Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại sứ Iran bên cạnh Tòa Thánh hy vọng có hòa bình nhờ đối thoại
Vũ Văn An
01:00 25/12/2013
Ngày 24 tháng Mười Một vừa qua, thế giới thở ra nhẹ nhõm. Tại Genève, Iran và Nhóm 5+1 (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đã đạt được một thỏa hiệp về chương trình hạch nhân của Iran. Nước này cam kết hạn chế việc phong phú hóa Uranium trong vòng 5% và cho phép Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEO) được thanh tra các cơ sở hạch nhân của họ. Bù lại, họ được bảo đảm sẽ không bị chế tài trong vòng 6 tháng.
Lẽ dĩ nhiên, một cuộc thương thảo tầm cỡ trên chưa rốt ráo với những cú bắt tay giữa các vị đứng đầu nhà nước, cho dù các cú bắt tay này có ý nghĩa bao nhiêu chăng nữa. Tuy thế, cử chỉ và việc ký Hiệp Ước hiển nhiên đã tượng trưng cho một bước tiến có ý nghĩa nhằm loại bỏ nhiều phập phồng lo sợ xưa nay trước viễn ảnh một cuộc tấn công vào Iran. Thực vậy, cho tới mấy tháng gần đây, nhiều nhà phân tích và khoa học gia chính trị nổi tiếng vẫn chắc chắn cho rằng một cuộc tấn công hỗn hợp giữa Hoa Kỳ và Do Thái vào Iran là điều khó có thể tránh được. Họ cũng cho rằng các cuộc thương thuyết giữa Teheran và Nhóm 5+1 chỉ là “các thao tác ngoại giao có tính học thuật trống rỗng”.
Các sự việc gần đây đã cho thấy các nhận định trên hoàn toàn sai. Chúng cho thấy đối thoại cũng có thể san bằng các cuộc khủng hoảng bề ngoài bị coi như không thể nào giải quyết được, và đem các nền văn hóa khác nhau gần lại nhau hơn. Các liên hệ ngoại giao vững bền giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran là một điển hình có giá trị theo nghĩa này, càng rõ ràng hơn nhờ sự kiện nhân viên tòa đại sứ Iran bên cạnh Tòa Thánh đông hàng thứ hai về số lượng.
Zenit được phỏng vấn độc quyền với Đại Sứ Mohammad Taher Rabbani, người mới trình ủy nhiệm thư vào hồi tháng Sáu vừa rồi. Trong cuộc phỏng vấn này, hai bên đề cập tới Hiệp Định Genève và cuộc đối thoại liên tôn.
ZENIT: Tổng thống của qúy ông, Hassan Rohani, nói rằng “đe dọa không thể mang bất cứ hoa trái nào” và ông đã ký một hiệp định lịch sử về chương trình hạch nhân. Về việc này, ông có thể cho biết được gì? Ông có thể giải thích đôi điều về nó không?
Đại sứ Rabbani: Nhân danh Thiên Chúa từ nhân và hay thương xót, tôi xin cám ơn ông đã đến với chúng tôi như một khách mời trong mùa Giáng Sinh này. Tôi ước mong rằng năm tới sẽ là một năm hòa bình cho toàn thế giới.
Như ông thấy, Iran là một trong các nước ký nhận Hiệp Ước Bất Phổ Biến Hạch Nhân; thành thử, điều đúng đối với nó là thực hành việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình. Hơn nữa, Hiệp Ước này không đặt bất cứ giới hạn nào cho việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình, như đã được minh nhiên viết trong Điều 4. Cho nên, Iran chỉ hành động dựa trên các qui định của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế và, tôi xin thêm, trên các giáo huấn tôn giáo của chúng tôi, là các giáo huấn vốn bác bỏ việc sử dụng vũ khí hạch nhân. Liên hệ đến vấn đề này, kể là hữu ích nếu ta nhớ điều này: năm 2010, Nhà Lãnh Đạo Tối Cao của chúng tôi là Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một mệnh lệnh (a fatwa) nhằm ngăn cấm việc sản xuất, lưu trữ và sử dụng vũ khí hạch nhân. Quyền lợi này được xác nhận trong Hiệp Định Genève mới đây. Cho nên, sau 10 năm hội họp, sáu cường quốc của Nhóm 5+1 đã chấp thuận và cùng ký dành quyền cho Iran được tiếp tục phong phú hóa uranium tới mức 5% trên lãnh thổ của mình. Xét theo quan điểm chính trị, Hiệp Định này có tầm quan trọng rất lớn đối với Iran, vì cuối cùng, nó làm cho luận lý học của cuộc đối thoại cho hòa bình thắng vượt luận lý học của bạo lực và can thiệp quân sự. Rồi, Hiệp Định này còn dự liệu một số chế tài về ngân hàng phải bị dẹp bỏ, cả các khó khăn đối với việc bảo hiểm các tầu dầu và việc chuyển tiền có được nhờ bán dầu này cũng thế. Iran cam kết trong sáu tháng sẽ ngưng các hoạt động nhằm phong phú hóa uranium; chúng tôi hy vọng rằng Tây Phương sẽ lợi dụng thời gian này để tạo tin tưởng đối với Iran và đổi mới các mối liên hệ. Điều xẩy ra tại Genève chứng minh rằng các thoả hiệp phải được thiết lập trên căn bản tôn trọng lẫn nhau chứ không trên các chế tài.
ZENIT: Các chế tài áp đặt trên qúi quốc gây thiệt hại gì cho dân chúng? Ông tiên đoán chúng sẽ giảm tới mức nào vào cuối sáu tháng của thời gian ngưng hoạt động hạch nhân?
Đại sứ Rabbani: Trước nhất, tôi xin thưa rằng những cuộc cấm vận trái đạo lý này nếu một đàng có làm hại chúng tôi đi chăng nữa thì đàng khác lại đem lại cho chúng tôi nhiều lợi điểm. Lợi điểm trước nhất là tăng cường sợi dây liên kết giữa Chính Phủ và nhân dân Iran. Nhân dân Iran vĩ đại mạnh mẽ đáp trả các chế tài trái phép này, mặc dầu họ chịu nhiều thiệt hại rất to lớn. Tôi xin đơn cử một thí dụ: Tây Phương, vùng vốn tự cho rằng mình là người bênh vực nhân quyền, luôn muốn ngăn cản người khác: một số người bị bệnh nặng cần những thứ thuốc đặc biệt nhưng vì cuộc cấm vận này mà không thể nhận được. Nhân dân Iran vĩ đại luôn bị đánh đập khi khẳng định quyền lọi của mình, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều học giả trẻ tuổi đã bị lính đánh thuê của các chế độ thù nghịch sát hại. Những giai đoạn này tuy thế đã không làm nản lòng nhân dân Iran, và điều này được chứng tỏ trong cuộc bầu tổng thống vừa qua, một cuộc bầu cử có sự tham dự của đại đa số cử tri.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ có thể đạt tới một thỏa hiệp dứt khoát. Sáu tháng này là dịp tốt để gải quyết vấn đề hạch nhân lần chót. Với việc thành hình của thỏa hiệp sau cùng và toàn bộ sau sáu tháng nói trên, mọi chế tài do Tổ Chức LHQ áp đặt và các chế tài đơn phương do Mỹ và Tây Phương áp đặt sẽ bị loại bỏ.
ZENIT: Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể giúp gì trong diễn trình hòa bình này?
Đại sứ Rabbani: Hoặc Tòa Thánh như một định chế tôn giáo điều hướng Giáo Hội Công Giáo hoặc Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có thể đề xuất một nền ngoại giao nhằm đạt hòa bình. Công lý, hòa bình và phát triển trong các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và trong các diễn văn của Ayatollah Khamenei đều soi sáng để đời sống ta vươn tới sự hợp tác mà tôi có thể mô tả là nền ngoại giao tôn giáo đa phương. Đàng khác, trong một diễn văn về nền ngoại giao đích thực trong giáo huấn các tôn giáo độc thần, Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã mô tả ngoại giao là “nghệ thuật hy vọng”. Theo thiển ý, viễn kiến này phải được cổ vũ trên thế giới, vì ngày nay, ta đang sống trong một tình thế cấp bách, một tình thế chỉ có thể giải quyết bằng một nền ngoại giao đem lại hy vọng. Thứ ngoại giao này cũng là thành phần trong chương trình chính trị của Tổng Thống Rohani.
ZENIT: Tình thế của các Kitô hữu tại Cộng Hòa Duy Hồi Iran như thế nào? Họ được nhìn nhận những quyền lợi gì và ngoài khía cạnh pháp lý, mối tương quan của họ với dân chúng Hồi Giáo ra sao?
Đại sứ Rabbani: Tại Iran, sự sống chung hòa bình giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là một điển hình cho toàn vùng Trung Đông. Chứng từ của việc này còn là mối liên hệ cổ xưa với Tòa Thánh, một mối liên hệ đã có từ thế kỷ thứ 13 và từng được thể hiện trong các cuộc gặp gỡ chính trị và ngoại giao với các Hội Dòng như Cát Minh và Đa Minh. Mặt khác, một phần trong giáo huấn của tôn giáo chúng tôi là duy trì các liên hệ thân hữu với ba tôn giáo của Sách Thánh.
Truyền thống hiếu khách này hiện diện ngay trong Hiến Pháp của Cộng Hòa Duy Hồi Iran, là hiến pháp bảo vệ quyền lợi của các tôn giáo Sách Thánh và bảo đảm việc họ có đại biểu trong quốc hội. Để kết luận, chương trình của Tổng Thống Rohani nhằm củng cố đường hướng chính trị này.
ZENIT: Mỗi hai năm, lại có một cuộc họp song phương giữa Cộng Hòa Duy Hồi Iran và Tòa Thánh để phát huy cuộc đối thoại liên tôn. Gần đây có cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Iran Hassan Rohani và Đức Tổng Giám Mục Leo Boccardi, tân sứ thần Tòa Thánh tại Iran. Mục tiêu chung nào đã được đặt ra?
Đại sứ Rabbani: Trong cuộc gặp gỡ này điều được nhấn mạnh là sự kiện ngày nay, hơn bao giờ hết, cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo là điều quan trọng. Người Hồi Giáo Shiai và người Công Giáo phải hiểu biết nhau tốt hơn, để nhận diện được các điểm chung với nhau. Vì nhiều hiểu lầm thực ra đang phát sinh từ việc không biết nhau. Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đều là các kẻ thù chung của chúng ta. Tuy nhiên, mục tiêu chung của chúng ta là đóng góp cho hòa bình và tranh đấu chống nghèo đói, bất kể tuyên tín tôn giáo và quốc tịch của người nghèo.
ZENIT: Theo ý kiến ông, đâu là các hiểu lầm khác đôi khi gây trở ngại cho mối liên hệ hoà bình giữa thế giới Hồi Giáo và thế giới Công Giáo?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi tin rằng mọi tiên tri đều có cùng một mục tiêu. Do đó, nếu mọi tiên tri sống chung với nhau thì sẽ không có vấn đề gì nữa gữa họ với nhau. Trong những năm qua, không hề có va chạm nào giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các chống đối mà ta tận mắt thấy ở một số vùng trên hành tinh này có tính sắc tộc nhiều hơn là có tính tôn giáo. Thực thế, đôi khi vẫn có những vụ tranh chấp giữa người của cùng một tôn giáo đối với nhau.
Tuy thế, chẳng may vẫn có những chướng ngại vật. Chướng ngại chính là các thiên kiến mà số đông tín hữu vốn có trong việc chống đối tín hữu các tôn giáo khác, qua các tác phong lầm lẫn đối với người khác của một số các nhà cai trị Hồi Giáo và Kitô Giáo trong lịch sử. Những biến cố tiêu cực này chỉ có cái vỏ bọc tôn giáo ở bên ngoài mà thôi, nhưng chúng vẫn tạo nên những tranh cãi giữa một số tín hữu của hai tôn giáo. Tuy nhiên trong tư cách vừa là một nhà ngoại giao vừa là một nhà tôn giáo, tôi xác tín rằng các vị đứng đầu tôn giáo ở bình diện thế giới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được hòa bình, chống lại mọi kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Một điển hình mới đây liên quan đến vấn đề này vừa xẩy ra cho chúng ta đó là Nelson Mandela, người đóng một vai trò quan trọng đối với hòa bình tại Nam Phi, dù ông không phải là một nhân vật tôn giáo.
Để kết luận, tôi nhớ rằng các tôn giáo độc thần đều mời gọi người ta tin và thực hành lòng nhân từ của Thiên Chúa trong xã hội.
ZENIT: Thay vào đó, đâu là các thách đố mà Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể tay nắm tay giải quyết với nhau hiện nay?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi phải liệt kê khá dài.Tuy nhiên, thách đố quan trọng nhất là đối thoại để cổ vũ nền hòa bình, chống lại chiến tranh. Không có đối thoại, sẽ không thể có phát triển lâu dài và dứt khoát. Bạo lực và chủ nghĩa cực đoan là các vết thương cần được chữa trị càng sớm càng hay. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể làm việc chung với nhau nhằm đạt mục tiêu này.
Thí dụ, các lời kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị mà tôi rất kính trọng, cũng như vai trò ngài đóng trong việc ngăn ngừa cuộc tấn công vào Syria và tăng cường liên minh hòa bình trên thế giới, cùng với lời kêu gọi hoà bình thế giới của Tổng Tống Iran Rohani trong Phiên Họp của Đại Hội Đồng lần thứ 68 của LHQ, theo ý tôi, có thể tạo nên một mặt trận hòa bình, chống lại mặt trận gây chiến. Sự hợp tác này, nếu được tiếp tục bằng những chương trình chung, một hợp tác liên quan tới nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo xưa nay vốn tích cực trong phạm vi hòa bình và công lý hoàn cầu, có thể sẽ tạo được một mặt trận hoàn cầu gồm các tôn giáo lớn tranh đấu cho hòa bình. Đề nghị của tôi là: chính Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran sẽ đứng ra tổ chức mặt trận này. Dịp may để bước cái bước quan trọng theo hướng này có thể là cuộc họp liên tôn lần thứ 9 giữa hai Nhà Nước này, sẽ diễn ra tại Teheran vào năm 2014. Hơn nữa, Iran có thể sử dụng tiềm năng chính trị của mình liên quan tới việc hướng dẫn các quốc gia trong Phong Trào phi liên kết, để tạo ra một Diễn Đàn trong phong trào này nhằm hoan nghênh sự đóng góp đầy xây dựng của Tòa Thánh.
Lẽ dĩ nhiên, một cuộc thương thảo tầm cỡ trên chưa rốt ráo với những cú bắt tay giữa các vị đứng đầu nhà nước, cho dù các cú bắt tay này có ý nghĩa bao nhiêu chăng nữa. Tuy thế, cử chỉ và việc ký Hiệp Ước hiển nhiên đã tượng trưng cho một bước tiến có ý nghĩa nhằm loại bỏ nhiều phập phồng lo sợ xưa nay trước viễn ảnh một cuộc tấn công vào Iran. Thực vậy, cho tới mấy tháng gần đây, nhiều nhà phân tích và khoa học gia chính trị nổi tiếng vẫn chắc chắn cho rằng một cuộc tấn công hỗn hợp giữa Hoa Kỳ và Do Thái vào Iran là điều khó có thể tránh được. Họ cũng cho rằng các cuộc thương thuyết giữa Teheran và Nhóm 5+1 chỉ là “các thao tác ngoại giao có tính học thuật trống rỗng”.
Các sự việc gần đây đã cho thấy các nhận định trên hoàn toàn sai. Chúng cho thấy đối thoại cũng có thể san bằng các cuộc khủng hoảng bề ngoài bị coi như không thể nào giải quyết được, và đem các nền văn hóa khác nhau gần lại nhau hơn. Các liên hệ ngoại giao vững bền giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran là một điển hình có giá trị theo nghĩa này, càng rõ ràng hơn nhờ sự kiện nhân viên tòa đại sứ Iran bên cạnh Tòa Thánh đông hàng thứ hai về số lượng.
Zenit được phỏng vấn độc quyền với Đại Sứ Mohammad Taher Rabbani, người mới trình ủy nhiệm thư vào hồi tháng Sáu vừa rồi. Trong cuộc phỏng vấn này, hai bên đề cập tới Hiệp Định Genève và cuộc đối thoại liên tôn.
ZENIT: Tổng thống của qúy ông, Hassan Rohani, nói rằng “đe dọa không thể mang bất cứ hoa trái nào” và ông đã ký một hiệp định lịch sử về chương trình hạch nhân. Về việc này, ông có thể cho biết được gì? Ông có thể giải thích đôi điều về nó không?
Đại sứ Rabbani: Nhân danh Thiên Chúa từ nhân và hay thương xót, tôi xin cám ơn ông đã đến với chúng tôi như một khách mời trong mùa Giáng Sinh này. Tôi ước mong rằng năm tới sẽ là một năm hòa bình cho toàn thế giới.
Như ông thấy, Iran là một trong các nước ký nhận Hiệp Ước Bất Phổ Biến Hạch Nhân; thành thử, điều đúng đối với nó là thực hành việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình. Hơn nữa, Hiệp Ước này không đặt bất cứ giới hạn nào cho việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình, như đã được minh nhiên viết trong Điều 4. Cho nên, Iran chỉ hành động dựa trên các qui định của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế và, tôi xin thêm, trên các giáo huấn tôn giáo của chúng tôi, là các giáo huấn vốn bác bỏ việc sử dụng vũ khí hạch nhân. Liên hệ đến vấn đề này, kể là hữu ích nếu ta nhớ điều này: năm 2010, Nhà Lãnh Đạo Tối Cao của chúng tôi là Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một mệnh lệnh (a fatwa) nhằm ngăn cấm việc sản xuất, lưu trữ và sử dụng vũ khí hạch nhân. Quyền lợi này được xác nhận trong Hiệp Định Genève mới đây. Cho nên, sau 10 năm hội họp, sáu cường quốc của Nhóm 5+1 đã chấp thuận và cùng ký dành quyền cho Iran được tiếp tục phong phú hóa uranium tới mức 5% trên lãnh thổ của mình. Xét theo quan điểm chính trị, Hiệp Định này có tầm quan trọng rất lớn đối với Iran, vì cuối cùng, nó làm cho luận lý học của cuộc đối thoại cho hòa bình thắng vượt luận lý học của bạo lực và can thiệp quân sự. Rồi, Hiệp Định này còn dự liệu một số chế tài về ngân hàng phải bị dẹp bỏ, cả các khó khăn đối với việc bảo hiểm các tầu dầu và việc chuyển tiền có được nhờ bán dầu này cũng thế. Iran cam kết trong sáu tháng sẽ ngưng các hoạt động nhằm phong phú hóa uranium; chúng tôi hy vọng rằng Tây Phương sẽ lợi dụng thời gian này để tạo tin tưởng đối với Iran và đổi mới các mối liên hệ. Điều xẩy ra tại Genève chứng minh rằng các thoả hiệp phải được thiết lập trên căn bản tôn trọng lẫn nhau chứ không trên các chế tài.
ZENIT: Các chế tài áp đặt trên qúi quốc gây thiệt hại gì cho dân chúng? Ông tiên đoán chúng sẽ giảm tới mức nào vào cuối sáu tháng của thời gian ngưng hoạt động hạch nhân?
Đại sứ Rabbani: Trước nhất, tôi xin thưa rằng những cuộc cấm vận trái đạo lý này nếu một đàng có làm hại chúng tôi đi chăng nữa thì đàng khác lại đem lại cho chúng tôi nhiều lợi điểm. Lợi điểm trước nhất là tăng cường sợi dây liên kết giữa Chính Phủ và nhân dân Iran. Nhân dân Iran vĩ đại mạnh mẽ đáp trả các chế tài trái phép này, mặc dầu họ chịu nhiều thiệt hại rất to lớn. Tôi xin đơn cử một thí dụ: Tây Phương, vùng vốn tự cho rằng mình là người bênh vực nhân quyền, luôn muốn ngăn cản người khác: một số người bị bệnh nặng cần những thứ thuốc đặc biệt nhưng vì cuộc cấm vận này mà không thể nhận được. Nhân dân Iran vĩ đại luôn bị đánh đập khi khẳng định quyền lọi của mình, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều học giả trẻ tuổi đã bị lính đánh thuê của các chế độ thù nghịch sát hại. Những giai đoạn này tuy thế đã không làm nản lòng nhân dân Iran, và điều này được chứng tỏ trong cuộc bầu tổng thống vừa qua, một cuộc bầu cử có sự tham dự của đại đa số cử tri.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ có thể đạt tới một thỏa hiệp dứt khoát. Sáu tháng này là dịp tốt để gải quyết vấn đề hạch nhân lần chót. Với việc thành hình của thỏa hiệp sau cùng và toàn bộ sau sáu tháng nói trên, mọi chế tài do Tổ Chức LHQ áp đặt và các chế tài đơn phương do Mỹ và Tây Phương áp đặt sẽ bị loại bỏ.
ZENIT: Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể giúp gì trong diễn trình hòa bình này?
Đại sứ Rabbani: Hoặc Tòa Thánh như một định chế tôn giáo điều hướng Giáo Hội Công Giáo hoặc Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có thể đề xuất một nền ngoại giao nhằm đạt hòa bình. Công lý, hòa bình và phát triển trong các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và trong các diễn văn của Ayatollah Khamenei đều soi sáng để đời sống ta vươn tới sự hợp tác mà tôi có thể mô tả là nền ngoại giao tôn giáo đa phương. Đàng khác, trong một diễn văn về nền ngoại giao đích thực trong giáo huấn các tôn giáo độc thần, Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã mô tả ngoại giao là “nghệ thuật hy vọng”. Theo thiển ý, viễn kiến này phải được cổ vũ trên thế giới, vì ngày nay, ta đang sống trong một tình thế cấp bách, một tình thế chỉ có thể giải quyết bằng một nền ngoại giao đem lại hy vọng. Thứ ngoại giao này cũng là thành phần trong chương trình chính trị của Tổng Thống Rohani.
ZENIT: Tình thế của các Kitô hữu tại Cộng Hòa Duy Hồi Iran như thế nào? Họ được nhìn nhận những quyền lợi gì và ngoài khía cạnh pháp lý, mối tương quan của họ với dân chúng Hồi Giáo ra sao?
Đại sứ Rabbani: Tại Iran, sự sống chung hòa bình giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là một điển hình cho toàn vùng Trung Đông. Chứng từ của việc này còn là mối liên hệ cổ xưa với Tòa Thánh, một mối liên hệ đã có từ thế kỷ thứ 13 và từng được thể hiện trong các cuộc gặp gỡ chính trị và ngoại giao với các Hội Dòng như Cát Minh và Đa Minh. Mặt khác, một phần trong giáo huấn của tôn giáo chúng tôi là duy trì các liên hệ thân hữu với ba tôn giáo của Sách Thánh.
Truyền thống hiếu khách này hiện diện ngay trong Hiến Pháp của Cộng Hòa Duy Hồi Iran, là hiến pháp bảo vệ quyền lợi của các tôn giáo Sách Thánh và bảo đảm việc họ có đại biểu trong quốc hội. Để kết luận, chương trình của Tổng Thống Rohani nhằm củng cố đường hướng chính trị này.
ZENIT: Mỗi hai năm, lại có một cuộc họp song phương giữa Cộng Hòa Duy Hồi Iran và Tòa Thánh để phát huy cuộc đối thoại liên tôn. Gần đây có cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Iran Hassan Rohani và Đức Tổng Giám Mục Leo Boccardi, tân sứ thần Tòa Thánh tại Iran. Mục tiêu chung nào đã được đặt ra?
Đại sứ Rabbani: Trong cuộc gặp gỡ này điều được nhấn mạnh là sự kiện ngày nay, hơn bao giờ hết, cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo là điều quan trọng. Người Hồi Giáo Shiai và người Công Giáo phải hiểu biết nhau tốt hơn, để nhận diện được các điểm chung với nhau. Vì nhiều hiểu lầm thực ra đang phát sinh từ việc không biết nhau. Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đều là các kẻ thù chung của chúng ta. Tuy nhiên, mục tiêu chung của chúng ta là đóng góp cho hòa bình và tranh đấu chống nghèo đói, bất kể tuyên tín tôn giáo và quốc tịch của người nghèo.
ZENIT: Theo ý kiến ông, đâu là các hiểu lầm khác đôi khi gây trở ngại cho mối liên hệ hoà bình giữa thế giới Hồi Giáo và thế giới Công Giáo?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi tin rằng mọi tiên tri đều có cùng một mục tiêu. Do đó, nếu mọi tiên tri sống chung với nhau thì sẽ không có vấn đề gì nữa gữa họ với nhau. Trong những năm qua, không hề có va chạm nào giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các chống đối mà ta tận mắt thấy ở một số vùng trên hành tinh này có tính sắc tộc nhiều hơn là có tính tôn giáo. Thực thế, đôi khi vẫn có những vụ tranh chấp giữa người của cùng một tôn giáo đối với nhau.
Tuy thế, chẳng may vẫn có những chướng ngại vật. Chướng ngại chính là các thiên kiến mà số đông tín hữu vốn có trong việc chống đối tín hữu các tôn giáo khác, qua các tác phong lầm lẫn đối với người khác của một số các nhà cai trị Hồi Giáo và Kitô Giáo trong lịch sử. Những biến cố tiêu cực này chỉ có cái vỏ bọc tôn giáo ở bên ngoài mà thôi, nhưng chúng vẫn tạo nên những tranh cãi giữa một số tín hữu của hai tôn giáo. Tuy nhiên trong tư cách vừa là một nhà ngoại giao vừa là một nhà tôn giáo, tôi xác tín rằng các vị đứng đầu tôn giáo ở bình diện thế giới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được hòa bình, chống lại mọi kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Một điển hình mới đây liên quan đến vấn đề này vừa xẩy ra cho chúng ta đó là Nelson Mandela, người đóng một vai trò quan trọng đối với hòa bình tại Nam Phi, dù ông không phải là một nhân vật tôn giáo.
Để kết luận, tôi nhớ rằng các tôn giáo độc thần đều mời gọi người ta tin và thực hành lòng nhân từ của Thiên Chúa trong xã hội.
ZENIT: Thay vào đó, đâu là các thách đố mà Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể tay nắm tay giải quyết với nhau hiện nay?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi phải liệt kê khá dài.Tuy nhiên, thách đố quan trọng nhất là đối thoại để cổ vũ nền hòa bình, chống lại chiến tranh. Không có đối thoại, sẽ không thể có phát triển lâu dài và dứt khoát. Bạo lực và chủ nghĩa cực đoan là các vết thương cần được chữa trị càng sớm càng hay. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể làm việc chung với nhau nhằm đạt mục tiêu này.
Thí dụ, các lời kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị mà tôi rất kính trọng, cũng như vai trò ngài đóng trong việc ngăn ngừa cuộc tấn công vào Syria và tăng cường liên minh hòa bình trên thế giới, cùng với lời kêu gọi hoà bình thế giới của Tổng Tống Iran Rohani trong Phiên Họp của Đại Hội Đồng lần thứ 68 của LHQ, theo ý tôi, có thể tạo nên một mặt trận hòa bình, chống lại mặt trận gây chiến. Sự hợp tác này, nếu được tiếp tục bằng những chương trình chung, một hợp tác liên quan tới nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo xưa nay vốn tích cực trong phạm vi hòa bình và công lý hoàn cầu, có thể sẽ tạo được một mặt trận hoàn cầu gồm các tôn giáo lớn tranh đấu cho hòa bình. Đề nghị của tôi là: chính Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran sẽ đứng ra tổ chức mặt trận này. Dịp may để bước cái bước quan trọng theo hướng này có thể là cuộc họp liên tôn lần thứ 9 giữa hai Nhà Nước này, sẽ diễn ra tại Teheran vào năm 2014. Hơn nữa, Iran có thể sử dụng tiềm năng chính trị của mình liên quan tới việc hướng dẫn các quốc gia trong Phong Trào phi liên kết, để tạo ra một Diễn Đàn trong phong trào này nhằm hoan nghênh sự đóng góp đầy xây dựng của Tòa Thánh.
Lễ Giáng Sinh tại Bethlehem - tưng bừng và lạc quan nhất từ đầu thiên niên kỷ này
VietCatholic Network
02:48 25/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu lạc quan chẳng hạn như làn sóng người Kitô Giáo di cư khỏi Thánh Địa đang có khuynh hướng chậm lại.
Sau hiệp định ngưng bắn tại Gaza được ký kết ngày 21 tháng 11 năm 2012, số tín hữu đến Bethlehem để mừng lễ Giáng Sinh đã gia tăng, mặc dù gần tới lễ Giáng Sinh các vụ vi phạm ngưng bắn có khuynh hướng trầm trọng hơn. Bộ du lịch Israel hy vọng có khoảng 75.000 tín hữu viếng thăm Bethlehem. Cộng đoàn Kitô địa phương cần sự hiện diện của các Kitô hữu và du khách hành hương để có thể sống còn.
Tại Bethlehem tín hữu Kitô đã chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với tuần cửu nhật và chuông nhà thờ rộn rã đổ hồi mỗi ngày. Từ ngày 15 tháng 12 chính quyền thành Bethlehem đã cho trồng một cây thông giáng sinh rất lớn tại quảng trường Máng Cỏ và trang hoàng các đường chung quanh đền thờ Giáng Sinh với hoa đèn nhiều màu sắc.
Dưới bầu trời trong xanh và nắng ấm, Bethlehem đã bắt đầu lễ hội Giáng Sinh với Hội Chợ Giáng Sinh Truyền Thống. Từ đầu tháng 12 đến nay làn sóng người hành hương đổ về Bethlehem càng lúc càng đông.
Giáng Sinh năm ngoái cũng như năm nay, các khách sạn được ghi nhận là không còn một chỗ trống. Như vậy là hai năm liên tiếp các khách sạn “full-booking” từ sau cuộc cách mạng Intifada lần thứ hai của người Palestine bùng nổ vào tháng 9 năm 2000 và kết thúc vào năm 2005.
Như thường lệ, Hội Chợ Giáng Sinh đã được tổ chức bởi Bethlehem Peace Center.
Một không khí mới sống động. Có thể nói là như một cuộc sống mới đang hồi sinh trên mảnh đất nơi ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người.
Cử hành thánh lễ Giáng Sinh trước dinh tổng thống Nam Dương để phản kháng
Đặng Tự Do
04:45 25/12/2013
Hình ảnh thánh lễ và biểu tình trước dinh tổng thống Nam Dương |
Đích thân tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã thông báo rằng các cơ quan an ninh Nam Dương đã bắt được những tài liệu mật của các nhóm vũ trang Hồi Giáo tại nước này liên quan đến kế hoạch tấn công đồng loạt vào các mục tiêu Kitô giáo trong mùa Giáng sinh. Mức độ nguy hiểm nghiêm trọng nhất là tại Sumatra.
Tình trạng nghiêm trọng đến mức một khách sạn trong khu nghỉ mát lớn ở Banda Aceh thuộc đảo Sumatra, đã phải hủy bỏ kế hoạch đón năm mới. Khách sạn đã hành động như trên sau khi Hội đồng Hồi giáo địa phương nói rằng Giáng sinh và ngày đầu năm mới không nên được tổ chức bởi vì đó không phải là những ngày lễ Hồi giáo.
Bất chấp những hăm dọa khủng bố, trong Đêm Giáng Sinh đã không có cuộc tấn công nào được ghi nhận. Tuy nhiên, cảnh sát đã đóng cửa một số nhà thờ không cho cử hành thánh lễ.
Sáng thứ Tư 25 tháng 12, hàng trăm người Công Giáo thuộc hai giáo xứ Bekasi và Bogor, ăn mặc như Ba Vua, đã cử hành thánh lễ ngoài trời tại trước dinh tổng thống Nam Dương như một cử chỉ phản kháng. Trước những hăm dọa của Hội đồng Hồi giáo địa phương, cảnh sát đã phong tỏa hai nhà thờ nói trên không cho các tín hữu cử hành thánh lễ Nửa Đêm với lý do là các cơ quan an ninh không có khả năng bảo vệ an toàn cho họ.
Kitô hữu đang chịu áp lực ngày càng tăng từ những nhóm Hồi Giáo cực đoan ở Indonesia, đất nước đông người Hồi giáo nhất thế giới, và Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã bị chỉ trích vì không có phương cách giải quyết tình trạng bất khoan dung ngày càng tăng.
"Chúng tôi muốn nhắc nhở tổng thống của chúng tôi một lần nữa rằng ông vẫn chưa giải quyết được vấn đề bất khoan dung tôn giáo ở đất nước này”, Bona Sigalingging, một phát ngôn viên của hai giáo xứ nói.
Khoa học làm sáng tỏ bí mật Đức Mẹ Guadalupe sau hơn 400 năm
Trầm Thiên Thu
14:17 25/12/2013
Một ngày đẹp trời 12-12-1531, Juan Diego – một trong những người gia nhậo Công Giáo sớm nhất ở Mexico – không thể mơ có một ngày ông lại có thể được đặt trên bàn thờ cho Giáo Hội hoàn vũ tôn kính.
Juan Diego trên đường tới nhà thờ sáng sớm hôm đó thì ông lại nghe tiếng nói ngọt ngào của một Phụ Nữ Đẹp hiện thực trước mắt mình tại chân đồi Tepeyac ở ngoại ô TP Mexico vào 2 ngày trước.
Phụ Nữ Đẹp ấy lặp lại ước muốn của Bà là có một teocali (nhà nguyện) được xây nơi Bà hiện ra. Juan Diego nói với Phụ Nữ Đẹp rằng ĐGM Juan Zumarraga đòi bằng chứng xác thức về yêu cầu này. Đức Mẹ đã bắt buộc. Theo hướng dẫn của Đức Mẹ, Juan Diego lấy một bó hoa hồng Castilian mà Đức Mẹ xếp trên tilma (khăn choàng) của Người. Ông sẽ đưa bó hoa hồng đó cho ĐGM. Những đóa hồng Castilian lạ lùng nở vào mùa Đông! Juan Diego vội vã đến gặp ĐGM. ĐGM và mọi người có mặt đều sửng sốt trước những đóa hồng thơm ngát khi Juan Diego mở khăn choàng ra và có hình vẽ một Phụ Nữ Đẹp cao 143 cm với nước da hơi sẫm.
Đó là câu chuyện hay về Đức Mẹ Guadalupe. Hình ảnh Đức Mẹ được bao quanh bằng những tia nắng, dưới chân Đức Mẹ có vầng trăng lưỡi liềm và một thiên thần nâng Đức Mẹ lên. Đức Mẹ mặc áo choàng màu xanh có những ánh sao vàng, bên trong là áo dài hồng kết những nụ hồng viền vàng. Chiếc đai lưng màu đỏ tía thắt quanh eo như các thai phụ Aztec vẫn sử dụng.
Đức Mẹ yêu cầu Juan Diego gọi Đức Mẹ là coatloxopeuh (theo tiếng Aztec người da đỏ ở vùng Nahuatl nghĩa là “người đạp rắn”). Về lịch sử, đó là một phần văn hóa Aztec thời đó, hàng năm có ít nhất 20.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm vật hy sinh tế thần. Nhờ Đức Mẹ Guadalupe hiện ra với Juan Diego, hàng triệu người đã trở lại Kitô giáo, như vậy việc đạp con rắn là sự sùng bái thần tượng (idolatry). Khăn choàng đầu của Juan Diego được làm bằng sợi thô, không hoàn toàn thích hợp để vẽ. Nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu khăn choàng đó từ năm 1666 với các họa sĩ, bác sĩ và khoa học gia. Các phát hiện của họ cho thấy như sau: Các đặc điểm lạ lùng của hình ảnh đó vượt ngoài tầm hiểu biết của khoa học; hình ảnh đó không thể do con người vẽ; màu sắc “kết hợp chặt chẽ” vào thớ vải; chất màu được dùng không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, tấm khăn choàng đó làm bằng sợi đặc biệt, chỉ có loại đó còn sau 476 năm.
Renzo Allegri, trong bài viết Messenger of Saint Anthony (Sứ giả của Thánh Antôn), cho biết rằng hiện tượng gây ngạc nhiên nhất đã gợi sự tò mò khoa học quan tâm hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe, quan tâm cái gì đã được phát hiện trong đồng tử mắt của Đức Mẹ. Năm 1929, Alfonso Gonzales, nhiếp ảnh gia của Đền thờ Guadalupe, sau khi nghiên cứu âm bản phim, thấy rằng cái có vẻ là hình ảnh rõ nét một đàn ông có râu phản ánh ở mắt bên phải. Sau hơn 20 năm, một nhiếp ảnh gia khác của Đền thờ Guadalupe là Carlos Chavez đã tuyên bố rằng ông thấy một hình người trong mắt bên trái và mắt bên phải của Đức Mẹ Guadalupe. Từ năm 1956 tới 1958, Rafael Torija Lavoigner thực hiện 5 cuộc nghiên cứu, dùng các loại kính lúp và kính soi đáy mắt (ophthalmoscopes), ông xác nhận có hình người trong hai mắt của Đức Mẹ.
Hiện tượng lạ như vậy trở nên “giật gân” hơn khi mắt Đức Mẹ được nghiên cứu khi dùng các kỹ thuật tinh vi hơn có nối kết với máy vi tính.
Năm 1979, TS Jose Aste Tousman, một kỹ sư giỏi chuyên ngành vi tính ở Hoa Kỳ, đã đến Mexico. Ông là một trong các nhà nghiên cứu hàng đầu về mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Allegri viết rằng công việc của TS Tousman làm trong 23 năm là điều khác thường; ông đã dùng các thiết bị cập nhật hóa và tinh vi nhất, các loại mà NASA vẫn dùng để giải mã hình ảnh chụp qua vệ tinh. TS Tousman phóng to hình ảnh mắt của Đức Mẹ Guadalupe tới 2.500 lần, dùng 25.000 màu để minh họa cho mỗi mm vuông.
Sau khi chọn lọc và xử lý hình ảnh kỹ thuật số, TS Tousman phát hiện toàn cảnh được “chụp” trong mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Trong đó có khoảng 11 người. Có một người Mexico ngồi xếp hai chân và tóc dài được tết thành đuôi sam. Kế ông là một người đàn ông lớn tuổi, hói đầu, râu trắng, mũi thẳng, lông mày rậm và dài xuống hai má. Đặc điểm này được xác định là ĐGM Juan Zumarraga. Bên trái là người phiên dịch, tức là Juan Gonzales. Có một ông già có râu và ria, mũi to kiểu người La Mã, gò má cao, mắt sâu và môi nửa khép nửa mở – rõ ràng là người Ấn Độ bản xứ – đang mở khăn choàng khi ông quay mặt về phía ông già. Rõ ràng là Juan Diego, đam những đóa hồng trong khăn choàng cho ĐGM. Cũng có những người khác không xác định gồm cha mẹ, ông bà, và 3 đứa trẻ.
Mắt Đức Mẹ đã “chụp” lại tất cả, vì Đức Mẹ biết sự hạn chế của khoa học kỹ thuật thời đó. Đức Mẹ biết điều này sẽ được phát hiện vài trăm năm sau, khi con người có thể sáng chế các thiết bị tiến bộ.
Sứ điệp của Đức Mẹ Guadalupe là gì qua các phát hiện khoa học kỹ thuật? TS Aste Tousman có phản ánh này. Sự hiện diện của những người không xác định kia có thể là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của gia đình và các giá trị gia đình. Hai người đàn ông da trắng và những người thổ dân da đỏ là sự hiện diện của các dân tộc, có thể đó là việc cảnh báo về việc chống phân biệt chủng tộc và là lời kêu gọi tình huynh đệ. Phát hiện này là lời mời gọi dùng kỹ thuật để phát triển Lời của Đức Kitô.
Juan Diego đã được chân phước Gioan Phaolô II phong thánh tại Mexico. Con người thổ dân da đỏ khiêm nhường và giản dị này không thể nghĩ rằng Phụ Nữ Đẹp Guadalupe mà ông đã nói chuyện ở đồi Tepayac sẽ có nhiều bí mật khác được phát hiện như ngày nay, dự trữ cho các thế hệ tương lai. Trong cách nghĩ đơn giản của ông, ông không thể hiểu thấu điều này. Đủ để nói rằng ông đã vâng lời và yêu mến Đức Mẹ, Đức Mẹ cũng yêu ông vì ông có tâm hồn giản dị và thanh khiết.
Điều này có thể lạ đới với một khoa học gia, nhưng với tôi, bức ảnh gốc thật kỳ lạ. Nghiên cứu hình ảnh là công việc thú vị của đời tôi. Càng nghiên cứu tôi càng có cảm giác lạ như khi nghiên cứu Khăn liệm Turin. Tôi tin cách giải thích hợp lý tới một mức nào đó. Nhưng không có cách giải thích hợp lý đối với cuộc sống. Người ta có thể chia sự sống thành các nguyên tử, nhưng sau đó thì sao? Ngay cả bác học Einstein cũng chân nhận là "có Thiên Chúa".
(Nguồn: Giáo sư Philip Callahan là khoa học gia xuất chúng, ĐH Florida; all-about-the-virgin-mary.com)
Phụ Nữ Đẹp ấy lặp lại ước muốn của Bà là có một teocali (nhà nguyện) được xây nơi Bà hiện ra. Juan Diego nói với Phụ Nữ Đẹp rằng ĐGM Juan Zumarraga đòi bằng chứng xác thức về yêu cầu này. Đức Mẹ đã bắt buộc. Theo hướng dẫn của Đức Mẹ, Juan Diego lấy một bó hoa hồng Castilian mà Đức Mẹ xếp trên tilma (khăn choàng) của Người. Ông sẽ đưa bó hoa hồng đó cho ĐGM. Những đóa hồng Castilian lạ lùng nở vào mùa Đông! Juan Diego vội vã đến gặp ĐGM. ĐGM và mọi người có mặt đều sửng sốt trước những đóa hồng thơm ngát khi Juan Diego mở khăn choàng ra và có hình vẽ một Phụ Nữ Đẹp cao 143 cm với nước da hơi sẫm.
Đó là câu chuyện hay về Đức Mẹ Guadalupe. Hình ảnh Đức Mẹ được bao quanh bằng những tia nắng, dưới chân Đức Mẹ có vầng trăng lưỡi liềm và một thiên thần nâng Đức Mẹ lên. Đức Mẹ mặc áo choàng màu xanh có những ánh sao vàng, bên trong là áo dài hồng kết những nụ hồng viền vàng. Chiếc đai lưng màu đỏ tía thắt quanh eo như các thai phụ Aztec vẫn sử dụng.
Đức Mẹ yêu cầu Juan Diego gọi Đức Mẹ là coatloxopeuh (theo tiếng Aztec người da đỏ ở vùng Nahuatl nghĩa là “người đạp rắn”). Về lịch sử, đó là một phần văn hóa Aztec thời đó, hàng năm có ít nhất 20.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm vật hy sinh tế thần. Nhờ Đức Mẹ Guadalupe hiện ra với Juan Diego, hàng triệu người đã trở lại Kitô giáo, như vậy việc đạp con rắn là sự sùng bái thần tượng (idolatry). Khăn choàng đầu của Juan Diego được làm bằng sợi thô, không hoàn toàn thích hợp để vẽ. Nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu khăn choàng đó từ năm 1666 với các họa sĩ, bác sĩ và khoa học gia. Các phát hiện của họ cho thấy như sau: Các đặc điểm lạ lùng của hình ảnh đó vượt ngoài tầm hiểu biết của khoa học; hình ảnh đó không thể do con người vẽ; màu sắc “kết hợp chặt chẽ” vào thớ vải; chất màu được dùng không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, tấm khăn choàng đó làm bằng sợi đặc biệt, chỉ có loại đó còn sau 476 năm.
Renzo Allegri, trong bài viết Messenger of Saint Anthony (Sứ giả của Thánh Antôn), cho biết rằng hiện tượng gây ngạc nhiên nhất đã gợi sự tò mò khoa học quan tâm hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe, quan tâm cái gì đã được phát hiện trong đồng tử mắt của Đức Mẹ. Năm 1929, Alfonso Gonzales, nhiếp ảnh gia của Đền thờ Guadalupe, sau khi nghiên cứu âm bản phim, thấy rằng cái có vẻ là hình ảnh rõ nét một đàn ông có râu phản ánh ở mắt bên phải. Sau hơn 20 năm, một nhiếp ảnh gia khác của Đền thờ Guadalupe là Carlos Chavez đã tuyên bố rằng ông thấy một hình người trong mắt bên trái và mắt bên phải của Đức Mẹ Guadalupe. Từ năm 1956 tới 1958, Rafael Torija Lavoigner thực hiện 5 cuộc nghiên cứu, dùng các loại kính lúp và kính soi đáy mắt (ophthalmoscopes), ông xác nhận có hình người trong hai mắt của Đức Mẹ.
Hiện tượng lạ như vậy trở nên “giật gân” hơn khi mắt Đức Mẹ được nghiên cứu khi dùng các kỹ thuật tinh vi hơn có nối kết với máy vi tính.
Năm 1979, TS Jose Aste Tousman, một kỹ sư giỏi chuyên ngành vi tính ở Hoa Kỳ, đã đến Mexico. Ông là một trong các nhà nghiên cứu hàng đầu về mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Allegri viết rằng công việc của TS Tousman làm trong 23 năm là điều khác thường; ông đã dùng các thiết bị cập nhật hóa và tinh vi nhất, các loại mà NASA vẫn dùng để giải mã hình ảnh chụp qua vệ tinh. TS Tousman phóng to hình ảnh mắt của Đức Mẹ Guadalupe tới 2.500 lần, dùng 25.000 màu để minh họa cho mỗi mm vuông.
Sau khi chọn lọc và xử lý hình ảnh kỹ thuật số, TS Tousman phát hiện toàn cảnh được “chụp” trong mắt của Đức Mẹ Guadalupe. Trong đó có khoảng 11 người. Có một người Mexico ngồi xếp hai chân và tóc dài được tết thành đuôi sam. Kế ông là một người đàn ông lớn tuổi, hói đầu, râu trắng, mũi thẳng, lông mày rậm và dài xuống hai má. Đặc điểm này được xác định là ĐGM Juan Zumarraga. Bên trái là người phiên dịch, tức là Juan Gonzales. Có một ông già có râu và ria, mũi to kiểu người La Mã, gò má cao, mắt sâu và môi nửa khép nửa mở – rõ ràng là người Ấn Độ bản xứ – đang mở khăn choàng khi ông quay mặt về phía ông già. Rõ ràng là Juan Diego, đam những đóa hồng trong khăn choàng cho ĐGM. Cũng có những người khác không xác định gồm cha mẹ, ông bà, và 3 đứa trẻ.
Mắt Đức Mẹ đã “chụp” lại tất cả, vì Đức Mẹ biết sự hạn chế của khoa học kỹ thuật thời đó. Đức Mẹ biết điều này sẽ được phát hiện vài trăm năm sau, khi con người có thể sáng chế các thiết bị tiến bộ.
Sứ điệp của Đức Mẹ Guadalupe là gì qua các phát hiện khoa học kỹ thuật? TS Aste Tousman có phản ánh này. Sự hiện diện của những người không xác định kia có thể là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của gia đình và các giá trị gia đình. Hai người đàn ông da trắng và những người thổ dân da đỏ là sự hiện diện của các dân tộc, có thể đó là việc cảnh báo về việc chống phân biệt chủng tộc và là lời kêu gọi tình huynh đệ. Phát hiện này là lời mời gọi dùng kỹ thuật để phát triển Lời của Đức Kitô.
Juan Diego đã được chân phước Gioan Phaolô II phong thánh tại Mexico. Con người thổ dân da đỏ khiêm nhường và giản dị này không thể nghĩ rằng Phụ Nữ Đẹp Guadalupe mà ông đã nói chuyện ở đồi Tepayac sẽ có nhiều bí mật khác được phát hiện như ngày nay, dự trữ cho các thế hệ tương lai. Trong cách nghĩ đơn giản của ông, ông không thể hiểu thấu điều này. Đủ để nói rằng ông đã vâng lời và yêu mến Đức Mẹ, Đức Mẹ cũng yêu ông vì ông có tâm hồn giản dị và thanh khiết.
Điều này có thể lạ đới với một khoa học gia, nhưng với tôi, bức ảnh gốc thật kỳ lạ. Nghiên cứu hình ảnh là công việc thú vị của đời tôi. Càng nghiên cứu tôi càng có cảm giác lạ như khi nghiên cứu Khăn liệm Turin. Tôi tin cách giải thích hợp lý tới một mức nào đó. Nhưng không có cách giải thích hợp lý đối với cuộc sống. Người ta có thể chia sự sống thành các nguyên tử, nhưng sau đó thì sao? Ngay cả bác học Einstein cũng chân nhận là "có Thiên Chúa".
(Nguồn: Giáo sư Philip Callahan là khoa học gia xuất chúng, ĐH Florida; all-about-the-virgin-mary.com)
Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh tại Vatican
VietCatholic Network
06:07 25/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ánh Sáng đã đến trong thế gian: nói như trong kinh Tin Kính, “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Chúng ta hãy vui lên vì Đấng Tạo Thành trời đất đã hóa thành phàm nhân để mang hòa bình đến cho thế gian. Chính vì thế, trong suốt đêm Giáng Sinh, ca đoàn các thiên thần đã hát: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bình an dưới thế cho người Chúa thương”
Trong tâm tình đó chúng tôi kính mời quý vị và anh chị em theo dõi Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh tại Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lúc 9h30 tối.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
1. " Dân tộc bước đi trong tăm tối đã thấy xuất hiện luồng sáng lớn" (Is 9:1)
Lời tiên tri này của Isaiah không ngừng làm thổn thức con tim chúng ta, đặc biệt khi chúng ta nghe công bố lời ấy trong phụng vụ Đêm Giáng Sinh. Đây không chỉ là một cảm xúc. Nó lay động chúng ta bởi vì nó nói lên thực tại sâu sắc về chúng ta – đó là một dân tộc đang tiến bước; và về tất cả những gì xung quanh chúng ta - và cả trong chúng ta nữa – đó là bóng tối và ánh sáng. Trong đêm nay, khi bóng tối vẫn đè nặng trên thế giới, đã diễn ra một sự kiện luôn luôn làm kinh ngạc chúng ta: dân tộc bước đi trong tăm tối đã thấy xuất hiện luồng sáng lớn. Một ánh sáng làm cho chúng ta phải suy tư về mầu nhiệm này: mầu nhiệm của bước đi và nhìn thấy.
Bước đi. Động từ này làm cho chúng ta suy nghĩ về quá trình lịch sử, đó là cuộc hành trình dài, là lịch sử ơn cứu độ, khởi đi với Abraham, tổ phụ của chúng ta trong đức tin, là người mà một ngày kia Chúa đã kêu gọi ông ra đi, rời khỏi đất nước mình để tiến về miền đất hứa mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Kể từ đó, căn tính Kitô hữu của chúng ta đã luôn luôn là một dân tộc đang hành hương về miền đất hứa. Lịch sử này đã luôn luôn được Chúa đồng hành! Ngài luôn trung thành với giao ước và những lời hứa của mình. "Thiên Chúa là ánh sáng, và trong Ngài chẳng hề có sự tối tăm nào cả" (1 Ga 1:5). Tuy nhiên, trên một phần của dân tộc luôn có những thời khắc của cả ánh sáng lẫn bóng tối, lòng trung thành lẫn sự bất trung, sự vâng lời, và những cuộc nổi loạn; những khoảng khắc của một người hành hương và những thời gian của một người trôi dạt.
Lịch sử cá nhân của mỗi người chúng ta cũng vậy, có cả những khoảnh khắc tươi sáng lẫn những thời điểm chập chùng tối tăm, cả ánh sáng lẫn bóng tối. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta, chúng ta đi trong ánh sáng, nhưng nếu con tim chúng ta đóng lại, nếu chúng ta bị chi phối bởi niềm tự hào, sự lừa dối, vụ lợi, thì khi đó màn đêm buông xuống trong chúng ta và xung quanh chúng ta. "Thánh Gioan Tông Đồ viết: bất cứ ai ghét anh em mình thì đang trong bóng tối, người ấy bước đi trong bóng tối, và không biết con đường nào để đi, bởi vì bóng tối đã làm mù mắt người ấy" (1 Ga 2:11).
