Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Gia: Gia đình thánh gia - hạnh phúc tràn đầy
Lm. Vinh Sơn Dũng Sài gòn
12:01 27/12/2015
Lễ Thánh Gia: GIA ĐÌNH THÁNH GIA- HẠNH PHÚC TRÀN ĐẦY
1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52
Ðức Giáo Hoàng Piô X khi nhậm chức Giám mục giáo phận Mantova, Ngài đã nghĩ đến người mẹ hiền và trở về thăm mẹ như để nói lên lòng biết ơn.
Trong câu chuyện thân mật với mẹ, Ngài vừa nói vừa khoe chiếc nhẫn Giám mục của mình: "Mẹ xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp không?"
Bà cố mỉm cười đưa chiếc nhẫn cũ kỹ trên bàn tay đầy vết nhăn cho con xem và nói: "Nếu không có chiếc nhẫn này, thì đâu có chiếc nhẫn Giám mục của con".
Không có gia đình, không thể có con người Tông Đồ - người linh mục, Giám mục dấn thân cho sứ vụ của Giáo Hội. Chiếc nhẫn của Bà cố Đức Pio X là biểu tượng của giao ước hôn nhân gia đình.
Chính Gia đình Nagiaret là gương mẫu cho mọi gia đình…
Tin Mừng hôm nay trình bày gia đình Thánh Gia trẩy lên Đền thánh Giêrusalem để mừng lễ Vượt qua.
Theo Kinh Thánh (x. Xh 23,17 và Đnl 16,16), mọi người nam ở Do Thái, không phân biệt tuổi tác, phải ra trình diện trước nhan Đức Chúa vào ba đại lễ trong năm: lễ Bánh Không Men (tức lễ Vượt Qua), lễ Mùa Gặt và lễ Lều. Nhưng truyền thống Do Thái giáo chỉ buộc một trẻ em Do Thái tham dự các cử hành phụng tự ở hội đường khi được mười ba tuổi (em được gọi là bar miswâh, “con của điều răn” - tuổi giữ luật ). Tác giả Luca lại ghi lại chi tiết trẻ Giêsu 12 tuổi, tức là trước tuổi quy định. Tác giả nhấn mạnh Gia đình Nagiaret đạo đức - tuân giữ hơn cả Luật quy định. Con số 12 biểu tượng mang nghĩa là “toàn thể”, hoàn tất”. Ghi nhận rằng khi ấy Đức Giêsu được 12 tuồi chính là quy hướng tâm trí về lúc kết thúc hoạt động của Người nơi trần thế, về cái Ngày mà Người sẽ trở về với Chúa Cha.
Gia đình Nagiarét "xong kỳ lễ" (Lc 2,43), nếu dịch sát nghĩa là “và khi các ngày ấy đã mãn” (NTT), như vậy thời gian mà Giuse Maria và trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem từ bảy đến tám ngày mừng lễ Vượt Qua và Bánh Không Men như Kinh Thánh nhấn mạnh (x. Lv 23,5-6).
Sau một ngày đàng, các cha mẹ Giuse và Maria mới nhận ra là Đức Giêsu không có trong đòan hành hương trở về, các ngài rất lo lắng quay trở lại Đền Thánh tìm kiếm con trẻ. Maria và Giuse mất “ba ngày” mới tìm ra Đức Giêsu, tác giả Luca nhấn mạnh ba ngày như là một hình ảnh báo trước khoảng thời gian đi từ cái chết đến cuộc sống lại của Đức Giêsu (“vào ngày thứ ba”); chính Đức Giêsu diễn tả điều đó khi nói là “cần thiết phải”, một công thức được Luca gắn liền với cuộc Thương Khó như sự hoàn tất các sấm ngôn.
Khi tìm ra trẻ Giêsu đang ngồi giữa các bậc thầy (Lc 2,46): Kathezomai nghĩa là “ngồi” Đức Giêsu ngồi học hỏi với các thầy. “Ngồi” cũng là cung cách của một vị thầy: như thế, động từ này hẳn là báo trước việc Đức Giêsu giảng dạy như một vị thầy (x. Lc 5,3; 19,47–21,38 ; 19,47–21,38). ). Ở đây Đức Giêsu đã chứng tỏ một trí thông minh khiến các vị thầy phải kinh ngạc. Từ Kathezomai cũng có nghĩa là ngự, Ngài đang sống tư cách là “Đức Chúa hiển ngự” trong Đền Thánh của Ngài.
Thấy trẻ Giêsu sau ba ngày tìm kiếm Mẹ Maria bộc phát lời than thở: “Này con, tại sao con làm thế? Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con!”. Người mẹ đang đau khổ biết bao và tỏ lời cho con trẻ biết sự đau khổ lo lắng. Lúc này Đức Giêsu, ngự trong Đền Thánh trong tư cách Con Thiên Chúa, trẻ Giêsu hoàn toàn độc lập với mọi người trả lời : con đang lo việc cha con. Sự tương phản giữa từ ngữ “cha con” trên môi miệng Maria theo nghĩa gia đình tự nhiên và “Cha Con” trên môi miệng Đức Giêsu là Chúa Cha mà Ngài tuân hành thánh ý khi đến trần gian. Thật thế, càng lúc Hài Nhi Giêsu càng ý thức về mình, trong tương quan với Chúa Cha và trong sự thúc bách của sứ mạng. Con Thiên Chúa cần mẹ cha, cần một mái ấm để lớn lên, nhưng cả mối dây thân thương tự nhiên ấy cũng có lúc phải chịu hy sinh, nếu tình cảm gia đình cản trở sứ mạng Cha trao phó.
Nhưng ông bà không hiểu lời con trẻ Giêsu (Lc 2,50): Hơn ai hết, hai ông bà biết nguồn gốc siêu phàm của con mình. Nhưng ông bà không hiểu ngay được là Người nói về Cha Người trên trời theo nghĩa xác thực nhất. Dù không hiểu hết nhưng: “Đức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng”, khi Chúa Giêsu được sinh ra, các mục đồng thăm viếng Giêsu tại máng cỏ, Tin mừng Luca nhấn mạnh: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19). Đức Maria ghi nhớ những sự kiện này trong tâm hồn của Mẹ (Lc 2,51), trong sự chờ đợi, tôn trọng và kiên nhẫn, thái độ này là một hình thái đức tin, một hình thái tin tưởng vào Đức Giêsu và vào Thiên Chúa Đấng đã kêu mời Maria cộng tác vào chương trình cứu độ.
Tin mừng nhấn mạnh: Chúa Giêsu trở về sống giữa gia đình "Người hằng vâng phục cha mẹ... ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta" (Lc 2,51-52). Chắc chắn, theo cái nhìn nhân văn, Ngài được song thân Maria và Giuse quan tâm, giáo dục chu đáo. Chính gia đình Thánh Gia Nagiarét bao bọc chở che, nuôi dưỡng, dạy dỗ cho đến khi ngài bước vào sứ mạng của Chúa Cha khi ra đi rao giảng Tin Mừng lúc trưởng thành, mà ngài ấp ủ ngay từ khi còn mười hai tuổi như Tin mừng đã nhấn mạnh: Ngài thao thức và lo việc của Chúa Cha...
Chiêm ngắm Đức Giêsu được gia đình đùm bọc và lớn lên trong bầu khí yêu thương, nơi Ngài đã học làm người với sự dìu dắt của Cha Giuse và Mẹ Maria, chúng ta được mời gọi phác họa lại đời sống Thánh Gia: Người làm chồng, người cha trong gia đình, noi gương Thánh Giuse biết lo lắng, bảo vệ, yêu thương, săn sóc và nuôi dưỡng gia đình. Người vợ và là người mẹ trong gia đình, như Mẹ Maria hành động yêu thương của hiền mẫu, tín thác vào Chúa: ghi nhớ các sự việc trong lòng. Bậc phụ huynh luôn thao thức, lo lắng cho con cái, hình ảnh Me Maria Cha Giuse lo lắng cho con trẻ Giêsu khi bị lạc mất dạy cho các bậc phụ huynh vì con cái hết lòng và quên mình. Riêng những người con trong gia đình, những người con càng lớn càng khôn ngoan sống thảo kính và vâng phục cha mẹ như Chúa Giêsu xưa đối với thánh Giuse và Mẹ Maria (x. Mt 2,51-52).
Thật thế bên hang đá Bêlem, chúng ta cất lời cầu:
Xin ba Ðấng rủ tình
Ban phúc lộc trường sinh
Xuống muôn vàn ơn thánh
Cho hết mọi gia đình.
(Thánh Thi lễ Thánh Gia)
Lm. Vinh Sơn, Sài gòn 26/12/2015
1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52
Ðức Giáo Hoàng Piô X khi nhậm chức Giám mục giáo phận Mantova, Ngài đã nghĩ đến người mẹ hiền và trở về thăm mẹ như để nói lên lòng biết ơn.
Trong câu chuyện thân mật với mẹ, Ngài vừa nói vừa khoe chiếc nhẫn Giám mục của mình: "Mẹ xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp không?"
Bà cố mỉm cười đưa chiếc nhẫn cũ kỹ trên bàn tay đầy vết nhăn cho con xem và nói: "Nếu không có chiếc nhẫn này, thì đâu có chiếc nhẫn Giám mục của con".
Không có gia đình, không thể có con người Tông Đồ - người linh mục, Giám mục dấn thân cho sứ vụ của Giáo Hội. Chiếc nhẫn của Bà cố Đức Pio X là biểu tượng của giao ước hôn nhân gia đình.
Chính Gia đình Nagiaret là gương mẫu cho mọi gia đình…
Tin Mừng hôm nay trình bày gia đình Thánh Gia trẩy lên Đền thánh Giêrusalem để mừng lễ Vượt qua.
Theo Kinh Thánh (x. Xh 23,17 và Đnl 16,16), mọi người nam ở Do Thái, không phân biệt tuổi tác, phải ra trình diện trước nhan Đức Chúa vào ba đại lễ trong năm: lễ Bánh Không Men (tức lễ Vượt Qua), lễ Mùa Gặt và lễ Lều. Nhưng truyền thống Do Thái giáo chỉ buộc một trẻ em Do Thái tham dự các cử hành phụng tự ở hội đường khi được mười ba tuổi (em được gọi là bar miswâh, “con của điều răn” - tuổi giữ luật ). Tác giả Luca lại ghi lại chi tiết trẻ Giêsu 12 tuổi, tức là trước tuổi quy định. Tác giả nhấn mạnh Gia đình Nagiaret đạo đức - tuân giữ hơn cả Luật quy định. Con số 12 biểu tượng mang nghĩa là “toàn thể”, hoàn tất”. Ghi nhận rằng khi ấy Đức Giêsu được 12 tuồi chính là quy hướng tâm trí về lúc kết thúc hoạt động của Người nơi trần thế, về cái Ngày mà Người sẽ trở về với Chúa Cha.
Gia đình Nagiarét "xong kỳ lễ" (Lc 2,43), nếu dịch sát nghĩa là “và khi các ngày ấy đã mãn” (NTT), như vậy thời gian mà Giuse Maria và trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem từ bảy đến tám ngày mừng lễ Vượt Qua và Bánh Không Men như Kinh Thánh nhấn mạnh (x. Lv 23,5-6).
Sau một ngày đàng, các cha mẹ Giuse và Maria mới nhận ra là Đức Giêsu không có trong đòan hành hương trở về, các ngài rất lo lắng quay trở lại Đền Thánh tìm kiếm con trẻ. Maria và Giuse mất “ba ngày” mới tìm ra Đức Giêsu, tác giả Luca nhấn mạnh ba ngày như là một hình ảnh báo trước khoảng thời gian đi từ cái chết đến cuộc sống lại của Đức Giêsu (“vào ngày thứ ba”); chính Đức Giêsu diễn tả điều đó khi nói là “cần thiết phải”, một công thức được Luca gắn liền với cuộc Thương Khó như sự hoàn tất các sấm ngôn.
Khi tìm ra trẻ Giêsu đang ngồi giữa các bậc thầy (Lc 2,46): Kathezomai nghĩa là “ngồi” Đức Giêsu ngồi học hỏi với các thầy. “Ngồi” cũng là cung cách của một vị thầy: như thế, động từ này hẳn là báo trước việc Đức Giêsu giảng dạy như một vị thầy (x. Lc 5,3; 19,47–21,38 ; 19,47–21,38). ). Ở đây Đức Giêsu đã chứng tỏ một trí thông minh khiến các vị thầy phải kinh ngạc. Từ Kathezomai cũng có nghĩa là ngự, Ngài đang sống tư cách là “Đức Chúa hiển ngự” trong Đền Thánh của Ngài.
Thấy trẻ Giêsu sau ba ngày tìm kiếm Mẹ Maria bộc phát lời than thở: “Này con, tại sao con làm thế? Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con!”. Người mẹ đang đau khổ biết bao và tỏ lời cho con trẻ biết sự đau khổ lo lắng. Lúc này Đức Giêsu, ngự trong Đền Thánh trong tư cách Con Thiên Chúa, trẻ Giêsu hoàn toàn độc lập với mọi người trả lời : con đang lo việc cha con. Sự tương phản giữa từ ngữ “cha con” trên môi miệng Maria theo nghĩa gia đình tự nhiên và “Cha Con” trên môi miệng Đức Giêsu là Chúa Cha mà Ngài tuân hành thánh ý khi đến trần gian. Thật thế, càng lúc Hài Nhi Giêsu càng ý thức về mình, trong tương quan với Chúa Cha và trong sự thúc bách của sứ mạng. Con Thiên Chúa cần mẹ cha, cần một mái ấm để lớn lên, nhưng cả mối dây thân thương tự nhiên ấy cũng có lúc phải chịu hy sinh, nếu tình cảm gia đình cản trở sứ mạng Cha trao phó.
Nhưng ông bà không hiểu lời con trẻ Giêsu (Lc 2,50): Hơn ai hết, hai ông bà biết nguồn gốc siêu phàm của con mình. Nhưng ông bà không hiểu ngay được là Người nói về Cha Người trên trời theo nghĩa xác thực nhất. Dù không hiểu hết nhưng: “Đức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng”, khi Chúa Giêsu được sinh ra, các mục đồng thăm viếng Giêsu tại máng cỏ, Tin mừng Luca nhấn mạnh: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19). Đức Maria ghi nhớ những sự kiện này trong tâm hồn của Mẹ (Lc 2,51), trong sự chờ đợi, tôn trọng và kiên nhẫn, thái độ này là một hình thái đức tin, một hình thái tin tưởng vào Đức Giêsu và vào Thiên Chúa Đấng đã kêu mời Maria cộng tác vào chương trình cứu độ.
Tin mừng nhấn mạnh: Chúa Giêsu trở về sống giữa gia đình "Người hằng vâng phục cha mẹ... ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta" (Lc 2,51-52). Chắc chắn, theo cái nhìn nhân văn, Ngài được song thân Maria và Giuse quan tâm, giáo dục chu đáo. Chính gia đình Thánh Gia Nagiarét bao bọc chở che, nuôi dưỡng, dạy dỗ cho đến khi ngài bước vào sứ mạng của Chúa Cha khi ra đi rao giảng Tin Mừng lúc trưởng thành, mà ngài ấp ủ ngay từ khi còn mười hai tuổi như Tin mừng đã nhấn mạnh: Ngài thao thức và lo việc của Chúa Cha...
Chiêm ngắm Đức Giêsu được gia đình đùm bọc và lớn lên trong bầu khí yêu thương, nơi Ngài đã học làm người với sự dìu dắt của Cha Giuse và Mẹ Maria, chúng ta được mời gọi phác họa lại đời sống Thánh Gia: Người làm chồng, người cha trong gia đình, noi gương Thánh Giuse biết lo lắng, bảo vệ, yêu thương, săn sóc và nuôi dưỡng gia đình. Người vợ và là người mẹ trong gia đình, như Mẹ Maria hành động yêu thương của hiền mẫu, tín thác vào Chúa: ghi nhớ các sự việc trong lòng. Bậc phụ huynh luôn thao thức, lo lắng cho con cái, hình ảnh Me Maria Cha Giuse lo lắng cho con trẻ Giêsu khi bị lạc mất dạy cho các bậc phụ huynh vì con cái hết lòng và quên mình. Riêng những người con trong gia đình, những người con càng lớn càng khôn ngoan sống thảo kính và vâng phục cha mẹ như Chúa Giêsu xưa đối với thánh Giuse và Mẹ Maria (x. Mt 2,51-52).
Thật thế bên hang đá Bêlem, chúng ta cất lời cầu:
Xin ba Ðấng rủ tình
Ban phúc lộc trường sinh
Xuống muôn vàn ơn thánh
Cho hết mọi gia đình.
