Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/05: Thần chân lý sẽ làm chứng về Thầy – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ - TGP Hà Nội
Giáo Hội Năm Châu
02:49 25/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.
“Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.”
Đó là lời Chúa
Đến mức anh hùng
Lm Minh Anh
15:05 25/05/2025
ĐẾN MỨC ANH HÙNG
“Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường!”.
Ngày kia, Paul Rader thăm đấu trường Colosseum, nơi các Kitô hữu đầu tiên bị thú dữ ăn thịt. Ông viết, “Tôi ngước mắt lên trời, nơi Chúa Cha đang ngồi chứng kiến các con cái Ngài vui mừng chờ đợi cái chết. Các Kitô hữu quỳ ngay trước ngưỡng thiên đàng, vừa bùi ngùi, vừa hớn hở khi biết rằng, họ sắp về nhà Cha! Không tài sản nào có thể níu chân họ. Tử đạo - hy sinh ‘đến mức anh hùng’ - nhất định là một phần không thể thiếu trong đời sống của một chứng nhân!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Biết mình sắp về cùng Chúa Cha, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ những gì đang chờ đợi họ, “Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường!”. Và còn hơn thế, những gì đòi họ phải hy sinh ‘đến mức anh hùng!’.
Rất có thể, khi nghe Chúa Giêsu nói về việc họ sẽ bị khai trừ khỏi hội đường và thậm chí bị giết, thì với các môn đệ, điều này có thể vào tai này, ra tai kia. Hoặc những lời này có thể khiến họ khó chịu đôi chút - cũng rất có thể - nhưng họ chỉ nghe mà không quá lo lắng! Nhưng vào chính thời điểm chịu bách hại thật sự, các môn đệ sẽ nhớ lại những gì Thầy đã nói và họ đã bình tĩnh, can đảm hơn. Chính lúc đó, lời hứa của Chúa Giêsu sẽ giúp họ thoát khỏi mọi cám dỗ tuyệt vọng vốn có thể dẫn đến chỗ mất đức tin.
Thế nhưng, điều thú vị ở đây là những gì Chúa Giêsu không nói! Ngài không nói, “Hãy chuẩn bị vũ trang, chống trả, bạo động!”. Thay vào đó, Ngài nói với họ về một điều gì đó tuyệt vời hơn - Chúa Thánh Thần, “Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy!”. “Thánh Thần” sẽ không đến để giải quyết các vấn đề của chúng ta; thay vào đó, sẽ dạy chúng ta hiểu chúng, do đó, dẫn chúng ta đến việc hiểu những gì thực sự phải ‘thay đổi bên trong’ mỗi người để duy trì và làm sống động chứng tá về cuộc sống của mình trong Chúa Kitô. Với chúng ta, cuộc chiến dành ưu tiên cho Thiên Chúa và các giá trị Tin Mừng không chỉ là bách hại, bắt bớ bên ngoài; nhưng còn là những gì diễn ra trong chính nội tâm mà bạn và tôi cũng phải trả giá ‘đến mức anh hùng’. Đó cũng là một phần không thể thiếu của người môn đệ mọi thời.
Anh Chị em,
“Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường!”. Chúa Giêsu đã bị khai trừ, bị giết chết, nhưng đó là cơ hội để Ngài chứng tỏ tình yêu và lòng vâng phục đối với Chúa Cha hầu cứu rỗi các linh hồn. Cũng vậy, bách hại, bắt bớ, thử thách bên ngoài lẫn bên trong của chúng ta là cơ hội để mỗi người chứng tỏ tình yêu và lòng trung thành với Thiên Chúa với những ước mong ơn cứu độ được ban cho thế giới! Chúa Giêsu đã vượt qua tất cả và Ngài đã chiến thắng. Với chúng ta, Chúa Thánh Thần ở trong và ở bên chúng ta, đang đồng hành để tiếp sức giúp chúng ta vượt qua như Chúa Giêsu. Được như thế, mỗi ngày, bạn và tôi khác nào các Kitô hữu sơ khai, mắt đăm đăm “nhìn ngưỡng thiên đàng, vừa bùi ngùi, vừa hớn hở” khi biết rằng, mình đang đi về nhà Cha và nhất là ‘đang ở’ trong nhà Cha.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh của Thánh Thần vì biết rằng, đường nên thánh của con không thể thiếu những hy sinh mà con phải trả giá ‘đến mức anh hùng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường!”.
Ngày kia, Paul Rader thăm đấu trường Colosseum, nơi các Kitô hữu đầu tiên bị thú dữ ăn thịt. Ông viết, “Tôi ngước mắt lên trời, nơi Chúa Cha đang ngồi chứng kiến các con cái Ngài vui mừng chờ đợi cái chết. Các Kitô hữu quỳ ngay trước ngưỡng thiên đàng, vừa bùi ngùi, vừa hớn hở khi biết rằng, họ sắp về nhà Cha! Không tài sản nào có thể níu chân họ. Tử đạo - hy sinh ‘đến mức anh hùng’ - nhất định là một phần không thể thiếu trong đời sống của một chứng nhân!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Biết mình sắp về cùng Chúa Cha, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ những gì đang chờ đợi họ, “Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường!”. Và còn hơn thế, những gì đòi họ phải hy sinh ‘đến mức anh hùng!’.
Rất có thể, khi nghe Chúa Giêsu nói về việc họ sẽ bị khai trừ khỏi hội đường và thậm chí bị giết, thì với các môn đệ, điều này có thể vào tai này, ra tai kia. Hoặc những lời này có thể khiến họ khó chịu đôi chút - cũng rất có thể - nhưng họ chỉ nghe mà không quá lo lắng! Nhưng vào chính thời điểm chịu bách hại thật sự, các môn đệ sẽ nhớ lại những gì Thầy đã nói và họ đã bình tĩnh, can đảm hơn. Chính lúc đó, lời hứa của Chúa Giêsu sẽ giúp họ thoát khỏi mọi cám dỗ tuyệt vọng vốn có thể dẫn đến chỗ mất đức tin.
Thế nhưng, điều thú vị ở đây là những gì Chúa Giêsu không nói! Ngài không nói, “Hãy chuẩn bị vũ trang, chống trả, bạo động!”. Thay vào đó, Ngài nói với họ về một điều gì đó tuyệt vời hơn - Chúa Thánh Thần, “Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy!”. “Thánh Thần” sẽ không đến để giải quyết các vấn đề của chúng ta; thay vào đó, sẽ dạy chúng ta hiểu chúng, do đó, dẫn chúng ta đến việc hiểu những gì thực sự phải ‘thay đổi bên trong’ mỗi người để duy trì và làm sống động chứng tá về cuộc sống của mình trong Chúa Kitô. Với chúng ta, cuộc chiến dành ưu tiên cho Thiên Chúa và các giá trị Tin Mừng không chỉ là bách hại, bắt bớ bên ngoài; nhưng còn là những gì diễn ra trong chính nội tâm mà bạn và tôi cũng phải trả giá ‘đến mức anh hùng’. Đó cũng là một phần không thể thiếu của người môn đệ mọi thời.
Anh Chị em,
“Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường!”. Chúa Giêsu đã bị khai trừ, bị giết chết, nhưng đó là cơ hội để Ngài chứng tỏ tình yêu và lòng vâng phục đối với Chúa Cha hầu cứu rỗi các linh hồn. Cũng vậy, bách hại, bắt bớ, thử thách bên ngoài lẫn bên trong của chúng ta là cơ hội để mỗi người chứng tỏ tình yêu và lòng trung thành với Thiên Chúa với những ước mong ơn cứu độ được ban cho thế giới! Chúa Giêsu đã vượt qua tất cả và Ngài đã chiến thắng. Với chúng ta, Chúa Thánh Thần ở trong và ở bên chúng ta, đang đồng hành để tiếp sức giúp chúng ta vượt qua như Chúa Giêsu. Được như thế, mỗi ngày, bạn và tôi khác nào các Kitô hữu sơ khai, mắt đăm đăm “nhìn ngưỡng thiên đàng, vừa bùi ngùi, vừa hớn hở” khi biết rằng, mình đang đi về nhà Cha và nhất là ‘đang ở’ trong nhà Cha.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh của Thánh Thần vì biết rằng, đường nên thánh của con không thể thiếu những hy sinh mà con phải trả giá ‘đến mức anh hùng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 25/05/2025
134. Vong ân phụ nghĩa thì như gió nóng thỗi cạn nguồn suối nhân thiện lương; đem mưa rào tử ái và giòng sông ân sủng thổi thành khô cạn.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 25/05/2025
50. MỞ CỬA SỔ
Có một người thích ăn bớt, bạn bè thân thiết có việc gì thì hắn ta làm hay không làm cũng đều đòi mọi người chung tiền nhậu nhẹt, nhưng hắn ta thì một xu cũng không bỏ ra, lại còn ăn bớt những đồng tiền thừa khi mua cơm rượu.
Diêm vương hận hắn ta lương tâm quá hắc ám bèn bắt hắn ta đến âm phủ, nhốt trong ngục tối để chịu tội.
Nhưng hắn ta vừa vào trong ngục thì vội vàng la lớn:
- “Căn phòng này quá tối, lại còn có mấy người ở đây nữa, mau chung tiền lại làm cái cửa sổ, cho sáng sáng một chút.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 50:
Nhà tù trên mặt đất và hỏa ngục đều giống nhau một điểm là mất tự do.
Nhà thờ trên mặt đất và thiên đàng đều giống nhau một điểm là có Đức Chúa Giê-su hiện diện.
Mọi người Ki-tô hữu trên thế gian đều giống nhau một điểm là sống bác ái.
Nhà tù, dù cho có nhiều cửa sổ để “sáng sáng một chút” thì vẫn cứ là nhà tù, là nơi giam cầm những tội nhân; nhà thờ, dù là nhà thờ bằng tranh vách đất thì cũng có Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi bí tích Thánh Thể.
Khi người Ki-tô hữu hiểu điều ấy cách sâu xa, thì sẽ không bỏ thánh lễ ngày thường cũng như thánh lễ ngày chúa nhật được, bởi vì không ai dại gì tình nguyện đem mình và kho báu vô giá bỏ vào ngồi trong nhà tù…
Ai có tai thì nghe và hiểu…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người thích ăn bớt, bạn bè thân thiết có việc gì thì hắn ta làm hay không làm cũng đều đòi mọi người chung tiền nhậu nhẹt, nhưng hắn ta thì một xu cũng không bỏ ra, lại còn ăn bớt những đồng tiền thừa khi mua cơm rượu.
Diêm vương hận hắn ta lương tâm quá hắc ám bèn bắt hắn ta đến âm phủ, nhốt trong ngục tối để chịu tội.
Nhưng hắn ta vừa vào trong ngục thì vội vàng la lớn:
- “Căn phòng này quá tối, lại còn có mấy người ở đây nữa, mau chung tiền lại làm cái cửa sổ, cho sáng sáng một chút.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 50:
Nhà tù trên mặt đất và hỏa ngục đều giống nhau một điểm là mất tự do.
Nhà thờ trên mặt đất và thiên đàng đều giống nhau một điểm là có Đức Chúa Giê-su hiện diện.
Mọi người Ki-tô hữu trên thế gian đều giống nhau một điểm là sống bác ái.
Nhà tù, dù cho có nhiều cửa sổ để “sáng sáng một chút” thì vẫn cứ là nhà tù, là nơi giam cầm những tội nhân; nhà thờ, dù là nhà thờ bằng tranh vách đất thì cũng có Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi bí tích Thánh Thể.
Khi người Ki-tô hữu hiểu điều ấy cách sâu xa, thì sẽ không bỏ thánh lễ ngày thường cũng như thánh lễ ngày chúa nhật được, bởi vì không ai dại gì tình nguyện đem mình và kho báu vô giá bỏ vào ngồi trong nhà tù…
Ai có tai thì nghe và hiểu…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Leo XIV lúc đọc kinh Lạy Nữ Vương ngày 24 tháng 5 năm 2025 tại Quảng trường Thánh Phêrô
Vũ Văn An
14:35 25/05/2025

Anh chị em thân mến, Chúc anh chị em một Chúa Nhật vui vẻ!
Tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu của thừa tác vụ giữa anh chị em. Trước hết, tôi muốn cảm ơn anh chị em đã thể hiện tình cảm và xin anh chị em tiếp tục ủng hộ tôi bằng lời cầu nguyện và sự gần gũi của anh chị em.
Trong bất cứ điều gì Chúa kêu gọi chúng ta làm, trong cả cuộc sống hằng ngày và hành trình đức tin của chúng ta, có những lúc chúng ta cảm thấy mình không đủ khả năng. Tuy nhiên, Tin Mừng Chúa Nhật này (x. Ga 14:23-29) bảo chúng ta đừng cậy dựa vào khả năng của mình mà hãy cậy dựa vào lòng thương xót của Chúa, Đấng đã chọn chúng ta, và hãy tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta và dạy chúng ta mọi điều.
Vào đêm trước ngày Thầy qua đời, các Tông đồ, trong sự bối rối và đau khổ, đã tự hỏi làm thế nào họ có thể tiếp tục làm chứng cho vương quốc của Thiên Chúa. Lúc đó, Chúa Giêsu đã nói với họ về ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Người đã đưa ra lời hứa tuyệt vời này: "Những ai yêu mến Thầy sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu thương họ, và Chúng Ta sẽ đến và ở với họ" (câu 23).
Bằng cách này, Chúa Giêsu đã giải thoát các môn đệ khỏi sự lo lắng của họ, nói với họ: "Đừng để lòng các con bối rối và đừng sợ hãi" (câu 27). Vì nếu chúng ta ở lại trong tình yêu của Người, Người sẽ đến ngự trong chúng ta và cuộc sống của chúng ta sẽ trở thành đền thờ của Thiên Chúa. Tình yêu của Người soi sáng chúng ta, ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và hành động, lan tỏa ra bên ngoài đến những người khác và ôm trọn mọi hoàn cảnh trong cuộc sống của chúng ta.
Anh chị em thân mến, sự ngự trị của Thiên Chúa trong chúng ta chính là ân huệ của Chúa Thánh Thần, Đấng nắm tay chúng ta và giúp chúng ta trải nghiệm sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa giữa cuộc sống thường nhật, vì Người biến chúng ta thành nhà của Người.
Thật tuyệt vời khi nghĩ rằng, khi chúng ta xem xét ơn gọi cá nhân, những hoàn cảnh chúng ta gặp phải và những người được giao phó cho chúng ta chăm sóc, những cam kết và trách nhiệm của chúng ta, và sự phục vụ của chúng ta trong Giáo hội, mỗi người chúng ta có thể tự tin nói rằng: “Mặc dù tôi yếu đuối, Chúa không xấu hổ về nhân tính của tôi. Thay vào đó, Người đến ngự trong tôi. Người đồng hành với tôi bằng Thánh Thần của Người; Người soi sáng tôi và biến tôi thành khí cụ tình yêu của Người dành cho người khác, cho xã hội và cho thế giới”.
Các bạn thân mến, trên cơ sở lời hứa đó, chúng ta hãy bước đi trong niềm vui nảy sinh từ đức tin, để trở thành đền thờ thánh thiện của Chúa. Chúng ta hãy quyết tâm mang tình yêu của Người đến khắp mọi nơi, không bao giờ quên rằng mỗi chị em và anh em của chúng ta là nơi ở của Thiên Chúa và sự hiện diện của Người được thể hiện trên hết nơi những người bé nhỏ, nơi những người nghèo và những người đau khổ, những người yêu cầu chúng ta trở thành những Kitô hữu chu đáo và giàu lòng trắc ẩn.
Và chúng ta hãy phó thác bản thân cho sự chuyển cầu của Đức Maria Rất Thánh. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã trở thành “nơi ở được thánh hiến cho Thiên Chúa”. Với Mẹ, chúng ta cũng có thể biết được niềm vui khi chào đón Chúa vào cuộc sống của chúng ta và trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu của Người.
Lời phát biểu của Đức Thánh Cha sau khi nguyện kinh Lay Nữ Vương
Anh chị em thân mến!
Hơm qua, tại Poznań (Ba Lan), Stanislaus Kostka Streich, một linh mục giáo phận bị giết vì lòng căm thù đức tin vào năm 1938 vì công việc của ngài thay mặt cho người nghèo và công nhân đã làm những người theo hệ tư tưởng Cộng sản tức giận, đã được tuyên phong chân phước. Xin cho tấm gương của ngài truyền cảm hứng cho các linh mục nói riêng để họ quảng đại hiến thân phục vụ Tin Mừng và anh chị em của mình.
Cũng trong ngày hôm qua, vào ngày lễ kính Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, chúng ta đã cử hành Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, do Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thiết lập. Tại các nhà thờ và đền thánh trên khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới, những lời cầu nguyện đã được dâng lên Thiên Chúa như một dấu chỉ quan tâm và tình cảm đối với những người Công Giáo Trung Quốc và sự hiệp thông của họ với Giáo Hội hoàn vũ. Xin lời chuyển cầu của Đức Maria Chí Thánh ban cho họ và cho chúng ta ân sủng để trở thành những chứng nhân mạnh mẽ và vui tươi của Tin Mừng, ngay cả giữa những thử thách, để chúng ta luôn thúc đẩy hòa bình và hòa hợp.
Với những tình cảm này, lời cầu nguyện của chúng ta bao trùm tất cả những người đang đau khổ vì chiến tranh. Chúng ta hãy cầu xin lòng can đảm và sự kiên trì cho những người tham gia đối thoại và tìm kiếm hòa bình một cách chân thành.
Mười năm trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký Thông điệp Laudato Si’, dành riêng để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Thông điệp này đã có tác động phi thường, truyền cảm hứng cho vô số sáng kiến và dạy mọi người lắng nghe tiếng kêu cứu kép của Trái Đất và của người nghèo. Tôi chào đón và khích lệ phong trào Laudato Si’ và tất cả những người thực hiện cam kết này.
Tôi chào tất cả những người đến từ Ý và từ nhiều nơi khác trên thế giới, đặc biệt là những người hành hương từ Valencia và Ba Lan, với lời chúc lành cho những người ở Ba Lan đang tham gia cuộc hành hương lớn đến Đền thánh Marian Piekary Śląskie. Lời chào của tôi cũng gửi đến các tín hữu từ Pescara, Sortino, Paternò, Caltagirone, Massarosa Nord, Malnate Palagonia và Cerello, cũng như những người từ giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở Rome. Tôi chào những người chịu phép thêm sức từ Tổng giáo phận Genoa, San Teodoro, trong Giáo phận Tempio-Ampurias, và những người đi xe đạp từ Paderno Dugnano và Bersaglieri từ Palermo.
Tôi chúc mọi người một ngày Chủ Nhật vui vẻ!
BÀI GIẢNG CỦA Đức Thánh Cha LÊ-Ô XIV TRONG THÁNH LỄ NHẬN TÒA GIÁM MỤC ROMA
Vũ Văn An
15:11 25/05/2025
Tại Vương cung thánh đường Latêranô, Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh, ngày 25 tháng 5 năm 2025, Đức Leo XIV đã chính thức tiếp nhận tòa giám mục của ngài. Một thánh lễ đại trào đã diễn ra tại đây, trong đó Đức Leo XIV đã có bài giảng sau đây:

Tôi xin gửi lời chào trân trọng đến các Hồng Y hiện diện, đặc biệt là Hồng Y Đại diện, các Giám Mục Phụ Tá, tất cả các giám mục và linh mục – linh mục chánh xứ, cha sở và tất cả những người hợp tác theo nhiều cách khác nhau trong việc chăm sóc mục vụ cho các cộng đồng của chúng ta. Lời chào của tôi cũng gửi đến các phó tế, nam nữ tu sĩ, chính quyền dân sự và tất cả anh chị em, những tín hữu giáo dân thân mến.
Giáo hội Roma là người thừa hưởng một lịch sử vĩ đại, dựa trên chứng tá của Thánh Phêrô, Phaolô và vô số các vị tử đạo, và có một sứ mệnh độc nhất, như chúng ta thấy từ dòng chữ trên mặt tiền của Nhà thờ chính tòa này: trở thành Mater omnium Ecclesiarum, Mẹ của tất cả các Giáo hội.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường khuyến khích chúng ta suy gẫm về chiều kích mẫu tử của Giáo hội (x. Evangelii Gaudium, 46-49,139-141; Catechesis, ngày 13 tháng 1 năm 2016) và những phẩm chất đặc trưng của Mẹ là sự dịu dàng, hy sinh bản thân và khả năng lắng nghe. Những phẩm chất đó không chỉ giúp Mẹ giúp đỡ người khác mà còn thường dự đoán được nhu cầu và mong đợi của họ trước khi chúng được bày tỏ. Chúng tôi hy vọng rằng những phẩm chất đó sẽ ngày càng hiện diện trong dân Chúa ở khắp mọi nơi, bao gồm cả ở đây, trong gia đình giáo phận vĩ đại của chúng ta: trong các tín hữu, trong các mục tử và trước hết là trong chính tôi. Các bài đọc mà chúng ta đã nghe có thể giúp chúng ta suy gẫm về những phẩm chất này.
Sách Công vụ Tông đồ (x. 15:1-2, 22-29) đặc biệt mô tả cách cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đối diện với thách thức mở lòng với thế giới ngoại giáo trong việc rao giảng Tin Mừng. Đây không phải là vấn đề dễ dàng; nó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và lắng nghe lẫn nhau. Đây là trường hợp của cộng đồng ở Antioch, nơi anh em, thông qua đối thoại - và thậm chí là bất đồng - đã cùng nhau giải quyết vấn đề. Sau đó, Thánh Phao-lô và Ba-na-ba lên Giê-ru-sa-lem. Các ngài không tự mình giải quyết vấn đề: các ngài muốn hiệp thông với Giáo hội Mẹ và vì vậy các ngài đã đến đó với sự khiêm nhường.
Tại Giê-ru-sa-lem, họ tìm thấy thánh Phêrô và các Tông đồ, những người vị sẵn sàng lắng nghe các ngài. Đây là khởi đầu của một cuộc đối thoại, cuối cùng đã dẫn đến quyết định đúng đắn. Nhận ra những khó khăn của những người mới trở lại đạo, các vị đã đồng ý không áp đặt gánh nặng quá mức cho họ, mà chỉ nhấn mạnh vào những gì thiết yếu (x. Công vụ 15:28-29). Theo cách này, những gì có vẻ là một vấn đề đã trở thành cơ hội để mọi người suy gẫm và phát triển.
Tuy nhiên, bản văn Kinh thánh cho chúng ta biết một điều khác, vượt ra ngoài các động lực nhân bản phong phú và đáng lưu ý của biến cố.
Chúng ta thấy điều này trong những từ ngữ mà anh em ở Giê-ru-sa-lem sử dụng để truyền đạt quyết định của các vị cho những người ở Antioch. Các vị viết: “Vì Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã thấy điều đó là tốt” (x. Cv 15:28). Nói cách khác, các vị nhấn mạnh rằng phần quan trọng nhất của toàn bộ biến cố là lắng nghe tiếng Chúa, điều khiến mọi thứ khác trở nên khả hữu. Theo cách này, các vị nhắc nhở chúng ta rằng sự hiệp thông chủ yếu được xây dựng “trên đầu gối của chúng ta”, thông qua lời cầu nguyện và cam kết liên tục hoán cải. Vì chỉ bằng cách này, mỗi người chúng ta mới có thể nghe thấy trong tiếng nói của Chúa Thánh Thần kêu lên: “Abba! Cha ơi!” (Gal 4:6) và sau đó, kết quả là, lắng nghe và hiểu người khác như anh chị em của chúng ta.
Tin mừng tái khẳng định quan điểm này (x. Ga 14:23-29). Tin mừng đảm bảo với chúng ta rằng chúng ta không đơn độc trong việc đưa ra quyết định của mình trong cuộc sống. Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường để đi theo, “dạy dỗ” chúng ta và “nhắc nhở” chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta (x. Ga 14:26).
Trước hết, Chúa Thánh Thần dạy chúng ta những lời của Chúa bằng cách in sâu vào bên trong chúng ta, được viết ra, như hình ảnh trong Kinh thánh, không còn trên những tấm bia đá nữa mà là trong trái tim chúng ta (x. Gr 31:33). Ơn phúc này giúp chúng ta trưởng thành và trở thành “một lá thư của Chúa Kitô” (x. 2 Cr 3:3) cho nhau. Tất nhiên, chúng ta càng để mình được Tin Mừng thuyết phục và biến đổi — để sức mạnh của Chúa Thánh Thần thanh tẩy trái tim chúng ta, làm cho lời nói của chúng ta thẳng thắn, làm cho mong muốn của chúng ta trung thực và rõ ràng, và làm cho hành động của chúng ta quảng đại — thì chúng ta càng có khả năng công bố sứ điệp của nó.
Ở đây, động từ khác xuất hiện: chúng ta nhớ, nghĩa là chúng ta suy gẫm trong trái tim mình về những gì chúng ta đã trải nghiệm và học được, để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa của nó và để thưởng thức vẻ đẹp của nó.
Tôi nghĩ về quá trình lắng nghe đầy thách thức mà Giáo phận Rome đã thực hiện trong những năm này, một quá trình được thực hiện ở nhiều bìnhh diện khác nhau: lắng nghe thế giới xung quanh chúng ta để đáp lại những thách thức của nó, và lắng nghe trong cộng đồng của chúng ta để hiểu nhu cầu và đề xuất các sáng kiến khôn ngoan và tiên tri về truyền giáo và bác ái. Đây là một hành trình đầy thử thách, liên tục nhằm nắm bắt một thực tại rất phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, nó xứng đáng với lịch sử của Giáo hội địa phương này, nơi đã chứng minh, hết lần này đến lần khác, rằng Giáo hội có thể "nghĩ lớn", không sợ bắt tay vào các dự án táo bạo và đối diện với những tình huống mới và đầy thử thách.
Điều này hiển nhiên trong những nỗ lực to lớn và nhiều sáng kiến mà Giáo phận đã thực hiện để chào đón và đáp ứng nhu cầu của những người hành hương trong Năm Thánh hiện tại. Cảm ơn anh chị em! Những điều này đã khiến thành phố Rome xuất hiện với du khách, một số người trong số họ đã đi từ xa, như một ngôi nhà rộng mở và chào đón, và trên hết là một nơi có đức tin sâu sắc.
Về phần mình, tôi muốn bày tỏ mong muốn mạnh mẽ của mình là đóng góp vào quá trình liên tục tuyệt vời này bằng cách lắng nghe mọi người nhiều nhất có thể, để học hỏi, hiểu và quyết định mọi việc cùng nhau, như Thánh Augustinô đã nói, "với anh chị em như một Kitô hữu và vì anh chị em như một Giám mục " (xem Bài giảng 340, 1). Tôi cũng xin anh chị em ủng hộ tôi trong lời cầu nguyện và lòng bác ái, ghi nhớ lời của Thánh Leo Cả: “Mọi điều tốt lành chúng ta làm trong việc thực hiện thừa tác vụ của mình đều là công trình của Chúa Kitô chứ không phải của riêng chúng ta, vì chúng ta không thể làm gì nếu không có Người. Tuy nhiên, chúng ta vinh dự trong Người, Đấng mà mọi hiệu quả công việc của chúng ta đều bắt nguồn từ Người” (Bài giảng 5, De Natali Ipsius, 4).
Tôi xin kết thúc bằng cách thêm vào những lời mà Đức Chân phước Gioan Phaolô I, người có khuôn mặt vui tươi và thanh thản đã mang lại cho ngài biệt danh "Giáo hoàng tươi cười", đã chào đón gia đình giáo phận mới của ngài vào ngày 23 tháng 9 năm 1978. "Thánh Piô X", ngài nói, "khi vào Venice với tư cách là thượng phụ, đã thốt lên trong nhà thờ Thánh Máccô: 'Tôi sẽ ra sao, những người Venice thân mến, nếu tôi không yêu anh chị em?' Tôi sẽ nói điều tương tự với anh chị em người Rôma: Tôi đảm bảo với anh chị em rằng tôi yêu anh chị em, rằng tôi chỉ mong muốn phục vụ anh chị em và đặt khả năng ít ỏi của mình, chút ít mà tôi có và tôi là, để phục vụ tất cả mọi người" (Bài giảng lễ nhậm chức của Giám mục Rôma).
Tôi cũng bày tỏ tình cảm của mình đối với anh chị em và mong muốn được chia sẻ với anh chị em, trên hành trình cùng nhau, những niềm vui và nỗi buồn, những cuộc đấu tranh và hy vọng của chúng ta. Tôi cũng dâng lên Chúa “những gì ít ỏi tôi có và tôi là”, phó thác cho sự chuyển cầu của Thánh Phêrô và Phaolô và của tất cả những anh chị em khác của chúng ta, những người mà sự thánh thiện đã soi sáng lịch sử của Giáo hội này và các đường phố của thành phố này. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành và chuyển cầu cho chúng ta.
4 Giáo hoàng gần đây nhất và 3 bà mẹ đi làm
Vũ Văn An
15:48 25/05/2025
Tom Hoopes, trên Aleteia, ngày 25/05/25 có bài về 4 bà mẹ của 4 vị giáo hoàng gần đây nhất:
Sau đây là một đánh giá nhanh về cuộc sống gia đình của những vị Giáo hoàng gần đây nhất, từ Đức Leo XIV đến Đức Gioan Phaolô II, và đặc biệt là vai trò của Mildred, Regina, Maria và Emilia.
Người ta lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV là con trai của một bà mẹ đi làm và sinh con muộn, và điều đó đúng — nhưng điều mọi người bỏ lỡ là mẹ của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng làm việc bên ngoài nhà. Chỉ có Đức Phanxicô có một bà mẹ ở nhà.
Sau đây là một đánh giá nhanh về cuộc sống gia đình của những vị Giáo hoàng gần đây nhất.
Mẹ của Giáo hoàng Leo XIV: thủ thư và ca sĩ có bằng thạc sĩ.

Mildred Martinez Prevost sinh năm 1912 tại Chicago với cha mẹ là người lai đã chuyển đến đó từ New Orleans. Hai chị gái của bà đã trở thành nữ tu, nhưng bà đã kết hôn và có ba người con.
Cha của Đức Giáo Hoàng, Louis, là một cựu chiến binh Thế chiến II, từng là trung úy Hải quân ở Địa Trung Hải trước khi trở về Phía Nam Chicago để làm việc trong hệ thống trường học trong khi làm giáo lý viên tại nhà thờ của họ.
Mildred đã đi học đại học muộn, lấy bằng cử nhân tại Đại học DePaul ở tuổi 34 và lấy bằng thạc sĩ giáo dục hai năm sau đó. Bà làm thủ thư tại hai trường trung học: Von Steuben và Mendel.
Công việc của bà không ngăn cản bà dạy con nấu ăn, ủi đồ và làm tình nguyện viên tại giáo xứ.
"Bà ấy thực sự là một vị thánh", Giám mục Daniel Turley, người đã biết Đức Giáo Hoàng Leo XIV khi còn là thiếu niên, nói với tờ New York Times. "Bà ấy chỉ là một trong những người mà bạn gặp và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa".
Bà đặc biệt được biết đến với việc hát bài Ave Maria. "Đó là bài hát đặc trưng của bà", con trai cả của bà, Louis nói. "Ngài sẽ hát vang bài hát đó".
Mẹ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Regina, là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của ngài.
Người mẹ của Đức Giáo Hoàng có nhiều con nhất — bà có năm người — cũng là người nội trợ. Bà giữ các phong tục của Ý, làm bánh gnocchi tự làm cho gia đình, mặc dù, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kể trong cuốn tự truyện của ngài, bà tuyên bố rằng bà "thậm chí không thể chiên một quả trứng" khi bà kết hôn.
Cha của ngài, Mario Bergoglio là một kế toán đã chạy trốn khỏi bọn phát xít ở Ý vào năm 1929 nhưng Regina được sinh ra ở Argentina trong gia đình nhập cư Ý.

Bà rất vui mừng khi người con trai cả của bà thoáng cân nhắc việc học y khoa đến nỗi khi cậu bé nói với bà rằng mình sẽ trở thành một linh mục, cậu đã làm dịu đi tin tức này cho mẹ mình bằng cách gọi ơn gọi của mình là "thuốc cho tâm hồn".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhớ lại trong cuốn tự truyện của ngài rằng, khi trở về sau chuyến thăm Sri Lanka vào năm 2015, ngài đã nói với các nhà báo rằng cần phải có sự điều độ trong mọi việc — "nhưng nếu ai đó xúc phạm mẹ bạn, thì việc họ có thể bị đánh là điều bình thường".
Mẹ của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, giống như mẹ của Đức Leo, có ba người con và một công việc.
Maria (Rieger) Ratzinger, mẹ của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đã học nghề làm bánh từ cha mẹ mình và làm việc tại một số ngôi nhà riêng với tư cách là một đầu bếp, trước khi trở thành đầu bếp tráng miệng tại Khách sạn Wittelsbach ở Munich.
Bà kết hôn với Joseph Ratzinger Sr. sau khi trả lời một quảng cáo cá nhân trên báo. Bà tiếp tục làm việc sau khi kết hôn nhưng khi chồng bà, một cảnh sát phản đối Đức Quốc xã, được điều đến những địa điểm ngày càng nhỏ hơn, công việc trở nên khan hiếm.

Nhà sử học người Đức Michael Hesemann đã dành nhiều tháng phỏng vấn anh trai của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về cuộc sống khi lớn lên của cố Giáo hoàng. “Ở Mỹ, bạn có một câu nói rất hay, ‘một gia đình cầu nguyện cùng nhau, sẽ ở bên nhau’”, Hesemann nói với ABC News. “Bí mật của gia đình Ratzinger là họ cầu nguyện cùng nhau... khi họ gặp vấn đề trong gia đình, vấn đề sẽ được giải quyết bằng lời cầu nguyện và đó là lý do tại sao gia đình trở nên hòa thuận như vậy”.
Mẹ của Thánh John Paul II đã làm nhiều công việc trước và sau khi có ba người con.
Cha của ngài, Karol Wojtyla, là một sĩ quan quân đội, và mẹ của ngài, Emilia, là một giáo viên khi họ kết hôn. Sức khỏe của bà không bao giờ tốt, và trong số ba người con của bà, chỉ có hai người sống sót — con gái bà là Olga đã mất ngay sau khi sinh. Trên thực tế, gần đây người ta tiết lộ rằng bà đã từ chối lời khuyên y khoa rằng bà nên phá thai đứa con thứ ba của mình — Karol Wojtyla Jr.

Bà đỡ của Emilia cho biết Emilia đã yêu cầu mở cửa sổ sau khi con trai bà chào đời, để cậu bé có thể nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ nhà thờ gần đó. Emilia nói rằng "Tôi muốn điều đầu tiên con tôi nghe thấy là một bài thánh ca về Đức Mẹ".
Bà làm thợ may trước khi qua đời vì suy tim và suy thận chín năm sau đó.
Điểm chung của tất cả những người phụ nữ này là gia đình là trung tâm của cuộc sống.
Giống như những người phụ nữ được mô tả trong Châm ngôn 31, họ luôn hy sinh trong gia đình và bên ngoài gia đình khi cần thiết.
Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: “Làm mẹ là một kho báu lớn. Những người mẹ, trong tình yêu vô điều kiện và hy sinh của họ dành cho con cái, là thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân; họ là kẻ thù lớn nhất của chiến tranh.”
Giám Mục Mỹ đầu tiên được Đức Thánh Cha Lêô XIV bổ nhiệm là một người Việt tị nạn. Ngài là người Việt đầu tiên làm Giám mục chính tòa trên đất Mỹ
Đặng Tự Do
16:46 25/05/2025
Ngày 22 tháng 5 năm 2025, Đức Cha Phạm Minh Cường đã được Đức Giáo Hoàng Lêô XIV bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa San Diego. Đức Cha Cường là giám mục người Hoa Kỳ đầu tiên được Đức Tân Giáo Hoàng bổ nhiệm. Ngài là giám mục gốc Á Châu thứ ba, và là giám mục người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm giám mục chính tòa của một giáo phận tại Hoa Kỳ
Đức Cha Phạm Minh Cường, sinh năm 1967, là một giám mục người Mỹ gốc Việt. Ngài hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận San Diego. Khẩu hiệu Giám mục của ngài là “United in Christ” hay “Hiệp nhất trong Chúa Kitô”.
