Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Gia
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
00:19 25/12/2010
Chúa nhật Lễ Thánh Gia / Năm A: 26-12-10 / Holy Family
Lời Chúa hôm nay: BỔN PHẬN CHA MẸ-VỢ CHỒNG-CON CÁI
* BÀI ĐỌC 1: Huấn ca 3, 3 = Ai thờ cha, kính mẹ thì được bù đắp lỗi lầm và tích trữ kho báu..
* TIN MỪNG (Gospel): Mat 2, 14= Ông Giuse đang đêm đưa Hài nhi và mẹ trốn sang Ai cập.
* Theo Công Đồng Vatican II và Giáo huấn của Giáo hội thì cha mẹ có trách nhiệm như là một Linh mục tại gia, có trách nhiệm phải hướng dẫn Lời Chúa, làm gương sáng cho con như là Linh mục trông coi một Giáo xứ, và cha mẹ nhắc lại bài giảng của cha xứ để con cái tuân giữ Luật Chúa và Giáo hội.
* BÀI ĐỌC 2: Côlôxê: 3, 13= Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau…như Chúa đã tha thứ cho anh em.
* Ca dao VN: Yêu anh tâm trí hao mòn, yêu anh đến thác cũng còn yêu anh.
Yêu em gánh gạch về đây, chẳng đắp nên núi cũng xây nên thành.
Yêu nhau bốc bãi sẵn sàng, ghét nhau đũa ngọc mâm vàng cũng thây.
Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
A- Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: (Some points of Reflection, live out and share)
1- Cha mẹ nghe Lời Chúa: Sau khi Chúa Giêsu sinh ra và được ba vua tới thăm, thì Sứ thần Chúa hiện ra báo cho ông Giuse: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy.”(Mat 2,13) Đang đêm mệt mã vì con mới sinh ra lạnh lẽo, đói rách, giờ lại phải đem Chúa hài Nhi trốn sang Ai cập. Ông Giuse thật là đau khổ vất vả vì vợ con.. Gia đình tôi có nhiều khi cũng giống Gia đình Thánh gia. Chia sẻ một trường hợp khổ cực của gia đình tôi?
2- Cha mẹ vất vả: Tại nơi đất khách quê người với vợ mới sinh và con thơ dại, thánh Giuse chắc phải lam lũ cực khổ lắm. Một thời gian sau, sứ thần Chúa lại báo: “Này ông, dậy đem hài nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” (Mat 2, 19) Kẻ ác tâm Hê-rô-đê một thời đã chết, ông Giuse lại vâng lời Chúa đưa mẹ con về ở nơi cuối cùng là Na-da-rét. Hôm nay bạn được thế này là nhờ ở ai! Chắc là chính cha mẹ đã bao công khó nhọc cho bạn. Cho biết tại sao bạn có những hạnh phúc này?
3- Hiếu kính cha mẹ: Trong bài đọc 1, sách Huấn ca cho biết Thiên Chúa làm cho người cha được vẻ vang và người mẹ thêm uy quyền nơi con cái, nên: Nên ai thờ cha thì bù lắp lỗi lầm, Ai kính mẹ thì tích trữ khó báu.” (Hc 3, 3-4) Vì thế, Chúa muốn tôi hãy săn sóc cha mẹ khi ngài đến tuổi già, để làm cho mẹ an lòng. Khi các ngài có bệnh tật cũng phải cảm thông, đừng tỏ ra khinh dể. Vì Chúa không quên lòng hiếu thảo của tôi với cha mẹ và sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho tôi. Việc làm của tôi đã làm cha mẹ an vui, thỏa dạ?
4- Vợ chồng sống đạo: Thánh Phaolô cho biết bạn là những người được Chúa chọn lựa, nên hãy có lòng khiêm tốn, hiền lành, nhẫn nhục và thông cảm cho nhau: “Hãy chiụ đựng và tha thứ cho nhau,nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia.” (Col 3,13) Bạn thấy trên thập giá bao người chế nhạo mà Chúa vẫn tha thứ và chết vì yêu bạn. Như vậy, Đức ái là quan trọng nhất của Tín hữu sau khi họ tham dự Thánh lễ để lên đường yêu thương, phục vụ. Những việc bạn đang làm cho nhau trong đời sồng?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này: (The Best God’s Word)
HÃY CÓ LÒNG THƯƠNG CẢM, NHÂN HẬU, KHIÊM NHU, HIỀN HÒA VÀ NHẪN NẠI. (Col 3, 3, 12)
Heartfelt compassion, kindness, humility, gentleness, and patience.
C- Ngay bây giờ tôi phải làm gì: 1 / Nghe tiếng Chúa qua cha, mẹ, vợ chồng, con cháu. 3/ Năng thăm hỏi cha mẹ. 4/ Cảm thông, tha thứ lỗi lầm. 5/ Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng…
D- Cầu nguyện với Lời Chúa: Lạy Cha, thánh Phaolô đã khuyên con: hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Xin giúp con thực hành những điều trên để cha mẹ, vợ chồng, con cái luôn có hạnh phúc và gia đình con cái được an vui vì có Chúa Giêsu hiện diện như Gia đình thánh Gia. Amen.!!
Hoa thơm cỏ lạ: KHI CÓ VẺ NHƯ BẠN KHÔNG THA THỨ ĐƯỢC, HÃY NHỚ CHÍNH BẠN ĐÃ ĐƯỢC THA THỨ
When it seems you can’t forgive, remember how much you’ve been forgiven
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com * Cùng gởi các Gia đình-Nhóm- Đòan thể-Phong trào…
\
Lời Chúa hôm nay: BỔN PHẬN CHA MẸ-VỢ CHỒNG-CON CÁI
* BÀI ĐỌC 1: Huấn ca 3, 3 = Ai thờ cha, kính mẹ thì được bù đắp lỗi lầm và tích trữ kho báu..
* TIN MỪNG (Gospel): Mat 2, 14= Ông Giuse đang đêm đưa Hài nhi và mẹ trốn sang Ai cập.
* Theo Công Đồng Vatican II và Giáo huấn của Giáo hội thì cha mẹ có trách nhiệm như là một Linh mục tại gia, có trách nhiệm phải hướng dẫn Lời Chúa, làm gương sáng cho con như là Linh mục trông coi một Giáo xứ, và cha mẹ nhắc lại bài giảng của cha xứ để con cái tuân giữ Luật Chúa và Giáo hội.
* BÀI ĐỌC 2: Côlôxê: 3, 13= Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau…như Chúa đã tha thứ cho anh em.
* Ca dao VN: Yêu anh tâm trí hao mòn, yêu anh đến thác cũng còn yêu anh.
Yêu em gánh gạch về đây, chẳng đắp nên núi cũng xây nên thành.
Yêu nhau bốc bãi sẵn sàng, ghét nhau đũa ngọc mâm vàng cũng thây.
Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
A- Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: (Some points of Reflection, live out and share)
1- Cha mẹ nghe Lời Chúa: Sau khi Chúa Giêsu sinh ra và được ba vua tới thăm, thì Sứ thần Chúa hiện ra báo cho ông Giuse: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy.”(Mat 2,13) Đang đêm mệt mã vì con mới sinh ra lạnh lẽo, đói rách, giờ lại phải đem Chúa hài Nhi trốn sang Ai cập. Ông Giuse thật là đau khổ vất vả vì vợ con.. Gia đình tôi có nhiều khi cũng giống Gia đình Thánh gia. Chia sẻ một trường hợp khổ cực của gia đình tôi?
2- Cha mẹ vất vả: Tại nơi đất khách quê người với vợ mới sinh và con thơ dại, thánh Giuse chắc phải lam lũ cực khổ lắm. Một thời gian sau, sứ thần Chúa lại báo: “Này ông, dậy đem hài nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” (Mat 2, 19) Kẻ ác tâm Hê-rô-đê một thời đã chết, ông Giuse lại vâng lời Chúa đưa mẹ con về ở nơi cuối cùng là Na-da-rét. Hôm nay bạn được thế này là nhờ ở ai! Chắc là chính cha mẹ đã bao công khó nhọc cho bạn. Cho biết tại sao bạn có những hạnh phúc này?
3- Hiếu kính cha mẹ: Trong bài đọc 1, sách Huấn ca cho biết Thiên Chúa làm cho người cha được vẻ vang và người mẹ thêm uy quyền nơi con cái, nên: Nên ai thờ cha thì bù lắp lỗi lầm, Ai kính mẹ thì tích trữ khó báu.” (Hc 3, 3-4) Vì thế, Chúa muốn tôi hãy săn sóc cha mẹ khi ngài đến tuổi già, để làm cho mẹ an lòng. Khi các ngài có bệnh tật cũng phải cảm thông, đừng tỏ ra khinh dể. Vì Chúa không quên lòng hiếu thảo của tôi với cha mẹ và sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho tôi. Việc làm của tôi đã làm cha mẹ an vui, thỏa dạ?
4- Vợ chồng sống đạo: Thánh Phaolô cho biết bạn là những người được Chúa chọn lựa, nên hãy có lòng khiêm tốn, hiền lành, nhẫn nhục và thông cảm cho nhau: “Hãy chiụ đựng và tha thứ cho nhau,nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia.” (Col 3,13) Bạn thấy trên thập giá bao người chế nhạo mà Chúa vẫn tha thứ và chết vì yêu bạn. Như vậy, Đức ái là quan trọng nhất của Tín hữu sau khi họ tham dự Thánh lễ để lên đường yêu thương, phục vụ. Những việc bạn đang làm cho nhau trong đời sồng?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này: (The Best God’s Word)
HÃY CÓ LÒNG THƯƠNG CẢM, NHÂN HẬU, KHIÊM NHU, HIỀN HÒA VÀ NHẪN NẠI. (Col 3, 3, 12)
Heartfelt compassion, kindness, humility, gentleness, and patience.
C- Ngay bây giờ tôi phải làm gì: 1 / Nghe tiếng Chúa qua cha, mẹ, vợ chồng, con cháu. 3/ Năng thăm hỏi cha mẹ. 4/ Cảm thông, tha thứ lỗi lầm. 5/ Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng…
D- Cầu nguyện với Lời Chúa: Lạy Cha, thánh Phaolô đã khuyên con: hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Xin giúp con thực hành những điều trên để cha mẹ, vợ chồng, con cái luôn có hạnh phúc và gia đình con cái được an vui vì có Chúa Giêsu hiện diện như Gia đình thánh Gia. Amen.!!
Hoa thơm cỏ lạ: KHI CÓ VẺ NHƯ BẠN KHÔNG THA THỨ ĐƯỢC, HÃY NHỚ CHÍNH BẠN ĐÃ ĐƯỢC THA THỨ
When it seems you can’t forgive, remember how much you’ve been forgiven
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com * Cùng gởi các Gia đình-Nhóm- Đòan thể-Phong trào…
\
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:20 25/12/2010
ÔNG TƠ NGUYỆT LÃO
Đời nhà Đường, có một người tên là Da Cổ.
Một hôm ông ta đi du lịch qua thành Tống, trú ngụ trong một nhà nghỉ ở phía nam, tối hôm ấy anh ta đi dạo trên phố, nhìn thấy dưới ánh trăng sáng có một ông lão ngồi trên đất, tay cầm một quyển sách vừa lớn vừa dày đang lật trang này qua trang khác, bên cạnh có một cái bị đựng đầy những sợi tơ lụa màu đỏ. Dạ Cố hiếu kỳ bèn hỏi ông lão đó là sách gì ? Ông lão trả lời nói đó là quyển sách ghi chép hôn nhân của nam nữ trên thế gian. Dạ Cố lại hỏi những tơ lụa dùng để làm gì ? Ông lão mĩm cười nói: sợi tơ lụa màu đỏ dùng để buộc chân của vợ chồng, bất kể hai bên nam nữ là thù hận hay ở xa cách nhau rất xa, chỉ cần dùng một vài sợi tơ lụa màu đỏ này buộc nơi chân của họ, thì họ nhất định sẽ kết thành vợ chồng.
(Tiếp u quái lục)
Suy tư:
Chuyện nam nữ yêu thương nhau rồi kết đôi thành vợ thành chồng, thì như người ta nói đó là nhân duyên, là cái duyên số hoặc là duyên nợ với nhau từ kiếp trước.
Người Công Giáo tin rằng, hôn nhân là do ý định của Thiên Chúa, khi người nam và người nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chồng rồi thì không còn là hai nữa, mà là một, bởi vì người vợ được Thiên Chúa dựng nên bởi xương sườn của người nam, tức là chồng của mình.
Ở trên đời có những cặp tình nhân yêu thương nhau tưởng như không thể rời nhau được, thế mà kết cuộc họ không là vợ chồng, bởi vì họ không phải là của nhau theo ý nghĩa của kinh thánh: người nữ ấy không phải là xương sườn của người chồng; lại có những người nam người nữ không hề quen biết nhau, nhưng chỉ gặp mhau có một lần mà cảm thấy như đã quen biết từ lâu, và thế là họ trở thành vợ chồng của nhau, bởi vì người nữ ấy là do xương sườn của người chồng.
Tình yêu vợ chồng của người Ki-tô hữu đã được Chúa Giê-su Ki-tô chúc phúc và nâng lên hàng bí tích và ban ơn cho họ, để người chồng làm tròn bổn phận người cha và người chồng, để người vợ làm tròn bổn phận người mẹ và người vợ trong gia đình, và chỉ có những ai sống đời vợ chồng mới được những ân sủng ấy mà thôi.
Một tình yêu chân thành vô vị lợi giữa hai người nam nữ, là sự đồng cảm và ý hướng tích cực trong đời sống hôn nhân của hai người nam nữ. Chính tình yêu này làm cho họ biết chia sẻ, cảm thông và bao dung cho nhau trong đời sống vợ chồng.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đời nhà Đường, có một người tên là Da Cổ.
Một hôm ông ta đi du lịch qua thành Tống, trú ngụ trong một nhà nghỉ ở phía nam, tối hôm ấy anh ta đi dạo trên phố, nhìn thấy dưới ánh trăng sáng có một ông lão ngồi trên đất, tay cầm một quyển sách vừa lớn vừa dày đang lật trang này qua trang khác, bên cạnh có một cái bị đựng đầy những sợi tơ lụa màu đỏ. Dạ Cố hiếu kỳ bèn hỏi ông lão đó là sách gì ? Ông lão trả lời nói đó là quyển sách ghi chép hôn nhân của nam nữ trên thế gian. Dạ Cố lại hỏi những tơ lụa dùng để làm gì ? Ông lão mĩm cười nói: sợi tơ lụa màu đỏ dùng để buộc chân của vợ chồng, bất kể hai bên nam nữ là thù hận hay ở xa cách nhau rất xa, chỉ cần dùng một vài sợi tơ lụa màu đỏ này buộc nơi chân của họ, thì họ nhất định sẽ kết thành vợ chồng.
(Tiếp u quái lục)
Suy tư:
Chuyện nam nữ yêu thương nhau rồi kết đôi thành vợ thành chồng, thì như người ta nói đó là nhân duyên, là cái duyên số hoặc là duyên nợ với nhau từ kiếp trước.
Người Công Giáo tin rằng, hôn nhân là do ý định của Thiên Chúa, khi người nam và người nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chồng rồi thì không còn là hai nữa, mà là một, bởi vì người vợ được Thiên Chúa dựng nên bởi xương sườn của người nam, tức là chồng của mình.
Ở trên đời có những cặp tình nhân yêu thương nhau tưởng như không thể rời nhau được, thế mà kết cuộc họ không là vợ chồng, bởi vì họ không phải là của nhau theo ý nghĩa của kinh thánh: người nữ ấy không phải là xương sườn của người chồng; lại có những người nam người nữ không hề quen biết nhau, nhưng chỉ gặp mhau có một lần mà cảm thấy như đã quen biết từ lâu, và thế là họ trở thành vợ chồng của nhau, bởi vì người nữ ấy là do xương sườn của người chồng.
Tình yêu vợ chồng của người Ki-tô hữu đã được Chúa Giê-su Ki-tô chúc phúc và nâng lên hàng bí tích và ban ơn cho họ, để người chồng làm tròn bổn phận người cha và người chồng, để người vợ làm tròn bổn phận người mẹ và người vợ trong gia đình, và chỉ có những ai sống đời vợ chồng mới được những ân sủng ấy mà thôi.
Một tình yêu chân thành vô vị lợi giữa hai người nam nữ, là sự đồng cảm và ý hướng tích cực trong đời sống hôn nhân của hai người nam nữ. Chính tình yêu này làm cho họ biết chia sẻ, cảm thông và bao dung cho nhau trong đời sống vợ chồng.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN Lễ Thánh Gia)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:23 25/12/2010
LỄ THÁNH GIA THẤT
Tin mừng: Mt 2, 13-15. 19-23.
“Hãy đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai Cập”.
Anh chị em thân mến,
Lễ Thánh Gia Thất năm nay có một ý nghĩa đặc biệt, xét theo ngày tháng thì nó tiếp theo sau lễ giáng sinh một ngày, để cho chúng ta đang khi tâm hồn còn đang tràn ngập niềm vui lễ giáng sinh, thì cũng hiểu được ý nghĩa hạnh phúc gia đình.
Hang đá vẫn còn đó trước mặt chúng ta, nhìn vào hang đá chúng ta thấy Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se, thật đẹp với những ánh đèn nhấp nháy rực rỡ, nói lên tâm trạng vui mừng của nhân loại đang đón ngày hồng ân của Thiên Chúa.
Nhìn vào hang đá, như mọi năm, chúng ta học được điều gì ? Có người học được cách làm hang đá mỗi năm mỗi kiểu khác nhau; có người học được cách trang trí đèn màu cho phù hợp với khung cảnh của hang đá; có người học được cách thiết kế bố trí các nhân vật trong hang đá sao cho thực tế...
Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi, nhìn vào hang đá chúng ta phải thấy và phải học cho bằng được cái cao hơn kỷ thuật làm hang đá, đó là đức Khiêm Tốn của những con người trong hang đá khó nghèo: thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su Hài Đồng. Cả trời đất đang ở trong hang đá ấy, cả thiên đàng đang ở cả trong hang đá ấy, cả khung trời tình yêu đang ở trong hang đá ấy, khiêm tốn cùng cực để con người được hưởng ơn cứu độ.
Sự khiêm tốn của Thánh Gia Thất trong hang đá là nền tảng hạnh phúc của mọi gia đình trên thế gian, khi mà nền tảng gia đình trên thế giới ngày càng có nguy cơ tan vỡ, thì chính nơi hang đá này, ánh sáng tình yêu đã trở nên cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, đó là tình yêu hỗ tương chân thật và phong phú cho mỗi người trong chúng ta.
Trong hang đá này chúng ta cũng nhìn thấy tất cả những gì là khó nghèo nhất của một người nghèo, nhưng sự khó nghèo ấy là cả một kho tàng quý giá mà tất cả tiền bạc của thế gian không thể mua được, đó là tình yêu gắn bó, nối kết giữa cha mẹ và con cái, và nó đã trở thành sự hạnh phúc cho gia đình.
Hạnh phúc không phải do bởi tiền bạc địa vị mang lại, nhưng do tình yêu chân thật của mỗi thành viên trong gia đình mang lại, nơi Thánh Gia Thất chúng ta có thể an tâm tìm được điều ấy, bởi chính Thiên Chúa là tình yêu đang sinh ra trong gia đình khó nghèo ấy...
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần chúng ta ta mừng lễ kính Thánh Gia Thất, nhưng mỗi ngày chúng ta đều có một lần trở về với mái gia đình thân yêu của chúng ta, để tìm lại tình yêu thương đầm ấm sau một ngày ra đi làm việc, học hành, chúng ta cầu xin Ba Đấng trong gia đình thánh thiện kiểu mẫu này cầu bàu cho chúng ta -mỗi thành viên trong gia đình của mình- biết học theo gương sáng của thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su, để gia đình của chúng ta trở nên tổ ấm hạnh phúc cho con cái và gương sáng cho mọi người.
Lạy Thánh Gia Thất,
Gia đình thánh thiện và là kiểu mẫu của mọi gia đình trên thế giới, cách riêng là các gia đình Công Giáo, xin nghe lời chúng con cầu nguyện mà ban ơn cho chúng con những ơn như sau:
-Xin cho chúng con là những người cha, người chồng trong gia đình, những cha sở của giáo xứ, những bề trên trong các cộng đoàn, được có tâm hồn yêu thương cách quảng đại như thánh cả Giu-se, để chúng con biết quản lý gia đình, chăm lo và dạy dỗ con cái như ý của Thiên Chúa.
-Xin cho chúng con là những người mẹ, người vợ trong gia đình biết noi gương Mẹ Ma-ri-a, biết quý trọng sự sống của các thai nhi, biết dạy dỗ con cái nên người trong tình yêu dịu hiền của Mẹ Ma-ri-a.
-Xin cho chúng con là những người con trong gia đình biết noi gương Chúa Giê-su Hài Đồng: biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, biết nổ lực trong học hành, biết sống can đảm, biết giúp đỡ lẫn nhau, cũng như biết yêu mến Thiên Chúa nơi tha nhân, để chúng con trở nên những hy vọng tương lai cho Giáo Hội và xã hội...Amen.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 2, 13-15. 19-23.
“Hãy đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai Cập”.
Anh chị em thân mến,
Lễ Thánh Gia Thất năm nay có một ý nghĩa đặc biệt, xét theo ngày tháng thì nó tiếp theo sau lễ giáng sinh một ngày, để cho chúng ta đang khi tâm hồn còn đang tràn ngập niềm vui lễ giáng sinh, thì cũng hiểu được ý nghĩa hạnh phúc gia đình.
Hang đá vẫn còn đó trước mặt chúng ta, nhìn vào hang đá chúng ta thấy Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se, thật đẹp với những ánh đèn nhấp nháy rực rỡ, nói lên tâm trạng vui mừng của nhân loại đang đón ngày hồng ân của Thiên Chúa.
Nhìn vào hang đá, như mọi năm, chúng ta học được điều gì ? Có người học được cách làm hang đá mỗi năm mỗi kiểu khác nhau; có người học được cách trang trí đèn màu cho phù hợp với khung cảnh của hang đá; có người học được cách thiết kế bố trí các nhân vật trong hang đá sao cho thực tế...
Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi, nhìn vào hang đá chúng ta phải thấy và phải học cho bằng được cái cao hơn kỷ thuật làm hang đá, đó là đức Khiêm Tốn của những con người trong hang đá khó nghèo: thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su Hài Đồng. Cả trời đất đang ở trong hang đá ấy, cả thiên đàng đang ở cả trong hang đá ấy, cả khung trời tình yêu đang ở trong hang đá ấy, khiêm tốn cùng cực để con người được hưởng ơn cứu độ.
Sự khiêm tốn của Thánh Gia Thất trong hang đá là nền tảng hạnh phúc của mọi gia đình trên thế gian, khi mà nền tảng gia đình trên thế giới ngày càng có nguy cơ tan vỡ, thì chính nơi hang đá này, ánh sáng tình yêu đã trở nên cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, đó là tình yêu hỗ tương chân thật và phong phú cho mỗi người trong chúng ta.
Trong hang đá này chúng ta cũng nhìn thấy tất cả những gì là khó nghèo nhất của một người nghèo, nhưng sự khó nghèo ấy là cả một kho tàng quý giá mà tất cả tiền bạc của thế gian không thể mua được, đó là tình yêu gắn bó, nối kết giữa cha mẹ và con cái, và nó đã trở thành sự hạnh phúc cho gia đình.
Hạnh phúc không phải do bởi tiền bạc địa vị mang lại, nhưng do tình yêu chân thật của mỗi thành viên trong gia đình mang lại, nơi Thánh Gia Thất chúng ta có thể an tâm tìm được điều ấy, bởi chính Thiên Chúa là tình yêu đang sinh ra trong gia đình khó nghèo ấy...
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần chúng ta ta mừng lễ kính Thánh Gia Thất, nhưng mỗi ngày chúng ta đều có một lần trở về với mái gia đình thân yêu của chúng ta, để tìm lại tình yêu thương đầm ấm sau một ngày ra đi làm việc, học hành, chúng ta cầu xin Ba Đấng trong gia đình thánh thiện kiểu mẫu này cầu bàu cho chúng ta -mỗi thành viên trong gia đình của mình- biết học theo gương sáng của thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su, để gia đình của chúng ta trở nên tổ ấm hạnh phúc cho con cái và gương sáng cho mọi người.
Lạy Thánh Gia Thất,
Gia đình thánh thiện và là kiểu mẫu của mọi gia đình trên thế giới, cách riêng là các gia đình Công Giáo, xin nghe lời chúng con cầu nguyện mà ban ơn cho chúng con những ơn như sau:
-Xin cho chúng con là những người cha, người chồng trong gia đình, những cha sở của giáo xứ, những bề trên trong các cộng đoàn, được có tâm hồn yêu thương cách quảng đại như thánh cả Giu-se, để chúng con biết quản lý gia đình, chăm lo và dạy dỗ con cái như ý của Thiên Chúa.
-Xin cho chúng con là những người mẹ, người vợ trong gia đình biết noi gương Mẹ Ma-ri-a, biết quý trọng sự sống của các thai nhi, biết dạy dỗ con cái nên người trong tình yêu dịu hiền của Mẹ Ma-ri-a.
-Xin cho chúng con là những người con trong gia đình biết noi gương Chúa Giê-su Hài Đồng: biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, biết nổ lực trong học hành, biết sống can đảm, biết giúp đỡ lẫn nhau, cũng như biết yêu mến Thiên Chúa nơi tha nhân, để chúng con trở nên những hy vọng tương lai cho Giáo Hội và xã hội...Amen.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:31 25/12/2010
N2T |
9. Con phải nhớ đến những tội con đã phạm để làm nhân cơ hội mà làm việc đền tội.
(Thánh Kessog)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:32 25/12/2010
MUA HÀNG TẾT
Mồng một tết, cha sở giảng:
- “Hôm nay mồng một là tết Chúa, ngày mai mồng hai là tết ông bà, khi lên rước lễ, anh chị em bỏ tiền lì xì vào thùng dâng cúng tết Chúa và tết ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo”.
Thùng tiền được sắp xếp trước bàn thờ giữa hai hàng ghế thứ nhất, khi rước lễ, giáo dân đi hai hàng ngang qua thùng tiền và bỏ bao lì xì vào thùng rồi rước lễ, ai quên thì gấp rút đi lên bỏ tiền vào thùng.
Đó là xếp hàng đem tiền đi mua “hàng tết”, cả hai ngày tết đều như thế.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mồng một tết, cha sở giảng:
- “Hôm nay mồng một là tết Chúa, ngày mai mồng hai là tết ông bà, khi lên rước lễ, anh chị em bỏ tiền lì xì vào thùng dâng cúng tết Chúa và tết ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo”.
Thùng tiền được sắp xếp trước bàn thờ giữa hai hàng ghế thứ nhất, khi rước lễ, giáo dân đi hai hàng ngang qua thùng tiền và bỏ bao lì xì vào thùng rồi rước lễ, ai quên thì gấp rút đi lên bỏ tiền vào thùng.
Đó là xếp hàng đem tiền đi mua “hàng tết”, cả hai ngày tết đều như thế.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cầu nguyện, sống còn của gia đình
Lm. Minh Anh
17:09 25/12/2010
CẦU NGUYỆN, SỐNG CÒN CỦA GIA ĐÌNH
Lễ Thánh Gia Thất.
Quý Anh Chị cùng các bạn trẻ thân mến,
Khi các bài ca của thiên thần ngưng bặt,
Khi những chòm sao trên nền trời Bêlem lặng khuất,
Khi ba vua đã trở lại quê nhà,
Khi các mục đồng cùng đoàn vật đã rút lui,
Thì bấy giờ, công việc Giáng Sinh lại bắt đầu
để tìm kiếm những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đổ gãy,
để các tâm hồn được chữa lành,
để các nước được dựng xây trên công lý và hoà bình…
và để nhân loại được sống trong một nền văn minh mới, văn minh tình thương Kitô.
Vậy mà tất cả ấy lại được bắt đầu từ một mái ấm, từ một gia đình, gia đình Nazareth mà chúng ta quen gọi là gia đình Thánh Gia.
Như bao gia đình khác, Thánh Gia cũng đã trải qua những ngày nắng ấm, những chiều giông bão; cả những khoảnh khắc an vui lẫn những phút giây bồi hồi; nhiều lúc rộn rã tiếng cười, bao lần sùi sụt tiếng khóc.
Thử nhìn lại cái thuở ban đầu lưu luyến ấy của đôi bạn trẻ Giuse - Maria. Từ phút truyền tin, từ buổi đón nhau về cho đến ngày sinh con giữa đồng không mông quạnh, hay khi phải ẵm con đỏ hỏn làm khách trọ quê người…, Thánh Gia phải đương đầu với bao thử thách. Thử thách bên ngoài do hoàn cảnh, thử thách bên trong như câu chuyện Tin Mừng chúng ta vừa nghe, “Con ơi, sao con làm thế, này cha con và mẹ phải lo lắng tìm con?”. “Cha mẹ không biết rằng con phải lo việc nhà Cha con sao?”. Đó là cả một thử thách, một hiểu lầm. Ngước nhìn lên hang đá, bóng thánh giá đã thấp thoáng ở đó.
Ấy thế, kính thưa Anh Chị em,
Gia đình ấy vẫn là một gia đình hạnh phúc nhất trần gian, gia đình ấy vẫn trở nên thước ngọc khuôn vàng cho mọi gia đình trong nhân loại. Đó là một gia đình kính sợ Thiên Chúa, một gia đình cầu nguyện, một gia đình mà con cái là tất cả của cha mẹ và cha mẹ là tất cả của con cái. Ở đó, cha mẹ là cả một bầu trời cho con cái và con cái là cả một bầu trời của cha mẹ.
Ở đó, có một người cha chăm chỉ làm việc, một người mẹ ít nói nhưng cầu nguyện nhiều và cả hai cùng ra sức làm gương tốt để nuôi dạy và giáo dục trẻ Giêsu. Ở đó, người con Giêsu hằng vâng lời tùng phục cha mẹ mình.
Trước bao khủng hoảng của cuộc sống hôm nay, nền đạo đức luân lý gia đình đang hấp hối, không ít gia đình đang đối diện bên bờ vực đổ vỡ. Đời sống vật chất của một xã hội tiêu thụ và hưởng thụ đang chực nuốt chửng cái giá trị đạo đức truyền thống của gia đình. Cha mẹ ít có thời giờ cho nhau, chẳng có thời giờ để ở với con cái. Chưa bao giờ mà con cái vuột mất khỏi tầm tay cha mẹ như hôm nay. Cha mẹ mất con ngay khi con đang ở trong nhà. Gương lành gương tốt đang trở nên một cái gì xa xỉ và hiếm hoi. Đó là chưa nói đến gương mù gương xấu nhan nhản trên báo chí, trên phim ảnh...
Hỡi những người làm cha làm mẹ, cả những người làm con, hãy nhìn lên Thánh Gia. Hãy chiêm ngắm Giuse, Maria và trẻ Giêsu: những tấm gương ngời sáng của một người cha, một người mẹ và một người con hết lòng vì gia đình. Hãy làm sống lại truyền thống gia phong Á Đông của cha ông.
Chuyện kể về một người chuyên nuôi cá cảnh. Một hôm, trong kỳ hè, khi đang dạo chơi trước các quầy hàng dọc theo bờ biển, anh thấy một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp trong một chậu thủy tinh ở quầy. Đó là một con cá nước mặn xinh xắn mà anh chưa từng thấy, anh quyết định mua về. Về đến nhà, anh ra sức chăm sóc nó và áp dụng những phương pháp tốt nhất của một nhà chuyên môn.
Trước hết, anh đặt cá vào chậu nước mặn, cá lội tung tăng trong môi trường quen thuộc. Thế nhưng, một tuần sau, với sáng kiến, anh thêm vào một ít nước ngọt, mỗi ngày một ít. Cứ thế, anh tăng dần nước ngọt cho đến khi chú cá quen hẳn với môi trường mới. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục luyện cá. Mỗi ngày, anh bắt đầu đổ vào chậu một ít bùn, và cứ thế, sau nhiều tháng, lượng bùn được tăng lên cho đến khi con cá quen hẳn với việc ngày ngày nằm trên mặt bùn đớp mồi như một loài bò sát. Chưa hết, anh tập cho cá ra khỏi chậu và lẽo đẽo theo anh như một con cún cưng. Anh đã thành công, vì mỗi lần anh đi đâu, con cá màu ngoan ngoãn theo sau. Cho đến một ngày kia, chuyện đã xảy ra khi anh có việc sang nhà bạn, có chú cá cùng đi. Lúc trở về, trời đổ mưa, anh phải chạy thật nhanh và quên mất chú cá. Sực nhớ, anh quay lại tìm, nhưng chẳng thấy đâu cho đến khi gặp một vũng nước trên đường, thì hỡi ôi, chú cá yêu quý của anh nằm chết trong đó vì nó không biết bơi.
Anh Chị em,
Câu chuyện khiến chúng ta rùng mình sởn ốc khi nhớ đến trách nhiệm và bổn phận của một người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục và làm gương sáng cho con cái. Vì “nửa cuộc đời còn lại của một con người được hình thành từ những thói quen có được từ nửa cuộc đời trước đó”. Thói quen cầu nguyện, thói quen đạo đức, thói quen lễ phép, thói quen dùng thời giờ, thói quen học hành, thói quen dùng tiền…, nghĩa là giáo dục thế nào, kết quả thể ấy.
Muốn được như thế, gia đình chúng ta phải là một gia đình mà Thiên Chúa phải chiếm địa vị tối thượng tuyệt đối trong bậc thang các giá trị. “Không ai hơn Chúa, không chi bằng Chúa, Chúa trên hết, Chúa trước hết”. Bởi lẽ, gia đình được dựng xây và phát xuất từ gia đình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu Thiên Chúa không chiếm địa vị độc tôn tối thượng, mọi trật tự sẽ đảo lộn. Có Chúa, gia đình sẽ là một gia đình cầu nguyện. Nhưng để trở nên một gia đình cầu nguyện, để nuôi dưỡng đời sống đức tin, phải lưu ý đến ba hình thức cầu nguyện:
1. Trước hết là hình thức cầu nguyện riêng tư, cá nhân. Mỗi người trong gia đình cầu nguyện riêng với Chúa. Đời sống đức tin phải được đặt nền tảng trên việc trải nghiệm cá nhân với Chúa. Một trong những món quà quý báu nhất mà cha mẹ có thể ban tặng cho con cái là tập tành dạy dỗ và làm cho chúng biết yêu thích cùng thưởng thức những giây phút cầu nguyện một mình. Không cách nào để thực hiện điều đó tốt hơn là dùng chính những gương sáng cầu nguyện của mình.
2. Hình thức thứ hai của việc cầu nguyện trong gia đình là cầu nguyện chung: kinh nguyện gia đình. Kinh nghiệm cho thấy, các gia đình bỏ kinh, bỏ cơm chung... là dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt. Có hình ảnh nào dễ thương hơn khi mọi người được lắng nghe Lời Chúa trong những giây phút này. Hãy để Chúa Thánh Thần dạy dỗ mỗi khi đêm về nhiều hơn thay vì cả nhà ngồi chầu trước con quái vật một mắt để nghe con người dạy bảo.
Thống Tướng Douglas MacArthur, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ Quân Đội Philippines thập niên 1930, người đã để lại một câu nói bất hủ: "In war, there is no substitute for victory", “Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng”. Vậy mà trong tiểu sử của ông còn có một câu nói bất hủ hơn: “Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp, tôi hãnh diện về điều ấy. Nhưng tôi còn hãnh diện hơn, hãnh diện hơn rất nhiều vì được làm một người cha…và niềm hy vọng của tôi là: Khi tôi đã về bên kia thế giới, thì con tôi vẫn nhớ đến tôi không phải với những hình ảnh ở trận chiến mà là những hình ảnh ở nhà tôi, khi tôi cùng đọc với nó những lời kinh thường đọc hằng ngày: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”.
3. Cuối cùng, cầu nguyện với cộng đoàn, Nhà Thờ phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi gia đình. Ở đó, cùng với cộng đoàn, mỗi người thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các Bí Tích cùng những sinh hoạt không thể thiếu khác với cộng đoàn dân Chúa.
Lễ Thánh Gia hôm nay là dịp để chúng ta tự vấn về việc cầu nguyện trong gia đình của mình. Cầu nguyện có phải là một phần sống chết của gia đình tôi không? Cụ thể hơn là chúng ta - cha mẹ, con trai, con gái - đã góp phần và làm gương sáng vào đời sống cầu nguyện trong gia đình thế nào?
Để kết thúc, chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện với Nguyên Soái Douglas McArthur khi ông đang ở chiến trường Philippines trong những ngày mở đầu cuộc chiến Thái Bình Dương.
“Lạy Cha, xin ban cho đứa con của con đủ sức mạnh để biết được lúc nào nó yếu đuối, đủ dũng cảm để đối diện với chính mình khi nó cảm thấy sợ hãi… Xin đừng để cho đứa con của con chỉ biết ước muốn mà không dám hành động… Xin đừng để nó đi vào con đường dễ dãi tiện nghi, nhưng hãy hướng dẫn nó đi vào con đường bắt buộc nó phải cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách.
Xin hãy tập cho nó đứng vững trong bão tố, nhưng lại biết thông cảm với những ai gục ngã.
Xin hãy ban cho đứa con của con có một trái tim trong sạch, có một mục đích cao cả, biết tự chủ lấy mình trước khi muốn làm chủ người khác, biết lo lắng cho tương lai mà không bao giờ quên quá khứ.
Và khi Chúa đã ban cho nó tất cả những điều ấy, xin cũng hãy ban cho nó có đủ tính hài hước để có thể luôn nghiêm nghị nhưng không bao giờ nghiêm nghị một cách quá đáng.
Như vậy, là cha nó, con dám tự nhủ rằng, con đã không sống một cách vô ích”.
Mừng kính Thánh Gia hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các bậc làm cha mẹ luôn ý thức tầm quan trọng của việc hình thành những chiếc khuôn giáo dục nhân cách, đạo đức cho con cái. Xin cho mọi thành phần trong gia đình luôn biết làm gương sáng cho nhau, gương sáng cầu nguyện, gương sáng yêu thương quên mình. Ở đó, tình yêu, chứng tá hùng hồn nhất của Tin Mừng luôn được hâm nóng và toả sáng cho mọi người chung quanh. Nguyện xin Thánh Gia luôn che chở, cầu bầu và ban bình an cho gia đình Anh Chị em trong Mùa Giáng Sinh hồng ân này và suốt cả Năm Mới, Amen.
(Tham khảo thêm New Sunday & Holy Day Liturgies by Flor McCarthy)
Lễ Thánh Gia Thất.
Quý Anh Chị cùng các bạn trẻ thân mến,
Khi các bài ca của thiên thần ngưng bặt,
Khi những chòm sao trên nền trời Bêlem lặng khuất,
Khi ba vua đã trở lại quê nhà,
Khi các mục đồng cùng đoàn vật đã rút lui,
Thì bấy giờ, công việc Giáng Sinh lại bắt đầu
để tìm kiếm những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đổ gãy,
để các tâm hồn được chữa lành,
để các nước được dựng xây trên công lý và hoà bình…
và để nhân loại được sống trong một nền văn minh mới, văn minh tình thương Kitô.
Vậy mà tất cả ấy lại được bắt đầu từ một mái ấm, từ một gia đình, gia đình Nazareth mà chúng ta quen gọi là gia đình Thánh Gia.
Như bao gia đình khác, Thánh Gia cũng đã trải qua những ngày nắng ấm, những chiều giông bão; cả những khoảnh khắc an vui lẫn những phút giây bồi hồi; nhiều lúc rộn rã tiếng cười, bao lần sùi sụt tiếng khóc.
Thử nhìn lại cái thuở ban đầu lưu luyến ấy của đôi bạn trẻ Giuse - Maria. Từ phút truyền tin, từ buổi đón nhau về cho đến ngày sinh con giữa đồng không mông quạnh, hay khi phải ẵm con đỏ hỏn làm khách trọ quê người…, Thánh Gia phải đương đầu với bao thử thách. Thử thách bên ngoài do hoàn cảnh, thử thách bên trong như câu chuyện Tin Mừng chúng ta vừa nghe, “Con ơi, sao con làm thế, này cha con và mẹ phải lo lắng tìm con?”. “Cha mẹ không biết rằng con phải lo việc nhà Cha con sao?”. Đó là cả một thử thách, một hiểu lầm. Ngước nhìn lên hang đá, bóng thánh giá đã thấp thoáng ở đó.
Ấy thế, kính thưa Anh Chị em,
Gia đình ấy vẫn là một gia đình hạnh phúc nhất trần gian, gia đình ấy vẫn trở nên thước ngọc khuôn vàng cho mọi gia đình trong nhân loại. Đó là một gia đình kính sợ Thiên Chúa, một gia đình cầu nguyện, một gia đình mà con cái là tất cả của cha mẹ và cha mẹ là tất cả của con cái. Ở đó, cha mẹ là cả một bầu trời cho con cái và con cái là cả một bầu trời của cha mẹ.
Ở đó, có một người cha chăm chỉ làm việc, một người mẹ ít nói nhưng cầu nguyện nhiều và cả hai cùng ra sức làm gương tốt để nuôi dạy và giáo dục trẻ Giêsu. Ở đó, người con Giêsu hằng vâng lời tùng phục cha mẹ mình.
Trước bao khủng hoảng của cuộc sống hôm nay, nền đạo đức luân lý gia đình đang hấp hối, không ít gia đình đang đối diện bên bờ vực đổ vỡ. Đời sống vật chất của một xã hội tiêu thụ và hưởng thụ đang chực nuốt chửng cái giá trị đạo đức truyền thống của gia đình. Cha mẹ ít có thời giờ cho nhau, chẳng có thời giờ để ở với con cái. Chưa bao giờ mà con cái vuột mất khỏi tầm tay cha mẹ như hôm nay. Cha mẹ mất con ngay khi con đang ở trong nhà. Gương lành gương tốt đang trở nên một cái gì xa xỉ và hiếm hoi. Đó là chưa nói đến gương mù gương xấu nhan nhản trên báo chí, trên phim ảnh...
Hỡi những người làm cha làm mẹ, cả những người làm con, hãy nhìn lên Thánh Gia. Hãy chiêm ngắm Giuse, Maria và trẻ Giêsu: những tấm gương ngời sáng của một người cha, một người mẹ và một người con hết lòng vì gia đình. Hãy làm sống lại truyền thống gia phong Á Đông của cha ông.
Chuyện kể về một người chuyên nuôi cá cảnh. Một hôm, trong kỳ hè, khi đang dạo chơi trước các quầy hàng dọc theo bờ biển, anh thấy một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp trong một chậu thủy tinh ở quầy. Đó là một con cá nước mặn xinh xắn mà anh chưa từng thấy, anh quyết định mua về. Về đến nhà, anh ra sức chăm sóc nó và áp dụng những phương pháp tốt nhất của một nhà chuyên môn.
Trước hết, anh đặt cá vào chậu nước mặn, cá lội tung tăng trong môi trường quen thuộc. Thế nhưng, một tuần sau, với sáng kiến, anh thêm vào một ít nước ngọt, mỗi ngày một ít. Cứ thế, anh tăng dần nước ngọt cho đến khi chú cá quen hẳn với môi trường mới. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục luyện cá. Mỗi ngày, anh bắt đầu đổ vào chậu một ít bùn, và cứ thế, sau nhiều tháng, lượng bùn được tăng lên cho đến khi con cá quen hẳn với việc ngày ngày nằm trên mặt bùn đớp mồi như một loài bò sát. Chưa hết, anh tập cho cá ra khỏi chậu và lẽo đẽo theo anh như một con cún cưng. Anh đã thành công, vì mỗi lần anh đi đâu, con cá màu ngoan ngoãn theo sau. Cho đến một ngày kia, chuyện đã xảy ra khi anh có việc sang nhà bạn, có chú cá cùng đi. Lúc trở về, trời đổ mưa, anh phải chạy thật nhanh và quên mất chú cá. Sực nhớ, anh quay lại tìm, nhưng chẳng thấy đâu cho đến khi gặp một vũng nước trên đường, thì hỡi ôi, chú cá yêu quý của anh nằm chết trong đó vì nó không biết bơi.
Anh Chị em,
Câu chuyện khiến chúng ta rùng mình sởn ốc khi nhớ đến trách nhiệm và bổn phận của một người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục và làm gương sáng cho con cái. Vì “nửa cuộc đời còn lại của một con người được hình thành từ những thói quen có được từ nửa cuộc đời trước đó”. Thói quen cầu nguyện, thói quen đạo đức, thói quen lễ phép, thói quen dùng thời giờ, thói quen học hành, thói quen dùng tiền…, nghĩa là giáo dục thế nào, kết quả thể ấy.
Muốn được như thế, gia đình chúng ta phải là một gia đình mà Thiên Chúa phải chiếm địa vị tối thượng tuyệt đối trong bậc thang các giá trị. “Không ai hơn Chúa, không chi bằng Chúa, Chúa trên hết, Chúa trước hết”. Bởi lẽ, gia đình được dựng xây và phát xuất từ gia đình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu Thiên Chúa không chiếm địa vị độc tôn tối thượng, mọi trật tự sẽ đảo lộn. Có Chúa, gia đình sẽ là một gia đình cầu nguyện. Nhưng để trở nên một gia đình cầu nguyện, để nuôi dưỡng đời sống đức tin, phải lưu ý đến ba hình thức cầu nguyện:
1. Trước hết là hình thức cầu nguyện riêng tư, cá nhân. Mỗi người trong gia đình cầu nguyện riêng với Chúa. Đời sống đức tin phải được đặt nền tảng trên việc trải nghiệm cá nhân với Chúa. Một trong những món quà quý báu nhất mà cha mẹ có thể ban tặng cho con cái là tập tành dạy dỗ và làm cho chúng biết yêu thích cùng thưởng thức những giây phút cầu nguyện một mình. Không cách nào để thực hiện điều đó tốt hơn là dùng chính những gương sáng cầu nguyện của mình.
2. Hình thức thứ hai của việc cầu nguyện trong gia đình là cầu nguyện chung: kinh nguyện gia đình. Kinh nghiệm cho thấy, các gia đình bỏ kinh, bỏ cơm chung... là dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt. Có hình ảnh nào dễ thương hơn khi mọi người được lắng nghe Lời Chúa trong những giây phút này. Hãy để Chúa Thánh Thần dạy dỗ mỗi khi đêm về nhiều hơn thay vì cả nhà ngồi chầu trước con quái vật một mắt để nghe con người dạy bảo.
Thống Tướng Douglas MacArthur, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ Quân Đội Philippines thập niên 1930, người đã để lại một câu nói bất hủ: "In war, there is no substitute for victory", “Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng”. Vậy mà trong tiểu sử của ông còn có một câu nói bất hủ hơn: “Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp, tôi hãnh diện về điều ấy. Nhưng tôi còn hãnh diện hơn, hãnh diện hơn rất nhiều vì được làm một người cha…và niềm hy vọng của tôi là: Khi tôi đã về bên kia thế giới, thì con tôi vẫn nhớ đến tôi không phải với những hình ảnh ở trận chiến mà là những hình ảnh ở nhà tôi, khi tôi cùng đọc với nó những lời kinh thường đọc hằng ngày: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”.
3. Cuối cùng, cầu nguyện với cộng đoàn, Nhà Thờ phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi gia đình. Ở đó, cùng với cộng đoàn, mỗi người thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các Bí Tích cùng những sinh hoạt không thể thiếu khác với cộng đoàn dân Chúa.
Lễ Thánh Gia hôm nay là dịp để chúng ta tự vấn về việc cầu nguyện trong gia đình của mình. Cầu nguyện có phải là một phần sống chết của gia đình tôi không? Cụ thể hơn là chúng ta - cha mẹ, con trai, con gái - đã góp phần và làm gương sáng vào đời sống cầu nguyện trong gia đình thế nào?
Để kết thúc, chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện với Nguyên Soái Douglas McArthur khi ông đang ở chiến trường Philippines trong những ngày mở đầu cuộc chiến Thái Bình Dương.
“Lạy Cha, xin ban cho đứa con của con đủ sức mạnh để biết được lúc nào nó yếu đuối, đủ dũng cảm để đối diện với chính mình khi nó cảm thấy sợ hãi… Xin đừng để cho đứa con của con chỉ biết ước muốn mà không dám hành động… Xin đừng để nó đi vào con đường dễ dãi tiện nghi, nhưng hãy hướng dẫn nó đi vào con đường bắt buộc nó phải cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách.
Xin hãy tập cho nó đứng vững trong bão tố, nhưng lại biết thông cảm với những ai gục ngã.
Xin hãy ban cho đứa con của con có một trái tim trong sạch, có một mục đích cao cả, biết tự chủ lấy mình trước khi muốn làm chủ người khác, biết lo lắng cho tương lai mà không bao giờ quên quá khứ.
Và khi Chúa đã ban cho nó tất cả những điều ấy, xin cũng hãy ban cho nó có đủ tính hài hước để có thể luôn nghiêm nghị nhưng không bao giờ nghiêm nghị một cách quá đáng.
Như vậy, là cha nó, con dám tự nhủ rằng, con đã không sống một cách vô ích”.
Mừng kính Thánh Gia hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các bậc làm cha mẹ luôn ý thức tầm quan trọng của việc hình thành những chiếc khuôn giáo dục nhân cách, đạo đức cho con cái. Xin cho mọi thành phần trong gia đình luôn biết làm gương sáng cho nhau, gương sáng cầu nguyện, gương sáng yêu thương quên mình. Ở đó, tình yêu, chứng tá hùng hồn nhất của Tin Mừng luôn được hâm nóng và toả sáng cho mọi người chung quanh. Nguyện xin Thánh Gia luôn che chở, cầu bầu và ban bình an cho gia đình Anh Chị em trong Mùa Giáng Sinh hồng ân này và suốt cả Năm Mới, Amen.
(Tham khảo thêm New Sunday & Holy Day Liturgies by Flor McCarthy)
Tìm hạnh phúc thật nơi Gia Đình Thánh Gia khó nghèo
Tuyết Mai
21:13 25/12/2010
Quả thật đã làm con người thì ai cũng phải trải qua bao cuộc bể dâu, hình như không ai có thể tránh khỏi. Chỉ có khác nhau ở thời gian và những khúc quanh của cuộc đời. Chứ tất cả đều phải bước qua đó vì có phải đó là con đường lữ hành mà chúng ta phải dè dặt (alert) những gì trước mặt?. Cho nên tuổi của chúng ta còn lạ gì nữa!. Chỉ có những đứa trẻ người non dại, chưa biết và hiểu gì nhiều, chưa có chút kinh nghiệm để lận lưng, cho nên còn rất háo thắng và coi trời và người không ra gì mà thôi!. Trong tình cảm và trong gia đình hạnh phúc, chỉ có sự nhận thức được sớm hay muộn, để mà còn có thời giờ trở về, hàn gắn với nhau; để mà cùng sửa đổi những lỗi lầm; để mà tha thứ và thương yêu; để cùng nắm tay nhau tiếp tục đi trọn con đường; và con đường đó sẽ còn nhiều chông gai trước mặt.
Ai chưa có gia đình thì luôn gặp những thử thách của thời gian tìm người bạn đời. Thời gian của tìm hiểu. Thời gian của tưởng là tìm được đúng (người) rồi, nhưng lại không phải. Rồi thì qua bao nhiêu sự quen biết thân thiết, chúng ta mới nhìn nhận rằng phải? Mà làm sao gọi là phải là chắc lần này là thật, là người sẽ ăn đời ở kiếp với chúng ta đây!?. Quả thật tình là khó! Vì những ai đã có qua cầu thì mới biết mới hay!. Có phải có người phải qua được mấy lần cầu, phải mất và hao tốn rất nhiều, mới xác định được thế nào là tình yêu đích thực?. Nhưng có phải có người cả đời vẫn lận đận vẫn lao đao để tìm được cho mình người bạn tri âm tri kỷ?. Thưa có nhưng khó lắm!!!!.
Người có gia đình rồi thì cảm tạ Thiên Chúa, nhưng lại phải trải qua những thử thách khác. Trong giai đoạn này mới là cam go mới là hỏa ngục nơi trần gian đây thưa anh chị em!. Vì cứ tưởng rằng những mơ mộng ấy sẽ tự nhiên xây đắp cho hai người một lâu đài tình ái, mà những nhà thơ và những nhà văn, đã gieo vào đầu non nớt và yếu kém của chúng ta. Sự mộng tưởng ấy đã dẫn hai người đến Bàn Thờ Thiên Chúa mà cùng thề sống với nhau trọn đời; và khi có nhau rồi thì tình yêu ấy sẽ là chìa khóa vững chắc là sự hứa hẹn cho cuộc sống hạnh phúc bên nhau lâu dài …… Cho đến khi sống với nhau rồi thì mới thấy được sự va chạm, sự không nhường nhịn nhau, tự ái ai cũng cao, và mặc kệ ai nấy sống; vì chẳng ai nhìn nhận người này cần đến người kia cho đến khi một trong hai phải xin lỗi và tự thú rằng mình đã sai. Ai đã trải qua tình yêu vợ chồng thì phải đều nhìn nhận rằng, cái nhường nhịn, chịu đựng, hy sinh, tha thứ, và tương kính như tân, nếu không có sẽ đem cả hai đến sự đổ vỡ của ly dị.
Nhất là cả hai khi đã có con, đã gọi là gia đình, đã có thêm người, thì đòi hỏi cả hai phải cần hy sinh cho nhau nhiều nhiều hơn nữa!. Lúc này sự nhường nhịn nhau mới gọi là thông cảm, hiểu nhau, và yêu nhau chân thật. Lúc này đây là lúc mà nếu tất cả chúng ta biết bắt chước gương của Gia Đình Thánh Gia và cầu nguyện cùng các Ngài, tôi tin chắc rằng gia đình ấy sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực; sẽ hiểu tình yêu gia đình như thế nào!. Sẽ hiểu được sự nghèo khó của các Ngài trải qua từng ngày sống y như chúng ta vậy!. Điểm son mà chúng ta cần phải bắt chước là các Ngài không có tiền dư để cất hay để gởi ở nhà băng, mà cả nhà sống dựa theo những gì Thánh Cả Giuse đã vất vả làm ra, với nghề thợ mộc chân chính của Ngài. Thế mà Ngài đủ nuôi hai Mẹ Con, mà còn giúp người khó nghèo hơn mình được nữa!.
Ai đã đi hành hương đến được đất Thánh, hẳn chứng kiến được tận mắt cái Lâu Đài Hạnh Phúc của các Ngài, nghèo nàn, và đơn sơ như thế nào rồi!. Chẳng khác nào một mái tranh, vách đất, và sàn nhà là đất, y như cảnh nhà nghèo bên VN mà chúng ta thường thấy ở vùng quê vậy!. Thế mà Gia Đình Thánh Gia sống êm thắm làm sao!. Chẳng cãi vả nhau bao giờ, vì Thánh Giuse có đức tánh rất tốt là ít nói mà chỉ có làm nhiều mà thôi!. Cả hai luôn tương kính như tân!. Đức Mẹ thì luôn Vâng Lời và luôn kính nể Thánh Giuse, người bạn đời của mình. Ý chồng sao thì ý mình vậy!. Không bao giờ dám làm phật ý chồng. Chìa khóa Hạnh Phúc của các Ngài là luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Vâng Lời và tuân phục mọi Giới Răn và Điều Luật của Chúa và Hội Thánh Chúa, Vâng theo Thánh Ý Chúa. Yêu thương người và giúp đỡ người. Tất cả mọi sự các Ngài làm không ngoài lý do để được Danh Chúa Vinh Hiển, và làm gương cho nhân loại hư đốn của chúng ta.
Chúng ta tất cả còn lạ lùng gì với Nhân đức của Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh, và Mẹ của toàn cõi nhân loại trên địa cầu này!. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng nếu các ông đều giống được như Thánh Cả Giuse, thì gia đình sẽ hiếm thấy cảnh cãi vả, to tiếng, chén dĩa và mọi thứ bay tan trong nhà, đánh đập, hành hung vợ con, làm tất cả ra sợ hãi và nhát đảm. Sẽ không còn có cảnh gia đình tan nát, vì chồng mê tửu sắc, cờ bạc, đam mê chết người. Hay vì người vợ và mẹ đã chỉ mê chạy theo tiền bạc mà bỏ bê gia đình, con cái không người chăm sóc. Thiếu trách nhiệm và bổn phận làm vợ và làm mẹ rất thiêng liêng, mà Thiên Chúa đã phan phép lành trên gia đình, từ cái ngày hai người có lời thề trước Bàn Thờ Thiên Chúa, dưới sự chứng dám của vị Linh Mục và hai họ hai bên, cùng bạn bè thân hữu.
Gia đình Thánh Gia là một gia đình rất Thánh, xin các Ngài cho chúng con nhận biết thế nào là Hạnh Phúc Đích Thật, không phải dựa trên đồng tiền, công danh và sự nghiệp, mà là Tình Yêu chân thành chúng con dành cho nhau. Để cùng đích là chúng con hết thảy được nên Thánh trong một cuộc sống đầy dẫy những đam mê, thử thách, bon chen, và lọc lừa này!. Nếu chúng con tất cả biết dâng cuộc đời và gia đình chúng con lên cho Chúa quan phòng và định liệu, thì có phải cuộc đời của chúng con không còn bao ưu tư, buồn phiền, lo lắng, và gẫy đổ nữa!!!!. Và hiểu rằng Hạnh Phúc rất gần trong tầm tay nắm của chúng con, không tìm đâu cho xa. Amen.
Ai chưa có gia đình thì luôn gặp những thử thách của thời gian tìm người bạn đời. Thời gian của tìm hiểu. Thời gian của tưởng là tìm được đúng (người) rồi, nhưng lại không phải. Rồi thì qua bao nhiêu sự quen biết thân thiết, chúng ta mới nhìn nhận rằng phải? Mà làm sao gọi là phải là chắc lần này là thật, là người sẽ ăn đời ở kiếp với chúng ta đây!?. Quả thật tình là khó! Vì những ai đã có qua cầu thì mới biết mới hay!. Có phải có người phải qua được mấy lần cầu, phải mất và hao tốn rất nhiều, mới xác định được thế nào là tình yêu đích thực?. Nhưng có phải có người cả đời vẫn lận đận vẫn lao đao để tìm được cho mình người bạn tri âm tri kỷ?. Thưa có nhưng khó lắm!!!!.
Người có gia đình rồi thì cảm tạ Thiên Chúa, nhưng lại phải trải qua những thử thách khác. Trong giai đoạn này mới là cam go mới là hỏa ngục nơi trần gian đây thưa anh chị em!. Vì cứ tưởng rằng những mơ mộng ấy sẽ tự nhiên xây đắp cho hai người một lâu đài tình ái, mà những nhà thơ và những nhà văn, đã gieo vào đầu non nớt và yếu kém của chúng ta. Sự mộng tưởng ấy đã dẫn hai người đến Bàn Thờ Thiên Chúa mà cùng thề sống với nhau trọn đời; và khi có nhau rồi thì tình yêu ấy sẽ là chìa khóa vững chắc là sự hứa hẹn cho cuộc sống hạnh phúc bên nhau lâu dài …… Cho đến khi sống với nhau rồi thì mới thấy được sự va chạm, sự không nhường nhịn nhau, tự ái ai cũng cao, và mặc kệ ai nấy sống; vì chẳng ai nhìn nhận người này cần đến người kia cho đến khi một trong hai phải xin lỗi và tự thú rằng mình đã sai. Ai đã trải qua tình yêu vợ chồng thì phải đều nhìn nhận rằng, cái nhường nhịn, chịu đựng, hy sinh, tha thứ, và tương kính như tân, nếu không có sẽ đem cả hai đến sự đổ vỡ của ly dị.
Nhất là cả hai khi đã có con, đã gọi là gia đình, đã có thêm người, thì đòi hỏi cả hai phải cần hy sinh cho nhau nhiều nhiều hơn nữa!. Lúc này sự nhường nhịn nhau mới gọi là thông cảm, hiểu nhau, và yêu nhau chân thật. Lúc này đây là lúc mà nếu tất cả chúng ta biết bắt chước gương của Gia Đình Thánh Gia và cầu nguyện cùng các Ngài, tôi tin chắc rằng gia đình ấy sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực; sẽ hiểu tình yêu gia đình như thế nào!. Sẽ hiểu được sự nghèo khó của các Ngài trải qua từng ngày sống y như chúng ta vậy!. Điểm son mà chúng ta cần phải bắt chước là các Ngài không có tiền dư để cất hay để gởi ở nhà băng, mà cả nhà sống dựa theo những gì Thánh Cả Giuse đã vất vả làm ra, với nghề thợ mộc chân chính của Ngài. Thế mà Ngài đủ nuôi hai Mẹ Con, mà còn giúp người khó nghèo hơn mình được nữa!.
Ai đã đi hành hương đến được đất Thánh, hẳn chứng kiến được tận mắt cái Lâu Đài Hạnh Phúc của các Ngài, nghèo nàn, và đơn sơ như thế nào rồi!. Chẳng khác nào một mái tranh, vách đất, và sàn nhà là đất, y như cảnh nhà nghèo bên VN mà chúng ta thường thấy ở vùng quê vậy!. Thế mà Gia Đình Thánh Gia sống êm thắm làm sao!. Chẳng cãi vả nhau bao giờ, vì Thánh Giuse có đức tánh rất tốt là ít nói mà chỉ có làm nhiều mà thôi!. Cả hai luôn tương kính như tân!. Đức Mẹ thì luôn Vâng Lời và luôn kính nể Thánh Giuse, người bạn đời của mình. Ý chồng sao thì ý mình vậy!. Không bao giờ dám làm phật ý chồng. Chìa khóa Hạnh Phúc của các Ngài là luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Vâng Lời và tuân phục mọi Giới Răn và Điều Luật của Chúa và Hội Thánh Chúa, Vâng theo Thánh Ý Chúa. Yêu thương người và giúp đỡ người. Tất cả mọi sự các Ngài làm không ngoài lý do để được Danh Chúa Vinh Hiển, và làm gương cho nhân loại hư đốn của chúng ta.
Chúng ta tất cả còn lạ lùng gì với Nhân đức của Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh, và Mẹ của toàn cõi nhân loại trên địa cầu này!. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng nếu các ông đều giống được như Thánh Cả Giuse, thì gia đình sẽ hiếm thấy cảnh cãi vả, to tiếng, chén dĩa và mọi thứ bay tan trong nhà, đánh đập, hành hung vợ con, làm tất cả ra sợ hãi và nhát đảm. Sẽ không còn có cảnh gia đình tan nát, vì chồng mê tửu sắc, cờ bạc, đam mê chết người. Hay vì người vợ và mẹ đã chỉ mê chạy theo tiền bạc mà bỏ bê gia đình, con cái không người chăm sóc. Thiếu trách nhiệm và bổn phận làm vợ và làm mẹ rất thiêng liêng, mà Thiên Chúa đã phan phép lành trên gia đình, từ cái ngày hai người có lời thề trước Bàn Thờ Thiên Chúa, dưới sự chứng dám của vị Linh Mục và hai họ hai bên, cùng bạn bè thân hữu.
Gia đình Thánh Gia là một gia đình rất Thánh, xin các Ngài cho chúng con nhận biết thế nào là Hạnh Phúc Đích Thật, không phải dựa trên đồng tiền, công danh và sự nghiệp, mà là Tình Yêu chân thành chúng con dành cho nhau. Để cùng đích là chúng con hết thảy được nên Thánh trong một cuộc sống đầy dẫy những đam mê, thử thách, bon chen, và lọc lừa này!. Nếu chúng con tất cả biết dâng cuộc đời và gia đình chúng con lên cho Chúa quan phòng và định liệu, thì có phải cuộc đời của chúng con không còn bao ưu tư, buồn phiền, lo lắng, và gẫy đổ nữa!!!!. Và hiểu rằng Hạnh Phúc rất gần trong tầm tay nắm của chúng con, không tìm đâu cho xa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo hoàng cầu nguyện cho hòa bình
BBC
00:10 25/12/2010
Đức Giáo hoàng cầu nguyện cho hòa bình
Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI kêu gọi hòa bình tại những nơi xung đột trên thế giới.
Trong bài nói chuyện truyền thống mừng Giáng sinh đọc tại Rome, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI dành thời gian cầu nguyện cho hòa bình.
Tại buổi lễ ở Giáo đuờng St Peter's, Đức Giáo hoàng cầu nguyện Thuợng đế "cài đặt ý nguyện hòa bình trong trái tim mỗi nguời". Cạnh đó ngài nói hãy trả tự do cho những nguời đang bị áp bức.
An ninh tại buổi lễ đuợc siết chặt. Tại buổi lễ năm ngoái một nguời phụ nữ nhảy qua hàng rào huớng về phía Giáo hoàng.
Trong khi đó tại buổi lễ khác ở Bethlehem, thị trấn vùng Tây ngạn, một linh mục cấp cao kêu gọi hòa bình cho vùng Trung Đông.
Phái viên BBC David Willey từ Rome cho hay cảnh sát mặc thuờng phục giữ khoảng cách gần với Giáo hoàng đoạn ngài đi bộ trong đoàn dâng lễ huớng đến bục giảng của Thánh đuờng.
Vị chủ chăn nguời Công giáo toàn cầu, năm nay 83 tuổi, dừng lại hai lần ra dấu hôn trẻ thơ, từ những bà mẹ đưa con gần ngài.
Khoảng 10.000 nguời tham dự lễ cầu nguyện đêm Giáng sinh.
Sau sự cố năm ngoái, Vatican đã xem lại cách bảo vệ an ninh. Trong buổi lễ hai năm truớc đây, vẫn còn nguời có ý định nhảy vào lối đi của Giáo hoàng.
An ninh tăng cường
Tình hình an ninh tại Rome đuợc tăng cuờng đáng kể sau vụ bom thư nhắm đến các tòa đại sứ nuớc ngoài hôm thứ Năm (23/12). Hai nhân viên của ĐSQ Thụy Sĩ và Chile bị thuơng khi mở bưu phẩm.
Trong bài giảng truyền thống nhân mùa Giáng sinh, Đức giáo hoàng Biển Đức XVI nói: "Mừng ngày chúa Giáng sinh, mỗi nguời chúng ta nên bắt đầu với khát vọng hòa bình. Từ nơi sâu thẳm con tim.
"Niềm vui này cũng là lời cầu nguyện của chúng ta. Xin Thuợng đế sáng suốt tuớc bỏ vũ khí của những kẻ đàn áp. Chặt những bàn chân chà đạp lên nguời khác. Hãy chấm dứt cảnh chết chóc tang thương."
Trước đó trong thời tiết mưa, Đức Giáo hoàng thắp nến từ cửa sổ của ngài, nơi nhìn ra Quảng truờng St Peter's, chính thức khai mạc mục cảnh Chúa hài đồng sinh ra từ hang đá của Vatican.
Một du khách Mỹ, Gayle Savino cho hãng tin Reuters hay: "Thật may mắn có mặt tại Rome đêm Giáng sinh. Không khí thật tuyệt vời."
Sáng thứ Bảy (25/12) Đức Giáo hoàng sẽ đọc thông điệp Giáng sinh cho nguời dân thành phố Rome và các dân tộc trên thế giới.
Sau đó ngài sẽ chủ tọa bữa cơm trưa mừng Giáng sinh với 350 nguời vô gia cư, tại khu nhà lớn của Vatican.
Trong bài nói chuyện truyền thống mừng Giáng sinh đọc tại Rome, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI dành thời gian cầu nguyện cho hòa bình.
Tại buổi lễ ở Giáo đuờng St Peter's, Đức Giáo hoàng cầu nguyện Thuợng đế "cài đặt ý nguyện hòa bình trong trái tim mỗi nguời". Cạnh đó ngài nói hãy trả tự do cho những nguời đang bị áp bức.
An ninh tại buổi lễ đuợc siết chặt. Tại buổi lễ năm ngoái một nguời phụ nữ nhảy qua hàng rào huớng về phía Giáo hoàng.
Trong khi đó tại buổi lễ khác ở Bethlehem, thị trấn vùng Tây ngạn, một linh mục cấp cao kêu gọi hòa bình cho vùng Trung Đông.
Phái viên BBC David Willey từ Rome cho hay cảnh sát mặc thuờng phục giữ khoảng cách gần với Giáo hoàng đoạn ngài đi bộ trong đoàn dâng lễ huớng đến bục giảng của Thánh đuờng.
Vị chủ chăn nguời Công giáo toàn cầu, năm nay 83 tuổi, dừng lại hai lần ra dấu hôn trẻ thơ, từ những bà mẹ đưa con gần ngài.
Khoảng 10.000 nguời tham dự lễ cầu nguyện đêm Giáng sinh.
Sau sự cố năm ngoái, Vatican đã xem lại cách bảo vệ an ninh. Trong buổi lễ hai năm truớc đây, vẫn còn nguời có ý định nhảy vào lối đi của Giáo hoàng.
An ninh tăng cường
Tình hình an ninh tại Rome đuợc tăng cuờng đáng kể sau vụ bom thư nhắm đến các tòa đại sứ nuớc ngoài hôm thứ Năm (23/12). Hai nhân viên của ĐSQ Thụy Sĩ và Chile bị thuơng khi mở bưu phẩm.
Trong bài giảng truyền thống nhân mùa Giáng sinh, Đức giáo hoàng Biển Đức XVI nói: "Mừng ngày chúa Giáng sinh, mỗi nguời chúng ta nên bắt đầu với khát vọng hòa bình. Từ nơi sâu thẳm con tim.
"Niềm vui này cũng là lời cầu nguyện của chúng ta. Xin Thuợng đế sáng suốt tuớc bỏ vũ khí của những kẻ đàn áp. Chặt những bàn chân chà đạp lên nguời khác. Hãy chấm dứt cảnh chết chóc tang thương."
Trước đó trong thời tiết mưa, Đức Giáo hoàng thắp nến từ cửa sổ của ngài, nơi nhìn ra Quảng truờng St Peter's, chính thức khai mạc mục cảnh Chúa hài đồng sinh ra từ hang đá của Vatican.
Một du khách Mỹ, Gayle Savino cho hãng tin Reuters hay: "Thật may mắn có mặt tại Rome đêm Giáng sinh. Không khí thật tuyệt vời."
Sáng thứ Bảy (25/12) Đức Giáo hoàng sẽ đọc thông điệp Giáng sinh cho nguời dân thành phố Rome và các dân tộc trên thế giới.
Sau đó ngài sẽ chủ tọa bữa cơm trưa mừng Giáng sinh với 350 nguời vô gia cư, tại khu nhà lớn của Vatican.
Cử hành lễ Giáng Sinh tại nơi Chúa ra đời
VOA
00:13 25/12/2010
Cử hành lễ Giáng Sinh tại nơi Chúa ra đời
Thứ Sáu, 24 tháng 12 2010- Giám mục Fouad Twal làm lễ ban phước lành trước khi vào nhà thờ Giáng Sinh, nơi Chúa Giê-su ra đời, 24/12/2010
Hàng vạn người đã dự lễ Giáng Sinh tại Bethlehem dưới thời tiết ấm khác thường.
Du khách, người hành hương và giới tu sĩ đã tụ tập về Bethlehem, nơi Chúa Giê-su ra đời. Thị trấn trong vùng bờ Tây này được trang hoàng với đủ loại đèn và những Ông Già Noen được bơm lên.
Tại một trong các buổi lễ, Giám mục Fouad Twal, người chủ chiên giáo hội Công giáo tại đây đã dẫn đầu buổi rước kiệu đến quảng trường Máng Cỏ. Sau đó Ngài đã cử hành thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ Giáng Sinh.
Tổng thống Palestine ông Mahmoud Abbas cũng đến Bethlehem hôm thứ Sáu. Nói chuyện với những người hành hương, ông hy vọng năm tới sẽ mang lại an ninh, ổn định và độc lập cho nhân dân Palestine.
Hàng vạn người đã dự lễ Giáng Sinh tại Bethlehem dưới thời tiết ấm khác thường.
Du khách, người hành hương và giới tu sĩ đã tụ tập về Bethlehem, nơi Chúa Giê-su ra đời. Thị trấn trong vùng bờ Tây này được trang hoàng với đủ loại đèn và những Ông Già Noen được bơm lên.
Tại một trong các buổi lễ, Giám mục Fouad Twal, người chủ chiên giáo hội Công giáo tại đây đã dẫn đầu buổi rước kiệu đến quảng trường Máng Cỏ. Sau đó Ngài đã cử hành thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ Giáng Sinh.
Tổng thống Palestine ông Mahmoud Abbas cũng đến Bethlehem hôm thứ Sáu. Nói chuyện với những người hành hương, ông hy vọng năm tới sẽ mang lại an ninh, ổn định và độc lập cho nhân dân Palestine.
Đức Giáo Hoàng chỉ trích những hạn chế về tự do tôn giáo tại Trung Quốc
Thanh Phương / RFI
10:51 25/12/2010
Đức Giáo Hoàng chỉ trích những hạn chế về tự do tôn giáo tại Trung Quốc
Lời chỉ trích liên quan đến những hạn chế về tự do tôn giáo tại Trung Quốc đã được đưa ra trong thông điệp Giáng sinh mà Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đọc từ balcon của Đại giáo đường Thánh Phêrô ở Roma hôm nay trước hàng chục ngàn tín đồ và được truyền trực tiếp truyền hình trên toàn thế giới.
Trong thông điệp hôm nay, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 cầu Chúa ban sự kiên trì cho các cộng đồng Thiên chúa giáo đang bị bách hại ở Trung Quốc và thúc đẩy các lãnh đạo chính trị và tôn giáo tại nước này tôn trọng quyền tự do tôn giáo cho mọi người.
Lời chỉ trích nói trên của Đức Giáo hoàng phản ánh quan hệ đang căng thẳng giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh vừa lên án Vatican là « hồ đồ » khi chỉ trích việc Giáo hội chính thức của nước này tự bổ nhiệm các giám mục mà không có sự chấp thuận của Tòa Thánh.
Trong thông điệp Giáng sinh, trước khi chúc lành urbi và orbi (cho thành phố và cho thế giới), Ngài đã kêu gọi chấm dứt xung đột ở Trung Đông và thúc giục các lãnh đạo chính trị tích cực hỗ trợ các giáo dân ở khu vực này. Đức Giáo hoàng Benedicto 16 còn kêu gọi hoà bình lâu dài ở Côte d’Ivoire, Somalia và Darfour, đồng thời cầu chúc ổn định chính trị và xã hội cho Madagascar.
Tối qua, khi cử hành thánh lễ Giáng Sinh tại Đại Giáo đường Thánh Phêrô ở Roma, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã cực lực lên án những kẻ gây ra bạo lực và chiến tranh trên thế giới. Trước đó, vào buổi sáng, lần đầu tiên, Ngài đã cho phát trên làn sóng đài BBC sứ điệp Giáng Sinh bằng tiếng Anh, trong đó Đức Giáo hoàng nhắc đến chuyến viếng thăm lịch sử tại Anh quốc vào tháng 9 vừa qua, đồng thời gởi lời chào và chúc lành đến các tín đồ Thiên chúa giáo ở Vương quốc Anh và các nơi nói tiếng Anh trên thế giới.
Nhưng tại một số nơi, máu vẫn đổ trong đêm Giáng Sinh. Tại Nigeria, theo nguồn tin từ quân đội, 6 người đã chết trong các vụ tấn công vào các nhà thờ tối hôm qua. Ngoài ra, ít nhất 8 người chết do một vụ nổ tại miền Trung Nigeria, nơi mà quan hệ giữa hai cộng đồng Thiên chúa giáo và Hồi giáo vẫn rất căng thẳng.
Tiếng súng cũng không im tại vùng Trung Đông, vì để đáp lại những vụ bắn súng cối và roquette của Palestine, quân đội Israel đêm qua đã oanh tạc bốn mục tiêu ở giải Gaza, khiến ít nhất hai người bị thương. Còn tại Irak, tín đồ Thiên chúa giáo đã đón Noel trong nỗi sợ hãi khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Riêng tại Cuba, hồng y Jaime Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo ở nưóc này, đêm qua đã cử hành thánh lễ Noel tại một nhà tù, nơi giam giữ 11 nhà đối lập mà chính quyền đã hứa sẽ trả tự do trong nay mai.
Lời chỉ trích liên quan đến những hạn chế về tự do tôn giáo tại Trung Quốc đã được đưa ra trong thông điệp Giáng sinh mà Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đọc từ balcon của Đại giáo đường Thánh Phêrô ở Roma hôm nay trước hàng chục ngàn tín đồ và được truyền trực tiếp truyền hình trên toàn thế giới.
Trong thông điệp hôm nay, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 cầu Chúa ban sự kiên trì cho các cộng đồng Thiên chúa giáo đang bị bách hại ở Trung Quốc và thúc đẩy các lãnh đạo chính trị và tôn giáo tại nước này tôn trọng quyền tự do tôn giáo cho mọi người.
Lời chỉ trích nói trên của Đức Giáo hoàng phản ánh quan hệ đang căng thẳng giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh vừa lên án Vatican là « hồ đồ » khi chỉ trích việc Giáo hội chính thức của nước này tự bổ nhiệm các giám mục mà không có sự chấp thuận của Tòa Thánh.
Trong thông điệp Giáng sinh, trước khi chúc lành urbi và orbi (cho thành phố và cho thế giới), Ngài đã kêu gọi chấm dứt xung đột ở Trung Đông và thúc giục các lãnh đạo chính trị tích cực hỗ trợ các giáo dân ở khu vực này. Đức Giáo hoàng Benedicto 16 còn kêu gọi hoà bình lâu dài ở Côte d’Ivoire, Somalia và Darfour, đồng thời cầu chúc ổn định chính trị và xã hội cho Madagascar.
Tối qua, khi cử hành thánh lễ Giáng Sinh tại Đại Giáo đường Thánh Phêrô ở Roma, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã cực lực lên án những kẻ gây ra bạo lực và chiến tranh trên thế giới. Trước đó, vào buổi sáng, lần đầu tiên, Ngài đã cho phát trên làn sóng đài BBC sứ điệp Giáng Sinh bằng tiếng Anh, trong đó Đức Giáo hoàng nhắc đến chuyến viếng thăm lịch sử tại Anh quốc vào tháng 9 vừa qua, đồng thời gởi lời chào và chúc lành đến các tín đồ Thiên chúa giáo ở Vương quốc Anh và các nơi nói tiếng Anh trên thế giới.
Nhưng tại một số nơi, máu vẫn đổ trong đêm Giáng Sinh. Tại Nigeria, theo nguồn tin từ quân đội, 6 người đã chết trong các vụ tấn công vào các nhà thờ tối hôm qua. Ngoài ra, ít nhất 8 người chết do một vụ nổ tại miền Trung Nigeria, nơi mà quan hệ giữa hai cộng đồng Thiên chúa giáo và Hồi giáo vẫn rất căng thẳng.
Tiếng súng cũng không im tại vùng Trung Đông, vì để đáp lại những vụ bắn súng cối và roquette của Palestine, quân đội Israel đêm qua đã oanh tạc bốn mục tiêu ở giải Gaza, khiến ít nhất hai người bị thương. Còn tại Irak, tín đồ Thiên chúa giáo đã đón Noel trong nỗi sợ hãi khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Riêng tại Cuba, hồng y Jaime Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo ở nưóc này, đêm qua đã cử hành thánh lễ Noel tại một nhà tù, nơi giam giữ 11 nhà đối lập mà chính quyền đã hứa sẽ trả tự do trong nay mai.
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2010
Đặng Minh An dịch
15:59 25/12/2010
“Verbum caro factum est” – “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể” (Ga 1:14).
Anh chị em rất thân mến, những người đang lắng nghe tôi nói đây, tại Rôma này và trên toàn thế giới. Tôi hân hoan công bố thông điệp của ngày lễ Giáng Sinh: Thiên Chúa đã hóa thành phàm nhân, Ngài đã xuống trần và cư ngụ giữa chúng ta. Thiên Chúa không còn xa xôi mịt mờ nữa: Ngài là “Emmanuael”, Thiên Chúa-ở-cùng-chúng ta. Ngài không còn xa lạ với chúng ta nữa: Ngài có một dung mạo hữu hình, dung mạo của Chúa Giêsu.
Thông điệp này luôn mới và luôn gây sửng sốt vì nó vượt quá ước vọng mà chúng ta dám mơ tới. Trước hết, nó không chỉ là một lời công bố nhưng là một biến cố, một điều đang diễn ra mà những chứng nhân khả tín đã được mục kích, được nghe và được chạm đến được con người của Giêsu thành Nagiarét! Hiện diện với Ngài, quan sát việc Ngài làm và lắng nghe lời Ngài rao giảng, họ nhận ra Đấng Mêsia nơi Chúa Giêsu; và khi chứng kiến việc Ngài sống lại từ trong kẻ chết sau khi chịu đóng đinh trên thập giá, họ xác tín rằng Ngài là con người thực sự và là Chúa thực sự, là Con Một đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý (x. Ga 1:14).
“Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”. Đứng trước mạc khải này, một lần nữa chúng ta lại thấy ngỡ ngàng: sao lại có thể như thế được nhỉ? Ngôi Lời và nhục thể là hai thực tại đối nghịch với nhau; làm sao Lời vĩnh cửu và toàn năng lại trở thành một con người mỏng dòn và dễ chết như vậy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là Tình Yêu. Ai yêu thương thì cũng muốn chia sẻ với người mình yêu, muốn được kết hiệp với người ấy, và Thánh Kinh trình bày cho chúng ta lịch sử tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa đối với dân Ngài, với tột đỉnh ở nơi Chúa Giêsu Kitô.
Thực ra, Thiên Chúa không thay đổi: Ngài trung tín với chính mình. Đấng đã tạo thành thế giới cũng chính là Đấng đã kêu gọi Abraham và mạc khải danh Ngài cho Môisê: Ta là Đấng tự hữu... Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và Giacob.. Thiên Chúa từ bi và thương xót, giàu lòng yêu thương và trung tín (xem Xh 3,14-15; 34,6). Thiên Chúa không thay đổi; Ngài là Tình Yêu vô thủy vô chung. Ngài chính là sự hiệp thông, là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi, và mỗi hành động và lời nói của Ngài đều nhắm đến sự hiệp thông. Sự nhập thể là tột đỉnh của công trình sáng tạo. Khi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria do ý muốn của Chúa Cha và hoạt động của Chúa Thánh Thần, kỳ công tạo dựng đạt tới tột đỉnh. Nguyên lý điều hợp vũ trụ, Logos, bắt đầu hiện hữu trong trần thế, trong một thời gian và không gian nhất định.
“Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”. Ánh sáng của chân lý này được mạc khải cho những ai đang đón nhận ánh sáng ấy trong đức tin, vì đó là một mầu nhiệm tình yêu. Chỉ những ai mở lòng mình đón nhận yêu thương thì mới được ánh sáng của lễ Giáng Sinh bao phủ. Đó là điều đã xảy ra trong đêm Bethlehem và ngày nay cũng vậy. Sự nhập thể của Con Thiên Chúa là một biến cố xảy ra trong lịch sử, nhưng đồng thời lại vượt quá lịch sử. Trong đêm đen của nhân thế, một ánh sáng mới đã được thắp lên, để cho những đôi mắt đơn sơ của đức tin thấy được, cũng như cho những tâm hồn hiền lành và khiêm hạ đang mong đợi Đấng Cứu Thế. Nếu chân lý chỉ đơn thuần là một công thức toán học, thì nó tự trói buộc mình một cách nào đó bởi chính sức mạnh của mình. Trái lại nếu Chân lý là Tình Yêu, thì nó đòi hỏi đức tin, và lời “xin vâng” nơi con tim chúng ta.
Con tim chúng ta, nói cho cùng, tìm kiếm điều gì nếu không phải là một Chân Lý cũng đồng thời là một Tình Yêu? Trẻ con tìm kiếm điều đó với những câu hỏi rất đơn sơ và kích thích; người trẻ tìm kiếm điều đó với lòng háo hức muốn khám phá ý nghĩa sâu xa của cuộc sống; những người nam người nữ trưởng thành cũng tìm kiếm điều đó để hướng dẫn và nâng đỡ trách vụ của họ trong gia đình và trong công ăn việc làm; người già tìm điều ấy hầu hoàn tất cuộc sống dương thế của mình.
“Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”. Thông điệp Giáng Sinh này cũng là ánh sáng cho muôn dân, cho hành trình chung của nhân loại. “Emmanuel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã đến như một vị Vua của công lý và hòa bình. Chúng ta biết Nước của Ngài không thuộc về trần thế này, nhưng lại là Vương Quốc quan trọng hơn tất cả các nước trên thế giới này. Nước ấy như là men của nhân loại: nếu thiếu đi, thì sẽ không có động lực thúc đẩy sự phát triển chân thực: sẽ thiếu đi sức mạnh thúc đẩy nhân loại cộng tác cho công ích, cho việc phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi, cho những nỗ lực tranh đấu ôn hòa cho công lý. Đức tin nơi Thiên Chúa, Đấng đã muốn chia sẻ lịch sử của chúng ta, thường xuyên khích lệ chúng ta dấn thân trong lịch sử ấy, cho những mâu thuẫn của nó. Đó là một động lực hy vọng cho tất cả những người đang bị vi phạm và chà đạp phẩm giá, vì Đấng đã sinh ra tại Bethlehem, đến để giải thoát con người khỏi căn cội của mọi thứ nô lệ.
Ước gì ánh sáng Giáng Sinh chiếu tỏa luồng ánh sáng mới rạng ngời nơi phần đất Chúa Giêsu đã sinh ra và soi sáng cho hai dân tộc Israel cũng như Palestine trong việc tìm kiến một sự sống chung công bằng và an bình. Ước gì sứ điệp đầy an ủi về sự quang lâm của Đấng Emmanuel xoa dịu và an ủi các cộng đoàn Kitô yêu quí tại Iraq và toàn Trung Đông giữa những thử thách, mang lại cho họ niềm an ủi và hy vọng tương lai, khích lệ các vị lãnh đạo các quốc gia thể hiện tình liên đới thực sự với các cộng đoàn ấy. Ước gì tình liên đới này cũng được thể hiện cho những người đang còn chịu đau khổ tại Haiti vì những hậu quả của trận động đất tàn hại và của bệnh dịch mới bộc phát. Cũng vậy, ước gì những nạn nhân thiên tai mới đây tại Colombia và Venezuela, và cả tại Guatemala và Costa Rica, không bị lãng quên.
Ước gì mầu nhiệm Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế mở ra những viễn tượng hòa bình lâu bền và những tiến bộ thực sự cho các dân tộc tại Somalia, miền Darfur và Bờ Biển Ngà; thăng tiến sự ổn định chính trị và xã hội tại Madagascar; đem lại an ninh và sự tôn trọng các quyền con người tại Afganistan và Pakistan; khích lệ đối thoại giữa Nicaragua và Costa Rica; cổ võ hòa giải tại bán đảo Triều tiên.
Ước gì mầu nhiệm Giáng Sinh của Đấng Cứu Độ củng cố tinh thần đức tin, đức kiên nhẫn và lòng can đảm của các tín hữu trong Giáo Hội tại Hoa Lục, để họ đừng nản chí vì những hạn chế tự do tôn giáo và tự do lương tâm áp đặt lên họ, nhưng kiên trì trong niềm trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, và luôn giữ sống động ngọn lửa hy vọng. Xin tình yêu của Đấng là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” ban ơn kiên trì bền đỗ cho tất cả các cộng đồng Kitô đang phải chịu kỳ thị và bách hại, và soi sáng cho các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo biết dấn thân cho sự tôn trọng hoàn toàn tự do tôn giáo của tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến, “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”, đã đến ở giữa chúng ta, là Emmanuel, là Thiên Chúa gần gũi với chúng ta. Chúng ta hãy cùng chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu cao cả này, chúng ta hãy để cho tâm hồn được chiếu sáng nhờ ánh sáng rạng ngời trong hang đá Bethlehem!
Cầu chúc Giáng Sinh cho tất cả mọi người.
+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Anh chị em rất thân mến, những người đang lắng nghe tôi nói đây, tại Rôma này và trên toàn thế giới. Tôi hân hoan công bố thông điệp của ngày lễ Giáng Sinh: Thiên Chúa đã hóa thành phàm nhân, Ngài đã xuống trần và cư ngụ giữa chúng ta. Thiên Chúa không còn xa xôi mịt mờ nữa: Ngài là “Emmanuael”, Thiên Chúa-ở-cùng-chúng ta. Ngài không còn xa lạ với chúng ta nữa: Ngài có một dung mạo hữu hình, dung mạo của Chúa Giêsu.
Thông điệp này luôn mới và luôn gây sửng sốt vì nó vượt quá ước vọng mà chúng ta dám mơ tới. Trước hết, nó không chỉ là một lời công bố nhưng là một biến cố, một điều đang diễn ra mà những chứng nhân khả tín đã được mục kích, được nghe và được chạm đến được con người của Giêsu thành Nagiarét! Hiện diện với Ngài, quan sát việc Ngài làm và lắng nghe lời Ngài rao giảng, họ nhận ra Đấng Mêsia nơi Chúa Giêsu; và khi chứng kiến việc Ngài sống lại từ trong kẻ chết sau khi chịu đóng đinh trên thập giá, họ xác tín rằng Ngài là con người thực sự và là Chúa thực sự, là Con Một đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý (x. Ga 1:14).
“Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”. Đứng trước mạc khải này, một lần nữa chúng ta lại thấy ngỡ ngàng: sao lại có thể như thế được nhỉ? Ngôi Lời và nhục thể là hai thực tại đối nghịch với nhau; làm sao Lời vĩnh cửu và toàn năng lại trở thành một con người mỏng dòn và dễ chết như vậy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là Tình Yêu. Ai yêu thương thì cũng muốn chia sẻ với người mình yêu, muốn được kết hiệp với người ấy, và Thánh Kinh trình bày cho chúng ta lịch sử tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa đối với dân Ngài, với tột đỉnh ở nơi Chúa Giêsu Kitô.
Thực ra, Thiên Chúa không thay đổi: Ngài trung tín với chính mình. Đấng đã tạo thành thế giới cũng chính là Đấng đã kêu gọi Abraham và mạc khải danh Ngài cho Môisê: Ta là Đấng tự hữu... Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và Giacob.. Thiên Chúa từ bi và thương xót, giàu lòng yêu thương và trung tín (xem Xh 3,14-15; 34,6). Thiên Chúa không thay đổi; Ngài là Tình Yêu vô thủy vô chung. Ngài chính là sự hiệp thông, là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi, và mỗi hành động và lời nói của Ngài đều nhắm đến sự hiệp thông. Sự nhập thể là tột đỉnh của công trình sáng tạo. Khi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria do ý muốn của Chúa Cha và hoạt động của Chúa Thánh Thần, kỳ công tạo dựng đạt tới tột đỉnh. Nguyên lý điều hợp vũ trụ, Logos, bắt đầu hiện hữu trong trần thế, trong một thời gian và không gian nhất định.
“Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”. Ánh sáng của chân lý này được mạc khải cho những ai đang đón nhận ánh sáng ấy trong đức tin, vì đó là một mầu nhiệm tình yêu. Chỉ những ai mở lòng mình đón nhận yêu thương thì mới được ánh sáng của lễ Giáng Sinh bao phủ. Đó là điều đã xảy ra trong đêm Bethlehem và ngày nay cũng vậy. Sự nhập thể của Con Thiên Chúa là một biến cố xảy ra trong lịch sử, nhưng đồng thời lại vượt quá lịch sử. Trong đêm đen của nhân thế, một ánh sáng mới đã được thắp lên, để cho những đôi mắt đơn sơ của đức tin thấy được, cũng như cho những tâm hồn hiền lành và khiêm hạ đang mong đợi Đấng Cứu Thế. Nếu chân lý chỉ đơn thuần là một công thức toán học, thì nó tự trói buộc mình một cách nào đó bởi chính sức mạnh của mình. Trái lại nếu Chân lý là Tình Yêu, thì nó đòi hỏi đức tin, và lời “xin vâng” nơi con tim chúng ta.
Con tim chúng ta, nói cho cùng, tìm kiếm điều gì nếu không phải là một Chân Lý cũng đồng thời là một Tình Yêu? Trẻ con tìm kiếm điều đó với những câu hỏi rất đơn sơ và kích thích; người trẻ tìm kiếm điều đó với lòng háo hức muốn khám phá ý nghĩa sâu xa của cuộc sống; những người nam người nữ trưởng thành cũng tìm kiếm điều đó để hướng dẫn và nâng đỡ trách vụ của họ trong gia đình và trong công ăn việc làm; người già tìm điều ấy hầu hoàn tất cuộc sống dương thế của mình.
“Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”. Thông điệp Giáng Sinh này cũng là ánh sáng cho muôn dân, cho hành trình chung của nhân loại. “Emmanuel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã đến như một vị Vua của công lý và hòa bình. Chúng ta biết Nước của Ngài không thuộc về trần thế này, nhưng lại là Vương Quốc quan trọng hơn tất cả các nước trên thế giới này. Nước ấy như là men của nhân loại: nếu thiếu đi, thì sẽ không có động lực thúc đẩy sự phát triển chân thực: sẽ thiếu đi sức mạnh thúc đẩy nhân loại cộng tác cho công ích, cho việc phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi, cho những nỗ lực tranh đấu ôn hòa cho công lý. Đức tin nơi Thiên Chúa, Đấng đã muốn chia sẻ lịch sử của chúng ta, thường xuyên khích lệ chúng ta dấn thân trong lịch sử ấy, cho những mâu thuẫn của nó. Đó là một động lực hy vọng cho tất cả những người đang bị vi phạm và chà đạp phẩm giá, vì Đấng đã sinh ra tại Bethlehem, đến để giải thoát con người khỏi căn cội của mọi thứ nô lệ.
Ước gì ánh sáng Giáng Sinh chiếu tỏa luồng ánh sáng mới rạng ngời nơi phần đất Chúa Giêsu đã sinh ra và soi sáng cho hai dân tộc Israel cũng như Palestine trong việc tìm kiến một sự sống chung công bằng và an bình. Ước gì sứ điệp đầy an ủi về sự quang lâm của Đấng Emmanuel xoa dịu và an ủi các cộng đoàn Kitô yêu quí tại Iraq và toàn Trung Đông giữa những thử thách, mang lại cho họ niềm an ủi và hy vọng tương lai, khích lệ các vị lãnh đạo các quốc gia thể hiện tình liên đới thực sự với các cộng đoàn ấy. Ước gì tình liên đới này cũng được thể hiện cho những người đang còn chịu đau khổ tại Haiti vì những hậu quả của trận động đất tàn hại và của bệnh dịch mới bộc phát. Cũng vậy, ước gì những nạn nhân thiên tai mới đây tại Colombia và Venezuela, và cả tại Guatemala và Costa Rica, không bị lãng quên.
Ước gì mầu nhiệm Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế mở ra những viễn tượng hòa bình lâu bền và những tiến bộ thực sự cho các dân tộc tại Somalia, miền Darfur và Bờ Biển Ngà; thăng tiến sự ổn định chính trị và xã hội tại Madagascar; đem lại an ninh và sự tôn trọng các quyền con người tại Afganistan và Pakistan; khích lệ đối thoại giữa Nicaragua và Costa Rica; cổ võ hòa giải tại bán đảo Triều tiên.
Ước gì mầu nhiệm Giáng Sinh của Đấng Cứu Độ củng cố tinh thần đức tin, đức kiên nhẫn và lòng can đảm của các tín hữu trong Giáo Hội tại Hoa Lục, để họ đừng nản chí vì những hạn chế tự do tôn giáo và tự do lương tâm áp đặt lên họ, nhưng kiên trì trong niềm trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, và luôn giữ sống động ngọn lửa hy vọng. Xin tình yêu của Đấng là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” ban ơn kiên trì bền đỗ cho tất cả các cộng đồng Kitô đang phải chịu kỳ thị và bách hại, và soi sáng cho các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo biết dấn thân cho sự tôn trọng hoàn toàn tự do tôn giáo của tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến, “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”, đã đến ở giữa chúng ta, là Emmanuel, là Thiên Chúa gần gũi với chúng ta. Chúng ta hãy cùng chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu cao cả này, chúng ta hãy để cho tâm hồn được chiếu sáng nhờ ánh sáng rạng ngời trong hang đá Bethlehem!
