Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:16 23/12/2016
88. TRỜI LẠNH GIỮA KHUYA.
Lúc Tô Đông Pha ở hàn lâm viện, một hôm ông giở sách “A Phòng cung phú” của Xã Mục ra đọc, thưởng thức mùi vị trong văn chương mà cảm thán, gần nửa đêm rồi mà vẫn còn chưa đi ngủ.
Có hai anh lính già là thủ hạ làm việc cho Đông Pha, thấy Đông Pha chưa ngủ thì họ cũng chỉ biết đứng bên ngoại đợi ông ta, đợi rất lâu, chịu không nỗi bèn than thở, anh lính tên Giáp nói:
- “Đọc cho nhiều trang nhiều sách thì có ích lợi gì chứ ?”
Trong lời nói cố ý trách Đông Pha giữa khuya trời lạnh mà còn chưa đi ngủ.
Anh lính tên Ất nói:
- “Cũng có hai câu lợi.”
Anh lính Giáp nổi giận:
- “Anh lĩnh hội câu nào ?”
Anh lính Ất nói:
- “Tôi rất thích ông ta nói câu này: “Người trong thiên hạ không dám nói mà chỉ dám nổi giận.”
Tô Đông Pha nghe câu nói này thì cười lớn nói:
- “Tên này thật có kiến thức.”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 88:
Có nhiều người vì muốn cho người khác biết mình là người có kiến thức, có học vấn, có bằng cấp nên thường hay lăng xăng rờ cái này, đụng cái kia, chê cái này, khen cái nọ trước mặt mọi người, nhưng thật ra thì họ không được ai phân công làm một công việc gì cả.
Đôi lúc chỉ một câu nói mà người ta có thể biết được mình là người có kiến thức hay không, bởi vì người thật có kiến thức thì không cần phải ăn to nói lớn, không cần phải phê bình cái này hay cái kia dở, nhưng là người biết nói và biết im lặng đúng nơi đúng chỗ.
Có một vài thầy đại chủng sinh khi đi giúp xứ, thì cứ tưởng mình là người kiến thức đầy mình, nên chê những sáng kiến của các bạn trẻ trong khi sinh hoạt ở nhà thờ, cứ cho họ là những người “không biết gì” về giáo lý thâm sâu của Giáo Hội; có một vài linh mục không biết vì mặc cảm mình là người “chịu chức chui” khi học chưa hết chương trình thần học hay là vì kiêu ngạo, nên mỗi lần trò chuyện với giáo dân thì chê cha này học thua mình một lớp, chê cha nọ học không ra gì, và khi giảng thì cố lấy những chứng minh thần học, trên trời giảng cho giáo dân nghe, để chứng tỏ ta đây là người học hành đến nơi đến chốn, là người kiến thức đầy mình...
Đó là trời lạnh giữa khuya, tức là ngu dốt giữa rừng kiến thức vậy !
Đức Chúa Giê-su không chạy lăng xăng trước đám đông dân chúng, Ngài cũng không nói xấu các kinh sư và biệt phái, Ngài cũng không dùng những lời cao siêu trên trời để giảng dạy tin mừng Nước Trời cho dân chúng, nhưng Ngài dùng những ví dụ rất dễ nhớ, rất mộc mạc và rất cụ thể trong đời sống của con người để dạy dỗ họ.
“Lạy Chúa, xin ban cho con có một tâm hồn khiêm tốn, để con biết nhìn ra những giá trị tu đức nơi mỗi người cùng cộng tác với con trong cuộc sống hằng ngày...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lúc Tô Đông Pha ở hàn lâm viện, một hôm ông giở sách “A Phòng cung phú” của Xã Mục ra đọc, thưởng thức mùi vị trong văn chương mà cảm thán, gần nửa đêm rồi mà vẫn còn chưa đi ngủ.
Có hai anh lính già là thủ hạ làm việc cho Đông Pha, thấy Đông Pha chưa ngủ thì họ cũng chỉ biết đứng bên ngoại đợi ông ta, đợi rất lâu, chịu không nỗi bèn than thở, anh lính tên Giáp nói:
- “Đọc cho nhiều trang nhiều sách thì có ích lợi gì chứ ?”
Trong lời nói cố ý trách Đông Pha giữa khuya trời lạnh mà còn chưa đi ngủ.
Anh lính tên Ất nói:
- “Cũng có hai câu lợi.”
Anh lính Giáp nổi giận:
- “Anh lĩnh hội câu nào ?”
Anh lính Ất nói:
- “Tôi rất thích ông ta nói câu này: “Người trong thiên hạ không dám nói mà chỉ dám nổi giận.”
Tô Đông Pha nghe câu nói này thì cười lớn nói:
- “Tên này thật có kiến thức.”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 88:
Có nhiều người vì muốn cho người khác biết mình là người có kiến thức, có học vấn, có bằng cấp nên thường hay lăng xăng rờ cái này, đụng cái kia, chê cái này, khen cái nọ trước mặt mọi người, nhưng thật ra thì họ không được ai phân công làm một công việc gì cả.
Đôi lúc chỉ một câu nói mà người ta có thể biết được mình là người có kiến thức hay không, bởi vì người thật có kiến thức thì không cần phải ăn to nói lớn, không cần phải phê bình cái này hay cái kia dở, nhưng là người biết nói và biết im lặng đúng nơi đúng chỗ.
Có một vài thầy đại chủng sinh khi đi giúp xứ, thì cứ tưởng mình là người kiến thức đầy mình, nên chê những sáng kiến của các bạn trẻ trong khi sinh hoạt ở nhà thờ, cứ cho họ là những người “không biết gì” về giáo lý thâm sâu của Giáo Hội; có một vài linh mục không biết vì mặc cảm mình là người “chịu chức chui” khi học chưa hết chương trình thần học hay là vì kiêu ngạo, nên mỗi lần trò chuyện với giáo dân thì chê cha này học thua mình một lớp, chê cha nọ học không ra gì, và khi giảng thì cố lấy những chứng minh thần học, trên trời giảng cho giáo dân nghe, để chứng tỏ ta đây là người học hành đến nơi đến chốn, là người kiến thức đầy mình...
Đó là trời lạnh giữa khuya, tức là ngu dốt giữa rừng kiến thức vậy !
Đức Chúa Giê-su không chạy lăng xăng trước đám đông dân chúng, Ngài cũng không nói xấu các kinh sư và biệt phái, Ngài cũng không dùng những lời cao siêu trên trời để giảng dạy tin mừng Nước Trời cho dân chúng, nhưng Ngài dùng những ví dụ rất dễ nhớ, rất mộc mạc và rất cụ thể trong đời sống của con người để dạy dỗ họ.
“Lạy Chúa, xin ban cho con có một tâm hồn khiêm tốn, để con biết nhìn ra những giá trị tu đức nơi mỗi người cùng cộng tác với con trong cuộc sống hằng ngày...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Giáng Sinh (lễ ban ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:19 23/12/2016
LỄ CHÚA GIÁNG SINH
(Lễ ban ngày)
Tin mừng: Ga 1, 1-18.
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.”
Bạn thân mến,
Hôm nay là lễ Giáng Sinh, là ngày mà Giáo Hội Công Giáo hân hoan mừng ơn cứu độ đến giữa loài người, như lời của thánh Gioan tông đồ đã loan báo: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Bạn có thấy Ngài đang hiện diện giữa thế gian không, bạn đã có lần nào gặp Ngài chưa ?
Đức Chúa Giê-su đã trở nên người phàm chứ không phải trở nên một vi thiên thần sáng chói, Ngài trở nên người nghèo khó sinh hạ tại hang đá Bê-lem chứ không phải nơi hoàng cung sang trọng. Bây giờ thì bạn đã thấy Ngài rồi đó.Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành người phàm, Đức Chúa Giê-su đã trở thành anh em của chúng ta, Ngài đang cùng bạn trò chuyện hằng ngày đó, Ngài đang co ro bên vệ đường đó, Ngài đang lạnh lẽo thiếu thốn vì những trận lụt kinh hoàng vừa qua đó, Ngài đang bị những người quyền thế áp bức đó.v.v...
Bạn thân mến,
Bạn phải làm thế nào để lễ Giáng Sinh năm nay thật có ý nghĩa, không những đối với bạn mà còn đối với người khác nữa, chẳng hạn như bạn đi thăm hỏi một Giê-su đang nằm trong bệnh viện, hoặc bạn có thể hy sinh số tiền vui chơi ngày giáng sinh của bạn, và dành cho những Giê-su nhỏ nghèo hèn đang lượm bao ny lon và rác bên những đống rác hôi thối của thành phố...
Đó là sự cảm nhận về Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta đó.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(Lễ ban ngày)
Tin mừng: Ga 1, 1-18.
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.”
Bạn thân mến,
Hôm nay là lễ Giáng Sinh, là ngày mà Giáo Hội Công Giáo hân hoan mừng ơn cứu độ đến giữa loài người, như lời của thánh Gioan tông đồ đã loan báo: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Bạn có thấy Ngài đang hiện diện giữa thế gian không, bạn đã có lần nào gặp Ngài chưa ?
Đức Chúa Giê-su đã trở nên người phàm chứ không phải trở nên một vi thiên thần sáng chói, Ngài trở nên người nghèo khó sinh hạ tại hang đá Bê-lem chứ không phải nơi hoàng cung sang trọng. Bây giờ thì bạn đã thấy Ngài rồi đó.Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành người phàm, Đức Chúa Giê-su đã trở thành anh em của chúng ta, Ngài đang cùng bạn trò chuyện hằng ngày đó, Ngài đang co ro bên vệ đường đó, Ngài đang lạnh lẽo thiếu thốn vì những trận lụt kinh hoàng vừa qua đó, Ngài đang bị những người quyền thế áp bức đó.v.v...
Bạn thân mến,
Bạn phải làm thế nào để lễ Giáng Sinh năm nay thật có ý nghĩa, không những đối với bạn mà còn đối với người khác nữa, chẳng hạn như bạn đi thăm hỏi một Giê-su đang nằm trong bệnh viện, hoặc bạn có thể hy sinh số tiền vui chơi ngày giáng sinh của bạn, và dành cho những Giê-su nhỏ nghèo hèn đang lượm bao ny lon và rác bên những đống rác hôi thối của thành phố...
Đó là sự cảm nhận về Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta đó.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 23/12/2016
87. NỨƠC CHẢY RA TỪ CAO NGUYÊN.
An Hồng Tiệm rất hài hước, nhưng lại rất sợ vợ.
Một năm nọ, khi bố vợ chết, chiếu theo phong tục thì An Hồng Tiệm phải mặc quần áo tang đứng khóc bên cửa, bà vợ đứng trong màn trướng trách mắng ông ta, nói:
- “Tại sao lúc ông khóc mà không có nước mắt ?”
An Hồng Tiệm nói:
- “Bà không thấy nước mắt ư, đó là vì tôi đã dùng khăn tay lau khô rồi đấy chứ !”
Vợ nghiêm mặt nói:
- “Sáng sớm mai đưa quan tài đi, nhất định ông phải khóc ra nước mắt đấy nhé !”
An Hồng Tiệm chỉ biết ừ ừ nghe lệnh, nhưng thực tình không cách gì để khóc cho ra nước mắt, cho nên trước khi đưa quan tài đi thì dùng một cái khăn tay lớn có kẹp tờ giấy thấm ướt ở giữa buộc vào trên trán, mỗi lần cúi đầu lạy, thì lấy sức ấn mạnh trán trên đất thì nước chảy ra, lại còn khóc thét hơn cả vợ khóc.
Vừa mới khóc xong, bà vợ lại kéo ông chồng vào trong trướng giận dữ nói:
- “Nước mắt của người ta thì từ trong con mắt mà chảy ra, tại sao ông lại từ trên trán chảy ra hử ?”
An Hồng Tiệm đáp:
- “Lẽ nào bà không nghe người ta nói: “Từ xưa đến nay mây nước từ trên cao nguyên mà chảy ra” hay sao ?
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 87:
Có nhiều loại nước: nước từ trên trời rơi xuống gọi là nước mưa với nhiều ô nhiễm bụi bặm; nước từ trên núi chảy xuống gọi là nước nguồn với nhiều đất đá và rác rưởi; nước chảy xối xả từ các đập thủy điện làm cho dân chết của cải hoa màu tiêu tan gọi là nước lũ, nước trong con mắt chảy ra thì gọi là nước mắt với nhiều vị mặn cay xè, nước trên trán chảy xuống gọi là mồ hôi với mùi vị không được sạch sẽ...
Có một loại nước không chảy từ trên núi xuống, cũng không từ trong con mắt chảy ra, nhưng lại chảy từ trên thập giá xuống, nó không pha tạp các chất bùn đất, bụi bặm hoặc bị ô nhiễm, nhưng lại pha với máu từ quả tim chảy ra, đó chính là nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra để rữa sạch tội lỗi của nhân loại, thánh Gioan tông đồ ghi lại rất rõ ràng: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra.”
Nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra từ thập giá để xoá bỏ mọi vết nhơ trong tâm hồn của những ai tin vào Ngài, máu và nước này chảy ra là để những ai tin vào Ngài được sự sống đời đời. Đó cũng là dấu ấn tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, một tình yêu mà khi trao ban Thiên Chúa đã phải hi sinh chính Con Một của mình.
Mỗi ngày tôi đều có làm một vài việc hy sinh, nhưng những hy sinh ấy –tự trong tâm hồn tôi- có chảy nước và máu không ?
Suy tư 87:
Có nhiều loại nước: nước từ trên trời rơi xuống gọi là nước mưa với nhiều ô nhiễm bụi bặm; nước từ trên núi chảy xuống gọi là nước nguồn với nhiều đất đá và rác rưởi; nước chảy xối xả từ các đập thủy điện làm cho dân chết của cải hoa màu tiêu tan gọi là nước lũ, nước trong con mắt chảy ra thì gọi là nước mắt với nhiều vị mặn cay xè, nước trên trán chảy xuống gọi là mồ hôi với mùi vị không được sạch sẽ...
Có một loại nước không chảy từ trên núi xuống, cũng không từ trong con mắt chảy ra, nhưng lại chảy từ trên thập giá xuống, nó không pha tạp các chất bùn đất, bụi bặm hoặc bị ô nhiễm, nhưng lại pha với máu từ quả tim chảy ra, đó chính là nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra để rữa sạch tội lỗi của nhân loại, thánh Gioan tông đồ ghi lại rất rõ ràng: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra.”
Nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra từ thập giá để xoá bỏ mọi vết nhơ trong tâm hồn của những ai tin vào Ngài, máu và nước này chảy ra là để những ai tin vào Ngài được sự sống đời đời. Đó cũng là dấu ấn tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, một tình yêu mà khi trao ban Thiên Chúa đã phải hi sinh chính Con Một của mình.
Mỗi ngày tôi đều có làm một vài việc hy sinh, nhưng những hy sinh ấy –tự trong tâm hồn tôi- có chảy nước và máu không ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
An Hồng Tiệm rất hài hước, nhưng lại rất sợ vợ.
Một năm nọ, khi bố vợ chết, chiếu theo phong tục thì An Hồng Tiệm phải mặc quần áo tang đứng khóc bên cửa, bà vợ đứng trong màn trướng trách mắng ông ta, nói:
- “Tại sao lúc ông khóc mà không có nước mắt ?”
An Hồng Tiệm nói:
- “Bà không thấy nước mắt ư, đó là vì tôi đã dùng khăn tay lau khô rồi đấy chứ !”
Vợ nghiêm mặt nói:
- “Sáng sớm mai đưa quan tài đi, nhất định ông phải khóc ra nước mắt đấy nhé !”
An Hồng Tiệm chỉ biết ừ ừ nghe lệnh, nhưng thực tình không cách gì để khóc cho ra nước mắt, cho nên trước khi đưa quan tài đi thì dùng một cái khăn tay lớn có kẹp tờ giấy thấm ướt ở giữa buộc vào trên trán, mỗi lần cúi đầu lạy, thì lấy sức ấn mạnh trán trên đất thì nước chảy ra, lại còn khóc thét hơn cả vợ khóc.
Vừa mới khóc xong, bà vợ lại kéo ông chồng vào trong trướng giận dữ nói:
- “Nước mắt của người ta thì từ trong con mắt mà chảy ra, tại sao ông lại từ trên trán chảy ra hử ?”
An Hồng Tiệm đáp:
- “Lẽ nào bà không nghe người ta nói: “Từ xưa đến nay mây nước từ trên cao nguyên mà chảy ra” hay sao ?
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 87:
Có nhiều loại nước: nước từ trên trời rơi xuống gọi là nước mưa với nhiều ô nhiễm bụi bặm; nước từ trên núi chảy xuống gọi là nước nguồn với nhiều đất đá và rác rưởi; nước chảy xối xả từ các đập thủy điện làm cho dân chết của cải hoa màu tiêu tan gọi là nước lũ, nước trong con mắt chảy ra thì gọi là nước mắt với nhiều vị mặn cay xè, nước trên trán chảy xuống gọi là mồ hôi với mùi vị không được sạch sẽ...
Có một loại nước không chảy từ trên núi xuống, cũng không từ trong con mắt chảy ra, nhưng lại chảy từ trên thập giá xuống, nó không pha tạp các chất bùn đất, bụi bặm hoặc bị ô nhiễm, nhưng lại pha với máu từ quả tim chảy ra, đó chính là nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra để rữa sạch tội lỗi của nhân loại, thánh Gioan tông đồ ghi lại rất rõ ràng: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra.”
Nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra từ thập giá để xoá bỏ mọi vết nhơ trong tâm hồn của những ai tin vào Ngài, máu và nước này chảy ra là để những ai tin vào Ngài được sự sống đời đời. Đó cũng là dấu ấn tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, một tình yêu mà khi trao ban Thiên Chúa đã phải hi sinh chính Con Một của mình.
Mỗi ngày tôi đều có làm một vài việc hy sinh, nhưng những hy sinh ấy –tự trong tâm hồn tôi- có chảy nước và máu không ?
Suy tư 87:
Có nhiều loại nước: nước từ trên trời rơi xuống gọi là nước mưa với nhiều ô nhiễm bụi bặm; nước từ trên núi chảy xuống gọi là nước nguồn với nhiều đất đá và rác rưởi; nước chảy xối xả từ các đập thủy điện làm cho dân chết của cải hoa màu tiêu tan gọi là nước lũ, nước trong con mắt chảy ra thì gọi là nước mắt với nhiều vị mặn cay xè, nước trên trán chảy xuống gọi là mồ hôi với mùi vị không được sạch sẽ...
Có một loại nước không chảy từ trên núi xuống, cũng không từ trong con mắt chảy ra, nhưng lại chảy từ trên thập giá xuống, nó không pha tạp các chất bùn đất, bụi bặm hoặc bị ô nhiễm, nhưng lại pha với máu từ quả tim chảy ra, đó chính là nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra để rữa sạch tội lỗi của nhân loại, thánh Gioan tông đồ ghi lại rất rõ ràng: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra.”
Nước và máu của Đức Chúa Giê-su đã chảy ra từ thập giá để xoá bỏ mọi vết nhơ trong tâm hồn của những ai tin vào Ngài, máu và nước này chảy ra là để những ai tin vào Ngài được sự sống đời đời. Đó cũng là dấu ấn tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, một tình yêu mà khi trao ban Thiên Chúa đã phải hi sinh chính Con Một của mình.
Mỗi ngày tôi đều có làm một vài việc hy sinh, nhưng những hy sinh ấy –tự trong tâm hồn tôi- có chảy nước và máu không ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Giáng Sinh (Lễ đêm)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:00 23/12/2016
LỄ GIÁNG SINH
(THÁNH LỄ ĐÊM )
Tin mừng: Lc 2, 1-14.
“Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”
Bạn thân mến,
Đêm nay cả thế giới hân hoan vui mừng vì Đức Chúa Giê-su đã sinh ra, đêm nay được gọi là đêm bình an, bình an cho những tâm hồn biết chờ đợi ngày giờ Chúa đến, bình an cho những người đang bị áp bức, bình an cho những người thành tâm thiện chí xây dựng một xã hội công bằng yêu thương.
Đêm bình an này, diễm phúc trước hết là các mục đồng, tức là thành phần nghèo khó trong xã hội, bởi vì Chúa đến để đem niềm an vui đến cho họ, chính những người chăn chiên nghèo hèn mộc mạc ấy được thiên thần loan báo tin vui: “Hôm nay. Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”
Đêm bình an này, bạn cũng sẽ hòa niềm vui chung với mọi người bằng những cuộc vui thâu đêm, hay bằng những cuộc đua xe nguy hiểm ? Tôi có kinh nghiệm nho nhỏ của đêm lễ giáng sinh như thế này, xin chia sẻ với bạn: Trước thánh lễ, bạn đi một vòng thành phố để ngắm sự nhộn nhịp của mọi người mừng lễ Giáng Sinh, sau đó bạn vào trong nhà thờ, kiếm một góc nhỏ nào đó để suy tư về mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, đó là mầu nhiệm của tình yêu, của tha thứ và của bình an...
Bạn thân mến,
Đêm bình an này, bạn đừng quên cầu nguyện cho những mảnh đời bất hạnh, họ là những người mà Đức Chúa Giê-su –qua bạn là sứ thần của Ngài- muốn bày tỏ tình yêu thương đối với họ, bạn hãy là người đầu tiên đến báo tin vui cứu độ này cho họ, bằng hành động bác ái đầy lòng nhân ái và cảm thông với mọi người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(THÁNH LỄ ĐÊM )
Tin mừng: Lc 2, 1-14.
“Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”
Bạn thân mến,
Đêm nay cả thế giới hân hoan vui mừng vì Đức Chúa Giê-su đã sinh ra, đêm nay được gọi là đêm bình an, bình an cho những tâm hồn biết chờ đợi ngày giờ Chúa đến, bình an cho những người đang bị áp bức, bình an cho những người thành tâm thiện chí xây dựng một xã hội công bằng yêu thương.
Đêm bình an này, diễm phúc trước hết là các mục đồng, tức là thành phần nghèo khó trong xã hội, bởi vì Chúa đến để đem niềm an vui đến cho họ, chính những người chăn chiên nghèo hèn mộc mạc ấy được thiên thần loan báo tin vui: “Hôm nay. Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”
Đêm bình an này, bạn cũng sẽ hòa niềm vui chung với mọi người bằng những cuộc vui thâu đêm, hay bằng những cuộc đua xe nguy hiểm ? Tôi có kinh nghiệm nho nhỏ của đêm lễ giáng sinh như thế này, xin chia sẻ với bạn: Trước thánh lễ, bạn đi một vòng thành phố để ngắm sự nhộn nhịp của mọi người mừng lễ Giáng Sinh, sau đó bạn vào trong nhà thờ, kiếm một góc nhỏ nào đó để suy tư về mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, đó là mầu nhiệm của tình yêu, của tha thứ và của bình an...
Bạn thân mến,
Đêm bình an này, bạn đừng quên cầu nguyện cho những mảnh đời bất hạnh, họ là những người mà Đức Chúa Giê-su –qua bạn là sứ thần của Ngài- muốn bày tỏ tình yêu thương đối với họ, bạn hãy là người đầu tiên đến báo tin vui cứu độ này cho họ, bằng hành động bác ái đầy lòng nhân ái và cảm thông với mọi người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:59 23/12/2016
34. Nếu không có thánh sủng thì chúng ta không có gì cả, mà những người chỉ muốn dựa vào sức lực của mình để cứu linh hồn mình nên thánh thì sẽ muôn đời không đạt được ân sủng của Thiên Chúa.
(Thánh Vincentius de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ vọng Giáng sinh: Giêsu, món quà qúy giá
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:26 23/12/2016
GIÊSU, MÓN QUÀ QUÝ GIÁ
Lễ Vọng Giáng Sinh
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn dù bé, dù đắt hay rẻ, đều chuyên chở sứ điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.
Người ta kể rằng: có một anh lính từ chiến trường xa trở về thăm vợ con nhân dịp mừng lễ Giáng Sinh. Lâu ngày xa cách, nhớ vợ thương con, nay được trở về, anh muốn mua một món quà để tặng vợ nhưng trong túi không có đồng nào. Về gần tới nhà, anh nghĩ ra một cách làm vợ con ngạc nhiên. Anh lấy một băng vải và viết lên trên đó hàng chữ: “Quà tặng em.” Rồi anh mang lên trên ngực. Anh gõ cửa. Người vợ liền mở cửa ra và rất vui mừng vì thấy chồng trở về bình an. Khi nhìn thấy hàng chữ, người vợ xúc động và ôm lấy anh. Vì quả thật đối với chị, chồng là món quá quý nhất hơn mọi món quá khác trong ngày lễ Giáng Sinh.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nói đến một món quà tặng khác giá trị hơn các món quà vật chất. Đó là món quà Hài Nhi Giêsu đến từ Thiên Chúa.
Quả thế, từ xa xưa trong Cựu Ước, tiên tri Isaia tiên báo về món quà mà Thiên Chúa sẽ ban nhân loại: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,1.5). Những lời này đã thực ứng nghiệm qua biến cố Con Thiên Chúa sinh ra tại Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Đó là tin mừng cho toàn thể nhân loại được các thiên thần loan tin trong bài Tin Mừng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô là Đức Chúa” (Lc 2,11).
Thần học gia nổi tiếng người Đức, Karl Rahner nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, người tặng và quà tặng là một. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình Người cho chúng ta. Nhờ quà tặng là Thiên Chúa, mà chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta.” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một yêu dấu của Người.
Thật vậy, Đức Giêsu là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ con người nên Người sai Ngôi Hai xuống thế làm người, cứu nhân độ thế. Thánh Gioan cảm nghiệm: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Khi tặng ban Con Một mình, Thiên Chúa đã ban điều lớn lao nhất, điều quý giá nhất, để minh chứng tình yêu lớn lao nhất của Người đối với nhân loại. Yêu là cho đi. Yêu là hiến mình. Yêu là cứu độ.
Thế nên, sứ điệp mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại trong đêm nay là sứ điệp yêu thương: Thiên Chúa yêu thương chúng ta; Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta. Nếu lịch sử của con người là lịch sử của sa ngã và phản bội, thì lịch sử của Thiên Chúa là lịch sử của trung thành và cứu độ. Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải hư mất trong lầm than và tội lỗi.
Thánh Phanxicô Assissi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự vấn: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng.”
Đêm nay, chúng ta cử hành đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh. Đây là đêm an lành, đêm hồng ân và đêm ánh sáng. Tất cả chúng ta được mời gọi quỳ bên hang để thờ lại Chúa Hài Nhi, chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người trong cảnh cơ hàn, để cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Lễ Giáng Sinh là “lễ tình thương,” tình Chúa giáng sinh xuống tình người. Khi đón nhận món quà giáng sinh, niềm vui giáng sinh là Chúa Hài Đồng, chúng ta hãy mang Chúa về trong gia đình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xunh quanh. Và để sống mùa Giáng Sinh ý nghĩa, thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta: “Phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Tt 2,11-12).
Chúng ta cũng được mời gọi trở thành món quà cho nhau. Nếu trong gia đình và trong cộng đoàn, có ai chưa được hòa giải với Chúa và với nhau, mùa Giáng Sinh về và năm mới sắp đến là dịp thuận tiện để chúng ta hòa giải với Chúa và làm hòa với nhau. Như thế, việc cử hành lễ Giáng Sinh mới mang lại ý nghĩa đích thực cho chúng ta. Bởi lẽ, như lời các giáo phụ dạy: “Nếu Chúa Giêsu có tiếp tục giáng sinh hàng ngàn lần ở Bêlêm, mà không một lần giáng sinh trong lòng chúng ta, thì những lần giáng sinh đó chẳng mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta.”
Kính chúc cộng đoàn được đầy niềm vui, ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Lễ Vọng Giáng Sinh
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn dù bé, dù đắt hay rẻ, đều chuyên chở sứ điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.
Người ta kể rằng: có một anh lính từ chiến trường xa trở về thăm vợ con nhân dịp mừng lễ Giáng Sinh. Lâu ngày xa cách, nhớ vợ thương con, nay được trở về, anh muốn mua một món quà để tặng vợ nhưng trong túi không có đồng nào. Về gần tới nhà, anh nghĩ ra một cách làm vợ con ngạc nhiên. Anh lấy một băng vải và viết lên trên đó hàng chữ: “Quà tặng em.” Rồi anh mang lên trên ngực. Anh gõ cửa. Người vợ liền mở cửa ra và rất vui mừng vì thấy chồng trở về bình an. Khi nhìn thấy hàng chữ, người vợ xúc động và ôm lấy anh. Vì quả thật đối với chị, chồng là món quá quý nhất hơn mọi món quá khác trong ngày lễ Giáng Sinh.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nói đến một món quà tặng khác giá trị hơn các món quà vật chất. Đó là món quà Hài Nhi Giêsu đến từ Thiên Chúa.
Quả thế, từ xa xưa trong Cựu Ước, tiên tri Isaia tiên báo về món quà mà Thiên Chúa sẽ ban nhân loại: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,1.5). Những lời này đã thực ứng nghiệm qua biến cố Con Thiên Chúa sinh ra tại Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Đó là tin mừng cho toàn thể nhân loại được các thiên thần loan tin trong bài Tin Mừng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô là Đức Chúa” (Lc 2,11).
Thần học gia nổi tiếng người Đức, Karl Rahner nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, người tặng và quà tặng là một. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình Người cho chúng ta. Nhờ quà tặng là Thiên Chúa, mà chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta.” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một yêu dấu của Người.
Thật vậy, Đức Giêsu là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ con người nên Người sai Ngôi Hai xuống thế làm người, cứu nhân độ thế. Thánh Gioan cảm nghiệm: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Khi tặng ban Con Một mình, Thiên Chúa đã ban điều lớn lao nhất, điều quý giá nhất, để minh chứng tình yêu lớn lao nhất của Người đối với nhân loại. Yêu là cho đi. Yêu là hiến mình. Yêu là cứu độ.
Thế nên, sứ điệp mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại trong đêm nay là sứ điệp yêu thương: Thiên Chúa yêu thương chúng ta; Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta. Nếu lịch sử của con người là lịch sử của sa ngã và phản bội, thì lịch sử của Thiên Chúa là lịch sử của trung thành và cứu độ. Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải hư mất trong lầm than và tội lỗi.
Thánh Phanxicô Assissi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự vấn: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng.”
Đêm nay, chúng ta cử hành đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh. Đây là đêm an lành, đêm hồng ân và đêm ánh sáng. Tất cả chúng ta được mời gọi quỳ bên hang để thờ lại Chúa Hài Nhi, chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người trong cảnh cơ hàn, để cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Lễ Giáng Sinh là “lễ tình thương,” tình Chúa giáng sinh xuống tình người. Khi đón nhận món quà giáng sinh, niềm vui giáng sinh là Chúa Hài Đồng, chúng ta hãy mang Chúa về trong gia đình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xunh quanh. Và để sống mùa Giáng Sinh ý nghĩa, thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta: “Phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Tt 2,11-12).
Chúng ta cũng được mời gọi trở thành món quà cho nhau. Nếu trong gia đình và trong cộng đoàn, có ai chưa được hòa giải với Chúa và với nhau, mùa Giáng Sinh về và năm mới sắp đến là dịp thuận tiện để chúng ta hòa giải với Chúa và làm hòa với nhau. Như thế, việc cử hành lễ Giáng Sinh mới mang lại ý nghĩa đích thực cho chúng ta. Bởi lẽ, như lời các giáo phụ dạy: “Nếu Chúa Giêsu có tiếp tục giáng sinh hàng ngàn lần ở Bêlêm, mà không một lần giáng sinh trong lòng chúng ta, thì những lần giáng sinh đó chẳng mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta.”
Kính chúc cộng đoàn được đầy niềm vui, ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Lễ ngày Giáng sinh: ''Để cứu độ chúng ta''
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:27 23/12/2016
“ĐỂ CỨU ĐỘ CHÚNG TA”
Lễ Ngày Giáng Sinh
Is 52,7-10; Dt 1,1-16; Ga 1:1-18
Trong ngày đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh hôm nay, chúng ta lắng nghe thánh Gioan nói về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu Hài Đồng qua lời mở đầu Tin Mừng của ngài. Giáo Hội cho chọn đọc bài Tin Mừng này với dụng ý giúp chúng ta khám phá nguồn gốc của Con Thiên Chúa nơi hình hài khiêm hạ của một em bé nằm trong hang lừa.
Thật vậy, trong Kinh Tin Kính, có một đoạn mà trong thánh lễ này khi đọc đến đó chúng ta phải quỳ gối: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế.” Đây chính là câu trả lời nền tảng và vững chắc cho câu hỏi: “Tại sao Ngôi Lời đã trở thành nhục thể?” Tuy nhiên, lời tuyên xưng này cần được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ.
Câu hỏi trên được đặt ra theo cách nói khác đó là: “Tại sao Người đã làm người “để cứu độ chúng ta?” Có phải bởi vì chúng ta đã phạm tội và cần được cứu độ không?
Trong quá khứ, các nhà thần học của Giáo Hội đã tranh luận về vấn vạn này. Nhiều người cho rằng vì con người đã phạm tội, nên Con Chúa mới nhập thể làm người. Có một nhà thần học nổi tiếng tên là Duns Scotus, một tu sĩ dòng Phanxicô, người đã nới lỏng sự nối kết quá mức giữa nhập thể với tội lỗi của con người và đề cao vinh quang của Thiên Chúa như là lý do chính yếu của mầu nhiệm nhập thể. “Thiên Chúa đã sai Con Ngài xuống nhập thể làm người để có ai đó ngoài Ngài yêu Ngài theo một cách thức cao nhất và xứng đáng với Thiên Chúa.” Ông giả thiết rằng nếu con người không phạm tội, Thiên Chúa vẫn nhập thể làm người.
Câu trả lời này dẫu rất ý nghĩa nhưng vẫn chưa phải là câu trả lời dứt khoát, đầy đủ. Chúng ta biết rằng đối với các triết gia Hy Lạp, điều quan trọng nhất đó là Thiên Chúa được yêu; nhưng đối với Kinh Thánh, điều quan trọng nhất không phải là Thiên Chúa được yêu, nhưng là Thiên Chúa yêu và đã yêu chúng ta trước (x. 1 Ga 4,19). Thiên Chúa đã muốn Chúa Con nhập thể không phải vì để có ai ngoài Ba Ngôi có thể yêu Ngài cách xứng đáng như cách nói của Duns Scotus, nghĩa là có một ai đó yêu Ngài theo cách thức như Ngài đáng được yêu, một tình yêu vô biên, không biên giới!
Lúc Giáng Sinh, khi hài nhi Giêsu được sinh ra, Chúa Cha có một người để yêu với tình yêu vô biên, bởi vì Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Nhưng không chỉ Chúa Giêsu mà thôi, mà cả chúng ta nữa cùng với Ngài để yêu mến Thiên Chúa. Chúng ta được liên kết trong tình yêu này với Chúa Giêsu khi trở thành những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, là “những người con trong Chúa Con.” Trong lời mở đầu, thánh Gioan nhắc nhở chúng ta điều đó: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12).
Vì thế, Chúa Kitô đã từ trời xuống thế “vì ơn cứu độ chúng ta,” nhưng điều đã thúc đẩy Người xuống thể vì ơn cứu độ chúng ta là tình yêu, không gì ngoài lý do tình yêu.
Giáng Sinh là bằng chứng hùng hồn nhất về “sự biểu lộ lòng từ bi và nhân ái” (philanthropy) của Thiên Chúa như Kinh Thánh diễn tả (Tt 3,4). Nghĩa là sự biểu lộ “tình yêu” (philea) vì loài người (anthropos). Gioan cũng trả lời câu hỏi tại sao Thiên Chúa nhập thể trong cách thức này: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16).
Như thế, chúng ta phải làm gì để trả lời cho sứ điệp Giáng Sinh? Bài hát Giáng Sinh “Adeste Fideles” vang vọng lời này: “Làm sao chúng ta không yêu Người đã yêu chúng ta như thế?” Hay trong bài Cao Cung Lên có lời ca rất đơn sơ mà thâm thúy: “Ôi hỡi trần gian, im tiếng đi mà cung kính. Chúa Con ra đời trong máng cỏ hang lừa.”
Có nhiều điều chúng ta làm để mừng đại lễ Giáng Sinh, nhưng điều ý nghĩa nhất mà chúng ta nên làm, là hãy có một tâm tình đơn sơ tạ ơn, một cảm mến dành cho Đấng đã đến để sống ở giữa chúng ta. Đó là món quà quý nhất chúng ta có thể dành cho Hài Nhi Giêsu, là đồ trang trí đẹp nhất nơi hang đá.
Tuy nhiên, tình mến đơn sơ cần được thể hiện trong những hành vi cụ thể. Một biểu cảm đơn sơ nhất và khắp mọi nơi đều làm, là đến thờ lạy và hôn Hài Nhi.
Chúng ta hãy đến thờ lạy và hôn kính Hài Nhi, như chúng ta muốn hôn những đứa trẻ dể thương vừa mới sinh. Nhưng chúng ta không chỉ hôn những bức tượng bằng thạch cao, bằng gỗ hay bằng sứ, nhưng là hôn Hài Nhi Giêsu bằng xương bằng thịt. Khi chúng ta gặp gỡ, thăm viếng, ôm hôn những người đang gặp khó khăn và đau khổ, chúng ta đang hôn chính Chúa.
Thăm viếng và ôm hôn một người đau khổ như thế là giúp đỡ họ bằng những việc làm cụ thể, là nói những lời tốt đẹp để khích lệ, thăm viếng họ để ủi an, mỉm cười với họ, và tại sao không dành cho nhau những sự hôn chào thân ái và thánh thiện trong Chúa khi chúng ta gặp gỡ nhau.
Đó là những cây nến đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể thắp lên bên hang đá mỗi độ Giáng Sinh về. Amen!
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Lễ Ngày Giáng Sinh
Is 52,7-10; Dt 1,1-16; Ga 1:1-18
Trong ngày đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh hôm nay, chúng ta lắng nghe thánh Gioan nói về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu Hài Đồng qua lời mở đầu Tin Mừng của ngài. Giáo Hội cho chọn đọc bài Tin Mừng này với dụng ý giúp chúng ta khám phá nguồn gốc của Con Thiên Chúa nơi hình hài khiêm hạ của một em bé nằm trong hang lừa.
Thật vậy, trong Kinh Tin Kính, có một đoạn mà trong thánh lễ này khi đọc đến đó chúng ta phải quỳ gối: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế.” Đây chính là câu trả lời nền tảng và vững chắc cho câu hỏi: “Tại sao Ngôi Lời đã trở thành nhục thể?” Tuy nhiên, lời tuyên xưng này cần được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ.
Câu hỏi trên được đặt ra theo cách nói khác đó là: “Tại sao Người đã làm người “để cứu độ chúng ta?” Có phải bởi vì chúng ta đã phạm tội và cần được cứu độ không?
Trong quá khứ, các nhà thần học của Giáo Hội đã tranh luận về vấn vạn này. Nhiều người cho rằng vì con người đã phạm tội, nên Con Chúa mới nhập thể làm người. Có một nhà thần học nổi tiếng tên là Duns Scotus, một tu sĩ dòng Phanxicô, người đã nới lỏng sự nối kết quá mức giữa nhập thể với tội lỗi của con người và đề cao vinh quang của Thiên Chúa như là lý do chính yếu của mầu nhiệm nhập thể. “Thiên Chúa đã sai Con Ngài xuống nhập thể làm người để có ai đó ngoài Ngài yêu Ngài theo một cách thức cao nhất và xứng đáng với Thiên Chúa.” Ông giả thiết rằng nếu con người không phạm tội, Thiên Chúa vẫn nhập thể làm người.
