Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáng Sinh ấm áp
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:59 24/12/2009
Có câu chuyện đọc được trên internette, thật ấm áp!
Andy ngồi trên tuyết, cậu bé thấy lạnh hơn từng giây một. Andy không đi ủng - thứ mà người ta vẫn thường đi trên tuyết vào mùa đông. Cậu bé không thích ủng và dù sao cậu bé vẫn không có ủng cơ mà. Đôi giày vải, mỏng dính, mòn vẹt mà Andy đang mang đã có vài lỗ thủng và chúng không thể làm được việc là giữ ấm cho đôi chân cậu bé.
Andy đã ngồi trên tuyết thật là lâu rồi. Và dù cố đến mấy, cậu bé vẫn không thể nghĩ ra được món quà Giáng sinh cho Mẹ. Cậu bé buồn bã lắc đầu "Vô ích thôi, dù rằng mình có nghĩ ra món quà gì, mình cũng không có tiền mà. "
Từ khi bố Andy mất 3 năm về trước, gia đình cậu bé suy sụp nặng nề. Ban đêm Mẹ cậu làm việc ở bệnh viện, nhưng với đồng lương ít ỏi chỉ đủ mấy mẹ con sống tạm qua ngày. Chúng còn nhỏ lắm, chẳng biết có nghĩ ra món quà gì để tặng Mẹ hay không. Thật không công bằng, bây giờ đã là chiều tối đêm Giáng sinh mà cậu bé vẫn ngồi đây, chẳng thể nghĩ được điều gì cả.
Chùi những giọt nước mắt, Andy đứng dậy đi xuống phố - nơi có rất nhiều cửa hàng. Cuộc sống thật khó khăn khi mà cậu bé mới 6 tuổi và không có bố, đặc biệt là khi mà người ta cần một người đàn ông để tâm sự. Andy đi từng cửa hàng này sang cửa hàng khác, nhìn vào từng cửa sổ rực rỡ một. Mọi thứ đều đẹp và ngoài khả năng của cậu. Trời đã bắt đầu tối, Andy buồn bã định quay về nhà thì bỗng nhiên cậu bé nhìn thấy một vật gì đó ánh lên trong tuyết. Andy cúi xuống: 1 đồng xu nhỏ bóng loáng dưới đất. Hẳn chưa ai có cảm giác được giàu có như là Andy cảm thấy vào lúc ấy.
Khi Andy nắm chặt "kho tàng mới nhặt được" của mình, cậu bé cảm thấy như có hơi ấm chạy qua cơ thể,và cậu mạnh dạn bước vào cửa hàng đầu tiên, niềm hân hoan của Andy ngay lập tức bị đóng băng lại khi từng nhân viên bán hàng bảo với cậu rằng chẳng thể làm gì với đồng xu nhỏ xíu đó. Cậu bé đi ra, nhìn thấy một cửa hàng hoa, Andy liều đứng lại xếp hàng.
Khi người chủ cửa hàng hỏi Andy cần gì, cậu bé đưa một đồng xu và e dè hỏi liệu mình có thể mua được 1 bông hoa tặng Mẹ trong đêm Giáng sinh với đồng xu nhỏ xíu này không, người chủ cửa hàng nhìn Andy, đặt tay lên vai cậu bé và nói: "Đợi một chút, con trai, để ta xem có thể làm gì cho con."
Khi đứng chờ, Andy ngắm những bông hoa tuyệt đẹp và cậu đã hiểu vì sao Mẹ cậu cũng như bao người phụ nữ khác lại thích hoa đến thế.
Tiếng đóng cửa sớm khi người khách cuối cùng rời khỏi cửa hàng đã đưa cậu quay về với hiện thực. Còn lại một mình trong cửa hàng, Andy bắt đầu cảm thấy cô đơn và hoảng sợ. Bỗng người chủ cửa hàng lại đi ra.
Trước mắt cậu bé là 12 bông hồng đỏ thắm, cuống dài, lá xanh cùng với những bông hoa gì đó trắng, nhỏ li ti, được bọc thành một bó có dây nơ màu bạc. Tim Andy ngừng một nhịp khi ông chủ cửa hàng đặt bó hoa vào một chiếc hộp trắng và bảo: "Tất cả là một đồng xu, con trai."
Andy chậm chạp đặt đồng xu vào tay ông chủ cửa hàng. Không thể là thật được! Không ai bán cho cậu cái gì với một đồng xu đâu! Nhận thấy sự băn khoăn trên mặt cậu bé, ông chủ cửa hàng giải thích: "May mắn là ta có mấy bông hoa bán với giá một đồng xu một bó. Con trai có thích không?"
Lần này thì Andy không ngần ngại nữa. Ra khỏi cửa hàng, Andy nghe thấy tiếng ông chủ nói với theo: "Giáng sinh vui vẻ, con trai."
Khi ông chủ cửa hàng quay về trong nhà, vợ ông hỏi: "Ông vừa nói chuyện và đem hoa cho ai thế?" Nhìn qua cửa sổ và chớp chớp mắt để ngăn không cho nước mắt trào ra, ông chủ cửa hàng khẽ nói: "Một điều thật lạ lùng đã xảy ra. Sáng nay, khi tôi chuẩn bị mở cửa hàng, tôi có cảm giác như ai đang mách bảo mình để sang bên cạnh 12 bông hoa hồng thật đẹp vì đó sẽ là món quà đặc biệt. Tôi đã nghĩ là mình đã tưởng tượng ra, thế nhưng tôi vẫn cứ để 12 bông hồng ra một chỗ. Và ngay lúc nãy, một cậu bé vào cửa hàng và muốn mua hoa để chúc Giáng sinh cho Mẹ chỉ với 1 đồng xu. Nhìn vào cậu bé, tôi thấy tôi của nhiều năm về trước. Tôi đã là một đứa trẻ nghèo khổ không biết mua gì cho Mẹ vào đêm Giáng sinh. Một người qua đường đã cho tôi 10 dolla không vì lý do gì. Khi tôi nhìn thấy cậu bé tối hôm nay, tôi biết người đã mách bảo tôi là ai....". Tối Giáng sinh ấy, cả gia đình người chủ cửa hàng hoa và cả gia đình Andy nữa, không ai cảm thấy lạnh chút nào....(nguồn: Sưu Tầm).
Những bông hoa tươi xinh thật ấm áp như quà tặng đêm Giáng Sinh hạnh phúc cho hai gia đình.
Giáng sinh, Thiên Chúa gởi tặng nhân loại quà tặng thần linh là Hài Nhi Giêsu. Sứ điệp các thiên thần loan báo cho những mục đồng trong Đêm Thánh, được Giáo Hội công bố thành Tin Mừng trong Lễ Đêm Giáng Sinh: “Một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." (Lc 2,11-12). Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một hài nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một hài nhi sinh ra trong chuồng vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim những mục đồng mới có thể thấy nơi hài nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia mà chúng ta đã nghe trong bài đọc một: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9:5).
Dấu chỉ của Thiên Chúa là sự đơn sơ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là hài nhi. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Đó là cách Ngài trị vì. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi – vô phương tự vệ và cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Ngài xua đi sự khiếp sợ của ta trước sự oai hùng của Ngài. Ngài xin chúng ta tình yêu: vì thế Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta tự phát học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài - chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài. (Trích Bài giảng Lễ Nửa Đêm năm 2006 của ĐTC Bênêđictô.)
Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.
Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Thiên Chúa trở nên một Hài Nhi. Đức Thánh Cha giải thích thật sâu sắc:” Các Giáo Phụ trong Giáo Hội đã tìm thấy trong bản dịch Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp một đoạn từ tiên tri Isaia mà Thánh Phaolô cũng đã trích dẫn để cho thấy những đường lối mới của Thiên Chúa đã được tiên báo trong Cựu Ước như thế nào. Những lời đó như thế này: “Dio ha reso breve la sua Parola, l'ha abbreviata" (“Thiên Chúa làm cho Lời Ngài ngắn gọn (hay nhỏ bé), Ngài vắn tắt đi”) (Is 10:23; Rom 9:28). Ngôi Con chính là Lời, Logos, Lời hằng sống trở nên nhỏ bé – nhỏ đến mức có thể đặt trong hang đá. Ngài trở nên một hài nhi, để chúng ta có thể nắm bắt Lời. Qua đó, Ngài dạy chúng ta yêu thương những trẻ nhỏ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta yêu thương những kẻ yếu thế. Qua đó, Ngài dạy chúng ta trân trọng trẻ em. Hài nhi Bêlem hướng ánh mắt chúng ta đến tất cả những trẻ em đang chịu đau khổ và lạm dụng trên thế giới này, những trẻ đã sinh ra và những thai nhi chưa chào đời; hướng chúng ta đến những trẻ em bị xung vào quân đội trong một thế giới bạo lực; hướng chúng ta đến những trẻ em phải đi ăn xin; hướng chúng ta đến những trẻ em phải đau khổ vì bị tước đoạt và đói khát; hướng chúng ta đến những trẻ em không được yêu thương. Trong tất cả trẻ em này là Hài Nhi Bêlem Đấng đang chất vấn chúng ta; Thiên Chúa Đấng đã trở nên nhỏ bé đang chất vấn chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện trong đêm nay để sự sáng láng của tình yêu Thiên Chúa bao bọc tất cả những trẻ em này. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta thực hiện phần mình để phẩm giá của các trẻ em được tôn trọng. Cầu xin cho tất cả trẻ em đều cảm nhận được ánh sáng của tình yêu, điều mà nhân loại cần hơn tất cả những thứ vật chất thiết yếu cho cuộc sống. (Trích Bài giảng Lễ Nửa Đêm năm 2006 của ĐTC Bênêđictô).
Thiên Chúa làm người, đó là niềm vui vĩ đại như lời Sứ thần nói với các mục đồng: Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân. Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit. Người là Đấng Kitô là Đức Chúa.
Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa là nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại tình thương của Người bằng việc yêu mến Người và yêu thương nhau.
Thiên Chúa làm người vì thế giời loài người vẫn còn quá nhiều người không được sống cho ra người. Vẫn còn biết bao triệu người không có nhà ở, không có việc làm, không được học hành, không được tôn trọng phẩm giá, bị bốc lột sức lao động, bị tước đoạt phẩm giá làm người. Sứ điệp hoà bình lần thứ 42 của ĐTC Bênêđictô XVI nhắc tới những sự dữ trong thế giới hôm nay “ ngoài những nạn nhân do các cuộc xung đột vũ trang, do chủ nghĩa khủng bố và những hình thức bạo lực khác nhau, còn có những cái chết âm thầm do nghèo đói, phá thai, thử nghiệm phôi người và chết êm dịu” (số 5).
Thiên Chúa làm trẻ thơ vì trong thế giới loài người vẫn còn biết bao trẻ thơ không có tuổi thơ. Chiến tranh, thiên tai, đói nghèo khiến bao trẻ thơ không có niềm vui trẻ thơ.
Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ mang một ý nghĩa hiện sinh và sâu sắc. Thiên Chúa trở nên một người nghèo, một trẻ thơ. Thiên Chúa đứng về phía người nghèo.
Lễ Giáng Sinh là lời tuyên dương giá trị linh thánh và bất khả xâm phạm của con người trong tư cách là người. Thiên Chúa làm người để biến đổi thế giới tội lỗi thành thánh thiện, biến đổi lòng gian tham thành yêu thương chia sẻ, mang những giá trị tinh thần cao cả cho thế gian đang đam mê hưởng thụ vật chất.
Niềm vui Giáng Sinh là một niềm vui thánh thiện, niềm vui linh thiêng, niềm vui ấm áp làm cho con người sống hạnh phúc. Hãy trao cho nhau ấm áp hạnh phúc Giáng Sinh.
Andy ngồi trên tuyết, cậu bé thấy lạnh hơn từng giây một. Andy không đi ủng - thứ mà người ta vẫn thường đi trên tuyết vào mùa đông. Cậu bé không thích ủng và dù sao cậu bé vẫn không có ủng cơ mà. Đôi giày vải, mỏng dính, mòn vẹt mà Andy đang mang đã có vài lỗ thủng và chúng không thể làm được việc là giữ ấm cho đôi chân cậu bé.
Andy đã ngồi trên tuyết thật là lâu rồi. Và dù cố đến mấy, cậu bé vẫn không thể nghĩ ra được món quà Giáng sinh cho Mẹ. Cậu bé buồn bã lắc đầu "Vô ích thôi, dù rằng mình có nghĩ ra món quà gì, mình cũng không có tiền mà. "
Từ khi bố Andy mất 3 năm về trước, gia đình cậu bé suy sụp nặng nề. Ban đêm Mẹ cậu làm việc ở bệnh viện, nhưng với đồng lương ít ỏi chỉ đủ mấy mẹ con sống tạm qua ngày. Chúng còn nhỏ lắm, chẳng biết có nghĩ ra món quà gì để tặng Mẹ hay không. Thật không công bằng, bây giờ đã là chiều tối đêm Giáng sinh mà cậu bé vẫn ngồi đây, chẳng thể nghĩ được điều gì cả.
Chùi những giọt nước mắt, Andy đứng dậy đi xuống phố - nơi có rất nhiều cửa hàng. Cuộc sống thật khó khăn khi mà cậu bé mới 6 tuổi và không có bố, đặc biệt là khi mà người ta cần một người đàn ông để tâm sự. Andy đi từng cửa hàng này sang cửa hàng khác, nhìn vào từng cửa sổ rực rỡ một. Mọi thứ đều đẹp và ngoài khả năng của cậu. Trời đã bắt đầu tối, Andy buồn bã định quay về nhà thì bỗng nhiên cậu bé nhìn thấy một vật gì đó ánh lên trong tuyết. Andy cúi xuống: 1 đồng xu nhỏ bóng loáng dưới đất. Hẳn chưa ai có cảm giác được giàu có như là Andy cảm thấy vào lúc ấy.
Khi Andy nắm chặt "kho tàng mới nhặt được" của mình, cậu bé cảm thấy như có hơi ấm chạy qua cơ thể,và cậu mạnh dạn bước vào cửa hàng đầu tiên, niềm hân hoan của Andy ngay lập tức bị đóng băng lại khi từng nhân viên bán hàng bảo với cậu rằng chẳng thể làm gì với đồng xu nhỏ xíu đó. Cậu bé đi ra, nhìn thấy một cửa hàng hoa, Andy liều đứng lại xếp hàng.
Khi người chủ cửa hàng hỏi Andy cần gì, cậu bé đưa một đồng xu và e dè hỏi liệu mình có thể mua được 1 bông hoa tặng Mẹ trong đêm Giáng sinh với đồng xu nhỏ xíu này không, người chủ cửa hàng nhìn Andy, đặt tay lên vai cậu bé và nói: "Đợi một chút, con trai, để ta xem có thể làm gì cho con."
Khi đứng chờ, Andy ngắm những bông hoa tuyệt đẹp và cậu đã hiểu vì sao Mẹ cậu cũng như bao người phụ nữ khác lại thích hoa đến thế.
Tiếng đóng cửa sớm khi người khách cuối cùng rời khỏi cửa hàng đã đưa cậu quay về với hiện thực. Còn lại một mình trong cửa hàng, Andy bắt đầu cảm thấy cô đơn và hoảng sợ. Bỗng người chủ cửa hàng lại đi ra.
Trước mắt cậu bé là 12 bông hồng đỏ thắm, cuống dài, lá xanh cùng với những bông hoa gì đó trắng, nhỏ li ti, được bọc thành một bó có dây nơ màu bạc. Tim Andy ngừng một nhịp khi ông chủ cửa hàng đặt bó hoa vào một chiếc hộp trắng và bảo: "Tất cả là một đồng xu, con trai."
Andy chậm chạp đặt đồng xu vào tay ông chủ cửa hàng. Không thể là thật được! Không ai bán cho cậu cái gì với một đồng xu đâu! Nhận thấy sự băn khoăn trên mặt cậu bé, ông chủ cửa hàng giải thích: "May mắn là ta có mấy bông hoa bán với giá một đồng xu một bó. Con trai có thích không?"
Lần này thì Andy không ngần ngại nữa. Ra khỏi cửa hàng, Andy nghe thấy tiếng ông chủ nói với theo: "Giáng sinh vui vẻ, con trai."
Khi ông chủ cửa hàng quay về trong nhà, vợ ông hỏi: "Ông vừa nói chuyện và đem hoa cho ai thế?" Nhìn qua cửa sổ và chớp chớp mắt để ngăn không cho nước mắt trào ra, ông chủ cửa hàng khẽ nói: "Một điều thật lạ lùng đã xảy ra. Sáng nay, khi tôi chuẩn bị mở cửa hàng, tôi có cảm giác như ai đang mách bảo mình để sang bên cạnh 12 bông hoa hồng thật đẹp vì đó sẽ là món quà đặc biệt. Tôi đã nghĩ là mình đã tưởng tượng ra, thế nhưng tôi vẫn cứ để 12 bông hồng ra một chỗ. Và ngay lúc nãy, một cậu bé vào cửa hàng và muốn mua hoa để chúc Giáng sinh cho Mẹ chỉ với 1 đồng xu. Nhìn vào cậu bé, tôi thấy tôi của nhiều năm về trước. Tôi đã là một đứa trẻ nghèo khổ không biết mua gì cho Mẹ vào đêm Giáng sinh. Một người qua đường đã cho tôi 10 dolla không vì lý do gì. Khi tôi nhìn thấy cậu bé tối hôm nay, tôi biết người đã mách bảo tôi là ai....". Tối Giáng sinh ấy, cả gia đình người chủ cửa hàng hoa và cả gia đình Andy nữa, không ai cảm thấy lạnh chút nào....(nguồn: Sưu Tầm).
Những bông hoa tươi xinh thật ấm áp như quà tặng đêm Giáng Sinh hạnh phúc cho hai gia đình.
Giáng sinh, Thiên Chúa gởi tặng nhân loại quà tặng thần linh là Hài Nhi Giêsu. Sứ điệp các thiên thần loan báo cho những mục đồng trong Đêm Thánh, được Giáo Hội công bố thành Tin Mừng trong Lễ Đêm Giáng Sinh: “Một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." (Lc 2,11-12). Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một hài nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một hài nhi sinh ra trong chuồng vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim những mục đồng mới có thể thấy nơi hài nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia mà chúng ta đã nghe trong bài đọc một: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9:5).
Dấu chỉ của Thiên Chúa là sự đơn sơ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là hài nhi. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Đó là cách Ngài trị vì. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi – vô phương tự vệ và cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Ngài xua đi sự khiếp sợ của ta trước sự oai hùng của Ngài. Ngài xin chúng ta tình yêu: vì thế Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta tự phát học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài - chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài. (Trích Bài giảng Lễ Nửa Đêm năm 2006 của ĐTC Bênêđictô.)
Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.
Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Thiên Chúa trở nên một Hài Nhi. Đức Thánh Cha giải thích thật sâu sắc:” Các Giáo Phụ trong Giáo Hội đã tìm thấy trong bản dịch Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp một đoạn từ tiên tri Isaia mà Thánh Phaolô cũng đã trích dẫn để cho thấy những đường lối mới của Thiên Chúa đã được tiên báo trong Cựu Ước như thế nào. Những lời đó như thế này: “Dio ha reso breve la sua Parola, l'ha abbreviata" (“Thiên Chúa làm cho Lời Ngài ngắn gọn (hay nhỏ bé), Ngài vắn tắt đi”) (Is 10:23; Rom 9:28). Ngôi Con chính là Lời, Logos, Lời hằng sống trở nên nhỏ bé – nhỏ đến mức có thể đặt trong hang đá. Ngài trở nên một hài nhi, để chúng ta có thể nắm bắt Lời. Qua đó, Ngài dạy chúng ta yêu thương những trẻ nhỏ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta yêu thương những kẻ yếu thế. Qua đó, Ngài dạy chúng ta trân trọng trẻ em. Hài nhi Bêlem hướng ánh mắt chúng ta đến tất cả những trẻ em đang chịu đau khổ và lạm dụng trên thế giới này, những trẻ đã sinh ra và những thai nhi chưa chào đời; hướng chúng ta đến những trẻ em bị xung vào quân đội trong một thế giới bạo lực; hướng chúng ta đến những trẻ em phải đi ăn xin; hướng chúng ta đến những trẻ em phải đau khổ vì bị tước đoạt và đói khát; hướng chúng ta đến những trẻ em không được yêu thương. Trong tất cả trẻ em này là Hài Nhi Bêlem Đấng đang chất vấn chúng ta; Thiên Chúa Đấng đã trở nên nhỏ bé đang chất vấn chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện trong đêm nay để sự sáng láng của tình yêu Thiên Chúa bao bọc tất cả những trẻ em này. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta thực hiện phần mình để phẩm giá của các trẻ em được tôn trọng. Cầu xin cho tất cả trẻ em đều cảm nhận được ánh sáng của tình yêu, điều mà nhân loại cần hơn tất cả những thứ vật chất thiết yếu cho cuộc sống. (Trích Bài giảng Lễ Nửa Đêm năm 2006 của ĐTC Bênêđictô).
Thiên Chúa làm người, đó là niềm vui vĩ đại như lời Sứ thần nói với các mục đồng: Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân. Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit. Người là Đấng Kitô là Đức Chúa.
Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa là nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại tình thương của Người bằng việc yêu mến Người và yêu thương nhau.
Thiên Chúa làm người vì thế giời loài người vẫn còn quá nhiều người không được sống cho ra người. Vẫn còn biết bao triệu người không có nhà ở, không có việc làm, không được học hành, không được tôn trọng phẩm giá, bị bốc lột sức lao động, bị tước đoạt phẩm giá làm người. Sứ điệp hoà bình lần thứ 42 của ĐTC Bênêđictô XVI nhắc tới những sự dữ trong thế giới hôm nay “ ngoài những nạn nhân do các cuộc xung đột vũ trang, do chủ nghĩa khủng bố và những hình thức bạo lực khác nhau, còn có những cái chết âm thầm do nghèo đói, phá thai, thử nghiệm phôi người và chết êm dịu” (số 5).
Thiên Chúa làm trẻ thơ vì trong thế giới loài người vẫn còn biết bao trẻ thơ không có tuổi thơ. Chiến tranh, thiên tai, đói nghèo khiến bao trẻ thơ không có niềm vui trẻ thơ.
Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ mang một ý nghĩa hiện sinh và sâu sắc. Thiên Chúa trở nên một người nghèo, một trẻ thơ. Thiên Chúa đứng về phía người nghèo.
Lễ Giáng Sinh là lời tuyên dương giá trị linh thánh và bất khả xâm phạm của con người trong tư cách là người. Thiên Chúa làm người để biến đổi thế giới tội lỗi thành thánh thiện, biến đổi lòng gian tham thành yêu thương chia sẻ, mang những giá trị tinh thần cao cả cho thế gian đang đam mê hưởng thụ vật chất.
Niềm vui Giáng Sinh là một niềm vui thánh thiện, niềm vui linh thiêng, niềm vui ấm áp làm cho con người sống hạnh phúc. Hãy trao cho nhau ấm áp hạnh phúc Giáng Sinh.
Từ bỏ cái tôi để phục vụ Thiên Chúa
Jos. Tú Nac, NMS
08:01 24/12/2009
Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm C (Micah 5: 2-5; Psalm 80; Hebrews 10: 5-10; Luke 1: 39-45)
Một trong những thị tộc bé nhỏ (một số dịch là “ít”) của xứ Judea – không phải là những gì mà một thành phố muốn đặt trên văn học quảng cáo hoặc một web site. Và tới nay ai là người đã không nghe về Bethlehem? Những điều tuyệt diệu đến một cách hiển nhiên từ những nguồn gốc dường như không đáng kể.
Những lời sấm truyền hoặc những tiên tri của ơn cứu độ đã hứa hẹn một tương lai sán lạn cho Bethlehem. Một con người vĩ đại được phát sinh từ Bethlehem. Tự Vua David. Tiên tri ấy đã vang truyền một giai điệu chính rằng: từ bà sẽ đem đến một người để chăn dắt và cứu vớt dân tộc – có lẽ một vị vua khác thuộc dòng dõi David.
Trong rất nhiều đoạn trích từ cả hai giao ước của Kinh Thánh những cá nhân đã được gọi mời bởi Thiên Chúa vì một sự phản đối sứ vụ những nguồn gốc khiêm tốn của họ thậm chí đôi khi đề cập đến sự tầm thường về thị tộc hoặc đẳng cấp của họ. tốt hơn hết xuất xứ từ một thành phố quan trọng và một gia tộc hoặc một gia đình tiếng tăm. Nhưng thiên Chúa không bao giờ ấn tượng với những luận cứ đó, vì Thiên Chúa có một thói quen chọn lựa những người trẻ nhất và ít nhất thuộc những người đấu tranh và giữ vững lâp trường (Jacob, Gideon, Saul và David). Thiên Chúa không đánh giá bởi những xuất hiên bề ngoài như loài người mà Người đọc bởi trái tim và tâm hồn. Những nền văn hóa và xã hội riêng của chúng ta bởi những giá trị đã rời xa những ai thuộc về Thiên Chúa vì họ bị ám ảnh bởi dáng vẻ bên ngoài, sự quyến rũ, vẻ lòe loẹt và thêu dệt vẽ vời. Không một cá nhân hoặc một nhóm người phải bị thất vọng bao giờ về sự tồn tại đối tượng của tình yêu tuyệt vời hoặc có sự đóng góp quan trọng để tạo ra một sự sống hoàn thiện và hạnh phúc của tha nhân – thậm chí của toàn thế giới.
Thiên Chúa không quan tâm đến những hy sinh và những của dâng kính – ít nhất không phải là những người mà chúng ta được làm quen với việc làm. Vì nhiều thế kỷ những hy sinh đã hiện diện chủ yếu của tôn giáo Israel. Nhưng những tiên tri phải phù hợp với tác giả Do Thái, đã nhiều lần khuyến cáo rằng thiên chúa đã không sử dụng những thủ đoạn hoặc mua chuộc. Hoàn toàn không có sự thay thế nào cho sự công bình và bác ái trong tất cả những mối tương tác loài người.
Đây là cái bẫy của những người sùng đạo trong mọi thời đại và mọi tôn giáo – để tìm kiếm đường lối dễ dàng. Người Do Thái xây dựng chướng ngại thậm chí nhiều hơn; Sự hy sinh đích thực xứng đáng với danh nghĩa là sự hy sinh bản thân và ý chí. Với ý thức đó, Chúa Giê-su đã tạo ra sự hy sinh hoàn hảo với Thiên chúa Đức Chúa Cha. Và đó là sự hy sinh chúng ta được yêu cầu thực hiện; từ bỏ cái tôi để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Đó là sự hy sinh duy nhất mà Thiên Chúa mong muốn, nhưng trớ trêu thay, đó là sự hy sinh chúng ta sẽ thực hiện thì hầu như bất kỳ những điều mà chúng ta né tránh.
Điều gì đã trải qua tâm trí của Maria và Elizabeth? Chúng ta không phải là mối riêng tư trong những suy tư nội tại và cảm xúc của họ nhưng có lẽ chúng ta có thể phó thác cho một sự phỏng đoán. Sự cảm kích, bối rối và nan giải, vui sướng thậm chí đôi chút sợ hãi là mọi ứng viên rất có thể. Bối rối và nan giải là những phản ứng bình thường của con người. Hai phụ nữ này đã đồng ý những tiến trình đang diễn ra nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã am hiểu mọi thứ. Họ cùng nhau dành vài tháng để so sánh những tâm trạng và phẩm chất thông qua những nghi vấn và cảm xúc của họ với nhau. Họ sẽ có được ít hơn về bản tính loài người nếu như họ không cảm nhận môt chút hiểu biết. Elizabeth đã trở thành một bà mẹ lần đầu tiên ở đô cao niên. Maria đã mang thai trong trường hợp không thể tin được đối với nhiều người và có thể bị tổn thương trước những ngược đãi và thậm chí nguy hiểm hơn.
Những vui mừng và bối rối của mỗi phụ nữ được nâng cao bằng sự nhận thức bắt đầu hiện ra rằng sự sống ấy được phát triển trong bào thai mình khá bất thường và đã ổn định trước sự biến đổi những cuộc đời rất nhiều. Dường như nó y như thể sứ vụ đặc biệt của hai phụ nữ ấy đã bắt đầu ngay cả trước lúc thai sinh của họ như sự nhảy vọt vì niềm hân hoan với sự gần gũi cảm thông của người khác. Hầu hết mọi người không hiểu những vai trò quan trọng nên đôi khi họ đóng vai từ trong cuộc sống của người khác và trong lịch sử cứu rỗi nhân loại tự thân.
Điều đó không cần thiết đối với chúng ta để hiểu biết mọi điều trước khi chúng ta đưa ra sự đồng ý và chính chúng ta cho phép để trở thành khí cụ của Thiên Chúa vì những mục đích cao cả hơn. Mẹ Maria đã tạo những điều có thể bởi đức tin mãnh liệt của mình – một từ khác nữa vì sự tin tưởng – trong sự yêu thương và ý định thiêng liêng cao cả của Thiên Chúa. Những phép lạ gì để chúng ta có thể thiết lập trong sự vận động bằng phương tiện của niềm tin tuyệt đối? Chỉ có cách duy nhất là khám phá tìm tòi.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Một trong những thị tộc bé nhỏ (một số dịch là “ít”) của xứ Judea – không phải là những gì mà một thành phố muốn đặt trên văn học quảng cáo hoặc một web site. Và tới nay ai là người đã không nghe về Bethlehem? Những điều tuyệt diệu đến một cách hiển nhiên từ những nguồn gốc dường như không đáng kể.
Những lời sấm truyền hoặc những tiên tri của ơn cứu độ đã hứa hẹn một tương lai sán lạn cho Bethlehem. Một con người vĩ đại được phát sinh từ Bethlehem. Tự Vua David. Tiên tri ấy đã vang truyền một giai điệu chính rằng: từ bà sẽ đem đến một người để chăn dắt và cứu vớt dân tộc – có lẽ một vị vua khác thuộc dòng dõi David.
Trong rất nhiều đoạn trích từ cả hai giao ước của Kinh Thánh những cá nhân đã được gọi mời bởi Thiên Chúa vì một sự phản đối sứ vụ những nguồn gốc khiêm tốn của họ thậm chí đôi khi đề cập đến sự tầm thường về thị tộc hoặc đẳng cấp của họ. tốt hơn hết xuất xứ từ một thành phố quan trọng và một gia tộc hoặc một gia đình tiếng tăm. Nhưng thiên Chúa không bao giờ ấn tượng với những luận cứ đó, vì Thiên Chúa có một thói quen chọn lựa những người trẻ nhất và ít nhất thuộc những người đấu tranh và giữ vững lâp trường (Jacob, Gideon, Saul và David). Thiên Chúa không đánh giá bởi những xuất hiên bề ngoài như loài người mà Người đọc bởi trái tim và tâm hồn. Những nền văn hóa và xã hội riêng của chúng ta bởi những giá trị đã rời xa những ai thuộc về Thiên Chúa vì họ bị ám ảnh bởi dáng vẻ bên ngoài, sự quyến rũ, vẻ lòe loẹt và thêu dệt vẽ vời. Không một cá nhân hoặc một nhóm người phải bị thất vọng bao giờ về sự tồn tại đối tượng của tình yêu tuyệt vời hoặc có sự đóng góp quan trọng để tạo ra một sự sống hoàn thiện và hạnh phúc của tha nhân – thậm chí của toàn thế giới.
Thiên Chúa không quan tâm đến những hy sinh và những của dâng kính – ít nhất không phải là những người mà chúng ta được làm quen với việc làm. Vì nhiều thế kỷ những hy sinh đã hiện diện chủ yếu của tôn giáo Israel. Nhưng những tiên tri phải phù hợp với tác giả Do Thái, đã nhiều lần khuyến cáo rằng thiên chúa đã không sử dụng những thủ đoạn hoặc mua chuộc. Hoàn toàn không có sự thay thế nào cho sự công bình và bác ái trong tất cả những mối tương tác loài người.
Đây là cái bẫy của những người sùng đạo trong mọi thời đại và mọi tôn giáo – để tìm kiếm đường lối dễ dàng. Người Do Thái xây dựng chướng ngại thậm chí nhiều hơn; Sự hy sinh đích thực xứng đáng với danh nghĩa là sự hy sinh bản thân và ý chí. Với ý thức đó, Chúa Giê-su đã tạo ra sự hy sinh hoàn hảo với Thiên chúa Đức Chúa Cha. Và đó là sự hy sinh chúng ta được yêu cầu thực hiện; từ bỏ cái tôi để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Đó là sự hy sinh duy nhất mà Thiên Chúa mong muốn, nhưng trớ trêu thay, đó là sự hy sinh chúng ta sẽ thực hiện thì hầu như bất kỳ những điều mà chúng ta né tránh.
Điều gì đã trải qua tâm trí của Maria và Elizabeth? Chúng ta không phải là mối riêng tư trong những suy tư nội tại và cảm xúc của họ nhưng có lẽ chúng ta có thể phó thác cho một sự phỏng đoán. Sự cảm kích, bối rối và nan giải, vui sướng thậm chí đôi chút sợ hãi là mọi ứng viên rất có thể. Bối rối và nan giải là những phản ứng bình thường của con người. Hai phụ nữ này đã đồng ý những tiến trình đang diễn ra nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã am hiểu mọi thứ. Họ cùng nhau dành vài tháng để so sánh những tâm trạng và phẩm chất thông qua những nghi vấn và cảm xúc của họ với nhau. Họ sẽ có được ít hơn về bản tính loài người nếu như họ không cảm nhận môt chút hiểu biết. Elizabeth đã trở thành một bà mẹ lần đầu tiên ở đô cao niên. Maria đã mang thai trong trường hợp không thể tin được đối với nhiều người và có thể bị tổn thương trước những ngược đãi và thậm chí nguy hiểm hơn.
Những vui mừng và bối rối của mỗi phụ nữ được nâng cao bằng sự nhận thức bắt đầu hiện ra rằng sự sống ấy được phát triển trong bào thai mình khá bất thường và đã ổn định trước sự biến đổi những cuộc đời rất nhiều. Dường như nó y như thể sứ vụ đặc biệt của hai phụ nữ ấy đã bắt đầu ngay cả trước lúc thai sinh của họ như sự nhảy vọt vì niềm hân hoan với sự gần gũi cảm thông của người khác. Hầu hết mọi người không hiểu những vai trò quan trọng nên đôi khi họ đóng vai từ trong cuộc sống của người khác và trong lịch sử cứu rỗi nhân loại tự thân.
Điều đó không cần thiết đối với chúng ta để hiểu biết mọi điều trước khi chúng ta đưa ra sự đồng ý và chính chúng ta cho phép để trở thành khí cụ của Thiên Chúa vì những mục đích cao cả hơn. Mẹ Maria đã tạo những điều có thể bởi đức tin mãnh liệt của mình – một từ khác nữa vì sự tin tưởng – trong sự yêu thương và ý định thiêng liêng cao cả của Thiên Chúa. Những phép lạ gì để chúng ta có thể thiết lập trong sự vận động bằng phương tiện của niềm tin tuyệt đối? Chỉ có cách duy nhất là khám phá tìm tòi.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Phấn đấu để được ờ cùng Chúa
Jos. Tú Nac, NMS
08:02 24/12/2009
Lễ Thánh Gia – Năm C (1 Samuel 1: 20-22, 24-28; 1 John 3: 1-2, 21-24; Luke 2: 41-52)
Con đường dẫn đến tình mẫu tử là một cuộc hành trình dài đằng đẵng đầy gian truân đối với Hannah cũng như đối với nhiều “phụ nữ hiếm muộn” của Kinh Thánh. Bà không chỉ đã phải đối phó trước thất vọng bởi sự vô sinh mà còn là điều xấu hổ và cũng là sự vi phạm tội lỗi. Vì sự vô sinh được cho là một hình phạt hoặc lời nguyền từ Thiên Chúa. Thậm chí không phải lời khẩn cầu cua Hannah tới Thiên Chúa không gặp khó – bà đã phải chịu đựng những lời buộc tội ác ý và khinh bỉ của đám công chúng say sưa từ tiên tri Eli. Nhưng bà là một phụ nữ có đức tin mãnh liệt và những lời cầu của bà đã được phúc đáp.
Con trai của Hannah sẽ trở thành một tiên tri vĩ đại – Samuel. Câu chuyện của Hannah là một mô thức văn chương trong Cựu Ước – của “phụ nữ hiếm muộn”. Mô thức này được lặp đi lặp lại trong câu chuyên của Sarah cũng như mẹ của Samon. Nó tạo ra một sự xuất hiện khác trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca đối với trường hợp của Elizabeth thân mẫu của Gio-an Tẩy Giả. Ý niệm của con trẻ trong những câu chuyện này luôn chiếu sáng sự can thiệp thiêng liêng trong mỗi trường hợp cũng như tính chất bất thường và vai trò của đứa trẻ được sinh ra.
Tác giả 1 Gio-an nói đến một kiểu khác về ý niệm sự khai sinh bất thường: đó là những con trẻ thuộc về Thiên Chúa. Theo thần học Gio-an, con người không đi vào thế giới này với tư cách là con Thiên Chúa trong ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Nó là một điều gì đó đạt được bởi đức tin trong một con người được gửi đến từ trời – Chúa Giê-su – và sự đón nhận ấy được truyền đạt đến tất cả trên những tín đồ trong Danh Người. Con người tái sinh từ trời ấy mang sự sống loài người với phẩm chất vô cùng khác biệt – những cảm giác tâm linh tinh tuyền và rộng mở với một mức độ như vậy con người có thể nhận biết một cách thành tín trải qua mối quan hệ con cái với Thiên Chúa. Thay vì gặp gỡ Thiên Chúa như một ý tưởng, khái niệm hay học thuyết, những ai được tái sinh là con của Thiên Chúa trong một đường lối cá nhân và trực tiếp.
Mỗi năm, nhiều trẻ em biến mất một cách âm thầm. Trong một số trường hợp, có một kết thúc có hậu – đứa bé được tìm thấy an toàn và hoàn hảo. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, kết quả là một bi kịch thậm chí tồi tệ hơn, mãi mãi không được giải quyết. Chúng ta có thể tưởng tượng nỗi sợ hãi của Ma-ri-a và Giu-se khi khám phá ra rằng Chúa Giê-su không ở trong chuyến hành hương kéo dài. Nhiều kịch bản đen tối có lẽ hiện ra trong tâm trí họ. Nhưng rồi Chúa Giê-su được tìm thấy trong một đền thờ đang tranh luận với những nhà thông thái. Nỗi sợ hãi và lo âu của Ma-ri-a chuyển sang tức giận và lúc ấy bà yêu cầu một lời giải thích. Câu trả lời khá thờ ơ lãnh đạm của Người đã làm Ma-ri-a bối rối và lung túng: sao mẹ lại tìm con? Mẹ không hiểu rằng con phải ở trong ngôi nhà cùa Cha con sao? Câu chuyện ấy đã sản sinh tất cả những dấu hiệu về tiểu sự Hy Lạp cổ đại của một triết gia – Chúa Giê-su trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca sớm phát triển đặc biệt vế mặt tinh thần vượt xa tuổi tác của Người cũng như những đáp ứng tình cảm của Người được đo lường và kiểm soát. Bên cạnh đó, việc phác họa chân dung Chúa Giê-su như một người nào đó hoàn toàn phi thường, câu chuyện đã chứng minh rằng sứ vụ và mục đích trong cuộc đời của Người đã được xác định bởi Thiên Chúa và không có những mối liên quan bởi con người. Về nhiều sự hợp nhất quan trọng trong cuộc đời Người, Chúa Giê-su đã phải chọn lựa sứ vụ ấy vượt lên trên bạn bè, gia đình và thậm chí cả cuộc sống. Và trong một vài cơ hội, Chúa Giê-su đã nhắc nhở những môn đệ của Người rằng họ sẽ phải mong chờ và thực hiện y như vậy.
Trong ý nghĩa này, kết quả tìm kiếm đứa trẻ khi thi hành sứ vụ chúa Giê-su là hạnh phúc lẫn cay đắng ngọt ngào vì nó gợi ý những gì phải đến. Chúng ta ai nấy đều sống trong cuộc đời này với những ấn tượng về Đấng Sáng Tạo đối với linh hồn của chúng ta. Mục đích căn bản của chúng ta trong cuộc sống là phấn đấu để được ở cùng với thiên hướng thiêng liêng thay vì cho chính mình. Phần quan trọng của điều này là sự phấn đấu thậm chí là những phương thức nhỏ nhoi và ẩn giấu để trở thành nguồn ơn phúc đối với thế giới và tha nhân.
(Nguổn: Regis College – The School of Theology)
Con đường dẫn đến tình mẫu tử là một cuộc hành trình dài đằng đẵng đầy gian truân đối với Hannah cũng như đối với nhiều “phụ nữ hiếm muộn” của Kinh Thánh. Bà không chỉ đã phải đối phó trước thất vọng bởi sự vô sinh mà còn là điều xấu hổ và cũng là sự vi phạm tội lỗi. Vì sự vô sinh được cho là một hình phạt hoặc lời nguyền từ Thiên Chúa. Thậm chí không phải lời khẩn cầu cua Hannah tới Thiên Chúa không gặp khó – bà đã phải chịu đựng những lời buộc tội ác ý và khinh bỉ của đám công chúng say sưa từ tiên tri Eli. Nhưng bà là một phụ nữ có đức tin mãnh liệt và những lời cầu của bà đã được phúc đáp.
