Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm tình trước máng cỏ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
11:14 26/12/2011
Lạy Chúa Giêsu, các mục đồng xưa đã đến Bêlem để thờ lạy Chúa, để chiêm ngắm Chúa nơi máng cỏ hang lừa và để cất lời ca tụng tôn vinh Chúa đã giáng sinh làm người ở giữa nhân loại chúng con. Ước gì con được trở nên một trong số các mục đồng xưa kia hân hoan quây quần chung quanh hang đá để bái thờ Chúa Hài Nhi, sứ giả hòa bình. Ước gì con được cùng Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse tay chấp, gối quỳ, lặng thờ lạy Chúa, Vua cả trời đất. Xin Chúa chỉ cho con con đường dẫn đưa con đến gặp gỡ Chúa.
Tin của Thiên sứ cho các mục đồng Bêlem : “Này ta mang đến cho các ngươi một tin mừng trọng đại : Hôm nay Đấng cứu thế đã giáng sinh cho chúng ta, Người là Đức Kitô Chúa chúng ta” ( Lc 2, 10-11).
Lạy Cha là Thiên Chúa của con, và là thân phụ của Đức Giêsu Con Cha, con muốn cùng với các mục đồng mau chân tiến bước về hang đá Bêlem để thờ lạy Hài Nhi Giêsu Con Cha và chiêm ngưỡng Thánh gia, để học nơi Mẹ Maria cách thức cầu nguyện và suy niệm, để học nơi Thánh cả Giuse mẫu gương hy sinh âm thầm và trên hết là để học nơi Con của Cha tinh thần vâng phục trong nghèo hèn và khiêm hạ.
Xin Cha nâng đỡ bàn chân yếu nhược có thể làm con chùn bước trên đường đi Bêlem. Xin Cha đỡ nâng tâm hồn đầy dẫy những đam mê của con, có thể làm con lạc lối. Xin Cha giúp con sống tốt từng ngày bằng cách làm tốt từng việc để mọi sự cho vinh danh Cha.
Giờ đây con xin được dừng lại trước hình ảnh các mục đồng để cung chiêm và suy nghĩ :
- Các mục đồng vội vã đi Bê lem. Sau khi nghe các Thiên sứ báo tin về Hài nhi Giêsu và cho biết dấu chỉ để nhận ra người các mục đồng không một chút chần chừ do dự, vội vã lên đường bất chấp bấy giờ là đêm tối có thể gặp hiểm nguy họ ra đi hối hả bỏ lại đằng sau, kể cả đàn gia súc đang cần người bảo vệ khỏi sói rừng. Bước chân của họ dồn dập, hăng say; ánh mắt của bọ hăm hở hướng về Bêlem; tâm hồn họ nao nức, rộn ràng mau tới nơi để được gặp Hài nhi Con Thiên Chúa làm người. Cái lạnh giá của Mùa đông và cái hiểm nguy của đêm tối vẫn không làm họ chùn bước tháo lui.
Động cơ nào thúc đẩy họ tức tốc lên đường như thế nếu không phải là tình yêu của Đức Kitô Ngôi lời Nhập thể. Thái độ của họ chứng tỏ một lòng mến dạt dào và một niềm tin mãnh liệt vào mặc khải của Thiên Chúa qua lời loan báo của các Sứ Thần.
- “Đến nơi họ gặp Đức Maria, Thánh Giuse cùng với Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ”. Đúng như lời của các Thiên sứ loan báo, một cảnh tượng nên thơ đang diễn ra trước mắt họ. Họ đã được phúc diện kiến một Gia đình Thánh với Hài Nhi Giêsu đơn hèn, bé bỏng cùng với song thân là Maria và Giuse âm thầm khiêm cung. Đúng là một Thánh Gia gần gũi và thân thương đối với họ. Chính tâm tình đơn sơ chất phác và nhất là chính nhờ lòng khát khao cháy bỏng gặp Chúa mà họ được diễm phúc trở thành những người đầu tiên đón nhận bình an và niềm vui ơn cứu độ. Và cũng từ đây ngàn đời sẽ nhắc đến họ như là những nhân chứng trực tiếp của biến cố trọng đại này.
- “Họ liền kể lại điều đã được nói về Hài nhi”. Sau khi đã gặp và đã nhận ra Hài nhi Giêsu là Đấng Cứu Thế, các mục đồng liền loan báo cho những người khác. Họ không giữ lại niềm vui và hạnh phúc được gặp Chúa cho riêng mình, cũng như Đức Maria khi được phúc cưu mang Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Mẹ đã đã thân hành lên đường sẽ chia phúc ân đó cho người chị họ Êlisabet (Lc 1, 39-45). Họ đã trở nên những tông đồ đầu tiên truyền rao Tin Mừng cứu độ, là thực hiện sứ mệnh mà họ đã lãnh nhận.
- “Vừa đi vừa chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa…”. Tâm hồn họ tràn ngập niềm vui và hoan lạc, họ ra về trong bình an, vừa đi vừa ca khen chúc vinh Thiên Chúa, đấng đã mạc khải điều huyền nhiệm cho những người bé mọn chứ không phải cho những bậc khôn ngoan (x. Mt 11,25). Đó cũng là thái độ của người được hưởng kiến những điềm thiêng, được thấy Chúa và được Ngài thi ân bằng các phép lạ (x. Lc 5, 25-26; 7,16; 13,13; Cv 3,8-9;4,21).
Sự kiện này cũng gợi cho con nhớ: khi Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về trong hân hoan và an bình của Đức Kitô vậy.
Lạy Chúa Giêsu, xin giáng sinh lại trong tâm hồn vốn đầy băng giá và trơ trụi của con để con người con, đời sống con được đổi mới như các mục đồng xưa. Xin cũng giúp con biết đi vào trong chiều sâu nội tâm của lòng mình bằng thái độ lắng nghe, đó nhận và gẫm suy Lời Chúa như Mẹ Maria. Để con có thể nhận ra tình trạng con người của con và để con nhận được ánh sáng rạng ngời của ngày Chúa Giáng Sinh. Amen.
Tin của Thiên sứ cho các mục đồng Bêlem : “Này ta mang đến cho các ngươi một tin mừng trọng đại : Hôm nay Đấng cứu thế đã giáng sinh cho chúng ta, Người là Đức Kitô Chúa chúng ta” ( Lc 2, 10-11).
Lạy Cha là Thiên Chúa của con, và là thân phụ của Đức Giêsu Con Cha, con muốn cùng với các mục đồng mau chân tiến bước về hang đá Bêlem để thờ lạy Hài Nhi Giêsu Con Cha và chiêm ngưỡng Thánh gia, để học nơi Mẹ Maria cách thức cầu nguyện và suy niệm, để học nơi Thánh cả Giuse mẫu gương hy sinh âm thầm và trên hết là để học nơi Con của Cha tinh thần vâng phục trong nghèo hèn và khiêm hạ.
Xin Cha nâng đỡ bàn chân yếu nhược có thể làm con chùn bước trên đường đi Bêlem. Xin Cha đỡ nâng tâm hồn đầy dẫy những đam mê của con, có thể làm con lạc lối. Xin Cha giúp con sống tốt từng ngày bằng cách làm tốt từng việc để mọi sự cho vinh danh Cha.
Giờ đây con xin được dừng lại trước hình ảnh các mục đồng để cung chiêm và suy nghĩ :
- Các mục đồng vội vã đi Bê lem. Sau khi nghe các Thiên sứ báo tin về Hài nhi Giêsu và cho biết dấu chỉ để nhận ra người các mục đồng không một chút chần chừ do dự, vội vã lên đường bất chấp bấy giờ là đêm tối có thể gặp hiểm nguy họ ra đi hối hả bỏ lại đằng sau, kể cả đàn gia súc đang cần người bảo vệ khỏi sói rừng. Bước chân của họ dồn dập, hăng say; ánh mắt của bọ hăm hở hướng về Bêlem; tâm hồn họ nao nức, rộn ràng mau tới nơi để được gặp Hài nhi Con Thiên Chúa làm người. Cái lạnh giá của Mùa đông và cái hiểm nguy của đêm tối vẫn không làm họ chùn bước tháo lui.
Động cơ nào thúc đẩy họ tức tốc lên đường như thế nếu không phải là tình yêu của Đức Kitô Ngôi lời Nhập thể. Thái độ của họ chứng tỏ một lòng mến dạt dào và một niềm tin mãnh liệt vào mặc khải của Thiên Chúa qua lời loan báo của các Sứ Thần.
- “Đến nơi họ gặp Đức Maria, Thánh Giuse cùng với Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ”. Đúng như lời của các Thiên sứ loan báo, một cảnh tượng nên thơ đang diễn ra trước mắt họ. Họ đã được phúc diện kiến một Gia đình Thánh với Hài Nhi Giêsu đơn hèn, bé bỏng cùng với song thân là Maria và Giuse âm thầm khiêm cung. Đúng là một Thánh Gia gần gũi và thân thương đối với họ. Chính tâm tình đơn sơ chất phác và nhất là chính nhờ lòng khát khao cháy bỏng gặp Chúa mà họ được diễm phúc trở thành những người đầu tiên đón nhận bình an và niềm vui ơn cứu độ. Và cũng từ đây ngàn đời sẽ nhắc đến họ như là những nhân chứng trực tiếp của biến cố trọng đại này.
- “Họ liền kể lại điều đã được nói về Hài nhi”. Sau khi đã gặp và đã nhận ra Hài nhi Giêsu là Đấng Cứu Thế, các mục đồng liền loan báo cho những người khác. Họ không giữ lại niềm vui và hạnh phúc được gặp Chúa cho riêng mình, cũng như Đức Maria khi được phúc cưu mang Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Mẹ đã đã thân hành lên đường sẽ chia phúc ân đó cho người chị họ Êlisabet (Lc 1, 39-45). Họ đã trở nên những tông đồ đầu tiên truyền rao Tin Mừng cứu độ, là thực hiện sứ mệnh mà họ đã lãnh nhận.
- “Vừa đi vừa chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa…”. Tâm hồn họ tràn ngập niềm vui và hoan lạc, họ ra về trong bình an, vừa đi vừa ca khen chúc vinh Thiên Chúa, đấng đã mạc khải điều huyền nhiệm cho những người bé mọn chứ không phải cho những bậc khôn ngoan (x. Mt 11,25). Đó cũng là thái độ của người được hưởng kiến những điềm thiêng, được thấy Chúa và được Ngài thi ân bằng các phép lạ (x. Lc 5, 25-26; 7,16; 13,13; Cv 3,8-9;4,21).
Sự kiện này cũng gợi cho con nhớ: khi Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về trong hân hoan và an bình của Đức Kitô vậy.
Lạy Chúa Giêsu, xin giáng sinh lại trong tâm hồn vốn đầy băng giá và trơ trụi của con để con người con, đời sống con được đổi mới như các mục đồng xưa. Xin cũng giúp con biết đi vào trong chiều sâu nội tâm của lòng mình bằng thái độ lắng nghe, đó nhận và gẫm suy Lời Chúa như Mẹ Maria. Để con có thể nhận ra tình trạng con người của con và để con nhận được ánh sáng rạng ngời của ngày Chúa Giáng Sinh. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:21 26/12/2011
THÀ TIN MỘT NỬA
Có người Mông Cổ lần đầu đến Ninh Ba, người nhà nói với ông ta:
- “Người ở Ninh Ba hay nói phóng đại, giọng to, chỉ có thể tin một nửa mà thôi”.
Trước cổng thành, ông ta gặp một người Ninh Ba rất nhiệt tình, bèn hỏi anh ta tên họ là gì, người ấy nói:
- “Tôi là Trương Lục”.
- “Ha ha ha, té ra tên là Trương Tam”, người Mông Cổ rất hào hứng, lại hỏi:
- “Các ông có mấy căn nhà ?”
- “Năm căn”.
Người Mông Cổ nghe xong thì tính nhẫm một chút rồi nói:
- “Cuối cùng rồi thì mình cũng mở ra nhãn giới, coi có căn nhà nào là một nửa không ?” ông ta quyết định âm thầm truy cứu, sau đó thì hỏi: “Nhà anh có bao nhiêu người ?”
- “Chỉ có một người là bà vợ mà thôi”.
- “Ái dà, vậy thì nhất định họ và người khác có chung một bà vợ rồi !”
Suy tư:
Tin thì tin cho trọn vẹn, chỉ tin có một nửa thì nhất định là có vấn đề, mà vấn đề lớn nhất chính là tự mình làm khổ mình vì không dứt khoát và thành tâm khi hợp tác với người khác.
Cũng có những người Ki-tô hữu tin vào Chúa chỉ có một nửa, đó là những người chỉ có tên trong sổ rửa tội ở nhà xứ, nhưng cuộc sống thì không phải là người Ki-tô hữu thật; đó là những người chỉ tin vào tiền bạc vật chất, khi thất bại thì mới đến nhà thờ cầu nguyện một hai lần; đó là những người nói đạo nào cũng tốt, nên cứ ngày rằm đầu tháng thì đi chùa cúng Phật cầu may; đó là những người miệng thì “lạy chúa lạy chúa”, nhưng trong long thì đã bán Chúa rồi…
Tin là phải dứt khoát, tôi tin có một Thiên Chúa là Cha toàn năng, tôi tin Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha, tôi tin Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tong truyền.v.v…và những điều phải tin khác trong “kinh tin kính” mà những người Công Giáo phải đọc trong ngày lễ Chúa Nhật hoặc các ngày lễ trọng.
Người Mông Cổ tin có một nửa, nên tự tiện sửa tên của người khác, vì tin có một nửa nên ông ta mới tầm bậy khi nói các người đàn ông Ninh Ba có chung một bà vợ…
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người Mông Cổ lần đầu đến Ninh Ba, người nhà nói với ông ta:
- “Người ở Ninh Ba hay nói phóng đại, giọng to, chỉ có thể tin một nửa mà thôi”.
Trước cổng thành, ông ta gặp một người Ninh Ba rất nhiệt tình, bèn hỏi anh ta tên họ là gì, người ấy nói:
- “Tôi là Trương Lục”.
- “Ha ha ha, té ra tên là Trương Tam”, người Mông Cổ rất hào hứng, lại hỏi:
- “Các ông có mấy căn nhà ?”
- “Năm căn”.
Người Mông Cổ nghe xong thì tính nhẫm một chút rồi nói:
- “Cuối cùng rồi thì mình cũng mở ra nhãn giới, coi có căn nhà nào là một nửa không ?” ông ta quyết định âm thầm truy cứu, sau đó thì hỏi: “Nhà anh có bao nhiêu người ?”
- “Chỉ có một người là bà vợ mà thôi”.
- “Ái dà, vậy thì nhất định họ và người khác có chung một bà vợ rồi !”
Suy tư:
Tin thì tin cho trọn vẹn, chỉ tin có một nửa thì nhất định là có vấn đề, mà vấn đề lớn nhất chính là tự mình làm khổ mình vì không dứt khoát và thành tâm khi hợp tác với người khác.
Cũng có những người Ki-tô hữu tin vào Chúa chỉ có một nửa, đó là những người chỉ có tên trong sổ rửa tội ở nhà xứ, nhưng cuộc sống thì không phải là người Ki-tô hữu thật; đó là những người chỉ tin vào tiền bạc vật chất, khi thất bại thì mới đến nhà thờ cầu nguyện một hai lần; đó là những người nói đạo nào cũng tốt, nên cứ ngày rằm đầu tháng thì đi chùa cúng Phật cầu may; đó là những người miệng thì “lạy chúa lạy chúa”, nhưng trong long thì đã bán Chúa rồi…
Tin là phải dứt khoát, tôi tin có một Thiên Chúa là Cha toàn năng, tôi tin Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha, tôi tin Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tong truyền.v.v…và những điều phải tin khác trong “kinh tin kính” mà những người Công Giáo phải đọc trong ngày lễ Chúa Nhật hoặc các ngày lễ trọng.
Người Mông Cổ tin có một nửa, nên tự tiện sửa tên của người khác, vì tin có một nửa nên ông ta mới tầm bậy khi nói các người đàn ông Ninh Ba có chung một bà vợ…
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:22 26/12/2011
N2T |
33. Một khi chúng ta tiến vào trong quang minh vô thượng của Cha trên trời, thì sẽ lý giải được tất cả những gì mà loài thọ tạo có thể có.
(Thánh Augustine)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông Điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi
J.B. Đặng Minh An dịch
18:45 26/12/2011
Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Chúa Kitô đã sinh ra cho chúng ta!
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho những người nam nữ Chúa thương. Cầu xin cho tất cả mọi người nghe được tiếng vang của thông điệp Bethlehem mà Giáo Hội Công Giáo lặp lại trên khắp cùng bờ cõi trái đất, vượt qua tất cả biên giới của quốc gia, ngôn ngữ và văn hóa. Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria được sinh ra cho mỗi người; Ngài là Đấng Cứu Độ cho tất cả mọi người.
Chúa Kitô đã được kêu cầu đến như thế này trong điệp xướng của Phụng Vụ trước đây: “Lạy Emmanuel là đức vua, là thẩm phán, là hy vọng và là ơn cứu độ của mọi dân nước: hãy đến cứu chúng con, Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con”. Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con! Đây là tiếng kêu từ những người nam nữ của mọi thời đại, là những người cảm nhận được là tự chính mình họ không thắng nổi những khó khăn và hiểm nguy. Họ cần đặt để tay mình trong lòng một bàn tay lớn mạnh hơn, một bàn tay vươn đến họ từ trời cao thăm thẳm.
Anh chị em thân mến, bàn tay này là Chúa Kitô, Đấng được sinh ra tại Bethlehem bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngài là đôi tay mà Thiên Chúa vươn đến nhân loại, để kéo chúng ta ra khỏi vũng lầy của tội lỗi và đặt để chúng ta vững vàng trên đá tảng, là phiến đá an toàn của Chân Lý và tình yêu của Ngài (x. Tv 40:2).
Đây là ý nghĩa danh xưng của Hài Nhi, là tên mà theo Thánh Ý Chúa, Đức Maria và Thánh Giuse đã đặt cho Ngài: Ngài được gọi là Giêsu, nghĩa là “Đấng Cứu Độ”, (x. Mt 1:21; Lk 1:31). Ngài được sai đến bởi Thiên Chúa Cha để cứu thoát chúng ta trên hết là từ sự dữ đã đâm rễ sâu nơi nhân loại và trong lịch sử: là tội lỗi xa cách Thiên Chúa, là thói ngạo mạn tự cho mình là đủ, hay dám tranh đua với Thiên Chúa để thay thế địa vị Ngài khi phân xử điều gì là thiện điều gì là ác, hay khi cả gan muốn trở thành đấng nắm quyền sinh tử (x. Sáng Thế 3:1-7) Đó là sự ác lớn nhất, là tội lỗi nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta tự mình không thoát ra nổi trừ khi là chúng ta trông cậy vào ơn phù trợ của Thiên Chúa, trừ khi là chúng ta kêu cầu đến Ngài: “Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con!”
Chính việc chúng ta kêu thấu đến trời như thế đã đưa chúng ta trở về đường ngay, làm cho chúng ta trở nên trung thực với chính mình: chúng ta thực là những người đã kêu cầu Thiên Chúa, và đã được giải thoát (x. Esth [LXX] 10:3ff.) Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ; chúng ta là những kẻ sa đoạ. Ngài là bác sĩ; chúng ta là con bệnh. Nhận thức ra điều này là bước đầu tiên hướng đến ơn cứu độ, hướng đến việc thoát ra khỏi vũng lầy giam hãm chúng ta vì cái thói tự cao tự đại của mình. Hướng đôi mắt chúng ta lên trời cao, và vươn đôi tay chúng ta ra kêu cầu sự trợ giúp là cách thế giải thoát chúng ta với điều kiện là phải có một Đấng nào đó lắng nghe chúng ta và đến giúp chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô là bằng chứng rằng Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu cứu của chúng ta. Và không chỉ có thế mà thôi! Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta mạnh đến mức Ngài không thể thờ ơ được nữa; Ngài vượt ra khỏi chính Ngài để bước vào giữa chúng ta để chia sẻ đầy đủ thân phận nhân loại với chúng ta (x. Xuất Hành 3:7-12). Đáp trả của Thiên Chúa trước tiếng kêu cầu của chúng ta nơi Chúa Giêsu vượt xa tít tắp những trông đợi của chúng ta, hoàn tất nơi một tình liên đới không chỉ giữa nhân loại, mà còn là với thần thánh. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, và tình yêu là Thiên Chúa, mới có thể chọn cách thế cứu chúng ta như thế, một cách thế chắc chắn là dài nhất, nhưng đó là cách thế tôn trọng sự thật về Ngài và về chúng ta: là cách thế hòa giải, đối thoại và hợp tác.
Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Trong ngày lễ Giáng Sinh 2011 này, chúng ta hãy hướng đến Hài Nhi Bethlehem, Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria và thân thưa rằng: “Hãy đến cứu chúng con!” Chúng ta hãy lặp lại những lời này trong sự hiệp nhất tinh thần với đông đảo những ai đang phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn nhất định; chúng ta hãy nói thay cho những ai không có tiếng nói.
Cùng nhau chúng ta hãy khẩn cầu ơn phù trợ của Thiên Chúa cho các dân tộc trong vùng Sừng Phi Châu, là những người đang phải gánh chịu nạn đói và khan hiếm thực phẩm, tích lũy bởi một tình trạng bất an kéo dài. Cầu xin cho cộng đồng quốc tế đừng quên đưa ra những trợ giúp cho những người di tản khỏi những vùng này và là những người mà nhân phẩm của họ đã bị thách thức nghiêm trọng.
Xin Thiên Chúa ban ơn ủi an cho các dân tộc vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại Thái Lan và Phi Luật Tân, là những người gánh chịu những khó khăn trầm trọng vì hậu quả của những trận lụt gần đây.
Xin Chúa đến giúp thế giới của chúng ta đã tan nát vì quá nhiều những cuộc xung đột mà ngay cả ngày hôm nay cũng làm đang làm thế giới vấy máu. Cầu xin Hoàng Tử Bình An ban hòa bình và ổn định cho vùng đất nơi Ngài đã chọn để đến trong thế gian này, và khích lệ việc tái tục cuộc đối thoại giữa những người Do Thái và Palestine. Xin Ngài chấm dứt bạo lực tại Syria, nơi quá nhiều máu đã đổ. Xin Ngài ban ơn hòa giải và ổn định cho Iraq và A Phú Hãn. Xin Ngài canh tân ý chí cho các thành phần xã hội tại các nước ở Mỹ Châu và Trung Đông khi họ đang cố thăng tiến thiện ích chung.
Cầu xin cho việc hạ sinh của Đấng Cứu Độ nâng đỡ những khả năng đối thoại và hợp tác tại Miến Điện trong khi theo đuổi những giải pháp chung. Xin cho biến cố Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế bảo đảm sự ổn định chính trị cho những quốc gia trong vùng Đại Hồ Phi Châu, và trợ giúp dân chúng Nam Sudan trong dấn thân bảo vệ quyền lợi của tất cả các công dân.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy lại hướng mắt đến hang đá Bethlehem. Hài Nhi chúng ta đang chiêm ngắm là ơn cứu độ của chúng ta! Ngài đã mang đến thế giới một thông điệp phổ quát của hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy mở tâm hồn ra với Ngài; chúng ta hãy đón nhận Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Một lần nữa chúng ta hãy thưa với Ngài với niềm vui và lòng cậy trông: “Veni ad salvandum nos!”
+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Chúa Kitô đã sinh ra cho chúng ta!
Chúa Kitô đã được kêu cầu đến như thế này trong điệp xướng của Phụng Vụ trước đây: “Lạy Emmanuel là đức vua, là thẩm phán, là hy vọng và là ơn cứu độ của mọi dân nước: hãy đến cứu chúng con, Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con”. Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con! Đây là tiếng kêu từ những người nam nữ của mọi thời đại, là những người cảm nhận được là tự chính mình họ không thắng nổi những khó khăn và hiểm nguy. Họ cần đặt để tay mình trong lòng một bàn tay lớn mạnh hơn, một bàn tay vươn đến họ từ trời cao thăm thẳm.
Anh chị em thân mến, bàn tay này là Chúa Kitô, Đấng được sinh ra tại Bethlehem bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngài là đôi tay mà Thiên Chúa vươn đến nhân loại, để kéo chúng ta ra khỏi vũng lầy của tội lỗi và đặt để chúng ta vững vàng trên đá tảng, là phiến đá an toàn của Chân Lý và tình yêu của Ngài (x. Tv 40:2).
Đây là ý nghĩa danh xưng của Hài Nhi, là tên mà theo Thánh Ý Chúa, Đức Maria và Thánh Giuse đã đặt cho Ngài: Ngài được gọi là Giêsu, nghĩa là “Đấng Cứu Độ”, (x. Mt 1:21; Lk 1:31). Ngài được sai đến bởi Thiên Chúa Cha để cứu thoát chúng ta trên hết là từ sự dữ đã đâm rễ sâu nơi nhân loại và trong lịch sử: là tội lỗi xa cách Thiên Chúa, là thói ngạo mạn tự cho mình là đủ, hay dám tranh đua với Thiên Chúa để thay thế địa vị Ngài khi phân xử điều gì là thiện điều gì là ác, hay khi cả gan muốn trở thành đấng nắm quyền sinh tử (x. Sáng Thế 3:1-7) Đó là sự ác lớn nhất, là tội lỗi nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta tự mình không thoát ra nổi trừ khi là chúng ta trông cậy vào ơn phù trợ của Thiên Chúa, trừ khi là chúng ta kêu cầu đến Ngài: “Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con!”
Chính việc chúng ta kêu thấu đến trời như thế đã đưa chúng ta trở về đường ngay, làm cho chúng ta trở nên trung thực với chính mình: chúng ta thực là những người đã kêu cầu Thiên Chúa, và đã được giải thoát (x. Esth [LXX] 10:3ff.) Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ; chúng ta là những kẻ sa đoạ. Ngài là bác sĩ; chúng ta là con bệnh. Nhận thức ra điều này là bước đầu tiên hướng đến ơn cứu độ, hướng đến việc thoát ra khỏi vũng lầy giam hãm chúng ta vì cái thói tự cao tự đại của mình. Hướng đôi mắt chúng ta lên trời cao, và vươn đôi tay chúng ta ra kêu cầu sự trợ giúp là cách thế giải thoát chúng ta với điều kiện là phải có một Đấng nào đó lắng nghe chúng ta và đến giúp chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô là bằng chứng rằng Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu cứu của chúng ta. Và không chỉ có thế mà thôi! Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta mạnh đến mức Ngài không thể thờ ơ được nữa; Ngài vượt ra khỏi chính Ngài để bước vào giữa chúng ta để chia sẻ đầy đủ thân phận nhân loại với chúng ta (x. Xuất Hành 3:7-12). Đáp trả của Thiên Chúa trước tiếng kêu cầu của chúng ta nơi Chúa Giêsu vượt xa tít tắp những trông đợi của chúng ta, hoàn tất nơi một tình liên đới không chỉ giữa nhân loại, mà còn là với thần thánh. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, và tình yêu là Thiên Chúa, mới có thể chọn cách thế cứu chúng ta như thế, một cách thế chắc chắn là dài nhất, nhưng đó là cách thế tôn trọng sự thật về Ngài và về chúng ta: là cách thế hòa giải, đối thoại và hợp tác.
Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Trong ngày lễ Giáng Sinh 2011 này, chúng ta hãy hướng đến Hài Nhi Bethlehem, Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria và thân thưa rằng: “Hãy đến cứu chúng con!” Chúng ta hãy lặp lại những lời này trong sự hiệp nhất tinh thần với đông đảo những ai đang phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn nhất định; chúng ta hãy nói thay cho những ai không có tiếng nói.
Cùng nhau chúng ta hãy khẩn cầu ơn phù trợ của Thiên Chúa cho các dân tộc trong vùng Sừng Phi Châu, là những người đang phải gánh chịu nạn đói và khan hiếm thực phẩm, tích lũy bởi một tình trạng bất an kéo dài. Cầu xin cho cộng đồng quốc tế đừng quên đưa ra những trợ giúp cho những người di tản khỏi những vùng này và là những người mà nhân phẩm của họ đã bị thách thức nghiêm trọng.
Xin Thiên Chúa ban ơn ủi an cho các dân tộc vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại Thái Lan và Phi Luật Tân, là những người gánh chịu những khó khăn trầm trọng vì hậu quả của những trận lụt gần đây.
Xin Chúa đến giúp thế giới của chúng ta đã tan nát vì quá nhiều những cuộc xung đột mà ngay cả ngày hôm nay cũng làm đang làm thế giới vấy máu. Cầu xin Hoàng Tử Bình An ban hòa bình và ổn định cho vùng đất nơi Ngài đã chọn để đến trong thế gian này, và khích lệ việc tái tục cuộc đối thoại giữa những người Do Thái và Palestine. Xin Ngài chấm dứt bạo lực tại Syria, nơi quá nhiều máu đã đổ. Xin Ngài ban ơn hòa giải và ổn định cho Iraq và A Phú Hãn. Xin Ngài canh tân ý chí cho các thành phần xã hội tại các nước ở Mỹ Châu và Trung Đông khi họ đang cố thăng tiến thiện ích chung.
Cầu xin cho việc hạ sinh của Đấng Cứu Độ nâng đỡ những khả năng đối thoại và hợp tác tại Miến Điện trong khi theo đuổi những giải pháp chung. Xin cho biến cố Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế bảo đảm sự ổn định chính trị cho những quốc gia trong vùng Đại Hồ Phi Châu, và trợ giúp dân chúng Nam Sudan trong dấn thân bảo vệ quyền lợi của tất cả các công dân.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy lại hướng mắt đến hang đá Bethlehem. Hài Nhi chúng ta đang chiêm ngắm là ơn cứu độ của chúng ta! Ngài đã mang đến thế giới một thông điệp phổ quát của hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy mở tâm hồn ra với Ngài; chúng ta hãy đón nhận Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Một lần nữa chúng ta hãy thưa với Ngài với niềm vui và lòng cậy trông: “Veni ad salvandum nos!”
+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Thông Điệp Giáng Sinh 2011 Urbi et Orbi
VietCatholic Network
18:45 26/12/2011
Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Chúa Kitô đã sinh ra cho chúng ta!
Vinh danhThiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người Chúa thương. Cầu xin cho tất cả mọi người nghe được tiếng vang của thông điệp Bethlehem mà Giáo Hội Công Giáo lặp lại trên khắp cùng bờ cõi trái đất, vượt qua tất cả biên giới của quốc gia, ngôn ngữ và văn hóa. Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria được sinh ra cho mỗi người; Ngài là Đấng Cứu Độ cho tất cả mọi người.
Chúa Kitô đã được kêu cầu đến như thế này trong điệp xướng của Phụng Vụ trước đây: “Lạy Emmanuel là đức vua, là thẩm phán, là hy vọng và là ơn cứu độ của mọi dân nước: hãy đến cứu chúng con, Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con”. Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con! Đây là tiếng kêu từ những người nam nữ của mọi thời đại, là những người cảm nhận được là tự chính mình họ không thắng nổi những khó khăn và hiểm nguy. Họ cần đặt để tay mình trong lòng một bàn tay lớn mạnh hơn, một bàn tay vươn đến họ từ trời cao thăm thẳm.
Anh chị em thân mến, bàn tay này là Chúa Kitô, Đấng được sinh ra tại Bethlehem bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngài là đôi tay mà Thiên Chúa vươn đến nhân loại, để kéo chúng ta ra khỏi vũng lầy của tội lỗi và đặt để chúng ta vững vàng trên đá tảng, là phiến đá an toàn của Chân Lý và tình yêu của Ngài (x. Tv 40:2).
Đây là ý nghĩa danh xưng của Hài Nhi, là tên mà theo Thánh Ý Chúa, Đức Maria và Thánh Giuse đã đặt cho Ngài: Ngài được gọi là Giêsu, nghĩa là “Đấng Cứu Độ”, (x. Mt 1:21; Lk 1:31). Ngài được sai đến bởi Thiên Chúa Cha để cứu thoát chúng ta trên hết là từ sự dữ đã đâm rễ sâu nơi nhân loại và trong lịch sử: là tội lỗi xa cách Thiên Chúa, là thói ngạo mạn tự cho mình là đủ, hay dám tranh đua với Thiên Chúa để thay thế địa vị Ngài khi phân xử điều gì là thiện điều gì là ác, hay khi cả gan muốn trở thành đấng nắm quyền sinh tử (x. Sáng Thế 3:1-7) Đó là sự ác lớn nhất, là tội lỗi nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta tự mình không thoát ra nổi trừ khi là chúng ta trông cậy vào ơn phù trợ của Thiên Chúa, trừ khi là chúng ta kêu cầu đến Ngài: “Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con!”
Chính việc chúng ta kêu thấu đến trời như thế đã đưa chúng ta trở về đường ngay, làm cho chúng ta trở nên trung thực với chính mình: chúng ta thực là những người đã kêu cầu Thiên Chúa, và đã được giải thoát (x. Esth [LXX] 10:3ff.) Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ; chúng ta là những kẻ sa đoạ. Ngài là bác sĩ; chúng ta là con bệnh. Nhận thức ra điều này là bước đầu tiên hướng đến ơn cứu độ, hướng đến việc thoát ra khỏi vũng lầy giam hãm chúng ta vì cái thói tự cao tự đại của mình. Hướng đôi mắt chúng ta lên trời cao, và vươn đôi tay chúng ta ra kêu cầu sự trợ giúp là cách thế giải thoát chúng ta với điều kiện là phải có một Đấng nào đó lắng nghe chúng ta và đến giúp chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô là bằng chứng rằng Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu cứu của chúng ta. Và không chỉ có thế mà thôi! Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta mạnh đến mức Ngài không thể thờ ơ được nữa; Ngài vượt ra khỏi chính Ngài để bước vào giữa chúng ta để chia sẻ đầy đủ thân phận nhân loại với chúng ta (x. Xuất Hành 3:7-12). Đáp trả của Thiên Chúa trước tiếng kêu cầu của chúng ta nơi Chúa Giêsu vượt xa tít tắp những trông đợi của chúng ta, hoàn tất nơi một tình liên đới không chỉ giữa nhân loại, mà còn là với thần thánh. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, và tình yêu là Thiên Chúa, mới có thể chọn cách thế cứu chúng ta như thế, một cách thế chắc chắn là dài nhất, nhưng đó là cách thế tôn trọng sự thật về Ngài và về chúng ta: là cách thế hòa giải, đối thoại và hợp tác.
Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Trong ngày lễ Giáng Sinh 2011 này, chúng ta hãy hướng đến Hài Nhi Bethlehem, Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria và thân thưa rằng: “Hãy đến cứu chúng con!” Chúng ta hãy lặp lại những lời này trong sự hiệp nhất tinh thần với đông đảo những ai đang phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn nhất định; chúng ta hãy nói thay cho những ai không có tiếng nói.
Cùng nhau chúng ta hãy khẩn cầu ơn phù trợ của Thiên Chúa cho các dân tộc trong vùng Sừng Phi Châu, là những người đang phải gánh chịu nạn đói và khan hiếm thực phẩm, tích lũy bởi một tình trạng bất an kéo dài. Cầu xin cho cộng đồng quốc tế đừng quên đưa ra những trợ giúp cho những người di tản khỏi những vùng này và là những người mà nhân phẩm của họ đã bị thách thức nghiêm trọng.
Xin Thiên Chúa ban ơn ủi an cho các dân tộc vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại Thái Lan và Phi Luật Tân, là những người gánh chịu những khó khăn trầm trọng vì hậu quả của những trận lụt gần đây.
Xin Chúa đến giúp thế giới của chúng ta đã tan nát vì quá nhiều những cuộc xung đột mà ngay cả ngày hôm nay cũng làm đang làm thế giới vấy máu. Cầu xin cho Hoàng Tử Bình An ban hòa bình và ổn định cho vùng đất nơi Ngài đã chọn để đến trong thế gian này, và khích lệ việc tái tục cuộc đối thoại giữa những người Do Thái và Palestine. Xin Ngài chấm dứt bạo lực tại Syria, nơi quá nhiều máu đã đổ ra. Xin Ngài ban ơn hòa giải và ổn định cho Iraq và A Phú Hãn. Xin Ngài canh tân ý chí cho các thành phần xã hội tại các nước ở Mỹ Châu và Trung Đông khi họ đang cố thăng tiến thiện ích chung.
Cầu xin cho việc hạ sinh của Đấng Cứu Độ nâng đỡ những khả năng đối thoại và hợp tác tại Miến Điện trong khi theo đuổi những giải pháp chung. Xin cho biến cố Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế bảo đảm sự ổn định chính trị cho những quốc gia trong vùng Đại Hồ Phi Châu, và trợ giúp dân chúng Nam Sudan trong dấn thân bảo vệ quyền lợi của tất cả các công dân.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy lại hướng mắt đến hang đá Bethlehem. Hài Nhi chúng ta đang chiêm ngắm là ơn cứu độ của chúng ta! Ngài đã mang đến thế giới một thông điệp phổ quát của hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy mở tâm hồn ra với Ngài; chúng ta hãy đón nhận Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Một lần nữa chúng ta hãy thưa với Ngài với niềm vui và lòng cậy trông: “Veni ad salvandum nos!”
Chúa Kitô đã sinh ra cho chúng ta!
Vinh danhThiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người Chúa thương. Cầu xin cho tất cả mọi người nghe được tiếng vang của thông điệp Bethlehem mà Giáo Hội Công Giáo lặp lại trên khắp cùng bờ cõi trái đất, vượt qua tất cả biên giới của quốc gia, ngôn ngữ và văn hóa. Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria được sinh ra cho mỗi người; Ngài là Đấng Cứu Độ cho tất cả mọi người.
Chúa Kitô đã được kêu cầu đến như thế này trong điệp xướng của Phụng Vụ trước đây: “Lạy Emmanuel là đức vua, là thẩm phán, là hy vọng và là ơn cứu độ của mọi dân nước: hãy đến cứu chúng con, Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con”. Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con! Đây là tiếng kêu từ những người nam nữ của mọi thời đại, là những người cảm nhận được là tự chính mình họ không thắng nổi những khó khăn và hiểm nguy. Họ cần đặt để tay mình trong lòng một bàn tay lớn mạnh hơn, một bàn tay vươn đến họ từ trời cao thăm thẳm.
Anh chị em thân mến, bàn tay này là Chúa Kitô, Đấng được sinh ra tại Bethlehem bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngài là đôi tay mà Thiên Chúa vươn đến nhân loại, để kéo chúng ta ra khỏi vũng lầy của tội lỗi và đặt để chúng ta vững vàng trên đá tảng, là phiến đá an toàn của Chân Lý và tình yêu của Ngài (x. Tv 40:2).
Đây là ý nghĩa danh xưng của Hài Nhi, là tên mà theo Thánh Ý Chúa, Đức Maria và Thánh Giuse đã đặt cho Ngài: Ngài được gọi là Giêsu, nghĩa là “Đấng Cứu Độ”, (x. Mt 1:21; Lk 1:31). Ngài được sai đến bởi Thiên Chúa Cha để cứu thoát chúng ta trên hết là từ sự dữ đã đâm rễ sâu nơi nhân loại và trong lịch sử: là tội lỗi xa cách Thiên Chúa, là thói ngạo mạn tự cho mình là đủ, hay dám tranh đua với Thiên Chúa để thay thế địa vị Ngài khi phân xử điều gì là thiện điều gì là ác, hay khi cả gan muốn trở thành đấng nắm quyền sinh tử (x. Sáng Thế 3:1-7) Đó là sự ác lớn nhất, là tội lỗi nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta tự mình không thoát ra nổi trừ khi là chúng ta trông cậy vào ơn phù trợ của Thiên Chúa, trừ khi là chúng ta kêu cầu đến Ngài: “Veni ad salvandum nos! Hãy đến cứu chúng con!”
Chính việc chúng ta kêu thấu đến trời như thế đã đưa chúng ta trở về đường ngay, làm cho chúng ta trở nên trung thực với chính mình: chúng ta thực là những người đã kêu cầu Thiên Chúa, và đã được giải thoát (x. Esth [LXX] 10:3ff.) Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ; chúng ta là những kẻ sa đoạ. Ngài là bác sĩ; chúng ta là con bệnh. Nhận thức ra điều này là bước đầu tiên hướng đến ơn cứu độ, hướng đến việc thoát ra khỏi vũng lầy giam hãm chúng ta vì cái thói tự cao tự đại của mình. Hướng đôi mắt chúng ta lên trời cao, và vươn đôi tay chúng ta ra kêu cầu sự trợ giúp là cách thế giải thoát chúng ta với điều kiện là phải có một Đấng nào đó lắng nghe chúng ta và đến giúp chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô là bằng chứng rằng Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu cứu của chúng ta. Và không chỉ có thế mà thôi! Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta mạnh đến mức Ngài không thể thờ ơ được nữa; Ngài vượt ra khỏi chính Ngài để bước vào giữa chúng ta để chia sẻ đầy đủ thân phận nhân loại với chúng ta (x. Xuất Hành 3:7-12). Đáp trả của Thiên Chúa trước tiếng kêu cầu của chúng ta nơi Chúa Giêsu vượt xa tít tắp những trông đợi của chúng ta, hoàn tất nơi một tình liên đới không chỉ giữa nhân loại, mà còn là với thần thánh. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, và tình yêu là Thiên Chúa, mới có thể chọn cách thế cứu chúng ta như thế, một cách thế chắc chắn là dài nhất, nhưng đó là cách thế tôn trọng sự thật về Ngài và về chúng ta: là cách thế hòa giải, đối thoại và hợp tác.
Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Trong ngày lễ Giáng Sinh 2011 này, chúng ta hãy hướng đến Hài Nhi Bethlehem, Người Con của Đức Nữ Đồng Trinh Maria và thân thưa rằng: “Hãy đến cứu chúng con!” Chúng ta hãy lặp lại những lời này trong sự hiệp nhất tinh thần với đông đảo những ai đang phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn nhất định; chúng ta hãy nói thay cho những ai không có tiếng nói.
Cùng nhau chúng ta hãy khẩn cầu ơn phù trợ của Thiên Chúa cho các dân tộc trong vùng Sừng Phi Châu, là những người đang phải gánh chịu nạn đói và khan hiếm thực phẩm, tích lũy bởi một tình trạng bất an kéo dài. Cầu xin cho cộng đồng quốc tế đừng quên đưa ra những trợ giúp cho những người di tản khỏi những vùng này và là những người mà nhân phẩm của họ đã bị thách thức nghiêm trọng.
Xin Thiên Chúa ban ơn ủi an cho các dân tộc vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại Thái Lan và Phi Luật Tân, là những người gánh chịu những khó khăn trầm trọng vì hậu quả của những trận lụt gần đây.
Xin Chúa đến giúp thế giới của chúng ta đã tan nát vì quá nhiều những cuộc xung đột mà ngay cả ngày hôm nay cũng làm đang làm thế giới vấy máu. Cầu xin cho Hoàng Tử Bình An ban hòa bình và ổn định cho vùng đất nơi Ngài đã chọn để đến trong thế gian này, và khích lệ việc tái tục cuộc đối thoại giữa những người Do Thái và Palestine. Xin Ngài chấm dứt bạo lực tại Syria, nơi quá nhiều máu đã đổ ra. Xin Ngài ban ơn hòa giải và ổn định cho Iraq và A Phú Hãn. Xin Ngài canh tân ý chí cho các thành phần xã hội tại các nước ở Mỹ Châu và Trung Đông khi họ đang cố thăng tiến thiện ích chung.
Cầu xin cho việc hạ sinh của Đấng Cứu Độ nâng đỡ những khả năng đối thoại và hợp tác tại Miến Điện trong khi theo đuổi những giải pháp chung. Xin cho biến cố Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế bảo đảm sự ổn định chính trị cho những quốc gia trong vùng Đại Hồ Phi Châu, và trợ giúp dân chúng Nam Sudan trong dấn thân bảo vệ quyền lợi của tất cả các công dân.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy lại hướng mắt đến hang đá Bethlehem. Hài Nhi chúng ta đang chiêm ngắm là ơn cứu độ của chúng ta! Ngài đã mang đến thế giới một thông điệp phổ quát của hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy mở tâm hồn ra với Ngài; chúng ta hãy đón nhận Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Một lần nữa chúng ta hãy thưa với Ngài với niềm vui và lòng cậy trông: “Veni ad salvandum nos!”
Đức Thánh Cha nói về Hài Nhi Giáng Sinh như Thiên Chúa Cứu Chuộc
Bùi Hữu Thư
07:56 26/12/2011
Ngài nói tính kiêu ngạo khoá kín chúng ta trong một mê hồn trận; Muốn thoát ra thì bước đầu tiên là phải kêu cầu Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nói về Hài Nhi Giáng Sinh như Thiên Chúa Cứu ChuộcVATICAN, ngày 25 tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Trước khi ban phép lành Giáng Sinh truyền thống cho Thánh Đô Rôma và thế giới ("urbi et orbi"), hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI suy niệm về Hài Nhi Bê Lem như Đấng Cứu Chuộc.
Đức Thánh Cha nói trong điệp văn vào cuối Thánh Lễ Giáng Sinh: "Người được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ đã ăn rễ sâu vào nhân loại và vào lịch sử: sữ dữ của tình trạng xa cách Chúa, tính kiêu ngạo vì tự cho là mình có thể tự chủ, hay cố gắng đua tranh với Thiên Chúa và đòi chiếm đoạt vai trò của Chúa, để tự quyết định những gì là tốt hay xấu, và để làm chủ cả sự sống lẫn sự chết."
Đức Thánh Cha nói rằng con người không thể tự cứu mình khỏi tội lỗi, "trừ khi chúng ta trông cậy vào sự giúp đỡ của Chúa, trừ khi chúng ta cầu khẩn Người: 'Veni ad salvandum nos! -- Xin hãy đến và cứu chúng con!'"
Tuy nhiên, ngài khẳng định rằng: "chính sự kiện chúng ta kêu cầu tới thiên đàng bằng cách này đã đưa chúng ta đến con đường chính trực; vì làm cho chúng ta trở nên chân thật với chính mình: Chúng ta thực sự là những người kêu cầu với Chúa và được cứu chuộc."
Đức Giám Mục thành Rôma nói về Thiên Chúa như một bác sĩ, trong khi chúng ta là bệnh nhân. Và ngài nói: "nhận thức được điều này là bước đầu tiên để được cứu chuộc, để được thoát ra khỏi mê hồn trận của tính kiêu ngạo. Ngẩng mắt nhìn lên Trời, giang tay ra và kêu xin sự giúp đỡ là phương cách để được giải thoát, miễn là có Người nghe tiếng chúng ta kêu cứu và đến để trợ giúp."
Đức Thánh Cha tuyên bố: "Giêsu Kitô là bằng chứng của sự kiện Thiên Chúa đã nghe lời kêu cầu của chúng ta. Và không chỉ có thế thôi! Tình yêu Chúa dành cho chúng ta mạnh đến nỗi Người không thể làm ngơ; Người đã tự ra khỏi mình và bước vào giữa chúng ta để hoàn toàn chia sẻ tình trạng nhân loại của chúng ta. Câu đáp trả cho lời kêu cầu của chúng ta là việc Chúa đã ban cho chúng ta Đức Giêsu hoàn toàn vượt qúa mức mong đợi của chúng ta, vì đạt được một sự tương trợ không chỉ là con người với con người nhưng là thiêng liêng. Chỉ có Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu là Thiên Chúa, mới có thể lựa chọn cách cứu chuộc chúng ta như vậy, chắc chắn là phương cách này lâu dài nhật, nhưng là phương cách tôn trọng chân lý về Người và về chúng ta: đó là phương cách của sự hòa giải, đối thoại và hợp tác."
Những nhu cầu đặc biệt
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp tục nhắc đến một số các miền trên thế giới đang cần đến ân sủng cứu chuộc của Thiên Chúa.
Ngài nói về Sừng Phi Châu, nơi người dân đang chịu đói khát, trong một hoàn cảnh ngày càng khủng khiếp hơn vì bất an.
Ngài nói: "Xin cho cộng đồng quốc tế không bỏ qua việc trợ giúp cho rất nhiều người bị di tán từ miền này và phẩm giá của họ đã bị thử thách rất đau thương."
Đức Thánh Cha cũng nói về Đông Nam Á, về sự tranh chấp giữa người Do Thái và Palétin, việc đổ máu tại Syria, và những bạo tàn tại Iraq và Afghanistan. "Xin Chúa ban sức mạnh cải tiến cho mọi thành phần của xã hội tại các quốc gia Bắc Phi Châu và Trung Đông trong khi họ cố gắng lo lắng cho các ích lợi chung."
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng tại Myanmar, trong miền các Đại Hồ Phi Châu, và đặc biệt là Nam Sudan.
Ngài mời gọi: "Anh chị em thân mến, chúng ta hãy một lần nữa quay nhìn hang đá Bê Lem. Hài Nhi chúng ta chiêm ngắm là Đấng Cưú Chuộc chúng ta! Người đã đem đến cho thế giới một sứ điệp hoàn vũ của sự hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy mở tâm hồn để đón Người vào đời sống chúng ta. Một lần nữa hãy nói với Người, với niềm hân hoan và tin tưởng: 'Veni ad salvandum nos!'"
Đức Thánh Cha nói về Hài Nhi Giáng Sinh như Thiên Chúa Cứu ChuộcVATICAN, ngày 25 tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Trước khi ban phép lành Giáng Sinh truyền thống cho Thánh Đô Rôma và thế giới ("urbi et orbi"), hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI suy niệm về Hài Nhi Bê Lem như Đấng Cứu Chuộc.
Đức Thánh Cha nói trong điệp văn vào cuối Thánh Lễ Giáng Sinh: "Người được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ đã ăn rễ sâu vào nhân loại và vào lịch sử: sữ dữ của tình trạng xa cách Chúa, tính kiêu ngạo vì tự cho là mình có thể tự chủ, hay cố gắng đua tranh với Thiên Chúa và đòi chiếm đoạt vai trò của Chúa, để tự quyết định những gì là tốt hay xấu, và để làm chủ cả sự sống lẫn sự chết."
Đức Thánh Cha nói rằng con người không thể tự cứu mình khỏi tội lỗi, "trừ khi chúng ta trông cậy vào sự giúp đỡ của Chúa, trừ khi chúng ta cầu khẩn Người: 'Veni ad salvandum nos! -- Xin hãy đến và cứu chúng con!'"
Tuy nhiên, ngài khẳng định rằng: "chính sự kiện chúng ta kêu cầu tới thiên đàng bằng cách này đã đưa chúng ta đến con đường chính trực; vì làm cho chúng ta trở nên chân thật với chính mình: Chúng ta thực sự là những người kêu cầu với Chúa và được cứu chuộc."
Đức Giám Mục thành Rôma nói về Thiên Chúa như một bác sĩ, trong khi chúng ta là bệnh nhân. Và ngài nói: "nhận thức được điều này là bước đầu tiên để được cứu chuộc, để được thoát ra khỏi mê hồn trận của tính kiêu ngạo. Ngẩng mắt nhìn lên Trời, giang tay ra và kêu xin sự giúp đỡ là phương cách để được giải thoát, miễn là có Người nghe tiếng chúng ta kêu cứu và đến để trợ giúp."
Đức Thánh Cha tuyên bố: "Giêsu Kitô là bằng chứng của sự kiện Thiên Chúa đã nghe lời kêu cầu của chúng ta. Và không chỉ có thế thôi! Tình yêu Chúa dành cho chúng ta mạnh đến nỗi Người không thể làm ngơ; Người đã tự ra khỏi mình và bước vào giữa chúng ta để hoàn toàn chia sẻ tình trạng nhân loại của chúng ta. Câu đáp trả cho lời kêu cầu của chúng ta là việc Chúa đã ban cho chúng ta Đức Giêsu hoàn toàn vượt qúa mức mong đợi của chúng ta, vì đạt được một sự tương trợ không chỉ là con người với con người nhưng là thiêng liêng. Chỉ có Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu là Thiên Chúa, mới có thể lựa chọn cách cứu chuộc chúng ta như vậy, chắc chắn là phương cách này lâu dài nhật, nhưng là phương cách tôn trọng chân lý về Người và về chúng ta: đó là phương cách của sự hòa giải, đối thoại và hợp tác."
Những nhu cầu đặc biệt
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp tục nhắc đến một số các miền trên thế giới đang cần đến ân sủng cứu chuộc của Thiên Chúa.
Ngài nói về Sừng Phi Châu, nơi người dân đang chịu đói khát, trong một hoàn cảnh ngày càng khủng khiếp hơn vì bất an.
Ngài nói: "Xin cho cộng đồng quốc tế không bỏ qua việc trợ giúp cho rất nhiều người bị di tán từ miền này và phẩm giá của họ đã bị thử thách rất đau thương."
Đức Thánh Cha cũng nói về Đông Nam Á, về sự tranh chấp giữa người Do Thái và Palétin, việc đổ máu tại Syria, và những bạo tàn tại Iraq và Afghanistan. "Xin Chúa ban sức mạnh cải tiến cho mọi thành phần của xã hội tại các quốc gia Bắc Phi Châu và Trung Đông trong khi họ cố gắng lo lắng cho các ích lợi chung."
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng tại Myanmar, trong miền các Đại Hồ Phi Châu, và đặc biệt là Nam Sudan.
Ngài mời gọi: "Anh chị em thân mến, chúng ta hãy một lần nữa quay nhìn hang đá Bê Lem. Hài Nhi chúng ta chiêm ngắm là Đấng Cưú Chuộc chúng ta! Người đã đem đến cho thế giới một sứ điệp hoàn vũ của sự hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy mở tâm hồn để đón Người vào đời sống chúng ta. Một lần nữa hãy nói với Người, với niềm hân hoan và tin tưởng: 'Veni ad salvandum nos!'"
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Nửa đêm Giáng Sinh 2011
Jos. Tú Nạc, NMS chuyển ngữ
08:43 26/12/2011
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Nửa đêm:
Anh Chị Em thương mến!
Bài đọc từ Thư của Thánh Phao-lô gửi cho Titus mà chúng ta vừa nghe bắt đầu một cách trịnh trọng với từ “apparuit” – “rồi đã đến.” Đây là một từ thuộc tính lập trình, bởi điều mà Giáo Hội tìm kiếm để biểu đạt một cách tổng hợp yếu tính của Lễ Giáng Sinh. Một cách trang trọng, con người đã nói về Thiên Chúa và được tạo thành những hình ảnh con người của Người bằng tất cả những phương thức khác nhau. Thiên Chúa tự Người đã nói nhiều và nói bằng những cách khác nhau với nhân loại (Heb. 1:1) – Thánh Lễ ban ngày). Nhưng giờ đây một điều gì đó mới mẻ vừa xảy ra: người đã xuất hiện, người đã tự mịnh bộc lộ. Người đã tự mình hiện ra từ ánh sáng không thể đến được, nơi mà Người đã trú ngụ. Chính Người đã bước vào giữa chúng ta. Đây là niềm hân hoan vĩ đại của Lễ Giáng Sinh dành cho Giáo Hội đầu tiên: Thiên Chúa đã xuất hiện. Người không còn là một ý niệm, không còn làm chúng ta phải hình thành một một bức tranh về Người trên căn bản của ngôn từ. Người đã “xuất hiện.” nhưng giờ đây chúng ta đặt câu hỏi: Người xuất hiện như thế nào? Thực tế Người là ai? Bài đọc vào Thánh Lễ Rạng Đông tiếp tục nói: “Lòng từ bi và bác ái của Thiên Chúa Đấng Cứu Độ của chúng ta dành cho nhân loại đã bộc lộ” (Tit. 3: 4). Đối với con người thời tiền Giáng Sinh, sự trả lời của họ trước những kinh hoàng và những phủ nhận của thế giới là sợ hãi hãi mà Thiên Chúa chính Người có thể cũng không thiện hảo, mà Người cũng có thể tuôn ra những ác độc và chuyên quyền, đây là một “ấn tượng hiểu biết” thực tế, ánh sáng tuyệt diệu mà xuất hiện cho chúng ta: Thiên Chúa lòng lành vô cùng. Ngày nay cũng vậy, con người có thể không còn nhận biết được Thiên Chúa qua đức tin và đang nghi vấn quyền lực căn bản nâng đỡ và giữ vững thế giới có thực sự thiện hảo hay không, hoặc tàn ác đầy quyền lực và nguyên thủy y như cái thiện, cái mỹ mà chúng ta bắt gặp trong những khoảnh khắc huy hoàng trên thế giới chúng ta. “Lòng từ bi và bác ái của Thiên Chúa Đấng Cứu Độ của chúng ta đã bộc lộ”: đây là cái mới tất nhiên an ủi chúng ta mà được chúng ta thừa nhận vào Lễ Giáng Sinh.
Trong tất cả ba Thánh Lễ Giáng Sinh, nghi thức phụng vụ trích dẫn một đoạn từ tiên tri Isaiah, mô tả sự biểu hiện diễn ra vào Lễ Giáng Sinh bằng một chi tiết vĩ đại hơn: “Một hài nhi được sinh ra cho chúng ta, một người con được ban cho chúng ta và quyền lực tối cao được đặt trên đôi vai của Người: Cố vấn Phi thường, Thiên Chúa Vĩ đại, Chúa Cha Hằng sống, Hoàng tử của Hòa bình. Một cách bao quát là quyền lực tối cao của Người trong một nền hòa bình mà không bao giờ kết thúc” (Is. 9: 5). Nhà tiên tri này có một hài nhi cụ thể trong tâm trí, được sinh ra vào giai đoạn lịch sử của chính ông hay không, chúng ta không biết. Nhưng điều đó dường như không thể xảy ra. Đây chỉ là một văn bản trong Cựu Ước mà trong đó nói về một hài nhi, một sự sống con người: tên là Thiên Chúa Vĩ Đại, Chúa Cha Hằng sống. Chúng ta được đưa vào một tầm nhìn để mở rộng mãi tận bên kia khoảnh khăc lịch sử trong sự huyền nhiệm, trong tương lai. Một hài nhi, bằng tất cả mọi yếu đuối của mình, là Thiên Chúa Vĩ Đại. Một hài nhi, bằng tất cả những nghèo khó và sự tin cậy của mình, là Chúa Cha Hằng Sống. Và bình an của Người “không bao giờ kết thúc.” Tiên tri này mô tả trước hết hài nhi ấy như “một ánh sáng tuyệt diệu” và điều đó nói về sự an bình mà người sẽ mở ra ở đó: cây roi trấn áp, đôi giày trận, mọi áo choàng lăn vào trong máu sẽ bị thiêu hủy” (Is. 9:1, 3-4).
Thiên Chúa đã xuất hiện – là một hài nhi. Bằng bề ngoài để Người đọ sức với mọi bạo lực và mang một thông điệp đó là hòa bình. Vào giờ này, khi ở rất nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp tục bị bạo lực đe dọa, khi còn những đòn roi của kẻ bạo quyền và những chiếc áo choàng nhuốm máu lặp đi lặp lại, chúng ta kêu khóc đến Thiên Chúa: Ôi lạy Chúa Vĩ Đại, Người đã xuất hiện như một con trẻ và chính Người đã bộc lộ với chúng con như Đấng Duy Nhất, người mà yêu thương chúng con, Đấng Duy Nhất mà thông qua mình tình yêu sẽ thành tựu vẻ vang. Và người đã tỏ ra cho chúng con để chúng con được trở nên những người hòa giải với Người. Chúng con yêu vị thế bé bỏng của Người, không quyền bính của Người, nhưng chúng con chịu sự đau khổ từ sự hiện diện của bạo lực tiếp tục trên thế giới này, vì vậy chúng con cũng cầu xin Người: hãy thể hiện quyền năng của người, ôi lạy Chúa. Chúng ta lúc này, trên thế giới này của chúng ta, nguyên nhân tạo ra những roi đòn của những kẻ bạo quyền, những chiếc áo choàng cuốn trong máu và những đôi giày trận bị thiêu hủy, để an bình của người có thể đến trong vinh quang trên thế giới của chúng ta. Lễ Giáng Sinh sự tỏ mình – sự xuất hiện của Thiên Chúa và của ánh sáng tuyệt diệu Người trong một hài nhi được sinh ra cho chúng ta. Sinh ra trong một chuồng bò ở Bethlehem, không phải là những nơi dành cho vua chúa. Năm 1223, khi Thánh Fracis Assisi cử hành Lễ Giáng Sinh ở Greccio với một con bò và một con lừa, một máng đầy cỏ khô, một tầm vóc mới của mầu nhiệm Giáng Sinh đã đến với ánh sáng. Thánh Francis Assisi đã gọi Lễ Giáng Sinh là “ngày lễ của những ngày lễ” – trên tất cả những ngày lễ khác – và ngài đã cử hành với “sự thành tâm vô tả” (2 Celano 199; Fonti Francescane, 787). Ngài đã hôn những hình ảnh Chúa Giê-su hài đồng với sự hiến dâng cao cả và ngài đã ngọng nghịu lắp bắp những lời trìu mến như con trẻ, nên Thomas Celano đã kể với chúng ta (ibid.). Đối với Giáo Hội ban đầu, lể của những ngày lễ là Lễ Phục Sinh: bằng sự Phục Sinh, Chúa Giê-su đã xô mạnh những cánh của của sự chết và bằng việc làm như vậy đã hoàn toàn làm thay đổi thế giới: Người đã tạo một nơi cho con người trong tự thân Thiên Chúa. Giờ đây, Francis không thay đổi và cũng không có ý định thay đổi trật tự mục tiêu thứ bậc trong những ngày lễ. Sự cấu trúc nội tại của đức tin chú trọng vào Mầu nhiệm Vượt Qua. Và vì qua người và nghị lực đức tin của Người, một điều gì đó mới mẻ đã diễn ra: Francis đã khám phá tính con người của Chúa Giê-su trong một sự uyên thâm tinh tuyền tuyệt đối. Sự tồn tại này thuộc con người của Thiên Chúa có thể mục kích rõ ràng đối với Người, được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, được cuốn trong tã và đặt trong máng cỏ. Sự Phục Sinh được phỏng đoán trước sự Hóa Thân. Vì Con Thiên Chúa nhận hình thức một hài nhi, một hài nhi thuộc con người thực sự, ấn tượng sâu sắc trong tâm Thánh Assisi, biến đổi đức tin thành tình yêu. “Lòng nhân từ và bác ái cua 3Thien6 Chúa ĐẤng Cứu Độ chúng ta dành cho nhân loại đã đươc bộc lộ.” – câu noi này của Thánh Phao-lô đã đạt tới sự uyên thâm tinh tuyền tuyệt đối. Trong hài nhi được sinh ra ở chuồng bò tại Bethlehem chúng ta có hể như được chạm vào và chăm sóc Thiên Chúa. Và vì thế năm phụng vụ dành một trọng tâm thứ hai vào ngày lễ đó là trên hết tất cả những ngày lễ đó là ngày lễ của con tim. Điều này không gì phải thực hiện với sự đa cảm. Ở đây, bằng trải nghiệm thực tế mới này về tính loài người của Chúa Giê-su mà mầu nhiệm đức tin cao trọng đã được bộc lộ. Francis đã yêu thương Chúa Giê-su hài đồng, vì đối với ngài điều đó ở trong vị thế bé bỏng, ngây thơ mà sự khiêm tốn của Thiên Chúa đã chiếu soi về phía trước. Thiên Chúa trở nên nghèo hèn. Con Một Người được sinh ra trong cảnh bần cùng của chuồng bò. Trong Chúa Giê-su hài đồng, Thiên Chúa đã tự tạo sự phụ thuộc, đòi hỏi tình yêu nhân loại, Người tự đặt mình vào vị trí của sự đòi hỏi tình yêu nhân loại – tình yêu của chúng ta.
Ngày nay, Lễ Giáng Sinh đã trở nên ngày lễ kỷ niệm có tính thương mại, những ánh sáng chói ngời che giấu sự khiêm hạ của Thiên Chúa, mà lần lươt kêu gọi chúng ta hãy khiêm tốn và mộc mạc, chân thành. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa giúp đõ chúng ta nhìn qua vẻ lấp lánh bề ngoài của mùa này để khám phá bên trong nó một hài nhi trong chuồng bò ở Bethlehem, để mà tìm thấy niềm hân hoan đích thực cùng ánh sáng chân thành. Francis đã sắp đặt Thánh Lễ được tưởng niệm về máng cỏ giữa con bò và con lừa (1 Celano 87; Fonti 471). Frncis chính ngài, với tư cách là một tư tế, đã hát Tin Mừng Giáng Sinh vào đêm thánh ở Greccio với giọng vang rền. Qua việc xướng hát mừng Giáng Sinh tưng bừng, toàn bộ lễ kỷ niệm dường như là một niềm hân hoan tràn trề bất diệt (Celano 85. 86; Fonti 469, 470). Đó là sự gặp gỡ với sự khiêm hạ của Thiên Chúa mà đã dẫn đến sự vui mừng này – phúc lành của Người đã tạo một ngày lễ đích thực – hôm nay, bất cứ ai ao ước bước vào Thánh Đường của Sinh Nhật Chúa Giê-su ở Bethlehem sẽ thấy cua vào cao năm mét rưỡi, các hoàng đế và các lãnh tụ tôn giáo dùng để đi vào tòa nhà bằng ngựa, giờ đây bị xây bít lại, duy nhất một lối ngỏ thấp một mét rưỡi vẫn còn. Ý định này có thể là để đề phòng nhà thờ khỏi bị tấn cống được tốt hơn, nhưng trên hết là để ngăn cản những người không được đi vào nhà Chúa bằng ngựa. Bất kỳ ai muốn vào nơi Chúa Giê-su ra đời đều phải khom mình. Điều đó với tôi là một chân lý sâu xa được bộc lộ nơi đây, điều mà sẽ đánh động tâm hồn chúng ta vào đêm thánh này: nếu chúng ta muốn tìm thấy Thiên Chúa người mà đã xuất hiện là một hài nhi, vậy chúng ta phải xuống khỏi ngựa cao vì lý do “đã được làm sáng tỏ” của chúng ta. Chúng ta phải gạt sang một bên những lầm tưởng của chúng ta, những tự phụ tri thức, cái mà ngăn cản chúng ta không nhận thức được sự gần gũi của Thiên Chúa. Chúng ta phải bước theo con đường tâm tưởng của Thánh Francis – con đường ấy dẫn đến sự hướng ngoại và hướng nội hồn nhiên căn bản mà có thể vận hành tâm hồn để nhìn nhận. Chúng ta phải cúi xuống, một cách thiêng liêng chúng ta phải dùng đôi chân để đi, để đi qua cửa ngõ bề thế của đức tin và gặp gỡ Thiên Chúa người mà rất khác chúng ta về ý kiến và thiên kiến – Thiên Chúa người mà tự mình ẩn giấu trong sự khiêm tốn của một hài nhi mới sinh. Trong tinh thần ấy chúng ta hãy cử hành nghi thức phụng vụ của đêm thánh, chúng ta hãy dỡ bỏ sự ám ảnh những gì là vật chất, những gì mà có thể đo lường và cầm nắm. Chúng ta hãy tự cho phép mình tạo sự đơn sơ bởi Thiên Chúa người mà tự bộc lộ với một trái tim giản dị. Và chúng ta hãy cầu nguyện một cách đặc biệt vào giây phút này cho tất cả những ai phải kỷ niệm Lễ Giáng Sinh trong khó nghèo, trong khổ đau, như những người di trú, rằng một tia sáng từ tâm của Thiên Chúa có thể chiếu soi trên họ, để họ - và chúng ta – có thể đươc tiếp xúc với lòng nhân hậu mà Thiên Chúa đã lựa chọn để đem cho thế giới thông qua sự ra đời của Con Một Người trong chuồng bò. Amen.
+ ĐGH Bênêđictô XVI
Anh Chị Em thương mến!
Bài đọc từ Thư của Thánh Phao-lô gửi cho Titus mà chúng ta vừa nghe bắt đầu một cách trịnh trọng với từ “apparuit” – “rồi đã đến.” Đây là một từ thuộc tính lập trình, bởi điều mà Giáo Hội tìm kiếm để biểu đạt một cách tổng hợp yếu tính của Lễ Giáng Sinh. Một cách trang trọng, con người đã nói về Thiên Chúa và được tạo thành những hình ảnh con người của Người bằng tất cả những phương thức khác nhau. Thiên Chúa tự Người đã nói nhiều và nói bằng những cách khác nhau với nhân loại (Heb. 1:1) – Thánh Lễ ban ngày). Nhưng giờ đây một điều gì đó mới mẻ vừa xảy ra: người đã xuất hiện, người đã tự mịnh bộc lộ. Người đã tự mình hiện ra từ ánh sáng không thể đến được, nơi mà Người đã trú ngụ. Chính Người đã bước vào giữa chúng ta. Đây là niềm hân hoan vĩ đại của Lễ Giáng Sinh dành cho Giáo Hội đầu tiên: Thiên Chúa đã xuất hiện. Người không còn là một ý niệm, không còn làm chúng ta phải hình thành một một bức tranh về Người trên căn bản của ngôn từ. Người đã “xuất hiện.” nhưng giờ đây chúng ta đặt câu hỏi: Người xuất hiện như thế nào? Thực tế Người là ai? Bài đọc vào Thánh Lễ Rạng Đông tiếp tục nói: “Lòng từ bi và bác ái của Thiên Chúa Đấng Cứu Độ của chúng ta dành cho nhân loại đã bộc lộ” (Tit. 3: 4). Đối với con người thời tiền Giáng Sinh, sự trả lời của họ trước những kinh hoàng và những phủ nhận của thế giới là sợ hãi hãi mà Thiên Chúa chính Người có thể cũng không thiện hảo, mà Người cũng có thể tuôn ra những ác độc và chuyên quyền, đây là một “ấn tượng hiểu biết” thực tế, ánh sáng tuyệt diệu mà xuất hiện cho chúng ta: Thiên Chúa lòng lành vô cùng. Ngày nay cũng vậy, con người có thể không còn nhận biết được Thiên Chúa qua đức tin và đang nghi vấn quyền lực căn bản nâng đỡ và giữ vững thế giới có thực sự thiện hảo hay không, hoặc tàn ác đầy quyền lực và nguyên thủy y như cái thiện, cái mỹ mà chúng ta bắt gặp trong những khoảnh khắc huy hoàng trên thế giới chúng ta. “Lòng từ bi và bác ái của Thiên Chúa Đấng Cứu Độ của chúng ta đã bộc lộ”: đây là cái mới tất nhiên an ủi chúng ta mà được chúng ta thừa nhận vào Lễ Giáng Sinh.
Trong tất cả ba Thánh Lễ Giáng Sinh, nghi thức phụng vụ trích dẫn một đoạn từ tiên tri Isaiah, mô tả sự biểu hiện diễn ra vào Lễ Giáng Sinh bằng một chi tiết vĩ đại hơn: “Một hài nhi được sinh ra cho chúng ta, một người con được ban cho chúng ta và quyền lực tối cao được đặt trên đôi vai của Người: Cố vấn Phi thường, Thiên Chúa Vĩ đại, Chúa Cha Hằng sống, Hoàng tử của Hòa bình. Một cách bao quát là quyền lực tối cao của Người trong một nền hòa bình mà không bao giờ kết thúc” (Is. 9: 5). Nhà tiên tri này có một hài nhi cụ thể trong tâm trí, được sinh ra vào giai đoạn lịch sử của chính ông hay không, chúng ta không biết. Nhưng điều đó dường như không thể xảy ra. Đây chỉ là một văn bản trong Cựu Ước mà trong đó nói về một hài nhi, một sự sống con người: tên là Thiên Chúa Vĩ Đại, Chúa Cha Hằng sống. Chúng ta được đưa vào một tầm nhìn để mở rộng mãi tận bên kia khoảnh khăc lịch sử trong sự huyền nhiệm, trong tương lai. Một hài nhi, bằng tất cả mọi yếu đuối của mình, là Thiên Chúa Vĩ Đại. Một hài nhi, bằng tất cả những nghèo khó và sự tin cậy của mình, là Chúa Cha Hằng Sống. Và bình an của Người “không bao giờ kết thúc.” Tiên tri này mô tả trước hết hài nhi ấy như “một ánh sáng tuyệt diệu” và điều đó nói về sự an bình mà người sẽ mở ra ở đó: cây roi trấn áp, đôi giày trận, mọi áo choàng lăn vào trong máu sẽ bị thiêu hủy” (Is. 9:1, 3-4).
Thiên Chúa đã xuất hiện – là một hài nhi. Bằng bề ngoài để Người đọ sức với mọi bạo lực và mang một thông điệp đó là hòa bình. Vào giờ này, khi ở rất nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp tục bị bạo lực đe dọa, khi còn những đòn roi của kẻ bạo quyền và những chiếc áo choàng nhuốm máu lặp đi lặp lại, chúng ta kêu khóc đến Thiên Chúa: Ôi lạy Chúa Vĩ Đại, Người đã xuất hiện như một con trẻ và chính Người đã bộc lộ với chúng con như Đấng Duy Nhất, người mà yêu thương chúng con, Đấng Duy Nhất mà thông qua mình tình yêu sẽ thành tựu vẻ vang. Và người đã tỏ ra cho chúng con để chúng con được trở nên những người hòa giải với Người. Chúng con yêu vị thế bé bỏng của Người, không quyền bính của Người, nhưng chúng con chịu sự đau khổ từ sự hiện diện của bạo lực tiếp tục trên thế giới này, vì vậy chúng con cũng cầu xin Người: hãy thể hiện quyền năng của người, ôi lạy Chúa. Chúng ta lúc này, trên thế giới này của chúng ta, nguyên nhân tạo ra những roi đòn của những kẻ bạo quyền, những chiếc áo choàng cuốn trong máu và những đôi giày trận bị thiêu hủy, để an bình của người có thể đến trong vinh quang trên thế giới của chúng ta. Lễ Giáng Sinh sự tỏ mình – sự xuất hiện của Thiên Chúa và của ánh sáng tuyệt diệu Người trong một hài nhi được sinh ra cho chúng ta. Sinh ra trong một chuồng bò ở Bethlehem, không phải là những nơi dành cho vua chúa. Năm 1223, khi Thánh Fracis Assisi cử hành Lễ Giáng Sinh ở Greccio với một con bò và một con lừa, một máng đầy cỏ khô, một tầm vóc mới của mầu nhiệm Giáng Sinh đã đến với ánh sáng. Thánh Francis Assisi đã gọi Lễ Giáng Sinh là “ngày lễ của những ngày lễ” – trên tất cả những ngày lễ khác – và ngài đã cử hành với “sự thành tâm vô tả” (2 Celano 199; Fonti Francescane, 787). Ngài đã hôn những hình ảnh Chúa Giê-su hài đồng với sự hiến dâng cao cả và ngài đã ngọng nghịu lắp bắp những lời trìu mến như con trẻ, nên Thomas Celano đã kể với chúng ta (ibid.). Đối với Giáo Hội ban đầu, lể của những ngày lễ là Lễ Phục Sinh: bằng sự Phục Sinh, Chúa Giê-su đã xô mạnh những cánh của của sự chết và bằng việc làm như vậy đã hoàn toàn làm thay đổi thế giới: Người đã tạo một nơi cho con người trong tự thân Thiên Chúa. Giờ đây, Francis không thay đổi và cũng không có ý định thay đổi trật tự mục tiêu thứ bậc trong những ngày lễ. Sự cấu trúc nội tại của đức tin chú trọng vào Mầu nhiệm Vượt Qua. Và vì qua người và nghị lực đức tin của Người, một điều gì đó mới mẻ đã diễn ra: Francis đã khám phá tính con người của Chúa Giê-su trong một sự uyên thâm tinh tuyền tuyệt đối. Sự tồn tại này thuộc con người của Thiên Chúa có thể mục kích rõ ràng đối với Người, được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, được cuốn trong tã và đặt trong máng cỏ. Sự Phục Sinh được phỏng đoán trước sự Hóa Thân. Vì Con Thiên Chúa nhận hình thức một hài nhi, một hài nhi thuộc con người thực sự, ấn tượng sâu sắc trong tâm Thánh Assisi, biến đổi đức tin thành tình yêu. “Lòng nhân từ và bác ái cua 3Thien6 Chúa ĐẤng Cứu Độ chúng ta dành cho nhân loại đã đươc bộc lộ.” – câu noi này của Thánh Phao-lô đã đạt tới sự uyên thâm tinh tuyền tuyệt đối. Trong hài nhi được sinh ra ở chuồng bò tại Bethlehem chúng ta có hể như được chạm vào và chăm sóc Thiên Chúa. Và vì thế năm phụng vụ dành một trọng tâm thứ hai vào ngày lễ đó là trên hết tất cả những ngày lễ đó là ngày lễ của con tim. Điều này không gì phải thực hiện với sự đa cảm. Ở đây, bằng trải nghiệm thực tế mới này về tính loài người của Chúa Giê-su mà mầu nhiệm đức tin cao trọng đã được bộc lộ. Francis đã yêu thương Chúa Giê-su hài đồng, vì đối với ngài điều đó ở trong vị thế bé bỏng, ngây thơ mà sự khiêm tốn của Thiên Chúa đã chiếu soi về phía trước. Thiên Chúa trở nên nghèo hèn. Con Một Người được sinh ra trong cảnh bần cùng của chuồng bò. Trong Chúa Giê-su hài đồng, Thiên Chúa đã tự tạo sự phụ thuộc, đòi hỏi tình yêu nhân loại, Người tự đặt mình vào vị trí của sự đòi hỏi tình yêu nhân loại – tình yêu của chúng ta.
Ngày nay, Lễ Giáng Sinh đã trở nên ngày lễ kỷ niệm có tính thương mại, những ánh sáng chói ngời che giấu sự khiêm hạ của Thiên Chúa, mà lần lươt kêu gọi chúng ta hãy khiêm tốn và mộc mạc, chân thành. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa giúp đõ chúng ta nhìn qua vẻ lấp lánh bề ngoài của mùa này để khám phá bên trong nó một hài nhi trong chuồng bò ở Bethlehem, để mà tìm thấy niềm hân hoan đích thực cùng ánh sáng chân thành. Francis đã sắp đặt Thánh Lễ được tưởng niệm về máng cỏ giữa con bò và con lừa (1 Celano 87; Fonti 471). Frncis chính ngài, với tư cách là một tư tế, đã hát Tin Mừng Giáng Sinh vào đêm thánh ở Greccio với giọng vang rền. Qua việc xướng hát mừng Giáng Sinh tưng bừng, toàn bộ lễ kỷ niệm dường như là một niềm hân hoan tràn trề bất diệt (Celano 85. 86; Fonti 469, 470). Đó là sự gặp gỡ với sự khiêm hạ của Thiên Chúa mà đã dẫn đến sự vui mừng này – phúc lành của Người đã tạo một ngày lễ đích thực – hôm nay, bất cứ ai ao ước bước vào Thánh Đường của Sinh Nhật Chúa Giê-su ở Bethlehem sẽ thấy cua vào cao năm mét rưỡi, các hoàng đế và các lãnh tụ tôn giáo dùng để đi vào tòa nhà bằng ngựa, giờ đây bị xây bít lại, duy nhất một lối ngỏ thấp một mét rưỡi vẫn còn. Ý định này có thể là để đề phòng nhà thờ khỏi bị tấn cống được tốt hơn, nhưng trên hết là để ngăn cản những người không được đi vào nhà Chúa bằng ngựa. Bất kỳ ai muốn vào nơi Chúa Giê-su ra đời đều phải khom mình. Điều đó với tôi là một chân lý sâu xa được bộc lộ nơi đây, điều mà sẽ đánh động tâm hồn chúng ta vào đêm thánh này: nếu chúng ta muốn tìm thấy Thiên Chúa người mà đã xuất hiện là một hài nhi, vậy chúng ta phải xuống khỏi ngựa cao vì lý do “đã được làm sáng tỏ” của chúng ta. Chúng ta phải gạt sang một bên những lầm tưởng của chúng ta, những tự phụ tri thức, cái mà ngăn cản chúng ta không nhận thức được sự gần gũi của Thiên Chúa. Chúng ta phải bước theo con đường tâm tưởng của Thánh Francis – con đường ấy dẫn đến sự hướng ngoại và hướng nội hồn nhiên căn bản mà có thể vận hành tâm hồn để nhìn nhận. Chúng ta phải cúi xuống, một cách thiêng liêng chúng ta phải dùng đôi chân để đi, để đi qua cửa ngõ bề thế của đức tin và gặp gỡ Thiên Chúa người mà rất khác chúng ta về ý kiến và thiên kiến – Thiên Chúa người mà tự mình ẩn giấu trong sự khiêm tốn của một hài nhi mới sinh. Trong tinh thần ấy chúng ta hãy cử hành nghi thức phụng vụ của đêm thánh, chúng ta hãy dỡ bỏ sự ám ảnh những gì là vật chất, những gì mà có thể đo lường và cầm nắm. Chúng ta hãy tự cho phép mình tạo sự đơn sơ bởi Thiên Chúa người mà tự bộc lộ với một trái tim giản dị. Và chúng ta hãy cầu nguyện một cách đặc biệt vào giây phút này cho tất cả những ai phải kỷ niệm Lễ Giáng Sinh trong khó nghèo, trong khổ đau, như những người di trú, rằng một tia sáng từ tâm của Thiên Chúa có thể chiếu soi trên họ, để họ - và chúng ta – có thể đươc tiếp xúc với lòng nhân hậu mà Thiên Chúa đã lựa chọn để đem cho thế giới thông qua sự ra đời của Con Một Người trong chuồng bò. Amen.
+ ĐGH Bênêđictô XVI
Một loạt vụ đánh bom nhắm vào người Thiên Chúa Giáo ở Nigeria ngày Lễ Giáng Sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
08:46 26/12/2011
Nigeria – Lễ Giáng Sinh 25/ 12 một loạt vụ tấn công nhắm vào người Thiên Chúa Giáo ở Syria làm hàng chục người bị thương.
Vụ tấn công đầu tiên đã xảy ra ở bên ngoài nhà thờ Thánh Therese, Madalla, làm 35 người chết và hơn 50 người bị thương. Nhà thờ bị hư hại nặng.
Cha Chirstopher Bardi nói với AFP rằng vụ nổ xảy ra khi Thánh Lễ Giáng Sinh buổi sáng vừa xong. Ngài kể: “Khung cảnh thật khủng khiếp, nhiều người bị thương đã chạy đến cha cha để xin xức dầu.”
Dân chúng tỏ thái độ giận dữ trước vụ tấn công cũng như sự chậm trễ can thiệp khẩn cấp của chính quyền.
Ở Jos, Một vụ nổ ở bên ngoài nhà thờ “Ngọn núi lửa và những điều kỳ diệu” gần thủ đô Abuja, theo sau là một vụ nổ sung giết chết một sỹ quan cảnh sát. Phát ngôn viên của Syria đã cho hãng thông tấn Reuter biết.
Hai thiết bị nổ được tìm thấy ở một ngôi nhà gần đó và đã được nhân viên an ninh khẩn cấp tháo gỡ.
Thị trấn Damaturu ở phía Tây Bắc cũng xảy ra hai vụ nổ trong ngày.
Cha Chirstopher Bardi nói với AFP rằng vụ nổ xảy ra khi Thánh Lễ Giáng Sinh buổi sáng vừa xong. Ngài kể: “Khung cảnh thật khủng khiếp, nhiều người bị thương đã chạy đến cha cha để xin xức dầu.”
Dân chúng tỏ thái độ giận dữ trước vụ tấn công cũng như sự chậm trễ can thiệp khẩn cấp của chính quyền.
Ở Jos, Một vụ nổ ở bên ngoài nhà thờ “Ngọn núi lửa và những điều kỳ diệu” gần thủ đô Abuja, theo sau là một vụ nổ sung giết chết một sỹ quan cảnh sát. Phát ngôn viên của Syria đã cho hãng thông tấn Reuter biết.
Hai thiết bị nổ được tìm thấy ở một ngôi nhà gần đó và đã được nhân viên an ninh khẩn cấp tháo gỡ.
Thị trấn Damaturu ở phía Tây Bắc cũng xảy ra hai vụ nổ trong ngày.
Các tổ chức Công Giáo ứng phó với bão lũ chết người ở Philippine
Lã Thụ Nhân
11:21 26/12/2011
Các tổ chức Công Giáo ứng phó với bão lũ chết người ở Philippine
Manila, Philippines (CNA) - Các tổ chức Công Giáo đang giúp tổ chức viện trợ cho các nạn nhân của cơn bão Sendong ở Phi Luật Tân sau khi nó gây ra lũ quét làm thiệt mạng hàng trăm người và hàng ngàn người mất nhà cửa.
"Hàng ngàn người đang tá túc ở các trung tâm tạm cư, có nhiều phụ nữ và trẻ em - đói, lạnh, khóc lóc", các nhà truyền giáo nông thôn vùng phía Bắc Mindanao, Phi Luật Tân, cho biết như thế trên trang web của họ.
Cơn bão nhiệt đới Washi, có tên địa phương là bão Sendong, đã đổ bộ hôm thứ Sáu ngày 16 tháng 12, đánh vào một số tỉnh phía Bắc Mindanao, hòn đảo lớn thứ hai Phi Luật Tân.
Theo hãng thông tấn AP, ít nhất có 927 người đã thiệt mạng do cơn bão và lũ lụt, trong khi đó, ít nhất 800 người vẫn còn mất tích. Khoảng 143.000 người bị ảnh hưởng và 45.000 chạy đến các trung tâm tạm cư.
Hầu hết các nạn nhân đang ngủ khi nước lũ từ núi tràn về, gây ngập cùng với mưa trong 12 giờ liền. Thảm họa này chưa có tiền lệ trong khu vực.
"Một số người thậm chí không có giày dép – chúng bị cuốn ra khỏi chân trong lũ lụt", ông Joe Curry, đại diện Tổ chức Cứu Tế Công Giáo ở Phi Luật Tân cho hay, ông còn cho biết một số người đã mất tất cả.
Tổ chức Cứu Tế Công Giáo, văn phòng ở Davao đã gửi một đội đánh giá nhu cầu đến thành phố Cagayan de Oro, hiện trường của nơi bị tàn phác khốc liệt nhất. Tổ chức này đang làm việc với đối tác là Caritas Phi Luật Tân, Tổng Giáo Phận Cagayan de Oro và Đại học Xavier, cũng như với chính phủ Phi.
Ông Curry cho hay: "Chúng tôi thấy rằng người dân sống trong đường đi của lũ lụt cần những vật dụng cơ bản như bình nước, đồ dùng nấu ăn và xà phòng. Nước là quan trọng nhất trong vài ngày tới. Chính phủ đã phân phát thực phẩm cho một số người, nhưng họ không có nước hoặc chậu để nấu một bữa ăn".
Khoảng 80% trong số 600.000 dân của thành phố Cagayan de Oro không có nước sinh hoạt. Lũ lụt đã cuốn phăng trạm nước chính của thành phố và các trạm bơm ven sông. Các quan chức chính phủ nói rằng phải cần đến 30 ngày để nước được khôi phục cho hầu hết thành phố.
Ông curry cho biết thêm: "Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể tiếp cận người dân một cách nhanh chóng và giúp họ đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất. Chúng tôi đang nhìn thấy người dân trong cộng đồng đến với nhau và chia sẻ một ít những gì họ có".
Tổ chức Cứu Tế Công Giáo cho hay Đức Tổng Giám mục Tony Ledesma của Cagayan de Oro đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hợp tác giữa các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ trong việc ứng phó với lũ lụt.
Tổ chức Cứu Tế Công Giáo Phi Luật Tân có chương trình hoạt động liên tục lâu đời nhất. Nó ra đời vào năm 1945 để cung cấp cứu trợ chiến tranh.
Manila, Philippines (CNA) - Các tổ chức Công Giáo đang giúp tổ chức viện trợ cho các nạn nhân của cơn bão Sendong ở Phi Luật Tân sau khi nó gây ra lũ quét làm thiệt mạng hàng trăm người và hàng ngàn người mất nhà cửa.
"Hàng ngàn người đang tá túc ở các trung tâm tạm cư, có nhiều phụ nữ và trẻ em - đói, lạnh, khóc lóc", các nhà truyền giáo nông thôn vùng phía Bắc Mindanao, Phi Luật Tân, cho biết như thế trên trang web của họ.
Cơn bão nhiệt đới Washi, có tên địa phương là bão Sendong, đã đổ bộ hôm thứ Sáu ngày 16 tháng 12, đánh vào một số tỉnh phía Bắc Mindanao, hòn đảo lớn thứ hai Phi Luật Tân.
Theo hãng thông tấn AP, ít nhất có 927 người đã thiệt mạng do cơn bão và lũ lụt, trong khi đó, ít nhất 800 người vẫn còn mất tích. Khoảng 143.000 người bị ảnh hưởng và 45.000 chạy đến các trung tâm tạm cư.
Hầu hết các nạn nhân đang ngủ khi nước lũ từ núi tràn về, gây ngập cùng với mưa trong 12 giờ liền. Thảm họa này chưa có tiền lệ trong khu vực.
"Một số người thậm chí không có giày dép – chúng bị cuốn ra khỏi chân trong lũ lụt", ông Joe Curry, đại diện Tổ chức Cứu Tế Công Giáo ở Phi Luật Tân cho hay, ông còn cho biết một số người đã mất tất cả.
Tổ chức Cứu Tế Công Giáo, văn phòng ở Davao đã gửi một đội đánh giá nhu cầu đến thành phố Cagayan de Oro, hiện trường của nơi bị tàn phác khốc liệt nhất. Tổ chức này đang làm việc với đối tác là Caritas Phi Luật Tân, Tổng Giáo Phận Cagayan de Oro và Đại học Xavier, cũng như với chính phủ Phi.
Ông Curry cho hay: "Chúng tôi thấy rằng người dân sống trong đường đi của lũ lụt cần những vật dụng cơ bản như bình nước, đồ dùng nấu ăn và xà phòng. Nước là quan trọng nhất trong vài ngày tới. Chính phủ đã phân phát thực phẩm cho một số người, nhưng họ không có nước hoặc chậu để nấu một bữa ăn".
Khoảng 80% trong số 600.000 dân của thành phố Cagayan de Oro không có nước sinh hoạt. Lũ lụt đã cuốn phăng trạm nước chính của thành phố và các trạm bơm ven sông. Các quan chức chính phủ nói rằng phải cần đến 30 ngày để nước được khôi phục cho hầu hết thành phố.
Ông curry cho biết thêm: "Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể tiếp cận người dân một cách nhanh chóng và giúp họ đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất. Chúng tôi đang nhìn thấy người dân trong cộng đồng đến với nhau và chia sẻ một ít những gì họ có".
Tổ chức Cứu Tế Công Giáo cho hay Đức Tổng Giám mục Tony Ledesma của Cagayan de Oro đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hợp tác giữa các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ trong việc ứng phó với lũ lụt.
Tổ chức Cứu Tế Công Giáo Phi Luật Tân có chương trình hoạt động liên tục lâu đời nhất. Nó ra đời vào năm 1945 để cung cấp cứu trợ chiến tranh.
Hong Kong: Đức Cha Thang Hán kêu gọi có thêm nhà ở và bỏ tính ích kỷ
Nguyễn Trọng Đa
11:23 26/12/2011
Hong Kong: Đức Cha Thang Hán kêu gọi có thêm nhà ở và bỏ tính ích kỷ
Hong Kong – “Chúng ta phải thực hiện tinh thần Giáng sinh và thoát khỏi tính ích kỷ của chúng ta, bằng cách đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân Hong Kong”, Đức Cha Gioan Thang Hán (John Tong Hon), giám mục Hong Kong, nói.
Trong thông điệp Giáng sinh của Ngài công bố ngày 23-12, vị Giám chức kêu gọi chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp hãy giải quyết cấp bách vấn đề nhà ở tại Hong Kong.
Đức cha Thang Hán nói: "Chúa Giêsu được sinh ra trong máng cỏ, vì không còn chỗ cho cha mẹ của Ngài trong quán trọ. Ngày nay, nhiều người ở Hong Kong đang gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm nơi sinh sống".
Ngài đặc biệt kêu gọi chính quyền địa phương, những người giàu có và các lĩnh vực kinh doanh hãy giúp giải quyết "vấn đề cấp bách về nhà ở" tại Hong Kong. Nhà ở là”một nhu cầu cơ bản và quyền của mỗi gia đình", Ngài lưu ý.
Ngài nói: "Giáng sinh là thời điểm để chăm sóc người khác. Nếu chúng ta thực hiện tinh thần Giáng sinh suốt cả năm, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm phần của mình, để làm cho thế giới của chúng ta nên tốt hơn và nhân đạo hơn".
Nhắc lại chuyện một bé gái hai tuổi, gần đây bị hai chiếc xe tại Trung Quốc đại lục gây tai nạn cho em, Ngài nói rằng hai tài xế và 18 người đi bộ đã không dừng lại giùp. Cuối cùng, một phụ nữ đưa em đến bệnh viện, nhưng thật không may, em qua đời vài ngày sau đó. Giám mục nói: “Trường hợp này là một lời cảnh báo cho chúng ta hãy từ bỏ tính ích kỷ của mình, và quan tâm chăm sóc người đang cần mình giúp đỡ".
Với các tín hữu của giáo phận, Đức Giám Mục Thang Hán thông báo rằng Năm Giáo Dân sẽ được gia hạn thêm một năm nữa.
Trong thông điệp của mình, vị Giám chức nói với người Công giáo địa phương hãy nhấn mạnh việc khai tâm Kitô giáo cho người lớn, với thời gian phù hợp của việc dự tòng. Tương tự như vậy, Ngài kêu gọi họ hãy phát huy các giá trị gia đình, làm chứng cho Tin Mừng và làm công dân tốt, như lá thư năm 2007 của ĐTC Biển Đức XVI gửi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đã nói. Là một phần của thư này, thông điệp khuyến khích người Công giáo hãy đạt được ba mục tiêu của Năm Giáo dân, nghĩa là làm cho mình thánh thiện, thánh hóa người khác và biến đổi thế giới.
Trong thông điệp Giáng sinh của mình, cũng được công bố ngày 23-12, Đức Tổng Giám mục Anh giáo Paul Kwong cho biết rằng các giá trị cốt lõi của địa phương phải loại bỏ tính ích kỷ và mưu cầu tiền bạc, mà Ngài mô tả là "sự thâm nhập của chủ nghĩa cá nhân" trong thành phố giàu có này.
Khi đề cập đến các biện pháp được thực hiện, sau một vụ cháy lớn vào cuối tháng 11 làm chín người thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người khác, Ngài nhận xét rằng người ta đã trở nên “lạnh lùng tâm hồn hơn”, đặt việc kiếm sống hơn là chú trọng bảo vệ tính mạng người khác. (AsiaNews 24-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Trong thông điệp Giáng sinh của Ngài công bố ngày 23-12, vị Giám chức kêu gọi chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp hãy giải quyết cấp bách vấn đề nhà ở tại Hong Kong.
Đức cha Thang Hán nói: "Chúa Giêsu được sinh ra trong máng cỏ, vì không còn chỗ cho cha mẹ của Ngài trong quán trọ. Ngày nay, nhiều người ở Hong Kong đang gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm nơi sinh sống".
Ngài đặc biệt kêu gọi chính quyền địa phương, những người giàu có và các lĩnh vực kinh doanh hãy giúp giải quyết "vấn đề cấp bách về nhà ở" tại Hong Kong. Nhà ở là”một nhu cầu cơ bản và quyền của mỗi gia đình", Ngài lưu ý.
Ngài nói: "Giáng sinh là thời điểm để chăm sóc người khác. Nếu chúng ta thực hiện tinh thần Giáng sinh suốt cả năm, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm phần của mình, để làm cho thế giới của chúng ta nên tốt hơn và nhân đạo hơn".
Nhắc lại chuyện một bé gái hai tuổi, gần đây bị hai chiếc xe tại Trung Quốc đại lục gây tai nạn cho em, Ngài nói rằng hai tài xế và 18 người đi bộ đã không dừng lại giùp. Cuối cùng, một phụ nữ đưa em đến bệnh viện, nhưng thật không may, em qua đời vài ngày sau đó. Giám mục nói: “Trường hợp này là một lời cảnh báo cho chúng ta hãy từ bỏ tính ích kỷ của mình, và quan tâm chăm sóc người đang cần mình giúp đỡ".
Với các tín hữu của giáo phận, Đức Giám Mục Thang Hán thông báo rằng Năm Giáo Dân sẽ được gia hạn thêm một năm nữa.
Trong thông điệp của mình, vị Giám chức nói với người Công giáo địa phương hãy nhấn mạnh việc khai tâm Kitô giáo cho người lớn, với thời gian phù hợp của việc dự tòng. Tương tự như vậy, Ngài kêu gọi họ hãy phát huy các giá trị gia đình, làm chứng cho Tin Mừng và làm công dân tốt, như lá thư năm 2007 của ĐTC Biển Đức XVI gửi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đã nói. Là một phần của thư này, thông điệp khuyến khích người Công giáo hãy đạt được ba mục tiêu của Năm Giáo dân, nghĩa là làm cho mình thánh thiện, thánh hóa người khác và biến đổi thế giới.
Trong thông điệp Giáng sinh của mình, cũng được công bố ngày 23-12, Đức Tổng Giám mục Anh giáo Paul Kwong cho biết rằng các giá trị cốt lõi của địa phương phải loại bỏ tính ích kỷ và mưu cầu tiền bạc, mà Ngài mô tả là "sự thâm nhập của chủ nghĩa cá nhân" trong thành phố giàu có này.
Khi đề cập đến các biện pháp được thực hiện, sau một vụ cháy lớn vào cuối tháng 11 làm chín người thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người khác, Ngài nhận xét rằng người ta đã trở nên “lạnh lùng tâm hồn hơn”, đặt việc kiếm sống hơn là chú trọng bảo vệ tính mạng người khác. (AsiaNews 24-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha lên án bạo lực chống các Kitô hữu tại Nigeria
LM Trần Đức Anh OP
12:46 26/12/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức lên án bạo lực chống các tín hữu Kitô tại Nigeria và kêu gọi thực thi sự tôn trọng, hòa giải và yêu thương để đạt tới hòa bình.
Hơn 40 người đã bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ khủng bố bằng xe bom tại Nhà thờ thánh nữ Têrêsa của Công Giáo tại thị trấn Madalla gần thủ đô Abuja của Nigeria và một tại số nơi khác tại nước này hôm lễ Giáng Sinh vừa qua.
Ngỏ lời với gần 10 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô vào cuối buổi đọc kinh truyền tin trưa hôm ngày 26-12-2011, ĐTC nói:
”Lễ Giáng Sinh gợi lên trong chúng ta, một cách mạnh mẽ hơn, kinh nguyện dâng lên Thiên Chúa xin Chúa chặn đứng những bàn tay bạo lực gieo rắc chết chóc và để công lý và hòa bình có thể hiển trị trên thế giới. Trái đất chúng ta tiếp tục bị đẫm máu người vô tội. Tôi rất đau buồn khi hay tin về những vụ khủng bố, xảy ra năm nay, cả trong Ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu, gây đau thương và tang tóc tại một số thánh đường ở Nigeria. Tôi muốn biểu lộ sự gần gũi chân thành và thương mến đối với cộng đoàn Kitô và tất cả những người bị thương tổn vì cử chỉ vô nghĩa lý này, và tôi mời gọi hãy cầu xin Chúa cho đông đảo các nạn nhân. Tôi kêu gọi để an ninh và thanh thản được phục hồi, với sự cộng tác của các thành phần khác của xã hội. Trong lúc này đây, tôi muốn mạnh mẽ lập lại một lần nữa rằng: bạo lực là con đường chỉ dẫn tới đau thương, tàn phá và chết chóc; sự tôn trọng, hòa giải và yêu thương là con đường dẫn đến hòa bình”.
LM Christopher Bard ở Abuja cho biết vụ nổ ở nhà thờ thánh Teresa đã xảy ra khi thánh lễ Giáng Sinh hôm 25-12 gần chấm dứt.
Giáo phái Hồi giáo Boko Haram tự nhận là tác giả vụ khủng bố này, một tổ chức chủ trương thành lập một quốc gia Hồi giáo ở miền bắc Nigeria với luật Sharia nghiêm ngặt. Nhóm này đã thực hiện nhiều cuộc khủng bố đẫm máu tại nước này, nhất là trong năm 2011.
Trong dịp lễ Giáng Sinh năm 2010, nhóm Boko Haram cũng đã tấn công nhiều cơ sở Kitô giáo tại Nigeria, nhất là vụ khủng bố bằng 3 xe bom tại một chợ trong khu vực đa số dân là tín hữu Kitô, làm cho 37 người thiệt mạng.
Tại thành phố Jos, hôm lễ Giáng Sinh vừa qua, cũng có một vụ tấn công thánh đường tên là ”Núi Lửa”, làm cho một cảnh sát canh gác bị thiệt mạng và 3 xe bị thiêu hủy, một tường của thánh đường bị sập. Tại Damaratu, có 4 người bị thiệt mạng trong một vụ khủng bố tự sát.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, lên án các vụ khủng bố là ”biểu hiện tàn ác của một sự oán ghét mù quáng, vô lý, không biết tôn trọng sinh mạng con người.. Cha nói: Trong khi chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, chúng tôi cầu mong rằng bạo lực vô lý này sẽ không làm suy yếu được ý chí sống chung hòa bình và đối thoại tại nước Nigeria”.
Dư luận quốc tế cũng quyết liệt lên án các vụ khủng bố và tấn công.
Ngoại trưởng Anh, Ông William Hague, đã lên án các vụ khủng bố này và nói: ”Đó là những cuộc tấn công hèn nhát chống lại các gia đình tụ họp nhau trong an bình và cầu nguyện, để cử hành một ngày tượng trưng sự hòa hợp và từ nhân đối với tha nhân”.
Ngoại trưởng Italia, Ông Giulio Terzi, bày tỏ kinh hoàng về các vụ thảm sát này và nghiêm khắc lên án các vụ khủng bố này là những hành động hèn nhát trái ngược với các nguyên tắc phổ quát của văn minh. (Tổng hợp 26-12-2011)
Huấn dụ trong kinh Truyền Tin
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền tin trưa ngày 26-12-2011 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC đã nói về thánh Stephano, phó tế, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội. Sử gia Eusebio thành Cesarea đã gọi thánh nhân là vị ”tử đạo trọn hảo” (Kirchengeschichte V,2,5: GCS II,1, Lipsia 1903, 430), như sách Tông đồ đã ghi: ”Stephano đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những kỳ công và dấu lạ nơi dân chúng” (6,8).. Vốn là người cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng, Stephano - tên của ngài có nghĩa là ”triều thiên”, đã lãnh nhận từ Chúa ơn tử đạo..”.
Từ tấm gương của thánh nhân, ĐTC đề cao chỗ đứng quan trọng của các vị tử đạo được tôn kính trong Giáo Hội, và các vị khích lệ hành trình cơ cực của các tín hữu và khuyến khích những ai đang tìm kiếm chân lý hãy trở về cùng Chúa. Ngài mở rộng ý nghĩa việc tử đạo và nói rằng:
”Việc thực sự noi gương Chúa Kitô chính là tình yêu mà một số tác giả Kitô giáo đã định nghĩa là 'cuộc tử đạo bí mật'. Về điểm này, thánh Clemente thành Alessandria đã viết: ”Những người thực hành các giới răn của Chúa thì làm chứng cho Chúa trong mọi hoạt động, vì họ thi hành điều Chúa muốn và trung thành cầu khẩn danh Chúa” (Stromatum IV, 7,43: SC 463, Paris, 2001, 139). Giống như thời xưa, ngày nay sự chân thành gắn bó với Tin Mừng cũng có thể đòi phải hy sinh mạng sống và nhiều Kitô hữu tại các nơi trên thế giới phải chịu bách hại, và đôi khi chịu tử đạo. Nhưng Chúa nhắc nhở chúng ta, ”ai kiên trì đến cùng sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22).
Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Mẹ Maria bảo tồn nguyên vẹn ý chí làm điều thiện, đặc biệt là đối với những người gây chướng ngại cho chúng ta. ”Đặc biệt chúng ta hãy phó thác cho lòng từ bi Chúa các phó tế của Giáo hội, để họ được tấm gương của thánh Stephano soi sáng, cộng tác vào nỗ lực truyền giáo, theo sứ vụ riêng của họ” (Xc Tông Huấn ”Verbum Domini”, 94) (SD 26-12-2011)
Hơn 40 người đã bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ khủng bố bằng xe bom tại Nhà thờ thánh nữ Têrêsa của Công Giáo tại thị trấn Madalla gần thủ đô Abuja của Nigeria và một tại số nơi khác tại nước này hôm lễ Giáng Sinh vừa qua.
Ngỏ lời với gần 10 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô vào cuối buổi đọc kinh truyền tin trưa hôm ngày 26-12-2011, ĐTC nói:
”Lễ Giáng Sinh gợi lên trong chúng ta, một cách mạnh mẽ hơn, kinh nguyện dâng lên Thiên Chúa xin Chúa chặn đứng những bàn tay bạo lực gieo rắc chết chóc và để công lý và hòa bình có thể hiển trị trên thế giới. Trái đất chúng ta tiếp tục bị đẫm máu người vô tội. Tôi rất đau buồn khi hay tin về những vụ khủng bố, xảy ra năm nay, cả trong Ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu, gây đau thương và tang tóc tại một số thánh đường ở Nigeria. Tôi muốn biểu lộ sự gần gũi chân thành và thương mến đối với cộng đoàn Kitô và tất cả những người bị thương tổn vì cử chỉ vô nghĩa lý này, và tôi mời gọi hãy cầu xin Chúa cho đông đảo các nạn nhân. Tôi kêu gọi để an ninh và thanh thản được phục hồi, với sự cộng tác của các thành phần khác của xã hội. Trong lúc này đây, tôi muốn mạnh mẽ lập lại một lần nữa rằng: bạo lực là con đường chỉ dẫn tới đau thương, tàn phá và chết chóc; sự tôn trọng, hòa giải và yêu thương là con đường dẫn đến hòa bình”.
LM Christopher Bard ở Abuja cho biết vụ nổ ở nhà thờ thánh Teresa đã xảy ra khi thánh lễ Giáng Sinh hôm 25-12 gần chấm dứt.
Giáo phái Hồi giáo Boko Haram tự nhận là tác giả vụ khủng bố này, một tổ chức chủ trương thành lập một quốc gia Hồi giáo ở miền bắc Nigeria với luật Sharia nghiêm ngặt. Nhóm này đã thực hiện nhiều cuộc khủng bố đẫm máu tại nước này, nhất là trong năm 2011.
Trong dịp lễ Giáng Sinh năm 2010, nhóm Boko Haram cũng đã tấn công nhiều cơ sở Kitô giáo tại Nigeria, nhất là vụ khủng bố bằng 3 xe bom tại một chợ trong khu vực đa số dân là tín hữu Kitô, làm cho 37 người thiệt mạng.
Tại thành phố Jos, hôm lễ Giáng Sinh vừa qua, cũng có một vụ tấn công thánh đường tên là ”Núi Lửa”, làm cho một cảnh sát canh gác bị thiệt mạng và 3 xe bị thiêu hủy, một tường của thánh đường bị sập. Tại Damaratu, có 4 người bị thiệt mạng trong một vụ khủng bố tự sát.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, lên án các vụ khủng bố là ”biểu hiện tàn ác của một sự oán ghét mù quáng, vô lý, không biết tôn trọng sinh mạng con người.. Cha nói: Trong khi chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, chúng tôi cầu mong rằng bạo lực vô lý này sẽ không làm suy yếu được ý chí sống chung hòa bình và đối thoại tại nước Nigeria”.
Dư luận quốc tế cũng quyết liệt lên án các vụ khủng bố và tấn công.
Ngoại trưởng Anh, Ông William Hague, đã lên án các vụ khủng bố này và nói: ”Đó là những cuộc tấn công hèn nhát chống lại các gia đình tụ họp nhau trong an bình và cầu nguyện, để cử hành một ngày tượng trưng sự hòa hợp và từ nhân đối với tha nhân”.
Ngoại trưởng Italia, Ông Giulio Terzi, bày tỏ kinh hoàng về các vụ thảm sát này và nghiêm khắc lên án các vụ khủng bố này là những hành động hèn nhát trái ngược với các nguyên tắc phổ quát của văn minh. (Tổng hợp 26-12-2011)
Huấn dụ trong kinh Truyền Tin
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền tin trưa ngày 26-12-2011 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC đã nói về thánh Stephano, phó tế, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội. Sử gia Eusebio thành Cesarea đã gọi thánh nhân là vị ”tử đạo trọn hảo” (Kirchengeschichte V,2,5: GCS II,1, Lipsia 1903, 430), như sách Tông đồ đã ghi: ”Stephano đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những kỳ công và dấu lạ nơi dân chúng” (6,8).. Vốn là người cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng, Stephano - tên của ngài có nghĩa là ”triều thiên”, đã lãnh nhận từ Chúa ơn tử đạo..”.
Từ tấm gương của thánh nhân, ĐTC đề cao chỗ đứng quan trọng của các vị tử đạo được tôn kính trong Giáo Hội, và các vị khích lệ hành trình cơ cực của các tín hữu và khuyến khích những ai đang tìm kiếm chân lý hãy trở về cùng Chúa. Ngài mở rộng ý nghĩa việc tử đạo và nói rằng:
”Việc thực sự noi gương Chúa Kitô chính là tình yêu mà một số tác giả Kitô giáo đã định nghĩa là 'cuộc tử đạo bí mật'. Về điểm này, thánh Clemente thành Alessandria đã viết: ”Những người thực hành các giới răn của Chúa thì làm chứng cho Chúa trong mọi hoạt động, vì họ thi hành điều Chúa muốn và trung thành cầu khẩn danh Chúa” (Stromatum IV, 7,43: SC 463, Paris, 2001, 139). Giống như thời xưa, ngày nay sự chân thành gắn bó với Tin Mừng cũng có thể đòi phải hy sinh mạng sống và nhiều Kitô hữu tại các nơi trên thế giới phải chịu bách hại, và đôi khi chịu tử đạo. Nhưng Chúa nhắc nhở chúng ta, ”ai kiên trì đến cùng sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22).
Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Mẹ Maria bảo tồn nguyên vẹn ý chí làm điều thiện, đặc biệt là đối với những người gây chướng ngại cho chúng ta. ”Đặc biệt chúng ta hãy phó thác cho lòng từ bi Chúa các phó tế của Giáo hội, để họ được tấm gương của thánh Stephano soi sáng, cộng tác vào nỗ lực truyền giáo, theo sứ vụ riêng của họ” (Xc Tông Huấn ”Verbum Domini”, 94) (SD 26-12-2011)
Top Stories
Persecuted Christians face difficult Christmas Night
Zenit
08:34 26/12/2011
Celebrate Christ's Birth Without Peace
ROME, DEC. 24, 2011 (Zenit.org).- For Christians in so many countries around the world -- Iraq, Pakistan, Egypt, and others -- and even for Christians in Bethlehem, the celebration of Christmas means facing particular difficulty.
In Iraq, for example, where another round of suicide bombings on Thursday killed some 70 people, there will be no Midnight Mass.
Iraq's Christians spend Christmas in "great fear," Archbishop Louis Sako, the Chaldean Catholic Archbishop of Kirkuk, northern Iraq, told Aid to the Church in Need.
He said that it will not be possible to hold Midnight Mass because of the high security risk -- all services over the festive period will be held in daylight -- and Christians are not displaying Christmas decorations outside their homes.
In Pakistan, meanwhile, the Fides news agency reported that more than 2,500 police will be protecting Christian churches during Christmas. Local sources told the agency that some 430 churches in Pakistan will have "special security measures."
"There are about 2,500 police, including snipers, to protect the faithful Christians at Christmas," said a police spokesman in Lahore, in Punjab, home to the majority of Christians and their places of worship. "We have given priority to 38 churches, 20 of which are widely attended by foreign Christians participating in the Christmas Mass."
Christians make up about 3% of the Pakistani population. As reported to Fides by official sources, over the past five years, nearly 5,000 people have been victims of attacks by fundamentalist groups in Pakistan: a quarter of the victims are Christians.
First Christmas
In Bethlehem, few Christians remain to celebrate Christmas at the site of Jesus' birth.
But Christmas "is an opportunity to encourage [these Christians] to stay there," said the Franciscan custos of the Holy Land, Father Pierbattista Pizzaballa, "and become more anchored to their town and to their identity."
ROME, DEC. 24, 2011 (Zenit.org).- For Christians in so many countries around the world -- Iraq, Pakistan, Egypt, and others -- and even for Christians in Bethlehem, the celebration of Christmas means facing particular difficulty.
In Iraq, for example, where another round of suicide bombings on Thursday killed some 70 people, there will be no Midnight Mass.
Iraq's Christians spend Christmas in "great fear," Archbishop Louis Sako, the Chaldean Catholic Archbishop of Kirkuk, northern Iraq, told Aid to the Church in Need.
He said that it will not be possible to hold Midnight Mass because of the high security risk -- all services over the festive period will be held in daylight -- and Christians are not displaying Christmas decorations outside their homes.
In Pakistan, meanwhile, the Fides news agency reported that more than 2,500 police will be protecting Christian churches during Christmas. Local sources told the agency that some 430 churches in Pakistan will have "special security measures."
"There are about 2,500 police, including snipers, to protect the faithful Christians at Christmas," said a police spokesman in Lahore, in Punjab, home to the majority of Christians and their places of worship. "We have given priority to 38 churches, 20 of which are widely attended by foreign Christians participating in the Christmas Mass."
Christians make up about 3% of the Pakistani population. As reported to Fides by official sources, over the past five years, nearly 5,000 people have been victims of attacks by fundamentalist groups in Pakistan: a quarter of the victims are Christians.
First Christmas
In Bethlehem, few Christians remain to celebrate Christmas at the site of Jesus' birth.
But Christmas "is an opportunity to encourage [these Christians] to stay there," said the Franciscan custos of the Holy Land, Father Pierbattista Pizzaballa, "and become more anchored to their town and to their identity."
Christmas Message from the Custos of the Holy Land
Br Pierbattista Pizzaballa
08:36 26/12/2011
"The kingdom of heaven is like a treasure buried in a field,
which a person finds and hides again,
and out of joy goes and sells all that he has and buys that field." (Matthew 13:44)
Christmas is the story of a God, who has come to hide, in a field.
Hidden, in becoming small, the son of man, a child, like every other child.
Hidden, in being born in silence, in Bethlehem.
Bethlehem, a tiny village in a small country, lying on the very edge of an immense empire, in a land which then, like today, does not know peace.
Christmas is also a story of fields and treasures, of men who find the field and the treasure.
Many learn the news that the treasure is right there, in that field!
Unfortunately, not all of them look for it, not all of them find it and not all of them leave everything to get it.
To come into possession of the treasure, first of all, you must get rid of everything.
This is the only way!
It's not enough to find the treasure, it's not enough to know where it is.
You have to stake your life on it.
The Scriptures are the story of this treasure, hidden in the field, which is the heart of man.
Because every field and every heart, can hide the treasure.
The Scriptures are the story of many men, like us, who have staked everything in the face of this discovery.
Abraham left his land and his gods.
Moses lost the safety of his small exile.
David questioned himself, with all his being, including his sin.
Job had to lose everything to be able to know God.
And then the prophets, who lead us to the Magi, to the shepherds, to the poor widow, to all the children of the Gospel…
None of them hesitated.
In the face of this discovery and this encounter, these people realized that the event was the decisive one, the meaning and heart of everything, in front of which everything else finds the right dimension.
You do not find the treasure by chance, you do not own half of it.
The treasure has the bright colours of everything that is radical and absolute.
You have to lose absolutely everything in order to have it.
Those who love, lose everything. Because loving means losing everything and giving everything.
Jesus Himself was the first person to take this risk, hidden in the field of Bethlehem, in the hope that everyone could find Him.
He was the one to inaugurate the road of losing, He lost everything and found man again. Like the man who loses everything, he finds God.
Faith is risking entering the road of those who, like Him, can forget themselves in favour of others – whoever they are – and can take on the attitudes that derive from this: forgiveness, welcome, listening, solidarity …
The path of losing, marked out by these stages, becomes the path of finding.
Those who take this path, find God, the brother finds himself.
Life is transformed this way.
It may be – usually it is this way – that outside nothing seems to change, that history and, in particular the history of our Holy Land, continues to be the dramatic reality that we see and experience: hatred, divisions, fears, suspicions, prejudice, paralysis…
But inside, everything changes!
The way of looking at life changes, the way of being changes and – by grace!- we are pleased with this life, because this life is not only a field, but it is the field that hides the treasure.
The wish, for this Christmas, is to become people who lose themselves, in their story, in searching for God.
And, in their desire for Him, find themselves, in the amazing discovery that this treasure is truly in the field of life, ours and the lives of those who are alongside us.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trọng Điểm Mai Linh và Niềm Vui Giáng Sinh
Joseph Nguyễn Bảo, MF
10:48 26/12/2011
Mọi công đoạn đã được anh chị em tu sĩ chuẩn bị khá chu đáo. Lúc 17h30, ngày 23.12.2011, đoàn xe đưa anh chị em tu sĩ đến với Trọng Điểm. Vì đây là lần đầu tiên đối với nhiều anh chị em tu sĩ được lên Trọng Điểm và được tiên tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối, nên nhiều thành viên trong đoàn rất háo hức và phấn khởi. Sau hơn 3 tiếng di chuyển qua những đoạn đường dốc uốn khúc nguy hiểm, đoàn xe đưa chúng tôi đến với Trọng Điểm. Tiếp đón đoàn chúng tôi là các anh chị em liên tu sĩ của giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đang phục vụ tại đây. Sự tiếp đón ân cần, cởi mở, thân thiện của anh chị em tu sĩ nơi đây đã làm chúng tối rất cảm động. Chẳng mấy chốc khoảng cách Chủ – Khách đã bị rút lại, mọi người hòa vào nhịp sống của Cộng Đoàn Mai Linh trong bữa cơm gia đình tự phục vụ thật đầm ấm.
Khác với hai năm trước, năm nay, theo như đề xuất của ban quản lý của bệnh viện, ngoài việc tặng quà, sinh hoạt vui chơi, chúng tôi được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh giữa ban giám đốc, nhân viên và toàn thể anh chị em bệnh nhân nơi đây.
Hôm sau, 24/12, sau bữa điểm tâm vội vàng, được sự phân công của thầy trưởng ban tổ chức, mọi người khẩn trương bắt đầu công tác chuẩn bị cho chương trình buổi tối. Mỗi người mỗi việc: các soeurs khéo tay thì chuẩn bị quà, các thầy cùng với một số các bệnh nhân nam trong Khoa Nội A trang trí đèn điện, âm thanh, ánh sáng cho sân khấu, và tổng dợt, tập thêm các tiết mục văn nghệ của nhóm cũng như của các anh chị em nhân viên và bệnh nhân nơi đây. Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết cộng với sự sáng tạo và linh động của mọi người, các tiết mục văn nghệ được chuẩn bị khá chu đáo, đặc biệt là các tiết mục được phối hợp giữa các anh chị em tu sĩ trong đoàn và các bệnh nhân nơi đây. Mọi người đều rất háo hức chờ đến giờ trình diễn.
