Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Thánh Gia Thất B. 31.12.2017
Lm Francis Lý văn Ca
06:42 28/12/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với Giáo Hội là Mẹ Thánh, hôm nay chúng ta mừng trọng thể lễ Thánh Gia Thất: Mẹ Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi Giêsu.
Theo phong tục của các nước Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu, thời gian cuối năm và những ngày đầu năm, con cái, họ hàng thân thuộc thường vui Giáng Sinh hay những ngày đầu năm với nhau. Họ thường tổ chức những cuộc đi chơi xa, thăm viếng nhau hay những bữa cơm gia đình... Qua những cuộc gặp gỡ, trong bầu khí gia đình, sẽ làm cho họ quên đi những sầu buồn vất vả phần nào trong suốt một năm đã qua, và chuẩn bị những kinh nghiệm để bắt đầu một năm mới sắp tới.
Với những tưởng của các bài đọc sắp nghe và bài chia sẻ của linh mục, chúng ta sẽ nhìn gương sống của gia đình Nazarét và nhìn lại cách sống hay cảm nghĩ thế nào về các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay ở rải rác khắp nơi trên thế giới.
Với một vài tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu tháh lễ mừng kính Thánh Gia Thất, với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc chúng ta sắp nghe, ngày xưa Chúa phán bảo cùng tổ phụ Abraham qua thị kiến. Ngày nay Lời Chúa nói với chúng ta qua Giáo Hội, lời rao giảng của các Linh Mục và qua các Lời Giáo Huấn của Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI II:
Lịch sử ơn cứu độ bắt nguồn từ dân tộc có niền tin, những ai có long tin vào Thiên Chúa. Bài đọc chúng ta sắp nghe sẽ trinh bày cho chúng ta những hình ảnh sống động thể hiện đức tin của các tổ phụ Abraham. Sara va Isaac.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Hôm nay, Đức Mẹ và Thánh Giuse đem hài nhi Giêsu vào dâng trong đền thờ, để hoàn tất lề luật Chúa truyền. Qua hai thánh tổ phụ Simêon và Anna, Chúa đã tiên báo về cuộc đời của Đức Giêsu trong tương lai.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Phúc âm hôm nay diễn tả lời nguyện cầu và cảm tạ của tiên tri Simêon, khi Ngài ẳm lấy hài nhi trên cánh tay của mình. Giờ đây, chúng ta hướng những lời nguyện cầu của chúng ta, qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất.
1. Xin cho các nhà cầm quyền, thay quyền Chúa cai trị dân; xin cho họ biết thực thi quyền tôn trọng phẩm giá con người, để nâng cao đời sống gia đình nhân loại. Xin cho gia đình nhân loại được bình an trong năm mới nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho ông bà, cha mẹ luôn tìm được niềm vui và sự kính yêu của con cháu. Xin cho các ngài luôn tìm cách thích nghi với hoàn cảnh và cuộc sống mới để bầu khí gia đình luôn hòa dịu trong sự thông cảm và yêu thương, giữa cha mẹ và con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho giới trẻ, thanh thiếu niên luôn ý thức trong lối sống, trong cách tiêu xài, với tâm hồn quảng đại và chia sẻ, ông bà cha mẹ sẽ đón nhận được tâm tình hiếu thảo của con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, xin Chúa ban ơn cho những bậc là cha mẹ; với sứ mệnh giáo dục và hướng dẫn con cái, các ngài sẽ chuẩn bị cho thế giới và Giáo Hội nhiều con cái thánh thiện trong những gia đình gương mẫu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời… những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua lời cầu nguyện của chúng ta, các ngài được xum họp cùng Đại Gia Đình Triều Thần Thiên Quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa xuống thế làm người ở giữa một gia đình nhân loại, xin canh tân đời sống gia đình của nhân loại mỗi ngày trong ơn thánh của Chúa và với ơn thánh Chúa trợ giúp gia đình nhân loại luôn sống trong bình an và hạnh phúc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Cùng với Giáo Hội là Mẹ Thánh, hôm nay chúng ta mừng trọng thể lễ Thánh Gia Thất: Mẹ Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi Giêsu.
Theo phong tục của các nước Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu, thời gian cuối năm và những ngày đầu năm, con cái, họ hàng thân thuộc thường vui Giáng Sinh hay những ngày đầu năm với nhau. Họ thường tổ chức những cuộc đi chơi xa, thăm viếng nhau hay những bữa cơm gia đình... Qua những cuộc gặp gỡ, trong bầu khí gia đình, sẽ làm cho họ quên đi những sầu buồn vất vả phần nào trong suốt một năm đã qua, và chuẩn bị những kinh nghiệm để bắt đầu một năm mới sắp tới.
Với những tưởng của các bài đọc sắp nghe và bài chia sẻ của linh mục, chúng ta sẽ nhìn gương sống của gia đình Nazarét và nhìn lại cách sống hay cảm nghĩ thế nào về các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay ở rải rác khắp nơi trên thế giới.
Với một vài tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu tháh lễ mừng kính Thánh Gia Thất, với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc chúng ta sắp nghe, ngày xưa Chúa phán bảo cùng tổ phụ Abraham qua thị kiến. Ngày nay Lời Chúa nói với chúng ta qua Giáo Hội, lời rao giảng của các Linh Mục và qua các Lời Giáo Huấn của Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI II:
Lịch sử ơn cứu độ bắt nguồn từ dân tộc có niền tin, những ai có long tin vào Thiên Chúa. Bài đọc chúng ta sắp nghe sẽ trinh bày cho chúng ta những hình ảnh sống động thể hiện đức tin của các tổ phụ Abraham. Sara va Isaac.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Hôm nay, Đức Mẹ và Thánh Giuse đem hài nhi Giêsu vào dâng trong đền thờ, để hoàn tất lề luật Chúa truyền. Qua hai thánh tổ phụ Simêon và Anna, Chúa đã tiên báo về cuộc đời của Đức Giêsu trong tương lai.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Phúc âm hôm nay diễn tả lời nguyện cầu và cảm tạ của tiên tri Simêon, khi Ngài ẳm lấy hài nhi trên cánh tay của mình. Giờ đây, chúng ta hướng những lời nguyện cầu của chúng ta, qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất.
1. Xin cho các nhà cầm quyền, thay quyền Chúa cai trị dân; xin cho họ biết thực thi quyền tôn trọng phẩm giá con người, để nâng cao đời sống gia đình nhân loại. Xin cho gia đình nhân loại được bình an trong năm mới nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho ông bà, cha mẹ luôn tìm được niềm vui và sự kính yêu của con cháu. Xin cho các ngài luôn tìm cách thích nghi với hoàn cảnh và cuộc sống mới để bầu khí gia đình luôn hòa dịu trong sự thông cảm và yêu thương, giữa cha mẹ và con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho giới trẻ, thanh thiếu niên luôn ý thức trong lối sống, trong cách tiêu xài, với tâm hồn quảng đại và chia sẻ, ông bà cha mẹ sẽ đón nhận được tâm tình hiếu thảo của con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, xin Chúa ban ơn cho những bậc là cha mẹ; với sứ mệnh giáo dục và hướng dẫn con cái, các ngài sẽ chuẩn bị cho thế giới và Giáo Hội nhiều con cái thánh thiện trong những gia đình gương mẫu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời… những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua lời cầu nguyện của chúng ta, các ngài được xum họp cùng Đại Gia Đình Triều Thần Thiên Quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa xuống thế làm người ở giữa một gia đình nhân loại, xin canh tân đời sống gia đình của nhân loại mỗi ngày trong ơn thánh của Chúa và với ơn thánh Chúa trợ giúp gia đình nhân loại luôn sống trong bình an và hạnh phúc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Suy niệm lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:18 28/12/2017
MARIA MẸ CHÚA TRỜI
(Lc 2, 16-21)
“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi… và tám ngày sau được gọi tên là Giêsu” (Lc 2,16-21).
Với đoạn Tin Mừng trên đưa chúng ta về với người mẹ vừa mới sinh con là chính Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu. Đó là lý do Giáo hội cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh tám ngày, để mời gọi con cái mình tỏ lòng kính trọng và biết ơn Đức Maria, đồng thời tuyên xưng Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Vua Thái Bình (x.Is 9, 5) sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Vì thế, ngày đầu năm, Giáo hội khấn xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho thế giới được hòa bình.
Đức Maria cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu
Tại Belem Chúa Giêsu đã được sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Người đã không sinh ra “do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra” (Ga 1,13). Người là ân ban do tình yêu thương của Thiên Chúa, là “Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một Ngài, để bất cứ ai tin nơi Ngài không bị hư mất, nhưng có cuộc sống đời đời” (Ga 3,16).
Sau Đức Maria và thánh Giuse thì đến các kẻ chăn chiên trên cánh đồng Belem trông thấy vinh quang khiêm tốn của Đấng Cứu Thế. Nghe theo lời loan báo của các thiên thần, « họ đã ra đi vội vã đến thành Belem, và thấy Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh năm trong máng cỏ” (Lc 2, 16).
Hôm nay, Giáo hội chiêm ngắm thiên chức làm Mẹ Chúa Giêsu của Đức Maria. Thánh Luca giới thiệu cho chúng một "cuộc gặp gỡ" của mục đồng với "Hài Nhi", cùng với Đức Maria, Mẹ Người và thánh Giuse. Sự hiện diện âm thầm của Giuse gợi lên sứ mệnh quan trọng của thánh nhân trong tư cách là người gìn giữ mầu nhiềm cao cả của Con Thiên Chúa. Đức Maria, Giuse và các mục đồng vây quanh "Hài Nhi mới sinh " (Lc 2,16) để tôn thờ, làm nên hình ảnh sống động và tuyệt đẹp của Giáo hội.
Chúa Giêsu nằm trong "Máng cỏ" ám chỉ Thánh Thể mà chính Đức Maria là nhà tạm chứa đựng! Nếu không có kinh nghiệm về "gặp gỡ" cá nhân với Thiên Chúa, người ta không thể tin được. Chỉ có "gặp gỡ" cộng thêm là "nhìn thấy tận mắt", rồi "chạm tới", các mục đồng mới có thể trở nên những sứ giả của Tin Mừng " thuật lại cho người khác về Hài Nhi Giêsu " (Lc 2,17).
"Tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ" (Lc 2,18), là hoa trái đầu tiên của "cuộc gặp gỡ" Đức Kitô. "Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ" (Lc 2, 20) là hoa trái thứ hai. Đức Maria, là mẫu gương của sự chiêm ngắm "Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng" (Lc 2,19). Người ta gọi tên người là Giêsu nghĩa là "Thiên Chúa cứu độ". Tên của Người cũng là Bình An. Chúng ta hãy đón nhận Tên Cực Thánh và rất ngọt ngào này vào lòng và thường xuyên lặp lại trên môi!
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? [...]
Ngôi Lời đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Như thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nêu tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng và viết : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”. Thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) khẳng định: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”. Vì thế, nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, sinh bởi Đức Maria, thì chúng ta cũng có thể gọi mà không sợ sai lầm rằng: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ngày cầu cho hòa bình
Ngày đầu năm, Giáo hội cử hành biến cố trên với niềm vui, sống lại với niềm tin trong phụng vụ lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã đảm nhận lấy xác phàm hay hư nát của chúng ta, trở thành bé nhỏ và nghèo nàn để cứu độ chúng ta.
Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16). Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26).
Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Nữ Vương bình an giúp chúng ta hiểu và sống sứ điệp bình an mà Chúa Giêsu Con Mẹ đã mang đến, để chúng con có thể mang bình an đến cho mọi người trên trái đất yêu dấu này.
Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 2, 16-21)
“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi… và tám ngày sau được gọi tên là Giêsu” (Lc 2,16-21).
Với đoạn Tin Mừng trên đưa chúng ta về với người mẹ vừa mới sinh con là chính Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu. Đó là lý do Giáo hội cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh tám ngày, để mời gọi con cái mình tỏ lòng kính trọng và biết ơn Đức Maria, đồng thời tuyên xưng Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Vua Thái Bình (x.Is 9, 5) sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Vì thế, ngày đầu năm, Giáo hội khấn xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho thế giới được hòa bình.
Đức Maria cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu
Tại Belem Chúa Giêsu đã được sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Người đã không sinh ra “do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra” (Ga 1,13). Người là ân ban do tình yêu thương của Thiên Chúa, là “Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một Ngài, để bất cứ ai tin nơi Ngài không bị hư mất, nhưng có cuộc sống đời đời” (Ga 3,16).
Sau Đức Maria và thánh Giuse thì đến các kẻ chăn chiên trên cánh đồng Belem trông thấy vinh quang khiêm tốn của Đấng Cứu Thế. Nghe theo lời loan báo của các thiên thần, « họ đã ra đi vội vã đến thành Belem, và thấy Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh năm trong máng cỏ” (Lc 2, 16).
Hôm nay, Giáo hội chiêm ngắm thiên chức làm Mẹ Chúa Giêsu của Đức Maria. Thánh Luca giới thiệu cho chúng một "cuộc gặp gỡ" của mục đồng với "Hài Nhi", cùng với Đức Maria, Mẹ Người và thánh Giuse. Sự hiện diện âm thầm của Giuse gợi lên sứ mệnh quan trọng của thánh nhân trong tư cách là người gìn giữ mầu nhiềm cao cả của Con Thiên Chúa. Đức Maria, Giuse và các mục đồng vây quanh "Hài Nhi mới sinh " (Lc 2,16) để tôn thờ, làm nên hình ảnh sống động và tuyệt đẹp của Giáo hội.
Chúa Giêsu nằm trong "Máng cỏ" ám chỉ Thánh Thể mà chính Đức Maria là nhà tạm chứa đựng! Nếu không có kinh nghiệm về "gặp gỡ" cá nhân với Thiên Chúa, người ta không thể tin được. Chỉ có "gặp gỡ" cộng thêm là "nhìn thấy tận mắt", rồi "chạm tới", các mục đồng mới có thể trở nên những sứ giả của Tin Mừng " thuật lại cho người khác về Hài Nhi Giêsu " (Lc 2,17).
"Tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ" (Lc 2,18), là hoa trái đầu tiên của "cuộc gặp gỡ" Đức Kitô. "Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ" (Lc 2, 20) là hoa trái thứ hai. Đức Maria, là mẫu gương của sự chiêm ngắm "Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng" (Lc 2,19). Người ta gọi tên người là Giêsu nghĩa là "Thiên Chúa cứu độ". Tên của Người cũng là Bình An. Chúng ta hãy đón nhận Tên Cực Thánh và rất ngọt ngào này vào lòng và thường xuyên lặp lại trên môi!
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? [...]
Ngôi Lời đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Như thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nêu tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng và viết : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”. Thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) khẳng định: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”. Vì thế, nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, sinh bởi Đức Maria, thì chúng ta cũng có thể gọi mà không sợ sai lầm rằng: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ngày cầu cho hòa bình
Ngày đầu năm, Giáo hội cử hành biến cố trên với niềm vui, sống lại với niềm tin trong phụng vụ lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã đảm nhận lấy xác phàm hay hư nát của chúng ta, trở thành bé nhỏ và nghèo nàn để cứu độ chúng ta.
Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16). Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26).
Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Nữ Vương bình an giúp chúng ta hiểu và sống sứ điệp bình an mà Chúa Giêsu Con Mẹ đã mang đến, để chúng con có thể mang bình an đến cho mọi người trên trái đất yêu dấu này.
Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Các Thánh Anh Hài :Bạo Chúa và Con Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:45 28/12/2017
Bạo Chúa Và Con Chúa
Lễ Các Thánh Anh Hài (28-12)
Hêrôđê, các bạo chúa, những nhà độc tài: Nhìn tha nhân như kẻ cạnh tranh quyền lực, lợi lộc, vì thế luôn tìm mọi cách để loại trừ. “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”.
Người Kitô hữu đích thực: Nhìn tha nhân như là người đồng thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa tặng ban, vì thế sẵn sàng thi ân giáng phúc những khi có thể. “Thà yêu lầm còn hơn bỏ sót”.
Dẫu cho có khi bị lầm vì yêu thương, nhưng cái lầm ấy cũng thật là dễ thương.
Quá đắn đo hay quá khó khăn khi giải quyết thủ tục giấy tờ, khi cử hành các bí tích cho tín hữu thì không chỉ là “những nhân viên thuế quan của ân sủng” (Đức Phanxicô) mà còn là những “công chức tôn giáo” trong cõi lòng không vắt được chút giọt tình.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Lễ Các Thánh Anh Hài (28-12)
Hêrôđê, các bạo chúa, những nhà độc tài: Nhìn tha nhân như kẻ cạnh tranh quyền lực, lợi lộc, vì thế luôn tìm mọi cách để loại trừ. “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”.
Người Kitô hữu đích thực: Nhìn tha nhân như là người đồng thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa tặng ban, vì thế sẵn sàng thi ân giáng phúc những khi có thể. “Thà yêu lầm còn hơn bỏ sót”.
Dẫu cho có khi bị lầm vì yêu thương, nhưng cái lầm ấy cũng thật là dễ thương.
Quá đắn đo hay quá khó khăn khi giải quyết thủ tục giấy tờ, khi cử hành các bí tích cho tín hữu thì không chỉ là “những nhân viên thuế quan của ân sủng” (Đức Phanxicô) mà còn là những “công chức tôn giáo” trong cõi lòng không vắt được chút giọt tình.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Chúa Giêsu và Gia đình
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
17:10 28/12/2017
Để làm người, Chúa Giêsu, Đấng là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã chọn cách làm con, sống như mọi người con trong gia đình. Chúa là con trong tay Đức Mẹ, trong tay thánh Giuse. Người đã để cha mẹ của mình săn sóc, bồng ẵm, cho bú mớm, nuôi dưỡng và lớn lên trong tay cha mẹ mình. Chúa làm con “hoàn hảo” đến nỗi, không bao giờ Đức Mẹ và thánh Giuse phải ngậm ngùi, ngỡ ngàng vì bất chợt “thấy Chúa” hơn là “thấy con” nơi trẻ Giêsu của mình.
Chúa đã chọn cho mình một gia đình để làm người như tất cả chúng ta là người. Chúa đã sinh ra từ một gia đình để biến gia đình của Chúa thành kiểu mẫu cho mọi gia đình. Ơn thánh hóa trong gia đình của Chúa ngập tràn, để nói cùng mọi người rằng, gia đình nào biết để cho Chúa ngự trị, Chúa ở cùng, Chúa đồng hành, gia đình ấy cũng sẽ được Chúa chúc lành, được Chúa nâng đỡ và thánh hóa.
Chúa đã sinh ra từ một người mẹ rất thánh và chọn cho mình một người cha thánh thiện để dạy mọi thành viên trong gia đình hãy sống ơn gọi nên thánh, hãy dành tình yêu cho nhau thật chân thành, mọi nơi mọi lúc. Đó cũng là bài học dạy các gia đình: Đời sống thánh thiện được thể hiện qua từng nếp nghĩ, nếp làm, sẽ nâng cao giá trị gia đình, sẽ là nền tảng trong mọi quyết định của gia đình. Đó cũng là bài học về ơn nghĩa vợ chồng, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, sự đùm bọc, quan tâm, lo lắng cho nhau không bao giờ được phép vắng bóng.
Hạnh phúc nơi gia đình của Chúa dạy tất cả các gia đình: hạnh phúc không xuất phát từ tiền của, danh vọng, nhưng xuất phát từ một đời sống cầu nguyện và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Cuộc sống nơi gia đình Chúa, cũng giống như bao nhiêu gia đình trên thế giới: có đầy đủ những ngày mưa, những ngày nắng. Tai ương đã kéo về đe dọa từ khi những con người trong gia đình ấy còn chưa sống bên nhau. Chỉ có thánh ý Chúa là nổi bậc trong mọi quyết định, để giữ vững hạnh phúc mà thôi.
Bình an nơi gia đình của Chúa dạy các gia đình: Bình an không phải là “chăm ấm, nệm êm”, nhưng là bình an nội tâm gắn kết với thánh giá qua mọi chiều kích của cuộc sống. Bởi qua bao nhiêu thăng trầm, Đức Maria vẫn luôn ghi nhận từng biến cố và suy niệm trong lòng. Thánh Cả Giuse cũng chỉ chống đỡ bằng thái độ trầm tư, thinh lặng và chìm đắm trong nguyện cầu. Chúa Giêsu càng lớn, càng thêm khôn ngoan, càng đầy ơn Thánh Thần để mãi trung thành với Thánh ý dù phải vượt thác băng ghềnh.
Chúa chọn gia đình Thánh Gia để nhập thể vào trần gian. Chúa chính là Tin Mừng, là ơn cứu độ, cho mọi gia đình. Nơi Thánh Gia, Chúa đã xuất hiện cách đơn sơ, khiêm tốn cả đến yếu ớt, nhỏ bé, mọn hèn.
Nơi gia đình Thánh Gia, Chúa đã không chọn con đường nào khác, nhưng là sử dụng những phương thế quen thuộc với chúng ta: khung cảnh, địa điểm, phong tục, ngôn ngữ, nghi lễ tôn giáo ... để mặc khải chính mình và mang ơn cứu độ đến cho thế gian.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho mỗi gia đình chúng con chất keo là đời sống cầu nguyện và lòng yêu thương nhau, để nhờ đó, các gia đình gắn kết nhau, đủ mạnh mà vượt qua tất cả mọi lao đao, mọi thử thách.
Xin cho các thành viên trong từng gia đình luôn yêu thương, chấp nhận nhau, chấp nhận những khác biệt của nhau, để mọi người có thể giữ vững chính mái ấm của mình.
Xin Chúa hãy đổ ơn, thánh hóa các gia đình, để các gia đình luôn sống trong sự thánh thiện và trong ơn Chúa. Xin ơn Chúa ngày đêm phù trợ, làm tăng nghị lực, sức mạnh, niềm can đảm trên mọi gia đình nơi trần thế chúng con.
Chúa đã chọn cho mình một gia đình để làm người như tất cả chúng ta là người. Chúa đã sinh ra từ một gia đình để biến gia đình của Chúa thành kiểu mẫu cho mọi gia đình. Ơn thánh hóa trong gia đình của Chúa ngập tràn, để nói cùng mọi người rằng, gia đình nào biết để cho Chúa ngự trị, Chúa ở cùng, Chúa đồng hành, gia đình ấy cũng sẽ được Chúa chúc lành, được Chúa nâng đỡ và thánh hóa.
Chúa đã sinh ra từ một người mẹ rất thánh và chọn cho mình một người cha thánh thiện để dạy mọi thành viên trong gia đình hãy sống ơn gọi nên thánh, hãy dành tình yêu cho nhau thật chân thành, mọi nơi mọi lúc. Đó cũng là bài học dạy các gia đình: Đời sống thánh thiện được thể hiện qua từng nếp nghĩ, nếp làm, sẽ nâng cao giá trị gia đình, sẽ là nền tảng trong mọi quyết định của gia đình. Đó cũng là bài học về ơn nghĩa vợ chồng, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, sự đùm bọc, quan tâm, lo lắng cho nhau không bao giờ được phép vắng bóng.
Hạnh phúc nơi gia đình của Chúa dạy tất cả các gia đình: hạnh phúc không xuất phát từ tiền của, danh vọng, nhưng xuất phát từ một đời sống cầu nguyện và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Cuộc sống nơi gia đình Chúa, cũng giống như bao nhiêu gia đình trên thế giới: có đầy đủ những ngày mưa, những ngày nắng. Tai ương đã kéo về đe dọa từ khi những con người trong gia đình ấy còn chưa sống bên nhau. Chỉ có thánh ý Chúa là nổi bậc trong mọi quyết định, để giữ vững hạnh phúc mà thôi.
Bình an nơi gia đình của Chúa dạy các gia đình: Bình an không phải là “chăm ấm, nệm êm”, nhưng là bình an nội tâm gắn kết với thánh giá qua mọi chiều kích của cuộc sống. Bởi qua bao nhiêu thăng trầm, Đức Maria vẫn luôn ghi nhận từng biến cố và suy niệm trong lòng. Thánh Cả Giuse cũng chỉ chống đỡ bằng thái độ trầm tư, thinh lặng và chìm đắm trong nguyện cầu. Chúa Giêsu càng lớn, càng thêm khôn ngoan, càng đầy ơn Thánh Thần để mãi trung thành với Thánh ý dù phải vượt thác băng ghềnh.
Chúa chọn gia đình Thánh Gia để nhập thể vào trần gian. Chúa chính là Tin Mừng, là ơn cứu độ, cho mọi gia đình. Nơi Thánh Gia, Chúa đã xuất hiện cách đơn sơ, khiêm tốn cả đến yếu ớt, nhỏ bé, mọn hèn.
Nơi gia đình Thánh Gia, Chúa đã không chọn con đường nào khác, nhưng là sử dụng những phương thế quen thuộc với chúng ta: khung cảnh, địa điểm, phong tục, ngôn ngữ, nghi lễ tôn giáo ... để mặc khải chính mình và mang ơn cứu độ đến cho thế gian.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho mỗi gia đình chúng con chất keo là đời sống cầu nguyện và lòng yêu thương nhau, để nhờ đó, các gia đình gắn kết nhau, đủ mạnh mà vượt qua tất cả mọi lao đao, mọi thử thách.
Xin cho các thành viên trong từng gia đình luôn yêu thương, chấp nhận nhau, chấp nhận những khác biệt của nhau, để mọi người có thể giữ vững chính mái ấm của mình.
Xin Chúa hãy đổ ơn, thánh hóa các gia đình, để các gia đình luôn sống trong sự thánh thiện và trong ơn Chúa. Xin ơn Chúa ngày đêm phù trợ, làm tăng nghị lực, sức mạnh, niềm can đảm trên mọi gia đình nơi trần thế chúng con.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fides: Con số các nhà truyền giáo bị giết trong năm 2017 rất đáng quan ngại
Đặng Tự Do
16:16 28/12/2017
Oái oăm thay, trong 8 năm liên tiếp, các nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất không phải là ở các nước Hồi Giáo nhưng chính là ở các quốc gia có đa số dân theo Công Giáo
Trong những năm vừa qua, thế giới chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo. Tuy nhiên, oái oăm thay, số các nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất không phải là ở các quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo hoặc ở các quốc gia Châu Á, nhưng chính là tại Mỹ châu Latinh nơi có một đa số rõ rệt dân chúng là người Công Giáo. Điều này không chỉ xảy ra trong năm nay 2017, nhưng là một thực tại liên tục trong suốt 8 năm vừa qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra nhận xét cay đắng như trên trong bản phúc trình về con số các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo bị thảm sát trong năm 2017 sắp kết thúc.
Trong năm 2017, 23 nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo đã bị giết trên toàn thế giới, trong đó có 13 linh mục, 1 sư huynh, 1 nữ tu, và 8 giáo dân truyền giáo.
Theo phân bố lãnh thổ, đây là năm thứ 8 liên tiếp Mỹ Châu Latinh (Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ và Nam Mỹ) là nơi có số lượng lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết chết với con số lên đến 11 vị trong đó có 8 linh mục, 1 sư huynh và 2 giáo dân truyền giáo. Kế đến là Phi Châu, nơi có 10 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết gồm 4 linh mục, 1 nữ tu, và 5 giáo dân truyền giáo. Tại Á châu, 1 linh mục, và 1 giáo dân truyền giáo đã bị giết. Cả hai đều bị giết tại Phi Luật Tân, là quốc gia duy nhất tại châu Á nơi đa số dân theo Công Giáo
Nếu chúng ta xét riêng từng quốc gia, thì trong năm 2017, Nigeria dẫn đầu với 5 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết, tiếp đến là Mễ Tây Cơ có 4 vị, Colombia và Phi Luật Tân mỗi nước có hai vị.
Với 4 linh mục bị giết, Mễ Tây Cơ tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Báo cáo của Fides cũng đề cập đến một giám mục bị giết tại giáo phận Bafia của Cameroon. Xác Đức Cha Jean-Marie Benoit Bala được tìm thấy trong dòng sông Sanaga vào ngày 2 tháng Sáu. Cơ quan tư pháp của Cameroon quyết liệt cho rằng Đức Cha tự tử, trong khi Hội Đồng Giám Mục kiên trì lặp lại rằng Đức Cha không tự sát, nhưng “đã bị sát hại tàn bạo” trước khi bị ném xuống giòng sông đang chảy xiết.
Trong những năm vừa qua, thế giới chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo. Tuy nhiên, oái oăm thay, số các nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất không phải là ở các quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo hoặc ở các quốc gia Châu Á, nhưng chính là tại Mỹ châu Latinh nơi có một đa số rõ rệt dân chúng là người Công Giáo. Điều này không chỉ xảy ra trong năm nay 2017, nhưng là một thực tại liên tục trong suốt 8 năm vừa qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra nhận xét cay đắng như trên trong bản phúc trình về con số các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo bị thảm sát trong năm 2017 sắp kết thúc.
Trong năm 2017, 23 nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo đã bị giết trên toàn thế giới, trong đó có 13 linh mục, 1 sư huynh, 1 nữ tu, và 8 giáo dân truyền giáo.
Theo phân bố lãnh thổ, đây là năm thứ 8 liên tiếp Mỹ Châu Latinh (Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ và Nam Mỹ) là nơi có số lượng lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết chết với con số lên đến 11 vị trong đó có 8 linh mục, 1 sư huynh và 2 giáo dân truyền giáo. Kế đến là Phi Châu, nơi có 10 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết gồm 4 linh mục, 1 nữ tu, và 5 giáo dân truyền giáo. Tại Á châu, 1 linh mục, và 1 giáo dân truyền giáo đã bị giết. Cả hai đều bị giết tại Phi Luật Tân, là quốc gia duy nhất tại châu Á nơi đa số dân theo Công Giáo
Nếu chúng ta xét riêng từng quốc gia, thì trong năm 2017, Nigeria dẫn đầu với 5 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết, tiếp đến là Mễ Tây Cơ có 4 vị, Colombia và Phi Luật Tân mỗi nước có hai vị.
