Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giáng Sinh
Lm Jude Siciliano, OP
06:05 23/12/2019
Isaia 52: 7-10; T.vịnh 97; Do-Thái 1: 1-6; Gioan 1:1-18 (bài ngắn: Gioan 1: 1-5, 9-14)
Bài đọc trích từ sách của ngôn sứ Isaia là bài người ta thích nhất trong Kinh Thánh Do Thái. Bài đó không theo lệ thường bạn biết. Bài mô tả "Thiên Chúa trong Cựu Ước" rất khó khăn, luôn phán xét và nhanh chóng trừng phạt. Trái lại, thường bài mô tả về "Thiên Chúa của Tân Ước" là một Thiên Chúa rộng lượng và khoan dung đối với chúng ta Ngài đã thương xót và gởi Chúa Giêsu đến với chúng ta để cứu thế gian ra khỏi tội lỗi. Theo phần cuối của Cựu Ước, Diễn tả Thiên Chúa đi từ phẩn nộ và trở thành bao dung và tha thứ của Thiên Chúa trong Tân Ước. Xin các bạn tha thứ cho điều tôi nói đùa, ở đây hình như tôi vẫn còn nghe tiếng nói của "hai Thiên Chúa khác nhau" khi người ta nói đến Thiên Chúa trong Kinh Thánh.
Dân Israel đang bị lưu đày ở Babylon trong hơn một thế hệ. Kinh đô và thành thánh Giêrusalem bị phá tan. Đền Thờ bị phá hủy. Cho dù dân Israel có thể trở vê quê cũ, họ cũng trông thấy cảnh đổ nát và tàn phế đó. Họ có còn là dân được Thiên Chúa chọn hay không? và Đền Thờ của họ có phải là nơi Thiên Chúa hằng sống cư ngự phải không? Điều gì đã gây nên cảnh tàn phá đó? Vậy Thiên Chúa có bỏ rơi họ không? Và nếu có thì vì sao?
Thật ra, có biết bao nhiêu lý do làm Thiên Chúa bỏ rơi và trừng phạt Israel. Đấng "Thiên Chúa của Cựu Ước" có nhiều lý do để Ngài trừng phạt dân Israel. Họ đã liên minh chính trị với các nước một cách sai lầm thế nên họ bị thua trận. Với quan điểm tôn giáo của họ, họ đã trông thấy cảnh đau khổ là do đã từ bỏ Thiên Chúa; thế nên Ngài ủng hộ những quyền lực trần thế. Nhưng, Thiên Chúa thật sẽ đem ánh sáng cứu thoát đến cho họ. Lời của ngôn sứ Isaia đầy phấn khởi trong khi ông ta nói về những hình ảnh của tin vui sẽ đến với họ về một vị cứu tinh. Những sứ giả sẽ đem đên tin mừng về những trận chiến đang chờ đợi dân chúng. Người nào đưa tin buồn có thể bị giết.
Nhưng, vị ngôn sứ đưa tin đang loan báo tin mừng: Thiên chúa sẽ hành động cho dân Israel Ngài sẽ xăng tay áo lên (để cánh tay trần) để cứu giúp đân chúng đang thất bại và chán nản. Đôi khi hình ảnh Thiên Chúa được trình bày như một người mẹ để nói rõ về sự chăm cóc dịu dàng của Thiên Chúa. Nhưng, dân chúng ở trong chốn lưu đày cần một người được vũ trang mạnh mẻ để cứu giúp họ. Và đó là điều ngôn sứ Isaia hứa với họ. Thiên Chúa sẽ đến cứu giúp. Bạn có nghe sự phấn khởi của ngôn sứ Isaia khi trở thành người cổ vũ cho Thiên Chúa không? "Hởi Giêrusalem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh cất tiếng reo mừng”! Ngôn sứ Isaia là một ngôn sứ của phúc âm loan báo tin mừng về ơn cứu chuộc. Trong lịch sử dân Israel dân chúng đã biết Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ. Thiên Chúa đã cứu họ ra khỏi những trường hợp cực kỳ kho khăn. Và bây giờ họ đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn!.
Chúng ta có thể tạm dừng ở đây, trước khi chuyển đến bài phúc âm, để suy ngẫm về việc cứu độ và giải thoát chúng ta đang cần trong đời sống chúng ta bây giờ. Chúng ta cảm nghiệm được cảnh lưu đày từ trong con người chúng ta để mạnh dạn đẩy ra khỏi người chúng ta để được và cân phải đạt được nên thánh phải không?
Hình như trong mỗi giáo xứ mà tôi đi giảng tĩnh tâm, tôi hay gặp những người tín hữu thường hay băn khoăn về những tai tiếng do những giáo sĩ lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên gây ra. Thế nên họ phải tự nguyện sống đơn độc cách ly khỏi giáo hội - một giáo hội có hiện tượng đang đang bị suy đồi giống như Đền Thờ và thành Giêrusalem của dân Israel bị phá hủy. Trong hoàn cảnh hổn loạn này của giáo hội, chúng ta có thể cũng như dân Israel hỏi: "Lạy Chúa, Ngài đang ở đâu? Xin Ngài hãy đến cứu độ chúng con. Chỉ có Ngài mơi có thể cứu chúng con thôi. "Chúng ta dùng lời hứa của ngôn sứ Isaia nói với chúng ta: Thiên Chúa đang nhìn thấy cảnh lưu đày của chúng ta, và Ngài đang xắn tay áo lên và sẽ đến cứu giúp chúng ta.
Mỗi phúc âm mở đầu một cách riêng biệt về việc làm sao Thiên Chúa đến với chúng ta trong Chúa Giêsu Ki tô nhập thể. Hôm nay, trong lúc chúng ta mừng sự sinh ra của Chúa Kitô chúng ta nghe ý kiến của thánh Gioan nói về ý nghĩa việc Thiên Chúa đã làm gì và đang làm gì cho chúng ta. Có câu chuyện nào về lễ Giáng Sinh xứng hợp hơn bài hôm nay không? Thay vì nghe như một câu chuyện khô khan và triết lý nói về sự ra đời của Chúa Kitô không?
Trong sách "Hình ảnh của Chúa Giêsu qua phúc âm" (trích trang 27 trong ấn bản 1992) của tác giả Donald Senior, CP. đã nói với chúng ta về thánh Gioan: "... Khi cảnh vật còn hoang vu của thiên nhiên trước khi bắt đầu việc sáng tạo và thời gian, đến tận sự sống của Thiên Chúa, và ở đó chính là nguồn gốc của Chúa Giêsu (Ga 1: 1-18) "Ngôi Lời" Thiên Chúa nói, một lời diễn tả chính đáng tình yêu thương của Thiên Chúa, đến với thời giờ và sự tạo dựng và nhập thể. Đời sống của Chúa Giêsu và sứ vụ của Ngài bắt đầu từ trong tình thương yêu vô tận của Thiên Chúa đối với thế gian.
Mỗi khi chúng ta muốn cam đoan với một người khác là chúng ta sẽ trung thành với họ, hay hoặc cam đoan là chúng ta nói sự thật với họ, chúng ta nói: "tôi cam đoan lời tôi nói với bạn". Đó là điều Thiên Chúa đã làm. Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã hứa với chúng ta là nhân loại "Ta cam đoan với ngươi lời Ta nói - trong Con của Ta Chúa Giêsu Kitô". Đó là điều thu hút và là sự thật chính xác của việc nhập thể. Và đó là điều làm bài phúc âm hôm nay thu hút chúng ta.
Sự khởi đầu của phúc âm thánh Gioan là lời tuyên bố sâu sắc về Chúa Giêsu và được lập lại trong câu văn cuối cùng trong bài trích thơ của thánh Phao lô gởi cho người Do thái: "Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người". Trong cả hai bài sách, sự hiện diện trước kia của Chúa Kitô được diễn tả rõ ràng: Chúa Kitô là một nhân vật trong sự tạo dưng. "Lúc khởi đấu đã có Ngôi Lời" có vẽ như lời văn cao sâu và xa cách - ngoại trừ lời nói về Ngôi Lời đã có vào trong lịch sử của chúng ta, sông đời sống của chúng ta, đã không được đón nhận và đã chết. Tác giả phúc âm tóm tắt lại là "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta..." Một bài dịch khác nói như sau: Ngôi Lời "Dựng lều" ở giữa chúng ta. "Dựng lều" nhắc đến Nhà Tạm, nơi Thiên Chúa ngự trong khi dân Israel ra đi khỏi nơi lưu đày ở Ai Cập. Thiên Chúa của chúng ta ở đâu? Thiên Chúa ở trong một "túp lều" là Chúa Giêsu, đồng hành cùng chúng ta suốt chặng đường qua sa mạc hoang vu.
Các nữ tu dòng chiêm niệm Đa minh gởi cho chúng ta lời nguyện cho lễ Giáng Sinh:
Nguyện xin Ngôi Lời Thiên Chúa. Qua cuộc sống của mỗi người chúng ta; đem tình yêu thương và bình an đến cho thế giới.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
THE NATIVITY OF THE LORD
Isaiah 52: 7-10; Hebrews 1: 1-6; John 1: 1-18;
(Shorter Version John 1: 1-5, 9-14)
The Isaiah reading is a favorite for many readers of the Hebrew Scriptures. It certainly breaks a stereotype. You know, the one that describes the "God of the Old Testament" as harsh, judging and quick to punish. In contrast people describe the "New Testament God" as the kind and benevolent God who took pity on us and sent us Jesus to save the world from it’s sin. It is as if, at the end of the Old Testament, God went to an anger management counselor and learned to be kind and forgiving and thus became the benevolent God of the New Testament. Forgive my spoofing tendency, but I still hear this "two-God-split" when people speak of the biblical God.
Israel had been in Babylonian exile for over a generation. The capital and holy city Jerusalem were in ruins and the Temple torn down. Even if they could return to their land they would find it in ruins. Weren’t they supposed to be God’s chosen people and wasn’t their Temple supposed to be the dwelling place of the living God? What went wrong? Had God deserted them? And if so, why?
Well, there was plenty of reason for God to abandon and punish Israel. The "God of the Old Testament" would have had a good case against them. Their misplaced political alliances had gotten them defeated. From their religious perspective they would have seen their plight as a punishment for abandoning God in favor of earthly powers. But the true God is about to shine forth for them and come to their rescue. Isaiah’s words are charged with excitement as he pictures the good news coming to the people in the form of a herald. These messengers would bring news from a battle back to awaiting people. A messenger could be killed for bringing bad news.
But the prophet-messenger is announcing good news: God is intervening on the people’s behalf, rolling up sleeves ("the Lord has bared his arm") to help a depleted and dispirited people. Sometimes God is depicted in maternal images to underline God’s tender care. But the people are enslaved and need a powerful, strong-armed intervention on their behalf and that is what Isaiah is promising. God is coming with help. Can you hear the excitement as Isaiah becomes a cheerleader for God? "Break out together in song O ruins of Jerusalem!" Isaiah is a gospel prophet announcing the good news of salvation. In their history the people have known God as their Redeemer, a God who saves from impossible situations. And that is what they were in… an impossible situation!,
We can pause here, before moving to the gospel, to reflect on what restoration and deliverance we need in our lives right now. How are we experiencing exile from the person we want to be and ought to be?
It seems in each parish where I preach I meet Catholics so scandalized by the clergy sexual abuse of minors that they have gone into a voluntary exile from the church – a church they feel is in ruins, similar to the destroyed Temple and city of Jerusalem the defeated Israelites experienced. In the mess we church people are in we can ask with the Israelites: "Where are you O God? Come to our rescue for only you can save us!" We claim the promise Isaiah makes to us: God has seen our plight, is rolling up sleeves and is coming to help.
Each of the Gospels begins with its own take on how God comes to us in the flesh of Jesus Christ. Today as we celebrate the birth of Christ we have John’s insight into the significance of what God has done and is doing for us now. Wouldn’t one of the Nativity stories have been more appropriate today, instead of what sounds like a dry, philosophical take on Christ’s birth?
In, "Jesus: A Gospel Portrait" (New York: Paulist Press, 1992, p.27), Donald Senior, C.P., tells us that John:"...reaches back into the vastness of the universe before creation and time began, into the very life of God, and there finds the ultimate origin of Jesus (Jn 1:1-18). The "word" spoken by God, a word that perfectly expresses God’s love, arches into time and creation and takes flesh. Jesus’ life and ministry began in the timeless love of God for the world.
When we want to assure someone we will be faithful to them, or that we are telling them the truth we say, "I give you my word." Which is what God has done, spoken God’s Word into human flesh in Jesus Christ. God has made a promise to us humans: "I give you my Word – my Son Jesus Christ." That is the attractive and compelling truth of the Incarnation. And that is what makes today’s gospel so attractive to us.
The beginning of John’s Gospel is a profound statement about Jesus, which is also echoed in our reading from Hebrews which ends, "Let all the angels of God worship him." In both readings the preexistence of Christ is clearly stated; Christ was an agent of creation. The Word was there at the beginning – which might sound lofty and detached – except the pre-existing Word entered our history, lived our life, was rejected and died. The evangelist sums it up, "And the Word became flesh and made his dwelling among us…." Another translation puts it this way: the Word "pitched a tent" among us. The "tent" is a reminder of the tabernacle, God’s dwelling place, as the people traveled away from Egyptian slavery. Where is our God? God is a "tent dweller," who in Jesus, travels with us through whatever wilderness we find ourselves.
Our contemplative Dominican sisters sent us a prayer for Christmas:
"May the Word of God spoken through each of our lives bring love and peace to the world."
Máng Cỏ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:12 23/12/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết Tông thư ”Dấu chỉ Tuyệt vời”, nêu ý nghĩa của Hang Đá và Máng Cỏ: Dấu chỉ lạ lùng của hang đá máng cỏ, rất được các tín hữu Kitô quý chuộng, luôn gợi lên sự ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Diễn tả biến cố Chúa Giêsu giáng sinh cũng có nghĩa là loan báo mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa một cách đơn sơ và vui mừng. Thực vậy, hang đá máng cỏ, giống như một Tin Mừng sống động, trào ra từ những trang Kinh Thánh. Trong khi chúng ta chiêm ngắm cảnh tượng Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi lên đường trong tâm trí, bị thu hút vì lòng khiêm tốn của Đấng đã nhập thể làm người để gặp gỡ mỗi người. Và chúng ta khám phá thấy Chúa yêu thương chúng ta đến độ kết hiệp với chúng ta để chúng ta cũng có thể kết hiệp với Chúa.
Bên Hang Đá, thinh lặng chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu giang đôi tay chúc lành; Máng Cỏ Bêlem tỏ bày nhiều ý nghĩa.
1. Máng Cỏ tỏ bày một Thiên Chúa yếu đuối
Hài nhi nằm trong máng cỏ biểu thị sự yếu đuối của Thiên Chúa. Một sự yếu đuối mà Người đã tự ý chọn lựa. Thiên Chúa trong hình hài một bé thơ. Một Thiên Chúa yếu đuối. Trí khôn con người không thể nào hiểu và chấp nhận nổi. Mọi lý luận đều bất lực trước nghịch lý thần linh này. Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình. Thiên Chúa Đấng cứu độ đã mạc khải qua các ngôn sứ giờ đây ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong Máng Cỏ. Chúng ta hãy từ bỏ ngôn ngữ của lý tính ở đây và thinh lặng để cho con tim thán phục. May chi ngôn ngữ tình yêu có thể bập bẹ đuợc điều gì đó chăng? Quả thực, sự yếu đuối của Thiên Chúa là sự yếu đuối của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ dưới những hình thức khác nhau, như lòng thương xót, lòng trắc ẩn và sự âu yếm. Một Thiên Chúa uy quyền trong sự yếu đuối của tình thương…Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ lên ngôi trên thập giá.Thành công cuối cùng của Chúa Cứu Thế là sự phục sinh nằm bên kia cái chết, và con đường dẫn tới đó phải khởi đi từ Máng Cỏ đến Núi Sọ. (Lm Nguyễn Hồng Giáo).
Tại miền Nam nước Pháp, có một máng cỏ khá nổi tiếng. Trong số các nhân vật đứng và quì nơi máng cỏ này, du khách thường chú ý tới một con người nhỏ bé với hai bàn tay trống trơn và mở rộng, nhưng gương mặt lại để lộ một vẻ ngạc nhiên khó mà diễn tả nổi. Vì thế, người ta đã đặt cho nhân vật này cái tên gọi là Ngạc Nhiên. Dân địa phương thường giải thích về sự ngạc nhiên của anh bằng một mẩu chuyện như sau.
Hôm đó, tất cả các nhân vật nơi máng cỏ, kể cả mấy chú bò lừa đều tỏ ra khó chịu đối với anh, bởi vì anh không có gì để mang tặng cho Chúa Hài Nhi, ngoài hai bàn tay trống trơn của mình. Và thế là họ bắt đầu xỉ vả anh:
- Mày không biết xấu hổ hay sao? Mày đến thăm Chúa Hài Nhi mà không mang theo gì cả ư?
Thế nhưng, anh không để lộ một phản ứng nào, ngoài cặp mắt mở to và chăm chú nhìn vào Hài Nhi Giêsu. Những lời rủa xả vẫn cứ tiếp tục trút xuống trên anh, đến nổi Mẹ Maria phải lên tiếng bênh vực cho anh.
Quả thực, mặc dù đã đến với Chúa Hài Nhi bằng đôi bàn tay trắng, thế nhưng anh đã mang tới một món quà cao đẹp nhất, đó là sự ngạc nhiên của anh. Điều này có nghĩa là Tình Yêu bao la của Thiên Chúa đã chiếm trọn tâm tư anh. Và Mẹ Maria đã kết luận như sau:
- Thế giới này sẽ kỳ diệu biết bao nếu như luôn có những người giống anh, biết ngây ngất và ngạc nhiên trước quyền năng và tình thương vô biên của Thiên Chúa.
Trước Máng Cỏ Bêlem, thật ngạc nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Lời hứa từ thuở ban sơ, hôm nay đã được thực hiện. Thiên Chúa tỏ bày tình thương bằng cách trao ban chính Con Một của Ngài cho nhân loại. Thánh Phaolô diễn tả: Thiên Chúa bước xuống phận con người, để con người tiến lên ngôi Thiên Chúa.
2. Máng Cỏ tỏ bày một Thiên Chúa Tình Yêu
Trong đêm Giáng Sinh, Sứ thần loan báo cho các mục đồng: “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa“ (Lc 2, 11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2,12).
Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu. Các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.
Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một Hài Nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một Hài Nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim, những mục đồng mới có thể thấy nơi hài nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).
Dấu chỉ của Thiên Chúa thật là đơn sơ. Đó là một Hài Nhi mới sinh. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Vì thế, Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta phải học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài. Chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài.
3. Máng Cỏ tỏ bày một Thiên Chúa Cứu Độ
Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.
Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.
Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.
Giáng Sinh trở thành một đại lễ của nhân loại. Giáng Sinh là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang….Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14)
Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của tình yêu cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau.Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại bằng lòng yêu mến Ngài và yêu thương nhau.
Máng Cỏ luôn làm cho con người thổn thức bùi ngùi xúc động, vì đối diện với một Tình Yêu khiêm tốn.
Máng Cỏ mang ý nghĩa của thập giá và hướng về mầu nhiệm Thánh Thể. Qua Hài Nhi Giêsu trong Máng Cỏ Bêlem, chúng ta hiểu được phần nào tâm tình của Thiên Chúa muốn ngỏ với loài người.
Qua Máng Cỏ Bêlem, Thiên Chúa trở nên thật gần gũi và đáng yêu. Từ suối nguồn yêu thương của Thiên Chúa “tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” (Ga 1,16).Tình yêu thương ấy là ánh sáng soi đường và là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn chúng ta. Niềm vui giáng sinh không nhất thiết phải đến từ những bữa tiệc thịnh soạn hay khung cảnh huy hoàng lộng lẫy bên ngoài. Niềm vui Giáng sinh đến từ nội tâm khi chiêm ngắm Máng Cỏ Bêlem.
Noel này, bạn hãy dừng lại nơi hang đá máng cỏ, dành thời gian thinh lặng để ngắm nhìn và suy niệm, bạn sẽ khám phá thật nhiều sự kỳ diệu của tình yêu Thiên Chúa nhập thể làm người và ở cùng chúng ta.
Con Thiên Chúa làm người có một gia phả
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:12 23/12/2019
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, và gẫm suy sự giáng sinh của Con Một Chúa.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Đã làm người là có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, sau khi tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã muốn làm lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, như trong gia phả chúng ta thấy có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân cao độ. Đó chính là sự kiên nhẫn, khiêm tốn của Thiên Chúa và tình thương của Ngài đối với chúng ta.
Xem video và nghe bài giảng
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tuyệt đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành tựu.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa đi vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Belem trong Ðêm Cực Thánh Chúa Sinh Ra. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, và gẫm suy sự giáng sinh của Con Một Chúa.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Đã làm người là có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, sau khi tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã muốn làm lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, như trong gia phả chúng ta thấy có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân cao độ. Đó chính là sự kiên nhẫn, khiêm tốn của Thiên Chúa và tình thương của Ngài đối với chúng ta.
Xem video và nghe bài giảng
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên Ngài chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tuyệt đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành tựu.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa đi vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Belem trong Ðêm Cực Thánh Chúa Sinh Ra. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Vọng Giáng Sinh Năm A 24.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:34 23/12/2019
ĐẦU LỄ:
Anh Chị Em thân mến, Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Cứu Chuộc 2019
Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt: Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay. Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh làm người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại:
Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải. Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ.
Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình. Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương. Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.
Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2019 với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối - Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần.
TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và Cộng Đồng dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường. Xin cho chúng ta, biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn, khủng bố đã và đang xảy ra hằng ngày vì bạo lực… Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẽ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể, trong sự chia sẻ trách nhiệm, và giúp nhau sống đạo giữa đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng con phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến đồng anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, khủng bố, bạo lực, nghèo đói… Xin Chúa ban cho quê hương được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Anh Chị Em thân mến, Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Cứu Chuộc 2019
Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt: Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay. Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh làm người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại:
Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải. Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ.
Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình. Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương. Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.
Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2019 với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối - Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần.
TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và Cộng Đồng dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường. Xin cho chúng ta, biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn, khủng bố đã và đang xảy ra hằng ngày vì bạo lực… Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẽ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể, trong sự chia sẻ trách nhiệm, và giúp nhau sống đạo giữa đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng con phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến đồng anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, khủng bố, bạo lực, nghèo đói… Xin Chúa ban cho quê hương được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Giáng Sinh Ban Ngày Năm A 25.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:42 23/12/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta gặp gỡ nhau, để dâng lên Thiên Chúa - Ngày Con Chúa Giáng Sinh Làm Người, bằng những tâm tình biết ơn và cầu xin những ơn cần thiết cho chính mình, hay gia đình hoặc Cộng Đoàn Xứ Đạo.
Thánh lễ của Ngày Sinh Nhật hôm nay là âm vang của Tin Mừng Giáng Sinh đêm qua. Chúng ta tiếp tục dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ vì Chúa đang ở giữa nhân loại. Cám ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài đã ban xuống cho nhân loại, cho cá nhân hay gia đình. Trong niềm vui chứa chan của Ngày Lễ Sinh Nhật năm 2019, chúng ta cùng chung tiếng xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh mà Isaia loan báo về những sứ giả đi rao truyền Tin Mừng và sự bình an, đó không ai khác hơn là chân dung của Đấng Thiên Sai.
TRƯỚC BÀI II:
Trước thời Chúa Kitô ra đời, Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến nhắc nhở dân chúng kiên tâm chờ đợi ngày Chúa hứa. Khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Ngài giáng trần để đem Tin Mừng Cúu độ cho nhân loại.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và đã làm người, và hiện đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài là Đấng mang ánh sáng chiếu soi vào thế gian u tối.
LỜi NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày đặc biệt hôm nay, chúng ta đặt hết niềm ước vọng vào đôi tay Chúa Hài Đồng, qua sự cầu bầu của Mẹ Thánh Maria và Dưỡng Phụ Giuse của Ngài, những tâm tình sau đây:
1. Chúng ta dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ, của toàn thể cộng đoàn xứ đạo, vì Chúa đã ban cho chúng ta vui trọn niềm vui Giáng Sinh. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những ai đã đóng góp công sức tổ chức Đêm Canh Thức và ngày lễ Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Qua những chủ đề và chiến dịch mà cộng đoàn xứ đạo đã phát động trong Mùa Vọng cũng như Mùa Giáng Sinh, sẽ đem lại cho mỗi gia đình hay cá nhân tâm tình huynh đệ, mỗi ngày thêm thân thiện trong giao tế hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, sự sáng suốt, để các ngài dẫn đưa thế giới đi đúng tinh thần của sứ điệp của Con Chúa Xuống thế làm người đã đem đến trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đã nghe tiếng thiên thần hoan chúc: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Xin cho lời chúc nầy đến với mỗi người, mỗi gia đình, để tất cả chúng ta được an vui và bình yên. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong lúc nhân loại đang mừng lễ Giáng Sinh, Lễ của Sự An Bình thì có những nơi trên thế giới đang xáo trộn vì chiến tranh, giặc giã, khủng bố. Xin cho các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn kíêm tìm một giải pháp hữu hiệu để cúu thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đã đón mừng sứ điệp Chúa làm người. Xin cho tinh thần của ngày lễ hôm nay thấm nhập vào tâm hồn chúng con qua những cách thức thực thi Tin Mừng Giáng Sinh trong cuộc sống thực tế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta gặp gỡ nhau, để dâng lên Thiên Chúa - Ngày Con Chúa Giáng Sinh Làm Người, bằng những tâm tình biết ơn và cầu xin những ơn cần thiết cho chính mình, hay gia đình hoặc Cộng Đoàn Xứ Đạo.
Thánh lễ của Ngày Sinh Nhật hôm nay là âm vang của Tin Mừng Giáng Sinh đêm qua. Chúng ta tiếp tục dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ vì Chúa đang ở giữa nhân loại. Cám ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài đã ban xuống cho nhân loại, cho cá nhân hay gia đình. Trong niềm vui chứa chan của Ngày Lễ Sinh Nhật năm 2019, chúng ta cùng chung tiếng xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh mà Isaia loan báo về những sứ giả đi rao truyền Tin Mừng và sự bình an, đó không ai khác hơn là chân dung của Đấng Thiên Sai.
TRƯỚC BÀI II:
Trước thời Chúa Kitô ra đời, Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến nhắc nhở dân chúng kiên tâm chờ đợi ngày Chúa hứa. Khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Ngài giáng trần để đem Tin Mừng Cúu độ cho nhân loại.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và đã làm người, và hiện đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài là Đấng mang ánh sáng chiếu soi vào thế gian u tối.
LỜi NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày đặc biệt hôm nay, chúng ta đặt hết niềm ước vọng vào đôi tay Chúa Hài Đồng, qua sự cầu bầu của Mẹ Thánh Maria và Dưỡng Phụ Giuse của Ngài, những tâm tình sau đây:
1. Chúng ta dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ, của toàn thể cộng đoàn xứ đạo, vì Chúa đã ban cho chúng ta vui trọn niềm vui Giáng Sinh. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những ai đã đóng góp công sức tổ chức Đêm Canh Thức và ngày lễ Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Qua những chủ đề và chiến dịch mà cộng đoàn xứ đạo đã phát động trong Mùa Vọng cũng như Mùa Giáng Sinh, sẽ đem lại cho mỗi gia đình hay cá nhân tâm tình huynh đệ, mỗi ngày thêm thân thiện trong giao tế hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, sự sáng suốt, để các ngài dẫn đưa thế giới đi đúng tinh thần của sứ điệp của Con Chúa Xuống thế làm người đã đem đến trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đã nghe tiếng thiên thần hoan chúc: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Xin cho lời chúc nầy đến với mỗi người, mỗi gia đình, để tất cả chúng ta được an vui và bình yên. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong lúc nhân loại đang mừng lễ Giáng Sinh, Lễ của Sự An Bình thì có những nơi trên thế giới đang xáo trộn vì chiến tranh, giặc giã, khủng bố. Xin cho các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn kíêm tìm một giải pháp hữu hiệu để cúu thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đã đón mừng sứ điệp Chúa làm người. Xin cho tinh thần của ngày lễ hôm nay thấm nhập vào tâm hồn chúng con qua những cách thức thực thi Tin Mừng Giáng Sinh trong cuộc sống thực tế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Đêm Giáng Sinh Ban Ngày Năm A 24.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:53 23/12/2019
DẪN NHẬP:
Anh Chị Em thân mến
Đêm nay, chúng ta đón mừng kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người - Thiên Chúa ở giữa chúng ta - Thiên Chúa cao sang đã hạ mình mặc lấy kiếp phàm nhân, để đồng hành san sẻ với những phận người đau khổ, và ban phúc lành cho toàn thể nhân loại.
Đêm nay, nhiều người tụ tập nơi đây, già trẻ lớn bé, kể các em bé đã được cha mẹ bồng bế đến hang đá Bêlem để tôn thờ Ngôi Hai Giáng Sinh làm Người.
Trong thế giới chúng ta đang sống hôm nay, vẫn còn chiến tranh bạo lực, vẫn còn những con người lạnh lùng vô cảm, sẵn sàng giết hại lẫn nhau vì sự ích kỷ, tình trạng đạo đức suy đồi và còn biết bao đều đáng lo âu, đang đè nặng cuộc sống con người.
Chúng ta cũng không quên nguyện cầu bình an cho quê hương đất nước Việt Nam. Cầu cho xứ đạo thân yêu và gia đình của mỗi người chúng ta luôn sống tỉnh thức sẵn sàng, để đến ngày Chúa trở lại trong vinh quang, tất cả đều đứng vững, ngẩng cao đầu, lòng ngập tràn niềm vui mừng đón Chúa.
Đêm nay, cùng hợp tiếng với các mục đồng, với anh chị em trong cùng cộng đoàn xứ đạo, với những bà con thân thuộc bạn bè trong cùng một niềm tin chúng ta ca ngợi tình thương bao la của Thiên Chúa dành cho loài người trong biến cố Chúa hoá thân làm người ở giữa chúng ta để cứu độ chúng ta.
Với những tâm tình chuẩn bị, giờ đây kính mời cộng đoàn cùng chung tiếng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI ĐỌC I
Trong bài đọc, thứ nhất chúng ta nghe trình thuật Thiên Chúa Cha sai Con của Ngài xuống trần để thiết lập vương quốc trần gian. Vương quốc trần gian và vương quốc thiên đàng qua lời ngôn sứ Isaia loan báo: Ngài là vị Thủ Lãnh hòa bình, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
TRƯỚC BÀI II
Trong bài đọc thứ 2 sau đây, thánh Phaolô khuyên chúng ta: hãy từ bỏ lối sống đam mê trần tục, thay thế bằng cách sống công chính và đạo đức ở đời này, trong khi chờ đợi ngày Đức Giêsu Kitô lại đến trần thế lần thứ hai.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG
Chúa Giêsu là con người thật, là dòng dõi vương quyền Đavít, được sinh ra bởi Đức Mary. Thật vậy, Chúa Giêsu là Vị Chúa ở giữa loài người, là Đấng Cứu Thế do Thiên Chúa hứa ban, được nhập thể làm người do huyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục; Anh Chị Em thân mến
Niềm vui luôn được mời gọi chia sẻ. Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu cho Tin Mừng của Chúa mang đến sẽ mang niềm vui và ấm áp cho hết muôn người.
1. Xin cho thánh lễ đêm nay thật sự là niềm hoan lạc cho hết mọi gia đình và cho tất cả những ai biết mang niềm vui đến chia sẻ cho tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2- Xin cho thánh lễ đêm nay là niềm hoan lạc cho các thiếu nhi xa gần và cho tất cả những ai đang đau khổ, sầu buồn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho thánh lễ đêm nay củng cố niềm tin cho những ai tin mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh làm người và cho cả những ai chưa nhận biết Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5- Xin cho thánh lễ đêm hay là điểm tựa cho những ai khao khát và mong kiến tạo hòa bình trên thế giới hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để cầu nguyện, được vui hưởng một Mùa Giáng Sinh an bình trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, hiệp nhất với nhau trong tình huynh đệ, trong lời cầu nguyện, xin cho bữa tiệc thánh chúng con cử hành nối kết chúng con với Chúa mỗi ngày thêm bền chặt hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Anh Chị Em thân mến
Đêm nay, chúng ta đón mừng kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người - Thiên Chúa ở giữa chúng ta - Thiên Chúa cao sang đã hạ mình mặc lấy kiếp phàm nhân, để đồng hành san sẻ với những phận người đau khổ, và ban phúc lành cho toàn thể nhân loại.
Đêm nay, nhiều người tụ tập nơi đây, già trẻ lớn bé, kể các em bé đã được cha mẹ bồng bế đến hang đá Bêlem để tôn thờ Ngôi Hai Giáng Sinh làm Người.
Trong thế giới chúng ta đang sống hôm nay, vẫn còn chiến tranh bạo lực, vẫn còn những con người lạnh lùng vô cảm, sẵn sàng giết hại lẫn nhau vì sự ích kỷ, tình trạng đạo đức suy đồi và còn biết bao đều đáng lo âu, đang đè nặng cuộc sống con người.
Chúng ta cũng không quên nguyện cầu bình an cho quê hương đất nước Việt Nam. Cầu cho xứ đạo thân yêu và gia đình của mỗi người chúng ta luôn sống tỉnh thức sẵn sàng, để đến ngày Chúa trở lại trong vinh quang, tất cả đều đứng vững, ngẩng cao đầu, lòng ngập tràn niềm vui mừng đón Chúa.
Đêm nay, cùng hợp tiếng với các mục đồng, với anh chị em trong cùng cộng đoàn xứ đạo, với những bà con thân thuộc bạn bè trong cùng một niềm tin chúng ta ca ngợi tình thương bao la của Thiên Chúa dành cho loài người trong biến cố Chúa hoá thân làm người ở giữa chúng ta để cứu độ chúng ta.
Với những tâm tình chuẩn bị, giờ đây kính mời cộng đoàn cùng chung tiếng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI ĐỌC I
Trong bài đọc, thứ nhất chúng ta nghe trình thuật Thiên Chúa Cha sai Con của Ngài xuống trần để thiết lập vương quốc trần gian. Vương quốc trần gian và vương quốc thiên đàng qua lời ngôn sứ Isaia loan báo: Ngài là vị Thủ Lãnh hòa bình, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
TRƯỚC BÀI II
Trong bài đọc thứ 2 sau đây, thánh Phaolô khuyên chúng ta: hãy từ bỏ lối sống đam mê trần tục, thay thế bằng cách sống công chính và đạo đức ở đời này, trong khi chờ đợi ngày Đức Giêsu Kitô lại đến trần thế lần thứ hai.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG
Chúa Giêsu là con người thật, là dòng dõi vương quyền Đavít, được sinh ra bởi Đức Mary. Thật vậy, Chúa Giêsu là Vị Chúa ở giữa loài người, là Đấng Cứu Thế do Thiên Chúa hứa ban, được nhập thể làm người do huyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục; Anh Chị Em thân mến
Niềm vui luôn được mời gọi chia sẻ. Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu cho Tin Mừng của Chúa mang đến sẽ mang niềm vui và ấm áp cho hết muôn người.
1. Xin cho thánh lễ đêm nay thật sự là niềm hoan lạc cho hết mọi gia đình và cho tất cả những ai biết mang niềm vui đến chia sẻ cho tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2- Xin cho thánh lễ đêm nay là niềm hoan lạc cho các thiếu nhi xa gần và cho tất cả những ai đang đau khổ, sầu buồn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho thánh lễ đêm nay củng cố niềm tin cho những ai tin mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh làm người và cho cả những ai chưa nhận biết Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5- Xin cho thánh lễ đêm hay là điểm tựa cho những ai khao khát và mong kiến tạo hòa bình trên thế giới hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để cầu nguyện, được vui hưởng một Mùa Giáng Sinh an bình trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, hiệp nhất với nhau trong tình huynh đệ, trong lời cầu nguyện, xin cho bữa tiệc thánh chúng con cử hành nối kết chúng con với Chúa mỗi ngày thêm bền chặt hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 23/12/2019
19. Người biết nhẫn nại, chiến thắng mình, chiến thắng thế tục thì trở thành bạn thiết của Đức Chúa Giê-su, trở thành con cái của thiên quốc.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 23/12/2019
97. LÔNG CHIM QUÁ NHIỀU
Đời nhà Đường, Linh Xương uý Lương Sĩ Hội lấy danh nghĩa quan phủ ra lệnh trưng dụng lông chim.
Có tên Lý Chính không đưa lông chim đến, Lương Sĩ Hội bèn triệu Lý Chính đến công đường phán hỏi:
- “Quan phủ trưng dụng lông chim, tại sao mày không đưa đến hử ?”
Tả sứ nhìn thấy trong mấy chữ ngắn ngắn có hai chữ “lông chim” bèn nói nhỏ với Lương Sĩ Hội:
- “Ngài phán quyết rất hay, nhưng chỉ có “lông chim” là quá nhiều chút ít mà thôi”.
Lương Học Sĩ cũng tiếp thu ý kiến đó, bèn đổi phán quyết, nói:
- “Quan trưng thu lông chim, tại sao mày không đem lông nhạn đến ?”
Trong công đường vang tiếng cười to.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 97:
Lông chim, thì dù chim nhạn hay chim sẻ, chim hoàng oanh hay chim phượng hoàng thì cũng là lông chim mà thôi, có điều người hiểu biết chữ nghĩa như quan mà cũng nghe lời tên vô học để sửa lại câu đã phán quyết của mình thì quả là ông quan cũng như tên vô học ấy mà thôi…
Thời nay cũng có những ông thẩm ông phán chữ nghĩa đầy mình, cầm cân nẩy mực công lý, nhưng bị những đồng tiền vô tri và thế lực vô giác điều khiển góp ý sửa tội nặng thành vô tội, đổi vô tội thành có tội, làm cho người người oán than và xã hội đã loạn lại càng loạn thêm.
Nghe lời góp ý của người khác để xây dựng cộng đoàn ngày càng tốt hơn, đó là cái sáng của lãnh đạo, nhưng nghe lời người khác để luôn thay đổi quyết định của mình mà không nhìn thấy hậu quả của việc làm ấy, đó là cái tối của lãnh đạo, bởi ý kiến thì ai cũng có, nhưng đa phần là ý kiến bàn lui vì ích kỷ của cá nhân hoặc của phe nhóm đảng phái mà thôi.
Hàng ngày chúng ta nghe rất nhiều ý kiến, nhưng rất ít có ý kiến giúp người nghèo, và có rất ít ý kiến giúp chúng ta sống lành thánh trước mặt mọi người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đời nhà Đường, Linh Xương uý Lương Sĩ Hội lấy danh nghĩa quan phủ ra lệnh trưng dụng lông chim.
Có tên Lý Chính không đưa lông chim đến, Lương Sĩ Hội bèn triệu Lý Chính đến công đường phán hỏi:
- “Quan phủ trưng dụng lông chim, tại sao mày không đưa đến hử ?”
Tả sứ nhìn thấy trong mấy chữ ngắn ngắn có hai chữ “lông chim” bèn nói nhỏ với Lương Sĩ Hội:
- “Ngài phán quyết rất hay, nhưng chỉ có “lông chim” là quá nhiều chút ít mà thôi”.
Lương Học Sĩ cũng tiếp thu ý kiến đó, bèn đổi phán quyết, nói:
- “Quan trưng thu lông chim, tại sao mày không đem lông nhạn đến ?”
Trong công đường vang tiếng cười to.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 97:
Lông chim, thì dù chim nhạn hay chim sẻ, chim hoàng oanh hay chim phượng hoàng thì cũng là lông chim mà thôi, có điều người hiểu biết chữ nghĩa như quan mà cũng nghe lời tên vô học để sửa lại câu đã phán quyết của mình thì quả là ông quan cũng như tên vô học ấy mà thôi…
Thời nay cũng có những ông thẩm ông phán chữ nghĩa đầy mình, cầm cân nẩy mực công lý, nhưng bị những đồng tiền vô tri và thế lực vô giác điều khiển góp ý sửa tội nặng thành vô tội, đổi vô tội thành có tội, làm cho người người oán than và xã hội đã loạn lại càng loạn thêm.
Nghe lời góp ý của người khác để xây dựng cộng đoàn ngày càng tốt hơn, đó là cái sáng của lãnh đạo, nhưng nghe lời người khác để luôn thay đổi quyết định của mình mà không nhìn thấy hậu quả của việc làm ấy, đó là cái tối của lãnh đạo, bởi ý kiến thì ai cũng có, nhưng đa phần là ý kiến bàn lui vì ích kỷ của cá nhân hoặc của phe nhóm đảng phái mà thôi.
Hàng ngày chúng ta nghe rất nhiều ý kiến, nhưng rất ít có ý kiến giúp người nghèo, và có rất ít ý kiến giúp chúng ta sống lành thánh trước mặt mọi người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Vọng Giáng Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 23/12/2019
LỄ VỌNG GIÁNG SINH
(Lễ Đêm)
Tin mừng : Lc 2, 1-14.
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa nghe thánh Lu-ca thuật lại cuộc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su, chúng ta hãy nhìn vào hang đá thì sẽ thấy được sự khó nghèo của Con Thiên Chúa giáng trần làm người: chỉ có một vài mục đồng đến viếng thăm, và một vài con lừa hà hơi sưởi ấm cho hài nhi Giê-su, tất cả chỉ có thế, nghèo nàn khổ cực hơn cả người cùng cực thế gian, nhưng đó chính là niềm vui của những tâm hồn thiện chí và đó là sự cứu độ của toàn thể nhân loại.
Đêm nay, chúng ta hân hoan long trọng mừng Đấng Cứu Độ của chúng ta là Đức Chúa Giê-su đã giáng trần, đó là một tin vui trọng đại, tin vui cho muôn người, tin vui này được các thiên thần của Thiên Chúa loan báo cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa”.
Đêm nay được gọi là “Đêm Thánh” vì Con Thiên Chúa là Đấng Thánh đã giáng trần cứu độ nhân loại khỏi tội lỗi; đêm nay cũng được gọi là “Đêm Bình An”, vì chính sự giáng trần của Con Thiên Chúa là sự bình an cho mọi tâm hồn thiện chí biết xây dựng hòa bình cho anh em.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.
Lời ca khen hát mừng của các thiên thần trong ngày Đức Chúa Giê-su giáng sinh vẫn còn đó, vang lên trong mọi tâm hồn của người tín hữu, và biến thành lời ca vang chúc bình an trên môi miệng của chúng ta với ước mong rằng, tất cả mọi người đều làm sáng danh Thiên Chúa và đem bình an cho tha nhân trong cuộc sống của mình.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.
Lời ca chúc mừng này biến chúng ta trở thành những mục đồng đi đến thăm viếng Đức Chúa Giê-su khó nghèo nơi các trại mồ côi, an ủi những người bị tù ngục và những tâm hồn đau khổ vì bị bạc đãi trong xã hội này.
Đêm nay, ngoài đường vắng bóng người mặc áo quần lụa là, vì họ đang quây quần vui vẻ nâng ly rượu với bạn bè trong những nhà hàng sang trọng; nhưng đây đó dưới gầm cầu, bên góc xó hàng hiên của ngôi nhà to lớn bên đường, có những em bé Giê-su đang nằm co ro vì lạnh vì đói và không nhà để trở về vì không có hộ khẩu thường trú, vì căn nhà đã bị lũ lụt cuốn trôi mất rồi...
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã giáng trần cách đây hơn hai ngàn năm, và hôm nay, mỗi ngày Ngài đều giáng sinh trong tâm hồn của chúng ta, để qua chúng ta, Ngài được an ủi nơi những người bất hạnh, như sứ điệp hòa bình mà các thiên thần đã loan báo: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Sứ điệp này đang ở trước mặt anh chị em, trong hang đá lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lóe tia hy vọng, như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng lên tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mỗi người, bởi vì Con Thiên Chúa giáng trần không phải như ánh sao xẹt ngang bầu trời rồi tắt ngúm, nhưng là “ánh sao sáng vĩnh cửu” đầy hy vọng, soi sáng tâm hồn người thất vọng, chiếu sáng người đang ở trong bóng đêm tội lỗi để họ thấy đường và quay về với sự thiện vốn có của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Lễ Đêm)
Tin mừng : Lc 2, 1-14.
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa nghe thánh Lu-ca thuật lại cuộc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su, chúng ta hãy nhìn vào hang đá thì sẽ thấy được sự khó nghèo của Con Thiên Chúa giáng trần làm người: chỉ có một vài mục đồng đến viếng thăm, và một vài con lừa hà hơi sưởi ấm cho hài nhi Giê-su, tất cả chỉ có thế, nghèo nàn khổ cực hơn cả người cùng cực thế gian, nhưng đó chính là niềm vui của những tâm hồn thiện chí và đó là sự cứu độ của toàn thể nhân loại.
Đêm nay, chúng ta hân hoan long trọng mừng Đấng Cứu Độ của chúng ta là Đức Chúa Giê-su đã giáng trần, đó là một tin vui trọng đại, tin vui cho muôn người, tin vui này được các thiên thần của Thiên Chúa loan báo cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa”.
Đêm nay được gọi là “Đêm Thánh” vì Con Thiên Chúa là Đấng Thánh đã giáng trần cứu độ nhân loại khỏi tội lỗi; đêm nay cũng được gọi là “Đêm Bình An”, vì chính sự giáng trần của Con Thiên Chúa là sự bình an cho mọi tâm hồn thiện chí biết xây dựng hòa bình cho anh em.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.
Lời ca khen hát mừng của các thiên thần trong ngày Đức Chúa Giê-su giáng sinh vẫn còn đó, vang lên trong mọi tâm hồn của người tín hữu, và biến thành lời ca vang chúc bình an trên môi miệng của chúng ta với ước mong rằng, tất cả mọi người đều làm sáng danh Thiên Chúa và đem bình an cho tha nhân trong cuộc sống của mình.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.
Lời ca chúc mừng này biến chúng ta trở thành những mục đồng đi đến thăm viếng Đức Chúa Giê-su khó nghèo nơi các trại mồ côi, an ủi những người bị tù ngục và những tâm hồn đau khổ vì bị bạc đãi trong xã hội này.
Đêm nay, ngoài đường vắng bóng người mặc áo quần lụa là, vì họ đang quây quần vui vẻ nâng ly rượu với bạn bè trong những nhà hàng sang trọng; nhưng đây đó dưới gầm cầu, bên góc xó hàng hiên của ngôi nhà to lớn bên đường, có những em bé Giê-su đang nằm co ro vì lạnh vì đói và không nhà để trở về vì không có hộ khẩu thường trú, vì căn nhà đã bị lũ lụt cuốn trôi mất rồi...
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã giáng trần cách đây hơn hai ngàn năm, và hôm nay, mỗi ngày Ngài đều giáng sinh trong tâm hồn của chúng ta, để qua chúng ta, Ngài được an ủi nơi những người bất hạnh, như sứ điệp hòa bình mà các thiên thần đã loan báo: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Sứ điệp này đang ở trước mặt anh chị em, trong hang đá lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lóe tia hy vọng, như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng lên tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mỗi người, bởi vì Con Thiên Chúa giáng trần không phải như ánh sao xẹt ngang bầu trời rồi tắt ngúm, nhưng là “ánh sao sáng vĩnh cửu” đầy hy vọng, soi sáng tâm hồn người thất vọng, chiếu sáng người đang ở trong bóng đêm tội lỗi để họ thấy đường và quay về với sự thiện vốn có của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Giáng Sinh (ban ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 23/12/2019
LỄ GIÁNG SINH
(Lễ Ban Ngày)
Tin mừng: Ga 1, 1-18.
"Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta".
Anh chị em thân mến,
Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta, đó là lời rao giảng đầy xác tín của thánh Gioan tông đồ mà chúng ta vừa nghe trong bài tin mừng hôm nay.
Ngôi Lời ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng mà tối hôm qua chúng ta long trọng, hân hoan và phấn khởi mừng kỷ niệm ngày Ngài giáng trần và ở giữa chúng ta, nhưng với đức tin Ki-tô giáo, chúng ta đi xa hơn nữa để nhìn thấy và chiêm ngắm Đấng vì Yêu mà trở thành xác phàm như chúng ta.
1. Chiêm ngắm Ngôi Lời trong hang đá.
Không ai thấy được Thiên Chúa cũng như không ai được đưa tay đụng chạm đến Ngài, nhưng nhờ Ngôi Lời mà chúng ta biết được Thiên Chúa Cha là Đấng đã yêu thương nhân loại là dường nào.
Hôm nay chúng ta chiêm ngắm em bé Giê-su nhỏ xíu đang nằm trong hang đá, em bé Giê-su tội nghiệp ấy chính là hình ảnh của Thiên Chúa Cha là Đấng vô hình, và là hình ảnh tuyệt đẹp của con người hữu hình. Trẻ Giê-su đang nằm đó, chúng ta nhìn và suy nghĩ đến hang đá Bê-lem xưa kia, trời lạnh cực điểm mà không có mảnh chiếu che thân, chúng ta tội nghiệp cho Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se là một gia đình nghèo đáng thương.
Đấng tạo dựng đất trời đang nằm trong hang đá đó chính là Đấng mà muôn dân trông đợi, Ngài đã đến nhưng người nhà không chấp nhận, xua đuổi Ngài ra nơi chuồng bò, và chỉ có những người vô danh tiểu tốt đến thờ lạy Ngài là vua vũ trụ...
2. Chiêm ngắm Ngôi Lời nơi Thánh Thể.
Ngôi Lời là Thiên Chúa mà chúng ta đang ngắm nơi hang đá được trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt ấy, chút xíu nữa đây trên bàn thờ, trong hình bánh rượu sẽ trở thành Bánh Thánh Máu Thánh nuôi sống linh hồn chúng ta.
Một Thiên Chúa làm người nằm trong hang đá Bê-lem cũng là Thiên Chúa đang ngự trên bàn thờ nơi bí tích Thánh Thể, đã trở thành tình yêu dâng hiến và chia sẻ: dâng hiến chức phận Thiên Chúa và chia sẻ thân phận làm người với nhân loại tội lỗi...
Chiêm ngắm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể để nhìn thấy được tình yêu không bến bờ mà Ngài đã dành cho chúng ta, trong suốt cuộc sống của Ngài ở trần gian và sau khi về trời, chính tình yêu ấy đã làm cho gia đình hòa thuận yêu thương, chính tình yêu ấy đã làm cho xã hội phát triển trong hòa bình, chính tình yêu ấy là mẫu gương đại đồng nhân loại sống hợp tác và tương trợ lẫn nhau...
Đức Chúa Giê-su vẫn cứ khiêm tốn và nghèo mãi nơi hang đá Bê-lem và trong cuộc sống đời thường của chúng ta; không có hang đá Bê-lem nghèo nàn thì cũng không có đồi Can-vê trơ trọi thê lương, nhưng chính cái nghèo khó và thê lương ấy, đã trở nên nguồn sống cho những ai tin vào Ngài nơi bí tích Thánh Thể, đó chính là mầu nhiệm mà hôm nay chúng ta mừng kính: mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa làm người và mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc...
3. Ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân.
Mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là mừng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su, ngắm nhìn Hài Nhi trong hang đá chúng ta nhớ đến những em bé nghèo khó trên khắp thế giới sống trong cảnh khó nghèo; chúng ta cũng nhớ đến những người phải lìa xa quê hương ruột thịt để lánh nạn chiến tranh cường hào ác bá; chúng ta cũng suy nghĩ đến biết bao Giê-su đang bị bạc đãi trên khắp thế giới vì chính kiến, vì hận thù và vì đức tin...
Ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân là cốt lõi của tình yêu và giáo huấn của Ngài để lại cho nhân loại -qua Giáo Hội- bởi vì chúng ta không thể sống mầu nhiệm tình yêu bằng cách thờ ơ với tha nhân, và chúng ta cũng không thể trở nên một chứng nhân cho tình yêu, nếu tâm hồn chúng ta vắng bóng Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Anh chị em thân mến,
Lễ giáng sinh rồi cũng qua đi nhưng ơn cứu độ vẫn tồn tại cho đến tận thế; hang đá lộng lẫy rồi cũng được cất vào kho, nhưng những người nghèo khó bất hạnh vẫn còn đó, trước mắt chúng ta, đó là một thực tại không thể làm ngơ, là người Ki-tô hữu chúng ta phải làm gì để Đức Chúa Giê-su tiếp tục mỗi ngày sinh ra trong tâm hồn những con người bất hạnh ấy, đó chính là sứ điệp giáng sinh của mỗi người trong chúng ta.
Câu hỏi gợi ý:
- Bạn có thói quen tặng thiệp, quà Noel cho người nghèo không ?
- Mỗi lần Noel đến, bạn có nghĩ rằng bạn sống tốt hơn Noel năm ngoái không ?
- Mỗi lần tặng thiệp, tặng quà Noel cho bạn bè, bạn có nghĩ rằng mình là một thiên thần đem tin vui cho mọi người không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Lễ Ban Ngày)
Tin mừng: Ga 1, 1-18.
"Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta".
Anh chị em thân mến,
Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta, đó là lời rao giảng đầy xác tín của thánh Gioan tông đồ mà chúng ta vừa nghe trong bài tin mừng hôm nay.
Ngôi Lời ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng mà tối hôm qua chúng ta long trọng, hân hoan và phấn khởi mừng kỷ niệm ngày Ngài giáng trần và ở giữa chúng ta, nhưng với đức tin Ki-tô giáo, chúng ta đi xa hơn nữa để nhìn thấy và chiêm ngắm Đấng vì Yêu mà trở thành xác phàm như chúng ta.
1. Chiêm ngắm Ngôi Lời trong hang đá.
Không ai thấy được Thiên Chúa cũng như không ai được đưa tay đụng chạm đến Ngài, nhưng nhờ Ngôi Lời mà chúng ta biết được Thiên Chúa Cha là Đấng đã yêu thương nhân loại là dường nào.
Hôm nay chúng ta chiêm ngắm em bé Giê-su nhỏ xíu đang nằm trong hang đá, em bé Giê-su tội nghiệp ấy chính là hình ảnh của Thiên Chúa Cha là Đấng vô hình, và là hình ảnh tuyệt đẹp của con người hữu hình. Trẻ Giê-su đang nằm đó, chúng ta nhìn và suy nghĩ đến hang đá Bê-lem xưa kia, trời lạnh cực điểm mà không có mảnh chiếu che thân, chúng ta tội nghiệp cho Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se là một gia đình nghèo đáng thương.
Đấng tạo dựng đất trời đang nằm trong hang đá đó chính là Đấng mà muôn dân trông đợi, Ngài đã đến nhưng người nhà không chấp nhận, xua đuổi Ngài ra nơi chuồng bò, và chỉ có những người vô danh tiểu tốt đến thờ lạy Ngài là vua vũ trụ...
2. Chiêm ngắm Ngôi Lời nơi Thánh Thể.
Ngôi Lời là Thiên Chúa mà chúng ta đang ngắm nơi hang đá được trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt ấy, chút xíu nữa đây trên bàn thờ, trong hình bánh rượu sẽ trở thành Bánh Thánh Máu Thánh nuôi sống linh hồn chúng ta.
Một Thiên Chúa làm người nằm trong hang đá Bê-lem cũng là Thiên Chúa đang ngự trên bàn thờ nơi bí tích Thánh Thể, đã trở thành tình yêu dâng hiến và chia sẻ: dâng hiến chức phận Thiên Chúa và chia sẻ thân phận làm người với nhân loại tội lỗi...
Chiêm ngắm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể để nhìn thấy được tình yêu không bến bờ mà Ngài đã dành cho chúng ta, trong suốt cuộc sống của Ngài ở trần gian và sau khi về trời, chính tình yêu ấy đã làm cho gia đình hòa thuận yêu thương, chính tình yêu ấy đã làm cho xã hội phát triển trong hòa bình, chính tình yêu ấy là mẫu gương đại đồng nhân loại sống hợp tác và tương trợ lẫn nhau...
Đức Chúa Giê-su vẫn cứ khiêm tốn và nghèo mãi nơi hang đá Bê-lem và trong cuộc sống đời thường của chúng ta; không có hang đá Bê-lem nghèo nàn thì cũng không có đồi Can-vê trơ trọi thê lương, nhưng chính cái nghèo khó và thê lương ấy, đã trở nên nguồn sống cho những ai tin vào Ngài nơi bí tích Thánh Thể, đó chính là mầu nhiệm mà hôm nay chúng ta mừng kính: mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa làm người và mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc...
3. Ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân.
Mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là mừng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su, ngắm nhìn Hài Nhi trong hang đá chúng ta nhớ đến những em bé nghèo khó trên khắp thế giới sống trong cảnh khó nghèo; chúng ta cũng nhớ đến những người phải lìa xa quê hương ruột thịt để lánh nạn chiến tranh cường hào ác bá; chúng ta cũng suy nghĩ đến biết bao Giê-su đang bị bạc đãi trên khắp thế giới vì chính kiến, vì hận thù và vì đức tin...
Ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân là cốt lõi của tình yêu và giáo huấn của Ngài để lại cho nhân loại -qua Giáo Hội- bởi vì chúng ta không thể sống mầu nhiệm tình yêu bằng cách thờ ơ với tha nhân, và chúng ta cũng không thể trở nên một chứng nhân cho tình yêu, nếu tâm hồn chúng ta vắng bóng Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Anh chị em thân mến,
Lễ giáng sinh rồi cũng qua đi nhưng ơn cứu độ vẫn tồn tại cho đến tận thế; hang đá lộng lẫy rồi cũng được cất vào kho, nhưng những người nghèo khó bất hạnh vẫn còn đó, trước mắt chúng ta, đó là một thực tại không thể làm ngơ, là người Ki-tô hữu chúng ta phải làm gì để Đức Chúa Giê-su tiếp tục mỗi ngày sinh ra trong tâm hồn những con người bất hạnh ấy, đó chính là sứ điệp giáng sinh của mỗi người trong chúng ta.
Câu hỏi gợi ý:
- Bạn có thói quen tặng thiệp, quà Noel cho người nghèo không ?
- Mỗi lần Noel đến, bạn có nghĩ rằng bạn sống tốt hơn Noel năm ngoái không ?
- Mỗi lần tặng thiệp, tặng quà Noel cho bạn bè, bạn có nghĩ rằng mình là một thiên thần đem tin vui cho mọi người không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tình yêu Giáng sinh
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:06 23/12/2019
Lễ Giáng Sinh - Lễ Đêm
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Trong đêm mừng Con Chúa Giáng sinh, chúng ta suy niệm về tình yêu Thiên Chúa thể hiện qua mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta.
Triết gia người Đan Mạch Soren Kierkegaard kể câu chuyện tình như sau: Có một vị vua trong một chuyến vi hành, bỗng dưng đem lòng yêu thương một cô thôn nữ nghèo. Ông nghĩ rằng mình có thể dùng quyền vua để cưới cô ấy làm vợ. Nhưng ông lại sợ rằng cô lấy ông chỉ vì nể phục chứ không phải vì yêu. Như thế, hôn nhân của hai người không được trọn vẹn. Nhưng làm sao để cô ấy có thể yêu mình, bởi vì khoảng cách giữa vua và cô thôn nữ là quá lớn, tập tục hoàng gia lại không cho phép vì không “ngôn đăng hộ đối.” Sau một thời gian suy nghĩ, ông quyết định rời bỏ ngai vàng và vương quyền, trở thành một người nông dân nghèo, sống một cuộc sống bình dị, để tìm cách gần gũi và bày tỏ tình yêu với cô. Ông biết rằng, khi làm như thế, ông cũng có thể bị cô từ chối, nhưng ông vẫn làm, vì ông quá yêu cô và muốn xây dựng một cuộc hôn phối thực sự dựa trên tình yêu và tự do đến với nhau. Cuối cùng, ông đã thành công, cô đã nhận lời cầu hôn lấy ông làm chồng. Và họ đã cưới nhau, rồi vua đưa cô ấy về hoàng cung để sống với mình.
Câu chuyện tình rất cảm động trên đây giúp chúng ta hiểu biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người mà chúng ta đang cử hành đêm nay.
Quả thế, biến cố nhập thể là biến cố mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người với loài người một cách tuyệt hảo nhất. Thiên Chúa yêu thương loài người và Người bày tỏ tình yêu đó qua nhiều cách thế khác nhau: Cách thức đầu tiên đó là Thiên Chúa tạo dựng nên con người và chia sẻ vinh quang và hạnh phúc của mình với con người qua công trình tạo thành (St 1,1-10tt).
Thứ đến, sau khi con người sa ngã vì nguyên tổ Ađam và Evà đã phạm tội chống lại Thiên Chúa và vâng theo ma quỷ cám dỗ, nhưng Thiên Chúa vẫn không từ bỏ con người. Người tiếp tục yêu thương và chuẩn bị cứu độ họ bằng các giao ước qua các tổ phụ và các ngôn sứ trong Cựu Ước.
Đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa sai Con Một của Người, xuống thế, nhập thể, làm người và ở giữa chúng ta. Biến cố này được thánh Luca trình thuật trong bài Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe. Khi thánh Giuse đưa Đức Maria từ Nadarét lên thành vua Đavít, miền Giuđêa, để khai hộ khẩu, thì Đức Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai khoa. Khi hai người đang ở Bêlem, Đức Maria sinh Chúa Giêsu tại một chuồng bò, và đặt Hài Nhi nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trọ (x. Lc 2,1-14).
Với biến cố này, lời tiên báo của Isaia trong bài đọc I đã được ứng nghiệm: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Chúa đã ban cho họ chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta… Vì yêu thương nồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó.
Thánh Gioan khi chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa đã thốt lên rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Giống như vị vua đang ở chốn cung điện cao sang, nhưng vì yêu thương cô thôn nữ, nên ông đã từ bỏ mọi sự, sống một cuộc sống đơn hèn để có thể yêu và cưới cô, cũng thế, Con Thiên Chúa vì yêu loài người và muốn cứu độ loài người, đã từ bỏ địa vị, vinh quang và uy quyền Thiên Chúa, trở nên một người phàm, sống một kiếp sống nghèo hèn, từ khi sinh ra cho đến lúc lìa đời: Người sinh ra ở ngoài đồng, sống bên đường và chết trên đồi. Tất cả vì yêu thương và để cứu độ chúng ta. Ôi tình yêu Chúa thật là lớn lao!
Khi suy ngắm về tình yêu Thiên Chúa trong mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta phải làm gì để đáp lại tình yêu đó?
Trong bài đọc II, thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này… Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta trở thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện” (Tt 2,11-14).
Mỗi độ Giáng Sinh về là thời gian để chúng ta hoán cải đời sống mình, bằng cách từ bỏ nếp sống cũ, nếp sống tội lỗi và sống một cuộc sống mới theo mẫu gương của Chúa Kitô, Đấng giàu có đã trở nên nghèo khó vì yêu chúng ta và muốn cứu độ chúng ta.
Vì thế, Giáng Sinh là dịp đặc biệt để chúng ta nhớ đến những người nghèo, những người đau khổ và cô thế cô thân. Chúng ta cùng nhau mang niềm vui Giáng Sinh đến cho họ bằng sự viếng thăm, an ủi và giúp đỡ. Vì họ là hiện thân của Chúa Giêsu.
Giáng Sinh cũng là cơ hội để bày tỏ và chia sẻ niềm vui, tình yêu và tình thương mến với nhau. Đó là cách thức để chia sẻ món quà mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho chúng ta đêm nay. Chúng ta hãy nhớ tới những người thân yêu trong gia đình, và hãy chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.
Mừng đại lễ Con Chúa làm người, tôi trân trọng cầu chúc tất cả anh chị em một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức và tràn đầy phúc lộc của Thiên Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hài Nhi Giêsu là ai?
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:16 23/12/2019
Lễ Giáng Sinh - Lễ Ngày
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18
Trong ngày mừng đại lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: “Hài Nhi Giêsu là ai?”
Bài Tin Mừng trong đại lễ Giáng Sinh được trích từ Lời Tựa của Tin Mừng Gioan. So với phụng vụ Lời Chúa của thánh lễ đêm và lễ rạng đông, chúng ta thấy sự khác biệt rõ rệt từ bài Tin Mừng của ngày lễ này. Trong khi các bài Tin Mừng của các thánh lễ trước tường thuật về biến cố Chúa Giêsu giáng sinh xảy ra như thế nào, thì ở đây, trong Tin Mừng Gioan, chúng ta được tiếp cận một suy tư sâu sắc về ý nghĩa của biến cố Giáng sinh này. Vì thế, trong Tin Mừng Gioan, chúng ta không tìm thấy một tường thuật nào về việc Chúa Giáng sinh, nhưng Gioan cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chiêm niệm sâu sắc về biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa, để từ bản văn này giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi như là trọng tâm của ngày Lễ Giáng Sinh: Chúa Giêsu là ai? Hài Nhi vừa mới sinh là ai? Và tại sao chúng ta phải cử hành Sinh Nhật Người?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời rất rõ ràng ngay tại những dòng đầu tiên của Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, là Ngôi Lời (Logos) hằng hữu. Người hiện hữu với Thiên Chúa trước khi tạo thành thế giới. Người ở với Thiên Chúa và Người chính là Thiên Chúa. Đó là câu trả lời về nguồn gốc tiền hữu của Hài Nhi Giêsu.
Điều này đòi hỏi chúng ta có cặp mắt đức tin để có thể nhìn thấy trong Hài Nhi nhỏ bé này chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời hằng hữu, Người hiện hữu từ trước khi tạo thành thế giới.
Trong bài đọc II, tác giả thư Do Thái quả quyết: Người chính là Lời của Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong tiến trình sáng tạo. Nhờ Người mọi sự được tạo thành. Chúa Cha đã tạo dựng mọi sự và mọi loài nhờ Ngôi Lời. Ngôi Lời cũng chia sẻ vinh quang, vinh dự và quyền năng với Chúa Cha. Người là Ánh Sáng cho muôn dân. Người là Ánh Sáng bởi Ánh Sáng (x. Hr 1,1-6). Đó là điều chúng ta tin và tuyên xưng trong Kinh Tin Kính Nicêa: “Người là Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha.” Nguồn gốc của Chúa Giêsu được nói ở đây bắt nguồn từ Lời Tựa của Tin Mừng Gioan.
Như thế, câu hỏi Chúa Giêsu là ai được thánh Gioan và tác giả thư Do Thái trả lời cho chúng ta hôm nay: Người là Ngôi Lời Thiên Chúa; Người là Ánh Sáng của Chúa Cha; Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật. Nhờ Người, chúng ta hiện hữu, sống và tồn tại. Nếu không có Người, không có gì được tạo dựng; Người chính là Lời sáng tạo của Chúa Cha.
Một phần mầu nhiệm Con Thiên Chúa mà chúng ta đang cử hành là Ngôi Lời hằng hữu này, Đấng mà nhờ Người chúng ta hiện hữu và sống động, Ngôi Lời đó được sai đến, làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy hình dung: Đấng Tạo Hóa nay đã trở thành một thụ tạo, chia sẻ mọi hoàn cảnh thụ tạo mà Người đã tạo dựng! Thật khó tin quá! Chúng ta hãy dành nhiều thời gian trong ngày này để suy nghĩ về điều đó. Hình ảnh của Đấng Sáng Tạo quyền năng nay trở thành một em bé, nghèo hèn, đơn sơ, nhỏ bé, như chúng ta. Đấng mà nếu không có Người, chúng ta không hiện hữu được, nay lại trở thành một thụ tạo mỏng giòn như chúng ta; Đấng Sáng Tạo ra khỏi tình yêu, tự do để vâng lời Chúa Cha đã xuống thế, cắm lều ở giữa chúng ta. Người thực sự trở thành một người như chúng ta. Người vui với niềm vui chúng ta. Người buồn với nỗi buồn chúng ta. Người cũng chịu đói khát, bị cám dỗ như chúng ta; Người cũng trải qua mọi kinh nghiệm thường nhật của kiếp người, ngoại trừ tội lỗi. Người thực sự “cắm lều” ở giữa chúng ta. Người thực sự đã hội nhập, sống chết với điều kiện con người. Ôi, đây thật là một vinh dự lớn lao! Thật hạnh phúc vì chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa và Thiên Chúa thuộc về chúng ta.
Chúng ta hãy hình dung, nếu có một ai đó cao trọng đến viếng thăm gia đình chúng ta, chẳng hạn như Đức Giám Mục viếng thăm một gia đình giáo dân nghèo, chúng ta thường nghe họ nói: Lạy Chúa tôi, nhà con không đáng để Đức Cha đến viếng thăm! Chúng con bất xứng để được Đức Cha viếng thăm…” Đây cũng là âm hưởng của lời mà viên đại đội trưởng trong Tin Mừng khi ông gặp Chúa Giêsu và chúng ta tuyên xưng trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.”
Đó là cách thức Thiên Chúa đến với chúng ta, khi Người trở thành một người bé mọn, để chúng ta có thể tới gần Người và yêu mến Người. Người trút bỏ mọi thứ vinh quang, địa vị của Thiên Chúa, để trở thành một người như chúng ta; Người quả thật là Thiên Chúa ở với loài người. Nhờ đó, chúng ta có thể đến gần, đụng chạm Người và yêu mến Người.
Nhưng có một thực tế thật đáng buồn vì con người đã và đang khước từ Con Thiên Chúa. Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa trong cách thức nhân loại đòi hỏi chúng ta có sự đáp trả, nhưng thay vì đáp trả, nhiều người khước từ Người.
Đoạn Tin Mừng hôm nay đã không dấu diếm thực tại đáng buồn này: “Người đến với gia nhân của mình. Nhưng gia nhân Người không tiếp nhận Người” (Ga 1,11). Chúa Giêsu có thể bị từ chối bởi chúng ta. Con người không nhìn thấy nơi Người ánh sáng Thiên Chúa, ánh rạng ngời Chúa Cha, họ không nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa nơi Người. Nên họ không thấy và không đón nhận Người.
Sự thật này có thể vẫn còn xảy ra hôm nay, cả trong ngày lễ Giáng Sinh: chúng ta đón nhận điều gì? Chúng ta đón nhận quà tặng, thích nhận phần thưởng và lời mời đi dự tiệc… Chúng ta đón nhận rất nhiều món quà Giáng Sinh, cả những ân sủng và phúc lành nữa, nhưng có thể chúng ta không đón nhận chính Chúa Giêsu, là nhân vật chính của ngày lễ, là ánh sáng của Chúa Cha. Thật là một niềm vui lớn lao khi biết rằng Chúa Giêsu đến với chúng ta vì một mục đích như Tin Mừng Gioan nói: Người đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta để Người cho chúng ta quyền trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1,12). Người đến để chia sẻ với chúng ta quyền làm con của Người. Người đến để dẫn đưa chúng ta về với Chúa Cha, vì Người là đường dẫn tới Thiên Chúa. Người đến để thần hóa chúng ta và làm cho chúng ta nên giống Chúa.
Như thế, lễ Giáng Sinh không phải là dịp để chúng ta nhận nhiều quà cáp; cũng không phải là ngày lễ hội để chúng ta vui chơi, ăn uống linh đình v.v… Nhưng là ngày để đón nhận ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Hài Nhi Giêsu. Ngôi Lời làm người để làm cho chúng ta được trở thành con Thiên Chúa. Đây chính là hồng ân lớn nhất mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta. Chúng ta hãy biết hồng ân này khi đến chiêm ngắm và thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi hang đá. Người là Ngôi Lời hằng hữu, là Thiên Chúa, nay làm người để cứu độ chúng ta.
Kính chúc anh chị em một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức và tràn đầy ân lộc của Chúa Hài Đồng Giêsu. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Lễ vọng Giáng Sinh : Để Bước Người Dừng Lại
LM. Trương Đình Hiền
22:09 23/12/2019
Để Bước Người Dừng Lại
(Lễ Vọng Giáng Sinh 2019)
Kính thưa cộng đoàn,
Như vậy, chúng ta đã sẵn sàng để tiến vào cử hành Thánh Lễ Giáng Sinh 2019. Trọng tâm của cử hành phụng vụ hôm nay chính là tái diễn mầu nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể để cứu độ chúng ta. Toàn cảnh phụng vụ lễ Vọng Giáng Sinh đều toát lên ý nghĩa trọng đại nầy mà các ca kinh, lời nguyện và các bài đọc Lời Chúa là những phản ảnh rõ nét.
Nói cách khác, sứ điệp phụng vụ trong Thánh lễ chiều nay muốn khơi gợi lên trong tâm hồn chúng ta niềm vui thánh thiện và tâm tình tri ân cảm tạ tình yêu bao la của Thiên Chúa, Đấng đã “ban tặng Người Con Một” giáng sinh cứu độ chúng ta. Lễ Giáng sinh sẽ thật sự là Tin Vui trọng đại, là ngày bừng sáng cho những ai sẵn sàng mở cửa đón nhận Thiên Chúa…
Và Lời Chúa đã nói gì với chúng ta trong thánh lễ Vọng nầy ?
Trong dòng chảy của cuộc sống đời thường vội vã, tất bật trôi theo các mùa Xuân, Hạ, Thu, thì hôm nay Mùa Đông chợt đến, mang theo một chút nhung nhớ, một chút đợi chờ đầy sâu lắng nội tâm, như một bài hát thân quen của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: bài Mùa Đông của anh:
Em ơi đông lại về từ trăm năm lạnh giá.
Tim em như ngừng thở từ sau ân tình đó
Em nghe không mùa đông, mùa đông.
Tuy nhiên, ở giữa cái không gian Mùa Đông lạnh giá ảm đạm và buồn tênh đó, có một sự kiện đã khiến Mùa Đông trở nên ấm áp, thân thương và mang theo một niềm vui rộn rã, một yên bình thánh thiện, không chỉ cho một số người mà hầu như cho toàn thể nhân loại. Đó chính là sự kiện Giáng Sinh, biến cố Giáng Sinh của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, mà ngày Sinh Nhật của Ngài đã được thế giới chọn làm cột mốc đầu tiên của Công Nguyên lịch.
Thật vậy, biến cố nầy, sự kiện vô tiền khoáng hậu nầy, đã được các tiên tri từng báo trước qua dòng lịch sử của dân tộc Ít-ra-en mà hôm nay chúng ta vừa nghe lại các trích đoạn của ngôn sứ Isaia, một tiên tri đã tiên báo thật nhiều và thật rõ mầu nhiệm Đấng Cứu Thế ra đời.
Vâng, vào khoảng hơn 600 năm trước biến cố Giáng Sinh, dân tộc Ít-ra-en đang sống như một mùa đông ảm đạm, buồn hiu, … trong thân phận tăm tối của những kẻ lưu đầy, tha phương nơi đất khách quê người. Chính trong hoàn cảnh “băng giá tâm hồn” và tối tăm hy vọng đó, lời Chúa qua miệng Isaia đã mang lại hơi ấm và ánh sáng: “Vì Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi Đấng Công Chính xuất hiện như ánh sáng, Đấng Cứu Độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời”.
Và một khi Đấng Cứu độ chấp chính đăng quang, thì mọi sự sẽ được đổi thay: “Ngươi sẽ không còn gọi là kẻ bị ruồng bỏ và đất ngươi sẽ không còn gọi là chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là “kẻ Ta ưa thích” và đất ngươi sẽ được gọi là đất có dân cư…”.
Riêng Thánh Phaolô trong BĐ 2, đã tóm lượt khái quát lịch sử của dân tộc Ít-ra-en từ thời các tổ phụ, đặc biệt từ biến cố “xuất Ai Cập”, xuyên qua việc tuyển lựa Vua Đa-vít để dẫn tới việc giáng sinh của Đấng Cứu Thế, cũng là một thuyết minh rõ ràng về tầm quan trọng của biến cố lịch sử nầy.
Từ câu chuyện mang dáng đứng của lịch sử cứu độ, Lời Chúa muốn nói với chúng ta rằng: mỗi một cuộc đời, mỗi một thân phận, nhất là những cuộc đời đang bước đi trong bóng tối, đang lầm lũi trong đau thương, thất vọng… đều cần cuộc viếng thăm của Chúa, sự giáng sinh của Chúa và ơn cứu độ của Ngài, để như cách cảm nhận của bài thơ “Chúa Về”:
Chúa về !
như cơn mưa chợt về trong nắng hạn,
Để đất hồn con lên những búp non xanh.
Để cây hoang chợt nẩy lộc đâm cành,
Để suối khô tràn dòng xanh nước mát.
Chúa về !
Để lòng con qua bao mùa héo hắt,
Tìm được niềm vui, hy vọng nở hoa.
Mảnh đời con chợt tươi sáng ngọc ngà,
Chân mở lối thênh thang đường đi tới.
Chúa về !
Như anh sao đêm chợt về trong đêm tối,
Thắp đời con dài những tối mênh mang.
Sáng ấm lên ngày xuân mới huy hoàng,
Tim reo hát khúc tình ca rộn rã….
Chúa về !
Như ông chủ tìm đến nhà tôi tớ,
Như Đức Vua đi tìm gặp thứ dân.
Căn nhà hoang thân tội lỗi ngập tràn,
Bỗng bừng dậy tin yêu niềm vui mới.
Chúa về !
Cho con thỏa bao năm chờ tháng đợi,
Sương hồng ân tuôn đổ tự mây trời.
Mắt mỏi mòn thôi giọt đắng tuôn rơi,
Lòng ca hát khúc tân ca hớn hở.
Chúa về !
Để nối lại những chuyện tình duyên nợ,
Cho đất trời thôi cách biệt từ đây.
Để hôm nay và đường tới tương lai,
Tình Chúa, tình người thắm nồng mãi mãi !
Và để đón nhận sự viếng thăm và can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử cuộc đời, mỗi người chúng ta lại được Tin Mừng Matthêô đề nghị một thái độ xứng hợp qua hình tượng Giuse.
Thật vậy, nếu Giuse, là vị kế tục cuối cùng trong phả hệ của Đấng Cứu Thế theo Tin mừng Matthêô: “Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, bởi bà, Đức Giêsu gọi là Kitô đã được sinh ra”, thì không phải ngẫu nhiên mà chàng trai thợ mộc nầy được vinh dự làm “cha nuối Đấng Cứu Thế”, nhưng chắc một điều, về phương diện con người, Giuse là người công chính.
Sự công chính của Giuse được biểu lộ cách rõ nét trong cách ứng xử của ngài xung quanh biến cố Giáng Sinh và đời thơ ấu của Chúa: dẹp qua một bên mọi toan tính, suy nghĩ và dự định của con người để ngoan nguỳ cuối đầu vâng theo thánh ý Chúa và đem hết sức mình để thực thi thánh ý đó trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Mỗi năm, qua Phụng vụ được cử hành, Chúa lại một lần Giáng Sinh. Ước mong sao, Chúa đến và Người đang thực sự là Đấng Emmanuel cho mỗi người, mỗi cuộc đời chúng ta hôm nay. Vì, chắc chắn, cũng đã có nhiều mùa Giáng Sinh đã đến, nhưng rồi “bước chân Chúa đã đi qua và không ở lại được” vì sự vô tâm, xem thường, khước từ của chính chúng ta.
Vì thế, mừng Chúa Giáng Sinh cách đúng đắn nhất, đó là chúng ta có trách nhiệm làm cho Mầu Nhiệm Giáng Sinh hiện thực trong cuộc sống nầy, cuộc đời nầy, để Chúa Giêsu một lần nữa đến và ở lại trong cuộc đời mỗi người chúng ta, chứ không phải “Người đã đến và Người phải ra đi” như cách cảm nhận của linh mục Hoàng Đức trong ca khúc “Bước Người đi qua”:
“Thế có lần nào bạn mong nghe bước Người đến, thế có lần nào bạn mong xem bóng dáng Người. Thế có lần nào thế có lần nào, ngàn năm qua, vâng, ngàn năm, Người đã đến nhưng Người phải ra đi, Người đã đến nhưng Người phải ra đi.” (Trích ca khúc “BƯỚC NGƯỜI ĐI QUA” của lm.ns. Hoàng Đức).
Xin Chúa Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thể, đang đến trong Thánh lễ nầy, trong Mình Máu là quà tặng tuyệt vời sâu thẳm, ở lại với chúng ta. Lạy Đấng Emmanuel xin ở lại với chúng con. Amen.
LM. Trương Đình Hiền
(Lễ Vọng Giáng Sinh 2019)
Kính thưa cộng đoàn,
Như vậy, chúng ta đã sẵn sàng để tiến vào cử hành Thánh Lễ Giáng Sinh 2019. Trọng tâm của cử hành phụng vụ hôm nay chính là tái diễn mầu nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể để cứu độ chúng ta. Toàn cảnh phụng vụ lễ Vọng Giáng Sinh đều toát lên ý nghĩa trọng đại nầy mà các ca kinh, lời nguyện và các bài đọc Lời Chúa là những phản ảnh rõ nét.
Nói cách khác, sứ điệp phụng vụ trong Thánh lễ chiều nay muốn khơi gợi lên trong tâm hồn chúng ta niềm vui thánh thiện và tâm tình tri ân cảm tạ tình yêu bao la của Thiên Chúa, Đấng đã “ban tặng Người Con Một” giáng sinh cứu độ chúng ta. Lễ Giáng sinh sẽ thật sự là Tin Vui trọng đại, là ngày bừng sáng cho những ai sẵn sàng mở cửa đón nhận Thiên Chúa…
Và Lời Chúa đã nói gì với chúng ta trong thánh lễ Vọng nầy ?
Trong dòng chảy của cuộc sống đời thường vội vã, tất bật trôi theo các mùa Xuân, Hạ, Thu, thì hôm nay Mùa Đông chợt đến, mang theo một chút nhung nhớ, một chút đợi chờ đầy sâu lắng nội tâm, như một bài hát thân quen của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: bài Mùa Đông của anh:
Em ơi đông lại về từ trăm năm lạnh giá.
Tim em như ngừng thở từ sau ân tình đó
Em nghe không mùa đông, mùa đông.
Tuy nhiên, ở giữa cái không gian Mùa Đông lạnh giá ảm đạm và buồn tênh đó, có một sự kiện đã khiến Mùa Đông trở nên ấm áp, thân thương và mang theo một niềm vui rộn rã, một yên bình thánh thiện, không chỉ cho một số người mà hầu như cho toàn thể nhân loại. Đó chính là sự kiện Giáng Sinh, biến cố Giáng Sinh của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, mà ngày Sinh Nhật của Ngài đã được thế giới chọn làm cột mốc đầu tiên của Công Nguyên lịch.
Thật vậy, biến cố nầy, sự kiện vô tiền khoáng hậu nầy, đã được các tiên tri từng báo trước qua dòng lịch sử của dân tộc Ít-ra-en mà hôm nay chúng ta vừa nghe lại các trích đoạn của ngôn sứ Isaia, một tiên tri đã tiên báo thật nhiều và thật rõ mầu nhiệm Đấng Cứu Thế ra đời.
Vâng, vào khoảng hơn 600 năm trước biến cố Giáng Sinh, dân tộc Ít-ra-en đang sống như một mùa đông ảm đạm, buồn hiu, … trong thân phận tăm tối của những kẻ lưu đầy, tha phương nơi đất khách quê người. Chính trong hoàn cảnh “băng giá tâm hồn” và tối tăm hy vọng đó, lời Chúa qua miệng Isaia đã mang lại hơi ấm và ánh sáng: “Vì Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi Đấng Công Chính xuất hiện như ánh sáng, Đấng Cứu Độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời”.
Và một khi Đấng Cứu độ chấp chính đăng quang, thì mọi sự sẽ được đổi thay: “Ngươi sẽ không còn gọi là kẻ bị ruồng bỏ và đất ngươi sẽ không còn gọi là chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là “kẻ Ta ưa thích” và đất ngươi sẽ được gọi là đất có dân cư…”.
Riêng Thánh Phaolô trong BĐ 2, đã tóm lượt khái quát lịch sử của dân tộc Ít-ra-en từ thời các tổ phụ, đặc biệt từ biến cố “xuất Ai Cập”, xuyên qua việc tuyển lựa Vua Đa-vít để dẫn tới việc giáng sinh của Đấng Cứu Thế, cũng là một thuyết minh rõ ràng về tầm quan trọng của biến cố lịch sử nầy.
Từ câu chuyện mang dáng đứng của lịch sử cứu độ, Lời Chúa muốn nói với chúng ta rằng: mỗi một cuộc đời, mỗi một thân phận, nhất là những cuộc đời đang bước đi trong bóng tối, đang lầm lũi trong đau thương, thất vọng… đều cần cuộc viếng thăm của Chúa, sự giáng sinh của Chúa và ơn cứu độ của Ngài, để như cách cảm nhận của bài thơ “Chúa Về”:
Chúa về !
như cơn mưa chợt về trong nắng hạn,
Để đất hồn con lên những búp non xanh.
Để cây hoang chợt nẩy lộc đâm cành,
Để suối khô tràn dòng xanh nước mát.
Chúa về !
Để lòng con qua bao mùa héo hắt,
Tìm được niềm vui, hy vọng nở hoa.
Mảnh đời con chợt tươi sáng ngọc ngà,
Chân mở lối thênh thang đường đi tới.
Chúa về !
Như anh sao đêm chợt về trong đêm tối,
Thắp đời con dài những tối mênh mang.
Sáng ấm lên ngày xuân mới huy hoàng,
Tim reo hát khúc tình ca rộn rã….
Chúa về !
Như ông chủ tìm đến nhà tôi tớ,
Như Đức Vua đi tìm gặp thứ dân.
Căn nhà hoang thân tội lỗi ngập tràn,
Bỗng bừng dậy tin yêu niềm vui mới.
Chúa về !
Cho con thỏa bao năm chờ tháng đợi,
Sương hồng ân tuôn đổ tự mây trời.
Mắt mỏi mòn thôi giọt đắng tuôn rơi,
Lòng ca hát khúc tân ca hớn hở.
Chúa về !
Để nối lại những chuyện tình duyên nợ,
Cho đất trời thôi cách biệt từ đây.
Để hôm nay và đường tới tương lai,
Tình Chúa, tình người thắm nồng mãi mãi !
Và để đón nhận sự viếng thăm và can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử cuộc đời, mỗi người chúng ta lại được Tin Mừng Matthêô đề nghị một thái độ xứng hợp qua hình tượng Giuse.
Thật vậy, nếu Giuse, là vị kế tục cuối cùng trong phả hệ của Đấng Cứu Thế theo Tin mừng Matthêô: “Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, bởi bà, Đức Giêsu gọi là Kitô đã được sinh ra”, thì không phải ngẫu nhiên mà chàng trai thợ mộc nầy được vinh dự làm “cha nuối Đấng Cứu Thế”, nhưng chắc một điều, về phương diện con người, Giuse là người công chính.
Sự công chính của Giuse được biểu lộ cách rõ nét trong cách ứng xử của ngài xung quanh biến cố Giáng Sinh và đời thơ ấu của Chúa: dẹp qua một bên mọi toan tính, suy nghĩ và dự định của con người để ngoan nguỳ cuối đầu vâng theo thánh ý Chúa và đem hết sức mình để thực thi thánh ý đó trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Mỗi năm, qua Phụng vụ được cử hành, Chúa lại một lần Giáng Sinh. Ước mong sao, Chúa đến và Người đang thực sự là Đấng Emmanuel cho mỗi người, mỗi cuộc đời chúng ta hôm nay. Vì, chắc chắn, cũng đã có nhiều mùa Giáng Sinh đã đến, nhưng rồi “bước chân Chúa đã đi qua và không ở lại được” vì sự vô tâm, xem thường, khước từ của chính chúng ta.
Vì thế, mừng Chúa Giáng Sinh cách đúng đắn nhất, đó là chúng ta có trách nhiệm làm cho Mầu Nhiệm Giáng Sinh hiện thực trong cuộc sống nầy, cuộc đời nầy, để Chúa Giêsu một lần nữa đến và ở lại trong cuộc đời mỗi người chúng ta, chứ không phải “Người đã đến và Người phải ra đi” như cách cảm nhận của linh mục Hoàng Đức trong ca khúc “Bước Người đi qua”:
“Thế có lần nào bạn mong nghe bước Người đến, thế có lần nào bạn mong xem bóng dáng Người. Thế có lần nào thế có lần nào, ngàn năm qua, vâng, ngàn năm, Người đã đến nhưng Người phải ra đi, Người đã đến nhưng Người phải ra đi.” (Trích ca khúc “BƯỚC NGƯỜI ĐI QUA” của lm.ns. Hoàng Đức).
Xin Chúa Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thể, đang đến trong Thánh lễ nầy, trong Mình Máu là quà tặng tuyệt vời sâu thẳm, ở lại với chúng ta. Lạy Đấng Emmanuel xin ở lại với chúng con. Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 2019 : Quà Tặng Giáng Sinh Đẹp Nhất
LM. Trương Đình Hiền
22:11 23/12/2019
Quà Tặng Giáng Sinh Đẹp Nhất
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 2019
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Đặc biệt, kính thưa tất cả quý vị, quý bạn trẻ và các em thiếu nhi, cùng tất cả những người đang hiện diện nơi đây, (nhất là quý anh chị em không có cùng niềm tin Kitô),
Ở đây và giờ phút nầy, quả thật, tôi tin rằng: tất cả chúng ta cùng có chung một tâm tình, và trái tim mỗi người cùng rung lên một nhịp, đó là tươi vui, thanh thản và bình an.
Mà đúng vậy ! Làm sao mà không vui được khi đất trời đang giã từ tiết Đông mưa buồn lạnh lẽo để chuẩn bị bước tới những ngày nắng ấm của mùa Xuân.
Làm sao không vui được khi chúng ta sắp bỏ lại đằng sau 12 tháng tất bật, vất vả, với cả bon chen và phấn đấu, với cả nước mắt lẫn mồ hôi của năm 2019 để, với con tim tràn đầy hy vọng tin yêu, bước vào năm 2020 đang mở cửa đón chờ.
Làm sao không vui được khi hôm nay chúng ta vẫn còn nhìn mặt nhau để trao cho nhau những ánh mắt cảm thông, những nụ cười chia sẻ của tình người, tình bạn và tình tự huynh đệ của những người con trong đại gia đình con dân của vùng biển thung lũng Qui Hoà nên thơ nầy ; và riêng với những anh chị em giáo dân trong giáo xứ, Giáng Sinh nầy lại là Giáng Sinh của năm đầu tiên hướng tới việc đồng hành cùng người trẻ để giúp tiến tới việc trưởng thành toàn diện.
Chính trong ý nghĩa và mục đích “chia sẻ niềm vui Giáng Sinh”, tôi xin trân trọng được chân thành gởi đến toàn thể anh chị em và mọi người hiện diện đêm nay lời chúc thân thương nhất, chân tình nhất: Một Giáng Sinh đầy tràn niềm vui và Một Năm Mới chứa chan hạnh phúc. Merry Christmas and Happy New Year !
Giờ đây, trong tâm tình hiệp thông cảm tạ tình yêu Thiên Chúa và nguyện cầu Chúa Giáng Sinh ban muôn ân lộc xác hồn, cộng đoàn chúng ta hãy thành tâm sám hối tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa : Có một khúc ca Giáng Sinh dễ thương mà tôi rất thích đó là bài “Cậu Bé Đánh Trống” (The Little Drummer Boy của Davis-Onorati- Simeone). Bài ca có những câu như :
Baby Jesus (pa-rum pum pum pum)
I am a poor boy too (pa-rum pum pum pum)
I have no gift to bring (pa-rum pum pum pum)
that's fit to give our King (pa-rum pum pum pum, rum pum pum pum, rum pum pum pum)
Shall I play for You? (pa-rum pum pum pum)
On my drum …..
Then he smiled at me, pa-rum pum pum pum,
Me and my drum.
Hài Nhi Giêsu ơi,
Con cũng là một bé nghèo như Chúa.
Con không có món quà gì để mang tặng Đức Vua chúng con,
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?....
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé .”
Bản nhạc tưởng như một bài ca vui, nhưng theo tôi đó là một ca khúc đơn sơ tuyệt vời diễn tả một chiều kích sâu xa của huyền nhiệm Giáng Sinh: Giáng Sinh đó chính là một tặng phẩm tuyệt vời chúng ta nhận được từ Thiên Chúa đó chính là Hài Nhi Giêsu, một em bé nghèo được sinh ra trong hang lừa máng cỏ cách đây 2019 năm ; đồng thời, Giáng Sinh cũng gọi mời chúng ta biến mình trở nên “quà tặng đơn sơ khó nghèo để dâng lên Thiên Chúa và trao tặng cho nhau”.
Như vậy, trong dịp Giáng Sinh nầy, ngoài những “lời chúc có cánh” được ghi trong những cánh thiệp Giáng Sinh, liệu mỗi người chúng ta đã chuẩn bị được một quà tặng ý nghĩa nào để dâng cho Chúa Hài Nhi và trao tặng cho nhau chưa ?
Nhưng trước khi có câu trả lời đó, thiết tưởng chúng ta nên cùng nhau ôn lại một chút ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh mà toàn thể chúng ta đang long trọng cử hành đêm nay:
- Có một chân lý đức tin cơ bản mà người kitô hữu đã truyền cho nhau suốt 2000 năm nay qua bản tổng hợp các tín điều gọi là Kinh Tin Kính đó là chân lý “Thiên Chúa nhập thể-làm người”. “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”.
- Nhưng với những người không chia sẻ cùng một niềm tin với chúng ta, thì quả thật “mầu nhiệm Thiên Chúa Làm Người” quả là một thách đố, nếu không nói là xa lạ và ảo tưởng.
Điều nầy cũng đễ cảm thông thôi; vì, cách đây hơn 2000 năm, cho dù được các Sứ ngôn tiên báo, cho dù được Sách Thánh thông tin xa gần, dân Do Thái vẫn không hề chấp nhận được “Một Đấng Cứu Thế” sinh ra trong hang lừa máng cỏ, một Đấng Emmanuel con của gia đình Bác Thợ Mộc Giuse và Bà Maria ở làng quê Nadarét. Với tâm thức chung của họ lúc bấy giờ, và cũng là tâm thức của nhiều người trong nhân loại hôm nay, Thiên Chúa phải là một “Ông Trời” toàn năng trên các tầng mây, một Thượng Đế uy nghi lẫm liệt trên cõi vĩnh hằng; nếu Ngài có “hạ cố làm người”, thì cũng phải làm người trong cung cách của một vị đế vương oai hùng lẫm lẫm nơi gác tía lầu son, nơi cung đình tráng lệ là thủ đô Giêrusalem, chứ làm gì có một “Ông Trời sinh ra trong thân phận của một Em Bé khóc oa oa vấn tả nằm trong máng chiên lừa bao quanh chỉ có mấy chú mục đồng khổ nghèo kiết xác tại vùng quê Bêlem heo hút ?
Cũng vì quan niệm như thế về sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế và về nhân thân của Ngài, nên đám quan chức trong triều đình vua Hêrôđê, các tiến sĩ luật và hàng tư tế cao ngạo trong đạo Do Thái…đã sững sờ kinh ngạc khi nghe các đạo sĩ phương đông đến Giêrusalem tung tin “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương đông” (Mt 2,2).
Không như họ tưởng nghĩ, Thiên Chúa đã chọn cách “làm người”, làm Đấng Emmanuel thật gần gũi, bình dị, giản đơn và ở giữa những người nghèo, dành cho những ai thật sự khiêm hạ khát khao đi tìm Ngài trong tình yêu và chân lý mà trích đoạn Tin Mừng Luca hôm nay đã gói gọn trong mấy hàng tường thuật:
“Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ…. Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ….”.
Và đó chính là một quà tặng tuyệt vời nhất, cao cả nhất mà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa: Giáng Sinh chính là “quà tặng tình yêu” mà Thiên Chúa ban cho loài người, như sứ ngôn Isaia đã từng loan báo trước đó 7 thế kỷ, mà Phụng Vụ hôm nay đọc lại trong Bài đọc 1: “Một Hài Nhi đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,5); và sau nầy, Thánh Tông Đồ Gioan đã tái khẳng định trong Tin Mừng thứ 4: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).
Vâng. Chúa Giêsu-Kitô chính là một quà tặng tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho loài người, cho tất cả chúng ta không trừ ai.
- Vì là “Quà tặng của tình yêu” nên Ngài không đến mang theo một triết thuyết viễn vông, một ý thức hệ hoang tưởng, một sự phĩnh gạt hoang đường…nhưng là một Tin Mừng, một Tin Vui: “Nầy, ta báo cho anh em một Tin Vui trọng đại, tin vui cho toàn dân…”
- Vì là “Quà tặng của tình yêu” nên sự hiện diện của Ngài trong thế giới đã, đang và sẽ mang theo sự yêu thương, yên bình, hòa hợp, sẽ đẩy lùi mọi hận thù, ghen ghét, chiến tranh, như cách diễn tả của sứ ngôn Isaia mà chúng ta vừa nghe công bố nơi Bài đọc 1: “Cái ách nặng nề…cái gông trên vai…cái vương trượng của kẻ áp bức…sẽ bị nghiền nát…Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi làm mồi nuôi lửa.” ; hay như chính bài ca của các thiên thần đã vang lên trong đêm Ngôi Hai giáng thế: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Để minh họa cho ý nghĩa nầy, tôi chợt nhớ tới một giai thoại về 1 bài ca Noel của Pháp: Bài Catique de Noel lời ca của thi sĩ Placide Cappeau và phần nhạc và hòa âm của Adolphe Adam:
Người ta kể rằng: trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), vào một ngày Giáng sinh tại mặt trận ác liệt, một lính Pháp bỗng nhảy lên khỏi chiến hào, hát to lên bài Cantique de Noel (Thánh ca đêm Noel)... Từ bên kia chiến tuyến, không có phát đạn nào của lính Phổ đã bắn vào anh ấy. Và thật bất ngờ, một lính Phổ cũng đã vụt đứng lên khỏi chiến hào đáp lại bằng bài carol cổ truyền của Phổ: bài Vom himmel hoch (Từ Thiên đường trên cao) – do Martin Luther viết. Trong khoảnh khắc đặc biệt nầy, một sự kiện hi hữu đã xảy ra: khi hai bài hát của hai anh lính chiến đối địch vang lên, toàn thể các chiến hào lặng im phăng phắt và sau đó là một tràng pháo tay vang dội thay thế cho những tiếng bom đạn gào thét trước đó…
Quà tặng Giáng Sinh là như thế ! Quà tặng tình yêu bao giờ cũng dẫn tới đích điểm là hòa hợp, an bình như chính Đức Giêsu đã khẳng định qua con người và sứ điệp của Ngài: “Ta đến để chiên ta được sống và được sống phong phú…, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em”.
- Vì Ngài là “quà tặng của tình yêu” nên bất cứ ai thật sự gặp được Ngài sẽ nhận được niềm vui và hy vọng mà Tin Mừng đã minh chứng qua những dấu lạ diệu kỳ: què đi, mù thấy, điếc nghe, câm nói, cùi phung lành sạch, những tâm hồn thương đau tội lỗi được băng bó chữa lành và những người nằm sâu trong huyệt mộ cũng được cải tử hoàn sinh…
Mỗi một lần Giáng Sinh trở lại, khi ánh sao lạ một lần nữa được thắp sáng giữa trời đông, khi những bài thánh ca Noel vang vọng trên những nẻo đường cuộc sống… phải chăng đó chính là một lời nhắc nhở, không phải cho riêng mỗi người Kitô hữu mà là cho tất cả chúng ta, biết thanh lọc cõi lòng, đổi mới trái tim, điều chỉnh đôi tay và ánh mắt… để một lần nữa nhận ra “quà tặng tuyệt vời”, quà tặng tình yêu của Thiên Chúa và từ đó biến đời mình, gia đình mình, cộng đoàn giáo xứ mình thành “quà tặng của yêu thương, hòa bình” chia sẻ cho nhau và dựng xây thế giới. Đó cũng chính là điều mà Thánh Phaolô, trong thư gởi cho đồ đệ Titô được trích đọc trong Bài đọc 2 hôm nay, đã nhắc nhở cho mọi thế hệ Kitô hữu phải trân trọng và sống tích cực hồng ân cứu độ do Đức Kitô ban tặng: “Ngài đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta khiến chúng ta thành dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện” (BĐ 2).
Riêng đối với anh chị em Kitô hữu thuộc giáo xứ Qui Hoà, nơi an dưỡng và điều trị của bao nhiêu anh chị em bệnh hoạn tật nguyền. Vì thế, quà tặng Giáng Sinh ý nghĩa và cần thiết nhất chính là hiện thực hóa những lời dạy của Phúc Âm: yêu thương và phục vụ trong tinh thần sẻ chia, bác ái, cùng với những thánh lễ dâng lên mỗi ngày, những lời kinh Kính Mừng của chuỗi Mân Côi, những những nghĩa cử yêu thương nhẫn nhục trong đời sống vợ chồng, những hành vi thơm thảo của cháu con dành cho ông bà cha mẹ, những sẻ chia manh áo chén cơm cho những gia đình đang gặp cơn quẫn bách …Mỗi người chúng ta có thể tìm thấy một “quà tặng Giáng Sinh” thích hợp cho cuộc hành trình đức tin của riêng mình ; và chắc chắn một điều, khi chúng ta biết sẵn sàng lắng nghe “Tin Mừng Giáng Sinh” như các Mục Đồng, sẵn sàng cất bước lên đường theo “Sao lạ Bê Lem” như các đạo sĩ Phương Đông…thì chắc chắn chúng ta tìm gặp Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình yêu, một Đấng Em-ma-nu-en đã đang và sẽ đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Như thế, cuộc cử hành đêm nay, Đêm Thánh vô cùng nầy, lại chính là cơ hội để anh và tôi, để chị và em, để tất cả chúng ta hân hoan vui mừng lãnh nhận chính quà tặng của Thiên Chúa, không phải thứ quà tặng rẻ tiền trong những chiếc vớ của ông già Noel mang đến, mà là quà tặng tình yêu tuyệt vời là chính Thiên Chúa, là hồng ân cứu độ, là Tin Mừng giải thoát, là Nước Trời ; và để đáp trả tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa khi ban tặng món quà vĩ đại là Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế, chúng ta cũng hãy dâng lại cho Ngài món quà Giáng Sinh khiêm hạ nhỏ bé của chúng ta, như món quà đơn sơ nhưng ắp đầy tình yêu của “Chú bé đánh trống”.
Hài Nhi Giêsu ơi,
Con cũng là một bé nghèo như Chúa.
Con không có món quà gì để mang tặng Đức Vua chúng con,
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?....
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé .”
Hài Nhi Giêsu chắc chắn cũng đang mĩm cười với mỗi người chúng ta khi chúng ta đến với Ngài đêm nay với chút quà đầy tình yêu như thế. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 2019
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Đặc biệt, kính thưa tất cả quý vị, quý bạn trẻ và các em thiếu nhi, cùng tất cả những người đang hiện diện nơi đây, (nhất là quý anh chị em không có cùng niềm tin Kitô),
Ở đây và giờ phút nầy, quả thật, tôi tin rằng: tất cả chúng ta cùng có chung một tâm tình, và trái tim mỗi người cùng rung lên một nhịp, đó là tươi vui, thanh thản và bình an.
Mà đúng vậy ! Làm sao mà không vui được khi đất trời đang giã từ tiết Đông mưa buồn lạnh lẽo để chuẩn bị bước tới những ngày nắng ấm của mùa Xuân.
Làm sao không vui được khi chúng ta sắp bỏ lại đằng sau 12 tháng tất bật, vất vả, với cả bon chen và phấn đấu, với cả nước mắt lẫn mồ hôi của năm 2019 để, với con tim tràn đầy hy vọng tin yêu, bước vào năm 2020 đang mở cửa đón chờ.
Làm sao không vui được khi hôm nay chúng ta vẫn còn nhìn mặt nhau để trao cho nhau những ánh mắt cảm thông, những nụ cười chia sẻ của tình người, tình bạn và tình tự huynh đệ của những người con trong đại gia đình con dân của vùng biển thung lũng Qui Hoà nên thơ nầy ; và riêng với những anh chị em giáo dân trong giáo xứ, Giáng Sinh nầy lại là Giáng Sinh của năm đầu tiên hướng tới việc đồng hành cùng người trẻ để giúp tiến tới việc trưởng thành toàn diện.
Chính trong ý nghĩa và mục đích “chia sẻ niềm vui Giáng Sinh”, tôi xin trân trọng được chân thành gởi đến toàn thể anh chị em và mọi người hiện diện đêm nay lời chúc thân thương nhất, chân tình nhất: Một Giáng Sinh đầy tràn niềm vui và Một Năm Mới chứa chan hạnh phúc. Merry Christmas and Happy New Year !
Giờ đây, trong tâm tình hiệp thông cảm tạ tình yêu Thiên Chúa và nguyện cầu Chúa Giáng Sinh ban muôn ân lộc xác hồn, cộng đoàn chúng ta hãy thành tâm sám hối tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa : Có một khúc ca Giáng Sinh dễ thương mà tôi rất thích đó là bài “Cậu Bé Đánh Trống” (The Little Drummer Boy của Davis-Onorati- Simeone). Bài ca có những câu như :
Baby Jesus (pa-rum pum pum pum)
I am a poor boy too (pa-rum pum pum pum)
I have no gift to bring (pa-rum pum pum pum)
that's fit to give our King (pa-rum pum pum pum, rum pum pum pum, rum pum pum pum)
Shall I play for You? (pa-rum pum pum pum)
On my drum …..
Then he smiled at me, pa-rum pum pum pum,
Me and my drum.
Hài Nhi Giêsu ơi,
Con cũng là một bé nghèo như Chúa.
Con không có món quà gì để mang tặng Đức Vua chúng con,
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?....
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé .”
Bản nhạc tưởng như một bài ca vui, nhưng theo tôi đó là một ca khúc đơn sơ tuyệt vời diễn tả một chiều kích sâu xa của huyền nhiệm Giáng Sinh: Giáng Sinh đó chính là một tặng phẩm tuyệt vời chúng ta nhận được từ Thiên Chúa đó chính là Hài Nhi Giêsu, một em bé nghèo được sinh ra trong hang lừa máng cỏ cách đây 2019 năm ; đồng thời, Giáng Sinh cũng gọi mời chúng ta biến mình trở nên “quà tặng đơn sơ khó nghèo để dâng lên Thiên Chúa và trao tặng cho nhau”.
Như vậy, trong dịp Giáng Sinh nầy, ngoài những “lời chúc có cánh” được ghi trong những cánh thiệp Giáng Sinh, liệu mỗi người chúng ta đã chuẩn bị được một quà tặng ý nghĩa nào để dâng cho Chúa Hài Nhi và trao tặng cho nhau chưa ?
Nhưng trước khi có câu trả lời đó, thiết tưởng chúng ta nên cùng nhau ôn lại một chút ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh mà toàn thể chúng ta đang long trọng cử hành đêm nay:
- Có một chân lý đức tin cơ bản mà người kitô hữu đã truyền cho nhau suốt 2000 năm nay qua bản tổng hợp các tín điều gọi là Kinh Tin Kính đó là chân lý “Thiên Chúa nhập thể-làm người”. “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”.
- Nhưng với những người không chia sẻ cùng một niềm tin với chúng ta, thì quả thật “mầu nhiệm Thiên Chúa Làm Người” quả là một thách đố, nếu không nói là xa lạ và ảo tưởng.
Điều nầy cũng đễ cảm thông thôi; vì, cách đây hơn 2000 năm, cho dù được các Sứ ngôn tiên báo, cho dù được Sách Thánh thông tin xa gần, dân Do Thái vẫn không hề chấp nhận được “Một Đấng Cứu Thế” sinh ra trong hang lừa máng cỏ, một Đấng Emmanuel con của gia đình Bác Thợ Mộc Giuse và Bà Maria ở làng quê Nadarét. Với tâm thức chung của họ lúc bấy giờ, và cũng là tâm thức của nhiều người trong nhân loại hôm nay, Thiên Chúa phải là một “Ông Trời” toàn năng trên các tầng mây, một Thượng Đế uy nghi lẫm liệt trên cõi vĩnh hằng; nếu Ngài có “hạ cố làm người”, thì cũng phải làm người trong cung cách của một vị đế vương oai hùng lẫm lẫm nơi gác tía lầu son, nơi cung đình tráng lệ là thủ đô Giêrusalem, chứ làm gì có một “Ông Trời sinh ra trong thân phận của một Em Bé khóc oa oa vấn tả nằm trong máng chiên lừa bao quanh chỉ có mấy chú mục đồng khổ nghèo kiết xác tại vùng quê Bêlem heo hút ?
Cũng vì quan niệm như thế về sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế và về nhân thân của Ngài, nên đám quan chức trong triều đình vua Hêrôđê, các tiến sĩ luật và hàng tư tế cao ngạo trong đạo Do Thái…đã sững sờ kinh ngạc khi nghe các đạo sĩ phương đông đến Giêrusalem tung tin “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương đông” (Mt 2,2).
Không như họ tưởng nghĩ, Thiên Chúa đã chọn cách “làm người”, làm Đấng Emmanuel thật gần gũi, bình dị, giản đơn và ở giữa những người nghèo, dành cho những ai thật sự khiêm hạ khát khao đi tìm Ngài trong tình yêu và chân lý mà trích đoạn Tin Mừng Luca hôm nay đã gói gọn trong mấy hàng tường thuật:
“Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ…. Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ….”.
Và đó chính là một quà tặng tuyệt vời nhất, cao cả nhất mà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa: Giáng Sinh chính là “quà tặng tình yêu” mà Thiên Chúa ban cho loài người, như sứ ngôn Isaia đã từng loan báo trước đó 7 thế kỷ, mà Phụng Vụ hôm nay đọc lại trong Bài đọc 1: “Một Hài Nhi đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,5); và sau nầy, Thánh Tông Đồ Gioan đã tái khẳng định trong Tin Mừng thứ 4: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).
Vâng. Chúa Giêsu-Kitô chính là một quà tặng tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho loài người, cho tất cả chúng ta không trừ ai.
- Vì là “Quà tặng của tình yêu” nên Ngài không đến mang theo một triết thuyết viễn vông, một ý thức hệ hoang tưởng, một sự phĩnh gạt hoang đường…nhưng là một Tin Mừng, một Tin Vui: “Nầy, ta báo cho anh em một Tin Vui trọng đại, tin vui cho toàn dân…”
- Vì là “Quà tặng của tình yêu” nên sự hiện diện của Ngài trong thế giới đã, đang và sẽ mang theo sự yêu thương, yên bình, hòa hợp, sẽ đẩy lùi mọi hận thù, ghen ghét, chiến tranh, như cách diễn tả của sứ ngôn Isaia mà chúng ta vừa nghe công bố nơi Bài đọc 1: “Cái ách nặng nề…cái gông trên vai…cái vương trượng của kẻ áp bức…sẽ bị nghiền nát…Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi làm mồi nuôi lửa.” ; hay như chính bài ca của các thiên thần đã vang lên trong đêm Ngôi Hai giáng thế: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Để minh họa cho ý nghĩa nầy, tôi chợt nhớ tới một giai thoại về 1 bài ca Noel của Pháp: Bài Catique de Noel lời ca của thi sĩ Placide Cappeau và phần nhạc và hòa âm của Adolphe Adam:
Người ta kể rằng: trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), vào một ngày Giáng sinh tại mặt trận ác liệt, một lính Pháp bỗng nhảy lên khỏi chiến hào, hát to lên bài Cantique de Noel (Thánh ca đêm Noel)... Từ bên kia chiến tuyến, không có phát đạn nào của lính Phổ đã bắn vào anh ấy. Và thật bất ngờ, một lính Phổ cũng đã vụt đứng lên khỏi chiến hào đáp lại bằng bài carol cổ truyền của Phổ: bài Vom himmel hoch (Từ Thiên đường trên cao) – do Martin Luther viết. Trong khoảnh khắc đặc biệt nầy, một sự kiện hi hữu đã xảy ra: khi hai bài hát của hai anh lính chiến đối địch vang lên, toàn thể các chiến hào lặng im phăng phắt và sau đó là một tràng pháo tay vang dội thay thế cho những tiếng bom đạn gào thét trước đó…
Quà tặng Giáng Sinh là như thế ! Quà tặng tình yêu bao giờ cũng dẫn tới đích điểm là hòa hợp, an bình như chính Đức Giêsu đã khẳng định qua con người và sứ điệp của Ngài: “Ta đến để chiên ta được sống và được sống phong phú…, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em”.
- Vì Ngài là “quà tặng của tình yêu” nên bất cứ ai thật sự gặp được Ngài sẽ nhận được niềm vui và hy vọng mà Tin Mừng đã minh chứng qua những dấu lạ diệu kỳ: què đi, mù thấy, điếc nghe, câm nói, cùi phung lành sạch, những tâm hồn thương đau tội lỗi được băng bó chữa lành và những người nằm sâu trong huyệt mộ cũng được cải tử hoàn sinh…
Mỗi một lần Giáng Sinh trở lại, khi ánh sao lạ một lần nữa được thắp sáng giữa trời đông, khi những bài thánh ca Noel vang vọng trên những nẻo đường cuộc sống… phải chăng đó chính là một lời nhắc nhở, không phải cho riêng mỗi người Kitô hữu mà là cho tất cả chúng ta, biết thanh lọc cõi lòng, đổi mới trái tim, điều chỉnh đôi tay và ánh mắt… để một lần nữa nhận ra “quà tặng tuyệt vời”, quà tặng tình yêu của Thiên Chúa và từ đó biến đời mình, gia đình mình, cộng đoàn giáo xứ mình thành “quà tặng của yêu thương, hòa bình” chia sẻ cho nhau và dựng xây thế giới. Đó cũng chính là điều mà Thánh Phaolô, trong thư gởi cho đồ đệ Titô được trích đọc trong Bài đọc 2 hôm nay, đã nhắc nhở cho mọi thế hệ Kitô hữu phải trân trọng và sống tích cực hồng ân cứu độ do Đức Kitô ban tặng: “Ngài đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta khiến chúng ta thành dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện” (BĐ 2).
Riêng đối với anh chị em Kitô hữu thuộc giáo xứ Qui Hoà, nơi an dưỡng và điều trị của bao nhiêu anh chị em bệnh hoạn tật nguyền. Vì thế, quà tặng Giáng Sinh ý nghĩa và cần thiết nhất chính là hiện thực hóa những lời dạy của Phúc Âm: yêu thương và phục vụ trong tinh thần sẻ chia, bác ái, cùng với những thánh lễ dâng lên mỗi ngày, những lời kinh Kính Mừng của chuỗi Mân Côi, những những nghĩa cử yêu thương nhẫn nhục trong đời sống vợ chồng, những hành vi thơm thảo của cháu con dành cho ông bà cha mẹ, những sẻ chia manh áo chén cơm cho những gia đình đang gặp cơn quẫn bách …Mỗi người chúng ta có thể tìm thấy một “quà tặng Giáng Sinh” thích hợp cho cuộc hành trình đức tin của riêng mình ; và chắc chắn một điều, khi chúng ta biết sẵn sàng lắng nghe “Tin Mừng Giáng Sinh” như các Mục Đồng, sẵn sàng cất bước lên đường theo “Sao lạ Bê Lem” như các đạo sĩ Phương Đông…thì chắc chắn chúng ta tìm gặp Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình yêu, một Đấng Em-ma-nu-en đã đang và sẽ đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Như thế, cuộc cử hành đêm nay, Đêm Thánh vô cùng nầy, lại chính là cơ hội để anh và tôi, để chị và em, để tất cả chúng ta hân hoan vui mừng lãnh nhận chính quà tặng của Thiên Chúa, không phải thứ quà tặng rẻ tiền trong những chiếc vớ của ông già Noel mang đến, mà là quà tặng tình yêu tuyệt vời là chính Thiên Chúa, là hồng ân cứu độ, là Tin Mừng giải thoát, là Nước Trời ; và để đáp trả tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa khi ban tặng món quà vĩ đại là Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế, chúng ta cũng hãy dâng lại cho Ngài món quà Giáng Sinh khiêm hạ nhỏ bé của chúng ta, như món quà đơn sơ nhưng ắp đầy tình yêu của “Chú bé đánh trống”.
Hài Nhi Giêsu ơi,
Con cũng là một bé nghèo như Chúa.
Con không có món quà gì để mang tặng Đức Vua chúng con,
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?....
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé .”
Hài Nhi Giêsu chắc chắn cũng đang mĩm cười với mỗi người chúng ta khi chúng ta đến với Ngài đêm nay với chút quà đầy tình yêu như thế. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Lễ Giáng Sinh ban ngày 2019 : Để Trở Nên Bà Con Họ Hàng Với Chúa
LM. Trương Đình Hiền
22:13 23/12/2019
ĐỂ TRỞ NÊN BÀ CON HỌ HÀNG VỚI CHÚA
(lễ giáng sinh ban ngày 2019)
Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến,
Niềm vui đó chính là sứ điệp trung tâm của Mầu Nhiệm Giáng Sinh như lời Thánh Lê-ô Cả trong BĐ II Kinh Sách lễ Giáng Sinh hôm nay đã nhấn mạnh trằng: “Hôm nay Đấng Cứu Độ chúng ta đã giáng sinh, chúng ta hãy vui mừng. Chúng ta không được phép buồn khi mừng ngày sự sống xuất hiện. Ngày kỷ niệm nầy phá tan sự sợ hải trước cái chết và ban cho chúng ta niềm hân hoan được sống đời đời” (Bài đọc 2 Giờ Kinh Sách Lễ Giáng Sinh”.
Giờ đây, để xứng đáng lãnh nhận niềm vui của ơn cứu độ, niềm vui thánh thiện của mầu nhiệm Giáng Sinh, xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh, chúng ta hãy thú nhận tội lỗi.
Bài Giảng Lời Chúa : Kính thưa ông bà và anh chị em, các bạn trẻ thân mến,
Trong lời thánh thi Kinh chiều hôm nay, Hội Thánh đã hát lên:
Chúng con mừng kỷ niệm
Ngày có một không hai
Từ lòng Cha thánh thiện
Chúa Nhập thể cứu đời.
Ngày bảo chứng tình thương,
Chúa bước vào cõi thế,
Trời đất nối đại dương
Hoan ca nào xiết kể
Lý do gì để lễ Giáng Sinh lại dâng trào niềm vui như thế, lý do gì đã khiến Giáng Sinh trở thành niềm chung cho toàn nhân loại như thế ? Chúng ta cùng dừng lại để suy nghĩ đôi điều sứ điệp Lời Chúa được công bố hôm nay.
1. Nhập Thể: Một tình yêu hành động
Như chúng ta đã chia sẻ với nhau trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Chỉ có thể cắt nghĩa được huyền nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh bằng hai tiếng TÌNH YÊU. Thế nhưng đó không là một tình yêu chỉ bằng lời suông mà là một hiện thực, một dấn thân, một hành động. Cũng chính trong ý nghĩa “Lời Hành Động” đó mà các bài đọc Lời Chúa được công bố hôm nay đều đồng thanh diễn tả tính cách năng động của “Lời”:
- Lời Nhập Thể chính là Tin Mừng vĩ đại nhất, Lời có sức đổi thay mọi sự, biến mọi tang tóc saauf thương nên choáng ngợp vui mừng hoan hỉ, như chúng ta vừa nghe sứ ngôn I-sa-i-a đã diển tả trong Bài đọc 1: “đẹp thay bước chân người loan tin mừng…kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cát tiêng reo hò vang dậy…Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng…”; và Lời đó chính là “Lời hiện thực”, “Lời chứng tỏ”, “Lời thành tựu”, “Lời viên thành”…như thư Do Thái lại xác quyết:”Đã lắm phen bằng nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy Cha ông…vào thời sau hết Thiên Chúa đã phán dạy qua Thánh Tử…”. Và đặc biệt nhất, Thánh Gioan trong bài Tựa Tin Mừng của Ngài, đã khẳng định một cách rõ ràng như một câu định nghĩa: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Vâng, Thiên Chúa Nhập Thể Giáng Sinh chính là một tình yêu hành động, một tình yêu không dừng lại ở một lời nói suông mà một “LỜI THÀNH NHỤC THỂ”.
Nếu Thiên Chúa trong lịch sử đợi chờ đã nhiều lần can thiệp, nhiều lúc hành động để cứu dân qua những điềm thiêng dấu lạ, thì đã đến lúc, Thiên Chúa xuất hiện, Thiên Chúa dấn thân, Thiên Chúa biểu lộ chính bản thân Ngài, chính cuộc sống Ngài, chính trái tim của Ngài, chính nỗi đau và cái chết, chính sự sống lại vinh quang của Ngài. Thánh Gioan đã cảm nhận đuợc chân lý nầy khi Ngài viết lại trong thư thứ nhất của Ngài:”Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã được nghe, điều chính mắt chúng tôi đã được thấy và chiêm ngưỡng, điều chính tay chúng tôi đã được chạm đến, đó là lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã xuất hiện chúng tôi đã nhìn thấy và xin làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời : sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay xuất hiện cho chúng tôi” (1 Ga 1,1-2).
Như vậy, tin nhận mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh, đón nhận Con Chúa xuống thế làm người đối với chúng ta hôm nay đó là chấp nhận “sự can thiệp của Thiên Chúa trong mọi biến cố của đời mình”, là đón nhận sự hiện diện và hoạt động của Chúa Kitô trong giữa lòng cuộc sống. Và như thế, cho dù mùa Phụng vụ Giáng Sinh có qua đi, cho dù những biểu hiện Giáng Sinh bên ngoài bị xóa bỏ…thì trên mỗi chặng đường của cuộc sống, đức tin của chúng ta vẫn là sự bắt đầu mới mẻ, việc sống đạo của chúng ta lại là một cuộc lên đường …Tin và sống mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh là thế đó. Bởi vì nếu Giáng Sinh-Nhập Thể là một “tình yêu hành động” của Thiên Chúa dành cho chúng ta, thì sống mầu nhiệm ấy chính là một “tình yêu hành động” đáp trả dành cho Thiên Chúa và dành cho con người.
Nhưng Thiên Chúa đã hành động làm sao ?
2. Nhập Thể : Một tình yêu sẵn sàng tự hủy
Thế nhưng hành động của tình yêu và vì tình yêu bao giờ cũng đòi phải trả một giá đắt. Và giá đắt cuối cùng chính là hy sinh thân mình, là chấp nhận “chết”, là trở thành “lễ dâng”, trở thành “hy tế’. Nói cách khác, yêu cho tới cùng có nghĩa là “phải xóa mình đi”, phải “tự hủy” (Kenose) như chính Đức Kitô đã khẳng quyết: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Và chính Đức Kitô đã hiện thực hóa lời khẳng quyết đó bằng chính cái chết tủi nhục đau thương trên thập giá.
Nhập Thể-Giáng Sinh đó chính là tình yêu lớn nhất, tình yêu trên mọi tình yêu. Tình yêu của Đấng tự xóa bỏ tước phận Thiên Chúa cao sang để hạ cố mang phận bạc con người (Pl 2,6-7), “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 8). Và để cắt nghĩa rõ hơn tư tưởng nầy, chị Chiara Lubich, đã cầu nguyện với những lời thâm thúy:
Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù loà.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên "dốt nát".
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người "tội lỗi".
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị xa cách Thiên Chúa.
Để chúng con chiếm hữu thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hoả ngục.
Để cho chúng con được vui sống trên mặt đất nầy giữa hàng trăm anh chị em, Chúa đã chịu cảnh bị gạt bỏ khỏi trời đất, khỏi loài người và thiên nhiên.
Chúa là Thiên Chúa, là Thiên Chúa của con, là Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ bến của chúng con (CNHV trg. 148-149
Ngày hôm nay chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh-Nhập Thể cho dù với cung cách rực rỡ tráng lệ của hoa đèn ca nhạc đông vui mang tính lễ hội, thì điểm đến, tiêu đích cuối cùng vẫn chỉ là: “Một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta” (Ca Nhập Lễ); là một Em bé Giêsu yếu ớt nằm trong máng chiên lừa, một chàng thanh niên thợ mộc Giêsu con bác phó mộc Giuse, một Thầy Giêsu đi chân trần nghèo nàn, đói mệt trên những nẽo đường cát bụi xứ Pa-les-ti-na đến độ “không có chỗ dựa đầu” (Lc 9,58), là một tử tội Giêsu bị kết án đóng đinh thập giá giữa hai tên trộm cướp…và hôm nay trên bàn thờ nầy, là chính Chúa Kitô chấp nhận làm “tấm bánh ly rượu” để rở nên máu thịt nuôi sống muôn người.
Noi theo cách hành động của Thiên Chúa, chúng ta sống mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh giữa đời thường hôm nay đó là biết không ngừng tự xóa mình đi, là biết không ngừng thực thi ý Chúa cho dù trăm đắng nghìn cay, là biết khiêm tốn quỳ xuống để rửa chân cho anh em cho dù phải hy sinh và tủi nhục, là trung thành từng ngày với lý tưởng phúc âm cho dù phải dập vùi thử thách, là can đảm thực hành Lời Chúa trong từng nghĩa cử nhỏ nhoi, là chấp nhận đoạn tuyệt để trở về cho dù con tim tan nát…Sống mầu nhiệm Giáng Sinh – Nhập Thể hôm nay là biết mĩm cười chấp nhận cái tối tăm vất vả của đời sống gia đình nhưng vẫn sáng lên niềm tin yêu hy vọng; là biết sẵn sàng dấn thân trong giữa chốn chợ đời bon chen tất bật, nhưng vẫn sáng lên sự liêm khiết của phúc âm ; là không nản lòng trước bệnh tật, không sợ hải phải sinh và nuôi dạy con cái, là chung thủy từng ngày trong giao ước lứa đôi, là an bình phó thác trong tay Cha khi xui tay nhắm mắt…
Nói cách khác, Thiên Chúa làm người để chúng ta được nên giống Người, giống trong tình yêu ban tặng, phục vụ và dĩ nhiên, trong sự thánh thiện rạng ngời của ân sủng cứu độ, như cách diễn tả của các vị Thánh Giáo Phụ từ ngàn xưa, Clément (Alexandrie) và Grégoire (Naziance) "Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa"; hay ít ra, “bà con với Chúa”, nư câu chuyện của Dan Clak:
Vào một buổi tối giá rét mùa Giáng sinh, một đứa bé khoảng sáu, bảy tuổi đứng trước một cửa hiệu. Đứa bé không có giày, còn quần áo thì rách rưới. Một phụ nữ trẻ đi ngang qua và nhìn thấy niềm khao khát trong đôi mắt xanh xao của nó. Cầm tay đứa bé dẫn vào tiệm, bà mua cho nó đôi giày mới và một bộ quần áo ấm.
Đưa bé ra khỏi tiệm, người đàn bà nói: “Bây giờ cháu có thể về nhà và chúc cháu một Giáng sinh vui vẻ”.
Đứa bé ngước nhìn người đàn bà và hỏi: “Thưa bà, bà có phải là Chúa không?”.
Người đàn bà cúi xuống nhìn đứa bé và đáp: “Không, con ạ, ta chỉ là một trong những đứa con của Chúa”.
Đứa bé nói: “Cháu nghĩ chắc bà phải có họ hàng, bà con gì với Chúa”.
Ước gì toàn thể mỗi người chúng ta hôm nay biết sống làm sao và sống thế nào để đều có thể được một ai đó cũng nói với mình một câu tương tự : “Tôi nghĩ ông, bà, anh chị chắc phải có họ hàng, bà con gì với Chúa”. Amen
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(lễ giáng sinh ban ngày 2019)
Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến,
Niềm vui đó chính là sứ điệp trung tâm của Mầu Nhiệm Giáng Sinh như lời Thánh Lê-ô Cả trong BĐ II Kinh Sách lễ Giáng Sinh hôm nay đã nhấn mạnh trằng: “Hôm nay Đấng Cứu Độ chúng ta đã giáng sinh, chúng ta hãy vui mừng. Chúng ta không được phép buồn khi mừng ngày sự sống xuất hiện. Ngày kỷ niệm nầy phá tan sự sợ hải trước cái chết và ban cho chúng ta niềm hân hoan được sống đời đời” (Bài đọc 2 Giờ Kinh Sách Lễ Giáng Sinh”.
Giờ đây, để xứng đáng lãnh nhận niềm vui của ơn cứu độ, niềm vui thánh thiện của mầu nhiệm Giáng Sinh, xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh, chúng ta hãy thú nhận tội lỗi.
Bài Giảng Lời Chúa : Kính thưa ông bà và anh chị em, các bạn trẻ thân mến,
Trong lời thánh thi Kinh chiều hôm nay, Hội Thánh đã hát lên:
Chúng con mừng kỷ niệm
Ngày có một không hai
Từ lòng Cha thánh thiện
Chúa Nhập thể cứu đời.
Ngày bảo chứng tình thương,
Chúa bước vào cõi thế,
Trời đất nối đại dương
Hoan ca nào xiết kể
Lý do gì để lễ Giáng Sinh lại dâng trào niềm vui như thế, lý do gì đã khiến Giáng Sinh trở thành niềm chung cho toàn nhân loại như thế ? Chúng ta cùng dừng lại để suy nghĩ đôi điều sứ điệp Lời Chúa được công bố hôm nay.
1. Nhập Thể: Một tình yêu hành động
Như chúng ta đã chia sẻ với nhau trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Chỉ có thể cắt nghĩa được huyền nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh bằng hai tiếng TÌNH YÊU. Thế nhưng đó không là một tình yêu chỉ bằng lời suông mà là một hiện thực, một dấn thân, một hành động. Cũng chính trong ý nghĩa “Lời Hành Động” đó mà các bài đọc Lời Chúa được công bố hôm nay đều đồng thanh diễn tả tính cách năng động của “Lời”:
- Lời Nhập Thể chính là Tin Mừng vĩ đại nhất, Lời có sức đổi thay mọi sự, biến mọi tang tóc saauf thương nên choáng ngợp vui mừng hoan hỉ, như chúng ta vừa nghe sứ ngôn I-sa-i-a đã diển tả trong Bài đọc 1: “đẹp thay bước chân người loan tin mừng…kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cát tiêng reo hò vang dậy…Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng…”; và Lời đó chính là “Lời hiện thực”, “Lời chứng tỏ”, “Lời thành tựu”, “Lời viên thành”…như thư Do Thái lại xác quyết:”Đã lắm phen bằng nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy Cha ông…vào thời sau hết Thiên Chúa đã phán dạy qua Thánh Tử…”. Và đặc biệt nhất, Thánh Gioan trong bài Tựa Tin Mừng của Ngài, đã khẳng định một cách rõ ràng như một câu định nghĩa: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Vâng, Thiên Chúa Nhập Thể Giáng Sinh chính là một tình yêu hành động, một tình yêu không dừng lại ở một lời nói suông mà một “LỜI THÀNH NHỤC THỂ”.
Nếu Thiên Chúa trong lịch sử đợi chờ đã nhiều lần can thiệp, nhiều lúc hành động để cứu dân qua những điềm thiêng dấu lạ, thì đã đến lúc, Thiên Chúa xuất hiện, Thiên Chúa dấn thân, Thiên Chúa biểu lộ chính bản thân Ngài, chính cuộc sống Ngài, chính trái tim của Ngài, chính nỗi đau và cái chết, chính sự sống lại vinh quang của Ngài. Thánh Gioan đã cảm nhận đuợc chân lý nầy khi Ngài viết lại trong thư thứ nhất của Ngài:”Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã được nghe, điều chính mắt chúng tôi đã được thấy và chiêm ngưỡng, điều chính tay chúng tôi đã được chạm đến, đó là lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã xuất hiện chúng tôi đã nhìn thấy và xin làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời : sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay xuất hiện cho chúng tôi” (1 Ga 1,1-2).
Như vậy, tin nhận mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh, đón nhận Con Chúa xuống thế làm người đối với chúng ta hôm nay đó là chấp nhận “sự can thiệp của Thiên Chúa trong mọi biến cố của đời mình”, là đón nhận sự hiện diện và hoạt động của Chúa Kitô trong giữa lòng cuộc sống. Và như thế, cho dù mùa Phụng vụ Giáng Sinh có qua đi, cho dù những biểu hiện Giáng Sinh bên ngoài bị xóa bỏ…thì trên mỗi chặng đường của cuộc sống, đức tin của chúng ta vẫn là sự bắt đầu mới mẻ, việc sống đạo của chúng ta lại là một cuộc lên đường …Tin và sống mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh là thế đó. Bởi vì nếu Giáng Sinh-Nhập Thể là một “tình yêu hành động” của Thiên Chúa dành cho chúng ta, thì sống mầu nhiệm ấy chính là một “tình yêu hành động” đáp trả dành cho Thiên Chúa và dành cho con người.
Nhưng Thiên Chúa đã hành động làm sao ?
2. Nhập Thể : Một tình yêu sẵn sàng tự hủy
Thế nhưng hành động của tình yêu và vì tình yêu bao giờ cũng đòi phải trả một giá đắt. Và giá đắt cuối cùng chính là hy sinh thân mình, là chấp nhận “chết”, là trở thành “lễ dâng”, trở thành “hy tế’. Nói cách khác, yêu cho tới cùng có nghĩa là “phải xóa mình đi”, phải “tự hủy” (Kenose) như chính Đức Kitô đã khẳng quyết: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Và chính Đức Kitô đã hiện thực hóa lời khẳng quyết đó bằng chính cái chết tủi nhục đau thương trên thập giá.
Nhập Thể-Giáng Sinh đó chính là tình yêu lớn nhất, tình yêu trên mọi tình yêu. Tình yêu của Đấng tự xóa bỏ tước phận Thiên Chúa cao sang để hạ cố mang phận bạc con người (Pl 2,6-7), “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 8). Và để cắt nghĩa rõ hơn tư tưởng nầy, chị Chiara Lubich, đã cầu nguyện với những lời thâm thúy:
Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù loà.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên "dốt nát".
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người "tội lỗi".
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị xa cách Thiên Chúa.
Để chúng con chiếm hữu thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hoả ngục.
Để cho chúng con được vui sống trên mặt đất nầy giữa hàng trăm anh chị em, Chúa đã chịu cảnh bị gạt bỏ khỏi trời đất, khỏi loài người và thiên nhiên.
Chúa là Thiên Chúa, là Thiên Chúa của con, là Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ bến của chúng con (CNHV trg. 148-149
Ngày hôm nay chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh-Nhập Thể cho dù với cung cách rực rỡ tráng lệ của hoa đèn ca nhạc đông vui mang tính lễ hội, thì điểm đến, tiêu đích cuối cùng vẫn chỉ là: “Một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta” (Ca Nhập Lễ); là một Em bé Giêsu yếu ớt nằm trong máng chiên lừa, một chàng thanh niên thợ mộc Giêsu con bác phó mộc Giuse, một Thầy Giêsu đi chân trần nghèo nàn, đói mệt trên những nẽo đường cát bụi xứ Pa-les-ti-na đến độ “không có chỗ dựa đầu” (Lc 9,58), là một tử tội Giêsu bị kết án đóng đinh thập giá giữa hai tên trộm cướp…và hôm nay trên bàn thờ nầy, là chính Chúa Kitô chấp nhận làm “tấm bánh ly rượu” để rở nên máu thịt nuôi sống muôn người.
Noi theo cách hành động của Thiên Chúa, chúng ta sống mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh giữa đời thường hôm nay đó là biết không ngừng tự xóa mình đi, là biết không ngừng thực thi ý Chúa cho dù trăm đắng nghìn cay, là biết khiêm tốn quỳ xuống để rửa chân cho anh em cho dù phải hy sinh và tủi nhục, là trung thành từng ngày với lý tưởng phúc âm cho dù phải dập vùi thử thách, là can đảm thực hành Lời Chúa trong từng nghĩa cử nhỏ nhoi, là chấp nhận đoạn tuyệt để trở về cho dù con tim tan nát…Sống mầu nhiệm Giáng Sinh – Nhập Thể hôm nay là biết mĩm cười chấp nhận cái tối tăm vất vả của đời sống gia đình nhưng vẫn sáng lên niềm tin yêu hy vọng; là biết sẵn sàng dấn thân trong giữa chốn chợ đời bon chen tất bật, nhưng vẫn sáng lên sự liêm khiết của phúc âm ; là không nản lòng trước bệnh tật, không sợ hải phải sinh và nuôi dạy con cái, là chung thủy từng ngày trong giao ước lứa đôi, là an bình phó thác trong tay Cha khi xui tay nhắm mắt…
Nói cách khác, Thiên Chúa làm người để chúng ta được nên giống Người, giống trong tình yêu ban tặng, phục vụ và dĩ nhiên, trong sự thánh thiện rạng ngời của ân sủng cứu độ, như cách diễn tả của các vị Thánh Giáo Phụ từ ngàn xưa, Clément (Alexandrie) và Grégoire (Naziance) "Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa"; hay ít ra, “bà con với Chúa”, nư câu chuyện của Dan Clak:
Vào một buổi tối giá rét mùa Giáng sinh, một đứa bé khoảng sáu, bảy tuổi đứng trước một cửa hiệu. Đứa bé không có giày, còn quần áo thì rách rưới. Một phụ nữ trẻ đi ngang qua và nhìn thấy niềm khao khát trong đôi mắt xanh xao của nó. Cầm tay đứa bé dẫn vào tiệm, bà mua cho nó đôi giày mới và một bộ quần áo ấm.
Đưa bé ra khỏi tiệm, người đàn bà nói: “Bây giờ cháu có thể về nhà và chúc cháu một Giáng sinh vui vẻ”.
Đứa bé ngước nhìn người đàn bà và hỏi: “Thưa bà, bà có phải là Chúa không?”.
Người đàn bà cúi xuống nhìn đứa bé và đáp: “Không, con ạ, ta chỉ là một trong những đứa con của Chúa”.
Đứa bé nói: “Cháu nghĩ chắc bà phải có họ hàng, bà con gì với Chúa”.
Ước gì toàn thể mỗi người chúng ta hôm nay biết sống làm sao và sống thế nào để đều có thể được một ai đó cũng nói với mình một câu tương tự : “Tôi nghĩ ông, bà, anh chị chắc phải có họ hàng, bà con gì với Chúa”. Amen
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tập Cận Bình mở chiến dịch Trung Quốc hóa Kinh Thánh
Anh Vũ /RFI
12:17 23/12/2019
Gần ngày Noel, nhiều tờ báo Pháp đề cập đến chủ đề đạo Thiên Chúa. Nhật báo Le Figaro đưa độc giả đến Trung Quốc qua bài viết có hàng tựa gây sự tò mò : « Tập Cận Bình muốn viết lại Kinh Thánh theo đường lối của Đảng ».
Le Figaro cho hay, « từ giờ trở đi kinh Thánh sẽ phải tuân thủ theo kinh Mác-Lê pha trộn « màu sắc Trung Quốc » và các câu chuyện của Chúa Giê-su sẽ phải ở trong đường lối của đảng Cộng Sản ». Bắc Kinh vừa mở cuộc tấn công mới nhằm « Trung Quốc hóa » tôn giáo. Lần này họ nhằm vào các giáo lý, không chỉ của Thiên Chúa Giáo mà cả kinh Coran của Hồi Giáo cho đến những lời răn của Phật.
Theo Le Figaro, trong một hội nghị về tôn giáo hôm 6/11, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu đại diện của các tôn giáo chính ở Trung Quốc phải sửa đổi các bản dịch dẫn chiếu kinh sách sao cho phù hợp với « đòi hỏi của thời kỳ mới ». Có thể hiểu cái « thời kỳ mới » ở đây chính là « kỷ nguyên của Tập Cận Bình » với tư tưởng đã được đưa vào Hiến Pháp hồi năm 2018, tờ báo nhận xét.
Hội nghị nói trên, do ông Uông Dương, ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, chủ tịch Ủy Ban Toàn Quốc Hội nghị Hiệp Thương Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc, chủ trì. Le Figaro trích dẫn báo cáo của hội nghị có đoạn : « Cần phải đánh giá lại toàn bộ các bản dịch hiện nay của các tôn giáo truyền thống. Những nội dung không phù hợp, cần phải sửa đổi và phải dịch lại các văn bản ».
Le Figaro cho biết thêm : Đại diện của các tôn giáo chính tại Trung Quốc đã được triệu tập để nghe truyền đạt thực thi các quyết định của Hội Nghị Trung Ương 4 của đảng Cộng Sản họp hồi cuối tháng 10, theo đó khẳng định vai trò tuyệt đối của hệ tư tưởng Cộng Sản đối với xã hội.
Trước các chức sắc tôn giáo ở Trung Quốc, ông Uông Dương nhấn mạnh « tầm quan trọng căn bản việc diễn giải các giáo lý và quy tắc tôn giáo là nhằm mục đích dần dần hình thành một hệ thống tư tưởng mang đặc sắc Trung Quốc ».
Tờ báo bình luận: Từ khi thành lập, nước Cộng Hòa Nhân Dân này đã giám sát chặt các tôn giáo, đưa họ vào khuôn khổ của các tổ chức « ái quốc », nhưng lệnh thay đổi thuyết giáo lần này đánh dấu một ngưỡng mới trong quyết tâm của Tập Cận Bình muốn bóp nghẹt mọi quan điểm đối lập với Đảng.
Tổ chức phi chính phủ đấu tranh về tự do tôn giáo trên thế giới Better Winter cho biết : Chính quyền Trung Quốc căng khẩu hiệu tuyên truyền trên các nhà thời Hồi Giáo như trong vùng tự trị Ninh Hạ. Gần đây, chân dung của Tập Cận Bình còn thay chỗ ảnh của Đức Mẹ Maria và trong một trường Công Giáo ở tỉnh Giang Tây. Le Figaro cũng không quên nhắc đến tỉnh Tân Cương, nơi có hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị truy bức bằng đủ mọi hình thức.
Nhà sử học độc lập ở Bắc Kinh, Chương Lập Phàm, bản thân ông cũng bị chính quyền theo dõi, nhận định : « Chế độ Cộng Sản là một giáo phái và họ nhìn Phật Giáo Tây Tạng, Công Giáo, Hồi Giáo như là những tư tưởng đối địch. Gia tăng kiểm soát tôn giáo, trên thực tế đã bộc lộ nỗi lo sợ xã hội thoát khỏi tầm kiểm soát của họ ».
Tuy nhiên một số nhà quan sát cảnh báo nguy cơ « gậy ông đập lưng ông đối với đảng Cộng Sản khi muốn mở rộng uy quyền sang địa hạt tín ngưỡng ».
Chuyên gia về tôn giáo Trung Quốc Nhậm Diên Lê (Ren Yanli) được Le Figaro trích dẫn nhận xét : « Việc thắt chặt kiểm soát tôn giáo sẽ phản tác dụng như đã thấy trong nhiều thập kỷ qua. Chính quyền có nhiệm vụ lãnh đạo đất nước, kinh tế, xã hội chứ không phải lãnh đạo niềm tin. Một số lãnh đạo dường như không hiểu điều đó ».
Pho tượng Đức Mẹ, nơi được tin đã xảy ra phép lạ tại Notre Dame de Paris, sẽ được trưng bày trong lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
16:19 23/12/2019
Lần đầu tiên trong hàng mấy trăm năm qua, Notre Dame de Paris sẽ không có thánh lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, các viên chức nhà thờ chính tòa nói rằng các ngài tin là phép lạ đã xảy ra đối với một bức tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi. Và bức tượng Đức Mẹ ấy sẽ được trưng bày trong lễ đêm Giáng Sinh ở một nhà thờ lân cận cho anh chị em tín hữu tôn kính.
Thánh lễ Giáng Sinh đã được cử hành suốt 855 năm lịch sử của ngôi nhà thờ này, ngay cả trong hai cuộc chiến tranh thế giới, như một ngọn hải đăng của hy vọng giữa những cuộc đổ máu.
Tuy nhiên, một ngọn lửa tình cờ trong thời bình cuối cùng đã khiến thánh lễ Giáng Sinh không thể được cử hành trong năm nay.
Khi những ánh đèn vẫn tiếp tục âm u trên một cảnh quan đã từng một thời bất khả chiến bại trong 855 năm, các quan chức đang cố gắng tập trung vào nhiệm vụ trước mắt là giữ cho tinh thần của ngôi nhà thờ chính tòa bị thiêu rụi vẫn sống động qua các cử hành Phụng Vụ, các bài hát và lời cầu nguyện trong một nhà thờ gần đó.
Đám cháy đã khiến hàng giáo sĩ, các bức tượng nổi tiếng, các nghi lễ phụng vụ và các cử hàng Giáng Sinh phải dời đến một ngôi nhà tạm thời trong khi các công trình phục hồi đang diễn ra. Ngôi nhà mới chỉ cách đó chưa đầy 1,500m. Đó là một nhà thờ gothic khác của Paris có tên là Saint-Germain l'Auxerrois.
Và các cử hành sẽ diễn ra ở đó, trong khi các công trình đang tiếp diễn với một tiến độ chậm chạp để xây dựng lại nhà thờ sau trận hỏa hoạn ngày 15 tháng Tư phá hủy mái nhà và ngọn tháp cao của nó, và suýt chút nữa là nhấn chìm hai tòa tháp bằng đá của ngôi nhà thờ chính tòa này.
“Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp sẽ không có lễ nửa đêm tại Notre Dame,” Cha Patrick Chauvet, cha sở của nhà thờ chính tòa, nói với tờ The Associated Press.
Cha Chauvet lưu ý rằng: “Ngay cả trong bối cảnh cuộc tàn sát của Thế chiến thứ Nhất, thánh lễ nửa đêm vẫn được cử hành, bởi vì hàng giáo sĩ vẫn ở đó và họ phải cử hành thánh lễ.” Trong thế chiến thứ Hai, Paris nằm dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã. Nhưng theo cha Chauvet, “chẳng có vấn đề gì.” Theo kiến thức của ngài, lễ Giáng Sinh chỉ không được cử hành tại nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris trong giai đoạn sau năm 1789, khi các nhà cách mạng chống Công Giáo Pháp biến ngôi nhà thờ này thành “một ngôi đền của lý trí”.
Người Pháp gọi các cử hành Giáng Sinh tại Saint-Germain l'Auxerrois trong năm nay là “Noël en exil”, nghĩa là “Giáng Sinh lưu vong”. Đó sẽ một khoảnh khắc đi vào lịch sử.
“Có thể nói rằng, chúng tôi có cơ hội để cử hành Thánh Lễ bên ngoài các bức tường nhà thờ chính tòa, nhưng với một số chỉ dấu theo đó chúng tôi vẫn kết nối với Notre Dame de Paris.”
Những chỉ dấu này bao gồm một bục bằng gỗ, để cử hành các nghi lễ Phụng Vụ, đã được xây dựng trong nhà thờ Saint-Germain cho giống với Notre Dame de Paris. Cha Chauvet sẽ chủ sự thánh lễ nửa đêm ngày 24 tháng 12. Nhiều tín hữu trong cộng đoàn là những người thường xuyên đi lễ tại nhà thờ chính tòa Paris. Các bài hát trong thánh lễ cũng là các bài truyền thống của các ca đoàn nổi danh của Notre Dame de Paris.
Tại nhà thờ Saint-Germain có một tác phẩm điêu khắc kiểu Gothic rất nổi tiếng tên là “Đức Trinh Nữ thành Paris”. Nhiều người cho rằng tên Notre Dame de Paris đã được đặt theo tên của tác phẩm này. Tác phẩm này sẽ được trưng bày trong phần mới nới ra trên cung thánh.
Kiệt tác của thế kỷ 14, mỗi chiều khoảng hai mét và mô tả Đức Maria bồng Chúa Hài Đồng Giêsu từ Notre Dame de Paris, cũng được trưng bày để thể hiện thông điệp hy vọng của các viên chức sau vụ cháy.
“Đây là bức tượng Đức Trinh Nữ có tài có phép. Tại sao? Bởi vì vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, mái vòm của nhà thờ bị sập hoàn toàn. Đá rơi khắp mọi nơi, nhưng chừa ra không trúng vào tượng Đức Mẹ. Theo tự nhiên, những tảng đá từ mái vòm phải rớt trúng đầu bức tượng và như thế bức tượng sẽ bị phá hủy hoàn toàn,” cha Chauvet nói.
Cha nhớ lại khoảnh khắc trong đêm xảy ra hỏa hoạn khi ngài phát hiện ra bức tượng vẫn còn y nguyên. Khi đó, ngài đang nắm tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng cầu nguyện trên sân trước của nhà thờ. Khoảng nửa đêm khi ngọn lửa lắng xuống, cuối cùng họ cũng được vào bên trong để quan sát. Cha Chauvet chỉ và thốt lên với tổng thống Macron: “Xem kìa, Đức Mẹ vẫn còn nguyên ở đó!”
Sau đó, cha Chauvet nói rằng những công nhân làm việc tại Notre Dame de Paris khẩn nài ngài đừng mang bức tượng ra khỏi nhà thờ. Họ nói rằng trong thời gian phục hồi “chúng con cần bức tượng này. Đức Mẹ bảo vệ chúng con.”
Cha Chauvet nói rằng có bức tượng này bên cạnh trong lễ Giáng sinh là một điều thật an ủi.
“Tượng Đức Mẹ này đã ở nhiều năm trong nhà thờ chính tòa Notre Dame. Mẹ nhìn những người hành hương, tất cả 35,000 khách hành hương mỗi ngày. Điều an ủi này giúp chúng ta vững bước.” Cha Chauvet nói.
Một lý do khác để hy vọng. Đó là kể từ tháng 11, sau nhiều tháng chìm trong bóng tối, lần đầu tiên kể từ vụ cháy, mặt tiền của nhà thờ đang được thắp sáng mỗi khi hoàng hôn buông xuống. Khách du lịch trong thời gian lễ hội giờ đây có thể nhìn thấy các máng xối nổi tiếng và các tượng đá vào ban đêm trong ánh sáng huy hoàng từ những cây cầu gần đó, mặc dù tiền sảnh của nhà thờ chính tòa vẫn còn bị đóng cửa.
Các quan chức nhà thờ cẩn thận chọn Saint-Germain l'Auxerrois làm ngôi nhà thờ tạm thời vì gần nhà thờ Đức Bà, ngay cạnh bảo tàng Louvre. Như thế, các giáo sĩ sống gần nhà thờ di chuyển đến đó dễ dàng. Ngoài ra, lịch sử uy tín của ngôi nhà thờ này cũng là một lý do khác.
Saint-Germain l'Auxerrois đã từng là một nhà thờ hoàng gia mà các vị vua Pháp theo Công Giáo rất tự hào. Cha Chauvet giải thích rằng vào thời đó, họ sống trong Cung điện Louvre gần đó. Các vị vua, chỉ cần băng qua đại lộ trước cung điện là có thể đến tham dự Thánh lễ.
Source:APNotre Dame Cathedral to miss first Christmas in centuries
Thánh lễ Giáng Sinh đã được cử hành suốt 855 năm lịch sử của ngôi nhà thờ này, ngay cả trong hai cuộc chiến tranh thế giới, như một ngọn hải đăng của hy vọng giữa những cuộc đổ máu.
Tuy nhiên, một ngọn lửa tình cờ trong thời bình cuối cùng đã khiến thánh lễ Giáng Sinh không thể được cử hành trong năm nay.
Khi những ánh đèn vẫn tiếp tục âm u trên một cảnh quan đã từng một thời bất khả chiến bại trong 855 năm, các quan chức đang cố gắng tập trung vào nhiệm vụ trước mắt là giữ cho tinh thần của ngôi nhà thờ chính tòa bị thiêu rụi vẫn sống động qua các cử hành Phụng Vụ, các bài hát và lời cầu nguyện trong một nhà thờ gần đó.
Đám cháy đã khiến hàng giáo sĩ, các bức tượng nổi tiếng, các nghi lễ phụng vụ và các cử hàng Giáng Sinh phải dời đến một ngôi nhà tạm thời trong khi các công trình phục hồi đang diễn ra. Ngôi nhà mới chỉ cách đó chưa đầy 1,500m. Đó là một nhà thờ gothic khác của Paris có tên là Saint-Germain l'Auxerrois.
Và các cử hành sẽ diễn ra ở đó, trong khi các công trình đang tiếp diễn với một tiến độ chậm chạp để xây dựng lại nhà thờ sau trận hỏa hoạn ngày 15 tháng Tư phá hủy mái nhà và ngọn tháp cao của nó, và suýt chút nữa là nhấn chìm hai tòa tháp bằng đá của ngôi nhà thờ chính tòa này.
“Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp sẽ không có lễ nửa đêm tại Notre Dame,” Cha Patrick Chauvet, cha sở của nhà thờ chính tòa, nói với tờ The Associated Press.
Cha Chauvet lưu ý rằng: “Ngay cả trong bối cảnh cuộc tàn sát của Thế chiến thứ Nhất, thánh lễ nửa đêm vẫn được cử hành, bởi vì hàng giáo sĩ vẫn ở đó và họ phải cử hành thánh lễ.” Trong thế chiến thứ Hai, Paris nằm dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã. Nhưng theo cha Chauvet, “chẳng có vấn đề gì.” Theo kiến thức của ngài, lễ Giáng Sinh chỉ không được cử hành tại nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris trong giai đoạn sau năm 1789, khi các nhà cách mạng chống Công Giáo Pháp biến ngôi nhà thờ này thành “một ngôi đền của lý trí”.
Người Pháp gọi các cử hành Giáng Sinh tại Saint-Germain l'Auxerrois trong năm nay là “Noël en exil”, nghĩa là “Giáng Sinh lưu vong”. Đó sẽ một khoảnh khắc đi vào lịch sử.
“Có thể nói rằng, chúng tôi có cơ hội để cử hành Thánh Lễ bên ngoài các bức tường nhà thờ chính tòa, nhưng với một số chỉ dấu theo đó chúng tôi vẫn kết nối với Notre Dame de Paris.”
Những chỉ dấu này bao gồm một bục bằng gỗ, để cử hành các nghi lễ Phụng Vụ, đã được xây dựng trong nhà thờ Saint-Germain cho giống với Notre Dame de Paris. Cha Chauvet sẽ chủ sự thánh lễ nửa đêm ngày 24 tháng 12. Nhiều tín hữu trong cộng đoàn là những người thường xuyên đi lễ tại nhà thờ chính tòa Paris. Các bài hát trong thánh lễ cũng là các bài truyền thống của các ca đoàn nổi danh của Notre Dame de Paris.
Tại nhà thờ Saint-Germain có một tác phẩm điêu khắc kiểu Gothic rất nổi tiếng tên là “Đức Trinh Nữ thành Paris”. Nhiều người cho rằng tên Notre Dame de Paris đã được đặt theo tên của tác phẩm này. Tác phẩm này sẽ được trưng bày trong phần mới nới ra trên cung thánh.
Kiệt tác của thế kỷ 14, mỗi chiều khoảng hai mét và mô tả Đức Maria bồng Chúa Hài Đồng Giêsu từ Notre Dame de Paris, cũng được trưng bày để thể hiện thông điệp hy vọng của các viên chức sau vụ cháy.
“Đây là bức tượng Đức Trinh Nữ có tài có phép. Tại sao? Bởi vì vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, mái vòm của nhà thờ bị sập hoàn toàn. Đá rơi khắp mọi nơi, nhưng chừa ra không trúng vào tượng Đức Mẹ. Theo tự nhiên, những tảng đá từ mái vòm phải rớt trúng đầu bức tượng và như thế bức tượng sẽ bị phá hủy hoàn toàn,” cha Chauvet nói.
Cha nhớ lại khoảnh khắc trong đêm xảy ra hỏa hoạn khi ngài phát hiện ra bức tượng vẫn còn y nguyên. Khi đó, ngài đang nắm tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng cầu nguyện trên sân trước của nhà thờ. Khoảng nửa đêm khi ngọn lửa lắng xuống, cuối cùng họ cũng được vào bên trong để quan sát. Cha Chauvet chỉ và thốt lên với tổng thống Macron: “Xem kìa, Đức Mẹ vẫn còn nguyên ở đó!”
Sau đó, cha Chauvet nói rằng những công nhân làm việc tại Notre Dame de Paris khẩn nài ngài đừng mang bức tượng ra khỏi nhà thờ. Họ nói rằng trong thời gian phục hồi “chúng con cần bức tượng này. Đức Mẹ bảo vệ chúng con.”
Cha Chauvet nói rằng có bức tượng này bên cạnh trong lễ Giáng sinh là một điều thật an ủi.
“Tượng Đức Mẹ này đã ở nhiều năm trong nhà thờ chính tòa Notre Dame. Mẹ nhìn những người hành hương, tất cả 35,000 khách hành hương mỗi ngày. Điều an ủi này giúp chúng ta vững bước.” Cha Chauvet nói.
Một lý do khác để hy vọng. Đó là kể từ tháng 11, sau nhiều tháng chìm trong bóng tối, lần đầu tiên kể từ vụ cháy, mặt tiền của nhà thờ đang được thắp sáng mỗi khi hoàng hôn buông xuống. Khách du lịch trong thời gian lễ hội giờ đây có thể nhìn thấy các máng xối nổi tiếng và các tượng đá vào ban đêm trong ánh sáng huy hoàng từ những cây cầu gần đó, mặc dù tiền sảnh của nhà thờ chính tòa vẫn còn bị đóng cửa.
Các quan chức nhà thờ cẩn thận chọn Saint-Germain l'Auxerrois làm ngôi nhà thờ tạm thời vì gần nhà thờ Đức Bà, ngay cạnh bảo tàng Louvre. Như thế, các giáo sĩ sống gần nhà thờ di chuyển đến đó dễ dàng. Ngoài ra, lịch sử uy tín của ngôi nhà thờ này cũng là một lý do khác.
Saint-Germain l'Auxerrois đã từng là một nhà thờ hoàng gia mà các vị vua Pháp theo Công Giáo rất tự hào. Cha Chauvet giải thích rằng vào thời đó, họ sống trong Cung điện Louvre gần đó. Các vị vua, chỉ cần băng qua đại lộ trước cung điện là có thể đến tham dự Thánh lễ.
Source:AP
Hãng trực tuyến Netflix chiếu phim The First Temptation of Christ là xúc phạm người Kitô hữu: bị một Giám Mục ở Texas kết tội báng bổ.
Trần Mạnh Trác
16:48 23/12/2019
Một công ty YouTube có trụ sở tại Brazil là Porta dos Fundos đã sản xuất bộ phim ‘The First Temptation of Christ’ (Cơn cám giỗ đầu tiên cuả Chuá Kitô) và Netflix đã thuê bao trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Bộ phim kể chuyện nhân dịp ngày sinh nhật cuả mình, Chúa Jesus đã đưa về nhà giới thiệu một người bạn trai cuả mình tên là Orlando với Đức Mẹ và thánh Giuse. Cuốn phim diễn tả Đức Mẹ là một phụ nữ ngoại tình mắc bệnh nghiện hút.
Trong tấm áp phích quảng cáo Netflix viết, Chúa Jesus, vừa lên 30, đưa một vị khách bất ngờ về nhà gặp gỡ gia đình. Trở thành một dịp Giáng sinh đặc biệt quái gở, chỉ có thể tạo ra được nhờ tài năng kiệt tác cuả Porta dos Fundos.
Đức Giám Mục Joseph Strickland của Giáo Phận Tyler, Texas lập tức phóng một tin nhắn lên Twitter để tố cáo dịch vụ trực tuyến Netflix là những kẻ báng bổ, và cho biết Ngài vừa chấm dứt account cuả ngài với họ, như sau:
“Vừa cắt đứt dịch vụ với Netflix xong…không phí thì giờ để xem, vả lại những kẻ báng bổ thì không đáng ủng hộ dù là một xu cũng vậy!”
Tweet cuả Ngài đã được trên 4000 ngàn người thích và ngàn ngươì khác đã tweet lại.
Trong số bình luận, người ta đọc thấy có những lời khen như sau:
@canonlaw, Twitter
Luật sư Edward Peters nói , chúng tôi sẽ hủy Netflix vào chu kỳ thanh toán tiếp theo. Xin cảm ơn Đức Cha vì cái tweet trên. Oremus pro invicem. (Xin hãy cầu nguyện cho nhau.)
@SJOSEPHINE_CSFN, Twitter
Sơ Josephine Garret của dòng gia đình Nazareth cho biết nhà dòng đã hủy Netflix sau khi họ ủng hộ mạnh mẽ việc phá thai.
@JamesOfTheCross, Twitter
“Tôi không còn xem Netflix nữa, và chẳng bao giờ tiếc. Không có việc báng bổ nào đáng với tiền của tôi!”
Nhiều nhóm Kitô giáo khác cũng phản đối lên Netflix đòi họ phải cắt cuốn phim ra ngay. Riêng nhóm Change.org cho biết đã phát động ký tên và đã có trên 2 triệu chữ ký từ
Hoa Kỳ và Brazil.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình: máng cỏ ấm áp tình yêu thương
Martino Lê Hoàng Vũ
10:30 23/12/2019
Trong không khí tươi vui rộn ràng của những ngày chuẩn bị mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người. Tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, TGP. Sài Gòn, các em thiếu nhi các lớp Giáo lý trong Đoàn TNTT Giáo xứ Phú Bình đã cùng nhau làm hang đá mừng đón Chúa giáng sinh vào sáng Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng ngày 22.12.2019 vừa qua.
Sau thánh lễ lúc 7g sáng, các em thiếu nhi quây quần bên nhau làm một hang đá theo sự hướng dẫn của các anh chị Huynh Trưởng phụ trách lớp mình.Khi cùng chung làm việc chung, các em thật vui,vì được góp công sức của mình,được chuyện trò gặp gỡ các bạn.
Xem Hình
Khoảng 15g30,giờ chấm điểm các mẫu hang đá.Lúc này linh mục chánh xứ Phú Bình Gioan B. Trần văn Trí và thầy Phó tế Phêrô Trần Anh Tuấn thăm các mẫu hang đá,nghe các em trình bày ý nghĩa mẫu hang đá của lớp mình,và cha cũng cho thêm những lời nhận xét những tâm tình nhắn nhủ các em trong đời sống đức tin.
Năm nay, nổi bật nhất có lẽ hang đá của các em ngành ấu, hang đá trình bày câu chuyện gây rung động dự luận những tháng gần đây.Câu chuyện 39 nạn nhân người Việt Nam chết thảm thương tại nước Anh qua hình ảnh Chúa Giêsu với cha mẹ Ngài ở trong xe tải đông lạnh.Với sự hiểu biết đơn sơ hạn hẹp của các em thiếu nhi ngành Ấu, Chúa Giêsu luôn yêu thương và mời gọi ta cầu nguyện, nhớ đến các nạn nhân.Trong trái tim nhân hậu của Chúa luôn có chỗ dành cho chung ta.Chúa Giêsu giáng sinh làm người để chia sẻ với những người nghèo,những người không nhà không cửa,những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa không được cắp sách đến trường.
Lm chánh xứ đi thăm hang đá của ngành Nghĩa với hình ảnh Chúa Giêsu đồng hành với người trẻ.Qua lời mời gọi các bạn trẻ hãy mở cánh cửa của cõi lòng cho Chúa Giêsu vào,trao phó cho Ngài những khó khăn mệt mỏi do áp lực của học hành bài vở,Chúa Giêsu sẽ gánh vác cho chúng ta như năm xưa Ngài đi cùng với các môn đệ trên đường Emmaus.Đó cũng là chủ đề mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2020 :“Đồng hành với những người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện”
Ngoài ra, có lớp giáo lý làm hang đá với ý tưởng Chúa Kitô là quà tặng tình yêu cho chúng ta và chúng ta chia sẻ cho nhau.
Sau cùng, linh mục chánh xứ Phú Bình nhắn nhủ các em thiếu nhi. Ước gì những trang hoàng chuẩn bị hang đá bên ngoài làm cho các em nhớ đến việc dọn tâm hồn mình trở thành máng cỏ sạch sẽ tinh tươm cho Chúa Giêsu ngự,làm sao tâm hồn các em chất chứa những điều hay, điều tốt, và nhất là các em sống yêu thương cha hòa với nhau.
Martino Lê Hoàng Vũ
Sau thánh lễ lúc 7g sáng, các em thiếu nhi quây quần bên nhau làm một hang đá theo sự hướng dẫn của các anh chị Huynh Trưởng phụ trách lớp mình.Khi cùng chung làm việc chung, các em thật vui,vì được góp công sức của mình,được chuyện trò gặp gỡ các bạn.
Xem Hình
Khoảng 15g30,giờ chấm điểm các mẫu hang đá.Lúc này linh mục chánh xứ Phú Bình Gioan B. Trần văn Trí và thầy Phó tế Phêrô Trần Anh Tuấn thăm các mẫu hang đá,nghe các em trình bày ý nghĩa mẫu hang đá của lớp mình,và cha cũng cho thêm những lời nhận xét những tâm tình nhắn nhủ các em trong đời sống đức tin.
Năm nay, nổi bật nhất có lẽ hang đá của các em ngành ấu, hang đá trình bày câu chuyện gây rung động dự luận những tháng gần đây.Câu chuyện 39 nạn nhân người Việt Nam chết thảm thương tại nước Anh qua hình ảnh Chúa Giêsu với cha mẹ Ngài ở trong xe tải đông lạnh.Với sự hiểu biết đơn sơ hạn hẹp của các em thiếu nhi ngành Ấu, Chúa Giêsu luôn yêu thương và mời gọi ta cầu nguyện, nhớ đến các nạn nhân.Trong trái tim nhân hậu của Chúa luôn có chỗ dành cho chung ta.Chúa Giêsu giáng sinh làm người để chia sẻ với những người nghèo,những người không nhà không cửa,những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa không được cắp sách đến trường.
Lm chánh xứ đi thăm hang đá của ngành Nghĩa với hình ảnh Chúa Giêsu đồng hành với người trẻ.Qua lời mời gọi các bạn trẻ hãy mở cánh cửa của cõi lòng cho Chúa Giêsu vào,trao phó cho Ngài những khó khăn mệt mỏi do áp lực của học hành bài vở,Chúa Giêsu sẽ gánh vác cho chúng ta như năm xưa Ngài đi cùng với các môn đệ trên đường Emmaus.Đó cũng là chủ đề mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2020 :“Đồng hành với những người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện”
Ngoài ra, có lớp giáo lý làm hang đá với ý tưởng Chúa Kitô là quà tặng tình yêu cho chúng ta và chúng ta chia sẻ cho nhau.
Sau cùng, linh mục chánh xứ Phú Bình nhắn nhủ các em thiếu nhi. Ước gì những trang hoàng chuẩn bị hang đá bên ngoài làm cho các em nhớ đến việc dọn tâm hồn mình trở thành máng cỏ sạch sẽ tinh tươm cho Chúa Giêsu ngự,làm sao tâm hồn các em chất chứa những điều hay, điều tốt, và nhất là các em sống yêu thương cha hòa với nhau.
Martino Lê Hoàng Vũ
Cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm: Niềm Vui Đức Tin
Trần Hiếu
18:02 23/12/2019
LTS. Bài viết sau đây do ông Trần Hiếu thực hiện, đã được ông Trần Thiện Khiêm đọc và ông vui lòng chia sẻ với bạn đọc.
Cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm: Niềm Vui Đức Tin
“Lạy Chúa, dù qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.” TV 23:4
Từ khi lãnh nhận bí tích rửa tội để trở thành con cái Chúa cách đây hơn một năm, ông Trần Thiện Khiêm, nguyên Thủ tướng VNCH, bây giờ trở nên khác trước. Ông nói, cảm nghiệm “Thiên Chúa ở cùng” làm ông luôn cảm thấy an tâm, thư thái và vui vẻ.
Trước đây, mặc dù đang an dưỡng tuổi già, ông vẫn hay cảm thấy căng thẳng, tâm hồn nặng trĩu những lo lắng, ưu tư. Anh Bá, người cháu gọi ông bằng chú, nói rằng, từ khi theo đạo, ông vui vẻ hẳn lên, điều gì ông cũng nói “Chúa sẽ lo liệu”.
Lịch sinh hoạt mỗi ngày của ông bây giờ cũng khác. Mỗi sáng sớm ông bắt đầu một ngày với làm dấu thánh giá và đọc những câu kinh quen, kinh Lạy Cha, kinh Sáng Danh, kinh về Đức Mẹ, và suy niệm. Mỗi tối ông cũng làm như vậy. Vào mỗi Chúa Nhật, vì sức khỏe kém không thể đến nhà thờ, ông dự lễ qua màn ảnh Tivi.
Ông nói, “Đức tin tôi còn yếu kém, nhưng tôi cảm nhận được Thiên Chúa thứ tha, được Ngài gánh mọi tội lỗi của mình, được Ngài thương cứu mình, và không để mình hư mất”. Với tư tưởng Thiên Chúa hiện diện nơi mình, ông sẵn sàng để Chúa dẫn dắt và quên đi chính mình: “Khi thấy Chúa vì mình mà khổ đau, tôi cũng học chấp nhận những hiểu lầm và tổn thương nên cảm thấy nhẹ lòng.”
Năm ngoái, khi đang nằm điều trị tại dưỡng đường Mission De La Casa, San Jose của Bác Sĩ Ngãi, do bị gãy xương chân, ông Khiêm hỏi chị Mai, một người thân quen giúp chăm sóc ông, “Chị có biết ông linh mục nào ở gần đây không, tôi muốn gặp?” Lúc ấy, thấy cha Justin Lê Trung Tướng đang viếng thăm cụ thân sinh của cha dưỡng bệnh ở phòng bên cạnh, chị Mai liền mời đến gặp ông Khiêm.
Hai người nói chuyện với nhau, và khi ông Khiêm ngỏ lời muốn theo đạo, cha chỉ hỏi ông một số điều cần tin trong Kinh Tin Kính, rồi sắp xếp lễ rửa tội cho ông. Thông thường, một người muốn theo đạo, họ cần được hướng dẫn giáo lý một thời gian, nhưng với ông Khiêm, đức tin dường như đã chín mùi, cha thấy không cần phải qua các thủ tục thông thường.
Trong bài giảng thánh lễ, cha nói, “Bản thân cụ chưa là tín hữu Công Giáo nhưng đã xác tín là con cái Chúa. Bây giờ, trở nên tín hữu là dịp để tạ ơn Chúa. Cụ xác tín Chúa yêu thương và sắp xếp mọi việc tốt đẹp theo thánh ý Ngài... Được rửa tội là được sinh ra trong ơn nghĩa Chúa hôm nay và mãi mãi. Chọn Chúa là xin Chúa dẫn đến quê trời với sự sống đời đời.”
Ông Khiêm sinh ngày 15/12/1925 tại Châu Thành, Long An, năm nay 94 tuổi. Với phép rửa tội, ngày 25/3/2018 là ngày sinh nhật mới của ông, được sinh ra trong đức tin. Ông nói, ông theo đạo là do ý muốn của mình, không có gì ràng buộc hoặc ai thúc ép gì cả.
Ông kể, lúc còn niên thiếu 9, 10 tuổi, sống ở xóm đạo nhà thờ Huyện Sĩ, Sài Gòn, ông sinh hoạt với các bạn cùng trang lứa trong đoàn Hùng Tâm Dũng Chí, rồi được học trường đạo nên hiểu biết ít nhiều câu kinh và lẽ đạo. Khi lớn lên ở trong quân đội, nhiều bạn Mỹ vẫn hay gọi ông là “Catholic Khiêm”, ông cũng chẳng đính chính, “vì thấy mình cũng như là người có đạo, mặc dầu chưa được rửa tội”.
Trong gia đình dòng tộc của ông đã có nhiều người theo đạo, gồm cả cô em gái, những đứa cháu, người anh em họ là cụ Nguyễn Văn Huyền, Chủ tịch Thượng Viện VNCH… Nhưng khi ông muốn chính thức là tín hữu Công Giáo, con đường dẫn đến đức tin cũng không khỏi gập ghềnh.
Cách đây năm năm, qua sự sắp xếp của Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và vài người bạn trong Phong Trào Cursillo Việt Nam San Jose, ông đã gặp và trò chuyện lâu giờ với Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, một người ông có mối đồng cảm sâu đậm. Cuộc gặp gỡ nhằm trao đổi nhiều vấn đề, và họ không quên nói đến vấn đề tâm linh. Sau cuộc gặp tại San Jose nầy, ý định chịu phép rửa tội càng thôi thúc ông. Từ đó, các bạn chuẩn bị các bước cho ông vào đạo, và ông ước mong được dịp Đức Cha Hợp ban phép rửa tội cho.
Nhưng Chúa có kế hoạch của Ngài. Khi trở về nhà tại San Diego, ông đã bị té và việc học đạo để lãnh nhận bí tích bị gián đoạn.
Những ngày đầu năm dương lịch 2018, sau khi sức khỏe được phục hồi, ông lại lên San Jose gặp gỡ bạn bè và tham dự một buổi tiệc của đồng hương Miền Nam. Sau buổi tiệc, ông lại bị té, và phải vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi vết thương thuyên giảm, ông được đưa vào tĩnh dưỡng ở dưỡng đường của Bác sĩ Ngãi. Ông nói, lúc nầy cảm thấy buồn, cô đơn và cũng là lúc mà tia sáng đức tin hiện đến, tâm hồn ước mong vươn ra xa cái hạn hẹn của cuộc sống hằng ngày.
Khi chọn tên thánh rửa tội, ông phân vân giữa thánh Phêrô và Phaolô, là hai vị đều có tội với Chúa, một ông chối Chúa, một ông bắt đạo Chúa, nhưng họ đều thay đổi, trở nên là những môn đệ mến Chúa hết lòng; cuối cùng, ông chọn tên thánh Phaolô, một người ngoại giáo, nhưng vì tình thương, Chúa đã quật ngã ông.
Hồi tưởng lại quá khứ, ông nói, người ảnh hưởng sâu xa trong việc theo đạo của ông là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị lưu vong, tưởng không còn ngày về, nhưng rồi được Tổng Thống Thiệu mời về nước; và người hay tới thăm và an ủi là Đức cha Thuận. Chính thái độ và tấm lòng bao dung của Đức cha Thuận đã làm ông hết sức cảm động và nhìn thấy hình ảnh Thiên Chúa hiện diện.
Theo đạo, ông cảm thấy mình không hết khó khăn và thử thách, nhưng không thấy cô đơn. Ngoài việc đọc kinh mỗi ngày, ông còn đọc Thánh Kinh, nghe nhạc đạo, theo dõi các diễn biến thời sự, trò chuyện với bạn bè. Ông còn quen thêm các bạn mới trong đạo. Gặp gỡ bạn bè giúp ông tìm thấy niềm vui mỗi ngày.
Ông nói, “Thật cảm động, sau khi tôi theo đạo vài tháng, Đức cha Hợp sang Hoa Kỳ thăm tôi. Tôi cũng có dịp gặp lại Cha Tướng, người đã ban phép rửa tội cho tôi, gặp các cha và nhiều người bạn ở San Jose”. Với ân sủng đức tin, ông thấy không còn ước ao gì nữa, chỉ mong đến ngày được về với Chúa trong an bình.
Trong nhiều bản thánh ca ưa thích, ông thích nhất bài “Năm xưa trên cây sồi”, là bài ông nghe mỗi ngày, vì những ca từ phản ảnh tâm tư của ông. Bài ca cũng nguyện cầu cho đất nước và dân tộc mà ông hằng yêu mến, “Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ôi, con vâng nghe Mẹ rồi, sớm chiều từ nay thống hối; Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ôi, xin Mẹ đoái thương nhậm lời, cho nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời.”
Trần Hiếu
Cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm: Niềm Vui Đức Tin
“Lạy Chúa, dù qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.” TV 23:4
Trước đây, mặc dù đang an dưỡng tuổi già, ông vẫn hay cảm thấy căng thẳng, tâm hồn nặng trĩu những lo lắng, ưu tư. Anh Bá, người cháu gọi ông bằng chú, nói rằng, từ khi theo đạo, ông vui vẻ hẳn lên, điều gì ông cũng nói “Chúa sẽ lo liệu”.
Lịch sinh hoạt mỗi ngày của ông bây giờ cũng khác. Mỗi sáng sớm ông bắt đầu một ngày với làm dấu thánh giá và đọc những câu kinh quen, kinh Lạy Cha, kinh Sáng Danh, kinh về Đức Mẹ, và suy niệm. Mỗi tối ông cũng làm như vậy. Vào mỗi Chúa Nhật, vì sức khỏe kém không thể đến nhà thờ, ông dự lễ qua màn ảnh Tivi.
Ông nói, “Đức tin tôi còn yếu kém, nhưng tôi cảm nhận được Thiên Chúa thứ tha, được Ngài gánh mọi tội lỗi của mình, được Ngài thương cứu mình, và không để mình hư mất”. Với tư tưởng Thiên Chúa hiện diện nơi mình, ông sẵn sàng để Chúa dẫn dắt và quên đi chính mình: “Khi thấy Chúa vì mình mà khổ đau, tôi cũng học chấp nhận những hiểu lầm và tổn thương nên cảm thấy nhẹ lòng.”
Năm ngoái, khi đang nằm điều trị tại dưỡng đường Mission De La Casa, San Jose của Bác Sĩ Ngãi, do bị gãy xương chân, ông Khiêm hỏi chị Mai, một người thân quen giúp chăm sóc ông, “Chị có biết ông linh mục nào ở gần đây không, tôi muốn gặp?” Lúc ấy, thấy cha Justin Lê Trung Tướng đang viếng thăm cụ thân sinh của cha dưỡng bệnh ở phòng bên cạnh, chị Mai liền mời đến gặp ông Khiêm.
Hai người nói chuyện với nhau, và khi ông Khiêm ngỏ lời muốn theo đạo, cha chỉ hỏi ông một số điều cần tin trong Kinh Tin Kính, rồi sắp xếp lễ rửa tội cho ông. Thông thường, một người muốn theo đạo, họ cần được hướng dẫn giáo lý một thời gian, nhưng với ông Khiêm, đức tin dường như đã chín mùi, cha thấy không cần phải qua các thủ tục thông thường.
Trong bài giảng thánh lễ, cha nói, “Bản thân cụ chưa là tín hữu Công Giáo nhưng đã xác tín là con cái Chúa. Bây giờ, trở nên tín hữu là dịp để tạ ơn Chúa. Cụ xác tín Chúa yêu thương và sắp xếp mọi việc tốt đẹp theo thánh ý Ngài... Được rửa tội là được sinh ra trong ơn nghĩa Chúa hôm nay và mãi mãi. Chọn Chúa là xin Chúa dẫn đến quê trời với sự sống đời đời.”
Ông Khiêm sinh ngày 15/12/1925 tại Châu Thành, Long An, năm nay 94 tuổi. Với phép rửa tội, ngày 25/3/2018 là ngày sinh nhật mới của ông, được sinh ra trong đức tin. Ông nói, ông theo đạo là do ý muốn của mình, không có gì ràng buộc hoặc ai thúc ép gì cả.
Trong gia đình dòng tộc của ông đã có nhiều người theo đạo, gồm cả cô em gái, những đứa cháu, người anh em họ là cụ Nguyễn Văn Huyền, Chủ tịch Thượng Viện VNCH… Nhưng khi ông muốn chính thức là tín hữu Công Giáo, con đường dẫn đến đức tin cũng không khỏi gập ghềnh.
Cách đây năm năm, qua sự sắp xếp của Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và vài người bạn trong Phong Trào Cursillo Việt Nam San Jose, ông đã gặp và trò chuyện lâu giờ với Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, một người ông có mối đồng cảm sâu đậm. Cuộc gặp gỡ nhằm trao đổi nhiều vấn đề, và họ không quên nói đến vấn đề tâm linh. Sau cuộc gặp tại San Jose nầy, ý định chịu phép rửa tội càng thôi thúc ông. Từ đó, các bạn chuẩn bị các bước cho ông vào đạo, và ông ước mong được dịp Đức Cha Hợp ban phép rửa tội cho.
Nhưng Chúa có kế hoạch của Ngài. Khi trở về nhà tại San Diego, ông đã bị té và việc học đạo để lãnh nhận bí tích bị gián đoạn.
Những ngày đầu năm dương lịch 2018, sau khi sức khỏe được phục hồi, ông lại lên San Jose gặp gỡ bạn bè và tham dự một buổi tiệc của đồng hương Miền Nam. Sau buổi tiệc, ông lại bị té, và phải vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi vết thương thuyên giảm, ông được đưa vào tĩnh dưỡng ở dưỡng đường của Bác sĩ Ngãi. Ông nói, lúc nầy cảm thấy buồn, cô đơn và cũng là lúc mà tia sáng đức tin hiện đến, tâm hồn ước mong vươn ra xa cái hạn hẹn của cuộc sống hằng ngày.
Khi chọn tên thánh rửa tội, ông phân vân giữa thánh Phêrô và Phaolô, là hai vị đều có tội với Chúa, một ông chối Chúa, một ông bắt đạo Chúa, nhưng họ đều thay đổi, trở nên là những môn đệ mến Chúa hết lòng; cuối cùng, ông chọn tên thánh Phaolô, một người ngoại giáo, nhưng vì tình thương, Chúa đã quật ngã ông.
Hồi tưởng lại quá khứ, ông nói, người ảnh hưởng sâu xa trong việc theo đạo của ông là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị lưu vong, tưởng không còn ngày về, nhưng rồi được Tổng Thống Thiệu mời về nước; và người hay tới thăm và an ủi là Đức cha Thuận. Chính thái độ và tấm lòng bao dung của Đức cha Thuận đã làm ông hết sức cảm động và nhìn thấy hình ảnh Thiên Chúa hiện diện.
Theo đạo, ông cảm thấy mình không hết khó khăn và thử thách, nhưng không thấy cô đơn. Ngoài việc đọc kinh mỗi ngày, ông còn đọc Thánh Kinh, nghe nhạc đạo, theo dõi các diễn biến thời sự, trò chuyện với bạn bè. Ông còn quen thêm các bạn mới trong đạo. Gặp gỡ bạn bè giúp ông tìm thấy niềm vui mỗi ngày.
Ông nói, “Thật cảm động, sau khi tôi theo đạo vài tháng, Đức cha Hợp sang Hoa Kỳ thăm tôi. Tôi cũng có dịp gặp lại Cha Tướng, người đã ban phép rửa tội cho tôi, gặp các cha và nhiều người bạn ở San Jose”. Với ân sủng đức tin, ông thấy không còn ước ao gì nữa, chỉ mong đến ngày được về với Chúa trong an bình.
Trong nhiều bản thánh ca ưa thích, ông thích nhất bài “Năm xưa trên cây sồi”, là bài ông nghe mỗi ngày, vì những ca từ phản ảnh tâm tư của ông. Bài ca cũng nguyện cầu cho đất nước và dân tộc mà ông hằng yêu mến, “Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ôi, con vâng nghe Mẹ rồi, sớm chiều từ nay thống hối; Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ôi, xin Mẹ đoái thương nhậm lời, cho nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời.”
Trần Hiếu
Cộng Đoàn Thánh Linh Tampe Tiểu Bang Arizona Tĩnh Tâm Mùa Vọng .
Phan Hoàng Phú Qúy
18:23 23/12/2019
Cộng Đoàn Thánh Linh Tempe Tiểu Bang Arizona Tĩnh Tâm Mùa Vọng .
(Tempe-Arizona) Trong tâm tình chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại thành phố Tempe thuộc tiểu bang Arizona đã tổ chức 3 ngày tĩnh tâm Mùa Vọng 20/21/22 tháng 12 năm 2019, do linh mục Phêrô Nguyễn Bá Quốc Linh giám đốc ơn gọi dòng Chúa Cứu Thế đến từ Philadelphia thuyết giảng với chủ đề: “Ta Đến Để Chúng Được Sống và Sống Dồi Dào” (Ga 10, 10)
Xem Hình
Muốn sống dồi dào chúng ta phải biết kết hiệp với Chúa bằng cách cầu nguyện, tham dự thánh lễ.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải chọn đi con đường hẹp và phải sống nghiêm túc với chính mình.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải đọc và suy gẫm lời Chúa mỗi ngày.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải biết hy sinh thời gian dấn thân tham gia vào các sinh hoạt của cộng đoàn của giáo xứ.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải biết làm chứng cho Chúa, bởi vì chúng ta xin và nhận quá nhiều rồi.
Chúng ta phải nhớ và nhớ mỗi ngày đó là Ơn Chúa, vì không chỉ Chúa ban ơn cho chúng ta nhưng ban chính Mình Ngài cho chúng ta.
Dấu ấn sâu sắc để mọi người ghi nhớ trong 3 ngày tĩnh tâm đó là :
Đừng lãng quên bao kỳ công Chúa đã làm
Đừng lãng quên quên ơn lành Chúa đã ban
Nẽo đường nào cho Chúa để Chúa đến bên con
Và chổ nào cho Chúa để Chúa mãi trong con.
Đặc biệt trong 3 ngày tĩnh tâm cọng đoàn dân Chúa cũng được chiêm ngắm và cầu nguyện xin ơn chữa lành trước di tích của Thánh Goan Neumann. Thánh Gioan Neumann là vị Giám mục thứ 4 của tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ngài thuộc dòng Chúa Cứu Thế, Ngài rất thương yêu và chăm sóc người nghèo và người di dân. Xác ngài không hư hoại và đang đặt tại một lồng kính của Đền Thánh St.John Neumann tại Philadelphia. Ngài làm nhiều phép lạ chữa lành cho nhiều người.
Trong thánh lễ kết thúc chương trình tĩnh tâm có nghi thức cầu nguyện và xin ơn chữa lành cho toàn thể mọi người trong cọng đoàn, nhiều giáo dân đã tham dự một cách trang nghiêm và sốt sáng, linh mục chủ sự đã đặt di tích Thánh Nhân lên đầu mỗi người cùng cầu nguyện và xin ơn cũng như chúc lành cho họ, nhìn nét mặt vui tươi hớn hở của mọi người chúng tôi cãm nhận được niềm vui, sự bình an mà mọi người đã nhận được trong 3 ngày tĩnh tâm vừa qua, nhất là Ơn Hòa Giải.
Kính chúc quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cọng đoàn dân Chúa Mùa Giáng Sinh Bình An, Thánh Thiện, Nhiều Hồng n của Chúa . Một Năm Mới Phúc Lộc và May Lành.
Phan Hoàng Phú Quý
(Tempe-Arizona) Trong tâm tình chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại thành phố Tempe thuộc tiểu bang Arizona đã tổ chức 3 ngày tĩnh tâm Mùa Vọng 20/21/22 tháng 12 năm 2019, do linh mục Phêrô Nguyễn Bá Quốc Linh giám đốc ơn gọi dòng Chúa Cứu Thế đến từ Philadelphia thuyết giảng với chủ đề: “Ta Đến Để Chúng Được Sống và Sống Dồi Dào” (Ga 10, 10)
Xem Hình
Muốn sống dồi dào chúng ta phải biết kết hiệp với Chúa bằng cách cầu nguyện, tham dự thánh lễ.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải chọn đi con đường hẹp và phải sống nghiêm túc với chính mình.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải đọc và suy gẫm lời Chúa mỗi ngày.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải biết hy sinh thời gian dấn thân tham gia vào các sinh hoạt của cộng đoàn của giáo xứ.
Muốn sống dồi dào chúng ta phải biết làm chứng cho Chúa, bởi vì chúng ta xin và nhận quá nhiều rồi.
Chúng ta phải nhớ và nhớ mỗi ngày đó là Ơn Chúa, vì không chỉ Chúa ban ơn cho chúng ta nhưng ban chính Mình Ngài cho chúng ta.
Dấu ấn sâu sắc để mọi người ghi nhớ trong 3 ngày tĩnh tâm đó là :
Đừng lãng quên bao kỳ công Chúa đã làm
Đừng lãng quên quên ơn lành Chúa đã ban
Nẽo đường nào cho Chúa để Chúa đến bên con
Và chổ nào cho Chúa để Chúa mãi trong con.
Đặc biệt trong 3 ngày tĩnh tâm cọng đoàn dân Chúa cũng được chiêm ngắm và cầu nguyện xin ơn chữa lành trước di tích của Thánh Goan Neumann. Thánh Gioan Neumann là vị Giám mục thứ 4 của tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ngài thuộc dòng Chúa Cứu Thế, Ngài rất thương yêu và chăm sóc người nghèo và người di dân. Xác ngài không hư hoại và đang đặt tại một lồng kính của Đền Thánh St.John Neumann tại Philadelphia. Ngài làm nhiều phép lạ chữa lành cho nhiều người.
Trong thánh lễ kết thúc chương trình tĩnh tâm có nghi thức cầu nguyện và xin ơn chữa lành cho toàn thể mọi người trong cọng đoàn, nhiều giáo dân đã tham dự một cách trang nghiêm và sốt sáng, linh mục chủ sự đã đặt di tích Thánh Nhân lên đầu mỗi người cùng cầu nguyện và xin ơn cũng như chúc lành cho họ, nhìn nét mặt vui tươi hớn hở của mọi người chúng tôi cãm nhận được niềm vui, sự bình an mà mọi người đã nhận được trong 3 ngày tĩnh tâm vừa qua, nhất là Ơn Hòa Giải.
Kính chúc quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cọng đoàn dân Chúa Mùa Giáng Sinh Bình An, Thánh Thiện, Nhiều Hồng n của Chúa . Một Năm Mới Phúc Lộc và May Lành.
Phan Hoàng Phú Quý
Thông Báo
Xin đón xem tường trình đặc biệt của chúng tôi về lễ Giáng Sinh tại Vatican và Bethlehem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:40 23/12/2019
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Belem Máng Cỏ Nghèo Nàn
Tấn Đạt
22:59 23/12/2019
BELEM MÁNG CỎ NGHÈO NÀN
Ảnh của Tấn Đạt
Con dám tin một Đấng Thánh ra đời
Khởi đầu kiếp nhân sinh là người nghèo khó
Nằm trong chuồng bò, trong máng cỏ
Là Đấng Cứu Tinh cả nhân loại điêu linh
(Trích thơ của Ba Chuông)
Ảnh của Tấn Đạt
Con dám tin một Đấng Thánh ra đời
Khởi đầu kiếp nhân sinh là người nghèo khó
Nằm trong chuồng bò, trong máng cỏ
Là Đấng Cứu Tinh cả nhân loại điêu linh
(Trích thơ của Ba Chuông)
VietCatholic TV
Tin Tức Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới, ngày 22/12/2019
VietCatholic Network
00:48 23/12/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 22/12/2019.
2- Đức Thánh Cha ban hành Tự sắc liên quan đến Niên trưởng Hồng Y đoàn.
3- Đức Thánh Cha gặp nhân viên các cơ quan trung ương của Tòa Thánh.
4- Sứ điệp video của Đức Thánh Cha và Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc.
5- Đức Thánh Cha thăm trường trung học ở Roma.
6- Đức Thánh Cha gặp những người di dân đến từ đảo Lesbo.
7- Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức Tin nói rằng: tài liệu của Ủy ban Kinh Thánh không mở đường cho các kết hợp đồng tính.
8- Giáo hội Bắc Ireland lên án luật mới cho phép phá thai.
9- Giáo hội Chile mừng Giáng sinh với hy vọng đất nước đổi mới.
10- Caritas Thụy Sĩ báo động nạn nghèo đói gia tăng.
11- Cộng đoàn Kitô Gaza sinh động dù gặp khó khăn.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Hoài Niệm Giáng Sinh.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
Thánh Ca
Chú Bé Đánh Trống – Trình bày: Phương Thảo và Đình Trinh
Giáo Hội Năm Châu
16:44 23/12/2019