Cầu chúc Giáng Sinh cho tất cả mọi người.
+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Đức Thánh Cha công bố sứ điệp Giáng Sinh và Phép Lành toàn xá
LM Trần Đức Anh OP
20:17 25/12/2010
VATICAN- Lúc 12 giờ trưa 25-12-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi công bố sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho dân thành Roma và toàn thế giới, Urbi et Orbi, theo một truyền thống cổ kính, đặc biệt vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.
Hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nhiều mây, với những giọt mưa nhẹ, có lối 60 ngàn tín hữu. Trên thềm Đền thờ có một đội quân của vệ binh Thụy Sĩ và ban nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với một đoàn quân danh dự liên binh chủng của Italia cùng với một ban quân nhạc.
ĐTC xuất hiện trên bao lơn chính của Đền thờ thánh Phêrô trước tiếng vỗ tay reo hò vui mừng của các tín hữu, đồng thời hai ban quân nhạc lần lượt trổi quốc thiều Vatican và Italia. Tháp tùng ĐTC có 2 Hồng Y đẳng phó tế Agostino Cacciavillan, nguyên chủ tịch Cơ quan quản trị tài sản của tòa Thánh (APSA) và Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, 2 Đức Ông trong ban nghi lễ phụng vụ, cùng với 3 thầy giúp lễ thuộc trường Truyền Giáo.
Sứ điệp Giáng Sinh
Trong sứ điệp, ĐTC đã trình bày những suy tư về mầu nhiệm ”Ngôi Lời đã nhập thể làm người” và cầu mong cho Thánh Địa được hòa bình, Trung Quốc và nhiều nước khác được tự do tôn giáo. Ngài nói:
”Anh chị em thân mến, là những người đang nghe tôi ở Roma và trên toàn thế giới, tôi vui mừng loan báo cho anh chị em sứ điệp Giáng Sinh: Thiên Chúa đã làm người, Ngài đến ở giữa chúng ta. Thiên Chúa không ở nơi xa xăm: Ngài ở gần kề, Ngài là Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng- chúng-ta. Ngài không phải là người xa lạ: Ngài có một khuôn mặt, khuôn mặt của Đức Giêsu.
Đó là một sứ điệp luôn luôn mới mẻ, luôn làm ngạc nhiên, vì sứ điệp này vượt quá mọi hy vọng táo bạo nhất của chúng ta. Nhất là vì đây không phải chỉ là một lời loan báo: nhưng là một biến cố, một điều đã xảy ra, mà những chứng nhân đáng tin cậy đã thấy, đã nghe, đã động chạm đến nơi bản thân của Đức Giêsu thành Nazareth! Ở với Ngài, quan sát những hành động và lắng nghe lời Ngài, họ nhìn nhận Đức Giêsu là Đức Messia; và khi thấy Ngài sống lại, sau khi đã chịu đóng đanh, họ xác tín rằng Ngài, là người thật, cũng đồng thời là Thiên Chúa thật, là Con duy nhất đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý (Xc Ga 1,14).
”Ngôi Lời đã làm người”. Đứng trước mạc khải này, một lần nữa chúng ta lại tự hỏi: làm sao điều ấy có thể xảy ra được? Ngôi Lời và xác thể là hai thực tại đối nghịch với nhau; làm sao Lời vĩnh cửu và toàn năng lại trở thành một người yếu ớt và hay chết như vậy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là Tình Yêu. Ai yêu thương thì cũng muốn chia sẻ với người mình yêu, muốn được kết hiệp với người ấy, và Kinh Thánh trình bày cho chúng ta đại lịch sử tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với dân Ngài, với tột đỉnh ở nơi Chúa Giêsu Kitô.
Trong thực tế, Thiên Chúa không thay đổi: Ngài trung tín với chính mình. Đấng đã tạo thành thế giới cũng chính là Đấng đã kêu gọi Abraham và mạc khải tên của Ngài cho Môisê: Ta là Đấng tự hữu... Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và Giacob.. Thiên Chúa từ bi và thương xót, giàu lòng yêu thương và trung tín (Xc Xh 3,14-15; 34,6). Thiên Chúa không thay đổi, Ngài là Tình Thương từ đời đời và mãi mãi. Ngài chính là sự Hiệp Thông, Hiệp nhất trong Ba Ngôi, và mỗi hành động và lời nói của Ngài đều nhắm đến sự hiệp thông. Sự nhập thể là tột đỉnh của công trình sáng tạo. Khi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria do ý muốn của Chúa Cha và hoạt động của Thánh Linh, thụ tạo đạt tới tột đỉnh. Nguyên lý điều hợp vũ trụ, Logos, bắt đầu hiện hữu trong trần thế, trong thời gian và không gian.
”Ngôi Lời đã làm người”. Ánh sáng của chân lý này được biểu lộ cho những ai đang đón nhận ánh sáng ấy trong đức tin, vì đó là một mầu nhiệm tình thương. Chỉ những ai cởi mở đối với tình thương thì mới được ánh sáng của lễ Giáng Sinh bao phủ. Đó là điều đã xảy ra trong đêm Bethlehem và ngày nay cũng vậy. Sự nhập thể của Con Thiên Chúa là một biến cố xảy ra trong lịch sử, nhưng đồng thời lại vượt quá lịch sử. Trong đêm đen của trần thế, một ánh sáng mới đã được thắp lên, để cho những đôi mắt đơn sơ của đức tin thấy được, cũng như cho tâm hồn hiền lành và khiêm hạ đang mong đợi Đấng Cứu Thế. Giả sử chân lý chỉ là một công thức toán học, thì theo một cách nào đó tự nó buộc phải chấp nhận. Trái lại nếu Chân lý là Tình Thương, thì nó đòi phải có đức tin, phải có sự ưng thuận của con tim chúng ta.
Và thực vậy, con tim chúng ta tìm kiếm điều gì nếu không phải là Chân Lý Tình Thương? Hài nhi tìm kiếm Chân lý ấy với những câu hỏi đơn sơ và kích thích; người trẻ tìm kiếm Chân lý, họ đang cần tìm thấy ý nghĩa sâu xa của cuộc sống; người nam người nữ trưởng thành cũng tìm kiếm Chân lý, để hướng dẫn và nâng đỡ sự dấn thân trong gia đình và công ăn việc làm; người già tìm Chân lý ấy, để làm cho cuộc sống trần thế của mình được hoàn tất.
”Ngôi Lời đã làm người”. Tin Mừng về Giáng Sinh cũng là ánh sáng cho các dân tộc, cho hành trình chung của nhân loại. ”Emmanuel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã đến như một vị Vua công lý và hòa bình. Chúng ta biết Nước của Ngài không thuộc về trần thế này, nhưng đó là Nước quan trọng hơn tất cả các nước trên thế giới này. Cũng như men của nhân loại: nếu thiếu, thì sẽ không có sức mạnh đẩy mạnh sự phát triển chân thực: men ấy thúc đẩy nhân loại cộng tác cho công ích, phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi, tranh đấu ôn hòa cho công lý. Tin nơi Thiên Chúa Đấng đã muốn chia sẻ lịch sử của chúng ta đó là một khích lệ trường kỳ để dấn thân trong lịch sử, dù giữa những mâu thuẫn của nó. Đó là một động lực hy vọng cho tất cả những người đang bị vi phạm và chà đạp phẩm giá, vì Đấng đã sinh ra tại Bethlehem, đến để giải thoát con người khỏi căn cội của mọi thứ nô lệ.
”Ước gì Ánh sáng Giáng Sinh tái chiếu tỏa rạng ngời nơi phần đất Chúa Giêsu sinh ra và soi sáng cho người Israel cũng như Palestine trong việc tìm kiến một sự sống chung đúng đắn và an bình. Ước gì việc loan báo đầy an ủi về sự giáng lâm của Đức Emmanuel thoa dịu và an ủi các cộng đoàn Kitô yêu quí tại Irak và toàn Trung Đông giữa những thử thách, mang lại cho họ niềm an ủi và hy vọng tương lai, khích lệ các vị lãnh đạo các quốc gia thực sự liên đới với các cộng đoàn ấy. Ước gì tình liên đới này cũng được thể hiện cho những người đang còn chịu đau khổ tại Haiti vì những hậu quả của trận động đất tàn hại và của bệnh dịch mới đây. Cũng vậy, ước gì những người tại Colombia và Venezuela, và cả tại Guatemala và Costa Rica mới bị thiên tai, không bị lãng quên.
”Ước gì cuộc Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế mở ra những viễn tượng hòa bình lâu bền và tiến bộ chân chính cho các dân tộc tại Somalia, miền Darfur và Côte d'Ivoire; thăng tiến sự ổn định chính trị và xã hội ở Madagascar; mang lại an ninh và tôn trọng các quyền con người tại Afganistan và Pakistan; khích lệ đối thoại giữa Nicaragua và Costa Rica; cổ võ hòa giải tại bán đảo Triều tiên.
Ước gì việc cử hành sự giáng sinh của Đấng Cứu Chuộc củng cố tinh thần đức tin, kiên nhẫn và lòng can đảm nơi các tín hữu trong Giáo Hội tại Hoa Lục, để họ đừng nản chí vì những hạn chế tự do tôn giáo và tự do lương tâm, kiên trì trong niềm trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, giữ cho ngọn lửa hy vọng được luôn sinh động. Xin tình yêu của Đấng là ”Thiên Chúa ở cùng chúng ta” ban ơn kiên trì bền đỗ cho tất cả các cộng đồng Kitô đang phải chịu kỳ thị và bách hại, và soi sáng cho các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo dấn thân hoàn toàn tôn trọng tự do tôn giáo của tất cả mọi người”.
Anh chị em thân mến, ”Ngôi Lời đã làm người”, đã đến ở giữa chúng ta, là Emmanuel, Thiên Chúa đã trở nên gần gũi với chúng ta. Chúng ta cùng chiêm ngắm mầu nhiệm tình thương cao cả này, chúng ta hãy để cho tâm hồn được chiếu sáng nhờ ánh sáng rạng ngời trong hang đá Bethlehem! Cầu chúc Giáng Sinh tốt đẹp cho tất cả mọi người.”
Kết thúc sứ điệp, ĐTC lần lượt gửi các lời chúc mừng Giáng Sinh bằng 65 thứ tiếng, bắt đầu từ tiếng Ý tới tiếng Pháp và kết thúc bằng tiếng la tinh. Đặc biệt bằng Hoa, ĐTC chúc ”Đản Sinh Khoái Lạc”, Giáng Sinh vui vẻ, và bằng tiếng Việt: ”Chúc mừng Giáng Sinh”.
Phép lành toàn xá
Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Mở đầu nghi thức, ĐHY Agostino Cacciavillan, HY trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của ĐTC ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý ĐTC và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Liền đó, ĐTC đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.”
Đài BBC đã trực tiếp truyền đi sứ điệp của ĐTC. Nhưng Nhà cầm quyền Trung Quốc đã chặn ngay không cho phát tiếp đoan Sứ điệp trong đó ĐTC phê bình tình trạng thiếu tự do tôn giáo và đàn áp các tín hữu Kitô tại nước này.
Hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nhiều mây, với những giọt mưa nhẹ, có lối 60 ngàn tín hữu. Trên thềm Đền thờ có một đội quân của vệ binh Thụy Sĩ và ban nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với một đoàn quân danh dự liên binh chủng của Italia cùng với một ban quân nhạc.
ĐTC xuất hiện trên bao lơn chính của Đền thờ thánh Phêrô trước tiếng vỗ tay reo hò vui mừng của các tín hữu, đồng thời hai ban quân nhạc lần lượt trổi quốc thiều Vatican và Italia. Tháp tùng ĐTC có 2 Hồng Y đẳng phó tế Agostino Cacciavillan, nguyên chủ tịch Cơ quan quản trị tài sản của tòa Thánh (APSA) và Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, 2 Đức Ông trong ban nghi lễ phụng vụ, cùng với 3 thầy giúp lễ thuộc trường Truyền Giáo.
Sứ điệp Giáng Sinh
Trong sứ điệp, ĐTC đã trình bày những suy tư về mầu nhiệm ”Ngôi Lời đã nhập thể làm người” và cầu mong cho Thánh Địa được hòa bình, Trung Quốc và nhiều nước khác được tự do tôn giáo. Ngài nói:
”Anh chị em thân mến, là những người đang nghe tôi ở Roma và trên toàn thế giới, tôi vui mừng loan báo cho anh chị em sứ điệp Giáng Sinh: Thiên Chúa đã làm người, Ngài đến ở giữa chúng ta. Thiên Chúa không ở nơi xa xăm: Ngài ở gần kề, Ngài là Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng- chúng-ta. Ngài không phải là người xa lạ: Ngài có một khuôn mặt, khuôn mặt của Đức Giêsu.
Đó là một sứ điệp luôn luôn mới mẻ, luôn làm ngạc nhiên, vì sứ điệp này vượt quá mọi hy vọng táo bạo nhất của chúng ta. Nhất là vì đây không phải chỉ là một lời loan báo: nhưng là một biến cố, một điều đã xảy ra, mà những chứng nhân đáng tin cậy đã thấy, đã nghe, đã động chạm đến nơi bản thân của Đức Giêsu thành Nazareth! Ở với Ngài, quan sát những hành động và lắng nghe lời Ngài, họ nhìn nhận Đức Giêsu là Đức Messia; và khi thấy Ngài sống lại, sau khi đã chịu đóng đanh, họ xác tín rằng Ngài, là người thật, cũng đồng thời là Thiên Chúa thật, là Con duy nhất đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý (Xc Ga 1,14).
”Ngôi Lời đã làm người”. Đứng trước mạc khải này, một lần nữa chúng ta lại tự hỏi: làm sao điều ấy có thể xảy ra được? Ngôi Lời và xác thể là hai thực tại đối nghịch với nhau; làm sao Lời vĩnh cửu và toàn năng lại trở thành một người yếu ớt và hay chết như vậy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là Tình Yêu. Ai yêu thương thì cũng muốn chia sẻ với người mình yêu, muốn được kết hiệp với người ấy, và Kinh Thánh trình bày cho chúng ta đại lịch sử tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với dân Ngài, với tột đỉnh ở nơi Chúa Giêsu Kitô.
Trong thực tế, Thiên Chúa không thay đổi: Ngài trung tín với chính mình. Đấng đã tạo thành thế giới cũng chính là Đấng đã kêu gọi Abraham và mạc khải tên của Ngài cho Môisê: Ta là Đấng tự hữu... Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và Giacob.. Thiên Chúa từ bi và thương xót, giàu lòng yêu thương và trung tín (Xc Xh 3,14-15; 34,6). Thiên Chúa không thay đổi, Ngài là Tình Thương từ đời đời và mãi mãi. Ngài chính là sự Hiệp Thông, Hiệp nhất trong Ba Ngôi, và mỗi hành động và lời nói của Ngài đều nhắm đến sự hiệp thông. Sự nhập thể là tột đỉnh của công trình sáng tạo. Khi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria do ý muốn của Chúa Cha và hoạt động của Thánh Linh, thụ tạo đạt tới tột đỉnh. Nguyên lý điều hợp vũ trụ, Logos, bắt đầu hiện hữu trong trần thế, trong thời gian và không gian.
”Ngôi Lời đã làm người”. Ánh sáng của chân lý này được biểu lộ cho những ai đang đón nhận ánh sáng ấy trong đức tin, vì đó là một mầu nhiệm tình thương. Chỉ những ai cởi mở đối với tình thương thì mới được ánh sáng của lễ Giáng Sinh bao phủ. Đó là điều đã xảy ra trong đêm Bethlehem và ngày nay cũng vậy. Sự nhập thể của Con Thiên Chúa là một biến cố xảy ra trong lịch sử, nhưng đồng thời lại vượt quá lịch sử. Trong đêm đen của trần thế, một ánh sáng mới đã được thắp lên, để cho những đôi mắt đơn sơ của đức tin thấy được, cũng như cho tâm hồn hiền lành và khiêm hạ đang mong đợi Đấng Cứu Thế. Giả sử chân lý chỉ là một công thức toán học, thì theo một cách nào đó tự nó buộc phải chấp nhận. Trái lại nếu Chân lý là Tình Thương, thì nó đòi phải có đức tin, phải có sự ưng thuận của con tim chúng ta.
Và thực vậy, con tim chúng ta tìm kiếm điều gì nếu không phải là Chân Lý Tình Thương? Hài nhi tìm kiếm Chân lý ấy với những câu hỏi đơn sơ và kích thích; người trẻ tìm kiếm Chân lý, họ đang cần tìm thấy ý nghĩa sâu xa của cuộc sống; người nam người nữ trưởng thành cũng tìm kiếm Chân lý, để hướng dẫn và nâng đỡ sự dấn thân trong gia đình và công ăn việc làm; người già tìm Chân lý ấy, để làm cho cuộc sống trần thế của mình được hoàn tất.
”Ngôi Lời đã làm người”. Tin Mừng về Giáng Sinh cũng là ánh sáng cho các dân tộc, cho hành trình chung của nhân loại. ”Emmanuel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã đến như một vị Vua công lý và hòa bình. Chúng ta biết Nước của Ngài không thuộc về trần thế này, nhưng đó là Nước quan trọng hơn tất cả các nước trên thế giới này. Cũng như men của nhân loại: nếu thiếu, thì sẽ không có sức mạnh đẩy mạnh sự phát triển chân thực: men ấy thúc đẩy nhân loại cộng tác cho công ích, phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi, tranh đấu ôn hòa cho công lý. Tin nơi Thiên Chúa Đấng đã muốn chia sẻ lịch sử của chúng ta đó là một khích lệ trường kỳ để dấn thân trong lịch sử, dù giữa những mâu thuẫn của nó. Đó là một động lực hy vọng cho tất cả những người đang bị vi phạm và chà đạp phẩm giá, vì Đấng đã sinh ra tại Bethlehem, đến để giải thoát con người khỏi căn cội của mọi thứ nô lệ.
”Ước gì Ánh sáng Giáng Sinh tái chiếu tỏa rạng ngời nơi phần đất Chúa Giêsu sinh ra và soi sáng cho người Israel cũng như Palestine trong việc tìm kiến một sự sống chung đúng đắn và an bình. Ước gì việc loan báo đầy an ủi về sự giáng lâm của Đức Emmanuel thoa dịu và an ủi các cộng đoàn Kitô yêu quí tại Irak và toàn Trung Đông giữa những thử thách, mang lại cho họ niềm an ủi và hy vọng tương lai, khích lệ các vị lãnh đạo các quốc gia thực sự liên đới với các cộng đoàn ấy. Ước gì tình liên đới này cũng được thể hiện cho những người đang còn chịu đau khổ tại Haiti vì những hậu quả của trận động đất tàn hại và của bệnh dịch mới đây. Cũng vậy, ước gì những người tại Colombia và Venezuela, và cả tại Guatemala và Costa Rica mới bị thiên tai, không bị lãng quên.
”Ước gì cuộc Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế mở ra những viễn tượng hòa bình lâu bền và tiến bộ chân chính cho các dân tộc tại Somalia, miền Darfur và Côte d'Ivoire; thăng tiến sự ổn định chính trị và xã hội ở Madagascar; mang lại an ninh và tôn trọng các quyền con người tại Afganistan và Pakistan; khích lệ đối thoại giữa Nicaragua và Costa Rica; cổ võ hòa giải tại bán đảo Triều tiên.
Ước gì việc cử hành sự giáng sinh của Đấng Cứu Chuộc củng cố tinh thần đức tin, kiên nhẫn và lòng can đảm nơi các tín hữu trong Giáo Hội tại Hoa Lục, để họ đừng nản chí vì những hạn chế tự do tôn giáo và tự do lương tâm, kiên trì trong niềm trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, giữ cho ngọn lửa hy vọng được luôn sinh động. Xin tình yêu của Đấng là ”Thiên Chúa ở cùng chúng ta” ban ơn kiên trì bền đỗ cho tất cả các cộng đồng Kitô đang phải chịu kỳ thị và bách hại, và soi sáng cho các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo dấn thân hoàn toàn tôn trọng tự do tôn giáo của tất cả mọi người”.
Anh chị em thân mến, ”Ngôi Lời đã làm người”, đã đến ở giữa chúng ta, là Emmanuel, Thiên Chúa đã trở nên gần gũi với chúng ta. Chúng ta cùng chiêm ngắm mầu nhiệm tình thương cao cả này, chúng ta hãy để cho tâm hồn được chiếu sáng nhờ ánh sáng rạng ngời trong hang đá Bethlehem! Cầu chúc Giáng Sinh tốt đẹp cho tất cả mọi người.”
Kết thúc sứ điệp, ĐTC lần lượt gửi các lời chúc mừng Giáng Sinh bằng 65 thứ tiếng, bắt đầu từ tiếng Ý tới tiếng Pháp và kết thúc bằng tiếng la tinh. Đặc biệt bằng Hoa, ĐTC chúc ”Đản Sinh Khoái Lạc”, Giáng Sinh vui vẻ, và bằng tiếng Việt: ”Chúc mừng Giáng Sinh”.
Phép lành toàn xá
Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Mở đầu nghi thức, ĐHY Agostino Cacciavillan, HY trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của ĐTC ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý ĐTC và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Liền đó, ĐTC đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.”
Đài BBC đã trực tiếp truyền đi sứ điệp của ĐTC. Nhưng Nhà cầm quyền Trung Quốc đã chặn ngay không cho phát tiếp đoan Sứ điệp trong đó ĐTC phê bình tình trạng thiếu tự do tôn giáo và đàn áp các tín hữu Kitô tại nước này.
Lễ Giáng Sinh: Đức Thánh Cha Benedict XVI đòi hỏi phải có tự do tôn giáo
Bùi Hữu Thư
21:22 25/12/2010
Ngài bầy tỏ tình thân hữu với các kitô hữu bị kỳ thị và đàn áp
ROME, Thứ bẩy 25 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trong thông điệp Giáng Sinh gửi cho thế giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo và bầy tỏ tình tương thân tương trợ với các kitô hữu, nạn nhân của các vụ kỳ thị và đàn áp.
Trước hàng vạn người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô mặc dầu trời mưa để lãnh nhận phép lành “urbi et orbi”, và nhiều triệu người trên thế giới đã lắng nghe và theo dõi trực tiếp trên đài truyền hình, đài phát thanh hay mạng lưới toàn cầu, Đức Thánh Cha đã gửi những lời chúc mừng Giáng Sinh bằng 65 thứ tiếng, từ khán đài cao nằm ngay giữa mặt tiền của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Trong điệp văn Giáng Sinh, được đọc trước lúc ban phép lành, Đức Thánh Cha đã nhắc đến các dân tộc bị thảm hại vì thiên tai hay bạo lực: từ Đất Thánh và Iraq cho đến Haïti và nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh; từ Afghanistan và Pakistan đến các quốc gia Châu Phi đang có chiến tranh; từ sự căng thẳng giữa hai quốc gia Bắc và Nam Hàn cho đến tình trạng khó khăn của các kitô hữu tại Trung Quốc.
Đức Thánh Cha đã chúc lành: “Xin tình yêu của “Thiên Chúa ở cùng anh chị em” ban sự kiên trì cho tất cả các cộng đồng kitô hữu đang chịu đau khổ vì bị kỳ thị và áp bức, và thúc đẩy các chính trị gia có trách nhiệm can thiệp vào việc hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói: “Ước gì việc cử hành Lễ Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế sẽ tăng cường tinh thần đức tin, đức kiên nhẫn và can đảm nơi các tín hữu của Giáo Hội tại Đại Lục Trung Quốc, để họ không nản lòng vì những hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ, và họ sẽ kiên trì trong việc trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, để họ duy trì cho ngọn lửa hy vọng được luôn luôn sống động.”.
Đức Thánh Cha giải thích: Giáng Sinh “là một nguyên cớ để tất cả những ai có nhân phẩm bị bóc lột và bôi nhọ có niềm hy vọng, vì Đấng sanh ra tại Bê Lem đã dến để giải phóng con người khỏi gốc rễ của mọi hình thức nô lệ.”
Đức Thánh Cha sau đó hướng về nơi Chúa Giêsu sanh ra và cầu chúc là “ánh sáng Giáng Sinh” lại chiếu lên rực rỡ và thúc đẩy “người Do Thái và Palétin trong việc tìm kiếm một hình thức sống chung hòa bình và công chính.”
Ngài tiếp: “Ước gì lời công bố an ủi đến từ Đấng Emmanuen xoa dịu những đớn đau và nâng đỡ các cộng đồng kitô yêu quý tại Iraq và trên khắp Miền Trung Đông, và ban cho họ sự an hòa và niềm hy vọng cho tương lai, và khuyến khích các giới chức có trách nhiệm tại các quốc gia có những hành động tương trợ đối với họ.”
Ngài nói tiếp: “Chớ gì điều này cũng đến được đối với những người dân tại Haïti, hãy còn đang đau khổ vì hậu quả của trận động đất khủng khiếp, và nạn dịch tả mới đây. Chớ gì những người dân khác cũng không bị quên lãng tại Colombia, và Venezuela, cũng như tại Guatemala và Costa Rica, nơi cũng có những nạn thiên tai mới xẩy ra gần đây.”
Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu chúc “một nền hòa bình bền vững” và một “sự tiến bộ đích thực” tại Somalie, tại Darfour, và tại Côte d'Ivoire, “một tình trạng chính trị và xã hội vững vàng” tại Madagascar, một “nền an ninh và sự tôn trọng nhân quyền” tại Afghanistan và Pakistan, một “cuộc đối thoại” giữa Nicaragua và Costa Rica, và “sự hòa giải” tại bán đảo Đại Hàn.
ROME, Thứ bẩy 25 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trong thông điệp Giáng Sinh gửi cho thế giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo và bầy tỏ tình tương thân tương trợ với các kitô hữu, nạn nhân của các vụ kỳ thị và đàn áp.
Trước hàng vạn người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô mặc dầu trời mưa để lãnh nhận phép lành “urbi et orbi”, và nhiều triệu người trên thế giới đã lắng nghe và theo dõi trực tiếp trên đài truyền hình, đài phát thanh hay mạng lưới toàn cầu, Đức Thánh Cha đã gửi những lời chúc mừng Giáng Sinh bằng 65 thứ tiếng, từ khán đài cao nằm ngay giữa mặt tiền của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Trong điệp văn Giáng Sinh, được đọc trước lúc ban phép lành, Đức Thánh Cha đã nhắc đến các dân tộc bị thảm hại vì thiên tai hay bạo lực: từ Đất Thánh và Iraq cho đến Haïti và nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh; từ Afghanistan và Pakistan đến các quốc gia Châu Phi đang có chiến tranh; từ sự căng thẳng giữa hai quốc gia Bắc và Nam Hàn cho đến tình trạng khó khăn của các kitô hữu tại Trung Quốc.
Đức Thánh Cha đã chúc lành: “Xin tình yêu của “Thiên Chúa ở cùng anh chị em” ban sự kiên trì cho tất cả các cộng đồng kitô hữu đang chịu đau khổ vì bị kỳ thị và áp bức, và thúc đẩy các chính trị gia có trách nhiệm can thiệp vào việc hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói: “Ước gì việc cử hành Lễ Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế sẽ tăng cường tinh thần đức tin, đức kiên nhẫn và can đảm nơi các tín hữu của Giáo Hội tại Đại Lục Trung Quốc, để họ không nản lòng vì những hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ, và họ sẽ kiên trì trong việc trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, để họ duy trì cho ngọn lửa hy vọng được luôn luôn sống động.”.
Đức Thánh Cha giải thích: Giáng Sinh “là một nguyên cớ để tất cả những ai có nhân phẩm bị bóc lột và bôi nhọ có niềm hy vọng, vì Đấng sanh ra tại Bê Lem đã dến để giải phóng con người khỏi gốc rễ của mọi hình thức nô lệ.”
Đức Thánh Cha sau đó hướng về nơi Chúa Giêsu sanh ra và cầu chúc là “ánh sáng Giáng Sinh” lại chiếu lên rực rỡ và thúc đẩy “người Do Thái và Palétin trong việc tìm kiếm một hình thức sống chung hòa bình và công chính.”
Ngài tiếp: “Ước gì lời công bố an ủi đến từ Đấng Emmanuen xoa dịu những đớn đau và nâng đỡ các cộng đồng kitô yêu quý tại Iraq và trên khắp Miền Trung Đông, và ban cho họ sự an hòa và niềm hy vọng cho tương lai, và khuyến khích các giới chức có trách nhiệm tại các quốc gia có những hành động tương trợ đối với họ.”
Ngài nói tiếp: “Chớ gì điều này cũng đến được đối với những người dân tại Haïti, hãy còn đang đau khổ vì hậu quả của trận động đất khủng khiếp, và nạn dịch tả mới đây. Chớ gì những người dân khác cũng không bị quên lãng tại Colombia, và Venezuela, cũng như tại Guatemala và Costa Rica, nơi cũng có những nạn thiên tai mới xẩy ra gần đây.”
Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu chúc “một nền hòa bình bền vững” và một “sự tiến bộ đích thực” tại Somalie, tại Darfour, và tại Côte d'Ivoire, “một tình trạng chính trị và xã hội vững vàng” tại Madagascar, một “nền an ninh và sự tôn trọng nhân quyền” tại Afghanistan và Pakistan, một “cuộc đối thoại” giữa Nicaragua và Costa Rica, và “sự hòa giải” tại bán đảo Đại Hàn.
Top Stories
Urbi et Orbi Christmas 2010
Pope Benedict XVI
07:24 25/12/2010
“Verbum caro factum est” – “The Word became flesh” (Jn 1:14).
Dear brothers and sisters listening to me here in Rome and throughout the world, I joyfully proclaim the message of Christmas: God became man; he came to dwell among us. God is not distant: he is “Emmanuel”, God-with-us. He is no stranger: he has a face, the face of Jesus.
This message is ever new, ever surprising, for it surpasses even our most daring hope. First of all, because it is not merely a proclamation: it is an event, a happening, which credible witnesses saw, heard and touched in the person of Jesus of Nazareth! Being in his presence, observing his works and hearing his words, they recognized in Jesus the Messiah; and seeing him risen, after his crucifixion, they were certain that he was true man and true God, the only-begotten Son come from the Father, full of grace and truth (cf. Jn 1:14).
“The Word became flesh”. Before this revelation we once more wonder: how can this be? The Word and the flesh are mutually opposed realities; how can the eternal and almighty Word become a frail and mortal man? There is only one answer: Love. Those who love desire to share with the beloved, they want to be one with the beloved, and Sacred Scripture shows us the great love story of God for his people which culminated in Jesus Christ.
God in fact does not change: he is faithful to himself. He who created the world is the same one who called Abraham and revealed his name to Moses: “I am who I am … the God of Abraham, Isaac and Jacob … a God merciful and gracious, abounding in steadfast love and faithfulness (cf. Ex 3:14-15; 34:6). God does not change; he is Love, ever and always. In himself he is communion, unity in Trinity, and all his words and works are directed to communion. The Incarnation is the culmination of creation. When Jesus, the Son of God incarnate, was formed in the womb of Mary by the will of the Father and the working of the Holy Spirit, creation reached its high point. The ordering principle of the universe, the Logos, began to exist in the world, in a certain time and space.
“The Word became flesh”. The light of this truth is revealed to those who receive it in faith, for it is a mystery of love. Only those who are open to love are enveloped in the light of Christmas. So it was on that night in Bethlehem, and so it is today. The Incarnation of the Son of God is an event which occurred within history, while at the same time transcending history. In the night of the world a new light was kindled, one which lets itself be seen by the simple eyes of faith, by the meek and humble hearts of those who await the Saviour. If the truth were a mere mathematical formula, in some sense it would impose itself by its own power. But if Truth is Love, it calls for faith, for the “yes” of our hearts.
And what do our hearts, in effect, seek, if not a Truth which is also Love? Children seek it with their questions, so disarming and stimulating; young people seek it in their eagerness to discover the deepest meaning of their life; adults seek it in order to guide and sustain their commitments in the family and the workplace; the elderly seek it in order to grant completion to their earthly existence.
“The Word became flesh”. The proclamation of Christmas is also a light for all peoples, for the collective journey of humanity. “Emmanuel”, God-with-us, has come as King of justice and peace. We know that his Kingdom is not of this world, and yet it is more important than all the kingdoms of this world. It is like the leaven of humanity: were it lacking, the energy to work for true development would flag: the impulse to work together for the common good, in the disinterested service of our neighbour, in the peaceful struggle for justice. Belief in the God who desired to share in our history constantly encourages us in our own commitment to that history, for all its contradictions. It is a source of hope for everyone whose dignity is offended and violated, since the one born in Bethlehem came to set every man and woman free from the source of all enslavement.
May the light of Christmas shine forth anew in the Land where Jesus was born, and inspire Israelis and Palestinians to strive for a just and peaceful coexistence. May the comforting message of the coming of Emmanuel ease the pain and bring consolation amid their trials to the beloved Christian communities in Iraq and throughout the Middle East; may it bring them comfort and hope for the future and bring the leaders of nations to show them effective solidarity. May it also be so for those in Haiti who still suffer in the aftermath of the devastating earthquake and the recent cholera epidemic. May the same hold true not only for those in Colombia and Venezuela, but also in Guatemala and Costa Rica, who recently suffered natural disasters.
May the birth of the Saviour open horizons of lasting peace and authentic progress for the peoples of Somalia, Darfur and Côte d’Ivoire; may it promote political and social stability in Madagascar; may it bring security and respect for human rights in Afghanistan and in Pakistan; may it encourage dialogue between Nicaragua and Costa Rica; and may it advance reconciliation on the Korean peninsula.
May the birth of the Saviour strengthen the spirit of faith, patience and courage of the faithful of the Church in mainland China, that they may not lose heart through the limitations imposed on their freedom of religion and conscience but, persevering in fidelity to Christ and his Church, may keep alive the flame of hope. May the love of “God-with-us” grant perseverance to all those Christian communities enduring discrimination and persecution, and inspire political and religious leaders to be committed to full respect for the religious freedom of all.
Dear brothers and sisters, “the Word became flesh”; he came to dwell among us; he is Emmanuel, the God who became close to us. Together let us contemplate this great mystery of love; let our hearts be filled with the light which shines in the stable of Bethlehem! To everyone, a Merry Christmas!
Dear brothers and sisters listening to me here in Rome and throughout the world, I joyfully proclaim the message of Christmas: God became man; he came to dwell among us. God is not distant: he is “Emmanuel”, God-with-us. He is no stranger: he has a face, the face of Jesus.
This message is ever new, ever surprising, for it surpasses even our most daring hope. First of all, because it is not merely a proclamation: it is an event, a happening, which credible witnesses saw, heard and touched in the person of Jesus of Nazareth! Being in his presence, observing his works and hearing his words, they recognized in Jesus the Messiah; and seeing him risen, after his crucifixion, they were certain that he was true man and true God, the only-begotten Son come from the Father, full of grace and truth (cf. Jn 1:14).
“The Word became flesh”. Before this revelation we once more wonder: how can this be? The Word and the flesh are mutually opposed realities; how can the eternal and almighty Word become a frail and mortal man? There is only one answer: Love. Those who love desire to share with the beloved, they want to be one with the beloved, and Sacred Scripture shows us the great love story of God for his people which culminated in Jesus Christ.
God in fact does not change: he is faithful to himself. He who created the world is the same one who called Abraham and revealed his name to Moses: “I am who I am … the God of Abraham, Isaac and Jacob … a God merciful and gracious, abounding in steadfast love and faithfulness (cf. Ex 3:14-15; 34:6). God does not change; he is Love, ever and always. In himself he is communion, unity in Trinity, and all his words and works are directed to communion. The Incarnation is the culmination of creation. When Jesus, the Son of God incarnate, was formed in the womb of Mary by the will of the Father and the working of the Holy Spirit, creation reached its high point. The ordering principle of the universe, the Logos, began to exist in the world, in a certain time and space.
“The Word became flesh”. The light of this truth is revealed to those who receive it in faith, for it is a mystery of love. Only those who are open to love are enveloped in the light of Christmas. So it was on that night in Bethlehem, and so it is today. The Incarnation of the Son of God is an event which occurred within history, while at the same time transcending history. In the night of the world a new light was kindled, one which lets itself be seen by the simple eyes of faith, by the meek and humble hearts of those who await the Saviour. If the truth were a mere mathematical formula, in some sense it would impose itself by its own power. But if Truth is Love, it calls for faith, for the “yes” of our hearts.
And what do our hearts, in effect, seek, if not a Truth which is also Love? Children seek it with their questions, so disarming and stimulating; young people seek it in their eagerness to discover the deepest meaning of their life; adults seek it in order to guide and sustain their commitments in the family and the workplace; the elderly seek it in order to grant completion to their earthly existence.
“The Word became flesh”. The proclamation of Christmas is also a light for all peoples, for the collective journey of humanity. “Emmanuel”, God-with-us, has come as King of justice and peace. We know that his Kingdom is not of this world, and yet it is more important than all the kingdoms of this world. It is like the leaven of humanity: were it lacking, the energy to work for true development would flag: the impulse to work together for the common good, in the disinterested service of our neighbour, in the peaceful struggle for justice. Belief in the God who desired to share in our history constantly encourages us in our own commitment to that history, for all its contradictions. It is a source of hope for everyone whose dignity is offended and violated, since the one born in Bethlehem came to set every man and woman free from the source of all enslavement.
May the light of Christmas shine forth anew in the Land where Jesus was born, and inspire Israelis and Palestinians to strive for a just and peaceful coexistence. May the comforting message of the coming of Emmanuel ease the pain and bring consolation amid their trials to the beloved Christian communities in Iraq and throughout the Middle East; may it bring them comfort and hope for the future and bring the leaders of nations to show them effective solidarity. May it also be so for those in Haiti who still suffer in the aftermath of the devastating earthquake and the recent cholera epidemic. May the same hold true not only for those in Colombia and Venezuela, but also in Guatemala and Costa Rica, who recently suffered natural disasters.
May the birth of the Saviour open horizons of lasting peace and authentic progress for the peoples of Somalia, Darfur and Côte d’Ivoire; may it promote political and social stability in Madagascar; may it bring security and respect for human rights in Afghanistan and in Pakistan; may it encourage dialogue between Nicaragua and Costa Rica; and may it advance reconciliation on the Korean peninsula.
May the birth of the Saviour strengthen the spirit of faith, patience and courage of the faithful of the Church in mainland China, that they may not lose heart through the limitations imposed on their freedom of religion and conscience but, persevering in fidelity to Christ and his Church, may keep alive the flame of hope. May the love of “God-with-us” grant perseverance to all those Christian communities enduring discrimination and persecution, and inspire political and religious leaders to be committed to full respect for the religious freedom of all.
Dear brothers and sisters, “the Word became flesh”; he came to dwell among us; he is Emmanuel, the God who became close to us. Together let us contemplate this great mystery of love; let our hearts be filled with the light which shines in the stable of Bethlehem! To everyone, a Merry Christmas!
Pope urges Catholics in China to have courage
Fox News
09:50 25/12/2010
VATICAN CITY -- Pope Benedict XVI urged loyal Catholics in China to have courage in the face of communist limits on religious freedom and conscience, a Christmas Day message highlighting the tensions between Beijing and the Vatican.
In Bethlehem, the largest number of pilgrims in a decade gathered to celebrate Christmas, with tens of thousands flocking to the Church of the Nativity for prayers. Violence in Nigeria and the Philippines left 11 dead and 6 injured, however, and fear in Iraq also marred the Christmas festivities.
Benedict used his traditional holiday speech, delivered from the central balcony of St. Peter's Basilica to tourists and pilgrims in the rain-soaked square, to encourage people living in the world's troublespots to take hope from the "comforting message" of Christmas. Those spots range from strife-torn Afghanistan to the volatile Korean peninsula to the Holy Land where Jesus was born -- and even to China.
In recent weeks, tensions have flared anew between the Vatican and Beijing over the Chinese goverment's defiance of the pope's authority to name bishops and its insistence that prelates loyal to Rome attend a gathering against their will to promote China's state-backed church.
"May the birth of the savior strengthen the spirit of faith, patience and courage of the faithful of the church in mainland China, that they may not lose heart through the limitations imposed on their freedom of religion and conscience but, persevering in fidelity to Christ and his church, may keep alive the flame of hope," Benedict prayed aloud.
Benedict has repeatedly spoken out about the plight of Christians in Iraq, many of whom have fled their country to escape persecution and violence, including an attack on a Baghdad basilica during Mass. He prayed that Christmas would "ease the pain and bring consolation amid their trials to the beloved Christian communities in Iraq and in the Middle East."
"May the light of Christmas shine forth anew in the land where Jesus was born, and inspire Israelis and Palestinians to strive for a just and peaceful coexistence," Benedict said in his traditional "Urbi et Orbi" address (Latin for 'to the city and to the world').
Chinese church officials did not immediately comment late Saturday.
In Bethlehem, it was the busiest Christmas in years.
Over 100,000 pilgrims poured into the West Bank town since Christmas Eve, twice as many as last year, Israeli military officials said, calling that the highest number of holiday visitors in a decade. They spoke on condition of anonymity because they were not authorized to talk to the media.
In Nigeria, at least 11 people were killed in multiple Christmas Eve blasts in the country's central region, where tensions often boil over between Christians and Muslims.
Gregory Yenlong, the Plateau State information commissioner, told The Associated Press that he counted 11 dead bodies at two sites rocked by bombs in Jos, a city long plagued by religious violence. He said no one has claimed responsibility for the attacks.
Another bomb exploded during Christmas Day Mass at a police chapel in the volatile southern Philippines, wounding a priest and five churchgoers. The improvised explosive was hidden in the ceiling of the police camp chapel in Jolo on Jolo Island, a stronghold of al-Qaida-linked militants.
Christians also marked a somber Christmas in Baghdad in the face of repeated violence by militants intent on driving them out of Iraq. Archbishop Matti Shaba Matouka said he hoped Iraqi Christians would not flee the country.
Hundreds gathered at a Baghdad church where Muslim extremists in October took more than 120 people hostage in a standoff that ended with 68 dead. Church walls were pockmarked with bullet holes, plastic sheeting hung instead of glass windows and flecks of dried flesh and blood still speckled the ceiling.
After the siege, about 1,000 Christian families fled to the relative safety of northern Iraq, according to U.N. estimates.
"No matter how hard the storms blows, love will save us," Matouka told those gathered.
In Bethlehem, pilgrims and tourists posed for pictures and enjoyed the sunshine Saturday while others thronged the Church of the Nativity to attend Mass. Worshippers also packed the Roman Catholic church built next to the grotto where the traditional site of Jesus' birth is enshrined.
Pilgrims have slowly returned to Bethlehem in the last five years. The town's 2,750 hotel rooms were booked solid for Christmas week and more hotels are under construction. Only one-third of Bethlehem's 50,000 residents are Christian today, down from about 75 percent in the 1950s. The rest are Muslims.
"(It's) a really inspiring thing to be in the birthplace of Jesus at Christmas," said Greg Reihardt, 49, from Loveland, Colorado.
Palestinian tourism police chief Ziad Khatib said he hasn't seen this many Christmas visitors in 10 years.
"We have passed the bad years," he declared.
Still, visitors entering Bethlehem had to cross through a massive metal gate in the separation barrier that Israel built between Jerusalem and the town during a wave of Palestinian attacks in last decade.
Christians only make up about 2 percent of the population in the Holy Land today, compared to about 15 percent in 1950. The Roman Catholic Church's top clergyman in the Holy Land, Latin Patriarch Fouad Twal, issued a conciliatory call for peace between religions during his Christmas Eve homily in Bethlehem.
"During this Christmas season, may the sound of the bells of our churches drown the noise of weapons in our wounded Middle East, calling all men to peace and the joy," he said.
Benedict used his traditional holiday speech, delivered from the central balcony of St. Peter's Basilica to tourists and pilgrims in the rain-soaked square, to encourage people living in the world's troublespots to take hope from the "comforting message" of Christmas. Those spots range from strife-torn Afghanistan to the volatile Korean peninsula to the Holy Land where Jesus was born -- and even to China.
In recent weeks, tensions have flared anew between the Vatican and Beijing over the Chinese goverment's defiance of the pope's authority to name bishops and its insistence that prelates loyal to Rome attend a gathering against their will to promote China's state-backed church.
"May the birth of the savior strengthen the spirit of faith, patience and courage of the faithful of the church in mainland China, that they may not lose heart through the limitations imposed on their freedom of religion and conscience but, persevering in fidelity to Christ and his church, may keep alive the flame of hope," Benedict prayed aloud.
Benedict has repeatedly spoken out about the plight of Christians in Iraq, many of whom have fled their country to escape persecution and violence, including an attack on a Baghdad basilica during Mass. He prayed that Christmas would "ease the pain and bring consolation amid their trials to the beloved Christian communities in Iraq and in the Middle East."
"May the light of Christmas shine forth anew in the land where Jesus was born, and inspire Israelis and Palestinians to strive for a just and peaceful coexistence," Benedict said in his traditional "Urbi et Orbi" address (Latin for 'to the city and to the world').
Chinese church officials did not immediately comment late Saturday.
In Bethlehem, it was the busiest Christmas in years.
Over 100,000 pilgrims poured into the West Bank town since Christmas Eve, twice as many as last year, Israeli military officials said, calling that the highest number of holiday visitors in a decade. They spoke on condition of anonymity because they were not authorized to talk to the media.
In Nigeria, at least 11 people were killed in multiple Christmas Eve blasts in the country's central region, where tensions often boil over between Christians and Muslims.
Gregory Yenlong, the Plateau State information commissioner, told The Associated Press that he counted 11 dead bodies at two sites rocked by bombs in Jos, a city long plagued by religious violence. He said no one has claimed responsibility for the attacks.
Another bomb exploded during Christmas Day Mass at a police chapel in the volatile southern Philippines, wounding a priest and five churchgoers. The improvised explosive was hidden in the ceiling of the police camp chapel in Jolo on Jolo Island, a stronghold of al-Qaida-linked militants.
Christians also marked a somber Christmas in Baghdad in the face of repeated violence by militants intent on driving them out of Iraq. Archbishop Matti Shaba Matouka said he hoped Iraqi Christians would not flee the country.
Hundreds gathered at a Baghdad church where Muslim extremists in October took more than 120 people hostage in a standoff that ended with 68 dead. Church walls were pockmarked with bullet holes, plastic sheeting hung instead of glass windows and flecks of dried flesh and blood still speckled the ceiling.
After the siege, about 1,000 Christian families fled to the relative safety of northern Iraq, according to U.N. estimates.
"No matter how hard the storms blows, love will save us," Matouka told those gathered.
In Bethlehem, pilgrims and tourists posed for pictures and enjoyed the sunshine Saturday while others thronged the Church of the Nativity to attend Mass. Worshippers also packed the Roman Catholic church built next to the grotto where the traditional site of Jesus' birth is enshrined.
Pilgrims have slowly returned to Bethlehem in the last five years. The town's 2,750 hotel rooms were booked solid for Christmas week and more hotels are under construction. Only one-third of Bethlehem's 50,000 residents are Christian today, down from about 75 percent in the 1950s. The rest are Muslims.
"(It's) a really inspiring thing to be in the birthplace of Jesus at Christmas," said Greg Reihardt, 49, from Loveland, Colorado.
Palestinian tourism police chief Ziad Khatib said he hasn't seen this many Christmas visitors in 10 years.
"We have passed the bad years," he declared.
Still, visitors entering Bethlehem had to cross through a massive metal gate in the separation barrier that Israel built between Jerusalem and the town during a wave of Palestinian attacks in last decade.
Christians only make up about 2 percent of the population in the Holy Land today, compared to about 15 percent in 1950. The Roman Catholic Church's top clergyman in the Holy Land, Latin Patriarch Fouad Twal, issued a conciliatory call for peace between religions during his Christmas Eve homily in Bethlehem.
"During this Christmas season, may the sound of the bells of our churches drown the noise of weapons in our wounded Middle East, calling all men to peace and the joy," he said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ vọng Giáng Sinh 2010 cuả Cộng đoàn CGVN tại Maidstone
FX. Trần Van Minh.