Câu trả lời này dẫu rất ý nghĩa nhưng vẫn chưa phải là câu trả lời dứt khoát, đầy đủ. Chúng ta biết rằng đối với các triết gia Hy Lạp, điều quan trọng nhất đó là Thiên Chúa được yêu; nhưng đối với Kinh Thánh, điều quan trọng nhất không phải là Thiên Chúa được yêu, nhưng là Thiên Chúa yêu và đã yêu chúng ta trước (x. 1 Ga 4,19). Thiên Chúa đã muốn Chúa Con nhập thể không phải vì để có ai ngoài Ba Ngôi có thể yêu Ngài cách xứng đáng như cách nói của Duns Scotus, nghĩa là có một ai đó yêu Ngài theo cách thức như Ngài đáng được yêu, một tình yêu vô biên, không biên giới!
Lúc Giáng Sinh, khi hài nhi Giêsu được sinh ra, Chúa Cha có một người để yêu với tình yêu vô biên, bởi vì Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Nhưng không chỉ Chúa Giêsu mà thôi, mà cả chúng ta nữa cùng với Ngài để yêu mến Thiên Chúa. Chúng ta được liên kết trong tình yêu này với Chúa Giêsu khi trở thành những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, là “những người con trong Chúa Con.” Trong lời mở đầu, thánh Gioan nhắc nhở chúng ta điều đó: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12).
Vì thế, Chúa Kitô đã từ trời xuống thế “vì ơn cứu độ chúng ta,” nhưng điều đã thúc đẩy Người xuống thể vì ơn cứu độ chúng ta là tình yêu, không gì ngoài lý do tình yêu.
Giáng Sinh là bằng chứng hùng hồn nhất về “sự biểu lộ lòng từ bi và nhân ái” (philanthropy) của Thiên Chúa như Kinh Thánh diễn tả (Tt 3,4). Nghĩa là sự biểu lộ “tình yêu” (philea) vì loài người (anthropos). Gioan cũng trả lời câu hỏi tại sao Thiên Chúa nhập thể trong cách thức này: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16).
Như thế, chúng ta phải làm gì để trả lời cho sứ điệp Giáng Sinh? Bài hát Giáng Sinh “Adeste Fideles” vang vọng lời này: “Làm sao chúng ta không yêu Người đã yêu chúng ta như thế?” Hay trong bài Cao Cung Lên có lời ca rất đơn sơ mà thâm thúy: “Ôi hỡi trần gian, im tiếng đi mà cung kính. Chúa Con ra đời trong máng cỏ hang lừa.”
Có nhiều điều chúng ta làm để mừng đại lễ Giáng Sinh, nhưng điều ý nghĩa nhất mà chúng ta nên làm, là hãy có một tâm tình đơn sơ tạ ơn, một cảm mến dành cho Đấng đã đến để sống ở giữa chúng ta. Đó là món quà quý nhất chúng ta có thể dành cho Hài Nhi Giêsu, là đồ trang trí đẹp nhất nơi hang đá.
Tuy nhiên, tình mến đơn sơ cần được thể hiện trong những hành vi cụ thể. Một biểu cảm đơn sơ nhất và khắp mọi nơi đều làm, là đến thờ lạy và hôn Hài Nhi.
Chúng ta hãy đến thờ lạy và hôn kính Hài Nhi, như chúng ta muốn hôn những đứa trẻ dể thương vừa mới sinh. Nhưng chúng ta không chỉ hôn những bức tượng bằng thạch cao, bằng gỗ hay bằng sứ, nhưng là hôn Hài Nhi Giêsu bằng xương bằng thịt. Khi chúng ta gặp gỡ, thăm viếng, ôm hôn những người đang gặp khó khăn và đau khổ, chúng ta đang hôn chính Chúa.
Thăm viếng và ôm hôn một người đau khổ như thế là giúp đỡ họ bằng những việc làm cụ thể, là nói những lời tốt đẹp để khích lệ, thăm viếng họ để ủi an, mỉm cười với họ, và tại sao không dành cho nhau những sự hôn chào thân ái và thánh thiện trong Chúa khi chúng ta gặp gỡ nhau.
Đó là những cây nến đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể thắp lên bên hang đá mỗi độ Giáng Sinh về. Amen!
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Lễ ngày Giáng Sinh : Suy niệm lễ Giáng Sinh -
Lm. Anthony Trung Thành
09:29 23/12/2016
Suy Niệm LỄ GIÁNG SINH 2016 (Lễ Ngày)
Mỗi dịp Giáng Sinh về, chúng ta thường có thói quen quỳ bên hang đá. Khi quỳ bên hang đá, chắc chắn mỗi người sẽ có những cảm nhận nào đó về Giáng Sinh. Riêng tôi, quỳ bên hang đá, tôi cảm thấy có những lời mời gọi sau đây:
1. Lời mời gọi sống tinh thần nghèo khó.
Suy ngắm hang đá, tôi nhận thấy Hài Nhi Giêsu là mẫu gương sống tinh thần nghèo khó. Ngài là Thiên Chúa, thuộc dòng tộc Đavít. Ngài có thể chọn cho mình một cung điện nguy nga lộng lẫy để sinh ra. Nhưng không, Ngài đã từ bỏ chốn hoàng cung huy hoàng lộng lẫy để chọn sinh ra nơi hang đá nghèo hèn. Ngài còn sống cảnh nghèo khó đó trong suốt ba mươi năm ẩn dật ở làng quê Nazareth và ba năm đi loan báo Tin mừng. Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (x. Mt 8,20). Ngài còn mời gọi chúng ta sống tinh thần nghèo khó: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ.” (x. Mt 5,3).
Vì vậy, suy ngắm hang đá nhắc nhở chúng ta sống tinh thần nghèo khó bằng cách biết sống tiết kiệm, ít mùa sắm hơn và biết quan tâm tới những người nghèo khó, bệnh tật. Suy ngắm hang đá mời gọi chúng ta sống tinh thần nghèo khó hơn trước mặt Chúa và mọi người để phục vụ anh chị em mình.
2. Lời mời gọi xây dựng hòa bình
Ai trong chúng ta cũng muốn có sự bình an. Gia đình nào cũng muốn có sự hòa thuận. Đất nước nào cũng muốn có hòa bình. Nhưng thử hỏi: Có mấy ai, có bao nhiêu gia đình, có bao giờ đất nước được sự bình an cách trọn vẹn? Suy ngắm hang đá, tôi nghe văng vẳng bên tai lời của các Thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Đó là bình an mà Hài Nhi đem đến cho nhân loại, nhưng cũng là lời mời gọi chúng ta xây dựng sự bình an. Hãy tạo cho mình có được sự bình an của Chúa và hãy luôn xây đắp sự bình an cho mình, cho gia đình và nơi mỗi môi trường mình sống. Đó là bổn phận của những người con cái Chúa. Chính Đức Giêsu đã nói: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” (x. Mt 5,9). Ai cũng ý thức kiếm tìm và xây đắp sự bình an thì chắc chắn gia đình sẽ có bình an, đất nước có sự bình an và thế giới sẽ có hòa bình.
3. Lời mời gọi bảo vệ sự sống
Suy ngắm hang đá, tôi thấy Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn quan tâm chăm sóc Hài Nhi Giêsu. Hai ông bà cố gắng tìm một quán trọ để cho Hài Nhi sinh ra. Nhưng vì nghèo khó, nên bị người ta từ chối. Hai ông bà phải chấp nhận sinh con nơi hang đá. Dầu vậy, để đảm bảo cho Hài Nhi, hai ông bà cố gắng tìm chỗ tốt nhất để bọc Hài nhi trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,7). Sau đó, hai ông bà đã bất chấp đường xa cách trở đưa Hài Nhi trốn sáng Ai Cập để tránh sự lùng bắt của bạo chúa Hêrôđê (x. Mt 2,14).
Ngày hôm nay, biết bao nhiêu trẻ thơ bị giết chết hoặc bị xâm hại do bàn tay của người lớn. Tại Việt Nam, theo các số liệu thống kê cho biết: bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới (Theo Vietnamnet.vn). Mặt khác, cả nước còn có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe (Theo VOA.VN). Ngoài ra, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái (Theo VTC News)…Rất nhiều trẻ em phải lâm vào cuộc sống đường phố, vì không được sự quan tâm, chăm sóc của người lớn.
Là người Kitô hữu, chúng ta phải biết tôn trọng sự sống, biết bảo vệ những trẻ em vô tội: không phá thai hay cộng tác vào việc phá thai; hãy lên án những luật lệ cho phép phá thai; hãy tìm mọi cách để bảo vệ trẻ em thoát khỏi những Hêrôđê của thời đại. Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân, nhất là của các gia đình. Thư mục vụ HĐGMVN năm 2013, mời gọi các gia đình: “…Tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa.” (Số 6).
4. Lời mời gọi sống tinh thần truyền giáo
Suy ngắm hang đá, tôi nhớ lời tuyên xưng trong Kinh Tin Kính rằng: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.” Đức Giêsu đã xuống thế làm người hơn hai ngàn năm nay nhằm để cứu độ tất cả mọi người. Nhưng hiện tại, trên thế giới mới chỉ có khoảng 17% người Công Giáo. Trong số những người Công Giáo vẫn có những người chưa thực sự sống giáo huấn của Đức Giêsu. Vì vậy, suy ngắm hang đá, tôi được mời gọi sống tinh thần truyền giáo: Truyền giáo bằng lời cầu nguyện, truyền giáo bằng việc rao giảng, nhưng trên hết cần phải truyền giáo bằng chính chứng tá đời sống bác ái yêu thương. Đức Giêsu nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." (x. Ga 13,35).
Nguyện xin Hài Nhi Giêsu cho mỗi người chúng ta biết sống tinh thần nghèo khó, biết xây dựng hòa bình, biết bảo vệ sự sống và biết mang Chúa đến cho mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi dịp Giáng Sinh về, chúng ta thường có thói quen quỳ bên hang đá. Khi quỳ bên hang đá, chắc chắn mỗi người sẽ có những cảm nhận nào đó về Giáng Sinh. Riêng tôi, quỳ bên hang đá, tôi cảm thấy có những lời mời gọi sau đây:
1. Lời mời gọi sống tinh thần nghèo khó.
Suy ngắm hang đá, tôi nhận thấy Hài Nhi Giêsu là mẫu gương sống tinh thần nghèo khó. Ngài là Thiên Chúa, thuộc dòng tộc Đavít. Ngài có thể chọn cho mình một cung điện nguy nga lộng lẫy để sinh ra. Nhưng không, Ngài đã từ bỏ chốn hoàng cung huy hoàng lộng lẫy để chọn sinh ra nơi hang đá nghèo hèn. Ngài còn sống cảnh nghèo khó đó trong suốt ba mươi năm ẩn dật ở làng quê Nazareth và ba năm đi loan báo Tin mừng. Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (x. Mt 8,20). Ngài còn mời gọi chúng ta sống tinh thần nghèo khó: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ.” (x. Mt 5,3).
Vì vậy, suy ngắm hang đá nhắc nhở chúng ta sống tinh thần nghèo khó bằng cách biết sống tiết kiệm, ít mùa sắm hơn và biết quan tâm tới những người nghèo khó, bệnh tật. Suy ngắm hang đá mời gọi chúng ta sống tinh thần nghèo khó hơn trước mặt Chúa và mọi người để phục vụ anh chị em mình.
2. Lời mời gọi xây dựng hòa bình
Ai trong chúng ta cũng muốn có sự bình an. Gia đình nào cũng muốn có sự hòa thuận. Đất nước nào cũng muốn có hòa bình. Nhưng thử hỏi: Có mấy ai, có bao nhiêu gia đình, có bao giờ đất nước được sự bình an cách trọn vẹn? Suy ngắm hang đá, tôi nghe văng vẳng bên tai lời của các Thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Đó là bình an mà Hài Nhi đem đến cho nhân loại, nhưng cũng là lời mời gọi chúng ta xây dựng sự bình an. Hãy tạo cho mình có được sự bình an của Chúa và hãy luôn xây đắp sự bình an cho mình, cho gia đình và nơi mỗi môi trường mình sống. Đó là bổn phận của những người con cái Chúa. Chính Đức Giêsu đã nói: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” (x. Mt 5,9). Ai cũng ý thức kiếm tìm và xây đắp sự bình an thì chắc chắn gia đình sẽ có bình an, đất nước có sự bình an và thế giới sẽ có hòa bình.
3. Lời mời gọi bảo vệ sự sống
Suy ngắm hang đá, tôi thấy Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn quan tâm chăm sóc Hài Nhi Giêsu. Hai ông bà cố gắng tìm một quán trọ để cho Hài Nhi sinh ra. Nhưng vì nghèo khó, nên bị người ta từ chối. Hai ông bà phải chấp nhận sinh con nơi hang đá. Dầu vậy, để đảm bảo cho Hài Nhi, hai ông bà cố gắng tìm chỗ tốt nhất để bọc Hài nhi trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,7). Sau đó, hai ông bà đã bất chấp đường xa cách trở đưa Hài Nhi trốn sáng Ai Cập để tránh sự lùng bắt của bạo chúa Hêrôđê (x. Mt 2,14).
Ngày hôm nay, biết bao nhiêu trẻ thơ bị giết chết hoặc bị xâm hại do bàn tay của người lớn. Tại Việt Nam, theo các số liệu thống kê cho biết: bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới (Theo Vietnamnet.vn). Mặt khác, cả nước còn có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe (Theo VOA.VN). Ngoài ra, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái (Theo VTC News)…Rất nhiều trẻ em phải lâm vào cuộc sống đường phố, vì không được sự quan tâm, chăm sóc của người lớn.
Là người Kitô hữu, chúng ta phải biết tôn trọng sự sống, biết bảo vệ những trẻ em vô tội: không phá thai hay cộng tác vào việc phá thai; hãy lên án những luật lệ cho phép phá thai; hãy tìm mọi cách để bảo vệ trẻ em thoát khỏi những Hêrôđê của thời đại. Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân, nhất là của các gia đình. Thư mục vụ HĐGMVN năm 2013, mời gọi các gia đình: “…Tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa.” (Số 6).
4. Lời mời gọi sống tinh thần truyền giáo
Suy ngắm hang đá, tôi nhớ lời tuyên xưng trong Kinh Tin Kính rằng: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.” Đức Giêsu đã xuống thế làm người hơn hai ngàn năm nay nhằm để cứu độ tất cả mọi người. Nhưng hiện tại, trên thế giới mới chỉ có khoảng 17% người Công Giáo. Trong số những người Công Giáo vẫn có những người chưa thực sự sống giáo huấn của Đức Giêsu. Vì vậy, suy ngắm hang đá, tôi được mời gọi sống tinh thần truyền giáo: Truyền giáo bằng lời cầu nguyện, truyền giáo bằng việc rao giảng, nhưng trên hết cần phải truyền giáo bằng chính chứng tá đời sống bác ái yêu thương. Đức Giêsu nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." (x. Ga 13,35).
Nguyện xin Hài Nhi Giêsu cho mỗi người chúng ta biết sống tinh thần nghèo khó, biết xây dựng hòa bình, biết bảo vệ sự sống và biết mang Chúa đến cho mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 23/12/2016
35. Nếu anh muốn cho người khác nước hằng sống, thì trước tiên anh phải có đầy tràn nước hằng sống của Thiên Chúa, sau đó mới đem rót cho tha nhân.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn Độ: Bạo loạn, nhà thờ Tin Lành bị cấm, chính quyền giới nghiêm, TGM Công Giáo kêu gọi hoà giải
Xavier Nguyễn Đông
11:37 23/12/2016
Vụ tấn công các nhà thờ là hậu quả của một tình trạng bất ổn chính trị và tranh chấp lãnh thổ kéo dài với nhiều bạo lực và căng thẳng. Dù cho các tranh chấp không có tính cách tôn giáo, nhưng hình như nhóm đa số Meiteis, một nhóm dân tộc chủ yếu là người Hindu, đã tấn công các nhà thờ để chứng tỏ uy quyền cuả họ.
Tranh chấp xảy ra vào đầu tháng mười một sau khi chính phủ quyết định thiết lập bảy huyện mới để thu thuế. Những khu mới này đa phần là những khu vực sinh sống của bộ tộc Naga và Kukis trong dãy núi Naga Hills, là hai nhóm dân tộc và chủ yếu là Kitô hữu Tin Lành.
Thành viên của Hội đồng Naga đoàn kết (UNC) đã dựng rào chắn trên hai đường cao tốc cuả bang Manipur để gián đoạn giao thông và tiếp vận.
Ngày 15 Tháng 12 trong lễ nhậm chức của huyện Lokchow mới. Chiến binh bộ tộc của Hội đồng xã hội chủ nghĩa Nagaland đã tấn công một đồn cảnh sát, giết chết ba cảnh sát và làm bị thương 14 người khác.
Tình trạng bất ổn nổ ra tại thủ đô trong những ngày tiếp theo, với nhiều xe bị đốt cháy và một số bom tự tạo ném trên đường phố.
Nhóm đa số Meiteis đã phản ứng bằng cách tấn công hai nhà thờ vào ngày 17 tháng 12.
Những kẻ tấn công đã niêm yểt một tấm bảng trên tường của nhà thờ nói rằng "Không ai được phép thờ phượng và ăn mừng Giáng sinh mà không xin phép trước"
Để tránh bạo lực, chính phủ đã áp đặt lệnh giới nghiêm tại thủ đô và đình chỉ mọi thông tin liên lạc bằng điện thoại di động ít nhất cho đến Giáng sinh.
Chính phủ Liên bang Ấn Độ cũng đã can thiệp ngày 22/12/2016, gửi 4.000 binh sĩ bán quân sự để tuần tra các đường phố và dập tắt bạo lực sắc tộc.
Nhóm Phối hợp Sứ mệnh Hòa bình (JPMT) ở đông bắc Ấn Độ, mà Đức Cha Thomas Menamparampil tổng giám mục về hưu cuả Guwahati là đồng chủ tịch, đã nỗ lực can thiệp để khôi phục hòa bình, kêu gọi "lòng thiện tâm cuả tất cả các nhóm và cộng đồng, tránh mọi hành động làm trầm trọng thêm tình hình. Chúng tôi kêu gọi các đại diện của tất cả các nhóm liên quan hãy tham gia vào một cuộc đối thoại nghiêm túc để khám phá những phương cách để tạo hiểu biết về những gì có thể đóng góp vào lợi lâu dài của bang Manipur và tất cả các cộng đồng sinh sống ở đó ".
Nhờ những nỗ lực kiến tạo hòa bình của nhóm JPMT, một cuộc họp đã được tổ chức ngày hôm qua giữa cạc đại diện cuả các cng đồng Naga, Kukis và Meiteis. Các nhân chứng báo cáo rằng sự đối thoại 'mặt đối mặt' (tête-à-tête) là tích cực và hy vọng sẽ có một giải pháp kịp thời cho cuộc khủng hoảng.
Đức Cha Thomas Menamparampil, kêu gọi tất cả mọi người hãy phản ánh và tham gia vào các cuộc đối thoại "cho một giải pháp 'rốt ráo.' Trong khi chờ đợi," Ngài nói, " xin hãy cầu nguyện cho Manipur. "
Ấn Độ: Người Công Giáo yêu cầu chính quyền bảo vệ trong dịp Giáng Sinh
Xavier Nguyễn Đông
12:10 23/12/2016
Bhubaneswar (Agenzia Fides,22/12/2016) - Các Kitô hữu của quận Kandhamal ở bang Orissa, Ấn Độ, nơi xảy ra cuộc thảm sát năm 2008 chống Kitô giáo, đã kêu gọi một muà Giáng sinh trong hòa bình và không bạo lực: "Chúng tôi muốn ăn mừng Giáng sinh trong hòa bình và thanh thản ", là lời kêu gọi cuả LM Pradosh Chandra Nayak, mục chánh xứ nhà thờ Đức Mẹ Bác Ái cuả xã Raikia quận Kandhamal. Vị chạnh xứ đã gửi một văn bản yêu cầu đồn cảnh sát địa phương ở Raikia bảo vệ cho các nhà thờ và các làng Kitô giáo trong dịp lễ kỷ niệm Giáng sinh.
"Mỗi năm vào dịp lễ Giáng sinh, như một biện pháp phòng ngừa, chúng tôi yêu cầu cảnh sát bảo vệ, để đảm bảo sự bình an của các cộng đồng Kitô hữu, vẫn bị các nhóm cuồng tín Hindu đe dọa", vị linh mục nói. "Chúng tôi hy vọng rằng không có gì xảy ra, và các Kitô hữu có thể ăn mừng Giáng sinh trong hòa bình. Chúng tôi cầu nguyện cho việc ngự xuống của Chúa Kitô là hoàng tử của hòa bình", ngài kết luận.
Nhắc lại, từ tháng 8 năm 2008 và kéo dài một thời gain rất lâu, đã xảy ra một cuộc bạo động chống Kitô giáo khốc liệt ở quận Kandhamal, gây ra trên 100 tử vong và nhiễu phụ nữ và nữ tu bị hãm hiếp. Kể từ đó, những dịp Giáng sinh đã là những khoảnh khắc mà các tín hữu lo sợ bạo lực bởi những kẻ cuồng tín Hindu.
Đức Tổng Giám Mục John Barwa của Tổng Giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đã gửi một thông điệp tới các linh mục, tu sĩ và giáo dân "kêu mời họ hãy ăn mừng Giáng sinh với niềm vui và không sợ hãi".
Có 24 giáo xứ Công Giáo ở quận Kandhamal trong tổng số 36 giáo xứ cuả Tổng Giáo phận Cuttack-Bhubaneswar. Giáo phấn có một dân số khoảng 70 ngàn tín hữu.
Thủ phạm khủng bố ở Berlin đã bị giểt.
Biển Đức Phan Anh
15:24 23/12/2016
ROME (23/12/2016) - Nghi can vụ khủng bố bằng xe tải ở Berlin đã bị giết chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát Ý ở ngoại ô Milan.
Bộ trưởng Nội vụ Ý Marco Minniti mô tả là cảnh sát đã quan sát thấy một "người đàn ông đáng nghi ngờ" vào khoảng 3:00g sáng trong khu phố Sesto San Giovanni của Milan.
"Khi bị dừng lại, hắn đã bắn cảnh sát. Cảnh sát bắn trở lại," ông Minniti nói. Một cảnh sát bị thương trong cuộc đọ súng.
Nghi can là một người Tunisia tên là Anis Amri, đã bị "giết chết ngay tại chỗ," Minniti nói. Người bị giết là thủ phạm "không hề nghi ngờ gì cả" cuả cuộc khủng bố trong chợ Noel ở Berlin, ông nói thêm.
Các quan chức Đức sau đó xác nhận rằng người bị giết ở Ý đúng là tên Amri.
Tên này, mới 24 tuổi, đã từng là đối tượng của một cuộc săn lùng quốc tế sau khi cảnh sát tìm thấy căn cước của hắn bị rớt bên trong chiếc xe tải. Mười hai người đã thiệt mạng và gần 50 người bị thương trong vụ tấn công, ISIS đã nhận trách nhiệm tố chức.
Người cảnh sát trẻ bị thương ở vai trong cuộc đọ súng nhưng không đe dọa tính mạng.
Ông bộ trưởng Minniti nói: "Tôi đã nói với anh ấy rằng nhờ anh, Italia sẽ có thể có một kỳ nghỉ hạnh phúc hơn, và tất cả Italy nên tự hào về anh ấy.".
Cùng ngày, một phân nhánh cuả ISIS đã phát hành một video trong đó tên Amri thề trung thành với nhà lãnh đạo cuả nhóm cực đoan Abu Bakr al-Baghdadi.
Trong đoạn video, hắn đe dọa tấn công và kêu gọi người Hồi giáo tham gia thánh chiến.
Tên Amri từng bị bắt giam ở Ý, theo viên chức nhà tù thì hắn đã có một "thái độ bạo lực và ngang bướng" và được thường xuyên di chuyển giữa các nhà tù, nhưng không hề thấy dấu hiệu tôn giáo quá khích.
Nhà chức trách Ý đã cố gắng hồi hương tên Amri sau khi mãn tù nhưng Tunisia không nhận.
Hắn đến Đức vào năm 2015, và theo các quan chức Đức, đã bị theo dõi như một nguy cơ tiềm ẩn.
Tuy nhiên, những theo dõi của Đức "không tìm ra dấu hiệu" Amri là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Các theo dõi ấy kết thúc từ tháng Chín năm nay.
Tên Amri vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình ở Tunisia, và vừa mới gửi quà về nhà trước cuộc tấn công Berlin.
Những người trong gia đình nói rằng Amri đã chưa từng là một người mộ đạo. "Tôi bị sốc sau khi nghe tin qua giới truyền thông," Bà Nour Houdi mẹ của Amri noí. "Con trai tôi là hoàn toàn không tôn giáo. Hắn chỉ thường uống rượu."
"Nó đi di cư là để cải thiện tình trạng của nó và của gia đình," bà nói.
Vương quốc Hồi giáo Brunei cấm cử hành lễ Giáng Sinh.
Đặng Tự Do
15:37 23/12/2016
Kitô hữu được phép cử hành lễ Giáng Sinh ở nhà riêng của họ, nhưng một đạo luật mới cấm tất cả những thể hiện bên ngoài bao gồm cả các trang trí tại các địa điểm công cộng cũng như trước tư gia. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến năm năm tù.
Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.
Lệnh cấm được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo.
Ngoài Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.
Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.
Lệnh cấm được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo.
Ngoài Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.
Trong thông điệp Giáng Sinh, các nhà lãnh đạo Giáo Hội cầu xin cho hòa bình ở Thánh Địa
Đặng Tự Do
15:51 23/12/2016
Trong một thông điệp Giáng Sinh chung, các nhà lãnh đạo của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông đã khuyến khích các chính trị gia trên thế giới hướng đến “những con đường hòa bình và hòa giải”.
Thông điệp viết:
Giáng Sinh mang lại “lời hứa về đời sống phong phú: một cuộc sống không có sự xa lánh, không có băng hoại đạo đức, và ghẻ lạnh với nhau.”
Các ngài nói thêm: “Lời công bố của các thiên thần khi Ngôi Hai nhập thể phá vỡ các bức tường của sợ hãi, nghi kỵ và giam cầm. “
Các nhà lãnh đạo của các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa bày tỏ đau buồn trước những đau khổ lâu dài của người dân trong vùng, và dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho các trẻ em tại Trung Đông.
Các vị viết tiếp:
“Chúng tôi cầu nguyện để lời loan báo tin vui Chúa Giáng Sinh sẽ được nghe thấy trên các thành phố Aleppo và Mosul, và hòa bình có thể quay trở lại trên các đường phố và các khu phố để tất cả mọi người có thể quay trở về quê hương của họ và có thể sống trong sự yên hàn và bình an.
Thông điệp này được ký kết bởi mười ba nhà lãnh đạo Kitô giáo đại diện cho các cộng đồng địa phương của Công Giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin Lành Lutheran.
Thông điệp viết:
Giáng Sinh mang lại “lời hứa về đời sống phong phú: một cuộc sống không có sự xa lánh, không có băng hoại đạo đức, và ghẻ lạnh với nhau.”
Các ngài nói thêm: “Lời công bố của các thiên thần khi Ngôi Hai nhập thể phá vỡ các bức tường của sợ hãi, nghi kỵ và giam cầm. “
Các nhà lãnh đạo của các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa bày tỏ đau buồn trước những đau khổ lâu dài của người dân trong vùng, và dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho các trẻ em tại Trung Đông.
Các vị viết tiếp:
“Chúng tôi cầu nguyện để lời loan báo tin vui Chúa Giáng Sinh sẽ được nghe thấy trên các thành phố Aleppo và Mosul, và hòa bình có thể quay trở lại trên các đường phố và các khu phố để tất cả mọi người có thể quay trở về quê hương của họ và có thể sống trong sự yên hàn và bình an.
Thông điệp này được ký kết bởi mười ba nhà lãnh đạo Kitô giáo đại diện cho các cộng đồng địa phương của Công Giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin Lành Lutheran.
Giáo Hội thành công trong nỗ lực trung gian hòa giải tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo
Đặng Tự Do
16:19 23/12/2016
Hôm 23 tháng 12, thông tấn xã Reuters đưa tin Giáo Hội Công Giáo tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã đạt được một thỏa thuận bất ngờ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị đã dẫn đến bạo động kinh hoàng giữa những người ủng hộ Tổng thống Joseph Kabila và các nhà lãnh đạo đối lập.
Quốc gia tại miền Trung châu Phi đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Tổng thống Joseph Kabila hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Hai 19 tháng 12 nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và một cuộc bầu cử lại không thể được tiến hành ít nhất là cho đến sau năm 2018.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc là tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn. 34 người bị giết và hàng trăm người bị bắt giữ.
Theo thỏa thuận mới đạt được, tổng thống Kabila, là người cai trị của quốc gia từ năm 2001, sẽ ở lại chức vụ này trong vòng một năm tới nhưng không được ra tranh cử một nhiệm kỳ nào khác và cuộc bầu cử phải được diễn ra một cách dân chủ trong năm tới 2017.
Quốc gia tại miền Trung châu Phi đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Tổng thống Joseph Kabila hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Hai 19 tháng 12 nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và một cuộc bầu cử lại không thể được tiến hành ít nhất là cho đến sau năm 2018.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc là tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn. 34 người bị giết và hàng trăm người bị bắt giữ.
Theo thỏa thuận mới đạt được, tổng thống Kabila, là người cai trị của quốc gia từ năm 2001, sẽ ở lại chức vụ này trong vòng một năm tới nhưng không được ra tranh cử một nhiệm kỳ nào khác và cuộc bầu cử phải được diễn ra một cách dân chủ trong năm tới 2017.
Máu Thánh Januarius không hóa lỏng, hỏa diệm sơn gần Naples rục rịch hoạt động trở lại
Đặng Tự Do
16:35 23/12/2016
Các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển của đảo Sicily, gần Naples, đã hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Tin tức về các hoạt động núi lửa được công bố chưa đầy một tuần sau khi máu của Thánh Januarius không hóa lỏng khi được chưng bày trong nhà thờ Naples.
Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý và được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Ngài chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Tuy nhiên, máu đã không hóa lỏng vào ngày 16 tháng 12 năm nay. Mặc dù, sự kiện kỳ lạ này đã xảy ra, như mong đợi, một vài tháng trước đó, vào ngày 19 tháng 9.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Tin tức về các hoạt động núi lửa được công bố chưa đầy một tuần sau khi máu của Thánh Januarius không hóa lỏng khi được chưng bày trong nhà thờ Naples.
Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý và được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Ngài chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Tuy nhiên, máu đã không hóa lỏng vào ngày 16 tháng 12 năm nay. Mặc dù, sự kiện kỳ lạ này đã xảy ra, như mong đợi, một vài tháng trước đó, vào ngày 19 tháng 9.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Các Giám mục trong Liên Hiệp Âu Châu chỉ trích các dự luật thay đổi luật tị nạn tại châu Âu
Đặng Tự Do
16:46 23/12/2016
Ủy ban Hội đồng Giám mục châu Âu, với sự tham gia của Caritas Europa, dịch vụ người tị nạn dòng Tên, và bảy tổ chức Kitô giáo khác, đã công bố một tài liệu dày 11 trang chỉ trích những dự luật nhằm thay đổi luật tị nạn tại châu Âu.
Tuyên bố đưa ra hôm 21 tháng 12 cho biết:
“Theo quan điểm của chúng tôi, những dự luật này không cung cấp một hệ thống công bằng, minh bạch và hiệu quả cho người tị nạn dựa trên các chuẩn mực bảo vệ hiện hành. Ngược lại, nó có ý định hạ thấp các tiêu chuẩn bảo vệ, đùn đẩy trách nhiệm bảo vệ quốc tế cho các nước trong thế giới thứ ba, tăng cường việc sử dụng các trại giam và các biện pháp trừng phạt khác, trong khi giới hạn các kênh pháp lý”.
Tuyên bố đưa ra hôm 21 tháng 12 cho biết:
“Theo quan điểm của chúng tôi, những dự luật này không cung cấp một hệ thống công bằng, minh bạch và hiệu quả cho người tị nạn dựa trên các chuẩn mực bảo vệ hiện hành. Ngược lại, nó có ý định hạ thấp các tiêu chuẩn bảo vệ, đùn đẩy trách nhiệm bảo vệ quốc tế cho các nước trong thế giới thứ ba, tăng cường việc sử dụng các trại giam và các biện pháp trừng phạt khác, trong khi giới hạn các kênh pháp lý”.
Đức Thánh Cha châu phê văn kiện về các nguyên nhân phong thánh
Thanh Quảng sdb
17:51 23/12/2016
Đức Thánh Cha châu phê văn kiện về các nguyên nhân phong thánh
(Vatican Radio) Đức Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ năm ngày 22/12/2016 đã chấp nhận văn kiện về các nguyên nhân phong thánh do Đức Hồng Y Angelo Amato, S.D.B., Tổng Trưởng của Bộ Tuyên Thánh đệ đạt. Văn kiện này đề cập tới:
- Phép lạ do sự cầu bầu của Chân Phước Faustino Miguez, linh mục Dòng Con cái Mẹ Thiên Chúa được gọi tắt là Piarists, người sáng lập Dòng các Nữ Tu Calasation của Chúa Chiên Lành, ngài sinh ra ngày 24 tháng 3 năm 1831 và qua đời vào ngày 08 tháng ba năm 1925;
- Phép lạ do lời bầu cử của Tôi Tớ Chúa Leopoldina Naudet, sáng lập Tu Hội Nữ Thánh Gia Thất; sinh ngày 31 tháng 5 năm 1773, và qua đời ngày 17 Tháng Tám năm 1834;
- Các cuộc tử đạo của các Tôi Tớ Chúa Linh mục Matthew Casals, Thầy Theophilus Casajus Dòng Ferdinand Saperas và 106 đồng bạn thuộc Tu Hội Truyền Giáo Con cái của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria; bị thảm sát trong cuộc hận thù chống đức tin thời nội chiến ở Tây Ban Nha những năm 1936 và 1937;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Linh mục giáo phận Giovanni Battista Fouque sinh ngày 12 tháng 9 năm 1851 và qua đời ngày 5 tháng 12 năm 1926;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Thầy Lorenzo (tên gọi khấn dòng là Egidio Marcelli), thuộc Tu Hội Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô; sinh ngày 30 tháng 8 năm 1874 và qua đời ngày 14 Tháng 10 năm 1953;
- Các nhân đức anh hùng của vị Tôi tớ Chúa Maria Raffaella, Đấng sáng lập Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria (tên khấn dòng là Sebastiana Lladó y Sala), sinh ngày 2 tháng 1 năm 1814 và qua đời vào ngày 08 tháng ba năm 1899;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Clelia Merloni, sáng lập Tu Hội Tông Đồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu; sinh 10 tháng 3 năm 1861 và qua đời 21 tháng 11 năm 1930;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Isidoro Ledesma, Cư sĩ của Hiệp Hội Thánh Giá và thành viên của Tu hội Nhà Chúa (Opus Dei); sinh 13 tháng 9 năm 1902 và qua đời ngày 15 tháng bảy năm 1943.
(Nguồn Vatican Radio)
- Phép lạ do sự cầu bầu của Chân Phước Faustino Miguez, linh mục Dòng Con cái Mẹ Thiên Chúa được gọi tắt là Piarists, người sáng lập Dòng các Nữ Tu Calasation của Chúa Chiên Lành, ngài sinh ra ngày 24 tháng 3 năm 1831 và qua đời vào ngày 08 tháng ba năm 1925;
- Phép lạ do lời bầu cử của Tôi Tớ Chúa Leopoldina Naudet, sáng lập Tu Hội Nữ Thánh Gia Thất; sinh ngày 31 tháng 5 năm 1773, và qua đời ngày 17 Tháng Tám năm 1834;
- Các cuộc tử đạo của các Tôi Tớ Chúa Linh mục Matthew Casals, Thầy Theophilus Casajus Dòng Ferdinand Saperas và 106 đồng bạn thuộc Tu Hội Truyền Giáo Con cái của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria; bị thảm sát trong cuộc hận thù chống đức tin thời nội chiến ở Tây Ban Nha những năm 1936 và 1937;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Linh mục giáo phận Giovanni Battista Fouque sinh ngày 12 tháng 9 năm 1851 và qua đời ngày 5 tháng 12 năm 1926;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Thầy Lorenzo (tên gọi khấn dòng là Egidio Marcelli), thuộc Tu Hội Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô; sinh ngày 30 tháng 8 năm 1874 và qua đời ngày 14 Tháng 10 năm 1953;
- Các nhân đức anh hùng của vị Tôi tớ Chúa Maria Raffaella, Đấng sáng lập Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria (tên khấn dòng là Sebastiana Lladó y Sala), sinh ngày 2 tháng 1 năm 1814 và qua đời vào ngày 08 tháng ba năm 1899;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Clelia Merloni, sáng lập Tu Hội Tông Đồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu; sinh 10 tháng 3 năm 1861 và qua đời 21 tháng 11 năm 1930;
- Các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Isidoro Ledesma, Cư sĩ của Hiệp Hội Thánh Giá và thành viên của Tu hội Nhà Chúa (Opus Dei); sinh 13 tháng 9 năm 1902 và qua đời ngày 15 tháng bảy năm 1943.
(Nguồn Vatican Radio)
Người Pháp xửng sốt vì một linh mục vừa đắc cử làm viện trưởng đại học công lập Strasbourg.
Trần Mạnh Trác
19:37 23/12/2016
PARIS, Pháp (23/12/2016) - Người Pháp từng hãnh diện vì họ có ngoại lệ, cho đến khi... xảy ra một điều gì khác ý. Trường hợp như vậy đã xảy ra ở Alsace, khi một linh mục Công Giáo được bầu làm viện trưởng của trường Đại học công lập Strasbourg.
Linh mục Michel Deneken, 59 tuổi, từng giữ chức khoa trưởng khoa thần học Công Giáo của trường trong những năm 2001-2009 và sau đó giữ chức phó chủ tịch đầu tiên của trường trước khi được đa số bầu chọn công khai để trở thành người đứng đầu của một trong những trung tâm giáo dục cao đẳng hàng đầu của quốc gia.
Sự bổ nhiệm vị linh mục đã khuấy lên một cơn bão tố.
Sáu giáo sư đã ký một bức thư ngỏ cảnh báo rằng cuộc bầu cử LM Deneken cỏ thể làm căng thẳng tôn giáo ở Pháp và vì có "quan hệ với tôn giáo" sẽ làm hoen ố nghiêm trọng danh tiếng của trường đại học Strasbourg, từng có bốn nhà khoa học đoạt giải Nobel. Riêng Liên hiệp các sinh viên Cộng sản thì tuyên bố: "Vatican đã chiếm quyền Đại học Strasbourg!"
Nhóm sinh viên Cộng sản đặt câu hỏi liệu việc bổ nhiệm có hậu qủa gì đến những nghiên cứu về giới tính, thí nghiệm sinh học và các vấn đề khác mà Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận.
Hầu như bất cứ nơi nào ở Pháp, một nhà thần học không thể được thuê làm giảng viên, chứ đừng nói đến việc trở thành một viện trưởng đại học, bới vì có nguyên tắc tách biệt nhà thờ và nhà nước, môn thần học bị cấm giảng dạy trong giáo dục công cộng.
Sự tách biệt Giáo Hội và nhà nước này được quy định trong bộ luật năm 1905 và được gọi là chính sách tôn giáo tách biệt ở pháp. Luật trục xuất tôn giáo ra khỏi các dịch vụ công cộng - bao gồm giáo dục của nhà nước - trong một nước Pháp từng có truyền thống Công Giáo.
Nguyên tắc nghiêm ngặt như thế đã được ủng hộ rộng rãi, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây khi một số người Hồi giáo gây áp lực đòi hỏi phải có những miễn trữ cho Hồi giáo. Điều này thường dẫn đến những tranh chấp công cộng trong những năm gần đây, như lệnh cấm "burkini", quần áo tắm mùa hè trùm kín người.
Nhưng ở Alsace và Moselle thì có một ngoại lệ lớn đối với chính sách tôn giáo tách biệt ở pháp, đây là khu vực biên giới Pháp-Đức, từng thuộc về nước Đức khi bộ luật năm 1905 cuả Pháp được thông qua.
Khi nước Pháp lấy lại hai khu vực sau khi Thế chiến thứ nhất chấm dứt, chính quyền địa phương đã không thi hành bộ luật tách biệt này và đã được tòa án chấp thuận là một ngoại lệ trong khu vực của họ.
Điều đó có nghĩa là hai trường đại học trong khu vực, ở Strasbourg và Metz, vẫn giữ 'phong cách Đức'của họ, tức là có các khoa thần học Công Giáo và Tin lành dành cho giáo sĩ tương lai và cho cả các sinh viên dân sự.
Nhưng điều hợp pháp trong gần một thế kỷ này đã không tránh được những chỉ trích thế tục và đã là một ngạc nhiên, không chỉ cho LM Deneken, mà còn cho các đồng nghiệp của ngài.
"Chúng tôi thậm chí không biết ông ta là một linh mục," GS Jean-Loup Salzmann, chủ tịch của Hội đồ̀ng các viện trưởng Đại học cho biết. Ông Salzmann thêm rằng đây là một dấu hiệu tốt vì LM Deneken thực sự trung lập trong công việc của mình.
Vị viện trưởng mới (LM Deneken) mặc quần áo dân sự, như phần đông các linh mục người Pháp, và không đeo thánh giá trên áo.
Thụ phong linh mục năm 1985, ngài dành phần lớn sự nghiệp của mình trong giới học thuật. Nghiên cứu của ngài tập trung vào lịch sử của tín điều Công Giáo, thần học Đức thế kỷ 19 và phong trào đại kết.
"Nó giống như một cái tát vào mặt," LM Deneken nói về chiến dịch chống lại ngài, lưu ý rằng ngài đà là phó chủ tịch của trường đại học trong nhiều năm và đã là 'quyền viện trưởng' sau khi vị tiền nhiệm đã tham gia vào chính phủ hồi tháng Chín. "Đã chưa bao giờ gây ra bất kỳ vấn đề nào cả."
LM Deneken giải thích chính sách tôn giáo tách biệt ở pháp có nghĩa là nhà nước trung lập trong vấn đề tôn giáo và ngài không để cho đức tin của mình xác định các quyết định quản trị đại học.
"Nhưng nhiều người giải thích chính sách tôn giáo tách biệt ở pháp là một chính sách trung lập, các tôn giáo phải bị cấm khỏi các lĩnh vực công," ngài nói thêm rằng những nghi ngờ hung hăng trên toàn thể các tín ngưỡng như thế, là một giải thích hẹp hòi về pháp luật.
Theo luật của Pháp, phản ánh sự chống hàng giáo sĩ của những năm cuối thế kỷ 19, một linh mục không được phép giảng dạy trong các trường tiểu học hoặc trung học công lập. Nhưng không cấm họ giảng dậy ở những cấp cao hơn, do đó, một linh mục có thể dạy bất kỳ chủ đề thế tục nào tại bất kỳ trường đại học Pháp, miễn là ông trung lập trong việc giảng dạy.
Tuy nhiên, những hạn chế này không áp dụng ở Alsace và Moselle, vì vậy các nhà phê bình của ngài đã tìm tòi những lý lẽ khác để cố gắng ngăn chặn ngài
Liên hiệp các gia đình thế tục, một nhóm gây áp lực trong giáo dục công cộng, cho rằng việc bổ nhiệm ngài là bất hợp pháp vì ngài không có bằng tốt nghiệp đại học có giá trị và vì thế không thực sự đủ điều kiện để trở thành một giáo sư đại học.
Luận điệu trên thực sự chỉ là một 'mồi nhử' bới vì dù các trường đại học ớ Pháp không cấp bằng thần học, điều đó không làm thay đổi giá trị của những văn bằng được cấp ở Alsace và Moselle.
LM Dekenen nhận được học vị tiến sĩ thần học Công Giáo tại trường đại học Strasbourg trong năm 1986.
Một người không sử dụng tình trạng học vị để chống lại ngài là đối thủ cho chức viện trưởng trường đại học, giáo sư khoa học chính trị Hélène Michel. Bà nói: "Chúng tôi đã không đặt câu hỏi như vậy trong chiến dịch, nhưng tập trung vào các chính sách cho trường đại học. Nhưng chúng tôi đã đề cập đến vấn đề đó trong một số cuộc họp công cộng."
Khi các giáo sư và các lãnh đạo sinh viên cuả Hội đồng Quản trị bình chọn vị viện trưởng vào ngày 13, LM Deneken đã thắng dễ dàng với 26 phiếu, so với 9 phiếu cho bà Michel và một phiếu trắng.
Trong trận chiến chống nạn mại dâm, có ai nói về khách hàng không ?
Giuse Thẩm Nguyễn
22:23 23/12/2016
Trong trận chiến chống nạn mại dâm, có ai nói về khách hàng không ?
(EWTN News/CAN) Các nữ tu đang cố gắng để chấm dứt tình trạng mại dâm qua con đường buôn người, nhưng có một vấn đề quan trọng mà người ta thường không nhắc đến đó là vậy ai là kẻ mua dâm. Họ là ai và phải đối phó với họ như thế nào.
Nữ tu Monica Chikwe nói với các phóng viên rằng” Vấn đề là khách mua dâm. Không ai đề cập đến những người này. Mọi người nói về nạn nhân, nạn nhân rồi lại nạn nhân. Đúng thế phụ nữ bán dâm là nạn nhân của những người đàn ông mua dâm.”
Ngay trong Kinh Thánh, có một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tôi ngoại tình và bị mang đến gặp Chúa Giêsu, nhưng “nếu là ngoại tình thì người đàn ông kia đâu?”, không ai nói về người đàn ông ấy cả.
Ngày nay cũng thế. Nhiều người nói về nạn nhân, nhưng kẻ gây nên nạn nhân ấy là ai? Ai là kẻ mua dâm? Nữ tu Monica nói thêm rằng kẻ mua dâm không phải là kẻ không nhà, sống lang thang trên đường phố hay là người tâm thần. Mà họ là những kẻ xem ra như “người đàng hoàng, làm việc văn phòng, những người cha của gia đình, những người thắt cà vạt đi làm, những người đi trên phố xá … như thể họ không làm điều gì xấu cả.”
Chính những người đàn ông này đã bóc lột và lợi dụng những người phụ nữ. Mạng lưới chống buôn người muốn tìm và đưa ra vấn đề kẻ mua dâm với chính quyền cấp tiểu bang và liên bang.
Nữ tu Monia, một thành viên của RENATE network (Religious in Europe Networking Against Trafficking and Exploitation, tạm dịch là Mạng Lưới Chống Buôn Người và Bóc Lột của Tôn Giáo tại Châu Âu) tham dư hội thảo ở Roma ngày 6 tháng 12 với chủ đề “Chấm dứt nạn buôn người khởi đầu từ chúng ta.”
RENATE quyết tâm cùng làm việc để chấm dứt nạn buôn bán và bóc lột người. Thành viên của mạng lưới gồm các nữ tu, linh mục và giáo dân được huấn luyện chuyên môn trong lãnh vực tâm lý, tư vấn, luật pháp và cơ quan công lực.
Hội thảo được tổ chức tại khách sạn Tra Noi nhắm vào nhiệm vụ chính gọi là “Gióng lên tiếng nói của những người không có tiếng nói” Đây là nhiệm vụ cấp bách và ai cũng nên tự hỏi “Tôi có thể làm gì để tình trạng này chấm dứt?
Nữ tu nhắc lại chuyện một thanh niên cùng với nhóm bạn đi phát thực phẩm và quần áo cho những người mại dâm. Anh ta đã quá kinh ngạc vì khi vừa bước ra khỏi xe, anh nhìn thấy chiếc xe hơi của cha mình ở đó. Thần tượng về người cha của anh đã xụp đổ và anh đã phải qua điều trị vì cơn khủng hoảng ấy.
Nữ tu nhắc đến một trường hợp khác. Một người đàn ông đã có vợ đang chở trên xe một cô gái điếm đến nhà ngủ. Khi hai người đang ở trong xe thì bất ngờ bà vợ gọi điện thoại hỏi ông chồng xem ông có muốn bà nướng bánh Piza cho ông không, vì ông thường đi làm về vào giờ ấy. Nhưng ông chồng nói dối là đang bận việc và sẽ gọi lại khi ông trên đường về. Khi ông cúp máy thì cô gái nhìn người đàn ông và hỏi “ Ông dành cho vợ ông tình yêu kiểu gì vậy” nếu so với tình yêu mà vợ ông dành cho ông qua cuộc điện thoại vừa qua.
Đây là vấn đề mà mỗi người chúng ta phải đối diện, nhất là ở Ý vì ở đây bạo hành trong gia đình đã tăng rất cao và mạng lưới cũng đang có kế hoạch để chấm dứt việc bạo hành đối với phụ nữ.
Hiện nay có nhiều phụ nữ bị giết. Những người chồng nói yêu vợ con, yêu gia đình mà đi đến gái mại dâm thì khi ông ta về nhà “người vợ chẳng có nghĩa gì cả.” Người vợ trở thành vật cản, rất có thể bị giết.
Vì thế chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề trong mọi mức độ. Khách mua dâm không ở đâu xa, họ ở trong số chúng ta.
Nữ tu Imelda Poole, chủ tịch của mạng lưới RENATE nói với EWTN rằng lòng tham lam là nguyên nhân chính tạo nên nạn buôn người.
Xã hội chúng ta được phát triển với chủ nghĩa tiêu thụ, nhưng cần giàu có, quyền lực để đạt được mục đích. Nhưng khi càng giàu lại muốn giàu hơn và sự tham lam ấy tiêu diệt tình yêu.
Tính tham lam cũng hủy diệt sự tôn trọng và quyền con người. Từ thói ích kỷ điều khiển bởi tính tham lam biến con người trở thành tàn bạo, đè bẹp tiếng lương tâm và tất cả chỉ nhắm cho quyền lợi của riêng mình.Cuối cùng thì chính con người bị tàn phá, dù là kẻ buôn người hay người là nạn nhân buôn người.
Nữ tu Monica nói rằng để chấm dứt thị trường buôn người, nhất là ép buộc tình dục thì việc giáo dục và những biện pháp chế tài của pháp luật là cần thiết.
Nếu một cô gái ở nhà thổ mà cả ngày hôm nay và hôm sau nữa không có khách mua dâm thì những kẻ buôn người sẽ phải bỏ cái mục này. Việc đó bắt đầu bằng luật pháp và bằng giáo dục.
Có vài trường hợp một số cô gái được giúp đỡ, nhưng bọn buôn người chỉ bị tù vài ngày rồi lại được thả ra vì không có luật áp dụng trong trường hợp này.
Xã hội hiện nay đã bị mất đi những giá trị căn bản điều hành cuộc sống và những hành động của con người.
Có nhiều quốc gia ở Châu Âu đã hợp thức hóa mại dâm như nước Đức. Không có gái bán dâm lang thang trên đường, nhưng họ bị nhốt trong lồng kính, như tủ trưng quần áo cho người ta chọn lựa.
Đã bao lần tôi đã phải quay mặt đi và khóc thương khi nhìn thấy cảnh này. Nhân cách phụ nữ không thể bị giảm đi như thế này. Phụ nữ không được sinh ra để như thế này. Họ không thể biến thành món hàng cho đàn ông. Họ đã không còn là người.
Những phụ nữ bị rơi vào hoàn cảnh này vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng tâm lý dù đã qua chữa trị.
Nữ tư Imalda nói rằng vai trò của chúng tôi cố gắng chấm dứt nạn buôn người không phải là do khả năng chuyên môn của mạng lưới, nhưng còn vì chúng tôi muốn đến để bảo vệ nạn nhân.
Chúng tôi đến để cứu thoát, để bảo vệ và chúng tôi cũng hiểu được giới hạn công việc của mình. Chúng tôi làm việc theo nguyên tắc để có thể nâng đỡ một cách quảng đại.
Mục đích chính của RENATE là “chúng tôi yêu mến công việc và rất xót xa về tệ nạn này.”
Thay vì tìm kiếm đối thủ cạnh tranh hay quyền lực hay nhạy bén kinh doanh, các nữ tu có mặt vì “chúng tôi thực sự yêu con người và tin rằng Thiên Chúa muốn mọi người sinh ra đều có quyền sống với đầy đủ quyền làm người của mình.”Nữ tu Imelda đã nói như vậy.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CAN) Các nữ tu đang cố gắng để chấm dứt tình trạng mại dâm qua con đường buôn người, nhưng có một vấn đề quan trọng mà người ta thường không nhắc đến đó là vậy ai là kẻ mua dâm. Họ là ai và phải đối phó với họ như thế nào.
Nữ tu Monica Chikwe nói với các phóng viên rằng” Vấn đề là khách mua dâm. Không ai đề cập đến những người này. Mọi người nói về nạn nhân, nạn nhân rồi lại nạn nhân. Đúng thế phụ nữ bán dâm là nạn nhân của những người đàn ông mua dâm.”
Ngay trong Kinh Thánh, có một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tôi ngoại tình và bị mang đến gặp Chúa Giêsu, nhưng “nếu là ngoại tình thì người đàn ông kia đâu?”, không ai nói về người đàn ông ấy cả.
Ngày nay cũng thế. Nhiều người nói về nạn nhân, nhưng kẻ gây nên nạn nhân ấy là ai? Ai là kẻ mua dâm? Nữ tu Monica nói thêm rằng kẻ mua dâm không phải là kẻ không nhà, sống lang thang trên đường phố hay là người tâm thần. Mà họ là những kẻ xem ra như “người đàng hoàng, làm việc văn phòng, những người cha của gia đình, những người thắt cà vạt đi làm, những người đi trên phố xá … như thể họ không làm điều gì xấu cả.”
Chính những người đàn ông này đã bóc lột và lợi dụng những người phụ nữ. Mạng lưới chống buôn người muốn tìm và đưa ra vấn đề kẻ mua dâm với chính quyền cấp tiểu bang và liên bang.
Nữ tu Monia, một thành viên của RENATE network (Religious in Europe Networking Against Trafficking and Exploitation, tạm dịch là Mạng Lưới Chống Buôn Người và Bóc Lột của Tôn Giáo tại Châu Âu) tham dư hội thảo ở Roma ngày 6 tháng 12 với chủ đề “Chấm dứt nạn buôn người khởi đầu từ chúng ta.”
RENATE quyết tâm cùng làm việc để chấm dứt nạn buôn bán và bóc lột người. Thành viên của mạng lưới gồm các nữ tu, linh mục và giáo dân được huấn luyện chuyên môn trong lãnh vực tâm lý, tư vấn, luật pháp và cơ quan công lực.
Hội thảo được tổ chức tại khách sạn Tra Noi nhắm vào nhiệm vụ chính gọi là “Gióng lên tiếng nói của những người không có tiếng nói” Đây là nhiệm vụ cấp bách và ai cũng nên tự hỏi “Tôi có thể làm gì để tình trạng này chấm dứt?
Nữ tu nhắc lại chuyện một thanh niên cùng với nhóm bạn đi phát thực phẩm và quần áo cho những người mại dâm. Anh ta đã quá kinh ngạc vì khi vừa bước ra khỏi xe, anh nhìn thấy chiếc xe hơi của cha mình ở đó. Thần tượng về người cha của anh đã xụp đổ và anh đã phải qua điều trị vì cơn khủng hoảng ấy.
Nữ tu nhắc đến một trường hợp khác. Một người đàn ông đã có vợ đang chở trên xe một cô gái điếm đến nhà ngủ. Khi hai người đang ở trong xe thì bất ngờ bà vợ gọi điện thoại hỏi ông chồng xem ông có muốn bà nướng bánh Piza cho ông không, vì ông thường đi làm về vào giờ ấy. Nhưng ông chồng nói dối là đang bận việc và sẽ gọi lại khi ông trên đường về. Khi ông cúp máy thì cô gái nhìn người đàn ông và hỏi “ Ông dành cho vợ ông tình yêu kiểu gì vậy” nếu so với tình yêu mà vợ ông dành cho ông qua cuộc điện thoại vừa qua.
Đây là vấn đề mà mỗi người chúng ta phải đối diện, nhất là ở Ý vì ở đây bạo hành trong gia đình đã tăng rất cao và mạng lưới cũng đang có kế hoạch để chấm dứt việc bạo hành đối với phụ nữ.
Hiện nay có nhiều phụ nữ bị giết. Những người chồng nói yêu vợ con, yêu gia đình mà đi đến gái mại dâm thì khi ông ta về nhà “người vợ chẳng có nghĩa gì cả.” Người vợ trở thành vật cản, rất có thể bị giết.
Vì thế chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề trong mọi mức độ. Khách mua dâm không ở đâu xa, họ ở trong số chúng ta.
Nữ tu Imelda Poole, chủ tịch của mạng lưới RENATE nói với EWTN rằng lòng tham lam là nguyên nhân chính tạo nên nạn buôn người.
Xã hội chúng ta được phát triển với chủ nghĩa tiêu thụ, nhưng cần giàu có, quyền lực để đạt được mục đích. Nhưng khi càng giàu lại muốn giàu hơn và sự tham lam ấy tiêu diệt tình yêu.
Tính tham lam cũng hủy diệt sự tôn trọng và quyền con người. Từ thói ích kỷ điều khiển bởi tính tham lam biến con người trở thành tàn bạo, đè bẹp tiếng lương tâm và tất cả chỉ nhắm cho quyền lợi của riêng mình.Cuối cùng thì chính con người bị tàn phá, dù là kẻ buôn người hay người là nạn nhân buôn người.
Nữ tu Monica nói rằng để chấm dứt thị trường buôn người, nhất là ép buộc tình dục thì việc giáo dục và những biện pháp chế tài của pháp luật là cần thiết.
Nếu một cô gái ở nhà thổ mà cả ngày hôm nay và hôm sau nữa không có khách mua dâm thì những kẻ buôn người sẽ phải bỏ cái mục này. Việc đó bắt đầu bằng luật pháp và bằng giáo dục.
Có vài trường hợp một số cô gái được giúp đỡ, nhưng bọn buôn người chỉ bị tù vài ngày rồi lại được thả ra vì không có luật áp dụng trong trường hợp này.
Xã hội hiện nay đã bị mất đi những giá trị căn bản điều hành cuộc sống và những hành động của con người.
Có nhiều quốc gia ở Châu Âu đã hợp thức hóa mại dâm như nước Đức. Không có gái bán dâm lang thang trên đường, nhưng họ bị nhốt trong lồng kính, như tủ trưng quần áo cho người ta chọn lựa.
Đã bao lần tôi đã phải quay mặt đi và khóc thương khi nhìn thấy cảnh này. Nhân cách phụ nữ không thể bị giảm đi như thế này. Phụ nữ không được sinh ra để như thế này. Họ không thể biến thành món hàng cho đàn ông. Họ đã không còn là người.
Những phụ nữ bị rơi vào hoàn cảnh này vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng tâm lý dù đã qua chữa trị.
Nữ tư Imalda nói rằng vai trò của chúng tôi cố gắng chấm dứt nạn buôn người không phải là do khả năng chuyên môn của mạng lưới, nhưng còn vì chúng tôi muốn đến để bảo vệ nạn nhân.
Chúng tôi đến để cứu thoát, để bảo vệ và chúng tôi cũng hiểu được giới hạn công việc của mình. Chúng tôi làm việc theo nguyên tắc để có thể nâng đỡ một cách quảng đại.
Mục đích chính của RENATE là “chúng tôi yêu mến công việc và rất xót xa về tệ nạn này.”
Thay vì tìm kiếm đối thủ cạnh tranh hay quyền lực hay nhạy bén kinh doanh, các nữ tu có mặt vì “chúng tôi thực sự yêu con người và tin rằng Thiên Chúa muốn mọi người sinh ra đều có quyền sống với đầy đủ quyền làm người của mình.”Nữ tu Imelda đã nói như vậy.
Giuse Thẩm Nguyễn
Mười Hai Nguyên Tắc hướng dẫn cuộc cải tổ Giáo Triều
Vũ Văn An
23:41 23/12/2016
Chủ điểm bài nói chuyện của Đức Phanxicô tại Sala Clementina mới đây là về cuộc cải tổ giáo triều, một sứ mệnh ngài cho hay đã nhận được từ những vị đã bầu ngài làm giáo hoàng năm 2013. Ai cũng biết, sứ mệnh này đã được ngài hết sức nghiêm túc thi hành từ những ngày đầu triều đại của ngài.
Kết quả? Dường như một số người cho rằng kết quả cải tổ không mấy chút khả quan hoặc có lẽ tiến quá chậm. Nhà báo John Allen thì gợi ý: một số viên chức Vatican cho rằng mình đang sống trong một bầu khí lo âu “cấp thấp” vì không biết liệu việc mình làm có còn đó nữa hay không khi “nhạc ngừng tấu”; vả lại thực hết sức khó khăn cho họ có thể nghĩ trước hay đưa ra các dự án lâu dài, khi không biết bao giờ cuộc cải tổ này kết thúc, ngã ngũ.
Có lẽ để trả lời cho các quan tâm ấy, Đức Phanxicô đã không ngại liệt kê các thành tích đáng kể của cuộc cải tổ nói trên. Dù đáng kể, nhưng đó mới chỉ là một phần của cuộc cải tổ lần này. Tuy nhiên, điều được Đức Phanxicô nhấn mạnh ở đây là cuộc cải tổ sẽ không bao giờ chấm dứt cả, vì Giáo Hội luôn cần đổi mới (semper reformanda). Và sở dĩ luôn cần đổi mới là vì Giáo Hội luôn luôn sống động. Sống động đi đôi với đổi mới.
Ngài xác nhận: “cuộc cải tổ Giáo Triều là một diễn trình tế nhị cần được thi hành trong sự trung thành với những điều cốt yếu”. Nó phải được tiến hành bằng “sự biện phân liên tục, đức can đảm của phúc âm, hành động trì chí, im lặng tích cực, quyết định cứng rắn và thật nhiều cầu nguyện”. Nó đòi hỏi “đức khiêm nhường sâu sắc, tầm nhìn xa rõ ràng, với những bước tiến cụ thể và, nếu cần, cả bước lùi nữa”. Nó cần được thi hành “với một ý chí kiên định, sinh khí sống động, sức mạnh có trách nhiệm, đức vâng lời vô điều kiện” và “trước nhất, phó mình cho sự hướng dẫn hết sức bảo đảm của Chúa Thánh Thần, tin tưởng ở sự hỗ trợ cần thiết của Người”.
Điều lý thú là trong những chỉ dẫn kể trên ta thấy có sự “im lặng tích cực”. Đức Hồng Y Burke, một trong bốn vị Hồng Y muốn Đức Phanxicô phá vỡ im lặng để trả lời các “dubia” của các ngài và là người có mặt tại Sala Clementina hôm ấy, chắc hơi “chột dạ” khi nghe lời chỉ dẫn này: im lặng tích cực!
Liền sau các chỉ dẫn trên, Đức Phanxicô liệt kê 12 nguyên tắc dùng để hướng dẫn cuộc cải tổ Giáo Triều:
1. Trách nhiệm cá nhân (hoán cải bản thân)
Một lần nữa, tôi xin tái xác nhận sự quan trọng của việc hoán cải bản thân, vì không có nó, mọi thay đổi cơ cấu đều sẽ vô ích. Linh hồn đích thực của việc cải tổ là những người đàn ông đàn bà, vốn là thành phần của nó và làm cho nó khả hữu. Thực vậy, hoán cải bản thân nâng đỡ và củng cố hoán cải cộng đoàn.
Có một sự tương tác mạnh mẽ giữa các thái độ bản thân và các thái độ cộng đoàn. Một con người đơn độc có thể đem lợi ích to lớn cho toàn thể cơ quan, nhưng cũng mang thiệt hại to lớn và dẫn tới bệnh hoạn. Một cơ quan lành mạnh là một cơ quan có thể phục hồi, chấp nhận, củng cố, săn sóc và thánh hóa các thành viên của mình.
2. Quan tâm mục vụ (hoán cải mục vụ)
Nên để ý hình ảnh người chăn chiên (xem Edk 34:16; Ga 10:1-21) và nhìn nhận rằng Giáo Triều là một cộng đồng phục vụ, “điều cũng tốt cho chúng ta, những người được kêu gọi làm mục tử trong Giáo Hội, là để gương mặt Thiên Chúa, Đấng Chăn Chiên Lành, soi sáng chúng ta, thanh tẩy chúng ta và biến cải chúng ta, nên mới trọn vẹn, để phục vụ sứ mệnh của chúng ta. Để ngay trong các nơi làm viêc của chúng ta, chúng ta cảm thấy, vun sới và thực hành một cảm thức mục vụ trong lành, nhất là đối với những người chúng ta gặp hàng ngày. Đừng để ai cảm thấy bị làm ngơ hay xử tệ, nhưng người nào cũng cảm nhận được, ở đây trước nhất, sự săn sóc và quan tâm của Đấng Chăn Chiên Lành”. Đàng sau mọi giấy tờ đều có một con người.
Các cố gắng của mọi người đang làm việc tại Giáo Triều phải lấy hứng từ quan tâm mục vụ và nền linh đạo phục vụ và hiệp thông, vì đây là phản cực của mọi nọc độc tham vọng hư danh và thù nghịch ảo tưởng. Đức Phaolô VI cảnh cáo rằng “Giáo Triều Rôma không nên là cơ quan bàn giấy, như một số người phê phán nó, đầy tham vọng và lãnh cảm, chuyên vụ pháp lý và nghi thức, cơ sở huấn luyện của tham vọng ngụy trang và đối lập dấu mặt, như một số người khác vốn nghĩ về nó. Đúng hơn, nó phải là một cộng đồng thực sự của đức tin và đức ái, của cầu nguyện và sinh hoạt, của anh em và con cái Đức Giáo Hoàng, những người thi hành các bổn phận của mình trong sự kính trọng khả năng người khác và với một cảm thức hợp tác, để phục vụ ngài như ngài vốn phục vụ các anh em ngài và con cái của Giáo Hội hoàn vũ và của tòan thế giới”.
3. Tinh thần truyền giáo (lấy Chúa Kitô làm trung tâm)
Như Công Đồng vốn dạy, mục đích chính của mọi hình thức phục vụ trong Giáo Hội là đem Tin Mừng tới tận cùng thế giới. Vì “có những cơ cấu của Giáo Hội có thể gây trở ngại cho các cố gắng phúc âm hóa, tuy nhiên, ngay các cơ cấu tốt cũng chỉ hữu ích khi có một sự sống không ngừng thúc đẩy, nâng đỡ và lượng giá chúng. Không có sự sống mới và một tinh thần phúc âm chân chính, không có lòng trung thành của Giáo Hội đối với ơn gọi của mình, bất cứ cơ cấu mới nào cũng không mấy chốc trở thành vô hiệu”.
4. Rõ ràng về tổ chức
Dựa trên nguyên tắc mọi Bộ đều bằng nhau về pháp lý, nên việc tổ chức rõ ràng hơn cho các cơ quan của Giáo Triều là điều cần thiết, để làm rõ sự kiện này mỗi Bộ có phạm vi năng quyền riêng. Các phạm vi năng quyền này phải được tôn trọng, nhưng chúng cũng phải được phân phối một cách hợp lý, hữu hiệu và có kết quả. Do đó, không Bộ nào có thể lấn năng quyền của một Bộ khác, theo các qui định sẵn có của luật lệ. Mặt khác, mọi Bộ đều phúc trình trực tiếp lên Đức Giáo Hoàng.
5. Điều hành cải tiến
Việc sát nhập hai hay nhiều hơn các bộ có năng quyền trong các vấn đề tương tự hay có liên hệ mật thiết với nhau để tạo nên một Bộ duy nhất, một đàng, để đem lại cho Bộ mới này một tầm quan trọng lớn hơn (cả bề ngoài nữa). Mặt khác, sự gần gũi và tương tác của các cơ quan cá thể trong một Bộ duy nhất sẽ góp phần cho việc điều hành cải tiến (như hai Bộ mới thiết lập gần đây đã chứng tỏ).
Việc điều hành cải tiến cũng đòi hỏi phải luôn duyệt lại các vai trò, tính liên quan của các phạm vi năng quyền, và các trách nhiệm của nhân viên, và do đó, diễn trình tái bổ nhiệm, thuê mướn, ngưng việc, và cả thăng thưởng nữa.
6. Hiện đại hóa (cập nhật)
Điều này liên hệ tới khả năng giải thích và lưu ý tới “các dấu chỉ thời đại”. Theo chiều hướng này, “chúng ta quan tâm tới việc đưa ra các dự liệu để các Bộ Sở của Giáo Triều phù hợp với các hoàn cảnh thời ta và thích ứng với nhu cầu của Giáo Hội phổ quát”. Đây là yêu cầu của chính Công Đồng Vatican II: “các bộ sở của Giáo Triều nên được tổ chức lại một cách thích đáng hơn với nhu cầu thời đại và với những vùng và nghi lễ khác nhau, nhất là về số lượng, danh xưng, năng quyền, thủ tục và cách chúng phối trí các hoạt động của mình”.
7. Tính đơn giản
Đây là điều người ta vốn gọi là đơn giản hóa và hợp lý hóa Giáo Triều. Điều này bao gồm việc kết hợp hay sát nhập các Bộ dựa trên phạm vi năng quyền; đơn giản hóa bên trong các Bộ cá thể; việc dẹp bỏ các văn phòng không còn đáp ứng nhu cầu liên hệ; việc hội nhập vào các Bộ hay giảm các Ủy Ban, Hàn Lâm Viện, Ủy Ban, v.v… tất cả nhằm những điều thật cần thiết cho việc làm chứng thích đáng và chân chính mà thôi.
8. Tính phụ đới
Điều này liên hệ tới việc sắp xếp lại các phạm vi năng quyền chuyên biệt đối với các Bộ khác nhau, hoán chuyển chúng khi cần từ Bộ này sang Bộ nọ, nhằm đạt được sự độc lập, sự phối trí và tính phụ đới trong phạm vi năng quyền và việc tương tác hữu hiệu để phục vụ.
Cả ở đây nữa, phải tỏ rõ sự tôn trọng đối với nguyên tắc phụ đới và việc tổ chức rõ ràng liên quan tới các liên hệ với Phủ Quốc Vụ Khanh và, trong Phủ này, giữa các phạm vi năng quyền khác nhau, để khi thi hành các bổn phận riêng của mình, nó trở thành người trợ giúp trực tiếp và tức khắc của Đức Giáo Hoàng. Điều này cũng cải thiện sự phối trí giữa các phòng sở khác nhau của các Bộ và Văn Phòng của Giáo Triều. Phủ Quốc Vụ Khanh sẽ có khả năng thi hành chức năng quan trọng của nó khi đạt được sự hợp nhất, liên lập và phối trí giữa các phòng sở và khu vực khác nhau của mình.
9. Tính công đồng (Synodality)
Việc làm của Giáo Triều phải có tính công đồng, với các cuộc gặp gỡ thường xuyên của các vị đứng đầu Bộ dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng; thường xuyên phải dự liệu các buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng của các vị đứng đầu các Bộ và thường xuyên có những cuộc họp liên bộ. Con số giảm thiểu các Bộ sẽ cho phép các vị Bộ Trưởng yết kiến Đức Giáo Hoàng thường xuyên hơn và có hệ thống hơn cũng như các cuộc họp hữu ích của các vị đứng đầu các Bộ, vì điều này khó thực hiện được khi có quá nhiều các Bộ Sở.
Tính công đồng cũng phải hiển hiện trong việc làm của từng Bộ, với sự chú ý đặc biệt dành cho Hội Nghị Toàn Thể (Congress) và ít nhất Các Phiên Họp Thông Thường có tính thường xuyên hơn. Mỗi Bộ phải tránh sự phân mảnh gây ra do các nhân tố như việc nhân thừa các phòng chuyên môn, vốn có xu hướng tự qui chiếu vào chính mình. Sự phối trí chúng phải là nhiệm vụ của vị Thư Ký hay vị Phó Thư Ký.
10. Tính Công Giáo
Giữa các viên chức, ngoài các linh mục và những người tận hiến, tính Công Giáo của Giáo Hội phải được phản ảnh trong việc thuê mướn nhân viên trên khắp thế giới, và thuê muớn các phó tế vĩnh viễn và tín hữu giáo dân, cẩn thận lựa chọn dựa trên đời sống thiêng liêng và luân lý ngoại hạng và khả năng chuyên môn của họ. Điều thích hợp là dự liệu việc thuê mướn số lượng đông đảo các tín hữu giáo dân, nhất là trong các Bộ nơi họ có khả năng hơn các giáo sĩ và người tận hiến. Điều cũng quan trọng là vai trò gia tăng của phụ nữ và tín hữu giáo dân trong đời sống Giáo Hội và việc hội nhập họ vào các vai trò lãnh đạo tại các Bộ, đặc biệt lưu ý tới chủ nghĩa đa văn hóa.
11. Tính chuyên nghiệp
Mỗi Bộ phải có chính sách đào tạo liên tục cho nhân viên của mình, tránh rơi vào hủ tục hay trở thành chết cứng trong các thói quen hành chánh của mình.
Cũng thế, điều chủ yếu là dứt khoát bãi bỏ thói quen promoveatur ut amoveatur (thăng thưởng để ngồi chơi sơi nước hay để tống khứ đi). Đây là một chứng ung thư.
12. Tính tiệm tiến (biện phân)
Tính tiệm tiến có liên quan tới nhu cầu biện phân đòi hỏi bởi các diễn trình lịch sử, dòng đời trôi qua với các giai đoạn khai triển, lượng giá, sửa sai, thí nghiệm, và chấp nhận để thử nghiệm. Trong các trường hợp này, không phải là vấn đề thiếu cương quyết, mà là sự mềm dẻo cần thiết để đạt được sự cải tổ đích thực.
Kết quả? Dường như một số người cho rằng kết quả cải tổ không mấy chút khả quan hoặc có lẽ tiến quá chậm. Nhà báo John Allen thì gợi ý: một số viên chức Vatican cho rằng mình đang sống trong một bầu khí lo âu “cấp thấp” vì không biết liệu việc mình làm có còn đó nữa hay không khi “nhạc ngừng tấu”; vả lại thực hết sức khó khăn cho họ có thể nghĩ trước hay đưa ra các dự án lâu dài, khi không biết bao giờ cuộc cải tổ này kết thúc, ngã ngũ.
Có lẽ để trả lời cho các quan tâm ấy, Đức Phanxicô đã không ngại liệt kê các thành tích đáng kể của cuộc cải tổ nói trên. Dù đáng kể, nhưng đó mới chỉ là một phần của cuộc cải tổ lần này. Tuy nhiên, điều được Đức Phanxicô nhấn mạnh ở đây là cuộc cải tổ sẽ không bao giờ chấm dứt cả, vì Giáo Hội luôn cần đổi mới (semper reformanda). Và sở dĩ luôn cần đổi mới là vì Giáo Hội luôn luôn sống động. Sống động đi đôi với đổi mới.
Ngài xác nhận: “cuộc cải tổ Giáo Triều là một diễn trình tế nhị cần được thi hành trong sự trung thành với những điều cốt yếu”. Nó phải được tiến hành bằng “sự biện phân liên tục, đức can đảm của phúc âm, hành động trì chí, im lặng tích cực, quyết định cứng rắn và thật nhiều cầu nguyện”. Nó đòi hỏi “đức khiêm nhường sâu sắc, tầm nhìn xa rõ ràng, với những bước tiến cụ thể và, nếu cần, cả bước lùi nữa”. Nó cần được thi hành “với một ý chí kiên định, sinh khí sống động, sức mạnh có trách nhiệm, đức vâng lời vô điều kiện” và “trước nhất, phó mình cho sự hướng dẫn hết sức bảo đảm của Chúa Thánh Thần, tin tưởng ở sự hỗ trợ cần thiết của Người”.
Điều lý thú là trong những chỉ dẫn kể trên ta thấy có sự “im lặng tích cực”. Đức Hồng Y Burke, một trong bốn vị Hồng Y muốn Đức Phanxicô phá vỡ im lặng để trả lời các “dubia” của các ngài và là người có mặt tại Sala Clementina hôm ấy, chắc hơi “chột dạ” khi nghe lời chỉ dẫn này: im lặng tích cực!
Liền sau các chỉ dẫn trên, Đức Phanxicô liệt kê 12 nguyên tắc dùng để hướng dẫn cuộc cải tổ Giáo Triều:
1. Trách nhiệm cá nhân (hoán cải bản thân)
Một lần nữa, tôi xin tái xác nhận sự quan trọng của việc hoán cải bản thân, vì không có nó, mọi thay đổi cơ cấu đều sẽ vô ích. Linh hồn đích thực của việc cải tổ là những người đàn ông đàn bà, vốn là thành phần của nó và làm cho nó khả hữu. Thực vậy, hoán cải bản thân nâng đỡ và củng cố hoán cải cộng đoàn.
Có một sự tương tác mạnh mẽ giữa các thái độ bản thân và các thái độ cộng đoàn. Một con người đơn độc có thể đem lợi ích to lớn cho toàn thể cơ quan, nhưng cũng mang thiệt hại to lớn và dẫn tới bệnh hoạn. Một cơ quan lành mạnh là một cơ quan có thể phục hồi, chấp nhận, củng cố, săn sóc và thánh hóa các thành viên của mình.
2. Quan tâm mục vụ (hoán cải mục vụ)
Nên để ý hình ảnh người chăn chiên (xem Edk 34:16; Ga 10:1-21) và nhìn nhận rằng Giáo Triều là một cộng đồng phục vụ, “điều cũng tốt cho chúng ta, những người được kêu gọi làm mục tử trong Giáo Hội, là để gương mặt Thiên Chúa, Đấng Chăn Chiên Lành, soi sáng chúng ta, thanh tẩy chúng ta và biến cải chúng ta, nên mới trọn vẹn, để phục vụ sứ mệnh của chúng ta. Để ngay trong các nơi làm viêc của chúng ta, chúng ta cảm thấy, vun sới và thực hành một cảm thức mục vụ trong lành, nhất là đối với những người chúng ta gặp hàng ngày. Đừng để ai cảm thấy bị làm ngơ hay xử tệ, nhưng người nào cũng cảm nhận được, ở đây trước nhất, sự săn sóc và quan tâm của Đấng Chăn Chiên Lành”. Đàng sau mọi giấy tờ đều có một con người.
Các cố gắng của mọi người đang làm việc tại Giáo Triều phải lấy hứng từ quan tâm mục vụ và nền linh đạo phục vụ và hiệp thông, vì đây là phản cực của mọi nọc độc tham vọng hư danh và thù nghịch ảo tưởng. Đức Phaolô VI cảnh cáo rằng “Giáo Triều Rôma không nên là cơ quan bàn giấy, như một số người phê phán nó, đầy tham vọng và lãnh cảm, chuyên vụ pháp lý và nghi thức, cơ sở huấn luyện của tham vọng ngụy trang và đối lập dấu mặt, như một số người khác vốn nghĩ về nó. Đúng hơn, nó phải là một cộng đồng thực sự của đức tin và đức ái, của cầu nguyện và sinh hoạt, của anh em và con cái Đức Giáo Hoàng, những người thi hành các bổn phận của mình trong sự kính trọng khả năng người khác và với một cảm thức hợp tác, để phục vụ ngài như ngài vốn phục vụ các anh em ngài và con cái của Giáo Hội hoàn vũ và của tòan thế giới”.
3. Tinh thần truyền giáo (lấy Chúa Kitô làm trung tâm)
Như Công Đồng vốn dạy, mục đích chính của mọi hình thức phục vụ trong Giáo Hội là đem Tin Mừng tới tận cùng thế giới. Vì “có những cơ cấu của Giáo Hội có thể gây trở ngại cho các cố gắng phúc âm hóa, tuy nhiên, ngay các cơ cấu tốt cũng chỉ hữu ích khi có một sự sống không ngừng thúc đẩy, nâng đỡ và lượng giá chúng. Không có sự sống mới và một tinh thần phúc âm chân chính, không có lòng trung thành của Giáo Hội đối với ơn gọi của mình, bất cứ cơ cấu mới nào cũng không mấy chốc trở thành vô hiệu”.
4. Rõ ràng về tổ chức
Dựa trên nguyên tắc mọi Bộ đều bằng nhau về pháp lý, nên việc tổ chức rõ ràng hơn cho các cơ quan của Giáo Triều là điều cần thiết, để làm rõ sự kiện này mỗi Bộ có phạm vi năng quyền riêng. Các phạm vi năng quyền này phải được tôn trọng, nhưng chúng cũng phải được phân phối một cách hợp lý, hữu hiệu và có kết quả. Do đó, không Bộ nào có thể lấn năng quyền của một Bộ khác, theo các qui định sẵn có của luật lệ. Mặt khác, mọi Bộ đều phúc trình trực tiếp lên Đức Giáo Hoàng.
5. Điều hành cải tiến
Việc sát nhập hai hay nhiều hơn các bộ có năng quyền trong các vấn đề tương tự hay có liên hệ mật thiết với nhau để tạo nên một Bộ duy nhất, một đàng, để đem lại cho Bộ mới này một tầm quan trọng lớn hơn (cả bề ngoài nữa). Mặt khác, sự gần gũi và tương tác của các cơ quan cá thể trong một Bộ duy nhất sẽ góp phần cho việc điều hành cải tiến (như hai Bộ mới thiết lập gần đây đã chứng tỏ).
Việc điều hành cải tiến cũng đòi hỏi phải luôn duyệt lại các vai trò, tính liên quan của các phạm vi năng quyền, và các trách nhiệm của nhân viên, và do đó, diễn trình tái bổ nhiệm, thuê mướn, ngưng việc, và cả thăng thưởng nữa.
6. Hiện đại hóa (cập nhật)
Điều này liên hệ tới khả năng giải thích và lưu ý tới “các dấu chỉ thời đại”. Theo chiều hướng này, “chúng ta quan tâm tới việc đưa ra các dự liệu để các Bộ Sở của Giáo Triều phù hợp với các hoàn cảnh thời ta và thích ứng với nhu cầu của Giáo Hội phổ quát”. Đây là yêu cầu của chính Công Đồng Vatican II: “các bộ sở của Giáo Triều nên được tổ chức lại một cách thích đáng hơn với nhu cầu thời đại và với những vùng và nghi lễ khác nhau, nhất là về số lượng, danh xưng, năng quyền, thủ tục và cách chúng phối trí các hoạt động của mình”.
7. Tính đơn giản
Đây là điều người ta vốn gọi là đơn giản hóa và hợp lý hóa Giáo Triều. Điều này bao gồm việc kết hợp hay sát nhập các Bộ dựa trên phạm vi năng quyền; đơn giản hóa bên trong các Bộ cá thể; việc dẹp bỏ các văn phòng không còn đáp ứng nhu cầu liên hệ; việc hội nhập vào các Bộ hay giảm các Ủy Ban, Hàn Lâm Viện, Ủy Ban, v.v… tất cả nhằm những điều thật cần thiết cho việc làm chứng thích đáng và chân chính mà thôi.
8. Tính phụ đới
Điều này liên hệ tới việc sắp xếp lại các phạm vi năng quyền chuyên biệt đối với các Bộ khác nhau, hoán chuyển chúng khi cần từ Bộ này sang Bộ nọ, nhằm đạt được sự độc lập, sự phối trí và tính phụ đới trong phạm vi năng quyền và việc tương tác hữu hiệu để phục vụ.
Cả ở đây nữa, phải tỏ rõ sự tôn trọng đối với nguyên tắc phụ đới và việc tổ chức rõ ràng liên quan tới các liên hệ với Phủ Quốc Vụ Khanh và, trong Phủ này, giữa các phạm vi năng quyền khác nhau, để khi thi hành các bổn phận riêng của mình, nó trở thành người trợ giúp trực tiếp và tức khắc của Đức Giáo Hoàng. Điều này cũng cải thiện sự phối trí giữa các phòng sở khác nhau của các Bộ và Văn Phòng của Giáo Triều. Phủ Quốc Vụ Khanh sẽ có khả năng thi hành chức năng quan trọng của nó khi đạt được sự hợp nhất, liên lập và phối trí giữa các phòng sở và khu vực khác nhau của mình.
9. Tính công đồng (Synodality)
Việc làm của Giáo Triều phải có tính công đồng, với các cuộc gặp gỡ thường xuyên của các vị đứng đầu Bộ dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng; thường xuyên phải dự liệu các buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng của các vị đứng đầu các Bộ và thường xuyên có những cuộc họp liên bộ. Con số giảm thiểu các Bộ sẽ cho phép các vị Bộ Trưởng yết kiến Đức Giáo Hoàng thường xuyên hơn và có hệ thống hơn cũng như các cuộc họp hữu ích của các vị đứng đầu các Bộ, vì điều này khó thực hiện được khi có quá nhiều các Bộ Sở.
Tính công đồng cũng phải hiển hiện trong việc làm của từng Bộ, với sự chú ý đặc biệt dành cho Hội Nghị Toàn Thể (Congress) và ít nhất Các Phiên Họp Thông Thường có tính thường xuyên hơn. Mỗi Bộ phải tránh sự phân mảnh gây ra do các nhân tố như việc nhân thừa các phòng chuyên môn, vốn có xu hướng tự qui chiếu vào chính mình. Sự phối trí chúng phải là nhiệm vụ của vị Thư Ký hay vị Phó Thư Ký.
10. Tính Công Giáo
Giữa các viên chức, ngoài các linh mục và những người tận hiến, tính Công Giáo của Giáo Hội phải được phản ảnh trong việc thuê mướn nhân viên trên khắp thế giới, và thuê muớn các phó tế vĩnh viễn và tín hữu giáo dân, cẩn thận lựa chọn dựa trên đời sống thiêng liêng và luân lý ngoại hạng và khả năng chuyên môn của họ. Điều thích hợp là dự liệu việc thuê mướn số lượng đông đảo các tín hữu giáo dân, nhất là trong các Bộ nơi họ có khả năng hơn các giáo sĩ và người tận hiến. Điều cũng quan trọng là vai trò gia tăng của phụ nữ và tín hữu giáo dân trong đời sống Giáo Hội và việc hội nhập họ vào các vai trò lãnh đạo tại các Bộ, đặc biệt lưu ý tới chủ nghĩa đa văn hóa.
11. Tính chuyên nghiệp
Mỗi Bộ phải có chính sách đào tạo liên tục cho nhân viên của mình, tránh rơi vào hủ tục hay trở thành chết cứng trong các thói quen hành chánh của mình.
Cũng thế, điều chủ yếu là dứt khoát bãi bỏ thói quen promoveatur ut amoveatur (thăng thưởng để ngồi chơi sơi nước hay để tống khứ đi). Đây là một chứng ung thư.
12. Tính tiệm tiến (biện phân)
Tính tiệm tiến có liên quan tới nhu cầu biện phân đòi hỏi bởi các diễn trình lịch sử, dòng đời trôi qua với các giai đoạn khai triển, lượng giá, sửa sai, thí nghiệm, và chấp nhận để thử nghiệm. Trong các trường hợp này, không phải là vấn đề thiếu cương quyết, mà là sự mềm dẻo cần thiết để đạt được sự cải tổ đích thực.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cây thông giáng sinh
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
09:30 23/12/2016
Cây thông giáng sinh
Mừng lễ Chúa giáng sinh theo tập tục văn hóa dân gian, nhất là ở các xã hội Tây phương không thể thiếu cây thông giáng sinh trong các thánh đường, nơi nhà tư cùng cả nơi công cộng nữa.
Ngay từ thời Trung Cổ đã có tập tục dựng một cây xanh tốt với những trang trí rực rỡ vào những dịp mừng vui, như vào ngày đầu tháng Năm, dịp đặt kèo cột xây dựng nhà. …
Vào dịp mừng lễ Chúa giáng sinh trong thánh đường vào ngày 24. Tháng 12. từ ngày xưa thường có hoạt cảnh tưởng nhớ Ông Bà nguyên tổ Adong và Evà. Từ tập tục đó một cây vườn địa đàng, cũng có thể gọi được là cây sự sống, với những trái táo được treo trang trí nơi cành cây, cũng được dựng làm vào những ngày lễ mừng Chúa giáng sinh.
Những trái táo đó là hình ảnh chỉ về hoa qủa của cây biết lành dữ, và gợi nhớ đến sự sa ngã lỗi luật Chúa của Ông Bà nguyên tổ, cùng nhắc nhớ đến Chúa Giêsu đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu chuộc giải thoát con người khỏi tội tổ tông Adong Evà.
Cho đến thế kỷ 19. người ta còn trang hoàng cây giáng sinh có hình Ông Adong và Bà Evà và con rắn làm bằng gỗ hay đúc nặn bằng sành sứ hoặc đất nung. Vì theo lịch phụng vụ cũ ngày 24.tháng 12. là lễ kính Ông Adong và Bà Evà.
Năm 1492 đã bắt đầu có cây giáng sinh bằng cây thông có lá xanh tươi tốt. Vào mùa Đông xứ lạnh các cây đều rụng hết lá, chỉ trừ cây thông vẫn còn lá xanh tươi tốt. Vì thế, cây thông được chọn làm cây giáng sinh biểu hiệu cho sức sống của Thiên Chúa không bị tàn héo, dù trong thời tiết gía lạnh mùa Đông.
Cây thông giáng sinh theo Kitô giáo là cây biểu hiệu sự phát triển tươi tốt, nơi đó hoa trái được cắt hái. Vì thế nơi cây thông giáng sinh treo trang trí những trái táo, trái hạt dẻ hay cả những trái cầu tròn to nhỏ. Đây là hình ảnh chỉ về sự toàn thể và chữa lành của vườn địa đàng.
Theo một truyền thuyết cổ xưa, lúc Ông Adong lâm trọng bệnh sắp qua đời đã sai con trai mình là Set đến vườn địa đàng lấy dầu của cây sự sống đem về xoa bóp cho khỏi bị đau nhức. Nhưng Tổng lãnh Thiên Michael đã nói cho Ông Adong rằng 5500 năm nữa Con Thiên Chúa sẽ xuống trần gian dẫn đưa Ông tới cây sự sống, tới cây lòng thương xót và cây ân đức phúc lành. Và Tổng lãnh Thiên Thần Micael đồng thời cũng trao cho Set một chồi nhánh cây sự sống như lời đoan hứa rằng, mang về anh ta cần phải gieo trồng xuống lòng đất.
Vì thế cây Kitô giáo là chồi của cây ân đức, mà Chúa dẫn đưa con người chúng ta qua sự sinh ra của Con Thiên Chúa đến đó, để dầu của cây làm giảm bớt sự đau đớn của con người.
Cây cối là biểu tượng quan trọng nơi tất cả mọi dân tộc chỉ về sự sinh sôi nảy nở tươi tốt và nguồn sự sống.
Trong thời thượng cổ những loại cây cối khác nhau được xếp loại cho các thần thánh, như cây gỗ cứng chắc cho thần Jupiter, cây lá có ba nhánh cho thần Apollo, cây có mùi hương thơm cho thần Venus.
Kinh Thánh cựu ước nói đến cây sự sống trong vườn địa đàng, còn gọi là cây biết lành dữ. Cây sự sống này theo niềm tin Kitô giáo được thể hiện nơi cây thập gía, nơi đó Chúa Giêsu đã bị đóng đinh hy sinh chịu chết mang lại sự sống ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi. Cây thập gía mang đến sự sống ơn cứu chuộc, nối liền trời và đất lại với nhau.
Các Cây được trồng cắm bén sâu trong lòng đất và thu hút lôi kéo sự sống từ lòng đất mẹ ra. Cùng lúc cây vươn thẳng lên trời, và phát triển cành lá như vòng triều thiên hướng lên cao.
Cây thông giáng sinh Kitô giáo cũng mang hình ảnh với những ý nghĩa biểu tượng . Cây này cũng là hình ảnh nối liền trời và đất với nhau. Chúa Giêsu giáng sinh xuống trần thế đã xóa bỏ biên giới giữa trời và đất ngăn cách xa nhau. Trời và đất qua Chúa Giêsu được nối liền lại với nhau.
Cây thông giáng sinh là hình ảnh nói lên Chúa Giêsu Kitô qua sự sinh ra xuống trần gian làm người, sự sống nơi con người đã chiến thắng không còn bị mùa Đông gía lạnh khuất phục chèn ép.
„ Nơi cây thông giáng sinh còn trang trí những cây nến hay những bóng đèn điện chiếu sáng. Hình ảnh này gợi nhắc nhớ đến lời Ngôn sứ Isaia : ánh sáng đã chiếu sáng bừng lên cho dân sống trong bóng tối ( Isaia 9,1). Thiên Chúa đã trở thành người và sống giữa con người chúng ta. Người đã xua đổi bóng tối sự lầm lạc, tội lỗi và đem ánh sáng của Thiên Chúa đến cho nhân loại.
Ánh sáng chiếu soi rực rỡ nơi cây thông giáng sinh nhắc nhớ đến điều đó và luôn hằng có đó từ bao thế kỷ nay mà không bị hao mòn tắt lịm đi, nhưng luôn luôn chiếu tỏa cho mỗi người chúng ta từ khi bắt đầu sinh ra sống trong trần gian, hay những khi gặp hoàn cảnh vô định mờ mịt và những khó khăn trong đời sống trên trần gia, như lời Chúa Giêsu nói“ Ai theo Ta, sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống. ( Ga 8,12).“ ( Giáo hoàng Benedickt XVI., ngày 14.12.2012).
Cây thông giáng sinh Kitô giáo được dựng vào dịp mừng lễ Chúa giáng sinh có chiều dài lịch sử từ hơn 500 năm nay. Tập tục văn hóa này mang ý nghĩa chiều sâu đạo đức trong mùa Đông gía lạnh tối trời với cành lá thông mầu xanh tươi tốt là hình ảnh biểu tượng nói lên sự sống mới, cũng như những cây nến hay bóng đèn điện chiếu sáng nói lên niềm hy vọng hơn là chỉ để trang trí.
Mừng lễ Chúa giáng sinh 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Mừng lễ Chúa giáng sinh theo tập tục văn hóa dân gian, nhất là ở các xã hội Tây phương không thể thiếu cây thông giáng sinh trong các thánh đường, nơi nhà tư cùng cả nơi công cộng nữa.
Ngay từ thời Trung Cổ đã có tập tục dựng một cây xanh tốt với những trang trí rực rỡ vào những dịp mừng vui, như vào ngày đầu tháng Năm, dịp đặt kèo cột xây dựng nhà. …
Vào dịp mừng lễ Chúa giáng sinh trong thánh đường vào ngày 24. Tháng 12. từ ngày xưa thường có hoạt cảnh tưởng nhớ Ông Bà nguyên tổ Adong và Evà. Từ tập tục đó một cây vườn địa đàng, cũng có thể gọi được là cây sự sống, với những trái táo được treo trang trí nơi cành cây, cũng được dựng làm vào những ngày lễ mừng Chúa giáng sinh.
Những trái táo đó là hình ảnh chỉ về hoa qủa của cây biết lành dữ, và gợi nhớ đến sự sa ngã lỗi luật Chúa của Ông Bà nguyên tổ, cùng nhắc nhớ đến Chúa Giêsu đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu chuộc giải thoát con người khỏi tội tổ tông Adong Evà.
Cho đến thế kỷ 19. người ta còn trang hoàng cây giáng sinh có hình Ông Adong và Bà Evà và con rắn làm bằng gỗ hay đúc nặn bằng sành sứ hoặc đất nung. Vì theo lịch phụng vụ cũ ngày 24.tháng 12. là lễ kính Ông Adong và Bà Evà.
Năm 1492 đã bắt đầu có cây giáng sinh bằng cây thông có lá xanh tươi tốt. Vào mùa Đông xứ lạnh các cây đều rụng hết lá, chỉ trừ cây thông vẫn còn lá xanh tươi tốt. Vì thế, cây thông được chọn làm cây giáng sinh biểu hiệu cho sức sống của Thiên Chúa không bị tàn héo, dù trong thời tiết gía lạnh mùa Đông.
Cây thông giáng sinh theo Kitô giáo là cây biểu hiệu sự phát triển tươi tốt, nơi đó hoa trái được cắt hái. Vì thế nơi cây thông giáng sinh treo trang trí những trái táo, trái hạt dẻ hay cả những trái cầu tròn to nhỏ. Đây là hình ảnh chỉ về sự toàn thể và chữa lành của vườn địa đàng.
Theo một truyền thuyết cổ xưa, lúc Ông Adong lâm trọng bệnh sắp qua đời đã sai con trai mình là Set đến vườn địa đàng lấy dầu của cây sự sống đem về xoa bóp cho khỏi bị đau nhức. Nhưng Tổng lãnh Thiên Michael đã nói cho Ông Adong rằng 5500 năm nữa Con Thiên Chúa sẽ xuống trần gian dẫn đưa Ông tới cây sự sống, tới cây lòng thương xót và cây ân đức phúc lành. Và Tổng lãnh Thiên Thần Micael đồng thời cũng trao cho Set một chồi nhánh cây sự sống như lời đoan hứa rằng, mang về anh ta cần phải gieo trồng xuống lòng đất.
Vì thế cây Kitô giáo là chồi của cây ân đức, mà Chúa dẫn đưa con người chúng ta qua sự sinh ra của Con Thiên Chúa đến đó, để dầu của cây làm giảm bớt sự đau đớn của con người.
Cây cối là biểu tượng quan trọng nơi tất cả mọi dân tộc chỉ về sự sinh sôi nảy nở tươi tốt và nguồn sự sống.
Trong thời thượng cổ những loại cây cối khác nhau được xếp loại cho các thần thánh, như cây gỗ cứng chắc cho thần Jupiter, cây lá có ba nhánh cho thần Apollo, cây có mùi hương thơm cho thần Venus.
Kinh Thánh cựu ước nói đến cây sự sống trong vườn địa đàng, còn gọi là cây biết lành dữ. Cây sự sống này theo niềm tin Kitô giáo được thể hiện nơi cây thập gía, nơi đó Chúa Giêsu đã bị đóng đinh hy sinh chịu chết mang lại sự sống ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi. Cây thập gía mang đến sự sống ơn cứu chuộc, nối liền trời và đất lại với nhau.
Các Cây được trồng cắm bén sâu trong lòng đất và thu hút lôi kéo sự sống từ lòng đất mẹ ra. Cùng lúc cây vươn thẳng lên trời, và phát triển cành lá như vòng triều thiên hướng lên cao.
Cây thông giáng sinh Kitô giáo cũng mang hình ảnh với những ý nghĩa biểu tượng . Cây này cũng là hình ảnh nối liền trời và đất với nhau. Chúa Giêsu giáng sinh xuống trần thế đã xóa bỏ biên giới giữa trời và đất ngăn cách xa nhau. Trời và đất qua Chúa Giêsu được nối liền lại với nhau.
Cây thông giáng sinh là hình ảnh nói lên Chúa Giêsu Kitô qua sự sinh ra xuống trần gian làm người, sự sống nơi con người đã chiến thắng không còn bị mùa Đông gía lạnh khuất phục chèn ép.
„ Nơi cây thông giáng sinh còn trang trí những cây nến hay những bóng đèn điện chiếu sáng. Hình ảnh này gợi nhắc nhớ đến lời Ngôn sứ Isaia : ánh sáng đã chiếu sáng bừng lên cho dân sống trong bóng tối ( Isaia 9,1). Thiên Chúa đã trở thành người và sống giữa con người chúng ta. Người đã xua đổi bóng tối sự lầm lạc, tội lỗi và đem ánh sáng của Thiên Chúa đến cho nhân loại.
Ánh sáng chiếu soi rực rỡ nơi cây thông giáng sinh nhắc nhớ đến điều đó và luôn hằng có đó từ bao thế kỷ nay mà không bị hao mòn tắt lịm đi, nhưng luôn luôn chiếu tỏa cho mỗi người chúng ta từ khi bắt đầu sinh ra sống trong trần gian, hay những khi gặp hoàn cảnh vô định mờ mịt và những khó khăn trong đời sống trên trần gia, như lời Chúa Giêsu nói“ Ai theo Ta, sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống. ( Ga 8,12).“ ( Giáo hoàng Benedickt XVI., ngày 14.12.2012).
Cây thông giáng sinh Kitô giáo được dựng vào dịp mừng lễ Chúa giáng sinh có chiều dài lịch sử từ hơn 500 năm nay. Tập tục văn hóa này mang ý nghĩa chiều sâu đạo đức trong mùa Đông gía lạnh tối trời với cành lá thông mầu xanh tươi tốt là hình ảnh biểu tượng nói lên sự sống mới, cũng như những cây nến hay bóng đèn điện chiếu sáng nói lên niềm hy vọng hơn là chỉ để trang trí.
Mừng lễ Chúa giáng sinh 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tại sao Đức Tin không có việc làm là đức tin chết?
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
11:52 23/12/2016
Hỏi: Xin cha giải thích rõ thêm thế nào là có đức tin và phải sống đức tin ấy ra sao trong thực tế để mưu phần rỗi cho mình?
Trả lời:
Đức tin là quà tặng nhưng không (gratuitous gift) mà Thiên Chúa ban cho con người để giúp con người nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa toàn năng, là Cha đầy lòng yêu thương, tha thứ và cứu chuộc con người nhờ Chúa Cứu Thế Giê-su-Kitô
Nhưng có đức tin thì phải sống đức tin ấy cách xứng hợp, thì mới mong hưởng nhờ những ơn ich thiêng liêng của đức tin.Sống xứng hợp có nghĩa phải thể hiện hay chứng minh đức tin bằng hành động cụ thể trong đời sống của mỗi người tín hữu, căn cứ theo lời dạy sau đây của Thánh Giacôbê Tông Đồ: “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc2: 17)
Thật vậy, đức tin phải được chứng minh cụ thể bằng việc làm, chứ không thể nói suông ngoài môi miệng được. Ông Abraham, Tổ Phụ của dân Do Thái, đã nêu gương sáng chói về đức tin qua việc làm cụ thể của ông.. Ông chỉ có một người con trai duy nhất là Ísaac. Vậy mà một ngày kia Thiên Chúa đã thử thách đức tin và lòng mến Chúa của ông bằng cách đòi ông hiến dâng con mình làm lễ tòan thiêu dâng lên Chúa. Chắc ông phải buồn lòng lắm, vì ông chỉ có một con trai duy nhất trong tuổi già. Nhưng đức tin và lòng mến Chúa của ông còn lớn hơn lòng thương yêu con một của mình. Nên ông đã quyết định hy sinh con mình cho Chúa để chứng minh lòng tin và yêu mến Chúa của ông.
Để thực hiện lòng vâng phục Thiên Chúa, ông đã dẫn con mình lên núi, thiếp lập bàn thờ và trói con lại, đặt lên bàn thờ và giơ dao lên định chém cổ con mình, thì Thiên Thần Chúa đã kip thời can thiệp, để cứu mang sống của Isaac. Sau đó Thiên Chúa đã phán bảo ông qua miệng Sứ Thần như sau:
"bởi vì ngươi dám làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời , như cát ngoài bãi biển ...mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22: 15-18)
Abraham đã đẹp lòng Chúa vì dám hy sinh con mình cho Chúa. Vì thế ông đã trở thành cha của những kẻ có niêm tin Chúa bằng hành động cụ thể. Các Thánh tử Đạo từ xưa đến nay cũng là những người dám hy sinh mạng sống mình để tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô, dù phải chịu muôn vàn khốn khó và cực hình bởi tay những kẻ bách hai đức tin Ki tô Giáo.
Chúng ta không được phúc chết cho niềm tin như các anh hủng tử đạo, nhưng vẫn có thể sống đức tin bằng hành động tuân giữ các giới răn của Chúa căn cứ trên lời dạy của Thánh Gioan Tông Đồ như sau:
“Nếu ai giữ các giới răn của Thiên Chúa
thì đó là dấu chỉ chúng ta đã nhận biết Thiên Chúa
Ai nói rằng mình biết Chúa mà không giữ các điều răn của Chúa
đó là kẻ nói dối, và chân lý không có trong kẻ ấy.” (1Ga 2: 3-4)
Điều răn của Chúa là những điều gì?
Đó là không được gian tham, trộm cắp, căm thù, giết người,giết thai nhi, li dị, gian dâm, thay vợ đổi chồng, ham mê của cải vật chất, làm chứng gian, bóc lột người khác, dâm ô thác loan, và dửng dưng trước sự nghèo đói, đau khổ của anh chị em đồng loại..
Cứ nhìn vào thực trạng sống của con người trên khắp thế gian tục hóa ngày nay thì đủ biết ai đang tuân giứ các Điều răn của Chúa và ai đang ngoảnh mặt làm ngơ và chà đạp lên những gì Thiên Chúa muốn con người phải làm để mặc sức sống theo ý muốn của riêng mình, chay theo thế gian vô luân, vô đao, và làm nô lệ cho ma quỷ khiến mất hy vọng được cứu rỗi, nhờ công nghiệp cứu chuộc cực trọng của Chúa Kitô “Đấng đã hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” (Mt 20:28)
Chúa Kitô đến trần gian như ánh sáng để đánh tan bóng đen của tội lỗi và mọi sự dữ, và soi sáng cho những ai đang ngồi trong đêm tối của tử thần để giúp họ thoát ra khỏi bóng đen của sự chết như Chúa đã nói với các môn đệ Người và dân Do Thái xưa kia:
“Ta là ánh Sáng đến thế gian
Để bất cứ ai tin vào Ta
Thì không ở lại trong bóng tối.” (Ga 12: 46)
Nhờ đức tin soi dẫn để đưa chúng ta ra khỏi bóng tối, trước hết có nghĩa là phải đoạn tuyệt với tội lỗi vì “tội lỗi gây nên sự chết, như thế sự chết đã lan tràn tới mọi người vì một người đã phạm tội” như Thánh Phaolô đã quả quyết. (Rm 5: 12). Bóng tối là nơi trú ẩn của mọi sự dữ, sự gian tà, dâm đãng ô uế; và ma quỷ, kẻ thù của chúng ta, đang ẩn mình ở nơi đây để không ngừng lôi kéo con người ra khỏi tình thương của Chúa để làm nô lệ cho chúng khiến mất ơn nghĩa với Chúa và mất hy vọng được sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Ánh sáng đức tin là chính Chúa Kitô soi đường cho người có niềm tin bước đi theo Chúa là “Con Đường, là sự Thật và là sự Sống” (Ga 14:6)Ánh Sáng đó hướng dẫn con người đi trong chân lý, trong đường ngay lành, lương thiện, để không làm những gì trái nghịch với đường lối của Thiên Chúa khiến mất hy vọng được cứu rỗi. Nói khác đi, phải quyết tâm sống theo đường lối của Chúa, xa tránh mọi sự dữ, sự tội để sống xứng đáng là người có niềm tin và thể hiện niềm tin ấy từ trong tâm hồn ra ngoài hành động cụ thể trước mặt bao người không có hay chưa có đức tin để:
“họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5: 16).
Thật vậy, cứ nhìn vào thực trạng con người đang sống ở khắp nơi trên thế giới ngày nay cũng đủ cho ta thấy lằn ranh của ánh sáng đức tin và bóng tối của sự dữ, sự chết đang bao phủ biết bao người sống trong đó.
Nếu ánh sáng đức tin đã soi dẫn cho những nhà truyền giáo quên thân mình để hy sinh đi mở mang Nước Chúa ở các nơi xa xôi và nguy hiểm bên Phi Châu, Nam Mỹ và A Châu, thì ngược lại bóng đen của sự dữ đang che mắt và lèo lái biết bao người khiến họ mù lòa không còn nhìn rõ lan ranh giữa sự thiện và sự dữ, giữa sự sống và sự chết
Đó là những kẻ đang giết người vì tiền, vì cuồng tín (bọn cuồng tín Hồi Giáo ISIS đang gây thánh chiến Jihad để tiêu diệt các tôn giáo khác nhân danh Thượng Đế của chúng), hay vì muốn bám lấy địa vi cai trị độc ác của mình nên đã ra tay sát hại bao trăm ngàn người đòi hỏi công lý, dân chủ và tự do.ở nhiều nơi trên thế giới.
Đó là những kẻ đang giết chết hàng triệu thai nhi mỗi ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Hoa lục địa, nơi trẻ nữ đã bị sát hại từ bao thế kỷ trước kia vì quan niệm trọng nam khinh nữ và nay vì chính sách “một hay hai con cho mỗi gia đình”của nhà cầm quyền cộng sản.
Đó là những kẻ đang buôn bán phụ nữ và bắt cóc trẻ gái để bán cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi ở khắp nơi trên thế giới tục hóa ngày nay. Sau cùng, đó là những kẻ gian manh, trộm cướp, mở sòng cờ bạc, nhà điếm, sản xuất phim ảnh khiêu dâm đồi trụy, trồng và bán các loại cần sa ma túy để làm giầu nhờ buôn bán các sản phẩm nguy hại cho thể xác và đồi trụy tinh thần con người, đặc biệt là giới trẻ ở khắp nơi.
Tất cả những loại người trên đây đã và đang sống trong bóng đêm của sự chết, sự hư mất đời đời nên cần được ánh sáng đức tin và Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô soi chiếu và giải thoát cho ra khỏi bóng đêm đáng ghê sợ đó..
Nhưng bằng cách nào?
Đây là câu hỏi đặt ra cho mỗi người tín hữu chúng ta, những người có diễm phúc đã được biết Chúa Kitô là chính Tin Mừng và là Ánh Sáng chiếu soi, nên có bổn phận và trách nhiệm đem ánh sáng ấy chiếu vào những nơi tối tăm, sình lầy, nhơ uế của tục hóa, vô thần và vô luân đang bao phủ và mê hoặc biết bao triệu người ở khắp nơi trên thế giới ngày nay.
Đây chính là trách nhiệm “phúc âm hóa môi trường sống” của người tín hữu Chúa Kitô bằng đời sống chứng nhân của mình ở giữa những người chưa biết Chúa và đang bị bóng đêm của sự chết bao phủ.
Thi hành vai trò chứng nhân nói trên đòi hỏi mọi tín hữu trong Giáo Hội – từ hàng Giáo Phẩm, giáo sí, tu sĩ và giáo dân – trước hết phải thực sự sống Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô, để minh chứng đức tin thực sự của mình. Đặc biết, hàng giáo sĩ- giám mục và linh mục- phải nêu gương khó nghèo của Phúc Âm để không đôn đáo chay ra nước ngoài kiếm tiền cho nhưng nhu cầu bất tận, trong đó có lòng tham mê tiền của của chính mình. Đặc biệt, không được tự hạ mình để xưng "con hay em” khi tiếp xúc với giáo dân ở ngoại quốc để mong họ cho nhiều tiền như có người đã làm ở Mỹ và ÚC.
Nếu sống phản chứng hay mâu thuẫn với niềm tin, thì sẽ không thuyết phục được ai tin những gì mình muốn rao giảng cho họ, vì không ai có thể cho người khác cái mà chính mình không có.
Cụ thể, nếu mình rao giảng tinh thần nghèo khó, và khinh chê hư danh trần thế của Phúc Âm, nhưng chính bản thân mình lại chạy theo thế quyền, ham mê tiền của, hơn là hăng say rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng thì làm sao có thể thuyết phục được ai tin và sống điều mình giảng dạy nữa?
Nếu lời nói không đi đôi với việc làm thì không thể làm nhân chứng cho bất cứ điều gì được, vì
“Ai tin vào Con Thiên Chúa, thì có lời chứng ấy nơi mình
Ai không tin Chúa, thì coi Chúa là kẻ nói dối
Vì kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa
Để làm chứng tá về Con của Người.” (1 Ga: 5: 10)
Như thế, thật vô cùng cần thiết phải sống đức tin cách cụ thể để mời gọi người chưa có đức tin được nhận biết có Chúa Kitô đang sống và hoạt động nơi mình để từ đó đời sống và lời rao giảng của mình sẽ có sức thuyết phục người khác.
Cụ thể, nếu người Công Giáo, người Tin hữu Chúa Kitô mà cũng ăn gian nói dối, lường đảo, hận thù, thay chồng đổi vợ, bất công và thờ ơ với người nghèo khó, thì làm sao có thể thuyết phục được ai tin có Chúa là Đấng nhân từ, công chính, yêu thương, nhịn nhục và tha thứ? Đó là lý do tại sao Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ đã khuyên dạy như sau:
“Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động thì nào có ích gì?
….Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết. Cũng vậy, đức tin không có
hành động là đức tin chết.” (Gc 2: 14, 26)
Hành động mà thánh Gia-cô-bê nói trên đây là chính đời sống nhân chứng của người có niềm tin nơi Chúa trước mặt ngưởi khác để họ thấy chiếu sáng qua đời sống của mình những giá trị của Tin Mừng về công bằng, nhân ái, lương thiện, nhịn nhục và tha thứ đối nghịch với bất công, gian ác, bất lương, dâm ô, thù hận, vô nhân đạo, vô luân vô đạo của thế gian tục hóa, trống vắng niềm tin.
Trong bối cảnh ấy, nếu người có niềm tin vững mạnh và sống niềm tin của mình cách cụ thể trước mặt người đời, thì “anh em sẽ trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà sa đọa. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời.” như Thánh Phaolô đã dạy cho các tín hữu Phi-lip-Phê xưa (Pl 2: 15)
Mặt khác, sống trong ánh sáng đức tin, người tín hữu không thể coi nhẹ việc cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích tối cần như Thánh Thể và hòa giải, và tuân giữ những giới răn của Thiên Chúa như Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Tông Thư “Ánh Sáng Đức Tin, số 40-46”.
Cần cầu nguyện để nói lên niềm tin có Chúa và tin thác vào ơn Chúa để có đủ sức vươn lên trong mọi chiều kích của đức tin và lòng mến yêu Chúa. Cầu nguyện cũng đem ta đến gần Chúa là nguồn ban phát mọi ơn cần thiết giúp ta luôn sống trong tình yêu của Chúa và có đủ sức để chống lại mọi cám dỗ của ma quỷ tinh quái, xác thịt yêu đuối và gương xấu, dịp tội đầy rẫy trong mọi môi trường sống ngày nay.
Mặt khác, tuân giữ các Giới Răn của Chúa trong Bản Thâp Điều (Decaloque) cũng mạnh mẽ nói lên niềm tin và mến yêu Chúa cách cụ thể, như lời Chúa Giêsu đã nói với các Tông Đồ xưa:
“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy
Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy
Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy…” (Ga 14: 23)
Mười điều Răn của Chúa không phải là những đòi hỏi có tính tiêu cực mà là những chỉ dẫn cụ thể để giúp ta đáp trả tình yêu vô biên của Thiên Chúa, thể hiện qua Chúa Kitô, Đấng cũng vì yêu thương mà “hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” (Mt 20: 8).
Nói khác đi, thực thi Mười Điều Răn của Chúa, được đúc kết trong hai điều răn quan trọng nhất mà Chúa Kitô đã nói với một kinh sư kia (Mc 12: 29-31) là cách biểu lộ cụ thể niềm tin và biết ơn của chúng ta đối với Chúa, là Đấng đã tạo dựng và cứu độ chúng ta, chỉ vì Người yêu thương chúng ta quá vô vị lợi, chứ tuyệt đối Người không được lợi lộc gì mà phải làm như vậy. Do đó, yêu mến Chúa và tuân thủ các giới răn của Người chỉ có lợi cho chúng ta mà thôi, đúng như lời ông Mô-sê đã nói với dân Do Thái xưa:
“Anh em hãy lo thực hành như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em đã truyền cho anh em, không đi trệch bên phải, bên trái. Anh em hãy đi đúng con đường mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em đã truyền cho anh em, để anh em được sống, được hạnh phúc và được sống lâu trên mặt đất mà anh em sẽ chiếm hữu.” (Đnl 5: 32-33)
Mặt đất mà dân Do Thái sẽ chiếm hữu , sau khi thoát khỏi ách nô lệ bên Ai Cập, là đât "Canaan đầy sữa và mật", còn đối với dân Tân Ước được tái sinh qua Phép Rửa, thì Đất Hứa là Nước Trời nơi Thiên Chúa đã dọn sẳn hạnh phúc mà “mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, lòng người chưa chưa hề nghĩ tới., Đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người.” bao lâu còn sống trên trần gian này, như Thánh Phaolô đã dạy các tín hữu Cô-rin-tô. (1Cor 2:9)
Tóm lại, nhờ ánh sáng đức tin chiếu soi, chúng ta được thấy Chúa và tin có Người, dù chưa từng trông thấy Người bằng con mắt xác thịt. Lai nữa, nhờ ánh sáng đức tin, ta được nhìn rõ lằn ranh giữa sự thiện và sự dữ, giữa sự gian tà, nhơ uế và sự trong sạch thánh thiện, để từ đó quyết tâm chọn lựa con đường dẫn đến gặp Chúa, là nguồn an vui, hạnh phúc bất diệt.
Tuy nhiên, chúng ta phải có thiện chí muốn cho ánh sáng đức tin soi dẫn và có can đảm để bước đi trong ánh sáng đó thì mới mong tới được cùng đích hay chính đối tượng của đức tin là Thiên Chúa, là Cha rất nhân từ đang ngự trên trời cao và muốn “đến cư ngụ trong những ai yêu mến và tuân giữ lời Chúa”, như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trong diễn từ cáo biệt trước khi Người thọ nạn thập giá. (x Ga 14: 23)
Ước mong những lời giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hướng Về Belem
Vũ Đình Huyến, Lm
11:05 23/12/2016
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Hồn con thao thức sớm khuya
Thắc thỏm mong chờ Con Chúa giáng sinh
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Máng Cỏ Hang Lừa
Tấn Đạt
16:05 23/12/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Thông ̣điệp Giáng sinh :
Khiêm hạ,
Đơn sơ,
Khó nghèo.