Đúng 19h, những khúc nhạc Giáng Sinh vang lên xóa tan bầu khí tĩnh lặng của Khoa Nội A. Hơn 400 anh chị em không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, từ ban quản lý, các bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân của các khoa khác tập trung về hội trường của để cùng chia sẻ niềm vui trong ngày lễ Giáng Sinh. Sau vũ điệu chào mừng “Jingle bells”, soeur Têrêsa Đặng Thị Phúc, trưởng Cộng Đoàn Mai Linh, phát biểu chúc mừng Giáng Sinh ban quản lý, các bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân. Về phía chúng tôi, cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Lưu đại diện phái đoàn nói lên ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh và gửi lời chúc mừng Giáng Sinh, cũng như gửi tặng hơn 250 phần quà của Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam đến bệnh nhân nơi đây. Sau những lời phát biểu và chúc mừng, cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Lưu tuyên bố khai mạc đêm văn nghệ với chủ đề: “Niềm Vui Giáng sinh – Nối Kết Tình Thân Ái” trong những tràng pháo tay thật lớn của mọi người tham dự. Hơn 2 giờ đồng hồ với 15 tiết mục đủ thể loại được biểu diễn qua những lời giới thiệu thật dí dỏm nhưng không kém phần trang trọng của MC, thầy Huy Thục và soeur Kim Phượng. Xen kẽ những tiết mục văn nghệ, ban tổ chức đưa ra những trò chơi về âm nhạc hết sức vui nhộn và kịch tính dành cho mọi người. Một trong những trò chơi mang lại dấu ấn, làm cho không khí của của hội trường nóng lên trong tiếng vỗ tay, hô hào của mọi người là trò chơi: “Bước Nhảy – Cặp Đôi Hoàn Hảo”. Những bước nhảy rất chuyên nghiệp trong những điệu Chachacha, Rhumba, Tango, Bolero, và Rock của những bệnh nhân nơi đây làm cho ban tổ chức chúng tôi và mọi người phải hết sức ngỡ ngàng. Những bước nhảy khẳng định cái tôi ngày nào trong men rượu và thuốc lắc nơi vũ trường của đất Sài Thành được họ thể hiện lại trong sự liên đới, chia sẻ với mọi người. Phần thưởng dành cho cặp đôi hoàn hảo chỉ có một, nhưng trong mắt chúng tôi, tất cả họ đều là những cặp đôi hoàn hảo. Họ xứng đáng nhận được những tràng pháo tay, những tình cảm chân thành mà mọi người dành tặng cho họ.
Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề: “Niềm Vui Giáng sinh – Nối Kết Tình Thân Ái” được khép lại qua những vũ điệu của bài hát “Chung Lời Cảm Tạ”. Những vũ điệu rất chân thành của các bệnh nhân nơi đây như muốn nói lên tâm tình cảm tạ đối với Thượng Đế. Vâng! “Hãy cảm tạ Ngài cho con họp mặt, hãy cảm tạ Ngài cho con ngày vui”. Mọi người chia tay trong niềm vui và nước mắt, những cái bắt tay xiết nhẹ và những lời chúc đơn sơ và chân tình của những bệnh nhân như một sự khích lệ lớn lao đối với chúng tôi, những tu sĩ đang từng bước dấn thân trong sứ vụ đem Tin Mừng Tình Yêu đến cho mọi người, nhất là những con người bất hạnh, bị lãng quên, bị loại trừ trong xã hội. Vâng! Cám ơn những tình cảm nồng ấm các bạn dành cho chúng tôi. Trong niềm vui, chúng ta đã nối kết tình thân ái, như tình trời và tình đất được nối liền qua biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Để rồi sau những phút giây gặp gỡ rồi chia tay, chúng tôi nhận ra rằng, dường như chúng tôi nhận được nơi các bạn nhiều hơn những gì chúng tôi đã cho đi.
“Hẹn lần sau, xin hẹn lần sau nhé!
vui hơn nhiều, hay hơn nhiều!”
Mừng Lễ Giáng Sinh tại Cộng Đoàn Đức Mẹ Lavang, TGP Miami
LM Giuse Nguyễn kim Long
10:58 26/12/2011
Florida - Hòa chung niềm vui với toàn thể nhân loại nói chung và với những người Công giáo khắp nơi nói riêng, Công đoàn Đức Mẹ Lavang cũng đã mừng Lễ Chúa Giáng sinh thật sốt sắng, long trọng và tràn đầy niềm vui. Theo thông lệ hằng năm kể từ ngày Cộng đoàn đã hình thành lớn mạnh, Cộng đoàn sẽ có Thánh Lễ Giáng sinh tại nhà thờ và sau đó là buổi văn nghệ ngoài trời có bán thức ăn để mọi người vui chơi và cũng là dịp gây quĩ cho Công đoàn.
Xem hình ảnh
Lễ Giáng sinh năm nay vào Chúa Nhật 25-12-2011. Buổi sáng bầu trời Maimi đầy mây xám tạo nên một khung cảnh khá u ám, làm nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, niềm tin và nỗi vui mừng của ngày lễ vẫn không làm lòng người trùng xuống khi những anh chị em thuộc các giáo khu đến sớm chuẩn bị cho hội trường ngoài trời và các gian hàng thực phẩm.
Theo chương trình, Thánh Lễ sẽ bắt đầu lúc 2:00pm tại nhà thờ. Thế nhưng, trước đó khoảng 1 tiếng, anh chị em giáo dân đã bắt đầu đến tấp nập với các hàng xe nối đuôi nhau vào sân đậu xe. Vì là ngày trọng đại nên mọi người ăn mặc rất đẹp. Các ông và các anh trong những bộ veste chỉnh tề. Các bà các cô phần lớn mặc áo dài đủ màu sắc tạo nên khung cảnh thật đẹp mặt.
Đúng 2:oopm, phần hoạt cảnh về mầu nhiệm Giáng sinh được bắt đầu đưới sự hướng dẫn của quí xơ và các em thiếu nhi. Cả Cộng đoàn im lặng theo dõi để nhớ lại diễn tiến của ơn cứu độ được Thiên Chúa thực hiện với sự sa ngã của Ông bà nguyên tổ, đến những lời loan báo của các tiên tri và cuối cùng là việc Con Thiên Chúa giáng trần làm người như mỗi người chúng ta.
Sau phần hoạt cảnh là Thánh Lễ Giáng sinh với sự chủ tế của cha QN Giuse Nguyễn kim Long và cùng đồng tế là cha cựu QN Isodore Nguyễn bá Kỳ. Số người tham dự Thánh Lễ rất đông, trên 1,000 người (trong đó cũng có nhiều anh chị em không phải Công giáo hiện diện). Khi ca đoàn hát bài Nhập lễ, đoàn đồng tế tiến lên với các em thiên thần rước Chúa Hài nhi. Đến bàn thờ, cha chủ tế đặt Chúa Hài nhi vào hang đá và xông hương máng cỏ cùng bàn thờ. Thánh Lễ được tiếp tục với phần Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Trong bài giảng, cha Chủ tế khai triển ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh không phải chỉ cử hành như một biến cố lịch sử, nhưng phải là một biến cố tâm linh đi vào lòng mỗi người. Ngài khai triển Lễ Giáng sinh đó là ngày của ánh sáng và ngày của niềm vui và chia sẻ. Ngài kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy luôn biết nói lời tạ ơn lên Thiên Chúa về những ơn lành đã lãnh nhận và chia sẻ cho người nghèo, nhất là nâng đỡ Cộng đoàn và giáo xứ. Ngài nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Benedict 16 trong bài giảng Lễ Vọng Giáng sinh: Hãy tìm Chúa, không phải nơi cung điện nguy nga, tráng lệ; nhưng là nơi những người nghèo, thấp hèn. Cuối Thánh Lễ, ông chủ tịch Cộng đoàn Trần Linh lên chúc mừng Lễ Giáng sinh đến quí cha và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Sau Thánh Lễ, tất cả Cộng đoàn cùng ra sân khấu ngoài trời để thưởng thức các món ăn do 4 khu giáo phục vụ và tham dự chương trình văn nghệ gồm các tiết mục của các em thiếu nhi, ca đoàn và các ca sĩ trình diễn. Năm nay Cộng đoàn mời 1 ca sị Hương Thúy từ trung tâm Paris by night đến trình diễn chung trong chương trình. Mọi người tham dự thật vui tươi và ở lại cho tới giờ phút cuối để dự phần sổ xố với lô độc đắc là $1,500.
Chương trình kết thúc vào khoảng 10:00pm khi trời đã vào đêm. Mọi người ra về trong hân hoan và an bình với sứ mạng tiếp tục trở nên chứng nhân cho sự an bình của Thiên Chúa đã mang đến cho nhân loại.
Xem hình ảnh
Lễ Giáng sinh năm nay vào Chúa Nhật 25-12-2011. Buổi sáng bầu trời Maimi đầy mây xám tạo nên một khung cảnh khá u ám, làm nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, niềm tin và nỗi vui mừng của ngày lễ vẫn không làm lòng người trùng xuống khi những anh chị em thuộc các giáo khu đến sớm chuẩn bị cho hội trường ngoài trời và các gian hàng thực phẩm.
Theo chương trình, Thánh Lễ sẽ bắt đầu lúc 2:00pm tại nhà thờ. Thế nhưng, trước đó khoảng 1 tiếng, anh chị em giáo dân đã bắt đầu đến tấp nập với các hàng xe nối đuôi nhau vào sân đậu xe. Vì là ngày trọng đại nên mọi người ăn mặc rất đẹp. Các ông và các anh trong những bộ veste chỉnh tề. Các bà các cô phần lớn mặc áo dài đủ màu sắc tạo nên khung cảnh thật đẹp mặt.
Đúng 2:oopm, phần hoạt cảnh về mầu nhiệm Giáng sinh được bắt đầu đưới sự hướng dẫn của quí xơ và các em thiếu nhi. Cả Cộng đoàn im lặng theo dõi để nhớ lại diễn tiến của ơn cứu độ được Thiên Chúa thực hiện với sự sa ngã của Ông bà nguyên tổ, đến những lời loan báo của các tiên tri và cuối cùng là việc Con Thiên Chúa giáng trần làm người như mỗi người chúng ta.
Sau phần hoạt cảnh là Thánh Lễ Giáng sinh với sự chủ tế của cha QN Giuse Nguyễn kim Long và cùng đồng tế là cha cựu QN Isodore Nguyễn bá Kỳ. Số người tham dự Thánh Lễ rất đông, trên 1,000 người (trong đó cũng có nhiều anh chị em không phải Công giáo hiện diện). Khi ca đoàn hát bài Nhập lễ, đoàn đồng tế tiến lên với các em thiên thần rước Chúa Hài nhi. Đến bàn thờ, cha chủ tế đặt Chúa Hài nhi vào hang đá và xông hương máng cỏ cùng bàn thờ. Thánh Lễ được tiếp tục với phần Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Trong bài giảng, cha Chủ tế khai triển ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh không phải chỉ cử hành như một biến cố lịch sử, nhưng phải là một biến cố tâm linh đi vào lòng mỗi người. Ngài khai triển Lễ Giáng sinh đó là ngày của ánh sáng và ngày của niềm vui và chia sẻ. Ngài kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy luôn biết nói lời tạ ơn lên Thiên Chúa về những ơn lành đã lãnh nhận và chia sẻ cho người nghèo, nhất là nâng đỡ Cộng đoàn và giáo xứ. Ngài nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Benedict 16 trong bài giảng Lễ Vọng Giáng sinh: Hãy tìm Chúa, không phải nơi cung điện nguy nga, tráng lệ; nhưng là nơi những người nghèo, thấp hèn. Cuối Thánh Lễ, ông chủ tịch Cộng đoàn Trần Linh lên chúc mừng Lễ Giáng sinh đến quí cha và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Sau Thánh Lễ, tất cả Cộng đoàn cùng ra sân khấu ngoài trời để thưởng thức các món ăn do 4 khu giáo phục vụ và tham dự chương trình văn nghệ gồm các tiết mục của các em thiếu nhi, ca đoàn và các ca sĩ trình diễn. Năm nay Cộng đoàn mời 1 ca sị Hương Thúy từ trung tâm Paris by night đến trình diễn chung trong chương trình. Mọi người tham dự thật vui tươi và ở lại cho tới giờ phút cuối để dự phần sổ xố với lô độc đắc là $1,500.
Chương trình kết thúc vào khoảng 10:00pm khi trời đã vào đêm. Mọi người ra về trong hân hoan và an bình với sứ mạng tiếp tục trở nên chứng nhân cho sự an bình của Thiên Chúa đã mang đến cho nhân loại.
Khúc hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh tại giáo phận Thanh Hóa
Ms. Thủy Phạm
11:18 26/12/2011
Khúc hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh tại giáo phận Thanh Hóa
Mỗi mùa Giáng sinh đi qua để lại nơi trái tim con người những dư âm lắng đọng. Có khi, chỉ đơn giản là tiếng chuông ngân vang “đinh đoong! đinh đoong! đinh đoong!” bên ngôi giáo đường quen thuộc – tiếng chuông báo hiệu giờ con Chúa làm người, có khi là những rặng đèn màu treo khắp chặng đường dài, làm sáng bừng cả một quãng trời sau những ngày dài u tối. Và có khi, đó là một bản nhạc Thánh ca làm lòng ai nấc nghẹn “Mùa đông năm ấy sao sáng soi cuối trời. Mùa đông năm ấy con Chúa sinh xuống đời. Nhịp ca véo von bao thiên thần vang hát. Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai…”. Giáng sinh – mùa yêu thương lan tràn cho nhân thế, đem bình an và hơi ấm để trao ban. Và mùa đó đến với Giáo phận tôi như một Hồng ân cao quý, cũng như một món quà để tôn vinh Ngôi Hai giáng trần.
Giáo phận Thanh Hóa những ngày trước đại lễ giáng sinh
Mùa đông đã đi qua được nửa chặng đường, ghé lại những đợt lạnh nhỏ đủ để người ta thèm cái cảm giác ấm áp đến từ những trước áo to sụ, hay hơi ấm từ một bàn tay khác. Có khoảnh khắc, những ánh nắng hiếm hoi ngày đông ló dạng, không đủ nóng nhưng đủ để sưởi ấm cho trái tim con người trước băng giá. Một tuần trước ngày Đại lễ, giáo phận Thanh Hóa đã có những chuyến đi chia sẻ niềm vui Giáng sinh đến với những người nghèo đói, bệnh tật và đau khổ trong khắp Giáo phận, nhằm nói lên tính nhân văn sâu sắc trong đời sống của người Ki-tô hữu. Đến với những mảnh đời đó, để san sẻ những giá trị tinh thần cao quý, và cũng như trao ban những giá trị vật chất đơn sơ, như ánh nắng mùa đông kia đang mang hơi ấm đến với thế giới. Đó là món quà đầu tiên giáo phận dâng lên Hài nhi Giê-su với hết thảy tâm tình.
Tặng quà cho giáo dân làng chài
Và Giáng sinh đến, người ta cũng không thể quên cái cảm giác rong mình trước những ánh đèn màu lung linh trên từng con phố, bước qua ngôi Thánh đường với những Hang đá Be-lem rạng rỡ, những ngôi sao sáng rực niềm hân hoan…Những ngày trước đại lễ, khâu chuẩn bị ánh sáng, trang trí, âm thanh nơi TGM và nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa đã hoàn thành. Không gian như bừng lên những nguồn sáng mới, huyền ảo và rực rỡ. Người người nắm tay nhau dạo bước để tận hưởng không khí Giáng sinh sắp về. Bao nụ cười, bao hy vọng ẩn sau những ánh mắt, bờ môi, chờ đón một ngày trọng đại.
Giáng sinh trên giáo phận Thanh Hóa – nơi chia sẻ tình yêu và niềm vui
Những ngày đông về cũng là lúc báo hiệu mùa Giáng sinh đến. Giờ đây, Giáng sinh không chỉ còn là một khái niệm dành riêng cho người Công giáo, mà đã là một từ khóa chung trong list yêu thích của tất cả mọi người dân trên thế giới, vì đó là dịp con người ta có thể hòa mình vào những âm thanh sôi động, những yêu thương dâng tràn, cùng nắm tay nhau, cùng hát, cùng cười. Mỗi độ Giáng sinh về, giáo phận Thanh Hóa lại hân hoan chào đón những người bạn không cùng tôn giáo về chia vui và thưởng thức các chương trình văn nghệ, diễn nguyện và đặc biệt nhất là cùng tham dự Thánh lễ.
Các cụ già neo đơn khuyết tật từ Trung tâm bảo trợ xã hội 2 về tham dự đêm nhạc hội Giáng sinh
Đó là một dấu hiệu nói lên sự chia sẻ của những người không cùng tôn giáo với niềm vui trên thế giới, và đó cũng là lời giới thiệu lớn lao và rộng rãi nhất của người công giáo về Đức Tin của mình, thể hiện lòng mến khách và tri ân. Năm nay, với sự đầu tư hết sức công phu và chu đáo, giáo phận Thanh Hóa mong muốn sẽ mang đến một khoảng thời gian đẹp cho tất cả những ai đến tham dự, nhất là những người bạn sống chung trên mảnh đất xứ Thanh này, một sân chơi thực sự có ý nghĩa và đặc sắc.
Những kỉ lục được xác lập
Với niềm hy vọng đó trong mùa Giáng sinh 2011, Giáo phận Thanh Hóa đã có một sự đầu tư lớn cả về vật chất và tinh thần. Chiếc đèn kéo quân được cho là lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này là một kỉ lục đã được giáo phận làm nên bằng sự nỗ lực hết mình được trang trí lộng lẫy, sáng rực những vòng xoay. Cùng với đó, sự hùng hậu của đội kèn đồng gồm 698 người đến từ năm giáo xứ trong giáo phận đã làm nên một bản tráng ca dâng kính Hài nhi Giê-su. Chương trình “Kiệu hoa tôn vinh Chúa Hài đồng” với hơn 40 chiếc xe hoa cũng đã làm nên những kỉ lục xứng đáng ghi danh vào tiềm thức của tất cả những ai đã ghé đến trong mùa Giáng sinh này.
Khúc hoan ca dâng Chúa Hài đồng
Đêm Giáng sinh, người người tìm về bên Máng cỏ hang lừa, để gợi về một thời gian lịch sử của nhân loại. Be-lem mùa tuyết rơi, vang rộn lên những bản nhạc réo rắt của các Thiên Thần.
Tự ngàn xưa, con người đã biết dùng tiếng hát và âm nhac mà tấu mừng, gọi dậy niềm vui, niềm hy vọng, hay có khi để thay lời cám ơn chân thành. Giáng sinh về cũng vậy! Giáng sinh không thể thiếu những khúc hát, những điệu vũ, những sắc màu âm nhạc. Tại Giáo phận Thanh Hóa, chương trình văn nghệ và diễn nguyện mừng ngày Đại lễ đã được kéo dài bắt đầu từ ngày 21 cho đến đêm ngày 24/12/2011 với các đêm chính: “Tiếng hát Giáng sinh” (Đêm ngày 21), “Diễn nguyện Giáng sinh” (Đêm ngày 22), “Tôn vinh Chúa Hài Đồng” (Đêm ngày 23), “Cử hành đêm linh thiêng” (Đêm ngày 24). Cùng với chương trình là sự tham gia của rất nhiều những nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn quốc như ca sĩ Thanh Sử, ca sĩ Gia Ân, ca sĩ Phi Nguyễn, ca sĩ – MC Duy Tân, đôi giày vàng Thế Dân – Thùy Dương, kỉ lục gia Đắc Điệu, Mạnh Quân, vũ đoàn Lam Sơn…cùng những điệu múa đặc sắc đến từ Dòng MTG Thanh Hóa, ca đoàn Hài Đồng Chính Tòa, Sầm Sơn, Tam Tổng, các bạn trẻ thành phố Thanh Hóa…
Có lẽ rằng chưa có nơi nào Giáng sinh lại trải dài đến như thế! Mỗi đêm, số lượng hàng ngàn người đổ về phía nhà thờ Chính Tòa và TGM Thanh Hóa đã làm cho cả không gian trở nên ấm áp lạ thường. Những đoàn người nối tiếp nhau, bước đi trong cái se lạnh của đất trời. Bằng tiếng hát, lời ca, bằng những ý tình vẹn nghĩa, những nghệ sĩ đã thay lời cho hết thảy con dân dâng lên Hài nhi Giê-su tâm tình cảm tạ, cũng như một lời sẻ chia tuyệt vời đối với anh chị em không cùng tôn giáo.
Đêm xe hoa “Tôn vinh Chúa Hài đồng” có lẽ đã để lại thật nhiều ấn tượng sâu sắc cho mỗi người tham dự. Đó cũng là đêm hội tụ kỉ lục của giáo phận Thanh Hóa với đèn kéo quân, với đội kèn khổng lồ, với đoàn xe hoa lộng lẫy…tất cả để cống hiến và thể hiện những nét đẹp của đời sống tinh thần trong cộng đồng giáo dân giáo phận nói chung. Đất trời rộn ràng niềm vui đón chờ con Chúa ra đời. Những đôi môi nở nụ cười. Những vòng tay ấm nóng. Những ánh mắt long lanh. Những trái tim thổn thức. Tất cả như hòa quyện trong một đêm lành, đêm Hồng phúc. “Đêm ngàn vì sao sáng trên bầu trời tỏa lung linh mừng Chúa Giáng Sinh, Ban phúc lành cho nhân thế yên bình. Đêm đàn trẻ thơ hát ca nô đùa, bài ca thánh cất lên vang vang cho mỗi nhà niềm hạnh phúc dâng tràn, hòa bình về khắp muôn nơi, không khổ đau, không sầu lo, không buồn phiền và ưu tư. Đêm bình yên đến trong từng câu ca, mừng có Chúa Giáng Sinh xuống trần. Ôi đêm tuyệt vời và hạnh phúc xóa tan giá băng mùa đông. Đêm cầu mong những gia đình yên vui, cùng quỳ xuống dưới chân giáo đường xin cho hòa bình về muôn nơi. Nguyện xin Chúa! Nguyện xin Chúa an lành!”.
Đã có lời rằng “một tiếng hát bằng hai lời cầu nguyện”…với những lời ca ấy, với những điệu múa ấy, giáo phận tôi muốn dâng lên tất cả tâm tình cho Hài nhi Giê-su, cùng lời nguyện cầu cho một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc và ngập tràn hy vọng cho nhân loại yêu thương. “ Merry Christmas 2011”!
Ms. Thủy Phạm
--
Giáo phận Thanh Hóa những ngày trước đại lễ giáng sinh
Tặng quà cho giáo dân làng chài
Và Giáng sinh đến, người ta cũng không thể quên cái cảm giác rong mình trước những ánh đèn màu lung linh trên từng con phố, bước qua ngôi Thánh đường với những Hang đá Be-lem rạng rỡ, những ngôi sao sáng rực niềm hân hoan…Những ngày trước đại lễ, khâu chuẩn bị ánh sáng, trang trí, âm thanh nơi TGM và nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa đã hoàn thành. Không gian như bừng lên những nguồn sáng mới, huyền ảo và rực rỡ. Người người nắm tay nhau dạo bước để tận hưởng không khí Giáng sinh sắp về. Bao nụ cười, bao hy vọng ẩn sau những ánh mắt, bờ môi, chờ đón một ngày trọng đại.
Giáng sinh trên giáo phận Thanh Hóa – nơi chia sẻ tình yêu và niềm vui
Các cụ già neo đơn khuyết tật từ Trung tâm bảo trợ xã hội 2 về tham dự đêm nhạc hội Giáng sinh
Đó là một dấu hiệu nói lên sự chia sẻ của những người không cùng tôn giáo với niềm vui trên thế giới, và đó cũng là lời giới thiệu lớn lao và rộng rãi nhất của người công giáo về Đức Tin của mình, thể hiện lòng mến khách và tri ân. Năm nay, với sự đầu tư hết sức công phu và chu đáo, giáo phận Thanh Hóa mong muốn sẽ mang đến một khoảng thời gian đẹp cho tất cả những ai đến tham dự, nhất là những người bạn sống chung trên mảnh đất xứ Thanh này, một sân chơi thực sự có ý nghĩa và đặc sắc.
Những kỉ lục được xác lập
Với niềm hy vọng đó trong mùa Giáng sinh 2011, Giáo phận Thanh Hóa đã có một sự đầu tư lớn cả về vật chất và tinh thần. Chiếc đèn kéo quân được cho là lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này là một kỉ lục đã được giáo phận làm nên bằng sự nỗ lực hết mình được trang trí lộng lẫy, sáng rực những vòng xoay. Cùng với đó, sự hùng hậu của đội kèn đồng gồm 698 người đến từ năm giáo xứ trong giáo phận đã làm nên một bản tráng ca dâng kính Hài nhi Giê-su. Chương trình “Kiệu hoa tôn vinh Chúa Hài đồng” với hơn 40 chiếc xe hoa cũng đã làm nên những kỉ lục xứng đáng ghi danh vào tiềm thức của tất cả những ai đã ghé đến trong mùa Giáng sinh này.
Khúc hoan ca dâng Chúa Hài đồng
Đêm Giáng sinh, người người tìm về bên Máng cỏ hang lừa, để gợi về một thời gian lịch sử của nhân loại. Be-lem mùa tuyết rơi, vang rộn lên những bản nhạc réo rắt của các Thiên Thần.
Tự ngàn xưa, con người đã biết dùng tiếng hát và âm nhac mà tấu mừng, gọi dậy niềm vui, niềm hy vọng, hay có khi để thay lời cám ơn chân thành. Giáng sinh về cũng vậy! Giáng sinh không thể thiếu những khúc hát, những điệu vũ, những sắc màu âm nhạc. Tại Giáo phận Thanh Hóa, chương trình văn nghệ và diễn nguyện mừng ngày Đại lễ đã được kéo dài bắt đầu từ ngày 21 cho đến đêm ngày 24/12/2011 với các đêm chính: “Tiếng hát Giáng sinh” (Đêm ngày 21), “Diễn nguyện Giáng sinh” (Đêm ngày 22), “Tôn vinh Chúa Hài Đồng” (Đêm ngày 23), “Cử hành đêm linh thiêng” (Đêm ngày 24). Cùng với chương trình là sự tham gia của rất nhiều những nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn quốc như ca sĩ Thanh Sử, ca sĩ Gia Ân, ca sĩ Phi Nguyễn, ca sĩ – MC Duy Tân, đôi giày vàng Thế Dân – Thùy Dương, kỉ lục gia Đắc Điệu, Mạnh Quân, vũ đoàn Lam Sơn…cùng những điệu múa đặc sắc đến từ Dòng MTG Thanh Hóa, ca đoàn Hài Đồng Chính Tòa, Sầm Sơn, Tam Tổng, các bạn trẻ thành phố Thanh Hóa…
Có lẽ rằng chưa có nơi nào Giáng sinh lại trải dài đến như thế! Mỗi đêm, số lượng hàng ngàn người đổ về phía nhà thờ Chính Tòa và TGM Thanh Hóa đã làm cho cả không gian trở nên ấm áp lạ thường. Những đoàn người nối tiếp nhau, bước đi trong cái se lạnh của đất trời. Bằng tiếng hát, lời ca, bằng những ý tình vẹn nghĩa, những nghệ sĩ đã thay lời cho hết thảy con dân dâng lên Hài nhi Giê-su tâm tình cảm tạ, cũng như một lời sẻ chia tuyệt vời đối với anh chị em không cùng tôn giáo.
Đêm xe hoa “Tôn vinh Chúa Hài đồng” có lẽ đã để lại thật nhiều ấn tượng sâu sắc cho mỗi người tham dự. Đó cũng là đêm hội tụ kỉ lục của giáo phận Thanh Hóa với đèn kéo quân, với đội kèn khổng lồ, với đoàn xe hoa lộng lẫy…tất cả để cống hiến và thể hiện những nét đẹp của đời sống tinh thần trong cộng đồng giáo dân giáo phận nói chung. Đất trời rộn ràng niềm vui đón chờ con Chúa ra đời. Những đôi môi nở nụ cười. Những vòng tay ấm nóng. Những ánh mắt long lanh. Những trái tim thổn thức. Tất cả như hòa quyện trong một đêm lành, đêm Hồng phúc. “Đêm ngàn vì sao sáng trên bầu trời tỏa lung linh mừng Chúa Giáng Sinh, Ban phúc lành cho nhân thế yên bình. Đêm đàn trẻ thơ hát ca nô đùa, bài ca thánh cất lên vang vang cho mỗi nhà niềm hạnh phúc dâng tràn, hòa bình về khắp muôn nơi, không khổ đau, không sầu lo, không buồn phiền và ưu tư. Đêm bình yên đến trong từng câu ca, mừng có Chúa Giáng Sinh xuống trần. Ôi đêm tuyệt vời và hạnh phúc xóa tan giá băng mùa đông. Đêm cầu mong những gia đình yên vui, cùng quỳ xuống dưới chân giáo đường xin cho hòa bình về muôn nơi. Nguyện xin Chúa! Nguyện xin Chúa an lành!”.
Đã có lời rằng “một tiếng hát bằng hai lời cầu nguyện”…với những lời ca ấy, với những điệu múa ấy, giáo phận tôi muốn dâng lên tất cả tâm tình cho Hài nhi Giê-su, cùng lời nguyện cầu cho một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc và ngập tràn hy vọng cho nhân loại yêu thương. “ Merry Christmas 2011”!
Ms. Thủy Phạm
--
Mến Thánh Giá Phan Thiết chia sẻ Niềm Vui Giáng Sinh với Anh Em Dân Tộc ở Sông Phan
Maria Đinh Loan
11:38 26/12/2011
Chị Em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết Cùng Chia Sẻ Niềm Vui Giáng Sinh Với Anh Em Dân Tộc Ở Sông Phan
Trong niềm vui đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh, sáng Chủ Nhật ngày 25/12/2011 vừa qua, chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết chúng tôi cùng nhau mang niềm vui noel đến với anh em đồng bào dân tộc ở xóm Mới, thôn Tân Quang, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Xem hình
Sông Phan là một xã mới của huyện Hàm Tân, được tách từ xã Tân Nghĩa cũ (năm 2004). Nơi vùng đất kinh tế mới này, đa số bà con là dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng ít gia đình có đất để canh tác. Mà nếu có thì trên mảnh đất khô cứng và cằn cỗi này hoa màu cũng kém năng suất. Ai mà không có đất thì làm thuê, đi lượm ve chai, mót hoa màu còn sót lại trên nương, trên rẫy... Cứ như thế, họ không đủ ăn, không đủ mặc, không có điều kiện tốt để học hành và hiểu biết nhiều về sự tiến bộ của xã hội văn minh. Ở đây, mỗi gia đình có từ 4 đến 8 con là chuyện bình thường. Và cái nghèo theo đó mãi đeo đẳng họ.
Khi chúng tôi đến, đông đảo bà con già trẻ lớn bé đã tập họp trước cửa lớp Mẫu Giáo của thôn. Thấy xe đến, mọi người vây quanh lại chúng tôi. Các em nhỏ da đen nhẻm, chân tay mặt mũi lấm lem, hai mắt tròn xoe, thì cứ xúm xít bên ông già noel.
Trong lần gặp gỡ và thăm viếng này, nhờ sự giúp đỡ của quý ân nhân gần xa và Hội Bác Ái Phanxicô, chúng tôi đã chia sẻ khoảng 200 phần quà cho các gia đình hộ nghèo. Tặng phẩm gồm gạo, dầu ăn, bột ngọt, đường, xà bông, xì dầu, quần áo cũ và mùng - mền – chiếu. Niềm vui rạng ngời thể hiện trên từng nụ cười móm mém của các cụ già, niềm vui ngời sáng trên các bà mẹ tay bế con tay ôm quà.
Niềm vui với người lớn là vậy, còn niềm của các em thiếu nhi là được vây quanh ông già noel cùng chơi các trò chơi vui nhộn. Các em hát hò vang rộn xóm làng, các em thi nhau thổi bong bóng và đổ nước đầy chai…Các em háo hức chờ ông già noel tặng quà. Có em còn thắc mắc “sao ông già noel mà lại là con gái???”. Chúng tôi chỉ biết cười và giải thích với các em rằng vì các sơ mang đồ ông già noel mà. Có em lại bảo, không sao đâu miễn có ông già noel đến với chúng con là chúng con vui rồi. Và ông già đã tặng cho mỗi em một với phần quà là bộ quần áo mới và bánh kẹo.
Chia tay từ giã dân làng, chúng tôi mang trong lòng bao thao thức trăn trở: xã hội ngày nay cũng rất quan tâm đến cái nghèo, cái khổ của bà con vùng sâu vùng xa. Nhưng làm gì để thay đổi được nghèo đói còn là một khoảng cách. Bởi vì, niềm vui sẻ chia hôm nay chúng tôi đem đến cho bà con chỉ là chút ít lòng thành của những tấm lòng hảo tâm giúp cái ăn, cái mặc, thuốc men, quà bánh… nó không giải quyết được cái nghèo, nó mang tính nhất thời và tạm bợ. Cái lâu dài và bền vững thiết tưởng chính là nhận thức và cung cách làm ăn của họ “cho con cá họ chỉ ăn được một lần, cho cái cần ngày nào họ cũng có cá để ăn”. Phải làm gì đây để anh em đồng bào của ta bớt đói, bớt khổ? Ước mong xã hội ngày càng có nhiều hơn nữa những tấm lòng quảng đại cùng chung tay đem tình yêu thương chia sẻ cho những mảnh đời bất hạnh.
Maria Đinh Loan
Trong niềm vui đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh, sáng Chủ Nhật ngày 25/12/2011 vừa qua, chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết chúng tôi cùng nhau mang niềm vui noel đến với anh em đồng bào dân tộc ở xóm Mới, thôn Tân Quang, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Xem hình
Sông Phan là một xã mới của huyện Hàm Tân, được tách từ xã Tân Nghĩa cũ (năm 2004). Nơi vùng đất kinh tế mới này, đa số bà con là dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng ít gia đình có đất để canh tác. Mà nếu có thì trên mảnh đất khô cứng và cằn cỗi này hoa màu cũng kém năng suất. Ai mà không có đất thì làm thuê, đi lượm ve chai, mót hoa màu còn sót lại trên nương, trên rẫy... Cứ như thế, họ không đủ ăn, không đủ mặc, không có điều kiện tốt để học hành và hiểu biết nhiều về sự tiến bộ của xã hội văn minh. Ở đây, mỗi gia đình có từ 4 đến 8 con là chuyện bình thường. Và cái nghèo theo đó mãi đeo đẳng họ.
Khi chúng tôi đến, đông đảo bà con già trẻ lớn bé đã tập họp trước cửa lớp Mẫu Giáo của thôn. Thấy xe đến, mọi người vây quanh lại chúng tôi. Các em nhỏ da đen nhẻm, chân tay mặt mũi lấm lem, hai mắt tròn xoe, thì cứ xúm xít bên ông già noel.
Trong lần gặp gỡ và thăm viếng này, nhờ sự giúp đỡ của quý ân nhân gần xa và Hội Bác Ái Phanxicô, chúng tôi đã chia sẻ khoảng 200 phần quà cho các gia đình hộ nghèo. Tặng phẩm gồm gạo, dầu ăn, bột ngọt, đường, xà bông, xì dầu, quần áo cũ và mùng - mền – chiếu. Niềm vui rạng ngời thể hiện trên từng nụ cười móm mém của các cụ già, niềm vui ngời sáng trên các bà mẹ tay bế con tay ôm quà.
Niềm vui với người lớn là vậy, còn niềm của các em thiếu nhi là được vây quanh ông già noel cùng chơi các trò chơi vui nhộn. Các em hát hò vang rộn xóm làng, các em thi nhau thổi bong bóng và đổ nước đầy chai…Các em háo hức chờ ông già noel tặng quà. Có em còn thắc mắc “sao ông già noel mà lại là con gái???”. Chúng tôi chỉ biết cười và giải thích với các em rằng vì các sơ mang đồ ông già noel mà. Có em lại bảo, không sao đâu miễn có ông già noel đến với chúng con là chúng con vui rồi. Và ông già đã tặng cho mỗi em một với phần quà là bộ quần áo mới và bánh kẹo.
Chia tay từ giã dân làng, chúng tôi mang trong lòng bao thao thức trăn trở: xã hội ngày nay cũng rất quan tâm đến cái nghèo, cái khổ của bà con vùng sâu vùng xa. Nhưng làm gì để thay đổi được nghèo đói còn là một khoảng cách. Bởi vì, niềm vui sẻ chia hôm nay chúng tôi đem đến cho bà con chỉ là chút ít lòng thành của những tấm lòng hảo tâm giúp cái ăn, cái mặc, thuốc men, quà bánh… nó không giải quyết được cái nghèo, nó mang tính nhất thời và tạm bợ. Cái lâu dài và bền vững thiết tưởng chính là nhận thức và cung cách làm ăn của họ “cho con cá họ chỉ ăn được một lần, cho cái cần ngày nào họ cũng có cá để ăn”. Phải làm gì đây để anh em đồng bào của ta bớt đói, bớt khổ? Ước mong xã hội ngày càng có nhiều hơn nữa những tấm lòng quảng đại cùng chung tay đem tình yêu thương chia sẻ cho những mảnh đời bất hạnh.
Maria Đinh Loan
Giáo xứ VN Paris: Giáng Sinh liên đới Niềm Tin
Trần Văn Cảnh
11:56 26/12/2011
GIÁNG SINH LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Tối 24/12/2011. Giáo Xứ Việt Nam Paris : Lễ Giáng Sinh thánh lễ đêm đã được cử hành xoay quanh 4 việc : viếng hang đá, chầu Thánh Thể Vọng Giáng Sinh, Thánh lễ Đêm Liên Đới Niềm Tin và Chia sẻ niềm vui Giáng Sinh Liên đới Niềm Tin.
1. VIẾNG HANG ĐÁ LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Chương trình Vọng Giáng Sinh được loan báo từ nhiều tuần qua sẽ khởi đầu với Giờ Chầu Mình Thánh Vọng Giáng Sinh vào 20 giờ để cử hành thánh lễ vào 21 giờ. Thề nhưng mới 19 giờ mà đã đông người đến Giáo Xứ. Từ cửa vào, dưới tấm bảng to ghi hướng mục vụ năm 2012 “SỐNG NĂM LIÊN ĐỚI NIỀM TIN” (Vivre l’année “Solidarité dans la foi”) nhiều người đã ngồi đợi. Rồi vào đến không gian hang đá, đông người đã rủ nhau đến viếng 24 hang đá, được các họ đạo, hội đoàn và gia đình thực hiện, như một biểu lộ Liên Đới Niềm Tin.
Đi một vòng, từ hang đá dưới bàn thờ chính do Hội Đồng Mục Vụ thực hiện, qua 23 hang đá khác, do các đơn vị mục vụ và một số gia đình tư nhân đóng góp, tất cả 24 hang đá đã được xây dựng. Lẩm bẩm quanh đây, nhiều lời thì thầm chia sẻ với nhau :
- Hang đá này làm nổi mối tương quan đa dạng của Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Các Thiên Thần, các Mục đồng, Các nhà hiền triết,… làm tôi liên tưởng đến trăm ngàn liên quan khác nhau trong đời sống
- Hang đá này có cái vẻ thống nhất của đất trời, của thiên nhân, của tạo vật, của nhà cửa với thiên nhiên,… Dường như tác giả muốn gợi ý ta phải hiệp nhất với Chúa và với nhau, giáo dân với nhau, giáo dân với giáo sỹ, giáo sỹ với nhau
- Hang đá này có cái gì bí hiểm, nhiệm mầu. Nó như thách thức ta tìm ra ý nó muốn nói. Nó muốn nói gì ? Phải chăng về mầu nhiệm Chúa yêu trần thế ?
- Hang đá này thật vui tươi, như mời gọi, như chia sẻ. Chia sẻ gì, nếu không phải là chia sẻ tình Chúa yêu ta ?
- Hang đá này có cái gì vừa như khiêu khích : khiêu khích về sự đồ sộ của thế gian và sự bé nhỏ của con người, dẫu rằng con người bé nhỏ ấy lại là tác giả của thế gian đồ sộ. Như vậy, lại có cái gì như gợi ra một phù phiếm, một ảo ảnh ?
- Cái hang đá này rất Việt Nam. Thánh Giuse Việt Nam, Đức Mẹ Việt Nam, Chúa Hài Đồng Việt Nam. Một cái Việt Nam rất gia đình, rất mộc mạc, rất khó nghèo, rất đơn sơ, nhưng rất hiền hòa, hiếu thảo !
Xem hình
2. CHẦU MÌNH THÁNH VỌNG GIÁNG SINH LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Nhiều hình thức đã được đưa ra để Vọng Giáng Sinh trong những năm trước đây : hoạt cảnh, chiếu phim, thuyết trình, diễn nguyện thánh ca, giờ thánh, kinh nguyện,… Năm nay, Hội Đạo Binh Đức Mẹ phụ tránh giờ vọng giáng sinh, đã chọn hình thức « Chầu Mình Thánh », và đề nghị cộng đoàn, trước sự hiện diện của Chúa Thánh Thể, cùng nhìn ngắm ba nhân vật chính là Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu Hài Đồng để sống « Mầu Nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa Ban cho Loài Người ».
Hỡi Giuse, đừng ngại nhận Maria (Mt, 1, 20). Này tôi là tôi tá Chúa (Lc, 1, 38). Tin mừng đã loan truyền : Hôm nay Chúa Kytô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho nhân loại (Lc, 2, 11). Bình an đưới thế cho người thiện tâm (Lc, 2, 14). Đó là 4 câu Phúc Âm đã được chọn để diễn tả lễ Giáng Sinh để Cộng Đoàn cùng suy ngắm về Mầu Nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa Giáng Sinh.
3. THÁNH LỄ LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Chia sẻ TIN MỪNG lễ đêm Giáng Sinh, Đức Ông chủ tế, nhắc lại đường hướng mục vụ năm 2012 của Giáo Xứ Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Paris là Liên đới trong Niềm Tin, đã dựa vào Lời Chúa, đặt 3 câu hỏi và đưa ra 3 trả lời về Giáng Sinh Liên Đới Niềm Tin.
Ta là ai ? – Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia cho ta biết rằng ta là những người thuộc « Dân tộc bước đi trong u tối », ….với « cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức ».
Giáng Sinh, Chúa mang gì cho ta ? – Trong Phúc Âm, thánh Luca thuật lời Thiên thần nói với các mục tử : « Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay, Chúa Kytô, Đấn Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của David. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết người : Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ. Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khên Chúa rằng : Vinh danh Thiên Chúa trên các tần trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm ».
Mừng Chúa Giáng Sinh, ta phải liên đới niềm tin thế nào? –Trong bài đọc 2, Thánh Phaolô Tông Đồ đã gợi ra ba việc ta phải làm để liên đới niềm tin :
-Chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.
-Chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Ðức Kitô Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Ðấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.
-Chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.
Trước đó, trong bài đọc 1, tiên tri Isaia đã gợi ra một cách sống vui mừng : « Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm ».
4. CHIA SẺ NIỀM VUI GIÁNG SINH LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Sau khi đã nói lời kết thúc thánh lễ « Lễ xong, chúc anh chị em ra về bình an », thầy sáu NHA mời cộng đoàn chia sẻ niềm vui Giáng Sinh qua viên kẹo xúc cù là tây ngọt và chén trà ta nóng.
Quanh quẩn trong cộng đoàn, tay cầm ly trà nóng, nhiều lời chia sẻ đang trao đổi :
-“Liên đới là một khẳng định chắc chắn và kiên trì gắn liền với công ích; nghĩa là cho ích lợi của tất cả và từng người, vì tất cả chúng ta đều thực sự chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi người.” (Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis, số 38)
- “Liên đới không phải là một cảm xúc trắc ẩn mơ hồ hay cái xót xa hời hợt trước bất hạnh của rất nhiều người gần xa. Ngược lại, đó là quyết tâm vững chắc và kiên trì để dấn thân phục vụ thiện ích chung, cũng có thể nói là phục vụ thiện ích của mọi người và của từng người, vỉ tất cả chúng ta thực sự chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi người.”
-« Liên đới là nguyên tắc hiệp nhất tất cả chúng ta thành một gia đình nhân loại. Liên đới là điều giúp tôi thực hiện trách nhiệm về công bằng đối với những ai đang đau khổ ở xa nơi tôi đang sống – ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh, ở Việt Nam hay một nơi nào khác ở châu Á ».
-« Liên đới cũng khẳng định rằng tất cả chúng ta là anh chị em, và theo chiều hướng này, tôi hết lòng biết ơn và khiêm nhường được đón nhận như là một người anh em ».
-« Không ai là một ốc đảo, không ai chỉ sống cho mình. Mọi người phải sống với người khác, cho người khác, nhờ người khác và vì người khác : Trong mọi thời và nhất là thời nay, những danh từ «liên đới, hiệp nhất, chia sẻ, tương trợ, phục vụ» trở thành phương châm cho mọi phạm vi cuộc sống (tôn giáo, gia đình, đoàn thể, xã hội, chính trị, …) và cụ thể là đời sống Niềm Tin.
-« Trong sinh hoạt mục vụ cộng đoàn, Liên đới Niềm tin là một thể hiện Bác ái cụ thể và cao độ giữa những kitô hữu cùng một Niềm Tin vào Chúa Kytô Phục Sinh. Họ nâng đỡ nhau, nhắc nhớ nhau, gợi ý cho nhau, giúp đỡ nhau, chia sẻ với nhau. Với tình yêu liên đới, tình yêu hiệp nhất, tình yêu chia sẻ, tình yêu tương trợ, tình yêu phục vụ... chúng ta sẽ đạt được chóp đỉnh của tình yêu Liên đới Niềm Tin, phát triển bản thân, gìn giữ gia đình, phục vụ tha nhân và đóng góp vào nền văn minh của nhân loại, vào vinh danh Thiên Chúa ».
Văng vẳng đâu đây dư âm điệu nhạc Giáng Sinh « Đêm Đông lạnh lẽo Chúa Sinh ra đời.. ».
Paris, ngày 25 tháng 12 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Tối 24/12/2011. Giáo Xứ Việt Nam Paris : Lễ Giáng Sinh thánh lễ đêm đã được cử hành xoay quanh 4 việc : viếng hang đá, chầu Thánh Thể Vọng Giáng Sinh, Thánh lễ Đêm Liên Đới Niềm Tin và Chia sẻ niềm vui Giáng Sinh Liên đới Niềm Tin.
1. VIẾNG HANG ĐÁ LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Đi một vòng, từ hang đá dưới bàn thờ chính do Hội Đồng Mục Vụ thực hiện, qua 23 hang đá khác, do các đơn vị mục vụ và một số gia đình tư nhân đóng góp, tất cả 24 hang đá đã được xây dựng. Lẩm bẩm quanh đây, nhiều lời thì thầm chia sẻ với nhau :
- Hang đá này làm nổi mối tương quan đa dạng của Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Các Thiên Thần, các Mục đồng, Các nhà hiền triết,… làm tôi liên tưởng đến trăm ngàn liên quan khác nhau trong đời sống
- Hang đá này có cái vẻ thống nhất của đất trời, của thiên nhân, của tạo vật, của nhà cửa với thiên nhiên,… Dường như tác giả muốn gợi ý ta phải hiệp nhất với Chúa và với nhau, giáo dân với nhau, giáo dân với giáo sỹ, giáo sỹ với nhau
- Hang đá này có cái gì bí hiểm, nhiệm mầu. Nó như thách thức ta tìm ra ý nó muốn nói. Nó muốn nói gì ? Phải chăng về mầu nhiệm Chúa yêu trần thế ?
- Hang đá này thật vui tươi, như mời gọi, như chia sẻ. Chia sẻ gì, nếu không phải là chia sẻ tình Chúa yêu ta ?
- Hang đá này có cái gì vừa như khiêu khích : khiêu khích về sự đồ sộ của thế gian và sự bé nhỏ của con người, dẫu rằng con người bé nhỏ ấy lại là tác giả của thế gian đồ sộ. Như vậy, lại có cái gì như gợi ra một phù phiếm, một ảo ảnh ?
- Cái hang đá này rất Việt Nam. Thánh Giuse Việt Nam, Đức Mẹ Việt Nam, Chúa Hài Đồng Việt Nam. Một cái Việt Nam rất gia đình, rất mộc mạc, rất khó nghèo, rất đơn sơ, nhưng rất hiền hòa, hiếu thảo !
Xem hình
2. CHẦU MÌNH THÁNH VỌNG GIÁNG SINH LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Nhiều hình thức đã được đưa ra để Vọng Giáng Sinh trong những năm trước đây : hoạt cảnh, chiếu phim, thuyết trình, diễn nguyện thánh ca, giờ thánh, kinh nguyện,… Năm nay, Hội Đạo Binh Đức Mẹ phụ tránh giờ vọng giáng sinh, đã chọn hình thức « Chầu Mình Thánh », và đề nghị cộng đoàn, trước sự hiện diện của Chúa Thánh Thể, cùng nhìn ngắm ba nhân vật chính là Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu Hài Đồng để sống « Mầu Nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa Ban cho Loài Người ».
Hỡi Giuse, đừng ngại nhận Maria (Mt, 1, 20). Này tôi là tôi tá Chúa (Lc, 1, 38). Tin mừng đã loan truyền : Hôm nay Chúa Kytô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho nhân loại (Lc, 2, 11). Bình an đưới thế cho người thiện tâm (Lc, 2, 14). Đó là 4 câu Phúc Âm đã được chọn để diễn tả lễ Giáng Sinh để Cộng Đoàn cùng suy ngắm về Mầu Nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa Giáng Sinh.
3. THÁNH LỄ LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Chia sẻ TIN MỪNG lễ đêm Giáng Sinh, Đức Ông chủ tế, nhắc lại đường hướng mục vụ năm 2012 của Giáo Xứ Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Paris là Liên đới trong Niềm Tin, đã dựa vào Lời Chúa, đặt 3 câu hỏi và đưa ra 3 trả lời về Giáng Sinh Liên Đới Niềm Tin.
Ta là ai ? – Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia cho ta biết rằng ta là những người thuộc « Dân tộc bước đi trong u tối », ….với « cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức ».
Giáng Sinh, Chúa mang gì cho ta ? – Trong Phúc Âm, thánh Luca thuật lời Thiên thần nói với các mục tử : « Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay, Chúa Kytô, Đấn Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của David. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết người : Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ. Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khên Chúa rằng : Vinh danh Thiên Chúa trên các tần trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm ».
Mừng Chúa Giáng Sinh, ta phải liên đới niềm tin thế nào? –Trong bài đọc 2, Thánh Phaolô Tông Đồ đã gợi ra ba việc ta phải làm để liên đới niềm tin :
-Chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.
-Chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Ðức Kitô Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Ðấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.
-Chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.
Trước đó, trong bài đọc 1, tiên tri Isaia đã gợi ra một cách sống vui mừng : « Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm ».
4. CHIA SẺ NIỀM VUI GIÁNG SINH LIÊN ĐỚI NIỀM TIN
Quanh quẩn trong cộng đoàn, tay cầm ly trà nóng, nhiều lời chia sẻ đang trao đổi :
-“Liên đới là một khẳng định chắc chắn và kiên trì gắn liền với công ích; nghĩa là cho ích lợi của tất cả và từng người, vì tất cả chúng ta đều thực sự chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi người.” (Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis, số 38)
- “Liên đới không phải là một cảm xúc trắc ẩn mơ hồ hay cái xót xa hời hợt trước bất hạnh của rất nhiều người gần xa. Ngược lại, đó là quyết tâm vững chắc và kiên trì để dấn thân phục vụ thiện ích chung, cũng có thể nói là phục vụ thiện ích của mọi người và của từng người, vỉ tất cả chúng ta thực sự chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi người.”
-« Liên đới là nguyên tắc hiệp nhất tất cả chúng ta thành một gia đình nhân loại. Liên đới là điều giúp tôi thực hiện trách nhiệm về công bằng đối với những ai đang đau khổ ở xa nơi tôi đang sống – ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh, ở Việt Nam hay một nơi nào khác ở châu Á ».
-« Liên đới cũng khẳng định rằng tất cả chúng ta là anh chị em, và theo chiều hướng này, tôi hết lòng biết ơn và khiêm nhường được đón nhận như là một người anh em ».
-« Không ai là một ốc đảo, không ai chỉ sống cho mình. Mọi người phải sống với người khác, cho người khác, nhờ người khác và vì người khác : Trong mọi thời và nhất là thời nay, những danh từ «liên đới, hiệp nhất, chia sẻ, tương trợ, phục vụ» trở thành phương châm cho mọi phạm vi cuộc sống (tôn giáo, gia đình, đoàn thể, xã hội, chính trị, …) và cụ thể là đời sống Niềm Tin.
-« Trong sinh hoạt mục vụ cộng đoàn, Liên đới Niềm tin là một thể hiện Bác ái cụ thể và cao độ giữa những kitô hữu cùng một Niềm Tin vào Chúa Kytô Phục Sinh. Họ nâng đỡ nhau, nhắc nhớ nhau, gợi ý cho nhau, giúp đỡ nhau, chia sẻ với nhau. Với tình yêu liên đới, tình yêu hiệp nhất, tình yêu chia sẻ, tình yêu tương trợ, tình yêu phục vụ... chúng ta sẽ đạt được chóp đỉnh của tình yêu Liên đới Niềm Tin, phát triển bản thân, gìn giữ gia đình, phục vụ tha nhân và đóng góp vào nền văn minh của nhân loại, vào vinh danh Thiên Chúa ».
Văng vẳng đâu đây dư âm điệu nhạc Giáng Sinh « Đêm Đông lạnh lẽo Chúa Sinh ra đời.. ».
Paris, ngày 25 tháng 12 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Giáng Sinh tại giáo xứ Đạo Ngạn - Chúa đến với dân ngoại
Lm Nguyễn Xuân Trường
12:04 26/12/2011
BẮC NINH - Đạo Ngạn hiện nay là một trong những giáo xứ nhỏ nhất trong giáo phận Bắc Ninh. Đạo Ngạn chỉcó khoảng 300 nhân danh ở tại bốn họ đạo: Đạo Ngạn, Hoàng Mai, NúiHiểu và Sen Hồ. Số giáo dân ít ỏi này sống trong lòng hơn 80,000 người không Công giáo, chiếm tỉ lệ 0,37%. Vì vậy sứ mạng truyền giáo là hết sức cần thiết.
Xem hình ảnh
Giáng Sinh năm nay cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường - chánh văn phòng Tòa Giám Mục Bắc Ninh - đã cùngvới giáo xứ Đạo Ngạn và Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất tổ chức mừngChúa Giáng Sinh trong tình liên đới với nhiều người không Công giáo. Có đến hơn 80% người không Công giáo vui vẻ tham dự trọn vẹn Thánh lễ Vọng Giáng Sinh và Đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh. Phần đông số diễn viên và thiếu nhi ca múa mừng Chúa Giáng Sinh cũng là người không Công giáo. Trong đêm Giáng Sinh mọi người đến tham dự đều được tặng một tấm thiệp mang tính truyền giáo: mặt trước là cảnh Giáng Sinh mang đậm nét Việt Nam, và mặt sau là những lời giải thích để cho người ngoại hiểu ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh: Thiên Chúa là Cha yêu thương con người, Ngài giáng sinh làm người để phục hồi phẩm giá cao cả của con người là hình ảnh của Chúa.
Rồi chính ngày lễ Giáng Sinh, thánh lễ được tổ chức tại họ đạo Hoàng Mai có hơn một chục giáo dân, vậy mà có tới hơn một trăm người lớn và thiếu nhi không Công giáo tham dự trọn vẹn thánh lễ. Khi hỏi ai là nhân vật chính của ngày lễ Giáng Sinh, thì ngay lập tức các em vui vẻ trả lời đó là ông già Noel. Nhưng rồi, các em chăm chú nghe cha giảng giải cắt nghĩa,và các em đã hiểu ra rằng: nhân vật chính của lễ Giáng Sinh là Chúa Giêsu chứ không phải ông già Noel. Ông già Noel chỉ tặng cho các em một món quà nào đó chẳng hạn gói kẹo hay đôi giày, còn Chúa Giêsu tặng các em cả tình yêu, cả sự sống, cả chính con người của Ngài. Các em tỏ ra rất vui mừng.
Thật là cảm động khi có đông đảo những người chưa tin Chúa đã rất chăm chú tham dự thánh lễ và những hoạt động ca múa mừng Chúa Giáng Sinh đầy tính tâm linh tôn giáo. Vẫn còn rất nhiều người mong muốn đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh, thế cho nên, Tin Mừng Giáng Sinh cần được loan báo. Và sứ mạng đó là trách nhiệm của ai nếu trước tiên không phải là những người môn đệ Chúa?
Xem hình ảnh
Giáng Sinh năm nay cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường - chánh văn phòng Tòa Giám Mục Bắc Ninh - đã cùngvới giáo xứ Đạo Ngạn và Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất tổ chức mừngChúa Giáng Sinh trong tình liên đới với nhiều người không Công giáo. Có đến hơn 80% người không Công giáo vui vẻ tham dự trọn vẹn Thánh lễ Vọng Giáng Sinh và Đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh. Phần đông số diễn viên và thiếu nhi ca múa mừng Chúa Giáng Sinh cũng là người không Công giáo. Trong đêm Giáng Sinh mọi người đến tham dự đều được tặng một tấm thiệp mang tính truyền giáo: mặt trước là cảnh Giáng Sinh mang đậm nét Việt Nam, và mặt sau là những lời giải thích để cho người ngoại hiểu ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh: Thiên Chúa là Cha yêu thương con người, Ngài giáng sinh làm người để phục hồi phẩm giá cao cả của con người là hình ảnh của Chúa.
Rồi chính ngày lễ Giáng Sinh, thánh lễ được tổ chức tại họ đạo Hoàng Mai có hơn một chục giáo dân, vậy mà có tới hơn một trăm người lớn và thiếu nhi không Công giáo tham dự trọn vẹn thánh lễ. Khi hỏi ai là nhân vật chính của ngày lễ Giáng Sinh, thì ngay lập tức các em vui vẻ trả lời đó là ông già Noel. Nhưng rồi, các em chăm chú nghe cha giảng giải cắt nghĩa,và các em đã hiểu ra rằng: nhân vật chính của lễ Giáng Sinh là Chúa Giêsu chứ không phải ông già Noel. Ông già Noel chỉ tặng cho các em một món quà nào đó chẳng hạn gói kẹo hay đôi giày, còn Chúa Giêsu tặng các em cả tình yêu, cả sự sống, cả chính con người của Ngài. Các em tỏ ra rất vui mừng.
Thật là cảm động khi có đông đảo những người chưa tin Chúa đã rất chăm chú tham dự thánh lễ và những hoạt động ca múa mừng Chúa Giáng Sinh đầy tính tâm linh tôn giáo. Vẫn còn rất nhiều người mong muốn đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh, thế cho nên, Tin Mừng Giáng Sinh cần được loan báo. Và sứ mạng đó là trách nhiệm của ai nếu trước tiên không phải là những người môn đệ Chúa?
Ca mừng Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ An Qúy, Hải Phòng
Thùy Chi và Duy Phái
13:44 26/12/2011
HẢI PHÒNG – Rất nhiều người, khi đặt chân đến Giáo xứ An Quý (thôn An Quý, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng) thuộc hạt Vĩnh Bảo, giáo phận Hải Phòng vào dịp Lễ Giáng Sinh đã không khỏi bỡ ngỡ, khi thấy quang cảnh đón mừng Giáng Sinh được cha xứ Gioan Baptixta Nguyễn Quang Sách cùng Hội đồng Giáo xứ An Quý và các hội đoàn, Ban Điều hành Giới trẻ, nhóm giáo lý viên với các bạn huynh trưởng trong giáo xứ đã quan tâm thực hiện Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh và trang trí nhà thờ ngay từ tuần thứ nhất của Mùa Vọng.
Xem hình ảnh
Cha xứ G.B Nguyễn Quang Sách chịu chức linh mục năm 2004 và ngài đang coi sóc giáo xứ An Quý từ 7 năm nay, đồng thời ngài cũng quản xứ Hội Am ở cách nhà thờ An Quý hai cây số. Giáo xứ An Quý là giáo xứ đầu tiên ngài đến phục vụ trong thánh vụ linh mục của mình. Là một linh mục trẻ với tuổi đời 44, có sự nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc cùng nhiều niềm hy vọng trong tâm hồn, ngài đã đem đến cho giáo xứ một sức sống trẻ thể hiện nơi mỗi gia đình, các hội đoàn và ngài đã truyền sự nhiệt tâm phục vụ của mình tới từng cá nhân giáo dân và nhiều lương dân trong giáo xứ.
Đêm Vọng Giáng Sinh 24.12.2011, trong sự cho phép của cha xứ, Giáo xứ An Quý đã tổ chức Ca Mừng Thiên Chúa Giáng Trần. Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh do Ban điều hành Giới trẻ và Giáo lý viên cùng nhau thực hiện. Sân khấu là mặt tiền của Nhà thờ được trang trí trên phông nền màu vàng huy hoàng và càng rực rỡ hơn nhờ những ánh sáng của các loại đèn, từ đèn lồng đỏ giăng cao dọc đường vào nhà thờ đến đèn nhấp nháy tạo hình khung nhà thờ, hình ngôi sao, cây thông và các cổng chào trên trại Hang Đá của mỗi giáo họ, giáo khu trong giáo xứ. MC dẫn chương trình Diễn Nguyện Đêm Giáng Sinh là hai bạn trẻ Rosa Phạm thị Dung và Gioan Đặng văn Trinh. Và để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giáng Sinh, giáo xứ cũng đã phát động tới toàn thể các em thiếu nhi trong và ngoài giáo xứ Cuộc thi viết thư cho Chúa Giêsu Hài Đồng và vẽ tranh với chủ đề Mừng Chúa Giáng Sinh. Cha xứ G.B Nguyễn Quang Sách cùng ông Gioan Đặng Duy Phái, Trưởng ban Giáo lý, đã phát phần thưởng cho các em có thư viết hay và tranh đẹp vào cuối chương trình Diễn nguyện. Giải đặc biệt của Cuộc thi viết thư gửi Chúa Giêsu Hài Đồng là bức thư của em Rosa Đặng Thanh Hoa 12 tuổi thuộc Khu Tây Nhà Xứ. Một niềm vui đến giáo xứ trong Đêm Giáng Sinh là có em Bùi Tú Anh học sinh lớp 11B1 trường Phổ Thông Trung Học Cộng Hiền đã đạt Giải nhất trong Cuộc thi viết thư này. Em Tú Anh là con em trong gia đình lương dân, bản thân em cũng chưa theo Đạo Công Giáo nhưng em đã có những tâm tình yêu mến Đạo Thiên Chúa và gửi những tâm sự đó trong lá thư của mình.
Vào lúc 19h15, cha xứ đánh hồi trống khai mạc Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh. Chúng tôi ước tính có khoảng 3.000 giáo dân và lương dân đến Nhà thờ An Quý dự Diễn nguyện và thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Mở màn là hợp tấu Nam nhạc với tổng số 46 tay trống cùng dàn Kèn 75 nhạc công và 80 anh chị em ca đoàn trong tiết mục Liên Khúc Dạ Hội do ông Gioan Bùi văn Hướng chỉ huy. Tiếp theo là nhóm Sinh viên Giáo xứ với phong cách thật tươi trẻ, đã gửi đến cộng đoàn vũ điệu Món Quà Noel như để chia sẻ với mỗi người đang hiện diện một món quà vô cùng ý nghĩa đó là Thiên Chúa giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta. Kế đến là một vũ điệu Jinger Bell do lớp Huynh Trưởng thực hiện. Hai giáo họ Thanh Giáo, giáo họ Hạ Đồng và các giáo khu nhà xứ gửi đến cộng đoàn những tiết mục mang tâm tình ca ngợi Thiên Chúa. Hoạt cảnh Mưa Hạt Cứu Rỗi do giáo khu Bắc Nhà xứ trình bày. Trước khi cha xứ phát quà Giáng Sinh cho các em thiếu nhi đến với nhà thờ là phần thi Giáo lý với chủ đề Giáng Sinh. Những em thiếu nhi tham gia trả lời câu hỏi đều được nhận quà tặng nhỏ là một túi bánh kẹo.
Chúng tôi cảm thấy vui chung với các em thiếu nhi, khi nhìn những chiếc kẹo được các em chia cho những em khác cùng ăn, ngay khi ông già Noel trao tặng cho mình. Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh được diễn ra trong hai giờ đồng hồ. Tiết mục Vũ điệu Nối Mãi Vòng Tay do Nhóm Huynh trưởng trong giáo xứ thực hiện đã khép lại chương trình, trong niềm vui hân hoan của biết bao người lương dân trò chuyện với nhau khen đẹp, khen hay và vui quá.
Xem hình ảnh
Cha xứ G.B Nguyễn Quang Sách chịu chức linh mục năm 2004 và ngài đang coi sóc giáo xứ An Quý từ 7 năm nay, đồng thời ngài cũng quản xứ Hội Am ở cách nhà thờ An Quý hai cây số. Giáo xứ An Quý là giáo xứ đầu tiên ngài đến phục vụ trong thánh vụ linh mục của mình. Là một linh mục trẻ với tuổi đời 44, có sự nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc cùng nhiều niềm hy vọng trong tâm hồn, ngài đã đem đến cho giáo xứ một sức sống trẻ thể hiện nơi mỗi gia đình, các hội đoàn và ngài đã truyền sự nhiệt tâm phục vụ của mình tới từng cá nhân giáo dân và nhiều lương dân trong giáo xứ.
Đêm Vọng Giáng Sinh 24.12.2011, trong sự cho phép của cha xứ, Giáo xứ An Quý đã tổ chức Ca Mừng Thiên Chúa Giáng Trần. Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh do Ban điều hành Giới trẻ và Giáo lý viên cùng nhau thực hiện. Sân khấu là mặt tiền của Nhà thờ được trang trí trên phông nền màu vàng huy hoàng và càng rực rỡ hơn nhờ những ánh sáng của các loại đèn, từ đèn lồng đỏ giăng cao dọc đường vào nhà thờ đến đèn nhấp nháy tạo hình khung nhà thờ, hình ngôi sao, cây thông và các cổng chào trên trại Hang Đá của mỗi giáo họ, giáo khu trong giáo xứ. MC dẫn chương trình Diễn Nguyện Đêm Giáng Sinh là hai bạn trẻ Rosa Phạm thị Dung và Gioan Đặng văn Trinh. Và để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giáng Sinh, giáo xứ cũng đã phát động tới toàn thể các em thiếu nhi trong và ngoài giáo xứ Cuộc thi viết thư cho Chúa Giêsu Hài Đồng và vẽ tranh với chủ đề Mừng Chúa Giáng Sinh. Cha xứ G.B Nguyễn Quang Sách cùng ông Gioan Đặng Duy Phái, Trưởng ban Giáo lý, đã phát phần thưởng cho các em có thư viết hay và tranh đẹp vào cuối chương trình Diễn nguyện. Giải đặc biệt của Cuộc thi viết thư gửi Chúa Giêsu Hài Đồng là bức thư của em Rosa Đặng Thanh Hoa 12 tuổi thuộc Khu Tây Nhà Xứ. Một niềm vui đến giáo xứ trong Đêm Giáng Sinh là có em Bùi Tú Anh học sinh lớp 11B1 trường Phổ Thông Trung Học Cộng Hiền đã đạt Giải nhất trong Cuộc thi viết thư này. Em Tú Anh là con em trong gia đình lương dân, bản thân em cũng chưa theo Đạo Công Giáo nhưng em đã có những tâm tình yêu mến Đạo Thiên Chúa và gửi những tâm sự đó trong lá thư của mình.
Vào lúc 19h15, cha xứ đánh hồi trống khai mạc Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh. Chúng tôi ước tính có khoảng 3.000 giáo dân và lương dân đến Nhà thờ An Quý dự Diễn nguyện và thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Mở màn là hợp tấu Nam nhạc với tổng số 46 tay trống cùng dàn Kèn 75 nhạc công và 80 anh chị em ca đoàn trong tiết mục Liên Khúc Dạ Hội do ông Gioan Bùi văn Hướng chỉ huy. Tiếp theo là nhóm Sinh viên Giáo xứ với phong cách thật tươi trẻ, đã gửi đến cộng đoàn vũ điệu Món Quà Noel như để chia sẻ với mỗi người đang hiện diện một món quà vô cùng ý nghĩa đó là Thiên Chúa giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta. Kế đến là một vũ điệu Jinger Bell do lớp Huynh Trưởng thực hiện. Hai giáo họ Thanh Giáo, giáo họ Hạ Đồng và các giáo khu nhà xứ gửi đến cộng đoàn những tiết mục mang tâm tình ca ngợi Thiên Chúa. Hoạt cảnh Mưa Hạt Cứu Rỗi do giáo khu Bắc Nhà xứ trình bày. Trước khi cha xứ phát quà Giáng Sinh cho các em thiếu nhi đến với nhà thờ là phần thi Giáo lý với chủ đề Giáng Sinh. Những em thiếu nhi tham gia trả lời câu hỏi đều được nhận quà tặng nhỏ là một túi bánh kẹo.
Chúng tôi cảm thấy vui chung với các em thiếu nhi, khi nhìn những chiếc kẹo được các em chia cho những em khác cùng ăn, ngay khi ông già Noel trao tặng cho mình. Chương trình Diễn nguyện Giáng Sinh được diễn ra trong hai giờ đồng hồ. Tiết mục Vũ điệu Nối Mãi Vòng Tay do Nhóm Huynh trưởng trong giáo xứ thực hiện đã khép lại chương trình, trong niềm vui hân hoan của biết bao người lương dân trò chuyện với nhau khen đẹp, khen hay và vui quá.
Đêm Giáng Sinh tại giáo xứ Phương Thượng Phát Diệm
Thùy Chi và Duy Phái
17:25 26/12/2011
PHÁT DIỆM – Giáo xứ Phương Thượng (xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)thuộc hạt Phát Diệm, cách Tòa Giám mục Phát Diệm 2km, có số giáo dân trong giáo xứ là 1.569 người. Những người thành thị chúng tôi đã không khỏi ngạc nhiên, khi thấy quang cảnh đón mừng Giáng Sinh nơi đây. Với những ngôi sao nhấp nháy trên cổng của các nhà giáo dân như ánh sao chỉ đường. Vì các con đường liên xã trong huyện Kim Sơn đều chưa có đèn cao áp mà chúng ta thường thấy ở ngoài đường phố Ninh Bình hay Hà Nội.
Xem hình ảnh
Cha xứ Phaolo Trần văn Thảo là một linh mục trẻ, hiền lành và vui tươi. Ngài đã vui vẻ đón tiếp chúng tôi và dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng nhà thờ. Bước vào nhà thờ, một hình ảnh diễn tả Chúa Giáng Sinh đó là hai câu hát ngợi khen của các thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14) được vẽ lên trên tường Cung thánh, phía trên cao là ngôi sao, biểu tượng Chúa Giêsu Hài Đồng. Bên ngoài nhà thờ, dọc hai bên đường kiệu là những hang đá do các giáo họ và các hội đoàn tự làm. Có hang đá chiều cao khoảng 1m, cửa hang đá có đường kính rộng chừng 50cm, bên trong hang đá đặt bộ tượng Gia đình Thánh Gia thật là bé xinh, thì những người làm đá này sẽ phải rất khéo léo mới chui vào trải cỏ, kết đèn trang trí và chỉnh sửa kết cấu của hang đá. Có hang đá hình con rùa khổng lồ đang bơi trong không trung do giới trẻ Giáo xứ Phương Thượng làm và trang trí. Một sân khấu nhỏ ở đầu nhà thờ có cao 50cm, chiều rộng 4m, chiều dài 3m. Những hàng ghế băng bằng gỗ trong nhà thờ được kê ngay ngắn trước sân khấu và chỉ cách sân khấu 2m. Nền sân khấu là một thảm cỏ, và ý cha xứ cũng để thảm cỏ này cho Đêm Ca Mừng Giáng Sinh mà không trải bạt xanh hay thảm đỏ như ở những giáo xứ lớn vẫn làm. Chúng tôi chia vui với cha, hình ảnh quê hương là cây lúa cây cỏ và chẳng thể tìm đâu ra sân khấu của các đoàn nghệ thuật ngoài xã hội một nền sân khấu là thảm cỏ như thế.
Chương trình Ca mừng Chúa Giáng Sinh được diễn ra trong thời gian hơn một tiếng đồng hồ. Sau đó là Thánh lễ và rước kiệu Chúa Giêsu Hài Đồng.Vào lúc 19h30, sau cử điệu Jingle bell do các bạn trẻ của giáo xứ Bình Hải thực hiện, cha xứ Phaolo Trần Phương Thảo đã lên sân khấu nói lời khai mạc Chương trình Ca Mừng Giáng Sinh 2011. Chúng tôi ước tính có khoảng 300 giáo dân và lương dân đến Nhà thờ Phương Thượng dự Ca mừng, thánh lễ Đêm Giáng Sinh và đại đa số là các cụ già và trẻ em nhỏ, có một số ít là thanh niên. Hầu hết các bạn thanh niên, các gia đình trẻ trong giáo xứ đã đi đến Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm là nơi trung tâm tổ chức Giáng Sinh của Giáo phận Phát Diệm.
Chương trình Ca mừng có hai phần, phần thứ nhất là Hoạt cảnh Ngôi Lời Giáng Sinh; phần thứ hai là Ca mừng Giáng Sinh An Lành với 7 tiết mục bao gồm múa, vũ điệu, hỏi đáp ngắn về Chúa Giêsu Hài Đồng và một tiết mục đồng diễn Lắng Nghe Lời Chúa nhằm nhắn gửi tới cộng đoàn ý nghĩa năm 2012 là năm Gia Đình Sống Lời Chúa. Hoạt cảnh Mưa Hạt Cứu Rỗi do giáo khu Bắc Nhà xứ trình bày. Trước khi kết thúc chương trình, ông già Noel đã phát quà Giáng Sinh là những túi bánh kẹo cho tất cả các em thiếu nhi đến nhà thờ trong đêm Ca mừng này.
Đêm Vọng Giáng Sinh, chúng tôi đã được tham dự một đêm ca mừng tại giáo xứ miền quê Kim Sơn, thầm dâng lời cảm tạ Chúa vì thấy trong lòng mình hạnh phúc, khi thấy không khí đón Giáng Sinh của một giáo xứ mang đậm nét quê hương. Chúng tôi cũng vui với các em thiếu nhi ở Phương Thượng, những hình ảnh vui đùa nhau của các diễn viên nhí sau cánh gà, tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới của các em hòa lẫn trong tiếng nhạc ca mừng dù cho các sơ, các anh chị giáo lý viên nhiều lần ra hiệu yên lặng, nhưng chỉ được một phút im im là các em lại cười đùa với nhau ngay. Trong những lời khen và trầm trồ thán phục của các ông các bà, khi được xem các tiết mục do chính con em mình biểu diễn thật là hay và đồng đều. Chúng tôi hiểu, ẩn trong những lời khen đó là lời cầu nguyện và cảm ơn cha xứ Phaolo Trần văn Thảo cùng những ai đã góp phần phục vụ trong Đêm Ca Mừng Giáng Sinh tại Giáo xứ Phương Thượng.
Xem hình ảnh
Cha xứ Phaolo Trần văn Thảo là một linh mục trẻ, hiền lành và vui tươi. Ngài đã vui vẻ đón tiếp chúng tôi và dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng nhà thờ. Bước vào nhà thờ, một hình ảnh diễn tả Chúa Giáng Sinh đó là hai câu hát ngợi khen của các thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14) được vẽ lên trên tường Cung thánh, phía trên cao là ngôi sao, biểu tượng Chúa Giêsu Hài Đồng. Bên ngoài nhà thờ, dọc hai bên đường kiệu là những hang đá do các giáo họ và các hội đoàn tự làm. Có hang đá chiều cao khoảng 1m, cửa hang đá có đường kính rộng chừng 50cm, bên trong hang đá đặt bộ tượng Gia đình Thánh Gia thật là bé xinh, thì những người làm đá này sẽ phải rất khéo léo mới chui vào trải cỏ, kết đèn trang trí và chỉnh sửa kết cấu của hang đá. Có hang đá hình con rùa khổng lồ đang bơi trong không trung do giới trẻ Giáo xứ Phương Thượng làm và trang trí. Một sân khấu nhỏ ở đầu nhà thờ có cao 50cm, chiều rộng 4m, chiều dài 3m. Những hàng ghế băng bằng gỗ trong nhà thờ được kê ngay ngắn trước sân khấu và chỉ cách sân khấu 2m. Nền sân khấu là một thảm cỏ, và ý cha xứ cũng để thảm cỏ này cho Đêm Ca Mừng Giáng Sinh mà không trải bạt xanh hay thảm đỏ như ở những giáo xứ lớn vẫn làm. Chúng tôi chia vui với cha, hình ảnh quê hương là cây lúa cây cỏ và chẳng thể tìm đâu ra sân khấu của các đoàn nghệ thuật ngoài xã hội một nền sân khấu là thảm cỏ như thế.
Chương trình Ca mừng Chúa Giáng Sinh được diễn ra trong thời gian hơn một tiếng đồng hồ. Sau đó là Thánh lễ và rước kiệu Chúa Giêsu Hài Đồng.Vào lúc 19h30, sau cử điệu Jingle bell do các bạn trẻ của giáo xứ Bình Hải thực hiện, cha xứ Phaolo Trần Phương Thảo đã lên sân khấu nói lời khai mạc Chương trình Ca Mừng Giáng Sinh 2011. Chúng tôi ước tính có khoảng 300 giáo dân và lương dân đến Nhà thờ Phương Thượng dự Ca mừng, thánh lễ Đêm Giáng Sinh và đại đa số là các cụ già và trẻ em nhỏ, có một số ít là thanh niên. Hầu hết các bạn thanh niên, các gia đình trẻ trong giáo xứ đã đi đến Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm là nơi trung tâm tổ chức Giáng Sinh của Giáo phận Phát Diệm.
Chương trình Ca mừng có hai phần, phần thứ nhất là Hoạt cảnh Ngôi Lời Giáng Sinh; phần thứ hai là Ca mừng Giáng Sinh An Lành với 7 tiết mục bao gồm múa, vũ điệu, hỏi đáp ngắn về Chúa Giêsu Hài Đồng và một tiết mục đồng diễn Lắng Nghe Lời Chúa nhằm nhắn gửi tới cộng đoàn ý nghĩa năm 2012 là năm Gia Đình Sống Lời Chúa. Hoạt cảnh Mưa Hạt Cứu Rỗi do giáo khu Bắc Nhà xứ trình bày. Trước khi kết thúc chương trình, ông già Noel đã phát quà Giáng Sinh là những túi bánh kẹo cho tất cả các em thiếu nhi đến nhà thờ trong đêm Ca mừng này.
Đêm Vọng Giáng Sinh, chúng tôi đã được tham dự một đêm ca mừng tại giáo xứ miền quê Kim Sơn, thầm dâng lời cảm tạ Chúa vì thấy trong lòng mình hạnh phúc, khi thấy không khí đón Giáng Sinh của một giáo xứ mang đậm nét quê hương. Chúng tôi cũng vui với các em thiếu nhi ở Phương Thượng, những hình ảnh vui đùa nhau của các diễn viên nhí sau cánh gà, tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới của các em hòa lẫn trong tiếng nhạc ca mừng dù cho các sơ, các anh chị giáo lý viên nhiều lần ra hiệu yên lặng, nhưng chỉ được một phút im im là các em lại cười đùa với nhau ngay. Trong những lời khen và trầm trồ thán phục của các ông các bà, khi được xem các tiết mục do chính con em mình biểu diễn thật là hay và đồng đều. Chúng tôi hiểu, ẩn trong những lời khen đó là lời cầu nguyện và cảm ơn cha xứ Phaolo Trần văn Thảo cùng những ai đã góp phần phục vụ trong Đêm Ca Mừng Giáng Sinh tại Giáo xứ Phương Thượng.
Thánh lễ đêm Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Việt Nam Seattle
Nguyễn An Quý
20:32 26/12/2011
Thánh lễ đêm Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Việt Nam Seattle.
SEATTLE. “ Đêm đông lạnh lẻo Chúa sinh ra đời…” Hôm nay thứ bảy ngày 24 tháng 12 năm 2011, một buổi chiều khá đẹp giữa mùa đông lại đến với thành phố của xứ Cao Nguyên Tình Xanh vốn là xứ mưa nhiều. Nhiệt độ ngoài trời không mấy lạnh lắm lại chẳng có mưa dù là cơn mưa nhẹ nên thật vô cùng lý tưởng cho những ai đi tham dự đêm lễ Chúa Giáng Sinh năm nay. Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle được cử hành tại Hội trường của một trường học có tên Aki Kurosse thuộc phía nam thành phố Seattle và cách nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam khoảng gần 4 dặm. Tôi có mặt tại Hội trường vào khoảng hơn 6 giờ chiều nhưng đã thấy trong hội trường nơi cử hành Thánh Lễ có khá đông giáo dân đến rồi. Được biết Chương trình Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh của giáo xứ Việt Nam Seattle được bắt đầu từ 7 giờ tối với phần diễn nguyện canh thức để đón Chúa Sinh ra. Gần 7 giờ tối, hội trường đã đấy kín, có lẻ vì thời tiết thuận tiện nên đêm nay lượng người đến tham dự quá sức đông đảo, khỏang chừng hơn 2 ngàn người có mặt khi giờ khai mạc bắt đầu. Tôi thấy, tất cả các ghế ngồi trong hội trường chính cũng như ở tầng thứ hai của hội trường đếu đầy kín cả, một số giáo dân khá đông đảo lại phải đứng chung quanh các lối đi, ngoài hành lang, cũng như các tầng cấp của cầu thang lên gác, rất nhiều giáo dân đến từ phía Bắc như Everett, Lynnwood, Shoreline, phái Nam như Auburn, Federal Way, Renton Kent…
Xem hình
Đúng 7 giờ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành tuyên bố khai mạc giờ diễn nguyện canh thức đón Chúa Giáng Sinh , ngài ngỏ lời chào mừng toàn thể dân Chúa và đồng hương đến tham dự đêm mừng lễ Chúa Giáng Sinh với lời chúc mừng mọi người có mặt cũng như mọi gia đình một lễ Giáng Sinh an bình trong Chúa Kitô Hài Nhi.
Mở đầu phần diễn nguyện canh thức đêm Giáng Sinh, ca đòan Tổng hợp đã cất lên tiếng hát nhịp nhàng với cung điệu thật êm dịu : “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tôi. Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời…” Tiếng hát chậm rãi được ngân vang qua giọng hát êm diụ của các anh chị em ca viên đã đưa mọi người hướng về mầu nhiệm của đêm thiêng liêng tưởng chừng như dân Chúa xưa kia mong chờ từ Thiên quốc hãy đổ sương xuống với nguồn ơn Cứu Độ cho con người.
Chương trình diễn nguyện kéo dài 1 giờ đồng hồ do các anh chị em của các ca đoàn và các em Thiếu nhi phụ trách, với những vũ khúc khá điêu luyện, đặc biệt hoạt cảnh Giáng Sinh Về đã nói lên ý nghĩa của nhiều tâm trạng khắc khoải khác nhau của từng gia đình nơi mỗi người khi Giáng Sinh về, người thích ăn uống tiệc tùng, kẻ lại thích đi tham dự Thánh lễ đêm mà các anh chị giới trẻ đã diễn xuất khá điêu luyện…Chương trình diễn nguyện chấm dứt lúc 7 giờ 55 phút, màn sân khấu được kéo lại để sửa soạn chuẩn bị thánh lễ.
Bây giờ là 8 giờ 05 phút, vị xướng ngôn viên trong Ban Phụng Vụ của giáo xứ thông báo giờ thánh lễ bắt đầu với lời dẫn lễ nói về ý nghĩa đêm Chúa Giáng Sinh. Sau đó ba hồi chiêng trống được ngân vang kéo dài khá lâu đã đưa mọi người về với bầu khí trang nghiêm của đêm thánh mừng Chúa Giáng Sinh. Tiếng chiêng trống vừa chấm đứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với các linh mục kiệu tượng Chúa Hài Đồng từ phía cửa Hội trường tiến lên lễ đài. Nghi đoàn kiệu Chúa Hài Đồng khá dài với đoàn Lễ Sinh hơn 30 em giúp lễ trong trang phục màu trắng khá trịnh trọng đã làm tăng thêm phần trọng thể của buổi kiệu Chúa Hài Đồng để mở đầu nghi thức cử hành thánh lễ đêm Chúa Giáng Sinh.
Chủ tế thánh lễ là cha chánh xứ Đào Xuân Thành cùng đồng tế thánh lễ có cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên cùng với thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế.
Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nói: “Trân trọng kính chào mừng quý Soeur, Quý đại diện các Cộng Đoàn, các Hội Đoàn, quý Đồng hương cùng Quý ông bà anh chị em giáo dân từ xa đến và toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa đến cùng giáo xứ trong Thánh Lễ mừng Chúa Giáng Sinh đêm nay. Kính chúc quý ông bà và anh chị em cùng gia đình một lễ Giáng Sinh an bình, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau trong đêm đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh …”
Cha chủ tế là vị giảng thuyết trong thánh lễ, xin ghi lại vài nét chính của bài giảng. Lời mở đầu ngài đã ngỏ lời chia sẻ rất tâm tình khi nhìn thấy đông đảo giáo dân đến với đêm Chúa Giáng Sinh, ngài nói: “ Hôm nay nhìn thấy cả hội trường chật ních người, từ trên lầu nữa, tất cả đều đầy kín người, có rất nhiều người đang đứng chung quanh các lối đi trong hội trường, ở các hành lang, ở ngoài nữa, tuy không có chỗ ngồi nhưng nhiều người đã đứng để chúng ta cùng nhau sốt sắng dâng lên Chúa món quà đón mừng Chúa Giáng Sinh…
Thưa anh chị em, chương trình diễn nguyện vừa rồi có hay không ? ( có tiếng vọng của giáo dân : hay) xin cho một tràng pháo tay để cổ vũ cho ban diễn nguyện( tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường kéo dài khá lâu).Ngài nói tiếp: Giới trẻ trong giáo xứ càng ngày càng nẩy ra ý kiến rất là hay, đã thấy được những điều thực tế trong đời sống đạo giữa xã hội văn minh này, tất cả đã nói lên trong hoạt cảnh “Giáng Sinh Về” mà các anh chị vừa trình diễn …
Chúng ta ngày hôm nay, mừng lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh, lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì qua Giáo Hội, qua cuộc đời của mỗi người chúng ta. Có nhiều khía cạnh có thể nói về ý nghĩa của ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta có thể tập trung vào ý nghĩa: Chúa đến để nâng chúng ta lên … Lúc nảy trong hoạt cảnh có một em bé trai được đóng vai Chúa Hài Nhi, được lên sân khấu, không nghe khóc la gì hết, bé trai đó được diễm phúc phải không? được làm Chúa mà… Chúng ta cũng là những người được Chúa nâng lên từ điạ vị của con người tội lỗi yếu hèn được làm con Thiên Chúa…
Con Thiên Chúa đến trần gian để làm gì, để làm con người , để nhận lấy bản tính của con người, của nhân loại. Vì sao Chúa không xuống thế làm một Thiên thần mà lại chọn thân phận làm một con người…và lại sinh ra trong hang lừa máng cỏ, nhiều ý nghĩa lắm…
Rồi vì lòng yêu thương của Chúa, chúng ta được Thiên Chúa nâng lên với Chúa trong các Thánh lễ hằng ngày mà chúng ta tham dự qua bàn tiệc thánh…
Chúa sinh ra trong hang lừa máng cỏ để nói lên sự nghèo khó , Chúa muốn gợị lên cho chúng ta hình ảnh yêu thương của Chúa đối với nhân loại qua hình ảnh khó nghèo, Chúa muốn chúng ta cũng biết sống với tinh thần nghèo khó và biết sang sẻ cho nhau nhất là biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương cúng ta.
Ngày nay, trong thế giới văn minh này, càng ngày người ta càng muốn trần tục hoá đến nổi người ta muốn loại bỏ Chúa ra, kể cả ngày lễ Giáng Sinh của Chúa, người ta cũng muốn tránh né thói quen thông thường xưa nay qua tiếng Merry Christmas để chúc nhau trong ngày Lễ Giáng Sinh. Merry Christmas là tiếng để chúc nhau và cũng để nhắc cho mọi người hãy mừng vui ngày Chúa Giáng Sinh….Hãy chúc nhau trong niềm vui để nói lên sự vui mừng vì được nâng lên làm con Chúa…
Trong niềm vui của giáo xứ, trong những ngày sắp tới chúng ta đang cố gắng gây quỹ để tạo dựng cơ sở mới của giáo xứ, chúng ta cùng nhau hướng về tương lai đầy hy vọng để nhắm đến mục đích xây dựng cho tương lai của giới trẻ, cho các thế hệ con cháu của chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau nâng tâm hồn lên trong lảnh vực tâm linh. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện , xin cho chúng ta một lễ Giáng Sinh được hưởng niềm vui trọn vẹn trong Đức Kitô Chúa chúng ta. ”
Sau lời nguyện kết lễ, cha chánh xứ lại một lần nữa cám ơn sự đóng góp công sức để tổ chức thành công tốt đẹp trong thánh lễ đêm nay của các Cộng Đoàn, các Hội Đoàn, các ca đoàn, ban An ninh, Hội nhà Chúa và tất cả những người thiện nguyện. Trước khi kết thúc chương trình đêm lễ Giáng Sinh cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên là vị phụ trách vận động gây quỹ xây dựng cho giáo xứ nên ngài cũng đã ngỏ lời mời gọi mọi người chung sức đóng góp để tạo dựng cơ sở mới mà giáo xứ đang tiến hành tậu mãi, để giúp vui trong đêm Chúa giáng trần cha Nguyẽn Sơn Miên đã hát cùng với một chị huynh trưởng và một em trong đoàn Chúa Hài Đồng, mà ngài là tuyên uý, ngài cũng đã một mình hát một loạt nhiều bài ca mừng Chúa Giáng Sinh đã tạo thêm sự vui nhộn trong đêm thánh vô cùng này.
Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh được chấm dứt vào khoảng 9 giờ 50. Mọi người ra về trong niềm vui và ai cũng tỏ vẻ mến phục cha già Nguyễn Sơn Miên, ngài tuy già nhưng vẫn luôn sống và hoà đồng với giới trẻ qua công việc giúp các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo xứ từ khi giáo xứ còn là Cộng Đồng suốt mười mấy năm rồi.
Nguyễn An Quý
SEATTLE. “ Đêm đông lạnh lẻo Chúa sinh ra đời…” Hôm nay thứ bảy ngày 24 tháng 12 năm 2011, một buổi chiều khá đẹp giữa mùa đông lại đến với thành phố của xứ Cao Nguyên Tình Xanh vốn là xứ mưa nhiều. Nhiệt độ ngoài trời không mấy lạnh lắm lại chẳng có mưa dù là cơn mưa nhẹ nên thật vô cùng lý tưởng cho những ai đi tham dự đêm lễ Chúa Giáng Sinh năm nay. Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle được cử hành tại Hội trường của một trường học có tên Aki Kurosse thuộc phía nam thành phố Seattle và cách nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam khoảng gần 4 dặm. Tôi có mặt tại Hội trường vào khoảng hơn 6 giờ chiều nhưng đã thấy trong hội trường nơi cử hành Thánh Lễ có khá đông giáo dân đến rồi. Được biết Chương trình Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh của giáo xứ Việt Nam Seattle được bắt đầu từ 7 giờ tối với phần diễn nguyện canh thức để đón Chúa Sinh ra. Gần 7 giờ tối, hội trường đã đấy kín, có lẻ vì thời tiết thuận tiện nên đêm nay lượng người đến tham dự quá sức đông đảo, khỏang chừng hơn 2 ngàn người có mặt khi giờ khai mạc bắt đầu. Tôi thấy, tất cả các ghế ngồi trong hội trường chính cũng như ở tầng thứ hai của hội trường đếu đầy kín cả, một số giáo dân khá đông đảo lại phải đứng chung quanh các lối đi, ngoài hành lang, cũng như các tầng cấp của cầu thang lên gác, rất nhiều giáo dân đến từ phía Bắc như Everett, Lynnwood, Shoreline, phái Nam như Auburn, Federal Way, Renton Kent…
Xem hình
Đúng 7 giờ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành tuyên bố khai mạc giờ diễn nguyện canh thức đón Chúa Giáng Sinh , ngài ngỏ lời chào mừng toàn thể dân Chúa và đồng hương đến tham dự đêm mừng lễ Chúa Giáng Sinh với lời chúc mừng mọi người có mặt cũng như mọi gia đình một lễ Giáng Sinh an bình trong Chúa Kitô Hài Nhi.
Mở đầu phần diễn nguyện canh thức đêm Giáng Sinh, ca đòan Tổng hợp đã cất lên tiếng hát nhịp nhàng với cung điệu thật êm dịu : “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tôi. Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời…” Tiếng hát chậm rãi được ngân vang qua giọng hát êm diụ của các anh chị em ca viên đã đưa mọi người hướng về mầu nhiệm của đêm thiêng liêng tưởng chừng như dân Chúa xưa kia mong chờ từ Thiên quốc hãy đổ sương xuống với nguồn ơn Cứu Độ cho con người.
Chương trình diễn nguyện kéo dài 1 giờ đồng hồ do các anh chị em của các ca đoàn và các em Thiếu nhi phụ trách, với những vũ khúc khá điêu luyện, đặc biệt hoạt cảnh Giáng Sinh Về đã nói lên ý nghĩa của nhiều tâm trạng khắc khoải khác nhau của từng gia đình nơi mỗi người khi Giáng Sinh về, người thích ăn uống tiệc tùng, kẻ lại thích đi tham dự Thánh lễ đêm mà các anh chị giới trẻ đã diễn xuất khá điêu luyện…Chương trình diễn nguyện chấm dứt lúc 7 giờ 55 phút, màn sân khấu được kéo lại để sửa soạn chuẩn bị thánh lễ.
Bây giờ là 8 giờ 05 phút, vị xướng ngôn viên trong Ban Phụng Vụ của giáo xứ thông báo giờ thánh lễ bắt đầu với lời dẫn lễ nói về ý nghĩa đêm Chúa Giáng Sinh. Sau đó ba hồi chiêng trống được ngân vang kéo dài khá lâu đã đưa mọi người về với bầu khí trang nghiêm của đêm thánh mừng Chúa Giáng Sinh. Tiếng chiêng trống vừa chấm đứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với các linh mục kiệu tượng Chúa Hài Đồng từ phía cửa Hội trường tiến lên lễ đài. Nghi đoàn kiệu Chúa Hài Đồng khá dài với đoàn Lễ Sinh hơn 30 em giúp lễ trong trang phục màu trắng khá trịnh trọng đã làm tăng thêm phần trọng thể của buổi kiệu Chúa Hài Đồng để mở đầu nghi thức cử hành thánh lễ đêm Chúa Giáng Sinh.
Chủ tế thánh lễ là cha chánh xứ Đào Xuân Thành cùng đồng tế thánh lễ có cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên cùng với thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế.
Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nói: “Trân trọng kính chào mừng quý Soeur, Quý đại diện các Cộng Đoàn, các Hội Đoàn, quý Đồng hương cùng Quý ông bà anh chị em giáo dân từ xa đến và toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa đến cùng giáo xứ trong Thánh Lễ mừng Chúa Giáng Sinh đêm nay. Kính chúc quý ông bà và anh chị em cùng gia đình một lễ Giáng Sinh an bình, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau trong đêm đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh …”
Cha chủ tế là vị giảng thuyết trong thánh lễ, xin ghi lại vài nét chính của bài giảng. Lời mở đầu ngài đã ngỏ lời chia sẻ rất tâm tình khi nhìn thấy đông đảo giáo dân đến với đêm Chúa Giáng Sinh, ngài nói: “ Hôm nay nhìn thấy cả hội trường chật ních người, từ trên lầu nữa, tất cả đều đầy kín người, có rất nhiều người đang đứng chung quanh các lối đi trong hội trường, ở các hành lang, ở ngoài nữa, tuy không có chỗ ngồi nhưng nhiều người đã đứng để chúng ta cùng nhau sốt sắng dâng lên Chúa món quà đón mừng Chúa Giáng Sinh…
Thưa anh chị em, chương trình diễn nguyện vừa rồi có hay không ? ( có tiếng vọng của giáo dân : hay) xin cho một tràng pháo tay để cổ vũ cho ban diễn nguyện( tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường kéo dài khá lâu).Ngài nói tiếp: Giới trẻ trong giáo xứ càng ngày càng nẩy ra ý kiến rất là hay, đã thấy được những điều thực tế trong đời sống đạo giữa xã hội văn minh này, tất cả đã nói lên trong hoạt cảnh “Giáng Sinh Về” mà các anh chị vừa trình diễn …
Chúng ta ngày hôm nay, mừng lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh, lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì qua Giáo Hội, qua cuộc đời của mỗi người chúng ta. Có nhiều khía cạnh có thể nói về ý nghĩa của ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta có thể tập trung vào ý nghĩa: Chúa đến để nâng chúng ta lên … Lúc nảy trong hoạt cảnh có một em bé trai được đóng vai Chúa Hài Nhi, được lên sân khấu, không nghe khóc la gì hết, bé trai đó được diễm phúc phải không? được làm Chúa mà… Chúng ta cũng là những người được Chúa nâng lên từ điạ vị của con người tội lỗi yếu hèn được làm con Thiên Chúa…
Con Thiên Chúa đến trần gian để làm gì, để làm con người , để nhận lấy bản tính của con người, của nhân loại. Vì sao Chúa không xuống thế làm một Thiên thần mà lại chọn thân phận làm một con người…và lại sinh ra trong hang lừa máng cỏ, nhiều ý nghĩa lắm…
Rồi vì lòng yêu thương của Chúa, chúng ta được Thiên Chúa nâng lên với Chúa trong các Thánh lễ hằng ngày mà chúng ta tham dự qua bàn tiệc thánh…
Chúa sinh ra trong hang lừa máng cỏ để nói lên sự nghèo khó , Chúa muốn gợị lên cho chúng ta hình ảnh yêu thương của Chúa đối với nhân loại qua hình ảnh khó nghèo, Chúa muốn chúng ta cũng biết sống với tinh thần nghèo khó và biết sang sẻ cho nhau nhất là biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương cúng ta.
Ngày nay, trong thế giới văn minh này, càng ngày người ta càng muốn trần tục hoá đến nổi người ta muốn loại bỏ Chúa ra, kể cả ngày lễ Giáng Sinh của Chúa, người ta cũng muốn tránh né thói quen thông thường xưa nay qua tiếng Merry Christmas để chúc nhau trong ngày Lễ Giáng Sinh. Merry Christmas là tiếng để chúc nhau và cũng để nhắc cho mọi người hãy mừng vui ngày Chúa Giáng Sinh….Hãy chúc nhau trong niềm vui để nói lên sự vui mừng vì được nâng lên làm con Chúa…
Trong niềm vui của giáo xứ, trong những ngày sắp tới chúng ta đang cố gắng gây quỹ để tạo dựng cơ sở mới của giáo xứ, chúng ta cùng nhau hướng về tương lai đầy hy vọng để nhắm đến mục đích xây dựng cho tương lai của giới trẻ, cho các thế hệ con cháu của chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau nâng tâm hồn lên trong lảnh vực tâm linh. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện , xin cho chúng ta một lễ Giáng Sinh được hưởng niềm vui trọn vẹn trong Đức Kitô Chúa chúng ta. ”
Sau lời nguyện kết lễ, cha chánh xứ lại một lần nữa cám ơn sự đóng góp công sức để tổ chức thành công tốt đẹp trong thánh lễ đêm nay của các Cộng Đoàn, các Hội Đoàn, các ca đoàn, ban An ninh, Hội nhà Chúa và tất cả những người thiện nguyện. Trước khi kết thúc chương trình đêm lễ Giáng Sinh cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên là vị phụ trách vận động gây quỹ xây dựng cho giáo xứ nên ngài cũng đã ngỏ lời mời gọi mọi người chung sức đóng góp để tạo dựng cơ sở mới mà giáo xứ đang tiến hành tậu mãi, để giúp vui trong đêm Chúa giáng trần cha Nguyẽn Sơn Miên đã hát cùng với một chị huynh trưởng và một em trong đoàn Chúa Hài Đồng, mà ngài là tuyên uý, ngài cũng đã một mình hát một loạt nhiều bài ca mừng Chúa Giáng Sinh đã tạo thêm sự vui nhộn trong đêm thánh vô cùng này.
Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh được chấm dứt vào khoảng 9 giờ 50. Mọi người ra về trong niềm vui và ai cũng tỏ vẻ mến phục cha già Nguyễn Sơn Miên, ngài tuy già nhưng vẫn luôn sống và hoà đồng với giới trẻ qua công việc giúp các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo xứ từ khi giáo xứ còn là Cộng Đồng suốt mười mấy năm rồi.
Nguyễn An Quý
Văn Hóa
Gioan, Tông Đồ Tình Yêu Và Công Lý
Gioan Lê Quang Vinh
11:56 26/12/2011
Gioan, Tông Đồ Tình Yêu Và Công Lý
Năm 1965, Tiểu Chủng Viện Đà Nẵng được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thành lập và đặt tên Thánh Gioan Tông đồ để kính nhớ Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Thế là nhiều người gọi là Chủng Viện Gioan XXIII! Nhiều người khác khi nghe tên thánh Gioan thì lại nghĩ là thánh Gioan Tẩy Giả. Dường như vị thánh Tông đồ Thánh sử thứ tư này có vẻ kín đáo hay khiêm tốn quá trong hàng các Tông đồ nên dễ được… quên. Và ai cũng nhớ chân lý “Thiên Chúa là Tình Yêu”, nhưng không chắc nhiều người nhớ câu ấy trích ở đâu.
Gioan, vị Thánh sử của mầu nhiệm Kytô
Thánh Gioan là vị Tông đồ trẻ trung, hiền lành và ít nói, nổi bật về lòng yêu thương. Ngài là tác giả Tin Mừng thứ tư, ba lá thư và cũng được coi là tác giả sách Khải Huyền. Cũng như ba Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan thuật lại lời giảng dạy và công việc Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời tại thế của Người, nhưng Gioan chú trọng đến khía cạnh thần học Kytô, khẳng định rằng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng mạc khải độc nhất vô nhị về Thiên Chúa hằng sống.
Đọc Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá ra chiều kích huyền nhiệm và đồng thời chiều kích phổ quát của mầu nhiệm Đức Kytô, Ngôi Lời nhập thể, Ngôi Lời được Gioan trình bày ngay từ đầu là Đấng ở nơi Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá Lời hứa Cứu độ của Cựu Ước được thành toàn rõ nét trong Tân Ước. “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” Lời được Chúa Cha phán ra trong công cuộc tạo thành. Trong mầu nhiệm tạo thành ấy, Thiên Chúa phán hãy có mọi sự và mọi sự đã có, và Ngài thấy mọi sự ấy tốt đẹp.
Lời ấy đã thành nhân thân, mặc lấy thân xác con người, đi vào thế gian này, đi vào lịch sử nhân loại này để trả lại cho thế gian và nhân loại ân sủng và ơn cứu độ của thuở ban đầu.
Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu: “Ta là bánh trường sinh”, “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Ta là ánh sáng thế gian”. Những lời ấy nhắc cho chúng ta Lời Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong sa mạc. Khi Môsê hỏi Chúa về Danh Thánh của Ngài, Ngài trả lời “Ta là Ta”, “Ta là Đấng có, là sự hiện hữu”. Chúa Giêsu chính là sự hiện thân của Đấng đã mạc khải mình qua dòng lịch sử, và chính là Thiên Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Gioan, vị Tông đồ của Tình Yêu
Thiên Chúa, qua mạc khải bằng công cuộc Tạo thành, bằng lời tiên báo do miệng các ngôn sứ, và bằng công cuộc Cứu chuộc nhiệm mầu, được Thánh Gioan Tông đồ “định danh” cực kỳ cô đọng và cực kỳ chính xác trong thư thứ nhất của ngài: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Chính vì cảm nhận được mầu nhiệm tuyệt vời ấy, mà trong các sách ngài viết và qua cuộc đời của ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh một điều là yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu. Thiên Chúa là Tình Yêu. Sống là sống cho Chúa. Vậy sống là yêu thương. Phép tam đoạn luận sắc bén này chắc chắn phải đến từ một cảm nghiệm từ mạc khải nhiệm mầu và từ kinh nghiệm sống thân tình với Đức Giêsu.
Và có thể trong bữa Tiệc Ly, khi được dựa đầu vào ngực Thầy chí thánh, Gioan hiểu rằng “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
Và thánh Gioan liên kết lòng yêu mến Chúa với tình yêu dành cho anh em đồng loại của mình. Thứ nhất là vì anh em mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, anh em mình cùng được cứu độ bằng giá Máu châu báu Đức Kytô. Và thứ ba, phải yêu mến anh em vì chính Chúa Kytô đã nhấn mạnh nhiều lần, và Người nói yêu thương là giới răn mới của Người.
Gioan, vị Tông đồ của Công Lý
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”.
Điều này có thể hiểu như sau: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.
Ngay trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Chúa là Chân lý, ánh sáng của Ngài chiếu giãi vào thế gian này là ánh sáng của chân lý và công lý, thiêu cháy những gì gian trá và giả dối. Kết thúc Tin Mừng, Thánh Gioan viết “Lời chứng của người ấy là xác thực”. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan nhắc lại nhiều lần mạc khải “Thiên Chúa là Đấng chân thật”.
Lời rao giảng của Đức Kytô chính là Lời rao giảng về Thiên Chúa chân thật, về chân lý và công lý, do đó thế gian được ướp bằng muối bằng men của Người thì cũng phải sống cho công lý.
Ở các nước văn minh, công lý được đề cao, cả trong luật pháp và đời sống hàng ngày, thì việc Giáo Hội rao giảng về công lý không gặp phải sự cách biệt lớn lao với đời sống con người. Nhưng ở Việt nam thì khác. Mỗi lần Giáo Hội Việt nam mừng Lễ Thánh Gioan Tông đồ là một lần nhấn mạnh lại chiều kích yêu thương và nhấn mạnh lại chiều kích công lý trong sứ vụ rao giảng của mình. Điều này không dễ dàng khi sự gian dối đã tràn lan và có khi len lỏi cả vào những cộng đoàn ưu tuyển.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Công Lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa, công lý là phán quyết đúng đắn theo luật, và luật ấy là luật chung của lương tri nhân loại, và công lý còn là công bằng trong các vấn đề tài sản. Những điều này được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan.
Lời Kết
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhắn nhủ Giáo Hội Việt Nam: “Ta mượn lời Thánh PhaoLô để nhắn nhủ chúng con rằng: "Chúng con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ " (ICor16,13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: "Hằng ngày, Cha phải cám ơn Thiên Chúa vì chúng con. Thực thế, đức tin chúng con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của chúng con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo Hội của Chúa, hãnh diện vì chúng con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó : như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà chúng con đã chịu đau khổ" (IITx.1,3-5).
Gioan Lê Quang Vinh
Năm 1965, Tiểu Chủng Viện Đà Nẵng được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thành lập và đặt tên Thánh Gioan Tông đồ để kính nhớ Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Thế là nhiều người gọi là Chủng Viện Gioan XXIII! Nhiều người khác khi nghe tên thánh Gioan thì lại nghĩ là thánh Gioan Tẩy Giả. Dường như vị thánh Tông đồ Thánh sử thứ tư này có vẻ kín đáo hay khiêm tốn quá trong hàng các Tông đồ nên dễ được… quên. Và ai cũng nhớ chân lý “Thiên Chúa là Tình Yêu”, nhưng không chắc nhiều người nhớ câu ấy trích ở đâu.
Gioan, vị Thánh sử của mầu nhiệm Kytô
Thánh Gioan là vị Tông đồ trẻ trung, hiền lành và ít nói, nổi bật về lòng yêu thương. Ngài là tác giả Tin Mừng thứ tư, ba lá thư và cũng được coi là tác giả sách Khải Huyền. Cũng như ba Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan thuật lại lời giảng dạy và công việc Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời tại thế của Người, nhưng Gioan chú trọng đến khía cạnh thần học Kytô, khẳng định rằng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng mạc khải độc nhất vô nhị về Thiên Chúa hằng sống.
Đọc Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá ra chiều kích huyền nhiệm và đồng thời chiều kích phổ quát của mầu nhiệm Đức Kytô, Ngôi Lời nhập thể, Ngôi Lời được Gioan trình bày ngay từ đầu là Đấng ở nơi Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá Lời hứa Cứu độ của Cựu Ước được thành toàn rõ nét trong Tân Ước. “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” Lời được Chúa Cha phán ra trong công cuộc tạo thành. Trong mầu nhiệm tạo thành ấy, Thiên Chúa phán hãy có mọi sự và mọi sự đã có, và Ngài thấy mọi sự ấy tốt đẹp.
Lời ấy đã thành nhân thân, mặc lấy thân xác con người, đi vào thế gian này, đi vào lịch sử nhân loại này để trả lại cho thế gian và nhân loại ân sủng và ơn cứu độ của thuở ban đầu.
Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu: “Ta là bánh trường sinh”, “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Ta là ánh sáng thế gian”. Những lời ấy nhắc cho chúng ta Lời Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong sa mạc. Khi Môsê hỏi Chúa về Danh Thánh của Ngài, Ngài trả lời “Ta là Ta”, “Ta là Đấng có, là sự hiện hữu”. Chúa Giêsu chính là sự hiện thân của Đấng đã mạc khải mình qua dòng lịch sử, và chính là Thiên Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Gioan, vị Tông đồ của Tình Yêu
Thiên Chúa, qua mạc khải bằng công cuộc Tạo thành, bằng lời tiên báo do miệng các ngôn sứ, và bằng công cuộc Cứu chuộc nhiệm mầu, được Thánh Gioan Tông đồ “định danh” cực kỳ cô đọng và cực kỳ chính xác trong thư thứ nhất của ngài: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Chính vì cảm nhận được mầu nhiệm tuyệt vời ấy, mà trong các sách ngài viết và qua cuộc đời của ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh một điều là yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu. Thiên Chúa là Tình Yêu. Sống là sống cho Chúa. Vậy sống là yêu thương. Phép tam đoạn luận sắc bén này chắc chắn phải đến từ một cảm nghiệm từ mạc khải nhiệm mầu và từ kinh nghiệm sống thân tình với Đức Giêsu.
Và có thể trong bữa Tiệc Ly, khi được dựa đầu vào ngực Thầy chí thánh, Gioan hiểu rằng “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
Và thánh Gioan liên kết lòng yêu mến Chúa với tình yêu dành cho anh em đồng loại của mình. Thứ nhất là vì anh em mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, anh em mình cùng được cứu độ bằng giá Máu châu báu Đức Kytô. Và thứ ba, phải yêu mến anh em vì chính Chúa Kytô đã nhấn mạnh nhiều lần, và Người nói yêu thương là giới răn mới của Người.
Gioan, vị Tông đồ của Công Lý
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”.
Điều này có thể hiểu như sau: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.
Ngay trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Chúa là Chân lý, ánh sáng của Ngài chiếu giãi vào thế gian này là ánh sáng của chân lý và công lý, thiêu cháy những gì gian trá và giả dối. Kết thúc Tin Mừng, Thánh Gioan viết “Lời chứng của người ấy là xác thực”. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan nhắc lại nhiều lần mạc khải “Thiên Chúa là Đấng chân thật”.
Lời rao giảng của Đức Kytô chính là Lời rao giảng về Thiên Chúa chân thật, về chân lý và công lý, do đó thế gian được ướp bằng muối bằng men của Người thì cũng phải sống cho công lý.
Ở các nước văn minh, công lý được đề cao, cả trong luật pháp và đời sống hàng ngày, thì việc Giáo Hội rao giảng về công lý không gặp phải sự cách biệt lớn lao với đời sống con người. Nhưng ở Việt nam thì khác. Mỗi lần Giáo Hội Việt nam mừng Lễ Thánh Gioan Tông đồ là một lần nhấn mạnh lại chiều kích yêu thương và nhấn mạnh lại chiều kích công lý trong sứ vụ rao giảng của mình. Điều này không dễ dàng khi sự gian dối đã tràn lan và có khi len lỏi cả vào những cộng đoàn ưu tuyển.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Công Lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa, công lý là phán quyết đúng đắn theo luật, và luật ấy là luật chung của lương tri nhân loại, và công lý còn là công bằng trong các vấn đề tài sản. Những điều này được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan.
Lời Kết
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhắn nhủ Giáo Hội Việt Nam: “Ta mượn lời Thánh PhaoLô để nhắn nhủ chúng con rằng: "Chúng con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ " (ICor16,13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: "Hằng ngày, Cha phải cám ơn Thiên Chúa vì chúng con. Thực thế, đức tin chúng con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của chúng con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo Hội của Chúa, hãnh diện vì chúng con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó : như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà chúng con đã chịu đau khổ" (IITx.1,3-5).
Gioan Lê Quang Vinh
Một ngày thanh thản
lykhách
12:18 26/12/2011
Định làm thơ chưa biết gởi về đâu
Gom tâm tư nghe lắng niềm khắc khoải
Xót hồn quê độ non hóa bể dâu!
Anh sẽ viết từ đâu đây em nhỉ?
Buổi con tim ngất rung động lần đầu?
Thơ! nhưng nhỏ quá trong niềm non nỗi nước
Ngựa ruổi thảo nguyên chợt nhớ ngựa bầy đau!
Nếu tình yêu luôn là điều đáng nói
Vẫn khó mà quên niềm khắc khoải vì yêu
Khi càng yêu càng réo gào khao khát
Một lối thoát cho đất nước khổ quá nhiều
Mình sẽ làm được gì hả em?
Với đôi tay quá bé nhỏ yếu mềm?
Những bàn chân lạc loài lối kiếm
Mất dấu chốn nào hội ngộ niềm tin
Nhưng tình yêu cho chúng mình hy vọng
Chính tình yêu sẽ giải phóng non sông
Người găp gỡ khi con tim trải rộng
Dậy men yêu một trăn trở phập phồng
Tình yêu nào cũng cần trả giá
Giá hy sinh, giá thổn thức, giá khổ đau
Có Kẻ vì yêu đã trả giùm giá máu
Nâng kiếp người nên một ân sủng nhiệm mầu
Anh cố lòng tập yêu thêm em ạ
Chỉ đó là điều giá trị giữa chúng ta
Danh vọng, tiền tài người tranh nhau để có
Là thứ càng nhiều tình người càng cách xa
Ly nước lã cũng chứa ắp ân tình
Nếu cho nhau như Chúa nhắn trong Kinh
Muôn bạc vạn vung mà đầy toan tính
Cũng chỉ riêng cho ích kỷ chính mình
Trong kiếp sống đẫm mồ hôi nước mắt
Ai chẳng biết cao giá trị đồng tiền
Quê hương nát vì chúng ta đánh mất
Sự lương thiện trong nông cạn không tim!
Tình yêu cao sâu tự biết sẽ làm chi
Làm người là nghĩa nhận và cho đi
Hãy thứ tha nhưng không được quên những điều phi lý
Quê hương chúng ta còn khốn khổ vì gì?
Anh sẽ gói trong thơ nhân thuốc nổ
Bằng yêu thương và sự thật bên trong
Để hỏi lớn lên: “TẠI SAO DÂN TA QUÁ KHỐN KHỔ?”
Chế độ gian manh sẽ sụp đổ - chế độ bất nhân!
Lâu lắm có một ngày thanh thản
Định viết thơ tình, hồn chia ngã mông lung
Anh nhớ tới em một thuở nào lãng mạn
Mà hướng tâm tư chợt khắc khoải vô cùng!
Đan sĩ
Nguyễn Huy Hoàng
12:21 26/12/2011
Một cụm hoa hàm tiếu
Nở cánh vô thường
Góc nguyện đường đan viện
Một lời kinh nhiệt huyết
Muốn nung chảy cả đất trời
Góc phòng đan tu
Một nỗi niềm - Một câu hỏi
Đau đáu lòng người
Chiều cuối đông
Gió hanh hao, vân vê ngọn bạch lạp
Ngọn lửa mong manh
Ngọn lửa đùa cùng gió lạnh
Nguyện đường vắng
Vị đan sĩ
Lặng thinh
Trầm mặc
Ngửa mặt, ngước nhìn thánh giá gỗ
Cái nhìn xuyên suốt chín tầng trời
Rực lửa!
Chiều cuối đông
Nắng le lói
Đan viện vắng, nguyện đường vắng, phòng tu vắng
Lời thánh vịnh
Trầm thống
Âm u cuống họng
Vọng ngược đáy hồn
Vị đan sĩ
Cúi mặt
Nhắm mắt cho lệ không rơi
Ngoài kia, hoàng hôn vừa cháy hết giọt nắng cuối cùng...
Trong góc khuất nhất của đan viện
Một tiếng động thật khẽ
Một tiếng động chỉ linh hồn mới có thể lắng nghe
Vừa hé
Một nụ mai.
(Tặng thầy Giuse Túc – Đan sĩ dòng Biển Đức Thiên Bình)
Hồng ân Thiên Chúa giáng trần
Thanh Sơn
12:25 26/12/2011
Bình An Ngài xuống cho đời thiện tâm
Tỏa ra ngào ngạt hương trầm
Tình thơ cao vút hòa âm đất trời
Ngân Hà muôn triệu trùng khơi
Hòa chung nhịp điệu về nơi cửu trùng
Thượng Nguồn Thanh Khí hợp cùng
Thiên Thần Cửu Đẳng muôn cung hát mừng
Muôn ngàn thọ tạo khom lưng bái chào
Muôn phương nghìn hướng chầu vào
Kính mừng "THIÊN TỬ" đi vào Thế Gian
NGÀI yêu nhân loạn vô vàn
Sai CON một xuống trần gian cứu đời
Xác phàm mặc lấy NGÔI LỜI
Nguyên sơ từ trước một nơi với NGÀI
NGÀI là thiên CHÚA NGÔI HAI
MẸ NGÀI là đấng TRINH THAI Diễm Toàn
"XIN VÂNG" tôi tớ hân hoan
"Tinh Tuyền Thanh Khiết" hiền ngoan chu toàn
Đồng Công Cứu Chuộc Thế Gian
NGÔI LỜI nhập thế trần hoàn giao duyên
Từ một THIÊN TỬ uy quyền
Hy sinh cứu chuộc tội truyền dương gian
ĐẤT-TRỜI hoà nhịp hân hoan
NGÀI là ánh Sáng xóa tan đêm trường
NGÔI LỜI là Đấng tình thương
Dẫn ta về cõi "THIÊN ĐƯỜNG cao sang
Hồng Ân THIÊN CHÚA vinh quang
Thiên Cung-Trần Thế hợp hoan kính mừng
Cửu Thần ca hát tưng bừng
Khắp cùng cõi thế không ngừng hoan ca.
Bình An đến khắp mọi nhà
Tình Yêu THIÊN CHÚA chan hòa Thánh Ân.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dư Âm Giáng Sinh
Thérésa Nguyễn
10:58 26/12/2011
DƯ ÂM GIÁNG SINH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bài học khó nghèo Chúa dạy con,
Bài học khổ đau kiếp mỏng dòn.
Giúp con nhận diện ra tình Chúa,
Quá thương nhân thế bỏ cung son.
(Trích thơ của Mặc Trầm Cung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bài học khó nghèo Chúa dạy con,
Bài học khổ đau kiếp mỏng dòn.
Giúp con nhận diện ra tình Chúa,
Quá thương nhân thế bỏ cung son.
(Trích thơ của Mặc Trầm Cung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Sớm Hồ Xuân Hương
Nguyễn Ngọc Liên
22:36 26/12/2011
SƯƠNG SỚM HỒ XUÂN HƯƠNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ở đây sương trắng hay hoa trắng
ai bảo sương hoa trắng một màu
ta đã đôi lần môi rung cảm
lên bờ mi thắm mắt ai sâu...
(Trích thơ của Phan Thanh Minh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ở đây sương trắng hay hoa trắng
ai bảo sương hoa trắng một màu
ta đã đôi lần môi rung cảm
lên bờ mi thắm mắt ai sâu...
(Trích thơ của Phan Thanh Minh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền