Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Gẫm Trong Lòng
Lm Vũđình Tường
01:50 29/12/2022
Do khờ khạo và thiếu kinh nghiệm khi bị ma quỉ cám dỗ, hai ông bà Adong và Evà nghe theo lời chúng phủ dụ bất tuân lệnh Chúa truyền. Kết quả, cả hai đều bị Chúa đuổi khỏi vườn Địa Đàng, sống cảnh lưu đầy, ảnh hưởng đến hậu thế. Ngày Chúa Giánh Sinh không phải do ngẫu nhiên mà là chương trình phát sinh do lòng Chúa xót thương. Đức Kitô, Đấng trung thành và vâng lời Chúa Cha xuống trần gian cứu nhân loại khỏi lầm than, và sự chết. Người là Đấng toàn thiện giữa muôn dân. Ngày Đức Kitô giáng thế được các tiên tri loan báo như là quà giao hoà Chúa ban cho muôn dân
'Người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa- Ở- Cùng- Chúng Ta' Mt 1,23.
Lịch sử nhân loại không có hành động khiêm nhường nào quan trọng hơn hành động Chúa xuống thế làm người. Đấng hằng Sống trở thành người phàm. Đấng cực thánh chọn sống với tội nhân; Đấng đến ban công chính bị bất chính không những từ chối đón nhận, còn ra tay xua đuổi; Đấng công chính đến ban sự sáng bị tối tăm, bất công lên án; Đấng rộng lòng thương xót bị đối xử tàn nhẫn bởi bàn tay gian ác; Vua thiên quốc chấp nhận bản án vua trần gian áp đặt. Vua sự sống chấp nhận chết nhục nhã trên cây thập tự. Tất cả những điều đó biểu lộ lòng Chúa xót thương vô bờ.
Thiên Chúa chọn Đức Trinh Nữ Maria, cô gái miền quê nhỏ, một tấm lòng khiên nhường ít ai biết đến, trở thành Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria trở thành mẫu mực của khiêm nhường, chân thành, đơn sơ từ tâm khảm. Trong kinh 'Ngợi Khen', Đức Trinh Nữ cho biết thiên hạ ca tụng, ngợi khen bà là người có phúc; tron khi đó chính Đức Trinh Nữ vang lời ca tụng, ngợi khen, tôn thờ Thiên Chúa, bởi chính Thiên Chúa ban cho ĐứcTrinh Nữ ơn trọng đại trở thành Mẹ Thiên Chúa. Kitô hữu học từ Đức Trinh Nữ sống khiêm nhường, đơn sơ, chân thật và luôn ghi nhớ suy gẫm Lời Chúa trong lòng. Thánh Giuse, Đấng công chính từ hành động đến lời nói trở thành cha nuôi Đức Kitô. Kitô hữu tìm học cách sống khiêm nhường, chân thành, thật thà, đơn sơ nơi thánh Giuse. Thánh Gioan Tẩy Giả cả đời tôn kính, trung thành phục vụ Đấng Cứu Thế. Thánh nhân không nói bất cứ câu nào, điều nào để ca tụng riêng mình, tất cả con người và tâm hồn thánh nhân dùng rao giảng, ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa. Kitô hữu học từ thánh nhân biết từ bỏ cao sang, quyền quí trần gian, dùng đời mình, tiếng nói mình để làm Vinh Danh Chúa và ca tụng kì công vũ trụ Chúa tạo dựng. Học từ cha mẹ thánh Gioan là ông bà Zacharia- Elizabeth suy gẫm biến cố trong đời nhận biết Chúa mời ta trở thành chứng nhân tình yêu Chúa cho muôn dân.
Thánh Thần Chúa loan báo Tin Mừng Giáng Sinh cho mục đồng. Nhận Tin Vui, họ vội vã giữa đêm đông đến tìm gặp Ấu Chúa. Gặp Ấu Chúa, họ vang lời ca ngợi và trở thành nhóm người đầu tiên mang Tin Mừng cho muôn dân. Cả hai ông bà Giuse-Maria đều kinh ngạc làm sao nhóm mục đồng biết ngày Chúa Giáng Sinh. Hai ông bà suy gẫm và nhận biết chính Thiên Thần Chúa báo Tin Vui cho mục đồng. Chúa mời gọi tất cả những nhân vật trên cộng tác trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Một chương trình mà chính Chúa từ lâu đã xếp đặt mọi sự từ khởi sự cho đến khi hoàn thành. Chính cá nhân được mời gọi cũng chỉ nhận biết lãnh vực thuộc phần mình, và nhận biết từng phần một do Chúa từ từ mặc khải để các ngài hoàn thành sứ mạng trao phó.
Sứ giả Thiên Chúa không bao giờ ngưng dâng lời ca tụng Chúa. Lời ca vang từ không trung loan báo 'Bình an cho người thiện tâm'. Bô ba, chung vai, sát cánh với nhau đêm ngày gồm: bình an, khiêm nhường và thiện tâm. Tâm hồn thiện tâm không sống cho chính mình mà sống làm Vinh Danh Chúa.
Kitô hữu được mời gọi sống trong tâm tình khiêm nhường, yêu mến, phục vụ tha nhân trong chương trình cao cả, vĩ đại của Thiên Chúa, chương trình cứu nhân loại khỏi chết đời đời.
TiengChuong.org
Pondering
Because of their innocent attitude, Adam and Eve didn't ponder the consequences of their action, but just simply listened to the evil spirits- fathers of life- and as the result, the couple lived in exile. The birth of Jesus did not happen by chance, but it was an act of mercy. Jesus, the perfect obedient of God's only Son, came into this world to save the lost. He is the perfect model of humanity. His birth was prophesied by the prophet, and served as God's grace to mankind.
'They will call him Emmanuel, a name which means 'God-is-with-us' Mt 1,23.
There is no greater act of humility than the act of God's Incarnate, who becomes one of us, the supreme Immortal becomes mortal, the holiest of holies lives amongst sinners, the incorruptible justice becomes the victim of the corruptible world, the utmost gentle of the heart of flesh endures the roughness of the heart of stone. Jesus, king of the universe, allows an earthly king to judge and condemn the heavenly king, the Lord of life accepts a humiliating death on the cross to show God's love for mankind. God chose Mary, an innocent, humble country girl, to be the Mother of God. Next to Jesus' utmost humility model was Mary, the model of humbleness, sincerity, and simplicity of heart. In her Magnificat, Mary revealed that through God, people gave her praise, and thanks, but she herself gave praise, worship, and thank God for showering upon her God's blessings, and that makes her the most blessed which lasts generation to generation. Through her, we learn to live in humility, and ponder God's word as she did in her life. God chose Joseph, a humble and honest man, to take care of the Holy Family. Through Joseph, we learn to live in simplicity and labour with love, honesty, and integrity. God chose John the Baptist who used his voice, and his life to serve God. John had not a single word praising himself but every word he uttered focused on God's abounding love. His whole life was praising God, and proclaiming the coming of Jesus. Through John, we learn to detach ourselves from earthly things and use our voices to show our gratitude toward the marvel of God's creation. We learn also from John's parents, Elizabeth, and Zechariah, to ponder our life events, and come to know that God allows us to share God's love for others. The angels announced the great news to the shepherds. Receiving the news, they were in haste to come out into the cold, in the middle of the night, to meet the newborn king. Meeting the newborn king, they were filled with great joy, and became the first group of people who heralded the birth of the newborn king. To their great surprise, Mary and Joseph wonder who would let the shepherds know about the good news. They pondered the visit, and believed that it was God who warmed the shepherds' hearts in the middle of winter. God called each of these people to play their part in the process of the Incarnation. They all played the role well even though they didn't know that God had called them, long in advance, to be part of God's saving act.
God's messenger would never stop praising God. The singing from on high proclaiming, 'peace to people of goodwill'. The trio: peace, humility and goodwill go hand in hand. People of goodwill are people who labour not for their own glory but for the greater glory of God. We are called to be people of goodwill. We are called, in God's name, to serve humanity in humility, to take part in God's grand plan; and to enjoy peace, the fruit of our service.
'Người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa- Ở- Cùng- Chúng Ta' Mt 1,23.
Lịch sử nhân loại không có hành động khiêm nhường nào quan trọng hơn hành động Chúa xuống thế làm người. Đấng hằng Sống trở thành người phàm. Đấng cực thánh chọn sống với tội nhân; Đấng đến ban công chính bị bất chính không những từ chối đón nhận, còn ra tay xua đuổi; Đấng công chính đến ban sự sáng bị tối tăm, bất công lên án; Đấng rộng lòng thương xót bị đối xử tàn nhẫn bởi bàn tay gian ác; Vua thiên quốc chấp nhận bản án vua trần gian áp đặt. Vua sự sống chấp nhận chết nhục nhã trên cây thập tự. Tất cả những điều đó biểu lộ lòng Chúa xót thương vô bờ.
Thiên Chúa chọn Đức Trinh Nữ Maria, cô gái miền quê nhỏ, một tấm lòng khiên nhường ít ai biết đến, trở thành Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria trở thành mẫu mực của khiêm nhường, chân thành, đơn sơ từ tâm khảm. Trong kinh 'Ngợi Khen', Đức Trinh Nữ cho biết thiên hạ ca tụng, ngợi khen bà là người có phúc; tron khi đó chính Đức Trinh Nữ vang lời ca tụng, ngợi khen, tôn thờ Thiên Chúa, bởi chính Thiên Chúa ban cho ĐứcTrinh Nữ ơn trọng đại trở thành Mẹ Thiên Chúa. Kitô hữu học từ Đức Trinh Nữ sống khiêm nhường, đơn sơ, chân thật và luôn ghi nhớ suy gẫm Lời Chúa trong lòng. Thánh Giuse, Đấng công chính từ hành động đến lời nói trở thành cha nuôi Đức Kitô. Kitô hữu tìm học cách sống khiêm nhường, chân thành, thật thà, đơn sơ nơi thánh Giuse. Thánh Gioan Tẩy Giả cả đời tôn kính, trung thành phục vụ Đấng Cứu Thế. Thánh nhân không nói bất cứ câu nào, điều nào để ca tụng riêng mình, tất cả con người và tâm hồn thánh nhân dùng rao giảng, ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa. Kitô hữu học từ thánh nhân biết từ bỏ cao sang, quyền quí trần gian, dùng đời mình, tiếng nói mình để làm Vinh Danh Chúa và ca tụng kì công vũ trụ Chúa tạo dựng. Học từ cha mẹ thánh Gioan là ông bà Zacharia- Elizabeth suy gẫm biến cố trong đời nhận biết Chúa mời ta trở thành chứng nhân tình yêu Chúa cho muôn dân.
Thánh Thần Chúa loan báo Tin Mừng Giáng Sinh cho mục đồng. Nhận Tin Vui, họ vội vã giữa đêm đông đến tìm gặp Ấu Chúa. Gặp Ấu Chúa, họ vang lời ca ngợi và trở thành nhóm người đầu tiên mang Tin Mừng cho muôn dân. Cả hai ông bà Giuse-Maria đều kinh ngạc làm sao nhóm mục đồng biết ngày Chúa Giáng Sinh. Hai ông bà suy gẫm và nhận biết chính Thiên Thần Chúa báo Tin Vui cho mục đồng. Chúa mời gọi tất cả những nhân vật trên cộng tác trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Một chương trình mà chính Chúa từ lâu đã xếp đặt mọi sự từ khởi sự cho đến khi hoàn thành. Chính cá nhân được mời gọi cũng chỉ nhận biết lãnh vực thuộc phần mình, và nhận biết từng phần một do Chúa từ từ mặc khải để các ngài hoàn thành sứ mạng trao phó.
Sứ giả Thiên Chúa không bao giờ ngưng dâng lời ca tụng Chúa. Lời ca vang từ không trung loan báo 'Bình an cho người thiện tâm'. Bô ba, chung vai, sát cánh với nhau đêm ngày gồm: bình an, khiêm nhường và thiện tâm. Tâm hồn thiện tâm không sống cho chính mình mà sống làm Vinh Danh Chúa.
Kitô hữu được mời gọi sống trong tâm tình khiêm nhường, yêu mến, phục vụ tha nhân trong chương trình cao cả, vĩ đại của Thiên Chúa, chương trình cứu nhân loại khỏi chết đời đời.
TiengChuong.org
Pondering
Because of their innocent attitude, Adam and Eve didn't ponder the consequences of their action, but just simply listened to the evil spirits- fathers of life- and as the result, the couple lived in exile. The birth of Jesus did not happen by chance, but it was an act of mercy. Jesus, the perfect obedient of God's only Son, came into this world to save the lost. He is the perfect model of humanity. His birth was prophesied by the prophet, and served as God's grace to mankind.
'They will call him Emmanuel, a name which means 'God-is-with-us' Mt 1,23.
There is no greater act of humility than the act of God's Incarnate, who becomes one of us, the supreme Immortal becomes mortal, the holiest of holies lives amongst sinners, the incorruptible justice becomes the victim of the corruptible world, the utmost gentle of the heart of flesh endures the roughness of the heart of stone. Jesus, king of the universe, allows an earthly king to judge and condemn the heavenly king, the Lord of life accepts a humiliating death on the cross to show God's love for mankind. God chose Mary, an innocent, humble country girl, to be the Mother of God. Next to Jesus' utmost humility model was Mary, the model of humbleness, sincerity, and simplicity of heart. In her Magnificat, Mary revealed that through God, people gave her praise, and thanks, but she herself gave praise, worship, and thank God for showering upon her God's blessings, and that makes her the most blessed which lasts generation to generation. Through her, we learn to live in humility, and ponder God's word as she did in her life. God chose Joseph, a humble and honest man, to take care of the Holy Family. Through Joseph, we learn to live in simplicity and labour with love, honesty, and integrity. God chose John the Baptist who used his voice, and his life to serve God. John had not a single word praising himself but every word he uttered focused on God's abounding love. His whole life was praising God, and proclaiming the coming of Jesus. Through John, we learn to detach ourselves from earthly things and use our voices to show our gratitude toward the marvel of God's creation. We learn also from John's parents, Elizabeth, and Zechariah, to ponder our life events, and come to know that God allows us to share God's love for others. The angels announced the great news to the shepherds. Receiving the news, they were in haste to come out into the cold, in the middle of the night, to meet the newborn king. Meeting the newborn king, they were filled with great joy, and became the first group of people who heralded the birth of the newborn king. To their great surprise, Mary and Joseph wonder who would let the shepherds know about the good news. They pondered the visit, and believed that it was God who warmed the shepherds' hearts in the middle of winter. God called each of these people to play their part in the process of the Incarnation. They all played the role well even though they didn't know that God had called them, long in advance, to be part of God's saving act.
God's messenger would never stop praising God. The singing from on high proclaiming, 'peace to people of goodwill'. The trio: peace, humility and goodwill go hand in hand. People of goodwill are people who labour not for their own glory but for the greater glory of God. We are called to be people of goodwill. We are called, in God's name, to serve humanity in humility, to take part in God's grand plan; and to enjoy peace, the fruit of our service.
Ngày 30/12: Gia Đình – Thảo kính, tôn trọng & yêu thương – Lễ Thánh Gia Thất – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
02:28 29/12/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét.
Đó là lời Chúa
Đức Maria là Mẹ Con Thiên Chúa làm Người
Lm. Đan Vinh
06:15 29/12/2022
LỄ THÁNH MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA (01/01)
Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21
ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Lc 2,16-21
(16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.
2. Ý CHÍNH : CHÚA GIÊ-SU LÀ CON MẸ MA-RI-A
Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc viếng thăm của các mục đồng nơi hang đá Be-lem sau khi được thiên thần hiện đến loan báo Tin mừng về Đấng Cứu Thế đã ra đời. Các mục đồng vui mừng lập tức lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế. Cuối cùng họ đã tìm thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a, và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ tại cánh đồng Bê-lem. Họ đã thuật lại sự thể mắt thấy tai nghe. Riêng Đức Ma-ri-a thì ghi nhớ các điều ấy và suy niệm trong lòng.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27).
2. CÂU CHUYỆN :
1) LỊCH SỬ LỄ ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ THIÊN CHÚA :
Mẹ Thiên Chúa là đặc ân quan trọng nhất trong các đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Trinh Nữ Ma-ri-a và là tước hiệu được Hội Thánh sử dụng để ca tụng Đức Mẹ.
- Tuy nhiên, đến thế kỷ V, Nes-tô-ri-ô đã công khai chống lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa này. Theo Nes-tô-ri-ô, Đức Ma-ri-a chỉ được gọi là Mẹ Đức Giê-su Ki-tô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Bấy giờ một cuộc tranh luận thần học lớn lao về mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể đã xảy ra trong Hội Thánh, nên vào năm 431 Công đồng E-phê-sô đã được triệu tập dưới sự chủ toạ của thánh Xy-ril-lô. Chính Công đồng này đã xác tín Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa như sau : “Nếu ai chối Đức Giê-su là Thiên Chúa, và bởi đó chối Đức Thánh nữ Đồng trinh Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa vì người đã sinh ra thân xác Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, thì bị vạ tuyệt thông.” Từ đây tước hiệu Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa đã được Hội Thánh dùng để tôn vinh Trinh Nữ Ma-ri-a.
- Vào năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô XI khi thiết lập lễ kính Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa đã tuyên bố như sau : “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mạch nước mầu nhiệm vô tận, tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”.
- Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã đặt lễ Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01.01 là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong tông huấn Ma-ri-a-lis Cul-tus ngài đã viết : “Vì có sự trùng hợp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh nên ngày đó được đặt làm ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, hầu thành quả của hoà bình có điều kiện phát sinh trong lòng nhiều người”.
- Công đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965) trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh cũng đã khẳng định : "Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa... Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội. Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Ki-tô".
2) BÀ MẸ CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ :
Ngày 20 tháng giêng 1961 JOHN KENNEDY làm Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Một người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ chóp bu. Trong ngày nhậm chức, có mặt tất cả dòng họ Ken-nơ-dy, cùng bà mẹ đứng một chỗ danh dự. Vào lúc John Kennedy đọc lời thề để nhậm chức Tổng Thống thì ROSE KENNEDY cũng trở thành Mẹ của Tổng Thống. Khi bà sinh John vào năm 1917, Bà đã cho đất nước Hoa kỳ một con người mà sau này làm Tổng Thống. Bà không sinh ra Tổng Thống, nhưng thật sự bà là mẹ của một Tổng Thống.
Một cách tương tự, hôm nay cùng với Hội Thánh, chúng ta xưng tụng Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là Người phàm. Đức Ma-ri-a không sinh ra Thiên Chúa và Ngài cũng không phải là Bà Chúa. Mẹ là một con người, được vinh dự dâng hiến bản tính nhân loại để phụng sự cho Ngôi Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Qua Mẹ, Đức Giê-su vừa là người thật và cũng là Thiên Chúa thật.
3) MẸ MA-RI-A HẰNG CẦU BẦU CHO NHỮNG KẺ NGUY KHỐN :
Trưa ngày 12/10/1972, một chiếc phi cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước Chi-Lê thi đấu thể thao. Khi băng qua dãy núi Ăng-đét thì máy bay bị trục trặc mất thăng bằng và lao xuống đất rất nhanh. Sau một phút, nó đã đâm xuống lớp tuyết rất dày và bị vỡ ra nhiều mảnh. 28 học sinh may mắn còn sống sót. Một vài cậu chỉ mặc một chiếc áo khoác thể thao trên người. Một số khác thì mặc áo tay dài. Không ai mang theo quần áo lạnh thích hợp với vùng thời tiết lạnh giá 20 độ dưới số không.
Khi màn đêm buông xuống, 28 học sinh sống sót kia ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay còn sót lại. Cũng may, trên phi cơ vẫn còn một ít thức phẩm gồm có các loại thịt nguội, bánh mì và rượu vang… khiến họ hy vọng nhờ đó sẽ có thể sống thêm được một thời gian. Ngoài ra họ cũng có một chiếc ra-đi-ô cát-xét vẫn còn dùng tạm được. Cũng nhờ chiếc ra-đi-ô này mà họ đã hiểu biết công cuộc cứu hộ đang được triển khai sau khi phi cơ của họ lâm nạn, tại các quốc gia trong vùng máy bay bị rơi như Chi-lê, Ác-hen-ti-na và U-rơ-guây. Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo cáo do thời tiết xấu nên không thể tìm ra chiếc máy bay lâm nạn và không hy vọng còn hành khách nào sống sót. Thế là các nạn nhân này hiểu rằng : họ có sống và trở về nhà hay không là hoàn toàn tùy theo sự may mắn và quyết tâm sống còn của bản thân họ mà thôi.
Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời vì bệnh viêm màng phổi do không chịu được tiết trời băng giá khủng khiếp. Đoàn người lâm nạn chỉ còn 16 người. Bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào phép lạ. Cả 16 học sinh quyết định họp nhau lại cầu nguyện mỗi buổi tối. Cứ vào khoảng 9 giờ tới, khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngừng trò chuyện riêng và người điều khiển giờ kinh lấy ra một cỗ tràng hạt, rồi cả bọn ngồi quây quần thành hình vòng tròn cùng đọc kinh Mân Côi. Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu nguyện tự phát, các bài thánh ca và kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ, để xin Mẹ Chúa Trời đóai thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế đã trở thành động lực giúp các học sinh hy vọng được cứu thoát.
Ngày qua ngày, thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn nguy hiểm. Cũng may một cậu đã tìm thấy một cuộn dây thừng bằng ny-lông và trao cho hai bạn dùng tạm làm dây an toàn khi leo xuống. Hai cậu cũng đem theo một ít lương thực cùng với búa và đinh. Họ bắt đầu tuột xuống vách đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn một chút thôi là cả hai sẽ bị rơi xuống vực sâu. Mọi người đều hợp ý cầu xin Mẹ Ma-ri-a giúp hai bạn leo xuống đến nơi an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã xuống được đến một trạm kiểm soát ở con đường dưới núi, và chỉ sau vài tiếng đồng hồ, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện bay lên đỉnh núi cao chót vót để cứu tất cả mười bốn học sinh còn lại. Chính nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Ma-ri-a, mà các học sinh này đã có thể sống sót tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không ai trong các thân nhân của họ dám hy vọng người thân của mình còn sống và sẽ có ngày trở về nhà. Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được điều này là: Đức Ma-ri-a không những là Mẹ Thiên Chúa, mà còn là Mẹ của mọi người tín hữu biết thành khẩn kêu xin ngài bầu cử nữa.
3. SUY NIỆM :
1) NGÀY CẦU NGUYỆN CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI :
Ngày đầu năm mới, Hội Thánh mừng kính Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn đặt thế giới vào tay Đức Mẹ để được sinh lại và được đổi mới. Chỉ khi được sinh lại trong Chúa và trong Mẹ, thì thế giới mới thực sự có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Hội Thánh cầu nguyện cho hoà bình thế giới, mong cho các nước đang có chiến tranh biết ngồi lại đàm phán với nhau, cho mỗi người đang thù ghét nhau biết tha thứ và quên mình phục vụ cho nhau để đạt tới một nền hoà bình vĩnh cửu. Vì hoà bình không chỉ là không có chiến tranh nhưng là mọi người biết sẵn sàng sống chung với nhau trong tình tương thân tương ái.
Ngày đầu năm mới, Hội Thánh cũng mời gọi mọi người hãy kết hiệp với Đức Mẹ trong việc cưu mang và sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn không tránh khỏi sự vất vả nặng nhọc. Sinh hạ chắc chắn phải chịu sự đớn đau. Nhưng nếu mỗi người biết noi gương Mẹ Ma-ri-a để vâng phục thánh ý Chúa, nhất là biết khiêm nhường phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi… thì nhờ đó sẽ có sức mạnh biến đổi gia đình và xã hội mình đang sống trở thành Trời Mới Đất Mới, thành thế giới mới theo thánh ý của Thiên Chúa.
2) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ CỦA MỘT NHÂN LOẠI MỚI :
Thánh Phao-lô viết : “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Như vậy, khi sinh hạ Chúa Giê-su, Đức Ma-ri-a cũng hạ sinh một nhân loại mới. Vì Người là Mẹ của Chúa Giê-su là đầu nhiệm thể, nên cũng là Mẹ của các phần chi thể là các tín hữu chúng ta. Hơn nữa, khi đứng dưới chân thập giá, Mẹ Ma-ri-a lại được Chúa Giê-su trao cho sứ mệnh làm Mẹ của môn đệ Gio-an, và sau đó Gio-an đã rước Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng (x. Ga 19,26-27). Gio-an chính là đại diện cho Hội Thánh được Chúa Giê-su trăn trối làm con Đức Mẹ. Cuối cùng, Mẹ Ma-ri-a còn là trạng sư để cầu bầu đắc lực cho các tín hữu chúng ta trước tòa Chúa phán xét sau này.
3) VAI TRÒ CHUYỂN CẦU CỦA MẸ MA-RI-A :
Trong tiệc cưới tại Ca-na, Mẹ Ma-ri-a đã phát hiện bữa tiệc mới nửa chừng mà lại sắp hết rượu. Không đợi cho đôi tân hôn phải van nài, Mẹ đã vội báo cáo cho Đức Giê-su và bảo các gia nhân hãy vâng lời Người dạy. Nhờ lời bầu cử đắc lực của Mẹ, mà dù chưa tới giờ hành động, Đức Giê-su đã nghe lời Mẹ xin để biến nước lã thành rượu ngon, giúp gia đình đôi tân hôn có niềm vui trọn vẹn (x. Ga 2,1-11). Ngày nay Mẹ Ma-ri-a cũng tiếp tục chuyển cầu cho các đôi vợ chồng trẻ có lòng tin cậy nơi Mẹ, để giúp họ vượt qua những thử thách trong cuộc sống lứa đôi, và làm cho tình yêu của họ dù có lúc bị lạt như nước lã, cũng sẽ biến thành rượu nồng ngày mới yêu nhau. Miễn là họ phải sẵn sàng mời Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đến trong gia đình giống như đôi tân hôn trong tiệc cưới Ca-na xưa.
4) KẾT HIỆP VỚI MẸ MA-RI-A GIỮA ĐỜI THƯỜNG :
Mẹ Ma-ri-a trở thành mẫu gương sống đức tin cậy mến cho các tín hữu chúng ta noi gương về cách ứng xử trước các biến cố gặp phải trong cuộc sống thường ngày.
- Nhờ năng đọc Lời Chúa, các tín hữu sẽ học nơi Mẹ Ma-ri-a : “Luôn ghi nhớ các sự việc ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19).
- Trước các biến cố vui buồn may rủi gặp phải, chúng ta hãy noi gương Mẹ tìm hiểu ý Chúa muốn và mau mắn Xin vâng : “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ thần nói” (Lc 1,38).
- Hãy năng kết hiệp với Mẹ để dâng lời kinh Magnificat : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (Lc 1,46).
- Hãy biết chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho những người thân và phục vụ những ai đang cần được trợ giúp như Mẹ xưa đã giúp bà chị đang mang thai bằng việc :“Ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà” (x Lc 1,56).
- Hãy cùng Mẹ : Can đảm chia sẻ sự đau khổ với Chúa Giê-su trên cây thập giá như Tin Mừng ghi lại : “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Clopát, cùng với bà Maria Magđala” (Ga 19,25).
- Mừng lễ Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta còn được mời gọi cùng nhau xây dựng hòa bình, bởi vì Đức Ma-ri-a là Mẹ của Đức Giê-su, là Hoàng Tử Hòa Bình, là Chúa của bình an như lời hát của các thiên thần trong đêm giáng sinh : “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14).
Vì thế, chúng ta là con cái của Mẹ trong nhiệm thể Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi chiến tranh, xây dựng tình huynh đệ, sống liên đới và trách nhiệm với con người cũng như xã hội hôm nay; Cùng nắm tay nhau để xây dựng một nền văn minh tình thương và ủng hộ sự sống.
- Ngoài ra, mỗi khi đọc kinh kính mừng, chúng ta đều thưa lên cùng Mẹ : Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Khi chúng ta thưa cùng Mẹ điều đó, là chúng ta ý thức thân phận yếu đuối, mỏng dòn của mình thường hay sa ngã phạm tội, đồng thời cũng nói lên sự phó thác cậy trông nơi Mẹ, là Mẹ của Con Thiên Chúa làm người và cũng là Mẹ của mỗi chúng ta.
4. THẢO LUẬN : Ngày nay khi gặp phải gian nan thử thách, ta nên làm gì để được Mẹ Chúa Trời trợ giúp giống như ngài đã trợ giúp đôi tân hôn trong tiệc cưới Ca-na xưa?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY MẸ MA-RI-A LÀ TỪ MẪU CỦA CON. Mẹ chính là sự sống, sự ngọt ngào và là nguồn hy vọng của chúng con. Lòai người chúng con là con cháu A-Đam E-và bị lưu đày dưới thế gian là thung lũng đầy nước mắt và đang kêu lên cùng Mẹ. Con hướng về Mẹ là Mẹ hằng cứu giúp mà than van kêu cầu. Xin Mẹ đoái thương an ủi nâng đỡ con. Để sau cuộc đời lưu đày này và đến giờ chết, con sẽ được Mẹ dẫn đưa đến cùng Chúa Giê-su Con yêu của Mẹ, để con được Chúa xét xử bao dung. Ôi Ma-ri-a, Mẹ là Trạng Sư của con ! Ôi Trinh Nữ Ma-ri-a dịu hiền, xin luôn ở bên con và đừng bỏ con trong giờ sau hết. A-MEN.
Những việc làm của người Ki-tô hữu
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:22 29/12/2022
Những việc làm của người Ki-tô hữu
Suy niệm lễ Mẹ Thiên Chúa
Hài Nhi Giê-su, là Thiên Chúa làm người là mầu nhiệm cao cả mà Thiên Chúa đã trao tặng cho loài người. Một Thiên Chúa cao sang và quyền thế, toàn năng vô cùng và phép tắc vô cùng mà lại phải sinh ra bởi một người phàm, là Đức Maria. Tại sao vậy? Thiên Chúa làm được mọi sự sao lại chọn con người để được sinh ra từ con người để cứu độ con người? Ý con người không là ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa có cách thức và kế hoạch khác với ý tưởng của loài người. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn cứu độ con người nên đã sẵn sàng ban Con Một của Ngài xuống làm người nơi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Từ đó, mang thân phận con người nhưng lại được diễm phúc làm Mẹ của Đấng Tối Cao. Lời kinh “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời” vang lên mỗi ngày khi chúng ta lần chuỗi Mân Côi như lời khẳng định địa vị làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria.
Quả thật, hôm nay các mục đồng được loan báo về việc sinh ra của Con Thiên Chúa nơi hang Bê-lêm, niềm vui hối hả của các mục đồng thể hiện rất rõ ràng khi tìm cách để gặp cho được Hài Nhi Giê-su. Họ đã khao khát và hy vọng, họ lên đường cách nhanh nhẹn để gặp cho được Hoàng Tử Hoà Bình. Họ bảo nhau “Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.” (x.Lc 2,15-16). Niềm khát khao gặp Chúa của các mục đồng đã được toại nguyện. Họ vui mừng khôn xiết vì được gặp Đấng Cứu Độ nay đã ra đời tại Bê-lêm. Phải chăng đây là mẫu gương cho mỗi ki-tô hữu chúng ta? Chúng ta thường tìm gặp đủ thứ trong cuộc sống: nào là tìm kiếm tiền tài, danh vọng, lợi dục,…nhưng hiếm khi chúng ta tìm cách gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ Đức Giê-su. Sở dĩ, chúng ta ít tìm kiếm Chúa nên chúng ta không thể gặp Ngài. Vì thế, nỗi buồn, thất vọng, chán chường, đau khổ,…nơi mỗi chúng ta vẫn tồn tại và dai dẳng không thể thoát ra khỏi tâm hồn của chúng ta được. Đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng tiền tài danh lợi dục sẽ giúp chúng ta hạnh phúc và giải thoát cuộc đời chúng ta, thế nhưng nó chỉ là hạnh phúc mau qua, hạnh phúc giả tạo. Càng mê mẩn vào của cải vật chất và thú vui nhục dục, chúng ta càng đau khổ và càng đi đến gần với cái chết: chết tinh thần, chết đời sống thiêng liêng, chết đi đời sống linh hồn. Ngược lại, nếu chúng ta mong muốn và khát khao tìm gặp Chúa liên lỉ trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ có niềm vui và bình an đích thực dẫu biết rằng muốn có vinh quang phải trải qua đau khổ. (x.Ga 16, 20-23a). Nhưng ai bền chí đến cùng, người đó sẽ được giải thoát và hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa. (x.Mt 10,22).
Điều quan trọng nơi niềm vui đón nhận là trao ban. Vì niềm vui chia sẻ niềm vui nhân. Sau khi đón gặp được Hài Nhi Giê-su, đón gặp được Gia đình Thánh Gia, các mục đồng không thể không ra đi kể lại cho mọi người. “Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.” (x.Lc 2, 17-18). Kể lại hay loan báo, hay thuật lại những điều tai nghe, mắt thấy về Hài Nhi Giê-su, về Đấng Cứu Thế nay đã ra đời để viếng thăm dân người. Niềm vui ơn cứu độ không thể không loan tin, không thể không bày tỏ cho mọi người được biết. Hạnh phúc khi trở nên kẻ loan tin vui, loan tin mừng cho tha nhân. Phải chăng mỗi ki-tô hữu cũng cần năng tìm gặp Chúa mỗi ngày và sau khi cảm nhận được tình yêu cao vời khôn ví của Chúa, chúng ta cũng mau lẹ để truyền rao hay kể lại cho những người khác, nhất là những ai chưa có cơ hội đón nhận Chúa. Việc loan báo tin mừng là lời mời gọi khấn thiết của Đức Giê-su: anh em hãy đi loan báo tin mừng cho muôn dân. (x.Mc 16,15) Truyền giáo hay loan báo Tin mừng là bản chất của Hội Thánh Chúa.(AG, 2). Là những người đã đón nhận bí tích Thánh Tẩy, chúng ta không được phép ngưng nghỉ hay chối từ việc ra đi loan báo Tin mừng cho mọi người ở khắp mọi nơi. Như các mục đồng, chúng ta hãy hối hả và nhanh chân để lên đường loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa cho thế giới. Giữa một thế giới đang phải đối diện với sự dữ do chiến tranh, do thiên tai, do đại dịch, mỗi chúng ta hãy đánh thức thế giới bằng cách đứng lên để hành động yêu thương, quan tâm và dấn thân phục vụ.
Như Đức Maria đã vội vã lên đường đi thăm viếng người chị họ Elisabet khi có Chúa trong lòng, (x.Lc 1, 39-56), chúng ta cũng mau mắn đáp lại tiếng mời gọi của Chúa sẵn sàng dấn thân để đem Chúa đến cho người khác. Để có được sức mạnh và lòng hăng say lên đường loan báo tin mừng, chúng ta hãy noi gương Đức Maria suy đi nghĩ lại Lời Chúa trong lòng, (x. Lc 2, 19), nghĩa là để hết tâm trí hướng về Chúa và để con người của mình thuộc trọn về Chúa. Hay nói cách khác, không ai cho người khác cái mình không có, không thể kể cho người khác về Chúa, về tình yêu của Chúa, về lòng thương xót của Chúa, nếu trước đó không để Chúa đi vào trong tâm khảm, tâm hồn và con người của chúng ta; nếu trước đó chúng ta chưa bén rễ sâu vào Đức Ki-tô; nếu trước đó chúng ta chưa kết hợp với Đức Ki-tô cách khăng khít như cành nho với cây nho. (x.Ga 15,1-8). Quả thật, gặp gỡ và cảm nhận về Hài Nhi Giê-su là điều kiện tiên quyết và rất quan trọng trước khi ra đi loan báo Tin mừng cho tha nhân.
Mặt khác, ngày lễ Mẹ Thiên Chúa được đặt vào ngày đầu năm Dương Lịch là một sứ điệp cực kỳ quan trọng và cần thiết cho đức tin của chúng ta. Ngày mà Giáo hội muốn khẳng định tình yêu của Thiên Chúa đối với con người ngang qua sự cộng tác của con người. Vạn sự khởi đầu nan, nói lên tình yêu nối kết đất với trời. Đức Giê-su mà Đức Maria sinh ra như là trung tâm của vũ trụ, của đất trời. Muôn loài muôn vật đều suy tôn Người vì ngoài danh Đức Giê-su không có danh nào khác đem lại ơn cứu độ cho con người và vũ trụ này. Ngài là Hoàng Tử Bình An. Mẹ Maria lại là người sinh ra Hoàng Tử Bình An này. Lời chúc đầu năm mới cũng là lời chúc bình an cho nhau. Và sự bình an đích thực chỉ có nơi Đức Giê-su mà thôi. Cho nên ngày lễ Mẹ Thiên Chúa được đặt để ngay từ ngày đầu năm thật ý nghĩa và cần thiết vô cùng. Quả thật, trong Tông Huấn Marialis Cultus, số 5b, Đức chân phước Phao lô VI đã ngỏ lời khi ngài dời thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng 1 mỗi năm như sau: “.. Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày một tháng Giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là Ngày Thế Giới Hoà Bình, mà thế giới mỗi ngày một hưởng ứng thêm, và thành quả của hoà bình đã phát sinh trong lòng nhiều người”. Khi chọn lễ Mẹ Thiên Chúa làm ngày cầu cho hoà bình, Đức Thánh Cha kêu gọi nhân loại chúng ta hãy sống an bình, sự bình an mà Chúa Hài Đồng đã ban tặng ngày Người giáng sinh qua lời các thiên thần loan báo: “ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2,14).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Suy niệm lễ Mẹ Thiên Chúa
Hài Nhi Giê-su, là Thiên Chúa làm người là mầu nhiệm cao cả mà Thiên Chúa đã trao tặng cho loài người. Một Thiên Chúa cao sang và quyền thế, toàn năng vô cùng và phép tắc vô cùng mà lại phải sinh ra bởi một người phàm, là Đức Maria. Tại sao vậy? Thiên Chúa làm được mọi sự sao lại chọn con người để được sinh ra từ con người để cứu độ con người? Ý con người không là ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa có cách thức và kế hoạch khác với ý tưởng của loài người. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn cứu độ con người nên đã sẵn sàng ban Con Một của Ngài xuống làm người nơi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Từ đó, mang thân phận con người nhưng lại được diễm phúc làm Mẹ của Đấng Tối Cao. Lời kinh “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời” vang lên mỗi ngày khi chúng ta lần chuỗi Mân Côi như lời khẳng định địa vị làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria.
Quả thật, hôm nay các mục đồng được loan báo về việc sinh ra của Con Thiên Chúa nơi hang Bê-lêm, niềm vui hối hả của các mục đồng thể hiện rất rõ ràng khi tìm cách để gặp cho được Hài Nhi Giê-su. Họ đã khao khát và hy vọng, họ lên đường cách nhanh nhẹn để gặp cho được Hoàng Tử Hoà Bình. Họ bảo nhau “Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.” (x.Lc 2,15-16). Niềm khát khao gặp Chúa của các mục đồng đã được toại nguyện. Họ vui mừng khôn xiết vì được gặp Đấng Cứu Độ nay đã ra đời tại Bê-lêm. Phải chăng đây là mẫu gương cho mỗi ki-tô hữu chúng ta? Chúng ta thường tìm gặp đủ thứ trong cuộc sống: nào là tìm kiếm tiền tài, danh vọng, lợi dục,…nhưng hiếm khi chúng ta tìm cách gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ Đức Giê-su. Sở dĩ, chúng ta ít tìm kiếm Chúa nên chúng ta không thể gặp Ngài. Vì thế, nỗi buồn, thất vọng, chán chường, đau khổ,…nơi mỗi chúng ta vẫn tồn tại và dai dẳng không thể thoát ra khỏi tâm hồn của chúng ta được. Đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng tiền tài danh lợi dục sẽ giúp chúng ta hạnh phúc và giải thoát cuộc đời chúng ta, thế nhưng nó chỉ là hạnh phúc mau qua, hạnh phúc giả tạo. Càng mê mẩn vào của cải vật chất và thú vui nhục dục, chúng ta càng đau khổ và càng đi đến gần với cái chết: chết tinh thần, chết đời sống thiêng liêng, chết đi đời sống linh hồn. Ngược lại, nếu chúng ta mong muốn và khát khao tìm gặp Chúa liên lỉ trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ có niềm vui và bình an đích thực dẫu biết rằng muốn có vinh quang phải trải qua đau khổ. (x.Ga 16, 20-23a). Nhưng ai bền chí đến cùng, người đó sẽ được giải thoát và hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa. (x.Mt 10,22).
Điều quan trọng nơi niềm vui đón nhận là trao ban. Vì niềm vui chia sẻ niềm vui nhân. Sau khi đón gặp được Hài Nhi Giê-su, đón gặp được Gia đình Thánh Gia, các mục đồng không thể không ra đi kể lại cho mọi người. “Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.” (x.Lc 2, 17-18). Kể lại hay loan báo, hay thuật lại những điều tai nghe, mắt thấy về Hài Nhi Giê-su, về Đấng Cứu Thế nay đã ra đời để viếng thăm dân người. Niềm vui ơn cứu độ không thể không loan tin, không thể không bày tỏ cho mọi người được biết. Hạnh phúc khi trở nên kẻ loan tin vui, loan tin mừng cho tha nhân. Phải chăng mỗi ki-tô hữu cũng cần năng tìm gặp Chúa mỗi ngày và sau khi cảm nhận được tình yêu cao vời khôn ví của Chúa, chúng ta cũng mau lẹ để truyền rao hay kể lại cho những người khác, nhất là những ai chưa có cơ hội đón nhận Chúa. Việc loan báo tin mừng là lời mời gọi khấn thiết của Đức Giê-su: anh em hãy đi loan báo tin mừng cho muôn dân. (x.Mc 16,15) Truyền giáo hay loan báo Tin mừng là bản chất của Hội Thánh Chúa.(AG, 2). Là những người đã đón nhận bí tích Thánh Tẩy, chúng ta không được phép ngưng nghỉ hay chối từ việc ra đi loan báo Tin mừng cho mọi người ở khắp mọi nơi. Như các mục đồng, chúng ta hãy hối hả và nhanh chân để lên đường loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa cho thế giới. Giữa một thế giới đang phải đối diện với sự dữ do chiến tranh, do thiên tai, do đại dịch, mỗi chúng ta hãy đánh thức thế giới bằng cách đứng lên để hành động yêu thương, quan tâm và dấn thân phục vụ.
Như Đức Maria đã vội vã lên đường đi thăm viếng người chị họ Elisabet khi có Chúa trong lòng, (x.Lc 1, 39-56), chúng ta cũng mau mắn đáp lại tiếng mời gọi của Chúa sẵn sàng dấn thân để đem Chúa đến cho người khác. Để có được sức mạnh và lòng hăng say lên đường loan báo tin mừng, chúng ta hãy noi gương Đức Maria suy đi nghĩ lại Lời Chúa trong lòng, (x. Lc 2, 19), nghĩa là để hết tâm trí hướng về Chúa và để con người của mình thuộc trọn về Chúa. Hay nói cách khác, không ai cho người khác cái mình không có, không thể kể cho người khác về Chúa, về tình yêu của Chúa, về lòng thương xót của Chúa, nếu trước đó không để Chúa đi vào trong tâm khảm, tâm hồn và con người của chúng ta; nếu trước đó chúng ta chưa bén rễ sâu vào Đức Ki-tô; nếu trước đó chúng ta chưa kết hợp với Đức Ki-tô cách khăng khít như cành nho với cây nho. (x.Ga 15,1-8). Quả thật, gặp gỡ và cảm nhận về Hài Nhi Giê-su là điều kiện tiên quyết và rất quan trọng trước khi ra đi loan báo Tin mừng cho tha nhân.
Mặt khác, ngày lễ Mẹ Thiên Chúa được đặt vào ngày đầu năm Dương Lịch là một sứ điệp cực kỳ quan trọng và cần thiết cho đức tin của chúng ta. Ngày mà Giáo hội muốn khẳng định tình yêu của Thiên Chúa đối với con người ngang qua sự cộng tác của con người. Vạn sự khởi đầu nan, nói lên tình yêu nối kết đất với trời. Đức Giê-su mà Đức Maria sinh ra như là trung tâm của vũ trụ, của đất trời. Muôn loài muôn vật đều suy tôn Người vì ngoài danh Đức Giê-su không có danh nào khác đem lại ơn cứu độ cho con người và vũ trụ này. Ngài là Hoàng Tử Bình An. Mẹ Maria lại là người sinh ra Hoàng Tử Bình An này. Lời chúc đầu năm mới cũng là lời chúc bình an cho nhau. Và sự bình an đích thực chỉ có nơi Đức Giê-su mà thôi. Cho nên ngày lễ Mẹ Thiên Chúa được đặt để ngay từ ngày đầu năm thật ý nghĩa và cần thiết vô cùng. Quả thật, trong Tông Huấn Marialis Cultus, số 5b, Đức chân phước Phao lô VI đã ngỏ lời khi ngài dời thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng 1 mỗi năm như sau: “.. Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày một tháng Giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là Ngày Thế Giới Hoà Bình, mà thế giới mỗi ngày một hưởng ứng thêm, và thành quả của hoà bình đã phát sinh trong lòng nhiều người”. Khi chọn lễ Mẹ Thiên Chúa làm ngày cầu cho hoà bình, Đức Thánh Cha kêu gọi nhân loại chúng ta hãy sống an bình, sự bình an mà Chúa Hài Đồng đã ban tặng ngày Người giáng sinh qua lời các thiên thần loan báo: “ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2,14).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:58 29/12/2022
34. Chỉ có người nào biểu lộ tình yêu với mọi người, thì mới hoàn toàn yêu Thiên Chúa.
(Thánh Beda Venerabilis)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 29/12/2022
26. KHÔNG THỂ ĐỀ PHÒNG
Có người vì đề phòng kẻ trộm cạy rương và móc túi, bèn dùng dây thừng cột cái rương và túi lại thật chặt, lại còn khóa lại nữa.
Đây là biện pháp mà mọi người thường có thói quen áp dụng, cho rằng đây là phương pháp rất thông minh.
Nhưng ai biết được kẻ trộm lúc nào thì đến chứ, cho nên mang túi rồi lại mang túi, vác rương rồi laị vác rương, kẹp túi rồi lại kẹp túi, cuốn tất cả mà đi. Trên đường đi lại còn sợ cái rương và túi cột chưa chặt, khóa chưa kỹ.
( Trang tử )
Suy tư 26:
Của cải làm ra khiến chúng ta yêu thích nó, bởi vì chính nó là công lao mồ hôi nước mắt của mình mà có, do đó mà chúng ta thường giữ gìn và coi trọng nó.
Có một thứ quý hơn của cải vạn lần và còn qúy hơn cả mạng sống mà chúng ta phải gìn giữ, phải trân trọng, đó là linh hồn của chúng ta. Linh hồn đáng qúy trọng bởi vì nó đã được Đức Chúa Giê-su đổi lại bằng chính cái chết đau thương của Ngài trên thập giá, nó đáng trân trọng bởi đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn mọi thứ trên trần gian.