2. Đêm nay lời loan báo của Thánh Tông Đồ vang lên như sự bùng nổ của ánh sáng huy hoàng: "Ân sủng của Thiên Chúa đã được mạc khải, và làm cho ơn cứu rỗi nên một khả thể cho toàn thể nhân loại" ( Tit 2:11).
Ân sủng đã được mạc khải trong thế giới của chúng ta là Chúa Giêsu, được sinh hạ bởi Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là người thật và là Thiên Chúa thật. Ngài đã đi vào lịch sử của chúng ta, đã chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Ngài, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta ân sủng, lòng thương xót và tình yêu dịu dàng của Chúa Cha: Chúa Giêsu là tình yêu nhập thể. Ngài không chỉ đơn giản là một thầy dạy về trí tuệ, Ngài không phải là một lý tưởng cao vời mà chúng ta cố gắng vươn tới trong khi biết rằng chúng ta vô phương đạt đến gần lý tưởng ấy. Ngài là ý nghĩa của cuộc sống và lịch sử, là người dựng lều đóng trại giữa chúng ta.
3. Các mục đồng là những người đầu tiên nhìn thấy "lều" này, và nhận được tin báo Chúa Giêsu giáng sinh. Họ là những người đầu tiên bởi vì họ là những người sau rốt, những kẻ bị bỏ rơi. Và họ là những người đầu tiên bởi vì họ đã tỉnh táo, đã tỉnh thức trong đêm trong khi bảo vệ đàn gia súc của họ. Cùng với họ, chúng ta hãy dừng lại trước Hài Nhi, chúng ta hãy ngưng lại trong im lặng. Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì đã ban Chúa Giêsu cho chúng ta, và với họ chúng ta hãy cất lên từ sâu thẳm tâm hồn chúng ta những lời ca khen lòng trung tín của Ngài: Chúng ta chúc tụng Chúa là Thiên Chúa cực cao cực trọng, Đấng đã hạ mình vì ơn ích của chúng ta. Chúa vĩ đại dường bao, đã làm mình nhỏ lại, Chúa cao sang biết bao nhưng đã hạ mình nghèo khó, Chúa quyền phép vô cùng nhưng đã hạ mình thành hài nhi dễ bị tổn thương.
Đêm nay chúng ta hãy chia sẻ niềm vui của Tin Mừng: đó là Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để chúng ta là anh em với nhau, là ánh sáng trong bóng tối của chúng ta. Chúa lặp đi lặp lại với chúng ta: " Đừng sợ ! " (Lc 2:10). Và tôi cũng xin được nhắc lại: Đừng sợ! Cha của chúng ta rất kiên nhẫn, Ngài yêu thương chúng ta, và ban Chúa Giêsu cho chúng ta để hướng dẫn chúng ta trên con đường dẫn đến miền đất hứa. Chúa Giêsu là ánh sáng xua tan bóng tối. Ngài là hòa bình của chúng ta. Amen.
Kitô hữu Ai Cập đón Giáng Sinh trong âu lo trước vụ nổ bom kinh hoàng tại Mansoura
Đặng Tự Do
06:45 25/12/2013
Thủ tướng Chính phủ lâm thời, Hazem Beblawi gọi cuộc tấn công - gây ra bởi một xe bom là "một hành động khủng bố" nghiêm trọng.
Bạo lực đối với các lực lượng an ninh và cảnh sát đã gia tăng kể từ khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi tháng Bảy năm ngoái.
Thủ tướng Hazem Beblawi nói bất chấp vụ khủng bố kinh hoàng này tiến trình dân chủ tại Ai Cập là không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, rõ ràng là vụ khủng bố này đã khiến cho các Kitô hữu chào đón Giáng Sinh trong âu lo tột độ.
Tưởng cũng nên nhắc lại hôm 14 tháng 8, một ngày trước Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Giáo Hội tại Ai Cập đã phát đi lời kêu cứu khẩn cấp trước cơn cuồng nộ của người Hồi Giáo khi 23 nhà thờ bị đồng loạt tấn công và đốt phá ngay tại thủ đô Cairo.
Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ai Cập, nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng rằng ít nhất 60 nhà thờ đã bị đốt phá trong đó có 14 nhà thờ Công Giáo, 1 nhà thờ Tin Lành, số còn lại thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Trong một tháng trời sau đó, các nhà thờ Kitô Giáo hầu như phải tạm ngưng hoạt động để tránh bị đặt bom khủng bố.
Nhìn lại thế giới năm 2013
Đoàn Xuân Lộc
07:52 25/12/2013
Trong một thế giới thay đổi, biến động từng ngày, năm 2013 sắp qua đi để lại không ít sự kiện đáng chú ý – xẩy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tại nhiều nơi khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và cũng tạo nên những cảm giác, phản ứng hoàn toàn khác nhau.
Có những biến cố làm thế giới ngạc nhiên, bất ngờ nhưng cũng có những sự việc khác lại làm nhiều người kinh ngạc, sợ hãi. Có sự việc xẩy ra gợi lên một điều gì đó tốt đẹp, đáng trân trọng vì chúng góp phần làm cho thế giới yên bình, tươi đẹp hơn nhưng cũng có những tin, những chuyện lại làm người đọc, người chứng kiến thấy bất bình, bất an vì chúng làm thế giới thêm bất ổn.
Những ngày cuối năm, thử điểm lại một vại sự kiện, biến cố ấy.
Hai biến cố lớn trong Giáo Hội
Một trong những sự kiện nổi bật nhất và cũng gây nhiều bất ngờ nhất trong năm 2013 là việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm vào tháng Hai. Quyết định này – được Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y, đoàn mô tả như ‘một tiếng sấm giữa trời thanh quang’– đã làm cả giáo triều Roma sửng sốt.
Không chỉ người Công Giáo mà cả thế giới cũng thấy bất ngờ về quyết định có một không hai ấy vì đây là lần đầu tiên sau gần 600 năm – kể từ khi Đức Giáo hoàng Gregory XII từ chức vào năm 1415 – một vị Giáo hoàng đương chức từ nhiệm.
Ngài từ nhiệm vì biết mình ‘tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa’ – một sứ vụ mà Ngài cho rằng để chu toàn nó, đặc biệt trong một thế giới đầy chuyển biến và luôn bị dao động trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với đời sống đức tin, ‘cần có nghị lực cả thể xác lẫn tinh thần’.
Nếu sửng sốt, bất ngờ bao nhiêu về chuyện Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thoái vị, Giáo Hội Công Giáo và thế giới nói chung vui mừng và ngạc nhiên bấy nhiêu khi chứng kiến Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo hoàng hơn một tháng sau đó.
Ngạc nhiên vì đây cũng là một biến cố hy hữu. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên kể từ năm 741 – khi Đức Giáo Hoàng Gregory III, sinh ở Syria, được bầu làm Giáo hoàng – Giáo Hội Công Giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu.
Với việc chọn Francis (hay Phanxicô) – tên của Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Nghèo) – làm tông hiệu, Ngài muốn nhấn mạnh đời sống khó nghèo, đơn sơ và qua đó cũng mời gọi con cái mình và cả thế giới biết quan tâm đến những ai bất hạnh, thấp bé, bệnh tật.
Là một người luôn sống đơn sơ, khó nghèo – ngay từ khi còn là Linh mục, Giám mục và Hồng Y tại Argentina – sau khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Francis đã có những lời nói, cử chỉ, hành động bày tỏ tình liên đới đối với những người nghèo, bé mọn, bệnh tật. Vì vậy, Ngài được báo chí đặt cho những danh hiệu như ‘Giáo hoàng của người nghèo’ hay ‘Giáo hoàng của quần chúng’.
Và mới đây, Ngài đã được tạp chí Time chọn là Nhân vật của Năm 2013 vì – như bà Nancy Gibbs, Tổng biên tập của tờ tuần báo Mỹ nổi tiếng này, nhận định – hiếm có người nào mới xuất hiện trên trường quốc tế lại thu hút nhiều sự chú ý như Ngài. Theo bà, chỉ sau chín tháng trên cương vị mới, Ngài đã biết đặt mình ở giữa những vấn đề cốt yếu của thế giới hôm nay như giàu nghèo, công bằng và công lý, sự minh bạch, cám dỗ của quyền lực.
Ông Nelson Mandela qua đời
Việc Đức Giáo Hoàng Francis – người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo – được tờ Time chọn làm nhân vật trong năm vì Ngài biết quan tâm đến những vấn đề lớn của thế giới cho thấy tác động của những cử chỉ, lời nói, việc làm của một vị lãnh đạo không còn giới hạn trong tổ chức hay quốc gia của mình.
Lòng biết ơn, sự kính trọng mà thế giới – từ các lãnh đạo quốc gia, tổ chức quốc tế, tôn giáo đến người dân thường – dành cho ông Nelson Manela, vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, khi hay tin ông qua đời là một thí dụ điển hình.
Ông được người dân Nam Phi kính trọng, thế giới ngưỡng mộ vì không chỉ ông đã hy sinh, chấp nhận tù đày, gian khổ để giúp Nam Phi thoát cảnh phân biệt chủng tộc mà ông còn là một biểu tượng cho những ai muốn có một thế giới thực sự tự do, công bằng, dân chủ.
Vì vậy, chuyện ông Mandela qua đời vào đầu tháng 12 này đã trở thành một sự kiện đáng chú ý của năm 2013. Được coi là một sự kiện – dù việc ông từ trần ở tuổi 95 và sau một thời gian khá dài lâm trọng bệnh không làm nhiều người ngạc nhiên – vì có thể nói từ trước tới giờ, hiếm khi có một chính trị gia hay một nhân vật nào qua đời mà thu hút được nhiều sự chú ý hay gợi lên nhiều sự kính trọng, ngưỡng mộ như ông.
Hàng trăm lãnh đạo (đang đương chức hay mãn nhiệm) của các quốc gia và tổ chức quốc tế – trong đó có bốn Tổng thống Mỹ và bốn Thủ tướng Anh – đã tới Nam Phi dự lễ tưởng niệm của ông Nelson Mandela. Thế giới dành cho ông sự kính trọng đó phần cũng vì ông là một người cao thượng, độ lượng, nhân ái, không hận thù, không hiềm khích với ai, luôn coi trọng sự hòa hợp, hòa giải, và là một người không ham hố quyền lực, không tìm danh lợi riêng cho mình.
Trong một thế giới mà tại nhiều nước vẫn còn có những người lãnh đạo, những đảng phái, thể chế chính trị chỉ biết đặt quyền lợi của mình, của phe nhóm, đảng phái, hay thể thế chính trị của mình lên trên những quyền lợi chính đáng của người dân, dân tộc, đất nước của mình, ông Nelson Mandela đúng là một biểu tượng, một nhân cách hiếm có.
Dù không bao giờ coi mình là thánh, ‘ngay cả nếu dựa vào định nghĩa trần tục xem vị thánh là kẻ có tội nhưng luôn cố gắng tiến bộ’, ông đã trở thành một tấm gương cho những người lãnh đạo – cho những ai thực sự muốn phục vụ đất nước, nhân dân, tổ chức của mình. Chính ông Barack Obama – vị Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ – cũng nói ông Mandela đã ‘truyền lửa’ cho mình và ông không thể tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu không có tấm gương của ông Mandela.
Chang Song-thaek bị hành quyết
Nếu sự kiện ông Nelson Mandela qua đời gợi lên nơi nhiều người cảm giác thương tiếc, ngưỡng mộ và hy vọng vì thế giới vẫn có những vị lãnh đạo như ông, tin ông Chang Song-thaek – người chú quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị hành quyết – vào giữa tháng 12 tạo nên một cảm giác hoàn toàn trái ngược.
Khó có ai biết được thực sự điều gì đã xảy ra trong quốc gia đầy bí ẩn này, nhưng việc ông Chang – người được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt cháu mình trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang Kim Jong-un từ cuối năm 2011 – bị hai sỹ quan giải đi khỏi một phiên họp sau đó bị hành quyết cho thấy sự tàn bạo của Kim Jong-un và chính quyền Bắc Hàn.
Vì muốn bảo vệ quyền lực của mình, của gia đình và chế độ của mình, Kim Jong-un có thể làm bất cứ chuyện gì. Việc ông Chang bị cơ quan thông tấn chính phủ Bắc Hàn KCNA mô tả là ‘kẻ tệ hơn một con chó’ và hai trợ lý của ông cũng bị hành hình trước đó cũng chứng tỏ rằng trong một quốc gia độc tài, độc đảng và gia đình trị như vậy, mạng người – chưa nói đến các quyền tự do căn bản khác của con người – chẳng là gì.
Vụ hành quyết đó chắc chắn không chỉ khiến người dân Bắc Hàn king ngạc, sợ hãi mà còn làm các nước làng giềng và thế giới bất an, lo sợ vì nó cho thấy để duy trì quyền lực tuyệt đối của mình, lãnh tụ Bắc Hàn có thể làm bất cứ điều gì, dù hành động đó là tàn ác hay nguy hiểm đến đâu.
Và trên hết nó chứng tỏ rằng, dù nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, trên thế giới này vẫn còn có những chế độ, những nhà lãnh đạo vì ham mê quyền lực sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của người khác, trong đó có nhân dân của mình.
‘Mùa Xuân Ả-Rập’ lụi tàn
Như trường hợp của Nelson Mandela cho thấy nếu một quốc gia có một vị lãnh đạo có tâm, có tầm đất nước ấy chắc chắn sẽ có yên bình, ấm no, tự do. Trái lại, nếu thiếu một người lãnh đạo như thế, quốc gia ấy không những không thể phát triển mà còn rơi vào cảnh xung đột, bất ổn.
Thiếu những người lãnh đạo có tầm nhìn, đầy tâm huyết – thực sự biết hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái của mình và một lòng vì nước, vì dân – là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bao xung đột, đổ máu tại một số nước Bắc Phi, Ả Rập như Ai Cập hay Syria trong năm 2013.
Có thể nói nếu cách đây hai hoặc ba năm, thế giới và người dân Bắc Phi hy vọng rằng những quốc gia này có thể tiến tới dân chủ, tự do, ổn định và giàu mạnh bao nhiêu thì giờ họ thất vọng bấy nhiêu.
Ở Ai Cập, sau khi đã thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên ở quốc gia này vào mùa hè năm 2012, ông Mohammed Morsi – một người có lập trường Hồi giáo bảo thủ, thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo – đã cho áp dụng những chính sách bảo thủ, khép kín của tổ chức này.
Đường lối cực đoan của ông đã bị người dân Ai Cập đồng loạt xuống đường đòi truất phế ông một năm đó. Khước từ những đòi hỏi của người biểu tình và đặc biệt từ chối những yêu cầu của giới tướng lĩnh, ông Morsi đã bị quân đội dùng vũ lực lật đổ và sau đó các cuộc xung đột đẩm máu giữa quân đội và phe ủng hộ ông Morsi đã diễn ra.
Năm 2013, Syria cũng chứng kiến vô số vụ đụng độ quyết liệt giữa chính phủ của Tống thống Bashar al-Assad và những người nổi dậy, làm nhiều người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người Syria phải bỏ chạy sang các nước làng giềng lánh nạn.
Điều đáng nói là dù biết chế độ của ông Bashar al-Assad tàn ác, các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế cũng không dành cho các phe đối lập tại Syria sự ủng hộ như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Tunisia, Libya hay Ai Cập trước đây vì họ nhận ra rằng sau thời hậu độc tài, phong trào Hồi giáo cực đoan đã và đang phát triển rất mạnh và tiến hành, một dạng độc tài khác – thậm chí còn hà khắc hơn các chế độ độc tài trước đây. Đó cũng là lý do chính yếu dẫn đến sự lụi tàn của Mùa Xuân Ả-Rập.
Năm 2013, không chỉ ở Bắc Phi mà tại nhiều nước châu Phi khác cũng có nhiều vụ khủng bố kinh hãi do các đối tượng Hồi giáo cực đoan gây ra. Chẳng hạn, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Shabaab đã tấn công vào một trung tâm thương mại ở Nairobi, thủ đô của Kenya vào tháng Chín làm thiệt mạng hơn 70 người.
Ngoài Bắc Phi, một khu vực khác cũng có nhiều bất ổn trong năm 2013 là Đông Á. Nếu tranh chấp phe nhóm trong một quốc gia hay nội chiến là nguyên nhân gây bất ổn cho các nước Bắc Phi và Ả-Rập, ở Đông Á, tranh chấp lãnh thổ giữa các khu vực – đặc biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản – lại là lý do chính yếu dẫn đến những căng thẳng, bất ổn cho khu vực này. Điều đó cũng chứng tỏ rằng năm 2013, thế giới cũng chứng kiến không ít những xung đột, bất ổn.
Bão Haiyan và sự ti tiện của Trung Quốc
Năm 2013 cũng có không ít thiên tai, thảm họa như vụ sập tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh vào tháng Tư làm 1,129 người thiệt mạng. Nhưng có thể nói bão Haiyan ở Philippines vào đầu tháng 11 gây thiệt hại nhiều nhất.
Với sức gió khoảng 235km/h, siêu bảo đã tàn phá miền Trung Philippines và san bằng toàn bộ thành phố biển Tacloban. Uớc tính có đến hơn 5.000 người thiệt mạng và khoảng gần 2 triệu người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất.
Trước thảm họa này, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng loạt, khẩn trương gửi tiền, hàng và nhân viên cứu trợ tới Philippines. Trong số những quốc gia, tổ chức quốc tế đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự liên đới với Philippines và gửi những gói cứu trợ lớn tới nước này ngay sau khi thảm hỏa xẩy ra có Hội chữ Thập đỏ quốc tế, Tòa thánh Vatican, Ủy ban châu, Mỹ, Anh, Nhật, Úc.
Trung Quốc cũng có mặt trong số những quốc gia, tổ chức đầu cứu trợ Philippines. Nhưng trái ngược với nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia khác Chính phủ Trung Quốc chỉ hứa giúp Philippines 100 ngàn đô. Khoản tiền cứu trợ này ít hơn rất nhiều so với số tiền hay gói cứu trợ của Anh (24 triệu), Mỹ (20 triệu), Nhật (10 triệu) hay Úc (9.3 triệu) dành cho Philippines.
Dù sau đó, trước sự chỉ trích của dư luận quốc tế và ngay cả báo chí trong nước, Trung Quốc tăng gói viện trợ cho Philippines lên 1.4 triệu đô, số tiền này vẫn còn thua xa số tiền mà các quốc gia khác giúp Philippines vì sau đó, hầu hết các nước, trong đó có Anh và Mỹ, đều tăng gói cứu trợ của mình cho Philippines.
Ngay cả Ái Nhĩ Lan (Ireland) – một quốc gia châu Âu xa xôi và có sản lượng quốc gia (GDP) chỉ bằng gần 2.6% GDP của Trung Quốc (năm 2012 theo Ngân hàng thế giới) – cũng gửi một gói viện trợ 1.4 triệu đô cho Philippines. Thậm chí, được biết cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã quyên góp hơn 400 ngàn đô – nhiều gấp bốn lần khoản cứu trợ đầu của Trung Quốc – để hỗ trợ các nạn nhân bão Haiyan.
Lý do chính yếu Trung Quốc chỉ gửi một số tiền ít ỏi như thế cho Philippines sau thảm họa Haiyan là hai quốc gia này đang có tranh chấp về lãnh hải và có nhiều căng thẳng về vấn đề này trong thời gian qua.
Nhưng chuyện cường quốc kinh tế thứ hai thế giới chỉ gửi một số tiền quá khiêm tốn để cứu trợ một quốc gia đang rơi vào thảm cảnh – và đặc biệt chỉ vì hiềm khích, tranh chấp với người láng giềng mà không cứu giúp thỏa đáng khi họ bị nạn – chứng tỏ rằng xem ra Trung Quốc không chỉ ti tiện mà còn nhỏ mọn.
Đoàn Xuân Lộc
Có những biến cố làm thế giới ngạc nhiên, bất ngờ nhưng cũng có những sự việc khác lại làm nhiều người kinh ngạc, sợ hãi. Có sự việc xẩy ra gợi lên một điều gì đó tốt đẹp, đáng trân trọng vì chúng góp phần làm cho thế giới yên bình, tươi đẹp hơn nhưng cũng có những tin, những chuyện lại làm người đọc, người chứng kiến thấy bất bình, bất an vì chúng làm thế giới thêm bất ổn.
Những ngày cuối năm, thử điểm lại một vại sự kiện, biến cố ấy.
Hai biến cố lớn trong Giáo Hội
Một trong những sự kiện nổi bật nhất và cũng gây nhiều bất ngờ nhất trong năm 2013 là việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm vào tháng Hai. Quyết định này – được Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y, đoàn mô tả như ‘một tiếng sấm giữa trời thanh quang’– đã làm cả giáo triều Roma sửng sốt.
Không chỉ người Công Giáo mà cả thế giới cũng thấy bất ngờ về quyết định có một không hai ấy vì đây là lần đầu tiên sau gần 600 năm – kể từ khi Đức Giáo hoàng Gregory XII từ chức vào năm 1415 – một vị Giáo hoàng đương chức từ nhiệm.
Ngài từ nhiệm vì biết mình ‘tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa’ – một sứ vụ mà Ngài cho rằng để chu toàn nó, đặc biệt trong một thế giới đầy chuyển biến và luôn bị dao động trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với đời sống đức tin, ‘cần có nghị lực cả thể xác lẫn tinh thần’.
Nếu sửng sốt, bất ngờ bao nhiêu về chuyện Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thoái vị, Giáo Hội Công Giáo và thế giới nói chung vui mừng và ngạc nhiên bấy nhiêu khi chứng kiến Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo hoàng hơn một tháng sau đó.
Ngạc nhiên vì đây cũng là một biến cố hy hữu. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên kể từ năm 741 – khi Đức Giáo Hoàng Gregory III, sinh ở Syria, được bầu làm Giáo hoàng – Giáo Hội Công Giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu.
Với việc chọn Francis (hay Phanxicô) – tên của Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Nghèo) – làm tông hiệu, Ngài muốn nhấn mạnh đời sống khó nghèo, đơn sơ và qua đó cũng mời gọi con cái mình và cả thế giới biết quan tâm đến những ai bất hạnh, thấp bé, bệnh tật.
Là một người luôn sống đơn sơ, khó nghèo – ngay từ khi còn là Linh mục, Giám mục và Hồng Y tại Argentina – sau khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Francis đã có những lời nói, cử chỉ, hành động bày tỏ tình liên đới đối với những người nghèo, bé mọn, bệnh tật. Vì vậy, Ngài được báo chí đặt cho những danh hiệu như ‘Giáo hoàng của người nghèo’ hay ‘Giáo hoàng của quần chúng’.
Và mới đây, Ngài đã được tạp chí Time chọn là Nhân vật của Năm 2013 vì – như bà Nancy Gibbs, Tổng biên tập của tờ tuần báo Mỹ nổi tiếng này, nhận định – hiếm có người nào mới xuất hiện trên trường quốc tế lại thu hút nhiều sự chú ý như Ngài. Theo bà, chỉ sau chín tháng trên cương vị mới, Ngài đã biết đặt mình ở giữa những vấn đề cốt yếu của thế giới hôm nay như giàu nghèo, công bằng và công lý, sự minh bạch, cám dỗ của quyền lực.
Ông Nelson Mandela qua đời
Việc Đức Giáo Hoàng Francis – người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo – được tờ Time chọn làm nhân vật trong năm vì Ngài biết quan tâm đến những vấn đề lớn của thế giới cho thấy tác động của những cử chỉ, lời nói, việc làm của một vị lãnh đạo không còn giới hạn trong tổ chức hay quốc gia của mình.
Lòng biết ơn, sự kính trọng mà thế giới – từ các lãnh đạo quốc gia, tổ chức quốc tế, tôn giáo đến người dân thường – dành cho ông Nelson Manela, vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, khi hay tin ông qua đời là một thí dụ điển hình.
Ông được người dân Nam Phi kính trọng, thế giới ngưỡng mộ vì không chỉ ông đã hy sinh, chấp nhận tù đày, gian khổ để giúp Nam Phi thoát cảnh phân biệt chủng tộc mà ông còn là một biểu tượng cho những ai muốn có một thế giới thực sự tự do, công bằng, dân chủ.
Vì vậy, chuyện ông Mandela qua đời vào đầu tháng 12 này đã trở thành một sự kiện đáng chú ý của năm 2013. Được coi là một sự kiện – dù việc ông từ trần ở tuổi 95 và sau một thời gian khá dài lâm trọng bệnh không làm nhiều người ngạc nhiên – vì có thể nói từ trước tới giờ, hiếm khi có một chính trị gia hay một nhân vật nào qua đời mà thu hút được nhiều sự chú ý hay gợi lên nhiều sự kính trọng, ngưỡng mộ như ông.
Hàng trăm lãnh đạo (đang đương chức hay mãn nhiệm) của các quốc gia và tổ chức quốc tế – trong đó có bốn Tổng thống Mỹ và bốn Thủ tướng Anh – đã tới Nam Phi dự lễ tưởng niệm của ông Nelson Mandela. Thế giới dành cho ông sự kính trọng đó phần cũng vì ông là một người cao thượng, độ lượng, nhân ái, không hận thù, không hiềm khích với ai, luôn coi trọng sự hòa hợp, hòa giải, và là một người không ham hố quyền lực, không tìm danh lợi riêng cho mình.
Trong một thế giới mà tại nhiều nước vẫn còn có những người lãnh đạo, những đảng phái, thể chế chính trị chỉ biết đặt quyền lợi của mình, của phe nhóm, đảng phái, hay thể thế chính trị của mình lên trên những quyền lợi chính đáng của người dân, dân tộc, đất nước của mình, ông Nelson Mandela đúng là một biểu tượng, một nhân cách hiếm có.
Dù không bao giờ coi mình là thánh, ‘ngay cả nếu dựa vào định nghĩa trần tục xem vị thánh là kẻ có tội nhưng luôn cố gắng tiến bộ’, ông đã trở thành một tấm gương cho những người lãnh đạo – cho những ai thực sự muốn phục vụ đất nước, nhân dân, tổ chức của mình. Chính ông Barack Obama – vị Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ – cũng nói ông Mandela đã ‘truyền lửa’ cho mình và ông không thể tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu không có tấm gương của ông Mandela.
Chang Song-thaek bị hành quyết
Nếu sự kiện ông Nelson Mandela qua đời gợi lên nơi nhiều người cảm giác thương tiếc, ngưỡng mộ và hy vọng vì thế giới vẫn có những vị lãnh đạo như ông, tin ông Chang Song-thaek – người chú quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị hành quyết – vào giữa tháng 12 tạo nên một cảm giác hoàn toàn trái ngược.
Khó có ai biết được thực sự điều gì đã xảy ra trong quốc gia đầy bí ẩn này, nhưng việc ông Chang – người được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt cháu mình trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang Kim Jong-un từ cuối năm 2011 – bị hai sỹ quan giải đi khỏi một phiên họp sau đó bị hành quyết cho thấy sự tàn bạo của Kim Jong-un và chính quyền Bắc Hàn.
Vì muốn bảo vệ quyền lực của mình, của gia đình và chế độ của mình, Kim Jong-un có thể làm bất cứ chuyện gì. Việc ông Chang bị cơ quan thông tấn chính phủ Bắc Hàn KCNA mô tả là ‘kẻ tệ hơn một con chó’ và hai trợ lý của ông cũng bị hành hình trước đó cũng chứng tỏ rằng trong một quốc gia độc tài, độc đảng và gia đình trị như vậy, mạng người – chưa nói đến các quyền tự do căn bản khác của con người – chẳng là gì.
Vụ hành quyết đó chắc chắn không chỉ khiến người dân Bắc Hàn king ngạc, sợ hãi mà còn làm các nước làng giềng và thế giới bất an, lo sợ vì nó cho thấy để duy trì quyền lực tuyệt đối của mình, lãnh tụ Bắc Hàn có thể làm bất cứ điều gì, dù hành động đó là tàn ác hay nguy hiểm đến đâu.
Và trên hết nó chứng tỏ rằng, dù nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, trên thế giới này vẫn còn có những chế độ, những nhà lãnh đạo vì ham mê quyền lực sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của người khác, trong đó có nhân dân của mình.
‘Mùa Xuân Ả-Rập’ lụi tàn
Như trường hợp của Nelson Mandela cho thấy nếu một quốc gia có một vị lãnh đạo có tâm, có tầm đất nước ấy chắc chắn sẽ có yên bình, ấm no, tự do. Trái lại, nếu thiếu một người lãnh đạo như thế, quốc gia ấy không những không thể phát triển mà còn rơi vào cảnh xung đột, bất ổn.
Thiếu những người lãnh đạo có tầm nhìn, đầy tâm huyết – thực sự biết hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái của mình và một lòng vì nước, vì dân – là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bao xung đột, đổ máu tại một số nước Bắc Phi, Ả Rập như Ai Cập hay Syria trong năm 2013.
Có thể nói nếu cách đây hai hoặc ba năm, thế giới và người dân Bắc Phi hy vọng rằng những quốc gia này có thể tiến tới dân chủ, tự do, ổn định và giàu mạnh bao nhiêu thì giờ họ thất vọng bấy nhiêu.
Ở Ai Cập, sau khi đã thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên ở quốc gia này vào mùa hè năm 2012, ông Mohammed Morsi – một người có lập trường Hồi giáo bảo thủ, thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo – đã cho áp dụng những chính sách bảo thủ, khép kín của tổ chức này.
Đường lối cực đoan của ông đã bị người dân Ai Cập đồng loạt xuống đường đòi truất phế ông một năm đó. Khước từ những đòi hỏi của người biểu tình và đặc biệt từ chối những yêu cầu của giới tướng lĩnh, ông Morsi đã bị quân đội dùng vũ lực lật đổ và sau đó các cuộc xung đột đẩm máu giữa quân đội và phe ủng hộ ông Morsi đã diễn ra.
Năm 2013, Syria cũng chứng kiến vô số vụ đụng độ quyết liệt giữa chính phủ của Tống thống Bashar al-Assad và những người nổi dậy, làm nhiều người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người Syria phải bỏ chạy sang các nước làng giềng lánh nạn.
Điều đáng nói là dù biết chế độ của ông Bashar al-Assad tàn ác, các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế cũng không dành cho các phe đối lập tại Syria sự ủng hộ như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Tunisia, Libya hay Ai Cập trước đây vì họ nhận ra rằng sau thời hậu độc tài, phong trào Hồi giáo cực đoan đã và đang phát triển rất mạnh và tiến hành, một dạng độc tài khác – thậm chí còn hà khắc hơn các chế độ độc tài trước đây. Đó cũng là lý do chính yếu dẫn đến sự lụi tàn của Mùa Xuân Ả-Rập.
Năm 2013, không chỉ ở Bắc Phi mà tại nhiều nước châu Phi khác cũng có nhiều vụ khủng bố kinh hãi do các đối tượng Hồi giáo cực đoan gây ra. Chẳng hạn, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Shabaab đã tấn công vào một trung tâm thương mại ở Nairobi, thủ đô của Kenya vào tháng Chín làm thiệt mạng hơn 70 người.
Ngoài Bắc Phi, một khu vực khác cũng có nhiều bất ổn trong năm 2013 là Đông Á. Nếu tranh chấp phe nhóm trong một quốc gia hay nội chiến là nguyên nhân gây bất ổn cho các nước Bắc Phi và Ả-Rập, ở Đông Á, tranh chấp lãnh thổ giữa các khu vực – đặc biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản – lại là lý do chính yếu dẫn đến những căng thẳng, bất ổn cho khu vực này. Điều đó cũng chứng tỏ rằng năm 2013, thế giới cũng chứng kiến không ít những xung đột, bất ổn.
Bão Haiyan và sự ti tiện của Trung Quốc
Năm 2013 cũng có không ít thiên tai, thảm họa như vụ sập tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh vào tháng Tư làm 1,129 người thiệt mạng. Nhưng có thể nói bão Haiyan ở Philippines vào đầu tháng 11 gây thiệt hại nhiều nhất.
Với sức gió khoảng 235km/h, siêu bảo đã tàn phá miền Trung Philippines và san bằng toàn bộ thành phố biển Tacloban. Uớc tính có đến hơn 5.000 người thiệt mạng và khoảng gần 2 triệu người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất.
Trước thảm họa này, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng loạt, khẩn trương gửi tiền, hàng và nhân viên cứu trợ tới Philippines. Trong số những quốc gia, tổ chức quốc tế đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự liên đới với Philippines và gửi những gói cứu trợ lớn tới nước này ngay sau khi thảm hỏa xẩy ra có Hội chữ Thập đỏ quốc tế, Tòa thánh Vatican, Ủy ban châu, Mỹ, Anh, Nhật, Úc.
Trung Quốc cũng có mặt trong số những quốc gia, tổ chức đầu cứu trợ Philippines. Nhưng trái ngược với nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia khác Chính phủ Trung Quốc chỉ hứa giúp Philippines 100 ngàn đô. Khoản tiền cứu trợ này ít hơn rất nhiều so với số tiền hay gói cứu trợ của Anh (24 triệu), Mỹ (20 triệu), Nhật (10 triệu) hay Úc (9.3 triệu) dành cho Philippines.
Dù sau đó, trước sự chỉ trích của dư luận quốc tế và ngay cả báo chí trong nước, Trung Quốc tăng gói viện trợ cho Philippines lên 1.4 triệu đô, số tiền này vẫn còn thua xa số tiền mà các quốc gia khác giúp Philippines vì sau đó, hầu hết các nước, trong đó có Anh và Mỹ, đều tăng gói cứu trợ của mình cho Philippines.
Ngay cả Ái Nhĩ Lan (Ireland) – một quốc gia châu Âu xa xôi và có sản lượng quốc gia (GDP) chỉ bằng gần 2.6% GDP của Trung Quốc (năm 2012 theo Ngân hàng thế giới) – cũng gửi một gói viện trợ 1.4 triệu đô cho Philippines. Thậm chí, được biết cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã quyên góp hơn 400 ngàn đô – nhiều gấp bốn lần khoản cứu trợ đầu của Trung Quốc – để hỗ trợ các nạn nhân bão Haiyan.
Lý do chính yếu Trung Quốc chỉ gửi một số tiền ít ỏi như thế cho Philippines sau thảm họa Haiyan là hai quốc gia này đang có tranh chấp về lãnh hải và có nhiều căng thẳng về vấn đề này trong thời gian qua.
Nhưng chuyện cường quốc kinh tế thứ hai thế giới chỉ gửi một số tiền quá khiêm tốn để cứu trợ một quốc gia đang rơi vào thảm cảnh – và đặc biệt chỉ vì hiềm khích, tranh chấp với người láng giềng mà không cứu giúp thỏa đáng khi họ bị nạn – chứng tỏ rằng xem ra Trung Quốc không chỉ ti tiện mà còn nhỏ mọn.
Đoàn Xuân Lộc
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
08:47 25/12/2013
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho người Chúa thương (Lc 2:14)
Anh chị em thân mến tại Rôma và trên toàn thế giới,
Chúc mừng Giáng sinh!
Tôi bắt đầu với bài hát của các thiên thần đã hiện ra với các mục đồng tại Bêlem trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh. Đó là một bài hát kết hiệp giữa trời và đất, khi chúc tụng vinh quang thiên đàng, và lời hứa hòa bình cho trái đất và cư dân của địa cầu.
Tôi xin tất cả mọi người cùng chia sẻ trong bài hát này: đó là một bài hát dành cho mỗi người nam nữ tỉnh thức trong đêm đen, những người hy vọng về một thế giới tốt hơn, những người quan tâm đến những người khác trong khi khiêm nhường thực thi nghĩa vụ của mình.
Vinh danh Thiên Chúa!
Trên hết, đây là những gì Giáng sinh mời gọi chúng ta thực hiện: đó là tung hô Chúa, vì Ngài tốt lành, thành tín, và đầy lòng thương xót. Hôm nay tôi nói lên hy vọng là tất cả mọi người nhận biết thiên nhan đích thật của Thiên Chúa, là Chúa Cha, Đấng đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa, sẽ sống trong sự hiện diện của Ngài, yêu mến và thờ lạy Ngài.
Xin cho mỗi người chúng ta có thể tôn vinh Thiên Chúa trên hết bằng cuộc sống của chúng ta, bằng cuộc sống dâng hiến cho tình yêu Thiên Chúa và tất cả các anh chị em của chúng ta.
Hòa bình cho nhân loại
Hòa bình đích thực không phải là một sự cân bằng của các lực lượng đối lập. Đó không phải là một “diện mạo” đáng yêu được dùng để che giấu các cuộc xung đột và chia rẽ. Hòa bình đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày, bắt đầu từ hồng ân của Thiên Chúa, từ ân sủng mà Ngài đã ban cho chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.
Khi nhìn vào hài nhi nằm trong máng cỏ, suy nghĩ của chúng ta hướng đến những trẻ em là nạn nhân dễ bị tổn thương nhất của chiến tranh, nhưng đồng thời chúng ta cũng nghĩ đến những người cao niên, những phụ nữ bị đánh đập, những người bệnh, và đến những cuộc chiến tranh đang phá hủy và làm tổn thương biết bao cuộc sống!
Quá nhiều mạng sống đã bị cướp đi trong thời gian gần đây bởi các cuộc xung đột ở Syria, đang đổ thêm những uất hận và báo thù. Chúng ta hãy tiếp tục cầu xin Chúa để những người Syria thân yêu không phải chịu thêm nhiều đau khổ, và cho phép các bên trong cuộc xung đột có thể đặt một dấu chấm hết cho tất cả bạo lực và đảm bảo cho các viện trợ nhân đạo có thể đến được. Chúng ta đã thấy lời cầu nguyện mạnh mẽ là dường nào! Và hôm nay tôi thấy hạnh phúc vì có những người thuộc các niềm tin tôn giáo khác nhau đang tham gia với chúng ta trong lời cầu nguyện cho hòa bình ở Syria. Chúng ta đừng bao giờ để mất đi can đảm cầu nguyện!Can đảm để nói: Lạy Chúa, xin ban bình an cho Syria và cho toàn thế giới.
Xin ban hòa bình cho Cộng hòa Trung Phi, là đất nước thường bị người đời lãng quên và bỏ qua. Nhưng Lạy Chúa, Chúa không quên ai đâu! Lạy Chúa, Chúa cũng muốn mang lại hòa bình cho mảnh đất đã bị xâu xé bởi một vòng xoáy bạo lực và nghèo đói, nơi mà rất nhiều người vô gia cư, thiếu nước, lương thực và các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Xin hãy nuôi dưỡng sự hài hòa xã hội ở Nam Sudan, nơi căng thẳng hiện nay đã gây ra nhiều nạn nhân và đang đe dọa việc chung sống hòa bình còn non trẻ.
Lạy Hoàng Tử Bình An, ở mọi nơi, xin Ngài hãy hướng tâm hồn con người khỏi bạo lực và linh hứng cho họ biết hạ vũ khí xuống và tiến bước trên con đường đối thoại. Xin hãy nhìn đến Nigeria, đang tan nát vì các cuộc tấn công liên tục không tha cho cả những người vô tội và vô phương tự vệ. Xin hãy chúc lành cho vùng đất nơi Chúa đã chọn để đi vào thế giới này, và ban cho chúng con một kết quả thuận lợi trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Xin hàn gắn vết thương của đất nước thân yêu Iraq, nơi một lần nữa đang đau khổ vì tình trạng bạo lực thường xuyên.
Lạy Chúa của sự sống, xin bảo vệ tất cả những ai bị bách hại vì danh thánh Chúa. Xin ban hy vọng và an ủi cho những người tị nạn và lánh nạn, đặc biệt là ở vùng Sừng Phi châu và ở phía đông của nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Xin Chúa cho những người di cư vì muốn có một cuộc sống đúng phẩm giá con người được chấp nhận và hỗ trợ. Xin cho những bi kịch mà chúng con đã phải chứng kiến trong năm nay, với rất nhiều trường hợp tử vong ở Lampedusa, sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa!
Lạy Hài Nhi Bethlehem, xin chạm vào trái tim của tất cả những người đang tham gia vào tệ nạn buôn bán người, để họ có thể nhận ra tính nghiêm trọng của tội phạm chống lại loài người này. Xin nhìn đến những trẻ em bị bắt cóc, bị thương và thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang, và tất cả những ai bị cướp đi thời thơ ấu của mình và bị bó buộc phải trở thành những người lính.
Lạy Chúa trời đất, xin nhìn đến hành tinh của chúng con, nơi thường xuyên bị khai thác bởi sự tham lam và tàn bạo của con người. Xin giúp đỡ và bảo vệ tất cả các nạn nhân của thiên tai, đặc biệt là những người dân thân yêu tại Philippines, nơi đang gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của cơn bão gần đây.
Anh chị em thân mến, hôm nay, trong thế giới này, trong nhân loại này, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra, là Đức Kitô Đức Chúa. Chúng ta hãy tạm dừng trước hài nhi Bethlehem. Chúng ta hãy để trái tim của chúng ta được rung động, chúng ta hãy để cho mình được sưởi ấm bởi sự dịu dàng của Thiên Chúa, chúng ta cần đến sự chăm sóc của Ngài. Trước Thiên Chúa đầy lòng lân tuất, chúng ta hãy ngợi khen và tôn vinh Ngài mãi mãi! Trước Thiên Chúa là sự bình an, chúng ta hãy xin Ngài phù giúp chúng ta kiến tạo hòa bình mỗi ngày, trong cuộc sống của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong các thành phố và quốc gia của chúng ta, và trên toàn thế giới. Chúng ta hãy để cho mình được rung động bởi sự thiện hảo của Thiên Chúa.
bình an dưới thế cho người Chúa thương (Lc 2:14)
Anh chị em thân mến tại Rôma và trên toàn thế giới,
Chúc mừng Giáng sinh!
Tôi bắt đầu với bài hát của các thiên thần đã hiện ra với các mục đồng tại Bêlem trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh. Đó là một bài hát kết hiệp giữa trời và đất, khi chúc tụng vinh quang thiên đàng, và lời hứa hòa bình cho trái đất và cư dân của địa cầu.
Tôi xin tất cả mọi người cùng chia sẻ trong bài hát này: đó là một bài hát dành cho mỗi người nam nữ tỉnh thức trong đêm đen, những người hy vọng về một thế giới tốt hơn, những người quan tâm đến những người khác trong khi khiêm nhường thực thi nghĩa vụ của mình.
Vinh danh Thiên Chúa!
Trên hết, đây là những gì Giáng sinh mời gọi chúng ta thực hiện: đó là tung hô Chúa, vì Ngài tốt lành, thành tín, và đầy lòng thương xót. Hôm nay tôi nói lên hy vọng là tất cả mọi người nhận biết thiên nhan đích thật của Thiên Chúa, là Chúa Cha, Đấng đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa, sẽ sống trong sự hiện diện của Ngài, yêu mến và thờ lạy Ngài.
Xin cho mỗi người chúng ta có thể tôn vinh Thiên Chúa trên hết bằng cuộc sống của chúng ta, bằng cuộc sống dâng hiến cho tình yêu Thiên Chúa và tất cả các anh chị em của chúng ta.
Hòa bình cho nhân loại
Hòa bình đích thực không phải là một sự cân bằng của các lực lượng đối lập. Đó không phải là một “diện mạo” đáng yêu được dùng để che giấu các cuộc xung đột và chia rẽ. Hòa bình đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày, bắt đầu từ hồng ân của Thiên Chúa, từ ân sủng mà Ngài đã ban cho chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.
Khi nhìn vào hài nhi nằm trong máng cỏ, suy nghĩ của chúng ta hướng đến những trẻ em là nạn nhân dễ bị tổn thương nhất của chiến tranh, nhưng đồng thời chúng ta cũng nghĩ đến những người cao niên, những phụ nữ bị đánh đập, những người bệnh, và đến những cuộc chiến tranh đang phá hủy và làm tổn thương biết bao cuộc sống!
Quá nhiều mạng sống đã bị cướp đi trong thời gian gần đây bởi các cuộc xung đột ở Syria, đang đổ thêm những uất hận và báo thù. Chúng ta hãy tiếp tục cầu xin Chúa để những người Syria thân yêu không phải chịu thêm nhiều đau khổ, và cho phép các bên trong cuộc xung đột có thể đặt một dấu chấm hết cho tất cả bạo lực và đảm bảo cho các viện trợ nhân đạo có thể đến được. Chúng ta đã thấy lời cầu nguyện mạnh mẽ là dường nào! Và hôm nay tôi thấy hạnh phúc vì có những người thuộc các niềm tin tôn giáo khác nhau đang tham gia với chúng ta trong lời cầu nguyện cho hòa bình ở Syria. Chúng ta đừng bao giờ để mất đi can đảm cầu nguyện!Can đảm để nói: Lạy Chúa, xin ban bình an cho Syria và cho toàn thế giới.
Xin ban hòa bình cho Cộng hòa Trung Phi, là đất nước thường bị người đời lãng quên và bỏ qua. Nhưng Lạy Chúa, Chúa không quên ai đâu! Lạy Chúa, Chúa cũng muốn mang lại hòa bình cho mảnh đất đã bị xâu xé bởi một vòng xoáy bạo lực và nghèo đói, nơi mà rất nhiều người vô gia cư, thiếu nước, lương thực và các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Xin hãy nuôi dưỡng sự hài hòa xã hội ở Nam Sudan, nơi căng thẳng hiện nay đã gây ra nhiều nạn nhân và đang đe dọa việc chung sống hòa bình còn non trẻ.
Lạy Hoàng Tử Bình An, ở mọi nơi, xin Ngài hãy hướng tâm hồn con người khỏi bạo lực và linh hứng cho họ biết hạ vũ khí xuống và tiến bước trên con đường đối thoại. Xin hãy nhìn đến Nigeria, đang tan nát vì các cuộc tấn công liên tục không tha cho cả những người vô tội và vô phương tự vệ. Xin hãy chúc lành cho vùng đất nơi Chúa đã chọn để đi vào thế giới này, và ban cho chúng con một kết quả thuận lợi trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Xin hàn gắn vết thương của đất nước thân yêu Iraq, nơi một lần nữa đang đau khổ vì tình trạng bạo lực thường xuyên.
Lạy Chúa của sự sống, xin bảo vệ tất cả những ai bị bách hại vì danh thánh Chúa. Xin ban hy vọng và an ủi cho những người tị nạn và lánh nạn, đặc biệt là ở vùng Sừng Phi châu và ở phía đông của nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Xin Chúa cho những người di cư vì muốn có một cuộc sống đúng phẩm giá con người được chấp nhận và hỗ trợ. Xin cho những bi kịch mà chúng con đã phải chứng kiến trong năm nay, với rất nhiều trường hợp tử vong ở Lampedusa, sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa!
Lạy Hài Nhi Bethlehem, xin chạm vào trái tim của tất cả những người đang tham gia vào tệ nạn buôn bán người, để họ có thể nhận ra tính nghiêm trọng của tội phạm chống lại loài người này. Xin nhìn đến những trẻ em bị bắt cóc, bị thương và thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang, và tất cả những ai bị cướp đi thời thơ ấu của mình và bị bó buộc phải trở thành những người lính.
Lạy Chúa trời đất, xin nhìn đến hành tinh của chúng con, nơi thường xuyên bị khai thác bởi sự tham lam và tàn bạo của con người. Xin giúp đỡ và bảo vệ tất cả các nạn nhân của thiên tai, đặc biệt là những người dân thân yêu tại Philippines, nơi đang gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của cơn bão gần đây.
Anh chị em thân mến, hôm nay, trong thế giới này, trong nhân loại này, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra, là Đức Kitô Đức Chúa. Chúng ta hãy tạm dừng trước hài nhi Bethlehem. Chúng ta hãy để trái tim của chúng ta được rung động, chúng ta hãy để cho mình được sưởi ấm bởi sự dịu dàng của Thiên Chúa, chúng ta cần đến sự chăm sóc của Ngài. Trước Thiên Chúa đầy lòng lân tuất, chúng ta hãy ngợi khen và tôn vinh Ngài mãi mãi! Trước Thiên Chúa là sự bình an, chúng ta hãy xin Ngài phù giúp chúng ta kiến tạo hòa bình mỗi ngày, trong cuộc sống của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong các thành phố và quốc gia của chúng ta, và trên toàn thế giới. Chúng ta hãy để cho mình được rung động bởi sự thiện hảo của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh Lễ vọng Giáng Sinh đầu tiên
Lm. Trần Đức Anh OP
14:42 25/12/2013
VATICAN. Lúc 9 giờ rưỡi tối ngày 24-12-2013, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ vọng Giáng Sinh đầu tiên tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC có 30 Hồng Y, 40 TGM và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường. Đây là lần đầu tiên các linh mục cũng được đồng tế với ĐTC trong lễ vọng Giáng Sinh. Phần thánh ca trong buổi lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên, và Ca đoàn Ba Lan trong y phục truyền thống, đảm trách.
Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn lời ngôn sứ Isaia (9,1) trong bài đọc thứ I: ”Dân tộc bước đi trong tối tăm, đã nhìn thấy luồng sáng lớn”. Ngài nói:
1. ”Lời ngôn sứ này không bao giờ ngừng làm cho chúng ta cảm động, nhất là khi chúng ta nghe lời này trong Phụng vụ đêm giáng sinh. Đây không phải chỉ là một sự kiện cảm xúc, tình cảm; lời này làm chúng ta cảm động vì nói lên thực tại sâu xa: chúng ta là ai; chúng ta là dân tộc đang lữ hành, trong và ngoài chúng ta đang có tối tăm và ánh sáng. Và trong đêm này, trong khi tinh thần tối tăm đang vây bủa thế giới, có sự tái diễn biến cố luôn làm cho chúng ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên: dân tộc đang lữ hành nhìn thấy một luồng sáng lớn. Một ánh sáng làm cho chúng ta suy tư về mầu nhiệm này: mầu nhiệm bước đi và nhìn thấy.
Bước đi. Động từ này làm cho chúng ta nghĩ đến dòng lịch sử, nghĩ đến hành trình dài là lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Abraham, tổ phụ chúng ta trong đức tin, người mà một hôm Chúa đã gọi lên đường, ra khỏi xứ sở của ông để đi tới vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Từ đó, căn tính tín hữu của chúng ta là căn tính của người lữ hành hướng về đất hứa. Lịch sử này luôn được Chúa tháp tùng! Ngài luôn trung tín với giao ước và những lời Ngài hứa. ”Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Ngài không hề có tối tăm nào” (1 Ga 1,5). Trái lại, nơi dân Chúa, có những lúc ánh sáng và lúc tăm tối xen kẽ nhau, trung thành và bất trung, vâng phục và nổi loạn, những lúc dân Chúa như người lữ hành, nhưng cũng có lúc đó là dân lầm lạc.
ĐTC nhận xét rằng ”Cả trong lịch sử bản thân mỗi người cũng có những lúc rạng ngời và tối tăm xen kẽ nhau, ánh sáng và bóng tối. Nếu chúng ta yêu mến Chúa và anh em, chúng ta bước đi trong ánh sáng, nhưng nếu tâm hồn chúng ta khép kín, tìm kiếm tư lợi, thì lúc đó bóng tối phủ xuống trong và quanh chúng ta. Như thánh Gioan đã viết: ”Ai ghét anh em mình, thì ở trong tối tăm, bước đi trong tăm tối và không biết mình đi âu, vì bóng tối làm mắt hắn mù tối” (1 Ga 2,11).
2. ”Trong đêm giáng sinh này, lời loan báo của thánh Tông đồ như một luồng sáng chói: ”Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện, mang ơn cứu độ cho mọi người” (Tt 2,11). Ân sủng xuất hiện trong thế giới là Chúa Giêsu, sinh bởi Đức Nữ Trinh Maria, là người thật và Thiên Chúa thật. Chúa đến trong lịch sử chúng ta, chia sẻ hành trình của chúng ta. Người đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng đêm và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Người, ân sủng, lòng từ bi, sự dịu dàng của Chúa Cha xuất hiện: Chúa Giêsu là Tình Thương nhập thể. Người không phải chỉ là một tôn sư hiền triết, không phải là một lý tưởng mà chúng ta hướng tới và chúng ta biết mình xa xăm vô tận đối với Người, Người là ý nghĩa cuộc sống và lịch sử, Người đã 'cắm lều' giữa chúng ta. 3. Các mục tử là những người đầu tiên đã thấy căn ”lều” ấy, đã đón nhận tin Chúa Giêsu sinh ra. Họ là những người đầu tiên vì họ thuộc vào số những người rốt cùng, những người bị gạt ra ngoài lề. Họ là những người đầu tiên vì đã canh thức trong đêm, canh giữ đoàn vật. Cùng với họ, chúng ta hãy dừng lại trước Chúa Hài Đồng, dừng lại trong thinh lặng. Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, cùng với họ chúng ta hãy để cho lời chúc tụng lòng trung tín của Chúa trào dâng từ thẳm sâu con tim của chúng ta: Lạy Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, chúng con chúc tụng Chúa, Chúa đã hạ mình xuống vì chúng con. Chúa là Đấng vô biên, nhưng đã trở nên bé nhỏ; Chúa giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo túng: Chúa toàn năng, nhưng đã trở nên yếu ớt”.
