Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch phụng vụ tháng 1 năm 2014
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
11:09 27/12/2013
Mở đầu Niên Lịch Phụng Vụ tháng 1/2014, chúng ta mừng Lễ Kính Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa ; tiếp theo là Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa , rồi Chúa Nhật Quanh Năm 2 và 3, Năm A.
LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ Thiên Chúa ( Ngày 1/1): Hôm nay cũng là Ngày Tết Dương Lịch, ngày đầu năm mới của năm 2014, Giáo Hội muốn dâng năm mới lên Mẹ Maria với tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới. Ngày hôm nay cũng là ngày trong Tuần Bát Nhật lễ Giáng Sinh, vì thế Bài Phúc Âm (Luca 2:16-21) ghi lại việc Đức Mẹ sinh Chúa Con nơi hang đá Belem và các mục đồng đến "và gặp thấy Đức Maria, Thánh Giuse, và Hài Nhi Giêsu nằm trong máng cỏ "y như lời các Thiên Thần đã mộng báo cho họ trong giấc ngủ, và "các mục đồng trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về mọi điều họ đã nghe và đã thấy đúng như họ đã được báo trước." Mọi người trong Thành Belem đều ngạc nhiên về những điều các Mục Đồng kể lại cho họ. Còn Đức Maria "thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng." Bài Phúc Âm cũng ghi lại việc Hài Nhi Giêsu cũng chịu phép Cắt Bì khi đủ tám ngày (theo luật Do Thái thời đó) và được đặt tên là Giêsu như Thiên Thần đã nói khi truyền tin cho Đức Mẹ. Bài Đọc 1 (Dân Số 6:22-27) ghi lại lời Thiên Chúa phán bảo ông Môisen: "Hãy nói với Aaron và con cái ông cầu xin Chúa chúc lành cho con cái Israel....và Thiên Chúa sẽ chúc lành cho họ!" Bài Đọc 2 (Galata 4:4-7): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là nhờ Chúa Giêsu đã sinh ra làm người để chịu chết và chuộc tội chúng ta, nên chúng ta được Thần Trí Chúa thanh tẩy và thưa với "Chúa là Abba, nghĩa là Lạy Cha." (Chúng ta nhớ lại Kinh "Lạy Cha" mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta ). Như vậy chúng ta "không còn là tôi tớ, nhưng là con Chúa và được làm người thừa kế."
Ngày đầu năm mới, cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Chúng ta hãy đi dâng Thánh Lễ sốt sắng xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, ban hòa bình cho thế giới chúng ta, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho mọi gia đình. Xin cho mọi người chúng ta biết sống hòa hợp yêu thương với mọi người, trong gia đình, nơi sở làm, trường học, trong khu xóm, trong cộng đoàn,để "Đem yêu thương vào nơi oán thù. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp..."như chúng ta vẫn thường hát trong bài Thánh Ca "Kinh Hòa Bình" của Thánh Phanxicô khó nghèo.
Chúa Nhật LỄ HIỂN LINH (Ngày 5/1): Thánh lễ hôm nay ngày xưa quen được gọi Lễ Ba Vua do sự lầm tưởng các nhà Đạo Sĩ từ Đông Phương đến thờ lạy Chúa Hài Nhi là ba ông vua (vì 3 của lễ các nhà Đạo sĩ dâng Chúa Hài Nhi là vàng, nhũ hương và mộc dược đều là những báu vật của các triều vua chúa ngày xưa); nhưng nghiên cứu lịch sử Thánh Kinh thì cho thấy rằng: đó không phải là các vua, mà là các nhà Đạo Sĩ. Bây giờ chúng ta gọi là Lễ Hiển Linh (The Epiphany Of The Lord), để nói đến việc Thiên Chúa tỏ vinh hiển của Ngài cho các dân tộc, mà các Đạo Sĩ là đại diện. Thánh Lễ hôm nay nói đến việc Thiên Chúa Giáng Sinh không phải chỉ các Mục Đồng và dân Thành Belem mới được soi sáng để đến thờ lạy; nhưng các Nhà Đạo Sĩ (tượng trưng cho các dân tộc ngoài Do Thái) cũng được soi sáng cho biết để đến thờ lạy Thiên Chúa xuống thế làm người, và ơn cứu độ Chúa thương ban không phải chỉ dành cho dân Do Thái mà cho toàn thể nhân loại : "Ai tin và chịu Phép Rửa Tội thì sẽ được hưởng ơn cứu độ!" Bài Phúc Âm hôm nay (Mathêu 2: 1-12) ghi lại biến cố "các nhà Đạo Sĩ từ Đông Phương tìm đến Giêrusalem (Thủ Đô nước Do Thái) và xin vào yết kiến vua Herôđê để hỏi cho biết "vua dân Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Vì chúng tôi đã thấy ngôi sao của Ngài hiện ra ở Đông Phương và chúng tôi đang tìm đến để triều bái Ngài." Sau khi hỏi ý kiến các "Đại Giáo trưởng và các Luật sĩ Do Thái, và biết nơi đó là Belem," nhà Vua đã chỉ cho các ông đường đi. Các ông đã đến được Belem và triều bái Chúa Hài Nhi và "dâng lên 3 của lễ là Vàng, Nhũ Hương, và Mộc Dược." Bài Phúc Âm cũng ghi lại sự việc Vua Hêrôđê ngầm nói với các nhà Đạo Sĩ: khi triều bái Hài Nhi xong, thì trở lại để cho Hêrôđê biết rõ chắc chắn chỗ Hài nhi ở. Mục đích của nhà vua không phải để đến chiêm bái Chúa Hài Nhi, nhưng để cho người tìm đến giết Hài Nhi, vì vua sợ khi lớn lên Hài Nhi sẽ chiếm ngôi vua của ông và dòng dõi ông. Bài Đọc 1 (Isaia 60:1-6) : Tiên Tri Isaia đã được Thiên Chúa soi sáng và loan báo trước về việc Thiên Chúa giáng sinh làm người để đem lại ơn cứu độ cho dân Do Thái và toàn thể nhân loại, qua những lời văn theo thể "khải huyền" một cách bóng bảy. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Ephêsô 3: 2-3,5-6), Thánh Phaolô nói đến việc Thiên Chúa giáng trần để cứu độ nhân loại đã được "Thần Trí Chúa mặc khải cho các Tiên Tri, rồi đến các Tông Đồ... Nhờ Tin Mừng, các dân tộc ngoài Do Thái cũng được thừa tự, được đồng một thân thể, và cùng thông phần vời lời hứa của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô." Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn sống đạo tốt đẹp, trở nên những "ngôi sao sáng" để chiếu tỏa Đức Tin cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày.
Chúa Nhật LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (Ngày 12/1): Chúng ta nhớ lại, khi ông bà nguyên tổ Ađam và Eva phạm tội, đã bị Thiên Chúa lên án phạt ông bà và cả dòng dõi loài người (gọi là "Nguyên Tội" hay "Tội Tổ Tông Truyền"). Nhưng đồng thời Thiên Chúa cũng hứa sẽ sai "Đấng Thiên Sai" giáng trần để chuộc tội cho ông bà và nhân loại (Xin xem sách Sáng Thế, đoạn 3 và Thơ Roma 5: 18,19). Các Tiên Tri trong Cựu Ước đã loan báo về "Đấng Thiên Sai" cho dân chúng. Khi "thời gian viên mãn" Đấng Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, đã được sai đến trần gian, và đã được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần trong lòng Đức Maria trọn đời đồng trinh và đã sinh ra trong hang đá Belem và được đặt tên là Giêsu (như Thiên Thần đã nói trước) (Xin xem lại các Bài Phúc Âm trong các Thánh lễ Giáng Sinh). Thánh Gioan Baotixita đã được Thiên Chúa chọn như vị Tiên Tri cuối cùng trong Cựu Ước, để dọn đường cho Đấng Thiên sai đến (vì thế Ngài cũng được gọi là "Thánh Gioan Tiền Hô"). Trong khi rao giảng cho dân chúng biết ăn năn sám hối để dọn lòng cho Đấng Cứu thế, Thánh Gioan đã làm phép Rửa Thống Hối (đây chỉ là phép Rửa Thống Hối chứ không phải là Bí tích Rửa Tội Chúa Giêsu sẽ ban sau này) cho dân chúng tại dòng sông Giođan ( vì thế Thánh Gioan cũng được gọi là "Thánh Gioan Tẩy Giả" "Gioan Baotixiata"). Thánh Lễ hôm nay để kính nhớ việc Chúa Giêsu đến dòng sông Giorđan để chịu phép Rửa Thống Hối của Thánh Gioan Tẩy Giả.
Bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 3:13-17) ghi lại việc Chúa Giêsu đến xin Gioan ban phép rửa cho Chúa Giêsu tại sông Giordan. Lúc đầu Gioan từ chối và nói " Tôi phải được Ngài rửa chứ sao Ngài lại xin tôi ban phép rửa cho Ngài!" Nhưng Chúa Giêsu bảo ông cứ ban phép rửa cho Ngài. Bài Phúc Âm hôm nay cũng ghi lại "sau khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa xong và khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Chúa Thánh Thần, lấy hình chim bồ câu, ngự xuống trên Người, và có tiếng từ trời phán ra: Con là Con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha mọi đàng." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 42:1-4,6-7), Tiên Tri Isaia đã loan báo trước một cách "khải huyền" về Đấng Kitô sẽ được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian khi thời gian viên mãn. "Ngài sẽ là ánh sáng của muôn dân, người sẽ mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm!" Bài Đọc 2 ( Công Vụ Tông Đồ 10: 34-38) ghi lại bài giảng của Thánh Phêrô nói về việc "Chúa Giêsu Kitô Thành Nagiaret," đã được Chúa Thánh Thần " xức dầu tấn phong cho Người," đã ra đi rao giảng "toàn cõi Giuđêa, khởi từ Galilêa," rồi đã chịu chết để cứu chuộc nhân loại, và đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường về trời cho chúng ta.
Chúa Nhật 2 MÙA QUANH NĂM (Ngày 19/1): Chúa Giêsu sinh ra tại thành Belem (gần thủ Đô Giêrusalem) và lớn lên tại làng Nagiaret cho đến khi đủ 30 tuổi, Ngài mới ra đi rao giảng, và bắt đầu bằng việc đến dòng sông Giorđan để chịu Phép Rửa của Thánh Gioan Baotixita (Xin xem "Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa" ). Sau đó khi thấy Chúa Giêsu đi về phía mình, Thánh Gioan đã chỉ cho mọi người biết, chính Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai: "Đây Chiên Thiên Chúa; đây Đấng xóa tội trần gian." Thánh Gioan cũng xác quyết rằng: " Trước tôi không biết Ngài là ai; nhưng sau khi ngài đến chịu phép rửa với tôi, thì Chúa Thánh Thần đã lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên Ngài," và Đấng sai tôi đi làm phép rửa đã cho tôi biết : "Khi ngươi thấy chim bồ câu đậu xuống trên ai, thì người đó chính là Đấng sẽ ban Phép Rửa bằng Chúa Thánh Thần. Vậy bây giờ tôi chứng thực rằng chính Ngài là Con Thiên Chúa." (Xin xem bài Phúc Âm hôm nay: Gioan 1:29-34). Trong Bài Đọc 1 hôm nay (Isaia 49: 3,5-6), Tiên tri Isaia đã tiên báo về ngày Chúa Cứu Thế giáng trần để cứu chuộc nhân loại: " Đấng Công Chính sẽ xuất hiện như ánh sáng chiếu soi các dân tộc, đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất." Trong Bài đọc 2 (1Corintô 1:1-3), Thánh Phaolô nói Ngài đã được kêu gọi đi làm Tông Đồ theo thánh ý Chúa, và Ngài gửi lời chào thăm các tín hữu Corintô: "Xin ân sủng và sự bình an của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, ở cùng anh chị em."
Chúa Nhật 3 MÙA QUANH NĂM (Ngày 26/1): Các Bài Đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, tiếp nối các tư tưởng tuần trước để nói về Đấng Cứu Thế đến để rao giảng ơn cứu độ, Ngài chính là Chúa Giêsu Kitô. Bài Phúc Âm (Matthêu 4:12-23) ghi lại việc sau khi Thánh Gioan Baotixita bị bắt, thì Chúa Giêsu đi khỏi Galilêa, và đến ngụ ở Capharnaum và bắt đầu đi rao giảng: "Anh em hãy thống hối, vì Nước Trời đã đến." Chúa Giêsu cũng bắt đầu kêu gọi một số người đi làm Tông Đồ cho Chúa . Rồi Ngài đi khắp vùng Galilêa, rao giảng Nước Trời trong các Hội Đường và chữa lành các bịnh nhân.
Bài Đọc 1 (Isaia 8:23-9:3):được Thiên Chúa soi sáng, Tiên tri Isaia đã nói trước những việc sẽ xẩy ra khi Đấng Cứu Thế đến trong thế gian, nơi Ngài sẽ cư ngụ và đi rao giảng, và niềm vui được giải thóat tràn ngập trong dân chúng.
Bài Đọc 2 (1 Corintô 1: 10-13,17), Thánh Phaolo kêu gọi tín hữu thánh Corintô (cũng như mọi người chúng ta),hãy sống đoàn kết thương yêu nhau trong cùng một niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, đừng ai nói rằng "Tôi thuộc về Phaolô!" ,"Tôi thuộc về Appôlô!", "Tôi thuộc về Phêrô!", "Tôi thuộc về Đức Kitô!"
TẾT NGUYÊN ĐÁN (Ngày 31 tháng 1): Hôm nay là ngày đầu năm mới Giáp Ngọ. Theo truyền thống, ngày đầu Năm Mới (Ngày mùng Một Tết) là ngày tạ ơn Chúa cho một năm đã qua và cầu bình an cho Năm Mới đang tới. Ngày Mùng Hai Tết là ngày nhớ đến và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời. Ngày Mùng Ba Tết là ngày cầu cho công việc làm ăn được thịnh vượng.
Ba ngày Tết cũng là những ngày chia sẻ tình thương. Vì thế, chúng ta đi chúc tuổi ông , bà , cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè thân thuộc và "lì xì" cho các em nhỏ, giúp đỡ người nghèo khó. Đặc biệt, chúng ta đi dâng Thánh Lễ thờ phượng Chúa trong 3 ngày Tết để dâng Năm Mới lên Chúa và xin Chúa chúc lành cho chúng ta được "hồn an, xác mạnh" trong tay Chúa, rồi cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Vậy trong tháng đầu Năm Mới này, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu, ban cho chúng ta luôn sống Đức Tin mạnh mẽ và đoàn kết thương yêu nhau để củng cố và phát triển Đức Tin cho chúng ta, cho con cháu chúng ta, và rao giảng Đức Tin cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ trong sinh họat hằng ngày.
Xin Chúa chúc lành Năm Mới cho chúng ta, và ban bình an cho chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho toàn thể thế giới, cho quê hương Việt Nam; nhất là những nơi đang có chiến tranh, hận thù, giết hại lẫn nhau.
LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ Thiên Chúa ( Ngày 1/1): Hôm nay cũng là Ngày Tết Dương Lịch, ngày đầu năm mới của năm 2014, Giáo Hội muốn dâng năm mới lên Mẹ Maria với tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới. Ngày hôm nay cũng là ngày trong Tuần Bát Nhật lễ Giáng Sinh, vì thế Bài Phúc Âm (Luca 2:16-21) ghi lại việc Đức Mẹ sinh Chúa Con nơi hang đá Belem và các mục đồng đến "và gặp thấy Đức Maria, Thánh Giuse, và Hài Nhi Giêsu nằm trong máng cỏ "y như lời các Thiên Thần đã mộng báo cho họ trong giấc ngủ, và "các mục đồng trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về mọi điều họ đã nghe và đã thấy đúng như họ đã được báo trước." Mọi người trong Thành Belem đều ngạc nhiên về những điều các Mục Đồng kể lại cho họ. Còn Đức Maria "thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng." Bài Phúc Âm cũng ghi lại việc Hài Nhi Giêsu cũng chịu phép Cắt Bì khi đủ tám ngày (theo luật Do Thái thời đó) và được đặt tên là Giêsu như Thiên Thần đã nói khi truyền tin cho Đức Mẹ. Bài Đọc 1 (Dân Số 6:22-27) ghi lại lời Thiên Chúa phán bảo ông Môisen: "Hãy nói với Aaron và con cái ông cầu xin Chúa chúc lành cho con cái Israel....và Thiên Chúa sẽ chúc lành cho họ!" Bài Đọc 2 (Galata 4:4-7): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là nhờ Chúa Giêsu đã sinh ra làm người để chịu chết và chuộc tội chúng ta, nên chúng ta được Thần Trí Chúa thanh tẩy và thưa với "Chúa là Abba, nghĩa là Lạy Cha." (Chúng ta nhớ lại Kinh "Lạy Cha" mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta ). Như vậy chúng ta "không còn là tôi tớ, nhưng là con Chúa và được làm người thừa kế."
Ngày đầu năm mới, cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Chúng ta hãy đi dâng Thánh Lễ sốt sắng xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, ban hòa bình cho thế giới chúng ta, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho mọi gia đình. Xin cho mọi người chúng ta biết sống hòa hợp yêu thương với mọi người, trong gia đình, nơi sở làm, trường học, trong khu xóm, trong cộng đoàn,để "Đem yêu thương vào nơi oán thù. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp..."như chúng ta vẫn thường hát trong bài Thánh Ca "Kinh Hòa Bình" của Thánh Phanxicô khó nghèo.
Chúa Nhật LỄ HIỂN LINH (Ngày 5/1): Thánh lễ hôm nay ngày xưa quen được gọi Lễ Ba Vua do sự lầm tưởng các nhà Đạo Sĩ từ Đông Phương đến thờ lạy Chúa Hài Nhi là ba ông vua (vì 3 của lễ các nhà Đạo sĩ dâng Chúa Hài Nhi là vàng, nhũ hương và mộc dược đều là những báu vật của các triều vua chúa ngày xưa); nhưng nghiên cứu lịch sử Thánh Kinh thì cho thấy rằng: đó không phải là các vua, mà là các nhà Đạo Sĩ. Bây giờ chúng ta gọi là Lễ Hiển Linh (The Epiphany Of The Lord), để nói đến việc Thiên Chúa tỏ vinh hiển của Ngài cho các dân tộc, mà các Đạo Sĩ là đại diện. Thánh Lễ hôm nay nói đến việc Thiên Chúa Giáng Sinh không phải chỉ các Mục Đồng và dân Thành Belem mới được soi sáng để đến thờ lạy; nhưng các Nhà Đạo Sĩ (tượng trưng cho các dân tộc ngoài Do Thái) cũng được soi sáng cho biết để đến thờ lạy Thiên Chúa xuống thế làm người, và ơn cứu độ Chúa thương ban không phải chỉ dành cho dân Do Thái mà cho toàn thể nhân loại : "Ai tin và chịu Phép Rửa Tội thì sẽ được hưởng ơn cứu độ!" Bài Phúc Âm hôm nay (Mathêu 2: 1-12) ghi lại biến cố "các nhà Đạo Sĩ từ Đông Phương tìm đến Giêrusalem (Thủ Đô nước Do Thái) và xin vào yết kiến vua Herôđê để hỏi cho biết "vua dân Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Vì chúng tôi đã thấy ngôi sao của Ngài hiện ra ở Đông Phương và chúng tôi đang tìm đến để triều bái Ngài." Sau khi hỏi ý kiến các "Đại Giáo trưởng và các Luật sĩ Do Thái, và biết nơi đó là Belem," nhà Vua đã chỉ cho các ông đường đi. Các ông đã đến được Belem và triều bái Chúa Hài Nhi và "dâng lên 3 của lễ là Vàng, Nhũ Hương, và Mộc Dược." Bài Phúc Âm cũng ghi lại sự việc Vua Hêrôđê ngầm nói với các nhà Đạo Sĩ: khi triều bái Hài Nhi xong, thì trở lại để cho Hêrôđê biết rõ chắc chắn chỗ Hài nhi ở. Mục đích của nhà vua không phải để đến chiêm bái Chúa Hài Nhi, nhưng để cho người tìm đến giết Hài Nhi, vì vua sợ khi lớn lên Hài Nhi sẽ chiếm ngôi vua của ông và dòng dõi ông. Bài Đọc 1 (Isaia 60:1-6) : Tiên Tri Isaia đã được Thiên Chúa soi sáng và loan báo trước về việc Thiên Chúa giáng sinh làm người để đem lại ơn cứu độ cho dân Do Thái và toàn thể nhân loại, qua những lời văn theo thể "khải huyền" một cách bóng bảy. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Ephêsô 3: 2-3,5-6), Thánh Phaolô nói đến việc Thiên Chúa giáng trần để cứu độ nhân loại đã được "Thần Trí Chúa mặc khải cho các Tiên Tri, rồi đến các Tông Đồ... Nhờ Tin Mừng, các dân tộc ngoài Do Thái cũng được thừa tự, được đồng một thân thể, và cùng thông phần vời lời hứa của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô." Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn sống đạo tốt đẹp, trở nên những "ngôi sao sáng" để chiếu tỏa Đức Tin cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày.
Chúa Nhật LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (Ngày 12/1): Chúng ta nhớ lại, khi ông bà nguyên tổ Ađam và Eva phạm tội, đã bị Thiên Chúa lên án phạt ông bà và cả dòng dõi loài người (gọi là "Nguyên Tội" hay "Tội Tổ Tông Truyền"). Nhưng đồng thời Thiên Chúa cũng hứa sẽ sai "Đấng Thiên Sai" giáng trần để chuộc tội cho ông bà và nhân loại (Xin xem sách Sáng Thế, đoạn 3 và Thơ Roma 5: 18,19). Các Tiên Tri trong Cựu Ước đã loan báo về "Đấng Thiên Sai" cho dân chúng. Khi "thời gian viên mãn" Đấng Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, đã được sai đến trần gian, và đã được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần trong lòng Đức Maria trọn đời đồng trinh và đã sinh ra trong hang đá Belem và được đặt tên là Giêsu (như Thiên Thần đã nói trước) (Xin xem lại các Bài Phúc Âm trong các Thánh lễ Giáng Sinh). Thánh Gioan Baotixita đã được Thiên Chúa chọn như vị Tiên Tri cuối cùng trong Cựu Ước, để dọn đường cho Đấng Thiên sai đến (vì thế Ngài cũng được gọi là "Thánh Gioan Tiền Hô"). Trong khi rao giảng cho dân chúng biết ăn năn sám hối để dọn lòng cho Đấng Cứu thế, Thánh Gioan đã làm phép Rửa Thống Hối (đây chỉ là phép Rửa Thống Hối chứ không phải là Bí tích Rửa Tội Chúa Giêsu sẽ ban sau này) cho dân chúng tại dòng sông Giođan ( vì thế Thánh Gioan cũng được gọi là "Thánh Gioan Tẩy Giả" "Gioan Baotixiata"). Thánh Lễ hôm nay để kính nhớ việc Chúa Giêsu đến dòng sông Giorđan để chịu phép Rửa Thống Hối của Thánh Gioan Tẩy Giả.
Bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 3:13-17) ghi lại việc Chúa Giêsu đến xin Gioan ban phép rửa cho Chúa Giêsu tại sông Giordan. Lúc đầu Gioan từ chối và nói " Tôi phải được Ngài rửa chứ sao Ngài lại xin tôi ban phép rửa cho Ngài!" Nhưng Chúa Giêsu bảo ông cứ ban phép rửa cho Ngài. Bài Phúc Âm hôm nay cũng ghi lại "sau khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa xong và khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Chúa Thánh Thần, lấy hình chim bồ câu, ngự xuống trên Người, và có tiếng từ trời phán ra: Con là Con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha mọi đàng." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 42:1-4,6-7), Tiên Tri Isaia đã loan báo trước một cách "khải huyền" về Đấng Kitô sẽ được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian khi thời gian viên mãn. "Ngài sẽ là ánh sáng của muôn dân, người sẽ mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm!" Bài Đọc 2 ( Công Vụ Tông Đồ 10: 34-38) ghi lại bài giảng của Thánh Phêrô nói về việc "Chúa Giêsu Kitô Thành Nagiaret," đã được Chúa Thánh Thần " xức dầu tấn phong cho Người," đã ra đi rao giảng "toàn cõi Giuđêa, khởi từ Galilêa," rồi đã chịu chết để cứu chuộc nhân loại, và đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường về trời cho chúng ta.
Chúa Nhật 2 MÙA QUANH NĂM (Ngày 19/1): Chúa Giêsu sinh ra tại thành Belem (gần thủ Đô Giêrusalem) và lớn lên tại làng Nagiaret cho đến khi đủ 30 tuổi, Ngài mới ra đi rao giảng, và bắt đầu bằng việc đến dòng sông Giorđan để chịu Phép Rửa của Thánh Gioan Baotixita (Xin xem "Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa" ). Sau đó khi thấy Chúa Giêsu đi về phía mình, Thánh Gioan đã chỉ cho mọi người biết, chính Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai: "Đây Chiên Thiên Chúa; đây Đấng xóa tội trần gian." Thánh Gioan cũng xác quyết rằng: " Trước tôi không biết Ngài là ai; nhưng sau khi ngài đến chịu phép rửa với tôi, thì Chúa Thánh Thần đã lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên Ngài," và Đấng sai tôi đi làm phép rửa đã cho tôi biết : "Khi ngươi thấy chim bồ câu đậu xuống trên ai, thì người đó chính là Đấng sẽ ban Phép Rửa bằng Chúa Thánh Thần. Vậy bây giờ tôi chứng thực rằng chính Ngài là Con Thiên Chúa." (Xin xem bài Phúc Âm hôm nay: Gioan 1:29-34). Trong Bài Đọc 1 hôm nay (Isaia 49: 3,5-6), Tiên tri Isaia đã tiên báo về ngày Chúa Cứu Thế giáng trần để cứu chuộc nhân loại: " Đấng Công Chính sẽ xuất hiện như ánh sáng chiếu soi các dân tộc, đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất." Trong Bài đọc 2 (1Corintô 1:1-3), Thánh Phaolô nói Ngài đã được kêu gọi đi làm Tông Đồ theo thánh ý Chúa, và Ngài gửi lời chào thăm các tín hữu Corintô: "Xin ân sủng và sự bình an của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, ở cùng anh chị em."
Chúa Nhật 3 MÙA QUANH NĂM (Ngày 26/1): Các Bài Đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, tiếp nối các tư tưởng tuần trước để nói về Đấng Cứu Thế đến để rao giảng ơn cứu độ, Ngài chính là Chúa Giêsu Kitô. Bài Phúc Âm (Matthêu 4:12-23) ghi lại việc sau khi Thánh Gioan Baotixita bị bắt, thì Chúa Giêsu đi khỏi Galilêa, và đến ngụ ở Capharnaum và bắt đầu đi rao giảng: "Anh em hãy thống hối, vì Nước Trời đã đến." Chúa Giêsu cũng bắt đầu kêu gọi một số người đi làm Tông Đồ cho Chúa . Rồi Ngài đi khắp vùng Galilêa, rao giảng Nước Trời trong các Hội Đường và chữa lành các bịnh nhân.
Bài Đọc 1 (Isaia 8:23-9:3):được Thiên Chúa soi sáng, Tiên tri Isaia đã nói trước những việc sẽ xẩy ra khi Đấng Cứu Thế đến trong thế gian, nơi Ngài sẽ cư ngụ và đi rao giảng, và niềm vui được giải thóat tràn ngập trong dân chúng.
Bài Đọc 2 (1 Corintô 1: 10-13,17), Thánh Phaolo kêu gọi tín hữu thánh Corintô (cũng như mọi người chúng ta),hãy sống đoàn kết thương yêu nhau trong cùng một niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, đừng ai nói rằng "Tôi thuộc về Phaolô!" ,"Tôi thuộc về Appôlô!", "Tôi thuộc về Phêrô!", "Tôi thuộc về Đức Kitô!"
TẾT NGUYÊN ĐÁN (Ngày 31 tháng 1): Hôm nay là ngày đầu năm mới Giáp Ngọ. Theo truyền thống, ngày đầu Năm Mới (Ngày mùng Một Tết) là ngày tạ ơn Chúa cho một năm đã qua và cầu bình an cho Năm Mới đang tới. Ngày Mùng Hai Tết là ngày nhớ đến và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời. Ngày Mùng Ba Tết là ngày cầu cho công việc làm ăn được thịnh vượng.
Ba ngày Tết cũng là những ngày chia sẻ tình thương. Vì thế, chúng ta đi chúc tuổi ông , bà , cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè thân thuộc và "lì xì" cho các em nhỏ, giúp đỡ người nghèo khó. Đặc biệt, chúng ta đi dâng Thánh Lễ thờ phượng Chúa trong 3 ngày Tết để dâng Năm Mới lên Chúa và xin Chúa chúc lành cho chúng ta được "hồn an, xác mạnh" trong tay Chúa, rồi cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Vậy trong tháng đầu Năm Mới này, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu, ban cho chúng ta luôn sống Đức Tin mạnh mẽ và đoàn kết thương yêu nhau để củng cố và phát triển Đức Tin cho chúng ta, cho con cháu chúng ta, và rao giảng Đức Tin cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ trong sinh họat hằng ngày.
Xin Chúa chúc lành Năm Mới cho chúng ta, và ban bình an cho chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho toàn thể thế giới, cho quê hương Việt Nam; nhất là những nơi đang có chiến tranh, hận thù, giết hại lẫn nhau.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc chiến cho người bị bóc lột
Lữ Giang
11:45 27/12/2013
Hôm 17.12.2013 bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, Phó Tổng Lãnh Sự của Ấn Độ tại New York đã bị bắt tại New York vì bị cáo buộc khai man để xin thị thực nhập cảnh cho một người mang quốc tịch Ấn Độ mà bà đưa tới Hoa Kỳ để giúp việc nhà. Bà cũng bị cáo buộc là trả cho phụ nữ này mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu luật định. Một cuộc tranh luận đã xảy ra giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ. Từ vụ án này, chúng ta có thể nhìn thấy rằng từ dân chủ tự do đến giải phóng con người còn một khoảng cách khá xa.
Trước hết, chúng tôi xin trình bày những nét chính của vụ án, sau đó sẽ nói về tình trạng người bóc lột người rất nghiêm trọng ở Ấn Độ và con đường giải thoát.
NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VỤ ÁN
1.- Tranh luận về đặc quyền ngoại giao
Phát biểu trước Thượng viện Ấn Độ, Thượng nghị sĩ Arun Jaitley lãnh đạo phe đối lập cho rằng vụ bắt giữ này là một sự vi phạm Công Ước Vienna. Nhưng Washington chỉ rõ rằng với vai trò là Phó Tổng Lãnh Sự Ấn Độ tại New York, bà Khobragade không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao toàn diện mà chỉ được hưởng quyền miễn trừ của lãnh sự khi thực thi nhiệm vụ lãnh sự mà thôi. Lời giải thích của chính phủ Hoa Kỳ rất chính xác. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp nên chúng tôi xin nói rõ thêm.
Theo điều 14 của Công Ước Vienna ngày 18.4.1961 về Quan Hệ Ngoại Giao, chỉ ba loại viên chức ngoại giao sau đây được miễn toàn diện về tài phán: các đại sứ (ambassadors), các sứ thần (envoys) và các tham vụ ngoại giao (charges d'affaires - Hà Nội thường gọi là các đại biện). Điều 29 quy định: “Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào”.
Các lãnh sự và nhân viên lãnh sự không được quyền đặc miễn toàn diện như các nhân viên ngoại giao nói trên. Điều 43 Công Ước Vienna ngày 24.4.1963 về Lãnh Sự chỉ cho các lãnh sự và nhân viên lãnh sự (consular officers and consular employees) được quyền đặc miễn tài phán “về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự” mà thôi.
Vì biết các viên chức lãnh sự không được đặc quyền tài phán ngoài nhiệm vụ lãnh sự, nên khi được tin bà Devyani Khobragade bị rắc rối trong vụ xử dụng người giúp việc, Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã điều chuyển bà sang phái đoàn thường trực của nước này tại Liên Hiệp Quốc để được hưởng quyền đặc miễn tài phán, nhưng cơ quan tư pháp Mỹ vẫn truy tố bà ta vì sự việc đã xảy ra trước khi có quyết định thuyên chuyển của Bộ Ngoại Giao Ấn.
2.- Tranh luận về bằng chứng tội phạm
Bà Khobragade giải thích rằng bà đã trả cho người giúp việc là Sangeeta Richard 9,75 USD/giờ, tương đương mức lương tối thiểu theo luật pháp Mỹ, nhưng Richard chỉ nhận một phần ở Mỹ, phần còn lại được trả cho thân nhân của đương sự ở Ấn Độ. Nhưng Richard đã phủ nhận điều này và bà Khobragade không xuất trình được bằng chứng nào để hỗ trợ cho lời khai của bà.
Theo bà Biện Lý Bharara, bà Khobragade đã vi phạm luật pháp Mỹ vốn quy định rất rõ ràng việc cấm các nhân viên ngoại giao và lãnh sự bóc lột lao động nhập cư. Bà Khobragade đã không trả đúng khoản tiền lương tối thiểu theo quy định của Mỹ là 9,75USD/giờ cho Richard như đã khai trong đơn xin thị thực, mà bí mật dàn xếp để chỉ phải trả cho người giúp việc này có 1/3 khoản lương quy định trên. Nếu bị xác định có tội, bà Khobragade có thể phải chịu mức án tối đa là 10 năm tù vì gian lận thị thực và 5 năm tù vì khai báo gian dối.
Thật ra, đây không phải là viên chức ngoại giao đầu tiên của Ấn vi phạm tội bóc lột lao động. Năm ngoái, một viên chức lãnh sự Ấn Độ là Neena Malhotra và vợ của ông ta ở Lãnh Sự quán New York đã bị phạt gần 1,5 triệu USD vì đã xử dụng cô Shanti Gurung như là nô lệ lao động. Từ 2008 đến 2012, chính phủ Hoa Kỳ đã cấp 5.330 chiếu khán (visa) loại A-3 cho những người giúp việc của các nhân viên ngoại giao ngoại quốc ở Hoa Kỳ. Nhiều nhà ngoại giao đã lợi dụng loại chiếu khán này để đưa những người từ nước họ đến làm nô lệ lao động cho họ.
PHÁT XUẤT TỪ VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO
Báo cáo của Quỹ Walk Free công bố hôm 16.10.2013 cho biết trên thế giới vẫn còn có gần 30 triệu người đang bị đối xử như nô lệ, gồm cả người lớn và trẻ em. Những nạn nhân này bị biến thành nô lệ tình dục hoặc nô lệ lao động không có kỹ năng. Trong 10 nước đứng đầu chiếm đến hơn 3/4 trong tổng số nô lệ thì Ấn Độ đứng hàng đầu với đến 14 triệu lao động nô lệ, Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 3 triệu. Nga và Thái Lan cũng có tên trong 10 quốc gia đó.
Lao động nô lệ ở Ấn ĐộHoạt động bóc lột lao động trẻ em đã và đang diễn ra dai dẳng ở Ấn Độ. Trong bộ phim tài liệu mang tên “Stolen Childhoods” (Tuổi thơ bị đánh cắp), đạo diễn kiêm nhà quay phim Robin Romano mô tả thảm cảnh hết sức bi thương của các em nhỏ ở Ấn Độ. Các lò nung gạch và khu khai thác đá là những cảnh thường thấy tại Tây Bengal, Orissa và những bang vùng biên của Ấn Độ. Những em nhỏ làm việc ở đây bị bóc lột từ 12-16 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm. Cảnh sát liên bang ở Ấn Độ ước lượng tại Ấn Độ hiện có khoảng 1,2 triệu trẻ em đang bị ép làm việc trong hoạt động mại dâm.
Tại Ấn Độ hiện nay có 4 tôn giáo lớn là Ấn giáo chiếm 80,5%, Hồi giáo 13,4%, Kitô giáo 2,3%, đạo Sikh 1,84% và Phật giáo 0.76%. Lao động nô lệ phát xuất từ sự phân chia đảng cấp trong Ấn giáo. Truyền thừa từ Bà La Môn, Ấn giáo phân chia xã hội Ấn làm 5 đẳng cấp. Theo Ấn giáo, các đẳng cấp này do Nghiệp (Karma) tạo ra. Ai sanh ra trong đảng cấp nào thì phải ở mãi trong đảng cấp đó suốt đời. Chỉ có thể chuyển kiếp sau khi chết. Đẳng cấp thứ 5 là đảng cấp thấp kém nhất trong xã hội, gồm các người làm các nghề hèn hạ như ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, v.v…Có khoảng 160 triệu người trong xã hội Ấn Đô bị coi là thuộc đảng cấp tiện dân (Dalit), bị gán cho là ô uế ngay từ khi lọt lòng mẹ và phải sống kiếp đời nô lệ.
Mặc dầu chế độ đẳng cấp đã bị Hiến Pháp Ấn Độ hủy bỏ, nhưng trong thực tế nó vẩn còn được duy trì để phục vụ cho giai cấp thống trị.
CUỘC CHIẾN CHO NGƯỜI BỊ BÓC LỘT
Đạo Công Giáo đã được truyền vào Ấn Độ từ năm 1510, hiện đã có 19,9 triệu tín hữu với 166 giáo phận trong 30 tỉnh. Nếu tính chung thì tổng số Kitô hữu hiện nay ở Ấn Độ là 24 triệu. Mặc dầu Hiến Pháp Ấn Độ công nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng hoạt động tôn giáo và xã hội ở đất nước này không phải là chuyện dễ dàng. Để tranh ghế với Đảng Quốc Đại, Đảng Nhân Dân (Bharatiya Janata Party - BJP), một trong 2 đảng lớn nhất trong số 449 đảng của Ấn Độ, luôn chủ trương chống lại các tôn giáo khác với Ấn giáo và biến Ấn Độ thành một lò lửa của căng thẳng về tôn giáo.
Linh mục Anto Kudukkamthadam là cha sở giáo xứ Piploda thuộc bang Madhya Pradesh ở trung Ấn cho biết trong làng ông đang cai quản chỉ có từ 5 - 7% là người giàu có, 10% là giới trung lưu, còn 80% là người nghèo. Do đó, tình trạng bóc lột thường xảy ra. Thế nhưng, vị linh mục hay tu sĩ nào dám công khai lên tiếng tố cáo những bất công thì tính mạng bị lâm nguy. Nữ tu Rani Maria bị ám sát cách dã man chỉ vì Soeur hoạt động xã hội, khuyến khích các bà các cô biết tự tổ chức, phân định các hoàn cảnh và làm việc chung với nhau. Hoạt động của Soeur đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng những kết quả này lại gây khó chịu cho giới giàu có trong làng và họ đã thuê người giết Soeur.
Linh mục Anto cho biết thời gian đầu mọi việc vô cùng khó khăn. Có một ngày, ông tưởng như giờ cuối cùng đã điểm. Một nhóm thanh niên thuộc phong trào chính trị Ấn giáo đến giáo xứ gặp ông và chất vấn ông đủ điều:
- Ông là ai mà dám ở đây? Ông đến đây để làm gì? Ông không phải dân địa phương, như thế có nghĩa ông nhận tiền viện trợ của Anh hoặc của Mỹ để làm những công việc này?
Sau khi giải thích mọi việc đang làm cho họ nghe, Linh mục Anto đã kết thúc:
- Các anh có thể giết tôi, tôi sẵn sàng chết vì Đức Giêsu Kitô!
Tự nhiên họ dịu lại. Một thời gian sau, khi họ thấy giáo xứ thật sự giúp đỡ dân làng, đặc biệt là mở các lớp học bình dân, chính những người từng dọa giết linh mục lại gởi con cái họ đến học trường của giáo xứ!
Theo bản tường trình của cơ quan từ thiện Misereor, chỉ trong một tuần lễ, các cuộc tấn công người Kitô hữu của các nhóm quá khích đã làm cho khoảng 15.000 Kitô hữu phải bỏ lại nhà cửa để chạy thoát thân, 1.500 ngôi nhà bị đốt phá hoàn toàn, 50 nhà thờ bị phá hủy hay chiếm giữ.
Mặc dù gặp sự chống đối mãnh liệt, Giáo Hội tại bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ, đã luôn đón nhận nhiều tân tòng trong 3 thập niên vừa qua, mỗi năm có đến 10 ngàn người. Ngày nay số Kitô hữu đã chiếm đến 40% dân số trong bang. Đức Giám Mục George Palliparampil nói rằng sở dĩ họ tìm đến với Giáo Hội vì ở đây có những người giúp đỡ, bênh vực và yêu thương họ.
Qua vụ án Devyani Khobragade, chúng ta thấy chế độ lao động nô lệ không những chỉ tồn tại ở Ấn Độ mà còn được đẳng cấp thống trị xuất cảng qua Hoa Kỳ!
Ngày 26.12.2013
Trước hết, chúng tôi xin trình bày những nét chính của vụ án, sau đó sẽ nói về tình trạng người bóc lột người rất nghiêm trọng ở Ấn Độ và con đường giải thoát.
NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VỤ ÁN
1.- Tranh luận về đặc quyền ngoại giao
Phát biểu trước Thượng viện Ấn Độ, Thượng nghị sĩ Arun Jaitley lãnh đạo phe đối lập cho rằng vụ bắt giữ này là một sự vi phạm Công Ước Vienna. Nhưng Washington chỉ rõ rằng với vai trò là Phó Tổng Lãnh Sự Ấn Độ tại New York, bà Khobragade không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao toàn diện mà chỉ được hưởng quyền miễn trừ của lãnh sự khi thực thi nhiệm vụ lãnh sự mà thôi. Lời giải thích của chính phủ Hoa Kỳ rất chính xác. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp nên chúng tôi xin nói rõ thêm.
Bà Devyani Khobragade |
Các lãnh sự và nhân viên lãnh sự không được quyền đặc miễn toàn diện như các nhân viên ngoại giao nói trên. Điều 43 Công Ước Vienna ngày 24.4.1963 về Lãnh Sự chỉ cho các lãnh sự và nhân viên lãnh sự (consular officers and consular employees) được quyền đặc miễn tài phán “về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự” mà thôi.
Vì biết các viên chức lãnh sự không được đặc quyền tài phán ngoài nhiệm vụ lãnh sự, nên khi được tin bà Devyani Khobragade bị rắc rối trong vụ xử dụng người giúp việc, Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã điều chuyển bà sang phái đoàn thường trực của nước này tại Liên Hiệp Quốc để được hưởng quyền đặc miễn tài phán, nhưng cơ quan tư pháp Mỹ vẫn truy tố bà ta vì sự việc đã xảy ra trước khi có quyết định thuyên chuyển của Bộ Ngoại Giao Ấn.
2.- Tranh luận về bằng chứng tội phạm
Bà Khobragade giải thích rằng bà đã trả cho người giúp việc là Sangeeta Richard 9,75 USD/giờ, tương đương mức lương tối thiểu theo luật pháp Mỹ, nhưng Richard chỉ nhận một phần ở Mỹ, phần còn lại được trả cho thân nhân của đương sự ở Ấn Độ. Nhưng Richard đã phủ nhận điều này và bà Khobragade không xuất trình được bằng chứng nào để hỗ trợ cho lời khai của bà.
Theo bà Biện Lý Bharara, bà Khobragade đã vi phạm luật pháp Mỹ vốn quy định rất rõ ràng việc cấm các nhân viên ngoại giao và lãnh sự bóc lột lao động nhập cư. Bà Khobragade đã không trả đúng khoản tiền lương tối thiểu theo quy định của Mỹ là 9,75USD/giờ cho Richard như đã khai trong đơn xin thị thực, mà bí mật dàn xếp để chỉ phải trả cho người giúp việc này có 1/3 khoản lương quy định trên. Nếu bị xác định có tội, bà Khobragade có thể phải chịu mức án tối đa là 10 năm tù vì gian lận thị thực và 5 năm tù vì khai báo gian dối.
Thật ra, đây không phải là viên chức ngoại giao đầu tiên của Ấn vi phạm tội bóc lột lao động. Năm ngoái, một viên chức lãnh sự Ấn Độ là Neena Malhotra và vợ của ông ta ở Lãnh Sự quán New York đã bị phạt gần 1,5 triệu USD vì đã xử dụng cô Shanti Gurung như là nô lệ lao động. Từ 2008 đến 2012, chính phủ Hoa Kỳ đã cấp 5.330 chiếu khán (visa) loại A-3 cho những người giúp việc của các nhân viên ngoại giao ngoại quốc ở Hoa Kỳ. Nhiều nhà ngoại giao đã lợi dụng loại chiếu khán này để đưa những người từ nước họ đến làm nô lệ lao động cho họ.
PHÁT XUẤT TỪ VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO
Báo cáo của Quỹ Walk Free công bố hôm 16.10.2013 cho biết trên thế giới vẫn còn có gần 30 triệu người đang bị đối xử như nô lệ, gồm cả người lớn và trẻ em. Những nạn nhân này bị biến thành nô lệ tình dục hoặc nô lệ lao động không có kỹ năng. Trong 10 nước đứng đầu chiếm đến hơn 3/4 trong tổng số nô lệ thì Ấn Độ đứng hàng đầu với đến 14 triệu lao động nô lệ, Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 3 triệu. Nga và Thái Lan cũng có tên trong 10 quốc gia đó.
Lao động nô lệ ở Ấn Độ |
Một trẻ bị lao động nô lệ khai thác đá |
Mặc dầu chế độ đẳng cấp đã bị Hiến Pháp Ấn Độ hủy bỏ, nhưng trong thực tế nó vẩn còn được duy trì để phục vụ cho giai cấp thống trị.
CUỘC CHIẾN CHO NGƯỜI BỊ BÓC LỘT
Đạo Công Giáo đã được truyền vào Ấn Độ từ năm 1510, hiện đã có 19,9 triệu tín hữu với 166 giáo phận trong 30 tỉnh. Nếu tính chung thì tổng số Kitô hữu hiện nay ở Ấn Độ là 24 triệu. Mặc dầu Hiến Pháp Ấn Độ công nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng hoạt động tôn giáo và xã hội ở đất nước này không phải là chuyện dễ dàng. Để tranh ghế với Đảng Quốc Đại, Đảng Nhân Dân (Bharatiya Janata Party - BJP), một trong 2 đảng lớn nhất trong số 449 đảng của Ấn Độ, luôn chủ trương chống lại các tôn giáo khác với Ấn giáo và biến Ấn Độ thành một lò lửa của căng thẳng về tôn giáo.
Linh mục Anto Kudukkamthadam là cha sở giáo xứ Piploda thuộc bang Madhya Pradesh ở trung Ấn cho biết trong làng ông đang cai quản chỉ có từ 5 - 7% là người giàu có, 10% là giới trung lưu, còn 80% là người nghèo. Do đó, tình trạng bóc lột thường xảy ra. Thế nhưng, vị linh mục hay tu sĩ nào dám công khai lên tiếng tố cáo những bất công thì tính mạng bị lâm nguy. Nữ tu Rani Maria bị ám sát cách dã man chỉ vì Soeur hoạt động xã hội, khuyến khích các bà các cô biết tự tổ chức, phân định các hoàn cảnh và làm việc chung với nhau. Hoạt động của Soeur đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng những kết quả này lại gây khó chịu cho giới giàu có trong làng và họ đã thuê người giết Soeur.
Linh mục Anto cho biết thời gian đầu mọi việc vô cùng khó khăn. Có một ngày, ông tưởng như giờ cuối cùng đã điểm. Một nhóm thanh niên thuộc phong trào chính trị Ấn giáo đến giáo xứ gặp ông và chất vấn ông đủ điều:
- Ông là ai mà dám ở đây? Ông đến đây để làm gì? Ông không phải dân địa phương, như thế có nghĩa ông nhận tiền viện trợ của Anh hoặc của Mỹ để làm những công việc này?
Sau khi giải thích mọi việc đang làm cho họ nghe, Linh mục Anto đã kết thúc:
- Các anh có thể giết tôi, tôi sẵn sàng chết vì Đức Giêsu Kitô!
Tự nhiên họ dịu lại. Một thời gian sau, khi họ thấy giáo xứ thật sự giúp đỡ dân làng, đặc biệt là mở các lớp học bình dân, chính những người từng dọa giết linh mục lại gởi con cái họ đến học trường của giáo xứ!
Theo bản tường trình của cơ quan từ thiện Misereor, chỉ trong một tuần lễ, các cuộc tấn công người Kitô hữu của các nhóm quá khích đã làm cho khoảng 15.000 Kitô hữu phải bỏ lại nhà cửa để chạy thoát thân, 1.500 ngôi nhà bị đốt phá hoàn toàn, 50 nhà thờ bị phá hủy hay chiếm giữ.
Mặc dù gặp sự chống đối mãnh liệt, Giáo Hội tại bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ, đã luôn đón nhận nhiều tân tòng trong 3 thập niên vừa qua, mỗi năm có đến 10 ngàn người. Ngày nay số Kitô hữu đã chiếm đến 40% dân số trong bang. Đức Giám Mục George Palliparampil nói rằng sở dĩ họ tìm đến với Giáo Hội vì ở đây có những người giúp đỡ, bênh vực và yêu thương họ.
Qua vụ án Devyani Khobragade, chúng ta thấy chế độ lao động nô lệ không những chỉ tồn tại ở Ấn Độ mà còn được đẳng cấp thống trị xuất cảng qua Hoa Kỳ!
Ngày 26.12.2013
Sứ Điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 1.1.2014
+ ĐGH Phanxicô
11:56 27/12/2013
Kính thưa quý vị thính giả, như chúng tôi đã đưa tin, ngày 12.12 vừa qua, Đức Thánh Cha đã công bố sứ điệp đầu tiên của ngài về ngày hòa bình thế giới 1.1.2014, với chủ đề “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn tới hòa bình”
Sứ điệp này của Đức Thánh Cha bao gồm 10 số, trong đó Ngài bàn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, mà tâm điểm là tình huynh đệ. Ngài đã dựa vào câu chuyện của ông Cain và Aben trong sách Sáng Thế để nhận định rằng tình huynh đệ là ơn gọi và cũng là khao khát cháy bỏng của mọi con người. Nhưng con người đã vì những ích kỷ của mình mà phản bội lại ơn gọi này khi nỡ ra tay sát hại đồng loại, gây ra biết bao tai ương cho nhau. Ngài cũng trích dẫn một số Thông Điệp của các vị tiền nhiệm để gợi nhắc lại ý nghĩa của chữ “hòa bình”. Để có thể có được bình an, nhất thiết, con người không thể xem nhau như người đối nghịch nhưng như những anh chị em thân cận để quan tâm và chăm sóc. Ngài còn cho biết, con người cũng sẽ không thể có được tình huynh đệ thực sự nếu không quy chiếu đến một tình Phụ tử chung là tình yêu của Thiên Chúa.
Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quý vị toàn văn sứ điệp này của ngài:
1. Trong Sứ Điệp đầu tiên của tôi nhân ngày Hòa Bình Thế Giới, tôi xin gửi đến từng người, các cá nhân và mọi dân tộc, lời cầu chúc mong cho mọi người có được một cuộc sống đầy tràn niềm vui và an bình. Ngay nơi tâm điểm của từng người nam nữ đều có một khao khát sống một cuộc sống tròn đầy, trong đó bao hàm một khát vọng không thể kiềm chế về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến mối hiệp thông với người khác và cho phép chúng ta nhìn đến họ không phải như những kẻ thù hay đối nghịch, như là những người anh chị em được đón nhận và được ôm ấp.
Tình huynh đệ là một chiều kích căn cốt của con người vì chúng ta là những hữu thể có tương quan. Một ý thức sống động về tương quan này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận và đối xử với người khác như là anh chị em thực sự của mình; không có tình huynh đệ, chúng ta không thể xây dựng một xã hội công bằng và một nền hòa bình kéo dài và bền vững. Chúng ta nên nhớ rằng tình huynh đệ được học cách chung trước hết nơi gia đình, mà trên hết nhờ vào vai trò trách nhiệm và bổ túc của từng thành viên, cách riêng là của các bậc cha mẹ. Gia đình là nguồn mạch của tất cả các tình huynh đệ, và như thế nó là nền tảng và là con đường chính yếu dẫn tới hòa bình, vì ơn gọi của gia đình là lan tỏa tình yêu của nó ra thế giới chung quanh.
Số lượng các mối liên hệ đan xen và truyền thông không ngừng gia tăng trên thế giới ngày nay làm cho chúng ta ý thức cách mạnh mẽ về sự hiệp nhất và vận mệnh chung của các quốc gia trên trái đất. Trong những năng động của lịch sử cũng như trong sự đa dạng của các nhóm thiểu số, các xã hội và các nền văn hóa, chúng ta thấy được hạt mầm của lời mời gọi làm nên một cộng đồng gồm những anh chị em, những người đón nhận và chăm sóc cho nhau. Nhưng tiếng gọi này vẫn còn thường xuyên bị chối từ và làm ngơ trong một thế giới bị đánh dấu bởi một “sự lạnh nhạt mang tính toàn cầu”, vốn làm cho chúng ta khó cảm nhận được những nỗi đau khổ của người khác và chỉ đóng khung trong chính mình.
Tại nhiều vùng miền trên thế giới, dường như vẫn còn vô số những sự xúc phạm nặng nề chống lại các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền được sống và quyền tự do tôn giáo. Hiện tượng đáng buồn nhất là chuyện buôn người, trong đó cuộc sống và nỗi tuyệt vọng của người khác bị đem đi kiếm lời một cách không thương tiếc, là một ví dụ mạnh tiếng nhất về việc này. Những cuộc xung đột võ trang kéo dài bớt minh nhiên hơn nhưng không hề bớt đi sự tàn độc trong các lãnh vực kinh tế và tài chính bằng những phương tiện có thể gây ra sự hủy hoại cho sự sống, gia đình và việc kinh doanh.
Việc toàn cầu hóa, như Đức Biển Đức 16 đã nói, làm cho chúng ta gần nhau hơn, nhưng thực tế nó đã không giúp chúng ta trở thành anh chị em của nhau. Bên cạnh đó, những tình cảnh bất bình đẳng, nghèo đói, bất công là những dấu chỉ, không chỉ phản ánh việc không có một tình huynh đệ sâu sắc, nhưng còn nói lên sự thiếu vắng của một nền văn hóa liên đới. Các ý thức hệ mới, được đặc tính hóa bởi chủ nghĩa cá nhân lan tràn, chủ nghĩa quy kỷ và chủ nghĩa tiêu thụ của cải vật chất đã làm suy yếu đi các mối dây xã hội, cổ xúy cho tư tưởng “loại trừ” vốn dẫn đến việc khinh thường và bỏ mặc những người yếu thế nhất và những ai bị xem là “vô dụng”. Cứ theo lối ấy, việc con người đồng hiện hữu với nhau càng dẫn đến chuyện chỉ đơn thuần là do ut des [có qua có lại], đầy tính thực dụng và ích kỷ.
Đồng thời, dường như rất rõ là các hệ thống đạo đức đương đại không có khả năng sinh ra những mối dây huynh đệ chân thực vì tình huynh đệ mà không quy chiếu đến một vị Cha chung như là nền tảng tối hậu của nó thì không thể kéo dài lâu được. Một tình huynh đệ thực sự giữa con người giả định và đòi hỏi có một tình Phụ Tử siêu việt. Dựa trên việc nhận biết tình phụ tử này, tình huynh đệ của con người mới được củng cố: mỗi người trở nên một “người thân cận” chăm sóc cho người khác.
“Em ngươi đâu? (St 4:9)
2. Để hiểu được đầy đủ hơn ơn gọi huynh đệ giữa con người với nhau, để có thể nhận ra rõ ràng hơn những ngăn trở còn đó trong việc thực thi và xác định những cách thế để vượt qua chúng, điều quan trọng hàng đầu là phải để kế hoạch của Thiên Chúa hướng dẫn mình, vốn được trình bày cách hiển nhiên trong Kinh Thánh.
Theo trình thuật sách sáng thế, tất cả các dân tộc đều xuất phát từ tổ tiên chung là Adam và Eva, cặp đôi được Thiên Chúa dựng nên giống Người và theo hình ảnh của Người (x. St 1:26), cũng là người đã sinh ra Cain và Abel. Nơi câu chuyện của gia đình đầu tiên này, chúng ta thấy những nguồn gốc của xã hội và sự tiến hóa của các tương quan giữa các cá nhân và dân tộc.
Abel là người chăn súc vật, Cain là nông dân. Căn tính sâu sắc và ơn gọi của họ là anh em với nhau, dù có những sự khác biệt trong hành vi và văn hóa của họ, trong cách thức họ có mối tương quan với Thiên Chúa và với các thụ tạo. Việc Cain giết Abel đã là một bằng chứng đau buồn cho việc Cain loại bỏ cách triệt để ơn gọi là anh em giữa họ. Câu chuyện của họ (x. St 4:1-16) mang đến những nhiệm vụ khó khăn mà tất cả mọi người nam nữ được mời gọi sống như người một nhà, mỗi người chăm lo cho nhau. Cain, kẻ đã không chấp nhận được sự ưu ái của Thiên Chúa dành cho Abel khi ông này dâng lên Chúa con vật tốt nhất trong đàn – “Đức Chúa đoái nhìn đến Aben và lễ vật của ông, nhưng Cain và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn” (St 4:4-5), đã giết Abel vì ganh tị. Theo đó, ông cũng không chịu xem Abel là anh em mình, từ chối có tương quan tích cực với ông, và từ chối sống trước mặt Chúa, chối bỏ trách nhiệm quan tâm và bảo vệ người khác. Khi hỏi ông “em ngươi đâu?”, Thiên Chúa muốn ông phải suy nghĩ về những gì ông đã làm. Ông trả lời: “Con không biết. Con có phải là người canh giữ em con đâu?” (St 4:9). Rồi, sách Sáng Thế kể lại cho chúng ta: “Ông Cain đi xa khuất mặt Đức Chúa” (St 4:16)
Chúng ta cần phải tự vấn chính mình đâu là những nguyên do chính dẫn Cain tới việc không đếm xỉa tới mối dây huynh đệ và đồng thời, là mối dây hiệp thông vốn nối kết ông với người anh em Abel. Chính Thiên Chúa đã kết án và quở trách sự thông đồng của Cain với sự dữ: “Tội lỗi đang nằm phục ở cửa” (St 4:7). Nhưng Cain từ chối chống lại sự dữ, thay vào đó, ông vẫn quyết định đưa tay lên “chống lại em mình là Abel” (St 4:8), ông khinh thường kế hoạch của Thiên Chúa. Như thế, ông đã phá hỏng ơn gọi nguyên thủy là con cái Thiên Chúa và sống với nhau trong tình anh em.
Câu chuyện của Cain và Abel dạy chúng ta rằng chúng ta có một ơn gọi cố hữu trở thành anh chị em của nhau, nhưng chúng ta cũng có khả năng phản bội lại ơn gọi ấy. Điều này được phản ánh trong những hành vi ích kỷ hàng ngày của chúng ta, vốn nằm ngay nơi tâm điểm của các cuộc chiến tranh và những bất công: nhiều người đã chết dưới bàn tay của anh chị em mình, những người đã không nhìn nhận họ như là những hữu thể được dựng nên cho một mối dây hỗ tương, cho sự hiệp thông và trao ban chính mình.
“Còn tất cả anh em đều là anh em của nhau” (Mt 23:8)
3. Câu hỏi tự nhiên bộc lên: liệu mọi người trên thế giới này có bao giờ đáp lại cách trọn vẹn khao khát một tình huynh đệ mà Thiên Chúa đã đặt trong họ chưa? Họ đã nỗ lực bằng sức của mình để vượt qua những lạnh nhạt, chủ nghĩa ích kỷ và căm ghét, và để đón nhận những khác biệt chính đáng làm nên cá tính của anh chị em mình chưa?
Diễn giải lại những lời nói của Đức Giêsu, chúng ta có thể tóm tắt lại câu trả lời mà Người đã đưa ra: “Vì anh em chỉ có một Cha trên trời, là Thiên Chúa, nên tất cả các con là anh chị em của nhau” (x. Mt 23:8-9). Căn bản của tình huynh đệ được tìm thấy nơi tình phụ tử của Thiên Chúa. Chúng ta không nói về một tình phụ tử theo giống loài, xa xăm và chẳng có tác dụng gì về mặt lịch sử nhưng đúng hơn là một tình yêu cá vị cụ thể đặc biệt và ngoại thường của Thiên Chúa dành cho mỗi người nam và nữ (x. Mt 6:25-30). Thế nên, đó là một tình phụ tử làm phát sinh ra tình huynh đệ, vì tình yêu của Thiên Chúa, khi được đón nhận, sẽ trở thành phương tiện có sức mạnh mẽ nhất làm biển đối sự hiện hữu và tương quan với người khác, giúp con người mở ra với sự liên đới và sự sẻ chia tích cực.
Cách đặc biệt, tình huynh đệ giữa con người với nhau được tái tạo lại trong và nơi Đức Giêsu Kitô qua cái chết và sự phục sinh của Người. Thánh giá là “quy điểm” tuyệt đối của nền tảng tình huynh đệ mà con người không thể tự mình làm phát sinh ra. Đức Giêsu Kitô, Đấng đã mặc lấy xác phàm để cứu độ con người, yêu mến Chúa Cha đến nỗi chết trên cây thập giá (x. Pl 2:8), đã qua cái chết của Người mà làm cho chúng ta trở thành một nhân loại mới, trong sự hiệp thông trọn trẹn với thánh ý Thiên Chúa, với kế hoạch của Người, vốn bao hàm một sự hiện thực trọn vẹn ơn gọi của chúng ta là anh chị em với nhau.
Ngay từ đầu, Đức Giêsu đã mang lấy kế hoạch của Cha, chân nhận tính ưu tiên của nó trên mọi thứ khác. Nhưng Đức Kitô, qua việc hiến mình cho đến chết vì tình yêu dành cho Cha, đã trở nên một nguyên lý mới và dứt khoát dành cho tất cả chúng ta; chúng ta được mời gọi để nhìn nhận nhau như là anh chị em trong Người, vì chúng ta đều là con cái của cùng một Cha. Chính Người là giao ước mới; nơi con người của Người, chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa và với anh chị em mình. Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá cũng mang đến cái kết cho sự chia rẽ giữa các dân tộc, giữa dân của Giao Ước và dân ngoại, những người bị tước mất niềm hy vọng vì cho đến giây phút ấy, họ bị xem không phải là một phần của Lời Hứa. Như chúng ta đọc thấy trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, Đức Giêsu Kitô là Đấng đã giao hòa tất cả mọi người trong Người. Người là sự bình an, vì Người đã làm cho hai dân tộc thành một, phá vỡ đi bức tường ngăn cách chia rẽ họ, chính là sự thù nghịch giữa họ. Người đã sáng tạo nơi Người một dân duy nhất, một con người mới duy nhất, một nhân loại mới duy nhất (x. Ep 2:14-16).
Những ai đón nhận cuộc đời của Đức Kitô và sống trong Người thì cũng nhìn nhận Thiên Chúa là Cha và trao dâng chính mình hoàn toàn cho Người, yêu Người trên hết mọi sự. Người nào đã được hòa giải thì nhìn thấy nơi Thiên Chúa hình ảnh vị Cha chung của tất cả và kết quả là, người ấy được thúc đẩy đến việc sống một cuộc sống huynh đệ mở ra với tất cả. Trong Đức Kitô, người khác được đón nhận và được yêu thương như một người con của Thiên Chúa, như anh chị em, chứ không phải như một người lạ, càng không phải như người đối nghịch hay thậm chí là kẻ thù. Trong gia đình của Thiên Chúa, nơi tất cả đều là con cái của cùng một Cha, và vì họ được đính vào Đức Kitô, những người con trong Người Con, không hề có “những cuộc sống bị bỏ đi”. Tất cả mọi người cùng vui hưởng một phẩm giá ngang bằng và bất khả xâm phạm. Tất cả mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương. Tất cả mọi người đều được cứu chuộc bởi Bửu Huyết của Đức Kitô, Đấng đã chết trên cây Thập Giá và phục sinh cho tất cả. Đó là lý do giải thích vì sao không ai có thể dửng dưng trước số phận của anh chị em mình.
Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn tới hòa bình
4. Như những gì vừa được nói, thật dễ dàng để nhận ra rằng tình huynh đệ là nền tảng và là con đường dẫn tới hòa bình. Những thông điệp xã hội mà các Vị Tiền Nhiệm của tôi đã viết có thể rất hữu ích trong vấn đề này. Lấy từ các định nghĩa thế nào là hòa bình trong các Thông điệp Populorum Progressio của Đức Phaolô VI và Sollicitudo Rei Socialis của Đức Gioan Phaolô II thiết nghĩ cũng đã đủ rồi. Trong Thông Điệp thứ nhất, chúng ta thấy rằng sự phát triển trọn vẹn của các dân tộc là cái tên mới của chữ hòa bình. Trong Thông Điệp thứ hai, chúng ta kết luận rằng hòa bình là một opus solidaritatis [hoa trái của tình liên đới].
Đức Phaolô VI đã nói rằng không chỉ các cá nhân nhưng là các quốc gia cũng phải gặp gỡ nhau trong tinh thần huynh đệ. Ngài nói: “Trong tình bằng hữu và sự hiểu biết hỗ tương này, trong mối hiệp thông thánh này, chúng ta cũng phải … làm việc cùng nhau để xây dựng một tương lai chung của toàn nhân loại”. Một mặt, nhiệm vụ này thuộc về những người có ưu thế nhất. Những nghĩa vụ của họ được bám rễ trong tình huynh đệ vừa mang tính siêu nhiên và vừa mang tính con người, và được diễn tả theo ba cách: nghĩa vụ liên đới vốn đòi hỏi những quốc gia giàu hơn trợ giúp cho những quốc gia kém phát triển hơn; nghĩa vụ công bằng xã hội vốn đòi hỏi việc tái cấu lại các tương quan giữa các dân tộc mạnh hơn và yếu hơn để nhắm tới sự công bằng lớn hơn; và nghĩa vụ bác ái phổ quát vốn đòi hỏi sự xây dựng một thế giới nhân văn hơn cho tất cả, một thế giới mà trong đó mỗi nước đều có cái gì đó để cho đi và nhận lãnh, mà không có chuyện nước này gây cản trở cho sự phát triển của người khác.
Nếu chúng ta xem hòa bình như là opus solidaritatis, chúng ta không thể không thừa nhận rằng tình huynh đệ là nền tảng cốt yếu của nó. Hòa bình như Đức Gioan Phaolô II đã nói, là một điều tốt lành không thể chia cắt. Hoặc là nó tốt cho tất cả hoặc là chẳng tốt cho ai. Nó có thể thực sự được đạt tới và vui hưởng, như là điều cao cả nhất của cuộc sống và là một sự phát triển nhân văn hơn và có thể đạt được, chỉ khi tất cả mọi người đều được sự liên đới hướng dẫn như “một quyết định chắc chắn và bền bỉ trong việc dấn thân của mỗi người dành cho công ích”. Điều đó không có nghĩa là được hướng dẫn bởi một “khát vọng lợi ích” hay một “khát khao quyền lực”. Điều cần thiết là sẵn sàng “quên mình” vì lợi ích của người khác hơn là khai thác họ, và “phục vụ họ” thay vì áp bức họ vì lợi ích của riêng chúng ta. […]“Cái khác này – dù là một con người, dân tộc hay quốc gia – không được xem như chỉ một thứ công cụ nào đó, có khả năng làm việc và sức mạnh thể lý để bị khai thác với bất cứ giá nào, và rồi vứt bỏ đi khi không còn hữu ích nữa, nhưng phải được nhìn nhận là “người thân cận” của tôi, một “sự trợ giúp” của tôi.”
Tình liên đới Kitô giáo giả định rằng người thân cận của chúng ta được yêu mến không chỉ như “một con người với những quyền lợi riêng của họ và một sự ngang bằng nền tảng với người khác, nhưng như là một hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được bửu huyết của Đức Giêsu Kitô cứu chuộc và được đặt dưới tác động miên viễn của Thánh Thần”, như người anh chị em. Như Đức Gioan Phaolô II đã lưu ý: “Ở điểm này, một ý thức về tình phụ tử chung của Thiên Chúa, tình huynh đệ của tất cả trong Đức Kitô – ‘con trong Người Con’ – và sự hiện diện và hành vi trao ban sự sống của Thánh Thần, sẽ mang đến cho thế giới quan của chúng ta một tiêu chí mới để giải thích nó”, để thay đổi nó.
Tình huynh đệ, một điều kiện tiên quyết trong cuộc chiến chống lại nghèo đói.
