Phụng Vụ - Mục Vụ
Điều răn mới
Lm Thái Nguyên
03:15 15/05/2025
ĐIỀU RĂN MỚI
Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm C : Ga 13,31-33a.34-35
Suy niệm
Đoạn Tin Mừng này được trích từ diễn từ ly biệt của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly. Vừa sau khi Giuđa rời phòng tiệc để thực hiện việc phản bội, Đức Giêsu biết giờ của Ngài đã đến – giờ tôn vinh Thiên Chúa qua thập giá. Trong giây phút đầy xúc động, Người để lại cho các môn đệ một “điều răn mới”: Yêu thương nhau như chính Người đã yêu.
Yêu thương nhau trở thành điều răn mới, vì không còn yêu theo kiểu cũ là yêu như chính mình, hoặc yêu như chúng ta muốn yêu; mà là yêu như Chúa muốn chúng ta yêu, là yêu như Ngài đã yêu thương chúng ta. Trước khi công bố điều răn mới này, Ðức Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, trong đó có cà Giuđa, dù lúc đó Ngài biết ông sẽ manh tâm phản bội. Ngài còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa, như cơ hội cuối cùng để mong ông nhận ra mình đang lầm đường lạc lối. Nhưng rồi cũng vô ích, ông vẫn lầm lì ra đi thực hiện mưu đồ của mình. Đúng là “ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”.
Trước thái độ cố chấp của Giuđa, Chúa Giêsu biết rõ số phận đang chờ mình, và Ngài sẵn sàng hiến thân để yêu thương cho đến cùng. Yêu như Chúa yêu là như vậy: một tình yêu khiêm hạ, cúi mình để phục vụ; một tình yêu tha thứ trước sự vong ân bội nghĩa; một tình yêu cao cả là hy sinh chính mình. Tôn giáo nào cũng đặt nặng tình yêu thương đồng loại, nhưng điều thật mới mẻ nơi Kitô giáo là yêu thương“như Thầy đã yêu thương”. Tình thương này đã trở nên mẫu mực cho mọi tình yêu của con người. Chưa từng có vị Thầy nào trên thế giới đã dám sống và công bố như thế. Hơn nữa, tình yêu ấy còn là chính sức mạnh linh thiêng của Thiên Chúa đem lại ơn cứu độ cho con người.
Lời trăn trối về giới răn mới của Chúa Giêsu vẫn làm chúng ta trăn trở và nhức nhối. Tuy có nhiều gương sống sáng ngời của nhiều vị thánh đã thực hiện Lời Chúa hôm nay, nhưng nhìn lại bản thân, đời sống cộng đoàn cũng như lịch sử Giáo Hội, ta thấy không thiếu những phân rẽ, bất hòa, kỳ thị, chống chọi, kình địch và triệt hạ lẫn nhau. Điều này đã làm cho thiên hạ chê cười, và gây ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống đức tin, khiến nhiều tín hữu rời bỏ Giáo hội để tìm đến những giáo phái hay đạo giáo khác. Thật mỉa mai cho chúng ta, những người tự hào về tôn giáo của mình là đạo rất chính rất thật, nhưng đời sống lại không như vậy, khiến cho nhiều người phải thất vọng.
Mahatma Ghandhi được coi như bậc đại thánh của dân tộc Ấn cũng đã có lần bị kỳ thị và khinh khi, đến nỗi ông không được vào nhà thờ dự lễ. Ông là người rất yêu mến Thánh Kinh và đã tìm ra nơi Kitô Giáo một sách lược hữu hiệu cho đường lối chính trị của mình. Quả thật, dễ dàng yêu mến đạo, nhưng khó lòng yêu người có đạo. Đường lối yêu thương của Phúc Âm thì tuyệt vời, nhưng chưa đi vào đời mà mới chỉ là một mớ giáo thuyết, tuy rất đồ sộ và hệ thống, xem ra không có tôn giáo nào bằng. Nhưng tất cả chỉ bằng không nếu điều răn mới của Đức Giêsu vẫn còn để nguyên trong các sách Tin Mừng, mà chưa được khai sáng trong đời Kitô hữu để có thể khai phóng cho đời sống con người.
Tôn giáo nào cũng có những dấu hiệu riêng để người khác biết mình là tín hữu. Những dấu hiệu nơi người Kitô hữu thì chúng ta thường cho là đeo thánh giá, làm dấu thánh giá, đi nhà thờ, kinh nguyện sớm tối,... Nhưng đối với Ðức Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của người môn đệ là tình yêu thương mà họ dành cho nhau, qua sự cảm thông, tha thứ, tôn trọng, hy sinh, phục vụ, chia sẻ,... Có yêu thương người đồng đạo thì ta mới có thể yêu thương người khác đạo, cũng là những người con cái Thiên Chúa mà Ngài muốn cứu chuộc. Chúng ta trách những con người hôm nay sao quá vô cảm, nhưng xem ra chúng ta cũng vẫn vô tâm.
Có điều là muốn yêu thương thì phải chấp nhận đau thương. Đây là điều đòi phải có một trái tim phi thường. Nhìn lên thập giá Chúa ta hiểu điều đó. Đó mới là tình yêu có sức thánh hóa và biến đổi đời sống ta. Chỉ có tình yêu đó mới giúp ta hoàn thiện, trở nên chính mình, làm nên cuộc đời mình theo ý định của Thiên Chúa, đem lại cho ta niềm an vui và hạnh phúc cho nhau. Hãy để cho Lời Chúa một lần nữa lọt vào tâm khảm chúng ta, để những con người được Chúa chọn gọi vì yêu thương biết sống tình thương yêu như Chúa, một tình yêu thương vượt qua mọi ranh giới, để làm chứng rằng: Thiên Chúa là tình yêu, Ngài đang sống trong tôi, và tôi đang sống trong Ngài, để sự hiện diện của tôi ngày càng phản ảnh sâu xa sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời này.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Con được dạy yêu người như chính mình,
nhưng chính mình lại yếu đuối mỏng giòn,
cuộc sống với bao nhiêu là sai sót,
nhân cách con cũng dễ bị sói mòn.
Hôm nay Chúa dạy con điều răn mới,
yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương,
một tình yêu nhân hậu và khiêm nhường,
như Chúa đã rửa chân cho môn đệ.
Dù biết họ sẽ lỗi ước quên thề,
và hơn nữa còn manh tâm phản bội,
nhưng Chúa vẫn đón nhận không từ chối,
và sẵn sàng chọn đường lối hiến thân.
Yêu như Chúa thật ra chẳng dễ dàng,
vì không phải tình yêu trong chốc lát,
mà tình yêu dám vượt những trái ngang,
cả đau thương và chua xót bẽ bàng.
Yêu như Chúa không tìm kiếm an toàn,
mà trong tâm thế sẵn sàng hiến mạng,
bởi khi yêu là bắt đầu cuộc tử nạn,
qua đau khổ mới đạt tới vinh quang,
chứ không dễ dàng như kiểu của thế gian.
Để sống giới răn mới yêu như Chúa
xin ban cho con một quả tim mới,
để từ nay con thực sự đổi đời,
không còn sống theo đường xưa lối cũ,
mà nên người Ki-tô hữu đẹp ngời. Amen
Nhà của Cha
Lm. Minh Anh
14:41 15/05/2025
NHÀ CỦA CHA
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”; “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Tháng 4/1667, John Milton bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất” - bộ sử thi vĩ đại nhất của nước Anh - cho nhà xuất bản Samuel Simmons với giá 10 bảng. Ông qua đời, bà Elizabeth Milton bán tất cả tác quyền vĩnh viễn còn lại cho cùng nhà xuất bản với giá 8 bảng. Thật khó để tưởng tượng “giá” một kiệt tác tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ thế giới, lại hời đến thế!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất”, nhưng nói đến một “Thiên Đàng Sẽ Được”. Chúa Giêsu giục giã chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang thiên đàng, đó là ‘Nhà của Cha’ - Vương Quốc - nơi mà Ngài hằng thao thức, cuối cùng, làm sao bạn và tôi cùng Ngài chung sống.
“Ngài từng nói với anh trộm, “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng!”. Trong toàn bộ Phúc Âm, đây là lần đầu, cũng là lần cuối, chữ “thiên đàng” xuất hiện trên môi Chúa Cứu Thế; điều này có nghĩa là, thiên đàng, một sự thật 100%. Thiên đàng là có thật!” - Phanxicô. Nó không phải là khu vườn hoang tưởng của chuyện cổ tích! Nếu ‘hiểu đúng’ thiên đàng, bạn sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc; mong chờ nó với một ước vọng mãnh liệt; tưởng nhớ nó với một niềm vui ngập lòng. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để ở với Chúa Thiên Đàng là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Đó là một nỗi sợ về ‘những điều chưa biết’; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc thậm chí sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ.
Là con cái Chúa, điều cần thiết là chúng ta cần nuôi dưỡng một tình yêu lớn lao đối với thiên đàng bằng cách ‘hiểu đúng’ về nó, hiểu rõ ‘mục đích của cuộc sống hôm nay’ là hướng về nó. Thiên đàng phải ‘định hướng và sắp xếp’ cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu nói về ‘đích đến’ này bằng cách đưa ra một hình ảnh rất thân thiện, gần gũi: ‘Nhà của Cha!’. Nó tiết lộ thiên đàng là ‘nhà mình’, một nơi an toàn mà chúng ta thư thái bên những người thân yêu và cảm nhận nó là chốn những con trai, con gái của Cha ‘thuộc về’.
“Chúa Giêsu đã dành một chỗ trên trời cho mỗi chúng ta. Đừng quên, ‘nơi ở’ chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Bạn đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Bạn được tạo dựng cho thiên đàng, để sống mãi mãi với những người thân yêu; và cùng họ, chia sẻ niềm vui vĩnh cửu trong ‘Nhà Cha mình!’” - Phanxicô.
Anh Chị em,
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Chúng ta có nhiều chỗ để đi, nhưng chỉ có một chỗ ‘để ở’; đúng hơn, ‘để về’ - thiên đàng! Vậy mà, thật bất ngờ, thiên đàng không ở đâu xa, không chỉ ở đời sau; nó ‘ở đây, lúc này!’. Ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Thánh Thể, ở đó là ‘một góc’ thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ẵm’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân” - một thánh ca xưa - viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trần gian là lữ điếm mà con - lữ khách - quá cảnh; đừng để con quên, con đang về ‘nhà Cha’. Bằng không, con sẽ ‘vất vưởng’ không chỉ mai ngày nhưng ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”; “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Tháng 4/1667, John Milton bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất” - bộ sử thi vĩ đại nhất của nước Anh - cho nhà xuất bản Samuel Simmons với giá 10 bảng. Ông qua đời, bà Elizabeth Milton bán tất cả tác quyền vĩnh viễn còn lại cho cùng nhà xuất bản với giá 8 bảng. Thật khó để tưởng tượng “giá” một kiệt tác tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ thế giới, lại hời đến thế!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất”, nhưng nói đến một “Thiên Đàng Sẽ Được”. Chúa Giêsu giục giã chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang thiên đàng, đó là ‘Nhà của Cha’ - Vương Quốc - nơi mà Ngài hằng thao thức, cuối cùng, làm sao bạn và tôi cùng Ngài chung sống.
“Ngài từng nói với anh trộm, “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng!”. Trong toàn bộ Phúc Âm, đây là lần đầu, cũng là lần cuối, chữ “thiên đàng” xuất hiện trên môi Chúa Cứu Thế; điều này có nghĩa là, thiên đàng, một sự thật 100%. Thiên đàng là có thật!” - Phanxicô. Nó không phải là khu vườn hoang tưởng của chuyện cổ tích! Nếu ‘hiểu đúng’ thiên đàng, bạn sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc; mong chờ nó với một ước vọng mãnh liệt; tưởng nhớ nó với một niềm vui ngập lòng. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để ở với Chúa Thiên Đàng là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Đó là một nỗi sợ về ‘những điều chưa biết’; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc thậm chí sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ.
Là con cái Chúa, điều cần thiết là chúng ta cần nuôi dưỡng một tình yêu lớn lao đối với thiên đàng bằng cách ‘hiểu đúng’ về nó, hiểu rõ ‘mục đích của cuộc sống hôm nay’ là hướng về nó. Thiên đàng phải ‘định hướng và sắp xếp’ cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu nói về ‘đích đến’ này bằng cách đưa ra một hình ảnh rất thân thiện, gần gũi: ‘Nhà của Cha!’. Nó tiết lộ thiên đàng là ‘nhà mình’, một nơi an toàn mà chúng ta thư thái bên những người thân yêu và cảm nhận nó là chốn những con trai, con gái của Cha ‘thuộc về’.
“Chúa Giêsu đã dành một chỗ trên trời cho mỗi chúng ta. Đừng quên, ‘nơi ở’ chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Bạn đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Bạn được tạo dựng cho thiên đàng, để sống mãi mãi với những người thân yêu; và cùng họ, chia sẻ niềm vui vĩnh cửu trong ‘Nhà Cha mình!’” - Phanxicô.
Anh Chị em,
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Chúng ta có nhiều chỗ để đi, nhưng chỉ có một chỗ ‘để ở’; đúng hơn, ‘để về’ - thiên đàng! Vậy mà, thật bất ngờ, thiên đàng không ở đâu xa, không chỉ ở đời sau; nó ‘ở đây, lúc này!’. Ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Thánh Thể, ở đó là ‘một góc’ thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ẵm’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân” - một thánh ca xưa - viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trần gian là lữ điếm mà con - lữ khách - quá cảnh; đừng để con quên, con đang về ‘nhà Cha’. Bằng không, con sẽ ‘vất vưởng’ không chỉ mai ngày nhưng ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 16/05: Con đường về với Chúa Cha - Lm Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
16:40 15/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”
Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường?” Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với Nhà nguyện Pauline
J.B. Đặng Minh An dịch
02:02 15/05/2025
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài viết nhan đề “Pope Leo XIV’s Connection to the Pauline Chapel”, nghĩa là “Mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với Nhà nguyện Pauline” đăng trên tờ National Catholic Register ngày Thứ Tư, 14 Tháng Năm, 2025.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ngoài Đức Tân Giáo Hoàng ở phía trước, phía sau là Nhà nguyện Pauline trong điện Tông Tòa.
Có lẽ bức chân dung Đức Tân Giáo Hoàng sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn đến phần quan trọng này của di sản nghệ thuật và giáo hội. Nhà nguyện Pauline bao gồm những bức bích họa cuối cùng của Michelangelo, được vẽ khi ông là một ông già sau khi hoàn thành bức Phán quyết cuối cùng trong Nhà nguyện Sistina.
Có ba nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng trong Điện Tông tòa. Nhà nguyện Sistina là nhà nguyện nổi tiếng nhất. Nhà nguyện Pauline chỉ cách Sistina vài bước chân qua hành lang Sala Regia. Nhà nguyện thứ ba là Nhà nguyện Redemptoris Mater hay Mẹ Đấng Cứu Thế, nơi không chỉ diễn ra cuộc tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, mà còn là nơi diễn ra các buổi thuyết giảng tĩnh tâm Mùa Vọng và Mùa Chay của vị giảng thuyết của phủ giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuyển các sự kiện đó đến nơi khác ngay từ đầu, vì vậy Redemptoris Mater đã không còn được sử dụng nữa.
Nhà nguyện Sistina được đặt tên này từ Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Tứ, người đã xây dựng nhà nguyện này dành riêng để kính Đức Mẹ. Nhà nguyện Pauline được đặt tên này từ Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam và dành để biệt kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.
Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha. Nhỏ hơn Nhà nguyện Sistina — và không đông khách hành hương và khách du lịch — đây là nơi chính thức để Đức Giáo Hoàng cầu nguyện và cử hành Thánh lễ.
Trên thực tế, vì có một nhà nguyện nhỏ trong phòng riêng ở tầng ba của Đức Thánh Cha, nên nhà nguyện Pauline không được các Đức Giáo Hoàng sử dụng thường xuyên. Thánh Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô II, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã cử hành Thánh lễ hàng ngày trong nhà nguyện riêng ở tầng trên; Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng nhà nguyện trong nhà khách Santa Martha, nơi ngài sống. Tuy nhiên, Nhà nguyện Pauline vẫn giữ nguyên vị thế chính thức là nhà nguyện đặc quyền dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng của Đức Thánh Cha.
Nhà nguyện Pauline đóng vai trò nổi bật trong Cơ Mật Viện gần đây. Các Hồng Y tụ họp ở đó trước khi tiến vào Nhà nguyện Sistina để tuyên thệ. Thánh lễ sáng hàng ngày của các Hồng Y cũng diễn ra ở đó — mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày, vì cuộc bỏ phiếu Cơ Mật Viện kết thúc chưa đầy 24 giờ.
Vì Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng, ngay sau khi rời khỏi Nhà nguyện Sistina, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã được đưa đến đó để cầu nguyện riêng. Bức chân dung chính thức của ngài là bức ảnh chụp ngài ở ngưỡng cửa nhà nguyện khi ngài bước ra. Cần lưu ý rằng ngài đã đích thân chọn bức ảnh đó, vì thực tế là có hàng ngàn bức ảnh chụp Đức Tân Giáo Hoàng chỉ từ những ngày đầu tiên.
Trong tầm nhìn ban đầu của Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị về việc trang trí Nhà nguyện Sistina, trần nhà được thiết kế để thể hiện 12 vị Tông đồ — một chủ đề phù hợp cho một nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng tại điện Tông Tòa. Michelangelo đã đi theo một hướng khác với trần nhà, thể hiện những chương đầu của Sáng thế ký, và mang chiều kích vũ trụ của kỳ công sáng tạo.
Khi Phán quyết cuối cùng được thêm vào nhiều năm sau đó, Nhà nguyện Sistina của Michelangelo trình bày sự sáng tạo và phán xét, sự khởi đầu và kết thúc. Hầu như không có chút tham khảo nào về các tông đồ. Có một hình ảnh của Thánh Phêrô, bức The Consignment of the Keys hay Trao Các Chìa Khóa, của Perugino trên một bức tường bên, được thể hiện rất nhiều trong các hình ảnh của Cơ Mật Viện.
Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện biệt kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, các hoàng tử của các tông đồ đã thánh hiến Rôma bằng các cuộc tử đạo của các ngài. Vào ngày đầu tiên trọn vẹn của triều Giáo Hoàng Lêô XIV, ngài đã cử hành Thánh lễ với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistina, nhưng đã chuẩn bị trong Nhà nguyện Pauline, nơi có bức bích họa Michelangelo lớn về cuộc cải đạo của Saolô trên đường đến Damascus. Đó là bài đọc trong sách phụng vụ được chỉ định cho ngày hôm đó (mặc dù các bài đọc khác nhau đã được sử dụng cho Thánh lễ của giáo hoàng với các Hồng Y). Có thể những khoảnh khắc đó đã gợi ý cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIV rằng Nhà nguyện Pauline sẽ là lựa chọn phù hợp để làm hậu cảnh cho bức chân dung giáo hoàng của ngài.
Nhà nguyện Pauline nổi tiếng với hai bức bích họa của Michelangelo — sự cải đạo của Thánh Phaolô và cuộc tử đạo bằng đóng đinh của Thánh Phêrô — trên các bức tường bên. Chúng là những tác phẩm cuối cùng của Michelangelo, được hoàn thành khi đã già và sức khỏe kém, khi mối bận tâm chính của ông là thiết kế mái vòm khổng lồ của Đền Thờ Thánh Phêrô — một trong những kỳ quan kiến trúc và kỹ thuật vĩ đại của thời kỳ đó.
Năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đã có bài giảng nổi tiếng khi hoàn thành việc phục hồi các bức bích họa của Nhà nguyện Sistina, mạnh dạn tuyên bố rằng “Nhà nguyện Sistina chính xác là thánh địa của thần học về cơ thể con người”.
Tương tự như vậy, sau khi Nhà nguyện Pauline được trùng tu vào năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã có bài giảng tuyệt vời về tác phẩm của Michelangelo, lưu ý đến việc khắc họa khuôn mặt của hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
“Tại sao Thánh Phaolô lại được miêu tả với khuôn mặt già nua như vậy?” Đức Bênêđíctô hỏi. “Đó là khuôn mặt của một ông già, trong khi chúng ta biết và Michelangelo cũng biết rằng lời kêu gọi Saolô trên đường đến Damascus xảy ra khi ông khoảng 30 tuổi. … Khuôn mặt của Saolô-Phaolô, tức là khuôn mặt của chính nghệ sĩ, lúc đó đã già, gặp rắc rối và đang tìm kiếm ánh sáng của chân lý, tượng trưng cho con người đang cần một ánh sáng lớn hơn. … Do đó, trên khuôn mặt của Thánh Phaolô, chúng ta có thể nhận ra cốt lõi của thông điệp tâm linh của nhà nguyện này: sự kỳ diệu của ân sủng của Chúa Kitô, Đấng biến đổi và đổi mới nhân loại thông qua ánh sáng của chân lý và tình yêu của Người.”
Đoạn văn đó nói về Michelangelo không chỉ là nghệ sĩ vĩ đại của thời đại ông, mà còn là người có tâm linh sâu sắc theo Kinh thánh.
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng “Khuôn mặt của Thánh Phêrô cũng làm chúng ta ngạc nhiên. Ở đây, độ tuổi được thể hiện là đúng, nhưng chính biểu cảm mới khiến chúng ta kinh ngạc và đặt câu hỏi. Tại sao lại có biểu cảm này? Đó không phải là hình ảnh của sự đau khổ, và cơ thể của Thánh Phêrô truyền đạt một mức độ sức mạnh thể chất đáng ngạc nhiên. Khuôn mặt, đặc biệt là trán và mắt, dường như thể hiện trạng thái tinh thần của một người đàn ông đang đối mặt với cái chết và cái ác. Có một sự hoang mang, một cái nhìn sắc bén, chiếu rọi dường như đang tìm kiếm một điều gì đó hoặc một ai đó trong giờ phút cuối cùng. … Nếu một người đến nhà nguyện này để suy ngẫm, người đó không thể thoát khỏi sự cấp tiến của câu hỏi mà cây thánh giá đặt ra: Thập giá của Chúa Kitô, Đầu của Giáo hội, và thập giá của Thánh Phêrô, Đại diện của Người trên trái đất.”