”Trong đêm này, chúng ta chia sẻ niềm vui Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, yêu chúng ta đến độ đã ban Con của Ngài như người anh của chúng ta, như ánh sáng trong đêm đen của chúng ta. Chúa lập lại với chúng ta: ”Các con đừng sợ” (Lc 2,10). Và tôi cũng lập lại với anh chị em: Anh chị em đừng sợ! Cha chúng ta là Đấng kiên nhẫn, yêu thương chúng ta, Ngài ban cho chúng ta Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng ta trong hành trình hướng về đất hứa. Ngài là ánh sáng chiếu soi rạng ngời trong đêm tối. Ngài là an bình của chúng ta. Amen”
Cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện rửa tội trong Đền thờ Thánh Phêrô. Tại đây 10 em bé từ 6 đến 10 tuổi, đại diện cho 5 châu, đặt hoa trước tượng Chúa Hài Đồng. (SD 24-12-2013)
Đồng tế với ĐTC có 30 Hồng Y, 40 TGM và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường. Đây là lần đầu tiên các linh mục cũng được đồng tế với ĐTC trong lễ vọng Giáng Sinh. Phần thánh ca trong buổi lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên, và Ca đoàn Ba Lan trong y phục truyền thống, đảm trách.
Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn lời ngôn sứ Isaia (9,1) trong bài đọc thứ I: ”Dân tộc bước đi trong tối tăm, đã nhìn thấy luồng sáng lớn”. Ngài nói:
1. ”Lời ngôn sứ này không bao giờ ngừng làm cho chúng ta cảm động, nhất là khi chúng ta nghe lời này trong Phụng vụ đêm giáng sinh. Đây không phải chỉ là một sự kiện cảm xúc, tình cảm; lời này làm chúng ta cảm động vì nói lên thực tại sâu xa: chúng ta là ai; chúng ta là dân tộc đang lữ hành, trong và ngoài chúng ta đang có tối tăm và ánh sáng. Và trong đêm này, trong khi tinh thần tối tăm đang vây bủa thế giới, có sự tái diễn biến cố luôn làm cho chúng ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên: dân tộc đang lữ hành nhìn thấy một luồng sáng lớn. Một ánh sáng làm cho chúng ta suy tư về mầu nhiệm này: mầu nhiệm bước đi và nhìn thấy.
Bước đi. Động từ này làm cho chúng ta nghĩ đến dòng lịch sử, nghĩ đến hành trình dài là lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Abraham, tổ phụ chúng ta trong đức tin, người mà một hôm Chúa đã gọi lên đường, ra khỏi xứ sở của ông để đi tới vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Từ đó, căn tính tín hữu của chúng ta là căn tính của người lữ hành hướng về đất hứa. Lịch sử này luôn được Chúa tháp tùng! Ngài luôn trung tín với giao ước và những lời Ngài hứa. ”Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Ngài không hề có tối tăm nào” (1 Ga 1,5). Trái lại, nơi dân Chúa, có những lúc ánh sáng và lúc tăm tối xen kẽ nhau, trung thành và bất trung, vâng phục và nổi loạn, những lúc dân Chúa như người lữ hành, nhưng cũng có lúc đó là dân lầm lạc.
ĐTC nhận xét rằng ”Cả trong lịch sử bản thân mỗi người cũng có những lúc rạng ngời và tối tăm xen kẽ nhau, ánh sáng và bóng tối. Nếu chúng ta yêu mến Chúa và anh em, chúng ta bước đi trong ánh sáng, nhưng nếu tâm hồn chúng ta khép kín, tìm kiếm tư lợi, thì lúc đó bóng tối phủ xuống trong và quanh chúng ta. Như thánh Gioan đã viết: ”Ai ghét anh em mình, thì ở trong tối tăm, bước đi trong tăm tối và không biết mình đi âu, vì bóng tối làm mắt hắn mù tối” (1 Ga 2,11).
2. ”Trong đêm giáng sinh này, lời loan báo của thánh Tông đồ như một luồng sáng chói: ”Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện, mang ơn cứu độ cho mọi người” (Tt 2,11). Ân sủng xuất hiện trong thế giới là Chúa Giêsu, sinh bởi Đức Nữ Trinh Maria, là người thật và Thiên Chúa thật. Chúa đến trong lịch sử chúng ta, chia sẻ hành trình của chúng ta. Người đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng đêm và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Người, ân sủng, lòng từ bi, sự dịu dàng của Chúa Cha xuất hiện: Chúa Giêsu là Tình Thương nhập thể. Người không phải chỉ là một tôn sư hiền triết, không phải là một lý tưởng mà chúng ta hướng tới và chúng ta biết mình xa xăm vô tận đối với Người, Người là ý nghĩa cuộc sống và lịch sử, Người đã 'cắm lều' giữa chúng ta. 3. Các mục tử là những người đầu tiên đã thấy căn ”lều” ấy, đã đón nhận tin Chúa Giêsu sinh ra. Họ là những người đầu tiên vì họ thuộc vào số những người rốt cùng, những người bị gạt ra ngoài lề. Họ là những người đầu tiên vì đã canh thức trong đêm, canh giữ đoàn vật. Cùng với họ, chúng ta hãy dừng lại trước Chúa Hài Đồng, dừng lại trong thinh lặng. Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, cùng với họ chúng ta hãy để cho lời chúc tụng lòng trung tín của Chúa trào dâng từ thẳm sâu con tim của chúng ta: Lạy Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, chúng con chúc tụng Chúa, Chúa đã hạ mình xuống vì chúng con. Chúa là Đấng vô biên, nhưng đã trở nên bé nhỏ; Chúa giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo túng: Chúa toàn năng, nhưng đã trở nên yếu ớt”.
”Trong đêm này, chúng ta chia sẻ niềm vui Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, yêu chúng ta đến độ đã ban Con của Ngài như người anh của chúng ta, như ánh sáng trong đêm đen của chúng ta. Chúa lập lại với chúng ta: ”Các con đừng sợ” (Lc 2,10). Và tôi cũng lập lại với anh chị em: Anh chị em đừng sợ! Cha chúng ta là Đấng kiên nhẫn, yêu thương chúng ta, Ngài ban cho chúng ta Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng ta trong hành trình hướng về đất hứa. Ngài là ánh sáng chiếu soi rạng ngời trong đêm tối. Ngài là an bình của chúng ta. Amen”
Cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện rửa tội trong Đền thờ Thánh Phêrô. Tại đây 10 em bé từ 6 đến 10 tuổi, đại diện cho 5 châu, đặt hoa trước tượng Chúa Hài Đồng. (SD 24-12-2013)
Top Stories
Pope's Christmas Urbi et Orbi message
+ Pope Francis
07:10 25/12/2013
Glory to God in the highest heaven,
and on earth peace among those whom he favours (Lk 2:14)
Dear brothers and sisters in Rome and throughout the world, Happy Christmas!
I take up the song of the angels who appeared to the shepherds in Bethlehem on the night when Jesus was born. It is a song which unites heaven and earth, giving praise and glory to heaven, and the promise of peace to earth and all its people.
I ask everyone to share in this song: it is a song for every man or woman who keeps watch through the night, who hopes for a better world, who cares for others while humbly seeking to do his or her duty.
Glory to God!
Above all else, this is what Christmas bids us to do: give glory to God, for he is good, he is faithful, he is merciful. Today I voice my hope that everyone will come to know the true face of God, the Father who has given us Jesus. My hope is that everyone will feel God’s closeness, live in his presence, love him and adore him.
May each of us give glory to God above all by our lives, by lives spent for love of him and of all our brothers and sisters.
Peace to mankind
True peace is not a balance of opposing forces. It is not a lovely “façade” which conceals conflicts and divisions. Peace calls for daily commitment, starting from God’s gift, from the grace which he has given us in Jesus Christ.
Looking at the Child in the manger, our thoughts turn to those children who are the most vulnerable victims of wars, but we think too of the elderly, to battered women, to the sick… Wars shatter and hurt so many lives!
Too many lives have been shattered in recent times by the conflict in Syria, fueling hatred and vengeance. Let us continue to ask the Lord to spare the beloved Syrian people further suffering, and to enable the parties in conflict to put an end to all violence and guarantee access to humanitarian aid. We have seen how powerful prayer is! And I am happy today too, that the followers of different religious confessions are joining us in our prayer for peace in Syria. Let us never lose the courage of prayer! The courage to say: Lord, grant your peace to Syria and to the whole world.
Grant peace to the Central African Republic, often forgotten and overlooked. Yet you, Lord, forget no one! And you also want to bring peace to that land, torn apart by a spiral of violence and poverty, where so many people are homeless, lacking water, food and the bare necessities of life. Foster social harmony in South Sudan, where current tensions have already caused numerous victims and are threatening peaceful coexistence in that young state.
Prince of Peace, in every place turn hearts aside from violence and inspire them to lay down arms and undertake the path of dialogue. Look upon Nigeria, rent by constant attacks which do not spare the innocent and defenseless. Bless the land where you chose to come into the world, and grant a favourable outcome to the peace talks between Israelis and Palestinians. Heal the wounds of the beloved country of Iraq, once more struck by frequent acts of violence.
Lord of life, protect all who are persecuted for your name. Grant hope and consolation to the displaced and refugees, especially in the Horn of Africa and in the eastern part of the Democratic Republic of the Congo. Grant that migrants in search of a dignified life may find acceptance and assistance. May tragedies like those we have witnessed this year, with so many deaths at Lampedusa, never occur again!
Child of Bethlehem, touch the hearts of all those engaged in human trafficking, that they may realize the gravity of this crime against humanity. Look upon the many children who are kidnapped, wounded and killed in armed conflicts, and all those who are robbed of their childhood and forced to become soldiers.
Lord of heaven and earth, look upon our planet, frequently exploited by human greed and rapacity. Help and protect all the victims of natural disasters, especially the beloved people of the Philippines, gravely affected by the recent typhoon.
Dear brothers and sisters, today, in this world, in this humanity, is born the Saviour, who is Christ the Lord. Let us pause before the Child of Bethlehem. Let us allow our hearts to be touched, let us allow ourselves to be warmed by the tenderness of God; we need his caress. God is full of love: to him be praise and glory forever! God is peace: let us ask him to help us to be peacemakers each day, in our life, in our families, in our cities and nations, in the whole world. Let us allow ourselves to be moved by God’s goodness.
and on earth peace among those whom he favours (Lk 2:14)
Dear brothers and sisters in Rome and throughout the world, Happy Christmas!
I take up the song of the angels who appeared to the shepherds in Bethlehem on the night when Jesus was born. It is a song which unites heaven and earth, giving praise and glory to heaven, and the promise of peace to earth and all its people.
I ask everyone to share in this song: it is a song for every man or woman who keeps watch through the night, who hopes for a better world, who cares for others while humbly seeking to do his or her duty.
Glory to God!
Above all else, this is what Christmas bids us to do: give glory to God, for he is good, he is faithful, he is merciful. Today I voice my hope that everyone will come to know the true face of God, the Father who has given us Jesus. My hope is that everyone will feel God’s closeness, live in his presence, love him and adore him.
May each of us give glory to God above all by our lives, by lives spent for love of him and of all our brothers and sisters.
Peace to mankind
True peace is not a balance of opposing forces. It is not a lovely “façade” which conceals conflicts and divisions. Peace calls for daily commitment, starting from God’s gift, from the grace which he has given us in Jesus Christ.
Looking at the Child in the manger, our thoughts turn to those children who are the most vulnerable victims of wars, but we think too of the elderly, to battered women, to the sick… Wars shatter and hurt so many lives!
Too many lives have been shattered in recent times by the conflict in Syria, fueling hatred and vengeance. Let us continue to ask the Lord to spare the beloved Syrian people further suffering, and to enable the parties in conflict to put an end to all violence and guarantee access to humanitarian aid. We have seen how powerful prayer is! And I am happy today too, that the followers of different religious confessions are joining us in our prayer for peace in Syria. Let us never lose the courage of prayer! The courage to say: Lord, grant your peace to Syria and to the whole world.
Grant peace to the Central African Republic, often forgotten and overlooked. Yet you, Lord, forget no one! And you also want to bring peace to that land, torn apart by a spiral of violence and poverty, where so many people are homeless, lacking water, food and the bare necessities of life. Foster social harmony in South Sudan, where current tensions have already caused numerous victims and are threatening peaceful coexistence in that young state.
Prince of Peace, in every place turn hearts aside from violence and inspire them to lay down arms and undertake the path of dialogue. Look upon Nigeria, rent by constant attacks which do not spare the innocent and defenseless. Bless the land where you chose to come into the world, and grant a favourable outcome to the peace talks between Israelis and Palestinians. Heal the wounds of the beloved country of Iraq, once more struck by frequent acts of violence.
Lord of life, protect all who are persecuted for your name. Grant hope and consolation to the displaced and refugees, especially in the Horn of Africa and in the eastern part of the Democratic Republic of the Congo. Grant that migrants in search of a dignified life may find acceptance and assistance. May tragedies like those we have witnessed this year, with so many deaths at Lampedusa, never occur again!
Child of Bethlehem, touch the hearts of all those engaged in human trafficking, that they may realize the gravity of this crime against humanity. Look upon the many children who are kidnapped, wounded and killed in armed conflicts, and all those who are robbed of their childhood and forced to become soldiers.
Lord of heaven and earth, look upon our planet, frequently exploited by human greed and rapacity. Help and protect all the victims of natural disasters, especially the beloved people of the Philippines, gravely affected by the recent typhoon.
Dear brothers and sisters, today, in this world, in this humanity, is born the Saviour, who is Christ the Lord. Let us pause before the Child of Bethlehem. Let us allow our hearts to be touched, let us allow ourselves to be warmed by the tenderness of God; we need his caress. God is full of love: to him be praise and glory forever! God is peace: let us ask him to help us to be peacemakers each day, in our life, in our families, in our cities and nations, in the whole world. Let us allow ourselves to be moved by God’s goodness.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video đêm thánh nhạc ''Mùa Sao Sáng'' tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam San Jose
Thái Phạm
22:35 25/12/2013
Đại lễ Giáng Sinh 2013 tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
13:01 25/12/2013
HUẾ - Sáng 25.12, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế Thánh lễ Đại triều mừng kính trọng thể Chúa giáng sinh. Cùng đồng tế có các linh mục thuộc Hạt Thành phố Huế, các linh mục Bề trên dòng Thánh Tâm và dòng Chúa Cứu thế Huế. Với sự tham dự đông đảo của các Hội dòng và cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo phận.
Hình ảnh
Đoàn rước Đức Tổng Giám mục chủ tế và các linh mục đồng tế long trọng tiến vào Nhà thờ giữa tiếng kèn trống mừng vị chủ chăn của Giáo phận.
Mở đầu thánh lễ Đức Tổng Giám mục mời gọi mọi tín hữu hãy sống Đức Tin trong chính gia đình của mình như xưa kia Chúa Giêsu xuống trần gian đã sống trong gia đình đạo đức thánh thiện Nagiarét. Lễ Chúa Giáng sinh năm nay khởi đầu cho năm Tân Phúc âm hóa Gia đình, mỗi một người chúng ta, nhất là tầng lớp thanh niên, gia đình trẻ hãy noi gương Chúa Giêsu sống khiêm hạ, hết lòng vâng phục Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Trong bài giảng lễ, ngài chia sẽ: Ngôi lời là con Thiên Chúa đã xuống thế làm người, Ngôi lời là sự sống, Ngôi lời là ánh sáng dẫn đường cho chúng ta vượt trùng dương về quê trời. Ngôi lời sinh ra trong thân phận một em bé trong một hoàn cảnh hết sức nghèo hèn trong chuồng bò, lấy rơm cỏ làm nôi. Giữa khung cảnh nghèo nàn thiếu thốn nhưng nét mặt Chúa Giêsu vẫn luôn tươi cười rạng rỡ, trong sự vui tươi hớn hỡ của Mẹ Maria và Thánh cả Giuse. Chúa Giêsu chỉ sống giữa trần gian này 33 năm, nhưng có đến 30 năm sống trong cương vị một người con trong gia đình, luôn vâng phục cha mẹ mình mọi đàng. Gia đình là thành trì vững chắc nhất bảo vệ trẻ thơ.
Ngài nêu lên những tệ nạn xâm phạm đến trẻ thơ trong xã hội ngày nay mà truyền hình và báo chí đều đồng loạt phê phán trong những ngày vừa qua: đó là việc trẻ thơ bị những bảo mẫu hành hạ dã man; biết bao thanh thiếu niên phạm pháp nghiêm trọng như cướp của giết người. Trẻ em không được bảo vệ triệt để như cha mẹ bảo vệ con cái trong gia đình.
Xưa kia, Hêrôđê tìm mọi cách để giết cho được Chúa Giêsu, nhưng Mẹ Maria và Thánh cả Giuse đã bất chấp tất cả để bảo vệ bằng được Chúa Giêsu.
Mỗi một người, mỗi một gia đình chúng ta hãy biết cầu nguyện để được trở nên thánh thiện như gia đình Nagiarét. Vì mỗi gia đình là một chứng nhân loan báo Tin mừng trong xã hội ngày nay, Giáo Hội mời gọi Tân Phúc hóa gia đình chính là tân phúc âm hóa chính bản thân mình.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục thay mặt cộng đoàn Dân Chúa nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục và cầu chúc cho Ngài được nhiều hồng ân của Chúa Hài đồng, các em ấu nhi đại diện cộng đoàn lên tặng hoa Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế. Một hoạt cảnh thật ngây thơ và sinh động do chính các em ấu nhi biểu diễn tạo một bầu khí vui tươi trong ngày lễ Chúa Giáng sinh.
Đêm Canh thức Giáng Sinh
Sau 2 tuần lễ mưa dầm và giá rét, đêm Giáng sinh năm nay trời ấm áp và tạnh ráo. Chỉ mới 7 giờ tối, hàng ngàn hàng vạn người không kể lương giáo chen chúc trên các nẻo đường tiến về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam và Nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp, nhất là nam thanh nữ tú. Đã từ lâu rồi, hầu như Noel không chỉ là Lễ dành riêng cho những người Kitô giáo mà đã là một ngày lễ chung cho tất cả mọi người. Dịp Noel là cơ hội để mọi thành phần tụ tập nhau vui chơi, hát ca mừng Con Thiên Chúa sinh ra, đêm nay là đêm Emmanuel Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Thiên Chúa đến với tất cả mọi người.
Hình ảnh
Mở đầu đêm Canh thức với những khúc diễn nguyện thuật những câu chuyện trong Cựu ước:
- Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ, Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, Ngài cho con người được cai quản vườn địa đàng, làm chủ muôn loài. Nhưng người nữ mà Thiên Chúa tạo dựng từ xương sườn của Adam đã nghe theo lời xúi giục của con rắn mà ăn trái cấm, lại còn dụ dỗ Adam cùng ăn. Hai người tức thì tĩnh ngộ ra mình đang trần truồng và trốn Thiên Chúa, phải lấy lá cây che mình để gặp Ngài. Thiên Chúa quở phạt hai người và hứa sẽ cho một người nữ sau này đạp đầu con rắn.
- Con người từ đó đã phạm biết bao lỗi lầm: Cain vì ganh ghét em mình là Aben luôn được Thiên Chúa mắt nhìn đến, do đó đã tìm cách giết em mình.
- Loài người sống trong tội lỗi, mỏi mòn trông đợi Đấng Cứu thế sinh ra như lời Thiên Chúa đã hứa để chuộc tội cho con người. Rồi một ngày kia, sứ thần truyền tin cho Trinh nữ Maria rằng: Trinh nữ sẽ thụ thai bởi Thánh thần và sẽ sinh một con trai, Người là con Đấng tối cao, là con Thiên Chúa.
- Đức Maria được đính hôn với Giuse, đến kỳ sinh hạ đúng lúc hai người về quê nhà khai sinh quán. Không tìm được chỗ trọ, Giuse đành đem bạn mình trú tạm trong hang lừa ngoài đồng. Nữa đêm sinh hạ Chúa Giêsu, Thiên Thần xuất hiện hát ca mừng Con Thiên Chúa ra đời, đồng thời kêu gọi các Mục đồng quanh đó đến thờ lạy Ngài.
Sau phần diễn nguyện, Cha Chủ sự cung kính rước tượng Chúa Hài Đồng lên Máng cỏ trên Cung Thánh, các Thiên Thần vây quanh múa hát.
Thánh lễ trọng thể mừng Thiên Chúa giáng sinh do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế. Cộng đoàn tham dự Thánh lễ không chỉ riêng giáo dân Phủ Cam mà còn rất đông khách vãng lai, kể cả người nước ngoài, nhưng trong bầu khí thiêng liêng của Đêm Thánh, Thánh lễ vẫn được diễn ra trang trọng và đầy sốt sắng.
Sau Thánh lễ, Cha Chủ tế nói lời cảm ơn HĐGX và các Ban Ngành đã nhiệt tâm chuẩn bị cho đêm Giáng sinh được long trọng và trật tự. Ngài cũng chúc mọi thành phần Dân Chúa một mùa Giáng sinh an lành hạnh phúc.
Sau cùng, Ngài mời các Cha đồng tế cùng ban Phép lành cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ hôm nay.
Hình ảnh
Đoàn rước Đức Tổng Giám mục chủ tế và các linh mục đồng tế long trọng tiến vào Nhà thờ giữa tiếng kèn trống mừng vị chủ chăn của Giáo phận.
Mở đầu thánh lễ Đức Tổng Giám mục mời gọi mọi tín hữu hãy sống Đức Tin trong chính gia đình của mình như xưa kia Chúa Giêsu xuống trần gian đã sống trong gia đình đạo đức thánh thiện Nagiarét. Lễ Chúa Giáng sinh năm nay khởi đầu cho năm Tân Phúc âm hóa Gia đình, mỗi một người chúng ta, nhất là tầng lớp thanh niên, gia đình trẻ hãy noi gương Chúa Giêsu sống khiêm hạ, hết lòng vâng phục Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Trong bài giảng lễ, ngài chia sẽ: Ngôi lời là con Thiên Chúa đã xuống thế làm người, Ngôi lời là sự sống, Ngôi lời là ánh sáng dẫn đường cho chúng ta vượt trùng dương về quê trời. Ngôi lời sinh ra trong thân phận một em bé trong một hoàn cảnh hết sức nghèo hèn trong chuồng bò, lấy rơm cỏ làm nôi. Giữa khung cảnh nghèo nàn thiếu thốn nhưng nét mặt Chúa Giêsu vẫn luôn tươi cười rạng rỡ, trong sự vui tươi hớn hỡ của Mẹ Maria và Thánh cả Giuse. Chúa Giêsu chỉ sống giữa trần gian này 33 năm, nhưng có đến 30 năm sống trong cương vị một người con trong gia đình, luôn vâng phục cha mẹ mình mọi đàng. Gia đình là thành trì vững chắc nhất bảo vệ trẻ thơ.
Ngài nêu lên những tệ nạn xâm phạm đến trẻ thơ trong xã hội ngày nay mà truyền hình và báo chí đều đồng loạt phê phán trong những ngày vừa qua: đó là việc trẻ thơ bị những bảo mẫu hành hạ dã man; biết bao thanh thiếu niên phạm pháp nghiêm trọng như cướp của giết người. Trẻ em không được bảo vệ triệt để như cha mẹ bảo vệ con cái trong gia đình.
Xưa kia, Hêrôđê tìm mọi cách để giết cho được Chúa Giêsu, nhưng Mẹ Maria và Thánh cả Giuse đã bất chấp tất cả để bảo vệ bằng được Chúa Giêsu.
Mỗi một người, mỗi một gia đình chúng ta hãy biết cầu nguyện để được trở nên thánh thiện như gia đình Nagiarét. Vì mỗi gia đình là một chứng nhân loan báo Tin mừng trong xã hội ngày nay, Giáo Hội mời gọi Tân Phúc hóa gia đình chính là tân phúc âm hóa chính bản thân mình.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục thay mặt cộng đoàn Dân Chúa nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục và cầu chúc cho Ngài được nhiều hồng ân của Chúa Hài đồng, các em ấu nhi đại diện cộng đoàn lên tặng hoa Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế. Một hoạt cảnh thật ngây thơ và sinh động do chính các em ấu nhi biểu diễn tạo một bầu khí vui tươi trong ngày lễ Chúa Giáng sinh.
Đêm Canh thức Giáng Sinh
Sau 2 tuần lễ mưa dầm và giá rét, đêm Giáng sinh năm nay trời ấm áp và tạnh ráo. Chỉ mới 7 giờ tối, hàng ngàn hàng vạn người không kể lương giáo chen chúc trên các nẻo đường tiến về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam và Nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp, nhất là nam thanh nữ tú. Đã từ lâu rồi, hầu như Noel không chỉ là Lễ dành riêng cho những người Kitô giáo mà đã là một ngày lễ chung cho tất cả mọi người. Dịp Noel là cơ hội để mọi thành phần tụ tập nhau vui chơi, hát ca mừng Con Thiên Chúa sinh ra, đêm nay là đêm Emmanuel Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Thiên Chúa đến với tất cả mọi người.
Hình ảnh
Mở đầu đêm Canh thức với những khúc diễn nguyện thuật những câu chuyện trong Cựu ước:
- Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ, Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, Ngài cho con người được cai quản vườn địa đàng, làm chủ muôn loài. Nhưng người nữ mà Thiên Chúa tạo dựng từ xương sườn của Adam đã nghe theo lời xúi giục của con rắn mà ăn trái cấm, lại còn dụ dỗ Adam cùng ăn. Hai người tức thì tĩnh ngộ ra mình đang trần truồng và trốn Thiên Chúa, phải lấy lá cây che mình để gặp Ngài. Thiên Chúa quở phạt hai người và hứa sẽ cho một người nữ sau này đạp đầu con rắn.