5. Trong Thông Điệp Caritas in Veritate, Vị Tiền Nhiệm của tôi đã nhắc nhở thế giới việc thiếu đi tình huynh đệ giữa các dân tộc và giữa con người với nhau là một nguyên nhân quan trọng cho cái nghèo như thế nào. Trong nhiều xã hội, chúng ta đang trải nghiệm một cái nghèo tương quan sâu sắc như kết quả của việc thiếu đi những mối tương quan cộng đồng và gia đình bền chặt. Chúng ta bận tâm nhiều về sự gia tăng của những kiểu khốn khổ khác nhau, việc loại trừ ra bên lề xã hội, của việc cô lập và các hình thức lệ thuộc bệnh hoạn khác. Kiểu nghèo này chỉ có thể được vượt qua nhờ việc tái khám phá và đánh giá các mối tương quan huynh đệ nơi tâm điểm của các gia đình và cộng đồng, qua việc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn và những thành công vốn là một phần của cuộc sống con người.
Hơn nữa, nếu một mặt chúng ta đang thấy sự suy giảm trong cái nghèo tuyệt đối, thì đằng khác chúng ta không thể không thừa nhận rằng có một sự gia tăng nghiêm trọng trong cái nghèo tương đối, đó là những trường hợp bất bình đẳng giữa các dân tộc và nhóm người sống với nhau trên những vùng lãnh thổ nào đó hay trong một bối cảnh văn hóa-lịch sử xác định nào đó. Theo nghĩa này, thật cần thiết biết bao khi có những chính sách hiệu quả để thăng tiến nguyên tắc huynh đệ, đảm bảo cho con người – vốn bình đẳng về nhân phẩm và các quyền cơ bản – có được “nguồn vốn”, các dịch vụ, nguồn giáo dục, chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật để mỗi người có thể có được cơ hội diễn tả và nhận ra dự phóng cuộc đời của họ và phát triển trọn vẹn như một con người.
Người ta cũng thấy nhu cầu cần có những chính sách giúp làm nhẹ bớt sự bất quân bình thái quá giữa các nguồn thu. Chúng ta không được quên rằng giáo huấn của Giáo Hội trên cái gọi là thế chấp xã hội, cho rằng “là hợp pháp, như Thánh Tôma Aquinô nói và thật sự cần thiết khi con người có quyền sở hữu tài sản”, trong mức độ liên quan đến việc sử dụng, “họ sở hữu chúng không chỉ như của riêng nhưng còn như của chung, theo nghĩa là không chỉ riêng mình họ nhưng cả người khác cũng được hưởng lợi từ tài sản”.
Cuối cùng, cũng có một hình thức khác giúp thăng tiến tình huynh đệ - và vì thế loại trừ nghèo đói – vốn phải nằm ở nền tảng của tất cả những hình thức khác. Đó là việc bức mình ra của những ai chọn sống một lối sống chín chắn và căn bản, những người nỗ lực trải nghiệm mối hiệp thông huynh đệ với những người khác bằng việc chia sẻ của cải của mình. Đây là yếu tố nền tảng của việc bước theo Đức Giêsu Kitô và trở thành một Kitô hữu thực thụ. Đó không chỉ là trường hợp của những người sống đời thánh hiến tuyên khấn khó nghèo, nhưng còn là của nhiều gia đình và các công dân có trách nhiệm, những người đã xác quyết tin nhận rằng chính mối tương quan huynh đệ của họ với những người chung quanh mới làm nên điều tốt đẹp quý giá nhất của họ.
Tái khám phá tình huynh đệ trong môi trường kinh tế
6. Những cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và tài chính hiện nay – vốn bắt nguồn từ việc con người càng ngày càng xa Thiên Chúa và xa nhau, thể hiện một phần trong việc theo đuổi tham vọng của cải vật chất, mặt khác là việc làm kiệt quệ các tương quan cộng đồng và tương quan liên vị - đã đẩy con người đến chỗ tìm kiếm thỏa mãn, hạnh phúc và an toàn trong việc tiêu thụ và thu nhập cao hơn so với nguyên lý của nền kinh tế lành mạnh. Vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã gợi nhắc đến “một mối nguy có thể nhận thấy thực sự là trong khi sự thống trị của con người trên thế giới vật chất đang đạt được những thuận lợi đáng kể, thì con người cũng đánh mất đi những kết nối cần thiết trong việc thống trị và trong nhiều cách thế khác nhau, con người để nhân tính của mình bị lệ thuộc vào thế giới và chính mình trở nên lệ thuộc vào những lươn lẹo theo nhiều cách – thậm chí những lươn lẹo này thường không được nghiệm thấy cách trực tiếp – thông qua toàn bộ cơ cấu đời sống cộng đồng, qua hệ thống sản xuất và qua áp lực từ các phương tiện truyền thông xã hội.”
Một chuỗi nối tiếp nhau các khủng hoảng kinh tế có thể mang đến các cơ hội tái suy nghĩ về những kiểu mẫu phát triển kinh tế của chúng ta và một sự thay đổi trong các nếp sống. Những khủng hoảng ngày nay, thậm chí là với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người, cũng có thể cung cấp cho chúng ta một cơ hội tốt để tái khám phá lại các nhân đức khôn ngoan, can đảm, công bằng, tiết độ. Những nhân đức này có thể giúp chúng ta vượt qua những giây phút khó khăn và phục hồi lại những mối dây huynh đệ nối kết chúng ta lại với nhau, với một sự tin tưởng sâu thẳm rằng nhân loại cần và có thể đạt được cái gì đấy lớn hơn là tối đa hóa lợi ích cá nhân mình. Trên hết, những nhân đức này rất cần thiết để xây dựng và bảo tồn một xã hội phù hợp với phẩm giá con người.
Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh
7. Trong năm qua, rất nhiều anh chị em của chúng ta đang phải tiếp tục chịu đựng những kinh nghiệm hủy hoại của chiến tranh, vốn đã tạo ra những vết thương nặng nề và sâu thẳm gây tổn hại đến tình huynh đệ.
Rất nhiều trong số đó là những cuộc xung đột diễn ra ngay giữa những lạnh lùng nói chung. Đối với những ai sống trong những vùng đất, nơi xảy ra những vụ khủng bố và phá hủy với những loại vũ khí, tôi bảm bảo rằng cá nhân tôi và toàn Giáo Hội luôn ở gần bên các bạn, vì sứ mạng của Giáo Hội là mang tình yêu của Đức Kitô đến cho những nạn nhân không có sức kháng cự của những cuộc chiến tranh qua lời cầu nguyện xin ơn bình an, và việc phục vụ dành cho những ai bị thương, người đói, người tị nạn, người bị trục xuất và tất cả những ai đang sống trong sợ hãi. Giáo Hội cũng lên tiếng xin các nhà lãnh đạo hãy nghe tiếng khóc than đau đớn của những nỗi khốn khổ và mau kết thúc mọi hình thức căm hờn, lạm dụng và xâm phạm các quyền căn bản của con người.
Vì lý do này, tôi mạnh mẽ thỉnh cầu những ai đang gieo rắc bạo lực và cái chết bằng sức mạnh vũ trang: đừng nhìn thấy nơi con người ngày nay chỉ như một kẻ thù cần phải gây chiến, nhưng hãy nhìn nhận họ như những anh chị em của mình và hãy rút tay lại! Hãy từ bỏ các hình thức vũ khí và đi ra gặp gỡ người khác trong đối thoại, tha thứ và hòa giải, để có thể tái dựng xây hòa bình, niềm tin và hy vọng chung quanh các bạn! “Từ quan điểm này, rõ ràng là, đối với mọi dân tộc trên thế giới, những cuộc xung đột vũ trang luôn luôn là một sự phủ nhận có cân nhắc sự hòa hợp quốc tế, và tạo ra những chia rẽ sâu sắc và những vết thương sâu thẳm mà phải nhiều năm sau mới chữa lành được. Chiến tranh là một sự chối từ cụ thể công cuộc theo đuổi những mục tiêu xã hội và kinh tế to lớn mà cộng đồng quốc tế đã tự mình thiết định”.
Tuy nhiên, trong khi một lượng lớn các võ khí đang lưu hành ở hiện tại, thì người ta có thể viện nhiều cớ mới để phát động những cuộc chiến tranh. Vì thế, tôi xin mượn lời thỉnh nguyện của các vị tiền nhiệm của tôi, mong các bạn hãy hạn chế các loại võ khí tiêu diệt hàng hoạt và giải giáp các bên tham chiến, bắt đầu với việc giải giáp các loại vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên nhìn nhận rằng các thỏa thuận quốc tế và luật quốc gia – dù đã đủ và rất lý tưởng – tự bản thân chưa đủ để bảo vệ nhân loại khỏi nguy cơ xung đột võ khí. Một sự hoán cải của con tim là rất cần thiết vốn cho phép mỗi người nhận ra nơi người khác một người anh chị em của mình để chăm sóc và cùng làm việc với nhau để xây dựng một cuộc sống tròn đầy hơn cho tất cả mọi người. Đây chính là tinh thần đã giúp soi sáng cho nhiều sáng kiến trong xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo, để thăng tiến hòa bình. Tôi tỏ bày niềm hy vọng của mình rằng những dấn thân hằng ngày của tất cả mọi người sẽ tiếp tục sinh hoa kết trái và sẽ có một sự ứng dụng hiệu quả trong luật pháp quốc tế về quyền được hưởng hòa bình như một quyền cơ bản của con người và là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho các quyền khác.
Tham nhũng và tội phạm có tổ chức đe dọa tình huynh đệ
8. Biên cương của tình huynh đệ cũng phải kể tới nhu cầu đạt đến sự tròn đầy của mỗi người. Những tham vọng chính đáng của con người, đặc biệt là của những người trẻ, không được bị ngăn trở hay phản đối, và cũng không được để hy vọng hiện thực hóa chúng của con người bị đánh mất đi. Tuy nhiên, tham vọng không được lầm lẫn với lạm dụng quyền lực. Trái lại, con người phải cạnh tranh với nhau trong một sự tôn trọng lẫn nhau (x. Rm 12:10). Khi gặp những bất đồng, vốn là điều không thể tránh được trong cuộc sống, chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta là anh chị em của nhau và vì thế, chúng ta phải dạy bảo nhau không được xem người thân cận như kẻ thù hay như một kẻ đối nghịch cần phải bị loại trừ.
Tình huynh đệ tạo ra hòa bình xã hội vì nó kiến tạo một sự quân bình giữa tự do và công lý, giữa trách nhiệm cá nhân và sự liên đới, giữa thiện ích của các cá nhân và thiện ích chung. Và vì thế, một cộng đồng chính trị phải hành xử sao cho minh bạch và trách nhiệm vì tất cả những điều này. Các công dân phải cảm thấy chính mình được các thẩm quyền công đại diện trong sự tôn trọng tự do của họ. Tuy nhiên, thường thì các lợi ích phe phái cứ làm chia rẽ các công dân với các cơ chế, làm méo mó tương quan này, gây ra một bầu khí xung đột kéo dài.
Một tinh thần huynh đệ chân thực sẽ vượt qua được những ích kỷ cá nhân vốn là cái xung khắc với khả năng sống trong tự do và hòa hợp với nhau của con người. Về mặt xã hội, dù được thể hiện dưới những hình thức tham nhũng, hay rộng rãi hơn ngày nay trong việc hình thành những tổ chức tội phạm, kiểu ích kỷ ấy đã phát triển từ những nhóm nhỏ đến các nhóm có tổ chức ở phạm vi toàn cầu. Những nhóm này đã làm lũng đoạn nền pháp lý và công bình, tấn công vào ngay tâm điểm của phẩm giá con người. Những tổ chức này chống lại Thiên Chúa cách nặng nề, chúng gây tổn thương cho người khác và làm hại đến công trình tạo dựng, càng nguy hại hơn khi nó mang sắc thái tôn giáo.
Tôi cũng nghĩ đến những thảm kịch đau lòng của việc nghiện ngập, trục lợi với một sự xem thường luật luân lý và pháp luật nhà nước. Tôi nghĩ đến việc tàn phá các tài nguyên thiên nhiên và vấn đề ô nhiễm đang diễn ra và việc bóc lột sức lao động. Tôi cũng nghĩ đến việc buôn bán tiền tệ bất hợp pháp và đầu cơ tài chánh, vốn gây ra những hậu quả không tốt và tai hại cho toàn bộ các hệ thống xã hội và kinh tế, đẩy hàng triệu người đến chỗ nghèo túng. Tôi nghĩ đến chuyện mại dâm, một nghề làm giàu từ các nạn nhân vô tội, đặc biệt là người trẻ, cướp đi tương lai của họ. Tôi nghĩ đến những kinh tởm của việc buôn người, tội phạm và lạm dụng chống lại những người yếu thế, tình trạng nô lệ vẫn còn đang tồn tại ở một số vùng trên thế giới; tình trạng thường xuyên bị bỏ quên của những người tị nạn, vốn là nạn nhân của những thao túng phi pháp đáng hỗ thẹn. Như Đức Gioan XXIII có viết: “Một xã hội đặt nền trên các tương quan quyền lực thì chẳng có gì gọi là nhân văn. Thay vì tìm cách giúp con người lớn lên và hoàn thiện, xã hội ấy chỉ cổ võ những áp bức và giới hạn tự do của con người”. Tuy nhiên, con người có thể thay đổi; họ không bao giờ được thất vọng trong việc có thể thay đổi cuộc sống của mình. Tôi mong ước đây là một thông điệp hy vọng và tin tưởng cho tất cả mọi người, kể cả những ai đã thực hiện những tội ác nặng nề, vì Thiên Chúa không muốn tội nhân phải chết nhưng muốn người ấy hoán cải và được sống (x. Ez 18:23)
Trong bối cảnh rộng lớn các mối tương quan xã hội con người, khi chúng ta nhìn thấy tội ác và hình phạt, chúng ta không thể không nghĩ đến những điều kiện phi nhân trong nhiều nhà tù, nơi mà những ai bị giam cầm thường bị giáng xuống tình trạng thấp hơn con người với một sự vi phạm nhân phẩm và ý muốn và khát khao phục hồi của họ bị làm hao mòn. Giáo Hội hoạt động rất nhiều trong những môi trường này, phần lớn là trong thinh lặng. Tôi ủng hộ và khuyến khích mỗi người hãy làm hơn nữa, với một niềm hy vọng rằng những nỗ lực được thực thi trong lĩnh vực này của rất nhiều các thiện nam tín nữ ngày càng được nâng đỡ, cách công bằng và chân thành, bởi các thẩm quyền dân sự.
Tình huynh đệ giúp bảo tồn và nuôi dưỡng thiên nhiên
9. Gia đình nhân loại đã nhận được từ Tạo Hóa một món quà chung: thiên nhiên. Cái nhìn Kitô hữu về tạo dựng bao hàm một cái nhìn tích cực về tính hợp pháp của những can thiệp vào thiên nhiên khi những can thiệp ấy nhằm hưởng lợi từ chúng và được thực thi một cách có trách nhiệm, nghĩa là, qua việc thừa nhận những “quy luật văn phạm” được ghi khắc trong thiên nhiên và sử dụng cách khôn ngoan các nguồn tài nguyên nhằm ích chung, tôn trọng nét đẹp, cùng đích tính và hữu dụng tính của mỗi sinh vật và vị trí của chúng trong hệ sinh thái. Tắt một lời, thiên nhiên nằm trong sự định đoạt của chúng ta và chúng ta được mời gọi để quản lý chúng một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, chúng ta thường bị những tham vọng và sự ngạo mạn của việc chiếm hữu, sở hữu, lươn lẹo và khai thác lôi kéo; chúng ta không bảo tồn thiên nhiên; cũng không coi trọng nó hay xem nó như một món quà quý báu mà chúng ta phải chăm sóc và sử dụng để phục vụ anh chị em mình, kể cả các thế hệ tương lai.
Cách đặt biệt, lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất hàng đầu với thiên hướng chủ yếu là cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên để nuôi sống con người. Thế nên, tình trạng nghèo nói liên tục trên thế giới thúc đẩy tôi đến việc chia sẻ với các bạn câu hỏi này: Chúng ta đang sử dụng các tài nguyên của trái đất như thế nào? Các xã hội đương đại cũng nên suy nghĩ về thứ bậc những ưu tiên mà việc sản xuất hướng đến. Đích thực là nghĩa vụ cấp bách khi ta sử dụng các nguồn tài nguyên của trái đất sao cho mọi người đều được thoát khỏi cái nghèo. Những sáng kiến và các giải pháp có thể nghĩ ra thì rất nhiều, nhưng lại không giới hạn vào việc tăng gia sản xuất. Ai cũng biết việc sản xuất hiện tại là đủ, nhưng lại có hàng triệu người tiếp tục chịu đau khổ và chết đói, và đây là một đáng ô nhục thực sự. Thế nên, chúng ta cần tìm ra cách thức giúp nhiều người có thể thụ hưởng được những lợi ích từ những hoa quả của trái đất, không chỉ là tránh khoảng cách càng ngày càng lớn giữa những người có nhiều và những người phải cố gắng hài lòng với những mảnh vụn, nhưng trên hết vì đó là vấn đề của công bình, bình đẳng và tôn trọng mỗi người. Theo đó, tôi xin gợi nhắc mọi người về mục tiêu phổ quát cần thiết về tài sản vốn là một trong những nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Tôn trọng nguyên tắc này là điều kiện thiết yếu để dễ dàng mang đến cho người khác một cách hiệu quả và công bằng những sản phẩm thiếu yếu và quan trọng mà mỗi người đều cần và có quyền thụ hưởng.
Kết luận
10. Tình huynh đệ cần được khám phá, được yêu mến, được trải nghiệm, được loan báo và làm chứng. Nhưng chỉ có tình yêu, được trao ban như một tặng phẩm từ Thiên Chúa, mới có thể giúp chúng ta đón nhận và trải nghiệm tình huynh đệ cách tròn đầy.
Chủ nghĩa hiện thực cần thiết của các nền chính trị và kinh tế không thể bị giản lược thành một kiểu cơ cấu kỹ thuật, mất đi các lý tưởng và bỏ qua chiều kích siêu việt của con người. Khi con người không mở ra với Thiên Chúa, thì từng hành vi của con người cũng sẽ bị kiệt quệ và nhân vị sẽ bị giản lược thành đối tượng để có thể bị khai thác. Chỉ khi chính trị và kinh tế mở ra để đi vào trong không gian rộng mở được đảm bảo bởi Đấng yêu mến từng người một thì chúng mới có thể đạt được một cấu trúc trật tự đặt nền tảng trên một tinh thần bác ái huynh đệ chân thực và trở nên khí cụ hữu hiệu cho sự phát triển và hòa bình trọn vẹn của con người.
Những người Kitô hữu chúng ta tin rằng trong Giáo Hội, chúng ta là những chi thể của cùng một thân thể duy nhất, tất cả chúng ta cần đến nhau, vì mỗi người chúng ta được trao ban cho một đặc ân tùy theo thước đo ân sủng của Đức Kitô và vì công ích (x. Ep 4:7,25; 1 Cor 12:7). Đức Kitô đã đến trong thế giới này để mang đến cho chúng ta ơn sủng từ trời, nghĩa là, khả năng thông dự vào sự sống của Người. Điều này đòi buộc chúng ta phải đan quyện một khung các tương quan huynh đệ, đánh dấu bằng sự hỗ tương, sự tha thứ và hoàn toàn hiến thân mình, theo như chiều rộng và chiều sâu của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người trong Đấng đã nhờ cái chết và sự phục sinh lôi kéo chúng ta đến với Người: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em. Người ta sẽ biết anh em là môn đệ Thầy nếu anh em yêu thương nhau” (Ga 13:34-35). Đây chính là tin vui đòi hỏi từng người chúng ta thực hiện một bước tiến nữa, thực hành liên lỉ sự cảm thông, lắng nghe những nỗi đau khổ và hy vọng của nười khác, thậm chí là những ai ở xa chúng ta nhất và bước đi trên con đường tình yêu ấy, một tình yêu sẽ giúp ta biết phải trao ban thế nào và dùng chính mình cách tự do vì lợi ích của anh chị em mình.
Đức Kitô đã ôm trọn lấy toàn thể nhân loại và không muốn ai bị lạc mất. “Vì Thiên Chúa đã sai Con của mình đế thế gian, không phải để kết án thế gian, nhưng là để thế gian được cứu độ nhờ Người (Ga 3:17). Người đã làm điều đó mà không cưỡng bức hay ép buộc ai mở cho Người cánh cửa của con tim và tâm trí. “Người lớn nhất trong các con phải trở thành người nhỏ nhất và người đứng đầu phải là người phục vụ” – Đức Giêsu Kitô nói – “Ta ở giữa các con như người phục vụ” (Lc 22:26-27). Vì thế, mỗi hành vi được trở nên cao quý nhờ thái độ phục vụ những người khác, đặc biệt là những người ở xa và ít được biết đến. Phục vụ là linh hồn của tình huynh đệ xây dựng hòa bình.
Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Đức Giêsu, giúp chúng ta hiểu và sống mọi ngàytình huynh đệ vốn bắt nguồn từ thánh tâm con Mẹ, để chúng ta có thể mang bình an đến cho mọi người trên trái đất yêu dấu này của chúng ta.
Từ Vatican, 8.12.2013
(chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ)
Sứ điệp này của Đức Thánh Cha bao gồm 10 số, trong đó Ngài bàn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, mà tâm điểm là tình huynh đệ. Ngài đã dựa vào câu chuyện của ông Cain và Aben trong sách Sáng Thế để nhận định rằng tình huynh đệ là ơn gọi và cũng là khao khát cháy bỏng của mọi con người. Nhưng con người đã vì những ích kỷ của mình mà phản bội lại ơn gọi này khi nỡ ra tay sát hại đồng loại, gây ra biết bao tai ương cho nhau. Ngài cũng trích dẫn một số Thông Điệp của các vị tiền nhiệm để gợi nhắc lại ý nghĩa của chữ “hòa bình”. Để có thể có được bình an, nhất thiết, con người không thể xem nhau như người đối nghịch nhưng như những anh chị em thân cận để quan tâm và chăm sóc. Ngài còn cho biết, con người cũng sẽ không thể có được tình huynh đệ thực sự nếu không quy chiếu đến một tình Phụ tử chung là tình yêu của Thiên Chúa.
Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quý vị toàn văn sứ điệp này của ngài:
1. Trong Sứ Điệp đầu tiên của tôi nhân ngày Hòa Bình Thế Giới, tôi xin gửi đến từng người, các cá nhân và mọi dân tộc, lời cầu chúc mong cho mọi người có được một cuộc sống đầy tràn niềm vui và an bình. Ngay nơi tâm điểm của từng người nam nữ đều có một khao khát sống một cuộc sống tròn đầy, trong đó bao hàm một khát vọng không thể kiềm chế về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến mối hiệp thông với người khác và cho phép chúng ta nhìn đến họ không phải như những kẻ thù hay đối nghịch, như là những người anh chị em được đón nhận và được ôm ấp.
Tình huynh đệ là một chiều kích căn cốt của con người vì chúng ta là những hữu thể có tương quan. Một ý thức sống động về tương quan này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận và đối xử với người khác như là anh chị em thực sự của mình; không có tình huynh đệ, chúng ta không thể xây dựng một xã hội công bằng và một nền hòa bình kéo dài và bền vững. Chúng ta nên nhớ rằng tình huynh đệ được học cách chung trước hết nơi gia đình, mà trên hết nhờ vào vai trò trách nhiệm và bổ túc của từng thành viên, cách riêng là của các bậc cha mẹ. Gia đình là nguồn mạch của tất cả các tình huynh đệ, và như thế nó là nền tảng và là con đường chính yếu dẫn tới hòa bình, vì ơn gọi của gia đình là lan tỏa tình yêu của nó ra thế giới chung quanh.
Số lượng các mối liên hệ đan xen và truyền thông không ngừng gia tăng trên thế giới ngày nay làm cho chúng ta ý thức cách mạnh mẽ về sự hiệp nhất và vận mệnh chung của các quốc gia trên trái đất. Trong những năng động của lịch sử cũng như trong sự đa dạng của các nhóm thiểu số, các xã hội và các nền văn hóa, chúng ta thấy được hạt mầm của lời mời gọi làm nên một cộng đồng gồm những anh chị em, những người đón nhận và chăm sóc cho nhau. Nhưng tiếng gọi này vẫn còn thường xuyên bị chối từ và làm ngơ trong một thế giới bị đánh dấu bởi một “sự lạnh nhạt mang tính toàn cầu”, vốn làm cho chúng ta khó cảm nhận được những nỗi đau khổ của người khác và chỉ đóng khung trong chính mình.
Tại nhiều vùng miền trên thế giới, dường như vẫn còn vô số những sự xúc phạm nặng nề chống lại các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền được sống và quyền tự do tôn giáo. Hiện tượng đáng buồn nhất là chuyện buôn người, trong đó cuộc sống và nỗi tuyệt vọng của người khác bị đem đi kiếm lời một cách không thương tiếc, là một ví dụ mạnh tiếng nhất về việc này. Những cuộc xung đột võ trang kéo dài bớt minh nhiên hơn nhưng không hề bớt đi sự tàn độc trong các lãnh vực kinh tế và tài chính bằng những phương tiện có thể gây ra sự hủy hoại cho sự sống, gia đình và việc kinh doanh.
Việc toàn cầu hóa, như Đức Biển Đức 16 đã nói, làm cho chúng ta gần nhau hơn, nhưng thực tế nó đã không giúp chúng ta trở thành anh chị em của nhau. Bên cạnh đó, những tình cảnh bất bình đẳng, nghèo đói, bất công là những dấu chỉ, không chỉ phản ánh việc không có một tình huynh đệ sâu sắc, nhưng còn nói lên sự thiếu vắng của một nền văn hóa liên đới. Các ý thức hệ mới, được đặc tính hóa bởi chủ nghĩa cá nhân lan tràn, chủ nghĩa quy kỷ và chủ nghĩa tiêu thụ của cải vật chất đã làm suy yếu đi các mối dây xã hội, cổ xúy cho tư tưởng “loại trừ” vốn dẫn đến việc khinh thường và bỏ mặc những người yếu thế nhất và những ai bị xem là “vô dụng”. Cứ theo lối ấy, việc con người đồng hiện hữu với nhau càng dẫn đến chuyện chỉ đơn thuần là do ut des [có qua có lại], đầy tính thực dụng và ích kỷ.
Đồng thời, dường như rất rõ là các hệ thống đạo đức đương đại không có khả năng sinh ra những mối dây huynh đệ chân thực vì tình huynh đệ mà không quy chiếu đến một vị Cha chung như là nền tảng tối hậu của nó thì không thể kéo dài lâu được. Một tình huynh đệ thực sự giữa con người giả định và đòi hỏi có một tình Phụ Tử siêu việt. Dựa trên việc nhận biết tình phụ tử này, tình huynh đệ của con người mới được củng cố: mỗi người trở nên một “người thân cận” chăm sóc cho người khác.
“Em ngươi đâu? (St 4:9)
2. Để hiểu được đầy đủ hơn ơn gọi huynh đệ giữa con người với nhau, để có thể nhận ra rõ ràng hơn những ngăn trở còn đó trong việc thực thi và xác định những cách thế để vượt qua chúng, điều quan trọng hàng đầu là phải để kế hoạch của Thiên Chúa hướng dẫn mình, vốn được trình bày cách hiển nhiên trong Kinh Thánh.
Theo trình thuật sách sáng thế, tất cả các dân tộc đều xuất phát từ tổ tiên chung là Adam và Eva, cặp đôi được Thiên Chúa dựng nên giống Người và theo hình ảnh của Người (x. St 1:26), cũng là người đã sinh ra Cain và Abel. Nơi câu chuyện của gia đình đầu tiên này, chúng ta thấy những nguồn gốc của xã hội và sự tiến hóa của các tương quan giữa các cá nhân và dân tộc.
Abel là người chăn súc vật, Cain là nông dân. Căn tính sâu sắc và ơn gọi của họ là anh em với nhau, dù có những sự khác biệt trong hành vi và văn hóa của họ, trong cách thức họ có mối tương quan với Thiên Chúa và với các thụ tạo. Việc Cain giết Abel đã là một bằng chứng đau buồn cho việc Cain loại bỏ cách triệt để ơn gọi là anh em giữa họ. Câu chuyện của họ (x. St 4:1-16) mang đến những nhiệm vụ khó khăn mà tất cả mọi người nam nữ được mời gọi sống như người một nhà, mỗi người chăm lo cho nhau. Cain, kẻ đã không chấp nhận được sự ưu ái của Thiên Chúa dành cho Abel khi ông này dâng lên Chúa con vật tốt nhất trong đàn – “Đức Chúa đoái nhìn đến Aben và lễ vật của ông, nhưng Cain và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn” (St 4:4-5), đã giết Abel vì ganh tị. Theo đó, ông cũng không chịu xem Abel là anh em mình, từ chối có tương quan tích cực với ông, và từ chối sống trước mặt Chúa, chối bỏ trách nhiệm quan tâm và bảo vệ người khác. Khi hỏi ông “em ngươi đâu?”, Thiên Chúa muốn ông phải suy nghĩ về những gì ông đã làm. Ông trả lời: “Con không biết. Con có phải là người canh giữ em con đâu?” (St 4:9). Rồi, sách Sáng Thế kể lại cho chúng ta: “Ông Cain đi xa khuất mặt Đức Chúa” (St 4:16)
Chúng ta cần phải tự vấn chính mình đâu là những nguyên do chính dẫn Cain tới việc không đếm xỉa tới mối dây huynh đệ và đồng thời, là mối dây hiệp thông vốn nối kết ông với người anh em Abel. Chính Thiên Chúa đã kết án và quở trách sự thông đồng của Cain với sự dữ: “Tội lỗi đang nằm phục ở cửa” (St 4:7). Nhưng Cain từ chối chống lại sự dữ, thay vào đó, ông vẫn quyết định đưa tay lên “chống lại em mình là Abel” (St 4:8), ông khinh thường kế hoạch của Thiên Chúa. Như thế, ông đã phá hỏng ơn gọi nguyên thủy là con cái Thiên Chúa và sống với nhau trong tình anh em.
Câu chuyện của Cain và Abel dạy chúng ta rằng chúng ta có một ơn gọi cố hữu trở thành anh chị em của nhau, nhưng chúng ta cũng có khả năng phản bội lại ơn gọi ấy. Điều này được phản ánh trong những hành vi ích kỷ hàng ngày của chúng ta, vốn nằm ngay nơi tâm điểm của các cuộc chiến tranh và những bất công: nhiều người đã chết dưới bàn tay của anh chị em mình, những người đã không nhìn nhận họ như là những hữu thể được dựng nên cho một mối dây hỗ tương, cho sự hiệp thông và trao ban chính mình.
“Còn tất cả anh em đều là anh em của nhau” (Mt 23:8)
3. Câu hỏi tự nhiên bộc lên: liệu mọi người trên thế giới này có bao giờ đáp lại cách trọn vẹn khao khát một tình huynh đệ mà Thiên Chúa đã đặt trong họ chưa? Họ đã nỗ lực bằng sức của mình để vượt qua những lạnh nhạt, chủ nghĩa ích kỷ và căm ghét, và để đón nhận những khác biệt chính đáng làm nên cá tính của anh chị em mình chưa?
Diễn giải lại những lời nói của Đức Giêsu, chúng ta có thể tóm tắt lại câu trả lời mà Người đã đưa ra: “Vì anh em chỉ có một Cha trên trời, là Thiên Chúa, nên tất cả các con là anh chị em của nhau” (x. Mt 23:8-9). Căn bản của tình huynh đệ được tìm thấy nơi tình phụ tử của Thiên Chúa. Chúng ta không nói về một tình phụ tử theo giống loài, xa xăm và chẳng có tác dụng gì về mặt lịch sử nhưng đúng hơn là một tình yêu cá vị cụ thể đặc biệt và ngoại thường của Thiên Chúa dành cho mỗi người nam và nữ (x. Mt 6:25-30). Thế nên, đó là một tình phụ tử làm phát sinh ra tình huynh đệ, vì tình yêu của Thiên Chúa, khi được đón nhận, sẽ trở thành phương tiện có sức mạnh mẽ nhất làm biển đối sự hiện hữu và tương quan với người khác, giúp con người mở ra với sự liên đới và sự sẻ chia tích cực.
Cách đặc biệt, tình huynh đệ giữa con người với nhau được tái tạo lại trong và nơi Đức Giêsu Kitô qua cái chết và sự phục sinh của Người. Thánh giá là “quy điểm” tuyệt đối của nền tảng tình huynh đệ mà con người không thể tự mình làm phát sinh ra. Đức Giêsu Kitô, Đấng đã mặc lấy xác phàm để cứu độ con người, yêu mến Chúa Cha đến nỗi chết trên cây thập giá (x. Pl 2:8), đã qua cái chết của Người mà làm cho chúng ta trở thành một nhân loại mới, trong sự hiệp thông trọn trẹn với thánh ý Thiên Chúa, với kế hoạch của Người, vốn bao hàm một sự hiện thực trọn vẹn ơn gọi của chúng ta là anh chị em với nhau.
Ngay từ đầu, Đức Giêsu đã mang lấy kế hoạch của Cha, chân nhận tính ưu tiên của nó trên mọi thứ khác. Nhưng Đức Kitô, qua việc hiến mình cho đến chết vì tình yêu dành cho Cha, đã trở nên một nguyên lý mới và dứt khoát dành cho tất cả chúng ta; chúng ta được mời gọi để nhìn nhận nhau như là anh chị em trong Người, vì chúng ta đều là con cái của cùng một Cha. Chính Người là giao ước mới; nơi con người của Người, chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa và với anh chị em mình. Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá cũng mang đến cái kết cho sự chia rẽ giữa các dân tộc, giữa dân của Giao Ước và dân ngoại, những người bị tước mất niềm hy vọng vì cho đến giây phút ấy, họ bị xem không phải là một phần của Lời Hứa. Như chúng ta đọc thấy trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, Đức Giêsu Kitô là Đấng đã giao hòa tất cả mọi người trong Người. Người là sự bình an, vì Người đã làm cho hai dân tộc thành một, phá vỡ đi bức tường ngăn cách chia rẽ họ, chính là sự thù nghịch giữa họ. Người đã sáng tạo nơi Người một dân duy nhất, một con người mới duy nhất, một nhân loại mới duy nhất (x. Ep 2:14-16).
Những ai đón nhận cuộc đời của Đức Kitô và sống trong Người thì cũng nhìn nhận Thiên Chúa là Cha và trao dâng chính mình hoàn toàn cho Người, yêu Người trên hết mọi sự. Người nào đã được hòa giải thì nhìn thấy nơi Thiên Chúa hình ảnh vị Cha chung của tất cả và kết quả là, người ấy được thúc đẩy đến việc sống một cuộc sống huynh đệ mở ra với tất cả. Trong Đức Kitô, người khác được đón nhận và được yêu thương như một người con của Thiên Chúa, như anh chị em, chứ không phải như một người lạ, càng không phải như người đối nghịch hay thậm chí là kẻ thù. Trong gia đình của Thiên Chúa, nơi tất cả đều là con cái của cùng một Cha, và vì họ được đính vào Đức Kitô, những người con trong Người Con, không hề có “những cuộc sống bị bỏ đi”. Tất cả mọi người cùng vui hưởng một phẩm giá ngang bằng và bất khả xâm phạm. Tất cả mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương. Tất cả mọi người đều được cứu chuộc bởi Bửu Huyết của Đức Kitô, Đấng đã chết trên cây Thập Giá và phục sinh cho tất cả. Đó là lý do giải thích vì sao không ai có thể dửng dưng trước số phận của anh chị em mình.
Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn tới hòa bình
4. Như những gì vừa được nói, thật dễ dàng để nhận ra rằng tình huynh đệ là nền tảng và là con đường dẫn tới hòa bình. Những thông điệp xã hội mà các Vị Tiền Nhiệm của tôi đã viết có thể rất hữu ích trong vấn đề này. Lấy từ các định nghĩa thế nào là hòa bình trong các Thông điệp Populorum Progressio của Đức Phaolô VI và Sollicitudo Rei Socialis của Đức Gioan Phaolô II thiết nghĩ cũng đã đủ rồi. Trong Thông Điệp thứ nhất, chúng ta thấy rằng sự phát triển trọn vẹn của các dân tộc là cái tên mới của chữ hòa bình. Trong Thông Điệp thứ hai, chúng ta kết luận rằng hòa bình là một opus solidaritatis [hoa trái của tình liên đới].
Đức Phaolô VI đã nói rằng không chỉ các cá nhân nhưng là các quốc gia cũng phải gặp gỡ nhau trong tinh thần huynh đệ. Ngài nói: “Trong tình bằng hữu và sự hiểu biết hỗ tương này, trong mối hiệp thông thánh này, chúng ta cũng phải … làm việc cùng nhau để xây dựng một tương lai chung của toàn nhân loại”. Một mặt, nhiệm vụ này thuộc về những người có ưu thế nhất. Những nghĩa vụ của họ được bám rễ trong tình huynh đệ vừa mang tính siêu nhiên và vừa mang tính con người, và được diễn tả theo ba cách: nghĩa vụ liên đới vốn đòi hỏi những quốc gia giàu hơn trợ giúp cho những quốc gia kém phát triển hơn; nghĩa vụ công bằng xã hội vốn đòi hỏi việc tái cấu lại các tương quan giữa các dân tộc mạnh hơn và yếu hơn để nhắm tới sự công bằng lớn hơn; và nghĩa vụ bác ái phổ quát vốn đòi hỏi sự xây dựng một thế giới nhân văn hơn cho tất cả, một thế giới mà trong đó mỗi nước đều có cái gì đó để cho đi và nhận lãnh, mà không có chuyện nước này gây cản trở cho sự phát triển của người khác.
Nếu chúng ta xem hòa bình như là opus solidaritatis, chúng ta không thể không thừa nhận rằng tình huynh đệ là nền tảng cốt yếu của nó. Hòa bình như Đức Gioan Phaolô II đã nói, là một điều tốt lành không thể chia cắt. Hoặc là nó tốt cho tất cả hoặc là chẳng tốt cho ai. Nó có thể thực sự được đạt tới và vui hưởng, như là điều cao cả nhất của cuộc sống và là một sự phát triển nhân văn hơn và có thể đạt được, chỉ khi tất cả mọi người đều được sự liên đới hướng dẫn như “một quyết định chắc chắn và bền bỉ trong việc dấn thân của mỗi người dành cho công ích”. Điều đó không có nghĩa là được hướng dẫn bởi một “khát vọng lợi ích” hay một “khát khao quyền lực”. Điều cần thiết là sẵn sàng “quên mình” vì lợi ích của người khác hơn là khai thác họ, và “phục vụ họ” thay vì áp bức họ vì lợi ích của riêng chúng ta. […]“Cái khác này – dù là một con người, dân tộc hay quốc gia – không được xem như chỉ một thứ công cụ nào đó, có khả năng làm việc và sức mạnh thể lý để bị khai thác với bất cứ giá nào, và rồi vứt bỏ đi khi không còn hữu ích nữa, nhưng phải được nhìn nhận là “người thân cận” của tôi, một “sự trợ giúp” của tôi.”
Tình liên đới Kitô giáo giả định rằng người thân cận của chúng ta được yêu mến không chỉ như “một con người với những quyền lợi riêng của họ và một sự ngang bằng nền tảng với người khác, nhưng như là một hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được bửu huyết của Đức Giêsu Kitô cứu chuộc và được đặt dưới tác động miên viễn của Thánh Thần”, như người anh chị em. Như Đức Gioan Phaolô II đã lưu ý: “Ở điểm này, một ý thức về tình phụ tử chung của Thiên Chúa, tình huynh đệ của tất cả trong Đức Kitô – ‘con trong Người Con’ – và sự hiện diện và hành vi trao ban sự sống của Thánh Thần, sẽ mang đến cho thế giới quan của chúng ta một tiêu chí mới để giải thích nó”, để thay đổi nó.
Tình huynh đệ, một điều kiện tiên quyết trong cuộc chiến chống lại nghèo đói.
5. Trong Thông Điệp Caritas in Veritate, Vị Tiền Nhiệm của tôi đã nhắc nhở thế giới việc thiếu đi tình huynh đệ giữa các dân tộc và giữa con người với nhau là một nguyên nhân quan trọng cho cái nghèo như thế nào. Trong nhiều xã hội, chúng ta đang trải nghiệm một cái nghèo tương quan sâu sắc như kết quả của việc thiếu đi những mối tương quan cộng đồng và gia đình bền chặt. Chúng ta bận tâm nhiều về sự gia tăng của những kiểu khốn khổ khác nhau, việc loại trừ ra bên lề xã hội, của việc cô lập và các hình thức lệ thuộc bệnh hoạn khác. Kiểu nghèo này chỉ có thể được vượt qua nhờ việc tái khám phá và đánh giá các mối tương quan huynh đệ nơi tâm điểm của các gia đình và cộng đồng, qua việc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn và những thành công vốn là một phần của cuộc sống con người.
Hơn nữa, nếu một mặt chúng ta đang thấy sự suy giảm trong cái nghèo tuyệt đối, thì đằng khác chúng ta không thể không thừa nhận rằng có một sự gia tăng nghiêm trọng trong cái nghèo tương đối, đó là những trường hợp bất bình đẳng giữa các dân tộc và nhóm người sống với nhau trên những vùng lãnh thổ nào đó hay trong một bối cảnh văn hóa-lịch sử xác định nào đó. Theo nghĩa này, thật cần thiết biết bao khi có những chính sách hiệu quả để thăng tiến nguyên tắc huynh đệ, đảm bảo cho con người – vốn bình đẳng về nhân phẩm và các quyền cơ bản – có được “nguồn vốn”, các dịch vụ, nguồn giáo dục, chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật để mỗi người có thể có được cơ hội diễn tả và nhận ra dự phóng cuộc đời của họ và phát triển trọn vẹn như một con người.
Người ta cũng thấy nhu cầu cần có những chính sách giúp làm nhẹ bớt sự bất quân bình thái quá giữa các nguồn thu. Chúng ta không được quên rằng giáo huấn của Giáo Hội trên cái gọi là thế chấp xã hội, cho rằng “là hợp pháp, như Thánh Tôma Aquinô nói và thật sự cần thiết khi con người có quyền sở hữu tài sản”, trong mức độ liên quan đến việc sử dụng, “họ sở hữu chúng không chỉ như của riêng nhưng còn như của chung, theo nghĩa là không chỉ riêng mình họ nhưng cả người khác cũng được hưởng lợi từ tài sản”.
Cuối cùng, cũng có một hình thức khác giúp thăng tiến tình huynh đệ - và vì thế loại trừ nghèo đói – vốn phải nằm ở nền tảng của tất cả những hình thức khác. Đó là việc bức mình ra của những ai chọn sống một lối sống chín chắn và căn bản, những người nỗ lực trải nghiệm mối hiệp thông huynh đệ với những người khác bằng việc chia sẻ của cải của mình. Đây là yếu tố nền tảng của việc bước theo Đức Giêsu Kitô và trở thành một Kitô hữu thực thụ. Đó không chỉ là trường hợp của những người sống đời thánh hiến tuyên khấn khó nghèo, nhưng còn là của nhiều gia đình và các công dân có trách nhiệm, những người đã xác quyết tin nhận rằng chính mối tương quan huynh đệ của họ với những người chung quanh mới làm nên điều tốt đẹp quý giá nhất của họ.
Tái khám phá tình huynh đệ trong môi trường kinh tế
6. Những cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và tài chính hiện nay – vốn bắt nguồn từ việc con người càng ngày càng xa Thiên Chúa và xa nhau, thể hiện một phần trong việc theo đuổi tham vọng của cải vật chất, mặt khác là việc làm kiệt quệ các tương quan cộng đồng và tương quan liên vị - đã đẩy con người đến chỗ tìm kiếm thỏa mãn, hạnh phúc và an toàn trong việc tiêu thụ và thu nhập cao hơn so với nguyên lý của nền kinh tế lành mạnh. Vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã gợi nhắc đến “một mối nguy có thể nhận thấy thực sự là trong khi sự thống trị của con người trên thế giới vật chất đang đạt được những thuận lợi đáng kể, thì con người cũng đánh mất đi những kết nối cần thiết trong việc thống trị và trong nhiều cách thế khác nhau, con người để nhân tính của mình bị lệ thuộc vào thế giới và chính mình trở nên lệ thuộc vào những lươn lẹo theo nhiều cách – thậm chí những lươn lẹo này thường không được nghiệm thấy cách trực tiếp – thông qua toàn bộ cơ cấu đời sống cộng đồng, qua hệ thống sản xuất và qua áp lực từ các phương tiện truyền thông xã hội.”
Một chuỗi nối tiếp nhau các khủng hoảng kinh tế có thể mang đến các cơ hội tái suy nghĩ về những kiểu mẫu phát triển kinh tế của chúng ta và một sự thay đổi trong các nếp sống. Những khủng hoảng ngày nay, thậm chí là với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người, cũng có thể cung cấp cho chúng ta một cơ hội tốt để tái khám phá lại các nhân đức khôn ngoan, can đảm, công bằng, tiết độ. Những nhân đức này có thể giúp chúng ta vượt qua những giây phút khó khăn và phục hồi lại những mối dây huynh đệ nối kết chúng ta lại với nhau, với một sự tin tưởng sâu thẳm rằng nhân loại cần và có thể đạt được cái gì đấy lớn hơn là tối đa hóa lợi ích cá nhân mình. Trên hết, những nhân đức này rất cần thiết để xây dựng và bảo tồn một xã hội phù hợp với phẩm giá con người.
Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh
7. Trong năm qua, rất nhiều anh chị em của chúng ta đang phải tiếp tục chịu đựng những kinh nghiệm hủy hoại của chiến tranh, vốn đã tạo ra những vết thương nặng nề và sâu thẳm gây tổn hại đến tình huynh đệ.
Rất nhiều trong số đó là những cuộc xung đột diễn ra ngay giữa những lạnh lùng nói chung. Đối với những ai sống trong những vùng đất, nơi xảy ra những vụ khủng bố và phá hủy với những loại vũ khí, tôi bảm bảo rằng cá nhân tôi và toàn Giáo Hội luôn ở gần bên các bạn, vì sứ mạng của Giáo Hội là mang tình yêu của Đức Kitô đến cho những nạn nhân không có sức kháng cự của những cuộc chiến tranh qua lời cầu nguyện xin ơn bình an, và việc phục vụ dành cho những ai bị thương, người đói, người tị nạn, người bị trục xuất và tất cả những ai đang sống trong sợ hãi. Giáo Hội cũng lên tiếng xin các nhà lãnh đạo hãy nghe tiếng khóc than đau đớn của những nỗi khốn khổ và mau kết thúc mọi hình thức căm hờn, lạm dụng và xâm phạm các quyền căn bản của con người.
Vì lý do này, tôi mạnh mẽ thỉnh cầu những ai đang gieo rắc bạo lực và cái chết bằng sức mạnh vũ trang: đừng nhìn thấy nơi con người ngày nay chỉ như một kẻ thù cần phải gây chiến, nhưng hãy nhìn nhận họ như những anh chị em của mình và hãy rút tay lại! Hãy từ bỏ các hình thức vũ khí và đi ra gặp gỡ người khác trong đối thoại, tha thứ và hòa giải, để có thể tái dựng xây hòa bình, niềm tin và hy vọng chung quanh các bạn! “Từ quan điểm này, rõ ràng là, đối với mọi dân tộc trên thế giới, những cuộc xung đột vũ trang luôn luôn là một sự phủ nhận có cân nhắc sự hòa hợp quốc tế, và tạo ra những chia rẽ sâu sắc và những vết thương sâu thẳm mà phải nhiều năm sau mới chữa lành được. Chiến tranh là một sự chối từ cụ thể công cuộc theo đuổi những mục tiêu xã hội và kinh tế to lớn mà cộng đồng quốc tế đã tự mình thiết định”.
Tuy nhiên, trong khi một lượng lớn các võ khí đang lưu hành ở hiện tại, thì người ta có thể viện nhiều cớ mới để phát động những cuộc chiến tranh. Vì thế, tôi xin mượn lời thỉnh nguyện của các vị tiền nhiệm của tôi, mong các bạn hãy hạn chế các loại võ khí tiêu diệt hàng hoạt và giải giáp các bên tham chiến, bắt đầu với việc giải giáp các loại vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên nhìn nhận rằng các thỏa thuận quốc tế và luật quốc gia – dù đã đủ và rất lý tưởng – tự bản thân chưa đủ để bảo vệ nhân loại khỏi nguy cơ xung đột võ khí. Một sự hoán cải của con tim là rất cần thiết vốn cho phép mỗi người nhận ra nơi người khác một người anh chị em của mình để chăm sóc và cùng làm việc với nhau để xây dựng một cuộc sống tròn đầy hơn cho tất cả mọi người. Đây chính là tinh thần đã giúp soi sáng cho nhiều sáng kiến trong xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo, để thăng tiến hòa bình. Tôi tỏ bày niềm hy vọng của mình rằng những dấn thân hằng ngày của tất cả mọi người sẽ tiếp tục sinh hoa kết trái và sẽ có một sự ứng dụng hiệu quả trong luật pháp quốc tế về quyền được hưởng hòa bình như một quyền cơ bản của con người và là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho các quyền khác.
Tham nhũng và tội phạm có tổ chức đe dọa tình huynh đệ
8. Biên cương của tình huynh đệ cũng phải kể tới nhu cầu đạt đến sự tròn đầy của mỗi người. Những tham vọng chính đáng của con người, đặc biệt là của những người trẻ, không được bị ngăn trở hay phản đối, và cũng không được để hy vọng hiện thực hóa chúng của con người bị đánh mất đi. Tuy nhiên, tham vọng không được lầm lẫn với lạm dụng quyền lực. Trái lại, con người phải cạnh tranh với nhau trong một sự tôn trọng lẫn nhau (x. Rm 12:10). Khi gặp những bất đồng, vốn là điều không thể tránh được trong cuộc sống, chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta là anh chị em của nhau và vì thế, chúng ta phải dạy bảo nhau không được xem người thân cận như kẻ thù hay như một kẻ đối nghịch cần phải bị loại trừ.
Tình huynh đệ tạo ra hòa bình xã hội vì nó kiến tạo một sự quân bình giữa tự do và công lý, giữa trách nhiệm cá nhân và sự liên đới, giữa thiện ích của các cá nhân và thiện ích chung. Và vì thế, một cộng đồng chính trị phải hành xử sao cho minh bạch và trách nhiệm vì tất cả những điều này. Các công dân phải cảm thấy chính mình được các thẩm quyền công đại diện trong sự tôn trọng tự do của họ. Tuy nhiên, thường thì các lợi ích phe phái cứ làm chia rẽ các công dân với các cơ chế, làm méo mó tương quan này, gây ra một bầu khí xung đột kéo dài.
Một tinh thần huynh đệ chân thực sẽ vượt qua được những ích kỷ cá nhân vốn là cái xung khắc với khả năng sống trong tự do và hòa hợp với nhau của con người. Về mặt xã hội, dù được thể hiện dưới những hình thức tham nhũng, hay rộng rãi hơn ngày nay trong việc hình thành những tổ chức tội phạm, kiểu ích kỷ ấy đã phát triển từ những nhóm nhỏ đến các nhóm có tổ chức ở phạm vi toàn cầu. Những nhóm này đã làm lũng đoạn nền pháp lý và công bình, tấn công vào ngay tâm điểm của phẩm giá con người. Những tổ chức này chống lại Thiên Chúa cách nặng nề, chúng gây tổn thương cho người khác và làm hại đến công trình tạo dựng, càng nguy hại hơn khi nó mang sắc thái tôn giáo.
Tôi cũng nghĩ đến những thảm kịch đau lòng của việc nghiện ngập, trục lợi với một sự xem thường luật luân lý và pháp luật nhà nước. Tôi nghĩ đến việc tàn phá các tài nguyên thiên nhiên và vấn đề ô nhiễm đang diễn ra và việc bóc lột sức lao động. Tôi cũng nghĩ đến việc buôn bán tiền tệ bất hợp pháp và đầu cơ tài chánh, vốn gây ra những hậu quả không tốt và tai hại cho toàn bộ các hệ thống xã hội và kinh tế, đẩy hàng triệu người đến chỗ nghèo túng. Tôi nghĩ đến chuyện mại dâm, một nghề làm giàu từ các nạn nhân vô tội, đặc biệt là người trẻ, cướp đi tương lai của họ. Tôi nghĩ đến những kinh tởm của việc buôn người, tội phạm và lạm dụng chống lại những người yếu thế, tình trạng nô lệ vẫn còn đang tồn tại ở một số vùng trên thế giới; tình trạng thường xuyên bị bỏ quên của những người tị nạn, vốn là nạn nhân của những thao túng phi pháp đáng hỗ thẹn. Như Đức Gioan XXIII có viết: “Một xã hội đặt nền trên các tương quan quyền lực thì chẳng có gì gọi là nhân văn. Thay vì tìm cách giúp con người lớn lên và hoàn thiện, xã hội ấy chỉ cổ võ những áp bức và giới hạn tự do của con người”. Tuy nhiên, con người có thể thay đổi; họ không bao giờ được thất vọng trong việc có thể thay đổi cuộc sống của mình. Tôi mong ước đây là một thông điệp hy vọng và tin tưởng cho tất cả mọi người, kể cả những ai đã thực hiện những tội ác nặng nề, vì Thiên Chúa không muốn tội nhân phải chết nhưng muốn người ấy hoán cải và được sống (x. Ez 18:23)
Trong bối cảnh rộng lớn các mối tương quan xã hội con người, khi chúng ta nhìn thấy tội ác và hình phạt, chúng ta không thể không nghĩ đến những điều kiện phi nhân trong nhiều nhà tù, nơi mà những ai bị giam cầm thường bị giáng xuống tình trạng thấp hơn con người với một sự vi phạm nhân phẩm và ý muốn và khát khao phục hồi của họ bị làm hao mòn. Giáo Hội hoạt động rất nhiều trong những môi trường này, phần lớn là trong thinh lặng. Tôi ủng hộ và khuyến khích mỗi người hãy làm hơn nữa, với một niềm hy vọng rằng những nỗ lực được thực thi trong lĩnh vực này của rất nhiều các thiện nam tín nữ ngày càng được nâng đỡ, cách công bằng và chân thành, bởi các thẩm quyền dân sự.
Tình huynh đệ giúp bảo tồn và nuôi dưỡng thiên nhiên
9. Gia đình nhân loại đã nhận được từ Tạo Hóa một món quà chung: thiên nhiên. Cái nhìn Kitô hữu về tạo dựng bao hàm một cái nhìn tích cực về tính hợp pháp của những can thiệp vào thiên nhiên khi những can thiệp ấy nhằm hưởng lợi từ chúng và được thực thi một cách có trách nhiệm, nghĩa là, qua việc thừa nhận những “quy luật văn phạm” được ghi khắc trong thiên nhiên và sử dụng cách khôn ngoan các nguồn tài nguyên nhằm ích chung, tôn trọng nét đẹp, cùng đích tính và hữu dụng tính của mỗi sinh vật và vị trí của chúng trong hệ sinh thái. Tắt một lời, thiên nhiên nằm trong sự định đoạt của chúng ta và chúng ta được mời gọi để quản lý chúng một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, chúng ta thường bị những tham vọng và sự ngạo mạn của việc chiếm hữu, sở hữu, lươn lẹo và khai thác lôi kéo; chúng ta không bảo tồn thiên nhiên; cũng không coi trọng nó hay xem nó như một món quà quý báu mà chúng ta phải chăm sóc và sử dụng để phục vụ anh chị em mình, kể cả các thế hệ tương lai.
Cách đặt biệt, lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất hàng đầu với thiên hướng chủ yếu là cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên để nuôi sống con người. Thế nên, tình trạng nghèo nói liên tục trên thế giới thúc đẩy tôi đến việc chia sẻ với các bạn câu hỏi này: Chúng ta đang sử dụng các tài nguyên của trái đất như thế nào? Các xã hội đương đại cũng nên suy nghĩ về thứ bậc những ưu tiên mà việc sản xuất hướng đến. Đích thực là nghĩa vụ cấp bách khi ta sử dụng các nguồn tài nguyên của trái đất sao cho mọi người đều được thoát khỏi cái nghèo. Những sáng kiến và các giải pháp có thể nghĩ ra thì rất nhiều, nhưng lại không giới hạn vào việc tăng gia sản xuất. Ai cũng biết việc sản xuất hiện tại là đủ, nhưng lại có hàng triệu người tiếp tục chịu đau khổ và chết đói, và đây là một đáng ô nhục thực sự. Thế nên, chúng ta cần tìm ra cách thức giúp nhiều người có thể thụ hưởng được những lợi ích từ những hoa quả của trái đất, không chỉ là tránh khoảng cách càng ngày càng lớn giữa những người có nhiều và những người phải cố gắng hài lòng với những mảnh vụn, nhưng trên hết vì đó là vấn đề của công bình, bình đẳng và tôn trọng mỗi người. Theo đó, tôi xin gợi nhắc mọi người về mục tiêu phổ quát cần thiết về tài sản vốn là một trong những nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Tôn trọng nguyên tắc này là điều kiện thiết yếu để dễ dàng mang đến cho người khác một cách hiệu quả và công bằng những sản phẩm thiếu yếu và quan trọng mà mỗi người đều cần và có quyền thụ hưởng.
Kết luận
10. Tình huynh đệ cần được khám phá, được yêu mến, được trải nghiệm, được loan báo và làm chứng. Nhưng chỉ có tình yêu, được trao ban như một tặng phẩm từ Thiên Chúa, mới có thể giúp chúng ta đón nhận và trải nghiệm tình huynh đệ cách tròn đầy.
Chủ nghĩa hiện thực cần thiết của các nền chính trị và kinh tế không thể bị giản lược thành một kiểu cơ cấu kỹ thuật, mất đi các lý tưởng và bỏ qua chiều kích siêu việt của con người. Khi con người không mở ra với Thiên Chúa, thì từng hành vi của con người cũng sẽ bị kiệt quệ và nhân vị sẽ bị giản lược thành đối tượng để có thể bị khai thác. Chỉ khi chính trị và kinh tế mở ra để đi vào trong không gian rộng mở được đảm bảo bởi Đấng yêu mến từng người một thì chúng mới có thể đạt được một cấu trúc trật tự đặt nền tảng trên một tinh thần bác ái huynh đệ chân thực và trở nên khí cụ hữu hiệu cho sự phát triển và hòa bình trọn vẹn của con người.
Những người Kitô hữu chúng ta tin rằng trong Giáo Hội, chúng ta là những chi thể của cùng một thân thể duy nhất, tất cả chúng ta cần đến nhau, vì mỗi người chúng ta được trao ban cho một đặc ân tùy theo thước đo ân sủng của Đức Kitô và vì công ích (x. Ep 4:7,25; 1 Cor 12:7). Đức Kitô đã đến trong thế giới này để mang đến cho chúng ta ơn sủng từ trời, nghĩa là, khả năng thông dự vào sự sống của Người. Điều này đòi buộc chúng ta phải đan quyện một khung các tương quan huynh đệ, đánh dấu bằng sự hỗ tương, sự tha thứ và hoàn toàn hiến thân mình, theo như chiều rộng và chiều sâu của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người trong Đấng đã nhờ cái chết và sự phục sinh lôi kéo chúng ta đến với Người: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em. Người ta sẽ biết anh em là môn đệ Thầy nếu anh em yêu thương nhau” (Ga 13:34-35). Đây chính là tin vui đòi hỏi từng người chúng ta thực hiện một bước tiến nữa, thực hành liên lỉ sự cảm thông, lắng nghe những nỗi đau khổ và hy vọng của nười khác, thậm chí là những ai ở xa chúng ta nhất và bước đi trên con đường tình yêu ấy, một tình yêu sẽ giúp ta biết phải trao ban thế nào và dùng chính mình cách tự do vì lợi ích của anh chị em mình.
Đức Kitô đã ôm trọn lấy toàn thể nhân loại và không muốn ai bị lạc mất. “Vì Thiên Chúa đã sai Con của mình đế thế gian, không phải để kết án thế gian, nhưng là để thế gian được cứu độ nhờ Người (Ga 3:17). Người đã làm điều đó mà không cưỡng bức hay ép buộc ai mở cho Người cánh cửa của con tim và tâm trí. “Người lớn nhất trong các con phải trở thành người nhỏ nhất và người đứng đầu phải là người phục vụ” – Đức Giêsu Kitô nói – “Ta ở giữa các con như người phục vụ” (Lc 22:26-27). Vì thế, mỗi hành vi được trở nên cao quý nhờ thái độ phục vụ những người khác, đặc biệt là những người ở xa và ít được biết đến. Phục vụ là linh hồn của tình huynh đệ xây dựng hòa bình.
Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Đức Giêsu, giúp chúng ta hiểu và sống mọi ngàytình huynh đệ vốn bắt nguồn từ thánh tâm con Mẹ, để chúng ta có thể mang bình an đến cho mọi người trên trái đất yêu dấu này của chúng ta.
Từ Vatican, 8.12.2013
(chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ)
Đức Thánh Cha Phanxicô dùng bữa trưa với vị tiền nhiệm
Lm. Trần Đức Anh OP
11:58 27/12/2013
VATICAN. Trưa 27-12-2013, ĐTC Phanxicô đã mời vị tiền nhiệm Biển Đức 16 dùng bữa trưa với ngài tại Nhà Trọ Santa Marta nơi ngài cư ngụ.
Trong cuộc viếng thăm hôm 23-12 trước đó tại nhà Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 để chúc mừng nhân dịp lễ Giáng Sinh, ĐTC Phanxicô đã mời vị tiền nhiệm đến dùng bữa với ngài trong những ngày lễ này.
Tham dự bữa ăn trưa thứ năm vừa qua cũng có các vị bí thư riêng của hai Đức đương kim và cựu Giáo Hoàng, cùng với Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Ông Bryan Wells, Phó Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có mặt tại Vatican trong những ngày lễ này.
Trong cuộc viếng thăm hôm 23-12 trước đó tại nhà Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 để chúc mừng nhân dịp lễ Giáng Sinh, ĐTC Phanxicô đã mời vị tiền nhiệm đến dùng bữa với ngài trong những ngày lễ này.
Tham dự bữa ăn trưa thứ năm vừa qua cũng có các vị bí thư riêng của hai Đức đương kim và cựu Giáo Hoàng, cùng với Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Ông Bryan Wells, Phó Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có mặt tại Vatican trong những ngày lễ này.
Biến cố lớn nhất trong năm 2013 là sự từ nhiệm của Đức Giáo Hòang Bênêđictô XVI .
Pt Huỳnh Mai Trác
15:40 27/12/2013
Một ký giả đưa ra câu hỏi: “Biến cố quan trọng nhất trong năm vừa qua là biến cố gỉ ? Đức Hồng Y Ouellet đã trả lời : Đó là sự từ nhiệm của Đức Giáo Hòang Bênêđictô XVI và đã tạo ra những thời cơ lớn lao . Đó là một biến cố rất trọng đại .”
Đài phát thanh Vatican đã có một cuộc găp gỡ đặc biệt với Đức Hồng Y Marc Ouellet, một cọng sự viên rất thân cận với Đức Bênêđictô XVI, vị vừa được Đức Giáo Hòang Phanxicô chọn làm Tổng Trưởng Bộ Giám Mục .
Trong cuộc tiếp xúc với ký gỉa Helen Destombes và được phát thanh trên đài Vatican, Đức Hồng Y đưa ra viễn ảnh của năm vừa qua và ủy thác vài điểm chính về triều đại mới bắt đầu từ cử chỉ của Đức Bênêđictô XVI: “Đó là một hành động rất là mới mẽ .”
“Giáo Hội rất sống động, không những có khả năng đổi mới mà còn có thể tạo ra mọi sự ngạc nhiên . Giáo Hội đã chứng tỏ điều đó trong năm 2013 là có những biến cố rỏ rệt và bất ngờ .Trước tiên là sự từ nhiệm của Đức Giáo Hòang Bênêđictô XVI vào ngày 11 tháng 2, một biến cố lịch sử và quyết định . Tiếp đến là cuộc bầu cử Đấng kế nhiệm .”
Sự từ nhiệm của Đức Giáo Hòang Bênêđictô XVI đã mở ra những thời cơ lớn lao . Bởi vậy tôi chỉ chú ý đến biến cố lớn lao này, đó là sự từ nhiệm của Đức Giáo Hòang, một điều rất mới mẽ trong lịch sử của Giáo Hội, điều này chứng tỏ một sự khiêm nhường to lớn và cũng như một lòng tin cậy vũng vàng vào Đức Chúa Thánh Thần về những sự việc sẽ xảy ra sau đó .
Chúng ta cần tỏ ra rất biết ơn Đức Giáo Hòang Bênêđictô XVI vì Ngài đã mở ra một chân trời mới và tạo ra phương tiện mới mẽ cho Đức Giáo Hòang Phanxicô . Tôi tin tưởng có một sự liên tục trong sự mới mẽ và tất cả những điều mà Đức Giáo Hòang Phanxicô đã khánh thành . Khi tôi nhìn lại năm 2013, tôi thấy là chúng ta đang ở nơi khúc quanh của lịch sử của Giáo Hội về múc vụ khi nhìn vào nét mặt của Đức Giáo Hòang Phanxicô .”
“Ngài đã chọn danh hiệu là Phanxicô, là một sự lựa chọn nói lên một cuộc cải tổ, nhưng là một cuộc cách mạng về sự thánh thiện, một cuộc cách mạng về ý tưởng, nhưng bằng những cử chỉ, những thái độ, những đạo đức và bởi sự tiếp cận với Dân Chúa . Trong ý định lớn lao của Cọng Đồng Vatican II là sự lớn mạnh của Giáo Hội, là sự thay đổi thái độ về mục vụ của Giáo Hội trong thế giới tân tiến .Tôi nhận thấy điều đó đưuợc thực hiện nơi Đức Giáo Hòang Phanxicô, ngài dã mở ra một trang sử mơi trong việc thi hành Cọng Đồng Vatican II, điều mà tôi gọi là khúc quanh lớn lao về mục vu.”
“Đúng như vậy, thật là một sự chờ đợi . Và những chờ đợi được sáng tao. Đó là một tổng hợp giữa truyền thống của Giáo Hội và những trạng huống mới mẽ từ nhiều thập niên vừa qua đòi hỏi canh tân về mục vụ . (Nguồn tin : New.va)
Điện văn của Đức Thánh Cha gửi giới trẻ Taizé: Âu châu cần đức tin và lòng can đảm của các bạn
Bùi Hữu Thư
15:53 27/12/2013
Đại hội của cộng đồng Taizé tại Strasbourg (Pháp) và Ortenau (Đức)
ROME, 27 tháng 12, 2013 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố với hàng vạn giới trẻ thuộc hai cộng đồng Taizé ở Strasbourg (Pháp) và Ortenau, Bade (Đức) tụ tập trong đại hội từ ngày mai thứ bẩy 28 tháng 12, 2013 đến ngày thứ tư 1 tháng 1, 2014: "Âu Châu vẫn còn đang trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, và cần có sự tham gia, đức tin và lòng can đảm của các bạn.”
Đức Thánh Cha nói ngài rất trông đợi nơi giới trẻ sẽ giúp đỡ cho việc kiến tạo hòa bình và hòa giải trên toàn địa lục này: "Tôi mong đợi nơi tất cả các bạn qua đức tin và nhân chứng, tinh thần hòa bình và hòa giải của Phúc Âm của các bạn sẽ chiếu sáng giữa những người đương thời với các bạn."
Ngài khuyến khích lòng ao ước của họ cho việc kết hiệp các Kitô hữu: “Các bạn tụ tập với nhau để “tìm kiếm sự hiệp thông hiển nhiên của tất cả những ai yêu mến Đức Kitô."
Và ngài chúc lành cho giới trẻ, cho ban tổ chức tại vùng tiền phong này: “Tôi ban phép lành tận đáy lòng cho các bạn trẻ tham dự viên, cho các thầy Taizé, cũng như các cha xứ và tất cả mọi người đón tiếp quý vị tại Alsace và Ortenau."
Điện văn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Các bạn trẻ thân mến,
Thành Rôma hân hoan ghi nhớ đại hội Âu Châu năm ngoái của các bạn và nhất là kinh cầu của hàng vạn người trong các bạn đã cùng với Đức Thánh Cha Benedictô XVI tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha Phanxicô cảm nhận sự gần gũi với các bạn hiện nay đang tụ tập tại Strasbourg và trong các thành phố và thôn làng tại Alsace và Ortenau: một miền đất bị xâu xé bới các cuộc chiến đã gây niên bao nhiêu thương vong, nhưng cũng là một miền đất mang một niềm hy vọng to lớn, niềm hy vọng xây dựng một gia đình Âu Châu. Đại hội được tổ chức song song tại hai quốc gia, mang một dấu chỉ. Âu Châu đã và đang trải qua những giai đoạn khó khăn, và cần đến sự tham gia, đức tin và lòng can đảm của các bạn.
Các bạn tụ tập để “tìm kiếm sự hiệp thông hiển hiện của tất cả những ai yêu mến Đức Kitô.” Đây là dự án được ấn định cho các cuộc gặp gỡ của cộng đồng Taizé trong suốt năm 2014. Các bạn ý thức là sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một trở ngại lớn lao cho việc thực hiện sứ mệnh được trao phó cho Giáo Hội và cần làm sao để cho “sự đáng tin tưởng của sứ điệp Kitô sẽ mạnh mẽ hơn nếu các Kitô hữu có thể vượt thắng được sự phân hóa.” (Tông Huấn Evangelii gaudium, số 244). Đức Thánh Cha chia xẻ với các bạn niềm tin là chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau rất nhiều, vì những thực tại liên kết chúng ta vẫn còn rất nhiều.
Đức Thánh Cha mong đợi nơi các bạn là làm sao qua đức tin và nhân chứng của các bạn, tinh thần hòa bình và hòa giải của Phúc Âm sẽ chiếu sáng giữa những người đương thời với các bạn. Cha ban phép lành tận đáy lòng cho các bạn trẻ tham dự viên, cho các thầy Taizé, cũng như các cha xứ và tất cả mọi người đón tiếp quý vị tại Alsace và Ortenau.
ROME, 27 tháng 12, 2013 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố với hàng vạn giới trẻ thuộc hai cộng đồng Taizé ở Strasbourg (Pháp) và Ortenau, Bade (Đức) tụ tập trong đại hội từ ngày mai thứ bẩy 28 tháng 12, 2013 đến ngày thứ tư 1 tháng 1, 2014: "Âu Châu vẫn còn đang trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, và cần có sự tham gia, đức tin và lòng can đảm của các bạn.”
Đức Thánh Cha nói ngài rất trông đợi nơi giới trẻ sẽ giúp đỡ cho việc kiến tạo hòa bình và hòa giải trên toàn địa lục này: "Tôi mong đợi nơi tất cả các bạn qua đức tin và nhân chứng, tinh thần hòa bình và hòa giải của Phúc Âm của các bạn sẽ chiếu sáng giữa những người đương thời với các bạn."
Ngài khuyến khích lòng ao ước của họ cho việc kết hiệp các Kitô hữu: “Các bạn tụ tập với nhau để “tìm kiếm sự hiệp thông hiển nhiên của tất cả những ai yêu mến Đức Kitô."
Và ngài chúc lành cho giới trẻ, cho ban tổ chức tại vùng tiền phong này: “Tôi ban phép lành tận đáy lòng cho các bạn trẻ tham dự viên, cho các thầy Taizé, cũng như các cha xứ và tất cả mọi người đón tiếp quý vị tại Alsace và Ortenau."
Điện văn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Các bạn trẻ thân mến,
Thành Rôma hân hoan ghi nhớ đại hội Âu Châu năm ngoái của các bạn và nhất là kinh cầu của hàng vạn người trong các bạn đã cùng với Đức Thánh Cha Benedictô XVI tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha Phanxicô cảm nhận sự gần gũi với các bạn hiện nay đang tụ tập tại Strasbourg và trong các thành phố và thôn làng tại Alsace và Ortenau: một miền đất bị xâu xé bới các cuộc chiến đã gây niên bao nhiêu thương vong, nhưng cũng là một miền đất mang một niềm hy vọng to lớn, niềm hy vọng xây dựng một gia đình Âu Châu. Đại hội được tổ chức song song tại hai quốc gia, mang một dấu chỉ. Âu Châu đã và đang trải qua những giai đoạn khó khăn, và cần đến sự tham gia, đức tin và lòng can đảm của các bạn.
Các bạn tụ tập để “tìm kiếm sự hiệp thông hiển hiện của tất cả những ai yêu mến Đức Kitô.” Đây là dự án được ấn định cho các cuộc gặp gỡ của cộng đồng Taizé trong suốt năm 2014. Các bạn ý thức là sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một trở ngại lớn lao cho việc thực hiện sứ mệnh được trao phó cho Giáo Hội và cần làm sao để cho “sự đáng tin tưởng của sứ điệp Kitô sẽ mạnh mẽ hơn nếu các Kitô hữu có thể vượt thắng được sự phân hóa.” (Tông Huấn Evangelii gaudium, số 244). Đức Thánh Cha chia xẻ với các bạn niềm tin là chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau rất nhiều, vì những thực tại liên kết chúng ta vẫn còn rất nhiều.
Đức Thánh Cha mong đợi nơi các bạn là làm sao qua đức tin và nhân chứng của các bạn, tinh thần hòa bình và hòa giải của Phúc Âm sẽ chiếu sáng giữa những người đương thời với các bạn. Cha ban phép lành tận đáy lòng cho các bạn trẻ tham dự viên, cho các thầy Taizé, cũng như các cha xứ và tất cả mọi người đón tiếp quý vị tại Alsace và Ortenau.
Ba quả bom phát nổ ở Baghdad vào ngày Lễ Giáng sinh, giết chết ít nhất 37 người
Đặng Tự Do
20:33 27/12/2013
Thánh lễ Giáng Sinh tại Basra |
Dưới thời Saddam Hussein, Iraq có 1.5 triệu tín hữu Kitô. Ngày nay, 10 năm sau cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq năm 2013, chỉ còn khoảng 200,000 Kitô hữu tại nước này. Đông đảo các Kitô hữu đã lánh nạn sang các nước láng giềng trước làn sóng tiêu diệt các tín hữu Kitô của người Hồi Giáo tại Iraq. Một con số đông đảo các tín hữu lánh nạn đã chạy sang Syria, nơi một lần nữa họ phải gánh chịu làn sóng khủng bố của những người Hồi Giáo cực đoan tại nước này.
Trong một thông cáo được đưa ra sau vụ tấn công hôm 25 tháng 12, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Baghdad nói: “Cộng đồng Kitô hữu tại Iraq đã phải chịu đựng những vụ tấn công cố ý và vô nghĩa bởi những kẻ khủng bố trong nhiều năm qua, cùng với nhiều người Iraq vô tội khác. Hoa Kỳ ghê tởm tất cả các cuộc tấn công như vậy và cam kết hợp tác với chính phủ Iraq để chống lại tai ương của chủ nghĩa khủng bố.”
Ngoài những thông báo như trên, Hoa Kỳ không có những hành động và chính sách cụ thể nào để bảo vệ các Kitô hữu tại nước này.
Trước cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq ngày 19 tháng Ba năm 2003, Tòa Thánh đã tìm mọi cách để ngăn cản cuộc tấn công này vì thấy trước những hệ quả tàn khốc mà các Kitô hữu và những thường dân vô tội khác sẽ phải gánh chịu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã khăng khăng xua quân vào Iraq để thiết lập “một nền dân chủ” tại đất nước này mà thực tế cho thấy xã hội Iraq ngày nay tan nát và khốn cùng gấp nhiều lần dưới thời Saddam Hussein.
Từ Tháng Giêng, anh chị em giáo dân Rôma sẽ được tham dự Thánh Lễ hàng ngày với Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
20:56 27/12/2013
Đức Hồng Y Agostino Vallini, là Đức Hồng Y đại diện cho Đức Thánh Cha tại Rôma đã gởi thông báo cho các linh mục cách thức ghi danh tham dự Thánh Lễ hàng ngày của Đức Giáo Hoàng với một nhóm từ giáo xứ của họ - có lẽ là khoảng 25 người.
Trong năm 2013, những người tham dự thánh lễ hàng ngày với Đức Thánh Cha thường là những nhân viên đang làm việc tại Vatican. Theo cha Lombardi, Đức Thánh Cha nói rằng sáng kiến này sẽ cho phép người dân Rôma gặp gỡ với giám mục của mình, vì Đức Giáo Hoàng không thể thăm tất cả các giáo xứ trong giáo phận. Đức Giáo Hoàng cũng đồng thời là Giám Mục Rôma.
Hiện tượng Phanxicô, vị Giáo hoàng làm xoay chuyển thế giới
Thụy My /RFI
23:03 27/12/2013
Le Figaro đã bắt đầu bằng từ tiếng Tây Ban Nha « fenomenal» (phi thường). Đây không phải là lời bình về một bàn thắng của đội bóng đá Achentina, mà là tiếng nói từ trái tim của nhiều người trên hành tinh dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhân vật đã thu hút đông đảo người trên thế giới chỉ trong vòng chín tháng.
Chín tháng, hãy còn quá ngắn ngủi để trở thành Giáo hoàng. Nhất là tại Vatican, nơi các vị Giáo hoàng tập sự thường phải mất nhiều năm trời trong bộ máy Tòa Thánh. Giáo Hội tìm kiếm một làn gió mới trong thiên niên kỷ mới, và Mật nghị Hồng Y hôm 13/3 đã chọn ra một vị Hồng Y Mỹ latinh vô danh, nay đã trở thành thần tượng được nhiều người ngưỡng mộ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 77 tuổi, tuổi cao và sức lại yếu do đã bị cắt bỏ một thùy phổi vào năm 21 tuổi, đã từng bị loại một lần trong Mật nghị Hồng Y năm 2005 một phần cũng vì lý do « sức khỏe không tốt ». Nay ngài đã chứng minh ngược lại, một cách hết sức ngoạn mục. Hôm 4/12 tại Roma, vị Hồng Y thân tín người Honduras của ngài là Oscar Maradiaga đã nhận xét : « Đó là một ngọn núi lửa ». Tuy vậy Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm 4/7 tại Sardaigne vẫn khẳng định : « Tôi không phải là Tarzan ! »
Nhà truyền giảng tin mừng thích thêm vào chất hài hước, những câu nói độc đáo trong những thông điệp của mình. Nhưng ngài tìm cách làm giảm bớt sự cuồng nhiệt của đám đông, của hàng triệu người đã xa rời Giáo Hội, đang trông đợi rất nhiều ở ngài vào cuối một năm khá âm u. Chưa có một Giáo hoàng nào kể cả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được thế giới ngưỡng mộ đến thế, với sự nhiệt thành như thế.
Nhân vật « tỉnh lẻ » siêu năng động, vừa huyền ảo vừa thực tiễn lần lượt ghi nhiều bàn thắng, làm đầy các hội trường, thu hút vô số ống kính truyền hình, hoàn toàn tương phản với người tiền nhiệm. Dư luận - cho đến nay rất thiện cảm - hoàn toàn có thể đổi chiều. Nhưng sau chín tháng trở thành Giáo hoàng, « hiện tượng Phanxicô » lại càng sôi nổi hơn.
Nhân vật của năm, một trong những người quyền lực nhất thế giới
Sự thừa nhận có thể coi là ngoạn mục nhất đến từ tạp chí Time uy tín của Mỹ. Ngày 11/12, Time đã chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô là « Nhân vật của năm 2013 ». Đây là vị Giáo hoàng thứ ba được vinh dự này kể từ năm 1927, năm mà Time bắt đầu chọn lựa các nhân vật trong năm. Đức Giáo Hoàng đầu tiên được trao danh hiệu này là Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã tổ chức Công đồng Vatican II, và tiếp đó là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, nhưng phải chờ đến tận năm 1994, tức là 16 năm sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng, trong khi Giáo hoàng Phanxicô mới cách đây một năm còn chưa được ai biết đến. Time nhận xét : « Điều quan trọng ở Giáo hoàng Phanxicô là Ngài đã nhanh chóng thu hút nhiều triệu người trước đây đã không còn hy vọng nào nơi Giáo Hội ».
Hôm 30/10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào hàng thứ tư trong danh sách các nhân vật quyền lực nhất thế giới, chỉ sau nguyên thủ các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc. Một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm ở Roma nhận xét : « Người ta không còn lắng nghe Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm là Benedicto 16. Với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Giáo Hội lại được coi là một trong những tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất. Các nguyên thủ quốc gia lại quan tâm đến Vatican ».
Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Obama công khai tuyên bố « vô cùng ấn tượng » bởi vị Giáo hoàng. Một tháng trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn có cha là một mục sư Tin Lành, đã tuyên bố bà là « fan » của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Còn Tổng thống Pháp François Hollande tuy không hào hứng mấy với cuộc hội kiến Giáo hoàng Benedicto 16, nay đã đến gõ cửa Vatican. Ủy ban châu Âu cũng không ngoại lệ : hôm 13/12 đã trao cho Giáo hoàng Phanxicô giải Người truyền thông toàn cầu của năm 2013.
Đặc biệt tạp chí uy tín của cộng đồng người đồng giới The Avocate hôm 16/12 đã dành cho trang nhất cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô với câu nói nổi tiếng của ngài : « Tôi là ai mà phán xử ? »
Công ty Mỹ The Global Language Monitor chuyên thu thập thông tin trên internet cho biết cái tên được sử dụng nhiều nhất trên mạng bằng tiếng Anh trong năm 2013 là « Pope Francis » (Đức Giáo Hoàng Phanxicô). Tương tự, đây là chủ đề được thảo luận nhiều nhất của 1,2 tỉ người sử dụng Facebook trong năm nay.
Ngài cũng thành công trên mạng Twitter : tài khoản của Đức Giáo Hoàng tại Twitter có đến 11 triệu người theo dõi, gấp bốn lần so với người tiền nhiệm. Vatican ước tính mỗi một tweet (tin nhắn Twitter) của ngài có ảnh hưởng đến “ít nhất 60 triệu người” vì được truyền đi hầu như vô tận.
Một làn sóng ái mộ chưa từng thấy, được khẳng định với hai cuộc thăm dò dư luận mới đây tại Hoa Kỳ. Thăm dò thứ nhất do Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC tổ chức, công bố hôm 11/12, cho biết 57% người Mỹ có ấn tượng tích cực về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Kết quả một cuộc thăm dò khác của Washington Post và kênh truyền hình ABC công bố cùng ngày loan báo tỉ lệ này là 64%, và nói thêm, chưa bao giờ ý kiến tích cực đối với Giáo Hội Công Giáo lại cao như thế : đến 62%.
Tại Ý, hiện tượng Phanxicô có thể thấy rõ qua số lượng người tham dự các buổi lễ ngày thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ 30 đến 60.000 người, gấp bồn lần so với trước đây. Bưu điện của quốc gia nhỏ nhất thế giới này bị tràn ngập với hai ngàn lá thư mỗi ngày gởi riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chưa kể đến thư điện tử. Nhiều tín đồ để lại số điện thoại, hy vọng một ngày nào đó sẽ nhận được một cuộc gọi từ người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo. Cơ quan du lịch thành phố Roma ghi nhận số khách từ châu Mỹ latinh đến viếng Tòa Thánh tăng 20% trong năm 2013, trong khi đây là năm ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng.
Cơn sốt mộ đạo bất ngờ
Nhưng đối với Giáo Hội, lại có một ngạc nhiên khác : đó là cơn sốt mộ đạo bất ngờ. Một nghiên cứu xã hội học tiến hành với 250 linh mục Ý và được công bố vào tháng 11 cho biết gần phân nửa ghi nhận « hiện tượng Phanxicô », với sự gia tăng đáng kể số người đi lễ. Ở cấp quốc gia, kết quả này cho phép các nhà xã hội học khẳng định : « Nếu phân nửa các giáo xứ chịu ảnh hưởng của ‘hiện tượng Phanxicô’, có thể nói hàng trăm ngàn người đã bắt đầu trở lại nhà thờ ».
Khuynh hướng này, theo người chủ trì nghiên cứu là Massimo Introvigne « không những không giảm đi mà ngày càng mạnh mẽ hơn ». Đức Giám Mục Giovanni d’Ercole nhận thấy : « Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây xúc động và truyền đi nhiệt huyết, đặc biệt đối với những người đã xa rời việc đạo. Họ đi xưng tội nhiều hơn và quay lại với nhà thờ ».
Theo Le Figaro, đây là khuynh hướng toàn cầu chứ không chỉ tại Ý quốc. Tại Anh, trong tháng 11 số người thường xuyên đến các giáo xứ tăng 20%, với nhiều « con chiên lạc » quay lại sau nhiều năm vắng bóng. Tương tự, Tây Ban Nha và Achentina có tỉ lệ người năng đi lễ tăng 12%...
Rất nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra tại Ý trong năm nay đã được đặt tên là Phanxicô, đây là cái tên được chọn lựa nhiều nhất trong năm 2013. Vị Giáo hoàng nổi tiếng cũng đã được đưa vào bảo tàng sáp ở Roma, và dưới dạng tượng trang trí máng cỏ Giáng sinh trong các hang đá Ý.
Một huyền thoại đã được hình thành, nhưng người làm nên huyền thoại không hề quan tâm. Phát ngôn viên của ngài là Cha Lombardi khẳng định : « Đức Giáo Hoàng Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất ».
Hàng trăm tín hữu Kitô bị giết trong ngày lễ Giáng Sinh tại thủ đô Bangui của Cộng Hòa Trung Phi
Đặng Tự Do
23:14 27/12/2013
Ông Georgios Georgantas, Giám đốc Hội Hồng Thập Tự tại Cộng hòa Trung Phi nói với thông tấn xã Reuters rằng số người bị thiệt mạng chắc chắn là cao hơn nhiều. "Chúng tôi có thông tin về những xác chết tại nhiều nơi khác trong thành phố nhưng chúng tôi không thể đến được vì chiến cuộc đang tiếp diễn rất ác liệt."
Tất cả các nạn nhân trong số 44 người bị giết đều có những dấu vết cho thấy họ đã bị đánh đập dã man bởi quân Hồi Giáo Seleka trước khi bị giết.
Quân Hồi Giáo Seleka đã cướp chính quyền từ tháng Ba và đã lập tức tiến hành một cuộc diệt chủng nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tín hữu Kitô tại nước này.
1,600 quân nhân Pháp và hàng ngàn quân nhân thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình đã được bố trí tại thủ đô Bangui. Đến nay đã có 2 quân nhân Pháp bị giết trong các cuộc giao tranh. Trong ngày lễ Giáng Sinh 6 người lính Chad đã bị giết trong cuộc đụng độ với quân Hồi Giáo Seleka tại quận Gabongo, gần phi trường Bangui.
Từ tháng Ba đến nay đã có 159,000 người phải tản cư, 450 vụ tàn sát tập thể được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc báo cáo.
Tại thủ đô Bangui, hàng chục ngàn Kitô hữu sống chen chúc trong một tu viện Công Giáo nơi đang được quân Pháp bảo vệ.
Yvonne Dafei, một phụ nữ có 12 người con đang tị nạn trong tu viện cho biết:
“Chúng tôi không có thực phẩm, không thuốc men gì cả. Trẻ con đang đau yếu. Chúng tôi cám ơn linh mục đã cho chúng tôi một ít thực phẩm để trẻ con sống còn. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ phải rơi vào tình cảnh tồi tệ như thế này. Quá tệ. Vì thế tôi van xin cộng đồng thế giới giúp chúng tôi có được hòa bình, chúng tôi thực sự cần hòa bình”.
Top Stories
Japon: Comment deux millions d’âmes de soldats japonais tourmentent Pékin et Séoul
Eglises d'Asie
11:20 27/12/2013
Comme cela était prévisible, la visite qu’a effectuée ce jeudi 26 décembre le Premier ministre Abe Shinzo au sanctuaire de Yasukuni, à Tokyo, a soulevé les vives protestations des pays voisins, la Chine populaire et la Corée du Sud notamment, qui y voient un hommage au passé militariste japonais.
Officiellement rendue « à titre privé », la visite du chef du gouvernement à Yasukuni peut certes être lue, d’un certain point de vue, comme un pèlerinage « familial ». Abe Shinzo est en effet le petit-fils de Nobusuke Kishi, qui fut ministre de l’Armement durant la seconde guerre mondiale et ministre du général Tojo, Premier ministre du Japon lors de l’attaque sur Pearl Harbor en 1941. Si le général Tojo, jugé, condamné à mort et exécuté en 1948, fait partie des 14 hauts responsables japonais reconnus coupables de crimes de guerre dont les tablettes ont été transférées à Yasukuni en 1978, ce n’est pas le cas de Nobusuke, qui, au lendemain de la défaite de 1945, fut blanchi des accusations portées contre lui et put poursuivre sa carrière politique dans le Japon de l’après-guerre. Néanmoins, dans le cadre de la piété filiale qui est propre au culte des ancêtres, Abe Shinzo se doit d’honorer la mémoire de ses aïeux.
Pour autant, au-delà de la dimension personnelle que ce déplacement a pu revêtir, il est certain que le Premier ministre Abe adressait, à travers sa visite à Yasukuni, un message à ses voisins, notamment à la Chine, qui a récemment établi une zone d’identification de défense aérienne sur son flanc maritime oriental englobant les îles Senkaku-Diaoyu. Appartenant à l’aile nationaliste du Parti libéral-démocrate, le Premier ministre signifie ainsi que le Japon ne se laissera pas faire dans la crise territoriale qui l’oppose à la Chine. Mais il pose aussi en filigrane sa volonté de revenir sur l’ordre imposé par les Américains au sortir de la seconde guerre mondiale. Après avoir fait voter une loi très controversée sur les secrets d’Etat, il affirme sa volonté de poursuivre la remise en cause de cet ordre qui, par la Constitution de 1945, impose au Japon de renoncer à la guerre comme moyen de règlement des conflits.
L’article ci-dessous a été publié dans le quotidien français Libération, en date du 26 décembre 2013. Il est signé de Grégory Schwartz.
« Il aura suffi d’une brève visite du Premier ministre japonais Abe Shinzo, jeudi matin au sanctuaire de Yasukuni, pour fortement raviver les tensions déjà aiguës entre Tokyo et ses voisins asiatiques, en premier lieu la Chine et la Corée du Sud. En quoi ce site est-il si sensible pour du point de vue de Pékin et Séoul, et pourquoi Abe Shinzo s’y est-il rendu, ce qu’aucun chef du gouvernement n’avait fait depuis 2006 ?
Yasukuni est un sanctuaire shinto – l’une des deux grandes religions au Japon avec le bouddhisme – situé au cœur de Tokyo à quelques dizaines de mètres de la mythique salle de concert du Budokan. Le bâtiment, entouré d’arbres et de portiques traditionnels, est censé abriter les âmes des soldats japonais morts durant les guerres successives menées par le Japon entre la fin du XIXe siècle et 1945, soit de la guerre civile de Boshin (1867-1869) à la guerre du Pacifique (1941-1945) (1).
Le sanctuaire indique ainsi honorer au total la mémoire de plus de 2 466 000 âmes, en grande partie des soldats mais aussi des civils tués durant les conflits. Ce qui pose problème, c’est la présence dans cette longue liste de 14 criminels de guerre jugés, condamnés et exécutés à l’issue du second conflit mondial, au premier rang desquels le général Hideki Tojo, Premier ministre du Japon durant la guerre.
Pour la Chine et la Corée du Sud, qui ont particulièrement souffert des atrocités commises dans la première moitié du XXe siècle par les forces d’occupation japonaises, il est inadmissible de voir un chef du gouvernement nippon actuel faire le déplacement à Yasukuni. Or, cela n’avait plus été le cas depuis 2006, et la visite du Premier ministre de l’époque, Koizumi Junichiro. Ce dernier, à la tête du gouvernement de 2001 à 2006 – un record de longévité dans l’histoire récente de l’archipel –, s’était rendu chaque année à Yasukuni. Ses successeurs, dont Abe Shinzo lors d’un premier passage au poste de Premier ministre en 2006-2007, s’étaient en revanche tous abstenus, à la différence de multiples ministres et parlementaires japonais.
En renouant avec cette tradition, Abe Shinzo a affirmé avoir voulu exprimer sa « détermination à ce que personne ne souffre à nouveau de la guerre ». Dans un communiqué publié par le gouvernement, Abe déclare : « Le Japon ne doit plus jamais livrer de guerre. Telle est ma conviction, fondée sur les lourds remords du passé. J’ai réaffirmé devant les âmes des victimes de guerre ma détermination à tenir le serment de ne plus jamais livrer de guerre. J’ai aussi fait le serment que nous construirons une ère libérée des souffrances et destructions de la guerre ; le Japon doit tendre la main à ses amis d’Asie et du monde entier pour réaliser la paix. » Mais, au-delà de ces propos, qui n’ont guère convaincu les puissances voisines, la décision d’Abe s’explique également par les regrets que ce nationaliste a dit avoir éprouvés en 2007 en s’abstenant d’aller à Yasukuni, manquant ainsi selon lui de respect envers les morts pour la patrie japonaise.
La polémique liée à Yasukuni embarrasse également les Japonais. Le sanctuaire, géré de façon privée et donc dégagé de toute obligation vis-à-vis de l’Etat, n’entend nullement modifier la liste des personnes qui y sont honorées et avance notamment l’argument religieux selon lequel les âmes qui s’y trouvent ne peuvent en être chassées. L’argument selon lequel l’Etat et la religion doivent être séparés est aisément contourné par les personnalités publiques, qui assurent généralement faire le déplacement à titre privé. C’est ce que le ministère japonais des Affaires étrangères a assuré jeudi dans le cas de la visite de Abe Shinzo.
Reste que cette initiative survient à un moment où les relations sont particulièrement tendues entre Tokyo, Pékin et Séoul. Le Japon est engagé dans plusieurs conflits territoriaux avec ses voisins : autour des îles Senkaku-Diaoyu avec la Chine et des îles Takeshima-Dokdo avec la Corée du Sud. Dans ce contexte, l’initiative de Abe Shinzo, quelle que soit la façon dont il la justifie, ne pouvait qu’entraîner une réaction scandalisée des autorités chinoises et sud-coréennes. »
(1) Note d’EDA : sanctuaire shinto situé à Tokyo, Yasukuni (yasukuni jinja ou ‘le temple du pays apaisé’) est le temple où sont honorés les morts pour la patrie ; parmi eux, figurent les tablettes de criminels de guerre, jugés et exécutés à l’issue de la seconde guerre mondiale. Edifié en 1869 pour rendre hommage aux Japonais « ayant donné leur vie au nom de l’empereur du Japon », il veille sur les âmes de plus de deux millions de soldats japonais morts de 1868 à 1951. Considéré comme l’un des symboles du passé militariste du Japon et des nationalistes, il est célèbre pour les polémiques qu’il suscite dans la région, notamment en Corée du Sud et en Chine, dès qu’importantes personnalités politiques japonaises viennent s’y recueillir. Le sanctuaire gère également un musée, le Yushukan, lequel présente des objets historiques et des panneaux explicatifs retraçant l’histoire militaire du Japon. Sa muséographie est critiquée comme étant nationaliste et tendancieusement révisionniste.
Sur la polémique créée par les visites à Yasukuni de personnages d’Etat et sur la position de l’Eglise catholique du Japon à ce sujet, voir notamment, parmi les nombreux articles publiés à ce sujet par Eglises d’Asie, ici et ici.
(Source: Eglises d'Asie, le 27 décembre 2013)
Officiellement rendue « à titre privé », la visite du chef du gouvernement à Yasukuni peut certes être lue, d’un certain point de vue, comme un pèlerinage « familial ». Abe Shinzo est en effet le petit-fils de Nobusuke Kishi, qui fut ministre de l’Armement durant la seconde guerre mondiale et ministre du général Tojo, Premier ministre du Japon lors de l’attaque sur Pearl Harbor en 1941. Si le général Tojo, jugé, condamné à mort et exécuté en 1948, fait partie des 14 hauts responsables japonais reconnus coupables de crimes de guerre dont les tablettes ont été transférées à Yasukuni en 1978, ce n’est pas le cas de Nobusuke, qui, au lendemain de la défaite de 1945, fut blanchi des accusations portées contre lui et put poursuivre sa carrière politique dans le Japon de l’après-guerre. Néanmoins, dans le cadre de la piété filiale qui est propre au culte des ancêtres, Abe Shinzo se doit d’honorer la mémoire de ses aïeux.
Pour autant, au-delà de la dimension personnelle que ce déplacement a pu revêtir, il est certain que le Premier ministre Abe adressait, à travers sa visite à Yasukuni, un message à ses voisins, notamment à la Chine, qui a récemment établi une zone d’identification de défense aérienne sur son flanc maritime oriental englobant les îles Senkaku-Diaoyu. Appartenant à l’aile nationaliste du Parti libéral-démocrate, le Premier ministre signifie ainsi que le Japon ne se laissera pas faire dans la crise territoriale qui l’oppose à la Chine. Mais il pose aussi en filigrane sa volonté de revenir sur l’ordre imposé par les Américains au sortir de la seconde guerre mondiale. Après avoir fait voter une loi très controversée sur les secrets d’Etat, il affirme sa volonté de poursuivre la remise en cause de cet ordre qui, par la Constitution de 1945, impose au Japon de renoncer à la guerre comme moyen de règlement des conflits.
L’article ci-dessous a été publié dans le quotidien français Libération, en date du 26 décembre 2013. Il est signé de Grégory Schwartz.
« Il aura suffi d’une brève visite du Premier ministre japonais Abe Shinzo, jeudi matin au sanctuaire de Yasukuni, pour fortement raviver les tensions déjà aiguës entre Tokyo et ses voisins asiatiques, en premier lieu la Chine et la Corée du Sud. En quoi ce site est-il si sensible pour du point de vue de Pékin et Séoul, et pourquoi Abe Shinzo s’y est-il rendu, ce qu’aucun chef du gouvernement n’avait fait depuis 2006 ?
Yasukuni est un sanctuaire shinto – l’une des deux grandes religions au Japon avec le bouddhisme – situé au cœur de Tokyo à quelques dizaines de mètres de la mythique salle de concert du Budokan. Le bâtiment, entouré d’arbres et de portiques traditionnels, est censé abriter les âmes des soldats japonais morts durant les guerres successives menées par le Japon entre la fin du XIXe siècle et 1945, soit de la guerre civile de Boshin (1867-1869) à la guerre du Pacifique (1941-1945) (1).
Le sanctuaire indique ainsi honorer au total la mémoire de plus de 2 466 000 âmes, en grande partie des soldats mais aussi des civils tués durant les conflits. Ce qui pose problème, c’est la présence dans cette longue liste de 14 criminels de guerre jugés, condamnés et exécutés à l’issue du second conflit mondial, au premier rang desquels le général Hideki Tojo, Premier ministre du Japon durant la guerre.
Pour la Chine et la Corée du Sud, qui ont particulièrement souffert des atrocités commises dans la première moitié du XXe siècle par les forces d’occupation japonaises, il est inadmissible de voir un chef du gouvernement nippon actuel faire le déplacement à Yasukuni. Or, cela n’avait plus été le cas depuis 2006, et la visite du Premier ministre de l’époque, Koizumi Junichiro. Ce dernier, à la tête du gouvernement de 2001 à 2006 – un record de longévité dans l’histoire récente de l’archipel –, s’était rendu chaque année à Yasukuni. Ses successeurs, dont Abe Shinzo lors d’un premier passage au poste de Premier ministre en 2006-2007, s’étaient en revanche tous abstenus, à la différence de multiples ministres et parlementaires japonais.
En renouant avec cette tradition, Abe Shinzo a affirmé avoir voulu exprimer sa « détermination à ce que personne ne souffre à nouveau de la guerre ». Dans un communiqué publié par le gouvernement, Abe déclare : « Le Japon ne doit plus jamais livrer de guerre. Telle est ma conviction, fondée sur les lourds remords du passé. J’ai réaffirmé devant les âmes des victimes de guerre ma détermination à tenir le serment de ne plus jamais livrer de guerre. J’ai aussi fait le serment que nous construirons une ère libérée des souffrances et destructions de la guerre ; le Japon doit tendre la main à ses amis d’Asie et du monde entier pour réaliser la paix. » Mais, au-delà de ces propos, qui n’ont guère convaincu les puissances voisines, la décision d’Abe s’explique également par les regrets que ce nationaliste a dit avoir éprouvés en 2007 en s’abstenant d’aller à Yasukuni, manquant ainsi selon lui de respect envers les morts pour la patrie japonaise.
La polémique liée à Yasukuni embarrasse également les Japonais. Le sanctuaire, géré de façon privée et donc dégagé de toute obligation vis-à-vis de l’Etat, n’entend nullement modifier la liste des personnes qui y sont honorées et avance notamment l’argument religieux selon lequel les âmes qui s’y trouvent ne peuvent en être chassées. L’argument selon lequel l’Etat et la religion doivent être séparés est aisément contourné par les personnalités publiques, qui assurent généralement faire le déplacement à titre privé. C’est ce que le ministère japonais des Affaires étrangères a assuré jeudi dans le cas de la visite de Abe Shinzo.
Reste que cette initiative survient à un moment où les relations sont particulièrement tendues entre Tokyo, Pékin et Séoul. Le Japon est engagé dans plusieurs conflits territoriaux avec ses voisins : autour des îles Senkaku-Diaoyu avec la Chine et des îles Takeshima-Dokdo avec la Corée du Sud. Dans ce contexte, l’initiative de Abe Shinzo, quelle que soit la façon dont il la justifie, ne pouvait qu’entraîner une réaction scandalisée des autorités chinoises et sud-coréennes. »
(1) Note d’EDA : sanctuaire shinto situé à Tokyo, Yasukuni (yasukuni jinja ou ‘le temple du pays apaisé’) est le temple où sont honorés les morts pour la patrie ; parmi eux, figurent les tablettes de criminels de guerre, jugés et exécutés à l’issue de la seconde guerre mondiale. Edifié en 1869 pour rendre hommage aux Japonais « ayant donné leur vie au nom de l’empereur du Japon », il veille sur les âmes de plus de deux millions de soldats japonais morts de 1868 à 1951. Considéré comme l’un des symboles du passé militariste du Japon et des nationalistes, il est célèbre pour les polémiques qu’il suscite dans la région, notamment en Corée du Sud et en Chine, dès qu’importantes personnalités politiques japonaises viennent s’y recueillir. Le sanctuaire gère également un musée, le Yushukan, lequel présente des objets historiques et des panneaux explicatifs retraçant l’histoire militaire du Japon. Sa muséographie est critiquée comme étant nationaliste et tendancieusement révisionniste.
Sur la polémique créée par les visites à Yasukuni de personnages d’Etat et sur la position de l’Eglise catholique du Japon à ce sujet, voir notamment, parmi les nombreux articles publiés à ce sujet par Eglises d’Asie, ici et ici.
(Source: Eglises d'Asie, le 27 décembre 2013)
Vietnam: Catholics assaulted for bringing Christmas presents to orphans
Joseph Dang
18:56 27/12/2013
Every year children around the free world enjoy the comedy Christmas story of Dr. Seuss' “How the Grinch Stole Christmas!” and feel sorry for children whose Christmas presents were stolen by a titular creature which held grudge against Christmas celebration called the Grinch. In Kontum, Vietnam, this had become a reality since a Church group of volunteers were turned away, sought after and assaulted for bringing Christmas presents to the orphan children and the poor in remote areas of the province.
Rev Tran Si Tin, C.Ss.R, pastor of Nhon Hoa Catholic congregation of Gia Lai-Kontum province, Kontum diocese, had just filed a report on Christmas Eve of 2013, denouncing the unspeakable crime of human and religious rights violation committed by none other than the local head of Ayun commune against a group of Church volunteers who on Dec 17 were delivering blankets donated by the public to the orphan children in Ayun commune. Their mission was carried out on behalf of Fr. Tin who was too old and not physically fit for the job in the high ground areas. Unfortunately the group were stopped midway, and ordered by local police to return home without finishing the job they set out for. Worst yet, the leader of the group, Kpuih Bơp of Plei Chep was particular targeted, followed and tortured by Dat Van Nguyen a communist party's head of Ayun commune. Bop suffered from multiple internal injuries and had to be admitted to the hospital.
"There has been no freedom in Ayun commune. Since this is a remote area Catholic activities are often prohibited therefore anything related to religion would receive such vicious reaction by (officials). We cannot mention religion in this commune" Fr. Tin frustrated.
Vietnam has just been given a seat at the United Nations Human Rights commission on Nov. 12, 2013, but do they comply and follow the Human Right standard in their country or just play a dirty game with the Human Right Commission?
Rev Tran Si Tin, C.Ss.R, pastor of Nhon Hoa Catholic congregation of Gia Lai-Kontum province, Kontum diocese, had just filed a report on Christmas Eve of 2013, denouncing the unspeakable crime of human and religious rights violation committed by none other than the local head of Ayun commune against a group of Church volunteers who on Dec 17 were delivering blankets donated by the public to the orphan children in Ayun commune. Their mission was carried out on behalf of Fr. Tin who was too old and not physically fit for the job in the high ground areas. Unfortunately the group were stopped midway, and ordered by local police to return home without finishing the job they set out for. Worst yet, the leader of the group, Kpuih Bơp of Plei Chep was particular targeted, followed and tortured by Dat Van Nguyen a communist party's head of Ayun commune. Bop suffered from multiple internal injuries and had to be admitted to the hospital.
"There has been no freedom in Ayun commune. Since this is a remote area Catholic activities are often prohibited therefore anything related to religion would receive such vicious reaction by (officials). We cannot mention religion in this commune" Fr. Tin frustrated.
Vietnam has just been given a seat at the United Nations Human Rights commission on Nov. 12, 2013, but do they comply and follow the Human Right standard in their country or just play a dirty game with the Human Right Commission?
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáng sinh tại khu phố nghèo quận 12, Sàigòn
Fx. Phan Dương, a.a.
10:40 27/12/2013
Vào lúc 18h00, ngày 21 tháng 12 năm 2013, tại một con hẻm của một khu phố thuộc phường Tân Hưng Thuận, quận 12, trước ngôi nhà của Mái Ấm Hoa Huệ, linh mục Fx. Nguyễn Tiến Dưng, đại diện Giám tỉnh Dòng Đức Mẹ Lên Trời ở Việt Nam cùng đông đảo tu sĩ nam nữ, các bạn sinh viên và một số thân nhân, ân nhân của Mái Ấm Hoa Huệ đã quy tụ để mừng Chúa Giáng Sinh cùng với các em mồ côi trong Mái Ầm và các em thiếu nhi trong khu phố.
Xem Hình
Đêm Giáng Sinh, với những món ăn đơn sơ và các tiết mục văn nghệ đơn giản do chính các em trong Mái Ấm và một số nhóm không chuyên nghiệp khác “biểu diễn” đã làm rộn ràng cả khu phố.
Trước khi các tiết mục văn nghệ diễn ra, các tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ, các em thiếu nhi và tất cả mọi người quy tụ bên nhau trong khuôn viên của Mái Ấm để cùng với các em mồ côi nơi đây chia sẻ bữa cơm với nhau một cách thân mật.
Những tiềng cười, những câu chuyện mà mọi người trao cho nhau một cách rôm rã mà chân tình đã làm cho buổi gặp gỡ thêm tình huynh đệ và chân thành.
Sau bữa cơm huynh đệ, mọi người quy tụ bên nhau trên con đường đi vào Mái Ấm để thưởng thức các tiết mục trong chương trình “văn nghệ Mừng Chúa Giáng Sinh”. Những khúc hát, những điệu múa được các em cất lên một cách rất đơn sơ và hồn nhiên đã làm cho bầu khí của đêm mừng Chúa Giáng Sinh trở nên ý nghĩa và thánh thiêng.
Khu phố nghèo, nơi có sự hiện diện của các em mồ côi và đông đảo anh chị em công nhân nghèo, thông thường vốn yên ắng vì mọi người ai ai cũng phải đi làm kiếm sống và học tập, thì hôm nay đã trở nên nhộn nhịp với những tiếng ca tiếng đàn, những câu chuyện tiếng cười và cả những cử chỉ của sự yêu thương nhau…
Vui mừng Giáng Sinh với nhau nơi đây, mọi người như đang mở lòng mình ra để đón lấy và sẻ chia cho nhau niềm vui trong ngày Ngôi Lời làm người và ở giữa nhân loại (x. Ga 1, 14). Để nhờ đó, mỗi người tùy theo cách của mình hướng về Thiên Chúa, Đấng hay thương xót, đã ban Con Một cho con người để con người được sống và sống dồi dào với phẩm giá cao quý mà Ngài đã tặng ban.
Niềm vui Giáng Sinh được tiếp tục với những khác ca, tiếng hát hòa lẫn với tiếng nhạc giáng sinh…
Trước khi kết thúc để chia tay nhau ra về, mọi người hướng về Hài Nhi Giê-su để dâng lên Ngài lời tạ ơn vì những ân huệ của Ngài; đồng thời dâng lên Ngài những lời nguyện xin cho các em thiếu nhi, các em mồ côi, những người già cả, các bạn trẻ, các gia đình và tất cả những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Tưởng cũng nói thêm: Mái Ấm Hoa Huệ trực thuộc dòng Đức Mẹ Lên Trời là trung tâm nuôi dạy các em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mồ côi cha/mẹ nhưng không đủ điều kiện để cho con ăn học. Mái ấm có gần 40 em, đến từ các vùng quê nghèo khác nhau, do thầy JB. Nguyễn Ngọc Thăng, tu sĩ dòng Đức Mẹ Lên Trời phụ trách.
Tạ ơn Chúa vì một đêm Giáng Sinh ấm áp, yêu thương và đầy ý nghĩa trong khu phố nghèo với các em mồ côi trong Mái Âm !
Fx. Phan Dương, a.a.
Xem Hình
Đêm Giáng Sinh, với những món ăn đơn sơ và các tiết mục văn nghệ đơn giản do chính các em trong Mái Ấm và một số nhóm không chuyên nghiệp khác “biểu diễn” đã làm rộn ràng cả khu phố.
Trước khi các tiết mục văn nghệ diễn ra, các tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ, các em thiếu nhi và tất cả mọi người quy tụ bên nhau trong khuôn viên của Mái Ấm để cùng với các em mồ côi nơi đây chia sẻ bữa cơm với nhau một cách thân mật.
Những tiềng cười, những câu chuyện mà mọi người trao cho nhau một cách rôm rã mà chân tình đã làm cho buổi gặp gỡ thêm tình huynh đệ và chân thành.
Sau bữa cơm huynh đệ, mọi người quy tụ bên nhau trên con đường đi vào Mái Ấm để thưởng thức các tiết mục trong chương trình “văn nghệ Mừng Chúa Giáng Sinh”. Những khúc hát, những điệu múa được các em cất lên một cách rất đơn sơ và hồn nhiên đã làm cho bầu khí của đêm mừng Chúa Giáng Sinh trở nên ý nghĩa và thánh thiêng.
Khu phố nghèo, nơi có sự hiện diện của các em mồ côi và đông đảo anh chị em công nhân nghèo, thông thường vốn yên ắng vì mọi người ai ai cũng phải đi làm kiếm sống và học tập, thì hôm nay đã trở nên nhộn nhịp với những tiếng ca tiếng đàn, những câu chuyện tiếng cười và cả những cử chỉ của sự yêu thương nhau…
Vui mừng Giáng Sinh với nhau nơi đây, mọi người như đang mở lòng mình ra để đón lấy và sẻ chia cho nhau niềm vui trong ngày Ngôi Lời làm người và ở giữa nhân loại (x. Ga 1, 14). Để nhờ đó, mỗi người tùy theo cách của mình hướng về Thiên Chúa, Đấng hay thương xót, đã ban Con Một cho con người để con người được sống và sống dồi dào với phẩm giá cao quý mà Ngài đã tặng ban.
Niềm vui Giáng Sinh được tiếp tục với những khác ca, tiếng hát hòa lẫn với tiếng nhạc giáng sinh…
Trước khi kết thúc để chia tay nhau ra về, mọi người hướng về Hài Nhi Giê-su để dâng lên Ngài lời tạ ơn vì những ân huệ của Ngài; đồng thời dâng lên Ngài những lời nguyện xin cho các em thiếu nhi, các em mồ côi, những người già cả, các bạn trẻ, các gia đình và tất cả những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Tưởng cũng nói thêm: Mái Ấm Hoa Huệ trực thuộc dòng Đức Mẹ Lên Trời là trung tâm nuôi dạy các em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mồ côi cha/mẹ nhưng không đủ điều kiện để cho con ăn học. Mái ấm có gần 40 em, đến từ các vùng quê nghèo khác nhau, do thầy JB. Nguyễn Ngọc Thăng, tu sĩ dòng Đức Mẹ Lên Trời phụ trách.
Tạ ơn Chúa vì một đêm Giáng Sinh ấm áp, yêu thương và đầy ý nghĩa trong khu phố nghèo với các em mồ côi trong Mái Âm !
Fx. Phan Dương, a.a.
Giáo xứ Mẹ Fatima Phan Thiết mừng lễ Chúa Giáng Sinh
Thục Oanh
10:27 27/12/2013
Trong niềm hân hoan của cộng đoàn dân Chúa, Gíao xứ Mẹ Fatima-Phan Thiết đã cử hành Lễ Vọng mừng Chúa Giáng Sinh lúc 19giờ ngày 24/12/2103. Trước Thánh Lễ là phần hoạt cảnh kể về các biến cố trong lịch sử cứu độ và đỉnh điểm là tiếng trống mừng Ngôi Hai Thiên Chúa được hạ sinh.
Xem Hình
Hôm nay, sân giáo đường trở nên hòa đồng hiệp thông với nhau từ người có đạo đến người ngoại đạo cùng nhau vui mừng chờ đợi giây phút Chúa sinh ra làm người mang phúc lành từ trời cao. Đúng 21 giờ Cha quản xứ dâng Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh Chúc Tụng Thiên Chúa đã xuống thế thực hiện lời hứa ban ơn cứu độ dân Người. Cảnh lầm than khốn khổ trong máng cỏ giữa cánh đồng của Người đã làm cho chúng ta không mơ ước sự sung sướng và tiện nghi. Và như thế trong không khí ngai ngái lạnh, mùi rạ rơm, mùi bùn đất của vùng quê nghèo giáo xứ Fatima làm cho mọi người ngồi sát lại với nhau hơn, cùng nhau hân hoan ca ngợi chúa với trái tim đầy lửa yêu thương. Sự xuất hiện của Chúa Hài Đồng làm trẻ nhỏ trong sân lễ hôm nay tròn miệng nhẩm theo nhịp “Nào ta hãy đến ba rum ba bum bum” (chú bé đánh trống) mà quên đi cái khổ bám theo trên mái tóc cháy xoắn và làn da cháy nắng. Đúng là ơn phước của Người ban sự vô tư cho những trẻ nhỏ vùng sâu nghèo nàn quên đi cái lạnh buốt buốt dưới đôi bàn chân không mang dép.
Đến với Gx. Mẹ Fatima hôm nay, chúng ta mới thấy hết tinh thần đời sống đạo. 22 giờ 00 kết thúc Thánh Lễ, vị chủ chăn F.x Hồ Xuân Hùng bày tỏ lòng cảm ơn tình bác ái giữa các Kitô hữu đã dọn tâm hồn đón mừng Thiên Chúa đến để tạo nên một Giáng Sinh thật sự, Ngài động viên mọi người nâng cao tinh thần sống Phúc Âm trong mỗi gia đình và là chứng tá cho Chúa giữa cuộc sống và cuối cùng là chúc Giáng Sinh an bình, niềm vui thánh thiện.
Xem Hình
Hôm nay, sân giáo đường trở nên hòa đồng hiệp thông với nhau từ người có đạo đến người ngoại đạo cùng nhau vui mừng chờ đợi giây phút Chúa sinh ra làm người mang phúc lành từ trời cao. Đúng 21 giờ Cha quản xứ dâng Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh Chúc Tụng Thiên Chúa đã xuống thế thực hiện lời hứa ban ơn cứu độ dân Người. Cảnh lầm than khốn khổ trong máng cỏ giữa cánh đồng của Người đã làm cho chúng ta không mơ ước sự sung sướng và tiện nghi. Và như thế trong không khí ngai ngái lạnh, mùi rạ rơm, mùi bùn đất của vùng quê nghèo giáo xứ Fatima làm cho mọi người ngồi sát lại với nhau hơn, cùng nhau hân hoan ca ngợi chúa với trái tim đầy lửa yêu thương. Sự xuất hiện của Chúa Hài Đồng làm trẻ nhỏ trong sân lễ hôm nay tròn miệng nhẩm theo nhịp “Nào ta hãy đến ba rum ba bum bum” (chú bé đánh trống) mà quên đi cái khổ bám theo trên mái tóc cháy xoắn và làn da cháy nắng. Đúng là ơn phước của Người ban sự vô tư cho những trẻ nhỏ vùng sâu nghèo nàn quên đi cái lạnh buốt buốt dưới đôi bàn chân không mang dép.
Đến với Gx. Mẹ Fatima hôm nay, chúng ta mới thấy hết tinh thần đời sống đạo. 22 giờ 00 kết thúc Thánh Lễ, vị chủ chăn F.x Hồ Xuân Hùng bày tỏ lòng cảm ơn tình bác ái giữa các Kitô hữu đã dọn tâm hồn đón mừng Thiên Chúa đến để tạo nên một Giáng Sinh thật sự, Ngài động viên mọi người nâng cao tinh thần sống Phúc Âm trong mỗi gia đình và là chứng tá cho Chúa giữa cuộc sống và cuối cùng là chúc Giáng Sinh an bình, niềm vui thánh thiện.
Giáng sinh tại nhà tỉnh tâm Hướng Thiện Thiên An La Vang
Lm Trần An
10:52 27/12/2013
Cần phải nói trước ngay điều này: Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện Thiên An La Vang là nơi cưu mang giúp đỡ những mảnh đời nghiện ngập, những con người đã từng trải qua trường cai trại tù, mới được thành lập 2 năm với đầy sóng gió, khó khăn, nghi ngại... từ nhiều mặt.
Chiều tối ngày 25/12/2013 tại Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện Thiên An La Vang có tổ chức buổi Dạ Hội Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh. Đến tham dự buổi dạ hội có sự hiện diện của Cha quản xứ Thạch Hãn Phanxicô Xaviê Trần Phương, ông Phó công an huyện Hải Lăng, Chủ tịch xã Hải Phú và các vị đại diện chính quyền địa phương; cùng với sự góp mặt của quí soeur Dòng Mến Thánh Giá Vinh tại Huế, ca đoàn giáo xứ Thạch Hãn, các bạn Giới Trẻ Phan Sinh đến từ Huế và khá đông đảo bà con lương giáo xa gần vùng linh địa La Vang qui tụ về.
Xem hình
Chương trình đêm dạ hội được bắt đầu từ lúc 17h, với tiệc mừng giản dị nhưng trang trọng đầm ấm thân thương, trong khuôn viên sân vườn thơ mộng, giữa ánh sáng lung linh huyền ảo của những chiếc đèn lồng đầy chất nghệ thuật, sản phẩm của anh em Nhà Hướng Thiện. Những nụ cười, những cái bắt tay thân thiện của bà con xóm làng, những lời chúc trang trọng của quí cấp chính quyền, và tất nhiên, không thiếu những bản thánh ca ngọt ngào du dương được hát ngẫu hứng từ những ca sĩ bán chuyên dành tặng cho nhau.
Bữa tiệc thân mật kéo dài tới 18h40. Sau đó khoảng 19h00 chương trình văn nghệ được tếp tục. Với những tiết mục đặc sắc và đầy ý nghĩa của các nhóm tham gia như: nhảy Jingle bell, thời trang yêu thương, nhảy liên khúc giáng sinh và nhảy vui giáng sinh, hài kịch cắt tóc, và đặc biệt ấn tượng nhất chính là vở kịch ngắn của anh em Nhà Hướng Thiện: “CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ”. Vở kịch nói về cuộc đời của một chàng trai lương dân tên Hùng do bạn bè rủ rê đã sa vào con đường tệ nạn. Đã nhiều lần Hùng muốn làm lại cuộc đời nhưng vẫn không được cho đến khi được một người bạn giới thiệu đến Nhà Hướng Thiện có cha Trần An và từ đó Hùng đã thay đổi, rồi trở thành một người Kitô hữu, trở thành một Thầy Dòng thánh thiện, và nơi tạ ơn đầu tiên Hùng đến là Nhà Hướng Thiện nơi có Mẹ La Vang. Vở kịch đã đi vào lòng người, rất cảm động, mang đến cho quý khách nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Kết thúc vở kịch là một lời mời gọi gửi đến cho mọi người: Xin hãy mở rộng lòng yêu thương cảm thông bao dung đến với những mảnh đời tội lỗi...
Tiếp đó, khoảng 20h30, lại một chương trình hoành tráng khác: ĐỐT LỬA TRẠI. Giữa cảnh u tối rùng rợn khiếp kinh, ánh sáng của ngọn lửa xuất hiện, tượng trưng cho Đức Kitô, Đấng là Ánh Sáng Muôn Dân giáng thế làm người để xua tan những bóng tối của khổ đau của tội lỗi...
Tiếp đến là chương trình phát quà: những đôi dép, sản phẩm của anh em Nhà Hướng Thiện, từ những đôi tay đã từng một thời... Như một chút quà kỷ niệm, một lời tri ân chân tình đến tất cả mọi người...
Một tiết mục không thể thiếu của Nhà Hướng Thiện là uống rượu cần và nhảy sạp giữa ánh lửa bập bùng, giữa tiếng nhạc vui nhộn...Tất cả tạo nên một bầu khí huyền ảo lung linh, nhiệt huyết, tràn đầy sức sống, vui tươi, nồng nàn, hạnh phúc đến tột độ!
Và cuối cùng, khi ánh lửa sắp tàn, khi màn sương khuya đã lên dày, tất cả quây quần bên đống lửa chia sẻ tâm tình. Một bầu khí lắng đọng linh thiêng. Những lời tâm sự tận đáy lòng, những bí mật đau thương trong cuộc đời được “bật mí” với ước vọng được chia sẻ cho vơi bớt nỗi lòng, những tiếng nức nở nghẹn ngào, những giọt nước mắt ăn năn nhưng chất đầy hạnh phúc...Xen giữa đó là tiếng đàn guitar nhẹ nhàng, với những khúc hát tâm tình tạ ơn Chúa, tạ ơn Mẹ La Vang và cầu cho cha mẹ...
Nhiều anh em Nhà Hướng Thiện xúc động chia sẻ: đời con chưa bao giờ được vui hưởng một đêm giáng sinh tuyệt vời và đầy ý nghĩa thánh thiện như năm nay. Năm ngoái con đang ở trong tù, năm kia con ở trại cai, năm trước nữa con lang thang trên đường phố...
Đêm dạ hội được kết thúc với tâm tình bài hát Mẹ La Vang Ơi của chính cha Trần An, người sáng lập Mái Ấm này:
“Mẹ La Vang ơi, Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ của tội nhân,
Mẹ hằng thương xót những ai khổ đau
Mẹ hằng thương xót những ai lỡ lầm...
Mẹ ơi, con cám ơn Mẹ, cảm ơn Mẹ dẫn con về đây
Để giờ này, cùng với anh em
sống chung một nhà,nghĩa ân đậm đà, hòa chan tình thương mến.
Ngày đêm nguyện cầu sám hối...
Mẹ ơi, con cám ơn Mẹ, cảm ơn Mẹ dẫn con về đây
Để giờ này cùng với anh em
Lắng nghe lời Mẹ, quyết tâm trở về, lãng quên thời quá khứ
Chỉ mong hiến thân phục vụ
Để nên chứng nhân của Mẹ...
Và xin hiến dâng về Mẹ Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện Thiên An,
Và xin hiến dâng về Mẹ Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện La Vang...”
Chiều tối ngày 25/12/2013 tại Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện Thiên An La Vang có tổ chức buổi Dạ Hội Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh. Đến tham dự buổi dạ hội có sự hiện diện của Cha quản xứ Thạch Hãn Phanxicô Xaviê Trần Phương, ông Phó công an huyện Hải Lăng, Chủ tịch xã Hải Phú và các vị đại diện chính quyền địa phương; cùng với sự góp mặt của quí soeur Dòng Mến Thánh Giá Vinh tại Huế, ca đoàn giáo xứ Thạch Hãn, các bạn Giới Trẻ Phan Sinh đến từ Huế và khá đông đảo bà con lương giáo xa gần vùng linh địa La Vang qui tụ về.
Xem hình
Chương trình đêm dạ hội được bắt đầu từ lúc 17h, với tiệc mừng giản dị nhưng trang trọng đầm ấm thân thương, trong khuôn viên sân vườn thơ mộng, giữa ánh sáng lung linh huyền ảo của những chiếc đèn lồng đầy chất nghệ thuật, sản phẩm của anh em Nhà Hướng Thiện. Những nụ cười, những cái bắt tay thân thiện của bà con xóm làng, những lời chúc trang trọng của quí cấp chính quyền, và tất nhiên, không thiếu những bản thánh ca ngọt ngào du dương được hát ngẫu hứng từ những ca sĩ bán chuyên dành tặng cho nhau.
Bữa tiệc thân mật kéo dài tới 18h40. Sau đó khoảng 19h00 chương trình văn nghệ được tếp tục. Với những tiết mục đặc sắc và đầy ý nghĩa của các nhóm tham gia như: nhảy Jingle bell, thời trang yêu thương, nhảy liên khúc giáng sinh và nhảy vui giáng sinh, hài kịch cắt tóc, và đặc biệt ấn tượng nhất chính là vở kịch ngắn của anh em Nhà Hướng Thiện: “CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ”. Vở kịch nói về cuộc đời của một chàng trai lương dân tên Hùng do bạn bè rủ rê đã sa vào con đường tệ nạn. Đã nhiều lần Hùng muốn làm lại cuộc đời nhưng vẫn không được cho đến khi được một người bạn giới thiệu đến Nhà Hướng Thiện có cha Trần An và từ đó Hùng đã thay đổi, rồi trở thành một người Kitô hữu, trở thành một Thầy Dòng thánh thiện, và nơi tạ ơn đầu tiên Hùng đến là Nhà Hướng Thiện nơi có Mẹ La Vang. Vở kịch đã đi vào lòng người, rất cảm động, mang đến cho quý khách nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Kết thúc vở kịch là một lời mời gọi gửi đến cho mọi người: Xin hãy mở rộng lòng yêu thương cảm thông bao dung đến với những mảnh đời tội lỗi...
Tiếp đó, khoảng 20h30, lại một chương trình hoành tráng khác: ĐỐT LỬA TRẠI. Giữa cảnh u tối rùng rợn khiếp kinh, ánh sáng của ngọn lửa xuất hiện, tượng trưng cho Đức Kitô, Đấng là Ánh Sáng Muôn Dân giáng thế làm người để xua tan những bóng tối của khổ đau của tội lỗi...
Tiếp đến là chương trình phát quà: những đôi dép, sản phẩm của anh em Nhà Hướng Thiện, từ những đôi tay đã từng một thời... Như một chút quà kỷ niệm, một lời tri ân chân tình đến tất cả mọi người...
Một tiết mục không thể thiếu của Nhà Hướng Thiện là uống rượu cần và nhảy sạp giữa ánh lửa bập bùng, giữa tiếng nhạc vui nhộn...Tất cả tạo nên một bầu khí huyền ảo lung linh, nhiệt huyết, tràn đầy sức sống, vui tươi, nồng nàn, hạnh phúc đến tột độ!
Và cuối cùng, khi ánh lửa sắp tàn, khi màn sương khuya đã lên dày, tất cả quây quần bên đống lửa chia sẻ tâm tình. Một bầu khí lắng đọng linh thiêng. Những lời tâm sự tận đáy lòng, những bí mật đau thương trong cuộc đời được “bật mí” với ước vọng được chia sẻ cho vơi bớt nỗi lòng, những tiếng nức nở nghẹn ngào, những giọt nước mắt ăn năn nhưng chất đầy hạnh phúc...Xen giữa đó là tiếng đàn guitar nhẹ nhàng, với những khúc hát tâm tình tạ ơn Chúa, tạ ơn Mẹ La Vang và cầu cho cha mẹ...
Nhiều anh em Nhà Hướng Thiện xúc động chia sẻ: đời con chưa bao giờ được vui hưởng một đêm giáng sinh tuyệt vời và đầy ý nghĩa thánh thiện như năm nay. Năm ngoái con đang ở trong tù, năm kia con ở trại cai, năm trước nữa con lang thang trên đường phố...
Đêm dạ hội được kết thúc với tâm tình bài hát Mẹ La Vang Ơi của chính cha Trần An, người sáng lập Mái Ấm này:
“Mẹ La Vang ơi, Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ của tội nhân,
Mẹ hằng thương xót những ai khổ đau
Mẹ hằng thương xót những ai lỡ lầm...
Mẹ ơi, con cám ơn Mẹ, cảm ơn Mẹ dẫn con về đây
Để giờ này, cùng với anh em
sống chung một nhà,nghĩa ân đậm đà, hòa chan tình thương mến.
Ngày đêm nguyện cầu sám hối...
Mẹ ơi, con cám ơn Mẹ, cảm ơn Mẹ dẫn con về đây
Để giờ này cùng với anh em
Lắng nghe lời Mẹ, quyết tâm trở về, lãng quên thời quá khứ
Chỉ mong hiến thân phục vụ
Để nên chứng nhân của Mẹ...
Và xin hiến dâng về Mẹ Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện Thiên An,
Và xin hiến dâng về Mẹ Nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện La Vang...”
Lễ Giáng Sinh năm 2013 tại Giáo Xứ Lào Cai
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
11:49 27/12/2013
GP Hưng Hóa: Ngày 24.12.2013, giáo xứ Lào Cai, giáo phận Hưng Hóa hân hoan tổ chức mừng Lễ Giáng Sinh thật trọng thể tại khuôn viên nhà thờ Cốc Lếu, thuộc phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Hình ảnh
Mừng lễ Giáng Sinh gồn 2 phần. Phần thứ nhất là văn nghệ và diễn nguyện với chủ đề Chúa Giáng Sinh Thắp Sáng Gia Đình từ 20g00 – 22g00. Đây là ý tưởng lấy từ thư mục vụ năm 2013 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Phần thứ 2 là Thánh Lễ Đêm mừng Chúa Giáng Sinh lúc 22g00. Nhưng từ 16g00 chiều đã có hàng ngàn người Kinh cũng như dân tộc đã đến để chiêm ngưỡng những tác phẩm mà giáo xứ đã dày công chuẩn bị.
Đúng 20g00, dàn hợp xướng của Ca đoàn và Đội Kèn đồng giáo xứ Lào Cai đã khai mạc đêm văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh với bài hát Đêm Thánh Vô Cùng nghe thật linh thiêng và cảm động. Chương trình văn nghệ có 17 tiết mục. Mỗi tiết mục đều có những nét đặc sắc riêng và đưa khán giả đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Nhưng mục diễn nguyện của giới trẻ giáo xứ diễn lại tiến trình mạc khải của Thiên Chúa và mầu nhiệm giáng sinh của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế mới ý nghĩa làm sao! Để làm được như vậy, các em đã phải tập luyện rất nhiệt tình hàng tháng trước.
Thánh lễ được dâng lúc 22g00, Cha Giuse Nguyễn Văn Thành – Quản xứ giáo xứ Lào Cai, chủ tế Thánh lễ Đêm Mừng Chúa Giáng Sinh. Có khoảng 4 ngàn người cả lương lẫn giáo tham dự trong bầu khí linh thiêng và sốt sáng. Ngay đầu lễ, cha chủ tế đã giới thiệu các đoàn đến chúc mừng nhân dịp Giáng Sinh. Có rất nhiều đoàn đến chúc mừng ngày đại lễ. Phải kể đến các đoàn du lịch từ các tỉnh khác và nước ngoài, của tôn giáo bạn đang hiện diện trên địa bàn Lào Cai. Đặc biệt, đoàn cán bộ của huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuy là hai nước nhưng lại chỉ cách nhau có một dòng Sông Hồng. Các đoàn đến không chỉ mang đến niềm vui cho giáo xứ mà chính họ cũng cảm nhận được tình yêu thương của người Công Giáo Việt Nam dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Hài Đồng. Anh trưởng đoàn, chánh văn phòng huyện ủy huyện Hà Khẩu nói: “Chúng tôi rất vui được đến đây tham dự lễ Noel vì đây là lần đầu tiên chúng tôi tham dự lễ Noel. Chúng tôi học được rất nhiều điều mới lạ. Xin cám ơn”.
Trong bài chia sẻ, cha chủ tế nhấn mạnh tới việc Chúa Giáng Sinh Thắp Sáng Gia Đình. Ngài nói: “Thiên Chúa làm người trong thân phận một trẻ thơ nhưng lại đem đến một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang vắng. Sự chào đời của Chúa Giêsu là một niềm vui cao cả và là một biến cố trọng đại nhất của lịnh sử nhân loại. Đặc biệt, từ ngày Chúa Giêsu sinh chào đời nhân loại trở thành một gia đình. Vì thế, mỗi lần tham dự Thánh lễ Noel là chúng ta phải có cái nhìn tích cực về gia đình và phải lấy gia đình là điểm qui chiếu của mọi thành viên đang sinh sống trong đó”.
Hơn nữa, cha chia sẻ: “Đức Giêsu là Đấng không phụ thuộc vào thời gian và không gian nhưng lại sinh ra trong một khung cảnh hết sức bi đát là chuồng bò. Điều đó muốn cho chúng ta thấy sự khiêm hạ của vị Thiên Chúa làm người. Vì thế, mỗi người kitô hữu chọn cách nào để phục vụ Giáo Hội, Giáo phận, giáo xứ ? Sự khiêm hạ của Chúa Giêsu Hài Đồng phải là điểm qui chiếu tuyệt vời nhất”!
Thánh lễ được kết thúc lúc 23g30 trong niềm hân hoan khô tả. Mọi người đều chúc và tặng cho nhau những nụ cười, những bắt tay. Chính niền vui Giáng Sinh này đã phá tan những lạnh lẽo của băng tuyết đang tung hoành tại vùng núi Tây Bắc này.
Hình ảnh
Mừng lễ Giáng Sinh gồn 2 phần. Phần thứ nhất là văn nghệ và diễn nguyện với chủ đề Chúa Giáng Sinh Thắp Sáng Gia Đình từ 20g00 – 22g00. Đây là ý tưởng lấy từ thư mục vụ năm 2013 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Phần thứ 2 là Thánh Lễ Đêm mừng Chúa Giáng Sinh lúc 22g00. Nhưng từ 16g00 chiều đã có hàng ngàn người Kinh cũng như dân tộc đã đến để chiêm ngưỡng những tác phẩm mà giáo xứ đã dày công chuẩn bị.
Đúng 20g00, dàn hợp xướng của Ca đoàn và Đội Kèn đồng giáo xứ Lào Cai đã khai mạc đêm văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh với bài hát Đêm Thánh Vô Cùng nghe thật linh thiêng và cảm động. Chương trình văn nghệ có 17 tiết mục. Mỗi tiết mục đều có những nét đặc sắc riêng và đưa khán giả đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Nhưng mục diễn nguyện của giới trẻ giáo xứ diễn lại tiến trình mạc khải của Thiên Chúa và mầu nhiệm giáng sinh của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế mới ý nghĩa làm sao! Để làm được như vậy, các em đã phải tập luyện rất nhiệt tình hàng tháng trước.
Thánh lễ được dâng lúc 22g00, Cha Giuse Nguyễn Văn Thành – Quản xứ giáo xứ Lào Cai, chủ tế Thánh lễ Đêm Mừng Chúa Giáng Sinh. Có khoảng 4 ngàn người cả lương lẫn giáo tham dự trong bầu khí linh thiêng và sốt sáng. Ngay đầu lễ, cha chủ tế đã giới thiệu các đoàn đến chúc mừng nhân dịp Giáng Sinh. Có rất nhiều đoàn đến chúc mừng ngày đại lễ. Phải kể đến các đoàn du lịch từ các tỉnh khác và nước ngoài, của tôn giáo bạn đang hiện diện trên địa bàn Lào Cai. Đặc biệt, đoàn cán bộ của huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuy là hai nước nhưng lại chỉ cách nhau có một dòng Sông Hồng. Các đoàn đến không chỉ mang đến niềm vui cho giáo xứ mà chính họ cũng cảm nhận được tình yêu thương của người Công Giáo Việt Nam dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Hài Đồng. Anh trưởng đoàn, chánh văn phòng huyện ủy huyện Hà Khẩu nói: “Chúng tôi rất vui được đến đây tham dự lễ Noel vì đây là lần đầu tiên chúng tôi tham dự lễ Noel. Chúng tôi học được rất nhiều điều mới lạ. Xin cám ơn”.
Trong bài chia sẻ, cha chủ tế nhấn mạnh tới việc Chúa Giáng Sinh Thắp Sáng Gia Đình. Ngài nói: “Thiên Chúa làm người trong thân phận một trẻ thơ nhưng lại đem đến một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang vắng. Sự chào đời của Chúa Giêsu là một niềm vui cao cả và là một biến cố trọng đại nhất của lịnh sử nhân loại. Đặc biệt, từ ngày Chúa Giêsu sinh chào đời nhân loại trở thành một gia đình. Vì thế, mỗi lần tham dự Thánh lễ Noel là chúng ta phải có cái nhìn tích cực về gia đình và phải lấy gia đình là điểm qui chiếu của mọi thành viên đang sinh sống trong đó”.
Hơn nữa, cha chia sẻ: “Đức Giêsu là Đấng không phụ thuộc vào thời gian và không gian nhưng lại sinh ra trong một khung cảnh hết sức bi đát là chuồng bò. Điều đó muốn cho chúng ta thấy sự khiêm hạ của vị Thiên Chúa làm người. Vì thế, mỗi người kitô hữu chọn cách nào để phục vụ Giáo Hội, Giáo phận, giáo xứ ? Sự khiêm hạ của Chúa Giêsu Hài Đồng phải là điểm qui chiếu tuyệt vời nhất”!
Thánh lễ được kết thúc lúc 23g30 trong niềm hân hoan khô tả. Mọi người đều chúc và tặng cho nhau những nụ cười, những bắt tay. Chính niền vui Giáng Sinh này đã phá tan những lạnh lẽo của băng tuyết đang tung hoành tại vùng núi Tây Bắc này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lược sử Giáo Hội qua sáu biểu tượng
Vũ Văn An
22:44 27/12/2013
1. Giáo Hội là một mầu nhiệm:
Trong diễn văn khai mạc khóa thứ hai CÐ Vaticanô II (1962-1965), Ðức Phaolô VI đưa ra định nghĩa sau về GH: “Giáo Hội là một mầu nhiệm. Ðó là một thực tại thấm nhuần sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa”.
Như thế, mầu nhiệm Giáo Hội liên kết chặt chẽ với mầu nhiệm Thiên Chúa. Ta biết ít điều về mầu nhiệm Thiên Chúa nhờ các hành động của Người trong Mạc Khải. Và ta không bao giờ biết hết về Người. Giáo Hội cũng thế, ta sẽ không bao giờ có thể định nghĩa đầy đủ về Giáo Hội. Một vài hình ảnh sẽ giúp ta hiểu phần nào về bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội. Những hình ảnh này rất nhiều. Có người kể ra 96 hình ảnh. Tuy nhiên, sáu biểu tượng sau phổ biến hơn cả: Giáo Hội như cộng đoàn, như người loan báo, như định chế, như người lữ hành, như bí tích và như người tôi tớ. Lịch sử Giáo Hội là lịch sử của sáu biểu tượng ấy.
2. Giáo Hội như một cộng đoàn: Việc Thành lập Giáo Hội trong thế kỷ thứ nhất
Hình ảnh cây nho nói lên tính cộng đoàn của Giáo Hội trong đó các thành viên (ngành) tiếp nhận sức sống từ cây nho (Chúa Giêsu) và chỉ sinh được hoa trái nhờ bám vào thân nho. Hình ảnh ấy nhấn mạnh đến tình hiệp thông (fellowship) chung của mọi tín hữu được kết hợp với nhau trong đức tin nhờ Chúa Thánh Thần.
Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã kêu gọi Giáo Hội vào một cộng đoàn và lịch sử thế kỷ thứ nhất cho ta thấy Giáo Hội đã cố gắng ra sao trong việc kết hợp thành Thân Thể Chúa Kitô. Ðôi lúc sự hợp nhất và tình yêu thương trong cộng đoàn này hết sức hiển nhiên. Nhưng cũng có lúc có những thách đố đến đe dọa sự hợp nhất ấy một cách nghiêm trọng.
Giáo Hội được thiết lập nhân danh Chúa Giêsu khi Thánh Linh xuống trên các Tông Ðồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Các thành viên cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của cải. Trong những ngày đầu tiên ấy, Thánh Phêrô giảng rằng Chúa Giêsu Nadarét là Ðấng Thiên Sai, đã chịu khổ hình và chết cho mọi người và đã sống lại. Thánh Phêrô cũng giảng về nhu cầu phải thống hối và rửa tội nhân danh Chúa Giêsu. Như thế, nền tảng Giáo Hội là chính Chúa Giêsu Kitô. Người là người xây dựng cộng đoàn, luôn ở với cộng đoàn trong phép Thánh Thể, biểu tượng vĩ đại nhất của yêu thương và đoàn kết. Không có sự sống lại của Chúa Giêsu, không có Giáo Hội.
Hai mối đe doạ đầu tiên xẩy đến cho cộng đoàn Giáo Hội liên quan đến việc đối xử thích đáng đối với các góa phụ Kitô hữu gốc Do Thái nói tiếng Hy Lạp, và phải đối xử ra sao với người ngoại đạo (không phải Do-Thái). Vấn đề thứ nhất được giải quyết bằng việc bổ nhiệm các phó tế; vấn đề thứ hai được giải quyết tại Công Ðồng Giêrusalem khi Thánh Linh hướng dẫn các nhà lãnh đạo cộng đoàn đưa ra quyết định không cần phải là Do-thái mới trở thành Kitô hữu.
Việc bách hại các Kitô hữu gốc Do-Thái nói tiếng Hy Lạp buộc họ phải rao truyền Tin Mừng tại các thị trấn bên ngoài Giêrusalem. Thánh Phaolô thành Tarsus, với sự trợ giúp của các nhà truyền giáo Kitô hữu khác như Barnabas, dấn thân thực hiện ba cuộc hành trình lớn để rao truyền Tin Mừng khắp Ðế Quốc Rôma. Ðến cuối thế kỷ thứ nhất, Kitô Giáo đã được thiết lập vững vàng trong thế giới Rôma.
Các tín hữu Chúa Giêsu Kitô được gọi là Kitô hữu lần đầu tại Antioch, Syria. Sau Chúa Giêsu, Thánh Phaolô là khuôn mặt quan trọng nhất thời Tân Ước. Xuất thân là một Biệt Phái, ngài trở lại Kitô giáo trên đường đi Damascus lúc cảm nghiệm được Chúa phục sinh. Ngài thực hiện ba cuộc hành trình truyền giáo, làm nhiều người ngoại giáo trở lại và đã chủ động trong việc lôi kéo được Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê ủng hộ lập trường bênh người ngoại giáo tại Công Ðồng Giêrusalen năm 50. Ngài viết nhiều thư thần học quan trọng làm thành một phần quan trọng của Tân Ước. Sau cùng, ngài bị chém đầu tại Rôma, dưới thời Neron, năm 68.
Một đe dọa khác xẩy đến cho cộng đoàn Kitô Giáo diễn ra tại Côrintô khi một số Kitô hữu không nhìn nhận sự hiện diện của Chúa trong người anh em đồng đạo của mình khi cử hành Thánh Thể.
Tổ chức Kitô giáo tiên khởi gồm tóm mọi người vào trong sứ vụ. Các Tông đồ được chính Chúa Kitô cử nhiệm với Thánh Phêrô đứng đầu. Một số người là ngôn sứ, thầy dạy, ngườì chữa bệnh và làm phép lạ. Một số khác có thể nói các thứ tiếng lạ; và có những người có khả năng phiên dịch các thứ tiếng lạ kia. Ðến cuối thế kỷ thứ nhất, các giám mục - những người thừa kế các tông đồ - trở thành tiêu điểm đoàn kết trong Giáo Hội. Các linh mục và phó tế trợ giúp các ngài. Giám mục Rôma (giáo hoàng) giữ vị thế trổi vượt trong hàng giám mục và càng ngày càng được tìm đến để lãnh đạo, nhất là từ thế kỷ thứ hai trở đi.
Nhiều cuộc bách hại người Kitô hữu đe doạ sự sống còn của Kitô giáo. Có lúc Rôma tỏ ra khoan dung; có lúc, nhất là dưới thời các hoàng đế Neron, Domitian, Marcus Aurelius, Decius và Diocletian, các cuộc bách hại nổ lớn. Thánh Inhaxiô thành Antioch là đại biểu cho lý tưởng tử đạo, sẵn sàng chết cho Chúa Giêsu Kitô.
3. Người loan báo: Giáo Hội rao giảng Tin Mừng từ năm 100 đến năm 800
Hình thánh giá với bốn cuốn sách ở bốn góc nói lên sự kiện Giáo Hội được ủy thác việc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô ra khắp bốn phương thiên hạ.
Việc ủy thác này xẩy ra ngay trước khi Chúa Giêsu lên trời, lúc Người truyền cho các Tông Ðồ phải đi khắp muôn phương rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho muôn dân biến họ thành môn đệ Người. Có ba yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc rao giảng này: những bậc thầy nổi danh tức các nhà hộ giáo và các giáo phụ, việc hợp pháp hóa Kitô giáo và sự hợp tác giữa nhà nước và Giáo Hội, phong trào đơn tu.
Các nhà hộ giáo, mà người nổi tiếng hơn cả là thánh Justin Tử Ðạo, lên tiếng bênh vực Kitô giáo chống lại các nhà trí thức ngoại đạo, những người cho rằng Kitô giáo là man ri, vô thần và làm gián đoạn cuộc sống trong Ðế Quốc Rôma. Còn các giáo phụ thì lo chống đỡ nền giáo huấn chính thống bằng cách phản công các nhóm lạc giáo. Các giáo phụ nổi danh gồm có Thánh Irenaeus, Thánh Anathasius, thánh Gregory thành Nyssa, thánh Basil, thánh Cyril thành Alexandria, Thánh Giáo hoàng Leo I, thánh Augustine, thánh Ambrose, thánh Jerome, thánh John Chrysostom và thánh Giáo hoàng Gregory Cả.
Các nhóm lạc giáo chính trong giai đoạn này gồm:
* Phái Novatianô (Novatianism: do Novatian 200?-?) dạy rằng tội trọng không thể nào tha được, ngược với giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng tội nào cũng được tha miễn hối nhân hối hận thực sự. Lạc giáo này bị kết án tại Công Ðồng Nicaea năm 325.
* Phái Ðônatô (Donatism, do Ðônatô 313-347) cho rằng để bí tích thành sự, linh mục phải thánh thiện trong khi Công Đồng Arles (314) dạy rằng các bí tích chuyên chở ơn thánh không lệ thuộc sự thánh thiện của linh mục.
* Phái Ariô (Arianism, do Arianô 250-336) cho rằng Chúa Giêsu không thực sự là Thiên Chúa. Công đồng chung (cho toàn thế giới) đầu tiên họp tại Nicaea (325) dạy rằng Chúa Giêsu có cùng bản tính như Thiên Chúa. Thánh Anathasius biện hộ chống lại phái Ariô. Công đồng Constantinople (381) tái khẳng định giáo huấn của Nicaea và công bố bản tuyên tín nổi danh mà nay ta dùng trong Thánh Lễ.
* Phái Nestôriô (Nestorianism do Nestôriô ?-451) cho rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị và Đức Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa. Thánh Cyril thành Alexandria và Công Ðồng Êphêsô (431) dạy rằng Chúa Giêsu chỉ có một ngôi vị đó là Ngôi Hai Thiên Chúa và Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa.
* Phái nhất tính luận (monophysitism) chủ trương rằng Chúa Giêsu chỉ có bản tính Thiên Chúa, chứ không có bản tính nhân loại. Quan điểm này bị thánh giáo hoàng Lêô Cả và Công Ðồng Chalcedon (451) lên án. Các vị dạy rằng Chúa Giêsu Kitô là ngôi vị Thiên Chúa với hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại.
* Phái Pêlagiô (Pelagianism do Pêlagiô 354-418) đả phá học thuyết tội nguyên tổ và nhu cầu phải có ơn thánh mới được cứu độ. Lạc giáo này bị thánh Augustine đánh bại. Thánh nhân dạy rằng con người cần sự trợ giúp siêu nhiên của Chúa mới có thể được cứu độ.
Việc truyền bá Tin Mừng cũng được trợ giúp nhiều bởi việc trở lại của Hoàng Ðế Constantine là người đã ban hành Sắc Lệnh Khoan Dung vào năm 313. Ðến năm 380, dưới thời hoàng đế Theodosius, Kitô giáo trở thành tôn giáo chính thức của Ðế Quốc. Nhờ thế, việc rao truyền Tin Mừng được tự do. Khi Charlemagne được đức Lêô III tấn phong hoàng đế vào năm 800, Giáo Hội và nhà nuớc liên kết với nhau thành một liên minh gây ảnh hưởng then chốt cho suốt thời kỳ Trung Cổ sau này.
Việc xâm lăng của người Hồi Giáo đã đem lại mất mát nhiều cho sự hiện diện của Kitô giáo tại Syria, Palestine, Ai-Cập, Phi Châu và Tây Ban Nha. Thực tế nó cô lập Âu Châu và hạn chế việc truyền bá Kitô giáo trong hơn 5 thế kỷ.
Tuy nhiên, phong trào đơn tu (monasticism) đã góp công lớn trong việc rao giảng Tin Mừng. Thánh Anthony được coi như đan sĩ đầu tiên của Giáo Hội. Thánh Pachomius được coi là người sáng lập ra các đan viện đầu tiên. Thánh Benedict thành Nursia là vị đan sĩ quan trọng nhất trong thời gian này. Ðược tôn kính là quan thầy của Châu Âu, Luật của ngài được rất nhiều cộng đoàn đan viện noi theo trong thời Trung Cổ. Các đan viện trở thành các trung tâm “hành quân” đi rao giảng Tin Mừng cho người man ri. Chúng cũng là những trung tâm học hành và tạo ổn định trong thời Ðen Tối (Dark Ages) vì đã cung cấp lý tưởng linh đạo cho các Kitô hữu và đào tạo nhiều giám mục cho Giáo Hội.
4. Giáo Hội như định chế: Thời Trung Cổ và việc xây dựng định chế
Giáo Hội cũng được miêu tả dưới biểu tượng chiếc chìa khóa, tượng trưng cho thẩm quyền tha tội, dạy dỗ và điều khiển nhiều cơ quan và hoạt động nhân danh Chúa. Nói cách khác chiếc chìa khóa chỉ về một định chế. Giáo Hội quả là một định chế, với cơ cấu và phẩm trật được tổ chức để rao truyền Tin Mừng của Chúa Giêsu và thi hành công việc của Người nơi trần gian.
Hơn bất cứ thời nào khác, Trung cổ (năm 800 đến năm 1500) được coi là đã rèn nên Giáo Hội định chế như ta thấy ngày nay. Mấy điểm chính yếu về thời kỳ này:
a. Thời Kỳ Ðen Tối (Dark Ages): các thế kỷ 9 và 10 được mệnh danh là Thời Kỳ Ðen Tối với các biến cố: việc chia năm sẻ bẩy đế quốc của Charlemagne, việc ra đời của chế độ phong kiến, các cuộc xâm lăng mới của man ri và việc nhà nước càng ngày càng kiểm soát Giáo Hội. Ðức giáo hoàng Nicholas I và các đan viện phụ của Cluny khích lệ các cố gắng canh tân Giáo Hội trong thời kỳ này, nhất là liên quan đến 3 lạm dụng: buôn thần bán thánh (simony), giáo dân lãnh thánh chức (lay investiture) và các linh mục không giữ luật độc thân.
b. Công lớn của các vị Giáo hoàng: Sở dĩ Giáo Hội có thể đương đầu với những can thiệp bất chính của nhà nước là nhờ công lớn của những vị giáo hoàng vĩ đại. Sau đây là bảng liệt kê các vị giáo hoàng chủ chốt và các thành quả của các ngài:
Giáo Hoàng
Nicholas II| Thiết lập Hồng Y đoàn (1059) để bầu giáo hoàng
Gregory VII| Dictatus Papae (Phán quyết của Giáo Hoàng 1075) và thắng Hoàng Ðế Henry IV trong vụ tranh chấp trao ban thánh chức. (bốn phán quyết quan trọng: a) chỉ giáo hoàng mới có quyền truất phế giám mục, b) chỉ giáo hoàng mới được dùng huy hiệu hoàng đế, c) không ai có quyền phê phán giáo hoàng, d) Giáo hoàng có quyền truất phế các hoàng đế và giải thoát các chư hầu khỏi lệ thuộc các hoàng đế tội lỗi).
Urban II| Kêu gọi Ðệ Nhất Thập Tự Chinh (1097-1099)
Alexander III| Nhiều chiến thắng chính trị quan trọng chống lại Frederick Barbarossa và Henry II của Anh
Innocent III| Chiến thắng chính trị tại Ðức, Pháp và Anh; Công đồng Lateran thứ Tư (triệu tập tại Rôma năm 1215, ấn định con số bí tích là 7; ấn toà giải tội; xưng tội năm một lần và rước lễ mùa phục sinh; tín điều transubstantiation).
Các vị giáo hoàng thời Trung Cổ tăng gia uy thế tại Âu Châu nhờ việc dùng đến vạ tuyệt thông (excommunication) và lệnh đình chỉ hiệp thông (interdict), ban hành các sắc thuế và khai triển hệ thống giáo luật, thành lập các liên minh chính trị, tổ chức pháp đình tôn giáo (Inquisition) và Thập Tự Chinh, cũng như triệu tập các công đồng Giáo Hội.
c. Ly giáo: Cuộc Ly khai của Phương Ðông xẩy ra năm 1054 và là hậu quả của nhiều thế kỷ khác biệt giữa các Giáo Hội bên Ðông và bên Tây. Cuộc tranh chấp Photian (Photius thượng phụ Constantinople 820-891, vì không được Rôma công nhận nên chỉ trích nặng nề thần học cũng như luân lý phương Tây, trong đó có việc Phương Tây ăn chay Thứ Bẩy và dùng chất sữa trong Mùa Chay) và các vụ việc liên quan đến Michael Cerularius, Thượng phụ Constantinople (1043-1058) (trong đó có việc phương Tây dùng bánh không men khi cử hành Thánh Thể), là các biến cố chủ chốt góp phần đưa tới vụ phân ly.
d. Thời Ðại Kitô trị (Christendom): Thời Trung Cổ được mệnh danh là thời Kitô trị (Age of Christendom) theo nghĩa Giáo Hội ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người dân. Các cuộc Thập Tự Chinh, việc thành lập các dòng khất thực, việc xuất hiện các đại học, việc triển khai chủ nghĩa kinh viện (scholasticism) và xây dựng các nhà thờ chính tòa đều là đặc trưng của thời này.
e. Mùa thu Trung cổ: các thế kỷ 14 và 15 được coi như mùa thu của Trung cổ bởi lẽ uy thế của ngôi vị giáo hoàng bắt đầu xuống dốc, tinh thần quốc gia bắt đầu khởi động đi lên. Cảnh lưu đầy của Giáo Hội (giáo hoàng cư ngụ tại Pháp) và vụ ly giáo vĩ đại tại ngay phương Tây càng góp phần tạo ra sự bất kính đối với ngôi vị giáo hoàng. Trận dịch Hắc Tử Thần (Black Death) giết hại nhiều giáo sĩ. Các lạc giáo nổi lên. Tinh thần Phục Hưng (Renaissance) nhấn mạnh đến đời này hơn là đời sau cũng góp phần làm giảm ảnh hưởng của Giáo Hội.
Xét chung, thời Trung Cổ đã góp phần vào việc xuất hiện ra Giáo Hội định chế như ta biết ngày nay. Giáo Hội ấy được tổ chức theo cung cách giúp cho công trình của chúa Kitô tiếp tục nơi trần gian. Nó cũng là một định chế mạnh mẽ, với giáo hoàng là thủ lãnh giáo huấn tối cao, chứng tỏ một hiệp nhất trong đức tin và sống đạo là những điều thật quan yếu trong việc lôi kéo người khác về với Chúa.
5. Người lữ hành: Phản đối, Canh tân, và Khủng hoảng- Giáo Hội các thế kỷ 16 – 19
Giáo Hội cũng được hình dung như chiếc thuyền trên biển đang thực hiện một cuộc lữ hành sóng gió. Hình ảnh này thật thích hợp để diễn tả Giáo Hội trong thời kỳ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 trong đó Giáo Hội gặp khá nhiều nguy hiểm lớn lao nhưng đã vượt qua sóng gió hiểm nghèo.
Những điểm sau đây vốn được coi như những nguyên nhân chính dẫn đến phong trào Canh Tân Thệ Phản: Phong trào Phục hưng, lòng đạo đức xuống thấp, và nền thần học phản trí thức, việc xuất hiện chủ nghĩa quốc gia, việc đồng hóa căn tính Giáo Hội với nền văn minh Tây Phương và ảnh hưởng của một vài nhân vật chủ chốt.
Bốn lãnh tụ phong trào Thệ Phản là Martin Luther, Ulrich Zwingli, John Calvin và Vua Henry VIII. Luther chủ trương rằng công chính hóa chỉ có nhờ đức tin mà thôi. Ông công kích niềm tin của Công Giáo vào việc làm tốt và những thực hành như ân xá. Zwingli chủ trương một thứ luật lệ dân chủ trong Giáo Hội. Calvin cho rằng con người hoàn toàn sa đọa vì tội nguyên tổ và tin vào học thuyết tiền định (predestination). Vua Henry VIII ít có tranh cãi về học thuyết với Giáo Hội. Ðúng hơn vì những khúc mắc luân lý liên quan đến vấn đề ly dị, ông tự tuyên bố là thủ lãnh của Giáo Hội tại Anh quốc. Thệ phản tại Anh mang danh là Anh giáo và được lên khuôn bởi Thomas Cranmer và Nữ hoàng Elizabeth Ðệ Nhất.
Còn nhóm Tái Thanh Tẩy (Anabaptists-xuất hiện tại Thụy Sĩ khoảng năm 1552) cho rằng rửa tội cho trẻ em là không thành vì chúng chưa đủ trí khôn, nên khi chúng trưởng thành cần phải được rửa tội lại.
Giáo Hội Công Giáo chính thức phản ứng bằng cách cải tổ chính mình qua công đồngTrent. Các phán quyết của Công Ðồng này bao gồm: a) tái khẳng định quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng và giáo thuyết hóa thể (transubstantiation), b) việc làm tốt có tạo ra công phúc và việc xưng tội là cần thiết để tội trọng được tha, c) có luyện ngục và ân xá có giá trị. Công đồng cũng liệt kê 7 bí tích, lên án các lạm dụng của hàng giáo sĩ, và thiết lập ra các chủng viện để đào tạo các linh mục.
Việc Canh Tân trong Giáo Hội Công Giáo được đẩy mạnh rất nhiều nhờ Dòng Tên do thánh Inhaxiô thành Loyôla sáng lập. Các cha Dòng Tên nổi tiếng trong công việc truyền giáo, giáo dục, giảng thuyết, viết văn, giải tội và bênh vực giáo hoàng.
Người ta cũng nhấn mạnh nhiều đến bốn đặc điểm làm dấu chỉ của Giáo Hội Chúa Kitô: duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Giáo Hội là duy nhất theo nghĩa các tín hữu tin cùng một học thuyết, chấp nhận cùng một bí tích, một Thánh Lễ, và suy phục cùng một thẩm quyền. Trong các thế kỷ từ 17 đến 19, tính duy nhất này bị nhóm Gallican (Gallicanism - xuất hiện tại Pháp thế kỷ 17) đe dọa. Nhóm này chủ trương rằng: a) Giáo Hội là một đoàn thể thông thường thuộc về quốc gia, đương nhiên do giám mục điều khiển; b) công nhận quyền chủ tịch của giáo hoàng, tuy nhiên chỉ khi nào phối hợp với giám mục, giáo hoàng mới được rộng quyền. Những đe doạ khác chống lại tính duy nhất này bao gồm cuộc Cách Mạng Khoa học, Phong Trào Ánh Sáng (Enlightenment) và nhiều cuộc cách mạng chính trị khác, nhất là cuộc Cách Mạng Pháp.
Giáo Hội thánh thiện theo nghĩa Giáo Hội là sự hiện diện của Chúa Giêsu và trong tư cách ấy đã được thánh hiến và dâng hiến cho Thiên Chúa. Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô và qua đầu của thân mình ấy, Chúa Giêsu tiếp tục thánh hóa trần gian. Những ý niệm sai lạc về sự thánh thiện như của nhóm Jansen (Jansenism do C.O. Jansen 1585-1638) đã đe doạ sự thánh thiện này. Dị thuyết này chủ trương ý chí con người không thể thực hiện được việc lành đạo đức, hành động con người hoặc do ham muốn hoặc do ơn thánh thúc đẩy; những người tuân theo sự thúc đẩy của ơn thánh sẽ được cứu rỗi, họ chỉ là số ít, và cần đến một nền đạo hạnh hết sức khắc khổ. Các thánh chỉ cho dân lữ hành của Chúa ý nghĩa thực sự của thánh thiện. Thế kỷ 17 sản sinh ra nhiều vị thánh lỗi lạc: Thánh Francois de Sales, thánh Vincent de Paul, thánh Jean-Baptist de La Salle, thánh Jane Frances de Chantal, thánh Margaret Mary Alacoque.
Giáo Hội là Công Giáo - phổ quát - theo nghĩa dành cho mọi người, mọi nơi, mọi thời. Giáo Hội là Công Giáo cũng còn có nghĩa tiếp tục giảng dạy tất cả những gì Chúa Giêsu đã giảng dạy lúc còn tại thế. Các cố gắng truyền giáo của Giáo Hội trong thế kỷ 16 và 17 đã trải rộng tín thư của Chúa Kitô khắp Ðông Tây. Bất hạnh thay, các nhà truyền giáo đôi khi quá liên hệ đến các âm mưu thuộc địa và Rôma đôi lúc cưỡng lại tính đa dạng lành mạnh trong một vài thực hành tôn giáo tại các xứ truyền giáo.
Giáo Hội là tông truyền vì sống đức tin của các Tông đồ. Giáo Hội vẫn là cộng đoàn đức tin do các Tông Đồ thiết lập; do các đấng kế nhiệm các Tông Ðồ cai quản; và vẫn tiếp tục rao giảng điều các Tông Đồ rao giảng. Thế kỷ 19, giáo thuyết giáo hoàng vô ngộ do Công Ðồng Vaticanô I ấn định là để chống lại lối tư duy quá tự do của thời ấy. Giáo thuyết này dạy rằng Chúa gìn giữ Đức Giáo Hoàng khỏi sai lầm khi ngài long trọng giảng dạy toàn thể Giáo Hội về các vấn đề đức tin và luân lý.
6. Giáo Hội như Bí Tích: Dấu chỉ thế kỷ 20
Giáo Hội đôi khi được vẽ như cây nến bẩy ngọn rực sáng biểu tượng của bí tích, của dấu chỉ. Công đồng Vaticanô II nói về Giáo Hội như sau: “Giáo Hội như một bí tích hay dấu chỉ sự kết hợp thân mật với Chúa, và sự liên kết của nhân loại. Giáo Hội cũng là dụng cụ thực hiện sự kết hợp và liên kết kia” (HCVGH số 1).
Bí tích là một huyền nhiệm, một dấu bên ngoài chỉ cho thấy một cái gì nằm sâu hơn, một thực tại vô hình. Lịch sử Giáo Hội trong thế kỷ 20 được coi như một lịch sử trong đó Giáo Hội cố gắng trở thành cái dấu bề ngoài ấy cho thế giới hiện đại nhìn ra Thiên Chúa.
Kỹ nghệ hóa đem lại nhiều cải thiện cho cuộc sống con người; bất hạnh thay, nó cũng đem lại khá nhiều vấn nạn xã hội. Chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản cố gắng đương đầu với những hoàn cảnh mới mẻ này.
Thoạt đầu, Giáo Hội như một toàn thể phản ứng rất chậm đối với sự thay đổi trật tự xã hội. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, Giáo Hội bắt đầu khai triển một giáo huấn về công bình xã hội nhằm bảo vệ phẩm giá mọi người, đàn ông, đàn bà cũng như trẻ em. Giáo huấn này được trình bày trong một số tài liệu thời danh mà sau đây là những tài liệu chính yếu: Rerum Novarum (Tân Sự-1891), Quadragesimo Anno (Bốn Mươi Năm – 1931), Mater et Magistra (Mẹ và Thầy – 1961), Pacem in Terris (Hoà Bình trên Thế Giới – 1963), Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (1965), Phát Triển các Dân Tộc (1967), Octagesima Adveniens (80 Năm – 1971), và Lao Công Con Người (1981).
Công bình xã hội áp dụng giới răn yêu thương của Chúa Giêsu vào các cơ cấu, các hệ thống và định chế của xã hội.
Phái Tân Thời (Modernists-cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) đi quá trớn trong việc cập nhật hóa Giáo Hội. Họ chủ trương phê phán Thánh Kinh, phê phán cả Chúa Kitô; coi giáo lý và nghi lễ có tính cách tượng trưng chân lý. Nhóm này bị Ðức Piô X lên án. Cuộc khủng hoảng này làm chậm bước tiến của nền học thuật Công Giáo đến một thế hệ.
Tuy nhiên, một vài làn gió thay đổi đã giúp chuẩn bị cho Công Đồng Vaticanô II. Trong số đó phải kể đến các phong trào phụng vụ, thánh kinh, đại kết, truyền giáo, Công Giáo Tiến Hành và công bằng xã hội cũng như canh tân thần học.
Thế kỷ 20 cũng được chúc lành nhờ một số giáo hoàng ưu tú. Ðức Gioan XXIII đặc biệt đã can đảm đối diện với thời đại mới bằng việc triệu tập Công Ðồng Vaticanô II.
Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đóng một vai trò chủ yếu trong Giáo Hội. Ðược tôn phong Mẹ Giáo Hội, ngài là Kitô hữu tiêu biểu, một biểu tượng của đức tin, đức cậy và đức ái Kitô giáo. Lòng sùng kính Mẹ đích thực dẫn ta tới liên hệ gần gũi hơn với Chúa Giêsu, con ngài.
Vaticanô II công bố 16 văn kiện. 7 trong số ấy được coi có ảnh hưởng hơn cả và phản ảnh các chiều hướng mới trong Giáo Hội:
Hiến Chế về Giáo Hội – Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, bí tích, lữ hành.
Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay – Giáo Hội như đầy tớ cho thế giới
Sắc Lệnh về Ðại Kết - một huấn lệnh phải hành động cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh – Mọi người tham dự đầy đủ qua ngôn ngữ bình dân
Hiến Chế về Mạc Khải - mạc khải chủ yếu là việc Thiên Chúa tỏ mình ra; học hỏi Thánh Kinh được khuyến khích.
Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo – nhân phẩm có nghĩa phải đảm bảo quyền tự do thờ phượng.
Tuyên Ngôn về Liên hệ giữa Giáo Hội và các Tôn Giáo ngoài Kitô giáo - mọi hình thức bách hại và kỳ thị tôn giáo phải bị lên án.
7. Giáo Hội như đầy tớ: Giáo Hội ngày nay
Giáo Hội cũng được vẽ dưới hình chiên chuộc tội theo hứng của câu Chúa Giêsu phán: “Con người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, và để hiến thân mình làm giá chuộc cho muôn dân” (Mt 20:28). Ngày nay hơn bao giờ hết, Giáo Hội ý thức vai trò tôi tớ, kẻ hiến mình, kẻ rửa chân cho người khác theo chân Chúa Kitô.
Ðối nội, Giáo Hội phục vụ Dân Chúa bằng những chỉ dẫn cụ thể. Công đồng Vaticanô II cách mạng theo nhiều cách. Thí dụ, người giáo dân được mời gọi tiến tới một nền linh đạo chín chắn hơn bình thường so với lịch sử gần đây. Phong Trào Ðặc Sủng (Charismatic) là một hình thức linh đạo đang lôi cuốn khá nhiều người Công Giáo thời hậu Công Ðồng Vaticanô II. Các phong trào khác như học hỏi Thánh Kinh, dự bị hôn nhân, cursillos, canh tân giáo xứ, tĩnh tâm, suy niệm… cũng lôi cuốn rất nhiều người.
Vaticanô II cũng đem lại việc canh tân Thánh Lễ và bẩy bí tích, đẩy mạnh phạm vi đại kết, và nhấn mạnh nhiều hơn đến việc chia sẻ trách nhiệm.
Ðức Phaolô VI ra Tông Thư Sự Sống Con Người tái xác định giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về kiểm soát sinh đẻ. Tuy nhiên, tông thư này đã nẩy sinh nhiều chống đối đối với thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, ngày nay, trong khi giáo dân tham dự nhiều hơn vào sinh hoạt Giáo Hội, thì số giáo dân tham dự Thánh Lễ lại giảm ở nhiều nơi. Số ơn gọi cũng giảm ở một vài nơi. Giáo Hội sau Công Đồng xem ra như bị phân hóa giữa hai khuynh hướng: người cho rằng Giáo Hội thay đổi quá nhanh, kẻ lại bảo Giáo Hội không thay đổi nhanh cho đủ.
Ðối ngoại, Giáo Hội phục vụ nhân loại qua việc bênh vực sự sống, chân lý và tình yêu. Thí dụ, để bảo vệ sự sống, Giáo Hội lên tiếng chống vũ khí hạch nhân và phá thai; để bảo vệ chân lý, Giáo Hội cam kết nhiều hơn vào việc phúc âm hóa và các cố gắng giáo lý; để bảo vệ tình yêu, Giáo Hội tái khẳng định các giá trị của đời sống gia đình và nhấn mạnh đến vai trò tuyệt đối chủ yếu của giáo dân trong việc rao truyền tin mừng của Chúa Kitô.
Giáo xứ là Giáo Hội thu nhỏ. Có nhiều thừa tác vụ trong giáo xứ. Một số thừa tác vụ đó chính thức được Giáo Hội nhìn nhận như là cần thiết để thực thi sứ mệnh của mình: cha xứ, cha phó, thầy sáu, giám đốc giáo dục tôn giáo, nữ tu dạy học, thừa tác viên âm nhạc, uỷ viên hội đồng giáo xứ, v.vv…
Là người Công Giáo ngày nay có nghĩa là ta phải khẳng nhận tin mừng của Chúa Giêsu, lịch sử phong phú của Giáo Hội, giá trị bẩy bí tích, người đồng đạo với mình, mọi tạo vật, sự lãnh đạo của hàng giáo phẩm và trách nhiệm làm người rao giảng, làm kẻ tôi tớ và dấu chỉ sống động của nước Thiên Chúa.
Thực ra, lịch sử Giáo Hội rất chi tiết và phức tạp. Trên đây chỉ là những nét phác thảo dựa vào sáu biểu tượng. Những biểu tượng này thời nào cũng vẫn có trong lịch sử Giáo Hội. Áp dụng một biểu tượng vào một thời kỳ chỉ là vì thời kỳ ấy có nhiều nét nói lên biểu tượng ấy mà thôi. Kể cả khi ta xét lịch sử Giáo Hội dưới sáu biểu tượng cùng một lúc, thì Giáo Hội vẫn là một mầu nhiệm, nghĩa là vẫn vượt lên trên sự hiểu biết của ta.
Trong diễn văn khai mạc khóa thứ hai CÐ Vaticanô II (1962-1965), Ðức Phaolô VI đưa ra định nghĩa sau về GH: “Giáo Hội là một mầu nhiệm. Ðó là một thực tại thấm nhuần sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa”.
Như thế, mầu nhiệm Giáo Hội liên kết chặt chẽ với mầu nhiệm Thiên Chúa. Ta biết ít điều về mầu nhiệm Thiên Chúa nhờ các hành động của Người trong Mạc Khải. Và ta không bao giờ biết hết về Người. Giáo Hội cũng thế, ta sẽ không bao giờ có thể định nghĩa đầy đủ về Giáo Hội. Một vài hình ảnh sẽ giúp ta hiểu phần nào về bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội. Những hình ảnh này rất nhiều. Có người kể ra 96 hình ảnh. Tuy nhiên, sáu biểu tượng sau phổ biến hơn cả: Giáo Hội như cộng đoàn, như người loan báo, như định chế, như người lữ hành, như bí tích và như người tôi tớ. Lịch sử Giáo Hội là lịch sử của sáu biểu tượng ấy.
2. Giáo Hội như một cộng đoàn: Việc Thành lập Giáo Hội trong thế kỷ thứ nhất
Hình ảnh cây nho nói lên tính cộng đoàn của Giáo Hội trong đó các thành viên (ngành) tiếp nhận sức sống từ cây nho (Chúa Giêsu) và chỉ sinh được hoa trái nhờ bám vào thân nho. Hình ảnh ấy nhấn mạnh đến tình hiệp thông (fellowship) chung của mọi tín hữu được kết hợp với nhau trong đức tin nhờ Chúa Thánh Thần.
Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã kêu gọi Giáo Hội vào một cộng đoàn và lịch sử thế kỷ thứ nhất cho ta thấy Giáo Hội đã cố gắng ra sao trong việc kết hợp thành Thân Thể Chúa Kitô. Ðôi lúc sự hợp nhất và tình yêu thương trong cộng đoàn này hết sức hiển nhiên. Nhưng cũng có lúc có những thách đố đến đe dọa sự hợp nhất ấy một cách nghiêm trọng.
Giáo Hội được thiết lập nhân danh Chúa Giêsu khi Thánh Linh xuống trên các Tông Ðồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Các thành viên cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của cải. Trong những ngày đầu tiên ấy, Thánh Phêrô giảng rằng Chúa Giêsu Nadarét là Ðấng Thiên Sai, đã chịu khổ hình và chết cho mọi người và đã sống lại. Thánh Phêrô cũng giảng về nhu cầu phải thống hối và rửa tội nhân danh Chúa Giêsu. Như thế, nền tảng Giáo Hội là chính Chúa Giêsu Kitô. Người là người xây dựng cộng đoàn, luôn ở với cộng đoàn trong phép Thánh Thể, biểu tượng vĩ đại nhất của yêu thương và đoàn kết. Không có sự sống lại của Chúa Giêsu, không có Giáo Hội.
Hai mối đe doạ đầu tiên xẩy đến cho cộng đoàn Giáo Hội liên quan đến việc đối xử thích đáng đối với các góa phụ Kitô hữu gốc Do Thái nói tiếng Hy Lạp, và phải đối xử ra sao với người ngoại đạo (không phải Do-Thái). Vấn đề thứ nhất được giải quyết bằng việc bổ nhiệm các phó tế; vấn đề thứ hai được giải quyết tại Công Ðồng Giêrusalem khi Thánh Linh hướng dẫn các nhà lãnh đạo cộng đoàn đưa ra quyết định không cần phải là Do-thái mới trở thành Kitô hữu.
Việc bách hại các Kitô hữu gốc Do-Thái nói tiếng Hy Lạp buộc họ phải rao truyền Tin Mừng tại các thị trấn bên ngoài Giêrusalem. Thánh Phaolô thành Tarsus, với sự trợ giúp của các nhà truyền giáo Kitô hữu khác như Barnabas, dấn thân thực hiện ba cuộc hành trình lớn để rao truyền Tin Mừng khắp Ðế Quốc Rôma. Ðến cuối thế kỷ thứ nhất, Kitô Giáo đã được thiết lập vững vàng trong thế giới Rôma.
Các tín hữu Chúa Giêsu Kitô được gọi là Kitô hữu lần đầu tại Antioch, Syria. Sau Chúa Giêsu, Thánh Phaolô là khuôn mặt quan trọng nhất thời Tân Ước. Xuất thân là một Biệt Phái, ngài trở lại Kitô giáo trên đường đi Damascus lúc cảm nghiệm được Chúa phục sinh. Ngài thực hiện ba cuộc hành trình truyền giáo, làm nhiều người ngoại giáo trở lại và đã chủ động trong việc lôi kéo được Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê ủng hộ lập trường bênh người ngoại giáo tại Công Ðồng Giêrusalen năm 50. Ngài viết nhiều thư thần học quan trọng làm thành một phần quan trọng của Tân Ước. Sau cùng, ngài bị chém đầu tại Rôma, dưới thời Neron, năm 68.
Một đe dọa khác xẩy đến cho cộng đoàn Kitô Giáo diễn ra tại Côrintô khi một số Kitô hữu không nhìn nhận sự hiện diện của Chúa trong người anh em đồng đạo của mình khi cử hành Thánh Thể.
Tổ chức Kitô giáo tiên khởi gồm tóm mọi người vào trong sứ vụ. Các Tông đồ được chính Chúa Kitô cử nhiệm với Thánh Phêrô đứng đầu. Một số người là ngôn sứ, thầy dạy, ngườì chữa bệnh và làm phép lạ. Một số khác có thể nói các thứ tiếng lạ; và có những người có khả năng phiên dịch các thứ tiếng lạ kia. Ðến cuối thế kỷ thứ nhất, các giám mục - những người thừa kế các tông đồ - trở thành tiêu điểm đoàn kết trong Giáo Hội. Các linh mục và phó tế trợ giúp các ngài. Giám mục Rôma (giáo hoàng) giữ vị thế trổi vượt trong hàng giám mục và càng ngày càng được tìm đến để lãnh đạo, nhất là từ thế kỷ thứ hai trở đi.
Nhiều cuộc bách hại người Kitô hữu đe doạ sự sống còn của Kitô giáo. Có lúc Rôma tỏ ra khoan dung; có lúc, nhất là dưới thời các hoàng đế Neron, Domitian, Marcus Aurelius, Decius và Diocletian, các cuộc bách hại nổ lớn. Thánh Inhaxiô thành Antioch là đại biểu cho lý tưởng tử đạo, sẵn sàng chết cho Chúa Giêsu Kitô.
3. Người loan báo: Giáo Hội rao giảng Tin Mừng từ năm 100 đến năm 800
Hình thánh giá với bốn cuốn sách ở bốn góc nói lên sự kiện Giáo Hội được ủy thác việc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô ra khắp bốn phương thiên hạ.
Việc ủy thác này xẩy ra ngay trước khi Chúa Giêsu lên trời, lúc Người truyền cho các Tông Ðồ phải đi khắp muôn phương rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho muôn dân biến họ thành môn đệ Người. Có ba yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc rao giảng này: những bậc thầy nổi danh tức các nhà hộ giáo và các giáo phụ, việc hợp pháp hóa Kitô giáo và sự hợp tác giữa nhà nước và Giáo Hội, phong trào đơn tu.
Các nhà hộ giáo, mà người nổi tiếng hơn cả là thánh Justin Tử Ðạo, lên tiếng bênh vực Kitô giáo chống lại các nhà trí thức ngoại đạo, những người cho rằng Kitô giáo là man ri, vô thần và làm gián đoạn cuộc sống trong Ðế Quốc Rôma. Còn các giáo phụ thì lo chống đỡ nền giáo huấn chính thống bằng cách phản công các nhóm lạc giáo. Các giáo phụ nổi danh gồm có Thánh Irenaeus, Thánh Anathasius, thánh Gregory thành Nyssa, thánh Basil, thánh Cyril thành Alexandria, Thánh Giáo hoàng Leo I, thánh Augustine, thánh Ambrose, thánh Jerome, thánh John Chrysostom và thánh Giáo hoàng Gregory Cả.
Các nhóm lạc giáo chính trong giai đoạn này gồm:
* Phái Novatianô (Novatianism: do Novatian 200?-?) dạy rằng tội trọng không thể nào tha được, ngược với giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng tội nào cũng được tha miễn hối nhân hối hận thực sự. Lạc giáo này bị kết án tại Công Ðồng Nicaea năm 325.
* Phái Ðônatô (Donatism, do Ðônatô 313-347) cho rằng để bí tích thành sự, linh mục phải thánh thiện trong khi Công Đồng Arles (314) dạy rằng các bí tích chuyên chở ơn thánh không lệ thuộc sự thánh thiện của linh mục.
* Phái Ariô (Arianism, do Arianô 250-336) cho rằng Chúa Giêsu không thực sự là Thiên Chúa. Công đồng chung (cho toàn thế giới) đầu tiên họp tại Nicaea (325) dạy rằng Chúa Giêsu có cùng bản tính như Thiên Chúa. Thánh Anathasius biện hộ chống lại phái Ariô. Công đồng Constantinople (381) tái khẳng định giáo huấn của Nicaea và công bố bản tuyên tín nổi danh mà nay ta dùng trong Thánh Lễ.
* Phái Nestôriô (Nestorianism do Nestôriô ?-451) cho rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị và Đức Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa. Thánh Cyril thành Alexandria và Công Ðồng Êphêsô (431) dạy rằng Chúa Giêsu chỉ có một ngôi vị đó là Ngôi Hai Thiên Chúa và Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa.
* Phái nhất tính luận (monophysitism) chủ trương rằng Chúa Giêsu chỉ có bản tính Thiên Chúa, chứ không có bản tính nhân loại. Quan điểm này bị thánh giáo hoàng Lêô Cả và Công Ðồng Chalcedon (451) lên án. Các vị dạy rằng Chúa Giêsu Kitô là ngôi vị Thiên Chúa với hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại.
* Phái Pêlagiô (Pelagianism do Pêlagiô 354-418) đả phá học thuyết tội nguyên tổ và nhu cầu phải có ơn thánh mới được cứu độ. Lạc giáo này bị thánh Augustine đánh bại. Thánh nhân dạy rằng con người cần sự trợ giúp siêu nhiên của Chúa mới có thể được cứu độ.
Việc truyền bá Tin Mừng cũng được trợ giúp nhiều bởi việc trở lại của Hoàng Ðế Constantine là người đã ban hành Sắc Lệnh Khoan Dung vào năm 313. Ðến năm 380, dưới thời hoàng đế Theodosius, Kitô giáo trở thành tôn giáo chính thức của Ðế Quốc. Nhờ thế, việc rao truyền Tin Mừng được tự do. Khi Charlemagne được đức Lêô III tấn phong hoàng đế vào năm 800, Giáo Hội và nhà nuớc liên kết với nhau thành một liên minh gây ảnh hưởng then chốt cho suốt thời kỳ Trung Cổ sau này.
Việc xâm lăng của người Hồi Giáo đã đem lại mất mát nhiều cho sự hiện diện của Kitô giáo tại Syria, Palestine, Ai-Cập, Phi Châu và Tây Ban Nha. Thực tế nó cô lập Âu Châu và hạn chế việc truyền bá Kitô giáo trong hơn 5 thế kỷ.
Tuy nhiên, phong trào đơn tu (monasticism) đã góp công lớn trong việc rao giảng Tin Mừng. Thánh Anthony được coi như đan sĩ đầu tiên của Giáo Hội. Thánh Pachomius được coi là người sáng lập ra các đan viện đầu tiên. Thánh Benedict thành Nursia là vị đan sĩ quan trọng nhất trong thời gian này. Ðược tôn kính là quan thầy của Châu Âu, Luật của ngài được rất nhiều cộng đoàn đan viện noi theo trong thời Trung Cổ. Các đan viện trở thành các trung tâm “hành quân” đi rao giảng Tin Mừng cho người man ri. Chúng cũng là những trung tâm học hành và tạo ổn định trong thời Ðen Tối (Dark Ages) vì đã cung cấp lý tưởng linh đạo cho các Kitô hữu và đào tạo nhiều giám mục cho Giáo Hội.
4. Giáo Hội như định chế: Thời Trung Cổ và việc xây dựng định chế
Giáo Hội cũng được miêu tả dưới biểu tượng chiếc chìa khóa, tượng trưng cho thẩm quyền tha tội, dạy dỗ và điều khiển nhiều cơ quan và hoạt động nhân danh Chúa. Nói cách khác chiếc chìa khóa chỉ về một định chế. Giáo Hội quả là một định chế, với cơ cấu và phẩm trật được tổ chức để rao truyền Tin Mừng của Chúa Giêsu và thi hành công việc của Người nơi trần gian.
Hơn bất cứ thời nào khác, Trung cổ (năm 800 đến năm 1500) được coi là đã rèn nên Giáo Hội định chế như ta thấy ngày nay. Mấy điểm chính yếu về thời kỳ này:
a. Thời Kỳ Ðen Tối (Dark Ages): các thế kỷ 9 và 10 được mệnh danh là Thời Kỳ Ðen Tối với các biến cố: việc chia năm sẻ bẩy đế quốc của Charlemagne, việc ra đời của chế độ phong kiến, các cuộc xâm lăng mới của man ri và việc nhà nước càng ngày càng kiểm soát Giáo Hội. Ðức giáo hoàng Nicholas I và các đan viện phụ của Cluny khích lệ các cố gắng canh tân Giáo Hội trong thời kỳ này, nhất là liên quan đến 3 lạm dụng: buôn thần bán thánh (simony), giáo dân lãnh thánh chức (lay investiture) và các linh mục không giữ luật độc thân.
b. Công lớn của các vị Giáo hoàng: Sở dĩ Giáo Hội có thể đương đầu với những can thiệp bất chính của nhà nước là nhờ công lớn của những vị giáo hoàng vĩ đại. Sau đây là bảng liệt kê các vị giáo hoàng chủ chốt và các thành quả của các ngài:
Giáo Hoàng
Nicholas II| Thiết lập Hồng Y đoàn (1059) để bầu giáo hoàng
Gregory VII| Dictatus Papae (Phán quyết của Giáo Hoàng 1075) và thắng Hoàng Ðế Henry IV trong vụ tranh chấp trao ban thánh chức. (bốn phán quyết quan trọng: a) chỉ giáo hoàng mới có quyền truất phế giám mục, b) chỉ giáo hoàng mới được dùng huy hiệu hoàng đế, c) không ai có quyền phê phán giáo hoàng, d) Giáo hoàng có quyền truất phế các hoàng đế và giải thoát các chư hầu khỏi lệ thuộc các hoàng đế tội lỗi).
Urban II| Kêu gọi Ðệ Nhất Thập Tự Chinh (1097-1099)
Alexander III| Nhiều chiến thắng chính trị quan trọng chống lại Frederick Barbarossa và Henry II của Anh
Innocent III| Chiến thắng chính trị tại Ðức, Pháp và Anh; Công đồng Lateran thứ Tư (triệu tập tại Rôma năm 1215, ấn định con số bí tích là 7; ấn toà giải tội; xưng tội năm một lần và rước lễ mùa phục sinh; tín điều transubstantiation).
Các vị giáo hoàng thời Trung Cổ tăng gia uy thế tại Âu Châu nhờ việc dùng đến vạ tuyệt thông (excommunication) và lệnh đình chỉ hiệp thông (interdict), ban hành các sắc thuế và khai triển hệ thống giáo luật, thành lập các liên minh chính trị, tổ chức pháp đình tôn giáo (Inquisition) và Thập Tự Chinh, cũng như triệu tập các công đồng Giáo Hội.
c. Ly giáo: Cuộc Ly khai của Phương Ðông xẩy ra năm 1054 và là hậu quả của nhiều thế kỷ khác biệt giữa các Giáo Hội bên Ðông và bên Tây. Cuộc tranh chấp Photian (Photius thượng phụ Constantinople 820-891, vì không được Rôma công nhận nên chỉ trích nặng nề thần học cũng như luân lý phương Tây, trong đó có việc Phương Tây ăn chay Thứ Bẩy và dùng chất sữa trong Mùa Chay) và các vụ việc liên quan đến Michael Cerularius, Thượng phụ Constantinople (1043-1058) (trong đó có việc phương Tây dùng bánh không men khi cử hành Thánh Thể), là các biến cố chủ chốt góp phần đưa tới vụ phân ly.
d. Thời Ðại Kitô trị (Christendom): Thời Trung Cổ được mệnh danh là thời Kitô trị (Age of Christendom) theo nghĩa Giáo Hội ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người dân. Các cuộc Thập Tự Chinh, việc thành lập các dòng khất thực, việc xuất hiện các đại học, việc triển khai chủ nghĩa kinh viện (scholasticism) và xây dựng các nhà thờ chính tòa đều là đặc trưng của thời này.
e. Mùa thu Trung cổ: các thế kỷ 14 và 15 được coi như mùa thu của Trung cổ bởi lẽ uy thế của ngôi vị giáo hoàng bắt đầu xuống dốc, tinh thần quốc gia bắt đầu khởi động đi lên. Cảnh lưu đầy của Giáo Hội (giáo hoàng cư ngụ tại Pháp) và vụ ly giáo vĩ đại tại ngay phương Tây càng góp phần tạo ra sự bất kính đối với ngôi vị giáo hoàng. Trận dịch Hắc Tử Thần (Black Death) giết hại nhiều giáo sĩ. Các lạc giáo nổi lên. Tinh thần Phục Hưng (Renaissance) nhấn mạnh đến đời này hơn là đời sau cũng góp phần làm giảm ảnh hưởng của Giáo Hội.
Xét chung, thời Trung Cổ đã góp phần vào việc xuất hiện ra Giáo Hội định chế như ta biết ngày nay. Giáo Hội ấy được tổ chức theo cung cách giúp cho công trình của chúa Kitô tiếp tục nơi trần gian. Nó cũng là một định chế mạnh mẽ, với giáo hoàng là thủ lãnh giáo huấn tối cao, chứng tỏ một hiệp nhất trong đức tin và sống đạo là những điều thật quan yếu trong việc lôi kéo người khác về với Chúa.
5. Người lữ hành: Phản đối, Canh tân, và Khủng hoảng- Giáo Hội các thế kỷ 16 – 19
Giáo Hội cũng được hình dung như chiếc thuyền trên biển đang thực hiện một cuộc lữ hành sóng gió. Hình ảnh này thật thích hợp để diễn tả Giáo Hội trong thời kỳ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 trong đó Giáo Hội gặp khá nhiều nguy hiểm lớn lao nhưng đã vượt qua sóng gió hiểm nghèo.
Những điểm sau đây vốn được coi như những nguyên nhân chính dẫn đến phong trào Canh Tân Thệ Phản: Phong trào Phục hưng, lòng đạo đức xuống thấp, và nền thần học phản trí thức, việc xuất hiện chủ nghĩa quốc gia, việc đồng hóa căn tính Giáo Hội với nền văn minh Tây Phương và ảnh hưởng của một vài nhân vật chủ chốt.
Bốn lãnh tụ phong trào Thệ Phản là Martin Luther, Ulrich Zwingli, John Calvin và Vua Henry VIII. Luther chủ trương rằng công chính hóa chỉ có nhờ đức tin mà thôi. Ông công kích niềm tin của Công Giáo vào việc làm tốt và những thực hành như ân xá. Zwingli chủ trương một thứ luật lệ dân chủ trong Giáo Hội. Calvin cho rằng con người hoàn toàn sa đọa vì tội nguyên tổ và tin vào học thuyết tiền định (predestination). Vua Henry VIII ít có tranh cãi về học thuyết với Giáo Hội. Ðúng hơn vì những khúc mắc luân lý liên quan đến vấn đề ly dị, ông tự tuyên bố là thủ lãnh của Giáo Hội tại Anh quốc. Thệ phản tại Anh mang danh là Anh giáo và được lên khuôn bởi Thomas Cranmer và Nữ hoàng Elizabeth Ðệ Nhất.
Còn nhóm Tái Thanh Tẩy (Anabaptists-xuất hiện tại Thụy Sĩ khoảng năm 1552) cho rằng rửa tội cho trẻ em là không thành vì chúng chưa đủ trí khôn, nên khi chúng trưởng thành cần phải được rửa tội lại.
Giáo Hội Công Giáo chính thức phản ứng bằng cách cải tổ chính mình qua công đồngTrent. Các phán quyết của Công Ðồng này bao gồm: a) tái khẳng định quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng và giáo thuyết hóa thể (transubstantiation), b) việc làm tốt có tạo ra công phúc và việc xưng tội là cần thiết để tội trọng được tha, c) có luyện ngục và ân xá có giá trị. Công đồng cũng liệt kê 7 bí tích, lên án các lạm dụng của hàng giáo sĩ, và thiết lập ra các chủng viện để đào tạo các linh mục.
Việc Canh Tân trong Giáo Hội Công Giáo được đẩy mạnh rất nhiều nhờ Dòng Tên do thánh Inhaxiô thành Loyôla sáng lập. Các cha Dòng Tên nổi tiếng trong công việc truyền giáo, giáo dục, giảng thuyết, viết văn, giải tội và bênh vực giáo hoàng.
Người ta cũng nhấn mạnh nhiều đến bốn đặc điểm làm dấu chỉ của Giáo Hội Chúa Kitô: duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Giáo Hội là duy nhất theo nghĩa các tín hữu tin cùng một học thuyết, chấp nhận cùng một bí tích, một Thánh Lễ, và suy phục cùng một thẩm quyền. Trong các thế kỷ từ 17 đến 19, tính duy nhất này bị nhóm Gallican (Gallicanism - xuất hiện tại Pháp thế kỷ 17) đe dọa. Nhóm này chủ trương rằng: a) Giáo Hội là một đoàn thể thông thường thuộc về quốc gia, đương nhiên do giám mục điều khiển; b) công nhận quyền chủ tịch của giáo hoàng, tuy nhiên chỉ khi nào phối hợp với giám mục, giáo hoàng mới được rộng quyền. Những đe doạ khác chống lại tính duy nhất này bao gồm cuộc Cách Mạng Khoa học, Phong Trào Ánh Sáng (Enlightenment) và nhiều cuộc cách mạng chính trị khác, nhất là cuộc Cách Mạng Pháp.
Giáo Hội thánh thiện theo nghĩa Giáo Hội là sự hiện diện của Chúa Giêsu và trong tư cách ấy đã được thánh hiến và dâng hiến cho Thiên Chúa. Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô và qua đầu của thân mình ấy, Chúa Giêsu tiếp tục thánh hóa trần gian. Những ý niệm sai lạc về sự thánh thiện như của nhóm Jansen (Jansenism do C.O. Jansen 1585-1638) đã đe doạ sự thánh thiện này. Dị thuyết này chủ trương ý chí con người không thể thực hiện được việc lành đạo đức, hành động con người hoặc do ham muốn hoặc do ơn thánh thúc đẩy; những người tuân theo sự thúc đẩy của ơn thánh sẽ được cứu rỗi, họ chỉ là số ít, và cần đến một nền đạo hạnh hết sức khắc khổ. Các thánh chỉ cho dân lữ hành của Chúa ý nghĩa thực sự của thánh thiện. Thế kỷ 17 sản sinh ra nhiều vị thánh lỗi lạc: Thánh Francois de Sales, thánh Vincent de Paul, thánh Jean-Baptist de La Salle, thánh Jane Frances de Chantal, thánh Margaret Mary Alacoque.
Giáo Hội là Công Giáo - phổ quát - theo nghĩa dành cho mọi người, mọi nơi, mọi thời. Giáo Hội là Công Giáo cũng còn có nghĩa tiếp tục giảng dạy tất cả những gì Chúa Giêsu đã giảng dạy lúc còn tại thế. Các cố gắng truyền giáo của Giáo Hội trong thế kỷ 16 và 17 đã trải rộng tín thư của Chúa Kitô khắp Ðông Tây. Bất hạnh thay, các nhà truyền giáo đôi khi quá liên hệ đến các âm mưu thuộc địa và Rôma đôi lúc cưỡng lại tính đa dạng lành mạnh trong một vài thực hành tôn giáo tại các xứ truyền giáo.
Giáo Hội là tông truyền vì sống đức tin của các Tông đồ. Giáo Hội vẫn là cộng đoàn đức tin do các Tông Đồ thiết lập; do các đấng kế nhiệm các Tông Ðồ cai quản; và vẫn tiếp tục rao giảng điều các Tông Đồ rao giảng. Thế kỷ 19, giáo thuyết giáo hoàng vô ngộ do Công Ðồng Vaticanô I ấn định là để chống lại lối tư duy quá tự do của thời ấy. Giáo thuyết này dạy rằng Chúa gìn giữ Đức Giáo Hoàng khỏi sai lầm khi ngài long trọng giảng dạy toàn thể Giáo Hội về các vấn đề đức tin và luân lý.
6. Giáo Hội như Bí Tích: Dấu chỉ thế kỷ 20
Giáo Hội đôi khi được vẽ như cây nến bẩy ngọn rực sáng biểu tượng của bí tích, của dấu chỉ. Công đồng Vaticanô II nói về Giáo Hội như sau: “Giáo Hội như một bí tích hay dấu chỉ sự kết hợp thân mật với Chúa, và sự liên kết của nhân loại. Giáo Hội cũng là dụng cụ thực hiện sự kết hợp và liên kết kia” (HCVGH số 1).
Bí tích là một huyền nhiệm, một dấu bên ngoài chỉ cho thấy một cái gì nằm sâu hơn, một thực tại vô hình. Lịch sử Giáo Hội trong thế kỷ 20 được coi như một lịch sử trong đó Giáo Hội cố gắng trở thành cái dấu bề ngoài ấy cho thế giới hiện đại nhìn ra Thiên Chúa.
Kỹ nghệ hóa đem lại nhiều cải thiện cho cuộc sống con người; bất hạnh thay, nó cũng đem lại khá nhiều vấn nạn xã hội. Chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản cố gắng đương đầu với những hoàn cảnh mới mẻ này.
Thoạt đầu, Giáo Hội như một toàn thể phản ứng rất chậm đối với sự thay đổi trật tự xã hội. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, Giáo Hội bắt đầu khai triển một giáo huấn về công bình xã hội nhằm bảo vệ phẩm giá mọi người, đàn ông, đàn bà cũng như trẻ em. Giáo huấn này được trình bày trong một số tài liệu thời danh mà sau đây là những tài liệu chính yếu: Rerum Novarum (Tân Sự-1891), Quadragesimo Anno (Bốn Mươi Năm – 1931), Mater et Magistra (Mẹ và Thầy – 1961), Pacem in Terris (Hoà Bình trên Thế Giới – 1963), Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (1965), Phát Triển các Dân Tộc (1967), Octagesima Adveniens (80 Năm – 1971), và Lao Công Con Người (1981).
Công bình xã hội áp dụng giới răn yêu thương của Chúa Giêsu vào các cơ cấu, các hệ thống và định chế của xã hội.
Phái Tân Thời (Modernists-cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) đi quá trớn trong việc cập nhật hóa Giáo Hội. Họ chủ trương phê phán Thánh Kinh, phê phán cả Chúa Kitô; coi giáo lý và nghi lễ có tính cách tượng trưng chân lý. Nhóm này bị Ðức Piô X lên án. Cuộc khủng hoảng này làm chậm bước tiến của nền học thuật Công Giáo đến một thế hệ.
Tuy nhiên, một vài làn gió thay đổi đã giúp chuẩn bị cho Công Đồng Vaticanô II. Trong số đó phải kể đến các phong trào phụng vụ, thánh kinh, đại kết, truyền giáo, Công Giáo Tiến Hành và công bằng xã hội cũng như canh tân thần học.
Thế kỷ 20 cũng được chúc lành nhờ một số giáo hoàng ưu tú. Ðức Gioan XXIII đặc biệt đã can đảm đối diện với thời đại mới bằng việc triệu tập Công Ðồng Vaticanô II.
Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đóng một vai trò chủ yếu trong Giáo Hội. Ðược tôn phong Mẹ Giáo Hội, ngài là Kitô hữu tiêu biểu, một biểu tượng của đức tin, đức cậy và đức ái Kitô giáo. Lòng sùng kính Mẹ đích thực dẫn ta tới liên hệ gần gũi hơn với Chúa Giêsu, con ngài.
Vaticanô II công bố 16 văn kiện. 7 trong số ấy được coi có ảnh hưởng hơn cả và phản ảnh các chiều hướng mới trong Giáo Hội:
Hiến Chế về Giáo Hội – Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, bí tích, lữ hành.
Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay – Giáo Hội như đầy tớ cho thế giới
Sắc Lệnh về Ðại Kết - một huấn lệnh phải hành động cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh – Mọi người tham dự đầy đủ qua ngôn ngữ bình dân
Hiến Chế về Mạc Khải - mạc khải chủ yếu là việc Thiên Chúa tỏ mình ra; học hỏi Thánh Kinh được khuyến khích.
Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo – nhân phẩm có nghĩa phải đảm bảo quyền tự do thờ phượng.
Tuyên Ngôn về Liên hệ giữa Giáo Hội và các Tôn Giáo ngoài Kitô giáo - mọi hình thức bách hại và kỳ thị tôn giáo phải bị lên án.
7. Giáo Hội như đầy tớ: Giáo Hội ngày nay
Giáo Hội cũng được vẽ dưới hình chiên chuộc tội theo hứng của câu Chúa Giêsu phán: “Con người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, và để hiến thân mình làm giá chuộc cho muôn dân” (Mt 20:28). Ngày nay hơn bao giờ hết, Giáo Hội ý thức vai trò tôi tớ, kẻ hiến mình, kẻ rửa chân cho người khác theo chân Chúa Kitô.
Ðối nội, Giáo Hội phục vụ Dân Chúa bằng những chỉ dẫn cụ thể. Công đồng Vaticanô II cách mạng theo nhiều cách. Thí dụ, người giáo dân được mời gọi tiến tới một nền linh đạo chín chắn hơn bình thường so với lịch sử gần đây. Phong Trào Ðặc Sủng (Charismatic) là một hình thức linh đạo đang lôi cuốn khá nhiều người Công Giáo thời hậu Công Ðồng Vaticanô II. Các phong trào khác như học hỏi Thánh Kinh, dự bị hôn nhân, cursillos, canh tân giáo xứ, tĩnh tâm, suy niệm… cũng lôi cuốn rất nhiều người.
Vaticanô II cũng đem lại việc canh tân Thánh Lễ và bẩy bí tích, đẩy mạnh phạm vi đại kết, và nhấn mạnh nhiều hơn đến việc chia sẻ trách nhiệm.
Ðức Phaolô VI ra Tông Thư Sự Sống Con Người tái xác định giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về kiểm soát sinh đẻ. Tuy nhiên, tông thư này đã nẩy sinh nhiều chống đối đối với thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, ngày nay, trong khi giáo dân tham dự nhiều hơn vào sinh hoạt Giáo Hội, thì số giáo dân tham dự Thánh Lễ lại giảm ở nhiều nơi. Số ơn gọi cũng giảm ở một vài nơi. Giáo Hội sau Công Đồng xem ra như bị phân hóa giữa hai khuynh hướng: người cho rằng Giáo Hội thay đổi quá nhanh, kẻ lại bảo Giáo Hội không thay đổi nhanh cho đủ.
Ðối ngoại, Giáo Hội phục vụ nhân loại qua việc bênh vực sự sống, chân lý và tình yêu. Thí dụ, để bảo vệ sự sống, Giáo Hội lên tiếng chống vũ khí hạch nhân và phá thai; để bảo vệ chân lý, Giáo Hội cam kết nhiều hơn vào việc phúc âm hóa và các cố gắng giáo lý; để bảo vệ tình yêu, Giáo Hội tái khẳng định các giá trị của đời sống gia đình và nhấn mạnh đến vai trò tuyệt đối chủ yếu của giáo dân trong việc rao truyền tin mừng của Chúa Kitô.
Giáo xứ là Giáo Hội thu nhỏ. Có nhiều thừa tác vụ trong giáo xứ. Một số thừa tác vụ đó chính thức được Giáo Hội nhìn nhận như là cần thiết để thực thi sứ mệnh của mình: cha xứ, cha phó, thầy sáu, giám đốc giáo dục tôn giáo, nữ tu dạy học, thừa tác viên âm nhạc, uỷ viên hội đồng giáo xứ, v.vv…
Là người Công Giáo ngày nay có nghĩa là ta phải khẳng nhận tin mừng của Chúa Giêsu, lịch sử phong phú của Giáo Hội, giá trị bẩy bí tích, người đồng đạo với mình, mọi tạo vật, sự lãnh đạo của hàng giáo phẩm và trách nhiệm làm người rao giảng, làm kẻ tôi tớ và dấu chỉ sống động của nước Thiên Chúa.
Thực ra, lịch sử Giáo Hội rất chi tiết và phức tạp. Trên đây chỉ là những nét phác thảo dựa vào sáu biểu tượng. Những biểu tượng này thời nào cũng vẫn có trong lịch sử Giáo Hội. Áp dụng một biểu tượng vào một thời kỳ chỉ là vì thời kỳ ấy có nhiều nét nói lên biểu tượng ấy mà thôi. Kể cả khi ta xét lịch sử Giáo Hội dưới sáu biểu tượng cùng một lúc, thì Giáo Hội vẫn là một mầu nhiệm, nghĩa là vẫn vượt lên trên sự hiểu biết của ta.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sau Cơn Bão
Tấn Đạt
22:24 27/12/2013
Ảnh của Tấn Đạt
Sau cơn thịnh nộ tuyết ngừng rơi
Mầu trắng trinh nguyên một khoảng trời
Tuyết ngập cành cây chen ngọn cỏ
Tuyết ơi đẹp quá hồn chơi vơi…
(Trích thơ của Như Phương Khánh Chân)