Trước khi được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa, Đức Cha Cường đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego, Hoa Kỳ vào năm 2023 và từng là Giám Quản Tông Tòa của Giáo phận San Diego, kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2025 sau khi Đức Hồng Y Robert McElroy được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Thủ đô Washington. Ngài là vị giám mục người Mỹ gốc Việt thứ tư phục vụ tại Hoa Kỳ, kể từ giám mục người Mỹ gốc Việt tiên khởi Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương được bổ nhiệm Giám Mục vào năm 2003.
Rời Việt Nam thuở thiếu thời dưới dạng thuyền nhân năm 1980, cậu bé Cường đến trại tập trung tại Malaysia, sau đó được bảo trợ đến định cư tại Minnesota, Hoa Kỳ. Trong vòng ba năm sau đó, gia đình cậu đoàn tụ tại Minnesota, và đến định cư tại San Diego, California vào năm 1985. Theo học và tốt nghiệp cử nhân, và sau đó là Thạc sĩ Kỹ thuật hàng không Đại học San Diego, cậu quyết định đi theo con đường tu trì. Sau quá trình tu học tại các Chủng viện Thánh Phanxicô và Thánh Patrick, cậu được truyền chức linh mục cho giáo phận vào năm 1999.
Trước khi được bổ nhiệm chức Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego vào tháng 6 năm 2023, vị Giám mục người Mỹ gốc Việt Michael Pham là linh mục chánh xứ của giáo xứ Chúa Chiên Lành ở San Diego. Ngài cũng là linh mục tổng đại diện của Giáo phận San Diego (từ năm 2018). Đức Cha Micae Phạm Minh Cường nói lưu loát tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Đức Cha Micae Phạm Minh Cường sinh ngày 27 Tháng Giêng năm 1967 tại Đà Nẵng, Việt Nam, nguyên quán tại giáo xứ Quần Cống, giáo phận Bùi Chu, là người con trai lớn nhất trong gia đình. Thân phụ ngài là người Công Giáo, là quân nhân trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau biến cố năm 1975, tài sản của ông bị tịch thu và bản thân ông bị đưa đi học tập cải tạo, sau đó được trả tự do.
Tháng 7 năm 1980, cậu bé Cường rời Việt Nam dưới dạng thuyền nhân, cùng với một người chị và em trai của mình trên một con thuyền quá tải, chở trên mình 119 cư dân trên tổng số trọng tải là cho 60 người, di chuyển trên một chiếc tàu không có thức ăn và rất ít nước uống, với không gian được mô tả là “không có chỗ để ngồi xuống” và “bị nhồi nhét như trong hộp cá mòi”. Kế hoạch rời bến được đưa ra vào đêm cùng ngày khi chiếc thuyền-vốn bị tạm giữ do tham gia hoạt động vượt biên, được trả về vào sáng cùng ngày. Trải qua cướp biển và mạn tàu bị nứt phải vá tạm bằng quần áo, ba chị em cậu bé Cường sau đó cập bến trại tị nạn tại Pulau Bidong, Malaysia, sinh sống tại đây trong vòng ba tháng trước khi được một gia đình Hoa Kỳ bảo lãnh đến sinh sống tại Blue Earth, Minnesota. Đề đến được với người bảo trợ, ba chị em cậu Cường được chuyển đến sống tại Kuala Lumpur trong một tháng, sau đó đến Nhật Bản, Seattle (Hoa Kỳ), và cuối cùng đến Minnesota vào cuối tháng 2 năm 1981.
Một vài tháng sau đó, một người chị đến sinh sống cùng họ, và các thành viên còn lại trong gia đình (bốn anh chị em và song thân cậu Cường) đến định cư tại Minnesota từ năm 1983. Tại Minnesota, cậu bé Cường theo học trung học, nhưng rời đi khi chưa tốt nghiệp.
Gia đình cậu Phạm Minh Cường rời Minnesota đến San Diego, California sinh sống vào năm 1985. Phạm Minh Cường tốt nghiệp trung học tại San Diego và theo học tại San Diego State University, tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ kỹ thuật hàng không. Sau đó, cậu đi làm cho Continental Graphics, hỗ trợ lưu trữ thông tin của công ty Boeing.
Do nhận thấy có mong muốn đi theo con đường tu trì, cậu chuyển đến học tại Chủng viện Thánh Phanxicô tại Đại học San Diego. Thầy Cường tốt nghiệp chủng viện này với hai văn bằng: Cử nhân Thần học (STB - bậc I) và Thạc sĩ Thần học (Mdiv.). Sau khi hoàn thành chương trình Chủng viện Saint Patrick ở Menlo Park, California, Thầy Cường được thụ phong linh mục cho Giáo phận San Diego vào ngày 25 tháng 6 năm 1999.
Sau khi được thụ phong linh mục, linh mục Micae Phạm Minh Cường thi hành mục vụ với vai trò linh mục phó xứ tại giáo xứ Đức Mẹ là Ngôi Sao Biển ở Oceanside từ năm 1999 đến năm 2001. Ngài làm giám đốc ơn gọi của giáo phận từ năm 2001 đến năm 2004. Sau đó, ngài là linh mục chánh xứ giáo xứ Holy Family, San Diego từ năm 2004 đến năm 2014 và kiêm nhiệm tại giáo xứ Thánh Têrêxa ở San Diego từ năm 2014 đến 2016. Năm 2009, ngài tốt nghiệp văn bằng Thạc sĩ Khoa học ngành Tâm lý học.
Năm 2016, ngài được bổ nhiệm làm linh mục coi sóc giáo xứ Chúa Chiên Lành ở San Diego cho đến 2023. Giáo xứ này là một trong những giáo xứ lớn nhất của Giáo phận San Diego.
Cha Cường sau đó là linh mục đại diện cho các cộng đồng sắc tộc và đa văn hóa kể từ năm 2017. Do chức vụ này, ngài được ghi nhận là đã làm cho các cộng đồng đa sắc tộc trong giáo phận thêm vững mạnh. Kể từ 2017, ngài đã cử hành Lễ Hiện Xuống cho mọi Dân tộc và đã thu hút sự tham dự của ít nhất 2.000 giáo dân hằng năm.
Kể từ ngày 5 tháng 9 năm 2019, Cha Phạm Minh Cường là tổng đại diện của Giáo phận San Diego. Ngài cũng là Tổng Đại diện gốc Việt tiên khởi tại giáo phận này.
Ngày 6 tháng 6 năm 2023, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Michael Pham, Tổng Đại diện Giáo phận San Diego, làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego. Cùng trong tin bổ nhiệm này, Tòa Thánh cũng chọn linh mục Felipe Pulido, thuộc linh mục đoàn Giáo phận Yakima, Washington, làm Giám Mục Phụ Tá San Diego.
Vào năm 2019, Cha Phạm Minh Cường cho biết, có khoảng 5.000 gia đình giáo dân gốc Việt tại Giáo phận San Diego, và bảy linh mục gốc Việt thực hiện việc mục vụ tại đây. Trong số linh mục này có ba vị đảm nhận chức chính xứ (2 giáo xứ Việt Nam và 1 giáo xứ Hoa Kỳ).
Vatican lên tiếng về thông điệp giả gửi đến Tổng thống Burkina Faso được cho là của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
16:47 25/05/2025
Một bài phát biểu dài 36 phút bằng tiếng Anh, được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, đã được tải lên YouTube, trong đó ghi sai lời của Giáo hoàng Lêô XIV cho Ibrahim Traoré, Tổng thống Burkina Faso.
“Kính gửi Ngài Tổng thống Ibrahim Traoré, Tổng thống của Quốc gia có chủ quyền Burkina Faso, người con của đất nước Phi Châu, người bảo vệ nhân dân, cầu mong ân sủng và hòa bình sẽ nhân lên cho Ngài thông qua sự khôn ngoan, lòng dũng cảm và sự thật.”
Đây là cách một thông điệp bằng tiếng Anh được cho là của Đức Giáo Hoàng và được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo bắt đầu.
Một đoạn video dài khoảng 36 phút đã được tải lên YouTube trên tài khoản “Pan African Dreams”, được sản xuất bằng cách sử dụng các cảnh quay trong buổi tiếp kiến của Giáo hoàng Lêô XIV với các nhà báo vào thứ Hai, ngày 12 tháng 5.
Kỹ thuật “biến đổi” đã được sử dụng, nghĩa là biến đổi hình ảnh sao cho chuyển động của môi khớp với các từ do Trí Tuệ Nhân Tạo tạo ra.
Video giả có tiêu đề “Đức Giáo Hoàng Lêô XIV trả lời Đại úy Ibrahim Traoré – Một thông điệp về Sự thật, Công lý và Hòa giải”.
Người xem được dẫn dắt để tin rằng Đức Giáo Hoàng mới đã có một bài phát biểu công khai trước Tổng thống Burkina Faso Ibrahim Traoré để đáp lại lá thư của ông, và trong video, Đức Giáo Hoàng Lêô đã nói: “Tôi đã đọc những lời của ngài không chỉ một lần mà là nhiều lần, và mỗi lần đọc lại sâu sắc hơn lần trước, bởi vì trong giọng nói của ngài, tôi không chỉ nghe thấy sự tức giận của một tổng thống, mà còn là tiếng kêu chính đáng của một lục địa đã lâu bị tổn thương bởi hai lưỡi dao của sự bỏ rơi và bóc lột.”
Video này là một phần trong loạt tin nhắn giả mạo được BBC News đưa tin vào ngày 15 tháng 5 (https://www.bbc.com/afrique/articles/c3rpw8n0zvxo) và đã được tài khoản YouTube “Nou se Legliz” đăng lại ở phiên bản ngắn hơn và phẩm chất thấp hơn một chút.
Có thể thấy hình ảnh Đức Giáo Hoàng được lặp lại và Đức Giáo Hoàng Lêô cầm cùng hai tờ giấy trong suốt thông điệp.
Điều đáng lưu ý là - với việc lưu hành trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội các văn bản được cho là của Đức Tân Giáo Hoàng mà không ghi rõ nguồn - tất cả các bài phát biểu, bài diễn văn và văn bản của Giáo hoàng Lêô XIV đều có thể được tham khảo đầy đủ tại vatican.va.
Tin tức về các hoạt động và thông điệp video của ngài có sẵn theo thời gian thực trên cổng thông tin Vatican News tại vaticannews.va, bằng nhiều ngôn ngữ, cũng như trên trang web báo Quan Sát Viên Rôma.
Source:Vatican News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Đồng Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Flemington tổ chức cho các hội viên đi hành hương và xuất du Năm Thánh 2025.
Trần Văn Minh
05:31 25/05/2025
Melbourne, sáng sớm Ngày Thứ Bảy 24/5/2025. Đoàn quân binh Legio Mariae khắp nơi trong Thành phố Melbourne, theo lệnh của Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Flemington tập họp tại các địa điểm đã được ấn định, để có xe Bus đến đón đi hanh hương nhân dịp Năm Thánh 2025.
Xem hình
Theo như thông báo, sẽ có 4 (bốn) chiếc xe Bus được đến hai nơi: một là Nhà thờ Saint Bernadette North Sunshine, và địa điểm tập trung số hai là Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Tất cả hội viên tham dự phải có mặt ở hai nơi trên lúc 8 giờ sáng, để xe đến đón.
Cuộc hành hương được tổ chức tại ngôi nhà chung là Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang vùng Keysborough. Chương trình hành hương là chúng ta đến địa điểm được Tòa Tổng Giám Mục Melbourne chọn là một (1) trong 11 nơi hành hương của tổng giáo phận. Đến nơi, mọi người được cấp cho cuốn sổ thông hành (Pilgrim’s Passport)
Tham dự thánh lễ và nhận phép lành hành hương.
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Lý Trọng Danh DCCT. Tuyên úy Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang và Linh mục Nguyễn Hải Đăng SJ Tuyên úy Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Quyền Linh giám Comitium đồng tế. Ca đoàn Tin Yêu Legio phụng vụ thánh ca.
Sau Thánh lễ, tất cả hội viên lên xe để đi tiếp đến Lysterfied Park để ăn trưa và vui chơi sinh hoạt với nhiều quản trò. Đây là địa điểm lý tưởng cho các đoàn thể sinh hoạt ngoài trời, với cây cao bóng cả lại có một hồ nước bên cạnh, có nhưng cánh buồm lướt gió. Nhưng hồ nước không phải là nơi dành cho xuất du vì vấn đề an toàn.
Sau những bài hát tập thể như Legio hành khúc vv. Những điệu múa cộng đồng, những trò chơi chạy trong bao là phần hát đua những bài về Đức Mẹ vị Nữ tướng của Legio.
Mọi sinh hoạt rất hào hứng và vui vẻ, nhưng đường về nhà cũng xa. Mọi người được lệnh thu dọn sau hai giờ vui chơi, mang về cả những rác rưởi mà chúng ta bày ra, trả lại sự sạch sẽ cho công viên. Anh trưởng cất lên bài kinh kết thúc, hội viên cùng đọc, lời kinh vang vọng cả núi rừng. Lên xe, hội viên lại tiếp tục đọc kinh để cho đường về mau tới nhà.
Năm nay, chuyến hành hương và xuất du được kể như có Mẹ che chở. Vì ngày hôm trước Melbourne mưa cả ngày, nhưng sáng nay và cho đến chiều tối. Trời Melbourne cuối Thu thật đẹp, thật không có nắng nào đẹp hơn vì nắng mà không nóng. Đến địa điểm xuất du, ai cũng phải khoác áo ấm, mang kiếng mát để nhìn đời sống có Mẹ càng thấy yêu đời, yêu nhau hơn, yêu người hơn, đoàn kết, gắn bó nhau nhiều hơn.
Tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ đã cho đoàn con một buổi xuất du tuyệt vời.
Xem hình
Theo như thông báo, sẽ có 4 (bốn) chiếc xe Bus được đến hai nơi: một là Nhà thờ Saint Bernadette North Sunshine, và địa điểm tập trung số hai là Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Tất cả hội viên tham dự phải có mặt ở hai nơi trên lúc 8 giờ sáng, để xe đến đón.
Cuộc hành hương được tổ chức tại ngôi nhà chung là Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang vùng Keysborough. Chương trình hành hương là chúng ta đến địa điểm được Tòa Tổng Giám Mục Melbourne chọn là một (1) trong 11 nơi hành hương của tổng giáo phận. Đến nơi, mọi người được cấp cho cuốn sổ thông hành (Pilgrim’s Passport)
Tham dự thánh lễ và nhận phép lành hành hương.
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Lý Trọng Danh DCCT. Tuyên úy Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang và Linh mục Nguyễn Hải Đăng SJ Tuyên úy Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Quyền Linh giám Comitium đồng tế. Ca đoàn Tin Yêu Legio phụng vụ thánh ca.
Sau Thánh lễ, tất cả hội viên lên xe để đi tiếp đến Lysterfied Park để ăn trưa và vui chơi sinh hoạt với nhiều quản trò. Đây là địa điểm lý tưởng cho các đoàn thể sinh hoạt ngoài trời, với cây cao bóng cả lại có một hồ nước bên cạnh, có nhưng cánh buồm lướt gió. Nhưng hồ nước không phải là nơi dành cho xuất du vì vấn đề an toàn.
Sau những bài hát tập thể như Legio hành khúc vv. Những điệu múa cộng đồng, những trò chơi chạy trong bao là phần hát đua những bài về Đức Mẹ vị Nữ tướng của Legio.
Mọi sinh hoạt rất hào hứng và vui vẻ, nhưng đường về nhà cũng xa. Mọi người được lệnh thu dọn sau hai giờ vui chơi, mang về cả những rác rưởi mà chúng ta bày ra, trả lại sự sạch sẽ cho công viên. Anh trưởng cất lên bài kinh kết thúc, hội viên cùng đọc, lời kinh vang vọng cả núi rừng. Lên xe, hội viên lại tiếp tục đọc kinh để cho đường về mau tới nhà.
Năm nay, chuyến hành hương và xuất du được kể như có Mẹ che chở. Vì ngày hôm trước Melbourne mưa cả ngày, nhưng sáng nay và cho đến chiều tối. Trời Melbourne cuối Thu thật đẹp, thật không có nắng nào đẹp hơn vì nắng mà không nóng. Đến địa điểm xuất du, ai cũng phải khoác áo ấm, mang kiếng mát để nhìn đời sống có Mẹ càng thấy yêu đời, yêu nhau hơn, yêu người hơn, đoàn kết, gắn bó nhau nhiều hơn.
Tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ đã cho đoàn con một buổi xuất du tuyệt vời.
Dâng Hoa Tháng Năm Kính Đức Mẹ_Gx Thiên Ân Tgp Sàigòn
Gx Thiên Ân Tgp Sàigòn
06:53 25/05/2025
GIÁO XỨ THIÊN ÂN GIÁO PHẬN SAIGON DÂNG HOA THÁNG NĂM KÍNH Đức Mẹ
Xem Hình
Tháng 5 về, khi những bông hoa khoe sắc thắm cũng là lúc cộng đoàn Giáo xứ Thiên Ân nô nức chuẩn bị cho những ngày dâng hoa kính Đức Mẹ Maria. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Công Giáo Việt Nam, thể hiện lòng tôn kính, yêu mến và biết ơn đối với Đức Mẹ, người Mẹ thiêng liêng của Chúa Giêsu và của cả nhân loại.
Ý nghĩa của việc dâng hoa kính Đức Mẹ
Tháng 5 được gọi là "Tháng Hoa" trong truyền thống Công Giáo vì đây là thời điểm mà hoa cỏ đua nở rực rỡ nhất. Những bông hoa tươi thắm được dâng lên Đức Mẹ như là biểu tượng của lòng thành kính, sự tôn vinh và tình yêu mến của con người đối với Mẹ. Mỗi màu sắc, mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng, thể hiện những tâm tình và ước nguyện khác nhau.
Việc dâng hoa không chỉ là một hình thức biểu lộ lòng đạo đức mà còn là một cơ hội để mỗi người nhìn lại đời sống của mình, học theo những đức tính tốt lành của Đức Mẹ như khiêm nhường, vâng phục, yêu thương và phục vụ.
Các hoạt động dâng hoa tại Giáo xứ Thiên Ân
Tại Giáo xứ Thiên Ân, các hoạt động dâng hoa thường diễn ra vào chiều thứ bảy trong suốt tháng 5, với sự tham gia của đông đảo các thành phần trong cộng đoàn, đặc biệt là các em thiếu nhi, các bà mẹ Công Giáo, các hội đoàn và các bạn trẻ.
• Diễn tập dâng hoa hàng ngày: Vào mỗi buổi tối, sau giờ lễ chiều, các hội đoàn và các em thiếu nhi trong giáo xứ sẽ đến nhà thờ cùng nhau ôn lại tiết mục dâng hoa tại khuôn viên nhà thờ. để chuẩn bị cho mỗi buổi dâng hoa, cùng với những lời ca tiếng hát du dương tạo nên một không gian sống động vào tháng 05.
• Dâng hoa trọng thể: Vào ngày thứ bảy trong tháng 5, giáo xứ thường tổ chức những buổi dâng hoa trọng thể với sự tham gia của nhiều đoàn thể và có sự đầu tư kỹ lưỡng về trang phục, âm nhạc và các nghi thức. Đây là dịp để cả cộng đoàn cùng nhau tôn vinh Đức Mẹ một cách đặc biệt.
• Các hoạt động khác: Ngoài việc dâng hoa, trong Tháng Hoa, Giáo xứ Thiên Ân còn tổ chức nhiều hoạt động khác như:
• Lần chuỗi Mân Côi: Đây là một hình thức cầu nguyện truyền thống để tôn kính Đức Mẹ.
• Các giờ tĩnh nguyện: Dành thời gian đặc biệt để cầu nguyện và suy ngẫm về cuộc đời và những đức tính của Đức Mẹ.
• Các buổi chia sẻ: Tìm hiểu về vai trò của Đức Mẹ trong lịch sử cứu độ và trong đời sống của mỗi người Kitô hữu.
Ý nghĩa thiêng liêng và văn hóa
Việc dâng hoa kính Đức Mẹ trong Tháng 5 không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc mà còn mang đậm nét văn hóa dân gian. Đây là một truyền thống tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm phong phú đời sống đức tin và văn hóa của người Công Giáo Việt Nam.
Tại Giáo xứ Thiên Ân, việc dâng hoa không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là một dịp để cộng đoàn gắn kết với nhau hơn, cùng nhau chia sẻ niềm tin và tình yêu mến đối với Đức Mẹ. Những ngày tháng 5 dâng hoa luôn để lại trong lòng mỗi người những ấn tượng khó phai và những bài học quý giá về lòng hiếu thảo, sự tôn kính và tình yêu thương.
Xem Hình
Tháng 5 về, khi những bông hoa khoe sắc thắm cũng là lúc cộng đoàn Giáo xứ Thiên Ân nô nức chuẩn bị cho những ngày dâng hoa kính Đức Mẹ Maria. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Công Giáo Việt Nam, thể hiện lòng tôn kính, yêu mến và biết ơn đối với Đức Mẹ, người Mẹ thiêng liêng của Chúa Giêsu và của cả nhân loại.
Ý nghĩa của việc dâng hoa kính Đức Mẹ
Tháng 5 được gọi là "Tháng Hoa" trong truyền thống Công Giáo vì đây là thời điểm mà hoa cỏ đua nở rực rỡ nhất. Những bông hoa tươi thắm được dâng lên Đức Mẹ như là biểu tượng của lòng thành kính, sự tôn vinh và tình yêu mến của con người đối với Mẹ. Mỗi màu sắc, mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng, thể hiện những tâm tình và ước nguyện khác nhau.
Việc dâng hoa không chỉ là một hình thức biểu lộ lòng đạo đức mà còn là một cơ hội để mỗi người nhìn lại đời sống của mình, học theo những đức tính tốt lành của Đức Mẹ như khiêm nhường, vâng phục, yêu thương và phục vụ.
Các hoạt động dâng hoa tại Giáo xứ Thiên Ân
Tại Giáo xứ Thiên Ân, các hoạt động dâng hoa thường diễn ra vào chiều thứ bảy trong suốt tháng 5, với sự tham gia của đông đảo các thành phần trong cộng đoàn, đặc biệt là các em thiếu nhi, các bà mẹ Công Giáo, các hội đoàn và các bạn trẻ.
• Diễn tập dâng hoa hàng ngày: Vào mỗi buổi tối, sau giờ lễ chiều, các hội đoàn và các em thiếu nhi trong giáo xứ sẽ đến nhà thờ cùng nhau ôn lại tiết mục dâng hoa tại khuôn viên nhà thờ. để chuẩn bị cho mỗi buổi dâng hoa, cùng với những lời ca tiếng hát du dương tạo nên một không gian sống động vào tháng 05.
• Dâng hoa trọng thể: Vào ngày thứ bảy trong tháng 5, giáo xứ thường tổ chức những buổi dâng hoa trọng thể với sự tham gia của nhiều đoàn thể và có sự đầu tư kỹ lưỡng về trang phục, âm nhạc và các nghi thức. Đây là dịp để cả cộng đoàn cùng nhau tôn vinh Đức Mẹ một cách đặc biệt.
• Các hoạt động khác: Ngoài việc dâng hoa, trong Tháng Hoa, Giáo xứ Thiên Ân còn tổ chức nhiều hoạt động khác như:
• Lần chuỗi Mân Côi: Đây là một hình thức cầu nguyện truyền thống để tôn kính Đức Mẹ.
• Các giờ tĩnh nguyện: Dành thời gian đặc biệt để cầu nguyện và suy ngẫm về cuộc đời và những đức tính của Đức Mẹ.
• Các buổi chia sẻ: Tìm hiểu về vai trò của Đức Mẹ trong lịch sử cứu độ và trong đời sống của mỗi người Kitô hữu.
Ý nghĩa thiêng liêng và văn hóa
Việc dâng hoa kính Đức Mẹ trong Tháng 5 không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc mà còn mang đậm nét văn hóa dân gian. Đây là một truyền thống tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm phong phú đời sống đức tin và văn hóa của người Công Giáo Việt Nam.
Tại Giáo xứ Thiên Ân, việc dâng hoa không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là một dịp để cộng đoàn gắn kết với nhau hơn, cùng nhau chia sẻ niềm tin và tình yêu mến đối với Đức Mẹ. Những ngày tháng 5 dâng hoa luôn để lại trong lòng mỗi người những ấn tượng khó phai và những bài học quý giá về lòng hiếu thảo, sự tôn kính và tình yêu thương.
VietCatholic TV
Ukraine tấn công dữ dội, Nga đóng cửa không phận, tắt Internet. Nhà máy hóa chất lớn nhất tan tành
VietCatholic Media
02:51 25/05/2025
1. Nga buộc phải đóng cửa không phận, tắt Internet giữa các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa
Nga buộc phải ngắt kết nối internet ở một số khu vực thuộc vùng Oryol và hạn chế không phận sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn của Ukraine.
Các chuyến bay tại các phi trường Vnukovo, Domodedovo và Sheremetyevo của Mạc Tư Khoa bị gián đoạn nghiêm trọng, khiến hàng trăm hành khách bị mắc kẹt. Các phi trường này đã hoạt động không liên tục kể từ giữa trưa thứ Tư do các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đang diễn ra, The Moscow Times đưa tin.
Ukraine đã điều động máy bay điều khiển từ xa tấn công một số khu vực của Nga trong ba ngày liên tiếp. Các cuộc tấn công từ hôm thứ Năm cho đến nay là các cuộc tấn công lớn nhất kể từ tháng 3, theo tuyên bố của chính phủ Nga. Những gián đoạn lớn này làm nổi bật mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công và diễn ra khi Tổng thống Trump cố gắng khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Vào đêm thứ Tư, quân đội Ukraine đã bắt đầu tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa được mô tả là lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ tháng 3.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết ít nhất 182 máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn ở 11 khu vực và thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết hàng chục máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ khi chúng tiến gần đến thành phố.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm, tổng cộng 485 máy bay điều khiển từ xa đã bị lực lượng phòng không trên khắp nước Nga và các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm bắn hạ trong 72 giờ qua. Con số tiếp tục tăng lên khi quân Ukraine tiếp tục cuộc tấn công không có bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy họ sẽ sớm dừng lại.
Tại khu vực Oryol, internet di động đã tạm thời bị tắt. Thống đốc khu vực Andrei Klychkov cho biết lệnh này đến từ quân đội Nga, vì hơn 20 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị bắn hạ trong đêm.
“Quyết định này không dễ dàng, nhưng cần thiết”, thống đốc cho biết trên kênh Telegram của mình khi ông yêu cầu “sự thông cảm”.
Vào thứ Tư, internet cũng bị ngắt ở khu vực Tula và Vladimir do các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
“Các bạn, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta gặp phải những hạn chế đối với Internet di động. Hôm nay, tình hình đã lặp lại... An toàn là quan trọng nhất. Tôi yêu cầu các bạn hãy đối xử với những biện pháp như vậy một cách thông cảm”, thống đốc vùng Tula Dmitry Milyaev cho biết của mình.
“Chúng tôi xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào mà điều này có thể gây ra và cảm ơn người dân đã thông cảm. Chúng tôi nhắc nhở bạn rằng bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, chính quyền khu vực Vladimir cho biết.
Chuyên gia quân sự và là đại tá đã nghỉ hưu của Nga Anatoly Matviych nói với cơ quan truyền thông địa phương Lenta rằng việc vô hiệu hóa internet di động trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa có nghĩa là máy bay điều khiển từ xa “mất khả năng định vị và tấn công các tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng” và kết quả là “chúng chỉ đơn giản là bị lạc”.
[Newsweek: Russia Forced to Close Airspace, Shut Down Internet Amid Drone Raids]
2. Nga tấn công Kyiv bằng hỏa tiễn đạn đạo lớn
Chính quyền Ukraine cho biết Nga đã tiến hành một trong những cuộc tấn công kết hợp bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đạn đạo lớn nhất vào Kyiv vào đêm thứ Sáu, gây ra thương vong.
Nhiều người cũng bị thương và video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy các vụ nổ, tòa nhà bốc cháy và hậu quả của các cuộc không kích. Nga cũng tấn công một số khu vực khác ở Ukraine.
Các cuộc không kích diễn ra chỉ vài giờ sau khi Nga và Ukraine trao trả 390 tù nhân chiến tranh. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đăng tải đoạn phim về hậu quả của các cuộc không kích và cho biết chúng cho thấy Mạc Tư Khoa không có ý định chấm dứt chiến tranh.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Bẩy, 24 Tháng Năm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các mảnh vỡ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đang được dọn dẹp ở Kyiv, nơi các hoạt động cấp cứu và khẩn cấp đang diễn ra.
“Có người tử vong. Tôi xin chia buồn với gia đình và những người thân yêu”, nhưng Ông cho biết chưa rõ có bao nhiêu người đã tử vong.
Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 14 hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M/KN-23 và 250 máy bay điều khiển từ xa tấn công. Các lực lượng phòng thủ đã bắn hạ được sáu hỏa tiễn đạn đạo và 128 máy bay điều khiển từ xa, trong khi 117 máy bay điều khiển từ xa khác biến mất khỏi radar và bị ngăn chặn bằng chiến tranh điện tử, tuyên bố cho biết.
Thủ đô là mục tiêu chính nhưng hỏa tiễn cũng tấn công vào các khu vực Dnipropetrovsk, Odesa và Zaporizhzhia.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko báo cáo rằng cho biết mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống một số địa điểm, gây thương tích và hư hỏng cho xe hơi.
Một tòa nhà đã bốc cháy ở quận Solomianskyi của thành phố. Các quan chức địa phương cho biết ít nhất 15 người đã bị thương và mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa rơi xuống nhiều địa điểm. Một trung tâm mua sắm đã bị hư hại ở quận Obolonskyi.
Tổng thống Zelenskiy cho biết vụ tấn công cho thấy Mạc Tư Khoa muốn kéo dài cuộc chiến mà họ đã bắt đầu và đề xuất ngừng bắn của Ukraine, “cả lệnh ngừng bắn toàn diện và trên không... đã bị bỏ qua”.
Ông kêu gọi các lệnh trừng phạt tiếp theo từ Hoa Kỳ, Âu Châu và tất cả các đồng minh của Kyiv, nói rằng chỉ nhắm vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Nga mới có thể buộc phải ngừng bắn.
Trong khi đó, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã nhắm vào một địa điểm quân sự ở thành phố Yelets thuộc vùng Lipetsk của Nga, theo kênh ASTRA và SHOT Telegram.
Nhà máy Energiya, nơi sản xuất pin và cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga, đã bị tấn công vào thứ sáu trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa thứ hai vào cơ sở này trong hai ngày. Người dân địa phương báo cáo có vụ nổ, với các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa làm hư hại các tòa nhà chung cư.
[Newsweek: Russia Hits Kyiv in Massive Ballistic Missile Strike]
3. Nhà máy hóa chất, nhà sản xuất phụ tùng hỏa tiễn của Nga bị tấn công trong vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine
Kênh tin tức độc lập Astra đưa tin, một nhà máy sản xuất bộ phận hỏa tiễn của Nga tại tỉnh Lipetsk và một nhà máy hóa chất tại tỉnh Tula đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công vào đêm 23 rạng sáng 24 tháng 5.
Cơ sở Energia, nằm ở thành phố Yelets thuộc tỉnh Lipetsk, đã bị tấn công vào đêm thứ hai liên tiếp, khi người dân báo cáo có ít nhất năm vụ nổ xảy ra trong đêm, Astra đưa tin.
Thống đốc Igor Artamonov xác nhận rằng xác máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống khu công nghiệp của thành phố, đồng thời cho biết không có thương vong. Hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của nhà máy.
Thành phố Yelets nằm cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 250 km, hay 150 dặm, về phía bắc.
Quân đội Ukraine đã xác nhận một cuộc tấn công trước đó vào cơ sở bị trừng phạt này vào ngày 23 tháng 5, lưu ý rằng nhà máy này là “nhà sản xuất pin duy nhất của Nga cho các mô-đun lướt và hiệu chỉnh được lắp trên bom máy bay” và cũng sản xuất các bộ phận cho hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình.
Tại Tula, nhà máy hóa chất Azot ở Novomoskovsk đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công, gây ra hỏa hoạn, Astra đưa tin. Kênh này đã chia sẻ cảnh quay về những gì có vẻ là khói bốc lên từ cơ sở bị tấn công.
Theo các nguồn tin công khai, công ty Azot chuyên sản xuất phân bón amoniac và nitơ, cũng như nhựa hữu cơ, nhựa thông, clo, axit nitric và nhiều sản phẩm khác.
Dmitry Milyaev, thống đốc Tula, xác nhận một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào đêm qua, nói rằng đám cháy tại đường ống dẫn khí đốt ở Novomoskovsk đã được dập tắt và ba người đã bị thương. Thành phố này nằm cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 400 km, hay 250 dặm, về phía bắc.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã bắn hạ 104 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chỉ sau một đêm, bao gồm 74 chiếc ở Tỉnh Belgorod, 24 chiếc ở Tỉnh Bryansk, hai chiếc ở Tỉnh Lipetsk và một chiếc ở Tỉnh Tula.
Ukraine chưa bình luận về những tuyên bố này, vốn không thể được xác minh độc lập.
Lực lượng Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào các mục tiêu quân sự và công nghiệp của Nga ở hậu phương, nhằm mục đích làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh toàn diện của nước này.
[Kyiv Independent: Russian chemical plant, missile parts manufacturer targeted in alleged Ukrainian drone strike]
4. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine bị bắn hạ gần Mạc Tư Khoa khi Nga tấn công Kyiv
Theo Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin, các đơn vị phòng không Nga đã chặn đứng được các máy bay điều khiển từ xa đang trên đường tới Mạc Tư Khoa vào đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 5.
Tuyên bố của Sobyanin được đưa ra khi Nga tiến hành cuộc tấn công trên không quy mô lớn vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine trong đêm thứ hai liên tiếp.
Sáu máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ khi chúng bay về phía Mạc Tư Khoa, Sobyanin đưa tin vào sáng Chúa Nhật, 25 Tháng Năm. Các nhân viên cấp cứu đã được điều động đến hiện trường. Không có thương vong hoặc thiệt hại nào được báo cáo tại thời điểm xuất bản.
Theo Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang (Rosaviatsiya), giữa lúc có báo cáo về vụ tấn công, các hạn chế đã được áp dụng tại các phi trường Domodedovo và Zhukovsky của Mạc Tư Khoa, cũng như phi trường Kaluga của Nga.
Khi cuộc chiến của Nga kéo dài và Điện Cẩm Linh công khai tuyên bố phản đối lệnh ngừng bắn, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trên đất Nga. Trong tuần qua, Nga tuyên bố rằng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa hàng loạt của Ukraine nhắm vào Mạc Tư Khoa và các khu vực khác trong nhiều đêm liên tiếp.
Ukraine thường xuyên tấn công cơ sở hạ tầng quân sự của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa. Đợt gia tăng gần đây của các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm mục đích phá vỡ hoạt động của phi trường, áp đảo hệ thống phòng không và khiến công chúng Nga thấy được cuộc chiến.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones shot down near Moscow as Russia attacks Kyiv, official claims]
5. Hàng trăm binh lính Ukraine được Nga trả tự do: Những điều cần biết
Giai đoạn thứ hai của cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất giữa Ukraine và Nga đã được thực hiện.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Bảy cho biết 307 binh sĩ bị Nga bắt giữ đã trở về nhà, và Bộ Quốc phòng Nga xác nhận rằng số lượng binh sĩ tương tự đã được đưa trở về từ Ukraine.
Thỏa thuận giữa Ukraine và Nga về việc trao đổi 1.000 tù nhân đổi 1.000 tù nhân được cho là kết quả cụ thể duy nhất của các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul diễn ra vào tuần trước, đây là cuộc đàm phán đầu tiên như vậy kể từ năm 2022 khi cuộc chiến đang diễn ra bắt đầu. Putin đã xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Việc trao đổi sẽ tiếp tục theo từng giai đoạn cho đến Chúa Nhật và mang lại một số tin tốt mặc dù cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết.
Chính phủ Ukraine và Nga cho biết họ đã nhận được danh sách tù binh chiến tranh được trao đổi vào hôm thứ năm. Trong giai đoạn đầu vào hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Năm, cả hai bên đã trao đổi 390 tù nhân mỗi bên và quá trình này sẽ tiếp tục cho đến Chúa Nhật.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Bẩy, 24 Tháng Năm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong hai ngày qua, 697 người đã được đưa về Ukraine, bao gồm cả quân nhân thuộc Quân đội, Cục Biên phòng Nhà nước, và Vệ binh Quốc gia Ukraine.
Tổng thống đã đăng tải hình ảnh xúc động về cảnh những người lính khoác trên mình lá cờ vàng và xanh của Ukraine được người thân chào đón.
Trong số những người được thả có 27 binh sĩ đã bảo vệ thành phố Mariupol khi thành phố này bị bao vây vào tháng 5 năm 2022. Những người khác đã chiến đấu ở các khu vực Donetsk, Kherson, Kharkiv, Zaporizhzhia và Luhansk, theo Bộ chỉ huy điều phối đối xử với tù binh chiến tranh của Ukraine như trên.
Báo cáo cho biết độ tuổi của những người được thả là từ 25 đến 61 và tất cả đều sẽ được kiểm tra y tế, phục hồi chức năng về thể chất và tâm lý, đồng thời được trả tiền cho thời gian bị giam cầm.
Đầu tháng này, một viên chức tổng thống Ukraine cho biết ít nhất 8.000 quân nhân Ukraine đang bị Nga giam giữ. Trong khi đó, Ukraine không công khai tiết lộ họ giam giữ bao nhiêu tù nhân Nga.
Bất chấp việc trao đổi tù nhân, Nga vẫn tiếp tục tấn công Ukraine bằng cách tiến hành cuộc tấn công kết hợp bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào Kyiv và các khu vực khác trong 2 đêm liên tiếp thứ Sáu và Thứ Bẩy, 24 Tháng Năm.
[Newsweek: Hundreds of Ukrainian Soldiers Freed by Russia: What to Know]
6. Nga ‘chưa phải chịu đủ áp lực’ —Các nhà ngoại giao Ukraine và nước ngoài phản ứng trước cuộc tấn công dữ dội vào Kyiv
Các quan chức phương Tây liên tục kêu gọi áp dụng các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga sau vụ tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn nhằm vào Kyiv vào đêm ngày 24 tháng 5, khiến hơn một chục thường dân bị thương và nhiều tòa nhà dân cư bị hư hại.
Vụ tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau khi bắt đầu cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất giữa Ukraine và Nga.
Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận xét rằng: “Sự xâm lược liên tục của Nga có một lời giải thích đơn giản: họ chưa phải chịu đủ áp lực để dừng lại. Sức mạnh để thay đổi nằm trong tay chúng ta.” Ông kêu gọi tăng viện trợ quân sự, trừng phạt cứng rắn hơn và hành động nhắm vào đội tàu dầu ngầm và tài sản bị đóng băng của Nga.
Tsahkna than thở rằng Âu Châu mong đợi Tổng thống Trump sẽ đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn với Nga sau cuộc điện thoại thất bại vào hôm thứ Hai 19 tháng 5, trong đó Putin đã thẳng thừng từ chối đề nghị ngừng bắn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thay vì trừng phạt Nga, Tổng thống Trump đã quay sang trừng phạt Âu Châu với mức thuế quan 50% áp dụng từ ngày 1 Tháng Sáu.
Đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine Katarina Mathernova mô tả vụ tấn công là “một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa khủng khiếp khác”, lưu ý rằng các khu vực nơi đồng nghiệp của bà sinh sống đã bị tấn công. “Nếu ai đó vẫn còn nghi ngờ Nga muốn chiến tranh tiếp diễn — hãy đọc tin tức”, bà nói.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha lên án vụ tấn công là “phản ứng của Nga đối với các nỗ lực hòa bình quốc tế”, ám chỉ đến việc không có tiến triển nào kể từ cuộc họp tuần trước tại Istanbul. “Thay vì gửi cái gọi là 'bản ghi nhớ hòa bình', Nga lại gửi máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chết người vào dân thường”, Sybiha nói.
“ Có nhiều vụ cháy và nổ xảy ra trong thành phố vào đêm qua,” Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết. “Các tòa nhà dân cư, xe hơi, doanh nghiệp đã bị hư hại. Thật đáng buồn, có nhiều người bị thương.”
Không quân Ukraine cho biết họ đã đánh chặn sáu hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào thủ đô và bắn hạ 128 trong số 250 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed được phóng trên toàn quốc.
Cuộc tấn công vào Kyiv diễn ra chỉ một tuần sau khi các phái đoàn Ukraine và Nga gặp nhau tại Istanbul để đàm phán hòa bình kết thúc mà không có thỏa thuận ngừng bắn. Trong cuộc họp ngày 16 tháng 5, Mạc Tư Khoa yêu cầu Kyiv rút khỏi bốn khu vực của Ukraine mà họ tuyên bố đã sáp nhập, mặc dù không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các khu vực này.
Các quan chức Ukraine cho biết phái đoàn Nga dường như thiếu thẩm quyền thực sự và không chuẩn bị để đàm phán các điều khoản thực chất.
Một kết quả của các cuộc đàm phán là một cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn, với 1.000 tù nhân trở về từ mỗi bên bắt đầu từ ngày 23 tháng 5. Ukraine cũng đã đề xuất một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và một cuộc gặp mặt trực tiếp tiềm năng giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin — một lời đề nghị đã bị Mạc Tư Khoa từ chối.
[Kyiv Independent: Russia 'hasn't faced enough pressure' —Ukrainian, foreign diplomats react to overnight attack on Kyiv]
7. Anh điều tra khả năng Nga có liên quan đến vụ tấn công đốt phá nhằm vào Thủ tướng Starmer, Financial Times đưa tin
Các quan chức an ninh Anh đang điều tra khả năng Nga có liên quan đến một loạt vụ tấn công đốt phá vào các bất động sản có liên quan đến Thủ tướng Anh Keir Starmer, tờ Financial Times đưa tin vào ngày 23 tháng 5, trích dẫn các nguồn tin cao cấp của chính phủ Anh.
Ba vụ việc riêng biệt đã xảy ra vào đầu tháng này, nhắm vào nhà của gia đình Starmer ở Kentish Town, phía bắc Luân Đôn, một chiếc xe hơi và một nơi ở cũ.
Hai công dân Ukraine gốc Nga, Roman Lavrynovych và Petro Pochynok, và một công dân Rumani, Stanislav Carpiuc, đã bị buộc tội âm mưu đốt phá với mục đích gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các công tố viên cáo buộc những người đàn ông này đã hành động hợp tác với những nghi phạm không rõ danh tính khác. Cả ba đều đang bị giam giữ và dự kiến sẽ ra hầu tòa vào ngày 6 tháng 6, tờ Financial Times đưa tin.
Theo các quan chức cao cấp, các nhà điều tra Anh đang xem xét liệu các diễn viên người Nga có thể đã chiêu mộ các nghi phạm hay không. Các nhà chức trách được cho là đang đánh giá các phản ứng tiềm năng nếu có bằng chứng về sự tham gia của Nga.
Cảnh sát chống khủng bố và các công tố viên Anh cho biết động cơ chính xác vẫn chưa rõ ràng, tờ Financial Times đưa tin.
Các quan chức tình báo phương Tây đã cảnh báo về các hoạt động phá hoại ngày càng tăng của Nga trên khắp Âu Châu. Các cuộc tấn công đốt phá trước đây đã nhắm vào các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu khác, làm dấy lên nghi ngờ về nỗ lực phối hợp của Nga nhằm gây bất ổn cho các quốc gia ủng hộ Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga.
Gần đây, chính quyền Đức đã cáo buộc ba công dân Ukraine về âm mưu đốt phá và đánh bom nghiêm trọng do Nga dàn dựng thay mặt cho chính quyền Nga.
Ba Lan cũng cáo buộc hai công dân Ukraine gốc Nga khác có liên quan đến các vụ tấn công đốt phá được cho là do Nga hậu thuẫn. Các vụ việc xảy ra vào năm 2024 tại một cửa hàng IKEA ở Vilnius và một trung tâm mua sắm ở Warsaw.
[Kyiv Independent: UK probes possible Russian involvement in arson attacks targeting PM Starmer, FT reports]
8. Lavrov bác bỏ Vatican là nơi có thể diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24 tháng 5 đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng Vatican là địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Ukraine, cho biết trụ sở Công Giáo này sẽ không phải là diễn đàn thích hợp cho các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia Chính thống giáo, Reuters đưa tin.
Sergei Lavrov đưa ra lập trường trên sau cuộc hội đàm với Thượng Phụ Kirill tại Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Trước đó, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã bày tỏ mong muốn tổ chức vòng đàm phán hòa bình tiếp theo tại Vatican. Một số đối tác của Ukraine, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã gợi ý rằng Vatican có thể trở thành một nền tảng trung lập cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Lavrov tuyên bố: “Hãy tưởng tượng Vatican là nơi diễn ra các cuộc đàm phán. Sẽ hơi thiếu lịch sự nếu các quốc gia Chính thống giáo sử dụng một diễn đàn Công Giáo để thảo luận các vấn đề về cách loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của chiến tranh.”
Lavrov nói thêm rằng ông tin rằng “bản thân Vatican sẽ không thoải mái khi phải tiếp đón các phái đoàn từ hai quốc gia Chính thống giáo trong những hoàn cảnh như thế này”.
Những lý do mà Lavrov đưa ra chỉ đơn thuần lặp lại những điều đã được Thượng Phụ Kirill nêu ra trước đó vài phút trong cùng một buổi họp. Lavrov dường như chưa có thời gian suy nghĩ sâu xa hơn về vấn đề này.
Cho đến nay, hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo Nga và chính quyền dân sự dưới thời Vladimir Putin vẫn tự nhận Nga là một quốc gia Chính Thống Giáo mặc dù số người Hồi Giáo ở Nga đông hơn các tín hữu Chính Thống Giáo, và các cuộc điều tra cho thấy chỉ có 1% các tín hữu Chính Thống Giáo thực hành đạo. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trên thực tế, Nga là một quốc gia vô thần bất kể các phương tiện truyền thông nhà nước cố gắng phủ nhận thực tế này.
Các phái đoàn Ukraine và Nga đã họp tại Istanbul để đàm phán hòa bình vào ngày 16 tháng 5, nhưng không đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Trong cuộc họp, Mạc Tư Khoa yêu cầu Kyiv rút khỏi bốn khu vực của Ukraine mà họ tuyên bố đã sáp nhập, mặc dù không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các khu vực này.
Các quan chức Ukraine cho biết phái đoàn Nga dường như thiếu thẩm quyền thực sự và không chuẩn bị để đàm phán các điều khoản thực chất.
Một kết quả của các cuộc đàm phán là một cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn, với 1.000 tù nhân sẽ trở về mỗi bên bắt đầu từ ngày 23 tháng 5. Ukraine cũng đã đề xuất một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và một cuộc gặp mặt trực tiếp tiềm năng giữa Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Putin — một lời đề nghị đã bị Mạc Tư Khoa từ chối.
Tổng thống Zelenskiy đã gặp Đức Giáo Hoàng Lêô XIV tại Vatican vào ngày 18 tháng 5, sau lễ nhậm chức của giáo hoàng. Nhà lãnh đạo Ukraine mô tả Đức Giáo Hoàng là “biểu tượng của hy vọng hòa bình” và cho biết Tòa thánh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh. Hai vị đã thảo luận về việc trả lại trẻ em bị Nga bắt cóc cưỡng bức và các vấn đề nhân đạo khác.
Tổng thống Zelenskiy tặng Đức Giáo Hoàng Lêô một biểu tượng được vẽ trên mảnh vỡ pháo binh ở tiền tuyến — một món quà tượng trưng cho trẻ em Ukraine bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Trước khi trở thành giáo hoàng, Đức Lêô XIV đã lên án cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine khi làm Giám mục Chiclayo ở Peru. Trong cuộc phỏng vấn năm 2022, ngài mô tả đó là “một cuộc xâm lược thực sự, mang bản chất đế quốc, nơi Nga tìm cách chinh phục lãnh thổ vì lý do quyền lực”.
[Kyiv Independent: Lavrov dismisses Vatican as possible venue for Russia-Ukraine peace talks]
9. Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh trừng phạt thời Assad đối với Syria
Hoa Kỳ đã ngay lập tức dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria sau khi Tổng thống Trump kêu gọi chấm dứt hoàn toàn các lệnh trừng phạt đối với nước này.
Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố việc nới lỏng lệnh trừng phạt vào ngày 23 tháng 5.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao, quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt “chỉ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính phủ Hoa Kỳ nhằm xóa bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt áp đặt đối với Syria do chế độ Bashar al-Assad lạm dụng quyền lực”.
Tuyên bố cũng lưu ý rằng việc nới lỏng lệnh trừng phạt “không cho phép các giao dịch có lợi cho Nga, Iran hoặc Bắc Hàn - những nước ủng hộ chính của chế độ Assad trước đây”.
Ngoài ra, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Marco Rubio, mục tiêu của việc nới lỏng lệnh trừng phạt là “thúc đẩy các nỗ lực phục hồi và tái thiết của Syria” và “tạo điều kiện cung cấp điện, năng lượng, nước và vệ sinh, đồng thời cho phép ứng phó nhân đạo hiệu quả hơn trên khắp Syria”.
Syria hoan nghênh quyết định nới lỏng lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Trump trong tuyên bố do Bộ ngoại giao nước này đưa ra vào ngày 24 tháng 5.
Trong tuyên bố, Bộ này gọi quyết định này là “bước đi tích cực” hướng tới việc giảm bớt đau khổ về nhân đạo và kinh tế của đất nước, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác của Syria với các đối tác quốc tế.
Đầu tuần này, các quan chức cao cấp của Liên minh Âu Châu cũng tuyên bố nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria, lưu ý rằng quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt là một bước quan trọng trên “con đường phục hồi kinh tế”.
Sau khi nhà độc tài Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12 năm 2024, ban lãnh đạo mới của Syria đã tìm cách đảo ngược tình trạng cô lập về địa chính trị và nhiều năm chịu lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm trọng sau hơn một thập niên chiến tranh.
[Kyiv Independent: US rolls back Assad-era sanctions on Syria]
10. Ukraine phủ nhận sự hiện diện của Nga tại làng biên giới Sumy, truyền thông đưa tin
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 25 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, trích dẫn nguồn tin từ bộ chỉ huy quân sự Kursk của Ukraine đã khẳng định rằng tuyên bố của các phương tiện truyền thông Nga cho rằng quân đội Nga đã tiến vào làng Yunakivka ở tỉnh Sumy, đông bắc Ukraine là sai sự thật.
Trước đó, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga tuyên bố rằng lực lượng Nga đã tiến vào Yunakivka, một thị trấn gần biên giới Nga ở Sumy. Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã bác bỏ tuyên bố này, và khẳng định rằng không có sự hiện diện nào của Nga được thiết lập tại thị trấn.
Theo DeepState, một nhóm giám sát nguồn mở, một số thị trấn trong khu vực, bao gồm Novenke, Zhuravka, Veselivka và Basivka, vẫn nằm trong cái gọi là “vùng xám”, những khu vực đang có giao tranh.
Vùng xám được cho là đã mở rộng về phía Vodolahy và Bilovody từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 5, đây là những thị trấn thuộc cộng đồng Khotin ở phía tây thành phố Sumy.
Tỉnh Sumy, giáp với Nga ở phía bắc, đã liên tục trở thành mục tiêu tấn công và pháo kích của Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào năm 2022. Khu vực này gần đây đã chứng kiến các cuộc giao tranh mới khi lực lượng Nga tăng cường hoạt động dọc theo biên giới đông bắc.
Gần 56.000 cư dân đã được di tản khỏi Tỉnh Sumy tính đến ngày 19 tháng 5, với hơn 86.000 người hiện đang phải tuân theo lệnh di tản bắt buộc. Khoảng 65% dân số mục tiêu đã rời khỏi khu vực, bao gồm 2.400 cư dân đã được di tản trong tuần qua.
Làn sóng di tản mới nhất diễn ra sau cuộc không kích chết người của Nga vào một chiếc xe buýt dân sự ở Bilopillia, tỉnh Sumy, vào ngày 17 tháng 5 khiến chín người thiệt mạng và bảy người khác bị thương.
[Kyiv Independent: Ukraine denies Russian presence in Sumy Oblast border village, media reports]
Căn cứ không quân Nga ở Tver bị tấn công. Tổn thất nặng nề, Putin vẫn tin vào chiến thắng cuối cùng
VietCatholic Media
16:41 25/05/2025
1. ‘Putin vẫn tự tin vào chiến thắng cuối cùng của Nga ở Ukraine,’ tình báo Hoa Kỳ đưa tin
Theo báo cáo gần đây của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ, Putin vẫn cam kết giành chiến thắng ở Ukraine và mục tiêu của ông không thay đổi kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Báo cáo do DIA biên soạn cho Hạ viện Hoa Kỳ bao gồm thông tin cập nhật tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2025.
Theo báo cáo, “Putin gần như chắc chắn cam kết giành chiến thắng ở Ukraine, và mục tiêu của ông vẫn hầu như không thay đổi kể từ khi chiến tranh bắt đầu: sự trung lập của Ukraine và sự phân chia sâu hơn nữa nhà nước Ukraine”.
Hơn nữa, Putin coi “cuộc chiến ở Ukraine là cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại phương Tây, cuộc đấu tranh sẽ quyết định vị thế của Nga trên thế giới, quyền lực của Putin và di sản lịch sử của ông”.
Bất chấp những nỗ lực gần đây trong các cuộc đàm phán hòa bình, Putin “vẫn chuẩn bị sử dụng vũ lực quân sự ít nhất là đến năm 2025” và “vẫn kiên định trong yêu cầu cấm Ukraine vĩnh viễn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO trong khi yêu cầu Kyiv rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson”.
Báo cáo khẳng định thêm rằng, trong khi Nga muốn tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, họ tìm cách tránh đối đầu trực tiếp với NATO do thiếu năng lực quân sự. Do cuộc chiến ở Ukraine, “năng lực răn đe, chiến đấu hoặc cạnh tranh quân sự với NATO của Nga có khả năng bị suy giảm trong ít nhất ba năm tới”.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào năm 2022, Nga đã mất hơn “10.000 xe chiến đấu trên bộ, bao gồm hơn 3.000 xe tăng, cũng như gần 250 máy bay và trực thăng, và hơn 10 tàu hải quân”, và chứng kiến hơn 700.000 quân nhân thương vong.
Theo Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, tổn thất của Nga thậm chí còn cao hơn - tính đến ngày 24 tháng 5, Nga đã mất khoảng 979.830 quân tại Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Trong khi Nga không có khả năng đối đầu trực diện với NATO, “Mạc Tư Khoa vẫn có đầy đủ khả năng sử dụng các năng lực không đối xứng chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh, bao gồm các chiến dịch thông tin và mạng”.
Hơn nữa, Nga đã thực hiện chiến dịch gây bất ổn chống lại phương Tây, với mục đích “làm suy yếu sự gắn kết của phương Tây và sự ủng hộ dành cho Ukraine”.
Kể từ Tháng Giêng năm 2024, nếu không muốn nói là sớm hơn, các điệp viên thân Nga đã có liên quan đến “nhiều âm mưu đốt phá, phá hoại và ám sát nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự ở Âu Châu”.
Bất chấp những tổn thất to lớn và tiến triển chậm chạp trong cuộc chiến, Điện Cẩm Linh vẫn chuẩn bị tiếp tục chiến lược tiêu hao của mình ít nhất cho đến cuối năm, tính toán rằng họ có thể chịu đựng được nguồn lực của Ukraine và sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine.
[Kyiv Independent: 'Putin remains confident in Russia’s ultimate victory in Ukraine,' US intelligence reports]
2. Căn cứ không quân Nga ở Tver bị máy bay điều khiển từ xa tấn công
Kênh tin tức độc lập Astra của Nga đưa tin, căn cứ không quân Migalovo của Nga ở tỉnh Tver đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công vào đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 5.
Người dân địa phương báo cáo rằng máy bay điều khiển từ xa đang nhắm vào căn cứ không quân gây ra các vụ nổ liên tục trong nhiều giờ. Thống đốc Tver Igor Rudenya xác nhận rằng các đơn vị phòng không đã chặn được các máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV trong khu vực.
Rudenya tuyên bố rằng năm UAV đã bị bắn hạ nhưng không báo cáo thiệt hại hoặc thương vong. Ông không đề cập đến phi trường Migalovo. Sau đó vào ban đêm, ông nói rằng ba máy bay điều khiển từ xa nữa đã bị bắn hạ trong khu vực và phòng không đang hoạt động trên Tver.
Sân bay quân sự Migalovo nằm ở ngoại ô Tver, cách biên giới Ukraine hơn 1.300 km, hay 807 dặm. Cơ sở này là căn cứ cho máy bay vận tải quân sự, bao gồm cả Ilyushin Il-76.
Ukraine trước đây đã nhắm vào các căn cứ không quân của Nga trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, nhằm mục đích làm suy yếu khả năng của Mạc Tư Khoa trong việc thực hiện các cuộc tấn công trên không đáng sợ quy mô lớn vào các thành phố của Ukraine. Vào tháng 3, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công thành công căn cứ không quân Engels-2 của Nga tại Saratov.
Kyiv cũng đã tiến hành một số cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Tver. Vào Tháng Giêng và tháng 2, Ukraine đã tấn công trạm bơm dầu Andreapol trong khu vực này hai lần trong hai tuần. Các mục tiêu trước đó bao gồm các kho đạn dược và kho hỏa tiễn.
Vụ tấn công mới nhất được báo cáo vào Tver xảy ra khi Nga tiến hành một cuộc tấn công trên không quy mô lớn vào Kyiv và các thành phố trên khắp Ukraine. Đêm thứ hai liên tiếp, Mạc Tư Khoa đã tấn công Kyiv bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, gây thương tích cho dân thường.
Các vụ nổ được báo cáo xảy ra ở nhiều thành phố trên cả nước khi các cuộc tấn công tiếp diễn suốt đêm.
Khi Nga tăng cường các cuộc tấn công trên không vào Ukraine và số thường dân thiệt mạng tăng lên, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào lãnh thổ Nga. Sự gia tăng gần đây trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm mục đích phá vỡ hoạt động của phi trường, áp đảo hệ thống phòng không và gây áp lực lên người dân Nga.
[Kyiv Independent: Russian air base in Tver Oblast attacked by drones, media reports]
3. Không quân cho biết hỏa tiễn đạn đạo nâng cấp của Nga khó bị Patriot đánh chặn hơn
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 25 Tháng Năm, ngay sau cuộc tấn công dữ dội của Nga vào Thủ đô Kyiv, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết trong cuộc tấn công lớn vào Kyiv khiến khoảng một chục thường dân bị thương, Nga đã nâng cấp hỏa tiễn đạn đạo của mình bằng radar mồi bẫy và các động tác né tránh, khiến chúng khó bị đánh chặn hơn ngay cả bởi hệ thống phòng không Patriot.
Ihnat xác nhận rằng sáu trong số chín hỏa tiễn đạn đạo phóng vào Kyiv, Iskander-M và KN-23, đã bị phòng không Ukraine đánh chặn thành công.
“Hai phần ba là một con số cao”, ông nói. “Nhưng chúng tôi biết Nga đang cải thiện vũ khí đạn đạo của mình”.
Theo Ihnat, các hỏa tiễn cải tiến hiện được trang bị hệ thống radar mồi bẫy và sử dụng đường bay gần như đạn đạo khiến chúng khó bị theo dõi và đánh chặn bằng hệ thống Patriot hơn.
“Nó làm phức tạp việc chặn bắt, nhưng không làm cho việc chặn bắt trở nên bất khả thi,” ông nói thêm. “Tôi nghĩ các đối tác của chúng tôi đã và đang nỗ lực cải thiện khả năng của hệ thống.”
Ihnat giải thích: “Việc một hỏa tiễn đạn đạo bay theo quỹ đạo gần giống đạn đạo như vậy - khi hỏa tiễn không chỉ bay theo đường thẳng như khi rơi xuống mà thực sự thực hiện các động tác cơ động trong khi bay - khiến hệ thống Patriot, vốn tính toán điểm đánh chặn bằng nhu liệu, khó dự đoán chính xác vị trí hỏa tiễn sẽ bay tới”.
Cuộc tấn công vào Kyiv diễn ra chỉ vài giờ sau khi bắt đầu cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất giữa Ukraine và Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu. Các vụ nổ và mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa đã gây ra nhiều vụ cháy và thiệt hại trên quy mô lớn khắp thủ đô.
Không quân cho biết, lực lượng phòng không đã bắn hạ sáu hỏa tiễn đạn đạo và vô hiệu hóa 245 trong số 250 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed bằng hỏa tiễn và tác chiến điện tử.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết các tòa nhà dân cư, xe hơi và doanh nghiệp đã bị tấn công ở nhiều quận.
“Thật đáng buồn, đã có người bị thương”, Zelenesky nói. Hầu hết các thương vong được báo cáo là do bị sốc hoặc do mảnh vỡ rơi xuống.
Các quan chức địa phương cho biết đám cháy đã bùng phát ở một số quận, bao gồm một vụ cháy ở tòa nhà chung cư chín tầng. Vụ tấn công cũng làm ba cư dân ở Kyiv bị thương.
Phát biểu tại Ngày thợ súng Ukraine vào ngày 12 tháng 4, Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Herman Smetanin cho biết Kyiv cũng đã tăng cường đáng kể sản xuất vũ khí trong năm qua, tự sản xuất hỏa tiễn. Theo Smetanin, Ukraine đã tăng sản lượng hỏa tiễn hành trình gấp tám lần vào năm 2024 so với năm 2023.
4. Ngũ Giác Đài có thể hạ cấp các văn phòng tập trung vào Ukraine trong bối cảnh tái cấu trúc chính sách
Ba cựu quan chức quốc phòng Hoa Kỳ và hai quan chức Âu Châu chia sẻ với Defense News rằng Ngũ Giác Đài có thể sớm hạ cấp văn phòng chịu trách nhiệm giám sát chính sách quân sự của Hoa Kỳ đối với Nga, Ukraine và Âu Á.
Là một phần của sự điều chỉnh chính sách rộng hơn, văn phòng này sẽ được sáp nhập vào văn phòng NATO và Âu Châu của Ngũ Giác Đài, làm giảm tầm quan trọng mặc dù văn phòng này có vai trò quan trọng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022.
Mặc dù hiện tại không có kế hoạch cắt giảm nhân sự nào, việc tái cấu trúc sẽ đánh dấu sự giáng chức đối với một văn phòng đã giúp điều phối việc cung cấp hơn 130 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine, trong đó gần một nửa đến từ Hoa Kỳ.
Dưới thời cựu giám đốc Laura Cooper, văn phòng này cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức một liên minh gồm 50 quốc gia đã họp 27 lần để ủng hộ Ukraine. Cooper đã rời khỏi vị trí của mình vào tháng 12 và văn phòng hiện do một viên chức tạm quyền lãnh đạo.
Văn phòng này và đối tác Âu Châu và NATO đều báo cáo với trợ lý bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, một vai trò hiện do một viên chức tạm quyền đảm nhiệm khi ứng cử viên Daniel Zimmerman đang chờ Thượng viện phê chuẩn. Các nguồn tin cho biết quyết định này chưa phải là quyết định cuối cùng, nhưng nhiều cựu quan chức coi sự thay đổi này là một phần của sự thay đổi lớn hơn khỏi Ukraine trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump.
Nhà lãnh đạo chính sách Ngũ Giác Đài hiện tại Elbridge Colby đã ủng hộ việc cắt giảm viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine để ưu tiên các nỗ lực răn đe ở Á Châu.
Trong chuyến thăm trụ sở NATO vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth nhấn mạnh rằng các đồng minh Âu Châu nên đảm nhiệm trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh lục địa, bao gồm cả Ukraine. “Các nhà lãnh đạo của các đồng minh Âu Châu của chúng ta nên chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ lục địa”, Hegseth nói.
Các cựu quan chức Hoa Kỳ đã nêu lên mối lo ngại rằng việc kết hợp các văn phòng sẽ tạo ra khối lượng công việc không thể quản lý được cho giám đốc. David Baker, người hiện đang lãnh đạo văn phòng Âu Châu và NATO, được cho là đang thu hút sự quan tâm lớn từ các chính phủ Âu Châu muốn làm rõ trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6.
“Sẽ rất khó để một DASD đơn lẻ có thể giải quyết được nhiều quốc gia quan trọng [và] cần bảo trì cao như vậy”, một cựu quan chức nói với Defense News. Trong khi đó, mặc dù việc chia sẻ thông tin tình báo và viện trợ theo lịch trình trước đó cho Ukraine vẫn tiếp tục, nhưng nguồn tài trợ mới đã bị đình trệ. Ngũ Giác Đài vẫn có dưới 4 tỷ đô la thẩm quyền để vận chuyển vũ khí đến Kyiv nhưng không có tiền để bổ sung kho dự trữ của riêng mình.
[Kyiv Independent: Pentagon may downgrade Ukraine-focused office amid policy restructure, media reports]
5. Nga sẽ tiết lộ các điều khoản hòa bình với Ukraine sau khi trao đổi tù nhân, Lavrov nói
Hôm Chúa Nhật, 25 Tháng Năm, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa sẽ chuyển các điều khoản hòa bình tới Kyiv ngay sau khi hoàn tất quá trình trao đổi tù nhân giữa hai nước, hiện đang diễn ra.
Phát biểu với phương tiện truyền thông nhà nước Nga, Lavrov tiết lộ rằng Mạc Tư Khoa đang “tích cực làm việc” về danh sách các điều kiện ngừng bắn cho cuộc chiến ở Ukraine. Danh sách này sẽ sẵn sàng “ngay khi việc trao đổi tù binh chiến tranh hoàn tất”, Lavrov nói.
Sau các cuộc đàm phán đầy biến động tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5 – cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 2022 – Ukraine và Nga đã đồng ý trao đổi 1.000 tù nhân đổi 1.000 người.
Quá trình trao đổi bắt đầu vào ngày 23 tháng 5 và sẽ tiếp tục đến ngày 25 tháng 5. Trong giai đoạn đầu của quá trình, hai bên đã trao đổi 390 tù nhân mỗi bên và thêm 307 tù nhân nữa vào ngày 24 tháng 5.
Trong cuộc đàm phán ở Istanbul, Ukraine và Nga cũng đồng ý trao đổi các tài liệu nêu chi tiết các điều kiện ngừng bắn của mỗi bên.
Riêng Nga đang chuẩn bị một “bản ghi nhớ về một hiệp ước hòa bình tiềm năng trong tương lai”, mà Putin lần đầu tiên đề cập trong cuộc gọi gần đây với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Các quan chức Điện Cẩm Linh đã làm rõ rằng bản ghi nhớ này tách biệt với danh sách các điều kiện ngừng bắn hiện đang được chuẩn bị.
Trong khi danh sách các điều kiện của Mạc Tư Khoa vẫn chưa được tiết lộ, Nga đã nhiều lần nhắc lại các yêu cầu tối đa, bao gồm cả việc Ukraine phải chấp nhận mất Crimea và bốn khu vực phía đông.
Đầu tuần này, vào ngày 22 tháng 5, Lavrov cũng tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa không quan tâm đến lệnh ngừng bắn ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc chiến cần phải được giải quyết trước.
Một báo cáo tình báo gần đây của Hoa Kỳ cũng tiết lộ rằng Nga cam kết sẽ tiến hành chiến tranh ở Ukraine cho đến hết năm 2025, và mục tiêu của nước này trong cuộc chiến - giữ cho Ukraine trung lập và phân chia nhà nước Ukraine - vẫn không thay đổi.
Những diễn biến gần đây cho thấy Nga không muốn đàm phán một cách thiện chí, mặc dù đã đề nghị chia sẻ danh sách các điều kiện ngừng bắn sau khi trao đổi tù nhân.
[Kyiv Independent: Russia will reveal peace terms to Ukraine after prisoner exchange, Lavrov says]
6. JD Vance đưa ra cảnh báo mới: ‘Thời kỳ thống trị không bị tranh cãi của Hoa Kỳ đã kết thúc’
Phó Tổng thống JD Vance đã cảnh báo về sự kết thúc của “thời kỳ thống trị không thể tranh cãi của Hoa Kỳ” trong bài phát biểu khai giảng tại Học viện Hải quân vào thứ sáu.
Bài phát biểu của Vance nhấn mạnh đường lối mới đối với chính sách đối ngoại được chính quyền Tổng thống Trump áp dụng. Quan điểm của Vance và Tổng thống Trump có thể có những tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong bốn năm tới và có khả năng xa hơn nữa, vì quan điểm của họ có thể định hình lại đường lối của Đảng Cộng hòa đối với các vấn đề toàn cầu.
Một chuyên gia về chính sách đối ngoại nói với Newsweek rằng bài phát biểu có thể là “sự diễn đạt rõ ràng nhất” về học thuyết chính sách đối ngoại của chính quyền.
Vance, người từng phục vụ trong Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, đã ca ngợi lập trường chính sách đối ngoại của chính quyền trong bài phát biểu trước những sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân, nói rằng chuyến đi gần đây của tổng thống tới Trung Đông “đánh dấu sự kết thúc của đường lối kéo dài hàng thập niên đối với chính sách đối ngoại mà tôi nghĩ là đã phá vỡ tiền lệ do những người sáng lập đất nước đặt ra”.
Phó tổng thống cho biết: “Những gì chúng ta thấy từ Tổng thống Trump là sự thay đổi thế hệ trong chính sách với những tác động sâu sắc đến công việc mà mỗi người trong số các bạn sẽ được yêu cầu thực hiện”.
Ông cho biết Hoa Kỳ từng là “siêu cường không có đối thủ” trong một thời gian ngắn sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng cục diện toàn cầu đã thay đổi kể từ đó.
“Thời đại thống trị không bị tranh cãi của Hoa Kỳ đã kết thúc. Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác quyết tâm đánh bại chúng ta trong mọi lĩnh vực—từ quang phổ đến quỹ đạo Trái Đất thấp đến chuỗi cung ứng thậm chí cả cơ sở hạ tầng truyền thông của chúng ta,” Vance cho biết.
Chính quyền Tổng thống Trump tập trung vào việc mở rộng “lợi thế công nghệ” giữa quân đội Hoa Kỳ và các đối thủ, ông nói. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ không thể cho rằng các cuộc giao tranh quân sự sẽ “không tốn kém” và quân đội phải đưa quân ra chiến trường “với các công cụ phù hợp”.
Vance cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trước đây đã “đánh đổi quốc phòng và duy trì các liên minh để lấy việc xây dựng quốc gia và can thiệp vào công việc của nước ngoài”.
“Thay vì dành năng lượng của chúng ta để ứng phó với sự trỗi dậy của các đối thủ ngang hàng như Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã theo đuổi những gì họ cho là công việc dễ dàng cho siêu cường có khả năng phòng ngừa trước của thế giới”, phó tổng thống cho biết. “Xây dựng một vài nền dân chủ ở Trung Đông có thể khó khăn đến mức nào? Vâng, hóa ra là khó đến mức không thể, và tốn kém không thể tin được”.
Chính quyền Tổng thống Trump đã áp dụng một đường lối khác đối với chính sách đối ngoại so với các chính quyền Cộng hòa trước đây. Vance đã trở thành tiêu điểm vì những lời chỉ trích NATO và cuộc họp nảy lửa với Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào đầu năm nay.
Javed Ali, giáo sư tại Đại học Michigan và cựu giám đốc cao cấp về chống khủng bố tại Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với Newsweek rằng những phát biểu của Vance là “biểu hiện mới nhất và có lẽ là rõ ràng nhất về sự thay đổi mang tính chuyển đổi đang diễn ra trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump”.
Ông cho biết: “Mặc dù các tổng thống khác đã bày tỏ quan điểm liên kết an ninh quốc gia Hoa Kỳ với các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ, kể cả trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, nhưng các sự kiện trong 100 ngày qua sau khi ông trở lại nhiệm sở cho thấy một hướng đi hoàn toàn khác biệt và tốc độ thay đổi cao hơn”.
Ali chỉ ra các chính sách biên giới của chính quyền, việc gây áp lực lên các đồng minh để tăng chi tiêu quân sự, khả năng rút quân, kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn mới và cân nhắc về “mở rộng lãnh thổ” ở Greenland hoặc Panama như một phần trong “khuôn khổ an ninh quốc gia” mới của Tổng thống Trump.
[Newsweek: JD Vance Issues New Warning: 'Era of Uncontested US Dominance Is Over']
7. Ukraine trao trả 70 cộng tác viên cho Nga trong cuộc trao đổi tù nhân ngày 23 tháng 5
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 25 Tháng Năm, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Ukraine đã trao trả 70 người bị kết tội hợp tác với Nga trong cuộc trao đổi tù nhân vào ngày 23 tháng 5.
Danh tính của 31 người trong số họ bao gồm Oleksandr Tarnashinskyi, cựu cộng sự của nhà tài phiệt thân Điện Cẩm Linh Viktor Medvedchuk, và cựu sĩ quan SBU Vitalii Vasiliev.
Họ nằm trong số 390 tù nhân quân sự và dân sự mà Ukraine đã trao trả cho Nga trong giai đoạn đầu của cuộc trao đổi 1.000 đổi 1.000 đã được thỏa thuận tại Istanbul tuần trước. Đổi lại, 270 binh lính Ukraine và 120 thường dân đã được thả khỏi nơi giam giữ của Nga.
Đại Úy Yusov cho biết Tarnashinskyi đã hợp tác với công dân Nga S. Prokhodenko để thành lập các quỹ và tổ chức công ở Ukraine nhằm chuyển tiền của Nga vào các hoạt động thông tin chống Ukraine trong nước.
Tarnashinskyi cũng là một nhân vật cao cấp trong tổ chức chính trị thân Nga có tên là Ukrainian Choice, do Medvedchuk lãnh đạo. Tarnashinskyi đã bị SBU bắt giữ vào tháng 5 năm 2022 và bị kết án năm năm tù vì tội âm mưu lật đổ trật tự hiến pháp.
Bản thân Medvedchuk bị bắt giữ vào năm 2022 và được trao trả cho Nga trong một cuộc trao đổi tù nhân vào cuối năm đó.
Vasiliev đã hợp tác với chính quyền xâm lược của Nga tại Luhansk trước cuộc xâm lược toàn diện và có ý định tuyển dụng các sĩ quan SBU khác để hợp tác. Ông đã bị kết tội phản quốc và bị kết án năm năm tù.
Cựu trung tá SBU được cho là một trong những nhân vật chủ chốt trong việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý giả mạo ở Tỉnh Luhansk khi Nga bắt đầu xâm lược Donbas vào năm 2014.
Cuộc trao đổi 1.000 đổi 1.000 vẫn tiếp tục, với mỗi bên sẽ thả 307 tù binh chiến tranh vào ngày 24 tháng 5. Cuộc trao đổi cuối cùng dự kiến diễn ra vào ngày 25 tháng 5. Ukraine từ lâu đã ủng hộ một cuộc trao đổi “tất cả đổi tất cả”, nhưng cho đến nay Nga vẫn từ chối đề xuất này.
[Kyiv Independent: Ukraine hands over 70 collaborators to Russia in May 23 prisoner swap]
8. Nga mở cuộc tấn công ồ ạt vào Kyiv và các thành phố của Ukraine trong đêm thứ hai liên tiếp
Nga đã tấn công Kyiv và các khu vực khác của Ukraine vào đêm 24-25 tháng 5, gây ra nhiều vụ nổ ở nhiều thành phố.
Các cuộc tấn công diễn ra một đêm sau một trong những cuộc tấn công dữ dội nhất của Nga vào Kyiv trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Không quân Ukraine cảnh báo rằng Nga đã phóng hàng loạt máy bay điều khiển từ xa về phía nhiều khu vực và cũng đưa ra cảnh báo hỏa tiễn đạn đạo ngay trước nửa đêm. Theo hãng tin Suspilne, các vụ nổ đã được báo cáo trong đêm ở Kyiv, Odesa, Dnipro, Mykolaiv, Sumy và Konotop.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết thủ đô một lần nữa bị tấn công và khuyên người dân nên tìm nơi trú ẩn.
“Đêm nay sẽ không dễ dàng. Có mối đe dọa từ đối phương sử dụng một số lượng lớn máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn từ máy bay chiến lược”, Klitschko cảnh báo khi lực lượng phòng không tích cực đẩy lùi máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời Kyiv.
Đêm trước, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn quy mô lớn vào Kyiv, làm bị thương ít nhất 15 người. Các cuộc tấn công gây ra các vụ nổ khắp thành phố và làm hư hại các tòa nhà dân cư.
Nga tiếp tục nhắm vào các khu dân cư lân cận bằng các cuộc tấn công trên không ngày càng nguy hiểm trong khi Điện Cẩm Linh vẫn công khai bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn của quốc tế.
[Kyiv Independent: Russia launches mass attack on Kyiv, Ukrainian cities for second night in row]
9. ‘Đó là chủ nghĩa khủng bố’ — Nga tiến hành một trong những cuộc tấn công dữ dội nhất vào Kyiv trong cuộc chiến tranh toàn diện
Nhiều người đã bị thương khi nhiều vụ nổ liên tiếp xảy ra tại Kyiv vào đêm ngày 24 tháng 5 trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn lớn của Nga nhằm vào thủ đô Ukraine.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết ít nhất 15 thường dân, bao gồm hai trẻ vị thành niên, đã phải được chăm sóc y tế do cuộc tấn công, chủ yếu là do bị thương do mảnh đạn hoặc phản ứng căng thẳng cấp tính. Đây là một trong những cuộc tấn công nặng nề nhất của Nga vào thủ đô Ukraine trong suốt cuộc chiến toàn diện.
“Đó là khủng bố,” Mykyta Kruchan, một giám đốc phát triển kinh doanh 22 tuổi tại Point2Web, cho biết, cha mẹ anh sống trong một tòa nhà chung cư ở quận Obolonskyi bị một máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga tấn công. Anh nói thêm rằng căn nhà của họ không bị hư hại chỉ vì may mắn.
Kruchan nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Những gì Ukraine làm là chúng tôi bắn vào các tòa nhà quân sự, đồ dùng quân sự, trung tâm của họ... Nhưng ở đây, tất cả những gì Nga làm đều là cố ý nhắm vào thường dân và các cơ sở hạ tầng dân sự”.
Olha, một công nhân nhà máy 42 tuổi, cho biết bà đi vắng khi căn nhà của bà bị trúng bom, nhưng hai cô con gái của bà, 13 và 20 tuổi, cũng có mặt ở đó vào thời điểm đó.
“Những đứa trẻ đã gọi cho tôi khi căn nhà bị trúng bom,” Olha nói với tờ Kyiv Independent. “Chúng thu thập đồ đạc, đóng cửa lại... Chúng còn sống, chúng chỉ hít quá nhiều khói thôi.”
“ Căn nhà đang trong tình trạng tồi tệ... Nó đang cháy ở đó, không thể thở được. Chúng tôi không thể đóng gói đồ đạc của mình, vì mọi thứ đều bị cháy, dính chặt vào nhau hoặc bị hư hỏng theo cách không thể sử dụng được.”
Thị trưởng Klitschko cho biết một người đã bị thương và năm chiếc xe bị hư hại ở quận Holosiivskyi sau khi xác máy bay điều khiển từ xa rơi xuống nhiều địa điểm.
Một tòa nhà năm tầng ở quận Solomianskyi đã bốc cháy và bảy người phải được chăm sóc y tế, Klitschko cho biết. Hai người bị thương ở quận Dniprovskyi.
Tại quận Obolonskyi của Kyiv, một đám cháy đã bùng phát trên ban công của một tòa nhà chung cư chín tầng, ảnh hưởng đến tầng ba đến tầng sáu, chính quyền địa phương đưa tin. Năm người cần được chăm sóc y tế, trong đó có ít nhất bốn người bị sốc nhưng không bị thương tích về thể chất.
Trung tâm thương mại Blockbuster ở quận Obolonskyi đã bị hư hại sau khi một máy bay điều khiển từ xa loại Shahed hoặc các mảnh vỡ của nó đâm vào mái nhà.
“Những người hàng xóm gọi điện... Căn nhà đã bốc cháy... Đây là tâm chấn của vụ nổ ở đây. Mọi thứ đều bị thiêu rụi,” Svitlana, một người về hưu 62 tuổi có căn nhà bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tấn công, cho biết. “Cảm ơn Chúa, không ai bị thương.”
Các cuộc tấn công diễn ra bất chấp lời kêu gọi của Kyiv yêu cầu Mạc Tư Khoa chấp nhận lệnh ngừng bắn 30 ngày do Hoa Kỳ hậu thuẫn, mà Nga vẫn tiếp tục từ chối. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cam kết làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng nhưng gần đây đã ra tín hiệu giảm bớt sự tham gia vào các cuộc đàm phán.
Kruchan, người tự nhận mình từng là người ủng hộ Tổng thống Trump, đã chỉ trích tổng thống Hoa Kỳ vì muốn “hợp tác với những kẻ khủng bố thay vì ngăn chặn chúng”.
“Tôi cảm thấy ông ấy là người duy nhất thực sự có thể mang lại hòa bình. Nhưng ngay lúc này, sau vụ tấn công khủng bố từ Nga, điều đó có vẻ không đúng”, ông nói thêm.
Lực lượng phòng không Ukraine cho biết đã bắn hạ sáu hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M hoặc KN-23 được phóng vào Kyiv.
Nhìn chung, lực lượng Nga đã phóng 14 hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M hoặc KN-23 vào Ukraine trong đêm, cũng như 250 máy bay điều khiển từ xa tấn công và máy bay điều khiển từ xa mồi nhử loại Shahed. Theo Không quân, hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ 128 máy bay điều khiển từ xa, trong khi 117 máy bay bị vô hiệu hóa bởi hệ thống tác chiến điện tử hoặc biến mất khỏi radar.
“Đã có nhiều vụ cháy và nổ trong thành phố qua đêm. Một lần nữa, các tòa nhà dân cư, xe hơi, doanh nghiệp đã bị hư hại. Thật đáng buồn, có nhiều người bị thương”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trên X.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga thường xuyên sử dụng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa để tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.
Vụ nổ đầu tiên ở Kyiv được báo cáo vào khoảng 10 giờ tối ngày 23 tháng 5, cùng ngày Ukraine và Nga bắt đầu cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất, với 390 người Ukraine được trả về vào ngày hôm đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết.
Các mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa sau đó rơi xuống các quận Holosiivskyi, Shevchenkivskyi và Sviatoshynskyi, theo các quan chức thành phố Kyiv. Phòng không đã hoạt động ở thủ đô, Klitschko cho biết như trên.
Một làn sóng nổ khác được nghe thấy vào khoảng 1 giờ sáng giờ địa phương. Không quân Ukraine trước đó đã cảnh báo rằng có mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo và máy bay điều khiển từ xa nhằm vào một số khu vực.
Các mảnh vỡ hỏa tiễn được báo cáo ở quận Obolonskyi, trong khi ở quận Solomianskyi, các mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa đã tấn công một tòa nhà dân cư, gây ra hỏa hoạn. Một tòa nhà không phải nhà ở đã bốc cháy ở quận Sviatoshynskyi sau cuộc tấn công.
“Với mỗi cuộc tấn công như vậy, thế giới càng chắc chắn hơn rằng nguyên nhân kéo dài chiến tranh nằm ở Mạc Tư Khoa”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Ukraine đã đề xuất lệnh ngừng bắn nhiều lần — cả lệnh ngừng bắn toàn diện và lệnh ngừng bắn trên không. Tất cả đều bị phớt lờ. Rõ ràng là phải gây áp lực mạnh hơn nhiều đối với Nga để đạt được kết quả và tiến hành ngoại giao thực sự.
“Chúng tôi đang chờ đợi các biện pháp trừng phạt từ Hoa Kỳ, Âu Châu và tất cả các đối tác của chúng tôi. Chỉ có các biện pháp trừng phạt bổ sung nhắm vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Nga mới buộc Mạc Tư Khoa phải ngừng bắn.”
[Kyiv Independent: 'It's terrorism' — Russia launches one of the heaviest strikes on Kyiv during full-scale war]
Vẻ vang dân ta: ĐTC Lêô XIV ưu ái bổ nhiệm người Việt đầu tiên làm Giám mục chính tòa trên đất Mỹ
VietCatholic Media
16:45 25/05/2025
1. Giám Mục Mỹ đầu tiên được Đức Thánh Cha Lêô XIV bổ nhiệm là một người Việt tị nạn. Ngài là người Việt đầu tiên làm Giám mục chính tòa trên đất Mỹ
Ngày 22 tháng 5 năm 2025, Đức Cha Phạm Minh Cường đã được Đức Giáo Hoàng Lêô XIV bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa San Diego. Đức Cha Cường là giám mục người Hoa Kỳ đầu tiên được Đức Tân Giáo Hoàng bổ nhiệm. Ngài là giám mục gốc Á Châu thứ ba, và là giám mục người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm giám mục chính tòa của một giáo phận tại Hoa Kỳ
Đức Cha Phạm Minh Cường, sinh năm 1967, là một giám mục người Mỹ gốc Việt. Ngài hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận San Diego. Khẩu hiệu Giám mục của ngài là “United in Christ” hay “Hiệp nhất trong Chúa Kitô”.
Trước khi được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa, Đức Cha Cường đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego, Hoa Kỳ vào năm 2023 và từng là Giám Quản Tông Tòa của Giáo phận San Diego, kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2025 sau khi Đức Hồng Y Robert McElroy được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Thủ đô Washington. Ngài là vị giám mục người Mỹ gốc Việt thứ tư phục vụ tại Hoa Kỳ, kể từ giám mục người Mỹ gốc Việt tiên khởi Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương được bổ nhiệm Giám Mục vào năm 2003.
Rời Việt Nam thuở thiếu thời dưới dạng thuyền nhân năm 1980, cậu bé Cường đến trại tập trung tại Malaysia, sau đó được bảo trợ đến định cư tại Minnesota, Hoa Kỳ. Trong vòng ba năm sau đó, gia đình cậu đoàn tụ tại Minnesota, và đến định cư tại San Diego, California vào năm 1985. Theo học và tốt nghiệp cử nhân, và sau đó là Thạc sĩ Kỹ thuật hàng không Đại học San Diego, cậu quyết định đi theo con đường tu trì. Sau quá trình tu học tại các Chủng viện Thánh Phanxicô và Thánh Patrick, cậu được truyền chức linh mục cho giáo phận vào năm 1999.
Trước khi được bổ nhiệm chức Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego vào tháng 6 năm 2023, vị Giám mục người Mỹ gốc Việt Michael Pham là linh mục chánh xứ của giáo xứ Chúa Chiên Lành ở San Diego. Ngài cũng là linh mục tổng đại diện của Giáo phận San Diego (từ năm 2018). Đức Cha Micae Phạm Minh Cường nói lưu loát tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Đức Cha Micae Phạm Minh Cường sinh ngày 27 Tháng Giêng năm 1967 tại Đà Nẵng, Việt Nam, nguyên quán tại giáo xứ Quần Cống, giáo phận Bùi Chu, là người con trai lớn nhất trong gia đình. Thân phụ ngài là người Công Giáo, là quân nhân trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau biến cố năm 1975, tài sản của ông bị tịch thu và bản thân ông bị đưa đi học tập cải tạo, sau đó được trả tự do.
Tháng 7 năm 1980, cậu bé Cường rời Việt Nam dưới dạng thuyền nhân, cùng với một người chị và em trai của mình trên một con thuyền quá tải, chở trên mình 119 cư dân trên tổng số trọng tải là cho 60 người, di chuyển trên một chiếc tàu không có thức ăn và rất ít nước uống, với không gian được mô tả là “không có chỗ để ngồi xuống” và “bị nhồi nhét như trong hộp cá mòi”. Kế hoạch rời bến được đưa ra vào đêm cùng ngày khi chiếc thuyền-vốn bị tạm giữ do tham gia hoạt động vượt biên, được trả về vào sáng cùng ngày. Trải qua cướp biển và mạn tàu bị nứt phải vá tạm bằng quần áo, ba chị em cậu bé Cường sau đó cập bến trại tị nạn tại Pulau Bidong, Malaysia, sinh sống tại đây trong vòng ba tháng trước khi được một gia đình Hoa Kỳ bảo lãnh đến sinh sống tại Blue Earth, Minnesota. Đề đến được với người bảo trợ, ba chị em cậu Cường được chuyển đến sống tại Kuala Lumpur trong một tháng, sau đó đến Nhật Bản, Seattle (Hoa Kỳ), và cuối cùng đến Minnesota vào cuối tháng 2 năm 1981.
Một vài tháng sau đó, một người chị đến sinh sống cùng họ, và các thành viên còn lại trong gia đình (bốn anh chị em và song thân cậu Cường) đến định cư tại Minnesota từ năm 1983. Tại Minnesota, cậu bé Cường theo học trung học, nhưng rời đi khi chưa tốt nghiệp.
Gia đình cậu Phạm Minh Cường rời Minnesota đến San Diego, California sinh sống vào năm 1985. Phạm Minh Cường tốt nghiệp trung học tại San Diego và theo học tại San Diego State University, tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ kỹ thuật hàng không. Sau đó, cậu đi làm cho Continental Graphics, hỗ trợ lưu trữ thông tin của công ty Boeing.
Do nhận thấy có mong muốn đi theo con đường tu trì, cậu chuyển đến học tại Chủng viện Thánh Phanxicô tại Đại học San Diego. Thầy Cường tốt nghiệp chủng viện này với hai văn bằng: Cử nhân Thần học (STB - bậc I) và Thạc sĩ Thần học (Mdiv.). Sau khi hoàn thành chương trình Chủng viện Saint Patrick ở Menlo Park, California, Thầy Cường được thụ phong linh mục cho Giáo phận San Diego vào ngày 25 tháng 6 năm 1999.
Sau khi được thụ phong linh mục, linh mục Micae Phạm Minh Cường thi hành mục vụ với vai trò linh mục phó xứ tại giáo xứ Đức Mẹ là Ngôi Sao Biển ở Oceanside từ năm 1999 đến năm 2001. Ngài làm giám đốc ơn gọi của giáo phận từ năm 2001 đến năm 2004. Sau đó, ngài là linh mục chánh xứ giáo xứ Holy Family, San Diego từ năm 2004 đến năm 2014 và kiêm nhiệm tại giáo xứ Thánh Têrêxa ở San Diego từ năm 2014 đến 2016. Năm 2009, ngài tốt nghiệp văn bằng Thạc sĩ Khoa học ngành Tâm lý học.
Năm 2016, ngài được bổ nhiệm làm linh mục coi sóc giáo xứ Chúa Chiên Lành ở San Diego cho đến 2023. Giáo xứ này là một trong những giáo xứ lớn nhất của Giáo phận San Diego.
Cha Cường sau đó là linh mục đại diện cho các cộng đồng sắc tộc và đa văn hóa kể từ năm 2017. Do chức vụ này, ngài được ghi nhận là đã làm cho các cộng đồng đa sắc tộc trong giáo phận thêm vững mạnh. Kể từ 2017, ngài đã cử hành Lễ Hiện Xuống cho mọi Dân tộc và đã thu hút sự tham dự của ít nhất 2.000 giáo dân hằng năm.
Kể từ ngày 5 tháng 9 năm 2019, Cha Phạm Minh Cường là tổng đại diện của Giáo phận San Diego. Ngài cũng là Tổng Đại diện gốc Việt tiên khởi tại giáo phận này.
Ngày 6 tháng 6 năm 2023, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Michael Pham, Tổng Đại diện Giáo phận San Diego, làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego. Cùng trong tin bổ nhiệm này, Tòa Thánh cũng chọn linh mục Felipe Pulido, thuộc linh mục đoàn Giáo phận Yakima, Washington, làm Giám Mục Phụ Tá San Diego.
Vào năm 2019, Cha Phạm Minh Cường cho biết, có khoảng 5.000 gia đình giáo dân gốc Việt tại Giáo phận San Diego, và bảy linh mục gốc Việt thực hiện việc mục vụ tại đây. Trong số linh mục này có ba vị đảm nhận chức chính xứ (2 giáo xứ Việt Nam và 1 giáo xứ Hoa Kỳ).
2. Vatican lên tiếng về thông điệp giả gửi đến Tổng thống Burkina Faso được cho là của Đức Giáo Hoàng
Một bài phát biểu dài 36 phút bằng tiếng Anh, được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, đã được tải lên YouTube, trong đó ghi sai lời của Giáo hoàng Lêô XIV cho Ibrahim Traoré, Tổng thống Burkina Faso.
“Kính gửi Ngài Tổng thống Ibrahim Traoré, Tổng thống của Quốc gia có chủ quyền Burkina Faso, người con của đất nước Phi Châu, người bảo vệ nhân dân, cầu mong ân sủng và hòa bình sẽ nhân lên cho Ngài thông qua sự khôn ngoan, lòng dũng cảm và sự thật.”
Đây là cách một thông điệp bằng tiếng Anh được cho là của Đức Giáo Hoàng và được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo bắt đầu.
Một đoạn video dài khoảng 36 phút đã được tải lên YouTube trên tài khoản “Pan African Dreams”, được sản xuất bằng cách sử dụng các cảnh quay trong buổi tiếp kiến của Giáo hoàng Lêô XIV với các nhà báo vào thứ Hai, ngày 12 tháng 5.
Kỹ thuật “biến đổi” đã được sử dụng, nghĩa là biến đổi hình ảnh sao cho chuyển động của môi khớp với các từ do Trí Tuệ Nhân Tạo tạo ra.
Video giả có tiêu đề “Đức Giáo Hoàng Lêô XIV trả lời Đại úy Ibrahim Traoré – Một thông điệp về Sự thật, Công lý và Hòa giải”.
Người xem được dẫn dắt để tin rằng Đức Giáo Hoàng mới đã có một bài phát biểu công khai trước Tổng thống Burkina Faso Ibrahim Traoré để đáp lại lá thư của ông, và trong video, Đức Giáo Hoàng Lêô đã nói: “Tôi đã đọc những lời của ngài không chỉ một lần mà là nhiều lần, và mỗi lần đọc lại sâu sắc hơn lần trước, bởi vì trong giọng nói của ngài, tôi không chỉ nghe thấy sự tức giận của một tổng thống, mà còn là tiếng kêu chính đáng của một lục địa đã lâu bị tổn thương bởi hai lưỡi dao của sự bỏ rơi và bóc lột.”
Video này là một phần trong loạt tin nhắn giả mạo được BBC News đưa tin vào ngày 15 tháng 5 (https://www.bbc.com/afrique/articles/c3rpw8n0zvxo) và đã được tài khoản YouTube “Nou se Legliz” đăng lại ở phiên bản ngắn hơn và phẩm chất thấp hơn một chút.
Có thể thấy hình ảnh Đức Giáo Hoàng được lặp lại và Đức Giáo Hoàng Lêô cầm cùng hai tờ giấy trong suốt thông điệp.
Điều đáng lưu ý là - với việc lưu hành trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội các văn bản được cho là của Đức Tân Giáo Hoàng mà không ghi rõ nguồn - tất cả các bài phát biểu, bài diễn văn và văn bản của Giáo hoàng Lêô XIV đều có thể được tham khảo đầy đủ tại vatican.va.
Tin tức về các hoạt động và thông điệp video của ngài có sẵn theo thời gian thực trên cổng thông tin Vatican News tại vaticannews.va, bằng nhiều ngôn ngữ, cũng như trên trang web báo Quan Sát Viên Rôma.
Source:Vatican News
3. Đức Hồng Y Ngô Thành Tài: Đức Thánh Cha Lêô XIV minh định giáo huấn của Giáo hội
Đức Hồng Y William Ngô Thành Tài (Goh Seng Chye), Tổng giám mục Giáo phận Singapore, tin rằng Đức Thánh Cha Lêô XIV sẽ không mơ hồ về đạo lý và không để cho những lời của ngài bị giải thích tùy theo mỗi cá nhân, gây chia rẽ trong Giáo hội.
Theo trang mạng “Chỉ nam mới hàng ngày” (Nuova Bussola Quotidiana), truyền đi hôm 22 tháng Năm vừa qua, đăng cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y trước khi ngài rời Roma, bài tham luận của Đức Hồng Y Ngô Thành Tài là một trong những góp ý được các Hồng Y khác đánh giá cao trong các phiên họp của Hồng Y đoàn trước Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng. Chính Đức Hồng Y cũng nổi tiếng là một mục tử có đạo lý rõ ràng, nhiệt thành tông đồ và nhạy cảm về phụng vụ.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Ngô nói: “Tôi nghĩ rằng Đức Lêô XIV chính là vị Giáo hoàng mà thế giới đang cần trong lúc này. Đức Phanxicô đã củng cố chiều kích thừa sai của Giáo hội, bằng cách mang Tin mừng cho toàn thể nhân loại, kể cả những người tội lỗi, những người ở ngoài lề, dễ bị tổn thương. Nhưng tôi tin rằng khía cạnh khó chịu nhất trong triều đại của ngài là, khi cố gắng tiếp cận với mọi người, về mặt đạo lý và luân lý, các giáo huấn của ngài không được diễn đạt chính xác, hay đúng hơn là có vẻ mơ hồ.... Nếu chúng ta không rõ ràng đâu là giáo huấn của Giáo hội, thì rất khó cùng nhau làm việc trong sự hiệp nhất. Cả trong Giáo hội, giữa những người gọi là tả phái, cũng như những người “hữu phái” đều muốn thăng tiến sứ mạng truyền giáo, có một sự chia rẽ nội bộ về một số vấn đề như hôn nhân, những người gọi là LGBT đồng tính luyến ái, lưỡng giống, đổi giống. Đây là những lãnh vực đã chia rẽ Giáo Hội vì đến một điểm nào đó người ta không còn chắc chắn đâu là điều đúng cần phải làm. Có những người đến nhà thờ và nói: “Nhưng mà Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy”...
Trả lời câu hỏi về Đức Giáo hoàn Lêô XIV trong lãnh vực này, Đức Thánh Cha Ngô Thành Tác nói: “Tôi tin là Đức Giáo Hoàng Lêô sẽ thiết lập trật tự trong những chia rẽ về đạo lý trong Giáo hội. Ngài vốn là một tu sĩ Dòng thánh Augustinô, có những căn bản vững chắc trong truyền thống và linh đạo của thánh Augustinô. Đàng khác, ngài đã làm việc ở Peru và biết rõ những tình trạng nghèo khổ. Đức tân Giáo hoàng đã ở Roma nhiều năm và vì thế biết những thách đố của giáo triều.”
Trả lời câu hỏi về sự hạn chế tối đa việc cử hành thánh lễ theo nghi thức của Công đồng Tridentinô, với sách lễ năm 1962 tiền Công đồng chung Vatican II hiện nay trong Giáo hội, một vấn đề đã và đang gây chia rẽ trong Giáo hội, Đức Hồng Y Ngô Thành Tài nói: “Bản thân tôi, tôi không thấy có có lý do nào để chặn những người thích thánh lễ Tridentino. Họ không làm gì sai trái hoặc tội lỗi. Dĩ nhiên cần phải duy trì sự hiệp nhất của Giáo Hội, nhưng đàng khác, chúng ta vẫn có những nghi lễ khác, như nghi lễ Siro-Malabar. Chúng ta có thể chấp nhận những cách thức khác nhau để cử hành Thánh lễ và vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta không được bóp nghẹt những người thích nghi lễ Tridentino. Xét cho cùng, không phải là nghi lễ hoặc hình thức cử hành nào là đáng kể, nhưng là chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa trong chiều sâu.
Đức Hồng Y cũng cho biết tại Singapore có một nhóm 300 tín hữu, phần lớn là những người trẻ và chuyên nghiệp tham dự nghi lễ này. Đôi khi tôi hỏi họ tại sao họ thích cách cử hành này, họ cho biết vì trong cách thức này, họ cảm thấy suy tư, chiêm niệm hơn và thấy những nghi thức ấy đưa họ đến gần Chúa hơn.
4. Diễn từ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trước các nhân viên của Tòa Thánh và quốc gia thành Vatican
Lúc 10h sáng Thứ Bẩy, 24 Tháng Năm, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã có cuộc gặp gỡ với các nhân viên của Tòa Thánh và quốc gia thành Vatican.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn diễn từ của ngài qua phần trình bày của Kim Thúy
Cảm ơn! Khi tràng pháo tay kéo dài hơn bài phát biểu, tôi sẽ phải phát biểu dài hơn! Vì vậy… hãy cẩn thận! Cảm ơn! Cảm ơn!
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bình an ở cùng anh chị em.
Anh chị em thân mến!
Tôi rất vui khi được chào đón tất cả mọi người, những người tạo nên các cộng đồng làm việc của Giáo triều Rôma, Chính quyền và Giáo phận Rôma.
Tôi chào mừng các vị đứng đầu các Bộ và các vị bề trên khác, các vị đứng đầu Văn phòng và tất cả các viên chức, cũng như các nhà chức trách của Thành phố Vatican, các nhà quản lý và nhân viên. Và tôi rất vui mừng vì nhiều thành viên gia đình cũng có mặt, tận dụng ngày thứ Bảy.
Cuộc họp đầu tiên của chúng ta chắc chắn không phải là lúc để đưa ra những bài phát biểu quan trọng, mà đúng hơn, đây là cơ hội để tôi cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ mà anh chị em đang thực hiện, và sự phục vụ mà tôi, có thể nói là, được “thừa hưởng” từ những người tiền nhiệm của mình. Thực sự cảm ơn anh chị em. Vâng, như anh chị em biết, tôi mới đến đây cách đây hai năm, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đáng kính của chúng ta bổ nhiệm tôi làm Tổng trưởng Bộ Giám mục. Khi đó, tôi rời giáo phận Chiclayo, ở Peru, và đến làm việc ở đây. Thật là một sự thay đổi! Và bây giờ, sau đó... Tôi có thể nói gì? Chỉ có thể nói những gì Simon Phêrô đã nói với Chúa Giêsu trên Hồ Tiberias: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Chúa biết rằng con yêu Chúa” (Ga 21:17).
Dù Giáo hoàng qua đời, Giáo triều vẫn còn. Điều này áp dụng cho mọi Giáo hội cụ thể, cho Giáo triều của các tòa giám mục. Và nó cũng áp dụng cho Giáo triều của Tòa Giám mục Rôma. Giáo triều là tổ chức bảo tồn và truyền tải ký ức lịch sử về một Giáo hội, về thừa tác vụ của các giám mục. Điều này rất quan trọng. Ký ức là một yếu tố thiết yếu trong một cơ thể sống. Nó không chỉ hướng đến quá khứ mà còn nuôi dưỡng hiện tại và hướng dẫn tương lai. Nếu không có ký ức, con đường sẽ bị lạc, nó mất đi cảm giác định hướng.
Anh chị em thân mến, đây là suy nghĩ đầu tiên tôi muốn chia sẻ với anh chị em: làm việc trong Giáo triều Rôma có nghĩa là góp phần giữ cho ký ức về Tòa thánh sống động, theo nghĩa sống động mà tôi vừa đề cập, để sứ vụ của Đức Giáo Hoàng có thể được thực hiện theo cách tốt nhất. Và, theo cách tương tự, điều này cũng có thể nói về các dịch vụ của Thành quốc Vatican.
Sau đó, có một khía cạnh khác mà tôi muốn nhắc lại, bổ sung cho khía cạnh ký ức, đó là chiều kích truyền giáo của Giáo hội và của mọi tổ chức liên kết với thừa tác vụ Phêrô. Điều này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rất nhiều. Nhất quán với dự án được nêu trong Tông huấn Evangelii gaudium, ngài đã cải tổ Giáo triều Rôma theo quan điểm truyền giáo, với Tông hiến Praedicate Evangelium. Và ngài đã làm điều này bằng cách đi theo bước chân của những người tiền nhiệm của mình, đặc biệt là Thánh Phaolô Đệ Lục và Thánh Gioan Phaolô II.
Tôi nghĩ anh chị em biết rằng kinh nghiệm truyền giáo là một phần cuộc sống của tôi, và không chỉ với tư cách là một người đã chịu phép rửa tội, như đối với tất cả chúng ta là những người Kitô hữu, mà còn bởi vì với tư cách là một tu sĩ dòng Augustinô. Tôi đã là một nhà truyền giáo ở Peru, và giữa những người Peru, ơn gọi mục vụ của tôi đã trưởng thành. Tôi sẽ không bao giờ có thể cảm ơn Chúa đủ vì ân sủng này! Sau đó, lời kêu gọi phục vụ Giáo hội tại đây trong Giáo triều Rôma là một sứ mệnh mới, mà tôi đã chia sẻ với anh chị em trong hai năm qua. Và tôi vẫn tiếp tục và sẽ tiếp tục, miễn là Chúa muốn, trong công việc phục vụ này đã được giao phó cho tôi.
Vì vậy, tôi xin nhắc lại với anh chị em điều tôi đã nói trong lời chào đầu tiên của tôi, vào buổi tối ngày 8 tháng 5: “Cùng nhau, chúng ta phải tìm cách trở thành một Giáo hội truyền giáo, một Giáo hội xây dựng những cây cầu và khuyến khích đối thoại, một Giáo hội luôn mở rộng vòng tay chào đón… tất cả những ai đang cần lòng bác ái, sự hiện diện, sự sẵn sàng đối thoại và tình yêu của chúng ta”. Những lời này được gửi đến Giáo hội Rôma. Và giờ đây tôi xin nhắc lại, khi nghĩ đến sứ mệnh này của Giáo hội đối với tất cả các Giáo hội và toàn thế giới, khi nghĩ đến việc phục vụ sự hiệp thông, sự hiệp nhất, trong bác ái và trong chân lý. Chúa đã trao nhiệm vụ này cho Phêrô và những người kế vị ngài, và tất cả anh chị em đều cộng tác theo những cách khác nhau trong nhiệm vụ lớn lao này. Mỗi người trong anh chị em hãy đóng góp phần của mình, thực hiện công việc hằng ngày của mình với sự cam kết và cũng với đức tin, vì đức tin và lời cầu nguyện giống như muối cho thức ăn; chúng truyền hương vị.
Nếu vậy, nếu tất cả chúng ta phải hợp tác trong sự nghiệp lớn lao của sự hiệp nhất và tình yêu, chúng ta hãy tìm cách làm như vậy trước hết bằng cách cư xử của chúng ta trong các tình huống hàng ngày, cũng bắt đầu từ môi trường làm việc. Mỗi người có thể là người xây dựng sự hiệp nhất với thái độ của mình đối với đồng nghiệp, vượt qua những hiểu lầm không thể tránh khỏi bằng sự kiên nhẫn, bằng sự khiêm nhường, đặt mình vào vị trí của người khác, tránh định kiến, và cũng bằng một liều lượng hài hước, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dạy chúng ta.
Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn anh chị em! Chúng ta đang ở trong tháng Năm: chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Người ban phước cho Giáo triều Rôma và Thành phố Vatican, cũng như gia đình anh chị em, đặc biệt là trẻ em, người già, người bệnh và người đau khổ.
Cảm ơn!
Vậy, chúng ta hãy cùng nhau đọc: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.”
Sau đó, Đức Thánh Cha Lêô XIV ban phép lành cho mọi người
Cảm ơn anh chị em một lần nữa và chúc anh chị em mọi điều tốt đẹp nhất!
Source:Holy See Press Office
ADDRESS OF THE HOLY FATHER