- Con người từ đó đã phạm biết bao lỗi lầm: Cain vì ganh ghét em mình là Aben luôn được Thiên Chúa mắt nhìn đến, do đó đã tìm cách giết em mình.
- Loài người sống trong tội lỗi, mỏi mòn trông đợi Đấng Cứu thế sinh ra như lời Thiên Chúa đã hứa để chuộc tội cho con người. Rồi một ngày kia, sứ thần truyền tin cho Trinh nữ Maria rằng: Trinh nữ sẽ thụ thai bởi Thánh thần và sẽ sinh một con trai, Người là con Đấng tối cao, là con Thiên Chúa.
- Đức Maria được đính hôn với Giuse, đến kỳ sinh hạ đúng lúc hai người về quê nhà khai sinh quán. Không tìm được chỗ trọ, Giuse đành đem bạn mình trú tạm trong hang lừa ngoài đồng. Nữa đêm sinh hạ Chúa Giêsu, Thiên Thần xuất hiện hát ca mừng Con Thiên Chúa ra đời, đồng thời kêu gọi các Mục đồng quanh đó đến thờ lạy Ngài.
Sau phần diễn nguyện, Cha Chủ sự cung kính rước tượng Chúa Hài Đồng lên Máng cỏ trên Cung Thánh, các Thiên Thần vây quanh múa hát.
Thánh lễ trọng thể mừng Thiên Chúa giáng sinh do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế. Cộng đoàn tham dự Thánh lễ không chỉ riêng giáo dân Phủ Cam mà còn rất đông khách vãng lai, kể cả người nước ngoài, nhưng trong bầu khí thiêng liêng của Đêm Thánh, Thánh lễ vẫn được diễn ra trang trọng và đầy sốt sắng.
Sau Thánh lễ, Cha Chủ tế nói lời cảm ơn HĐGX và các Ban Ngành đã nhiệt tâm chuẩn bị cho đêm Giáng sinh được long trọng và trật tự. Ngài cũng chúc mọi thành phần Dân Chúa một mùa Giáng sinh an lành hạnh phúc.
Sau cùng, Ngài mời các Cha đồng tế cùng ban Phép lành cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ hôm nay.
Đêm đại tiệc cho lương dân: Cảm nhận đêm Giáng Sinh 2013 tại Quảng Ngãi
Quảng Ngãi
13:01 25/12/2013
Thích hợp, vì cả thành phố Quảng Ngãi với 230.000 dân, cọng với trên 100.000 dân của hơn 10 xã thuộc huyện Tư Nghĩa, mà vỏn vẹn chỉ có một cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi với chỉ hơn 1.200 giáo dân. Số anh chị em lương dân còn lại đó không phải là “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm” hay sao ?.
Thích hợp vì trong đêm Giáng Sinh, Đêm Thánh vô cùng, khuôn viên trước nhà thờ Quảng Ngãi rộng hơn 5.000 m2 mà không còn một chỗ trống. Hàng ngàn người đổ về đây để “dự lễ Giáng Sinh” của người Công Giáo, để (như bài chia sẻ của cha chủ tế trong thánh lễ Đêm) “quý bạn đã đến đây để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi, để tham quan ngôi từ đường của đại gia đình kitô hữu Quảng Ngãi, để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, để nghe những bài thánh ca Noel, để lòng lắng đọng trước một đôi gợi ý của Kinh Thánh về huyền nhiệm đức tin Kitô,…”. Vâng, đúng như lời ngôn sứ : anh chị em lương dân đêm nay “đã thấy một ánh sáng huy hoàng, đám người người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…”.
Trong thái độ trọng thị và đầy tính nhân văn, văn hóa, anh chị em lương dân nghiêm trang đứng bao quanh cộng đoàn tín hữu, cùng hòa chung cõi lòng với nhau suốt chương trình diễn nguyện khoảng 90 phút và thánh lễ tiếp theo cũng với chừng đó thời gian.
Quả thật, đêm nay, có lẽ là cơ hội duy nhất trong năm, người Ki-tô hữu có dịp để gặp gỡ, giới thiệu Chúa Ki-tô và tiếp đón anh chị em lương dân trong ngôi nhà từ đường của mình một cách long trọng và khí thế nhất, như lời chia sẻ của linh mục chủ tế :
Xét về mặt bên ngoài, hình thức, có thể cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi đã thành công trong công tác “tiếp thị Tin Mừng”, ít ra là trong dịp đại lễ Giáng Sinh nầy. Và nếu áp dụng cái định hướng “phúc âm hóa” cho tới nơi tới chốn, thì có lẽ, không đợi đến lễ Giáng Sinh, mỗi năm một lần, mà mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, cộng đoàn Kitô hữu chúng ta đều phải tổ chức liền lạc những “bữa đại tiệc như thế”, với những cung cách khác nhau, để biết bao nhiêu anh chị em lương dân “được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…”.
Và điều nầy lại phải bắt đầu từ nơi ý thức và đức tin của mỗi người, của mỗi gia đình, như lời chia sẻ kết thúc của bài giảng Lễ Đêm :
“Riêng tôi, tôi ước mong anh chị em phải biến cuộc đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình thành Tin Mừng Giáng Sinh, thành một Quà Tặng Sự sống, quà tặng của sự trung thành và hy sinh trong mái ấm gia đình, quà tặng của yêu thương và phục vụ ở giữa cộng đoàn, quà tặng của bác ái vị tha với mọi người chung quanh, quà tặng của bao dung tha thứ dành cho những người ghét ghen đố kỵ và xúc phạm đến mình. Chắc chắn, khi có được những quà tặng như thế, chúng ta sẽ nhận được “chiếc hộp vàng đựng nụ hôn chúc phúc của Chúa Hài Nhi Giêsu”.
Ước mong sao, cứ mỗi lần Giáng Sinh về, là mỗi lần các cộng đoàn Kitô hữu biến nhà thờ của mình, giáo xứ của mình, gia đình của mình thành một cuộc tổ chức “đại tiệc để thết đãi anh chị em lương dân”.
Đêm hội Giáng Sinh ở giáo xứ Mẫu Lâm
Mẫu Lâm
13:07 25/12/2013
Đêm nay, hàng tỉ người trên khắp thế giới đã cùng hân hoan mừng Con Chúa giáng sinh. Tại giáo xứ Mẫu Lâm, không khí từng của Mùa Giáng Sinh đã được thắp sáng lên trong suốt cả tuần. Và hôm nay, đỉnh điểm của đêm lễ hội, không khí càng từng bừng hơn khi các công trình chuẩn bị cho đêm Giáng Sinh đã hoàn thành và được thắp sáng lên để tạo nên một đêm lunh linh huyền ảo với muôn ánh sáng sắc màu.
Hình ảnh
Điểm nhấn trong đêm nay là hang đá Bê lem nơi mà xưa kia Chúa Hài Đồng đã được Mẹ Maria hạ sinh. Hang đá này được bà con giáo xứ trang hoàng rất công phu và rất tỉ mỉ và cũng rất đẹp, có thể mọi người trong giáo xứ mong muốn dâng lên Chúa Hài Đông một món quà ý nghĩa trong đêm giáng Sinh.
Một điểm nhấn khác nữa là quần thể kim tự tháp và 3 vị vua Phương đông sau khi tìm thấy ngôi sao lạ đã không quản ngại đường xá xa xôi tim đến thờ lạy Chúa Hài Đồng. Đêm nay, mọi người trên khắp thế giới cũng đã gác lại mọi công việc, mọi lo toan trong cuộc sống để tìm đến hang đá nơi Chúa đã giáng sinh để mong muốn tìm được một đêm bình an thực thụ.
Một công trình khác cũng thu hút nhiều sự tò mò của mọi người. Đó là hình ảnh Ông già Noel với con tuần lộc và chiếc xe tuyết của ông. Đó như là một hình ảnh đẹp và không thể thiếu trong đêm giáng sinh.
Bên cạnh sự trang trí cho hang đá và ông già noel thì các bạn trẻ của giáo xứ cũng đã tổ chức một đêm diễn nguyện với chủ đề “Ánh sáng Be lem”, để ca mừng Chúa Hài Đồng. Có nhiều tiết mục rất ý nghĩa diễn tả lại cảnh Chúa Hài Đồng được giáng sinh trong hang đá nghèo hèn. Bên cạnh đó cũng có nhiều tiết mục rất sôi động thề hiện không khí tưng bừng của Đêm Giáng Sinh.
Từ 19h30’, hàng ngàn người không kể lương giáo đã tập trung về nhà thờ giáo xứ để tham dự đêm canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh.
Họ đến đây với tâm trạng vui mừng hân hoan. Vì đây là đêm an bình đêm hi vọng cho mọi người, đêm mà Con Thiên Chúa từ trời cao đã hạ sinh trong máng cỏ nghèo hèn để làm bạn với con người.
Hình ảnh
Điểm nhấn trong đêm nay là hang đá Bê lem nơi mà xưa kia Chúa Hài Đồng đã được Mẹ Maria hạ sinh. Hang đá này được bà con giáo xứ trang hoàng rất công phu và rất tỉ mỉ và cũng rất đẹp, có thể mọi người trong giáo xứ mong muốn dâng lên Chúa Hài Đông một món quà ý nghĩa trong đêm giáng Sinh.
Một điểm nhấn khác nữa là quần thể kim tự tháp và 3 vị vua Phương đông sau khi tìm thấy ngôi sao lạ đã không quản ngại đường xá xa xôi tim đến thờ lạy Chúa Hài Đồng. Đêm nay, mọi người trên khắp thế giới cũng đã gác lại mọi công việc, mọi lo toan trong cuộc sống để tìm đến hang đá nơi Chúa đã giáng sinh để mong muốn tìm được một đêm bình an thực thụ.
Một công trình khác cũng thu hút nhiều sự tò mò của mọi người. Đó là hình ảnh Ông già Noel với con tuần lộc và chiếc xe tuyết của ông. Đó như là một hình ảnh đẹp và không thể thiếu trong đêm giáng sinh.
Bên cạnh sự trang trí cho hang đá và ông già noel thì các bạn trẻ của giáo xứ cũng đã tổ chức một đêm diễn nguyện với chủ đề “Ánh sáng Be lem”, để ca mừng Chúa Hài Đồng. Có nhiều tiết mục rất ý nghĩa diễn tả lại cảnh Chúa Hài Đồng được giáng sinh trong hang đá nghèo hèn. Bên cạnh đó cũng có nhiều tiết mục rất sôi động thề hiện không khí tưng bừng của Đêm Giáng Sinh.
Từ 19h30’, hàng ngàn người không kể lương giáo đã tập trung về nhà thờ giáo xứ để tham dự đêm canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh.
Họ đến đây với tâm trạng vui mừng hân hoan. Vì đây là đêm an bình đêm hi vọng cho mọi người, đêm mà Con Thiên Chúa từ trời cao đã hạ sinh trong máng cỏ nghèo hèn để làm bạn với con người.
CĐCGVN TGP Sydney mừng Đại Lễ Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
13:11 25/12/2013
Tối thứ Ba 24/12/2013 khoảng 7000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown – Sydney tham dự Đại Lễ Vọng Giáng Sinh do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức.
Hình ảnh
7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carols do 3 Liên Đoàn Trẻ hợp tác: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình trình diễn với Ban Nhạc Trẻ trong Cộng Đồng.
Khai mạc giờ văn nghệ Thánh Ca, Mc Hồng Phúc và Tuấn Anh giới thiệu ban Tây Nhạc Cecilia hòa tấu nhạc phẩm “ We Wish You Are Merry Christmas” rất đặc sắc tạo bầu khí sôi động và qua những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tốp Ca và những Vũ điệu Thiên Thần với các nhạc phẩm bất hủ Bài Thánh Ca Buồn, The First Noel, Đêm Thánh Vô Cùng, Jingle Bells, Tiếng Hát Thiên Thần, Chúa Hài Đồng v..v..
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm và cùng với Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa thuộc Giáo Đoàn Georges Hall đồng hát những bài Thánh Ca để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Ban Tây Nhạc Cecillia, Các Thiên Thần, Mục Đồng, Thánh Giuse, Đức Mẹ và quý Cha. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương hang đá Cha ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và cùng với quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Viết Huy, Cha Trần Đức Thái và Đoan cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn kể về một mẫu truyện vui Giáng Sinh “Con Tư, Thằng Tám” và Cha cũng nhắc về sự khiêm cung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặc biệt về tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh của Ngài rất là đơn sơ giống như phong cách của Ngài. Thiệp in hình hang đá trắng đen, phía trái thiệp in dấu hiệu Giáo Hoàng và ghi hang chữ La Tinh từ Phúc Âm của Thánh Gioan “Ngôi Lời là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đến thế gian để chiếu soi mọi người” (Ga.1:9) bên dưới là chữ ký Phanxicô và hang cuối cùng ghi hang chữ nhỏ Giáng Sinh 2013. Mừng kính Thánh lễ Giáng Sinh hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta được tỏa hơi ấm của tình Chúa tình người cho nhau, và chúng ta hãy cầu nguyện để sự khiêm cung sống trong lòng của chúng ta..
Trước khi kết thúc Thánh lễ. anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người. Anh ngỏ lời cám ơn quý ân nhân, qúy anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành đã đóng góp giúp cho buổi Lễ hôm nay tổ chức được mọi sự tốt đẹp. Anh cũng cám ơn Ban Tây Nhạc Cecilia, Ca đoàn Thánh Simon Phan Đắc Hòa Giáo Đoàn Georges Hall và đặc biệt cám ơn 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã phối hợp trình diễn văn nghệ Thánh Ca giúp cho buổi Lễ thêm long trọng.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng thưởng lãm màn bắn Pháo Bông để mừng Chúa Giáng Sinh rất ngọan mục và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney chân thành cám ơn Nha Sĩ Mai Phước Thành đã bảo trợ phần Pháo Bông chúc mừng Giáng Sinh 2013
Hình ảnh
7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carols do 3 Liên Đoàn Trẻ hợp tác: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình trình diễn với Ban Nhạc Trẻ trong Cộng Đồng.
Khai mạc giờ văn nghệ Thánh Ca, Mc Hồng Phúc và Tuấn Anh giới thiệu ban Tây Nhạc Cecilia hòa tấu nhạc phẩm “ We Wish You Are Merry Christmas” rất đặc sắc tạo bầu khí sôi động và qua những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tốp Ca và những Vũ điệu Thiên Thần với các nhạc phẩm bất hủ Bài Thánh Ca Buồn, The First Noel, Đêm Thánh Vô Cùng, Jingle Bells, Tiếng Hát Thiên Thần, Chúa Hài Đồng v..v..
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm và cùng với Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa thuộc Giáo Đoàn Georges Hall đồng hát những bài Thánh Ca để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Ban Tây Nhạc Cecillia, Các Thiên Thần, Mục Đồng, Thánh Giuse, Đức Mẹ và quý Cha. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương hang đá Cha ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và cùng với quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Viết Huy, Cha Trần Đức Thái và Đoan cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn kể về một mẫu truyện vui Giáng Sinh “Con Tư, Thằng Tám” và Cha cũng nhắc về sự khiêm cung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặc biệt về tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh của Ngài rất là đơn sơ giống như phong cách của Ngài. Thiệp in hình hang đá trắng đen, phía trái thiệp in dấu hiệu Giáo Hoàng và ghi hang chữ La Tinh từ Phúc Âm của Thánh Gioan “Ngôi Lời là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đến thế gian để chiếu soi mọi người” (Ga.1:9) bên dưới là chữ ký Phanxicô và hang cuối cùng ghi hang chữ nhỏ Giáng Sinh 2013. Mừng kính Thánh lễ Giáng Sinh hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta được tỏa hơi ấm của tình Chúa tình người cho nhau, và chúng ta hãy cầu nguyện để sự khiêm cung sống trong lòng của chúng ta..
Trước khi kết thúc Thánh lễ. anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người. Anh ngỏ lời cám ơn quý ân nhân, qúy anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành đã đóng góp giúp cho buổi Lễ hôm nay tổ chức được mọi sự tốt đẹp. Anh cũng cám ơn Ban Tây Nhạc Cecilia, Ca đoàn Thánh Simon Phan Đắc Hòa Giáo Đoàn Georges Hall và đặc biệt cám ơn 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã phối hợp trình diễn văn nghệ Thánh Ca giúp cho buổi Lễ thêm long trọng.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng thưởng lãm màn bắn Pháo Bông để mừng Chúa Giáng Sinh rất ngọan mục và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney chân thành cám ơn Nha Sĩ Mai Phước Thành đã bảo trợ phần Pháo Bông chúc mừng Giáng Sinh 2013
Lễ Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
13:29 25/12/2013
HỐ NAI - Là chủ đề của đêm canh thức và cầu nguyện Mừng Chúa Giáng Sinh mà cộng đoàn Dân Chúa Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc sốt sắng tham dự chuẩn bị tâm hồn Mừng Đại Lễ Giáng Sinh 2013.
Hình ảnh
Tiết trời đêm nay trở nên se lạnh, không khí Giáng sinh nơi vùng đất Hố Nai càng lúc càng rộn ràng. Từ nội ô thành phố Biên Hòa ra đến khắp mọi nẻo đường nhất là nơi các xứ đạo, không khí Giáng sinh tràn ngập lung linh ánh đèn, hòa với tiếng chuông giáo đường ngân vang, tiếng nhạc Giáng sinh hân hoan vui mừng.
Khai mạc đêm canh thức và cầu nguyện, cha xứ Bắc Hải Đaminh Bùi Văn Án chia sẻ với cộng đoàn: “trong suốt năm đức tin qua, chúng ta có rất nhiều cơ hội tìm hiểu sâu rộng hơn nền tảng đức tin Kito giáo, qua việc “gặp gỡ một sự kiện, gặp gỡ một con Người, đó chính là Chúa Giesu Kito, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng dứt khoát để sống đức tin” (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, số 1). Quả vậy, nhờ gặp gỡ Đức Giesu Kito, chúng ta có thể tái khám phá đức tin với tất cả sự toàn vẹn và vẻ rạng ngời của tình yêu Thiên Chúa. Mặt khác, đức tin là ơn Chúa ban, chúng ta hãy biết tận hưởng, vun trồng và làm cho đức tin ấy thực sự sống động hầu đem lại niềm vui, hạnh phúc, bình an và tình yêu cho thế giới.
Trong thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi cho toàn Dân Chúa vào tháng 10 vừa qua đã nhấn mạnh: “tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kito giáo”. Cách cụ thể, Hội Đồng Giám Mục đã mời gọi các tín hữu trong năm 2014 hãy cùng nhau Phúc Âm hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Nền tảng gia đình ngày nay đang phải đối diện với những thách đố đến từ những quan niệm và suy tư đổi mới của con người thời đại. Một trong những điều làm cho đời sống gia đình gặp nhiều thách đố là lối sống chủ nghĩa cá nhân và ham mê hưởng thụ.
Sự sống là hồng ân quý giá nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Từng người và từng gia đình hãy luôn biết quý trọng hồng ân này.
Và ngài mời mọi người hãy sốt sắng tham dự giờ canh thức, xin Chúa cho lòng chúng ta luôn rộng mở để đón Chúa đến trong đêm nay và trong từng phút giây của cuộc đời”.
Tham gia trình diễn gồm có các ca đoàn trong giáo xứ như: Giới trẻ, Hồng ân, Hiền mẫu, Gia trưởng, Ca đoàn xứ, Ca đoàn tổng hợp và Thiếu nhi.
Sau mỗi bài thánh ca, là giây phút thinh lặng nghe bài suy niệm ngắn giúp cộng đoàn cảm nghiệm niềm vui Chúa Giáng sinh.
Trong phần “Bảo Vệ Sự Sống” cộng đoàn được xem đoạn phim “phá thai”, và nghe một em thiếu nhi hát bài “Xin Mẹ Đừng Bỏ Con”. Tiếng hát trong trẻo thánh thót của em làm rung động lòng người với những ca từ: “Con có ngờ đâu khi chưa khóc chào đời, Mẹ của con đã bắt con phải im! Con có tội chi khi chưa khóc chào đời, Mẹ của con đã bắt con lìa đời? Mẹ ơi xin đừng giết con, vì con vốn là kết tinh mối tình mẹ cha. Dù con chưa từng nói năng nhưng con mang hình dáng mẹ. Là một con người có quyền được yêu và quyền được sống và quyền được khóc một tiếng khóc chào đời. Con là mầm sống còn trong trứng nước. Khi tròn ngày tháng con sẽ ra đời. Mẹ sẽ nhìn con giọt máu ngày kia, nay là hình dáng của mẹ hiền. cho con được cất tiếng khóc chào đời, cho con được thấy ánh sáng mặt trời, cho con nhìn ngắm tí tách mưa rơi, cho con được uống đôi dòng sữa mẹ, cho con được nếm ân tình của mẹ, xin một lần nghe tiếng mẹ ru hời à ơi…Mẹ ơi sao nỡ bỏ con? Mẹ ơi, con muốn làm người! Mẹ ơi, xin hãy để con làm người. Mẹ ơi, con muốn làm người!”.
Khép lại đêm diễn, cha xứ mời gọi cộng đoàn với tâm tình cảm tạ và tôn thờ, chúng ta cùng hoan ca mừng đón Chúa Hài Đồng đang đến với chúng ta trong thánh lễ Giáng Sinh đêm nay. Sau đó là kiệu rước Chúa Hài Đồng và thánh lễ.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ một lần nữa dâng lời cảm ơn và chúc mừng giáng sinh đến quý cha, quý bề trên hội dòng, quý tu sĩ, quý ban hành giáo, quý ân nhân, quý cụ ông bà anh chị em, các gia đình, quý chính quyền các cấp, tất cả mọi người mọi gia đình gốc giáo xứ Bắc Hải hiện sinh sống và học tập khắp nơi trong ngoài nước, hưởng một mùa giáng sinh an lành, thánh thiện, và năm mới 2014 sức khỏe, tràn đầy phúc lộc của Chúa, gia đình được an khang, thịnh vượng, hạnh phúc.
Sau khi nhận phép lành, cộng đoàn cùng quý cha hướng về hang đá Bêlem hát vang bài thánh ca “Hang Bêlem” như một tâm tình hướng về máng cỏ, nơi đó có Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ và Thánh Giuse, để xin ba Đấng chúc lành cho năm “Phúc - Âm - hóa đời sống gia đình”.
Hình ảnh
Tiết trời đêm nay trở nên se lạnh, không khí Giáng sinh nơi vùng đất Hố Nai càng lúc càng rộn ràng. Từ nội ô thành phố Biên Hòa ra đến khắp mọi nẻo đường nhất là nơi các xứ đạo, không khí Giáng sinh tràn ngập lung linh ánh đèn, hòa với tiếng chuông giáo đường ngân vang, tiếng nhạc Giáng sinh hân hoan vui mừng.
Khai mạc đêm canh thức và cầu nguyện, cha xứ Bắc Hải Đaminh Bùi Văn Án chia sẻ với cộng đoàn: “trong suốt năm đức tin qua, chúng ta có rất nhiều cơ hội tìm hiểu sâu rộng hơn nền tảng đức tin Kito giáo, qua việc “gặp gỡ một sự kiện, gặp gỡ một con Người, đó chính là Chúa Giesu Kito, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng dứt khoát để sống đức tin” (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, số 1). Quả vậy, nhờ gặp gỡ Đức Giesu Kito, chúng ta có thể tái khám phá đức tin với tất cả sự toàn vẹn và vẻ rạng ngời của tình yêu Thiên Chúa. Mặt khác, đức tin là ơn Chúa ban, chúng ta hãy biết tận hưởng, vun trồng và làm cho đức tin ấy thực sự sống động hầu đem lại niềm vui, hạnh phúc, bình an và tình yêu cho thế giới.
Trong thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi cho toàn Dân Chúa vào tháng 10 vừa qua đã nhấn mạnh: “tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kito giáo”. Cách cụ thể, Hội Đồng Giám Mục đã mời gọi các tín hữu trong năm 2014 hãy cùng nhau Phúc Âm hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Nền tảng gia đình ngày nay đang phải đối diện với những thách đố đến từ những quan niệm và suy tư đổi mới của con người thời đại. Một trong những điều làm cho đời sống gia đình gặp nhiều thách đố là lối sống chủ nghĩa cá nhân và ham mê hưởng thụ.
Sự sống là hồng ân quý giá nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Từng người và từng gia đình hãy luôn biết quý trọng hồng ân này.
Và ngài mời mọi người hãy sốt sắng tham dự giờ canh thức, xin Chúa cho lòng chúng ta luôn rộng mở để đón Chúa đến trong đêm nay và trong từng phút giây của cuộc đời”.
Tham gia trình diễn gồm có các ca đoàn trong giáo xứ như: Giới trẻ, Hồng ân, Hiền mẫu, Gia trưởng, Ca đoàn xứ, Ca đoàn tổng hợp và Thiếu nhi.
Sau mỗi bài thánh ca, là giây phút thinh lặng nghe bài suy niệm ngắn giúp cộng đoàn cảm nghiệm niềm vui Chúa Giáng sinh.
Trong phần “Bảo Vệ Sự Sống” cộng đoàn được xem đoạn phim “phá thai”, và nghe một em thiếu nhi hát bài “Xin Mẹ Đừng Bỏ Con”. Tiếng hát trong trẻo thánh thót của em làm rung động lòng người với những ca từ: “Con có ngờ đâu khi chưa khóc chào đời, Mẹ của con đã bắt con phải im! Con có tội chi khi chưa khóc chào đời, Mẹ của con đã bắt con lìa đời? Mẹ ơi xin đừng giết con, vì con vốn là kết tinh mối tình mẹ cha. Dù con chưa từng nói năng nhưng con mang hình dáng mẹ. Là một con người có quyền được yêu và quyền được sống và quyền được khóc một tiếng khóc chào đời. Con là mầm sống còn trong trứng nước. Khi tròn ngày tháng con sẽ ra đời. Mẹ sẽ nhìn con giọt máu ngày kia, nay là hình dáng của mẹ hiền. cho con được cất tiếng khóc chào đời, cho con được thấy ánh sáng mặt trời, cho con nhìn ngắm tí tách mưa rơi, cho con được uống đôi dòng sữa mẹ, cho con được nếm ân tình của mẹ, xin một lần nghe tiếng mẹ ru hời à ơi…Mẹ ơi sao nỡ bỏ con? Mẹ ơi, con muốn làm người! Mẹ ơi, xin hãy để con làm người. Mẹ ơi, con muốn làm người!”.
Khép lại đêm diễn, cha xứ mời gọi cộng đoàn với tâm tình cảm tạ và tôn thờ, chúng ta cùng hoan ca mừng đón Chúa Hài Đồng đang đến với chúng ta trong thánh lễ Giáng Sinh đêm nay. Sau đó là kiệu rước Chúa Hài Đồng và thánh lễ.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ một lần nữa dâng lời cảm ơn và chúc mừng giáng sinh đến quý cha, quý bề trên hội dòng, quý tu sĩ, quý ban hành giáo, quý ân nhân, quý cụ ông bà anh chị em, các gia đình, quý chính quyền các cấp, tất cả mọi người mọi gia đình gốc giáo xứ Bắc Hải hiện sinh sống và học tập khắp nơi trong ngoài nước, hưởng một mùa giáng sinh an lành, thánh thiện, và năm mới 2014 sức khỏe, tràn đầy phúc lộc của Chúa, gia đình được an khang, thịnh vượng, hạnh phúc.
Sau khi nhận phép lành, cộng đoàn cùng quý cha hướng về hang đá Bêlem hát vang bài thánh ca “Hang Bêlem” như một tâm tình hướng về máng cỏ, nơi đó có Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ và Thánh Giuse, để xin ba Đấng chúc lành cho năm “Phúc - Âm - hóa đời sống gia đình”.
Hai giáo xứ Tân Lộc và Cửa Lò đón mừng Chúa Giáng Sinh
J.B AT. Hoàng cảnh Hồng
13:44 25/12/2013
Sau những ngày dọn mình tĩnh tâm “làm phúc” để mọi người dọn mình đón Chúa Giáng Sinh, lần đầu tiên được cha Giuse Phan Sỹ Phương phụ trách giáo xứ Cửa Lò và quản nhiệm giáo xứ Tân Lộc. Mọi người đã nhận được nhiều hồng ân của tuần tĩnh tâm.
Hình ảnh Cửa Lò
Hình ảnh Tân Lộc
Hình ảnh Đức Xuân
Nhà thờ các giáo họ của hai giáo xứ lúc nào cũng đông nghịt người sớm tối đến cầu kinh dâng lễ, nhất là đến để nghe và được cha giải quyết mọi thắc mắc trao đổi của giáo dân, làm cho ai ai cũng thỏa mãn, sau khi được cha phân tích làm khai sáng mọi vấn đề: Từ tín giáo lý, luân lý, nhất là những thắc mắc trong đời sống đạo, qua những khía cạnh lỗi bác ái yêu thương trong cộng đồng dân Chúa nơi một số gia đình. Trong thời gian làm phúc ngài đã tranh thủ đi thăm hỏi động viên ân cần đến từng nhà dân, với con số hai giáo xứ khoảng gần 800 hộ dân, hơn 6.600 nhân khẩu, tuy những ngày này thời tiết lạnh giá cộng thêm mưa dầm rả rích, song không làm cho lùi bước trước tình yêu thương bác ái của ngài với bà con giáo dân. Đi vào mới thấy hết được từng hoàn cảnh, và cũng nhờ đó mà nhiều người được giải quyết những xích mích chia rẽ với nhau bấy lâu nay. Khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, ngài đã chia sẻ một chút vật chất tuy nhỏ mọn song ấm áp tình cha con, nói lên tình yêu quan tâm của vị đại diện thay mặt Chúa và Giáo Hội tại địa phương.
Trong đợt này ngài cũng đã ra thăm gần 40 hộ dân thuộc giáo họ Đức Xuân sinh sống như “dân tộc” tại chân núi gươm bên cạnh bãi “sác” có tên là “Ruồng”. Một sự lạ lùng sau mấy chục năm sinh sống nằm trên một không gian hành chánh của thị xã Cửa Lò, nhưng những hộ dân ở đây không có lấy một con đường để đi lại, những lối mòn nhỏ ngoằn nghéo đẫn đến nhà nọ nhà kia lầy lỗi sau mỗi cơn mưa, cực nhất là mỗi lần giáo dân ở đây đi đọc kinh dâng lễ tại nhà thờ họ cách đó khoảng gần 2 km, các bà già trẻ con nếu không cẩn thận sẻ bị những cục đá lô nhô, những hố sâu trên những đường mòn quanh co làm cho vấp ngã. Sau khi ra thăm bà con giáo dân tại đây, ngài đã cảm động với những hoàn cảnh hết sức khó khăn về nhiều mặt, ngài đã hứa sẻ kêu gọi giáo dân chung tay trước hết sẻ xây dựng một con đường để dân đi lại và nếu có thể, ngài sẻ cùng bà con dựng tạm một “lều” để bà con sớm hôm kinh nguyện.
Sau khi kêu gọi và quyết định làm thì vướng phải chính quyền thị xã Cửa Lò và phường Nghi Tân, các bên đã ngồi lại thương thảo với nhau ngài bảo với chính quyền “các ông cứ ra đó mà xem”, sau khi xem xét thấy được tình hình cụ thể các cấp chính quyền đã hứa với ngài và bà con sẻ thi công và làm cho bà con nơi đây một con đường để đi lại “xin cụ để chúng tôi làm” trước tết sẻ xong, còn nhà nguyện tạm "để chúng tôi xin tỉnh đã'. Ước chi chính quyền có được sự quan tâm sâu sắc đến người dân, nhất là những thành phần nghèo khổ trong xã hội, để rồi cùng chung tay giải quyết những khó khăn hiện nay trong một tinh thần bác ái thực sự, và sẻ có nhiều món quà Giáng Sinh đến với mọi người như bà con giáo dân tại núi gươm giáo họ Đức Xuân.
Không khí mầng Chúa Giáng Sinh rộn ràng vui tươi nở rộ trên từng khuôn mặt, từng gia đình, nơi thôn xóm, đâu dâu cũng hân hoan phấn khởi đón chào ngày kỷ niệm Chúa Hài Đồng Giáng Sinh. Trước thánh lễ giáo xứ Cửa Lò đã có nhiều tiết mục trong đêm diễn nguyễn, đây là lần đầu tiên tại giáo họ Mai Lĩnh xứ Cửa Lò tổ chức canh thức sau khi thành lập giáo xứ, ngoài đón mừng Chúa Giáng Sinh, còn là niềm vui hân hoan rạo rực trong lòng mỗi người còn lắng đọng sau những ngày khánh thành thánh đường và đón nhận thành lập giáo xứ mới.
Trở về với giáo xứ Tân Lộc trời càng về khuya cái se lạnh của đêm đông thật tuyệt vời, với một tiết trời như những ngày qua nhất là trong đêm nay thật đúng với câu hát “đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...”. Tuy giáo xứ Tân Lộc không canh thức, song với quang cảnh trang trí nơi thôn xóm, các ngã đường, trong khu vực khuôn viên thánh đường rộng thoáng với một hang đá đơn sơ, những ánh đèn ngôi sao to nhỏ, xen lẫn với bao nhiêu đèn màu nhấp nháy, làm cho đêm Giáng Sinh trở nên huyền ảo linh thiêng, quyện với tiết trời đông giá lạnh, xiết chặt. thoa nhẹ lên từng con người, từng khuôn mặt hân hoan như đưa lòng người lại dần đến với Hài Nhi Giêsu, để rồi ngã vào lòng hang đá mà cất lên lời ca ngợi: "Vinh danh Thiên Chúa Ttrên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm" hoặc nép mình bên hang đá mà thì thầm “đêm đông lãnh lẽo Chúa Sinh ra đời…”.
Hình ảnh Cửa Lò
Hình ảnh Tân Lộc
Hình ảnh Đức Xuân
Nhà thờ các giáo họ của hai giáo xứ lúc nào cũng đông nghịt người sớm tối đến cầu kinh dâng lễ, nhất là đến để nghe và được cha giải quyết mọi thắc mắc trao đổi của giáo dân, làm cho ai ai cũng thỏa mãn, sau khi được cha phân tích làm khai sáng mọi vấn đề: Từ tín giáo lý, luân lý, nhất là những thắc mắc trong đời sống đạo, qua những khía cạnh lỗi bác ái yêu thương trong cộng đồng dân Chúa nơi một số gia đình. Trong thời gian làm phúc ngài đã tranh thủ đi thăm hỏi động viên ân cần đến từng nhà dân, với con số hai giáo xứ khoảng gần 800 hộ dân, hơn 6.600 nhân khẩu, tuy những ngày này thời tiết lạnh giá cộng thêm mưa dầm rả rích, song không làm cho lùi bước trước tình yêu thương bác ái của ngài với bà con giáo dân. Đi vào mới thấy hết được từng hoàn cảnh, và cũng nhờ đó mà nhiều người được giải quyết những xích mích chia rẽ với nhau bấy lâu nay. Khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, ngài đã chia sẻ một chút vật chất tuy nhỏ mọn song ấm áp tình cha con, nói lên tình yêu quan tâm của vị đại diện thay mặt Chúa và Giáo Hội tại địa phương.
Trong đợt này ngài cũng đã ra thăm gần 40 hộ dân thuộc giáo họ Đức Xuân sinh sống như “dân tộc” tại chân núi gươm bên cạnh bãi “sác” có tên là “Ruồng”. Một sự lạ lùng sau mấy chục năm sinh sống nằm trên một không gian hành chánh của thị xã Cửa Lò, nhưng những hộ dân ở đây không có lấy một con đường để đi lại, những lối mòn nhỏ ngoằn nghéo đẫn đến nhà nọ nhà kia lầy lỗi sau mỗi cơn mưa, cực nhất là mỗi lần giáo dân ở đây đi đọc kinh dâng lễ tại nhà thờ họ cách đó khoảng gần 2 km, các bà già trẻ con nếu không cẩn thận sẻ bị những cục đá lô nhô, những hố sâu trên những đường mòn quanh co làm cho vấp ngã. Sau khi ra thăm bà con giáo dân tại đây, ngài đã cảm động với những hoàn cảnh hết sức khó khăn về nhiều mặt, ngài đã hứa sẻ kêu gọi giáo dân chung tay trước hết sẻ xây dựng một con đường để dân đi lại và nếu có thể, ngài sẻ cùng bà con dựng tạm một “lều” để bà con sớm hôm kinh nguyện.
Sau khi kêu gọi và quyết định làm thì vướng phải chính quyền thị xã Cửa Lò và phường Nghi Tân, các bên đã ngồi lại thương thảo với nhau ngài bảo với chính quyền “các ông cứ ra đó mà xem”, sau khi xem xét thấy được tình hình cụ thể các cấp chính quyền đã hứa với ngài và bà con sẻ thi công và làm cho bà con nơi đây một con đường để đi lại “xin cụ để chúng tôi làm” trước tết sẻ xong, còn nhà nguyện tạm "để chúng tôi xin tỉnh đã'. Ước chi chính quyền có được sự quan tâm sâu sắc đến người dân, nhất là những thành phần nghèo khổ trong xã hội, để rồi cùng chung tay giải quyết những khó khăn hiện nay trong một tinh thần bác ái thực sự, và sẻ có nhiều món quà Giáng Sinh đến với mọi người như bà con giáo dân tại núi gươm giáo họ Đức Xuân.
Không khí mầng Chúa Giáng Sinh rộn ràng vui tươi nở rộ trên từng khuôn mặt, từng gia đình, nơi thôn xóm, đâu dâu cũng hân hoan phấn khởi đón chào ngày kỷ niệm Chúa Hài Đồng Giáng Sinh. Trước thánh lễ giáo xứ Cửa Lò đã có nhiều tiết mục trong đêm diễn nguyễn, đây là lần đầu tiên tại giáo họ Mai Lĩnh xứ Cửa Lò tổ chức canh thức sau khi thành lập giáo xứ, ngoài đón mừng Chúa Giáng Sinh, còn là niềm vui hân hoan rạo rực trong lòng mỗi người còn lắng đọng sau những ngày khánh thành thánh đường và đón nhận thành lập giáo xứ mới.
Trở về với giáo xứ Tân Lộc trời càng về khuya cái se lạnh của đêm đông thật tuyệt vời, với một tiết trời như những ngày qua nhất là trong đêm nay thật đúng với câu hát “đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...”. Tuy giáo xứ Tân Lộc không canh thức, song với quang cảnh trang trí nơi thôn xóm, các ngã đường, trong khu vực khuôn viên thánh đường rộng thoáng với một hang đá đơn sơ, những ánh đèn ngôi sao to nhỏ, xen lẫn với bao nhiêu đèn màu nhấp nháy, làm cho đêm Giáng Sinh trở nên huyền ảo linh thiêng, quyện với tiết trời đông giá lạnh, xiết chặt. thoa nhẹ lên từng con người, từng khuôn mặt hân hoan như đưa lòng người lại dần đến với Hài Nhi Giêsu, để rồi ngã vào lòng hang đá mà cất lên lời ca ngợi: "Vinh danh Thiên Chúa Ttrên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm" hoặc nép mình bên hang đá mà thì thầm “đêm đông lãnh lẽo Chúa Sinh ra đời…”.
Giáo xứ Bình Khánh mừng lễ Chúa Giáng Sinh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
13:55 25/12/2013
Hòa trong niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh, tối 24.12.2013 Cộng đoàn giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, giáo phận Xuân Lộc, tổ chức canh thức hoạt cảnh chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Giáng Sinh.
Hình ảnh
Vì lần đầu tổ chức lễ giáng sinh tại đây nên một số đông bà con không Công Giáo cũng hân hoan đến tham dự chương trình hoạt cảnh giáng sinh.
Mở đầu chương trình, cha xứ Bình Khánh Phero Phan Khắc Giữa có lời chào trân trọng đến cộng đoàn cũng như mọi người hiện diện, và ngài rất vui mừng vì nhờ có sự cố gắng của quý vị trong Ban hành giáo, của các bạn Giới trẻ, Thiếu nhi và của mọi người các gia đình trong giáo xứ nên có được buổi tổ chức canh thức mừng Chúa Giáng Sinh hết sức vui tươi, bổ ích trong tâm hồn, ngài đặc biệt ngỏ lời chúc mừng giáng sinh đến mọi người, mọi nhà cũng như bà con không Công Giáo đến dự góp phần làm cho bầu khí giáng sinh rộn ràng vui tươi.
Sau lời chào mừng của cha xứ là những tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội, và chương trình hoạt cảnh giáng sinh được bắt đầu bằng câu chuyện:
Ngay khi tổ tông loài người phạm tội. Giavê đã hứa sẽ cứu độ con người bằng cách tuyển chọn một người nữ sẽ đạp nát đầu con rắn, và từ đó những thiếu nữ Giêrusalem luôn mang trong mình một niềm hy vọng kiện toàn ý định của Thiên Chúa.
Thiếu nữ Maria đang độ tuổi trăng tròn với một tâm hồn thanh khiết và một thể xác trinh nguyên, đã nhận lời hứa hôn với một người tên gọi là Giuse.
Trước khi về chung sống thì Sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ, Đức Mẹ vừa đồng ý đáp lại lời ngỏ tình yêu của Thiên Chúa. Bức màn lịch sử cứu độ đã được mở ra. Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người đến ở trong cung lòng khiết trinh của Ðức Maria bởi quyền năng và tình yêu của Chúa Thánh Thần.
Loa loa lao … loa loa loa… truyền làng truyền nước, dân chúng nghe đây, lệnh của Hoàng Đế Augustô, chúng tôi xin đưa tin đến toàn thể quý vị, Hoàng Đế Augustô vừa ban sắc chỉ cho toàn dân trong thành Đa vít, mọi người đang cư trú hoặc tạm trú bất kể tại đâu, phải trở về quê quán để đăng ký hộ khẩu. Đây là đợt khiểm tra mang tính quốc gia. Vì vậy, không ai được vắng mặt. Xin kính báo.
Sắc lệnh của hoàng đế vừa được ban hành, từng đoàn người lũ lượt trở về nguyên quán. Giuse và Maria cũng từ thành Nazareth trở về xứ Giuđê tới thành Đavit gọi là Belem để đăng ký sổ bộ, vì cả hai đều thuộc chi tộc Đavit.
Đêm ấy, trên cánh đồng Bêlem thanh vắng, cô tịch và lạnh giá, các mục đồng đang run rẩy, co ro vì lạnh lẽo. Ngôi Hai Thiên Chúa đã Giáng Sinh làm Người nơi máng cỏ bò lừa.
Hòa trong niềm vui, bài hát “Trời hân hoan đất tưng bừng vui ca. Này giờ Con Chúa, Đấng Cứu Tinh đã sinh ra. Từ non cao tới khơi nguồn bao la. Người người hoan chúc đón tin vui thái hòa…” được cất cao, vang xa.
Kết thúc phần canh thức, cha xứ một lần nữa chia sẻ với cộng đoàn: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương! Vâng, kính thưa cộng đoàn dân Chúa. Ngôi Lời là ánh sáng đã thật sự làm người, tỏ mình cho từng người chúng ta đêm nay. Ngài chính là Hài Nhi Giêsu, Con Thiên Chúa đã xuống trần chiếu tỏa sáng tình yêu, đem hạnh phúc, bình an và ơn cứu độ của Chúa cho mọi người chúng ta.
Chúng ta hãy vui mừng, cảm tạ và tung hô Ngài, đồng thời hãy biết sống và loan truyền Ánh Sáng Tình Yêu ấy cho mọi người hầu họ cũng được hạnh phúc, bình an và được cứu độ. Vì vậy, THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA năm nay, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi toàn thể dân Chúa hãy “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo vì ánh sáng đức tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ của Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà còn giúp chúng ta cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống hầu thêm hạnh phúc và bình an. Để được như vậy, ngay tại mỗi gia đình chúng ta phải Phúc Âm hóa, tức sống Lời Chúa và tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Vui cứu độ này cho những ai chưa biết Chúa (số 3,5). Xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành và giúp chúng ta trở thành ánh sáng chỉ đường, ánh sáng phục vụ yêu thương, ánh sáng an bình của Chúa Giáng Sinh. Allêluia!”.
Hình ảnh
Vì lần đầu tổ chức lễ giáng sinh tại đây nên một số đông bà con không Công Giáo cũng hân hoan đến tham dự chương trình hoạt cảnh giáng sinh.
Mở đầu chương trình, cha xứ Bình Khánh Phero Phan Khắc Giữa có lời chào trân trọng đến cộng đoàn cũng như mọi người hiện diện, và ngài rất vui mừng vì nhờ có sự cố gắng của quý vị trong Ban hành giáo, của các bạn Giới trẻ, Thiếu nhi và của mọi người các gia đình trong giáo xứ nên có được buổi tổ chức canh thức mừng Chúa Giáng Sinh hết sức vui tươi, bổ ích trong tâm hồn, ngài đặc biệt ngỏ lời chúc mừng giáng sinh đến mọi người, mọi nhà cũng như bà con không Công Giáo đến dự góp phần làm cho bầu khí giáng sinh rộn ràng vui tươi.
Sau lời chào mừng của cha xứ là những tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội, và chương trình hoạt cảnh giáng sinh được bắt đầu bằng câu chuyện:
Ngay khi tổ tông loài người phạm tội. Giavê đã hứa sẽ cứu độ con người bằng cách tuyển chọn một người nữ sẽ đạp nát đầu con rắn, và từ đó những thiếu nữ Giêrusalem luôn mang trong mình một niềm hy vọng kiện toàn ý định của Thiên Chúa.
Thiếu nữ Maria đang độ tuổi trăng tròn với một tâm hồn thanh khiết và một thể xác trinh nguyên, đã nhận lời hứa hôn với một người tên gọi là Giuse.
Trước khi về chung sống thì Sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ, Đức Mẹ vừa đồng ý đáp lại lời ngỏ tình yêu của Thiên Chúa. Bức màn lịch sử cứu độ đã được mở ra. Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người đến ở trong cung lòng khiết trinh của Ðức Maria bởi quyền năng và tình yêu của Chúa Thánh Thần.
Loa loa lao … loa loa loa… truyền làng truyền nước, dân chúng nghe đây, lệnh của Hoàng Đế Augustô, chúng tôi xin đưa tin đến toàn thể quý vị, Hoàng Đế Augustô vừa ban sắc chỉ cho toàn dân trong thành Đa vít, mọi người đang cư trú hoặc tạm trú bất kể tại đâu, phải trở về quê quán để đăng ký hộ khẩu. Đây là đợt khiểm tra mang tính quốc gia. Vì vậy, không ai được vắng mặt. Xin kính báo.
Sắc lệnh của hoàng đế vừa được ban hành, từng đoàn người lũ lượt trở về nguyên quán. Giuse và Maria cũng từ thành Nazareth trở về xứ Giuđê tới thành Đavit gọi là Belem để đăng ký sổ bộ, vì cả hai đều thuộc chi tộc Đavit.
Đêm ấy, trên cánh đồng Bêlem thanh vắng, cô tịch và lạnh giá, các mục đồng đang run rẩy, co ro vì lạnh lẽo. Ngôi Hai Thiên Chúa đã Giáng Sinh làm Người nơi máng cỏ bò lừa.
Hòa trong niềm vui, bài hát “Trời hân hoan đất tưng bừng vui ca. Này giờ Con Chúa, Đấng Cứu Tinh đã sinh ra. Từ non cao tới khơi nguồn bao la. Người người hoan chúc đón tin vui thái hòa…” được cất cao, vang xa.
Kết thúc phần canh thức, cha xứ một lần nữa chia sẻ với cộng đoàn: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương! Vâng, kính thưa cộng đoàn dân Chúa. Ngôi Lời là ánh sáng đã thật sự làm người, tỏ mình cho từng người chúng ta đêm nay. Ngài chính là Hài Nhi Giêsu, Con Thiên Chúa đã xuống trần chiếu tỏa sáng tình yêu, đem hạnh phúc, bình an và ơn cứu độ của Chúa cho mọi người chúng ta.
Chúng ta hãy vui mừng, cảm tạ và tung hô Ngài, đồng thời hãy biết sống và loan truyền Ánh Sáng Tình Yêu ấy cho mọi người hầu họ cũng được hạnh phúc, bình an và được cứu độ. Vì vậy, THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA năm nay, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi toàn thể dân Chúa hãy “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo vì ánh sáng đức tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ của Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà còn giúp chúng ta cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống hầu thêm hạnh phúc và bình an. Để được như vậy, ngay tại mỗi gia đình chúng ta phải Phúc Âm hóa, tức sống Lời Chúa và tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Vui cứu độ này cho những ai chưa biết Chúa (số 3,5). Xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành và giúp chúng ta trở thành ánh sáng chỉ đường, ánh sáng phục vụ yêu thương, ánh sáng an bình của Chúa Giáng Sinh. Allêluia!”.
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Giáng Sinh Úc Châu
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:54 25/12/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Bác Chuyện Em: Giáng Sinh Úc Châu
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Trời tháng Mười Hai, Úc Châu nóng chảy dầu chảy mỡ. Phố nhỏ sa mạc Alice Spring đỏ chói với những con số 42, 43 độ C trên hàn thử biểu! Ơi nóng! Thiên hạ trốn. Đường phố Alice Springs tự dưng vắng tanh như chùa Bà Đanh.
Trời nóng bỏng cả chân, em từ ngoài sân bước thẳng vào nhà quan bác, hí hửng khoe tấm hình Giáng Sinh Úc Châu. Nhìn hình, quan bác không cầm được miệng, cất tiếng mắng liền quan em mấy mắng,
— Đến là vớ vẩn! Ở đâu mà lại lòi ra cái “của” này!
Em bị mắng mấy mắng, mặt ngượng sần sượng. Nhưng vốn cứng đầu cứng cổ, em không nhịn, mở miệng cãi ngay,
— Ơ cái bác này… Ăn nói đến là hay chửa! Ở đâu ra? Chụp thì “nó” ra chứ ở đâu mà ra...
Em ăn nói mát mẻ, nhưng giọng điệu quả quyết,
— Cái “của” này là hình Giáng Sinh Úc Châu... Bác đã nom rõ chửa!
Mượn gió bẻ măng, em tố tới, giọng điệu châm chọc tổ ong thấy rõ,
— Khổ! Bác lại mắt toét rồi, cho nên hình Giáng Sinh mà nom mãi vẫn không nhận ra? Hay là thôi, để mai em xách ô tô bình bịch tới nhà, đèo một mạch lên phố thăm bác sĩ mắt... Trời ban cho cặp mắt, không khéo lại hỏng…
Em tiếp tục châm ngòi thuốc súng,
— Đấy! Cũng tại bác, em mới sực nhớ chuyện năm ngoái bác về Việt Nam, thăm họ hàng. Quay lại Úc, mắt tự nhiên toét ra… Hên là có em nhắc nhở, đèo lên phố thăm ông bác sĩ... Nếu không, giờ này… dám mù dở…
Bác lườm em, chép miệng, thở dài,
— Ông chỉ được cái tài vẽ rắn thêm chân… Chuyện từ năm ngoái, thế mà cũng còn nhớ!
Bác khịt khịt mũi như người cảm cúm,
— Chỉ được cái tài nhớ chuyện vớ vẩn. Còn chuyện kinh sách lễ nghĩa thì chả nhớ chi. Cụ giảng trên toà, về nhà hỏi lại, chả nhớ được một chữ… Ván lễ nào cũng như ván lễ đấy. Còn chuyện vớ vẩn thì nhớ vanh vách!
Quay lại tấm hình “Giáng Sinh Úc Châu”, quan bác tiếp tục cúi xuống gánh trên đôi vai hai sô than mang đi rao bán khắp cùng thiên hạ,
— Mà thôi! Tôi nói là tình thật… Tôi lậy ông! Đừng có ở không, buồn chân buồn tay mà bầy trò tếu nữa! Cái “của” này mà cũng gọi là hình Giáng Sinh à...
Em gân cổ, vừa cãi hăng tiết vịt, vừa chỉ chỉ vào tấm hình, nói văng cả nước bọt vào mặt bác,
— Ơ hay! Bác cứ nói! Sao lại không? Bác nom đi… Cũng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ, thánh Giuse, rồi mấy chú chiên bé tí ti kia kià...
Tay lau nước bọt, bác làm mặt kiên nhẫn, cố gắng giải thích,
— Biết! Nhưng cây thông với tuyết trắng đâu mất tiêu rồi? Còn thiên thần với ngôi sao nữa, đâu sất cả rồi?
Tiện thể, bác lại mở miệng mắng luôn mấy mắng,
— Ông… Chỉ được cái tài tán hươu tán vượn... Hên là không có Cụ ở đây…
Như đã hiểu chuyện, em cự nự,
— Cái bác này… Đến là hay! Cùng đường bí lối là cứ phải lôi Cụ ra dọa… Bác cứ làm như em thằng Tí thằng Tèo... phạm nhân bị cáo đứng trước mặt quan tây. Khổ! Vậy chứ em hỏi bác, bây giờ mình đang ở đâu?
Bác nhìn em, cẩn thận dò đường,
— Ở đâu là ở đâu?
Em thong thả điền vào chỗ trống cho thêm rõ nghĩa,
— Vâng, em xin lỗi bác! Em nói khí nhanh... Em muốn hỏi là bác với em đang sống ở nước nào?
Bác suy nghĩ, cẩn thận cân nhắc trước sau,
— Thì... thì ở Úc.
Như người đã nắm được chuôi dao, em nhẩn nha hỏi tới,
— Vâng! Xin phép quan bác, em hơi vô lễ! Em hỏi bác, tháng Mười Hai Giáng Sinh, Úc Châu đang mùa gì?
Bác như miễn cưỡng phải trả lời,
— Thì…thì...mùa hè… Mà ông hỏi để làm gì?
Em chỉ ngón tay ra ngoài đường, nói rõ từng chữ,
— Để làm gì hả? Thì bác cứ bước ra cửa mà nom đi. Bác có thấy gì không?
Em cúi thấp người, điệu bộ phường chèo,
— Em rước bác, em mời bác bước lên thảm đỏ chiếu hoa ra trước ngõ mà nom cho rõ…
...
Giáng Sinh mùa hè lại về với Nam Bán Cầu Úc Châu. Hai bên phố xá, đèn xanh đèn đỏ trên những mái nhà thị dân Úc Châu đêm đêm tiếp tục chớp tắt. Nơi công cộng, những cây thông xanh ngăn ngắt dựng cao ngất với nơ đo đỏ, kẹo sọc đỏ, giây kim tuyến. Thương xá vẫn là những ông già Noel râu bạc trắng như tơ mặc áo đỏ ngồi trên ghế chụp hình cười tươi với trẻ em.
Alice Plaza của phố sa mạc Alice Springs bầy hàng sáu chú Kangaroo sơn bóng lực lưỡng bay thẳng lên trời, kéo theo ông già Noel áo đỏ ngồi trên xe...
Nhưng không giống như mùa Giáng Sinh Bắc Bán Cầu, Giáng Sinh Nam Bán Cầu Úc Châu không có tuyết trắng đổi màu phố phường, Úc Châu tháng Mười Hai không có bầu không khí lành lạnh nổi da gà; bởi giờ này, Nam Bán Cầu mùa hè, trời nóng đổ lửa. Những bài thánh ca với những câu, “I’m dreaming of a white Christmas”, hay “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” không còn thích hợp với cư dân Úc Châu nữa. Bây giờ Giáng Sinh Úc Châu, nếu phải dreaming, thì người ta sẽ hát, “I’m dreaming of a hot Christmas”, hay “Đêm hè trời nóng Chúa sinh ra đời”. Mùa hè Úc Châu, hơi nóng thổi ngập phố phường. Phố nhỏ Alice Springs nguyên một tuần liên tục nhiệt độ hơn 40 độ C. Thiên hạ trốn hết! Phố sa mạc trưa hè theo làn gió nóng biến thành phố hoang! Ơi nóng! Bởi thế, không lạ chi nếu thiệp Giáng Sinh Úc Châu không có tuyết trắng bám trắng cây thông xanh. Giáng Sinh Úc Châu, nếu địa phương hóa theo tinh thần công đồng Vatican II, có thể sẽ xuất hiện:
— Cây gum thổ sản Úc Châu, dưới chân cây “gum” thổ sản xuất hiện Hài Nhi Thánh, Thánh Giuse, Mẹ Maria và chú chiên bé tí ti.
— Xa xa là cây cỏ, đất đỏ, và đồi núi mang đậm nét thổ của châu Úc.
Nói theo ngôn ngữ trần gian, "hồi xưa" Chúa ở trên cao “sống” nền "văn hóa" khác với văn hóa cõi trần. Văn hóa trần gian là văn hóa địa cầu. Người địa cầu nói tiếng Việt, nói tiếng Anh, nói tiếng thổ dân Úc, và nhiều tiếng khác. Người trần gian ăn cơm uống trà xanh như người Việt, hoặc ăn meatpie uống beer chai Victoria Bitter như người Úc, hoặc ăn thịt Kangaroo uống nước suối như thổ dân Úc. Nhưng "văn hóa thiên đàng" thì sao? Nét nào đặc trưng "văn hóa thiên đàng"?
Xin được ngắn gọn, tác giả có thể liệt kê một nét đặc trưng về "văn hóa thiên đàng": thiên đàng không có thể xác như trần gian. Bởi thế,
(1). "Văn hóa thiên đàng" không có tiếng nói như tiếng nói con người.
(2). "Văn hóa thiên đàng" không phải là văn hóa ẩm thực như văn hóa trần gian.
Nhưng bởi thương con người vất vả lao đao với cực nhọc bùn đen tội lỗi, Con Trời bỏ "văn hóa thiên đàng" khoác vào thiên thể thân xác của văn hóa trần gian. Và bởi Con Trời nhập thể làm người, ngài nói tiếng Do Thái, ăn bánh mì, và uống rượu y như tất cả mọi người Do Thái khác. Cho nên thánh Phaolô đã nói,
Đức Giêsu Kitô,
Tuy là Thiên Chúa,
nhưng không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân phận nô lệ
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế (Phil 2:6-7).
Nếu Chúa không từ bỏ "văn hóa thiên đàng", khoác vào người văn hóa trần gian, con người sẽ không bao giờ cảm nghiệm được tình yêu bao la trời cao dành riêng cho con người.
Trong tinh thần hòa nhập đó, mầu nhiệm vĩ đại trong lịch sử ơn cứu độ đã xảy ra cách đây hai ngàn năm tại phố nhỏ Bethlehem, “Ngôi Lời đã làm người, và định cư giữa chúng ta” (Jn 1:14). Trong tinh thần địa phương hóa đó, công đồng Vatican II kêu gọi người tín hữu duy trì và phát huy đức tin Kitô trong nét độc đáo có một không hai của từng văn hóa địa phương.
Trong tinh thần hòa nhập của mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và địa phương hóa của Vatican II, hình GIÁNG SINH ÚC CHÂU ra đời. Hình nguyên thủy là tranh của nhà họa sĩ lừng danh Albert Namatjira, thổ dân Arrernte của vùng sa mac Central Australia... Tác giả bày ra bộ tượng Giáng Sinh trước tranh của nhà họa sĩ, và chụp...
...
Nói một thôi một hồi, em dừng lại, thở, hơi ngắt quãng như người hấp hối sinh thì,
— Bác đã hiểu chửa?
Bác nhìn em, làm mặt man man như người cám lợn dở hơi,
— Ông nói hiểu cái gì?
Tới phiên em cáu gắt mắm tôm,
— Ơ, cái bác này, đến là hay. Nói suốt từ nãy đến giờ, khô cả nước miếng, mà bác vẫn không hiểu chi hết...
Bác như được dịp, ăn miếng trả miếng, đáp nhanh,
— Hiểu chết liền!!!
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Giáng Sinh Úc Châu
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Trời tháng Mười Hai, Úc Châu nóng chảy dầu chảy mỡ. Phố nhỏ sa mạc Alice Spring đỏ chói với những con số 42, 43 độ C trên hàn thử biểu! Ơi nóng! Thiên hạ trốn. Đường phố Alice Springs tự dưng vắng tanh như chùa Bà Đanh.
Trời nóng bỏng cả chân, em từ ngoài sân bước thẳng vào nhà quan bác, hí hửng khoe tấm hình Giáng Sinh Úc Châu. Nhìn hình, quan bác không cầm được miệng, cất tiếng mắng liền quan em mấy mắng,
— Đến là vớ vẩn! Ở đâu mà lại lòi ra cái “của” này!
Em bị mắng mấy mắng, mặt ngượng sần sượng. Nhưng vốn cứng đầu cứng cổ, em không nhịn, mở miệng cãi ngay,
— Ơ cái bác này… Ăn nói đến là hay chửa! Ở đâu ra? Chụp thì “nó” ra chứ ở đâu mà ra...
Em ăn nói mát mẻ, nhưng giọng điệu quả quyết,
— Cái “của” này là hình Giáng Sinh Úc Châu... Bác đã nom rõ chửa!
Mượn gió bẻ măng, em tố tới, giọng điệu châm chọc tổ ong thấy rõ,
— Khổ! Bác lại mắt toét rồi, cho nên hình Giáng Sinh mà nom mãi vẫn không nhận ra? Hay là thôi, để mai em xách ô tô bình bịch tới nhà, đèo một mạch lên phố thăm bác sĩ mắt... Trời ban cho cặp mắt, không khéo lại hỏng…
Em tiếp tục châm ngòi thuốc súng,
— Đấy! Cũng tại bác, em mới sực nhớ chuyện năm ngoái bác về Việt Nam, thăm họ hàng. Quay lại Úc, mắt tự nhiên toét ra… Hên là có em nhắc nhở, đèo lên phố thăm ông bác sĩ... Nếu không, giờ này… dám mù dở…
Bác lườm em, chép miệng, thở dài,
— Ông chỉ được cái tài vẽ rắn thêm chân… Chuyện từ năm ngoái, thế mà cũng còn nhớ!
Bác khịt khịt mũi như người cảm cúm,
— Chỉ được cái tài nhớ chuyện vớ vẩn. Còn chuyện kinh sách lễ nghĩa thì chả nhớ chi. Cụ giảng trên toà, về nhà hỏi lại, chả nhớ được một chữ… Ván lễ nào cũng như ván lễ đấy. Còn chuyện vớ vẩn thì nhớ vanh vách!
Quay lại tấm hình “Giáng Sinh Úc Châu”, quan bác tiếp tục cúi xuống gánh trên đôi vai hai sô than mang đi rao bán khắp cùng thiên hạ,
— Mà thôi! Tôi nói là tình thật… Tôi lậy ông! Đừng có ở không, buồn chân buồn tay mà bầy trò tếu nữa! Cái “của” này mà cũng gọi là hình Giáng Sinh à...
Em gân cổ, vừa cãi hăng tiết vịt, vừa chỉ chỉ vào tấm hình, nói văng cả nước bọt vào mặt bác,
— Ơ hay! Bác cứ nói! Sao lại không? Bác nom đi… Cũng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ, thánh Giuse, rồi mấy chú chiên bé tí ti kia kià...
Tay lau nước bọt, bác làm mặt kiên nhẫn, cố gắng giải thích,
— Biết! Nhưng cây thông với tuyết trắng đâu mất tiêu rồi? Còn thiên thần với ngôi sao nữa, đâu sất cả rồi?
Tiện thể, bác lại mở miệng mắng luôn mấy mắng,
— Ông… Chỉ được cái tài tán hươu tán vượn... Hên là không có Cụ ở đây…
Như đã hiểu chuyện, em cự nự,
— Cái bác này… Đến là hay! Cùng đường bí lối là cứ phải lôi Cụ ra dọa… Bác cứ làm như em thằng Tí thằng Tèo... phạm nhân bị cáo đứng trước mặt quan tây. Khổ! Vậy chứ em hỏi bác, bây giờ mình đang ở đâu?
Bác nhìn em, cẩn thận dò đường,
— Ở đâu là ở đâu?
Em thong thả điền vào chỗ trống cho thêm rõ nghĩa,
— Vâng, em xin lỗi bác! Em nói khí nhanh... Em muốn hỏi là bác với em đang sống ở nước nào?
Bác suy nghĩ, cẩn thận cân nhắc trước sau,
— Thì... thì ở Úc.
Như người đã nắm được chuôi dao, em nhẩn nha hỏi tới,
— Vâng! Xin phép quan bác, em hơi vô lễ! Em hỏi bác, tháng Mười Hai Giáng Sinh, Úc Châu đang mùa gì?
Bác như miễn cưỡng phải trả lời,
— Thì…thì...mùa hè… Mà ông hỏi để làm gì?
Em chỉ ngón tay ra ngoài đường, nói rõ từng chữ,
— Để làm gì hả? Thì bác cứ bước ra cửa mà nom đi. Bác có thấy gì không?
Em cúi thấp người, điệu bộ phường chèo,
— Em rước bác, em mời bác bước lên thảm đỏ chiếu hoa ra trước ngõ mà nom cho rõ…
...
Giáng Sinh mùa hè lại về với Nam Bán Cầu Úc Châu. Hai bên phố xá, đèn xanh đèn đỏ trên những mái nhà thị dân Úc Châu đêm đêm tiếp tục chớp tắt. Nơi công cộng, những cây thông xanh ngăn ngắt dựng cao ngất với nơ đo đỏ, kẹo sọc đỏ, giây kim tuyến. Thương xá vẫn là những ông già Noel râu bạc trắng như tơ mặc áo đỏ ngồi trên ghế chụp hình cười tươi với trẻ em.
Alice Plaza của phố sa mạc Alice Springs bầy hàng sáu chú Kangaroo sơn bóng lực lưỡng bay thẳng lên trời, kéo theo ông già Noel áo đỏ ngồi trên xe...
Nhưng không giống như mùa Giáng Sinh Bắc Bán Cầu, Giáng Sinh Nam Bán Cầu Úc Châu không có tuyết trắng đổi màu phố phường, Úc Châu tháng Mười Hai không có bầu không khí lành lạnh nổi da gà; bởi giờ này, Nam Bán Cầu mùa hè, trời nóng đổ lửa. Những bài thánh ca với những câu, “I’m dreaming of a white Christmas”, hay “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” không còn thích hợp với cư dân Úc Châu nữa. Bây giờ Giáng Sinh Úc Châu, nếu phải dreaming, thì người ta sẽ hát, “I’m dreaming of a hot Christmas”, hay “Đêm hè trời nóng Chúa sinh ra đời”. Mùa hè Úc Châu, hơi nóng thổi ngập phố phường. Phố nhỏ Alice Springs nguyên một tuần liên tục nhiệt độ hơn 40 độ C. Thiên hạ trốn hết! Phố sa mạc trưa hè theo làn gió nóng biến thành phố hoang! Ơi nóng! Bởi thế, không lạ chi nếu thiệp Giáng Sinh Úc Châu không có tuyết trắng bám trắng cây thông xanh. Giáng Sinh Úc Châu, nếu địa phương hóa theo tinh thần công đồng Vatican II, có thể sẽ xuất hiện:
— Cây gum thổ sản Úc Châu, dưới chân cây “gum” thổ sản xuất hiện Hài Nhi Thánh, Thánh Giuse, Mẹ Maria và chú chiên bé tí ti.
— Xa xa là cây cỏ, đất đỏ, và đồi núi mang đậm nét thổ của châu Úc.
Nói theo ngôn ngữ trần gian, "hồi xưa" Chúa ở trên cao “sống” nền "văn hóa" khác với văn hóa cõi trần. Văn hóa trần gian là văn hóa địa cầu. Người địa cầu nói tiếng Việt, nói tiếng Anh, nói tiếng thổ dân Úc, và nhiều tiếng khác. Người trần gian ăn cơm uống trà xanh như người Việt, hoặc ăn meatpie uống beer chai Victoria Bitter như người Úc, hoặc ăn thịt Kangaroo uống nước suối như thổ dân Úc. Nhưng "văn hóa thiên đàng" thì sao? Nét nào đặc trưng "văn hóa thiên đàng"?
Xin được ngắn gọn, tác giả có thể liệt kê một nét đặc trưng về "văn hóa thiên đàng": thiên đàng không có thể xác như trần gian. Bởi thế,
(1). "Văn hóa thiên đàng" không có tiếng nói như tiếng nói con người.
(2). "Văn hóa thiên đàng" không phải là văn hóa ẩm thực như văn hóa trần gian.
Nhưng bởi thương con người vất vả lao đao với cực nhọc bùn đen tội lỗi, Con Trời bỏ "văn hóa thiên đàng" khoác vào thiên thể thân xác của văn hóa trần gian. Và bởi Con Trời nhập thể làm người, ngài nói tiếng Do Thái, ăn bánh mì, và uống rượu y như tất cả mọi người Do Thái khác. Cho nên thánh Phaolô đã nói,
Đức Giêsu Kitô,
Tuy là Thiên Chúa,
nhưng không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân phận nô lệ
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế (Phil 2:6-7).
Nếu Chúa không từ bỏ "văn hóa thiên đàng", khoác vào người văn hóa trần gian, con người sẽ không bao giờ cảm nghiệm được tình yêu bao la trời cao dành riêng cho con người.
Trong tinh thần hòa nhập đó, mầu nhiệm vĩ đại trong lịch sử ơn cứu độ đã xảy ra cách đây hai ngàn năm tại phố nhỏ Bethlehem, “Ngôi Lời đã làm người, và định cư giữa chúng ta” (Jn 1:14). Trong tinh thần địa phương hóa đó, công đồng Vatican II kêu gọi người tín hữu duy trì và phát huy đức tin Kitô trong nét độc đáo có một không hai của từng văn hóa địa phương.
Trong tinh thần hòa nhập của mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và địa phương hóa của Vatican II, hình GIÁNG SINH ÚC CHÂU ra đời. Hình nguyên thủy là tranh của nhà họa sĩ lừng danh Albert Namatjira, thổ dân Arrernte của vùng sa mac Central Australia... Tác giả bày ra bộ tượng Giáng Sinh trước tranh của nhà họa sĩ, và chụp...
...
Nói một thôi một hồi, em dừng lại, thở, hơi ngắt quãng như người hấp hối sinh thì,
— Bác đã hiểu chửa?
Bác nhìn em, làm mặt man man như người cám lợn dở hơi,
— Ông nói hiểu cái gì?
Tới phiên em cáu gắt mắm tôm,
— Ơ, cái bác này, đến là hay. Nói suốt từ nãy đến giờ, khô cả nước miếng, mà bác vẫn không hiểu chi hết...
Bác như được dịp, ăn miếng trả miếng, đáp nhanh,
— Hiểu chết liền!!!
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
VietCatholic TV
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:49 25/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 130,000 tín hữu và khách hành hương tham dự buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban Phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới tại quảng trường Thánh Phêrô trưa ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12.
Lúc 11 giờ 15 ban quân nhạc và đại diện các lực lượng binh chủng Italia đã được xe cảnh sát dẫn đường diễn hành từ Lâu Đài Thiên Thần tiến theo dọc đại lộ Hòa Giải để vào quảng trường Thánh Phêrô dàn hàng chào danh dự trước thềm đền thờ. Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô. Hai ban nhạc của Đội Ngự Lâm Quân Thụy sĩ và Cảnh sát Italia đã trình tấu Quốc thiều Vatican và Quốc thiều Italia.
Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho người Chúa thương (Lc 2:14)
Anh chị em thân mến tại Rôma và trên toàn thế giới,
Chúc mừng Giáng sinh!
Tôi bắt đầu với bài hát của các thiên thần đã hiện ra với các mục đồng tại Bêlem trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh. Đó là một bài hát kết hiệp giữa trời và đất, khi chúc tụng vinh quang thiên đàng, và lời hứa hòa bình cho trái đất và cư dân của địa cầu.
Tôi xin tất cả mọi người cùng chia sẻ trong bài hát này: đó là một bài hát dành cho mỗi người nam nữ tỉnh thức trong đêm đen, những người hy vọng về một thế giới tốt hơn, những người quan tâm đến những người khác trong khi khiêm nhường thực thi nghĩa vụ của mình.
Vinh danh Thiên Chúa!
Trên hết, đây là những gì Giáng sinh mời gọi chúng ta thực hiện: đó là tung hô Chúa, vì Ngài tốt lành, thành tín, và đầy lòng thương xót. Hôm nay tôi nói lên hy vọng là tất cả mọi người nhận biết thiên nhan đích thật của Thiên Chúa, là Chúa Cha, Đấng đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa, sẽ sống trong sự hiện diện của Ngài, yêu mến và thờ lạy Ngài.
Xin cho mỗi người chúng ta có thể tôn vinh Thiên Chúa trên hết bằng cuộc sống của chúng ta, bằng cuộc sống dâng hiến cho tình yêu Thiên Chúa và tất cả các anh chị em của chúng ta.
Hòa bình cho nhân loại
Hòa bình đích thực không phải là một sự cân bằng của các lực lượng đối lập. Đó không phải là một “diện mạo” đáng yêu được dùng để che giấu các cuộc xung đột và chia rẽ. Hòa bình đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày, bắt đầu từ hồng ân của Thiên Chúa, từ ân sủng mà Ngài đã ban cho chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.
Khi nhìn vào hài nhi nằm trong máng cỏ, suy nghĩ của chúng ta hướng đến những trẻ em là nạn nhân dễ bị tổn thương nhất của chiến tranh, nhưng đồng thời chúng ta cũng nghĩ đến những người cao niên, những phụ nữ bị đánh đập, những người bệnh, và đến những cuộc chiến tranh đang phá hủy và làm tổn thương biết bao cuộc sống!
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã duyệt qua những tình cảnh bi đát đang diễn ra trên thế giới. Ngài nói:
Quá nhiều mạng sống đã bị cướp đi trong thời gian gần đây bởi các cuộc xung đột ở Syria, đang đổ thêm những uất hận và báo thù. Chúng ta hãy tiếp tục cầu xin Chúa để những người Syria thân yêu không phải chịu thêm nhiều đau khổ, và cho phép các bên trong cuộc xung đột có thể đặt một dấu chấm hết cho tất cả bạo lực và đảm bảo cho các viện trợ nhân đạo có thể đến được. Chúng ta đã thấy lời cầu nguyện mạnh mẽ là dường nào! Và hôm nay tôi thấy hạnh phúc vì có những người thuộc các niềm tin tôn giáo khác nhau đang tham gia với chúng ta trong lời cầu nguyện cho hòa bình ở Syria. Chúng ta đừng bao giờ để mất đi can đảm cầu nguyện!Can đảm để nói: Lạy Chúa, xin ban bình an cho Syria và cho toàn thế giới.
Xin ban hòa bình cho Cộng hòa Trung Phi, là đất nước thường bị người đời lãng quên và bỏ qua. Nhưng Lạy Chúa, Chúa không quên ai đâu! Lạy Chúa, Chúa cũng muốn mang lại hòa bình cho mảnh đất đã bị xâu xé bởi một vòng xoáy bạo lực và nghèo đói, nơi mà rất nhiều người vô gia cư, thiếu nước, lương thực và các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Xin hãy nuôi dưỡng sự hài hòa xã hội ở Nam Sudan, nơi căng thẳng hiện nay đã gây ra nhiều nạn nhân và đang đe dọa việc chung sống hòa bình còn non trẻ.
Lạy Hoàng Tử Bình An, ở mọi nơi, xin Ngài hãy hướng tâm hồn con người khỏi bạo lực và linh hứng cho họ biết hạ vũ khí xuống và tiến bước trên con đường đối thoại. Xin hãy nhìn đến Nigeria, đang tan nát vì các cuộc tấn công liên tục không tha cho cả những người vô tội và vô phương tự vệ. Xin hãy chúc lành cho vùng đất nơi Chúa đã chọn để đi vào thế giới này, và ban cho chúng con một kết quả thuận lợi trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Xin hàn gắn vết thương của đất nước thân yêu Iraq, nơi một lần nữa đang đau khổ vì tình trạng bạo lực thường xuyên.
Lạy Chúa của sự sống, xin bảo vệ tất cả những ai bị bách hại vì danh thánh Chúa. Xin ban hy vọng và an ủi cho những người tị nạn và lánh nạn, đặc biệt là ở vùng Sừng Phi châu và ở phía đông của nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Xin Chúa cho những người di cư vì muốn có một cuộc sống đúng phẩm giá con người được chấp nhận và hỗ trợ. Xin cho những bi kịch mà chúng con đã phải chứng kiến trong năm nay, với rất nhiều trường hợp tử vong ở Lampedusa, sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa!
Lạy Hài Nhi Bethlehem, xin chạm vào trái tim của tất cả những người đang tham gia vào tệ nạn buôn bán người, để họ có thể nhận ra tính nghiêm trọng của tội phạm chống lại loài người này. Xin nhìn đến những trẻ em bị bắt cóc, bị thương và thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang, và tất cả những ai bị cướp đi thời thơ ấu của mình và bị bó buộc phải trở thành những người lính.
Lạy Chúa trời đất, xin nhìn đến hành tinh của chúng con, nơi thường xuyên bị khai thác bởi sự tham lam và tàn bạo của con người. Xin giúp đỡ và bảo vệ tất cả các nạn nhân của thiên tai, đặc biệt là những người dân thân yêu tại Philippines, nơi đang gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của cơn bão gần đây.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã khích lệ các tín hữu Rôma và toàn thế giới như sau:
Anh chị em thân mến, hôm nay, trong thế giới này, trong nhân loại này, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra, là Đức Kitô Đức Chúa. Chúng ta hãy tạm dừng trước hài nhi Bethlehem. Chúng ta hãy để trái tim của chúng ta được rung động, chúng ta hãy để cho mình được sưởi ấm bởi sự dịu dàng của Thiên Chúa, chúng ta cần đến sự chăm sóc của Ngài. Trước Thiên Chúa đầy lòng lân tuất, chúng ta hãy ngợi khen và tôn vinh Ngài mãi mãi! Trước Thiên Chúa là sự bình an, chúng ta hãy xin Ngài phù giúp chúng ta kiến tạo hòa bình mỗi ngày, trong cuộc sống của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong các thành phố và quốc gia của chúng ta, và trên toàn thế giới. Chúng ta hãy để cho mình được rung động bởi sự thiện hảo của Thiên Chúa.