Nhà nguyện Pauline được xây dựng và trang trí chính xác để trở thành nơi các giáo hoàng có thể đến để suy niệm, lời cầu nguyện của các ngài được định hình bởi trí tưởng tượng tâm linh của Michelangelo. Và khi họa sĩ bích họa tuyệt vời này đặt mình vào bối cảnh của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, thì Người kế vị Thánh Phêrô cũng được mời gọi nhìn thấy mình trong cùng một sứ mệnh được trao cho thành phố Rôma, sứ mệnh của hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, những vị bảo trợ của thành phố mà Đức Giáo Hoàng là giám mục.
Truyền thống đưa Đức Tân Giáo Hoàng đến Nhà nguyện Pauline để cầu nguyện, thậm chí trước khi ngài ra mắt thành phố và thế giới từ ban công của Đền thờ Thánh Phêrô, cho thấy Nhà nguyện Pauline thuộc về công trình của giáo hoàng theo cách sâu sắc hơn so với Nhà nguyện Sistina, nơi thuộc về cuộc bầu cử một cách chặt chẽ hơn.
Bức chân dung mới của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về điều đó. Khi nó được treo ở nhiều nơi trong những ngày và tuần tới, nó sẽ nhắc nhở người Công Giáo nhớ đến “nhà nguyện khác” của giáo hoàng, nhà nguyện cá nhân của Đức Tân Giáo Hoàng và những vị tiền nhiệm của ngài.
Source:National Catholic Register
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV và Thách Thức của Trí Tuệ Nhân Tạo
J.B. Đặng Minh An dịch
02:18 15/05/2025
Hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm, tờ National Catholic Register có bài xã luận nhan đề “Pope Leo XIV and the Challenge of AI”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Lêô XIV và Thách Thức của Trí Tuệ Nhân Tạo”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã có bài phát biểu đầu tiên trước Hồng Y đoàn tại Hội trường Thượng hội đồng vào ngày 10 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Vatican.
Khi Giáo hoàng Lêô XIV tiết lộ lý do chính cho việc ngài chọn tông hiệu hai ngày sau cuộc bầu cử lịch sử vào ngày 8 tháng 5, thì đó không phải là điều ngạc nhiên lớn.
Như nhiều nhà quan sát đã đoán trước, vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử Giáo hội muốn truyền đạt sự liên tục của mình với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, người nổi tiếng nhất với những lời dạy về “công lý xã hội” trong thông điệp nổi tiếng Rerum Novarum hay Tân Sự năm 1891 của ngài. Nhưng điều bất ngờ là cách trực tiếp mà Đức Giáo Hoàng Lêô XIV liên kết việc lựa chọn tông hiệu của mình với thách thức mà trí tuệ nhân tạo đặt ra cho nhân loại đương đại.
Có thể có người đã bỏ lỡ lời khuyên rõ ràng này về ưu tiên cốt lõi trong nhiệm kỳ giáo hoàng đang diễn ra của mình, nến Đức Tân Giáo Hoàng đã một lần nữa nhắc đến vấn đề Trí Tuệ Nhân Tạo trong cuộc họp công khai đầu tiên tại Vatican với các nhà báo đã đưa tin về Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng.
Tại sao Đức Giáo Hoàng Lêô lại nhấn mạnh vấn đề này một cách nổi bật ngay từ đầu nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài — và chúng ta có thể kết luận gì về đường lối mà ngài dự định thực hiện để giải quyết vấn đề này?
Đầu tiên và quan trọng nhất, đó là vì ngài thấy trước được tiềm năng của Trí Tuệ Nhân Tạo trong việc cải tổ cơ bản xã hội loài người, theo cách tương tự như cách mà Cách mạng Công nghiệp đã đảo lộn trật tự xã hội dưới thời Đức Lêô XIII.
Đặc biệt, Đức Tân Giáo Hoàng của chúng ta lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo, nếu bị áp dụng sai cách, sẽ chỉ mang lại lợi ích cho những người giàu có và quyền lực và gây ra thiệt hại sâu sắc cho số lượng lớn người lao động, những người có nguy cơ mất việc vì Trí Tuệ Nhân Tạo có khả năng thay thế họ, và cho các nhóm khác bị từ chối phần chia công bằng trong khối tài sản và cơ hội khổng lồ mà Trí Tuệ Nhân Tạo có khả năng tạo ra.
Đức Giáo Hoàng Lêô không phải là người duy nhất bày tỏ mối quan ngại này. Cùng ngày ngài nêu bật những thách thức của Trí Tuệ Nhân Tạo đối với các nhà báo, tờ The Wall Street Journal đã xuất bản một bài báo trích dẫn lời một Giám đốc đã cảnh báo nhân viên của mình vào tháng 4 rằng “Trí Tuệ Nhân Tạo đang nhắm đến công việc của các bạn. Chết tiệt, nó cũng đang nhắm đến công việc của tôi nữa”.
Chỉ vài ngày sau khi Đức Lêô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, sẽ là cực kỳ ngu ngốc khi cố gắng vạch ra chi tiết về những gì ngài có thể truyền đạt về sự tham gia với Trí Tuệ Nhân Tạo. Điều có thể nói một cách an toàn là trong đường lối chung của mình, ngài có ý định noi theo phương pháp luận mang tính xây dựng mà vị Giáo Hoàng Lêô trước đã mô phỏng liên quan đến sự tàn phá mà những thập niên đầu tiên của Cách mạng Công nghiệp gây ra cho các gia đình lao động và các nhóm xã hội thiệt thòi khác.
Trong khi thông điệp Rerum Novarum hay Tân Sự bác bỏ cả hai thái cực của chủ nghĩa tư bản không kiềm chế và chủ nghĩa xã hội tịch thu, Lêô XIII không lên án công nghiệp hóa nói chung, không giống như một số tiếng nói phản động hơn của thời đại ngài. Thay vào đó, ngài nhấn mạnh rằng trật tự xã hội mới phải được truyền chân lý Kitô giáo, để nhân bản hóa những thay đổi kinh tế cơ bản đang diễn ra và đặt lợi ích của chúng vào việc phục vụ cho phẩm giá bình đẳng của mọi con người.
Tương tự như vậy, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô cũng có ý định tham gia vào thế giới hậu công nghiệp đang thay đổi nhanh chóng của chúng ta, để nhân bản hóa việc đưa trí tuệ nhân tạo vào sử dụng rộng rãi thông qua cuộc gặp gỡ sáng tạo với trí tuệ thiêng liêng trong Phúc âm của Chúa Giêsu.
Như Đức Lêô đã nói với Hồng Y đoàn vào ngày 10 tháng 5, “Trong thời đại của chúng ta, Giáo hội trao cho mọi người kho tàng giáo huấn xã hội của mình để ứng phó với một cuộc cách mạng công nghiệp khác và với những phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động.”
Một số quan sát bổ sung về tính cách của Đức Lêô, và sự lựa chọn tông hiệu của ngài, cũng có vẻ phù hợp trong bối cảnh này. Ngay từ khoảnh khắc ngài bước ra ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô, phát biểu trước đám đông lớn tụ tập ở quảng trường bên dưới và thế giới bên ngoài bằng những lời đầu tiên của mình “Bình an cho tất cả anh chị em”, sự điềm tĩnh sâu sắc của vị Giáo hoàng mới đắc cử đã gây ấn tượng mạnh.
Và giống như hầu hết người Mỹ, ngài có lẽ có xu hướng tìm ra các giải pháp cụ thể và thực tế cho các vấn đề bất cứ khi nào có thể.
Điều thứ ba cần ghi nhớ là nghĩa đen của từ Lêô trong tiếng Anh: Như Đức Thánh Cha đã biết khi ngài đưa ra lựa chọn của mình, nó có nghĩa là “sư tử”, và sư tử tượng trưng cho cả sức mạnh và lòng dũng cảm.
Tính thực tế, sự điềm tĩnh, lòng can đảm và sức mạnh. Đó là bộ tứ mạnh mẽ của các thuộc tính tích cực để giải quyết những thách thức của Trí Tuệ Nhân Tạo — và thực sự là cho tất cả sứ mệnh truyền giáo to lớn hiện đã được Chúa giao phó cho sự quản lý của vị giáo hoàng đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ.
Source:National Catholic Register
Thiên Chúa đã chọn Đức Giáo Hoàng Leo XIV vì tấm lòng của ngài
Vũ Văn An
14:40 15/05/2025

Majo Frias, trên Aleteia ngày 15/05/25, cho đăng lại cuộc phỏng vấn với Marlyn Arqueros, Cruzada de Santa María, người đã làm việc chặt chẽ với Đức Robert Prevost trong năm năm ở Peru. Theo đó, bà mô tả một ngài là một vị Giáo hoàng gần gũi và thận trọng.
Trước khi đến loggia và được giới thiệu là vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo Hội Công Giáo, Đức Leo XIV là Robert Prevost, một người thuộc dòng Augustinô lần đầu tiên đến Peru với tư cách là một nhà truyền giáo. Sau khi sống hơn 11 năm ở nước này, ngài trở về Hoa Kỳ. Rồi, ngài trở lại Peru vào năm 2015 khi trở thành Giám mục của Chiclayo.
Với tư cách là giám mục trong giáo phận Peru này, ngài gần gũi với mọi người. Chúng ta có bằng chứng về điều này nhờ Marlyn Arqueros, một thành viên của Viện Thế tục của Thập tự quân Đức Mẹ. Bà đã làm việc chặt chẽ với ngài, cả tại Đại học Công Giáo Santo Toribio Mogrovejo — nơi Giám mục Prevost là viện trưởng và Marlyn là giáo sư — và trong công tác mục vụ của ngài.
“Dân tôi cần biết rằng giám mục của họ ở đây.”

Marlyn, người phụ trách các nhóm giáo lý cùng với những người phụ nữ khác từ Thập tự quân Đức Mẹ, nhớ lại rằng Đức Giám Mục Prevost không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đến thăm các cộng đồng, bất kể họ ở xa xôi đến đâu.
“Ngài thường nói (...) ‘Dân tôi phải biết tôi; dân tôi cần biết rằng giám mục của họ ở đây.’ Điều đó thật tuyệt vời.”
Bà nhớ lại với sự ngưỡng mộ đặc biệt về công việc của ngài thay mặt cho các nạn nhân của hai thảm họa thiên nhiên lớn đã tấn công thành phố. Cổ vũ Caritas và huy động viện trợ quốc tế, ngài đã hợp tác với các tình nguyện viên giáo dân và đi bộ trên đường phố để mang hàng cứu trợ, "sống trên đường phố, sống những khoảnh khắc đó với họ".
Ngày nay, Caritas ở Chiclayo vui mừng vì cuộc bầu cử ngài. Họ biết rằng Chúa đã chọn ngài vì tấm lòng vĩ đại của ngài.
Marlyn và các chị em của bà trong Đạo Binh Đức Mẹ cũng ngạc nhiên về cuộc bầu cử này. Đối với họ, con đường trở thành giáo hoàng của Đức Robert Prevost là một diễn trình. Đầu tiên, Chúa đã sai ngài làm nhà truyền giáo để gặp gỡ mọi người, để xem thế giới như thế nào, để ra đường phố. Rồi, sau khi ngài có trải nghiệm đó, Chúa đã gọi ngài làm giám mục, Hồng Y và bây giờ là giáo hoàng.
Mối quan tâm lớn của ngài với tư cách một mục tử
Là một giám mục, hoạt động mục vụ của ngài không chỉ gần gũi với mọi người mà còn kiên định "với các tiêu chuẩn và giáo lý lành mạnh". Ngài tập trung "vào việc truyền bá chân lý, đi đến những điều cốt yếu" để giúp mọi người củng cố đức tin của họ.
Nhưng ngài cũng là một mục tử rất quan tâm đến các linh mục, đến việc đồng hành, công tác mục vụ và sự đào tạo vững chắc và rất nhân bản cho họ. Gia đình và việc bảo vệ sự sống cũng nằm trong số những mối quan tâm chính của ngài.
Và đối với những người trẻ tuổi, Đức cha Prevost không bao giờ ngừng lắng nghe họ và kêu gọi những người khác mở lòng đối thoại, nhắc nhở họ rằng những thách thức mà giới trẻ phải đối diện là quan trọng và đa dạng.

Marlyn nêu bật cách Đức cha Prevost đối xử với những người trẻ tuổi từ trường đại học trong Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon. Khi một nhóm sinh viên bày tỏ sự quan tâm đến việc tham dự, ngài đã đích thân phụ trách giúp đỡ về thủ tục giấy tờ, hỗ trợ các cố vấn của nhóm và tổ chức lễ tiễn đưa.
Tại giáo phận, ngài đã trao cho họ một cây thánh giá truyền giáo và bộ đồ hành hương của họ; ở Lisbon, ngài đã tìm đến họ để gặp gỡ, trò chuyện, trả lời các câu hỏi của họ và kêu gọi họ chú ý đến các thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tại Rome, vào cuối Ngày Giới trẻ Thế giới, ngài đã đưa họ đến thăm Nhà nguyện Sistine, đi bộ cùng họ và giải thích mọi thứ với một nụ cười.

Một giáo hoàng được đánh dấu bằng những trải nghiệm của mình tại Peru
Thành phố nhỏ Chiclayo, hiện có chưa đến 800,000 cư dân, nổi bật với đức tin Công Giáo. Điều này đã giúp Đức Giám Mục Prevost tạo dựng mối quan hệ với các cộng đồng hiện đang tôn vinh vị giáo hoàng người Peru, người đã chào đón họ bằng tình cảm chân thành trong bài phát biểu đầu tiên của mình.
“Ngài rất coi trọng lòng sùng kính bình dân, và tôi tin rằng điều này cũng khiến ngài hình thành mối quan hệ rất bền chặt với chúng tôi, đó là điều mà mọi người trong giáo xứ đang nói đến”, Marlyn nói.
Và, liên quan đến cuộc bầu cử ngài và sự phấn khích ở Chiclayo, bà nói thêm, “Điều đó khiến tôi rất vui; tôi nói, ‘Lạy Chúa, cảm ơn Chúa đã nhìn đến chúng con. Chúa thực sự đã để ý đến những người nhỏ bé nhất, những người nghèo nhất,’ bởi vì chúng con thực sự là một thành phố khiêm nhường.”
Theo ý kiến của Marlyn, thời gian ngài ở Nam Mỹ không những chỉ để lại những ràng buộc mà còn tinh chỉnh sứ mệnh của ngài với tư cách là một người đầy tớ của Chúa Kitô, và bây giờ là Giáo hoàng. Về cái tên mà ngài đã chọn, bà nhấn mạnh, “Tôi nghĩ ngài đã chọn nó chính vì những tình huống ngài đã trải qua — những gì ngài đã thấy ở đây.”
Peru là một quốc gia có dấu ấn của tham nhũng, nghèo đói và bất công xã hội. Có thể kết luận rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV muốn tiếp tục công trình của Đức Giáo Hoàng Leo XIII vì lợi ích của người lao động, điều kiện làm việc đàng hoàng và nhân quyền.

Một Giáo hoàng thận trọng khôn ngoan
Marlyn nhấn mạnh sự thận trọng của ngài là một trong những đức tính chính của ngài:
Ngài là một người rất thận trọng, tôi có thể đảm bảo với bạn điều đó. Trước khi nói bất cứ điều gì, ngài đều chuẩn bị (...) Thực tế, tôi đã thấy điều đó trong bài phát biểu của ngài; Tôi tin rằng ngài đã viết ra để có thể nói những gì là thiết yếu, những gì cần thiết, những gì xuất phát từ trái tim, những gì Chúa nói với ngài, những điều cụ thể. Vì vậy, tôi thấy một vị Giáo hoàng rất thận trọng. Chúa sẽ ban cho ngài ân sủng [ngài cần].
Và bà kết luận, "Giáo hoàng sẽ biết cách đối thoại (...) Ngài biết mình phải lắng nghe, ngài phải chào đón mọi người." Marlyn chắc chắn rằng, giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biết cách truyền đạt điều này, Đức Leo XIV cũng sẽ làm như vậy.
Giáo hoàng Leo XIV cam kết đối thoại Do Thái-Công Giáo mạnh mẽ hơn
Vũ Văn An
15:04 15/05/2025

Daniel Esparza của Aleteia, ngày 15/05/25, nhận định: Những thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho thấy mong muốn xây dựng trên di sản hòa giải được những người tiền nhiệm của ngài thúc đẩy.
Thực vậy, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã bày tỏ cam kết của mình trong việc tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Do Thái, coi đối thoại liên tôn là ưu tiên hàng đầu ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ giáo hoàng của mình. Trong một trong những thông điệp công khai đầu tiên của mình, ngài tái khẳng định sự tận tụy của Giáo Hội Công Giáo đối với các nguyên tắc của Nostra Aetate, tuyên bố mang tính bước ngoặt của Công đồng Vatican II đã làm thay đổi mối quan hệ Do Thái-Công Giáo cách đây 60 năm.
Thông điệp về tính liên tục và hợp tác
Vào ngày 8 tháng 5, ngày bầu cử ngài, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã gửi thông điệp tới Rabbi Noam Marans, giám đốc các vấn đề liên tôn tại Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ (AJC), hứa sẽ "tiếp tục và tăng cường đối thoại và hợp tác của giáo hội với người Do Thái theo tinh thần của tuyên bố Nostra Aetate của Công đồng Vatican II".
Thông điệp này, được Justin McLellan của Catholic News Service đưa tin, đã được chia sẻ trên tài khoản X của AJC vào ngày 13 tháng 5.
Được công bố vào năm 1965, Nostra Aetate đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ của Giáo hội với Do Thái giáo, bác bỏ những định kiến đã tồn tại hàng thế kỷ và khẳng định mối liên kết tâm linh giữa các Ki-tô hữu và người Do Thái. Tuyên bố này lên án rõ ràng mọi hình thức bài Do Thái, công nhận di sản chung và mối liên hệ tâm linh sâu sắc gắn kết hai đức tin.
Một cử chỉ bản thân đối với cộng đồng Do Thái tại Rome
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng đã đích thân liên lạc với Rabbi Riccardo Di Segni, giáo sĩ trưởng Do Thái của Rome, thông báo cho ông về cuộc bầu cử mình và cam kết tiếp tục con đường đối thoại này. Theo một tuyên bố được cộng đồng Do Thái tại Rome đăng tải vào ngày 13 tháng 5, giáo sĩ trưởng Do Thái đã đáp lại bằng lòng biết ơn, hoan nghênh những lời của vị Giáo hoàng như một bước tiến tích cực cho mối quan hệ Do Thái-Công Giáo. Di Segni dự kiến sẽ tham dự lễ nhậm chức của vị Giáo hoàng vào ngày 18 tháng 5.
Di sản của Nostra Aetate
Được ban hành vào năm 1965, Nostra Aetate đã thay đổi cơ bản mối quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với người Do Thái. Tuyên bố mang tính đột phá này đã bác bỏ nhiều thế kỷ thành kiến, khẳng định mối liên kết tâm linh giữa những người theo đạo Thiên chúa và người Do Thái và lên án rõ ràng mọi hình thức bài Do Thái.
Văn kiện này thừa nhận rằng mối quan hệ của Giáo hội với đức tin Do Thái là duy nhất, bắt nguồn từ di sản chung của Kinh thánh tiếng Do Thái và những lời hứa đã đưa ra với các tổ phụ. Tuyên bố rằng Giáo hội “không thể quên rằng mình đã nhận được sự mặc khải của Giao ước Cũ thông qua những con người mà Thiên Chúa trong lòng thương xót vô biên của Người đã ký kết Giao ước Cũ”.
Quan trọng hơn, Nostra Aetate cũng bác bỏ lời buộc tội hàng thế kỷ về trách nhiệm tập thể của người Do Thái đối với cái chết của Chúa Giêsu, một lời buộc tội đã thúc đẩy phần lớn chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu theo Ki-tô giáo trong nhiều thế kỷ. Tuyên bố kêu gọi sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nhấn mạnh đến nhu cầu công nhận di sản tinh thần chung của cả hai tôn giáo.
Trong những thập niên kể từ đó, tuyên bố này đã mở đường cho một loạt các cử chỉ lịch sử, bao gồm chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II đến Đại giáo đường Do Thái ở Rome vào năm 1986 và việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Vatican và Israel vào năm 1993. Ngày nay, cam kết của Đức Giáo Hoàng Leo XIV đối với di sản này phản ảnh nỗ lực liên tục nhằm xây dựng cầu nối và thúc đẩy tình anh em thực sự giữa hai cộng đồng tôn giáo.
Tiến về phía trước
Những thông điệp ban đầu của Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho thấy mong muốn xây dựng trên di sản hòa giải được thúc đẩy bởi những vị tiền nhiệm của ngài, bao gồm Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Công trình của riêng Đức Phanxicô về mối quan hệ này đã phải đối diện với khó khăn của cuộc chiến ở Trung Đông. Khi căng thẳng tiếp tục bùng phát ở Trung Đông, và với việc Đức Giáo Hoàng Leo XIV lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Đức Phanxicô, những nỗ lực của ngài nhằm củng cố mối quan hệ Do Thái-Công Giáo có thể chứng minh là một thành phần quan trọng trong cam kết rộng lớn hơn của ngài đối với hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau.
Một Giáo hoàng người Mỹ tại Thời khắc Mỹ
Vũ Văn An
15:24 15/05/2025
Stephen P. White, trên Catholic Thing, ngày 15 tháng 5 năm 2025, nhận định rằng: Cuộc bầu cử Đức Leo XIV diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc sống của Giáo hội tại Hoa Kỳ. Mặc dù Đức Leo đã dành phần lớn bốn thập niên qua ở bên ngoài Hoa Kỳ - chủ yếu là ở Peru, nhưng cũng ở Rome - nhưng sẽ rất khó để cường điệu hóa cơ hội (và thách thức) đi kèm với việc có một giáo hoàng là người con bản xứ của Hoa Kỳ này.
Việc cố gắng dự đoán một triều đại giáo hoàng sẽ diễn ra như thế nào vào giai đoạn đầu này của trò chơi là một việc làm ngu ngốc, nhưng có lý do chính đáng để cho rằng Đức Giáo Hoàng Leo không muốn tỏ ra bận tâm nhiều đến các vấn đề của siêu cường duy nhất trên thế giới so với trách nhiệm của chức vụ của mình. Nói tóm lại, ngài sẽ không muốn có vẻ như một người hướng về quê nhà [homer]. Tuy nhiên, năng lượng và sự quan tâm mà cuộc bầu cử ngài đã tạo ra ở đây là điều đáng chú ý.
Một góc nhìn toàn cảnh về văn hóa và giáo hội từ độ cao 30,000 feet cung cấp một số cảm nhận chung về ý nghĩa của triều đại giáo hoàng này đối với Giáo hội tại Hoa Kỳ.
Người Mỹ dưới 40 tuổi hầu hết không nhớ về thời điểm các tổ chức lớn tạo thành trụ cột của cuộc sống chung của chúng ta đã hoạt động tốt. Sự ngờ vực đối với các tổ chức hiện đang lan rộng và vì những lý do dễ hiểu.
Định chế cơ bản nhất của xã hội, gia đình, đã gặp rắc rối trong nhiều thập niên. Kể từ khi cuộc cách mạng tình dục xuất hiện, chúng ta đã chứng kiến tình trạng ly hôn tràn lan, biện pháp tránh thai phổ biến, phá thai quy mô công nghiệp, tỷ lệ kết hôn giảm, định nghĩa lại hôn nhân theo luật định và tỷ lệ sinh thay thế thấp.
Sự tàn phá và hỗn loạn mà điều này gây ra rất phổ biến và rõ ràng. Những người trẻ tuổi không hài lòng và chán nản, và khó có thể tưởng tượng mọi thứ có thể khác đi như thế nào. Một tỷ lệ cao đáng kinh ngạc trong số họ không còn coi hôn nhân và gia đình là nguồn ý nghĩa và hạnh phúc quan trọng nữa.
Đời sống chính trị của chúng ta không hẳn là mô hình của sự ổn định và tinh thần công dân. Sự phân cực đã trở thành một vấn đề dai dẳng. Có rất ít sự đồng thuận về sự tồn tại của lợi ích chung, chứ đừng nói đến bất cứ sự đồng thuận nào về cách theo đuổi lợi ích chung.
Cả hai đảng dường như đều tin vào tính chính nghĩa trong tầm nhìn của họ về quá khứ và tương lai của nước Mỹ, nhưng dường như không bên nào có thể tìm ra cách để quản lý thay mặt cho toàn thể. Có lẽ tệ hơn, không bên nào có vẻ đặc biệt quan tâm đến việc làm như vậy, mỗi bên đều tự định nghĩa mình ít nhất là phản đối những sai sót và tội lỗi của phe đối lập cũng như một số tầm nhìn tích cực, mạch lạc về tương lai chung.
Chúng ta đang trải qua ba thế hệ người Mỹ - Thế hệ Millennials (đang bước vào tuổi trung niên), Thế hệ Z và bây giờ là Thế hệ Alpha - những người có rất ít hoặc không có ký ức nào về một Giáo Hội Công Giáo không bị hoen ố bởi cuộc khủng hoảng lạm dụng và hậu quả của nó. Thẩm quyền đạo đức công khai của Giáo hội, đặc biệt là các giám mục của chúng ta, đã suy yếu.
Chúng ta cũng vừa trải qua một triều đại giáo hoàng đầy tranh cãi, trong đó các cuộc tranh luận về cách tốt nhất để thu hút và truyền bá tin mừng cho thế giới hiện đại đã bộc lộ những chia rẽ sâu xa hơn, trong đó không chỉ phương tiện công bố mà cả bản chất của thông điệp cần công bố cũng bị đặt dấu hỏi từ bên trong Giáo hội.

Giáo hội ở mọi thời đại đều phải đối diện với những trở ngại đối với việc công bố Tin mừng, nhưng một Giáo hội thiếu niềm tin vào những sự thật mà mình sẽ công bố sẽ phải vật lộn để đạt được sức hút trong bất cứ thời đại nào.
Người ta có thể tiếp tục: nền văn hóa đại chúng của chúng ta dường như bị kẹt trong sự dao động giữa sự thô tục vi phạm và nỗi nhớ; trật tự quốc tế sau chiến tranh đang rạn nứt nếu không muốn nói là thực sự bị phá vỡ; các tổ chức giáo dục của chúng ta đã không còn nhìn thấy mục đích của giáo dục, ngoại trừ có lẽ là các trường học nhồi sọ hoặc là các tổ chức cấp bằng kém hiệu quả và đắt đỏ để bước vào một chế độ trọng dụng nhân tài vốn đã mất đi lòng tin của công chúng; phương tiện truyền thông của chúng ta đang trôi dạt trong một thế giới “hậu sự thật” mà chính họ đã góp phần tạo ra; và cứ thế tiếp diễn.
Tất cả những điều này trở nên trầm trọng hơn do sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông và sự ra đời của trí khôn nhân tạo. Niềm tin vào các định chế đang ở mức thấp nguy hiểm và mọi người cảm thấy lạc lõng và cô lập.
Không phải tất cả đều là sự diệt vong và u ám. Trong bối cảnh này, thật tự nhiên khi những người trẻ tuổi nên tìm kiếm một điều gì đó vững chắc. Nhiều giáo phận ở Hoa Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng người trở lại gia nhập Giáo hội vào lễ Phục sinh năm nay. Ở một số nơi, con số kỷ lục. Không chỉ riêng Hoa Kỳ; một điều gì đó tương tự dường như đang xảy ra ở nơi khác, ví dụ, ở Pháp và ở Vương quốc Anh
Lần đầu tiên sau một thời gian dài, số lượng người trẻ - và đặc biệt là nam thanh niên - tham dự Thánh lễ thường xuyên tại Hoa Kỳ thực sự đang có xu hướng tăng lên. Thêm vào đó, như tôi đã viết trước đây, các linh mục trẻ tuổi nhất của chúng ta là thế hệ linh mục chính thống nhất về thần học, ôn hòa về chính trị và đa dạng về sắc tộc nhất kể từ trước Công đồng Vatican II.
Đúng là xu hướng tham dự Thánh lễ trong giới trẻ chỉ mới xuất hiện gần đây và số lượng tuyệt đối vẫn còn tương đối nhỏ. Sự gia tăng số người trở lại đạo ở hầu hết các nơi không đủ để bù đắp cho số lượng người Công Giáo đang trôi dạt hoặc chết dần. Nhưng vẫn có lý do để hy vọng, thậm chí là lạc quan thận trọng.
Liệu thủy triều có đang đổi chiều không? Chỉ có Chúa biết. Nhưng tại thời điểm này trong cuộc sống của Giáo hội tại Hoa Kỳ, sự quan phòng đã ban cho chúng ta một vị giáo hoàng từ chính bờ biển của chúng ta, một người hiểu chúng ta, như thể, từ bên trong và từ bên ngoài. Một thế hệ lớn tuổi hơn, một thế hệ biết chắc chắn hơn về những thứ thế gian, ít chắc chắn hơn về những thứ tâm linh, đang rời khỏi hiện trường. Các thế hệ trẻ đang tìm kiếm sự vững chắc và chắc chắn giữa sự hiện đại lỏng lẻo.
Một Giáo hội tuyên bố sự không chắc chắn với thế giới sẽ không được lắng nghe. Một Giáo hội khiêm nhường trong thái độ, dịu dàng trong việc chăm sóc người nghèo và tội nhân, nhưng vô cùng tự tin vào chân lý giải phóng mà mình đã thực hiện qua nhiều thế kỷ, chính là một Giáo hội có thể cung cấp những gì thế giới đang rất bồn chồn để tiếp nhận.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình với một cơ hội to lớn để dẫn dắt Giáo hội trên con đường này. Nếu Chúa muốn, ngài sẽ thành công. Và nếu Chúa muốn, Giáo hội tại Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng bước đi trên con đường tương tự.
VietCatholic TV
Tướng Budanov: Lính Dù Nga sa lầy ở Chasiv Yar, Putin phải đưa FSB phòng vệ phủ tổng thống đến cứu
VietCatholic Media
16:45 15/05/2025
1. Nga điều động ‘Trung đoàn phòng vệ phủ Tổng thống’ của FSB tới thị trấn pháo đài quan trọng của Ukraine
Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm, Nga đã điều động “Trung đoàn phòng vệ phủ Tổng thống” tinh nhuệ của FSB trong cuộc tấn công thị trấn Chasiv Yar có vị trí chiến lược quan trọng ở miền đông Ukraine.
Trích dẫn các báo cáo của Lữ đoàn cơ giới độc lập số 24, Ông cho biết trung đoàn này đang hỗ trợ Sư đoàn dù số 98 của Nga trong nỗ lực chiếm giữ thị trấn pháo đài này, nơi giao tranh đã diễn ra trong hơn một năm.
Thị trấn Chasiv Yar, nơi có dân số trước chiến tranh là hơn 12.000 người và bị chia cắt bởi một kênh đào, nằm ở vùng Donetsk và là trọng tâm của quân đội Nga kể từ tháng 3 năm 2024.
Vị trí chiến lược của thị trấn này đã cho phép quân đội Ukraine giữ được thị trấn và gây ra tổn thất nặng nề cho quân đội Nga đang tiến quân.
Tướng Budanov cho biết Trung đoàn phòng vệ phủ Tổng thống trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, là đơn vị báo cáo trực tiếp lên nhà độc tài Vladimir Putin, đang “tăng cường đáng kể” cho Sư đoàn Dù số 98 của Nga tại Chasiv Yar.
“Đây là những quân nhân hàng đầu. Bây giờ chúng ta phải đối mặt với những cuộc chiến rất dữ dội, và công việc rất chính xác và tỉ mỉ”, ông nói.
Tướng Budanov cho rằng động thái điều động này cho thấy lực lượng Nga đang gặp một số rắc rối trong khu vực.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết hôm Thứ Ba, 13 Tháng Năm, rằng Trung đoàn phòng vệ phủ Tổng thống “chủ yếu chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đội danh dự tại các buổi lễ cấp nhà nước và bảo vệ các quan chức Nga, Điện Cẩm Linh và Ngọn lửa vĩnh cửu tại Lăng mộ Chiến sĩ vô danh gần Bức tường Điện Cẩm Linh.”
“ISW trước đây chưa từng quan sát trung đoàn này hoạt động ở Ukraine. Truyền thông nhà nước Nga đưa tin vào năm 2014 và 2016 rằng đơn vị này có quy mô xấp xỉ một lữ đoàn súng trường cơ giới và bao gồm các quân nhân chuyên nghiệp”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Giao tranh dữ dội đang diễn ra ở Donetsk và Luhansk của Ukraine—hai khu vực phần lớn nằm dưới sự xâm lược của Nga. Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy việc chiếm giữ hoàn toàn hai khu vực này kể từ khi Nga can thiệp bí mật vào miền đông Ukraine năm 2014.
ISW cho biết họ đánh giá rằng lực lượng Nga không có đủ khả năng để đạt được những tiến bộ đáng kể trên chiến trường trong tương lai gần.
ISW cho biết vào thứ Hai: “Quyết định điều động Trung đoàn Tổng thống đến chiến đấu ở Ukraine của bộ chỉ huy quân sự Nga có thể là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Nga nhằm đe dọa Ukraine và phương Tây thông qua hoạt động chiến trường tăng cường và miêu tả lực lượng Nga là lực lượng tinh nhuệ và hoàn toàn có khả năng đạt được những thành công đáng kể ở Ukraine trong tương lai gần.
“Bộ chỉ huy quân sự Nga cũng có thể đang cố gắng đưa bất kỳ nhân lực nào có sẵn vào khu vực Chasiv Yar do nỗ lực rõ ràng của họ nhằm ưu tiên các hoạt động tấn công vào Kostyantynivka trong những tháng gần đây.”
Giao tranh ở Donetsk dự kiến sẽ gia tăng khi lực lượng Nga tiếp tục nỗ lực giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi Putin tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình song phương trực tiếp tại Istanbul vào thứ năm. Điện Cẩm Linh vẫn chưa xác nhận liệu tổng thống Nga có tham dự cuộc họp được đề xuất hay không.
“Tổng thống Zelenskiy sẽ không gặp bất kỳ đại diện nào khác của Nga tại Istanbul, ngoại trừ Putin”, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết hôm thứ Ba.
[Newsweek: Russia Deploys FSB's 'Presidential Regiment' to Key Ukraine Fortress Town]
2. Macron: Liên Hiệp Âu Châu chuẩn bị lệnh trừng phạt mới đối với Nga ‘trong những ngày tới’
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hé lộ các lệnh trừng phạt mới có thể áp dụng đối với Nga và mở rộng khả năng răn đe hạt nhân của Pháp trong một cuộc phỏng vấn quan trọng vào giờ vàng trên truyền hình Pháp vào thứ ba.
Trong hơn ba giờ, Macron đã nói về vô số thách thức mà nước Pháp phải đối mặt, bắt đầu từ các vấn đề về quốc phòng, an ninh Âu Châu và chiến tranh ở Ukraine.
Về lệnh trừng phạt Nga, Macron cho biết Ủy ban Âu Châu đang chuẩn bị “trong những ngày tới” một gói biện pháp mới nhắm vào “các dịch vụ tài chính và dầu mỏ đối với người bán thứ cấp” hợp tác với Hoa Kỳ trong trường hợp Điện Cẩm Linh không tiến tới đồng ý ngừng bắn vô điều kiện.
“Chúng tôi muốn áp dụng biện pháp trừng phạt”, Macron nói.
Macron cũng cho biết ông “sẵn sàng mở” các cuộc đàm phán về việc Pháp chia sẻ chiếc ô hạt nhân với các đồng minh Âu Châu. Tuy nhiên, ông đặt ra một số điều kiện, bao gồm cả việc Paris sẽ không trả tiền cho an ninh của những nước khác và quyết định sử dụng kho vũ khí hạt nhân của nước này sẽ vẫn là đặc quyền của tổng thống Pháp.
Ông cho biết: “Tôi sẽ định nghĩa khuôn khổ này một cách chính thức trong những tuần và tháng tới”.
Các đồng minh Âu Châu lo ngại về việc mất đi sự bảo vệ từ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump, người có cam kết đối với NATO và việc duy trì quân đội Mỹ ở Âu Châu đang bị đặt dấu hỏi.
Macron nhắc lại rằng ông không ủng hộ việc tịch thu 200 tỷ euro tài sản của Nga được nắm giữ tại tổ chức tài chính Euroclear có trụ sở tại Brussels, vốn đã bị đóng băng sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Điện Cẩm Linh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, mặc dù có thông tin cho rằng Pháp đã cởi mở hơn với ý tưởng này.
Ông cho biết “Ngày nay chúng ta không có khuôn khổ pháp lý” để làm như vậy.
Macron cho biết Âu Châu phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc Washington rút lại các cam kết trước đây với châu lục này: “Chúng tôi biết rằng lợi ích của Hoa Kỳ ngày càng ít đi ở Âu Châu”.
Tổng thống Pháp, người từ lâu đã thúc đẩy Âu Châu độc lập hơn khỏi Washington, cho biết Âu Châu vẫn cần quân đội của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở sườn phía đông, “nhưng chúng ta sẽ vô trách nhiệm nếu không tự tổ chức trong năm đến mười năm tới”.
Những cuộc trao đổi căng thẳng nhất diễn ra về các vấn đề trong nước, chẳng hạn như nợ công và thâm hụt chi tiêu đáng lo ngại của Pháp, mặc dù Macron phần lớn vẫn giữ vững lập trường của mình.
Tổng thống đã tranh cãi với Sophie Binet, lãnh đạo của một trong những công đoàn lớn nhất nước Pháp, về cải cách hưu trí gây tranh cãi và việc sa thải nhân viên tại nhà sản xuất thép đang gặp khó khăn ArcelorMittal.
Macron sau đó đã lên tiếng ủng hộ việc tổ chức một số cuộc trưng cầu dân ý, vì chính phủ đang phải vật lộn để thông qua luật thông qua một quốc hội bế tắc. Ông cho biết ông sẽ ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cái chết được hỗ trợ nếu các nhà lập pháp không thể đồng ý về luật hiện đang được tranh luận.
Tổng thống Pháp đề xuất tư vấn cho người dân Pháp về giáo dục, các vấn đề xã hội hoặc kinh tế, nhưng không nêu rõ ông sẽ thực hiện như thế nào.
[Politico: Macron: EU readying new Russia sanctions ‘in coming days’]
3. Sau khi vụ bê bối gián điệp nổ ra, Orban cáo buộc Ukraine can thiệp vào nội tình Hung Gia Lợi, hợp tác với phe đối lập
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban cáo buộc Ukraine can thiệp vào công việc nội bộ của Hung Gia Lợi và thông đồng với đảng đối lập, tờ European Pravda đưa tin hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
“Ukraine đã khởi xướng một chiến dịch phối hợp nhằm bôi nhọ Hung Gia Lợi nhằm phá hoại sáng kiến của chúng tôi về việc tổ chức cuộc thăm dò ý kiến về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Kyiv”, Orban phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng Hung Gia Lợi.
Những phát biểu này được đưa ra vài ngày sau khi Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU tuyên bố đã vạch trần một mạng lưới gián điệp Hung Gia Lợi ở miền tây Ukraine, bắt giữ hai điệp viên.
Để đáp trả, Hung Gia Lợi đã trục xuất hai nhà ngoại giao Ukraine, động thái này cũng vấp phải hành động trục xuất tương ứng từ Kyiv.
Orban leo thang cáo buộc bằng cách tuyên bố rằng Kyiv đã “nối lại các mối liên hệ ở Hung Gia Lợi để thực hiện chiến dịch này” và đã “phát động một chiến dịch chống lại Lực lượng Phòng vệ Hung Gia Lợi với sự giúp đỡ của một chính trị gia Hung Gia Lợi”.
“Do đó, đảng đối lập Hung Gia Lợi đã tham gia tích cực vào hoạt động đặc biệt của cơ quan mật vụ Ukraine. Một điều như vậy chưa bao giờ xảy ra trong ký ức của chúng tôi”, Orban nói, có thể ám chỉ đến đảng Tisza do nhân vật đối lập Peter Magyar lãnh đạo.
Chính trị gia đối lập này đã đến thăm Kyiv vào tháng 7 năm 2024, gây quỹ viện trợ nhân đạo và cam kết “chấm dứt tình trạng cô lập của Hung Gia Lợi với phương Tây” nếu được bầu.
Đất nước này dự kiến sẽ tổ chức bầu cử toàn quốc vào năm 2026.
'Không phải tất cả người Hung Gia Lợi đều là Orban', người Ukraine sống ở quốc gia thân Nga nhất Liên Hiệp Âu Châu cho biết
Orban cho biết Hung Gia Lợi sẽ tiến hành tham khảo ý kiến toàn quốc về nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng “cả Brussels và Kyiv đều không thể quyết định thay cho người dân Hung Gia Lợi”.
Cuộc thăm dò không mang tính ràng buộc và là một phần trong chiến lược chính trị thường xuyên của Orban. Các cuộc tham khảo ý kiến trước đây đã bị chỉ trích vì tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp và các câu hỏi mang tính thao túng.
Ví dụ, một cuộc tham khảo ý kiến năm 2023 về chính sách di cư của Liên Hiệp Âu Châu đã hỏi người Hung Gia Lợi liệu họ có ủng hộ việc Brussels thành lập “khu ổ chuột dành cho người di cư” ở Hung Gia Lợi hay không.
Ít hơn 20% số người bỏ phiếu tham gia, nhưng 99% số người bỏ phiếu trả lời là “không”.
Kyiv chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2022 và bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập vào tháng 6 năm 2024. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã vạch ra năm 2030 là mục tiêu tạm thời cho khả năng gia nhập của Ukraine.
Với tư cách là một quốc gia thành viên, Hung Gia Lợi có quyền phủ quyết đối với từng giai đoạn của quá trình.
Orban, được coi rộng rãi là nhà lãnh đạo thân Nga nhất của Liên Hiệp Âu Châu, đã nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và cảnh báo rằng tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine sẽ “phá hủy” Hung Gia Lợi.
[Kyiv Independent: After spying scandal erupts, Orban accuses Ukraine of meddling, cooperating with Hungarian opposition]
4. Trong bài phát biểu tại Saudi Arabia, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt Syria và thúc giục Iran đàm phán
Tổng thống Trump đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria vào hôm Thứ Ba, 13 Tháng Năm, và đưa ra lời dụ dỗ tương tự đối với Iran trong bài phát biểu tại Ả Rập Xê Út, tự coi mình là người gìn giữ hòa bình lịch sử và vạch ra tầm nhìn mang tính giao dịch cho sự hợp tác trong tương lai ở Trung Đông dựa trên “thương mại, không phải hỗn loạn”.
Bày tỏ hy vọng về chính phủ mới của Syria, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông sẽ dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt đối với Damascus “để trao cho họ cơ hội phát triển”, điều mà ông cho biết các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út đã khuyến khích ông làm.
“Ồ, tôi làm gì cho thái tử đây”, Tổng thống Trump nói, trong khi Thái tử Mohammed bin Salman ngồi tươi cười dưới sân khấu.
Và trong khi tuyên bố rằng Iran “sẽ không bao giờ có vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Trump đã đưa ra cái mà ông gọi là “một nhánh ô liu” để đạt được một thỏa thuận nhằm cắt giảm chương trình hạt nhân của nước này, có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Tehran. “Iran có thể có một tương lai tươi sáng hơn nhiều”, Tổng thống Trump nói. “Sự lựa chọn là của họ”.