Giữ gìn linh hồn, không phải là lấy dây plastic tổng hợp cột lại cho chắc, cũng không dùng khoá điện tử để khóa cho an toàn, nhưng chính là đừng phạm tội trọng, đừng để nó ngập trong vũng bùn đam mê tội lỗi. Cách giữ gìn nó hay nhất và công hiệu nhất chính là siêng năng tham dự các bí tích, nhất là bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể và luôn cầu nguyện.
Các thánh đã dùng các phương pháp ấy để giữ gìn linh hồn, tôi cũng sẽ noi gương các ngài luôn tham dự các bí tích và cầu nguyện, để linh hồn được bình an trong Chúa và được bảo đảm không rơi vào tay ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người vì đề phòng kẻ trộm cạy rương và móc túi, bèn dùng dây thừng cột cái rương và túi lại thật chặt, lại còn khóa lại nữa.
Đây là biện pháp mà mọi người thường có thói quen áp dụng, cho rằng đây là phương pháp rất thông minh.
Nhưng ai biết được kẻ trộm lúc nào thì đến chứ, cho nên mang túi rồi lại mang túi, vác rương rồi laị vác rương, kẹp túi rồi lại kẹp túi, cuốn tất cả mà đi. Trên đường đi lại còn sợ cái rương và túi cột chưa chặt, khóa chưa kỹ.
( Trang tử )
Suy tư 26:
Của cải làm ra khiến chúng ta yêu thích nó, bởi vì chính nó là công lao mồ hôi nước mắt của mình mà có, do đó mà chúng ta thường giữ gìn và coi trọng nó.
Có một thứ quý hơn của cải vạn lần và còn qúy hơn cả mạng sống mà chúng ta phải gìn giữ, phải trân trọng, đó là linh hồn của chúng ta. Linh hồn đáng qúy trọng bởi vì nó đã được Đức Chúa Giê-su đổi lại bằng chính cái chết đau thương của Ngài trên thập giá, nó đáng trân trọng bởi đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn mọi thứ trên trần gian.
Giữ gìn linh hồn, không phải là lấy dây plastic tổng hợp cột lại cho chắc, cũng không dùng khoá điện tử để khóa cho an toàn, nhưng chính là đừng phạm tội trọng, đừng để nó ngập trong vũng bùn đam mê tội lỗi. Cách giữ gìn nó hay nhất và công hiệu nhất chính là siêng năng tham dự các bí tích, nhất là bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể và luôn cầu nguyện.
Các thánh đã dùng các phương pháp ấy để giữ gìn linh hồn, tôi cũng sẽ noi gương các ngài luôn tham dự các bí tích và cầu nguyện, để linh hồn được bình an trong Chúa và được bảo đảm không rơi vào tay ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 29/12/2022
LỄ THÁNH GIA THẤT
Tin mừng: Mt 2, 13-15; 19-23.
“Hãy đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai-cập.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Thánh Gia Thất: thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su. Đây là một gia đình gương mẫu của mọi gia đình trên thế giới, là nơi xuất phát tình yêu, hạnh phúc và phục vụ.
1. Gia đình là nơi xuất phát tình yêu.
Điểm đầu tiên để có một gia đình hạnh phúc là tình yêu, từ tình yêu nam nữ đến tình yêu vợ chồng, và được kết hợp hài hòa trong tình yêu gia đình giữa cha mẹ và con cái. Khi tình yêu này nguội lạnh thì gia đình sẽ buốt, khi tình yêu này không còn hai nên một thì gia đình sẽ tan vỡ và con cái sẽ là những miếng mồi ngon cho ma quỷ và tội lỗi.
Một gia đình hạnh phúc thì ở đâu trong gia đình cũng đều có dấu ấn hy sinh của chồng vợ, ở đâu trên con của mình cũng đều có dấu ấn hy sinh của cha mẹ. Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta đều thấy rõ diều ấy nơi thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a.
2. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và phát huy hạnh phúc.
Nhìn vào trong máng cỏ, bạn có thấy tâm hồn mình ấm áp không, bạn hãy nhìn Ba Đấng thật kỷ rồi suy tư xem sao? Bạn sẽ thấy một gia đình thánh thiện và rất hạnh phúc đang ở giữa thế gian, trong máng cỏ nghèo hèn ấy, dù được trang hoàng lộng lẫy bởi những ánh đèn màu, hay chỉ là một vài cọng rơm khô rồi đặt tượng Chúa Hài Nhi lên đó, bạn cũng sẽ cảm nghiệm được hạnh phúc rất gần gủi bên bạn.
Gia đình Na-da-rét là gương mẫu hạnh phúc của các gia đình công giáo cách riêng và cho mọi gia đình nhân loại trên thế giới, chính nơi gia đình thánh thiện này, mà tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ dồi dào xuống cho nhân loại. Qua bài Phúc Âm hôm nay, bạn sẽ thấy điều hạnh phúc ấy nơi thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Maria và Chúa Giê-su Hài Đồng.
3. Gia đình là nơi học tập phục vụ.
Phục vụ không có nghĩa là làm nô lệ, nhưng là chăm sóc người khác với tâm tình yêu thương và khiêm tốn. Nhìn vào Thánh Gia Thất bạn có thấy điều đó không? Thánh cả Giu-se đã đem hết tài năng sức lực của mình để chăm sóc gia đình và phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Giê-su Hài Đồng; Đức Mẹ Ma-ri-a đã hết lòng chăm sóc gia đình và dạy dỗ Đức Chúa Giê-su; và Đức Chúa Giê-su đã vâng lời và giúp đỡ cha mẹ trong những công việc của gia đình..
Phục vụ người khác trong yêu thương và khiêm tốn thì không bao giờ hạ giá nhân cách của mình, trái lại, nhờ phục vụ mà nhân cách của mình được trưởng thành hơn.
Bạn thân mến,
Dù bạn đã lập gia đình hoặc còn độc thân, thì mục tiêu của bạn vẫn cứ là muốn có một gia đình hạnh phúc, muốn được như thế, bạn hãy quỳ thật lâu trước máng cỏ, bạn sẽ tìm được ý nghĩa của tình yêu đích thực, hạnh phúc và sự phục vụ trong gia đình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 2, 13-15; 19-23.
“Hãy đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai-cập.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Thánh Gia Thất: thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su. Đây là một gia đình gương mẫu của mọi gia đình trên thế giới, là nơi xuất phát tình yêu, hạnh phúc và phục vụ.
1. Gia đình là nơi xuất phát tình yêu.
Điểm đầu tiên để có một gia đình hạnh phúc là tình yêu, từ tình yêu nam nữ đến tình yêu vợ chồng, và được kết hợp hài hòa trong tình yêu gia đình giữa cha mẹ và con cái. Khi tình yêu này nguội lạnh thì gia đình sẽ buốt, khi tình yêu này không còn hai nên một thì gia đình sẽ tan vỡ và con cái sẽ là những miếng mồi ngon cho ma quỷ và tội lỗi.
Một gia đình hạnh phúc thì ở đâu trong gia đình cũng đều có dấu ấn hy sinh của chồng vợ, ở đâu trên con của mình cũng đều có dấu ấn hy sinh của cha mẹ. Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta đều thấy rõ diều ấy nơi thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a.
2. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và phát huy hạnh phúc.
Nhìn vào trong máng cỏ, bạn có thấy tâm hồn mình ấm áp không, bạn hãy nhìn Ba Đấng thật kỷ rồi suy tư xem sao? Bạn sẽ thấy một gia đình thánh thiện và rất hạnh phúc đang ở giữa thế gian, trong máng cỏ nghèo hèn ấy, dù được trang hoàng lộng lẫy bởi những ánh đèn màu, hay chỉ là một vài cọng rơm khô rồi đặt tượng Chúa Hài Nhi lên đó, bạn cũng sẽ cảm nghiệm được hạnh phúc rất gần gủi bên bạn.
Gia đình Na-da-rét là gương mẫu hạnh phúc của các gia đình công giáo cách riêng và cho mọi gia đình nhân loại trên thế giới, chính nơi gia đình thánh thiện này, mà tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ dồi dào xuống cho nhân loại. Qua bài Phúc Âm hôm nay, bạn sẽ thấy điều hạnh phúc ấy nơi thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Maria và Chúa Giê-su Hài Đồng.
3. Gia đình là nơi học tập phục vụ.
Phục vụ không có nghĩa là làm nô lệ, nhưng là chăm sóc người khác với tâm tình yêu thương và khiêm tốn. Nhìn vào Thánh Gia Thất bạn có thấy điều đó không? Thánh cả Giu-se đã đem hết tài năng sức lực của mình để chăm sóc gia đình và phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Giê-su Hài Đồng; Đức Mẹ Ma-ri-a đã hết lòng chăm sóc gia đình và dạy dỗ Đức Chúa Giê-su; và Đức Chúa Giê-su đã vâng lời và giúp đỡ cha mẹ trong những công việc của gia đình..
Phục vụ người khác trong yêu thương và khiêm tốn thì không bao giờ hạ giá nhân cách của mình, trái lại, nhờ phục vụ mà nhân cách của mình được trưởng thành hơn.
Bạn thân mến,
Dù bạn đã lập gia đình hoặc còn độc thân, thì mục tiêu của bạn vẫn cứ là muốn có một gia đình hạnh phúc, muốn được như thế, bạn hãy quỳ thật lâu trước máng cỏ, bạn sẽ tìm được ý nghĩa của tình yêu đích thực, hạnh phúc và sự phục vụ trong gia đình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Thánh Gia: Gia Đình Tỵ Nạn
Nguyễn Trung Tây
17:36 29/12/2022
Nguyễn Trung Tây
Lễ Thánh Gia: Gia Đình Tỵ Nạn
Tin Mừng Giáng Sinh quay những vòng tròn nối tiếp với câu truyện Ba Vua lên đường tìm kiếm kính viếng Đông Cung Thái Tử mới hạ sinh.
Họ lạc đường. Họ ghé vào cung điện, hỏi đường từ vua Herod, vị vua đương nhiệm ngồi trên ngai vàng tại kinh thành Jerusalem. Herod, người nổi tiếng ác vương, bởi đã từng hạ lệnh sát hại chính những người con trai của mình để bảo vệ ngôi vương báu.
Bởi thế, cũng không là một điều lạ nếu vua Herod ra lệnh tàn sát tất cả Hài Nhi dưới 2 tuổi của phố Bethlehem và vùng lân cận.
Máu đổ thịt rơi! Những máu và thịt của những thân xác ngây thơ chưa hề biết chi trong đời ngoài việc ăn ngủ ngon lành. Những khuôn mặt mập mạp dễ thương, như những thiên thần đập đập đôi cánh gắn trên hang đá Việt Nam.
Bởi ác vương Herod, gia đình Hài Nhi thánh vội vã trỗi dậy trong đêm, bỏ quê hương ra đi như người Việt Nam một thời đã bỏ quê cha đất tổ đi tìm tự do. Gia đình thánh đã tỵ nạn bên đất Ai Cập, người láng giềng một thời tổ tiên Do Thái làm nghề nô lệ!
Gia đình thánh vội vã bỏ đi tỵ nạn nhắc nhở một thời những thuyền gỗ mong manh lao mình rời quê cha đất tổ, bởi biến cố 75. Người Việt Nam hải ngoại, ai có thể quên một khoảng thời gian họ cũng đã vội vã rời bỏ quê hương nửa đêm về sáng.
Đức Giêsu, thân mẫu của Ngài, thánh Giuse và Mẹ Maria và người Việt tỵ nạn có những mẫu số chung của nửa đêm vội vã bỏ đi tỵ nạn.
SUY NIỆM
Mùa Giáng Sinh đầu tiên là một chuỗi dài của những bất ngờ, hoảng loạn, hiểu lầm, dự tính bỏ nhau, âm mưu, sát hại trẻ thơ, hốt hoảng lên đường bỏ trốn trong đêm.
Nhưng đêm đó, đêm cực thánh, thiên đường vẫn hát vang vang bài ca thiên quốc,
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế tới người Chúa thương.”
Ngôi sao Bethlehem vẫn hiện ra rực rỡ trên bầu trời đêm đen tội lỗi.
Trên tất cả, trong đêm cực trọng, Hài Nhi thánh hạ sinh, bật tiếng khóc vang vang, mở đầu một kỷ nguyên cứu rỗi tới nhân loại.
Dù bóng đêm tử thần, chiến tranh, hận thù, gian dối vẫn bao trùm nhân loại. Dù nghi ngờ, hoảng loạn, hốt hoảng, dự tính, âm mưu, vội vã lên đường bỏ đi lánh nạn, Ánh sáng Mùa Giáng Sinh từ những ngày Giáng Sinh đầu tiên vẫn chiếu sáng đêm đen bóng tối của Mùa Giáng Sinh năm 2022. Đêm đen tử thần vẫn không chiến thắng được Hào Quang Ngôi Lời Nhập Thể.
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản)
Lễ Thánh Gia: Gia Đình Tỵ Nạn
Tin Mừng Giáng Sinh quay những vòng tròn nối tiếp với câu truyện Ba Vua lên đường tìm kiếm kính viếng Đông Cung Thái Tử mới hạ sinh.
Họ lạc đường. Họ ghé vào cung điện, hỏi đường từ vua Herod, vị vua đương nhiệm ngồi trên ngai vàng tại kinh thành Jerusalem. Herod, người nổi tiếng ác vương, bởi đã từng hạ lệnh sát hại chính những người con trai của mình để bảo vệ ngôi vương báu.
Bởi thế, cũng không là một điều lạ nếu vua Herod ra lệnh tàn sát tất cả Hài Nhi dưới 2 tuổi của phố Bethlehem và vùng lân cận.
Máu đổ thịt rơi! Những máu và thịt của những thân xác ngây thơ chưa hề biết chi trong đời ngoài việc ăn ngủ ngon lành. Những khuôn mặt mập mạp dễ thương, như những thiên thần đập đập đôi cánh gắn trên hang đá Việt Nam.
Bởi ác vương Herod, gia đình Hài Nhi thánh vội vã trỗi dậy trong đêm, bỏ quê hương ra đi như người Việt Nam một thời đã bỏ quê cha đất tổ đi tìm tự do. Gia đình thánh đã tỵ nạn bên đất Ai Cập, người láng giềng một thời tổ tiên Do Thái làm nghề nô lệ!
Gia đình thánh vội vã bỏ đi tỵ nạn nhắc nhở một thời những thuyền gỗ mong manh lao mình rời quê cha đất tổ, bởi biến cố 75. Người Việt Nam hải ngoại, ai có thể quên một khoảng thời gian họ cũng đã vội vã rời bỏ quê hương nửa đêm về sáng.
Đức Giêsu, thân mẫu của Ngài, thánh Giuse và Mẹ Maria và người Việt tỵ nạn có những mẫu số chung của nửa đêm vội vã bỏ đi tỵ nạn.
SUY NIỆM
Mùa Giáng Sinh đầu tiên là một chuỗi dài của những bất ngờ, hoảng loạn, hiểu lầm, dự tính bỏ nhau, âm mưu, sát hại trẻ thơ, hốt hoảng lên đường bỏ trốn trong đêm.
Nhưng đêm đó, đêm cực thánh, thiên đường vẫn hát vang vang bài ca thiên quốc,
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế tới người Chúa thương.”
Ngôi sao Bethlehem vẫn hiện ra rực rỡ trên bầu trời đêm đen tội lỗi.
Trên tất cả, trong đêm cực trọng, Hài Nhi thánh hạ sinh, bật tiếng khóc vang vang, mở đầu một kỷ nguyên cứu rỗi tới nhân loại.
Dù bóng đêm tử thần, chiến tranh, hận thù, gian dối vẫn bao trùm nhân loại. Dù nghi ngờ, hoảng loạn, hốt hoảng, dự tính, âm mưu, vội vã lên đường bỏ đi lánh nạn, Ánh sáng Mùa Giáng Sinh từ những ngày Giáng Sinh đầu tiên vẫn chiếu sáng đêm đen bóng tối của Mùa Giáng Sinh năm 2022. Đêm đen tử thần vẫn không chiến thắng được Hào Quang Ngôi Lời Nhập Thể.
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản)
Thánh Gia Thất Chúa là nhất
Lm Nguyễn Xuân Trường
21:47 29/12/2022
THÁNH GIA THẤT CHÚA LÀ NHẤT
Nhà chúng ta noi gương gia đình Thánh Gia ở điểm gì? Chắc không phải làm ăn kinh tế vì nhà này nghèo lắm. Cũng không phải nghệ thuật chăn gối vì nhà này cứ khiết tịnh đồng trinh cả đời. Lời Chúa soi sáng cho thấy điểm nhà ta noi gương Thánh Gia là nhà đặt Chúa lên trên hết. Chúa là ưu tiên số 1.
1. Ý Chúa trên hết. Kinh Thánh cho thấy Maria không theo ý riêng mình mà vâng nghe lời sứ thần Chúa truyền. Giuse không theo ý riêng mình mà luôn mau mắn làm theo lời sứ thần Chúa bảo. Nhờ đặt Chúa trên hết mà Thánh Gia là nhà 2 vợ chồng gắn bó thủy chung với nhau, là nhà cho Đấng Cứu Thế hạ sinh, được bao bọc che chở và dưỡng dục lớn khôn.
2. Sống chết vì Chúa. Đời sống gia đình tin Chúa vẫn không tránh được những gian nan vất vả. Giuse và Maria vẫn long đong lận đận. Nhưng gia đình này không chọn cách dễ dãi là quẳng đứa con đi cho nhẹ gánh, rảnh tay, mà dám đương đầu mọi thử thách quyền uy để chọn sống chết vì Chúa, bằng mọi giá để bảo vệ Chúa, bảo vệ đức tin.
Đặt Chúa lên trên hết là bài học vô giá cho mọi gia đình. Trong đời sống hàng ngày, trong những suy nghĩ, tính toán, chọn lựa, hành động, gia đình mình có làm theo ý Chúa, đặt Chúa lên trên hết không? Ngay khi bắt đầu lập gia đình, các bạn trẻ có tha thiết cầu nguyện xin Chúa cho mình có người vợ người chồng tin Chúa, ngoan đạo không? Khi lựa chọn người yêu, mình có đặt tiêu chuẩn người đó kính sợ Chúa lên trên hết không, hay mình đặt tiêu chuẩn nào lên trên? Hãy nhớ lời Chúa Giêsu tuyên bố: “Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì có ích gì.” Amen.
Đừng tìm kiếm một lối thoát hay một nơi để trốn thoát
Lm Minh Anh
23:44 29/12/2022
ĐỪNG TÌM KIẾM MỘT LỐI THOÁT HAY MỘT NƠI ĐỂ TRỐN THOÁT!
“Hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập!”.
Trong Tông huấn Familiaris consortio, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết, “Gia đình không phải là tổng số những con người gộp lại, mà là một ‘cộng đồng các ngôi vị!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chiều ngày đứng dưới chân thập giá của Con, Mẹ Maria hẳn sẽ nhớ lại chuyến trốn sang Ai Cập với thánh Giuse; các ngài chạy trốn để bảo vệ Chúa Giêsu khỏi sự tàn bạo của Hêrôđê. Nhưng giờ đây, sự tàn bạo đó đã ‘đuổi kịp’ Ngài. Có lẽ Đức Mẹ sẽ thắc mắc và tự hỏi, thánh Giuse sẽ làm gì vào ngày hôm nay nếu ngài hiện diện? Liệu người cha nuôi của Chúa Giêsu có cứu Ngài một lần nữa bằng cách trốn khỏi Giêrusalem? Liệu Giuse có bảo vệ người Con của Mẹ khỏi điều ác đang xảy đến với Ngài không? Khi suy nghĩ về những điều này, hẳn chắc Mẹ Maria đã hoàn toàn đón nhận mầu nhiệm khổ đau đang xảy ra. Các ngài đã thoát khỏi Hêrôđê vì đó không phải là thời điểm Chúa Cha muốn; đó không phải là lúc Chúa Giêsu hy sinh mạng sống Ngài để cứu rỗi thế giới. Nhưng nay, giờ của Ngài đã đến. Vì thế, tất cả những gì Maria có thể làm giờ đây, là đứng vững trong đức tin khi phải đối mặt với mầu nhiệm khổ đau vĩ đại!
Suy niệm cuộc trốn chạy của Thánh Gia, thánh Gioan Kim Khẩu viết, “Cũng vậy, bản thân bạn không cần phải lo lắng nếu đang gặp phải vô vàn hiểm nguy! Đừng mong được tôn vinh hoặc đội vương miện ngay lập tức cho những khó khăn của bạn. Thay vào đó, bạn có thể ghi nhớ tấm gương chịu đựng lâu dài của Đức Maria, mẹ Chúa Hài Nhi; Mẹ gánh chịu mọi sự một cách ngoan cường, cao thượng, vì biết rằng, một cuộc chạy trốn như thế là phù hợp với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Bạn đang trải nghiệm những gì mà chính Mẹ Maria đã trải nghiệm. Các nhà đạo sĩ cũng thế; họ sẵn sàng bí mật rút lui trong sự nhục nhã của những kẻ chạy trốn!”.
Cũng vậy, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, gia đình chúng ta, có những lúc chúng ta chạy trốn khỏi những khổ đau; nhưng có những lúc chúng ta phải ôm lấy chúng. Trong một số trường hợp, Thiên Chúa sẽ bảo vệ chúng ta; ở những lúc khác, Ngài mời gọi chúng ta đón nhận thập giá mà chúng ta đã được trao một cách trọn vẹn. Cùng Mẹ Maria, chúng ta nhìn lên thánh giá, ý thức về thời điểm mà chúng ta phải hoàn tất thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chịu đau khổ trước giờ của Ngài. Chúa Cha đã bảo vệ Ngài khỏi những kẻ ác cho đến thời điểm vinh quang của Ngài. Đây là ngày của Ngài, giờ của Ngài. Đây là thời điểm Ngài ôm lấy tội lỗi và sự chết!
Anh Chị em,
“Hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập!”. Hôm nay, bạn và tôi cùng suy gẫm về ‘giờ của Chúa’ trong cuộc đời mình. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nắm lấy điều gì hôm nay? Thánh giá nào được trao cho bạn? Nếu thời điểm thích hợp và ngày dành cho thánh giá của bạn đã đến, đừng ngần ngại nắm lấy nó, ôm lấy nó; ‘đừng tìm kiếm một lối thoát hay một nơi để trốn thoát!’. Đối mặt với thập giá đời mình cùng với Chúa Giêsu và Đức Maria, Mẹ của chúng ta, bạn và tôi biết rằng, chúng ta đang làm như vậy với sức mạnh và sự hỗ trợ của các Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin che chở con bằng tấm áo yêu thương của Mẹ. Giúp con can đảm ôm lấy thập giá đời mình, để con ‘đừng tìm kiếm một lối thoát hay một nơi để trốn thoát!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập!”.
Trong Tông huấn Familiaris consortio, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết, “Gia đình không phải là tổng số những con người gộp lại, mà là một ‘cộng đồng các ngôi vị!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng ngày lễ Thánh Gia hôm nay nói với chúng ta rằng, gia đình là “một cộng đồng các ngôi vị”; ở đó, các ngôi vị được bảo vệ! ‘Bảo vệ’ bằng cách giúp nhau chạy trốn khỏi khổ đau; tuy nhiên, sẽ khá bất ngờ khi nói rằng, đôi lúc, ‘bảo vệ’ còn là giúp nhau đương đầu với khổ đau và ôm lấy chúng. Chúa sẽ bảo vệ chúng ta trong mọi tình huống; vì thế, ‘đừng tìm kiếm một lối thoát hay một nơi để trốn thoát!’.
Chiều ngày đứng dưới chân thập giá của Con, Mẹ Maria hẳn sẽ nhớ lại chuyến trốn sang Ai Cập với thánh Giuse; các ngài chạy trốn để bảo vệ Chúa Giêsu khỏi sự tàn bạo của Hêrôđê. Nhưng giờ đây, sự tàn bạo đó đã ‘đuổi kịp’ Ngài. Có lẽ Đức Mẹ sẽ thắc mắc và tự hỏi, thánh Giuse sẽ làm gì vào ngày hôm nay nếu ngài hiện diện? Liệu người cha nuôi của Chúa Giêsu có cứu Ngài một lần nữa bằng cách trốn khỏi Giêrusalem? Liệu Giuse có bảo vệ người Con của Mẹ khỏi điều ác đang xảy đến với Ngài không? Khi suy nghĩ về những điều này, hẳn chắc Mẹ Maria đã hoàn toàn đón nhận mầu nhiệm khổ đau đang xảy ra. Các ngài đã thoát khỏi Hêrôđê vì đó không phải là thời điểm Chúa Cha muốn; đó không phải là lúc Chúa Giêsu hy sinh mạng sống Ngài để cứu rỗi thế giới. Nhưng nay, giờ của Ngài đã đến. Vì thế, tất cả những gì Maria có thể làm giờ đây, là đứng vững trong đức tin khi phải đối mặt với mầu nhiệm khổ đau vĩ đại!
Suy niệm cuộc trốn chạy của Thánh Gia, thánh Gioan Kim Khẩu viết, “Cũng vậy, bản thân bạn không cần phải lo lắng nếu đang gặp phải vô vàn hiểm nguy! Đừng mong được tôn vinh hoặc đội vương miện ngay lập tức cho những khó khăn của bạn. Thay vào đó, bạn có thể ghi nhớ tấm gương chịu đựng lâu dài của Đức Maria, mẹ Chúa Hài Nhi; Mẹ gánh chịu mọi sự một cách ngoan cường, cao thượng, vì biết rằng, một cuộc chạy trốn như thế là phù hợp với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Bạn đang trải nghiệm những gì mà chính Mẹ Maria đã trải nghiệm. Các nhà đạo sĩ cũng thế; họ sẵn sàng bí mật rút lui trong sự nhục nhã của những kẻ chạy trốn!”.
Cũng vậy, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, gia đình chúng ta, có những lúc chúng ta chạy trốn khỏi những khổ đau; nhưng có những lúc chúng ta phải ôm lấy chúng. Trong một số trường hợp, Thiên Chúa sẽ bảo vệ chúng ta; ở những lúc khác, Ngài mời gọi chúng ta đón nhận thập giá mà chúng ta đã được trao một cách trọn vẹn. Cùng Mẹ Maria, chúng ta nhìn lên thánh giá, ý thức về thời điểm mà chúng ta phải hoàn tất thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chịu đau khổ trước giờ của Ngài. Chúa Cha đã bảo vệ Ngài khỏi những kẻ ác cho đến thời điểm vinh quang của Ngài. Đây là ngày của Ngài, giờ của Ngài. Đây là thời điểm Ngài ôm lấy tội lỗi và sự chết!
Anh Chị em,
“Hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập!”. Hôm nay, bạn và tôi cùng suy gẫm về ‘giờ của Chúa’ trong cuộc đời mình. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nắm lấy điều gì hôm nay? Thánh giá nào được trao cho bạn? Nếu thời điểm thích hợp và ngày dành cho thánh giá của bạn đã đến, đừng ngần ngại nắm lấy nó, ôm lấy nó; ‘đừng tìm kiếm một lối thoát hay một nơi để trốn thoát!’. Đối mặt với thập giá đời mình cùng với Chúa Giêsu và Đức Maria, Mẹ của chúng ta, bạn và tôi biết rằng, chúng ta đang làm như vậy với sức mạnh và sự hỗ trợ của các Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin che chở con bằng tấm áo yêu thương của Mẹ. Giúp con can đảm ôm lấy thập giá đời mình, để con ‘đừng tìm kiếm một lối thoát hay một nơi để trốn thoát!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cả 100 Linh mục và Tu sĩ bị bắt cóc, giam tù hoặc sát hại trong năm 2022
Thanh Quảng sdb
16:47 29/12/2022
Cả 100 Linh mục và Tu sĩ bị bắt cóc, giam tù hoặc sát hại trong năm 2022
Theo Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) của Vatican thì Nigeria là quốc gia có số nạn nhân lớn nhất rồi đến Mexico, Nicaragua và Liên Xô.
Theo bản bá cáo của Thông tấn xã ZENIT Rome ngày 28.12.2022 thì trong năm 2022 có ít nhất 12 linh mục và 5 nữ tu bị sát hại, đang khi thi hành mục vụ. Nigeria là một trong những quốc gia mà việc truyền giáo gặp nhiều nguy hiểm nhất, trong khi tại Trung Quốc và Nicaragua Giáo hội cũng gặp nhiều khó khăn...
Theo thông tin của Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) của Vatican thì Nigeria có 4 linh mục bị sát hại rồi đến Mexico ba linh mục bị sát hại dã man do các thành viên băng đảng ma túy, và hai người bị giết ở miền Đông của Cộng hòa Dân chủ Congo.
Năm Tu sĩ truyền giáo bị sát hại trong năm 2022 là sơ Luisa Dell’Orto, ở Haiti, vào tháng 6; Sơ Mary Daniel Abut và Sơ Regina Roba, ở Nam Sudan, vào tháng 8; Sơ Maria de Coppi, ở Mozambique, vào tháng 9; và sơ Marie-Sylvie Vakatsuraki, bị sát hại vào tháng 10 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trong năm 2022, có tổng cộng 42 linh mục bị bắt cóc ở các quốc gia khác nhau, trong đó 36 người được thả tự do. Ba trong số những người bị bắt cóc ở Nigeria bị sát hại và ACN không có thông tin gì về tình hình của hai trong số các linh mục người Nigeria bị bắt cóc vào năm 2022. Vẫn chưa rõ số phận của Cha truyền giáo người Đức Hans-Joachim Lohre, người bị bắt cóc ở Mali vào tháng 11. Hai trong số các linh mục bị bắt cóc vào năm 2019, Cha Joel Yougbaré, ở Burkina Faso, và Cha John Shekwolo, ở Nigeria, đã mất tích, nâng tổng số linh mục bị mất tích là 5 người.
Nigeria là quốc gia có nhiều vụ bắt cóc nhất, với tổng số 28 vụ vào năm 2022. Ba vụ bắt cóc vào tháng 12, nhưng tháng tồi tệ nhất là tháng 7, với 7 vụ bắt cóc. Theo sau Nigeria là Cameroon, với 6 vụ bắt cóc, 5 vụ xảy ra vào tháng 9, nhưng các nạn nhân được thả ra sau 5 tuần. Haiti là một trong những quốc gia có nhiều bạo lực nhất ở Trung Mỹ. Năm linh mục bị bọn cướp bắt cóc, mặc dù sau đó đã được thả tự do. Tại Ethiopia, Philippines và Mali mỗi nơi đều có một linh mục bị bắt cóc. Tất cả đã được trả tự do, ngoại trừ Cha Hans-Joachim Lohre ở Mali.
Tại Nigeria nhiều nữ tu bị bắt cóc, với bảy trường hợp vào năm 2022. Một người bị bắt cóc ở Burkina Faso, và một người khác bị bắt cóc ở Cameroon, cùng với năm linh mục như được đề cập ở trên. May mắn thay, tất cả các nữ tu đã được thả tự do sau đó.
Trong năm 2022 có ít nhất 32 giáo sĩ cũng đã bị bắt bớ để hăm đe và làm áp lực! Các trường hợp gần đây nhất liên quan đến bốn linh mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, những người làm việc ở Ukraine trong vùng bị Nga chiếm đóng và đã bị giam giữ vì các hoạt động mục vụ của họ. Hai trong số họ đã được thả và "trục xuất" về lãnh thổ Ukraine, nhưng hai người khác vẫn bị giam giữ và có thể đối mặt với cáo buộc khủng bố và có thể bị tra tấn tù đầy!
Nicaragua là một quốc gia có nhiều bạo loạn. Mười một thành viên giáo sĩ đã bị bắt, bỏ tù trong các cuộc đàn áp hiện tại của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo. Trong số đó có hai chủng sinh, một Phó tế, một Giám mục và bảy linh mục. Vào ngày 10 tháng 1 năm tới, Giám mục Nicaragua Rolando Alvarez, hiện đang bị quản thúc tại gia, sẽ phải hầu tòa với cáo buộc “âm mưu chống lại sự toàn vẹn quốc gia”. Một trường hợp khác gần đây là việc bỏ tù một Giám mục và hai linh mục ở Eritrea. Họ đã bị giam giữ cả hai tháng nay mà chính quyền không đưa ra nguyên cớ gì!
Gần như tình hình không được kiểm chứng chính xác số linh mục và Giám mục Công Giáo bị giam giữ ở Trung Quốc trong năm 2022. Theo ACN, các giáo sĩ của Giáo hội hầm trú bị chính quyền bắt cóc nhiều lần, buộc họ phải gia nhập Giáo hội Yêu nước. Một ví dụ điển hình là vụ mất tích từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022 của 10 linh mục, tất cả đều thuộc Công Giáo thầm lặng Bảo Định (Hà Bắc). Ngoài những trường hợp này, một linh mục bị giam giữ ở Myanmar vì biểu tình chống lại chế độ. Một số nữ tu và hai phó tế bị bắt ở Ethiopia trong cuộc xung đột Tigray vào cuối năm 2021, nhưng đã được trả tự do vào năm 2022.
CAN kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đảm bảo sự an nguy và tự do cho các linh mục, tu sĩ và các nhân viên truyền giáo đang miệt mài phục vụ cho những người nghèo khổ. Tổ chức Giáo hoàng cũng kêu gọi bạn bè và các nhà hảo tâm hãy cầu nguyện cho những người còn đang bị giam cầm, cũng như cho cộng đồng và gia đình của những nạn nhân đã bị thiệt mạng.
Theo Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) của Vatican thì Nigeria là quốc gia có số nạn nhân lớn nhất rồi đến Mexico, Nicaragua và Liên Xô.
Theo bản bá cáo của Thông tấn xã ZENIT Rome ngày 28.12.2022 thì trong năm 2022 có ít nhất 12 linh mục và 5 nữ tu bị sát hại, đang khi thi hành mục vụ. Nigeria là một trong những quốc gia mà việc truyền giáo gặp nhiều nguy hiểm nhất, trong khi tại Trung Quốc và Nicaragua Giáo hội cũng gặp nhiều khó khăn...
Theo thông tin của Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) của Vatican thì Nigeria có 4 linh mục bị sát hại rồi đến Mexico ba linh mục bị sát hại dã man do các thành viên băng đảng ma túy, và hai người bị giết ở miền Đông của Cộng hòa Dân chủ Congo.
Năm Tu sĩ truyền giáo bị sát hại trong năm 2022 là sơ Luisa Dell’Orto, ở Haiti, vào tháng 6; Sơ Mary Daniel Abut và Sơ Regina Roba, ở Nam Sudan, vào tháng 8; Sơ Maria de Coppi, ở Mozambique, vào tháng 9; và sơ Marie-Sylvie Vakatsuraki, bị sát hại vào tháng 10 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trong năm 2022, có tổng cộng 42 linh mục bị bắt cóc ở các quốc gia khác nhau, trong đó 36 người được thả tự do. Ba trong số những người bị bắt cóc ở Nigeria bị sát hại và ACN không có thông tin gì về tình hình của hai trong số các linh mục người Nigeria bị bắt cóc vào năm 2022. Vẫn chưa rõ số phận của Cha truyền giáo người Đức Hans-Joachim Lohre, người bị bắt cóc ở Mali vào tháng 11. Hai trong số các linh mục bị bắt cóc vào năm 2019, Cha Joel Yougbaré, ở Burkina Faso, và Cha John Shekwolo, ở Nigeria, đã mất tích, nâng tổng số linh mục bị mất tích là 5 người.
Nigeria là quốc gia có nhiều vụ bắt cóc nhất, với tổng số 28 vụ vào năm 2022. Ba vụ bắt cóc vào tháng 12, nhưng tháng tồi tệ nhất là tháng 7, với 7 vụ bắt cóc. Theo sau Nigeria là Cameroon, với 6 vụ bắt cóc, 5 vụ xảy ra vào tháng 9, nhưng các nạn nhân được thả ra sau 5 tuần. Haiti là một trong những quốc gia có nhiều bạo lực nhất ở Trung Mỹ. Năm linh mục bị bọn cướp bắt cóc, mặc dù sau đó đã được thả tự do. Tại Ethiopia, Philippines và Mali mỗi nơi đều có một linh mục bị bắt cóc. Tất cả đã được trả tự do, ngoại trừ Cha Hans-Joachim Lohre ở Mali.
Tại Nigeria nhiều nữ tu bị bắt cóc, với bảy trường hợp vào năm 2022. Một người bị bắt cóc ở Burkina Faso, và một người khác bị bắt cóc ở Cameroon, cùng với năm linh mục như được đề cập ở trên. May mắn thay, tất cả các nữ tu đã được thả tự do sau đó.
Trong năm 2022 có ít nhất 32 giáo sĩ cũng đã bị bắt bớ để hăm đe và làm áp lực! Các trường hợp gần đây nhất liên quan đến bốn linh mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, những người làm việc ở Ukraine trong vùng bị Nga chiếm đóng và đã bị giam giữ vì các hoạt động mục vụ của họ. Hai trong số họ đã được thả và "trục xuất" về lãnh thổ Ukraine, nhưng hai người khác vẫn bị giam giữ và có thể đối mặt với cáo buộc khủng bố và có thể bị tra tấn tù đầy!
Nicaragua là một quốc gia có nhiều bạo loạn. Mười một thành viên giáo sĩ đã bị bắt, bỏ tù trong các cuộc đàn áp hiện tại của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo. Trong số đó có hai chủng sinh, một Phó tế, một Giám mục và bảy linh mục. Vào ngày 10 tháng 1 năm tới, Giám mục Nicaragua Rolando Alvarez, hiện đang bị quản thúc tại gia, sẽ phải hầu tòa với cáo buộc “âm mưu chống lại sự toàn vẹn quốc gia”. Một trường hợp khác gần đây là việc bỏ tù một Giám mục và hai linh mục ở Eritrea. Họ đã bị giam giữ cả hai tháng nay mà chính quyền không đưa ra nguyên cớ gì!
Gần như tình hình không được kiểm chứng chính xác số linh mục và Giám mục Công Giáo bị giam giữ ở Trung Quốc trong năm 2022. Theo ACN, các giáo sĩ của Giáo hội hầm trú bị chính quyền bắt cóc nhiều lần, buộc họ phải gia nhập Giáo hội Yêu nước. Một ví dụ điển hình là vụ mất tích từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022 của 10 linh mục, tất cả đều thuộc Công Giáo thầm lặng Bảo Định (Hà Bắc). Ngoài những trường hợp này, một linh mục bị giam giữ ở Myanmar vì biểu tình chống lại chế độ. Một số nữ tu và hai phó tế bị bắt ở Ethiopia trong cuộc xung đột Tigray vào cuối năm 2021, nhưng đã được trả tự do vào năm 2022.
CAN kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đảm bảo sự an nguy và tự do cho các linh mục, tu sĩ và các nhân viên truyền giáo đang miệt mài phục vụ cho những người nghèo khổ. Tổ chức Giáo hoàng cũng kêu gọi bạn bè và các nhà hảo tâm hãy cầu nguyện cho những người còn đang bị giam cầm, cũng như cho cộng đồng và gia đình của những nạn nhân đã bị thiệt mạng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Làm Bố Làm Mẹ
Nguyễn Trung Tây
17:00 29/12/2022
□ Nguyễn Trung Tây
Lễ Thánh Gia: Làm Bố Làm Mẹ
Trong một lần hướng dẫn Giáo lý hôn nhân cho một đôi tình nhân đang chuẩn bị bước vào nhà thờ trao đổi lời thề ước, tới phần chia sẻ về vai trò và nhiệm vụ của bố mẹ trong ngày hôm nay, cả anh cả chị tự nhiên không hẹn mà gặp đều cất tiếng ngắt dòng tư tưởng của tôi qua cùng một câu hỏi,
— Làm bố làm mẹ có nghĩa là gì?
Một câu hỏi thật là hay.
Nhìn anh nhìn chị, tôi nghĩ ngợi trong đầu...
Tôn Trọng, Thương Yêu
Theo dòng đời tự nhiên, vợ cHồng Yêu nhau, sinh ra con cái.
Con 1 tháng rồi con 1 tuổi, rồi con lớn hơn hóa ra 10.
Tuổi 16 tới, cô con gái bỡ ngỡ với những đường nét dịu huyền của Thượng Đế ban tặng. Cũng tuổi 16, cậu con trai tự nhiên khám phá ra âm giọng trầm trầm vỡ bể nơi cổ họng. Có người thấy qua một đêm, mình vươn cao hơn bố mẹ một cái đầu.
Ngoài vươn vai trưởng thành về thể xác, tâm hồn non nớt của người tuổi trẻ cũng chập chững vươn lên. Và bởi cái ngây thơ, chưa có kinh nghiệm của tuổi đời, tuổi trẻ giống như một trái trứng, nếu không biết trân trọng bởi phụ huynh và ngay cả với bản thân của người tuổi trẻ, trái trứng rớt xuống, bể tan, lòng trắng lòng vàng bên trong rớt ra ngoài lẫn lộn đất cát. Có cố gắng vớt lại thì cũng không còn được như xưa.
Bởi thế, tuổi trẻ ở nhiều nước được chính quyền và luật pháp bảo vệ, giữ gìn, và tôn trọng. Rất đơn giản, bởi họ không muốn tâm hồn người trẻ bị hằn sâu những vết thương, khó chữa lành. Mà điều đó đúng. Bởi một cây non, nếu bị người trồng cây hành hạ, vừa về tâm hồn và thể xác, cây non chắc chắn sẽ èo uột ngóc lên hoặc héo úa tàn tạ. Ngược lại, tuổi trẻ nếu được hướng dẫn cẩn thận trong tình thương, đặc biệt tình thương của bố mẹ, tuổi trẻ đó lớn lên, vươn cao mạnh mẽ như cây tùng cây bách. Dù sóng gió đẩy tới, cây không bấp bênh chao đảo hoặc gãy đổ ngã đau.
Theo những nhà tâm lý học, một trong những điều mà con người vẫn còn khao khát từ bao nhiêu năm nay là đói khát tình thương (Hunger for love/Am I significant in your eyes?). Bởi thế, tuổi trẻ nếu không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, như một lẽ thường tình, họ sẽ đi tìm tình thương từ bên ngoài. Nếu gặp người tốt, tuổi trẻ tiếp tục vươn lên. Nhưng thường là không, sau một lần gặp phải bóng đêm, tự nhiên tuổi trẻ ôm trên vai những vết thương mà Duyên Anh đã từng một thời gọi “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, một hình ảnh so sánh khá chính xác. Dr. Drew Pinsky đề nghị rằng những tổn thương của thời thơ ấu, thiếu niên có thể dẫn đến những hành động lạ kỳ của người trong tuổi trưởng thành. Đặc biệt, tuổi thơ bị bỏ rơi (childhood neglect) có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm thần nơi người trưởng thành (People.com/Thursday, June 12, 2008).
Nhưng ngược lại, tuổi trẻ của Thánh Gióng ở làng Phù Đổng là một tuổi trẻ được bố mẹ và hàng xóm thương yêu, giữ gìn, và tôn trọng. Khi Thánh Gióng còn trẻ, không nói được, bố mẹ không coi thường, la mắng, đòi hỏi con mình phải đi phải đứng phải ăn nói như những trẻ em khác trong thôn. Không! Phụ mẫu của cậu bé đã không làm như vậy, bởi biết Gióng là Gióng, Gióng không phải là em Thìn hoặc em Sửu của hàng xóm kế bên.
Khi trẻ nhỏ Phù Đổng bật tiếng nói, đòi bố mẹ cho mình gặp mặt sứ giả, bố mẹ tôn trọng và tin tưởng con mình, đích thân ra gặp người sứ giả trình bày điều con mong ước.
Khi Phù Đổng đói bụng, bố mẹ và người trong thôn thổi lửa nấu từng nồi cơm mang tới.
Và khi cậu bé Gióng đòi cưỡi ngựa sắt, bố mẹ và người trong thôn đốt lò rèn, gom sắt lại đúc ngựa sắt và roi sắt trao cho cậu bé.
Bởi được tôn trọng, giữ gìn, và chăm sóc như thế, làm gì mà tuổi trẻ Phù Đổng không sừng sững lớn lên. Bởi được thương yêu như vậy, hỏi sao tuổi trẻ của thời Hùng Vương thứ Sáu không vươn cao, phóng ngựa sắt ra biên cương chặn đứng lại những vó ngựa phương Bắc.
Gương Sáng
Tuổi trẻ hùng anh còn có Thánh Nguyễn Văn Thiện của 18 tuổi, chủng sinh của Chủng Viện Di Loan, Quảng Trị hiên ngang bước lên pháp trường vào ngày 21 tháng 9 năm 1832. Bố mất sớm khi cậu được mười tuổi, nhưng cậu bé Thiện đã được Dì Nghi, Mẹ Bề Trên nhà dòng, và cha Chính của giáo xứ chăm sóc giữ gìn. “Gần đèn thì sáng,” bởi lớn lên với những tấm lòng tu hành như thế, làm chi thiếu niên Thiện không ướt đẫm hương thơm tu hành. Để rồi, vào năm 18 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực và tương lai rực sáng, Thầy Nguyễn Văn Thiện đã hiên ngang và can đảm đưa đầu ra để quan quân của triều đình Minh Mạng tròng dây vào, thắt cổ, lấy đi mất một mạng người tuổi trẻ kiên trung.
Ngồi lật lại những trang sách Tân Ước, tôi lại càng tin tưởng vào triết lý “Ở bầu thì tròn”, “Cha sao con vậy”, và “Cây ngọt sinh trái tốt” của người Việt Nam. Có lẽ nhiều người tín hữu vẫn quên đi Đức Giêsu chính là một bản sao của dưỡng phụ Giuse về tấm lòng tử tế với tha nhân, bởi cũng đã từng có lần Giuse thà là mất danh dự của chính mình còn hơn tố cáo rồi mang Maria ra đầu làng ném đá (Mt 1:18-25).
Câu chuyện Đức Giêsu cứu một mạng người con gái trên sân đền thờ (John 8:3-11) nhắc nhở tấm lòng tử tế, bác ái, và khoan dung của thánh Giuse thuả xưa. Mà còn ai khác ngoài thánh Giuse là người đã từng dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu trở thành thanh niên trưởng thành khôn lớn. Một người thanh niên như Đức Giêsu, thấy kẻ yếu không coi thường, kẻ sang không phu nịnh. Xin được hỏi, Ngài đã học hỏi những đức tính này nơi ai? Xin thưa, còn ai khác ngoài Đức Mẹ và Thánh Giuse...
Dừng lại, nhìn vào anh và chị đang học hỏi về đời sống hôn nhân, tôi xin phép tạm kết luận,
— Tôi tin rằng làm bố làm mẹ có nghĩa là thương yêu và tôn trọng con cái. Làm bố làm mẹ cũng có nghĩa là chính mình phải trở nên một tấm gương sáng, là một đích điểm để con mình nhìn vào và soi gương.□
(Trích Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022)
Lễ Thánh Gia: Làm Bố Làm Mẹ
Trong một lần hướng dẫn Giáo lý hôn nhân cho một đôi tình nhân đang chuẩn bị bước vào nhà thờ trao đổi lời thề ước, tới phần chia sẻ về vai trò và nhiệm vụ của bố mẹ trong ngày hôm nay, cả anh cả chị tự nhiên không hẹn mà gặp đều cất tiếng ngắt dòng tư tưởng của tôi qua cùng một câu hỏi,
— Làm bố làm mẹ có nghĩa là gì?
Một câu hỏi thật là hay.
Nhìn anh nhìn chị, tôi nghĩ ngợi trong đầu...
Tôn Trọng, Thương Yêu
Theo dòng đời tự nhiên, vợ cHồng Yêu nhau, sinh ra con cái.
Con 1 tháng rồi con 1 tuổi, rồi con lớn hơn hóa ra 10.
Tuổi 16 tới, cô con gái bỡ ngỡ với những đường nét dịu huyền của Thượng Đế ban tặng. Cũng tuổi 16, cậu con trai tự nhiên khám phá ra âm giọng trầm trầm vỡ bể nơi cổ họng. Có người thấy qua một đêm, mình vươn cao hơn bố mẹ một cái đầu.
Ngoài vươn vai trưởng thành về thể xác, tâm hồn non nớt của người tuổi trẻ cũng chập chững vươn lên. Và bởi cái ngây thơ, chưa có kinh nghiệm của tuổi đời, tuổi trẻ giống như một trái trứng, nếu không biết trân trọng bởi phụ huynh và ngay cả với bản thân của người tuổi trẻ, trái trứng rớt xuống, bể tan, lòng trắng lòng vàng bên trong rớt ra ngoài lẫn lộn đất cát. Có cố gắng vớt lại thì cũng không còn được như xưa.
Bởi thế, tuổi trẻ ở nhiều nước được chính quyền và luật pháp bảo vệ, giữ gìn, và tôn trọng. Rất đơn giản, bởi họ không muốn tâm hồn người trẻ bị hằn sâu những vết thương, khó chữa lành. Mà điều đó đúng. Bởi một cây non, nếu bị người trồng cây hành hạ, vừa về tâm hồn và thể xác, cây non chắc chắn sẽ èo uột ngóc lên hoặc héo úa tàn tạ. Ngược lại, tuổi trẻ nếu được hướng dẫn cẩn thận trong tình thương, đặc biệt tình thương của bố mẹ, tuổi trẻ đó lớn lên, vươn cao mạnh mẽ như cây tùng cây bách. Dù sóng gió đẩy tới, cây không bấp bênh chao đảo hoặc gãy đổ ngã đau.
Theo những nhà tâm lý học, một trong những điều mà con người vẫn còn khao khát từ bao nhiêu năm nay là đói khát tình thương (Hunger for love/Am I significant in your eyes?). Bởi thế, tuổi trẻ nếu không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, như một lẽ thường tình, họ sẽ đi tìm tình thương từ bên ngoài. Nếu gặp người tốt, tuổi trẻ tiếp tục vươn lên. Nhưng thường là không, sau một lần gặp phải bóng đêm, tự nhiên tuổi trẻ ôm trên vai những vết thương mà Duyên Anh đã từng một thời gọi “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, một hình ảnh so sánh khá chính xác. Dr. Drew Pinsky đề nghị rằng những tổn thương của thời thơ ấu, thiếu niên có thể dẫn đến những hành động lạ kỳ của người trong tuổi trưởng thành. Đặc biệt, tuổi thơ bị bỏ rơi (childhood neglect) có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm thần nơi người trưởng thành (People.com/Thursday, June 12, 2008).
Nhưng ngược lại, tuổi trẻ của Thánh Gióng ở làng Phù Đổng là một tuổi trẻ được bố mẹ và hàng xóm thương yêu, giữ gìn, và tôn trọng. Khi Thánh Gióng còn trẻ, không nói được, bố mẹ không coi thường, la mắng, đòi hỏi con mình phải đi phải đứng phải ăn nói như những trẻ em khác trong thôn. Không! Phụ mẫu của cậu bé đã không làm như vậy, bởi biết Gióng là Gióng, Gióng không phải là em Thìn hoặc em Sửu của hàng xóm kế bên.
Khi trẻ nhỏ Phù Đổng bật tiếng nói, đòi bố mẹ cho mình gặp mặt sứ giả, bố mẹ tôn trọng và tin tưởng con mình, đích thân ra gặp người sứ giả trình bày điều con mong ước.
Khi Phù Đổng đói bụng, bố mẹ và người trong thôn thổi lửa nấu từng nồi cơm mang tới.
Và khi cậu bé Gióng đòi cưỡi ngựa sắt, bố mẹ và người trong thôn đốt lò rèn, gom sắt lại đúc ngựa sắt và roi sắt trao cho cậu bé.
Bởi được tôn trọng, giữ gìn, và chăm sóc như thế, làm gì mà tuổi trẻ Phù Đổng không sừng sững lớn lên. Bởi được thương yêu như vậy, hỏi sao tuổi trẻ của thời Hùng Vương thứ Sáu không vươn cao, phóng ngựa sắt ra biên cương chặn đứng lại những vó ngựa phương Bắc.
Gương Sáng
Tuổi trẻ hùng anh còn có Thánh Nguyễn Văn Thiện của 18 tuổi, chủng sinh của Chủng Viện Di Loan, Quảng Trị hiên ngang bước lên pháp trường vào ngày 21 tháng 9 năm 1832. Bố mất sớm khi cậu được mười tuổi, nhưng cậu bé Thiện đã được Dì Nghi, Mẹ Bề Trên nhà dòng, và cha Chính của giáo xứ chăm sóc giữ gìn. “Gần đèn thì sáng,” bởi lớn lên với những tấm lòng tu hành như thế, làm chi thiếu niên Thiện không ướt đẫm hương thơm tu hành. Để rồi, vào năm 18 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực và tương lai rực sáng, Thầy Nguyễn Văn Thiện đã hiên ngang và can đảm đưa đầu ra để quan quân của triều đình Minh Mạng tròng dây vào, thắt cổ, lấy đi mất một mạng người tuổi trẻ kiên trung.
Ngồi lật lại những trang sách Tân Ước, tôi lại càng tin tưởng vào triết lý “Ở bầu thì tròn”, “Cha sao con vậy”, và “Cây ngọt sinh trái tốt” của người Việt Nam. Có lẽ nhiều người tín hữu vẫn quên đi Đức Giêsu chính là một bản sao của dưỡng phụ Giuse về tấm lòng tử tế với tha nhân, bởi cũng đã từng có lần Giuse thà là mất danh dự của chính mình còn hơn tố cáo rồi mang Maria ra đầu làng ném đá (Mt 1:18-25).
Câu chuyện Đức Giêsu cứu một mạng người con gái trên sân đền thờ (John 8:3-11) nhắc nhở tấm lòng tử tế, bác ái, và khoan dung của thánh Giuse thuả xưa. Mà còn ai khác ngoài thánh Giuse là người đã từng dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu trở thành thanh niên trưởng thành khôn lớn. Một người thanh niên như Đức Giêsu, thấy kẻ yếu không coi thường, kẻ sang không phu nịnh. Xin được hỏi, Ngài đã học hỏi những đức tính này nơi ai? Xin thưa, còn ai khác ngoài Đức Mẹ và Thánh Giuse...
Dừng lại, nhìn vào anh và chị đang học hỏi về đời sống hôn nhân, tôi xin phép tạm kết luận,
— Tôi tin rằng làm bố làm mẹ có nghĩa là thương yêu và tôn trọng con cái. Làm bố làm mẹ cũng có nghĩa là chính mình phải trở nên một tấm gương sáng, là một đích điểm để con mình nhìn vào và soi gương.□
(Trích Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022)
VietCatholic TV
Tình trạng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI. Tòa Thánh công bố lời cầu nguyện cho ngài
VietCatholic Media
00:34 29/12/2022
1. Vatican chia sẻ lời cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI
Vatican đã đăng một lời cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Bênêđictô XVI vào hôm thứ Tư, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho vị giáo hoàng danh dự đang “ốm nặng”.
Vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư 28 tháng 12, Đức Phanxicô đã nói thêm bên cạnh những nhận xét đã được chuẩn bị sẵn của ngài rằng Đức Bênêđictô đang “ốm nặng” và yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho vị giáo hoàng đã về hưu.
Đức Phanxicô không nói chi tiết về tình trạng của Đức Bênêđictô. Ngài nói: “Tôi muốn xin tất cả anh chị em một lời cầu nguyện đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô, người đang thầm lặng nâng đỡ Giáo hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong bài phát biểu gần cuối buổi tiếp kiến kéo dài một giờ: “Tôi xin nhắc anh chị em rằng ngài đang ốm nặng”
Đức Phanxicô nói tiếp rằng: “Chúng ta hãy xin Chúa an ủi và nâng đỡ ngài trong chứng tá tình yêu này đối với Giáo hội cho đến cùng”.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô, đã yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Đức Bênêđictô, và đã đến thăm người tiền nhiệm của ngài tại tu viện Mẹ Giáo Hội trong khuôn viên Vatican, nơi vị giáo hoàng danh dự đã sống kể từ khi nghỉ hưu vào tháng 2 năm 2013.
Ông Matteo Bruni, nói: “Về tình trạng sức khỏe của vị giáo hoàng danh dự, mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin cầu nguyện vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng nay, tôi có thể xác nhận rằng trong những giờ qua, tình trạng xấu đi vì tuổi cao đã xảy ra,” Bruni cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản gởi cho các ký giả.
Ông nhấn mạnh rằng:
“Tình hình tại thời điểm này vẫn nằm trong tầm kiểm soát, và Đức Giáo Hoàng Danh dự được các bác sĩ liên tục theo dõi”
Dưới đây là nội dung của lời cầu nguyện được Vatican News chia sẻ:
Lời cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,
Chúa là sức khỏe vĩnh cửu của những người tin vào Chúa.
Xin hãy lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng con cho tôi tớ Chúa, là Đức Bênêđíctô, đang đau yếu.
Chúng con khẩn khoản nài xin cho ngài được ơn phù trì của lòng thương xót dịu dàng của Chúa
Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, hôm thứ Tư cho biết các giám mục đang cầu nguyện cho Đức Bênêđictô XVI.
“Vào thời điểm đau khổ và thử thách này, chúng ta quy tụ xung quanh Đức Giáo Hoàng Danh dự,” Đức Hồng Y nói trong một tuyên bố ngày 28 tháng 12. “Chúng tôi bảo đảm ghi nhớ trong lời cầu nguyện trong các nhà thờ của chúng tôi, với sự hiểu biết, như chính ngài đã nhắc nhở chúng tôi, rằng 'bất kể những thử thách khó khăn đến đâu, những vấn đề khó khăn, đau khổ nặng nề như thế nào, chúng ta sẽ không bao giờ rơi khỏi tay Chúa, những bàn tay của Người đã tạo ra chúng ta, nâng đỡ chúng ta và đồng hành với chúng ta trên hành trình nhân sinh, bởi vì những bàn tay ấy được hướng dẫn bởi một tình yêu vô hạn và thủy chung.'"
Source:Catholic News Agency
2. Sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Danh dự đặt ra câu hỏi về những gì tiếp theo
Vatican có các nghi thức và thủ tục chi tiết phải tuân theo khi một vị giáo hoàng qua đời, nhưng không có các quy tắc như vậy đối với một giáo hoàng danh dự. Kết quả là, thông tin chính thức hôm thứ Tư rằng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô XVI trở nên xấu đi đã đặt ra câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra khi ngài qua đời.
Câu trả lời là: Không có câu trả lời cụ thể, ít nhất là không có câu trả lời nào mà Vatican đã công bố trước. Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất, đó là nghi thức quan trọng nhất sau cái chết của một giáo hoàng – là mật nghị bầu chọn một giáo hoàng mới - không được áp dụng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức khỏe của Đức Bênêđictô 95 tuổi khi trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần, ngài xin các tín hữu cầu nguyện đặc biệt cho người tiền nhiệm của mình, ngài nói rằng vị giáo hoàng đã nghỉ hưu “đang ốm nặng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã đến thăm Đức Bênêđíctô tại Tu Viện Mẹ Giáo Hội trong Vườn Vatican. Phát ngôn nhân của Vatican xác nhận rằng tình trạng của Đức Bênêđíctô đã trở nên xấu đi do tuổi tác của ngài trong vài giờ trước đó nhưng cho biết tình hình đã được kiểm soát.
Hầu hết các quan sát viên theo dõi các diễn biến tại Vatican đều cho rằng, khi cần thiết, các nghi thức tang lễ cho Đức Bênêđictô sẽ gần giống với nghi thức dành cho một giám mục Rôma về hưu: đó là tang lễ ở Đền Thờ Thánh Phêrô hoặc ở quảng trường Thánh Phêrô, trong trường hợp này do Đức Phanxicô chủ trì chứ không phải là niên trưởng Hồng Y Đoàn, và sẽ được chôn cất trong khu hầm mộ bên dưới Đền Thờ Thánh Phêrô.
Nhà sử học nhà thờ Alberto Melloni cho biết: “Đám tang của một giáo hoàng danh dự là tang lễ của giám mục hưu trí của Rôma, đồng thời cho biết thêm rằng tình hình này không phải là hoàn toàn chưa từng xảy ra vì các giáo phận trên khắp thế giới đã quyết định làm thế nào để tôn vinh các giám mục đã nghỉ hưu một cách thích hợp.”
Bản thân các nghi thức được chứa đựng trong cuốn sách “Roma Rituale,” trình bày cách cử hành các nghi thức phụng vụ, với những lời cầu nguyện và bài đọc cụ thể.
Tuy nhiên, một vài điều chỉnh được yêu cầu: Bởi vì Đức Bênêđíctô từng là một nguyên thủ quốc gia, tang lễ có lẽ sẽ diễn ra hoành tráng hơn với sự tham dự của các phái đoàn chính thức từ khắp nơi trên thế giới. Để cho họ có thời gian đến nơi và để tôn vinh sứ vụ giáo hoàng trước đây của Đức Bênêđíctô, ngài có thể sẽ được quàn trong một khoảng thời gian vài ngày trong Đền Thờ Thánh Phêrô trước lễ tang, như đã xảy ra với các vị giáo hoàng trước đây.
Ít ai có thể quên được hàng dài người hành hương xếp hàng ngày đêm để được kính viếng Thánh Gioan Phaolô II khi ngài qua đời năm 2005.
Một điều có thể phân biệt tang lễ của Đức Bênêđíctô với tang lễ của đương kim giáo hoàng là chín ngày nghi thức tang lễ trước khi chôn cất, được gọi là “novemdiales,” có lẽ sẽ không diễn ra, Melloni nói. Nhưng một truyền thống sẽ được giữ lại là việc đặt sách Phúc âm lên quan tài.
Khi Đức Bênêđictô tuyên bố nghỉ hưu vào năm 2013, ngài đã mở ra một thập kỷ những khía cạnh liên quan đến Đức Giáo Hoàng chưa được khám phá. Từ danh hiệu “giáo hoàng danh dự” đến quyết định giữ lại chiếc áo choàng trắng của chức giáo hoàng, Đức Bênêđíctô phần lớn đã tạo ra một chương mới để bao gồm cả Đức Giáo Hoàng đang trị vì và Đức Giáo Hoàng đã nghỉ hưu.
Christopher Bellitto, một giáo sư lịch sử tại Đại học Kean ở New Jersey, cho biết tính mới mẻ trong quyết định đáng chú ý của Đức Bênêđictô XVI có thể sẽ kéo dài.
“Các dòng tít lớn trên các tờ bào sẽ nói 'Một giáo hoàng đang chôn cất một giáo hoàng khác.' Không đúng,” Bellitto nói trong một email. “Nói cho rõ ràng: Đức Bênêđíctô là nguyên giáo hoàng.”
“Nhưng đó là một cảnh tượng phi thường vì chúng ta chưa từng có một giáo hoàng nào thoái vị trong 600 năm qua. Nó vừa nói lên tính liên tục của truyền thống giáo hoàng trong hàng những vị thừa kế Thánh Phêrô nhưng cũng nói lên một thế giới mới nơi mà việc thoái vị của Đức Giáo Hoàng sẽ ít hiếm hơn, thậm chí có thể phổ biến,” ông nói.
3. Tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI
Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI tên khai sinh là Joseph Aloisius Ratzinger. Ngài chào đời ngày 16 tháng 4 năm 1927. Đức Bênêđíctô là con út trong gia đình có 3 người con. Bào huynh của ngài, Đức Ông Georg Ratzinger, đã qua đời vào ngày 1 tháng 7, 2020. Chị ngài là Maria Ratzinger qua đời ngày 2 tháng 11, 1991.
Ngài cai quản Hội Thánh Công Giáo từ ngày 19 tháng 4 năm 2005 cho đến khi ngài thoái vị vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Việc bầu Đức Bênêđíctô làm giáo hoàng đã diễn ra trong mật nghị giáo hoàng năm 2005 sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được Chúa gọi về.
Được thụ phong linh mục năm 1951 tại quê hương Bavaria, Cha Ratzinger dấn thân vào sự nghiệp học thuật và trở thành một nhà thần học được đánh giá cao vào cuối những năm 1950. Ngài được bổ nhiệm làm giáo sư chính thức vào năm 1958 ở tuổi 31. Sau một thời gian dài làm giáo sư thần học tại một số trường đại học Đức, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Munich và Freising và được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tấn phong Hồng Y vào năm 1977. Đó là một sự thăng tiến bất thường cho một người có ít kinh nghiệm mục vụ và thời gian từ khi được bổ nhiệm Tổng Giám Mục đến khi được tấn phong Hồng Y rất mau chóng. Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục vào ngày 24 tháng Ba, 1977 và được tấn phong Hồng Y vào ngày 27 tháng Sáu cùng năm, chỉ có 95 ngày.
Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, là một trong những thánh bộ quan trọng nhất của Giáo triều Rôma. Từ năm 2002 cho đến khi được bầu làm giáo hoàng, ngài cũng là Niên trưởng Hồng Y đoàn.
Theo ký giả lão thành chuyên về Vatican, Sandro Magister, trước khi trở thành Giáo Hoàng, ngài là “nhân vật chính trên sân khấu Vatican trong một phần tư thế kỷ”; ngài có ảnh hưởng “không ai sánh kịp khi thiết lập các ưu tiên và phương hướng của Giáo Hội” với tư cách là một trong những người thân cận nhất của Đức Gioan Phaolô II. Ngài đã sống ở Rome từ năm 1981.
Các bài viết phong phú của ngài thường bảo vệ các giá trị và giáo lý Công Giáo truyền thống. Trong thời gian cai quản Giáo Hội, Đức Bênêđíctô XVI ủng hộ việc quay trở lại các giá trị cơ bản của Kitô Giáo để chống lại sự gia tăng thế tục hóa của nhiều nước phương Tây. Ngài coi việc thuyết tương đối phủ nhận chân lý khách quan, và đặc biệt là phủ nhận chân lý luân lý, là vấn đề trung tâm của thế kỷ 21.
Giáo huấn của ngài tập trung vào tầm quan trọng của Giáo Hội Công Giáo và sự hiểu biết về tình yêu cứu độ của Chúa. Đức Bênêđictô cũng làm sống lại một số truyền thống, kể cả việc nâng Thánh lễ Latinh lên một vị trí nổi bật hơn. Ngài củng cố mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và nghệ thuật, thúc đẩy việc sử dụng tiếng Latinh và giới thiệu lại lễ phục truyền thống của Đức Giáo Hoàng, vì lý do đó ngài được gọi là vị “giáo hoàng của thẩm mỹ”. Ngài cũng đề cao mối tương quan giữa đức tin và lý trí, giữa đạo lý và khoa học. Vì thế, ngài được mô tả là “lực lượng trí thức chính trong Giáo hội” kể từ giữa những năm 1980.
Trong suốt triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Bênêđíctô đã tông du 24 quốc gia trên 6 lục địa. Nam cực là châu lục, nếu có thể gọi là một châu lục, duy nhất mà ngài chưa viếng thăm với tư cách là một Giáo Hoàng.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Bênêđíctô bất ngờ tuyên bố thoái vị trong một bài phát biểu bằng tiếng Latinh trước các Hồng Y, với lý do “tâm trí và thể chất thiếu sức mạnh” do tuổi cao. Việc thoái vị của ngài có hiệu lực vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức kể từ khi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XII thoái vị vào năm 1415. Trước Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XII, vào năm 1294, Đức Giáo Hoàng Celestinô V là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị.
Ngài được Đức Phanxicô kế vị vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, và ngài chuyển đến Tu viện Mẹ Giáo Hội mới được trùng tu ở Vatican để nghỉ hưu vào ngày 2 tháng 5 năm 2013. Khi nghỉ hưu, Đức Bênêđictô XVI thỉnh thoảng xuất hiện trước công chúng cùng với Đức Phanxicô.
Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Đức, Đức Bênêđíctô còn thông thạo tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở mức độ lưu loát. Ngài cũng biết tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp trong Kinh thánh. Ngài là thành viên của một số học viện khoa học xã hội, chẳng hạn như Học Viện Khoa Học về Luân Lý và Chính Trị của Pháp. Ngài thích chơi piano và thích nhạc của Mozart và Bach.
Vào ngày 4 tháng 9 năm 2020, Đức Bênêđictô XVI trở thành người sống lâu nhất đã từng nắm giữ chức vụ mục tử toàn thể Hội Thánh, ở tuổi 93, 4 tháng, 16 ngày, vượt qua Đức Lêô XIII, qua đời năm 1903. Đức Bênêđictô cũng là vị Hồng Y cuối cùng còn sống trong số các vị Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tấn phong.
4. Đức Hồng Y Reinhard Marx phê bình lập trường của Thượng Phụ Kirill
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục Giáo phận Munich và Freising, đã lên tiếng phê bình lập trường của Đức Thượng phụ Kirill, Giáo chủ Chính thống Nga, về chiến tranh tại Ukraine, nhưng ngài kêu gọi đừng lên án mọi tín hữu của Giáo hội này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ “Muenchner Merkur” xuất bản tại Munich, ngày 24 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Hồng Y Marx nói: sự ủng hộ của Thượng phụ Kirill dành cho cuộc chiến của ông Putin chống Ukraine thật là kinh hoàng. Vị thủ lãnh của Chính thống Nga không ngừng biện minh cho các hành động của Điện Cẩm Linh, đi tới độ gợi ra cuộc xung đột siêu hình chống lại “những thế lực sự ác” mà Tây phương là biểu tượng. Thái độ này thực là một sự ‘băng hoại của tôn giáo’.
Vấn đề được đặt ra là Đức Thượng phụ Kirill có thể nói nhân danh toàn thể Chính thống Nga hay không, hay đó chỉ là quan điểm cá nhân của ngài. Và Đức Hồng Y Marx tin rằng có những tiếng nói đối lập, nhưng hiện thời chưa thể được bày tỏ, vì thế Đức Hồng Y nói: “Cần phải giữ liên lạc với các tiếng nói ấy... Chúng ta không thể lên án mọi phần tử của Chính thống Nga”.
Đức Hồng Y Marx cũng bày tỏ sự ngỡ ngàng trước sự kéo dài cuộc chiến tranh tàn bạo này và nói: “Hiện thời, tôi không thấy cuộc chiến này có thể chấm dứt như thế nào. Điều không thể tưởng tượng được, đó là cuộc chiến tranh này có thể phải kéo dài nhiều năm”.
Sĩ diện, Putin vô tình dâng hàng chục tăng T-90 cho Ukraine. Nga truy bắt đào binh lũ lượt bỏ chạy
VietCatholic Media
03:33 29/12/2022
1. Sĩ diện, Putin hai tay dâng hàng loạt xe tăng T-90 cho Ukraine
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 29 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong ngày qua các cuộc giao tranh ác liệt đã diễn ra chung quanh Bakhmut, Avdiivka, Konstyantynivka, và Svatove.
Về tình hình tại Svatove, ông cho biết như sau: Hôm 26 tháng 12, Lữ Đoàn 53 Cơ Giới của quân Ukraine đã chiếm được Chervonopopivka, cách Kreminna 5 km về phía Tây Bắc, thiết lập quyền kiểm soát hoả lực trên xa lộ R-66 nối Svatove và Kreminna. Diễn biến này gây kinh hoàng cho quân Nga đang tìm cách phòng thủ Svatove và ngăn chặn đường tiến quân của Lữ Đoàn 92 Cơ Giới của quân Ukraine về Kreminna, cách đó 51 km về hướng Nam.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, tình hình tại Svatove của quân Nga là tuyệt vọng, chủ yếu là do tình trạng đào ngũ hàng loạt.
Quân Nga dường như không có duyên với thành phố Svatove. Hôm 17 tháng 9, Ông Serhiy Hayday, thống đốc vùng Luhansk cho biết quân Nga được giao nhiệm vụ phòng thủ ở bờ Đông sông Oskil đã bỏ chạy trước hỏa lực kinh hoàng của quân Ukraine. Họ chạy về Svatove và trốn trong một bến xe buýt. Dân chúng đi ngang qua thấy, mật báo cho quân Ukraine. Pháo binh đã pháo kích dữ dội vào địa điểm này. Ông nói:
“Tại Svatove, quân Nga đã tập trung trong một bến xe buýt từ 200 đến 300 quân. Tất cả đã bốc hơi.”
Chưa hết xui, ngày 24 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tiếp: “Kẻ thù tiếp tục bị tổn thất, đặc biệt là trong giới lãnh đạo.”
“Theo thông tin có được, chỉ huy Sư đoàn súng trường cơ giới số 144 của Quân đoàn vũ trang tổng hợp 20, Thiếu tướng Oleg Tsokov, đã bị thương do một cuộc tấn công bằng hỏa lực trong khu vực định cư Svatove. Bộ chỉ huy của ông ta đã được di tản về đây vào ngày 20 tháng 9 năm nay”.
Thiếu tướng Oleg Tsokov, Tư lệnh Sư đoàn súng trường cơ giới số 144, được tường trình bị thương rất nặng trong một cuộc “tấn công hỏa lực” của Ukraine vào trụ sở tạm thời của ông ta gần Svatove.
Theo tờ Newsweek, các binh sĩ Nga đã phải đào bới trong đống đổ nát để đưa ông ta đến bệnh viện quân sự ở Rostov-on-Don. Sau biến cố đó, không thấy các nguồn tin nào đề cập đến Thiếu tướng Oleg Tsokov nữa. Có lẽ ông ta vẫn còn sống nhưng đã giải ngũ hoặc đang điều trị tại một nơi nào đó.
Theo Thống Đốc Luhansk, Serhiy Haidai, sau khi Thiếu tướng Oleg Tsokov bị thương, quân Nga tự động di tản về Kreminna. Tuy nhiên, vì quân Ukraine chưa đánh tới nên họ lại bị buộc quay trở lại Svatove.
Từ giữa tháng 12, Lữ đoàn cơ giới 92 Ukraine đã tấn công Svatove từ phía Bắc. Với quyết tâm giữ cho bằng được thành phố Svatove, Putin tung vào chiến trường này không dưới 50 xe tăng T-90.
Xe tăng T-90, thường được coi là siêu xe tăng, nặng 45 tấn, chở được 3 người với súng 125 ly và có lớp giáp thép tổng hợp. Đó là loại xe tăng tốt nhất của Nga, trị giá lên đến 3.7 triệu Mỹ Kim.
Nguồn tin tình báo mở Onyx cho biết, xe tăng T-90 của Nga có biệt danh là 'Vladimir’ là loại xe tăng tiên tiến nhất của Nga, được đưa vào sử dụng từ năm 1992. Việc sản xuất loại xe tăng này đã được đẩy mạnh vào cuối những năm 2000.
Onyx cũng cho biết, trên chiến trường Svatove, có cả những chiếc T-90M tiên tiến, được chế tạo lần đầu vào năm 2016. T-90M là phiên bản mới nhất của loại xe tăng T-90, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 2016.
Những chiếc xe tăng tiên tiến này của Nga có một bộ phận nạp đạn tự động, cho phép nó bắn rất nhanh so với trường hợp xạ thủ phải tự nạp đạn. Đồng thời, tiết kiệm được nhân lực đi trên xe. Tuy nhiên, vì có bộ phận nạp đạn tự động, chiếc xe tăng đời mới của Nga có một kho đạn trong chiếc xe tăng. Bắn trúng kho đạn đó, chiếc xe tăng nổ tung, siêu xe tăng trở nên hết siêu. Đồng thời, nỗi kinh hoàng nhất của lính thiết giáp trên những chiếc xe tăng tiên tiến này là chết mất xác khi vụ nổ xảy ra.
Trong cuộc chiến hiện nay, bộ binh Ukraine được trang bị rất nhiều các hỏa tiễn chống tăng vác trên vai người lính. Cho nên, những chiếc xe tăng này cần được bộ binh Nga bảo vệ. Khó khăn của người Nga là các binh sĩ Nga trong chiến trường Svatove hầu hết là các tân binh mới bị gọi nhập ngũ. Họ phải chiến đấu với quân Ukraine có hơn 8 năm kinh nghiệm chiến tranh.
Nhát đảm, hoang mang, không được huấn luyện, trang bị kém, bộ binh Nga đang bỏ chạy trước một đội quân Ukraine thiện chiến và có tinh thần cao. Lính thiết giáp trên các xe tăng tiên tiến của Nga thấy không có bộ binh bảo vệ, nhảy ra khỏi xe, chạy theo. Đó là khung cảnh phổ biến trên chiến trường Svatove.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết chỉ riêng tại thành phố Svatove, quân Ukraine đã tịch thu được hàng chục chiếc T-90 và T-90M còn mới nguyên do quân Nga để lại trong tình trạng hoàn hảo. “Họ chạy quá nhanh đến mức không kịp thực hiện bất cứ hành động phá hoại nào đối với khí tài chiến tranh phải bỏ lại của mình,” ông nói.
Để kết luận, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân Nga chắc chắn sẽ thất thủ ở thành phố Svatove. Cái khó khăn duy nhất tại chiến trường này là quân Nga gài mìn khắp nơi. Vì thế, sẽ hơi mất thời gian một chút.
Trong 24 giờ qua, quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 550 binh sĩ Nga, phá hủy 13 xe thiết giáp, một hệ thống pháo, và 8 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2 đến 28 tháng 12, 103,770 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga còn bao gồm 3,017 xe tăng, 6,037 xe thiết giáp, 1,999 hệ thống pháo, 418 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 212 hệ thống phòng không, 283 máy bay chiến đấu, 267 máy bay trực thăng, 1,707 máy bay không người lái, 653 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,660 xe cơ giới, và 179 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Ukraine cho biết Nga đang tìm kiếm những người lính đang bỏ chạy khỏi chiến tranh 'hàng loạt'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Searching for Soldiers Who Are Abandoning War 'En Masse': Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga đang tìm kiếm những người lính đang bỏ chạy khỏi chiến tranh 'hàng loạt'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Ukraine hôm thứ Tư cho biết các vệ binh Nga đã được cử đến Ukraine để tìm kiếm những binh sĩ Nga đào ngũ “hàng loạt”.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine đã cho biết như trên trong bản cập nhật hoạt động hàng ngày. Báo cáo nêu chi tiết giao tranh ở vùng Zaporizhzhia và Kherson, nơi Ukraine cho biết quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin “khủng bố cư dân của hơn 25 khu định cư bằng hỏa lực pháo binh”.
Báo cáo cho biết tiếp rằng tại “các vùng lãnh thổ bị xâm lược tạm thời” của Zaporizhzhia, các nhóm tìm kiếm của Nga đã được cử đến để tìm kiếm những người lính đã từ bỏ vị trí của họ.
“Quân nhân Nga và lính đánh thuê của các lực lượng xâm lược đang ồ ạt rời khỏi nơi phục vụ của họ. Các sư đoàn riêng biệt của lực lượng bảo vệ Nga đã được gửi đến thành phố Prymorsk để thực hiện các hoạt động tìm kiếm. Theo thông tin sơ bộ, hơn 200 người đang bị truy nã.”
Bản cập nhật hoạt động từ Bộ Tổng tham mưu cũng bao gồm một báo cáo về thành công của không quân và pháo binh Ukraine.
“Trong 24 giờ hiện tại, không quân Ukraine đã thực hiện 4 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân xâm lược, và các đơn vị của lực lượng hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đánh vào 2 sở chỉ huy, 2 khu vực tập trung nhân lực và kho đạn dược của kẻ thù”
Tuyên bố của Ukraine về việc quân Nga tháo chạy được đưa ra sau nhiều báo cáo về vấn đề tinh thần trong hàng ngũ quân đội Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng Hai.
Tháng trước, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Mỹ, cho biết tinh thần của quân đội Nga đặc biệt tồi tệ sau những thất bại trong chiến đấu gần đây.
ISW cho biết: “Tinh thần và trạng thái tâm lý của các lực lượng Nga ở các tỉnh Luhansk và Donetsk là cực kỳ thấp. Những tổn thất đáng kể trên chiến trường, việc huy động ra tiền tuyến mà không được huấn luyện thích hợp và nguồn cung cấp kém đã dẫn đến các trường hợp đào ngũ.”
“Không có khóa huấn luyện nào cả,” mẹ của một người lính Nga 24 tuổi đã qua đời nói với MediaZona. “Họ đến, lấy đồng phục và súng máy—và thế là xong, hãy tiếp tục.”
Gần đây hơn, ISW và Bộ Quốc phòng Anh đã báo cáo rằng lực lượng huấn luyện quân sự của Nga đã cạn kiệt đến mức các giảng viên người Belarus đã được huy động để huấn luyện quân đội Nga. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết nhiều huấn luyện viên Nga đã “được triển khai ở Ukraine hoặc đã thương vong.”
Đánh giá của Bộ Quốc Phòng Anh chỉ ra rằng các huấn luyện viên Belarus không được coi là lựa chọn tối ưu cho Mạc Tư Khoa.
“Mặc dù Nga và Belarus có một nền tảng hợp tác quân sự sâu rộng, nhưng việc đào tạo binh sĩ Nga bởi người Belarus thể hiện một sự đảo ngược vai trò,” báo cáo của Bộ Quốc Phòng Anh cho biết. “Lực lượng Belarus theo truyền thống bị Nga coi là kém hơn so với lực lượng Nga và việc họ được tuyển dụng làm huấn luyện viên là một dấu hiệu cho thấy hệ thống quân sự của Nga đã quá căng thẳng.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
3. Zelenskiy trao giải thưởng nhà nước cho các binh sĩ Ukraine ở Quốc Hội
Sau khi gửi thông điệp hàng năm tới Verkhovna Rada, tức là Quốc Hội Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trao giải thưởng nhà nước cho những người bảo vệ Ukraine, những người đã được mời vào Quốc hội.
Các huân chương và huy chương đã được trao cho hơn 30 người bảo vệ Ukraine từ Lực lượng Vũ trang Ukraine, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, Dịch vụ Bảo vệ Biên giới Nhà nước Ukraine, Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước Ukraine, Cảnh sát Quốc gia Ukraine, Cơ quan An ninh Ukraine, Dịch vụ Nhà nước về Truyền thông Đặc biệt và Bảo vệ Thông tin của Ukraine.
Đặc biệt, Huân chương Sao vàng đã được trao tặng cho Trung tá Volodymyr Vesnin, Anh hùng Ukraine, người đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu phòng không có tính rủi ro cao từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2022. Tiểu đội của Vesnin đã tiêu diệt 13 máy bay địch. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022, Vesnin đã đảm trách các nhóm bảo vệ bầu trời vàn các các cơ sở hạ tầng Ukraine bằng các giới trẻ hỏa tiễn phòng không và các MANPADS, tức là hỏa tiễn vác trên vai.
Nguyên thủ quốc gia cũng trao tặng Huân chương Sao vàng cho Thiếu tá Vadym Voroshylov, người đã thực hiện 75 chuyến bay chiến đấu kể từ những ngày đầu của cuộc xâm lược toàn diện. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2022, Thiếu tá Vadym Voroshylov đã bắn hạ 5 máy bay không người lái cảm tử Shahed-136. Khi tiêu diệt chiếc máy bay không người lái trên vùng Vinnytsia, một quả hỏa tiễn đã phát nổ gần máy bay của Voroshylov khiến chiếc chiến đấu cơ mất kiểm soát. Thành phố Vinnytsia đã ở phía trước anh ta. Voroshylov tiếp tục điều khiển máy bay, đưa nó đến khu vực an toàn bên ngoài thành phố và phóng ra.
Trung tá Oleksii Osypenko là người thứ ba nhận được Huân chương Sao vàng. Vào tháng 2 năm 2022, cùng với cấp dưới của mình, Osypenko đã góp phần tiêu diệt các đoàn xe quân sự của Nga trên hướng Kharkiv.
Tổng thống Ukraine cũng đã trao Huân chương Sao vàng cho vợ và các con của Trung tá Andrii Litun, người được truy tặng danh hiệu Anh hùng Ukraine. Vào tháng 2 năm 2022, Litun tham gia các trận chiến chống lại quân xâm lược Nga để bảo vệ thành phố Melitopol và thành phố Tokmak. Phải trả giá bằng mạng sống của mình, Litun đã che chở cho sự rút lui của cấp dưới, điều này giúp ngăn chặn những tổn thất lớn hơn nữa.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 28 tháng 12 năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gửi thông điệp thường niên của mình tới Verkhovna Rada của Ukraine.
4. Cựu tướng Mỹ dự đoán năm 2023 Ukraine sẽ chiến thắng, 'động lực' đang ở bên họ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ex-U.S. General Predicts Ukraine Victory in 2023, 'Momentum' is With Them”, nghĩa là “Cựu tướng Mỹ dự đoán năm 2023 Ukraine sẽ chiến thắng, 'động lực' đang ở bên họ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cựu tướng Mỹ Ben Hodges dự đoán Ukraine “có thể” sẽ đánh bại Nga trong năm tới.
Cuộc chiến Nga-Ukraine, do Tổng thống Vladimir Putin phát động vào cuối tháng 2, đã chiếm phần lớn các vấn đề quốc tế trong năm 2022 khi phương Tây lên án cuộc xâm lược là vô lý, không thể biện minh, vi phạm các chuẩn mực quốc tế đương đại và các hành vi vi phạm nhân quyền mà các binh sĩ Nga bị cáo buộc đã thực hiện.
Nga, mặc dù có quy mô quân sự khổng lồ, đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu quan trọng ở Ukraine sau hơn 10 tháng giao tranh. Cuộc chiến đã bộc lộ những điểm yếu trong quân đội của Putin, bao gồm cả việc không có khả năng cung cấp những người lính được huấn luyện bài bản, và năng động. Điều này đã cho phép Ukraine trong những tháng gần đây chiếm lại hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ bị xâm lược trước đây.
Bước sang năm 2023, Hodges, người trước đây từng là tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tập đoàn Phát thanh Anh BBC, cho biết ông tin rằng Ukraine sẽ tiếp tục giành được những chiến thắng, thậm chí có khả năng đánh bại Nga, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraine hiện đang có “đà”.
Hodges nói: “Còn quá sớm để lên kế hoạch cho một cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ở Kyiv nhưng tất cả động lực hiện đang ở với Ukraine và tôi không nghi ngờ gì về việc họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này, có thể là vào năm 2023.
Hodges giải thích rằng mặc dù tiến độ của Ukraine có thể chậm lại trong mùa đông - khi họ đối phó với các cuộc tấn công mới của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự - nhưng ông tin rằng quân đội Ukraine sẵn sàng phục hồi tốt hơn sau một mùa đông khó khăn do nguồn cung thiết bị mùa đông ổn định từ các đồng minh phương Tây.
Ông Hodges cho biết vào năm 2023 Ukraine thậm chí có thể giành lại quyền kiểm soát Crimea - khu vực mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014. Ông cho biết Kyiv cũng có thể sẽ bắt đầu tái thiết ở những khu vực bị thiệt hại trong cuộc xung đột gần biển Azov.
“Khi tôi nhìn thấy quyết tâm của người dân và binh lính Ukraine, cũng như tình hình hậu cần được cải thiện nhanh chóng cho Ukraine, tôi không thấy kết quả nào khác ngoài thất bại của Nga,” ông nói với BBC.
Trong những tháng gần đây, khi cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine gặp khó khăn và các biện pháp trừng phạt của phương Tây tiếp tục tác động đến nền kinh tế của nước này, Putin đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để giành chiến thắng, với một số quan chức và nhân vật truyền thông Nga hiện thừa nhận cuộc chiến đang đình trệ.
Cuộc thăm dò được công bố hồi đầu tháng 12 cho thấy ngày càng có nhiều người Nga sẵn sàng muốn thấy Putin đàm phán về việc kết thúc chiến tranh, ngay cả khi họ không ủng hộ việc nhượng bộ các vùng lãnh thổ mà Putin đã tìm cách sáp nhập vào Nga.
Trong khi đó, những người dẫn chương trình truyền hình Nhà nước Nga, những người ủng hộ phần lớn tuyên truyền ủng hộ chiến tranh của Putin, gần đây đã thừa nhận rằng cuộc chiến đang diễn ra không tốt cho Nga trong một số lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Ngay cả khi quân đội Ukraine đạt được tiến bộ, họ vẫn phải đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt khi Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự trên khắp đất nước. Các chuyên gia cho biết các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng nhằm hạ gục tinh thần của người Ukraine khi họ phải đối mặt với một mùa đông lạnh giá, đồng thời gây thêm áp lực buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phải gặp Putin tại bàn đàm phán.
Hơn nữa, Nga có thể đang lên kế hoạch cố gắng quay trở lại vào mùa xuân. Tướng bốn sao đã nghỉ hưu của quân đội Hoa Kỳ Barry McCaffrey đã cảnh báo trong một lần xuất hiện trên MSNBC vào tuần trước rằng Putin đang lên kế hoạch phát động một cuộc tấn công mới chống lại Ukraine và có thể gây áp lực buộc đồng minh Belarus của Nga phải tham chiến.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine, cũng như các nhà phân tích chính sách đối ngoại, để bình luận.
5. Pháo binh Ukraine tiêu diệt nhóm bộ binh Nga
Tiểu đoàn trinh sát thủy quân lục chiến biệt lập số 140 của Ukraine gần đây đã loại khỏi vòng chiến một nhóm bộ binh Nga, đang rình mò gần các vị trí của lực lượng Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết:
“Gần đây, các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến từ Tiểu đoàn Trinh sát Thủy quân lục chiến g biệt lập số 140 đã phát hiện ra thiết bị quân sự của kẻ thù và một nhóm bộ binh, rình mò gần vị trí của họ. Các chiến binh của chúng ta đã tuân theo kế hoạch đã được thiết lập sẵn: họ bàn giao tọa độ cho các đơn vị pháo binh và điều chỉnh hỏa lực sau đó”, ông nói.
Xin nhắc lại rằng, từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 28 tháng 12 năm 2022, tổng thiệt hại trong chiến đấu của Nga ở Ukraine lên tới khoảng 103.770 quân.
6. Zelenskiy cho biết: Ukraine đã giải thoát 1,456 người bị Nga bắt giữ kể từ ngày 24 tháng 2
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine đã tìm cách đưa 1,456 người trở về khỏi sự giam cầm của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói điều này trong bài phát biểu thường niên trước Verkhovna Rada vào ngày 28 tháng 12
“Kể từ ngày 24 tháng 2, chính phủ đã giải thoát được 1,456 người khỏi sự giam cầm của Nga. Điều này rất quan trọng. Tôi rất vui khi thấy mọi người quay trở lại Ukraine”, ông nói.
Đồng thời, Tổng thống đã bảo đảm rằng mọi việc sẽ được thực hiện để đưa tất cả những người Ukraine hiện đang bị Nga giam giữ về nước.
“Mục tiêu khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine luôn song hành với một mục tiêu khác là giải phóng tất cả những người dân của chúng ta đang bị Nga giam giữ trong các nhà tù, cũng như tất cả những người bị cưỡng bức trục xuất khỏi đất nước của chúng ta,” Zelenskiy nhấn mạnh.
7. Tổng thống Ukraine cho biết: Hơn 1,800 khu định cư đã được giải phóng khỏi quân xâm lược Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đã giải phóng được hơn 1,800 thị trấn và làng mạc khỏi quân xâm lược Nga.
Ông đã nói điều này trong bài phát biểu hàng năm trước Verkhovna Rada.
“Chúng ta đã giải phóng được hơn 1,800 thị trấn và làng mạc của Ukraine khỏi lực lượng xâm lược. Và tôi cảm ơn tất cả các quốc gia đã giúp chúng ta vượt qua sự tàn bạo của Nga ngay trên chiến trường,” Zelenskiy nói.
Theo ông, “những người lính Ukraine ngày nay chứng minh rằng sự vĩ đại không đến từ quy mô của nhà nước, không phải từ kho hỏa tiễn dự trữ và không phải từ khả năng buộc ai đó phải làm điều gì đó. Sự vĩ đại đến từ sức mạnh tinh thần của những người bảo vệ ngôi nhà của họ, và ý chí của người dân.”
“Những người lính Ukraine đã đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi Kyiv. Và đây là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc chiến toàn diện, nó cho thấy sức mạnh kháng cự của chúng ta”, ông Zelenskiy nói.
Ông nhắc nhớ rằng những người lính Ukraine đã giải phóng đảo Rắn, và “kể từ đó, mọi kẻ xâm lược đều biết câu trả lời duy nhất mà họ sẽ nghe được từ người Ukraine đối với bất kỳ sự xâm lấn nào của họ”.
“Điều này cho thấy không gì có thể ngăn cản Ukraine. Ở Hắc Hải, số lượng kỳ hạm của Nga đã giảm đi phần nào và một cây cầu khét tiếng đang ngày càng hoạt động theo hướng bỏ chạy ra ngoài, chứ không phải là nhập cảnh vào trong, nếu như nó đang hoạt động. Và điều này cho thấy tương lai sẽ như thế nào – đó sẽ là Ukraine,” Zelenskiy nói.
Ông cũng lưu ý rằng các hành động của lực lượng quốc phòng và an ninh Ukraine ở khu vực Kharkiv đã lật lại nhiều trang sử cũ.
“Có lẽ, quân đội Nga không biết rằng họ có khả năng tháo chạy nhanh như vậy, bỏ lại tất cả các vị trí, vũ khí, binh lính và cộng tác viên. Quân xâm lược tháo chạy, tuy có lợi thế ở vùng này về số lượng vũ khí, trang bị, binh lính, nhưng quân đội ta đã và vẫn có một lợi thế lớn khác, một lợi thế đáng kể hơn - đó là lòng quyết tâm, lợi thế về sức mạnh của lòng dân,” Zelenskiy nói.
Theo ông, lợi thế như vậy của binh lính Ukraine được củng cố nhờ vũ khí mạnh mẽ.
“Lần đầu tiên, chúng ta có những vũ khí như vậy: HIMARS và Krab, Harpoon và NASAMS, Bayraktar, lựu pháo M777 và Bushmasters, IRIS-T, Crotale. Và bây giờ tôi chỉ nêu tên một số trong số hàng chục loại vũ khí tốt nhất trên thế giới mà những người lính của chúng ta đã có hoặc sẽ có. Tôi xin cảm ơn các đối tác của chúng ta!” Zelenskiy nói.
Putin dồn dập tin buồn: Thương vong cao, đào ngũ hàng loạt, Nga hết quân để nướng trong trận Bakhmut
VietCatholic Media
16:02 29/12/2022
1. Phòng không Ukraine bắn hạ hơn 420 hỏa tiễn Nga, 430 máy bay không người lái kamikaze kể từ tháng 9
Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ hơn 420 hỏa tiễn và 430 máy bay không người lái kamikaze kể từ tháng 9.
Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết điều này trên đài truyền hình của Ukraine
“Mọi người đều lấy ngày 10 tháng 10, kể từ cuộc tấn công hỏa tiễn lớn đầu tiên, là ngày bắt đầu đếm ngược các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Nhưng trên thực tế, họ đã tấn công nhà máy nhiệt điện Kharkiv vào ngày 11 tháng 9. Vào thời điểm đó, họ bắt đầu tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta. Kể từ đó, lực lượng phòng không của chúng ta đã bắn hạ khoảng hơn 420 hỏa tiễn và 430 máy bay không người lái kamikaze,” Ihnat nói.
Ông cũng lưu ý rằng kẻ thù đã sử dụng một số lượng hỏa tiễn đáng kể, người Nga vẫn còn một số lượng lớn máy bay ném bom và phóng hỏa tiễn đã được triển khai lại sâu trong lãnh thổ của họ sau các vụ nổ tại căn cứ không quân Engels.
Phát ngôn nhân cho biết: “Thực tế, họ hiện đã di dời đến các sân bay khác có thể tiếp nhận các máy bay chiến lược Tu-96 và Tu-160”.
Ihnat nói thêm rằng người Nga có một danh sách các mục tiêu ở Ukraine, vì vậy họ sẽ tiếp tục các cuộc tấn công dựa trên khả năng của mình.
Ngày 26/12, người ta nghe thấy tiếng nổ tại sân bay quân sự chiến lược ở Engels, Nga.
Chính từ sân bay này, Nga đã thực hiện tất cả các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào Ukraine. Máy bay chiến lược của Nga đang đồn trú tại đây - máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận ba quân nhân thiệt mạng trong vụ nổ tại căn cứ không quân Engels.
2. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh nhận định Nga cạn quân trong trận chiến giành Bakhmut, và các tiểu đoàn bị tan tác
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Running Out of Troops in Battle for Bakhmut, Battalions Split Up—ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh nhận định Nga cạn quân trong trận chiến giành Bakhmut, các tiểu đoàn bị tan tác”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, Nga đang cạn quân trong trận chiến khốc liệt giành Bakhmut ở vùng Donbas phía đông Ukraine, trong khi các tiểu đoàn đang bị đánh tan tác.
Cơ quan cố vấn của Hoa Kỳ hôm thứ Ba cho biết rằng các lực lượng Nga ở Bakhmut có thể đang ở gần “đỉnh điểm” – tức là điểm mà tại đó một lực lượng quân sự đang tấn công không thể tiếp tục tiến lên nữa - giống như các lực lượng Nga ở khu vực phía nam Kherson đã lâm vào, hồi tháng 8 vừa qua.
ISW cho biết, tổn thất của Nga có khả năng ngăn cản quân đội Nga ở khu vực Bakhmut sử dụng các nhóm tấn công quy mô lớn.
Nhóm chuyên gia cố vấn lưu ý rằng hôm thứ Ba, Phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng Miền Đông Ukraine, Đại tá Serhiy Cherevaty đã báo cáo rằng các lực lượng Nga ở khu vực Bakhmut không còn hoạt động theo nhóm chiến thuật cấp đại đội và tiểu đoàn, mà thay vào đó hoạt động theo các nhóm nhỏ hơn từ 10 đến 15 thành viên, tức là với quy mô tiểu đội.
ISW cho biết, động thái này lặp lại một quyết định tương tự của quân đội Nga vào tháng 8 ở khu vực Kherson, khi các lực lượng Nga thoái hóa tương tự từ các nhóm chiến thuật cấp đại đội và tiểu đoàn thành các nhóm có quy mô tiểu đội riêng lẻ.
ISW cho biết: “Tốc độ tiến công của quân đội Nga ở khu vực Bakhmut gần đây đã chậm lại trong bối cảnh ngày càng có những hạn chế gắt gao về nhân sự và đạn dược, điều này có thể sẽ ngăn cản quân đội Nga duy trì nhịp độ cao của các hoạt động tấn công trong khu vực trong thời gian tới”.
Theo đánh giá của ISW, việc quân đội Nga sử dụng các nhóm cỡ tiểu đội được báo cáo có thể là kết quả của chiến tranh tiêu hao kéo dài và cho thấy sự xuống cấp của các đội hình lớn hơn cấp trung đội.
“Tốc độ tiến công của Nga ở khu vực Bakhmut có thể sẽ giảm nếu các lực lượng Nga tiếp tục tiến công trừ khi có một lực lượng đáng kể quân tiếp viện mới cùng với nguồn cung cấp đạn pháo.”
Serhiy Haidai, thống đốc khu vực Luhansk, cho biết hôm thứ Hai rằng hàng nghìn binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong trận chiến giành Bakhmut.
Bakhmut là một trong những điểm giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến và các lực lượng Nga trong khu vực đang được lãnh đạo bởi các thành viên của một đơn vị lính đánh thuê khét tiếng, là Tập đoàn Wagner, được thành lập bởi Yevgeny Prigozhin, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Haidai cho biết hôm thứ Hai rằng trận chiến giành Bakhmut “thậm chí không còn là một kế hoạch quân sự chiến lược, mặc dù đã có một điều như vậy, nhưng cuộc chiến đó chỉ còn là một vấn đề khá mang tính biểu tượng — nhằm mang đến một điều mà chế độ Cẩm Linh rất yêu thích”. Ông cáo buộc rằng các lực lượng Chechnya, do Ramzan Kadyrov lãnh đạo và Tập đoàn Wagner của Prigozhin, muốn chứng tỏ khả năng của mình với Putin.
Mặc dù thị trấn Bakhmut không có nhiều giá trị chiến lược, nhưng vị trí của nó thì có. Chiếm được khu vực này sẽ cho phép quân đội của Putin tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo vào những địa điểm quan trọng, chẳng hạn như các thành phố Kramatorsk và Slovyansk ở vùng Donetsk.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
3. Khi giao tranh gần Kreminna tiếp tục, Ukraine cho biết người Nga đã rời khỏi thành phố phía đông để đến các khu định cư khác
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Serhiy Hayday, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực Luhansk, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, khi giao tranh gần thành phố Kreminna trọng điểm của Ukraine ở phía đông Luhansk tiếp tục diễn ra, những thường dân Nga đến thành phố này đã ngừng công việc và rời đi.
“Bộ chỉ huy quân sự thực sự đã chuyển từ Kreminna đến các khu định cư khác. Tất cả những người Nga đến làm việc, dân thường - bác sĩ, đội sửa chữa - tất cả đều đã dừng công việc của mình, tất cả đều di tản về Liên bang Nga, và tất cả công việc đã bắt đầu bị đóng băng,” Hayday nói.
Tại sao Kreminna lại quan trọng: Nếu quân đội Ukraine có thể đánh bật quân Nga khỏi Kreminna, quân đội Ukraine khi đó có thể tiến hành theo hai hướng, Hayday nói.
“Có hai triển vọng. Đầu tiên là đến Starobilsk, là trung tâm hậu cần của vùng Luhansk. Bất cứ ai kiểm soát Starobilsk sẽ có thể kiểm soát toàn bộ hậu cần của khu vực Luhansk bằng hỏa lực. Nói cách khác, sẽ gần như không còn con đường nào mà kẻ thù có thể lặng lẽ di chuyển nhân lực hoặc thiết bị,” Hayday nói.
“Hướng thứ hai là hướng tới Rubizhne và Severodonetsk. Điều này là để phá vỡ nhóm quân Nga hiện đang liên tục, suốt ngày đêm, tiến về phía Bakhmut. Nó có thể bị cắt ngang và theo đó, giúp cho việc phòng thủ của quân đội đang bảo vệ Bakhmut trở nên dễ dàng hơn,” Hayday nói.
Hayday cho biết hai trong số các thành phố lớn hơn ở khu vực Luhansk gần Kreminna, là Severodonetsk và Rubizhne, đã bị lực lượng Nga “phá hủy gần như hoàn toàn” trong hơn 4 tháng rưỡi xâm lược và “do đó, những thành phố này không thể là bất kỳ căn cứ phòng thủ lớn nào”.
“Như thế, ngay sau khi các thành phố lớn được tái chiếm, bước tiếp theo là vùng nông thôn sẽ dễ dàng vì lực lượng Nga sẽ không thể cầm cự lâu ở đó,” ông nói.
Một số thông tin cơ bản: Kreminna đã bị xâm lược từ mùa xuân và nằm trên con đường quan trọng bắc-nam từ Svatove, nơi quân đội Nga đã sử dụng để tiếp tế. Mất Kreminna sẽ hạn chế khả năng tiếp tế cho quân đội của Nga ở thành phố trọng điểm Severodonetsk.
4. Giám đốc tình báo Ukraine Budanov thăm các vị trí tiền tuyến ở Bakhmut
Giám đốc Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, Thiếu Tướng Kyrylo Budanov đã đến thăm các vị trí tiền tuyến của Lực lượng Phòng vệ Ukraine tại Bakhmut trong khu vực Donetsk.
“Vào ngày 27-28 tháng 12 năm 2022, Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov đã đến thăm các vị trí tiền tuyến của Lực lượng Phòng vệ Ukraine tại Bakhmut, nơi các sĩ quan tình báo đặc biệt đang làm việc. Ông đã nghe báo cáo của chỉ huy các đơn vị tình báo, xác định nhiệm vụ và trao giải thưởng cho những quân nhân đã xuất sắc tiêu diệt quân xâm lược,” báo cáo viết.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 20 tháng 12 năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm Bakhmut của vùng Donetsk, tại đây ông đã nói chuyện với quân đội Ukraine và trao giải thưởng nhà nước cho họ.
5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin tình báo hôm 28 tháng 12, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:
Trong những ngày gần đây, có nhiều khả năng là Nga đã củng cố khu vực Kremina ở tiền tuyến của họ trong tỉnh Luhansk, do khu vực này phải chịu áp lực liên tục từ các hoạt động của Ukraine.
Kremina tương đối dễ bị tổn thương kể từ khi các lực lượng Ukraine tiến qua thị trấn Lyman, ở phía tây, vào tháng 10.
Nga đã xây dựng hệ thống phòng thủ mới trên diện rộng trong khu vực và có khả năng sẽ ưu tiên trấn giữ phòng tuyến tại đây. Khu vực này có ý nghĩa quan trọng về mặt hậu cần đối với mặt trận Donbas của Nga và đây cũng là một thị trấn quan trọng ở tỉnh Luhansk; Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng việc 'giải phóng' Donbas là lý do cốt lõi để biện minh cho chiến tranh.
6. Trong bài phát biểu thường niên, Zelenskiy nói rằng chiến tranh đã củng cố sự thống nhất của Âu Châu và lục địa này hiện “tự bảo vệ mình”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu thường niên hôm thứ Tư trước Quốc hội Ukraine rằng cuộc chiến mà Nga tiến hành nhằm vào đất nước ông đã củng cố sự đoàn kết của Âu Châu, và rằng “không ai ở phương Tây sợ hãi và sẽ không bao giờ sợ hãi Nga.”
“Chính Ukraine đã thống nhất Liên minh Âu Châu.” Zelenskiy nói từ phòng họp của quốc hội. “Và bây giờ Âu Châu tự bảo vệ mình. Âu Châu vượt qua khủng hoảng. Và điều này xảy ra bất chấp nguồn tài nguyên khổng lồ do Nga ném ra để phá hủy lục địa của chúng ta.”
Ông nói thêm: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một số nước Âu Châu đã xem xét lại quan điểm trung lập của mình và đang chống lại sự xâm lược cùng với chúng ta, cùng với Ukraine”. “Chúng ta đã giúp Âu Châu và hầu hết thế giới cảm thấy rằng bây giờ trung lập là vô đạo đức, tôi xin lỗi phải nói như thế.”
Zelenskiy nói tiếp rằng các quốc gia không còn quan tâm đến việc “liệu Nga có lắng nghe họ hay không”, mà là “mong đợi những điều khác từ Ukraine, Ukraine có thể mang lại điều gì khác cho Âu Châu, chúng ta có thể mang lại điều gì khác cho thế giới”.
Ông Zelenskiy cũng cảm ơn các quân nhân Ukraine, gọi họ là “những anh hùng” và cho biết những vũ khí mạnh mẽ mà Ukraine nhận được đã củng cố lợi thế của họ.
“Và để tôi nhắc các bạn - một năm trước, dường như quốc gia của chúng ta không thể có hệ thống phòng không 'Patriot'. Nhưng bây giờ chúng ta có một thỏa thuận như vậy,” ông nói. “Đây là một dấu hiệu đặc biệt của sự tin tưởng đối với Ukraine. Đây là một liên minh thực sự với Hoa Kỳ. Chúng ta đã đạt được điều này.”
Trong bài phát biểu của mình, Zelenskiy cũng vinh danh Đại úy Ukraine Pavlo Cherniavskyi, chỉ huy khẩu đội HIMARS, người đã đề nghị Zelenskiy trao giải thưởng của mình cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến đi của Zelenskiy tới Washington.
“Thật vinh dự cho tôi khi được hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này. Nhưng nó có phần thứ hai,” Zelenskiy nói. “Đổi lại, Tổng thống Biden đã trao một Đồng xu Chỉ huy - một biểu tượng đặc biệt của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đại Đội trưởng Pavlo! Bây giờ tôi nợ đồng xu Chỉ huy này với bạn,” Zelenskiy nói.
Zelenskiy cũng cảm ơn tổng thống Biden, cả lưỡng đảng của Quốc hội “và mọi gia đình người Mỹ vì sự ủng hộ lịch sử dành cho Ukraine, sự ủng hộ của công dân chúng tôi”.
7. Nga bác bỏ lời kêu gọi của Ukraine về việc loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ lời kêu gọi của Ukraine loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Ukraine trong một tuyên bố cho biết Nga nên bị loại khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và không được là thành viên của Liên Hiệp Quốc nói chung. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy từng kêu gọi trục xuất Nga khỏi Liên Hiệp Quốc trong quá khứ.
Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, đã bác bỏ tuyên bố của Kyiv hôm thứ Tư, nói rằng, “Không cần phải làm gì cả. Đây chính xác là trường hợp khi chó sủa nhưng đoàn lữ hành vẫn tiếp tục.”
Bà Zakharova đã đưa ra bình luận trên đài phát thanh Sputnik hôm thứ Tư để trả lời câu hỏi về phản ứng của Mạc Tư Khoa.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản: Bộ Ngoại giao Ukraine cáo buộc “sự vi phạm trắng trợn các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế cũng như các tội ác gây ra trên lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, cũng như tội ác diệt chủng. “
Ukraine gợi ý rằng Nga phải bị trục xuất và chỉ có thể được kết nạp trở lại sau khi nước này “đáp ứng các điều kiện để trở thành thành viên của Tổ chức”.
8. Nhà kinh tế cho biết chiến tranh Ukraine có thể là 'Cái đinh đóng vào quan tài' ý tưởng Đế chế Nga của Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine War May Be 'Nail in the Coffin' for Putin's Empire: Economist”, nghĩa là “Nhà kinh tế cho biết chiến tranh Ukraine có thể là 'Cái đinh đóng vào quan tài' Đế chế của Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cuộc chiến ở Ukraine có thể là “chiếc đinh đóng vào quan tài” đối với “đế chế” của Tổng thống Nga Vladimir Putin, một nhà kinh tế sinh ra ở Mạc Tư Khoa và là giáo sư tại Đại học Indiana cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Nói chuyện với Jason Jay Smart của Kyiv Post trong một cuộc thảo luận video, Tiến sĩ Michael Alexeev gọi cuộc chiến là “ma quỷ” và là “một sai lầm đối với những người liên quan.” Ông cũng nói rằng chiến tranh có thể mang lại những tác động tích cực cho Ukraine “về lâu dài”, và Nga có thể mất đi phần lớn quyền lực toàn cầu của mình.
“Điều tích cực duy nhất mà tôi có thể nghĩ về cuộc chiến này là có thể cuối cùng nó sẽ đóng một chiếc đinh vào quan tài của ý tưởng về Đế chế Nga,” Alexeev nói. “Có lẽ cuối cùng, Nga sẽ trở thành một đất nước bình thường.”
Alexeev cho biết một bài báo xuất bản hơn 20 năm trước đã gọi Nga là một quốc gia tầm trung có thu nhập trung bình. Anh ấy đã nổi giận với mô tả đó.
Liên Hiệp Quốc gần đây ước tính gần 18,000 dân thường thương vong ở Ukraine do chiến tranh, trong khi các quan chức quốc phòng Ukraine tuần trước báo cáo rằng hơn 100,000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng.
Hiện tại, hòa bình dường như khó xảy ra. Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư cho biết các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh không thể tiến hành trừ khi Ukraine đồng ý với việc Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine gần đây, là điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông cực lực phản đối.
Khi Smart hỏi Alexeev liệu có hy vọng cho Ukraine xây dựng lại sau chiến tranh hay không, ông đã trả lời khẳng định.
“Chắc chắn rồi, tôi thực sự nghĩ rằng… về lâu dài, đó có thể là một điều tốt cho Ukraine, bởi vì cuộc chiến này thực sự đã củng cố bản sắc dân tộc của Ukraine. Theo như tôi hiểu, đã từng có những người Ukraine có thể có thiện cảm với Nga, với Putin và tất cả những thứ đại loại như thế, nhưng họ sẽ dừng lại”.
“Vâng, có thể có những khác biệt lớn, nhưng tôi chắc chắn rằng phương Tây sẽ giúp rất nhiều cho việc xây dựng, tái thiết. Chỉ cần nhìn vào Đức và nhìn vào Nhật Bản. Các quốc gia đã bị phá hủy hoàn toàn trong Thế chiến II. Bây giờ họ là một trong những quốc gia phát triển nhất, giàu có nhất trên thế giới. Và tôi hy vọng điều tương tự sẽ xảy ra với Ukraine”.
Alexeev cho biết anh lớn lên ở Mạc Tư Khoa và học đại học ở đó trước khi chuyển đến Hoa Kỳ để tiếp tục học tại Đại học Duke. Trong khi chuyên môn của anh chủ yếu liên quan đến nền kinh tế của Nga và Liên Xô cũ, Alexeev nhấn mạnh rằng anh không có thiện cảm với Liên Xô. Cha mẹ anh sinh ra ở Ukraine, và mẹ anh, Ludmila Alexeeva, là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Liên Xô, người đồng sáng lập Moscow Helsinki Group, một tổ chức nhân quyền nổi tiếng.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
Vô tri bất mộ: Những điều người Công Giáo nên biết về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
VietCatholic Media
17:12 29/12/2022
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI từng là giáo hoàng từ năm 2005 đến năm 2013. Ngài chào đời vào ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại Marktl thuộc bang Bavaria của Đức, và được đặt tên là Joseph Ratzinger.
Có rất nhiều điều cần biết về ngài, người đã trở thành linh mục, tổng giám mục, Hồng Y, và giáo hoàng.
1. Ngài rất thích mèo, đàn piano và Mozart.
Khi còn là một Hồng Y sống ở Rôma, ngài chuẩn bị những đĩa thức ăn cho mèo hoang. Khi những con mèo thân thiện gần văn phòng Vatican của ngài bị thương, ngài băng bó vết thương cho chúng.
Vào năm 2005, năm ngài trở thành giáo hoàng, Đức Bênêđíctô có một con mèo lông ngắn màu trắng đen tên là Chico sống tại nhà của ngài ở Bavaria.
Khi chuyển đến sống trong các căn hộ ở Vatican, ngài vẫn phải tuân theo quy định: không được phép nuôi chó mèo.
Những sở thích khác của ngài bao gồm piano, là nhạc cụ mà ngài đã chơi trong nhiều năm. Nhà soạn nhạc Mozart là một người rất được ngài yêu thích.
Đức Bênêđíctô nói với người phỏng vấn Peter Seewald trong cuốn sách năm 1996 “Muối của thế gian”. “Âm nhạc của ngài không chỉ là giải trí; nó chứa đựng toàn bộ bi kịch của sự tồn tại của con người”.
Bào huynh của ngài, Đức Ông Georg Ratzinger, người cũng đã trở thành một linh mục, đã tạo nên sự nghiệp âm nhạc: Đức Ông trở thành người phụ trách thánh nhạc tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở thành phố Regensburg của Bavaria.
2. Khi còn trẻ, ngài đã phải thi hành quân dịch trong quân đội Đức Quốc xã. Một chế độ đã chế nhạo mong muốn trở thành linh mục của ngài.
Đức Bênêđíctô XVI tương lai lớn lên tại ngôi làng nhỏ Traunstein ở miền nam nước Đức vào thời điểm Đức Quốc xã thống trị đất nước.
Gia đình Ratzinger chống Đức Quốc xã. Cha của ngài, một cảnh sát, đã đăng ký mua một tờ báo chống Đức quốc xã. Chủ bút của tờ báo Fritz Gerlich, đã bị Đức quốc xã sát hại. Một người em họ 14 tuổi của Ratzinger mắc hội chứng Down đã bị Đức quốc xã bắt đi và nhanh chóng qua đời. Anh ta có lẽ đã bị sát hại trong chiến dịch vô nhân đạo của Đức Quốc Xã chống lại những người mà họ cho là khiếm khuyết, và là gánh nặng của quốc gia.
Thanh niên Joseph Ratzinger đã phản đối các hoạt động bắt buộc của đám Thanh Niên Hitler và tìm cách né tránh một số hoạt động, như sau này ngài kể lại trong cuốn hồi ký “Các cột mốc”. Chị gái của ngài đã từ chối trở thành một giáo viên vì không muốn bị buộc phải dạy một chương trình ca tụng Đức Quốc xã.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Ratzinger phải đi nghĩa vụ quân sự. Ngài và anh trai Georg đều muốn trở thành chủng sinh. Khi một đám SS tập hợp Ratzinger và những người lính khác đến một cuộc họp tuyển dụng vào SS, mong muốn trở thành linh mục của ngài đã khiến ngài bị chế giễu và lăng mạ - nhưng cũng vì thế, ngài thoát được việc phải phục vụ trong quân đoàn SS sắt máu.
Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến, ngài đã đào ngũ, là một hành động có thể bị trừng phạt bằng cái chết.
Trong chuyến thăm tháng Tư năm 2008 đến Đại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York, Đức Bênêđíctô đã gọi Đức Quốc xã là “một chế độ độc ác tưởng rằng nó có tất cả các câu trả lời”.
“Ảnh hưởng của nó ngày càng lớn - xâm nhập vào các trường học và cơ quan dân sự, cũng như chính trị và thậm chí cả tôn giáo - trước khi nó được công nhận hoàn toàn là một con quái vật. Nó trục xuất Chúa và do đó trở nên thù ghét bất cứ điều gì chân chính và tốt đẹp.”
Mặc dù chủ nghĩa Quốc xã đã bị đánh bại, ngài vẫn cảnh báo những người nghe mình rằng nó vẫn còn “sức mạnh để tiêu diệt.” Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã cứu chúng ta khỏi điều này: “Đấng chỉ cho chúng ta con đường vượt qua sự chết, là Đấng chỉ cho chúng ta cách chiến thắng sự hủy diệt và sợ hãi: do đó, chính Chúa Giêsu là thầy dạy đích thật của sự sống.”
3. Sau khi sống dưới những tệ nạn của chủ nghĩa Quốc xã, Đức Bênêđíctô nhận thấy sự cần thiết của sự thật đối với tự do đích thực.
Ngài cảnh báo người Mỹ chống lại sự đen tối của trái tim, “sự nhẫn tâm của trái tim chiếm giữ thứ mà trước tiên là phớt lờ, sau đó là sự chế giễu phẩm giá do Thượng đế ban tặng cho mỗi con người.” Ngài nói, còn có một bóng tối “đặc biệt nham hiểm” của tâm trí, nó thao túng sự thật, bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tại, làm hoen ố trí tưởng tượng và khát vọng của chúng ta”.
“Nhưng mục đích nào cho phép một sự 'tự do', bất chấp sự thật, để theo đuổi những điều sai trái? Có bao nhiêu người trẻ đã được chìa ra một bàn tay mà nhân danh tự do hoặc kinh nghiệm đã dẫn họ đến nghiện ngập, mê muội về đạo đức và trí tuệ, bị tổn thương, mất tự trọng, thậm chí là tuyệt vọng và thật bi thảm và đáng buồn là tự kết liễu cuộc sống của mình?”
“Các bạn thân mến, sự thật không phải là sự áp đặt. Nó cũng không chỉ đơn giản là một tập hợp các quy tắc. Đó là một khám phá về Đấng không bao giờ làm chúng ta thất vọng; Đấng mà chúng ta luôn có thể tin cậy. Khi tìm kiếm sự thật, chúng ta sống bằng niềm tin vì cuối cùng sự thật là một con người: Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao tự do đích thực không phải là một lựa chọn không tham gia. Đó là một lựa chọn tham gia; không gì khác hơn là buông bỏ bản thân và cho phép mình được thu hút vào chính bản thể của Chúa Kitô vì người khác.”
4. Ngài lấy tên là Đức Bênêđíctô để tôn vinh một vị giáo hoàng và một vị thánh.
Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư ngay sau cuộc bầu cử vào tháng 4 năm 2005, ngài giải thích rằng ngài đã chọn tên Bênêđíctô như một liên kết với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV, người đã “hướng dẫn Giáo hội vượt qua thời kỳ hỗn loạn của Chiến tranh thế giới thứ nhất.” Ngài nói rằng cái tên này cũng gợi lên nhà lãnh đạo tu viện ở thế kỷ thứ sáu, Thánh Bênêđíctô thành Nursia, và quan điểm của ngài trong việc hình thành “nguồn gốc Kitô Giáo không thể chối cãi của văn hóa và văn minh Âu Châu”.
Với tư cách là giáo hoàng, Đức Bênêđíctô thường nói về sự cần thiết phải truyền giáo. “Không có ưu tiên nào lớn hơn điều này: đó là giúp con người trong thời đại chúng ta một lần nữa gặp gỡ Thiên Chúa, Thiên Chúa nói với chúng ta và chia sẻ tình yêu của Người để chúng ta có được cuộc sống sung túc,” ngài nói trong tông huấn Verbum Domini, nghĩa là “Lời Chúa” vào năm 2010
5. Đức Bênêđíctô XVI đã có những quyết định lớn chống lại nạn giáo sĩ lạm dụng trẻ em.
Hàng trăm linh mục phạm tội lạm dụng tình dục đã bị trừng phạt dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Đây là sự tiếp nối công việc trước đây của ngài tại Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan đã có được quyền hạn cao hơn đối với các vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ vào năm 2002.
Hai tháng sau khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Bênêđíctô đã kỷ luật Cha Marcial Maciel, người sáng lập có sức lôi cuốn và có ảnh hưởng lớn của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, người từ lâu đã bị buộc tội lạm dụng tình dục các chủng sinh và sau đó được cho là đã có một cuộc sống hai mặt vô cùng tai tiếng.
Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến cáo buộc cho rằng Đức Bênêđíctô XVI, khi còn là Tổng giám mục Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982, đã cho một kẻ lạm dụng tình dục là Cha Peter Hullermann làm việc mục vụ. Những cáo buộc này đã bị Tòa thánh và phụ tá thân cận của Đức Bênêđíctô là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein mạnh mẽ bác bỏ.
Vị tổng đại diện vào thời điểm đó đã hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định bổ nhiệm linh mục từ bên ngoài tổng giáo phận đến một giáo xứ mà không có bất kỳ hạn chế mục vụ nào, nơi Cha Hullermann lại lạm dụng một lần nữa.
Tổng giáo phận Munich đã phát hành một báo cáo được chờ đợi vào ngày 20 tháng Giêng về việc giải quyết các khiếu nại lạm dụng từ năm 1945 đến năm 2019. Theo truyền thông Đức, Đức Bênêđíctô đã gửi 82 trang các ghi chép cho các nhà điều tra biên soạn báo cáo.
6. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức sau gần 600 năm.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Bênêđíctô 85 tuổi đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố nghỉ hưu bằng tiếng Latinh. Ngài cho rằng tuổi cao và sức yếu là những lý do khiến ngài không thích hợp để thực hiện chức vụ của mình.
Vào ngày 28 tháng 2, ngày mà đơn từ chức của ngài có hiệu lực, Đức Bênêđíctô đã đi từ Thành phố Vatican đến Castel Gandolfo bằng trực thăng.
“Tôi chỉ đơn giản là một người hành hương đang bắt đầu chặng cuối cùng của cuộc hành hương trên Trái đất,” ngài nói trong những lời cuối cùng với tư cách là giáo hoàng. “Hãy cùng tiến lên với Chúa vì lợi ích của Giáo hội và thế giới.”
Hoàn cảnh bất thường của một cựu giáo hoàng có nghĩa là Đức Bênêđíctô đã “đồng tác giả” một cách hiệu quả trong một thông điệp với người kế nhiệm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết hợp văn bản chưa hoàn thành của Đức Bênêđíctô trong thông điệp Lumen Fidei năm 2013 của ngài, tuyên bố đây là “tác phẩm của bốn bàn tay”.
Các thông điệp của Đức Bênêđíctô XVI là Deus Caritas Est - Thiên Chúa là tình yêu, công bố năm 2005, Spe Salvi - Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng, công bố năm 2007, và Caritas in Veritate – Đức Ái Trong Chân Lý, công bố năm 2009, về các đức ái và đức cậy của Kitô Giáo.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi Đức Bênêđíctô là ông nội của tất cả các ông nội.
Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đức Bênêđíctô là “ông nội của tất cả các ông nội”
“Tôi đã nói nhiều lần rằng tôi rất vui khi ngài sống ở đây, ở Vatican này, bởi vì nó giống như có một người ông thông thái ở nhà. Cảm ơn ngài!”
Đó là những lời của vị giáo hoàng đương nhiệm với người tiền nhiệm của mình vào ngày 28 tháng 9 năm 2014, tại một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người cao niên từ khắp nơi trên thế giới - bao gồm cả Đức Bênêđíctô.
8. Đức Bênêđíctô là một nhà tư tưởng sâu sắc. Ngài nhấn mạnh cả đức tin và lý trí trong đời sống Kitô Giáo và trong văn hóa phương Tây.
Trong bài giảng của mình trước Cơ Mật Viện năm 2005 bầu ngài vào ngôi giáo hoàng, Đức Ratzinger đã nói về một “chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất”.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu Kitô là “thước đo của chủ nghĩa nhân bản đích thật. Đức tin ‘trưởng thành’ không phải là một đức tin trôi theo những làn sóng thời thượng hay mốt mới. Đức tin với vóc dáng đầy đủ và trưởng thành là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô. Đó là tình bằng hữu mở lòng chúng ta cho tất cả những gì là thiện hảo và cho chúng ta những tiêu chuẩn để phân biệt giữa đúng và sai, giữa giả trá và chân thật.”
Các cuốn sách của ngài bao gồm “Nhập môn Kitô Giáo”, tập hợp các bài giảng đại học của ngài, và “Chúa Giêsu thành Nazareth”, là một nỗ lực của ngài để giải thích Chúa Giêsu Kitô với thế giới hiện đại. Trước khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã có hai cuộc phỏng vấn nổi tiếng với nhà báo người Đức Peter Seewald, được xuất bản với tiêu đề “Báo cáo Ratzinger” và “Muối của thế gian”.
9. Triều đại giáo hoàng của ngài đã tìm cách truyền cảm hứng cho sự đổi mới.
Triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô được đánh dấu bằng những nỗ lực đổi mới văn hóa, trí tuệ và tâm linh, bao gồm cả cải cách phụng vụ. Ngài cũng giúp củng cố Giáo hội sau những nỗ lực cải cách của Công đồng Vatican II. Bản thân Đức Bênêđíctô đã từng tham gia Công Đồng Vatican II vào những năm 1960, nơi ngài từng là chuyên gia cho Hồng Y Joseph Frings, Tổng giám mục của Köln.
Đức Bênêđíctô bác bỏ những giải thích về Công Đồng trong đó nhấn mạnh đến “sự gián đoạn và đoạn tuyệt.” Thay vào đó, ngài nói Công Đồng lịch sử này cần được nhìn nhận trên tinh thần “liên tục” và “cải cách”.
Những nỗ lực của ngài nhằm thiết lập một cách giải thích hợp lý về Công đồng Vatican II đã kéo dài đến cuối thời giáo hoàng. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2013, ngài nói rằng ban đầu Công Đồng đã bị diễn giải sai “qua con mắt của giới truyền thông”, và họ mô tả Công Đồng là một “cuộc đấu tranh chính trị” giữa các trào lưu khác nhau trong Giáo hội.
Thứ “Công Đồng của giới truyền thông” này đã tạo ra “nhiều tai họa” và “rất nhiều khốn khổ,” với kết quả là các chủng viện và viện nghiên cứu đóng cửa và phụng vụ bị “tầm thường hóa”.
10. Ngài là cộng tác viên thân cận của Thánh Gioan Phaolô II.
Sau đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã phục vụ Thánh Gioan Phaolô II với tư cách là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, một chức vụ mà ngài đã giữ trong hơn 20 năm.
“Tôi đã ở bên cạnh ngài và đến để tôn kính ngài nhiều hơn nữa,” Đức Bênêđíctô kể lại. “Sự phục vụ của chính tôi được duy trì bởi chiều sâu tâm linh của ngài và bởi sự phong phú của những hiểu biết sâu sắc của ngài. Gương cầu nguyện của ngài liên tục gây ấn tượng mạnh và gầy dựng cho tôi”.
Đức Bênêđíctô đã tham gia vào việc soạn thảo Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và làm sáng tỏ giáo lý Công Giáo. Đôi khi, công việc của ngài đòi hỏi phải phản đối những người Công Giáo dị giáo có ảnh hưởng ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Những hành động này vì thế gây ra các phản ứng tiêu cực khi ngài được bầu vào ngôi giáo hoàng.
Với tư cách là Đức Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã chủ sự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng 5 năm 2011.
“Đức Gioan Phaolô II được tuyên Chân Phước vì đức tin của ngài, một đức tin mạnh mẽ, quảng đại và tông truyền,” Đức Bênêđíctô XVI nói vào thời điểm đó. “Bằng chứng tá đức tin, tình yêu thương và lòng can đảm tông đồ, cùng với sức lôi cuốn nhân văn cao cả, người con gương mẫu của Ba Lan này đã giúp các tín hữu trên khắp thế giới không sợ bị gọi là Kitô Hữu, thuộc về Giáo hội, và rao giảng Tin Mừng.”
“Nói một cách ngắn gọn: Ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, bởi vì sự thật là bảo đảm cho quyền tự do. Nói ngắn gọn hơn nữa: ngài đã ban cho chúng ta sức mạnh để tin vào Chúa Kitô, bởi vì Chúa Kitô là 'Đấng cứu chuộc loài người,' Đấng Cứu Chuộc của nhân loại”
11. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy nghĩ về ý nghĩa Lễ Giáng Sinh cùng với Thánh Phanxicô Salê.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng và một lần nữa, chúc anh chị em Giáng sinh vui vẻ!
Mùa phụng vụ mời gọi chúng ta dừng lại và suy niệm về mầu nhiệm Giáng Sinh. Và kể từ hôm nay – hôm nay – đánh dấu kỷ niệm 400 năm ngày mất của Thánh Phanxicô Salê, Giám mục và Tiến sĩ Hội Thánh, chúng ta có thể rút ra một gợi ý từ một số suy nghĩ của ngài. Ngài đã viết rất nhiều về Giáng sinh. Về vấn đề này, hôm nay tôi vui mừng thông báo rằng Tông Thư kỷ niệm ngày này được công bố hôm nay. Tựa đề là Mọi điều đều liên quan đến tình yêu, sử dụng cách diễn đạt đặc trưng của Thánh Phanxicô Salê. Trên thực tế, đây là những gì ngài đã viết trong Chuyên luận về Tình yêu Thiên Chúa; ngài viết: “Trong Giáo Hội Thánh thiện, mọi sự đều liên quan đến tình yêu, sống trong tình yêu, được thực hiện vì tình yêu và xuất phát từ tình yêu” (Bản gốc tiếng Ý từ: Ấn bản Paoline, Milan 1989, tr. 80). Và cầu mong tất cả chúng ta cùng đi trên con đường tình yêu đẹp đẽ này.
Như thế, chúng ta hãy cố gắng đào sâu hơn một chút vào mầu nhiệm Chúa Giêsu giáng sinh, “cùng với” Thánh Phanxicô Salê, do đó kết hợp hai lễ kỷ niệm.
Thánh Phanxicô Salê, trong một lá thư gửi cho Thánh Jeanne Frances de Chantal, đã viết như sau: “Tôi hình dung thấy Salomon trên ngai ngà của ngài, tất cả đều được chạm khắc và mạ vàng rất đẹp, như Kinh thánh cho chúng ta biết, không có ngai nào sánh bằng trong tất cả các vương quốc trần gian (1 Các Vua 10:18-20) cũng không có vị vua nào có thể so sánh được với vị vua ngồi trên đó về vinh quang và sự nguy nga (1 Các Vua 10:23). Thế nhưng, tôi thích thấy Chúa Giêsu yêu dấu trong Máng cỏ trăm lần nhiều hơn tất cả các vua chúa của thế gian trên ngai vàng của họ.” Những gì ngài nói thật đẹp đẽ. Chúa Giêsu, Vua của vũ trụ, không bao giờ ngồi trên ngai vàng, không bao giờ: Người sinh ra trong chuồng bò – chúng ta thấy điều đó được thể hiện như vậy [chỉ cho thấy khung cảnh máng cỏ trong Sảnh đường Phaolô VI] – được quấn trong tã và đặt nằm trong máng cỏ; và cuối cùng Người chết trên cây thập tự và được bọc trong một tấm khăn liệm, được đặt trong ngôi mộ. Thật vậy, thánh sử Luca, khi thuật lại việc Chúa Giêsu giáng sinh, đã nhấn mạnh rất nhiều đến chi tiết máng cỏ. Điều này có nghĩa là nó rất quan trọng không phải chỉ là một chi tiết hậu cần. Nhưng phải hiểu nó như một yếu tố tượng trưng ra sao? Để hiểu Đấng sinh ra ở Bêlem là Đấng Mêxia nào; Người là loại Vua nào, Chúa Giêsu là ai. Nhìn máng cỏ, nhìn lên thánh giá, nhìn vào cuộc đời của Người, một cuộc đời đơn sơ, chúng ta mới hiểu Chúa Giêsu là ai. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta bằng cách trở thành con người giống như chúng ta; tước bỏ vinh quang của Người và hạ mình xuống (xem Pl 2:7-8). Chúng ta nhìn thấy mầu nhiệm này một cách cụ thể ở tiêu điểm của máng cỏ, cụ thể là việc Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Đây là “dấu chỉ” mà Thiên Chúa ban cho chúng ta vào Lễ Giáng Sinh: đó là thời các mục đồng ở Bêlem (xem Lc 2:12), ngày nay và sẽ luôn như vậy. Khi các thiên thần thông báo về sự ra đời của Chúa Giêsu, [các ngài nói,] “Hãy đi thì sẽ gặp Người”; và dấu hiệu là: Anh em sẽ gặp một hài nhi nằm trong máng cỏ. Đó là dấu hiệu. Ngai của Chúa Giêsu là máng cỏ hay là đường phố, trong suốt cuộc đời Người rao giảng; hay Thập giá vào cuối cuộc đời của Người. Đây là ngai vàng của Vua chúng ta.
Dấu hiệu này cho chúng ta thấy “phong cách” của Thiên Chúa. Và phong cách của Thiên Chúa là gì? Đừng quên, đừng bao giờ quên: phong cách của Thiên Chúa là gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Thiên Chúa của chúng ta gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Phong cách này của Thiên Chúa được thấy nơi Chúa Giêsu. Với phong cách này của Người, Thiên Chúa kéo chúng ta đến với Người. Người không bắt chúng ta bằng vũ lực, Người không áp đặt chân lý và công lý của Người lên chúng ta. Người không cải đạo cho chúng ta, không! Người muốn lôi kéo chúng ta bằng tình yêu, bằng sự dịu dàng, bằng lòng cảm thương. Trong một lá thư khác, Thánh Phanxicô Salê viết: “Nam châm hút sắt, hổ phách hút rơm. Vì vậy, cho dù chúng ta cứng rắn như sắt hay rơm rạ trong sự nhẹ nhàng và vô giá trị của chúng ta, chúng ta vẫn phải kết hợp với Hài Nhi bé nhỏ này.” Điểm mạnh của chúng ta, điểm yếu của chúng ta, chỉ được giải quyết trước máng cỏ, trước Chúa Giêsu, hoặc trước Thánh giá. Chúa Giêsu ở trần, Chúa Giêsu khó nghèo; nhưng luôn luôn với phong cách gần gũi, cảm thương và dịu dàng của Người. Chúa đã tìm ra phương tiện để thu hút chúng ta dù chúng ta là ai: bằng tình yêu. Không phải là một tình yêu chiếm hữu và ích kỷ, như tình yêu nhân bản. Tình yêu của Người là món quà thuần khiết, ân sủng thuần khiết, tất cả và chỉ dành cho chúng ta, vì lợi ích của chúng ta. Và vì thế Người kéo chúng ta vào, bằng tình yêu không vũ trang và thậm chí tước vũ trang này. Bởi vì khi chúng ta nhìn thấy sự đơn sơ này của Chúa Giêsu, chúng ta cũng dẹp bỏ vũ khí kiêu căng và khiêm tốn đi xin ơn cứu độ, xin ơn tha thứ, xin ánh sáng cho đời mình, để có thể tiến tới. Đừng quên ngai vàng của Chúa Giêsu. Máng cỏ và Thánh giá: đây là ngai vàng của Chúa Giêsu.
Một khía cạnh khác nổi bật trong máng cỏ là sự nghèo khó – thực sự, có sự nghèo khó ở đó – được hiểu là sự từ bỏ mọi phù phiếm trần tục. Khi chúng ta nhìn thấy số tiền được tiêu vào sự phù phiếm… rất nhiều tiền [đã tiêu] vào sự phù phiếm của thế gian; bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu tìm kiếm phù phiếm; trong khi Chúa Giêsu làm cho chúng ta nhìn bằng sự khiêm nhường. Thánh Phanxicô Salê viết: “Lạy Thiên Chúa của con! con gái của cha, biết bao nhiêu tình cảm thánh thiện được sự ra đời này làm nảy sinh trong lòng chúng ta, trên hết là sự từ bỏ hoàn toàn của cải, sự hào nhoáng, … của thế gian này. Cha không biết liệu cha có tìm thấy mầu nhiệm nào có thể kết hợp một cách ngọt ngào sự dịu dàng với sự khắc khổ, tình yêu với sự khắc khổ, ngọt ngào với sự nghiêm khắc hay không.” Chúng ta thấy tất cả những điều này trong cảnh Chúa giáng sinh. Vâng, chúng ta hãy cẩn thận để không rơi vào bức tranh biếm họa của thế gian về Lễ Giáng Sinh. Và đây là một vấn đề, bởi vì đây là Giáng sinh. Nhưng ngày nay chúng ta thấy rằng, ngay cả khi có “một lễ Giáng sinh khác,” trong ngoặc kép, thì chính bức tranh biếm họa về Lễ Giáng sinh của thế gian đã biến Lễ Giáng sinh thành một lễ kỷ niệm buồn tẻ, theo chủ nghĩa tiêu dùng. Chúng ta muốn ăn mừng, chúng ta muốn, nhưng đây không phải là Giáng sinh, Giáng sinh là một điều khác. Tình yêu của Chúa không phải là đường ngọt ngào; Máng cỏ của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy điều đó. Đó không phải là một sự tốt lành giả hình che giấu việc theo đuổi những thú vui và tiện nghi. Những người lớn tuổi của chúng ta, những người biết chiến tranh và cả nạn đói, biết rõ điều này: Giáng sinh là niềm vui và lễ kỷ niệm, chắc chắn, nhưng trong sự đơn giản và khắc khổ.
Và chúng ta hãy kết thúc bằng một suy nghĩ về Thánh Phanxicô Salê mà tôi cũng đã đề cập trong Tông Thư. Ngài đã đọc nó cho các Nữ tu Thăm Viếng chỉ hai ngày trước khi chết thôi nhé! Và ngài viết: “Các con có thấy hài nhi Giêsu trong máng cỏ không? Người chấp nhận tất cả những khó chịu của mùa đó, cái lạnh buốt giá và mọi điều được Chúa Cha cho phép xảy ra với Người. Người không từ chối những lời an ủi nhỏ mà Mẹ Người dành cho Người; chúng ta không được cho biết việc Người từng vươn ra tới vú mẹ, nhưng để mọi sự cho mẹ chăm sóc và lo toan. Cũng vậy, bản thân chúng ta đừng mong muốn hay từ chối bất cứ điều gì, nhưng hãy chấp nhận tất cả những gì Chúa gửi đến cho chúng ta, cái lạnh khắc nghiệt và những điều khó chịu của mùa,” mọi điều. Và đây, anh chị em thân mến, là một giáo huấn tuyệt vời, đến với chúng ta từ Chúa Giêsu Hài Đồng qua sự khôn ngoan của Thánh Phanxicô Salê: đừng ước muốn gì và đừng từ chối điều gì, hãy đón nhận mọi điều Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta. Nhưng hãy cẩn thận! Luôn luôn và duy nhất vì tình yêu, luôn luôn và duy nhất vì tình yêu, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chỉ muốn điều tốt lành cho chúng ta.
Chúng ta hãy nhìn vào máng cỏ, là ngai vàng của Chúa Giêsu; chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên các đường phố của Giuđêa, Galilê, rao giảng sứ điệp của Chúa Cha; và chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên ngai khác, trên Thánh giá. Đây là điều mà Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta: con đường, nhưng đây là con đường hạnh phúc.
Tới tất cả anh chị em và gia đình anh chị em, tôi xin chúc một mùa Giáng sinh an lành và một Năm mới hạnh phúc!