00:11 25/12/2010
Melbourne - Vào lúc 19 giờ Ngày 24 Tháng 12 Năm 2010. Hợp cùng niềm vui chung cuả toàn thể nhân loại, qua sự hiệp thông cuả Giáo hội hoàn vũ. Cộng đoàn Công giáo Việt Nam khu vực miền Tây thuộc Tổng Giáo phận Melbourne đã long trọng cùng hiệp dâng Thánh lễ vọng Giáng Sinh tại Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady) tại khu Maidstone.
Đây là Thánh lễ vọng Giáng Sinh đầu tiên mà cộng đoàn tổ chức ở giáo xứ này. Từ rất sớm, trong một buổi chiều nắng nhẹ, trời trong xanh và ấm áp, thật lý tưởng để mọi người tham dự thánh lễ mừng đón Chuá Giáng Sinh. Giáo dân trong khu vực đã về tham dự thánh lễ rất đông đảo. Ngôi Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp rộng lớn, nhưng trong các hàng ghế đã không còn một chỗ trống, nhiều giáo dân đến đúng giờ mà cũng phải chịu đứng phiá cuối và giưã các lối đi.
Liên Ca đoàn Nữ Vương và CĐ. Martino phụ trách phần thánh ca trong thánh lễ. Phần thánh ca trước lễ được Linh mục Philip Lê Văn Sơn kêu gọi cả cộng đoàn cùng nhau hát chung cho mọi người cùng có cơ hội hiệp thông cùng dâng lên Thiên Chuá lời ca khen, chúc tụng và vinh danh nhân dịp lễ mừng Ngôi Hai nhập thể trong giờ phút cực linh, cực thánh này. Và những bản thánh ca quen thuộc từ nhiều năm trước lại được cả cộng đoàn hân hoan cất vang để: “VINH DANH THIÊN CHUÁ TRÊN CÁC TẦNG TRỜI” và cũng để cầu: “BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM.’’
Nhà thờ Úc, phiá ngoài trông cũng vẫn bình thường, không có một trang trí nào khác, vẫn cũng như mọi ngày trong năm. Bên trong, ngoài bàn trưng nến muà vọng, bàn thờ đã thay khăn trắng, có chút khác biệt là một hang lưà, đơn sơ mộc mạc được dựng lên, nằm bên cánh phải nơi thường dành chỗ cho ca đoàn ngồi.
Hôm nay thì đặc biệt hơn, hầu hết đến 99% giáo dân là người Việt, trông ai cũng tươi vui, hân hoan chào hỏi nhau nhân dịp cùng về ngôi nhà Chuá để cùng được hiệp thông lãnh nhận những hồng ân cuả Chuá Hài Đồng. Trong những giờ phút cùng chung niềm vui cuả toàn thể nhân loại đón mừng lễ Chuá Giáng Sinh nên ai cũng vui mừng.
Sau phần thánh ca chung, Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã được Linh mục Philip Lê Văn Sơn cử hành, với những bài Thánh ca cuả Liên Ca đoàn Nữ Vương và Martino làm cho buổi lễ thật trang trọng nâng niềm vui mừng, hân hoan cuả con dân Chuá dâng tràn trong giờ phút linh thánh mừng đón Ngày Thiên Chuá nhập thể.
Do thời gian phải trả lại Thánh đường cho thánh lễ cuả giáo xứ chính mạch. Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã kết thúc vào lúc 20 giờ 30 trong niềm vui mừng cuả toàn thể mọi người nhân dịp mừng Lễ Giáng Sinh Năm 2010.
Đây là Thánh lễ vọng Giáng Sinh đầu tiên mà cộng đoàn tổ chức ở giáo xứ này. Từ rất sớm, trong một buổi chiều nắng nhẹ, trời trong xanh và ấm áp, thật lý tưởng để mọi người tham dự thánh lễ mừng đón Chuá Giáng Sinh. Giáo dân trong khu vực đã về tham dự thánh lễ rất đông đảo. Ngôi Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp rộng lớn, nhưng trong các hàng ghế đã không còn một chỗ trống, nhiều giáo dân đến đúng giờ mà cũng phải chịu đứng phiá cuối và giưã các lối đi.
Liên Ca đoàn Nữ Vương và CĐ. Martino phụ trách phần thánh ca trong thánh lễ. Phần thánh ca trước lễ được Linh mục Philip Lê Văn Sơn kêu gọi cả cộng đoàn cùng nhau hát chung cho mọi người cùng có cơ hội hiệp thông cùng dâng lên Thiên Chuá lời ca khen, chúc tụng và vinh danh nhân dịp lễ mừng Ngôi Hai nhập thể trong giờ phút cực linh, cực thánh này. Và những bản thánh ca quen thuộc từ nhiều năm trước lại được cả cộng đoàn hân hoan cất vang để: “VINH DANH THIÊN CHUÁ TRÊN CÁC TẦNG TRỜI” và cũng để cầu: “BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM.’’
Nhà thờ Úc, phiá ngoài trông cũng vẫn bình thường, không có một trang trí nào khác, vẫn cũng như mọi ngày trong năm. Bên trong, ngoài bàn trưng nến muà vọng, bàn thờ đã thay khăn trắng, có chút khác biệt là một hang lưà, đơn sơ mộc mạc được dựng lên, nằm bên cánh phải nơi thường dành chỗ cho ca đoàn ngồi.
Hôm nay thì đặc biệt hơn, hầu hết đến 99% giáo dân là người Việt, trông ai cũng tươi vui, hân hoan chào hỏi nhau nhân dịp cùng về ngôi nhà Chuá để cùng được hiệp thông lãnh nhận những hồng ân cuả Chuá Hài Đồng. Trong những giờ phút cùng chung niềm vui cuả toàn thể nhân loại đón mừng lễ Chuá Giáng Sinh nên ai cũng vui mừng.
Sau phần thánh ca chung, Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã được Linh mục Philip Lê Văn Sơn cử hành, với những bài Thánh ca cuả Liên Ca đoàn Nữ Vương và Martino làm cho buổi lễ thật trang trọng nâng niềm vui mừng, hân hoan cuả con dân Chuá dâng tràn trong giờ phút linh thánh mừng đón Ngày Thiên Chuá nhập thể.
Do thời gian phải trả lại Thánh đường cho thánh lễ cuả giáo xứ chính mạch. Thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã kết thúc vào lúc 20 giờ 30 trong niềm vui mừng cuả toàn thể mọi người nhân dịp mừng Lễ Giáng Sinh Năm 2010.
Về nhạc phẩm lừng danh: Hang Bêlem
Mạc Lâm/RFA
00:19 25/12/2010
Về nhạc phẩm lừng danh: Hang Bêlem
Mùa Giáng Sinh, gần như mọi người không ai xa lạ với nhạc phẩm Hang Bêlem. Thế nhưng ai là tác giả của bài hát nổi tiếng đó, có lẽ cũng ít ai có thể trả lời được….
Nhạc sư Hải Linh, Tên thật là Trần Văn Linh tên thánh là Phanxicô sinh năm 1920 tại làng Ứng Luật, phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, địa phận Phát Diệm.
Năm 20 tuổi, Hải Linh vào học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời. Nhắc tới Hải Linh không thể không nhắc tới nhạc phẩm "Hang Bêlem", sáng tác cho mùa Giáng sinh 1945.
Chính tác giả đã điều khiển ca đoàn nhà thờ chánh tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm ấy. Cha Giám đốc Đại chủng viện là LM Phạm Ngọc Chi đã khen ngợi, và từ đó lưu tâm khuyến khích Hải Linh học hỏi và sáng tác thêm. Sau này, khi làm Giám mục địa phận, chính Ngài đã gửi Hải Linh đi du học về âm nhạc ở nước ngoài vào năm 1950.
Lúc đầu được gửi đi Roma, nhưng 5 tháng sau đổi qua Pháp. Từ năm 1951 học nhạc tại Viện Giáo Nhạc tại Paris, đồng thời học sáng tác tại Trường Nhạc César Franck. Từ năm 1968 đến 1970, ông trở lại Paris lần thứ hai. Nơi đây ông hoàn tất chương trình nghiên cứu sau hai năm học tập.
Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng-là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.
Hải Linh thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài bão đưa âm sắc dân tộc vào dòng nhạc tây phương của mình. Ngày 23/12/57 Ca đoàn Hồn Nước ra mắt công chúng lần đầu tiên tại rạp Olympic, dưới sự điều khiển của Hải Linh, đã được khán giả cổ vũ hết lòng vì sắc thái mới lạ cũng như hình thức âm nhạc sống động được chính ông sáng tác và điều khiển.
Hải Linh càng ngày càng xác tín hơn về hướng đi của mình trong công việc đưa nhạc ngữ dân tộc từ bậc đơn điệu lên bậc đa âm đa điệu. Với thao thức về một dòng nhạc dân tộc, Hải Linh tìm học thêm hoặc trao đổi thêm với một số giáo sư nổi tiếng khác về ngũ âm cũng như về điều khiển.
Các tác phẩm trong thời kỳ du học tại Paris đã nói lên việc ông thao thức tìm một nhạc ngữ phù hợp với ngôn ngữ đa thanh của dân tộc.
Nhận xét về tài năng nhạc học dân tộc này, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại những kỷ niệm mà ông có với nhạc sư Hải Linh khi gặp nhau tại Pháp, ông kể:
-Lúc đó là lúc ông Ngô Duy Linh cũng đang học ở Sorbon với tôi lối chừng 1970, Hải Linh có đến gặp tôi để mà hỏi thăm về âm nhạc dân tộc. Kỳ đo tôi có nói những cái hay trong nhạc lễ tại miền Nam Việt Nam thì Hải Linh có ghi âm lại để nghiên cứu. Hải Linh đã học nhiều điều trong dân ca và đem ra áp dụng trong nhạc công giáo tức là thánh ca rất thành công vì có được màu sắc dân tộc.
Hang Bêlem là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc quen thuộc nhất của bất cứ người công giáo nào khi lễ Giáng Sinh tới gần.
Lời nhạc gần gũi và đậm nét dân dã của ca khúc đã nằm trong trí nhớ của hàng triệu giáo dân ngay từ lúc họ bắt đầu cảm nhận được sự giáng trần của Thiên Chúa. Với mục đích cứu chuộc, ngài đã ra đời trong hoàn cảnh khốn khó nghèo hèn.
Lời hát êm ái mà chân thật như một trang cổ tích kể lại đêm giáng trần của một em bé mà khi sinh ra, sự chí thánh đã làm khung cảnh lạnh lẽo chung quanh trở nên ấm áp vì tình thương của ngài. Hải Linh đã đem tâm tình của một con chiên để ngợi ca Thiên chúa hơn là viết thánh ca từ tâm thức phụng vụ. Giai điệu chân thành, lời ca hoà ái là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ các ca đoàn khắp nước khi trình diễn bài hát này.
Trong tâm thức chia sẻ và ngợi khen hết mực đối với Thiên Chúa, ca khúc Hang Bêlem tôn vinh niềm tin vĩnh cửu, tình thương vô bờ và lấp lánh trần gian giữa khung cảnh lạnh lẽo của một đêm đông xa tít tắp trong kinh thánh đã trở thành kỷ niệm cho hàng ngàn nhà thờ trong và ngoài nước…
Nguyên nhân
Trong một lần phỏng vấn, nhạc sư Hải Linh cho biết câu chuyện ra đời của bài hát Hang BêLem vào Mùa Giáng sinh năm 1945, Lúc ông đi ngang tòa soạn báo "Đường Sống" ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại.
Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc "Hang Bêlem" tới tòa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê người khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ý cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh - Minh Châu.
Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ vọng đêm Giáng sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.
Trong lần trả lời phỏng vấn này nhạc sư Hải Linh chia sẻ:
“Tôi phải thú nhận rằng tôi không có sáng tác gì cả vì chỉ có một Đấng Tạo Hóa mới thực sự sáng tác mà thôi. Còn tôi cũng như bao nhiêu người khác thì không dám nói là mình sáng tác. Tôi chỉ có "sàng tạc" được một đôi bài. Sàng là sàng qua lọc lại; tạc là dựa vào một mô thức đa có sẵn để chế biến... như người tạc tượng vậy.
Viết nhạc cũng cực như lao động chân tay vậy vì phải cưu mang, phải tính toán, rồi còn phải biết lý tưởng hóa những cảm nghĩ, tình cảm v.v... Mỗi bài phải có một sức sống riêng. Tất cả những bài tôi viết nằm trong hai chủ đề là:
Tôn Vinh Thiên Chúa, và Tán Tụng Quê Hương Việt Nam.
Tôi phải cảm tạ Thiên Chúa suốt ngày, suốt đời tôi, vì Ngài đã cho tôi biết được một thứ ngôn ngữ tế vi và phổ quát của nhân loại. Tôi cũng phải luôn luôn tán tụng Quê Hương vì đã dưỡng dục tôi”
Ngày 6-1-88 Nhạc sư Hải Linh từ trần vì nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Fountain Valley California. Ông ra đi để lại một sự nghiệp đồ sộ về nhạc họp xướng và nhiều thánh ca giá trị, nhưng trên hết, giáo dân không thể quên ca khúc đã đi vào tâm tưởng của họ mỗi bận Giáng Sinh về, ca khúc Hang Bêlem bất hủ…
Mùa Giáng Sinh, gần như mọi người không ai xa lạ với nhạc phẩm Hang Bêlem. Thế nhưng ai là tác giả của bài hát nổi tiếng đó, có lẽ cũng ít ai có thể trả lời được….
Năm 20 tuổi, Hải Linh vào học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời. Nhắc tới Hải Linh không thể không nhắc tới nhạc phẩm "Hang Bêlem", sáng tác cho mùa Giáng sinh 1945.
Chính tác giả đã điều khiển ca đoàn nhà thờ chánh tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm ấy. Cha Giám đốc Đại chủng viện là LM Phạm Ngọc Chi đã khen ngợi, và từ đó lưu tâm khuyến khích Hải Linh học hỏi và sáng tác thêm. Sau này, khi làm Giám mục địa phận, chính Ngài đã gửi Hải Linh đi du học về âm nhạc ở nước ngoài vào năm 1950.
Lúc đầu được gửi đi Roma, nhưng 5 tháng sau đổi qua Pháp. Từ năm 1951 học nhạc tại Viện Giáo Nhạc tại Paris, đồng thời học sáng tác tại Trường Nhạc César Franck. Từ năm 1968 đến 1970, ông trở lại Paris lần thứ hai. Nơi đây ông hoàn tất chương trình nghiên cứu sau hai năm học tập.
Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng-là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.
Hải Linh thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài bão đưa âm sắc dân tộc vào dòng nhạc tây phương của mình. Ngày 23/12/57 Ca đoàn Hồn Nước ra mắt công chúng lần đầu tiên tại rạp Olympic, dưới sự điều khiển của Hải Linh, đã được khán giả cổ vũ hết lòng vì sắc thái mới lạ cũng như hình thức âm nhạc sống động được chính ông sáng tác và điều khiển.
Hải Linh càng ngày càng xác tín hơn về hướng đi của mình trong công việc đưa nhạc ngữ dân tộc từ bậc đơn điệu lên bậc đa âm đa điệu. Với thao thức về một dòng nhạc dân tộc, Hải Linh tìm học thêm hoặc trao đổi thêm với một số giáo sư nổi tiếng khác về ngũ âm cũng như về điều khiển.
Các tác phẩm trong thời kỳ du học tại Paris đã nói lên việc ông thao thức tìm một nhạc ngữ phù hợp với ngôn ngữ đa thanh của dân tộc.
Nhận xét về tài năng nhạc học dân tộc này, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại những kỷ niệm mà ông có với nhạc sư Hải Linh khi gặp nhau tại Pháp, ông kể:
-Lúc đó là lúc ông Ngô Duy Linh cũng đang học ở Sorbon với tôi lối chừng 1970, Hải Linh có đến gặp tôi để mà hỏi thăm về âm nhạc dân tộc. Kỳ đo tôi có nói những cái hay trong nhạc lễ tại miền Nam Việt Nam thì Hải Linh có ghi âm lại để nghiên cứu. Hải Linh đã học nhiều điều trong dân ca và đem ra áp dụng trong nhạc công giáo tức là thánh ca rất thành công vì có được màu sắc dân tộc.
Hang Bêlem là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc quen thuộc nhất của bất cứ người công giáo nào khi lễ Giáng Sinh tới gần.
Lời nhạc gần gũi và đậm nét dân dã của ca khúc đã nằm trong trí nhớ của hàng triệu giáo dân ngay từ lúc họ bắt đầu cảm nhận được sự giáng trần của Thiên Chúa. Với mục đích cứu chuộc, ngài đã ra đời trong hoàn cảnh khốn khó nghèo hèn.
Lời hát êm ái mà chân thật như một trang cổ tích kể lại đêm giáng trần của một em bé mà khi sinh ra, sự chí thánh đã làm khung cảnh lạnh lẽo chung quanh trở nên ấm áp vì tình thương của ngài. Hải Linh đã đem tâm tình của một con chiên để ngợi ca Thiên chúa hơn là viết thánh ca từ tâm thức phụng vụ. Giai điệu chân thành, lời ca hoà ái là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ các ca đoàn khắp nước khi trình diễn bài hát này.
Trong tâm thức chia sẻ và ngợi khen hết mực đối với Thiên Chúa, ca khúc Hang Bêlem tôn vinh niềm tin vĩnh cửu, tình thương vô bờ và lấp lánh trần gian giữa khung cảnh lạnh lẽo của một đêm đông xa tít tắp trong kinh thánh đã trở thành kỷ niệm cho hàng ngàn nhà thờ trong và ngoài nước…
Nguyên nhân
Trong một lần phỏng vấn, nhạc sư Hải Linh cho biết câu chuyện ra đời của bài hát Hang BêLem vào Mùa Giáng sinh năm 1945, Lúc ông đi ngang tòa soạn báo "Đường Sống" ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại.
Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc "Hang Bêlem" tới tòa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê người khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ý cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh - Minh Châu.
Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ vọng đêm Giáng sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.
Trong lần trả lời phỏng vấn này nhạc sư Hải Linh chia sẻ:
“Tôi phải thú nhận rằng tôi không có sáng tác gì cả vì chỉ có một Đấng Tạo Hóa mới thực sự sáng tác mà thôi. Còn tôi cũng như bao nhiêu người khác thì không dám nói là mình sáng tác. Tôi chỉ có "sàng tạc" được một đôi bài. Sàng là sàng qua lọc lại; tạc là dựa vào một mô thức đa có sẵn để chế biến... như người tạc tượng vậy.
Viết nhạc cũng cực như lao động chân tay vậy vì phải cưu mang, phải tính toán, rồi còn phải biết lý tưởng hóa những cảm nghĩ, tình cảm v.v... Mỗi bài phải có một sức sống riêng. Tất cả những bài tôi viết nằm trong hai chủ đề là:
Tôn Vinh Thiên Chúa, và Tán Tụng Quê Hương Việt Nam.
Tôi phải cảm tạ Thiên Chúa suốt ngày, suốt đời tôi, vì Ngài đã cho tôi biết được một thứ ngôn ngữ tế vi và phổ quát của nhân loại. Tôi cũng phải luôn luôn tán tụng Quê Hương vì đã dưỡng dục tôi”
Ngày 6-1-88 Nhạc sư Hải Linh từ trần vì nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Fountain Valley California. Ông ra đi để lại một sự nghiệp đồ sộ về nhạc họp xướng và nhiều thánh ca giá trị, nhưng trên hết, giáo dân không thể quên ca khúc đã đi vào tâm tưởng của họ mỗi bận Giáng Sinh về, ca khúc Hang Bêlem bất hủ…
"Hang Be Lem" vừa tròn 65 tuổi - ghi lại đôi nét về nhạc sư Hải Linh
Nhịlong Nhịlangsơn
00:49 25/12/2010
NHÂN KỈ NIỆM BẢN THÁNH CA BẤT HỦ “HANG BELEM” VỪA TRÒN 65 TUỔI (1945-2010)
GHI LẠI ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SƯ PHANXICÔ ASSISI HẢI LINH
“HANG BELEM” & HẢI LINH
Cứ mỗi khi tiết trời bắt đầu se lạnh, báo hiệu Mùa Giáng sinh tới thì từ thành thị đến thôn quê, từ đồng bằng đến vùng núi đồi miền sơn cước, lòng người như nở rộ một niềm vui với những bản Thánh ca Giáng sinh quen thuộc, để cố quên đi những đầy ải nhục nhằn trong cuộc sống bao trùm những mảnh đời bất hạnh trên quê hương khổ đau, quằn quại rên xiết, xuyên suốt chiều dài cuộc chiến triền miên ba mươi năm máu lửa ngút ngàn (1945-1975): Quê Mẹ bị cầy nát vì cuộc chiến đầy hận thù và nước mắt. Thật vậy, dù Lương hay Giáo, thì những câu ca Giáng sinh như Đêm Thánh Vô cùng, Cao Cung Lên và nhất là bản Hang Belem: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời… đã thấm đậm trong lòng mọi người.
Hầu như ai cũng biết: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời do Nhạc sĩ Hải Linh sáng tác vào Mùa Giáng sinh năm 1945. Xin giới thiệu một đôi nét về một Thiên tài Âm nhạc kiệt xuất, đã để lại cho hậu thế một kho tàng quí báu, nhất là về Trường ca qua hai chủ đề TÔN VINH THIÊN CHÚA & TÁN TỤNG QUÊ HƯƠNG mà Nhạc sĩ Thiên tài Phạm Duy đã ca tụng là những “Viên Ngọc quí giá nhất của Dân tộc Việt”.
Tôi còn nhớ, trong một buổi tối thật khuya khuắt, trong cái lạnh tê buốt da diết của một đêm gió lạnh băng giá, sau khi tổng dượt chương trình Thánh ca NGÀY TRUYỀN THỐNG THẦN NHẠC LÊN NGÔI Mùa Giáng sinh năm 1987 cho Ca đoàn Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana, Nhạc sư Hải Linh đã thổ lộ với người viết bài này như sau: Cuộc đời tôi là cả một chuỗi dài cô đơn. Càng cô đơn bao nhiêu, Chúa càng cho tôi có một sức cảm thụ mạnh mẽ bấy nhiêu. Sức cảm thụ ấy, tôi đã dàn trải trên những dòng Nhạc để lại cho đời…
CẢ MỘT CUỘC ĐỜI CHO ÂM NHẠC
Hải Linh tên trong giấy khai sinh là Trần Văn Đệ, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Giáo xứ Ứng Luật, Giáo phận Phát Diệm (Phủ Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt Nam). Ngày sinh nhằm Lễ kính Thánh Phanxicô thành Assisi, nên song thân chọn Thánh nhân làm bổn mạng cho con. Tuy nhiên, trong giấy khai sinh lại ghi là ngày 30.10.1920.
Song thân của Nhạc sư Hải Linh là cụ Phêrô Trần Văn Minh (thường gọi là cụ Chánh Minh) và bà Maria Nguyễn Thị Lan. Hai cụ có tất cả chín người con, gồm sáu trai và ba gái. Người con trai trưởng đã bị bạo bệnh qua đời lúc còn trẻ, Hải Linh là con trai thứ hai. Ngoài ra, Linh mục Nhạc sĩ Hùng An (Trần Văn Hoan - người con trai thứ bảy) cũng đã tạ thế tại Giáo xứ Duyên Lãng (Xuân Lộc), ông Trần Văn Dương (Đồng Nai), bà Trần Thị Tính (tên chồng là Phạm Chính, thường gọi là cô Chín, cư ngụ tại đường Bà Hạt (gần Lý Thái Tổ) thuộc Giáo xứ Bắc Hà, Sàigòn; bà Trần Thị Mến ở Cái Sắn, Tân Hiệp, Rạch Giá; ông Trần Văn Khiết ở Thủ Đức…
Thân phụ của Nhạc sư Hải Linh làm nghề đắp tượng và thân mẫu là một bà “Quản”, phụ trách việc Dâng Hoa, ngắm Lễ, dâng Hạt… tại Nhà thờ Họ Lưu Phương (cách Nhà thờ Chính toà Phát Diệm không bao xa). Chính lời Kinh, tiếng Hát của thân mẫu và bàn tay điêu khắc nghệ thuật tinh vi của thân phụ đã là những nhân tố chính, tác thành nên một Hải Linh biết rung cảm, biết say sưa đắm đuối trong Suối Nhạc Nguồn Thơ…
THỜI ĐIỂM 1931-1945
* 1931: Cậu Đệ được gia đình gởi sang Cha già Trác tại Nhà xứ Đại Đề, Bùi Chu để làm quen với nếp sống tu trì. Cha già đổi tên là Trần Đức Trị. (theo tập tục của các Linh mục Giáo phận Bùi Chu, khi Linh mục nghĩa phụ tên đầu mẫu tự là gì thì các nghĩa tử đều đổi tên theo vần Cha Bố - quen gọi là Linh tông).
*1932-1934: Nhập Trường Thử (Probatorium) Trung Linh, Bùi Chu. Theo lời thuật lại của Cha Trần Đức Huynh (liên hệ huyết tộc) thì thời gian này, Hải Linh tỏ ra rất say mê và có năng khiếu về Âm nhạc, coi Âm nhạc là nguồn sống. Thời gian này, học Nhạc với Linh mục Rangel (người Tây Ban Nha) giáo dân Việt thường gọi là Cố Lễ. Sau đó, tự tìm hiểu về Nhạc lý và bắt đầu sáng tác theo cảm hứng…
*1935-1936: Nhập Tiểu Chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu. Ngày 9 tháng 3 năm 1936, Toà Thánh thành lập Giáo phận Thái Bình (tách từ Giáo phận Mẹ Bùi Chu) bao gồm 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Lúc ấy, Cha già Trác thuộc Giáo phận mới Thái Bình, Cậu Trị lại nhận Cha già Liễn bảo trợ và một lần nữa, lại đổi tên là Trần Văn Linh. Các dưỡng tử của Cha già Liễn gồm Cha Đỗ Minh Lý (Hiệp Hội Thánh Mẫu Chí Hoà), Cha Ngô Duy Linh, Cha Vũ Đức Long (Toàn CMC), Ns Trần Văn Linh (Hải Linh)... Hàng cháu là Đức cha Mai Thanh Lương, Cha Dao Kim...
*1937-1938: Giúp xứ An Bài, Bùi Chu.
*1940-1944: Dạy Âm nhạc tại Trường Thầy Giảng Bùi Chu. Trong thời gian này, đã sáng tác và xuất bản Tuyển tập Ca vịnh về Đức Mẹ, đặc biệt về Ca vãn Dâng Hoa. Bài MẸ ƠI ! ĐOÁI THƯƠNG XEM NƯỚC VIỆT NAM được sáng tác năm 1943…
*1945: Mùa Noel này, sáng tác nhạc phẩm bất hủ HANG BELEM. Hải Linh cho biết đại ý như sau: Tháng 11 năm 1945, Hải Linh đang dạy Nhạc tại Trường Thầy Giảng ở Nam Định, một hôm đi ngang qua toà soạn báo Đường Sống (ở Nam Định), ông Minh Châu Đỗ Viết Phúc, Chủ nhiệm - thấy Hải Linh hay sáng tác những bài về Đức Mẹ, Thánh Giuse… nên đố Hải Linh sáng tác một ca khúc Giáng Sinh để ông đăng trên báo Đường Sống, số đặc biệt Giáng Sinh. Hải Linh nhận lời và chỉ mấy ngày sau, Hải Linh đã cầm nhạc bản HANG BELEM tới toà soạn báo Đường Sống, tập cho anh em trong Toà soạn hát thử. Mọi người thích quá, ông Minh Châu cho người cầm bản nhạc lên Hà Nội, nhờ Hoạ sĩ Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ và phổ biến trên báo Đường Sống. Hải Linh gởi lên Hà Nội mấy bản.
Theo như Nhạc sư Hải Linh kể cho tôi (Nhị Long) thì chính Hải Linh cầm một số bản Hang Belem về Phát Diệm, biếu tặng Cha Phạm Ngọc Chi, Giám đốc Đại Chủng viện Thượng Kiệm, Phát Diệm (sau này là Giám mục Bùi Chu, Qui Nhơn, Đà Nẵng). Hải Linh gặp Cụ Hội Phan Ngọc Hoan (Bác của Hải Linh) - đang giữ chức Chánh Hội Ca Vịnh Nhà thờ Chính toà Phát Diệm - biếu Cụ bản nhạc mới sáng tác, còn nóng hổi. Cả hai bác cháu cùng tập cho Hội Ca vịnh. (Xin mở một dấu ngoặc: Cụ Hội Hoan là thân phụ của Trung Tá Phan Ngọc Huấn - rất giỏi Âm nhạc và từng giữ một vị trí quan trọng Văn phòng Ông Bà Cố vấn Ngô Đình Nhu trước biến cố 1.11.1963. Cụ cũng là thân phụ của Bà Phan Ngọc Hà, phu nhân của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa). Cụ Hội Hoan đã qua đời cách đây ít năm tại San José, California.
Lễ Đêm Giáng sinh 24.12.1945 tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm do Đức cha Lê Hữu Từ chủ tế. Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển các Thày Đại Chủng viện Phát Diệm hợp xướng bài TÌM HANG ĐÁ do Linh mục Phương Linh mới sáng tác, Linh mục Mai Văn Điệu hoà âm. Hải Linh điều khiển Hội Ca vịnh Nhà thờ Chính toà hợp xướng bài HANG BELEM. Sau Thánh Lễ, Cha Phạm Ngọc Chi khen ngợi và khích lệ Hải Linh rất nhiều. Kể từ đó, Ngài bắt đầu lưu ý đến tác giả bản nhạc bất hủ này. Và 5 năm sau, khi Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Giáo phận Bùi Chu, Ngài đã tuyển chọn Hải Linh qua Roma học hỏi về Âm nhạc. Trước khi đi du học, Hải Linh lên Hà Nội gặp Thẩm Oánh và một số Nhạc sĩ để bàn thảo một hướng đi mới. (Linh mục Phương Linh là tác giả những ca khúc như: Cầu xin Chúa Thánh Thần, Xin Chúa Ngôi Ba Đoái thương… Cũng nên biết: Mùa Thu năm 1945, Linh mục Phương Linh đoạt giải Nhất Sáng tác Âm nhạc Toàn quốc với bài TRUNG THU CHÈO THUYẾN: Đồng một lòng chúng ta cố chèo…)
Kể từ thời điểm 1945, cao trào sáng tác Thánh ca Việt Nam phát triển mạnh suốt từ Bắc chí Nam:
* Nhạc Đoàn LÊ BẢO TỊNH (Hà Nội): Được thành lập từ tháng 7.1945 với những thành viên đầu tiên: Nguyễn khắc Xuyên, Hùng Lân, Thiên Phụng, Tâm Bảo, Hoài Chiên, Hoài Đức, Duy Tân … Sự đóng góp của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh cho nền Thánh nhạc Việt Nam thật đáng trân trọng.
* Nhạc Đoàn SAO MAI (Bùi Chu): Được thành lập từ năm 1945, với các Nhạc sĩ: Hải Linh, Minh Trân, Thăng Ca (Ngô Duy Linh), Ngô Quang Tuấn, Thiên Phước, Võ-Thanh-Hương, Hồ Khanh… đã là những luồng gió mới tươi mát đến với Giáo hội Công giáo Việt Nam.
* Nhạc Đoàn TIẾNG CHUÔNG NAM (Thanh Hoá): Tuyển tập HƯƠNG NHẠC I, xuất bản năm 1951 đánh dấu sự đóng góp của các Nhạc sĩ như Nguyễn Duy Vi, Thanh Cao, Marco Khanh, Thiệu Duy…
* Các Nhóm Nhạc sĩ:
- Nhóm CA THÁNH (Phát Diệm): Được gọi tên theo những tập Ca Thánh mà nhóm lần lượt cho xuất bản từ năm 1946. Hiện Ủy Ban Thánh Nhạc còn lưu giữ được 4 tập với các đề mục như: Kính Thánh Thể và Thánh Tâm, Đức Mẹ. Rất nhiều bài hiện nay vẫn được sử dụng, như: Tìm Hang Đá, Cầu xin Chúa Thánh Thần (Phương Linh), Tiếng Vang (Tiến Hưng), Trần Hùng Dũng, Long Nghị, Mai Văn Điệu, Mai Lạc Thiện, Nguyễn Khắc Tuần (Mẹ Fatima, Lạy Mẹ, Mẹ Chúa vinh quang)…
- Nhóm THIÊN CUNG (Hải Phòng): với các Nhạc sĩ, như: Cha Chu Công, Cha Trung Thu, Long Vân, L.T.H., Lê Hoan…
- Nhóm MINH NHẠC: Do một số Nhạc sĩ góp bài để Đa Minh thiện bản in chung trong những tập Minh Nhạc.
* Các Nhạc sĩ độc lập
- Cha Chính NGUYỄN VĂN VINH (Hà Nội): Ngài theo học từ nhỏ tại Nhạc viện Paris, khi về VN, Ngài viết Hoà âm cho một số bài Thánh ca của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh. Sau này, Ngài sáng tác một số bài như: Tv. 8, Tv. 41, Giavi, Vua Tình yêu… đặc biệt nhất là Trường ca MỞ ĐƯỜNG PHÚC THẬT (Hợp xướng 4 bè).
- Năm 1951, từ Rôma có in và gửi về Việt Nam phổ biến tập CẦU NGUYỆN do Trần Hùng Dũng phụ trách. Trước khi in ấn, Trần Hùng Dũng đã đưa tập nhạc này nhờ Nhạc sư Praglia xem và sửa chữa. Một số bài trong tập này là của Nhạc sĩ Trần Hùng Dũng và các bạn ký tên là Ba Anh hay Tam Huynh, tức Trần Hùng Dũng, Phạm Xuân Thu và Nguyễn Cao Khẩn. Tuyển tập có những bài như: Cầu xin Chúa Thánh Thần (Phương Linh), Tận Hiến (Vinh Hạnh)… cho tới nay vẫn còn được sử dụng.
Thiết tưởng không thể không nhắc đến những bậc tiến bối của nền Thánh Nhạc Việt Nam xuất hiện trước thời điểm 1945:
- Cha SẢNG ĐÌNH NGUYỄN VĂN THÍCH (Huế): Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc như đàn Nguyệt, đàn Cò, đàn Nhị... Ngoài những di sản về Thơ-Văn-Họa, trong lãnh vực Thánh ca, ta không thể quên những đóng góp của Ngài trong những sáng tác ca ngợi Đức Mẹ, nổi tiếng là bài: Đức Mẹ La Vang, cùng với các bài: Bao giờ tôi được lên trời, Trời cao đất thấp, Mười hai cái mến….Ngài cũng chính là tác giả bài hát: “CÁI NHÀ CỦA TA” mà năm 1982, khi thực hiện chuyên đề “Lịch sử âm nhạc Việt Nam” đài BBC Luân Đôn đã nhắc đến.
- Cha PHAOLÔ ĐẠT (Saigon): Ngoài việc cùng với các cha Phaolô Qui, Gabriel Long phổ biến kiến thức âm nhạc và các bài Thánh ca ngoại quốc - lời Việt, Ngài còn để lại cho chúng ta những sáng tác bất hủ, như: Kinh nguyện Chúa Thánh Thần, Nửa đêm mừng Chúa ra đời, Kinh cầu Đức Bà, kinh cầu Trái Tim… (Chi tiết này ghi theo tài liệu của Ủy Ban Thánh Nhạc/HĐGMVN).
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC TẠI ÂU CHÂU 1950-1956:
Sau khi Đức cha Phạm Ngọc Chi trọng nhậm Giáo phận Bùi Chu, Ngài tuyển chọn 50 thành viên gồm Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân xuất sắc nhất, xuất ngoại du học để sau này góp phần xây dựng một nền Giáo dục Nhân bản và Khai phóng cho Giáo hội và quê hương Việt Nam. Hải Linh là một trong số những thành viên ưu tú được tuyển chọn. Tại Giáo phận Phát Diệm, Đức cha Lê Hữu Từ cũng gởi đi 50 thành viên Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân… đi tu nghiệp Âu Châu và Hoa Kỳ.
Đặt chân tới Roma (Italy) vào cuối năm 1950, Hải Linh tới Roma và cư ngụ tại Nhà Quản lý Phát Diệm (Foyer de Phát Diệm) do Cha Luca Trần Văn Huy đứng đầu. Cha Huy rất nghiêm khắc trong vấn đề kỷ luật và giờ giấc của Nhà Quản lý, nên rất khó cho Hải Linh trong vấn đề học hành và nghiên cứu Âm Nhạc thêm. Hải Linh liền liên lạc với Cha Lương Kim Định (đang nghiên cứu Triết học) tại Paris, Pháp. Và sau đó, Hải Linh khăn gói lên đường qua Paris ở với Cha Kim Định và một số thành viên khác tại căn nhà số 21 Rue Beaurepaire, Paris X. Sau khi tới Paris, Hải Linh vùi đầu vào việc nghiên cứu Âm nhạc tại Institut Grégorien de Paris (chuyên giảng dạy về Bình ca cũng như về điều khiển) và Trường César Franck (chuyên dạy về Sáng tác). Hải Linh miệt mài ngày đêm như vậy suốt 6 năm, cho đến khi về Nước năm 1956.
Hải Linh cho biết rằng: Hải Linh qua Paris học trước Cha Ngô Duy Linh 3 năm, nên khi Cha Linh qua Paris (1953) Hải Linh đưa các tài liệu học tập cho Cha Linh. Vì thế, Cha Linh đỡ mất thêm được 3 năm.
Thời gian nghiên cứu ở Paris, ngoài Hải Linh và Ngô Duy Linh, còn có Nhạc sĩ Phạm Duy và Linh mục Nhạc sĩ Lương Hoàng Kim. Cha Hoàng Kim kể với người viết như sau: Hồi ở Paris, cứ mỗi lần đến nhà Cha Kim Định, tôi gọi lớn: Hải Linh có nhà không? Khi Hải Linh mở cửa, Hoàng Kim hát thật to, chọc vui Hải Linh: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…”. Hải Linh liền vái Hoàng Kim: “Thôi thôi, tớ lạy chú mày…”. (bởi vì, nhạc điệu bài này “Tây” quá…
Cha Hoàng Kim còn kể: Lâu lâu, Hải Linh, Ngô Duy Linh, Phạm Duy, Hoàng Kim… thường gặp gỡ nhau để chia sẽ những khám phá mới lạ về Âm nhạc, Phạm Duy bộc bạch: “Các cậu tu tác… còn tớ một đêm mà không có người đẹp bên cạnh, tớ chịu không được…” Điều này, cũng dễ hiểu. Cứ đọc hồi ký của Phạm Duy sẽ thấy chất nghệ sĩ, bay bướm suốt cuộc đời tài hoa của Thiên tài Phạm Duy…
Cha Ngô Duy Linh có lần tâm sự: May mắn cho tôi và Hải Linh được thụ huấn một bậc Thầy lỗi lạc là Giáo sư Guy de Lioncourt. Sau 6 năm miệt mài, Hải Linh đã tốt nghiệp Composition Musicale, Chef de Choeur, Diplome de Chant Grégorien với luận án “La Couleur Vietnamienne dans le Chant Grégorien” (Mầu sắc Việt Nam trong Bình ca).
Chính Linh mục Nhạc sĩ Hoàng Kim cho biết: Sau khi tốt nghiệp Âm Nhạc viện César Franck, Giáo sư Guy de Lioncourt nói: “… trong suốt đời dạy học của tôi, tôi chỉ gặp được hai môn sinh lỗi lạc nhất: Đó là Hải Linh của Việt Nam và Kishio Hirao (Trưởng Ban Nhạc đài Phát thanh Tokyo, Nhật Bản).
* Vài nét về Linh mục Gioakim Lương Hoàng Kim: Sinh ngày 12.09.1927, quê ở Đồng Quan, xã Vũ An, phủ Kiến Tường, tỉnh Thái Bình. Vào Tiểu Chủng viện Mỹ Đức thuộc Giáo phận Thái Bình năm 1942. Lên Đại Chủng viện Alberto, Nam Định năm 1949. Thụ phong Linh mục trong tháng 6 năm 1953. Nhiều tài liệu ghi năm sinh là 1930 (?). Nếu đúng thì khi thụ phong Linh mục năm 1953, Cha Hoàng Kim mới 23 tuổi. Điều này, phải đặt lại…
Cha Gioakim Lương Hoàng Kim du học tại Roma và Pháp trong tháng 10 năm 1954. Trở về Sàigòn vào cuối năm 1964. Từ năm 1965, Cha về giúp Mục vụ cho Giáo xứ Vườn Xoài trong một thời gian, rồi Nhà thờ Mạc-Ti-Nho. Sau đó, về Đền Thánh Vinh Sơn, thuộc Giáo xứ Nghĩa Hoà (Chí Hoà). Là một Nhạc sĩ sáng tác Bình ca số “1” của Việt Nam. Cả một nguồn sáng tác phong phú là một kho tàng Thánh Nhạc đáng trân quí để lại cho hậu thế. Nhạc sư Hải Linh đã từng nói với các môn sinh: “Chỉ cần một bài THIẾU NỮ SION thì Cha Hoàng Kim đã xứng đáng là một Đại Nhạc sĩ”. Kể từ khi Cha Hoàng Kim qua đời (1985) đến nay, chưa có một Nhạc sĩ Công giáo nào nối gót sáng tác Bình ca nổi đình đám. Từ tháng 6 năm 1984, Cha bị bệnh ung thư Phổi và đã qua đời ngày 15.04.1985, sau 58 năm hiện diện trong cõi nhân sinh với 32 năm trong nhiệm vụ Linh mục.
***
Trong thời gian nghiên cứu Âm nhạc tại Paris, Hải Linh đã dệt Nhạc vào những vần Thơ trác tuyệt Hàn Mặc Tử. Giáo trường ca AVE MARIA (thơ Hàn Mặc Tử) được sáng tác trong thời điểm này. Nối tiếp là những tác phẩm như Đà Lạt Trăng Mờ, Duyên Kỳ Ngộ, Ra Đời…
* Xin mở một dấu ngoặc: Câu mở đầu của thi phẩm Ave Maria: Như song lộc triều nguyên ơn phước cả… khiến rất nhiều người vẫn chưa hiểu đúng ý nghĩa thâm thúy, cao trọng của Hàn Mặc Tử. Cách đây khá lâu, nhân đọc trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ do dòng Đồng Công phát hành tại Hoa Kỳ, người viết xin ghi lại nơi đây để quí độc giả am tường:
Ý nghĩa “Như Song Lộc Triều Nguyên…”
Nhân đọc bài thơ “Cho Đến Đêm Nay” của nhà thơ Thiệu Nguyên đăng trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ số 96 tháng 12, 1985, tôi gặp câu: “Như Lộc Triều Nguyên mới trổ bông”, tôi muốn góp một ý kiến về việc giải thích câu thơ đầu một bài thơ bất hủ của thi sĩ Hàn Mặc Tử: Ave Maria: Như Song Lộc Triều Nguyên…
Tôi thấy có rất nhiều hiểu lầm về câu đầu trong bài thơ này. Hồi còn nhỏ, đứng nghe các bậc đàn anh bàn về ý nghĩa câu thơ này; thì được biết chính vị Thầy dạy của bậc đàn anh là một người chuyên về Văn chương Việt Nam, viết trên báo Thanh Niên từ thời còn Pháp thuộc cũng không giảng nổi ý nghĩa câu thơ này. Trước năm 1975, trong một buổi phát thanh thuộc chương trình Công giáo đài Sàigòn, Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Văn Minh (Tổng Thư ký Ủy Ban Thánh Nhạc trước 30.4.1975) dẫn giải về thơ Hàn Mặc Tử, tôi cũng được biết, Linh mục hiểu biết chưa được thấu đáo, vì theo Linh mục: Lộc là Nai, Triều Nguyên là trong Triều đình, trong sân của các Vua nhà Nguyên. Trước đây, các Nữ Tu Dòng Carmêlô Tông Đồ tại Houston cũng có ra một cuốn băng nhạc lấy tên là “ Lộc Triều Nguyên - Như Song Lộc”.
Vì cách đặt câu và cách viết chữ thì tôi được phép nghĩ rằng, các vị chỉ hiểu đại khái là câu thơ đó chỉ về Đức Mẹ Maria. Vì nghe các bậc đàn anh cho câu thơ đó là một bí hiểm, nên tôi cố công tìm tòi. Nhân khi đi học, được thụ huấn với cụ Thẩm Quỳnh, Cử nhân Hán học, tôi có đem câu thơ ra xin cụ giảng giải trong lúc truyện trò riêng tư. Cụ giải thích rất dễ dàng và trôi chảy. Tôi xin phép ghi lại lời giải thích của một vị thâm nho, hầu góp phần cùng độc giả, hiểu thêm ý nghĩa lời thơ của Hàn Mặc Tử.
- Song Lộc: Song Lộc là hai ngôi Sao trong khoa Tử vi: Lộc Tồn và Hóa Lộc. - Triều: Chầu - Nguyên: Chữ nho, chữ nguyên chính ra phải đọc là viên hoặc nguyên là chung quanh. Vậy nghĩa đen: Đức Mẹ như người có hai ngôi Sao: Lộc Tồn và Hóa Lộc chầu chung quanh cung mệnh. Theo Tử vi, cung mệnh của người nào có hai ngôi Sao này chầu chung quanh thì đàn ông sẽ đạt tới Thủ tướng, Tể tướng, đàn bà sẽ tới Nữ vương, Hoàng hậu. Vậy “Như Song Lộc Triều Nguyên” có nghĩa Mẹ Maria là Nữ Vương (trong sứ mệnh an bài của Thiên Chúa).
Tôi xin thân thưa lại một lần nữa, đây là ý kiến của một vị thâm nho, ngoài ra tùy ý quí vị xét đoán. Tôi được biết Linh mục Nguyễn Văn Minh là một người rất ham thích học hỏi, Ngài có nghiên cứu về Tử vi, Tướng số và cả về bùa ngải nữa. Ngài là Tuyên úy của binh chủng Thủy quân Lục chiến (VNCH), nên gặp nhiều anh em gốc Miên, có bùa ngải thực sự. Vì thế, Ngài cố tâm nghiên cứu để có thể giúp đỡ đời sống thiêng liêng của anh em. Nhưng vì chữ “Viên” mà đọc là Nguyên thì phải thâm nho mới thấu được. Tôi viết để quí độc giả cùng chư quân tử bốn phương thưởng lãm… (Quang - Houston, Texas)
1956-1961: QUI CỐ HƯƠNG - THÀNH LẬP CA ĐOÀN HỒN NƯỚC
Từ Paris, Pháp quốc, Hải Linh khăn gói lên đường trở về cố hương. Sở trường và hành trang từ ngoại quốc về, chỉ thành công khi có được những cộng tác viên tâm đắc, thiết lập một môi trường Hợp Ca. Điều này, Cha Ngô Duy Linh đã cho tôi (Nhị Long) biết đại ý như sau: Khi Hải Linh về Việt Nam thì việc lập một Ca đoàn không khó vì nhân sự là Chủng sinh Tiểu Chủng viện Phanxicô Bùi Chu di cư, cạnh Nhà thờ Huyện Sĩ. Tuy nhiên, chỉ có bè Nam. Còn bè Nữ lấy ở đâu ra? Hải Linh bàn với Cha Ngô Duy Linh, xin phép Đức Cha Phạm Ngọc Chi, tuyển bè Nữ ở ngoài. Cha Linh gạt đi: Chắc chắn, Đức cha sẽ không chấp thuận. Do vậy, nhân sự CA ĐOÀN HỒN NƯỚC hoàn toàn không dính dáng gì đến “Nhà Tu”.
Sau khi về Sàigòn ít lâu, Nhạc sư Hải Linh nhận dạy tại Âm Nhạc viện Sàigòn. Tuy nhiên, vẫn ôm ấp một hoài bão kiện toàn Ca đoàn Hồn Nước đạt tới mức nghệ thuật điêu luyện như các Ca đoàn tại các nước tiên tiến như Pháp, Đức, Thụy Sĩ...
Còn một chi tiết nữa rất quan trọng trong cuộc đời Nhạc sư Hải Linh, cũng được Cha Linh thuật lại: “Năm 1956, khi đang chuẩn bị hành trang lên đường về Sàigòn thì Cô Phạm Thị Ly cũng mới tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo dục ở Hoa Kỳ - trên đường về Sàigòn, ghé qua Paris ít ngày. Không biết do ai giới thiệu, Cô Ly đến gặp Cha Ngô Duy Linh, ngỏ ý: Nếu Cha về Sàigòn lập Ban Hát thì Cô sẽ tiếp một tay; vì Cô có học một thời gian về Âm nhạc tại Mỹ. Cha Linh trả lời rằng, vì Ngài là Linh mục, nên về Nước chỉ chú tâm dạy học là chính, không chủ tâm lập Ban Hát. Đồng thời Cha Linh nói: Tôi có một người bạn - Hải Linh - sẽ lập một Ban Hát lý tưởng để trình diễn trong tương lai. Tôi sẽ giới thiệu để Cô cộng tác. Cô Phạm Thị Ly chính là Cô Hải Linh khi cả hai chính thức kết hôn ngày 11 tháng 2 năm 1958 tại thành phố Cao nguyên Đà Lạt đầy thơ mộng và nhạc phẩm ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ (thơ Hàn Mặc Tử) do Hải Linh dệt Nhạc để tặng người yêu MỘNG LY trong một Đêm Trăng đầy thi vị trên núi đồi miền sơn cước. Do nhận xét từ ngoại cảnh, các bạn thân như Lm Ngô Duy Linh, Lm Vũ Minh Thái, Lm Trần Đức Huynh, Lm Vũ Đình Trác… không đồng thuận, nhưng cuối cùng, Hải Linh quyết tiến tới…”
Đôi nét về Ca Đoàn HỒN NƯỚC
Như đã viết ở trên, năm 1956 trở về Việt Nam, dù bất cứ giá nào, Hải Linh cũng phải gầy dựng một Ca đoàn có tầm vóc. Công việc đã tuần tự diễn tiến tốt đẹp. Ngôi trường Trung học Nguyễn Bá Tòng (đường Bùi Thị Xuân, Quận 3, Sàigòn) là địa điểm sinh hoạt của Ca đoàn Hồn Nước trong các ngày Chủ Nhật mỗi tuần. Lúc bấy giờ do Linh mục Đỗ Đình Tiệm làm Hiệu trưởng. Có một giai thoại rất vui về Cha Tiệm, Hải Linh kể cho tôi nghe như sau: Khi Hải Linh về Sàigòn năm 1956 và dạy Nhạc tại Học viện Lê Bảo Tịnh (đường làng 21, Gia định). Đây là Liên Đại Chủng viện do Đức cha Chi xây cho Bùi Chu, Phát Diệm và cả những Giáo phận di cư từ miền Bắc 1954. Thầy Tiệm là một Chủng sinh với nhan sắc khiêm tốn nhất của Chủng viện. Một hôm, trong giờ tập hát tại hội trường của Học viện, Hải Linh tủm tỉm nói: Chúa ban cho mỗi người một nhan sắc cùng với những nhiệm vụ khác nhau. Những Chủng sinh đẹp trai, sáng sủa… thì được chọn giúp Lễ, nhan sắc trung bình… thì vào Ban Hát; còn nhan sắc như… Thầy Tiệm… thì chỉ được đốt bình hương ở đầu Nhà thờ… Tất cả hơn một trăm Đại Chủng sinh vỗ tay reo hò như pháo nổ. Năm 1972, khi Hải Linh từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam và gặp Cha Tiệm ở trường Nguyễn Bá Tòng, Cha Tiệm vừa cười vừa nói vui: Đến bây giờ, con vẫn còn phải đốt bình hương đấy Thầy ạ…
Mùa Giáng sinh 1957, ca đoàn Hồn Nước ra mắt giới thưởng ngoạn Sàigòn một cách phấn khởi tại rạp Thống Nhất. Năm 1958, tại Thảo Cầm Viên Sàigòn, Ca đoàn trình tấu hợp xướng Đà Lạt Trăng Mờ với phần nhạc đệm của Ban Nhạc Hòa Tấu New York của Nhạc trưởng Sherman dưới sự điều khiển của chính Nhạc sư Hải Linh.
- Năm 1959, vào những ngày 16, 17, 18 tháng 2 năm 1959, Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc tổ chức tại thủ đô Sàigòn mang tầm vóc Quốc tế với sự hiện diện của Đức Hồng y Agagianian, Đức sứ của Đức Thánh Cha Gioan 23 và nhiều Giám mục Á Châu - Ca trưởng Hải Linh điều khiển Ca đoàn Hồn Nước đảm nhận phần Thánh ca trong Thánh Lễ đại Trào trước Vưong cung Thánh Đường (Nhà thờ Đức Bà) Sàigòn. Bài Kính Mừng Nữ Vương được Giải Nhất trong dịp này.
Ngày 21.11.1971, Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần đầu tiên, do Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng và Linh mục Nhạc sĩ Gioan Nguyễn Văn Minh tổ chức tại hội trường La San Taberd Sàigòn, ca đoàn Hồn Nước lại một lần nữa sáng chói trong Đại hội. Trong Đại hội long trọng này, Ca trưởng Hải Linh điều khiển Ca đoàn Đại Hợp xướng Liên Tu sĩ với mấy trăm ca viên gồm các Đại Chủng sinh Sàigòn, đại diện các Dòng tu Nam nữ, cùng với Ca đoàn Hồn Nước - trình tấu Giáo Trường ca AVE MARIA. Sau trên một thập niên vắng bóng, sự kiện Hải Linh trở lại bục điều khiển đã đem lại niềm tin tưởng, niềm phần khởi cho giới yêu chuộng nghệ thuật Hợp ca. Cùng xuất hiện trong dịp này có Ban Dân ca của Nhạc sĩ Hùng Lân, Ca đoàn Hương Nam của Linh mục Nhạc sĩ Hoàng Kim, Ca đoàn Đẹp Bình Minh của Linh mục Trần Học Hiệu…
Đại hội gồm 2 suất:
- Suất I: Khai mạc lúc 10 giờ sáng do Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình chủ toạ.
- Suất 2: Khai mạc lúc 5 giờ chiều do Đức Khâm sứ Toà Thánh Henri Lemaitre chủ toạ.
Đây là lần đầu và cũng là lần cuối, ngành Nghệ thuật Thánh Nhạc Việt Nam tổ chức được một Đại hội qui tụ những Ngôi Sao xuất chúng thật tuyệt vời. Khách thưởng ngoạn là thành phần nghiêm chỉnh, có trình độ…
Trong khi Hải Linh có đất dụng võ thì Cô Phạm Thị Ly vẫn làm việc tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sàigòn. Do những nguyên nhân sâu xa, năm 1961, gia đình Nhạc sư Hải Linh lại di chuyển qua Hoa Kỳ và Bà Ly xin được một chân Khoa trưởng (Dean) tại một Đại học. Lúc này, ông bà đã có hai người con: Cecilia Dung Trần và Joey Đức Trần. Khi sanh Cecilia Dung, trong một đêm, Hải Linh sáng tác xong một bản Hợp ca 4 bè. Đó là bài Lòng Mẹ (lời của Y Vân). Riêng cậu Đức thì mãi sau khi về lại Việt Nam (1970) Hải Linh mới sáng tác xong bài Thằng Bờm để tặng cho con trai.
Trong thời điểm 1961-1969, Hải Linh có cơ hội nghiên cứu thêm nghệ thuật Âm nhạc tại Mỹ, đồng thời dạy một số giờ Việt ngữ và Văn hoá Á Đông tại Đại học Monterey, California cho những nhân viên chuẩn bị sang làm việc tại Việt Nam. Hải Linh than thở: Thời gian này, hầu như không sáng tác được bao nhiêu…
TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG LẦN THỨ HAI CHO ĐẾN NGÀY SÀIGÒN ĐỨT PHIM 30.4.1975
Năm 1969, Hải Linh từ California bay qua Paris để rồi trở về thẳng Việt Nam do sự thúc giục của Đức cha Phạm Ngọc Chi và Ủy ban Thánh Nhạc Toàn quốc. Cả một khả năng tiềm ẩn như vậy và tuổi đời mỗi lúc một cao - vì thời gian không chờ đợi ai - chính Hải Linh cũng cảm nhận như vậy, nên việc qui cố hương là một quyết định khôn ngoan và hợp lý, không còn lựa chọn nào khác. Chính Hải Linh có lần cho biết: Thời gian chuẩn bị về Việt Nam, gia đình cũng gặp trục trặc không ít: Hai con Cecilia và Joey nhất định không chịu về và báo cho Nhà trường can thiệp để cô cậu ở lại Mỹ. Bà Ly cũng không muốn về vì cuộc sống dạy học ở Cali đã ổn định và vững vàng (mặc dầu Giáo sư Đỗ Bá Khê sẵn sàng sắp xếp để Bà Ly về dậy tại Đại học Đà Lạt).
Năm 1970, tôi còn nhớ rất rõ vào một buổi trưa, sau khi dạy ở La San Taberd về Nhà thờ Mạc-Ti-Nho (góc đường Hồng Thập Tự và Đinh Tiên Hoàng), đang dựng xe để vào phòng nghỉ ăn trưa thì Cha Hoàng Kim từ trên lầu nói vọng xuống thật lớn với vẻ thật phấn khởi: Nhị Long ơi, Hải Linh đã về tới Sàigòn này rồi. Và rồi hai Cha con tôi nói chuyện ít phút, vì tôi còn phải đi dạy tại trường Thánh Mẫu, Gia Định vào 2 giờ chiều. Đại ý, Cha Hoàng Kim nhận định: Hải Linh đã bước vào cái tuổi Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh (tuổi 50) và sống tại Hoa Kỳ quá lâu với một khả năng Thiên phú như vậy, bó chân bó tay ở xứ người, uổng đi…
Việc Hải Linh trở lại Sàigòn lần này đã tạo nên một luồng gió mới thổi vào Ủy Ban Thánh Nhạc VN. Công việc đầu tiên là tái sinh hoạt Ca đoàn Hồn Nước với một số ca viên mới. May mắn, Dòng Đức Mẹ Mân Côi (Chí Hoà) đã dành một phòng nhỏ bên trường Môi Khôi để Hải Linh tạm trú trong khi chưa có nơi ở ổn định. Nhưng cơ duyên đáng quí hơn nữa là Dòng Mân Côi đồng ý cho Hải Linh được tuyển chọn 30 em trong số 300 em nữ sinh dự tu để bổ xung 2 bè Soprano và Alto. Bè Tenor và Bass gồm những Ca viên Hồn Nước cũ và một số thành viên mới. Băng nhạc HỒN NƯỚC SỐ 1 với những ca viên chọn lọc kỹ như vậy nên đã đạt được tầm mức nghệ thuật như ý Hải Linh mong đợi. Nhưng năm sau, vì những lí do ngoài ý muốn, Ca đoàn Hồn Nước phải dời về sinh hoạt tại trường Nguyễn Bá Tòng (đường Bùi Thị Xuân) và lẽ dĩ nhiên mất luôn 2 bè Soprano và Alto mà Hải Linh đã dày công luyện tập trong một thời gian dài. Băng nhạc HỒN NƯỚC SỐ 2 bị mất đi những giọng ca chọn lọc đáng trân quí.
CÔNG TRÌNH SÁNG TÁC 1940-1988
TẤT CẢ NHỮNG NHẠC PHẨM ĐỀU NẰM TRONG CHỦ ĐỀ:
TÔN VINH THIÊN CHÚA & TÁN TỤNG QUÊ HƯƠNG
* 1940-1945: Bài Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, Au Paradis và rất nhiều ca khúc về Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh, Chiến Sĩ Phúc Âm, Khải Hoàn Ca (Tiếng Nhạc Oai Hùng), Hương Quê, Bao Chiến Sĩ Anh Hùng, Thanh Niên Ca, Xuân Bính Tuất. Nhưng nổi bật nhất là vào Mùa Giáng sinh 1945, sáng tác bản nhạc bất hủ HANG BELEM.
* 1956-1960: Ngoài những giờ dạy Âm nhạc tại Nhạc viện Sàigòn, Đại Chủng viện, huấn luyện Ca đoàn Hồn Nước, Hải Linh quyết tâm dồn mọi khả năng dệt Nhạc, điểm tô những vần Thơ trác tuyệt của Hàn Mặc Tử: Ave Maria, Ra Đời, Kính Mừng Nữ Vương, Đà Lạt Trăng Mờ, Duyên Kỳ Ngộ. Các nhạc phẩm như Hò Non Nước (thơ Võ Thanh), Nhạc Việt, Cóc quân, Ra Khơi, Chinh Phụ Ngâm (8 câu đầu của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm), Cung Đàn Bạc Mệnh I (Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du), Tiếng Thu (thơ Lưu Trọng Lư), Lòng Mẹ (lời của Nhạc sĩ Y Vân)… cũng được hoàn chỉnh.
* 1970-1986: Ngoài việc dạy Nhạc tại Đại học Đà Lạt, Thành Nhân, Minh Đức, Suối Nhạc và đào tạo được 40 lớp Ca Trưởng (Chef de Choeur) tại Sàigòn và Đà Lạt, Hải Linh còn sáng tác: Cung Đàn Bạc Mệnh 2, 3, 4; Thằng Bờm, Chuỗi Cười và NGÀI LÀ THIÊN CHÚA (Kinh Te Deum). Phụ soạn Say Noel của Linh mục Kim Long. Thực hiện hai băng nhạc MỘT GIỜ HỢP CA I, II. Hoàn thành hoà tấu khúc CHUÔNG HOÀ BÌNH…
Sau biến cố 30.4.1975, Hải Linh lui vào bóng tối và âm thầm dạy Đàn, dạy sáng tác và Ca trưởng tại tư gia. Tiếp tục sáng tác Hồng Ân Thiên Chúa, Bộ Lễ Nữ Vương Hoà Bình, Vinh Danh Thiên Chúa, Hoan Ca Mùa Trường Xuân, Tình Nước Non, Khúc Ca Mặt Trời, Chúa Khởi thắng, Mừng Kính Thánh Giuse. Nhuận sắc hai bài của Linh mục Vũ Đình Trác: Tán Tụng Hồng Ân, Tình Chúa Yêu Tôi. Nhuận sắc hai bài của Hải Triều: Bến Thiên Đàng, Yêu Con Đời Đời. Trường ca Các Tạo Vật (lời kinh của Thánh Phanxicô).
- Các Mùa Giáng Sinh 1976, 1977, 1978 đều hướng dẫn cho các môn sinh tổ chức những chương trình Cầu nguyện Thánh ca tại các Trung tâm sinh hoạt Công giáo Sàigòn. Đặc biệt, Mùa Giáng sinh 1979, nhờ sự giúp đỡ của Cha Sở Huyện Sĩ, Nhạc sư Hải Linh đã tổ chức một ĐÊM THÁNH CA GIÁNG SINH mang tầm mức qui mô và rộng lớn. Sau đó, tiếp tục tổ chức những buổi Cầu Nguyện Thánh ca tại Dòng Phanxicô Dakao (Sàigòn) nhân dịp Kỷ niệm 800 năm sinh nhật Thánh Tổ phụ Dòng. Trường ca Các Tạo Vật (bản dịch của Linh mục Vũ Đình Trác) được hoàn thành và trình tấu dịp này.
- Mùa Giáng sinh 1980, trong khi đang hướng dẫn các Ca trưởng, các môn sinh để tổ chức đêm cầu nguyện Thánh ca THẦN NHẠC LÊN NGÔI, qui tụ hầu hết các ca đoàn lớn tại Sàigòn, thì biến cố đau thương xảy tới: Vụ án Đắc Lộ (Dòng Tên) đã làm tê liệt hầu hết các ca đoàn. Biến cố nói trên chỉ xảy ra trước Giáng sinh 1980 có một tuần lễ. Kể từ sau biến cố này, Nhạc sư Hải Linh âm thầm lui vào bóng tối. Tuy nhiên vẫn tiếp tục dạy sáng tác và Ca trưởng cho từng nhóm nhỏ do các Giáo xứ gởi đến. Hoàn chỉnh 2 tài liệu Âm nhạc:
1. LỐI VIẾT THOÁNG MỎNG - Trình bày một hướng sáng tác độc đáo, nói lên nét đẹp thanh thoát nhẹ nhàng của Á Đông, đặc biệt là Việt Nam. Trình bày lối viết nhạc Việt không cầu kỳ, rườm rà, đồ sộ như nhạc Tây phương. Nhạc sư nhận định: Thế giới ngày nay đang đi tìm một cái gì nhẹ nhàng thanh thoát đáp ứng với nguyện vọng thâm sâu của tâm hồn sau những lúc cảm thấy bấn loạn và bất an. Trong những giờ dạy sáng tác, Nhạc sư Hải Linh luôn luôn nhấn mạnh đến yếu tố này cho các môn sinh.
2. TRÌNH TẤU SỐNG ĐỘNG - Nội dung hướng dẫn phương cách để điều khiển một Bản Hợp Ca sao cho đạt tới một trình độ nghệ thuật tinh vi. Làm sao có thể diễn tả được cái HỒN của bản nhạc. Đối với các môn sinh thụ huấn các lớp Ca trưởng, thấu triệt TIẾT TẤU là điều kiện quan trọng nhất của người Ca trưởng. Chính Nhạc sư Hải Linh đã ghi lại một cách cẩn trọng như sau: Cũng như Jérôme- Joseph de Momigny (20 January 1762 - 25 August 1842), lý thuyết TIẾT TẤU CỠI NGỰA TRÊN VẠCH NHỊP sẽ phải được ăn sâu trong mạch máu, buồng tim của người Ca trưởng. Khi tôi chết đi, xin cũng viết nó trên mộ tôi để người đời khỏi quên nắm tro tàn của tôi…
TRỞ LẠI HOA KỲ - IN GIÁO TRƯỜNG CA AVE MARIA
* 1986 -1987
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục do hai người con Cecilia Dung và Joey Đức bảo lãnh, Nhạc sư Hải Linh từ giã Ca đoàn Hồn Nước và họ hàng, thân hữu, rời Sàigòn đi Bangkok, Thái Lan ngày 8 tháng 5, 1986. Ở Trung tâm chuyển tiếp Suan Plu 11 ngày. Sáng 19.5.1986 rời Bangkok qua Tokyo (Nhật) và tới San Francisco lúc 13:15 ngày 19.5.1986 (giờ địa phương). Có Bà Ly, Dung, Đức, Cha Trần Đức Huynh, cô Thơ Thơ ra đón. Về nhà hai con Dung+Đức ở Sacramento, thủ phủ bang California.
Do sự chuẩn bị và sắp xếp của Linh mục Ngô Duy Linh, hồi 10 giờ 15 tối ngày 20 tháng 5 năm 1986, Nhạc sư Hải Linh đặt chân tới New Orleans. Có Đức ông Mai Thanh Lương, Cha Ngô Duy Linh, Nhị Long và cháu Phương Anh ra đón tại phi trường. Từ đó, cư ngụ tại căn nhà số 3876 Eastview Dr. Harvey, Louisiana (nơi đây có các Cha Ngô Duy Linh, Vũ Hân, Phạm Văn Tuệ). * Có hai Nhạc sư xuất sắc nhất, cả cuộc đời phụng sự Chúa và phục vụ Giáo hội: HẢI LINH và NGÔ DUY LINH, trước khi chết, đều hết mình ca tụng và tri ân Cha PHẠM VĂN TUỆ trong những năm tháng dài sống bên nhau, chan chứa tình người…
Không kịp nghỉ dưỡng sức vì chỉ 2 tuần sau, phải tập dượt gấp gáp cho Ca đoàn Hợp tuyển Việt Nam tại New Orleans kịp trình diễn Thánh ca trong HỘI NGHỊ THÁNH NHẠC HOA KỲ vào chiều ngày 1.7.1986. Đây là buổi điều khiển đầu tiên sau 16 năm rời Hoa Kỳ. Trong buổi trình diễn này, Nhạc sư Hải Linh đã được 800 Ca Nhạc sĩ, Nhạc công Hoa Kỳ đồng loạt đứng lên, vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt bất tận. Nhìn lại cuốn Video, lòng trào dâng một niềm xúc cảm, hãnh diện, tự hào cho Dân tộc Việt Nam. Đây là thành phần cử tọa nghiêm chỉnh, chọn lọc, với một trình độ Âm nhạc có tầm vóc. Sau khi trình diễn, Linh mục Giám đốc Ủy ban Phụng vụ Thánh nhạc Hoa Kỳ, Cha Virgil C. Funk đã khiêm tốn đến chào mừng Nhạc sư Hải Linh: “… tất cả đều dưới bàn tay tuyệt vời của ông. Tôi không biết phải dùng những lời nào cho xứng đáng. Ông nên đưa ca đoàn Việt Nam đi trình diễn Thánh ca trên nước Mỹ. Chúng tôi sẽ giúp đỡ Ông.”.
* Từ tháng 8 năm 1986 tiếp tục mở những lớp huấn luyện Ca trưởng tại New Orleans, California, Portland Oregon, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Missouri - Dallas - Fort Worth (Texas). Trong thời gian này, sáng tác những bản Thánh ca, chuẩn bị cho Dịp Lễ Tôn Phong Hiển Thánh tại Roma: KÍNH MỪNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - BÀI CA KHẢI HOÀN.
- Mùa Giáng sinh 1986, hướng dẫn và cố vấn cho các buổi Trình diễn Thánh ca Giáng sinh tại California. Ngoài ra, điều khiển Ca đoàn La Vang tại Portland, Oregon trong Thánh lễ Đại trào 2 kỳ Hành Hương 1986, 1987.
- Nhân dịp Địa phận Thái Bình mừng Kỷ niệm 50 năm thành lập, Nhạc sư Hải Linh qua Houston, gặp gỡ hướng dẫn ca đoàn tại đây. Đã có chương trình mở lớp huấn luyện Ca trưởng tại vùng Houston.
- Tháng 7, 1987 rời Portland, Oregon về Missouri giúp Ban Thánh Nhạc và mở lớp Ca trưởng tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công. Điều khiển Ca đoàn tổng hợp trong Thánh lễ Đại trào NGÀY THÁNH MẪU tháng 8 năm 1987. In và phát hành Nhạc phẩm AVE MARIA, kỉ niệm Hai Ngàn năm sinh nhật Đức Mẹ. Trong công việc in ấn này, tôi (Nhị Long) là con thoi giữa Nhạc sư Hải Linh và Cha Giám tỉnh Nguyễn Đức Thiệp CMC, Cha Đinh Vương Cần CMC (trưởng Ban Tổ chức Ngày Thánh Mẫu 1987). Vì có một vài nhân sự trong Nhà Dòng bàn ngang, công việc gặp trục trặc. Nhưng cuối cùng, Chúa và Đức Mẹ đã can thiệp. Nhà Dòng in 3000 tập. Nhạc sư Hải Linh nhận tác quyền 700 tập và Thầy đã giao cho Nhị Long mang về New Orleans, sau Đại Hội 1987. Đây là một Nhạc phẩm in trang trong duy nhất trong suốt cuộc đời Âm nhạc của Nhạc sư Hải Linh.
* Dịp Thanksgiving cuối tháng 11 năm 1987, mở lớp Ca trưởng tại Dallas-Fort Worth. Rời Dallas-Fort Worth trong một tâm trạng phấn khởi và tươi vui. Chuẩn bị cho lớp Ca trưởng tại Houston theo yêu cầu của giới trẻ tại đây...
* Do lời mời của Linh mục Nhạc sư Ngô Duy Linh, Nhạc sư Hải Linh đã nhận hướng dẫn phần nghệ thuật các bản Thánh ca trong Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 24.12.1987 tại Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana. Điều khiển cộng đồng hợp xướng bản HANG BE-LEM. Đây là lần điều khiển và đệm phong cầm cuối cùng trong cuộc đời.
* 1988: RA ĐI ÊM ÁI
Hồi 5 giờ chiều ngày 5 tháng 01 năm 1988, rời New Orleans đi Los Angeles, California chuẩn bị tập hát dịp Lễ Phong Thánh. Trước khi tới Los Angeles, máy bay ngưng ở Dallas một khoảng thời gian ngắn. Gặp và nhắn nhủ anh em nhóm Dallas - Fort Worth. Đêm 5.01.1988 tới Los Angeles, trong một trạng thái mệt mỏi vì tuổi đã cao và phải ngồi trên máy bay lâu giờ. Trải qua một đêm trằn trọc, mất ngủ...
Ngày 6 tháng 01 năm 1988, mệt mỏi và muốn tới phòng mạch Bác sĩ. Sau những giây phút đau đớn dồn dập, Nhạc sư Hải Linh từ trần hồi 6 giờ 30 chiều (giờ địa phương) tại bệnh viện Fountain Valley, California. Linh cữu được đặt tại Nhà Quàn, Hội Việt Nam Tương Tế (nghĩa trang Melrose Abbey, 2302 South Manchester, Anaheim, Cali.) Thánh lễ tiễn đưa cử hành vào lúc 5 giờ 15 chiều thứ Tư ngày 13 tháng 01 năm 1988 tại Thánh Đường Saint Callistus (Cộng đoàn Tam Biên) 12921 Lewis St. Garden Grove, California.
Di chuyển linh cữu về New Orleans, Louisiana trên chuyến bay #798 Delta Airlines. Máy bay rời Los Angeles hồi 12:20 Pm (giờ địa phương) tới New Orleans, Louisiana hồi 5:44 Pm (giờ địa phương) ngày 14 tháng 01 năm 1988.
Thánh lễ cầu nguyện được cử hành tại WESTSIDE FUNERAL HOME, Westbank Expwy, Marrero, Louisiana vào hồi 5 giờ chiều ngày 15.01.1988. Hồi 9 giờ sáng ngày 16.01.1988 chuyển Linh cữu từ Westside Funeral Home tới Nguyện Đường Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana (nơi Cha Ngô Duy Linh làm Quản nhiệm). Phần Cầu nguyện Thánh ca Tưởng Niệm và Thánh Lễ đồng tế trọng thể đã được diễn tiến từ 10 giờ đến 12 giờ 30 trưa. Sau đó, chuyển Linh cữu ra Nghĩa trang Avondale. Phần mộ tọa lạc tại: Restlawn Park Cemetery Garden of Family Devotion Block H, Square G Plot 22, lot 2.
* Điều thật lạ lùng là những danh tài lỗi lạc như Hải Linh, Ngô Duy Linh, Trần Cao Tường đều chọn về phục vụ một mảnh đất nhỏ bé nhất và an nghỉ tại nghĩa trang Avondale, Louisiana… Châu thành Ngọc Lân (New Orleans, Louisiana) Mùa Giáng Sinh 2010
Nhị Long
ĐIẾU VĂN NGÀY VĨNH BIỆT HẢI LINH - Phạm Duy
(Bài điếu văn này do Nhạc sĩ Phạm Duy đọc trong buổi Lễ Tang Hải Linh chiều thứ Tư, ngày 13.01.1988 tại Orange County, California. Sau đó, Phạm Duy có gởi cho Linh mục Nhạc sư Ngô Duy Linh và Ngài trao cho Nhị Long phổ biến trong tập sách hát nhân dịp Giỗ giáp năm 31.01.1988 tại New Orleans, Louisiana, USA.)
Anh Hải Linh thương mến,
Tôi được hân hạnh quen anh vào buổi chiều Đông 1954, ngay cửa miệng hầm métro, trước thềm đá của Nhà Hát Lớn Opéra, bên hữu ngạn dòng sông Seine của thành phố Paris trong một mùa ướt lạnh và u tối ! Lúc đó tôi đang theo học ở Institut De Musicologie thuộc viện Sorbonne với tư cách một bàng thính viên, còn anh thì đang thụ huấn tại Trường Nhạc César Franck. Chiều hôm đó, cũng có mặt vị Sư huynh trẻ tuổi Ngô Duy Linh. Và chính Ngài là người rất tế nhị, đã gọi phone cho tôi, hẹn tới gặp nhau ở đây, trước cổng lớn của một Lâu Đài Nghệ Thuật… Chúng ta đã kéo nhau đi uống nước và trò chuyện rất lâu về Âm nhạc. Chúng ta đã rất yêu quí nhau, bởi vì chúng ta đều đang cùng đi học hỏi những kiến thức về âm nhạc của nhân loại ở phương xa, để có thêm chất liệu dùng vào việc xây dựng một nền nhạc mang âm hưởng dân tộc…
Tôi còn nhớ hôm đó, anh đã dạy cho tôi biết rằng ở trong Công giáo Việt Nam có những bài Chant grégorien – mà anh gọi là Bình ca – hoàn toàn do người Việt soạn ra. Lúc đó, anh đang chuẩn bị trình luận án về MÀU SẮC VIỆT NAM TRONG BÌNH CA (LA COULEUR VIETNAMIENNE DANS LE CHANT GREGORIEN ) và anh đã hỏi tôi, khi đó đã được coi như một người chuyên khảo về dân ca (folkloriste) là: Đã có bao giờ tôi sưu tầm những Bình ca Việt Nam chưa? Sự hiểu biết của tôi lúc đó hãy còn quá non nớt, nhưng tôi cũng đã biết rằng từ nhiều thế kỷ trước, trong gia đình Công giáo, đã có rất nhiều những bài Ca vịnh là thơ lục bát được hát lên với những điệu hát cổ truyền như hát vãn, hát vè, trống quân, quan họ … vốn cũng có những cung bực gần gũi với các âm giai trong nhạc Grégorien … Loại này được anh gọi là Cổ Giáo Nhạc Việt (Chant Paraliturgique). Tôi cũng còn biết thêm rằng trong giai đoạn thành hình của nền Tân Nhạc vào đầu thập niên 1940, đã có những công trình quan trọng của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh với những ca khúc Giáo đường do người Việt Nam soạn ra, được in trong những cuốn sách gọi là NHẠC TẬP CUNG THÁNH. Và một trong những bài hát hay nhất được phổ biến nhanh nhất ở cả hai bên lương, bên giáo lại là bài ĐÊM ĐÔNG hay HANG BÊLEM của anh, soạn ra trong năm 1945.
Rồi chúng ta trở về Việt Nam, chúng ta lớn lên với sự lớn lên của Nhạc Việt. Tôi đã theo dõi sự hoạt động Âm nhạc của anh và rất cảm phục anh trong hai chủ đề mà anh đã vạch ra một cách rõ ràng: Tôn Vinh Thiên Chúa và Tán Tụng Quê Hương.
Những lời kinh của Thánh Phanxicô mà Linh mục Vũ Đình Trác đã soạn thành thơ để anh phổ nhạc, đã khiến cho chúng tôi, những kẻ ngoại đạo, thấy được tạo vật như Mặt Trăng, Mặt Trời, Tinh Tú, chim chóc, kim mộc thủy hỏa thổ… tất cả đều lên tiếng ca tụng Thiên Chúa, khiến cho chúng tôi cũng muốn cất tiếng ca theo. Chúng tôi còn được thấy bài thơ THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA của Hàn Mặc Tử, trở thành một Giáo trường ca do bàn tay sáng tạo của anh, để thấy được giá trị tuyệt đỉnh của thi ca và âm nhạc Công giáo Việt Nam, không thua kém bất cứ thi ca và âm nhạc của bất cứ người Công giáo nào trên thế giới. Rồi tới những bài kinh Te Deum – TẠ ƠN THIÊN CHÚA, KÍNH MỪNG NỮ VƯƠNG, TÁN TỤNG HỒNG ÂN của anh đã vang dội trong các Giáo đường trong nước, càng ngày càng giữ cho Niềm Tin vào Chúa càng trở nên sâu đậm.
Tôn vinh Thiên Chúa nhưng anh cũng không quên Tán tụng Quê hương. Hai đại thi phẩm của dân tộc như CHINH PHỤ NGÂM và KIM VÂN KIỀU đã được anh phổ thành những bản hợp ca vĩ đại, mang hình thức ca nhạc giao hưởng (poème symphonique) hay tiểu nhạc kịch (micro – opéra). Và biết bao nhiêu công trình khác của anh như CÓC QUÂN ĐẢ PHÁ THIÊN ĐÌNH, THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO, RA ĐỜI, RA KHƠI, HƯƠNG QUÊ... đã trở thành những viên ngọc quý giá nhất của gia tài Âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi này. Anh lại còn quá rộng lượng mà ban bố cho người đi sau những kinh nghiệm sáng tác của anh qua cuốn sách nhan đề LỐI VIẾT THOÁNG MỎNG, dạy cho hậu bối biết được nét đẹp độc đáo của Nhạc Á đông nói chung, Nhạc Việt Nam nói riêng, vốn không cầu kỳ, rườm rà hay đồ sộ như nhạc Tây phương và chính cái đơn sơ nhẹ nhàng của nó sẽ được người Tây phương tìm về, khi họ cảm thấy có sự bất an kinh khủng trong cuộc đời quá ư thiên về vật chất của họ.
Ngoài tài sáng tác ra, anh còn là người đã tạo ra rất nhiều Ca trưởng (Chef de choeur ) bởi chính anh đã là một Ca trưởng tài tình nhất, giỏi nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất... sau khi đã tạo dựng và điều khiển Ban Hợp ca hay nhất Việt Nam là ban HỒN NƯỚC. Và cùng với mục đích truyền bá kinh nghiệm của mình, anh đã soạn ra cuốn sách dạy cách điều khiển hợp ca, nhan đề TRÌNH TẤU SỐNG ĐỘNG, trong đó, anh cho mọi người thấy lối đánh nhịp cho một Ban Hợp ca cũng giống như việc phóng một phi thuyền vào không gian, cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và chính xác như thế nào...
Anh Hải Linh! Anh đã không còn đứng đây, giơ tay hùng dũng phóng vệ tinh cho chúng tôi được bay bổng cùng anh trong không gian và thời gian nữa. Anh đã nằm xuống để êm ái đi về Nước Chúa, nhưng tôi tin chắc chắn rằng, ngày nào còn bóng dáng của những Giáo đường trên những nẻo đường Việt Nam, dù đó không phải là những nẻo đường vắt trên quê hương yêu dấu, ngày nào còn vang tiếng kinh cầu chen với tiếng Nhạc Thánh vọng lên bằng ngôn ngữ Việt Nam, ngày ấy anh vẫn còn sống động trong lòng mọi người.
Cảm động và sung sướng biết bao, khi gần đây, trong lúc đang hoang mang và lúng túng đi tìm những phương cách để kéo được tuổi trẻ Việt Nam đi tị nạn trở về với ngôn ngữ mẹ đẻ... thì tôi được tham dự một buổi Lễ Nhà thờ. Tôi đã được chứng kiến một cách vừa ngỡ ngàng vừa sảng khoái đến tột độ, cái cảnh Nhà thờ chật ních những em bé đứng bên các bậc phụ huynh. Các em đó, có em chỉ mới lên năm, lên sáu, đã mở những miệng son ra để cầu kinh hay hát đạo bằng tiếng Việt! Chúng ta cứ loay hoay đi tìm buổi trưa vào lúc hai giờ mà không biết rằng Giáo hội Việt Nam lưu vong đang thầm lặng gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho người Việt tị nạn, từ trẻ sơ sinh cho đến người tuổi hạc, qua niềm Tin vào Thiên Chúa, được nâng niu bởi những Thánh ca Việt Nam tạo nên bởi những người như Hải Linh.
Anh Hải Linh ơi! Anh hãy ngủ ngon giấc ngủ nghìn đời! Tôi sẽ còn gặp anh trong tiếng hát của những người hiền như Masoeur, qua lời giảng của những Linh mục chưa phai mùi thơm của đồng ruộng Việt Nam, trên những môi đỏ vết trầu của các bà mẹ còn chít khăn vuông mỏ quạ đi chợ supermarket... và xinh đẹp nhất, trên những môi mọng của các em bé nửa Việt Nam nửa Mỹ đang sống nhờ ở đạo của Chúa và Nhạc Thánh của anh để không còn lo mất gốc, mất rễ.
Vĩnh biệt mà không vĩnh biệt Hải Linh, người con yêu dấu của Việt Nam và của Chúa…
Phạm Duy
NHỚ HẢI LINH - Kim Định
Nhớ Hải Linh là nhớ tới thời chúng tôi sống an vui ở Paris, nơi đất khách quê người chẳng quen ai, nhưng cứ sống như chim trời cá nước: Không hề đặt vấn đề học bổng học biếc chi cả, mặc cho bên nhà cứ gửi sang hết nhóm Chủng sinh này đến nhóm Nữ tu kia, trên mười mấy mạng, không hề từ chối. Hễ bên nhà đủ sức gửi thì bên này cũng đủ sức đón nhận.
Chính trong bầu khí AN VI đó mà HẢI LINH được gửi sang Rome học Nhạc. Nhưng chỉ ít lâu, Hải Linh ngỏ ý muốn qua Pháp là tôi chấp nhận liền. Lúc ấy, chúng tôi đã tậu được một apartment 3 phòng ở 21 Beaurepaire, thuộc quận 10 tại Paris. Tôi để Hải Linh ở một phòng và Hải Linh bắt đầu đi học Nhạc tại trường Cesar Franck. Còn rảnh thì giờ nào thì phân tích các bài dân ca. Lúc ấy tôi đang đi tìm Triết Đông nên rất thích thú nghe Hải Linh nói về Nhạc, vì tôi gặp thấy trong dân nhạc nhiều điểm giống với Triết Đông. Chẳng hạn Nhạc Việt theo hệ thống Ngũ Cung thì Triết Đông căn cứ trên Ngũ Hành… Nhạc là Nữ Vương Nghệ Thuật. Vì bản tính nghệ thuật là HÒA mà NHẠC thì HÒA từ trong bản tính, nên ta quen nói Hòa Âm, Hòa nhạc, Hòa tấu…
Triết cũng là Nữ Hoàng các Khoa Học vì khi đi được đến cùng cực thì đạt THÁI HÒA cũng là đạt thập thành, đạt đủ 4 đức tính của nền Triết là VĂN – LÝ – MẬT – SÁT. Do vậy mà tôi không chuyên về Nhạc cũng rất thích nói chuyện với Hải Linh về Nhạc.
Tôi thường giục Hải Linh tìm ra trong Nhạc Việt xem cơ cấu nào đặc trưng tương tự như của Nhật Bản: Nghe là biết được âm nhạc của Nhật liền, không lẫn đi đâu được. Hải Linh nói: Có, nhưng vì mình có đến 3 Miền nên không nổi bật lên như thế được.
Trong thời gian này, Hải Linh bắt đầu sáng tác những nhạc phẩm như: Nhạc Việt, Chinh Phụ Ngâm, Cung Đàn Bạc Mệnh… có những câu láy mà Hải Linh lướt trên Piano được, còn người học thành tài không sao diễn tả nổi.
Hải Linh kể cho tôi nghe chuyện người Nhật Bản kia vào đặt cho thợ chế Piano làm sao có thể đánh được mọi quãng. Thợ lắc đầu: Làm sao nổi, may ra chỉ có những đàn dây như Violon hay đàn Độc huyền mới chơi được. Tôi hỏi vậy tại sao Hải Linh đánh được như thế. Hải Linh trả lời: Cũng không hiểu tại sao lại đánh được liền như thế. Đó là điều lạ; vì Hải Linh rất khó tính trong vấn đề ca hát, phải đi đúng từng li từng tí kiểu văn, lý, mật, sát, như trong Triết mới chịu. Vậy mà Hải Linh lại đánh lên được theo những yêu sách tế vi kia.
Thời đó tôi đoán là Hải Linh không những có tài mà còn là thiên tài chưa chừng. Điều do tôi dự đoán lúc ấy thì sau đã được ông Guy de Lioncourt, Viện Trưởng Âm Nhạc Viện Cesar Franck quyết đáp khi ông nói: Hải Linh là một trong hai thiên tài mà ông gặp được trong đời dạy học của ông. Tôi thỏa mãn câu này coi như một kiện chứng cho một ý nghĩ của tôi, vì thời ấy Hải Linh chưa biểu lộ hết tài năng cũng như tôi chưa đi vào Triết sâu đủ để có thể đưa ra được định nghĩa thế nào là nhân tài. Mãi sau nhiều quan sát, nhận định tôi mới đi đến kết luận thiên tài là khả năng hoàn thành được một cái gì đặc sắc, làm bền bỉ và thường làm cách sảng khoái.
Giữa năm 1986, khi Hải Linh trở lại Mỹ có đến thăm tôi được vài giờ, tôi nói với Hải Linh: Chúng ta là những người may mắn nhất trên đời vì trải qua bao cuộc bể dâu thế mà hai ta đã hội được khá đủ điều kiện để hiện thực lý tưởng cao nhất của cuộc đời là làm được điều mình có khả năng hơn hết và dồn vào đó trọn bầu sinh lực của mình.
Chúng tôi cũng vội hâm lại những mộng án xưa về đoàn Ca Nhi mà chúng tôi tính sẽ thiết lập sau này để hỗ trợ cho các bài nói chuyện về Triết Việt… Hải Linh có cho tôi biết là đã sáng tác một bản hòa tấu: Chuông Hòa Bình. Trong bài đó, có một ít lời mà Hải Linh có dành riêng cho tôi đọc. Hải Linh bảo không muốn để ai khác đọc vì bài đó đã được gợi ý cho chữ HÒA mà hai người thường nói với nhau xưa. Rồi Hải Linh nhắc lại câu "Ma Y Thần Tướng" mà tôi hay nói với Hải Linh:
Khan khan giọng cổ tiếng cười,
Quăn quăn tóc trán là đời khôn ngoan.
Đêm ngày tư lự lo toan…
Tháng 7 năm 1986 tại Hội Nghị Thánh Nhạc Hoa Kỳ, trước khoảng 800 Ca Nhạc sĩ, Nhạc công Hoa Kỳ, Hải Linh đã điều khiển Ban Hợp ca Việt Nam gồm 80 ca viên. Các Nhạc sĩ, Nhạc công Hoa Kỳ đã chứng kiến tận mắt kỹ thuật điều khiển vừa độc đáo, vừa tinh vi và đã đề cao Hải Linh như một thiên tài hiếm có. Sau khi Hải Linh rời bục điều khiển, Linh mục Chủ tịch Hội nghị Thánh Nhạc Hoa Kỳ, Cha Virgil C. Funk, tiến tới trước mặt Hải Linh trong một cử chỉ kính cẩn: Tôi không có một lời nào xứng đáng để ca tụng tài năng nghệ thuật của ông. Tất cả đều được đặt dưới bàn tay điêu luyện của ông…
Tôi đang hí hửng vì Hải Linh sẽ có dịp biểu diễn tài năng trên trường Quốc tế dịp lễ Phong Thánh thì thình lình được điện thoại Cha Trác báo tin: Hải Linh qua đời. Tự nhiên tôi nhỏ mấy giọt lệ khóc tiễn đưa một người bạn thân. Và trong lòng tôi bỏ mộng án về đoàn Ca Nhi đã nhen nhúm trở lại trong lòng tôi với một căn cứ cụ thể. Tôi thì thầm với Hải Linh: Hải Linh ơi! Thôi từ biệt Hải Linh nhé và tôi cũng từ bỏ luôn ý định lập đoàn Ca Nhi ở trần gian này. Xin Hải Linh lên trên ấy liệu tập đoàn Ca Nhi Thiên thần cho ngày kia tôi lên, chúng ta cùng khai mạc những buổi Triết Nhạc siêu việt dưới mắt từ mẫu Maria, còn đời này vậy là hết.
Rồi tôi lau nước mắt và lấy lại niềm vui thường pha lẫn những hài hước như lúc chúng tôi sống ở Paris. Tôi liền lẩm nhẩm bài hát đầu tay của Hải Linh mà dịp "cách mạng" có em bé chăn trâu đã đổi lời đi rồi trèo lên cây Xoan hướng phía trường Thầy Giảng Bùi Chu hát to, lúc các Thầy đang suy ngắm, làm cho cả nhà bị một bữa nín cười đau đến quặn ruột:
Mẹ ơi đoái thương xem đến bà Nam !
Bà ấy ốm quá sức lẽ mình !
Bà ấy không ăn được tí gì đâu,
Cho bà ấy tí cháo "hoa hành"
Tôi đổi "bà Nam" ra "Thầy Linh", "bà ấy" ra "Thầy ấy", "tí cháo hoa hành" đổi ra "ít phút kinh cầu".
Kim Định
GHI LẠI ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SƯ PHANXICÔ ASSISI HẢI LINH
Cứ mỗi khi tiết trời bắt đầu se lạnh, báo hiệu Mùa Giáng sinh tới thì từ thành thị đến thôn quê, từ đồng bằng đến vùng núi đồi miền sơn cước, lòng người như nở rộ một niềm vui với những bản Thánh ca Giáng sinh quen thuộc, để cố quên đi những đầy ải nhục nhằn trong cuộc sống bao trùm những mảnh đời bất hạnh trên quê hương khổ đau, quằn quại rên xiết, xuyên suốt chiều dài cuộc chiến triền miên ba mươi năm máu lửa ngút ngàn (1945-1975): Quê Mẹ bị cầy nát vì cuộc chiến đầy hận thù và nước mắt. Thật vậy, dù Lương hay Giáo, thì những câu ca Giáng sinh như Đêm Thánh Vô cùng, Cao Cung Lên và nhất là bản Hang Belem: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời… đã thấm đậm trong lòng mọi người.
Hầu như ai cũng biết: Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời do Nhạc sĩ Hải Linh sáng tác vào Mùa Giáng sinh năm 1945. Xin giới thiệu một đôi nét về một Thiên tài Âm nhạc kiệt xuất, đã để lại cho hậu thế một kho tàng quí báu, nhất là về Trường ca qua hai chủ đề TÔN VINH THIÊN CHÚA & TÁN TỤNG QUÊ HƯƠNG mà Nhạc sĩ Thiên tài Phạm Duy đã ca tụng là những “Viên Ngọc quí giá nhất của Dân tộc Việt”.
Tôi còn nhớ, trong một buổi tối thật khuya khuắt, trong cái lạnh tê buốt da diết của một đêm gió lạnh băng giá, sau khi tổng dượt chương trình Thánh ca NGÀY TRUYỀN THỐNG THẦN NHẠC LÊN NGÔI Mùa Giáng sinh năm 1987 cho Ca đoàn Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana, Nhạc sư Hải Linh đã thổ lộ với người viết bài này như sau: Cuộc đời tôi là cả một chuỗi dài cô đơn. Càng cô đơn bao nhiêu, Chúa càng cho tôi có một sức cảm thụ mạnh mẽ bấy nhiêu. Sức cảm thụ ấy, tôi đã dàn trải trên những dòng Nhạc để lại cho đời…
CẢ MỘT CUỘC ĐỜI CHO ÂM NHẠC
Hải Linh tên trong giấy khai sinh là Trần Văn Đệ, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Giáo xứ Ứng Luật, Giáo phận Phát Diệm (Phủ Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt Nam). Ngày sinh nhằm Lễ kính Thánh Phanxicô thành Assisi, nên song thân chọn Thánh nhân làm bổn mạng cho con. Tuy nhiên, trong giấy khai sinh lại ghi là ngày 30.10.1920.
Thân phụ của Nhạc sư Hải Linh làm nghề đắp tượng và thân mẫu là một bà “Quản”, phụ trách việc Dâng Hoa, ngắm Lễ, dâng Hạt… tại Nhà thờ Họ Lưu Phương (cách Nhà thờ Chính toà Phát Diệm không bao xa). Chính lời Kinh, tiếng Hát của thân mẫu và bàn tay điêu khắc nghệ thuật tinh vi của thân phụ đã là những nhân tố chính, tác thành nên một Hải Linh biết rung cảm, biết say sưa đắm đuối trong Suối Nhạc Nguồn Thơ…
THỜI ĐIỂM 1931-1945
* 1931: Cậu Đệ được gia đình gởi sang Cha già Trác tại Nhà xứ Đại Đề, Bùi Chu để làm quen với nếp sống tu trì. Cha già đổi tên là Trần Đức Trị. (theo tập tục của các Linh mục Giáo phận Bùi Chu, khi Linh mục nghĩa phụ tên đầu mẫu tự là gì thì các nghĩa tử đều đổi tên theo vần Cha Bố - quen gọi là Linh tông).
*1932-1934: Nhập Trường Thử (Probatorium) Trung Linh, Bùi Chu. Theo lời thuật lại của Cha Trần Đức Huynh (liên hệ huyết tộc) thì thời gian này, Hải Linh tỏ ra rất say mê và có năng khiếu về Âm nhạc, coi Âm nhạc là nguồn sống. Thời gian này, học Nhạc với Linh mục Rangel (người Tây Ban Nha) giáo dân Việt thường gọi là Cố Lễ. Sau đó, tự tìm hiểu về Nhạc lý và bắt đầu sáng tác theo cảm hứng…
*1935-1936: Nhập Tiểu Chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu. Ngày 9 tháng 3 năm 1936, Toà Thánh thành lập Giáo phận Thái Bình (tách từ Giáo phận Mẹ Bùi Chu) bao gồm 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Lúc ấy, Cha già Trác thuộc Giáo phận mới Thái Bình, Cậu Trị lại nhận Cha già Liễn bảo trợ và một lần nữa, lại đổi tên là Trần Văn Linh. Các dưỡng tử của Cha già Liễn gồm Cha Đỗ Minh Lý (Hiệp Hội Thánh Mẫu Chí Hoà), Cha Ngô Duy Linh, Cha Vũ Đức Long (Toàn CMC), Ns Trần Văn Linh (Hải Linh)... Hàng cháu là Đức cha Mai Thanh Lương, Cha Dao Kim...
*1937-1938: Giúp xứ An Bài, Bùi Chu.
*1940-1944: Dạy Âm nhạc tại Trường Thầy Giảng Bùi Chu. Trong thời gian này, đã sáng tác và xuất bản Tuyển tập Ca vịnh về Đức Mẹ, đặc biệt về Ca vãn Dâng Hoa. Bài MẸ ƠI ! ĐOÁI THƯƠNG XEM NƯỚC VIỆT NAM được sáng tác năm 1943…
*1945: Mùa Noel này, sáng tác nhạc phẩm bất hủ HANG BELEM. Hải Linh cho biết đại ý như sau: Tháng 11 năm 1945, Hải Linh đang dạy Nhạc tại Trường Thầy Giảng ở Nam Định, một hôm đi ngang qua toà soạn báo Đường Sống (ở Nam Định), ông Minh Châu Đỗ Viết Phúc, Chủ nhiệm - thấy Hải Linh hay sáng tác những bài về Đức Mẹ, Thánh Giuse… nên đố Hải Linh sáng tác một ca khúc Giáng Sinh để ông đăng trên báo Đường Sống, số đặc biệt Giáng Sinh. Hải Linh nhận lời và chỉ mấy ngày sau, Hải Linh đã cầm nhạc bản HANG BELEM tới toà soạn báo Đường Sống, tập cho anh em trong Toà soạn hát thử. Mọi người thích quá, ông Minh Châu cho người cầm bản nhạc lên Hà Nội, nhờ Hoạ sĩ Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ và phổ biến trên báo Đường Sống. Hải Linh gởi lên Hà Nội mấy bản.
Theo như Nhạc sư Hải Linh kể cho tôi (Nhị Long) thì chính Hải Linh cầm một số bản Hang Belem về Phát Diệm, biếu tặng Cha Phạm Ngọc Chi, Giám đốc Đại Chủng viện Thượng Kiệm, Phát Diệm (sau này là Giám mục Bùi Chu, Qui Nhơn, Đà Nẵng). Hải Linh gặp Cụ Hội Phan Ngọc Hoan (Bác của Hải Linh) - đang giữ chức Chánh Hội Ca Vịnh Nhà thờ Chính toà Phát Diệm - biếu Cụ bản nhạc mới sáng tác, còn nóng hổi. Cả hai bác cháu cùng tập cho Hội Ca vịnh. (Xin mở một dấu ngoặc: Cụ Hội Hoan là thân phụ của Trung Tá Phan Ngọc Huấn - rất giỏi Âm nhạc và từng giữ một vị trí quan trọng Văn phòng Ông Bà Cố vấn Ngô Đình Nhu trước biến cố 1.11.1963. Cụ cũng là thân phụ của Bà Phan Ngọc Hà, phu nhân của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa). Cụ Hội Hoan đã qua đời cách đây ít năm tại San José, California.
Lễ Đêm Giáng sinh 24.12.1945 tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm do Đức cha Lê Hữu Từ chủ tế. Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển các Thày Đại Chủng viện Phát Diệm hợp xướng bài TÌM HANG ĐÁ do Linh mục Phương Linh mới sáng tác, Linh mục Mai Văn Điệu hoà âm. Hải Linh điều khiển Hội Ca vịnh Nhà thờ Chính toà hợp xướng bài HANG BELEM. Sau Thánh Lễ, Cha Phạm Ngọc Chi khen ngợi và khích lệ Hải Linh rất nhiều. Kể từ đó, Ngài bắt đầu lưu ý đến tác giả bản nhạc bất hủ này. Và 5 năm sau, khi Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Giáo phận Bùi Chu, Ngài đã tuyển chọn Hải Linh qua Roma học hỏi về Âm nhạc. Trước khi đi du học, Hải Linh lên Hà Nội gặp Thẩm Oánh và một số Nhạc sĩ để bàn thảo một hướng đi mới. (Linh mục Phương Linh là tác giả những ca khúc như: Cầu xin Chúa Thánh Thần, Xin Chúa Ngôi Ba Đoái thương… Cũng nên biết: Mùa Thu năm 1945, Linh mục Phương Linh đoạt giải Nhất Sáng tác Âm nhạc Toàn quốc với bài TRUNG THU CHÈO THUYẾN: Đồng một lòng chúng ta cố chèo…)
Kể từ thời điểm 1945, cao trào sáng tác Thánh ca Việt Nam phát triển mạnh suốt từ Bắc chí Nam:
* Nhạc Đoàn LÊ BẢO TỊNH (Hà Nội): Được thành lập từ tháng 7.1945 với những thành viên đầu tiên: Nguyễn khắc Xuyên, Hùng Lân, Thiên Phụng, Tâm Bảo, Hoài Chiên, Hoài Đức, Duy Tân … Sự đóng góp của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh cho nền Thánh nhạc Việt Nam thật đáng trân trọng.
* Nhạc Đoàn SAO MAI (Bùi Chu): Được thành lập từ năm 1945, với các Nhạc sĩ: Hải Linh, Minh Trân, Thăng Ca (Ngô Duy Linh), Ngô Quang Tuấn, Thiên Phước, Võ-Thanh-Hương, Hồ Khanh… đã là những luồng gió mới tươi mát đến với Giáo hội Công giáo Việt Nam.
* Nhạc Đoàn TIẾNG CHUÔNG NAM (Thanh Hoá): Tuyển tập HƯƠNG NHẠC I, xuất bản năm 1951 đánh dấu sự đóng góp của các Nhạc sĩ như Nguyễn Duy Vi, Thanh Cao, Marco Khanh, Thiệu Duy…
* Các Nhóm Nhạc sĩ:
- Nhóm CA THÁNH (Phát Diệm): Được gọi tên theo những tập Ca Thánh mà nhóm lần lượt cho xuất bản từ năm 1946. Hiện Ủy Ban Thánh Nhạc còn lưu giữ được 4 tập với các đề mục như: Kính Thánh Thể và Thánh Tâm, Đức Mẹ. Rất nhiều bài hiện nay vẫn được sử dụng, như: Tìm Hang Đá, Cầu xin Chúa Thánh Thần (Phương Linh), Tiếng Vang (Tiến Hưng), Trần Hùng Dũng, Long Nghị, Mai Văn Điệu, Mai Lạc Thiện, Nguyễn Khắc Tuần (Mẹ Fatima, Lạy Mẹ, Mẹ Chúa vinh quang)…
- Nhóm THIÊN CUNG (Hải Phòng): với các Nhạc sĩ, như: Cha Chu Công, Cha Trung Thu, Long Vân, L.T.H., Lê Hoan…
- Nhóm MINH NHẠC: Do một số Nhạc sĩ góp bài để Đa Minh thiện bản in chung trong những tập Minh Nhạc.
* Các Nhạc sĩ độc lập
- Cha Chính NGUYỄN VĂN VINH (Hà Nội): Ngài theo học từ nhỏ tại Nhạc viện Paris, khi về VN, Ngài viết Hoà âm cho một số bài Thánh ca của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh. Sau này, Ngài sáng tác một số bài như: Tv. 8, Tv. 41, Giavi, Vua Tình yêu… đặc biệt nhất là Trường ca MỞ ĐƯỜNG PHÚC THẬT (Hợp xướng 4 bè).
- Năm 1951, từ Rôma có in và gửi về Việt Nam phổ biến tập CẦU NGUYỆN do Trần Hùng Dũng phụ trách. Trước khi in ấn, Trần Hùng Dũng đã đưa tập nhạc này nhờ Nhạc sư Praglia xem và sửa chữa. Một số bài trong tập này là của Nhạc sĩ Trần Hùng Dũng và các bạn ký tên là Ba Anh hay Tam Huynh, tức Trần Hùng Dũng, Phạm Xuân Thu và Nguyễn Cao Khẩn. Tuyển tập có những bài như: Cầu xin Chúa Thánh Thần (Phương Linh), Tận Hiến (Vinh Hạnh)… cho tới nay vẫn còn được sử dụng.
Thiết tưởng không thể không nhắc đến những bậc tiến bối của nền Thánh Nhạc Việt Nam xuất hiện trước thời điểm 1945:
- Cha SẢNG ĐÌNH NGUYỄN VĂN THÍCH (Huế): Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc như đàn Nguyệt, đàn Cò, đàn Nhị... Ngoài những di sản về Thơ-Văn-Họa, trong lãnh vực Thánh ca, ta không thể quên những đóng góp của Ngài trong những sáng tác ca ngợi Đức Mẹ, nổi tiếng là bài: Đức Mẹ La Vang, cùng với các bài: Bao giờ tôi được lên trời, Trời cao đất thấp, Mười hai cái mến….Ngài cũng chính là tác giả bài hát: “CÁI NHÀ CỦA TA” mà năm 1982, khi thực hiện chuyên đề “Lịch sử âm nhạc Việt Nam” đài BBC Luân Đôn đã nhắc đến.
- Cha PHAOLÔ ĐẠT (Saigon): Ngoài việc cùng với các cha Phaolô Qui, Gabriel Long phổ biến kiến thức âm nhạc và các bài Thánh ca ngoại quốc - lời Việt, Ngài còn để lại cho chúng ta những sáng tác bất hủ, như: Kinh nguyện Chúa Thánh Thần, Nửa đêm mừng Chúa ra đời, Kinh cầu Đức Bà, kinh cầu Trái Tim… (Chi tiết này ghi theo tài liệu của Ủy Ban Thánh Nhạc/HĐGMVN).
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC TẠI ÂU CHÂU 1950-1956:
Sau khi Đức cha Phạm Ngọc Chi trọng nhậm Giáo phận Bùi Chu, Ngài tuyển chọn 50 thành viên gồm Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân xuất sắc nhất, xuất ngoại du học để sau này góp phần xây dựng một nền Giáo dục Nhân bản và Khai phóng cho Giáo hội và quê hương Việt Nam. Hải Linh là một trong số những thành viên ưu tú được tuyển chọn. Tại Giáo phận Phát Diệm, Đức cha Lê Hữu Từ cũng gởi đi 50 thành viên Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân… đi tu nghiệp Âu Châu và Hoa Kỳ.
Đặt chân tới Roma (Italy) vào cuối năm 1950, Hải Linh tới Roma và cư ngụ tại Nhà Quản lý Phát Diệm (Foyer de Phát Diệm) do Cha Luca Trần Văn Huy đứng đầu. Cha Huy rất nghiêm khắc trong vấn đề kỷ luật và giờ giấc của Nhà Quản lý, nên rất khó cho Hải Linh trong vấn đề học hành và nghiên cứu Âm Nhạc thêm. Hải Linh liền liên lạc với Cha Lương Kim Định (đang nghiên cứu Triết học) tại Paris, Pháp. Và sau đó, Hải Linh khăn gói lên đường qua Paris ở với Cha Kim Định và một số thành viên khác tại căn nhà số 21 Rue Beaurepaire, Paris X. Sau khi tới Paris, Hải Linh vùi đầu vào việc nghiên cứu Âm nhạc tại Institut Grégorien de Paris (chuyên giảng dạy về Bình ca cũng như về điều khiển) và Trường César Franck (chuyên dạy về Sáng tác). Hải Linh miệt mài ngày đêm như vậy suốt 6 năm, cho đến khi về Nước năm 1956.
Hải Linh cho biết rằng: Hải Linh qua Paris học trước Cha Ngô Duy Linh 3 năm, nên khi Cha Linh qua Paris (1953) Hải Linh đưa các tài liệu học tập cho Cha Linh. Vì thế, Cha Linh đỡ mất thêm được 3 năm.
Thời gian nghiên cứu ở Paris, ngoài Hải Linh và Ngô Duy Linh, còn có Nhạc sĩ Phạm Duy và Linh mục Nhạc sĩ Lương Hoàng Kim. Cha Hoàng Kim kể với người viết như sau: Hồi ở Paris, cứ mỗi lần đến nhà Cha Kim Định, tôi gọi lớn: Hải Linh có nhà không? Khi Hải Linh mở cửa, Hoàng Kim hát thật to, chọc vui Hải Linh: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…”. Hải Linh liền vái Hoàng Kim: “Thôi thôi, tớ lạy chú mày…”. (bởi vì, nhạc điệu bài này “Tây” quá…
Cha Hoàng Kim còn kể: Lâu lâu, Hải Linh, Ngô Duy Linh, Phạm Duy, Hoàng Kim… thường gặp gỡ nhau để chia sẽ những khám phá mới lạ về Âm nhạc, Phạm Duy bộc bạch: “Các cậu tu tác… còn tớ một đêm mà không có người đẹp bên cạnh, tớ chịu không được…” Điều này, cũng dễ hiểu. Cứ đọc hồi ký của Phạm Duy sẽ thấy chất nghệ sĩ, bay bướm suốt cuộc đời tài hoa của Thiên tài Phạm Duy…
Cha Ngô Duy Linh có lần tâm sự: May mắn cho tôi và Hải Linh được thụ huấn một bậc Thầy lỗi lạc là Giáo sư Guy de Lioncourt. Sau 6 năm miệt mài, Hải Linh đã tốt nghiệp Composition Musicale, Chef de Choeur, Diplome de Chant Grégorien với luận án “La Couleur Vietnamienne dans le Chant Grégorien” (Mầu sắc Việt Nam trong Bình ca).
Chính Linh mục Nhạc sĩ Hoàng Kim cho biết: Sau khi tốt nghiệp Âm Nhạc viện César Franck, Giáo sư Guy de Lioncourt nói: “… trong suốt đời dạy học của tôi, tôi chỉ gặp được hai môn sinh lỗi lạc nhất: Đó là Hải Linh của Việt Nam và Kishio Hirao (Trưởng Ban Nhạc đài Phát thanh Tokyo, Nhật Bản).
* Vài nét về Linh mục Gioakim Lương Hoàng Kim: Sinh ngày 12.09.1927, quê ở Đồng Quan, xã Vũ An, phủ Kiến Tường, tỉnh Thái Bình. Vào Tiểu Chủng viện Mỹ Đức thuộc Giáo phận Thái Bình năm 1942. Lên Đại Chủng viện Alberto, Nam Định năm 1949. Thụ phong Linh mục trong tháng 6 năm 1953. Nhiều tài liệu ghi năm sinh là 1930 (?). Nếu đúng thì khi thụ phong Linh mục năm 1953, Cha Hoàng Kim mới 23 tuổi. Điều này, phải đặt lại…
Cha Gioakim Lương Hoàng Kim du học tại Roma và Pháp trong tháng 10 năm 1954. Trở về Sàigòn vào cuối năm 1964. Từ năm 1965, Cha về giúp Mục vụ cho Giáo xứ Vườn Xoài trong một thời gian, rồi Nhà thờ Mạc-Ti-Nho. Sau đó, về Đền Thánh Vinh Sơn, thuộc Giáo xứ Nghĩa Hoà (Chí Hoà). Là một Nhạc sĩ sáng tác Bình ca số “1” của Việt Nam. Cả một nguồn sáng tác phong phú là một kho tàng Thánh Nhạc đáng trân quí để lại cho hậu thế. Nhạc sư Hải Linh đã từng nói với các môn sinh: “Chỉ cần một bài THIẾU NỮ SION thì Cha Hoàng Kim đã xứng đáng là một Đại Nhạc sĩ”. Kể từ khi Cha Hoàng Kim qua đời (1985) đến nay, chưa có một Nhạc sĩ Công giáo nào nối gót sáng tác Bình ca nổi đình đám. Từ tháng 6 năm 1984, Cha bị bệnh ung thư Phổi và đã qua đời ngày 15.04.1985, sau 58 năm hiện diện trong cõi nhân sinh với 32 năm trong nhiệm vụ Linh mục.
***
Trong thời gian nghiên cứu Âm nhạc tại Paris, Hải Linh đã dệt Nhạc vào những vần Thơ trác tuyệt Hàn Mặc Tử. Giáo trường ca AVE MARIA (thơ Hàn Mặc Tử) được sáng tác trong thời điểm này. Nối tiếp là những tác phẩm như Đà Lạt Trăng Mờ, Duyên Kỳ Ngộ, Ra Đời…
* Xin mở một dấu ngoặc: Câu mở đầu của thi phẩm Ave Maria: Như song lộc triều nguyên ơn phước cả… khiến rất nhiều người vẫn chưa hiểu đúng ý nghĩa thâm thúy, cao trọng của Hàn Mặc Tử. Cách đây khá lâu, nhân đọc trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ do dòng Đồng Công phát hành tại Hoa Kỳ, người viết xin ghi lại nơi đây để quí độc giả am tường:
Ý nghĩa “Như Song Lộc Triều Nguyên…”
Nhân đọc bài thơ “Cho Đến Đêm Nay” của nhà thơ Thiệu Nguyên đăng trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ số 96 tháng 12, 1985, tôi gặp câu: “Như Lộc Triều Nguyên mới trổ bông”, tôi muốn góp một ý kiến về việc giải thích câu thơ đầu một bài thơ bất hủ của thi sĩ Hàn Mặc Tử: Ave Maria: Như Song Lộc Triều Nguyên…
Tôi thấy có rất nhiều hiểu lầm về câu đầu trong bài thơ này. Hồi còn nhỏ, đứng nghe các bậc đàn anh bàn về ý nghĩa câu thơ này; thì được biết chính vị Thầy dạy của bậc đàn anh là một người chuyên về Văn chương Việt Nam, viết trên báo Thanh Niên từ thời còn Pháp thuộc cũng không giảng nổi ý nghĩa câu thơ này. Trước năm 1975, trong một buổi phát thanh thuộc chương trình Công giáo đài Sàigòn, Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Văn Minh (Tổng Thư ký Ủy Ban Thánh Nhạc trước 30.4.1975) dẫn giải về thơ Hàn Mặc Tử, tôi cũng được biết, Linh mục hiểu biết chưa được thấu đáo, vì theo Linh mục: Lộc là Nai, Triều Nguyên là trong Triều đình, trong sân của các Vua nhà Nguyên. Trước đây, các Nữ Tu Dòng Carmêlô Tông Đồ tại Houston cũng có ra một cuốn băng nhạc lấy tên là “ Lộc Triều Nguyên - Như Song Lộc”.
Vì cách đặt câu và cách viết chữ thì tôi được phép nghĩ rằng, các vị chỉ hiểu đại khái là câu thơ đó chỉ về Đức Mẹ Maria. Vì nghe các bậc đàn anh cho câu thơ đó là một bí hiểm, nên tôi cố công tìm tòi. Nhân khi đi học, được thụ huấn với cụ Thẩm Quỳnh, Cử nhân Hán học, tôi có đem câu thơ ra xin cụ giảng giải trong lúc truyện trò riêng tư. Cụ giải thích rất dễ dàng và trôi chảy. Tôi xin phép ghi lại lời giải thích của một vị thâm nho, hầu góp phần cùng độc giả, hiểu thêm ý nghĩa lời thơ của Hàn Mặc Tử.
- Song Lộc: Song Lộc là hai ngôi Sao trong khoa Tử vi: Lộc Tồn và Hóa Lộc. - Triều: Chầu - Nguyên: Chữ nho, chữ nguyên chính ra phải đọc là viên hoặc nguyên là chung quanh. Vậy nghĩa đen: Đức Mẹ như người có hai ngôi Sao: Lộc Tồn và Hóa Lộc chầu chung quanh cung mệnh. Theo Tử vi, cung mệnh của người nào có hai ngôi Sao này chầu chung quanh thì đàn ông sẽ đạt tới Thủ tướng, Tể tướng, đàn bà sẽ tới Nữ vương, Hoàng hậu. Vậy “Như Song Lộc Triều Nguyên” có nghĩa Mẹ Maria là Nữ Vương (trong sứ mệnh an bài của Thiên Chúa).
Tôi xin thân thưa lại một lần nữa, đây là ý kiến của một vị thâm nho, ngoài ra tùy ý quí vị xét đoán. Tôi được biết Linh mục Nguyễn Văn Minh là một người rất ham thích học hỏi, Ngài có nghiên cứu về Tử vi, Tướng số và cả về bùa ngải nữa. Ngài là Tuyên úy của binh chủng Thủy quân Lục chiến (VNCH), nên gặp nhiều anh em gốc Miên, có bùa ngải thực sự. Vì thế, Ngài cố tâm nghiên cứu để có thể giúp đỡ đời sống thiêng liêng của anh em. Nhưng vì chữ “Viên” mà đọc là Nguyên thì phải thâm nho mới thấu được. Tôi viết để quí độc giả cùng chư quân tử bốn phương thưởng lãm… (Quang - Houston, Texas)
1956-1961: QUI CỐ HƯƠNG - THÀNH LẬP CA ĐOÀN HỒN NƯỚC
Sau khi về Sàigòn ít lâu, Nhạc sư Hải Linh nhận dạy tại Âm Nhạc viện Sàigòn. Tuy nhiên, vẫn ôm ấp một hoài bão kiện toàn Ca đoàn Hồn Nước đạt tới mức nghệ thuật điêu luyện như các Ca đoàn tại các nước tiên tiến như Pháp, Đức, Thụy Sĩ...
Còn một chi tiết nữa rất quan trọng trong cuộc đời Nhạc sư Hải Linh, cũng được Cha Linh thuật lại: “Năm 1956, khi đang chuẩn bị hành trang lên đường về Sàigòn thì Cô Phạm Thị Ly cũng mới tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo dục ở Hoa Kỳ - trên đường về Sàigòn, ghé qua Paris ít ngày. Không biết do ai giới thiệu, Cô Ly đến gặp Cha Ngô Duy Linh, ngỏ ý: Nếu Cha về Sàigòn lập Ban Hát thì Cô sẽ tiếp một tay; vì Cô có học một thời gian về Âm nhạc tại Mỹ. Cha Linh trả lời rằng, vì Ngài là Linh mục, nên về Nước chỉ chú tâm dạy học là chính, không chủ tâm lập Ban Hát. Đồng thời Cha Linh nói: Tôi có một người bạn - Hải Linh - sẽ lập một Ban Hát lý tưởng để trình diễn trong tương lai. Tôi sẽ giới thiệu để Cô cộng tác. Cô Phạm Thị Ly chính là Cô Hải Linh khi cả hai chính thức kết hôn ngày 11 tháng 2 năm 1958 tại thành phố Cao nguyên Đà Lạt đầy thơ mộng và nhạc phẩm ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ (thơ Hàn Mặc Tử) do Hải Linh dệt Nhạc để tặng người yêu MỘNG LY trong một Đêm Trăng đầy thi vị trên núi đồi miền sơn cước. Do nhận xét từ ngoại cảnh, các bạn thân như Lm Ngô Duy Linh, Lm Vũ Minh Thái, Lm Trần Đức Huynh, Lm Vũ Đình Trác… không đồng thuận, nhưng cuối cùng, Hải Linh quyết tiến tới…”
Đôi nét về Ca Đoàn HỒN NƯỚC
Như đã viết ở trên, năm 1956 trở về Việt Nam, dù bất cứ giá nào, Hải Linh cũng phải gầy dựng một Ca đoàn có tầm vóc. Công việc đã tuần tự diễn tiến tốt đẹp. Ngôi trường Trung học Nguyễn Bá Tòng (đường Bùi Thị Xuân, Quận 3, Sàigòn) là địa điểm sinh hoạt của Ca đoàn Hồn Nước trong các ngày Chủ Nhật mỗi tuần. Lúc bấy giờ do Linh mục Đỗ Đình Tiệm làm Hiệu trưởng. Có một giai thoại rất vui về Cha Tiệm, Hải Linh kể cho tôi nghe như sau: Khi Hải Linh về Sàigòn năm 1956 và dạy Nhạc tại Học viện Lê Bảo Tịnh (đường làng 21, Gia định). Đây là Liên Đại Chủng viện do Đức cha Chi xây cho Bùi Chu, Phát Diệm và cả những Giáo phận di cư từ miền Bắc 1954. Thầy Tiệm là một Chủng sinh với nhan sắc khiêm tốn nhất của Chủng viện. Một hôm, trong giờ tập hát tại hội trường của Học viện, Hải Linh tủm tỉm nói: Chúa ban cho mỗi người một nhan sắc cùng với những nhiệm vụ khác nhau. Những Chủng sinh đẹp trai, sáng sủa… thì được chọn giúp Lễ, nhan sắc trung bình… thì vào Ban Hát; còn nhan sắc như… Thầy Tiệm… thì chỉ được đốt bình hương ở đầu Nhà thờ… Tất cả hơn một trăm Đại Chủng sinh vỗ tay reo hò như pháo nổ. Năm 1972, khi Hải Linh từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam và gặp Cha Tiệm ở trường Nguyễn Bá Tòng, Cha Tiệm vừa cười vừa nói vui: Đến bây giờ, con vẫn còn phải đốt bình hương đấy Thầy ạ…
Mùa Giáng sinh 1957, ca đoàn Hồn Nước ra mắt giới thưởng ngoạn Sàigòn một cách phấn khởi tại rạp Thống Nhất. Năm 1958, tại Thảo Cầm Viên Sàigòn, Ca đoàn trình tấu hợp xướng Đà Lạt Trăng Mờ với phần nhạc đệm của Ban Nhạc Hòa Tấu New York của Nhạc trưởng Sherman dưới sự điều khiển của chính Nhạc sư Hải Linh.
- Năm 1959, vào những ngày 16, 17, 18 tháng 2 năm 1959, Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc tổ chức tại thủ đô Sàigòn mang tầm vóc Quốc tế với sự hiện diện của Đức Hồng y Agagianian, Đức sứ của Đức Thánh Cha Gioan 23 và nhiều Giám mục Á Châu - Ca trưởng Hải Linh điều khiển Ca đoàn Hồn Nước đảm nhận phần Thánh ca trong Thánh Lễ đại Trào trước Vưong cung Thánh Đường (Nhà thờ Đức Bà) Sàigòn. Bài Kính Mừng Nữ Vương được Giải Nhất trong dịp này.
Ngày 21.11.1971, Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần đầu tiên, do Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng và Linh mục Nhạc sĩ Gioan Nguyễn Văn Minh tổ chức tại hội trường La San Taberd Sàigòn, ca đoàn Hồn Nước lại một lần nữa sáng chói trong Đại hội. Trong Đại hội long trọng này, Ca trưởng Hải Linh điều khiển Ca đoàn Đại Hợp xướng Liên Tu sĩ với mấy trăm ca viên gồm các Đại Chủng sinh Sàigòn, đại diện các Dòng tu Nam nữ, cùng với Ca đoàn Hồn Nước - trình tấu Giáo Trường ca AVE MARIA. Sau trên một thập niên vắng bóng, sự kiện Hải Linh trở lại bục điều khiển đã đem lại niềm tin tưởng, niềm phần khởi cho giới yêu chuộng nghệ thuật Hợp ca. Cùng xuất hiện trong dịp này có Ban Dân ca của Nhạc sĩ Hùng Lân, Ca đoàn Hương Nam của Linh mục Nhạc sĩ Hoàng Kim, Ca đoàn Đẹp Bình Minh của Linh mục Trần Học Hiệu…
Đại hội gồm 2 suất:
- Suất I: Khai mạc lúc 10 giờ sáng do Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình chủ toạ.
- Suất 2: Khai mạc lúc 5 giờ chiều do Đức Khâm sứ Toà Thánh Henri Lemaitre chủ toạ.
Đây là lần đầu và cũng là lần cuối, ngành Nghệ thuật Thánh Nhạc Việt Nam tổ chức được một Đại hội qui tụ những Ngôi Sao xuất chúng thật tuyệt vời. Khách thưởng ngoạn là thành phần nghiêm chỉnh, có trình độ…
Trong khi Hải Linh có đất dụng võ thì Cô Phạm Thị Ly vẫn làm việc tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sàigòn. Do những nguyên nhân sâu xa, năm 1961, gia đình Nhạc sư Hải Linh lại di chuyển qua Hoa Kỳ và Bà Ly xin được một chân Khoa trưởng (Dean) tại một Đại học. Lúc này, ông bà đã có hai người con: Cecilia Dung Trần và Joey Đức Trần. Khi sanh Cecilia Dung, trong một đêm, Hải Linh sáng tác xong một bản Hợp ca 4 bè. Đó là bài Lòng Mẹ (lời của Y Vân). Riêng cậu Đức thì mãi sau khi về lại Việt Nam (1970) Hải Linh mới sáng tác xong bài Thằng Bờm để tặng cho con trai.
Trong thời điểm 1961-1969, Hải Linh có cơ hội nghiên cứu thêm nghệ thuật Âm nhạc tại Mỹ, đồng thời dạy một số giờ Việt ngữ và Văn hoá Á Đông tại Đại học Monterey, California cho những nhân viên chuẩn bị sang làm việc tại Việt Nam. Hải Linh than thở: Thời gian này, hầu như không sáng tác được bao nhiêu…
TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG LẦN THỨ HAI CHO ĐẾN NGÀY SÀIGÒN ĐỨT PHIM 30.4.1975
Năm 1969, Hải Linh từ California bay qua Paris để rồi trở về thẳng Việt Nam do sự thúc giục của Đức cha Phạm Ngọc Chi và Ủy ban Thánh Nhạc Toàn quốc. Cả một khả năng tiềm ẩn như vậy và tuổi đời mỗi lúc một cao - vì thời gian không chờ đợi ai - chính Hải Linh cũng cảm nhận như vậy, nên việc qui cố hương là một quyết định khôn ngoan và hợp lý, không còn lựa chọn nào khác. Chính Hải Linh có lần cho biết: Thời gian chuẩn bị về Việt Nam, gia đình cũng gặp trục trặc không ít: Hai con Cecilia và Joey nhất định không chịu về và báo cho Nhà trường can thiệp để cô cậu ở lại Mỹ. Bà Ly cũng không muốn về vì cuộc sống dạy học ở Cali đã ổn định và vững vàng (mặc dầu Giáo sư Đỗ Bá Khê sẵn sàng sắp xếp để Bà Ly về dậy tại Đại học Đà Lạt).
Năm 1970, tôi còn nhớ rất rõ vào một buổi trưa, sau khi dạy ở La San Taberd về Nhà thờ Mạc-Ti-Nho (góc đường Hồng Thập Tự và Đinh Tiên Hoàng), đang dựng xe để vào phòng nghỉ ăn trưa thì Cha Hoàng Kim từ trên lầu nói vọng xuống thật lớn với vẻ thật phấn khởi: Nhị Long ơi, Hải Linh đã về tới Sàigòn này rồi. Và rồi hai Cha con tôi nói chuyện ít phút, vì tôi còn phải đi dạy tại trường Thánh Mẫu, Gia Định vào 2 giờ chiều. Đại ý, Cha Hoàng Kim nhận định: Hải Linh đã bước vào cái tuổi Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh (tuổi 50) và sống tại Hoa Kỳ quá lâu với một khả năng Thiên phú như vậy, bó chân bó tay ở xứ người, uổng đi…
Việc Hải Linh trở lại Sàigòn lần này đã tạo nên một luồng gió mới thổi vào Ủy Ban Thánh Nhạc VN. Công việc đầu tiên là tái sinh hoạt Ca đoàn Hồn Nước với một số ca viên mới. May mắn, Dòng Đức Mẹ Mân Côi (Chí Hoà) đã dành một phòng nhỏ bên trường Môi Khôi để Hải Linh tạm trú trong khi chưa có nơi ở ổn định. Nhưng cơ duyên đáng quí hơn nữa là Dòng Mân Côi đồng ý cho Hải Linh được tuyển chọn 30 em trong số 300 em nữ sinh dự tu để bổ xung 2 bè Soprano và Alto. Bè Tenor và Bass gồm những Ca viên Hồn Nước cũ và một số thành viên mới. Băng nhạc HỒN NƯỚC SỐ 1 với những ca viên chọn lọc kỹ như vậy nên đã đạt được tầm mức nghệ thuật như ý Hải Linh mong đợi. Nhưng năm sau, vì những lí do ngoài ý muốn, Ca đoàn Hồn Nước phải dời về sinh hoạt tại trường Nguyễn Bá Tòng (đường Bùi Thị Xuân) và lẽ dĩ nhiên mất luôn 2 bè Soprano và Alto mà Hải Linh đã dày công luyện tập trong một thời gian dài. Băng nhạc HỒN NƯỚC SỐ 2 bị mất đi những giọng ca chọn lọc đáng trân quí.
CÔNG TRÌNH SÁNG TÁC 1940-1988
TẤT CẢ NHỮNG NHẠC PHẨM ĐỀU NẰM TRONG CHỦ ĐỀ:
TÔN VINH THIÊN CHÚA & TÁN TỤNG QUÊ HƯƠNG
* 1940-1945: Bài Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, Au Paradis và rất nhiều ca khúc về Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh, Chiến Sĩ Phúc Âm, Khải Hoàn Ca (Tiếng Nhạc Oai Hùng), Hương Quê, Bao Chiến Sĩ Anh Hùng, Thanh Niên Ca, Xuân Bính Tuất. Nhưng nổi bật nhất là vào Mùa Giáng sinh 1945, sáng tác bản nhạc bất hủ HANG BELEM.
* 1956-1960: Ngoài những giờ dạy Âm nhạc tại Nhạc viện Sàigòn, Đại Chủng viện, huấn luyện Ca đoàn Hồn Nước, Hải Linh quyết tâm dồn mọi khả năng dệt Nhạc, điểm tô những vần Thơ trác tuyệt của Hàn Mặc Tử: Ave Maria, Ra Đời, Kính Mừng Nữ Vương, Đà Lạt Trăng Mờ, Duyên Kỳ Ngộ. Các nhạc phẩm như Hò Non Nước (thơ Võ Thanh), Nhạc Việt, Cóc quân, Ra Khơi, Chinh Phụ Ngâm (8 câu đầu của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm), Cung Đàn Bạc Mệnh I (Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du), Tiếng Thu (thơ Lưu Trọng Lư), Lòng Mẹ (lời của Nhạc sĩ Y Vân)… cũng được hoàn chỉnh.
* 1970-1986: Ngoài việc dạy Nhạc tại Đại học Đà Lạt, Thành Nhân, Minh Đức, Suối Nhạc và đào tạo được 40 lớp Ca Trưởng (Chef de Choeur) tại Sàigòn và Đà Lạt, Hải Linh còn sáng tác: Cung Đàn Bạc Mệnh 2, 3, 4; Thằng Bờm, Chuỗi Cười và NGÀI LÀ THIÊN CHÚA (Kinh Te Deum). Phụ soạn Say Noel của Linh mục Kim Long. Thực hiện hai băng nhạc MỘT GIỜ HỢP CA I, II. Hoàn thành hoà tấu khúc CHUÔNG HOÀ BÌNH…
Sau biến cố 30.4.1975, Hải Linh lui vào bóng tối và âm thầm dạy Đàn, dạy sáng tác và Ca trưởng tại tư gia. Tiếp tục sáng tác Hồng Ân Thiên Chúa, Bộ Lễ Nữ Vương Hoà Bình, Vinh Danh Thiên Chúa, Hoan Ca Mùa Trường Xuân, Tình Nước Non, Khúc Ca Mặt Trời, Chúa Khởi thắng, Mừng Kính Thánh Giuse. Nhuận sắc hai bài của Linh mục Vũ Đình Trác: Tán Tụng Hồng Ân, Tình Chúa Yêu Tôi. Nhuận sắc hai bài của Hải Triều: Bến Thiên Đàng, Yêu Con Đời Đời. Trường ca Các Tạo Vật (lời kinh của Thánh Phanxicô).
- Các Mùa Giáng Sinh 1976, 1977, 1978 đều hướng dẫn cho các môn sinh tổ chức những chương trình Cầu nguyện Thánh ca tại các Trung tâm sinh hoạt Công giáo Sàigòn. Đặc biệt, Mùa Giáng sinh 1979, nhờ sự giúp đỡ của Cha Sở Huyện Sĩ, Nhạc sư Hải Linh đã tổ chức một ĐÊM THÁNH CA GIÁNG SINH mang tầm mức qui mô và rộng lớn. Sau đó, tiếp tục tổ chức những buổi Cầu Nguyện Thánh ca tại Dòng Phanxicô Dakao (Sàigòn) nhân dịp Kỷ niệm 800 năm sinh nhật Thánh Tổ phụ Dòng. Trường ca Các Tạo Vật (bản dịch của Linh mục Vũ Đình Trác) được hoàn thành và trình tấu dịp này.
- Mùa Giáng sinh 1980, trong khi đang hướng dẫn các Ca trưởng, các môn sinh để tổ chức đêm cầu nguyện Thánh ca THẦN NHẠC LÊN NGÔI, qui tụ hầu hết các ca đoàn lớn tại Sàigòn, thì biến cố đau thương xảy tới: Vụ án Đắc Lộ (Dòng Tên) đã làm tê liệt hầu hết các ca đoàn. Biến cố nói trên chỉ xảy ra trước Giáng sinh 1980 có một tuần lễ. Kể từ sau biến cố này, Nhạc sư Hải Linh âm thầm lui vào bóng tối. Tuy nhiên vẫn tiếp tục dạy sáng tác và Ca trưởng cho từng nhóm nhỏ do các Giáo xứ gởi đến. Hoàn chỉnh 2 tài liệu Âm nhạc:
1. LỐI VIẾT THOÁNG MỎNG - Trình bày một hướng sáng tác độc đáo, nói lên nét đẹp thanh thoát nhẹ nhàng của Á Đông, đặc biệt là Việt Nam. Trình bày lối viết nhạc Việt không cầu kỳ, rườm rà, đồ sộ như nhạc Tây phương. Nhạc sư nhận định: Thế giới ngày nay đang đi tìm một cái gì nhẹ nhàng thanh thoát đáp ứng với nguyện vọng thâm sâu của tâm hồn sau những lúc cảm thấy bấn loạn và bất an. Trong những giờ dạy sáng tác, Nhạc sư Hải Linh luôn luôn nhấn mạnh đến yếu tố này cho các môn sinh.
2. TRÌNH TẤU SỐNG ĐỘNG - Nội dung hướng dẫn phương cách để điều khiển một Bản Hợp Ca sao cho đạt tới một trình độ nghệ thuật tinh vi. Làm sao có thể diễn tả được cái HỒN của bản nhạc. Đối với các môn sinh thụ huấn các lớp Ca trưởng, thấu triệt TIẾT TẤU là điều kiện quan trọng nhất của người Ca trưởng. Chính Nhạc sư Hải Linh đã ghi lại một cách cẩn trọng như sau: Cũng như Jérôme- Joseph de Momigny (20 January 1762 - 25 August 1842), lý thuyết TIẾT TẤU CỠI NGỰA TRÊN VẠCH NHỊP sẽ phải được ăn sâu trong mạch máu, buồng tim của người Ca trưởng. Khi tôi chết đi, xin cũng viết nó trên mộ tôi để người đời khỏi quên nắm tro tàn của tôi…
TRỞ LẠI HOA KỲ - IN GIÁO TRƯỜNG CA AVE MARIA
* 1986 -1987
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục do hai người con Cecilia Dung và Joey Đức bảo lãnh, Nhạc sư Hải Linh từ giã Ca đoàn Hồn Nước và họ hàng, thân hữu, rời Sàigòn đi Bangkok, Thái Lan ngày 8 tháng 5, 1986. Ở Trung tâm chuyển tiếp Suan Plu 11 ngày. Sáng 19.5.1986 rời Bangkok qua Tokyo (Nhật) và tới San Francisco lúc 13:15 ngày 19.5.1986 (giờ địa phương). Có Bà Ly, Dung, Đức, Cha Trần Đức Huynh, cô Thơ Thơ ra đón. Về nhà hai con Dung+Đức ở Sacramento, thủ phủ bang California.
Do sự chuẩn bị và sắp xếp của Linh mục Ngô Duy Linh, hồi 10 giờ 15 tối ngày 20 tháng 5 năm 1986, Nhạc sư Hải Linh đặt chân tới New Orleans. Có Đức ông Mai Thanh Lương, Cha Ngô Duy Linh, Nhị Long và cháu Phương Anh ra đón tại phi trường. Từ đó, cư ngụ tại căn nhà số 3876 Eastview Dr. Harvey, Louisiana (nơi đây có các Cha Ngô Duy Linh, Vũ Hân, Phạm Văn Tuệ). * Có hai Nhạc sư xuất sắc nhất, cả cuộc đời phụng sự Chúa và phục vụ Giáo hội: HẢI LINH và NGÔ DUY LINH, trước khi chết, đều hết mình ca tụng và tri ân Cha PHẠM VĂN TUỆ trong những năm tháng dài sống bên nhau, chan chứa tình người…
Không kịp nghỉ dưỡng sức vì chỉ 2 tuần sau, phải tập dượt gấp gáp cho Ca đoàn Hợp tuyển Việt Nam tại New Orleans kịp trình diễn Thánh ca trong HỘI NGHỊ THÁNH NHẠC HOA KỲ vào chiều ngày 1.7.1986. Đây là buổi điều khiển đầu tiên sau 16 năm rời Hoa Kỳ. Trong buổi trình diễn này, Nhạc sư Hải Linh đã được 800 Ca Nhạc sĩ, Nhạc công Hoa Kỳ đồng loạt đứng lên, vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt bất tận. Nhìn lại cuốn Video, lòng trào dâng một niềm xúc cảm, hãnh diện, tự hào cho Dân tộc Việt Nam. Đây là thành phần cử tọa nghiêm chỉnh, chọn lọc, với một trình độ Âm nhạc có tầm vóc. Sau khi trình diễn, Linh mục Giám đốc Ủy ban Phụng vụ Thánh nhạc Hoa Kỳ, Cha Virgil C. Funk đã khiêm tốn đến chào mừng Nhạc sư Hải Linh: “… tất cả đều dưới bàn tay tuyệt vời của ông. Tôi không biết phải dùng những lời nào cho xứng đáng. Ông nên đưa ca đoàn Việt Nam đi trình diễn Thánh ca trên nước Mỹ. Chúng tôi sẽ giúp đỡ Ông.”.
* Từ tháng 8 năm 1986 tiếp tục mở những lớp huấn luyện Ca trưởng tại New Orleans, California, Portland Oregon, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Missouri - Dallas - Fort Worth (Texas). Trong thời gian này, sáng tác những bản Thánh ca, chuẩn bị cho Dịp Lễ Tôn Phong Hiển Thánh tại Roma: KÍNH MỪNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - BÀI CA KHẢI HOÀN.
- Mùa Giáng sinh 1986, hướng dẫn và cố vấn cho các buổi Trình diễn Thánh ca Giáng sinh tại California. Ngoài ra, điều khiển Ca đoàn La Vang tại Portland, Oregon trong Thánh lễ Đại trào 2 kỳ Hành Hương 1986, 1987.
- Nhân dịp Địa phận Thái Bình mừng Kỷ niệm 50 năm thành lập, Nhạc sư Hải Linh qua Houston, gặp gỡ hướng dẫn ca đoàn tại đây. Đã có chương trình mở lớp huấn luyện Ca trưởng tại vùng Houston.
- Tháng 7, 1987 rời Portland, Oregon về Missouri giúp Ban Thánh Nhạc và mở lớp Ca trưởng tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công. Điều khiển Ca đoàn tổng hợp trong Thánh lễ Đại trào NGÀY THÁNH MẪU tháng 8 năm 1987. In và phát hành Nhạc phẩm AVE MARIA, kỉ niệm Hai Ngàn năm sinh nhật Đức Mẹ. Trong công việc in ấn này, tôi (Nhị Long) là con thoi giữa Nhạc sư Hải Linh và Cha Giám tỉnh Nguyễn Đức Thiệp CMC, Cha Đinh Vương Cần CMC (trưởng Ban Tổ chức Ngày Thánh Mẫu 1987). Vì có một vài nhân sự trong Nhà Dòng bàn ngang, công việc gặp trục trặc. Nhưng cuối cùng, Chúa và Đức Mẹ đã can thiệp. Nhà Dòng in 3000 tập. Nhạc sư Hải Linh nhận tác quyền 700 tập và Thầy đã giao cho Nhị Long mang về New Orleans, sau Đại Hội 1987. Đây là một Nhạc phẩm in trang trong duy nhất trong suốt cuộc đời Âm nhạc của Nhạc sư Hải Linh.
* Dịp Thanksgiving cuối tháng 11 năm 1987, mở lớp Ca trưởng tại Dallas-Fort Worth. Rời Dallas-Fort Worth trong một tâm trạng phấn khởi và tươi vui. Chuẩn bị cho lớp Ca trưởng tại Houston theo yêu cầu của giới trẻ tại đây...
* Do lời mời của Linh mục Nhạc sư Ngô Duy Linh, Nhạc sư Hải Linh đã nhận hướng dẫn phần nghệ thuật các bản Thánh ca trong Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 24.12.1987 tại Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana. Điều khiển cộng đồng hợp xướng bản HANG BE-LEM. Đây là lần điều khiển và đệm phong cầm cuối cùng trong cuộc đời.
* 1988: RA ĐI ÊM ÁI
Hồi 5 giờ chiều ngày 5 tháng 01 năm 1988, rời New Orleans đi Los Angeles, California chuẩn bị tập hát dịp Lễ Phong Thánh. Trước khi tới Los Angeles, máy bay ngưng ở Dallas một khoảng thời gian ngắn. Gặp và nhắn nhủ anh em nhóm Dallas - Fort Worth. Đêm 5.01.1988 tới Los Angeles, trong một trạng thái mệt mỏi vì tuổi đã cao và phải ngồi trên máy bay lâu giờ. Trải qua một đêm trằn trọc, mất ngủ...
Ngày 6 tháng 01 năm 1988, mệt mỏi và muốn tới phòng mạch Bác sĩ. Sau những giây phút đau đớn dồn dập, Nhạc sư Hải Linh từ trần hồi 6 giờ 30 chiều (giờ địa phương) tại bệnh viện Fountain Valley, California. Linh cữu được đặt tại Nhà Quàn, Hội Việt Nam Tương Tế (nghĩa trang Melrose Abbey, 2302 South Manchester, Anaheim, Cali.) Thánh lễ tiễn đưa cử hành vào lúc 5 giờ 15 chiều thứ Tư ngày 13 tháng 01 năm 1988 tại Thánh Đường Saint Callistus (Cộng đoàn Tam Biên) 12921 Lewis St. Garden Grove, California.
Di chuyển linh cữu về New Orleans, Louisiana trên chuyến bay #798 Delta Airlines. Máy bay rời Los Angeles hồi 12:20 Pm (giờ địa phương) tới New Orleans, Louisiana hồi 5:44 Pm (giờ địa phương) ngày 14 tháng 01 năm 1988.
Thánh lễ cầu nguyện được cử hành tại WESTSIDE FUNERAL HOME, Westbank Expwy, Marrero, Louisiana vào hồi 5 giờ chiều ngày 15.01.1988. Hồi 9 giờ sáng ngày 16.01.1988 chuyển Linh cữu từ Westside Funeral Home tới Nguyện Đường Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana (nơi Cha Ngô Duy Linh làm Quản nhiệm). Phần Cầu nguyện Thánh ca Tưởng Niệm và Thánh Lễ đồng tế trọng thể đã được diễn tiến từ 10 giờ đến 12 giờ 30 trưa. Sau đó, chuyển Linh cữu ra Nghĩa trang Avondale. Phần mộ tọa lạc tại: Restlawn Park Cemetery Garden of Family Devotion Block H, Square G Plot 22, lot 2.
* Điều thật lạ lùng là những danh tài lỗi lạc như Hải Linh, Ngô Duy Linh, Trần Cao Tường đều chọn về phục vụ một mảnh đất nhỏ bé nhất và an nghỉ tại nghĩa trang Avondale, Louisiana… Châu thành Ngọc Lân (New Orleans, Louisiana) Mùa Giáng Sinh 2010
Nhị Long
ĐIẾU VĂN NGÀY VĨNH BIỆT HẢI LINH - Phạm Duy
(Bài điếu văn này do Nhạc sĩ Phạm Duy đọc trong buổi Lễ Tang Hải Linh chiều thứ Tư, ngày 13.01.1988 tại Orange County, California. Sau đó, Phạm Duy có gởi cho Linh mục Nhạc sư Ngô Duy Linh và Ngài trao cho Nhị Long phổ biến trong tập sách hát nhân dịp Giỗ giáp năm 31.01.1988 tại New Orleans, Louisiana, USA.)
Anh Hải Linh thương mến,
Tôi được hân hạnh quen anh vào buổi chiều Đông 1954, ngay cửa miệng hầm métro, trước thềm đá của Nhà Hát Lớn Opéra, bên hữu ngạn dòng sông Seine của thành phố Paris trong một mùa ướt lạnh và u tối ! Lúc đó tôi đang theo học ở Institut De Musicologie thuộc viện Sorbonne với tư cách một bàng thính viên, còn anh thì đang thụ huấn tại Trường Nhạc César Franck. Chiều hôm đó, cũng có mặt vị Sư huynh trẻ tuổi Ngô Duy Linh. Và chính Ngài là người rất tế nhị, đã gọi phone cho tôi, hẹn tới gặp nhau ở đây, trước cổng lớn của một Lâu Đài Nghệ Thuật… Chúng ta đã kéo nhau đi uống nước và trò chuyện rất lâu về Âm nhạc. Chúng ta đã rất yêu quí nhau, bởi vì chúng ta đều đang cùng đi học hỏi những kiến thức về âm nhạc của nhân loại ở phương xa, để có thêm chất liệu dùng vào việc xây dựng một nền nhạc mang âm hưởng dân tộc…
Tôi còn nhớ hôm đó, anh đã dạy cho tôi biết rằng ở trong Công giáo Việt Nam có những bài Chant grégorien – mà anh gọi là Bình ca – hoàn toàn do người Việt soạn ra. Lúc đó, anh đang chuẩn bị trình luận án về MÀU SẮC VIỆT NAM TRONG BÌNH CA (LA COULEUR VIETNAMIENNE DANS LE CHANT GREGORIEN ) và anh đã hỏi tôi, khi đó đã được coi như một người chuyên khảo về dân ca (folkloriste) là: Đã có bao giờ tôi sưu tầm những Bình ca Việt Nam chưa? Sự hiểu biết của tôi lúc đó hãy còn quá non nớt, nhưng tôi cũng đã biết rằng từ nhiều thế kỷ trước, trong gia đình Công giáo, đã có rất nhiều những bài Ca vịnh là thơ lục bát được hát lên với những điệu hát cổ truyền như hát vãn, hát vè, trống quân, quan họ … vốn cũng có những cung bực gần gũi với các âm giai trong nhạc Grégorien … Loại này được anh gọi là Cổ Giáo Nhạc Việt (Chant Paraliturgique). Tôi cũng còn biết thêm rằng trong giai đoạn thành hình của nền Tân Nhạc vào đầu thập niên 1940, đã có những công trình quan trọng của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh với những ca khúc Giáo đường do người Việt Nam soạn ra, được in trong những cuốn sách gọi là NHẠC TẬP CUNG THÁNH. Và một trong những bài hát hay nhất được phổ biến nhanh nhất ở cả hai bên lương, bên giáo lại là bài ĐÊM ĐÔNG hay HANG BÊLEM của anh, soạn ra trong năm 1945.
Rồi chúng ta trở về Việt Nam, chúng ta lớn lên với sự lớn lên của Nhạc Việt. Tôi đã theo dõi sự hoạt động Âm nhạc của anh và rất cảm phục anh trong hai chủ đề mà anh đã vạch ra một cách rõ ràng: Tôn Vinh Thiên Chúa và Tán Tụng Quê Hương.
Những lời kinh của Thánh Phanxicô mà Linh mục Vũ Đình Trác đã soạn thành thơ để anh phổ nhạc, đã khiến cho chúng tôi, những kẻ ngoại đạo, thấy được tạo vật như Mặt Trăng, Mặt Trời, Tinh Tú, chim chóc, kim mộc thủy hỏa thổ… tất cả đều lên tiếng ca tụng Thiên Chúa, khiến cho chúng tôi cũng muốn cất tiếng ca theo. Chúng tôi còn được thấy bài thơ THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA của Hàn Mặc Tử, trở thành một Giáo trường ca do bàn tay sáng tạo của anh, để thấy được giá trị tuyệt đỉnh của thi ca và âm nhạc Công giáo Việt Nam, không thua kém bất cứ thi ca và âm nhạc của bất cứ người Công giáo nào trên thế giới. Rồi tới những bài kinh Te Deum – TẠ ƠN THIÊN CHÚA, KÍNH MỪNG NỮ VƯƠNG, TÁN TỤNG HỒNG ÂN của anh đã vang dội trong các Giáo đường trong nước, càng ngày càng giữ cho Niềm Tin vào Chúa càng trở nên sâu đậm.
Tôn vinh Thiên Chúa nhưng anh cũng không quên Tán tụng Quê hương. Hai đại thi phẩm của dân tộc như CHINH PHỤ NGÂM và KIM VÂN KIỀU đã được anh phổ thành những bản hợp ca vĩ đại, mang hình thức ca nhạc giao hưởng (poème symphonique) hay tiểu nhạc kịch (micro – opéra). Và biết bao nhiêu công trình khác của anh như CÓC QUÂN ĐẢ PHÁ THIÊN ĐÌNH, THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO, RA ĐỜI, RA KHƠI, HƯƠNG QUÊ... đã trở thành những viên ngọc quý giá nhất của gia tài Âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi này. Anh lại còn quá rộng lượng mà ban bố cho người đi sau những kinh nghiệm sáng tác của anh qua cuốn sách nhan đề LỐI VIẾT THOÁNG MỎNG, dạy cho hậu bối biết được nét đẹp độc đáo của Nhạc Á đông nói chung, Nhạc Việt Nam nói riêng, vốn không cầu kỳ, rườm rà hay đồ sộ như nhạc Tây phương và chính cái đơn sơ nhẹ nhàng của nó sẽ được người Tây phương tìm về, khi họ cảm thấy có sự bất an kinh khủng trong cuộc đời quá ư thiên về vật chất của họ.
Ngoài tài sáng tác ra, anh còn là người đã tạo ra rất nhiều Ca trưởng (Chef de choeur ) bởi chính anh đã là một Ca trưởng tài tình nhất, giỏi nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất... sau khi đã tạo dựng và điều khiển Ban Hợp ca hay nhất Việt Nam là ban HỒN NƯỚC. Và cùng với mục đích truyền bá kinh nghiệm của mình, anh đã soạn ra cuốn sách dạy cách điều khiển hợp ca, nhan đề TRÌNH TẤU SỐNG ĐỘNG, trong đó, anh cho mọi người thấy lối đánh nhịp cho một Ban Hợp ca cũng giống như việc phóng một phi thuyền vào không gian, cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và chính xác như thế nào...
Anh Hải Linh! Anh đã không còn đứng đây, giơ tay hùng dũng phóng vệ tinh cho chúng tôi được bay bổng cùng anh trong không gian và thời gian nữa. Anh đã nằm xuống để êm ái đi về Nước Chúa, nhưng tôi tin chắc chắn rằng, ngày nào còn bóng dáng của những Giáo đường trên những nẻo đường Việt Nam, dù đó không phải là những nẻo đường vắt trên quê hương yêu dấu, ngày nào còn vang tiếng kinh cầu chen với tiếng Nhạc Thánh vọng lên bằng ngôn ngữ Việt Nam, ngày ấy anh vẫn còn sống động trong lòng mọi người.
Cảm động và sung sướng biết bao, khi gần đây, trong lúc đang hoang mang và lúng túng đi tìm những phương cách để kéo được tuổi trẻ Việt Nam đi tị nạn trở về với ngôn ngữ mẹ đẻ... thì tôi được tham dự một buổi Lễ Nhà thờ. Tôi đã được chứng kiến một cách vừa ngỡ ngàng vừa sảng khoái đến tột độ, cái cảnh Nhà thờ chật ních những em bé đứng bên các bậc phụ huynh. Các em đó, có em chỉ mới lên năm, lên sáu, đã mở những miệng son ra để cầu kinh hay hát đạo bằng tiếng Việt! Chúng ta cứ loay hoay đi tìm buổi trưa vào lúc hai giờ mà không biết rằng Giáo hội Việt Nam lưu vong đang thầm lặng gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho người Việt tị nạn, từ trẻ sơ sinh cho đến người tuổi hạc, qua niềm Tin vào Thiên Chúa, được nâng niu bởi những Thánh ca Việt Nam tạo nên bởi những người như Hải Linh.
Anh Hải Linh ơi! Anh hãy ngủ ngon giấc ngủ nghìn đời! Tôi sẽ còn gặp anh trong tiếng hát của những người hiền như Masoeur, qua lời giảng của những Linh mục chưa phai mùi thơm của đồng ruộng Việt Nam, trên những môi đỏ vết trầu của các bà mẹ còn chít khăn vuông mỏ quạ đi chợ supermarket... và xinh đẹp nhất, trên những môi mọng của các em bé nửa Việt Nam nửa Mỹ đang sống nhờ ở đạo của Chúa và Nhạc Thánh của anh để không còn lo mất gốc, mất rễ.
Vĩnh biệt mà không vĩnh biệt Hải Linh, người con yêu dấu của Việt Nam và của Chúa…
Phạm Duy
NHỚ HẢI LINH - Kim Định
Nhớ Hải Linh là nhớ tới thời chúng tôi sống an vui ở Paris, nơi đất khách quê người chẳng quen ai, nhưng cứ sống như chim trời cá nước: Không hề đặt vấn đề học bổng học biếc chi cả, mặc cho bên nhà cứ gửi sang hết nhóm Chủng sinh này đến nhóm Nữ tu kia, trên mười mấy mạng, không hề từ chối. Hễ bên nhà đủ sức gửi thì bên này cũng đủ sức đón nhận.
Triết cũng là Nữ Hoàng các Khoa Học vì khi đi được đến cùng cực thì đạt THÁI HÒA cũng là đạt thập thành, đạt đủ 4 đức tính của nền Triết là VĂN – LÝ – MẬT – SÁT. Do vậy mà tôi không chuyên về Nhạc cũng rất thích nói chuyện với Hải Linh về Nhạc.
Tôi thường giục Hải Linh tìm ra trong Nhạc Việt xem cơ cấu nào đặc trưng tương tự như của Nhật Bản: Nghe là biết được âm nhạc của Nhật liền, không lẫn đi đâu được. Hải Linh nói: Có, nhưng vì mình có đến 3 Miền nên không nổi bật lên như thế được.
Trong thời gian này, Hải Linh bắt đầu sáng tác những nhạc phẩm như: Nhạc Việt, Chinh Phụ Ngâm, Cung Đàn Bạc Mệnh… có những câu láy mà Hải Linh lướt trên Piano được, còn người học thành tài không sao diễn tả nổi.
Hải Linh kể cho tôi nghe chuyện người Nhật Bản kia vào đặt cho thợ chế Piano làm sao có thể đánh được mọi quãng. Thợ lắc đầu: Làm sao nổi, may ra chỉ có những đàn dây như Violon hay đàn Độc huyền mới chơi được. Tôi hỏi vậy tại sao Hải Linh đánh được như thế. Hải Linh trả lời: Cũng không hiểu tại sao lại đánh được liền như thế. Đó là điều lạ; vì Hải Linh rất khó tính trong vấn đề ca hát, phải đi đúng từng li từng tí kiểu văn, lý, mật, sát, như trong Triết mới chịu. Vậy mà Hải Linh lại đánh lên được theo những yêu sách tế vi kia.
Thời đó tôi đoán là Hải Linh không những có tài mà còn là thiên tài chưa chừng. Điều do tôi dự đoán lúc ấy thì sau đã được ông Guy de Lioncourt, Viện Trưởng Âm Nhạc Viện Cesar Franck quyết đáp khi ông nói: Hải Linh là một trong hai thiên tài mà ông gặp được trong đời dạy học của ông. Tôi thỏa mãn câu này coi như một kiện chứng cho một ý nghĩ của tôi, vì thời ấy Hải Linh chưa biểu lộ hết tài năng cũng như tôi chưa đi vào Triết sâu đủ để có thể đưa ra được định nghĩa thế nào là nhân tài. Mãi sau nhiều quan sát, nhận định tôi mới đi đến kết luận thiên tài là khả năng hoàn thành được một cái gì đặc sắc, làm bền bỉ và thường làm cách sảng khoái.
Giữa năm 1986, khi Hải Linh trở lại Mỹ có đến thăm tôi được vài giờ, tôi nói với Hải Linh: Chúng ta là những người may mắn nhất trên đời vì trải qua bao cuộc bể dâu thế mà hai ta đã hội được khá đủ điều kiện để hiện thực lý tưởng cao nhất của cuộc đời là làm được điều mình có khả năng hơn hết và dồn vào đó trọn bầu sinh lực của mình.
Chúng tôi cũng vội hâm lại những mộng án xưa về đoàn Ca Nhi mà chúng tôi tính sẽ thiết lập sau này để hỗ trợ cho các bài nói chuyện về Triết Việt… Hải Linh có cho tôi biết là đã sáng tác một bản hòa tấu: Chuông Hòa Bình. Trong bài đó, có một ít lời mà Hải Linh có dành riêng cho tôi đọc. Hải Linh bảo không muốn để ai khác đọc vì bài đó đã được gợi ý cho chữ HÒA mà hai người thường nói với nhau xưa. Rồi Hải Linh nhắc lại câu "Ma Y Thần Tướng" mà tôi hay nói với Hải Linh:
Khan khan giọng cổ tiếng cười,
Quăn quăn tóc trán là đời khôn ngoan.
Đêm ngày tư lự lo toan…
Tháng 7 năm 1986 tại Hội Nghị Thánh Nhạc Hoa Kỳ, trước khoảng 800 Ca Nhạc sĩ, Nhạc công Hoa Kỳ, Hải Linh đã điều khiển Ban Hợp ca Việt Nam gồm 80 ca viên. Các Nhạc sĩ, Nhạc công Hoa Kỳ đã chứng kiến tận mắt kỹ thuật điều khiển vừa độc đáo, vừa tinh vi và đã đề cao Hải Linh như một thiên tài hiếm có. Sau khi Hải Linh rời bục điều khiển, Linh mục Chủ tịch Hội nghị Thánh Nhạc Hoa Kỳ, Cha Virgil C. Funk, tiến tới trước mặt Hải Linh trong một cử chỉ kính cẩn: Tôi không có một lời nào xứng đáng để ca tụng tài năng nghệ thuật của ông. Tất cả đều được đặt dưới bàn tay điêu luyện của ông…
Tôi đang hí hửng vì Hải Linh sẽ có dịp biểu diễn tài năng trên trường Quốc tế dịp lễ Phong Thánh thì thình lình được điện thoại Cha Trác báo tin: Hải Linh qua đời. Tự nhiên tôi nhỏ mấy giọt lệ khóc tiễn đưa một người bạn thân. Và trong lòng tôi bỏ mộng án về đoàn Ca Nhi đã nhen nhúm trở lại trong lòng tôi với một căn cứ cụ thể. Tôi thì thầm với Hải Linh: Hải Linh ơi! Thôi từ biệt Hải Linh nhé và tôi cũng từ bỏ luôn ý định lập đoàn Ca Nhi ở trần gian này. Xin Hải Linh lên trên ấy liệu tập đoàn Ca Nhi Thiên thần cho ngày kia tôi lên, chúng ta cùng khai mạc những buổi Triết Nhạc siêu việt dưới mắt từ mẫu Maria, còn đời này vậy là hết.
Rồi tôi lau nước mắt và lấy lại niềm vui thường pha lẫn những hài hước như lúc chúng tôi sống ở Paris. Tôi liền lẩm nhẩm bài hát đầu tay của Hải Linh mà dịp "cách mạng" có em bé chăn trâu đã đổi lời đi rồi trèo lên cây Xoan hướng phía trường Thầy Giảng Bùi Chu hát to, lúc các Thầy đang suy ngắm, làm cho cả nhà bị một bữa nín cười đau đến quặn ruột:
Mẹ ơi đoái thương xem đến bà Nam !
Bà ấy ốm quá sức lẽ mình !
Bà ấy không ăn được tí gì đâu,
Cho bà ấy tí cháo "hoa hành"
Tôi đổi "bà Nam" ra "Thầy Linh", "bà ấy" ra "Thầy ấy", "tí cháo hoa hành" đổi ra "ít phút kinh cầu".
Kim Định
Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh 2010 tại Nhà Thờ Chính Tòa Thái Bình
Trường Giang
09:01 25/12/2010
THÁI BÌNH - Đêm qua 24/12/2010, tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa Thái Bình diễn ra đêm canh thức và thánh lễ mừng Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh, với sự hiện diện của Đức cha giáo phận, đức ông Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh – Tổng đại diện, chánh xứ Chính Tòa, quý cha Tòa giám mục, quý tu sỹ, hàng ngàn giáo dân và rất nhiều quý vị tôn giáo bạn, chật cứng quảng trường nhà thờ Chính Tòa và hai tuyến phố Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu.
Xem hình ảnh
Diễn nguyện đón mừng Chúa giáng sinh
Chương trình diễn nguyện được khai mạc lúc 19h30. Sau khi người dẫn chương trình giới thiệu các thành phần tham dự và nội dung của đêm canh thức, đức ông Hieronimo Hạnh khai mạc chương trình diễn nguyện. Sau lời khai mạc của đức ông Hạnh, các tiết mục canh thức được tiếp diễn theo trình tự lịch sử Cứu Độ, từ Thiên Chúa Sáng Tạo đến Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Với sự tham gia diễn xuất của các thày Tòa giám mục, anh em tu sinh, các sơ, các em thỉnh sinh dòng nữ Đaminh Thái Bình, sinh viên Công Giáo Thái Bình, hội Terexa và các em thiếu nhi giáo xứ Chính Tòa Thái Bình. Tất cả đã họa lại một tiến trình, một tình yêu bao la vô bờ Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Ngài yêu đến nỗi đã ban tặng món quà quý giá nhất, trân trọng nhất là chính Con Duy Nhất của Ngài cho nhân loại: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban con Một Ngài…” (Ga 3,16). Đây cũng là chủ đề của đêm canh thức Giáng Sinh 2010. Kết thúc phần diễn nguyện bằng hoạt cảnh chèo, dựa theo Tin Mừng thánh Luca chương 15, câu 11 đến 32, được dệt theo làn điệu chèo của miền quê lúa Thái Bình. Qua diễn xuất của anh em tu sinh, các sơ và các em thỉnh sinh dòng nữ Đaminh Thái Bình, đã làm cho khán thính giả trong quảng trường xúc động, có người đã rơi nước mắt khi người cha già, râu bạc trắng ôm chầm cậu con thứ vào lòng sau bao ngày mong đứa con hoang trở về.
Thánh lễ Chúa Giáng Sinh
21h30, kiệu Chúa Giê su Hài Đồng khởi đi từ ban công Tòa giám mục tiến ra lễ đài quảng trường nhà thờ Chính Tòa, trong khi ca đoàn hát ca nhập lễ. Trước khi vào thánh lễ là nghi thức sám hối, do cha Giuse Trịnh Tiến Thành - phụ tá giáo xứ Chính Tòa hướng dẫn. Đại diện cộng đoàn tín hữu, cha Thành xin lỗi Chúa và xin lỗi anh chị em mình về những bất xứng của cả nhân loại đối với Thiên Chúa và nhân loại đối với nhau. Sau mỗi lời sám hối trên bậc tiền sảnh trước bàn thờ, các em thiếu nhi và các chị hội Teresa giáo xứ Chính Tòa cầm nến sáng và dâng cao khi ca đoàn hát: “Lạy Chúa, đoái thương nghe tiếng con phàn nàn, con hết lòng kêu van…”.
Vào đầu thánh lễ Đức cha cầu chúc bình an và niềm vui của Chúa Giê su Hài Đồng đến với tất cả cộng đoàn tín hữu, cũng như bà con tôn giáo bạn hiện diện trong đêm cực thánh này. Đồng thời Đức cha cám ơn và cảm kích sự hiện diện của quý vị tôn giáo bạn, đã đến tham dự chương trình canh thức, mà bây giờ vẫn còn đang hiện diện trong thánh lễ. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức cha quảng diễn ý nghĩa và sự cần thiết của niềm tin tôn giáo, ngài đặt ra ba câu hỏi: Tôn giáo là gì ? Ai lập ra tôn giáo ? Tôn giáo có cần thiết không ? Sau đó ngài giải thích một cách rõ ràng và minh nhiên các câu hỏi trên và đây cũng là những câu hỏi mà ai ai cũng tự đặt ra cho mình như vậy!
Sau thánh lễ là chương trình những ông già Noel đi phát quà. Với cách thức rút số trúng thưởng, các ông già Noel đã làm cho không khí đêm mùa đông lại càng nóng lên. Mọi người tay cầm lá vé số mà lòng ước ao dù mình chỉ trúng một chút quà nho nhỏ thôi cũng là niềm vui và sự may mắn của đêm Noel. Nhưng với lượng người tham dự đông như vậy, sự ước ao đó trở nên không dễ dàng chút nào. Sau khi rút số trúng thưởng, các ông già Noel đeo những túi quà lớn đi phát cho các em nhỏ. Tuy món quà vật chất đơn sơ thôi, nhỏ bé thôi, nhưng nó diễn tả một niềm vui và một món quà tinh thần cao quý hơn tất cả, quý trọng hơn tất cả là chính Ngôi Hai Thiên Chúa – là quà tặng của Chúa Cha ban cho nhân loại.
Ước mong mỗi người trở nên một hang đá nhỏ, đơn sơ và ấm áp cho Chúa Giê su Hài Đồng ngự vào, để Ngài đồng hành và đổi mới cuộc đời mỗi người, được trở nên thánh thiện hơn và yêu thương nhau hơn. Đó là sứ điệp Ngôi Hai Thiên Chúa muốn gửi đến nhân loại trong đêm huyền diệu này.
Xem hình ảnh
Diễn nguyện đón mừng Chúa giáng sinh
Chương trình diễn nguyện được khai mạc lúc 19h30. Sau khi người dẫn chương trình giới thiệu các thành phần tham dự và nội dung của đêm canh thức, đức ông Hieronimo Hạnh khai mạc chương trình diễn nguyện. Sau lời khai mạc của đức ông Hạnh, các tiết mục canh thức được tiếp diễn theo trình tự lịch sử Cứu Độ, từ Thiên Chúa Sáng Tạo đến Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Với sự tham gia diễn xuất của các thày Tòa giám mục, anh em tu sinh, các sơ, các em thỉnh sinh dòng nữ Đaminh Thái Bình, sinh viên Công Giáo Thái Bình, hội Terexa và các em thiếu nhi giáo xứ Chính Tòa Thái Bình. Tất cả đã họa lại một tiến trình, một tình yêu bao la vô bờ Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Ngài yêu đến nỗi đã ban tặng món quà quý giá nhất, trân trọng nhất là chính Con Duy Nhất của Ngài cho nhân loại: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban con Một Ngài…” (Ga 3,16). Đây cũng là chủ đề của đêm canh thức Giáng Sinh 2010. Kết thúc phần diễn nguyện bằng hoạt cảnh chèo, dựa theo Tin Mừng thánh Luca chương 15, câu 11 đến 32, được dệt theo làn điệu chèo của miền quê lúa Thái Bình. Qua diễn xuất của anh em tu sinh, các sơ và các em thỉnh sinh dòng nữ Đaminh Thái Bình, đã làm cho khán thính giả trong quảng trường xúc động, có người đã rơi nước mắt khi người cha già, râu bạc trắng ôm chầm cậu con thứ vào lòng sau bao ngày mong đứa con hoang trở về.
Thánh lễ Chúa Giáng Sinh
21h30, kiệu Chúa Giê su Hài Đồng khởi đi từ ban công Tòa giám mục tiến ra lễ đài quảng trường nhà thờ Chính Tòa, trong khi ca đoàn hát ca nhập lễ. Trước khi vào thánh lễ là nghi thức sám hối, do cha Giuse Trịnh Tiến Thành - phụ tá giáo xứ Chính Tòa hướng dẫn. Đại diện cộng đoàn tín hữu, cha Thành xin lỗi Chúa và xin lỗi anh chị em mình về những bất xứng của cả nhân loại đối với Thiên Chúa và nhân loại đối với nhau. Sau mỗi lời sám hối trên bậc tiền sảnh trước bàn thờ, các em thiếu nhi và các chị hội Teresa giáo xứ Chính Tòa cầm nến sáng và dâng cao khi ca đoàn hát: “Lạy Chúa, đoái thương nghe tiếng con phàn nàn, con hết lòng kêu van…”.
Vào đầu thánh lễ Đức cha cầu chúc bình an và niềm vui của Chúa Giê su Hài Đồng đến với tất cả cộng đoàn tín hữu, cũng như bà con tôn giáo bạn hiện diện trong đêm cực thánh này. Đồng thời Đức cha cám ơn và cảm kích sự hiện diện của quý vị tôn giáo bạn, đã đến tham dự chương trình canh thức, mà bây giờ vẫn còn đang hiện diện trong thánh lễ. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức cha quảng diễn ý nghĩa và sự cần thiết của niềm tin tôn giáo, ngài đặt ra ba câu hỏi: Tôn giáo là gì ? Ai lập ra tôn giáo ? Tôn giáo có cần thiết không ? Sau đó ngài giải thích một cách rõ ràng và minh nhiên các câu hỏi trên và đây cũng là những câu hỏi mà ai ai cũng tự đặt ra cho mình như vậy!
Sau thánh lễ là chương trình những ông già Noel đi phát quà. Với cách thức rút số trúng thưởng, các ông già Noel đã làm cho không khí đêm mùa đông lại càng nóng lên. Mọi người tay cầm lá vé số mà lòng ước ao dù mình chỉ trúng một chút quà nho nhỏ thôi cũng là niềm vui và sự may mắn của đêm Noel. Nhưng với lượng người tham dự đông như vậy, sự ước ao đó trở nên không dễ dàng chút nào. Sau khi rút số trúng thưởng, các ông già Noel đeo những túi quà lớn đi phát cho các em nhỏ. Tuy món quà vật chất đơn sơ thôi, nhỏ bé thôi, nhưng nó diễn tả một niềm vui và một món quà tinh thần cao quý hơn tất cả, quý trọng hơn tất cả là chính Ngôi Hai Thiên Chúa – là quà tặng của Chúa Cha ban cho nhân loại.
Ước mong mỗi người trở nên một hang đá nhỏ, đơn sơ và ấm áp cho Chúa Giê su Hài Đồng ngự vào, để Ngài đồng hành và đổi mới cuộc đời mỗi người, được trở nên thánh thiện hơn và yêu thương nhau hơn. Đó là sứ điệp Ngôi Hai Thiên Chúa muốn gửi đến nhân loại trong đêm huyền diệu này.
Bản Mường đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Mường Riệc
09:09 25/12/2010
HÒA BÌNH - Khoảng 3000 người đã kéo về Giáo xứ Mường Riệc – Tỉnh Hòa Bình, Thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội để mừng lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.
Xem hình ảnh
Mặc dù trời đông se lạnh nơi rừng núi, mặc dù đường đồi núi khó đi, nhưng ngay từ 3h, chiều ngày 24-12, từng đoàn người đã kéo về Giáo xứ để đón mừng lễ Giáng Sinh. 2h chiêu, những bản thánh ca đã được mở lên vang vọng khắp núi rừng. 6h chiều các Slide Show và các video về Giáng Sinh đã được chiếu lên màn hình lớn cho mọi ngươi xem.
Đúng 7h30 Cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân đã chính thức khai mạc đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh. Buổi tối hôm nay gồm ba phần: Phần một là Hoan ca Mừng Chúa Giáng Sinh, phần hai la Canh thức diễn nguyện, phần ba là Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh.
Chương trình diễn ra thật tốt đẹp với sự chuẩn bị thật công phu. Thánh lễ cũng được cử hành thật trang nghiêm và sốt sáng.
Thánh lễ kết thúc, cha xứ chúc mừng Giáng Sinh và Năm mới hạnh phúc tới mọi thành phần dân Chúa cũng như anh chị em tôn giáo bạn.
Cuối cùng là bốn ông già noell xuất hiện và phát quà cho tất cả mọi người. Mọi người ra về trong niềm vui mừng, phấn khởi.
Ước mong qua buổi tối hoan ca, diễn nguyện và thánh lễ hôm nay sẽ thắp lên ngọn nến nhỏ nơi bàn thờ tâm hồn của mỗi người dân bản mường.
Xem hình ảnh
Mặc dù trời đông se lạnh nơi rừng núi, mặc dù đường đồi núi khó đi, nhưng ngay từ 3h, chiều ngày 24-12, từng đoàn người đã kéo về Giáo xứ để đón mừng lễ Giáng Sinh. 2h chiêu, những bản thánh ca đã được mở lên vang vọng khắp núi rừng. 6h chiều các Slide Show và các video về Giáng Sinh đã được chiếu lên màn hình lớn cho mọi ngươi xem.
Đúng 7h30 Cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân đã chính thức khai mạc đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh. Buổi tối hôm nay gồm ba phần: Phần một là Hoan ca Mừng Chúa Giáng Sinh, phần hai la Canh thức diễn nguyện, phần ba là Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh.
Chương trình diễn ra thật tốt đẹp với sự chuẩn bị thật công phu. Thánh lễ cũng được cử hành thật trang nghiêm và sốt sáng.
Thánh lễ kết thúc, cha xứ chúc mừng Giáng Sinh và Năm mới hạnh phúc tới mọi thành phần dân Chúa cũng như anh chị em tôn giáo bạn.
Cuối cùng là bốn ông già noell xuất hiện và phát quà cho tất cả mọi người. Mọi người ra về trong niềm vui mừng, phấn khởi.
Ước mong qua buổi tối hoan ca, diễn nguyện và thánh lễ hôm nay sẽ thắp lên ngọn nến nhỏ nơi bàn thờ tâm hồn của mỗi người dân bản mường.
Thánh lễ Giáng Sinh tại thị trấn Đồng Mỏ - Lạng Sơn
Giuse trần ngọc Huấn
09:12 25/12/2010
LẠNG SƠN - Một niềm vui lớn đối với những anh chị em giáo dân đang sinh sống tại thị trấn Đồng Mỏ, thuộc phần diện tích của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, khi lần đầu tiên từ trước đến nay, Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh đã được cử hành.
Xem hình ảnh
Thị trấn Đồng Mỏ nằm giữa một vùng núi non trùng điệp, cách Tòa Giám mục Lạng Sơn khoảng gần 40km. Tuy cả khu Đồng Mỏ giờ chỉ có trên dưới 10 giáo dân nhưng từ lâu vùng đất này luôn nhận được sự quan tâm của Tòa Giám mục giáo phận, mỗi mùa hè có các em thiếu nhi về Nhà chung để học hỏi Giáo lý và sinh hoạt. Đời sống đức tin của bà con giáo dân qua dòng thời gian không bị mai một, giữa nơi thị trấn nghèo của vùng sơn cước, vẫn luôn ánh lên niềm Tin và Hy vọng, về một sự hồi sinh của hạt giống Tin Mừng, vốn được gieo rắc từ rất nhiều năm qua.
Vào lúc 14h00 chiều ngày 25 tháng 12, anh chị em giáo dân tại Đồng Mỏ đã quy tụ về nhà một người giáo dân để chuẩn bị cầu nguyện và tham dự Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Từ mấy ngày trước, đã có hai hang đá nhỏ xinh xắn được dựng lên ở đây. Ông Giuse Nguyễn Xuân Truyền, một giáo dân ở khu Đồng Mỏ cho biết: “Tuy số giáo dân ở Đồng Mỏ giờ đây quá ít ỏi, chỉ có vài gia đình, nhưng mọi người vẫn ý thức và nhất là chỉ dạy cho con em mình biết giữ căn tính người Công giáo đã được in dấu trong tâm hồn (…). Giáng sinh năm nay có Thánh lễ được cử hành ở chính khu này làm cho bà con giáo dân hết sức vui mừng. Mọi người hồ hởi cùng nhau chuẩn bị các hang đá, các bài thánh ca và ôn lại cả nghi thức để chuẩn bị tham dự thánh lễ”.
Thánh lễ diễn ra trong khung cảnh trang trọng nhưng thật ấm cúng trong một căn nhà nhỏ của giáo dân. Không chỉ có anh chị em tại Đồng Mỏ nhưng có thêm một số giáo dân từ các vùng lân cận như Thái nguyên, và từ giáo xứ Chính Tòa, giáo xứ Mỹ Sơn, đặc biệt, có những anh chị em lương dân cũng tới tham dự và chia sẻ niềm vui, làm cho bầu khí Giáng Sinh càng thêm rộn ràng và thánh lễ thêm phần sốt sắng. Trước Thánh lễ, mọi người lãnh nhận Bí tích Giải Tội, như một khởi đầu mới cho đời sống mới chan chứa hồng ân của Hài Nhi Giêsu – Ngôi Lời nhập thể.
Cha Giuse Lương Văn Long (Cssr) chủ sự thánh lễ. Ngài đã chia sẻ những nét căn bản trong mầu nhiệm của Giáo hội, cũng như niềm tin của người Công Giáo. Ngôi Lời nhập thể đã đem đến sự giải thoát, niềm bình an và hy vọng, mở ra một trang mới trong lịch sử nhân loại, làm cho con người được bước đi trong ân sủng của Thiên Chúa.
Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh lần đầu tiên được cử hành tại Đồng Mỏ, đã mở ra một khởi đầu mới, một ý nghĩa mới đầy niềm vui với anh chị em giáo dân nơi đây. Với ơn phúc của Chúa Hài Đồng, mọi người hăng say bước vào đời sống mới, giữ vững niềm tin Kitô và làm chứng cho Tình Yêu Nhập Thể trong mọi hoàn cảnh sống, bằng chính đời sống thường nhật của mình.
Xem hình ảnh
Thị trấn Đồng Mỏ nằm giữa một vùng núi non trùng điệp, cách Tòa Giám mục Lạng Sơn khoảng gần 40km. Tuy cả khu Đồng Mỏ giờ chỉ có trên dưới 10 giáo dân nhưng từ lâu vùng đất này luôn nhận được sự quan tâm của Tòa Giám mục giáo phận, mỗi mùa hè có các em thiếu nhi về Nhà chung để học hỏi Giáo lý và sinh hoạt. Đời sống đức tin của bà con giáo dân qua dòng thời gian không bị mai một, giữa nơi thị trấn nghèo của vùng sơn cước, vẫn luôn ánh lên niềm Tin và Hy vọng, về một sự hồi sinh của hạt giống Tin Mừng, vốn được gieo rắc từ rất nhiều năm qua.
Vào lúc 14h00 chiều ngày 25 tháng 12, anh chị em giáo dân tại Đồng Mỏ đã quy tụ về nhà một người giáo dân để chuẩn bị cầu nguyện và tham dự Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Từ mấy ngày trước, đã có hai hang đá nhỏ xinh xắn được dựng lên ở đây. Ông Giuse Nguyễn Xuân Truyền, một giáo dân ở khu Đồng Mỏ cho biết: “Tuy số giáo dân ở Đồng Mỏ giờ đây quá ít ỏi, chỉ có vài gia đình, nhưng mọi người vẫn ý thức và nhất là chỉ dạy cho con em mình biết giữ căn tính người Công giáo đã được in dấu trong tâm hồn (…). Giáng sinh năm nay có Thánh lễ được cử hành ở chính khu này làm cho bà con giáo dân hết sức vui mừng. Mọi người hồ hởi cùng nhau chuẩn bị các hang đá, các bài thánh ca và ôn lại cả nghi thức để chuẩn bị tham dự thánh lễ”.
Thánh lễ diễn ra trong khung cảnh trang trọng nhưng thật ấm cúng trong một căn nhà nhỏ của giáo dân. Không chỉ có anh chị em tại Đồng Mỏ nhưng có thêm một số giáo dân từ các vùng lân cận như Thái nguyên, và từ giáo xứ Chính Tòa, giáo xứ Mỹ Sơn, đặc biệt, có những anh chị em lương dân cũng tới tham dự và chia sẻ niềm vui, làm cho bầu khí Giáng Sinh càng thêm rộn ràng và thánh lễ thêm phần sốt sắng. Trước Thánh lễ, mọi người lãnh nhận Bí tích Giải Tội, như một khởi đầu mới cho đời sống mới chan chứa hồng ân của Hài Nhi Giêsu – Ngôi Lời nhập thể.
Cha Giuse Lương Văn Long (Cssr) chủ sự thánh lễ. Ngài đã chia sẻ những nét căn bản trong mầu nhiệm của Giáo hội, cũng như niềm tin của người Công Giáo. Ngôi Lời nhập thể đã đem đến sự giải thoát, niềm bình an và hy vọng, mở ra một trang mới trong lịch sử nhân loại, làm cho con người được bước đi trong ân sủng của Thiên Chúa.
Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh lần đầu tiên được cử hành tại Đồng Mỏ, đã mở ra một khởi đầu mới, một ý nghĩa mới đầy niềm vui với anh chị em giáo dân nơi đây. Với ơn phúc của Chúa Hài Đồng, mọi người hăng say bước vào đời sống mới, giữ vững niềm tin Kitô và làm chứng cho Tình Yêu Nhập Thể trong mọi hoàn cảnh sống, bằng chính đời sống thường nhật của mình.
Đêm Diễn Nguyện và Thánh Lễ Giáng Sinh tại chính tòa Phát Diệm
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
09:20 25/12/2010
PHÁT DIỆM – Tối ngày 24.12.2010 – Theo truyền thống của Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm, trước thánh lễ Đêm Giáng Sinh diễn ra lúc 22 giờ, là chương trình thăm hang đá của các giáo họ và chương trình Đêm Diễn Nguyện Ca Mừng Giáng Sinh do anh chị em giáo xứ Chính toà Phát Diệm cùng cộng tác với các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm thực hiện.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Phát Vinh và mười một giáo họ của giáo xứ Chính toà đã đến làm hang đá tại sân Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Mỗi hang đá đều có những nét đặc sắc riêng thể hiện cuộc sống, con người và đời sống đạo qua hang đá, ngôi sao Noel, cổng trại, lều trại... Năm nay chữ “NOEL 2010” được cha phó Phêrô Nguyễn Văn Phương và anh chị em Giới trẻ làm rất đẹp đặt trang trọng giữa ao hồ Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Đây cũng là một cách truyền giáo tới anh chị em lương dân, nhất là với các bạn trẻ bên lương đến Nhà thờ Phát Diệm trong Đêm Giáng Sinh, phần nào sẽ đánh động tâm hồn mỗi người khi ngắm nhìn khung cảnh sinh động của Đêm.
Đúng 19 giờ 30, Đêm Diễn Nguyện Ca Mừng Giáng Sinh được bắt đầu trong tiếng kèn đồng và hàng ngàn tiếng vỗ tay chào mừng Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm. Mở đầu chương trình là tiết mục vũ hoạt cảnh Tạo Dựng và Sa Ngã do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá thể hiện. Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá có hai tiết mục múa Nguyện Mùa Vọng và Mừng Chúa Giáng Sinh cùng một vở ca kịch ngắn mang tựa đề Vị Vua Thứ Tư. Sau tiết mục mở màn là hoạt cảnh Môisê – Vị Giải Phóng Dân Israel và Hoạt cảnh Giáng Sinh do tập thể anh chị em Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm trình diễn dưới sự chỉ đạo của cha xứ Phêrô Nguyễn Hồng Phúc và cha phó Phêrô Nguyễn Văn Phương. Các em thiếu nhi Phát Diệm có ba tiết mục vũ khúc rất hồn nhiên và đáng yêu. Anh chị em ca đoàn giáo xứ Chính toà đóng góp hai bài hát có vũ minh hoạ. Trước khi kết thúc chương trình Đêm Diễn Nguyện Ca Mừng Giáng Sinh nghệ sĩ Kim Dung đã ngâm thơ bài thơ “Noel Về Trên Quê Hương Tôi”, lời thơ êm ái du dương thực sự làm lắng đọng tâm hồn mỗi người đang có mặt nơi đây.
Đến 22 giờ cùng ngày, Đức cha Giuse Nguyễn Năng dâng lễ Đêm Giáng Sinh ngoài trời, cùng đồng tế với ngài có các linh mục Toà GM Phát Diệm. Thánh lễ Đêm nay ước chừng có khoảng 10 người tham dự đứng quanh khán đài hàng nhiều vòng tới tận sát Ao hồ lớn. Trong bài giảng, Đức cha đã diễn giảng Tin Mừng về Chúa Giêsu Hài nhi đã đến trong thế giới và ở cùng chúng ta. Sau thánh lễ Đêm Giáng Sinh, đoàn rước do Đức cha chủ sự rước tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vòng quanh ao hồ và nhà thờ đến hang đá Giáng Sinh. Ban tổ chức đã chuẩn bị 3000 cây nến nhỏ trao tặng cho mỗi người đi rước đã được truyền cho nhau thắp sáng lung linh trong đêm. Đoàn rước tiến bước từ khán đài ra cổng chính nhà thờ Chính tòa, vòng qua ao hồ, qua nhà hát Nam Thanh đi vào đường kiệu tới hang đá Giáng Sinh mở thành một con đường rước kiệu Chúa Hài đồng Giêsu tiến vào rất trang trọng trong bầu không khí linh thiêng của Đêm Thánh.
Trước khi tiến vào hang đá và đặt Chúa Hài đồng Giêsu bên máng cỏ nơi hang đá, trong giờ phút linh thánh, Đức cha Giuse đã dâng lời cầu nguyện. Đức cha Giuse, các linh mục TGM Phát Diệm và cộng đoàn cùng đọc Kinh Viếng Hang Đá với ngài và kết thúc bằng bài thánh ca Hang Bethlem.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Phát Vinh và mười một giáo họ của giáo xứ Chính toà đã đến làm hang đá tại sân Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Mỗi hang đá đều có những nét đặc sắc riêng thể hiện cuộc sống, con người và đời sống đạo qua hang đá, ngôi sao Noel, cổng trại, lều trại... Năm nay chữ “NOEL 2010” được cha phó Phêrô Nguyễn Văn Phương và anh chị em Giới trẻ làm rất đẹp đặt trang trọng giữa ao hồ Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Đây cũng là một cách truyền giáo tới anh chị em lương dân, nhất là với các bạn trẻ bên lương đến Nhà thờ Phát Diệm trong Đêm Giáng Sinh, phần nào sẽ đánh động tâm hồn mỗi người khi ngắm nhìn khung cảnh sinh động của Đêm.
Đúng 19 giờ 30, Đêm Diễn Nguyện Ca Mừng Giáng Sinh được bắt đầu trong tiếng kèn đồng và hàng ngàn tiếng vỗ tay chào mừng Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm. Mở đầu chương trình là tiết mục vũ hoạt cảnh Tạo Dựng và Sa Ngã do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá thể hiện. Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá có hai tiết mục múa Nguyện Mùa Vọng và Mừng Chúa Giáng Sinh cùng một vở ca kịch ngắn mang tựa đề Vị Vua Thứ Tư. Sau tiết mục mở màn là hoạt cảnh Môisê – Vị Giải Phóng Dân Israel và Hoạt cảnh Giáng Sinh do tập thể anh chị em Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm trình diễn dưới sự chỉ đạo của cha xứ Phêrô Nguyễn Hồng Phúc và cha phó Phêrô Nguyễn Văn Phương. Các em thiếu nhi Phát Diệm có ba tiết mục vũ khúc rất hồn nhiên và đáng yêu. Anh chị em ca đoàn giáo xứ Chính toà đóng góp hai bài hát có vũ minh hoạ. Trước khi kết thúc chương trình Đêm Diễn Nguyện Ca Mừng Giáng Sinh nghệ sĩ Kim Dung đã ngâm thơ bài thơ “Noel Về Trên Quê Hương Tôi”, lời thơ êm ái du dương thực sự làm lắng đọng tâm hồn mỗi người đang có mặt nơi đây.
Đến 22 giờ cùng ngày, Đức cha Giuse Nguyễn Năng dâng lễ Đêm Giáng Sinh ngoài trời, cùng đồng tế với ngài có các linh mục Toà GM Phát Diệm. Thánh lễ Đêm nay ước chừng có khoảng 10 người tham dự đứng quanh khán đài hàng nhiều vòng tới tận sát Ao hồ lớn. Trong bài giảng, Đức cha đã diễn giảng Tin Mừng về Chúa Giêsu Hài nhi đã đến trong thế giới và ở cùng chúng ta. Sau thánh lễ Đêm Giáng Sinh, đoàn rước do Đức cha chủ sự rước tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vòng quanh ao hồ và nhà thờ đến hang đá Giáng Sinh. Ban tổ chức đã chuẩn bị 3000 cây nến nhỏ trao tặng cho mỗi người đi rước đã được truyền cho nhau thắp sáng lung linh trong đêm. Đoàn rước tiến bước từ khán đài ra cổng chính nhà thờ Chính tòa, vòng qua ao hồ, qua nhà hát Nam Thanh đi vào đường kiệu tới hang đá Giáng Sinh mở thành một con đường rước kiệu Chúa Hài đồng Giêsu tiến vào rất trang trọng trong bầu không khí linh thiêng của Đêm Thánh.
Trước khi tiến vào hang đá và đặt Chúa Hài đồng Giêsu bên máng cỏ nơi hang đá, trong giờ phút linh thánh, Đức cha Giuse đã dâng lời cầu nguyện. Đức cha Giuse, các linh mục TGM Phát Diệm và cộng đoàn cùng đọc Kinh Viếng Hang Đá với ngài và kết thúc bằng bài thánh ca Hang Bethlem.
Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đảo Phú Quý, Bình Thuận
Hồng Hương
09:31 25/12/2010
“Hôm nay, Giáo hội mừng Chúa Giáng Sinh lần thứ 2010, nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu sinh ra trên đảo Phú Quý này, bởi đây là lần đầu tiên chúng con có Thánh Lễ Giáng Sinh cách đúng nghĩa với linh mục hiện diện ở giữa cộng đoàn. Qua cha, chúng con kính gởi lời chúc mừng Giáng Sinh và tri ân đến Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, Đức Cha Phaolô và đặc biệt là Đức Cha Nicôla là người đã nặng lòng với giáo đoàn nhỏ bé xa xôi chúng con bao nhiêu năm qua”, đây là lời cô Anna Nguyễn Thị Lý, thay mặt Giáo dân Giáo họ Phú Quý, GP Phan Thiết, trong Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh đã thân thưa với cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, là người được Đức Cha Giuse cử ra với bà con dịp này.
Xem hình ảnh
Đoàn ra đảo Phú Quý lần này gồm 5 người, cha Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, 3 thầy chủng viện Nicôla và một soeur trong ban Caritas Giáo phận. Tàu rời cảng Phan Thiết lúc 11h thứ Tư ngày 22.12.2010. Sau gần 8 giờ lênh đênh trên biển (thường tàu đi 5 tiếng đồng hồ) giữa mùa gió Bấc thổi, tàu cập bến Phú Quý khi trời tối. Tất cả người trên tàu đều mệt nhoài. Bà con Giáo dân được tin đã rủ nhau đến đảo để đón đoàn, vừa mừng vừa thương cha và hai thầy vì gần như kiệt sức vì mệt nhọc.
Ngay sáng hôm sau, cha Sáng đã tranh thủ đi thăm một số gia đình bà con trên đảo và liên hệ công việc của Caritas Phan Thiết trong khi các thầy và soeur cùng với một số anh chị em tranh thủ tập hát, trang trí hang đá, phông màn nơi dâng lễ, chuẩn bị hoạt cảnh Giáng sinh … Mỗi người một tay chuẩn bị cho ngày lễ thật trang trọng với những đồ dùng đơn sơ mà cộng đoàn có và đoàn mang từ đất liền ra. Thánh lễ tối 23.12 có khoảng 50 anh chị em tham dự sốt sắng. Cha Sáng chuyển lời thăm và chúc mừng lễ Giáng Sinh của Quý Đức Cha, Quý Cha trong Giáo phận đến cộng đoàn. Sau lễ là phần tổng dợt chương trình canh thức và lễ Giáng Sinh.
Sáng chiều ngày 24, cha Sáng ngồi tòa ban Bí tích Hòa Giải cho bà con. Mọi người cố gắng hoàn tất nhiệm vụ của mình để chuẩn bị cho thánh lễ. Lúc 16h, dại diện UBND Huyện Phú Quý đến chúc mừng Lễ Giáng Sinh Cộng đoàn Công Giáo Giáo họ Phú Quý. Cha Sáng tiếp đoàn và hai bên đã cởi mở trò chuyện về những dự tính cho công việc xây dựng nhà thờ và sinh hoạt của Giáo họ trong thời gian tới.
Đúng 19h, với tất cả sự nao nức mong đợi, chương trình canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh 2010 khai mạc với sự tham dự đông đảo của bà con lương giáo. Trong ngoài chật cứng người ngồi. Mọi người chăm chú lắng nghe và cầu nguyện với những trình thuật Kinh Thánh từ khởi nguyên tạo dựng, việc Adam Eva vì bất tuân lời Chúa dạy mà phạm tội, việc Chúa chọn gọi cụ Abraham, những tiên báo về Đấng Cứu Thể của tiên tri Isaia và nhất là hình ảnh Gioan Tẩy Giả, người dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Ai cũng thích thú ngắm nhìn các thiên thần xúng xích trong váy áo và cánh trắng, rồi đến các cậu bé mục đồng kiệu Chúa Hài Đồng. Tất cả dừng lại nơi hang đá để cùng thờ lạy và chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu mới sinh nằm trong máng cỏ xinh xắn. Sau đó cộng đoàn chính thức bước vào Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh với tất cả sự sốt sắng. Gió rít liên hồi đập vào những tấm phên mang theo cái lạnh của vùng hải đảo.
Cha chủ tế trong bài giảng nhấn mạnh đến một điều quan trọng là Thiên Chúa Giáng Sinh làm người như mọi người, làm người nghèo khổ nhất trong những người nghèo khổ chỉ vì Ngài yêu thương con người quá bội. Để đáp lại ân tình đó, là những con cái Chúa mang hình ảnh Người, chúng ta cũng phải sống tình yêu. Yêu thương đùm bọc anh chị em trong họ đạo nhỏ bé này và yêu thương hết tất cả mọi người mà chúng ta gặp gỡ và chung sống. Chỉ có như vậy chúng ta mới làm rạng danh Chúa, làm chứng cho Tin Mừng Chúa và đem Chúa đến cho mọi người. Chúa Hài Nhi giáng Sinh đem lại hòa bình cho nhân loại thì cộng đoàn nhỏ bé Phú Quý này cũng hãy là một dấu chỉ của hòa bình, bác ái và yêu thương. Nhiều ông bà cô chú xúc động vì ra đảo lập nghiệp đã lâu, giờ mới được sống trong bầu khí Giáng Sinh của đạo Công Giáo. Ai cũng phấn khởi khi nghe cha chủ tế thông báo về dự tính của Đức Cha Giuse và Giáo Phận Phan Thiết cho Giáo họ. Mọi người thành tâm khẩn nguyện cho công trình xây dựng nhà Chúa trên đảo Phú Quý sớm được bắt đầu.
Niềm vui Giáng Sinh mang theo nhiều bất ngờ cho cộng đoàn với sự xuất hiện hai Ông Già Noel theo sự xếp đặt của Ban Caritas Phan Thiết với chương trình “Giáng Sinh yêu thương” để phát 200 phần quà cho các em thiếu nhi và 60 phần quà cho các gia đình. Từ người lớn nhất là ông cụ Nguyên đến em bé nhỏ nhất của Giáo họ Phú Quý đều hạnh phúc bởi tràn đầy niềm vui tình Chúa tình người trong Mùa Giáng Sinh năm nay.
Được biết, từ người Công giáo đầu tiên đặt chân đến đảo Phú Quý cách nay gần 29 năm. Đây là Thánh Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đảo. Giáo họ Phú Quý vô cùng nhỏ bé chỉ gồm gần 160 người trên tổng số 26 ngàn dân trên đảo. Trải qua năm tháng, dù không có linh mục coi sóc, bà con vẫn kiên trì gìn giữ đức tin, vẫn nhóm họp đọc kinh, phụng vụ Lời Chúa khi có thể dưới sự hướng dẫn của cô Anna Nguyễn Thị Lý. Năm 2000, Đức Cha Nicôla đã cho xây cất một ngôi nhà trên mảnh đất cô Lý hiến tặng Giáo phận làm nơi tụ họp của cộng đoàn. Vừa qua, UBND Huyện Phú Quý đã chấp nhận cấp đất xây dựng nhà thờ Công giáo trên đảo và Đức Giám Mục Giáo phận đã giao cho cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng coi sóc Giáo họ này. Nhưng với một cộng đoàn quá bé nhỏ và nghèo cả về nhân lực và vật lực, cộng đoàn Giáo họ Phú Quý ước mong có nhiều tấm lòng quảng đại chung góp xây dựng nhà thờ để bà con tại đảo có nơi thờ phượng Chúa và cũng là nhu cầu mục vụ cần thiết cho các thuyền nhân đến bến Phú Quý.
Xem hình ảnh
Đoàn ra đảo Phú Quý lần này gồm 5 người, cha Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, 3 thầy chủng viện Nicôla và một soeur trong ban Caritas Giáo phận. Tàu rời cảng Phan Thiết lúc 11h thứ Tư ngày 22.12.2010. Sau gần 8 giờ lênh đênh trên biển (thường tàu đi 5 tiếng đồng hồ) giữa mùa gió Bấc thổi, tàu cập bến Phú Quý khi trời tối. Tất cả người trên tàu đều mệt nhoài. Bà con Giáo dân được tin đã rủ nhau đến đảo để đón đoàn, vừa mừng vừa thương cha và hai thầy vì gần như kiệt sức vì mệt nhọc.
Ngay sáng hôm sau, cha Sáng đã tranh thủ đi thăm một số gia đình bà con trên đảo và liên hệ công việc của Caritas Phan Thiết trong khi các thầy và soeur cùng với một số anh chị em tranh thủ tập hát, trang trí hang đá, phông màn nơi dâng lễ, chuẩn bị hoạt cảnh Giáng sinh … Mỗi người một tay chuẩn bị cho ngày lễ thật trang trọng với những đồ dùng đơn sơ mà cộng đoàn có và đoàn mang từ đất liền ra. Thánh lễ tối 23.12 có khoảng 50 anh chị em tham dự sốt sắng. Cha Sáng chuyển lời thăm và chúc mừng lễ Giáng Sinh của Quý Đức Cha, Quý Cha trong Giáo phận đến cộng đoàn. Sau lễ là phần tổng dợt chương trình canh thức và lễ Giáng Sinh.
Sáng chiều ngày 24, cha Sáng ngồi tòa ban Bí tích Hòa Giải cho bà con. Mọi người cố gắng hoàn tất nhiệm vụ của mình để chuẩn bị cho thánh lễ. Lúc 16h, dại diện UBND Huyện Phú Quý đến chúc mừng Lễ Giáng Sinh Cộng đoàn Công Giáo Giáo họ Phú Quý. Cha Sáng tiếp đoàn và hai bên đã cởi mở trò chuyện về những dự tính cho công việc xây dựng nhà thờ và sinh hoạt của Giáo họ trong thời gian tới.
Đúng 19h, với tất cả sự nao nức mong đợi, chương trình canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh 2010 khai mạc với sự tham dự đông đảo của bà con lương giáo. Trong ngoài chật cứng người ngồi. Mọi người chăm chú lắng nghe và cầu nguyện với những trình thuật Kinh Thánh từ khởi nguyên tạo dựng, việc Adam Eva vì bất tuân lời Chúa dạy mà phạm tội, việc Chúa chọn gọi cụ Abraham, những tiên báo về Đấng Cứu Thể của tiên tri Isaia và nhất là hình ảnh Gioan Tẩy Giả, người dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Ai cũng thích thú ngắm nhìn các thiên thần xúng xích trong váy áo và cánh trắng, rồi đến các cậu bé mục đồng kiệu Chúa Hài Đồng. Tất cả dừng lại nơi hang đá để cùng thờ lạy và chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu mới sinh nằm trong máng cỏ xinh xắn. Sau đó cộng đoàn chính thức bước vào Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh với tất cả sự sốt sắng. Gió rít liên hồi đập vào những tấm phên mang theo cái lạnh của vùng hải đảo.
Cha chủ tế trong bài giảng nhấn mạnh đến một điều quan trọng là Thiên Chúa Giáng Sinh làm người như mọi người, làm người nghèo khổ nhất trong những người nghèo khổ chỉ vì Ngài yêu thương con người quá bội. Để đáp lại ân tình đó, là những con cái Chúa mang hình ảnh Người, chúng ta cũng phải sống tình yêu. Yêu thương đùm bọc anh chị em trong họ đạo nhỏ bé này và yêu thương hết tất cả mọi người mà chúng ta gặp gỡ và chung sống. Chỉ có như vậy chúng ta mới làm rạng danh Chúa, làm chứng cho Tin Mừng Chúa và đem Chúa đến cho mọi người. Chúa Hài Nhi giáng Sinh đem lại hòa bình cho nhân loại thì cộng đoàn nhỏ bé Phú Quý này cũng hãy là một dấu chỉ của hòa bình, bác ái và yêu thương. Nhiều ông bà cô chú xúc động vì ra đảo lập nghiệp đã lâu, giờ mới được sống trong bầu khí Giáng Sinh của đạo Công Giáo. Ai cũng phấn khởi khi nghe cha chủ tế thông báo về dự tính của Đức Cha Giuse và Giáo Phận Phan Thiết cho Giáo họ. Mọi người thành tâm khẩn nguyện cho công trình xây dựng nhà Chúa trên đảo Phú Quý sớm được bắt đầu.
Niềm vui Giáng Sinh mang theo nhiều bất ngờ cho cộng đoàn với sự xuất hiện hai Ông Già Noel theo sự xếp đặt của Ban Caritas Phan Thiết với chương trình “Giáng Sinh yêu thương” để phát 200 phần quà cho các em thiếu nhi và 60 phần quà cho các gia đình. Từ người lớn nhất là ông cụ Nguyên đến em bé nhỏ nhất của Giáo họ Phú Quý đều hạnh phúc bởi tràn đầy niềm vui tình Chúa tình người trong Mùa Giáng Sinh năm nay.
Được biết, từ người Công giáo đầu tiên đặt chân đến đảo Phú Quý cách nay gần 29 năm. Đây là Thánh Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đảo. Giáo họ Phú Quý vô cùng nhỏ bé chỉ gồm gần 160 người trên tổng số 26 ngàn dân trên đảo. Trải qua năm tháng, dù không có linh mục coi sóc, bà con vẫn kiên trì gìn giữ đức tin, vẫn nhóm họp đọc kinh, phụng vụ Lời Chúa khi có thể dưới sự hướng dẫn của cô Anna Nguyễn Thị Lý. Năm 2000, Đức Cha Nicôla đã cho xây cất một ngôi nhà trên mảnh đất cô Lý hiến tặng Giáo phận làm nơi tụ họp của cộng đoàn. Vừa qua, UBND Huyện Phú Quý đã chấp nhận cấp đất xây dựng nhà thờ Công giáo trên đảo và Đức Giám Mục Giáo phận đã giao cho cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng coi sóc Giáo họ này. Nhưng với một cộng đoàn quá bé nhỏ và nghèo cả về nhân lực và vật lực, cộng đoàn Giáo họ Phú Quý ước mong có nhiều tấm lòng quảng đại chung góp xây dựng nhà thờ để bà con tại đảo có nơi thờ phượng Chúa và cũng là nhu cầu mục vụ cần thiết cho các thuyền nhân đến bến Phú Quý.
Văn Hóa
Nhạc Giáng Sinh: Hang Bê-Lem
Hải Linh
01:52 25/12/2010
Hang Bê-Lem
Hải Linh
Hải Linh
Kịch bản: Môi Sê - Vị giải phóng dân tộc Do Thái
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:38 25/12/2010
MÔI-SÊ VỊ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC DO THÁI
Công chúa Pharaô xuất hiện, tiếng trẻ thơ khóc. Công chúa gọi thị nữ:
Công chúa: Này thị nữ, em hãy đi xem có tiếng trẻ thơ khóc dưới sông Nin kìa.
Thị nữ: Dạ, thưa công chúa, em sẽ lội xuống xem ngay đây ạ.
Thị nữ vào, rồi trở ra, tay bưng một thúng trát nhựa, tiếng trẻ thơ (ghi âm) khóc bên trong.
Công chúa: Tội nghiệp đứa trẻ con nhà Do thái đấy mà. Cha ta đã ra lệnh giết chết mọi trẻ nam Do thái. Thôi, em hãy đem về cung. Ta đặt tên cho em là Môisê, nghĩa là vớt lên khỏi nước. Đừng để cha ta biết tông tích của đứa bé này nhé.
Thị nữ: Dạ thưa công chúa, vâng ạ.
Chị của Môi-sê: Dạ, thưa, công chúa có cần vú nuôi đứa trẻ này không ạ. ?
Công chúa: Ừ được. Em hãy tìm cho ta một vú nuôi đứa trẻ này.
Công chúa và mọi người cùng vào, chị Môi-sê chạy ra gặp mẹ.
Chị của Môisê: Mẹ ơi, thành công rồi, công chúa không nghi ngờ gì mẹ con mình. Mẹ hãy vào cung với danh nghĩa là vú nuôi của em Môisê mẹ nhé, nhanh lên mẹ.
Mẹ Môi-sê: Tạ ơn Giavê, mẹ đi ngay đây con ạ.
Hai mẹ con cùng vào, mỗi người một bên sân khấu.
Cảnh người Aicập đang đánh người Do thái. Môi sê xuất hiện.
Môi-sê: Hãy dừng tay, - hỏi người Ai-cập - tại sao ngươi lại đánh người ta tàn nhẫn như thế?
Người Ai-cập: Dạ thưa hoàng tử, bọn Do thái khốn kiếp này là nô lệ, có gì đáng phải thương chứ ? Tôi phải dạy cho nó một bài học vì tội không chịu làm việc. Tiếp tục đánh người Do Thái. Môi-sê nhìn trước sau rồi đánh ngang gáy người Ai-cập, người này ngã xuống.
Người Do Thái: Hắn chết rồi kìa, đáng đời kẻ bức hiếp người.
Môi-sê: Hãy lôi xác nó vùi xuống dưới cát kia. Còn anh em cùng chủng tộc hãy biết thương yêu bảo vệ nhau, nghe chưa.
Người Do thái: Dạ, Hoàng tử là… là…Môisê ? dạ…xin vâng…xin vâng ạ.
Tất cả cùng vào. Một đám người Do thái xuất hiện đánh nhau. Môisê trở ra
Môi-sê: Kìa, anh em. Tại sao cùng Do thái cả mà lại đánh nhau.
Người Do thái: Ai đã đặt anh lên làm người lãnh đạo và xét xử chúng tôi ? Hay là anh tính giết tôi như đã giết tên Ai-cập hôm trước đó ?
Môisê: Dân tộc mình làm thân nô lệ cho Ai cập đã quá khổ rồi, còn đánh nhau nữa sao. Tôi nói cho ông biết, tôi cũng là người Do thái đây. Vì dòng máu dân tộc, tôi đã giết tên Ai-cập để bảo vệ anh em mình là người Do Thái, bây giờ lộ rồi thì tôi cũng phải trốn đi. Nhưng anh em phải dừng ngay đánh nhau và thương yêu, bảo vệ nhau nghe chưa ?
Người Do Thái: Thì ra là thế. Vâng, chúng tôi xin vâng nghe theo.
Môi-sê trốn đi, mọi người giàn hoà rồi giải tán.
Anh lửa bập bùng từ một phía bên hông sân khấu. Môi-sê từ phía đối diện đi ra:
Môi-sê: Kìa, lạ quá, sao bụi gai bốc lửa mà không bị thiêu rụi. Ta phải lại gần xem sao.
Tiếng Chúa: Môi-sê, Môi-sê.
Môi-sê: Dạ, con đây
Tiếng Chúa: Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh. Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp. Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Bây giờ, ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập.
Mô-sê: Lạy Giavê, con là ai mà dám đến với Pha-ra-ô và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập ?
Tiếng Chúa: Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này.
Môi-sê: Bây giờ, con đến gặp con cái Ít-ra-en và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì ? Thì con sẽ nói với họ làm sao ?
Tiếng Chúa: Ta là Đấng Hiện Hữu. Ngươi nói với con cái Ít-ra-en thế này: "Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em. ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Ta sẽ cho các ngươi thoát cảnh khổ cực bên Ai-cập mà lên miền đất tràn trề sữa và mật.
Mô-sê: Họ sẽ không tin con đâu, họ sẽ không nghe lời con, vì họ sẽ nói: ĐỨC CHÚA chẳng có hiện ra với ông.
Tiếng Chúa: Tay ngươi cầm cái gì đó ?
Môi-sê : Thưa một cây gậy.
Tiếng Chúa: Vất nó xuống đất đi !
Mô-sê vất nó xuống đất, và nó hoá ra con rắn.
Môi-sê: Ôi, con rắn.
Tiếng Chúa: Hãy giơ tay nắm lấy đuôi nó !
Ông giơ tay bắt lấy nó
Môi-sê : Nó lại thành cây gậy rồi.
Tiếng Chúa: Đó là dấu để họ tin rằng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông họ, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, đã hiện ra với ngươi. Bây giờ hãy luồn tay vào ngực ngươi !
Ông luồn tay vào ngực, rồi rút tay ra.
Môi-sê: Lạy Giavê, tay con bị phong hủi trắng hết cả rồi.
Tiếng Chúa: Hãy lại cho tay vào ngực ngươi !
Ông lại cho tay vào ngực, rồi rút ra khỏi ngực.
Môi-sê: Cảm tạ Giavê. Tay con lại sạch trở lại rồi.
Tiếng Chúa: Như thế, nếu họ không tin ngươi và không hiểu ý nghĩa của dấu thứ nhất, thì họ sẽ tin dấu thứ hai. Mà nếu họ cũng không tin cả hai dấu ấy và không nghe tiếng ngươi, thì ngươi sẽ lấy nước sông Nin mà đổ trên đất khô. Nước ngươi đã lấy dưới sông Nin sẽ hoá thành máu trên đất khô.
Mô-sê: Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, từ hồi nào đến giờ, ngay cả từ lúc Chúa ban lời cho tôi tớ Ngài, con không phải là kẻ có tài ăn nói, vì con cứng miệng cứng lưỡi.
Tiếng Chúa: Ai cho con người có mồm có miệng ? Ai làm cho nó phải câm phải điếc, cho mắt nó sáng hay phải mù loà ? Há chẳng phải là Ta, ĐỨC CHÚA, đó sao ? Vậy bây giờ ngươi hãy đi, chính Ta sẽ ngự nơi miệng ngươi, và Ta sẽ chỉ cho ngươi phải nói những gì.
Môi-sê: Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, xin Chúa sai ai làm môi giới thì sai.
Tiếng Chúa: Nào chẳng có A-ha-ron, anh ngươi, là người Lê-vi đó sao? Chính anh ngươi sẽ thay ngươi mà nói với dân. Chính nó sẽ là miệng của ngươi; còn ngươi, ngươi sẽ là một vị thần đối với nó. Cây gậy này, ngươi hãy cầm lấy trong tay; ngươi sẽ dùng nó mà làm các dấu lạ.
Đi đi, hãy trở về Ai-cập, bởi vì mọi kẻ tìm cách làm hại mạng sống ngươi đã chết cả rồi. Khi ngươi ra đi để trở về Ai-cập, Pha-ra-ô cứng lòng và nó sẽ không thả cho dân đi. Bấy giờ, ngươi sẽ nói với Pha-ra-ô: ĐỨC CHÚA phán thế này: Con đầu lòng của Ta là Ít-ra-en. Ta đã phán với ngươi: Hãy thả con Ta ra để nó đi thờ phượng Ta. Nhưng ngươi đã từ chối không thả nó đi, thì này chính Ta sẽ giết chết con đầu lòng của ngươi. Bấy giờ người Ai-cập sẽ biết rằng Ta là ĐỨC CHÚA, khi Ta giương cánh tay chống lại người Ai-cập và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi nước chúng.
Môi-sê bái đầu vâng phục, gặp Aaron ra đón
Aaron: Kìa em Môi-sê, anh được lệnh Thiên Chúa đến tìm em trở về Ai-cập
Môi-sê: Ồ anh Aaron, em đã lãnh sứ mệnh và đã sẵn sàng trở về anh ạ. Nào anh em mình cùng lên đường
Cả hai cùng vào
Cảnh tại Hoàng cung của vua Pharaô Ai-cập:
Lính: Muôn tâu bệ hạ, có hai người Do Thái xin gặp bệ hạ
Pharaô: cho vào
Môi-sê và Aaron tiến vào
Môi-sê: Muôn tâu bệ hạ, chúng tôi là Môi-sê và Aaron xin trình lên bệ hạ: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, phán thế này: Hãy thả cho dân Ta đi, để chúng mở lễ kính Ta trong sa mạc.
Pha-ra-ô: ĐỨC CHÚA là ai, khiến ta phải nghe lời mà thả cho Ít-ra-en đi ? Ta chẳng biết ĐỨC CHÚA, cũng sẽ không thả cho Ít-ra-en đi.
Môi-sê: Thưa bệ hạ, Thiên Chúa của người Híp-ri đã hiện ra với chúng tôi. Xin cho chúng tôi đi ba ngày đường vào sa mạc để tế lễ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi.
Pharaô: Mô-sê, A-ha-ron, sao các ngươi lại muốn xúi dân bỏ việc? Đi lao động đi ! Bây giờ dân trong nước thì đông, mà các ngươi lại muốn cho chúng nghỉ lao động !
Môi-sê và Aaron thất vọng đi ra. Pharaô truyền lệnh:
Pha-ra-o: Đừng cung cấp rơm cho dân để làm gạch như trước nữa. Chúng phải tự mình đi lượm rơm mà làm. Cứ bắt chúng phải nộp đủ số gạch như chúng vẫn làm trước đây, đừng giảm bớt chi cả. Chúng là quân lười biếng, vì thế mà chúng hô lên: Nào chúng ta đi tế lễ Thiên Chúa chúng ta ! Phải giao cho bọn người ấy những công việc thật nặng nhọc để chúng lo làm, mà khỏi chú ý vào những lời dối trá.
Quan cai: Xin tuân lệnh.
Tất cả vào trong. Các ký lục Do Thái tiến vào:
Ký lục 1: Xin ĐỨC CHÚA chứng giám và xét xử cho các ông Môi-sê và Aaron vì đã làm cho chúng ta trở nên đáng ghét trước mắt Pha-ra-ô và bề tôi của vua; thật các ông ấy đã trao gươm vào tay họ để giết chúng ta.
Ký lục 2: Nhưng bàn tay Thiên Chúa đã ở cùng các ông ấy. Các ông đã thi thố bao dấu kỳ phép lạ trước mặt Pharaô và triều thần còn gì.
Ký lục 3: Đầu tiên là tai hoạ nước sông Nin hoá máu rồi tai hoạ tiếp theo là nạn ếch nhái nhảy cả vào cung cấm.
Ký lục 4:Tai hoạ thứ ba là nạn muỗi trong khắp đất nước Ai-cập, kế đến là ruồi nhặng khắp nơi và tai hoạ thứ năm xảy đến là dịch gia súc. Ai-cập kiệt quệ tài sản mà bên It-ra-en chẳng hề hấn gì. Hết dịch lại đến mụn lở loét khắp người Ai-cập nữa chứ.
Ký lục 5: Chưa hết đâu, tai hoạ mưa đá khiến hoa mầu Ai-cập giập nát hết. Còn sót lại những gì thì nạn châu chấu tiếp theo lại tàn phá hết, thật là kinh khủng cho Ai-cập mà sao vua Phara-ô vẫn cứng lòng không cho dân ta đi.
Ký lục 2: Các vị còn chưa tính đến tai hoạ tối tăm bao trùm khắp Ai-cập suốt ba ngày đêm mà bên It-ra-en vẫn sáng, rõ ràng là thế mà vua Pha-ra-ô vẫn chưa nhận ra sự thật.
Ký lục 1: Thì chính vua đã đuổi Môi-sê rằng: “Hãy ra khỏi nhà ta ! Liệu đừng đến gặp ta nữa vì ngày nào ông còn thấy mặt ta, ông sẽ phải chết” thế mới khốn khó chứ.
Ký lục 3: Khốn khó lại đổ xuống đầu Pha-ra-ô và Ai-cập thôi, vì Môi-sê đã trả lời vua: “Đúng thế, tôi sẽ không nhìn mặt vua nữa đâu”
Ký lục 4: Ta hãy chờ xem tai hoạ tiếp theo là gì, hẳn là kinh hoàng lắm đó.
Ký lục 5: Thì ông Môi-sê đã bừng bừng nổi giận nói với Pha-ra-ô tai ương thứ mười rồi đó, ông nói: “ĐỨC CHÚA phán thế này: vào quãng nửa đêm, Ta sẽ rảo khắp Ai-cập. Mọi con đầu lòng trong đất Ai-cập sẽ phải chết, từ con đầu lòng của vị Pha-ra-ô đang ngồi trên ngai báu, đến con đầu lòng của đứa đầy tớ gái ngồi sau cối xay, đến mọi con đầu lòng của loài vật. Trong khắp đất Ai-cập, sẽ vang lên tiếng kêu la như chưa từng có và không bao giờ có nữa. Còn nơi mọi con cái Ít-ra-en, sẽ không có một con chó nào sủa, dù sủa người hay sủa thú vật; như thế, các ngươi sẽ biết rằng ĐỨC CHÚA phân biệt Ít-ra-en với Ai-cập. Bấy giờ tất cả các bề tôi của bệ hạ sẽ xuống tìm tôi, phục xuống lạy tôi và thưa: xin ông và toàn dân theo ông ra khỏi nước cho. Sau đó tôi sẽ đi ra.
Ký lục 1: Kìa, có ai vác chiên đi qua, này người anh em, có chuyện gì hối hả thế ?
Người dân: Chào các vị ký lục trong dân, các ngài mải bàn luận mà chưa nhận được lệnh của Môi-sê yêu cầu là mỗi gia đình tìm cho đủ mười lăm người để ăn hết một con chiên tuổi tròn một năm, ăn trong tư thế đứng để sẵn sàng lên đường. Máu chiên bôi lên thành cửa để đêm nay Thiên thần Chúa vượt qua đất nước Ai-cập thi hành tai hoạ cuối cùng. Chỉ nhà nào có máu chiên trên thành cửa mới được bảo đảm mạng sống cho các con đầu lòng của mình.
Ký lục 2+3+4+5: Thế là thời khắc đã đến ngay rồi. Đêm nay, chính đêm nay ! thời khắc lịch sử quan trọng đã đến rồi toàn dân ơi !
Ký lục 1: Thảo nào đêm nay bầu trời âm u quá, báo hiệu một sự kiện gì trọng đại sắp xảy ra. Bầu khí vừa ghê sợ vừa linh thiêng. Ai cập kinh hoàng mà It-ra-en lại bừng lên hy vọng. Phải rồi, thời khắc lịch sử quan trọng đã tới. Thi hành lệnh Môi-sê đi anh em ơi.
Mọi người chạy xô vào trong, điện vụt tắt và loé lên mầu xanh chập chờn, tiếng trẻ khóc, chen lẫn tiếng than khóc trong băng reo. Pharaô và triều đình xuất hiện hoảng loạn, hoàng hậu bế hoàng tử cả đã chết trên tay (quấn khăn trắng tượng trưng).
Hoàng hậu: Ối con ơi, vì sao con phải chết, bao nhiêu niềm hy vọng đặt ở nơi con, thảm thương quá hỡi con ơi, con ơi…
Pharaô: Ta đã biết nguyên nhân rồi, hãy mau cho gọi Môi-sê vào đây.
Lính: Dạ.
Pharaô: Ta đành phải cho bọn nô lệ Do Thái đi thôi, quá đủ tai ương đổ xuống trên đất nước này rồi. Môisê khốn kiếp. Thế là ta đã thua ngươi sao?
Lính: Muôn tâu bệ hạ. Môisê nhắc lời sẽ không nhìn mặt bệ hạ nữa nên y không tới ạ.
Pharaô: Thôi, thôi thôi thôi ! quá đủ rồi, truyền lệnh ta: y cùng bọn Do Thái phải rời khỏi Ai-cập ngay lập tức!
Lính: Tuân lệnh thánh chỉ.
Triều đình Pharaô đi vào, toàn dân Do Thái lũ lượt lên đường đi qua sân khấu. Biển xuất hiện trước mắt.
Các Tư tế: Dừng lại toàn dân ơi. Biển Đỏ đã ở ngay trước mắt chúng ta. Làm sao vượt biển bây giờ ?
Môisê: Toàn dân bình tĩnh. Hãy cầu nguyện thỉnh ý Đức Chúa của chúng ta.
Các ký lục: Kìa, phía sau ta là kỵ binh và chiến sa của Pharaô, Pharaô đã đổi ý đuổi theo bắt chúng ta trở lại rồi. Làm thế nào bây giờ ?
Tiếng vọng: Làm thế nào bây giờ? Là sao bây giờ, nguy khốn, nguy khốn rồi lạy Giavê ! Không ! Toàn dân bình tĩnh, hãy xem Môisê kìa.
Môisê dang tay trên biển, nước (nhiều dải vải xanh) từ từ rẽ làm hai, toàn dân vui mừng vượt qua Biển Đỏ. Lát sau kỵ binh, chiến sa của Pharaô tới, biển trở lại vùi lấp quân binh Pharô dạt dần vào trong sân khấu.
Công chúa Pharaô xuất hiện, tiếng trẻ thơ khóc. Công chúa gọi thị nữ:
Công chúa: Này thị nữ, em hãy đi xem có tiếng trẻ thơ khóc dưới sông Nin kìa.
Thị nữ: Dạ, thưa công chúa, em sẽ lội xuống xem ngay đây ạ.
Thị nữ vào, rồi trở ra, tay bưng một thúng trát nhựa, tiếng trẻ thơ (ghi âm) khóc bên trong.
Công chúa: Tội nghiệp đứa trẻ con nhà Do thái đấy mà. Cha ta đã ra lệnh giết chết mọi trẻ nam Do thái. Thôi, em hãy đem về cung. Ta đặt tên cho em là Môisê, nghĩa là vớt lên khỏi nước. Đừng để cha ta biết tông tích của đứa bé này nhé.
Thị nữ: Dạ thưa công chúa, vâng ạ.
Chị của Môi-sê: Dạ, thưa, công chúa có cần vú nuôi đứa trẻ này không ạ. ?
Công chúa: Ừ được. Em hãy tìm cho ta một vú nuôi đứa trẻ này.
Công chúa và mọi người cùng vào, chị Môi-sê chạy ra gặp mẹ.
Chị của Môisê: Mẹ ơi, thành công rồi, công chúa không nghi ngờ gì mẹ con mình. Mẹ hãy vào cung với danh nghĩa là vú nuôi của em Môisê mẹ nhé, nhanh lên mẹ.
Mẹ Môi-sê: Tạ ơn Giavê, mẹ đi ngay đây con ạ.
Hai mẹ con cùng vào, mỗi người một bên sân khấu.
Cảnh người Aicập đang đánh người Do thái. Môi sê xuất hiện.
Môi-sê: Hãy dừng tay, - hỏi người Ai-cập - tại sao ngươi lại đánh người ta tàn nhẫn như thế?
Người Ai-cập: Dạ thưa hoàng tử, bọn Do thái khốn kiếp này là nô lệ, có gì đáng phải thương chứ ? Tôi phải dạy cho nó một bài học vì tội không chịu làm việc. Tiếp tục đánh người Do Thái. Môi-sê nhìn trước sau rồi đánh ngang gáy người Ai-cập, người này ngã xuống.
Người Do Thái: Hắn chết rồi kìa, đáng đời kẻ bức hiếp người.
Môi-sê: Hãy lôi xác nó vùi xuống dưới cát kia. Còn anh em cùng chủng tộc hãy biết thương yêu bảo vệ nhau, nghe chưa.
Người Do thái: Dạ, Hoàng tử là… là…Môisê ? dạ…xin vâng…xin vâng ạ.
Tất cả cùng vào. Một đám người Do thái xuất hiện đánh nhau. Môisê trở ra
Môi-sê: Kìa, anh em. Tại sao cùng Do thái cả mà lại đánh nhau.
Người Do thái: Ai đã đặt anh lên làm người lãnh đạo và xét xử chúng tôi ? Hay là anh tính giết tôi như đã giết tên Ai-cập hôm trước đó ?
Môisê: Dân tộc mình làm thân nô lệ cho Ai cập đã quá khổ rồi, còn đánh nhau nữa sao. Tôi nói cho ông biết, tôi cũng là người Do thái đây. Vì dòng máu dân tộc, tôi đã giết tên Ai-cập để bảo vệ anh em mình là người Do Thái, bây giờ lộ rồi thì tôi cũng phải trốn đi. Nhưng anh em phải dừng ngay đánh nhau và thương yêu, bảo vệ nhau nghe chưa ?
Người Do Thái: Thì ra là thế. Vâng, chúng tôi xin vâng nghe theo.
Môi-sê trốn đi, mọi người giàn hoà rồi giải tán.
Anh lửa bập bùng từ một phía bên hông sân khấu. Môi-sê từ phía đối diện đi ra:
Môi-sê: Kìa, lạ quá, sao bụi gai bốc lửa mà không bị thiêu rụi. Ta phải lại gần xem sao.
Tiếng Chúa: Môi-sê, Môi-sê.
Môi-sê: Dạ, con đây
Tiếng Chúa: Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh. Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp. Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Bây giờ, ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập.
Mô-sê: Lạy Giavê, con là ai mà dám đến với Pha-ra-ô và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập ?
Tiếng Chúa: Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này.
Môi-sê: Bây giờ, con đến gặp con cái Ít-ra-en và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì ? Thì con sẽ nói với họ làm sao ?
Tiếng Chúa: Ta là Đấng Hiện Hữu. Ngươi nói với con cái Ít-ra-en thế này: "Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em. ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Ta sẽ cho các ngươi thoát cảnh khổ cực bên Ai-cập mà lên miền đất tràn trề sữa và mật.
Mô-sê: Họ sẽ không tin con đâu, họ sẽ không nghe lời con, vì họ sẽ nói: ĐỨC CHÚA chẳng có hiện ra với ông.
Tiếng Chúa: Tay ngươi cầm cái gì đó ?
Môi-sê : Thưa một cây gậy.
Tiếng Chúa: Vất nó xuống đất đi !
Mô-sê vất nó xuống đất, và nó hoá ra con rắn.
Môi-sê: Ôi, con rắn.
Tiếng Chúa: Hãy giơ tay nắm lấy đuôi nó !
Ông giơ tay bắt lấy nó
Môi-sê : Nó lại thành cây gậy rồi.
Tiếng Chúa: Đó là dấu để họ tin rằng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông họ, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, đã hiện ra với ngươi. Bây giờ hãy luồn tay vào ngực ngươi !
Ông luồn tay vào ngực, rồi rút tay ra.
Môi-sê: Lạy Giavê, tay con bị phong hủi trắng hết cả rồi.
Tiếng Chúa: Hãy lại cho tay vào ngực ngươi !
Ông lại cho tay vào ngực, rồi rút ra khỏi ngực.
Môi-sê: Cảm tạ Giavê. Tay con lại sạch trở lại rồi.
Tiếng Chúa: Như thế, nếu họ không tin ngươi và không hiểu ý nghĩa của dấu thứ nhất, thì họ sẽ tin dấu thứ hai. Mà nếu họ cũng không tin cả hai dấu ấy và không nghe tiếng ngươi, thì ngươi sẽ lấy nước sông Nin mà đổ trên đất khô. Nước ngươi đã lấy dưới sông Nin sẽ hoá thành máu trên đất khô.
Mô-sê: Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, từ hồi nào đến giờ, ngay cả từ lúc Chúa ban lời cho tôi tớ Ngài, con không phải là kẻ có tài ăn nói, vì con cứng miệng cứng lưỡi.
Tiếng Chúa: Ai cho con người có mồm có miệng ? Ai làm cho nó phải câm phải điếc, cho mắt nó sáng hay phải mù loà ? Há chẳng phải là Ta, ĐỨC CHÚA, đó sao ? Vậy bây giờ ngươi hãy đi, chính Ta sẽ ngự nơi miệng ngươi, và Ta sẽ chỉ cho ngươi phải nói những gì.
Môi-sê: Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, xin Chúa sai ai làm môi giới thì sai.
Tiếng Chúa: Nào chẳng có A-ha-ron, anh ngươi, là người Lê-vi đó sao? Chính anh ngươi sẽ thay ngươi mà nói với dân. Chính nó sẽ là miệng của ngươi; còn ngươi, ngươi sẽ là một vị thần đối với nó. Cây gậy này, ngươi hãy cầm lấy trong tay; ngươi sẽ dùng nó mà làm các dấu lạ.
Đi đi, hãy trở về Ai-cập, bởi vì mọi kẻ tìm cách làm hại mạng sống ngươi đã chết cả rồi. Khi ngươi ra đi để trở về Ai-cập, Pha-ra-ô cứng lòng và nó sẽ không thả cho dân đi. Bấy giờ, ngươi sẽ nói với Pha-ra-ô: ĐỨC CHÚA phán thế này: Con đầu lòng của Ta là Ít-ra-en. Ta đã phán với ngươi: Hãy thả con Ta ra để nó đi thờ phượng Ta. Nhưng ngươi đã từ chối không thả nó đi, thì này chính Ta sẽ giết chết con đầu lòng của ngươi. Bấy giờ người Ai-cập sẽ biết rằng Ta là ĐỨC CHÚA, khi Ta giương cánh tay chống lại người Ai-cập và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi nước chúng.
Môi-sê bái đầu vâng phục, gặp Aaron ra đón
Aaron: Kìa em Môi-sê, anh được lệnh Thiên Chúa đến tìm em trở về Ai-cập
Môi-sê: Ồ anh Aaron, em đã lãnh sứ mệnh và đã sẵn sàng trở về anh ạ. Nào anh em mình cùng lên đường
Cả hai cùng vào
Cảnh tại Hoàng cung của vua Pharaô Ai-cập:
Lính: Muôn tâu bệ hạ, có hai người Do Thái xin gặp bệ hạ
Pharaô: cho vào
Môi-sê và Aaron tiến vào
Môi-sê: Muôn tâu bệ hạ, chúng tôi là Môi-sê và Aaron xin trình lên bệ hạ: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, phán thế này: Hãy thả cho dân Ta đi, để chúng mở lễ kính Ta trong sa mạc.
Pha-ra-ô: ĐỨC CHÚA là ai, khiến ta phải nghe lời mà thả cho Ít-ra-en đi ? Ta chẳng biết ĐỨC CHÚA, cũng sẽ không thả cho Ít-ra-en đi.
Môi-sê: Thưa bệ hạ, Thiên Chúa của người Híp-ri đã hiện ra với chúng tôi. Xin cho chúng tôi đi ba ngày đường vào sa mạc để tế lễ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi.
Pharaô: Mô-sê, A-ha-ron, sao các ngươi lại muốn xúi dân bỏ việc? Đi lao động đi ! Bây giờ dân trong nước thì đông, mà các ngươi lại muốn cho chúng nghỉ lao động !
Môi-sê và Aaron thất vọng đi ra. Pharaô truyền lệnh:
Pha-ra-o: Đừng cung cấp rơm cho dân để làm gạch như trước nữa. Chúng phải tự mình đi lượm rơm mà làm. Cứ bắt chúng phải nộp đủ số gạch như chúng vẫn làm trước đây, đừng giảm bớt chi cả. Chúng là quân lười biếng, vì thế mà chúng hô lên: Nào chúng ta đi tế lễ Thiên Chúa chúng ta ! Phải giao cho bọn người ấy những công việc thật nặng nhọc để chúng lo làm, mà khỏi chú ý vào những lời dối trá.
Quan cai: Xin tuân lệnh.
Tất cả vào trong. Các ký lục Do Thái tiến vào:
Ký lục 1: Xin ĐỨC CHÚA chứng giám và xét xử cho các ông Môi-sê và Aaron vì đã làm cho chúng ta trở nên đáng ghét trước mắt Pha-ra-ô và bề tôi của vua; thật các ông ấy đã trao gươm vào tay họ để giết chúng ta.
Ký lục 2: Nhưng bàn tay Thiên Chúa đã ở cùng các ông ấy. Các ông đã thi thố bao dấu kỳ phép lạ trước mặt Pharaô và triều thần còn gì.
Ký lục 3: Đầu tiên là tai hoạ nước sông Nin hoá máu rồi tai hoạ tiếp theo là nạn ếch nhái nhảy cả vào cung cấm.
Ký lục 4:Tai hoạ thứ ba là nạn muỗi trong khắp đất nước Ai-cập, kế đến là ruồi nhặng khắp nơi và tai hoạ thứ năm xảy đến là dịch gia súc. Ai-cập kiệt quệ tài sản mà bên It-ra-en chẳng hề hấn gì. Hết dịch lại đến mụn lở loét khắp người Ai-cập nữa chứ.
Ký lục 5: Chưa hết đâu, tai hoạ mưa đá khiến hoa mầu Ai-cập giập nát hết. Còn sót lại những gì thì nạn châu chấu tiếp theo lại tàn phá hết, thật là kinh khủng cho Ai-cập mà sao vua Phara-ô vẫn cứng lòng không cho dân ta đi.
Ký lục 2: Các vị còn chưa tính đến tai hoạ tối tăm bao trùm khắp Ai-cập suốt ba ngày đêm mà bên It-ra-en vẫn sáng, rõ ràng là thế mà vua Pha-ra-ô vẫn chưa nhận ra sự thật.
Ký lục 1: Thì chính vua đã đuổi Môi-sê rằng: “Hãy ra khỏi nhà ta ! Liệu đừng đến gặp ta nữa vì ngày nào ông còn thấy mặt ta, ông sẽ phải chết” thế mới khốn khó chứ.
Ký lục 3: Khốn khó lại đổ xuống đầu Pha-ra-ô và Ai-cập thôi, vì Môi-sê đã trả lời vua: “Đúng thế, tôi sẽ không nhìn mặt vua nữa đâu”
Ký lục 4: Ta hãy chờ xem tai hoạ tiếp theo là gì, hẳn là kinh hoàng lắm đó.
Ký lục 5: Thì ông Môi-sê đã bừng bừng nổi giận nói với Pha-ra-ô tai ương thứ mười rồi đó, ông nói: “ĐỨC CHÚA phán thế này: vào quãng nửa đêm, Ta sẽ rảo khắp Ai-cập. Mọi con đầu lòng trong đất Ai-cập sẽ phải chết, từ con đầu lòng của vị Pha-ra-ô đang ngồi trên ngai báu, đến con đầu lòng của đứa đầy tớ gái ngồi sau cối xay, đến mọi con đầu lòng của loài vật. Trong khắp đất Ai-cập, sẽ vang lên tiếng kêu la như chưa từng có và không bao giờ có nữa. Còn nơi mọi con cái Ít-ra-en, sẽ không có một con chó nào sủa, dù sủa người hay sủa thú vật; như thế, các ngươi sẽ biết rằng ĐỨC CHÚA phân biệt Ít-ra-en với Ai-cập. Bấy giờ tất cả các bề tôi của bệ hạ sẽ xuống tìm tôi, phục xuống lạy tôi và thưa: xin ông và toàn dân theo ông ra khỏi nước cho. Sau đó tôi sẽ đi ra.
Ký lục 1: Kìa, có ai vác chiên đi qua, này người anh em, có chuyện gì hối hả thế ?
Người dân: Chào các vị ký lục trong dân, các ngài mải bàn luận mà chưa nhận được lệnh của Môi-sê yêu cầu là mỗi gia đình tìm cho đủ mười lăm người để ăn hết một con chiên tuổi tròn một năm, ăn trong tư thế đứng để sẵn sàng lên đường. Máu chiên bôi lên thành cửa để đêm nay Thiên thần Chúa vượt qua đất nước Ai-cập thi hành tai hoạ cuối cùng. Chỉ nhà nào có máu chiên trên thành cửa mới được bảo đảm mạng sống cho các con đầu lòng của mình.
Ký lục 2+3+4+5: Thế là thời khắc đã đến ngay rồi. Đêm nay, chính đêm nay ! thời khắc lịch sử quan trọng đã đến rồi toàn dân ơi !
Ký lục 1: Thảo nào đêm nay bầu trời âm u quá, báo hiệu một sự kiện gì trọng đại sắp xảy ra. Bầu khí vừa ghê sợ vừa linh thiêng. Ai cập kinh hoàng mà It-ra-en lại bừng lên hy vọng. Phải rồi, thời khắc lịch sử quan trọng đã tới. Thi hành lệnh Môi-sê đi anh em ơi.
Mọi người chạy xô vào trong, điện vụt tắt và loé lên mầu xanh chập chờn, tiếng trẻ khóc, chen lẫn tiếng than khóc trong băng reo. Pharaô và triều đình xuất hiện hoảng loạn, hoàng hậu bế hoàng tử cả đã chết trên tay (quấn khăn trắng tượng trưng).
Hoàng hậu: Ối con ơi, vì sao con phải chết, bao nhiêu niềm hy vọng đặt ở nơi con, thảm thương quá hỡi con ơi, con ơi…
Pharaô: Ta đã biết nguyên nhân rồi, hãy mau cho gọi Môi-sê vào đây.
Lính: Dạ.
Pharaô: Ta đành phải cho bọn nô lệ Do Thái đi thôi, quá đủ tai ương đổ xuống trên đất nước này rồi. Môisê khốn kiếp. Thế là ta đã thua ngươi sao?
Lính: Muôn tâu bệ hạ. Môisê nhắc lời sẽ không nhìn mặt bệ hạ nữa nên y không tới ạ.
Pharaô: Thôi, thôi thôi thôi ! quá đủ rồi, truyền lệnh ta: y cùng bọn Do Thái phải rời khỏi Ai-cập ngay lập tức!
Lính: Tuân lệnh thánh chỉ.
Triều đình Pharaô đi vào, toàn dân Do Thái lũ lượt lên đường đi qua sân khấu. Biển xuất hiện trước mắt.
Các Tư tế: Dừng lại toàn dân ơi. Biển Đỏ đã ở ngay trước mắt chúng ta. Làm sao vượt biển bây giờ ?
Môisê: Toàn dân bình tĩnh. Hãy cầu nguyện thỉnh ý Đức Chúa của chúng ta.
Các ký lục: Kìa, phía sau ta là kỵ binh và chiến sa của Pharaô, Pharaô đã đổi ý đuổi theo bắt chúng ta trở lại rồi. Làm thế nào bây giờ ?
Tiếng vọng: Làm thế nào bây giờ? Là sao bây giờ, nguy khốn, nguy khốn rồi lạy Giavê ! Không ! Toàn dân bình tĩnh, hãy xem Môisê kìa.
Môisê dang tay trên biển, nước (nhiều dải vải xanh) từ từ rẽ làm hai, toàn dân vui mừng vượt qua Biển Đỏ. Lát sau kỵ binh, chiến sa của Pharaô tới, biển trở lại vùi lấp quân binh Pharô dạt dần vào trong sân khấu.