Nhưng, tổng thống khẳng định rằng lời đề nghị của ông “sẽ không kéo dài mãi mãi”, đe dọa sẽ “gây áp lực tối đa” nếu các cuộc đàm phán không thành công. “Mọi thứ đang diễn ra với tốc độ rất nhanh”, Tổng thống Trump nói. “Vì vậy, họ phải hành động ngay bây giờ, theo cách này hay cách khác. Hãy hành động”.
Bài phát biểu buổi tối được đưa ra sau khi Tổng thống Trump, trong ngày đầu tiên ở Riyadh, đã gặp gỡ các nhà đầu tư tỷ phú và chào hàng cam kết đầu tư 600 tỷ đô la Mỹ của Saudi Arabia. Những phát biểu cao cả của Tổng thống Trump về sự phát triển và tương lai của khu vực này nhằm mở rộng trọng tâm vào chuyến đi kéo dài một tuần của ông tới khu vực này, nơi mà ông mô tả là nơi tăng trưởng và có tiềm năng vô hạn.
“Một thế hệ lãnh đạo mới đang vượt qua những xung đột lâu đời của những chia rẽ mệt mỏi trong quá khứ”, Tổng thống Trump nói.
Ngạc nhiên trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Đông, Tổng thống Trump đã đối chiếu đường lối của mình đối với khu vực này và thế giới nói chung với những người tiền nhiệm truyền thống hơn của mình, những người từ lâu đã tuân thủ chính sách đối ngoại được neo giữ trong các liên minh được xây dựng xung quanh việc thúc đẩy các giá trị dân chủ. Tổng thống Trump ngụ ý một sự phá vỡ cụ thể khỏi các nỗ lực xây dựng quốc gia và các cuộc xâm lược của thời George W. Bush, điều này tiêu biểu cho chính sách đối ngoại chính thống lâu đời của GOP mà ông đã chỉ trích và, với tư cách là tổng thống, đã đảo lộn. Ông đã không nhắc đến Bush bằng tên.
Tổng thống Trump phát biểu rằng: “Điều quan trọng đối với thế giới nói chung là sự chuyển đổi lớn này không đến từ những người theo chủ nghĩa can thiệp phương Tây bay đến với những bài giảng về cách sống hay cách quản lý công việc của chính mình”, đồng thời tuyên bố rằng “những người được gọi là 'người xây dựng quốc gia' đã phá hủy nhiều quốc gia hơn là xây dựng”.
Đồng thời, Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn đóng vai trò quan trọng trong khu vực, thúc đẩy các cuộc đàm phán với Iran, cũng như với Li Băng và Syria, và hy vọng cuối cùng sẽ thấy Saudi Arabia tham gia Hiệp định Abraham để bình thường hóa quan hệ với Israel.
“Tôi thực sự nghĩ rằng đó sẽ là điều gì đó đặc biệt, nhưng bạn sẽ tự mình thực hiện vào thời điểm thích hợp,” Tổng thống Trump nói.
Trong khi chỉ trích các nhà lãnh đạo Iran vì “tập trung vào việc đánh cắp tài sản của người dân để tài trợ cho khủng bố và đổ máu ở nước ngoài”, Tổng thống Trump đã đưa ra cái mà ông gọi là “một con đường mới” và nói rằng ông sẽ “rất vui” nếu Hoa Kỳ có thể đạt được thỏa thuận với Iran để cắt giảm chương trình hạt nhân của nước này.
Ông nói thêm: “Như tôi đã nhiều lần chứng minh, tôi sẵn sàng chấm dứt các xung đột trong quá khứ và xây dựng các quan hệ đối tác mới vì một thế giới tốt đẹp và ổn định hơn, ngay cả khi những khác biệt của chúng ta có thể rất sâu sắc”.
Tổng thống Trump cũng chỉ ra những nỗ lực đang diễn ra của ông nhằm làm trung gian cho hòa bình giữa Nga và Ukraine, với khả năng diễn ra các cuộc đàm phán tại Istanbul vào thứ năm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Putin. Với sự tham dự của Putin vẫn còn bỏ ngỏ, Tổng thống Trump có kế hoạch cử đặc phái viên Steve Witkoff và Ngoại trưởng Marco Rubio tham gia các cuộc họp tiềm năng đó thay vì thay đổi các chuyến thăm theo lịch trình của ông tới Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để đích thân tham gia, một quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ ba.
Tổng thống cũng ca ngợi lệnh ngừng bắn gần đây của ông với lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn sau gần hai tháng giao tranh ở Biển Đỏ.
“Chúng tôi đã đánh chúng rất mạnh. Chúng tôi đã đạt được mục đích của mình, và sau đó chúng tôi đã rút lui,” ông nói.
Tổng thống Trump bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách tóm tắt lại vài tháng đầu nhiệm kỳ của mình, mô tả những nỗ lực hạn chế nhập cư, cắt giảm các quy định của chính phủ và thiết lập các thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh và Trung Quốc.
“Chúng ta đang bùng nổ, Hoa Kỳ là quốc gia nóng nhất”, tổng thống phát biểu trước khi dừng lại để tỏ lòng tôn trọng với chủ nhà.
“Ngoại trừ đất nước của anh,” anh xen vào. “Anh nóng bỏng hơn.”
[Politico: In Saudi Arabia speech, Trump says he’ll lift Syria sanctions and urges Iran to negotiate]
5. Điện Cẩm Linh xác nhận phái đoàn sẽ tham dự các cuộc đàm phán hòa bình ở Istanbul — Lavrov, Ushakov có thể sẽ đại diện cho Nga
Điện Cẩm Linh xác nhận phái đoàn sẽ tham dự các cuộc đàm phán hòa bình ở Istanbul — Lavrov, Ushakov có thể sẽ đại diện cho Nga
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov xác nhận hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm, rằng một phái đoàn Nga sẽ có mặt tại Istanbul vào cuối tuần này để đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine.
Putin đã mời Ukraine tham gia đàm phán trực tiếp tại Istanbul sau khi bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày được Âu Châu, Ukraine và Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đáp lại bằng cách chấp nhận lời mời và cho biết ông sẵn sàng gặp Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5.
Trong khi sự tham dự của Putin vẫn chưa được xác nhận, Peskov đã hứa rằng Điện Cẩm Linh sẽ cử một phái đoàn đến tham dự các cuộc đàm phán hòa bình.
“Phái đoàn của chúng tôi sẽ có mặt ở đó và chờ phía Ukraine,” Peskov phát biểu với phóng viên truyền thông nhà nước Nga.
Điện Cẩm Linh vẫn chưa công bố ai sẽ tham gia phái đoàn Nga và sẽ chỉ công bố khi Putin “cho là cần thiết”.
Tuy nhiên, theo một cựu quan chức Nga phát biểu với tờ Washington Post, Mạc Tư Khoa sẽ được đại diện bởi Ngoại trưởng Sergey Lavrov và trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov.
Hoa Kỳ cũng sẽ có đại diện tham dự các cuộc đàm phán hòa bình ở Istanbul.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xác nhận vào ngày 13 tháng 5 rằng Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ tham dự. Các phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff và Keith Kellogg, cũng sẽ đến Istanbul để quan sát các cuộc đàm phán.
Tổng thống Trump, người hiện đang có chuyến công du Trung Đông, cho biết ông có thể tham gia các cuộc đàm phán hòa bình; tuy nhiên, việc ông có tham dự hay không sẽ “phụ thuộc phần lớn” vào sự hiện diện của Putin.
Nếu cuộc gặp Putin-Tổng thống Zelenskiy thực sự diễn ra, đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ năm 2019. Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai người.
[Kyiv Independent: Kremlin confirms delegation will attend Istanbul peace talks — Lavrov, Ushakov will likely represent Russia]
6. Putin sẽ không dám gặp Tổng thống Zelenskiy, Kallas của Liên Hiệp Âu Châu cho biết
Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas không nghĩ rằng cuộc gặp giữa tổng thống Ukraine và Nga thực sự sẽ diễn ra trong tuần này.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen hôm thứ Ba, Kallas cho biết, mặc dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra quyết định đúng đắn khi chấp nhận lời mời của Putin gặp mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Năm, nhưng “vẫn còn là một câu hỏi lớn” liệu Putin có thực sự sẵn lòng gặp Tổng thống Zelenskiy ở đó hay không.
“Tôi nghĩ đây là một động thái tốt nếu họ ngồi lại, tôi nghĩ nó nên diễn ra giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin, nhưng tôi không nghĩ Putin dám làm vậy, tôi đoán vậy,” Kallas nói.
Hơn ba năm sau khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Putin đã đề nghị đàm phán trực tiếp với Tổng thống Zelenskiy vào tuần này “mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”. Tổng thống Zelenskiy đã trả lời câu nói hù dọa của Putin - nhưng nói thêm rằng Ukraine sẽ chỉ chấp nhận đàm phán hòa bình nếu Điện Cẩm Linh đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày, một đề xuất mà Hoa Kỳ đưa ra hai tháng trước.
Nga có vẻ sẽ không chấp nhận lệnh ngừng bắn, nhưng Tổng thống Zelenskiy vẫn có thể xuất hiện để đàm phán.
“Những gì người Mỹ đang cố gắng làm là thực sự giữ cánh cửa mở, để Nga có thể ngồi vào bàn đàm phán. Đó có lẽ là lý do tại sao họ không gây quá nhiều áp lực lên Nga. Nhưng giờ đã hơn 60 ngày trôi qua, và chúng ta cần thấy một số bước khác, để bạn có thể thấy Putin quanh bàn đàm phán đó,” Kallas nói hôm thứ Ba.
Cựu thủ tướng Estonia cũng nhấn mạnh rằng không nên thảo luận bất cứ điều gì về Ukraine mà không có Ukraine. “Nếu chúng ta thấy [Nga và Hoa Kỳ] đồng ý với những điều hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Ukraine, hoặc đối với Âu Châu, thì điều đó thực sự, thực sự không thể bay”, bà nói.
[Politico: Putin won’t dare meet Zelenskyy, says EU’s Kallas]
7. Lula của Brazil cho biết ông sẽ yêu cầu Putin đến Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình về Ukraine
Tổng thống Brazil Lula da Silva cho biết ông sẽ yêu cầu Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, CNN đưa tin ngày 14 tháng 5.
Nga đã mời Ukraine đàm phán trực tiếp tại Istanbul sau khi từ chối lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày do Âu Châu, Ukraine và Hoa Kỳ hậu thuẫn. Tổng thống Zelenskiy đã chấp nhận lời mời và cho biết ông sẵn sàng gặp trực tiếp Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5.
Điện Cẩm Linh chưa xác nhận sự tham gia của Putin nhưng cho biết Nga sẽ cử một phái đoàn.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Lula cho biết ông sẽ cố gắng yêu cầu Putin đến Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán với Kyiv trong chuyến đi tới Mạc Tư Khoa. Ông nói thêm rằng Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã kêu gọi người đồng cấp Brazil của mình, Mauro Vieira, hỏi Putin liệu ông có sẵn lòng ký kết một thỏa thuận hòa bình hay không.
Tổng thống Brazil cho biết ông đã chuyển lời đề nghị này trực tiếp tới Putin trong bữa tối song phương tại Mạc Tư Khoa.
“ Đó là điều đầu tiên tôi nói với Putin: 'Tôi có một thông điệp từ Tổng thống Zelenskiy để xem liệu ông có chấp nhận lệnh ngừng bắn 30 ngày hay không'“, ông nói. Theo Lula, tổng thống Nga đã phản ứng tích cực với khả năng thảo luận vấn đề này.
Về mặt công khai, Mạc Tư Khoa đã nhiều lần bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn trong 30 ngày, lần đầu tiên được Hoa Kỳ và Ukraine đồng ý vào ngày 11 tháng 3.
Lula cũng cho biết Putin đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán dựa trên các điều khoản đã thảo luận tại Istanbul vào năm 2022.
Theo đề xuất dự thảo hòa bình năm 2022 bị rò rỉ, cả hai bên đều đồng ý loại Crimea khỏi hiệp ước, để lại Crimea dưới sự xâm lược của Nga mà không cần Ukraine công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea. Tình trạng của các vùng lãnh thổ khác bị Nga tạm chiếm sẽ được quyết định trong các cuộc đàm phán sau đó giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin.
Hiệp ước này được cho là sẽ khiến Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO hoặc bất kỳ liên minh quân sự nào khác, nhưng cho phép gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Nga cũng yêu cầu dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt, bãi bỏ luật của Kyiv liên quan đến ngôn ngữ và bản sắc dân tộc, và hạn chế Quân đội của Ukraine.
Các cuộc đàm phán không thành công và không dẫn đến việc ký kết bất kỳ thỏa thuận nào. Sau đó, không có cuộc đàm phán trực tiếp nào giữa Ukraine và Nga.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin, nếu diễn ra, có thể báo hiệu bước đột phá trong nỗ lực ngoại giao đang bế tắc nhằm chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Cuộc gặp trực tiếp cuối cùng và duy nhất giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin diễn ra vào tháng 12 năm 2019 tại Paris theo Định dạng Normandy. Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai người.
[Kyiv Independent: Brazil's Lula says he'd ask Putin to go to Turkey for Ukraine peace talks]
8. Tổng thống Zelenskiy sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự cuộc gặp có thể có với Putin, trợ lý cao cấp cho biết
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần này để đàm phán “bất cứ điều gì góp phần vào hòa bình thực sự và lâu dài”, theo chánh văn phòng của ông.
Bình luận của Andriy Yermak được đưa ra sau khi Putin đề nghị đàm phán trực tiếp “mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào” trong bối cảnh cuộc xâm lược toàn diện mà Mạc Tư Khoa phát động vào tháng 2 năm 2022 vẫn đang tiếp diễn.
Putin, người chưa bao giờ nhượng bộ trước những yêu cầu tối đa của mình về việc chiếm lãnh thổ Ukraine và lật đổ chính phủ nước này, đã đề xuất một cuộc gặp giữa các quan chức Mạc Tư Khoa và Kyiv tại Istanbul trong tuần này — và Tổng thống Zelenskiy đã gọi điện cho nhà lãnh đạo Nga.
“Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời hoặc xác nhận rằng Tổng thống Putin sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Tổng thống Zelenskiy của Ukraine đã sẵn sàng và sẽ đi”, Yermak phát biểu trong một cuộc thảo luận quan trọng vào thứ Ba tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen.
Sau lời đề nghị của Nga, Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ chỉ chấp nhận đàm phán hòa bình nếu Điện Cẩm Linh đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày, và Yermak nhắc lại rằng Ukraine “sẵn sàng thảo luận bất cứ điều gì”, nhưng “chỉ khi đạt được lệnh ngừng bắn”.
“Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng chúng tôi không bắt đầu cuộc chiến này”, Yermak nói. “Người dân của chúng tôi đang bị tấn công 24 Tháng Bẩy”.
Trợ lý cao cấp của tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng nếu Putin từ chối đến Thổ Nhĩ Kỳ, đây sẽ là “tín hiệu cuối cùng” cho thấy Nga “không muốn chấm dứt chiến tranh và không sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào”.
Yermak nói thêm rằng nếu Nga từ chối đàm phán với Ukraine, các đồng minh của Kyiv phải tăng cường hỗ trợ, bao gồm cả việc cung cấp bảo đảm an ninh.
“Chúng tôi sẵn sàng thảo luận bất kỳ phương án nào có trên bàn. Có nhiều phương án thú vị và rất mạnh. Sự bảo đảm mạnh mẽ nhất là lực lượng quân sự được chuẩn bị và huấn luyện của Ukraine, và các đối tác của chúng tôi hiểu chính xác những gì chúng tôi cần để ngăn chặn một cuộc chiến khủng khiếp như vậy xảy ra một lần nữa”, ông nói thêm.
Yermak cho biết một bảo đảm an ninh nghiêm chỉnh khác cho Ukraine sẽ là tư cách thành viên NATO của Kyiv.
“Đây là chủ đề thảo luận chỉ giữa các nước NATO và Ukraine, không phải giữa Nga”, Yermak nói.
Ông nói thêm rằng Kyiv biết rằng “không phải tất cả các thành viên NATO đều sẵn sàng ủng hộ tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine trong liên minh”.
Trợ lý hàng đầu của Tổng thống Zelenskiy có thể đang ám chỉ đến các chính phủ Hung Gia Lợi và Slovakia có thiện cảm với Nga, cũng như Hoa Kỳ. Vào cuối tháng 4, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Ukraine, Keith Kellogg, cho biết tư cách thành viên NATO “không còn trên bàn đàm phán” đối với Ukraine.
Tuy nhiên, Yermak lưu ý rằng thỏa thuận khoáng sản mà Kyiv đã ký với Hoa Kỳ và chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Âu Châu tới thủ đô Ukraine vào cuối tuần này đã chứng minh rằng các đồng minh của Kyiv sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine.
[Politico: Zelenskyy will head to Turkey for potential Putin meeting, top aide says]
9. Lễ trao giải thưởng của Nga gây phẫn nộ trong cộng đồng Kitô hữu
Các blogger quân sự Nga đã chỉ trích buổi lễ trao giải thưởng Chechnya cho Adam Kadyrov, con trai của nhà lãnh đạo khu vực Ramzan Kadyrov, sau khi quốc huy của Nga được trưng bày mà không có hình thánh giá Chính thống giáo.
Dưới sự lãnh đạo của Ramzan Kadyrov, nước cộng hòa Chechnya ở miền Nam nước Nga chủ yếu theo đạo Hồi đã duy trì được mức độ tự chủ cao trong khi vẫn trung thành với Điện Cẩm Linh và Putin. Việc loại trừ các cây thánh giá Chính thống giáo có thể sẽ làm mất lòng nhà lãnh đạo Nga.
Sự việc xảy ra khi mối quan hệ giữa Putin và nhà lãnh đạo Chechnya được cho là đã xấu đi trong những tháng gần đây.
Hôm thứ Hai, Adam Kadyrov, 17 tuổi, đã được trao tặng huy chương kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Akhmat-Grozny OMON, một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm.
Theo tờ The Moscow Times, Adam đã nhận được ít nhất 16 giải thưởng nhà nước và là vệ sĩ trưởng của cha mình và là nhà lãnh đạo một tiểu đoàn súng trường trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga kể từ năm 2023.
Một số phóng viên chiến trường ủng hộ Điện Cẩm Linh đã lưu ý trên Telegram rằng quốc huy của Nga đã được trưng bày trong buổi lễ mà không có thánh giá Chính thống giáo.
“Chúng ta đã quen với việc 'thánh giá biến mất' từ lâu. Thánh giá Chính thống giáo đã bị xóa khỏi bìa sách, bích chương, biển báo—bạn cứ nói đi. Nhưng chưa bao giờ trên các biểu tượng chính thức của nhà nước. Bây giờ thì điều đó đã xảy ra. Quốc huy của Nga được hiển thị trong video từ Chechnya không có thánh giá. Đó không phải là tin giả”, blogger quân sự người Nga Yuri Kotenok cho biết.
Kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh RIA Katyusha cho biết nhà lãnh đạo Chechnya “đã đi quá xa”.
Người dùng Telegram viết: “Nếu thực sự có chuyện này xảy ra và có người ở Chechnya quyết định xóa bỏ những cây thánh giá trên quốc huy của Nga, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta là Kadyrov đã đi quá xa”.
Nhà viết blog quân sự người Nga Kirill Fedorov đã viết: “Ai dám và ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc biểu tượng nhà nước bị bóp méo tại một sự kiện chính thức?”
Kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh Two Majors cảnh báo rằng việc gỡ bỏ các cây thánh giá Chính thống giáo có thể gây ra tác động tiêu cực đến quan hệ giữa các dân tộc.
Vào tháng 3, cơ quan điều tra của Nga, Important Stories, đưa tin rằng mối quan hệ giữa Kadyrov và Putin đã trở nên căng thẳng vì các cuộc đàm phán được cho là của ông với đại diện các quốc gia Trung Đông liên quan đến tương lai tài sản của ông và sự an toàn của các thành viên trong gia đình ông.
Tuần trước, ông cho biết ông đã yêu cầu “được miễn nhiệm” trong bối cảnh có tin đồn về tình hình sức khỏe suy yếu sẽ sớm buộc ông phải từ chức.
Theo báo cáo từ Novaya Gazeta Europe, Kadyrov hiện đang chuẩn bị cho Adam Kadyrov thay thế ông làm nhà lãnh đạo Chechnya.
[Newsweek: Russian Award Ceremony Sparks Outrage Among Christians]
10. Cuộc thăm dò mới cho thấy tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Zelenskiy tăng lên 74%, cao nhất kể từ năm 2023,
Tỷ lệ tín nhiệm dành cho Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tăng từ 69% vào tháng 3 lên 74% vào nửa đầu tháng 5, theo cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS công bố vào ngày 14 tháng 5.
Đây là mức đánh giá tín nhiệm cao nhất của Tổng thống Zelenskiy được KIIS ghi nhận kể từ tháng 12 năm 2023, khi ông nhận được sự tin tưởng của 77% số người được hỏi.
Viện đã tiến hành cuộc khảo sát trong bối cảnh nhà lãnh đạo Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc gặp có thể diễn ra với Putin vào ngày 15 tháng 5 tại Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình.
So với cuộc thăm dò hồi tháng 3, mức độ tin tưởng vào tổng thống đã tăng 5%, trong khi mức độ ngờ vực đã giảm từ 28% xuống 22%. Cân bằng tin tưởng-ngờ vực là +52%. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng Tổng thống Zelenskiy được mọi người ở khắp các khu vực trên khắp Ukraine tin tưởng.
Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5 với 1.010 công dân trên 18 tuổi đang sinh sống tại các vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
Nga đã mời Ukraine đàm phán trực tiếp tại Istanbul sau khi từ chối lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày do Âu Châu, Ukraine và Hoa Kỳ hậu thuẫn. Tổng thống Zelenskiy đã chấp nhận lời mời và cho biết ông sẵn sàng gặp trực tiếp Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5.
Điện Cẩm Linh chưa xác nhận sự tham gia của Putin nhưng cho biết Nga sẽ cử một phái đoàn.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin, nếu diễn ra, có thể báo hiệu bước đột phá trong nỗ lực ngoại giao đang bế tắc nhằm chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Cuộc gặp trực tiếp cuối cùng và duy nhất giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin diễn ra vào tháng 12 năm 2019 tại Paris theo Định dạng Normandy. Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai người.
[Kyiv Independent: Zelensky's trust rating rises to 74%, highest since 2023, poll shows]
11. Cựu tổng giám đốc NATO yêu cầu Tổng thống Trump hãy tránh xa Greenland
Cựu Thủ tướng Đan Mạch và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói với tờ POLITICO rằng những lời đe dọa ngày càng công khai của Ông Donald Trump về việc sáp nhập Greenland vào Hoa Kỳ đang khiến Đan Mạch lo ngại.
“Tôi thấy thật vô liêm sỉ khi một tổng thống Mỹ có thể đe dọa một đồng minh. Đan Mạch là một trong những đồng minh thân cận và đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ,” ông nói, phát biểu từ thủ đô Đan Mạch. “Tôi lo ngại.”
Tổng thống Trump đã nêu khả năng mua lại Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình với tư cách là tổng thống, nhưng đã quay trở lại ý tưởng này thường xuyên hơn nhiều trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này, ông đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo có 57.000 người, vốn là một phần của vương quốc Đan Mạch.
“Tôi không loại trừ điều đó. Tôi không nói rằng tôi sẽ làm điều đó, nhưng tôi không loại trừ bất cứ điều gì. Không, không phải ở đó. Chúng ta rất cần Greenland. Greenland là một lượng người rất nhỏ, mà chúng ta sẽ chăm sóc, và chúng ta sẽ trân trọng họ, và tất cả những điều đó. Nhưng chúng ta cần điều đó cho an ninh quốc tế,” Tổng thống Trump nói với NBC's Meet the Press vào ngày 4 tháng 5.
Tờ Wall Street Journal cũng đưa tin rằng Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực thu thập thông tin tình báo của họ trên đảo Bắc Cực. Chính phủ Đan Mạch đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ để phản đối.
Tuần trước, Reuters đưa tin rằng các viên chức Tòa Bạch Ốc đang xem xét Hiệp ước Liên kết Tự do với lãnh thổ Đan Mạch, một thỏa thuận hiện đang được sử dụng với các quốc đảo Thái Bình Dương như Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall. Theo thỏa thuận như vậy, Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Greenland các dịch vụ thiết yếu, bảo vệ quân sự và thương mại miễn thuế phần lớn, mặc dù hòn đảo này sẽ duy trì nền độc lập của mình.
Rasmussen, thủ tướng Đan Mạch từ năm 2001 đến năm 2009, nhấn mạnh rằng Greenland “là một phần của Đan Mạch và người dân Greenland không muốn trở thành người Mỹ”.
Ông nói thêm rằng mặc dù theo hiệp ước năm 1951, Hoa Kỳ có quyền thiết lập căn cứ ở Greenland, nhưng trong những thập niên gần đây, Hoa Kỳ đã giảm sự hiện diện quân sự trên hòn đảo này.
“ Sự thật là Greenland là một phần của NATO,” ông nói. “Nếu Hoa Kỳ không hài lòng với việc bảo vệ Greenland... chúng tôi sẽ đánh giá cao sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.”
[Politico: Hands off Greenland, ex-NATO chief defies Trump]
Boris Johnson: Chúng ta nhát quá. Putin hoang tưởng không dám gặp TT Zelensky. TT Trump thất vọng
VietCatholic Media
16:47 15/05/2025
1. Nga có thể chuẩn bị một cuộc tấn công lớn ở Ukraine bất chấp các nỗ lực hòa bình, Financial Times đưa tin
Nga có thể chuẩn bị một cuộc tấn công lớn ở Ukraine bất chấp các nỗ lực hòa bình, Financial Times đưa tin
Tờ Financial Times đưa tin vào ngày 13 tháng 5, trích dẫn nguồn tin từ các quan chức tình báo Ukraine giấu tên, Nga dường như đang chuẩn bị một cuộc tấn công đáng kể vào Ukraine khi nước này đang di chuyển quân đội tới các vị trí quan trọng trên mặt trận.
Những báo cáo chuẩn bị này cho thấy nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm leo thang chiến tranh bất chấp các cuộc đàm phán ngừng bắn dự kiến diễn ra trong tuần này và lời kêu gọi của Kyiv cùng các đối tác về lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày.
Nga đã bác bỏ các đề xuất ngừng bắn trừ khi đi kèm với việc dừng viện trợ quân sự cho Ukraine và tiếp tục các cuộc tấn công trên bộ dọc theo mặt trận và các cuộc tấn công tầm xa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Quân đội Ukraine báo cáo vào sáng ngày 14 tháng 5 rằng đã có khoảng 163 cuộc đụng độ được ghi nhận ở mặt trận trong ngày qua. Nhóm giám sát DeepState cho biết lực lượng Nga gần đây đã tiến vào Toretsk và gần Pokrovsk ở Tỉnh Donetsk.
Kyiv đã cảnh báo về một cuộc tấn công mùa xuân lớn của Nga nhằm chiếm giữ càng nhiều lãnh thổ càng tốt để củng cố vị thế của mình trong các cuộc đàm phán tiềm năng. Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào tháng trước rằng chiến dịch này “thực tế đã bắt đầu” với việc tăng cường các cuộc tấn công của Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần này và đã mời Putin thảo luận về lệnh ngừng bắn trong cuộc gặp đầu tiên của họ kể từ năm 2019.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người cam kết làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv, đã bày tỏ sự lạc quan về các cuộc đàm phán tiềm năng và đã cử Ngoại trưởng Marco Rubio cùng các đặc phái viên Steve Witkoff và Keith Kellogg đến tham dự.
Điện Cẩm Linh chưa xác nhận liệu Putin có đích thân tham dự các cuộc đàm phán hay không, nhưng tờ Washington Post đưa tin rằng đại diện cho Mạc Tư Khoa sẽ là Ngoại trưởng Sergey Lavrov và trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov.
Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Zelenskiy, phát biểu vào ngày 13 tháng 5 rằng nếu Putin không đến Thổ Nhĩ Kỳ, đây sẽ là “tín hiệu cuối cùng” cho thấy Nga “không muốn chấm dứt chiến tranh và không sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào”.
[Kyiv Independent: Russia likely preparing major offensive in Ukraine despite peace efforts, FT reports]
2. Boris Johnson cho biết chúng tôi không đủ can đảm để ủng hộ Ukraine dưới thời Tổng thống Joe Biden
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm thứ Ba rằng các chính trị gia phương Tây trong thời đại của Tổng thống Joe Biden không có “dũng khí” để ủng hộ hoàn toàn Ukraine.
Johnson cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xứng đáng được ghi nhận vì đã gửi viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông vào năm 2018 — ngay cả khi ông bày tỏ lo ngại về hướng đi của các cuộc đàm phán hòa bình hiện tại với Nga.
“Với tất cả những lời phàn nàn mà chúng ta có thể có về quan điểm của Tổng thống Trump, tôi chỉ quan sát hai điều: bạn biết đấy, trước hết, dưới thời Tổng thống Biden và từ hai năm trước, bất kể bạn nói gì về những gì phương Tây đang làm, chúng tôi chỉ muốn ngăn chặn người Ukraine khỏi thua cuộc,” Johnson nói với Gordon Repinski của POLITICO Berlin Playbook trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng chúng tôi chưa bao giờ có đủ can đảm để cung cấp cho họ những gì họ thực sự cần.”
“Điều thứ hai mà tôi luôn lưu ý là thực ra vào năm 2018, chính Tổng thống Trump đã cung cấp cho họ hỏa tiễn Javelin… và Tổng thống Trump đã phá vỡ điều cấm kỵ là cung cấp vũ khí sát thương cho người Ukraine, điều mà đảng Dân chủ chưa từng làm trước đó”, ông nói thêm.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump đã đảo ngược chính sách quân sự của Âu Châu bằng cách cắt giảm viện trợ cho Ukraine và làm dấy lên nghi ngờ liệu Hoa Kỳ có tôn trọng các cam kết của mình với NATO là bảo vệ một thành viên khác nếu nước này bị Nga tấn công hay không.
Ông đã ký một thỏa thuận khoáng sản nhằm mục đích chứng kiến Kyiv trả lại khoản viện trợ mà Hoa Kỳ đã cấp dưới thời Tổng thống Biden, khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bối rối tại Tòa Bạch Ốc và thể hiện sự gần gũi ngày càng tăng với Nga và nhà lãnh đạo nước này, Vladimir Putin.
Johnson, khi được hỏi về việc tuyên bố trước đây rằng Tổng thống Trump sẽ “mạnh mẽ và quyết đoán” về Ukraine, đã nói: “Những nhà lãnh đạo như Tổng thống Trump lắng nghe nhiều tiếng nói khác nhau trước khi đưa ra quyết định”, và nói thêm: “Tôi lo lắng, nhưng tôi không nghĩ rằng bản năng của Ông Donald Trump sẽ là để Ukraine bị nghiền nát. Và tôi không nghĩ rằng ông ấy có không gian chính trị để cho phép điều đó xảy ra”.
Johnson — người đã vận động mạnh mẽ để đảng Cộng hòa Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Ukraine và khẳng định nỗi lo ngại của Âu Châu về chiến lược Ukraine của Ông Donald Trump là thái quá — cho biết: “Tôi luôn nghĩ rằng nếu chúng ta có thể đạt được hòa bình thông qua sức mạnh ở Ukraine, thì Tổng thống Trump — bất chấp mọi lời chỉ trích mà mọi người dành cho ông ấy — Tổng thống Trump thực sự có thể thực hiện được điều đó.”
'Không có áp lực thực sự' đối với Nga
Johnson đã tại nhiệm ở Anh trong cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine và vẫn là đồng minh trung thành của Kyiv. Ông cho biết hôm thứ Ba rằng các cuộc đàm phán giữa hai bên hiện đang ở “thời điểm rất quan trọng”, với việc Ukraine “bị dồn vào chân tường” và được yêu cầu chấp nhận các nhượng bộ về đất đai và không tham gia vào tư cách thành viên NATO, điều này lên tới “một con số khủng khiếp”.
Johnson cho biết: “Cho đến nay, người Nga chưa chịu bất kỳ áp lực thực sự nào, mọi người đều có thể thấy điều đó và tôi nghĩ những gì đang xảy ra hiện nay ở Washington, tôi hy vọng, là mọi người cuối cùng cũng nhận ra rằng Putin không muốn [hòa bình]”.
Cựu Thủ tướng Anh cho biết ông lo ngại về một kết cục “rất nguy hiểm” cho cuộc chiến “theo các điều khoản của Putin”, theo đó Tổng thống Nga đưa ra lệnh ngừng bắn và giành chiến thắng khi Hoa Kỳ chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và cam kết nước này sẽ không gia nhập NATO.
“Điều tôi lo lắng là mọi người sẽ nói: Chúng ta sẽ dừng lại ở đó. Chúng ta sẽ ngăn chặn việc giết chóc và tổng thống sẽ có thể tự nhủ rằng đó là một thành công.
“Nhưng tất nhiên đó sẽ là một thảm họa hoàn toàn, hoàn toàn, bởi vì Putin sẽ vẫn ở vị thế gây bất ổn cho Ukraine. Và tất nhiên, để phát động một cuộc xâm lược khác. Tôi thực sự rất lo lắng về điều đó.”
[Politico: We didn’t have the balls to fully back Ukraine under Joe Biden, says Boris Johnson]
3. Người Ả Rập phản ứng với tầm nhìn Trung Đông của Tổng thống Trump
Chuyến thăm cao cấp tới Riyadh đã nhận được nhiều lời khen ngợi trên khắp thế giới Ả Rập vì giọng điệu và sự chú ý đến các vấn đề quan trọng của khu vực khi Tổng thống Trump vạch ra tầm nhìn của mình về một Trung Đông thịnh vượng, bảo đảm hàng tỷ đô la kinh doanh — bao gồm một thỏa thuận vũ khí lịch sử trị giá 142 tỷ đô la.
Sự tham gia mới của Tổng thống Trump vào khu vực này đánh dấu một thời điểm quan trọng trong việc định hình lại mối quan hệ Hoa Kỳ-Ả Rập - đáng chú ý nhất là những phát biểu của ông về Gaza, nơi bị tàn phá bởi chiến tranh kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel năm 2023, và Syria, dưới sự lãnh đạo mới sau sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tổng thống Trump đã gặp Tổng thống Syria Ahmed al-Sharaa tại Riyadh trong cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống Hoa Kỳ và Syria sau hơn hai thập niên.
Cuộc họp diễn ra sau quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria của Tổng thống Trump; một quyết định được thế giới Ả Rập hoan nghênh, khi các bộ ngoại giao coi đây là một bước tiến hướng tới việc hỗ trợ tái thiết và ổn định đất nước.
Đoạn video trên truyền hình cho thấy cảnh ăn mừng và reo hò diễn ra ở Damascus và các thành phố khác. “Tôi tin rằng các cử hành này phản ánh niềm vui thực sự — bất kể chúng có được chỉ đạo hay không”, Phó lãnh đạo Tổ chức Dân chủ Assyria, gọi tắt là ADO Bashir al-Saadi nói với Newsweek từ thủ đô.
Đồng Bảng Syria tăng giá nhẹ so với đô la Mỹ, giao dịch ở mức 11.000 SYP đổi 1 đô la vào thứ Ba, tăng so với mức 12.000 SYP đổi 1 đô la của ngày hôm trước, hãng thông tấn nhà nước SANA đưa tin.
Vấn đề người Palestine ở Gaza là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng giữa tổng thống Hoa Kỳ và các đồng minh Ả Rập, chủ yếu là sau phát biểu của Tổng thống Trump hồi đầu năm về kế hoạch tiếp quản dải đất này và di dời dân cư.
Với việc tổng thống Hoa Kỳ áp dụng giọng điệu nhân đạo hơn đối với người dân Gaza và đàm phán trực tiếp với Hamas - dẫn đến việc thả người lính Mỹ-Israel Edan Alexander - các nước Ả Rập đang tìm kiếm nỗ lực của Hoa Kỳ để hướng tới lệnh ngừng bắn giữa Hamas và Israel, và thả các con tin Israel và người Palestine bị giam giữ.
Các nước Ả Rập, bao gồm Ai Cập và Ả Rập Xê Út, yêu cầu thành lập một nhà nước Palestine trên vùng đất bị Israel chiếm từ Ai Cập và Jordan trong Chiến tranh Trung Đông năm 1967. Ả Rập Xê Út đã phản đối việc tham gia Hiệp định Abraham với Israel do Hoa Kỳ thúc đẩy, trừ khi có một con đường rõ ràng dẫn đến nhà nước Palestine.
Ông Trump nói tại Riyadh: “Chúng tôi tiếp tục nỗ lực để chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt. Đây là một điều khủng khiếp đang diễn ra. Ngoài ra, mọi người phải lên án những hành động tàn bạo ngày 7 tháng 10 chống lại Israel, điều sẽ không bao giờ xảy ra nữa nếu bạn có một tổng thống khác, nhưng chắc chắn là nếu bạn có tôi làm tổng thống. Người dân Gaza xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn nhiều. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra—hoặc không thể xảy ra—khi các nhà lãnh đạo của họ bắt giữ họ vì mục đích chính trị. Cách những người dân đó bị đối xử ở Gaza—không có nơi nào trên thế giới mà người dân bị đối xử tệ bạc như vậy.”
Nhà phân tích người Syria Samir Alabdullah nói với Newsweek: “Có rất nhiều hy vọng xung quanh quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Tổng thống Trump, nhưng có rất nhiều thách thức mà giới lãnh đạo Syria có thể phải đối mặt, và mọi con mắt sẽ theo dõi xem họ vẫn cam kết như thế nào với các điều kiện được áp dụng. Một phe phái cực đoan trong Hay'at Tahrir al-Sham phản đối cái mà họ gọi là sự vội vã quá mức đối với phương Tây và những gì họ coi là nhượng bộ cho họ. Một sự bất mãn khác trong một số phe phái Syria là về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và họ coi đó là cơ hội cho một chính phủ không đại diện cho tất cả người Syria, và họ có thể tìm cách gây rắc rối trong thời gian tới để cản trở những nỗ lực đó. “
Nhà báo nổi tiếng ủng hộ chính phủ Saudi Hussein al-Gawi nói: “Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trái lại, đó là vì Vương quốc đã lên tiếng, và Washington đã đáp trả. Trong khi đó, những người đã đầu hàng Tehran đã lạc lối giữa những lời hứa mơ hồ và những tính toán xảo quyệt. Cảnh tượng ngày hôm nay tự nói lên điều đó.”
Bộ Ngoại giao Ai Cập trong tuyên bố được dịch từ tiếng Ả Rập: “Cộng hòa Ả Rập Ai Cập đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng thống Trump để đạt được an ninh và ổn định trong khu vực, như là đỉnh cao của những nỗ lực của ông nhằm thiết lập hòa bình lâu dài và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực.”
Điểm dừng chân thứ hai của Tổng thống Trump là Qatar - nơi Hoa Kỳ đang tham gia đàm phán giữa Israel và Hamas - sau đó là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tại đây, Tổng thống Trump đã khen ngợi Qatar vì 'Đơn hàng máy bay phản lực lớn nhất' trong lịch sử Boeing
Tổng thống Trump ca ngợi “mối quan hệ đặc biệt” của ông với Qatar sau khi Boeing ký một thỏa thuận với tiểu vương quốc này mà ông cho là “đơn đặt hàng máy bay phản lực lớn nhất” trong lịch sử công ty.
Qatar sẽ mua 160 máy bay phản lực từ Boeing theo thỏa thuận trị giá 200 tỷ đô la đã được thỏa thuận với Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani. Tổng giám đốc điều hành Boeing Kelly Ortberg đã ký kết trước mặt hai nhà lãnh đạo.
“Xin chúc mừng Boeing. Hãy đưa những chiếc máy bay đó ra ngoài kia,” Tổng thống Trump nói.
Thỏa thuận này là trọng tâm trong chuyến thăm Qatar của Tổng thống Trump trong chuyến công du bốn ngày tới Trung Đông, nơi ông thúc đẩy thương mại và đầu tư, thảo luận về hòa bình giữa các quốc gia Ả Rập và Israel và ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Nhưng điều này xảy ra khi ông phải đối mặt với những câu hỏi về kế hoạch chấp nhận một chiếc máy bay phản lực trị giá 400 triệu đô la làm quà tặng từ Qatar cho Hoa Kỳ. Tổng thống Trump nói rằng chiếc máy bay phản lực này là sự thay thế miễn phí cho Không lực Một.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer, một đảng viên Dân chủ đến từ New York, gọi món quà này là “mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia”.
Schumer cho biết đảng của ông sẽ tìm cách ngăn chặn mọi đề cử chính trị của Bộ Tư pháp vì tổng thống muốn chấp nhận món quà của Qatar.
Ông cũng muốn biết liệu Qatar có bổ sung các biện pháp an ninh cho máy bay hay không và nó sẽ được chế tạo và thanh toán như thế nào.
“Bộ trưởng tư pháp phải ra làm chứng trước cả Hạ viện và Thượng viện để giải thích lý do tại sao việc tặng cho Ông Donald Trump một chiếc máy bay phản lực riêng không vi phạm điều khoản về thù lao - điều khoản này đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Quốc hội - hoặc bất kỳ luật đạo đức nào khác”.
Hiến pháp Hoa Kỳ cấm các quan chức liên bang nhận những thứ có giá trị hoặc “hoa hồng” từ chính phủ nước ngoài mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Trong một bài đăng trên trang mạng xã hội của mình vào đêm thứ Ba, Tổng thống Trump cho biết chiếc máy bay “sẽ được trao cho Không quân Hoa Kỳ/Bộ Quốc phòng, KHÔNG PHẢI CHO TÔI! Đó là món quà từ một quốc gia, Qatar, mà chúng ta đã bảo vệ thành công trong nhiều năm.”
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt: “Tổng thống đang tuân thủ mọi luật xung đột lợi ích. Tổng thống đã vô cùng minh bạch về nghĩa vụ tài chính cá nhân của mình trong suốt những năm qua. Tổng thống là một doanh nhân thành đạt và tôi nghĩ, thành thật mà nói, đó là một trong nhiều lý do khiến mọi người bầu lại ông vào chức vụ này
[Newsweek: Arabs React to Trump's Middle East Vision]
4. Điện Cẩm Linh cho biết Putin sẽ không tham dự các cuộc đàm phán hòa bình ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã công bố phái đoàn tham gia đàm phán hòa bình Ukraine-Nga trong một sắc lệnh do Putin ký ngày 14 tháng 5.
Peskov tuyên bố rằng phái đoàn của họ sẽ do cố vấn tổng thống và kiến trúc sư tuyên truyền, Vladimir Medinsky, dẫn đầu.
Phái đoàn Nga cũng sẽ bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Nga Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Đáng chú ý là phái đoàn này không có sự tham gia của các chính trị gia hàng đầu của Điện Cẩm Linh, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Putin đã từ chối lời kêu gọi ngừng bắn và thay vào đó nhấn mạnh các cuộc đàm phán hòa bình phải bắt đầu trước khi lệnh ngừng bắn được thực hiện.
Đáp lại, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình và mời Putin đến gặp ông tại đó.
Trước đó, vào tối Thứ Tư, 14 Tháng Năm, Peskov cho biết Putin sẽ KHÔNG có mặt tại cuộc đàm phán hòa bình vào ngày 15 tháng 5.
Peskov nhấn mạnh rằng cuộc đàm phán ngày 15 tháng 5 sẽ là sự nối lại các cuộc đàm phán hòa bình năm 2022 được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Theo đề xuất dự thảo hòa bình năm 2022 bị rò rỉ, cả hai bên đều đồng ý loại Crimea khỏi hiệp ước, khiến nơi này nằm dưới sự xâm lược của Nga mà không cần Ukraine công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Tình trạng của các vùng lãnh thổ khác bị Nga tạm chiếm sẽ được quyết định trong các cuộc đàm phán sau đó giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin.
Theo như thông tin, hiệp ước này sẽ buộc Ukraine phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO hoặc bất kỳ liên minh quân sự nào khác, nhưng vẫn cho phép nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
Nga cũng yêu cầu dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt, bãi bỏ luật của Kyiv liên quan đến ngôn ngữ và bản sắc dân tộc, đồng thời hạn chế Quân đội của Ukraine.
Các cuộc đàm phán không thành công và không dẫn đến việc ký kết bất kỳ thỏa thuận nào. Sau đó, không có cuộc đàm phán trực tiếp nào giữa Ukraine và Nga.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin, đã KHÔNG diễn ra, nhưng những người lạc quan cho rằng nếu diễn ra, nó có thể báo hiệu bước đột phá trong nỗ lực ngoại giao đang bế tắc nhằm chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Cuộc gặp trực tiếp cuối cùng và duy nhất giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin diễn ra vào tháng 12 năm 2019 tại Paris theo Định dạng Normandy. Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai người.
Chính quyền Nga đã liệt kê các yêu cầu tối đa trong các cuộc đàm phán ngừng bắn trước đây do Hoa Kỳ làm trung gian
Tổng thống Brazil Lula da Silva cho biết ông sẽ yêu cầu Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình với Tổng thống Zelenskiy.
[Kyiv Independent: Putin won’t attend peace talks in Turkey, Cẩm Linh says]
5. Việc Putin từ chối tham gia các cuộc đàm phán ở Istanbul sẽ là ‘tín hiệu cuối cùng’ cho thấy Nga không muốn hòa bình, chánh văn phòng của Tổng thống Zelenskiy cho biết
Việc Putin có khả năng từ chối tham dự các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Istanbul sẽ là “tín hiệu cuối cùng” cho thấy Nga không muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak đưa ra lập trường trên hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
Tổng thống Zelenskiy đã mời Putin gặp mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5 để khởi động cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa kể từ năm 2022, mặc dù Điện Cẩm Linh chưa tiết lộ liệu nhà lãnh đạo Nga có tham dự hay không.
“ Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời hoặc xác nhận rằng Tổng thống Putin sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Tổng thống Zelenskiy của Ukraine đã sẵn sàng và sẽ đi”, Yermak phát biểu trong một cuộc thảo luận quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen, trong các bình luận được Politico đưa tin.
Yermak cho biết Ukraine “sẵn sàng thảo luận bất cứ điều gì”, nhưng “chỉ khi đạt được lệnh ngừng bắn”.
“Chúng tôi sẵn sàng thảo luận bất kỳ phương án nào có trên bàn. Có nhiều phương án thú vị và rất mạnh. Sự bảo đảm mạnh mẽ nhất là lực lượng quân sự được chuẩn bị và huấn luyện của Ukraine, và các đối tác của chúng tôi hiểu chính xác những gì chúng tôi cần để ngăn chặn một cuộc chiến khủng khiếp như vậy xảy ra một lần nữa”, ông nói.
Yermak nói thêm rằng nếu Putin không đến Thổ Nhĩ Kỳ, đây sẽ là “tín hiệu cuối cùng” cho thấy Nga “không muốn chấm dứt chiến tranh và không sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào”.
Ukraine và các đồng minh Âu Châu đã thúc giục ngừng bắn vô điều kiện bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như bước đầu tiên hướng tới hòa bình. Nga đã phớt lờ đề xuất này, tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine.
Khi được Kyiv Independent hỏi liệu Tổng thống Zelenskiy có dự định thực hiện chuyến đi ngay cả khi Nga không ủng hộ lệnh ngừng bắn hay nếu Putin từ chối tham dự, một nguồn tin thân cận với tổng thống cho biết, “Chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi phương án. Nhưng tất nhiên, chúng tôi đang chờ phản hồi riêng về lệnh ngừng bắn”.
Cuộc gặp mặt trực tiếp cuối cùng giữa Putin và Tổng thống Zelenskiy diễn ra vào năm 2019 tại Paris trong hội nghị thượng đỉnh Normandy Format. Kể từ đó, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai nhà lãnh đạo.
Ukraine và Nga đã không tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp kể từ các cuộc đàm phán không thành công ở Istanbul năm 2022.
[Kyiv Independent: Putin's refusal to join Istanbul talks would be 'last signal' Russia doesn't want peace, Zelensky's chief of staff says]
6. Tổng thống Zelenskiy nói: Tổng thống Trump cần hiểu rằng Putin nói dối, và cản trở nỗ lực hòa bình
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phải nhận ra rằng Putin là trở ngại cho các nỗ lực hòa bình, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bình luận được tờ Guardian đưa tin vào ngày 13 tháng 5.
“Tổng thống Trump cần phải tin rằng Putin thực sự nói dối,” Tổng thống Zelenskiy nói với các nhà báo ở Kyiv.
“Và chúng ta nên làm phần việc của mình. Tiếp cận vấn đề này một cách hợp lý, để chứng minh rằng không phải chúng ta đang làm chậm quá trình này.”
Những bình luận này được đưa ra trước chuyến đi dự kiến của Tổng thống Zelenskiy tới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông mời Putin thảo luận về lệnh ngừng bắn tiềm năng và trao đổi tù nhân trong cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa kể từ năm 2022.
Nga đã xác nhận rằng họ sẽ cử một phái đoàn tới cuộc đàm phán, trong đó có sự tham dự của các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ, nhưng từ chối xác nhận sự tham gia của Putin.
“Nếu Putin không đến và tiếp tục chơi trò này, thì điều cuối cùng là ông ấy không muốn kết thúc chiến tranh”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Ukraine và các đồng minh đã kêu gọi lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như bước đầu tiên hướng tới hòa bình – một đề xuất đã bị Nga phớt lờ.
Tổng thống Trump đã bày tỏ sự lạc quan về cuộc gặp tiềm năng giữa hai nhà lãnh đạo và ám chỉ rằng ông cũng có thể sẽ tham dự.
Tòa Bạch Ốc ngày càng thất vọng với những nỗ lực hòa bình bị đình trệ khi thời hạn 100 ngày tự áp đặt để làm trung gian cho một thỏa thuận đã qua. Tổng thống Hoa Kỳ đã chỉ trích cả Ukraine và Nga, đổ lỗi cho họ về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán.
Sau khi gặp Tổng thống Zelenskiy tại Vatican vào ngày 26 tháng 4, Tổng thống Trump thừa nhận rằng Putin có thể không quan tâm đến hòa bình và để ngỏ khả năng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga.
[Kyiv Independent: Trump needs to understand that Putin lies, blocks peace efforts, Zelensky says]
7. Các cường quốc Liên Hiệp Âu Châu yêu cầu Putin phải đồng ý ngừng bắn ở Ukraine trước khi đàm phán
Các chính trị gia hàng đầu Âu Châu nhấn mạnh rằng Nga phải đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày với Ukraine trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán toàn diện về việc chấm dứt chiến tranh.
Các Ngoại trưởng từ Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý và Ủy ban Âu Châu cho biết lệnh ngừng giao tranh vẫn là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán — mặc dù Putin dường như đã phớt lờ thời hạn chót vào thứ Hai do các đồng minh Âu Châu đặt ra vào cuối tuần.
Đại diện cao cấp phụ trách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cáo buộc Putin đang “đùa giỡn” và nói: “Nếu họ tiếp tục ném bom Ukraine mọi lúc, nếu không có lệnh ngừng bắn, thì không thể có đàm phán”.
Lập trường của họ được đưa ra mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đăng vào Chúa Nhật rằng Ukraine nên đồng ý “NGAY LẬP TỨC” với lời đề nghị đàm phán của Putin vào thứ Năm này tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi không có lệnh ngừng bắn. Trong khi nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn vào thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói: “Tôi sẽ đợi Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Năm”.
Nhưng khi đến Luân Đôn để hội đàm với các Ngoại trưởng Âu Châu khác vào thứ Hai, Kallas cho biết: “Để tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào, phải có lệnh ngừng bắn, và chúng ta cũng cần thấy rằng Nga muốn điều này — Nga phải thể hiện thiện chí, ngồi xuống và đàm phán với Ukraine.”
Khi được hỏi liệu bà có phản đối việc Tổng thống Zelenskiy gặp Putin để đàm phán mà không có sự tạm dừng như vậy hay không, Kallas trả lời: “Vâng, chúng tôi cũng muốn thấy rằng Nga muốn hòa bình. Cần hai người để muốn hòa bình. Chỉ cần một người để muốn chiến tranh, và chúng tôi thấy rằng Nga rõ ràng muốn chiến tranh.
“Đã hơn hai tháng kể từ khi Ukraine đồng ý một lệnh ngừng bắn vô điều kiện. Nga chỉ đang chơi trò chơi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng họ cũng đang chơi trò chơi ngay bây giờ.”
'Hãy nghiêm chỉnh đi'
Kallas phát biểu khi các bộ trưởng từ nhóm Weimar-Plus — Liên Hiệp Âu Châu, Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Ba Lan — đến Luân Đôn để đàm phán. Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cũng sẽ tham gia cuộc họp trực tuyến.
Ngoại trưởng Anh David Lammy, người chủ trì cuộc họp, khen ngợi thiện chí tham gia đàm phán của Tổng thống Zelenskiy nhưng không bình luận về trình tự ngừng bắn. Lammy cho biết: “Đây là lúc Vladimir Putin nghiêm chỉnh về hòa bình ở Âu Châu, nghiêm chỉnh về lệnh ngừng bắn và nghiêm chỉnh về các cuộc đàm phán”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot cho biết “một lệnh ngừng bắn vô điều kiện” trên bộ, trên không và trên biển trong 30 ngày vẫn là “điều kiện tiên quyết” cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Barrot cho biết: “Chúng ta đã thấy Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần thể hiện rằng ông ấy cởi mở với đàm phán, rằng ông ấy muốn ngoại giao, muốn hòa bình… Phản ứng duy nhất của Putin là tiếp tục ném bom, kéo dài thời gian, và đóng sầm cánh cửa ngoại giao.”
Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares đồng ý rằng lệnh ngừng bắn 30 ngày sẽ là “bước đầu tiên” hướng tới “nền hòa bình công bằng và lâu dài”. Ông nói thêm: “Chúng tôi đang chờ đợi câu trả lời từ Vladimir Putin mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào nữa”.
Albares cho biết quyết định đến Istanbul của Tổng thống Zelenskiy “tùy thuộc vào ông ấy”, nhưng Putin “phải chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện này”. Ông nói thêm: “Nếu cuộc họp ở Istanbul chỉ là một cách để trì hoãn và thực sự đá quả bóng xuống phố, thì nó vô giá trị”.
Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul, người nhậm chức tuần trước, cũng cho biết chính quyền mới của Berlin mong đợi một lệnh ngừng bắn thỉnh thoảng sẽ có các cuộc đàm phán. Ông nói thêm rằng Berlin đã sẵn sàng gửi thêm vũ khí cho Kyiv, nhưng không nói rõ khi được hỏi liệu điều đó có bao gồm hỏa tiễn Taurus mà Ukraine từ lâu đã coi trọng hay không.
Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani cho biết các nhà lãnh đạo đã sẵn sàng ủng hộ cuộc họp vào thứ năm tại Istanbul và “chúng tôi đang ủng hộ các đề xuất của Mỹ”. Ông nói thêm: “Bây giờ, trò chơi nằm trong tay Putin, bởi vì nếu không có lệnh ngừng bắn, sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận có lợi cho hòa bình”.
Liên Hiệp Âu Châu đang soạn thảo gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga liên quan đến cuộc xâm lược toàn diện của nước này vào Ukraine, các biện pháp này dự kiến sẽ được Hội đồng Đối ngoại của khối thông qua vào tuần tới.
Kallas hoan nghênh một gói trừng phạt do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham đề xuất tại Hoa Kỳ Bà cho biết các lệnh trừng phạt thứ cấp, bao gồm nhiều hoạt động hơn về dầu mỏ, sẽ không được đồng ý trong tuần này nhưng cho biết: “Tôi nghĩ thời điểm đó đã đến. Đây là điều thực sự thúc đẩy cỗ máy chiến tranh của họ, để kiếm tiền từ dầu mỏ và khí đốt, vì vậy chúng ta nên gây thêm áp lực lên điều đó.”
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết ông hy vọng Ukraine và Nga sẽ “tìm ra cách ngừng bắn và có các cuộc đàm phán thực sự, hiệu quả” và cuộc họp ngày thứ Hai sẽ bàn về “thu hẹp” những gì cần phải xảy ra.
Khi được POLITICO hỏi rằng liệu các nhà lãnh đạo có thay đổi chiến lược nếu ngày nào cũng không có lệnh ngừng bắn hay không, Sikorski trả lời: “Thật đáng tiếc, nhưng Putin đang một lần nữa cho chúng ta thấy ai là kẻ xâm lược [và] ai là nạn nhân, ai muốn hòa bình và ai muốn chiến tranh, và chúng ta nên đưa ra kết luận”.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ ở Anh, người ta có câu nói rằng sau tám năm, một thủ tướng sẽ phát điên. Vâng, ông ấy đã nắm quyền trong hơn 20 năm, và tôi ngờ rằng ông ấy đã cung cấp thông tin cực kỳ lạc quan về tình hình kinh tế Nga, hoặc tình hình quân đội Nga…
“Nếu ông ấy một lần nữa từ chối lệnh ngừng bắn, thì kết luận hợp lý là cần phải gây áp lực không phải lên nạn nhân của hành vi xâm lược, mà lên thủ phạm của hành vi xâm lược cho đến khi họ cảm thấy đau đớn và trở nên hợp lý hơn.”
[Politico: Putin must agree Ukraine ceasefire before talks, major EU powers demand]
8. Tổng thống Trump sẽ bỏ qua các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine-Nga khi Putin trốn tránh các cuộc đàm phán, một quan chức Hoa Kỳ cho biết
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ không tham dự cuộc đàm phán hòa bình Ukraine-Nga dự kiến diễn ra vào ngày 15 tháng 5 nhưng đã không thành công vì vào giờ chót Putin từ chối sang Thổ Nhĩ Kỳ, Reuters đưa tin vào ngày 14 tháng 5. Ông cho biết như trên trên chiếc chuyên cơ bay đến Qatar.
Các đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff và Keith Kellogg, được cho là sẽ tới Istanbul để tham dự các cuộc đàm phán hòa bình đã được lên kế hoạch giữa Ukraine và Nga. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi Tổng thống Trump tham gia các cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ không tham dự các cuộc đàm phán hòa bình vì Putin không tham gia.
Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng phái đoàn của họ sẽ do cố vấn tổng thống và kiến trúc sư tuyên truyền, Vladimir Medinsky, dẫn đầu.
Phái đoàn Nga cũng sẽ bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Nga Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Đáng chú ý là phái đoàn này không có sự tham gia của các chính trị gia hàng đầu của Điện Cẩm Linh, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Sau lời kêu gọi đàm phán hòa bình trực tiếp của Putin, ngày 11 tháng 5, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ tham dự các cuộc đàm phán và mời Putin gặp ông tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Zelenskiy đã kêu gọi Tổng thống Trump tham dự các cuộc đàm phán hòa bình.
“Chúng tôi cũng nghe nói rằng Tổng thống Trump đang cân nhắc tham dự cuộc họp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó có thể trở thành lập luận mạnh mẽ nhất”, ông nói.
Tổng thống Trump đã nói rằng Hoa Kỳ có thể cân nhắc áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu nước này không đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine để chấm dứt chiến tranh.
[Kyiv Independent: Tổng thống Trump will skip Ukraine-Russia peace talks as Putin evades negotiations, US official says]
9. Bộ Kinh tế Ukraine và Hoa Kỳ ký thêm thỏa thuận về khoáng sản
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm, Bộ Kinh tế Ukraine cho biết Ukraine và Hoa Kỳ đã ký thêm hai thỏa thuận vào ngày 13 tháng 5 để chính thức ra mắt Quỹ đầu tư tái thiết chung như một phần của thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản của Ukraine.
Động thái này diễn ra sau khi Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản vào đầu tuần này, cũng như việc Tổng thống Zelenskiy ký thỏa thuận đã được phê chuẩn. Quốc hội Ukraine cũng đã thông qua trong lần đọc đầu tiên những thay đổi đối với bộ luật ngân sách cần thiết để quỹ này hoạt động tại Ukraine vào ngày 13 tháng 5.
Các tài liệu liên quan đến việc thành lập và hoạt động của quỹ đã được ký kết giữa Cơ quan Đối tác công tư của Ukraine và Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là DFC, một cơ quan quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ về đầu tư nước ngoài.
Quỹ đầu tư tái thiết sẽ được Kyiv và Washington cùng quản lý theo mô hình đối tác bình đẳng. Cả hai bên đều từ chối tiết lộ công khai các chi tiết hoạt động.
Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko cho biết Ukraine đã “hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để khởi động Quỹ Tái thiết Mỹ-Ukraine”, đồng thời cho biết bà đã chuyển một thông cáo cho Julie Davis, đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Ukraine.
“Không có điều khoản nào về nợ trong thỏa thuận và có nghĩa vụ đầu tư độc quyền vào Ukraine”, bà viết. “Đây là một tín hiệu rõ ràng khác: Ukraine đang trên đường đầu tư chiến lược”.
Thỏa thuận khoáng sản được ký vào ngày 30 tháng 4 cho phép Hoa Kỳ tiếp cận đặc biệt với các dự án liên quan đến trữ lượng lithium, titan và các khoáng sản quan trọng khác của Ukraine. Những nguồn tài nguyên này được coi là quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu cho các ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không vũ trụ và năng lượng xanh.
Thủ tướng Denys Shmyhal trước đây cho biết viện trợ quân sự của Hoa Kỳ trong tương lai có thể được tính là đóng góp cho quỹ, nhưng nhấn mạnh rằng viện trợ trong quá khứ sẽ không được tính.
Thỏa thuận này xuất hiện sau nhiều tháng đàm phán khó khăn khiến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ukraine căng thẳng. Kế hoạch ký thỏa thuận vào cuối tháng 2 đã sụp đổ sau cuộc tranh cãi gay gắt tại Tòa Bạch Ốc giữa Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Phiên bản cuối cùng đã loại trừ các điều khoản gây tranh cãi từ các bản thảo trước đó mà các chuyên gia cảnh báo có thể khai thác tài nguyên của Ukraine. Tuy nhiên, nó không bao gồm các bảo đảm an ninh rõ ràng từ Hoa Kỳ, một ưu tiên lâu dài của Kyiv.
[Kyiv Independent: Ukraine, US sign additional agreements for minerals deal, Economy Ministry says]
10. Rubio đến Thổ Nhĩ Kỳ trước cuộc đàm phán hòa bình Ukraine-Nga, gặp Ngoại trưởng Sybiha
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14 tháng 5 trước thềm các cuộc đàm phán hòa bình được lên kế hoạch giữa Ukraine và Nga.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tammy Bruce, cho biết như trên hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào ngày 13 tháng 5 rằng Rubio sẽ tham dự các cuộc đàm phán hòa bình cùng với các đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff và Keith Kellogg. Bản thân Tổng thống Trump sẽ không tham dự các cuộc đàm phán, một quan chức Hoa Kỳ cho biết.
Bruce cho biết Rubio và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham đã gặp Ngoại trưởng Andrii Sybiha tại thành phố cảng Antalya.
“Chúng tôi đã thảo luận chi tiết về logic của các bước tiếp theo và chia sẻ đường lối của chúng tôi... Điều quan trọng là Nga phải đáp lại các bước đi mang tính xây dựng của Ukraine. Cho đến nay, họ vẫn chưa làm được. Mạc Tư Khoa phải hiểu rằng việc từ chối hòa bình phải trả giá”, Sybiha nói.
Sybiha tái khẳng định cam kết của Ukraine đối với các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến bắt đầu vào ngày 15 tháng 5.
“Tôi tái khẳng định cam kết mạnh mẽ và nhất quán của Ukraine đối với các nỗ lực hòa bình của Tổng thống Trump và cảm ơn Hoa Kỳ vì sự tham gia của họ. Chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy hợp tác theo cách xây dựng và cùng có lợi.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông sẽ tham dự các cuộc đàm phán hòa bình và mời Putin đến gặp ông.
Cho đến nay, Điện Cẩm Linh vẫn từ chối và tuyên bố rằng phái đoàn của họ sẽ do cố vấn tổng thống và kiến trúc sư tuyên truyền, Vladimir Medinsky, dẫn đầu.
Phái đoàn Nga cũng sẽ bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Nga Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
[Kyiv Independent: Rubio arrives in Turkey ahead of Ukraine-Russia peace talks, meets with FM Sybiha]
Dòng Augustinô tiết lộ: Cây thánh giá của ĐGH Lêô rất đặc biệt. Độc đáo: ĐGH Lêô là một nhà Toán Học
VietCatholic Media
16:53 15/05/2025
1. Hành hương Lộ Đức lần thứ 65 của các quân nhân quốc tế
Cuộc hành hương lần thứ 65 tại Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức, bên Pháp, của giới quân nhân quốc tế, sẽ tiến hành từ thứ Năm, ngày 15 đến Chúa nhật, ngày 18 tháng năm này, với sự tham dự của khoảng 15.000 người đến từ 41 quốc gia.
Hãng tin Công Giáo Áo cho biết có 400 quân nhân Công Giáo tại nước này sẽ tham dự cuộc hành hương, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Werner Freisteller, Giám mục Giáo hạt quân đội Áo. Đức Cha nói với các quân nhân rằng: “Trong một thời kỳ nhiều người cảm thấy như đen tối, trong đó chiến tranh tại Âu châu và Trung Đông tiếp tục kéo dài, và có lo âu ngày càng lớn về việc bảo vệ môi trường sống chung, chúng ta muốn là những người lữ hành hy vọng”. Đức Cha cũng kêu gọi cầu nguyện cho các binh sĩ bị thương, đau yếu và những người bị trục xuất. Cuộc hành hương này cũng là một dấu chỉ về tình thân hữu giữa các quốc gia, vốn là điều rất cần thiết ngày nay.”
Cuộc hành hương do các vị tuyên úy quân đội điều động và diễn ra hằng năm, từ năm 1958 đến nay và năm nay có chủ đề là: “Các quân nhân, những người lữ hành hy vọng”. Nguyên thủy, sáng kiến này được khởi sự giữa các quân nhân Pháp và Đức, trong tinh thần hòa giải sau Thế chiến thứ II, với mục đích thăng tiến hòa bình, tình huynh đệ và hòa giải giữa các dân tộc, các giá trị này ở nơi trọng tâm của cuộc hành hương.
Trong ba ngày hành hương, có các sinh hoạt tôn giáo với các thánh lễ, rước kiệu Thánh Thể và kính Đức Mẹ, những buổi cầu nguyện cho hòa bình và đồng hành với những người bị thương cũng như những lúc sống tình huynh đệ giữa quân nhân các nước.
Tại Pháp, cuộc hành hương này được coi là biến cố quân sự nổi bật nhất sau cuộc diễu binh ngày quốc khánh 14 tháng Bảy.
Cuộc hành hương quốc tế tại Lộ Đức cũng là dịp để nhiều tham dự viên lãnh nhận các bí tích như Rửa tội, Thêm sức, Hòa giải, Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân.
2. “Đức Giáo Hoàng toán học” đầu tiên cho thấy sự thống nhất của đức tin và lý trí
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “First “math pope” reveals unity of faith and reason”, nghĩa là ““Đức Giáo Hoàng toán học” đầu tiên cho thấy sự thống nhất của đức tin và lý trí”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một chi tiết nhỏ về tân giáo hoàng của chúng ta hầu như không được chú ý trong sự ồn ào đầu tiên của giới truyền thông. Nhưng nó có thể chỉ là một trong những chi tiết quan trọng và giàu thông tin nhất, không chỉ về Đức Giáo Hoàng mà còn về đức tin Công Giáo của chúng ta.
Trong số 133 Hồng Y tham gia Cơ Mật Viện - và có lẽ là trong số tất cả các giáo hoàng trong lịch sử - Đức Giáo Hoàng Lêô XIV là người duy nhất có bằng toán học (được cấp tại Đại học Villanova).
Tại sao đây lại là vấn đề lớn?
Trong một thế giới liên tục hiểu sai về Kitô giáo là phản khoa học, nền tảng toán học của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV lại đưa ra một lời phản biện mạnh mẽ.
Nói một cách đơn giản, việc coi khoa học và tôn giáo là đối nghịch với nhau không phải là cách hiểu của người Công Giáo.
Đối với người Công Giáo, đức tin và lý trí không phải là đối phương mà là đồng minh gắn kết chặt chẽ trong hành trình tìm kiếm chân lý.
Hãy nghe lời Thánh Gioan Phaolô II viết:
Đức tin và lý trí giống như đôi cánh mà tinh thần con người vươn lên để chiêm ngưỡng chân lý; và Thiên Chúa đã đặt vào trái tim con người một khát vọng muốn biết chân lý - nói cách khác, muốn biết chính mình - để khi biết và yêu mến Thiên Chúa, con người cũng có thể đạt đến sự thật trọn vẹn về chính mình.
Mối liên kết không thể phá vỡ giữa đức tin và lý trí
Một nguyên lý cốt lõi của đức tin Công Giáo là khoa học và thần học không thể xung đột với nhau. Đây là nguyên lý, trích từ Sách Giáo lý:
“Mặc dù đức tin cao hơn lý trí, nhưng không bao giờ có thể có sự khác biệt thực sự giữa đức tin và lý trí. Vì cùng một Thiên Chúa, Đấng mặc khải những điều huyền bí và truyền đức tin, đã ban ánh sáng lý trí cho tâm trí con người, nên Thiên Chúa không thể phủ nhận chính mình, và chân lý không bao giờ có thể mâu thuẫn với chân lý.” Do đó, nghiên cứu có phương pháp trong mọi ngành tri thức, miễn là được thực hiện theo cách thực sự khoa học và không vượt qua các quy luật đạo đức, không bao giờ có thể xung đột với đức tin, vì những điều của thế gian và những điều của đức tin đều xuất phát từ cùng một Thiên Chúa.
Chúng ta thấy sự thống nhất giữa đức tin và lý trí trong lịch sử lâu dài và vững chắc về những đóng góp của Công Giáo cho khoa học và toán học.
Cha Georges Lemaître không chỉ đóng góp vào vũ trụ học mà ngài còn cách mạng hóa nó bằng cách đầu tiên đề xuất thuyết Vụ nổ lớn.
Gregor Mendel, một tu sĩ dòng Augustinô giống như Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, không chỉ nghiên cứu di truyền học mà ngài còn thiết lập nên nền tảng cho nó.
Trong suốt lịch sử, người Công Giáo tôn vinh việc tìm tòi trí tuệ như một phương tiện để hiểu được sự sáng tạo của Chúa.
Bây giờ, qua Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, chúng ta có một biểu tượng sống động và lời nhắc nhở về sự hiệp nhất này.
Đức Giáo Hoàng Lêô chắc chắn không phải là giáo hoàng đầu tiên có tư tưởng khoa học. Đức Thánh Cha Phanxicô có bằng về hóa học, và các giáo hoàng trước ngài đều rất tôn trọng và đánh giá cao khoa học, như được thấy trong các tác phẩm như thông điệp Đức tin và Lý trí của Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Nhưng nền tảng toán học của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV mang lại điều gì đó mới mẻ và khác biệt. Để vinh danh điều đó, Aleteia đã liên hệ với các nhà toán học để xin bình luận về cuộc bầu cử Giáo hoàng Lêô XIV.
Tiến sĩ Vladimir Piterbarg, Trưởng phòng Phân tích định lượng tại NatWest Markets và Giáo sư thỉnh giảng tại Imperial College Luân Đôn, đã chia sẻ câu trả lời mạnh mẽ này:
Thật truyền cảm hứng và mang tính biểu tượng sâu sắc khi thấy Đức Tân Giáo Hoàng không chỉ là Đại diện của Chúa Kitô, mà còn là giáo hoàng đầu tiên — và là Hồng Y duy nhất — có bằng toán học. Trong một thế giới thường xuyên vạch ra ranh giới sai lầm giữa đức tin và lý trí, bối cảnh độc đáo của ngài là một minh chứng mạnh mẽ cho sự hòa hợp của chúng.
Giống như Sir Isaac Newton coi cuộc điều tra khoa học của mình là phương tiện để hiểu rõ hơn về sự sáng tạo của Chúa, và như Blaise Pascal đã sử dụng cả lý trí và đức tin để khám phá chân lý thiêng liêng, vị giáo hoàng mới của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng ngôn ngữ của các con số và sự huyền bí của đức tin không hề mâu thuẫn. Thay vào đó, cả hai đều dẫn chúng ta đến cùng một chân lý siêu việt: trật tự, vẻ đẹp và tình yêu ở trung tâm vũ trụ của Chúa.
Mong rằng triều Giáo Hoàng của ngài sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ tín hữu mới không sợ tìm kiếm Thiên Chúa bằng cả tâm hồn lẫn trí óc.
Mark Bauer, một nhà toán học người Mỹ làm việc trong lĩnh vực tài chính định lượng, đã chia sẻ một suy nghĩ sâu sắc về cách nền tảng toán học có thể định hình quan điểm của Giáo hoàng Leo:
Thật thú vị khi có một vị giáo hoàng có bằng toán học! Về bản chất, toán học là nghiên cứu về cách vũ trụ thực sự hoạt động — một cuộc khám phá về logic, tính đối xứng và cấu trúc. Đó là một ngành học bắt nguồn từ lý trí và được xây dựng theo tiên đề, bộc lộ vẻ đẹp và trật tự ngay cả trong những ý tưởng trừu tượng nhất.
Với bối cảnh này, Giáo hoàng Lêô XIV mang đến một góc nhìn độc đáo cho giáo hoàng. Sự hiểu biết của ngài về vẻ đẹp toán học và tính đối xứng có thể làm sâu sắc thêm sự trân trọng của ngài đối với trật tự thiêng liêng trong sáng tạo. Không khó để tưởng tượng rằng điều này sẽ giúp ngài nhìn thấy — và chăm sóc — tâm hồn của mỗi cá nhân được tạo nên một cách tuyệt đẹp theo hình ảnh của Chúa.
Quan điểm như vậy cũng có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta nhận ra những điều bị bỏ qua, nhớ đến những người dễ bị lãng quên nhất và trân trọng mỗi con người như sự phản chiếu của vẻ đẹp thiêng liêng.
Chúng ta có thể tự hỏi nền tảng toán học của ngài có thể định hình triều Giáo Hoàng của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV như thế nào. Chúng ta biết rằng toán học dạy sự chính xác của tư duy, vẻ đẹp của cấu trúc logic và sự khiêm nhường trước sự phức tạp to lớn của thực tế — và tất cả những phẩm chất này có thể phục vụ tốt cho một người chăn dắt tâm hồn.
Bối cảnh của Giáo hoàng Lêô XIV chuẩn bị cho ngài phản ứng với một thế giới ngày càng phân mảnh giữa chủ nghĩa duy vật khoa học và chủ nghĩa chính thống tôn giáo. Cả hai thái cực đều không nắm bắt được tầm nhìn của Công Giáo về một chân lý thống nhất, nơi đức tin và lý trí cùng làm giàu cho nhau.
Chúng ta có thể hy vọng và cầu nguyện rằng “giáo hoàng toán học” đầu tiên của chúng ta sẽ giúp chữa lành sự chia rẽ nhân tạo giữa tư duy khoa học và tôn giáo. Chúng tôi ngờ rằng trí tuệ toán học và trái tim mục vụ của Giáo hoàng Lêô XIV sẽ chính là những gì thế giới chúng ta cần.
Source:Aleteia
3. Lễ trao giải thưởng của Nga gây phẫn nộ trong cộng đồng Kitô hữu
Các blogger quân sự Nga đã chỉ trích buổi lễ trao giải thưởng Chechnya cho Adam Kadyrov, con trai của nhà lãnh đạo khu vực Ramzan Kadyrov, sau khi quốc huy của Nga được trưng bày mà không có hình thánh giá Chính thống giáo.
Dưới sự lãnh đạo của Ramzan Kadyrov, nước cộng hòa Chechnya ở miền Nam nước Nga chủ yếu theo đạo Hồi đã duy trì được mức độ tự chủ cao trong khi vẫn trung thành với Điện Cẩm Linh và Putin. Việc loại trừ các cây thánh giá Chính thống giáo có thể sẽ làm mất lòng nhà lãnh đạo Nga.
Sự việc xảy ra khi mối quan hệ giữa Putin và nhà lãnh đạo Chechnya được cho là đã xấu đi trong những tháng gần đây.
Hôm thứ Hai, Adam Kadyrov, 17 tuổi, đã được trao tặng huy chương kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Akhmat-Grozny OMON, một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm.
Theo tờ The Moscow Times, Adam đã nhận được ít nhất 16 giải thưởng nhà nước và là vệ sĩ trưởng của cha mình và là nhà lãnh đạo một tiểu đoàn súng trường trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga kể từ năm 2023.
Một số phóng viên chiến trường ủng hộ Điện Cẩm Linh đã lưu ý trên Telegram rằng quốc huy của Nga đã được trưng bày trong buổi lễ mà không có thánh giá Chính thống giáo.
“Chúng ta đã quen với việc 'thánh giá biến mất' từ lâu. Thánh giá Chính thống giáo đã bị xóa khỏi bìa sách, bích chương, biển báo—bạn cứ nói đi. Nhưng chưa bao giờ trên các biểu tượng chính thức của nhà nước. Bây giờ thì điều đó đã xảy ra. Quốc huy của Nga được hiển thị trong video từ Chechnya không có thánh giá. Đó không phải là tin giả”, blogger quân sự người Nga Yuri Kotenok cho biết.
Kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh RIA Katyusha cho biết nhà lãnh đạo Chechnya “đã đi quá xa”.
Người dùng Telegram viết: “Nếu thực sự có chuyện này xảy ra và có người ở Chechnya quyết định xóa bỏ những cây thánh giá trên quốc huy của Nga, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta là Kadyrov đã đi quá xa”.
Nhà viết blog quân sự người Nga Kirill Fedorov đã viết: “Ai dám và ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc biểu tượng nhà nước bị bóp méo tại một sự kiện chính thức?”
Kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh Two Majors cảnh báo rằng việc gỡ bỏ các cây thánh giá Chính thống giáo có thể gây ra tác động tiêu cực đến quan hệ giữa các dân tộc.
Vào tháng 3, cơ quan điều tra của Nga, Important Stories, đưa tin rằng mối quan hệ giữa Kadyrov và Putin đã trở nên căng thẳng vì các cuộc đàm phán được cho là của ông với đại diện các quốc gia Trung Đông liên quan đến tương lai tài sản của ông và sự an toàn của các thành viên trong gia đình ông.
Tuần trước, ông cho biết ông đã yêu cầu “được miễn nhiệm” trong bối cảnh có tin đồn về tình hình sức khỏe suy yếu sẽ sớm buộc ông phải từ chức.
Theo báo cáo từ Novaya Gazeta Europe, Kadyrov hiện đang chuẩn bị cho Adam Kadyrov thay thế ông làm nhà lãnh đạo Chechnya.
Source:Newsweek
4. Nhật ký trừ tà #343: Bảy lý do tại sao quỷ không rời đi
Đức Ông Stephen Rossetti, Nhà Trừ Tà của giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ vừa có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #343: Seven Reasons Why the Demons Don't Leave”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà #343: Bảy lý do tại sao quỷ không rời đi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hàng ngày chúng tôi nhận được email từ những người nản lòng, thậm chí tuyệt vọng. Họ nói rằng họ đã làm mọi cách có thể để thoát khỏi những con quỷ đang hành hạ họ, nhưng không thành công. Họ hỏi, “Tôi nên làm gì?”
Tôi xin đưa ra bảy lý do, đúc kết từ kinh nghiệm của chúng tôi, tại sao ma quỷ vẫn chưa rời bỏ một người, mặc dù họ đã nỗ lực hết sức:
1. Những cánh cổng ma quỷ vẫn còn mở. Bước đầu tiên để loại bỏ ma quỷ là nhận ra cách chúng xâm nhập vào cuộc sống của một người và đóng chặt quá trình đó ngay từ gốc rễ. Tội lỗi nghiêm trọng luôn là một lối mở cho Satan. Không hiếm khi, những người quay trở lại với đức tin sau nhiều năm sống tội lỗi, thường có những dấu vết của cuộc sống trước đây và tham gia vào suy nghĩ gây nghiện, hành vi tự hủy hoại bản thân và hành động mê tín. Phải mất khá nhiều thời gian để thanh lọc hoàn toàn bản ngã bên trong khỏi suy nghĩ ma quỷ và thay thế bằng một cuộc sống đức tin thực sự.
Đây là một nguyên tắc nổi tiếng trong công việc Mười Hai Bước. Sau khi người đó đã ngừng hành vi nghiện ngập của mình, vẫn còn nhiều lớp suy nghĩ bất thường bên trong (đôi khi được gọi là “suy nghĩ thối tha”) cần phải được xóa bỏ dần dần. Phải có sự chuyển đổi sâu sắc sang tầm nhìn Phúc âm, trước khi ma quỷ hoàn toàn mất đi chỗ đứng.
Câu hỏi: Bạn đã hoàn toàn lắng nghe Lời Chúa, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, và đoạn tuyệt với thế giới tội lỗi, ma quỷ khỏi trái tim mình chưa?
2. Kết nối sâu sắc với Thế giới đen tối. Nhiều người đến với chúng tôi có mối liên hệ sâu sắc với thế giới huyền bí và thế giới đen tối. Một số người có cha mẹ hoặc vợ/chồng hoặc bạn tình đang tích cực tham gia vào các hoạt động huyền bí hoặc các hoạt động tà ác khác. Ngay khi Nhà Trừ Tà gỡ bỏ những lời nguyền hiện tại, chúng sẽ được thay thế bằng nhiều lời nguyền khác. Khi mối liên hệ sâu sắc như vậy với thế giới đen tối được thiết lập, có thể mất nhiều năm để phá vỡ “mối liên hệ tâm hồn” của những mối quan hệ thân mật này và vô hiệu hóa tất cả những lời nguyền và điều xấu liên quan.
Tương tự như vậy, những người có nhiều năm thực hành ma thuật, phù thủy, nghi lễ ngoại giáo và những thứ tương tự đã tự tay đắm chìm sâu vào thế giới đen tối. Tôi không nghĩ rằng mọi người ngày nay nhận ra được mức độ nghiêm trọng của những tội lỗi như vậy và sự tàn phá về mặt tinh thần đi kèm với nó, bất kể ý định của một người là gì. Ví dụ, không có thứ gọi là ma thuật “tốt”. Nếu bạn đã dành nhiều năm thực hành ma thuật, tôn thờ các vị thần ngoại giáo (có khả năng là ma quỷ), thì thường sẽ mất nhiều năm để hóa giải.
Những người quay trở lại với đức tin sau nhiều năm trong thế giới huyền bí thường có những dấu vết của cuộc sống trước đây. Họ tham gia vào suy nghĩ ma thuật và hành vi mê tín. Hãy thay thế điều này bằng cuộc sống thực sự của đức tin vào Chúa Giêsu sẽ mất nhiều thời gian. Thông thường, đó sẽ là một quá trình dài và khó khăn của cuộc chiến tâm linh và sự thanh lọc.
Câu hỏi: Có ai đó mà bạn có mối liên hệ sâu sắc đang chìm đắm trong việc thực hành huyền bí không? Bản thân bạn có tự nguyện tham gia vào các hoạt động của thế giới đen tối không?
3. Vết thương tâm lý chấn thương bên trong chưa lành. Nhiều người đến với chúng tôi đã bị chấn thương sâu sắc trong quá khứ, bao gồm cả việc phải chịu đựng những hành vi lạm dụng nghiêm trọng khi còn nhỏ. Trong khi Nhà Trừ Tà có thể trục xuất những con quỷ hiện tại, thì người đó không bao giờ được giải thoát hoàn toàn khỏi sự giày vò của ma quỷ cho đến khi có sự chữa lành bên trong sâu sắc. Nhiều người đến với những Nhà Trừ Tà với mong đợi họ sẽ trục xuất tất cả những chấn thương và sự hỗn loạn bên trong của họ. Trong khi Nhà Trừ Tà có thể hỗ trợ bạn chữa lành về mặt tinh thần, thì chấn thương bên trong và vết thương tâm lý cần được giải quyết theo những cách khác. Satan là một kẻ cơ hội và hắn sẽ khai thác những vết thương này cho đến khi chúng được chữa lành phần lớn. Chúng tôi thấy rằng những người đã thực hiện nhiều năm công việc chữa lành này sẽ nhanh chóng và hoàn toàn được giải thoát khỏi sự dày vò của Satan.
Câu hỏi: Bạn đã giải quyết và chữa lành những chấn thương và tổn thương trong quá khứ của mình chưa?
4. Không tham gia đầy đủ vào các Thực hành Tích cực. Một số người đến với lễ trừ tà và mong đợi Nhà Trừ Tà sẽ làm tất cả mọi việc và họ vẫn có phần thụ động. Trên thực tế, tỷ lệ này là khoảng 70/30: Nhà Trừ Tà làm khoảng 30% công việc, nhưng “công việc nặng nhọc” thực sự, khoảng 70%, phải do người bị ảnh hưởng thực hiện. Chỉ thoát khỏi “điều tiêu cực” (tức là ma quỷ) là chưa đủ, người ta phải tham gia đầy đủ vào “điều tích cực” (tức là hoàn toàn tiếp nhận cuộc sống của người môn đệ Chúa Kitô).
Nghĩa là, những người bị quỷ ám không chỉ nên đi lễ và rước lễ ÍT NHẤT một lần một tuần, mà họ còn nên tham gia vào một hành trình tâm linh chuyên sâu. Hành trình này nên bao gồm xưng tội hàng tháng, suy niệm Kinh thánh hàng ngày, cầu nguyện giải thoát hàng ngày, lần chuỗi Mân côi hàng ngày, tĩnh tâm và một ngôi nhà đầy các vật tế lễ (ví dụ như thánh giá, nước thánh). Họ nên tích cực tham gia vào Giáo hội của mình, thậm chí có thể tham gia vào một mục vụ bác ái. Mặc dù những thực hành này ban đầu có thể khó khăn đối với những người bị quỷ ám hoàn toàn, nhưng chúng là một phần quan trọng của quá trình giải thoát. Cuối cùng, trừ tà là một quá trình cải đạo sang một cuộc sống Kitô giáo trọn vẹn.
Câu hỏi: Bạn có tích cực tham gia vào việc tiếp nhận tâm trí của Chúa Kitô và đã tận dụng hết các nguồn lực tâm linh mạnh mẽ sẵn có cho mình chưa?
5. Nuôi dưỡng Quỷ dữ. Trong khi người bị ảnh hưởng có thể đã đóng các cánh cổng quỷ dữ ban đầu, thì không ít người lại khó trừ tà vì họ đang “nuôi dưỡng quỷ dữ”. Quỷ dữ được nuôi dưỡng thông qua sự tức giận bị kìm nén, không tha thứ, thiếu đức tin, kiêu ngạo về mặt tâm linh, sợ hãi và cô lập. Nếu bạn sợ quỷ dữ và bị chúng đe dọa, và nếu bạn thiếu đức tin vào Chúa Giêsu để bảo vệ và cứu rỗi bạn, điều này sẽ làm cho quỷ dữ mạnh hơn. Điều này rất phổ biến trong giai đoạn đầu của một cuộc trừ tà.
Nếu bạn nuôi dưỡng sự không tha thứ, oán giận và tức giận trong lòng, bạn sẽ không bao giờ được giải thoát hoàn toàn. Nếu bạn nghĩ mình là một linh hồn huyền bí được chọn đặc biệt và có năng khiếu tâm linh độc đáo, thì có khả năng bạn đang bị ma quỷ lừa dối. Sự kiêu ngạo về mặt tâm linh là một trong những tội lỗi ưa thích của Satan và có lẽ là tội lỗi tồi tệ nhất của hắn. Ngoài ra, một linh hồn cô lập dễ bị ma quỷ dụ dỗ hơn là một linh hồn sống một cuộc sống Kitô hoàn toàn trong một cộng đồng của các tín hữu.
Câu hỏi: Bạn có đang nuôi dưỡng quỷ dữ không?
6. Không có quỷ hiện diện. Thường thì những người hoàn toàn tin rằng họ có quỷ thực ra không có. Và nếu một Nhà Trừ Tà nói với họ rằng họ không hề bị quỷ ám, họ sẽ từ chối lời khuyên của Nhà Trừ Tà và bắt đầu tìm Nhà Trừ Tà khác.
Ví dụ, những người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng thường tin rằng họ bị quỷ ám. Họ phải chịu đựng sự hỗn loạn và dày vò bên trong, và nghe thấy “tiếng nói của quỷ dữ” trong đầu. Họ thường sẽ khá khăng khăng một cách quyết liệt rằng họ cần được trừ tà. Nhưng khi họ được cầu nguyện, thường không có biểu hiện của quỷ dữ và nhiều năm cầu nguyện trừ tà không mang lại lợi ích rõ rệt nào.
Tương tự như vậy, có nhiều người cho rằng những xung đột nội tâm hoặc chuỗi dài những sự kiện không may trong cuộc sống của họ là do lời nguyền, phù thủy và/hoặc sự giày vò của ma quỷ. Một lần nữa, khi cầu nguyện, họ không biểu hiện sự hiện diện thực sự của ma quỷ. Những người này không bị bệnh tâm thần mà chỉ đơn giản là đã nhầm lẫn khi gán cho Satan những gì thực sự đến từ những hoàn cảnh sống rất khó khăn. Cuộc sống có thể rất xấu xí, mà không phải do ma quỷ gây ra trực tiếp.
Câu hỏi: Bạn có sẵn sàng chấp nhận ý tưởng rằng có lẽ những đau khổ của bạn không phải do ma quỷ gây ra không?
7. Không phải là thời điểm của Chúa. Ma quỷ cuối cùng không quyết định khi nào chúng sẽ rời đi. Chúa là Đấng có tiếng nói cuối cùng trong mọi thứ. Tôi đã thấy một số người đắm chìm sâu trong ma thuật trong nhiều năm được giải thoát trong vài tháng. Tôi cũng đã thấy những người có cánh cổng ma quỷ yếu hơn nhiều mà các trường hợp của họ kéo dài trong nhiều năm. Thông thường, một trường hợp bị chiếm hữu hoàn toàn mất khoảng 2 đến 4 năm làm việc chuyên sâu. Trong một trường hợp bị chiếm hữu kéo dài, tôi đã ra lệnh cho lũ quỷ nói với tôi lý do tại sao chúng không chịu rời đi. Chúng trả lời, “Ngài sẽ không để chúng ta đi.” Rõ ràng “Ngài” là ai. Lũ quỷ đang đau khổ khủng khiếp và muốn rời đi, nhưng đó không phải là thời điểm của Chúa.
Câu hỏi: Bạn có tin rằng Chúa đang điều khiển mọi việc và bạn có sẵn lòng chấp nhận ý muốn và thời điểm của Ngài không?
Những suy ngẫm này thực sự đặt ra câu hỏi tại sao Chúa lại cho phép con người bị quỷ ám. Thực ra, hầu hết mọi người bị quỷ ám là do chính họ hoặc người khác gây ra điều ác với mục đích xấu. Chúa ban cho chúng ta ý chí tự do nhưng thật đáng buồn là chúng ta thường lạm dụng nó.
Quỷ ám là một điều xấu do con người gây ra. Tuy nhiên, khi tâm hồn quay về với Thiên Chúa Hằng Sống, một sự đau khổ do quỷ ám, chịu đựng trong đức tin, có thể là nguồn thánh hóa mạnh mẽ. Thật vậy, mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta có thể là nguồn ân sủng khi chịu đựng trong đức tin và tin tưởng vào Chúa.
Lời khuyên của chúng tôi dành cho những người bị ma quỷ ám ảnh, và thực ra là tất cả chúng ta, là lời cầu nguyện rất đơn giản nhưng sâu sắc đã trở thành một loại “phương châm” đối với chúng tôi: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Ngài”.
Source:Catholic Exorcism
5. Đức tin của Hemingway, các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, vang vọng trong Đức Giáo Hoàng Lêô
Lễ Đức Mẹ Fatima hôm 13 Tháng Năm, gợi nhớ đến sự biến đổi tâm linh của Ernest Hemingway trong Thế chiến thứ nhất được kể lại trong tác phẩm Đức tin của Hemingway.
Hemingway có cùng quan điểm về mặt tâm linh với Đức Giáo Hoàng Lêô XIV mới được bầu, Hồng Y Robert Francis Prevost của Chicago. Việc cả hai đều là người vùng Trung Tây đã chuyển mình sang Ý là điều thú vị.
Vào ngày 8 tháng 7 năm 1918, Hemingway bị thương nặng ở miền Bắc nước Ý khi đạn cối của Áo bắn qua sông Piave, trúng vào trạm nghe lén phía trước nơi ông đang giao thuốc lá và sôcôla — khiến ông bị 227 mảnh đạn găm vào chân như “những con quỷ nhỏ đóng đinh vào vết thương hở”, ông viết một tháng sau đó.
Ông là một tài xế xe cứu thương của Hội Hồng Thập Tự, người đã tìm kiếm cuộc phiêu lưu ở Ý và muốn đến nơi có nhiều hoạt động. Ông đã nhận được nhiều hơn những gì ông mong đợi.
Khi nằm chảy máu, ông đã cầu nguyện “với đức tin gần như của bộ lạc” để xin sự chuyển cầu của “Đức Mẹ và nhiều vị thánh” để ông được cứu, ông đã viết như vậy nhiều năm sau đó.
Cha Bianchi Guiseppi, người đã kết bạn với ông trong phòng ăn của sĩ quan, đã xức dầu thánh cho ông và trao Mình Thánh Chúa cho ông.
Có một điều chắc chắn. Trái tim của ông đập cùng nhịp với trái tim của Mary. Vị linh mục cho biết ngài có ấn tượng rất mạnh với sự tập trung của Hemingway vào những lần Đức Mẹ hiện ra.
“Hemingway là một người Công Giáo ngoan đạo. Tôn giáo của ông chủ yếu đến từ những lần hiện ra của Đức Mẹ Đồng Trinh. Ông đã nói với tôi nhiều lần rằng nếu không có Kinh thánh, không có luật lệ của Giáo hội do con người đặt ra, thì những lần hiện ra đã chứng minh không còn nghi ngờ gì nữa rằng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội thực sự.”
Don Guiseppi — một người đóng thế cho vị linh mục trong A Farewell to Arms — chắc chắn đã nói chuyện với Hemingway về những lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima diễn ra chưa đầy một năm trước đó ở Bồ Đào Nha gần đó. Tất cả đã gây ấn tượng sâu sắc cho người lái xe cứu thương trẻ tuổi đến từ vùng Trung Tây. Đến nỗi “Hemingway,” Herter đã viết trong một bức thư trước đó gửi cho Stoneback, “không thể hiểu tại sao Giáo Hội Công Giáo không công bố (những lần Đức Mẹ hiện ra) … Tôi đã nghe ông ấy nhắc đến tất cả những điều này (Lourdes, Fatima, v.v.) và những điều khác vào một thời điểm nào đó.”
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chắc chắn đã có lòng tôn kính lớn lao đối với Đức Mẹ Fatima — điều này được thể hiện rõ khi ngài mang viên đạn suýt giết chết ngài vào Lễ Đức Mẹ Fatima năm 1981, và đặt nó vào vương miện gắn đầy châu báu của Đức Mẹ, đúng một năm sau vào ngày lễ của Đức Mẹ”.
Bây giờ với việc bầu Giáo hoàng Lêô XIV, các cuộc hiện ra chắc chắn sẽ được chú ý hàng đầu.
“Đức Mẹ đồng hành với chúng ta,” Đức Giáo Hoàng mới nói, đồng cảm với cảm xúc của Hemingway, người đã nói với Herter rằng ông coi Đức Mẹ là “người lắng nghe” trên trái đất này của Chúa Giêsu và Đức Chúa Cha.
Thật là một cách cảm động khi Hemingway miêu tả Đức Maria.
Thật vậy, Đức Mẹ đang đồng hành cùng chúng ta, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ nếu được yêu cầu.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV kết thúc bài phát biểu công khai đầu tiên của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô bằng cách chỉ ra cách cầu xin khi ngài dẫn đầu đám đông hàng chục ngàn người đọc kinh Kính Mừng. Ngài tiếp tục dạy bằng tấm gương với chuyến viếng thăm đầu tiên bên ngoài Rôma, vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 5, đến Đền thờ Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành, do một nữ tu dòng Augustinô thế kỷ 15 thành lập, tại thị trấn nhỏ Genazzano, cách Rôma 19 dặm về phía đông nam. Sau đó trong ngày, ngài đã đến thăm một đền thờ Đức Mẹ khác, Đền Thờ Đức Bà Cả, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được chôn cất.
Như Đức Giáo Hoàng Leo XIII, người có cùng tông hiệu với Đức Tân Giáo Hoàng, đã viết trong thông điệp của ngài vào Lễ mừng sinh nhật của Đức Mẹ Maria năm năm trước khi Hemingway chào đời: “Việc chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ xuất phát từ sứ vụ mà Mẹ liên tục đảm nhiệm bên cạnh ngai vàng của Thiên Chúa với tư cách là Đấng Trung gian ban ân sủng của Thiên Chúa; Mẹ xứng đáng và được Ngài chấp nhận nhất về mặt phẩm giá và do đó, Mẹ có quyền năng vượt trội hơn tất cả các thiên thần và thánh trên Thiên đàng.”
Từ vị trí trên thiên đàng, như Hemingway đã tưởng tượng, và Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhắc nhở chúng ta, Đức Mẹ có công việc phải làm ở đây trên trái đất này khi Mẹ “đồng hành cùng chúng ta” và lắng nghe.
Source:Aleteia
6. Hồng Y Nhật Bản giải thích lý do Giáo hoàng Lêô XIV được chọn trong Cơ Mật Viện
Đức Hồng Y người Nhật Isao Kikuchi của Tokyo cho biết công việc trước đây của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với tư cách là một nhà truyền giáo và một viên chức Vatican là những lý do quan trọng khiến ngài trở thành một giáo hoàng tốt.
Phát biểu với Crux, Đức Hồng Y đã chia sẻ suy nghĩ của mình về việc bầu Đức Hồng Y người Mỹ Robert Francis Prevost, một thành viên của dòng Augustinô, vào Ngai tòa Phêrô vào ngày 8 tháng 5.
“Đức Giáo Hoàng Lêô XIV có nền tảng phong phú trong công tác truyền giáo, đặc biệt là ở Peru, nơi ngài vừa là nhà truyền giáo vừa là giám mục. Ngài cũng lãnh đạo Dòng Augustinô với tư cách là Bề trên Tổng quyền và gần đây nhất là giữ chức tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, mang lại cho ngài kinh nghiệm sâu sắc trong cả công tác mục vụ và quản lý trong Giáo hội và cũng là một nhà lãnh đạo hiệu quả và đáng tin cậy”, Đức Hồng Y Kikuchi cho biết.
“Trong những ngày trước khi diễn ra Cơ Mật Viện, gần 180 Hồng Y đã họp gần như hàng ngày tại đại hội đồng để thảo luận về tương lai của Giáo hội, các vấn đề hiện tại và kỳ vọng đối với vị mục tử mới của Giáo hội hoàn vũ. Mọi người, bao gồm cả tôi và Hồng Y Thomas Aquino Manyo Maeda từ Nhật Bản, đều có cơ hội phát biểu và chia sẻ suy nghĩ của mình”,
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Tokyo cho biết những phát biểu của ngài tập trung đặc biệt vào tổ chức Caritas Internationalis mà ngài là chủ tịch.
“Được truyền cảm hứng từ các giá trị Phúc âm và Giáo huấn xã hội Công Giáo, Caritas ứng phó với các thảm họa, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và ủng hộ các nguyên nhân gây ra đói nghèo và xung đột. Người ta nói rằng Caritas Internationalis là tổ chức phi chính phủ quốc tế lớn thứ hai nhưng trên thực tế, nó không phải là một cơ quan dịch vụ cứu trợ hoạt động cũng không phải là một cơ quan tài trợ lớn “, Đức Hồng Y cho biết trước khi cuộc họp kín diễn ra.
“Đó là một liên minh hoặc hơn 160 tổ chức thành viên và mỗi tổ chức được cho là nằm dưới sự quản lý của các Giám mục riêng của họ, và do đó, độc lập. Caritas Internationalis điều phối các dự án và hành động cứu trợ hoặc phát triển giữa các tổ chức thành viên và thúc đẩy bản sắc Công Giáo giữa tất cả các tổ chức thành viên,” Kikuchi nói với các Hồng Y khác vào thời điểm đó.
Ngài nói với Crux rằng quan điểm của ngài là tầm quan trọng của việc tuân theo Giáo lý xã hội Công Giáo, giữ vững bản sắc Công Giáo và phát triển tính đồng nghị giữa các tổ chức thành viên, điều này sẽ khiến tổ chức bác ái quốc tế lớn này thực sự phục vụ cho mục vụ bác ái của Giáo hoàng.
“Trong phiên họp chung, nhiều Hồng Y đã suy ngẫm về tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặc biệt là lòng dũng cảm và sự khôn ngoan của ngài khi lãnh đạo dân Chúa,” vị Hồng Y người Nhật Bản cho biết.
“Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng chúng ta không tìm kiếm một Giáo hoàng Phanxicô thứ hai, một bản sao của Giáo hoàng Phanxicô, mà là một người kế vị đích thực của Thánh Phêrô, người sẽ trung thành dẫn dắt Giáo hội theo ý Chúa và đáp lại lòng tin mà Chúa Giêsu trao phó”, ngài nói.
“Nhiều người bày tỏ rằng chúng ta cần một vị giáo hoàng có kinh nghiệm và kiến thức phong phú về cả mục vụ và quản lý Giáo hội với một tâm hồn sâu sắc. Nhiều người bày tỏ nhu cầu cần có một vị giáo hoàng có đầu óc mục vụ để tiếp tục con đường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và đào sâu con đường của tính đồng nghị”.
“Nhiều người bày tỏ rằng chúng ta cần Đức Giáo Hoàng điều hành tốt Giáo triều với tinh thần tái cấu trúc do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi xướng. Nhiều người cũng bày tỏ rằng chúng ta cần một vị giáo hoàng có tâm linh sâu sắc và hiểu biết sâu sắc về đức tin để đoàn kết mọi người trong Giáo hội. Không có nhiều Hồng Y trong số chúng tôi có thể phù hợp với loại này và Đức Hồng Y Prevost chính là người đáp ứng được tất cả những yêu cầu này”, ngài giải thích.
Đức Hồng Y Kikuchi nói với Crux rằng sau một số cuộc bỏ phiếu, tất cả các Hồng Y trong Cơ Mật Viện đều thấy rõ rằng Đức Hồng Y Prevost “là người đã được chính Chúa Giêsu lựa chọn: Cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy ngài”.
“Chúng ta vẫn chưa biết chính xác Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ đi theo con đường nào. Ngài có thể lãnh đạo khác với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đó là một phần trong hành trình của Giáo hội. Điều quan trọng nhất là chúng ta cầu nguyện mỗi ngày cho Đức Thánh Cha mới của chúng ta, cầu xin Chúa Thánh Thần ban phước, bảo vệ và hướng dẫn ngài”.
“Trong những lời đầu tiên phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã nói về tầm quan trọng của hòa bình, đối thoại và sự đồng hành cùng nhau như một Giáo hội”.
Đức Hồng Y Kikuchi nói với Crux: “Bằng cách chọn tông hiệu là Lêô, ngài cũng liên kết mình với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, người đã công bố thông điệp Rerum Novarum vào năm 1891, một văn kiện quan trọng được coi là nền tảng cho giáo huấn xã hội của Giáo hội ngày nay”.
“Việc coi trọng các giáo huấn xã hội của Giáo hội có tầm quan trọng đáng kể trong việc thực hiện lành mạnh các hoạt động bác ái hoặc Caritas của Giáo hội. Điều này có thể cho thấy mối quan tâm mạnh mẽ của ngài đối với sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới ngày nay”, ngài nói.
“Chúng ta hãy cùng nhau bước đi, lắng nghe tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Leo,” Đức Hồng Y nói.
Source:Crux
7. Các vị thánh ẩn mình trong cây thánh giá của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, vị giáo hoàng đầu tiên của dòng Augustinô sau nhiều thế kỷ, có một thứ ẩn giấu trong cây thánh giá đeo ngực của mình: đó là thánh tích của năm vị thánh. Khi ngài được giới thiệu với thế giới, sau khi được bầu, Đức Giáo Hoàng đã đeo cây thánh giá này, được trao tặng vào tháng 9 năm 2023 khi được tấn phong Hồng Y.
Cha Josef Sciberras, Tổng thỉnh viên của Dòng Augustinô, có bài viết trên Vatican News về các thánh tích trên cây thánh giá này. Cha Sciberras nói với Vatican News:
“Một ngày trước khi diễn ra Cơ Mật Viện, tôi đã gửi cho ngài một tin nhắn, khuyến khích ngài đeo cây thánh giá mà chúng tôi đã trao cho ngài, để có thể trông cậy vào sự bảo vệ của Thánh Augustinô và Thánh Monica. Tôi không biết liệu có phải vì tin nhắn của tôi hay không, nhưng khi tôi thấy ngài đeo nó trong cuộc rước vào Cơ Mật Viện và một lần nữa tại ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô tôi đã vô cùng xúc động.”
Ở giữa cây thánh giá của ngài là thánh tích của Thánh Augustinô, một trong những vị thánh vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Phía trên là thánh tích của Thánh Monica, mẹ của Thánh Augustinô. Thánh Monica đã cầu nguyện cho con trai mình cải đạo.
Cây thánh giá này cũng chứa thánh tích của ba vị thánh ít được biết đến nhưng có liên quan đến dòng Augustinô.
Bên trái thánh tích của Thánh Augustinô là thánh tích của Thánh Thomas thành Villanova, Tổng giám mục Valencia, Tây Ban Nha, vào thế kỷ 15 và 16. Thánh Thomas thành Villanova, giống như Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, là thành viên của Dòng Thánh Augustinô.
Thánh Thomas xứ Villanova đã thành lập một chủng viện ở Valencia, và được biết đến vì sự quan tâm của ngài đối với người nghèo và việc ngài ủng hộ các sứ mệnh ở Tân Thế giới. Đại học Villanova, trường cũ của Giáo hoàng Lêô XIV, được đặt theo tên của Thánh Giáo Hoàng Thomas xứ Villanova.
Bên phải thánh tích của Thánh Augustinô là thánh tích của Chân phước Anselmo Polanco, giám mục Teruel, Tây Ban Nha, người đã tử đạo trong Nội chiến Tây Ban Nha vào ngày 7 tháng 2 năm 1939. Thầy Polanco gia nhập Dòng Augustinô khi còn trẻ và sau đó được bổ nhiệm làm Bề trên Tỉnh dòng vào năm 1932.
Bốn năm sau, khi Nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu, Cha Polanco vẫn ở lại giáo phận, mặc dù cuộc đàn áp chống Công Giáo ngày càng gia tăng. Bản thân ngài đã bị bắt vào năm 1938, và bị hành quyết chỉ vài ngày trước khi chiến tranh kết thúc. Cha Polanco được phong chân phước vào ngày 1 tháng 10 năm 1995, bởi Đức Giáo Hoàng Thánh Gioan Phaolô II.
Thánh tích cuối cùng trên cây thánh giá đeo ngực của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, nằm bên dưới thánh tích của Thánh Augustinô, là thánh tích của Cha Giuseppe Bartolomeo Menochio, một giáo viên, nhà thuyết giáo và giám mục dòng Augustinô.
Menochio, sinh ra tại Turin, Ý, vào năm 1741, và trở thành giám mục phó của Reggio Emilia khi ngài khoảng 55 tuổi. Ngay sau đó, ngài bị lực lượng xâm lược của Pháp buộc phải rời khỏi giáo phận.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Thất được bầu, Menochio trở thành Người giữ đồ thánh của Đức Giáo Hoàng và Cha Giải tội cho vị Giáo hoàng tối cao. Ngài không rời khỏi Rôma, ngay cả sau khi Đức Giáo Hoàng bị trục xuất vào năm 1809, và từ chối tuyên thệ trung thành với Napoleon.
Đức Cha Menochio được tuyên bố là “bậc đáng kính” vào năm 1991.
Source:Aleteia
Thánh Ca
Thánh Ca: Xin Cho Con Được Thấy - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
00:10 15/05/2025
Thánh Ca: Xin Cho Con Được Thấy - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Sáng tác: Lm. Nguyễn Hùng Cường
Hòa âm: Nguyễn Việt
Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy