Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:12 30/12/2011
NHÌN PHẢI TRÁI MÀ NÓI CHUYỆN KHÁC
Có một lần Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương: “Có một người phải đi đến nước Sở, do đó mà nhờ người bạn ở nhà chăm sóc vợ và con trai của anh ta. Nhưng đợi khi anh ta từ nước Sở trở về, thì phát hiện vợ và con đã lần lượt chết đói, anh ta phải làm thế nào ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Thì tuyệt giao với người bạn ấy”.
Mạnh tử lại hỏi:
- “Có một quan trưởng chấp chánh, nhưng không quản lý nổi thuộc hạ của mình, thì nên làm thế nào cho tốt ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Tước đoạt chức vụ của nó”.
Mạnh tử hỏi tiếp:
- “Một quốc gia mà chính trị bại hoại, người dân không thể sống thoải mái, làm thế nào để giải quyết ?”
Tề Tuyên vương không muốn trả lời vấn đề này, nên giả bộ nghe không rõ, cặp mắt nhìn ra chỗ khác, đem đề tài xé ra nhỏ.
(Mạnh tử, Lương Huệ vương quyển hạ)
Suy tư:
Những người khi đối diện với người khác mà cứ nhìn nơi khác để nói chuyện, là người tâm hồn bất an trong lòng bối rối; người khi đối diện nói chuyện với người khác mà cứ liếc ngang liếc dọc là người có tâm địa bất chính dối gian; người khi nói chuyện với người khác mà nhìn vào mặt người đối diện, mắt không chớp là người ngay thẳng đến cố chấp; người mà khi nói chuyện thường nhìn vào thẳng vào người đối diện, cặp mắt linh động, cười vui vẻ là người thật thà đơn sơ…
Có những câu chuyện không đụng chạm đến mình, thì vui vẻ trả lời, và có khi góp ý phê bình; nhưng cũng có những câu chuyện có liên quan đến mình thì “nhìn phải trái mà nói chuyện khác”, bởi vì tâm hồn đang lo sợ bất an.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy: “có thì nói có, không thì nói không”, tức là sống lương thiện thật thà công chính, bởi khi tâm hồn ngay chính thì luôn nhìn thẳng vào sự thật, dù sự thật đó có phủ phàng hoặc bất lợi cho mình.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một lần Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương: “Có một người phải đi đến nước Sở, do đó mà nhờ người bạn ở nhà chăm sóc vợ và con trai của anh ta. Nhưng đợi khi anh ta từ nước Sở trở về, thì phát hiện vợ và con đã lần lượt chết đói, anh ta phải làm thế nào ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Thì tuyệt giao với người bạn ấy”.
Mạnh tử lại hỏi:
- “Có một quan trưởng chấp chánh, nhưng không quản lý nổi thuộc hạ của mình, thì nên làm thế nào cho tốt ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Tước đoạt chức vụ của nó”.
Mạnh tử hỏi tiếp:
- “Một quốc gia mà chính trị bại hoại, người dân không thể sống thoải mái, làm thế nào để giải quyết ?”
Tề Tuyên vương không muốn trả lời vấn đề này, nên giả bộ nghe không rõ, cặp mắt nhìn ra chỗ khác, đem đề tài xé ra nhỏ.
(Mạnh tử, Lương Huệ vương quyển hạ)
Suy tư:
Những người khi đối diện với người khác mà cứ nhìn nơi khác để nói chuyện, là người tâm hồn bất an trong lòng bối rối; người khi đối diện nói chuyện với người khác mà cứ liếc ngang liếc dọc là người có tâm địa bất chính dối gian; người khi nói chuyện với người khác mà nhìn vào mặt người đối diện, mắt không chớp là người ngay thẳng đến cố chấp; người mà khi nói chuyện thường nhìn vào thẳng vào người đối diện, cặp mắt linh động, cười vui vẻ là người thật thà đơn sơ…
Có những câu chuyện không đụng chạm đến mình, thì vui vẻ trả lời, và có khi góp ý phê bình; nhưng cũng có những câu chuyện có liên quan đến mình thì “nhìn phải trái mà nói chuyện khác”, bởi vì tâm hồn đang lo sợ bất an.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy: “có thì nói có, không thì nói không”, tức là sống lương thiện thật thà công chính, bởi khi tâm hồn ngay chính thì luôn nhìn thẳng vào sự thật, dù sự thật đó có phủ phàng hoặc bất lợi cho mình.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Đức Mẹ Maria - Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:15 30/12/2011
Ngày 1 tháng 1
LỄ ĐỨC MA-RI-A - MẸ THIÊN CHÚA
Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội long trọng mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa, và là ngày cầu xin cho hòa bình thế giới.
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ Maria làm mẹ của Đấng cứu thế là Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với Chúa Giê-su.
1. Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Messia mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội lỗi. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Nicea đã long trọng tuyên bố xác tín, và mỗi ngày chúa nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.
Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa , và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.
Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, ngài thật sự là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Chúa Giê-su và cũng là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa không thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã giành cho nhân loại chúng ta.
Đức Mẹ Maria là mẹ thật của Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Chúa Giê-su, được Đức Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)
3. Đức Mẹ Maria – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Maria. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Maria, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc đồng công cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức Khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao, trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.
“Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. A-men.”
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ ĐỨC MA-RI-A - MẸ THIÊN CHÚA
Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội long trọng mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa, và là ngày cầu xin cho hòa bình thế giới.
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ Maria làm mẹ của Đấng cứu thế là Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với Chúa Giê-su.
1. Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Messia mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội lỗi. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Nicea đã long trọng tuyên bố xác tín, và mỗi ngày chúa nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.
Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa , và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.
Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, ngài thật sự là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Chúa Giê-su và cũng là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa không thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã giành cho nhân loại chúng ta.
Đức Mẹ Maria là mẹ thật của Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Chúa Giê-su, được Đức Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)
3. Đức Mẹ Maria – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Maria. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Maria, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc đồng công cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức Khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao, trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.
“Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. A-men.”
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:17 30/12/2011
Chương 39:
HÌNH PHẠT
“Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lọc nghiến răng”. (Mt 25, 30)
HÌNH PHẠT
HỎA NGỤC
“Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lọc nghiến răng”. (Mt 25, 30)
N2T |
1. Cùng một thứ lửa: lửa phạt người trong hỏa ngục, lửa thanh luyện người được chọn.
(Thánh Augustine)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:19 30/12/2011
YÊU THƯƠNG VÀ CÔNG BẰNG
Giáo dân hỏi cha sở:
- “Con nghe một linh mục nói là khi phán xét thì Chúa chỉ lấy yêu thương mà phán xét, không cần sự công bằng, phải không cha ?”
Cha sở trả lời:
- “Thiên Chúa là tình yêu, khi con còn sống thì tình yêu của Chúa trãi rộng trên vũ trụ này và trên cuộc sống của con, từ khi con chào đời cho đến khi con nhắm mắt tắt hơi. Nhưng khi con ra trước tòa phán xét của Chúa, thì Chúa lấy sự rất công bằng của Ngài để xét xử con, ở đây (tòa phán xét) tình yêu núp sau sự công bằng”.
Nếu không có sự công bằng của Chúa, thì con người ta sống không cần lẽ phải…
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giáo dân hỏi cha sở:
- “Con nghe một linh mục nói là khi phán xét thì Chúa chỉ lấy yêu thương mà phán xét, không cần sự công bằng, phải không cha ?”
Cha sở trả lời:
- “Thiên Chúa là tình yêu, khi con còn sống thì tình yêu của Chúa trãi rộng trên vũ trụ này và trên cuộc sống của con, từ khi con chào đời cho đến khi con nhắm mắt tắt hơi. Nhưng khi con ra trước tòa phán xét của Chúa, thì Chúa lấy sự rất công bằng của Ngài để xét xử con, ở đây (tòa phán xét) tình yêu núp sau sự công bằng”.
Nếu không có sự công bằng của Chúa, thì con người ta sống không cần lẽ phải…
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Paraguay – Mục Vụ Những Ngày Cuối Năm 2011
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
19:00 30/12/2011
Paraguay – Mục Vụ Những Ngày Cuối Năm 2011
Tháng 12, tháng của những ngày lễ hội, tháng giành để nghỉ ngơi sau một năm vất vả để chuẩn bị đón mừng Năm Mới. Đây cũng gọi là tháng của quà cáp, tháng tiêu xài và đi du lịch nên những đoàn lữ hành, các dịch vụ ăn uống, mua sắm lại phất lên.
Từ những ngày đầu của tháng 12, người dân Paraguay bắt đầu đón nhận cái nóng oi bức của mùa Hè vùng Nam Mỹ trái ngược hoàn toàn với vùng Bắc Mỹ, các nước ở Âu châu và Á châu đang vào mùa Đông với tiết trời băng giá thích hợp cho khung cảnh của mùa Giáng sinh khi trang trí máng cỏ Bê-lem. Tháng 12 là mùa Hè đúng nghĩa của họ vì họ kết thúc năm học ở trường và có những chuyến nghỉ hè với người thân trong nước hoặc ở nước ngoài nên tháng này cũng gọi là tháng dành cho gia đình.
Một trong những ngày lễ lớn trong những ngày đầu của tháng 12 tại Paraguay là lễ Đức Mẹ Caacupe trùng vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12). Dù trời nóng như đỗ lửa nhưng người ta nườm nượp hành hương Đền Thánh Đức Mẹ. Các vị giảng thuyết trong Tuần Cửu Nhật đều đề cập đến vai trò của các thành viên trong gia đình vì Hội Đồng Giám Mục Paraguay đã quyết định giành riêng trong 3 năm tới để trình bày về đề tài hôn nhân và gia đình. Dù đề tài này không mới mẻ gì nhưng nó rất thực tế và thiết thực đối với các gia đình công giáo vì dường như ngày nay người ta đang đánh mất mục đích chính của hôn nhân. Các quốc gia vùng Nam Mỹ này rất sùng kính Đức Mẹ, và chính qua Đức Mẹ họ đến với Chúa dù nhiều người có thể xem điều này là nghịch lí.
Không giống như các giáo xứ và xóm đạo ở Việt Nam, tháng 12 là dịp để người ta trang trí hang đá, thi nhau biểu diễn thánh ca liên xứ, cử hành bí tích hòa giải mang tính cách liên xứ, liên hạt… Ở các nước vùng Nam Mỹ này thì không được cái diễm phúc đó vì thời tiết lúc này quá nóng và các anh em linh mục cũng đua nhau nghĩ hè với gia đình nên việc cử hành lễ Giáng sinh chỉ mang tính cách gia đình mà thôi.
Chính vì thế, chúng tôi đã tìm nhiều cách để thích ứng mục vụ với hoàn cảnh mà nhiều năm qua chúng tôi đã sống với để không cảm thấy bị lạc lõng trong chính nơi mà mình đang sống.
Chúng tôi đã sinh hoạt với nhiều đoàn thể ở thành phố từ ngày chuyển về làm việc trong nhà đào tạo. Nhiều nơi như Trại Cô Nhi, Trung Tâm Khiếm Thị, Trại Tù, Trại Cai Nghiện do một số tu sĩ phụ trách là những nơi mà ít ai muốn đến viếng thăm. Chính những dịp này chúng tôi đã đến đễ cầu nguyện, chia sẻ và dâng thánh lễ với những người có hoàn cảnh éo le ấy. Ngồi tâm sự sau thánh lễ với những người khiếm thị mà ta hay quen gọi là người mù, tôi mới cảm nhận được nỗi đau của họ khi cuộc sống toàn là màng đêm vì không hề biết ánh sáng là gì. Tuy nhiên họ đã cố gắng vượt lên số phận. Có một anh khiếm thị khoe là mới biết nhắn tin qua điện thoại cho bạn gái và đã biết lướt web. Chúng tôi chúc mừng anh ta nhưng cũng nói với anh ta là nếu biết dùng Internet thì hãy lập một trang Web để học hỏi Lời Chúa thì có lẽ thiết thực hơn. Họ hứa là sẽ cố gắng làm theo lời khuyên bảo của chúng tôi.
Chúng tôi cũng thường dâng thánh lễ cho một cộng đoàn tu sĩ mới được thành lập cách đây vài năm và vị sáng lập người Brazil cũng đang sống với cộng đoàn non trẻ này. Nhìn thấy các tu sĩ trẻ hăng say, vui tươi và an bình trong cuộc sống đời tu bán chiêm niệm giữa lòng một thành phố với biết bao cám dỗ, tự do thái quá khiến mình cảm phục họ vô cùng. Trong khi con người ngày nay, nhất là giới trẻ, chỉ lo đi tìm những thứ phù du, chóng qua, thì cũng còn rất nhiều người trẻ sẵn sàng dấn thân để phục vụ Chúa và tha nhân. Thời đại nào Chúa cũng gởi đến cho giáo hội Ngài những chứng nhân, những vị thánh sống. Chúng tôi được mời dâng thánh lễ và chủ sự nghi thức vào Thỉnh viện cho một thỉnh sinh nữ của cộng đoàn tu sĩ có tên gọi rất đơn sơ là Những Người Nghèo của Chúa Giê-su với tinh thần của thánh Phan-xi-cô khó khăn. Họ sống nghèo thật sự từ nơi ăn, chốn ở nhưng có một chổ rất đẹp để tôn kính là nhà nguyện. Ở bên này mà tìm được một ứng sinh đích thực đi tu thì khó như mò kim đáy biển.
Trong những này của tháng 12 chúng tôi cũng có dịp thăm những tù nhân và ban các bí tích cho họ. Đúng là “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoai”, một ngày ở trong tù như một ngàn năm ở ngoài. Câu nói đó thật đúng đối với những ai đã bị đi tù hay từng sống trong các nhà tù. Họ đau khổ không những phần xác mà cả phần hồn nữa. Bởi thế, khi có người đến thăm, lắng nghe và cảm thông với họ thì họ vui biết mấy. Có người tâm sự rằng nhiều khi lúc họ còn hăng hái hoạt động, còn viết lách, còn tiền bạc thì còn bè bạn. Đến khi sa cơ lỡ vận và vào tù thì bạn bè cũng đi đâu mất. Thật đúng với lời than thở của thi hào Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Còn tiền, còn bạc còn đệ tử. Hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Rất may là khi chúng tôi đến viếng thăm, các vị công an cai ngục rất lịch sự và niềm nở đón tiếp vì họ cũng muốn những tù nhân bớt đi những mặc cảm và cũng bớt đi tính hung hăng vì rất nhiều tù hình sự khá thô lỗ và cộc tính. Một linh mục bạn người Paraguay của chúng tôi làm tuyên úy cho các trại tù có tâm sự rằng nhiều khi đi mục vụ trong nhà tù về căng thẳng quá nên nằm liệt mấy ngày luôn vì phải nghe những chuyện kinh khủng trong tòa giải tội mà chỉ có hối nhân qua tòa cáo giải mới nói thật, mà Bí tích hòa giải không được tiết lộ trước bất kì áp lực nào. Bởi thế, nếu thần kinh không vững thì không nên mạo hiểm dấn thân vào lĩnh vực mục vụ này.
Chúng tôi cũng được mời dâng thánh lễ Tạ ơn cho Văn Phòng Công Tố trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối Cao vào sáng thứ Sáu 23 tháng 12 tại Hội Trường chính của họ. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của vị Thẩm Phán Tối Cao, các Công tố viên và tất cả các nhân viên của Văn Phòng Trung Ương. Họ yêu cầu chúng tôi chia sẻ về Công Lí và Hòa Bình theo Giáo Huấn của Giáo Hội Công giáo. Lúc đầu chúng tôi cũng cảm thấy hồi hộp vì nếu mình không chuẩn bị kĩ càng hay lỡ lời thì tất cả sẽ được ghi-âm và truyền đi nhiều nơi vì mình là linh mục truyền giáo nước ngoài. Bởi thế chúng tôi đã cố gắng chia sẻ những gì cần chia sẻ và sau thánh lễ chúng tôi cùng nhau nâng li chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới.
Đêm Giáng Sinh ở Nam Mỹ đúng là đêm của gia đình nên rất ít người tham dự thánh lễ như ở Việt Nam vì thời tiết quá nóng nực. Sau thánh lễ nửa đêm, các anh em linh mục xa quê chúng tôi từ nhiều quốc gia khác nhau qui tụ bên nhau cùng với các nữ tu ngoại quốc khác để chung vui tiệc mừng Chúa Giáng Sinh vì chúng tôi cũng được gọi là gia đình tu sĩ.
Sáng ngày 27 tháng 12, lễ kính thánh Gio-an Tông đồ, Tỉnh Dòng Ngôi Lời chúng tôi cử hành lễ khấn trọn cho 2 tu sĩ sau hơn 6 năm không có tu sĩ khấn trọn và chịu chức thánh. Hai khấn sinh này éo le thay lại không phải là người bản xứ Paraguay mà lại là người Zambia, Phi châu. Trời xui đất khiến thế nào mà trong dịp lễ trọng đại này nhà Dòng lại cử tôi làm Trưởng nghi (Master of Ceremony, MC) cho lễ khấn trọn và lễ phong chức cho các ứng sinh sắp tới. Đã gần 6 năm qua chúng tôi đã bỏ nghề này từ khi rời khỏi Việt Nam nhưng lần này lại phải quay về nghề cũ. Lễ khấn trọn diễn ra khá long trọng và sốt sắng và anh em cũng được gặp nhau trong dịp vui này. Năm mới 2012 lại sắp bước qua. Xin cầu chúc mọi người luôn được dồi dào Ơn Thánh và Năm Mới nhiều may mắn.
Paraguay, 29-12-2011
Tháng 12, tháng của những ngày lễ hội, tháng giành để nghỉ ngơi sau một năm vất vả để chuẩn bị đón mừng Năm Mới. Đây cũng gọi là tháng của quà cáp, tháng tiêu xài và đi du lịch nên những đoàn lữ hành, các dịch vụ ăn uống, mua sắm lại phất lên.
Một trong những ngày lễ lớn trong những ngày đầu của tháng 12 tại Paraguay là lễ Đức Mẹ Caacupe trùng vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12). Dù trời nóng như đỗ lửa nhưng người ta nườm nượp hành hương Đền Thánh Đức Mẹ. Các vị giảng thuyết trong Tuần Cửu Nhật đều đề cập đến vai trò của các thành viên trong gia đình vì Hội Đồng Giám Mục Paraguay đã quyết định giành riêng trong 3 năm tới để trình bày về đề tài hôn nhân và gia đình. Dù đề tài này không mới mẻ gì nhưng nó rất thực tế và thiết thực đối với các gia đình công giáo vì dường như ngày nay người ta đang đánh mất mục đích chính của hôn nhân. Các quốc gia vùng Nam Mỹ này rất sùng kính Đức Mẹ, và chính qua Đức Mẹ họ đến với Chúa dù nhiều người có thể xem điều này là nghịch lí.
Chính vì thế, chúng tôi đã tìm nhiều cách để thích ứng mục vụ với hoàn cảnh mà nhiều năm qua chúng tôi đã sống với để không cảm thấy bị lạc lõng trong chính nơi mà mình đang sống.
Chúng tôi đã sinh hoạt với nhiều đoàn thể ở thành phố từ ngày chuyển về làm việc trong nhà đào tạo. Nhiều nơi như Trại Cô Nhi, Trung Tâm Khiếm Thị, Trại Tù, Trại Cai Nghiện do một số tu sĩ phụ trách là những nơi mà ít ai muốn đến viếng thăm. Chính những dịp này chúng tôi đã đến đễ cầu nguyện, chia sẻ và dâng thánh lễ với những người có hoàn cảnh éo le ấy. Ngồi tâm sự sau thánh lễ với những người khiếm thị mà ta hay quen gọi là người mù, tôi mới cảm nhận được nỗi đau của họ khi cuộc sống toàn là màng đêm vì không hề biết ánh sáng là gì. Tuy nhiên họ đã cố gắng vượt lên số phận. Có một anh khiếm thị khoe là mới biết nhắn tin qua điện thoại cho bạn gái và đã biết lướt web. Chúng tôi chúc mừng anh ta nhưng cũng nói với anh ta là nếu biết dùng Internet thì hãy lập một trang Web để học hỏi Lời Chúa thì có lẽ thiết thực hơn. Họ hứa là sẽ cố gắng làm theo lời khuyên bảo của chúng tôi.
Trong những này của tháng 12 chúng tôi cũng có dịp thăm những tù nhân và ban các bí tích cho họ. Đúng là “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoai”, một ngày ở trong tù như một ngàn năm ở ngoài. Câu nói đó thật đúng đối với những ai đã bị đi tù hay từng sống trong các nhà tù. Họ đau khổ không những phần xác mà cả phần hồn nữa. Bởi thế, khi có người đến thăm, lắng nghe và cảm thông với họ thì họ vui biết mấy. Có người tâm sự rằng nhiều khi lúc họ còn hăng hái hoạt động, còn viết lách, còn tiền bạc thì còn bè bạn. Đến khi sa cơ lỡ vận và vào tù thì bạn bè cũng đi đâu mất. Thật đúng với lời than thở của thi hào Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Còn tiền, còn bạc còn đệ tử. Hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Rất may là khi chúng tôi đến viếng thăm, các vị công an cai ngục rất lịch sự và niềm nở đón tiếp vì họ cũng muốn những tù nhân bớt đi những mặc cảm và cũng bớt đi tính hung hăng vì rất nhiều tù hình sự khá thô lỗ và cộc tính. Một linh mục bạn người Paraguay của chúng tôi làm tuyên úy cho các trại tù có tâm sự rằng nhiều khi đi mục vụ trong nhà tù về căng thẳng quá nên nằm liệt mấy ngày luôn vì phải nghe những chuyện kinh khủng trong tòa giải tội mà chỉ có hối nhân qua tòa cáo giải mới nói thật, mà Bí tích hòa giải không được tiết lộ trước bất kì áp lực nào. Bởi thế, nếu thần kinh không vững thì không nên mạo hiểm dấn thân vào lĩnh vực mục vụ này.
Đêm Giáng Sinh ở Nam Mỹ đúng là đêm của gia đình nên rất ít người tham dự thánh lễ như ở Việt Nam vì thời tiết quá nóng nực. Sau thánh lễ nửa đêm, các anh em linh mục xa quê chúng tôi từ nhiều quốc gia khác nhau qui tụ bên nhau cùng với các nữ tu ngoại quốc khác để chung vui tiệc mừng Chúa Giáng Sinh vì chúng tôi cũng được gọi là gia đình tu sĩ.
Sáng ngày 27 tháng 12, lễ kính thánh Gio-an Tông đồ, Tỉnh Dòng Ngôi Lời chúng tôi cử hành lễ khấn trọn cho 2 tu sĩ sau hơn 6 năm không có tu sĩ khấn trọn và chịu chức thánh. Hai khấn sinh này éo le thay lại không phải là người bản xứ Paraguay mà lại là người Zambia, Phi châu. Trời xui đất khiến thế nào mà trong dịp lễ trọng đại này nhà Dòng lại cử tôi làm Trưởng nghi (Master of Ceremony, MC) cho lễ khấn trọn và lễ phong chức cho các ứng sinh sắp tới. Đã gần 6 năm qua chúng tôi đã bỏ nghề này từ khi rời khỏi Việt Nam nhưng lần này lại phải quay về nghề cũ. Lễ khấn trọn diễn ra khá long trọng và sốt sắng và anh em cũng được gặp nhau trong dịp vui này. Năm mới 2012 lại sắp bước qua. Xin cầu chúc mọi người luôn được dồi dào Ơn Thánh và Năm Mới nhiều may mắn.
Paraguay, 29-12-2011
Người Công Giáo ở Lào không được dự lễ Giáng Sinh
Bảo Quốc
10:12 30/12/2011
Giống như một năm trước đây, nhiều người công giáo ở Lào bị ngăn cấm giữ lễ giáng sinh, một số bị bắt hay giam cầm bởi vì họ tìm cách thi hành đức tin của họ mà không qua tồ chức tuốc doanh tùy thuộc vào sự điều khiển của nhà nước.
Những người công giáo Lào và dân tộc Hmong tiếp tục bị bắt, giam cầm và tra tấn ở Lào bởi lực lượng an ninh va quân đội.
Ngày 21 tháng 12, nhà cầm quyền ở làng Natoo, quận Phalansay, tỉnh Savannakhet đã đe dọa 4 người đứng đầu của cộng đoàn 47 tín hữu và “rượt đuổi họ ra khỏi làng trừ khi họ qua từ bỏ đức tin của họ”. Đe dọa này xảy ra gần một tuần trước khi chính quyền làng Boukham, quận Adsapanthong, tỉnh savannakhet giam giữ 8 người đứng đầu của cộng đoàn có 200 tín hữu dự định tổ chức lễ Giáng Sinh. Những người bị bắt giam thì vẫn ở trong tù, tay chân của họ bị xích với những tấm gỗ.
Ngày 4 tháng 1 năm 2011 cảnh sát làng Nakoon, quận Hinboun, tỉnh Khammouane cũng đã bắt giữ 9 người công giáo vì họ mừng lễ Giáng Sinh mà không được phép. Cho đến hôm nay thì mục sư Vanna và mục sư Yohan vẫn còn bị bỏ tù.
Ngày 28 tháng 3, bốn người công giáo ở làng Phoukong, quận Viengkham, tỉnh Prabang bị giam tù cho tội danh “truyền bá tôn giáo nước ngoài và trốn tránh tôn giáo Lào truyền thống”. Cũng tại làng này, ngày 11 tháng 6 một người công giáo khác là ông Vong Veu hiện vẫn đang bị cầm tù khi ông quyết chọn trung thành với đạo công giáo.
Ngày 16 tháng 6, mười người công giáo đã bị nhà cầm quyền ép buộc rời khỏi ngôi làng của họ ở Nonsavang, quận Thapathong, tỉnh Savannakhet sau khi họ từ chối từ bỏ tôn giáo của họ.
Những cuộc vận động chỉ trích mạnh cho nhân quyền ở Lào đã vi phạm các quyền cơ bản làm người, điều đó trái với các công ước quốc tế đã phê duyệt với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và trái với các qui định của hiến pháp LPDR* về tự do tôn giáo.
Tổ chức Nhân Quyền yêu cầu chính phủ Lào thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến các hiệp định của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền với việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân bị giam giữ vì bị vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và chấm dứt mọi hình thức đàn áp tôn giáo.
*LPDR (Lao People's Democratic Republic): Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
(Source: http://www.nationmultimedia.com/opinion/No-Christmas-for-Lao-Christians-30172761.html)
Những người công giáo Lào và dân tộc Hmong tiếp tục bị bắt, giam cầm và tra tấn ở Lào bởi lực lượng an ninh va quân đội.
Ngày 21 tháng 12, nhà cầm quyền ở làng Natoo, quận Phalansay, tỉnh Savannakhet đã đe dọa 4 người đứng đầu của cộng đoàn 47 tín hữu và “rượt đuổi họ ra khỏi làng trừ khi họ qua từ bỏ đức tin của họ”. Đe dọa này xảy ra gần một tuần trước khi chính quyền làng Boukham, quận Adsapanthong, tỉnh savannakhet giam giữ 8 người đứng đầu của cộng đoàn có 200 tín hữu dự định tổ chức lễ Giáng Sinh. Những người bị bắt giam thì vẫn ở trong tù, tay chân của họ bị xích với những tấm gỗ.
Ngày 4 tháng 1 năm 2011 cảnh sát làng Nakoon, quận Hinboun, tỉnh Khammouane cũng đã bắt giữ 9 người công giáo vì họ mừng lễ Giáng Sinh mà không được phép. Cho đến hôm nay thì mục sư Vanna và mục sư Yohan vẫn còn bị bỏ tù.
Ngày 28 tháng 3, bốn người công giáo ở làng Phoukong, quận Viengkham, tỉnh Prabang bị giam tù cho tội danh “truyền bá tôn giáo nước ngoài và trốn tránh tôn giáo Lào truyền thống”. Cũng tại làng này, ngày 11 tháng 6 một người công giáo khác là ông Vong Veu hiện vẫn đang bị cầm tù khi ông quyết chọn trung thành với đạo công giáo.
Ngày 16 tháng 6, mười người công giáo đã bị nhà cầm quyền ép buộc rời khỏi ngôi làng của họ ở Nonsavang, quận Thapathong, tỉnh Savannakhet sau khi họ từ chối từ bỏ tôn giáo của họ.
Những cuộc vận động chỉ trích mạnh cho nhân quyền ở Lào đã vi phạm các quyền cơ bản làm người, điều đó trái với các công ước quốc tế đã phê duyệt với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và trái với các qui định của hiến pháp LPDR* về tự do tôn giáo.
Tổ chức Nhân Quyền yêu cầu chính phủ Lào thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến các hiệp định của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền với việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân bị giam giữ vì bị vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và chấm dứt mọi hình thức đàn áp tôn giáo.
*LPDR (Lao People's Democratic Republic): Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
(Source: http://www.nationmultimedia.com/opinion/No-Christmas-for-Lao-Christians-30172761.html)
Tử đạo ngày nay
Trầm Thiên Thu
18:56 30/12/2011
CatholicCulture (30-12-2011) – Thông tấn xã của Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc cho biết: Năm 2011 có 26 người Công giáo hoạt động mục vụ bị sát hại: 18 linh mục, 4 nữ tu, và 4 giáo lý viên.
7 người bị giết ở Colombia, 5 người bị giết ở Mexico, 3 người bị giết ở Ấn Độ, 2 người bị giết ở Burundi, và mỗi nơi có 1 người bị giết là Brazil, Paraguay, Nicaragua, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Tunisia, Kenya Philippines, và Tây Ban Nha.
Thông tấn xã Fides bình luận:
Ngày 26-12-2011, ĐGH Bênêđictô XVI nói: “Thực sự noi gương Chúa Kitô là yêu thương”. Đây là luật sống chắc chắn đối với nữ tu Angelina, người bị giết ở Nam Sudan bởi tay các binh sĩ của Quân đội Kháng chiến của Chúa (Lord's Resistance Army – LRA) khi nữ tu này đang cứu trợ y tế cho những người tỵ nạn; là luật sống đối với Maria Elizabeth Macías Castro, thuộc Phong trào Giáo dân Scalabrinian ở Nuevo Laredo (Mexico), người hoạt động về báo chí và dấn thân giúp đỡ dân nhập cư, chị bị những người buôn bán ma túy bắt cóc và giết chết; là luật sống đối với LM Fausto Tentorio, người Ý thuộchội truyền giáo PIME, bị giết ở Mindanao (Nam Philippines), linh mục này giúp học chữ và phát triển dân bản xứ; và cũng là luật sống đối với giáo dân Rabindra Parichha, bị giết ở Orissa thuộc Đông Ấn, giáo lý viên này hoạt động về luật pháp và là người thúc đẩy nhân quyền.
Danh sách của thông tấn xã Fides không chỉ bao gồm các nhà truyền giáo theo sát nghĩa, mà còn có cả những người hoạt động mục vụ đã bị giết chết dã man. Chúng tôi không đề nghị dùng từ “tử đạo”, vì đó là quyền hạn của Giáo hội phán đoán về công trạng khả dĩ và cũng vì thiếu thông tin xác thực trong da số các trường hợp, những điều liên quan cuộc đời và cái chết của họ.
Đường vào Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5:9), và “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:10).
7 người bị giết ở Colombia, 5 người bị giết ở Mexico, 3 người bị giết ở Ấn Độ, 2 người bị giết ở Burundi, và mỗi nơi có 1 người bị giết là Brazil, Paraguay, Nicaragua, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Tunisia, Kenya Philippines, và Tây Ban Nha.
Thông tấn xã Fides bình luận:
Ngày 26-12-2011, ĐGH Bênêđictô XVI nói: “Thực sự noi gương Chúa Kitô là yêu thương”. Đây là luật sống chắc chắn đối với nữ tu Angelina, người bị giết ở Nam Sudan bởi tay các binh sĩ của Quân đội Kháng chiến của Chúa (Lord's Resistance Army – LRA) khi nữ tu này đang cứu trợ y tế cho những người tỵ nạn; là luật sống đối với Maria Elizabeth Macías Castro, thuộc Phong trào Giáo dân Scalabrinian ở Nuevo Laredo (Mexico), người hoạt động về báo chí và dấn thân giúp đỡ dân nhập cư, chị bị những người buôn bán ma túy bắt cóc và giết chết; là luật sống đối với LM Fausto Tentorio, người Ý thuộchội truyền giáo PIME, bị giết ở Mindanao (Nam Philippines), linh mục này giúp học chữ và phát triển dân bản xứ; và cũng là luật sống đối với giáo dân Rabindra Parichha, bị giết ở Orissa thuộc Đông Ấn, giáo lý viên này hoạt động về luật pháp và là người thúc đẩy nhân quyền.
Danh sách của thông tấn xã Fides không chỉ bao gồm các nhà truyền giáo theo sát nghĩa, mà còn có cả những người hoạt động mục vụ đã bị giết chết dã man. Chúng tôi không đề nghị dùng từ “tử đạo”, vì đó là quyền hạn của Giáo hội phán đoán về công trạng khả dĩ và cũng vì thiếu thông tin xác thực trong da số các trường hợp, những điều liên quan cuộc đời và cái chết của họ.
Đường vào Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5:9), và “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:10).
Vatican trong năm 2011: Nhận định của Cha Federico Lombardi
Jos. Tú Nạc, NMS chuyển ngữ
18:58 30/12/2011
VATICAN – Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Bái chí Tòa Thánh, điểm lại tiến trình của Đức Thánh Cha và Vatican, cho biết đó là một tiến trình bình yên tuy bận rộn và là năm cao độ với những sự kiện vĩ đại và những thông điệp quan trọng cho tương lai.
Được biết trong một cuộc phỏng vấn với ban Ý ngữ của Dài Phát thanh Vatican, Cha Lombardi trước hất nói về những chuến viếng thăm ngoại quốc của Đức Thánh Cha mà, ngài nói, luôn là một mục đích tham vấn quan trọng. Việc chọn lựa những chuyến viếng thăm tới Đức và Tây Ban Nha, Cha Lombardi nói chuyến tông du được Đức Thánh Cha chờ đợi nhiệt tình tới quê nhà, rõ ràng cho thấy sự khát khao của Đức Thánh Cha để nói về tính ưu việt của Thiên Chúa trong xã hội chúng ta, mặc dù hoàn cảnh thế tục ở Âu châu ngày nay chiếm ưu thế ở mức độ cao. Cha Lombardi nói ngài đã bị thuyết phục rằng bài phát biểu then chốt của Đức Thánh Cha trước quốc hội Đứcvề cùng đề tài này sẽ mãi là bài diễn văn quan trọng thuộc nhiệm kỳ giáo hoàng của Ngài.
Bằng cách so sánh, Cha Lombardi nói chuyến tông du tới Tây Ban Nha vào Ngày Giới trẻ Thế giới vào tháng Tám là một chuyến đi để làm chứng sinh khí dồi dào của đức tin và tương lai của nó. ngài lưu ý rằng Đức Thánh Cha đã phản ảnh đầy đủ, chi tiết về chuyến thăm tới Madrid và những đề tài của nó trong diễn văn của Ngài trước Phái Bộ Roma Tân truyền bá Phúc Âm. Bằng đường lối này, ngài nói tiếp, trong khi chuyến thăm Đức được dùng để khuyến cáo về nhu cầu quay lại với những giá trị căn bản của đức tin, còn chuyến đi Madrid đã phô bày khía cạnh tích cực về sực sống của Giáo Hội hiện diện trong thế giới hôm nay.
Trở lại với chuyến tông du tới Benin vào tháng Mười, Cha Lombardi nói chuyến tông du đã tỏ ra khả năng của Giáo Hội để nói với đại lục Phi châu từ một quan điểm Phi châu và ngài nói Đức Thánh Cha đã hết sức bất ngờ trước niềm hân hoan và sinh khí của dân chúng. Ngài cũng ca ngợi văn kiện được ký kết của Hội đồng Giám mục Phi châu mà đã được Đức Thánh Cha trình bày tới đại lục này trong chuyến tông du. Nhiều nhà bình luận, thậm chí những người không Công Giáo, Cha Lombardi lưu ý, đã mô tả tông lục này như là một trong những văn kiện tinh túy nhất trong những tông lục liên quan đến những vấn đề mà Phi châu đang phải đối mặt và những đường lối chỉ đạo dựa vào để phát triển cho tương lai.
Được hỏi về việc nhận định chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tới Assisi vào tháng Mười để đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 25 Đức John Paul ở đó để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Cha Lombardi cho biết cuộc hội thảo Assisi và đề tài đối thoại nội bộ tôn giáo là một trong những đề tài chính của năm qua. Ngài cũng lưu ý rằng ĐTC Benedict không chỉ đơn giản lặp lại cuộc hội thoại Assisi năm 1978 mà tiếp tục tiến xa hơn bằng việc mời thêm những người không tín ngưỡng trước sự kiện này. Điều này được Cha Lombardi mô tả như sự mở cửa quan trọng với một chân trời mới và song hành với đề tài mở rộng đối thoại của Giáo Hội với tất cả những ai đang tìm kiếm chân lý một cách chân thành như đã được làm mẫu bởi Tòa án của những người không phải là Do Thái đề xướng được đưa ra đầu năm nay.
Nhìn vào những tông lục đã phổ biến năm 2011, Cha Lombardi đã chọn Motu Proprio “Porta Fidei,” với những vấn đề mà Đức Thánh Cha đã công bố cho Năm Đức Tin vào từ tháng Mười năm 2012, ngài nói đây là một đề tái có liên quan mật thiết tới những vấn đề của việc Tân Truyền bá Phúc Âm. Một tông lục quan trọng khác sẽ được công bố ngắn gọn trích từ Giáo lý Đức tin và sẽ cung cấp những nguyên tăc chỉ đạo để giúp đợ cho việc chuẩn bị cho Năm Đức tin này.
Một sự kiện quan trọng nữa của Đức Thánh Cha năm 2011 là cuộc hội thảo của ngài với 12 phi hành gia trên con tàu Trạm Không gian Quốc tế qua nối kết thính thị đặc biệt. Cha Lombardi nói đây là một sự kiện ngạc nhiên tõ ro rằng Giáo Hội không sợ việc nghiên cứu và và những tiến bộ khoa học mà thay bằng với nó đầy hứa hẹn, nếu nó có ý định cho sự viên mãn của nhân loại.
Hỏi ngài có nhận xét như thế nào về Lễ Tuyên phúc của Đức John Paul II vào ngày 1 tháng Năm, Cha Lombardi nói đây là sự kiện vĩ đại và vô cùng quan trọng, là nguồn hân hoan khôn tả khắp Giáo Hội hoàn vũ, ngài mô tả việc tuyên phúc của Cố Giáo hoàng như một bước cho chuyến hành trình tiếp theo, chú ý rằng nhiều người đã nhìn về phía trước cho sự phong thánh của ngài và hy vọng điều đó chẳng bao lâu sẽ đến.
Cuối cùng, nhìn vào vai trò tiếp theo của Đức Thánh Cha Benedit, Cha Lombardi nói Đức Thánh Cha là người gắn liền với những sự việc quan trọng sâu sắc với vai trò của mình như một người thầy tâm linh và thần học, Cha Lombardi mô tả cuốn sách mới nhất của Đức Thánh Cha là một giao ước tình yêu cá nhân Ngài với Đức Ki-tô. Và nói chúng ta đang chờ cuốn thứ ba và là cuốn cuối cùng trong bộ sách này, được dành cho thời thơ ấu của Đức Ki-tô.
Hỏi về tổng kết toàn bộ năm nay, cha Lombardi nói năm 2011, giống như mọi năm dành cho chức vị giáo hoàng, là một năm bận rộn và sôi nổi, một năm mà đã thấy Giáo Hội hiện diện trên toàn thế giới và đối diện với những vấn đề mà lịch sử đã giao phó trong đường lối của mình. So sánh với năm trước chúng ta đã thấy Giáo Hội phải chống chỏi bởi những khủng hoảng và áp lực, Cha Lombardi kết thúc bằng câu nói năm 2011 có chiều hướng tích cực và tốt đẹp với những thông điệp đôn đốc chúng ta nhìn về phía trước.
Được biết trong một cuộc phỏng vấn với ban Ý ngữ của Dài Phát thanh Vatican, Cha Lombardi trước hất nói về những chuến viếng thăm ngoại quốc của Đức Thánh Cha mà, ngài nói, luôn là một mục đích tham vấn quan trọng. Việc chọn lựa những chuyến viếng thăm tới Đức và Tây Ban Nha, Cha Lombardi nói chuyến tông du được Đức Thánh Cha chờ đợi nhiệt tình tới quê nhà, rõ ràng cho thấy sự khát khao của Đức Thánh Cha để nói về tính ưu việt của Thiên Chúa trong xã hội chúng ta, mặc dù hoàn cảnh thế tục ở Âu châu ngày nay chiếm ưu thế ở mức độ cao. Cha Lombardi nói ngài đã bị thuyết phục rằng bài phát biểu then chốt của Đức Thánh Cha trước quốc hội Đứcvề cùng đề tài này sẽ mãi là bài diễn văn quan trọng thuộc nhiệm kỳ giáo hoàng của Ngài.
Bằng cách so sánh, Cha Lombardi nói chuyến tông du tới Tây Ban Nha vào Ngày Giới trẻ Thế giới vào tháng Tám là một chuyến đi để làm chứng sinh khí dồi dào của đức tin và tương lai của nó. ngài lưu ý rằng Đức Thánh Cha đã phản ảnh đầy đủ, chi tiết về chuyến thăm tới Madrid và những đề tài của nó trong diễn văn của Ngài trước Phái Bộ Roma Tân truyền bá Phúc Âm. Bằng đường lối này, ngài nói tiếp, trong khi chuyến thăm Đức được dùng để khuyến cáo về nhu cầu quay lại với những giá trị căn bản của đức tin, còn chuyến đi Madrid đã phô bày khía cạnh tích cực về sực sống của Giáo Hội hiện diện trong thế giới hôm nay.
Trở lại với chuyến tông du tới Benin vào tháng Mười, Cha Lombardi nói chuyến tông du đã tỏ ra khả năng của Giáo Hội để nói với đại lục Phi châu từ một quan điểm Phi châu và ngài nói Đức Thánh Cha đã hết sức bất ngờ trước niềm hân hoan và sinh khí của dân chúng. Ngài cũng ca ngợi văn kiện được ký kết của Hội đồng Giám mục Phi châu mà đã được Đức Thánh Cha trình bày tới đại lục này trong chuyến tông du. Nhiều nhà bình luận, thậm chí những người không Công Giáo, Cha Lombardi lưu ý, đã mô tả tông lục này như là một trong những văn kiện tinh túy nhất trong những tông lục liên quan đến những vấn đề mà Phi châu đang phải đối mặt và những đường lối chỉ đạo dựa vào để phát triển cho tương lai.
Được hỏi về việc nhận định chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tới Assisi vào tháng Mười để đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 25 Đức John Paul ở đó để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Cha Lombardi cho biết cuộc hội thảo Assisi và đề tài đối thoại nội bộ tôn giáo là một trong những đề tài chính của năm qua. Ngài cũng lưu ý rằng ĐTC Benedict không chỉ đơn giản lặp lại cuộc hội thoại Assisi năm 1978 mà tiếp tục tiến xa hơn bằng việc mời thêm những người không tín ngưỡng trước sự kiện này. Điều này được Cha Lombardi mô tả như sự mở cửa quan trọng với một chân trời mới và song hành với đề tài mở rộng đối thoại của Giáo Hội với tất cả những ai đang tìm kiếm chân lý một cách chân thành như đã được làm mẫu bởi Tòa án của những người không phải là Do Thái đề xướng được đưa ra đầu năm nay.
Nhìn vào những tông lục đã phổ biến năm 2011, Cha Lombardi đã chọn Motu Proprio “Porta Fidei,” với những vấn đề mà Đức Thánh Cha đã công bố cho Năm Đức Tin vào từ tháng Mười năm 2012, ngài nói đây là một đề tái có liên quan mật thiết tới những vấn đề của việc Tân Truyền bá Phúc Âm. Một tông lục quan trọng khác sẽ được công bố ngắn gọn trích từ Giáo lý Đức tin và sẽ cung cấp những nguyên tăc chỉ đạo để giúp đợ cho việc chuẩn bị cho Năm Đức tin này.
Một sự kiện quan trọng nữa của Đức Thánh Cha năm 2011 là cuộc hội thảo của ngài với 12 phi hành gia trên con tàu Trạm Không gian Quốc tế qua nối kết thính thị đặc biệt. Cha Lombardi nói đây là một sự kiện ngạc nhiên tõ ro rằng Giáo Hội không sợ việc nghiên cứu và và những tiến bộ khoa học mà thay bằng với nó đầy hứa hẹn, nếu nó có ý định cho sự viên mãn của nhân loại.
Hỏi ngài có nhận xét như thế nào về Lễ Tuyên phúc của Đức John Paul II vào ngày 1 tháng Năm, Cha Lombardi nói đây là sự kiện vĩ đại và vô cùng quan trọng, là nguồn hân hoan khôn tả khắp Giáo Hội hoàn vũ, ngài mô tả việc tuyên phúc của Cố Giáo hoàng như một bước cho chuyến hành trình tiếp theo, chú ý rằng nhiều người đã nhìn về phía trước cho sự phong thánh của ngài và hy vọng điều đó chẳng bao lâu sẽ đến.
Cuối cùng, nhìn vào vai trò tiếp theo của Đức Thánh Cha Benedit, Cha Lombardi nói Đức Thánh Cha là người gắn liền với những sự việc quan trọng sâu sắc với vai trò của mình như một người thầy tâm linh và thần học, Cha Lombardi mô tả cuốn sách mới nhất của Đức Thánh Cha là một giao ước tình yêu cá nhân Ngài với Đức Ki-tô. Và nói chúng ta đang chờ cuốn thứ ba và là cuốn cuối cùng trong bộ sách này, được dành cho thời thơ ấu của Đức Ki-tô.
Hỏi về tổng kết toàn bộ năm nay, cha Lombardi nói năm 2011, giống như mọi năm dành cho chức vị giáo hoàng, là một năm bận rộn và sôi nổi, một năm mà đã thấy Giáo Hội hiện diện trên toàn thế giới và đối diện với những vấn đề mà lịch sử đã giao phó trong đường lối của mình. So sánh với năm trước chúng ta đã thấy Giáo Hội phải chống chỏi bởi những khủng hoảng và áp lực, Cha Lombardi kết thúc bằng câu nói năm 2011 có chiều hướng tích cực và tốt đẹp với những thông điệp đôn đốc chúng ta nhìn về phía trước.
Top Stories
Two Chinese bishop martyrs recognised as ‘Illustrious Unknown’ for 2011
Bernardo Cervellera
09:05 30/12/2011
Mgr James Su Zhimin, 80, has done 40 years in prison; Mgr Cosma Shi Enxiang, 90, has spent 50 years. No one talks about them whilst the Chinese government says it “does not know where they are”. Many fear they might die under torture as other bishops have done before. The Vatican should demand their release as a condition for dialogue. A campaign is launched on their behalf in 2012.
Rome (AsiaNews) – At the end of the year, many magazines and Websites publish a list of people who made the news in 2011 one way or the other. Usually, they are people from the world of politics or culture; sometimes, groups are recognised. For instance, this year Time Magazine picked protesters as ‘Person of the Year’, the young people of the Arab spring and the demonstrators of the world.
At AsiaNews, we want to go against convention and pick someone who has never been cited by the media, someone who has never had any public recognition, someone who has been forgotten despite years of struggle for the truth, dignity and justice; in other words, the ‘Illustrious Unknown’. Like Time, our ‘Person of the Year’ is collective, namely two Chinese bishops from the underground Church arrested by police decades ago and not heard ever since.
The first one is Mgr James Su Zhimin (pictured, right), the almost 80-year-old bishop of Baoding (Hebei), arrested by police on 8 October 1997. Since then, nothing has been known about the charges that led to his arrest, or his trial and place of detention. In November 2003, he was seen in a Beijing hospital surrounded by public security officers. After a quick visit by relatives, he was taken away and disappeared without a trace.
The second case is that of Mgr Cosma Shi Enxiang (pictured, left), 90, bishop of Yixian (Hebei), who was arrested on 13 April 2001. Nothing is known about his fate either, even though his relatives and parishioners continue to ask police for information about him.
The two deserve to be remembered alongside other famous dissidents, like Nobel Prize laureate Liu Xiaobo and the great Bao Tong, because they have been fighting for the freedom of the individual and their faith for far longer. In a certain sense, they are the dissidents’ prophets. They were the first to suffer persecution, the first to be arrested and convicted, the first to appeal to the international community and the first to be forgotten.
Before his last arrest, Mgr Su Zhimin spent at least 26 years in prison or forced labour camps. Labelled a “counterrevolutionary” in the 1950s, he has always refused to join the Chinese Patriotic Catholic Association, whose goal is to set up a national Church separate from the pope. In 1996, from a secret location because he was a wanted man, he issued an open letter to the Chinese government demanding respect for human rights and religious freedom. Overall, he spent 40 years in prison.
Mgr Shi Enxiang spent even more time in jail. Between 1957 and 1980, he was held in a forced labour farm in Heilongjiang as well as coal mine in Shanxi. He was re-arrested in 1983 and held under house arrest for three years. Again, he was arrested in 1989, when underground bishops set up their own Bishops’ Conference, and held until 1993. In 2001, he was detained once more. Altogether, he has spent 51 years in prison.
As social unrest spreads across China over justice and dignity for workers and peasants, it is worth remembering these champions because they fought like them and before them for the truth, without taking up arms, often alone, without the comfort of social networks like Facebook or Twitter.
It is worth remembering them because the Chinese regime could let them die under torture, as it did with other jailed Chinese bishops (Mgrs Joseph Fan Xueyan in 1992, John Gao Kexian in 2006 and John Han Dingxian in 2007).
It is also worth remembering them in order to show how ridiculous the Chinese government is when it tells world political leaders who enquire about the fate of the two bishops: “We don’t know”. Can anyone believe a government with a huge police apparatus, a superb spy network and a system of tight control over the population when it says it does not know the fate of two old bishops, who would otherwise receive respect and honour as required in Chinese culture?
“We don’t know” is also what the Vatican is told when its representatives asks about the bishops’ fate in private meetings with Chinese officials. Fearful that they might suffer an even worse fate, their names are never mentioned in the prayers for the persecuted.
The Vatican’s mild approach in its dialogue with Chinese authorities has not led to the bishops’ release, or that of the dozens of underground priests languishing in China’s laogai camps.
We hope the Vatican Commission on the Church in China will make their release a condition for any further dialogue. We call on everyone, Christian or not, to remember these two champions of the faith, truth and human dignity. They get our recognition and especially our gratitude. For this reason, we want to start 2012 with a campaign in their favour.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Two-Chinese-bishop-martyrs-recognised-as-%e2%80%98Illustrious-Unknown%e2%80%99-for-2011-23568.html)
Rome (AsiaNews) – At the end of the year, many magazines and Websites publish a list of people who made the news in 2011 one way or the other. Usually, they are people from the world of politics or culture; sometimes, groups are recognised. For instance, this year Time Magazine picked protesters as ‘Person of the Year’, the young people of the Arab spring and the demonstrators of the world.
The first one is Mgr James Su Zhimin (pictured, right), the almost 80-year-old bishop of Baoding (Hebei), arrested by police on 8 October 1997. Since then, nothing has been known about the charges that led to his arrest, or his trial and place of detention. In November 2003, he was seen in a Beijing hospital surrounded by public security officers. After a quick visit by relatives, he was taken away and disappeared without a trace.
The second case is that of Mgr Cosma Shi Enxiang (pictured, left), 90, bishop of Yixian (Hebei), who was arrested on 13 April 2001. Nothing is known about his fate either, even though his relatives and parishioners continue to ask police for information about him.
The two deserve to be remembered alongside other famous dissidents, like Nobel Prize laureate Liu Xiaobo and the great Bao Tong, because they have been fighting for the freedom of the individual and their faith for far longer. In a certain sense, they are the dissidents’ prophets. They were the first to suffer persecution, the first to be arrested and convicted, the first to appeal to the international community and the first to be forgotten.
Before his last arrest, Mgr Su Zhimin spent at least 26 years in prison or forced labour camps. Labelled a “counterrevolutionary” in the 1950s, he has always refused to join the Chinese Patriotic Catholic Association, whose goal is to set up a national Church separate from the pope. In 1996, from a secret location because he was a wanted man, he issued an open letter to the Chinese government demanding respect for human rights and religious freedom. Overall, he spent 40 years in prison.
Mgr Shi Enxiang spent even more time in jail. Between 1957 and 1980, he was held in a forced labour farm in Heilongjiang as well as coal mine in Shanxi. He was re-arrested in 1983 and held under house arrest for three years. Again, he was arrested in 1989, when underground bishops set up their own Bishops’ Conference, and held until 1993. In 2001, he was detained once more. Altogether, he has spent 51 years in prison.
As social unrest spreads across China over justice and dignity for workers and peasants, it is worth remembering these champions because they fought like them and before them for the truth, without taking up arms, often alone, without the comfort of social networks like Facebook or Twitter.
It is worth remembering them because the Chinese regime could let them die under torture, as it did with other jailed Chinese bishops (Mgrs Joseph Fan Xueyan in 1992, John Gao Kexian in 2006 and John Han Dingxian in 2007).
It is also worth remembering them in order to show how ridiculous the Chinese government is when it tells world political leaders who enquire about the fate of the two bishops: “We don’t know”. Can anyone believe a government with a huge police apparatus, a superb spy network and a system of tight control over the population when it says it does not know the fate of two old bishops, who would otherwise receive respect and honour as required in Chinese culture?
“We don’t know” is also what the Vatican is told when its representatives asks about the bishops’ fate in private meetings with Chinese officials. Fearful that they might suffer an even worse fate, their names are never mentioned in the prayers for the persecuted.
The Vatican’s mild approach in its dialogue with Chinese authorities has not led to the bishops’ release, or that of the dozens of underground priests languishing in China’s laogai camps.
We hope the Vatican Commission on the Church in China will make their release a condition for any further dialogue. We call on everyone, Christian or not, to remember these two champions of the faith, truth and human dignity. They get our recognition and especially our gratitude. For this reason, we want to start 2012 with a campaign in their favour.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Two-Chinese-bishop-martyrs-recognised-as-%e2%80%98Illustrious-Unknown%e2%80%99-for-2011-23568.html)
Des Eglises interdites défient le régime chinois
Eglises d'Asie
11:16 30/12/2011
Ces derniers temps, la vague d’arrestations et de condamnations de militants des droits de l’homme, d’artistes et de dissidents en tous genres n’a pas épargné les chrétiens. A plusieurs reprises, des pasteurs protestants, membres d’Eglises domestiques, c’est-à-dire non affiliées au très officiel Mouvement des trois autonomies, ont été interpellés par la police...
... et parfois condamnés à des peines de prison. Au moment où les communautés protestantes clandestines font de nouveau parler d’elles, cet article, paru le 28 juillet dernier dans le Washington Post, apporte un éclairage supplémentaire sur certaines de ces Eglises non officielles mais néanmoins souvent très visibles dans le paysage urbain et rural de la Chine d’aujourd’hui. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Lors d’un récent rassemblement dominical de l’Eglise de Sion à Pékin, le Rév. Jin Mingri a présenté sa vision de la place des chrétiens en Chine, vision qui contraste fortement avec la mainmise du Parti communiste sur les religions. « Faisons en sorte que nos descendants deviennent de grands hommes politiques, à l’instar de Joseph et de Daniel, a lancé Mr Jin en se référant à ces figures de l’Ancien Testament qui ont surmonté de grands défis avant de devenir des chefs respectés. Faisons en sorte qu’ils influencent l’évolution future de ce pays. »
Le Rév. Jin, dont la communauté rassemble quelque 800 âmes, appartient à ce groupe de plus en plus important de pasteurs protestants qui défient la politique religieuse de la Chine, en n’hésitant pas à engager un bras de fer, généralement ignoré de l’étranger, avec le régime en place.
Pour la première fois, des Eglises clandestines chinoises, dont le nombre des fidèles est estimé en dizaines de millions, sont en train de s’organiser pour faire pression sur le régime et obtenir une reconnaissance légale.
Le gouvernement, qui craint que la foi en Dieu ne remplace bientôt la foi dans le Parti, répond à cette offensive par une campagne contre ces Eglises et leurs réseaux. D’après certains spécialistes du monde chinois, ce conflit apparaît comme l’un des plus durs de son histoire récente depuis la brutale répression contre les membres du Falungong en 1999 après que ces derniers eurent fait la même requête de reconnaissance officielle.
En avril dernier, les autorités ont expulsé les fidèles de l’Eglise de Shouwang du lieu qu’ils louaient. La communauté de Shouwang est l’une des Eglises clandestines les plus populaires de Pékin, avec plus d’un millier de fidèles. En réaction, dix-sept responsables d’Eglises clandestines à travers toute la Chine ont signé leur première pétition à l’attention du gouvernement (un acte de rébellion sans précédent) afin de demander une révision des lois régissant la religion.
La police a arrêté d’autres responsables d’Eglises dont un pasteur réputé du Jiangsu au début du mois de juillet. Ce dernier a été condamné à deux ans de camp de travail pour avoir organisé des assemblées clandestines.
« La situation commence à nous échapper », reconnaît Yang Fenggang, directeur du Centre sur la religion et la société chinoise de l’université Purdue [Etats-Unis] et spécialiste des relations entre société et religion en Chine.
Plus d’une dizaine d’années après l’écrasement du mouvement Falungong, les enjeux sont aujourd’hui devenus plus importants. Une campagne nationale contre les Eglises clandestines pourrait provoquer non seulement des résistances internes, mais aussi porter préjudice à l’image extérieure de la Chine et lui valoir la réprobation des chrétiens à travers le monde.
En mai 2011, la Commission gouvernementale américaine sur la liberté religieuse à travers le monde a rendu un rapport critiquant l’accroissement en Chine des destructions et fermetures d’églises et de lieux de culte chrétiens « non officiels ».
Contrairement au Falungong qui a été éradiqué après que des dizaines de milliers de ses membres ont été arrêtés ou ont disparu avec la répression lancée contre eux en 1999, le mouvement protestant d’aujourd’hui pourrait être plus difficile à supprimer. Il existe en effet un vaste réseau de communautés clandestines à travers le pays dont les responsables n’attendent que le moment de se déployer. Ainsi à peine l’Eglise de Shouwang était-elle muselée que l’Eglise de Sion prenait la relève et que le Rév. Jin se mettait à prêcher ouvertement. Et d’autres pasteurs se tiennent prêts en coulisses, à prendre leur tour.
Grâce à un réseau de séminaires clandestins dont l’existence est peu connue, de nouveaux responsables d’Eglise sont formés chaque jour. D’après le pasteur Jin, qui participe au développement de ces écoles, pour la seule ville de Pékin, environ vingt séminaires interdits instruisent des centaines d’étudiants au cours de cycles de deux ou trois ans. Une fois diplômés, nombreux sont ceux qui développent leur propre Eglise, contribuant ainsi à la croissance de la communauté protestante clandestine. « [Les étudiants] savent tous qu’ils sont dans l’illégalité, affirme le Rév Jin. Quand ils se décident à servir, c’est après avoir pesé les difficultés et les risques. »
Toutefois, ces tensions ne mèneront pas nécessairement à une épreuve de force, si les deux parties acceptent de faire des compromis. Le Parti communiste, faisant face aujourd’hui à d’autres difficultés d’ordre social ainsi qu’à la perspective du changement des hauts responsables politiques en 2012, pourrait souhaiter éviter l’épreuve de force. D’après les spécialistes, tout dépend de la façon dont les leaders protestants choisiront d’affronter le pouvoir.
Le gouvernement n’a en effet déclenché la répression du mouvement Falungong qu’au moment où des milliers de ses membres sont descendus dans la rue en plein centre de Pékin, le forçant à réagir. « Lorsque le Falungong s’est mis à organiser des sit-in en 1999, le pouvoir a commencé à avoir peur », rappelle Lian Xi, spécialiste de l’histoire du christianisme en Chine à l’université de Hanovre. Je pense qu’il ressent aujourd’hui la même peur devant la capacité des Eglises chrétiennes à organiser et mobiliser les foules. »
Dans le même temps, le gouvernement doit mesurer les conséquences d’une attitude conciliante vis-à-vis des Eglises protestantes. Comme l’explique Lian Xi, « que faire si les musulmans dans le Xinjiang ou d’autres organisations religieuses revendiquent la même souplesse ? C’est comme si l’on ouvrait une vanne. »
L’Administration d’Etat pour les affaires religieuses et le ministère des Affaires étrangères n’ont pas souhaité répondre à nos questions, ainsi que le Bureau d’information du Conseil pour les affaires d’Etat et l’Assemblée nationale populaire.
La position du gouvernement s’exprime cependant dans un éditorial d’avril 2011 du très officiel Global Times, peu après l’interdiction de l’Eglise de Shouwang. « Une Eglise ne doit pas devenir un pouvoir prêchant un changement radical, écrit l’éditorialiste. Dans le cas contraire, elle s’engagerait sur un terrain politique et non plus religieux, ce qui n’est pas autorisé pour les Eglises. »
Les tensions autour du christianisme ont toujours existé en Chine, où la présence de chrétiens est avérée depuis au moins le VIIème siècle. Après la prise du pouvoir par Mao Zedong en 1949, les communistes ont reconnu cinq religions : le protestantisme, le catholicisme, le taoïsme, le bouddhisme et l’islam. Mais dans la pratique, ils limitèrent drastiquement l’exercice du culte, détruisirent les églises et exilèrent les missionnaires étrangers. Durant la décennie que dura la Révolution culturelle, toute expression religieuse fut interdite.
Dans les années qui suivirent la mort de Mao en 1976, la Chine commença une timide libéralisation politique qui contribua à assouplir la politique religieuse, tout en maintenant le contrôle de l’Etat. Le culte est autorisé dans les églises dirigées par les organismes gouvernementaux : pour les protestant, le Mouvement des trois autonomies, pour les catholiques, l’Association patriotique des catholiques chinois. Il existe des organismes similaires pour le taoïsme, le bouddhisme et le l’islam. Il y a dix ans, les pasteurs cachaient les « Eglises domestiques » dans des demeures privées car il était interdit d’organiser des activités religieuses en dehors des groupes officiels. Mais, ces dernières années, du fait de la relative ouverture de la Chine, certaines Eglises comme celle de Sion ont commencé à louer des espaces de réunion et à animer des assemblées de centaines de fidèles. Elles sont soutenues financièrement par le nombre grandissant de leurs membres qui s’enrichissent et, pour quelques-unes, par des Eglises évangéliques étrangères.
L’actuelle répression se concentre principalement sur les protestants en raison de leur rapide progression numérique et de leur attitude provocatrice, expliquent les spécialistes religieux. D’après les statistiques gouvernementales, la Chine compte 23 millions de protestants (Eglises non officielles comprises). Certains experts estiment cependant que l’on peut évaluer le nombre des fidèles des Eglises domestiques entre 30 et 60 millions. A titre de comparaison, le Parti communiste, officiellement athée, revendique 80 millions de membres.
Contrairement à leurs homologues urbains, la plupart des pasteurs ruraux prêchent encore dans la clandestinité. Mais là aussi, les organisations [protestantes] croissent en nombre et en assurance. Depuis la petite ville poussiéreuse de Nanyang, au cœur de la province centrale pauvre du Henan, Zhang Mingxuan dirige l’Alliance des Eglises domestiques de Chine. Tous les trois mois, il reçoit environ 70 pasteurs de toute la Chine rurale, qui viennent dormir à même le sol en ciment, chez lui au fond d’une petite ruelle que les chiens errants disputent aux vendeurs de rue. Tous ensemble, ils prient et discutent de la nécessité d’unir leurs efforts.
« Mon père, c’est Dieu », proclame Zhang Mingxuan, vêtu d’un costume foncé et d’une cravate sur laquelle apparaît le dessin d’une croix. « Et Il est plus grand que Hu Jintao », ajoute-t-il, citant le président chinois et chef du Parti.
La police a tenté de démanteler ce groupe, explique Zhang Mingxuan, et lui-même est constamment harcelé. Le pasteur doit prendre des précautions, jonglant avec une demi-douzaine de portables dont il retire la batterie afin de ne pas être repéré par la police. Les portables sont un outil essentiel pour communiquer des consignes aux autres réseaux disséminés dans le pays.
Récemment, dans un village près de Nanyang, perdu au milieu des champs de blé, une trentaine de paysans se sont réunis un matin de semaine, genoux contre genoux, sur le sol en ciment d’une pièce commune peu éclairée. Le prêcheur, un membre de l’Alliance des Eglises domestiques de Chine, transmet le message de Zhang Mingxuan : « L’unité est la seule voie que nous devons suivre. »
Jin Mingri, le pasteur de l’Eglise de Sion à Pékin, est venu au christianisme dans la foulée des manifestations de la place Tienanmen en 1989. Il étudiait à l’époque dans une université pékinoise (de même que son ami Jin Tianming, qui devait plus tard prendre la tête de l’Eglise de Shouwang) et il rejoignit les étudiants et leurs sympathisants qui demandaient des réformes politiques. Après la sanglante répression du printemps de Pékin, « nous avions le sentiment que la vie n’avait plus aucun sens, qu’il n’y avait place que pour la souffrance », se rappelle Jin Mingri, dont le nom de baptême est Ezra. « Nous avons alors entendu le message de l’Evangile et nous avons été séduits. »
A partir de 1992, et pendant dix ans, le jeune Jin Mingri prêche dans une église officielle mais il finit par trouver trop lourd le contrôle omniprésent de l’Etat. « Dans les faits, le Mouvement des trois autonomies n’a aucune marge de manœuvre, affirme-t-il. C’est le gouvernement qui dirige tout. »
Pendant que le christianisme croissait en Chine, d’autres religions ont commencé à se développer elles aussi. L’une d’entre elles, le Falungong, est un mouvement spirituel alliant les principes moraux du fondateur Li Hongzhi, à des exercices de méditation et de respiration. A la fin des années 1990, la popularité grandissante de ce mouvement provoqua les critiques de certains universitaires soutenus par le gouvernement.
En avril 1999, quelque 10 000 membres du Falungong descendirent dans la rue, encerclant silencieusement Zhongnanhai, le quartier où se situe le cœur du pouvoir, dans le centre de Pékin. Ils réclamaient pour eux et leur mouvement une reconnaissance officielle. Les chefs du Parti, furieux qu’un groupe dont ils ne connaissaient presque rien puisse mobiliser tant de monde à travers tout le pays, le qualifièrent aussitôt de « secte diabolique » et l’interdirent. Des dizaines de milliers de membres furent emprisonnés, dont un grand nombre furent condamné au camp de travail, tandis que d’autres mouraient en détention.
En 2002, Jin Mingri quitta le Mouvement des trois autonomies pour aller étudier en Californie, alors que se poursuivait la répression contre le Falungong. Lorsqu’il revint en Chine en 2007, il ne voulait plus faire partie de l’Eglise officielle. A 42 ans, il décida donc de fonder l’Eglise de Sion à Pékin et commença à prêcher clandestinement.
« Notre façon de croire, c’est celle d’un peuple affamé qui recherche avidement sa nourriture, a dit Jin Mingri dans l’une de ses récentes et nombreuses interviews. Le gouvernement n’a pas besoin et n’a pas le droit de décider de ce que vous mangez, ni de ce que vous pouvez manger ou non ! »
Peu après son retour, Jin Mingri a participé au lancement du Réseau de prière des pasteurs de Pékin. Aujourd’hui, plus de vingt autres grandes villes chinoises ont des réseaux similaires, assure-t-il.
La police a rapidement fait pression sur leur groupe, explique Jin Mingri, arguant du caractère illégal d’un mouvement non enregistré. Lui et les autres pasteurs répondaient alors que les objectifs [de leurs réunions] étaient la prière et non pas la politique. Une fois, la police a même bloqué les ascenseurs d’un building afin d’empêcher les membres de l’Eglise de participer à une assemblée. Parfois, les chrétiens sont contraints de se replier dans un restaurant pour prier.
L’année dernière, Jin Mingri ainsi qu’une vingtaine d’autres responsables religieux d’Eglises domestiques rurales ou citadines, se sont réunis pour préparer le ‘Congrès de Lausanne sur l’évangélisation mondiale’, une rencontre internationale de responsables évangéliques. Plus de 200 responsables de communautés protestantes de Chine avaient prévu de s’y rendre.
Alors que la délégation arrivait à l’aéroport de Pékin afin d’embarquer pour Cape Town, où devait avoir lieu le Congrès, la police les a empêchés de partir. Plusieurs de ces responsables chrétiens refusèrent de rentrer chez eux et certains se réfugièrent dans un hôtel de la banlieue de Pékin. Finalement, au bout de deux jours, plus d’une centaine de policiers encerclèrent l’hôtel où étaient rassemblés une trentaine de chrétiens, et les forcèrent à regagner leur domicile.
En janvier dernier, l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses a annoncé que l’objectif de l’année 2011 serait de « ramener les croyants qui assistaient à des réunions privées [illégales], à participer à des activités enregistrées et officielles ». Cette déclaration avait été faite peu de temps avant le lancement d’une nouvelle campagne de répression dans le contexte du printemps arabe au Moyen-Orient, lequel entraîna en Chine l’arrestation de centaines de blogueurs, avocats, artistes et militants pour les droits de l’homme.
Après que la police eut fermé le lieu de culte de l’Eglise de Shouwang, ses fidèles ont tenté de se rassembler à l’extérieur pour les célébrations dominicales, mais ne réussirent qu’à se faire capturer par la police. Certains furent assignés à résidence, d’autres rapatriés dans leur ville d’origine en province.
En mai 2011, Jin Mingri a été désigné pour porter la pétition des pasteurs demandant plus de liberté religieuse à l’Assemblée nationale du populaire. Quelques jours auparavant, un agent de la Sécurité publique était venu chez lui avant de l’emmener dans un café voisin pour une ‘discussion’. Le fonctionnaire avait « simplement voulu l’avertir des sévères conséquences » qu’il encourrait, s’il acceptait cette mission. Jin Mingri se contenta de lui répondre qu’il y réfléchirait.
« Le problème est très complexe, explique Jin Mingri, spécialement en Chine où il n’y a pas de questions religieuses simples. Religion et politique sont intimement liées. Nous avons donné notre pétition à l’Assemblée nationale populaire, non pas au nom d’une communauté se désignant elle-même comme chrétienne, mais au nom de citoyens revendiquant leurs droits. Bien évidemment, c’est une action politique. »
Quelques jours plus tard, il a envoyé de nouveau la pétition des pasteurs, par email. A ce jour, leur groupe n’a toujours pas reçu de réponse.
Pour le moment, Jin Mingri est toujours autorisé à prêcher bien qu’il reçoive régulièrement la visite d’agents de la Sécurité publique. Mais il n’a aucunement l’intention de céder.
(Source: Eglises d'Asie, 30 décembre 2011)
... et parfois condamnés à des peines de prison. Au moment où les communautés protestantes clandestines font de nouveau parler d’elles, cet article, paru le 28 juillet dernier dans le Washington Post, apporte un éclairage supplémentaire sur certaines de ces Eglises non officielles mais néanmoins souvent très visibles dans le paysage urbain et rural de la Chine d’aujourd’hui. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Lors d’un récent rassemblement dominical de l’Eglise de Sion à Pékin, le Rév. Jin Mingri a présenté sa vision de la place des chrétiens en Chine, vision qui contraste fortement avec la mainmise du Parti communiste sur les religions. « Faisons en sorte que nos descendants deviennent de grands hommes politiques, à l’instar de Joseph et de Daniel, a lancé Mr Jin en se référant à ces figures de l’Ancien Testament qui ont surmonté de grands défis avant de devenir des chefs respectés. Faisons en sorte qu’ils influencent l’évolution future de ce pays. »
Le Rév. Jin, dont la communauté rassemble quelque 800 âmes, appartient à ce groupe de plus en plus important de pasteurs protestants qui défient la politique religieuse de la Chine, en n’hésitant pas à engager un bras de fer, généralement ignoré de l’étranger, avec le régime en place.
Pour la première fois, des Eglises clandestines chinoises, dont le nombre des fidèles est estimé en dizaines de millions, sont en train de s’organiser pour faire pression sur le régime et obtenir une reconnaissance légale.
Le gouvernement, qui craint que la foi en Dieu ne remplace bientôt la foi dans le Parti, répond à cette offensive par une campagne contre ces Eglises et leurs réseaux. D’après certains spécialistes du monde chinois, ce conflit apparaît comme l’un des plus durs de son histoire récente depuis la brutale répression contre les membres du Falungong en 1999 après que ces derniers eurent fait la même requête de reconnaissance officielle.
En avril dernier, les autorités ont expulsé les fidèles de l’Eglise de Shouwang du lieu qu’ils louaient. La communauté de Shouwang est l’une des Eglises clandestines les plus populaires de Pékin, avec plus d’un millier de fidèles. En réaction, dix-sept responsables d’Eglises clandestines à travers toute la Chine ont signé leur première pétition à l’attention du gouvernement (un acte de rébellion sans précédent) afin de demander une révision des lois régissant la religion.
La police a arrêté d’autres responsables d’Eglises dont un pasteur réputé du Jiangsu au début du mois de juillet. Ce dernier a été condamné à deux ans de camp de travail pour avoir organisé des assemblées clandestines.
« La situation commence à nous échapper », reconnaît Yang Fenggang, directeur du Centre sur la religion et la société chinoise de l’université Purdue [Etats-Unis] et spécialiste des relations entre société et religion en Chine.
Plus d’une dizaine d’années après l’écrasement du mouvement Falungong, les enjeux sont aujourd’hui devenus plus importants. Une campagne nationale contre les Eglises clandestines pourrait provoquer non seulement des résistances internes, mais aussi porter préjudice à l’image extérieure de la Chine et lui valoir la réprobation des chrétiens à travers le monde.
En mai 2011, la Commission gouvernementale américaine sur la liberté religieuse à travers le monde a rendu un rapport critiquant l’accroissement en Chine des destructions et fermetures d’églises et de lieux de culte chrétiens « non officiels ».
Contrairement au Falungong qui a été éradiqué après que des dizaines de milliers de ses membres ont été arrêtés ou ont disparu avec la répression lancée contre eux en 1999, le mouvement protestant d’aujourd’hui pourrait être plus difficile à supprimer. Il existe en effet un vaste réseau de communautés clandestines à travers le pays dont les responsables n’attendent que le moment de se déployer. Ainsi à peine l’Eglise de Shouwang était-elle muselée que l’Eglise de Sion prenait la relève et que le Rév. Jin se mettait à prêcher ouvertement. Et d’autres pasteurs se tiennent prêts en coulisses, à prendre leur tour.
Grâce à un réseau de séminaires clandestins dont l’existence est peu connue, de nouveaux responsables d’Eglise sont formés chaque jour. D’après le pasteur Jin, qui participe au développement de ces écoles, pour la seule ville de Pékin, environ vingt séminaires interdits instruisent des centaines d’étudiants au cours de cycles de deux ou trois ans. Une fois diplômés, nombreux sont ceux qui développent leur propre Eglise, contribuant ainsi à la croissance de la communauté protestante clandestine. « [Les étudiants] savent tous qu’ils sont dans l’illégalité, affirme le Rév Jin. Quand ils se décident à servir, c’est après avoir pesé les difficultés et les risques. »
Toutefois, ces tensions ne mèneront pas nécessairement à une épreuve de force, si les deux parties acceptent de faire des compromis. Le Parti communiste, faisant face aujourd’hui à d’autres difficultés d’ordre social ainsi qu’à la perspective du changement des hauts responsables politiques en 2012, pourrait souhaiter éviter l’épreuve de force. D’après les spécialistes, tout dépend de la façon dont les leaders protestants choisiront d’affronter le pouvoir.
Le gouvernement n’a en effet déclenché la répression du mouvement Falungong qu’au moment où des milliers de ses membres sont descendus dans la rue en plein centre de Pékin, le forçant à réagir. « Lorsque le Falungong s’est mis à organiser des sit-in en 1999, le pouvoir a commencé à avoir peur », rappelle Lian Xi, spécialiste de l’histoire du christianisme en Chine à l’université de Hanovre. Je pense qu’il ressent aujourd’hui la même peur devant la capacité des Eglises chrétiennes à organiser et mobiliser les foules. »
Dans le même temps, le gouvernement doit mesurer les conséquences d’une attitude conciliante vis-à-vis des Eglises protestantes. Comme l’explique Lian Xi, « que faire si les musulmans dans le Xinjiang ou d’autres organisations religieuses revendiquent la même souplesse ? C’est comme si l’on ouvrait une vanne. »
L’Administration d’Etat pour les affaires religieuses et le ministère des Affaires étrangères n’ont pas souhaité répondre à nos questions, ainsi que le Bureau d’information du Conseil pour les affaires d’Etat et l’Assemblée nationale populaire.
La position du gouvernement s’exprime cependant dans un éditorial d’avril 2011 du très officiel Global Times, peu après l’interdiction de l’Eglise de Shouwang. « Une Eglise ne doit pas devenir un pouvoir prêchant un changement radical, écrit l’éditorialiste. Dans le cas contraire, elle s’engagerait sur un terrain politique et non plus religieux, ce qui n’est pas autorisé pour les Eglises. »
Les tensions autour du christianisme ont toujours existé en Chine, où la présence de chrétiens est avérée depuis au moins le VIIème siècle. Après la prise du pouvoir par Mao Zedong en 1949, les communistes ont reconnu cinq religions : le protestantisme, le catholicisme, le taoïsme, le bouddhisme et l’islam. Mais dans la pratique, ils limitèrent drastiquement l’exercice du culte, détruisirent les églises et exilèrent les missionnaires étrangers. Durant la décennie que dura la Révolution culturelle, toute expression religieuse fut interdite.
Dans les années qui suivirent la mort de Mao en 1976, la Chine commença une timide libéralisation politique qui contribua à assouplir la politique religieuse, tout en maintenant le contrôle de l’Etat. Le culte est autorisé dans les églises dirigées par les organismes gouvernementaux : pour les protestant, le Mouvement des trois autonomies, pour les catholiques, l’Association patriotique des catholiques chinois. Il existe des organismes similaires pour le taoïsme, le bouddhisme et le l’islam. Il y a dix ans, les pasteurs cachaient les « Eglises domestiques » dans des demeures privées car il était interdit d’organiser des activités religieuses en dehors des groupes officiels. Mais, ces dernières années, du fait de la relative ouverture de la Chine, certaines Eglises comme celle de Sion ont commencé à louer des espaces de réunion et à animer des assemblées de centaines de fidèles. Elles sont soutenues financièrement par le nombre grandissant de leurs membres qui s’enrichissent et, pour quelques-unes, par des Eglises évangéliques étrangères.
L’actuelle répression se concentre principalement sur les protestants en raison de leur rapide progression numérique et de leur attitude provocatrice, expliquent les spécialistes religieux. D’après les statistiques gouvernementales, la Chine compte 23 millions de protestants (Eglises non officielles comprises). Certains experts estiment cependant que l’on peut évaluer le nombre des fidèles des Eglises domestiques entre 30 et 60 millions. A titre de comparaison, le Parti communiste, officiellement athée, revendique 80 millions de membres.
Contrairement à leurs homologues urbains, la plupart des pasteurs ruraux prêchent encore dans la clandestinité. Mais là aussi, les organisations [protestantes] croissent en nombre et en assurance. Depuis la petite ville poussiéreuse de Nanyang, au cœur de la province centrale pauvre du Henan, Zhang Mingxuan dirige l’Alliance des Eglises domestiques de Chine. Tous les trois mois, il reçoit environ 70 pasteurs de toute la Chine rurale, qui viennent dormir à même le sol en ciment, chez lui au fond d’une petite ruelle que les chiens errants disputent aux vendeurs de rue. Tous ensemble, ils prient et discutent de la nécessité d’unir leurs efforts.
« Mon père, c’est Dieu », proclame Zhang Mingxuan, vêtu d’un costume foncé et d’une cravate sur laquelle apparaît le dessin d’une croix. « Et Il est plus grand que Hu Jintao », ajoute-t-il, citant le président chinois et chef du Parti.
La police a tenté de démanteler ce groupe, explique Zhang Mingxuan, et lui-même est constamment harcelé. Le pasteur doit prendre des précautions, jonglant avec une demi-douzaine de portables dont il retire la batterie afin de ne pas être repéré par la police. Les portables sont un outil essentiel pour communiquer des consignes aux autres réseaux disséminés dans le pays.
Récemment, dans un village près de Nanyang, perdu au milieu des champs de blé, une trentaine de paysans se sont réunis un matin de semaine, genoux contre genoux, sur le sol en ciment d’une pièce commune peu éclairée. Le prêcheur, un membre de l’Alliance des Eglises domestiques de Chine, transmet le message de Zhang Mingxuan : « L’unité est la seule voie que nous devons suivre. »
Jin Mingri, le pasteur de l’Eglise de Sion à Pékin, est venu au christianisme dans la foulée des manifestations de la place Tienanmen en 1989. Il étudiait à l’époque dans une université pékinoise (de même que son ami Jin Tianming, qui devait plus tard prendre la tête de l’Eglise de Shouwang) et il rejoignit les étudiants et leurs sympathisants qui demandaient des réformes politiques. Après la sanglante répression du printemps de Pékin, « nous avions le sentiment que la vie n’avait plus aucun sens, qu’il n’y avait place que pour la souffrance », se rappelle Jin Mingri, dont le nom de baptême est Ezra. « Nous avons alors entendu le message de l’Evangile et nous avons été séduits. »
A partir de 1992, et pendant dix ans, le jeune Jin Mingri prêche dans une église officielle mais il finit par trouver trop lourd le contrôle omniprésent de l’Etat. « Dans les faits, le Mouvement des trois autonomies n’a aucune marge de manœuvre, affirme-t-il. C’est le gouvernement qui dirige tout. »
Pendant que le christianisme croissait en Chine, d’autres religions ont commencé à se développer elles aussi. L’une d’entre elles, le Falungong, est un mouvement spirituel alliant les principes moraux du fondateur Li Hongzhi, à des exercices de méditation et de respiration. A la fin des années 1990, la popularité grandissante de ce mouvement provoqua les critiques de certains universitaires soutenus par le gouvernement.
En avril 1999, quelque 10 000 membres du Falungong descendirent dans la rue, encerclant silencieusement Zhongnanhai, le quartier où se situe le cœur du pouvoir, dans le centre de Pékin. Ils réclamaient pour eux et leur mouvement une reconnaissance officielle. Les chefs du Parti, furieux qu’un groupe dont ils ne connaissaient presque rien puisse mobiliser tant de monde à travers tout le pays, le qualifièrent aussitôt de « secte diabolique » et l’interdirent. Des dizaines de milliers de membres furent emprisonnés, dont un grand nombre furent condamné au camp de travail, tandis que d’autres mouraient en détention.
En 2002, Jin Mingri quitta le Mouvement des trois autonomies pour aller étudier en Californie, alors que se poursuivait la répression contre le Falungong. Lorsqu’il revint en Chine en 2007, il ne voulait plus faire partie de l’Eglise officielle. A 42 ans, il décida donc de fonder l’Eglise de Sion à Pékin et commença à prêcher clandestinement.
« Notre façon de croire, c’est celle d’un peuple affamé qui recherche avidement sa nourriture, a dit Jin Mingri dans l’une de ses récentes et nombreuses interviews. Le gouvernement n’a pas besoin et n’a pas le droit de décider de ce que vous mangez, ni de ce que vous pouvez manger ou non ! »
Peu après son retour, Jin Mingri a participé au lancement du Réseau de prière des pasteurs de Pékin. Aujourd’hui, plus de vingt autres grandes villes chinoises ont des réseaux similaires, assure-t-il.
La police a rapidement fait pression sur leur groupe, explique Jin Mingri, arguant du caractère illégal d’un mouvement non enregistré. Lui et les autres pasteurs répondaient alors que les objectifs [de leurs réunions] étaient la prière et non pas la politique. Une fois, la police a même bloqué les ascenseurs d’un building afin d’empêcher les membres de l’Eglise de participer à une assemblée. Parfois, les chrétiens sont contraints de se replier dans un restaurant pour prier.
L’année dernière, Jin Mingri ainsi qu’une vingtaine d’autres responsables religieux d’Eglises domestiques rurales ou citadines, se sont réunis pour préparer le ‘Congrès de Lausanne sur l’évangélisation mondiale’, une rencontre internationale de responsables évangéliques. Plus de 200 responsables de communautés protestantes de Chine avaient prévu de s’y rendre.
Alors que la délégation arrivait à l’aéroport de Pékin afin d’embarquer pour Cape Town, où devait avoir lieu le Congrès, la police les a empêchés de partir. Plusieurs de ces responsables chrétiens refusèrent de rentrer chez eux et certains se réfugièrent dans un hôtel de la banlieue de Pékin. Finalement, au bout de deux jours, plus d’une centaine de policiers encerclèrent l’hôtel où étaient rassemblés une trentaine de chrétiens, et les forcèrent à regagner leur domicile.
En janvier dernier, l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses a annoncé que l’objectif de l’année 2011 serait de « ramener les croyants qui assistaient à des réunions privées [illégales], à participer à des activités enregistrées et officielles ». Cette déclaration avait été faite peu de temps avant le lancement d’une nouvelle campagne de répression dans le contexte du printemps arabe au Moyen-Orient, lequel entraîna en Chine l’arrestation de centaines de blogueurs, avocats, artistes et militants pour les droits de l’homme.
Après que la police eut fermé le lieu de culte de l’Eglise de Shouwang, ses fidèles ont tenté de se rassembler à l’extérieur pour les célébrations dominicales, mais ne réussirent qu’à se faire capturer par la police. Certains furent assignés à résidence, d’autres rapatriés dans leur ville d’origine en province.
En mai 2011, Jin Mingri a été désigné pour porter la pétition des pasteurs demandant plus de liberté religieuse à l’Assemblée nationale du populaire. Quelques jours auparavant, un agent de la Sécurité publique était venu chez lui avant de l’emmener dans un café voisin pour une ‘discussion’. Le fonctionnaire avait « simplement voulu l’avertir des sévères conséquences » qu’il encourrait, s’il acceptait cette mission. Jin Mingri se contenta de lui répondre qu’il y réfléchirait.
« Le problème est très complexe, explique Jin Mingri, spécialement en Chine où il n’y a pas de questions religieuses simples. Religion et politique sont intimement liées. Nous avons donné notre pétition à l’Assemblée nationale populaire, non pas au nom d’une communauté se désignant elle-même comme chrétienne, mais au nom de citoyens revendiquant leurs droits. Bien évidemment, c’est une action politique. »
Quelques jours plus tard, il a envoyé de nouveau la pétition des pasteurs, par email. A ce jour, leur groupe n’a toujours pas reçu de réponse.
Pour le moment, Jin Mingri est toujours autorisé à prêcher bien qu’il reçoive régulièrement la visite d’agents de la Sécurité publique. Mais il n’a aucunement l’intention de céder.
(Source: Eglises d'Asie, 30 décembre 2011)
New appointments to the Pontifical Council for Social Communications show how important this dicastery is to Pope Benedict XVI and the New Evangelisation
areluctantsinner.blogspot.com
20:27 30/12/2011
It was reported yesterday that Pope Benedict XVI has made several new appointments to the Pontifical Council for Social Communications. This dicastery's role is becoming more and more important as the Pope seeks to encourage all Christians to share their joy with others via means of modern social communications - which includes blogging and the new media. In encouraging a Christian presence within all forms of social communication, especially the new media, the Council offers invaluable support to another dicastery, the recently created Pontifical Council for Promoting the New Evangelisation.
Four cardinals were appointed as members of the Pontifical Council for Social Communications yesterday. They include Cardinal Josip Bozanic, Archbishop of Zagreb; Cardinal Oswald Gracias, Archbishop of Bombay; Cardinal John Njue, Archbishop of Nairobi; and Cardinal Laurent Monsengwo Pasinya, Archbishop of Kinshasa. Cardinal Njue is known in his native Kenya as a great defender of human life, who has often spoken against abortion and has also pointed to the fact that condoms are not an effective method of preventing the transmission of HIV. Cardinal Monsengwo Pasinya is a member of one of the royal families of Basakata and was fundamental in drafting a new constitution for the Democratic Republic of Congo in the 1990s. He is highly respected in Africa as a champion of human rights, a promoter of peace and as a courageous defender of the truth as an absolute and objective reality. Recently, he contested the results of this month's DRC Presidential elections, claiming they were "neither real nor just". Cardinal Pasinya is considered papabile - a possible successor to Pope Benedict XVI. Sadly, though, it doesn't seem as if his Archdiocese has much of an online presence.
Amongst the bishops who were appointed to the Pontifical Council for Social Communications yesterday is the Archbishop of New York, Timothy Dolan. The others who will be joining him are Archbishop Mark Benedict Coleridge of Canberra and Goulburn; Archbishop Salvatore Fisichella, president of the Pontifical Council for Promoting the New Evangelisation; Bishop Manuel Jose Macario do Nascimento Clemente of Porto; Bishop Joseph Befe Ateba of Kribi; and Bishop Barthelemy Adoukonou, Secretary of the Pontifical Council for Culture. Archbishop Dolan is well known for his outspoken defence of marriage and for opposing abortion - he even received a standing ovation during his Installation Mass for reaffirming the Church's mission "to embrace and protect the dignity of every human person, the sanctity of human life, from the tiny baby in the womb to the last moment of natural passing into eternal life." He also has his own blog, The Gospel in the Digital Age - a sign that he is well aware of the need to for Christians to be present online.
Several men and women were also appointed as consultors of the Pontifical Council for Social Communications. Amongst those listed are Fr Antonino Spadaro SJ, Director of "Civilta Cattolica"; Fr Eric Salobir OP, General Assistant for Social Communications within the Dominican Order in France; Fr Augustine Savarimuthu SJ, Director of the Interdisciplinary Centre for Social Communications of the Pontifical Gregorian University in Rome; Sr Dominica Dipio OP, Associate Professor of Literature at the Makerere University in Kampala, Uganda; Antonio Preziosi, Director of "Giornale Radio Rai" and "Rai Radio Uno"; Marco Tarquinio, Director of the newspaper "Avvenire"; Mr Paul Wuthe, Secretary of the Media Commission of the Austrian Bishops' Conference; Mr Greg Erlandson, President of the Catholic Press Association in the USA; and Mr Gian Maria Vian, Director of "L'Osservatore Romano".
With such illustrious appointments, it seems that the Holy Father is keen to support the work of the Pontifical Council for Social Communications. In this world of mass communications and social networking, the Church must adapt rapidly to new ways of proclaiming the Gospel. In that sense, the new members of this Pontifical Council have an important contribution to make to the life and mission of the the universal Church. We who use the new media and who have the privilege of being called Christian (even if we don't always honour that name) also have a need to seek guidance from the Holy Father and his Council for Social Communications, so that we can truly discern the Christ-like way "of being present in the digital world..., which is honest and open, responsible and respectful of others" (Pope Benedict XVI, Message for the 45th World Communciations' Day)
(Source: http://areluctantsinner.blogspot.com/2011/12/new-appointments-to-pontifical-council.html)
Archbishop Timothy Dolan of New York |
Amongst the bishops who were appointed to the Pontifical Council for Social Communications yesterday is the Archbishop of New York, Timothy Dolan. The others who will be joining him are Archbishop Mark Benedict Coleridge of Canberra and Goulburn; Archbishop Salvatore Fisichella, president of the Pontifical Council for Promoting the New Evangelisation; Bishop Manuel Jose Macario do Nascimento Clemente of Porto; Bishop Joseph Befe Ateba of Kribi; and Bishop Barthelemy Adoukonou, Secretary of the Pontifical Council for Culture. Archbishop Dolan is well known for his outspoken defence of marriage and for opposing abortion - he even received a standing ovation during his Installation Mass for reaffirming the Church's mission "to embrace and protect the dignity of every human person, the sanctity of human life, from the tiny baby in the womb to the last moment of natural passing into eternal life." He also has his own blog, The Gospel in the Digital Age - a sign that he is well aware of the need to for Christians to be present online.
Several men and women were also appointed as consultors of the Pontifical Council for Social Communications. Amongst those listed are Fr Antonino Spadaro SJ, Director of "Civilta Cattolica"; Fr Eric Salobir OP, General Assistant for Social Communications within the Dominican Order in France; Fr Augustine Savarimuthu SJ, Director of the Interdisciplinary Centre for Social Communications of the Pontifical Gregorian University in Rome; Sr Dominica Dipio OP, Associate Professor of Literature at the Makerere University in Kampala, Uganda; Antonio Preziosi, Director of "Giornale Radio Rai" and "Rai Radio Uno"; Marco Tarquinio, Director of the newspaper "Avvenire"; Mr Paul Wuthe, Secretary of the Media Commission of the Austrian Bishops' Conference; Mr Greg Erlandson, President of the Catholic Press Association in the USA; and Mr Gian Maria Vian, Director of "L'Osservatore Romano".
With such illustrious appointments, it seems that the Holy Father is keen to support the work of the Pontifical Council for Social Communications. In this world of mass communications and social networking, the Church must adapt rapidly to new ways of proclaiming the Gospel. In that sense, the new members of this Pontifical Council have an important contribution to make to the life and mission of the the universal Church. We who use the new media and who have the privilege of being called Christian (even if we don't always honour that name) also have a need to seek guidance from the Holy Father and his Council for Social Communications, so that we can truly discern the Christ-like way "of being present in the digital world..., which is honest and open, responsible and respectful of others" (Pope Benedict XVI, Message for the 45th World Communciations' Day)
(Source: http://areluctantsinner.blogspot.com/2011/12/new-appointments-to-pontifical-council.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng kết sự kiện quan trọng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2011
Lã Thụ Nhân
10:20 30/12/2011
Khái quát Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2011
I. Những sự kiện đáng chú ý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2011
1. Lễ bế mạc Năm Thánh 2010
Năm 2011, Giáo Hội Việt Nam bắt đầu từ sự kiện Lễ bế mạc Năm Thánh 2010, là năm kỷ niệm 350 năm Tòa Thánh thiết lập hai Địa phận Đại Diện Tông Tòa, Đàng Ngoài và Đàng Trong, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Công Giáo tại Việt Nam. Đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 diễn ra trong ba ngày 4, 5 và 6 tháng Giêng năm 2011 tại Trung tâm Thánh Mẫu La Vang. Chiều ngày 05/01/2011, Đức Hồng y Ivan Dias - Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc, Đặc sứ của Đức Thánh Cha - đã làm phép tượng Đức Mẹ La Vang mới, sau đó là lễ thượng kỳ của 26 giáo phận của Giáo Hội Việt Nam, tối cùng ngày là phần Diễn nguyện và Suy tôn Thánh Thể.
Sáng ngày 06/01/2011 đã diễn ra Thánh Lễ trọng thể bế mạc Năm Thánh do Đức Hồng y Ivan Dias chủ tế, cùng đồng tế có có 35 giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, 7 giám mục các nước và khoảng 1200 linh mục. Theo Ban Thông Tin Trung tâm Thánh Mẫu La Vang, đã có hơn 500.000 tu sĩ và giáo dân khắp nơi hội tụ về La Vang trong dịp bế mạc này. Năm Thánh 2010 được bắt đầu bằng Lễ khai mạc tại Sở Kiện, Tổng Giáo phận Hà Nội vào 24/11/2009, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
2. Tòa Thánh bổ nhiệm Đại diện không thường trú tại Việt Nam
Chỉ một tuần sau Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang, ngày 13/01/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, hiệu tòa Capri, làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Trong lần bổ nhiệm này, Đức TGM Girelli làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm mạng Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Kể từ năm 1975, sau khi miền Nam thất thủ, vị khâm sứ Tòa Thánh bị chính phủ cộng sản trục xuất khỏi Việt Nam, đây là lần đầu tiên Giáo Hội Việt Nam có vị đại diện của Đức Thánh Cha dù không thường trú. Đến ngày 18/06/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli kiêm nhiệm thêm chức vụ Sứ thần Tòa Thánh cạnh ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á). Đây là lần đầu tiên Tòa Thánh đặt chức vụ ngoại giao ở cấp sứ thần cạnh ASEAN.
3. Thánh quan Don Bosco đến Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Thành lập Dòng Don Bosco, và 200 năm ngày sinh Thánh Don Bosco, Thánh quan Don Bosco đã đến Việt Nam trong các ngày từ 16/01/2011 đến 01/02/2011. Thánh quan Don Bosco đã lần lượt viếng thăm các cộng đoàn của Hội dòng Don Bosco tại: Xuân Hiệp (Thủ Đức, Sài Gòn), Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Tam Hà (Thủ Đức), Phước Lộc (Bà Rịa-Vũng Tàu), Đức Huy (Gia Kiệm, Đồng Nai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Ba Thôn (Quận 12, Sài Gòn).
4. Hội nghị thường niên kỳ I của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Hội nghị diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn từ ngày 25/04 đến ngày 28/04/2011 với sự hiện diện của các giám mục từ 26 giáo phận và Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Hội nghị đã dành phần lớn thời gian cho việc góp ý bản dự thảo “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010”. Kết thúc Hội nghị, các Đức giám mục đã gửi đến Toàn thể Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” với tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư chung này được chính thức công bố vào ngày 01/05/2011, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên Chân Phước.
5. Làm phép viên đá đầu tiên Trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam
Sáng ngày 26/04/2011, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã cử hành nghi thức “Làm phép Viên đá đầu tiên Trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam” tại 72/12 Trần Quốc Toản, Q.3, Sài Gòn. Đến thời điểm buổi lễ diễn ra, Hội đồng Giám Mục Việt Nam và 17 Uỷ ban Giám mục vẫn chưa có trụ sở chính thức để làm việc. Tuy nhiên, niềm vui của buổi lễ kéo dài chưa được bao lâu thì trong Hội nghị Thường niên kỳ II (03-07/10/2011), Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định hủy dự án này, tìm địa điểm khác nhằm “đạt được hiệu quả cao nhất”. Thế là Hội đồng Giám Mục Việt Nam tiếp tục rơi vào hoàn cảnh không có trụ sở, vẫn phải mượn cơ sở của một giáo phận nào đó mỗi khi có việc.
6. Hội nghị Chuyên đề Gia đình vùng Đông Nam Á lần thứ V
Từ ngày ngày 20 đến 22/05/2011, Hội nghị Chuyên đề Gia đình vùng Đông Nam Á lần thứ V đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn. “Hội nghị chuyên đề gia đình” là sáng kiến của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) dành cho giám mục, linh mục và các cộng tác viên giáo dân vùng Đông Nam Á để các nước trong vùng cùng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau cách thức giải quyết những vấn đề liên quan tới mục vụ gia đình. Hội nghị được tổ chức hằng năm, lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007, và chủ đề của năm nay là: “Đồng hành với những người mới trưởng thành trong hành trình đức tin”.
7. Bản góp ý của TGP Saigòn về xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo
Ngày 26/04/2011, Ban Tôn Giáo Chính phủ mời TGP. Sài Gòn đến dự Hội thảo góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo. Do không có thời gian tìm hiểu bản dự thảo (lần 5), sau đó TGP. Sài Gòn đã tổ chức riêng buổi hội thảo đóng góp ý kiến thẳng thắn, nhất quán và cho ra đời Bản góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005 NĐ-CP do Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Lm. Giuse M. Lê Quốc Thăng, Trưởng Ban Công lý và Hoà Bình TGP. Sài Gòn đồng ký tên ngày 13/05/2011.
Bản góp ý đã đưa ra những góp ý cụ thể từng điều mục của Dự thảo Nghị định. Số 5 của Bản góp ý gửi Thủ Tướng Chính Phủ và Ban Tôn Giáo mạnh mẽ khẳng định: “Nhìn chung Dự thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với Nghị Định 22/2005, Pháp Lệnh Về tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến Pháp. Thực chất, những dự định thay đổi của Nghị định muốn tái lập tình trạng Xin - Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin - Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Như thế cơ chế Xin - Cho vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.”
8. Lễ ra mắt Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ngày 27/5/2011, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã ra mắt Ban điều hành sau khi tổ chức tọa đàm với chủ đề “Công Lý và Hòa Bình theo Giáo huấn xã hội Công Giáo” tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Đây là ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam, được thành lập tại Đại hội lần thứ XI của HĐGMVN tại Sài Gòn vào tháng 10/2010, nhằm cổ vũ công lý và hòa bình tại Việt Nam theo đường hướng chung của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.
Tổng số khách mời đến tham dự gồm 262 người, trong đó có 5 Đức cha, 59 linh mục đến từ 22 giáo phận, 110 tu sĩ thuộc 16 dòng tu nam và 38 dòng tu nữ, 88 giáo dân thuộc các nhóm: Câu Lạc bộ Nguyễn Văn Bình, Nhóm Đức tin-Văn hoá, Nhóm Doanh Trí ở Hà Nội, 19 đoàn thể và các giới với nhiều bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, doanh nhân, nhân sĩ…
Theo Tổng kết của cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký của Ủy Ban, việc ra mắt gặp nhiều khó khăn và áp lực. Khó khăn lớn nhất liên quan đến Ls. Lê Quốc Quân, “một thành viên của Ban CLHB Giáo phận Vinh và là một giáo dân hiểu biết về tình trạng xã hội Việt Nam”, một nhân vật bất đồng chính kiến khá nổi tiếng ở Việt Nam, chính quyền e ngại bài phát biểu này có thể gây nên những phản ứng không tốt. “Linh mục Tổng Thư ký đã phải làm việc nhiều với những người có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự và chịu nhiều áp lực để loại bỏ bài phát biểu này. Linh mục Tổng Thư ký đã cùng làm việc với Ls. Quân, Đức cha Chủ tịch và một vài anh em để cùng nhau sửa chữa để bài phát biểu đi theo đúng đường hướng cổ vũ công lý và hoà bình của Giáo Hội toàn cầu.”
9. Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam
Từ ngày 04 đến 09/07/ 2011, Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam tại Xuân Lộc, để trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu sâu xa hơn những chỉ dẫn của Bộ Giáo dục Công giáo về việc đào tạo linh mục qua các văn kiện “Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis” và “Ratio Studiorum” (1970 và 1985).
10. Khai mạc Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 3
Từ ngày 09/08 đến 11/08/2011, Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 3 đã diễn ra tại hội trường Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Tham dự lễ khai mạc có Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin, gần 100 linh mục, 57 nam nữ tu sĩ và 41 giáo dân đến từ 26 giáo phận trong cả nước. Tất cả các tham dự viên đều là những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực huấn giáo. Đại hội cũng phổ biến bản Dự thảo Nội quy của Ban Giáo lý và bầu ra Ban Thường vụ của các giáo tỉnh và Ban Thường vụ toàn quốc.
11. Lễ ra mắt quyển Từ điển Công Giáo
Sáng Chúa Nhật 18/09/2011, tại Tòa Tổng Giám Mục Sài đã diễn ra “Lễ ra mắt từ điển Công giáo” của Ban Từ vựng Công giáo, thuộc Ủy ban Giáo lý Đức tin. Đây là cuốn “Từ điển Công Giáo” đầu tiên viết bằng tiếng Việt định nghĩa được 500 mục từ cơ bản. Trong tương lai gần, còn phải định nghĩa hơn 1.000 mục từ nữa, mới hoàn thành toàn bộ Từ điển Công Giáo đầy đủ.
12. Hội nghị Ủy ban Mục vụ Gia đình lần thứ II
Trong hai ngày 21 và 22/09/2011, Ủy ban Mục vụ Gia đình trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ II các Ban mục vụ gia đình toàn quốc và đại diện các hiệp hội, phong trào về Gia đình tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Trong hai ngày Hội nghị, các tham dự viên đã lắng nghe và đánh giá hoạt động của Ban Mục vụ Gia đình tại một số giáo phận, Hội nghị cũng nhận định về mục vụ gia đình cho di dân, nhận định về các thách đố đối với các gia đình Việt Nam ngày nay.
13. Hội nghị kỳ II của Hội đồng Giám Mục Việt Nam
Trong các ngày từ 03 đến 07/10/2011, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Hội nghị kỳ II tại Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn. Trong Hội nghị lần này, các nội dung chính được quan tâm gồm: Triển khai việc áp dụng Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 vào đời sống Giáo Hội tại Việt Nam, hội nghị dành nhiều thời gian chia sẻ và đưa ra chương trình mục vụ chung cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam; Trao đổi và đóng góp ý kiến trả lời cho các câu hỏi của bản Đề cương của Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới về Tân Phúc Âm Hóa”, sẽ diễn ra vào tháng Mười 2012; Thảo luận về bản Quy Chế và Nội Quy của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa, Hội nghị đề nghị chương trình mục vụ kéo dài 3 năm với những điểm nhấn: Năm 2012: Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội; Năm 2013: Vun trồng và củng cố sự sống hiệp thông trong Giáo Hội; Năm 2014: Hiệp thông để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng; Chủ đề của mỗi năm sẽ được khai triển theo ba nhịp chính trong đời sống Giáo Hội: tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin. Hy vọng rằng những hoạt động cụ thể sẽ được triển khai nơi từng giáo phận để đời sống đức tin của người Công Giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn.
14. Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc Việt Nam lần thứ 29
Sáng ngày 11/10/2011 đã khai mạc Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 29 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sàigòn, với chủ đề “Hướng dãn Mục vụ Thánh nhạc”. Hiện diện tại buổi hội thảo có hơn 70 tham dự viên là các linh mục trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, các chủng viện và dòng tu, các nhạc sĩ sáng tác và các ca trưởng. Rất nhiều vấn đề được các tham dự viên hội nghị đặt ra: Vấn đề Imprimatur, bình ca, vãn dâng hoa, cung kinh sách, ngâm tụng, ngắm nguyện, lớp chuyên tu, dùng CD thay ca đoàn trong phụng vụ, vai trò ca đoàn, tiết tấu trong phụng vụ, trang web riêng…
15. Nhóm phiên dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ kỷ niệm tròn 40 tuổi
Ngày 01/11/2011, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã dâng Thánh Lễ mừng sinh nhật thứ 40 (01/11/1971 - 01/11/2011) tại Đan Viện Nữ Biển Đức, Thủ Đức. Sau đó, Nhóm đã tổ chức Lễ mừng vào chiều tối ngày 15/12/2011 tại Khu du lịch Văn Thánh, Sài Gòn. Đây là buổi gặp gỡ của khoảng hơn 100 người, gồm các Quí Cha, các Sơ cùng các cộng tác viên khắp nơi hội tụ về mừng sự hiện diện 40 năm (1971-2011). Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM., đã thay mặt thường trực Ban Điều Hành nhóm nêu bật ý nghĩa về sự ra đời và hiện diện suốt 40 năm qua của nhóm. Đó là hoài bão muốn hiện thực hóa Công Đồng Vaticano II của một số anh chị em linh mục và tu sĩ từng theo học ở Âu Châu trở về nước vào thập niên 70 thế kỷ trước qua việc Việt hóa lời Chúa, từ các bộ lễ cho đến Thánh Kinh sao cho chúng trở nên gần gũi dễ hiểu hơn với mọi người Việt Nam.
16. Hội thảo về Tông huấn gia đình Familiaris Consortio nhân kỷ niệm 30 năm công bố (22/11/1981 - 2011)
Trong hai ngày 17 và 18/11/2011, Ủy ban Mục vụ Gia đình thuộc HĐGMVN đã tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 30 năm công bố Tông Huấn “Về các bổn phận của Gia đình” Familiaris Consortio (FC), bản “Đại Hiến Chương” về Gia Đình của Đức cố giáo hoàng chân phước Gioan Phaolô II tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng. Hội thảo có sự hiện diện của 2 giám mục, 37 linh mục, 32 tu sĩ, và 103 giáo dân, đại diện cho 16/26 giáo phận trong cả nước. Tại hội thảo, lần lượt 7 bài tham luận đã được trình bày nhằm khắc họa nội dung của Tông Huấn. Hội thảo cũng đã chia nhóm thảo luận với các vấn đề được đặt ra: Làm sao khởi động Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận?; Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận lên kế hoạch 3 năm; Giới thiệu các Hiệp hội giáo dân về Gia đình; nhóm 4: Giới thiệu tuần lễ gia đình, hướng về Đại hội Gia đình thế giới tại Milanô từ ngày 30/05 đến 03/06/2012.
17. Tổng giáo phận Sài Gòn tổ chức Công nghị giáo phận
Từ ngày 21 đến 26/11/2011, Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã tổ chức Công nghị với chủ đề “Đổi mới để hiệp thông và chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng” tại Trung tâm Mục vụ giáo phận. Sau Thánh lễ bế mạc cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, Thư ngỏ của Công nghị Tổng Giáo phận Sài Gòn 2011 gửi cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận đã được long trọng công bố. Thư ngỏ có đoạn: “Tất cả các ý kiến của Công Nghị đã được ban thư ký tổng hợp thành những đề nghị và đệ trình Đức Hồng y Tổng Giám mục, để ngài cứu xét và đưa ra những quyết định hậu Công Nghị.
Chúng tôi tin rằng, Thiên Chúa sẽ hoàn tất mọi việc Ngài đã khởi sự trong Công Nghị này. Và dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Công Nghị sẽ đem lại sức sống mới cho đời sống giáo phận, nếu chúng ta luôn hiệp thông với Thánh Thần và Giáo Hội, với nhau và với mọi người. Chúng ta hãy hân hoan ngợi khen Thiên Chúa “đã làm cho giáo phận bao việc kỳ diệu” mặc dầu chúng ta yếu kém và còn nhiều thiếu sót”.
18. Giáo phận Phát Diệm kỷ niệm 110 năm thành lập, Giáo phận Thái Bình mừng 75 năm thành lập
Trong 3 ngày, từ ngày 28 đến ngày 30/11/2011, Giáo phận Phát Diệm đã tổ chức hàng loạt các hoạc động mừng kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận và cũng để đón Đức cha Leopoldo Girelli tới thăm Giáo phận nhân dịp này. Đỉnh điểm của các hoạt động là Thánh Lễ Tạ ơn vào sáng ngày 29/11/2011 tại lễ đài tại quảng trường Nhà thờ Chính Tòa với sự tham dự của hơn 15.000 giáo dân trong các giáo xứ thuộc giáo phận. Trong năm 2011, để kỷ niệm 110 năm ngày thành lập giáo phận Phát Diệm, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã đề nghị với toàn thể mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận tập trung vào việc cầu nguyện với Lời Chúa và sống Lời Chúa.
Chiều ngày 30/11/2011, đông đảo đoàn con cái Giáo Phận Thái Bình lũ lượt kéo về Nhà Thờ Chính Tòa Thái Bình để hân hoan mừng Đại Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Giáo Phận. Đây là một biến cố hết sức trọng đại, một dấu ấn lịch sử quan trọng với những điểm son hào hung của một Giáo Phận luôn kiên trung giữ vững niềm tin và trung thành với Hội Thánh, dám sống chết để làm chứng cho Chúa Kitô. Dịp kỷ niệm này là như là cơ hội quý báu để hun đúc, thúc đẩy người giáo dân Thái Bình hãy có một đời sống đạo kiên trung hào hùng như cha anh, tiếp nối mạnh mẽ thêm 75 năm sắp tới với sức sống trào tràn của máu các thánh Tử Đạo và máu thánh Chúa Kitô hầu nối kết các tâm hồn vào trong sự sống sung mãn của Thiên Chúa hằng sống.
19. Cuộc gặp của Ba Giám Mục Việt Nam Hải Ngoại
Trong tuần lễ từ ngày 28/11 đến 02/12/2011, ba vị Giám Mục Việt Nam Hải Ngoại là Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Hoa Kỳ, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, Canada và Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia, đã có dịp gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cũng như những thao thức của các Cộng Đồng Dân Chúa nơi các ngài đang sống và làm việc, đồng thời có dịp lắng nghe những quan tâm, ưu tư của các linh mục, tu sĩ và giáo dân qua những cuộc đối thoại trong tinh thần đoàn kết và xây dựng. Các ngài đã đưa ra Lá Thư Ngỏ gửi Dân Chúa Việt Nam Hải Ngoại, trong đó ca ngợi đời sống đạo nhiệt thành của các linh mục, tu sĩ, giáo dân hải ngoại đã làm rạng rỡ cho truyền thống và di sản đức tin mà các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào minh chứng.
20. Caritas Việt Nam - Hội nghị thường niên năm 2011 và kỷ niệm 3 năm hoạt động.
Trong các ngày từ 13 đến 15/12/2011, Caritas Việt Nam tổ chức Hội Nghị thường niên năm 2011 và kỷ niệm ba năm hoạt động tại TGM Xuân Lộc với chủ đề: “Hiệp thông để thực thi sứ vụ Bác ái”. Tham dự hội nghị có 4 vị Giám mục và hơn 100 đại biểu Caritas của 26 giáo phận, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời. Trong báo cáo của Caritas Trung ương, Lm Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng SDB, Giám đốc Caritas Việt Nam khái quát về hoạt động của Caritas Trung ương với những nỗ lực của các phòng Phục vụ sự sống (chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật, bệnh nhân phong, bảo vệ sự sống, cứu trợ thiên tai); chương trình học bổng (Con Đường Sáng, Caritas Slovakia); phòng Đào tạo và Truyền thông (tổ chức các khóa Tập huấn, thông tin tạo sự hiệp thông - liên đới…). Ngài cũng trình bày đôi nét về hoạt động của Caritas 26 Giáo phận trong các lãnh vực bác ái xã hội khác nhau như: Chăm sóc người Khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, bảo vệ sự sống, chăm sóc y tế và bảo vệ môi trường; các dự án thăng tiến con người về nhân bản, tri thức, nghề nghiệp, cho vay vốn phát triển kinh tế; cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai. Cha Vinhsơn cũng trình bày đôi nét về Dự thảo Kế hoạch 5 năm của Caritas Việt Nam (2012 - 2016) và xin sự đóng góp ý kiến của quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và các thành viên Caritas cho đến cuối tháng 01/2012.
(còn tiếp)
Tổng hợp từ các website Công Giáo,
Lã Thụ Nhân
I. Những sự kiện đáng chú ý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2011
1. Lễ bế mạc Năm Thánh 2010
Sáng ngày 06/01/2011 đã diễn ra Thánh Lễ trọng thể bế mạc Năm Thánh do Đức Hồng y Ivan Dias chủ tế, cùng đồng tế có có 35 giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, 7 giám mục các nước và khoảng 1200 linh mục. Theo Ban Thông Tin Trung tâm Thánh Mẫu La Vang, đã có hơn 500.000 tu sĩ và giáo dân khắp nơi hội tụ về La Vang trong dịp bế mạc này. Năm Thánh 2010 được bắt đầu bằng Lễ khai mạc tại Sở Kiện, Tổng Giáo phận Hà Nội vào 24/11/2009, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
2. Tòa Thánh bổ nhiệm Đại diện không thường trú tại Việt Nam
Chỉ một tuần sau Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang, ngày 13/01/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, hiệu tòa Capri, làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Trong lần bổ nhiệm này, Đức TGM Girelli làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm mạng Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Kể từ năm 1975, sau khi miền Nam thất thủ, vị khâm sứ Tòa Thánh bị chính phủ cộng sản trục xuất khỏi Việt Nam, đây là lần đầu tiên Giáo Hội Việt Nam có vị đại diện của Đức Thánh Cha dù không thường trú. Đến ngày 18/06/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli kiêm nhiệm thêm chức vụ Sứ thần Tòa Thánh cạnh ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á). Đây là lần đầu tiên Tòa Thánh đặt chức vụ ngoại giao ở cấp sứ thần cạnh ASEAN.
3. Thánh quan Don Bosco đến Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Thành lập Dòng Don Bosco, và 200 năm ngày sinh Thánh Don Bosco, Thánh quan Don Bosco đã đến Việt Nam trong các ngày từ 16/01/2011 đến 01/02/2011. Thánh quan Don Bosco đã lần lượt viếng thăm các cộng đoàn của Hội dòng Don Bosco tại: Xuân Hiệp (Thủ Đức, Sài Gòn), Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Tam Hà (Thủ Đức), Phước Lộc (Bà Rịa-Vũng Tàu), Đức Huy (Gia Kiệm, Đồng Nai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Ba Thôn (Quận 12, Sài Gòn).
4. Hội nghị thường niên kỳ I của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Hội nghị diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn từ ngày 25/04 đến ngày 28/04/2011 với sự hiện diện của các giám mục từ 26 giáo phận và Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Hội nghị đã dành phần lớn thời gian cho việc góp ý bản dự thảo “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010”. Kết thúc Hội nghị, các Đức giám mục đã gửi đến Toàn thể Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” với tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư chung này được chính thức công bố vào ngày 01/05/2011, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên Chân Phước.
5. Làm phép viên đá đầu tiên Trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam
Sáng ngày 26/04/2011, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã cử hành nghi thức “Làm phép Viên đá đầu tiên Trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam” tại 72/12 Trần Quốc Toản, Q.3, Sài Gòn. Đến thời điểm buổi lễ diễn ra, Hội đồng Giám Mục Việt Nam và 17 Uỷ ban Giám mục vẫn chưa có trụ sở chính thức để làm việc. Tuy nhiên, niềm vui của buổi lễ kéo dài chưa được bao lâu thì trong Hội nghị Thường niên kỳ II (03-07/10/2011), Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định hủy dự án này, tìm địa điểm khác nhằm “đạt được hiệu quả cao nhất”. Thế là Hội đồng Giám Mục Việt Nam tiếp tục rơi vào hoàn cảnh không có trụ sở, vẫn phải mượn cơ sở của một giáo phận nào đó mỗi khi có việc.
6. Hội nghị Chuyên đề Gia đình vùng Đông Nam Á lần thứ V
Từ ngày ngày 20 đến 22/05/2011, Hội nghị Chuyên đề Gia đình vùng Đông Nam Á lần thứ V đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn. “Hội nghị chuyên đề gia đình” là sáng kiến của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) dành cho giám mục, linh mục và các cộng tác viên giáo dân vùng Đông Nam Á để các nước trong vùng cùng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau cách thức giải quyết những vấn đề liên quan tới mục vụ gia đình. Hội nghị được tổ chức hằng năm, lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007, và chủ đề của năm nay là: “Đồng hành với những người mới trưởng thành trong hành trình đức tin”.
7. Bản góp ý của TGP Saigòn về xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo
Ngày 26/04/2011, Ban Tôn Giáo Chính phủ mời TGP. Sài Gòn đến dự Hội thảo góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo. Do không có thời gian tìm hiểu bản dự thảo (lần 5), sau đó TGP. Sài Gòn đã tổ chức riêng buổi hội thảo đóng góp ý kiến thẳng thắn, nhất quán và cho ra đời Bản góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005 NĐ-CP do Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Lm. Giuse M. Lê Quốc Thăng, Trưởng Ban Công lý và Hoà Bình TGP. Sài Gòn đồng ký tên ngày 13/05/2011.
Bản góp ý đã đưa ra những góp ý cụ thể từng điều mục của Dự thảo Nghị định. Số 5 của Bản góp ý gửi Thủ Tướng Chính Phủ và Ban Tôn Giáo mạnh mẽ khẳng định: “Nhìn chung Dự thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với Nghị Định 22/2005, Pháp Lệnh Về tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến Pháp. Thực chất, những dự định thay đổi của Nghị định muốn tái lập tình trạng Xin - Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin - Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Như thế cơ chế Xin - Cho vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.”
8. Lễ ra mắt Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ngày 27/5/2011, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã ra mắt Ban điều hành sau khi tổ chức tọa đàm với chủ đề “Công Lý và Hòa Bình theo Giáo huấn xã hội Công Giáo” tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Đây là ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam, được thành lập tại Đại hội lần thứ XI của HĐGMVN tại Sài Gòn vào tháng 10/2010, nhằm cổ vũ công lý và hòa bình tại Việt Nam theo đường hướng chung của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.
Tổng số khách mời đến tham dự gồm 262 người, trong đó có 5 Đức cha, 59 linh mục đến từ 22 giáo phận, 110 tu sĩ thuộc 16 dòng tu nam và 38 dòng tu nữ, 88 giáo dân thuộc các nhóm: Câu Lạc bộ Nguyễn Văn Bình, Nhóm Đức tin-Văn hoá, Nhóm Doanh Trí ở Hà Nội, 19 đoàn thể và các giới với nhiều bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, doanh nhân, nhân sĩ…
Theo Tổng kết của cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký của Ủy Ban, việc ra mắt gặp nhiều khó khăn và áp lực. Khó khăn lớn nhất liên quan đến Ls. Lê Quốc Quân, “một thành viên của Ban CLHB Giáo phận Vinh và là một giáo dân hiểu biết về tình trạng xã hội Việt Nam”, một nhân vật bất đồng chính kiến khá nổi tiếng ở Việt Nam, chính quyền e ngại bài phát biểu này có thể gây nên những phản ứng không tốt. “Linh mục Tổng Thư ký đã phải làm việc nhiều với những người có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự và chịu nhiều áp lực để loại bỏ bài phát biểu này. Linh mục Tổng Thư ký đã cùng làm việc với Ls. Quân, Đức cha Chủ tịch và một vài anh em để cùng nhau sửa chữa để bài phát biểu đi theo đúng đường hướng cổ vũ công lý và hoà bình của Giáo Hội toàn cầu.”
9. Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam
Từ ngày 04 đến 09/07/ 2011, Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam tại Xuân Lộc, để trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu sâu xa hơn những chỉ dẫn của Bộ Giáo dục Công giáo về việc đào tạo linh mục qua các văn kiện “Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis” và “Ratio Studiorum” (1970 và 1985).
10. Khai mạc Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 3
Từ ngày 09/08 đến 11/08/2011, Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 3 đã diễn ra tại hội trường Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Tham dự lễ khai mạc có Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin, gần 100 linh mục, 57 nam nữ tu sĩ và 41 giáo dân đến từ 26 giáo phận trong cả nước. Tất cả các tham dự viên đều là những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực huấn giáo. Đại hội cũng phổ biến bản Dự thảo Nội quy của Ban Giáo lý và bầu ra Ban Thường vụ của các giáo tỉnh và Ban Thường vụ toàn quốc.
11. Lễ ra mắt quyển Từ điển Công Giáo
Sáng Chúa Nhật 18/09/2011, tại Tòa Tổng Giám Mục Sài đã diễn ra “Lễ ra mắt từ điển Công giáo” của Ban Từ vựng Công giáo, thuộc Ủy ban Giáo lý Đức tin. Đây là cuốn “Từ điển Công Giáo” đầu tiên viết bằng tiếng Việt định nghĩa được 500 mục từ cơ bản. Trong tương lai gần, còn phải định nghĩa hơn 1.000 mục từ nữa, mới hoàn thành toàn bộ Từ điển Công Giáo đầy đủ.
12. Hội nghị Ủy ban Mục vụ Gia đình lần thứ II
Trong hai ngày 21 và 22/09/2011, Ủy ban Mục vụ Gia đình trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ II các Ban mục vụ gia đình toàn quốc và đại diện các hiệp hội, phong trào về Gia đình tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Trong hai ngày Hội nghị, các tham dự viên đã lắng nghe và đánh giá hoạt động của Ban Mục vụ Gia đình tại một số giáo phận, Hội nghị cũng nhận định về mục vụ gia đình cho di dân, nhận định về các thách đố đối với các gia đình Việt Nam ngày nay.
13. Hội nghị kỳ II của Hội đồng Giám Mục Việt Nam
Trong các ngày từ 03 đến 07/10/2011, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Hội nghị kỳ II tại Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn. Trong Hội nghị lần này, các nội dung chính được quan tâm gồm: Triển khai việc áp dụng Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 vào đời sống Giáo Hội tại Việt Nam, hội nghị dành nhiều thời gian chia sẻ và đưa ra chương trình mục vụ chung cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam; Trao đổi và đóng góp ý kiến trả lời cho các câu hỏi của bản Đề cương của Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới về Tân Phúc Âm Hóa”, sẽ diễn ra vào tháng Mười 2012; Thảo luận về bản Quy Chế và Nội Quy của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa, Hội nghị đề nghị chương trình mục vụ kéo dài 3 năm với những điểm nhấn: Năm 2012: Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội; Năm 2013: Vun trồng và củng cố sự sống hiệp thông trong Giáo Hội; Năm 2014: Hiệp thông để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng; Chủ đề của mỗi năm sẽ được khai triển theo ba nhịp chính trong đời sống Giáo Hội: tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin. Hy vọng rằng những hoạt động cụ thể sẽ được triển khai nơi từng giáo phận để đời sống đức tin của người Công Giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn.
14. Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc Việt Nam lần thứ 29
Sáng ngày 11/10/2011 đã khai mạc Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 29 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sàigòn, với chủ đề “Hướng dãn Mục vụ Thánh nhạc”. Hiện diện tại buổi hội thảo có hơn 70 tham dự viên là các linh mục trưởng ban thánh nhạc các giáo phận, các chủng viện và dòng tu, các nhạc sĩ sáng tác và các ca trưởng. Rất nhiều vấn đề được các tham dự viên hội nghị đặt ra: Vấn đề Imprimatur, bình ca, vãn dâng hoa, cung kinh sách, ngâm tụng, ngắm nguyện, lớp chuyên tu, dùng CD thay ca đoàn trong phụng vụ, vai trò ca đoàn, tiết tấu trong phụng vụ, trang web riêng…
15. Nhóm phiên dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ kỷ niệm tròn 40 tuổi
Ngày 01/11/2011, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã dâng Thánh Lễ mừng sinh nhật thứ 40 (01/11/1971 - 01/11/2011) tại Đan Viện Nữ Biển Đức, Thủ Đức. Sau đó, Nhóm đã tổ chức Lễ mừng vào chiều tối ngày 15/12/2011 tại Khu du lịch Văn Thánh, Sài Gòn. Đây là buổi gặp gỡ của khoảng hơn 100 người, gồm các Quí Cha, các Sơ cùng các cộng tác viên khắp nơi hội tụ về mừng sự hiện diện 40 năm (1971-2011). Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM., đã thay mặt thường trực Ban Điều Hành nhóm nêu bật ý nghĩa về sự ra đời và hiện diện suốt 40 năm qua của nhóm. Đó là hoài bão muốn hiện thực hóa Công Đồng Vaticano II của một số anh chị em linh mục và tu sĩ từng theo học ở Âu Châu trở về nước vào thập niên 70 thế kỷ trước qua việc Việt hóa lời Chúa, từ các bộ lễ cho đến Thánh Kinh sao cho chúng trở nên gần gũi dễ hiểu hơn với mọi người Việt Nam.
16. Hội thảo về Tông huấn gia đình Familiaris Consortio nhân kỷ niệm 30 năm công bố (22/11/1981 - 2011)
Trong hai ngày 17 và 18/11/2011, Ủy ban Mục vụ Gia đình thuộc HĐGMVN đã tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 30 năm công bố Tông Huấn “Về các bổn phận của Gia đình” Familiaris Consortio (FC), bản “Đại Hiến Chương” về Gia Đình của Đức cố giáo hoàng chân phước Gioan Phaolô II tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng. Hội thảo có sự hiện diện của 2 giám mục, 37 linh mục, 32 tu sĩ, và 103 giáo dân, đại diện cho 16/26 giáo phận trong cả nước. Tại hội thảo, lần lượt 7 bài tham luận đã được trình bày nhằm khắc họa nội dung của Tông Huấn. Hội thảo cũng đã chia nhóm thảo luận với các vấn đề được đặt ra: Làm sao khởi động Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận?; Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận lên kế hoạch 3 năm; Giới thiệu các Hiệp hội giáo dân về Gia đình; nhóm 4: Giới thiệu tuần lễ gia đình, hướng về Đại hội Gia đình thế giới tại Milanô từ ngày 30/05 đến 03/06/2012.
17. Tổng giáo phận Sài Gòn tổ chức Công nghị giáo phận
Từ ngày 21 đến 26/11/2011, Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã tổ chức Công nghị với chủ đề “Đổi mới để hiệp thông và chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng” tại Trung tâm Mục vụ giáo phận. Sau Thánh lễ bế mạc cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, Thư ngỏ của Công nghị Tổng Giáo phận Sài Gòn 2011 gửi cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận đã được long trọng công bố. Thư ngỏ có đoạn: “Tất cả các ý kiến của Công Nghị đã được ban thư ký tổng hợp thành những đề nghị và đệ trình Đức Hồng y Tổng Giám mục, để ngài cứu xét và đưa ra những quyết định hậu Công Nghị.
Chúng tôi tin rằng, Thiên Chúa sẽ hoàn tất mọi việc Ngài đã khởi sự trong Công Nghị này. Và dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Công Nghị sẽ đem lại sức sống mới cho đời sống giáo phận, nếu chúng ta luôn hiệp thông với Thánh Thần và Giáo Hội, với nhau và với mọi người. Chúng ta hãy hân hoan ngợi khen Thiên Chúa “đã làm cho giáo phận bao việc kỳ diệu” mặc dầu chúng ta yếu kém và còn nhiều thiếu sót”.
18. Giáo phận Phát Diệm kỷ niệm 110 năm thành lập, Giáo phận Thái Bình mừng 75 năm thành lập
Trong 3 ngày, từ ngày 28 đến ngày 30/11/2011, Giáo phận Phát Diệm đã tổ chức hàng loạt các hoạc động mừng kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận và cũng để đón Đức cha Leopoldo Girelli tới thăm Giáo phận nhân dịp này. Đỉnh điểm của các hoạt động là Thánh Lễ Tạ ơn vào sáng ngày 29/11/2011 tại lễ đài tại quảng trường Nhà thờ Chính Tòa với sự tham dự của hơn 15.000 giáo dân trong các giáo xứ thuộc giáo phận. Trong năm 2011, để kỷ niệm 110 năm ngày thành lập giáo phận Phát Diệm, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã đề nghị với toàn thể mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận tập trung vào việc cầu nguyện với Lời Chúa và sống Lời Chúa.
Chiều ngày 30/11/2011, đông đảo đoàn con cái Giáo Phận Thái Bình lũ lượt kéo về Nhà Thờ Chính Tòa Thái Bình để hân hoan mừng Đại Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Giáo Phận. Đây là một biến cố hết sức trọng đại, một dấu ấn lịch sử quan trọng với những điểm son hào hung của một Giáo Phận luôn kiên trung giữ vững niềm tin và trung thành với Hội Thánh, dám sống chết để làm chứng cho Chúa Kitô. Dịp kỷ niệm này là như là cơ hội quý báu để hun đúc, thúc đẩy người giáo dân Thái Bình hãy có một đời sống đạo kiên trung hào hùng như cha anh, tiếp nối mạnh mẽ thêm 75 năm sắp tới với sức sống trào tràn của máu các thánh Tử Đạo và máu thánh Chúa Kitô hầu nối kết các tâm hồn vào trong sự sống sung mãn của Thiên Chúa hằng sống.
19. Cuộc gặp của Ba Giám Mục Việt Nam Hải Ngoại
Trong tuần lễ từ ngày 28/11 đến 02/12/2011, ba vị Giám Mục Việt Nam Hải Ngoại là Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Hoa Kỳ, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, Canada và Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia, đã có dịp gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cũng như những thao thức của các Cộng Đồng Dân Chúa nơi các ngài đang sống và làm việc, đồng thời có dịp lắng nghe những quan tâm, ưu tư của các linh mục, tu sĩ và giáo dân qua những cuộc đối thoại trong tinh thần đoàn kết và xây dựng. Các ngài đã đưa ra Lá Thư Ngỏ gửi Dân Chúa Việt Nam Hải Ngoại, trong đó ca ngợi đời sống đạo nhiệt thành của các linh mục, tu sĩ, giáo dân hải ngoại đã làm rạng rỡ cho truyền thống và di sản đức tin mà các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào minh chứng.
20. Caritas Việt Nam - Hội nghị thường niên năm 2011 và kỷ niệm 3 năm hoạt động.
Trong các ngày từ 13 đến 15/12/2011, Caritas Việt Nam tổ chức Hội Nghị thường niên năm 2011 và kỷ niệm ba năm hoạt động tại TGM Xuân Lộc với chủ đề: “Hiệp thông để thực thi sứ vụ Bác ái”. Tham dự hội nghị có 4 vị Giám mục và hơn 100 đại biểu Caritas của 26 giáo phận, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời. Trong báo cáo của Caritas Trung ương, Lm Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng SDB, Giám đốc Caritas Việt Nam khái quát về hoạt động của Caritas Trung ương với những nỗ lực của các phòng Phục vụ sự sống (chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật, bệnh nhân phong, bảo vệ sự sống, cứu trợ thiên tai); chương trình học bổng (Con Đường Sáng, Caritas Slovakia); phòng Đào tạo và Truyền thông (tổ chức các khóa Tập huấn, thông tin tạo sự hiệp thông - liên đới…). Ngài cũng trình bày đôi nét về hoạt động của Caritas 26 Giáo phận trong các lãnh vực bác ái xã hội khác nhau như: Chăm sóc người Khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, bảo vệ sự sống, chăm sóc y tế và bảo vệ môi trường; các dự án thăng tiến con người về nhân bản, tri thức, nghề nghiệp, cho vay vốn phát triển kinh tế; cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai. Cha Vinhsơn cũng trình bày đôi nét về Dự thảo Kế hoạch 5 năm của Caritas Việt Nam (2012 - 2016) và xin sự đóng góp ý kiến của quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và các thành viên Caritas cho đến cuối tháng 01/2012.
(còn tiếp)
Tổng hợp từ các website Công Giáo,
Lã Thụ Nhân
Văn Hóa
Một cặp vợ chồng tưởng nhớ kỷ niệm một Giáng Sinh xưa cũ
Bùi Hữu Thư
09:00 30/12/2011
Omaha, Nebraska, (CNA).- Không cón gì là đặc biệt, chỉ là một cây Giáng Sinh nhỏ bé có đèn mầu và một vài gói qùa nhỏ.
Nhưng với Dick Jones, 66 tuổi, vào ngày mở quà, ông đã có ngay cảm xúc về tình yêu và sự ấm cúng của gia đình. Ngồi trên giường sắt hai tầng của chiến hạm Hoa Kỳ U.S.S. Jamestown ngoài khơi Việt Nam năm 1967, chàng thủy thủ trẻ tuổi chầm chậm mở từng gói quà nhỏ để thấy cây Giáng Sinh nhỏ, một tập giấy viết, một cây bút và các tặng vật khác vị hôn thê của anh là Judie đã gửi.
Díck nói: "Trái tim tôi bị nung nóng, tôi còn nhớ ngồi nhìn ngắm những món qùa này và cảm xúc với niềm vui mỗi món quà mang lại cho tôi."
Cây Noel cao 12 inches đứng đó như một nhắc nhớ cho Jones về tình yêu đang bao bọc anh cũng như mùi thuốc súng của chiến tranh và và mùi ẩm ướt của rừng nhiệt đới tại Việt Nam anh phải đối diện hàng ngày.
Cây Noel cũng là biểu tượng cho niềm hy vọng được tái sinh mỗi năm khi con người mừng Lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh.
Judie, 65 tuổi, nói bà nhớ lại khi bà mua cây Noel đó.
"Tôi rất thích thú. Tôi muốn anh ấy cảm nhận được mái ấm gia đình và biết rằng chúng tôi đang xum họp bằng trái tim và tinh thần."
Judie Jones nói mừng lễ Đấng Cứu Chuộc Giáng Sinh co ý nghĩa sâu xa hơn là các quà tặng và những mua sắm và quảng cáo thương mại đã rầm rộ trong mùa này đối với biết bao nhiêu người.
"Đó là việc trông cậy nơi Chúa hàng ngày để xin cho người thân yêu được trở về nhà bình yên. Đó là sự mong đợi Chúa Giêsu giáng trần và tự hỏi có những điều gì mới lạ sẽ được cảm nghiệm trong năm tới nhờ ân sủng thiêng liêng của Người."
Qua bao nhiêu năm, ông bà Joneses vẫn cố gắng truyền cho bẩy đứa con và 22 đứa cháu tinh thần hy sinh và phục vụ là bảo trợ một gia đình trong mùa Giáng Sinh để mua qùa tặng cho họ hay trợ giúp tài chánh nếu họ cần thiết.
Dick nói: "Chúng tôi cố gắng không coi bất cứ gì là tự nhiên mà có. Chúng tôi thật là có phúc."
Ông nhớ lại những ơn lành khi tầu ông ghé hải cảng Phi Luật Tân và ông trực trong phòng ăn của chiến hạm.
Ông nói: "Chúng tôi được ăn sườn bò nướng một buổi chiều kia, và sau khi các thủy thủ đã vét sạch các điã nhôm, tôi dắt họ ra ngoài thùng rác trên bến tầu. Những người dân điạ phương may mắn được làm việc trong căn cứ Hải Quân đã kéo tới và bắt đầu lục lọi trong đống rác để tìm kiếm những miếng sườn còn sót để mang về cho gia đình, Tôi không bao giờ quên hình ảnh đó."
Những điều như vậy, ông Jones nói, giúp cho chúng tôi biết khiêm nhường, cầu nguyện và biết ơn, nhất là trong những ngày nghỉ lễ.
Bà Julie nói: "Có những năm tôi không dựng cây Noel, nhưng tôi luôn luôn trưng bầy cái cây Giáng Sinh nhỏ bé, và máng cỏ mà tôi đã tặng cho anh ấy ngày nào."
Nhưng với Dick Jones, 66 tuổi, vào ngày mở quà, ông đã có ngay cảm xúc về tình yêu và sự ấm cúng của gia đình. Ngồi trên giường sắt hai tầng của chiến hạm Hoa Kỳ U.S.S. Jamestown ngoài khơi Việt Nam năm 1967, chàng thủy thủ trẻ tuổi chầm chậm mở từng gói quà nhỏ để thấy cây Giáng Sinh nhỏ, một tập giấy viết, một cây bút và các tặng vật khác vị hôn thê của anh là Judie đã gửi.
Díck nói: "Trái tim tôi bị nung nóng, tôi còn nhớ ngồi nhìn ngắm những món qùa này và cảm xúc với niềm vui mỗi món quà mang lại cho tôi."
Cây Noel cao 12 inches đứng đó như một nhắc nhớ cho Jones về tình yêu đang bao bọc anh cũng như mùi thuốc súng của chiến tranh và và mùi ẩm ướt của rừng nhiệt đới tại Việt Nam anh phải đối diện hàng ngày.
Cây Noel cũng là biểu tượng cho niềm hy vọng được tái sinh mỗi năm khi con người mừng Lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh.
Judie, 65 tuổi, nói bà nhớ lại khi bà mua cây Noel đó.
"Tôi rất thích thú. Tôi muốn anh ấy cảm nhận được mái ấm gia đình và biết rằng chúng tôi đang xum họp bằng trái tim và tinh thần."
Judie Jones nói mừng lễ Đấng Cứu Chuộc Giáng Sinh co ý nghĩa sâu xa hơn là các quà tặng và những mua sắm và quảng cáo thương mại đã rầm rộ trong mùa này đối với biết bao nhiêu người.
"Đó là việc trông cậy nơi Chúa hàng ngày để xin cho người thân yêu được trở về nhà bình yên. Đó là sự mong đợi Chúa Giêsu giáng trần và tự hỏi có những điều gì mới lạ sẽ được cảm nghiệm trong năm tới nhờ ân sủng thiêng liêng của Người."
Qua bao nhiêu năm, ông bà Joneses vẫn cố gắng truyền cho bẩy đứa con và 22 đứa cháu tinh thần hy sinh và phục vụ là bảo trợ một gia đình trong mùa Giáng Sinh để mua qùa tặng cho họ hay trợ giúp tài chánh nếu họ cần thiết.
Dick nói: "Chúng tôi cố gắng không coi bất cứ gì là tự nhiên mà có. Chúng tôi thật là có phúc."
Ông nhớ lại những ơn lành khi tầu ông ghé hải cảng Phi Luật Tân và ông trực trong phòng ăn của chiến hạm.
Ông nói: "Chúng tôi được ăn sườn bò nướng một buổi chiều kia, và sau khi các thủy thủ đã vét sạch các điã nhôm, tôi dắt họ ra ngoài thùng rác trên bến tầu. Những người dân điạ phương may mắn được làm việc trong căn cứ Hải Quân đã kéo tới và bắt đầu lục lọi trong đống rác để tìm kiếm những miếng sườn còn sót để mang về cho gia đình, Tôi không bao giờ quên hình ảnh đó."
Những điều như vậy, ông Jones nói, giúp cho chúng tôi biết khiêm nhường, cầu nguyện và biết ơn, nhất là trong những ngày nghỉ lễ.
Bà Julie nói: "Có những năm tôi không dựng cây Noel, nhưng tôi luôn luôn trưng bầy cái cây Giáng Sinh nhỏ bé, và máng cỏ mà tôi đã tặng cho anh ấy ngày nào."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Sâu Cái Kiến Sau Nhà
Trầm Tĩnh Nguyện
22:11 30/12/2011
CON SÂU CÁI KIẾN SAU NHÀ
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện (Việt Nam)
Cuối năm thôi việc ở nhà
Làm quen đất đá cỏ hoa trong vườn.
Cái gì cũng thấy dễ thương.
(TTN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện (Việt Nam)
Cuối năm thôi việc ở nhà
Làm quen đất đá cỏ hoa trong vườn.
Cái gì cũng thấy dễ thương.
(TTN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền