Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 08/07/2025
15. Không thể nên thánh một nửa. Nếu bạn không hoàn toàn nên thánh thì căn bản không phải là thánh nhân
(Thánh nữ Teresa of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:33 08/07/2025
86. CHO PHÉP ĐẠI TIỆN LẠI
Trong thôn có một nông dân không hiểu lễ nghĩa là gì, vậy là đi đại tiện trước miếu Khổng tử, thầy giáo dạy học của điện thờ nắm anh ta dẫn đến huyện úy hỏi tội, huyện úy xét hỏi:
- “Tại sao mày dùng đồ dơ để nhục mạ Khổng thánh nhân?”
Anh nông dân nói:
- “Hôm nay qua đường, nhất thời quá cấp, hết chịu đựng nỗi, chứ không phải hoàn toàn cố ý nhục mạ thánh nhân.”
Huyện quan hỏi:
- “Mày muốn đánh hay muốn phạt?”
Anh nông dân sợ đánh nên nói:
- “Tiểu nhân muốn phạt.”
Huyện quan nói:
- “Muốn phạt thì nộp một lượng năm quan tiền, khi đăng đường thì đưa ra.”
Anh nông dân lấy ra một nén bạc, khoảng ba lượng, bèn bẩm báo:
- “Xin mời đại nhân hồi lại một nửa ạ!”
Huyện quan nói:
- “Cầm nén bạc đưa lên đây ta coi.”
Anh nông dân đưa lên, huyện quan nhìn thấy nén bạc chất lượng thượng hảo, rõ ràng là ba lượng, bèn bỏ vào trong tay áo, tươi cười nét mặt nói:
- “Không cần cắt đôi, lão gia ta cho phép mày đến trước miếu Khổng tử đại tiện thêm một lần nữa!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 86:
Tiền là tiên vì nó biết “hóa phép” cho những người cầm cán cân công lý bị “mờ” mắt, không thấy tội của người có tiền.
Tiền là phật vì nó “cảm hóa” được những ông quan hét ra lửa, thành những người hiền lành trước người có tiền.
Tiền là sức bật vạn năng, ví nó “đánh tan” cả một đoàn người đang vây kẻ có tiền.
Tiền là sức khỏe hơn cả người khổng lồ, vì nó làm cho ông già gần xuống lổ (chết) thành kẻ hiếp dâm, làm cho người trẻ thành kẻ giết người, thân tàn ma dại…
Tiền là vị hoàng đế ngu ngốc muốn “ban” chức tước cho ai thì ban, dù người đó một chữ bẻ đôi cũng không biết, dù người đó gian ác hơn cả cọp beo…
Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nứơc Trời…”
Đức Chúa Giê-su nói thật chứ không nói đùa, lời nói thật làm cho những người yêu thích tiền của phải hồi tâm lại…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong thôn có một nông dân không hiểu lễ nghĩa là gì, vậy là đi đại tiện trước miếu Khổng tử, thầy giáo dạy học của điện thờ nắm anh ta dẫn đến huyện úy hỏi tội, huyện úy xét hỏi:
- “Tại sao mày dùng đồ dơ để nhục mạ Khổng thánh nhân?”
Anh nông dân nói:
- “Hôm nay qua đường, nhất thời quá cấp, hết chịu đựng nỗi, chứ không phải hoàn toàn cố ý nhục mạ thánh nhân.”
Huyện quan hỏi:
- “Mày muốn đánh hay muốn phạt?”
Anh nông dân sợ đánh nên nói:
- “Tiểu nhân muốn phạt.”
Huyện quan nói:
- “Muốn phạt thì nộp một lượng năm quan tiền, khi đăng đường thì đưa ra.”
Anh nông dân lấy ra một nén bạc, khoảng ba lượng, bèn bẩm báo:
- “Xin mời đại nhân hồi lại một nửa ạ!”
Huyện quan nói:
- “Cầm nén bạc đưa lên đây ta coi.”
Anh nông dân đưa lên, huyện quan nhìn thấy nén bạc chất lượng thượng hảo, rõ ràng là ba lượng, bèn bỏ vào trong tay áo, tươi cười nét mặt nói:
- “Không cần cắt đôi, lão gia ta cho phép mày đến trước miếu Khổng tử đại tiện thêm một lần nữa!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 86:
Tiền là tiên vì nó biết “hóa phép” cho những người cầm cán cân công lý bị “mờ” mắt, không thấy tội của người có tiền.
Tiền là phật vì nó “cảm hóa” được những ông quan hét ra lửa, thành những người hiền lành trước người có tiền.
Tiền là sức bật vạn năng, ví nó “đánh tan” cả một đoàn người đang vây kẻ có tiền.
Tiền là sức khỏe hơn cả người khổng lồ, vì nó làm cho ông già gần xuống lổ (chết) thành kẻ hiếp dâm, làm cho người trẻ thành kẻ giết người, thân tàn ma dại…
Tiền là vị hoàng đế ngu ngốc muốn “ban” chức tước cho ai thì ban, dù người đó một chữ bẻ đôi cũng không biết, dù người đó gian ác hơn cả cọp beo…
Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nứơc Trời…”
Đức Chúa Giê-su nói thật chứ không nói đùa, lời nói thật làm cho những người yêu thích tiền của phải hồi tâm lại…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Bác ái Kitô giáo _CN 15 TN C
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
01:50 08/07/2025
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN NĂM C : LC 10,25-37
25Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su, mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 26Người đáp : “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” 27Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
29Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” 30Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế cũng tránh qua bên mà đi. 33Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” 36Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” 37Người thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”.
THẾ NÀO LÀ BÁC ÁI KI-TÔ GIÁO?
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi trả lời câu hỏi của một tay thông luật : “Ai là người thân cận của tôi?” Đức Ki-tô đã kể dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành. Đọc thì thấy đơn giản, câu chuyện này thực ra có một tầm mức rất quan trọng để hiểu về cuộc sống Ki-tô giáo. Quả vậy, trong đó ta thấy các thành tố cốt tủy của đức bác ái đã được thu ngắn một cách chính xác, gãy gọn và cụ thể.
Vì tình yêu chính là Sự Sống của Thiên Chúa được thông ban nhưng không, nên sống bác ái là bắt chước Người : “Anh em hãy noi gương Thiên Chúa”, thánh Phao-lô từng dạy (Ep 5,1). Đức Ki-tô đã yêu ta bằng chính tình yêu mà Ba Ngôi đời đời yêu nhau. Nhờ ơn Người, ta được thật sự tham dự, dẫu cách bất toàn, vào Tình yêu hoàn toàn là chính Hữu thể Thiên Chúa. Thế mà dụ ngôn người Sa-ma-ri cho ta thấy khi diễn ra trong hành vi con người, tình yêu hoàn toàn ấy sẽ ra sao. Nó phải có 4 đặc tính : phổ quát, tự do, hiệu lực và rộng rãi.
1- Phổ quát.
Kẻ mà lữ khách Sa-ma-ri gặp bị thương trên đường đi Giê-ri-khô là một kẻ xa lạ. Y đã không là gì đối với ông ta hết : không phải họ hàng, đồng hương, cũng chẳng phải là bạn hữu. Nhưng y là một người và như vậy đủ để ông ta yêu thương. Trước đây ông đã không là thân cận của y chút nào cả, ngoại trừ chuyện ông cũng là một con người; nhưng bây giờ vì ông đến gần y nên đã biến mình nên thân cận của y.
Thiên Chúa chẳng tư vị người nào. Hữu thể mà bản tính là Tình Yêu không bị giới hạn trong tình yêu. Giới hạn là do ta từ chối hay cưỡng lại mà có. Và chắc chắn không phải vô cớ mà khi trả lời tay thông luật, Đức Giê-su đã chẳng bảo ông phải bắt chước một thầy Lê-vi hay một thầy tư tế nhưng bắt chước một con người thuộc một chủng tộc mà dân Thiên Chúa vẫn gớm ghét và khinh bỉ. Thiên Chúa đã yêu người Sa-ma-ri ấy đến độ đã cho ông ta biết yêu theo kiểu của Người, đang khi con cái Ít-ra-en, vì đã chẳng đón nhận một tình yêu cũng được hiến ban như thế, nên đã không yêu mà “tránh qua một bên” rồi “bỏ đi thẳng.”
Thành thử muốn yêu như Thiên Chúa, thì không phải chỉ cần yêu người thân cận với ta theo bản tính. Tình yêu nào chỉ là bản năng hoặc tình cảm thì chưa phải là đức bác ái thần linh : “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?” (Mt 5,47).
