Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:03 23/12/2018
Con Thiên Chúa làm người có một gia phả
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, và gẫm suy sự giáng sinh của Con Một Chúa.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Đã làm người là có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, sau khi tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã muốn làm lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, như trong gia phả chúng ta thấy có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân cao độ. Đó chính là sự kiên nhẫn, khiêm tốn của Thiên Chúa và tình thương của Ngài đối với chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa đi vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Belem trong Ðêm Cực Thánh Chúa Sinh Ra. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, và gẫm suy sự giáng sinh của Con Một Chúa.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Đã làm người là có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, sau khi tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã muốn làm lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, như trong gia phả chúng ta thấy có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân cao độ. Đó chính là sự kiên nhẫn, khiêm tốn của Thiên Chúa và tình thương của Ngài đối với chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa đi vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Belem trong Ðêm Cực Thánh Chúa Sinh Ra. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm lễ Đêm Giáng Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:05 23/12/2018
ĐÊM TRỜI ĐẤT GIAO HÒA
Suy Niệm Đêm Giáng Sinh
(Lc 2, 1-14)
Đêm nay là đêm vui nhất trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, cũng là đêm linh thiêng nhất, đêm trời đất giao hòa, vì đêm nay Giáo hội loan báo tin vui cho toàn thể nhân loại, cho mọi người và từng người: “Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (đáp ca).
Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2018 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại.
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đây là lời loan báo vang vọng trong đêm đen cho những ai đang tỉnh thức, như các mục đồng tại Bêlem; Lời ấy vang lên cho những ai đã sống theo đòi hỏi của Mùa Vọng và một khi đã tỉnh thức trong đợi chờ, sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp của niềm vui, được hát lên trong Thánh lễ đêm nay.
Khi nghe những lời trên Giáo hội hết sức vui mừng, niềm hy vọng dâng trào và đức tin được củng cố. Noel là lễ Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, gần gũi với con người, đã từ bỏ tất cả vì chúng ta. Con Trẻ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa không hiện hữu đơn độc, nhưng là một cộng đoàn Ba Ngôi, với tình yêu hỗ tương trong sự cho đi và nhận lại. Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Hài Nhi ấy không chỉ biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng còn hiến mạng vì chúng ta, mà không đòi hỏi một đặc quyền nào hết. Nếu như thánh Iréné khi suy niệm về Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Con đã viết : “Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thiên chúa”.
Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử. Tình Yêu ấy vượt qua thời gian, vì trong mỗi phút giây sống, tất cả các lễ đều là lễ Giáng sinh! Ngoài những khuôn mặt của thế giới này, Người còn ở lại với chúng ta. Và bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày có sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở giữa chúng ta.
Và nếu xưa kia tại Bêlem, các thiên thần ca hát, hôm nay đây chúng ta vẫn cùng với các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần hát ca mỗi lần dẫn vào mầu nhiệm Thánh Thể : “Thánh! Thánh! Thánh! Chúa Thiên Chúa các đạo binh !”
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Không phải trong một lâu đài mà Ðấng cứu chuộc sinh ra, nhưng trong một chuồng loài vật; và sống giữa chúng ta. Người sinh xuống trần gian, từ cung lòng của một Người Nữ được chúc phúc hơn mọi nguời nữ; Người là Con Ðấng Tối Cao. Sự giáng sinh của Người đã làm cho chúng ta được ơn cứu rỗi.
Quả thật, khi chiêm ngắm Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ, chúng ta khám phá được rằng, Tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, tình yêu đó chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con chiêm ngắm Chúa, xin hãy làm cho chúng con trở nên những chứng nhân của tình yêu Chúa, tình yêu đã thôi thúc Chúa cởi bỏ vinh quang Thiên Chúa, để sinh ra sống giữa con nguời và chịu chết vì chúng con.
Xin hãy làm cho ánh sáng của đêm hôm nay, sáng hơn ban ngày, chiếu sáng trên tương lai và hướng dẫn những bước tiến của nhân loại trên con đường Hòa Bình.
Lạy Chúa là Hoàng tử Bình An, là Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con, xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường lữ thứ trần gian ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta
Suy Niệm Lễ Đêm Giáng Sinh
(Lc 2, 1-14)
Từ 21 thế kỷ qua, lời rao giảng vui mừng trên vang lên từ con tim Giáo Hội. Trong đêm thánh này, Thiên Thần Chúa lặp lại với mỗi người chúng ta những lời như sau: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Vua Ðavít" (Lc 2,10-11).
Trong bầu khí linh thiêng của đêm Noel năm nay, khi chiêm ngắm Con Chúa ra đời, chúng ta xin Chúa điều gì? Chắc chắn mỗi người mỗi tâm tình, mỗi ý nguyện, phần lớn những người hiện diện nơi đây đều có những lời cầu xin của riêng mình. Tôi đề nghị một lời cầu xin tha thiết nhất, một nỗi khát vọng mãnh liệt và triền miên của toàn thể nhân loại chúng ta hôm nay đó là xin ơn "Đức tin và Bình an".
Đề nghị thứ nhất: xin ơn Đức tin
Đấng cứu độ chúng ta đã ra đời, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa Thật bởi Thiên Chúa thật. Những điều chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa.
Giáng Sinh là dịp thuận lợi để chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Chúa Kitô, và khẳng định lại những điều chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính của Công Đồng Nicê năm 325 và Công Đồng Constantinôple năm 381. Những điều ấy dẫn chúng ta vào mầu nhiệm của Chúa Kitô.
"Một Hài Nhi, được sinh ra bởi Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời", đây là cách diễn đạt nghịch lý của Giáo phụ Romanos de Mélode. Có lúc, Thiên Chúa gần gũi đến lạ thường, và cũng thật siêu việt, vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, Một Hài Nhi là Con Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời. Để hiểu được cách diễn đạt "sinh bởi Đức Chúa Cha ", chúng ta cần phải đọc lại chương mở đầu của Tin Mừng theo Thánh Gioan : "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa " (Ga 1,1).
Chúng ta không nghĩ đến sự sinh bởi Thiên Chúa, vì chúng ta có những ý niệm về không gian và thời gian… Nhưng ở nơi Thiên Chúa, thì không có khởi đầu và kết thúc. Chúa Cha sinh ra Chúa Con tự đời đời. Vì thế Chúa Cha là Cha tự đời đời, và Chúa Con là Con tự đời đời.
Đặc điểm của Chúa Cha là trao ban hoàn toàn cho Con mình. Và đặc điểm của Chúa Con là lãnh nhận hoàn toàn từ nơi Cha và vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa ; điều này thường thấy trong Tin Mừng, khi mà Chúa Kitô dùng từ " TA LÀ " (Ga 9, 58).
Quả thật, trong trình thuật cuộc thương khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, lúc ở trong vườn Giệtsimani, Đức Giêsu hỏi những người đến tìm bắt Ngài rằng : "Các ngươi tìm ai ? " Họ trả lời : "Giêsu Nagiarét". Đức Giêsu nói : Này ta, " Khi Đức Giêsu nói với họ này ta, họ liền lùi lại và ngã ra đất hết " (Ga 18,6). Họ ngã, không phải là vì họ trượt chân, nhưng là vì họ ở trong tư thế tôn thờ, vì lời Đức Giêsu nói với họ : chính Ta hay là Ta có nghĩa là thần thánh.
Thập giá đối với người Do Thái là sự sỉ nhục, đối với người dân ngoại là sự điên dồ, nhưng đây là sự mạc khải của Thiên Chúa: " Khi nào tôi được treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người lên cùng tôi, lúc đó các người sẽ biết ta là ai". Nhưng Giáng sinh có ý nghĩa, vì Giáng sinh là Thánh Giá có một cái bóng được gọi là Phục Sinh.
"Ánh Sáng bởi Ánh Sáng"
"Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sáng của nhân loại ; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng" (Ga 1, 4-5).
Như vậy, với tác giả Tin Mừng, ánh sáng đồng nghĩa với sự sống thần linh ; Nhập thể của Người là ánh sáng, là một trận chiến chống lại bóng tối. Ánh sáng đã đến trong thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.
Vậy, đâu là bóng tối? Chắc chắn là thế gian rồi, nhưng trước hết vẫn là trong lòng người ta. Chúng ta có vùng tối mà chúng ta không muốn thấy, ánh sáng không phải là bạo lực, do đó ánh sáng tràn ngập, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Ánh sáng này sau đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của nhân loại: thần linh hóa mọi tạo vật, chiếu dọi vào tâm hồn, phản ánh vinh quang rực rỡ của Chúa Cha.
Thế giới của chúng ta đang cần những chứng nhân cho ánh sáng. Ở những thế kỷ đầu của Giáo hội, những người chịu phép Rửa tội được gọi là " ánh sáng" chiếu tỏa ánh sáng Thần Linh.
Việc tái truyền giảng Tin Mừng, là làm thế nào để người môn đệ biến đổi. Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói với các linh mục rằng : "Người ta muốn thấy Chúa Giêsu qua anh em". Nơi mỗi người đã chịu phép Rửa tội, bởi vì họ là nhà của "ánh sáng từ ánh sáng" phải được chiếu soi rạng ngời.
Nguồn gốc của ánh sáng là Tình Yêu. Vì vậy, đừng quên rằng nếu như tội lỗi, nghĩa là bóng tối tách ra, Tình Yêu biến thành ánh sáng thần linh. Trong máng cỏ, Hài Nhi Giêsu chiếu tỏa ánh huy hoàng của Người trên khuôn mặt rạng ngời có Thánh Giuse.
"Thiên Chúa thật và là Người thật"
Công đồng Chacédoan năm 451 đã tuyên xưng: "Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và người thật".
Tuyên xưng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật, không phải vì một người là Thiên Chúa, những là bởi Thiên Chúa đến vì các tội nhân, Ngài đến để cứu từng người trong chúng ta !
Làm thế nào để Thiên Chúa toàn năng, Thánh, chí Thánh, ngàn trùng chí Thánh, ba lần thánh này, có thể đồng bàn với phường tội lỗi? Làm thế nào để Thiên Chúa đến thi thố tình yêu cho chúng ta?
Hài Nhi nằm trong máng cỏ đến thanh tẩy tội lỗi chúng ta và đem dâng lên trước tòa Chúa. Không, Thiên Chúa không phải là một người cha ngáo ọp, hay một thẩm phán, cũng không phải một kẻ giáo điều. Hài Nhi, Thiên Chúa thật nhỏ bé đến mạc khải cho chúng ta Một Thiên Chúa thật.
Đó là lý do tại sao Chúa Con được sai đến trong thế gian. Không chỉ mạc khải về Chúa Cha, nhưng để nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Làm cho chúng ta nhận ra khuôn mặt thật của Thiên Chúa là Cha, Đấng giầu lòng thương xót.
Khi tuyên xưng Hài Nhi năm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật, là loại bỏ các lạc thuyết, Ảo thân thuyết, dưỡng tử thuyết. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Người là Đấng cứu chuộc chúng ta.
Nếu Đức Kitô chỉ là Thiên Chúa, thì Người không thể cứu độ tất cả chúng ta! Người là Thiên Chúa và là người, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Tuy nhiên, "Tất cả những gì được Người đảm nhận đều được cứu." (St. Athanasius)
Con Thiên Chúa đã đảm nhận một thân xác, và vì thế từ nay, Người trở nên người nhờ Chúa Thánh Thần, đó là lý do tại sao thân xác của chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Bởi tội nguyên tổ, chúng ta đã đánh mất sự sống, nhờ Hài Nhi nằm trong máng cỏ, chúng ta tìm lại được. Vì thế, chúng ta càng theo Chúa Kitô, chúng ta sẽ càng trở nên giống Người hơn. Chúng ta được trao ban cho Chúa Kitô, chúng ta được thần linh hóa.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Giáng sinh, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta, để chúng ta tin vào Đức Giêsu Con Thiên Chúa.
Đề nghị thứ hai là : xin ơn bình an.
Chúng ta cầu xin Chúa "ơn bình an" như chính lời Kinh Thánh gợi ý: "Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương! " (Lc 2,14). Đây là điều rất cần thiết và thực tế. Theo Kinh Thánh, sự bình an đi đôi với hạnh phúc mà Chúa ban cho loài người. Ai trong chúng ta mà không khao khát hạnh phúc cho mình và tha nhân? Ai trong chúng ta mà không ước muốn được bình an? Thiếu sự bình an, thì không thể có hạnh phúc. Hạnh phúc trước hết và trên hết là niềm vui "được yêu", được Thiên Chúa yêu thương, được loài người yêu thương.
Sự bình an là một ân sủng, là "quà tặng Giáng Sinh" của Thiên Chúa cho chúng ta. Để có được quà tặng ấy, chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này (x. Tt 2,12).
Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và tình yêu của Chúa Cha ở cùng tất cả chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Đêm Giáng Sinh
(Lc 2, 1-14)
Đêm nay là đêm vui nhất trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, cũng là đêm linh thiêng nhất, đêm trời đất giao hòa, vì đêm nay Giáo hội loan báo tin vui cho toàn thể nhân loại, cho mọi người và từng người: “Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (đáp ca).
Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2018 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại.
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đây là lời loan báo vang vọng trong đêm đen cho những ai đang tỉnh thức, như các mục đồng tại Bêlem; Lời ấy vang lên cho những ai đã sống theo đòi hỏi của Mùa Vọng và một khi đã tỉnh thức trong đợi chờ, sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp của niềm vui, được hát lên trong Thánh lễ đêm nay.
Khi nghe những lời trên Giáo hội hết sức vui mừng, niềm hy vọng dâng trào và đức tin được củng cố. Noel là lễ Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, gần gũi với con người, đã từ bỏ tất cả vì chúng ta. Con Trẻ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa không hiện hữu đơn độc, nhưng là một cộng đoàn Ba Ngôi, với tình yêu hỗ tương trong sự cho đi và nhận lại. Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Hài Nhi ấy không chỉ biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng còn hiến mạng vì chúng ta, mà không đòi hỏi một đặc quyền nào hết. Nếu như thánh Iréné khi suy niệm về Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Con đã viết : “Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thiên chúa”.
Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử. Tình Yêu ấy vượt qua thời gian, vì trong mỗi phút giây sống, tất cả các lễ đều là lễ Giáng sinh! Ngoài những khuôn mặt của thế giới này, Người còn ở lại với chúng ta. Và bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày có sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở giữa chúng ta.
Và nếu xưa kia tại Bêlem, các thiên thần ca hát, hôm nay đây chúng ta vẫn cùng với các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần hát ca mỗi lần dẫn vào mầu nhiệm Thánh Thể : “Thánh! Thánh! Thánh! Chúa Thiên Chúa các đạo binh !”
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Không phải trong một lâu đài mà Ðấng cứu chuộc sinh ra, nhưng trong một chuồng loài vật; và sống giữa chúng ta. Người sinh xuống trần gian, từ cung lòng của một Người Nữ được chúc phúc hơn mọi nguời nữ; Người là Con Ðấng Tối Cao. Sự giáng sinh của Người đã làm cho chúng ta được ơn cứu rỗi.
Quả thật, khi chiêm ngắm Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ, chúng ta khám phá được rằng, Tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, tình yêu đó chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con chiêm ngắm Chúa, xin hãy làm cho chúng con trở nên những chứng nhân của tình yêu Chúa, tình yêu đã thôi thúc Chúa cởi bỏ vinh quang Thiên Chúa, để sinh ra sống giữa con nguời và chịu chết vì chúng con.
Xin hãy làm cho ánh sáng của đêm hôm nay, sáng hơn ban ngày, chiếu sáng trên tương lai và hướng dẫn những bước tiến của nhân loại trên con đường Hòa Bình.
Lạy Chúa là Hoàng tử Bình An, là Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con, xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường lữ thứ trần gian ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta
Suy Niệm Lễ Đêm Giáng Sinh
(Lc 2, 1-14)
Từ 21 thế kỷ qua, lời rao giảng vui mừng trên vang lên từ con tim Giáo Hội. Trong đêm thánh này, Thiên Thần Chúa lặp lại với mỗi người chúng ta những lời như sau: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Vua Ðavít" (Lc 2,10-11).
Trong bầu khí linh thiêng của đêm Noel năm nay, khi chiêm ngắm Con Chúa ra đời, chúng ta xin Chúa điều gì? Chắc chắn mỗi người mỗi tâm tình, mỗi ý nguyện, phần lớn những người hiện diện nơi đây đều có những lời cầu xin của riêng mình. Tôi đề nghị một lời cầu xin tha thiết nhất, một nỗi khát vọng mãnh liệt và triền miên của toàn thể nhân loại chúng ta hôm nay đó là xin ơn "Đức tin và Bình an".
Đề nghị thứ nhất: xin ơn Đức tin
Đấng cứu độ chúng ta đã ra đời, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa Thật bởi Thiên Chúa thật. Những điều chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa.
Giáng Sinh là dịp thuận lợi để chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Chúa Kitô, và khẳng định lại những điều chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính của Công Đồng Nicê năm 325 và Công Đồng Constantinôple năm 381. Những điều ấy dẫn chúng ta vào mầu nhiệm của Chúa Kitô.
"Một Hài Nhi, được sinh ra bởi Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời", đây là cách diễn đạt nghịch lý của Giáo phụ Romanos de Mélode. Có lúc, Thiên Chúa gần gũi đến lạ thường, và cũng thật siêu việt, vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, Một Hài Nhi là Con Thiên Chúa Cha từ trước muôn đời. Để hiểu được cách diễn đạt "sinh bởi Đức Chúa Cha ", chúng ta cần phải đọc lại chương mở đầu của Tin Mừng theo Thánh Gioan : "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa " (Ga 1,1).
Chúng ta không nghĩ đến sự sinh bởi Thiên Chúa, vì chúng ta có những ý niệm về không gian và thời gian… Nhưng ở nơi Thiên Chúa, thì không có khởi đầu và kết thúc. Chúa Cha sinh ra Chúa Con tự đời đời. Vì thế Chúa Cha là Cha tự đời đời, và Chúa Con là Con tự đời đời.
Đặc điểm của Chúa Cha là trao ban hoàn toàn cho Con mình. Và đặc điểm của Chúa Con là lãnh nhận hoàn toàn từ nơi Cha và vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa ; điều này thường thấy trong Tin Mừng, khi mà Chúa Kitô dùng từ " TA LÀ " (Ga 9, 58).
Quả thật, trong trình thuật cuộc thương khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, lúc ở trong vườn Giệtsimani, Đức Giêsu hỏi những người đến tìm bắt Ngài rằng : "Các ngươi tìm ai ? " Họ trả lời : "Giêsu Nagiarét". Đức Giêsu nói : Này ta, " Khi Đức Giêsu nói với họ này ta, họ liền lùi lại và ngã ra đất hết " (Ga 18,6). Họ ngã, không phải là vì họ trượt chân, nhưng là vì họ ở trong tư thế tôn thờ, vì lời Đức Giêsu nói với họ : chính Ta hay là Ta có nghĩa là thần thánh.
Thập giá đối với người Do Thái là sự sỉ nhục, đối với người dân ngoại là sự điên dồ, nhưng đây là sự mạc khải của Thiên Chúa: " Khi nào tôi được treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người lên cùng tôi, lúc đó các người sẽ biết ta là ai". Nhưng Giáng sinh có ý nghĩa, vì Giáng sinh là Thánh Giá có một cái bóng được gọi là Phục Sinh.
"Ánh Sáng bởi Ánh Sáng"
"Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sáng của nhân loại ; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng" (Ga 1, 4-5).
Như vậy, với tác giả Tin Mừng, ánh sáng đồng nghĩa với sự sống thần linh ; Nhập thể của Người là ánh sáng, là một trận chiến chống lại bóng tối. Ánh sáng đã đến trong thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.
Vậy, đâu là bóng tối? Chắc chắn là thế gian rồi, nhưng trước hết vẫn là trong lòng người ta. Chúng ta có vùng tối mà chúng ta không muốn thấy, ánh sáng không phải là bạo lực, do đó ánh sáng tràn ngập, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Ánh sáng này sau đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của nhân loại: thần linh hóa mọi tạo vật, chiếu dọi vào tâm hồn, phản ánh vinh quang rực rỡ của Chúa Cha.
Thế giới của chúng ta đang cần những chứng nhân cho ánh sáng. Ở những thế kỷ đầu của Giáo hội, những người chịu phép Rửa tội được gọi là " ánh sáng" chiếu tỏa ánh sáng Thần Linh.
Việc tái truyền giảng Tin Mừng, là làm thế nào để người môn đệ biến đổi. Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói với các linh mục rằng : "Người ta muốn thấy Chúa Giêsu qua anh em". Nơi mỗi người đã chịu phép Rửa tội, bởi vì họ là nhà của "ánh sáng từ ánh sáng" phải được chiếu soi rạng ngời.
Nguồn gốc của ánh sáng là Tình Yêu. Vì vậy, đừng quên rằng nếu như tội lỗi, nghĩa là bóng tối tách ra, Tình Yêu biến thành ánh sáng thần linh. Trong máng cỏ, Hài Nhi Giêsu chiếu tỏa ánh huy hoàng của Người trên khuôn mặt rạng ngời có Thánh Giuse.
"Thiên Chúa thật và là Người thật"
Công đồng Chacédoan năm 451 đã tuyên xưng: "Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và người thật".
Tuyên xưng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật, không phải vì một người là Thiên Chúa, những là bởi Thiên Chúa đến vì các tội nhân, Ngài đến để cứu từng người trong chúng ta !
Làm thế nào để Thiên Chúa toàn năng, Thánh, chí Thánh, ngàn trùng chí Thánh, ba lần thánh này, có thể đồng bàn với phường tội lỗi? Làm thế nào để Thiên Chúa đến thi thố tình yêu cho chúng ta?
Hài Nhi nằm trong máng cỏ đến thanh tẩy tội lỗi chúng ta và đem dâng lên trước tòa Chúa. Không, Thiên Chúa không phải là một người cha ngáo ọp, hay một thẩm phán, cũng không phải một kẻ giáo điều. Hài Nhi, Thiên Chúa thật nhỏ bé đến mạc khải cho chúng ta Một Thiên Chúa thật.
Đó là lý do tại sao Chúa Con được sai đến trong thế gian. Không chỉ mạc khải về Chúa Cha, nhưng để nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Làm cho chúng ta nhận ra khuôn mặt thật của Thiên Chúa là Cha, Đấng giầu lòng thương xót.
Khi tuyên xưng Hài Nhi năm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật, là loại bỏ các lạc thuyết, Ảo thân thuyết, dưỡng tử thuyết. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Người là Đấng cứu chuộc chúng ta.
Nếu Đức Kitô chỉ là Thiên Chúa, thì Người không thể cứu độ tất cả chúng ta! Người là Thiên Chúa và là người, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Tuy nhiên, "Tất cả những gì được Người đảm nhận đều được cứu." (St. Athanasius)
Con Thiên Chúa đã đảm nhận một thân xác, và vì thế từ nay, Người trở nên người nhờ Chúa Thánh Thần, đó là lý do tại sao thân xác của chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Bởi tội nguyên tổ, chúng ta đã đánh mất sự sống, nhờ Hài Nhi nằm trong máng cỏ, chúng ta tìm lại được. Vì thế, chúng ta càng theo Chúa Kitô, chúng ta sẽ càng trở nên giống Người hơn. Chúng ta được trao ban cho Chúa Kitô, chúng ta được thần linh hóa.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Giáng sinh, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta, để chúng ta tin vào Đức Giêsu Con Thiên Chúa.
Đề nghị thứ hai là : xin ơn bình an.
Chúng ta cầu xin Chúa "ơn bình an" như chính lời Kinh Thánh gợi ý: "Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương! " (Lc 2,14). Đây là điều rất cần thiết và thực tế. Theo Kinh Thánh, sự bình an đi đôi với hạnh phúc mà Chúa ban cho loài người. Ai trong chúng ta mà không khao khát hạnh phúc cho mình và tha nhân? Ai trong chúng ta mà không ước muốn được bình an? Thiếu sự bình an, thì không thể có hạnh phúc. Hạnh phúc trước hết và trên hết là niềm vui "được yêu", được Thiên Chúa yêu thương, được loài người yêu thương.
Sự bình an là một ân sủng, là "quà tặng Giáng Sinh" của Thiên Chúa cho chúng ta. Để có được quà tặng ấy, chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này (x. Tt 2,12).
Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và tình yêu của Chúa Cha ở cùng tất cả chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm lễ Giáng Sinh : Lễ ban ngày
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:06 23/12/2018
Noel: lễ của tình yêu, hy vọng và sẻ chia
"Đừng sợ, này ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại. Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta " (Lc, 2, 10). Vâng, một niềm vui cả thể không trọng đại sao được, bởi niềm vui này không dành cho riêng ai hay cho một nhóm người nào, mà là cho toàn dân !
1) Noel lễ của TÌNH YÊU
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta cũng muốn yêu và được yêu, bởi tất cả chúng ta đã được yêu bằng một tình yêu cao cả. Bằng chứng là "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một Người " (Ga. 3, 16-17).
Mấy ngày nay, khi dạo thăm một số nhà thờ và ngắm nhìn nào là hang đá, hay cảnh Belem, tôi bỗng dừng lại hồi lâu trước một hang đá trang hoàng rất sống động, tôi có cảm tưởng như mình đang đối diện với cánh đồng Belem khi xưa và tự nhủ thầm trong lòng rằng, à cách đây hơn 2000 năm tại Belem, Con Một Thiên Chúa đã giáng sinh làm người. Đó là một tình yêu cao cả, mà Thiên Chúa đã tặng ban cho mỗi người chúng ta.
2) Noel, lễ của HY VỌNG
Trong lúc tôi đang trâm ngâm suy ngắm thì thấy một người mẹ đưa tay chỉ về phía tượng Chúa Hài Đồng và nói với thằng con nhỏ của bà rằng : "Đấy, con thấy không Thiên Chúa hóa thân làm em bé đấy ! "
Thiên Chúa giáng sinh làm người để giải thoát con người khỏi tội lỗi, khỏi muôn điều lo sợ, sợ thiên tai, nhân tai, sợ chết... Đó là niềm tin và hy vọng cho chúng ta.
3) Noel, lễ của sự SẺ CHIA.
Các đấng giáo phụ nhắc đi nhắc lại ý muốn: "Thiên Chúa làm người để con người trở nên thiên chúa". Quả thật, Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta món quà vô giá là chính Con một Chúa. Chúng ta cũng phải chia sẻ cho nhau những món quà nhân dịp kỷ niệm ngày Giáng sinh Con Một Chúa, đặc biệt trong gia đình, món quà ấy có thể là vật chất, là sự cảm thông với tinh thần vị tha, bằng lời nói, tiếng cười.
Thế giới xung quanh ta còn thiếu tiếng cười, còn biết bao người nghèo khổ và bất công, phải chăng chúng ta chưa có sẻ chia? Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói: "chính trong đêm Giáng sinh mà nền văn minh tình thương đã khai mào". Chúa chỉ thực sự ở trong ta và giáng sinh trong lòng ta khi chúng ta đón tiếp tha nhân; câu hỏi được đặt ra trong Mùa Giáng sinh này là, tha nhân có vị trí nào trong trái tim tôi?
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Tại sao Thiên Chúa làm người?
Suy Niệm Lễ Ban Ngày
(Ga 1, 1-18)
Trong Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh chúng ta được nghe đọc : Khi Chúa Giêsu giáng sinh có Thiên Thần báo tin cho các mục đồng : "Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt… Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Vua Ðavít" (Lc 2,10-11).
Câu "Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi ", gợi lên cho chúng ta những câu hỏi: Con người là gì và làm sao mà phải cứu độ? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó? Tôi nhớ đến câu bổn, hỏi vì lẽ nào mà Ngôi Thứ Hai ra đời? (Sách bổn Địa Phận Hà Nội tr. 13)
Con người là gì?
Có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng : Con người là con vật thượng đẳng đã đạt tới chặng cuối cùng trong quá trình tiến hóa ( Đác- Uyn). Có ý kiến khác cho rằng: Con người là cây sậy biết suy tư. Trước sự bao la của vụ trụ, sức mạnh của thiên nhiên, thân phận con người chỉ như một cây sậy, nhưng là một cây sậy có lý trí. Thiên nhiên có thể đè bẹp con người, nhưng không biết mình thắng, ngược lại con người bị thiên nhiên quật ngã, nhưng con người ý thức được mình thua. Những ý kiến đó không nói lên đầy đủ về phẩm giá và định mệnh con người theo kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo con người giống hình ảnh Chúa (St 1, 26).
Vì không biết đầy đủ về giá trị con người nên nhiều kẻ sống không xứng đáng với phẩm giá của mình, và xúc phạm đến phẩm giá người khác một cách bất công và tàn bạo, quyền con người bị tước đoạt, kể cả quyền sống, người nô lệ trở thành con vật trong tay chủ nhân ông. Ngày nay chế độ nô lệ được bãi bỏ, nhưng cảnh người bóc lột người vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức khác nhau, mà nạn nhân luôn là kẻ yếu người thua. Mãi đến năm 1948, Liên Hiệp Quốc mới công bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, trong đó nói : "Mọi người sinh ra đều bình đẳng có quyền bất khả xâm pham: như quyền sống, quyền cư trú, quyền làm việc, quyền đi lại, quyền tự do tôn giáo…" Tuyên ngôn thì như thế, nhưng trong thực tế thì nhân phẩm và nhân quyền luôn bị chà đạp ở nhiều nơi và dưới nhiều hình thức.
Con người cần được cứu độ
Để cứu con người ra khỏi tình trạng đó, Thiên Chúa đã thân hành xuống thế làm người nơi Đức Giêsu mà hôm nay cả thế giới kỷ niệm ngày sinh nhật của Người. Nhất là vì tôi lỗi loài người đã mất lòng Đức Chúa Trời, cho nên Ngôi thứ Hai đã ra đời mà lập công chuộc tội (Sách bổn Địa Phận Hà Nội tr. 13).
Trẻ Giêsu nằm trong máng cỏ chưa biết đi biết nói, nhưng đã mang cho loài người một bài học nhân sinh quan đầy đủ và sâu sắc nhất đúng theo kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, kế hoạch mà tội lỗi con người đã làm sai lệch đi.
Noel, Thiên Chúa làm người, đã đảm nhận lấy nơi mình thân phận con người với mọi chi tiết đặc thù của nó để bất kỳ ai dù ở địa vị nào, gặp hoàn cảnh nào cũng tìm được nơi Chúa một người bạn đồng hành và một tấm gương sống cho xứng đáng với phẩm giá con người.
Chúa đã giáng sinh làm con trẻ và sống đời thơ ấu để dạy cho ta biết con trẻ dù còn là thai nhi trong dạ mẹ, cũng có một nhân phẩm như người lớn cần được tôn trọng và kẻ nào làm hư hỏng một trẻ em đó thì đáng chúc dữ và buộc cối đá vào cổ mà quăng xuống biển còn hơn.
Noel, Thiên Chúa làm người, đồng hóa mình với tất cả mọi người, để cứu độ con người. Nhưng con người chỉ được cứu độ với điều kiện là có thiện tâm, như lời Thiên Thần hát mừng đêm Giáng Sinh: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14). Thiện tâm là tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và hăng say thực hiện những điều Chúa truyền dạy tóm lại: Kính mến Thiên Chúa như Cha, yêu thương nhau như là anh em. Ngày nào con người thực hiện được hai điểm đó, cảnh thái bình sẽ xuất hiện trên mặt đất như lời các thiên thần cầu chúc đêm Chúa Giáng Sinh.
Thiên Chúa đã làm người vì yêu
Để trả lời cho câu hỏi tiếp theo được đặt ra xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử kitô giáo : Tại sao Thiên Chúa đã làm người? Tại sao Thiên Chúa đã làm như vậy?
Thưa vì yêu thương con người, tất cả vì yêu, tình yêu là lý do cuối cùng Thiên Chúa Nhập Thể. Về điểm này, H.U. von Balthasar đã sau: "Thiên Chúa, trước hết, không phải là một quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối, mà chóp đỉnh của tình yêu đó không được thể hiện trong việc giữ lại cho mình những gì thuộc về mình, mà trong việc từ bỏ những điều đó" (Trích Mầu nhiệm Vượt Qua I,4). Thiên Chúa mà các mục đồng gặp thấy nằm trong máng cỏ, có Mẹ Maria và thánh Giuse ấy là Thiên Chúa Tình Yêu (x. Lc 2, 16). Vì yêu thương nhân loại : "Người đã đến nhà các gia nhân Người" (Ga 1,11).
Trong Mầu nhiệm Giáng Sinh, Thiên Chúa đã đến sống giữa chúng ta; Người đến và ở lại với chúng ta, vì yêu chúng ta như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn đọc “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta "; " Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14) ban cho những ai tiếp nhận Người "quyền trở nên con cái Thiên Chúa"(Ga 1,12).
Hiện nay, con người đã lên tới Mặt Trăng và Sao Hoả, sẵn sàng chinh phục vũ trụ. Con người đang không ngừng khám phá những bí mật của thiên nhiên và giải mã thành công cả những điều kỳ diệu nơi tế bào "gen", đi vào trong đại dương ảo của internet, nhờ những kỹ thuật truyền thông tân tiến, biến trái đất, ngôi nhà chung to lớn thành một làng nhỏ toàn cầu, Thử hỏi Ðấng Cứu Thế có còn cần thiết cho con người nữa hay không?
Chúng ta phải khẳng định rằng: trong thời đại hiện hôm nay, thời hậu tân tiến, con người có lẽ cần đến Ðấng Cứu Thế hơn bao giờ hết, bởi vì xã hội trong đó con người sinh sống đã trở thành phức tạp hơn, và những hăm dọa xúc phạm đến sự toàn vẹn bản thân và luân lý. Ai có thể bênh vực con người, nếu không phải Ðấng yêu thương con người cho đến mức độ trao ban chính Con Một làm giá chuộc muôn người.
Thiên Chúa đã làm người trong Chúa Giêsu Kitô, sinh ra bởi Ðức Trinh Nữ Maria, mang đến cho chúng ta tình yêu, bình an và hạnh phúc của Chúa Cha trên trời gửi tặng nhân loại nhân ngày mừng Sinh nhật Con Chúa. Chính Người là Ðấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy mở rộng con tim để Chúa ngự vào, và hãy đón tiếp Người, ngõ hầu Vương Quốc tình yêu và an bình của Người ngự trị trên toàn thế giới.
Xin chúc tất cả Giáng Sinh an lành!
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
"Đừng sợ, này ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại. Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta " (Lc, 2, 10). Vâng, một niềm vui cả thể không trọng đại sao được, bởi niềm vui này không dành cho riêng ai hay cho một nhóm người nào, mà là cho toàn dân !
1) Noel lễ của TÌNH YÊU
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta cũng muốn yêu và được yêu, bởi tất cả chúng ta đã được yêu bằng một tình yêu cao cả. Bằng chứng là "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một Người " (Ga. 3, 16-17).
Mấy ngày nay, khi dạo thăm một số nhà thờ và ngắm nhìn nào là hang đá, hay cảnh Belem, tôi bỗng dừng lại hồi lâu trước một hang đá trang hoàng rất sống động, tôi có cảm tưởng như mình đang đối diện với cánh đồng Belem khi xưa và tự nhủ thầm trong lòng rằng, à cách đây hơn 2000 năm tại Belem, Con Một Thiên Chúa đã giáng sinh làm người. Đó là một tình yêu cao cả, mà Thiên Chúa đã tặng ban cho mỗi người chúng ta.
2) Noel, lễ của HY VỌNG
Trong lúc tôi đang trâm ngâm suy ngắm thì thấy một người mẹ đưa tay chỉ về phía tượng Chúa Hài Đồng và nói với thằng con nhỏ của bà rằng : "Đấy, con thấy không Thiên Chúa hóa thân làm em bé đấy ! "
Thiên Chúa giáng sinh làm người để giải thoát con người khỏi tội lỗi, khỏi muôn điều lo sợ, sợ thiên tai, nhân tai, sợ chết... Đó là niềm tin và hy vọng cho chúng ta.
3) Noel, lễ của sự SẺ CHIA.
Các đấng giáo phụ nhắc đi nhắc lại ý muốn: "Thiên Chúa làm người để con người trở nên thiên chúa". Quả thật, Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta món quà vô giá là chính Con một Chúa. Chúng ta cũng phải chia sẻ cho nhau những món quà nhân dịp kỷ niệm ngày Giáng sinh Con Một Chúa, đặc biệt trong gia đình, món quà ấy có thể là vật chất, là sự cảm thông với tinh thần vị tha, bằng lời nói, tiếng cười.
Thế giới xung quanh ta còn thiếu tiếng cười, còn biết bao người nghèo khổ và bất công, phải chăng chúng ta chưa có sẻ chia? Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói: "chính trong đêm Giáng sinh mà nền văn minh tình thương đã khai mào". Chúa chỉ thực sự ở trong ta và giáng sinh trong lòng ta khi chúng ta đón tiếp tha nhân; câu hỏi được đặt ra trong Mùa Giáng sinh này là, tha nhân có vị trí nào trong trái tim tôi?
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Tại sao Thiên Chúa làm người?
Suy Niệm Lễ Ban Ngày
(Ga 1, 1-18)
Trong Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh chúng ta được nghe đọc : Khi Chúa Giêsu giáng sinh có Thiên Thần báo tin cho các mục đồng : "Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt… Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Vua Ðavít" (Lc 2,10-11).
Câu "Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi ", gợi lên cho chúng ta những câu hỏi: Con người là gì và làm sao mà phải cứu độ? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó? Tôi nhớ đến câu bổn, hỏi vì lẽ nào mà Ngôi Thứ Hai ra đời? (Sách bổn Địa Phận Hà Nội tr. 13)
Con người là gì?
Có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng : Con người là con vật thượng đẳng đã đạt tới chặng cuối cùng trong quá trình tiến hóa ( Đác- Uyn). Có ý kiến khác cho rằng: Con người là cây sậy biết suy tư. Trước sự bao la của vụ trụ, sức mạnh của thiên nhiên, thân phận con người chỉ như một cây sậy, nhưng là một cây sậy có lý trí. Thiên nhiên có thể đè bẹp con người, nhưng không biết mình thắng, ngược lại con người bị thiên nhiên quật ngã, nhưng con người ý thức được mình thua. Những ý kiến đó không nói lên đầy đủ về phẩm giá và định mệnh con người theo kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo con người giống hình ảnh Chúa (St 1, 26).
Vì không biết đầy đủ về giá trị con người nên nhiều kẻ sống không xứng đáng với phẩm giá của mình, và xúc phạm đến phẩm giá người khác một cách bất công và tàn bạo, quyền con người bị tước đoạt, kể cả quyền sống, người nô lệ trở thành con vật trong tay chủ nhân ông. Ngày nay chế độ nô lệ được bãi bỏ, nhưng cảnh người bóc lột người vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức khác nhau, mà nạn nhân luôn là kẻ yếu người thua. Mãi đến năm 1948, Liên Hiệp Quốc mới công bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, trong đó nói : "Mọi người sinh ra đều bình đẳng có quyền bất khả xâm pham: như quyền sống, quyền cư trú, quyền làm việc, quyền đi lại, quyền tự do tôn giáo…" Tuyên ngôn thì như thế, nhưng trong thực tế thì nhân phẩm và nhân quyền luôn bị chà đạp ở nhiều nơi và dưới nhiều hình thức.
Con người cần được cứu độ
Để cứu con người ra khỏi tình trạng đó, Thiên Chúa đã thân hành xuống thế làm người nơi Đức Giêsu mà hôm nay cả thế giới kỷ niệm ngày sinh nhật của Người. Nhất là vì tôi lỗi loài người đã mất lòng Đức Chúa Trời, cho nên Ngôi thứ Hai đã ra đời mà lập công chuộc tội (Sách bổn Địa Phận Hà Nội tr. 13).
Trẻ Giêsu nằm trong máng cỏ chưa biết đi biết nói, nhưng đã mang cho loài người một bài học nhân sinh quan đầy đủ và sâu sắc nhất đúng theo kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, kế hoạch mà tội lỗi con người đã làm sai lệch đi.
Noel, Thiên Chúa làm người, đã đảm nhận lấy nơi mình thân phận con người với mọi chi tiết đặc thù của nó để bất kỳ ai dù ở địa vị nào, gặp hoàn cảnh nào cũng tìm được nơi Chúa một người bạn đồng hành và một tấm gương sống cho xứng đáng với phẩm giá con người.
Chúa đã giáng sinh làm con trẻ và sống đời thơ ấu để dạy cho ta biết con trẻ dù còn là thai nhi trong dạ mẹ, cũng có một nhân phẩm như người lớn cần được tôn trọng và kẻ nào làm hư hỏng một trẻ em đó thì đáng chúc dữ và buộc cối đá vào cổ mà quăng xuống biển còn hơn.
Noel, Thiên Chúa làm người, đồng hóa mình với tất cả mọi người, để cứu độ con người. Nhưng con người chỉ được cứu độ với điều kiện là có thiện tâm, như lời Thiên Thần hát mừng đêm Giáng Sinh: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14). Thiện tâm là tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và hăng say thực hiện những điều Chúa truyền dạy tóm lại: Kính mến Thiên Chúa như Cha, yêu thương nhau như là anh em. Ngày nào con người thực hiện được hai điểm đó, cảnh thái bình sẽ xuất hiện trên mặt đất như lời các thiên thần cầu chúc đêm Chúa Giáng Sinh.
Thiên Chúa đã làm người vì yêu
Để trả lời cho câu hỏi tiếp theo được đặt ra xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử kitô giáo : Tại sao Thiên Chúa đã làm người? Tại sao Thiên Chúa đã làm như vậy?
Thưa vì yêu thương con người, tất cả vì yêu, tình yêu là lý do cuối cùng Thiên Chúa Nhập Thể. Về điểm này, H.U. von Balthasar đã sau: "Thiên Chúa, trước hết, không phải là một quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối, mà chóp đỉnh của tình yêu đó không được thể hiện trong việc giữ lại cho mình những gì thuộc về mình, mà trong việc từ bỏ những điều đó" (Trích Mầu nhiệm Vượt Qua I,4). Thiên Chúa mà các mục đồng gặp thấy nằm trong máng cỏ, có Mẹ Maria và thánh Giuse ấy là Thiên Chúa Tình Yêu (x. Lc 2, 16). Vì yêu thương nhân loại : "Người đã đến nhà các gia nhân Người" (Ga 1,11).
Trong Mầu nhiệm Giáng Sinh, Thiên Chúa đã đến sống giữa chúng ta; Người đến và ở lại với chúng ta, vì yêu chúng ta như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn đọc “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta "; " Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14) ban cho những ai tiếp nhận Người "quyền trở nên con cái Thiên Chúa"(Ga 1,12).
Hiện nay, con người đã lên tới Mặt Trăng và Sao Hoả, sẵn sàng chinh phục vũ trụ. Con người đang không ngừng khám phá những bí mật của thiên nhiên và giải mã thành công cả những điều kỳ diệu nơi tế bào "gen", đi vào trong đại dương ảo của internet, nhờ những kỹ thuật truyền thông tân tiến, biến trái đất, ngôi nhà chung to lớn thành một làng nhỏ toàn cầu, Thử hỏi Ðấng Cứu Thế có còn cần thiết cho con người nữa hay không?
Chúng ta phải khẳng định rằng: trong thời đại hiện hôm nay, thời hậu tân tiến, con người có lẽ cần đến Ðấng Cứu Thế hơn bao giờ hết, bởi vì xã hội trong đó con người sinh sống đã trở thành phức tạp hơn, và những hăm dọa xúc phạm đến sự toàn vẹn bản thân và luân lý. Ai có thể bênh vực con người, nếu không phải Ðấng yêu thương con người cho đến mức độ trao ban chính Con Một làm giá chuộc muôn người.
Thiên Chúa đã làm người trong Chúa Giêsu Kitô, sinh ra bởi Ðức Trinh Nữ Maria, mang đến cho chúng ta tình yêu, bình an và hạnh phúc của Chúa Cha trên trời gửi tặng nhân loại nhân ngày mừng Sinh nhật Con Chúa. Chính Người là Ðấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy mở rộng con tim để Chúa ngự vào, và hãy đón tiếp Người, ngõ hầu Vương Quốc tình yêu và an bình của Người ngự trị trên toàn thế giới.
Xin chúc tất cả Giáng Sinh an lành!
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thánh lễ Giáng Sinh 25/12/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
15:36 23/12/2018
Bài Ðọc I: Is 52, 7-10
"Khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðẹp thay chân người rao tin trên núi, người rao tin thái bình, người rao tin mừng, người rao tin cứu độ, nói với Sion rằng: Thiên Chúa ngươi sẽ thống trị!
Tiếng của người canh gác của ngươi đã cất lên. Họ sẽ cùng nhau ca ngợi rằng: Chính mắt họ sẽ nhìn xem, khi Chúa đem Sion trở về. Hỡi Giêrusalem hoang tàn, hãy vui mừng, hãy cùng nhau ca ngợi! Vì Chúa đã an ủi dân Người, đã cứu chuộc Giêru-salem. Chúa đã chuẩn bị ra tay thánh thiện Người trước mặt chư dân; và khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ nhìn xem ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6
Ðáp: Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta
Xướng: Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
Xướng: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.
Xướng: Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca!
Xướng: Hãy ca mừng Chúa với cây đàn cầm, với cây đàn cầm với điệu nhạc du dương, cùng với tiếng kèn râm ran, tiếng tù và rúc, hãy hoan hô trước thiên nhan Chúa là Vua.
Bài Ðọc II: Dt 1, 1-6
"Chúa đã phán dạy chúng ta qua người Con".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con mà Ngài đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ. Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm trên cõi trời cao thẳm. Tên Người cao trọng hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu.
Phải, vì có bao giờ Thiên Chúa đã phán bảo với một vị nào trong các thiên thần rằng: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã hạ sinh Con"? Rồi Chúa lại phán: "Ta sẽ là Cha Người, và Người sẽ là Con Ta". Và khi ban Con Một mình cho thế gian, Chúa lại phán rằng: "Tất cả các thiên thần Chúa hãy thờ lạy Người!"
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Ngày thánh đã dọi ánh sáng trên chúng ta. Hỡi các dân, hãy tới thờ lạy Chúa, vì hôm nay ánh sáng chan hoà đã toả xuống trên địa cầu. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1, 1-18 {hoặc 1-5. 9-14}
"Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta".
Bắt đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy.
Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đã đến nhằm việc chứng minh, để ông chứng minh về sự sáng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin. Chính ông không phải là sự sáng, nhưng đến để chứng minh về sự sáng.
Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra.
Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý.
Gioan làm chứng về Người khi tuyên xưng rằng: "Ðây là Ðấng tôi tiên báo. Người đến sau tôi, nhưng xuất hiện trước tôi, vì Người có trước tôi".
Chính do sự sung mãn Người mà chúng ta hết thảy tiếp nhận ơn này tới ơn khác. Bởi vì Chúa ban Lề luật qua Môsê, nhưng ơn thánh và chân lý thì ban qua Ðức Giêsu Kitô. Không ai nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Con Một Chúa, Ðấng ngự trong Chúa Cha, sẽ mạc khải cho chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
"Khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðẹp thay chân người rao tin trên núi, người rao tin thái bình, người rao tin mừng, người rao tin cứu độ, nói với Sion rằng: Thiên Chúa ngươi sẽ thống trị!
Tiếng của người canh gác của ngươi đã cất lên. Họ sẽ cùng nhau ca ngợi rằng: Chính mắt họ sẽ nhìn xem, khi Chúa đem Sion trở về. Hỡi Giêrusalem hoang tàn, hãy vui mừng, hãy cùng nhau ca ngợi! Vì Chúa đã an ủi dân Người, đã cứu chuộc Giêru-salem. Chúa đã chuẩn bị ra tay thánh thiện Người trước mặt chư dân; và khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ nhìn xem ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6
Ðáp: Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta
Xướng: Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
Xướng: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.
Xướng: Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca!
Xướng: Hãy ca mừng Chúa với cây đàn cầm, với cây đàn cầm với điệu nhạc du dương, cùng với tiếng kèn râm ran, tiếng tù và rúc, hãy hoan hô trước thiên nhan Chúa là Vua.
Bài Ðọc II: Dt 1, 1-6
"Chúa đã phán dạy chúng ta qua người Con".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con mà Ngài đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ. Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm trên cõi trời cao thẳm. Tên Người cao trọng hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu.
Phải, vì có bao giờ Thiên Chúa đã phán bảo với một vị nào trong các thiên thần rằng: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã hạ sinh Con"? Rồi Chúa lại phán: "Ta sẽ là Cha Người, và Người sẽ là Con Ta". Và khi ban Con Một mình cho thế gian, Chúa lại phán rằng: "Tất cả các thiên thần Chúa hãy thờ lạy Người!"
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Ngày thánh đã dọi ánh sáng trên chúng ta. Hỡi các dân, hãy tới thờ lạy Chúa, vì hôm nay ánh sáng chan hoà đã toả xuống trên địa cầu. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1, 1-18 {hoặc 1-5. 9-14}
"Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta".
Bắt đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy.
Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đã đến nhằm việc chứng minh, để ông chứng minh về sự sáng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin. Chính ông không phải là sự sáng, nhưng đến để chứng minh về sự sáng.
Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra.
Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý.
Gioan làm chứng về Người khi tuyên xưng rằng: "Ðây là Ðấng tôi tiên báo. Người đến sau tôi, nhưng xuất hiện trước tôi, vì Người có trước tôi".
Chính do sự sung mãn Người mà chúng ta hết thảy tiếp nhận ơn này tới ơn khác. Bởi vì Chúa ban Lề luật qua Môsê, nhưng ơn thánh và chân lý thì ban qua Ðức Giêsu Kitô. Không ai nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Con Một Chúa, Ðấng ngự trong Chúa Cha, sẽ mạc khải cho chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Một Người Con đã được ban tặng cho Ta
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:54 23/12/2018
“MỘT NGƯỜI CON ĐÃ ĐƯỢC BAN TẶNG CHO TA” (Lễ đêm)
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn, dù bé, dù đắt hay rẻ, đều mang thông điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.
1- Món quà ý nghĩa
Người ta kể rằng: có một anh lính từ chiến trường xa trở về thăm vợ con nhân dịp mừng lễ Giáng Sinh. Lâu ngày xa cách, nhớ vợ thương con, nay được trở về, anh muốn mua một món quà để tặng vợ nhưng trong túi không có đồng nào. Về gần tới nhà, anh nghĩ ra một cách làm vợ con ngạc nhiên. Anh lấy một băng vải, viết lên trên đó hàng chữ: “Quà tặng em.” Rồi anh mang lên ngực. Nghe tiếng gõ cửa. Người vợ liền mở cửa và rất vui mừng vì thấy chồng trở về bình an. Nhưng bất ngờ và ngạc nhiên khi nhìn thấy hàng chữ, người vợ xúc động và ôm lấy anh. Vì quả thật đối với chị, chồng là món quà quý nhất, hơn mọi món quà khác trong ngày lễ Giáng Sinh.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nói đến một món quà khác giá trị hơn các món quà vật chất. Đó là món quà Hài Nhi Giêsu mà Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta.
Quả thế, từ xa xưa trong Cựu Ước, tiên tri Isaia tiên báo về món quà mà Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,1.5). Những lời này đã thực ứng nghiệm qua biến cố Con Thiên Chúa sinh ra tại Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Đó là Tin Mừng cho toàn thể nhân loại, được các thiên thần loan tin trong bài Tin Mừng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11).
2- Quà tặng và người tặng quà
Thần học gia nổi tiếng người Đức, Karl Rahner nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, người tặng và quà tặng là một. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình Người cho chúng ta. Nhờ quà tặng là Thiên Chúa, mà chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta.” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một yêu dấu của Người.
Thật vậy, Đức Giêsu là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ con người nên Người sai Ngôi Hai xuống thế làm người, cứu nhân độ thế. Chiêm ngắm biến cố này, thánh Gioan cảm nghiệm: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Khi tặng ban Con Một, Thiên Chúa đã ban điều lớn lao nhất, điều quý giá nhất, để minh chứng tình yêu lớn lao nhất của Người đối với nhân loại. Yêu là cho đi. Yêu là hiến mình. Yêu là cứu độ.
Thế nên, sứ điệp mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại trong đêm nay là sứ điệp yêu thương: Thiên Chúa yêu thương chúng ta; Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta. Nếu lịch sử của con người là lịch sử của sa ngã và phản bội, thì lịch sử của Thiên Chúa là lịch sử của trung thành và cứu độ. Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải hư mất trong lầm than và tội lỗi.
Thánh Phanxicô Assisi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự vấn: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng.”
3- Trở nên quà tặng cho nhau
Đêm nay, chúng ta cử hành đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh. Đây là đêm an lành, đêm hồng ân và đêm ánh sáng. Tất cả chúng ta được mời gọi quỳ bên hang đá, để thờ lạy Chúa Hài Nhi, chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người trong cảnh cơ hàn, để cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Lễ Giáng Sinh là “lễ tình thương,” tình Chúa giáng sinh trên tình người. Khi đón nhận món quà giáng sinh, niềm vui giáng sinh là Chúa Hài Đồng, chúng ta hãy mang Chúa về trong gia đình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xung quanh. Sứ điệp giáng sinh là sứ điệp hãy sống hòa bình, tôn trọng và nhân ái đối với tha nhân. Và để sống mùa Giáng Sinh ý nghĩa, thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta: “Phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Tt 2,11-12).
Chúng ta cũng được mời gọi trở thành món quà cho nhau. Nếu trong gia đình và cộng đoàn, ai chưa hòa giải với Chúa và với nhau, mùa Giáng Sinh và năm mới là dịp thuận tiện để chúng ta hòa giải với Chúa và làm hòa với nhau. Như thế, việc cử hành lễ Giáng Sinh mới mang lại ý nghĩa đích thực cho chúng ta. Bởi lẽ, như lời các Giáo Phụ dạy: “Nếu Chúa Giêsu tiếp tục giáng sinh hàng ngàn lần ở Bêlêm, mà không một lần giáng sinh trong lòng chúng ta, thì những lần giáng sinh đó có mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta chăng?”
Kính chúc anh chị em được đầy niềm vui, ân sủng của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn, dù bé, dù đắt hay rẻ, đều mang thông điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.
1- Món quà ý nghĩa
Người ta kể rằng: có một anh lính từ chiến trường xa trở về thăm vợ con nhân dịp mừng lễ Giáng Sinh. Lâu ngày xa cách, nhớ vợ thương con, nay được trở về, anh muốn mua một món quà để tặng vợ nhưng trong túi không có đồng nào. Về gần tới nhà, anh nghĩ ra một cách làm vợ con ngạc nhiên. Anh lấy một băng vải, viết lên trên đó hàng chữ: “Quà tặng em.” Rồi anh mang lên ngực. Nghe tiếng gõ cửa. Người vợ liền mở cửa và rất vui mừng vì thấy chồng trở về bình an. Nhưng bất ngờ và ngạc nhiên khi nhìn thấy hàng chữ, người vợ xúc động và ôm lấy anh. Vì quả thật đối với chị, chồng là món quà quý nhất, hơn mọi món quà khác trong ngày lễ Giáng Sinh.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nói đến một món quà khác giá trị hơn các món quà vật chất. Đó là món quà Hài Nhi Giêsu mà Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta.
Quả thế, từ xa xưa trong Cựu Ước, tiên tri Isaia tiên báo về món quà mà Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,1.5). Những lời này đã thực ứng nghiệm qua biến cố Con Thiên Chúa sinh ra tại Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Đó là Tin Mừng cho toàn thể nhân loại, được các thiên thần loan tin trong bài Tin Mừng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11).
2- Quà tặng và người tặng quà
Thần học gia nổi tiếng người Đức, Karl Rahner nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, người tặng và quà tặng là một. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình Người cho chúng ta. Nhờ quà tặng là Thiên Chúa, mà chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta.” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một yêu dấu của Người.
Thật vậy, Đức Giêsu là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ con người nên Người sai Ngôi Hai xuống thế làm người, cứu nhân độ thế. Chiêm ngắm biến cố này, thánh Gioan cảm nghiệm: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Khi tặng ban Con Một, Thiên Chúa đã ban điều lớn lao nhất, điều quý giá nhất, để minh chứng tình yêu lớn lao nhất của Người đối với nhân loại. Yêu là cho đi. Yêu là hiến mình. Yêu là cứu độ.
Thế nên, sứ điệp mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại trong đêm nay là sứ điệp yêu thương: Thiên Chúa yêu thương chúng ta; Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta. Nếu lịch sử của con người là lịch sử của sa ngã và phản bội, thì lịch sử của Thiên Chúa là lịch sử của trung thành và cứu độ. Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải hư mất trong lầm than và tội lỗi.
Thánh Phanxicô Assisi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự vấn: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng.”
3- Trở nên quà tặng cho nhau
Đêm nay, chúng ta cử hành đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh. Đây là đêm an lành, đêm hồng ân và đêm ánh sáng. Tất cả chúng ta được mời gọi quỳ bên hang đá, để thờ lạy Chúa Hài Nhi, chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người trong cảnh cơ hàn, để cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Lễ Giáng Sinh là “lễ tình thương,” tình Chúa giáng sinh trên tình người. Khi đón nhận món quà giáng sinh, niềm vui giáng sinh là Chúa Hài Đồng, chúng ta hãy mang Chúa về trong gia đình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xung quanh. Sứ điệp giáng sinh là sứ điệp hãy sống hòa bình, tôn trọng và nhân ái đối với tha nhân. Và để sống mùa Giáng Sinh ý nghĩa, thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta: “Phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Tt 2,11-12).
Chúng ta cũng được mời gọi trở thành món quà cho nhau. Nếu trong gia đình và cộng đoàn, ai chưa hòa giải với Chúa và với nhau, mùa Giáng Sinh và năm mới là dịp thuận tiện để chúng ta hòa giải với Chúa và làm hòa với nhau. Như thế, việc cử hành lễ Giáng Sinh mới mang lại ý nghĩa đích thực cho chúng ta. Bởi lẽ, như lời các Giáo Phụ dạy: “Nếu Chúa Giêsu tiếp tục giáng sinh hàng ngàn lần ở Bêlêm, mà không một lần giáng sinh trong lòng chúng ta, thì những lần giáng sinh đó có mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta chăng?”
Kính chúc anh chị em được đầy niềm vui, ân sủng của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!
Lễ Giáng Sinh
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:59 23/12/2018
LỄ GIÁNG SINH (LỄ NGÀY)
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18
Hài Nhi Giêsu là ai?
Trong ngày mừng đại lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: “Hài Nhi Giêsu là ai?”
Bài Tin Mừng trong lễ Ngày Giáng Sinh được trích từ lời Dẫn nhập của Tin Mừng Gioan. So với thánh lễ Đêm và thánh lễ Rạng Đông Giáng Sinh, chúng ta thấy sự khác biệt rõ rệt trong bài Tin Mừng của ngày lễ này. Trong khi các bài Tin Mừng của các thánh lễ trước là những tường thuật về biến cố Chúa Giêsu sinh ra đã xảy ra như thế nào, ở đây, trong Tin Mừng Gioan, chúng ta được dẫn tới một suy tư sâu sắc về ý nghĩa của tường thuật giáng sinh này. Vì thế, ở đây, chúng ta không có một tường thuật về việc Chúa giáng sinh, nhưng chúng ta có một lối nhìn chiêm niệm cao siêu về sự sinh hạ của Chúa Kitô và chúng ta có câu hỏi như là tâm điểm suy niệm của chúng về ngày Lễ Giáng Sinh: Chúa Giêsu là ai? Hài Nhi vừa mới sinh là ai? Tại sao chúng ta phải cử hành sinh nhật của Người?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời rất rõ ràng ngay tại những dòng đầu tiên của Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, là Ngôi Lời (Logos) hằng hữu. Người hiện hữu với Thiên Chúa trước khi tạo thành thế giới. Người ở với Thiên Chúa và Người đã là và là Thiên Chúa.
Điều này đòi hỏi chúng ta có cặp mắt đức tin để có thể nhìn thấy trong Hài Nhi nhỏ bé này là Thiên Chúa, là Ngôi Lời hằng hữu, Người có tiền hữu từ trước khi tạo thành thế giới.
Trong bài đọc II, thư Do Thái quả quyết: Người chính là Lời của Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong tiến trình sáng tạo. Nhờ Người mọi sự được tạo thành. Chúa Cha đã tạo dựng mọi sự và mọi loài nhờ Ngôi Lời. Ngôi Lời cũng chia sẻ vinh quang, vinh dự và quyền năng với Chúa Cha. Người là ánh sáng cho muôn dân. Người là ánh sáng bởi ánh sáng (x. Hr 1,1-6). Đó là điều chúng ta tin và tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính Nicêa: “Người là ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha.” Nguồn gốc của Chúa Giêsu được nói ở đây bắt nguồn từ Lời tựa của Tin Mừng Gioan.
Như thế, câu hỏi Chúa Giêsu là ai được thánh Gioan và tác giả thư Do Thái trả lời cho chúng ta hôm nay: Người là Ngôi Lời Thiên Chúa; Người là ánh sáng của Chúa Cha; Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật. Nhờ Người chúng ta mới hiện hữu và mới được sống. Nếu không có Người, không có gì được tạo dựng; Người chính là Lời sáng tạo của Chúa Cha.
Một phần của mầu nhiệm mà chúng ta đang cử hành là Ngôi Lời hằng hữu này, Ngôi Lời mà nhờ Người chúng ta hiện hữu và sống động, Ngôi Lời đó được sai đến, làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy hình dung xem: Đấng Tạo Hóa nay đã trở thành một thụ tạo, chia sẻ mọi điều kiện của thụ tạo mà Người đã tạo dựng! Thật khó tin quá! Chúng ta hãy dành nhiều thời gian trong ngày này để suy nghĩ về điều đó. Hình ảnh của Đấng Sáng Tạo quyền năng nay trở thành một em bé, nghèo hèn, đơn sơ, nhỏ bé, như chúng ta. Đấng mà nếu không có Người, chúng ta không hiện hữu được, nay lại trở thành một thụ tạo mỏng giòn như chúng ta; Đấng Sáng Tạo ra khỏi tình yêu, tự do để vâng lời Chúa Cha đã xuống thế, cắm lều ở giữa chúng ta. Người thực sự trở thành một người như chúng ta. Người vui với niềm vui con người. Người buồn với nỗi buồn chúng ta. Người cũng đói khát, cũng bị cám dỗ; Người cũng trải qua mọi kinh nghiệm thường nhật của kiếp người, ngoại trừ tội lỗi. Người thực sự “cắm lều” ở giữa chúng ta. Người thực sự đã hội nhập, sống chết với điều kiện con người. Ôi, đây thật là một vinh dự lớn lao! Thật hạnh phúc vì chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa và Thiên Chúa thuộc về chúng ta.
Chúng ta hãy hình dung, nếu có một ai đó cao trọng đến viếng thăm gia đình chúng ta, chẳng hạn như một giám mục viếng thăm một gia đình giáo dân nghèo, chúng ta thường nghe họ nói: Lạy Chúa tôi, nhà con không đáng để Đức Cha đến viếng thăm! Chúng con bất xứng để được Đức Cha viếng thăm…” Đó cũng là vọng lại âm hưởng của lời mà viên đại đội trưởng trong Tin Mừng khi ông gặp Chúa Giêsu và chúng ta nói trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.” Đó là cách thức Thiên Chúa đến với chúng ta, khi Người trở thành một người bé mọn, để chúng ta có thể tới gần Người và yêu mến Người. Người trút bỏ mọi thứ vinh quang, địa vị của Thiên Chúa, để trở thành một người trong chúng ta; Người quả thật là Thiên Chúa ở với loài người. Nhờ đó, chúng ta có thể đến gần, đụng chạm tới Người và yêu mến Người.
Nhưng có một thực tế thật đáng buồn vì con người đã và đang khước từ Con Thiên Chúa. Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa trong cách thức nhân loại, trong con người Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta có sự đáp trả, nhưng thay vì đáp trả nhiều người khước từ Người. Đoạn Tin Mừng hôm nay không dấu diếm thực tại đáng buồn này: Người đến với gia nhân của mình. Nhưng gia nhân Người không tiếp nhận Người (Ga 1,11). Đây là điều đáng buồn vì Chúa Giêsu có thể bị từ chối bởi chúng ta. Con người không nhìn thấy nơi Người ánh sáng của Thiên Chúa, ánh rạng ngời của Chúa Cha, họ không nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi Người. Nên họ không thấy và không đón nhận Người. Sự thật này có thể vẫn còn xảy ra hôm nay, cả trong ngày lễ Giáng Sinh: chúng ta đón nhận điều gì? Chúng ta đón nhận quà tặng, thích nhận phần thưởng và nhận lời mời đi dự tiệc… Chúng ta đón nhận rất nhiều món quà Giáng Sinh, cả những ân sủng và phúc lành nữa, nhưng có thể chúng ta không đón nhận chính Chúa Giêsu, là nhân vật chính của ngày lễ, là ánh sáng của Chúa Cha. Thật là một niềm vui lớn lao khi biết rằng Chúa Giêsu đến với chúng ta vì một mục đích như Tin Mừng Gioan nói: Người đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta để Người cho chúng ta quyền trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1,12). Người đến để chia sẻ với chúng ta quyền làm con của Người. Người đến để dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Cha, vì Người là đường dẫn tới Thiên Chúa. Người đến để thần hóa chúng ta và làm cho chúng ta nên giống Người.
Như thế, lễ Giáng Sinh không phải là dịp làm cho chúng ta thu nhập nhiều hơn vì quà cáp; cũng không phải là ngày lễ hội để chúng ta vui chơi, ăn uống nhiều hơn v.v… Nhưng là ngày để đón nhận ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Hài Nhi Giêsu. Ngôi Lời trở thành người phàm nhờ đó chúng ta được trở thành con Thiên Chúa. Đây chính là quà tặng lớn nhất mà chúng ta đón nhận nơi Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết hồng ân đó. Chúng ta hãy học biết sứ mạng và hồng ân mà Người mang đến cho chúng ta hôm nay khi đến chiêm ngắm và thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi hang đá. Người là Ngôi Lời hằng hữu, là Thiên Chúa, nay làm người để cứu độ chúng ta.
Kính chúc anh chị em một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức và tràn đầy ân lộc của Chúa Hài Đồng Giêsu. Amen!
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18
Hài Nhi Giêsu là ai?
Trong ngày mừng đại lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: “Hài Nhi Giêsu là ai?”
Bài Tin Mừng trong lễ Ngày Giáng Sinh được trích từ lời Dẫn nhập của Tin Mừng Gioan. So với thánh lễ Đêm và thánh lễ Rạng Đông Giáng Sinh, chúng ta thấy sự khác biệt rõ rệt trong bài Tin Mừng của ngày lễ này. Trong khi các bài Tin Mừng của các thánh lễ trước là những tường thuật về biến cố Chúa Giêsu sinh ra đã xảy ra như thế nào, ở đây, trong Tin Mừng Gioan, chúng ta được dẫn tới một suy tư sâu sắc về ý nghĩa của tường thuật giáng sinh này. Vì thế, ở đây, chúng ta không có một tường thuật về việc Chúa giáng sinh, nhưng chúng ta có một lối nhìn chiêm niệm cao siêu về sự sinh hạ của Chúa Kitô và chúng ta có câu hỏi như là tâm điểm suy niệm của chúng về ngày Lễ Giáng Sinh: Chúa Giêsu là ai? Hài Nhi vừa mới sinh là ai? Tại sao chúng ta phải cử hành sinh nhật của Người?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời rất rõ ràng ngay tại những dòng đầu tiên của Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, là Ngôi Lời (Logos) hằng hữu. Người hiện hữu với Thiên Chúa trước khi tạo thành thế giới. Người ở với Thiên Chúa và Người đã là và là Thiên Chúa.
Điều này đòi hỏi chúng ta có cặp mắt đức tin để có thể nhìn thấy trong Hài Nhi nhỏ bé này là Thiên Chúa, là Ngôi Lời hằng hữu, Người có tiền hữu từ trước khi tạo thành thế giới.
Trong bài đọc II, thư Do Thái quả quyết: Người chính là Lời của Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong tiến trình sáng tạo. Nhờ Người mọi sự được tạo thành. Chúa Cha đã tạo dựng mọi sự và mọi loài nhờ Ngôi Lời. Ngôi Lời cũng chia sẻ vinh quang, vinh dự và quyền năng với Chúa Cha. Người là ánh sáng cho muôn dân. Người là ánh sáng bởi ánh sáng (x. Hr 1,1-6). Đó là điều chúng ta tin và tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính Nicêa: “Người là ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha.” Nguồn gốc của Chúa Giêsu được nói ở đây bắt nguồn từ Lời tựa của Tin Mừng Gioan.
Như thế, câu hỏi Chúa Giêsu là ai được thánh Gioan và tác giả thư Do Thái trả lời cho chúng ta hôm nay: Người là Ngôi Lời Thiên Chúa; Người là ánh sáng của Chúa Cha; Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật. Nhờ Người chúng ta mới hiện hữu và mới được sống. Nếu không có Người, không có gì được tạo dựng; Người chính là Lời sáng tạo của Chúa Cha.
Một phần của mầu nhiệm mà chúng ta đang cử hành là Ngôi Lời hằng hữu này, Ngôi Lời mà nhờ Người chúng ta hiện hữu và sống động, Ngôi Lời đó được sai đến, làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy hình dung xem: Đấng Tạo Hóa nay đã trở thành một thụ tạo, chia sẻ mọi điều kiện của thụ tạo mà Người đã tạo dựng! Thật khó tin quá! Chúng ta hãy dành nhiều thời gian trong ngày này để suy nghĩ về điều đó. Hình ảnh của Đấng Sáng Tạo quyền năng nay trở thành một em bé, nghèo hèn, đơn sơ, nhỏ bé, như chúng ta. Đấng mà nếu không có Người, chúng ta không hiện hữu được, nay lại trở thành một thụ tạo mỏng giòn như chúng ta; Đấng Sáng Tạo ra khỏi tình yêu, tự do để vâng lời Chúa Cha đã xuống thế, cắm lều ở giữa chúng ta. Người thực sự trở thành một người như chúng ta. Người vui với niềm vui con người. Người buồn với nỗi buồn chúng ta. Người cũng đói khát, cũng bị cám dỗ; Người cũng trải qua mọi kinh nghiệm thường nhật của kiếp người, ngoại trừ tội lỗi. Người thực sự “cắm lều” ở giữa chúng ta. Người thực sự đã hội nhập, sống chết với điều kiện con người. Ôi, đây thật là một vinh dự lớn lao! Thật hạnh phúc vì chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa và Thiên Chúa thuộc về chúng ta.
Chúng ta hãy hình dung, nếu có một ai đó cao trọng đến viếng thăm gia đình chúng ta, chẳng hạn như một giám mục viếng thăm một gia đình giáo dân nghèo, chúng ta thường nghe họ nói: Lạy Chúa tôi, nhà con không đáng để Đức Cha đến viếng thăm! Chúng con bất xứng để được Đức Cha viếng thăm…” Đó cũng là vọng lại âm hưởng của lời mà viên đại đội trưởng trong Tin Mừng khi ông gặp Chúa Giêsu và chúng ta nói trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.” Đó là cách thức Thiên Chúa đến với chúng ta, khi Người trở thành một người bé mọn, để chúng ta có thể tới gần Người và yêu mến Người. Người trút bỏ mọi thứ vinh quang, địa vị của Thiên Chúa, để trở thành một người trong chúng ta; Người quả thật là Thiên Chúa ở với loài người. Nhờ đó, chúng ta có thể đến gần, đụng chạm tới Người và yêu mến Người.
Nhưng có một thực tế thật đáng buồn vì con người đã và đang khước từ Con Thiên Chúa. Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa trong cách thức nhân loại, trong con người Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta có sự đáp trả, nhưng thay vì đáp trả nhiều người khước từ Người. Đoạn Tin Mừng hôm nay không dấu diếm thực tại đáng buồn này: Người đến với gia nhân của mình. Nhưng gia nhân Người không tiếp nhận Người (Ga 1,11). Đây là điều đáng buồn vì Chúa Giêsu có thể bị từ chối bởi chúng ta. Con người không nhìn thấy nơi Người ánh sáng của Thiên Chúa, ánh rạng ngời của Chúa Cha, họ không nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi Người. Nên họ không thấy và không đón nhận Người. Sự thật này có thể vẫn còn xảy ra hôm nay, cả trong ngày lễ Giáng Sinh: chúng ta đón nhận điều gì? Chúng ta đón nhận quà tặng, thích nhận phần thưởng và nhận lời mời đi dự tiệc… Chúng ta đón nhận rất nhiều món quà Giáng Sinh, cả những ân sủng và phúc lành nữa, nhưng có thể chúng ta không đón nhận chính Chúa Giêsu, là nhân vật chính của ngày lễ, là ánh sáng của Chúa Cha. Thật là một niềm vui lớn lao khi biết rằng Chúa Giêsu đến với chúng ta vì một mục đích như Tin Mừng Gioan nói: Người đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta để Người cho chúng ta quyền trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1,12). Người đến để chia sẻ với chúng ta quyền làm con của Người. Người đến để dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Cha, vì Người là đường dẫn tới Thiên Chúa. Người đến để thần hóa chúng ta và làm cho chúng ta nên giống Người.
Như thế, lễ Giáng Sinh không phải là dịp làm cho chúng ta thu nhập nhiều hơn vì quà cáp; cũng không phải là ngày lễ hội để chúng ta vui chơi, ăn uống nhiều hơn v.v… Nhưng là ngày để đón nhận ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Hài Nhi Giêsu. Ngôi Lời trở thành người phàm nhờ đó chúng ta được trở thành con Thiên Chúa. Đây chính là quà tặng lớn nhất mà chúng ta đón nhận nơi Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết hồng ân đó. Chúng ta hãy học biết sứ mạng và hồng ân mà Người mang đến cho chúng ta hôm nay khi đến chiêm ngắm và thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi hang đá. Người là Ngôi Lời hằng hữu, là Thiên Chúa, nay làm người để cứu độ chúng ta.
Kính chúc anh chị em một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức và tràn đầy ân lộc của Chúa Hài Đồng Giêsu. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho Nam Dương sau thảm họa sóng thần.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:49 23/12/2018
Sau đợt sóng thần đánh vào Nam Dương đêm thứ Bảy, làm cho hơn 200 người bị chết và hằng trăm người bị thương. ĐGH Phanxicô đã kêu gọi mọi người cùng với ngài cầu nguyện cho những nạn nhân đau khổ này.
Sau buổi đọc kinh Truyền tin vào ngày 23 tháng Mười Hai, ĐGH đã nói rằng “Ngay lúc này tôi nhớ đến dân chúng Nam Dương, đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai, gây ra những mất mát trầm trọng về nhân mạng, bao người bị mất tích và trở thành vô gia cư, cũng như những tàn phá về vật chất.”
“Tôi mời gọi mọi người cùng với tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ. Ngài cũng kêu gọi đoàn kết và giúp đỡ của cộng đồng thế giới.
Theo ông Sutoo Purwo Nugroho từ Ban Quản Trị Thảm Họa Nam Dương thì đợt sóng thần đã làm cho ít nhất 222 người chết và hơn 840 người bị thương.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những đợt sóng thần này là do một vụ phun núi lửa ở eo biển Sunda giữa hai hòn đảo của Nam Dương.
ĐGH Phanxicô mong mỏi được chia sẽ “tâm tình gần gũi” với những người chịu ảnh hưởng bởi cơn sóng thần và “với tất cả nhũng người đang kêu cầu Chúa an ủi trong cơn đau khổ của họ.”
ĐGH cũng nói lên tầm quan trọng của việc các gia đình được gần gũi bên nhau trong mùa Giáng Sinh, nhưng ngài cũng hiểu rằng “ nhiều người không thể có cơ hội này vì những lý do khác nhau.”
Ngài cũng mời gọi những người phải xa nhà trong dịp lễ Giáng Sinh hãy tìm đến một gia đình thực sự trong Giáo Hội Công Giáo.
“Cha chúng ta ở trên trời không bao giờ quên các con và bỏ rơi các con. Nếu con là một Kitô hữu, Cha cầu chúc cho con tìm được trong Giáo Hội một mái gia đình thực sự, ở đó con cảm nghiệm được sự nồng ấm của tình yêu huynh đệ.”
ĐGH nhấn mạnh rằng cánh cửa của cộng đồng Công Giáo luôn rộng mở cho những Kitô hữu và không Kitô hữu trong mùa Giáng Sinh. “Chúa Giêsu sinh ra cho mọi người và ban cho mọi người tình yêu của Thiên Chúa.”
ĐGH khuyến khích mọi người đang chuẩn bị Giáng Sinh hãy nhìn ngắm Mẹ Maria, Mẹ đã dành những tháng đợi chờ Chúa Kitô sinh ra bằng cách phục vụ người chị họ của mình là Elizabeth.
ĐGH nói rằng đoạn Kinh Thánh nói về việc Mẹ Maria thăm viếng Elizabeth là chuẩn bị cho chúng ta sống mùa Giáng Sinh thật tốt đẹp, truyền cho chúng ta sự năng động của đức tin và lòng bác ái.
Một sự năng động tràn đầy niềm vui, như đã thấy trong cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ, tất cả như trong một bài thánh ca hân hoan ca ngợi trong Thiên Chúa, đấng làm những điều vĩ đại với những người bé mọn tín thác nơi Người.”
ĐGH Phanxicô đã cầu nguyện rằng “Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria ban cho chúng con ơn sủng để sống một Giáng Sinh đúng nghĩa, không phải cho chính chúng con, mà cho Chúa Giêsu và các anh chị em thiếu thốn của chúng con.”
.
Source: EWTN NEWS 'Pope Francis asks for prayers for Indonesia after deadly tsunami'
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Hội Giáng Sinh cho các trẻ em thiếu may mắn tại TGP Sàigòn
Nữ Tu Maria Nguyễn Thi Minh Du
11:59 23/12/2018
Chương trình bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng đến 7 giờ tối, cách em được đón tiếp ngay từ cổng của trung tâm mục vụ và được các cộng tác viên dẫn vào trong sân trung tâm. Từ lúc đến cho đến giờ ăn trưa các em được tham gia các trò chơi, sau giờ ăn trưa hết em được tham gia lễ hội đối với nhiều chương trình đặc sắc. Chiều tối, chương trình văn nghệ với sự hiện diện của các nhóm xiếc và các ca sĩ. Trên gương mặt của các em và nhất là ánh mắt biểu lộ rõ niềm vui khi được các nghệ sĩ trình diễn riêng cho mình trong ngày đặc biệt này. Các em nhún nhảy múa tay khua chân cùng với các điệu nhạc mà các em tự cảm nhận được. m nhạc đã làm cho các em thật vui, thật hân hoan và làm cho cả một sân của trung tâm mục vụ bừng lên một sức sống. Ban tổ chức cũng đã rất cẩn thận khi mời song song một MC thủ ngữ để diễn tả cho các em khiếm thính.
Xem Hình
Cha giám đốc Caritas Tổng Giáo Phận Sài Gòn Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng cho biết: có 65 đơn vị đăng ký tham gia ngày lễ hội đến để yêu thương năm nay, nhưng vì khuôn viên của trung tâm mục vụ đã dành một phần để gạch dùng để sửa chữa nhà thờ Đức Bà nên ngày hôm nay chỉ đón tiếp được 55 đơn vị,còn 10 đơn vị không đón tiếp được Caritas của Tổng Giáo phận đã mang quà đến tận nơi để chia sẻ.
Nhạc sĩ Lê Đức Hùng thì cho biết tất cả các ca sĩ và những diễn viên đến phục vụ các em trong ngày hôm nay đã từ chối cátxê và tặng lại tất cả cho các em. Đặc biệt hơn có rất nhiều doanh nhân đã chia sẻ hiện vật cũng như hiện kim để cùng với Caritas Tổng Giáo Phận Sài Gòn tổ chức ngày hôm nay cho các em.
Quả là một gánh nặng rất lớn khi tổ chức cho hơn 3.000 trẻ em bị khiếm thị khiếm thính khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ cũng như các em bé mồ côi. Riêng các vị phụ trách các mái ấm con số đã lên đến gần 500 người. Các cộng tác viên đến từ các Caritas của các giáo xứ trong giáo phận Sài Gòn, các tình nguyện viên đến từ các nhà dòng, các lưu xá sinh viên làm những công việc như: nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh, đón tiếp hướng dẫn giúp đỡ các đoàn, và con số này cũng lên đến gần 2.000 người. Tính chung lại hiện diện tại trung tâm mục vụ buổi chiều ngày 22 tháng 12 năm 2018 hơn 5.000 người hiện diện.
Điều đáng nói là sau khi lễ hội chấm dứt không có rác vương vãi tại sân. Cũng như các nhà vệ sinh luôn có giấy vệ sinh và được lau dọn rất sạch sẽ. Cha giám đốc cho chúng tôi biết lễ hội năm nay nhấn mạnh về môi trường, không phải chúng ta làm cho các em nhưng giáo dục các em biết chăm sóc môi trường biết để rác đúng nơi quy định biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Chúng tôi nhìn thấy có những thùng rác phân loại sẵn để nhiều nơi và ban môi trường thu dọn liên tục. Có thể nói điểm nhấn về môi trường năm nay đã là một thành công rất lớn của chương trình.
Sự hiện diện của hai đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng và Louis Nguyễn Anh Tuấn đã đem lại cho các em niềm vui vì biết mình được sự quan tâm chăm sóc của các đấng bản quyền.
Được biết em lớn tuổi nhất tham dự học lớp 12 và bé tuổi nhất là em bé 4 tháng được các sơ ẵm đi. Chương trình tổ chức lần này là lần thứ 6 và lần nào khi ra về các em cũng hẹn xin hẹn sang năm gặp lại. Mỗi em trên tay đều có quà mang về và một ba lô đỏ quà của ông già Noel mang về. Điều đáng nói là năm nay quà cho các em thức ăn chỉ là tượng trưng còn đồ dùng cho em là chính.
Mỗi năm một lần các em gặp hoàn cảnh khó khăn lại đến trung tâm mục vụ để được yêu thương, để được đón nhận niềm vui, để được nói với nhau cười với nhau và những người được phục vụ cảm nhận được niềm vui của các em đang được hòa mình vào được. Mừng sinh nhật Chúa Giêsu, người đã mang lửa xuống trần gian đã tuôn đổ tình yêu thương đến cho phận người. Noi gương Người, chúng ta cũng chia sẻ những niềm vui những nụ cười và tình yêu bằng muôn vàn cách mà chúng ta có những anh chị em mà chúng ta gặp gỡ đặc biệt là cho các em kém may mắn.
Sau khi dọn dẹp xong chúng tôi về đến nhà đã gần 10 giờ đêm, nhưng lòng mỗi người đều cảm thấy một niềm vui chan chứa tròn vành vạnh như ánh trăng đang soi lối về đêm nay.
Saigon 23/12/2018
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Đêm Thánh Ca Mừng Chúa Giáng Sinh Tại Giáo Xứ Thánh Tâm, Hố Nai
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
23:36 23/12/2018
Đêm Thánh Ca Mừng Chúa Giáng Sinh Tại Giáo Xứ Thánh Tâm, Hố Nai
Tối thứ Bảy 22/12, Cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, đã có Đêm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh thật đẹp, long trọng và rất ý nghĩa như Đức Cha Giuse đã chia sẻ “…vì đã đánh thức niềm vui Giáng Sinh trong tâm hồn mỗi người tham dự”.
Trong đêm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh tối này, Cha xứ và cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm được hân hạnh đón tiếp Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận đến tham dự Đêm Thánh Ca. Ngoài ra, Giáo xứ còn có sự hiện diện của Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Giáo Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh- ĐCV Xuân Lộc, quý Cha xứ, quý Bề Trên các Dòng: Đa Minh Thánh Tâm, Đa Minh Phú Cường, Gioan Thiên Chúa; Phụ trách các Hiệp hội, Tu hội như Thừa Sai Thánh Mẫu, Chứng nhân Đức Tin, Hiện diện và Sống, Nô Tỳ Thiên Chúa, cùng rất đông ông bà, anh chị em, các thiếu nhi trong Giáo xứ và ngoài giáo xứ cũng đến tham dự đêm Thánh Ca Giáng Sinh của Giáo xứ.
Dù hằng năm vẫn diễn ra Đêm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh, nhưng có thể nói, đây là đêm Thánh Ca Giáng Sinh mang dấu ấn đặc biệt đối với Cha Chánh Xứ Giuse Hà Đăng Định, sau hơn ba tháng nhận lãnh sứ vụ chủ chăn kể từkhi Giáo xứ Thánh Tâm được chuyển trao lại cho Giáo phận từ Dòng Đa Minh hôm tháng 08/9/2018 vừa qua. Vì thế, sự hiện diện của Đức Cha Chánh Giáo phận, cũng như của Đức Ông Vinh Sơn trong đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2018 có một ý nghĩa đặc biệt đối với Cha Xứ và cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm.
Xem Hình
7g30: Chương trình Đêm Thánh Ca được khai mạc với lời chào mừng của Cha Chánh Xứ đến Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Với lời khai mạc chào mừng, Cha Chánh Xứ đã dành rất nhiều ý từ để hướng mọi người tham dự đến tâm tình biết ơn với Đức Cha Giuse, vì sự hiện diện đặc biệt của Ngài trong đêm Thánh Ca này. Bởi lẽ, với nhiều công việc trong Giáo phận với chương trình Mục vụ dày đặc từng ngày, từng tuần, từng tháng…trong mọi công việc lớn nhỏ coi sóc Giáo phận, nhưng Đức Cha Chánh Giáo phận vẫn dành thời gian để đến với đoàn dân Giáo xứ Thánh Tâm.“Trong giây phút này, hàng ngàn ánh mắt đang hướng về Đức Cha, hàng ngàn con tim đang thổn thức như muốn nói lời ‘chúng con yêu mến và kính trọng Đức Cha’…Chúng con thật hạnh phúc vì có Đức Cha ở đây, người Cha không mệt mỏi đi đến mọi nẻo đường của Giáo phận loan báo và làm chứng cho lòng thương xót của Chúa…Chúng con không cảm kích sao được khi thấy Đức Cha ngồi trên chiếc xe hon-đa, đầu đội mũ bảo hiểm để đi thăm và chúc lành cho những cụ già đau yếu trong vùng sâu của rừng Nam Cát Tiên…” Và cũng “với tấm lòng mục tử của Đức Cha đầy yêu thương đã thôi thúc Đức Cha đến với giáo xứ chúng con hôm nay.”
Những tiết mục trong đêm Thánh Ca rất đa dạng về thể loại và diễn viên. Từ hợp xướng đến tốp ca, đơn ca; từ nhạc cảnh đến thánh vũ hay độc tấu Piano…tất cả đều làm cho đêm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh của Giáo xứ thêm phần hấp dẫn. Một “Ave Maria” (Nghệ sĩ Opera Khánh Ngọc trình bày) và “Silent night” (ca sĩ Siu Black thể hiện) là những cơ hội mà mọi người có được những cảm xúc đẹp không chỉ lãnh vực nghệ thuật nhưng còn là cảm xúc lặng sâu trong tâm hồn hướng về Trời Cao, hướng về Niềm Vui Giáng Sinh.
Đồng thời, đêm Thánh Ca của Giáo xứ cũng đã nói lên sự hiệp nhất khi nhiều thành phần trong giáo xứ cùng tham gia biểu diễn. Từ những ca viên đã lên top ông-bà, hay trong cương vị là cha mẹ, cho đến giới trẻ, thiếu nhi…và đặc biệt có các diễn viên thuộc hai hội dòng Đa Minh Thánh Tâm và Đa Minh Phú Cường cùng tham dự. Bên cạnh đó, sự nối kết giữa các giáo xứ được Cha Xứ đặt lên tầm quan trọng, do đó, dù là Đêm Thánh Ca của Giáo xứ Thánh Tâm, cũng đã có sự góp mặt của hai ca đoàn Giáo xứ Hà Nội và Giáo xứ Ngọc Đồng.
Dù là đêm Thánh Ca với dấu ấn cầu nguyện, giúp mọi người hướng tâm hồn đến niềm vui Giáng Sinh sắp đến, nhưng phải công nhận rằng, Cha xứ, cũng như mọi người trong ban tổ chức đã làm việc rất kỹ lưỡng, cẩn thận với tính chuyên nghiệp hóa. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho âm thanh, ánh sáng, truyền thông đều mang tính hiện đại, đẹp,đạt được sự nghệ thuật thánh. Các tiết mục trình diễn đều đạt đến độ chuẩn khá tốt về nội dung lẫn hình thức, khiến mọi người tham dự được thu hút để tham dự đến cuối chương trình.
Trước khi ra về, Đức Cha Giuse đã bày tỏ cảm nhận của Ngài trong Đêm Thánh Ca do Giáo xứ Thánh Tâm tổ chức. Ngài cảm thấy hài lòng về bầu khí, cũng như các tiết mục trình diễn đã khơi gợi lên trong tâm hồn những người tham dự trực tiếp hay trên phương tiện truyền thông đang trực tuyếnnhững tâm tình linh thánh. Để hướng cộng đoàn tham dự có ý tưởng về sự đánh thức niềm vui Giáng Sinh nơi người khác, Đức Cha đã kể lại câu chuyện “The bear and the hare (Gấu và thỏ) “ từ một video quảng cáo Giáng Sinh(2013) của Tập đoàn siêu thị John Lewis đã từng gây sốt đối với người dân Anh, khiến họ phải khóc. “Vì cả đời gấu chưa từng biết Giáng sinh là gì [do gấu chỉ toàn buồn ngủ vào mùa đông]. Vậy nên thỏ quyết định tặng gấu món quà là chiếc đồng hồ báo thức.” Đức Cha Giuse nhắn nhủ cộng đoàn rằng “Anh chị em đã giữ được sự hiện diện của Mầu nhiệm Con Chúa Giáng trần cũng như niềm vui Giáng Sinh trong lòng, thì xin cũng hãy đánh thức trong lòng người khác niềm vui Giáng sinh, niềm vui của Mầu Nhiệm Giáng Sinh, Thiên Chúa xuống thế làm người, để mọi người được cùng cảm nếm và cùng được hạnh phúc”. Và như thế, lời cám ơn của Đức Cha đến với Cha Xứ, quý Cha, tất cả những ai đã đóng góp cho Đêm Thánh Ca vì tất cả đã đánh thức trong tâm hồn mỗi người - ngay cả với Đức Cha- một niềm vui Giáng Sinh tuyệt vời trong chính cuộc sống mình.
Một lần nữa, những âm thanh của tiếng hát ngân nga du dương của “Đêm Thánh Vô Cùng” lại cất lên trong phần kết thúc chương trình. Những ánh nến được thắp lên và được cầm giữ lấy trong tay từng người như một biểu tượng đầy ý nghĩa cho sự chờ đợi, nhưng cũng là một hiện thực của niềm vui Giáng Sinh, sẽ kéo dài mãi trong dương gian, mãi còn đó trong tâm hồn mỗi người vì Con Chúa- Đấng Emmanuel đã đến ở giữa loài người.
Cũng trong tâm tình của Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn cũng chia sẻ cảm nhận của ngài cũng như thay mặt cho các cha, quý thầy, quý dì và khách mời, để cám ơn Cha Xứ Thánh Tâm, quý Thầy, Ban tổ chức, các diễn viên “đã khơi gợi trong tâm hồn chúng tôi, và chắc chắn nơi tâm hồn người tín hữu giáo xứ Thánh Tâm tâm tình vui mừng và hân hoan đón mừng Chúa Giáng Sinh năm nay.” Và Đức Ông Vinh Sơn đã nối kết niềm vui, hồng ân Giáng Sinh với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển Giáo xứ trong 60 năm, để rồi Thiên Chúa “vẫn ban trợ những hồng ân vô cùng quý giá…để Giáo xứ Thánh Tâm cũng trở thành thánh địa của lòng thương xót, để bất cứ ai đến đây cũng cảm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, và mỗi người trong giáo xứ Thánh Tâm, dù đi đâu, cũng đều làm cho người khác cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Đêm Thánh Ca Mừng Chúa Giáng Sinh khép lại với phần ban phép lành trên cộng đoàn của Đức Ông Vinh Sơn, Cha Chánh xứ Giuse và Cha Giáo Đa Minh.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Tối thứ Bảy 22/12, Cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, đã có Đêm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh thật đẹp, long trọng và rất ý nghĩa như Đức Cha Giuse đã chia sẻ “…vì đã đánh thức niềm vui Giáng Sinh trong tâm hồn mỗi người tham dự”.
Dù hằng năm vẫn diễn ra Đêm Thánh Ca Mừng Giáng Sinh, nhưng có thể nói, đây là đêm Thánh Ca Giáng Sinh mang dấu ấn đặc biệt đối với Cha Chánh Xứ Giuse Hà Đăng Định, sau hơn ba tháng nhận lãnh sứ vụ chủ chăn kể từkhi Giáo xứ Thánh Tâm được chuyển trao lại cho Giáo phận từ Dòng Đa Minh hôm tháng 08/9/2018 vừa qua. Vì thế, sự hiện diện của Đức Cha Chánh Giáo phận, cũng như của Đức Ông Vinh Sơn trong đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2018 có một ý nghĩa đặc biệt đối với Cha Xứ và cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm.
Xem Hình
7g30: Chương trình Đêm Thánh Ca được khai mạc với lời chào mừng của Cha Chánh Xứ đến Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Với lời khai mạc chào mừng, Cha Chánh Xứ đã dành rất nhiều ý từ để hướng mọi người tham dự đến tâm tình biết ơn với Đức Cha Giuse, vì sự hiện diện đặc biệt của Ngài trong đêm Thánh Ca này. Bởi lẽ, với nhiều công việc trong Giáo phận với chương trình Mục vụ dày đặc từng ngày, từng tuần, từng tháng…trong mọi công việc lớn nhỏ coi sóc Giáo phận, nhưng Đức Cha Chánh Giáo phận vẫn dành thời gian để đến với đoàn dân Giáo xứ Thánh Tâm.“Trong giây phút này, hàng ngàn ánh mắt đang hướng về Đức Cha, hàng ngàn con tim đang thổn thức như muốn nói lời ‘chúng con yêu mến và kính trọng Đức Cha’…Chúng con thật hạnh phúc vì có Đức Cha ở đây, người Cha không mệt mỏi đi đến mọi nẻo đường của Giáo phận loan báo và làm chứng cho lòng thương xót của Chúa…Chúng con không cảm kích sao được khi thấy Đức Cha ngồi trên chiếc xe hon-đa, đầu đội mũ bảo hiểm để đi thăm và chúc lành cho những cụ già đau yếu trong vùng sâu của rừng Nam Cát Tiên…” Và cũng “với tấm lòng mục tử của Đức Cha đầy yêu thương đã thôi thúc Đức Cha đến với giáo xứ chúng con hôm nay.”
Đồng thời, đêm Thánh Ca của Giáo xứ cũng đã nói lên sự hiệp nhất khi nhiều thành phần trong giáo xứ cùng tham gia biểu diễn. Từ những ca viên đã lên top ông-bà, hay trong cương vị là cha mẹ, cho đến giới trẻ, thiếu nhi…và đặc biệt có các diễn viên thuộc hai hội dòng Đa Minh Thánh Tâm và Đa Minh Phú Cường cùng tham dự. Bên cạnh đó, sự nối kết giữa các giáo xứ được Cha Xứ đặt lên tầm quan trọng, do đó, dù là Đêm Thánh Ca của Giáo xứ Thánh Tâm, cũng đã có sự góp mặt của hai ca đoàn Giáo xứ Hà Nội và Giáo xứ Ngọc Đồng.
Dù là đêm Thánh Ca với dấu ấn cầu nguyện, giúp mọi người hướng tâm hồn đến niềm vui Giáng Sinh sắp đến, nhưng phải công nhận rằng, Cha xứ, cũng như mọi người trong ban tổ chức đã làm việc rất kỹ lưỡng, cẩn thận với tính chuyên nghiệp hóa. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho âm thanh, ánh sáng, truyền thông đều mang tính hiện đại, đẹp,đạt được sự nghệ thuật thánh. Các tiết mục trình diễn đều đạt đến độ chuẩn khá tốt về nội dung lẫn hình thức, khiến mọi người tham dự được thu hút để tham dự đến cuối chương trình.
Trước khi ra về, Đức Cha Giuse đã bày tỏ cảm nhận của Ngài trong Đêm Thánh Ca do Giáo xứ Thánh Tâm tổ chức. Ngài cảm thấy hài lòng về bầu khí, cũng như các tiết mục trình diễn đã khơi gợi lên trong tâm hồn những người tham dự trực tiếp hay trên phương tiện truyền thông đang trực tuyếnnhững tâm tình linh thánh. Để hướng cộng đoàn tham dự có ý tưởng về sự đánh thức niềm vui Giáng Sinh nơi người khác, Đức Cha đã kể lại câu chuyện “The bear and the hare (Gấu và thỏ) “ từ một video quảng cáo Giáng Sinh(2013) của Tập đoàn siêu thị John Lewis đã từng gây sốt đối với người dân Anh, khiến họ phải khóc. “Vì cả đời gấu chưa từng biết Giáng sinh là gì [do gấu chỉ toàn buồn ngủ vào mùa đông]. Vậy nên thỏ quyết định tặng gấu món quà là chiếc đồng hồ báo thức.” Đức Cha Giuse nhắn nhủ cộng đoàn rằng “Anh chị em đã giữ được sự hiện diện của Mầu nhiệm Con Chúa Giáng trần cũng như niềm vui Giáng Sinh trong lòng, thì xin cũng hãy đánh thức trong lòng người khác niềm vui Giáng sinh, niềm vui của Mầu Nhiệm Giáng Sinh, Thiên Chúa xuống thế làm người, để mọi người được cùng cảm nếm và cùng được hạnh phúc”. Và như thế, lời cám ơn của Đức Cha đến với Cha Xứ, quý Cha, tất cả những ai đã đóng góp cho Đêm Thánh Ca vì tất cả đã đánh thức trong tâm hồn mỗi người - ngay cả với Đức Cha- một niềm vui Giáng Sinh tuyệt vời trong chính cuộc sống mình.
Một lần nữa, những âm thanh của tiếng hát ngân nga du dương của “Đêm Thánh Vô Cùng” lại cất lên trong phần kết thúc chương trình. Những ánh nến được thắp lên và được cầm giữ lấy trong tay từng người như một biểu tượng đầy ý nghĩa cho sự chờ đợi, nhưng cũng là một hiện thực của niềm vui Giáng Sinh, sẽ kéo dài mãi trong dương gian, mãi còn đó trong tâm hồn mỗi người vì Con Chúa- Đấng Emmanuel đã đến ở giữa loài người.
Cũng trong tâm tình của Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn cũng chia sẻ cảm nhận của ngài cũng như thay mặt cho các cha, quý thầy, quý dì và khách mời, để cám ơn Cha Xứ Thánh Tâm, quý Thầy, Ban tổ chức, các diễn viên “đã khơi gợi trong tâm hồn chúng tôi, và chắc chắn nơi tâm hồn người tín hữu giáo xứ Thánh Tâm tâm tình vui mừng và hân hoan đón mừng Chúa Giáng Sinh năm nay.” Và Đức Ông Vinh Sơn đã nối kết niềm vui, hồng ân Giáng Sinh với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển Giáo xứ trong 60 năm, để rồi Thiên Chúa “vẫn ban trợ những hồng ân vô cùng quý giá…để Giáo xứ Thánh Tâm cũng trở thành thánh địa của lòng thương xót, để bất cứ ai đến đây cũng cảm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, và mỗi người trong giáo xứ Thánh Tâm, dù đi đâu, cũng đều làm cho người khác cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Đêm Thánh Ca Mừng Chúa Giáng Sinh khép lại với phần ban phép lành trên cộng đoàn của Đức Ông Vinh Sơn, Cha Chánh xứ Giuse và Cha Giáo Đa Minh.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội, chương 1, 1.1
Vũ Văn An
18:38 23/12/2018
CHƯƠNG 1: TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG THÁNH KINH, TRONG THÁNH TRUYỀN VÀ TRONG LỊCH SỬ
11. Các nguồn quy phạm cho đời sống đồng nghị của Giáo Hội trong Thánh Kinh và Thánh Truyền cho thấy tại trung tâm của kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, lời kêu gọi toàn thể nhân loại hợp nhất với Thiên Chúa và thống nhất trong Người được hoàn tất trong Chúa Giêsu Kytô và diễn ra qua thừa tác vụ của Giáo Hội. Chúng cung cấp các hướng dẫn chúng ta cần để biện phân các nguyên tắc thần học cần phải sinh động hóa và điều chỉnh cuộc sống đồng nghị, các cấu trúc của nó, các diễn trình của nó và các biến cố liên quan đến nó.
Trên cơ sở này, có thể theo dõi các hình thức của tính đồng nghị đã được phát triển trong Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ thứ nhất và sau đó, trong Thiên Niên Kỷ thứ hai, trong Giáo Hội Công Giáo, bằng cách nhắc đến một số khía cạnh của thực hành đồng nghị của các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội khác.
1.1 Giáo huấn của Thánh Kinh
12. Cựu Ước cho thấy: Thiên Chúa đã tạo ra con người, có nam có nữ, theo hình ảnh và họa ảnh Người như một hữu thể xã hội được kêu gọi làm việc với Người bằng cách tiến tới trong dấu hiệu hiệp thông, bằng cách chăm sóc vũ trụ và hướng nó về mục tiêu của nó (St 1: 26-28). Ngay từ đầu, tội lỗi làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa, xé tan mạng lưới các mối quan hệ có trật tự vốn nói lên sự thật, sự tốt lành và vẻ đẹp của sáng thế, và làm trái tim của người đàn ông và của người đàn bà không còn nhận ra ơn gọi của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, đã củng cố và làm mới lại giao ước của Người nhằm đem tất cả những gì đã bị phân tán trở lại con đường thống nhất, chữa lành tự do của con người và hướng dẫn nó đến chỗ chào đón và sống ơn hợp nhất với Thiên Chúa và thống nhất với anh chị em của chúng ta trong sáng thế, vốn là ngôi nhà chung của chúng ta (ví dụ: St 9,8-17; 15; 17; Xh 19-24; 2 Sm 7:11).
13. Khi thực hiện kế hoạch của Người, Thiên Chúa triệu tập Ápraham và các hậu duệ của ông (xem St 12:1-3; 17:1-5; 22:16-18). Cuộc triệu tập này (קָחַל / עֵדה - thuật ngữ đầu tiên thường được dịch sang tiếng Hy lạp là έκκλησία), được phê chuẩn trong giao ước Sinai (xem Xh 24: 6-8; 34: 20tt), làm cho dân vừa được giải phóng khỏi chế độ nô lệ trở thành quan trọng và xứng đáng nói với Thiên Chúa; trong cuộc hành trình xuất hành, họ tụ họp quanh Thiên Chúa của họ để cử hành việc thờ phượng Người và sống theo luật pháp của Người, nhìn nhận rằng họ thuộc một mình Người (xem Đnl 5:1-22; Gs 8; Nkm 8:1-18).
קָחַל / עֵדה (qahal / ‘edah) là hình thức đầu tiên trong đó ơn gọi có tính đồng nghị của dân Chúa được tiết lộ. Trong sa mạc, Thiên Chúa ra lệnh điều tra dân số các chi tộc Israel, dành cho mỗi chi tộc vị trí của nó (xem Ds 1-2). Ở trung tâm của cuộc triệu tập, là Chúa, như người hướng dẫn và chăn chiên duy nhất của nó; Người trở nên hiện diện qua thừa tác vụ của Môsê (xem Ds 12: 15-16; Gs 8:30-35), người mà những người khác có liên hệ với một cách lệ thuộc và ‘có tính hợp đoàn’: các Thủ lãnh (xem Xh 18: 25-26), các trưởng lão (xem Ds 11: 16-17, 24-30), và các thầy Lêvi (xem Ds 1:50-51). Cuộc triệu tập Dân Thiên Chúa không chỉ bao gồm đàn ông (Xh 24: 7-8) mà còn cả phụ nữ và trẻ em và cả người ngoại quốc nữa (xem Gs 8: 33,35). Đó là đối tác được Chúa triệu tập mỗi khi Người đổi mới giao ước của Người (xem Đnl 27-28; Gs 24: 2 V 23; Nkm 8).
14. Sứ điệp của các Vị Tiên Tri dạy cho Dân Thiên Chúa sự cần thiết phải hành trình qua những gian khổ của lịch sử một cách trung thành với giao ước. Đó là lý do tại sao các vị Tiên Tri mời họ hồi hướng lòng họ về Thiên Chúa và công lý trong các mối liên hệ của họ với người lân cận của họ, thường là những người nghèo nhất, bị áp bức, ngoại kiều, như một nhân chứng hữu hình của lòng Chúa thương xót (xem Grm 37: 21; 38: 1).
Để điều đó xảy ra, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho họ một trái tim và tinh thần mới (xem Edk 11:10), và mở ra trước Dân Người một con đường dẫn tới một cuộc Xuất Hành mới (xem Grm 37-38): lúc đó, Người sẽ thiết lập một giao ước mới, được khắc không phải trên các bản đá nhưng trên trái tim của họ (xem Grm 31: 31-34). Nó sẽ cho thấy những chân trời phổ quát, vì Người Tôi Trung của Chúa sẽ tập hợp các quốc gia lại với nhau (xem Is 53), và nó sẽ được niêm ấn bởi sự tuôn đổ Thần Khí của Chúa lên tất cả các thành viên của dân Người (Xem Ge 3:1-4).
15. Thiên Chúa chu toàn giao ước mới mà Người đã hứa nơi Chúa Giêsu Nadarét, Đấng Métsia và là Chúa, Đấng mà sứ điệp sơ truyền (kérygma), cuộc sống và con người mặc khải cho thấy Thiên Chúa là sự hiệp thông tình yêu, Đấng, vì ơn thánh và lòng thương xót của Người, muốn ôm lấy toàn thể nhân loại trong tính thống nhất của họ. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, từ đời đời vốn được trù định để yêu thương trái tim Chúa Cha (xem Ga 1:1,18), trở thành người phàm lúc thời gian đã nên trọn (xem Ga 1:14; Gt 4: 4) để mang kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa đến chỗ hoàn thành (xem Ga 8: 29; 6: 39; 5: 22, 27). Người không bao giờ hành động một mình, và trong mọi sự, luôn làm theo ý muốn của Chúa Cha: Chúa Cha ngự trong Người và thực hiện công trình của Người qua Người Con Người đã sai xuống thế gian (xem Ga 14: 10).
Kế hoạch của Chúa Cha được thực hiện trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, khi Chúa Giêsu hiến sự sống của Người để nhận lại nó trong sự phục sinh (xem Ga 10,17) và chia sẻ nó với các môn đệ của Người như những con trai con gái, như anh chị em trong sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần "không hạn chế" (xem Ga 3,34). Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu là cuộc xuất hành mới, tập hợp trong sự thống nhất (συναγάγη είς έν) tất cả những người tin tưởng vào Người (xem Ga 11,52), người mà Người đã làm cho cùng đồng dạng đồng hình với chính Người bằng Phép Rửa và Thánh Thể. Công trình cứu rỗi là sự thống nhất mà Chúa Giêsu đã cầu xin Chúa Cha ngay trước Cuộc Thống Khổ của Người: “Xin cho chúng nên một, lạy Cha, như Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng được ở trong chúng ta ngõ hầu thế gian có thể tin rằng chính Cha đã sai Con"(xem Ga 17:21).
16. Chúa Giêsu là người lữ hành rao giảng tin mừng về Nước Thiên Chúa (xem Lc 4:14-15; 8:1; 9:57; 13:22; 19:11), dạy "con đường của Thiên Chúa ". (xem Lc 20:21) và chỉ đường đến đó (Lc 9:51-19,28). Thực thế, chính Người là “đường” (xem Ga 14:6) dẫn đến Chúa Cha; trong Chúa Thánh Thần (xem Ga 16:13) Người chia sẻ với mọi người sự thật và tình yêu hiệp thông với Thiên Chúa và các anh chị em của chúng ta. Sống hiệp thông theo tiêu chuẩn giới răn mới của Chúa Giêsu có nghĩa là cùng đi với nhau trong lịch sử như Dân Thiên Chúa của giao ước mới, theo cách phù hợp với ơn phúc đã nhận được (xem Ga 15:12-15). Trong trình thuật về các môn đệ Emmau, Thánh Luca cho chúng ta một hình tượng sống động về Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, được Chúa sống lại hướng dẫn trên đường đi, Đấng thắp sáng nó bằng Lời của Người và cho nuôi nó ăn bằng Bánh Sự Sống (Xem Lc 24:13-35).
17. Tân Ước sử dụng một thuật ngữ chuyên biệt để diễn tả quyền năng mà Chúa Giêsu nhận được từ Chúa Cha để ban ơn cứu rỗi, ơn mà Người thực hiện trên mọi tạo vật trong quyền năng (δύναμις) của Chúa Thánh Thần: έξουσία (thẩm quyền). Nó hệ ở việc ban ơn thánh làm cho chúng ta trở nên "con cái Thiên Chúa" (xem Ga 1:12). Các Tông Đồ nhận được έξουσία này từ Chúa Phục Sinh, Đấng sai họ đi giảng dạy muôn dân bằng cách rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ tất cả những gì Người đã truyền lệnh (xem Mt 28: 19-20). Nhờ phép rửa, mọi thành viên của dân Chúa được dự phần vào thẩm quyền này, sau khi được “xức dầu của Chúa Thánh Thần” (xem 1 Ga 2: 20,27), sau khi đã được Thiên Chúa giảng dạy (xem Ga 6: 45) và sau khi đã được hướng dẫn "đến sự thật hoàn toàn" (xem Ga 16:13).
18. έξουσία của Chúa được phát biểu trong Giáo Hội thông qua sự đa dạng của các ơn thiêng liêng (τα πνευματικά) hoặc đặc sủng (τα χαρίσματα) mà Chúa Thánh Thần chia sẻ trong Dân Thiên Chúa để xây dựng Nhiệm Thể duy nhất của Chúa Kitô. Khi thực thi các đặc sủng này, chúng ta cần tôn trọng một τάξις (taxis=sắp xếp?) khách quan, để chúng có thể phát triển hài hòa và mang lại hoa trái mà chúng vốn được trù định sẽ mang để đem lại lợi ích cho mọi người (xem 1 Cr 12:28-30; Ep 4:11-13). Các Tông đồ có vị trí đầu tiên trong số này - với một vai trò đặc biệt và ưu việt được Chúa Giêsu giao cho Simon Phêrô (xem Mt 16:18tt., Ga 21:15tt.): thực thế, các ngài được giao phó thừa tác vụ hướng dẫn Giáo Hội trong việc trung thành với depositum fidei [kho tàng đức tin] (1 Tm 6:20; 2 Tm 1:12,14). Nhưng thuật ngữ χάρισμα [karisma] cũng gợi lên đặc tính nhưng không (gratuitous) và đa dạng trong sáng kiến tự do của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho mỗi người ơn riêng của họ nhằm lợi ích chung (xem 1 Cr 12:4-11, 29-30; Ep 4:7), với nghĩa luôn tùng phục và phục vụ lẫn nhau (xem 1 Cr 12:25): vì ơn cao nhất, ơn điều hòa mọi ơn, là tình yêu (xem 1 Cr 12: 31).
19. Sách Tông Đồ Công Vụ dẫn chứng bằng tài liệu một số khoảnh khắc quan trọng dọc đường đi của Giáo Hội Tông Truyền khi Dân Thiên Chúa được mời gọi biện phân thánh ý Chúa Phục Sinh, trong tư cách một cộng đồng. Nhân vật lãnh đạo dẫn đường và chỉ hướng đi là Chúa Thánh Thần, được tràn đổ trên Giáo Hội vào ngày lễ Ngũ Tuần (xem Cv 2: 2-3). Các môn đệ, khi thực hiện các vai trò khác nhau của họ, có trách nhiệm lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần và biện phân đường đi (xem Cv 5:19-21; 8:26,29,39; 12: 6-17; 13: 1-3; 16: 6-7,9-10; 20: 22). Các ví dụ có giá trị là: việc lựa chọn "bảy mươi người có danh tiếng tốt, tràn đầy Thánh Thần và khôn ngoan", những người được các Tông Đồ giao phó nhiệm vụ "phân phối thực phẩm" (Xem Cv 6:1-6); và việc biện phân vấn đề chủ chốt là truyền giáo cho Dân Ngoại (xem Cv 10).
20. Vấn đề trên được xử lý với điều truyền thống gọi là 'Công đồng tông đồ Giêrusalem' (xem Cv 15, và cả Gl 2: 1-10). Ở đó, ta thấy một biến cố có tính đồng nghị đã xuất hiện, trong đó, Giáo hội tông truyền, trong một thời điểm quyết định của lịch sử phát triển của mình, đã sống thực ơn gọi của mình hướng tới việc truyền giáo, được soi sáng bởi sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Trong nhiều thế kỷ, biến cố này đã được giải thích như là mô hình cho các Công Nghị từng được Giáo Hội cử hành.
Trình thuật đưa ra một mô tả chính xác về việc khai mở biến cố. Nhìn thấy vấn đề quan trọng và gây tranh cãi đang đặt ra cho họ, cộng đồng tại Antiôkia quyết định tham khảo ý kiến “Các Tông Đồ và Trưởng Lão” (15:2) của Giáo Hội ở Giêrusalem, và gửi Phaolô và Banaba đến đó. Cộng đồng tại Giêrusalem, các Tông đồ và các Trưởng Lão đáp ứng kịp thời (15: 4) để khảo sát tình hình. Phaolô và Banaba giải thích những gì đã xảy ra. Một cuộc thảo luận sống động và cởi mở diễn ra sau đó (έκζητήσωσιν: 15:7a). Họ đặc biệt lắng nghe chứng tá có thẩm quyền và lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô (15:7b-12).
Thánh Giacôbê giải thích điều đã xảy ra dưới ánh sáng lời tiên tri (xem Am 9:11-12; Cv 15:14-18), lời khẳng định thánh ý cứu rỗi phổ quát của Thiên Chúa, và Người đã chọn "một dân tộc. .. từ các dân ngoại" (έξ έθνων λαόν: 15:14), và ngài đã đưa ra quyết định ban hành một số quy tắc về tác phong (15:19-21). Bài phát biểu của ngài cho thấy một viễn kiến về sứ mệnh của Giáo Hội đặt căn cứ vững chắc trong kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng đồng thời sẵn sàng đón nhận việc Người tự làm cho Người hiện diện trong diễn tiến từ từ của lịch sử cứu rỗi. Cuối cùng, các ngài đã chọn một số đại diện để tiếp nhận bức thư giải thích quyết định được đưa ra và quy định thủ tục phải tuân theo (15:23-39); bức thư được gửi đi và đọc cho cộng đồng ở Antiôkia, và được cộng đồng này tiếp nhận một cách hân hoan (15:30-31).
21. Mọi người đều góp phần tích cực, mặc dù với các vai trò và đóng góp khác nhau. Vấn đề được trình bày với toàn thể Giáo Hội tại Giêrusalem (παν τὸ πληθος: 15:12), có mặt suốt cuộc họp và tham gia vào quyết định cuối cùng (έδοξε τοις άποστολόις καί τοις πρεσβυτέροις σύν όλη τη έκκησία: 15: 22). Nhưng trước tiên, những người được tham khảo là các Tông đồ (Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê mỗi vị đều phát biểu) và các Trưởng Lão, những người thực thi thừa tác vụ chuyên biệt của họ theo thẩm quyền.
Quyết định được Thánh Giacôbê đưa ra trong tư cách người hướng dẫn Giáo Hội ở Giêrusalem, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo Hội trên đường đi của Giáo Hội bằng cách đảm bảo lòng trung thành của Giáo Hội đối với Tin Mừng của Chúa Giêsu: "Nó đã được quyết định bởi Chúa Thánh Thần và bởi chính chúng tôi"(15: 28). Nó được tiếp nhận và chấp nhận bởi toàn bộ cộng đồng ở Giêrusalem (15: 22) và sau đó bởi cộng đồng ở Antiôkia (15:30-31).
Nhờ mọi người biết lắng nghe Chúa Thánh Thần qua chứng tá đưa ra về hành động của Thiên Chúa và nhờ mỗi người biết đưa ra phán đoán riêng của mình, các ý kiến thoạt đầu khác khác nhau đã qui hướng dần tới sự đồng thuận và nhất trí (όμοθυμαδόν: 15: 25) vốn là hoa trái của việc biện phân cộng đồng để phục vụ sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
22. Cách thức hành xử của Công đồng Giêrusalem là một minh chứng đời thực cho sự kiện này là cách dân Thiên Chúa tiến bước là một điều được suy nghĩ có trật tự và thấu đáo, trong đó, mỗi người có một chủ trương và vai trò chuyên biệt (xem 1 Cr 12:12-17; Rm 12: 4-5; Ep 4: 4).
Thánh Tông đồ Phaolô, dưới ánh sáng cộng đồng Thánh Thể, đã gợi lên hình ảnh Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô, để giải thích cả sự thống nhất của tổ chức lẫn sự đa dạng của các thành viên. Cũng giống như trong cơ thể con người, tất cả các thành viên đều cần thiết theo cách riêng của họ, theo cùng một cách như trong Giáo Hội, mọi người đều có phẩm giá như nhau nhờ Phép Rửa (xem Gl 3:28; 1Cr 12:13), và mọi người đều đóng góp để thực hiện kế hoạch cứu rỗi "tùy theo mức độ Chúa Kitô ban cho" (Ep 4: 7).
Vì vậy, mọi người đều có trách nhiệm bằng nhau đối với đời sống và sứ mệnh của cộng đồng và mọi người đều được kêu gọi làm việc phù hợp với luật liên đới hỗ tương liên quan tới các thừa tác vụ và đặc sủng chuyên biệt của họ, vì mọi người đều tìm thấy năng lực của mình trong một Chúa duy nhất (xem 1Cr 15: 45).
23. Đích điểm của cuộc hành trình của Dân Thiên Chúa là Giêrusalem mới, được bao bọc bởi sự huy hoàng rạng ngời của vinh quang Thiên Chúa, nơi phụng vụ nước trời được cử hành. Ở đấy, sách Khải huyền chiêm ngưỡng "Chiên Con đang đứng dường như đã bị hy tế", Chiên Con, bằng máu của nó, đã chuộc về cho Thiên Chúa “muôn người thuộc mọi sắc tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” và đã làm họ thành "một dòng vua và tư tế cho Thiên Chúa, để cai trị thế giới"; các thiên thần và "mười nghìn lần mười ngàn người trong số họ và hàng ngàn hàng ngàn người" tham dự phụng vụ trên trời với mọi tạo vật trên trời và dưới đất (xem Kh 5: 6.9.11.13). Sau đó, lời hứa có ý nghĩa sâu xa nhất về kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ'' (Kh 21: 3).
Kỳ sau: 1.2 Chứng tá của các Giáo Phụ và Thánh Truyền trong thiên niên kỷ đầu tiên
11. Các nguồn quy phạm cho đời sống đồng nghị của Giáo Hội trong Thánh Kinh và Thánh Truyền cho thấy tại trung tâm của kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, lời kêu gọi toàn thể nhân loại hợp nhất với Thiên Chúa và thống nhất trong Người được hoàn tất trong Chúa Giêsu Kytô và diễn ra qua thừa tác vụ của Giáo Hội. Chúng cung cấp các hướng dẫn chúng ta cần để biện phân các nguyên tắc thần học cần phải sinh động hóa và điều chỉnh cuộc sống đồng nghị, các cấu trúc của nó, các diễn trình của nó và các biến cố liên quan đến nó.
Trên cơ sở này, có thể theo dõi các hình thức của tính đồng nghị đã được phát triển trong Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ thứ nhất và sau đó, trong Thiên Niên Kỷ thứ hai, trong Giáo Hội Công Giáo, bằng cách nhắc đến một số khía cạnh của thực hành đồng nghị của các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội khác.
1.1 Giáo huấn của Thánh Kinh
12. Cựu Ước cho thấy: Thiên Chúa đã tạo ra con người, có nam có nữ, theo hình ảnh và họa ảnh Người như một hữu thể xã hội được kêu gọi làm việc với Người bằng cách tiến tới trong dấu hiệu hiệp thông, bằng cách chăm sóc vũ trụ và hướng nó về mục tiêu của nó (St 1: 26-28). Ngay từ đầu, tội lỗi làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa, xé tan mạng lưới các mối quan hệ có trật tự vốn nói lên sự thật, sự tốt lành và vẻ đẹp của sáng thế, và làm trái tim của người đàn ông và của người đàn bà không còn nhận ra ơn gọi của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, đã củng cố và làm mới lại giao ước của Người nhằm đem tất cả những gì đã bị phân tán trở lại con đường thống nhất, chữa lành tự do của con người và hướng dẫn nó đến chỗ chào đón và sống ơn hợp nhất với Thiên Chúa và thống nhất với anh chị em của chúng ta trong sáng thế, vốn là ngôi nhà chung của chúng ta (ví dụ: St 9,8-17; 15; 17; Xh 19-24; 2 Sm 7:11).
13. Khi thực hiện kế hoạch của Người, Thiên Chúa triệu tập Ápraham và các hậu duệ của ông (xem St 12:1-3; 17:1-5; 22:16-18). Cuộc triệu tập này (קָחַל / עֵדה - thuật ngữ đầu tiên thường được dịch sang tiếng Hy lạp là έκκλησία), được phê chuẩn trong giao ước Sinai (xem Xh 24: 6-8; 34: 20tt), làm cho dân vừa được giải phóng khỏi chế độ nô lệ trở thành quan trọng và xứng đáng nói với Thiên Chúa; trong cuộc hành trình xuất hành, họ tụ họp quanh Thiên Chúa của họ để cử hành việc thờ phượng Người và sống theo luật pháp của Người, nhìn nhận rằng họ thuộc một mình Người (xem Đnl 5:1-22; Gs 8; Nkm 8:1-18).
קָחַל / עֵדה (qahal / ‘edah) là hình thức đầu tiên trong đó ơn gọi có tính đồng nghị của dân Chúa được tiết lộ. Trong sa mạc, Thiên Chúa ra lệnh điều tra dân số các chi tộc Israel, dành cho mỗi chi tộc vị trí của nó (xem Ds 1-2). Ở trung tâm của cuộc triệu tập, là Chúa, như người hướng dẫn và chăn chiên duy nhất của nó; Người trở nên hiện diện qua thừa tác vụ của Môsê (xem Ds 12: 15-16; Gs 8:30-35), người mà những người khác có liên hệ với một cách lệ thuộc và ‘có tính hợp đoàn’: các Thủ lãnh (xem Xh 18: 25-26), các trưởng lão (xem Ds 11: 16-17, 24-30), và các thầy Lêvi (xem Ds 1:50-51). Cuộc triệu tập Dân Thiên Chúa không chỉ bao gồm đàn ông (Xh 24: 7-8) mà còn cả phụ nữ và trẻ em và cả người ngoại quốc nữa (xem Gs 8: 33,35). Đó là đối tác được Chúa triệu tập mỗi khi Người đổi mới giao ước của Người (xem Đnl 27-28; Gs 24: 2 V 23; Nkm 8).
14. Sứ điệp của các Vị Tiên Tri dạy cho Dân Thiên Chúa sự cần thiết phải hành trình qua những gian khổ của lịch sử một cách trung thành với giao ước. Đó là lý do tại sao các vị Tiên Tri mời họ hồi hướng lòng họ về Thiên Chúa và công lý trong các mối liên hệ của họ với người lân cận của họ, thường là những người nghèo nhất, bị áp bức, ngoại kiều, như một nhân chứng hữu hình của lòng Chúa thương xót (xem Grm 37: 21; 38: 1).
Để điều đó xảy ra, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho họ một trái tim và tinh thần mới (xem Edk 11:10), và mở ra trước Dân Người một con đường dẫn tới một cuộc Xuất Hành mới (xem Grm 37-38): lúc đó, Người sẽ thiết lập một giao ước mới, được khắc không phải trên các bản đá nhưng trên trái tim của họ (xem Grm 31: 31-34). Nó sẽ cho thấy những chân trời phổ quát, vì Người Tôi Trung của Chúa sẽ tập hợp các quốc gia lại với nhau (xem Is 53), và nó sẽ được niêm ấn bởi sự tuôn đổ Thần Khí của Chúa lên tất cả các thành viên của dân Người (Xem Ge 3:1-4).
15. Thiên Chúa chu toàn giao ước mới mà Người đã hứa nơi Chúa Giêsu Nadarét, Đấng Métsia và là Chúa, Đấng mà sứ điệp sơ truyền (kérygma), cuộc sống và con người mặc khải cho thấy Thiên Chúa là sự hiệp thông tình yêu, Đấng, vì ơn thánh và lòng thương xót của Người, muốn ôm lấy toàn thể nhân loại trong tính thống nhất của họ. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, từ đời đời vốn được trù định để yêu thương trái tim Chúa Cha (xem Ga 1:1,18), trở thành người phàm lúc thời gian đã nên trọn (xem Ga 1:14; Gt 4: 4) để mang kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa đến chỗ hoàn thành (xem Ga 8: 29; 6: 39; 5: 22, 27). Người không bao giờ hành động một mình, và trong mọi sự, luôn làm theo ý muốn của Chúa Cha: Chúa Cha ngự trong Người và thực hiện công trình của Người qua Người Con Người đã sai xuống thế gian (xem Ga 14: 10).
Kế hoạch của Chúa Cha được thực hiện trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, khi Chúa Giêsu hiến sự sống của Người để nhận lại nó trong sự phục sinh (xem Ga 10,17) và chia sẻ nó với các môn đệ của Người như những con trai con gái, như anh chị em trong sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần "không hạn chế" (xem Ga 3,34). Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu là cuộc xuất hành mới, tập hợp trong sự thống nhất (συναγάγη είς έν) tất cả những người tin tưởng vào Người (xem Ga 11,52), người mà Người đã làm cho cùng đồng dạng đồng hình với chính Người bằng Phép Rửa và Thánh Thể. Công trình cứu rỗi là sự thống nhất mà Chúa Giêsu đã cầu xin Chúa Cha ngay trước Cuộc Thống Khổ của Người: “Xin cho chúng nên một, lạy Cha, như Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng được ở trong chúng ta ngõ hầu thế gian có thể tin rằng chính Cha đã sai Con"(xem Ga 17:21).
16. Chúa Giêsu là người lữ hành rao giảng tin mừng về Nước Thiên Chúa (xem Lc 4:14-15; 8:1; 9:57; 13:22; 19:11), dạy "con đường của Thiên Chúa ". (xem Lc 20:21) và chỉ đường đến đó (Lc 9:51-19,28). Thực thế, chính Người là “đường” (xem Ga 14:6) dẫn đến Chúa Cha; trong Chúa Thánh Thần (xem Ga 16:13) Người chia sẻ với mọi người sự thật và tình yêu hiệp thông với Thiên Chúa và các anh chị em của chúng ta. Sống hiệp thông theo tiêu chuẩn giới răn mới của Chúa Giêsu có nghĩa là cùng đi với nhau trong lịch sử như Dân Thiên Chúa của giao ước mới, theo cách phù hợp với ơn phúc đã nhận được (xem Ga 15:12-15). Trong trình thuật về các môn đệ Emmau, Thánh Luca cho chúng ta một hình tượng sống động về Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, được Chúa sống lại hướng dẫn trên đường đi, Đấng thắp sáng nó bằng Lời của Người và cho nuôi nó ăn bằng Bánh Sự Sống (Xem Lc 24:13-35).
17. Tân Ước sử dụng một thuật ngữ chuyên biệt để diễn tả quyền năng mà Chúa Giêsu nhận được từ Chúa Cha để ban ơn cứu rỗi, ơn mà Người thực hiện trên mọi tạo vật trong quyền năng (δύναμις) của Chúa Thánh Thần: έξουσία (thẩm quyền). Nó hệ ở việc ban ơn thánh làm cho chúng ta trở nên "con cái Thiên Chúa" (xem Ga 1:12). Các Tông Đồ nhận được έξουσία này từ Chúa Phục Sinh, Đấng sai họ đi giảng dạy muôn dân bằng cách rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ tất cả những gì Người đã truyền lệnh (xem Mt 28: 19-20). Nhờ phép rửa, mọi thành viên của dân Chúa được dự phần vào thẩm quyền này, sau khi được “xức dầu của Chúa Thánh Thần” (xem 1 Ga 2: 20,27), sau khi đã được Thiên Chúa giảng dạy (xem Ga 6: 45) và sau khi đã được hướng dẫn "đến sự thật hoàn toàn" (xem Ga 16:13).
18. έξουσία của Chúa được phát biểu trong Giáo Hội thông qua sự đa dạng của các ơn thiêng liêng (τα πνευματικά) hoặc đặc sủng (τα χαρίσματα) mà Chúa Thánh Thần chia sẻ trong Dân Thiên Chúa để xây dựng Nhiệm Thể duy nhất của Chúa Kitô. Khi thực thi các đặc sủng này, chúng ta cần tôn trọng một τάξις (taxis=sắp xếp?) khách quan, để chúng có thể phát triển hài hòa và mang lại hoa trái mà chúng vốn được trù định sẽ mang để đem lại lợi ích cho mọi người (xem 1 Cr 12:28-30; Ep 4:11-13). Các Tông đồ có vị trí đầu tiên trong số này - với một vai trò đặc biệt và ưu việt được Chúa Giêsu giao cho Simon Phêrô (xem Mt 16:18tt., Ga 21:15tt.): thực thế, các ngài được giao phó thừa tác vụ hướng dẫn Giáo Hội trong việc trung thành với depositum fidei [kho tàng đức tin] (1 Tm 6:20; 2 Tm 1:12,14). Nhưng thuật ngữ χάρισμα [karisma] cũng gợi lên đặc tính nhưng không (gratuitous) và đa dạng trong sáng kiến tự do của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho mỗi người ơn riêng của họ nhằm lợi ích chung (xem 1 Cr 12:4-11, 29-30; Ep 4:7), với nghĩa luôn tùng phục và phục vụ lẫn nhau (xem 1 Cr 12:25): vì ơn cao nhất, ơn điều hòa mọi ơn, là tình yêu (xem 1 Cr 12: 31).
19. Sách Tông Đồ Công Vụ dẫn chứng bằng tài liệu một số khoảnh khắc quan trọng dọc đường đi của Giáo Hội Tông Truyền khi Dân Thiên Chúa được mời gọi biện phân thánh ý Chúa Phục Sinh, trong tư cách một cộng đồng. Nhân vật lãnh đạo dẫn đường và chỉ hướng đi là Chúa Thánh Thần, được tràn đổ trên Giáo Hội vào ngày lễ Ngũ Tuần (xem Cv 2: 2-3). Các môn đệ, khi thực hiện các vai trò khác nhau của họ, có trách nhiệm lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần và biện phân đường đi (xem Cv 5:19-21; 8:26,29,39; 12: 6-17; 13: 1-3; 16: 6-7,9-10; 20: 22). Các ví dụ có giá trị là: việc lựa chọn "bảy mươi người có danh tiếng tốt, tràn đầy Thánh Thần và khôn ngoan", những người được các Tông Đồ giao phó nhiệm vụ "phân phối thực phẩm" (Xem Cv 6:1-6); và việc biện phân vấn đề chủ chốt là truyền giáo cho Dân Ngoại (xem Cv 10).
20. Vấn đề trên được xử lý với điều truyền thống gọi là 'Công đồng tông đồ Giêrusalem' (xem Cv 15, và cả Gl 2: 1-10). Ở đó, ta thấy một biến cố có tính đồng nghị đã xuất hiện, trong đó, Giáo hội tông truyền, trong một thời điểm quyết định của lịch sử phát triển của mình, đã sống thực ơn gọi của mình hướng tới việc truyền giáo, được soi sáng bởi sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Trong nhiều thế kỷ, biến cố này đã được giải thích như là mô hình cho các Công Nghị từng được Giáo Hội cử hành.
Trình thuật đưa ra một mô tả chính xác về việc khai mở biến cố. Nhìn thấy vấn đề quan trọng và gây tranh cãi đang đặt ra cho họ, cộng đồng tại Antiôkia quyết định tham khảo ý kiến “Các Tông Đồ và Trưởng Lão” (15:2) của Giáo Hội ở Giêrusalem, và gửi Phaolô và Banaba đến đó. Cộng đồng tại Giêrusalem, các Tông đồ và các Trưởng Lão đáp ứng kịp thời (15: 4) để khảo sát tình hình. Phaolô và Banaba giải thích những gì đã xảy ra. Một cuộc thảo luận sống động và cởi mở diễn ra sau đó (έκζητήσωσιν: 15:7a). Họ đặc biệt lắng nghe chứng tá có thẩm quyền và lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô (15:7b-12).
Thánh Giacôbê giải thích điều đã xảy ra dưới ánh sáng lời tiên tri (xem Am 9:11-12; Cv 15:14-18), lời khẳng định thánh ý cứu rỗi phổ quát của Thiên Chúa, và Người đã chọn "một dân tộc. .. từ các dân ngoại" (έξ έθνων λαόν: 15:14), và ngài đã đưa ra quyết định ban hành một số quy tắc về tác phong (15:19-21). Bài phát biểu của ngài cho thấy một viễn kiến về sứ mệnh của Giáo Hội đặt căn cứ vững chắc trong kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng đồng thời sẵn sàng đón nhận việc Người tự làm cho Người hiện diện trong diễn tiến từ từ của lịch sử cứu rỗi. Cuối cùng, các ngài đã chọn một số đại diện để tiếp nhận bức thư giải thích quyết định được đưa ra và quy định thủ tục phải tuân theo (15:23-39); bức thư được gửi đi và đọc cho cộng đồng ở Antiôkia, và được cộng đồng này tiếp nhận một cách hân hoan (15:30-31).
21. Mọi người đều góp phần tích cực, mặc dù với các vai trò và đóng góp khác nhau. Vấn đề được trình bày với toàn thể Giáo Hội tại Giêrusalem (παν τὸ πληθος: 15:12), có mặt suốt cuộc họp và tham gia vào quyết định cuối cùng (έδοξε τοις άποστολόις καί τοις πρεσβυτέροις σύν όλη τη έκκησία: 15: 22). Nhưng trước tiên, những người được tham khảo là các Tông đồ (Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê mỗi vị đều phát biểu) và các Trưởng Lão, những người thực thi thừa tác vụ chuyên biệt của họ theo thẩm quyền.
Quyết định được Thánh Giacôbê đưa ra trong tư cách người hướng dẫn Giáo Hội ở Giêrusalem, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo Hội trên đường đi của Giáo Hội bằng cách đảm bảo lòng trung thành của Giáo Hội đối với Tin Mừng của Chúa Giêsu: "Nó đã được quyết định bởi Chúa Thánh Thần và bởi chính chúng tôi"(15: 28). Nó được tiếp nhận và chấp nhận bởi toàn bộ cộng đồng ở Giêrusalem (15: 22) và sau đó bởi cộng đồng ở Antiôkia (15:30-31).
Nhờ mọi người biết lắng nghe Chúa Thánh Thần qua chứng tá đưa ra về hành động của Thiên Chúa và nhờ mỗi người biết đưa ra phán đoán riêng của mình, các ý kiến thoạt đầu khác khác nhau đã qui hướng dần tới sự đồng thuận và nhất trí (όμοθυμαδόν: 15: 25) vốn là hoa trái của việc biện phân cộng đồng để phục vụ sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
22. Cách thức hành xử của Công đồng Giêrusalem là một minh chứng đời thực cho sự kiện này là cách dân Thiên Chúa tiến bước là một điều được suy nghĩ có trật tự và thấu đáo, trong đó, mỗi người có một chủ trương và vai trò chuyên biệt (xem 1 Cr 12:12-17; Rm 12: 4-5; Ep 4: 4).
Thánh Tông đồ Phaolô, dưới ánh sáng cộng đồng Thánh Thể, đã gợi lên hình ảnh Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô, để giải thích cả sự thống nhất của tổ chức lẫn sự đa dạng của các thành viên. Cũng giống như trong cơ thể con người, tất cả các thành viên đều cần thiết theo cách riêng của họ, theo cùng một cách như trong Giáo Hội, mọi người đều có phẩm giá như nhau nhờ Phép Rửa (xem Gl 3:28; 1Cr 12:13), và mọi người đều đóng góp để thực hiện kế hoạch cứu rỗi "tùy theo mức độ Chúa Kitô ban cho" (Ep 4: 7).
Vì vậy, mọi người đều có trách nhiệm bằng nhau đối với đời sống và sứ mệnh của cộng đồng và mọi người đều được kêu gọi làm việc phù hợp với luật liên đới hỗ tương liên quan tới các thừa tác vụ và đặc sủng chuyên biệt của họ, vì mọi người đều tìm thấy năng lực của mình trong một Chúa duy nhất (xem 1Cr 15: 45).
23. Đích điểm của cuộc hành trình của Dân Thiên Chúa là Giêrusalem mới, được bao bọc bởi sự huy hoàng rạng ngời của vinh quang Thiên Chúa, nơi phụng vụ nước trời được cử hành. Ở đấy, sách Khải huyền chiêm ngưỡng "Chiên Con đang đứng dường như đã bị hy tế", Chiên Con, bằng máu của nó, đã chuộc về cho Thiên Chúa “muôn người thuộc mọi sắc tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” và đã làm họ thành "một dòng vua và tư tế cho Thiên Chúa, để cai trị thế giới"; các thiên thần và "mười nghìn lần mười ngàn người trong số họ và hàng ngàn hàng ngàn người" tham dự phụng vụ trên trời với mọi tạo vật trên trời và dưới đất (xem Kh 5: 6.9.11.13). Sau đó, lời hứa có ý nghĩa sâu xa nhất về kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ'' (Kh 21: 3).
Kỳ sau: 1.2 Chứng tá của các Giáo Phụ và Thánh Truyền trong thiên niên kỷ đầu tiên
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hướng Về Belem
Tấn Đạt
23:12 23/12/2018
Ảnh của Tấn Đạt
Hai ngàn năm trước vì "tình"
Trong đêm đông giá Ngài sinh ra đời,
Nằm trong máng cỏ xanh tươi,
Trong chuồng chiên vắng ý Trời được nên
(KD)
VietCatholic TV
Lời chúc và hoạt cảnh Giáng Sinh chương trình Giáo Hội Năm Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:44 23/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong những dịp này ngoài những lời chúc Giáng Sinh, những tấm thiệp Giáng Sinh, va năm mới 2019… Xin được Đại diện cho toàn ban biên tập và các cộng tác viên Vietcatholic xin gửi đến quí Đức Hồng Y, Giám mục, quí bề trên, linh mục tu sĩ và toàn quí độc giả khắp năm châu ơn Bình an mà Cứu Chúa Giêsu mang lại cho nhân thế và một năm mới nhiều thành công trong tình Chúa tình người….
Xin cám ơn toàn thể toàn quí vị đã luôn đồng hành với chúng tôi trong suốt chiều dài thời gian với những thao thức thăng trầm của vận nước, dân tộc và những lắng lo của Giáo hội trong việc loan truyền Tin mừng yêu thương của Chúa cho thế giới ngày nay...
Con quỳ lạy Chúa trên cao
Trong mùa Giáng Sinh tha thiết nguyện cầu
Đời người qua cuộc bể dâu
Cầu mong ơn Chúa nhiệm mầu ban ơn
Thế nhân xa lửa điêu linh
Tình yêu người sẽ mãi dành cho nhau
Cầu Người mở rộng vòng tay
Trần gian thoát kiếp lưu đày thế gian
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 24/12/2018: đêm nay Con Thiên Chúa xuống thế làm người và ở cùng chúng ta
VietCatholic Network
16:25 23/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 23 tháng 12, 2018.
2- Biến cố Truyền Tin cách mạng hóa lịch sử.
3- Đức Thánh Cha tiếp các vị trong Giáo triều Roma đến chúc mừng Giáng Sinh.
4- Đức Thánh Cha tiếp 65 em thuộc tổ chức Công Giáo Tiến Hành.
5- Đức Thánh Cha Phanxicô tặng hai lồng kính cho hai bệnh viện ở Rôma.
6- Đội Vệ binh Thụy sĩ chúc mừng Giáng Sinh Đức Thánh Cha và mọi người.
7- Hang đá Giáng Sinh “Live” ở Rôma từ ngày 23/12/2018 đến ngày 13/1/2019.
8- Ước nguyện Giáng Sinh thật cảm động của một em bé.
9- Tuyên bố chung của Nhóm Làm Việc Chung Việt Nam và Toà Thánh.
10- Đức Tân TGM Giuse Vũ Văn Thiên chính thức nhận sứ vụ mục tử tại Tổng Giáo phận Hà Nội.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Đêm Uy Linh.
Thánh Ca
Thánh ca: Lễ vật dâng Chúa Hài Nhi – Trình bày: Phương Thảo
Phương Thảo
08:10 23/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây