Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 25/07/2025
29. Thánh nhân chính là vừa nhìn thấy mình có chỗ yếu kém, vừa nghĩ đến chỗ hay của người khác.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 25/07/2025
101. NGỰA “NHẢY” LẦU CHUÔNG
Khi Địch Bố Trần làm tú tài, một ngày nọ cùng đi với quan đốc học ra Ngũ Lý Phố để nghinh tiếp tôn sư, và đứng đợi trong một cái miếu lớn.
Anh ta đem ngựa của quan đốc học dắt lên lầu chuông cao, khi tôn sư sắp đến thì quan đốc học phải lên ngựa để đi đón, nhưng tìm thì không thấy ngựa đâu cả.
Người gác cổng đi lên lầu chuông tìm thì thấy ngựa đang đứng ở đó, nhưng nào ngờ ngựa đi lên lầu thì dễ mà đi xuống thì lại khó, làm cho mọi người phí rất nhiều sức lực mới cột được chân ngựa lại và từ từ khiêng xuống, bởi vì chân ngựa cột quá chặt nên bị tê không thể lập tức đi được.
Tôn sư càng lúc càng đi đến gần, mà quan đốc học phải đi bộ mấy cây số để nghinh tiếp. Sau việc này thì điều tra cũng không biết ai dẫn ngựa lên lầu chuông, thôi thì bỏ qua luôn.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 101:
Có những người nuôi ngựa làm kiểng, làm cái chuồng thật đẹp và nhốt ngựa bên trong để…coi chơi và làm cảnh, nên nó sinh bệnh mà chết, bởi vì ngựa là loài hoạt động, là loài chạy đường xa, giam nó lại tức là giết nó chứ không phải là yêu mến nó…
Ki-tô hữu là người hoạt động vì nước Thiên Chúa cũng gọi là Nước Trời, nếu ngày ngày từ sáng đến tối ngồi trong nhà thờ cầu nguyện, việc nhà không làm, con cái không ai chăm sóc dạy dỗ, thì không phải là người Ki-tô hữu hoạt động, đó là tự mình làm chết tính chất truyền giáo của người Ki-tô hữu mà thôi. Truyền giáo, trước hết là chu toàn bổn phận trong gia đình của mình, sau là “đi ra” đến ngoài xã hội, giáo xứ, các cộng đoàn để đem cái tình yêu, cái hòa thuận, cái nhường nhịn mà mình đã thực hành trong gia đình ra thực hành ngoài xã hội, để cho mọi ngừơi nhìn thấy cái cốt lõi truyền giáo là ở đó.
Nhốt ngựa trong chuồng ngày này qua ngày nọ, dù cái chuồng được làm bằng vàng ròng thì ngựa cũng sẽ bị bệnh mà chết; đọc kinh từ sáng đến tối mà không thực hành lời kinh dạy thì linh hồn cũng sẽ bị ngộp mà sinh bệnh, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là truyền giáo giữa đời và cho người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khi Địch Bố Trần làm tú tài, một ngày nọ cùng đi với quan đốc học ra Ngũ Lý Phố để nghinh tiếp tôn sư, và đứng đợi trong một cái miếu lớn.
Anh ta đem ngựa của quan đốc học dắt lên lầu chuông cao, khi tôn sư sắp đến thì quan đốc học phải lên ngựa để đi đón, nhưng tìm thì không thấy ngựa đâu cả.
Người gác cổng đi lên lầu chuông tìm thì thấy ngựa đang đứng ở đó, nhưng nào ngờ ngựa đi lên lầu thì dễ mà đi xuống thì lại khó, làm cho mọi người phí rất nhiều sức lực mới cột được chân ngựa lại và từ từ khiêng xuống, bởi vì chân ngựa cột quá chặt nên bị tê không thể lập tức đi được.
Tôn sư càng lúc càng đi đến gần, mà quan đốc học phải đi bộ mấy cây số để nghinh tiếp. Sau việc này thì điều tra cũng không biết ai dẫn ngựa lên lầu chuông, thôi thì bỏ qua luôn.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 101:
Có những người nuôi ngựa làm kiểng, làm cái chuồng thật đẹp và nhốt ngựa bên trong để…coi chơi và làm cảnh, nên nó sinh bệnh mà chết, bởi vì ngựa là loài hoạt động, là loài chạy đường xa, giam nó lại tức là giết nó chứ không phải là yêu mến nó…
Ki-tô hữu là người hoạt động vì nước Thiên Chúa cũng gọi là Nước Trời, nếu ngày ngày từ sáng đến tối ngồi trong nhà thờ cầu nguyện, việc nhà không làm, con cái không ai chăm sóc dạy dỗ, thì không phải là người Ki-tô hữu hoạt động, đó là tự mình làm chết tính chất truyền giáo của người Ki-tô hữu mà thôi. Truyền giáo, trước hết là chu toàn bổn phận trong gia đình của mình, sau là “đi ra” đến ngoài xã hội, giáo xứ, các cộng đoàn để đem cái tình yêu, cái hòa thuận, cái nhường nhịn mà mình đã thực hành trong gia đình ra thực hành ngoài xã hội, để cho mọi ngừơi nhìn thấy cái cốt lõi truyền giáo là ở đó.
Nhốt ngựa trong chuồng ngày này qua ngày nọ, dù cái chuồng được làm bằng vàng ròng thì ngựa cũng sẽ bị bệnh mà chết; đọc kinh từ sáng đến tối mà không thực hành lời kinh dạy thì linh hồn cũng sẽ bị ngộp mà sinh bệnh, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là truyền giáo giữa đời và cho người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info