Dĩ nhiên tình yêu đối với một kẻ xa lạ thường xuất phát từ ý chí và dễ với con tim lạnh lùng. Nhưng Tin Mừng lại nói rõ : khi nhìn thấy kẻ nằm sóng soải nửa sống nửa chết trên đường, người Sa-ma-ri đã “chạnh lòng thương” (nguyên tự : xôn xao gan ruột), mặc dầu kẻ này từng không là gì đối với ông ta. Giữa con người vẫn luôn có một sợi dây liên lạc chặt chẽ, một cái gì sâu xa hơn việc thuộc về cùng một chủng tộc hay một gia đình, dấu chỉ cho thấy có một cái gì tuyệt đối làm nền tảng cho sự công bình và khiến người ta phải thương nhau với lòng kính trọng nội tại. Ngày nay Ki-tô hữu biết mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và Đức Ki-tô đã chết để, nhờ trở nên con cùng một Cha, chúng ta thật sự là anh em với nhau. Điểm cốt yếu đó của Tin Mừng, người Sa-ma-ri đã không biết, như hàng triệu người quanh ta ngày nay còn chưa biết. Nhưng ông ta đã cảm thấy, như hàng triệu người quanh ta đang cảm thấy, rằng khát vọng của loài người về sự hợp nhất huynh đệ của thế giới bắt rễ trong một thực tại mầu nhiệm sâu xa nằm bên kia những cái thuộc về nhân loại.
Dĩ nhiên đức ái chẳng loại trừ trật tự, và phải thi hành bác ái trước tiên đối với người thân cận hơn cả. Có điều là việc sẵn sàng yêu thương những kẻ tự nhiên không liên hệ gì với ta chứng tỏ tình yêu đặc biệt chính đáng của ta đối với thân nhân hay bạn hữu, dầu là bản năng, cũng đã được đức ái thấm nhuần rồi. Tình yêu nào chỉ muốn giới hạn trong nhóm đóng kín của gia đình, giai cấp, quốc gia, chủng tộc, tình yêu đó rất có thể chỉ là bản năng hay tình cảm tự nhiên; nhưng tình cảm nào muốn sẵn sàng yêu thương mọi người, kể cả những kẻ xa lạ, thì chứng tỏ nó không phải là bản năng thuần túy, nhưng là bác ái thật sự (bác=rộng rãi, ái=yêu thương).
2. Tự do
Người Do-thái bị thương của dụ ngôn không phải chỉ là một kẻ xa lạ đối với người Sa-ma-ri; y còn thuộc một dòng giống thù địch nữa. “Người Do-thái, thánh Gio-an nói, không giao thiệp với người Sa-ma-ri” (Ga 4,9). Nhưng chính trong tình yêu kẻ thù mà sự tự do của tình yêu mới tươi nở. Một tình yêu còn lấy việc được yêu lại làm điều kiện thì chưa tự do. Theo bản chất, tình yêu phải vô điều kiện. Tình yêu thù địch bắt chước tình yêu của Thiên Chúa. Khi phạm tội, chúng ta đã trở nên thù địch với Người; nhưng Người đã yêu thương chúng ta “đến nỗi đã ban Con Một, để chúng ta có sự sống đời đời” (Ga 3,16).
Điều đó không muốn nói : sự trao đổi là một cản trở đối với tính hoàn hảo của tình yêu. Ba Ngôi yêu thương nhau hoàn hảo trong một sự trao đổi hoàn hảo. Vì vô cùng đáng yêu, cả Ba Ngôi vừa yêu thương một cách vô cùng vừa được yêu thương một cách vô cùng. Thành thử chẳng lạ chi khi nơi bình diện sự bất toàn của loài người, tình yêu cũng vừa là trao ban cho kẻ khác, vừa là mời gọi, ao ước kẻ khác đáp trả và yêu thương lại. Cộng đoàn tình yêu bao gồm thân mật và đối thoại chỉ có thể phát sinh từ sự gặp gỡ của hai luồng tình yêu, hai đà dâng hiến, hai cuộc tâm sự : vì nó chính là sự trao đổi. Và kết quả đẹp nhất của tình yêu chắc chắn là đánh thức được tình yêu nơi người mình yêu, thúc giục được kẻ đó trao ban bằng như đã đón nhận. Đối với nhiều kẻ từng sống như đã chết, niềm vui được yêu cho họ cảm tưởng được sinh ra lại.
Nhưng tình yêu phải tỏ ra mạnh hơn oán thù. Chính khi thắng được oán thù và bản năng báo thù mà nó biểu lộ được đặc tính của nó là tự do. Và bấy giờ tính cách nhưng không của nó được thấy rõ. Ai chưa bao giờ tha thứ, không thể biết mình đã bao giờ yêu chưa. Và làm sao biết được mình đã tha thứ, khi chưa thực thi bác ái tích cực đối với kẻ thù? Tha thứ tự bản tính là phủ nhận mình, là chết cho mình, thành thử là tham dự vào tình yêu của Đức Ki-tô, Đấng đã chết để chúng ta được tha thứ. Thật ý nghĩa khi một trong những lời cuối cùng của Người là để giúp cho các kẻ thù : “Lạy Cha, xin tha cho họ…”.
3- Hữu hiệu
Người Sa-ma-ri không bằng lòng thí cho nạn nhân Do-thái một cái nhìn âu yếm và đôi câu nói tốt lành; ông ta đã hành động. Đức bác ái của ông được diễn ra bằng nhiều cử chỉ cụ thể; nó thể hiện trong sự giúp đỡ hiệu lực.
Yêu mà không giúp không phải là yêu. Tất cả cuộc đời Đức Ki-tô chỉ là phục vụ. Đi vào thế giới các thân xác, Người đã tuân theo định luật của thế giới này là liên lạc giữa các ngôi vị thiêng liêng phải đi qua trung gian của thân xác. Người đã thương xót các thân xác và đã truyền cho ta phải làm như vậy một cách rất khẩn khoản. Vẫn biết các bệnh tật Người chữa lành tượng trưng tội lỗi mà Người muốn cứu ta thoát khỏi, và tượng trưng sự yếu đuối mà sức mạnh của Người chiến thắng trong ta. Nhưng chúng vẫn không kém là các chuyện của cơ thể mà Người lưu tâm thật sự. Những kẻ đã hưởng phép lạ của Người đều cảm thấy được thật sự yêu thương, yêu thương riêng, mỗi người theo nhu cầu và nỗi khổ. Các phép lạ trong Tin Mừng không phải là một thứ kỹ thuật giúp ích cho hiệu lực tinh thần. Chúng là dấu chỉ chứ không là phương tiện. Lòng bác ái đối với thể xác cũng có mục đích riêng của nó, và nếu quả thực nó là một khí cụ tông đồ mạnh mẽ, ta vẫn không được quan niệm nó như thế và phải để cho nó giữ được tính cách trong sạch vô vị lợi mà tất cả những gì cao thượng đều mang.
4- Rộng rãi.
Tin Mừng nhấn mạnh là người Sa-ma-ri đã chẳng tính toán phí tổn : ông đã bỏ tiền và bỏ giờ một cách rất quảng đại. Thánh Tô-ma Tiến sĩ bảo : con người bủn xỉn thì tính toán : ưu tư số một của y là phải ít tốn hết sức. Vì y tìm cách chi phí ít hết sức nên y chỉ dám làm những việc rất nhỏ; và ngay cả trong những việc nhỏ mọn này, y vẫn còn tính toán vì sợ chi nhiều quá. Đối lập với con người bủn xỉn, thánh Tô-ma đưa ra con người “rộng rãi”. Đang khi kẻ kia chỉ dán mắt vào mình để khỏi phải quá chi tiêu hay quá phí sức, thì kẻ này lại đưa mắt nhìn vào sự lớn lao của công việc phải làm, và bằng lòng tiêu pha để công việc được thành tựu. Kẻ bủn xỉn bảo : Trên hết, phải liệu ít tốn kém nhất. Người rộng rãi nói : Trên hết, phải liệu làm được việc lớn hơn cả. Kẻ bủn xỉn bảo : việc muốn ra sao thì ra; người rộng rãi nói : phí tổn bao nhiêu cũng được.
Người Sa-ma-ri đã rộng rãi như Thiên Chúa. Thánh Kinh vẫn hằng ca tụng lòng rộng rãi của Đức Gia-vê, việc Người ban ơn dư dật, sự quảng đại vô biên biểu lộ qua các công việc Người làm. Thánh nhân, kẻ được Thiên Chúa dạy cho biết ban phát không tính toán, cũng y như vậy.
Cuối cùng, đức bác ái đưa con người thi hành bác ái đến chỗ chết. Cũng như tính cách phổ quát của tình yêu đạt được cao điểm trong việc yêu thương kẻ thù, thì tính cách rộng rãi của tình yêu cũng kết thúc trong sự chết : “Không ai có tình yêu cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì kẻ mình yêu” (Ga 15,12).
Chính vì vậy mà Thánh Thể, sự hiện diện tích cực của Thân thể Đức Ki-tô và là việc tưởng nhớ cái chết cho tất cả của Người, là dấu chỉ hữu hiệu của việc mọi người phải phục vụ nhau cách cụ thể cho đến chết thể xác, để cộng đoàn phổ quát của các ngôi vị được thiết lập trong tình yêu rộng rãi.
Kết :
Trong số mọi hiền nhân lớn của nhân loại, trong số mọi tư tưởng gia lớn từng tung ra một đại phong trào trong lịch sử, Đức Giê-su là nhân vật hiếm hoi đã minh nhiên đề ra cho loài người một tình yêu không biên giới, như ta nói hôm nay… bằng cách nhìn ai nấy, dẫu đương sự thế nào, như thân cận mình, như anh em mình, con cùng một Thiên Phụ.
Đặc điểm của Tin Mừng không hẳn là tình yêu đơn giản. Điều này, mọi nền luân lý đều nói cả (nhân ái của Khổng giáo, từ bi của Phật giáo…). Đặc điểm của Tin Mừng chính là tình yêu tuyệt đối, tình yêu phổ quát, tình yêu không chút loại trừ và là tình yêu hiến mạng.
Một lần nữa, hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ điệp Đức Giê-su đối với sự sống còn cùa nhân loại. Hoặc người ta sẽ tiếp tục dấn sâu vào óc bè phái đủ loại, và thành thử vào trong bạo lực chẳng ngừng… hoặc qua việc tha thứ, thương yêu kẻ thù, loài người sẽ đạt đến một thời đại hòa bình đích thực.
25Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su, mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 26Người đáp : “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” 27Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
29Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” 30Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế cũng tránh qua bên mà đi. 33Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” 36Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” 37Người thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”.
THẾ NÀO LÀ BÁC ÁI KI-TÔ GIÁO?
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi trả lời câu hỏi của một tay thông luật : “Ai là người thân cận của tôi?” Đức Ki-tô đã kể dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành. Đọc thì thấy đơn giản, câu chuyện này thực ra có một tầm mức rất quan trọng để hiểu về cuộc sống Ki-tô giáo. Quả vậy, trong đó ta thấy các thành tố cốt tủy của đức bác ái đã được thu ngắn một cách chính xác, gãy gọn và cụ thể.
Vì tình yêu chính là Sự Sống của Thiên Chúa được thông ban nhưng không, nên sống bác ái là bắt chước Người : “Anh em hãy noi gương Thiên Chúa”, thánh Phao-lô từng dạy (Ep 5,1). Đức Ki-tô đã yêu ta bằng chính tình yêu mà Ba Ngôi đời đời yêu nhau. Nhờ ơn Người, ta được thật sự tham dự, dẫu cách bất toàn, vào Tình yêu hoàn toàn là chính Hữu thể Thiên Chúa. Thế mà dụ ngôn người Sa-ma-ri cho ta thấy khi diễn ra trong hành vi con người, tình yêu hoàn toàn ấy sẽ ra sao. Nó phải có 4 đặc tính : phổ quát, tự do, hiệu lực và rộng rãi.
1- Phổ quát.
Kẻ mà lữ khách Sa-ma-ri gặp bị thương trên đường đi Giê-ri-khô là một kẻ xa lạ. Y đã không là gì đối với ông ta hết : không phải họ hàng, đồng hương, cũng chẳng phải là bạn hữu. Nhưng y là một người và như vậy đủ để ông ta yêu thương. Trước đây ông đã không là thân cận của y chút nào cả, ngoại trừ chuyện ông cũng là một con người; nhưng bây giờ vì ông đến gần y nên đã biến mình nên thân cận của y.
Thiên Chúa chẳng tư vị người nào. Hữu thể mà bản tính là Tình Yêu không bị giới hạn trong tình yêu. Giới hạn là do ta từ chối hay cưỡng lại mà có. Và chắc chắn không phải vô cớ mà khi trả lời tay thông luật, Đức Giê-su đã chẳng bảo ông phải bắt chước một thầy Lê-vi hay một thầy tư tế nhưng bắt chước một con người thuộc một chủng tộc mà dân Thiên Chúa vẫn gớm ghét và khinh bỉ. Thiên Chúa đã yêu người Sa-ma-ri ấy đến độ đã cho ông ta biết yêu theo kiểu của Người, đang khi con cái Ít-ra-en, vì đã chẳng đón nhận một tình yêu cũng được hiến ban như thế, nên đã không yêu mà “tránh qua một bên” rồi “bỏ đi thẳng.”
Thành thử muốn yêu như Thiên Chúa, thì không phải chỉ cần yêu người thân cận với ta theo bản tính. Tình yêu nào chỉ là bản năng hoặc tình cảm thì chưa phải là đức bác ái thần linh : “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?” (Mt 5,47).
Dĩ nhiên tình yêu đối với một kẻ xa lạ thường xuất phát từ ý chí và dễ với con tim lạnh lùng. Nhưng Tin Mừng lại nói rõ : khi nhìn thấy kẻ nằm sóng soải nửa sống nửa chết trên đường, người Sa-ma-ri đã “chạnh lòng thương” (nguyên tự : xôn xao gan ruột), mặc dầu kẻ này từng không là gì đối với ông ta. Giữa con người vẫn luôn có một sợi dây liên lạc chặt chẽ, một cái gì sâu xa hơn việc thuộc về cùng một chủng tộc hay một gia đình, dấu chỉ cho thấy có một cái gì tuyệt đối làm nền tảng cho sự công bình và khiến người ta phải thương nhau với lòng kính trọng nội tại. Ngày nay Ki-tô hữu biết mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và Đức Ki-tô đã chết để, nhờ trở nên con cùng một Cha, chúng ta thật sự là anh em với nhau. Điểm cốt yếu đó của Tin Mừng, người Sa-ma-ri đã không biết, như hàng triệu người quanh ta ngày nay còn chưa biết. Nhưng ông ta đã cảm thấy, như hàng triệu người quanh ta đang cảm thấy, rằng khát vọng của loài người về sự hợp nhất huynh đệ của thế giới bắt rễ trong một thực tại mầu nhiệm sâu xa nằm bên kia những cái thuộc về nhân loại.
Dĩ nhiên đức ái chẳng loại trừ trật tự, và phải thi hành bác ái trước tiên đối với người thân cận hơn cả. Có điều là việc sẵn sàng yêu thương những kẻ tự nhiên không liên hệ gì với ta chứng tỏ tình yêu đặc biệt chính đáng của ta đối với thân nhân hay bạn hữu, dầu là bản năng, cũng đã được đức ái thấm nhuần rồi. Tình yêu nào chỉ muốn giới hạn trong nhóm đóng kín của gia đình, giai cấp, quốc gia, chủng tộc, tình yêu đó rất có thể chỉ là bản năng hay tình cảm tự nhiên; nhưng tình cảm nào muốn sẵn sàng yêu thương mọi người, kể cả những kẻ xa lạ, thì chứng tỏ nó không phải là bản năng thuần túy, nhưng là bác ái thật sự (bác=rộng rãi, ái=yêu thương).
2. Tự do
Người Do-thái bị thương của dụ ngôn không phải chỉ là một kẻ xa lạ đối với người Sa-ma-ri; y còn thuộc một dòng giống thù địch nữa. “Người Do-thái, thánh Gio-an nói, không giao thiệp với người Sa-ma-ri” (Ga 4,9). Nhưng chính trong tình yêu kẻ thù mà sự tự do của tình yêu mới tươi nở. Một tình yêu còn lấy việc được yêu lại làm điều kiện thì chưa tự do. Theo bản chất, tình yêu phải vô điều kiện. Tình yêu thù địch bắt chước tình yêu của Thiên Chúa. Khi phạm tội, chúng ta đã trở nên thù địch với Người; nhưng Người đã yêu thương chúng ta “đến nỗi đã ban Con Một, để chúng ta có sự sống đời đời” (Ga 3,16).
Điều đó không muốn nói : sự trao đổi là một cản trở đối với tính hoàn hảo của tình yêu. Ba Ngôi yêu thương nhau hoàn hảo trong một sự trao đổi hoàn hảo. Vì vô cùng đáng yêu, cả Ba Ngôi vừa yêu thương một cách vô cùng vừa được yêu thương một cách vô cùng. Thành thử chẳng lạ chi khi nơi bình diện sự bất toàn của loài người, tình yêu cũng vừa là trao ban cho kẻ khác, vừa là mời gọi, ao ước kẻ khác đáp trả và yêu thương lại. Cộng đoàn tình yêu bao gồm thân mật và đối thoại chỉ có thể phát sinh từ sự gặp gỡ của hai luồng tình yêu, hai đà dâng hiến, hai cuộc tâm sự : vì nó chính là sự trao đổi. Và kết quả đẹp nhất của tình yêu chắc chắn là đánh thức được tình yêu nơi người mình yêu, thúc giục được kẻ đó trao ban bằng như đã đón nhận. Đối với nhiều kẻ từng sống như đã chết, niềm vui được yêu cho họ cảm tưởng được sinh ra lại.
Nhưng tình yêu phải tỏ ra mạnh hơn oán thù. Chính khi thắng được oán thù và bản năng báo thù mà nó biểu lộ được đặc tính của nó là tự do. Và bấy giờ tính cách nhưng không của nó được thấy rõ. Ai chưa bao giờ tha thứ, không thể biết mình đã bao giờ yêu chưa. Và làm sao biết được mình đã tha thứ, khi chưa thực thi bác ái tích cực đối với kẻ thù? Tha thứ tự bản tính là phủ nhận mình, là chết cho mình, thành thử là tham dự vào tình yêu của Đức Ki-tô, Đấng đã chết để chúng ta được tha thứ. Thật ý nghĩa khi một trong những lời cuối cùng của Người là để giúp cho các kẻ thù : “Lạy Cha, xin tha cho họ…”.
3- Hữu hiệu
Người Sa-ma-ri không bằng lòng thí cho nạn nhân Do-thái một cái nhìn âu yếm và đôi câu nói tốt lành; ông ta đã hành động. Đức bác ái của ông được diễn ra bằng nhiều cử chỉ cụ thể; nó thể hiện trong sự giúp đỡ hiệu lực.
Yêu mà không giúp không phải là yêu. Tất cả cuộc đời Đức Ki-tô chỉ là phục vụ. Đi vào thế giới các thân xác, Người đã tuân theo định luật của thế giới này là liên lạc giữa các ngôi vị thiêng liêng phải đi qua trung gian của thân xác. Người đã thương xót các thân xác và đã truyền cho ta phải làm như vậy một cách rất khẩn khoản. Vẫn biết các bệnh tật Người chữa lành tượng trưng tội lỗi mà Người muốn cứu ta thoát khỏi, và tượng trưng sự yếu đuối mà sức mạnh của Người chiến thắng trong ta. Nhưng chúng vẫn không kém là các chuyện của cơ thể mà Người lưu tâm thật sự. Những kẻ đã hưởng phép lạ của Người đều cảm thấy được thật sự yêu thương, yêu thương riêng, mỗi người theo nhu cầu và nỗi khổ. Các phép lạ trong Tin Mừng không phải là một thứ kỹ thuật giúp ích cho hiệu lực tinh thần. Chúng là dấu chỉ chứ không là phương tiện. Lòng bác ái đối với thể xác cũng có mục đích riêng của nó, và nếu quả thực nó là một khí cụ tông đồ mạnh mẽ, ta vẫn không được quan niệm nó như thế và phải để cho nó giữ được tính cách trong sạch vô vị lợi mà tất cả những gì cao thượng đều mang.
4- Rộng rãi.
Tin Mừng nhấn mạnh là người Sa-ma-ri đã chẳng tính toán phí tổn : ông đã bỏ tiền và bỏ giờ một cách rất quảng đại. Thánh Tô-ma Tiến sĩ bảo : con người bủn xỉn thì tính toán : ưu tư số một của y là phải ít tốn hết sức. Vì y tìm cách chi phí ít hết sức nên y chỉ dám làm những việc rất nhỏ; và ngay cả trong những việc nhỏ mọn này, y vẫn còn tính toán vì sợ chi nhiều quá. Đối lập với con người bủn xỉn, thánh Tô-ma đưa ra con người “rộng rãi”. Đang khi kẻ kia chỉ dán mắt vào mình để khỏi phải quá chi tiêu hay quá phí sức, thì kẻ này lại đưa mắt nhìn vào sự lớn lao của công việc phải làm, và bằng lòng tiêu pha để công việc được thành tựu. Kẻ bủn xỉn bảo : Trên hết, phải liệu ít tốn kém nhất. Người rộng rãi nói : Trên hết, phải liệu làm được việc lớn hơn cả. Kẻ bủn xỉn bảo : việc muốn ra sao thì ra; người rộng rãi nói : phí tổn bao nhiêu cũng được.
Người Sa-ma-ri đã rộng rãi như Thiên Chúa. Thánh Kinh vẫn hằng ca tụng lòng rộng rãi của Đức Gia-vê, việc Người ban ơn dư dật, sự quảng đại vô biên biểu lộ qua các công việc Người làm. Thánh nhân, kẻ được Thiên Chúa dạy cho biết ban phát không tính toán, cũng y như vậy.
Cuối cùng, đức bác ái đưa con người thi hành bác ái đến chỗ chết. Cũng như tính cách phổ quát của tình yêu đạt được cao điểm trong việc yêu thương kẻ thù, thì tính cách rộng rãi của tình yêu cũng kết thúc trong sự chết : “Không ai có tình yêu cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì kẻ mình yêu” (Ga 15,12).
Chính vì vậy mà Thánh Thể, sự hiện diện tích cực của Thân thể Đức Ki-tô và là việc tưởng nhớ cái chết cho tất cả của Người, là dấu chỉ hữu hiệu của việc mọi người phải phục vụ nhau cách cụ thể cho đến chết thể xác, để cộng đoàn phổ quát của các ngôi vị được thiết lập trong tình yêu rộng rãi.
Kết :
Trong số mọi hiền nhân lớn của nhân loại, trong số mọi tư tưởng gia lớn từng tung ra một đại phong trào trong lịch sử, Đức Giê-su là nhân vật hiếm hoi đã minh nhiên đề ra cho loài người một tình yêu không biên giới, như ta nói hôm nay… bằng cách nhìn ai nấy, dẫu đương sự thế nào, như thân cận mình, như anh em mình, con cùng một Thiên Phụ.
Đặc điểm của Tin Mừng không hẳn là tình yêu đơn giản. Điều này, mọi nền luân lý đều nói cả (nhân ái của Khổng giáo, từ bi của Phật giáo…). Đặc điểm của Tin Mừng chính là tình yêu tuyệt đối, tình yêu phổ quát, tình yêu không chút loại trừ và là tình yêu hiến mạng.
Một lần nữa, hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ điệp Đức Giê-su đối với sự sống còn cùa nhân loại. Hoặc người ta sẽ tiếp tục dấn sâu vào óc bè phái đủ loại, và thành thử vào trong bạo lực chẳng ngừng… hoặc qua việc tha thứ, thương yêu kẻ thù, loài người sẽ đạt đến một thời đại hòa bình đích thực.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Giáo xứ Lý Nhân Hà Nội kỷ niệm 10 năm thành lập
Giáo xứ Lý Nhân
01:56 08/07/2025
Giới trẻ Giáo xứ Lý NHÂN TGP. HÀ NỘI mừng lễ quan thầy thánh Tôma Tông đồ và kỉ niệm 10 năm thành lập
Xem Hình
Ngày 05/7/2025 vừa qua, khoảng 250 bản trẻ đại diện các xứ/họ trong Giáo hạt Lý Nhân đã trở về Giáo xứ Lý Nhân, hạt Lý Nhân, Tgp. Hà Nội để cùng các bạn giới trẻ nơi đây mừng lễ quan thầy thánh Tôma Tông Đồ và kỉ niệm 10 năm thành lập.
Mở đầu ngày gặp gỡ là bài chia sẻ của thầy xứ Phaolô Nguyễn Thanh Tuyền. Với chủ đề “Thánh Tôma – Tông đồ của niềm tin và hy vọng”, thầy đã giới thiệu cho các bạn giới trẻ về cuộc đời của Thánh Tôma, đồng thời cho thấy đức tin và niềm hy vọng mạnh mẽ của thánh Tông đồ vào Chúa Giêsu. Từ đó, thầy mời gọi các bạn hãy đặt trọn niềm tin và hy vọng của mình vào Chúa Giêsu nhất là trong bối cảnh Năm Thánh Hy Vọng đang diễn ra trong toàn Giáo Hội.
Thánh lễ mừng quan thầy do Cha Gioan Baotixita Bùi Văn Toàn – Chính xứ Bàng Ba chủ tế lúc 17h30. Đồng tế với ngài có Cha Giuse Vũ Đức Quý – Đặc trách Giới trẻ Giáo hạt Lý Nhân, và Cha Antôn Nguyễn Văn Độ – Chính xứ Lý Nhân.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Cha Giuse Vũ Đức Quý đã dựa vào lời mời gọi của Chúa Giê-su với các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thờ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,3) để cho thấy rằng, mặc dù hôm nay không phải là ngày Khánh Nhật Truyền Giáo nhưng Lời Chúa đã vang vọng lời mời gọi hãy ra đi mang Chúa đến cho người khác. Từ gương truyền giáo của thánh Tôma Tông Đồ, cha mời gọi các bạn giới trẻ hãy mạnh mẽ sống và loan báo Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Chương trình mừng lễ quan thầy và kỉ niệm 10 năm thành lập của giới trẻ Giáo xứ Lý Nhân tiếp tục với đêm hoan ca văn nghệ và lửa trại. Các tiết mục văn nghệ do các bạn giới trẻ thể hiện đã làm sôi động bầu không khí và tô điểm những nét vui tươi cho ngày mừng lễ.
Đêm hoan ca văn nghệ và lửa trại khép lại với những giây phút thinh lặng cầu nguyện bên lửa trại đầy thiêng liêng và ý nghĩa.
Ước mong ngày lễ sẽ để lại nhiều dấu ấn trong lòng các bạn giới trẻ, nhất là các bạn trẻ Giáo xứ Lý Nhân, để qua lời chuyển cầu của Thánh Tô-ma Tông đồ, các bạn có đủ sức mạnh và ân sủng của Thiên Chúa để ra đi sống niềm tin và hy vọng của mình cách mạnh mẽ trong Năm Thánh 2025.
Bài viết : Thầy Phaolô Tuyền
Mời xem ảnh dưới đây
https://flic.kr/s/aHBqjCHME