofitel Plazza, le Hanoi Horison, etc., préparent activement la nuit de Noël. Ils offrent à la clientèle riche des spectacles à 60 dollars, des réveillons à 79 dollars.
Les grands magasins (Metro, Big C, Fivimart, etc.) ont aménagé leurs stands de Noël avec un soin particulier. Selon l’opinion générale des visiteurs, c’est un centre commercial nommé Vincom qui paraît le plus attrayant. On y rentre par une allée bordée de sapins enneigés et le public est accueilli par des employés vêtus en Père Noël. Comme partout dans le monde, les enfants se font photographier accrochés à son manteau.
L’article paru dans l’organe du ministère du Commerce convient cependant que Noël ne se réduit pas à ces manifestations toutes extérieures mais que son esprit réside surtout dans les messages d’amour qui sont délivrés dans l’intimité des familles. Cependant, si l’auteur de l’article a mentionné les églises de Saigon comme éléments du décor de Noël, il s’est abstenu de mentionner les messes de Noël, les rassemblements des fidèles ce jour-là et les sentiments que ces derniers avaient éprouvés devant le mystère du Dieu incarné. Malgré cette lacune, il faut reconnaître cependant que, jusqu’à présent, il était rare de lire dans une presse contrôlée par l’Etat et le Parti des textes essayant ainsi de cerner et analyser, sans critique, l’état d’esprit d’une population entraînée malgré elle dans le mystère de Noël sous l’effet de l’économie de marché et de la mondialisation.
(1) http://ktdt.com.vn/print.asp?newsid=190623
(2) http://www.baothuongmai.com.vn/Details/hang-hoa-thuong-hieu/giang-sinh-dang-ve-tren-khap-pho-phuong-ha-noi/32/0/26651.star
(Source: Eglises d'Asie, 23 décembre 2009)
Le journal économique de la capitale, le Kinh Te và Dô Thi, écrit dans son numéro du 20 décembre: « Il ne reste plus que quatre jours avant Noël. Déjà les rues de Hanoi, décorées de lampes, brillent de mille feux, les églises sont éblouissantes de lumière et chacun se presse vers ces lieux publics pour les photographier et en garder le souvenir… » (1).
Le lendemain, dans l’organe du ministère du Commerce, on pouvait trouver, sous le titre: « Retour de Noël dans les rues de Hanoi », le passage suivant: « Voilà longtemps que la fête de Noël n’appartient plus en propre aux nations occidentales et aux adeptes du catholicisme dans le monde. En fait, Noël est devenu la fête commune de tous » (2). Le journal continue ainsi: « Au Vietnam, la célébration de Noël devient de plus en plus une coutume ancrée dans la vie de chaque famille. A Hanoi, les fêtes ne commencent pas aussi tôt qu’à Hô Chi Minh-Ville, mais les préparatifs débutent tout de même dès le début du mois de décembre. » Selon le journal, le climat de la capitale est plus propice à la célébration de Noël que celui de Saigon. « Le vent glacial de ce mois de décembre 2009, rend Noël plus présent dans le cœur des habitants de Hanoi… »
Les rues les plus connues et les plus achalandées de la capitale sont parées aux couleurs de Noël, le rouge vermillon du Père Noël, l’argent des lampes et des clochettes, le blanc de la neige, le vert des sapins... Les magasins, les divers services proposent le décor de la fête: le prix des sapins varie de 150 000 (37 euros) à 200 000 dôngs(49,50 euros). Il faudra débourser une somme équivalente pour acheter les divers petits accessoires qui serviront à décorer cet arbre. Des entreprises se sont spécialisées dans la décoration des hôtels et restaurants des grands magasins à l’occasion des fêtes. Les palaces internationaux comme le Sheraton, le Sofitel Plazza, le Hanoi Horison, etc., préparent activement la nuit de Noël. Ils offrent à la clientèle riche des spectacles à 60 dollars, des réveillons à 79 dollars.
Les grands magasins (Metro, Big C, Fivimart, etc.) ont aménagé leurs stands de Noël avec un soin particulier. Selon l’opinion générale des visiteurs, c’est un centre commercial nommé Vincom qui paraît le plus attrayant. On y rentre par une allée bordée de sapins enneigés et le public est accueilli par des employés vêtus en Père Noël. Comme partout dans le monde, les enfants se font photographier accrochés à son manteau.
L’article paru dans l’organe du ministère du Commerce convient cependant que Noël ne se réduit pas à ces manifestations toutes extérieures mais que son esprit réside surtout dans les messages d’amour qui sont délivrés dans l’intimité des familles. Cependant, si l’auteur de l’article a mentionné les églises de Saigon comme éléments du décor de Noël, il s’est abstenu de mentionner les messes de Noël, les rassemblements des fidèles ce jour-là et les sentiments que ces derniers avaient éprouvés devant le mystère du Dieu incarné. Malgré cette lacune, il faut reconnaître cependant que, jusqu’à présent, il était rare de lire dans une presse contrôlée par l’Etat et le Parti des textes essayant ainsi de cerner et analyser, sans critique, l’état d’esprit d’une population entraînée malgré elle dans le mystère de Noël sous l’effet de l’économie de marché et de la mondialisation.
(1) http://ktdt.com.vn/print.asp?newsid=190623
(2) http://www.baothuongmai.com.vn/Details/hang-hoa-thuong-hieu/giang-sinh-dang-ve-tren-khap-pho-phuong-ha-noi/32/0/26651.star
(Source: Eglises d'Asie, 23 décembre 2009)
Ordinati ad Hanoi 14 nuovi preti. Le ambiguità del governo: alcuni doni e chiese razziate
Asia-News
15:39 23/12/2009
La gioia per le nuove ordinazioni; la tristezza per nove chiese depredate: tabernacoli distrutti, ostie consacrate gettate per terra, statue scomparse. Il governo della città fa visita all’arcivescovo per gli auguri di Natale. Fino a poche settimane fa era bollato come “istigatore di rivolte”.
Hanoi (AsiaNews) – Quattordici nuovi sacerdoti sono stati ordinati ieri dall’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet. Alla cerimonia svoltasi nel seminario maggiore della città, hanno partecipato anche il vescovo ausiliare di Hanoi, mons. Chu Van Minh; il vescovo emerito di Phat Diem, mons. Joseph Nguyen Van Yen; 140 sacerdoti e 5 mila fedeli.
Con queste ordinazioni, il numero di preti della diocesi sale a 106, ancora poco per i 350 mila fedeli e le 141 parrocchie. Di esse circa 40 non hanno alcun parroco.
Quest’oggi, i neo-ordinati hanno celebrato la loro prima messa nella parrocchia di origine, insieme alle loro famiglie e amici.
La giornata di ieri è stata caratterizzata anche da un altro fatto saliente: alle 3 del pomeriggio, Ngo Thi Thanh Hang, la vice-presidente del Comitato del popolo di Hanoi, insieme a una delegazione del governo cittadino, ha fatto visita all’arcivescovo e al suo ausiliare per scambiare gli auguri di Natale.
Il gesto è visto dai cattolici come un tentativo simbolico di riconciliazione. Due anni fa, nel gennaio 2008, la stessa sig.ra Hang ha emesso un ultimatum contro il prelato minacciandolo azioni estreme contro di lui se non avesse messo fine alle dimostrazioni legate alla ex nunziatura di Hanoi. Da allora il suo comitato ha spesso dipinto il vescovo e alcuni sacerdoti come “sobillatori” che spingono “alla rivolta, accusano il governo, offendono la nazione, violano la legge, la mettono in ridicolo e istigano i seguaci a violarla”. Una campagna simile è avvenuta anche poco prima che il presidente vietnamita facesse visita al papa in Vaticano.
In contrasto col passato, durante la visita di ieri, il comitato ha elogiato il vescovo e i suoi fedeli per il sostegno alle richieste del governo.
Mons. Ngo Quang Kiet ha espresso il desiderio che la visita fosse non solo un gesto diplomatico, ma un segno della “crescita di civiltà e giustizia così necessari a una grande città come Hanoi”.
Lo spirito cristiano, ha spiegato il vescovo, “ci rende uniti gli uni agli altri non in modo superficiale, ma fin nel profondo del cuore. E facciamo così perché crediamo che in giorno ognuno di noi sarà davanti a Dio e sarà giudicato per ciò che ha fatto nella vita. È meglio vivere in modo franco e diretto, stando lontani dalla dissimulazione. Se voi osservate un cattolico e le sue espressioni aperte, quella è anche l’espressione di ciò che ha nel cuore. Ciò che vedete è ciò che ricevete. Non abbiamo nulla da nascondere”.
Alcuni giorni prima della visita, sono avvenuti alcuni furti e razzie in diverse chiese della diocesi di Hanoi e di Hung Hoa. I ladri sono penetrati negli edifici rubando cibori, calici, amplificatori dalle chiese di Từ Châu, Cao Mật Bến, Mai Lĩnh, Đồng Du, Mỹ Thượng, Sơn Miêng, e Đông Lao (nella diocesi di Hanoi); da Phượng Bãi, e Tình Lam (nella diocesi di Hung Hoa).
Molti fedeli arrivati per la messa domenica scorsa, il 20 dicembre, sono scoppiati in lacrime vedendo i tabernacoli distrutti e le ostie consacrate disperse per terra. In almeno due chiese i ladri hanno pure portato via alcune statue.
Hanoi (AsiaNews) – Quattordici nuovi sacerdoti sono stati ordinati ieri dall’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet. Alla cerimonia svoltasi nel seminario maggiore della città, hanno partecipato anche il vescovo ausiliare di Hanoi, mons. Chu Van Minh; il vescovo emerito di Phat Diem, mons. Joseph Nguyen Van Yen; 140 sacerdoti e 5 mila fedeli.
Con queste ordinazioni, il numero di preti della diocesi sale a 106, ancora poco per i 350 mila fedeli e le 141 parrocchie. Di esse circa 40 non hanno alcun parroco.
Quest’oggi, i neo-ordinati hanno celebrato la loro prima messa nella parrocchia di origine, insieme alle loro famiglie e amici.
La giornata di ieri è stata caratterizzata anche da un altro fatto saliente: alle 3 del pomeriggio, Ngo Thi Thanh Hang, la vice-presidente del Comitato del popolo di Hanoi, insieme a una delegazione del governo cittadino, ha fatto visita all’arcivescovo e al suo ausiliare per scambiare gli auguri di Natale.
Il gesto è visto dai cattolici come un tentativo simbolico di riconciliazione. Due anni fa, nel gennaio 2008, la stessa sig.ra Hang ha emesso un ultimatum contro il prelato minacciandolo azioni estreme contro di lui se non avesse messo fine alle dimostrazioni legate alla ex nunziatura di Hanoi. Da allora il suo comitato ha spesso dipinto il vescovo e alcuni sacerdoti come “sobillatori” che spingono “alla rivolta, accusano il governo, offendono la nazione, violano la legge, la mettono in ridicolo e istigano i seguaci a violarla”. Una campagna simile è avvenuta anche poco prima che il presidente vietnamita facesse visita al papa in Vaticano.
In contrasto col passato, durante la visita di ieri, il comitato ha elogiato il vescovo e i suoi fedeli per il sostegno alle richieste del governo.
Mons. Ngo Quang Kiet ha espresso il desiderio che la visita fosse non solo un gesto diplomatico, ma un segno della “crescita di civiltà e giustizia così necessari a una grande città come Hanoi”.
Lo spirito cristiano, ha spiegato il vescovo, “ci rende uniti gli uni agli altri non in modo superficiale, ma fin nel profondo del cuore. E facciamo così perché crediamo che in giorno ognuno di noi sarà davanti a Dio e sarà giudicato per ciò che ha fatto nella vita. È meglio vivere in modo franco e diretto, stando lontani dalla dissimulazione. Se voi osservate un cattolico e le sue espressioni aperte, quella è anche l’espressione di ciò che ha nel cuore. Ciò che vedete è ciò che ricevete. Non abbiamo nulla da nascondere”.
Alcuni giorni prima della visita, sono avvenuti alcuni furti e razzie in diverse chiese della diocesi di Hanoi e di Hung Hoa. I ladri sono penetrati negli edifici rubando cibori, calici, amplificatori dalle chiese di Từ Châu, Cao Mật Bến, Mai Lĩnh, Đồng Du, Mỹ Thượng, Sơn Miêng, e Đông Lao (nella diocesi di Hanoi); da Phượng Bãi, e Tình Lam (nella diocesi di Hung Hoa).
Molti fedeli arrivati per la messa domenica scorsa, il 20 dicembre, sono scoppiati in lacrime vedendo i tabernacoli distrutti e le ostie consacrate disperse per terra. In almeno due chiese i ladri hanno pure portato via alcune statue.
Urgent Action Monks And Nuns Threatened With Eviction
Amnesty International
16:03 23/12/2009
UA: 348/09 Index: ASA 41/013/2009 Viet Nam
Date: 23 December 2009
URGENT ACTION (text version)
MONKS AND NUNS THREATENED WITH EVICTION
A mob with official backing is attempting to evict nearly 200 Buddhist monks and nuns from a monastery in central Viet Nam. The group have been sheltering there since they were evicted from another monastery in September, by a similar mob.
On 11 December a mob of around 100 people, some of whom the monks and nuns recognised as police officers, forced the abbot of Phuoc Hue Monastery to sign an agreement to expel the monks and nuns no later than the end of the year. The mob had gone into the monastery on 9 December, and stayed there, harassing the monks and nuns, most of whom are under 25, and pressuring the abbot to sign the agreement. They disrupted a European Union (EU) delegation investigating the situation at the monastery on 9 December. The authorities have denied any involvement, but have consistently failed to provide any protection for the monks and nuns, or ensure they are offered suitable alternative accommodation.
In September a similar mob, which included police officers, had forced the monks and nuns out of another monastery, Bat Nha. Most of the monks and nuns, who at that time numbered 379, had taken shelter at Phuoc Hue.
The authorities have been actively involved in the mob's actions: they have ordered members of Communist Party organisations to take action against the monks and nuns; pressured members of the monks and nuns' families to give up their way of life; and occasionally blocking supplies of food and other essentials to the monastery.
The monks and nuns are followers of Buddhist leader Thich Nhat Hanh, a monk based in France. He came to prominence as a Buddhist peace activist in the 1960s, and is an advocate of freedom of religion and other human rights.
Additional Information
The government maintains rigid control over all aspects of religious life in Viet Nam. Members of churches not officially approved by the state face repression, including being forced to renounce their faith, administrative detention and imprisonment. The Vietnamese authorities have a long history of persecuting religious groups they believe oppose the state. Members of such groups are regularly arrested, harassed and kept under surveillance. These include members of the evangelical Protestant community, Roman Catholics, Hoa Hao Buddhists and the Cao Dai church. The senior leadership of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam has been under house arrest or restrictions for decades, including the Venerable Thich Huyen Quang, Supreme Patriarch, who had been under house arrest since 1982 until his death in July 2008, and newly appointed Supreme Patriarch Thich Quang Do. Human rights violations against evangelical Christian Montagnards in the Central Highlands have continued for years, and people from the mostly Buddhist Khmer Krom community in southern An Giang province likewise face persecution.
PLEASE WRITE IMMEDIATELY, in English, Vietnamese, French or your own language:
Calling on the authorities to protect the monks and nuns from Phuoc Hue from harassment, threats and eviction;
Urging them to take action to ensure that the Phuoc Hue Monastery is allowed to conduct its activities without fear of harassment or eviction;
Urging them to order a prompt and impartial investigation into the mob attacks against the monasteries in Bat Nha in September and Phuoc Hue in December, and into reports that the police failed to protect the monks and nuns;
Calling on them respect the right to freedom of religion, and ensure that religious groups in Viet Nam are able to practice their religion freely.
PLEASE SEND APPEALS BEFORE 3 FEBRUARY 2010 TO:
Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: +8443 823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister
Minister of Public Security
Le Hong Anh
Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street
Ha Noi
Viet Nam
Fax: +8443 942 0223
Salutation: Dear Minister
Also send copies to diplomatic representatives accredited to your country. Please check with your section office if sending appeals after the above date.
Date: 23 December 2009
URGENT ACTION (text version)
MONKS AND NUNS THREATENED WITH EVICTION
A mob with official backing is attempting to evict nearly 200 Buddhist monks and nuns from a monastery in central Viet Nam. The group have been sheltering there since they were evicted from another monastery in September, by a similar mob.
On 11 December a mob of around 100 people, some of whom the monks and nuns recognised as police officers, forced the abbot of Phuoc Hue Monastery to sign an agreement to expel the monks and nuns no later than the end of the year. The mob had gone into the monastery on 9 December, and stayed there, harassing the monks and nuns, most of whom are under 25, and pressuring the abbot to sign the agreement. They disrupted a European Union (EU) delegation investigating the situation at the monastery on 9 December. The authorities have denied any involvement, but have consistently failed to provide any protection for the monks and nuns, or ensure they are offered suitable alternative accommodation.
In September a similar mob, which included police officers, had forced the monks and nuns out of another monastery, Bat Nha. Most of the monks and nuns, who at that time numbered 379, had taken shelter at Phuoc Hue.
The authorities have been actively involved in the mob's actions: they have ordered members of Communist Party organisations to take action against the monks and nuns; pressured members of the monks and nuns' families to give up their way of life; and occasionally blocking supplies of food and other essentials to the monastery.
The monks and nuns are followers of Buddhist leader Thich Nhat Hanh, a monk based in France. He came to prominence as a Buddhist peace activist in the 1960s, and is an advocate of freedom of religion and other human rights.
Additional Information
The government maintains rigid control over all aspects of religious life in Viet Nam. Members of churches not officially approved by the state face repression, including being forced to renounce their faith, administrative detention and imprisonment. The Vietnamese authorities have a long history of persecuting religious groups they believe oppose the state. Members of such groups are regularly arrested, harassed and kept under surveillance. These include members of the evangelical Protestant community, Roman Catholics, Hoa Hao Buddhists and the Cao Dai church. The senior leadership of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam has been under house arrest or restrictions for decades, including the Venerable Thich Huyen Quang, Supreme Patriarch, who had been under house arrest since 1982 until his death in July 2008, and newly appointed Supreme Patriarch Thich Quang Do. Human rights violations against evangelical Christian Montagnards in the Central Highlands have continued for years, and people from the mostly Buddhist Khmer Krom community in southern An Giang province likewise face persecution.
PLEASE WRITE IMMEDIATELY, in English, Vietnamese, French or your own language:
Calling on the authorities to protect the monks and nuns from Phuoc Hue from harassment, threats and eviction;
Urging them to take action to ensure that the Phuoc Hue Monastery is allowed to conduct its activities without fear of harassment or eviction;
Urging them to order a prompt and impartial investigation into the mob attacks against the monasteries in Bat Nha in September and Phuoc Hue in December, and into reports that the police failed to protect the monks and nuns;
Calling on them respect the right to freedom of religion, and ensure that religious groups in Viet Nam are able to practice their religion freely.
PLEASE SEND APPEALS BEFORE 3 FEBRUARY 2010 TO:
Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: +8443 823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister
Minister of Public Security
Le Hong Anh
Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street
Ha Noi
Viet Nam
Fax: +8443 942 0223
Salutation: Dear Minister
Also send copies to diplomatic representatives accredited to your country. Please check with your section office if sending appeals after the above date.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Văn nghệ Giáng Sinh: Follow Jesus - Bước Theo Giêsu
Vô Phương
06:55 23/12/2009
Cho trái tim xanh mãi thêm xanh, có trái tim tươi mãi thêm tươi
Tôi chọn Giêsu
Bầu trời London hôm nay bổng trở nên sáng sủa lạ thường, dường như muốn xua tan cái lạnh giá rét của những mùa đông giá rét và tuyết rơi dày đặc.
Mọi người hối hả tiến về Trung Tâm Giáo Lý của Cộng Đoàn Việt Nam ở London vì không muốn bỏ lở cơ hội thưởng thức buổi Văn Nghệ đặc sắc của các em học sinh trường giáo lý đó là các con, các cháu, đó là kết quả của những ngày tháng mệt mài học hành và tập luyện của các em học sinh và sự trợ giúp và lo lắng của Cha Tuyên Úy cộng đoàn, của Thầy Hiệu Trưởng, của các thầy cô và của tất cả các phụ huynh.
Cha Tuyên Úy cộng đoàn London Phaolô Huỳnh Chánh khai mạc buổi văn nghệ qua lời chào mừng quý quan khách, các Thầy, các Sơ và quý phụ huynh và mời gọi mọi người cùng ‘Bước Theo Giêsu’ với các diễn viên nhí.
Với phần giới thiệu hài hước và duyên dáng của 2 Mc của Khương Duy và Bích Huyền, các diễn viên đã xuất sắc đưa khán giả vào hành trình bước theo Thầy Giêsu: đó là nỗi băn khoăn đi tìm hạnh phúc, tìm ý nghĩa của cuộc sống và làm cách nào để đạt được hạnh Phúc đó: Đi tìm Hoàng Tử Hạnh Phúc của các bạn trẻ là khởi đầu cho hành trình tìm kiếm này.
Với ‘Tôi chọn Giêsu’ qua phần trình diễn của các em Ca Đoàn Lavang với điệu vũ nhịp nhàng cuốn hút như thúc giục mọi người lên đường ‘Bước Theo Giêsu’. Xen kẻ tiểu phẩm ‘Đi tìm Hoàng Tử Hạnh Phúc’ là những bài hát, những vũ điệu của các em học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 6, những tiếng cười, những tràng pháo tay để khuyến khích, động viên thật hào hứng và nồng ấm.
‘Con tim trên bàn tay, tôi xin trao cho người’ với những tu sĩ ‘nhí’ trong bộ Áo Dòng tượng trưng cho các Dòng Tu đã mang ‘Những Trái tim đỏ thắm’ đến trao cho từng người như là biểu tượng của tình yêu, sự dâng hiến, sự phục vụ. Đó là sứ điệp chính yếu của Hoàng Tử Hạnh Phúc gửi đến các bạn trẻ trong phần kết thúc: Hạnh Phúc thật sự khi biết hiến thân cho tha nhân trong Tin Yêu và Phục Vụ. Hoàng Tử Hạnh Phúc chính là Đức Giêsu, Đấng đang được sinh ra trong thế giới, trong cộng đoàn, trong gia đình và trong tâm hồn của mỗi người và đang mời gọi mọi người ‘Bước Theo Người’ để tìm được Hạnh Phúc Thật Sự.
Buổi văn nghệ kết thúc, trời London tuyết lại rơi, nhưng tâm hồn mọi người cảm thấy nồng nàn ấm cúng vì dường như tìm được hướng đi cho cuộc sống, sứ điệp Hoàng Tử Hạnh Phúc một lần nữa nhắc nhở cho mọi người cuộc tìm lại được ý nghĩa cho đời mình. Đó là ‘Bước Theo Giêsu’
Nguyện theo Ngài, trên bước đường trần thế,
Nơi Máng Cỏ nhỏ bé và đơn sơ
Ngài nằm đó như một lời mời gọi
Hãy theo Ngài qua phục vụ và yêu thương
Nguyện theo Ngài, con xin bước theo Ngài.
Các nữ tu Huế giúp người Ngoài Công Giáo chiêm ngắm tượng Chúa Hài Đồng
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
07:00 23/12/2009
Hôm 22/12 người dân ở đây không ngại cái lạnh thấu da mùa đông khắc nghiệt xứ Huế để đến thăm các nữ tu Con Đức Mẹ Đi Viếng tại thôn Kim Đôi thay vì mỗi tháng các nữ tu đi thăm họ một vài lần.
Vào dịp Giáng Sinh, ngày 28 Tết Nguyên Đán hoặc lễ bổn mạng của hội dòng 31/5, các chị có tục lệ mời những người bất hạnh dự tiệc, tặng quà và cùng sinh hoạt với họ qua tiếng hát, điệu múa trong những tràng vỗ tay như một gia đình.
Từ những ngày đầu Mùa Vọng, các nữ tu vùng quê này đã mang số gạo tiết kiệm sau một tháng hy sinh giảm bớt phần ăn mỗi ngày và tiền ân nhân giúp đỡ để thăm viếng những người nghèo, neo đơn, tàn tật, già cả đang sống giữa các làng mạc xa xôi cách nhau 10 đến 20 cây số.
Chị Anna Lê Thị Huệ, đặc trách cộng đoàn tại Kim Đôi nói họ sống thiếu ăn từng ngày vì thế chúng tôi dự định năm 2010 sẽ dành tiền tiết kiệm từ làm vườn, nuôi thêm gà lợn hoặc giảm chi tiêu khi gia đình và ân nhân giúp đỡ để mua thêm gạo ăn, áo quần hoặc chăn màng giúp họ.
Người dân ở đây vừa trải qua cơn bão Ketsana hồi cuối tháng 9 làm nhiều nhà trong số họ bị sập và tốc mái một số nhà bị trôi hết lúa ăn.
Bà Nguyễn Thị Hồng ở tuổi 63 đến từ xã Quãng Thọ lần đầu tiên được dự tiệc, nhận quà Giáng Sinh và nhìn thấy tượng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ có Đức Mẹ và Thánh Giuse, bà nói trong khi những người khác chăm chú nhìn bà: “Tôi sẽ kể lại chuyện này cho bà con trong làng sau khi trở về nhà ”.
“Giáng Sinh là dịp đoàn tụ gia đình của người Công Giáo nhưng cũng là dịp chia sẻ tình thương Thượng Đế dành cho mọi người”. Nữ tu Martha Nguyễn Thị Ngọc, đặc trách bác ái của Hội dòng phát biểu chúc mừng mọi người trước máng cỏ.
Theo chị Ngọc, Giáng Sinh năm nay, hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế đã mời gần 800 cụ già, người tàn tật đến dự tiệc, nhận quà Giáng Sinh tại 3 cộng đoàn Huế, Kim Đôi và Phú Lương.
Email cua Nhóm Bông Hồng Xanh gửi về Thiên Đàng
Bông Hồng Xanh
10:41 23/12/2009
Việt Nam, lễ Chúa Giáng Sinh, năm 2009
Kính mừng Nữ Vương Thiên Đàng
Trọng kính Các Thánh Nam Nữ
Hình ảnh Bông Hồng Xanh đi phát quà
Nhờ ơn Chúa, lời cầu bầu của Mẹ và những tấm lòng vàng của các thánh, nhóm Bông Hồng Xanh chúng con đã nhận được quà và thiết kế được ba “show Noel”. Con xin phép được thay mặt nhóm tường trình về niềm vui Noel. Đặc biệt năm nay có hai nàng công chúa tuyết là chị em sinh đôi khá dễ thương đi cùng ông già Noel nữa đấy ạ!
Một điểm dừng khó quên
Tại sao chúng con lại chọn quận 8 và quận 4 để vui Noel cùng đám trẻ? Xin thưa, trong nội thành này, một vài chỗ ở quận 8 còn nghèo, quận 4 thì phức tạp lại phảng phất một chút giang hồ mà nhóm chúng con lại “yêu trẻ bụi đời”, nhờ có người đưa đường dẫn lối, thế là chúng con đồng ý luôn! Vào thời điểm này, bỗng dưng có trong tay 90 thiếu nhi (70 trẻ em vào đời sớm và 20 em lang bạt với con thuyền trên sông nước cùng cha mẹ) để vui Noel là quí lắm rồi! Các cháu thiếu nhi trong nhà thờ bao giờ cũng được chăm lo đầy đủ, thôi thì để các cháu “hè phố” cho Bông Hồng Xanh “bao thầu” hết!
Chúng con chọn khoảnh đất trống trước cái chợ nhỏ, chợ Rạch Cát, để giăng bạt sinh hoạt. Đối diện chợ là con kênh đen ngòm; ai mà té xuống đó thì hết lớn nổi ạ! Gần đó là một xe rác chưa kịp kéo đi. Trông chúng con giống như một gánh hát rong, đượm đầy chất bụi đời vậy!
Hỏi thăm một số em thì con được biết, một nửa các em đã nghỉ học rồi làm những việc như đẩy cát, đắp đất, cắt chỉ quần áo, bán vé số, bán chuối chiên, phụ hồ, phụ bán hủ tíu…Ở khu này có lớp tình thương, nhưng các em làm việc cả ngày mệt nên cũng chẳng muốn học. Nhìn các cháu, con thấy buồn buồn. Con phát biểu đại ý rằng, đây là lần làm quen gặp gỡ, nếu có dịp sẽ cùng vui với các em “vào đời sớm” một cách thân thiện hơn.
Đi dọc con kênh nước đen có một số con thuyền, chúng con được người địa phương dẫn đi. Ở chỗ nào trên đất nước của con, muốn phát quà một cách trật tự đàng hoàng là phải “xin phép” đó! Hổng phải muốn làm từ thiện là làm đâu! Con thấy sống trên ghe buồn và thiếu thốn quá.
Ở quận 4, vào chiều Chúa nhật, các ghe nhỏ về đậu đầy trên sông, dọc theo con đường. Họ là đồng nghiệp với thánh Phêrô đấy ạ, nhưng họ không bắt cá mà bán dừa, chuối, đu đủ…Trẻ con trên ghe cũng khá nhiều nhưng tiếp cận với các cháu là khó vì trời đã tối mà chúng con chỉ mới làm quen một số ghe. Chắc là vào dịp Tết này, chúng con trở lại quận 4 nữa vì thấy thương trẻ con trên những ghe nhỏ làm sao!
Ông già Noel vào trường tiểu học Lạc Long Quân
Đã 24 năm qua, con dạy học ở trường này nhưng chưa bao giờ có một ông già Noel bằng xương bằng thịt có mặt ở đây mà vui chơi với học sinh. Nay thấy thầy hiệu trưởng mới khá thoáng, sống có tình người nên con quyết định bộc lộ ý định của mình, không ngờ thầy hiệu trưởng bằng lòng còn các thầy cô giáo khác rất đồng tình.
Học trò đang phải thi cuối học kỳ I nên con chỉ vui Noel cho các học sinh buổi chiều. Các cháu ngỡ ngàng và thích quá. Con không thể diễn tả niềm vui của các em. Chúng con trao quà cho các em mồ côi cha hoặc mẹ, mỗi lớp một em, quà chỉ là đường, sữa và bánh, nhưng các cháu hớn hở vô cùng. Mỗi lớp chúng con tặng chung một món quà bự, gồm bánh kẹo để thầy cô giáo chia cho cả lớp.
Nàng công chúa tuyết thì dạy hát cho các em. Bài hát này khuyên các em không nên đánh nhau nên có lời khá ngộ nghĩnh như: “Con cò, con cua, con cá. Ba con tranh nhau hòn đá. Nào ngờ gặp người đánh cá. Bắt luôn cá cua lẫn cò. Toòng teeng!!
Vui nhất là phần sổ số Bông Hồng Xanh. Có 500 vé số được phát ra; giải thưởng là đồ chơi như xe hơi, búp bê, con cá có bánh xe, con si- đa có đèn chớp. ….Nhìn các em háo hức trúng số, chúng con xúc động quá!
Khi các học sinh ra về, con nói ông già Noel và công chúa tuyết đứng trước cổng trường tiễn các cháu, tạo một bầu khí vui như Tết!
Sáng hôm sau, nhiều cô trách yêu con rằng: “Chị Loan chỉ làm phước nơi nao để cầu ao không có…láp tốp!” Cô khác nói: “Mãi đến bây giờ mới làm ở trường mình, tệ bạc quá!”. Còm mấy cô lớp ba nói: “Nhóm chị không công bằng, tại sao không làm cho học sinh buổi sáng nữa? Con chỉ cười trừ.
Trường Lạc Long Quân nằm trên con đường Lạc Long Quân. Trước kia, đây chính là trường học của giáo xứ Phú Trung, hạt Tân Sơn Nhì. Có một nhà thờ nhò của giáo xứ ở ngay bên cạnh trường. Khi con chuyển về đây dạy học, vùng này còn nghèo. Cách trường 400 mét có một nghĩa địa mà người Khơ-me đến ở thành một xóm.
Sau năm 1975, Nhà Nước quản lý nhà trường, còn nhà thờ nhỏ chỉ có lễ ngày Chúa nhật. Rồi khu này ít giáo dân quá mà ngôi trường chật hẹp, nên nhà trường xin cha xứ Phú Trung cái nhà nguyện nhỏ đó nên trường Lạc Long Quân ngày nay mới được rộng rãi khang trang như thế.
Ngôi trường có cả ngàn học sinh thế mà học sinh Công giáo rất ít nên chúng con muốn chia sẻ niềm vui Chúa Giáng trần cho các cháu ngoại đạo; Chúng con làm như vậy vừa vui lại vừa có tính truyền giáo cách nhẹ nhàng, phải không ạ? Vì con nghĩ rằng, ai vui niềm vui Giáng Sinh là gián tiếp nhận rằng, rõ ràng là Chúa Cứu Thế có đến!
Đến bệnh viện Nhi Đồng ở Đồng Nai
Với 500 phần quà và những phong bì hỗ trợ bệnh nhân nghèo, chúng con có một “show hoành tráng” ở vùng Biên Hòa. Ở đây nhiều các cháu từ sơ sinh đến 6 tuổi mà bệnh viện rất rộng và thoáng. Ngoài bánh và sữa, năm nay chúng con có một thứ quà là những con thú nhỏ bằng nhựa nhiều mầu, bóp vào kêu chip chip rất vui tai làm các cháu thích quá. Mai mốt nếu con có được lên Thiên Đàng, con sẽ mang theo hai bao những con “chip chip” để các thánh bé xíu chơi cho vui tay! Đi vòng quanh bệnh viện con muốn mệt xỉu. Tết này, Mẹ Maria và Các Thánh phải lì xì cho chúng con đấy vì làm xong ba show, con gấy hẳn đi một ký lô gam.
Bệnh viện Nhi Đồng ở Sài Gòn và Trung Tâm Ung Bướu năm nào cũng có hai ba đoàn cho, chúng con dạt lên Biên Hòa thấy người ta đón niềm nở quá! Bác sĩ phó giám đốc bệnh viện nói, nhóm Bông Hồng Xanh làm ông già Noel đầu tiên ở đây. Thế là chúng con phá kỷ lục đấy, hai lần làm ông già Noel đầu tiên ở hai bệnh viện.
Con muốn viết dài hơn nhưng vì mệt quá ạ! Thôi, con xin phép dừng bút.
NÓM CTXH BÔNG HỒNG XANH XIN KÍNH CHÚC CHÚA, MẸ MARIA, CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ ÔNG GIÀ NOEL MỘT NĂM MỚI BỘI THU LỜI CẦU NGUYỆN, VIỆC LÀNH VÀ NIỀM VUI VÌ CẢ THẾ GIỚI ĐƯỢC AN LÀNH.
Kính mừng Nữ Vương Thiên Đàng
Trọng kính Các Thánh Nam Nữ
Hình ảnh Bông Hồng Xanh đi phát quà
Nhờ ơn Chúa, lời cầu bầu của Mẹ và những tấm lòng vàng của các thánh, nhóm Bông Hồng Xanh chúng con đã nhận được quà và thiết kế được ba “show Noel”. Con xin phép được thay mặt nhóm tường trình về niềm vui Noel. Đặc biệt năm nay có hai nàng công chúa tuyết là chị em sinh đôi khá dễ thương đi cùng ông già Noel nữa đấy ạ!
Một điểm dừng khó quên
Tại sao chúng con lại chọn quận 8 và quận 4 để vui Noel cùng đám trẻ? Xin thưa, trong nội thành này, một vài chỗ ở quận 8 còn nghèo, quận 4 thì phức tạp lại phảng phất một chút giang hồ mà nhóm chúng con lại “yêu trẻ bụi đời”, nhờ có người đưa đường dẫn lối, thế là chúng con đồng ý luôn! Vào thời điểm này, bỗng dưng có trong tay 90 thiếu nhi (70 trẻ em vào đời sớm và 20 em lang bạt với con thuyền trên sông nước cùng cha mẹ) để vui Noel là quí lắm rồi! Các cháu thiếu nhi trong nhà thờ bao giờ cũng được chăm lo đầy đủ, thôi thì để các cháu “hè phố” cho Bông Hồng Xanh “bao thầu” hết!
Chúng con chọn khoảnh đất trống trước cái chợ nhỏ, chợ Rạch Cát, để giăng bạt sinh hoạt. Đối diện chợ là con kênh đen ngòm; ai mà té xuống đó thì hết lớn nổi ạ! Gần đó là một xe rác chưa kịp kéo đi. Trông chúng con giống như một gánh hát rong, đượm đầy chất bụi đời vậy!
Hỏi thăm một số em thì con được biết, một nửa các em đã nghỉ học rồi làm những việc như đẩy cát, đắp đất, cắt chỉ quần áo, bán vé số, bán chuối chiên, phụ hồ, phụ bán hủ tíu…Ở khu này có lớp tình thương, nhưng các em làm việc cả ngày mệt nên cũng chẳng muốn học. Nhìn các cháu, con thấy buồn buồn. Con phát biểu đại ý rằng, đây là lần làm quen gặp gỡ, nếu có dịp sẽ cùng vui với các em “vào đời sớm” một cách thân thiện hơn.
Đi dọc con kênh nước đen có một số con thuyền, chúng con được người địa phương dẫn đi. Ở chỗ nào trên đất nước của con, muốn phát quà một cách trật tự đàng hoàng là phải “xin phép” đó! Hổng phải muốn làm từ thiện là làm đâu! Con thấy sống trên ghe buồn và thiếu thốn quá.
Ở quận 4, vào chiều Chúa nhật, các ghe nhỏ về đậu đầy trên sông, dọc theo con đường. Họ là đồng nghiệp với thánh Phêrô đấy ạ, nhưng họ không bắt cá mà bán dừa, chuối, đu đủ…Trẻ con trên ghe cũng khá nhiều nhưng tiếp cận với các cháu là khó vì trời đã tối mà chúng con chỉ mới làm quen một số ghe. Chắc là vào dịp Tết này, chúng con trở lại quận 4 nữa vì thấy thương trẻ con trên những ghe nhỏ làm sao!
Ông già Noel vào trường tiểu học Lạc Long Quân
Đã 24 năm qua, con dạy học ở trường này nhưng chưa bao giờ có một ông già Noel bằng xương bằng thịt có mặt ở đây mà vui chơi với học sinh. Nay thấy thầy hiệu trưởng mới khá thoáng, sống có tình người nên con quyết định bộc lộ ý định của mình, không ngờ thầy hiệu trưởng bằng lòng còn các thầy cô giáo khác rất đồng tình.
Học trò đang phải thi cuối học kỳ I nên con chỉ vui Noel cho các học sinh buổi chiều. Các cháu ngỡ ngàng và thích quá. Con không thể diễn tả niềm vui của các em. Chúng con trao quà cho các em mồ côi cha hoặc mẹ, mỗi lớp một em, quà chỉ là đường, sữa và bánh, nhưng các cháu hớn hở vô cùng. Mỗi lớp chúng con tặng chung một món quà bự, gồm bánh kẹo để thầy cô giáo chia cho cả lớp.
Nàng công chúa tuyết thì dạy hát cho các em. Bài hát này khuyên các em không nên đánh nhau nên có lời khá ngộ nghĩnh như: “Con cò, con cua, con cá. Ba con tranh nhau hòn đá. Nào ngờ gặp người đánh cá. Bắt luôn cá cua lẫn cò. Toòng teeng!!
Vui nhất là phần sổ số Bông Hồng Xanh. Có 500 vé số được phát ra; giải thưởng là đồ chơi như xe hơi, búp bê, con cá có bánh xe, con si- đa có đèn chớp. ….Nhìn các em háo hức trúng số, chúng con xúc động quá!
Khi các học sinh ra về, con nói ông già Noel và công chúa tuyết đứng trước cổng trường tiễn các cháu, tạo một bầu khí vui như Tết!
Sáng hôm sau, nhiều cô trách yêu con rằng: “Chị Loan chỉ làm phước nơi nao để cầu ao không có…láp tốp!” Cô khác nói: “Mãi đến bây giờ mới làm ở trường mình, tệ bạc quá!”. Còm mấy cô lớp ba nói: “Nhóm chị không công bằng, tại sao không làm cho học sinh buổi sáng nữa? Con chỉ cười trừ.
Trường Lạc Long Quân nằm trên con đường Lạc Long Quân. Trước kia, đây chính là trường học của giáo xứ Phú Trung, hạt Tân Sơn Nhì. Có một nhà thờ nhò của giáo xứ ở ngay bên cạnh trường. Khi con chuyển về đây dạy học, vùng này còn nghèo. Cách trường 400 mét có một nghĩa địa mà người Khơ-me đến ở thành một xóm.
Sau năm 1975, Nhà Nước quản lý nhà trường, còn nhà thờ nhỏ chỉ có lễ ngày Chúa nhật. Rồi khu này ít giáo dân quá mà ngôi trường chật hẹp, nên nhà trường xin cha xứ Phú Trung cái nhà nguyện nhỏ đó nên trường Lạc Long Quân ngày nay mới được rộng rãi khang trang như thế.
Ngôi trường có cả ngàn học sinh thế mà học sinh Công giáo rất ít nên chúng con muốn chia sẻ niềm vui Chúa Giáng trần cho các cháu ngoại đạo; Chúng con làm như vậy vừa vui lại vừa có tính truyền giáo cách nhẹ nhàng, phải không ạ? Vì con nghĩ rằng, ai vui niềm vui Giáng Sinh là gián tiếp nhận rằng, rõ ràng là Chúa Cứu Thế có đến!
Đến bệnh viện Nhi Đồng ở Đồng Nai
Với 500 phần quà và những phong bì hỗ trợ bệnh nhân nghèo, chúng con có một “show hoành tráng” ở vùng Biên Hòa. Ở đây nhiều các cháu từ sơ sinh đến 6 tuổi mà bệnh viện rất rộng và thoáng. Ngoài bánh và sữa, năm nay chúng con có một thứ quà là những con thú nhỏ bằng nhựa nhiều mầu, bóp vào kêu chip chip rất vui tai làm các cháu thích quá. Mai mốt nếu con có được lên Thiên Đàng, con sẽ mang theo hai bao những con “chip chip” để các thánh bé xíu chơi cho vui tay! Đi vòng quanh bệnh viện con muốn mệt xỉu. Tết này, Mẹ Maria và Các Thánh phải lì xì cho chúng con đấy vì làm xong ba show, con gấy hẳn đi một ký lô gam.
Bệnh viện Nhi Đồng ở Sài Gòn và Trung Tâm Ung Bướu năm nào cũng có hai ba đoàn cho, chúng con dạt lên Biên Hòa thấy người ta đón niềm nở quá! Bác sĩ phó giám đốc bệnh viện nói, nhóm Bông Hồng Xanh làm ông già Noel đầu tiên ở đây. Thế là chúng con phá kỷ lục đấy, hai lần làm ông già Noel đầu tiên ở hai bệnh viện.
Con muốn viết dài hơn nhưng vì mệt quá ạ! Thôi, con xin phép dừng bút.
NÓM CTXH BÔNG HỒNG XANH XIN KÍNH CHÚC CHÚA, MẸ MARIA, CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ ÔNG GIÀ NOEL MỘT NĂM MỚI BỘI THU LỜI CẦU NGUYỆN, VIỆC LÀNH VÀ NIỀM VUI VÌ CẢ THẾ GIỚI ĐƯỢC AN LÀNH.
Giáo xứ Chính Tòa – GP Thanh Hóa: Sức sống lan toả qua từng đêm Thánh nhạc
UBVH Gp. Thanh Hóa
11:09 23/12/2009
Giáo xứ Chính Tòa – GP Thanh Hóa: Sức sống lan toả qua từng đêm Thánh nhạc
Con số trên 450 ca viên đến từ 11 Giáo xứ trong đêm hội thi Thánh ca toàn Giáo phận (22/12) cho thấy quy mô của hội diễn, sự nỗ lực quyết tâm của Ban tổ chức, đồng thời tăng thêm cơ hội để người dân các Tôn giáo bạn hiểu rõ hơn về nền Thánh Nhạc phát triển mạnh mẽ của Công giáo chúng ta.
Xem hình bấm vào đây
Đây là lần đầu tiên mình đi tham dự lễ Giáng Sinh, trước đây có nghe nói nhưng không mấy để ý. Mình bị cuốn hút vào mái nhà Rông, bởi đây là kiến trúc độc đáo của người Dân tộc Tây Nguyên, nay thấy ở nhà thờ mình cũng tò mò muốn xem. Rất đẹp và quá ấn tượng. Đó là nhận xét của chị Nguyễn Thị Thuý, 36 tuổi - một người lương dân ở Phường Đông Sơn – TP. Thanh Hoá.
Nghe nói đêm nay có Ca nhạc mình phải bỏ việc để đi xem. Mình đến đây từ rất sớm, vì đông người đến xem lắm. Sau khi đi thăm quan một vòng chung quanh nhà thờ, chị Thuý lựa tìm cho mình một vị trí thuận lợi để theo dõi trọn vẹn đêm diễn.
Những tiết mục hợp ca, hợp xướng về chủ đề Giáng Sinh đã để lại một ấn tượng về nền âm nhạc chất lượng cao và đào tạo khá bài bản của đạo Công giáo. Trong lịch sử nhân loại chúng ta đã từng ghi nhận những thiên tài âm nhạc như Mô da, Bethoven...vốn nổi danh từ những bản hợp xướng lấy cảm hứng từ Thánh Kinh của người Công giáo.
Nhạc sỹ Nguyễn Liên, Phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng VHNT Thanh Hoá, Trưởng Ban giám khảo nhận xét: Hợp xướng là một thể loại khó hát. Các bạn đã thể hiện rất tốt. Tôi rất khâm phục tài năng hát hợp xướng của các bạn. Tôi xem hát hợp xướng đã nhiều nhưng hôm nay lại thêm một ngạc nhiên nữa, đó là tiết mục của các bạn Dân tộc H`mông.
Giải nhất của đêm hội diễn thuộc về Giáo xứ Ba Làng, giải nhì được trao cho xứ Tam Tổng và giải Ba thuộc về xứ Kẻ Bền; giải Chỉ huy trưởng xuất sắc nhất được trao cho chỉ huy trưởng đến từ Giáo xứ bằng phú.
Đêm 22/12, hàng ngàn người dân từ khắp nội, ngoại thành TP. Thanh Hoá không phân biệt lương giáo lại nô nức tập trung về sân khấu tại Nhà thờ Chính Toà Thanh Hoá để được chìm đắm trong một đêm nhạc chuyên nghiệp thực sự của các ca sỹ, nghệ sỹ đến từ TP. Hải Phòng, Hà Nội và Đoàn nghệ thuật Quân Khu III.
Với những tiết mục đặc sắc theo chủ đề Giáng Sinh và Năm mới, cùng phong cách trang trí chuyên nghiệp của Ban tổ chức, những đêm diễn ca nhạc thực sự là món ăn tinh thần quý giá cho giáo dân trong dịp lễ Noel.
Con số trên 450 ca viên đến từ 11 Giáo xứ trong đêm hội thi Thánh ca toàn Giáo phận (22/12) cho thấy quy mô của hội diễn, sự nỗ lực quyết tâm của Ban tổ chức, đồng thời tăng thêm cơ hội để người dân các Tôn giáo bạn hiểu rõ hơn về nền Thánh Nhạc phát triển mạnh mẽ của Công giáo chúng ta.
Xem hình bấm vào đây
Đây là lần đầu tiên mình đi tham dự lễ Giáng Sinh, trước đây có nghe nói nhưng không mấy để ý. Mình bị cuốn hút vào mái nhà Rông, bởi đây là kiến trúc độc đáo của người Dân tộc Tây Nguyên, nay thấy ở nhà thờ mình cũng tò mò muốn xem. Rất đẹp và quá ấn tượng. Đó là nhận xét của chị Nguyễn Thị Thuý, 36 tuổi - một người lương dân ở Phường Đông Sơn – TP. Thanh Hoá.
Nghe nói đêm nay có Ca nhạc mình phải bỏ việc để đi xem. Mình đến đây từ rất sớm, vì đông người đến xem lắm. Sau khi đi thăm quan một vòng chung quanh nhà thờ, chị Thuý lựa tìm cho mình một vị trí thuận lợi để theo dõi trọn vẹn đêm diễn.
Những tiết mục hợp ca, hợp xướng về chủ đề Giáng Sinh đã để lại một ấn tượng về nền âm nhạc chất lượng cao và đào tạo khá bài bản của đạo Công giáo. Trong lịch sử nhân loại chúng ta đã từng ghi nhận những thiên tài âm nhạc như Mô da, Bethoven...vốn nổi danh từ những bản hợp xướng lấy cảm hứng từ Thánh Kinh của người Công giáo.
Nhạc sỹ Nguyễn Liên, Phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng VHNT Thanh Hoá, Trưởng Ban giám khảo nhận xét: Hợp xướng là một thể loại khó hát. Các bạn đã thể hiện rất tốt. Tôi rất khâm phục tài năng hát hợp xướng của các bạn. Tôi xem hát hợp xướng đã nhiều nhưng hôm nay lại thêm một ngạc nhiên nữa, đó là tiết mục của các bạn Dân tộc H`mông.
Giải nhất của đêm hội diễn thuộc về Giáo xứ Ba Làng, giải nhì được trao cho xứ Tam Tổng và giải Ba thuộc về xứ Kẻ Bền; giải Chỉ huy trưởng xuất sắc nhất được trao cho chỉ huy trưởng đến từ Giáo xứ bằng phú.
Đêm 22/12, hàng ngàn người dân từ khắp nội, ngoại thành TP. Thanh Hoá không phân biệt lương giáo lại nô nức tập trung về sân khấu tại Nhà thờ Chính Toà Thanh Hoá để được chìm đắm trong một đêm nhạc chuyên nghiệp thực sự của các ca sỹ, nghệ sỹ đến từ TP. Hải Phòng, Hà Nội và Đoàn nghệ thuật Quân Khu III.
Với những tiết mục đặc sắc theo chủ đề Giáng Sinh và Năm mới, cùng phong cách trang trí chuyên nghiệp của Ban tổ chức, những đêm diễn ca nhạc thực sự là món ăn tinh thần quý giá cho giáo dân trong dịp lễ Noel.
Ấn tượng ngày đại lễ Giáng Sinh tại Giáo xứ Chính Tòa – GP Thanh Hóa:
UBVH Gp. Thanh Hóa
11:19 23/12/2009
Ấn tượng ngày đại lễ Giáng Sinh tại Giáo xứ Chính Tòa – GP Thanh Hóa:
Không còn ngỡ ngàng trước không khí rộn ràng, rực rỡ của ngày tết phương Tây nhưng người dân TP. Thanh Hóa vẫn đón nhận ngày đại lễ cuối năm này với một tâm trạng vô cùng háo hức. Mùa Noel đã chính thức trở thành một "mùa lễ hội" của cả trẻ con và người lớn không phân biệt lương giáo và thành phần dân tộc hay tín ngưỡng.
Khắp mọi ngả đường tràn ngập không khí Noel. Từ những dãy phố rực sắc đỏ của ông già Noel; sắc bạc, ánh kim của băng tuyết đến những tòa nhà trang hoàng như những tòa lâu đài với cây thông, tuần lộc, ông già tuyết... Còn 3 ngày nữa mới đến Noel nhưng thanh niên nam nữ và trẻ em đã nô nức rủ nhau đi chơi, mua quà, chụp ảnh làm kỷ niệm.
Tối ngày 20/12 Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa đã “khởi động” Mùa Giáng Sinh 2009, với chương trình ca nhạc và tặng quà cho các em Thiếu nhi trong khu vực TP. Thanh Hóa. Về dự và phát biểu chào mừng ngày khai mạc có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh (Giám mục Giáo phận), Cha Giuse Phạm Văn Quế (Lm. Thường vụ Giáo xứ Chính Tòa) cùng nhiều Linh mục, Tu sỹ, giáo dân và đông đảo các em thiếu nhi trong và ngoài Giáo xứ.
Tiết mục múa chào mừng của các em thiếu nhi Vườn hồng
Đoàn ông già Noel chuẩn bị phát quà cho các em thiếu nhi
Các em thiếu nhi hân hoan đón nhận quà Giáng Sinh
Ngôi nhà Rông, biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc Việt Nam
Linh mục Thường vụ tặng quà “Hơi ấm Giáng Sinh” cho các cụ già trong giáo xứ
Chào mừng ngày lễ Giáng Sinh 2009, Giáo xứ Chính Tòa còn tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ý nghĩa như: Hội diễn Thánh ca toàn Giáo phận (tối 21/12); Đêm ca vũ nhạc kịch (Tối 22/12); Diễu hành xe hoa Noel (Tối 23/12); Rước kiệu và Thánh Lễ Noel (Tối 24/12); Ông già Noel thăm viếng các giáo họ trong Giáo xứ (Ngày 25/12).
Khắp mọi ngả đường tràn ngập không khí Noel. Từ những dãy phố rực sắc đỏ của ông già Noel; sắc bạc, ánh kim của băng tuyết đến những tòa nhà trang hoàng như những tòa lâu đài với cây thông, tuần lộc, ông già tuyết... Còn 3 ngày nữa mới đến Noel nhưng thanh niên nam nữ và trẻ em đã nô nức rủ nhau đi chơi, mua quà, chụp ảnh làm kỷ niệm.
Tối ngày 20/12 Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa đã “khởi động” Mùa Giáng Sinh 2009, với chương trình ca nhạc và tặng quà cho các em Thiếu nhi trong khu vực TP. Thanh Hóa. Về dự và phát biểu chào mừng ngày khai mạc có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh (Giám mục Giáo phận), Cha Giuse Phạm Văn Quế (Lm. Thường vụ Giáo xứ Chính Tòa) cùng nhiều Linh mục, Tu sỹ, giáo dân và đông đảo các em thiếu nhi trong và ngoài Giáo xứ.
Tiết mục múa chào mừng của các em thiếu nhi Vườn hồng
Đoàn ông già Noel chuẩn bị phát quà cho các em thiếu nhi
Các em thiếu nhi hân hoan đón nhận quà Giáng Sinh
Ngôi nhà Rông, biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc Việt Nam
Linh mục Thường vụ tặng quà “Hơi ấm Giáng Sinh” cho các cụ già trong giáo xứ
Chào mừng ngày lễ Giáng Sinh 2009, Giáo xứ Chính Tòa còn tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ý nghĩa như: Hội diễn Thánh ca toàn Giáo phận (tối 21/12); Đêm ca vũ nhạc kịch (Tối 22/12); Diễu hành xe hoa Noel (Tối 23/12); Rước kiệu và Thánh Lễ Noel (Tối 24/12); Ông già Noel thăm viếng các giáo họ trong Giáo xứ (Ngày 25/12).
Tài Liệu - Sưu Khảo
Câu truyện Giáng Sinh
Vũ Văn An
19:24 23/12/2009
Hàng bao thế hệ qua đi, người Do Thái luôn mong chờ sự xuất hiện của Đấng Được Xức Dầu, người sẽ mang lại ý nghĩa cho lịch sử lâu dài gồm đủ tân toan, đắng cay, hy vọng của họ. Thoạt đầu, họ chỉ có thể hình dung ra Đấng ấy như một ông vua trần thế, giống Đa-vít, người sẽ giải phóng họ khỏi mọi xích xiềng nô dịch. Nhưng với thời gian, một ý niệm vĩ đại dần dần được khai sinh. Giáo Hội Kitô luôn nhìn thấy nơi Đấng Xức Dầu của Dân Do Thái một hình ảnh, thoạt đầu mờ nhạt, của Đấng Kitô, người có sứ mạng không hẳn khôi phục Vương Quốc Israel mà đúng hơn tạo ra một Israel Mới, một dân mới của Thiên Chúa gồm mọi dân tộc và lãnh thổ. Thiên Chúa hứa ban Đấng Được Xức Dầu ấy qua những con người mà Người gọi là tiên tri.
Các tiên tri
Nói đến tiên tri, nhiều người nghĩ ngay tới các cụ già râu tóc bạc phơ, đầy thịnh nộ lên tiếng rủa nguyền lên án. Quả họ có kêu gọi sám hối thật, một đề tài chẳng mấy ai ưa, nhưng họ không già. Trái lại, phần đông rất trẻ, đầy nhiệt huyết và có tư tưởng cách mạng, chẳng thua gì các thanh thiếu niên cấp tiến ngày nay. Amos (760 B.C.), chẳng hạn, là một người chăn chiên, nhưng đã dạy rằng Thiên Chúa của Israel không phải là Thiên Chúa duy nhất của một mình Israel. Nhiều năm sau đó, Micah đã can đảm lên án các nông dân giầu về tội ăn cướp các nông dân nghèo. Còn về Đấng Được Xức Dầu, thì Daniel bảo rằng: “Tôi thấy một thị kiến lúc đêm khuya. Từ giữa đám mây trời, tôi thấy xuất hiện Đấng giống như Con Người”. Tuy nhiên, Isaiah là người đầu tiên trong các tiên tri đã phát biểu một cách minh nhiên hơn cả. Ông là một chính khách của Giêrusalem, một cố vấn cho mấy triều vua liên tiếp, và nhiều người còn nghĩ ông cũng là một thành viên của hoàng gia nữa. Điều này thì hiển nhiên hơn: ông là một thi sĩ thiên tài, nhờ thế trong bộ Cựu Ước, sách của ông rất nổi bật về tính tươi mát và sáng chói. Mặc dù có phán tai ương, nhưng nói chung ông đem lại sứ điệp tin tưởng và hy vọng: “Dân đang bước trong bóng tối đã nhìn thấy ánh sáng, một ánh sáng chói lọi đang chiếu sáng những ai đang sống trong lãnh thổ tối tăm”. Vẫn là thứ ánh sáng ấy. “Vì một con trẻ sẽ sinh ra cho chúng ta, một bé trai sẽ được ban cho chúng ta, và quyền thống trị sẽ được đặt trên vai em, và đây là tên người ta sẽ đặt cho em: Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Quyền Năng, Người Cha Vĩnh Cửu, Hoàng Tử Hòa Bình”.
Còn gì rõ ràng hơn thế. Ấy thế nhưng lời ấy vẫn không giúp nhiều người nhận ra Người lúc Người xuất hiện. Trong suốt lịch sử của ta, xem ra những người được chọn, những người có đặc sủng vĩ đại, thực hiện những công trình lớn lao, gây ảnh hưởng cho muôn thế hệ, đều là những con người “không giống ai”, không đáng được chọn: họ là những người ít tuổi nhất chứ không nhiều tuổi nhất, yếu đuối nhất chứ không mạnh khoẻ nhất, ít chữ nghĩa nhất chứ không thông thái nhất, có khi còn tệ nhất chứ không tốt lành nhất, hoài nghi nhất chứ không tin tưởng nhất. Bởi thế, dù người Do Thái vẫn biết đường lối hành động “kỳ lạ” của Chúa, nhưng làm sao họ có thể áp dụng các danh xưng “Cố Vấn”, “Quyền Năng”, “Người Cha Vĩnh Cửu” và “Hoàng Tử” cho một con người do một thiếu nữ tỉnh nhỏ là Maria thành Nadarét sinh hạ được?
Na-da-rét
Vào thời Chúa Giêsu, Na-da-rét nằm gọn trên đỉnh đồi, nhưng thị trấn phồn vinh mang tên ấy ngày nay vẫn như xưa với những căn nhà mầu trắng, dọc theo những hàng bách cao thon, những con phố hẹp và những ngôi chợ đông người. Đã đành, ngôi Nhà Thờ Truyền Tin vĩ đại đã được dựng lên, huy hoàng với những kính mầu sáng láng, những tranh ghép khổ lớn trang hoàng cùng khắp, và đã đành là du khách lũ lượt kéo nhau từng đoàn đến viếng thăm mỗi ngày, thị trấn vì thế nhan nhản những hướng dẫn viên du lịch sẵn sàng chào mời những chuyến tham quan bổ ích, nhưng những cửa tiệm nhỏ nhoi, có tính gia truyền vẫn còn đó, bán đủ thứ từ lúa gạo, tới hoa quả và thịt dê… Vẫn còn những con lừa chở đồ, những người đàn ông đàn bà vận đồ Ả Rập, và nhất là cửa tiệm thợ mộc với tường đất sét, với khu vực sinh hoạt dành cho gia đình bác phó, thoáng mát, đây đó là hốc tường để đựng bình đèn dầu, đàng kia là lò nấu than, rất dễ nhận ra đó là chỗ ở của Thánh Gia Thất. Vẫn còn cả một dẫy phố thợ mộc. Vẫn còn những người đàn bà đầu đội vò đi kín nước tại “Ain-sitt Miriam” (Giếng Đức Mẹ), nguồn nước duy nhất của thị trấn mà ngày xưa chắc chắn Đức Mẹ phải tùy thuộc để giải quyết nhu cầu đệ nhất đẳng của gia đình… Thị trấn ấy, vào thời Chúa Giêsu, chẳng có gì hay ho, đến độ Na-tha-na-en, người sau này vinh dự được chết cho người quê Na-da-rét ấy, đã không ngần ngại bảo rằng: có gì tốt đẹp phát sinh từ Na-da-rét đâu! Dù sao, thị trấn này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại giáo Hy Lạp, làm sao có thể giữ được tính chính thống mà cha mẹ của Đấng Được Xức Dầu cần phải có? Mặt khác, Na-da-rét cũng không thuộc Giu-đê-a, nơi mà các bậc trưởng thượng biết rõ Đấng Được Xức Dầu sẽ sinh ra. Há Micah đã chẳng từng tiên báo: “Nhưng ngươi, hỡi Bê-lem Ephrathah, nhỏ bé nhất trong các chi tộc Giu-đa, từ ngươi sẽ sinh cho ta Đấng cai trị Israel…”
Dã sử
Làm thế nào các bậc trưởng thượng ấy có thể đoán ra cách thế lạ lùng nhờ đó, Maria thành Na-da-rét được đưa tới Bê-lem? Cha mẹ cô vốn không được các Phúc Âm nhắc tới. Nhưng theo truyền thuyết, tên các ngài là Gio-a-kim và An-na. Họ chỉ được nói tới trong các phúc âm ngoại thư, một thứ văn chương nhà đạo mãi tới thế kỷ thứ 2 hay thứ 3 mới được viết ra để thêm hoa lá cành (embroidery) cho các trình thuật vắn vỏi của Thánh Kinh. Theo các dã sử này, ông Gio-a-kim và bà An-na chỉ có được Maria vào lúc đã trọng tuổi. Lúc lên ba, cô được cha mẹ dâng vào đền thờ, nhưng thay vì ngồi yên tại bậc thứ ba của bàn thờ như lời tư tế dặn, cô đã đứng dậy và múa hát, khiến mọi người mê thích. Các truyện dã sử này tiếp tục đề cập tới lễ đính hôn giữa Maria và Giu-se và việc hạ sinh Chúa Giêsu. Phần lớn cho rằng Thánh Giuse là người góa vợ, tuổi từ 50 tới 90. Các nhà thần học Trung Cổ mau mắn dựa vào các dã sử này để “củng cố” quan điểm của họ về đức đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ. Nhưng thực ra quan điểm ấy hạ giá cả thánh Giu-se lẫn Đức Mẹ. Vì đức đồng trinh của hai vị chắc chắn sẽ được đề cao hơn khi hai vị cũng trẻ trung như nhau như phần đông các thanh niên nam nữ Na-da-rét hồi ấy. Phần chắc là hai vị thương nhau như những cặp trai gái khác trong thị trấn. Rồi trong nghi lễ đính hôn, hẳn của hồi môn phải bao gồm những cây nến để người vợ đốt lên trong những ngày Sa-bát, rồi quà tặng của hôn phu, và việc ấn định ngày cưới. Tất cả đều phải được giải quyết trong lễ đính hôn, một nghi thức có tính trói buộc và khá long trọng. Trong đó, Maria sẽ hứa hôn với Giuse nghĩa là thề hứa trung thành, trung thực và chung thủy.
Truyện thật
Nhưng chưa đến ngày cưới, thì thiên thần đã hiện ra với Maria. Ta không biết lúc đó, Đức Mẹ đang ở đâu. Người Chính Thống Giáo cho rằng lúc đó, Ngài đang ở bên giếng nước của thị trấn (Giếng Đức Mẹ). Người Công Giáo chúng ta tin lúc đó, Ngài đang dệt vải trong nhà, tại nơi ngày nay có tấm bảng “Hic Verbum caro factum est” (nơi đây Ngôi Lời đã trở nên nhục thể) trong Đại Thánh Đường Truyền Tin.
Thiên thần vốn là tạo vật rất đẹp. Tiên tri Daniel mô tả các ngài có đôi mắt sáng như đuốc sáng. Trong Tân Ước, tại mộ huyệt Chúa Giêsu, mặt thiên thần được mô tả như ánh chớp, áo sống trắng như tuyết, làm cho lính canh ngất vì sợ. Trên thực tế, các thiên thần tới viếng thăm thường bắt đầu sứ điệp của mình bằng câu: “Đừng sợ”. Thành ra cái nét độc đáo nơi Đức Mẹ là Ngài không khiếp sợ, dù lời chào của thần sứ Gabriel: “Xin kính chào, bà là người đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà: bà diễm phúc hơn mọi người phụ nữ” có làm Ngài sửng sốt. Đức Mẹ chắc chắn là người khiêm tốn, nhưng Ngài không mất điềm tĩnh và việc thuận tình của Ngài cũng không ngây thơ. Ngài chỉ thưa lại: Sao có chuyện đó được? Chắc chắn Ngài đã nghe và đã hiểu mọi lời tiên tri, nhất là lời tiên tri của Isaiah, nên không ngạc nhiên chi về việc một trinh nữ sẽ mang thai. Điều khó hiểu chỉ có thể là tại sao một người tăm tối, mạt hạng như Ngài lại được chọn làm người trinh nữ ấy.
Nhưng rồi chuyện gì đã xẩy tới đối với một cô gái luôn có dạ kính trọng, khiêm tốn, đáng yêu và trung thành như Thánh Kinh diễn tả về Đức Mẹ khi người ta khám phá ra cô mang bầu trước khi về chung sống với chồng. Cha mẹ cô, nếu còn sống, hẳn phải là những người đầu niên rẫy bỏ cô. Điều chắc là vị hôn phu của cô toan tính bỏ rơi cô cách kín đáo. Phần cô, không một mặc cảm tội lỗi và cũng không thấy nhu cầu cần giải thích. Vả lại, có ai mà tin được dù cô có lên tiếng giải thích mười mươi. Hay cái hoài nghi của Giuse chính là lưỡi gươm thứ nhất đâm thâu qua lòng cô? Dù sao, cô vẫn giữ im lặng, không nói với Giuse điều gì.
Trong Tân Ước, Đức Mẹ không nói quá 200 chữ. Thánh Giuse thì không nói chữ nào. Nhưng hành động của các ngài thì nói lên vô chừng. Đức Mẹ hiển nhiên cảm thấy nhẹ nhõm khi thiên thần đến yêu cầu Giuse nhận Maria làm vợ. Chắc chắn Giuse là dụng cụ của Thiên Chúa, hay nói theo kiểu thời nay, là dụng cụ của đấng quan phòng. Không có ông, Maria chắc chắn phải bị ném đá cho đến chết như luật lệ hồi ấy vốn dành cho tội ngoại tình. Sự im lặng của Giuse đã làm im việc đó. Nhưng tại một thị trấn nhỏ như Na-da-rét, sự tò mò không dễ gì dẹp bỏ. Có lẽ đó là lý do khiến Giuse phải đem Maria đi Bê-lem đăng ký kiểm tra dân số.
Cứ 14 năm một lần, người Rôma lại tổ chức kiểm tra dân số một lần làm cơ sở đánh thuế, lấy tiền đài thọ đoàn quân, lối sống xa hoa của họ cũng như “bánh ăn và trò xiếc” cho dân họ. Cuộc kiểm tra dân số được Phúc Âm Luca nhắc tới chắc chắn xẩy ra giữa năm 10 và 7 B.C. dưới thời Augustus. Vì cuộc kiểm tra dân số này, Giuse buộc phải trở về Bê-lem, quê cha đất tổ của ông thuộc nhà Đa-vít. Phải đem một thiếu nữ trẻ, đang gần ngày sinh đứa con đầu, làm một cuộc hành trình gian khổ trên lưng lừa suốt 4, 5 ngày đường quả là một việc điên khùng. Nhưng với Maria, sự trùng hợp giữa việc kiểm tra dân số và ngày sinh đứa con trai đầu lòng của mình hiển nhiên là một “chứng thực” khác; nó làm nên trọn lời tiên xưa của Micah về nơi sinh của Đấng Được Xức Dầu.
Mấy thế kỷ sau, Dionysius Exiguus, một đan sĩ Rôma, nẩy ra ý tưởng phân chia lịch sử thành 2 thời đại căn cứ vào ngày sinh của Chúa Kitô. Nhưng ngày nay, ta biết năm lịch thứ nhất sau Chúa Kitô không phải là năm Chúa Kitô sinh ra, vì Người sinh ra dưới thời Hêrốt, một người lúc đó bệnh rất nặng và đã qua đời vào năm thứ 4 trước Chúa Kitô. Khi các chiêm tinh gia tới thăm ông, thì chưa có dấu hiệu gì là ông đang bệnh hoạn. Có lẽ Chúa Kitô sinh ra vào năm 7 trước Chúa Kitô. Đây cũng là năm trùng hợp với lời giải thích về ngôi sao của ba chiêm tinh gia.
Thánh Giuse và Đức Mẹ có lẽ đã phải băng qua thung lũng Gio-đan, một thung lũng lúc đó không đến nỗi nóng, khô và lởm chởm như bây giờ. Lúc ấy, thung lũng này vẫn còn giữ được nhiều nét mầu mỡ xưa của miền Palestine, và nhiều cánh rừng của nó. Các ngài chắc chắn đã đi theo các đường mòn cho tới Giê-ri-khô, rồi leo đèo lên Giêrusalem, và tiếp tục đi Bê-lem cách đó 5 dặm.
Có lẽ các ngài phải đi một mình, một phần để tránh nhiều con mắt tò mò. Và do đó, cuộc hành trình lại càng thêm phần cam go. Trên đường, không thiếu những tên cướp rình rập đâu đó sau những tường dốc của núi đồi. Lừa la di chuyển không nhanh, mà Đức Mẹ lúc đó thì đã đến lúc nở nhụy khai hoa. Đêm hôm, chắc chắn các ngài phải dừng lại nghỉ ngơi tại các quán trọ bên đường, những căn nhà nhỏ một tầng, những chiếc sân có vây tường, với chiếc giếng nằm giữa, những hàng rào sơ sài nhằm ngăn ngừa thú rừng, và nơi nấu nướng làm bằng đất sét hay đào xuống đất. Con lừa có thể phải mang theo đồ làm giường và Đức Mẹ hiển nhiên phải mang theo tã lót. Và sau 4 hay 5 ngày đường như thế, các ngài đặt chân tới Bê-lem Ephrathah, một thị trấn ẩn hiện giữa những mảnh vườn olive xanh ngát.
Ephrathah có nghĩa là “nhiều hoa trái”, còn Bê-lem có nghĩa là nhà bánh; Chúa Giêsu sau này ví mình là “cây nho thật” và là “bánh ban sự sống”; và hàng triệu Kitô hữu vẫn tin Người hiện diện mỗi ngày dưới hình bánh và rượu trên các bàn thờ sang hèn khắp nơi trên thế giới. Nhưng đêm đó, tại Bê-lem, không ai chào đón Người cả, không có cả nơi cho Người hạ sinh cách xứng đáng. Một chuồng bò lừa, có lẽ của chính một quán trọ, đã được lấy làm nơi Người sinh ra. Nó thường là một cái hang, vì tại vùng đồi núi Bê-lem, đó là nơi người ta thường dùng để giữ súc vật về đêm.
Chắc Đức Mẹ phải sinh con một mình. Nhưng theo một câu truyện ngoại thư khác, Thánh Giuse có đi kiếm một bà đỡ và thế là cả thế giới đứng lặng thinh: Giuse tôi đang bước đi, phải dừng lại… Tôi ngước nhìn lên bầu trời và thấy mọi sự đều đứng lặng thinh, cả chim trời cũng thế. Nhìn xuống đất, tôi thấy một đĩa đồ ăn đã được dọn sẵn, một số công nhân đang nằm quanh nó, tay thò vào đĩa đồ ăn: người đang nhai hết nhai, người đang lấy thức ăn không lấy nữa, và người đang cho thức ăn vào miệng không cho nữa, mọi người đều hướng mắt lên trời. Và kìa, các con cừu đang được điều khiển, nhưng chúng không tiến tới mà lại đứng lặng thinh; người chăn cừu giơ roi định đánh chúng, nhưng roi giơ lên mà không hạ xuống. Rồi tôi quay nhìn dòng sông, thấy nhiều dê con đang há miệng uống nước nhưng đã không uống. Và rồi bất thình lình mọi vật lại bắt đầu chuyển động… Và này, một đám mây sáng bao phủ cả hang. Rồi đám mây cũng tan đi, nhường chỗ cho một ánh sáng vĩ đại xuất hiện trong hang… rồi ánh sáng ấy cũng từ từ biến đi cho tới lúc một con trẻ xuất hiện… Quả là một bức tranh đẹp cho thấy toàn vũ trụ nín thở.
Mục đồng
Sự hiện diện của bò lừa đã làm trọn lời tiên tri. Habakkuk từng viết về Đấng Được Xức Dầu: Ngài sẽ được người ta biết đến giữa hai sinh vật. Còn Isaiah thì viết: Bò biết người sở hữu và lừa biết máng của chủ mình. Tại Phương Đông, máng ăn của bò lừa thường làm bằng đất sét hay bằng đá, và dù Đức Mẹ có lấy rơm trải lên, nó vẫn rất lạnh. Truyền thuyết vẫn cho rằng bò lừa thổi hơi ấm để sưởi cho hài nhi.
Tại Palestine, người ta ít đi xa đủ mà lại không gặp một mục đồng, đôi khi với một chiên con hay một cừu đực bị thương trên vai ông. Trên chiếc áo dài, ông ta có thể khoác một áo khóac bằng lông dê; ông mang gậy trong tay khi lùa đoàn vật, nói truyện với chúng như hò hát. Mục đồng khá nổi bật trong Thánh Kinh, từ Ápraham với đoàn súc vật, và Đa-vít, người vốn được kêu gọi lúc đang chăn đoàn vật để được xức dầu phong vương, cho tới chính Chúa Kitô. Chúa là đấng chăn chiên tôi, tôi chẳng còn thiếu thốn gì. Đó có lẽ là thánh vịnh đáng yêu nhất trong Sách Thánh và Chúa Giêsu rất nhiều lần đã kể dụ ngôn để cho biết Người là mục tử nhân lành. Cho nên còn điều gì công chính hơn khi những người đầu tiên đến chiêm ngưỡng hài nhi thánh hạ sinh là chính các mục đồng.
Dù thế, việc này vẫn tạo ra khá nhiều tranh cãi. Nhiều thần học gia bảo rằng có lẽ Chúa Giêsu không sinh ra vào mùa đông vì Bê-lem vào tháng 12 lạnh thấu xương và do đó đoàn vật không thể ở ngoài cánh đồng. Người khác thì cho rằng chắc chắn việc sinh ra ấy phải xẩy ra vào mùa xuân vì đó là thời gian chiên con sinh ra, cần các mục đồng canh thức, chứ vào những thời điểm khác, họ để mặc đoàn chiên lúc đêm hôm. Tranh luận gì thì tranh luận, Phúc Âm nói rất rõ: các mục đồng của Đêm Giáng Sinh đang sống ở ngoài đồng. Căn cứ vào đó, có thể kết luận họ thuộc sắc dân Bedouins hay một sắc dân du mục khác; cả ngày nay, ta vẫn thấy quanh Bê-lem những chiếc lều mầu đen của người Bedouins, bất kể là mùa đông hay mùa hạ, và ánh lửa bập bùng về đêm từ những túp lều ấy vẫn chiếu sáng.
Vào mùa Giáng Sinh, Bê-lem ngày nay đông đúc du khách, con số lên đến hàng ngàn, khiến các Kitô hữu địa phương không còn chỗ tham dự thánh lễ nửa đêm. Hang đá hay động đá nằm dưới một nhà thờ lớn xây theo kiểu Rôma; hai hàng cầu thang dẫn xuống một động nhỏ dài rộng chỉ một vài thước Anh. Động này nực mùi hương trầm và trang trí tỉ mỉ, với hơn 50 ngọn đèn; nhưng nền động được gắn một ngôi sao lớn, màu bạc của nó đã phai đi vì sự hôn kính của tín hữu, đó chính là địa điểm Chúa Kitô sinh ra, vừa nhắc ta nhớ tới dòng dõi Đa-vít vừa nhớ tới ngôi sao của các nhà chiêm tinh.
Ba nhà chiêm tinh
Không ai rõ ba nhà chiêm tinh này xuất thân từ đâu, nhưng sự sang trọng trong các lễ vật của họ và sự tôn kính mà triều đình Hêrốt buộc phải tỏ ra với họ, hẳn họ phải là dòng qúy phái nổi danh; theo truyền thuyết bình dân, họ chính là các vị vua. Hiển nhiên, họ từ phương xa lặn lội tới, rất có thể cỡi trên lạc đà và vượt qua nhiều sa mạc. Theo hướng dẫn của một vì sao, chắc họ phải du hành về đêm.
Các sử gia và thiên văn gia, trong nhiều thế kỷ, vốn tranh luận xem ngôi sao kỳ lạ kia là ngôi sao nào. Một sao chổi? Tức ngôi sao xuất hiện năm 17 trước Chúa Kitô? Không hẳn, vì ngôi sao này quá sớm; hay ngôi sao xuất hiện năm 66 sau Chúa Kitô, như điềm báo trước cái chết của Nero? Ngôi sao này lại quá trễ. Người Trung Hoa, có tiếng thông thiên văn địa lý, xác nhận ngôi sao chổi xuất hiện có lúc mờ lúc tỏ vào năm 5 trước Chúa Kitô. Hay ngôi sao ấy là một tân tinh (nova), không hẳn một ngôi sao mới, cho bằng một ngôi sao bỗng sáng rực lên lúc tự phát nổ bên trong; tia sáng của một tân tinh có thể hết sức lớn lao. Người Trung Hoa nhận ra một ngôi như thế vào năm 4 trước Chúa Kitô mà họ gọi là “sao chổi không đuôi”. Ngôn ngữ của thiên văn học gọi nó là vẻ đẹp thiên hà.
Một sự trùng hợp khác được sự hỗ trợ của cả khoa thiên văn học lẫn chiêm tinh học, là khoa nghiên cứu ảnh hưởng của các ngôi sao và hành tinh đối với con người và công việc của họ. Ta biết: các hành tinh di chuyển trong thái dương hệ của chúng ta đôi khi tới gần nhau đến độ đối với chúng ta, từ hàng triệu dặm xa, xem ra như chạm vào nhau. Năm 1603, nhà thiên văn học vĩ đại người Đức là Johannes Kepler, dùng viễn vọng kính của ông, đã nhìn thấy sự xáp lại giữa Jupiter và Saturn trong chòm Song Ngư, làm ông nhớ lại một điều đã đọc trước đó là: các chiêm tinh gia thuở xưa vốn tin rằng sự xáp lại gần nhau giữa các hành tinh này là dấu chỉ của đêm, trong đó, Đấng Được Xức Dầu xuất hiện, vì chòm Song Ngư tức hai con cá trời nối đuôi nhau chính là dấu chỉ của Người; Jupiter vốn là hành tinh vương giả và may mắn, còn Saturn vốn được coi là sao phù trợ Israel.
Nhờ cẩn thận tính toán các ghi chép của mình, Kepler thấy rằng việc xáp lại gần nhau này từng xẩy ra trước đây vào khoảng các năm 6 hay 7 trước Chúa Kitô. Nhiều năm sau đó, khám phá của ông vẫn bị làm ngơ. Nhưng năm 1925, người ta bỗng tìm được nhiều tài liệu xưa tại một Trường Chiêm Tinh Học ở Sippar thuộc Babylon; tại đó, dưới hình thức chữ hình nêm của Babylon, một hiện tượng xáp gần nhau đã được ghi chú rõ ràng và được quan sát suốt 5 tháng liên tiếp trong năm 7 trước Chúa Kitô: đó chính là sự xáp lại gần nhau của Jupiter và Saturn trong chòm Song Ngư!
Quả không còn bài bác vào đâu được… Nhưng đối với những người thông thái như ba chiêm tinh gia ngày xưa, thì sự xáp lại gần nhau ấy dẫu có gần đến đâu đi nữa, cũng đâu có thể trở thành một ngôi sao?...Còn điều này nữa: dù có giải thích là nhiều vì sao, hay sao chổi Trung Hoa hay tân tinh đi chăng nữa, thì tại sao chúng hiển hiện ở Babylon và khắp Đông Phương, tới tận Trung Hoa, mà ở Palestine, không ai nhìn thấy chúng, cả thầy cả thượng phẩm và các luật sĩ của Hêrốt, và cả dân thành Giêrusalem cũng thế, không ai thấy chúng hết. Cả lúc các chiêm tinh gia nói với họ về chúng, họ vẫn tỏ ra mù tịt. Tại sao?
Về vấn đề này, bộ Thánh Kinh Giêrusalem, có tiếng biết chú trọng tới việc loại bỏ các chi tiết tưởng tượng và luôn cố gắng tách chân lý ra khỏi dã sử, đã ghi chú như sau: “hiển nhiên phúc âm gia (một Mátthêu sử gia thận trọng) nghĩ tới một ngôi sao lạ; nhưng đi tìm một giải thích tự nhiên là điều vô ích”. Vả lại, thị kiến luôn có yếu tính này: chỉ những ai nó có ý nói với mới nhìn thấy nó mà thôi. Không hề có ghi chép nào cho thấy ngoài Gioan Tẩy Giả ra, đâu còn ai khác nhìn thấy chim bồ câu xuất hiện lúc ông làm phép rửa cho Chúa Giêsu; trên đường đi Đa-mát, đâu có ai khác ngoài Thánh Phaolô thấy được thị kiến, dù ánh sáng chói lọi từ thị kiến ấy khiến thánh nhân bị lòa một thời gian. Thị kiến nào cũng thế.
Ngôi sao phương đông của ba nhà chiêm tinh cũng vậy, chỉ có họ mới thấy mà thôi. Điều kỳ lạ là ở chỗ ấy. Đối với Đức Mẹ, việc những người khách vĩ đại từ phương xa đến kính viếng, qùy lạy con trai mình, quả là điều không có tính trần gian chút nào. Nhưng các món quà thì quả là có tính trần gian, dù chúng hơi lạ đối với một trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các nhà chiêm tinh gia vốn có óc nhìn xa trông rộng: họ dâng vàng vì vương đế của Người, dâng nhũ hương vì Thiên Tính của Người và dâng mộc dược vì cái chết và nỗi thống khổ của Người.
Nỗi thống khổ ấy chẳng bao lâu sẽ xẩy tới. Trong lịch sử, không có con quái vật nào khủng khiếp bằng Hêrốt, là người Flavius Josephus từng viết về: “Ông ta không phải là một ông vua mà chỉ là một bạo chúa tàn ác từng lên ngôi báu. Ông ta cướp bóc chính thần dân mình, hành hạ trọn từng cộng đoàn; hầu như ngày nào, cũng có xử tử một người, kể cả bạn bè ông, kể cả tư tế và gia đình ông, cả vợ cả con”. Nhưng không có gì khủng khiếp trong suốt cuộc đời khủng khiếp của ông cho bằng việc sát hại hàng trăm trẻ sơ sinh, các anh hài, dưới hai tuổi, quanh vùng Bê-lem. Chúa Giêsu được cứu thoát nhờ hành động mau mắn và đức vâng lời của Thánh Giuse đối với lời báo mộng của thần sứ Thiên Chúa, vâng lời ngay tức khắc, không cần chờ tới sáng. Nhưng còn Đức Mẹ thì sao, phải chạy qua Ai Cập để lại sau lưng không biết bao sinh mạng trẻ thơ bị tước đoạt?
Cuộc hành trình dưới bóng bạo tàn ấy quả là dài thăm thẳm, dài hơn từ Na-da-rét tới Giu-đê-a nhiều lắm, đến 250 dặm, theo lộ trình nam Hebron, tây Gaza, rồi dọc theo duyên hải, phần lớn qua vùng núi non hiểm trở và cát bụi ngập trời, đến lừa có khi cũng phải chết dọc đường. Bên kia biên giới, cách bắc Cairo chừng vài dặm, là làng El Matariya. Theo tương truyền, Thánh Giuse đã dẫn Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người đến đây tị nạn. Các khách hành hương ngày nay vẫn tới đây để kính viếng Nhà Thờ Thánh Gia… Phải tới khi được tin Hêrốt qua đời, Thánh Giuse mới đưa Thánh Gia trở lại quê hương Na-da-rét. Theo Thánh Kinh, câu truyện chung quanh việc Chúa sinh ra đời chấm dứt ở đây. Nhưng như thế cũng đủ để xác nhận lời tiên báo của Amos rằng Thiên Chúa không phải chỉ của riêng Israel.
Các tiên tri
Nói đến tiên tri, nhiều người nghĩ ngay tới các cụ già râu tóc bạc phơ, đầy thịnh nộ lên tiếng rủa nguyền lên án. Quả họ có kêu gọi sám hối thật, một đề tài chẳng mấy ai ưa, nhưng họ không già. Trái lại, phần đông rất trẻ, đầy nhiệt huyết và có tư tưởng cách mạng, chẳng thua gì các thanh thiếu niên cấp tiến ngày nay. Amos (760 B.C.), chẳng hạn, là một người chăn chiên, nhưng đã dạy rằng Thiên Chúa của Israel không phải là Thiên Chúa duy nhất của một mình Israel. Nhiều năm sau đó, Micah đã can đảm lên án các nông dân giầu về tội ăn cướp các nông dân nghèo. Còn về Đấng Được Xức Dầu, thì Daniel bảo rằng: “Tôi thấy một thị kiến lúc đêm khuya. Từ giữa đám mây trời, tôi thấy xuất hiện Đấng giống như Con Người”. Tuy nhiên, Isaiah là người đầu tiên trong các tiên tri đã phát biểu một cách minh nhiên hơn cả. Ông là một chính khách của Giêrusalem, một cố vấn cho mấy triều vua liên tiếp, và nhiều người còn nghĩ ông cũng là một thành viên của hoàng gia nữa. Điều này thì hiển nhiên hơn: ông là một thi sĩ thiên tài, nhờ thế trong bộ Cựu Ước, sách của ông rất nổi bật về tính tươi mát và sáng chói. Mặc dù có phán tai ương, nhưng nói chung ông đem lại sứ điệp tin tưởng và hy vọng: “Dân đang bước trong bóng tối đã nhìn thấy ánh sáng, một ánh sáng chói lọi đang chiếu sáng những ai đang sống trong lãnh thổ tối tăm”. Vẫn là thứ ánh sáng ấy. “Vì một con trẻ sẽ sinh ra cho chúng ta, một bé trai sẽ được ban cho chúng ta, và quyền thống trị sẽ được đặt trên vai em, và đây là tên người ta sẽ đặt cho em: Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Quyền Năng, Người Cha Vĩnh Cửu, Hoàng Tử Hòa Bình”.
Còn gì rõ ràng hơn thế. Ấy thế nhưng lời ấy vẫn không giúp nhiều người nhận ra Người lúc Người xuất hiện. Trong suốt lịch sử của ta, xem ra những người được chọn, những người có đặc sủng vĩ đại, thực hiện những công trình lớn lao, gây ảnh hưởng cho muôn thế hệ, đều là những con người “không giống ai”, không đáng được chọn: họ là những người ít tuổi nhất chứ không nhiều tuổi nhất, yếu đuối nhất chứ không mạnh khoẻ nhất, ít chữ nghĩa nhất chứ không thông thái nhất, có khi còn tệ nhất chứ không tốt lành nhất, hoài nghi nhất chứ không tin tưởng nhất. Bởi thế, dù người Do Thái vẫn biết đường lối hành động “kỳ lạ” của Chúa, nhưng làm sao họ có thể áp dụng các danh xưng “Cố Vấn”, “Quyền Năng”, “Người Cha Vĩnh Cửu” và “Hoàng Tử” cho một con người do một thiếu nữ tỉnh nhỏ là Maria thành Nadarét sinh hạ được?
Na-da-rét
Vào thời Chúa Giêsu, Na-da-rét nằm gọn trên đỉnh đồi, nhưng thị trấn phồn vinh mang tên ấy ngày nay vẫn như xưa với những căn nhà mầu trắng, dọc theo những hàng bách cao thon, những con phố hẹp và những ngôi chợ đông người. Đã đành, ngôi Nhà Thờ Truyền Tin vĩ đại đã được dựng lên, huy hoàng với những kính mầu sáng láng, những tranh ghép khổ lớn trang hoàng cùng khắp, và đã đành là du khách lũ lượt kéo nhau từng đoàn đến viếng thăm mỗi ngày, thị trấn vì thế nhan nhản những hướng dẫn viên du lịch sẵn sàng chào mời những chuyến tham quan bổ ích, nhưng những cửa tiệm nhỏ nhoi, có tính gia truyền vẫn còn đó, bán đủ thứ từ lúa gạo, tới hoa quả và thịt dê… Vẫn còn những con lừa chở đồ, những người đàn ông đàn bà vận đồ Ả Rập, và nhất là cửa tiệm thợ mộc với tường đất sét, với khu vực sinh hoạt dành cho gia đình bác phó, thoáng mát, đây đó là hốc tường để đựng bình đèn dầu, đàng kia là lò nấu than, rất dễ nhận ra đó là chỗ ở của Thánh Gia Thất. Vẫn còn cả một dẫy phố thợ mộc. Vẫn còn những người đàn bà đầu đội vò đi kín nước tại “Ain-sitt Miriam” (Giếng Đức Mẹ), nguồn nước duy nhất của thị trấn mà ngày xưa chắc chắn Đức Mẹ phải tùy thuộc để giải quyết nhu cầu đệ nhất đẳng của gia đình… Thị trấn ấy, vào thời Chúa Giêsu, chẳng có gì hay ho, đến độ Na-tha-na-en, người sau này vinh dự được chết cho người quê Na-da-rét ấy, đã không ngần ngại bảo rằng: có gì tốt đẹp phát sinh từ Na-da-rét đâu! Dù sao, thị trấn này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại giáo Hy Lạp, làm sao có thể giữ được tính chính thống mà cha mẹ của Đấng Được Xức Dầu cần phải có? Mặt khác, Na-da-rét cũng không thuộc Giu-đê-a, nơi mà các bậc trưởng thượng biết rõ Đấng Được Xức Dầu sẽ sinh ra. Há Micah đã chẳng từng tiên báo: “Nhưng ngươi, hỡi Bê-lem Ephrathah, nhỏ bé nhất trong các chi tộc Giu-đa, từ ngươi sẽ sinh cho ta Đấng cai trị Israel…”
Dã sử
Làm thế nào các bậc trưởng thượng ấy có thể đoán ra cách thế lạ lùng nhờ đó, Maria thành Na-da-rét được đưa tới Bê-lem? Cha mẹ cô vốn không được các Phúc Âm nhắc tới. Nhưng theo truyền thuyết, tên các ngài là Gio-a-kim và An-na. Họ chỉ được nói tới trong các phúc âm ngoại thư, một thứ văn chương nhà đạo mãi tới thế kỷ thứ 2 hay thứ 3 mới được viết ra để thêm hoa lá cành (embroidery) cho các trình thuật vắn vỏi của Thánh Kinh. Theo các dã sử này, ông Gio-a-kim và bà An-na chỉ có được Maria vào lúc đã trọng tuổi. Lúc lên ba, cô được cha mẹ dâng vào đền thờ, nhưng thay vì ngồi yên tại bậc thứ ba của bàn thờ như lời tư tế dặn, cô đã đứng dậy và múa hát, khiến mọi người mê thích. Các truyện dã sử này tiếp tục đề cập tới lễ đính hôn giữa Maria và Giu-se và việc hạ sinh Chúa Giêsu. Phần lớn cho rằng Thánh Giuse là người góa vợ, tuổi từ 50 tới 90. Các nhà thần học Trung Cổ mau mắn dựa vào các dã sử này để “củng cố” quan điểm của họ về đức đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ. Nhưng thực ra quan điểm ấy hạ giá cả thánh Giu-se lẫn Đức Mẹ. Vì đức đồng trinh của hai vị chắc chắn sẽ được đề cao hơn khi hai vị cũng trẻ trung như nhau như phần đông các thanh niên nam nữ Na-da-rét hồi ấy. Phần chắc là hai vị thương nhau như những cặp trai gái khác trong thị trấn. Rồi trong nghi lễ đính hôn, hẳn của hồi môn phải bao gồm những cây nến để người vợ đốt lên trong những ngày Sa-bát, rồi quà tặng của hôn phu, và việc ấn định ngày cưới. Tất cả đều phải được giải quyết trong lễ đính hôn, một nghi thức có tính trói buộc và khá long trọng. Trong đó, Maria sẽ hứa hôn với Giuse nghĩa là thề hứa trung thành, trung thực và chung thủy.
Truyện thật
Nhưng chưa đến ngày cưới, thì thiên thần đã hiện ra với Maria. Ta không biết lúc đó, Đức Mẹ đang ở đâu. Người Chính Thống Giáo cho rằng lúc đó, Ngài đang ở bên giếng nước của thị trấn (Giếng Đức Mẹ). Người Công Giáo chúng ta tin lúc đó, Ngài đang dệt vải trong nhà, tại nơi ngày nay có tấm bảng “Hic Verbum caro factum est” (nơi đây Ngôi Lời đã trở nên nhục thể) trong Đại Thánh Đường Truyền Tin.
Thiên thần vốn là tạo vật rất đẹp. Tiên tri Daniel mô tả các ngài có đôi mắt sáng như đuốc sáng. Trong Tân Ước, tại mộ huyệt Chúa Giêsu, mặt thiên thần được mô tả như ánh chớp, áo sống trắng như tuyết, làm cho lính canh ngất vì sợ. Trên thực tế, các thiên thần tới viếng thăm thường bắt đầu sứ điệp của mình bằng câu: “Đừng sợ”. Thành ra cái nét độc đáo nơi Đức Mẹ là Ngài không khiếp sợ, dù lời chào của thần sứ Gabriel: “Xin kính chào, bà là người đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà: bà diễm phúc hơn mọi người phụ nữ” có làm Ngài sửng sốt. Đức Mẹ chắc chắn là người khiêm tốn, nhưng Ngài không mất điềm tĩnh và việc thuận tình của Ngài cũng không ngây thơ. Ngài chỉ thưa lại: Sao có chuyện đó được? Chắc chắn Ngài đã nghe và đã hiểu mọi lời tiên tri, nhất là lời tiên tri của Isaiah, nên không ngạc nhiên chi về việc một trinh nữ sẽ mang thai. Điều khó hiểu chỉ có thể là tại sao một người tăm tối, mạt hạng như Ngài lại được chọn làm người trinh nữ ấy.
Nhưng rồi chuyện gì đã xẩy tới đối với một cô gái luôn có dạ kính trọng, khiêm tốn, đáng yêu và trung thành như Thánh Kinh diễn tả về Đức Mẹ khi người ta khám phá ra cô mang bầu trước khi về chung sống với chồng. Cha mẹ cô, nếu còn sống, hẳn phải là những người đầu niên rẫy bỏ cô. Điều chắc là vị hôn phu của cô toan tính bỏ rơi cô cách kín đáo. Phần cô, không một mặc cảm tội lỗi và cũng không thấy nhu cầu cần giải thích. Vả lại, có ai mà tin được dù cô có lên tiếng giải thích mười mươi. Hay cái hoài nghi của Giuse chính là lưỡi gươm thứ nhất đâm thâu qua lòng cô? Dù sao, cô vẫn giữ im lặng, không nói với Giuse điều gì.
Trong Tân Ước, Đức Mẹ không nói quá 200 chữ. Thánh Giuse thì không nói chữ nào. Nhưng hành động của các ngài thì nói lên vô chừng. Đức Mẹ hiển nhiên cảm thấy nhẹ nhõm khi thiên thần đến yêu cầu Giuse nhận Maria làm vợ. Chắc chắn Giuse là dụng cụ của Thiên Chúa, hay nói theo kiểu thời nay, là dụng cụ của đấng quan phòng. Không có ông, Maria chắc chắn phải bị ném đá cho đến chết như luật lệ hồi ấy vốn dành cho tội ngoại tình. Sự im lặng của Giuse đã làm im việc đó. Nhưng tại một thị trấn nhỏ như Na-da-rét, sự tò mò không dễ gì dẹp bỏ. Có lẽ đó là lý do khiến Giuse phải đem Maria đi Bê-lem đăng ký kiểm tra dân số.
Cứ 14 năm một lần, người Rôma lại tổ chức kiểm tra dân số một lần làm cơ sở đánh thuế, lấy tiền đài thọ đoàn quân, lối sống xa hoa của họ cũng như “bánh ăn và trò xiếc” cho dân họ. Cuộc kiểm tra dân số được Phúc Âm Luca nhắc tới chắc chắn xẩy ra giữa năm 10 và 7 B.C. dưới thời Augustus. Vì cuộc kiểm tra dân số này, Giuse buộc phải trở về Bê-lem, quê cha đất tổ của ông thuộc nhà Đa-vít. Phải đem một thiếu nữ trẻ, đang gần ngày sinh đứa con đầu, làm một cuộc hành trình gian khổ trên lưng lừa suốt 4, 5 ngày đường quả là một việc điên khùng. Nhưng với Maria, sự trùng hợp giữa việc kiểm tra dân số và ngày sinh đứa con trai đầu lòng của mình hiển nhiên là một “chứng thực” khác; nó làm nên trọn lời tiên xưa của Micah về nơi sinh của Đấng Được Xức Dầu.
Mấy thế kỷ sau, Dionysius Exiguus, một đan sĩ Rôma, nẩy ra ý tưởng phân chia lịch sử thành 2 thời đại căn cứ vào ngày sinh của Chúa Kitô. Nhưng ngày nay, ta biết năm lịch thứ nhất sau Chúa Kitô không phải là năm Chúa Kitô sinh ra, vì Người sinh ra dưới thời Hêrốt, một người lúc đó bệnh rất nặng và đã qua đời vào năm thứ 4 trước Chúa Kitô. Khi các chiêm tinh gia tới thăm ông, thì chưa có dấu hiệu gì là ông đang bệnh hoạn. Có lẽ Chúa Kitô sinh ra vào năm 7 trước Chúa Kitô. Đây cũng là năm trùng hợp với lời giải thích về ngôi sao của ba chiêm tinh gia.
Thánh Giuse và Đức Mẹ có lẽ đã phải băng qua thung lũng Gio-đan, một thung lũng lúc đó không đến nỗi nóng, khô và lởm chởm như bây giờ. Lúc ấy, thung lũng này vẫn còn giữ được nhiều nét mầu mỡ xưa của miền Palestine, và nhiều cánh rừng của nó. Các ngài chắc chắn đã đi theo các đường mòn cho tới Giê-ri-khô, rồi leo đèo lên Giêrusalem, và tiếp tục đi Bê-lem cách đó 5 dặm.
Có lẽ các ngài phải đi một mình, một phần để tránh nhiều con mắt tò mò. Và do đó, cuộc hành trình lại càng thêm phần cam go. Trên đường, không thiếu những tên cướp rình rập đâu đó sau những tường dốc của núi đồi. Lừa la di chuyển không nhanh, mà Đức Mẹ lúc đó thì đã đến lúc nở nhụy khai hoa. Đêm hôm, chắc chắn các ngài phải dừng lại nghỉ ngơi tại các quán trọ bên đường, những căn nhà nhỏ một tầng, những chiếc sân có vây tường, với chiếc giếng nằm giữa, những hàng rào sơ sài nhằm ngăn ngừa thú rừng, và nơi nấu nướng làm bằng đất sét hay đào xuống đất. Con lừa có thể phải mang theo đồ làm giường và Đức Mẹ hiển nhiên phải mang theo tã lót. Và sau 4 hay 5 ngày đường như thế, các ngài đặt chân tới Bê-lem Ephrathah, một thị trấn ẩn hiện giữa những mảnh vườn olive xanh ngát.
Ephrathah có nghĩa là “nhiều hoa trái”, còn Bê-lem có nghĩa là nhà bánh; Chúa Giêsu sau này ví mình là “cây nho thật” và là “bánh ban sự sống”; và hàng triệu Kitô hữu vẫn tin Người hiện diện mỗi ngày dưới hình bánh và rượu trên các bàn thờ sang hèn khắp nơi trên thế giới. Nhưng đêm đó, tại Bê-lem, không ai chào đón Người cả, không có cả nơi cho Người hạ sinh cách xứng đáng. Một chuồng bò lừa, có lẽ của chính một quán trọ, đã được lấy làm nơi Người sinh ra. Nó thường là một cái hang, vì tại vùng đồi núi Bê-lem, đó là nơi người ta thường dùng để giữ súc vật về đêm.
Chắc Đức Mẹ phải sinh con một mình. Nhưng theo một câu truyện ngoại thư khác, Thánh Giuse có đi kiếm một bà đỡ và thế là cả thế giới đứng lặng thinh: Giuse tôi đang bước đi, phải dừng lại… Tôi ngước nhìn lên bầu trời và thấy mọi sự đều đứng lặng thinh, cả chim trời cũng thế. Nhìn xuống đất, tôi thấy một đĩa đồ ăn đã được dọn sẵn, một số công nhân đang nằm quanh nó, tay thò vào đĩa đồ ăn: người đang nhai hết nhai, người đang lấy thức ăn không lấy nữa, và người đang cho thức ăn vào miệng không cho nữa, mọi người đều hướng mắt lên trời. Và kìa, các con cừu đang được điều khiển, nhưng chúng không tiến tới mà lại đứng lặng thinh; người chăn cừu giơ roi định đánh chúng, nhưng roi giơ lên mà không hạ xuống. Rồi tôi quay nhìn dòng sông, thấy nhiều dê con đang há miệng uống nước nhưng đã không uống. Và rồi bất thình lình mọi vật lại bắt đầu chuyển động… Và này, một đám mây sáng bao phủ cả hang. Rồi đám mây cũng tan đi, nhường chỗ cho một ánh sáng vĩ đại xuất hiện trong hang… rồi ánh sáng ấy cũng từ từ biến đi cho tới lúc một con trẻ xuất hiện… Quả là một bức tranh đẹp cho thấy toàn vũ trụ nín thở.
Mục đồng
Sự hiện diện của bò lừa đã làm trọn lời tiên tri. Habakkuk từng viết về Đấng Được Xức Dầu: Ngài sẽ được người ta biết đến giữa hai sinh vật. Còn Isaiah thì viết: Bò biết người sở hữu và lừa biết máng của chủ mình. Tại Phương Đông, máng ăn của bò lừa thường làm bằng đất sét hay bằng đá, và dù Đức Mẹ có lấy rơm trải lên, nó vẫn rất lạnh. Truyền thuyết vẫn cho rằng bò lừa thổi hơi ấm để sưởi cho hài nhi.
Tại Palestine, người ta ít đi xa đủ mà lại không gặp một mục đồng, đôi khi với một chiên con hay một cừu đực bị thương trên vai ông. Trên chiếc áo dài, ông ta có thể khoác một áo khóac bằng lông dê; ông mang gậy trong tay khi lùa đoàn vật, nói truyện với chúng như hò hát. Mục đồng khá nổi bật trong Thánh Kinh, từ Ápraham với đoàn súc vật, và Đa-vít, người vốn được kêu gọi lúc đang chăn đoàn vật để được xức dầu phong vương, cho tới chính Chúa Kitô. Chúa là đấng chăn chiên tôi, tôi chẳng còn thiếu thốn gì. Đó có lẽ là thánh vịnh đáng yêu nhất trong Sách Thánh và Chúa Giêsu rất nhiều lần đã kể dụ ngôn để cho biết Người là mục tử nhân lành. Cho nên còn điều gì công chính hơn khi những người đầu tiên đến chiêm ngưỡng hài nhi thánh hạ sinh là chính các mục đồng.
Dù thế, việc này vẫn tạo ra khá nhiều tranh cãi. Nhiều thần học gia bảo rằng có lẽ Chúa Giêsu không sinh ra vào mùa đông vì Bê-lem vào tháng 12 lạnh thấu xương và do đó đoàn vật không thể ở ngoài cánh đồng. Người khác thì cho rằng chắc chắn việc sinh ra ấy phải xẩy ra vào mùa xuân vì đó là thời gian chiên con sinh ra, cần các mục đồng canh thức, chứ vào những thời điểm khác, họ để mặc đoàn chiên lúc đêm hôm. Tranh luận gì thì tranh luận, Phúc Âm nói rất rõ: các mục đồng của Đêm Giáng Sinh đang sống ở ngoài đồng. Căn cứ vào đó, có thể kết luận họ thuộc sắc dân Bedouins hay một sắc dân du mục khác; cả ngày nay, ta vẫn thấy quanh Bê-lem những chiếc lều mầu đen của người Bedouins, bất kể là mùa đông hay mùa hạ, và ánh lửa bập bùng về đêm từ những túp lều ấy vẫn chiếu sáng.
Vào mùa Giáng Sinh, Bê-lem ngày nay đông đúc du khách, con số lên đến hàng ngàn, khiến các Kitô hữu địa phương không còn chỗ tham dự thánh lễ nửa đêm. Hang đá hay động đá nằm dưới một nhà thờ lớn xây theo kiểu Rôma; hai hàng cầu thang dẫn xuống một động nhỏ dài rộng chỉ một vài thước Anh. Động này nực mùi hương trầm và trang trí tỉ mỉ, với hơn 50 ngọn đèn; nhưng nền động được gắn một ngôi sao lớn, màu bạc của nó đã phai đi vì sự hôn kính của tín hữu, đó chính là địa điểm Chúa Kitô sinh ra, vừa nhắc ta nhớ tới dòng dõi Đa-vít vừa nhớ tới ngôi sao của các nhà chiêm tinh.
Ba nhà chiêm tinh
Không ai rõ ba nhà chiêm tinh này xuất thân từ đâu, nhưng sự sang trọng trong các lễ vật của họ và sự tôn kính mà triều đình Hêrốt buộc phải tỏ ra với họ, hẳn họ phải là dòng qúy phái nổi danh; theo truyền thuyết bình dân, họ chính là các vị vua. Hiển nhiên, họ từ phương xa lặn lội tới, rất có thể cỡi trên lạc đà và vượt qua nhiều sa mạc. Theo hướng dẫn của một vì sao, chắc họ phải du hành về đêm.
Các sử gia và thiên văn gia, trong nhiều thế kỷ, vốn tranh luận xem ngôi sao kỳ lạ kia là ngôi sao nào. Một sao chổi? Tức ngôi sao xuất hiện năm 17 trước Chúa Kitô? Không hẳn, vì ngôi sao này quá sớm; hay ngôi sao xuất hiện năm 66 sau Chúa Kitô, như điềm báo trước cái chết của Nero? Ngôi sao này lại quá trễ. Người Trung Hoa, có tiếng thông thiên văn địa lý, xác nhận ngôi sao chổi xuất hiện có lúc mờ lúc tỏ vào năm 5 trước Chúa Kitô. Hay ngôi sao ấy là một tân tinh (nova), không hẳn một ngôi sao mới, cho bằng một ngôi sao bỗng sáng rực lên lúc tự phát nổ bên trong; tia sáng của một tân tinh có thể hết sức lớn lao. Người Trung Hoa nhận ra một ngôi như thế vào năm 4 trước Chúa Kitô mà họ gọi là “sao chổi không đuôi”. Ngôn ngữ của thiên văn học gọi nó là vẻ đẹp thiên hà.
Một sự trùng hợp khác được sự hỗ trợ của cả khoa thiên văn học lẫn chiêm tinh học, là khoa nghiên cứu ảnh hưởng của các ngôi sao và hành tinh đối với con người và công việc của họ. Ta biết: các hành tinh di chuyển trong thái dương hệ của chúng ta đôi khi tới gần nhau đến độ đối với chúng ta, từ hàng triệu dặm xa, xem ra như chạm vào nhau. Năm 1603, nhà thiên văn học vĩ đại người Đức là Johannes Kepler, dùng viễn vọng kính của ông, đã nhìn thấy sự xáp lại giữa Jupiter và Saturn trong chòm Song Ngư, làm ông nhớ lại một điều đã đọc trước đó là: các chiêm tinh gia thuở xưa vốn tin rằng sự xáp lại gần nhau giữa các hành tinh này là dấu chỉ của đêm, trong đó, Đấng Được Xức Dầu xuất hiện, vì chòm Song Ngư tức hai con cá trời nối đuôi nhau chính là dấu chỉ của Người; Jupiter vốn là hành tinh vương giả và may mắn, còn Saturn vốn được coi là sao phù trợ Israel.
Nhờ cẩn thận tính toán các ghi chép của mình, Kepler thấy rằng việc xáp lại gần nhau này từng xẩy ra trước đây vào khoảng các năm 6 hay 7 trước Chúa Kitô. Nhiều năm sau đó, khám phá của ông vẫn bị làm ngơ. Nhưng năm 1925, người ta bỗng tìm được nhiều tài liệu xưa tại một Trường Chiêm Tinh Học ở Sippar thuộc Babylon; tại đó, dưới hình thức chữ hình nêm của Babylon, một hiện tượng xáp gần nhau đã được ghi chú rõ ràng và được quan sát suốt 5 tháng liên tiếp trong năm 7 trước Chúa Kitô: đó chính là sự xáp lại gần nhau của Jupiter và Saturn trong chòm Song Ngư!
Quả không còn bài bác vào đâu được… Nhưng đối với những người thông thái như ba chiêm tinh gia ngày xưa, thì sự xáp lại gần nhau ấy dẫu có gần đến đâu đi nữa, cũng đâu có thể trở thành một ngôi sao?...Còn điều này nữa: dù có giải thích là nhiều vì sao, hay sao chổi Trung Hoa hay tân tinh đi chăng nữa, thì tại sao chúng hiển hiện ở Babylon và khắp Đông Phương, tới tận Trung Hoa, mà ở Palestine, không ai nhìn thấy chúng, cả thầy cả thượng phẩm và các luật sĩ của Hêrốt, và cả dân thành Giêrusalem cũng thế, không ai thấy chúng hết. Cả lúc các chiêm tinh gia nói với họ về chúng, họ vẫn tỏ ra mù tịt. Tại sao?
Về vấn đề này, bộ Thánh Kinh Giêrusalem, có tiếng biết chú trọng tới việc loại bỏ các chi tiết tưởng tượng và luôn cố gắng tách chân lý ra khỏi dã sử, đã ghi chú như sau: “hiển nhiên phúc âm gia (một Mátthêu sử gia thận trọng) nghĩ tới một ngôi sao lạ; nhưng đi tìm một giải thích tự nhiên là điều vô ích”. Vả lại, thị kiến luôn có yếu tính này: chỉ những ai nó có ý nói với mới nhìn thấy nó mà thôi. Không hề có ghi chép nào cho thấy ngoài Gioan Tẩy Giả ra, đâu còn ai khác nhìn thấy chim bồ câu xuất hiện lúc ông làm phép rửa cho Chúa Giêsu; trên đường đi Đa-mát, đâu có ai khác ngoài Thánh Phaolô thấy được thị kiến, dù ánh sáng chói lọi từ thị kiến ấy khiến thánh nhân bị lòa một thời gian. Thị kiến nào cũng thế.
Ngôi sao phương đông của ba nhà chiêm tinh cũng vậy, chỉ có họ mới thấy mà thôi. Điều kỳ lạ là ở chỗ ấy. Đối với Đức Mẹ, việc những người khách vĩ đại từ phương xa đến kính viếng, qùy lạy con trai mình, quả là điều không có tính trần gian chút nào. Nhưng các món quà thì quả là có tính trần gian, dù chúng hơi lạ đối với một trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các nhà chiêm tinh gia vốn có óc nhìn xa trông rộng: họ dâng vàng vì vương đế của Người, dâng nhũ hương vì Thiên Tính của Người và dâng mộc dược vì cái chết và nỗi thống khổ của Người.
Nỗi thống khổ ấy chẳng bao lâu sẽ xẩy tới. Trong lịch sử, không có con quái vật nào khủng khiếp bằng Hêrốt, là người Flavius Josephus từng viết về: “Ông ta không phải là một ông vua mà chỉ là một bạo chúa tàn ác từng lên ngôi báu. Ông ta cướp bóc chính thần dân mình, hành hạ trọn từng cộng đoàn; hầu như ngày nào, cũng có xử tử một người, kể cả bạn bè ông, kể cả tư tế và gia đình ông, cả vợ cả con”. Nhưng không có gì khủng khiếp trong suốt cuộc đời khủng khiếp của ông cho bằng việc sát hại hàng trăm trẻ sơ sinh, các anh hài, dưới hai tuổi, quanh vùng Bê-lem. Chúa Giêsu được cứu thoát nhờ hành động mau mắn và đức vâng lời của Thánh Giuse đối với lời báo mộng của thần sứ Thiên Chúa, vâng lời ngay tức khắc, không cần chờ tới sáng. Nhưng còn Đức Mẹ thì sao, phải chạy qua Ai Cập để lại sau lưng không biết bao sinh mạng trẻ thơ bị tước đoạt?
Cuộc hành trình dưới bóng bạo tàn ấy quả là dài thăm thẳm, dài hơn từ Na-da-rét tới Giu-đê-a nhiều lắm, đến 250 dặm, theo lộ trình nam Hebron, tây Gaza, rồi dọc theo duyên hải, phần lớn qua vùng núi non hiểm trở và cát bụi ngập trời, đến lừa có khi cũng phải chết dọc đường. Bên kia biên giới, cách bắc Cairo chừng vài dặm, là làng El Matariya. Theo tương truyền, Thánh Giuse đã dẫn Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người đến đây tị nạn. Các khách hành hương ngày nay vẫn tới đây để kính viếng Nhà Thờ Thánh Gia… Phải tới khi được tin Hêrốt qua đời, Thánh Giuse mới đưa Thánh Gia trở lại quê hương Na-da-rét. Theo Thánh Kinh, câu truyện chung quanh việc Chúa sinh ra đời chấm dứt ở đây. Nhưng như thế cũng đủ để xác nhận lời tiên báo của Amos rằng Thiên Chúa không phải chỉ của riêng Israel.
Tin Đáng Chú Ý
Hoàng tử William ngủ gầm cầu
Người Việt
09:38 23/12/2009
London (DPA) - Hoàng Tử William của Anh ngủ dưới gầm một cây cầu ở London trong tiết trời giá buốt để giúp gây sự chú ý về nỗ lực của một tổ chức giúp giới vô gia cư mà hoàng tử là một trong những người đỡ đầu, theo tin từ hoàng cung cho hay hôm Thứ Ba.
Hình bên: Hoàng Tử William (phải) và tổng giám đốc cơ quan thiện nguyện Charity Centrepoint ông Seyi Obakin chuẩn bị cho một đêm ngủ ở gầm cầu trong Mùa Ðông London giá lạnh, để bày tỏ sự cảm thông với người vô gia cư. (Hình: AP Photo/Centrepoint, handout)
Vị hoàng tử 27 tuổi này trải túi ngủ trên các thùng giấy trong con đường nhỏ dưới gầm cây cầu Blackfriar's Bridge hôm 15 Tháng Mười Hai, một đêm mà nhiệt độ xuống đến -4 độ Celcius, theo cơ quan thiện nguyện Centrepoint.
Hoàng Tử William, người đứng hàng thứ nhì để lên làm vua nước Anh, có người đi cùng là thư ký riêng Jamie Lowther-Pinkerton, một cựu quân nhân, và Seyi Obakin, giám đốc điều hành Centrepoint.
Obakin, người từng thách đố Hoàng Tử William hãy thử ngủ ngoài đường một tối, cho hay ông không nghĩ hoàng tử, hiện là một sĩ quan quân đội Anh, sẽ chấp nhận sự thách đố này. Hoàng Tử William đỡ đầu cho cơ quan thiện nguyện này hồi năm trước, theo chân bà mẹ đã quá cố, Công Nương Diana, người cũng từng vận động cho Centrepoint.
Trên trang web của tổ chức này, Obakin cho hay Hoàng Tử William quyết định làm việc này để gây sự chú ý của dư luận về người vô gia cư và cũng để hiểu thêm hoàn cảnh của những người phải ngủ ở lề đường từ đêm này qua đêm khác.
Obakin cũng cho hay nguy hiểm lớn nhất mà họ gặp phải là khi xe quét đường chạy tới mà không nhìn thấy họ.
Sau khi thức dậy lúc 6 giờ sáng, cả ba đi dọc theo một số con đường ở khu Westend tại London, nơi Hoàng Tử William có thể nhìn thấy nhiều người, cả nam lẫn nữ, phải ngủ trên hè phố ngay giữa thủ đô London, theo lời Obakin. (V.Giang)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=105896&z=157)
Vị hoàng tử 27 tuổi này trải túi ngủ trên các thùng giấy trong con đường nhỏ dưới gầm cây cầu Blackfriar's Bridge hôm 15 Tháng Mười Hai, một đêm mà nhiệt độ xuống đến -4 độ Celcius, theo cơ quan thiện nguyện Centrepoint.
Hoàng Tử William, người đứng hàng thứ nhì để lên làm vua nước Anh, có người đi cùng là thư ký riêng Jamie Lowther-Pinkerton, một cựu quân nhân, và Seyi Obakin, giám đốc điều hành Centrepoint.
Obakin, người từng thách đố Hoàng Tử William hãy thử ngủ ngoài đường một tối, cho hay ông không nghĩ hoàng tử, hiện là một sĩ quan quân đội Anh, sẽ chấp nhận sự thách đố này. Hoàng Tử William đỡ đầu cho cơ quan thiện nguyện này hồi năm trước, theo chân bà mẹ đã quá cố, Công Nương Diana, người cũng từng vận động cho Centrepoint.
Trên trang web của tổ chức này, Obakin cho hay Hoàng Tử William quyết định làm việc này để gây sự chú ý của dư luận về người vô gia cư và cũng để hiểu thêm hoàn cảnh của những người phải ngủ ở lề đường từ đêm này qua đêm khác.
Obakin cũng cho hay nguy hiểm lớn nhất mà họ gặp phải là khi xe quét đường chạy tới mà không nhìn thấy họ.
Sau khi thức dậy lúc 6 giờ sáng, cả ba đi dọc theo một số con đường ở khu Westend tại London, nơi Hoàng Tử William có thể nhìn thấy nhiều người, cả nam lẫn nữ, phải ngủ trên hè phố ngay giữa thủ đô London, theo lời Obakin. (V.Giang)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=105896&z=157)