(Thánh Thi lễ Thánh Gia)
Lm. Vinh Sơn, Sài gòn 26/12/2015
Định Hướng Mục Vụ Gia Đình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:41 27/12/2015
LỄ THÁNH GIA
Trong những năm gần đây, giáo huấn của Giáo Hội quan tâm đặc biệt đến đời sống gia đình. Tháng 10 năm 2014, Thượng hội đồng Giám mục ngoại thường về gia đình đã được triệu tập. Và Thượng hội đồng Giám mục thường lệ về gia đình được tổ chức vào tháng 10 năm 2015. Đây là bằng chứng Giáo Hội quan tâm đến gia đình cách đặc biệt trong bối cảnh tân Phúc-Âm-Hóa.
Khởi đi từ tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình đến tân Phúc-Âm-Hóa đời sống giáo xứ và đời sống xã hội chính là định hướng mục vụ của Giáo Hội tại Việt Nam hôm nay. Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN đã định hướng cho các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).
Lễ Thánh Gia mời gọi chúng ta nhìn về định hướng nền tảng là tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình: “Xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương”.
1. Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”
Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 11).Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia đình, số 11).
Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth,có Thánh Giuse và Đức Mẹ;Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình; Gia đình Công Giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo; Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái; Gia đình là cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa. Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình toả sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày thể hiện rõ nét hơn những tính chất căn bản của Hội Thánh tại gia như hiệp thông, liên đới, yêu thương, thuận hoà, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục vụ và làm chứng nhân Tin Mừng.
2. Gia đình “trường dạy đức tin”
Tin Mừng Lễ Thánh Gia kể chuyện: gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Theo luật quy định, người Do thái phải hành hương về Đền Thánh “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cùng cha mẹ và đoàn hành hương tiến về Đền Thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do thái, 12 tuổi là tuổi trưởng thành. Chúa Giêsu bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại Đền Thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Sau đó cả gia đình trở về Nazareth “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ tế nhị, tận tụy phục vụ, tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm.Nếp sống đạo đức của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ.Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói truyền dạy đức tin cho con cái”. (Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân, số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
3. Gia đình “mái ấm tình thương”.
Gia đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và trước mặt nhau. Nhờ đó gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, chia sẽ, giúp đỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau.Hãy gìn giữ mái ấm gia đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.
Đại hội gia đình thế giới tại Pennsylvania Convention Center Philadelphia, có những ngày Hội Nghị Thần Học Mục Vụ, những diễn giả là Hồng Y, Giám mục, Giáo sư đại học tài ba đức độ lần lượt trình bày những kinh nghiệm sống, những chứng từ hùng hồn đầy sức thuyết phục giúp các bậc phụ huynh nhìn lại chính cuộc sống gia đình của mình để điều chỉnh, sắp xếp lại theo trật tự Chúa muốn trong bậc sống của mình. Đức Tổng Giám Mục Chaput nói: “Chủ đề Đại hội nhấn mạnh đến vẻ đẹp và sự thật của cuộc sống gia đình. Tình yêu mà chúng ta nói đến trong chủ đề là một tình yêu mà chúng ta phải đảm bảo đong đầy nơi mọi gia đình và tất cả các thành viên của gia đình với ánh sáng và sự nồng ấm đặc sắc và đầy tràn sức sống”. Đức Hồng Y Tagle dí dỏm bài hát ‘về chiếc ghế’: “chiếc ghế không có người ngồi vẫn là chiếc ghế, nhưng ngôi nhà không có người yêu thương nhau, thiếu sự quan tâm nâng đỡ nhau, không trao ban cho nhau những nụ hôn thì không còn là ngôi nhà nữa!”. Bà Helena Alvare, giáo sư Đại Học khẳng định: “Gia đình là người này sống gần với người kia suốt ngày đêm, sống yêu thương nhau, cho dù có khi chén dĩa có bay, nhưng trong gia đình mỗi người đều có một vai trò quan trọng và ai cũng quan trọng cả. Bởi vậy, cần có một cái nhìn yêu thương giữa người này với người khác, cần có tinh thần của người Samaritano nhân hậu ngay trong gia đình. Tình yêu phải có sự hy sinh, phải bắt đầu biết hy sinh ngay trong gia đình để rồi mở ra với xã hội. Yêu thương trong gia đình để mở ra với người khác, ngay từ những việc nhỏ mọn nhất. Ồ! thật là đơn giản, thế mà trong cuộc sống chung đụng hằng ngày chúng tôi quên mất. Tự ái, ích kỷ đã che điều đơn giản. Tôi tự hứa với lòng: Lạy Chúa, con phải biết tập nhẫn nhịn, để mang niềm vui cho mọi người trong gia đình. Con sẽ bắt đầu lại, mỗi ngày phải mang một niềm vui nhỏ cho gia đình, cho người tôi gặp gỡ. Và quả thật trong những ngày kế tiếp, tôi bắt đầu thực hành điều tôi nghe, tôi nhận ra niềm vui nối tiếp niềm vui, lòng tôi nhẹ nhàng hơn. Tạ ơn Chúa”…
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. “Một gia đình mà hiếm khi mọi người ngồi ăn chung với nhau, hoặc giả có cùng ngồi quanh bàn ăn thì chẳng ai mở miệng trò chuyện với ai, bởi lẽ họ còn đang bận dán mắt vào màn ảnh truyền hình, hoặc đang mê mải với điện thoại thông minh, thế thì gia đình đó không còn đúng nghĩa là một gia đình nữa. Khi ngồi tại bàn ăn mà con cái cứ dán mắt vào máy tính hay điện thoại thông minh và không lắng nghe người khác, thì đó không phải là gia đình nữa, mà là một nhà hưu dưỡng”. (x.Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quanh bàn ăn trong buổi tiếp kiến chung ngày 11.11.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô).
Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự hiệp nhất các thành viên và đồng hành với nhau trong đức tin làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Hạt tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”.
Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”. Hãy khởi đầu tân Phúc-Âm-Hóa từ gia đình. Mái ấm tình thương là nơi thể hiện lòng thương xót trong đời sống hằng ngày, từ đó gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.
Trong những năm gần đây, giáo huấn của Giáo Hội quan tâm đặc biệt đến đời sống gia đình. Tháng 10 năm 2014, Thượng hội đồng Giám mục ngoại thường về gia đình đã được triệu tập. Và Thượng hội đồng Giám mục thường lệ về gia đình được tổ chức vào tháng 10 năm 2015. Đây là bằng chứng Giáo Hội quan tâm đến gia đình cách đặc biệt trong bối cảnh tân Phúc-Âm-Hóa.
Khởi đi từ tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình đến tân Phúc-Âm-Hóa đời sống giáo xứ và đời sống xã hội chính là định hướng mục vụ của Giáo Hội tại Việt Nam hôm nay. Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN đã định hướng cho các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).
Lễ Thánh Gia mời gọi chúng ta nhìn về định hướng nền tảng là tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình: “Xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương”.
1. Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”
Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 11).Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia đình, số 11).
Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth,có Thánh Giuse và Đức Mẹ;Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình; Gia đình Công Giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo; Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái; Gia đình là cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa. Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình toả sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày thể hiện rõ nét hơn những tính chất căn bản của Hội Thánh tại gia như hiệp thông, liên đới, yêu thương, thuận hoà, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục vụ và làm chứng nhân Tin Mừng.
2. Gia đình “trường dạy đức tin”
Tin Mừng Lễ Thánh Gia kể chuyện: gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Theo luật quy định, người Do thái phải hành hương về Đền Thánh “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cùng cha mẹ và đoàn hành hương tiến về Đền Thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do thái, 12 tuổi là tuổi trưởng thành. Chúa Giêsu bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại Đền Thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Sau đó cả gia đình trở về Nazareth “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ tế nhị, tận tụy phục vụ, tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm.Nếp sống đạo đức của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ.Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói truyền dạy đức tin cho con cái”. (Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân, số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
3. Gia đình “mái ấm tình thương”.
Gia đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và trước mặt nhau. Nhờ đó gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, chia sẽ, giúp đỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau.Hãy gìn giữ mái ấm gia đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.
Đại hội gia đình thế giới tại Pennsylvania Convention Center Philadelphia, có những ngày Hội Nghị Thần Học Mục Vụ, những diễn giả là Hồng Y, Giám mục, Giáo sư đại học tài ba đức độ lần lượt trình bày những kinh nghiệm sống, những chứng từ hùng hồn đầy sức thuyết phục giúp các bậc phụ huynh nhìn lại chính cuộc sống gia đình của mình để điều chỉnh, sắp xếp lại theo trật tự Chúa muốn trong bậc sống của mình. Đức Tổng Giám Mục Chaput nói: “Chủ đề Đại hội nhấn mạnh đến vẻ đẹp và sự thật của cuộc sống gia đình. Tình yêu mà chúng ta nói đến trong chủ đề là một tình yêu mà chúng ta phải đảm bảo đong đầy nơi mọi gia đình và tất cả các thành viên của gia đình với ánh sáng và sự nồng ấm đặc sắc và đầy tràn sức sống”. Đức Hồng Y Tagle dí dỏm bài hát ‘về chiếc ghế’: “chiếc ghế không có người ngồi vẫn là chiếc ghế, nhưng ngôi nhà không có người yêu thương nhau, thiếu sự quan tâm nâng đỡ nhau, không trao ban cho nhau những nụ hôn thì không còn là ngôi nhà nữa!”. Bà Helena Alvare, giáo sư Đại Học khẳng định: “Gia đình là người này sống gần với người kia suốt ngày đêm, sống yêu thương nhau, cho dù có khi chén dĩa có bay, nhưng trong gia đình mỗi người đều có một vai trò quan trọng và ai cũng quan trọng cả. Bởi vậy, cần có một cái nhìn yêu thương giữa người này với người khác, cần có tinh thần của người Samaritano nhân hậu ngay trong gia đình. Tình yêu phải có sự hy sinh, phải bắt đầu biết hy sinh ngay trong gia đình để rồi mở ra với xã hội. Yêu thương trong gia đình để mở ra với người khác, ngay từ những việc nhỏ mọn nhất. Ồ! thật là đơn giản, thế mà trong cuộc sống chung đụng hằng ngày chúng tôi quên mất. Tự ái, ích kỷ đã che điều đơn giản. Tôi tự hứa với lòng: Lạy Chúa, con phải biết tập nhẫn nhịn, để mang niềm vui cho mọi người trong gia đình. Con sẽ bắt đầu lại, mỗi ngày phải mang một niềm vui nhỏ cho gia đình, cho người tôi gặp gỡ. Và quả thật trong những ngày kế tiếp, tôi bắt đầu thực hành điều tôi nghe, tôi nhận ra niềm vui nối tiếp niềm vui, lòng tôi nhẹ nhàng hơn. Tạ ơn Chúa”…
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. “Một gia đình mà hiếm khi mọi người ngồi ăn chung với nhau, hoặc giả có cùng ngồi quanh bàn ăn thì chẳng ai mở miệng trò chuyện với ai, bởi lẽ họ còn đang bận dán mắt vào màn ảnh truyền hình, hoặc đang mê mải với điện thoại thông minh, thế thì gia đình đó không còn đúng nghĩa là một gia đình nữa. Khi ngồi tại bàn ăn mà con cái cứ dán mắt vào máy tính hay điện thoại thông minh và không lắng nghe người khác, thì đó không phải là gia đình nữa, mà là một nhà hưu dưỡng”. (x.Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quanh bàn ăn trong buổi tiếp kiến chung ngày 11.11.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô).
Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự hiệp nhất các thành viên và đồng hành với nhau trong đức tin làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Hạt tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”.
Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”. Hãy khởi đầu tân Phúc-Âm-Hóa từ gia đình. Mái ấm tình thương là nơi thể hiện lòng thương xót trong đời sống hằng ngày, từ đó gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáng Sinh tại Bắc Kinh
Đặng Tự Do
05:03 27/12/2015
Trẻ em và người già được khuyên nên ở trong nhà, và tất cả các hoạt động ngoài trời phải giảm đến mức tối thiểu.
Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn đầy các tín hữu đến dự lễ.
Thượng Hải và nhiều vùng tại châu thổ sông Dương Tử cũng bị bao phủ bởi sương mù. Nhưng mức ô nhiễm được xem là nhẹ hơn. Chỉ số ô nhiễm không khí tại Thượng Hải là 255, mức coi là bị ô nhiễm nặng, lúc 12 giờ trưa ngày 24 tháng 12.
Trong một động thái bất thường hôm thứ Năm 24 tháng 12, Mỹ, Pháp, Anh, và Úc đã cảnh báo các công dân của mình đang có mặt tại Bắc Kinh hãy cẩn thận đề phòng nguy cơ khủng bố. Đại sứ quán Mỹ cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng họ đã “nhận được thông tin về các mối đe dọa có thể” xảy ra tại khu vực Sanlitun, nơi có nhiều đại sứ quán nước ngoài, xung quanh ngày Giáng sinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ đã nhận được các báo cáo. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung quốc là Hong Lei nói: “Chúng tôi đã nhận được các báo cáo có liên quan. Xin vui lòng tham khảo thêm với các cơ quan hữu quan của chính phủ Trung Quốc để có các thông tin chi tiết. Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đã luôn luôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, và không bỏ qua một nỗ lực nào trong việc bảo vệ sự an toàn của công dân Trung Quốc và người nước ngoài”.
Chính thức mà nói, Trung Quốc là một quốc gia vô thần. Do đó, Giáng sinh không phải là một ngày nghỉ lễ tại quốc gia này.
Ngày Năm Thánh của các gia đình, và Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 27-12-2015
Linh Tiến Khải
15:38 27/12/2015
Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 27-12-2015 lễ Thánh Gia Thất cũng là Ngày Năm Thánh của các gia đình, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trong đền thờ thánh Phêrô. Tham dự thánh lễ đã có một số Hồng Y, các Tổng Giám Mục, Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và khoảng 8.000 tín hữu và du khách hành hương. Ca đoàn Sistina của Toà Thánh đã hát thánh thi Năm Thánh Lòng Thương Xót: “Chúng ta hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”, trong khi ĐTC và đoàn đồng tế gồm bốn Hồng Y và hàng chục linh mục thuộc Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình hay đặc trách việc mục vụ cho các gia đình tiến lên bàn thờ Tuyên Xưng Đức Tin.
Bài đọc một bằng tiếng Anh kể lại chuyện hai ông bà Elkana và Anna đem con là bé Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo dâng cho Chúa. Bài đọc hai trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan, khẳng định rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết bao vì cho chúng ta được gọi là con cái Ngài, và chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Thánh vịnh và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Ý.
Giảng trong thánh lễ ĐTC nói: “Các bài đọc kinh thánh đã giới thiệu với chúng ta hai gia đình đi hành hương về Nhà Chúa. Ông Elkana và bà Anna đem con là Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo và thánh hiến con cho Chúa (x. 1 Sm 1,20-22.24-28). Cũng thế thánh Giuse và Mẹ Maria cùng với Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua (x. Lc 2,41-52).
Trong các ngày này cũng có biết bao người hành hương về các Cửa Thánh đã được mở trong tất cả mọi nhà thờ chính toà trên thế giới và tại biết bao nhiêu đền thánh. Nhưng điều đẹp nhất đuợc Lời Chúa nêu bật hôm nay đó là cả gia đình đi hành hương. Cha, mẹ, con cái cùng nhau đi đến nhà Chúa để thánh hoá ngày lễ với lời cầu nguyện. Đây là một giáo huấn quan trọng được cống hiến cho cả các gia đình của chúng ta nữa.
Thật tốt cho chúng ta biết bao, khi nghĩ tới việc Mẹ Maria và cha thánh Giuse đã dậy Chúa Giêsu đọc các lời cầu nguyện! Và biết rằng trong ngày các ngài cùng nhau cầu nguyện, và vào ngày sabát các ngài cùng nhau đến hội đường để lắng nghe Sách Luật và các Ngôn sứ, và cùng toàn dân chúc tụng Chúa. Và chắc chắn khi hành hương lên Giêrusalem, các ngài đã hát các lời của thánh vịnh: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa!”. Hỡi Giêrusalem, chân ta đã dừng trên các cửa của ngươi!” (Tv 122,1-2).
Thật quan trọng biết bao cho các gia đình của chúng ta cùng nhau bước đi và cùng nhau có chung một mục đích phải tới! Chúng ta biết rằng mình có một lộ trình chung phải đi, một con đường nơi chúng ta gặp phải các khó khăn, nhưng cũng có những lúc của niềm vui và sự an ủi. Trong cuộc hành hương này của cuộc sống chúng ta cũng chia sẻ lúc cầu nguyện. Áp dụng vào cuộc sống gia đình ĐTC nói:
Có điều gì đẹp hơn đối với một người cha và một người mẹ là chúc lành cho con cái mình khi bắt đầu và kết thúc một ngày sống! Vẽ hình thánh giá trên trán chúng như trong ngày Rửa Tội. Đó lại chẳng phải là lời cầu nguyện đơn sơ nhất của các cha mẹ đối với con cái mình hay sao? Chúc lành cho chúng có nghĩa là phó thác chúng cho Chúa, để Chúa che chở và nâng đỡ chúng trong những lúc khác nhau của ngày sống. Thật quan trọng biết bao cho gia đình cùng nhau cầu nguyện trước các bữa ăn, để cảm tạ Chúa về các ơn và để học chia sẻ những gì đã nhận lãnh với người thiếu thốn hơn. Tất cả đều là các cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng chúng diễn tả vài trò giáo dục lớn mà gia đình có được.
Sau khi cuộc hành hương kết thúc, Chúa Giêsu đã trở về Nagiarét và vâng phục cha mẹ Người (x. Lc 2,51). Cả hình ảnh này nữa cũng chứa đựng một giáo huấn đẹp đối với gia đình. Thật thế, cuộc hành hương không kết thúc với việc đạt mục tiêu của đền thánh, nhưng khi trở về nhà và lấy lại cuộc sống thường ngày, thực thi các hoa trái thiêng liêng của kinh nghiệm đã sống. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã làm gì trong lần đó. Thay vì trở về nhà với cha mẹ, Người dã ở lại trong Đền Thờ Giêrusalem, gây ra cho Mẹ Maria và thánh Giuse một nỗi đau đớn lớn, vì đã không tìm thấy Người. Chắc chắn Chúa Giêsu cũng đã phải xin lỗi cha mẹ về “vụ trốn đi ấy”. Phúc Âm không nói đến, nhưng tôi tin là chúng ta có thể giả thiết như vậy. Câu Mẹ Maria hỏi biểu lộ một trách móc nào đó, minh nhiên cho thấy nỗi âu lo của Mẹ và thánh Giuse, Nhưng khi trở về nhà Chúa Giêsu đã ôm chặt các vị để chứng minh cho thấy tất cả lòng trìu mến và vâng lời của Người.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ước chi mỗi gia đình có thể trở thành nơi ưu tiên trong đó chúng ta sống kinh nghiệm niềm vui của sự tha thứ. Sự tha thứ là nòng cốt của tình yêu biết hiểu lỗi lầm và sửa đổi. Chính bên trong gia đình mà người ta giáo dục tha thứ, bởi vì người ta xác chắc chắn được hiểu biết và nâng đỡ, mặc dù có các lỗi lầm đã phạm.
Chúng ta đừng mất tin tưởng nơi gia đình! Thật là đẹp luôn luôn rộng mở con tim cho nhau mà không giấu diếm gì cả. Nơi đâu có tình yêu, nơi đó cũng có sự thông cảm và tha thứ. Các gia đình thân mến, tôi xin phó thác tất cả anh chị em, phó thác cho cuộc hành hương gia đình sứ mệnh quan trọng này, mà thế giới và Giáo Hội cần đến hơn bao giờ hết.
Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Pháp, Tầu, Bồ Đào Nha, Nga, và Đức: cầu cho Hội Thánh, xin cho ơn thánh đến từ các bí tích xây dựng Giáo Hội trong chân lý và tình bác ái và khiến cho nó trở thành ngôi nhà tiếp đón mọi con cái mình; cầu cho hàng lãnh đạo và các nhà làm luật, được sự khôn ngoan đến từ trên hướng dẫn phục vụ thiện ích của mọi người, bảo vệ sự ổn định và an lành của các gia đình; xin cho các gia đình kitô được niềm vui nâng đỡ trong các lao nhọc thường ngày và rộng mở cho một niềm hy vọng không gây thất vọng; cầu cho sự sống sinh ra, xin cho lòng trung thành của Thiên Chúa đối với các lời hứa làm sống dậy ước muốn sinh con cái và tiếp nhận các sự sống mới và thắng vượt các tâm tình ích kỷ và khép kín; cầu cho các người nghèo và cô đơn, xin cho sự ủi an đến từ lễ Chúa Giêsu giáng sinh và lòng bác ái cụ thể của các kitô hữu bao bọc họ với hơi ấm của sự hiệp thông và tình huynh đệ.
Mấy chục linh mục đã giúp ĐTC cho tín hữu rước lễ.
Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã ra cửa sổ Dinh Tông Toà đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu và du khách hành hương.
Trong bài huấn dụ ĐTC khích lệ các gia đình noi gương sống của Thánh Gia Nagiarét là trường học của Phúc Âm để là một “Giáo Hội tại gia”, một cộng đoàn đặc biệt của tình yêu. ĐTC nói: trong bầu khí tươi vui là lễ Giáng Sinh trong Chúa Nhật này chúng ta cử hành lễ Thánh Gia Thất. Tôi nghĩ tới cuộc gặp gỡ lớn ở Philadelphia hồi tháng 9 năm nay, tôi nghĩ tới biết bao gia đình đã gặp trong các chuyến tông du, và tôi nghĩ tới các gia đình trên toàn thế giới. Tôi muốn chào thăm tất cả các gia đình với lòng trìu mến và biết ơn, đặc biệt trong thời đại này của chúng ta, trong đó gia đình phải gánh chịu các hiểu lầm và khó khăn đủ loại làm cho nó suy yếu đi.
Phúc Âm hôm nay mời gọi các gia đình tiếp nhận ánh sáng của niềm hy vọng đến từ căn nhà Nagiarét, trong đó tuổi thơ của Chúa Giêsu đã phát triển trong tươi vui, và thánh sử Luca nói rằng Ngài “lớn lên trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Lc 2,52). Đối với mọi tín hữu và đặc biệt là các gia đình, tổ ấm gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là một trường học Phúc Âm đích thực. ĐTC khai triển tư tưởng này như sau:
Ở đây chúng ta khâm phục việc thành toàn chương trình của Thiên Chúa làm cho gia đình trở thành một cộng đoàn đặc biệt của sự sống và tình yêu thương. Ở đây chúng ta học biết rằng mỗi nhân tố gia đình kitô được mời gọi là “Giáo Hội tại gia”, để rạng ngời lên các nhân đức tin mừng và trở thành men sự thiện trong xã hội. Các nét dặc thù của Thánh Gia Thất là: tiếp đón và cầu nguyện, hiểu biết và tôn trọng nhau, tinh thần hy sinh, lao động và liên đới.
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Từ gương sáng và chứng tá của Thánh Gia Thất, mọi gia đình có thể rút tỉa ra các chỉ dẫn quý báu cho kiểu sống và các lựa chọn trong cuộc sống, và có thể kín múc sức mạnh và sự khôn ngoan cho con đường cuộc sống mọi ngày. Đức Mẹ và thánh Giuse dậy tiếp nhận con cái như món quà của Thiên Chúa, sinh ra chúng, giáo dục chúng, cộng tác một cách tuyệt vời với công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hoá, và trao ban cho thê giới một nụ cuời qua mỗi trẻ em. Chính trong gia đình hiệp nhất mà con cái làm cho cuộc sống của chúng trưởng thành, bằng cách sống kinh nghiệm ý nghĩa và hữu hiệu của tình yêu thương nhưng không, của lòng hiền dịu, của sự tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết nhau, của sự tha thứ và niềm vui.
Tôi muốn dừng lại nhất là trên niềm vui. Niềm vui đích thật, mà người ta kinh nghiệm trong gia đình, không phải là một cái gì tình cờ. Nhưng nó là một niềm vui kết quả của sự hoà hợp sâu thẳm giữa các con người với nhau, làm cho người ta nếm hưởng được vẻ đẹp của việc sống chung với nhau, nâng đỡ nhau trên con đường cuộc sống. Nhưng ở nền tảng của niềm vui luôn luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, tình yêu tiếp đón thương xót và kiên nhẫn của Ngài đối với tất cả mọi người. Nếu không mở rộng cửa gia đình cho sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, gia đình mất đi sự hoà hợp, các khuynh hướng duy cá nhân thắng thế và niềm vui bị dập tắt. Trái lại gia đình sống niềm vui, niềm vui của sự sống, niềm vui của đức tin, thông truyền nó một cách tự phát, thì là muối đất và ánh sáng thế gian, là men cho toàn xã hội.
Xin Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cha thánh Giuse chúc lành và che chở tất cả mọi gia đình trên thế giới, để trong đó ngự trị sự thanh thản và niềm vui, công lý và hoà bình, mà Chúa Kitô đã đem tới như món quà cho nhân loại khi Ngài sinh ra.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin ĐTC nói ngài nhớ tới nhiều người di cư Cuba đang gặp khó khăn tại Trung Mỹ, nhiều người trở thành nạn nhân của nạn buôn người. Ngài kêu gọi các chính quyền vùng này quảng đại canh tân mọi nỗ lực cần thiết để mau chóng tim ra giải pháp cho thảm cảnh nhân đạo này.
ĐTC cũng chào các tín hữu hành hương đến từ nhiều nơi trên thế giới, cách riêng các bạn trẻ giáo phận Bergamo đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Ngài cám ơn các trẻ em và người trẻ đã hát thánh ca Giáng Sinh mừng ngài và mừng các gia đình trong ngày lễ Thánh Gia Thất. Sau cùng ngài chúc mọi người ngày Chúa Nhật tươi vui cũng như cám ơn mọi người về các lời chúc mừng lễ và các lời cầu nguyện dành cho ngài. ĐTC xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Bài đọc một bằng tiếng Anh kể lại chuyện hai ông bà Elkana và Anna đem con là bé Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo dâng cho Chúa. Bài đọc hai trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan, khẳng định rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết bao vì cho chúng ta được gọi là con cái Ngài, và chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Thánh vịnh và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Ý.
Giảng trong thánh lễ ĐTC nói: “Các bài đọc kinh thánh đã giới thiệu với chúng ta hai gia đình đi hành hương về Nhà Chúa. Ông Elkana và bà Anna đem con là Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo và thánh hiến con cho Chúa (x. 1 Sm 1,20-22.24-28). Cũng thế thánh Giuse và Mẹ Maria cùng với Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua (x. Lc 2,41-52).
Trong các ngày này cũng có biết bao người hành hương về các Cửa Thánh đã được mở trong tất cả mọi nhà thờ chính toà trên thế giới và tại biết bao nhiêu đền thánh. Nhưng điều đẹp nhất đuợc Lời Chúa nêu bật hôm nay đó là cả gia đình đi hành hương. Cha, mẹ, con cái cùng nhau đi đến nhà Chúa để thánh hoá ngày lễ với lời cầu nguyện. Đây là một giáo huấn quan trọng được cống hiến cho cả các gia đình của chúng ta nữa.
Thật tốt cho chúng ta biết bao, khi nghĩ tới việc Mẹ Maria và cha thánh Giuse đã dậy Chúa Giêsu đọc các lời cầu nguyện! Và biết rằng trong ngày các ngài cùng nhau cầu nguyện, và vào ngày sabát các ngài cùng nhau đến hội đường để lắng nghe Sách Luật và các Ngôn sứ, và cùng toàn dân chúc tụng Chúa. Và chắc chắn khi hành hương lên Giêrusalem, các ngài đã hát các lời của thánh vịnh: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa!”. Hỡi Giêrusalem, chân ta đã dừng trên các cửa của ngươi!” (Tv 122,1-2).
Thật quan trọng biết bao cho các gia đình của chúng ta cùng nhau bước đi và cùng nhau có chung một mục đích phải tới! Chúng ta biết rằng mình có một lộ trình chung phải đi, một con đường nơi chúng ta gặp phải các khó khăn, nhưng cũng có những lúc của niềm vui và sự an ủi. Trong cuộc hành hương này của cuộc sống chúng ta cũng chia sẻ lúc cầu nguyện. Áp dụng vào cuộc sống gia đình ĐTC nói:
Có điều gì đẹp hơn đối với một người cha và một người mẹ là chúc lành cho con cái mình khi bắt đầu và kết thúc một ngày sống! Vẽ hình thánh giá trên trán chúng như trong ngày Rửa Tội. Đó lại chẳng phải là lời cầu nguyện đơn sơ nhất của các cha mẹ đối với con cái mình hay sao? Chúc lành cho chúng có nghĩa là phó thác chúng cho Chúa, để Chúa che chở và nâng đỡ chúng trong những lúc khác nhau của ngày sống. Thật quan trọng biết bao cho gia đình cùng nhau cầu nguyện trước các bữa ăn, để cảm tạ Chúa về các ơn và để học chia sẻ những gì đã nhận lãnh với người thiếu thốn hơn. Tất cả đều là các cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng chúng diễn tả vài trò giáo dục lớn mà gia đình có được.
Sau khi cuộc hành hương kết thúc, Chúa Giêsu đã trở về Nagiarét và vâng phục cha mẹ Người (x. Lc 2,51). Cả hình ảnh này nữa cũng chứa đựng một giáo huấn đẹp đối với gia đình. Thật thế, cuộc hành hương không kết thúc với việc đạt mục tiêu của đền thánh, nhưng khi trở về nhà và lấy lại cuộc sống thường ngày, thực thi các hoa trái thiêng liêng của kinh nghiệm đã sống. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã làm gì trong lần đó. Thay vì trở về nhà với cha mẹ, Người dã ở lại trong Đền Thờ Giêrusalem, gây ra cho Mẹ Maria và thánh Giuse một nỗi đau đớn lớn, vì đã không tìm thấy Người. Chắc chắn Chúa Giêsu cũng đã phải xin lỗi cha mẹ về “vụ trốn đi ấy”. Phúc Âm không nói đến, nhưng tôi tin là chúng ta có thể giả thiết như vậy. Câu Mẹ Maria hỏi biểu lộ một trách móc nào đó, minh nhiên cho thấy nỗi âu lo của Mẹ và thánh Giuse, Nhưng khi trở về nhà Chúa Giêsu đã ôm chặt các vị để chứng minh cho thấy tất cả lòng trìu mến và vâng lời của Người.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ước chi mỗi gia đình có thể trở thành nơi ưu tiên trong đó chúng ta sống kinh nghiệm niềm vui của sự tha thứ. Sự tha thứ là nòng cốt của tình yêu biết hiểu lỗi lầm và sửa đổi. Chính bên trong gia đình mà người ta giáo dục tha thứ, bởi vì người ta xác chắc chắn được hiểu biết và nâng đỡ, mặc dù có các lỗi lầm đã phạm.
Chúng ta đừng mất tin tưởng nơi gia đình! Thật là đẹp luôn luôn rộng mở con tim cho nhau mà không giấu diếm gì cả. Nơi đâu có tình yêu, nơi đó cũng có sự thông cảm và tha thứ. Các gia đình thân mến, tôi xin phó thác tất cả anh chị em, phó thác cho cuộc hành hương gia đình sứ mệnh quan trọng này, mà thế giới và Giáo Hội cần đến hơn bao giờ hết.
Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Pháp, Tầu, Bồ Đào Nha, Nga, và Đức: cầu cho Hội Thánh, xin cho ơn thánh đến từ các bí tích xây dựng Giáo Hội trong chân lý và tình bác ái và khiến cho nó trở thành ngôi nhà tiếp đón mọi con cái mình; cầu cho hàng lãnh đạo và các nhà làm luật, được sự khôn ngoan đến từ trên hướng dẫn phục vụ thiện ích của mọi người, bảo vệ sự ổn định và an lành của các gia đình; xin cho các gia đình kitô được niềm vui nâng đỡ trong các lao nhọc thường ngày và rộng mở cho một niềm hy vọng không gây thất vọng; cầu cho sự sống sinh ra, xin cho lòng trung thành của Thiên Chúa đối với các lời hứa làm sống dậy ước muốn sinh con cái và tiếp nhận các sự sống mới và thắng vượt các tâm tình ích kỷ và khép kín; cầu cho các người nghèo và cô đơn, xin cho sự ủi an đến từ lễ Chúa Giêsu giáng sinh và lòng bác ái cụ thể của các kitô hữu bao bọc họ với hơi ấm của sự hiệp thông và tình huynh đệ.
Mấy chục linh mục đã giúp ĐTC cho tín hữu rước lễ.
Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã ra cửa sổ Dinh Tông Toà đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu và du khách hành hương.
Trong bài huấn dụ ĐTC khích lệ các gia đình noi gương sống của Thánh Gia Nagiarét là trường học của Phúc Âm để là một “Giáo Hội tại gia”, một cộng đoàn đặc biệt của tình yêu. ĐTC nói: trong bầu khí tươi vui là lễ Giáng Sinh trong Chúa Nhật này chúng ta cử hành lễ Thánh Gia Thất. Tôi nghĩ tới cuộc gặp gỡ lớn ở Philadelphia hồi tháng 9 năm nay, tôi nghĩ tới biết bao gia đình đã gặp trong các chuyến tông du, và tôi nghĩ tới các gia đình trên toàn thế giới. Tôi muốn chào thăm tất cả các gia đình với lòng trìu mến và biết ơn, đặc biệt trong thời đại này của chúng ta, trong đó gia đình phải gánh chịu các hiểu lầm và khó khăn đủ loại làm cho nó suy yếu đi.
Phúc Âm hôm nay mời gọi các gia đình tiếp nhận ánh sáng của niềm hy vọng đến từ căn nhà Nagiarét, trong đó tuổi thơ của Chúa Giêsu đã phát triển trong tươi vui, và thánh sử Luca nói rằng Ngài “lớn lên trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Lc 2,52). Đối với mọi tín hữu và đặc biệt là các gia đình, tổ ấm gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là một trường học Phúc Âm đích thực. ĐTC khai triển tư tưởng này như sau:
Ở đây chúng ta khâm phục việc thành toàn chương trình của Thiên Chúa làm cho gia đình trở thành một cộng đoàn đặc biệt của sự sống và tình yêu thương. Ở đây chúng ta học biết rằng mỗi nhân tố gia đình kitô được mời gọi là “Giáo Hội tại gia”, để rạng ngời lên các nhân đức tin mừng và trở thành men sự thiện trong xã hội. Các nét dặc thù của Thánh Gia Thất là: tiếp đón và cầu nguyện, hiểu biết và tôn trọng nhau, tinh thần hy sinh, lao động và liên đới.
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Từ gương sáng và chứng tá của Thánh Gia Thất, mọi gia đình có thể rút tỉa ra các chỉ dẫn quý báu cho kiểu sống và các lựa chọn trong cuộc sống, và có thể kín múc sức mạnh và sự khôn ngoan cho con đường cuộc sống mọi ngày. Đức Mẹ và thánh Giuse dậy tiếp nhận con cái như món quà của Thiên Chúa, sinh ra chúng, giáo dục chúng, cộng tác một cách tuyệt vời với công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hoá, và trao ban cho thê giới một nụ cuời qua mỗi trẻ em. Chính trong gia đình hiệp nhất mà con cái làm cho cuộc sống của chúng trưởng thành, bằng cách sống kinh nghiệm ý nghĩa và hữu hiệu của tình yêu thương nhưng không, của lòng hiền dịu, của sự tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết nhau, của sự tha thứ và niềm vui.
Tôi muốn dừng lại nhất là trên niềm vui. Niềm vui đích thật, mà người ta kinh nghiệm trong gia đình, không phải là một cái gì tình cờ. Nhưng nó là một niềm vui kết quả của sự hoà hợp sâu thẳm giữa các con người với nhau, làm cho người ta nếm hưởng được vẻ đẹp của việc sống chung với nhau, nâng đỡ nhau trên con đường cuộc sống. Nhưng ở nền tảng của niềm vui luôn luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, tình yêu tiếp đón thương xót và kiên nhẫn của Ngài đối với tất cả mọi người. Nếu không mở rộng cửa gia đình cho sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, gia đình mất đi sự hoà hợp, các khuynh hướng duy cá nhân thắng thế và niềm vui bị dập tắt. Trái lại gia đình sống niềm vui, niềm vui của sự sống, niềm vui của đức tin, thông truyền nó một cách tự phát, thì là muối đất và ánh sáng thế gian, là men cho toàn xã hội.
Xin Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cha thánh Giuse chúc lành và che chở tất cả mọi gia đình trên thế giới, để trong đó ngự trị sự thanh thản và niềm vui, công lý và hoà bình, mà Chúa Kitô đã đem tới như món quà cho nhân loại khi Ngài sinh ra.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin ĐTC nói ngài nhớ tới nhiều người di cư Cuba đang gặp khó khăn tại Trung Mỹ, nhiều người trở thành nạn nhân của nạn buôn người. Ngài kêu gọi các chính quyền vùng này quảng đại canh tân mọi nỗ lực cần thiết để mau chóng tim ra giải pháp cho thảm cảnh nhân đạo này.
ĐTC cũng chào các tín hữu hành hương đến từ nhiều nơi trên thế giới, cách riêng các bạn trẻ giáo phận Bergamo đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Ngài cám ơn các trẻ em và người trẻ đã hát thánh ca Giáng Sinh mừng ngài và mừng các gia đình trong ngày lễ Thánh Gia Thất. Sau cùng ngài chúc mọi người ngày Chúa Nhật tươi vui cũng như cám ơn mọi người về các lời chúc mừng lễ và các lời cầu nguyện dành cho ngài. ĐTC xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Top Stories
Homily of Pope Francis: Feast of the Holy Family
+Pope Francis
10:21 27/12/2015
The biblical readings which we just heard presented us with the image of two families on pilgrimage to the house of God. Elkanah and Hannah bring their son Samuel to the Temple of Shiloh and consecrate him to the Lord (cf. 1 Sam 1:20-22, 24-28). In the same way, Joseph and Mary, in the company of Jesus, go as pilgrims to Jerusalem for the feast of Passover (cf. Lk 2:41-52).
We often see pilgrims journeying to shrines and places dear to popular piety. These days, many of them are making their way to the Holy Door opened in all the cathedrals of the world and in many shrines. But the most beautiful thing which emerges from the word of God today is that the whole family goes on pilgrimage. Fathers, mothers and children together go to the house of the Lord, in order to sanctify the holy day with prayer. It is an important teaching, which is meant for our own families as well. Indeed, we could say that family life is a series of pilgrimages, both small and big.
For example, how comforting it is for us to reflect on Mary and Joseph teaching Jesus how to pray! This is a sort of pilgrimage, the pilgrimage of education in prayer. And it is comforting also to know that throughout the day they would pray together, and then go each Sabbath to the synagogue to listen to readings from the Law and the Prophets, and to praise the Lord with the assembly. Certainly, during their pilgrimage to Jerusalem, they prayed by singing the Psalm: “I was glad when they said to me, ‘Let us go to the house of the Lord!’ Our feet are standing within your gates, O Jerusalem (122:1-2).
How important it is for our families to journey together towards a single goal! We know that we have a road to travel together; a road along which we encounter difficulties but also enjoy moments of joy and consolation. And on this pilgrimage of life we also share in moments of prayer. What can be more beautiful than for a father and mother to bless their children at the beginning and end of each day, to trace on their forehead the sign of the cross, as they did on the day of their baptism? Is this not the simplest prayer which parents can offer for their children? To bless them, that is, to entrust them to the Lord, just like Elkanah and Anna, Joseph and Mary, so that he can be their protection and support throughout the day. In the same way, it is important for families to join in a brief prayer before meals, in order to thank the Lord for these gifts and to learn how to share what we have received with those in greater need. These are all little gestures, yet they point to the great formative role played by the family in the pilgrimage of every day life.
At the end of that pilgrimage, Jesus returned to Nazareth and was obedient to his parents (cf. Lk 2:51). This image also contains a beautiful teaching about our families. A pilgrimage does not end when we arrive at our destination, but when we return home and resume our everyday lives, putting into practice the spiritual fruits of our experience. We know what Jesus did on that occasion. Instead of returning home with his family, he stayed in Jerusalem, in the Temple, causing great distress to Mary and Joseph who were unable to find him. For this little “escapade”, Jesus probably had to beg forgiveness of his parents. The Gospel doesn’t say this, but I believe that we can presume it. Mary’s question, moreover, contains a certain reproach, revealing the concern and anguish which she and Joseph felt. Returning home, Jesus surely remained close to them, as a sign of his complete affection and obedience. Moments like these become part of the pilgrimage of each family; the Lord transforms the moments into opportunities to grow, to ask for and to receive forgiveness, to show love and obedience.
In the Year of Mercy, every Christian family can become a privileged place on this pilgrimage for experiencing the joy of forgiveness. Forgiveness is the essence of the love which can understand mistakes and mend them. How miserable we would be if God did not forgive us! Within the family we learn how to forgive, because we are certain that we are understood and supported, whatever the mistakes we make.
Let us not lose confidence in the family! It is beautiful when we can always open our hearts to one another, and hide nothing. Where there is love, there is also understanding and forgiveness. To all of you, dear families, I entrust this most important mission - the domestic pilgrimage of daily family life - which the world and the Church need, now more than ever.
We often see pilgrims journeying to shrines and places dear to popular piety. These days, many of them are making their way to the Holy Door opened in all the cathedrals of the world and in many shrines. But the most beautiful thing which emerges from the word of God today is that the whole family goes on pilgrimage. Fathers, mothers and children together go to the house of the Lord, in order to sanctify the holy day with prayer. It is an important teaching, which is meant for our own families as well. Indeed, we could say that family life is a series of pilgrimages, both small and big.
For example, how comforting it is for us to reflect on Mary and Joseph teaching Jesus how to pray! This is a sort of pilgrimage, the pilgrimage of education in prayer. And it is comforting also to know that throughout the day they would pray together, and then go each Sabbath to the synagogue to listen to readings from the Law and the Prophets, and to praise the Lord with the assembly. Certainly, during their pilgrimage to Jerusalem, they prayed by singing the Psalm: “I was glad when they said to me, ‘Let us go to the house of the Lord!’ Our feet are standing within your gates, O Jerusalem (122:1-2).
How important it is for our families to journey together towards a single goal! We know that we have a road to travel together; a road along which we encounter difficulties but also enjoy moments of joy and consolation. And on this pilgrimage of life we also share in moments of prayer. What can be more beautiful than for a father and mother to bless their children at the beginning and end of each day, to trace on their forehead the sign of the cross, as they did on the day of their baptism? Is this not the simplest prayer which parents can offer for their children? To bless them, that is, to entrust them to the Lord, just like Elkanah and Anna, Joseph and Mary, so that he can be their protection and support throughout the day. In the same way, it is important for families to join in a brief prayer before meals, in order to thank the Lord for these gifts and to learn how to share what we have received with those in greater need. These are all little gestures, yet they point to the great formative role played by the family in the pilgrimage of every day life.
At the end of that pilgrimage, Jesus returned to Nazareth and was obedient to his parents (cf. Lk 2:51). This image also contains a beautiful teaching about our families. A pilgrimage does not end when we arrive at our destination, but when we return home and resume our everyday lives, putting into practice the spiritual fruits of our experience. We know what Jesus did on that occasion. Instead of returning home with his family, he stayed in Jerusalem, in the Temple, causing great distress to Mary and Joseph who were unable to find him. For this little “escapade”, Jesus probably had to beg forgiveness of his parents. The Gospel doesn’t say this, but I believe that we can presume it. Mary’s question, moreover, contains a certain reproach, revealing the concern and anguish which she and Joseph felt. Returning home, Jesus surely remained close to them, as a sign of his complete affection and obedience. Moments like these become part of the pilgrimage of each family; the Lord transforms the moments into opportunities to grow, to ask for and to receive forgiveness, to show love and obedience.
In the Year of Mercy, every Christian family can become a privileged place on this pilgrimage for experiencing the joy of forgiveness. Forgiveness is the essence of the love which can understand mistakes and mend them. How miserable we would be if God did not forgive us! Within the family we learn how to forgive, because we are certain that we are understood and supported, whatever the mistakes we make.
Let us not lose confidence in the family! It is beautiful when we can always open our hearts to one another, and hide nothing. Where there is love, there is also understanding and forgiveness. To all of you, dear families, I entrust this most important mission - the domestic pilgrimage of daily family life - which the world and the Church need, now more than ever.
Pope Francis at Angelus: learning forgiveness in the family
Vatican Radio
10:22 27/12/2015
2015-12-27 Vatican - Pope Francis prayed the Angelus with pilgrims and tourists gathered beneath a Sun-drenched Roman sky in an unseasonably warm St. Peter’s Square on Sunday, the third day of Christmas and the Feast of the Holy Family of Nazareth.
“By the example and witness of the Holy Family,” said Pope Francis, “each family can draw valuable guidance for life and lifestyle choices, and can draw strength and wisdom for the journey of every day.” He went on to say, “Our Lady and Saint Joseph teach us to welcome children as a gift from God, to get them and rear them, cooperating in a wonderful way with the Creator’s work and giving to the world, in every child, a new smile.”
“It is,” said Pope Francis, “in united families that children bring their small lives into full maturity, living the meaningful and effective experience of love freely given and received, of tenderness, mutual respect, mutual understanding, forgiveness and joy.”
“By the example and witness of the Holy Family,” said Pope Francis, “each family can draw valuable guidance for life and lifestyle choices, and can draw strength and wisdom for the journey of every day.” He went on to say, “Our Lady and Saint Joseph teach us to welcome children as a gift from God, to get them and rear them, cooperating in a wonderful way with the Creator’s work and giving to the world, in every child, a new smile.”
“It is,” said Pope Francis, “in united families that children bring their small lives into full maturity, living the meaningful and effective experience of love freely given and received, of tenderness, mutual respect, mutual understanding, forgiveness and joy.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hoạt cảnh Giáng Sinh tại CĐ Mân Côi Claremont, Los Angeles
Dung Hóa
09:33 27/12/2015
Nhạc cảnh Giáng Sinh
Ca đoàn Thiên Thần và Ca đoàn Hồng Ân
Ca đoàn Thiên Thần và Ca đoàn Hồng Ân
Niềm vui chan hòa Lễ Giáng Sinh tại Gx Mẹ Thiên Chúa
Giacôbê Lê Ngọc Thịnh
09:58 27/12/2015
Với tinh thần truyền giáo không ngơi nghỉ, nói như Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”. Ý thức được tầm quan trọng của việc truyền giáo trong thế giới hôm nay, cha xứ và cộng đoàn giáo xứ quyết tâm ra khơi truyền giáo với tinh thần khiêm tốn, tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Giáo xứ đã “Đánh được một mẻ cá lớn” cụ thể là trong Thánh lễ đêm Giáng Sinh 2015, có 22 anh chị em tân tòng và 8 em nhỏ đã đón nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo. Trong đó, có 6 gia đình tự nguyện xin gia nhập đạo: gia đình bà già Được, gia đình bà già Một, gia đình anh chị Hiếu – Hạnh và 3 người con, gia đình anh chị Được – Liên và một người con, gia đình anh chị Hòa – Lệ và 2 người con, gia đình anh Út và 2 người con. Quả thật đây là một mẻ cá lạ lùng. Có được kết quả này là nhờ Hồng Ân bao la của Thiên Chúa đã tặng ban cho giáo xứ.
Hình ảnh
Có thể nói rằng, các hoạt động từ việc làm hang đá, trang trí những hàng cây thông chạy dọc tuyến quốc lộ 1A ở địa bàn giáo xứ, cho đến việc phát quà 100 phần quà trị giá 300.000đ mỗi phần cho những gia đình nghèo và người già neo đơn từ số tiền đóng góp của bà con giáo dân trong giáo xứ đều tập trung trong công việc truyền giáo nhằm giúp các anh chị em lương dân và tôn giáo khác nhận ra khuôn mặt Chúa Hài Đồng. Đó là những niềm vui, những món quà ý nghĩa nhất để dâng lên Chúa Hài Đồng. Và quan trọng hơn nữa là mỗi người giáo dân dọn thật sạch tâm hồn của chính mình để đón chờ Chúa đến ngự vào.
Theo truyền thống yêu thương, bác ái, sống chan hòa và giúp đỡ mọi người, giáo xứ cũng như các giáo họ đã mời các cấp chính quyền địa phương và những anh chị em lương dân đến tham dự buổi tiệc mừng lễ Giáng Sinh cũng như tham gia buổi diễn nguyện và Thánh lễ đêm Giáng Sinh, từ đó giúp nhau gắn kết về vấn đề tôn giáo hơn.
Giáng Sinh về không chỉ là dịp lễ lớn chỉ dành cho riêng người Công Giáo ở khu vực thị trấn Tân Minh, xã Tân Đức và Tân Phúc, đến nhà thờ xem lễ đọc kinh bên hang đá nghèo hèn cùng với những điệu nhạc du dương và ánh điện lấp lánh mà còn dành chung cho tất cả mọi người trong khu vực. Cụ thể là trong đêm Giáng Sinh, với hơn 2000 người đã đến giáo xứ Mẹ Thiên Chúa cùng xem hang đá Chúa Hài Đồng và tham gia giờ diễn nguyện.