Với 4 linh mục bị giết, Mễ Tây Cơ tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Báo cáo của Fides cũng đề cập đến một giám mục bị giết tại giáo phận Bafia của Cameroon. Xác Đức Cha Jean-Marie Benoit Bala được tìm thấy trong dòng sông Sanaga vào ngày 2 tháng Sáu. Cơ quan tư pháp của Cameroon quyết liệt cho rằng Đức Cha tự tử, trong khi Hội Đồng Giám Mục kiên trì lặp lại rằng Đức Cha không tự sát, nhưng “đã bị sát hại tàn bạo” trước khi bị ném xuống giòng sông đang chảy xiết.
Trong 5 năm qua, Đức Phanxicô đã đề cập đến Satan nhiều hơn tất cả các vị Giáo Hoàng trong nửa thế kỷ qua
Đặng Tự Do
17:02 28/12/2017
Đối với Đức Giáo Hoàng Bergoglio, ma quỷ và khả năng chia rẽ của nó là những chủ đề phổ biến trong bài giảng hàng ngày của ngài. Đây là những lời rao giảng “ngược dòng”, bởi vì từ lâu ma quỷ xem ra đã vắng bóng một cách lạ lùng trong bài giảng của nhiều giáo sĩ tại Ý và trên thế giới.
Lần cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ma quỷ là với một nhóm các linh mục dòng Tên trong chuyến đi gần đây của ngài đến Miến Điện. Trong khi đề cập đến những người Hồi Giáo Rohingya và nói chung về những người tị nạn, ngài nói, “Hôm nay có rất nhiều cuộc thảo luận về cách cứu các ngân hàng.... Nhưng hôm nay có ai màng tới việc cứu lấy nhân phẩm của những người nam nữ trong thế giới này không? Không còn ai quan tâm đến những người bất hạnh nữa. Ma quỷ đã rất thành công về khía cạnh này trong thế giới ngày nay”.
Trong bài giảng đầu tiên của ngài trong thánh lễ đồng tế với các Hồng Y tại nhà nguyện Sistina sau cuộc bầu cử, vào ngày 14 tháng 3 năm 2013, Đức Bergoglio, sau khi trích dẫn một cụm từ của Léon Bloy, đã khẳng định: “Khi một người không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì người ấy tuyên xưng tinh thần thế gian của ma quỷ”. Ngày hôm sau, trong một cuộc gặp gỡ với các Hồng Y tại điện Clementê, vị tân Giáo Hoàng, không đọc bài phát biểu dọn sẵn, nhưng ứng khẩu nói: “Chúng ta đừng bao giờ để mình rơi vào tình trạng bi quan, hay cay đắng là những điều ma quỷ đưa đến cho chúng ta hàng ngày”.
Phát biểu với các Hiến Binh Vatican vào ngày 28 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ rằng “ma quỷ tìm cách tạo ra một cuộc nội chiến, một loại nội chiến tâm linh”.
Trong bài giảng thánh lễ sáng 14 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Á Căn Đình đã mời gọi chúng ta đừng nhầm lẫn sự hiện diện của ma quỷ với bệnh tâm thần. Ngài nói: “Đừng coi thường! Sự hiện diện của ma quỷ đã được nhắc đến ngay trên trang đầu tiên của Kinh Thánh”
Vào ngày 29 tháng 9 năm 2014, trong một bài giảng khác tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Bergoglio giải thích rằng “Satan là kẻ thù của loài người. Nó rất tinh ranh quỷ quyệt: trang đầu tiên của Sách Sáng Thế nói với chúng ta như vậy, nó là kẻ đa mưu túc kế. Nó trình bày mọi thứ như thể rất là tốt. Nhưng ý định của nó là phá hủy, có lẽ với ‘những lời giải thích rất là nhân bản’”.
Ngày 3 tháng 10 năm 2015, khi nói chuyện với các Hiến Binh Vatican, Đức Phanxicô đã nhắc nhớ rằng “Satan là một kẻ dụ dỗ, nó gieo những nguy hiểm tiềm ẩn và dụ dỗ với đầy sự quyến rũ, và sự quyến rũ ma quỷ này khiến anh em tin mọi thứ. Nó biết cách làm thế nào để rao bán thật quyến rũ, nó bán rất chạy, và cuối cùng người ta phải trả giá rất cao!”
Ngày 12 tháng 9 năm 2016, trong thánh lễ buổi sáng, Đức Thánh Cha đã giải thích rằng “ma quỷ có hai vũ khí rất mạnh để tiêu diệt Giáo hội: đó là chia rẽ và tiền bạc... ma quỷ gieo trong lòng người sự ghen tương, tham vọng, và các ý tưởng chia rẽ hay tham lam. Nó gieo vào lòng người một cuộc chiến bẩn thỉu, gây ra chia rẽ như chủ nghĩa khủng bố”.
Ngày 13 tháng 10 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả “Ma quỷ từ từ thay đổi các tiêu chí của chúng ta để dẫn chúng ta đến tinh thần thế gian. Nó ngụy trang cách hành động của chúng ta mà chúng ta rất khó nhận thấy.”
Và chúng ta không thể không nhớ những lời mà Đức Giáo Hoàng đã nói trong cuộc phỏng vấn với Don Marco Pozza của đài TV2000 về Kinh Lạy Cha. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng ma quỷ là “một hữu thể” và chúng ta “đừng bao giờ nói chuyện với Satan” bởi vì “nó thông minh hơn chúng ta”.
Một trong 19,000 tình nguyện viên sửa soạn cho chuyến Tông du của ĐTC chia sẻ cảm nghiệm
Thanh Quảng sdb
17:11 28/12/2017
Một trong 19,000 tình nguyện viên sửa soạn cho chuyến Tông du của ĐTC chia sẻ cảm nghiệm
Từ Thủ đô Santiago nước Chile cô Francisca José Miranda, một trong hàng ngàn tình nguyện viên sửa soạn cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng Giêng năm tới chia sẻ: "Tôi vui mừng được làm một tình nguyện viên cho chuyến viếng thăm của ĐTC, đáp lại lời mời xây dựng một Giáo hội tươi xinh và một thế giới tốt đẹp hơn".
Francisca, người cũng có mặt trong buổi họp giữa Ủy ban Quốc gia về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng với Tổng thống Chilê, ông Michelle Bachelet, được tổ chức ngày ngày 27 tháng 12 tại điện La Moneda, cô đã lắng nghe Tổng thống chia sẻ ước mơ: "Chớ gì chuyến viếng thăm Chile của ĐTC sẽ là thời gian gặp gỡ và suy tư thiêng liêng cho Giáo Hội Công Giáo, cũng như cho toàn đất nước chúng ta".
Cô Francisca chia sẻ: "Tham gia vào việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Chilê của Đức Thánh Cha Phanxicô là một trải nghiệm không thể nào quên - chúng tôi chuẩn bị tâm hồn bằng vun góp tinh thần hăng say, vui tươi và chìm lắng trong đời cầu nguyện". Ban tổ chức cho hay họ đang triển khai những chi tiết cuối cùng trong chương trình của chuyến thăm, chẳng hạn như việc dàn dựng, trang trí, lựa chọn văn bản Kinh thánh, tổng dợt ban hợp xướng và dàn dựng một khán đài rộng 4.500 mét vuông để dâng lễ, nơi có đủ chỗ cho hàng ngàn linh mục và giám mục khắp nơi của đất nước tụ về đón rước ĐTC.
"Tôi được thúc đẩy để phục vụ trong niềm vui ở bất cứ nơi nào ban tổ chức sai tôi làm, và tôi hy vọng sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, Chilê sẽ được đổi mới. Chúng ta có quyền để chờ đợi đón nhận các sứ điệp hoà bình mà Đức Thánh Cha sẽ mang lại chúng ta nhân danh Chúa Kitô, chúng ta cần phải lắng nghe, học hỏi và quan yếu nhất là đưa ra thực hiện trong hành động.”
Ủy ban Toàn Quốc về chuyến viếng thăm của ĐTC tại Chile cho hay có khoảng 19.000 người đã đăng ký làm tình nguyện viên để chào đón Đức Thánh Cha khi Ngài đến Thủ đô Santiago và các thành phố Iquique và Temuco từ ngày 15 đến ngày 18 tháng Giêng năm tới.
Các Thiện Nguyện Viên họp mặt sửa soạn cho chuyến Tông du của ĐTC tại Chile |
Từ Thủ đô Santiago nước Chile cô Francisca José Miranda, một trong hàng ngàn tình nguyện viên sửa soạn cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng Giêng năm tới chia sẻ: "Tôi vui mừng được làm một tình nguyện viên cho chuyến viếng thăm của ĐTC, đáp lại lời mời xây dựng một Giáo hội tươi xinh và một thế giới tốt đẹp hơn".
Francisca, người cũng có mặt trong buổi họp giữa Ủy ban Quốc gia về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng với Tổng thống Chilê, ông Michelle Bachelet, được tổ chức ngày ngày 27 tháng 12 tại điện La Moneda, cô đã lắng nghe Tổng thống chia sẻ ước mơ: "Chớ gì chuyến viếng thăm Chile của ĐTC sẽ là thời gian gặp gỡ và suy tư thiêng liêng cho Giáo Hội Công Giáo, cũng như cho toàn đất nước chúng ta".
Cô Francisca chia sẻ: "Tham gia vào việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Chilê của Đức Thánh Cha Phanxicô là một trải nghiệm không thể nào quên - chúng tôi chuẩn bị tâm hồn bằng vun góp tinh thần hăng say, vui tươi và chìm lắng trong đời cầu nguyện". Ban tổ chức cho hay họ đang triển khai những chi tiết cuối cùng trong chương trình của chuyến thăm, chẳng hạn như việc dàn dựng, trang trí, lựa chọn văn bản Kinh thánh, tổng dợt ban hợp xướng và dàn dựng một khán đài rộng 4.500 mét vuông để dâng lễ, nơi có đủ chỗ cho hàng ngàn linh mục và giám mục khắp nơi của đất nước tụ về đón rước ĐTC.
"Tôi được thúc đẩy để phục vụ trong niềm vui ở bất cứ nơi nào ban tổ chức sai tôi làm, và tôi hy vọng sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, Chilê sẽ được đổi mới. Chúng ta có quyền để chờ đợi đón nhận các sứ điệp hoà bình mà Đức Thánh Cha sẽ mang lại chúng ta nhân danh Chúa Kitô, chúng ta cần phải lắng nghe, học hỏi và quan yếu nhất là đưa ra thực hiện trong hành động.”
Ủy ban Toàn Quốc về chuyến viếng thăm của ĐTC tại Chile cho hay có khoảng 19.000 người đã đăng ký làm tình nguyện viên để chào đón Đức Thánh Cha khi Ngài đến Thủ đô Santiago và các thành phố Iquique và Temuco từ ngày 15 đến ngày 18 tháng Giêng năm tới.
Đức Bênêđíctô thứ 16 ca ngợi Đức Hồng Y Müller đã bảo vệ ‘những truyền thống rõ ràng của đức tin’
Đặng Tự Do
17:52 28/12/2017
Đức Giáo Hoàng danh dự đã viết bài giới thiệu cho một cuốn tiểu luận của Đức Hồng Y Müller nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của Đức Hồng Y vào ngày 31 tháng 12 và dự kiến kỷ niệm 40 năm thụ phong linh mục của ngài vào tháng Hai tới đây.
Được phát hành vào đầu tháng 12 bởi nhà xuất bản Herder của Đức, cuốn sách có nhan đề “The Triune God: Christian Faith in the Secular Age” – “Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức tin Kitô trong thời Thế Tục.”
Trong phần giới thiệu, Đức Bênêđictô XVI viết rằng Đức Phaolô Đệ Lục kỳ vọng nhiều hơn nơi các chức vụ trong Giáo triều Rôma, đặc biệt là các chức vụ tổng trưởng và tổng thư ký của các bộ, “chỉ được giới hạn trong 5 năm để bảo vệ quyền tự do của Đức Giáo Hoàng và tính linh hoạt của Giáo Hội”.
Liên quan đến Đức Hồng Y Müller, Đức Bênêđictô XVI viết, “Nhiệm kỳ năm năm của ngài tại Bộ Giáo lý Đức Tin đã hết hạn, vì vậy ngài không có một chức vụ cụ thể nào nữa, nhưng một linh mục và chắc chắn một giám mục và một Hồng Y thì không thể nghỉ hưu một cách đơn giản như thế”, đó là lý do tại sao ngài phải tiếp tục “phục vụ đức tin một cách công khai”.
Đài phát thanh Vatican cho hay Đức Bênêđíctô XVI cũng nói về tầm quan trọng của việc trở thành tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin - một vị trí mà ngài đã từng nắm giữ hơn 23 năm trong triều đại của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Kiến thức thần học là rất cần thiết cho vai trò này, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu nói, nhưng hiểu biết những giới hạn trong kiến thức thần học của mình cũng là điều cần thiết.
Đức Bênêđíctô XVI đã kết thúc bài giới thiệu với những lời ca ngợi Đức Hồng Y Müller như sau: “Đức Hồng Y đã bảo vệ truyền thống rõ ràng về đức tin, và theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài đã cố gắng hiểu cách sống đức tin ấy trong thế giới ngày nay”.
Khi được thông báo vào tháng 7 rằng nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Müller không được gia hạn, nhiều blogger và nhà văn đã cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định này vì những bất đồng về mặt thần học, đặc biệt về vấn đề cho những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Müller trả lời với một tờ nhật báo Đức rằng “không có bất đồng giữa Đức Giáo Hoàng và tôi.”
Đức Hồng Y nói với tờ báo rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng gây bất ngờ cho ngài, nhưng ngài không buồn vì chuyện này.
Là một Hồng Y dưới 80 tuổi, Đức Hồng Y Müller vẫn là thành viên của một số bộ và hội đồng trong giáo triều Rôma, vì vậy, ngài nói: “Tôi vẫn có nhiều việc phải làm ở Rôma.”
Source: Catholic Herald - Benedict XVI hails Cardinal Müller for defending ‘the clear traditions of the faith’
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Sơn Qủa, Huế mừng Chúa Giáng Sinh
Maria Thủy Tiên
10:32 28/12/2017
Giáo xứ Sơn Quả là một giáo xứ miền núi thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách thành phố Huế và tòa Tổng Giám mục chừng 30km về hướng Tây Bắc. Bà con giáo dân trong giáo xứ gắn liền với nghề nông, làm ruộng, làm rừng, quanh năm vất vả nhưng đời sống đức tin lại bén rễ sâu với một bề dày lịch sử lâu đời.
Xem Hình
Từ lúc tái lập vào năm 2005 cho đến năm 2012, giáo xứ Sơn Qủa mới chính thức có Cha quản xứ riêng biệt, và vào ngày 26/10/2017, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Khôi là Cha sở thứ 2 của giáo xứ Sơn Qủa.
Ngài là một linh mục trẻ, đầy nhiệt huyết nên đã đem đến cho giáo dân Sơn Qủa một nguồn sức sống mới với nhiều sinh hoạt trong giáo xứ, điều đó đã được thể hiện trong mùa Vọng và mùa Giáng Sinh năm nay.
Bắt đầu bước vào mùa Vọng, ngài đã phát động chiến dịch “sưởi ấm Chúa Hài Đồng” để kêu gọi giáo dân cùng nhau đóng góp những “cọng rơm” để sưởi ấm Chúa Hài Đồng, đây cũng là dịp để nhiều người có cơ hội được đóng góp phần mình vào công việc chung, được cộng tác vào sinh hoạt chung của giáo xứ.
Sự hy sinh, quảng đại của mỗi người đã đem đến ánh sáng chan hòa, đem đến hơi ấm của Chúa Hài Đồng cho mọi người trong đêm Giáng Sinh đầy ắp yêu thương và ấm áp này. Tuy giáo xứ Sơn Qủa không "bằng chị bằng em", "ăn sau chạy dọi" còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản mọi người đã cố gắng hết mình để phát huy "nén bạc" Chúa trao cho mỗi người để sinh lợi cho giáo xứ, mọi người đã cùng nhau tích cực cộng tác để mang đến một đêm canh thức Giáng Sinh sinh động, sống mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể làm người trong cung lòng Trinh nữ Maria.
Chúa không thua lòng quảng đại của ai bao giờ. Xin cầu chúc mọi người luôn được đầy tràn niềm vui thánh thiêng trong Chúa Hài Đồng.
Xin mời mọi người cùng xem lại những khoảnh khắc sinh động của giáo xứ Sơn Qủa.
Maria Thủy Tiên
Xem Hình
Từ lúc tái lập vào năm 2005 cho đến năm 2012, giáo xứ Sơn Qủa mới chính thức có Cha quản xứ riêng biệt, và vào ngày 26/10/2017, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Khôi là Cha sở thứ 2 của giáo xứ Sơn Qủa.
Ngài là một linh mục trẻ, đầy nhiệt huyết nên đã đem đến cho giáo dân Sơn Qủa một nguồn sức sống mới với nhiều sinh hoạt trong giáo xứ, điều đó đã được thể hiện trong mùa Vọng và mùa Giáng Sinh năm nay.
Bắt đầu bước vào mùa Vọng, ngài đã phát động chiến dịch “sưởi ấm Chúa Hài Đồng” để kêu gọi giáo dân cùng nhau đóng góp những “cọng rơm” để sưởi ấm Chúa Hài Đồng, đây cũng là dịp để nhiều người có cơ hội được đóng góp phần mình vào công việc chung, được cộng tác vào sinh hoạt chung của giáo xứ.
Sự hy sinh, quảng đại của mỗi người đã đem đến ánh sáng chan hòa, đem đến hơi ấm của Chúa Hài Đồng cho mọi người trong đêm Giáng Sinh đầy ắp yêu thương và ấm áp này. Tuy giáo xứ Sơn Qủa không "bằng chị bằng em", "ăn sau chạy dọi" còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản mọi người đã cố gắng hết mình để phát huy "nén bạc" Chúa trao cho mỗi người để sinh lợi cho giáo xứ, mọi người đã cùng nhau tích cực cộng tác để mang đến một đêm canh thức Giáng Sinh sinh động, sống mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể làm người trong cung lòng Trinh nữ Maria.
Chúa không thua lòng quảng đại của ai bao giờ. Xin cầu chúc mọi người luôn được đầy tràn niềm vui thánh thiêng trong Chúa Hài Đồng.
Xin mời mọi người cùng xem lại những khoảnh khắc sinh động của giáo xứ Sơn Qủa.
Maria Thủy Tiên
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn chuyện ly dị: Ly dị không phải là một tội trọng
Vũ Văn An
19:06 28/12/2017
Ly dị không phải là một tội trọng
Dù thế, như trên đã nói, với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ly dị được giáo huấn giáo hoàng nhìn dưới một ánh sáng tích cực hơn: ít nhất nó không còn là một tội trọng nữa.
Đã đành, nói chung, người ly dị và tái hôn mà không có án vô hiệu vẫn không được rước lễ. Nhưng không phải vì những người này có tội trọng.
Giáo lý đó đã được Niềm Vui Yêu Thương dựa vào điều 1735 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mà đưa ra. Điều này nói về việc qui lỗi hay trách nhiệm đối với một hành động: trách nhiệm này có thể giảm đi hay ngay cả triệt tiêu do việc dốt nát, sợ hãi, thói quen, hay các nhân tố tâm lý và xã hội khác. Tông huấn nói tới việc “lượng giá một hoàn cảnh khách quan phải dẫn tới một phán đoán về tính qui lỗi chủ quan’. Ly dị và tái hôn bên ngoài Giáo Hội là “hoàn cảnh khách quan” (sai lạc). Tuy nhiên điều này, về “phương diện chủ quan” không nhất thiết biến cặp này thành những kẻ phạm tội trọng.
Phải nhấn mạnh ngay lúc này rằng Đức Hồng Y Caffara, một trong bốn vị Hồng Y “dubia” cật vấn Đức Phanxicô về khả thể cho phép những người này rước lễ, cũng đã đồng quan điểm như trên. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói: “Lý do tại sao Giáo Hội không cho phép người ly dị tái hôn rước lễ không phải vì Giáo Hội tự động cho rằng những người này đều ở trong trạng thái mắc tội trọng cả. Chúa, Đấng biết lòng người ta, mới biết lương tâm chủ quan của những con người này”.
Lỗ tai của trái tim
Về phần Đức Phanxicô, trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng Thường Lệ về Gia Đình năm 2015, ngài nói rằng Thượng Hội Đồng “đã bóc trần những trái tim đóng kín, những trái tim thường ẩn ngay phía sau các giáo huấn của Giáo Hội hay các ý tốt, hầu ngồi trên ghế Môsê mà phán xét, đôi khi một cách tự tôn và hời hợt, những vụ xử khó khăn và các gia đình bị thương tổn”.
Trong điều 232 của Tông Huấn, ngài đưa ra thái độ ngược hẳn lại: “Mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần học cách biết lắng nghe để nhận ra nó bằng lỗ tai của trái tim”.
Lỗ tai của trái tim không trước nhất phản ứng khủng hoảng bằng phòng ngự vì cách này vô ích (điều 233), trái lại, phải cùng nhau đương đầu theo cách “lòng nói với lòng” (điều 234), theo từng giai đoạn (điều 235), với sự giúp đỡ của ơn thánh, của thân nhân bằng hữu (điều 236), biết chấp nhận các thay đổi (237), ý thức rằng không ai làm ta thỏa mãn hoàn toàn (238), vì họ có những thương tích cũ (239), vì liên hệ gia đình (240).
Và khi không thể cứu vãn, ly thân không những không thể tránh mà còn cần thiết nữa, tuy phải bị coi là biện pháp cuối cùng (241). Đây là lúc Giáo Hội phải áp dụng một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt. “Tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung”, hòa giải, làm trung gian, đồng hành với họ (242).
Đối với những người ly dị tái hôn, phải làm họ “cảm nhận rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. “Họ không bị tuyệt thông” (243). Đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu (244). Đặt lên hàng đầu phúc lợi con cái (245).
Phúc lợi con cái ở hàng đầu
Dường như thần học mục vụ về hôn nhân của Đức Phanxicô đã trở về với viễn tượng của Thánh Augustinô ngày xưa: con cái là raison d’être cho sự hợp pháp của tính dục, nhất là trong trường hợp ly dị và tái hôn dân sự, dù chính ngài chỉ trích chủ trương chỉ chú trọng tới khía cạnh sinh sản trong hôn nhân.
Trước khi bàn tới khía cạnh đó, ở đây, ở số 245 này, tưởng nên đọc lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô khi nói tới con cái: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành”.
Sở dĩ có lời kêu gọi thống tiết ấy là vì theo Đức Phanxicô, “có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn các trẻ em” trên hay không, mà quên, không “cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình” đổ vỡ. Chính vì thế, “các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (246).
Cốt lõi khả thể rước lễ
Thiển nghĩ đấy chính là cốt lõi của khả thể cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ.
Trước nhất, theo Đức Phanxicô, vì cứ nghĩ rằng mọi sự đều trắng và đen, nên đôi khi ta chặn đường ơn thánh và phát triển. “Nên nhớ một bước nhỏ giữa nhiều giới hạn lớn lao của con người có thể làm Thiên Chúa vui lòng hơn một đời sống bề ngoài xem ra đàng hoàng nhưng với ngày tháng trôi qua không hề phải đối phó với các khó khăn lớn lao”.
Đức Phanxicô cho rằng những người thuộc loại đầu quả có tham dự vào đời sống Giáo Hội dù “một cách bất toàn, vì nhìn nhận rằng ơn Chúa cũng hoạt động trong đời họ bằng cách ban cho họ lòng can đảm để làm điều tốt, săn sóc lẫn nhau trong yêu thương và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc” (số 291). Họ thể hiện lý tưởng hôn nhân Kitô Giáo “ít nhất từng phần và theo phương thức loại suy. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết rằng Giáo Hội không coi thường các yếu tố xây dựng trong các hoàn cảnh chưa hoặc không còn tương hợp với giáo huấn về hôn nhân của mình nữa” (292).
Các yếu tố đó là việc “đạt được một sự ổn định đặc thù, được luật pháp thừa nhận, có đặc điểm của một lòng âu yếm sâu đậm và có trách nhiệm đối với con cái, và chứng tỏ có khả năng vượt qua thử thách”. Các yếu tố này “có thể dẫn đến sự cởi mở lớn hơn đối với Tin Mừng hôn nhân trong tính viên mãn của nó” (293), theo “luật tiệm tiến” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “con người nhân bản “biết, yêu và thực hiện điều tốt về luân lý theo các giai đoạn tăng trưởng khác nhau”, mà ngài tin là nhờ ơn thánh (294).
Đó là chủ trương của Giáo Hội ngay từ đầu: không loại bỏ mà phục hồi, “tuôn đổ dầu thơm thương xót của Thiên Chúa trên tất cả những ai kêu xin với một tâm hồn thành thực” (296).
Nói đến những người ly dị tái hôn, Đức Phanxicô cho rằng họ thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau, mà ta cần biện phân, nhưng kể cả những người coi thường giáo huấn của Giáo Hội, “cũng vẫn có cách nào đó để tham dự vào đời sống cộng đồng, hoặc trong dịch vụ xã hội, các buổi tụ tập để cầu nguyện hay một cách khác do sáng kiến riêng của họ gợi ý, với sự biện phân của linh mục quản xứ” (297).
Các hoàn cảnh ly dị và tái hôn khác nhau là a) hoàn cảnh trong đó, “cuộc kết hợp thứ hai được củng cố với thời gian, có những đứa con mới, được chứng thực là trung thành, hiến thân quảng đại, có cam kết Kitô Giáo, ý thức tính bất hợp lệ của nó và cả sự khó khăn lớn lao này là nếu trở lại chắc chắn lương tâm sẽ cảm thấy có lỗi”; b) hoàn cảnh “trong đó, vì các lý do nghiêm túc, như việc dưỡng dục con cái chẳng hạn, người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải ly thân”; c) trường hợp trong đó, “tuy cố gắng hết sức để cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn bị bỏ rơi một cách bất công”; d) “những người đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do dưỡng dục con cái, và đôi khi chủ quan tin chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân đầu, đã bị tan vỡ không thể cứu chữa, chưa bao giờ thành sự cả”. Những hoàn cảnh này khác hẳn với “chuyện khác là cuộc kết hợp mới, phát sinh từ cuộc ly dị mới đây, với tất cả mọi đau khổ và bối rối có thể gây ra cho con cái và mọi gia đình, hay trường hợp một người liên lỉ không chu toàn các nghĩa vụ của mình đối với gia đình” (298).
Đức Phanxicô nhất trí với nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng rằng những người ly dị tái hôn “nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo… không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, Chúa Thánh Thần tuôn đổ các ơn phúc và đặc sủng vào trong họ để sinh ích cho mọi người”. Nhất là vì điều này “cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn phải được coi là quan trọng nhất” (299).
Tóm lại, con cái được Đức Phanxicô đặc biệt chú ý trong các cuộc hôn nhân gặp khủng hoảng, tan vỡ và bất hợp lệ, chúng là một trong những yếu tố giảm khinh khiến có khả thể những cuộc hôn nhân bất hợp lệ không còn là trở ngại đối với việc lãnh nhận các bí tích.
Giảm khinh và lương tâm
Về các yếu tố giảm khinh, Đức Phanxicô cho biết một số khía cạnh: “Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ ‘các giá trị cố hữu của nó’ hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định cách khác mà không phạm tội thêm” (301). Ngoài ý kiến của các nghị phụ (Relatio Finalis 2015, 51) ra, Đức Phanxicô còn dựa vào Thánh Tôma Aquinô (Summa Theologiae I-II, q. 65, art. 3 ad 2; De Malo, 2, art. 2.) và cả Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (No. 1735) nữa để minh giải sự giảm khinh.
Như đã thấy, Sách Giáo Lý liệt kê các nhân tố giảm khinh sau đây: không biết, vô ý, bị cưỡng ép, sợ hãi, thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác. Các nhân tố khác này, theo Sách (số 2352), có thể là “sự thiếu chín chắn về cảm giới, sức mạnh của thói quen đã mắc phải, các tình trạng lo âu xao xuyến”.
Thiển nghĩ, đến đây, các quan điểm tích cực của Đức Phanxicô đối với những hoàn cảnh hôn nhân “bất hợp lệ nhất” là ly dị và tái hôn không gây thắc mắc bao nhiêu ngay đối với các vị Hồng Y “dubia” nhưng khi ngài nói đến lương tâm ở số 303, thì hình như cung giọng trở nên cảm kích một cách lạ thường khiến nhiều người lo âu.
Ngài viết: “lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng. Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan”.
Với những nhân tố như trên, Đức Phanxicô cho rằng: “Vì các hình thức của điều kiện hóa và các nhân tố giảm khinh, rất có thể, dù ở trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, một hoàn cảnh có thể không bị qui tội về phương diện chủ quan, một ai đó vẫn có thể sống trong ơn thánh Chúa, vẫn có thể yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để tiến tới mục tiêu này” (305).
Chính ở đây, có ghi chú thời danh 351 gây tranh cãi không thể nào nguôi: “Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự trợ giúp của các bí tích. Do đó, ‘tôi muốn nhắc nhở các linh mục điều này: không được coi tòa giải tội như phòng tra tấn, mà đúng hơn là nơi gặp gỡ với lòng thương xót của Chúa’ (Tông Huấn Evangelii Gaudium [24-11-2013], 44: AAS 105 [2013], 1038). Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Phép Thánh Thể ‘không phải là một phần thưởng cho người hoàn hảo, nhưng là một món thuốc và món ăn mạnh mẽ cho người yếu đuối’ (Như trên, 47: 1039)”.
Con đường đức ái
Dù những điều trên có thể gây tranh cãi, nhưng không ai bác bỏ được điều này: chúng cho thấy người ly dị tái hôn quả chiếm một chỗ rất quan yếu trong trái tim Đức Phanxicô, vị Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tới lòng thương xót ngay trong khẩu hiệu của mình và từ những ngày đầu tiên của triều giáo hoàng.
Chính vì thế, ngài nhấn mạnh đến via caritatis (con đường đức ái): nó là qui luật đầu tiên của Kitô hữu, nó che phủ rất nhiều tội lỗi (số 306). Luận lý học của ngài như sau: Giáo Hội không ngừng đề cao lý tưởng hôn nhân, làm ngược lại là “không trung thành với Tin Mừng”, ưu tiên vì thế là củng cố các cuộc hôn nhân (số 307). Nhưng “dù không sao lãng lý tưởng Tin Mừng, ta vẫn cần phải đồng hành một cách đầy thương xót và nhẫn nại với các giai đoạn có thể có trong việc tăng trưởng bản thân khi chúng xuất hiện từ từ”, chừa chỗ cho “lòng thương xót của Chúa, một lòng thương xót thúc đẩy ta cố gắng hết sức”. Tôi hiểu những ai vẫn thích lối chăm sóc mục vụ khắt khe hơn, vốn không có chỗ cho mơ hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Chúa Giêsu muốn có một Giáo Hội biết lưu ý tới điều tốt mà Chúa Thánh Thần vốn gieo vào giữa sự yếu đuối của con người, là một Bà Mẹ, dù lớn tiếng nói rõ giáo huấn khách quan của mình, “vẫn luôn làm bất cứ điều tốt nào có thể làm, cho dù trong khi làm thế, giầy dép của mình bị vấy bẩn bởi đất bùn hè phố”. Khi đề xuất với tín hữu lý tưởng trọn vẹn của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, các mục tử của Giáo Hội cũng phải giúp họ cư xử với những người yếu đuối một cách cảm thương, tránh làm bực mình hay phán đoán khắc nghiệt hoặc hấp tấp thái quá” (số 308).
Tóm lại, Đức Phanxicô cố gắng hết sức trong việc vận động toàn thể Giáo Hội giảm mắt luật lệ tăng mắt đức ái trong cách tiếp cận với những người “bất hợp lệ nhất”, tức những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Ngược, lại, ngài mong những người này tích cực đáp ứng: “Tôi khuyến khích các tín hữu đang rơi vào các hoàn cảnh phức tạp hãy tin tưởng nói chuyện với các mục tử của mình hay với các tín hữu có đời sống dấn thân cho Chúa. Có thể không phải lúc nào họ cũng tìm được nơi các tín hữu này sự xác nhận đối với các ý nghĩ hay ước vọng của họ, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một chút ánh sáng nào đó giúp họ hiểu rõ hơn hoàn cảnh của họ và tìm ra nẻo đường tăng trưởng bản thân” (số 312).
Kỳ sau: Con cái của ly dị
Dù thế, như trên đã nói, với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ly dị được giáo huấn giáo hoàng nhìn dưới một ánh sáng tích cực hơn: ít nhất nó không còn là một tội trọng nữa.
Đã đành, nói chung, người ly dị và tái hôn mà không có án vô hiệu vẫn không được rước lễ. Nhưng không phải vì những người này có tội trọng.
Giáo lý đó đã được Niềm Vui Yêu Thương dựa vào điều 1735 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mà đưa ra. Điều này nói về việc qui lỗi hay trách nhiệm đối với một hành động: trách nhiệm này có thể giảm đi hay ngay cả triệt tiêu do việc dốt nát, sợ hãi, thói quen, hay các nhân tố tâm lý và xã hội khác. Tông huấn nói tới việc “lượng giá một hoàn cảnh khách quan phải dẫn tới một phán đoán về tính qui lỗi chủ quan’. Ly dị và tái hôn bên ngoài Giáo Hội là “hoàn cảnh khách quan” (sai lạc). Tuy nhiên điều này, về “phương diện chủ quan” không nhất thiết biến cặp này thành những kẻ phạm tội trọng.
Phải nhấn mạnh ngay lúc này rằng Đức Hồng Y Caffara, một trong bốn vị Hồng Y “dubia” cật vấn Đức Phanxicô về khả thể cho phép những người này rước lễ, cũng đã đồng quan điểm như trên. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói: “Lý do tại sao Giáo Hội không cho phép người ly dị tái hôn rước lễ không phải vì Giáo Hội tự động cho rằng những người này đều ở trong trạng thái mắc tội trọng cả. Chúa, Đấng biết lòng người ta, mới biết lương tâm chủ quan của những con người này”.
Lỗ tai của trái tim
Về phần Đức Phanxicô, trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng Thường Lệ về Gia Đình năm 2015, ngài nói rằng Thượng Hội Đồng “đã bóc trần những trái tim đóng kín, những trái tim thường ẩn ngay phía sau các giáo huấn của Giáo Hội hay các ý tốt, hầu ngồi trên ghế Môsê mà phán xét, đôi khi một cách tự tôn và hời hợt, những vụ xử khó khăn và các gia đình bị thương tổn”.
Trong điều 232 của Tông Huấn, ngài đưa ra thái độ ngược hẳn lại: “Mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần học cách biết lắng nghe để nhận ra nó bằng lỗ tai của trái tim”.
Lỗ tai của trái tim không trước nhất phản ứng khủng hoảng bằng phòng ngự vì cách này vô ích (điều 233), trái lại, phải cùng nhau đương đầu theo cách “lòng nói với lòng” (điều 234), theo từng giai đoạn (điều 235), với sự giúp đỡ của ơn thánh, của thân nhân bằng hữu (điều 236), biết chấp nhận các thay đổi (237), ý thức rằng không ai làm ta thỏa mãn hoàn toàn (238), vì họ có những thương tích cũ (239), vì liên hệ gia đình (240).
Và khi không thể cứu vãn, ly thân không những không thể tránh mà còn cần thiết nữa, tuy phải bị coi là biện pháp cuối cùng (241). Đây là lúc Giáo Hội phải áp dụng một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt. “Tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung”, hòa giải, làm trung gian, đồng hành với họ (242).
Đối với những người ly dị tái hôn, phải làm họ “cảm nhận rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. “Họ không bị tuyệt thông” (243). Đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu (244). Đặt lên hàng đầu phúc lợi con cái (245).
Phúc lợi con cái ở hàng đầu
Dường như thần học mục vụ về hôn nhân của Đức Phanxicô đã trở về với viễn tượng của Thánh Augustinô ngày xưa: con cái là raison d’être cho sự hợp pháp của tính dục, nhất là trong trường hợp ly dị và tái hôn dân sự, dù chính ngài chỉ trích chủ trương chỉ chú trọng tới khía cạnh sinh sản trong hôn nhân.
Trước khi bàn tới khía cạnh đó, ở đây, ở số 245 này, tưởng nên đọc lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô khi nói tới con cái: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành”.
Sở dĩ có lời kêu gọi thống tiết ấy là vì theo Đức Phanxicô, “có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn các trẻ em” trên hay không, mà quên, không “cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình” đổ vỡ. Chính vì thế, “các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (246).
Cốt lõi khả thể rước lễ
Thiển nghĩ đấy chính là cốt lõi của khả thể cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ.
Trước nhất, theo Đức Phanxicô, vì cứ nghĩ rằng mọi sự đều trắng và đen, nên đôi khi ta chặn đường ơn thánh và phát triển. “Nên nhớ một bước nhỏ giữa nhiều giới hạn lớn lao của con người có thể làm Thiên Chúa vui lòng hơn một đời sống bề ngoài xem ra đàng hoàng nhưng với ngày tháng trôi qua không hề phải đối phó với các khó khăn lớn lao”.
Đức Phanxicô cho rằng những người thuộc loại đầu quả có tham dự vào đời sống Giáo Hội dù “một cách bất toàn, vì nhìn nhận rằng ơn Chúa cũng hoạt động trong đời họ bằng cách ban cho họ lòng can đảm để làm điều tốt, săn sóc lẫn nhau trong yêu thương và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc” (số 291). Họ thể hiện lý tưởng hôn nhân Kitô Giáo “ít nhất từng phần và theo phương thức loại suy. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết rằng Giáo Hội không coi thường các yếu tố xây dựng trong các hoàn cảnh chưa hoặc không còn tương hợp với giáo huấn về hôn nhân của mình nữa” (292).
Các yếu tố đó là việc “đạt được một sự ổn định đặc thù, được luật pháp thừa nhận, có đặc điểm của một lòng âu yếm sâu đậm và có trách nhiệm đối với con cái, và chứng tỏ có khả năng vượt qua thử thách”. Các yếu tố này “có thể dẫn đến sự cởi mở lớn hơn đối với Tin Mừng hôn nhân trong tính viên mãn của nó” (293), theo “luật tiệm tiến” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “con người nhân bản “biết, yêu và thực hiện điều tốt về luân lý theo các giai đoạn tăng trưởng khác nhau”, mà ngài tin là nhờ ơn thánh (294).
Đó là chủ trương của Giáo Hội ngay từ đầu: không loại bỏ mà phục hồi, “tuôn đổ dầu thơm thương xót của Thiên Chúa trên tất cả những ai kêu xin với một tâm hồn thành thực” (296).
Nói đến những người ly dị tái hôn, Đức Phanxicô cho rằng họ thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau, mà ta cần biện phân, nhưng kể cả những người coi thường giáo huấn của Giáo Hội, “cũng vẫn có cách nào đó để tham dự vào đời sống cộng đồng, hoặc trong dịch vụ xã hội, các buổi tụ tập để cầu nguyện hay một cách khác do sáng kiến riêng của họ gợi ý, với sự biện phân của linh mục quản xứ” (297).
Các hoàn cảnh ly dị và tái hôn khác nhau là a) hoàn cảnh trong đó, “cuộc kết hợp thứ hai được củng cố với thời gian, có những đứa con mới, được chứng thực là trung thành, hiến thân quảng đại, có cam kết Kitô Giáo, ý thức tính bất hợp lệ của nó và cả sự khó khăn lớn lao này là nếu trở lại chắc chắn lương tâm sẽ cảm thấy có lỗi”; b) hoàn cảnh “trong đó, vì các lý do nghiêm túc, như việc dưỡng dục con cái chẳng hạn, người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải ly thân”; c) trường hợp trong đó, “tuy cố gắng hết sức để cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn bị bỏ rơi một cách bất công”; d) “những người đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do dưỡng dục con cái, và đôi khi chủ quan tin chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân đầu, đã bị tan vỡ không thể cứu chữa, chưa bao giờ thành sự cả”. Những hoàn cảnh này khác hẳn với “chuyện khác là cuộc kết hợp mới, phát sinh từ cuộc ly dị mới đây, với tất cả mọi đau khổ và bối rối có thể gây ra cho con cái và mọi gia đình, hay trường hợp một người liên lỉ không chu toàn các nghĩa vụ của mình đối với gia đình” (298).
Đức Phanxicô nhất trí với nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng rằng những người ly dị tái hôn “nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo… không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, Chúa Thánh Thần tuôn đổ các ơn phúc và đặc sủng vào trong họ để sinh ích cho mọi người”. Nhất là vì điều này “cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn phải được coi là quan trọng nhất” (299).
Tóm lại, con cái được Đức Phanxicô đặc biệt chú ý trong các cuộc hôn nhân gặp khủng hoảng, tan vỡ và bất hợp lệ, chúng là một trong những yếu tố giảm khinh khiến có khả thể những cuộc hôn nhân bất hợp lệ không còn là trở ngại đối với việc lãnh nhận các bí tích.
Giảm khinh và lương tâm
Về các yếu tố giảm khinh, Đức Phanxicô cho biết một số khía cạnh: “Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ ‘các giá trị cố hữu của nó’ hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định cách khác mà không phạm tội thêm” (301). Ngoài ý kiến của các nghị phụ (Relatio Finalis 2015, 51) ra, Đức Phanxicô còn dựa vào Thánh Tôma Aquinô (Summa Theologiae I-II, q. 65, art. 3 ad 2; De Malo, 2, art. 2.) và cả Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (No. 1735) nữa để minh giải sự giảm khinh.
Như đã thấy, Sách Giáo Lý liệt kê các nhân tố giảm khinh sau đây: không biết, vô ý, bị cưỡng ép, sợ hãi, thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác. Các nhân tố khác này, theo Sách (số 2352), có thể là “sự thiếu chín chắn về cảm giới, sức mạnh của thói quen đã mắc phải, các tình trạng lo âu xao xuyến”.
Thiển nghĩ, đến đây, các quan điểm tích cực của Đức Phanxicô đối với những hoàn cảnh hôn nhân “bất hợp lệ nhất” là ly dị và tái hôn không gây thắc mắc bao nhiêu ngay đối với các vị Hồng Y “dubia” nhưng khi ngài nói đến lương tâm ở số 303, thì hình như cung giọng trở nên cảm kích một cách lạ thường khiến nhiều người lo âu.
Ngài viết: “lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng. Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan”.
Với những nhân tố như trên, Đức Phanxicô cho rằng: “Vì các hình thức của điều kiện hóa và các nhân tố giảm khinh, rất có thể, dù ở trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, một hoàn cảnh có thể không bị qui tội về phương diện chủ quan, một ai đó vẫn có thể sống trong ơn thánh Chúa, vẫn có thể yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để tiến tới mục tiêu này” (305).
Chính ở đây, có ghi chú thời danh 351 gây tranh cãi không thể nào nguôi: “Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự trợ giúp của các bí tích. Do đó, ‘tôi muốn nhắc nhở các linh mục điều này: không được coi tòa giải tội như phòng tra tấn, mà đúng hơn là nơi gặp gỡ với lòng thương xót của Chúa’ (Tông Huấn Evangelii Gaudium [24-11-2013], 44: AAS 105 [2013], 1038). Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Phép Thánh Thể ‘không phải là một phần thưởng cho người hoàn hảo, nhưng là một món thuốc và món ăn mạnh mẽ cho người yếu đuối’ (Như trên, 47: 1039)”.
Con đường đức ái
Dù những điều trên có thể gây tranh cãi, nhưng không ai bác bỏ được điều này: chúng cho thấy người ly dị tái hôn quả chiếm một chỗ rất quan yếu trong trái tim Đức Phanxicô, vị Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tới lòng thương xót ngay trong khẩu hiệu của mình và từ những ngày đầu tiên của triều giáo hoàng.
Chính vì thế, ngài nhấn mạnh đến via caritatis (con đường đức ái): nó là qui luật đầu tiên của Kitô hữu, nó che phủ rất nhiều tội lỗi (số 306). Luận lý học của ngài như sau: Giáo Hội không ngừng đề cao lý tưởng hôn nhân, làm ngược lại là “không trung thành với Tin Mừng”, ưu tiên vì thế là củng cố các cuộc hôn nhân (số 307). Nhưng “dù không sao lãng lý tưởng Tin Mừng, ta vẫn cần phải đồng hành một cách đầy thương xót và nhẫn nại với các giai đoạn có thể có trong việc tăng trưởng bản thân khi chúng xuất hiện từ từ”, chừa chỗ cho “lòng thương xót của Chúa, một lòng thương xót thúc đẩy ta cố gắng hết sức”. Tôi hiểu những ai vẫn thích lối chăm sóc mục vụ khắt khe hơn, vốn không có chỗ cho mơ hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Chúa Giêsu muốn có một Giáo Hội biết lưu ý tới điều tốt mà Chúa Thánh Thần vốn gieo vào giữa sự yếu đuối của con người, là một Bà Mẹ, dù lớn tiếng nói rõ giáo huấn khách quan của mình, “vẫn luôn làm bất cứ điều tốt nào có thể làm, cho dù trong khi làm thế, giầy dép của mình bị vấy bẩn bởi đất bùn hè phố”. Khi đề xuất với tín hữu lý tưởng trọn vẹn của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, các mục tử của Giáo Hội cũng phải giúp họ cư xử với những người yếu đuối một cách cảm thương, tránh làm bực mình hay phán đoán khắc nghiệt hoặc hấp tấp thái quá” (số 308).
Tóm lại, Đức Phanxicô cố gắng hết sức trong việc vận động toàn thể Giáo Hội giảm mắt luật lệ tăng mắt đức ái trong cách tiếp cận với những người “bất hợp lệ nhất”, tức những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Ngược, lại, ngài mong những người này tích cực đáp ứng: “Tôi khuyến khích các tín hữu đang rơi vào các hoàn cảnh phức tạp hãy tin tưởng nói chuyện với các mục tử của mình hay với các tín hữu có đời sống dấn thân cho Chúa. Có thể không phải lúc nào họ cũng tìm được nơi các tín hữu này sự xác nhận đối với các ý nghĩ hay ước vọng của họ, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một chút ánh sáng nào đó giúp họ hiểu rõ hơn hoàn cảnh của họ và tìm ra nẻo đường tăng trưởng bản thân” (số 312).
Kỳ sau: Con cái của ly dị
Văn Hóa
Sau 2000 Năm, Chúa Chọn Giáng Sinh Ở Đâu ?
Sơn Ca Linh
10:35 28/12/2017
Ba đạo sĩ Phương đông về Sa Lem dọ hỏi :
“Đấng Cứu Thế vừa giáng sinh nơi đâu ?....”
Ai cũng thuộc Kinh Thánh làu làu,
Nhưng chẳng ai ngờ,
Chúa lại Giáng Sinh nơi hang lừa máng cỏ.
Giữa những con người khiêm hèn bé nhỏ,
Những chú mục đồng giải nắng dầm sương…
2000 năm sau,
Lễ Giáng Sinh hiện hữu trên muôn vạn nẻo đường,
Hang đá, đèn sao, nhạc mừng rộn rã…
Nhưng liệu, nếu lại vang lên câu hỏi :
“Chúa Cứu Thế đang giáng sinh nơi nào ?
New York, Paris, hay thánh địa Vaticano…?”
Đố ai dám chắc mình chỉ ra ngay địa chỉ !
Chỉ biết một điều,
Đường Chúa vào đời qua muôn thế kỷ,
Vẫn chọn con đường khiêm hạ giản đơn.
Vẫn tìm về những địa chỉ mang dấu vết yêu thương,
Và những trái tim dịu hiền, bao dung, từ ái.
Chắc Chúa lại giáng Sinh
qua những người mẹ thức trắng vì con đêm dài tê tái,
Những bàn tay cha mệt mỏi lao lung.
Những anh chị công nhân…
phục vụ khiêm tốn nhưng đẹp vô cùng,
vì những giọt mồ hôi luôn đong đầy hy sinh thầm lặng.
Chắc Chúa lại giáng Sinh
trong những tù nhân lương tâm thiệt thòi cay đắng,
Những phận người công chính nhưng bé nhỏ vô danh,
Những đôi vợ chồng son sắt thủy chung,
mang gánh gia đình với trái tim tốt lành thiện hảo…
Chắc Chúa lại giáng sinh
Không phải tại Sa Lem của hận thù, rẽ chia, tranh chấp,
Hay tại Palestine, Syria, Irak… bạo lực chiến tranh…
Không là ở khách sạn 5 sao,
hay những rì-sọt ăn chơi, trác táng bạo hành…
Không là địa chỉ của tính toan và âm mưu quyền lực…
Nhưng Chúa lại giáng sinh,
Cho những con người bị bóc lột dập vùi oan ức,
Để có được ngày mai ấm áo no cơm.
Cho bất cứ ai xây dựng hòa bình, mở lối yêu thương,
Những địa chỉ Bê-lem muôn đời Ngài ưa chuộng !
Vâng, sau 2000 năm,
Chúa tiếp tục vào đời trên muôn nẻo đường cuộc sống.
Địa chỉ Bê-lem có thể là tôi, là chị, là anh…
Bởi khi ta hoán cãi trở về với lương thiện tốt lành,
Cuộc đời ta
sẽ chính là địa chỉ Bê-lem đón Ngôi Lời giáng thế !
Giáng Sinh 2017