Con trai của Hannah sẽ trở thành một tiên tri vĩ đại – Samuel. Câu chuyện của Hannah là một mô thức văn chương trong Cựu Ước – của “phụ nữ hiếm muộn”. Mô thức này được lặp đi lặp lại trong câu chuyên của Sarah cũng như mẹ của Samon. Nó tạo ra một sự xuất hiện khác trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca đối với trường hợp của Elizabeth thân mẫu của Gio-an Tẩy Giả. Ý niệm của con trẻ trong những câu chuyện này luôn chiếu sáng sự can thiệp thiêng liêng trong mỗi trường hợp cũng như tính chất bất thường và vai trò của đứa trẻ được sinh ra.
Tác giả 1 Gio-an nói đến một kiểu khác về ý niệm sự khai sinh bất thường: đó là những con trẻ thuộc về Thiên Chúa. Theo thần học Gio-an, con người không đi vào thế giới này với tư cách là con Thiên Chúa trong ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Nó là một điều gì đó đạt được bởi đức tin trong một con người được gửi đến từ trời – Chúa Giê-su – và sự đón nhận ấy được truyền đạt đến tất cả trên những tín đồ trong Danh Người. Con người tái sinh từ trời ấy mang sự sống loài người với phẩm chất vô cùng khác biệt – những cảm giác tâm linh tinh tuyền và rộng mở với một mức độ như vậy con người có thể nhận biết một cách thành tín trải qua mối quan hệ con cái với Thiên Chúa. Thay vì gặp gỡ Thiên Chúa như một ý tưởng, khái niệm hay học thuyết, những ai được tái sinh là con của Thiên Chúa trong một đường lối cá nhân và trực tiếp.
Mỗi năm, nhiều trẻ em biến mất một cách âm thầm. Trong một số trường hợp, có một kết thúc có hậu – đứa bé được tìm thấy an toàn và hoàn hảo. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, kết quả là một bi kịch thậm chí tồi tệ hơn, mãi mãi không được giải quyết. Chúng ta có thể tưởng tượng nỗi sợ hãi của Ma-ri-a và Giu-se khi khám phá ra rằng Chúa Giê-su không ở trong chuyến hành hương kéo dài. Nhiều kịch bản đen tối có lẽ hiện ra trong tâm trí họ. Nhưng rồi Chúa Giê-su được tìm thấy trong một đền thờ đang tranh luận với những nhà thông thái. Nỗi sợ hãi và lo âu của Ma-ri-a chuyển sang tức giận và lúc ấy bà yêu cầu một lời giải thích. Câu trả lời khá thờ ơ lãnh đạm của Người đã làm Ma-ri-a bối rối và lung túng: sao mẹ lại tìm con? Mẹ không hiểu rằng con phải ở trong ngôi nhà cùa Cha con sao? Câu chuyện ấy đã sản sinh tất cả những dấu hiệu về tiểu sự Hy Lạp cổ đại của một triết gia – Chúa Giê-su trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca sớm phát triển đặc biệt vế mặt tinh thần vượt xa tuổi tác của Người cũng như những đáp ứng tình cảm của Người được đo lường và kiểm soát. Bên cạnh đó, việc phác họa chân dung Chúa Giê-su như một người nào đó hoàn toàn phi thường, câu chuyện đã chứng minh rằng sứ vụ và mục đích trong cuộc đời của Người đã được xác định bởi Thiên Chúa và không có những mối liên quan bởi con người. Về nhiều sự hợp nhất quan trọng trong cuộc đời Người, Chúa Giê-su đã phải chọn lựa sứ vụ ấy vượt lên trên bạn bè, gia đình và thậm chí cả cuộc sống. Và trong một vài cơ hội, Chúa Giê-su đã nhắc nhở những môn đệ của Người rằng họ sẽ phải mong chờ và thực hiện y như vậy.
Trong ý nghĩa này, kết quả tìm kiếm đứa trẻ khi thi hành sứ vụ chúa Giê-su là hạnh phúc lẫn cay đắng ngọt ngào vì nó gợi ý những gì phải đến. Chúng ta ai nấy đều sống trong cuộc đời này với những ấn tượng về Đấng Sáng Tạo đối với linh hồn của chúng ta. Mục đích căn bản của chúng ta trong cuộc sống là phấn đấu để được ở cùng với thiên hướng thiêng liêng thay vì cho chính mình. Phần quan trọng của điều này là sự phấn đấu thậm chí là những phương thức nhỏ nhoi và ẩn giấu để trở thành nguồn ơn phúc đối với thế giới và tha nhân.
(Nguổn: Regis College – The School of Theology)
Tin Vui Giáng Sinh
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:06 24/12/2009
Đêm nay chúng ta long trọng cử hành đại lễ Giáng Sinh, mừng kỷ niệm ngày Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần: « Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa » (Lc 2, 11). Hài Nhi Giêsu chính là chủ thể của ngày lễ này. Biến cố Noel mang tầm cỡ trên toàn vũ trụ và có ảnh hưởng sâu rộng trên các tôn giáo, các gia đình, mọi dân và mọi nước. Riêng đối với các Kitô hữu, Noel nhắc nhớ đến một tình yêu bao la mà Thiên Chúa đã tặng ban cho loài người qua Người Con Một của Ngài: « Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta » (x. Ga 1, 14). Từ trời cao, Thiên Chúa đã hạ mình xuống để viếng thăm nhân loại và chia sẻ với họ một tình yêu vô biên.
Trong một thế giới mang nặng tính thế tục và thương mại hóa, chúng ta cần trả lại cho ngày lễ này ý nghĩa tinh tuyền của nó. Vượt lên trên tất cả những gì là tiệc tùng, quà tặng, trang trí, văn nghệ…chúng ta hãy hướng về Nhân Vật chính của của ngày trọng đại này cùng với sứ điệp của Người. Điều đó đã mách bảo mỗi người đêm nay bước chân đến thánh đường để suy niệm về Màu Nhiệm Thiên Chúa nhập thể và giáng trần. Đào sâu chân lý ấy, các Kitô hữu thấu hiểu được Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại biết dường nào. Ngài đã trao vào tay con người một món quà vô giá là Chính Đức Giêsu Kitô, Vị Hoàng Tử của Hòa Bình, Công Lý và Tình Yêu.
Ngài đã đến với chúng ta để chỉ cho con người biết rằng họ có một Thiên Chúa là Tình Yêu, Đấng ngự trên trời và tất cả đều là anh em với nhau, anh em con cùng một Cha. Đức Giêsu cũng đến để dạy chúng ta phải làm thế nào để bước vào mối quan hệ thân tình với Cha chúng trong sự tín thác, lời cầu nguyện, và trong từng thời khắc của cuộc sống. Cũng như Ngài đã được gọi là Người Con Chí Ái, vì hằng vâng và nghe theo lời Thiên Chúa, Đức Giêsu cũng muốn mỗi chúng ta trở nên người con yêu dấu của Thiên Chúa.
Với tư cách là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu đã bước vào thế gian để viếng thăm, gặp gỡ và yêu thương nhân loại một cách nhẹ nhàng, trìu mến và thân thương. Qua Ngài, chúng ta thấu hiểu được một niềm vui cao trọng, đó là Thiên Chúa đã dành cho thế gian một tình yêu quá lớn. Cũng vậy, đến lượt mình, chúng ta được mời gọi trở nên những người thăm viếng mang tin yêu cho anh em đồng loại. Chúng ta làm điều này không phải là để lấy lòng ai đó, nhưng là để chia sẻ niềm vui, trao đổi lời hay ý đẹp, mở rộng đôi tay. Nếu không, ít nhất chúng ta có thể làm một việc tuy đơn giản nhưng đem lại niềm vui không nhỏ cho người nhận, đó là viết một lá thư, gửi một tấm thiệp chúc mừng, hay chỉ là mấy lời nhắn gửi qua email hay điện thoại.
Đức Giêsu đã đến trong thế gian để dẫn đưa chúng ta đi trên con đường tìm về suối nguồn của sự sống đích thực. Ngài hiện diện thực sự trong Thánh Thể mỗi khi chúng ta họp nhau cử hành. Ngài ở đó để thêm sức cho chúng ta mỗi khi yếu mệt, và vực dậy mỗi khi chúng ta bị quỵ ngã.
Mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nói lên tâm tình biết ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã ban tặng cho nhân loại một món quà quý giá là chính Đức Giêsu Kitô. Chính nhờ Người mà chúng ta có được niềm vui của đại lễ hôm nay.
Cùng với Mẹ Maria, thánh cả Giuse và các mục đồng, chúng ta được mời gọi đến để tôn thờ Hài Nhi Giêsu trong Hang Đá. Cùng với các Thiên Thần, chúng ta được vinh dự trở nên sứ giả loan báo Tin Vui trọng đại này: « Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương » (Lc 2, 14).
Trong một thế giới mang nặng tính thế tục và thương mại hóa, chúng ta cần trả lại cho ngày lễ này ý nghĩa tinh tuyền của nó. Vượt lên trên tất cả những gì là tiệc tùng, quà tặng, trang trí, văn nghệ…chúng ta hãy hướng về Nhân Vật chính của của ngày trọng đại này cùng với sứ điệp của Người. Điều đó đã mách bảo mỗi người đêm nay bước chân đến thánh đường để suy niệm về Màu Nhiệm Thiên Chúa nhập thể và giáng trần. Đào sâu chân lý ấy, các Kitô hữu thấu hiểu được Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại biết dường nào. Ngài đã trao vào tay con người một món quà vô giá là Chính Đức Giêsu Kitô, Vị Hoàng Tử của Hòa Bình, Công Lý và Tình Yêu.
Ngài đã đến với chúng ta để chỉ cho con người biết rằng họ có một Thiên Chúa là Tình Yêu, Đấng ngự trên trời và tất cả đều là anh em với nhau, anh em con cùng một Cha. Đức Giêsu cũng đến để dạy chúng ta phải làm thế nào để bước vào mối quan hệ thân tình với Cha chúng trong sự tín thác, lời cầu nguyện, và trong từng thời khắc của cuộc sống. Cũng như Ngài đã được gọi là Người Con Chí Ái, vì hằng vâng và nghe theo lời Thiên Chúa, Đức Giêsu cũng muốn mỗi chúng ta trở nên người con yêu dấu của Thiên Chúa.
Với tư cách là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu đã bước vào thế gian để viếng thăm, gặp gỡ và yêu thương nhân loại một cách nhẹ nhàng, trìu mến và thân thương. Qua Ngài, chúng ta thấu hiểu được một niềm vui cao trọng, đó là Thiên Chúa đã dành cho thế gian một tình yêu quá lớn. Cũng vậy, đến lượt mình, chúng ta được mời gọi trở nên những người thăm viếng mang tin yêu cho anh em đồng loại. Chúng ta làm điều này không phải là để lấy lòng ai đó, nhưng là để chia sẻ niềm vui, trao đổi lời hay ý đẹp, mở rộng đôi tay. Nếu không, ít nhất chúng ta có thể làm một việc tuy đơn giản nhưng đem lại niềm vui không nhỏ cho người nhận, đó là viết một lá thư, gửi một tấm thiệp chúc mừng, hay chỉ là mấy lời nhắn gửi qua email hay điện thoại.
Đức Giêsu đã đến trong thế gian để dẫn đưa chúng ta đi trên con đường tìm về suối nguồn của sự sống đích thực. Ngài hiện diện thực sự trong Thánh Thể mỗi khi chúng ta họp nhau cử hành. Ngài ở đó để thêm sức cho chúng ta mỗi khi yếu mệt, và vực dậy mỗi khi chúng ta bị quỵ ngã.
Mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nói lên tâm tình biết ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã ban tặng cho nhân loại một món quà quý giá là chính Đức Giêsu Kitô. Chính nhờ Người mà chúng ta có được niềm vui của đại lễ hôm nay.
Cùng với Mẹ Maria, thánh cả Giuse và các mục đồng, chúng ta được mời gọi đến để tôn thờ Hài Nhi Giêsu trong Hang Đá. Cùng với các Thiên Thần, chúng ta được vinh dự trở nên sứ giả loan báo Tin Vui trọng đại này: « Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương » (Lc 2, 14).
Một Trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ
Lm Lê Công Đức
08:51 24/12/2009
-Sau những tuần lễ rét mướt và có phần ảm đạm của ‘ngày ngắn đêm dài’ – mùa đông của 3 phần tư cư dân trái đất này và mùa Vọng của Giáo Hội – đêm nay, thế giới như lung linh, lộng lẫy hơn và được thắp sáng lên hơn, với hàng triệu hang đá Noen lớn nhỏ, đủ kiểu và bằng đủ thứ chất liệu, trong các nhà thờ, nhà nguyện, tại các nhà riêng, và cả ở nhiều nơi công cộng nữa.
-Một hang đá Noen thường có gì? Có màu sắc, ánh sáng và âm thanh đặc trưng của Noen – và tất cả được phối hợp cách hài hoà khéo léo sao cho người nhìn cảm nhận rằng: đẹp!. .. Nhưng ta sẽ lầm nếu nghĩ rằng vẻ rực rỡ hoành tráng của các hang đá Noen ngày nay là sự tả thực về khung cảnh máng cỏ Bêlem vào cái đêm cách đây hơn hai ngàn năm ấy. Luca viết rằng đêm đó có sứ thần Chúa đến bên các người chăn chiên và vinh quang Chúa chiếu toả chung quanh họ. Nhưng đó là điều xảy ra với các người chăn chiên, ở chỗ các người chăn chiên. Còn ngay tại máng cỏ Bêlem thì không có thiên thần bay lượn phấp phới, không có đuôi sao lạ toả chiếu, cũng không có lời ca tiếng nhạc réo rắt, không có bất cứ gì là sang trọng hay rực rỡ. Không có gì đặc biệt cả.
Không có gì đặc biệt, nên cư dân thị trấn Bêlem vẫn vô tư ngủ vùi: đêm nay, với họ, thì cũng như bất cứ đêm nào. Không có gì đặc biệt, nên tất cả dấu hiệu mà thiên thần cung cấp để các người chăn chiên đi tìm và nhận ra Đức Chúa chỉ là: “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Dù Luca không tả chi tiết hơn cái khung cảnh xung quanh “đứa trẻ bọc tã nằm trong máng cỏ” này, ta cũng có thể hình dung: Đó là một chuồng bò xiêu vẹo tối tăm (vì không điện không đèn, giỏi lắm thì Giuse chỉ đốt được một đống lửa nho nhỏ); đó là một chuồng bò ẩm ướt (không ướt vì mưa cũng ướt vì sương đêm, nhất là ở giữa đồng trống); và đó là một chuồng bò hôi hám (vì chuồng bò thì chẳng thể nào mà không. .. hôi hám được!) Nằm trong một chuồng bò như thế chắc chắn là không dễ chịu bằng bất cứ giường chiếu sơ sài nhất nào của chúng ta!
-Nhưng tại sao? Tại sao Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, lại phải chào đời trong một hoàn cảnh khốn khổ thế này? Phải chăng vì Người thích vậy, như một thú đau thương, hay vì Người hờn dỗi điều gì? Không, em bé này không muốn chào đời như thế, Mẹ em cũng không muốn, và bố em cũng không. Đôi vợ chồng trẻ đã rảo bước gõ cửa hết các hàng quán trọ, mong tìm được một chỗ trú nhờ, mà không được. Em bé bọc tã được đặt nằm trong máng cỏ, bởi vì – như Luca kể – bố mẹ em “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Ta hãy hình dung những lời năn nỉ của Giuse, của Maria, và những lời từ khước của các chủ quán. Ta hãy hình dung hai người lầm lũi lê bước hết nhà này đến nhà khác suốt cả buổi tối – với những tiếng thở dài và những bước chân khó khăn, vì Maria đã bắt đầu trở dạ. Cuối cùng, hai bóng người lặng lẽ rời thị trấn, đi ra đồng trống... chỉ vì hai người “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Thế đấy, chuồng bò Bêlem đầu tiên chẳng có gì. Rất sơ sài. Rất xấu xí. Nó không có gì đáng kể, ngoài “một em bé sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ.” Em bé này thật bé bỏng, mong manh, nhưng em bé này là tất cả. Em bé này là đối tượng duy nhất của niềm mong đợi hàng ngàn năm của cả dân tộc It-ra-en (dù khi em đến thì người ta bắt hụt). Em bé này là điểm đến của chặng đường mấy tuần lễ Mùa Vọng vừa qua của các Kitô hữu. Em bé này là linh hồn, là ý nghĩa của hàng triệu cánh thiệp, hàng triệu món quà người ta trao nhau trong dịp này (dù nhiều khi người ta không hề ý thức như thế). Em bé này, đêm nay, là nguồn vui, là an bình của bao tâm hồn. Và em bé này, đêm nay, cũng đang bị lạm dụng thê thảm: người ta nhân danh mừng sinh nhật em để ăn chơi hưởng thụ phung phí nhiều khi đến mức thác loạn khắp nơi. Em bé này là trung tâm của mọi cử hành của Giáo Hội đêm nay – và cũng là cử hành đang diễn ra đây của chúng ta, trong nguyện đường này.
Mừng sinh nhật ai, điều đầu tiên không thể thiếu là sắm một món quà – dù đơn sơ – cho người ấy. Ước gì mỗi chúng ta, đêm nay, mùa này, cũng có một món quà cho em bé bọc tã nằm trong máng cỏ Bêlem, vì em đã không tìm được chỗ trong nhà trọ. Amen.
-Một hang đá Noen thường có gì? Có màu sắc, ánh sáng và âm thanh đặc trưng của Noen – và tất cả được phối hợp cách hài hoà khéo léo sao cho người nhìn cảm nhận rằng: đẹp!. .. Nhưng ta sẽ lầm nếu nghĩ rằng vẻ rực rỡ hoành tráng của các hang đá Noen ngày nay là sự tả thực về khung cảnh máng cỏ Bêlem vào cái đêm cách đây hơn hai ngàn năm ấy. Luca viết rằng đêm đó có sứ thần Chúa đến bên các người chăn chiên và vinh quang Chúa chiếu toả chung quanh họ. Nhưng đó là điều xảy ra với các người chăn chiên, ở chỗ các người chăn chiên. Còn ngay tại máng cỏ Bêlem thì không có thiên thần bay lượn phấp phới, không có đuôi sao lạ toả chiếu, cũng không có lời ca tiếng nhạc réo rắt, không có bất cứ gì là sang trọng hay rực rỡ. Không có gì đặc biệt cả.
Không có gì đặc biệt, nên cư dân thị trấn Bêlem vẫn vô tư ngủ vùi: đêm nay, với họ, thì cũng như bất cứ đêm nào. Không có gì đặc biệt, nên tất cả dấu hiệu mà thiên thần cung cấp để các người chăn chiên đi tìm và nhận ra Đức Chúa chỉ là: “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Dù Luca không tả chi tiết hơn cái khung cảnh xung quanh “đứa trẻ bọc tã nằm trong máng cỏ” này, ta cũng có thể hình dung: Đó là một chuồng bò xiêu vẹo tối tăm (vì không điện không đèn, giỏi lắm thì Giuse chỉ đốt được một đống lửa nho nhỏ); đó là một chuồng bò ẩm ướt (không ướt vì mưa cũng ướt vì sương đêm, nhất là ở giữa đồng trống); và đó là một chuồng bò hôi hám (vì chuồng bò thì chẳng thể nào mà không. .. hôi hám được!) Nằm trong một chuồng bò như thế chắc chắn là không dễ chịu bằng bất cứ giường chiếu sơ sài nhất nào của chúng ta!
-Nhưng tại sao? Tại sao Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, lại phải chào đời trong một hoàn cảnh khốn khổ thế này? Phải chăng vì Người thích vậy, như một thú đau thương, hay vì Người hờn dỗi điều gì? Không, em bé này không muốn chào đời như thế, Mẹ em cũng không muốn, và bố em cũng không. Đôi vợ chồng trẻ đã rảo bước gõ cửa hết các hàng quán trọ, mong tìm được một chỗ trú nhờ, mà không được. Em bé bọc tã được đặt nằm trong máng cỏ, bởi vì – như Luca kể – bố mẹ em “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Ta hãy hình dung những lời năn nỉ của Giuse, của Maria, và những lời từ khước của các chủ quán. Ta hãy hình dung hai người lầm lũi lê bước hết nhà này đến nhà khác suốt cả buổi tối – với những tiếng thở dài và những bước chân khó khăn, vì Maria đã bắt đầu trở dạ. Cuối cùng, hai bóng người lặng lẽ rời thị trấn, đi ra đồng trống... chỉ vì hai người “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Thế đấy, chuồng bò Bêlem đầu tiên chẳng có gì. Rất sơ sài. Rất xấu xí. Nó không có gì đáng kể, ngoài “một em bé sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ.” Em bé này thật bé bỏng, mong manh, nhưng em bé này là tất cả. Em bé này là đối tượng duy nhất của niềm mong đợi hàng ngàn năm của cả dân tộc It-ra-en (dù khi em đến thì người ta bắt hụt). Em bé này là điểm đến của chặng đường mấy tuần lễ Mùa Vọng vừa qua của các Kitô hữu. Em bé này là linh hồn, là ý nghĩa của hàng triệu cánh thiệp, hàng triệu món quà người ta trao nhau trong dịp này (dù nhiều khi người ta không hề ý thức như thế). Em bé này, đêm nay, là nguồn vui, là an bình của bao tâm hồn. Và em bé này, đêm nay, cũng đang bị lạm dụng thê thảm: người ta nhân danh mừng sinh nhật em để ăn chơi hưởng thụ phung phí nhiều khi đến mức thác loạn khắp nơi. Em bé này là trung tâm của mọi cử hành của Giáo Hội đêm nay – và cũng là cử hành đang diễn ra đây của chúng ta, trong nguyện đường này.
Mừng sinh nhật ai, điều đầu tiên không thể thiếu là sắm một món quà – dù đơn sơ – cho người ấy. Ước gì mỗi chúng ta, đêm nay, mùa này, cũng có một món quà cho em bé bọc tã nằm trong máng cỏ Bêlem, vì em đã không tìm được chỗ trong nhà trọ. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 24/12/2009
MỘT CHIẾC GIÀY
Một người bước lên xe buýt, ngồi kế bên là một thiếu niên dáng như đang cười nhăn nhở, chỉ mang một chiếc giày.
- “Cậu bé, cậu làm rớt mất một chiếc giày rồi đó.”
- “Không phải.” Thiếu niên trả lời: “Tôi vừa mới tìm được một chiếc.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta nhìn vẻ bên ngoài để phán đoán anh chị em của mình: thấy người mặt mày không vui thì đoán là người khó tính, thấy người cười ha ha vui vẻ thì đoán là người dễ tính, thấy cô gái nào dễ dàng tiếp chuyện thì nói là người lã lơi, thấy anh chàng nào để râu tóc dài thì nói đoán là dân anh chị.v.v...
Cuộc sống không phải là một phòng học mà tất cả các học sinh đều phải làm theo đáp án của thầy cô giáo đưa ra, nhưng cuộc sống chính là một xã hội bao gồm tất cả mọi thành phần giai cấp của con người, do đó mà không thể dùng sự phán đoán của mình để khẳng định người này thế này, người kia thế nọ theo như cách ăn mặc và bộ dáng bên ngoài của họ.
Thiên Chúa không bao giờ coi vẻ bên ngoài của con người để cho họ lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, nhưng Ngài luôn nhìn thấu tận tâm can của con người, và phán xét theo lẽ công minh của Ngài về hành động tốt xấu của con người.
“Làm rớt một chiếc giày” và “mới tìm được một chiếc giày” thì hoàn toàn không giống nhau, nhưng nó giống nhau ở điểm là chỉ có một chiếc giày. Cũng vậy, nhìn vẻ bên ngoài mà phán đoán bên trong tâm hồn con người thì không giống nhau, chỉ giống nhau ở một điểm là làm tổn thương đến tha nhân...
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Một người bước lên xe buýt, ngồi kế bên là một thiếu niên dáng như đang cười nhăn nhở, chỉ mang một chiếc giày.
- “Cậu bé, cậu làm rớt mất một chiếc giày rồi đó.”
- “Không phải.” Thiếu niên trả lời: “Tôi vừa mới tìm được một chiếc.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta nhìn vẻ bên ngoài để phán đoán anh chị em của mình: thấy người mặt mày không vui thì đoán là người khó tính, thấy người cười ha ha vui vẻ thì đoán là người dễ tính, thấy cô gái nào dễ dàng tiếp chuyện thì nói là người lã lơi, thấy anh chàng nào để râu tóc dài thì nói đoán là dân anh chị.v.v...
Cuộc sống không phải là một phòng học mà tất cả các học sinh đều phải làm theo đáp án của thầy cô giáo đưa ra, nhưng cuộc sống chính là một xã hội bao gồm tất cả mọi thành phần giai cấp của con người, do đó mà không thể dùng sự phán đoán của mình để khẳng định người này thế này, người kia thế nọ theo như cách ăn mặc và bộ dáng bên ngoài của họ.
Thiên Chúa không bao giờ coi vẻ bên ngoài của con người để cho họ lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, nhưng Ngài luôn nhìn thấu tận tâm can của con người, và phán xét theo lẽ công minh của Ngài về hành động tốt xấu của con người.
“Làm rớt một chiếc giày” và “mới tìm được một chiếc giày” thì hoàn toàn không giống nhau, nhưng nó giống nhau ở điểm là chỉ có một chiếc giày. Cũng vậy, nhìn vẻ bên ngoài mà phán đoán bên trong tâm hồn con người thì không giống nhau, chỉ giống nhau ở một điểm là làm tổn thương đến tha nhân...
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 24/12/2009
N2T |
8. Sửa chữa nhân đức hiền lành mà sửa chữa đến bước hoàn thành, thì không những phải nhẫn nhục mà còn phải nhân hậu nữa.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 24/12/2009
N2T |
324. Nghe nhiều thì là giàu có.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI chào mừng các người trẻ, bệnh nhân và các cặp tân hôn
Bùi Hữu Thư
02:57 24/12/2009
Buổi triều kiến chung ngày thứ Tư
Rôma, Thứ Tư 23 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha đã nhận xét như sau để khuyến khích giới trẻ mở lòng quảng đại: “Giáng Sinh là một dịp để chúng ta mong ước phục vụ tha nhân nhiều hơn.”
Như thường lệ, Đức Thánh Cha Benedict XVI chào mừng các người trẻ, người bệnh và các cặp vợ chồng mới cưới bằng tiếng Ý, vào lúc khởi đầu buổi triều kiến ngày thứ Tư. Một buổi triều kiến có sự tham gia của các bài hát Giáng Sinh và một nhóm nhạc sĩ chơi đàn phong cầm (courtly bagpipe, "Musette du Couer.")
Ngài nói: “Tôi muốn chào mừng các bạn trẻ, các bệnh nhân, và các cặp tân hôn. Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ Giáng Sinh trọng thể, xin tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho nhân loại, làm lớn mạnh nơi các bạn trẻ yêu quý, ước vọng phục vụ tha nhân nhiều hơn.”
Ngài tiếp: “Hỡi các bệnh nhân yếu mến, xin cho tình yêu Thiên Chúa làm nguồn an ủi và bình an cho các bạn. Đối với các cặp tân hôn, xin cho tình yêu này tăng cường lời hứa yêu thương và trung thành với nhau của các bạn.”
Rôma, Thứ Tư 23 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha đã nhận xét như sau để khuyến khích giới trẻ mở lòng quảng đại: “Giáng Sinh là một dịp để chúng ta mong ước phục vụ tha nhân nhiều hơn.”
Như thường lệ, Đức Thánh Cha Benedict XVI chào mừng các người trẻ, người bệnh và các cặp vợ chồng mới cưới bằng tiếng Ý, vào lúc khởi đầu buổi triều kiến ngày thứ Tư. Một buổi triều kiến có sự tham gia của các bài hát Giáng Sinh và một nhóm nhạc sĩ chơi đàn phong cầm (courtly bagpipe, "Musette du Couer.")
Ngài nói: “Tôi muốn chào mừng các bạn trẻ, các bệnh nhân, và các cặp tân hôn. Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ Giáng Sinh trọng thể, xin tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho nhân loại, làm lớn mạnh nơi các bạn trẻ yêu quý, ước vọng phục vụ tha nhân nhiều hơn.”
Ngài tiếp: “Hỡi các bệnh nhân yếu mến, xin cho tình yêu Thiên Chúa làm nguồn an ủi và bình an cho các bạn. Đối với các cặp tân hôn, xin cho tình yêu này tăng cường lời hứa yêu thương và trung thành với nhau của các bạn.”
Khắp nơi mùng Chúa Giáng Sinh
Vũ Đình Hải Đường
08:13 24/12/2009
Để mừng ngày trọng đại Chúa Giêsu ra đời, ngay từ đầu tháng 11 hàng năm, người ta đã chuẩn bị tâm hồn và khởi sự khai trương mua sắm hàng hoá đồ đạc phục vụ cho mùa Giáng Sinh, vì từ lâu lễ Noel đã trở thành “Ngày lễ Quốc Tế”, chẳng còn dành riêng cho những người theo Kitô giáo nữa, mà còn là niềm hy vọng, vui chung của cả nhân loại trên khắp mặt địa cầu.
Nhân đây, chúng ta cùng nhìn lại đôi nét lai lịch về ngày lễ Giáng Sinh theo dòng thời gian, đồng thời tìm hiểu tập tục tổ chức mừng Lễ của một số quốc gia trên thế giới qua biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người: Chúa Giêsu Giáng trần.
LAI LỊCH NGÀY 25.12, LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Theo sử sách ghi lại, nguồn gốc Lễ Giáng Sinh ban đầu phát xuất từ những tư tưởng Tôn giáo ở những địa phương nằm về phía Đông các quốc gia Tây phương, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nền văn minh cổ Hy Lạp và cả La Mã thời bấy giờ. Từ đó thấm nhuần thêm tính chất đặc thù của Thiên Chúa giáo, tiếp đến cùng hoà hợp với một số nền văn hoá địa phương, vào những thế kỷ đầu, đã hình thành tổ chức Lễ mừng Chúa sinh ra. Sau đó, ngày Lễ này được lan truyền dần đi các nơi.
Ngày nay, hàng năm chúng ta long trọng mừng kính ngày sinh của Chúa Giêsu Hài Đồng vào ngày 25 tháng 12. Nhưng ngược dòng lịch sử qua truyền thuyết không cho biết chính xác ngày sinh nhật của Chúa Giêsu. Bởi vậy trong những thế kỷ đầu, ngày mừng Chúa sinh ra đã được cử hành vào nhiều thời điểm khác nhau. Có nơi các Tín hữu mừng kính vào ngày mồng 6 tháng Giêng, Lễ Chúa Hiển Linh. Nơi khác lại tổ chức lễ vào ngày 25 tháng Chạp mỗi năm.
Sở dĩ có sự chênh lệch ngày tháng như trên là do vào những thời kỳ trước đây ở Châu Âu có nhiều ý niệm về tín ngưỡng chưa được minh định rạch ròi. Tuy cùng ý nghĩa mừng ngày lễ đó, nhưng mỗi nơi lại có các niềm tin khác hẳn nhau.
Nếu dân chúng theo Ai Cập, nơi đây nguồn gốc khái niệm về Chúa Cứu Thế là Đấng có trước nhất, thì phải mừng lễ vào ngày sớm nhất, mồng 6 tháng Giêng đầu năm trùng với ngày thờ thần Aion, còn ngày 25 tháng Chạp cuối năm được xem là ngày lễ Giáng Sinh của thần Helios rồi.
Ngược lại, đối với tín đồ La Mã thì ngày 25 tháng Chạp là ngày lễ thờ thần Saturne mà theo thần thoại là con của Trời và Đất, lại trùng với thời điểm làm lễ Đông chí rất lớn.
Riêng Giáo hội Thiên Chúa giáo, trong giai đoạn đầu mở mang phát triển tại La Mã, vào thời kỳ này hằng năm Giáo Hội chỉ chú tâm cử hành lễ Chúa Hiển Linh vào ngày 6 tháng Giêng, chứ chưa tổ chức lễ Giáng Sinh mừng Chúa ra đời.
Đợi mãi cho đến thế kỷ thứ IV, Tòa Thánh mới phổ biến rộng rãi cho biết chi tiết Chúa Giêsu ra đời tại Bethlehem vào tiết mùa Đông chí lạnh lẽo, chứ không nói rõ Chúa sinh ra vào ngày tháng nào cụ thể trong năm.
Thời gian sau, đến tận cuối thế kỷ thứ IV, để hòa đồng niềm tin của giáo dân với những tập tục tốt lành của địa phương, vào năm 350 Đức Thánh Cha Julius (337 - 352) mới ban sắc lệnh chỉ định ngày 6 tháng 1 hằng năm, chỉ là ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rữa tại dòng sông Jordan, đồng thời chính thức ấn định cho toàn thể giáo hữu kể từ nay mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 mỗi năm, trùng với thần thoại ngày thờ Thần Saturne là con của Trời, đồng thời cũng là ngày Đông chí theo cách tính lịch thời đó.
Kể từ năm 350 đến nay, Giáo Hội đã hân hoan mừng lễ Chúa Giêsu Hài Đồng Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 với ý hướng bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu là Mặt Trời Công Chính, là ánh sáng chiếu rọi vào nhân loại đang đau khổ, lầm than vì tội lỗi, chờ mong Ngôi Hai giáng trần đem niềm hy vọng và sự bình an cho những tâm hồn ngay lành dưới thế.
TẬP TỤC MỪNG LỄ GIÁNG SINH Ở CÁC NƯỚC
Đã từ lâu đời, việc tổ chức mừng Chúa Giáng Sinh đã lần hồi hội nhập vào các sắc dân trên thế giới với đặc điểm bao quát bề ngoài, mặc dù có đôi điều chung nhất giống nhau như trang trí nhà cửa bằng cây thông, hoặc trưng bày hang đá, máng cỏ hay mua sắm quà, thiệp Noel gửi tặng cho nhau. Ngoài ra, mỗi quốc gia Tây phương còn điểm tô thêm nhiều nét của tập tục địa phương, làm nổi bật sắc thái riêng mừng lễ.
Chẳng hạn như: Tại Pháp Quốc: Lễ Giáng Sinh được gọi là Lễ Noel, chỉ có tập tục tặng quà bánh cho các em thiếu nhi. Còn những người trưởng thành chỉ tặng quà cho nhau vào dịp đầu năm mới. Việc trang hoàng cây thông và máng cỏ luôn có trong mỗi nhà. Các em bé hay để giày và vớ (bí tất) ở cạnh lò sưởi, tin rằng đêm Giáng Sinh, ông già Noel sẽ trượt theo đường ống khói, bỏ quà vào đó. Riêng đêm 24.12, mọi người trong gia đình đều đi dự lễ tại nhà thờ. Sau đó tụ tập tại tiệm ăn hay về lại tư gia dự tiệc Reveillon. Luôn có món Gà Tây và bánh tráng miệng Buche de Noel, bánh có hình dạng và màu sắc giống khúc gỗ, được trang hoàng thêm hình hoa lá bằng kem rất đẹp và sinh động.
Ở Anh Quốc: Nhà cửa được trang hoàng rực rỡ chuẩn bị ngày Lễ Giáng Sinh Christmas Day. Riêng phòng khách còn được chăng thêm những sợi dây màu sắc sặc sỡ đẹp mắt. Đêm 24, mọi người đến thánh đường dự lễ xong mới về lại nhà dự buổi tiệc thịnh soạn, gồm món cổ truyền Gà Tây (Turkey) và món Plumpudding tráng miệng. Tục lệ ở đây, các em thiếu nhi cũng treo bí tất (vớ) ở đầu giường hay cạnh lò sưởi, chờ đêm xuống ông già Noel sẽ đến bỏ quà vào cho.
Tới Ý Đại Lợi: Từ lâu tâm điểm của Lễ Giáng Sinh ở đây vẫn là cái hang đá máng cỏ có Chúa Giêsu Hài Đồng, người ta gọi là “Gesu Bambino”. Cây thông không có nhiều. Vào đêm 24.12, con cái nhỏ đều ngủ tại nhà. Cha me, người lớn tuổi đi dự Lễ Giáng Sinh tại các nhà thờ. Khi về lại nhà, cha mẹ mới để quà tặng lên giường ngủ của con cái. Sáng mai chúng thức dậy sẽ phấn khởi vui mừng nhận quà. Sau đó toàn thể cả gia đình đến nhà thờ. Dự lễ xong, mới trở về nhà tổ chức bữa ăn thịnh soạn.
Nhiều nơi ở Ý còn giữ tập tục cũ, không phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng Sinh mà đợi đến ngày 6.01 lễ Hiễn Linh, ngày mà Chúa Gesu Bambino nhận được đồ dâng hiến của Ba Vua.
Đặc biệt, tại thành phố Naples, dân chúng còn tổ chức tràn ra đầy đường nhảy múa, ca hát, đốt pháo bông để mừng đêm Giáng Sinh.
Đến Đan Mạch: Tất cả nhà cửa đều được dọn dẹp, trang hoàng đẹp đẽ. Dân chúng đi lễ nhà thờ sớm ngay từ buổi chiều ngày 24.12 để kịp về lại nhà ăn bữa cháo hạc cổ truyền. Sau đó chờ cho đến đêm tối mới dùng bữa tiệc thịnh soạn với món ngỗng quay và su su đỏ. Trong khi đó, các em thiếu nhi cầm tay nhau ca hát quanh cây thông trang trí thắp sáng ánh đèn rực rỡ, vui vẻ nô đùa chờ ông già Noel đến phát quà cho bọn chúng.
Về Phần Lan: Ngoài việc trang trí nhà cửa ra, đến ngày lễ Giáng Sinh ở đây có tập tục từ chập tối ngày 24.12 mọi người ra nghĩa trang thăm viếng mộ phần của ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc. Cầu nguyện và thắp nến sáng trưng, sau đó về lại nhà tham dự một bữa ăn đã soạn sẵn trên bàn cũng được thắp nến, chờ đợi ông già Noel Weihnachtsbock đi trên loại xe kéo lê trên tuyết, đến phát quà bánh cho các em nhỏ.
Sang Hoa Kỳ: Bầu khí Giáng Sinh nở rộ rất sớm qua các thương vụ buôn bán hàng hóa, dịch vụ về Noel được bày bán với giá khuyến mãi để lôi cuốn người dân mua sắm. Riêng quang cảnh quảng trường trước tòa nhà Bạch Ốc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hằng năm khu vực này đều có trồng cây thông thật lớn, trang hoàng đèn chớp nháy mỗi năm kết gắn một kiểu khác nhau. Xung quanh còn 50 cây thông nhỏ ghi tên tượng trưng cho 50 tiểu bang của đất nước Hoa Kỳ, đã thu hút nhiều người dân bản xứ và du khách chen chân nhau đến thưởng lãm đông đảo, bất chấp gió lạnh.
Với dòng thời gian, những di dân sang Mỹ sinh sống còn mang theo nhiều tập tục cố hữu Giáng Sinh của nguyên quán họ đến đây, khiến cho việc tổ chức mừng lễ Noel càng thêm phong phú.
Một đặc điểm riêng tại những vùng mà Đức ngữ được sử dụng chung, quen thuộc như các nước Thụy Sĩ, Áo Quốc, Đức Quốc, Thụy Điển … thì lễ Giáng sinh được gọi là Weihnecten và việc tổ chức mừng lễ thường có tính chất riêng lẻ, vui chơi trong phạm vi gia đình.
Thêm một sinh hoạt đáng lưu ý ở các quốc gia miền Bắc Đông Âu, thông thường từ 4 tuần lễ trước Giáng Sinh, có tục lệ tổ chức Chợ Trời bán hàng Noel với giá rẻ. Việc họp Chợ Trời đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vienne thuộc Áo Quốc rồi dần dần phát triển sang các quốc gia xung quanh. Lúc đầu có mục đích chỉ để bán những dụng cụ trang trí hay quà tặng nhân dịp lễ mừng Chúa ra đời. Mọi người chú ý nhất là những cây thông được bày bán rất nhiều. Thời gian sau Chợ mở rộng bán thêm nhiều thực phẩm ăn uống cùng tổ chức xen kẽ các dịch vụ, có ca hát, trò chơi giải trí khiến cho thời gian và bầu khí trước lễ Giáng Sinh càng vui nhộn, rạo rực tâm hồn mọi người chờ đợi ngày Chúa đến.
Chúng ta vừa điểm đôi nét tượng trưng việc mừng lễ Noel đó đây, đã nói lên sự kiện Chúa Giêsu Giáng Thế hầu cứu chuộc nhân trần, không dành riêng cho dân tộc nào, mà Chúa đến để làm cuộc giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người, hầu mang lại ánh sáng tình thương và niềm vui bất tận cho cuộc sống mỗi người.
Maryland, Mùa Đông 2009.
Nhân đây, chúng ta cùng nhìn lại đôi nét lai lịch về ngày lễ Giáng Sinh theo dòng thời gian, đồng thời tìm hiểu tập tục tổ chức mừng Lễ của một số quốc gia trên thế giới qua biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người: Chúa Giêsu Giáng trần.
LAI LỊCH NGÀY 25.12, LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Theo sử sách ghi lại, nguồn gốc Lễ Giáng Sinh ban đầu phát xuất từ những tư tưởng Tôn giáo ở những địa phương nằm về phía Đông các quốc gia Tây phương, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nền văn minh cổ Hy Lạp và cả La Mã thời bấy giờ. Từ đó thấm nhuần thêm tính chất đặc thù của Thiên Chúa giáo, tiếp đến cùng hoà hợp với một số nền văn hoá địa phương, vào những thế kỷ đầu, đã hình thành tổ chức Lễ mừng Chúa sinh ra. Sau đó, ngày Lễ này được lan truyền dần đi các nơi.
Ngày nay, hàng năm chúng ta long trọng mừng kính ngày sinh của Chúa Giêsu Hài Đồng vào ngày 25 tháng 12. Nhưng ngược dòng lịch sử qua truyền thuyết không cho biết chính xác ngày sinh nhật của Chúa Giêsu. Bởi vậy trong những thế kỷ đầu, ngày mừng Chúa sinh ra đã được cử hành vào nhiều thời điểm khác nhau. Có nơi các Tín hữu mừng kính vào ngày mồng 6 tháng Giêng, Lễ Chúa Hiển Linh. Nơi khác lại tổ chức lễ vào ngày 25 tháng Chạp mỗi năm.
Sở dĩ có sự chênh lệch ngày tháng như trên là do vào những thời kỳ trước đây ở Châu Âu có nhiều ý niệm về tín ngưỡng chưa được minh định rạch ròi. Tuy cùng ý nghĩa mừng ngày lễ đó, nhưng mỗi nơi lại có các niềm tin khác hẳn nhau.
Nếu dân chúng theo Ai Cập, nơi đây nguồn gốc khái niệm về Chúa Cứu Thế là Đấng có trước nhất, thì phải mừng lễ vào ngày sớm nhất, mồng 6 tháng Giêng đầu năm trùng với ngày thờ thần Aion, còn ngày 25 tháng Chạp cuối năm được xem là ngày lễ Giáng Sinh của thần Helios rồi.
Ngược lại, đối với tín đồ La Mã thì ngày 25 tháng Chạp là ngày lễ thờ thần Saturne mà theo thần thoại là con của Trời và Đất, lại trùng với thời điểm làm lễ Đông chí rất lớn.
Riêng Giáo hội Thiên Chúa giáo, trong giai đoạn đầu mở mang phát triển tại La Mã, vào thời kỳ này hằng năm Giáo Hội chỉ chú tâm cử hành lễ Chúa Hiển Linh vào ngày 6 tháng Giêng, chứ chưa tổ chức lễ Giáng Sinh mừng Chúa ra đời.
Đợi mãi cho đến thế kỷ thứ IV, Tòa Thánh mới phổ biến rộng rãi cho biết chi tiết Chúa Giêsu ra đời tại Bethlehem vào tiết mùa Đông chí lạnh lẽo, chứ không nói rõ Chúa sinh ra vào ngày tháng nào cụ thể trong năm.
Thời gian sau, đến tận cuối thế kỷ thứ IV, để hòa đồng niềm tin của giáo dân với những tập tục tốt lành của địa phương, vào năm 350 Đức Thánh Cha Julius (337 - 352) mới ban sắc lệnh chỉ định ngày 6 tháng 1 hằng năm, chỉ là ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rữa tại dòng sông Jordan, đồng thời chính thức ấn định cho toàn thể giáo hữu kể từ nay mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 mỗi năm, trùng với thần thoại ngày thờ Thần Saturne là con của Trời, đồng thời cũng là ngày Đông chí theo cách tính lịch thời đó.
Kể từ năm 350 đến nay, Giáo Hội đã hân hoan mừng lễ Chúa Giêsu Hài Đồng Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 với ý hướng bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu là Mặt Trời Công Chính, là ánh sáng chiếu rọi vào nhân loại đang đau khổ, lầm than vì tội lỗi, chờ mong Ngôi Hai giáng trần đem niềm hy vọng và sự bình an cho những tâm hồn ngay lành dưới thế.
TẬP TỤC MỪNG LỄ GIÁNG SINH Ở CÁC NƯỚC
Đã từ lâu đời, việc tổ chức mừng Chúa Giáng Sinh đã lần hồi hội nhập vào các sắc dân trên thế giới với đặc điểm bao quát bề ngoài, mặc dù có đôi điều chung nhất giống nhau như trang trí nhà cửa bằng cây thông, hoặc trưng bày hang đá, máng cỏ hay mua sắm quà, thiệp Noel gửi tặng cho nhau. Ngoài ra, mỗi quốc gia Tây phương còn điểm tô thêm nhiều nét của tập tục địa phương, làm nổi bật sắc thái riêng mừng lễ.
Chẳng hạn như: Tại Pháp Quốc: Lễ Giáng Sinh được gọi là Lễ Noel, chỉ có tập tục tặng quà bánh cho các em thiếu nhi. Còn những người trưởng thành chỉ tặng quà cho nhau vào dịp đầu năm mới. Việc trang hoàng cây thông và máng cỏ luôn có trong mỗi nhà. Các em bé hay để giày và vớ (bí tất) ở cạnh lò sưởi, tin rằng đêm Giáng Sinh, ông già Noel sẽ trượt theo đường ống khói, bỏ quà vào đó. Riêng đêm 24.12, mọi người trong gia đình đều đi dự lễ tại nhà thờ. Sau đó tụ tập tại tiệm ăn hay về lại tư gia dự tiệc Reveillon. Luôn có món Gà Tây và bánh tráng miệng Buche de Noel, bánh có hình dạng và màu sắc giống khúc gỗ, được trang hoàng thêm hình hoa lá bằng kem rất đẹp và sinh động.
Ở Anh Quốc: Nhà cửa được trang hoàng rực rỡ chuẩn bị ngày Lễ Giáng Sinh Christmas Day. Riêng phòng khách còn được chăng thêm những sợi dây màu sắc sặc sỡ đẹp mắt. Đêm 24, mọi người đến thánh đường dự lễ xong mới về lại nhà dự buổi tiệc thịnh soạn, gồm món cổ truyền Gà Tây (Turkey) và món Plumpudding tráng miệng. Tục lệ ở đây, các em thiếu nhi cũng treo bí tất (vớ) ở đầu giường hay cạnh lò sưởi, chờ đêm xuống ông già Noel sẽ đến bỏ quà vào cho.
Tới Ý Đại Lợi: Từ lâu tâm điểm của Lễ Giáng Sinh ở đây vẫn là cái hang đá máng cỏ có Chúa Giêsu Hài Đồng, người ta gọi là “Gesu Bambino”. Cây thông không có nhiều. Vào đêm 24.12, con cái nhỏ đều ngủ tại nhà. Cha me, người lớn tuổi đi dự Lễ Giáng Sinh tại các nhà thờ. Khi về lại nhà, cha mẹ mới để quà tặng lên giường ngủ của con cái. Sáng mai chúng thức dậy sẽ phấn khởi vui mừng nhận quà. Sau đó toàn thể cả gia đình đến nhà thờ. Dự lễ xong, mới trở về nhà tổ chức bữa ăn thịnh soạn.
Nhiều nơi ở Ý còn giữ tập tục cũ, không phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng Sinh mà đợi đến ngày 6.01 lễ Hiễn Linh, ngày mà Chúa Gesu Bambino nhận được đồ dâng hiến của Ba Vua.
Đặc biệt, tại thành phố Naples, dân chúng còn tổ chức tràn ra đầy đường nhảy múa, ca hát, đốt pháo bông để mừng đêm Giáng Sinh.
Đến Đan Mạch: Tất cả nhà cửa đều được dọn dẹp, trang hoàng đẹp đẽ. Dân chúng đi lễ nhà thờ sớm ngay từ buổi chiều ngày 24.12 để kịp về lại nhà ăn bữa cháo hạc cổ truyền. Sau đó chờ cho đến đêm tối mới dùng bữa tiệc thịnh soạn với món ngỗng quay và su su đỏ. Trong khi đó, các em thiếu nhi cầm tay nhau ca hát quanh cây thông trang trí thắp sáng ánh đèn rực rỡ, vui vẻ nô đùa chờ ông già Noel đến phát quà cho bọn chúng.
Về Phần Lan: Ngoài việc trang trí nhà cửa ra, đến ngày lễ Giáng Sinh ở đây có tập tục từ chập tối ngày 24.12 mọi người ra nghĩa trang thăm viếng mộ phần của ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc. Cầu nguyện và thắp nến sáng trưng, sau đó về lại nhà tham dự một bữa ăn đã soạn sẵn trên bàn cũng được thắp nến, chờ đợi ông già Noel Weihnachtsbock đi trên loại xe kéo lê trên tuyết, đến phát quà bánh cho các em nhỏ.
Sang Hoa Kỳ: Bầu khí Giáng Sinh nở rộ rất sớm qua các thương vụ buôn bán hàng hóa, dịch vụ về Noel được bày bán với giá khuyến mãi để lôi cuốn người dân mua sắm. Riêng quang cảnh quảng trường trước tòa nhà Bạch Ốc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hằng năm khu vực này đều có trồng cây thông thật lớn, trang hoàng đèn chớp nháy mỗi năm kết gắn một kiểu khác nhau. Xung quanh còn 50 cây thông nhỏ ghi tên tượng trưng cho 50 tiểu bang của đất nước Hoa Kỳ, đã thu hút nhiều người dân bản xứ và du khách chen chân nhau đến thưởng lãm đông đảo, bất chấp gió lạnh.
Với dòng thời gian, những di dân sang Mỹ sinh sống còn mang theo nhiều tập tục cố hữu Giáng Sinh của nguyên quán họ đến đây, khiến cho việc tổ chức mừng lễ Noel càng thêm phong phú.
Một đặc điểm riêng tại những vùng mà Đức ngữ được sử dụng chung, quen thuộc như các nước Thụy Sĩ, Áo Quốc, Đức Quốc, Thụy Điển … thì lễ Giáng sinh được gọi là Weihnecten và việc tổ chức mừng lễ thường có tính chất riêng lẻ, vui chơi trong phạm vi gia đình.
Thêm một sinh hoạt đáng lưu ý ở các quốc gia miền Bắc Đông Âu, thông thường từ 4 tuần lễ trước Giáng Sinh, có tục lệ tổ chức Chợ Trời bán hàng Noel với giá rẻ. Việc họp Chợ Trời đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vienne thuộc Áo Quốc rồi dần dần phát triển sang các quốc gia xung quanh. Lúc đầu có mục đích chỉ để bán những dụng cụ trang trí hay quà tặng nhân dịp lễ mừng Chúa ra đời. Mọi người chú ý nhất là những cây thông được bày bán rất nhiều. Thời gian sau Chợ mở rộng bán thêm nhiều thực phẩm ăn uống cùng tổ chức xen kẽ các dịch vụ, có ca hát, trò chơi giải trí khiến cho thời gian và bầu khí trước lễ Giáng Sinh càng vui nhộn, rạo rực tâm hồn mọi người chờ đợi ngày Chúa đến.
Chúng ta vừa điểm đôi nét tượng trưng việc mừng lễ Noel đó đây, đã nói lên sự kiện Chúa Giêsu Giáng Thế hầu cứu chuộc nhân trần, không dành riêng cho dân tộc nào, mà Chúa đến để làm cuộc giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người, hầu mang lại ánh sáng tình thương và niềm vui bất tận cho cuộc sống mỗi người.
Maryland, Mùa Đông 2009.
Tòa thánh bênh vực quyết định tuyên dương ĐGH Piô XII lên bậc “Đáng kính”
Phụng Nghi
08:46 24/12/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Người phát ngôn của Tòa thánh Vatican hôm nay nói rằng ĐGH Piô XII được tuyên dương lên bậc “Đáng kính” vì ngài là một mẫu mực của đời sống Kitô giáo, chứ không phải do những quyết định lịch sử ngài đã thực hiện.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra lời tuyên bố nói trên trong một chương trình của Đài phát thanh Vatican, nhằm bênh vực cho sắc lệnh của Đức giáo hoàng Benedict XVI hôm thứ Bẩy vừa qua công nhận đức tính anh hùng của ĐGH Piô XII.
Sắc lệnh này đưa vị giáo hoàng thời Đệ Nhị Thế chiến lên bậc “Đáng kính”, một bước gần hơn đến giai đoạn được tuyên thánh.
Cha Lombardi công nhận rằng lời tuyên dương “đã gây ra một số phản ứng trong thế giới Do thái giáo”, và ngài đưa ra lời giải thích để làm sáng tỏ sắc lệnh đó có ý nghĩa như thế nào.
Mặc dầu nhiều sử gia (kể cả những học giả Do thái) công nhận những nỗ lực của ĐGH Piô XII đã tạo ra kết quả là cứu vớt hàng ngàn người Do thái khỏi các trại tử hình của Quốc xã, nhưng vẫn có một số người chủ trương rằng ngài đã làm quá ít.
Cha Lombardi giải thích rằng việc công nhận đức tính anh hùng là “xét đến những hoàn cảnh trong đó một người đã sống, và do đó cần phải xem xét vấn đề từ một quan điểm lịch sử, nhưng việc xác định giá trị này quan tâm chính yếu đến bằng chứng về một đời sống Kitô giáo người đó đã thực hiện -- tức là mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa và không ngừng kiếm tìm sự toàn thiện theo Phúc âm […] – chứ không phải kết quả xét theo lịch sử tất cả những quyết định hành động của người đó.”
Người phát ngôn của Tòa thánh khẳng định rằng cuộc nghiên cứu sâu xa thêm về lịch sử liên quan đến công cuộc bảo vệ người Do thái của giáo hoàng Piô XII do đó vẫn còn rộng mở. Về vấn đề này, ngài lặp lại rằng những tài liệu liên quan đến triều giáo hoàng từ năm 1939 đến 1958 sẽ sẵn sàng cung ứng cho các nhà học giả một khi được sắp xếp và phân loại, đó là một dự án còn cần một số năm làm việc nữa, bởi lý do những tài liệu đó là “một khối rất mực đồ sộ.”
Không có vụ tuyên thánh song đôi
Cha Lombardi cũng trả lời một số lời đồn đoán cho rằng vì cả hai giáo hoàng Piô XII và Gioan Phaolô II cùng được tuyên dương lên bậc đáng kính một lần, nên có thể là ngày tuyên thánh sau này cho hai vị giáo hoàng cũng sẽ trùng nhau.
Cha khẳng định rằng hai vụ đã không được sắp đặt thành một cặp song đôi.
“Hai vụ đều hoàn toàn biệt lập nhau, mỗi vụ sẽ theo tiến trình riêng biệt. Thế nên không có lý do gì để tưởng tưiợng rằng việc tuyên thánh trong tương lai sẽ xẩy ra đồng thời.”
Bạn của người Do thái.
Sau cùng, cha Lombardi nhắc lại rằng ĐGH Benedict XVI có tấm lòng tôn trọng lớn lao đối với dân tộc Do thái.
“Thế nên, rõ rệt là việc ký sắc lệnh vừa qua [liên quan đến Piô XII] không thể được coi là một hành vi thù nghịch đối với dân tộc Do thái, và cũng hy vọng rằng sẽ không được coi là một vật chướng ngại trên lộ trình đối thoại giữa Do thái giáo và Giáo hội Công giáo. Hơn thế nữa, chúng ta tin tưởng rằng cuộc viếng thăm Nguyện đường Do thái ở Roma sắp tới đây sẽ là cơ hội thành tâm nhắc lại và củng cố mối giây liên lạc thân hữu và tương kính.”
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra lời tuyên bố nói trên trong một chương trình của Đài phát thanh Vatican, nhằm bênh vực cho sắc lệnh của Đức giáo hoàng Benedict XVI hôm thứ Bẩy vừa qua công nhận đức tính anh hùng của ĐGH Piô XII.
Sắc lệnh này đưa vị giáo hoàng thời Đệ Nhị Thế chiến lên bậc “Đáng kính”, một bước gần hơn đến giai đoạn được tuyên thánh.
Cha Lombardi công nhận rằng lời tuyên dương “đã gây ra một số phản ứng trong thế giới Do thái giáo”, và ngài đưa ra lời giải thích để làm sáng tỏ sắc lệnh đó có ý nghĩa như thế nào.
Mặc dầu nhiều sử gia (kể cả những học giả Do thái) công nhận những nỗ lực của ĐGH Piô XII đã tạo ra kết quả là cứu vớt hàng ngàn người Do thái khỏi các trại tử hình của Quốc xã, nhưng vẫn có một số người chủ trương rằng ngài đã làm quá ít.
Cha Lombardi giải thích rằng việc công nhận đức tính anh hùng là “xét đến những hoàn cảnh trong đó một người đã sống, và do đó cần phải xem xét vấn đề từ một quan điểm lịch sử, nhưng việc xác định giá trị này quan tâm chính yếu đến bằng chứng về một đời sống Kitô giáo người đó đã thực hiện -- tức là mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa và không ngừng kiếm tìm sự toàn thiện theo Phúc âm […] – chứ không phải kết quả xét theo lịch sử tất cả những quyết định hành động của người đó.”
Người phát ngôn của Tòa thánh khẳng định rằng cuộc nghiên cứu sâu xa thêm về lịch sử liên quan đến công cuộc bảo vệ người Do thái của giáo hoàng Piô XII do đó vẫn còn rộng mở. Về vấn đề này, ngài lặp lại rằng những tài liệu liên quan đến triều giáo hoàng từ năm 1939 đến 1958 sẽ sẵn sàng cung ứng cho các nhà học giả một khi được sắp xếp và phân loại, đó là một dự án còn cần một số năm làm việc nữa, bởi lý do những tài liệu đó là “một khối rất mực đồ sộ.”
Không có vụ tuyên thánh song đôi
Cha Lombardi cũng trả lời một số lời đồn đoán cho rằng vì cả hai giáo hoàng Piô XII và Gioan Phaolô II cùng được tuyên dương lên bậc đáng kính một lần, nên có thể là ngày tuyên thánh sau này cho hai vị giáo hoàng cũng sẽ trùng nhau.
Cha khẳng định rằng hai vụ đã không được sắp đặt thành một cặp song đôi.
“Hai vụ đều hoàn toàn biệt lập nhau, mỗi vụ sẽ theo tiến trình riêng biệt. Thế nên không có lý do gì để tưởng tưiợng rằng việc tuyên thánh trong tương lai sẽ xẩy ra đồng thời.”
Bạn của người Do thái.
Sau cùng, cha Lombardi nhắc lại rằng ĐGH Benedict XVI có tấm lòng tôn trọng lớn lao đối với dân tộc Do thái.
“Thế nên, rõ rệt là việc ký sắc lệnh vừa qua [liên quan đến Piô XII] không thể được coi là một hành vi thù nghịch đối với dân tộc Do thái, và cũng hy vọng rằng sẽ không được coi là một vật chướng ngại trên lộ trình đối thoại giữa Do thái giáo và Giáo hội Công giáo. Hơn thế nữa, chúng ta tin tưởng rằng cuộc viếng thăm Nguyện đường Do thái ở Roma sắp tới đây sẽ là cơ hội thành tâm nhắc lại và củng cố mối giây liên lạc thân hữu và tương kính.”
Hãy trả lễ Giáng Sinh lại cho Chúa Kitô
Nguyễn Kim Ngân
10:42 24/12/2009
Hãy trả lễ Giáng Sinh lại cho Chúa Kitô
Giáng Sinh lại trở về. Năm nay tuy buôn bán ế ẩm, hàng quán kêu than, nhưng dù sao, giữa lúc kinh tế chưa phục hồi, Giáng Sinh về vẫn thấy rộn ràng vui tươi. Lễ Chúa Giáng Sinh mà không vui sao được? Giáng Sinh là phải đi mua sắm, sửa soạn quà cáp tặng nhau, mở những buổi dạ vũ ca nhạc. Giáng sinh là phải trang hoàng nhà cửa, trong nhà ngoài ngõ phải đèn điện sáng chưng. Cây thông Noel là chỗ ấm cúng nhất trong gia đình, nơi đặt những cánh thiệp, những gói quà thật đẹp người thân đã chuẩn bị cho nhau. Vui vẻ đến vậy, ấy thế mà vẫn có kẻ đang tâm phá đám: nào là phải bỏ ngay Merry Christmas để thay thế bằng Happy Holidays; nào là dẹp đi những hình ảnh về Chúa Hài Đồng, để chỉ tập trung vào Ông Già Noel mà thôi…Não trạng tục hoá và quá khích đã ăn quá sâu vào tâm trí con người thời đại mất rồi. Thôi thì tách biệt tôn giáo với xã hội, đạo ra khỏi đời, thì cũng…được đi. Thế nhưng đối phương không muốn dừng ở cái thế hưu chiến như vậy; họ còn muốn phá đổ, muốn tạo ra một thế đối lập đến độ kình chống giữa hai lãnh vực tách biệt này. Và đó là mầm mống của bao nhiêu khổ đau làm cho cuộc đời này đã lắm gian truân, lại càng thêm lầm than bi đát.
Dẫu sao chăng nữa, trong không khí tưng bừng của ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, xin cống hiến bạn đọc hai câu chuyện nhỏ giúp chúng ta tìm về với ý nghĩa chân thực của ngày vui trọng đại mà toàn thể nhân loại đang hân hoan đón mừng.
Bức chân dung
Có một ông nhà giầu góa vợ, sống với một người con duy nhất, cả hai đều rất thích sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, nhất là các bức danh họa của các hoạ sĩ bậc thầy như Raphael, Picasso…Bộ sưu tập của ông trị giá nhiều triệu mỹ kim.
Khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, người con trai lên đường nhập ngũ và được đưa đến một vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Trong một cuộc giao tranh, khi đang cõng người bạn đồng đội bị thương trên vai thì chàng đã trúng đạn và bỏ mình nơi tiền tuyến. Người đồng đội bị thương thì lại sống sót. Tin dữ đến tai người cha khiến ông đau khổ mà phát bệnh.
Trước ngày lễ Giáng Sinh năm ấy, một người thanh niên đến gõ cửa nhà ông, trên tay cầm một gói quà lớn. Cửa vừa mở, người thanh niên vội vã lên tiếng ngay:
“Thưa ông, ông không biết con đâu, nhưng con thì biết ông rõ lắm. Con chính là người đồng đội mà con của ông đã cõng trên vai, chạy đi cấp cứu để rồi chính anh ấy lại phải bỏ mình, còn con thì lại được cứu sống. Anh ấy thường hay nói chuyện với con về ông. Nhân ngày Giáng Sinh sắp đến, con xin tặng ông bức tranh do con họa lại chân dung của anh ấy, cũng là người con mà ông đang vô cùng thương tiếc. Bức chân dung này không đẹp, bởi con không phải là họa sĩ nhà nghề, những bù lại nó được con vẽ lại với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa đối với vị ân nhân một đời của con.”
Người cha tay run run mở gói quà ra. Nước mắt ông dàn dụa khi nhìn thấy bức chân dung người con yêu dấu của mình. Ông khe khẽ nói lời cảm ơn, rồi gọi gia nhân ra tiếp đãi chàng thanh niên hết sức nồng hậu.
Ông treo bức chân dung con mình vào một chỗ trang trọng nhất trong nhà. Mỗi khi có khách đến xem tranh, thì bức chân dung này đều được ông giới thiệu trước tiên, rồi sau đó mới mời khách đi xem các bức tranh khác mà ông sưu tầm được.
Ông mất sau đó ít lâu. Người quản gia thông báo cho mọi người biết ngày giờ toàn bộ sưu tập các bức danh họa của ông sẽ được mang ra bán đấu giá, trong đó có cả bức chân dung người con đã được người bạn đồng đội hoạ lại. Đến ngày chờ đợi, thiên hạ tứ xứ xa gần đổ xô đến tham dự cuộc đấu giá hiếm hoi mà người ta tiên đoán sẽ lên đến hàng nhiều triệu mỹ kim.
Sau vài lời giới thiệu ngắn ngủi và tuyên bố khai mạc, người trưởng ban đấu giá cho biết, theo ý ông chủ, thì bức chân dung người con sẽ được đấu giá trước tiên. Thế là ông lớn tiếng rao lên:
“Có ai muốn mua bức họa chân dung người con ông chủ không?” Sự im lặng đến ngỡ ngàng bao trùm toàn thể cử tọa. Bỗng dưng có ai đó lên tiếng:
“Yêu cầu dẹp bức chân dung qua một bên để bắt đầu đấu giá các bức danh họa khác đi.” “Không được,” ông trưởng ban đấu giá phân bua, “phải làm theo ý ông chủ trước đã.” Rồi ông ra giá luôn: “Có ai mua bức chân dung này với giá 100 đồng không?
Lại có tiếng phản đối vọng lên: “Chúng tôi đến đây để mua các bức danh họa, chứ không phải để mua cái bức chân dung phải gió kia đâu!”
Người phụ trách đấu giá vẫn kiên nhẫn: “Không, bức chân dung phải bán xong đã, rồi mới tính đến các bức tranh khác được.”
Một lời phản đối nữa lại vang lên nghe rõ mồn một: “Thôi dẹp cái chân dung gì đó đi, mang Van Gogh, Rembrandt, Picasso…ra cho người ta thưởng thức rồi đấu giá đi thôi!”
Lờ đi như không nghe thấy gì, người phụ trách đấu giá lại tiếp tục cò kè. “Ai mua bức chân dung này không? Chỉ 10 đồng thôi cũng được.” Bỗng có tiếng kêu: “Tôi đồng ý mua bức chân dung với giá 10 đồng.” Thì ra là bác làm vườn, người đã từng làm việc cho ông chủ và cũng quen biết người thanh niên quá cố được phác họa trên bức tranh.
Nhiều tiếng nhao nhao ầm ĩ: “Thôi bán quách cho ông ấy giá 10 đồng đi. Mau lên để rồi còn ăn thua với Rembrandt, Michaelangelo…nữa chứ.”
Tiếng người phụ trách đấu giá dõng dạc: “Được, bức chân dung sẽ được bán với giá 10 đồng. Nhưng tôi cũng xin tuyên bố bế mạc luôn cuộc bán đấu giá ngày hôm nay, bởi vì theo di chúc ông chủ để lại—mà điều này sẽ chỉ được công bố khi bức chân dung đã có người mua—là: ‘Người nào mua bức chân dung thì cũng được hưởng trọn gia sản và dĩ nhiên được sở hữu luôn toàn bộ sưu tập các bức danh họa mà ông chủ đã dầy công gây dựng bấy lâu nay.”
Câu chuyện sao lại mang ngụ ý sâu xa đến thế! Hơn hai ngàn năm trước đây, Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Người xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết để cứu chuộc toàn thể nhân loại và mở lối cho loài người tìm về với Người. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Gioan 3:16) Đúng là nếu chấp nhận Con của Người thì loài người sẽ được tất cả, và được sống muôn đời. Đáng tiếc, thật là đáng tiếc, nhân loại hôm nay, không chỉ không tin vào Con của Người, mà còn tìm đủ cách để mời Người đi chỗ khác chơi cho rảnh nợ. “Những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.” (Gioan 3: 18-19) Thực ra mà nói, nếu ngày xưa người ta đã đối xử hoàn toàn thiếu công bằng khi lên án và xử tử Chúa cho dù biết rõ Ngài vô tội, thì ngày nay, người ta cũng đang chơi trò bất công với những người con cái Chúa. “Lậy Chúa là Vầng Đông, là sự rực rỡ Ánh Sáng Vĩnh Cửu, là Mặt Trời Công Chính, xin hãy đến chiếu sáng những người đang còn ngồi trong vùng tăm tối u mê và trong bóng tử thần.” (Điệp Ca ‘O Oriens’--Tuần Cửu Nhật lễ Chúa Giáng Sinh)
Đàn ngỗng trời trong bão tuyết
Có anh chàng thanh niên kia chẳng hề tin hay nghĩ tưởng gì đến Chúa. Chàng cũng chẳng ngại bầy tỏ cảm nghĩ của mình về tôn giáo cũng như những ngày lễ tôn giáo. Vợ chàng trái lại thì rất nặng lòng tin. Nàng cố gắng nuôi dậy con cái thấm nhuần lòng tin vào Chúa, mặc kệ những lời xỏ xiên của người chồng cứng lòng.
Đêm vọng Giáng Sinh, khi nghe vợ con ngỏ ý mời mình đi dự lễ đêm, chàng cầu nhầu: “Vô nghĩa! Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống khổ chết sở như thế! Nghe như chuyện khôi hài!”
Vợ con đi rồi, chàng ở nhà một mình. Qua khung cửa sổ, chàng thấy những mảng tuyết đang đổ xuống theo từng đợt gió giật. Tin khí tượng cho biết đêm nay có một cơn bão tuyết lớn tràn về. Đang định vớ lấy tờ tạp chí đọc vài mẩu tin, chàng bỗng nghe thấy tiếng rầm rầm như có vật gì đập vào khung kính cửa sổ bên hông nhà. Nhìn ra khoảnh sân, chàng thấy cả một bầy ngỗng trời ở đâu kéo tới. Chắc hẳn, trên đường xuôi nam, bọn ngỗng gặp bão thành ra lưu lạc chốn này. Chúng như mất hướng, bay lòng vòng quanh quẩn, chắc đang tìm thức ăn và chỗ nào đó kín khuất để tá túc. Thế là chúng xoải cánh bay tứ tung, đụng vào cửa kính, chạm vào hàng dậu, gây ra những tiếng động khô khan. Chàng bỗng động lòng, nghĩ đến dẫy trại sau nhà, nơi được coi là ấm cúng và yên ổn cho chúng tạm trú qua đêm chờ cơn bão tan. Nghĩ thế, chàng mò ra phía sau nhà, đến đầu dẫy trại, mở toang cánh cửa lớn ra như để đón chào đàn ngỗng lưu lạc. Thế nhưng, dường như mắt chúng ra như mù loà, không hề nhìn thấy cánh cửa trại đã mở toang toác, càng không hề biết đến hảo ý của chàng. Chúng cứ tiếp tục bay nhẩy vô định, lại chạm vào khung kính, và đụng vào hàng dậu thưa. Càng cố làm cho chúng chú ý đến mình, thì chúng lại càng tỏ ra hoảng sợ chàng, và tản ra xa hơn. Càng cố lùa chúng hướng về phiá cửa trại thì chúng lại càng đi sang hướng khác. Thì ra chúng vẫn sợ chàng, vẫn không dám theo chàng, bởi vì chàng đâu phải đồng loại của chúng đâu. Nghĩ thế rồi, chàng bước vào trại, ôm lấy một con ngỗng đang nuôi trong trại, mang ra nhử nhử rồi thả chung với đàn ngỗng trời. Con ngỗng của chàng đã quen thuộc với đường đi lối về, liền xăng xăng đi trở vào cổng trại để trốn giá lạnh mùa đông. Thế là từng con ngỗng trời nối đuôi theo nó, đi dần vào bên trong trại, ấm áp và an toàn.
Như chợt nhận ra điều gì đó, chàng suy nghĩ về lời mình đã cầu nhầu với vợ: “Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống khổ chết sở như thế!” Rồi chàng bỗng thấy đây không còn là chuyện khôi hài nữa. Lần đầu tiên trong đời, chàng hiểu ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh.
Ngoài trời, bão tuyết đã ngừng, và gió đã lặng. Trong tâm tư chàng, cơn bão hoài nghi cũng đã biến tan. Có một chút yên lành len lỏi vào đáy tim chàng. Một ánh lửa hồng cũng vừa nhóm lên sưởi ấm cõi lòng đã từ lâu băng giá. Không dưng, chàng quỳ gối xuông, chắp đôi tay lại. Lời kinh từ thuở tấm bé mẹ chàng dậy đọc bỗng nhiên khe khẽ rung trên bờ môi đã quên lãng từ lâu: “Con cám ơn Đức Chúa Trời…đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết vì con…”
Qủa đúng thế, con người làm sao có thể lên tới Thiên Chúa được, nếu Ngài không hạ mình xuống để nâng con người lên? Nếu chiếc phi cơ không hạ cánh xuống phi đạo để bốc hành khách lên thì làm sao họ có thể được nâng lên hàng mấy chục ngàn bộ, trên cả vầng mây trắng kia, để còn bay đến những vùng trời mơ ước?
Chính trong ý nghĩa này, ta hãy cùng cảm tạ và long trọng cử hành tình yêu Ngôi Lời đã giáng thế trong ngày lễ Sinh Nhật của Ngài. Hãy trả lại cho Ngài ngày lễ hôm nay, trước khi làm những công việc khác. Bởi không có món quà tuyệt vời là Chúa Con đã được Chúa Cha ưu ái tặng ban cho nhân loại thì chẳng có món quà Giáng Sinh nào có ý nghĩa hết, kể cả những món quà mà ta đã dầy công sắm sửa lâu nay, bất kể giá lạnh mùa đông, bất kể sáng sớm tinh sương, giã từ chăn ấm nệm êm, để đứng sắp hàng chờ chực vài giờ đồng hồ trong những ngày như Thứ Sáu Đen vừa qua. Xin cùng cất cao tiếng hát ngợi mừng biến cố vô tiền khoáng hậu này: “XIN THỜ KÍNH NGÔI LỜI GIÁNG THẾ.”
Giáng Sinh 2009
Nguyễn Kim Ngân
Giáng Sinh lại trở về. Năm nay tuy buôn bán ế ẩm, hàng quán kêu than, nhưng dù sao, giữa lúc kinh tế chưa phục hồi, Giáng Sinh về vẫn thấy rộn ràng vui tươi. Lễ Chúa Giáng Sinh mà không vui sao được? Giáng Sinh là phải đi mua sắm, sửa soạn quà cáp tặng nhau, mở những buổi dạ vũ ca nhạc. Giáng sinh là phải trang hoàng nhà cửa, trong nhà ngoài ngõ phải đèn điện sáng chưng. Cây thông Noel là chỗ ấm cúng nhất trong gia đình, nơi đặt những cánh thiệp, những gói quà thật đẹp người thân đã chuẩn bị cho nhau. Vui vẻ đến vậy, ấy thế mà vẫn có kẻ đang tâm phá đám: nào là phải bỏ ngay Merry Christmas để thay thế bằng Happy Holidays; nào là dẹp đi những hình ảnh về Chúa Hài Đồng, để chỉ tập trung vào Ông Già Noel mà thôi…Não trạng tục hoá và quá khích đã ăn quá sâu vào tâm trí con người thời đại mất rồi. Thôi thì tách biệt tôn giáo với xã hội, đạo ra khỏi đời, thì cũng…được đi. Thế nhưng đối phương không muốn dừng ở cái thế hưu chiến như vậy; họ còn muốn phá đổ, muốn tạo ra một thế đối lập đến độ kình chống giữa hai lãnh vực tách biệt này. Và đó là mầm mống của bao nhiêu khổ đau làm cho cuộc đời này đã lắm gian truân, lại càng thêm lầm than bi đát.
Dẫu sao chăng nữa, trong không khí tưng bừng của ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, xin cống hiến bạn đọc hai câu chuyện nhỏ giúp chúng ta tìm về với ý nghĩa chân thực của ngày vui trọng đại mà toàn thể nhân loại đang hân hoan đón mừng.
Bức chân dung
Có một ông nhà giầu góa vợ, sống với một người con duy nhất, cả hai đều rất thích sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, nhất là các bức danh họa của các hoạ sĩ bậc thầy như Raphael, Picasso…Bộ sưu tập của ông trị giá nhiều triệu mỹ kim.
Khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, người con trai lên đường nhập ngũ và được đưa đến một vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Trong một cuộc giao tranh, khi đang cõng người bạn đồng đội bị thương trên vai thì chàng đã trúng đạn và bỏ mình nơi tiền tuyến. Người đồng đội bị thương thì lại sống sót. Tin dữ đến tai người cha khiến ông đau khổ mà phát bệnh.
Trước ngày lễ Giáng Sinh năm ấy, một người thanh niên đến gõ cửa nhà ông, trên tay cầm một gói quà lớn. Cửa vừa mở, người thanh niên vội vã lên tiếng ngay:
“Thưa ông, ông không biết con đâu, nhưng con thì biết ông rõ lắm. Con chính là người đồng đội mà con của ông đã cõng trên vai, chạy đi cấp cứu để rồi chính anh ấy lại phải bỏ mình, còn con thì lại được cứu sống. Anh ấy thường hay nói chuyện với con về ông. Nhân ngày Giáng Sinh sắp đến, con xin tặng ông bức tranh do con họa lại chân dung của anh ấy, cũng là người con mà ông đang vô cùng thương tiếc. Bức chân dung này không đẹp, bởi con không phải là họa sĩ nhà nghề, những bù lại nó được con vẽ lại với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa đối với vị ân nhân một đời của con.”
Người cha tay run run mở gói quà ra. Nước mắt ông dàn dụa khi nhìn thấy bức chân dung người con yêu dấu của mình. Ông khe khẽ nói lời cảm ơn, rồi gọi gia nhân ra tiếp đãi chàng thanh niên hết sức nồng hậu.
Ông treo bức chân dung con mình vào một chỗ trang trọng nhất trong nhà. Mỗi khi có khách đến xem tranh, thì bức chân dung này đều được ông giới thiệu trước tiên, rồi sau đó mới mời khách đi xem các bức tranh khác mà ông sưu tầm được.
Ông mất sau đó ít lâu. Người quản gia thông báo cho mọi người biết ngày giờ toàn bộ sưu tập các bức danh họa của ông sẽ được mang ra bán đấu giá, trong đó có cả bức chân dung người con đã được người bạn đồng đội hoạ lại. Đến ngày chờ đợi, thiên hạ tứ xứ xa gần đổ xô đến tham dự cuộc đấu giá hiếm hoi mà người ta tiên đoán sẽ lên đến hàng nhiều triệu mỹ kim.
Sau vài lời giới thiệu ngắn ngủi và tuyên bố khai mạc, người trưởng ban đấu giá cho biết, theo ý ông chủ, thì bức chân dung người con sẽ được đấu giá trước tiên. Thế là ông lớn tiếng rao lên:
“Có ai muốn mua bức họa chân dung người con ông chủ không?” Sự im lặng đến ngỡ ngàng bao trùm toàn thể cử tọa. Bỗng dưng có ai đó lên tiếng:
“Yêu cầu dẹp bức chân dung qua một bên để bắt đầu đấu giá các bức danh họa khác đi.” “Không được,” ông trưởng ban đấu giá phân bua, “phải làm theo ý ông chủ trước đã.” Rồi ông ra giá luôn: “Có ai mua bức chân dung này với giá 100 đồng không?
Lại có tiếng phản đối vọng lên: “Chúng tôi đến đây để mua các bức danh họa, chứ không phải để mua cái bức chân dung phải gió kia đâu!”
Người phụ trách đấu giá vẫn kiên nhẫn: “Không, bức chân dung phải bán xong đã, rồi mới tính đến các bức tranh khác được.”
Một lời phản đối nữa lại vang lên nghe rõ mồn một: “Thôi dẹp cái chân dung gì đó đi, mang Van Gogh, Rembrandt, Picasso…ra cho người ta thưởng thức rồi đấu giá đi thôi!”
Lờ đi như không nghe thấy gì, người phụ trách đấu giá lại tiếp tục cò kè. “Ai mua bức chân dung này không? Chỉ 10 đồng thôi cũng được.” Bỗng có tiếng kêu: “Tôi đồng ý mua bức chân dung với giá 10 đồng.” Thì ra là bác làm vườn, người đã từng làm việc cho ông chủ và cũng quen biết người thanh niên quá cố được phác họa trên bức tranh.
Nhiều tiếng nhao nhao ầm ĩ: “Thôi bán quách cho ông ấy giá 10 đồng đi. Mau lên để rồi còn ăn thua với Rembrandt, Michaelangelo…nữa chứ.”
Tiếng người phụ trách đấu giá dõng dạc: “Được, bức chân dung sẽ được bán với giá 10 đồng. Nhưng tôi cũng xin tuyên bố bế mạc luôn cuộc bán đấu giá ngày hôm nay, bởi vì theo di chúc ông chủ để lại—mà điều này sẽ chỉ được công bố khi bức chân dung đã có người mua—là: ‘Người nào mua bức chân dung thì cũng được hưởng trọn gia sản và dĩ nhiên được sở hữu luôn toàn bộ sưu tập các bức danh họa mà ông chủ đã dầy công gây dựng bấy lâu nay.”
Câu chuyện sao lại mang ngụ ý sâu xa đến thế! Hơn hai ngàn năm trước đây, Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Người xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết để cứu chuộc toàn thể nhân loại và mở lối cho loài người tìm về với Người. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Gioan 3:16) Đúng là nếu chấp nhận Con của Người thì loài người sẽ được tất cả, và được sống muôn đời. Đáng tiếc, thật là đáng tiếc, nhân loại hôm nay, không chỉ không tin vào Con của Người, mà còn tìm đủ cách để mời Người đi chỗ khác chơi cho rảnh nợ. “Những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.” (Gioan 3: 18-19) Thực ra mà nói, nếu ngày xưa người ta đã đối xử hoàn toàn thiếu công bằng khi lên án và xử tử Chúa cho dù biết rõ Ngài vô tội, thì ngày nay, người ta cũng đang chơi trò bất công với những người con cái Chúa. “Lậy Chúa là Vầng Đông, là sự rực rỡ Ánh Sáng Vĩnh Cửu, là Mặt Trời Công Chính, xin hãy đến chiếu sáng những người đang còn ngồi trong vùng tăm tối u mê và trong bóng tử thần.” (Điệp Ca ‘O Oriens’--Tuần Cửu Nhật lễ Chúa Giáng Sinh)
Đàn ngỗng trời trong bão tuyết
Có anh chàng thanh niên kia chẳng hề tin hay nghĩ tưởng gì đến Chúa. Chàng cũng chẳng ngại bầy tỏ cảm nghĩ của mình về tôn giáo cũng như những ngày lễ tôn giáo. Vợ chàng trái lại thì rất nặng lòng tin. Nàng cố gắng nuôi dậy con cái thấm nhuần lòng tin vào Chúa, mặc kệ những lời xỏ xiên của người chồng cứng lòng.
Đêm vọng Giáng Sinh, khi nghe vợ con ngỏ ý mời mình đi dự lễ đêm, chàng cầu nhầu: “Vô nghĩa! Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống khổ chết sở như thế! Nghe như chuyện khôi hài!”
Vợ con đi rồi, chàng ở nhà một mình. Qua khung cửa sổ, chàng thấy những mảng tuyết đang đổ xuống theo từng đợt gió giật. Tin khí tượng cho biết đêm nay có một cơn bão tuyết lớn tràn về. Đang định vớ lấy tờ tạp chí đọc vài mẩu tin, chàng bỗng nghe thấy tiếng rầm rầm như có vật gì đập vào khung kính cửa sổ bên hông nhà. Nhìn ra khoảnh sân, chàng thấy cả một bầy ngỗng trời ở đâu kéo tới. Chắc hẳn, trên đường xuôi nam, bọn ngỗng gặp bão thành ra lưu lạc chốn này. Chúng như mất hướng, bay lòng vòng quanh quẩn, chắc đang tìm thức ăn và chỗ nào đó kín khuất để tá túc. Thế là chúng xoải cánh bay tứ tung, đụng vào cửa kính, chạm vào hàng dậu, gây ra những tiếng động khô khan. Chàng bỗng động lòng, nghĩ đến dẫy trại sau nhà, nơi được coi là ấm cúng và yên ổn cho chúng tạm trú qua đêm chờ cơn bão tan. Nghĩ thế, chàng mò ra phía sau nhà, đến đầu dẫy trại, mở toang cánh cửa lớn ra như để đón chào đàn ngỗng lưu lạc. Thế nhưng, dường như mắt chúng ra như mù loà, không hề nhìn thấy cánh cửa trại đã mở toang toác, càng không hề biết đến hảo ý của chàng. Chúng cứ tiếp tục bay nhẩy vô định, lại chạm vào khung kính, và đụng vào hàng dậu thưa. Càng cố làm cho chúng chú ý đến mình, thì chúng lại càng tỏ ra hoảng sợ chàng, và tản ra xa hơn. Càng cố lùa chúng hướng về phiá cửa trại thì chúng lại càng đi sang hướng khác. Thì ra chúng vẫn sợ chàng, vẫn không dám theo chàng, bởi vì chàng đâu phải đồng loại của chúng đâu. Nghĩ thế rồi, chàng bước vào trại, ôm lấy một con ngỗng đang nuôi trong trại, mang ra nhử nhử rồi thả chung với đàn ngỗng trời. Con ngỗng của chàng đã quen thuộc với đường đi lối về, liền xăng xăng đi trở vào cổng trại để trốn giá lạnh mùa đông. Thế là từng con ngỗng trời nối đuôi theo nó, đi dần vào bên trong trại, ấm áp và an toàn.
Như chợt nhận ra điều gì đó, chàng suy nghĩ về lời mình đã cầu nhầu với vợ: “Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống khổ chết sở như thế!” Rồi chàng bỗng thấy đây không còn là chuyện khôi hài nữa. Lần đầu tiên trong đời, chàng hiểu ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh.
Ngoài trời, bão tuyết đã ngừng, và gió đã lặng. Trong tâm tư chàng, cơn bão hoài nghi cũng đã biến tan. Có một chút yên lành len lỏi vào đáy tim chàng. Một ánh lửa hồng cũng vừa nhóm lên sưởi ấm cõi lòng đã từ lâu băng giá. Không dưng, chàng quỳ gối xuông, chắp đôi tay lại. Lời kinh từ thuở tấm bé mẹ chàng dậy đọc bỗng nhiên khe khẽ rung trên bờ môi đã quên lãng từ lâu: “Con cám ơn Đức Chúa Trời…đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết vì con…”
Qủa đúng thế, con người làm sao có thể lên tới Thiên Chúa được, nếu Ngài không hạ mình xuống để nâng con người lên? Nếu chiếc phi cơ không hạ cánh xuống phi đạo để bốc hành khách lên thì làm sao họ có thể được nâng lên hàng mấy chục ngàn bộ, trên cả vầng mây trắng kia, để còn bay đến những vùng trời mơ ước?
Chính trong ý nghĩa này, ta hãy cùng cảm tạ và long trọng cử hành tình yêu Ngôi Lời đã giáng thế trong ngày lễ Sinh Nhật của Ngài. Hãy trả lại cho Ngài ngày lễ hôm nay, trước khi làm những công việc khác. Bởi không có món quà tuyệt vời là Chúa Con đã được Chúa Cha ưu ái tặng ban cho nhân loại thì chẳng có món quà Giáng Sinh nào có ý nghĩa hết, kể cả những món quà mà ta đã dầy công sắm sửa lâu nay, bất kể giá lạnh mùa đông, bất kể sáng sớm tinh sương, giã từ chăn ấm nệm êm, để đứng sắp hàng chờ chực vài giờ đồng hồ trong những ngày như Thứ Sáu Đen vừa qua. Xin cùng cất cao tiếng hát ngợi mừng biến cố vô tiền khoáng hậu này: “XIN THỜ KÍNH NGÔI LỜI GIÁNG THẾ.”
Giáng Sinh 2009
Nguyễn Kim Ngân
ĐTC Bênêđictô XVI: Thiên Chúa Đã Đến Quá Gần Chúng Ta
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
13:26 24/12/2009
Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày 23 tháng 13, 2009 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI.
****
Anh chị em thân mến
Với tuần cửu nhật Giáng Sinh mà chúng ta đang cử hành trong những ngày này, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống cách mật thiết và sâu đậm việc chuần bị cho ngày Giáng Sinh của Đấng Cứu Độ chúng ta, đang đến gần.
Niềm ao ước mà tất cả chúng ta có trong tâm hồn là, giữa những bận rộn hằng ngày, Lễ Giáng Sinh sắp đến ban cho chúng ta niềm vui thanh bình và sâu xa để giúp chúng ta chạm đến sự tốt lành của Thiên Chúa với chính những bàn tay của mình và cho chúng ta được đầy tràn chúng ta sức mạnh mới.
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của ngày Chúa Giáng Sinh, tôi muốn nhắc cách vắn tắt đến nguồn gốc lịch sử của đại lễ này. Thật ra, năm phụng vụ của Hội Thánh lúc khởi đầu đã không được thiết lập với ngày Sinh Nhật của Đức Kitô, nhưng từ niềm tin vào biến cố Phục Sinh. Vì thế mà ngày Lễ lâu đời nhất của Kitô giáo không phải là Lễ Chúa Giáng Sinh, nhưng là Lễ Phục Sinh: Việc Đức Kitô Phục Sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo; là nền tảng của việc rao giảng Tin Mừng và khai sinh Hội Thánh. Cho nên làm Kitô hữu nghĩa là sống theo cách thế Phục Sinh, nối kết chúng ta với động lực của Phục Sinh đến từ bí tích Thánh Tẩy, là bí tích làm cho chúng ta chết đi cho tội lỗi và sống với Thiên Chúa (x. Rom 6:4).
Người đầu tiên xác quyết là Chúa Giêsu sinh ra vào ngày 25 tháng 12 là thánh Hippolytô thành Rôma trong chú giải về Sách Tiên Tri Đaniel, viết khoảng năm 204. Hơn nữa, một nhà chú giải Thánh Kinh thấy rằng ngày ấy cũng là ngày Cung Hiến Đền Thờ Giêrusalem, được ông Giuđa Maccabê thiết lập năn 164 B.C.. Ngày trùng hợp cũng có nghĩa là với Chúa Giêsu, xuất hiện như ánh sáng của Thiên Chúa trong đêm tối, Chúa đến thế gian này, hoàn tất việc cung hiến Đền Thờ.
Trong Kitô giáo, lễ Giáng Sinh có hình thức nhất định vào thế kỷ thứ tư, khi lễ này thay thế lễ “sol invictus - mặt trời bách thắng” của người Rôma. Điều ấy cho thấy rằng việc Giáng Sinh của Đức Kitô là chiến thắng của ánh sáng thật trên sự tối tăm của thần dữ và tội lỗi. Nhưng, bầu không khí thật linh thiêng chung quanh Lễ Giáng Sinh được phát triển trong thời Trung Cổ, nhờ Thánh Phanxicô thành Assisi (Khó Khăn), là đấng yêu Chúa Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như một con người một cách sâu xa.
Người viết tiểu sử của ngài, ông Thomas đệ Celano, trong “Vita Seconda” đã kể lại rằng Thánh Phanxicô, “cử hành Lễ Giáng Sinh của Chúa Hài Nhi Giêsu với một sự chú ý không thể tả được, trên tất cả các lễ trọng khác, và ngài gọi lễ này là ngày lễ của các ngày lễ, mà trong đó Thiên Chúa trở nên một hài nhi bé nhỏ, được con người cho bú mớm” (Fonti Francescane, Số 199, tr. 492).
Từ sự sùng kính Mầu Nhiệm Nhập Thể các đặc biệt này đưa đến việc mừng Lễ Giáng Sinh thời danh ở Greccio. Chắc là Thánh Phanxicô được linh hứng để mừng lễ này nhờ cuộc hành hương Đất Thánh của ngài và bởi máng cỏ ở Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma. Điều làm Người Khó Nghèo thành Assisi cảm động là ao ước được cảm nghiệm cách thực sự, cụ thể và sống động sự cao cả khiêm tốn của biến cố Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu, và truyền thông niềm vui của ngài cho mọi người.
Trong tiểu sử thứ nhất, ông Thomas đệ Celano nói về đêm Bethlehm ở Greccio một cách sống động và cảm động, đem lại một đóng góp quyết định vào việc truyền bá truyền thống Giáng Sinh đẹp đẽ nhất này, cảnh Giáng Sinh. Thực ra, đêm ở Greccio đã trả lại cho Kitô giáo sự sâu đặm và mỹ miều của Lễ Giáng Sinh, và đã dạy dân Thiên Chúa học sứ điệp chân chính nhất cùng sự đầm ấm đặc biệt của Lễ này, và dạy họ yêu mến cùng thờ kính nhân tính của Đức Kitô.
Cách mừng Giáng Sinh đặc biệt này đã đem lại cho Đức Tin Kitô giáo một chiều kích mới. Lễ Phục Sinh chú tâm đến quyền năng chiến thắng sự chết của Thiên Chúa, khai trương đời sống mới và dạy chúng ta hy vọng vào thế giới sắp đến. Với Thánh Phanxicô, cảnh Giáng Sinh của ngài bày tỏ tình yêu bất lực của Thiên Chúa, nhân tính và sự tốt lành của Người, là điều được tỏ lộ cho loài người qua việc Ngôi Lời Nhập Thể, cũng để dạy chúng ta một cách sồng và yêu thương mới.
Ông Celano kể rằng trong đêm Giáng Sinh, Thánh Phanxicô được Thiên Chúa cho thấy một thị kiến tuyệt vời. Ngài thấy một hài nhi nằm yên trong máng cỏ; hài nhi thức dậy vì Phanxicô đến gần. Và ông thêm rằng: “Thị kiến này không khác sự thật bao nhiêu, vì qua tác động của ân sủng của Người và bằng cách thế của người tôi tớ thánh thiên của Người là Phanxicô, Hài Nhi Giêsu được sống lại trong lòng nhiều người, những kẻ đã quên Người, và điều này được in sâu vào ký ức yêu thương của ngài” (Vita prima, op. cit., n. 86, p. 307).
Những giòng này diễn tả cách rất đúng về đức tin sống động của Thánh Phaxicô về nhân tính của Đức Kitô và tình yêu của ngài đối với nhân tính ấy đã được truyền cho Lễ Giáng Sinh của Kitô giáo như thế nào: việc khám phá ra Thiên Chúa tự tỏ mình trong những ngón tay bé nhỏ của Chúa Giêsu. Nhờ Thánh Phanxicô, dân Kitô giáo có thể hình dung được rằng trong Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa thật sự trở nên Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, mà không một chướng ngại hay khoảng cách nào có thể tách rời chúng ta khỏi Người. Trong Hài Nhi này, Thiên Chúa đã đến quá gần mỗi người chúng ta, quá gần gũi, đến nỗi chúng ta có thể tin tưởng thưa chuyện với Người và giữ một mối liên hệ mến yêu sâu xa đầy tin tưởng, như chúng ta có với một em bé mới sanh.
Thực ra, trong Hài Nhi này, Thiên Chúa Tình Yêu được tỏ lộ: Thiên Chúa đến không mang theo vũ khí, và sức mạnh, chúng ta có thể nói, bởi vì Người không có mục đích chinh phục từ bên ngoài, nhưng trái lại Người muốn đón chào con người trong tự do. Thiên Chúa trở nên một Hài Nhi bất lực để chinh phục tính kiêu căng, bạo động, và ước muốn chiếm hữu của con người. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhận lấy hoàn cảnh nghèo hèn và bất lực này để lấy tình yêu mà chinh phục và dẫn đưa chúng ta đến căn tính thực sự của mình. Chúng ta đừng quên rằng danh hiệu cao quý nhất của Đức Chúa Giêsu Kitô chính là “Chúa Con”, Con Thiên Chúa. Phẩm giá của Thiên Tính được ám chỉ bằng một thuật ngữ nói về điều kiện khiêm tốn của máng cỏ ở Bethlehem, dù liên hệ đặc biệt với thiên tính của Người, là thiên tính của “Chúa Con”.
Hoàn cảnh của Người như một Hài Nhi chi cho chúng ta phải tìm thấy Thiên Chúa và vui hưởng sự hiện diện của Người cách nào. Chính trong ánh sáng của Lễ Giáng Sinh mà chúng ta có thể hiểu lời của Chúa Giêsu: “Nếu các con không trở nên giống như trẻ nhỏ, thì các con sẽ không vào được Nước Trời” (Mt 18:3).
Ai không hiểu Mầu Nhiệm Giáng Sinh thì cũng không hiểu yếu tố quyết định của đời Kitô hữu. Ai không đón nhận Chúa Giêsu với tâm hồn của một trẻ nhỏ thì cũng không thể vào được Nước Trời. Đó là điều mà Thánh Phanxicô muốn nhắc nhở cho Kitô giáo thời đại của ngài và mọi thời đại cho đến ngày nay.
Chúng ta hãy cầu xin với Chúa Cha để Ngài ban cho tâm hồn chúng ta sự đơn giản này là nhận ra Chúa trong Hài Nhi ấy, như Thánh Phanxicô đã nhận ra ở Greccio. Rồi sau đó, chính chúng ta cũng cảm nghiệm được điều mà ông Thomas đệ Celano đã nói là xảy ra cho những người trong biến cố ở Greccio -- về kinh nghiệm của các mục đồng trong đêm thánh (x. Luca 2:20) – “Mỗi người trở về nhà mình lòng đầy niềm vui trìu mến” (Vita prima, op. cit., n. 86, p. 479).
Đây là ước ao mà tôi muốn thân ái trình bày cho anh chị em, cho gia đình và những người tânh yêu của anh chị em. Chúc mọi người một Lễ Giáng Sinh Vui Vẻ.
****
Anh chị em thân mến
Với tuần cửu nhật Giáng Sinh mà chúng ta đang cử hành trong những ngày này, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống cách mật thiết và sâu đậm việc chuần bị cho ngày Giáng Sinh của Đấng Cứu Độ chúng ta, đang đến gần.
Niềm ao ước mà tất cả chúng ta có trong tâm hồn là, giữa những bận rộn hằng ngày, Lễ Giáng Sinh sắp đến ban cho chúng ta niềm vui thanh bình và sâu xa để giúp chúng ta chạm đến sự tốt lành của Thiên Chúa với chính những bàn tay của mình và cho chúng ta được đầy tràn chúng ta sức mạnh mới.
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của ngày Chúa Giáng Sinh, tôi muốn nhắc cách vắn tắt đến nguồn gốc lịch sử của đại lễ này. Thật ra, năm phụng vụ của Hội Thánh lúc khởi đầu đã không được thiết lập với ngày Sinh Nhật của Đức Kitô, nhưng từ niềm tin vào biến cố Phục Sinh. Vì thế mà ngày Lễ lâu đời nhất của Kitô giáo không phải là Lễ Chúa Giáng Sinh, nhưng là Lễ Phục Sinh: Việc Đức Kitô Phục Sinh là nền tảng của Đức Tin Kitô giáo; là nền tảng của việc rao giảng Tin Mừng và khai sinh Hội Thánh. Cho nên làm Kitô hữu nghĩa là sống theo cách thế Phục Sinh, nối kết chúng ta với động lực của Phục Sinh đến từ bí tích Thánh Tẩy, là bí tích làm cho chúng ta chết đi cho tội lỗi và sống với Thiên Chúa (x. Rom 6:4).
Người đầu tiên xác quyết là Chúa Giêsu sinh ra vào ngày 25 tháng 12 là thánh Hippolytô thành Rôma trong chú giải về Sách Tiên Tri Đaniel, viết khoảng năm 204. Hơn nữa, một nhà chú giải Thánh Kinh thấy rằng ngày ấy cũng là ngày Cung Hiến Đền Thờ Giêrusalem, được ông Giuđa Maccabê thiết lập năn 164 B.C.. Ngày trùng hợp cũng có nghĩa là với Chúa Giêsu, xuất hiện như ánh sáng của Thiên Chúa trong đêm tối, Chúa đến thế gian này, hoàn tất việc cung hiến Đền Thờ.
Trong Kitô giáo, lễ Giáng Sinh có hình thức nhất định vào thế kỷ thứ tư, khi lễ này thay thế lễ “sol invictus - mặt trời bách thắng” của người Rôma. Điều ấy cho thấy rằng việc Giáng Sinh của Đức Kitô là chiến thắng của ánh sáng thật trên sự tối tăm của thần dữ và tội lỗi. Nhưng, bầu không khí thật linh thiêng chung quanh Lễ Giáng Sinh được phát triển trong thời Trung Cổ, nhờ Thánh Phanxicô thành Assisi (Khó Khăn), là đấng yêu Chúa Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như một con người một cách sâu xa.
Người viết tiểu sử của ngài, ông Thomas đệ Celano, trong “Vita Seconda” đã kể lại rằng Thánh Phanxicô, “cử hành Lễ Giáng Sinh của Chúa Hài Nhi Giêsu với một sự chú ý không thể tả được, trên tất cả các lễ trọng khác, và ngài gọi lễ này là ngày lễ của các ngày lễ, mà trong đó Thiên Chúa trở nên một hài nhi bé nhỏ, được con người cho bú mớm” (Fonti Francescane, Số 199, tr. 492).
Từ sự sùng kính Mầu Nhiệm Nhập Thể các đặc biệt này đưa đến việc mừng Lễ Giáng Sinh thời danh ở Greccio. Chắc là Thánh Phanxicô được linh hứng để mừng lễ này nhờ cuộc hành hương Đất Thánh của ngài và bởi máng cỏ ở Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma. Điều làm Người Khó Nghèo thành Assisi cảm động là ao ước được cảm nghiệm cách thực sự, cụ thể và sống động sự cao cả khiêm tốn của biến cố Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu, và truyền thông niềm vui của ngài cho mọi người.
Trong tiểu sử thứ nhất, ông Thomas đệ Celano nói về đêm Bethlehm ở Greccio một cách sống động và cảm động, đem lại một đóng góp quyết định vào việc truyền bá truyền thống Giáng Sinh đẹp đẽ nhất này, cảnh Giáng Sinh. Thực ra, đêm ở Greccio đã trả lại cho Kitô giáo sự sâu đặm và mỹ miều của Lễ Giáng Sinh, và đã dạy dân Thiên Chúa học sứ điệp chân chính nhất cùng sự đầm ấm đặc biệt của Lễ này, và dạy họ yêu mến cùng thờ kính nhân tính của Đức Kitô.
Cách mừng Giáng Sinh đặc biệt này đã đem lại cho Đức Tin Kitô giáo một chiều kích mới. Lễ Phục Sinh chú tâm đến quyền năng chiến thắng sự chết của Thiên Chúa, khai trương đời sống mới và dạy chúng ta hy vọng vào thế giới sắp đến. Với Thánh Phanxicô, cảnh Giáng Sinh của ngài bày tỏ tình yêu bất lực của Thiên Chúa, nhân tính và sự tốt lành của Người, là điều được tỏ lộ cho loài người qua việc Ngôi Lời Nhập Thể, cũng để dạy chúng ta một cách sồng và yêu thương mới.
Ông Celano kể rằng trong đêm Giáng Sinh, Thánh Phanxicô được Thiên Chúa cho thấy một thị kiến tuyệt vời. Ngài thấy một hài nhi nằm yên trong máng cỏ; hài nhi thức dậy vì Phanxicô đến gần. Và ông thêm rằng: “Thị kiến này không khác sự thật bao nhiêu, vì qua tác động của ân sủng của Người và bằng cách thế của người tôi tớ thánh thiên của Người là Phanxicô, Hài Nhi Giêsu được sống lại trong lòng nhiều người, những kẻ đã quên Người, và điều này được in sâu vào ký ức yêu thương của ngài” (Vita prima, op. cit., n. 86, p. 307).
Những giòng này diễn tả cách rất đúng về đức tin sống động của Thánh Phaxicô về nhân tính của Đức Kitô và tình yêu của ngài đối với nhân tính ấy đã được truyền cho Lễ Giáng Sinh của Kitô giáo như thế nào: việc khám phá ra Thiên Chúa tự tỏ mình trong những ngón tay bé nhỏ của Chúa Giêsu. Nhờ Thánh Phanxicô, dân Kitô giáo có thể hình dung được rằng trong Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa thật sự trở nên Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, mà không một chướng ngại hay khoảng cách nào có thể tách rời chúng ta khỏi Người. Trong Hài Nhi này, Thiên Chúa đã đến quá gần mỗi người chúng ta, quá gần gũi, đến nỗi chúng ta có thể tin tưởng thưa chuyện với Người và giữ một mối liên hệ mến yêu sâu xa đầy tin tưởng, như chúng ta có với một em bé mới sanh.
Thực ra, trong Hài Nhi này, Thiên Chúa Tình Yêu được tỏ lộ: Thiên Chúa đến không mang theo vũ khí, và sức mạnh, chúng ta có thể nói, bởi vì Người không có mục đích chinh phục từ bên ngoài, nhưng trái lại Người muốn đón chào con người trong tự do. Thiên Chúa trở nên một Hài Nhi bất lực để chinh phục tính kiêu căng, bạo động, và ước muốn chiếm hữu của con người. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhận lấy hoàn cảnh nghèo hèn và bất lực này để lấy tình yêu mà chinh phục và dẫn đưa chúng ta đến căn tính thực sự của mình. Chúng ta đừng quên rằng danh hiệu cao quý nhất của Đức Chúa Giêsu Kitô chính là “Chúa Con”, Con Thiên Chúa. Phẩm giá của Thiên Tính được ám chỉ bằng một thuật ngữ nói về điều kiện khiêm tốn của máng cỏ ở Bethlehem, dù liên hệ đặc biệt với thiên tính của Người, là thiên tính của “Chúa Con”.
Hoàn cảnh của Người như một Hài Nhi chi cho chúng ta phải tìm thấy Thiên Chúa và vui hưởng sự hiện diện của Người cách nào. Chính trong ánh sáng của Lễ Giáng Sinh mà chúng ta có thể hiểu lời của Chúa Giêsu: “Nếu các con không trở nên giống như trẻ nhỏ, thì các con sẽ không vào được Nước Trời” (Mt 18:3).
Ai không hiểu Mầu Nhiệm Giáng Sinh thì cũng không hiểu yếu tố quyết định của đời Kitô hữu. Ai không đón nhận Chúa Giêsu với tâm hồn của một trẻ nhỏ thì cũng không thể vào được Nước Trời. Đó là điều mà Thánh Phanxicô muốn nhắc nhở cho Kitô giáo thời đại của ngài và mọi thời đại cho đến ngày nay.
Chúng ta hãy cầu xin với Chúa Cha để Ngài ban cho tâm hồn chúng ta sự đơn giản này là nhận ra Chúa trong Hài Nhi ấy, như Thánh Phanxicô đã nhận ra ở Greccio. Rồi sau đó, chính chúng ta cũng cảm nghiệm được điều mà ông Thomas đệ Celano đã nói là xảy ra cho những người trong biến cố ở Greccio -- về kinh nghiệm của các mục đồng trong đêm thánh (x. Luca 2:20) – “Mỗi người trở về nhà mình lòng đầy niềm vui trìu mến” (Vita prima, op. cit., n. 86, p. 479).
Đây là ước ao mà tôi muốn thân ái trình bày cho anh chị em, cho gia đình và những người tânh yêu của anh chị em. Chúc mọi người một Lễ Giáng Sinh Vui Vẻ.
Chuyện muà Giáng sinh tại Mỹ: máng cỏ dựng lên rồi bị hạ xuống, sau cùng thì...
Trần Mạnh Trác
15:28 24/12/2009
Hằng năm trên bãi cỏ cuả toà án quận Luzerne, Wilkes Barre, Pa, người ta có tục lệ dựng lên một máng cỏ Giáng Sinh. Nhưng năm nay tình hình thay đổi, người ta phải hạ máng cỏ xuống. Nguyên do là hội American Civil Liberties Union (ACLU) cuả Mỹ đã kiện không được dùng đất công mà trưng bày những biểu hiệu tôn giáo. Sau nhiều tuần thương thảo bất thành, ngày 15 tháng 12 vừa qua, ban tổ chức đành phải rỡ cảnh Giáng Sinh.
Cũng giống như chuyện Máng có ở Chicago nhiều năm trước, sự việc đã gây nên phẫn nộ từ khắp nơi. Mặc dù trời lạnh dưới 14F dân chúng tụ tập phản đối rầm rộ... Lại thêm nhiều thương lượng...bất thành khác.
Cuối cùng thì quan toà cũng đã đưa ra phán quyết...và cảnh Giáng Sinh lại được dựng trở lại ngày 22 tháng 12... nhưng thêm vào đó là một vài biểu hiệu khác như Sata Claus, những cây kẹo màu và một biểu ngữ chúc mừng tuần lễ Kwanzaa. (Tuần lể ăn mừng truyền thống cuả người da màu ở Mỹ bắt đầu ngày 26-12)
Theo tin tức từ Catholic League for Religious and Civil Rights (Liên minh Công Giáo bảo vệ tôn giáo và Dân Quyền), thì tòa án đã phán quyết rằng “việc trưng bày những biểu tượng tôn giáo trong một công sở, hoặc trên một bãi cỏ tòa án, phải được kèm theo bằng các biểu tượng thế tục." Nhưng nếu là ở những nơi công cộng khác như công viên hay như những nơi mà các nhạc sĩ và nghệ sĩ thỉnh thoảng có tổ chức trình diễn, "thì chính phủ không thể cấm trưng bày các biểu tượng tôn giáo do tư nhân tài trợ, ngay cả khi không có những biểu tượng thế tục."
Thừa thắng xông lên, Liên minh Công Giáo đã trả tiền để dựng lên một máng cỏ lớn bằng người thật trong hai tuần tại Central Park, NY,NY. Đằng sau nó là một cây đèn được mô tả là cây đèn menorah lớn nhất thế giới. (đèn 7 hay 9 nến cuả các đền thờ Do Thái xưa)
Theo một cuộc thăm dò cuả viện Rasmussen năm 2008, thì 74 phần trăm người Mỹ nghĩ rằng những hiển thị tôn giáo nên được phép trưng bày ở những nơi công cộng. Chỉ có 17 phần trăm là không đồng ý. Và những người sợ rằng quốc gia đang đánh mất ý nghĩa thực sự của Giáng sinh có thể yên tâm để biết rằng các cuộc thăm dò tương tự cho thấy 64 phần trăm người Mỹ đã kỷ niệm Giáng sinh như là một ngày lễ tôn giáo, để tôn vinh sự ra đời của Chúa Kitô.
Cũng giống như chuyện Máng có ở Chicago nhiều năm trước, sự việc đã gây nên phẫn nộ từ khắp nơi. Mặc dù trời lạnh dưới 14F dân chúng tụ tập phản đối rầm rộ... Lại thêm nhiều thương lượng...bất thành khác.
Cuối cùng thì quan toà cũng đã đưa ra phán quyết...và cảnh Giáng Sinh lại được dựng trở lại ngày 22 tháng 12... nhưng thêm vào đó là một vài biểu hiệu khác như Sata Claus, những cây kẹo màu và một biểu ngữ chúc mừng tuần lễ Kwanzaa. (Tuần lể ăn mừng truyền thống cuả người da màu ở Mỹ bắt đầu ngày 26-12)
Theo tin tức từ Catholic League for Religious and Civil Rights (Liên minh Công Giáo bảo vệ tôn giáo và Dân Quyền), thì tòa án đã phán quyết rằng “việc trưng bày những biểu tượng tôn giáo trong một công sở, hoặc trên một bãi cỏ tòa án, phải được kèm theo bằng các biểu tượng thế tục." Nhưng nếu là ở những nơi công cộng khác như công viên hay như những nơi mà các nhạc sĩ và nghệ sĩ thỉnh thoảng có tổ chức trình diễn, "thì chính phủ không thể cấm trưng bày các biểu tượng tôn giáo do tư nhân tài trợ, ngay cả khi không có những biểu tượng thế tục."
Thừa thắng xông lên, Liên minh Công Giáo đã trả tiền để dựng lên một máng cỏ lớn bằng người thật trong hai tuần tại Central Park, NY,NY. Đằng sau nó là một cây đèn được mô tả là cây đèn menorah lớn nhất thế giới. (đèn 7 hay 9 nến cuả các đền thờ Do Thái xưa)
Theo một cuộc thăm dò cuả viện Rasmussen năm 2008, thì 74 phần trăm người Mỹ nghĩ rằng những hiển thị tôn giáo nên được phép trưng bày ở những nơi công cộng. Chỉ có 17 phần trăm là không đồng ý. Và những người sợ rằng quốc gia đang đánh mất ý nghĩa thực sự của Giáng sinh có thể yên tâm để biết rằng các cuộc thăm dò tương tự cho thấy 64 phần trăm người Mỹ đã kỷ niệm Giáng sinh như là một ngày lễ tôn giáo, để tôn vinh sự ra đời của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha bị một người đàn bà xô té trong thánh lễ Vọng Giáng Sinh
Nguyễn Việt Nam
16:49 24/12/2009
Nhân viên an ninh đang rẽ lối đi để xông tới - đoàn rước ngưng lại |
Đức Thánh Cha tiến bước lên bàn thờ |
Đức Thánh Cha nhận của lễ từ các trẻ nhỏ |
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã được cử hành lúc 10 giờ tối thay vì đúng nửa đêm như thường lệ. Trước đó cha Federico Lombardi, trưởng phòng Báo Chí Tòa Thánh đã giải thích rằng sắp xếp này không phải vì tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha, năm nay 82 tuổi, có vấn đề đột xuất nhưng để ngài có thể nghỉ ngơi nhiều giờ hơn trước khi cử hành thánh lễ Giáng Sinh ngày hôm sau và công bố thông điệp Urbi et Orbi (gởi dân thành Rôma và thế giới).
Cha Ciro Benedettini nhấn mạnh chi tiết là sau khi bị người đàn bà xô té Đức Thánh Cha đã gượng dậy được. Trong một lúc đã có sự huyên náo ở đoàn rước và đoàn rước đã dừng lại khi các nhân viên an ninh xô đến bắt giữ người đàn bà.
Đức Thánh Cha sau đó đã tiến bước lên bàn thờ và bắt đầu thánh lễ. Trong khi ca đoàn Sistina hát ca nhập lễ, Đức Thánh Cha xông hương bàn thờ và bắt đầu thánh lễ với câu chào thường lệ "Pax vobis" (Bình an của Chúa ở cùng anh chị em) như không hề có gì xảy ra.
Trong suốt thánh lễ Đức Thánh Cha đã không hề nhắc đến biến cố này.
Đức Hồng Y Roger Etchegaray, người vừa sang Việt Nam hôm lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện cũng bị người đàn bà này xô ngã. Ngài có lẽ bị nặng hơn nên đã phải vào nhà thương để kiểm tra.
Năm ngoái cũng đã xảy ra trường hợp một người đàn bà bệnh tâm thần vượt hàng rào an ninh xông đến Đức Thánh Cha nhưng bị cản lại.
Cha Ciro Benedettini không biết có phải người đàn bà gây rối năm nay cũng chính là người đã gây rối năm ngoái hay không.
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ vọng Giáng Sinh
LM Trần Đức Anh, OP
17:04 24/12/2009
Đức Thánh Cha trong đêm Vọng Giáng Sinh |
Cộng đoàn hát kinh Vinh Danh |
Ban Quân Nhạc Ý đến giúp vui |
Đây là lần đầu tiên Thánh lễ nửa đêm giáng sinh được cử hành sớm hơn 2 tiếng đồng hồ tại Đền thờ Thánh Phêrô. Thánh lễ này cũng được hàng trăm đài truyền hình tại hơn 60 nước trên thế giới truyền đi.
Trong bài giảng, ĐTC đã phân tích thái độ của những người chăn chiên mau lẹ chạy đến gặp Chúa Hài Đồng sau khi được thiên thần báo tin và ngài mời gọi các tín hữu noi gương tỉnh thức của các mục tử ấy để sứ điệp cũng có thể được chuyển đến chúng ta. ĐTC nói: “Tỉnh thức có nghĩa là ra khỏi thế giới riêng của cái tôi và bước vào một thực tại chung, trong chân lý duy nhất liên kết chúng ta với tất cả. Sự xung đột trên thế giới, sự không thể dung hợp với nhau, xuất phát từ sự kiện chúng ta khép kín trong những lợi lộc riêng và những ý kiến cá nhân, trong thế giới riêng tư bé nhỏ của chúng ta. Lòng ích kỷ của nhóm hay của cá nhân làm cho chúng ta trở thành tù nhân của những tư lợi và ước muốn của chúng ta, trái ngược với sự thật và chia rẽ chúng ta với nhau.. Hãy tỉnh thức cũng có nghĩa phát triển sự nhạy cảm đối với Thiên Chúa, đối với những dấu hiệu âm thầm mà ngài muốn hướng dẫn chúng ta, những dấu chỉ nói lên sự hiện diện của Ngài.”
ĐTC cũng nhắn nhủ các tín hữu noi gương các mục tử sau khi nghe sứ điệp của các thiên thần, mau mắn lên đường đến Bethlehm. Ngài nói: Cử chỉ này nhắc nhở chúng ta hãy dành ưu tiên cho Thiên Chúa.. Nếu có điều gì trong cuộc sống chúng ta đáng được mau mắn thực hiện nhất, thì đó là chính nghĩa Thiên Chúa, như tu luật của Thánh Biển Đức đã dạy ”Đừng đặt điều gì trên công việc Thiên Chúa, nghĩa là kinh thần vụ”. Đối với các đan sĩ, phụng vụ là ưu tiên trên hết, tất cả mọi sự khác thuộc hàng thứ yếu. Nòng cốt của qui luật này cũng có giá trị đối với mỗi người. Thiên Chúa là quan trọng, là thực tại tuyệt đối quan trọng nhất trong đời sống chúng ta.. Các mục tử ở Bethlehem dạy chúng ta về sự ưu tiên này. Chúng ta hãy học nơi họ cách thức đừng để mình bị đè bẹp vì tất cả những điều cấp thiết trong đời sống thường nhất. Chúng ta hãy học nơi các mục tử tự do nội tâm, đặt những mỗi bận tâm khác xuống hàng thứ yếu, dù chúng quan trọng đến đâu đi nữa, để đến gần Thiên Chúa, để Chúa đi vào cuộc sống và thời giờ của chúng ta. Thời giờ dành cho Chúa, và từ Chúa, dành cho tha nhân, không bao giờ là thời giờ bị mất mát. Đó là thời giờ mà chúng ta sống thực sự..”
Cuối thánh lễ, có nghi thức 8 em bé nam nữ từ 5 đến 8 tuổi thuộc 4 nước là Phi luật tân, Đại Hàn, Italia và Côte d'Ivoire bên Phi châu, đến dâng hoa cho Chúa Hài Đồng, và ĐTC cũng dừng lại kính viếng trước tượng Chúa.
Trước đó, lúc chiều tối đã có nghi thức khánh thành hang đá khổng lồ ở Quảng trường Thánh Phêrô do ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ thánh Phêrô kiêm Tổng đại diện của ĐTC tại thành Vatican, chủ sự. Hang đá rộng 300 mét vuông với mặt tiền dài 25 mét, diễn tả các biến cố về cuộc đời Chúa Giêsu như được thuật lại trong Tin Mừng theo thánh Mathêu và Luca. Có 15 pho tượng người cao 3 mét từ hang đá do thánh Vincenzo Palloti bố trí ở Đền thờ Thánh Anrê della Valle, Roma, hồi năm 1842.
Từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, ĐTC đã xuất hiện chúc lành cho các tín hữu quây quần quanh hang đá. Ngài đốt lên một ngọn nến tượng trưng ước muốn hòa bình và cầm ngọn nến sáng này ban phép lành cho mọi người. (SD 24-12-2009)
Đức Thánh Cha chúc mừng Giáng sinh và tổng kết năm 2009
PV WHĐ
21:22 24/12/2009
WHĐ/ Tin tổng hợp (24.12.2009) – Theo thông lệ, hàng năm vào trước lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha tổ chức cuộc họp mặt và chúc mừng Giáng sinh và Năm mới các cộng sự của ngài tại giáo triều Rôma.
Năm nay, vào ngày 21-12 vừa qua, tại Vatican đã diễn ra cuộc họp thường lệ vừa nêu.
Trong cuộc họp Giáo triều năm nay, ĐTC mời gọi Giáo triều nhận ra ý nghĩa cuộc gặp mặt “của Đấng kế vị tông đồ Phêrô với các cộng sự viên thân cận nhất của ngài” thực sự là cuộc “gặp gỡ gia đình.”
ĐTC nói rõ mục đích của họp Giáo triều cuối năm nhằm nhìn lại đời sống Giáo Hội qua những sự kiện chính diễn ra trong năm 2009.
Đặc biệt, ĐTC nêu bật bối cảnh chính của năm 2009 là “từ Năm Thánh Phaolô bước sang Năm linh mục”, nghĩa là từ chân dung vĩ đại của vị Tông đồ các dân tộc đến gương mặt khiêm hạ của một cha xứ trọn đời phục vụ trong sự hạ mình, khiêm tốn, nhờ đó làm sáng lên trước mặt mọi người về một Thiên Chúa giàu lòng khoan dung nhân từ.
ĐTC đã mời gọi Giáo triều cùng đặt mình trước Nhan Chúa để nhìn lại năm 2009 của Giáo Hội. ĐTC tổng kết đời sống Giáo hội với những hoạt động nổi bật của ba chuyến viếng thăm mục vụ của Vị đảm nhận sứ vụ của Tông đồ Phêrô tại Phi Châu, Thánh địa và Cộng hòa Séc.
Năm 2009: Giáo Hội hướng đến Châu Phi
ĐTC chia sẻ với giáo triều suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Châu Phi 2009:
“Qua cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng, anh chị em của lục địa châu Phi đã có thể nhận ra hình ảnh một Giáo Hội phổ quát. Đó là một cộng đoàn ôm trọn thế giới và được Thiên Chúa quy tụ qua Đức Kitô, một cộng đoàn không được thiết lập dựa trên quyền lợi của con người, nhưng được dành cho lòng quan tâm của Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Tất cả chúng ta cùng nhau làm thành gia đình của Thiên Chúa, trở nên anh chị em vì cùng một Cha duy nhất.”
ĐTC nhắc lại: trong năm vừa qua, Giáo Hội tại Châu Phi tiến hành cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục được tổ chức tại Rôma. ĐTC đúc kết tinh thần chính của Thượng hội đồng:
“Chủ đề được đề nghị với Thượng Hội Đồng là Giáo Hội tại Châu Phi phục vụ công cuộc hoà giải, công lý và hòa bình. Đây là một chủ đề thần học và mục vụ trong bối cảnh thời sự hiện nay, nhưng cũng có thể gây nhầm tưởng như một chủ đề chính trị. Nhiệm vụ của các giám mục là chuyển thần học thành mục vụ, nghĩa là đi vào thực tế của hoạt động mục vụ, trong đó tầm nhìn vĩ đại của Thánh Kinh và Thánh Truyền cần phải được giám mục và linh mục vận dụng thiết thực vào công việc của mình.”
Hành hương Thánh địa
Nhắc lại chuyến viếng thăm Thánh địa hồi tháng 5 – 2009, một lần nữa ĐTC bày tỏ lòng biết ơn chân thành các vị lãnh đạo tôn giáo và chính quyền dân sự tại những quốc gia ngài viếng thăm.
ĐTC nhắc lại thông điệp Giáo Hội muốn gửi đến mọi người sinh sống trên mảnh đất Trung Đông đa tôn giáo và văn hóa. Đó là thông điệp về Đức Kitô:
“Nơi Đức Kitô, Thiên Chúa đã xuống đến đáy sâu nhất của con người, đến tận đêm sâu của hận thù và sự mù lòa, vào tận bóng tối của việc con người lìa xa Thiên Chúa. Ở tận vực sâu đó, Thiên Chúa đã thắp lên ánh sáng tình yêu của Ngài.”
ĐTC còn gợi lại thông điệp về hòa giải được chính Thiên Chúa ban hành:
“Thiên Chúa đang sống và giữ mối quan hệ với chúng ta. Dù rất cao cả nhưng Chúa lại cũng chính là Vị-Thiên-Chúa-gần-gũi, là Đấng-Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, không ngừng kêu gọi chúng ta: Các con hãy hòa giải với Ta và với nhau! Chúa luôn đặt bổn phận phải hòa giải vào cuộc sống của mỗi cá nhân và trong từng cộng đồng.”
Viếng thăm nước Cộng Hòa Séc – quốc gia ở trung tâm Châu Âu
Cuối tháng Chín 2009, ĐTC thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ Giáo Hội tại Cộng Hòa Séc.
Chuyến viếng thăm CH Séc của ĐTC được dư luận trông chờ với những chia sẻ và hướng dẫn mục vụ của ngài đối với Giáo Hội tại CH Séc, nơi có đến gần 60% trong tổng số 10 triệu rưỡi người dân tuyên bố không theo một tôn giáo nào. Đồng thời công chúng chờ được vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công giáo gợi lên những nhận thức mới về tự do, hòa bình và phát triển tại một đất nước mà chế độ toàn trị thời cộng sản vẫn còn để lại nhiều hậu quả chậm được khắc phục trong lòng xã hội Séc.
Giờ đây, nhân năm 2009 sắp kết thúc, ĐTC nhìn lại chuyến đi và rút ra nhận định:
“Tôi đặc biệt xem là quan trọng việc những người tự nhận mình không theo tôn giáo nào hoặc là người vô thần. Chúng ta cần lưu tâm đến họ như đã quan tâm đến các tín hữu. Khi chúng ta nói đến công cuộc truyền giáo mới, có lẽ họ đã tỏ ra xôn xao. Họ không muốn thấy mình được coi là đối tượng cần được truyền giáo, cũng không muốn từ bỏ quyền tự do tư tưởng và tự do ý chí. Nhưng họ vẫn đang đặt câu hỏi về Thiên Chúa, ngay cả khi họ không thể tin Thiên Chúa luôn quan tâm đến chúng ta một cách cụ thể.”
ĐTC nhìn thẳng vào thực tế tại châu Âu về đối thoại với các tôn giáo. ĐTC gợi ý cho các vị trong Giáo triều nói riêng và toàn thể Giáo Hội: “Ngày nay cần phải đưa thêm vào cuộc đối thoại với các tôn giáo yêu cầu đối thoại với những người coi tôn giáo là điều xa lạ.”
Năm Linh mục - Năm của những người làm bạn với Thiên Chúa
Ngày 19 tháng Sáu 2009, trong buổi Kinh Chiều tại đền Thánh Phêrô, ĐTC khai mạc Năm Linh mục.
Nhìn lại nửa năm đã trôi qua, ĐTC nhấn mạnh ý nghĩa cốt lõi của chức linh mục, và qua đó là tinh thần chủ yếu của việc cử hành Năm linh mục:
“Với tư cách là những linh mục, chúng ta được dành cho tất cả mọi người sử dụng: từ những người nhận biết Thiên Chúa đến những người chưa biết Chúa. Tất cả chúng ta đều phải luôn luôn làm mới nhận biết của mình về Chúa đồng thời không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa để trở thành người bạn thật sự của Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến sự nhận biết Thiên Chúa nếu không qua những người bạn của Thiên Chúa? Cốt lõi sâu nhất của sứ vụ linh mục là được trở nên bạn hữu của Chúa Kitô (x. Ga 15, 15), làm bạn với Thiên Chúa, để nhờ đó mọi người nhận ra Thiên Chúa đang ở ngay bên họ.”
Cuối cùng, trong buổi họp mặt cuối năm, ĐTC đã cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các cộng sự viên tại Giáo triều. Ngài đã cầu chúc các vị “trở thành những bạn hữu của Đức Kitô, nên muối cho đất và ánh sáng cho đời” đồng thời chúc mọi người một lễ Giáng sinh thánh thiện và một Năm mới an vui.
(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=1233&CateID=57)
Năm nay, vào ngày 21-12 vừa qua, tại Vatican đã diễn ra cuộc họp thường lệ vừa nêu.
Trong cuộc họp Giáo triều năm nay, ĐTC mời gọi Giáo triều nhận ra ý nghĩa cuộc gặp mặt “của Đấng kế vị tông đồ Phêrô với các cộng sự viên thân cận nhất của ngài” thực sự là cuộc “gặp gỡ gia đình.”
ĐTC nói rõ mục đích của họp Giáo triều cuối năm nhằm nhìn lại đời sống Giáo Hội qua những sự kiện chính diễn ra trong năm 2009.
Đặc biệt, ĐTC nêu bật bối cảnh chính của năm 2009 là “từ Năm Thánh Phaolô bước sang Năm linh mục”, nghĩa là từ chân dung vĩ đại của vị Tông đồ các dân tộc đến gương mặt khiêm hạ của một cha xứ trọn đời phục vụ trong sự hạ mình, khiêm tốn, nhờ đó làm sáng lên trước mặt mọi người về một Thiên Chúa giàu lòng khoan dung nhân từ.
ĐTC đã mời gọi Giáo triều cùng đặt mình trước Nhan Chúa để nhìn lại năm 2009 của Giáo Hội. ĐTC tổng kết đời sống Giáo hội với những hoạt động nổi bật của ba chuyến viếng thăm mục vụ của Vị đảm nhận sứ vụ của Tông đồ Phêrô tại Phi Châu, Thánh địa và Cộng hòa Séc.
Năm 2009: Giáo Hội hướng đến Châu Phi
ĐTC chia sẻ với giáo triều suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Châu Phi 2009:
“Qua cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng, anh chị em của lục địa châu Phi đã có thể nhận ra hình ảnh một Giáo Hội phổ quát. Đó là một cộng đoàn ôm trọn thế giới và được Thiên Chúa quy tụ qua Đức Kitô, một cộng đoàn không được thiết lập dựa trên quyền lợi của con người, nhưng được dành cho lòng quan tâm của Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Tất cả chúng ta cùng nhau làm thành gia đình của Thiên Chúa, trở nên anh chị em vì cùng một Cha duy nhất.”
ĐTC nhắc lại: trong năm vừa qua, Giáo Hội tại Châu Phi tiến hành cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục được tổ chức tại Rôma. ĐTC đúc kết tinh thần chính của Thượng hội đồng:
“Chủ đề được đề nghị với Thượng Hội Đồng là Giáo Hội tại Châu Phi phục vụ công cuộc hoà giải, công lý và hòa bình. Đây là một chủ đề thần học và mục vụ trong bối cảnh thời sự hiện nay, nhưng cũng có thể gây nhầm tưởng như một chủ đề chính trị. Nhiệm vụ của các giám mục là chuyển thần học thành mục vụ, nghĩa là đi vào thực tế của hoạt động mục vụ, trong đó tầm nhìn vĩ đại của Thánh Kinh và Thánh Truyền cần phải được giám mục và linh mục vận dụng thiết thực vào công việc của mình.”
Hành hương Thánh địa
Nhắc lại chuyến viếng thăm Thánh địa hồi tháng 5 – 2009, một lần nữa ĐTC bày tỏ lòng biết ơn chân thành các vị lãnh đạo tôn giáo và chính quyền dân sự tại những quốc gia ngài viếng thăm.
ĐTC nhắc lại thông điệp Giáo Hội muốn gửi đến mọi người sinh sống trên mảnh đất Trung Đông đa tôn giáo và văn hóa. Đó là thông điệp về Đức Kitô:
“Nơi Đức Kitô, Thiên Chúa đã xuống đến đáy sâu nhất của con người, đến tận đêm sâu của hận thù và sự mù lòa, vào tận bóng tối của việc con người lìa xa Thiên Chúa. Ở tận vực sâu đó, Thiên Chúa đã thắp lên ánh sáng tình yêu của Ngài.”
ĐTC còn gợi lại thông điệp về hòa giải được chính Thiên Chúa ban hành:
“Thiên Chúa đang sống và giữ mối quan hệ với chúng ta. Dù rất cao cả nhưng Chúa lại cũng chính là Vị-Thiên-Chúa-gần-gũi, là Đấng-Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, không ngừng kêu gọi chúng ta: Các con hãy hòa giải với Ta và với nhau! Chúa luôn đặt bổn phận phải hòa giải vào cuộc sống của mỗi cá nhân và trong từng cộng đồng.”
Viếng thăm nước Cộng Hòa Séc – quốc gia ở trung tâm Châu Âu
Cuối tháng Chín 2009, ĐTC thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ Giáo Hội tại Cộng Hòa Séc.
Chuyến viếng thăm CH Séc của ĐTC được dư luận trông chờ với những chia sẻ và hướng dẫn mục vụ của ngài đối với Giáo Hội tại CH Séc, nơi có đến gần 60% trong tổng số 10 triệu rưỡi người dân tuyên bố không theo một tôn giáo nào. Đồng thời công chúng chờ được vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công giáo gợi lên những nhận thức mới về tự do, hòa bình và phát triển tại một đất nước mà chế độ toàn trị thời cộng sản vẫn còn để lại nhiều hậu quả chậm được khắc phục trong lòng xã hội Séc.
Giờ đây, nhân năm 2009 sắp kết thúc, ĐTC nhìn lại chuyến đi và rút ra nhận định:
“Tôi đặc biệt xem là quan trọng việc những người tự nhận mình không theo tôn giáo nào hoặc là người vô thần. Chúng ta cần lưu tâm đến họ như đã quan tâm đến các tín hữu. Khi chúng ta nói đến công cuộc truyền giáo mới, có lẽ họ đã tỏ ra xôn xao. Họ không muốn thấy mình được coi là đối tượng cần được truyền giáo, cũng không muốn từ bỏ quyền tự do tư tưởng và tự do ý chí. Nhưng họ vẫn đang đặt câu hỏi về Thiên Chúa, ngay cả khi họ không thể tin Thiên Chúa luôn quan tâm đến chúng ta một cách cụ thể.”
ĐTC nhìn thẳng vào thực tế tại châu Âu về đối thoại với các tôn giáo. ĐTC gợi ý cho các vị trong Giáo triều nói riêng và toàn thể Giáo Hội: “Ngày nay cần phải đưa thêm vào cuộc đối thoại với các tôn giáo yêu cầu đối thoại với những người coi tôn giáo là điều xa lạ.”
Năm Linh mục - Năm của những người làm bạn với Thiên Chúa
Ngày 19 tháng Sáu 2009, trong buổi Kinh Chiều tại đền Thánh Phêrô, ĐTC khai mạc Năm Linh mục.
Nhìn lại nửa năm đã trôi qua, ĐTC nhấn mạnh ý nghĩa cốt lõi của chức linh mục, và qua đó là tinh thần chủ yếu của việc cử hành Năm linh mục:
“Với tư cách là những linh mục, chúng ta được dành cho tất cả mọi người sử dụng: từ những người nhận biết Thiên Chúa đến những người chưa biết Chúa. Tất cả chúng ta đều phải luôn luôn làm mới nhận biết của mình về Chúa đồng thời không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa để trở thành người bạn thật sự của Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến sự nhận biết Thiên Chúa nếu không qua những người bạn của Thiên Chúa? Cốt lõi sâu nhất của sứ vụ linh mục là được trở nên bạn hữu của Chúa Kitô (x. Ga 15, 15), làm bạn với Thiên Chúa, để nhờ đó mọi người nhận ra Thiên Chúa đang ở ngay bên họ.”
Cuối cùng, trong buổi họp mặt cuối năm, ĐTC đã cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các cộng sự viên tại Giáo triều. Ngài đã cầu chúc các vị “trở thành những bạn hữu của Đức Kitô, nên muối cho đất và ánh sáng cho đời” đồng thời chúc mọi người một lễ Giáng sinh thánh thiện và một Năm mới an vui.
(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=1233&CateID=57)
Top Stories
A closer look at Christmas celebration in Vietnam
J.B. An Dang
02:52 24/12/2009
In Western countries where celebration of Christmas season starts almost immediately after the leaves are on the ground and the temperature falling to single digits. Christmas spirit is felt everywhere you go, inside the churches, and from the stores to workplaces. Even the radio stations are filled with soul lifting Christmas music.
Christmas celebration in Vietnam, where Catholic population is ranked second in Asia, is quite different. It lasts only for a couple of hours on Christmas Eve. The next morning, everything returns to normal with businesses open while students being back to school for exams as required by the school officials.
December 25th, by current Vietnamese government standard, is not a national holiday. As a matter of fact, people are often purposely burdened with heavier than usual workloads on that day. Students in particular are mandated to show up at school for taking exams on Christmas Day. State employees at factories and government offices have to “emulate in productive labour” to celebrate the establishment day of the Vietnam People's Army.
Christmas celebration in Vietnam used to be similar as in Western countries. A drastic change was made after the communist takeover of the North in 1954 and of the South in 1975, when Catholics were relegated to celebrating Jesus’ birthday in privacy.
With the adoption of open market economy in 1990s, Vietnam has gradually become warming up to western influences and traditions. Christmas in Vietnam, thus, has gradually came back triumphantly as one of the most celebrated festivals in Vietnam, welcomed by both Christians and non Christians alike, especially in a commercial way, thanks in good part to the marketing prowess of super stores.
Christmas has been more or less hyped as being “an occasion for gifts exchanging”. Days before Christmas, people line up at Metro, Big C, Fivimart Super Stores or smaller ones alongside streets such as Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã in Hanoi, or Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu in Ho Chi Minh city to orders gifts for their children, or more importantly, for their bosses’ children. These gifts would then be delivered to these lucky children on Christmas Eve from 7pm to mid-night by tens of thousands young people dressed in Santa Claus outfits.
In order to deliver the gifts before mid-night, these “Santa Claus” need to plan strategies to find their way through the crowded traffic when people from all walks of life flock to the streets. Last year, local media reported another challenge awaiting these “Ông Già Noel” (the Vietnamese version of Santa Claus): hundreds of them had to queue to deliver gifts at the doors of officials who were “so much loved and admired” by their subordinates.
Christmas presents to bosses’ children tend to be things which are “cute”, imported, slightly but not so painfully expensive. Hence, quite a lot of people can afford as a discreet bribery that may get them a better chance for their promotion in return. Modest Christmas presents may cost 50 USD - a month's salary of an average worker - while more expensive ones may include family tickets for Christmas Reveillon Dinners at Sheraton, Sofitel Plaza, Horizon, Melia, Daewoo, and Intercontinental Hanoi Westlake Restaurants which typically costs 80 USD per adult and 65 USD per children.
On the Christmas Eve, people flock to many open stages in major cities for free concerts, theatre, musicals, and shows. These festive events often have nothing to deal with Christmas. The main theme of these events is the Establishment Day (22nd December) of the Red Vietnam People's Army.
Christians in Vietnam celebrate Christmas more quietly yet more meaningful. Christmas carol performances are held inside churches days before. The “Midnight” Masses are typically celebrated at no later than 9 PM to conclude at no later than 10PM due to security reasons. Anyway, people have to work on the Christmas Day. After attending Christmas Eve Mass, Christians return home to have Christmas dinner with their families. In rural areas, where people are dirt poor, parishes often organize Christmas Reveillon Dinners for the needy after "Midnight" Mass.
Prior and on Christmas Day, dioceses throughout the country have special programs to help people with disadvantages to celebrate Christmas and New Year with dignity.
Typical is an innovative project organized by one of the most outspoken Redemtorist against government's mistreatment of its citizens, and a pro life hero, Fr Joseph Le Quang Uy. Catholic volunteers in Saigon called Disciples of Jesus would take to the street in pairs searching for homeless individuals to deliver small gifts of necessities such as rice, toiletries, detergent, cookies, small cash... giving them some food to stomach and warmth to their hearts. This operation so far has been praised by many as the most humane and effective way to portray what the true Christmas' meaning is all about.
In addition, Saigon Archdiocese organizes a special Mass for people with disabilities on every Christmas Day during which Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man also distributes Christmas gift to them.
On Dec 19, the archdiocese organized a fun-fair for children with disabilities and orphans. Each child was offered 25,000 VND to shop at the fair. Some even returned home with more gifts that they won in various games and competitions.
In the central of the country, in the archdiocese of Hue, sisters of the Lovers of the Holy Cross community since the First Sunday of Advent have invited the poor, the elderly, and people with disabilities to come to their convent to share a meal and to visit the nativity scene.
Far in the North, on Dec. 20, 2009, Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa led a delegation of 100 priests, religious, and faithful to visit the patients at Cam Thuy Leprosarium, where they got straight to the business of cleaning and cheering up scores of patients with their fun filled stories. More than 100 portions of gifts were also distributed during this visit.
The next day, the prelate met with Hmong children to hand them Christmas gifts.
With the adoption of open market economy, Christmas is gradually regaining its glory in Vietnam yet there are still obstacles. Bans on celebrating Mass, even on Christmas and Easter, in numerous mountainous villages in the Central High Lands and North of Vietnam are still in effect. Christian faithful are forced to meet secretly in private homes and basements. The authorities say that there are no Catholics in these villages, so there is no reason for priests to be there.
Last year, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum, condemned another obstacle which he called “a form of governmental prejudice against Christian school children in the name of education” as they are required to be present in class on one of the most important religious holiday: Christmas Day. Any student being absent in class that day can be subject to disciplinary action. Also, following a hostile policy against Christians, most public schools of all levels schedule for their students to take exam on Christmas day while allowing them to stay home for several weeks to celebrate Lunar New Year festival.
After a series of conflicts with the archdiocese of Hue on land issues during September and October this year, as a gesture of reconciliation, on Nov. 19, Ngo Hoa, deputy chairman of Thua Thien province, where the archdiocese is located, signed a decree prohibiting principals of public school in the area to schedule exams on the Christmas Day. Unfortunately, the decree is only effective in the province. In other areas, most students still have to sit for their exams on the day.
With the exception of Thua Thien, Vietnamese children in the rest of the country are somewhat abused for one of the most prejudiced law against Christianity in the world. Their Christmas is still stolen by the Grinch every year.
Christmas celebration in Vietnam, where Catholic population is ranked second in Asia, is quite different. It lasts only for a couple of hours on Christmas Eve. The next morning, everything returns to normal with businesses open while students being back to school for exams as required by the school officials.
December 25th, by current Vietnamese government standard, is not a national holiday. As a matter of fact, people are often purposely burdened with heavier than usual workloads on that day. Students in particular are mandated to show up at school for taking exams on Christmas Day. State employees at factories and government offices have to “emulate in productive labour” to celebrate the establishment day of the Vietnam People's Army.
Christmas celebration in Vietnam used to be similar as in Western countries. A drastic change was made after the communist takeover of the North in 1954 and of the South in 1975, when Catholics were relegated to celebrating Jesus’ birthday in privacy.
With the adoption of open market economy in 1990s, Vietnam has gradually become warming up to western influences and traditions. Christmas in Vietnam, thus, has gradually came back triumphantly as one of the most celebrated festivals in Vietnam, welcomed by both Christians and non Christians alike, especially in a commercial way, thanks in good part to the marketing prowess of super stores.
Christmas has been more or less hyped as being “an occasion for gifts exchanging”. Days before Christmas, people line up at Metro, Big C, Fivimart Super Stores or smaller ones alongside streets such as Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã in Hanoi, or Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu in Ho Chi Minh city to orders gifts for their children, or more importantly, for their bosses’ children. These gifts would then be delivered to these lucky children on Christmas Eve from 7pm to mid-night by tens of thousands young people dressed in Santa Claus outfits.
In order to deliver the gifts before mid-night, these “Santa Claus” need to plan strategies to find their way through the crowded traffic when people from all walks of life flock to the streets. Last year, local media reported another challenge awaiting these “Ông Già Noel” (the Vietnamese version of Santa Claus): hundreds of them had to queue to deliver gifts at the doors of officials who were “so much loved and admired” by their subordinates.
Christmas presents to bosses’ children tend to be things which are “cute”, imported, slightly but not so painfully expensive. Hence, quite a lot of people can afford as a discreet bribery that may get them a better chance for their promotion in return. Modest Christmas presents may cost 50 USD - a month's salary of an average worker - while more expensive ones may include family tickets for Christmas Reveillon Dinners at Sheraton, Sofitel Plaza, Horizon, Melia, Daewoo, and Intercontinental Hanoi Westlake Restaurants which typically costs 80 USD per adult and 65 USD per children.
On the Christmas Eve, people flock to many open stages in major cities for free concerts, theatre, musicals, and shows. These festive events often have nothing to deal with Christmas. The main theme of these events is the Establishment Day (22nd December) of the Red Vietnam People's Army.
Christians in Vietnam celebrate Christmas more quietly yet more meaningful. Christmas carol performances are held inside churches days before. The “Midnight” Masses are typically celebrated at no later than 9 PM to conclude at no later than 10PM due to security reasons. Anyway, people have to work on the Christmas Day. After attending Christmas Eve Mass, Christians return home to have Christmas dinner with their families. In rural areas, where people are dirt poor, parishes often organize Christmas Reveillon Dinners for the needy after "Midnight" Mass.
Prior and on Christmas Day, dioceses throughout the country have special programs to help people with disadvantages to celebrate Christmas and New Year with dignity.
Typical is an innovative project organized by one of the most outspoken Redemtorist against government's mistreatment of its citizens, and a pro life hero, Fr Joseph Le Quang Uy. Catholic volunteers in Saigon called Disciples of Jesus would take to the street in pairs searching for homeless individuals to deliver small gifts of necessities such as rice, toiletries, detergent, cookies, small cash... giving them some food to stomach and warmth to their hearts. This operation so far has been praised by many as the most humane and effective way to portray what the true Christmas' meaning is all about.
In addition, Saigon Archdiocese organizes a special Mass for people with disabilities on every Christmas Day during which Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man also distributes Christmas gift to them.
On Dec 19, the archdiocese organized a fun-fair for children with disabilities and orphans. Each child was offered 25,000 VND to shop at the fair. Some even returned home with more gifts that they won in various games and competitions.
In the central of the country, in the archdiocese of Hue, sisters of the Lovers of the Holy Cross community since the First Sunday of Advent have invited the poor, the elderly, and people with disabilities to come to their convent to share a meal and to visit the nativity scene.
Far in the North, on Dec. 20, 2009, Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa led a delegation of 100 priests, religious, and faithful to visit the patients at Cam Thuy Leprosarium, where they got straight to the business of cleaning and cheering up scores of patients with their fun filled stories. More than 100 portions of gifts were also distributed during this visit.
The next day, the prelate met with Hmong children to hand them Christmas gifts.
With the adoption of open market economy, Christmas is gradually regaining its glory in Vietnam yet there are still obstacles. Bans on celebrating Mass, even on Christmas and Easter, in numerous mountainous villages in the Central High Lands and North of Vietnam are still in effect. Christian faithful are forced to meet secretly in private homes and basements. The authorities say that there are no Catholics in these villages, so there is no reason for priests to be there.
Last year, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum, condemned another obstacle which he called “a form of governmental prejudice against Christian school children in the name of education” as they are required to be present in class on one of the most important religious holiday: Christmas Day. Any student being absent in class that day can be subject to disciplinary action. Also, following a hostile policy against Christians, most public schools of all levels schedule for their students to take exam on Christmas day while allowing them to stay home for several weeks to celebrate Lunar New Year festival.
After a series of conflicts with the archdiocese of Hue on land issues during September and October this year, as a gesture of reconciliation, on Nov. 19, Ngo Hoa, deputy chairman of Thua Thien province, where the archdiocese is located, signed a decree prohibiting principals of public school in the area to schedule exams on the Christmas Day. Unfortunately, the decree is only effective in the province. In other areas, most students still have to sit for their exams on the day.
With the exception of Thua Thien, Vietnamese children in the rest of the country are somewhat abused for one of the most prejudiced law against Christianity in the world. Their Christmas is still stolen by the Grinch every year.
Woman knocks down Pope at Christmas Eve Mass
Ariel David /AP
18:22 24/12/2009
VATICAN CITY – A woman jumped the barriers in St. Peter's Basilica and knocked down Pope Benedict XVI as he walked down the main aisle to begin Christmas Eve Mass on Thursday.
The 82-year-old pope quickly got up and was unhurt, said a Vatican spokesman, the Rev. Ciro Benedettini. Footage aired on Italy's RAI state TV showed a woman dressed in a red jumper vaulting over the wooden barriers and rushing the pope before being swarmed by bodyguards.
The commotion occurred as the pope's procession was making its way toward the main altar and shocked gasps rang out through the public that packed the basilica. The procession came to a halt and security rushed to the trouble spot.
Benedettini said the woman who pushed the pope appeared to be mentally unstable and had been arrested by Vatican police. He said she also knocked down Cardinal Roger Etchegaray, who was taken to hospital for a check up.
"During the procession an unstable person jumped a barrier and knocked down the Holy Father," Benedettini told The Associated Press by telephone. "(The pope) quickly got up and continued the procession."
After the incident, Benedict, flanked by tense bodyguards, resumed his walk to the basilica's main altar to start the Mass. He did appear somewhat shaken and leaned heavily on aides and an armrest as he sat down in his chair.
Benedict made no reference to the incident as the service started. As a choir sang, he sprinkled incense on the altar before opening the Mass with the traditional wish for peace in Latin: "Pax vobis" ("Peace be with you"). The faithful responded: "Et cum spiritu tuo" ("And also with you").
It was the second year in a row there was a security breach at the service. At the end of last year's Mass a woman who had jumped the barriers got close to the pope but was quickly blocked on the ground by security.
Benedettini said it was not immediately known if the same woman was behind Thursday's incident.
Benedict XVI is assisted during Christmas Mass (AP) |
The commotion occurred as the pope's procession was making its way toward the main altar and shocked gasps rang out through the public that packed the basilica. The procession came to a halt and security rushed to the trouble spot.
Benedettini said the woman who pushed the pope appeared to be mentally unstable and had been arrested by Vatican police. He said she also knocked down Cardinal Roger Etchegaray, who was taken to hospital for a check up.
"During the procession an unstable person jumped a barrier and knocked down the Holy Father," Benedettini told The Associated Press by telephone. "(The pope) quickly got up and continued the procession."
After the incident, Benedict, flanked by tense bodyguards, resumed his walk to the basilica's main altar to start the Mass. He did appear somewhat shaken and leaned heavily on aides and an armrest as he sat down in his chair.
Benedict made no reference to the incident as the service started. As a choir sang, he sprinkled incense on the altar before opening the Mass with the traditional wish for peace in Latin: "Pax vobis" ("Peace be with you"). The faithful responded: "Et cum spiritu tuo" ("And also with you").
It was the second year in a row there was a security breach at the service. At the end of last year's Mass a woman who had jumped the barriers got close to the pope but was quickly blocked on the ground by security.
Benedettini said it was not immediately known if the same woman was behind Thursday's incident.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lời chúc mừng Giáng Sinh của VietCatholic
VietCatholic
07:31 24/12/2009
Toàn Ban Điều Hành và Ban Biên Tập VietCatholic
kính chúc
Đức Hồng Y, Qúi Đức Cha
Linh Mục, Tu Sĩ
và Anh Chị Em Giáo Dân
Mùa Giáng Sinh trần đầy hồng ân Chúa
và Năm Mới khanh an thịnh vượng
Chúc mừng, Chúc mừng, Chúc mừng!
Lễ Giáng Sinh do người phụ nữ đầu tiên chủ tọa tại Việt Nam
Vũ Đình Hải Đường
08:17 24/12/2009
Ngày 24 tháng 11 năm 2009 tại Sở Kiện, Giáo hội Công giáo Việt Nam hân hoan tổ chức lễ khai mạc Năm Thánh Toàn Xá, đánh dấu giai đoạn lịch sử 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông Tòa, đồng thời mừng Ngân Khánh 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, những nhà truyền giáo đã một thời có công đem Tin Mừng đến cho dân tộc.
Nhân đây, theo dòng thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu, ôn cố tri tân về một buổi lễ Giáng Sinh được tổ chức long trọng tại Việt Nam cách đây 366 năm (1643 - 2009) lại do một người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên chủ sự và giảng thuyết.
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ GIÁO HỘI THẾ KỶ XVII
Qua tra cứu sử sách ghi lại buổi lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức đầu tiên trên đất nước Việt Nam vào năm 1643 đang trong thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn chia nhau giang sơn. Chúa Trịnh cai trị miền Bắc còn gọi là Đàng Ngoài, trong khi đó Chúa Nguyễn hùng cứ miền Nam còn có tên là Đàng Trong, lấy con sông Linh Giang làm ranh giới.
Riêng tình hình Tôn giáo lúc bấy giờ không kém phần bi đát. Đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Nhà cầm quyền cho là Đạo ngoại lai, bởi vậy ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng (1625 - 1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo. Còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phước Nguyên (1615 - 1635) cũng đã ban hành lệnh cấm đạo từ năm 1625.
Trong những thời kỳ trên cũng như về sau này, các giáo sĩ ngoại quốc len lỏi đến giảng đạo có khi được lòng vua chúa, quan quyền địa phương thì việc truyền giáo dễ dàng, có lúc lại bị dân chúng, quan quân dèm pha, ghen ghét khiến vua chúa bèn ra lệnh bắt bớ, ngăn cản giáo dân giữ đạo một cách ác liệt. Riêng hàng giáo sĩ bị trục xuất hoặc truy lùng gắt gao, nếu bị bắt sẽ phải tù tội hoặc xử tử. Bởi vậy, sự có mặt của các giáo sĩ nước ngoài đến truyền giáo rất khó khăn, dễ lộ diện nên phải sống ẩn dật, chẳng dám công khai đi lại. Thời gian ăn ở sinh hoạt lâu dài hoặc lui tới thăm viếng sẽ làm khổ liên lụy đến giáo dân nên bắt buộc các ngài phải lánh đi xa.
Việc hạn chế sự hiện diện của các giáo sĩ trong giai đoạn lịch sử này là một thiệt thòi cho cánh đồng truyền giáo nước Việt. Nhưng may thay, một số tín hữu đầu tiên của Giáo hội Việt Nam, ngay sau khi tiếp nhận đạo Chúa đã ý thức rõ ràng nghĩa vụ truyền giáo và họ đã trở nên những Tông đồ nhiệt thành len lỏi đi loan báo tin mừng của Đức Kitô đến những người đồng hương, làm thế cho các vị giáo sĩ vì lý do bất khả kháng không đến được.
Trong số những giáo hữu đi đầu trong công cuộc mở mang nước Chúa, chúng ta phải kể đến đoàn “Thầy giảng” bản quốc ở Đàng Trong do chính giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) huấn luyện gồm 10 người đầu tiên. Sau thời gian đi làm nhiệm vụ có đến 3 người được phúc Tử Đạo, trong đó Thầy giảng Anrê Phú Yên. Bên cạnh những Giáo đoàn sơ khởi này, ta phải đặc biệt tri ân một người phụ nữ đã có công đầu trong việc rao giảng Tin Mừng mở mang nước Chúa trên quê hương. Đó là bà Maria Mađalêna Minh-Đức Vương Thái Phi, người can đảm đứng đầu tổ chức lễ Giáng Sinh đầy ấn tượng, đáng ghi nhớ trong lịch sử Giáo hội, còn làm vẻ vang nữ giới nước Việt, khiến cho các giáo sĩ nước ngoài cảm phục, hết lời ca ngợi.
II. NGÀY LỄ GIÁNG SINH DO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỦ TỌA ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Theo các sử kiện để lại, sau ngày được phước gia nhập Đạo, bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi đã cho xây dựng nơi bà cư ngụ một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ngay bên dinh ông Quận công Nguyễn Phúc Khê - con bà, thuộc khu đất vùng Kim Long hoặc miền phụ cận ngoại ô thành phố Huế ngày nay. Đây là nơi tập trung các tín hữu toàn tỉnh hồi đó và các văn bản đều ghi “ngôi nhà thờ ấy rất xinh đẹp”. Vậy thì ít ra cũng là ngôi nhà rộng rãi, lịch sự, thông thoáng, có mái ngói, cột sơn son, chạm trổ tinh vi, hoành phi câu đối như kiểu “nhà từ đường” của các dòng họ đương thời.
Chính tại ngôi nhà thờ trên, trong bối cảnh Giáo hội đang gặp khó khăn. Vì áp lực của nhà cầm quyền, cha Đắc Lộ bị trục xuất phải ra đi nên không có một linh mục nào khác có mặt trong xứ. Bởi vậy thầy giảng Y-Nha-Xô và bà Minh Đức thay thế các linh mục tổ chức mừng lễ Chúa Giáng Sinh rất long trọng vào năm 1643.
Việc trang hoàng ngày lễ trong ngôi nhà thờ có thể chứa được 300 người, được thiết lập một hang đá rất xinh đẹp. Có điều hy hữu, việc thực hiện này có bàn tay của vị Tử Đạo đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là Thầy giảng Anrê Phú Yên ở trong đoàn Thầy giảng do Y-Nha-Xô đứng đầu cũng có mặt lúc đó, Vì chính cha Đắc Lộ cho biết, ngoài công tác dạy Đạo cho người ngoại giáo, hướng dẫn kẻ tân tòng, thầy Anrê Phú Yên “còn lo dọn dẹp nhà thờ rất sạch sẽ, trang hoàng nhà thờ những ngày lễ lớn quanh năm, khéo léo đến nỗi làm cho bổn đạo tăng thêm phần sốt sắng và cả người ngoại giáo cũng phải trọng kính màu nhiệm của Đạo”.
Nói về nhân sự, qua số lượng đông đảo các tín hữu Công giáo, có cả người lương dân ở khắp vùng lân cận kéo đến viếng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ, hợp với tất cả các con cái, cháu chắt, gia nhân trong dinh của Bà Minh-Đức đều tụ họp về nhà thờ. Và chính ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê tuy không theo đạo vẫn đến tham dự, càng làm cho ngày lễ thêm phần long trọng.
Điểm cần nhấn mạnh, lễ Giáng Sinh năm đó không một bóng linh mục, chẳng ai cử hành Thánh lễ Mi-sa, mà chỉ có sự hiện diện của các tín hữu và lương dân. Bà Maria Mađalêna Minh-Đức đã đứng ra chủ tọa và giảng thuyết một cách hùng hồn, lưu loát rao truyền về ơn cứu độ của Chúa giáng trần. Sự kiện này được giáo sĩ Đắc Lộ ghi lại như sau: “Lòng đạo đức của Bà hôm ấy thật sáng tỏ: Bà đã làm cho người con của Bà và các cháu của Bà đến thờ lạy và triều yết Vua vinh hiển xuống thế làm người. Chính Bà lại đem những sự cao cả của Người mà rao giảng cho những kẻ khắp nơi kéo đến kính viếng Người trong hang đá này”.
Câu chuyện lễ Sinh Nhật đáng nhớ kể trên là một chứng tích về lòng dũng cảm, tinh thần truyền giáo hăng say của bà Minh-Đức.
III. ĐÔI NÉT VỀ BÀ MINH-ĐỨC VƯƠNG THÁI PHI
Cuộc đời và sự nghiệp rao giảng Tin Mừng của bà Minh-Đức đã được sử gia Phạm Đình Khiêm, một người chuyên nghiên cứu và viết về mảng lịch sử Giáo hội Việt Nam, qua tài liệu tra cứu giá trị rất công phu, trong đó tác giả đã cho ra mắt cuốn “Minh-Đức Vương Thái Phi” do tủ sách Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1957. Qua tập sách này, ta có thể tìm hiểu và biết được dung mạo người phụ nữ đạo đức, đáng kính này.
Bà Minh-Đức là vợ Chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng Tử Nguyễn Phúc Khê, tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi. Năm 1625 đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập Đạo Công giáo tại Thuận Hóa do giáo sĩ Francisco di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Mađalêna, có sự chứng kiến của giáo sĩ Đắc Lộ.
Vui mừng và hạnh phúc được tòng giáo, bà Minh-Đức đã dùng uy tín của mình để nâng đỡ Giáo hội khi gặp khó khăn cấm cách. Hằng ngày, chẳng những bà đích thân đến nhà thờ trong dinh mà còn mở cửa cho giáo dân cả tỉnh vào đọc kinh cầu nguyện chung với nhau. Ngoài ra, nơi này còn là chỗ đi về, nương tựa ẩn náu cho các giáo sĩ khi đến khu vực này giảng Đạo.
Tại Thuận Hóa, khởi đầu phong trào theo Đạo lan rộng là nhờ gương sáng, lòng nhân ái và hành động tông đồ nhiệt thành truyền giáo, đồng thời bà còn hết sức giúp đỡ các giáo sĩ, đặc biệt là phái đoàn Thầy giảng Việt Nam do linh mục Đắc Lộ đào tạo, huấn luyện khi đến hoạt động tại vùng kinh đô Chúa Nguyễn. Việc bênh vực giáo dân của bà cũng làm nhiều người nhận biết Chúa, trong đó có cả gia nhân hoàng tộc.
Cùng chia sẻ nỗi đau thương với cộng đoàn, bà Minh-Đức rất buồn rầu đối với cái chết của Chân phước Anrê Phú Yên và Thầy giảng trưởng đoàn Y-Nha-Xô, được biết nhiều người xé áo thấm lấy máu hoặc hốt đất có nhuộm máu Tử Đạo đem về, bà Minh-Đức được chia một phần những di vật quý báu đó để tôn kính trong nhà.
Tháng 2 năm 1645, có 4 nữ tu Dòng Kín Thánh Clara đến kinh đô. Bà Minh-Đức rất vui mừng được đón tiếp và trao đổi tìm hiểu luật Dòng. Trước khi từ giã, bà đã xin các nữ tu một bộ áo dòng như dấu chỉ hợp nhất để mặc vào mình trong giờ chết và an táng.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của Đạo Công giáo thời bấy giờ, người phụ nữ có công đầu, xứng đáng xưng tụng là vị tiền hô Công giáo Tiến hành Việt Nam.
(Maryland, mùa đông 2009)
Nhân đây, theo dòng thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu, ôn cố tri tân về một buổi lễ Giáng Sinh được tổ chức long trọng tại Việt Nam cách đây 366 năm (1643 - 2009) lại do một người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên chủ sự và giảng thuyết.
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ GIÁO HỘI THẾ KỶ XVII
Qua tra cứu sử sách ghi lại buổi lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức đầu tiên trên đất nước Việt Nam vào năm 1643 đang trong thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn chia nhau giang sơn. Chúa Trịnh cai trị miền Bắc còn gọi là Đàng Ngoài, trong khi đó Chúa Nguyễn hùng cứ miền Nam còn có tên là Đàng Trong, lấy con sông Linh Giang làm ranh giới.
Riêng tình hình Tôn giáo lúc bấy giờ không kém phần bi đát. Đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Nhà cầm quyền cho là Đạo ngoại lai, bởi vậy ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng (1625 - 1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo. Còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phước Nguyên (1615 - 1635) cũng đã ban hành lệnh cấm đạo từ năm 1625.
Trong những thời kỳ trên cũng như về sau này, các giáo sĩ ngoại quốc len lỏi đến giảng đạo có khi được lòng vua chúa, quan quyền địa phương thì việc truyền giáo dễ dàng, có lúc lại bị dân chúng, quan quân dèm pha, ghen ghét khiến vua chúa bèn ra lệnh bắt bớ, ngăn cản giáo dân giữ đạo một cách ác liệt. Riêng hàng giáo sĩ bị trục xuất hoặc truy lùng gắt gao, nếu bị bắt sẽ phải tù tội hoặc xử tử. Bởi vậy, sự có mặt của các giáo sĩ nước ngoài đến truyền giáo rất khó khăn, dễ lộ diện nên phải sống ẩn dật, chẳng dám công khai đi lại. Thời gian ăn ở sinh hoạt lâu dài hoặc lui tới thăm viếng sẽ làm khổ liên lụy đến giáo dân nên bắt buộc các ngài phải lánh đi xa.
Việc hạn chế sự hiện diện của các giáo sĩ trong giai đoạn lịch sử này là một thiệt thòi cho cánh đồng truyền giáo nước Việt. Nhưng may thay, một số tín hữu đầu tiên của Giáo hội Việt Nam, ngay sau khi tiếp nhận đạo Chúa đã ý thức rõ ràng nghĩa vụ truyền giáo và họ đã trở nên những Tông đồ nhiệt thành len lỏi đi loan báo tin mừng của Đức Kitô đến những người đồng hương, làm thế cho các vị giáo sĩ vì lý do bất khả kháng không đến được.
Trong số những giáo hữu đi đầu trong công cuộc mở mang nước Chúa, chúng ta phải kể đến đoàn “Thầy giảng” bản quốc ở Đàng Trong do chính giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) huấn luyện gồm 10 người đầu tiên. Sau thời gian đi làm nhiệm vụ có đến 3 người được phúc Tử Đạo, trong đó Thầy giảng Anrê Phú Yên. Bên cạnh những Giáo đoàn sơ khởi này, ta phải đặc biệt tri ân một người phụ nữ đã có công đầu trong việc rao giảng Tin Mừng mở mang nước Chúa trên quê hương. Đó là bà Maria Mađalêna Minh-Đức Vương Thái Phi, người can đảm đứng đầu tổ chức lễ Giáng Sinh đầy ấn tượng, đáng ghi nhớ trong lịch sử Giáo hội, còn làm vẻ vang nữ giới nước Việt, khiến cho các giáo sĩ nước ngoài cảm phục, hết lời ca ngợi.
II. NGÀY LỄ GIÁNG SINH DO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỦ TỌA ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Theo các sử kiện để lại, sau ngày được phước gia nhập Đạo, bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi đã cho xây dựng nơi bà cư ngụ một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ngay bên dinh ông Quận công Nguyễn Phúc Khê - con bà, thuộc khu đất vùng Kim Long hoặc miền phụ cận ngoại ô thành phố Huế ngày nay. Đây là nơi tập trung các tín hữu toàn tỉnh hồi đó và các văn bản đều ghi “ngôi nhà thờ ấy rất xinh đẹp”. Vậy thì ít ra cũng là ngôi nhà rộng rãi, lịch sự, thông thoáng, có mái ngói, cột sơn son, chạm trổ tinh vi, hoành phi câu đối như kiểu “nhà từ đường” của các dòng họ đương thời.
Chính tại ngôi nhà thờ trên, trong bối cảnh Giáo hội đang gặp khó khăn. Vì áp lực của nhà cầm quyền, cha Đắc Lộ bị trục xuất phải ra đi nên không có một linh mục nào khác có mặt trong xứ. Bởi vậy thầy giảng Y-Nha-Xô và bà Minh Đức thay thế các linh mục tổ chức mừng lễ Chúa Giáng Sinh rất long trọng vào năm 1643.
Việc trang hoàng ngày lễ trong ngôi nhà thờ có thể chứa được 300 người, được thiết lập một hang đá rất xinh đẹp. Có điều hy hữu, việc thực hiện này có bàn tay của vị Tử Đạo đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là Thầy giảng Anrê Phú Yên ở trong đoàn Thầy giảng do Y-Nha-Xô đứng đầu cũng có mặt lúc đó, Vì chính cha Đắc Lộ cho biết, ngoài công tác dạy Đạo cho người ngoại giáo, hướng dẫn kẻ tân tòng, thầy Anrê Phú Yên “còn lo dọn dẹp nhà thờ rất sạch sẽ, trang hoàng nhà thờ những ngày lễ lớn quanh năm, khéo léo đến nỗi làm cho bổn đạo tăng thêm phần sốt sắng và cả người ngoại giáo cũng phải trọng kính màu nhiệm của Đạo”.
Nói về nhân sự, qua số lượng đông đảo các tín hữu Công giáo, có cả người lương dân ở khắp vùng lân cận kéo đến viếng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ, hợp với tất cả các con cái, cháu chắt, gia nhân trong dinh của Bà Minh-Đức đều tụ họp về nhà thờ. Và chính ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê tuy không theo đạo vẫn đến tham dự, càng làm cho ngày lễ thêm phần long trọng.
Điểm cần nhấn mạnh, lễ Giáng Sinh năm đó không một bóng linh mục, chẳng ai cử hành Thánh lễ Mi-sa, mà chỉ có sự hiện diện của các tín hữu và lương dân. Bà Maria Mađalêna Minh-Đức đã đứng ra chủ tọa và giảng thuyết một cách hùng hồn, lưu loát rao truyền về ơn cứu độ của Chúa giáng trần. Sự kiện này được giáo sĩ Đắc Lộ ghi lại như sau: “Lòng đạo đức của Bà hôm ấy thật sáng tỏ: Bà đã làm cho người con của Bà và các cháu của Bà đến thờ lạy và triều yết Vua vinh hiển xuống thế làm người. Chính Bà lại đem những sự cao cả của Người mà rao giảng cho những kẻ khắp nơi kéo đến kính viếng Người trong hang đá này”.
Câu chuyện lễ Sinh Nhật đáng nhớ kể trên là một chứng tích về lòng dũng cảm, tinh thần truyền giáo hăng say của bà Minh-Đức.
III. ĐÔI NÉT VỀ BÀ MINH-ĐỨC VƯƠNG THÁI PHI
Cuộc đời và sự nghiệp rao giảng Tin Mừng của bà Minh-Đức đã được sử gia Phạm Đình Khiêm, một người chuyên nghiên cứu và viết về mảng lịch sử Giáo hội Việt Nam, qua tài liệu tra cứu giá trị rất công phu, trong đó tác giả đã cho ra mắt cuốn “Minh-Đức Vương Thái Phi” do tủ sách Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1957. Qua tập sách này, ta có thể tìm hiểu và biết được dung mạo người phụ nữ đạo đức, đáng kính này.
Bà Minh-Đức là vợ Chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng Tử Nguyễn Phúc Khê, tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi. Năm 1625 đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập Đạo Công giáo tại Thuận Hóa do giáo sĩ Francisco di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Mađalêna, có sự chứng kiến của giáo sĩ Đắc Lộ.
Vui mừng và hạnh phúc được tòng giáo, bà Minh-Đức đã dùng uy tín của mình để nâng đỡ Giáo hội khi gặp khó khăn cấm cách. Hằng ngày, chẳng những bà đích thân đến nhà thờ trong dinh mà còn mở cửa cho giáo dân cả tỉnh vào đọc kinh cầu nguyện chung với nhau. Ngoài ra, nơi này còn là chỗ đi về, nương tựa ẩn náu cho các giáo sĩ khi đến khu vực này giảng Đạo.
Tại Thuận Hóa, khởi đầu phong trào theo Đạo lan rộng là nhờ gương sáng, lòng nhân ái và hành động tông đồ nhiệt thành truyền giáo, đồng thời bà còn hết sức giúp đỡ các giáo sĩ, đặc biệt là phái đoàn Thầy giảng Việt Nam do linh mục Đắc Lộ đào tạo, huấn luyện khi đến hoạt động tại vùng kinh đô Chúa Nguyễn. Việc bênh vực giáo dân của bà cũng làm nhiều người nhận biết Chúa, trong đó có cả gia nhân hoàng tộc.
Cùng chia sẻ nỗi đau thương với cộng đoàn, bà Minh-Đức rất buồn rầu đối với cái chết của Chân phước Anrê Phú Yên và Thầy giảng trưởng đoàn Y-Nha-Xô, được biết nhiều người xé áo thấm lấy máu hoặc hốt đất có nhuộm máu Tử Đạo đem về, bà Minh-Đức được chia một phần những di vật quý báu đó để tôn kính trong nhà.
Tháng 2 năm 1645, có 4 nữ tu Dòng Kín Thánh Clara đến kinh đô. Bà Minh-Đức rất vui mừng được đón tiếp và trao đổi tìm hiểu luật Dòng. Trước khi từ giã, bà đã xin các nữ tu một bộ áo dòng như dấu chỉ hợp nhất để mặc vào mình trong giờ chết và an táng.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của Đạo Công giáo thời bấy giờ, người phụ nữ có công đầu, xứng đáng xưng tụng là vị tiền hô Công giáo Tiến hành Việt Nam.
(Maryland, mùa đông 2009)
Lễ Giáng Sinh dần trở thành Lễ hội Văn hóa ở Việt Nam
Vũ Đỗ Hoàng Tuấn
08:43 24/12/2009
Vào buổi tối, bà con giáo dân và cả những người không phải Kitô hữu cũng đến sân nhà thờ thưởng lãm và sống trong không khí hân hoan tưng bừng đón Chúa Hài Đồng. Nam thanh nữ tú chở nhau trên những chiếc xe gắn máy chạy vòng quanh ngắm hang đá. Có những gia đình dắt theo cả con nhỏ, vào cho bé đứng cạnh hang đá để chụp ảnh.
Những ông già Noel “nhí” mặc áo đỏ đua nhau đến viếng hang đá trong những ngày chuẩn bị lễ Giáng Sinh. Sân nhà thờ trong những ngày này trở thành công viên cho mọi người, mọi giới đến thưởng lãm.
Trên đường phố, các cửa tiệm đã trang hoàng tượng ảnh Giáng Sinh, hình ông già Noel từ rất sớm. Mấy ngày nay, ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng được chính quyền cho giăng đèn xanh đỏ, chớp nháy thật hoành tráng. Có những khu vực đông người qua lại, xe cộ phải nối đuôi nhau nhích từng chút một. Trong đêm Chúa Giáng Sinh, dự báo sẽ kẹt xe, tắc đường trước khu vực nhà thờ Chính Tòa như mọi năm.
Xin giới thiệu một vài mẫu hang đá của các giáo xứ, dòng tu, cơ sở.
Giáng Sinh: Nhóm bạn trẻ Khúc Cảm Tạ tại Sàigòn và Biên Hòa đến với người già và người bệnh AIDS
Hoàng Thương & Minh Trung
09:55 24/12/2009
Giáng Sinh: Nhóm bạn trẻ Khúc Cảm Tạ tại Sàigòn và Biên Hòa đến với người già và người bệnh AIDS
Sài Gòn & Biên Hòa - Nói đến Giáng Sinh người ta dễ liên tưởng đến niềm vui, niềm vui đón nhận mầu nhiệm Giáng Sinh: Con Thiên Chúa làm người cứu chuộc nhân loại. Nhưng để đón nhận Giáng Sinh một cách trọn vẹn thì đó không chỉ là sự vui tươi của lễ hội, cái vẻ đẹp bên ngoài chóng qua của vật chất, của những gì thuộc về trần tục.
Xem hình xin nhấn vào đây
Hội Thánh dành hẳn 4 tuần lễ của Mùa Vọng mời gọi các tín hữu dọn lòng, sửa lối, đến với tha nhân để kiếm tìm sự bình an trong tâm hồn, niềm vui đích thực mà Chúa Giêsu ban tặng cho mỗi con người. Hiểu được điều đó, các bạn trẻ nhóm Khúc Cảm Tạ tại Sài Gòn và Biên Hòa đã hẹn nhau để đến với những cụ già và các bệnh nhân cùng con em họ mang trong người căn bệnh HIV/AIDS.
Truyền thống Á Đông nói chung và truyền thống Việt Nam nói riêng, bao đời nay, khi cha mẹ đến tuổi về già, con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, nhưng điều đó cũng chỉ đúng một phần trong xã hội ngày nay. Cuộc sống khó khăn, lớp trẻ phải chạy vạy kiếm sống, đôi lúc nuôi sống bản thân còn chưa đủ nữa là…, bởi vậy mà xã hội mới nảy sinh một vấn nạn thật đau lòng: bọn bất lương “chăn dắt” các cụ già ăn xin để chúng hưởng lợi trên sức lao động đã kiệt của các cụ (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349745&ChannelID=89). Ôi! Xã hội Việt Nam hòa nhập vào nền văn minh nhân loại như thế sao?
Nhưng ở một góc của xã hội vẫn còn đó những tấm lòng để thực thi tình bác ái Kitô giáo, một trong số đó là Viện Dưỡng Lão Tình Thương ở ấp Suối Tiên, Cây Gáo, Trảng Bom, Đồng Nai. Tuy nhỏ bé, đơn sơ nhưng hơn 17 năm nay đã cưu mang mấy chục lượt cụ bà rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc bệnh tật.
Sáng thứ Bảy 19/12/2009, các bạn trẻ đã đến để cảm nghiệm cái đơn sơ, khó nghèo của nơi này, tuy nhiên tấm lòng, cái trải nghiệm đời sống của các cụ đã được bộc bạch, chia sẻ làm các bạn trẻ ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Vẻ e ngại ban đầu dường như đã mất đi, thay vào đó là những câu chuyện huyên thuyên giữa các bạn tuổi mười tám, đôi mươi và các cụ bà đã 60, 70, 80 thậm chí có cụ đã quá 90. Lắng nghe, hỏi thăm và cảm nghiệm về đời sống là điều mà các bạn trẻ học được trong chuyến đi này. Câu chuyện tưởng như không dứt được nhưng cũng phải nhường lại thời gian cho các cụ đọc kinh hằng ngày. Tuy là Viện Dưỡng Lão, nhưng hằng ngày các cụ vẫn giữ 4 phiên đọc kinh để tạ ơn Chúa vì đã được nơi đây cưu mang trong lúc tuổi già, lúc bệnh tật.
Theo Dì phụ trách thuộc Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp cho hay, các cụ đã cao tuổi, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một bản tính, hiện nay có 37 cụ, nhưng vẫn sống chung với nhau được là nhờ lời khuyên nhủ: "Các bà đã rơi vào hoàn cảnh khốn khó, các ân nhân là người xa lạ đến đây giúp của cải, chúng tôi, 3 nữ tu của viện, cũng là người xa lạ đối với các bà mà còn thương yêu chăm sóc các bà thì không lý do gì các bà lại không thương yêu nhau, chăm sóc cho nhau". Vậy đó, tình yêu thương có ơn biến đổi con người trong mọi hoàn cảnh. Dì phụ trách cho hay các bà vào viện này đủ mọi thành phần, người cơ nhỡ phải bán vé số, đi ăn xin có, người đau yếu, có trường hợp đến mức hoại tử người thân không thể chăm sóc rồi đưa vào Viện cũng có, thậm chí có những cụ bà người gốc Hoa hoàn toàn không biết nói tiếng Việt cũng được đưa vào viện. Đa số họ là người Lương, nhưng nhờ ơn hoán cải, ơn mời gọi nên vài tuần là có các bà xin được chịu Bí tích Thánh Tẩy để theo đạo Công Giáo.
Trong câu chuyện với các bạn trẻ, dì phụ trách đã chia sẻ về thân phận con người. Dì cho hay, có tuần, lần lượt đến 3 cụ bà ra đi, trong đó cụ bà qua đời đầu tiên có hoàn cảnh hết sức cùng cực, lục trong hành trang còn lại của bà chỉ còn lại cây gậy, cái bị trong đó có cái chiếu rách tả tơi, còn được hai ba bộ đồ cũng rách nát, vào viện trong tình trạng bệnh tật đã khá nặng, chẳng được bao lâu thì qua đời. Khi liên hệ điện thoại với người đưa cụ đến thì biết họ cũng chỉ là người giúp đỡ đưa đến viện, không phải là thân thích với cụ bà. Dì chia sẻ rằng lúc đó thật sự là lúc khó khăn, khi đưa tang chọ cụ bà, xe tang đi đàng trước, chỉ có mỗi mình dì đạp xe theo sau mà buồn cho một thân phận con người, giờ chia sẻ lại vẫn còn thấy chạnh lòng. Trong câu chuyện, dì luôn nhắc đến chuyện Chúa thương mà sắp xếp mọi việc. Qua câu chuyện nói trên, dì vẫn cầu nguyện để mong muốn lo hậu sự cho các cụ sao cho chu toàn. Quả là Chúa thương thật, đã có một ân nhân giúp lo mai táng mỗi khi có các cụ qua đời, và khi đó cũng có xe để các cụ còn lại tiễn đưa “người thân” trong viện về nơi an nghỉ. Đã có khoảng 40 cụ bà đã an nghỉ trong bàn tay chăm sóc của các nữ tu.
Viện Dưỡng Lão hiện chỉ có một khu nhà lớn cho khoảng gần 30 cụ bà cùng nhau sinh sống, nâng đỡ nhau trong mọi việc, và 3 nữ tu cũng ở khu nhà này. Chỉ mới mấy tháng trước, có một cụ bà bệnh nặng dẫn đến hoại tử, có mùi hôi không chịu nổi nên dì đã cho cất thêm một khu nhà cách khu nhà này khoảng hơn 100m để chăm sóc riêng những cụ bị bệnh nặng, và hiện đang săn sóc gần 10 cụ ở đó, dì nói thêm là phải xây “chui” vì xin phép không được, cũng may, trên huyện, tỉnh có đến cũng không thấy nói gì. Tuy những căn nhà đơn sơ, nhưng về vật chất thiết yếu, các cụ cũng được Viện lo cho hai ba bộ quần áo tươm tất, và các bữa ăn cũng khá đầy đủ, nhìn vào thực đơn hoàn chỉnh được thay đổi mỗi ngày, mỗi tuần có thể thấy nhờ vậy mà các cụ mới có thể sống lâu hơn hoặc có thể chống chọi với bệnh tật.
Dì phụ trách cũng cho hay, ngoài hiện kim, hiện vật ân nhân trao tặng, 3 dì nơi đây cũng tự tìm cách chăn nuôi, trồng trọt để có kinh phí hoạt động. Ba năm trước, khi mới về đây, thấy còn hoang sơ quá mà đất thì lại bỏ trống, dì phụ trách đã thuê xe ủi, xe xúc, để làm đường, đào ao nuôi cá, thả vịt, cuốc đất trồng rau, xây chuồng nuôi heo, lứa vừa rồi thu hoạch được 40 con. Nhờ đó mà đời sống các cụ không bị thiếu thốn. Với cái tuổi 61, nhưng dì trông vẫn khoẻ mạnh, dì luôn khuyên nhủ các bạn trẻ hãy nghĩ đến người nghèo, nghĩ đến tha nhân thì tự dưng có sức làm việc cũng như hãy luôn trông cậy vào ơn Chúa trong mọi việc.
Đóng góp cho xã hội là vậy, nhưng không thể tin được là sau hơn 17 năm tồn tại, Viện phải đối mặt với nguy cơ hạn cuối 31/12/2009 phải có giấy phép nếu không thì phải đóng cửa. Trớ trêu thay cái tờ giấy phép, dì phụ trách cho hay cũng đã làm ba bốn đề án nộp lên tỉnh nhưng cứ bị trả lại vì họ không duyệt nhưng Viện Dưỡng Lão vẫn cứ tồn tại qua năm tháng, đến nay thì họ ra cái hạn cuối nhưng không biết sau cái hạn cuối đó Viện Dưỡng Lão sẽ đi về đâu?
Từ biệt các dì, chúng tôi ra đi mà lòng luyến tiếc về một nơi chăm sóc cho người già, người đau yếu mà chưa được tạo điều kiện phát triển xứng tầm với công cuộc bác ái của Giáo Hội. Dưới cái nắng chói chang và gió nóng cuối Đông, bên quán cóc gió bụi ven đường trở về Sài Gòn, các bạn trẻ đã chia sẻ về Ơn Chúa và nhắc nhau hãy phó thác vào sự quan phòng của Chúa trong mọi việc.
Rời xa miền quê, nhóm bạn trẻ trở về với bao lo toan, nhộn nhịp ồn ào, hối hả và thậm chí là “ô nhiễm” của chốn thành thị nhưng vẫn hẹn nhau tại Nhà thờ Phanxicô Đakao để chia sẻ một niềm vui khác cùng với các bệnh nhân AIDS.
Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tuy đã được tuyên truyền rộng rãi về căn nguyên bệnh, hình thức lây lan, cũng như cần được đối xử công bằng để giúp họ hòa nhập cộng đồng (thậm chí người ta còn gắn liền việc chống AIDS với bao cao su, một phương thế trái với luân lý Kitô giáo, thay vì giáo dục con người sống nhân bản, có đạo đức trong mọi hành vi). Tuy nhiên, những người mang căn bệnh này vẫn bị phân biệt đối xử trong xã hội làm cho đời sống càng thêm khốn khó, mặc cảm. Nhưng vẫn còn đó những Dòng tu, những mái ấm mở rộng vòng tay chăm sóc họ trên quãng đường của cuộc lữ thứ trần gian. Hàng tuần, tại một nhà nguyện trong khuôn viên Giáo xứ Phanxicô Đakao vẫn có những buổi sinh hoạt dành cho các em nhỏ có cha mẹ mắc bệnh AIDS do các tu sĩ thuộc Tu Hội Chúa Giêsu (I.J)chăm sóc.
Chúa nhật 20-12-2009, khuôn viên nhà thờ Phanxicô Đakao rộn ràng trong niềm vui khi các bạn trẻ đến để tiếp xúc, giúp đỡ và sinh hoạt cùng những bệnh nhân AIDS. Từ sáng sớm các bạn trẻ từ Biên Hòa đã lên đường để kịp hẹn nhau lúc 8h có mặt tại đây cùng nhau chia sẻ, vui chơi với con em bệnh nhân. Cái trẻ trung của người trẻ cộng với cái vô tư của trẻ nhỏ đã làm cho không khí sinh hoạt rộn ràng nhưng ấm cúng, để quên đi căn bệnh với những ưu phiền mà nó gây ra cũng như xóa tan những định kiến xã hội về căn bệnh nơi các bạn trẻ tham gia hoạt động này.
Trong nhà nguyện nhỏ của Tu Viện Phanxicô ĐaKao, các bệnh nhân và nhóm bạn trẻ đã được cùng nhau tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật để dâng tâm hồn lên Chúa cầu cho các bệnh nhân. Cha chủ tế giảng về lòng quảng đại và sự cho đi, sự cho đi vô điều kiện, cho đi những gì quý giá bằng tất cả tấm lòng chứ không phải cho đi những gì thừa thải, không cần thiết nơi cuộc đời mình, đó là sự cho đi và chia sẻ trong niềm cảm thông. Cha cảm ơn các bạn trẻ đã thực hành sự cho đi ấy trong chính hoạt động đến với các bệnh nhân và con em họ. Sau Thánh Lễ, thay mặt Tu Hội Chúa Giêsu, tu sĩ Phêrô Lê Văn Hoàng, I.J đã có lời cảm ơn các bạn trẻ đã đến chia sẻ với những anh chị em nơi đây nhân dịp Giáng Sinh. Mọi người và các bệnh nhân vỗ tay tán thưởng. Tu sĩ Phêrô đã bày tỏ hy vọng về khả năng các bạn trẻ đến đây hàng tuần sau Tết Dương Lịch cùng Tu Hội sinh hoạt, nâng đỡ, khích lệ các bệnh nhân và con em họ để niềm an ủi luôn được đồng hành với họ trong cuộc lữ hành trần thế chống chọi với bệnh tật.
Thuốc men, bữa cơm đạm bạc, những món quà nhỏ là những gì các bạn trẻ mang đến với cả tấm lòng dành cho các bệnh nhân AIDS. Bởi vì là một nhóm bạn trẻ qua công cụ truyền thông mà biết nhau (khuccamta.net), họp nhau bằng việc đến với người khốn khó, nên những câu chuyện, những hỏi thăm nhau về công việc, về giáo xứ, ca đoàn, giáo lý, học hành, đời sống… là điều không thể tránh khỏi sau khi công tác đã xong. Một ổ bánh mì ngọt nhỏ ăn để lót dạ, chống đói trong câu chuyện huyên thuyên tưởng chừng không ngớt, gần 30 bạn trẻ Khúc Cảm Tạ chia tay nhau ra về vào lúc 12h30 và hẹn gặp lại nhau vào một dịp gần đây để tiếp tục chia sẻ tình thương cho những ai cần đến.
Một xã hội tiêu thụ, thực dụng, tục hóa, một xã hội cần nhiều lòng quảng đại và phục vụ. Chúng ta như nghe âm vang lại những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban cho các bạn trẻ khắp nơi trong thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tại Sydney, Úc: “Các con có đang sống đời mình trong một cách thế mở ra không gian cho Thánh Thần Chúa giữa lòng một thế giới muốn quên đi Thiên Chúa, hay thậm chí phủ nhận Ngài dựa trên một cảm nhận sai lầm về tự do?! Các con để lại cho thế hệ tương lai một di sản nào? Các con tạo nên được sự khác biệt nào? Trong lòng nhiều người sống trong xã hội chúng ta, bên cạnh sự thịnh vượng vật chất là sự lan rộng của sa mạc tâm linh, một sự trống rỗng nội tâm, nỗi sợ không tên và, một cảm thức lặng lẽ của tuyệt vọng.”
Chúa Giêsu đã hạ sinh từ hơn 2000 năm trước, trong khi loài người vẫn mưu cầu hạnh phúc. Tại Đại Hội giới trẻ Sydney, Đức Hồng Y George Pell giải thích về điều này “Hạnh phúc đến từ việc chu toàn trách nhiệm và bổn phận nhỏ nhặt thường ngày, để từ đó vươn lên và thắng vượt các thử thách khó khăn“. Điều này làm cho ta suy nghĩ về bổn phận mỗi người trong cuộc sống thường nhật. Cầu mong rằng trong Đại Lễ Giáng Sinh này, qua các buổi cầu nguyện và lễ lạc, “tinh thần của giới trẻ sẽ dâng cao”, trong niềm hân hoan đón chào Chúa Giêsu Hài Đồng để sống đạo vào đời làm cho Hạt giống Tin Mừng luôn triển nở trên quê hương Việt Nam.
“Mở rộng tâm hồn cho quyền năng của Chúa Thánh Thần và dù có vui vẻ hăng hái phấn khởi đến đâu đi nữa thì cũng đừng quên lắng đọng và cầu nguyện” là lời nhắn nhủ không những dành cho người trẻ mà còn dành cho mọi tín hữu con cùng một Cha. Với thực trạng văn hóa và tinh thần như tình trạng chúng ta đang sống hôm nay, khuynh hướng gạt bỏ Thiên Chúa vào lãnh vực riêng tư, coi Ngài như không quan trọng và thừa thãi hay chối bỏ Ngài một cách tỏ tường, gia tăng, liệu người trẻ có ý thức được điều đó để sống đạo một cách hữu hiệu trong xã hội Việt Nam?
Giáng Sinh 2009 cũng là Giáng Sinh đầy hồng phúc đối với Giáo Hội Việt Nam khi cử hành Năm Thánh. Giới trẻ Công Giáo Việt Nam sẽ được gì qua Năm Thánh và sống đạo ra sao giữa lòng xã hội nhân dịp này vẫn là câu hỏi mở nơi tâm hồn mỗi người trẻ.
Sài Gòn & Biên Hòa - Nói đến Giáng Sinh người ta dễ liên tưởng đến niềm vui, niềm vui đón nhận mầu nhiệm Giáng Sinh: Con Thiên Chúa làm người cứu chuộc nhân loại. Nhưng để đón nhận Giáng Sinh một cách trọn vẹn thì đó không chỉ là sự vui tươi của lễ hội, cái vẻ đẹp bên ngoài chóng qua của vật chất, của những gì thuộc về trần tục.
Xem hình xin nhấn vào đây
Hội Thánh dành hẳn 4 tuần lễ của Mùa Vọng mời gọi các tín hữu dọn lòng, sửa lối, đến với tha nhân để kiếm tìm sự bình an trong tâm hồn, niềm vui đích thực mà Chúa Giêsu ban tặng cho mỗi con người. Hiểu được điều đó, các bạn trẻ nhóm Khúc Cảm Tạ tại Sài Gòn và Biên Hòa đã hẹn nhau để đến với những cụ già và các bệnh nhân cùng con em họ mang trong người căn bệnh HIV/AIDS.
Truyền thống Á Đông nói chung và truyền thống Việt Nam nói riêng, bao đời nay, khi cha mẹ đến tuổi về già, con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, nhưng điều đó cũng chỉ đúng một phần trong xã hội ngày nay. Cuộc sống khó khăn, lớp trẻ phải chạy vạy kiếm sống, đôi lúc nuôi sống bản thân còn chưa đủ nữa là…, bởi vậy mà xã hội mới nảy sinh một vấn nạn thật đau lòng: bọn bất lương “chăn dắt” các cụ già ăn xin để chúng hưởng lợi trên sức lao động đã kiệt của các cụ (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349745&ChannelID=89). Ôi! Xã hội Việt Nam hòa nhập vào nền văn minh nhân loại như thế sao?
Nhưng ở một góc của xã hội vẫn còn đó những tấm lòng để thực thi tình bác ái Kitô giáo, một trong số đó là Viện Dưỡng Lão Tình Thương ở ấp Suối Tiên, Cây Gáo, Trảng Bom, Đồng Nai. Tuy nhỏ bé, đơn sơ nhưng hơn 17 năm nay đã cưu mang mấy chục lượt cụ bà rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc bệnh tật.
Sáng thứ Bảy 19/12/2009, các bạn trẻ đã đến để cảm nghiệm cái đơn sơ, khó nghèo của nơi này, tuy nhiên tấm lòng, cái trải nghiệm đời sống của các cụ đã được bộc bạch, chia sẻ làm các bạn trẻ ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Vẻ e ngại ban đầu dường như đã mất đi, thay vào đó là những câu chuyện huyên thuyên giữa các bạn tuổi mười tám, đôi mươi và các cụ bà đã 60, 70, 80 thậm chí có cụ đã quá 90. Lắng nghe, hỏi thăm và cảm nghiệm về đời sống là điều mà các bạn trẻ học được trong chuyến đi này. Câu chuyện tưởng như không dứt được nhưng cũng phải nhường lại thời gian cho các cụ đọc kinh hằng ngày. Tuy là Viện Dưỡng Lão, nhưng hằng ngày các cụ vẫn giữ 4 phiên đọc kinh để tạ ơn Chúa vì đã được nơi đây cưu mang trong lúc tuổi già, lúc bệnh tật.
Theo Dì phụ trách thuộc Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp cho hay, các cụ đã cao tuổi, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một bản tính, hiện nay có 37 cụ, nhưng vẫn sống chung với nhau được là nhờ lời khuyên nhủ: "Các bà đã rơi vào hoàn cảnh khốn khó, các ân nhân là người xa lạ đến đây giúp của cải, chúng tôi, 3 nữ tu của viện, cũng là người xa lạ đối với các bà mà còn thương yêu chăm sóc các bà thì không lý do gì các bà lại không thương yêu nhau, chăm sóc cho nhau". Vậy đó, tình yêu thương có ơn biến đổi con người trong mọi hoàn cảnh. Dì phụ trách cho hay các bà vào viện này đủ mọi thành phần, người cơ nhỡ phải bán vé số, đi ăn xin có, người đau yếu, có trường hợp đến mức hoại tử người thân không thể chăm sóc rồi đưa vào Viện cũng có, thậm chí có những cụ bà người gốc Hoa hoàn toàn không biết nói tiếng Việt cũng được đưa vào viện. Đa số họ là người Lương, nhưng nhờ ơn hoán cải, ơn mời gọi nên vài tuần là có các bà xin được chịu Bí tích Thánh Tẩy để theo đạo Công Giáo.
Trong câu chuyện với các bạn trẻ, dì phụ trách đã chia sẻ về thân phận con người. Dì cho hay, có tuần, lần lượt đến 3 cụ bà ra đi, trong đó cụ bà qua đời đầu tiên có hoàn cảnh hết sức cùng cực, lục trong hành trang còn lại của bà chỉ còn lại cây gậy, cái bị trong đó có cái chiếu rách tả tơi, còn được hai ba bộ đồ cũng rách nát, vào viện trong tình trạng bệnh tật đã khá nặng, chẳng được bao lâu thì qua đời. Khi liên hệ điện thoại với người đưa cụ đến thì biết họ cũng chỉ là người giúp đỡ đưa đến viện, không phải là thân thích với cụ bà. Dì chia sẻ rằng lúc đó thật sự là lúc khó khăn, khi đưa tang chọ cụ bà, xe tang đi đàng trước, chỉ có mỗi mình dì đạp xe theo sau mà buồn cho một thân phận con người, giờ chia sẻ lại vẫn còn thấy chạnh lòng. Trong câu chuyện, dì luôn nhắc đến chuyện Chúa thương mà sắp xếp mọi việc. Qua câu chuyện nói trên, dì vẫn cầu nguyện để mong muốn lo hậu sự cho các cụ sao cho chu toàn. Quả là Chúa thương thật, đã có một ân nhân giúp lo mai táng mỗi khi có các cụ qua đời, và khi đó cũng có xe để các cụ còn lại tiễn đưa “người thân” trong viện về nơi an nghỉ. Đã có khoảng 40 cụ bà đã an nghỉ trong bàn tay chăm sóc của các nữ tu.
Viện Dưỡng Lão hiện chỉ có một khu nhà lớn cho khoảng gần 30 cụ bà cùng nhau sinh sống, nâng đỡ nhau trong mọi việc, và 3 nữ tu cũng ở khu nhà này. Chỉ mới mấy tháng trước, có một cụ bà bệnh nặng dẫn đến hoại tử, có mùi hôi không chịu nổi nên dì đã cho cất thêm một khu nhà cách khu nhà này khoảng hơn 100m để chăm sóc riêng những cụ bị bệnh nặng, và hiện đang săn sóc gần 10 cụ ở đó, dì nói thêm là phải xây “chui” vì xin phép không được, cũng may, trên huyện, tỉnh có đến cũng không thấy nói gì. Tuy những căn nhà đơn sơ, nhưng về vật chất thiết yếu, các cụ cũng được Viện lo cho hai ba bộ quần áo tươm tất, và các bữa ăn cũng khá đầy đủ, nhìn vào thực đơn hoàn chỉnh được thay đổi mỗi ngày, mỗi tuần có thể thấy nhờ vậy mà các cụ mới có thể sống lâu hơn hoặc có thể chống chọi với bệnh tật.
Dì phụ trách cũng cho hay, ngoài hiện kim, hiện vật ân nhân trao tặng, 3 dì nơi đây cũng tự tìm cách chăn nuôi, trồng trọt để có kinh phí hoạt động. Ba năm trước, khi mới về đây, thấy còn hoang sơ quá mà đất thì lại bỏ trống, dì phụ trách đã thuê xe ủi, xe xúc, để làm đường, đào ao nuôi cá, thả vịt, cuốc đất trồng rau, xây chuồng nuôi heo, lứa vừa rồi thu hoạch được 40 con. Nhờ đó mà đời sống các cụ không bị thiếu thốn. Với cái tuổi 61, nhưng dì trông vẫn khoẻ mạnh, dì luôn khuyên nhủ các bạn trẻ hãy nghĩ đến người nghèo, nghĩ đến tha nhân thì tự dưng có sức làm việc cũng như hãy luôn trông cậy vào ơn Chúa trong mọi việc.
Đóng góp cho xã hội là vậy, nhưng không thể tin được là sau hơn 17 năm tồn tại, Viện phải đối mặt với nguy cơ hạn cuối 31/12/2009 phải có giấy phép nếu không thì phải đóng cửa. Trớ trêu thay cái tờ giấy phép, dì phụ trách cho hay cũng đã làm ba bốn đề án nộp lên tỉnh nhưng cứ bị trả lại vì họ không duyệt nhưng Viện Dưỡng Lão vẫn cứ tồn tại qua năm tháng, đến nay thì họ ra cái hạn cuối nhưng không biết sau cái hạn cuối đó Viện Dưỡng Lão sẽ đi về đâu?
Từ biệt các dì, chúng tôi ra đi mà lòng luyến tiếc về một nơi chăm sóc cho người già, người đau yếu mà chưa được tạo điều kiện phát triển xứng tầm với công cuộc bác ái của Giáo Hội. Dưới cái nắng chói chang và gió nóng cuối Đông, bên quán cóc gió bụi ven đường trở về Sài Gòn, các bạn trẻ đã chia sẻ về Ơn Chúa và nhắc nhau hãy phó thác vào sự quan phòng của Chúa trong mọi việc.
Rời xa miền quê, nhóm bạn trẻ trở về với bao lo toan, nhộn nhịp ồn ào, hối hả và thậm chí là “ô nhiễm” của chốn thành thị nhưng vẫn hẹn nhau tại Nhà thờ Phanxicô Đakao để chia sẻ một niềm vui khác cùng với các bệnh nhân AIDS.
Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tuy đã được tuyên truyền rộng rãi về căn nguyên bệnh, hình thức lây lan, cũng như cần được đối xử công bằng để giúp họ hòa nhập cộng đồng (thậm chí người ta còn gắn liền việc chống AIDS với bao cao su, một phương thế trái với luân lý Kitô giáo, thay vì giáo dục con người sống nhân bản, có đạo đức trong mọi hành vi). Tuy nhiên, những người mang căn bệnh này vẫn bị phân biệt đối xử trong xã hội làm cho đời sống càng thêm khốn khó, mặc cảm. Nhưng vẫn còn đó những Dòng tu, những mái ấm mở rộng vòng tay chăm sóc họ trên quãng đường của cuộc lữ thứ trần gian. Hàng tuần, tại một nhà nguyện trong khuôn viên Giáo xứ Phanxicô Đakao vẫn có những buổi sinh hoạt dành cho các em nhỏ có cha mẹ mắc bệnh AIDS do các tu sĩ thuộc Tu Hội Chúa Giêsu (I.J)chăm sóc.
Chúa nhật 20-12-2009, khuôn viên nhà thờ Phanxicô Đakao rộn ràng trong niềm vui khi các bạn trẻ đến để tiếp xúc, giúp đỡ và sinh hoạt cùng những bệnh nhân AIDS. Từ sáng sớm các bạn trẻ từ Biên Hòa đã lên đường để kịp hẹn nhau lúc 8h có mặt tại đây cùng nhau chia sẻ, vui chơi với con em bệnh nhân. Cái trẻ trung của người trẻ cộng với cái vô tư của trẻ nhỏ đã làm cho không khí sinh hoạt rộn ràng nhưng ấm cúng, để quên đi căn bệnh với những ưu phiền mà nó gây ra cũng như xóa tan những định kiến xã hội về căn bệnh nơi các bạn trẻ tham gia hoạt động này.
Trong nhà nguyện nhỏ của Tu Viện Phanxicô ĐaKao, các bệnh nhân và nhóm bạn trẻ đã được cùng nhau tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật để dâng tâm hồn lên Chúa cầu cho các bệnh nhân. Cha chủ tế giảng về lòng quảng đại và sự cho đi, sự cho đi vô điều kiện, cho đi những gì quý giá bằng tất cả tấm lòng chứ không phải cho đi những gì thừa thải, không cần thiết nơi cuộc đời mình, đó là sự cho đi và chia sẻ trong niềm cảm thông. Cha cảm ơn các bạn trẻ đã thực hành sự cho đi ấy trong chính hoạt động đến với các bệnh nhân và con em họ. Sau Thánh Lễ, thay mặt Tu Hội Chúa Giêsu, tu sĩ Phêrô Lê Văn Hoàng, I.J đã có lời cảm ơn các bạn trẻ đã đến chia sẻ với những anh chị em nơi đây nhân dịp Giáng Sinh. Mọi người và các bệnh nhân vỗ tay tán thưởng. Tu sĩ Phêrô đã bày tỏ hy vọng về khả năng các bạn trẻ đến đây hàng tuần sau Tết Dương Lịch cùng Tu Hội sinh hoạt, nâng đỡ, khích lệ các bệnh nhân và con em họ để niềm an ủi luôn được đồng hành với họ trong cuộc lữ hành trần thế chống chọi với bệnh tật.
Thuốc men, bữa cơm đạm bạc, những món quà nhỏ là những gì các bạn trẻ mang đến với cả tấm lòng dành cho các bệnh nhân AIDS. Bởi vì là một nhóm bạn trẻ qua công cụ truyền thông mà biết nhau (khuccamta.net), họp nhau bằng việc đến với người khốn khó, nên những câu chuyện, những hỏi thăm nhau về công việc, về giáo xứ, ca đoàn, giáo lý, học hành, đời sống… là điều không thể tránh khỏi sau khi công tác đã xong. Một ổ bánh mì ngọt nhỏ ăn để lót dạ, chống đói trong câu chuyện huyên thuyên tưởng chừng không ngớt, gần 30 bạn trẻ Khúc Cảm Tạ chia tay nhau ra về vào lúc 12h30 và hẹn gặp lại nhau vào một dịp gần đây để tiếp tục chia sẻ tình thương cho những ai cần đến.
Một xã hội tiêu thụ, thực dụng, tục hóa, một xã hội cần nhiều lòng quảng đại và phục vụ. Chúng ta như nghe âm vang lại những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban cho các bạn trẻ khắp nơi trong thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tại Sydney, Úc: “Các con có đang sống đời mình trong một cách thế mở ra không gian cho Thánh Thần Chúa giữa lòng một thế giới muốn quên đi Thiên Chúa, hay thậm chí phủ nhận Ngài dựa trên một cảm nhận sai lầm về tự do?! Các con để lại cho thế hệ tương lai một di sản nào? Các con tạo nên được sự khác biệt nào? Trong lòng nhiều người sống trong xã hội chúng ta, bên cạnh sự thịnh vượng vật chất là sự lan rộng của sa mạc tâm linh, một sự trống rỗng nội tâm, nỗi sợ không tên và, một cảm thức lặng lẽ của tuyệt vọng.”
Chúa Giêsu đã hạ sinh từ hơn 2000 năm trước, trong khi loài người vẫn mưu cầu hạnh phúc. Tại Đại Hội giới trẻ Sydney, Đức Hồng Y George Pell giải thích về điều này “Hạnh phúc đến từ việc chu toàn trách nhiệm và bổn phận nhỏ nhặt thường ngày, để từ đó vươn lên và thắng vượt các thử thách khó khăn“. Điều này làm cho ta suy nghĩ về bổn phận mỗi người trong cuộc sống thường nhật. Cầu mong rằng trong Đại Lễ Giáng Sinh này, qua các buổi cầu nguyện và lễ lạc, “tinh thần của giới trẻ sẽ dâng cao”, trong niềm hân hoan đón chào Chúa Giêsu Hài Đồng để sống đạo vào đời làm cho Hạt giống Tin Mừng luôn triển nở trên quê hương Việt Nam.
“Mở rộng tâm hồn cho quyền năng của Chúa Thánh Thần và dù có vui vẻ hăng hái phấn khởi đến đâu đi nữa thì cũng đừng quên lắng đọng và cầu nguyện” là lời nhắn nhủ không những dành cho người trẻ mà còn dành cho mọi tín hữu con cùng một Cha. Với thực trạng văn hóa và tinh thần như tình trạng chúng ta đang sống hôm nay, khuynh hướng gạt bỏ Thiên Chúa vào lãnh vực riêng tư, coi Ngài như không quan trọng và thừa thãi hay chối bỏ Ngài một cách tỏ tường, gia tăng, liệu người trẻ có ý thức được điều đó để sống đạo một cách hữu hiệu trong xã hội Việt Nam?
Giáng Sinh 2009 cũng là Giáng Sinh đầy hồng phúc đối với Giáo Hội Việt Nam khi cử hành Năm Thánh. Giới trẻ Công Giáo Việt Nam sẽ được gì qua Năm Thánh và sống đạo ra sao giữa lòng xã hội nhân dịp này vẫn là câu hỏi mở nơi tâm hồn mỗi người trẻ.
Phóng sự và Những Lời Chúc Giáng Sinh từ Tây Úc
Phóng sự và Những Lời Chúc Giáng Sinh từ Cộng Đoàn Vincent Liêm Melbourne
Thúy Dung
13:34 24/12/2009
Cộng Đồng Công Giáo VN tại Sydney mừng lễ Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
17:00 24/12/2009
CĐCGVN TGP Sydney Mừng Lễ Giáng Sinh 2009 Tối thứ Năm 24/12/2009 khoảng 5000 người đã đến công viên Paul Keating Park Sydney tham dự buổi Thánh Ca Giáng Sinh do 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình và Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo cùng phối hợp với Ban Nhạc Trẻ LBT Molody trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tam, Hợp Ca, Vũ, Hoạt Cảnh với những bài Thánh ca bất hủ Jingle Bells, Noel Về, Cùng Đi Bê Lêm, Đêm Thánh Vô Cùng, Mùa Sao Sáng v..v..
Xem hình lễ Giáng Sinh bấm vào đây
Lồng vào phần văn nghệ Thánh ca Giáng Sinh, có thêm một chú Teddy Bear và 5 ông Già Noel đi phát kẹo cho mọi người tạo bầu khí vui tươi trong ngày Giáng Sinh. Sau khi kết thúc chương trình Thánh Ca Giáng Sinh. Nghi thức Vọng Giáng Sinh rất long trọng, quý Cha và đoàn Phụng Vụ từ cuối công viên rước Chúa Hài Nhi tiến lên Lễ đài và tất cả mọi người cùng thắp lên ngọn Nến hợp với Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đồng hát bài Trời Cao Hãy Đổ Sương Xuống… mừng kính Chúa Giáng Trần. Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các Thiên Thần và các Mục Đồng an vị trong hang đá.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương máng cỏ và Thánh lễ đồng tế gồm quý Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Duy, Cha Thoại (Dòng Chúa Cứu Thế VN) Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về Sứ Điệp của Chúa Hài Nhi muốn chúng ta phải làm gì ? Chúa cần hai tay cũng chúng ta để nâng đỡ cứu giúp người nghèo, Chúa cần hai chân của chúng ta để đi khắp mọi nơi mang Sứ Điệp an lành Giáng Sinh đến cho mọi người và Chúa cần môi miệng của chúng ta loan báo Sứ Điệp Giáng Sinh tình yêu đem an bình cho nhân loại…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến quý Cha và toàn thể mọi người đồng thời ông cũng thông báo 14 Chặng Đàng Thánh Giá đã về đầy đủ và sẽ khởi công xây dựng trên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly vào đầu năm 2010. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên úy chúc mừng Giáng Sinh quý Sơ Dòng Trinh Vương, quý Hội Đoàn Đoàn Thể trong Cộng Đồng. Cha đặc biệt cám ơn Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch tuy tuổi cao sức yếu, nhưng Cha Hoạch vẫn luôn trợ giúp Cộng Đồng. Cha chúc mừng Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi và Cha cám ơn Cha Duy, Cha Thoại từ Việt Nam sang và cùng hiệp dâng Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh với Cộng Đồng Công Giáo Sydney.
Sau cùng Cha khuyến khích mọi người hãy chúc mừng và cầu nguyện cho Thầy Phó tế Đặng Đình Nên sang năm 2010 lãnh nhận thiên chức Linh Mục. Thánh lễ kết thúc bế mạc với màn bắn Pháo Bông chào mừng Chúa Giáng Sinh rất đẹp mắt và ngoạn mục. CĐCGVN TGP Sydney chân thành cám ơn Nha Sĩ Mai Phước Thành ân nhân bảo trợ màn bắn Pháo Bông tạo cho đêm Vọng Giáng Sinh 2009 tại Paul Keating Park Bankstown thêm sắc thái mới mẻ. Diệp Hải Dung
Xem hình lễ Giáng Sinh bấm vào đây
Lồng vào phần văn nghệ Thánh ca Giáng Sinh, có thêm một chú Teddy Bear và 5 ông Già Noel đi phát kẹo cho mọi người tạo bầu khí vui tươi trong ngày Giáng Sinh. Sau khi kết thúc chương trình Thánh Ca Giáng Sinh. Nghi thức Vọng Giáng Sinh rất long trọng, quý Cha và đoàn Phụng Vụ từ cuối công viên rước Chúa Hài Nhi tiến lên Lễ đài và tất cả mọi người cùng thắp lên ngọn Nến hợp với Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đồng hát bài Trời Cao Hãy Đổ Sương Xuống… mừng kính Chúa Giáng Trần. Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các Thiên Thần và các Mục Đồng an vị trong hang đá.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương máng cỏ và Thánh lễ đồng tế gồm quý Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Duy, Cha Thoại (Dòng Chúa Cứu Thế VN) Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về Sứ Điệp của Chúa Hài Nhi muốn chúng ta phải làm gì ? Chúa cần hai tay cũng chúng ta để nâng đỡ cứu giúp người nghèo, Chúa cần hai chân của chúng ta để đi khắp mọi nơi mang Sứ Điệp an lành Giáng Sinh đến cho mọi người và Chúa cần môi miệng của chúng ta loan báo Sứ Điệp Giáng Sinh tình yêu đem an bình cho nhân loại…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến quý Cha và toàn thể mọi người đồng thời ông cũng thông báo 14 Chặng Đàng Thánh Giá đã về đầy đủ và sẽ khởi công xây dựng trên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly vào đầu năm 2010. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên úy chúc mừng Giáng Sinh quý Sơ Dòng Trinh Vương, quý Hội Đoàn Đoàn Thể trong Cộng Đồng. Cha đặc biệt cám ơn Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch tuy tuổi cao sức yếu, nhưng Cha Hoạch vẫn luôn trợ giúp Cộng Đồng. Cha chúc mừng Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi và Cha cám ơn Cha Duy, Cha Thoại từ Việt Nam sang và cùng hiệp dâng Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh với Cộng Đồng Công Giáo Sydney.
Sau cùng Cha khuyến khích mọi người hãy chúc mừng và cầu nguyện cho Thầy Phó tế Đặng Đình Nên sang năm 2010 lãnh nhận thiên chức Linh Mục. Thánh lễ kết thúc bế mạc với màn bắn Pháo Bông chào mừng Chúa Giáng Sinh rất đẹp mắt và ngoạn mục. CĐCGVN TGP Sydney chân thành cám ơn Nha Sĩ Mai Phước Thành ân nhân bảo trợ màn bắn Pháo Bông tạo cho đêm Vọng Giáng Sinh 2009 tại Paul Keating Park Bankstown thêm sắc thái mới mẻ. Diệp Hải Dung
Đại lễ Giáng Sinh tại giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
17:07 24/12/2009
ĐẠI LỄ GIÁNG SINH TẠI GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ.
Những ngày trước lễ Giáng sinh, trời mưa dầm gió bấc và giá rét, nhưng may mắn thay đến ngày 24 vọng lễ thì trời lại nắng ấm. Cũng chính vì thế, đêm giáng sinh tất cả mọi nẻo đường đều chen kín người, nhất là những con đường hướng tới nhà thờ chính tòa Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế.
Xem hình lễ Giáng Sinh bấm vào đây
Vào lúc 18 giờ, chương trình canh thức và thánh lễ dành cho thiếu nhi và những người già. Đúng 20 giờ 30, giáo xứ chính tòa đón tiếp phái đoàn chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế và phường Phước vĩnh đến thăm, mừng lễ giáng sinh và tham quan máng cỏ.
Đại lễ Giáng sinh được bắt đầu bằng chương trình canh thức, với hoạt cảnh do các em thiếu nhi diễn lại: Từ thuở hồng hoang, Thiên Chúa đã tạo dựng con người, nhưng tổ tông chúng ta đã nghe theo sự cám dổ mà phản bội Thiên Chúa, và tội lổi bắt đầu xuất hiện, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho loài người Đấng Cứu độ. Con người càng ngày càng chìm sâu trong tội lổi, nên luôn tha thiết khẩn nài xin Chúa thứ tha. Tiếng cầu xin vang vọng tới trời cao, đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa năm xưa trong vườn địa đàng. Ngài đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người, sứ thần loan báo tin mừng: Đức Maria sẽ thụ thai và sinh một con trai nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần, Con trẻ sinh ra được đặt tên là Giêsu, Ngài là con Đấng tối cao.
Thánh lễ đồng tế mừng Thiên Chúa giáng sinh do linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh chủ sự cùng với hai cha phó xứ, trong bầu khí uy nghiêm và trang trọng. Trong bài giảng lễ, vị chủ tế đã nhắc đến hai điều mà Thánh sử Luca đã công bố trong tin mừng: thứ nhất là việc Hài nhi Giêsu sinh ra trong khó nghèo, thứ hai là nói đến vinh quang cao cả của Hài nhi ấy. Với cái nhìn thần học, chúng ta sẽ thấy Thánh sử Luca trình bày mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, đồng thời tuyên xưng bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa quyện chặt với nhau nơi Hài nhi mới sinh, Ngài chính là Đấng Cứu thế, từ bẩm sinh và từ bản tính.
Cuối thánh lễ, linh mục quản xứ thay mặt cộng đoàn cảm ơn các hội đoàn, các ban nghành đã tích cực chuẩn bị cho ngày đại lễ Giáng sinh được long trọng và trang nghiêm. Ngài cũng chuyển lời cảm ơn đến các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị trên địa bàn, các trường học, các niệm phật đường, đã đến thăm và chúc mừng giáo xứ.
Kết thúc thánh lễ, ngài đã ban phép lành toàn xá nhân dịp lễ Giáng sinh trong năm Thánh.
Trước ngày lễ Giáng sinh này, giáo xứ cũng đã trao tặng 100 phần quà gồm gạo và chăn bông cho những người nghèo khó, trong đó có nhiều lương dân.
Những ngày trước lễ Giáng sinh, trời mưa dầm gió bấc và giá rét, nhưng may mắn thay đến ngày 24 vọng lễ thì trời lại nắng ấm. Cũng chính vì thế, đêm giáng sinh tất cả mọi nẻo đường đều chen kín người, nhất là những con đường hướng tới nhà thờ chính tòa Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế.
Xem hình lễ Giáng Sinh bấm vào đây
Vào lúc 18 giờ, chương trình canh thức và thánh lễ dành cho thiếu nhi và những người già. Đúng 20 giờ 30, giáo xứ chính tòa đón tiếp phái đoàn chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế và phường Phước vĩnh đến thăm, mừng lễ giáng sinh và tham quan máng cỏ.
Đại lễ Giáng sinh được bắt đầu bằng chương trình canh thức, với hoạt cảnh do các em thiếu nhi diễn lại: Từ thuở hồng hoang, Thiên Chúa đã tạo dựng con người, nhưng tổ tông chúng ta đã nghe theo sự cám dổ mà phản bội Thiên Chúa, và tội lổi bắt đầu xuất hiện, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho loài người Đấng Cứu độ. Con người càng ngày càng chìm sâu trong tội lổi, nên luôn tha thiết khẩn nài xin Chúa thứ tha. Tiếng cầu xin vang vọng tới trời cao, đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa năm xưa trong vườn địa đàng. Ngài đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người, sứ thần loan báo tin mừng: Đức Maria sẽ thụ thai và sinh một con trai nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần, Con trẻ sinh ra được đặt tên là Giêsu, Ngài là con Đấng tối cao.
Thánh lễ đồng tế mừng Thiên Chúa giáng sinh do linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh chủ sự cùng với hai cha phó xứ, trong bầu khí uy nghiêm và trang trọng. Trong bài giảng lễ, vị chủ tế đã nhắc đến hai điều mà Thánh sử Luca đã công bố trong tin mừng: thứ nhất là việc Hài nhi Giêsu sinh ra trong khó nghèo, thứ hai là nói đến vinh quang cao cả của Hài nhi ấy. Với cái nhìn thần học, chúng ta sẽ thấy Thánh sử Luca trình bày mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, đồng thời tuyên xưng bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa quyện chặt với nhau nơi Hài nhi mới sinh, Ngài chính là Đấng Cứu thế, từ bẩm sinh và từ bản tính.
Cuối thánh lễ, linh mục quản xứ thay mặt cộng đoàn cảm ơn các hội đoàn, các ban nghành đã tích cực chuẩn bị cho ngày đại lễ Giáng sinh được long trọng và trang nghiêm. Ngài cũng chuyển lời cảm ơn đến các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị trên địa bàn, các trường học, các niệm phật đường, đã đến thăm và chúc mừng giáo xứ.
Kết thúc thánh lễ, ngài đã ban phép lành toàn xá nhân dịp lễ Giáng sinh trong năm Thánh.
Trước ngày lễ Giáng sinh này, giáo xứ cũng đã trao tặng 100 phần quà gồm gạo và chăn bông cho những người nghèo khó, trong đó có nhiều lương dân.
Thánh lễ trọng mừng Chúa Giáng Sinh tại Tổng giáo phận Hà nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:29 24/12/2009
Thánh lễ trọng mừng Chúa Giáng Sinh tại Tổng giáo phận Hà nội
Vào đúng 0h00 ngày 25 tháng 12 năm 2009, tại quảng trường đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh đã đại diện Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự Thánh lễ trọng mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người.
Xem hình lễ Giáng Sinh bấm vào đây
Thánh lễ được cử hành sau khi diễn ra chương trình văn nghệ và diễn nguyện canh thức mừng đón Chúa giáng sinh.
Đông đảo anh chị em giáo dân đã tham dự thánh lễ cách sốt sắng, ngoài ra còn có sự hiện diện của những anh chị em lương dân và những người không cùng niềm tin Công Giáo.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha Lôrensô đã quảng diễn những hồng ân và sự quan phòng của Chúa đối với dân Người trong suốt chiều dài của lịch sử cứu độ mà chóp đỉnh là mầu nhiệm Con Chúa xuống thế làm người mà dân Chúa mừng kính hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha đã gửi lời chúc mừng Giáng Sinh và năm mới tới toàn thể mọi người hiện diện nơi đây.
Vào đúng 0h00 ngày 25 tháng 12 năm 2009, tại quảng trường đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh đã đại diện Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự Thánh lễ trọng mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người.
Xem hình lễ Giáng Sinh bấm vào đây
Thánh lễ được cử hành sau khi diễn ra chương trình văn nghệ và diễn nguyện canh thức mừng đón Chúa giáng sinh.
Đông đảo anh chị em giáo dân đã tham dự thánh lễ cách sốt sắng, ngoài ra còn có sự hiện diện của những anh chị em lương dân và những người không cùng niềm tin Công Giáo.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha Lôrensô đã quảng diễn những hồng ân và sự quan phòng của Chúa đối với dân Người trong suốt chiều dài của lịch sử cứu độ mà chóp đỉnh là mầu nhiệm Con Chúa xuống thế làm người mà dân Chúa mừng kính hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha đã gửi lời chúc mừng Giáng Sinh và năm mới tới toàn thể mọi người hiện diện nơi đây.
Giáo Xứ Vĩnh Hội, G.p Vinh: Đêm Hoan Ca Giáng Sinh
J.B. Trần Quốc Tuấn
17:38 24/12/2009
Giáo Xứ Vĩnh Hội, G.p Vinh: Đêm Hoan Ca Giáng Sinh
Là một giáo xứ duy nhất nằm trên địa bàn huyện miền núi Vũ Quang - Hà Tĩnh, đêm 24/12/2009, Vĩnh Hội đã trở thành điểm đến của đông đảo quý khách xa gần về tham dự đêm hoan ca mừng Chúa giáng sinh.
Xem hình đêm hoan ca bấm vào đây
Với các tiết mục dàn dựng công phu, đầy ý nghĩa Giáng sinh, cộng đoàn Vĩnh Hội đã dâng lên Chúa Hài Đồng tâm tình tri ân, cảm tạ vì tình thương cứu độ của Ngài; và ước mong “…“Đây Giêsu vua hoà bình tới, mang cho ta bao niềm vui mới, vinh danh Chúa trên trời bình an khắp nơi…”.
Đêm hoan ca Giáng sinh của giáo xứ Vĩnh Hội đã diễn ra trong bầu khí ấm áp tình huynh đệ giữa những người không cùng niềm tin tôn giáo. Phần trình diễn của các bạn trẻ đã để lại trong lòng nhiều lương dân ấn tượng tốt đẹp về một Thiên Chúa rất mực yêu thương nhân loại. “Giờ đây, tôi đã hiểu hơn về Thiên Chúa mà bấy lâu các bạn tôn tin thờ. Chính lời ca tiếng hát của các bạn đã mách bảo cho tôi điều đó” – Một lương dân chân thành bộc bạch.
Niêm vui lớn nhất đối với cộng đoàn Vĩnh Hội trong dịp Giáng Sinh này, đó là sự nỗ lực cộng tác của mỗi thành viên trong xứ để có được một đêm Giáng Sinh phong phú, ý nghĩa, chan hoà hồng ân. Những tâm tình của cộng đoàn Vĩnh Hội trong đêm canh thức mừng Chúa Giáng Sinh thật đáng để chúng ta cùng chia sẻ:
“…Vĩnh Hội, tuy là một cộng đoàn nhỏ bé nằm giữa miền đại ngàn Vũ Quang heo hút, cách trở, nhưng cộng đoàn chúng con cũng đang được hoà chung trong bầu khí linh thiêng, trọng đại đón chờ giây phút hợp hoan đất trời. Thật hạnh phúc cho chúng con khi được quý ân nhân, quý khách, và đông đảo các bạn trẻ về hiệp thông cùng chúng con trong Đêm Hồng Ân này.
Trong khả năng có thể, Giáo xứ Vĩnh Hội vinh hạnh tổ chức giờ canh thức mừng Chúa Giáng Sinh. Bằng vũ điệu, lời ca đơn sơ, chân thành, chúng con muốn dâng lên Chúa Hài Đồng tâm tình tri ân, cảm mến vì muôn phúc lành Ngài thương ban cho nhân loại. Chúng con cũng muốn qua chương trình giao lưu – canh thức này, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể quý vị đã đến hiệp thông, chia sẻ niềm vui cùng giáo xứ Vĩnh Hội đêm nay…” (phát biểu của Chủ tịch HĐMVGX).
Là một giáo xứ duy nhất nằm trên địa bàn huyện miền núi Vũ Quang - Hà Tĩnh, đêm 24/12/2009, Vĩnh Hội đã trở thành điểm đến của đông đảo quý khách xa gần về tham dự đêm hoan ca mừng Chúa giáng sinh.
Xem hình đêm hoan ca bấm vào đây
Với các tiết mục dàn dựng công phu, đầy ý nghĩa Giáng sinh, cộng đoàn Vĩnh Hội đã dâng lên Chúa Hài Đồng tâm tình tri ân, cảm tạ vì tình thương cứu độ của Ngài; và ước mong “…“Đây Giêsu vua hoà bình tới, mang cho ta bao niềm vui mới, vinh danh Chúa trên trời bình an khắp nơi…”.
Đêm hoan ca Giáng sinh của giáo xứ Vĩnh Hội đã diễn ra trong bầu khí ấm áp tình huynh đệ giữa những người không cùng niềm tin tôn giáo. Phần trình diễn của các bạn trẻ đã để lại trong lòng nhiều lương dân ấn tượng tốt đẹp về một Thiên Chúa rất mực yêu thương nhân loại. “Giờ đây, tôi đã hiểu hơn về Thiên Chúa mà bấy lâu các bạn tôn tin thờ. Chính lời ca tiếng hát của các bạn đã mách bảo cho tôi điều đó” – Một lương dân chân thành bộc bạch.
Niêm vui lớn nhất đối với cộng đoàn Vĩnh Hội trong dịp Giáng Sinh này, đó là sự nỗ lực cộng tác của mỗi thành viên trong xứ để có được một đêm Giáng Sinh phong phú, ý nghĩa, chan hoà hồng ân. Những tâm tình của cộng đoàn Vĩnh Hội trong đêm canh thức mừng Chúa Giáng Sinh thật đáng để chúng ta cùng chia sẻ:
“…Vĩnh Hội, tuy là một cộng đoàn nhỏ bé nằm giữa miền đại ngàn Vũ Quang heo hút, cách trở, nhưng cộng đoàn chúng con cũng đang được hoà chung trong bầu khí linh thiêng, trọng đại đón chờ giây phút hợp hoan đất trời. Thật hạnh phúc cho chúng con khi được quý ân nhân, quý khách, và đông đảo các bạn trẻ về hiệp thông cùng chúng con trong Đêm Hồng Ân này.
Trong khả năng có thể, Giáo xứ Vĩnh Hội vinh hạnh tổ chức giờ canh thức mừng Chúa Giáng Sinh. Bằng vũ điệu, lời ca đơn sơ, chân thành, chúng con muốn dâng lên Chúa Hài Đồng tâm tình tri ân, cảm mến vì muôn phúc lành Ngài thương ban cho nhân loại. Chúng con cũng muốn qua chương trình giao lưu – canh thức này, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể quý vị đã đến hiệp thông, chia sẻ niềm vui cùng giáo xứ Vĩnh Hội đêm nay…” (phát biểu của Chủ tịch HĐMVGX).
Thánh lễ Đêm Giáng sinh tại nhà thờ Phú Bình, Sài gòn
Martin Lê Hoàng Vũ
20:21 24/12/2009
SAIGÒN - Tối 24.12.2009, đêm Giáng sinh, tại giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, giáo phận Sài gòn đã cử hành một thánh lễ long trọng sốt sắng trong ngôi nhà thớ mới của giáo xứ. Đây là thánh lễ được cử hành đầu tiên trong ngôi nhà thờ mới sau hai năm xây dựng. Trước thánh lễ là phần diễn nguyện trình bày cho cộng đoàn về mầu nhiệm Giáng sinh trong cái nhìn tổng thể của lịch sử ơn cứu độ.
Xem hình ảnh
Dân Israel từ hàng ngàn năm trước trông đợi một Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân tộc của họ. Với tình yêu thươnng trung thành của Ngài, Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa khi ban tặng.chính Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô cho nhân loại, Ngài đã đến trong lịch sử vào trong một hoàn cảnh cụ thể, tại đất nước Palestina, đã “cắm lều” trong cuộc sống chúng ta.Thế nhưng, con người đã tứ khước Ngài. Phần diễn nguyện canh thức mừng Chúa Giáng sinh kết thúc với việc công bố Lời Chúa, cộng đoàn được nghe bài Tin Mừng thuật lại biến cố Chúa Giêsu Giáng sinh năm xưa và niềm vui mừng của các mục đồng trước Tin vui Giáng sinh.
Tiếp theo sau phần diễn nguyện canh thức Giáng sinh, Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức, nguyên Giám mục Ban Mê Thuột chủ tế thánh lễ đồng tế cùng với cha Cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình, cha Mátthêu Nguyễn Mạnh Thu, cha Gioan B. Nguyễn Quang Tuyến cùng quý cha hiện diện và đông đảo giáo dân tham dự.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse làm phép tượng thánh giá Chúa được đặt giữa bàn thờ và nhà thờ, làm phép tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse. Ý nghĩa của Thánh giá được đặt giữa nhà thờ để cộng đoàn tín hữu suy tôn thờ phượng trong những giờ cầu nguyện và cử hành phụng vụ. Nhờ mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu chết và cứu chuộc nhân loại trên thánh giá mà ơn thánh cứu độ được ban dồi dào trên các tín hữu, tượng thánh kêu mời lòng mộ mến của chúng ta với Thiên Chúa Việc làm phép tượng Thánh giá Chúa nhắc nhỏ chúng ta đến trọng tâm đức tin của người kitô hữu. Đó là mầu nhiệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta.
Thánh lễ diễn tiến theo các bài đọc Phụng vụ lễ nửa Đêm Giáng sinh. Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, cha Gioan B. Nguyễn Quang Tuyến đã nói về sứ điệp của lễ Giáng sinh: Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử của nhân loại, đem đến cho nhân loại một trang sử mới, trong bình an, yêu thương và hoà bình. Chúng ta hãy mở lòng ra đón nhận Hài Nhi Giêsu vào trong tấm lòng của mình. Thiên Chúa yêu thương và cuối xuống nhân loại chúng ta qua hài nhi Giêsu….Cha dùng hai câu truyện để minh hoạ cho phần chia sẻ của mình.
Thánh lễ đêm Giáng sinh kết thúc với phép lành toàn xá của Đức cha Giuse cho cộng đoàn hiện diện trong Năm Thánh Giáo hội Việt Nam 2010 và những lời cầu chúc giáng sinh của cộng đoàn giáo xứ Phú Bình.
Xem hình ảnh
Dân Israel từ hàng ngàn năm trước trông đợi một Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân tộc của họ. Với tình yêu thươnng trung thành của Ngài, Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa khi ban tặng.chính Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô cho nhân loại, Ngài đã đến trong lịch sử vào trong một hoàn cảnh cụ thể, tại đất nước Palestina, đã “cắm lều” trong cuộc sống chúng ta.Thế nhưng, con người đã tứ khước Ngài. Phần diễn nguyện canh thức mừng Chúa Giáng sinh kết thúc với việc công bố Lời Chúa, cộng đoàn được nghe bài Tin Mừng thuật lại biến cố Chúa Giêsu Giáng sinh năm xưa và niềm vui mừng của các mục đồng trước Tin vui Giáng sinh.
Tiếp theo sau phần diễn nguyện canh thức Giáng sinh, Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức, nguyên Giám mục Ban Mê Thuột chủ tế thánh lễ đồng tế cùng với cha Cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình, cha Mátthêu Nguyễn Mạnh Thu, cha Gioan B. Nguyễn Quang Tuyến cùng quý cha hiện diện và đông đảo giáo dân tham dự.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse làm phép tượng thánh giá Chúa được đặt giữa bàn thờ và nhà thờ, làm phép tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse. Ý nghĩa của Thánh giá được đặt giữa nhà thờ để cộng đoàn tín hữu suy tôn thờ phượng trong những giờ cầu nguyện và cử hành phụng vụ. Nhờ mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu chết và cứu chuộc nhân loại trên thánh giá mà ơn thánh cứu độ được ban dồi dào trên các tín hữu, tượng thánh kêu mời lòng mộ mến của chúng ta với Thiên Chúa Việc làm phép tượng Thánh giá Chúa nhắc nhỏ chúng ta đến trọng tâm đức tin của người kitô hữu. Đó là mầu nhiệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta.
Thánh lễ diễn tiến theo các bài đọc Phụng vụ lễ nửa Đêm Giáng sinh. Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, cha Gioan B. Nguyễn Quang Tuyến đã nói về sứ điệp của lễ Giáng sinh: Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử của nhân loại, đem đến cho nhân loại một trang sử mới, trong bình an, yêu thương và hoà bình. Chúng ta hãy mở lòng ra đón nhận Hài Nhi Giêsu vào trong tấm lòng của mình. Thiên Chúa yêu thương và cuối xuống nhân loại chúng ta qua hài nhi Giêsu….Cha dùng hai câu truyện để minh hoạ cho phần chia sẻ của mình.
Thánh lễ đêm Giáng sinh kết thúc với phép lành toàn xá của Đức cha Giuse cho cộng đoàn hiện diện trong Năm Thánh Giáo hội Việt Nam 2010 và những lời cầu chúc giáng sinh của cộng đoàn giáo xứ Phú Bình.
Nhạc phẩm Hang Bêlem
Mạc Lâm / RFA
20:39 24/12/2009
Nhạc phẩm Hang Bêlem
Mùa Giáng Sinh, gần như mọi người không ai xa lạ với nhạc phẩm Hang Bêlem. Thế nhưng ai là tác giả của bài hát nổi tiếng đó, có lẽ cũng ít ai có thể trả lời được….
Nhạc sư Hải Linh, Tên thật là Trần Văn Linh tên thánh là Phanxicô sinh năm 1920 tại làng Ứng Luật, phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, địa phận Phát Diệm.
Năm 20 tuổi, Hải Linh vào học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời. Nhắc tới Hải Linh không thể không nhắc tới nhạc phẩm "Hang Bêlem", sáng tác cho mùa Giáng sinh 1945.
Chính tác giả đã điều khiển ca đoàn nhà thờ chánh tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm ấy. Cha Giám đốc Đại chủng viện là LM Phạm Ngọc Chi đã khen ngợi, và từ đó lưu tâm khuyến khích Hải Linh học hỏi và sáng tác thêm. Sau này, khi làm Giám mục địa phận, chính Ngài đã gửi Hải Linh đi du học về âm nhạc ở nước ngoài vào năm 1950.
Lúc đầu được gửi đi Roma, nhưng 5 tháng sau đổi qua Pháp. Từ năm 1951 học nhạc tại Viện Giáo Nhạc tại Paris, đồng thời học sáng tác tại Trường Nhạc César Franck. Từ năm 1968 đến 1970, ông trở lại Paris lần thứ hai. Nơi đây ông hoàn tất chương trình nghiên cứu sau hai năm học tập.
Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng-là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.
Hải Linh thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài bão đưa âm sắc dân tộc vào dòng nhạc tây phương của mình. Ngày 23/12/57 Ca đoàn Hồn Nước ra mắt công chúng lần đầu tiên tại rạp Olympic, dưới sự điều khiển của Hải Linh, đã được khán giả cổ vũ hết lòng vì sắc thái mới lạ cũng như hình thức âm nhạc sống động được chính ông sáng tác và điều khiển.
Hải Linh càng ngày càng xác tín hơn về hướng đi của mình trong công việc đưa nhạc ngữ dân tộc từ bậc đơn điệu lên bậc đa âm đa điệu. Với thao thức về một dòng nhạc dân tộc, Hải Linh tìm học thêm hoặc trao đổi thêm với một số giáo sư nổi tiếng khác về ngũ âm cũng như về điều khiển.
Các tác phẩm trong thời kỳ du học tại Paris đã nói lên việc ông thao thức tìm một nhạc ngữ phù hợp với ngôn ngữ đa thanh của dân tộc.
Nhận xét về tài năng nhạc học dân tộc này, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại những kỷ niệm mà ông có với nhạc sư Hải Linh khi gặp nhau tại Pháp, ông kể:
-Lúc đó là lúc ông Ngô Duy Linh cũng đang học ở Sorbon với tôi lối chừng 1970, Hải Linh có đến gặp tôi để mà hỏi thăm về âm nhạc dân tộc. Kỳ đo tôi có nói những cái hay trong nhạc lễ tại miền Nam Việt Nam thì Hải Linh có ghi âm lại để nghiên cứu. Hải Linh đã học nhiều điều trong dân ca và đem ra áp dụng trong nhạc công giáo tức là thánh ca rất thành công vì có được màu sắc dân tộc.
Hang Bêlem là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc quen thuộc nhất của bất cứ người công giáo nào khi lễ Giáng Sinh tới gần.
Lời nhạc gần gũi và đậm nét dân dã của ca khúc đã nằm trong trí nhớ của hàng triệu giáo dân ngay từ lúc họ bắt đầu cảm nhận được sự giáng trần của Thiên Chúa. Với mục đích cứu chuộc, ngài đã ra đời trong hoàn cảnh khốn khó nghèo hèn.
Lời hát êm ái mà chân thật như một trang cổ tích kể lại đêm giáng trần của một em bé mà khi sinh ra, sự chí thánh đã làm khung cảnh lạnh lẽo chung quanh trở nên ấm áp vì tình thương của ngài. Hải Linh đã đem tâm tình của một con chiên để ngợi ca Thiên chúa hơn là viết thánh ca từ tâm thức phụng vụ. Giai điệu chân thành, lời ca hoà ái là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ các ca đoàn khắp nước khi trình diễn bài hát này.
Trong tâm thức chia sẻ và ngợi khen hết mực đối với Thiên Chúa, ca khúc Hang Bêlem tôn vinh niềm tin vĩnh cửu, tình thương vô bờ và lấp lánh trần gian giữa khung cảnh lạnh lẽo của một đêm đông xa tít tắp trong kinh thánh đã trở thành kỷ niệm cho hàng ngàn nhà thờ trong và ngoài nước…
Nguyên nhân
Trong một lần phỏng vấn, nhạc sư Hải Linh cho biết câu chuyện ra đời của bài hát Hang BêLem vào Mùa Giáng sinh năm 1945, Lúc ông đi ngang tòa soạn báo "Đường Sống" ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại.
Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc "Hang Bêlem" tới tòa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê người khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ý cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh - Minh Châu.
Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ vọng đêm Giáng sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.
Trong lần trả lời phỏng vấn này nhạc sư Hải Linh chia sẻ:
“Tôi phải thú nhận rằng tôi không có sáng tác gì cả vì chỉ có một Đấng Tạo Hóa mới thực sự sáng tác mà thôi. Còn tôi cũng như bao nhiêu người khác thì không dám nói là mình sáng tác. Tôi chỉ có "sàng tạc" được một đôi bài. Sàng là sàng qua lọc lại; tạc là dựa vào một mô thức đa có sẵn để chế biến... như người tạc tượng vậy.
Viết nhạc cũng cực như lao động chân tay vậy vì phải cưu mang, phải tính toán, rồi còn phải biết lý tưởng hóa những cảm nghĩ, tình cảm v.v... Mỗi bài phải có một sức sống riêng. Tất cả những bài tôi viết nằm trong hai chủ đề là:
Tôn Vinh Thiên Chúa, và Tán Tụng Quê Hương Việt Nam.
Tôi phải cảm tạ Thiên Chúa suốt ngày, suốt đời tôi, vì Ngài đã cho tôi biết được một thứ ngôn ngữ tế vi và phổ quát của nhân loại. Tôi cũng phải luôn luôn tán tụng Quê Hương vì đã dưỡng dục tôi”
Ngày 6-1-88 Nhạc sư Hải Linh từ trần vì nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Fountain Valley California. Ông ra đi để lại một sự nghiệp đồ sộ về nhạc họp xướng và nhiều thánh ca giá trị, nhưng trên hết, giáo dân không thể quên ca khúc đã đi vào tâm tưởng của họ mỗi bận Giáng Sinh về, ca khúc Hang Bêlem bất hủ…
Mùa Giáng Sinh, gần như mọi người không ai xa lạ với nhạc phẩm Hang Bêlem. Thế nhưng ai là tác giả của bài hát nổi tiếng đó, có lẽ cũng ít ai có thể trả lời được….
Nhạc Sư Hải Linh 1920 -1988 |
Năm 20 tuổi, Hải Linh vào học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời. Nhắc tới Hải Linh không thể không nhắc tới nhạc phẩm "Hang Bêlem", sáng tác cho mùa Giáng sinh 1945.
Chính tác giả đã điều khiển ca đoàn nhà thờ chánh tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm ấy. Cha Giám đốc Đại chủng viện là LM Phạm Ngọc Chi đã khen ngợi, và từ đó lưu tâm khuyến khích Hải Linh học hỏi và sáng tác thêm. Sau này, khi làm Giám mục địa phận, chính Ngài đã gửi Hải Linh đi du học về âm nhạc ở nước ngoài vào năm 1950.
Lúc đầu được gửi đi Roma, nhưng 5 tháng sau đổi qua Pháp. Từ năm 1951 học nhạc tại Viện Giáo Nhạc tại Paris, đồng thời học sáng tác tại Trường Nhạc César Franck. Từ năm 1968 đến 1970, ông trở lại Paris lần thứ hai. Nơi đây ông hoàn tất chương trình nghiên cứu sau hai năm học tập.
Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng-là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.
Hải Linh thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài bão đưa âm sắc dân tộc vào dòng nhạc tây phương của mình. Ngày 23/12/57 Ca đoàn Hồn Nước ra mắt công chúng lần đầu tiên tại rạp Olympic, dưới sự điều khiển của Hải Linh, đã được khán giả cổ vũ hết lòng vì sắc thái mới lạ cũng như hình thức âm nhạc sống động được chính ông sáng tác và điều khiển.
Hải Linh càng ngày càng xác tín hơn về hướng đi của mình trong công việc đưa nhạc ngữ dân tộc từ bậc đơn điệu lên bậc đa âm đa điệu. Với thao thức về một dòng nhạc dân tộc, Hải Linh tìm học thêm hoặc trao đổi thêm với một số giáo sư nổi tiếng khác về ngũ âm cũng như về điều khiển.
Các tác phẩm trong thời kỳ du học tại Paris đã nói lên việc ông thao thức tìm một nhạc ngữ phù hợp với ngôn ngữ đa thanh của dân tộc.
Nhận xét về tài năng nhạc học dân tộc này, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại những kỷ niệm mà ông có với nhạc sư Hải Linh khi gặp nhau tại Pháp, ông kể:
-Lúc đó là lúc ông Ngô Duy Linh cũng đang học ở Sorbon với tôi lối chừng 1970, Hải Linh có đến gặp tôi để mà hỏi thăm về âm nhạc dân tộc. Kỳ đo tôi có nói những cái hay trong nhạc lễ tại miền Nam Việt Nam thì Hải Linh có ghi âm lại để nghiên cứu. Hải Linh đã học nhiều điều trong dân ca và đem ra áp dụng trong nhạc công giáo tức là thánh ca rất thành công vì có được màu sắc dân tộc.
Hang Bêlem là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc quen thuộc nhất của bất cứ người công giáo nào khi lễ Giáng Sinh tới gần.
Lời nhạc gần gũi và đậm nét dân dã của ca khúc đã nằm trong trí nhớ của hàng triệu giáo dân ngay từ lúc họ bắt đầu cảm nhận được sự giáng trần của Thiên Chúa. Với mục đích cứu chuộc, ngài đã ra đời trong hoàn cảnh khốn khó nghèo hèn.
Lời hát êm ái mà chân thật như một trang cổ tích kể lại đêm giáng trần của một em bé mà khi sinh ra, sự chí thánh đã làm khung cảnh lạnh lẽo chung quanh trở nên ấm áp vì tình thương của ngài. Hải Linh đã đem tâm tình của một con chiên để ngợi ca Thiên chúa hơn là viết thánh ca từ tâm thức phụng vụ. Giai điệu chân thành, lời ca hoà ái là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ các ca đoàn khắp nước khi trình diễn bài hát này.
Trong tâm thức chia sẻ và ngợi khen hết mực đối với Thiên Chúa, ca khúc Hang Bêlem tôn vinh niềm tin vĩnh cửu, tình thương vô bờ và lấp lánh trần gian giữa khung cảnh lạnh lẽo của một đêm đông xa tít tắp trong kinh thánh đã trở thành kỷ niệm cho hàng ngàn nhà thờ trong và ngoài nước…
Nguyên nhân
Trong một lần phỏng vấn, nhạc sư Hải Linh cho biết câu chuyện ra đời của bài hát Hang BêLem vào Mùa Giáng sinh năm 1945, Lúc ông đi ngang tòa soạn báo "Đường Sống" ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại.
Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc "Hang Bêlem" tới tòa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê người khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ý cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh - Minh Châu.
Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ vọng đêm Giáng sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.
Trong lần trả lời phỏng vấn này nhạc sư Hải Linh chia sẻ:
“Tôi phải thú nhận rằng tôi không có sáng tác gì cả vì chỉ có một Đấng Tạo Hóa mới thực sự sáng tác mà thôi. Còn tôi cũng như bao nhiêu người khác thì không dám nói là mình sáng tác. Tôi chỉ có "sàng tạc" được một đôi bài. Sàng là sàng qua lọc lại; tạc là dựa vào một mô thức đa có sẵn để chế biến... như người tạc tượng vậy.
Viết nhạc cũng cực như lao động chân tay vậy vì phải cưu mang, phải tính toán, rồi còn phải biết lý tưởng hóa những cảm nghĩ, tình cảm v.v... Mỗi bài phải có một sức sống riêng. Tất cả những bài tôi viết nằm trong hai chủ đề là:
Tôn Vinh Thiên Chúa, và Tán Tụng Quê Hương Việt Nam.
Tôi phải cảm tạ Thiên Chúa suốt ngày, suốt đời tôi, vì Ngài đã cho tôi biết được một thứ ngôn ngữ tế vi và phổ quát của nhân loại. Tôi cũng phải luôn luôn tán tụng Quê Hương vì đã dưỡng dục tôi”
Ngày 6-1-88 Nhạc sư Hải Linh từ trần vì nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Fountain Valley California. Ông ra đi để lại một sự nghiệp đồ sộ về nhạc họp xướng và nhiều thánh ca giá trị, nhưng trên hết, giáo dân không thể quên ca khúc đã đi vào tâm tưởng của họ mỗi bận Giáng Sinh về, ca khúc Hang Bêlem bất hủ…
Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Giáng Sinh
Linh Tiến Khải
21:12 24/12/2009
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 23-12-2009 trong đại thính đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, với tuần Cửu Nhật mừng lễ Giáng Sinh mà chúng ta đang cử hành trong các ngày này, Giáo Hội mời gọi chúng ta sống sâu đậm việc chuẩn bị cho biến cố Đấng Cứu Thế sinh ra, đang rất gần rồi. Ước mong mà tất cả chúng ta mang trong tim đó là lễ Giáng Sinh sắp tới ban cho chúng ta niềm vui thanh bình và sâu thẳm, giữa sinh hoạt cuồng nhiệt, để làm cho chúng ta sờ mó được lòng lành của Thiên Chúa và trao ban cho chúng ta niềm can đảm mới.
Đề cập tới nguồn gốc của lễ Giáng Sinh Đức Thánh Cha nói thật ra Năm Phụng Vụ của Giáo Hội đã không phát triển với biến cố Chúa Kitô sinh ra, mà từ niềm tin vào sự phục sinh. Vì thế ngày lễ cổ xưa nhất của Kitô giáo không phải lễ Giáng Sinh mà là lễ Phục Sinh; sự phục sinh của Chúa Kitô thành lập đức tin Kitô và là nền tảng của việc loan báo Tin Mừng làm nảy sinh ra Giáo Hội. Như vậy là tín hữu Kitô có nghĩa là sống một cách phục sinh, để cho mình được lôi cuốn vào trong năng động nảy sinh từ bí tích Rửa Tội và dẫn đưa tới chỗ chết đi cho tội lỗi và sống với Thiên chúa (x. Rm 6,4).
Người đầu tiên khẳng định rõ ràng rằng Chúa Giêsu sinh ra ngày 25 tháng 12 là Ippolito thành Roma, trong tác phẩm chú giải sách ngôn sứ Daniel viết ra vào năm 204. Rồi vài nhà chú giải kinh thánh ghi nhận rằng trong ngày đó người ta cũng mừng lễ Thánh Hiến đền thờ Giêrusalem do Macabây thành lập năm 164 trước Chúa Kitô. Sự trùng hợp ngày ấy có nghĩa là với Chúa Giêsu xuất hiện như là ánh sáng của Thiên Chúa trong đếm tôi, Thiên Chúa đến trên trái đất này và việc thánh hiến đền thờ được thực hiện thật sự.
Trong Kitô giáo lễ Giáng Sinh đã có hình thái vĩnh viễn vào thế kỷ thứ IV, khi nó thay thế lễ của ”Mặt trời không thể chiến thắng được” của người Roma, và như thế nó minh nhiên rằng biến cố Chúa Kitô sinh ra là chiến thắng của ánh sáng thật trên bóng tối của sự dữ và tội lỗi. Tuy nhiên bầu khí thiêng liêng chung quanh lễ Giáng sinh đã phát triển vào thời Trung Cổ, nhờ thánh Phanxicô thành Assisi, là người đã say mê con người Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta một cách sâu đậm.
Tommaso da Celano người viết tiểu sử thánh nhân cho biết thánh Phanxicô long trọng sốt sắng cử hành lễ Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu trên hết mọi lễ trọng khác và gọi ngày Thiên Chúa trở thành trẻ thơ và bú nơi lòng của một người mẹ là lễ của các lễ (Fonti Francescane, s. 199, tr.492). Từ lòng tôn sùng mầu nhiệm nhập thế đó nảy sinh ra việc cử hành lễ Giáng Sinh tại Greccio. Chắc hẳn thánh Phanxicô đã được gợi hứng bởi chuyến hành hương Thánh Địa và từ hang đá tại đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Điều đã linh hoạt thánh nhân là ước muốn sống kinh nghiệm cụ thể sống động và thời sự cái cao cả khiêm hạ của biến cố Hài Nhi Giêsu giáng sinh và thông truyền niềm vui cho tất cả mọi người.
Đêm diễn tả lại một cách sống động biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá tại Greccio đã góp phần phổ biến truyền thống giáng sinh hay đẹp nhất là hang đá. Thật thế nó đã tái trao ban cho Kitô giáo sự sâu đậm và vẻ đẹp của lễ Giáng Sinh, và giáo dục Dân Thiên Chúa tiếp nhận ý nghĩa đích thật nhất, sự nồng ấm đặc biệt của nó và yêu thích thờ lạy nhân tính của Chúa Kitô. Việc cử hành lễ Giáng Sinh như vậy cũng cho đức tin Kitô một chiều kích mới. Lễ Phục Sinh chú ý tới quyền năng của Thiên Chúa chiến thắng cái chết, khai mào sự sống mới và dậy hy vọng vào thế giới sẽ đến. Thánh Phanxicô và hang đá minh nhiên tình yêu, sự khiêm hạ và lòng nhân từ của Thiên Chúa, tự tỏ hiện cho con người trong biến cố nhập thể, và dậy họ một kiểu sống và yêu thương mới.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói tiểu sử thánh Phanxicô cũng kể lại rằng trong đêm đó thánh nhân có một thị kiến tuyệt diệu. Người trông thấy một em bé bất động nằm trong máng cỏ bị đánh thức khi thánh nhân đến gần. Thị kiến đó không trái nghịch với các sự kiện, bởi vì do ơn thánh của Ngài tác động qua con người của thánh Phanxicô, Hài Nhi Giêsu được phục sinh nơi con tim của nhiều người đã quên Ngài và được in sâu trong ký ức yêu thương của họ (Vita prima, Sđd., s. 86. tr.307). Tất cả cho thấy đức tin sống động và tình yêu mà thánh Phanxicô có đối với nhân tính của Chúa Kitô đã được ngài thông truyền cho lễ Giáng Sinh. Nhờ thánh nhân dân Kitô đã có thể nhận thức rằng trong lễ Giáng Sinh Thiên Chúa đã thực sự trở thành ”Thiên Chúa ở cùng chúng tôi”. Trong Hài Nhi đó Thiên Chúa đã trở thành gần gũi với mỗi người chúng ta, đến độ có thể nói chuyện thân tình với Chúa và có tương quan tín cẩn yêu thương trìu mến sâu thẳm với Ngài như với một trẻ sơ sinh. Đức Thánh Cha đã khai triển thêm điểm này như sau:
Thật thế nơi Trẻ Thơ đó Thiên Chúa Tình Yêu tự tỏ hiện: Thiên Chúa đến không khí giới, không sức mạnh, vì Ngài không cố ý chinh phục từ bên ngoài, nhưng muốn được con người lắng nghe trong tự do. Thiên Chúa trở thành trẻ thơ vô phương tự vệ để chiến thắng sự kiêu căng, bạo lực và sự ham muốn chiếm hữu của con người. Nơi Đức Giêsu Thiên Chúa đã lãnh nhận điều kiện nghèo nàn và không khí giới để chiến thắng chúng ta với tình yêu và dẫn đưa chúng ta về với căn tính đích thực của mình. Chúng ta không được quên rằng tước hiệu lớn lao nhất của Chúa Giêsu là tước hiệu ”Con”, Con Thiên Chúa; phẩm giá thiên linh được diễn tả với một từ nối dài việc quy chiếu về máng cỏ Bếtlehem tương ứng một cách duy nhất với thiên tính của Ngài là thiên tính của ”Con”.
Ngoài ra điều kiện là Trẻ em còn chỉ cho thấy chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và nếm hưởng sự hiện diện của Ngài như thế nào. Dưới ánh sáng của lễ Giáng Sinh chúng ta có thể hiểu lời Chúa Giêsu nói: ”Nếu các con không hoán cải và trở thành trẻ em, các con sẽ không vào đươc Nước Trời” (Mt 18,3). Ai không hiểu mầu nhiệm Giáng Sinh, cũng không hiểu yếu tố định đoạt của cuộc sống Kitô. Ai không tiếp nhận Chúa Kitô với con tim của một trẻ em, thì không thể vào Nước Trời: đó là điều mà thánh Phanxicô đã muốn nhắc nhở cho Kitô giáo thời ngài và thuộc mọi thời, cho tới ngày nay, biết. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa Cha để Ngài ban cho con tim chúng ta sự đơn sơ nhận biết Chúa nơi Con Trẻ, như thánh Phanxicô đã nhận biết tại Greccio. Và khi đó cũng sẽ xảy ra cho chúng ta điều mà Tommaso da Celano kể lại trong biến cố thánh Phanxicô diễn lại hang đá sống động tại Greccio: ”mọi người ra về tràn ngập niềm vui không tả nổi” (Vita prima, Sđd., s.86, tr.479).
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc mọi người mừng lễ Giáng Sinh tươi vui sốt sắng, tràn đầy ánh sáng, tình yêu của Chúa cũng như tràn đầy an bình và hy vọng.
Ngài khích lệ các bạn trẻ gia tăng ước mong phục vụ tha nhân. Đức Thánh Cha cầu mong lễ Giáng Sinh là nguồn ủi an và thanh bình cho các anh chị em đau yếu, và là dịp củng cố lời hứa yêu thương và trung thành của các cặp vợ chồng mới cưới.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đề cập tới nguồn gốc của lễ Giáng Sinh Đức Thánh Cha nói thật ra Năm Phụng Vụ của Giáo Hội đã không phát triển với biến cố Chúa Kitô sinh ra, mà từ niềm tin vào sự phục sinh. Vì thế ngày lễ cổ xưa nhất của Kitô giáo không phải lễ Giáng Sinh mà là lễ Phục Sinh; sự phục sinh của Chúa Kitô thành lập đức tin Kitô và là nền tảng của việc loan báo Tin Mừng làm nảy sinh ra Giáo Hội. Như vậy là tín hữu Kitô có nghĩa là sống một cách phục sinh, để cho mình được lôi cuốn vào trong năng động nảy sinh từ bí tích Rửa Tội và dẫn đưa tới chỗ chết đi cho tội lỗi và sống với Thiên chúa (x. Rm 6,4).
Người đầu tiên khẳng định rõ ràng rằng Chúa Giêsu sinh ra ngày 25 tháng 12 là Ippolito thành Roma, trong tác phẩm chú giải sách ngôn sứ Daniel viết ra vào năm 204. Rồi vài nhà chú giải kinh thánh ghi nhận rằng trong ngày đó người ta cũng mừng lễ Thánh Hiến đền thờ Giêrusalem do Macabây thành lập năm 164 trước Chúa Kitô. Sự trùng hợp ngày ấy có nghĩa là với Chúa Giêsu xuất hiện như là ánh sáng của Thiên Chúa trong đếm tôi, Thiên Chúa đến trên trái đất này và việc thánh hiến đền thờ được thực hiện thật sự.
Trong Kitô giáo lễ Giáng Sinh đã có hình thái vĩnh viễn vào thế kỷ thứ IV, khi nó thay thế lễ của ”Mặt trời không thể chiến thắng được” của người Roma, và như thế nó minh nhiên rằng biến cố Chúa Kitô sinh ra là chiến thắng của ánh sáng thật trên bóng tối của sự dữ và tội lỗi. Tuy nhiên bầu khí thiêng liêng chung quanh lễ Giáng sinh đã phát triển vào thời Trung Cổ, nhờ thánh Phanxicô thành Assisi, là người đã say mê con người Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta một cách sâu đậm.
Tommaso da Celano người viết tiểu sử thánh nhân cho biết thánh Phanxicô long trọng sốt sắng cử hành lễ Giáng Sinh của Hài Nhi Giêsu trên hết mọi lễ trọng khác và gọi ngày Thiên Chúa trở thành trẻ thơ và bú nơi lòng của một người mẹ là lễ của các lễ (Fonti Francescane, s. 199, tr.492). Từ lòng tôn sùng mầu nhiệm nhập thế đó nảy sinh ra việc cử hành lễ Giáng Sinh tại Greccio. Chắc hẳn thánh Phanxicô đã được gợi hứng bởi chuyến hành hương Thánh Địa và từ hang đá tại đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Điều đã linh hoạt thánh nhân là ước muốn sống kinh nghiệm cụ thể sống động và thời sự cái cao cả khiêm hạ của biến cố Hài Nhi Giêsu giáng sinh và thông truyền niềm vui cho tất cả mọi người.
Đêm diễn tả lại một cách sống động biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá tại Greccio đã góp phần phổ biến truyền thống giáng sinh hay đẹp nhất là hang đá. Thật thế nó đã tái trao ban cho Kitô giáo sự sâu đậm và vẻ đẹp của lễ Giáng Sinh, và giáo dục Dân Thiên Chúa tiếp nhận ý nghĩa đích thật nhất, sự nồng ấm đặc biệt của nó và yêu thích thờ lạy nhân tính của Chúa Kitô. Việc cử hành lễ Giáng Sinh như vậy cũng cho đức tin Kitô một chiều kích mới. Lễ Phục Sinh chú ý tới quyền năng của Thiên Chúa chiến thắng cái chết, khai mào sự sống mới và dậy hy vọng vào thế giới sẽ đến. Thánh Phanxicô và hang đá minh nhiên tình yêu, sự khiêm hạ và lòng nhân từ của Thiên Chúa, tự tỏ hiện cho con người trong biến cố nhập thể, và dậy họ một kiểu sống và yêu thương mới.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói tiểu sử thánh Phanxicô cũng kể lại rằng trong đêm đó thánh nhân có một thị kiến tuyệt diệu. Người trông thấy một em bé bất động nằm trong máng cỏ bị đánh thức khi thánh nhân đến gần. Thị kiến đó không trái nghịch với các sự kiện, bởi vì do ơn thánh của Ngài tác động qua con người của thánh Phanxicô, Hài Nhi Giêsu được phục sinh nơi con tim của nhiều người đã quên Ngài và được in sâu trong ký ức yêu thương của họ (Vita prima, Sđd., s. 86. tr.307). Tất cả cho thấy đức tin sống động và tình yêu mà thánh Phanxicô có đối với nhân tính của Chúa Kitô đã được ngài thông truyền cho lễ Giáng Sinh. Nhờ thánh nhân dân Kitô đã có thể nhận thức rằng trong lễ Giáng Sinh Thiên Chúa đã thực sự trở thành ”Thiên Chúa ở cùng chúng tôi”. Trong Hài Nhi đó Thiên Chúa đã trở thành gần gũi với mỗi người chúng ta, đến độ có thể nói chuyện thân tình với Chúa và có tương quan tín cẩn yêu thương trìu mến sâu thẳm với Ngài như với một trẻ sơ sinh. Đức Thánh Cha đã khai triển thêm điểm này như sau:
Thật thế nơi Trẻ Thơ đó Thiên Chúa Tình Yêu tự tỏ hiện: Thiên Chúa đến không khí giới, không sức mạnh, vì Ngài không cố ý chinh phục từ bên ngoài, nhưng muốn được con người lắng nghe trong tự do. Thiên Chúa trở thành trẻ thơ vô phương tự vệ để chiến thắng sự kiêu căng, bạo lực và sự ham muốn chiếm hữu của con người. Nơi Đức Giêsu Thiên Chúa đã lãnh nhận điều kiện nghèo nàn và không khí giới để chiến thắng chúng ta với tình yêu và dẫn đưa chúng ta về với căn tính đích thực của mình. Chúng ta không được quên rằng tước hiệu lớn lao nhất của Chúa Giêsu là tước hiệu ”Con”, Con Thiên Chúa; phẩm giá thiên linh được diễn tả với một từ nối dài việc quy chiếu về máng cỏ Bếtlehem tương ứng một cách duy nhất với thiên tính của Ngài là thiên tính của ”Con”.
Ngoài ra điều kiện là Trẻ em còn chỉ cho thấy chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và nếm hưởng sự hiện diện của Ngài như thế nào. Dưới ánh sáng của lễ Giáng Sinh chúng ta có thể hiểu lời Chúa Giêsu nói: ”Nếu các con không hoán cải và trở thành trẻ em, các con sẽ không vào đươc Nước Trời” (Mt 18,3). Ai không hiểu mầu nhiệm Giáng Sinh, cũng không hiểu yếu tố định đoạt của cuộc sống Kitô. Ai không tiếp nhận Chúa Kitô với con tim của một trẻ em, thì không thể vào Nước Trời: đó là điều mà thánh Phanxicô đã muốn nhắc nhở cho Kitô giáo thời ngài và thuộc mọi thời, cho tới ngày nay, biết. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa Cha để Ngài ban cho con tim chúng ta sự đơn sơ nhận biết Chúa nơi Con Trẻ, như thánh Phanxicô đã nhận biết tại Greccio. Và khi đó cũng sẽ xảy ra cho chúng ta điều mà Tommaso da Celano kể lại trong biến cố thánh Phanxicô diễn lại hang đá sống động tại Greccio: ”mọi người ra về tràn ngập niềm vui không tả nổi” (Vita prima, Sđd., s.86, tr.479).
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc mọi người mừng lễ Giáng Sinh tươi vui sốt sắng, tràn đầy ánh sáng, tình yêu của Chúa cũng như tràn đầy an bình và hy vọng.
Ngài khích lệ các bạn trẻ gia tăng ước mong phục vụ tha nhân. Đức Thánh Cha cầu mong lễ Giáng Sinh là nguồn ủi an và thanh bình cho các anh chị em đau yếu, và là dịp củng cố lời hứa yêu thương và trung thành của các cặp vợ chồng mới cưới.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đât nước và Nhân dân
Đào Hiếu
03:13 24/12/2009
Về tác giả: Nhà văn Đào Hiếu, sinh năm 1946 ở tỉnh Bình Định, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1968. Tham gia phong trào sinh viên miền Nam chống Mỹ, sau năm 1975 ông làm việc tại báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ TP. HCM. Năm 2008, ông công bố trên mạng hồi ký "Lạc Đường", gây nhiều tranh luận.
Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.
Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.
Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”.
Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.
Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.
1
Từ thuở bé, con người đã gắn liền với đất nước mình qua lũy tre làng, dòng sông, bến đò, những bờ biển thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh… tất cả, góp phần tạo ra tâm hồn, tính cách và tình yêu của mỗi người, từ đó hình thành những mối dây ràng buộc, nhờ thế mà khi có ngoại xâm thì cả dân tộc cùng đứng lên, đồng lòng đánh đuổi chúng, giành lại từng tấc đất, từng ngọn rau…
Đó là những điều có thật. Đã từng xảy ra. Những tấm lòng yêu nước, những hy sinh vì tổ quốc, những anh hùng dân tộc… tất cả đều có thật.
Duy chỉ một điều nghịch lý, đó là: trong lịch sử nhân loại CHƯA BAO GIỜ ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN.
Ngày xưa, khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù.
Chỉ có Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, cùng nhau lên núi Thú Dương, hái rau độ nhật.
Sau, có người đến bảo: “Nhà Chu đã trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, ăn rau núi này chẳng phải ăn rau nhà Chu ư?”
Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.
Rõ ràng thời ấy người ta quan niệm sông núi, kể cả rau rừng đều “của nhà Chu” nào phải của nhân dân.
Ngay cả hạt thóc là do mồ hôi nước mắt của nông dân làm nên mà cũng được gọi là “thóc nhà Chu” thì nhân dân còn lại gì?
Trong bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý khi ông viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì thật sự cũng đã “xí phần” cho triều đình hết rồi, còn gì cho đám dân đen nữa?!
Thời phong kiến, đất nước là của nhà vua nên mới có cha truyền con nối, nên trung quân và ái quốc mới gộp làm một.
2
Ngày nay người ta nói nhiều đến dân chủ.
Có vẻ như đất nước không còn là của “nhà Chu” nữa, có vẻ như “Nam quốc sơn hà” không còn của “Nam đế” nữa.
Vậy chắc là của nhân dân rồi!
Thử xem có phải vậy không?
Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?
Tại sao?
Sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất?
Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân?
Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản… chỉ để kiếm chưa đến một trăm đô la mỗi tháng?
Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp?
Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới… để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản… và hàng ngàn vụ khác?
Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu?
Nếu đất nước là của nhân dân sao lại chỉ có một nhúm các tập đoản tài phiệt phất lên nhờ kinh doanh rừng, biển, đất đai và lúa gạo… trong khi nhân dân thì bị cướp đất, rừng thì bị phá, thóc lúa thì bị thương lái ép giá, đẩy nông dân vào kiếp sống bần cùng?
3
Có quá nhiều bằng chứng để nói rằng trong lịch sử chưa bao giờ đất nước là của nhân dân.
Đất nước chỉ là của nhân dân trong các học thuyết, trong văn thơ, trong âm nhạc.
Không phải của nhân dân
Đất nước chỉ là của nhân dân trong hoài niệm tuổi thơ, trong tâm tình chôn nhau cắt rún.
Trên thực tế đất nước bao giờ cũng là tài sản riêng của giai cấp cầm quyền.
Ngày xưa thì đất nước là của vua chúa, ngày nay đất nước là của các chính quyền.
Còn nhân dân?
Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, đại đa số nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương…chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu.
Những nhà hàng, những khách sạn sang trọng, những vũ trường xa hoa, những cửa hàng lộng lẫy kia không phải của nhân dân.
Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia… không bao giờ là của nhân dân.
Những mỏ bô-xit, mỏ than, mỏ dầu trị giá hàng ngàn tỉ đô la kia, những lâm sản, hải sản vô tận kia…chưa bao giờ là của nhân dân.
Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày.
Nhân dân không biết nghe nhạc giao hưởng, không biết hát Opera, nhân dân chỉ biết rao: “Cháo huyết đây!” “Bánh mì nóng giòn đây!” “Báo mới đây!” “Mài dao mài kéo đây!”…
Nhân dân không có vé vào xem thi hoa hậu hoàn vũ hay xem trình diễn thời trang, nhân dân chỉ có năm ngàn đồng đủ trả một cuốc xe ra đứng đầu đường Huyền Trân Công Chúa và gọi: “Đi chơi không anh?”.
Nhân dân không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố.”
Trong thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵng sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” “thánh chiến” “vệ quốc”…
Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “đồng hương” chuyên nghề vơ vét.
Đất nước đã bị cưỡng đoạt.
Giờ đây, đối với nhân dân Việt Nam, nếu đất nước có còn được chút ý nghĩa, chính là vì nó đang ôm giữ trong lòng nó xương cốt của những người thân đã chết vì một lý tưởng hoang đường và một ước mơ không bao giờ có thật.
4
Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa.
Vài trăm người biểu tình bị đàn áp, bị bắt, bị đe dọa.
Nhiều người hỏi tôi: “Sao không thấy ông viết về Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ viết về nhân quyền, về dân chủ?”
Chẳng lẽ tôi lại phải trả lời như thế này:
“Vì hai hòn đảo ấy người ta đã dâng cho Tàu rồi. Ai đòi lại được? Mà nếu như có đòi được thì cái lãnh thổ giàu tài nguyên ấy cũng đâu phải của nhân dân. Hai hòn đảo ấy cũng sẽ là tài sản của những kẻ cầm quyền và bọn tài phiệt, cũng sẽ bị chúng chia chác nhau mà ăn thôi.”
Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.
Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.
Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”.
Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.
Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.
1
Từ thuở bé, con người đã gắn liền với đất nước mình qua lũy tre làng, dòng sông, bến đò, những bờ biển thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh… tất cả, góp phần tạo ra tâm hồn, tính cách và tình yêu của mỗi người, từ đó hình thành những mối dây ràng buộc, nhờ thế mà khi có ngoại xâm thì cả dân tộc cùng đứng lên, đồng lòng đánh đuổi chúng, giành lại từng tấc đất, từng ngọn rau…
Đó là những điều có thật. Đã từng xảy ra. Những tấm lòng yêu nước, những hy sinh vì tổ quốc, những anh hùng dân tộc… tất cả đều có thật.
Duy chỉ một điều nghịch lý, đó là: trong lịch sử nhân loại CHƯA BAO GIỜ ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN.
Ngày xưa, khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù.
Chỉ có Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, cùng nhau lên núi Thú Dương, hái rau độ nhật.
Sau, có người đến bảo: “Nhà Chu đã trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, ăn rau núi này chẳng phải ăn rau nhà Chu ư?”
Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.
Rõ ràng thời ấy người ta quan niệm sông núi, kể cả rau rừng đều “của nhà Chu” nào phải của nhân dân.
Ngay cả hạt thóc là do mồ hôi nước mắt của nông dân làm nên mà cũng được gọi là “thóc nhà Chu” thì nhân dân còn lại gì?
Trong bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý khi ông viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì thật sự cũng đã “xí phần” cho triều đình hết rồi, còn gì cho đám dân đen nữa?!
Thời phong kiến, đất nước là của nhà vua nên mới có cha truyền con nối, nên trung quân và ái quốc mới gộp làm một.
2
Ngày nay người ta nói nhiều đến dân chủ.
Có vẻ như đất nước không còn là của “nhà Chu” nữa, có vẻ như “Nam quốc sơn hà” không còn của “Nam đế” nữa.
Vậy chắc là của nhân dân rồi!
Thử xem có phải vậy không?
Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?
Tại sao?
Sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất?
Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân?
Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản… chỉ để kiếm chưa đến một trăm đô la mỗi tháng?
Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp?
Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới… để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản… và hàng ngàn vụ khác?
Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu?
Nếu đất nước là của nhân dân sao lại chỉ có một nhúm các tập đoản tài phiệt phất lên nhờ kinh doanh rừng, biển, đất đai và lúa gạo… trong khi nhân dân thì bị cướp đất, rừng thì bị phá, thóc lúa thì bị thương lái ép giá, đẩy nông dân vào kiếp sống bần cùng?
3
Có quá nhiều bằng chứng để nói rằng trong lịch sử chưa bao giờ đất nước là của nhân dân.
Đất nước chỉ là của nhân dân trong các học thuyết, trong văn thơ, trong âm nhạc.
Không phải của nhân dân
Đất nước chỉ là của nhân dân trong hoài niệm tuổi thơ, trong tâm tình chôn nhau cắt rún.
Trên thực tế đất nước bao giờ cũng là tài sản riêng của giai cấp cầm quyền.
Ngày xưa thì đất nước là của vua chúa, ngày nay đất nước là của các chính quyền.
Còn nhân dân?
Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, đại đa số nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương…chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu.
Những nhà hàng, những khách sạn sang trọng, những vũ trường xa hoa, những cửa hàng lộng lẫy kia không phải của nhân dân.
Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia… không bao giờ là của nhân dân.
Những mỏ bô-xit, mỏ than, mỏ dầu trị giá hàng ngàn tỉ đô la kia, những lâm sản, hải sản vô tận kia…chưa bao giờ là của nhân dân.
Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày.
Nhân dân không biết nghe nhạc giao hưởng, không biết hát Opera, nhân dân chỉ biết rao: “Cháo huyết đây!” “Bánh mì nóng giòn đây!” “Báo mới đây!” “Mài dao mài kéo đây!”…
Nhân dân không có vé vào xem thi hoa hậu hoàn vũ hay xem trình diễn thời trang, nhân dân chỉ có năm ngàn đồng đủ trả một cuốc xe ra đứng đầu đường Huyền Trân Công Chúa và gọi: “Đi chơi không anh?”.
Nhân dân không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố.”
Trong thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵng sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” “thánh chiến” “vệ quốc”…
Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “đồng hương” chuyên nghề vơ vét.
Đất nước đã bị cưỡng đoạt.
Giờ đây, đối với nhân dân Việt Nam, nếu đất nước có còn được chút ý nghĩa, chính là vì nó đang ôm giữ trong lòng nó xương cốt của những người thân đã chết vì một lý tưởng hoang đường và một ước mơ không bao giờ có thật.
4
Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa.
Vài trăm người biểu tình bị đàn áp, bị bắt, bị đe dọa.
Nhiều người hỏi tôi: “Sao không thấy ông viết về Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ viết về nhân quyền, về dân chủ?”
Chẳng lẽ tôi lại phải trả lời như thế này:
“Vì hai hòn đảo ấy người ta đã dâng cho Tàu rồi. Ai đòi lại được? Mà nếu như có đòi được thì cái lãnh thổ giàu tài nguyên ấy cũng đâu phải của nhân dân. Hai hòn đảo ấy cũng sẽ là tài sản của những kẻ cầm quyền và bọn tài phiệt, cũng sẽ bị chúng chia chác nhau mà ăn thôi.”
Nhận định về tin ''Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung: Bị truy tố ở khung hình phạt có mức án tử hình''
Đỗ Nam Hải
18:16 24/12/2009
Xin gửi đến quý vị và các bạn bản tin dưới đây, với tựa đề: “Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung: Bị truy tố ở khung hình phạt có mức án tử hình” đăng trên báo Thanh Niên, ngày 23/12/2009. (trường hợp anh Trần Anh Kim ở miền Bắc không thấy bài báo này đề cập, mặc dù bị bắt cùng đợt và xử cùng “tội danh”).
Tôi xin có một vài nhận xét ban đầu, nói lên ý đồ của NCQ CSVN qua vụ việc này:
A) Mặc dù bản chất khủng bố là không hề thay đổi nhưng trong điều kiện, hòan cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, NCQ CSVN chắc chắn không dám xử những người dưới đây, với mức án cao nhất là tử hình.
B) Ý đồ chuyển tội danh từ điều 88 sang điều 79 của BLHS nước CHXHCNVN, theo những tính tóan của Hà Nội có thể là những điểm sau đây:
1) Tránh áp lực của quốc tế rất mạnh đối với điều 88, để “lẩn” sang điều 79. Vì “tuyên truyền” theo điều 88 nghĩa là người ta chỉ nói hoặc viết mà thôi. Còn điều 79, với 2 chữ “họat động” thì theo họ là đã có hành vi “lật đổ” cụ thể. Với thể chế chính trị độc tài hiện nay ở Việt Nam, khi mà các lực lượng công an, tòa án, viện kiểm sóat, truyền thông,… thực chất chỉ là 1 thì khi cần, họ dễ dàng “làm xiếc” về chuyện này.
2) Răn đe hù dọa phong trào dân chủ, lực lượng dân chủ Việt Nam.
3) “Làm giá” với thế giới dân chủ tiến bộ.
4) Đánh bồi tiếp một đòn khủng bố tâm lý thật mạnh lên những người đang bị tù và thân nhân họ, với ý đồ tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm hạ gục ý chí phản kháng của họ trước và trong phiên tòa sắp xử. Đồng thời cũng là để “làm giá” với họ và gia đình họ. Có 2 khả năng xảy ra:
a) Nếu những người tù kia vẫn chưa chịu khuất phục thì họ sẽ tìm cách hõan phiên tòa lại. (cho đến khi họ cảm thấy an tâm). Lúc ấy, lý do hõan mà họ đưa ra là: cần có thời gian để “tiếp tục điều tra”, tù nhân bị bệnh hoặc thậm chí không thèm giải thích gì hết, v.v… như họ đã từng làm với bao người trước đó. (nếu để ý, chúng ta sẽ thấy là bản tin dưới đây không nói gì đến ngày, giờ xét xử).
b) Nếu họ (NCQCSVN) cảm thấy “an tâm” vì đã “khuất phục” được những người tù, thì họ sẽ đưa ra tòa xét xử ngay trong một ngày gần đây (có thể là cuối tháng 12/2009 hoặc đầu năm 2010). Trường hợp này, căn cứ vào áp lực quốc tế là mạnh hay yếu đối với phiên tòa này thì bản án tuyên sẽ là nhẹ hay nặng.
Họ sẵn sàng xử tụt khung trong phiên sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau đó, rồi xảo biện rằng:
- Do nhân thân tốt.
- Phạm tội lần đầu.
- Khai báo thành khẩn.
- Lập công chuộc tội tốt.
- Mới chỉ có ý đồ “phạm tội”, chứ chưa gây hậu qủa nghiêm trọng.
- v.v…
Vì vậy, với “Chính khách khoan hồng và nhân đạo, sáng ngời chính nghĩa của Đảng ta; với phương châm đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”, v.v… nên “Đảng ta” quyết định xử tụt khung!
Theo tôi, nếu chúng ta nắm được chắc ý đồ này của NCQ CSVN và tìm cách chuyển được thông tin cho những người tù, thông qua thân nhân họ và giới luật sư bảo vệ họ, thì sẽ rất có lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay. Nó sẽ giúp cho những người tù tăng thêm lòng tin cùng sự can đảm để từ đó, không thèm quan tâm đến bản án sẽ tuyên cho họ là “tội danh” gì? Bao nhiêu năm? v.v… Mà ngược lại, biến phiên tòa xét xử họ thành cơ hội đấu tranh dân chủ và kết án đanh thép chế độ độc tài tòan trị, phản dân, hại nước và cực kỳ đạo đức giả này.
Bằng cách đó, họ lại tiếp tục có những đóng góp tích cực để thúc đẩy cho nền dân chủ Việt Nam tiến lên. Đồng thời, đập tan ý đồ xấu xa, hèn hạ của NCQ CSVN nhằm đánh gục uy tín của họ, thông qua việc Hà Nội công bố nhặng xị trên các phương tiện thông tin đại chúng, về cái gọi là “lời thú tội” của họ vào tháng 7 và 8 năm 2009 vừa qua. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý bổ sung thêm cho những ý kiến trên, nhằm làm cho nó phong phú và chặt chẽ hơn. Xin chân thành cảm ơn trước.
Nhân dịp mùa Giáng sinh 2009 và năm mới 2010, xin kính chúc quý vị và gia đình luôn được mạnh khỏe và an lành. Chúc cho nền dân chủ Việt Nam luôn phát triển vững vàng và tiếp tục giành được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa, mang tính đột biến trong năm 2010.
Tôi xin có một vài nhận xét ban đầu, nói lên ý đồ của NCQ CSVN qua vụ việc này:
A) Mặc dù bản chất khủng bố là không hề thay đổi nhưng trong điều kiện, hòan cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, NCQ CSVN chắc chắn không dám xử những người dưới đây, với mức án cao nhất là tử hình.
B) Ý đồ chuyển tội danh từ điều 88 sang điều 79 của BLHS nước CHXHCNVN, theo những tính tóan của Hà Nội có thể là những điểm sau đây:
1) Tránh áp lực của quốc tế rất mạnh đối với điều 88, để “lẩn” sang điều 79. Vì “tuyên truyền” theo điều 88 nghĩa là người ta chỉ nói hoặc viết mà thôi. Còn điều 79, với 2 chữ “họat động” thì theo họ là đã có hành vi “lật đổ” cụ thể. Với thể chế chính trị độc tài hiện nay ở Việt Nam, khi mà các lực lượng công an, tòa án, viện kiểm sóat, truyền thông,… thực chất chỉ là 1 thì khi cần, họ dễ dàng “làm xiếc” về chuyện này.
2) Răn đe hù dọa phong trào dân chủ, lực lượng dân chủ Việt Nam.
3) “Làm giá” với thế giới dân chủ tiến bộ.
4) Đánh bồi tiếp một đòn khủng bố tâm lý thật mạnh lên những người đang bị tù và thân nhân họ, với ý đồ tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm hạ gục ý chí phản kháng của họ trước và trong phiên tòa sắp xử. Đồng thời cũng là để “làm giá” với họ và gia đình họ. Có 2 khả năng xảy ra:
a) Nếu những người tù kia vẫn chưa chịu khuất phục thì họ sẽ tìm cách hõan phiên tòa lại. (cho đến khi họ cảm thấy an tâm). Lúc ấy, lý do hõan mà họ đưa ra là: cần có thời gian để “tiếp tục điều tra”, tù nhân bị bệnh hoặc thậm chí không thèm giải thích gì hết, v.v… như họ đã từng làm với bao người trước đó. (nếu để ý, chúng ta sẽ thấy là bản tin dưới đây không nói gì đến ngày, giờ xét xử).
b) Nếu họ (NCQCSVN) cảm thấy “an tâm” vì đã “khuất phục” được những người tù, thì họ sẽ đưa ra tòa xét xử ngay trong một ngày gần đây (có thể là cuối tháng 12/2009 hoặc đầu năm 2010). Trường hợp này, căn cứ vào áp lực quốc tế là mạnh hay yếu đối với phiên tòa này thì bản án tuyên sẽ là nhẹ hay nặng.
Họ sẵn sàng xử tụt khung trong phiên sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau đó, rồi xảo biện rằng:
- Do nhân thân tốt.
- Phạm tội lần đầu.
- Khai báo thành khẩn.
- Lập công chuộc tội tốt.
- Mới chỉ có ý đồ “phạm tội”, chứ chưa gây hậu qủa nghiêm trọng.
- v.v…
Vì vậy, với “Chính khách khoan hồng và nhân đạo, sáng ngời chính nghĩa của Đảng ta; với phương châm đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”, v.v… nên “Đảng ta” quyết định xử tụt khung!
Theo tôi, nếu chúng ta nắm được chắc ý đồ này của NCQ CSVN và tìm cách chuyển được thông tin cho những người tù, thông qua thân nhân họ và giới luật sư bảo vệ họ, thì sẽ rất có lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay. Nó sẽ giúp cho những người tù tăng thêm lòng tin cùng sự can đảm để từ đó, không thèm quan tâm đến bản án sẽ tuyên cho họ là “tội danh” gì? Bao nhiêu năm? v.v… Mà ngược lại, biến phiên tòa xét xử họ thành cơ hội đấu tranh dân chủ và kết án đanh thép chế độ độc tài tòan trị, phản dân, hại nước và cực kỳ đạo đức giả này.
Bằng cách đó, họ lại tiếp tục có những đóng góp tích cực để thúc đẩy cho nền dân chủ Việt Nam tiến lên. Đồng thời, đập tan ý đồ xấu xa, hèn hạ của NCQ CSVN nhằm đánh gục uy tín của họ, thông qua việc Hà Nội công bố nhặng xị trên các phương tiện thông tin đại chúng, về cái gọi là “lời thú tội” của họ vào tháng 7 và 8 năm 2009 vừa qua. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý bổ sung thêm cho những ý kiến trên, nhằm làm cho nó phong phú và chặt chẽ hơn. Xin chân thành cảm ơn trước.
Nhân dịp mùa Giáng sinh 2009 và năm mới 2010, xin kính chúc quý vị và gia đình luôn được mạnh khỏe và an lành. Chúc cho nền dân chủ Việt Nam luôn phát triển vững vàng và tiếp tục giành được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa, mang tính đột biến trong năm 2010.
Tin Đáng Chú Ý
Chúc Mừng Ks. Đặng Minh An Phó Giám Đốc Vietcatholic Net Work
Jos. Vĩnh SA
00:18 24/12/2009
Chúc Mừng
Bồ câu thông tin |
Nhận được tin vui trước giờ Giáng Sinh
Thông Tấn Xã FIDES của Tòa Thánh Vatican chính thức mời kỹ sư JB. Đặng Minh An phó giám đốc Vietcatholic Net Work và cô Lan Nguyễn làm ký giả thường trực trong phân bộ ASIA của Tòa Thánh
Chúc mừng anh An và cô Lan thành công trong sứ vụ mới và hăng say phục vụ trên bước đường ngôn luận.
vietcatholic net work Nam Úc
Thông Tấn Xã FIDES của Tòa Thánh Vatican chính thức mời kỹ sư JB. Đặng Minh An phó giám đốc Vietcatholic Net Work và cô Lan Nguyễn làm ký giả thường trực trong phân bộ ASIA của Tòa Thánh
Chúc mừng anh An và cô Lan thành công trong sứ vụ mới và hăng say phục vụ trên bước đường ngôn luận.
vietcatholic net work Nam Úc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cũng Như Tuyết Sa
Lm. Trần Cao Tường
19:12 24/12/2009
CŨNG NHƯ TUYẾT SA
Ảnh của Cao Tường
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời, không trở về nếu chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc... thì lời Ta cũng vậy, một khi phát xuất từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả.” (Is 55:10-11)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mừng Chúa Giáng Trần - Merry Christmas! Jesus Superstar is born!
Nguyễn Đức Cung
19:16 24/12/2009
ĐÓN MỪNG CHÚA GIÁNG TRẦN – Merry Christmas! Jesus Superstar is born!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Từ rừng sâu hẻo lánh đến những kinh thành tráng lệ mọi người đang rộn ràng chào mừng ngày Đấng Cứu Thế giáng trần.
Trong bầu không khí linh nhiệm ấy, Gia Đình Trang Ảnh Chiêm/Niệm/Thiền
Chân thành kính chúc quí vị độc giả và qúi quyến:
- Mùa Lễ Giáng Sinh tràn đầy bình an hạnh phúc.
- Năm mới 2010 muôn vàn như ý.
Trân trọng,
Trang Ảnh Chiêm/Niệm/Thiền
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền