Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 22/05: Ở lại có niềm vui trọn vẹn – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
02:31 21/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
Đó là lời Chúa
Món Quà Phục Sinh
Lm Vũđình Tường
04:09 21/05/2025
Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người và ở giữa chúng ta là món quà Chúa Cha ban tặng nhân loại. Đức Kitô Phục Sinh vinh hiển là món quà Đức Kitô trao ban cho môn đệ.
Giáng Sinh giúp Kitô hữu nhận biết hình ảnh Thiên Chúa. Điều này được ghi chép trong lịch sử sáng tạo. Thiên Chúa phán
'Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh giống như chúng ta'. St 1:26
Mỗi người chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Chúa. Mỗi người chúng ta có ấn tín, hình ảnh Thiên Chúa hằng sống.
Đức Kitô Phục Sinh còn ban cho Kitô hữu một món quà nữa đó là Ngôi Ba Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. Đấng cùng đồng hành, khai sáng tâm trí, hướng dẫn chỉ bảo, giải thích giới luật yêu thương. Đấng Bảo Trợ, quà tặng Chúa Cha trao tặng Đức Kitô. Đức Kitô trao cho môn đệ
'Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy' Gn 14:26.... 'Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em' Gn 16:7
Do khả năng hạn hẹp nên khi con người hứa có điều thực hiện được; có điều ngoài khả năng. Đôi hôn nhân thề hứa chung sống với nhau trọn đời, thế nhưng hôn nhân tan vỡ, li dị tồn tại. Khi vận động bầu cử, chính trị gia hứa đi, hứa lại; sau khi đắc cử thực hiện lời hứa bao nhiêu lại là chuyện khác. Khi lãnh nhận Bí Tích thanh Tẩy, Kitô hữu hứa tôn thờ Chúa, yêu tha nhân. Trong cuộc sống ta thường thất hứa. Do đó có Bí Tích Hoà Giải, giao hoà, thống hối.
Bài giảng trong hội đường Do Thái, thánh Phêrô vị tông đồ trưởng và cũng là vị giáo hoàng tiên khởi trong Giáo Hội, giải thích và xác quyết Thiên Chúa thực hiện điều hứa là chắc chắn; thời gian thực hiện lời hứa có khác biệt.
'Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, Cv 13:32
Thời Đức Kitô, Ngài hứa ban Thánh Thần Chúa cho môn đệ. Ngài thực hiện điều hứa đó ngay trong thời đại các tông đồ. Kitô hữu chuẩn bị mừng lễ Đức Kitô lên trời về cùng Chúa Cha; liền sau đó là đại lễ kính Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Sự hiện diện của Thánh Thần thể hiện trọn vẹn điều Đức Kitô hứa với môn đệ
'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế'. Mt 28:20
Tiếng nói của Thánh Thần chính là tiếng nói của Đức Kitô Phục Sinh. Thánh Thần giải thích, khai sáng giáo huấn của Đức Kitô. Nghe theo, thực hành hướng dẫn của Thánh Thần chính là ngheo theo, thực hành giáo huấn của chính Đức Kitô Phục Sinh. Con người không thể hiểu được mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, và gặp khó khăn để nhận biết tiếng Thánh Thần. Hiểu hay không hiểu không ảnh hưởng đến sự sống trường sinh. Đón nhận Chúa Thánh Thần vào tâm hồn cần hơn hiểu vì nhờ Thánh Thần bảo trợ mà Kitô hữu kiên trì sống niềm tin Kitô Phục Sinh.
TiengChuong.org
Giáng Sinh giúp Kitô hữu nhận biết hình ảnh Thiên Chúa. Điều này được ghi chép trong lịch sử sáng tạo. Thiên Chúa phán
'Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh giống như chúng ta'. St 1:26
Mỗi người chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Chúa. Mỗi người chúng ta có ấn tín, hình ảnh Thiên Chúa hằng sống.
Đức Kitô Phục Sinh còn ban cho Kitô hữu một món quà nữa đó là Ngôi Ba Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. Đấng cùng đồng hành, khai sáng tâm trí, hướng dẫn chỉ bảo, giải thích giới luật yêu thương. Đấng Bảo Trợ, quà tặng Chúa Cha trao tặng Đức Kitô. Đức Kitô trao cho môn đệ
'Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy' Gn 14:26.... 'Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em' Gn 16:7
Do khả năng hạn hẹp nên khi con người hứa có điều thực hiện được; có điều ngoài khả năng. Đôi hôn nhân thề hứa chung sống với nhau trọn đời, thế nhưng hôn nhân tan vỡ, li dị tồn tại. Khi vận động bầu cử, chính trị gia hứa đi, hứa lại; sau khi đắc cử thực hiện lời hứa bao nhiêu lại là chuyện khác. Khi lãnh nhận Bí Tích thanh Tẩy, Kitô hữu hứa tôn thờ Chúa, yêu tha nhân. Trong cuộc sống ta thường thất hứa. Do đó có Bí Tích Hoà Giải, giao hoà, thống hối.
Bài giảng trong hội đường Do Thái, thánh Phêrô vị tông đồ trưởng và cũng là vị giáo hoàng tiên khởi trong Giáo Hội, giải thích và xác quyết Thiên Chúa thực hiện điều hứa là chắc chắn; thời gian thực hiện lời hứa có khác biệt.
'Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, Cv 13:32
Thời Đức Kitô, Ngài hứa ban Thánh Thần Chúa cho môn đệ. Ngài thực hiện điều hứa đó ngay trong thời đại các tông đồ. Kitô hữu chuẩn bị mừng lễ Đức Kitô lên trời về cùng Chúa Cha; liền sau đó là đại lễ kính Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Sự hiện diện của Thánh Thần thể hiện trọn vẹn điều Đức Kitô hứa với môn đệ
'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế'. Mt 28:20
Tiếng nói của Thánh Thần chính là tiếng nói của Đức Kitô Phục Sinh. Thánh Thần giải thích, khai sáng giáo huấn của Đức Kitô. Nghe theo, thực hành hướng dẫn của Thánh Thần chính là ngheo theo, thực hành giáo huấn của chính Đức Kitô Phục Sinh. Con người không thể hiểu được mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, và gặp khó khăn để nhận biết tiếng Thánh Thần. Hiểu hay không hiểu không ảnh hưởng đến sự sống trường sinh. Đón nhận Chúa Thánh Thần vào tâm hồn cần hơn hiểu vì nhờ Thánh Thần bảo trợ mà Kitô hữu kiên trì sống niềm tin Kitô Phục Sinh.
TiengChuong.org
Nhân loại đang rất cần Bình An Giêsu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:02 21/05/2025
SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM– C
( Ga 14, 23-29 )
Nhân loại đang rất cần Bình An Giêsu
Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, bình an luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận của con người. Đây không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để con người sống và yêu thương nhau. Quả thật, con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát bình an, muốn sống tự do, hạnh phúc, không có chiến tranh. Thế giới hòa bình giúp con người ngồi lại với nhau, bắt tay nhau xây dựng địa cầu.
Trải qua bao thăng trầm, nhất là trong thế kỷ XX đầy biến động với hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng loạt cuộc xung đột khu vực, nhân loại đã rút ra một chân lý không thể chối cãi: chiến tranh chưa bao giờ là lối thoát, hoà bình mới là đích đến.
Thực tế cho thấy, chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào, luôn đi kèm với những hệ lụy, không chỉ tàn phá cơ sở vật chất, chiến tranh còn để lại những vết thương tinh thần kéo dài qua nhiều thế hệ. Từ những thành phố đổ nát ở Ukraine, Dải Gaza, Sudan đến Yemen, Lebanon, Myanmar…, hàng chục triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, trở thành nạn nhân của các cuộc chiến mà họ không hề lựa chọn.
Báo cáo mới nhất của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho biết, thế giới hiện có hơn 114 triệu người phải di tản, con số cao nhất trong lịch sử hiện đại. Nạn nhân luôn là kẻ yếu người thua, dân thường, trẻ em và phụ nữ.
Giữa tiếng bom rơi và các loại máy bay tối tân gào rít trên bầu trời ở một số quốc gia, máu của người dân ở dải Gaza và ở Trung Đông cùng cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài hơn 2 năm nay, đã và đang cướp đi hàng triệu người dân vô tội.
Nền hòa bình của nhân loại đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những người có lương tri trên thế giới luôn theo dõi sát sao và kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn để ngồi lại với nhau giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.
Trong bối cảnh đó, “bình an” càng trở nên có ý nghĩa. Bởi lẽ, trong thế giới ngày nay, bình an không còn là điều hiển nhiên, mà là một lựa chọn có ý thức. Bình an cần được nâng niu, trân trọng và gìn giữ
Chúa đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con…” (Ga 14,27). Thế giới hiện nay đang khao khát bình an của Chúa.
Bình an của Đức Ki-tô
“Bình an cho anh em!” (Lc 24,36) là lời đầu tiên của Chúa Giê-su sau khi sống lại và hiện ra với các môn ngày thứ nhất trong tuần.
Câu hỏi được đặt ra: Tại sao là ‘bình an’ mà không phải là giàu sang, tài giỏi, sức khỏe hay điều gì khác?
Thưa, vì nếu con người có tất cả những thứ đó mà không có bình an thì coi như chẳng có gì. “Bình an” là quà tặng cao quý của Thầy để lại cho các học trò trước lúc ra đi. Đó cũng là “Bình an” sau khi sống lại Chúa Giê-su sẽ tặng cho các môn đệ đang cửa đóng then cài vì sợ hãi. “Bình an” là điều các ông đang cần đến hơn bao giờ hết. Thế nên, với nghĩa nặng tình sâu trong tình thầy trò, đang lúc các môn đệ ưu sầu lo lắng. Chúa Giê-su nói với các ông: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1); “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Người ban cho họ bình an, sự bình an mà thế gian không thể ban tặng.
Tại sao bình an của Chúa Giê-su thế gian không thể ban tặng?
Thưa, vì Chúa Giê-su là Thái Tử Hoà Bình, là bình an, Người ban cho các các môn đệ chính bình an của Người, bình an nội tâm, bình an tuyệt đối, bình an vượt xa sự hiểu của con người. Có bình an Giê-su, con người các ông hoàn toàn đổi mới, ngờ vực trở nên vững tin, nhút nhát nên người can đảm, sống cửa đóng then cài, nay đi rao giảng Chúa Giê-su chết bị chôn trong mồ đã sống lại hiển vinh, mà chính các ông làm chứng, không sợ chết.
Bình An có tên là Giê–su
Chúa Giê-su chính là bình an đích thực. Có bình an của Chúa Giê-su đồng nghĩa với có chính Chúa, “Bình An Giêsu”. Có được Bình An Giê-su người ta sẽ cảm nhận được tâm hồn thanh thản, thể xác lành mạnh, bình an cả xác hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ, chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban bình an này.
Bình an nội tâm của con tim, của con người với chính mình và với Thiên Chúa. Đây là sự bình an nền tảng nhất. Không có sự bình an này, thì không bình an nào khác có thể tồn tại. Chúa Giê-su đã chào các môn đệ: “Bình an cho các con”, Người cũng truyền cho các ông: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: Bình an cho nhà này” (Lc 10, 5-6).
Chúa Giê-su là chính sự bình an: “Thầy ban cho các con sự bình an của Thầy”. Các ông chỉ có được khi tuân giữ lệnh Chúa truyền là “yêu thương nhau” (Ga 13, 34).Về vấn đề này, Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nói: “Con đường của bình an chung cục phải đi qua trong tình thương và hướng tới việc tạo nên một nền văn minh tình thương. Giáo hội chăm chú nhìn về Đấng là Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con và bất chấp mọi đe doạ không ngớt gia tăng, Giáo hội không ngừng hy vọng, Giáo hội không ngừng kêu cầu và phục vụ hoà bình của nhân loại trên trái đất” (Dominum et Vivificantem đoạn 67).
Không thể có bình an nếu không có sự tha thứ. Hãy tuân giữ luật yêu thương, và tha thứ cho nhau, ngay cả kẻ thù của mình (Mt 5, 44), thay vì luật báo thù. Bạo lực sẽ dẫn đến bạo lực. Báo thù không dẫn đến hoà bình. Chỉ có tình thương mới đem lại bình an thực sự, vì Thiên Chúa là Tình yêu là nguồn bình an (Ga 4, 8, 16; Rm 16, 20).
Lạy Chúa, xin thương ban cho Hội Thánh được hiệp nhất và bình. Amen.
( Ga 14, 23-29 )
Nhân loại đang rất cần Bình An Giêsu
Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, bình an luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận của con người. Đây không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để con người sống và yêu thương nhau. Quả thật, con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát bình an, muốn sống tự do, hạnh phúc, không có chiến tranh. Thế giới hòa bình giúp con người ngồi lại với nhau, bắt tay nhau xây dựng địa cầu.
Trải qua bao thăng trầm, nhất là trong thế kỷ XX đầy biến động với hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng loạt cuộc xung đột khu vực, nhân loại đã rút ra một chân lý không thể chối cãi: chiến tranh chưa bao giờ là lối thoát, hoà bình mới là đích đến.
Thực tế cho thấy, chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào, luôn đi kèm với những hệ lụy, không chỉ tàn phá cơ sở vật chất, chiến tranh còn để lại những vết thương tinh thần kéo dài qua nhiều thế hệ. Từ những thành phố đổ nát ở Ukraine, Dải Gaza, Sudan đến Yemen, Lebanon, Myanmar…, hàng chục triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, trở thành nạn nhân của các cuộc chiến mà họ không hề lựa chọn.
Báo cáo mới nhất của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho biết, thế giới hiện có hơn 114 triệu người phải di tản, con số cao nhất trong lịch sử hiện đại. Nạn nhân luôn là kẻ yếu người thua, dân thường, trẻ em và phụ nữ.
Giữa tiếng bom rơi và các loại máy bay tối tân gào rít trên bầu trời ở một số quốc gia, máu của người dân ở dải Gaza và ở Trung Đông cùng cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài hơn 2 năm nay, đã và đang cướp đi hàng triệu người dân vô tội.
Nền hòa bình của nhân loại đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những người có lương tri trên thế giới luôn theo dõi sát sao và kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn để ngồi lại với nhau giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.
Trong bối cảnh đó, “bình an” càng trở nên có ý nghĩa. Bởi lẽ, trong thế giới ngày nay, bình an không còn là điều hiển nhiên, mà là một lựa chọn có ý thức. Bình an cần được nâng niu, trân trọng và gìn giữ
Chúa đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con…” (Ga 14,27). Thế giới hiện nay đang khao khát bình an của Chúa.
Bình an của Đức Ki-tô
“Bình an cho anh em!” (Lc 24,36) là lời đầu tiên của Chúa Giê-su sau khi sống lại và hiện ra với các môn ngày thứ nhất trong tuần.
Câu hỏi được đặt ra: Tại sao là ‘bình an’ mà không phải là giàu sang, tài giỏi, sức khỏe hay điều gì khác?
Thưa, vì nếu con người có tất cả những thứ đó mà không có bình an thì coi như chẳng có gì. “Bình an” là quà tặng cao quý của Thầy để lại cho các học trò trước lúc ra đi. Đó cũng là “Bình an” sau khi sống lại Chúa Giê-su sẽ tặng cho các môn đệ đang cửa đóng then cài vì sợ hãi. “Bình an” là điều các ông đang cần đến hơn bao giờ hết. Thế nên, với nghĩa nặng tình sâu trong tình thầy trò, đang lúc các môn đệ ưu sầu lo lắng. Chúa Giê-su nói với các ông: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1); “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Người ban cho họ bình an, sự bình an mà thế gian không thể ban tặng.
Tại sao bình an của Chúa Giê-su thế gian không thể ban tặng?
Thưa, vì Chúa Giê-su là Thái Tử Hoà Bình, là bình an, Người ban cho các các môn đệ chính bình an của Người, bình an nội tâm, bình an tuyệt đối, bình an vượt xa sự hiểu của con người. Có bình an Giê-su, con người các ông hoàn toàn đổi mới, ngờ vực trở nên vững tin, nhút nhát nên người can đảm, sống cửa đóng then cài, nay đi rao giảng Chúa Giê-su chết bị chôn trong mồ đã sống lại hiển vinh, mà chính các ông làm chứng, không sợ chết.
Bình An có tên là Giê–su
Chúa Giê-su chính là bình an đích thực. Có bình an của Chúa Giê-su đồng nghĩa với có chính Chúa, “Bình An Giêsu”. Có được Bình An Giê-su người ta sẽ cảm nhận được tâm hồn thanh thản, thể xác lành mạnh, bình an cả xác hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ, chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban bình an này.
Bình an nội tâm của con tim, của con người với chính mình và với Thiên Chúa. Đây là sự bình an nền tảng nhất. Không có sự bình an này, thì không bình an nào khác có thể tồn tại. Chúa Giê-su đã chào các môn đệ: “Bình an cho các con”, Người cũng truyền cho các ông: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: Bình an cho nhà này” (Lc 10, 5-6).
Chúa Giê-su là chính sự bình an: “Thầy ban cho các con sự bình an của Thầy”. Các ông chỉ có được khi tuân giữ lệnh Chúa truyền là “yêu thương nhau” (Ga 13, 34).Về vấn đề này, Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nói: “Con đường của bình an chung cục phải đi qua trong tình thương và hướng tới việc tạo nên một nền văn minh tình thương. Giáo hội chăm chú nhìn về Đấng là Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con và bất chấp mọi đe doạ không ngớt gia tăng, Giáo hội không ngừng hy vọng, Giáo hội không ngừng kêu cầu và phục vụ hoà bình của nhân loại trên trái đất” (Dominum et Vivificantem đoạn 67).
Không thể có bình an nếu không có sự tha thứ. Hãy tuân giữ luật yêu thương, và tha thứ cho nhau, ngay cả kẻ thù của mình (Mt 5, 44), thay vì luật báo thù. Bạo lực sẽ dẫn đến bạo lực. Báo thù không dẫn đến hoà bình. Chỉ có tình thương mới đem lại bình an thực sự, vì Thiên Chúa là Tình yêu là nguồn bình an (Ga 4, 8, 16; Rm 16, 20).
Lạy Chúa, xin thương ban cho Hội Thánh được hiệp nhất và bình. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 21/05/2025
131. Nên học tập khôn ngoan ở trên mặt đất, để nó có thể cùng tồn tại với anh ở trên trời.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 21/05/2025
47. TỰ NGUYỆN LÀM CON
Có một lão già hình dung cổ quái, thân hình ốm yếu, nhưng chỉ cần nói ông ta già yếu, thì ông ta lập tức giận dữ không nguôi, nếu nói ông ta trẻ trung thì ông ta vui vẻ bất tận.
Có người biết như thế bèn cố ý nói lợi cho ông ta:
- “Mặc dù ngài tóc tai đã bạc nhưng dung nhan non mượt, chẳng những có thể so với trẻ con, mà lại càng giống như đứa con mới sinh của tôi da thịt tươi tắn mềm mại.”
Ông lão vui vẻ quá sức, nói:
- “Nếu dung nhan có mềm mại như thế, thì lão phu xin tình nguyện làm con của ông.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 47:
Con gái có cái đẹp thùy mị của con gái, con trai có cái đẹp hùng mạnh của con trai, người già có cái đẹp quắc thước của người già, tóm lại là con người ta ở trong giai đoạn nào cũng đều có cái đẹp của nó, nên phải cảm tạ Thiên Chúa luôn luôn.
Thời nay có nhiều người làm nô lệ cho sắc đẹp, và có nhiều thiếu nữ đem sắc đẹp của mình đi làm nô lệ cho đồng tiền, có nhiều con trai đem cái đẹp hùng dũng của mình làm nô lệ cho xì ke ma túy, cho rượu che cờ bạc và kết cuộc thì thân tàn ma dại…
Thiên Chúa là chân thiện mỹ, có nghĩa là Ngài rất tuyệt vời: tuyệt vời vì Ngài là chân lý, tuyệt vời vì Ngài là Đấng hoàn thiện, và tuyệt vời vì Ngài là Đấng tuyệt mỹ, tuyệt mỹ là đẹp tuyệt cú mèo không gì sánh bằng. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa nên con người cũng đẹp như Ngài, nhân chi sơ tánh bổn thiện, cái bổn thiện ấy làm cho con người trở nên đẹp và dễ thương như thiên thần kề cận bên Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu –bất kỳ già trẻ lớn bé- đều có nét đẹp dễ thương mà ai nhìn cũng thích, nét đẹp đó được phản ảnh lại sự hiền lành và khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, bởi vì chính sự hiền lành khiêm tốn của người Ki-tô hữu, làm cho người khác nhìn thấy được nét đẹp của Giáo Hội và sứ điệp yêu thương của Hội Thánh, và do đó họ tự nguyện trở thành con cái của Thiên Chúa và môn đệ của Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một lão già hình dung cổ quái, thân hình ốm yếu, nhưng chỉ cần nói ông ta già yếu, thì ông ta lập tức giận dữ không nguôi, nếu nói ông ta trẻ trung thì ông ta vui vẻ bất tận.
Có người biết như thế bèn cố ý nói lợi cho ông ta:
- “Mặc dù ngài tóc tai đã bạc nhưng dung nhan non mượt, chẳng những có thể so với trẻ con, mà lại càng giống như đứa con mới sinh của tôi da thịt tươi tắn mềm mại.”
Ông lão vui vẻ quá sức, nói:
- “Nếu dung nhan có mềm mại như thế, thì lão phu xin tình nguyện làm con của ông.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 47:
Con gái có cái đẹp thùy mị của con gái, con trai có cái đẹp hùng mạnh của con trai, người già có cái đẹp quắc thước của người già, tóm lại là con người ta ở trong giai đoạn nào cũng đều có cái đẹp của nó, nên phải cảm tạ Thiên Chúa luôn luôn.
Thời nay có nhiều người làm nô lệ cho sắc đẹp, và có nhiều thiếu nữ đem sắc đẹp của mình đi làm nô lệ cho đồng tiền, có nhiều con trai đem cái đẹp hùng dũng của mình làm nô lệ cho xì ke ma túy, cho rượu che cờ bạc và kết cuộc thì thân tàn ma dại…
Thiên Chúa là chân thiện mỹ, có nghĩa là Ngài rất tuyệt vời: tuyệt vời vì Ngài là chân lý, tuyệt vời vì Ngài là Đấng hoàn thiện, và tuyệt vời vì Ngài là Đấng tuyệt mỹ, tuyệt mỹ là đẹp tuyệt cú mèo không gì sánh bằng. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa nên con người cũng đẹp như Ngài, nhân chi sơ tánh bổn thiện, cái bổn thiện ấy làm cho con người trở nên đẹp và dễ thương như thiên thần kề cận bên Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu –bất kỳ già trẻ lớn bé- đều có nét đẹp dễ thương mà ai nhìn cũng thích, nét đẹp đó được phản ảnh lại sự hiền lành và khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, bởi vì chính sự hiền lành khiêm tốn của người Ki-tô hữu, làm cho người khác nhìn thấy được nét đẹp của Giáo Hội và sứ điệp yêu thương của Hội Thánh, và do đó họ tự nguyện trở thành con cái của Thiên Chúa và môn đệ của Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Nhưng còn là Giáo Hội
Lm Minh Anh
17:45 21/05/2025
NHƯNG CÒN LÀ GIÁO HỘI
“Hãy ở lại trong tình thương của Thầy!”.
“Để làm công việc của Chúa Kitô - đúng theo nghĩa đen - Giáo Hội là đôi tay; để lên đường rao truyền Chúa Kitô, Giáo Hội là đôi chân; để công bố Lời Chúa Kitô, Giáo Hội là tiếng nói. Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội; chống đối Chúa Kitô, thì không chỉ chống đối Ngài, nhưng còn là Giáo Hội của Ngài!” - William Barclay.
Kính thưa Anh Chị em,
Khi nói “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy”, Chúa Giêsu không chỉ nói đến tình yêu của chúng ta đối với Ngài; ‘nhưng còn là Giáo Hội’ của Ngài!
Như Eva hình thành từ cạnh sườn Ađam, Giáo Hội hình thành từ cạnh sườn Chúa Kitô. Bạn không thể nói, “Lạy Chúa, vâng! Và Giáo Hội, không!”. Chính nhờ Giáo Hội, chúng ta chào đời trong đức tin, lãnh nhận bao ân tứ đức tin và lớn lên trong đức tin.
Tình yêu của Chúa Kitô thể hiện rõ nét qua ‘tông sắc’ của ‘Công Đồng đầu tiên’ về việc “Cắt bì hay không cắt bì!”. Các tông đồ với sự trợ giúp của Thánh Thần đã tìm ra giải pháp tối ưu cho nan đề! Nhờ đó, Giáo Hội tránh được những thực hành không là trọng tâm của đức tin; cùng lúc loại bỏ những gì không thiết yếu - cho dẫu “cắt bì” là một truyền thống hàng ngàn tuổi. Nguyên tắc vàng ‘khoan dung’ và ‘hiệp nhất’ được tuân thủ từ cả hai phía ‘bảo thủ’ lẫn ‘tiến bộ’. Nhờ vậy, Tin Mừng tiếp tục toả lan, “Hãy kể cho muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Gần gũi chúng ta hơn, tình yêu của Chúa Kitô thể hiện tỏ tường qua mật nghị bầu chọn Đức Lêô XIV. Hồng Y người Pháp Pierre nhận xét - bằng cách đảo ngược câu nói thời danh của nhà thơ Charles Péguy - theo đó, “Mọi thứ bắt đầu bằng thần bí và kết thúc bằng chính trị!”; “Trong mật nghị, tôi đã trải nghiệm rằng, mọi thứ bắt đầu bằng chính trị và kết thúc bằng thần bí!”. Thế giới bàng hoàng! Bạn có tin cơn lốc của Thánh Thần đã vần vũ một góc trời Rôma trong những ngày qua? Hãy tin và biết rằng, Chúa Kitô muốn chúng ta yêu thương các Giám mục, Linh mục; đặc biệt, Đức Thánh Cha. Chỉ cần một chút thời gian, bạn có thể tiếp cận ngài; biết các khó khăn của các mục tử, cả sự kiên trì của họ. Chính nhờ các ngài, Thánh Thể hiện diện khắp nơi. Hãy cám ơn Đức Thánh Cha, các Giám mục, Linh mục; cám ơn Giáo phận, Giáo xứ và cộng tác theo sức mình!
Anh Chị em,
“Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội!”. “Bạn không trở thành Kitô hữu từ phòng thí nghiệm; Giáo Hội sinh chúng ta như bà mẹ sinh con! Tại giếng Rửa Tội Latêranô, có một bản khắc Latin: “Nơi đây, sinh ra một dân tộc, dòng dõi Thiên Chúa, bởi Thánh Thần, Đấng làm nước này nên phong phú. Mẹ Giáo Hội sinh con cái trong sóng nước này!”. Đẹp không? Chúng ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc về một hiệp hội; nhưng như ‘cuống rốn’ nối kết sinh tử với mẹ mình!”. Mọi bà mẹ đều thiếu sót. Khi ai nói tới các thiếu sót của mẹ mình, chúng ta che lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi! Tôi có yêu Giáo Hội như yêu Mẹ tôi? Tôi có giúp Mẹ tôi đẹp hơn không?” - Phanxicô. Đừng quên, tôi càng thánh thiện, khuôn mặt Mẹ tôi càng xinh; tôi càng bất xứng, khuôn mặt Mẹ tôi càng khó nhìn! Mẹ tôi sáng láng hay lấm lem, tuỳ ở tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không chỉ là con, ‘nhưng còn là Giáo Hội’ và Giáo Hội là Mẹ con. Đừng để con quên, khuôn mặt Mẹ con xinh đẹp hay lấm lem, tuỳ con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy ở lại trong tình thương của Thầy!”.
“Để làm công việc của Chúa Kitô - đúng theo nghĩa đen - Giáo Hội là đôi tay; để lên đường rao truyền Chúa Kitô, Giáo Hội là đôi chân; để công bố Lời Chúa Kitô, Giáo Hội là tiếng nói. Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội; chống đối Chúa Kitô, thì không chỉ chống đối Ngài, nhưng còn là Giáo Hội của Ngài!” - William Barclay.
Kính thưa Anh Chị em,
Khi nói “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy”, Chúa Giêsu không chỉ nói đến tình yêu của chúng ta đối với Ngài; ‘nhưng còn là Giáo Hội’ của Ngài!
Như Eva hình thành từ cạnh sườn Ađam, Giáo Hội hình thành từ cạnh sườn Chúa Kitô. Bạn không thể nói, “Lạy Chúa, vâng! Và Giáo Hội, không!”. Chính nhờ Giáo Hội, chúng ta chào đời trong đức tin, lãnh nhận bao ân tứ đức tin và lớn lên trong đức tin.
Tình yêu của Chúa Kitô thể hiện rõ nét qua ‘tông sắc’ của ‘Công Đồng đầu tiên’ về việc “Cắt bì hay không cắt bì!”. Các tông đồ với sự trợ giúp của Thánh Thần đã tìm ra giải pháp tối ưu cho nan đề! Nhờ đó, Giáo Hội tránh được những thực hành không là trọng tâm của đức tin; cùng lúc loại bỏ những gì không thiết yếu - cho dẫu “cắt bì” là một truyền thống hàng ngàn tuổi. Nguyên tắc vàng ‘khoan dung’ và ‘hiệp nhất’ được tuân thủ từ cả hai phía ‘bảo thủ’ lẫn ‘tiến bộ’. Nhờ vậy, Tin Mừng tiếp tục toả lan, “Hãy kể cho muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Gần gũi chúng ta hơn, tình yêu của Chúa Kitô thể hiện tỏ tường qua mật nghị bầu chọn Đức Lêô XIV. Hồng Y người Pháp Pierre nhận xét - bằng cách đảo ngược câu nói thời danh của nhà thơ Charles Péguy - theo đó, “Mọi thứ bắt đầu bằng thần bí và kết thúc bằng chính trị!”; “Trong mật nghị, tôi đã trải nghiệm rằng, mọi thứ bắt đầu bằng chính trị và kết thúc bằng thần bí!”. Thế giới bàng hoàng! Bạn có tin cơn lốc của Thánh Thần đã vần vũ một góc trời Rôma trong những ngày qua? Hãy tin và biết rằng, Chúa Kitô muốn chúng ta yêu thương các Giám mục, Linh mục; đặc biệt, Đức Thánh Cha. Chỉ cần một chút thời gian, bạn có thể tiếp cận ngài; biết các khó khăn của các mục tử, cả sự kiên trì của họ. Chính nhờ các ngài, Thánh Thể hiện diện khắp nơi. Hãy cám ơn Đức Thánh Cha, các Giám mục, Linh mục; cám ơn Giáo phận, Giáo xứ và cộng tác theo sức mình!
Anh Chị em,
“Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội!”. “Bạn không trở thành Kitô hữu từ phòng thí nghiệm; Giáo Hội sinh chúng ta như bà mẹ sinh con! Tại giếng Rửa Tội Latêranô, có một bản khắc Latin: “Nơi đây, sinh ra một dân tộc, dòng dõi Thiên Chúa, bởi Thánh Thần, Đấng làm nước này nên phong phú. Mẹ Giáo Hội sinh con cái trong sóng nước này!”. Đẹp không? Chúng ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc về một hiệp hội; nhưng như ‘cuống rốn’ nối kết sinh tử với mẹ mình!”. Mọi bà mẹ đều thiếu sót. Khi ai nói tới các thiếu sót của mẹ mình, chúng ta che lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi! Tôi có yêu Giáo Hội như yêu Mẹ tôi? Tôi có giúp Mẹ tôi đẹp hơn không?” - Phanxicô. Đừng quên, tôi càng thánh thiện, khuôn mặt Mẹ tôi càng xinh; tôi càng bất xứng, khuôn mặt Mẹ tôi càng khó nhìn! Mẹ tôi sáng láng hay lấm lem, tuỳ ở tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không chỉ là con, ‘nhưng còn là Giáo Hội’ và Giáo Hội là Mẹ con. Đừng để con quên, khuôn mặt Mẹ con xinh đẹp hay lấm lem, tuỳ con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Leo XIV Khi Thăm Mộ Thánh Phaolô
Vũ Văn An
04:35 21/05/2025
Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành
Thứ ba, ngày 20 tháng 5 năm 2025

Đoạn Kinh thánh mà chúng ta vừa nghe là phần mở đầu của một bức thư tuyệt đẹp do Thánh Phaolô viết cho các Kitô hữu ở Rôma. Sứ điệp của nó xoay quanh ba chủ đề lớn: ân sủng, đức tin và sự công chính hóa. Khi chúng ta giao phó sự khởi đầu của Triều đại Giáo hoàng mới này cho sự chuyển cầu của Vị Tông đồ Dân ngoại, chúng ta hãy cùng nhau suy gẫm về sứ điệp đó.
Thánh Phaolô bắt đầu bằng cách nói rằng ngài đã nhận được từ Thiên Chúa ân sủng cho ơn gọi của ngài (x. Rm 1:5). Nói cách khác, ngài thừa nhận rằng cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Kitô và thừa tác vụ của chính ngài là hoa trái của tình yêu trước đó của Thiên Chúa, tình yêu đã kêu gọi ngài đến với một cuộc sống mới trong khi ngài vẫn còn xa rời Tin mừng và đang bách hại Giáo hội. Thánh Augustinô, cũng là một người hoán cải, đã nói về cùng một kinh nghiệm này bằng những lời sau: “Làm sao chúng ta có thể lựa chọn, nếu chúng ta không được chọn trước? Chúng ta không thể yêu, nếu không có ai đó yêu chúng ta trước” (Bài giảng 34, 2). Ở gốc rễ của mọi ơn gọi, Thiên Chúa hiện diện, trong lòng thương xót và lòng nhân từ của Người, quảng đại như lòng thương xót và lòng nhân từ của người mẹ (x. Is 66:11-13) nuôi dưỡng đứa con bằng chính cơ thể mình cho đến khi đứa trẻ không thể tự nuôi sống mình (x. Thánh Augustinô, Enn. in Ps 130, 9).
Trong cùng một đoạn văn, Thánh Phaolô cũng nói về “sự vâng phục của đức tin” (Rm 1:5), và ở đây ngài cũng chia sẻ kinh nghiệm của chính ngài. Khi Chúa hiện ra với ngài trên đường đến Damascus (x. Cv 9:1-30), Người đã không tước đi sự tự do của ngài, nhưng đã cho ngài cơ hội để đưa ra quyết định, để lựa chọn một sự vâng phục sẽ chứng tỏ là đắt giá và kéo theo những đấu tranh nội tâm và bên ngoài, mà Thánh Phaolô đã chứng tỏ sẵn sàng đối diện. Sự cứu rỗi không đến bằng ma thuật, nhưng bằng sự tương tác huyền nhiệm giữa ân sủng và đức tin, giữa tình yêu tiên liệu của Thiên Chúa và sự chấp nhận tin tưởng và tự do của chúng ta (x. 2 Tim 1:12).
Khi chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn gọi đã thay đổi cuộc đời của Saolô, chúng ta hãy cầu xin Người cho chúng ta khả năng đáp lại ân sủng của Người theo cùng một cách như vậy, và trở thành chính chúng ta, những chứng nhân của tình yêu “được đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta” (Rm 5:5). Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn để vun trồng và truyền bá lòng bác ái của Người, và trở thành những người lân cận thực sự của nhau (x. Phanxicô, Bài giảng tại Kinh Chiều thứ hai của Lễ trọng kính Thánh Phaolô trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024). Chúng ta hãy cạnh tranh để thể hiện tình yêu mà sau cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, đã thúc đẩy kẻ bách hại trước đây trở thành “mọi sự cho mọi người” (x. 1 Cr 9:19-23), thậm chí đến mức tử đạo. Theo cách này, đối với chúng ta cũng như đối với Thánh Phaolô, sự yếu đuối của xác thịt sẽ cho thấy sức mạnh của đức tin vào Thiên Chúa mang lại ơn công chính hóa (x. Rm 5:1-5).
Trong nhiều thế kỷ, Vương cung thánh đường này đã được giao phó cho một cộng đồng Benedictine chăm sóc. Vậy thì, làm sao chúng ta có thể không đề cập đến, khi chúng ta nói về tình yêu như là nguồn gốc và động lực thúc đẩy việc rao giảng Tin Mừng, những lời kêu gọi liên tục của Thánh Benedict, trong Luật của ngài, về tình bác ái huynh đệ trong đan viện và lòng hiếu khách đối với tất cả mọi người (Luật, cc. LIII; LXIII).
Tuy nhiên, tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại những lời mà hơn một nghìn năm sau, một Benedict khác, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đã nói với những người trẻ tuổi: “Các bạn thân mến,” ngài nói, “Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Đây là chân lý vĩ đại của cuộc sống chúng ta; đó là điều làm cho mọi thứ khác có ý nghĩa.” Thật vậy, “cuộc sống của chúng ta bắt nguồn từ một phần của kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa,” và đức tin dẫn chúng ta đến “mở lòng mình ra với mầu nhiệm tình yêu này và sống như những người nam và người nữ ý thức được rằng mình được Thiên Chúa yêu thương” (Bài giảng tại buổi cầu nguyện canh thức với giới trẻ, Madrid, ngày 20 tháng 8 năm 2011).
Ở đây, chúng ta thấy, trong tất cả sự đơn giản và độc đáo của nó, nền tảng của mọi sứ mệnh, bao gồm cả sứ mệnh của riêng tôi với tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô và là người thừa kế lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh Phaolô. Xin Chúa ban cho tôi ân sủng để trung thành đáp lại tiếng gọi của Người.
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Leo XIV
Vũ Văn An
14:02 21/05/2025
Theo tin Tòa Thánh, Đức Leo XIV đã bắt đầu tiếp nối truyền thống có buổi yết kiến chung vào mỗi thứ tư hàng tuần của các vị tiền nhiệm, vào hôm nay, 21 tháng 5, 2025, tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã được đông đảo tín hữu hoan hô vang dội, khi dùng giáo hoàng xa vòng quanh Quảng trường với đối tay luôn vẫy chào họ với nụ cười rộng mở trên môi. Nhân buổi yết kiến này, ngài đã đọc bài giáo lý soạn sẵn, tiếp nối luồng giáo lý của vị tiền nhiệm Phanxicô nói về năm thánh 2025, nhấn mạnh tới “Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta. II. Cuộc đời Chúa Giêsu. Các dụ ngôn 6. Người gieo giống”.
Ngài đã nói với họ rất dài bằng các dụ ngôn (Mt 13:3a) về người gieo giống:

Anh chị em thân mến,
Tôi rất vui mừng được chào đón anh chị em trong buổi Tiếp kiến chung đầu tiên này của tôi. Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chu kỳ giáo lý Năm Thánh, với chủ đề “Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta”, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi xướng.
Hôm nay, chúng ta hãy tiếp tục suy gẫm về các dụ ngôn của Chúa Giêsu, giúp chúng ta lấy lại hy vọng, vì chúng cho chúng ta thấy cách Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử. Hôm nay, tôi muốn nói đến một dụ ngôn có phần kỳ lạ, vì nó là một dạng giới thiệu cho tất cả các dụ ngôn. Tôi muốn nói đến người gieo giống (x. Mt 13:1-17). Theo một nghĩa nào đó, trong câu chuyện này, chúng ta có thể nhận ra cách truyền thông của Chúa Giêsu, có rất nhiều điều để dạy chúng ta về việc công bố Tin Mừng ngày nay.
Mỗi dụ ngôn đều kể một câu chuyện lấy từ cuộc sống hàng ngày, nhưng muốn nói với chúng ta điều gì đó hơn thế nữa, để hướng chúng ta đến một ý nghĩa sâu sắc hơn. Dụ ngôn đặt ra những câu hỏi trong chúng ta; nó mời gọi chúng ta không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Trước câu chuyện được kể hoặc hình ảnh được trình bày cho tôi, tôi có thể tự hỏi: tôi đang ở đâu trong câu chuyện này? Hình ảnh này nói gì với cuộc sống của tôi? Trên thực tế, thuật ngữ "dụ ngôn" bắt nguồn từ động từ tiếng Hy Lạp paraballein, có nghĩa là ném trước mặt. Dụ ngôn ném trước mặt tôi một từ khiến tôi kích động và thúc giục tôi tự vấn bản thân.
Dụ ngôn người gieo giống nói chính xác về động lực của lời Chúa và những tác động mà nó tạo ra. Thật vậy, mỗi lời trong Tin Mừng giống như một hạt giống được ném vào đất cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh hạt giống nhiều lần, với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong chương 13 của Tin mừng Mát-thêu, dụ ngôn về người gieo giống mở đầu cho một loạt các dụ ngôn ngắn khác, một số trong đó nói chính xác về những gì đang diễn ra trên địa hình: lúa mì và cỏ dại, hạt cải, kho báu ẩn giấu trong ruộng. Vậy thì đất này là gì? Đó là trái tim chúng ta, nhưng cũng là thế giới, cộng đồng, Giáo hội. Thực thế, lời Chúa làm cho sinh hoa trái và khơi dậy mọi thực tại.
Lúc đầu, chúng ta thấy Chúa Giêsu rời khỏi nhà và tập hợp một đám đông lớn xung quanh Người (x. Mt 13:1). Lời của Người hấp dẫn và lôi cuốn. Rõ ràng là trong số những người dân có nhiều tình huống khác nhau. Lời của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người, nhưng nó tác động đến mỗi người theo một cách khác nhau. Bối cảnh này cho phép chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của dụ ngôn.
Một người gieo giống khá khác thường ra đi gieo hạt, nhưng không quan tâm đến việc hạt giống rơi ở đâu. Ngài gieo hạt giống ngay cả ở nơi mà chúng không có khả năng đơm hoa kết trái: trên đường, trên đá, giữa những bụi gai. Thái độ này làm người nghe ngạc nhiên và khiến họ phải hỏi: tại sao vậy?
Chúng ta quen tính toán mọi thứ – và đôi khi là cần thiết – nhưng điều này không áp dụng trong tình yêu! Cách mà người gieo giống “phung phí” này gieo hạt giống là hình ảnh về cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thật vậy, đúng là số phận của hạt giống cũng phụ thuộc vào cách mà trái đất chào đón nó và hoàn cảnh mà nó gặp phải, nhưng trước hết và quan trọng nhất trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Thiên Chúa gieo hạt giống Lời của Người trên mọi loại đất, nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào của chúng ta: đôi khi chúng ta hời hợt và mất tập trung hơn, đôi khi chúng ta để mình bị cuốn theo sự nhiệt tình, đôi khi chúng ta bị gánh nặng bởi những lo lắng của cuộc sống, nhưng cũng có những lúc chúng ta sẵn sàng và chào đón. Thiên Chúa tin tưởng và hy vọng rằng sớm hay muộn thì hạt giống sẽ nở hoa. Đây là cách Người yêu thương chúng ta: Người không chờ đợi chúng ta trở thành mảnh đất tốt nhất, nhưng Người luôn hào phóng ban cho chúng ta lời Người. Có lẽ khi thấy Người tin tưởng chúng ta, mong muốn trở thành mảnh đất tốt hơn sẽ được thắp sáng trong chúng ta. Đây là hy vọng, được xây dựng trên nền tảng là lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa.
Khi kể về cách hạt giống sinh hoa trái, Chúa Giêsu cũng đang nói về cuộc đời của Người. Chúa Giêsu là Ngôi Lời, Người là Hạt Giống. Và hạt giống, để sinh hoa trái, phải chết đi. Vì vậy, dụ ngôn này cho chúng ta biết rằng Chúa sẵn sàng “hao mòn” vì chúng ta và Chúa Giêsu sẵn sàng chết để biến đổi cuộc sống của chúng ta.
Tôi nhớ đến bức tranh tuyệt đẹp của Van Gogh, Người gieo giống lúc hoàng hôn. Hình ảnh người gieo giống dưới ánh nắng chói chang đó cũng nói với tôi về công việc khó nhọc của người nông dân. Và tôi thấy rằng, đằng sau người gieo giống, Van Gogh đã mô tả hạt giống đã chín. Với tôi, đó dường như là hình ảnh của hy vọng: theo cách này hay cách khác, hạt giống đã sinh hoa trái. Chúng ta không chắc chắn bằng cách nào, nhưng nó là như vậy. Tuy nhiên, ở trung tâm của cảnh này không phải là người gieo giống, người đứng ở một bên; thay vào đó, toàn bộ bức tranh được thống trị bởi hình ảnh mặt trời, có lẽ để nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa là Đấng chuyển động lịch sử, ngay cả khi đôi khi Người có vẻ vắng mặt hoặc xa cách. Chính mặt trời sưởi ấm những cục đất và làm cho hạt giống chín muồi.
Anh chị em thân mến, Lời Chúa đang đến với chúng ta trong hoàn cảnh sống nào ngày nay? Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn luôn chào đón hạt giống này, tức là Lời của Người. Và nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta không phải là một mảnh đất màu mỡ, chúng ta đừng nản lòng, nhưng hãy cầu xin Người tác động nhiều hơn trên chúng ta để biến chúng ta thành một vùng đất tốt hơn.
***
LỜI KÊU GỌI
Tình hình ở Dải Gaza ngày càng đáng lo ngại và đau đớn. Tôi xin gửi lời kêu gọi chân thành để cho phép viện trợ nhân đạo có phẩm giá được đưa vào và chấm dứt tình trạng thù địch, cái giá đau lòng mà trẻ em, người già và người bệnh đang phải trả.
______________________________
Lời chào đặc biệt:
Tôi chào đón những người hành hương và du khách nói tiếng Anh, đặc biệt là những người đến từ Anh, Ireland, Hungary, Na Uy, Nigeria, Senegal, Tanzania, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Philippines, Hàn Quốc, Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ. Tôi đặc biệt chào mừng các Nữ tu dòng Thánh Giuse Annecy, các Nữ tu Truyền giáo Pallottine thuộc Tông đồ Công Giáo, các Nữ tu dòng Con gái Thánh Jerome Emiliani, nhóm Các cặp đôi vì Chúa Kitô, những người hành hương từ Giáo phận Kerry và một nhóm tình nguyện viên trẻ quốc tế từ Trung tâm Thánh Cassian. Với lời cầu nguyện tốt đẹp rằng Năm Thánh Hy vọng hiện tại có thể là thời gian ân sủng và đổi mới tinh thần cho anh chị em và gia đình anh chị em, tôi cầu xin Chúa Giêsu ban cho anh chị em tất cả niềm vui và sự bình an.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt thù địch ở Gaza trong buổi tiếp kiến chung đầu tiên
Vũ Văn An
14:52 21/05/2025

Hannah Brockhaus, Kristina Millare của hãng tin CNA, từ Vatican, ngày 21 tháng 5 năm 2025, phát đi bản tin sau đây:
Đức Giáo Hoàng Leo XIV trong buổi tiếp kiến chung đầu tiên của ngài vào thứ Tư đã kêu gọi chấm dứt thù địch ở Gaza và đưa viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.
Phát biểu trước hàng chục nghìn người tham dự vào một ngày u ám tại Quảng trường Thánh Phêrô, tân giáo hoàng đã kết thúc bài phát biểu của ngài bằng cách gọi tình hình ở Dải Gaza là "ngày càng đáng lo ngại và đau đớn".
“Tôi xin nhắc lại lời kêu gọi chân thành của mình là cho phép đưa viện trợ nhân đạo xứng đáng vào và chấm dứt tình trạng thù địch mà trẻ em, người già và người bệnh phải trả giá đắt”, ngài nói thêm.
Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng được đưa ra trong bối cảnh số người chết và bị thương ở Dải Gaza tiếp tục tăng do các cuộc tấn công của Israel. Theo các báo cáo, mặc dù một số viện trợ nhân đạo đã được phép vào Gaza, nhưng vẫn chưa được phân phối.
Đúng một tháng sau ngày Đức Phanxicô qua đời, Đức Giáo Hoàng Leo cũng đã nhớ lại với lòng biết ơn “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đáng kính, người vừa trở về nhà Cha cách đây một tháng”.
Đức Giáo Hoàng Leo đã theo sát những phát biểu bằng văn bản của ngài, chỉ thêm bình luận về Gaza, trong buổi tiếp kiến công chúng ngày 21 tháng 5, bắt đầu bằng việc đi vòng quanh quảng trường trên xe giáo hoàng trong tiếng reo hò, biểu ngữ và vẫy cờ. Một số người đứng trên ghế để cố gắng nhìn thoáng qua vị giáo hoàng mới, người đã dừng lại nhiều lần để ban phước cho những đứa trẻ ở mọi lứa tuổi được đưa ra trước mặt ngài trong vòng tay dang rộng.
Bài giáo lý khai mạc của vị giáo hoàng đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ đã tiếp nối chủ đề mà Đức Phanxicô đã khởi xướng cho Năm Thánh 2025: “Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta”.
Suy gẫm về dụ ngôn người gieo giống, Đức Leo lưu ý đến hành vi khác thường của người gieo giống trong câu chuyện, người “không quan tâm hạt giống rơi ở đâu. Ông ta gieo hạt giống ngay cả ở những nơi mà chúng không có khả năng đơm hoa kết trái: trên đường đi, trên đá, giữa những bụi gai.”
“Cách mà người gieo giống ‘phung phí’ này gieo hạt giống là hình ảnh về cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta,” ngài nói, lặp lại một phần trong thông điệp đầu tiên của ngài từ loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô sau khi ngài được bầu vào ngày 8 tháng 5, rằng Chúa “yêu thương tất cả chúng ta vô điều kiện.”
“Trước hết và quan trọng nhất trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Thiên Chúa gieo hạt giống lời của Người trên mọi loại đất, nghĩa là trong mọi hoàn cảnh của chúng ta,” Đức Leo nhấn mạnh.
Ngài tiếp tục: “Chúa tự tin và hy vọng rằng sớm hay muộn hạt giống sẽ nở hoa. Đây là cách Người yêu thương chúng ta: Người không chờ chúng ta trở thành mảnh đất tốt nhất, nhưng Người luôn hào phóng ban cho chúng ta lời của Người. Có lẽ khi thấy Người tin tưởng chúng ta, mong muốn trở thành mảnh đất tốt hơn sẽ được thắp sáng trong chúng ta. Đây là hy vọng, được xây dựng trên nền tảng là lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa.”
Chủ đề về sự biến đổi cá nhân cũng được nhắc lại sau đó trong bài giáo lý, khi Đức Leo nói: “Chúa Giêsu là lời, Người là hạt giống. Và hạt giống, để sinh hoa trái, phải chết đi. Do đó, dụ ngôn này cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa sẵn sàng ‘hao mòn’ vì chúng ta và Chúa Giêsu sẵn sàng chết để biến đổi cuộc sống của chúng ta”.
Người chồng và người cha Chuma Asuzu từ Canada đã đến quảng trường vào sáng sớm cùng gia đình để tham dự buổi tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Giáo Hoàng.
“Thật tuyệt và tôi nghĩ thật đáng lưu ý khi ngài giải thích về hạt giống và đó là lời của Chúa”, Asuzu chia sẻ với CNA. “Tôi thực sự trân trọng điều đó”.
“Ngài đã đưa ra quan điểm khi lái xe vòng quanh nhiều vì đó là lần đầu tiên ngài tiếp kiến và ngài trông rất xúc động lúc đầu,” ông nói thêm.
Thay vì lấy ví dụ từ văn học hoặc triết học, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường làm, Đức Giáo Hoàng Leo đã sử dụng bức tranh “Người gieo hạt lúc hoàng hôn” của Vincent Van Gogh để gợi lên sự suy gẫm về hy vọng.

“Hình ảnh người gieo hạt dưới ánh nắng chói chang cũng nói với tôi về công việc khó nhọc của người nông dân,” ngài nói. “Và tôi thấy rằng, đằng sau người gieo giống, Van Gogh đã mô tả hạt giống đã chín. Với tôi, đó có vẻ là hình ảnh của hy vọng: Bằng cách này hay cách khác, hạt giống đã đơm hoa kết trái. Chúng ta không chắc bằng cách nào, nhưng nó đã đơm hoa kết trái.”
“Tuy nhiên, ở trung tâm của cảnh này không phải là người gieo hạt, người đứng ở một bên; thay vào đó, toàn bộ bức tranh được thống trị bởi hình ảnh mặt trời, có lẽ để nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa là người chuyển động lịch sử, ngay cả khi đôi khi Người có vẻ vắng mặt hoặc xa cách,” Đức Giáo Hoàng lưu ý. “Chính mặt trời sưởi ấm những cục đất và làm cho hạt giống chín mùi.”
Suy nghĩ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng là nhắc nhở những người có mặt hãy cầu xin Chúa ban ơn để chào đón hạt giống lời Người: “Và nếu chúng ta nhận ra rằng mình không phải là mảnh đất màu mỡ, chúng ta đừng nản lòng, nhưng hãy cầu xin Người tác động nhiều hơn trên chúng ta để biến chúng ta thành một địa hình tốt hơn.”
Đức Leo kết thúc buổi tiếp kiến theo cách thông thường, hát kinh Lạy Cha bằng tiếng La-tinh và sau đó ban phép lành tông tòa.
Trong số những người hành hương có mặt vào thứ Tư có Cha Rolmart Verano, người đang dẫn đầu một nhóm người hành hương mừng năm thánh từ Giáo phận Surigao, Philippines.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ đến đây [Roma]", ngài nói với CNA. "Đây là một trong những giấc mơ hoang dã nhất của tôi đã trở thành sự thật!"
"Điểm nổi bật trong buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng Leo XIV là khi ngài nói rằng lời Chúa phải bén rễ trong mỗi trái tim chúng ta", ngài nói. "Lời Chúa phải đóng vai trò như kim chỉ nam cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta bất kể đó là hoàn cảnh bình thường hay khó khăn".
Là một trong 40 thành viên của nhóm hành hương từ Giáo phận Mumbai, Ấn Độ, Sandesh Almeida cho biết ông đã ngay lập tức ấn tượng trước lòng tốt mà tân giáo hoàng thể hiện tại buổi tiếp kiến.
“Hòa bình là một thông điệp tốt đẹp từ ngài,” ông nói. “Bây giờ với Ấn Độ và Pakistan… chúng ta nên hướng đến hòa bình và Đức Giáo Hoàng chủ yếu tập chú vào hòa bình.”
Một tháng lịch sử: Từ cú sốc ngày 21 tháng 4 đến nụ cười ngày 21 tháng 5
Vũ Văn An
15:44 21/05/2025

Tạp chí Aleteia, xuất bản ngày 21/05/25, có bài tường thuật một tháng qua với ngôi vị giáo hoàng:
Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã kết thúc buổi tiếp kiến chung đầu tiên của mình ngày hôm nay bằng cách nói về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã bước vào cõi vĩnh hằng đúng một tháng trước.
Kể từ ngày 21 tháng 4, Giáo hội và thế giới đã chứng kiến một tháng lịch sử, từ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời cho đến cuộc bầu cử và những bước đi đầu tiên của người kế nhiệm ngài, Đức Giáo Hoàng Leo XIV, một vị giáo hoàng khác của Châu Mỹ.
Aleteia nhìn lại những ngày đưa giáo hoàng vào tâm điểm chú ý của thế giới.
Ngày 21 tháng 4: Cú sốc của Thứ Hai Phục Sinh
Vẫn đang nghỉ ngơi sau lễ Phục sinh ngày hôm trước, Rome từ từ thức dậy vào ngày lễ công cộng này. Nhiều người đã lên kế hoạch cho một Thứ Hai yên tĩnh. Nhưng ngay trước 10 giờ sáng, Tòa thánh đã phát sóng trực tiếp từ nhà nguyện của dinh thự Santa Marta. Hồng Y Nhiếp chính Kevin Farrell thông báo về cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, xảy ra lúc 7:35 sáng.
Cả thành phố bàng hoàng, nơi vừa chứng kiến vị giáo hoàng 88 tuổi ban phước cho đám đông từ xe giáo hoàng chỉ một ngày trước đó. Một sự hỗn loạn nhất định đã diễn ra trong vài giờ. Các tín hữu đổ xô đến Nhà thờ Thánh Phêrô không thấy bất cứ buổi cầu nguyện hay bất cứ dấu hiệu nào cho thấy người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo đã qua đời, một dấu hiệu cho thấy mọi người đều bất ngờ. Chỉ đến cuối ngày, với nghi thức dành cho người qua đời, thì tang chế mới thực sự bắt đầu.
Ngày 22 tháng 4: Cả thế giới đổ xô đến Rome
Một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời, các Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu đến. Tập trung vào sáng thứ Ba trong “các hội đồng chung”, trước tiên các ngài phải chuẩn bị tang lễ và sau đó là mật nghị để bầu người kế nhiệm Đức Phanxicô. Các yêu cầu cấp phép báo chí đổ về Văn phòng Báo chí Tòa thánh, nơi đang phải vật lộn để xử lý hàng nghìn đơn đăng ký, trong khi tất cả các thiết bị kỹ thuật phục vụ đưa tin của giới truyền thông — các nền tảng cho đoàn làm phim truyền hình và màn hình lớn trải dài đến tận Castel Sant’Angelo — đã dần được thiết lập. Tất cả các máy quay trên thế giới đều tập trung vào mái vòm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Trong suốt biến cố, khoảng 6,600 nhà báo và kỹ thuật viên đã được Tòa thánh cấp phép.
Ngày 23 tháng 4: Thi hài của Đức Giáo Hoàng đi qua Quảng trường Thánh Phêrô
Sau khi được quàn tại nhà nguyện Casa Santa Marta, nơi những cộng sự thân cận của vị giáo hoàng người Argentina và các nhân viên Vatican có thể đến viếng, thi hài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được đặt trong một chiếc quan tài mở theo truyền thống, đã được chuyển đến Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào sáng thứ Tư, ngày 23 tháng 4. Buổi lễ do Hồng Y Nhiếp chính Kevin Farrell chủ trì, diễn ra trong bầu không khí vô cùng xúc động của hơn 20,000 tín hữu tụ họp trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Cảnh tượng thi thể và khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng bị in dấu bởi nỗi đau đớn của căn bệnh cuối cùng cũng có tác động sâu sắc đến hàng triệu người xem truyền hình, những người không quen đối diện với cái chết. Cho đến thứ sáu, ngày 25 tháng 4, khoảng 250,000 tín hữu đã đổ xô đến Vương cung thánh đường, tạo thành một hàng dài vô tận trước Vương cung thánh đường – nơi cánh cửa mở gần như suốt đêm – để cầu nguyện trước thi hài của vị Giáo hoàng quá cố, được đặt cao trước bàn thờ.
Ngày 25 tháng 4: Chứng thư đóng ấn triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô cho lịch sử
Vào tối thứ sáu, quan tài của vị Giáo hoàng thứ 266 đã được đóng lại trong một buổi lễ kéo dài một giờ. Người chủ trì lễ tang của vị Giáo hoàng đã trải một tấm khăn lụa trắng lên mặt của người đã khuất. Ngài đặt vào quan tài một chiếc ví đựng những đồng tiền được đúc bằng hình ảnh của vị Giáo hoàng trong thời gian ngài làm Giáo hoàng và Chứng thư, được cuộn lại trong một ống kim loại.
Bản văn này, tóm tắt cuộc đời và các tác phẩm quan trọng của Đức Giáo Hoàng, nhắc lại rằng khi được bầu vào năm 2013, ngài đã lấy tên là Phanxicô, vì giống như vị thánh của Assisi, ngài muốn ưu tiên cho những người nghèo nhất trên thế giới. Đóng dấu triều đại giáo hoàng của mình vào lịch sử, Chứng thư tuyên bố rằng “Đức Phanxicô đã để lại cho tất cả mọi người một chứng tá tuyệt vời về tình người, về cuộc sống thánh thiện và về tình phụ tử phổ quát”.
Ngày 26 tháng 4: Lễ tang hoàn cầu của “vị Giáo hoàng của Niềm vui”
Vào ngày 26 tháng 4, lễ tiễn biệt Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thu hút 400,000 người, bao gồm 250,000 tín hữu tụ tập gần Vatican để tham dự Thánh lễ tang lễ của ngài được phát sóng trên toàn thế giới và 150,000 người dân La Mã dọc theo tuyến đường đưa hài cốt của ngài từ Vatican đến lăng mộ của ngài tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Trong bầu không khí ấm áp và huynh đệ, một đám đông đa dạng đã tỏ lòng tôn kính “vị Giáo hoàng của Niềm vui”, người cũng được các tín hữu từ các quốc gia mà ngài đã đến thăm và ủng hộ tôn vinh. Lễ tang của ngài trùng với Ngày Năm Thánh dành cho Thanh thiếu niên, hàng ngàn người đã đến Quảng trường Thánh Phêrô, tràn ngập cảm xúc, tò mò và tự hào khi chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử.
Buổi sáng lịch sử này cũng được đánh dấu bằng sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia, bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. Cuộc gặp mặt trực tiếp của họ sau lễ tang, ở phía sau Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, đánh dấu một bước đột phá bất ngờ trong mối quan hệ vốn đã đầy sóng gió kể từ cuộc gặp của họ tại Nhà Trắng hai tháng trước. Ngày này đã đặt ngôi vị giáo hoàng và Vatican vào tâm điểm chú ý của thế giới, tiết lộ sức mạnh của một định chế 2,000 năm vẫn đứng vững trước các thăng trầm chính trị.
Ngày 27 tháng 4: Sự khởi đầu của “chương tiếp theo”
Việc tìm kiếm người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã được các Hồng Y bắt đầu trong tuần, đã được đẩy nhanh vào ngày sau lễ tang của ngài. Được coi là ứng viên được yêu thích nhất, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã được theo dõi chặt chẽ trong Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật, do ngài chủ trì tại Quảng trường Thánh Phêrô trước hàng nghìn thanh thiếu niên tụ họp tại Rome để mừng năm thánh. Trong bài giảng trang nghiêm, vị Hồng Y người Ý đã nhận được tràng pháo tay lớn khi ngài gợi lại ký ức về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Những thanh thiếu niên đã mang đến cho kỳ nghỉ cuối tuần lịch sử này, được đánh dấu bằng nhiệt độ gần giống như mùa hè ở Rome, bầu không khí lễ hội hơn là tang tóc.
Ngày 4 tháng 5: Danh sách các vị có thể là giáo hoàng
Những ngày tiếp theo được đánh dấu bằng các Thánh lễ “novendiales [tuần cửu nhật tang chế]”, trong đó chín Hồng Y đã bày tỏ lòng tôn kính đối với di sản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Khi các Hồng Y bước vào hoặc rời khỏi các phiên họp chung được tổ chức sau cánh cửa đóng kín, một số người đã có đôi lời với báo chí, nhắc nhở họ rằng các tiêu chuẩn chính trị hoặc địa lý không phải là trọng tâm của quá trình phức tạp này, mà là vấn đề “cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”.
Tên của các Hồng Y Parolin, Pizzaballa, Grech, Aveline, Tagle và một người Philippines khác, David, người đã có những can thiệp trong Thượng hội đồng và các phiên họp chung để lại ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt nổi bật trên các tờ báo. Một số phương tiện truyền thông cũng đề cập đến tên của Hồng Y Robert Francis Prevost kín đáo, một nhân vật được đánh giá cao vì sự ôn hòa và khả năng tổng hợp, nhưng việc bầu chọn có vẻ không khả thi do ngài mang quốc tịch Mỹ.
Ngày 7 tháng 5: Vào mật nghị và làn khói đen đầu tiên
Vào thứ Tư, ngày 7 tháng 5, theo nhịp điệu của Kinh cầu các Thánh, 133 Hồng Y cử tri từ từ tiến vào Nhà nguyện Sistine trong đoàn rước để tham dự một mật nghị dự kiến sẽ diễn ra tương đối ngắn, với một số Hồng Y đảm bảo rằng mật nghị sẽ kéo dài “không quá hai hoặc ba ngày”. Sau lời tuyên thệ dài của các Hồng Y cử tri, Đức TGM Diego Ravelli, người chủ trì các nghi lễ phụng vụ của giáo hoàng, đã tuyên bố câu “Extra omnes [mọi người khác phải ra ngoài]” nổi tiếng, dẫn đến việc đóng cửa và gián đoạn chương trình phát sóng.
Vài giờ sau, một đám đông lớn đã tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô và Via della Conciliazione để xem làn khói đầu tiên. Nhưng nó đến muộn hơn nhiều so với dự kiến, vào khoảng 9 giờ tối. Sau đó, có thông tin cho rằng sự chậm trễ là do Hồng Y Cantalamessa, cựu giảng viên của phủ Giáo hoàng, người đã được gọi trở lại để hướng dẫn các Hồng Y cử tri khi họ bước vào mật nghị.
Ngày 8 tháng 5: Một người đàn ông tên là Leo
Sau làn khói đen thứ hai vào hôm thứ năm, ngày 8 tháng 5, vào cuối buổi sáng, Rome đã bùng nổ trong sự phấn khích lúc 6:08 chiều khi làn khói trắng xuất hiện từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, vào cuối thời gian chờ đợi được đánh dấu bằng cảnh tượng một gia đình mòng biển làm tổ trên mái nhà. Một đám đông lớn tụ tập trong niềm vui và nước mắt để nghe Đức Hồng Y người Pháp Dominique Mamberti công bố tên của tân giáo hoàng: Đức Hồng Y Robert Francis Prevost đã được bầu và lấy tên là Leo XIV.
Sự ngạc nhiên nhanh chóng nhường chỗ cho sự nhiệt tình khi tân giáo hoàng, mặc lễ phục, xuất hiện tại loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, đan xen bài phát biểu đầu tiên về việc thúc đẩy hòa bình.
Vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Hoa Kỳ, Leo XIV, cũng dành thời gian để nói tiếng Tây Ban Nha để chào đón các tín hữu cũ của mình tại Giáo phận Chiclayo, Peru. Niềm vui của các Hồng Y xung quanh ngài đặc biệt đáng chú ý, đặc biệt là Đức Hồng Y Vinko Puljic của Sarajevo, người gần như đã bỏ lỡ mật nghị vì sức khỏe yếu.
Nụ cười rạng rỡ của Đức Hồng Y Vinko Puljic (thứ hai từ phải sang) hiện rõ trong suốt lời chào của Đức Giáo Hoàng.

Các Hồng Y sau đó mô tả trải nghiệm mật nghị là vô cùng xúc động, đắm chìm họ vào mầu nhiệm Kitô giáo về sự kế vị của Thánh Phêrô. Một số người cho biết cuộc bầu Đức Hồng Y Provost đã nhận được sự đồng thuận rộng rãi, nếu không muốn nói là gần như nhất trí, giữa những vị tham gia mật nghị.
Vào tối ngày 8 tháng 5, những hình ảnh tuyệt đẹp về Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn ánh nắng đã được phát sóng trên toàn thế giới, đánh dấu đỉnh cao của một khoảnh khắc lịch sử đối với Giáo hội và Vatican.
Ngày 10 tháng 5: Lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng và hành hương đến Nhà thờ Đức Bà Cả
Vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 5, tân giáo hoàng đã có chuyến đi đầu tiên ra khỏi Vatican, đến Genazzano, một thị trấn nhỏ ở phía đông nam Rome, để viếng Đền Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành, do một nữ tu dòng Augustinô, Chân phước Petruccia, thành lập. Tân giáo hoàng được khoảng một trăm cư dân tụ tập tại quảng trường trước thánh địa chào đón và xuất hiện lần đầu tiên trước đám đông, chào những người có mặt và ban phước cho trẻ em. Sau đó, Đức Leo XIV bước vào Vương cung thánh đường Marian, một thánh địa do bốn tu sĩ dòng Augustinô điều hành, để cầu nguyện trước bức tượng Đức Mẹ Chỉ bảo Tốt lành, vốn là đối tượng của lòng sùng kính phổ biến kể từ thế kỷ 15.
Khi trở về Rome, vị giáo hoàng đã dừng lại ở Nhà thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện tại lăng mộ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người tiền nhiệm trực tiếp của ngài, nơi ngài đặt một bông hồng trắng. Như Đức Phanxicô thích làm, ngài cũng dành thời gian để cầu nguyện trước biểu tượng của Đức Mẹ, Salus Populi Romani.
Ngày 11 tháng 5: một Giáo hoàng được người Rôma chấp nhận
Vào Chúa Nhật, ngày 11 tháng 5, từ loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng mới đã ban phước cho các tín hữu tụ tập tại quảng trường để đọc kinh Lạy Nữ Vương (Regina Caeli). Trước sự ngạc nhiên và xúc động của mọi người, chính Đức Leo XIV đã hát thánh ca truyền thống bằng tiếng Latinh này dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Những người Rôma đến để gặp và nghe giám mục mới của họ cho biết họ rất cảm động trước sự giản dị và khiêm nhường của ngài, bao gồm cả nỗ lực nói tiếng Ý rõ ràng và dễ hiểu cho tất cả mọi người. Để phù hợp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài đã kêu gọi hòa bình, đặc biệt là ở Dải Gaza và Ukraine.
Trong những ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng, trong những bài phát biểu đầu tiên của ngài trước các Hồng Y, nhà báo, khách hành hương từ các Giáo hội Đông phương, và thậm chí trước một tổ chức dành riêng cho học thuyết xã hội của Giáo hội, vị giáo hoàng mới đã phác thảo những dòng đầu tiên của giáo huấn của ngài.
Với những tham chiếu thường xuyên đến Thánh Augustinô và các nhà thần học khác, vị giáo hoàng mới đã phác họa những dòng đầu tiên của phong cách của mình, cũng được nhấn mạnh bằng sự hài hước. Ở một khía cạnh nhẹ nhàng hơn, ngài cũng thể hiện niềm đam mê thể thao của mình bằng cách tiếp đón tay vợt người Ý Jannik Sinner, người được xếp hạng số một thế giới.
Ngày 18 tháng 5: Khoảng 200,000 người tham dự Thánh lễ nhậm chức
Vào hôm Chúa Nhật, ngày 18 tháng 5, khoảng 200,000 người đã tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô để long trọng khai mạc triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIV, người đã làm giáo hoàng trong 10 ngày. Thánh lễ này đánh dấu chuyến công du đầu tiên của ngài trên xe giáo hoàng, trong đó, tân giáo hoàng đã thể hiện cả sự thoải mái nhất định và sự dè dặt nhất định, dành thời gian để ban phước cho một vài đứa trẻ, nhưng không quá phô trương.
Trong bài giảng của ngài, vị giáo hoàng đã vạch ra con đường khiêm nhường. Nhưng thậm chí còn hơn cả lời nói của ngài, các tín hữu đã xúc động bởi thái độ và cảm xúc rõ ràng của ngài, đặc biệt là khi ngài nhận được chiếc nhẫn của người đánh cá từ Đức Hồng Y Tagle.
Lễ khai mạc triều đại giáo hoàng của ngài cũng đánh dấu lần đầu tiên ngài xuất hiện trên trường quốc tế với những buổi tiếp kiến đầu tiên của ngài với các nhân vật chính trị, bao gồm Phó Tổng thống Hoa Kỳ J.D. Vance và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đưa tân giáo hoàng vào trung tâm của sân khấu địa chính trị toàn cầu.
Ngày 21 tháng 5: Buổi tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Leo được tổ chức vào ngày kỷ niệm một tháng
Kỷ niệm một tháng ngày mất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trùng với ngày thứ Tư và buổi tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Leo. Đức Giáo Hoàng đã tiếp tục chủ đề hy vọng mà Đức Phanxicô đã bắt đầu, và kết thúc bằng cách nhắc đến người tiền nhiệm của mình:
Và chúng ta không thể kết thúc cuộc họp này mà không tưởng nhớ với lòng biết ơn sâu sắc đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô đáng kính của chúng ta, người đã trở về nhà Cha cách đây chỉ một tháng.
Đức Giáo Hoàng Lêô cầu nguyện tại mộ Thánh Phaolô
Đặng Tự Do
17:16 21/05/2025
Chiều thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã đến thăm Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, là nhà thờ Rôma theo truyền thống được cho là nơi lưu giữ hài cốt của Thánh Phaolô.
Sau một lúc cầu nguyện trước lăng mộ Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng đã chủ trì một buổi cầu nguyện ngắn.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Lêô đã suy ngẫm về một đoạn trích từ Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, trong đó ngài nói rằng có ba chủ đề chính - ân sủng, đức tin và sự công chính - có thể giúp làm sáng tỏ Sứ vụ Phêrô mà ngài được kêu gọi.
Đức Giáo Hoàng bắt đầu bằng việc thảo luận về chủ đề đầu tiên, 'ân sủng' - hay sự giúp đỡ của Chúa.
Trong lá thư gửi tín hữu Rôma, Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng, Phaolô thừa nhận rằng ngài đã gặp Chúa Kitô chỉ vì Chúa Kitô đã tìm đến ngài trước – cuộc gặp gỡ và chức thánh tiếp theo của ngài là “hoa trái của tình yêu trước đó của Thiên Chúa, tình yêu đã kêu gọi ngài đến với một cuộc sống mới khi ngài vẫn còn xa rời Tin Mừng”.
Đức Giáo Hoàng Lêô lưu ý rằng Thánh Augustinô đã nói điều tương tự, khi ngài hỏi “Làm sao chúng ta có thể lựa chọn, nếu chúng ta không được chọn trước? Chúng ta không thể yêu, nếu không có ai đó yêu chúng ta trước”.
Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta không thể sống tốt nếu không có sự giúp đỡ của Chúa, và thực tế này “là gốc rễ của mọi ơn gọi”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng chuyển sang xem xét vai trò của đức tin trong lời tường thuật của Thánh Phaolô về ơn gọi của ngài.
Khi Chúa hiện ra với Phaolô trên đường đến Damascus, Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng, “Người không tước đi sự tự do của ông”, nhưng thay vào đó, Người đã cho ông “cơ hội để đưa ra quyết định”.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng “Ơn cứu rỗi không đến bằng phép thuật, nhưng bằng sự tương tác huyền nhiệm giữa ân sủng và đức tin, giữa tình yêu thương dự phòng của Thiên Chúa và sự chấp nhận tin tưởng và tự do của chúng ta”.
Khía cạnh cuối cùng trong lời kêu gọi của Phaolô mà Đức Giáo Hoàng Lêô xem xét là 'sự biện minh', hay quá trình gia tăng sự thánh thiện. Sách Công vụ Tông đồ mô tả cách Phaolô ngừng ngược đãi các Kitô hữu sau khi nhìn thấy Chúa Giêsu và bắt đầu làm việc cùng họ.
Đức Giáo Hoàng thúc giục người nghe “thi đua” thể hiện tình yêu này, điều đã khiến Thánh Phaolô hiến thân trọn vẹn cho người khác đến nỗi cuối cùng ngài đã phải chịu tử đạo.
Đức Giáo Hoàng Lêô kết thúc bài giảng của mình bằng một câu trích dẫn từ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16: “Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Đây là chân lý vĩ đại của cuộc sống chúng ta; đó là điều làm cho mọi thứ khác có ý nghĩa”.
Đức Giáo Hoàng Lêô cho biết, nhận thức sâu sắc này là “nền tảng của mọi sứ mệnh”, bao gồm “sứ mệnh của riêng tôi với tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô và là người thừa hưởng lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh Phaolô”.
“Xin Chúa ban cho tôi ơn biết đáp lại lời kêu gọi của Người một cách trung thành”, ngài kết luận.
Source:Vatican News
Đức Hồng Y Parolin nói về việc bầu Đức Hồng Y Robert Prevost làm Giáo hoàng Lêô XIV
Đặng Tự Do
17:17 21/05/2025
Đức Hồng Y Parolin đã cung cấp một số thông tin chi tiết về tính cách của Đức Lêô XIV, người mà ngài biết rõ sau khi làm việc với ngài trong hai năm.
Tại Nhà nguyện Sistina, cuộc bầu chọn Đức Lêô XIV đã được chào đón bằng “một tràng pháo tay rất dài và nồng nhiệt”. Đây là những gì Đức Hồng Y Pietro Parolin, người được một số người chỉ định là “giáo hoàng tương lai”, đã nói với báo chí Ý, cùng với những chi tiết khác.
Qua lời chứng của mình, ngài muốn nhấn mạnh đến quyền năng của Chúa Thánh Thần, mô tả Cơ Mật Viện được hướng dẫn “bởi bầu không khí cầu nguyện, tình huynh đệ và sự hiệp nhất”.
“Chúng tôi tin chắc rằng qua hành động của các Hồng Y cử tri, chính Chúa Thánh Thần đã chọn người được định sẵn để lãnh đạo Giáo hội. Về mặt kỹ thuật, đó là một cuộc bầu cử. Nhưng những gì xảy ra trong Nhà nguyện Sistina, dưới cái nhìn của Chúa Kitô Thẩm phán, làm mới lại những gì đã xảy ra trong những ngày đầu của Giáo hội, khi cần phải tái lập đoàn tông đồ sau sự đào tẩu đau đớn của Judas Iscariot,” ngài nói.
Đức Hồng Y Parolin cũng tiết lộ một số chi tiết về cuộc bầu chọn giáo hoàng mới.
Tôi không tin là tôi đang tiết lộ bất kỳ bí mật nào khi tôi nói rằng một tràng pháo tay rất dài và nồng nhiệt đã diễn ra sau câu “Tôi chấp nhận” đã đưa Đức Hồng Y Robert Prevost trở thành giáo hoàng thứ 267 của Giáo Hội Công Giáo. Điều khiến tôi có ấn tượng mạnh nhất về ngài là sự thanh thản toát ra từ khuôn mặt ngài trong những khoảnh khắc mãnh liệt và, theo một nghĩa nào đó, là 'kịch tính', bởi vì chúng hoàn toàn thay đổi cuộc đời của một người đàn ông.
Ngài không bao giờ mất đi nụ cười nhẹ của mình, mặc dù tôi hình dung ngài rất ý thức về nhiều vấn đề không hề đơn giản mà Giáo hội đang phải đối mặt ngày nay. Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này rất kỹ lưỡng trong các cuộc họp của các Hồng Y trước Cơ Mật Viện, nơi mỗi người tham dự — cả Hồng Y cử tri và không cử tri — đều có thể trình bày bộ mặt của Công Giáo tại quốc gia của họ, những thách thức mà họ phải đối mặt và triển vọng cho tương lai.
Và vì Giáo hội, noi theo Chúa của mình, đã bén rễ sâu trong lịch sử của những người nam và người nữ ở mọi thời đại và mọi vĩ độ, nên Đức Giáo Hoàng mới nhận thức rõ về các vấn đề của thế giới ngày nay, như ngài đã chứng minh ngay từ những lời đầu tiên của mình trên ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô, khi ngài ngay lập tức gợi lên nền hòa bình “giải trừ quân bị”.
Đức Hồng Y Parolin cũng cho biết ngài đã làm việc với Đức Giáo Hoàng mới trong hai năm và do đó đã có cơ hội hiểu biết ngài một cách cá nhân.
Tôi luôn cảm thấy sự thanh thản này ở Đức Hồng Y Prevost. Tôi đã gặp ngài vào đầu nhiệm kỳ của mình với tư cách là Quốc vụ khanh cho một vấn đề gai góc liên quan đến Giáo hội tại Peru, nơi ngài là giám mục của giáo phận Chiclayo. Sau đó, tôi đã có cơ hội làm việc trực tiếp với ngài trong hai năm qua, sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi ngài đến Rôma và giao phó cho ngài Bộ Giám mục.
Đức Hồng Y Parolin cung cấp một số hiểu biết có giá trị về những yếu tố có thể mang tính quyết định trong việc lựa chọn giáo hoàng mới này, đặc biệt là kinh nghiệm và tính cách của ngài.
Đức Tân Giáo Hoàng là một tu sĩ, thuộc Dòng Thánh Augustinô, và là một mục tử đã lãnh đạo giáo phận Chiclayo của Peru trong khoảng hai mươi năm. Do đó, với tôi, ngài có vẻ có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời, trước tiên là với tư cách là nhà lãnh đạo gia đình dòng tu của mình và sau đó là một phần của dân Chúa.
Ngài cũng nhắc đến công việc của Đức Hồng Y Prevost với tư cách là tổng trưởng Bộ Giám mục, một trong những bộ phức tạp nhất của Tòa thánh.
Đức Hồng Y Parolin thừa nhận rằng “địa lý” có thể là một yếu tố khác thu hút sự chú ý của các Hồng Y cử tri. Sinh ra tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Prevost đã sống nhiều năm ở Ý trong những năm đầu tiên của chức linh mục và ngay trước khi trở thành Đức Giáo Hoàng Lêô XIV. Ngài cũng đã có được kinh nghiệm về thế giới với tư cách là Bề trên Tổng quyền của Dòng Thánh Augustinô và sau đó, đặc biệt là về Mỹ Châu Latinh. “Người ta có thể nói, theo một cách nào đó, rằng không có nền văn hóa nào hoàn toàn xa lạ với ngài”.
Cuối cùng, vị giám mục người Ý nổi tiếng đã xác nhận những gì mà những người hành hương đã thấy trong nụ cười ấm áp của Đức Lêô XIV trong lần xuất hiện đầu tiên của ngài. “Sự dịu dàng và thanh thản được ghi nhận ngay lập tức như những đặc điểm trong tính cách của ngài (...) sẽ giúp ngài xây dựng những cây cầu,” Đức Hồng Y Parolin kết luận một cách vui vẻ.
Source:Aleteia
Vị linh mục thường đứng cạnh Đức Giáo Hoàng Lêô XIV là ai?
Đặng Tự Do
17:18 21/05/2025
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên với tư cách là giáo hoàng cách đây hơn một tuần. Bên cạnh ngài, những người quan sát thấy Cha Edgar Iván Rimaycuna, thư ký riêng và là bạn thân của ngài. Mặc dù chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra, sự hiện diện của Cha Rimaycuna bên cạnh Đức Giáo Hoàng cho thấy ngài sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng (hoặc một trong số họ), tiếp tục truyền thống gần đây của các trợ lý người Mỹ Latinh tại Vatican.
Cha Rimaycuna, 36 tuổi, đến từ Chiclayo, một thành phố ở miền bắc Peru nổi tiếng với cộng đồng Công Giáo sôi động. Chính tại đó, ngài lần đầu tiên gặp Đức Cha Robert Prevost, khi đó là giám mục của giáo phận địa phương. Mối quan hệ của họ bắt đầu vào năm 2016, khi Rimaycuna còn là một chủng sinh trẻ mới 17 tuổi. Theo thời gian, người ta nói rằng mối quan hệ của họ ngày càng sâu sắc hơn, chuyển từ cố vấn tâm linh sang tình bạn chân thành.
Khi Đức Cha Prevost được bổ nhiệm làm Hồng Y và được đưa đến Rôma vào năm 2023 để đứng đầu Bộ Giám mục, Cha Rimaycuna đã đi theo, rời giáo phận quê hương của mình với một thông điệp chân thành:
“Tôi rời Chiclayo với nỗi nhớ nhung, nhưng cũng cảm thấy an ủi khi biết rằng có một người bạn đang chờ tôi, người mà tôi sẽ tiếp tục cùng làm việc vì lợi ích của Giáo hội.”
Như Rodrigo Simón Rey của COPE đã lưu ý, mối quan hệ này với Hồng Y Prevost đã đóng vai trò quan trọng trong con đường của Cha Rimaycuna đến Vatican. Nhiều năm chung làm công tác mục vụ ở Peru đã tạo nên nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, mở đường cho vị trí hiện tại của ngài.
Trong một thông điệp chia tay đầy cảm động khi vị giáo hoàng tương lai chuẩn bị đi làm việc tại Giáo triều Rôma, Rimaycuna đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người cố vấn của mình: “Cảm ơn Đức Cha Robert Prevost rất nhiều vì mọi thứ, vì đã cho phép con làm việc bên cạnh ngài, nhưng trên hết là vì tình bạn và sự tin tưởng của ngài. Gửi đến Đức Cha, Người bạn của con. Chúc ngài lên đường bình an và ôm thật chặt! Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau!”
Bây giờ, với Đức Lêô XIV lãnh đạo, Cha Rimaycuna dường như đã sẵn sàng đảm nhận một vai trò có ảnh hưởng hơn nữa. Mặc dù việc bổ nhiệm chính thức làm Thư ký riêng vẫn chưa được xác nhận, sự hiện diện của ngài bên cạnh Đức Giáo Hoàng vào thời điểm quan trọng này báo hiệu một sự chuyển đổi đáng kể.
Nếu được bổ nhiệm, Rimaycuna sẽ gia nhập nhóm các thư ký Mỹ Latinh gần đây bao gồm Fabián Pedacchio (Á Căn Đình), Gonzalo Aemilius (Uruguay) và Daniel Pelizzon (Á Căn Đình), làm nổi bật sự nổi bật đang diễn ra nhưng vẫn tiềm ẩn của Mỹ Latinh trong Giáo triều Rôma.
Mối liên hệ sâu sắc giữa Đức Lêô XIV và Cha Rimaycuna cho thấy mối quan hệ đối tác được hình thành trong trái tim mục vụ của Chiclayo sẽ tiếp tục tại trung tâm của Giáo hội ở Rôma. Đối với vị linh mục trẻ, chương mới này là cơ hội để tiếp tục phục vụ Giáo hội hoàn vũ, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng vào thời điểm quan trọng trong sứ vụ của ngài.
Source:Aleteia
Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ chủ trì Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật trong tháng 6
Thanh Quảng sdb
18:45 21/05/2025
Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ chủ trì Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật trong tháng 6

Đức Giáo Hoàng Leo XIV dự kiến sẽ chủ trì Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật trong tháng 6 và ngài sẽ triệu tập Hội đồng Hồng Y để bỏ phiếu cho một số Nguyên nhân phong thánh.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Văn phòng Lễ nghi Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng đã công bố lịch phụng vụ của Đức Giáo Hoàng vào tháng 6 năm 2025.
- 1/6/2025 lúc 10.30 sáng, Đức Giáo Hoàng Leo XIV bắt đầu bằng Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô để đánh dấu Năm Thánh Gia đình, Trẻ em, Ông bà và Người cao tuổi vào Chủ Nhật.
- 8/6/2025: Chúa Nhật Lễ Hiện xuống, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ lúc 10:30 sáng tại Quảng trườnh cho Năm Thánh của các Phong trào, Hiệp hội và Cộng đồng Giáo hội mới.
- Ngày hôm sau, Thứ Hai, ngày 9 tháng 6, ngài sẽ chủ trì Thánh lễ tưởng niệm Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 11:30 sáng, đánh dấu Năm Thánh của Tòa thánh.
- Vào cuối tuần, vào Thứ Sáu, ngày 13 tháng 6, lúc 9:00 sáng, Đức Giáo Hoàng Leo sẽ triệu tập một Công nghị Hồng Y thường kỳ để bỏ phiếu cho một số Nguyên nhân phong thánh.
- Vào Chủ Nhật, ngày 15 tháng 6, ngài sẽ cùng tham gia Năm Thánh Thể thao cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10:30 sáng.
- Ngày 22/6/2025 Giáo hội mừng Lễ trọng Mình và Máu Chúa Kitô (Corpus Christi), Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ chủ trì Thánh lễ lúc 5:00 chiều tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran và tham gia cuộc rước Thánh Thể từ Vương cung thánh đường về Đền thờ Đức Bà Cả.
- Vào thứ sáu, ngày 27 tháng 6, ngài sẽ trở lại Quảng trường Thánh Phêrô để cử hành Thánh lễ trọng thể kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lúc 9:00 sáng.
- Hai ngày sau, vào Chủ Nhật, ngày 29 tháng 6, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ trì Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 9:30 sáng để mừng Lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.

Đức Giáo Hoàng Leo XIV dự kiến sẽ chủ trì Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật trong tháng 6 và ngài sẽ triệu tập Hội đồng Hồng Y để bỏ phiếu cho một số Nguyên nhân phong thánh.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Văn phòng Lễ nghi Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng đã công bố lịch phụng vụ của Đức Giáo Hoàng vào tháng 6 năm 2025.
- 1/6/2025 lúc 10.30 sáng, Đức Giáo Hoàng Leo XIV bắt đầu bằng Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô để đánh dấu Năm Thánh Gia đình, Trẻ em, Ông bà và Người cao tuổi vào Chủ Nhật.
- 8/6/2025: Chúa Nhật Lễ Hiện xuống, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ lúc 10:30 sáng tại Quảng trườnh cho Năm Thánh của các Phong trào, Hiệp hội và Cộng đồng Giáo hội mới.
- Ngày hôm sau, Thứ Hai, ngày 9 tháng 6, ngài sẽ chủ trì Thánh lễ tưởng niệm Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 11:30 sáng, đánh dấu Năm Thánh của Tòa thánh.
- Vào cuối tuần, vào Thứ Sáu, ngày 13 tháng 6, lúc 9:00 sáng, Đức Giáo Hoàng Leo sẽ triệu tập một Công nghị Hồng Y thường kỳ để bỏ phiếu cho một số Nguyên nhân phong thánh.
- Vào Chủ Nhật, ngày 15 tháng 6, ngài sẽ cùng tham gia Năm Thánh Thể thao cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10:30 sáng.
- Ngày 22/6/2025 Giáo hội mừng Lễ trọng Mình và Máu Chúa Kitô (Corpus Christi), Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ chủ trì Thánh lễ lúc 5:00 chiều tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran và tham gia cuộc rước Thánh Thể từ Vương cung thánh đường về Đền thờ Đức Bà Cả.
- Vào thứ sáu, ngày 27 tháng 6, ngài sẽ trở lại Quảng trường Thánh Phêrô để cử hành Thánh lễ trọng thể kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lúc 9:00 sáng.
- Hai ngày sau, vào Chủ Nhật, ngày 29 tháng 6, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ trì Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 9:30 sáng để mừng Lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
VietCatholic TV
Ukraine sẽ khởi tố Kim Chính Ân trước ICC. Những lo ngại từ Đức, Mỹ về cuộc điện thoại Trump-Putin
VietCatholic Media
02:33 21/05/2025
1. Đồng minh NATO đưa ra đánh giá thẳng thắn về cuộc gọi Tổng thống Trump-Putin
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Putin nên được đánh giá bằng hành động chứ không phải lời nói, và rằng hắn ta “tiếp tục câu giờ” bằng “lời nói suông” sau cuộc gọi với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Tổng thống Trump mô tả cuộc gọi của ông với Putin là “tuyệt vời” và cho biết các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine về hòa bình nên được tiếp tục ngay lập tức. Putin cho biết ông sẵn sàng làm việc trên một bản ghi nhớ với Ukraine bao gồm lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Hoa Kỳ vẫn đang cố gắng làm trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine, nói rằng sự mất mát về sinh mạng, thiệt hại về tài sản và chi phí khổng lồ cho người nộp thuế Mỹ trong viện trợ quân sự cho Kyiv là không thể chấp nhận được.
Ông đã đe dọa sẽ bỏ đi trừ khi có thêm tiến triển, và kể từ đó đã nói rằng chìa khóa để mở ra hòa bình ở Ukraine là một cuộc gặp giữa ông và Putin, mà ông muốn diễn ra càng sớm càng tốt. Cuộc gọi là một bước tiến tới một cuộc gặp.
Nhưng Ukraine và các đồng minh Âu Châu muốn Tổng thống Trump tăng áp lực lên Putin thông qua các lệnh trừng phạt và viện trợ quân sự nhiều hơn cho Kyiv để củng cố vị thế của mình trong các cuộc đàm phán. Họ không tin Putin sẽ dừng cuộc xâm lược theo các điều khoản dễ chịu trừ khi hắn ta bị buộc phải làm như vậy.
Pistorius đang ở Brussels, Bỉ, để tham dự cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Âu Châu nhằm thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có cách tốt nhất để củng cố sức mạnh cho Ukraine.
Đức là đồng minh của NATO và đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Nước này cũng đã tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Khi được hỏi về cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và Putin, Pistorius trả lời các phóng viên rằng: “Tôi nghĩ có thể khẳng định rằng cuộc trò chuyện ngày hôm qua một lần nữa đã xác nhận: phía Nga đã đưa ra tuyên bố, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy ý định đã tuyên bố”.
Ông cho biết Putin “vẫn chưa đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào” và chỉ nói về lệnh ngừng bắn “theo điều kiện của riêng ông”.
“Vladimir Putin rõ ràng vẫn đang tiếp tục câu giờ—điều đó cũng rất rõ ràng. Và vì vậy, mặc dù Nga sẵn sàng thảo luận về một bản ghi nhớ, vẫn chưa có lệnh ngừng bắn nào được đưa ra”, Pistorius nói.
“Ít nhất thì đó là đánh giá của tôi. Không có mốc thời gian. Thật không may, người ta phải nói rằng Putin dường như vẫn không thực sự quan tâm đến hòa bình hoặc ngừng bắn—ít nhất là không theo những điều kiện mà những người khác có thể chấp nhận được.”
Ông nói thêm: “Tôi nghe những lời nói, tôi nghe những tuyên bố, nhưng cuối cùng, tôi vẫn giữ nguyên đường lối của mình là nói rằng—tôi không còn phán xét lời nói nữa, chỉ phán xét hành động và hành động. Tôi tin rằng điều đó giúp ích cho tất cả chúng ta hơn là suy đoán về mức độ nghiêm chỉnh của ý định.”
Pistorius lưu ý về cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn của Nga vào Ukraine vào cuối tuần.
“Điều đó cho thấy cái nhìn sâu sắc về ý định thực sự. Các cuộc tấn công ước tính bằng hơn 270 máy bay điều khiển từ xa—điều đó nói lên một ngôn ngữ rõ ràng,” ông nói. “Một số người ở Ukraine đã thiệt mạng, nhiều người bị thương. Và tôi tin rằng điều đó nói lên rõ ràng hơn nhiều so với những lời nói suông mà chúng ta đã nghe cho đến nay.”
Nga đã cử một phái đoàn cấp thấp đến tham dự vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine sau hơn ba năm tại Istanbul. Kyiv đã đưa theo các quan chức cao cấp, và Tổng thống Ukraine Tổng thống Zelenskiy cũng có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, sẵn sàng gặp trực tiếp Putin. Putin đã từ chối.
Các cuộc đàm phán đã có tiến triển, nhưng hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn nhanh chóng đã sớm bị dập tắt khi rõ ràng là Nga sẽ không cử một phái đoàn cao cấp.
Hai bên cho biết họ muốn hòa bình, nhưng vẫn còn cách xa nhau về các vấn đề chính như nhượng bộ lãnh thổ và tương lai an ninh của Ukraine. Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 chủ yếu là để ngăn chặn Kyiv trong tham vọng gia nhập NATO.
Tổng thống Trump đã đăng trên Truth Social sau cuộc gọi với Putin: “Tôi tin rằng mọi việc diễn ra rất tốt. Nga và Ukraine sẽ ngay lập tức bắt đầu đàm phán hướng tới lệnh ngừng bắn và quan trọng hơn là KẾT THÚC Chiến tranh… Giọng điệu và tinh thần của cuộc trò chuyện rất tuyệt vời. Nếu không, tôi sẽ nói ngay bây giờ, thay vì sau này… Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine sẽ bắt đầu ngay lập tức.”
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Tổng thống Putin cho biết về cuộc gọi với Tổng thống Trump rằng cuộc trò chuyện “rất hiệu quả và khá thẳng thắn, và theo quan điểm của tôi, rất hữu ích”.
TASS đưa tin, Putin cho biết Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về một bản ghi nhớ “giải quyết các điều khoản có thể có cho một thỏa thuận hòa bình trong tương lai, bao gồm việc xác định một số vị trí quan trọng”.
“Những điều này sẽ bao gồm các nguyên tắc giải quyết xung đột, mốc thời gian để có thể ký kết một thỏa thuận hòa bình và các điều khoản về lệnh ngừng bắn tạm thời nếu đạt được các thỏa thuận có liên quan.”
Tổng thống Trump cho biết các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine sẽ được nối lại. Nhưng phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết việc đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine có thể là một quá trình khó khăn và lâu dài.
[Newsweek: NATO Ally Gives Blunt Assessment of Trump-Putin Call]
2. ‘Nga đang cố gắng kéo dài thời gian để tiếp tục chiến tranh’ - Tổng thống Zelenskiy nói sau cuộc gọi giữa Putin và Tổng thống Trump
Nga đang cố gắng kéo dài thời gian để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 20 tháng 5, phản ứng trước cuộc gọi gần đây giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin.
Tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy được đưa ra sau cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine đã kể với người đồng cấp của mình về cuộc điện đàm ngày 19 tháng 5 với Tổng thống Trump, cũng như cuộc hội đàm của Tổng thống Trump với Putin.
“Rõ ràng là Nga đang cố gắng kéo dài thời gian để tiếp tục chiến tranh và xâm lược,” Tổng thống Zelenskiy nói trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 20 Tháng Năm. “Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác của mình để gây áp lực buộc Nga thay đổi hành vi của họ.”
Tổng thống Zelenskiy cảm ơn các đối tác tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì hành động xâm lược của nước này ở Ukraine và nhấn mạnh rằng chiến tranh nên kết thúc tại bàn đàm phán.
“Những đề xuất rõ ràng và thực tế phải được đưa ra bàn thảo. Ukraine sẵn sàng cho bất kỳ hình thức đàm phán hiệu quả nào. Và nếu Nga tiếp tục đưa ra các điều kiện không thực tế và làm suy yếu các kết quả có thể đạt được, thì phải có hậu quả nghiêm trọng”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Axios đưa tin vào ngày 20 tháng 5 rằng Tổng thống Zelenskiy đã phải nhắc nhở Tổng thống Trump rằng các cuộc đàm phán với Nga đã diễn ra sau khi Tổng thống Trump tuyên bố với các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu rằng Điện Cẩm Linh đã sẵn sàng đàm phán, trích dẫn các nguồn tin có mặt trong cuộc gọi.
Cuộc trao đổi được cho là diễn ra trong một cuộc điện đàm có sự tham gia của Tổng thống Trump, Tổng thống Zelenskiy và các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Ý, Phần Lan và Liên minh Âu Châu.
Sự việc diễn ra sau cuộc điện đàm trước đó giữa Tổng thống Trump và Putin, trong đó nhà lãnh đạo Nga đưa ra những bảo đảm mơ hồ về nỗ lực hòa bình nhưng một lần nữa bác bỏ lệnh ngừng bắn ở Ukraine.
Nguồn tin của Axios cho biết Tổng thống Trump đã nói với các nhà lãnh đạo rằng Putin đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp về lệnh ngừng bắn ngay lập tức, điều này đã dẫn đến một vài giây “im lặng bối rối” trong suốt cuộc gọi.
Sau đó, Tổng thống Zelenskiy nhắc Tổng thống Trump rằng Putin đã đồng ý với điều này trước đó và vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên đã diễn ra vào ngày 16 tháng 5 tại Istanbul, đánh dấu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa kể từ năm 2022. Các nguồn tin cho biết Tổng thống Trump đã không trả lời trực tiếp.
Theo Axios, tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo khác cũng chỉ ra với Tổng thống Trump rằng chính ông là người đưa ra ý tưởng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình bằng lệnh ngừng bắn ngay lập tức trong 30 ngày.
Những người tham gia cuộc gọi được cho là có vẻ “ngạc nhiên” khi Tổng thống Trump “tương đối hài lòng” với những gì ông nghe được từ Putin. Mặc dù lập trường của Điện Cẩm Linh không thay đổi, Tổng thống Trump đã trình bày đây là một diễn biến mới trong quá trình đàm phán.
[Kyiv Independent: 'Russia is trying to buy time to continue the war' — Zelensky says after Putin-Trump call]
3. Không bao giờ có lệnh ngừng bắn ở Ukraine.
Michael Anthony McFaul, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1963, là một học giả và nhà ngoại giao người Mỹ, từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga từ năm 2012 đến năm 2014. McFaul trở thành Giáo sư tại Ken Olivier và Angela Nomellini về Nghiên cứu Quốc tế tại Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Stanford vào năm 1995, nơi ông là Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli. Nhận định về cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và Putin, ông nói:
Nga đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Hãy hỏi nhà sử học giả mạo được Vladimir Putin yêu thích.
Vladimir Medinsky từng là bộ trưởng văn hóa yêu nước của điện Cẩm Linh từ năm 2012 đến năm 2020, và ông đã giám sát việc biên soạn lại chương trình giảng dạy lịch sử lệch lạc để dạy cho học sinh Nga. Là người ủng hộ việc dựng tượng Josef Stalin, ông là người đi đầu trong việc đàn áp các nhà sử học và biên niên sử về gulag.
Ông cũng dẫn đầu phái đoàn của Mạc Tư Khoa tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine tại Istanbul vào tuần trước.
Medinsky đã nhắc đến cuộc Đại chiến Bắc Âu 1700-1721 như một lời cảnh báo rằng Nga sẵn sàng chiến đấu với Ukraine cho đến khi giành chiến thắng — hoặc buộc nước này đầu hàng.
“Cuộc chiến tranh phương Bắc vĩ đại với Thụy Điển kéo dài 21 năm. Nhưng chỉ vài năm sau khi bắt đầu, Peter Đại đế đã đề nghị hòa bình với người Thụy Điển… Người Thụy Điển đã nói gì? 'Không, chúng tôi sẽ chiến đấu đến người Thụy Điển cuối cùng'“, Medinsky chế giễu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Cuộc xung đột giữa Nga hoàng và Thụy Điển là để giành quyền kiểm soát vùng Baltic, và kết thúc bằng thất bại của Thụy Điển. Putin tự cho mình là Peter Đại đế phiên bản 2.0; ông thậm chí còn có một bức tượng đồng của vị sa hoàng thế kỷ 18 trong phòng Nội các.
Và Putin có thể tin rằng không chỉ giao tranh kéo dài mới giúp ông ta giành được phần lớn mục tiêu phục thù ở Ukraine, mà ông ta còn được giúp đỡ bởi các cuộc đàm phán bất tận làm suy yếu mong muốn đạt được một thỏa thuận hòa bình của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Cuộc trò chuyện qua điện thoại kéo dài hai giờ của họ vào thứ Hai không hề chuyển biến theo hướng hòa bình.
Các bài đăng trên mạng xã hội của Tổng thống Trump đôi khi có vẻ đầy hy vọng rằng ông sẽ có thể làm trung gian cho một thỏa thuận - một thỏa thuận có khả năng có lợi cho Nga - nhưng đã có dấu hiệu thay đổi sau cuộc trao đổi mới nhất của ông với nhà độc tài Nga.
Thay vì nổi giận với Putin ngoan cố — là điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hy vọng sẽ xảy ra — Tổng thống Trump dường như sẵn sàng từ bỏ và thậm chí còn rút lại lời khoe khoang dai dẳng rằng ông có thể đưa cuộc chiến đến hồi kết.
Trong khi tuần trước Tổng thống Trump chấp nhận quyết định không đến Thổ Nhĩ Kỳ của Putin và thừa nhận rằng sẽ không có hồi kết cho đến khi hai người có thể “gặp nhau” và giải quyết vấn đề trực tiếp, thì vào thứ Hai, ông lại đưa ra một phiên bản hoàn toàn khác khi ám chỉ rằng trên thực tế, một thỏa thuận hòa bình chỉ có thể được đàm phán giữa Nga và Ukraine “vì họ biết chi tiết về một cuộc đàm phán mà không ai khác biết”.
Phát biểu với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump cho rằng ông có thể từ bỏ toàn bộ dự án làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình, và phàn nàn rằng “đây là chuyện nội bộ của Âu Châu. Và nó nên vẫn như vậy. Nhưng chính quyền trước đã thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi phải tham gia.”
Ông cho biết nếu không có tiến triển thì “Tôi sẽ lùi bước”, một lời đe dọa đáng ngại và chỉ mới gần đây thôi đã trở nên thường xuyên và dai dẳng.
Trước đó, Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đã có giọng điệu tương tự khi nói rằng: “Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt nó, nhưng nếu chúng tôi không thể chấm dứt nó, cuối cùng chúng tôi sẽ nói rằng, 'Bạn biết không? Điều đó đáng để thử, nhưng chúng tôi sẽ không làm thế nữa.'“
Điều đó chắc chắn sẽ khiến Điện Cẩm Linh phải bật cười.
Putin và các trợ lý của ông hiểu được Tổng thống Trump; họ hiểu thói quen nói rất nhiều với giọng điệu đao to búa lớn nhưng lại mất tập trung khi các cuộc thảo luận tiếp tục kéo dài. Điều đó giống như những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên với nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân.
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Nga đang đưa ra một thỏa thuận khả thi với Tổng thống Trump, trước khi “tiếp tục câu giờ” bằng “lời nói suông”.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói thêm: “Người ta phải nói rằng Putin vẫn không có vẻ quan tâm nghiêm chỉnh đến hòa bình hay lệnh ngừng bắn — ít nhất là không phải trong những điều kiện mà những người khác có thể chấp nhận được. Tôi nghe những lời nói, tôi nghe những tuyên bố, nhưng cuối cùng, tôi vẫn giữ nguyên đường lối của mình là nói rằng 'Tôi không còn phán xét lời nói nữa, chỉ phán xét hành động và hành động.' Tôi tin rằng điều đó giúp ích cho tất cả chúng ta hơn là suy đoán về mức độ nghiêm chỉnh của các ý định.”
Nhưng tại sao mọi người lại mong đợi Putin sẽ nghiêm chỉnh về việc chấm dứt chiến tranh?
Điện Cẩm Linh luôn trì hoãn; đây là chiến thuật mà điện Cẩm Linh đã sử dụng nhiều lần khi tham gia đàm phán và không mấy quan tâm đến việc kết thúc đàm phán theo cách khác ngoài các điều khoản mà họ tự đưa ra.
Và ưu tiên hàng đầu: Họ không muốn ngừng bắn trước khi nhận được những nhượng bộ có nghĩa là chấm dứt một nước Ukraine dân chủ và độc lập.
Lằn ranh đỏ của Mạc Tư Khoa không hề thay đổi chút nào trong những năm qua kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện.
Nhà lãnh đạo Nga và các trợ lý hàng đầu của ông đã phác thảo rõ ràng trong nhiều tháng — các điều kiện mà trên thực tế sẽ xé nát quốc gia Ukraine. Họ muốn bảo đảm rằng Kyiv sẽ không bao giờ gia nhập NATO, rằng nước này sẽ vẫn trung lập về mặt địa chính trị và không thể tự quyết định số phận của mình, và với những hạn chế nghiêm ngặt về vũ khí.
Mạc Tư Khoa cũng muốn Crimea và bốn khu vực phía đông mà nước này tuyên bố là một phần của Liên bang Nga được quốc tế công nhận.
Và cho đến lúc đó — như Medinsky đã khoe khoang — Nga sẽ tiếp tục tiến hành chiến tranh, được hỗ trợ bởi chính quyền Tổng thống Trump vốn không sẵn sàng gây áp lực lên Putin và khó có thể tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Suy cho cùng, cả Tổng thống Trump và Vance đều cho rằng đây là một mớ hỗn độn của Âu Châu và nước Mỹ không bao giờ nên can dự vào. Như cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, Bridget Brink, đã cảnh báo họ sẽ phải hối hận về điều đó. Tất cả thảm bại ngày hôm nay là do chính sách ve vãn được thiết kế ngay từ đầu của chính quyền Tổng thống Trump.
Bà chỉ ra rằng “chính sách ngay từ đầu của chính quyền là gây áp lực lên nạn nhân, Ukraine, thay vì lên kẻ xâm lược, Nga”. Chính sách ấy không thể thành công vì ngay cả khi Tổng thống Zelenskiy chịu khuất phục trước những yêu sách của Putin, thì cũng không có khả năng ông ấy có thể giành được sự ủng hộ của quốc hội hoặc giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý. Nhiều người trong quân đội sẽ cảm thấy ghê tởm và tức giận và đặt câu hỏi về tất cả những hy sinh mà họ đã trải qua. Đất nước sẽ bị cuốn vào cuộc xung đột chính trị. Tổng thống Zelenskiy thừa hiểu điều đó, và với tính cách của ông ấy, ông chắc chắn sẽ không chịu khuất phục trước những yêu sách của Putin và của Trump.
Vậy tại sao Putin lại phải bận tâm đàm phán nghiêm chỉnh khi điều duy nhất có thể xảy ra trong điều kiện và chính sách hiện nay là Mỹ sẽ từ bỏ Ukraine lấy cớ là vì không đạt được thỏa thuận hòa bình?
[Politico: There is no Ukraine ceasefire. Ever.]
4. Cựu giám đốc ICC cho biết Ukraine có thể mở cuộc điều tra tội ác chiến tranh chống lại Kim Chính Ân vì đã ủng hộ Nga
Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Năm, Cựu chủ tịch ICC Tống Tương Hiện hay Song Sang-hyun cho biết nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân có thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC điều tra vì ủng hộ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, Yonhap đưa tin.
“Có một cơ hội cho chính quyền Ukraine, với tư cách là nạn nhân, nộp đơn khiếu nại chống lại Bắc Hàn lên ICC,” ông Tống nói. “Mặc dù đơn khiếu nại do Ukraine nộp sẽ là lý tưởng, nhưng ICC cũng có thẩm quyền để tiến hành một cuộc điều tra độc lập.”
Tuyên bố của ông Tống được đưa ra sau khi Bắc Hàn lần đầu tiên xác nhận vào cuối tháng 4 rằng họ đã cử quân tham gia chiến đấu chống lại Ukraine cùng với lực lượng Nga ở Tỉnh Kursk.
Mặc dù có nhiều vi phạm nhân quyền ở Bắc Hàn, ICC vẫn chưa truy tố Kim. Tuy nhiên, cho đến nay, có đủ căn cứ pháp lý để Ukraine khởi kiện ông vì đã hỗ trợ Nga tiến hành chiến tranh, theo cựu giám đốc ICC.
“Đã đến lúc đưa Kim Chính Ân ra trước ICC”, ông Tống phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở Hán Thành, đồng thời nói thêm rằng việc Bắc Hàn hỗ trợ quân sự cho Nga là cơ sở để đệ đơn khiếu nại Bình Nhưỡng.
Ông Tống cũng thúc giục ICC phản ứng tích cực hơn đối với các tội ác chiến tranh do giới lãnh đạo Bắc Hàn và đồng minh của họ gây ra.
Bắc Hàn lần đầu tiên điều động khoảng 12.000 quân để hỗ trợ Nga vào mùa thu năm 2024. Có thông tin cho rằng đã có thêm 3.000 quân được điều động vào đầu năm nay sau khi Kyiv báo cáo rằng hơn một phần ba số binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương trong chiến đấu.
Kim là một trong những đồng minh chủ chốt của Nga trong cuộc chiến toàn diện với Ukraine, không chỉ cung cấp binh lính mà còn cả đạn pháo, hỏa tiễn đạn đạo và các vật dụng khác.
[Kyiv Independent: Ukraine could launch war crime probe against Kim Jong Un over backing Russia, former ICC chief says]
5. Rubio cho biết Hoa Kỳ và NATO muốn có thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine
Hoa Kỳ đang hợp tác với các đối tác NATO để tìm kiếm thêm các hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cho biết vào ngày 20 tháng 5 trong phiên điều trần tại Thượng viện về ngân sách của Bộ Ngoại giao.
Ukraine liên tục cảnh báo rằng năng lực phòng không hiện tại của nước này là không đủ để chống lại quy mô các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa tăng cường của Nga.
“Hoa Kỳ đang tìm kiếm các hệ thống Patriot có thể chuyển giao từ các quốc gia NATO khác sang tay Ukraine”, Rubio nói với các nhà lập pháp, đồng thời nói thêm rằng không quốc gia nào sẵn sàng từ bỏ các hệ thống này và Hoa Kỳ cũng không thể sản xuất chúng đủ nhanh.
Kyiv đã yêu cầu thêm Patriot để bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS News ngày 13 tháng 4, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine sẵn sàng mua 10 hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất với giá 15 tỷ đô la.
“Chúng tôi sẽ tìm tiền và trả mọi thứ,” ông nói.
Bất chấp lời kêu gọi của Kyiv, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ yêu cầu này, cáo buộc Tổng thống Zelenskiy “luôn tìm cách mua hỏa tiễn” và đổ lỗi sai cho Ukraine về việc kích động chiến tranh.
Patriot là một nền tảng hỏa tiễn đất đối không có độ chính xác cao do Hoa Kỳ sản xuất, có khả năng đánh chặn máy bay, hỏa tiễn hành trình và các mối đe dọa đạn đạo. Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần nói rằng Ukraine cần ít nhất bảy hệ thống nữa để bảo vệ các khu vực có nguy cơ cao nhất của mình.
Tờ New York Times đưa tin vào ngày 4 tháng 5, trích dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ giấu tên, rằng một hệ thống Patriot hiện đang đặt tại Israel sẽ được chuyển đến Ukraine sau khi tân trang. Các đồng minh phương Tây cũng được cho là đang xem xét liệu có nên phân bổ lại các hệ thống từ Đức hoặc Hy Lạp hay không.
Theo cơ quan truyền thông này, Kyiv hiện đang vận hành tám hệ thống Patriot, mặc dù chỉ có sáu hệ thống hoạt động, trong đó có hai hệ thống đang được sửa chữa.
Vào tháng 3, Ukraine đã chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất.
Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn quy mô lớn, bao gồm cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất trong cuộc chiến vào ngày 18 tháng 5, khi 273 máy bay điều khiển từ xa xâm nhập không phận Ukraine.
[Kyiv Independent: Rubio says US, NATO seek more Patriot air defense systems for Ukraine]
6. George Simion, người thua cuộc ở Rumani tuyên bố Pháp can thiệp vào cuộc bầu cử
Lãnh đạo cực hữu Rumani, George Simion, hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm, tuyên bố ông sẽ phản đối thất bại của mình trong cuộc bầu cử tổng thống hôm Chúa Nhật vừa qua, cáo buộc có sự tác động từ nước ngoài. Diễn biến này xảy ra sau khi ông ta tuyên bố mình mới chính là Tổng thống thực sự của Rumani.