Đêm Canh Thức được bắt đầu khi cộng đoàn cùng hát kinh Chúa Thánh Thần, hoạt cảnh canh thức đêm Giáng Sinh với chủ đề của năm “Lòng Thương Xót Chúa” diễn tả lại lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa, trải dài từ lúc tạo dựng vũ trụ, tạo dựng muôn loài và con người, đến sự sa ngã của ông bà nguyên tổ. Sau đó, là phần hoạt cảnh nói lên lòng thương xót của Chúa qua sách tiên tri Hôsê, vị ngôn sứ mà Thiên Chúa đã dùng chính cuộc đời ông để nói cho dân của Ngài về tình yêu mãnh liệt của Thiên Chúa đối với dân, như người cha yêu con, như người cHồng Yêu vợ. Người sẽ cõng con chiên của Người trên vai và sẽ băng bó vết thương cho nó.
Sau đó, cộng đoàn dân Chúa cùng với cha chủ tế rước kiệu Chúa Hài Đồng và bắt đầu đi vào Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh. Xoáy sâu vào tâm điểm của đêm mừng Chúa Giáng Sinh Cha chánh xứ nêu ra những câu hỏi mà tự lòng mỗi người đều có câu trả lời cho riêng chính mình: Chúa Giêsu là ai? Mục đích của việc Chúa đến trần gian này để làm gì? Và mỗi người chúng ta đã làm gì để đón chờ Chúa đến?
Ước mong rằng tâm hồn mỗi người chúng ta luôn luôn trong sạch, tình thức và sẵn sàng để đón chờ Chúa đến trong mùa Giáng Sinh này. “Người đã đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Chúa đã giáng trần cách đây hơn 2000 năm, nhưng hôm nay Thiên Chúa vẫn đang đến với từng người chúng ta qua những cảnh đời khác nhau, nơi những người nhỏ bé mọn hèn, nơi những công việc yêu thương và bác ái, nơi những khoảng khắc bình thường, giản dị trong cuộc sống. Phần chúng ta có nhận ra để đón nhận Chúa hay không?
Hình ảnh
Có thể nói rằng, các hoạt động từ việc làm hang đá, trang trí những hàng cây thông chạy dọc tuyến quốc lộ 1A ở địa bàn giáo xứ, cho đến việc phát quà 100 phần quà trị giá 300.000đ mỗi phần cho những gia đình nghèo và người già neo đơn từ số tiền đóng góp của bà con giáo dân trong giáo xứ đều tập trung trong công việc truyền giáo nhằm giúp các anh chị em lương dân và tôn giáo khác nhận ra khuôn mặt Chúa Hài Đồng. Đó là những niềm vui, những món quà ý nghĩa nhất để dâng lên Chúa Hài Đồng. Và quan trọng hơn nữa là mỗi người giáo dân dọn thật sạch tâm hồn của chính mình để đón chờ Chúa đến ngự vào.
Theo truyền thống yêu thương, bác ái, sống chan hòa và giúp đỡ mọi người, giáo xứ cũng như các giáo họ đã mời các cấp chính quyền địa phương và những anh chị em lương dân đến tham dự buổi tiệc mừng lễ Giáng Sinh cũng như tham gia buổi diễn nguyện và Thánh lễ đêm Giáng Sinh, từ đó giúp nhau gắn kết về vấn đề tôn giáo hơn.
Giáng Sinh về không chỉ là dịp lễ lớn chỉ dành cho riêng người Công Giáo ở khu vực thị trấn Tân Minh, xã Tân Đức và Tân Phúc, đến nhà thờ xem lễ đọc kinh bên hang đá nghèo hèn cùng với những điệu nhạc du dương và ánh điện lấp lánh mà còn dành chung cho tất cả mọi người trong khu vực. Cụ thể là trong đêm Giáng Sinh, với hơn 2000 người đã đến giáo xứ Mẹ Thiên Chúa cùng xem hang đá Chúa Hài Đồng và tham gia giờ diễn nguyện.
Đêm Canh Thức được bắt đầu khi cộng đoàn cùng hát kinh Chúa Thánh Thần, hoạt cảnh canh thức đêm Giáng Sinh với chủ đề của năm “Lòng Thương Xót Chúa” diễn tả lại lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa, trải dài từ lúc tạo dựng vũ trụ, tạo dựng muôn loài và con người, đến sự sa ngã của ông bà nguyên tổ. Sau đó, là phần hoạt cảnh nói lên lòng thương xót của Chúa qua sách tiên tri Hôsê, vị ngôn sứ mà Thiên Chúa đã dùng chính cuộc đời ông để nói cho dân của Ngài về tình yêu mãnh liệt của Thiên Chúa đối với dân, như người cha yêu con, như người cHồng Yêu vợ. Người sẽ cõng con chiên của Người trên vai và sẽ băng bó vết thương cho nó.
Sau đó, cộng đoàn dân Chúa cùng với cha chủ tế rước kiệu Chúa Hài Đồng và bắt đầu đi vào Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh. Xoáy sâu vào tâm điểm của đêm mừng Chúa Giáng Sinh Cha chánh xứ nêu ra những câu hỏi mà tự lòng mỗi người đều có câu trả lời cho riêng chính mình: Chúa Giêsu là ai? Mục đích của việc Chúa đến trần gian này để làm gì? Và mỗi người chúng ta đã làm gì để đón chờ Chúa đến?
Ước mong rằng tâm hồn mỗi người chúng ta luôn luôn trong sạch, tình thức và sẵn sàng để đón chờ Chúa đến trong mùa Giáng Sinh này. “Người đã đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Chúa đã giáng trần cách đây hơn 2000 năm, nhưng hôm nay Thiên Chúa vẫn đang đến với từng người chúng ta qua những cảnh đời khác nhau, nơi những người nhỏ bé mọn hèn, nơi những công việc yêu thương và bác ái, nơi những khoảng khắc bình thường, giản dị trong cuộc sống. Phần chúng ta có nhận ra để đón nhận Chúa hay không?
Giáo xứ Hội Nguyên Giáo phận Vinh mừng lễ Giáng Sinh 2015
Quang Tuấn
10:55 27/12/2015
Giáo xứ Hội Nguyên Giáo phận Vinh mừng lễ Giáng Sinh 2015
Hòa chung cùng Giáo Hội Hoàn Vũ mừng lễ Chúa giáng sinh, giáo xứ Hội Nguyên trong những ngày cuối năm được trang hoàng lộng lỗi hơn, hình ảnh máng cỏ hang đá được giáo dân trong giáo xứ chuẩn bị chu đáo và phong phú hơn cho dịp lễ lớn trong năm này. Thời khắc con Chúa ra đời, đất trời giao hòa, lòng người vui mừng, dù gặp thời tiết không mấy thuận lợi trong những ngày này, lúc nắng lúc mưa nhưng không làm ngăn trở tinh thần nhiệt huyết của bà con giáo xứ, những đoạn đường, ngõ ngách được trang trí bóng đèn rực rỡ. Trong khi đó trong khuôn viên nhà thờ xứ, cha quản xứ JB. Ngô Năng đã cho phép xây dựng lễ đài phục vụ cho đêm diễn nguyện mừng Chúa giáng sinh, bên trong nhà thờ hang đá cũng được dựng lên để tưởng nhớ việc Ngôi hai Thiên Chúa đã hóa thân thành nhục thể và cư ngụ giữa loài người, sống giữa trần thế này. Bên ngoài giáo xứ cây thông Noel của giới trẻ giáo xứ như chiếc tên lửa phóng lên cao, làm cho khung cảnh giáo xứ trong những ngày này như được thêm những ân phúc của Chúa Giê-su hài đồng.
Xem Hình
Tối ngày 24/12, không gian và thời tiết đã không phụ lòng người, đoàn người không kể lương giáo của vùng đất Quỳnh Hồng - Quỳnh Lưu kéo về nhà thờ giáo xứ để thưởng thức những tiết mục cây nhà lá vườn, nhưng vẫn đậm chất nghệ thuật và có tính chuyên nghiệp cao. Có lẽ từ khi khai sinh vùng giáo Thượng-Trung-Hạ này chưa có một dịp Giáng sinh nào được tổ chức phong phú và mạnh như năm nay, khi ba giáo họ được công nhận là một giáo xứ mới mang tên Hội Nguyên. Quả là phúc trùng lai với giáo xứ Hội Nguyên, mùa Giáng sinh này giáo xứ còn đón nhận 2 linh mục Antôn Jerry (Người Ấn) và Linh mục Antôn Nguyễn Huy Quyền (dòng Ngôi Lời) và thăm và giao lưu cùng bà con giáo xứ trong đêm diễn nguyện này. Nhiều tiết mục hay và hấp dẫn được các nghệ sĩ nghiệp dư trong toàn giáo xứ thể hiện đã làm no thỏa tinh thần cho mọi người hiện diện trong đêm hồng phúc này. Kết thúc đêm diễn nguyện các cha còn đến thăm và đốt lửa trại canh thức mừng Chúa giáng sinh cùng với các tổ tình thương trong giáo xứ.
Sáng ngày 25/12, ba linh mục JB. Ngô Năng, Ant. Jerry và Ant. Nguyễn Huy Quyền đã đồng tế dâng thánh lễ đại triều mừng Chúa giáng sinh, chia sẻ trong thánh lễ Cha Ant. Nguyễn Huy Quyền đã chúc mừng và ngợi khen một giáo xứ còn non trẻ nhưng đã và đang là một cộng đoàn đức tin lớn mạnh với nhiều hội đoàn, nhiều tổ chức…sinh hoạt đều đặn, và một đời sống tinh thần phong phú. Với 2 lần về thăm giáo xứ cha Ant. Jerry luôn có những cảm tình đặc biệt với giáo xứ, ngoài phần giao lưu trong đêm diễn nguyện, cha còn đến thăm một số gia đình và kêu gọi tinh thần dâng mình cho Chúa đối với các bạn trẻ trong giáo xứ.
Thánh sử Luca đã viết "Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết mọi tội khiên. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối, và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an" ước mong rằng qua mùa giáng sinh này mọi người con giáo xứ Hội Nguyên nhìn nhận lại bản thân mình đã làm được gì và chưa làm được gì trong một năm qua, mà thưa với Thiên Chúa hằng hữu những thiếu xót, để nhờ hồng ân Chúa Giê-su hài đồng chúng ta bước vào một năm mới 2016 tràn đầy thánh đức và ân huệ của Thiên Chúa, mẹ Maria và tháng cả Giu-se.
Hòa chung cùng Giáo Hội Hoàn Vũ mừng lễ Chúa giáng sinh, giáo xứ Hội Nguyên trong những ngày cuối năm được trang hoàng lộng lỗi hơn, hình ảnh máng cỏ hang đá được giáo dân trong giáo xứ chuẩn bị chu đáo và phong phú hơn cho dịp lễ lớn trong năm này. Thời khắc con Chúa ra đời, đất trời giao hòa, lòng người vui mừng, dù gặp thời tiết không mấy thuận lợi trong những ngày này, lúc nắng lúc mưa nhưng không làm ngăn trở tinh thần nhiệt huyết của bà con giáo xứ, những đoạn đường, ngõ ngách được trang trí bóng đèn rực rỡ. Trong khi đó trong khuôn viên nhà thờ xứ, cha quản xứ JB. Ngô Năng đã cho phép xây dựng lễ đài phục vụ cho đêm diễn nguyện mừng Chúa giáng sinh, bên trong nhà thờ hang đá cũng được dựng lên để tưởng nhớ việc Ngôi hai Thiên Chúa đã hóa thân thành nhục thể và cư ngụ giữa loài người, sống giữa trần thế này. Bên ngoài giáo xứ cây thông Noel của giới trẻ giáo xứ như chiếc tên lửa phóng lên cao, làm cho khung cảnh giáo xứ trong những ngày này như được thêm những ân phúc của Chúa Giê-su hài đồng.
Xem Hình
Tối ngày 24/12, không gian và thời tiết đã không phụ lòng người, đoàn người không kể lương giáo của vùng đất Quỳnh Hồng - Quỳnh Lưu kéo về nhà thờ giáo xứ để thưởng thức những tiết mục cây nhà lá vườn, nhưng vẫn đậm chất nghệ thuật và có tính chuyên nghiệp cao. Có lẽ từ khi khai sinh vùng giáo Thượng-Trung-Hạ này chưa có một dịp Giáng sinh nào được tổ chức phong phú và mạnh như năm nay, khi ba giáo họ được công nhận là một giáo xứ mới mang tên Hội Nguyên. Quả là phúc trùng lai với giáo xứ Hội Nguyên, mùa Giáng sinh này giáo xứ còn đón nhận 2 linh mục Antôn Jerry (Người Ấn) và Linh mục Antôn Nguyễn Huy Quyền (dòng Ngôi Lời) và thăm và giao lưu cùng bà con giáo xứ trong đêm diễn nguyện này. Nhiều tiết mục hay và hấp dẫn được các nghệ sĩ nghiệp dư trong toàn giáo xứ thể hiện đã làm no thỏa tinh thần cho mọi người hiện diện trong đêm hồng phúc này. Kết thúc đêm diễn nguyện các cha còn đến thăm và đốt lửa trại canh thức mừng Chúa giáng sinh cùng với các tổ tình thương trong giáo xứ.
Sáng ngày 25/12, ba linh mục JB. Ngô Năng, Ant. Jerry và Ant. Nguyễn Huy Quyền đã đồng tế dâng thánh lễ đại triều mừng Chúa giáng sinh, chia sẻ trong thánh lễ Cha Ant. Nguyễn Huy Quyền đã chúc mừng và ngợi khen một giáo xứ còn non trẻ nhưng đã và đang là một cộng đoàn đức tin lớn mạnh với nhiều hội đoàn, nhiều tổ chức…sinh hoạt đều đặn, và một đời sống tinh thần phong phú. Với 2 lần về thăm giáo xứ cha Ant. Jerry luôn có những cảm tình đặc biệt với giáo xứ, ngoài phần giao lưu trong đêm diễn nguyện, cha còn đến thăm một số gia đình và kêu gọi tinh thần dâng mình cho Chúa đối với các bạn trẻ trong giáo xứ.
Thánh sử Luca đã viết "Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết mọi tội khiên. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối, và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an" ước mong rằng qua mùa giáng sinh này mọi người con giáo xứ Hội Nguyên nhìn nhận lại bản thân mình đã làm được gì và chưa làm được gì trong một năm qua, mà thưa với Thiên Chúa hằng hữu những thiếu xót, để nhờ hồng ân Chúa Giê-su hài đồng chúng ta bước vào một năm mới 2016 tràn đầy thánh đức và ân huệ của Thiên Chúa, mẹ Maria và tháng cả Giu-se.
Đức cha Đaminh Mai Thanh Lương thăm Đức Tổng Giám mục Huế và Dòng Thánh Tâm
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC
11:14 27/12/2015
Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương thăm Đức Tổng Giám mục Huế và Dòng Thánh Tâm
Chiều ngày 27/12/2015, Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương đã đến viếng thăm Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; thăm Dòng Thánh Tâm và viếng Đức Mẹ La vang trong chuyến công tác một tháng của Ngài tại Việt Nam.
Chuyến công tác của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương tại quê hương Việt Nam lần này được khởi sự từ đầu tháng 12, cho tới đầu tháng 1 năm 2016 dương lịch. Hành trình chuyến đi được một nửa thời gian, Đức Cha Đaminh nhận được tin Đức Thánh Cha Phanxicô chính thức nhận đơn từ chức của Ngài vào ngày 20/12/2015, vào đúng dịp Sinh Nhật của Ngài như Ngài đã xin trong đơn từ chức. Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương đã nói tại Dòng Thánh Tâm rằng, đây là món quà quý giá mà Đức Cha mơ được, ước thấy trong dịp sinh nhật lần thứ 78 của Ngài.
Xem Hình
Trước khi thăm Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, Đức Cha Đaminh đã tới kính viếng Đức Mẹ La vang vào ban sáng. Đầu giờ chiều, do lịch tiếp đón của Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê diễn ra vào 3 giờ, cho nên, Ngài đã ghé thăm và nói chuyện với Quý linh mục và Tu sĩ Dòng Thánh Tâm, theo lời mời của cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền của Dòng.
Tại Dòng Thánh Tâm, Đức Cha đã bày tỏ niềm vui vì đây là lần thứ hai Ngài đến thăm Nhà Dòng (lần đầu diễn ra vào ngày 8/10/2006). Đức Cha Đaminh nói, sở dĩ Ngài ưu ái tới Dòng Thánh Tâm là vì, Ngài là con dân của Giáo phận Bùi Chu. Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn trước khi làm Giám mục Bùi Chu, thì đã là Bề trên tiên khởi Dòng Thánh Tâm. Đức Cha cũng cho biết thêm, Ngài có người cháu tu tại Dòng Thánh Tâm Huế, đó là Linh mục Đaminh Phạm Quang Vinh. Hiện tại, cha Vinh đang đảm nhận công việc của Nhà Dòng tại Hưng Yên, Giáo phận Thái Bình.
Tiếp đó, Đức Cha Đaminh nói về tình hình Giáo Hội tại Mỹ nói chung và Tổng Giáo phận của Ngài nói riêng. Cách đặc biệt, Đức Cha chia sẻ đến cuộc sống của người Việt tai Mỹ và tại Giáo phận của Ngài. Đức Cha Đaminh cho biêt, tại Mỹ, theo thống kê mới nhất thì có khoảng 2 triệu 5 trăm nghìn người Việt định cư, học tập và lao động. Trong số đó, người Công Giáo khoảng 800 nghìn người. Riêng Giáo phận Orange (California) của Đức Cha có khoảng 300 nghìn người Việt, trong số 300 nghìn người này thì có khoảng 80 nghìn người Công Giáo.
Ngài chia sẻ, lần về Việt Nam này, Đức Cha đã thăm anh trai của mình là Linh mục Mai Ngọc Lời, hiện cha Lời đang hưu dưỡng ở Komtum. Cha Mai Ngọc Lời đã 99 tuổi. Cha Lời kể cho Đức Cha Lương trong dịp này rằng, cha đã rửa tội cho khoảng 20 nghìn người, cà người Kinh lẫn Đồng Bào thượng tại đây.
Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương đã dừng chân tại Dòng Thánh Tâm khoảng 45 phút. Sau đó, Đức Cha mau chóng sang Tòa Tổng Giám mục Huế, để chào thăm Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
Tại Tòa Tổng Giám mục Huế, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng; và cha Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ-Huế Đaminh Phan Hưng đang đứng trước tiền sảnh để đón Ngài. Sau đó, Đức Tống Giám mục đã mời Đức Cha Đaminh vào phòng khánh tiết Tòa Tổng Giám mục để tiếp chuyện.
Sau lời thăm hỏi sức khỏe, công việc mục vụ và chuyến đi của Đức Cha Đaminh, Đức Tổng Giám mục Phanxicô đã chia sẻ thông tin về công trình xây dựng La vang, về Tổng Giáo phận Huế và về đường hướng mục vụ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, hiện là Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Đức Cha Lương thưa với Đức Tổng Giám mục rằng, Ngài mơ ước về hưu để viết sách. Thật vậy, Ngài chuyên có môn về Lexio Divina, tức là cầu nguyện bằng Lời Chúa. Đây là phương thức cầu nguyện của đời sống chiêm niệm, nó đang rất cần cho đời sống của mọi tín hữu hôm nay.
Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, đã mời Đức Cha Đaminh nghỉ lại tại Tòa Tổng Giám mục Huế, và dùng bữa tối cũng như bữa sáng, để có nhiều thì giờ trao đổi hơn.
Sáng ngày 28/12/2015, lúc 9 giờ, Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương sẽ ra phi trường, để đáp xuống Sài Gòn, trong cuối hành trình công tác tại Việt Nam.
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC
Chiều ngày 27/12/2015, Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương đã đến viếng thăm Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; thăm Dòng Thánh Tâm và viếng Đức Mẹ La vang trong chuyến công tác một tháng của Ngài tại Việt Nam.
Chuyến công tác của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương tại quê hương Việt Nam lần này được khởi sự từ đầu tháng 12, cho tới đầu tháng 1 năm 2016 dương lịch. Hành trình chuyến đi được một nửa thời gian, Đức Cha Đaminh nhận được tin Đức Thánh Cha Phanxicô chính thức nhận đơn từ chức của Ngài vào ngày 20/12/2015, vào đúng dịp Sinh Nhật của Ngài như Ngài đã xin trong đơn từ chức. Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương đã nói tại Dòng Thánh Tâm rằng, đây là món quà quý giá mà Đức Cha mơ được, ước thấy trong dịp sinh nhật lần thứ 78 của Ngài.
Xem Hình
Trước khi thăm Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, Đức Cha Đaminh đã tới kính viếng Đức Mẹ La vang vào ban sáng. Đầu giờ chiều, do lịch tiếp đón của Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê diễn ra vào 3 giờ, cho nên, Ngài đã ghé thăm và nói chuyện với Quý linh mục và Tu sĩ Dòng Thánh Tâm, theo lời mời của cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền của Dòng.
Tại Dòng Thánh Tâm, Đức Cha đã bày tỏ niềm vui vì đây là lần thứ hai Ngài đến thăm Nhà Dòng (lần đầu diễn ra vào ngày 8/10/2006). Đức Cha Đaminh nói, sở dĩ Ngài ưu ái tới Dòng Thánh Tâm là vì, Ngài là con dân của Giáo phận Bùi Chu. Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn trước khi làm Giám mục Bùi Chu, thì đã là Bề trên tiên khởi Dòng Thánh Tâm. Đức Cha cũng cho biết thêm, Ngài có người cháu tu tại Dòng Thánh Tâm Huế, đó là Linh mục Đaminh Phạm Quang Vinh. Hiện tại, cha Vinh đang đảm nhận công việc của Nhà Dòng tại Hưng Yên, Giáo phận Thái Bình.
Tiếp đó, Đức Cha Đaminh nói về tình hình Giáo Hội tại Mỹ nói chung và Tổng Giáo phận của Ngài nói riêng. Cách đặc biệt, Đức Cha chia sẻ đến cuộc sống của người Việt tai Mỹ và tại Giáo phận của Ngài. Đức Cha Đaminh cho biêt, tại Mỹ, theo thống kê mới nhất thì có khoảng 2 triệu 5 trăm nghìn người Việt định cư, học tập và lao động. Trong số đó, người Công Giáo khoảng 800 nghìn người. Riêng Giáo phận Orange (California) của Đức Cha có khoảng 300 nghìn người Việt, trong số 300 nghìn người này thì có khoảng 80 nghìn người Công Giáo.
Ngài chia sẻ, lần về Việt Nam này, Đức Cha đã thăm anh trai của mình là Linh mục Mai Ngọc Lời, hiện cha Lời đang hưu dưỡng ở Komtum. Cha Mai Ngọc Lời đã 99 tuổi. Cha Lời kể cho Đức Cha Lương trong dịp này rằng, cha đã rửa tội cho khoảng 20 nghìn người, cà người Kinh lẫn Đồng Bào thượng tại đây.
Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương đã dừng chân tại Dòng Thánh Tâm khoảng 45 phút. Sau đó, Đức Cha mau chóng sang Tòa Tổng Giám mục Huế, để chào thăm Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
Tại Tòa Tổng Giám mục Huế, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng; và cha Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ-Huế Đaminh Phan Hưng đang đứng trước tiền sảnh để đón Ngài. Sau đó, Đức Tống Giám mục đã mời Đức Cha Đaminh vào phòng khánh tiết Tòa Tổng Giám mục để tiếp chuyện.
Sau lời thăm hỏi sức khỏe, công việc mục vụ và chuyến đi của Đức Cha Đaminh, Đức Tổng Giám mục Phanxicô đã chia sẻ thông tin về công trình xây dựng La vang, về Tổng Giáo phận Huế và về đường hướng mục vụ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, hiện là Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Đức Cha Lương thưa với Đức Tổng Giám mục rằng, Ngài mơ ước về hưu để viết sách. Thật vậy, Ngài chuyên có môn về Lexio Divina, tức là cầu nguyện bằng Lời Chúa. Đây là phương thức cầu nguyện của đời sống chiêm niệm, nó đang rất cần cho đời sống của mọi tín hữu hôm nay.
Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, đã mời Đức Cha Đaminh nghỉ lại tại Tòa Tổng Giám mục Huế, và dùng bữa tối cũng như bữa sáng, để có nhiều thì giờ trao đổi hơn.
Sáng ngày 28/12/2015, lúc 9 giờ, Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương sẽ ra phi trường, để đáp xuống Sài Gòn, trong cuối hành trình công tác tại Việt Nam.
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC
Xứ Đức Mẹ Fatima Phan Thiết mừng lễ Giáng Sinh
Thục Oanh
11:21 27/12/2015
GX Mẹ Fatima-Giáo Phận Phan Thiết đã long trọng tổ chức đêm hoạt cảnh Giáng Sinh và Lễ Giáng Sinh truyền thống.
Những tiết mục văn nghệ hoạt cảnh được dàn dựng công phu được các cá nhân,thiếu nhi, ca đoàn…thể hiện thật ý nghĩa, lung linh màu sắc mang lại không khí vui tươi, hòa chung nhịp đập con tim chờ mong giờ Chúa Hài Đồng ra đời. Trên tháp chuông linh thiêng, vầng trăng tròn tỏa sáng hiệp thông niềm vui đón mừng sinh nhật Đấng cứu thế.
Xem Hình
8h30, Thánh lễ được cử hành long trọng do Cha quản xứ FX Hồ Xuân Hùng chủ tế. Cha khắc họa lại phút giây con Thiên Chúa xuống làm người trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn, sinh ra trong hang bò lừa, tất cả chỉ vì chúng ta. Lời kêu gọi sám hối, ăn năn được Ngài giảng diễn, nhấn mạnh mọi người hiểu sâu sắc và sốt sắng thực thi. Hài nhi được giáng thế đêm nay chính là quà tặng được ban cho loài người để con người biết sống quảng đại, chia sẻ, đoàn kết cùng nhau.
Điểm đặc biệt của Giáng Sinh năm nay là việc các giáo xóm tự tổ chức trang trí con đường xóm mình bằng mô hình hang đá Chúa hài đồng, cây thông, tuyết trắng…bằng những vật liệu mình mua được trong điều kiện có thể và tự tìm các vật đơn giản có sẳn xung quanh, đơn giản như tấm lòng đơn sơ với công việc đồng áng thường nhật nhưng cũng toát lên được vẻ linh đạo của ngày Ngôi Hai giáng thế làm người.
Lễ Giáng Sinh được tổ chức khá chu đáo trong không khí đầm ấm, cảm nhận được niềm vui, sự gắn bó của giáo dân hiền hòa được chăn dắt bởi vị Mục Tử nhân lành.
Những tiết mục văn nghệ hoạt cảnh được dàn dựng công phu được các cá nhân,thiếu nhi, ca đoàn…thể hiện thật ý nghĩa, lung linh màu sắc mang lại không khí vui tươi, hòa chung nhịp đập con tim chờ mong giờ Chúa Hài Đồng ra đời. Trên tháp chuông linh thiêng, vầng trăng tròn tỏa sáng hiệp thông niềm vui đón mừng sinh nhật Đấng cứu thế.
Xem Hình
8h30, Thánh lễ được cử hành long trọng do Cha quản xứ FX Hồ Xuân Hùng chủ tế. Cha khắc họa lại phút giây con Thiên Chúa xuống làm người trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn, sinh ra trong hang bò lừa, tất cả chỉ vì chúng ta. Lời kêu gọi sám hối, ăn năn được Ngài giảng diễn, nhấn mạnh mọi người hiểu sâu sắc và sốt sắng thực thi. Hài nhi được giáng thế đêm nay chính là quà tặng được ban cho loài người để con người biết sống quảng đại, chia sẻ, đoàn kết cùng nhau.
Điểm đặc biệt của Giáng Sinh năm nay là việc các giáo xóm tự tổ chức trang trí con đường xóm mình bằng mô hình hang đá Chúa hài đồng, cây thông, tuyết trắng…bằng những vật liệu mình mua được trong điều kiện có thể và tự tìm các vật đơn giản có sẳn xung quanh, đơn giản như tấm lòng đơn sơ với công việc đồng áng thường nhật nhưng cũng toát lên được vẻ linh đạo của ngày Ngôi Hai giáng thế làm người.
Lễ Giáng Sinh được tổ chức khá chu đáo trong không khí đầm ấm, cảm nhận được niềm vui, sự gắn bó của giáo dân hiền hòa được chăn dắt bởi vị Mục Tử nhân lành.
Trại Phong Bến Sắn mừng Chúa Giáng Sinh 2015
Paul Khuê
11:40 27/12/2015
Trại Phong Bến Sắn mừng Chúa Giáng Sinh 2015
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” (Ga 1,14)
Bầu không khí tĩnh lặng thường ngày tại trại phong Bến Sắn đêm nay bị phá vỡ. Vì sao vậy? Đó là vì dòng người nô nức, tiếng nhạc rộn vang, ánh đèn lấp lánh, cùng với các thiên thần dễ thương bay lượn. Tất cả hòa chung một tâm tình: đón mừng Con Chúa Giáng Sinh. Quả thật, đêm nay Thiên Chúa đã đến và viếng thăm dân Ngài.
Xem Hình
Niềm vui đêm nay được bắt đầu bằng giờ diễn nguyện vừa sinh động, vừa sâu lắng. Câu chuyện Giáng Sinh hơn hai ngàn năm trước, nay được tái hiện qua lời kể chuyện đầy yêu thương của bà dành cho cháu. Mở đầu với biến cố Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ, tiếp đến là lời loan tin vui Giáng sinh của Sứ Thần dành cho hết mọi người. Đáp lại, có những gia đình từ chối đến gặp Hài Nhi vì quá bận rộn với cuộc mưu sinh, nhưng cũng có những người rất mau mắn đến gặp Ngài, đó là những mục đồng, những đạo sĩ từ Phương đông xa xôi. Họ là những người nhận ra thân phận nghèo hèn và mong manh của kiếp người, nên vô cùng hạnh phúc khi nghe tin Đấng Cứu Thế đến thăm dân người. Và cuối cùng, họ đã tìm gặp được Chúa Hài Nhi cùng với Đức Mẹ và Thánh Giuse thật đơn sơ và dễ thương đang chờ đợi họ.
Tuy nhiên đêm diễn nguyện không chỉ có vậy, xen lẫn vào câu chuyện của bà còn có những vũ điệu hồn nhiên và dễ thương các bé trong trang phục thiên thần, mục đồng và đạo sĩ. Cùng với đó là tiếng hát thánh thiên như những cầu nguyện của ca đoàn và đôi song ca. Tất cả đã cùng tái hiện một cách thật sinh động biến cố Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Ngay sau phần diễn nguyện là thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh. Buổi lễ thật đông đảo và suốt sắng. Cha chủ tế đã gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người, cùng với những lời chia sẻ và khích lệ đã giúp mọi người thêm lòng suốt sắng, cũng như sự cảm nghiệm sâu xa về tình yêu của Thiên Chúa . Sau đó, cộng đoàn cùng hiệp dâng lên Chúa những lời tạ ơn và cầu xin tha thiết cho hòa bình thế giới, cho sự sống được tôn trọng, cho mọi người được sống bình an, hạnh phúc và yêu thương nhau như Chúa đã yêu. Thánh lễ kết thúc với phép lành của cha chủ tế và lời chúc Giáng sinh của cộng đoàn gởi đến cha chủ tế và quý dì đang phục vụ ở đây.
Ngay sau bài hát kết lễ, tất cả mọi người tham dự thánh lễ còn được nhận một phần quà nhỏ để mừng ngày Đại Lễ, bên cạnh món quà bình an mà Chúa đã tặng ban cho mỗi người trong đêm trọng đại này.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”Lạy Chúa, chúng con xin dâng lời cảm tạ vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho chúng con, xin Chúa luôn đồng hành cùng với tất cả chúng con. Ước gì cuộc sống của chúng con luôn làm cho tình yêu và lòng thương xót của Ngài được tỏa lan đến tất cả mọi người. Amen!
Paul Khue
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” (Ga 1,14)
Bầu không khí tĩnh lặng thường ngày tại trại phong Bến Sắn đêm nay bị phá vỡ. Vì sao vậy? Đó là vì dòng người nô nức, tiếng nhạc rộn vang, ánh đèn lấp lánh, cùng với các thiên thần dễ thương bay lượn. Tất cả hòa chung một tâm tình: đón mừng Con Chúa Giáng Sinh. Quả thật, đêm nay Thiên Chúa đã đến và viếng thăm dân Ngài.
Xem Hình
Niềm vui đêm nay được bắt đầu bằng giờ diễn nguyện vừa sinh động, vừa sâu lắng. Câu chuyện Giáng Sinh hơn hai ngàn năm trước, nay được tái hiện qua lời kể chuyện đầy yêu thương của bà dành cho cháu. Mở đầu với biến cố Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ, tiếp đến là lời loan tin vui Giáng sinh của Sứ Thần dành cho hết mọi người. Đáp lại, có những gia đình từ chối đến gặp Hài Nhi vì quá bận rộn với cuộc mưu sinh, nhưng cũng có những người rất mau mắn đến gặp Ngài, đó là những mục đồng, những đạo sĩ từ Phương đông xa xôi. Họ là những người nhận ra thân phận nghèo hèn và mong manh của kiếp người, nên vô cùng hạnh phúc khi nghe tin Đấng Cứu Thế đến thăm dân người. Và cuối cùng, họ đã tìm gặp được Chúa Hài Nhi cùng với Đức Mẹ và Thánh Giuse thật đơn sơ và dễ thương đang chờ đợi họ.
Tuy nhiên đêm diễn nguyện không chỉ có vậy, xen lẫn vào câu chuyện của bà còn có những vũ điệu hồn nhiên và dễ thương các bé trong trang phục thiên thần, mục đồng và đạo sĩ. Cùng với đó là tiếng hát thánh thiên như những cầu nguyện của ca đoàn và đôi song ca. Tất cả đã cùng tái hiện một cách thật sinh động biến cố Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Ngay sau phần diễn nguyện là thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh. Buổi lễ thật đông đảo và suốt sắng. Cha chủ tế đã gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người, cùng với những lời chia sẻ và khích lệ đã giúp mọi người thêm lòng suốt sắng, cũng như sự cảm nghiệm sâu xa về tình yêu của Thiên Chúa . Sau đó, cộng đoàn cùng hiệp dâng lên Chúa những lời tạ ơn và cầu xin tha thiết cho hòa bình thế giới, cho sự sống được tôn trọng, cho mọi người được sống bình an, hạnh phúc và yêu thương nhau như Chúa đã yêu. Thánh lễ kết thúc với phép lành của cha chủ tế và lời chúc Giáng sinh của cộng đoàn gởi đến cha chủ tế và quý dì đang phục vụ ở đây.
Ngay sau bài hát kết lễ, tất cả mọi người tham dự thánh lễ còn được nhận một phần quà nhỏ để mừng ngày Đại Lễ, bên cạnh món quà bình an mà Chúa đã tặng ban cho mỗi người trong đêm trọng đại này.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”Lạy Chúa, chúng con xin dâng lời cảm tạ vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho chúng con, xin Chúa luôn đồng hành cùng với tất cả chúng con. Ước gì cuộc sống của chúng con luôn làm cho tình yêu và lòng thương xót của Ngài được tỏa lan đến tất cả mọi người. Amen!
Paul Khue
Giáo xứ Bắc Hải Hố Nai mừng lễ Thánh Gia
Giuse Khổng Hữu Nguồn
21:02 27/12/2015
GIÁO XỨ BẮC HẢI MỪNG LỄ THÁNH GIA VÀ MỪNG KỶ NIỆM KHÁNH NHẬT HÔN PHỐI
Chiều Chúa Nhật 27.2.2015, cùng với Hội Thánh, Giáo xứ Bắc Hải Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc long trọng mừng lễ kính Thánh Gia và mừng kỷ niệm Khánh Nhật Hôn Phối cho 26 gia đình trong giáo xứ (một gia đình mừng Ngọc Khánh - 60 năm, 02 gia đình mừng Kim Khánh - 50 năm, 16 gia đình mừng Ngân Khánh – 25 năm, và các gia đình mừng nhiều năm hôn phối: 10,15,20,33,35…).
Xem Hình
Trước lễ là kiệu rước tượng thánh gia chung quanh thánh đường, đoàn rước vừa đi vừa hát ca thánh vịnh tôn vinh gia đình thánh gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Các gia đình mừng kỷ niệm cùng với các con cháu, họ hàng nội ngoại của mình tay cầm bông huệ tươi cùng bước theo đoàn rước mang theo niềm vui mừng hạnh phúc tiến vào thánh đường dâng lễ Tạ Ơn Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Cha xứ Đaminh vui mừng chia sẻ với cộng đoàn tâm tình ngày Lễ Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse. Ngôi Lời đã đến với nhân loại nhờ vào Lòng Thương Xót của Chúa Cha, với biết bao trải nghiệm về sự hiện diện yêu thương của Chúa trong cuộc sống nơi mỗi gia đình và trong cộng đoàn giáo xứ.
Và Ngài mời cộng đoàn cùng sốt sắng cầu nguyện trong khung cảnh ân phúc của Mùa Giáng Sinh và Năm Thánh Lòng Thương Xót, chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la và hân hoan chia sẻ niềm hạnh phúc cùng các gia đình mừng khánh nhật hôn phối, xin Chúa luôn phù trợ và chúc lành cho tình yêu và hạnh phúc của họ hôm nay và mãi mãi.
Trong bài giảng lễ, vốn chất giọng rõ ràng trìu mến, Cha phó Vinh Sơn chia sẻ với cộng đoàn bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 2,41-52) “Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ”.
Chúng con hoan hỷ gởi đến quý vị nội dung bài giảng.
Một em thiếu nhi viết thư gởi Chúa Hài Đồng như sau: “Mùa Giáng Sinh đã đến mà sao trong lòng con buồn quá Chúa ạ ! Con buồn về chuyện gia đình con. Gia đình con năm nay gặp rất nhiều khó khăn: ba con thì sống khô khan, chỉ lo ăn chơi, bài bạc, nhậu nhẹt làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, má con thì nay ốm mai đau.
Mỗi lần ba đi nhậu về là chửi thề, rồi la mắng mẹ và chúng con, rồi đập phá đồ trong nhà nữa. Con rất muốn khóc. Con chẳng biết làm gì để giúp cha mẹ vì con còn rất khờ dại. Con chỉ biết cầu nguyện và mong chờ Chúa Hài Đồng đến giúp đỡ gia đình con… Xin cho ba con ăn năn hối cải, cho mẹ con khỏi bệnh để gia đình con được hạnh phúc Chúa nhé !”
Anh chị em thân mến,
Đó là tâm sự rất thật của một em thiếu nhi muốn cầu nguyện tâm sự với Chúa Hài Đồng về hoàn cảnh gia đình mình. Gia đình của em bé này đang gặp bất hạnh vì em có người cha thiếu trách nhiệm.
Gia Đình Thánh Gia mà chúng ta mừng kính hôm nay đã nêu gương sáng cho tất cả các gia đình noi theo:
- Trước tiên, thánh Giuse đích thực là một người cha sáng ngời trong đức tin mạnh mẽ, nêu cao niềm phó thác cậy trông và tận tình chăm lo cho trẻ Giêsu và Mẹ Maria. Thánh Giuse làm chủ gia đình với tinh thần trách nhiệm cao và siêng năng cần cù lao động trong làng quê nghèo Nagiarét.
- Thứ đến, Mẹ Maria chính là người mẹ gương mẫu trong đời sống nội tâm, và cầu nguyện. Mẹ chính là người nội trợ đảm đang, chu toàn công việc gia đình, và chăm sóc dạy dỗ con trẻ Giêsu.
- Và cuối cùng, Chúa Giêsu là Người Con Thảo Hiếu: “Hằng vâng phục cha mẹ” là thánh Giuse và Mẹ Maria.
Anh chị em thân mến,
Noi theo mẫu gương gia đình Thánh Gia, gia đình chúng ta muốn có hạnh phúc thì mỗi người chúng ta cũng hãy noi theo mẫu gương Thánh Gia để sống cho đúng cương vị của mình: cha sống cho ra cha, mẹ sống cho ra mẹ, con sống cho ra con.
1. Người làm chồng, làm cha: Thánh Phaolô khuyên nhủ người làm chồng làm cha “hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó”, rồi “đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nhát đảm sợ sệt”. Nhất là noi gương thánh Giuse, người làm chồng, làm cha cũng biết mang con đến với Chúa như chở con đi lễ, dạy con cầu nguyện, đọc kinh tối gia đình.
2. Người làm vợ, làm mẹ: Thánh Phaolô cũng khuyên nhủ người làm vợ làm mẹ “hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép”, rồi biết chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người và nên con Chúa. Người làm vợ làm mẹ hãy noi gương Mẹ Maria biết hy sinh cho chồng cho con.
3. Người làm con: Sách Huấn Ca dạy người con rất rõ: “Ai yêu mến cha mình thì đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ mình, thì như thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha sẽ làm vui lòng mẹ”; “Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi”.
Lạy Thánh Gia, xin nâng đỡ gia đình chúng con.
Trước khi kết lễ, một vị đại diện các gia đình mừng khánh nhật hôn phối hôm nay lên dâng lời cảm ơn quý cha, quý chức và cộng đoàn. Kế đến, vị trưởng ban hành giáo lên dâng lời chúc mừng quý gia đình mừng kỷ niệm hôn phối cùng với tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn.
Sau lời huấn từ của Cha xứ Đaminh, Ngài cùng Cha phó hân hoan chúc mừng 26 gia đình Mừng Khánh Nhật Hôn Phối và trao tặng tượng trưng hai lẵng hoa tươi cho gia đình hai Cụ mừng 60 năm và gia đình Anh Chị mừng 10 năm, cùng hòa vang tràng pháo tay của cộng đoàn thay cho niềm vui chúc mừng.
Nhận phép lành với ơn toàn xá, quý cha và cộng đoàn hát vang bài ca khấn xin cùng gia đình thánh gia.
Sau lễ, tại gian Cung thánh Nhà thờ Giáo xứ, Quý Cha trao vi bằng cho từng gia đình và chụp hình lưu niệm.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Chiều Chúa Nhật 27.2.2015, cùng với Hội Thánh, Giáo xứ Bắc Hải Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc long trọng mừng lễ kính Thánh Gia và mừng kỷ niệm Khánh Nhật Hôn Phối cho 26 gia đình trong giáo xứ (một gia đình mừng Ngọc Khánh - 60 năm, 02 gia đình mừng Kim Khánh - 50 năm, 16 gia đình mừng Ngân Khánh – 25 năm, và các gia đình mừng nhiều năm hôn phối: 10,15,20,33,35…).
Xem Hình
Trước lễ là kiệu rước tượng thánh gia chung quanh thánh đường, đoàn rước vừa đi vừa hát ca thánh vịnh tôn vinh gia đình thánh gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Các gia đình mừng kỷ niệm cùng với các con cháu, họ hàng nội ngoại của mình tay cầm bông huệ tươi cùng bước theo đoàn rước mang theo niềm vui mừng hạnh phúc tiến vào thánh đường dâng lễ Tạ Ơn Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Cha xứ Đaminh vui mừng chia sẻ với cộng đoàn tâm tình ngày Lễ Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse. Ngôi Lời đã đến với nhân loại nhờ vào Lòng Thương Xót của Chúa Cha, với biết bao trải nghiệm về sự hiện diện yêu thương của Chúa trong cuộc sống nơi mỗi gia đình và trong cộng đoàn giáo xứ.
Và Ngài mời cộng đoàn cùng sốt sắng cầu nguyện trong khung cảnh ân phúc của Mùa Giáng Sinh và Năm Thánh Lòng Thương Xót, chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la và hân hoan chia sẻ niềm hạnh phúc cùng các gia đình mừng khánh nhật hôn phối, xin Chúa luôn phù trợ và chúc lành cho tình yêu và hạnh phúc của họ hôm nay và mãi mãi.
Trong bài giảng lễ, vốn chất giọng rõ ràng trìu mến, Cha phó Vinh Sơn chia sẻ với cộng đoàn bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 2,41-52) “Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ”.
Chúng con hoan hỷ gởi đến quý vị nội dung bài giảng.
Một em thiếu nhi viết thư gởi Chúa Hài Đồng như sau: “Mùa Giáng Sinh đã đến mà sao trong lòng con buồn quá Chúa ạ ! Con buồn về chuyện gia đình con. Gia đình con năm nay gặp rất nhiều khó khăn: ba con thì sống khô khan, chỉ lo ăn chơi, bài bạc, nhậu nhẹt làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, má con thì nay ốm mai đau.
Mỗi lần ba đi nhậu về là chửi thề, rồi la mắng mẹ và chúng con, rồi đập phá đồ trong nhà nữa. Con rất muốn khóc. Con chẳng biết làm gì để giúp cha mẹ vì con còn rất khờ dại. Con chỉ biết cầu nguyện và mong chờ Chúa Hài Đồng đến giúp đỡ gia đình con… Xin cho ba con ăn năn hối cải, cho mẹ con khỏi bệnh để gia đình con được hạnh phúc Chúa nhé !”
Anh chị em thân mến,
Đó là tâm sự rất thật của một em thiếu nhi muốn cầu nguyện tâm sự với Chúa Hài Đồng về hoàn cảnh gia đình mình. Gia đình của em bé này đang gặp bất hạnh vì em có người cha thiếu trách nhiệm.
Gia Đình Thánh Gia mà chúng ta mừng kính hôm nay đã nêu gương sáng cho tất cả các gia đình noi theo:
- Trước tiên, thánh Giuse đích thực là một người cha sáng ngời trong đức tin mạnh mẽ, nêu cao niềm phó thác cậy trông và tận tình chăm lo cho trẻ Giêsu và Mẹ Maria. Thánh Giuse làm chủ gia đình với tinh thần trách nhiệm cao và siêng năng cần cù lao động trong làng quê nghèo Nagiarét.
- Thứ đến, Mẹ Maria chính là người mẹ gương mẫu trong đời sống nội tâm, và cầu nguyện. Mẹ chính là người nội trợ đảm đang, chu toàn công việc gia đình, và chăm sóc dạy dỗ con trẻ Giêsu.
- Và cuối cùng, Chúa Giêsu là Người Con Thảo Hiếu: “Hằng vâng phục cha mẹ” là thánh Giuse và Mẹ Maria.
Anh chị em thân mến,
Noi theo mẫu gương gia đình Thánh Gia, gia đình chúng ta muốn có hạnh phúc thì mỗi người chúng ta cũng hãy noi theo mẫu gương Thánh Gia để sống cho đúng cương vị của mình: cha sống cho ra cha, mẹ sống cho ra mẹ, con sống cho ra con.
1. Người làm chồng, làm cha: Thánh Phaolô khuyên nhủ người làm chồng làm cha “hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó”, rồi “đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nhát đảm sợ sệt”. Nhất là noi gương thánh Giuse, người làm chồng, làm cha cũng biết mang con đến với Chúa như chở con đi lễ, dạy con cầu nguyện, đọc kinh tối gia đình.
2. Người làm vợ, làm mẹ: Thánh Phaolô cũng khuyên nhủ người làm vợ làm mẹ “hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép”, rồi biết chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người và nên con Chúa. Người làm vợ làm mẹ hãy noi gương Mẹ Maria biết hy sinh cho chồng cho con.
3. Người làm con: Sách Huấn Ca dạy người con rất rõ: “Ai yêu mến cha mình thì đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ mình, thì như thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha sẽ làm vui lòng mẹ”; “Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi”.
Lạy Thánh Gia, xin nâng đỡ gia đình chúng con.
Trước khi kết lễ, một vị đại diện các gia đình mừng khánh nhật hôn phối hôm nay lên dâng lời cảm ơn quý cha, quý chức và cộng đoàn. Kế đến, vị trưởng ban hành giáo lên dâng lời chúc mừng quý gia đình mừng kỷ niệm hôn phối cùng với tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn.
Sau lời huấn từ của Cha xứ Đaminh, Ngài cùng Cha phó hân hoan chúc mừng 26 gia đình Mừng Khánh Nhật Hôn Phối và trao tặng tượng trưng hai lẵng hoa tươi cho gia đình hai Cụ mừng 60 năm và gia đình Anh Chị mừng 10 năm, cùng hòa vang tràng pháo tay của cộng đoàn thay cho niềm vui chúc mừng.
Nhận phép lành với ơn toàn xá, quý cha và cộng đoàn hát vang bài ca khấn xin cùng gia đình thánh gia.
Sau lễ, tại gian Cung thánh Nhà thờ Giáo xứ, Quý Cha trao vi bằng cho từng gia đình và chụp hình lưu niệm.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Lễ Vọng Giáng Sinh 2015 tại Brunswick, Melbourne, Australia
Khắc Thái
23:56 27/12/2015
Văn Hóa
Gia đình
Trầm Thiên Thu
10:25 27/12/2015
Không cha, không mẹ như đờn đứt dây
Ca dao giản dị mà hay
Cách nói chất đầy ý nghĩa sâu xa
Chiếc nôi hạnh phúc đơn sơ
Thế nhưng thâm thúy, đậm đà yêu thương
Gia đình là chính thiên đường
Ngay trên trần thế vô thường, người ơi!
Chúa Giêsu đã làm người
Trong gia đình nhỏ sống đời phàm nhân
Tháng ngày vất vả, gian nan
Lao động chuyên cần tạo dựng Thánh Gia
Sớm khuya có Mẹ, có Cha
Làm Con nên Chúa vẫn lo vâng lời
Trần gian là cõi con người
Ba chìm, bảy nổi,… cuộc đời lênh đênh
Nhưng còn có một gia đình
Đó là Hồng Phúc mông mênh cõi trần
Cảm tạ Thiên Chúa từ nhân
Ai cũng có phần là Tổ Ấm riêng
Gia đình là chốn thiêng liêng
Công ơn cha mẹ vô biên, tuyệt vời!
Norm Pattis: người vô thần và cảm nghiệm Giáng Sinh
Vũ Văn An
16:56 27/12/2015
Norm Pattis là một luật sư vô thần, một cộng tác viên của tờ New Haven, nhân chuyến viếng thăm Vatican và nước Ý dịp Giáng Sinh vừa qua, đã thuật lại cảm nghiệm của ông về một cuộc gặp gỡ vô hình.
Hôm ấy là ngày trước Lễ Giáng Sinh, đáng lý ra tôi phải lăng xăng đây đó, cố gắng đi mua sắm vào những giờ phút cuối trong ngày, và để cho tinh thần ngày nghỉ khuất phục tôi toàn diện mới đúng. Nhưng các bạn thấy đó, tôi đã kháng cự lại cái tinh thần ấy, vì phần nào cảm thấy việc dành một ngày để cử hành chuyện sinh ra đời của Con Thiên Chúa bởi một trinh nữ là điều quá đáng, chịu không thấu.
Nhưng cuối cùng, tôi phải nhường bước, không hẳn vì thần học, cho bằng có cơ hội được ở gần những người tôi thương yêu, và cũng để tránh thế giới một ít ngày.
Các bạn thấy đó, Lễ Giáng Sinh là như thế. Nếu các bạn cứ để mặc nó, ngày lễ sẽ biến đổi các bạn. Ebenezer Scrooge (nhân vật chính trong A Christmas Carol của Charles Dickens) không phải là người duy nhất được tình yêu cởi trói.
Nhưng các bạn sẽ không thấy tôi đi mua sắm vào năm nay, ít nhất không phải gần nhà. Tôi đang viết từ Florence, Ý, sau khi đã ở Rôma một tuần.
Và, ngay lập tức, tôi bị cái điên dại của thập giá làm cho lặng điếng.
Phaolô từng viết về cái điên dại trên trong thư thứ nhất gửi cho Giáo Hội Côrintô: “Vì đối với họ, việc rao giảng về thập giá chỉ là thứ điên dại diệt vong; nhưng đối với chúng ta, những kẻ được cứu rỗi, nó là quyền năng của Thiên Chúa”.
Tôi không phải là người được cứu rỗi. Thập Giá là sự điên rồ đối với tôi. Hay hình như thế…
Ở Ý, các bạn không thể tránh được thập giá. Nó có mặt khắp nơi. Ở mọi quảng trường, hình như đều có một ngôi thánh đường. Trong các hốc tường cao ở góc phố, đều có các tượng ảnh tôn giáo đứng nhìn khách thập phương qua lại. Các công trình nghệ thuật công bố các truyện tích về hy sinh, cứu rỗi, và trầm luân.
Đi trên một con phố ở Ý, là y như các tượng ảnh dõi mắt trông chừng các bạn, nhắc cho các bạn nhớ rằng các bạn không được làm bằng cùng một thứ đá lâu bền ấy.
Hình như, Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi.
Gia đình tôi ở Ý trong mấy ngày trước khi một trong các đứa con của chúng tôi kết hôn ở Anh. Chúng tôi muốn dành ít thì giờ cho riêng chúng tôi trước khi mở cái trang lịch sử mới này. Nhà tôi và tôi tới Rôma một tuần trước khi các con tới, tất cả các cháu đều đã trưởng thành.
Vâng, Coliseum quả là đồ sộ và Forum quả gây thích thú bất tận. Rôma là một thành phố kiêu sa; nó là thủ phủ của một nền văn minh kéo dài tới nay đã hàng thiên niên kỷ.
Nhưng điều làm tôi chẩy nước mắt là được thấy Vatican, thấy nó từ một người tội lỗi, một người môi miệng hôi thối, như Isaia từng nói, một người chưa bao giờ làm phiền cửa ra vào một thánh đường, chưa bao giờ cầu nguyện, và là một người hoàn toàn điếc đặc trước âm thánh của đấng thần thiêng.
Vậy tại sao lại xúc động đến thế?
Vâng, Nhà Nguyện Sistine quả là một kỳ công. Các tranh tường của Michelangelo thuật cho ta nghe những truyện tích quen thuộc của Thánh Kinh, và (Bức) Phán Xét Sau Cùng là lời tuyên bố mạnh mẽ cho vũ trụ thấy một trật tự luân lý. Nhưng các công trình nghệ thuật này quá áp đảo khiến tôi như bất động. Tôi luôn miệng thốt ra “wow”, luôn miệng, ở bất cứ góc nào mình nhìn tới.
Nhưng có một điều gì đó có thực chất hơn là mắt trần có thể thấy, một điều gì đó cứ kéo dài hoài trong im lặng. Nhưng là điều gì, thì tôi nói ra không được, chỉ biết tôi biết rõ tôi cần có nó nhiều hơn nữa.
Chế giễu Giáo Hội là điều dễ làm, cho tới lúc các bạn đứng bên trong một thánh đường. Có một sự thinh lặng trong không khí, gợi ta nghĩ tới một điều thánh thiêng.Tất cả đều thực sự yên tĩnh. Câu truyện về trinh nữ và người con của bà này quá ư là bất cái nhiên, nhưng nó nói lên một sự thật mà gần như tôi có thể nghe thấy: Gần như thôi, như thể cái nhìn của người yêu hơi đi lệch, và chưa chạm được vào mắt tôi.
Trong khuôn khổ Giáo Hội, tôi thấy có sự an toàn, theo tôi, hết sức đáng ngạc nhiên. Giữa những hỗn mang của thế giới, một điều gì đó vẫn đứng đó, vẫn đứng rất vững, bất chấp thời gian. Tôi tưởng tượng tôi đã kiếm được chỗ đứng ở đó, nếu điều như thế có thể có.
Tôi bỗng nhiên là người cha của đứa con cần được chữa lành: “Con tin, xin Ngài cứu giúp sự bất tín của con”, những lời của Máccô trong Tin Mừng của ngài xuất hiện trong đầu tôi.
Vậy đó, hôm ấy là ngày vọng Lễ Giáng Sinh. Tôi xa nhà và xa nhịp sống quen thuộc, nhưng gần những người tôi thương. Tôi là khách lạ trên một lãnh thổ xa lạ đầy những biểu tượng tôn giáo, những điều mà lý trí vốn dạy tôi phải khinh miệt.
Chúng tôi gọi gia hộ của mình là gia hộ “Hy Lạp Hóa”. Cha tôi xuất thân từ Đảo Crete, nhà tôi là người Do Thái. Chúng tôi không hề cử hành bất cứ ngày lễ tôn giáo nào theo kiểu tôn giáo.
Nhưng năm nay, chúng tôi sẽ dự Thánh Lễ nửa đêm tại Vương Cung Thánh Đường Sante Croce (Thánh Giá), tại mộ của Michaelangelo. Vào ngày Lễ Giáng Sinh, chúng tôi dự tính tham dự một buổi cử hành nữa tại Nhà Thờ Chính Tòa Sante Maria del Fiore, tức Duomo, kiệt tác của Brunelleschi và là nhà thờ Florence. Người ta cần tới hơn 100 năm mới hoàn thành ngôi thánh đường này, hết thế hệ này sang thế hệ nọ, lao công trong yêu thương để tạo nên một ngôi nhà cho vị Thiên Chúa vô hình.
Hôm nay Lễ Giáng Sinh, và, tôi xin nhắc một lần nữa, tôi xa nhà, một khách lạ trên một lãnh thổ xa lạ, bao bọc bởi những biểu tượng đức tin mà tôi không chia sẻ.
Ấy thế nhưng, vào ngay lúc này đây, tôi tràn ngập hoài mong. Tôi ước được những điều mà tuổi thơ của tôi hằng ước mong, chỉ một thoáng nhìn thấy thể thần linh, nghe được tiếng thì thầm của một giọng nói không thân xác. Xương hông của Giacóp bị gẫy khi vật lộn với một thiên thần. Giacóp quả là may mắn.
Giáo Hội hoàn vũ, một lời nói đã trở thành xác thịt.
Xin chúc mừng Lễ Giáng Sinh mọi người. Ước chi hòa bình gặp được các bạn trong cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Thế giới hình như đầy những ngạc nhiên.
Hôm ấy là ngày trước Lễ Giáng Sinh, đáng lý ra tôi phải lăng xăng đây đó, cố gắng đi mua sắm vào những giờ phút cuối trong ngày, và để cho tinh thần ngày nghỉ khuất phục tôi toàn diện mới đúng. Nhưng các bạn thấy đó, tôi đã kháng cự lại cái tinh thần ấy, vì phần nào cảm thấy việc dành một ngày để cử hành chuyện sinh ra đời của Con Thiên Chúa bởi một trinh nữ là điều quá đáng, chịu không thấu.
Nhưng cuối cùng, tôi phải nhường bước, không hẳn vì thần học, cho bằng có cơ hội được ở gần những người tôi thương yêu, và cũng để tránh thế giới một ít ngày.
Các bạn thấy đó, Lễ Giáng Sinh là như thế. Nếu các bạn cứ để mặc nó, ngày lễ sẽ biến đổi các bạn. Ebenezer Scrooge (nhân vật chính trong A Christmas Carol của Charles Dickens) không phải là người duy nhất được tình yêu cởi trói.
Nhưng các bạn sẽ không thấy tôi đi mua sắm vào năm nay, ít nhất không phải gần nhà. Tôi đang viết từ Florence, Ý, sau khi đã ở Rôma một tuần.
Và, ngay lập tức, tôi bị cái điên dại của thập giá làm cho lặng điếng.
Phaolô từng viết về cái điên dại trên trong thư thứ nhất gửi cho Giáo Hội Côrintô: “Vì đối với họ, việc rao giảng về thập giá chỉ là thứ điên dại diệt vong; nhưng đối với chúng ta, những kẻ được cứu rỗi, nó là quyền năng của Thiên Chúa”.
Tôi không phải là người được cứu rỗi. Thập Giá là sự điên rồ đối với tôi. Hay hình như thế…
Ở Ý, các bạn không thể tránh được thập giá. Nó có mặt khắp nơi. Ở mọi quảng trường, hình như đều có một ngôi thánh đường. Trong các hốc tường cao ở góc phố, đều có các tượng ảnh tôn giáo đứng nhìn khách thập phương qua lại. Các công trình nghệ thuật công bố các truyện tích về hy sinh, cứu rỗi, và trầm luân.
Đi trên một con phố ở Ý, là y như các tượng ảnh dõi mắt trông chừng các bạn, nhắc cho các bạn nhớ rằng các bạn không được làm bằng cùng một thứ đá lâu bền ấy.
Hình như, Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi.
Gia đình tôi ở Ý trong mấy ngày trước khi một trong các đứa con của chúng tôi kết hôn ở Anh. Chúng tôi muốn dành ít thì giờ cho riêng chúng tôi trước khi mở cái trang lịch sử mới này. Nhà tôi và tôi tới Rôma một tuần trước khi các con tới, tất cả các cháu đều đã trưởng thành.
Vâng, Coliseum quả là đồ sộ và Forum quả gây thích thú bất tận. Rôma là một thành phố kiêu sa; nó là thủ phủ của một nền văn minh kéo dài tới nay đã hàng thiên niên kỷ.
Nhưng điều làm tôi chẩy nước mắt là được thấy Vatican, thấy nó từ một người tội lỗi, một người môi miệng hôi thối, như Isaia từng nói, một người chưa bao giờ làm phiền cửa ra vào một thánh đường, chưa bao giờ cầu nguyện, và là một người hoàn toàn điếc đặc trước âm thánh của đấng thần thiêng.
Vậy tại sao lại xúc động đến thế?
Vâng, Nhà Nguyện Sistine quả là một kỳ công. Các tranh tường của Michelangelo thuật cho ta nghe những truyện tích quen thuộc của Thánh Kinh, và (Bức) Phán Xét Sau Cùng là lời tuyên bố mạnh mẽ cho vũ trụ thấy một trật tự luân lý. Nhưng các công trình nghệ thuật này quá áp đảo khiến tôi như bất động. Tôi luôn miệng thốt ra “wow”, luôn miệng, ở bất cứ góc nào mình nhìn tới.
Nhưng có một điều gì đó có thực chất hơn là mắt trần có thể thấy, một điều gì đó cứ kéo dài hoài trong im lặng. Nhưng là điều gì, thì tôi nói ra không được, chỉ biết tôi biết rõ tôi cần có nó nhiều hơn nữa.
Chế giễu Giáo Hội là điều dễ làm, cho tới lúc các bạn đứng bên trong một thánh đường. Có một sự thinh lặng trong không khí, gợi ta nghĩ tới một điều thánh thiêng.Tất cả đều thực sự yên tĩnh. Câu truyện về trinh nữ và người con của bà này quá ư là bất cái nhiên, nhưng nó nói lên một sự thật mà gần như tôi có thể nghe thấy: Gần như thôi, như thể cái nhìn của người yêu hơi đi lệch, và chưa chạm được vào mắt tôi.
Trong khuôn khổ Giáo Hội, tôi thấy có sự an toàn, theo tôi, hết sức đáng ngạc nhiên. Giữa những hỗn mang của thế giới, một điều gì đó vẫn đứng đó, vẫn đứng rất vững, bất chấp thời gian. Tôi tưởng tượng tôi đã kiếm được chỗ đứng ở đó, nếu điều như thế có thể có.
Tôi bỗng nhiên là người cha của đứa con cần được chữa lành: “Con tin, xin Ngài cứu giúp sự bất tín của con”, những lời của Máccô trong Tin Mừng của ngài xuất hiện trong đầu tôi.
Vậy đó, hôm ấy là ngày vọng Lễ Giáng Sinh. Tôi xa nhà và xa nhịp sống quen thuộc, nhưng gần những người tôi thương. Tôi là khách lạ trên một lãnh thổ xa lạ đầy những biểu tượng tôn giáo, những điều mà lý trí vốn dạy tôi phải khinh miệt.
Chúng tôi gọi gia hộ của mình là gia hộ “Hy Lạp Hóa”. Cha tôi xuất thân từ Đảo Crete, nhà tôi là người Do Thái. Chúng tôi không hề cử hành bất cứ ngày lễ tôn giáo nào theo kiểu tôn giáo.
Nhưng năm nay, chúng tôi sẽ dự Thánh Lễ nửa đêm tại Vương Cung Thánh Đường Sante Croce (Thánh Giá), tại mộ của Michaelangelo. Vào ngày Lễ Giáng Sinh, chúng tôi dự tính tham dự một buổi cử hành nữa tại Nhà Thờ Chính Tòa Sante Maria del Fiore, tức Duomo, kiệt tác của Brunelleschi và là nhà thờ Florence. Người ta cần tới hơn 100 năm mới hoàn thành ngôi thánh đường này, hết thế hệ này sang thế hệ nọ, lao công trong yêu thương để tạo nên một ngôi nhà cho vị Thiên Chúa vô hình.
Hôm nay Lễ Giáng Sinh, và, tôi xin nhắc một lần nữa, tôi xa nhà, một khách lạ trên một lãnh thổ xa lạ, bao bọc bởi những biểu tượng đức tin mà tôi không chia sẻ.
Ấy thế nhưng, vào ngay lúc này đây, tôi tràn ngập hoài mong. Tôi ước được những điều mà tuổi thơ của tôi hằng ước mong, chỉ một thoáng nhìn thấy thể thần linh, nghe được tiếng thì thầm của một giọng nói không thân xác. Xương hông của Giacóp bị gẫy khi vật lộn với một thiên thần. Giacóp quả là may mắn.
Giáo Hội hoàn vũ, một lời nói đã trở thành xác thịt.
Xin chúc mừng Lễ Giáng Sinh mọi người. Ước chi hòa bình gặp được các bạn trong cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Thế giới hình như đầy những ngạc nhiên.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mùa Giáng Sinh
Đặng Đức Cương
21:26 27/12/2015
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cần chi phải đơi Xuân sang
Giáng sinh hoa vẫn rộn ràng thắm tươi..
(bt)