Thị trưởng Bucharest theo đường lối trung dung Nicușor Dan đã giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu thứ hai, được tổ chức lại sau khi cuộc bầu cử đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái bị hủy bỏ vì lo ngại sự can thiệp của Nga. Thắng lợi của Nicușor Dan được kể là bất ngờ và được chào đón nồng nhiệt tại Rumani và Âu Châu sau những dự đoán cho rằng George Simion, ứng cử viên thân Nga và bài Ukraine, sẽ thắng áp đảo.
Simion cho biết: “Chúng tôi sẽ phản đối cuộc bầu cử tại Tòa án Hiến pháp vì những lý do tương tự như lý do họ hủy bỏ cuộc bầu cử vào tháng 12”, đồng thời trích dẫn “ảnh hưởng bên ngoài và sự thỏa hiệp về mặt thể chế”.
“Chúng tôi hiện có bằng chứng không thể chối cãi về sự can thiệp của Pháp, Moldova và các bên khác, trong một nỗ lực có tổ chức nhằm thao túng các thể chế, định hướng các câu chuyện truyền thông và cuối cùng là áp đặt một kết quả không phản ánh ý chí chủ quyền của người dân Rumani.”
Người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan này cho biết 100 triệu euro đã được chi ở Moldova để mua phiếu bầu và tuyên bố rằng “những người đã chết” đã bỏ phiếu trong vòng thứ hai diễn ra vào Chúa Nhật.
Ông trích dẫn tuyên bố của Pavel Durov, người Nga, sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram, rằng chính phủ Pháp đã yêu cầu nền tảng này “làm câm nín” những tiếng nói bảo thủ trước cuộc bỏ phiếu tổng thống.
Simion kêu gọi tòa án mời Durov ra làm chứng và “chia sẻ trực tiếp những gì anh biết về hoạt động thông tin sai lệch và kỹ thuật số can thiệp vào cuộc bầu cử của Rumani” trước khi kết quả được xác nhận.
Simion viết trong bài đăng rằng: “Pháp, Moldova hay bất kỳ quốc gia nào khác đều không có quyền can thiệp vào cuộc bầu cử của quốc gia khác”.
Simion cho biết ông không kỳ vọng nhiều vào việc tòa án tối cao Rumani sẽ hủy bỏ cuộc bầu cử sau khi ông khiếu nại, và kêu gọi người dân Rumani cũng nộp đơn khiếu nại.
[Politico: Romanian vote loser Simion claims France interfered in election]
7. Gần 56.000 cư dân đã được di tản khỏi Tỉnh Sumy, các nỗ lực bổ sung đang được tiến hành, thống đốc cho biết
Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Năm, Oleh Hryhorov, Thống đốc Tỉnh Sumy cho biết gần 56.000 cư dân đã được di tản khỏi Tỉnh Sumy trong khi các nỗ lực đang được tiến hành để di dời thêm cư dân theo lệnh di tản bắt buộc,
Tỉnh Sumy, nằm ở biên giới đông bắc của Ukraine với Nga, thường xuyên bị tấn công và nằm ngay đối diện với Tỉnh Kursk của Nga - khu vực thường xuyên chịu sự xâm nhập của Ukraine.
Trong những tháng gần đây, quân đội Nga đã tăng đáng kể việc sử dụng bom dẫn đường cũng như máy bay điều khiển từ xa tấn công gần khu vực biên giới của Tỉnh Sumy. Gần đây nhất, Nga đã điều động các nhóm tấn công nhỏ để xâm nhập khu vực này nhằm mở rộng tiền tuyến.
Hryhorov nói với Suspilne Sumy rằng hiện tại, hơn 86.000 cư dân phải tuân theo lệnh di tản bắt buộc trong khu vực, với khoảng 65% dân số đã được di tản. Tổng cộng có 2.400 cư dân đã được di tản trong tuần qua, thống đốc cho biết thêm.
Các cuộc di tản vẫn tiếp tục sau khi chính quyền địa phương ra lệnh di tản bắt buộc trẻ em đi cùng cha mẹ khỏi khu vực mở rộng trong vùng 10 km giáp biên giới với Nga vào tháng 9 năm 2024.
Chính quyền quân sự lưu ý rằng tất cả cư dân trong khu vực 10 km giáp biên giới với Nga đã được di tản hoàn toàn.
Các cuộc di tản bổ sung diễn ra sau vụ tấn công của Nga vào một xe buýt dân sự ở Bilopillia, Tỉnh Sumy vào sáng sớm ngày 17 tháng 5, khiến chín người thiệt mạng và bảy người khác bị thương.
Hryhorov cho biết tổng cộng 13 cư dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Nga vào khu vực này vào tuần trước.
Trong khi Ukraine thúc đẩy lệnh ngừng bắn vô điều kiện theo đề xuất của Hoa Kỳ, Nga vẫn tiếp tục bác bỏ các điều khoản.
Vào ngày 19 tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Putin, trong đó Putin bày tỏ sự sẵn sàng chuẩn bị đàm phán một “bản ghi nhớ liên quan đến một hiệp ước hòa bình tiềm năng trong tương lai”, đồng thời một lần nữa bác bỏ lệnh ngừng bắn trong 30 ngày.
[Kyiv Independent: Nearly 56,000 residents evacuated from Sumy Oblast, additional efforts ongoing, governor says]
8. Thủ tướng Ukraine cho biết Kyiv sẽ nhận thêm 400.000 quả đạn pháo từ sáng kiến của Tiệp
Ukraine sẽ nhận được thêm 400.000 quả đạn pháo vào năm 2025 thông qua sáng kiến đạn dược do Tiệp đứng đầu, Thủ tướng Denys Shmyhal thông báo hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm.
Sáng kiến này, được hỗ trợ bởi các khoản đóng góp từ Canada, Na Uy, Hòa Lan, Đan Mạch và các quốc gia khác, đã tăng cường đáng kể năng lực pháo binh của Ukraine. Được điều động vào năm 2024, sáng kiến này đã trở thành sự bổ sung quan trọng cho hỏa lực của đất nước trong bối cảnh thiếu đạn pháo.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Tiệp Petr Fiala, Shmyhal cho biết Ukraine đã nhận được khoảng 1,5 triệu quả đạn pháo các cỡ nòng khác nhau thông qua sáng kiến này vào năm 2024.
Ông tuyên bố rằng Cộng hòa Tiệp đã tăng khoản viện trợ hàng năm cho Ukraine lên hơn 43 triệu đô la. Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, Prague đã cung cấp 900 triệu đô la viện trợ quân sự cho Kyiv.
Fiala và Shmyhal cũng thảo luận về việc mở rộng hợp tác sản xuất vũ khí, hỗ trợ kinh tế và hỗ trợ nhân đạo.
“Chúng tôi sẽ tăng cường sự hội nhập của các ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine và Tiệp,” Shmyhal viết. “Ngoài ra, chúng tôi đã đồng ý hợp tác đào tạo phi công Ukraine lái máy bay F-16.”
Cộng hòa Tiệp đóng vai trò hàng đầu trong Liên Hiệp Âu Châu trong việc tập hợp sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine và đã tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Đảng đối lập ANO của nước này đã đe dọa sẽ đình chỉ sáng kiến sản xuất đạn dược nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10 năm 2025.
Phó lãnh đạo ANO Karel Havlicek đã đưa ra những phát biểu này vào tháng Giêng, làm dấy lên mối lo ngại về tương lai của một trong những đường ống dẫn vũ khí đáng tin cậy nhất của Ukraine.
[Kyiv Independent: Kyiv to receive 400,000 more shells from Czech initiative, Ukraine's PM says]
9. Cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Mỹ tin rằng Putin đang trì hoãn các cuộc đàm phán hòa bình, ủng hộ các lệnh trừng phạt nếu Nga từ chối đàm phán
Theo cuộc thăm dò của Harvard CAPS Harris công bố hôm Thứ Ba, 20 Tháng Năm, hơn 60% người Mỹ tin rằng Putin đang “ trì hoãn” các cuộc đàm phán hòa bình. Họ cũng ủng hộ các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt bổ sung nếu Nga từ chối đàm phán một thỏa thuận hòa bình.
Hai phần ba số người được hỏi cho biết họ tin rằng Putin đang “đùa giỡn và trì hoãn” trong các cuộc đàm phán thỏa thuận hòa bình liên quan đến Hoa Kỳ, với chỉ 34% số người được hỏi tin rằng Putin “thực sự muốn chấm dứt chiến tranh”. Ngược lại, 62% số người được hỏi tin rằng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy muốn chấm dứt chiến tranh.
62% số người được hỏi cũng chỉ ra rằng “chính quyền Tổng thống Trump nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga nếu nước này từ chối đàm phán” một thỏa thuận hòa bình, với 38% số người được hỏi phản đối việc cung cấp thêm vũ khí và lệnh trừng phạt.
Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 14 và 15 tháng 5, trước cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Putin vào ngày 19 tháng 5.
Sau cuộc điện đàm kéo dài hai giờ giữa Tổng thống Trump và tổng thống Nga, Putin một lần nữa không đồng ý ngừng bắn, thay vào đó đề nghị đàm phán một “bản ghi nhớ về hiệp ước hòa bình tiềm năng trong tương lai” với Ukraine.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục sau cuộc điện đàm rằng ông sẽ không áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga “vì vẫn có cơ hội” đạt được tiến triển hướng tới lệnh ngừng bắn
“Bởi vì tôi nghĩ rằng vẫn có cơ hội để hoàn thành một điều gì đó, và nếu bạn làm vậy, bạn cũng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nhiều,” Tổng thống Trump nói.
Trong các bình luận riêng với các phóng viên sau cuộc điện thoại, Tổng thống Trump trả lời rằng ông tin tưởng Putin và tin rằng Putin muốn hòa bình.
Bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình, 59% số người được hỏi cho biết họ tin rằng Tổng thống Trump “không đủ cứng rắn” khi đối phó với Putin, trong khi 31% tin rằng thái độ của Tổng thống Trump với Putin là “tương đối đúng”. 10% số người được hỏi khác cho biết Tổng thống Trump “quá cứng rắn” với Putin.
Những người được hỏi cũng tương đối chia rẽ về việc liệu họ có tin Tổng thống Trump sẽ đàm phán thành công để chấm dứt chiến tranh hay không, với 58% số người được hỏi nói rằng Tổng thống Trump sẽ “không giải quyết” được chiến tranh, trong khi 42% số người được hỏi tin rằng Tổng thống Trump sẽ giúp chấm dứt chiến tranh.
Ban đầu được bầu vào chiến dịch tranh cử với lời hứa sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng “24 giờ”, Tổng thống Trump được cho là ngày càng thất vọng với tốc độ đàm phán. Vào ngày 19 tháng 5, Tổng thống Trump nhắc lại rằng ông sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt chiến tranh của Nga chống lại Ukraine nếu không đạt được tiến triển.
“Tôi nói cho bạn biết, có những tự ái quá lớn liên quan, nhưng tôi nghĩ điều gì đó sẽ xảy ra. Và nếu không, tôi chỉ cần lùi lại, và họ sẽ phải tiếp tục,” Tổng thống Trump nói.
Cuộc thăm dò được tiến hành trực tuyến tại Hoa Kỳ, khảo sát 1.903 cử tri đã ghi danh. Cuộc thăm dò được coi là chính xác +/- 2,2 điểm phần trăm, 19 lần trong số 20 lần.
[Kyiv Independent: Majority of Americans believe Putin stalling peace talks, back sanctions if Russia refuses to negotiate, poll shows]
NewsUKEve21May2025
Tiết lộ gây sốc của Nga về cuộc điện thoại TT Trump-Putin. Ba Lan xử kẻ âm mưu ám sát TT Zelenskiy
VietCatholic Media
16:37 21/05/2025
1. Trợ lý của Putin tiết lộ chi tiết mới về cuộc gọi của Tổng thống Donald Trump
Trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov đã tiết lộ những chi tiết mới về cuộc điện đàm kéo dài hai giờ giữa nhà độc tài Vladimir Putin với Tổng thống Donald Trump vào thứ Hai.
Phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax, Ushakov cho biết Putin đã chia sẻ thông tin chi tiết về các cuộc tấn công của Ukraine mà Nga tuyên bố đã đẩy lùi trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5.
Cho đến khi phát biểu của Ushakov được công bố, người ta biết rất ít thông tin chi tiết về cuộc gọi hôm thứ Hai, ngoại trừ nỗ lực được cho là của Tổng thống Trump nhằm khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Theo Ushakov, Putin đã nói với Tổng thống Trump rằng các cơ quan an ninh Nga đã ngăn chặn “các cuộc tấn công khủng bố” gần Điện Cẩm Linh và Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 5.
Ông tuyên bố các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn Storm Shadow của Ukraine được thực hiện trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga, lễ kỷ niệm thường niên của Mạc Tư Khoa về thất bại của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 80 năm lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Putin thường sử dụng chúng để thể hiện sức mạnh quân sự của Nga và mời các nhà lãnh đạo nước ngoài đến dự lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.
Ushakov cho biết Ukraine muốn “đe dọa các nhà lãnh đạo nước ngoài và ngăn họ đến Mạc Tư Khoa”.
Trợ lý tổng thống cho biết, “Putin tất nhiên có chủ ý khi nhắc đến điều này với Tổng thống Trump, vì phía Ukraine đã trực tiếp đe dọa những người nước ngoài tham gia các sự kiện lễ hội”.
Ushakov cho biết: “Chủ đề này đã được thảo luận khá chi tiết trong cuộc trò chuyện hôm qua giữa hai tổng thống và đáng được đề cập đặc biệt”.
Theo Ushakov, cuộc thảo luận về các cuộc tấn công của Ukraine đã làm Tổng thống Trump hiểu rõ hơn Nga mới là quốc gia yêu chuộng hòa bình, và chính quyền Ukraine là một bọn phát xít cực kỳ hiếu chiến.
Cả bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa đều buộc phải tạm dừng hoạt động từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 5 vì các mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa. Khoảng 60.000 người bị ảnh hưởng sau khi ít nhất 350 chuyến bay bị hủy hoặc hoãn, hãng tin độc lập Meduza bằng tiếng Nga đưa tin.
Cuộc gọi của Tổng thống Trump và Putin là một phần trong nỗ lực mới nhất của Washington nhằm chấm dứt cuộc chiến toàn diện kéo dài ba năm ở Ukraine, nhưng không mang lại bước đột phá lớn nào.
Sau cuộc gọi, Tổng thống Trump cho biết Mạc Tư Khoa và Kyiv sẽ nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp về khả năng ngừng bắn, đồng thời một lần nữa tuyên bố Hoa Kỳ sẽ từ bỏ tiến trình này nếu các cuộc đàm phán bị đình trệ.
“Tôi nghĩ rằng điều gì đó sẽ xảy ra. Và nếu không, tôi chỉ cần lùi lại và họ sẽ phải tiếp tục,” ông nói với các phóng viên, tuy nhiên vẫn gọi các cuộc đàm phán là “có hiệu quả”.
Điện Cẩm Linh cho biết cuộc điện đàm diễn ra “thẳng thắn và thân thiện”, tiết lộ rằng hai nhà lãnh đạo đã gọi nhau bằng tên riêng và không ai muốn cúp máy trước.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu qua video vào đêm ngày 7 tháng 5 về các cuộc tấn công của Ukraine: “Hoàn toàn đúng là bầu trời Nga - bầu trời của kẻ xâm lược - cũng đang bất ổn ngày hôm nay”.
Tổng thống Zelenskiy phát biểu vào thứ Hai: “Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là Hoa Kỳ không nên xa rời các cuộc đàm phán và theo đuổi hòa bình, bởi vì người duy nhất được hưởng lợi từ điều đó là Putin.”
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết: “Vladimir Putin rõ ràng vẫn đang tiếp tục câu giờ—điều đó cũng rất rõ ràng. Và vì vậy, mặc dù Nga sẵn sàng thảo luận về một bản ghi nhớ, vẫn chưa có lệnh ngừng bắn nào được nhìn thấy... Ít nhất thì đó là đánh giá của tôi. Không có mốc thời gian. Vì vậy, thật không may, người ta phải nói rằng Putin vẫn không có vẻ gì là thực sự quan tâm đến hòa bình hoặc lệnh ngừng bắn—ít nhất là không phải trong những điều kiện mà những người khác có thể chấp nhận được.”
Cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt đã nói trên X: “Không nghi ngờ gì nữa, đây là chiến thắng của Putin khi ông ta từ chối lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và thay vào đó có thể tiếp tục các hoạt động quân sự cùng lúc với việc gây áp lực lên Ukraine tại bàn đàm phán. Putin chắc chắn chỉ có ý định đàm phán về lệnh ngừng bắn khi tất cả các điều kiện của ông ta về việc hạn chế chủ quyền của Ukraine được đáp ứng.”
Theo Tổng thống Trump, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine sẽ được nối lại “ngay lập tức”. Nhưng Điện Cẩm Linh đã nói rằng “không có thời hạn chót và không thể có bất kỳ thời hạn nào”.
[Newsweek: Putin's Aide Reveals New Details About Donald Trump Call]
2. Ba Lan sẽ xét xử nghi phạm trong âm mưu ám sát Tổng thống Zelenskiy của Nga
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm, Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết các công tố viên nước này đã truy tố một người đàn ông bị cáo buộc có kế hoạch hỗ trợ tình báo nước ngoài của Nga trong một nỗ lực ám sát Tổng thống Volodymyr Zelenskiy
Người bị buộc tội, được xác định là Pawel K., đã bị bắt vào ngày 17 tháng 4 năm 2024 tại Ba Lan sau cuộc điều tra chung của chính quyền Ba Lan và Ukraine. Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Công tố Quốc gia Ba Lan, ông có thể phải đối mặt với mức án lên tới tám năm tù.
Theo các nhà điều tra, Paweł K. đã bày tỏ mong muốn làm việc cho tình báo quân sự Nga và thiết lập liên lạc với các công dân Nga trực tiếp tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine.
Các nhà chức trách cho biết nhiệm vụ của ông bao gồm thu thập và cung cấp thông tin về an ninh tại Sân bay Rzeszow-Jasionka ở đông nam Ba Lan.
Thông cáo báo chí cũng cho biết các hoạt động của Pawel K. “bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có việc hỗ trợ các cơ quan tình báo Nga lập kế hoạch ám sát... Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy”.
Ba Lan, một đồng minh trung thành của Ukraine và là điểm trung chuyển quan trọng cho viện trợ quân sự của phương Tây tới Ukraine, cho biết nước này đã trở thành mục tiêu chính cho các hoạt động gián điệp và gây bất ổn của Nga, bao gồm các vụ tấn công đốt phá và tấn công mạng.
Gần đây nhất, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đổ lỗi cho tin tặc Nga về các cuộc tấn công mạng trước cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan vào ngày 18 tháng 5. Vào tháng 9 năm 2024, chính phủ Ba Lan cũng cáo buộc Mạc Tư Khoa và đồng minh Belarus tiến hành “cuộc chiến tranh mạng trên thực tế” nhằm vào Ba Lan.
Bên cạnh cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Điện Cẩm Linh còn bị cáo buộc tiến hành chiến tranh hỗn hợp, gián điệp và phá hoại trên khắp Âu Châu.
[Kyiv Independent: Poland to try suspect in alleged Russian plot to assassinate Zelensky]
3. Thủ tướng Qatar phủ nhận việc tặng máy bay cho Tổng thống Trump là hối lộ
Thủ tướng Qatar đã bảo vệ việc tặng một chiếc máy bay phản lực hạng sang cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nói rằng món quà gây tranh cãi này không phải là “hối lộ” và sẽ được trao “hoàn toàn hợp pháp”.
Tổng thống Trump đã công bố trong tháng này rằng quốc gia vùng Vịnh đã đề nghị tặng ông một chiếc máy bay phản lực Boeing 747-8, từng thuộc sở hữu của hoàng gia Qatar, để sử dụng làm Không lực Một, là chuyên cơ chính thức của tổng thống. Được định giá 400 triệu đô la, “cung điện trên trời”, như người ta vẫn gọi, sẽ là một trong những món quà đắt giá nhất từ một chính phủ nước ngoài tặng một tổng thống Mỹ trong lịch sử.
“Đó là một cử chỉ tuyệt vời từ Qatar”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tuần trước. “Tôi sẽ không bao giờ là người từ chối lời đề nghị như vậy. Ý tôi là, tôi có thể là một người ngu ngốc và nói rằng, 'Không, chúng tôi không muốn một chiếc máy bay miễn phí, rất đắt tiền.'“
Đảng Dân chủ nhanh chóng lên án thỏa thuận này vì những lo ngại về đạo đức, an ninh và thậm chí là hiến pháp, trong khi một số đảng viên Cộng hòa và đồng minh trung thành của MAGA, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Missouri Josh Hawley, cũng lên tiếng bày tỏ sự lo ngại.
Nhưng Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani nhấn mạnh hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm, rằng khoản quyên góp này hoàn toàn hợp pháp và gọi đó là “một điều bình thường xảy ra giữa các đồng minh”.
“Tôi không biết tại sao mọi người lại coi đây là hành vi hối lộ hay Qatar đang cố gắng mua ảnh hưởng thông qua chính quyền này”, ông phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Qatar.
“Có rất nhiều tranh cãi đã nảy sinh từ điều này, cái mà tôi gọi là sự trao đổi giữa hai quốc gia,” ông nói thêm. “Câu chuyện về máy bay là một giao dịch giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Quốc phòng về cơ bản được thực hiện với sự minh bạch hoàn toàn và rất hợp pháp.”
Chính quyền Tổng thống Trump từ lâu đã tìm cách thay thế đội bay Không lực Một đã cũ bằng một cặp máy bay Boeing 747-200B, đã hoạt động từ năm 1990.
Boeing hiện đang cải tiến hai máy bay Boeing 747 mới hơn để đáp ứng các yêu cầu cần thiết để máy bay có thể hoạt động như Không lực Một với chi phí hàng tỷ đô la, nhưng ngày hoàn thành dự án đã bị lùi lại đến năm 2027, khiến Tổng thống Trump phải lên tiếng bày tỏ sự thất vọng.
“Chúng tôi rất thất vọng vì Boeing mất quá nhiều thời gian để chế tạo một chiếc Không lực Một mới”, ông phàn nàn vào tuần trước.
Ngay cả khi Tổng thống Trump chấp nhận chiếc máy bay phản lực khổng lồ của Qatar - mà ông đã cam kết sẽ tặng cho thư viện tổng thống của mình vào cuối nhiệm kỳ - thì cũng phải mất nhiều năm và tốn hàng trăm triệu đô la để cải tiến nó để có thể phục vụ cho tổng thống.
[Politico: Qatari PM denies Trump plane gift is bribery]
4. Nhà máy bán dẫn của Nga bị tấn công trong vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không Nga đã chặn hơn 150 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong một cuộc tấn công lớn vào đêm 20 rạng sáng ngày 21 tháng 5, với nhiều nguồn tin đưa tin về các cuộc tấn công vào các mục tiêu công nghiệp.
Các vụ nổ đã được báo cáo ở các tỉnh Tula, Ryazan và Oryol, khi quan chức Ukraine Andrii Kovalenko tuyên bố rằng các cơ sở của tổ hợp công nghiệp-quân sự Nga đã bị tấn công bởi “máy bay điều khiển từ xa không xác định” ở Tỉnh Oryol.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov tuyên bố rằng cuộc tấn công không gây ra thiệt hại hay thương vong. Theo Konashenkov, năm mươi ba máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị bắn hạ trên khu vực này qua đêm.
Mục tiêu rõ ràng của cuộc tấn công là một nhà máy bán dẫn ở thị trấn Bolkhov, kênh tin tức độc lập Astra đưa tin. Kênh Telegram Supernova+ của Ukraine đã chia sẻ những gì họ tuyên bố là cảnh quay về cơ sở bị cháy và hư hại.
Các quan chức Nga không bình luận về khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào nhà máy này. Nhà máy quan trọng này của Nga đã bị Hoa Kỳ trừng phạt từ năm ngoái vì vai trò của nhà máy này trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga.
Các lệnh hạn chế chuyến bay tạm thời được áp dụng tại các phi trường Yaroslavl, Kostroma và Kaluga.
Quân đội Ukraine chưa bình luận về những tuyên bố này, vốn không thể được xác minh độc lập.
Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở công nghiệp và quân sự của Nga ở hậu phương nhằm làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh toàn diện của Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Russian semiconductor plant targeted in alleged massive Ukrainian drone attack]
5. Hung Gia Lợi tuyên bố đã vạch trần 2 “gián điệp” Ukraine trong bối cảnh cáo buộc lẫn nhau làm gián điệp
Phát ngôn nhân chính phủ Hung Gia Lợi Zoltan Kovacs tuyên bố hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm, rằng các cơ quan tình báo Hung Gia Lợi đã phát hiện ra hai “gián điệp” người Ukraine bị cáo buộc.
Những cáo buộc mới này làm leo thang căng thẳng ngoại giao nảy sinh từ những cáo buộc gián điệp lẫn nhau giữa Kyiv và Budapest.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU tuyên bố vào ngày 9 tháng 5 rằng họ đã vạch trần một mạng lưới gián điệp Hung Gia Lợi ở miền tây Ukraine, bắt giữ hai điệp viên. Để đáp trả, Hung Gia Lợi đã trục xuất hai nhà ngoại giao Ukraine, một động thái đáp trả bằng việc trục xuất từ Kyiv.
Kovacs cho biết đảng Fidesz của Hung Gia Lợi xác định hai cá nhân này là Roland Tseber và Istvan Hollo.
Trích lời của nhà lãnh đạo nhóm nghị viện Mate Kocsis, ông tuyên bố Tseber là “một sĩ quan tình báo bất hợp pháp của Ukraine”, người đã xây dựng mối quan hệ với các nhân vật đối lập để gây ảnh hưởng đến lập trường của Hung Gia Lợi về cuộc chiến của Nga.
Kocsis cũng tuyên bố Hollo là công dân Ukraine đang bị điều tra vì tìm kiếm thông tin mật của Hung Gia Lợi về chính sách năng lượng và quân sự.
Kocsis cho biết: “Hoạt động này phù hợp với hoạt động gây ảnh hưởng cổ điển nhằm làm mất uy tín của Hung Gia Lợi trên trường quốc tế và gây áp lực buộc chính phủ thay đổi chính sách đối với Ukraine”.
Ukraine chưa bình luận về những cáo buộc mới nhất.
Vào ngày 13 tháng 5, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban cáo buộc Ukraine can thiệp vào công việc nội bộ của Hung Gia Lợi và thông đồng với một đảng đối lập.
“ Đảng đối lập Hung Gia Lợi đã tham gia tích cực vào hoạt động đặc biệt của cơ quan mật vụ Ukraine. Một điều như vậy chưa bao giờ xảy ra trong ký ức của chúng tôi”, Orban nói, có thể ám chỉ đến đảng Tisza do nhân vật đối lập Peter Magyar lãnh đạo.
Magyar, người đã đến thăm Kyiv vào tháng 7 năm 2024 và quyên góp viện trợ nhân đạo cho Ukraine, đã định vị đảng của mình theo hướng phản đối các chính sách của Orban và tuyên bố sẽ thiết lập lại mối quan hệ của Hung Gia Lợi với phương Tây.
Orban, được coi rộng rãi là nhà lãnh đạo thân Nga nhất của Liên Hiệp Âu Châu, đã nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và cảnh báo rằng tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine sẽ “phá hủy” Hung Gia Lợi.
Tranh chấp gián điệp xảy ra trong bối cảnh Hung Gia Lợi ngày càng bị cô lập về mặt chính trị trong Liên Hiệp Âu Châu do lập trường của nước này về cuộc chiến toàn diện đang diễn ra của Nga, hiện đã bước sang năm thứ ba.
[Kyiv Independent: Hungary claims it exposed 2 Ukrainian 'spies' amid mutual espionage accusations]
6. Thủ tướng Ý Meloni cho biết Đức Giáo Hoàng Lêô sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine tại Vatican
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã bày tỏ mong muốn tổ chức vòng đàm phán tiếp theo tại Vatican để đưa cuộc chiến của Nga tại Ukraine đến gần hơn với hồi kết.
Sau khi bầu ra giáo hoàng mới, một số đối tác của Ukraine, bao gồm Hoa Kỳ, đã đề xuất rằng Vatican có thể trở thành một nền tảng trung lập cho các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng cho biết Kyiv đang xem xét khả năng tổ chức một cuộc họp với các phái đoàn từ Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu tại Thổ Nhĩ Kỳ, Vatican hoặc Thụy Sĩ.
“Khi nhận được sự xác nhận của Đức Thánh Cha về sự sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các bên tại Vatican, tôi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức Giáo Hoàng Lêô XIV vì cam kết không ngừng của ngài đối với hòa bình”, Thủ tướng Ý nói.
Cuộc đàm phán mới nhất giữa Ukraine và Nga được tổ chức tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5, đánh dấu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa các bên kể từ năm 2022. Cuộc đàm phán kéo dài chưa đầy hai giờ mà không đạt được đột phá.
Ukraine đã đề xuất một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và một cuộc trao đổi tù binh toàn diện. Đổi lại, Nga một lần nữa đưa ra những yêu cầu toàn diện, bao gồm việc Ukraine chấp nhận quy chế trung lập, từ bỏ yêu cầu bồi thường chiến tranh từ Mạc Tư Khoa và thừa nhận việc mất Crimea và bốn vùng phía đông bị tạm chiếm một phần.
Sau khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người Mỹ đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, đã cam kết sẽ đích thân “nỗ lực hết sức để nền hòa bình này có thể được thiết lập”.
Trong bài phát biểu đầu tiên vào Chúa Nhật ngày 11 tháng 5, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi một “nền hòa bình đích thực và lâu dài” tại Ukraine, đồng thời nói thêm rằng ngài mang trong lòng “nỗi đau khổ của người dân Ukraine thân yêu”.
Trước đó, khi còn là giám mục của Chiclayo ở Peru, Đức Lêô XIV đã lên tiếng phản đối cuộc chiến liên tục của Nga chống lại Ukraine và lên án não trạng “đế quốc” của Nga.
Khả năng các cuộc đàm phán được tổ chức tại Vatican có nhiều trở ngại. Thứ nhất, bản thân Putin không muốn chấm dứt cuộc xâm lược. Nếu ông ta thực sự muốn có hòa bình, ông ta có thể ra lệnh ngưng tiếng súng và rút quân về nước bất cứ lúc nào. Hòa bình sẽ đến ngay lập tức. Thứ hai, Chính Thống Giáo Nga dưới sự lãnh đạo của Thượng Phụ Kirill đã theo đuổi một chính sách bài Công Giáo. Tất cả các Giáo Hội Chính Thống đều đã từng tham dự các buổi cầu nguyện chung với Công Giáo, ngoại trừ Chính Thống Giáo Nga.
Peter Anderson, một ký giả kỳ cựu chuyên về các vấn đề liên quan đến Chính Thống Giáo cho biết hôm 25 tháng 5, 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Daniel của Chính Thống Giáo Rumani. Một ngày trước đó, đại diện của Chính Thống Giáo Nga đã đến gặp Đức Thượng Phụ Daniel và bảo ngài phải tránh lặp lại một biến cố đã xảy ra vào năm 1999 khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Rumani, 10 năm sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh. Trong chuyến tông du này, vui mừng với tự do vừa đạt được, các tín hữu Chính Thống Giáo đã tham dự các cử hành của vị Giáo Hoàng Ba Lan, và hô lớn “hiệp nhất, hiệp nhất”. Các Giám Mục và linh mục Chính Thống Giáo Rumani cũng nhiệt thành tham gia vào các cử hành của Công Giáo trong dịp này. Được sự dặn dò của Thượng Phụ Kirill, khi Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người cùng đọc kinh Lạy Cha, Thượng Phụ Daniel đã không hề nhếch mép.
Ngày 12 tháng Hai, 2016 Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill tại phòng khánh tiết của sân bay Havana của Cuba. Peter Anderson nhấn mạnh rằng hai vị đã không cầu nguyện chung. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề nghị cầu nguyện chung nhưng Thượng Phụ Kirill từ chối thẳng thừng.
Anderson chỉ ra rằng, Chính Thống Giáo Nga vẫn coi Công Giáo là “tà ma ngoại đạo”, việc cầu nguyện chung là không thể.
Hầu như chắc chắn rằng Thượng Phụ Kirill sẽ cản trở Putin hội đàm hòa bình với Ukraine tại Vatican vì làm như thế có thể tăng ảnh hưởng cho Giáo Hội Công Giáo.
[Kyiv Independent: Pope Leo willing to host Ukraine peace talks in Vatican, Italy's Meloni says]
7. Anh áp dụng lệnh trừng phạt mới với Nga khi các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ
Anh đang nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng và tài chính của Nga bằng 100 lệnh trừng phạt mới, trong khi Hoa Kỳ từ chối tăng cường áp lực lên Mạc Tư Khoa.
Loạt lệnh trừng phạt mới của Vương quốc Anh được phối hợp với việc Liên Hiệp Âu Châu đưa ra gói biện pháp mới nhất chống lại Nga, trong bối cảnh các đồng minh Âu Châu đang nỗ lực duy trì hy vọng về một lệnh ngừng bắn.
Các công ty và cá nhân hỗ trợ quân đội, xuất khẩu năng lượng và nỗ lực tuyên truyền của Nga đều có tên trong danh sách do Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển, cũng như các tổ chức tài chính giúp tài trợ cho cuộc xâm lược Ukraine công bố.
Anh cũng sẽ trừng phạt 18 tàu nữa trong “hạm đội bóng tối” vận chuyển dầu của Nga và đang thảo luận với các đối tác về việc thắt chặt giá trần đối với dầu của Nga.
Ngoại trưởng David Lammy cho biết: “Chúng tôi đã nói rõ rằng việc trì hoãn các nỗ lực hòa bình sẽ chỉ làm tăng thêm quyết tâm giúp Ukraine tự vệ và sử dụng các lệnh trừng phạt để hạn chế cỗ máy chiến tranh của Putin”.
Ông cho biết Vladimir Putin đã “phơi bày bản chất thật của một kẻ hiếu chiến” sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine hôm thứ Bảy, bao gồm một cuộc tấn công vào một chiếc xe buýt ở Sumy được cho là đã giết chết chín thường dân.
Tổng thống Ukraine Vlodomyr Tổng thống Zelenskiy cáo buộc Putin “cố gắng kéo dài thời gian để tiếp tục chiến tranh” sau khi cuộc gọi giữa nhà lãnh đạo Nga và Ông Donald Trump không mang lại tiến triển nào.
Mặc dù tổng thống Hoa Kỳ nói rằng “giọng điệu và tinh thần của cuộc trò chuyện rất tuyệt vời”, Điện Cẩm Linh sau đó cho biết cả hai không thảo luận về khung thời gian cho lệnh ngừng bắn.
Trong cuộc gọi sau đó giữa Tổng thống Trump, Tổng thống Zelenskiy, Emmanuel Macron của Pháp, Giorgia Meloni của Ý, Frederich Merz của Đức và Ursula von der Leyen của Liên Hiệp Âu Châu, một sự chia rẽ rõ ràng đã xuất hiện giữa đường lối của Hoa Kỳ và Âu Châu.
Bản tường trình của Đức về cuộc gọi nêu rõ rằng Âu Châu có ý định tăng cường áp lực lên Điện Cẩm Linh thông qua các lệnh trừng phạt mới nếu Putin tiếp tục tránh đàm phán.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông không áp đặt lệnh trừng phạt mới vì “vẫn còn cơ hội để thực hiện điều gì đó”.
[Politico: UK hits Russia with new sanctions as peace talks stall]
8. Nga gửi 20.000 công dân mới nhập tịch đến chiến đấu ở Ukraine, quan chức cao cấp cho biết
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Trưởng ban điều tra Alexander Bastrykin cho biết hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm, rằng các cơ quan thực thi pháp luật của Nga đã đưa 20.000 người nhập cư đã nhập tịch đến chiến đấu tại Ukraine vì không ghi danh nghĩa vụ quân sự.
Tiết lộ này báo hiệu sự đàn áp mạnh mẽ hơn đối với dân di cư của Nga khi Điện Cẩm Linh đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu nhân lực tuyến đầu.
Bastrykin phát biểu tại Diễn đàn Luật pháp Quốc tế St. Petersburg rằng: “Đã có 20.000 công dân 'trẻ' của Nga, những người vì lý do nào đó không thích sống ở Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, đang ở tuyến đầu”.
Ông cho biết đã ra lệnh cho các điều tra viên quân sự, cảnh sát và Vệ binh Quốc gia Nga tiến hành các cuộc đột kích thường xuyên vào các khu vực nơi người di cư sinh sống để bắt những người trốn tránh ghi danh nghĩa vụ quân sự.
Bastrykin trước đó tuyên bố nhiều người nước ngoài đã bắt đầu “chậm rãi” rời khỏi Nga để tránh nghĩa vụ quân sự và mô tả việc điều động bắt buộc những công dân nhập tịch là một “chiêu trò” nhằm vào những người di cư trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu của hiến pháp.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Nga tiếp tục chiến dịch tuyển dụng hàng tháng từ 30.000 đến 40.000 người, theo thông tin tình báo phương Tây được tờ Wall Street Journal trích dẫn.
Với ký ức về cuộc tổng động viên một phần không được ủng hộ năm 2022 vẫn còn mới mẻ - khi hơn 261.000 người Nga chạy trốn khỏi đất nước - Điện Cẩm Linh đã tránh được một cuộc tuyển quân hàng loạt khác.
Thay vào đó, họ chuyển sang các chiến dịch tuyển quân tích cực và các ưu đãi tài chính.
Vào ngày 31 tháng 3, Putin đã ra lệnh gọi nhập ngũ vào mùa xuân cho 160.000 nam giới — đợt triệu tập nhập ngũ lớn nhất của nước này trong 14 năm qua.
Mặc dù về mặt kỹ thuật, những người lính nghĩa vụ bị cấm tham gia chiến đấu ở tiền tuyến, các nhóm nhân quyền và người thân đã báo cáo rằng nhiều người bị ép ký hợp đồng dẫn đến việc được điều động đến Ukraine.
Vào mùa hè năm 2024, các nhà lập pháp Nga đã thông qua luật cho phép chính quyền thu hồi quyền công dân của những cá nhân nhập tịch không ghi danh nghĩa vụ quân sự.
[Kyiv Independent: Russia sends 20,000 recently naturalized citizens to fight in Ukraine, top official says]
9. Lithuania đưa Belarus ra tòa án The Hague vì vũ khí hóa vấn đề di cư
Lithuania đã đệ đơn kiện Belarus lên Tòa án Công lý Quốc tế, cáo buộc nước này dàn dựng cuộc khủng hoảng di cư gây nguy hiểm đến tính mạng và vi phạm luật pháp quốc tế.
Tòa án Công lý Quốc tế, gọi tắt là ICJ cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Ba, 20 Tháng Năm, rằng vụ việc tập trung vào cáo buộc Belarus vi phạm Nghị định thư của Liên Hiệp Quốc về chống buôn lậu người di cư bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Lithuania cáo buộc Belarus đã vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình khi cho phép buôn người di cư, không bảo vệ biên giới, lơ là hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật và coi thường quyền của người di cư.
Lithuania lập luận rằng những hành động này đã làm suy yếu nghiêm trọng chủ quyền, an ninh và trật tự công cộng của nước này, đồng thời khiến những cá nhân dễ bị tổn thương phải chịu tổn hại đáng kể.
Bộ trưởng Tư pháp Lithuania Rimantas Mockus cho biết trong một tuyên bố: “Chính quyền Belarus phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã chỉ đạo làn sóng di cư bất hợp pháp và gây ra những vi phạm nhân quyền”.
“Chúng tôi đưa vụ việc này ra Tòa án Công lý Quốc tế để gửi đi một thông điệp rõ ràng: không quốc gia nào có thể sử dụng những người dễ bị tổn thương làm quân cờ chính trị mà không phải đối mặt với hậu quả theo luật pháp quốc tế”, ông nói thêm.
Kể từ năm 2021, căng thẳng giữa Lithuania và Belarus đã leo thang sau khi hàng ngàn người - chủ yếu từ Trung Đông và Phi Châu - vượt biên vào Lithuania, Ba Lan và Latvia từ Belarus.
Vào tháng 12 năm 2021, Liên Hiệp Âu Châu đã thông qua các biện pháp khẩn cấp cho phép các quốc gia thành viên giáp với Belarus và Nga tạm thời đình chỉ quyền tị nạn trước chiến thuật “chiến tranh hỗn hợp” của Minsk và Mạc Tư Khoa.
Theo Ủy ban Âu Châu, năm 2024, số lượng người nhập cảnh vào Liên Hiệp Âu Châu qua biên giới Belarus đã tăng 66 phần trăm so với năm 2023.
[Politico: Lithuania takes Belarus to The Hague for weaponizing migration]
10. Chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc trục xuất gần 200.000 người Ukraine bằng tiền viện trợ nước ngoài, tờ Washington Post đưa tin
Washington có kế hoạch chi khoảng 250 triệu đô la tiền viện trợ nước ngoài để hồi hương người dân từ các khu vực xung đột đang diễn ra, bao gồm khoảng 200.000 người Ukraine và 500.000 người Haiti, tờ Washington Post đưa tin vào ngày 20 tháng 5, trích dẫn bản thảo tài liệu nội bộ mà tờ báo này có được.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Joe Biden, người Ukraine và Haiti được cấp quyền bảo vệ tạm thời, cho phép họ ở lại Hoa Kỳ nếu họ không thể trở về nước.
Với việc chính quyền Tổng thống Trump nhậm chức, Hoa Kỳ đã thắt chặt chính sách nhập cư. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đây đã cam kết áp dụng luật nghiêm khắc hơn đối với người di cư và khởi động “chương trình trục xuất lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, nhằm mục đích trục xuất 15 đến 20 triệu người di cư khỏi đất nước.
Theo dự thảo tài liệu nội bộ, đề xuất này được chuẩn bị sau khi Bộ An ninh Nội địa ban hành tuyên bố vào ngày 5 tháng 5. Tuyên bố nêu rõ những người nhập cư tự nguyện rời khỏi Hoa Kỳ về nước sẽ đủ điều kiện nhận 1.000 đô la tiền hỗ trợ.
Theo tờ Washington Post, ngoài người Ukraine và Haiti, các tài liệu dự thảo cũng đề cập đến người Afghanistan, Palestine, Libya, Sudan, Syria và Yemen, những người có thể trở thành mục tiêu khác của chương trình trục xuất.
Tricia McLaughlin, phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, đã xác minh tính xác thực của các tài liệu, nhưng mô tả chúng là “lỗi thời”. McLaughlin nói thêm rằng Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem vẫn chưa đưa ra quyết định “cuối cùng” về tình trạng được bảo vệ tạm thời cho Haiti hoặc Ukraine.
Theo dự thảo tài liệu mà tờ báo đã xem xét, Cục Dân số, Người tị nạn và Di cư, gọi tắt là PRM thuộc Bộ Ngoại giao sẽ tài trợ cho chương trình tái định cư tự nguyện bằng các khoản tiền do Quốc hội phân bổ cho các chuyến bay thuê bao hoặc vé máy bay thương mại.
Bộ Ngoại giao thừa nhận rằng họ đang hợp tác với Bộ An ninh Nội địa để cung cấp “hỗ trợ đi lại và ưu đãi tài chính” nhằm khuyến khích người di cư tự nguyện rời khỏi đất nước.
Theo WP đưa tin, đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump đã bị chỉ trích, bao gồm cả các cựu quan chức chính phủ, những người gọi nó là vô nhân đạo và trái ngược với các lý tưởng lâu đời của Hoa Kỳ.
Theo những người phản đối kế hoạch này, chính quyền Tổng thống Trump đang buộc những người xin tị nạn phải trở về những quốc gia mà họ “có nguy cơ bị giết”. Họ cũng đặt câu hỏi liệu kế hoạch này có phải là hành vi lạm dụng nguồn tiền viện trợ nước ngoài vốn chủ yếu dùng để hỗ trợ người tị nạn và tái định cư cho họ hay không.
Vào cuối tháng Giêng, Washington đã đình chỉ việc chấp nhận đơn xin tị nạn của người Ukraine theo chương trình Uniting for Ukraine. Chương trình này cho phép tị nạn trong hai năm tại Hoa Kỳ, cũng như quyền làm việc, học tập và có bảo hiểm y tế, cùng nhiều quyền lợi khác.
Theo Liên Hiệp Quốc, có khoảng 200.000 người tị nạn Ukraine ở Hoa Kỳ.
[Kyiv Independent: Trump administration considers deporting nearly 200,000 Ukrainians using foreign aid funds, WP reports]
11. Các bộ trưởng Liên Hiệp Âu Châu ký kết gói trừng phạt mới chống lại Nga
Các Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Ba đã phê duyệt vòng trừng phạt thứ 17 đối với Nga liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra của Điện Cẩm Linh với Ukraine.
Gói này sẽ tăng gấp đôi số lượng tàu bị cấm trong cái gọi là đội tàu ngầm của Nga, đội tàu chở dầu và khí đốt được bảo dưỡng kém mà Mạc Tư Khoa sử dụng để lách mức giá dầu tối đa mà phương Tây đã thỏa thuận.
“Trong khi Putin giả vờ quan tâm đến hòa bình, nhiều lệnh trừng phạt hơn đang được thực hiện. Hành động của Nga và những người cho phép Nga phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng”, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cho biết trong một tuyên bố.
Ngoài hạm đội ngầm, Liên Hiệp Âu Châu cũng áp đặt lệnh hạn chế đối với một công ty dầu mỏ và một doanh nghiệp vận tải biển của Nga. Các doanh nhân Liên Hiệp Âu Châu cũng bị cấm kinh doanh với hơn 45 thực thể và cá nhân trong ngành công nghiệp quân sự. Một công ty nhà nước Trung Quốc đã được thêm vào danh sách này, cùng với hai công ty khác từ quốc gia đó.
Hàng chục công ty Nga và nước thứ ba sẽ phải đối mặt với lệnh kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn khi muốn mua hàng hóa Âu Châu.
Trong bối cảnh nỗ lực ngừng bắn ngày càng mạnh mẽ hơn, Liên Hiệp Âu Châu đã cân nhắc vòng trừng phạt tiếp theo, bao gồm lệnh cấm giao dịch với các công ty đứng sau đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.
Các hạn chế này có hiệu lực từ thứ Tư, sau khi được công bố trên Công báo chính thức của Liên Hiệp Âu Châu ngày hôm nay.
[Politico: EU ministers seal fresh sanctions package against Russia]
12. Tổng thống Zelenskiy đề xuất thỏa thuận thương mại tự do với Tổng thống Trump
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đề xuất một hiệp định thương mại tự do giữa Ukraine và Hoa Kỳ với Tổng thống Trump, Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết hôm Thứ Tư, 21 Tháng Năm.
Theo Yermak, Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra một thỏa thuận trong lá thư gửi Tổng thống Trump, bên cạnh việc đề cập đến các cơ hội hợp tác khác trong thương mại và công nghiệp quốc phòng.
“Theo đó, đây sẽ là giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đối thoại của chúng tôi”, Yermak phát biểu trong một hội nghị ở thủ đô Ukraine.
Ông nói thêm rằng Kyiv quan tâm đến một thỏa thuận như vậy, mặc dù thực tế là Hoa Kỳ không phải là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine.
“Chúng tôi quan tâm đến các hiệp định thương mại tự do với tất cả các nước G7. Nghĩa là, chúng tôi có (các thỏa thuận) với Anh, Canada và Liên minh Âu Châu. Chúng tôi cũng cần Hoa Kỳ và Nhật Bản”, ông nói.
Ukraine và Hoa Kỳ đã khởi động các cuộc đàm phán ban đầu về khu vực thương mại tự do vào năm 2021.
Trước đó, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết Kyiv muốn thúc đẩy thương mại song phương và một thỏa thuận với Hoa Kỳ cho phép “mọi thứ ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ cố định”.
Thương mại của Ukraine với Hoa Kỳ đã giảm trong những năm gần đây, với chỉ 874 triệu đô la xuất khẩu và 3,4 tỷ đô la nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào năm ngoái. Nhưng hiệu ứng lan tỏa có thể là một cuộc chiến thương mại toàn cầu cũng ảnh hưởng đến Ukraine, Oleksandra Myronenko từ Trung tâm Chiến lược Kinh tế, gọi tắt là CES tại Kyiv, nói với tờ Kyiv Independent vào tháng trước.
Đầu tháng 4, Tổng thống Trump đã áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa của Ukraine, ngoại trừ các sản phẩm kim loại vốn đã phải chịu mức thuế 25% vào tháng 3.
[Kyiv Independent: Zelensky proposes free trade agreement to Trump, Kyiv says]
ĐHY Pietro Parolin: Cơ Mật Viện bầu Đức Lêô XIV diễn ra thế nào. Hòa đàm Ukraine-Nga tại Vatican
VietCatholic Media
17:14 21/05/2025
1. Đức Giáo Hoàng Lêô cầu nguyện tại mộ Thánh Phaolô
Chiều thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã đến thăm Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, là nhà thờ Rôma theo truyền thống được cho là nơi lưu giữ hài cốt của Thánh Phaolô.
Sau một lúc cầu nguyện trước lăng mộ Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng đã chủ trì một buổi cầu nguyện ngắn.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Lêô đã suy ngẫm về một đoạn trích từ Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, trong đó ngài nói rằng có ba chủ đề chính - ân sủng, đức tin và sự công chính - có thể giúp làm sáng tỏ Sứ vụ Phêrô mà ngài được kêu gọi.
Đức Giáo Hoàng bắt đầu bằng việc thảo luận về chủ đề đầu tiên, 'ân sủng' - hay sự giúp đỡ của Chúa.
Trong lá thư gửi tín hữu Rôma, Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng, Phaolô thừa nhận rằng ngài đã gặp Chúa Kitô chỉ vì Chúa Kitô đã tìm đến ngài trước – cuộc gặp gỡ và chức thánh tiếp theo của ngài là “hoa trái của tình yêu trước đó của Thiên Chúa, tình yêu đã kêu gọi ngài đến với một cuộc sống mới khi ngài vẫn còn xa rời Tin Mừng”.
Đức Giáo Hoàng Lêô lưu ý rằng Thánh Augustinô đã nói điều tương tự, khi ngài hỏi “Làm sao chúng ta có thể lựa chọn, nếu chúng ta không được chọn trước? Chúng ta không thể yêu, nếu không có ai đó yêu chúng ta trước”.
Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta không thể sống tốt nếu không có sự giúp đỡ của Chúa, và thực tế này “là gốc rễ của mọi ơn gọi”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng chuyển sang xem xét vai trò của đức tin trong lời tường thuật của Thánh Phaolô về ơn gọi của ngài.
Khi Chúa hiện ra với Phaolô trên đường đến Damascus, Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng, “Người không tước đi sự tự do của ông”, nhưng thay vào đó, Người đã cho ông “cơ hội để đưa ra quyết định”.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng “Ơn cứu rỗi không đến bằng phép thuật, nhưng bằng sự tương tác huyền nhiệm giữa ân sủng và đức tin, giữa tình yêu thương dự phòng của Thiên Chúa và sự chấp nhận tin tưởng và tự do của chúng ta”.
Khía cạnh cuối cùng trong lời kêu gọi của Phaolô mà Đức Giáo Hoàng Lêô xem xét là 'sự biện minh', hay quá trình gia tăng sự thánh thiện. Sách Công vụ Tông đồ mô tả cách Phaolô ngừng ngược đãi các Kitô hữu sau khi nhìn thấy Chúa Giêsu và bắt đầu làm việc cùng họ.
Đức Giáo Hoàng thúc giục người nghe “thi đua” thể hiện tình yêu này, điều đã khiến Thánh Phaolô hiến thân trọn vẹn cho người khác đến nỗi cuối cùng ngài đã phải chịu tử đạo.
Đức Giáo Hoàng Lêô kết thúc bài giảng của mình bằng một câu trích dẫn từ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16: “Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Đây là chân lý vĩ đại của cuộc sống chúng ta; đó là điều làm cho mọi thứ khác có ý nghĩa”.
Đức Giáo Hoàng Lêô cho biết, nhận thức sâu sắc này là “nền tảng của mọi sứ mệnh”, bao gồm “sứ mệnh của riêng tôi với tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô và là người thừa hưởng lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh Phaolô”.
“Xin Chúa ban cho tôi ơn biết đáp lại lời kêu gọi của Người một cách trung thành”, ngài kết luận.
Source:Vatican News
2. Đức Hồng Y Parolin nói về việc bầu Đức Hồng Y Robert Prevost làm Giáo hoàng Lêô XIV
Đức Hồng Y Parolin đã cung cấp một số thông tin chi tiết về tính cách của Đức Lêô XIV, người mà ngài biết rõ sau khi làm việc với ngài trong hai năm.
Tại Nhà nguyện Sistina, cuộc bầu chọn Đức Lêô XIV đã được chào đón bằng “một tràng pháo tay rất dài và nồng nhiệt”. Đây là những gì Đức Hồng Y Pietro Parolin, người được một số người chỉ định là “giáo hoàng tương lai”, đã nói với báo chí Ý, cùng với những chi tiết khác.
Qua lời chứng của mình, ngài muốn nhấn mạnh đến quyền năng của Chúa Thánh Thần, mô tả Cơ Mật Viện được hướng dẫn “bởi bầu không khí cầu nguyện, tình huynh đệ và sự hiệp nhất”.
“Chúng tôi tin chắc rằng qua hành động của các Hồng Y cử tri, chính Chúa Thánh Thần đã chọn người được định sẵn để lãnh đạo Giáo hội. Về mặt kỹ thuật, đó là một cuộc bầu cử. Nhưng những gì xảy ra trong Nhà nguyện Sistina, dưới cái nhìn của Chúa Kitô Thẩm phán, làm mới lại những gì đã xảy ra trong những ngày đầu của Giáo hội, khi cần phải tái lập đoàn tông đồ sau sự đào tẩu đau đớn của Judas Iscariot,” ngài nói.
Đức Hồng Y Parolin cũng tiết lộ một số chi tiết về cuộc bầu chọn giáo hoàng mới.
Tôi không tin là tôi đang tiết lộ bất kỳ bí mật nào khi tôi nói rằng một tràng pháo tay rất dài và nồng nhiệt đã diễn ra sau câu “Tôi chấp nhận” đã đưa Đức Hồng Y Robert Prevost trở thành giáo hoàng thứ 267 của Giáo Hội Công Giáo. Điều khiến tôi có ấn tượng mạnh nhất về ngài là sự thanh thản toát ra từ khuôn mặt ngài trong những khoảnh khắc mãnh liệt và, theo một nghĩa nào đó, là 'kịch tính', bởi vì chúng hoàn toàn thay đổi cuộc đời của một người đàn ông.
Ngài không bao giờ mất đi nụ cười nhẹ của mình, mặc dù tôi hình dung ngài rất ý thức về nhiều vấn đề không hề đơn giản mà Giáo hội đang phải đối mặt ngày nay. Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này rất kỹ lưỡng trong các cuộc họp của các Hồng Y trước Cơ Mật Viện, nơi mỗi người tham dự — cả Hồng Y cử tri và không cử tri — đều có thể trình bày bộ mặt của Công Giáo tại quốc gia của họ, những thách thức mà họ phải đối mặt và triển vọng cho tương lai.
Và vì Giáo hội, noi theo Chúa của mình, đã bén rễ sâu trong lịch sử của những người nam và người nữ ở mọi thời đại và mọi vĩ độ, nên Đức Giáo Hoàng mới nhận thức rõ về các vấn đề của thế giới ngày nay, như ngài đã chứng minh ngay từ những lời đầu tiên của mình trên ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô, khi ngài ngay lập tức gợi lên nền hòa bình “giải trừ quân bị”.
Đức Hồng Y Parolin cũng cho biết ngài đã làm việc với Đức Giáo Hoàng mới trong hai năm và do đó đã có cơ hội hiểu biết ngài một cách cá nhân.
Tôi luôn cảm thấy sự thanh thản này ở Đức Hồng Y Prevost. Tôi đã gặp ngài vào đầu nhiệm kỳ của mình với tư cách là Quốc vụ khanh cho một vấn đề gai góc liên quan đến Giáo hội tại Peru, nơi ngài là giám mục của giáo phận Chiclayo. Sau đó, tôi đã có cơ hội làm việc trực tiếp với ngài trong hai năm qua, sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi ngài đến Rôma và giao phó cho ngài Bộ Giám mục.
Đức Hồng Y Parolin cung cấp một số hiểu biết có giá trị về những yếu tố có thể mang tính quyết định trong việc lựa chọn giáo hoàng mới này, đặc biệt là kinh nghiệm và tính cách của ngài.
Đức Tân Giáo Hoàng là một tu sĩ, thuộc Dòng Thánh Augustinô, và là một mục tử đã lãnh đạo giáo phận Chiclayo của Peru trong khoảng hai mươi năm. Do đó, với tôi, ngài có vẻ có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời, trước tiên là với tư cách là nhà lãnh đạo gia đình dòng tu của mình và sau đó là một phần của dân Chúa.
Ngài cũng nhắc đến công việc của Đức Hồng Y Prevost với tư cách là tổng trưởng Bộ Giám mục, một trong những bộ phức tạp nhất của Tòa thánh.
Đức Hồng Y Parolin thừa nhận rằng “địa lý” có thể là một yếu tố khác thu hút sự chú ý của các Hồng Y cử tri. Sinh ra tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Prevost đã sống nhiều năm ở Ý trong những năm đầu tiên của chức linh mục và ngay trước khi trở thành Đức Giáo Hoàng Lêô XIV. Ngài cũng đã có được kinh nghiệm về thế giới với tư cách là Bề trên Tổng quyền của Dòng Thánh Augustinô và sau đó, đặc biệt là về Mỹ Châu Latinh. “Người ta có thể nói, theo một cách nào đó, rằng không có nền văn hóa nào hoàn toàn xa lạ với ngài”.
Cuối cùng, vị giám mục người Ý nổi tiếng đã xác nhận những gì mà những người hành hương đã thấy trong nụ cười ấm áp của Đức Lêô XIV trong lần xuất hiện đầu tiên của ngài. “Sự dịu dàng và thanh thản được ghi nhận ngay lập tức như những đặc điểm trong tính cách của ngài (...) sẽ giúp ngài xây dựng những cây cầu,” Đức Hồng Y Parolin kết luận một cách vui vẻ.
Source:Aleteia
3. Tổng thống Trump nói Vatican có thể tổ chức các cuộc đàm phán ngừng bắn sắp tới giữa Nga và Ukraine
Tổng thống Trump hôm thứ Hai cho biết sau cuộc điện đàm kéo dài hai giờ với Putin, Nga và Ukraine sẽ “ngay lập tức” bắt đầu các cuộc đàm phán ngừng bắn, với khả năng Vatican sẽ là nơi tổ chức các cuộc đàm phán.
“Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine sẽ bắt đầu ngay lập tức. Tôi đã thông báo như vậy với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine; Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Âu Châu; Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp; Thủ tướng Giorgia Meloni của Ý; Thủ tướng Friedrich Merz của Đức; và Tổng thống Alexander Stubb của Phần Lan, trong một cuộc gọi với tôi, ngay sau cuộc gọi với Tổng thống Putin,” Tổng thống Trump nói.
“Vatican, được đại diện bởi giáo hoàng, đã tuyên bố rằng họ rất muốn tổ chức các cuộc đàm phán. Quá trình này hãy bắt đầu như thế!” ông kết luận.
Tổng thống Trump cho biết “giọng điệu và tinh thần của cuộc trò chuyện” với Putin là “tuyệt vời”.
Vatican không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về phát biểu của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, thứ sáu tuần trước, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói với các phóng viên rằng “Đức Giáo Hoàng có kế hoạch để Tòa thánh có thể tổ chức một cuộc họp trực tiếp giữa hai bên”.
Tổng thống Zelenskiy phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng ông muốn cuộc họp diễn ra càng sớm càng tốt và có thể do Thổ Nhĩ Kỳ, Vatican hoặc Thụy Sĩ đăng cai, BBC đưa tin. Hôm thứ Hai, Meloni đã bày tỏ sự ủng hộ đối với khả năng Vatican đăng cai cuộc họp.
Trong 10 ngày kể từ khi đắc cử vào ngày 8 tháng 5, Đức Lêô XIV đã có lập trường ủng hộ Ukraine hơn trong cuộc xung đột Nga-Ukraine so với người tiền nhiệm trực tiếp của ngài là Đức Thánh Cha Phanxicô, đầu tiên là bằng cách nói chuyện với Tổng thống Zelenskiy qua điện thoại trong những giờ đầu tiên đắc cử giáo hoàng, sau đó là gặp riêng nhà lãnh đạo này vào cùng ngày diễn ra Thánh lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài. Cho đến nay nhiều người Ukraine tin rằng Tổng thống Zelenskiy là nhà lãnh đạo chính trị đầu tiên được ngài gặp riêng.
Đức Lêô cũng kêu gọi đàm phán về một “nền hòa bình công bằng và lâu dài” tại Ukraine trong hai bài huấn đức trong buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng đầu tiên của ngài vào ngày 11 tháng 5 và ngày 18 tháng 5, và một trong những buổi tiếp kiến đầu tiên của ngài là với nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk.
Với tư cách là giám mục tại Peru vào năm 2022, khi đó là giám mục Robert Prevost, ngài cũng đã đề cập rõ ràng đến cuộc xâm lược của Nga, gọi đó là “bản chất đế quốc”, trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô tránh sử dụng ngôn ngữ như vậy trong lời kêu gọi hòa bình của mình và thậm chí còn dùng thuật ngữ giương cờ trắng mà Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho rằng đã làm nhiều người Ukraine đau lòng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Matteo Zuppi làm phái viên hòa bình của mình tại Ukraine.
Khả năng Vatican đứng ra làm trung gian hòa giải được đánh giá rất cao. Chính quyền Tổng thống Trump ngay từ đầu đã áp dụng chính sách ve vãn Putin và liên tục chỉ trích Ukraine. Tuy nhiên, ngày càng rõ là chính sách ve vãn không hiệu quả. Kaja Kallas, phó chủ tịch Ủy ban Âu Châu, và cũng là Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu về chính sách đối ngoại và an ninh cho rằng Vatican hay Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra là những người trung gian hòa giải hiệu quả hơn. Cũng có những quan ngại vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia NATO dù Tổng thống nước này, Recep Tayyip Erdoğan, có quan hệ tốt với cả Tổng thống Zelenskiy lẫn Putin. Cũng có những trục trặc mà nhiều người cho rằng cuối cùng Vatican không thể được chọn làm người trung gian hòa giải. Từ lâu, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa theo đuổi một chính sách bài Công Giáo ra mặt.
Peter Anderson, một ký giả kỳ cựu chuyên về các vấn đề liên quan đến Chính Thống Giáo cho biết hôm 25 tháng 5, 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Daniel của Chính Thống Giáo Rumani. Một ngày trước đó, đại diện của Chính Thống Giáo Nga đã đến gặp Đức Thượng Phụ Daniel và bảo ngài phải tránh lặp lại một biến cố đã xảy ra vào năm 1999 khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Rumani, 10 năm sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh. Trong chuyến tông du này, vui mừng với tự do vừa đạt được, các tín hữu Chính Thống Giáo đã tham dự các cử hành của vị Giáo Hoàng Ba Lan, và hô lớn “hiệp nhất, hiệp nhất”. Các Giám Mục và linh mục Chính Thống Giáo Rumani cũng nhiệt thành tham gia vào các cử hành của Công Giáo trong dịp này. Được sự dặn dò của Thượng Phụ Kirill, khi Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người cùng đọc kinh Lạy Cha, Thượng Phụ Daniel đã không hề nhếch mép.
Ngày 12 tháng Hai, 2016 Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill tại phòng khánh tiết của sân bay Havana của Cuba. Peter Anderson nhấn mạnh rằng hai vị đã không cầu nguyện chung.
Ông nhấn mạnh rằng, Chính Thống Giáo Nga vẫn coi Công Giáo là “tà ma ngoại đạo”, việc cầu nguyện chung là không thể. Thành ra, khả năng Tòa Thánh đứng ra làm trung gian hòa giải, một điều có thể mang lại thanh thế lớn cho Công Giáo, có thể là không thể chấp nhận được đối với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Source:Catholic News Agency
4. Cha Edgar Rimaycuna, phụ tá đáng tin cậy của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV là ai?
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên với tư cách là giáo hoàng cách đây hơn một tuần. Bên cạnh ngài, những người quan sát thấy Cha Edgar Iván Rimaycuna, thư ký riêng và là bạn thân của ngài. Mặc dù chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra, sự hiện diện của Cha Rimaycuna bên cạnh Đức Giáo Hoàng cho thấy ngài sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng (hoặc một trong số họ), tiếp tục truyền thống gần đây của các trợ lý người Mỹ Latinh tại Vatican.
Cha Rimaycuna, 36 tuổi, đến từ Chiclayo, một thành phố ở miền bắc Peru nổi tiếng với cộng đồng Công Giáo sôi động. Chính tại đó, ngài lần đầu tiên gặp Đức Cha Robert Prevost, khi đó là giám mục của giáo phận địa phương. Mối quan hệ của họ bắt đầu vào năm 2016, khi Rimaycuna còn là một chủng sinh trẻ mới 17 tuổi. Theo thời gian, người ta nói rằng mối quan hệ của họ ngày càng sâu sắc hơn, chuyển từ cố vấn tâm linh sang tình bạn chân thành.
Khi Đức Cha Prevost được bổ nhiệm làm Hồng Y và được đưa đến Rôma vào năm 2023 để đứng đầu Bộ Giám mục, Cha Rimaycuna đã đi theo, rời giáo phận quê hương của mình với một thông điệp chân thành:
“Tôi rời Chiclayo với nỗi nhớ nhung, nhưng cũng cảm thấy an ủi khi biết rằng có một người bạn đang chờ tôi, người mà tôi sẽ tiếp tục cùng làm việc vì lợi ích của Giáo hội.”
Như Rodrigo Simón Rey của COPE đã lưu ý, mối quan hệ này với Hồng Y Prevost đã đóng vai trò quan trọng trong con đường của Cha Rimaycuna đến Vatican. Nhiều năm chung làm công tác mục vụ ở Peru đã tạo nên nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, mở đường cho vị trí hiện tại của ngài.
Trong một thông điệp chia tay đầy cảm động khi vị giáo hoàng tương lai chuẩn bị đi làm việc tại Giáo triều Rôma, Rimaycuna đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người cố vấn của mình: “Cảm ơn Đức Cha Robert Prevost rất nhiều vì mọi thứ, vì đã cho phép con làm việc bên cạnh ngài, nhưng trên hết là vì tình bạn và sự tin tưởng của ngài. Gửi đến Đức Cha, Người bạn của con. Chúc ngài lên đường bình an và ôm thật chặt! Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau!”
Bây giờ, với Đức Lêô XIV lãnh đạo, Cha Rimaycuna dường như đã sẵn sàng đảm nhận một vai trò có ảnh hưởng hơn nữa. Mặc dù việc bổ nhiệm chính thức làm Thư ký riêng vẫn chưa được xác nhận, sự hiện diện của ngài bên cạnh Đức Giáo Hoàng vào thời điểm quan trọng này báo hiệu một sự chuyển đổi đáng kể.
Nếu được bổ nhiệm, Rimaycuna sẽ gia nhập nhóm các thư ký Mỹ Latinh gần đây bao gồm Fabián Pedacchio (Á Căn Đình), Gonzalo Aemilius (Uruguay) và Daniel Pelizzon (Á Căn Đình), làm nổi bật sự nổi bật đang diễn ra nhưng vẫn tiềm ẩn của Mỹ Latinh trong Giáo triều Rôma.
Mối liên hệ sâu sắc giữa Đức Lêô XIV và Cha Rimaycuna cho thấy mối quan hệ đối tác được hình thành trong trái tim mục vụ của Chiclayo sẽ tiếp tục tại trung tâm của Giáo hội ở Rôma. Đối với vị linh mục trẻ, chương mới này là cơ hội để tiếp tục phục vụ Giáo hội hoàn vũ, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng vào thời điểm quan trọng trong sứ vụ của ngài.
Source:Aleteia
Thánh Ca
Thánh Mẫu Ca & Ân Huệ Ngài Ban
Văn Duy Tùng
17:47 21/05/2025