Ngày 23-05-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Thần và Chúng tôi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:31 23/05/2025
THÁNH THẦN VÀ CHÚNG TÔI

(Chúa Nhật VI PS C)

“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Nội hàm của lời mà Chúa Kitô muốn nói ở đây chính là “tin vào Thiên Chúa và tin vào Người”, đồng thời thực hành “giới răn mới” mà Người long trọng truyền dạy (x.Ga 13,34-35; 14,1).

Cần thú nhận rằng nhiều lúc chúng ta thật khó phân biệt ý lời của Chúa Kitô với ý lời của người phàm. Ngay thánh Phaolô tông đồ cũng đã từng thú nhận rằng “hiện nay chúng ta thấy lờ mờ như thấy qua tấm gương” (x.1Cr 13,12). Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sai đến sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý lời của Chúa Kitô để thực thi. “Thánh Thần và chúng tôi quyết định: Không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Đây là lời công bố chính thức của Công đồng Giêrusalem, Công đồng đầu tiên của Hội Thánh thời các Tông đồ. Câu tuyên bố của các Tông đồ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” cho thấy trong quyết định ấy có phần của Thánh Thần và có phần của các ngài. Phần của Thánh Thần dĩ nhiên là chân lý tuyệt đối, còn phần của các tông đồ ít nhiều bị điều kiện hóa và khó tránh khỏi sự bất cập hoặc hạn chế mặt này, mặt kia.

Tính bất cập, tương đối và bị điều kiện hóa của quyết định do phía các tông đồ có thể nói là đã lộ rõ khi các ngài dạy: “Kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết”. Chưa nói gì đến niềm tin còn bất cập về máu huyết của Do Thái giáo xưa, ở đây, chúng ta thấy các Tông đồ đã đưa ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp, giải quyết tình thế. Để gìn giữ sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu gốc lương dân và gốc Do Thái giáo, đặc biệt qua các bữa ăn, các Tông đồ đã truyền giữ tập tục kiêng cử về huyết cũng như thịt thú chết ngạt. Còn về việc ăn thịt cúng thì chắc hẳn các Tông đồ không quên lời dạy của Thầy năm xưa: “Những gì bên ngoài vào trong con người thì không làm cho họ ra ô uế?” (x.Mc 7,14-23). Sau này chính Thánh Phaolô cũng đã từng nói với tín hữu Côrintô rằng ăn thịt cúng hay không thì chẳng sao cả, miễn là đừng gây cớ vấp phạm cho những người đang còn non kém về lòng tin (x.1Cr 8,1-13).

Chúng ta cùng xem xét phần Thánh Thần chỉ dạy.

- Không đặt gánh nặng lên vai người anh em: Một trong những sứ mạng của Chúa Kitô khi đến thế gian là giải thoát con người khỏi vòng nô lệ thần dữ. Tiếp tục và hoàn thành sứ mạng của Chúa Kitô, Thánh Thần giải thoát chúng ta khỏi ách nặng nề của “chế độ lề luật”, khỏi “tinh thần nô lệ” mà việc bãi bỏ luật cắt bì của Cựu Ước là một điển hình. Kitô hữu được mời gọi đến với Thiên Chúa trong tư cách những người con. Nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa “Abba” - “Cha ơi” (x.Rm 8,14-17).

Công đồng Vaticanô II được ví như là một Lễ Hiện Xuống mới. Sở dĩ có cái nhìn này vì người ta không chỉ thấy Giáo Hội đã để cho Thánh Thần thúc đẩy mình ra khỏi tháp ngà cố thủ, để đến với thế giới mà còn thấy Giáo Hội đã gỡ bỏ nhiều ách nặng nề bấy lâu nay đang đè trên vai, trên cổ mình, khiến đoàn dân Chúa khó có thể sống tinh thần nghĩa tử với Thiên Chúa và khó sống tinh thần huynh đệ với nhau cách thực sự. Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động cho đến ngày Chúa Kitô lại đến (x.Kh 22,17). Như thế, chắc hẳn vẫn còn đó nhiều gánh nặng đang kìm giữ chúng ta trong tinh thần nô lệ mà chúng ta cần phải gỡ bỏ cho nhau. Để được vậy, chúng ta hãy tích cực mở rộng tâm hồn để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, và dĩ nhiên, trên hết, trước hết cần phải biết nhạy bén với lời chỉ dạy của Thánh Thần qua các dấu chỉ thời đại.

- Tinh tuyền hóa niềm tin vào Thiên Chúa và lành mạnh hóa tương quan với nhau: Ẩn sâu dưới quyết định rằng phải kiêng ăn thịt đã cúng cho ngẫu tượng thì chúng ta nhận ra chân lý nền tảng là “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (x.Mt 4,10; Lc 4,8). Và qua lời truyền dạy rằng “tránh gian dâm” hay như một vài bản dịch khác là “không được kết hôn bất hợp luật”, thì chúng ta không chỉ thấy đó là một chỉ dẫn luân lý thuần túy trong đời hôn nhân, mà còn nhận ra một chân lý trong tương quan đồng loại, đó là tôn trọng quyền lợi của nhau trong sự hài hòa và trật tự khách quan. Cần phải tôn trọng, tuân giữ trật tự khách quan này ngay từ trong cái tế bào của xã hội, cái nền tảng của đời sống nhân loại đó là “hôn nhân – gia đình”.

Mạc khải đã nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Kitô. Một trong những sứ mạng của Chúa Thánh Thần là giúp chúng ta hiểu đúng lời mạc khải. Đã là người ai cũng mong đạt được hạnh phúc. Nhiều người có niềm tin và Kitô hữu chúng ta lại còn khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Và điều kiện như tất yếu để có hạnh phúc vĩnh tồn đó là thực thi lời của Chúa Kitô. Để thực thi lời của Chúa Kitô thì cần phải hiểu đúng lời của Người. Thực tế vẫn có đó sự lẫn lộn giữa lời của người phàm và lời của Đức Kitô. Không gì hơn hãy khẩn xin Chúa Thánh Thần ngự đến. Thánh Thần đã được ban tặng. Xin cho chúng ta biết tỉnh thức và khiêm nhu để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã mạc khải danh xưng là Thần Chân Lý (x.Ga 16,13)

Ban Mê Thuột
 
Ngày 24/05: Sống giữa thế gian – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:46 23/05/2025

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”

Đó là lời Chúa
 
Phần còn lại, Ngài lo
Lm Minh Anh
16:03 23/05/2025
PHẦN CÒN LẠI, NGÀI LO
“Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước!”.

“Một khi bị dồn vào đường cùng, rắn đuôi chuông sẽ tức giận tới mức tự cắn vào mình! Đó cũng là điều xảy ra nơi một người tích chứa sự căm ghét. Ôm chặt hận thù, người ấy nghĩ, họ đang ‘làm đau’ kẻ khác; nhưng tai hại lớn hơn là họ đang huỷ hoại chính mình. Tốt nhất, bạn đón nhận sự thù ghét, tìm dịp để yêu thương và phó thác cho Chúa. Phần còn lại, Ngài lo!” - E. Stanley Jones.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Phần còn lại, Ngài lo!’. Trước một nền văn hoá chống lại Thiên Chúa, Chúa Giêsu vẫn “tìm dịp để yêu thương và phó mình cho Chúa Cha”. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nói, “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước!”.

Sứ vụ của càng mở ra, các thế lực chống đối Chúa Giêsu càng trở nên tồi tệ. Nhưng Ngài sẵn lòng ôm lấy thực tế nghiệt ngã đó. Ngài vẫn yêu thương giới biệt phái, yêu Giuđa, yêu Phêrô, yêu đến cùng cả những kẻ sẽ đóng đinh Ngài. Từ việc phó mình cho Cha - với tất cả sức mạnh - Ngài vượt qua tất cả. Ai trong chúng ta - ở một giai đoạn nào đó - cũng sẽ trải nghiệm gánh nặng này khi phải gặp những sự từ chối tương tự, cả khi chúng ta chỉ muốn làm điều tốt cho người khác. Đây là thời điểm bạn nên giống Chúa Giêsu nhất. Dĩ nhiên, thật không dễ, nhưng nếu được vậy, bình an và niềm vui sẽ ùa về; với điều kiện - như Chúa Giêsu - bạn phó thác tất cả cho Chúa; ‘phần còn lại, Ngài lo!’.

Và tình yêu luôn tìm kiếm giải pháp! Các tông đồ đã làm điều tương tự. Chỗ nào đón tiếp, các ngài lưu lại; chỗ nào tẩy chay, các ngài ra đi. Tại Đerbê, Lystra, được đón tiếp, Phaolô tiếp nhận Timôthê; sau đó, đi qua Phygia, Galat, Trôa và xuống Makêđônia - bài đọc một. Nhờ đó, Tin Mừng được rao giảng; tín hữu vui, dân ngoại mừng, “Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca.

“Con đường của Kitô hữu là con đường của Chúa Kitô, không có con đường nào khác ngoài con đường Ngài đã chỉ ra với những hệ luỵ là bị thế gian căm ghét. Đó là lý do của những hận thù và khủng bố liên tục từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội - và cho đến ngày nay - nhiều cộng đoàn Kitô trên thế giới đang bị bách hại!” - Phanxicô.

Anh Chị em,

“Hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước!”. Họ ghét Chúa Giêsu hơn ghét một tên gian phi vì Ngài nói cho họ sự thật về Thiên Chúa, về chính Ngài và về chính họ. Ngài chấp nhận tất cả và chỉ tìm dịp để yêu thương. Và tình yêu mạnh hơn sự thù ghét, mạnh hơn sự chết của Ngài đã chiến thắng để trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho nhân loại. Giữa một thế giới căm ghét Thiên Chúa; bạn cứ “tìm kiếm các giải pháp” để tiếp tục yêu thương, tiếp tục thứ tha. Và với sự trợ lực của Đấng Phục Sinh, sẽ không trở ngại nào là quá lớn; Ngài sẽ giúp bạn vượt qua tất cả. Điều quan trọng là tập trung vào việc mở mang Nước Chúa, tìm dịp để ‘xây cầu’, tín thác vào Chúa, ‘phần còn lại, Ngài lo!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để thế gian ghét con vì con dễ ghét; cứ để họ ghét con vì con dễ thương! Cho con cứ thương, dù bị ghét. Được thế, con khác nào Chúa mấy!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 6 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:12 23/05/2025
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 14, 23-29.

“Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”.

Bạn thân mến,

Chúa nhật này tôi xin chia sẻ với bạn hai câu chuyện sau đây, có liên quan đến đời sống tín ngưỡng của chúng ta.

1. Âm thanh quen thuộc

Một hôm, có một người Mỹ In-di-an (người Mỹ da đỏ) rời khu bảo lưu nơi anh trú ngụ, đi đến thành phố thăm một người bạn da trắng của anh. Xe to xe nhỏ, người đi bộ tới tới lui lui, tiếng ồn ào, tất tất bật bật, làm cho người In-di-an nầy cảm thấy trong lòng không an tâm.

Lúc hai người đi bộ trên một đường phố lớn, đột nhiên người In-di-an dừng bước, đập nhè nhẹ trên vai người bạn, nói nho nhỏ: “Khoan bước tới trước, đứng đây một chút, anh có nghe âm thanh mà tôi đã nghe được không?”

Người da trắng quay người lại, nhìn người bạn In-di-an của mình, cười nói: “Tôi chỉ nghe tiếng xe hơi, tiếng còi và rất nhiều tiếng bước chân của người đi bộ, anh nghe được tiếng gì vậy?”

- Tôi nghe tiếng gáy của một con dế ở gần đây”.

Người da trắng cũng dừng chân nghe ngóng tỉ mỉ, nhưng anh ta lắc đầu nói: “Xem ra anh nói đùa tôi đấy, ở đây làm gì có dế mèn chứ, ừ, thì cho có đi, nhưng làm sao anh có thể nghe được âm thanh của nó giữa phố xá đông người ồn ào như thế này, anh lại còn cho rằng anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế?”

-“Thật mà, tôi có nghe thật đấy”, người In-di-an nói tiếp: “Chắc chắn có một con dế ở bên cạnh chúng ta đây”.

Người In-di-an đi về phía trước đến một bậc thềm, sau đó đứng bên cạnh bức tường của một căn nhà, căn nhà nầy có một giàn hoa trường sinh bò trên tường, người In-di-an vén bỏ cây trường sinh, bên trong quả nhiên có một con dế mèn đang cất cao giọng gáy.

Bấy giờ người da trắng mới nhìn thấy, anh ta cũng nhận ra sự biến đổi nguồn gốc của âm thanh. Trên đuờng đi người da trắng nói với bạn của mình: “Đương nhiên anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế, bởi vì thính lực của người In-di-an của các anh hơn hẳn chúng tôi”.

Người Indian phá lên cười nói: “Cách nói nầy của anh tôi không đồng ý, thính lực của nguời In-di-an hoàn toàn không hơn người da trắng, bây giờ tôi có thể chứng minh cho anh thấy”.

Người In-di-an lấy trong túi ra năm xu, sau đó quăng nó xuống đường dành cho người đi bộ, tiếng kim thuộc của đồng tiền cứng rơi trên đường nhựa, khiến cho rất nhiều người quay lại nhìn về hướng đó, người In-di-an nhặt đồng tiền lên, và bỏ vào trong túi, hai người tiếp tục đi đường.

-“Anh nên biết”, người In-di-an nói với người da trắng, “Âm thanh của đồng năm hào có phải lớn hơn tiếng gáy của con dế không, nhưng có rất nhiều người nghe được, hơn nữa họ còn quay đầu lại nhìn. Trái lại, người nghe được tiếng con dế gáy, thì chỉ có một mình tôi, nguyên nhân nầy, không phải thính giác của người In-di-an tốt hơn của người da trắng, mà là con người của chúng ta vẫn nghe được sự vật mà mình quan tâm quen biết”.
(1)

2. Lắng nghe bằng tâm.

Tôi thường đi dâng thánh lễ tại viện dưỡng lão, có khoảng hơn hai mươi cụ già tham dự, các cụ đi đứng khó khăn, mắt mờ tai kém, nhưng các cụ rất sốt sắng tham dự thánh lễ, thành tâm nghe giảng và rất tích cực hát lễ dù là hát được câu trước thì mất câu sau. Những con người mà thể xác đã đến lúc mòn mỏi tàn tạ và cuộc đời chẳng còn là bao, các cụ đã dùng tâm mình để nghe tiếng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để hát ca chúc tụng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa.

Sau thánh lễ tôi có thói quen trò chuyện với các cụ vài phút trước khi đưa Mình Thánh Chúa cho một vài cụ đi đứng bất tiện, tôi hỏi: “Các cụ già rồi đi lễ có nghe được con giảng gì không?”. Các cụ cười và trả lời: “Thì nghe tiếng được tiếng mất, nhưng phải cố gắng mà nghe cha giảng Lời Chúa, nếu nghe không được thì cầu nguyện với Chúa vậy...”

Bạn thân mến,

Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta rằng, ai yêu mến Ngài thì tuân giữ lời Ngài, người Mỹ da đỏ nghe được tiếng kêu của con dế ngay tại thành phố, người Mỹ da trắng và những người đi đường đều nghe được tiếng âm thanh của đồng bạc giữa muôn vàn âm thanh hỗn độn, bởi vì tiếng kêu của con dế quá quen thuộc với người Mỹ da đỏ, và âm thanh của đồng bạc rơi quá quen thuộc với người Mỹ da trắng.

Lời Chúa quá quen thuộc với bạn và tôi, và chắc chắn chúng ta không thể quên được Lời Chúa trong cuộc sống, chỉ có những cám dỗ vật chất, chỉ có những thói quen xấu, chỉ có những kiêu ngạo ích kỷ mới làm chúng ta phớt lờ Lời Chúa kêu gọi chúng ta mà thôi.

Thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa là lắng nghe và tuân giữ lời của Ngài, là thực hành lời của Ngài qua cuộc sống của mình, là đem hết tâm hồn yêu mến Ngài qua thánh lễ và các bí tích thánh, như các cụ già trong viện dưỡng lão đã tham dự cách đơn sơ, chân thành yêu mến.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

(1) Tập truyện: Viên Ngọc Trai do Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. Dịch và viết suy tư. http://nhantai/info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Có Chúa lòng con ấm an
Lm Nguyễn Xuân Trường
21:25 23/05/2025
CÓ CHÚA LÒNG CON ẤM AN

Trần gian có thể trao cho ta vật chất, danh vọng, nhưng chỉ có Chúa mới ban được điều mà trái tim khao khát nhất: một tình yêu làm ấm lòng, một sự bình an làm an lòng. Hãy để Phúc Âm Chúa Nhật này sưởi ấm lòng dạ chúng ta.

1. ẤM LÒNG. Chúa Giêsu khẳng định: “Ai yêu mến Thầy... thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” Một lời hứa quá ấm lòng. Trong hành trình làm người, ai mà không mong ước có ai đó yêu mình, hiểu mình, ở lại với mình! Giữa cuộc đời đầy lạnh nhạt, lời hứa của Chúa chính là ngọn lửa sưởi ấm cõi lòng. Chúa đến và ở lại cảm thông nâng đỡ để cùng ta vui buồn, để mỗi giọt nước mắt của ta không rơi xuống vô nghĩa. Tình yêu Chúa là một sự hiện diện sống động, thân thiết, gắn bó. Ấm lòng không phải vì không còn thử thách, nhưng vì ta biết có Đấng yêu thương vẫn đang ở bên ta.

2. AN LÒNG. “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.” Chúa Giêsu không hứa sẽ cất hết mọi giông tố, nhưng Ngài ban một điều sâu hơn: Bình an của chính Ngài, thứ bình an không lệ thuộc hoàn cảnh, không bị vùi dập bởi sóng gió. Hơn thế nữa, Chúa còn ban Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần. Ngài chỉ dạy, nhắc nhớ, dẫn đường, để ta không chỉ biết về Chúa, mà biết sống với Chúa, theo thánh ý Chúa từng khoảnh khắc.

Giữa thế giới đầy hỗn độn và hoang mang, hãy mời Chúa bước vào ngôi nhà lòng mình để đời mình được bao bọc bởi tình yêu của Thiên Chúa, và được neo giữ bằng bình an của Chúa Kitô. Mỗi ngày sống là một lời mời gọi: hãy để Chúa ở lại. Hãy mở lòng yêu để ấm áp. Hãy phó thác để tâm an lành. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Rubio, Đức Leo và tương lai của Đảng Cộng Hòa Mỹ
Vũ Văn An
14:49 23/05/2025

Một quan chức Hoa Kỳ khác đã tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Leo tuần này, tất nhiên là Ngoại trưởng Marco Rubio. Và hai người đàn ông này có chung mối quan tâm đến các tác phẩm của người trùng tên gần đây nhất của vị Giáo hoàng, đó là Đức Leo XIII.

Thật vậy, như Michelle La Rosa đã lưu ý trong tuần này, chính Rubio là người với tư cách là một thượng nghị sĩ đã áp dụng các nguyên tắc được nêu trong Rerum Novarum và cố gắng sử dụng chúng làm nền tảng cho một cách tiếp cận mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong một loạt các bài phát biểu và bài viết, Rubio đã ca ngợi các nguyên tắc của Rerum Novarum như một "con đường thứ ba" vô cùng cần thiết giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường tự do không được kiểm soát và đã trình bày chi tiết về tầm nhìn của ông đối với điều ông gọi là "Chủ nghĩa tư bản vì ích chung".

Vài năm sau, như Michelle đã viết, Rubio hiện đang đứng ở vị trí cân bằng đáng lưu ý trong chính quyền Trump, vốn rõ ràng không đồng điệu với tư duy của Leo XIII hay XIV.

Nhưng liệu Bộ trưởng Ngoại giao có thể trở thành cầu nối giữa suy nghĩ của vị Giáo hoàng và tổng thống hay không — hoặc, nhìn về tương lai ba năm, liệu ông có thể xây dựng tầm nhìn cho đảng Cộng hòa hậu Trump có ý nghĩa hơn là MAGA?

Trên đây là tóm lược bài viết của Michelle La Rosa, trên The Pillar ngày 22 tháng 5 năm 2025

Bà viết: Hai tuần trước, vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên đã bước ra loggia nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, lấy tên là Leo XIV.

Sau đó, ngài giải thích rằng ngài chọn cái tên đó phần lớn là vì mong muốn tiếp thu các nguyên tắc do Đức Giáo Hoàng Leo cuối cùng nêu ra trong Rerum Novarum và xem xét cách chúng áp dụng trong bối cảnh xã hội và kinh tế đương thời của thế giới.

Giáo hoàng Leo XIV gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio tại tông điện ngày 19 tháng 5 năm 2025. Tín dụng: Vatican Media


Vài năm trước, một người Mỹ khác cũng đã nhắc đến Leo XIII trong bài phát biểu tại Washington, D.C., kêu gọi sử dụng các nguyên tắc nêu ra trong Rerum Novarum làm nền tảng cho một cách tiếp cận mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.

Người đàn ông đó là Marco Rubio, người đầu tuần này, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã gặp Đức Giáo Hoàng Leo XIV mới nhậm chức.

Trong bài phát biểu năm 2019 của mình, được trình bày tại Trường Kinh doanh Busch của Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, Rubio đã cảnh báo rằng “[sự] ổn định kinh tế đối với các gia đình thuộc tầng lớp lao động không phải là một đặc điểm của nền kinh tế ngày nay”.

Rubio cho biết có một số yếu tố gây ra điều này, nhưng kết quả cuối cùng là sự suy giảm mạnh mẽ về “khả năng có được công việc đàng hoàng”.

Để giải quyết, ông đề xuất chuyển sang giáo lý xã hội của Giáo Hội Công Giáo để được hướng dẫn.

“Giáo hội nhấn mạnh đến nghĩa vụ đạo đức của người sử dụng lao động là tôn trọng người lao động không chỉ như phương tiện để kiếm lợi nhuận mà còn là con người và là thành viên có năng suất của cộng đồng và quốc gia của họ. Truyền thống này nhìn xa hơn các phạm trù đảng phái cũ kỹ của chúng ta và bắt nguồn chính trị của chúng ta vào một điều gì đó lớn hơn: phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người, công việc mà họ làm và cuộc sống gia đình mà công việc hỗ trợ”, Rubio cho biết.

Trong những tuần và tháng tiếp theo, Rubio đã trình bày chi tiết về các khái niệm này trong một loạt bài viết và cuộc phỏng vấn về điều ông gọi là "Chủ nghĩa tư bản vì ích chung".

Điểm then chốt trong khái niệm Chủ nghĩa tư bản vì ích chung của Rubio là ý tưởng rằng người lao động và doanh nghiệp đều có cả quyền và nghĩa vụ.

"[Các] doanh nghiệp có quyền kiếm lợi nhuận, nhưng họ cũng có nghĩa vụ tái đầu tư lợi nhuận đó một cách hiệu quả vì lợi ích của người lao động và toàn xã hội", ông nói. "Tương tự như vậy, người lao động có quyền chia sẻ lợi ích từ lợi nhuận mà họ đã giúp tạo ra".

Rubio kêu gọi công nhận "những gì thị trường xác định là hiệu quả nhất có thể không phải là tốt nhất cho nước Mỹ".

Ví dụ, ông nói, thị trường tự do không nhất thiết phải công nhận lợi ích xã hội của những bậc cha mẹ tham gia vào việc nuôi dạy con cái. Chính phủ nên can thiệp để lấp đầy khoảng trống, thông qua các chính sách như mở rộng tín dụng thuế cho trẻ em và chế độ nghỉ phép có lương cho cha mẹ.

Rubio ca ngợi các nguyên tắc của Rerum Novarum là "con đường thứ ba" vô cùng cần thiết giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường tự do không được quản lý.

Những ý tưởng của ông đã khơi dậy một số sự quan tâm ban đầu. Chúng đã được đưa tin trên Forbes, Wall Street Journal và Washington Post. Chúng đã thu hút được phản hồi từ các nhà tư tưởng chính trị, những người vừa ca ngợi vừa chỉ trích các đề xuất của thượng nghị sĩ Florida.

Trong một khoảng thời gian ngắn vào cuối năm 2019, có vẻ như sẽ có một số cuộc thảo luận nghiêm túc về tư tưởng xã hội Công Giáo và nền kinh tế Hoa Kỳ.

Nhưng rồi năm 2020 ập đến. Đại dịch Covid đã khiến thế giới phải dừng lại đột ngột và thu hút sự chú ý của toàn bộ nền chính trị và kinh tế của quốc gia.

Cuộc thảo luận về Chủ nghĩa tư bản vì ích chung phần lớn đã lắng xuống. Với những mối quan tâm xã hội cấp bách hơn, có vẻ như thời điểm để Rerum Novarum được xem xét nghiêm túc trên chính trường Hoa Kỳ đã qua.

Nhưng điều đó có thể sắp thay đổi.

Việc bầu một giáo hoàng - giáo hoàng người Mỹ đầu tiên - người đã chọn Leo làm tên giáo hoàng của mình đã đưa những câu hỏi về ý nghĩa của giáo huấn xã hội của Giáo hội đối với xã hội và nền kinh tế của chúng ta ngày nay trở lại tâm điểm.

Và điều đó khiến Rubio rơi vào một vị thế đáng lưu ý, vào một thời điểm đáng lưu ý trong lịch sử Hoa Kỳ.

Đảng Cộng hòa đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng bản sắc lớn: Đảng Cộng hòa sẽ trông như thế nào trong kỷ nguyên hậu Trump?

Từ năm 2016, Donald Trump đã định hình lại Đảng Cộng hòa theo những cách đáng kể. Dưới sự lãnh đạo của ông, đảng đã đề xuất các sáng kiến mà cách đây không lâu được coi là trái ngược với các giá trị của Đảng Cộng hòa - từ IVF do người nộp thuế tài trợ cho đến kiểm soát giá thuốc theo toa.

Nhưng, trừ khi có nỗ lực xem xét lại Tu chính án thứ 22, nhiệm kỳ tổng thống của Trump đang dần kết thúc. Và khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, Đảng Cộng hòa sẽ cần phải quyết định chính xác các giá trị của mình là gì - cả về mặt kinh tế và xã hội. Liệu đảng có tiếp tục theo quỹ đạo MAGA mà Trump đã vạch ra trong thập niên qua không? Hay sẽ quay lại với các lập trường và lý tưởng trước đây?

Những năm tới sẽ chứng kiến một cuộc chiến vì tương lai của Đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ.

Và trong cuộc tranh luận đó, Rubio có thể được định vị để đưa ra những lời dạy kinh tế đầu tiên của vị Giáo hoàng Hoa Kỳ trở về Hoa Kỳ

Nhưng liệu ông có làm vậy không?

Hiện tại, trở ngại quan trọng nhất đối với việc khôi phục lại cuộc thảo luận của ông về Rerum Novarum có thể là vai trò của Rubio trong chính quyền Trump.

Mặc dù đã chọn một Phó Tổng thống Công Giáo, nhưng tổng thống vẫn chưa đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ông thực sự quan tâm đến việc đưa giáo lý xã hội Công Giáo vào quá trình ra quyết định của mình, bằng chứng là những cuộc đụng độ của ông với các giám mục về các vấn đề như nhập cư và đề xuất thụ tinh trong ống nghiệm gần đây của ông. Và nếu Rubio muốn giữ công việc của mình trong chính quyền Trump, thì việc chống lại tổng thống có lẽ không phải là một bước đi khôn ngoan trong sự nghiệp vào thời điểm này.

Một lựa chọn có khả năng xảy ra hơn — và mang tính chiến lược hơn về mặt chính trị — là Rubio sẽ chờ đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2028.

Rubio là ứng cử viên nặng ký cho năm 2028.

Trước đây là đối thủ kiên quyết của Trump — người mà ông gọi là "kẻ lừa đảo" đang chiếm đoạt chủ nghĩa bảo thủ của Mỹ — Rubio cuối cùng đã đứng ra bảo vệ tổng thống, nhưng đưa ra những lý lẽ biện minh cho các chính sách của ông có thể hấp dẫn hơn đối với nhiều đối tượng hơn.

Rubio có khả năng thu hút cả những người Cộng hòa MAGA và không MAGA, điều này sẽ rất cần thiết đối với bất cứ ứng cử viên nào hy vọng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trong Đảng Cộng hòa hậu Trump.

Ông cũng đã thể hiện khả năng làm việc với mọi người — ông là thành viên của Nhóm Bát Nhân Bang lưỡng đảng đã làm việc về cải cách nhập cư vào năm 2013 và ông đã đề xuất các giải pháp cho các vấn đề như chi phí chăm sóc sức khỏe và các khoản vay sinh viên — những vấn đề mà người Mỹ cho biết họ lo ngại, nhưng nhiều chính trị gia Cộng hòa dường như hài lòng khi làm ngơ. Điều này có thể giúp ông tiếp cận những người độc lập ôn hòa trong cuộc tổng tuyển cử.

Thách thức lớn nhất cho năm 2028 là xây dựng một cương lĩnh có thể thỏa mãn tất cả các phe phái chính trị khác nhau này cùng một lúc. Rubio hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai.

Chủ nghĩa tư bản vì ích chung có thể không mang lại sức hấp dẫn rộng rãi cần thiết để đoàn kết Đảng Cộng hòa và cử tri Mỹ nói chung ngay sau nhiệm kỳ thứ hai của Trump.

Trên thực tế, có khả năng là thay vì đoàn kết các phe phái cử tri khác nhau, các đề xuất của Rubio về Chủ nghĩa tư bản vì ích chung có thể khiến mọi người ở mọi phía bị cô lập. Cả những người ủng hộ thị trường tự do lẫn những người ủng hộ các chương trình do chính phủ điều hành đều không đặc biệt hào hứng với ý tưởng về "con đường thứ ba" như đề xuất của thượng nghị sĩ Florida.

Và khi đại dịch Covid thu hút sự chú ý của cả nước vào năm 2020, nó đã đóng lại cuộc tranh luận có thể đã tinh chỉnh và điều chỉnh các vị trí của Rubio thành thứ gì đó dễ chấp nhận hơn đối với các nhóm công chúng Mỹ.

Biến Rerum Novarum thành một cương lĩnh có thể đoàn kết người Mỹ vào năm 2028 sẽ đòi hỏi phải thuyết phục những người có xuất thân tư tưởng khác nhau bước ra khỏi vùng an toàn chính trị của họ và thử một điều gì đó mới mẻ.

Trong một đảng phái chính trị — và một quốc gia — bị ảnh hưởng bởi sự phân cực và thù địch, thách thức lớn nhất đối với bất cứ ứng cử viên Đảng Cộng hòa nào sẽ là hàn gắn sự chia rẽ và đoàn kết các phe phái đối địch trong những năm tới.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng không chỉ riêng nước Mỹ mới có.

Đức Giáo Hoàng Leo phải đối mặt với một nhiệm vụ tương tự khi ngài lãnh đạo một Giáo hội mệt mỏi vì chia rẽ, bị tổn thương bởi xung đột và bất hòa.

Và trong những ngày đầu của nhiệm kỳ giáo hoàng, Đức Giáo Hoàng Leo đã nói rõ rằng sự hợp nhất và hàn gắn sẽ là những chủ đề mà ngài hy vọng sẽ nhấn mạnh. Tất nhiên, nói thì dễ hơn làm, và Đức Giáo Hoàng sẽ cần tìm cách để tập hợp mọi người lại với nhau trong những tháng và năm tới.

Theo nghĩa đó, Rubio có thể đang ở vị thế tốt để theo dõi những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Leo trên mặt trận đó và học hỏi từ ngài.

Bản thân Rubio chưa bao giờ hoàn toàn từ bỏ khái niệm Chủ nghĩa tư bản vì ích chung, mặc dù phần lớn sự chú ý của ông đã chuyển sang nơi khác. Ý tưởng này đã xuất hiện trở lại trong cuốn sách năm 2023 của ông, "Những thập niên suy đồi".

Theo mọi biểu hiện, Rubio vẫn muốn có một cuộc thảo luận về Chủ nghĩa tư bản vì ích chung. Bây giờ ông có cơ hội trở thành người dẫn đầu cho cuộc thảo luận này trong triều đại giáo hoàng Leo XIV, nếu ông chọn nắm lấy nó.

Nếu Rubio nghiêm túc trong việc định hình tương lai của Đảng Cộng hòa và Hoa Kỳ thông qua lăng kính của Rerum Novarum, ông có thể tìm thấy ở Đức Giáo Hoàng Leo một hình mẫu và đồng minh.
 
Việc bổ nhiệm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Leo cho thấy tínhh liên tục về phụ nữ
Vũ Văn An
15:13 23/05/2025

Đức Giáo Hoàng Leo XIV gặp Nữ tu người Ý Simona Brambilla, Tổng trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và Hội đời sống Tông đồ, tại Vatican ngày 14 tháng 5 năm 2025. (Nguồn: Vatican Media.)


Elise Ann Allen của Crux, ngày 23 tháng 5 năm 2025, thắc mắc: Cũng như bất cứ cuộc chuyển giao giáo hoàng nào, khi Đức Giáo Hoàng Leo XIV được bầu, đã nảy sinh những câu hỏi về việc ưu tiên của ngài sẽ là gì và liệu ngài có tiếp tục thúc đẩy các ưu tiên và cải cách của vị tiền nhiệm hay không.

Một trong những câu hỏi nhất quán nhất cho đến nay, khi thế giới đang tìm hiểu về Đức Giáo Hoàng Leo, là cách tiếp cận của ngài đối với phụ nữ sẽ như thế nào và liệu ngài có tiếp tục những nỗ lực tiên phong của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm tạo ra nhiều không gian có ý nghĩa hơn cho họ trong quản lý và thẩm quyền, bao gồm cả trong Giáo triều Rôma hay không.

Những gì Đức Leo sẽ làm về các vấn đề như phong chức linh mục cho phụ nữ và chức phó tế cho phụ nữ vẫn chưa được biết, tuy nhiên, ngài là một người tham gia Thượng hội đồng của Đức Phanxicô về tính đồng nghị, dẫn đến việc thành lập một số nhóm nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cụ thể, bao gồm một nhóm về các thừa tác vụ và khả thể có chức phó tế cho phụ nữ.

Khi bắt đầu Thượng hội đồng về tính đồng nghị năm 2024, Đức Hồng Y người Argentina Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin (DDF) của Vatican, người phụ trách nhóm nghiên cứu khám phá chức phó tế cho phụ nữ, cho biết vẫn còn quá sớm để đưa ra bất cứ quyết định nào về vấn đề này và vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu.

Không có khả năng tân giáo hoàng sẽ có bất cứ động thái mạnh mẽ nào về vấn đề này hoặc việc phong chức cho phụ nữ ngay khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, nhưng ngài có thể sẽ đợi xem các nhóm nghiên cứu nói gì, vì họ dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm kỳ đầu tiên và tóm tắt các phát hiện vào tháng 6 năm nay.

Ngay cả khi đó, cũng không có khả năng ngài sẽ đi chệch khỏi đường lối mà người tiền nhiệm của ngài đã thực hiện về các vấn đề như việc phong chức linh mục cho phụ nữ, điều mà Đức Phanxicô liên tục nói là một cánh cửa đóng chặt.

Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng Leo đã gửi một số tín hiệu ban đầu rằng ngài sẽ duy trì nguyên trạng đối với những người phụ nữ mà Đức Phanxicô đã đưa vào vị trí lãnh đạo và mở rộng sự hiện diện của họ trong Giáo triều Rôma.

Không cần phải giải thích quá nhiều, trong vài ngày đầu sau khi đắc cử, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã có cuộc gặp riêng với Nữ tu người Ý Simona Brambilla, người mà Đức Phanxicô đã bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Tu sĩ của Vatican vào tháng 1.

Việc bổ nhiệm này, đánh dấu lần đầu tiên một người phụ nữ được bổ nhiệm để lãnh đạo một bộ của Vatican, đã gây ra một cuộc tranh cãi trong số những người theo chủ nghĩa nghiêm ngặt về giáo luật, những người đặt nghi vấn cho sự kiện bà không được thụ phong, vì một số công việc của bà với tư cách là tổng trưởng liên quan đến việc đưa ra các quyết định ràng buộc đối với các thành viên của Thánh chức.

Nói tóm lại, lập luận cho rằng các bột trưởng thánh bộ chia sẻ thẩm quyền của giáo hoàng, cai quản nhân danh ngài và như một sự mở rộng quyền lực của giáo hoàng bắt nguồn từ các Thánh chức và sự kế vị tông đồ, vốn không dành cho phụ nữ.

Đức Phanxicô đã tìm cách thay đổi điều này trong những năm cuối triều đại giáo hoàng của mình, tìm cách tách các Thánh chức khỏi việc quản lý bằng cách đưa những giáo dân có năng lực hơn vào các vị trí có thẩm quyền thông qua các cải cách giáo triều.

Nhiều nhà quan sát tự hỏi liệu sơ Brambilla và Sơ người Ý Raffaella Petrini, người đứng đầu Chính quyền Thành phố Vatican, có được Đức Giáo Hoàng Leo giữ nguyên vị trí của họ hay không khi có cuộc tranh luận về các sắc thái giáo luật, và có vẻ như hiện tại, Đức Leo không những có ý định làm như vậy mà còn tăng cường đưa phụ nữ vào các vị trí cao nhất của giáo triều.

Ngay từ đầu, ngài đã quyết định rằng ngài sẽ để tất cả các bộ trưởng thánh bộ và người đứng đầu các bộ phận của Vatican ở lại các vai trò hiện tại của họ trong khi ngài tìm hiểu họ và nhận được bản tóm tắt về công việc của họ.

Đức Giáo Hoàng Leo không chỉ gặp sơ Brambilla ngay lập tức mà trong buổi tiếp kiến chung đầu tiên của ngài vào ngày 21 tháng 5, hầu hết những người đọc sách đọc Tin Mừng và tóm tắt giáo lý của ngài bằng các ngôn ngữ khác nhau đều là phụ nữ, ngoại trừ người đọc sách tiếng Ả Rập.

Cho đến gần đây, những người đọc sách đều là nam giới, thường là giáo sĩ, tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu thay đổi về vấn đề này và cho phép giáo dân nói chung, bao gồm cả phụ nữ, đọc sách trong các buổi tiếp kiến chung.

Vào thứ năm, ngày 22 tháng 5, Đức Leo đã có cuộc bổ nhiệm quan trọng đầu tiên của mình vào giáo triều, đáng chú ý là việc bổ nhiệm Nữ tu người Ý Tiziana Merletti, cựu bề trên tổng quyền của Dòng Phanxicô Nữ tu Người nghèo, làm thư ký của Bộ Tu sĩ, nghĩa là hai vị trí cao nhất trong bộ phận đó hiện do phụ nữ nắm giữ.

Kẹp giữa hai người là Hồng Y người Tây Ban Nha Ángel Fernández Artime, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm phó bộ trưởng cùng với sơ Brambilla làm bộ trưởng, một động thái được nhiều nhà quan sát diễn giải là một tín hiệu rõ ràng rằng sơ Brambilla là người phụ trách, nhưng chữ ký của Artime sẽ loại bỏ cuộc tranh luận về tính hợp lệ của các quyết định của bà.

Merletti, một luật sư giáo luật, hiện là người phụ nữ thứ ba giữ chức thư ký của một bộ của Vatican, sau sơ Brambla được bổ nhiệm làm thư ký của Bộ Tu sĩ trước khi được thăng chức làm bộ trưởng, và Sơ Alessandra Smerilli được bổ nhiệm làm thư ký của Bộ Phát triển Con người Toàn diện.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông hiến cải cách Giáo triều Rôma Predicate Evangelium, đã cho phép giáo dân, bao gồm cả phụ nữ, lãnh đạo các bộ của Vatican, trong khi các vị trí này trước đây chỉ dành cho nam giới.

Sinh ra tại Pineto ở miền trung nước Ý vào năm 1959, Merletti đã tuyên khấn lần đầu tiên với Dòng Nữ tu Phanxicô của Người nghèo vào năm 1986.

Bà đã lấy bằng luật vào năm 1984 và lấy bằng tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Antonianum ở Rome vào năm 1992. Hiện bà đang làm luật sư giáo luật tại Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền, một tổ chức chung cho các nữ tu trên toàn thế giới.

Trong thời kỳ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trị vì, tỷ lệ phụ nữ làm việc tại Tòa thánh và Thành phố Vatican đã tăng từ 19.2 phần trăm lên 23.4 phần trăm, với nhiều người giữ các chức vụ có thẩm quyền.

Nếu những động thái ban đầu của ngài là một dấu hiệu, thì có vẻ như Đức Giáo Hoàng Leo XIV, ngoài việc thúc đẩy chương trình nghị sự xã hội của Giáo hội, còn có ý định đảm bảo vị trí và tiếng nói của phụ nữ ở cấp cao nhất trong bộ máy quản lý hoàn cầu của Giáo Hội Công Giáo.
 
Tiểu sử Đức Giáo Hoàng Leo XIV ra mắt tại Rome; sách hiện có trên EWTN
Vũ Văn An
15:28 23/05/2025

“Leo XIV: Chân dung Giáo hoàng đầu tiên của Hoa Kỳ,” do Matthew Bunson, phó chủ tịch kiêm giám đốc biên tập tại EWTN News viết. | Nguồn: Daniel Ibáñez/CNA


Jonah McKeown thuộc CNA, ngày 23 tháng 5 năm 2025, cho hay: EWTN chính thức ra mắt cuốn tiểu sử có thẩm quyền đầu tiên về Đức Giáo Hoàng Leo XIV, hiện đã có thể mua, trong một sự kiện tại Vatican vào ngày 22 tháng 5.

“Leo XIV: Portrait of the First American Pope,” do Matthew Bunson, phó chủ tịch kiêm giám đốc biên tập tại EWTN News chấp bút, kể về câu chuyện của Đức Hồng Y Robert Prevost sinh ra tại Chicago, người đã được bầu làm Đức Thánh Cha mới vào ngày 8 tháng 5.

Bunson, một chuyên gia về Giáo hội và là nhà báo kỳ cựu của Vatican, người đã viết hơn 50 cuốn sách, đã phát biểu tại buổi ra mắt sách tại Campo Santo Teutonico ở Rome rằng kinh nghiệm đa dạng của Đức Leo với tư cách là một mục tử, cựu tổng quyền, nhà truyền giáo và giám mục ở Peru, và với tư cách là một Hồng Y đã mang lại cho ngài sự hiểu biết sâu sắc về Giáo hội hoàn cầu.

Đức Giáo Hoàng Leo XIV, trong những tuần đầu tiên làm giáo hoàng, cũng đã chứng tỏ mình là một nhân vật hợp nhất, người đã mang theo mình “sự nhấn mạnh không khoan nhượng vào con người thần thánh của Chúa Giêsu Kitô”, Bunson tiếp tục.

“Ngài là một con người phổ quát. Ngài là một người ở trong thế giới, nhưng không thuộc về thế giới. Ngài là một người, bằng lời kêu gọi vào chức linh mục và vào cuộc sống của những người theo dòng Augustinô, đã bắt đầu một hành trình hoàn toàn tuyệt vời”, Bunson nói vào ngày 22 tháng 5.

“Và điều đáng chú ý là khi thời gian trôi qua trước khi diễn ra mật nghị, ngày càng có nhiều Hồng Y hiểu rõ ngài thực sự là ai và tại sao ngài, vào thời điểm này, là người mà họ cảm thấy có thể tin tưởng trao chìa khóa của Thánh Phêrô”.

Tiểu sử vẽ nên bức tranh về Đức Giáo Hoàng Leo XIV như một nhà lãnh đạo lấy Chúa Kitô làm trung tâm, chịu ảnh hưởng của Thánh Augustinô và có năng lực, người được kỳ vọng sẽ ưu tiên sự hiệp nhất, sự rõ ràng và việc áp dụng giáo lý xã hội Công Giáo, đặc biệt là liên quan đến phẩm giá của con người trong thời đại kỹ thuật thay đổi nhanh chóng.

Bunson trước đây đã nói rằng ông hy vọng cuốn sách sẽ giúp thông báo cho độc giả về tầm quan trọng của tư cách thành viên của Đức Giáo Hoàng Leo trong Dòng Thánh Augustinô đáng kính, và thực tế là ngài vừa là nhà toán học vừa là luật sư giáo luật sẽ giúp ngài giải quyết những khó khăn về tài chính của Vatican.

Ngoài ra, cuốn sách của Bunson đề cập đến một số vấn đề đạo đức và thần học hiện đang được tranh luận trong Giáo hội và diễn đàn công cộng, đồng thời thảo luận về ý nghĩa của việc lựa chọn tên "Leo" và điều đó nói lên điều gì về tầm nhìn của vị giáo hoàng đối với triều đại giáo hoàng của ngài.

Michael Warsaw, giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị của EWTN, nói với CNA rằng ông "rất vui mừng khi EWTN Publishing phát hành cuốn tiểu sử này về Giáo hoàng Leo XIV ngay sau khi ngài được bầu".

“Là nền tảng truyền thông Công Giáo hàng đầu, mục tiêu của chúng tôi là chia sẻ câu chuyện của Đức Thánh Cha với thế giới, bắt đầu từ cuộc sống thời thơ ấu của ngài, để giúp mọi người kết nối với người đàn ông hiện đang phục vụ với tư cách là đại diện của Chúa Kitô”, Warsaw cho biết.

“EWTN có vị thế độc đáo để xuất bản tiểu sử này về vị giáo hoàng đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ và là vị giáo hoàng thứ hai đến từ Châu Mỹ. Giống như Đức Giáo Hoàng Leo, gia đình EWTN có phạm vi hoàn cầu, nhưng nguồn gốc của chúng tôi là người Mỹ”.
 
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk: Trái tim của Đức Giáo Hoàng Lêô đồng điệu với trái tim của người dân Ukraine
Đặng Tự Do
17:20 23/05/2025


Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã ca ngợi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sau một buổi tiếp kiến riêng gần đây.

Đức Giáo Hoàng Lêô “đã tiếp tôi—mặc dù tôi không xứng đáng—tại một trong những buổi tiếp kiến riêng đầu tiên trong triều Giáo Hoàng của ngài,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết trong một tuyên bố được công bố vào ngày 19 tháng 5. “Có lẽ đó là điều nằm ngoài nghi thức, vì chúng tôi đã thảo luận về việc người dân Ukraine đang chờ đợi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine, với hy vọng điều đó có thể giúp chấm dứt chiến tranh.”

“Chúng tôi vui mừng vì trái tim của Đức Giáo Hoàng Lêô đập cùng nhịp với trái tim của người dân Ukraine,” ngài nói thêm. “Ngài đã lắng nghe một cách chăm chú khi tôi nói về cuộc sống của cộng đoàn Giáo Hội chúng ta tại Ukraine ngày hôm nay. Ngài bày tỏ lòng biết ơn chân thành rằng Giáo hội của chúng ta luôn sát cánh cùng người dân.”

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã trích lời Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng: “Tôi ở bên các bạn. Tôi mang trong tim nỗi đau của Ukraine.”

Đức Tổng Giám Mục cũng khen ngợi Đức Giáo Hoàng Lêô về những phát biểu của ngài trong Năm Thánh của các Giáo hội Đông phương.

“Chúng tôi cảm thấy như Đức Thánh Cha đã đón nhận chúng tôi và tôn trọng truyền thống của chúng tôi,” ngài nói.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa thánh. Dân số của Giáo Hội này đứng thứ hai, chỉ thua Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar của Ấn Độ.


Source:Catholic World News
 
Tổng thống Trump mời Giáo hoàng Lêô XIV về thăm quê hương
Đặng Tự Do
17:22 23/05/2025


Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt đã xác nhận rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Giáo hoàng Lêô XIV đến Tòa Bạch Ốc. Lời mời được đưa ra trong một lá thư từ Tổng thống Trump được Phó Tổng thống JD Vance trao tận tay cho Đức Giáo Hoàng vào hôm Thứ Hai, 19 Tháng Năm

Trong đoạn video ghi lại cuộc gặp giữa phó tổng thống và Đức Giáo Hoàng Leo, có thể nghe Vance nói “Tôi muốn bảo đảm rằng tôi đã đưa cho ngài lá thư đó” và trong câu trả lời của mình, Đức Giáo Hoàng Leo nói “vào một thời điểm nào đó”.

Vance nói với Đức Giáo Hoàng: “Như ngài có thể hình dung, người dân ở Hoa Kỳ vô cùng phấn khích.”

Trong buổi trao đổi quà tặng giữa hai người, Vance đã tặng Giáo hoàng một chiếc áo thi đấu của đội Chicago Bears có dòng chữ “Giáo hoàng Lêô XIV” được in ở mặt sau.

Khi kết thúc cuộc họp, Vance cảm ơn Giáo hoàng Lêô XIV và nói với ngài: “Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ngài.”

“Cảm ơn các bạn đã có mặt để dự lễ kỷ niệm,” Đức Giáo Hoàng trả lời.

Khi Lêô XIV được bầu vào ngày 8 tháng 5, Tổng thống Trump đã bày tỏ lời chúc mừng nồng nhiệt: “Thật vinh dự khi biết rằng ngài là giáo hoàng người Mỹ đầu tiên. Thật phấn khích và thật là vinh dự lớn cho đất nước chúng ta. Tôi mong được gặp Đức Giáo Hoàng Lêô XIV. Đó sẽ là một khoảnh khắc rất có ý nghĩa!”

Vance và vợ, Usha, đã tham dự Thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng vào Chúa Nhật. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cũng tham dự cùng vợ, Jeanette.


Source:Catholic News Agency
 
Tiến sĩ George Weigel: Hiểu đúng về viện trợ nước ngoài
Đặng Tự Do
17:23 23/05/2025


Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết rất ngắn nhan đề “Getting Foreign Aid Right”, nghĩa là “Hiểu đúng về viện trợ nước ngoài”

Sự kiềm chế về mặt hùng biện không còn phổ biến ở Washington trong những ngày này. Với những tính cách thất thường liên quan; và những tác động leo thang của phương tiện truyền thông xã hội, người ta ngần ngại tuyên bố rằng đỉnh cao của sự tức giận đã đạt đến—hoặc sẽ không bao giờ đạt đến. Tuy nhiên, việc Elon Musk lên án Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho rằng cơ quan này là một “hoạt động tâm lý chính trị cực tả” và là một “tổ chức tội phạm” đã nâng tiêu chuẩn lên một tầm cao mới.

Tôi không phải là người chấp nhận mà không phê phán các chương trình viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ. Jakub Grygiel của Đại học Công Giáo chắc chắn đã đúng khi lập luận rằng “việc tài trợ cho 'mục tiêu nhằm triệt tiêu khí thải' ở Việt Nam” là vô nghĩa. Tuy nhiên, “chủ nghĩa đế quốc thức tỉnh” liên quan đến các chương trình viện trợ “làm suy yếu sự ổn định của các quốc gia mà chúng ta phải giúp đỡ, thông qua các chỉ thị DEI và việc thúc đẩy một cảnh tượng biến đổi liên tục về sở thích tình dục” thậm chí còn tệ hơn. Giáo sư Grygiel đã lưu ý một cách đúng đắn rằng sự ngu ngốc như vậy dẫn đến tình huống từ thua đến thua: Các quốc gia nhận viện trợ bị tổn hại, và danh tiếng của Hoa Kỳ ở các quốc gia đó cũng vậy.


Source:First Things
 
Văn Hóa
Nét Phù Du Trong Chữ Bình
Nguyễn Trung Tây
00:45 23/05/2025
Nét Phù Du Trong Chữ Bình
Nguyễn Trung Tây


Tôi cuối cùng khám phá nét phù du trong chữ bình an mà tôi đã từng sống với.

Tôi từng nghĩ mình đã sống trong bình an.
Nhưng nhìn lại, đó chỉ là bình an mỏng manh bình sành.
Khi cuộc sống yên ổn, người ta đối xử tử tế, gia đình hoặc cộng đoàn sống thuận hòa, tài chính vững vàng, lưng thẳng cây thước, tóc đen lay láy, tôi thấy tôi an toàn, tôi bình an.

Nhưng gió nồm sóng đời kéo đến, bệnh tật, hiểu lầm, đổ vỡ, mất mát!
Những điều tôi dựa vào từ bao lâu nay bỗng chốc sụp đổ, kéo theo "bình an tôi,”
biến tan!

Tôi hoang mang.
Tôi sợ hãi.
Tôi trống rỗng.

Khi đó, tôi nhận ra,
Bình an không đến từ điều kiện thuận lợi,
không đến từ mối tương quan mật thiết với trần gian,
nhưng với Đấng không thay đổi.

Không phải khi đời êm ả tôi mới bình an, mà là khi tôi vẫn sống giữa những hỗn loạn của đời, nhưng vẫn chấp nhận những biến động, hoặc lớn hoặc nhỏ,

Bình an không còn là cảm giác, mà là sự hiện diện.
Không còn là thứ cố nắm giữ, mà là quà tặng trao ban.

Tôi không tìm tránh né giông tố, mà học sống với niềm tin rằng có một Đấng đang nắm tay tôi giữa bão đời.
Tôi có thể yếu đuối, có thể hãi sợ, nhưng không tuyệt vọng.
Vì bình an không còn là điều tôi phải cố giữ cho khỏi vỡ,
mà là Đấng, tôi tin tưởng vào, và tôi để Ngài giữ lấy cho tôi.
 
VietCatholic TV
Biến lớn: Ám sát giữa Washington, sát thủ Elias Rodriguez là ai? Moscow bị tấn công lớn chưa từng có
VietCatholic Media
02:58 23/05/2025


1. Nga cho biết 159 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị bắn hạ trong cuộc tấn công dữ dội vào Thủ đô Mạc Tư Khoa

Hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong đêm 22 rạng sáng Thứ Sáu, 23 Tháng Năm, lực lượng phòng không Nga được cho là đã chặn 159 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên nhiều khu vực, bao gồm các khu vực gần thủ đô, trong một trong những cuộc tấn công trên không lớn nhất từ trước đến nay.

Trong ít nhất hai ngày liên tiếp, Ukraine đã phóng hàng loạt máy bay điều khiển từ xa vào sâu trong lãnh thổ Nga. Từ tối ngày 20 tháng 5 đến sáng ngày 22 tháng 5, Nga tuyên bố đã bắn hạ 485 máy bay điều khiển từ xa trên lãnh thổ của mình.

Bộ Quốc Phòng Nga cho biết máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị chặn ở nhiều khu vực miền trung và miền tây, đặc biệt là ở Mạc Tư Khoa. Các khu vực xung quanh Kursk, Oryol, Tula và những nơi khác cũng bị tấn công, với hàng chục máy bay điều khiển từ xa bị chặn ở mỗi khu vực.

Bộ này mô tả máy bay điều khiển từ xa là máy bay điều khiển từ xa loại cánh cố định. Hàng trăm máy bay điều khiển từ xa cảm tử của Ukraine đã bay về phía Mạc Tư Khoa trong những tuần gần đây tác động của các cuộc tấn công lên thành phố này - và cả đất nước nói chung - là vô cùng to lớn.

Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã buộc ít nhất 217 phi trường trên khắp nước Nga phải đóng cửa tạm thời kể từ ngày 1 tháng Giêng, hãng tin độc lập Novaya Gazeta Europe của Nga đưa tin vào ngày 14 tháng 5, trích dẫn dữ liệu từ cơ quan hàng không nhà nước Rosaviatsia của Nga.

Con số này đã vượt qua tổng số của cả năm 2023 và 2024, nhấn mạnh khả năng ngày càng tăng của Kyiv trong việc gây áp lực lên Nga, ngay cả ở những khu vực xa biên giới với Ukraine.

Thiếu Tướng Vasyl Malyuk giải thích với Verkhovna Rada, tức là Quốc Hội độc viện của Ukraine, rằng sự gia tăng các cuộc tấn công vào Thủ đô Mạc Tư Khoa phản ánh sự thay đổi chiến lược trong chiến dịch máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, và là điều cần thiết để buộc Nga ngừng bắn trong bối cảnh các cuộc đàm phán đã thất bại.

“Mạc Tư Khoa là trung tâm hàng không lớn nhất tại Liên bang Nga — các chuyến bay đi khắp mọi nơi, không chỉ trên khắp nước Nga mà còn trên toàn thế giới,” ông nói.

“Đây là vấn đề về sự tan rã tiềm tàng của các khu vực ở Nga và sự suy yếu của khả năng kiểm soát nội bộ.”

Theo Hiệp hội các công ty lữ hành Nga, ba đêm không kích bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trước Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5 đã buộc Rosaviatsia phải ra lệnh hạn chế chuyến bay tạm thời, làm gián đoạn kế hoạch đi lại của ít nhất 60.000 hành khách.

“Hàng không không phải là ngành công nghiệp rẻ tiền và phải chịu tổn thất — các phi trường, các hãng hàng không — và nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của hành khách và khách hàng vận chuyển hàng hóa.”

“Hướng ưu tiên rất rõ ràng — Mạc Tư Khoa và các khu vực xung quanh,” Malyuk cho biết.

Malyuk nhấn mạnh rằng do địa lý rộng lớn của Nga, du lịch hàng không đóng vai trò thiết yếu để duy trì kết nối và sự gián đoạn trong ngành hàng không có thể làm tăng nguy cơ tan rã khu vực và bất ổn xã hội.

“Những sự gia tăng này không phải là ngẫu nhiên. Chúng là một phần của chiến dịch gây áp lực chống lại hậu cần, hệ thống phòng không và tinh thần công chúng”, ông nói.

“Dân chúng Nga phải trả giá cho cuộc chiến này. Ngủ trong lều ở phi trường không phải là cái giá cao nhất, nhưng nó ảnh hưởng đến tinh thần.”

Malyuk cũng tuyên bố rằng Nga sẽ phải chịu chi phí kinh tế khi phải liên tục đóng cửa các phi trường.

“Hàng không không phải là ngành công nghiệp rẻ tiền và các phi trường, các hãng hàng không phải chịu tổn thất, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của hành khách và khách hàng vận chuyển hàng hóa”, ông nói.

Chi phí kinh tế trước mắt của Nga có thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát, cho thấy mục tiêu chính của chiến dịch không phải là làm gián đoạn nền kinh tế.

Malyuk cho biết mặc dù hậu quả kinh tế có thể chỉ ở mức hạn chế như hiện tại, chiến dịch máy bay điều khiển từ xa của Ukraine còn nhằm mục đích quân sự ngoài mục đích gây gián đoạn tài chính, đồng thời cho biết chiến thuật này cũng buộc các hệ thống phòng không của Nga phải liên tục trong tình trạng báo động.

“Ngay cả mục tiêu trên không nhỏ nhất cũng phải kích hoạt phản ứng phòng không toàn diện”, Malyuk nói. “Đó là cách hệ thống hoạt động — đối với chúng tôi, đối với Nga và đối với bất kỳ quốc gia nào”.

Mạng lưới phòng thủ nhiều lớp của Nga đang chịu áp lực rõ ràng từ chiến dịch kéo dài nhiều năm của Ukraine nhằm vào hoạt động sản xuất dầu mỏ của Nga nhằm ngăn chặn Điện Cẩm Linh cung cấp tiền cho cuộc xâm lược toàn diện, cũng như các mục tiêu quân sự như kho đạn dược.

Việc tấn công vào Mạc Tư Khoa và khu vực xung quanh bằng số lượng máy bay điều khiển từ xa ngày càng tăng có thể khiến hệ thống phòng không của Nga trở nên mỏng hơn.

Với các đơn vị phòng không của Nga buộc phải phản ứng với mọi mối đe dọa trên không, Kyiv dường như đang thử nghiệm giới hạn khả năng bảo vệ lãnh thổ của Điện Cẩm Linh — một chiến thuật có thể đặt nền tảng cho các cuộc tấn công trong tương lai với độ chính xác cao hơn và khả năng thâm nhập sâu hơn.

“Có lẽ đây là một yếu tố giúp máy bay điều khiển từ xa chiến đấu của chúng ta tấn công hiệu quả hơn vào các mục tiêu quân sự”, Malyuk nói. “Đối với các mục tiêu quân sự, các cuộc tấn công sẽ tiếp tục nhắm vào các địa điểm công nghiệp quân sự ở Nga.

“Đó là chiến lược duy nhất. Nhưng các ưu tiên hiện nay có phần khác biệt”, Malyuk kết luận.

[Kyiv Independent: Russia says 159 Ukrainian drones shot down in less than a day]

2. Hai nhân viên đại sứ quán Israel thiệt mạng trong vụ xả súng bên ngoài Bảo tàng Do Thái Thủ đô

Hai nhân viên tại Đại sứ quán Israel đã bị bắn chết hôm thứ Tư bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Thủ đô bởi một kẻ tấn công đã hét lớn “tự do, tự do cho Palestine” sau khi bị bắt.

Vụ tấn công bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington đã vấp phải sự lên án rộng rãi, bao gồm cả Tổng thống Trump.

“Những vụ giết người khủng khiếp ở DC này, rõ ràng là dựa trên chủ nghĩa bài Do Thái, phải chấm dứt, NGAY BÂY GIỜ!”, Tổng thống Trump nói. “Lòng căm thù và chủ nghĩa cực đoan không có chỗ đứng ở Hoa Kỳ. Xin chia buồn cùng gia đình các nạn nhân. Thật buồn khi những điều như thế này lại có thể xảy ra! Xin Chúa ban phước cho TẤT CẢ các bạn!”

Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem cho biết chính quyền liên bang đang điều tra vụ tấn công.

Pamela A. Smith, cảnh sát trưởng của Sở Cảnh sát Thủ đô DC, cho biết trong một cuộc họp báo rằng một nghi phạm đã tiếp cận một nhóm bốn người đang rời khỏi bảo tàng và bắn súng lục, trúng hai người trong số họ. Sau đó, anh ta vào bảo tàng, nơi anh ta bị lực lượng an ninh bắt giữ. Nghi phạm, tạm thời được xác định là Elias Rodriguez, 30 tuổi, đã hô vang “tự do, tự do cho Palestine” trong khi bị giam giữ, bà cho biết.

Bộ Trưởng Tư Pháp Pam Bondi nói rằng bà và Jeanine Pirro, Luật sư Hoa Kỳ tạm quyền mới được bổ nhiệm tại Washington, DC đã đến hiện trường ngay sau khi sở cảnh sát DC truyền đạt tin tức về vụ xả súng một cách công khai.

“Tôi đã nói chuyện với tổng thống Hoa Kỳ nhiều lần vào tối nay,” Bondi phát biểu tại buổi họp báo. “Thay mặt tổng thống, lời cầu nguyện của ông ấy dành cho tất cả chúng ta, tất cả cộng đồng Do Thái, mọi người ở Washington, DC, các cơ quan tiểu bang, địa phương và liên bang và luật sư Hoa Kỳ tuyệt vời của chúng ta, Jeanine Pirro, người sẽ truy tố vụ án này.”

Danny Danon, đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc, gọi vụ xả súng là “một hành động khủng bố bài Do Thái đồi trụy”.

“Việc gây hại cho cộng đồng Do Thái là vượt qua ranh giới đỏ”, Danon viết trong bài đăng trên X. “Chúng tôi tin tưởng rằng chính quyền Hoa Kỳ sẽ có hành động mạnh mẽ chống lại những kẻ chịu trách nhiệm cho hành động tội phạm này”.

Đây không phải là lần đầu tiên trong những tuần gần đây, một hành động bạo lực làm rung chuyển cộng đồng Do Thái ở nước này.

Vào tháng 4, một nghi phạm đã đốt nhà của Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro khi thống đốc và gia đình ông đang ở bên trong. Kẻ đốt phá bị cáo buộc sau đó nói rằng Shapiro “cần biết rằng ông ta 'sẽ không tham gia vào kế hoạch của mình về những gì ông ta muốn làm với người dân Palestine”.

“Vụ xả súng kinh hoàng này có vẻ là một ví dụ kinh hoàng khác về chủ nghĩa bài Do Thái mà như chúng ta biết là đang lan tràn trong xã hội của chúng ta,” Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer cho biết. “Tôi cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng, tất cả những người bị ảnh hưởng và gia đình của họ.”

[Politico: Two Israeli embassy staffers killed in shooting outside Capital Jewish Museum]

3. Elias Rodriguez là ai? Nghi phạm được nêu tên trong vụ giết hại nhân viên Đại sứ quán Israel

Chính quyền đã xác định được nghi phạm trong vụ nổ súng giết chết hai nhân viên đại sứ quán Israel gần một bảo tàng Do Thái ở Washington DC là Elias Rodriguez, 30 tuổi, đến từ Chicago.

Bộ ngoại giao Israel cho biết các nạn nhân là Yaron Lischinsky và Sarah Milgrim. “Không từ ngữ nào có thể diễn tả được nỗi đau buồn và sự kinh hoàng sâu sắc của chúng tôi trước mất mát tàn khốc này”, bộ này cho biết.

Đoạn video trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông hô vang “Palestine tự do, tự do” bị cảnh sát dẫn đi bên trong một nơi được cho là Bảo tàng Do Thái ở Thủ đô Washington DC.

Cảnh sát trưởng Washington Pamela Smith nói với các phóng viên rằng nghi phạm đã hô vang khẩu hiệu tương tự khi bị giam giữ.

Smith cho biết một người đàn ông đã được nhìn thấy đi lại bên ngoài bảo tàng trước vụ xả súng.

Một nhân chứng bên trong bảo tàng kể với WAGA-TV rằng một người đàn ông đã chạy vào tòa nhà sau vụ xả súng và ban đầu có người đề nghị giúp đỡ.

“Người bảo vệ tình cờ cho anh chàng này vào. Tôi đoán là họ đang nghĩ và anh ta bị mưa phủ kín, rõ ràng là anh ta bị chấn thương, anh ta bị sốc, và một số người trong bảo tàng viện đã mang nước cho anh ta, họ bảo anh ta ngồi xuống. 'Anh ổn chứ? Anh có bị bắn không? Chuyện gì đã xảy ra?' Anh ta nói điều gì đó như, 'Ai đó gọi cảnh sát đi.'

“Vì vậy, khoảng 10 phút sau khi cảnh sát thực sự vào, anh ta nói, 'Tôi đã làm điều này,' anh ta nói, 'Thưa ngài, tôi không có vũ khí,' anh ta giơ tay lên, lấy một chiếc khăn kaffiyeh màu đỏ ra khỏi túi và bắt đầu hô vang khẩu hiệu Palestine tự do. Bạn biết đấy, 'chỉ có một giải pháp, cách mạng intifada' và anh ta bị lôi ra khỏi tòa nhà trong khi anh ta hét lên 'Palestine tự do'.”

Một hồ sơ LinkedIn dưới tên của Elias Rodriguez ở Chicago, có ảnh hồ sơ trùng với ảnh của nghi phạm, cho biết anh ta làm việc với tư cách là “chuyên gia hồ sơ hành chính “ tại Hiệp hội thông tin nắn xương Hoa Kỳ, gọi tắt là AOIA, một cơ quan đại diện cho các bác sĩ y khoa nắn xương. AOIA cũng liệt kê một “Elias Rodriguez” là một nhân viên trong vai trò này trên trang web chính thức của mình.

Theo trang LinkedIn, Rodriguez trước đây từng làm “điều phối viên sản xuất và hậu cần và nhà nghiên cứu lịch sử truyền miệng” tại HistoryMakers, một tổ chức phi lợi nhuận cam kết “bảo tồn và phổ biến rộng rãi những câu chuyện cá nhân chưa kể của cả những người Mỹ gốc Phi nổi tiếng và ít được biết đến”.

HistoryMakers cho biết Rodriguez có bằng Cử nhân tiếng Anh của Đại học Illinois tại Chicago, sống tại khu Avondale của thành phố và trước đây từng làm biên tập viên nội dung “cho các công ty thương mại và phi thương mại trong lĩnh vực công nghệ”.

Newsweek chưa xác minh độc lập rằng Elias Rodriguez được HistoryMakers liệt kê có phải là người bị cảnh sát bắt giữ liên quan đến vụ xả súng ở Washington DC hay không.

Newsweek đã liên hệ với Sở Cảnh sát Thủ đô Washington DC, Sở Cảnh sát Chicago, AOIA và HistoryMakers để xin bình luận vào thứ năm ngoài giờ làm việc thông thường qua điện thoại, email và biểu mẫu yêu cầu trực tuyến.

Vào tháng 10 năm 2017, một bài viết của Liberation, tờ báo của Đảng Xã hội chủ nghĩa và Giải phóng cánh tả, đã liệt kê “Elias Rodriguez” là một trong những nhà hoạt động của mình trong một bài viết về vụ cảnh sát bắn chết thanh niên da đen 17 tuổi Laquan McDonald ở Chicago năm 2014. Bài viết này có vẻ đã bị gỡ bỏ kể từ đó.

Phát biểu với cơ quan truyền thông, Rodriguez cho biết rằng “Amazon làm trắng Seattle là phân biệt chủng tộc về mặt cấu trúc và là mối nguy hiểm trực tiếp đối với tất cả những người lao động sống tại thành phố đó. Vậy chúng ta ở Chicago và trên khắp đất nước có muốn một quốc gia có những thành phố bị các tập đoàn lớn thống trị và xâm lược, nơi chỉ có người giàu và người da trắng mới có thể sống và phần lớn chúng ta phải sống ở rìa thành phố và xã hội, sống trong cảnh nghèo đói ngày càng sâu sắc hơn không?”

Nhà báo độc lập Ken Klippenstein đã chia sẻ những gì ông cho là bản tuyên ngôn dài 980 từ của kẻ xả súng trên trang web của mình, mặc dù ông không nói rõ ông có được tài liệu này bằng cách nào và tính xác thực của nó vẫn chưa được xác minh độc lập.

Klippenstein viết: “Tôi tin rằng tài liệu này là xác thực vì một số lý do, bao gồm cả việc nó được Rodriguez ký và đóng dấu thời gian từ rất lâu trước khi ông bị cơ quan thực thi pháp luật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào nêu tên”.

Tài liệu này ủng hộ cái mà tác giả gọi là “biểu tình có vũ trang” như một phản ứng trước “diệt chủng”, một thuật ngữ mà họ sử dụng để mô tả hoạt động quân sự của Israel ở Gaza.

Tác giả viết: “Bản thân người Israel tự hào về sự sốc của chính họ trước sự tự do mà người Mỹ đã trao cho họ để tiêu diệt người Palestine. Dư luận đã chuyển sang chống lại nhà nước phân biệt chủng tộc diệt chủng, và chính phủ Mỹ chỉ nhún vai, khi đó họ sẽ làm mà không cần dư luận, hình sự hóa nó ở nơi họ có thể, bóp nghẹt nó bằng những lời bảo đảm nhạt nhẽo rằng họ đang làm mọi cách có thể để kiềm chế Israel ở nơi họ không thể hình sự hóa cuộc biểu tình ngay lập tức.”

Nhắc đến Chiến dịch Protective Edge, một chiến dịch quân sự của Israel năm 2014 chống lại Hamas ở Gaza, tác giả nói thêm: “Hành động này sẽ được biện minh về mặt đạo đức nếu được thực hiện cách đây 11 năm trong Chiến dịch Protective Edge, vào thời điểm mà cá nhân tôi nhận thức sâu sắc về hành vi tàn bạo của chúng tôi ở Palestine.

“Nhưng tôi nghĩ với hầu hết người Mỹ, hành động như vậy sẽ không thể đọc được, có vẻ điên rồ. Tôi mừng là ít nhất ngày nay có nhiều người Mỹ mà hành động đó sẽ rất dễ đọc và, theo một cách hài hước nào đó, là điều duy nhất tỉnh táo để làm.”

Phát biểu với BBC, Rabbi Levi Shemtov ở Washington DC mô tả cặp đôi bị bắn là “những người tốt bụng, nổi tiếng”, đồng thời nói thêm rằng đây là “tin tức tàn khốc”.

Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Israel tại Hoa Kỳ cho biết: “Yaron và Sarah là bạn bè và đồng nghiệp của chúng tôi. Họ đang ở độ tuổi sung sức nhất của cuộc đời.

“Tối nay, một tên khủng bố đã bắn chết họ khi họ vừa rời khỏi một sự kiện tại Bảo tàng Do Thái ở Thủ đô DC.

“Toàn bộ nhân viên đại sứ quán đều đau buồn và suy sụp vì vụ giết người này. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả được nỗi đau buồn và kinh hoàng sâu sắc của chúng tôi trước mất mát tàn khốc này.”

[Newsweek: Who Is Elias Rodriguez? Suspect Named in Israeli Embassy Staff Killings]

4. Nga chặn đứng cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Mạc Tư Khoa, gây gián đoạn chuyến bay và phản ứng khẩn cấp

Theo thị trưởng thành phố Sergei Sobyanin và các phương tiện truyền thông nhà nước, lực lượng phòng không Nga đã chặn một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Mạc Tư Khoa vào ngày 22 tháng 5, gây ra tình trạng gián đoạn tạm thời giao thông hàng không tại các phi trường lớn.

Tính đến 5 giờ chiều giờ địa phương, Sobyanin tuyên bố đã chặn được bảy máy bay điều khiển từ xa khi chúng tiếp cận thủ đô Nga. Các dịch vụ khẩn cấp đã được điều động đến hiện trường vụ rơi mảnh vỡ.

Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga Rosaviatsiya thông báo rằng các hạn chế chuyến bay tạm thời đã được áp dụng tại các phi trường Domodedovo và Zhukovsky. Tại Sheremetyevo, phi trường quốc tế bận rộn nhất của Mạc Tư Khoa, các hạn chế tạm thời đã được áp dụng trở lại lần thứ hai, theo truyền thông Nga.

Mạc Tư Khoa và các khu vực xung quanh đã phải đối mặt với số lượng ngày càng tăng các cuộc xâm nhập bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong những tháng gần đây trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

[Kyiv Independent: Russia intercepts drone attack on Moscow, prompting flight disruptions and emergency response]

5. Putin tuyên bố Nga đang chuẩn bị ‘vùng đệm an ninh’ dọc biên giới Ukraine

Theo thông tấn xã TASS của Nga, hôm Thứ Năm, 22 Tháng Năm, Putin đã tổ chức một buổi lễ trao giải thưởng cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Giám đốc hệ thống truyền hình Russia Today, gọi tắt là RT, Margarita Simonyan vì đã có công làm sáng tỏ chính nghĩa hòa bình của Nga. Putin cho rằng “ngày nay thế giới hiểu rõ rằng Nga là quốc gia yêu chuộng hòa bình”. Không hiểu chữ “thế giới” mà ông ta muốn ám chỉ là “thế giới nào”. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng có thể Putin đang muốn đề cập đến cuộc điện thoại với Tổng thống Trump.

Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Năm, trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov đã tiết lộ những chi tiết mới về cuộc điện đàm kéo dài hai giờ giữa nhà độc tài Vladimir Putin với Tổng thống Donald Trump vào thứ Hai.

Phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax, Ushakov cho biết Putin đã chia sẻ thông tin chi tiết về các cuộc tấn công của Ukraine mà Nga tuyên bố đã đẩy lùi trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5.

Theo Ushakov, Putin đã nói với Tổng thống Trump rằng các cơ quan an ninh Nga đã ngăn chặn “các cuộc tấn công khủng bố” gần Điện Cẩm Linh và Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 5.

Ushakov cho biết Ukraine muốn “đe dọa các nhà lãnh đạo nước ngoài và ngăn họ đến Mạc Tư Khoa”.

Ushakov cho biết: “Chủ đề này đã được thảo luận khá chi tiết trong cuộc trò chuyện giữa hai tổng thống và đáng được đề cập đặc biệt”.

Theo Ushakov, cuộc thảo luận về các cuộc tấn công của Ukraine đã làm Tổng thống Trump hiểu rõ hơn Nga mới là quốc gia yêu chuộng hòa bình, và chính quyền Ukraine là một bọn phát xít cực kỳ hiếu chiến.

Trong buổi lễ hôm Thứ Năm, 22 Tháng Năm, Putin cũng tuyên bố rằng ông đã ra lệnh cho quân đội bắt đầu tạo ra một “vùng đệm an ninh” dọc biên giới với Ukraine để ngăn cản “bọn phát xít cực kỳ hiếu chiến Kiev”

Bình luận này được đưa ra một ngày sau khi Putin có chuyến thăm đầu tiên được biết đến tới Kursk của Nga, một vùng biên giới nơi lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào mùa hè năm ngoái. Trong khi Điện Cẩm Linh tuyên bố đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ, Ukraine cho biết các hoạt động vẫn đang diễn ra ở Kursk.

“Tôi đã nói rằng một quyết định đã được đưa ra để tạo ra vùng đệm an ninh cần thiết dọc biên giới,” Putin phát biểu trong một cuộc họp video với các quan chức chính phủ.

“Quân đội của chúng tôi hiện đang giải quyết vấn đề này.”

Putin cho biết khu vực này sẽ nằm dọc biên giới của các tỉnh Kursk, Bryansk và Belgorod.

Bộ Ngoại giao Ukraine đã phản hồi tuyên bố này vào cuối ngày, nói rằng phát biểu của Putin là bằng chứng nữa cho thấy Nga không thực sự quan tâm đến hòa bình.

“Tôi nhắc nhở thế giới rằng tuyên bố của Putin về 'vùng đệm' được đưa ra trong bối cảnh đang có những nỗ lực tích cực nhằm đạt được lệnh ngừng bắn hoàn toàn và lâu dài, chấm dứt giết chóc và thúc đẩy hòa bình”, Ngoại trưởng Andrii Sybiha nói.

“Những tuyên bố hung hăng mới này rõ ràng phủ nhận các nỗ lực hòa bình và cho thấy Putin đã và vẫn là lý do duy nhất khiến cuộc giết chóc tiếp diễn. Ông ta cần phải đối mặt với nhiều áp lực hơn để chấm dứt cuộc chiến này.”

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi cũng đồng tình với quan điểm này, gọi Nga là “chướng ngại vật đối với nỗ lực hòa bình” và đề xuất rằng bất kỳ “vùng đệm” nào trong tương lai cũng phải giới hạn trong lãnh thổ Nga.

“Những lời này chứng minh rõ ràng rằng Putin, chính nước Nga đang là trở ngại cho các nỗ lực hòa bình hiện nay và chính họ là những người cần phải chịu mọi hình thức gây áp lực để buộc Nga và Putin phải tiến tới hòa bình và ngừng bắn hoàn toàn trong thời gian dài”, ông nói trong một bình luận gửi tới nhiều cơ quan thông tấn của Ukraine.

“Còn đối với các 'vùng đệm', có thể có một 'vùng đệm' trên lãnh thổ Nga, đó là lý do tại sao Ukraine đã tiến hành một chiến dịch ở đó kể từ năm ngoái.”

Ukraine đã phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk vào tháng 8 năm 2024, đánh dấu cuộc xâm lược quy mô lớn đầu tiên vào lãnh thổ Nga của các lực lượng nước ngoài kể từ Thế chiến II. Trong khi một cuộc phản công của Nga — được hỗ trợ bởi quân nhân Bắc Hàn — đã chiếm lại phần lớn vùng đất do Ukraine xâm lược vào mùa xuân năm 2025, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xuyên biên giới.

Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine cho biết vào ngày 21 tháng 5 rằng mặc dù tình hình trong khu vực vẫn còn khó khăn, quân đội Ukraine vẫn giữ vững vị trí và gây tổn thất cho quân đội Nga.

Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào tháng 11 năm 2024, chiến dịch Kursk đã ngăn chặn thành công kế hoạch của Nga nhằm thiết lập một “vùng đệm” tại Tỉnh Sumy ở đông bắc Ukraine.

Bình luận mới nhất của Putin về vùng đệm được đưa ra khi Nga một lần nữa bác bỏ đề xuất của Hoa Kỳ và Âu Châu về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Putin đã không đồng ý với các điều khoản trong cuộc điện đàm ngày 19 tháng 5 với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Điện Cẩm Linh đã tăng gấp đôi các yêu cầu tối đa của mình.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov xác nhận vào ngày 21 tháng 5 rằng Nga không quan tâm đến việc theo đuổi lệnh ngừng bắn: “Chúng tôi không muốn điều này nữa”, ông nói.

[Kyiv Independent: Putin claims Russia preparing 'security buffer zone' along Ukrainian border]

6. Tờ New York Times đưa tin: Tổng thống Trump từ chối áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga vì nó sẽ ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh với Mạc Tư Khoa

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ chối áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì điều này có thể cản trở các cơ hội kinh doanh và thương mại trong tương lai với Mạc Tư Khoa, tờ New York Times, trích dẫn lời một quan chức Tòa Bạch Ốc.

Sau cuộc điện đàm kéo dài hai giờ với Putin vào ngày 19 tháng 5, Tổng thống Trump đã từ chối áp dụng thêm lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa, mặc dù Putin một lần nữa bác bỏ lệnh ngừng bắn trong 30 ngày.

“Tôi nghĩ rằng có cơ hội để thực hiện một điều gì đó, và nếu bạn làm điều đó, bạn cũng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nhiều”, Tổng thống Trump nói, ám chỉ đến việc thực hiện các biện pháp trừng phạt bổ sung. “Nhưng có thể có lúc điều đó sẽ xảy ra”, ông nói thêm.

Tổng thống Trump đã cho rằng thỏa thuận hòa bình sẽ là “cơ hội to lớn cho Nga để tạo ra lượng lớn việc làm và của cải. Tiềm năng của nó là KHÔNG GIỚI HẠN”.

“Tương tự như vậy, Ukraine có thể là nước hưởng lợi lớn từ Thương mại trong quá trình tái thiết đất nước”, ông nói thêm.

Phát biểu với Tờ New York Times với điều kiện giấu tên, một quan chức Tòa Bạch Ốc nắm rõ cuộc gọi này cho biết việc áp đặt lệnh trừng phạt có thể cản trở mục tiêu “tối đa hóa cơ hội kinh tế cho người Mỹ” của Tổng thống Trump, cơ quan truyền thông này viết.

Tổng thống Trump vào ngày 8 tháng 5 cho biết Hoa Kỳ sẽ tham gia cùng các đối tác trong việc áp đặt “các biện pháp trừng phạt bổ sung” nếu Nga không đồng ý ngừng bắn vô điều kiện. Mặc dù có nhiều lời đe dọa, Tổng thống Trump chưa bao giờ thực hiện việc áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga.

Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã thúc giục Hoa Kỳ áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga để gây áp lực buộc nước này ngừng bắn. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã đe dọa và sau đó áp dụng thêm các lệnh trừng phạt để đáp trả việc Nga từ chối ngừng bắn.

Vào ngày 20 tháng 5, tờ Axios đưa tin rằng các nhà lãnh đạo Âu Châu dường như “ngạc nhiên” khi Tổng thống Trump “tương đối hài lòng” với những gì ông nghe được từ Putin, sau cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Âu Châu sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Trump và Putin.

Khi được hỏi về các lệnh trừng phạt tiềm tàng đối với Nga, tổng thống Hoa Kỳ cho biết ông không nghĩ đó là một ý tưởng hay và tin rằng Putin muốn có một thỏa thuận.

Một quan chức cao cấp của Âu Châu quen thuộc với các cuộc thảo luận kín đã bày tỏ sự thất vọng của các đồng minh Âu Châu về việc thiếu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, nói với NYT rằng Tổng thống Trump “chưa bao giờ có vẻ đầu tư vào việc tham gia các lệnh trừng phạt đối với Nga”, cơ quan truyền thông này viết. Một số quan chức khác cho biết họ không mong đợi Tổng thống Trump sẽ thực hiện các lệnh trừng phạt bổ sung trong tương lai gần.

Mặc dù vi phạm nhiều lệnh ngừng bắn ngắn hạn, Tổng thống Trump vẫn tuyên bố Nga và Ukraine sẽ có thể “làm ăn lớn” với Hoa Kỳ nếu họ đạt được thỏa thuận hòa bình.

Thất vọng vì không đạt được tiến triển, Tổng thống Trump cũng đã nhiều lần đe dọa sẽ “rút lui” khỏi các cuộc đàm phán.

“Tôi nói cho bạn biết, có những tự ái quá lớn liên quan, nhưng tôi nghĩ điều gì đó sẽ xảy ra. Và nếu không, tôi chỉ cần lùi lại, và họ sẽ phải tiếp tục,” Tổng thống Trump nói sau cuộc điện đàm với Putin.

[Kyiv Independent: Trump refusing to adopt sanctions against Russia as it would affect business opportunities with Moscow, NYT reports]

7. ‘Chúng tôi không muốn điều này nữa’ — Lavrov nói khi bác bỏ lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Hôm Thứ Năm, 22 Tháng Năm, Nga phản đối lệnh ngừng bắn ở Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết như trên.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin đã có cuộc điện đàm vào ngày 19 tháng 5 khi Ukraine và các đồng minh tăng cường nỗ lực chấm dứt chiến tranh của Nga. Putin đã từ chối lệnh ngừng bắn và thay vào đó nhấn mạnh vào việc đàm phán một “bản ghi nhớ liên quan đến một hiệp ước hòa bình tiềm năng trong tương lai”.

Lavrov bác bỏ lời kêu gọi “đình chiến rồi chúng ta sẽ xem”, tuyên bố rằng “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc chiến ở Nga cần phải được giải quyết.

Lavrov cáo buộc các nhà lãnh đạo Âu Châu, bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, đã thúc đẩy Tổng thống Trump thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Nga.

“Chúng tôi đã có mặt trong những câu chuyện này rồi, chúng tôi không muốn điều này xảy ra thêm nữa”, Lavrov nói, ám chỉ đến các cuộc đàm phán giữa Mạc Tư Khoa và Ukraine sau khi Nga tiến hành cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Nga đã khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, diễn ra vào ngày 16 tháng 5, sau khi Mạc Tư Khoa từ chối lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức từ Ukraine và các đồng minh. Điện Cẩm Linh tuyên bố các cuộc đàm phán sẽ là sự nối lại các cuộc đàm phán hòa bình năm 2022.

Trong các cuộc đàm phán hòa bình năm 2022 và vào ngày 16 tháng 5, chính quyền Nga đã đưa ra các yêu cầu tối đa đối với Ukraine. Vào ngày 14 tháng 5, Nga tuyên bố phái đoàn của mình sẽ bao gồm các quan chức cấp thấp, do trợ lý của Putin, Vladimir Medinsky dẫn đầu.

Putin đã không tham dự cuộc hòa đàm tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5, mặc dù đã nhận được lời mời gặp mặt trực tiếp từ Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

Lavrov cũng vắng mặt trong các cuộc đàm phán hòa bình, cho thấy Nga không muốn đạt được tiến triển tại các cuộc đàm phán ở Istanbul.

Các cuộc đàm phán phần lớn không có kết quả. Nga nhắc lại các yêu cầu tối đa, bao gồm cả việc Ukraine chấp nhận mất Crimea và bốn khu vực phía đông.

[Kyiv Independent: 'We don't want this anymore' — Russia rejects a ceasefire in Ukraine, Lavrov says]

8. Tổng thống Trump nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu rằng Putin không muốn hòa bình vì hắn ta tin rằng Nga đang chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine, Wall Street Journal đưa tin

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu tuần này rằng Putin chưa sẵn sàng cho hòa bình ở Ukraine vì hắn ta tin rằng mình đang chiến thắng trong cuộc chiến, tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 22 tháng 5.

Tuyên bố được cho là của Tổng thống Trump đánh dấu lần đầu tiên ông thừa nhận với các nhà lãnh đạo Âu Châu điều mà họ và Kyiv đã nói với Tổng thống Trump từ rất lâu - Điện Cẩm Linh không có ý định chấm dứt cuộc chiến toàn diện với Ukraine.

Cuộc trò chuyện vào ngày 19 tháng 5 được cho là có sự tham gia của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Antonio Costa.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm với Putin, vài ngày sau các cuộc đàm phán không có nhiều kết quả ở Istanbul, nơi Nga cử một phái đoàn gồm các quan chức cấp thấp.

Các nhà lãnh đạo Âu Châu trong cuộc gọi được cho là có vẻ “ngạc nhiên” khi Tổng thống Trump “tương đối hài lòng” với những gì ông nghe được từ Putin, Axios đưa tin vào ngày 20 tháng 5.

Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, Putin tỏ ra ít sẵn sàng thỏa hiệp để đạt được một giải pháp. Sau cuộc gọi, Putin nhắc lại những yêu cầu tối đa của Nga, phủ nhận thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng, Tổng thống Trump đã không nhất quán trong lời lẽ đối với nhà lãnh đạo Nga, đôi khi lên tiếng bày tỏ sự thất vọng với những nỗ lực hòa bình bị đình trệ nhưng chủ yếu là tránh chỉ trích trực tiếp Putin.

Mặc dù Tổng thống Trump hiện nay dường như thừa nhận rằng Putin chưa sẵn sàng theo đuổi hòa bình, nhưng cho đến nay Tòa Bạch Ốc vẫn chưa áp đặt lệnh trừng phạt mới hoặc thực hiện các bước trực tiếp để trừng phạt Nga, bất chấp sự thất vọng ngày càng tăng từ các đồng minh.

Ukraine đã chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện 30 ngày do Hoa Kỳ hậu thuẫn khi Washington lần đầu đề xuất vào ngày 11 tháng 3. Nga đã bác bỏ đề xuất này và tiếp tục các cuộc tấn công.

[Kyiv Independent: Trump tells European leaders Putin doesn’t want peace because he believes Russia winning war in Ukraine, WSJ reports]

9. Quốc hội Iran phê chuẩn thỏa thuận chiến lược 20 năm với Nga

Quốc hội Iran đã phê chuẩn thỏa thuận đối tác chiến lược kéo dài 20 năm với Nga, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước, Reuters đưa tin hôm Thứ Năm, 22 Tháng Năm.

Thỏa thuận ban đầu được Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ký vào ngày 17 tháng Giêng, đã được quốc hội Nga ủng hộ vào tháng 4. Cuộc bỏ phiếu của Iran là bước lập pháp cuối cùng trước khi thực hiện đầy đủ.

Iran đã nổi lên như một đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine, cung cấp cho Mạc Tư Khoa máy bay điều khiển từ xa kamikaze và hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn được sử dụng trong các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.

Theo Reuters, mặc dù hiệp ước không bao gồm điều khoản phòng thủ chung, nhưng nó nêu rõ các cam kết của cả hai nước trong việc hợp tác chống lại các mối đe dọa quân sự chung, tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật và tham gia các cuộc tập trận quân sự chung.

Ngoài hợp tác quân sự, thỏa thuận bao gồm các điều khoản nhằm mở rộng quan hệ kinh tế. Nó khuyến khích hợp tác liên ngân hàng trực tiếp và thúc đẩy các công cụ tài chính quốc gia, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng phương Tây.

Mạc Tư Khoa là đồng minh lâu năm của Tehran, nhưng sự hợp tác giữa hai bên đã tăng cường sau khi cuộc chiến toàn diện của Nga với Ukraine nổ ra vào năm 2022. Iran đã cung cấp cho Nga hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa Shahed được sử dụng trong các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine, cũng như hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn.

Reuters gần đây đưa tin Iran đang chuẩn bị gửi cho Nga các bệ phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Fath-360 có tầm bắn 75 dặm, hay 120 km.

Với sự hỗ trợ của Iran, Nga đã bắt đầu sản xuất phiên bản máy bay điều khiển từ xa Shahed của riêng mình có tên là Geran-2.

Iran và Nga cũng đi đầu trong việc đối đầu với những gì họ coi là trật tự toàn cầu do phương Tây lãnh đạo, với việc Tehran tài trợ cho các nhóm chiến binh ở Trung Đông tấn công các đồng minh của phương Tây.

Liên minh của họ đã phải chịu một đòn giáng mạnh vào tháng 12 năm ngoái khi quân nổi dậy Syria lật đổ nhà độc tài Bashar al-Assad, người được cả Nga và Iran ủng hộ.

Tháng 6 năm ngoái, Putin đã ký một thỏa thuận hợp tác tương tự với Bắc Hàn, theo đó cả hai bên đồng ý hỗ trợ quân sự cho nhau trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang. Nhiều tháng sau khi thỏa thuận được ký kết, Bắc Hàn đã điều động tới 12.000 quân để giúp chống lại cuộc xâm lược của Ukraine vào Kursk của Nga.

[Kyiv Independent: Iran's parliament ratifies 20-year strategic agreement with Russia]

10. Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khiến 2 người thiệt mạng và 27 người bị thương trong ngày qua

Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã giết chết hai người và làm bị thương 27 người khác trong ngày qua, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết như trên trong cuộc họp báo chiều Thứ Năm, 22 Tháng Năm.

Lực lượng Ukraine đã bắn hạ 74 trong số 128 máy bay điều khiển từ xa, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và một hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M do Nga phóng vào đêm qua, Không quân đưa tin.

Theo tuyên bố, ba mươi tám máy bay điều khiển từ xa đã biến mất khỏi radar mà không gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Máy bay điều khiển từ xa biến mất khỏi radar trước khi đến mục tiêu thường là mồi nhử. Nga phóng chúng cùng với máy bay điều khiển từ xa thật để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine.

Thống đốc Vadym Filashkin cho biết có tám người bị thương ở Kostiantynivka và Berestok thuộc tỉnh Donetsk.

Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay ném bom có điều khiển của Nga vào một tòa nhà dân cư ở Kupiansk-Vuzlozyi thuộc tỉnh Kharkiv đã giết chết một người đàn ông và làm bị thương hai người phụ nữ, một người 66 và một người 70 tuổi.

Hậu quả của cuộc tấn công của Nga vào Kupiansk-Vuzlovyi ở Tỉnh Kharkiv vào ngày 22 tháng 5 năm 2025. (Văn phòng Công tố viên Khu vực Kharkiv)

Hai người phụ nữ khác, 44 và 73 tuổi, bị thương ở thành phố Kupiansk. Một người đàn ông 39 tuổi bị thương do cuộc tấn công của Nga vào làng Hrushivka.

Theo Thống đốc Ivan Fedorov, một cuộc tấn công của Nga gần Vasylivka ở Tỉnh Zaporizhzhia đã làm một phụ nữ 55 tuổi và hai người đàn ông 50 tuổi bị thương.

Tại Kherson, lực lượng Nga đã nhắm vào 35 thị trấn, bao gồm cả trung tâm khu vực Kherson. Thống đốc Oleksandr Prokudin báo cáo rằng có 11 người bị thương.

Ông cho biết một phụ nữ 85 tuổi đã thiệt mạng do cuộc pháo kích của Nga vào sáng sớm ngày 22 tháng 5.

[Kyiv Independent: Russian attacks against Ukraine kill 2, injure 27 over past day]
 
Putin hung hăng bố trí đầu đạn hạt nhân. Phần Lan chuẩn bị đối phó Nga. EU tước quyền của Hungary
VietCatholic Media
17:14 23/05/2025


1. Nga cắt giảm các dự án quan trọng trong ngành hàng không, công nghệ, xe hơi khi doanh thu từ dầu mỏ giảm mạnh

Chính phủ Nga đang cắt giảm ngân sách cho các dự án lớn trên nhiều lĩnh vực để ứng phó với tình trạng doanh thu từ dầu khí giảm mạnh, hãng tin thân Điện Cẩm Linh Kommersant đưa tin vào ngày 22 tháng 5.

Đầu tháng này, giá dầu ở Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm. Giá đã giảm xuống dưới 50 đô la một thùng — thấp hơn khoảng 40% so với mức dự kiến trong ngân sách của Nga, Reuters đưa tin vào ngày 6 tháng 5.

Để ứng phó với tình trạng giá cả giảm mạnh, Điện Cẩm Linh đã đưa ra các biện pháp cắt giảm ngân sách sâu rộng đối với một số chương trình nhà nước, theo báo cáo của Kommersant. Bao gồm các chương trình phát triển ngành hàng không, xe hơi, công nghệ, vận tải biển và robot của Nga.

Nhà nước sẽ cắt giảm 22% chương trình phát triển hàng không, giảm ngân sách ban đầu là 101,2 tỷ rúp xuống còn 78,8 tỷ rúp. Mục tiêu của chương trình là thay thế máy bay phương Tây bằng máy bay Nga.

Chiến lược máy bay điều khiển từ xa mới của Ukraine — làm tê liệt các phi trường của Mạc Tư Khoa, khiến người dân Nga phải 'trả giá'

Một chương trình nhằm mục đích tăng sản lượng hàng hóa dân dụng của Nga lên 40% vào năm 2030 cũng đã bị cắt giảm kinh phí và dự kiến sẽ lỗ 66,9 rúp vào năm 2025.

Quỹ cho các “ngành công nghiệp công nghệ cao” của quốc gia sẽ mất 46 tỷ rúp, ngành công nghiệp xe hơi sẽ bị cắt giảm 35 tỷ rúp và hỗ trợ cho “sản xuất phương tiện giao thông sáng tạo” sẽ giảm 25 tỷ rúp. Quỹ cho sản xuất tàu và thiết bị tàu sẽ mất 12,6 tỷ rúp.

Một chương trình thúc đẩy sản xuất robot công nghiệp sẽ mất gần một phần ba ngân sách, hay 1,7 tỷ trong tổng số 5,6 tỷ rúp.

Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat báo cáo vào ngày 16 tháng 5 rằng nước này đang trải qua sự suy thoái đáng kể về tăng trưởng kinh tế, trầm trọng hơn do giá dầu, lệnh trừng phạt của phương Tây và lạm phát.

Theo dữ liệu của chính phủ được Bloomberg trích dẫn, doanh thu từ dầu khí chiếm gần 30% ngân sách của Nga vào Tháng Giêng và tháng 2. Hơn nữa, thu nhập từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là nguồn tài trợ chính cho cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.

Chi tiêu quân sự tăng vọt đã gây áp lực lên ngân sách của Điện Cẩm Linh ngay cả khi các lệnh trừng phạt của phương Tây ngày càng nhắm vào “đội tàu chở dầu ngầm” của Nga và hoạt động xuất khẩu khí đốt của nước này.

[Kyiv Independent: Russia cuts key projects in aviation, tech, auto industries as oil revenues plummet]

2. Tòa án Rumani bác bỏ đơn kiện tranh cử của George Simion

Tòa án hiến pháp Rumani đã bác bỏ đơn khiếu nại của ứng cử viên cực hữu thất bại George Simion về kết quả bầu cử tổng thống hôm Chúa Nhật.

Simion tuyên bố hôm thứ Ba rằng ông sẽ phản đối kết quả, tuyên bố sự can thiệp của nước ngoài từ Pháp và Moldova cùng gian lận cử tri đã tác động đến cuộc bầu cử, mà không đưa ra bằng chứng.

Tuy nhiên, tòa án cho biết vào thứ năm rằng yêu cầu hủy bỏ kết quả bầu cử của ông đã bị bác bỏ một cách đồng ý, mở đường cho lễ nhậm chức của người chiến thắng, thị trưởng Bucharest trung dung Nicușor Dan.

Simion lên án phán quyết này là một “cuộc đảo chính” trong một tuyên bố trên mạng xã hội và kêu gọi những người ủng hộ ông “chiến đấu” trong những ngày và tuần tới.

Dan nói với giới truyền thông địa phương rằng “mọi người đều thấy rõ ngay từ đầu” rằng thách thức pháp lý của Simion là “hoàn toàn giả tạo”.

Cuộc bầu cử tổng thống Rumani vào tháng 11 năm ngoái đã bị tòa án hiến pháp hủy bỏ sau những lo ngại về sự can thiệp của Nga và chiến dịch TikTok mà chính quyền Rumani cho rằng đã thúc đẩy ứng cử viên cực hữu Călin Georgescu.

Một cuộc bầu cử lại đã được tiến hành, trong đó Simion và Dan đã đối đầu nhau vào Chúa Nhật tuần trước và cuối cùng chiến thắng thuộc về Dan.

[Politico: Romanian court rejects George Simion’s election challenge]

3. Nga điều động lại hỏa tiễn không đối không mang đầu đạn hạt nhân theo phong cách Chiến tranh Lạnh

Theo Cơ quan Tình báo Quốc phòng, gọi tắt là DIA của Ngũ Giác Đài, Nga đang bổ sung hỏa tiễn không đối không mang đầu đạn hạt nhân vào kho vũ khí của mình.

Hỏa tiễn mới này gợi nhớ đến loại vũ khí được Liên Xô sử dụng trong thời Chiến tranh Lạnh, với phiên bản mới nhất được thiết kế để sử dụng trên chiến đấu cơ MiG và Sukhoi của Nga.

Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ở mức cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh sau quyết định của nhà độc tài Vladimir Putin về việc phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Tạp chí quân sự trực tuyến War Zone lưu ý rằng trong khi hỏa tiễn không đối không mang đầu đạn hạt nhân là một phần trong kho vũ khí của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, người ta biết rất ít về tình trạng hiện tại của chúng trong Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, gọi tắt là VKS, điều này “khiến thông tin tình báo của Cơ quan Tình báo Quốc phòng càng trở nên hấp dẫn hơn”.

Hans Kristensen, giám đốc Dự án thông tin hạt nhân tại tổ chức nghiên cứu Liên đoàn các nhà khoa học Hoa Kỳ, gọi tắt là FAS, cho biết trên X rằng ông đã nghe tin đồn trong nhiều năm rằng Nga đang tái điều động hỏa tiễn không đối không mang đầu đạn hạt nhân, nhưng “loại vũ khí này một cách bí ẩn đã không được đưa vào cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng kể từ năm 2018”.

Đánh giá mối đe dọa toàn cầu năm 2025 của DIA, được công bố vào ngày 11 tháng 5, cho biết Nga đang “mở rộng lực lượng hạt nhân của mình bằng cách bổ sung các khả năng mới, bao gồm hỏa tiễn hạt nhân không đối không và các hệ thống hạt nhân mới”.

Hỏa tiễn không đối không vũ trang hạt nhân ban đầu được thiết kế để chống lại các đội hình máy bay ném bom trong Chiến tranh Lạnh. Các đội hình như vậy không còn quan trọng nữa hiện nay “nhưng việc không phải tiếp cận phạm vi nổ-phân mảnh của đầu đạn hỏa tiễn để hạ gục mục tiêu có thể được coi là có lợi trong thời đại hiện đại, có thể chống lại máy bay tàng hình có thể bị phát hiện nhưng khó bị khóa, đặc biệt là bằng một radar nhỏ trên hỏa tiễn trong giai đoạn tấn công cuối cùng của nó”, theo The War Zone.

Một khả năng khác là hỏa tiễn không đối không mang đầu đạn hạt nhân có thể được sử dụng để chống lại đàn máy bay điều khiển từ xa hoặc làn sóng hỏa tiễn hành trình.

Theo đánh giá, Nga duy trì kho vũ khí hạt nhân gồm khoảng 1.550 đầu đạn chiến lược đã điều động và lên tới 2.000 đầu đạn phi chiến lược.

DIA cho biết Nga đang mở rộng thế trận hạt nhân của mình sang nước láng giềng và đồng minh Belarus bằng cách thiết lập năng lực hỏa tiễn và máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân, cải tạo một địa điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân và đào tạo phi hành đoàn Belarus để giải quyết vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Báo cáo cho biết thêm: “Trong suốt cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nga đã sử dụng các bài phát biểu liên quan đến hạt nhân và các cuộc tập trận quân sự để thể hiện quyết tâm của mình và ngăn chặn sự can dự của phương Tây vào cuộc xung đột”.

Nga đã gia tăng các mối đe dọa hạt nhân trong suốt cuộc chiến, với lời cảnh báo gần đây nhất đến từ Sergei Shoigu, thư ký Hội đồng An ninh Nga, vào tháng 4.

Ông nói với hãng thông tấn Tass của Điện Cẩm Linh rằng Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phải đối mặt với sự xâm lược từ các quốc gia phương Tây.

Shoigu, người bị thay thế làm bộ trưởng quốc phòng vào năm 2024 sau 12 năm giữ chức, đã trích dẫn những sửa đổi được thực hiện đối với học thuyết hạt nhân của Nga vào tháng 11.

Ông cho biết điều này cho phép Nga “sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị tạm chiếm hoặc Cộng hòa Belarus, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí thông thường”.

“Trong trường hợp các quốc gia nước ngoài thực hiện các hành động không thân thiện gây ra mối đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, đất nước chúng tôi coi việc áp dụng các biện pháp đối xứng và không đối xứng cần thiết để ngăn chặn các hành động đó và ngăn ngừa chúng tái diễn là hợp pháp”, Shoigu cảnh báo.

Tuy nhiên, báo cáo của DIA cho biết Nga rất khó có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh Ukraine “trừ khi giới lãnh đạo Nga đánh giá rằng họ phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu đối với chế độ”.

[Kyiv Independent: Russia Redeploys Nuclear-Tipped Air-to-Air Missiles in Echo of Cold War]

4. Phần Lan dự kiến Nga sẽ tăng cường quân sự tại biên giới sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc

Phần Lan dự kiến quân đội Nga sẽ tăng cường hiện diện dọc biên giới nước này sau khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc.

Thiếu tướng Sami Nurmi, nhà lãnh đạo bộ phận chiến lược của lực lượng phòng thủ Phần Lan cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng quân đội Nga đã bắt đầu “chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng” gần biên giới Phần Lan.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, các quan chức NATO ngày càng cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa có thể tấn công các thành viên của liên minh trong những năm tới.

Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km, hay 800 dặm, với Nga và gia nhập NATO vào năm 2023.

“Họ đang thực hiện theo từng giai đoạn. Tôi cho rằng vẫn còn ở mức vừa phải. Không phải là xây dựng lớn, nhưng ở một số nơi đang xây dựng cơ sở hạ tầng mới và chuẩn bị, đưa thiết bị mới vào”, Nurma cho biết.

Theo Nurma, sau khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc, quân đội Nga dự kiến sẽ bắt đầu tái điều động lực lượng đang tham gia giao tranh ở Ukraine.

“Bạn cũng phải đánh giá xem họ đang chuẩn bị gửi thêm quân đến Ukraine hay chuẩn bị xây dựng lực lượng gần biên giới của chúng ta. Nhưng tôi đoán là họ đang làm cả hai”, ông nói thêm.

Trước đó, vào ngày 19 tháng 5, tờ New York Times đã công bố những hình ảnh vệ tinh dường như cho thấy sự mở rộng các cơ sở quân sự gần biên giới Phần Lan.

Lực lượng biên phòng Phần Lan thông báo đã hoàn thành 35 km, hay 22 dặm, đầu tiên trong tổng số 200 km hàng rào theo kế hoạch dọc biên giới phía đông với Nga vào ngày 21 tháng 5.

Biên giới đã bị đóng cửa trong hơn một năm sau khi Helsinki cáo buộc Mạc Tư Khoa dàn dựng một “hoạt động hỗn hợp” bằng cách hướng những người xin tị nạn đến Phần Lan.

Chính quyền Phần Lan tuyên bố rằng các chiến thuật hỗn hợp này đã gia tăng kể từ khi nước này gia nhập NATO vào năm 2023.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, khi được hỏi về hành động gần đây của Nga vào ngày 20 tháng 5, cho biết ông “không lo ngại”, bảo đảm rằng Phần Lan và Na Uy sẽ vẫn “rất an toàn”.

“Tôi không quan tâm chút nào. Họ hoàn toàn an toàn. Đây là hai quốc gia sẽ rất an toàn”, Tổng thống Trump nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov cho biết vào tháng 12 năm ngoái rằng Nga phải sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong 10 năm tới. Mạc Tư Khoa cũng đã đưa ra một số lời đe dọa ngấm ngầm và công khai đối với phương Tây về việc ủng hộ Kyiv, bao gồm cả cảnh báo về một phản ứng hạt nhân có thể xảy ra.

Các nước NATO ở gần Nga đã tăng cường chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra. Ba Lan và các nước Baltic đã có động thái từ bỏ hiệp ước cấm mìn trên bộ và đang củng cố biên giới chung với Nga và đồng minh Belarus trong khi thúc giục tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn liên minh.

[Kyiv Independent: Finland expecting further Russian military build-up at border after Ukraine war ends]

5. Tước quyền bỏ phiếu của Hung Gia Lợi tại Liên Hiệp Âu Châu nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp ngày 27 tháng 5

Theo chương trình nghị sự trên cổng thông tin điện tử của Hội đồng, Hội đồng Liên minh Âu Châu sẽ tổ chức phiên điều trần về khả năng mất quyền bỏ phiếu của Hung Gia Lợi tại cuộc họp vào ngày 27 tháng 5.

Đây sẽ là phiên điều trần thứ tám liên quan đến Hung Gia Lợi kể từ khi Nghị viện Âu Châu kích hoạt thủ tục theo Điều 7 chống lại quốc gia này vào năm 2018. Điều 7 của Hiệp ước Liên Hiệp Âu Châu cho phép đình chỉ quyền bỏ phiếu của Hội đồng nếu một quốc gia thành viên liên tục vi phạm các nguyên tắc sáng lập Liên Hiệp Âu Châu.

Hội đồng cho biết các bộ trưởng Âu Châu sẽ thảo luận về tình hình của Hung Gia Lợi tại cuộc họp của Hội đồng các vấn đề chung vào ngày 27 tháng 5.

Phiên điều trần diễn ra khi Liên Hiệp Âu Châu đang tìm cách phủ quyết Budapest nếu họ phủ quyết việc Ukraine gia nhập khối. Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cho biết vào ngày 10 tháng 5 rằng Brussels có các kế hoạch thay thế trong trường hợp Hung Gia Lợi cố gắng cản trở ứng cử của Ukraine.

“Chúng tôi có kế hoạch B và kế hoạch C. Nhưng trọng tâm của chúng tôi là kế hoạch A, cốt lõi của kế hoạch này là nhận được sự ủng hộ của mọi người,” Kallas nói với các phóng viên.

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã nhiều lần chặn hoặc trì hoãn các gói viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine trong khi phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga. Việc Hung Gia Lợi liên tục cản trở việc hỗ trợ cho Ukraine đã nhiều lần gây ra các mối đe dọa thu hồi quyền bỏ phiếu của nước này.

Nghị viện Âu Châu cũng liên tục nêu lên mối quan ngại về Điều 7 liên quan đến “sự xói mòn pháp quyền” của Hung Gia Lợi. Dưới thời chính phủ Orban, Hung Gia Lợi phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng từ các tổ chức giám sát quốc tế vì hạn chế quyền tự do báo chí và làm suy yếu nền dân chủ.

Các cuộc biểu tình lớn nổ ra tại Budapest vào ngày 18 tháng 5 để phản đối một dự luật gây tranh cãi sẽ trao cho chính phủ quyền hạn rộng lớn để điều tra, trừng phạt hoặc thậm chí cấm các cơ quan truyền thông và các tổ chức phi chính phủ nhận bất kỳ khoản tài trợ nào từ nước ngoài. Dự luật, do một thành viên của đảng cầm quyền Fidesz của Orban đề xuất, tương tự như luật “đặc vụ nước ngoài” hạn chế của Nga.

[Kyiv Independent: Stripping Hungary's EU voting rights on agenda for May 27 meeting]

6. Anh cáo buộc GRU của Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức hậu cần, công nghệ

Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh, gọi tắt là NSCS thông báo hôm Thứ Năm, 22 Tháng Năm, rằng Vương quốc Anh đã vạch trần một chiến dịch mạng do tình báo quân sự Nga, gọi tắt là GRU chỉ đạo nhằm vào các tổ chức hậu cần và công nghệ phương Tây tham gia cung cấp viện trợ nước ngoài cho Ukraine.

Theo thông cáo của NSCS, Đơn vị 26165 của GRU, còn được gọi là APT 28, đã hoạt động để xâm nhập vào các mạng lưới an toàn trong các hệ thống quản lý quốc phòng, CNTT, hàng hải, phi trường, cảng và không lưu trên khắp các quốc gia NATO, nhằm mục đích phá vỡ hoạt động giao hàng hậu cần cho Ukraine.

Các nhóm tin tặc Nga đã tham gia vào nhiều hình thức chiến tranh mạng khác nhau trong suốt cuộc chiến toàn diện, bao gồm các cuộc tấn công mạng vào Ukraine, tấn công cơ sở hạ tầng dân sự ở Âu Châu và can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nước ngoài.

Kể từ năm 2022, đơn vị GRU đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau, bao gồm đoán thông tin đăng nhập, lừa đảo qua email và khai thác quyền hộp thư Microsoft Exchange để truy cập vào nhiều mạng an toàn khác nhau có liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ cho Ukraine.

NCSC cho biết đơn vị tình báo quân đội Nga cũng sẽ tấn công vào các camera có kết nối internet tại các cửa khẩu biên giới Ukraine và gần các cơ sở quân sự.

Giám đốc điều hành của NCSC, Paul Chichester cho biết trong một tuyên bố: “Chiến dịch độc hại này của cơ quan tình báo quân sự Nga gây ra rủi ro nghiêm trọng cho các tổ chức bị tấn công, bao gồm cả những tổ chức tham gia cung cấp viện trợ cho Ukraine”.

Đơn vị này, còn được gọi là 'Fancy Bear', trước đó đã lọt vào mắt xanh của các đồng minh NATO khác.

Vào ngày 29 tháng 4, Bộ Ngoại giao Pháp đã cáo buộc đơn vị này leo thang các cuộc tấn công mạng vào các bộ của Pháp. Pháp đã đưa ra cáo buộc đối với đơn vị APT28 của GRU — còn được gọi là 'Fancy Bear' — có trụ sở tại Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga.

Không có thông tin công khai nào về việc liệu đơn vị có thể lấy được thông tin mật hay không hoặc những tổ chức cụ thể nào bị ảnh hưởng bởi các vụ vi phạm.

NSCS cho biết các đồng minh NATO là Hoa Kỳ, Đức, Cộng hòa Tiệp, Ba Lan, Úc, Canada, Đan Mạch, Estonia, Pháp và Hòa Lan đã hỗ trợ Vương quốc Anh vạch trần chiến dịch mạng này.

[Kyiv Independent: UK accuses Russian GRU of carrying out cyberattacks targeting logistics, technology organizations]

7. Các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu đồng ý về chương trình cho vay quốc phòng trị giá 150 tỷ euro

Hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Năm, các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu hôm nay đã đồng ý về khoản vay trị giá 150 tỷ euro của Chương trình Hành động An ninh vì Âu Châu, gọi tắt là SAFE dành cho hoạt động quản lý vũ khí, ba nhà ngoại giao cho biết.

Thỏa thuận này hiện cần được chính thức thông qua tại cuộc họp của Hội đồng các vấn đề chung, bao gồm các bộ trưởng Liên Hiệp Âu Châu, vào ngày 27 tháng 5. Hai nhà ngoại giao cho biết Hung Gia Lợi đã bỏ phiếu trắng, nhưng vì quy định này đã được thông qua với đa số phiếu nên Budapest không thể ngăn cản sáng kiến này.

António Costa, chủ tịch Hội đồng Âu Châu, gọi thỏa thuận này là “một bước tiến quan trọng hướng tới một Âu Châu mạnh mẽ hơn”.

Quy định SAFE nhằm mục đích tăng cường năng lực phòng thủ của Liên Hiệp Âu Châu để đối đầu với Nga; quy định này được Ủy ban đề xuất vào tháng 3 như một phần của chương trình ReArm Europe rộng hơn và đã được chủ tịch Hội đồng Ba Lan nhanh chóng thông qua. Quy định này sẽ cho phép các nước thành viên vay từ Liên Hiệp Âu Châu để mua thiết bị quân sự.

Chương trình này làm gia tăng căng thẳng với Washington vì Hoa Kỳ - cùng với các nước thứ ba khác không có thỏa thuận quốc phòng và an ninh với Liên Hiệp Âu Châu - không thể tham gia mua sắm chung theo chương trình này.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ không hoàn toàn bị loại trừ.

Thỏa thuận này cho phép 35 phần trăm giá trị vũ khí đến từ các nhà sản xuất bên ngoài khối và Ukraine.

Bản thảo cuối cùng của văn bản, có ngày 20 tháng 5 và được POLITICO xem, cũng giúp các nhà thầu phụ không phải là thành viên dễ dàng tham gia hơn. Văn bản hiện nêu rằng “mua sắm chung liên quan đến các nhà thầu phụ” được phân bổ từ 15 phần trăm đến 35 phần trăm giá trị hợp đồng và “không được thành lập hoặc không có cơ cấu quản lý điều hành” tại Liên Hiệp Âu Châu hoặc tại một trong những đối tác của Liên Hiệp Âu Châu như Na Uy và Ukraine, “nên đủ điều kiện”.

Vương quốc Anh đã ký hiệp ước an ninh với Liên Hiệp Âu Châu vào thứ Hai, nhưng vẫn cần một thỏa thuận riêng để tham gia SAFE.

[Kyiv Independent: EU ambassadors agree on €150B defense lending scheme]

8. Vụ tai tiếng Huawei: Bỉ rút lại yêu cầu tước quyền miễn trừ của các thành viên Nghị Viện Âu Châu

Hôm Thứ Năm, 22 Tháng Năm, chính quyền Bỉ đã rút lại yêu cầu tước quyền miễn trừ của nghị sĩ Âu Châu Giusi Princi liên quan đến cuộc điều tra vụ tai tiếng nhận tiền hối lộ của công ty Hoa Vi hay Huawei của Trung Quốc.

Việc rút lại hôm thứ Năm được thực hiện chưa đầy 24 giờ sau khi yêu cầu được Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola công bố.

Metsola đã công bố yêu cầu bãi bỏ quyền miễn trừ đối với Princi và bốn MEP khác ― Nikola Minchev, Daniel Attard, Fulvio Martusciello và Salvatore De Meo ― vào chiều thứ Tư.

Văn phòng của Metsola xác nhận rằng yêu cầu miễn trừ miễn trừ đối với Princi, một thành viên trung hữu người Ý của Nghị viện Âu Châu, sẽ bị rút lại, trong khi bốn yêu cầu khác sẽ được giải quyết.

“Chúng tôi vẫn đang chờ đợi tài liệu chính thức được gửi đến qua các kênh chính thức đã được thiết lập cho Bộ Ngoại giao Bỉ”, văn phòng Metsola cho biết trong một tuyên bố với POLITICO. “Sau khi nhận được, nó sẽ được giải quyết nhanh chóng”, tuyên bố cho biết, đề cập đến yêu cầu rút lại.

Princi trước đó đã phản bác lý do cảnh sát Bỉ tìm cách điều tra bà, đồng thời nói thêm rằng bà đang ở Ý vào thời điểm diễn ra cuộc họp mà bà bị cáo buộc đã tham gia và vào lúc đó bà vẫn chưa đảm nhận vai trò là Nghị sĩ Âu Châu.

“Thẩm phán điều tra đã nhận được các bằng chứng mới từ cảnh sát liên bang biện minh cho việc rút lại yêu cầu thu hồi quyền miễn trừ của quốc hội đã nêu ở trên”, Princi cho biết trong một tuyên bố qua email vào chiều thứ Năm.

Bà nói thêm: “Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được yêu cầu hủy bỏ lệnh khẩn cấp để xác nhận rằng tôi hoàn toàn không liên quan đến cái gọi là Huaweigate, mặc dù tôi vẫn bị sốc khi biết mình đã liên quan đến những yếu tố không tồn tại một cách khách quan”.

Động thái này chắc chắn sẽ khiến các nhà lập pháp Liên Hiệp Âu Châu thất vọng hơn với chính quyền Bỉ, những người vẫn chưa kết án được những thủ phạm trong vụ bê bối đổi tiền lấy ảnh hưởng Qatargate gây chấn động danh tiếng của Nghị viện Âu Châu vào năm 2022.

Công tố viên Bỉ không trả lời yêu cầu bình luận.

[Kyiv Independent: Huawei scandal: Belgium backtracks on MEP immunity request]

9. Tổng thống Trump phục kích tổng thống Nam Phi bằng video và tuyên bố sai sự thật về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người da trắng

Tổng thống Donald Trump đã phục kích tổng thống Nam Phi, Cyril Ramaphosa, bằng cách phát một đoạn video và tuyên bố sai sự thật là video đó chứng minh tội diệt chủng đang được thực hiện đối với người da trắng “chống lại chế độ phân biệt chủng tộc”.

Cuộc phục kích hôm thứ Tư đã tạo nên cuộc chạm trán căng thẳng nhất tại Phòng Bầu dục kể từ khi Tổng thống Trump bắt nạt Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào tháng 2.

Nhiều người cho rằng nếu thực sự Tổng thống Trump có các bằng chứng về “chế độ phân biệt chủng tộc” tại Nam Phi, ông nên đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc và các tòa án quốc tế theo các thủ tục luật định.

Việc mời khách đến nhà mình chơi, rồi trực tiếp truyền hình cảnh mình sỉ nhục họ trước toàn thế giới sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực và làm mất thể diện quốc gia của cả 2 nước.

Trong cuộc phỏng vấn sau cuộc phục kích, Ramaphosa - người trước đó đã nói rằng ông đến Washington để “thiết lập lại” mối quan hệ giữa hai nước - cho biết ông đã không mắc bẫy và đánh giá rằng họ “nói về vấn đề này một cách rất bình tĩnh”.

Tổng thống Trump từ lâu đã khẳng định rằng người Afrikaner, một nhóm thiểu số có nguồn gốc chủ yếu từ những người thực dân Hòa Lan cai trị Nam Phi trong nhiều thập niên phân biệt chủng tộc, đang bị đàn áp. Nam Phi bác bỏ cáo buộc này. Tỷ lệ giết người ở nước này rất cao và phần lớn nạn nhân là người da đen.

Cuộc họp bắt đầu bằng những câu chuyện thân mật tại Tòa Bạch Ốc, bao gồm những câu nói đùa vui vẻ về môn golf, đã đột nhiên chuyển hướng khi Tổng thống Trump đề cập đến vấn nạn diệt chủng tại Nam Phi. “Chúng tôi có hàng ngàn câu chuyện nói về điều đó”, sau đó ra lệnh cho nhân viên của mình: “Tắt đèn và bật cái này lên”.

Ngồi cạnh Tổng thống Trump trước lò sưởi, Ramaphosa cố nở nụ cười và quay lại nhìn màn hình TV lớn trong khi đồng minh tỷ phú người Nam Phi của Tổng thống Trump là Elon Musk, JD Vance, bộ trưởng quốc phòng Pete Hegseth cùng các nhà ngoại giao và nhà báo từ cả hai nước đang theo dõi.

Đoạn video có cảnh quay cựu tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và chính trị gia đối lập nhiệt thành Julius Malema hát một bài hát đấu tranh thời kỳ phân biệt chủng tộc có tên là Kill the Boer, có nghĩa là nông dân hoặc người Afrikaner, trong khi những người ủng hộ nhảy múa.

Ramaphosa lặng lẽ nhưng kiên quyết phản bác, chỉ ra rằng quan điểm thể hiện trong video không phải là chính sách của chính phủ.

Cũng có đoạn phim mà Tổng thống Trump tuyên bố cho thấy những ngôi mộ của hơn một ngàn nông dân da trắng, được đánh dấu bằng những cây thánh giá màu trắng. Ramaphosa, người hầu như ngồi im không biểu lộ cảm xúc, thỉnh thoảng nhìn chăm chú, cho biết ông chưa từng thấy điều đó trước đây và muốn tìm hiểu xem địa điểm đó ở đâu.

Sau đó, Tổng thống Trump đưa ra một loạt bài báo mà ông cho là từ vài ngày trước đưa tin về các vụ giết người ở Nam Phi. Ông đọc một số tiêu đề và bình luận: “Cái chết, cái chết, cái chết, cái chết khủng khiếp.”

Ramaphosa thừa nhận có tội phạm ở Nam Phi và cho biết phần lớn nạn nhân là người da đen. Tổng thống Trump cắt ngang và nói: “Những người nông dân không phải là người da đen.”

Thuyết âm mưu về một cuộc diệt chủng người da trắng từ lâu đã là chủ đề chính của nhóm cực hữu phân biệt chủng tộc, và trong những năm gần đây đã được Musk và nhân vật truyền thông cánh hữu Tucker Carlson khuếch đại.

Tổng thống Trump liên tục nhắc lại chủ đề này trong cuộc họp truyền hình hôm thứ Tư. Ông nói: “Bây giờ tôi sẽ nói, chế độ phân biệt chủng tộc: thật kinh khủng. Đó là mối đe dọa lớn nhất. Điều đó đã được báo cáo mọi lúc.”

“ Những gì đang xảy ra hiện nay không bao giờ được báo cáo. Không ai biết về nó. Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta đang bị ngập lụt bởi những người, với những người nông dân da trắng từ Nam Phi, và đó là một vấn đề lớn.”

Ông nói thêm: “Họ là những người nông dân da trắng, và họ đang chạy trốn khỏi Nam Phi, và đó là một điều rất đáng buồn khi chứng kiến. Nhưng tôi hy vọng chúng ta có thể có lời giải thích về điều đó, vì tôi biết bạn không muốn điều đó.”

Nhưng Ramaphosa vẫn giữ giọng điệu bình thản, nhận xét: “Chúng tôi được Nelson Mandela dạy rằng bất cứ khi nào có vấn đề, mọi người cần ngồi lại quanh bàn và nói về chúng. Và đây chính xác là điều chúng tôi cũng muốn nói đến.”

Cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi khoảng 50 người Afrikaner đến Hoa Kỳ để chấp nhận lời đề nghị “tị nạn” của Tổng thống Trump. Tổng thống Trump đã đưa ra lời đề nghị mặc dù Hoa Kỳ đã dừng tiếp nhận người xin tị nạn từ hầu hết các nơi còn lại trên thế giới khi ông đàn áp nhập cư.

Mối quan hệ giữa hai nước đang ở mức thấp nhất kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc chấm dứt vào năm 1994. Hoa Kỳ đã lên án vụ kiện của Nam Phi cáo buộc Israel về tội diệt chủng ở Gaza tại tòa án công lý quốc tế, cắt giảm viện trợ, công bố mức thuế quan 31% và trục xuất đại sứ Nam Phi vì chỉ trích phong trào “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, gọi tắt là Maga, của Tổng thống Trump.

Nhưng vấn đề gây tranh cãi lớn nhất là luật tịch thu đất đai của Nam Phi được ký vào Tháng Giêng nhằm mục đích khắc phục sự bất bình đẳng trong lịch sử của chế độ cai trị của người da trắng thiểu số. Ramaphosa phủ nhận rằng luật này sẽ được sử dụng để tịch thu tùy tiện đất đai của người da trắng, khẳng định rằng tất cả người Nam Phi đều được hiến pháp bảo vệ.

Nhưng Tổng thống Trump đã khẳng định sai: “Bạn cho phép họ chiếm đất – và sau đó khi họ chiếm đất, họ giết người nông dân da trắng, và khi họ giết người nông dân da trắng, chẳng có chuyện gì xảy ra với họ cả

“Bạn đang tước đoạt đất đai của người dân và trong nhiều trường hợp, những người đó đang bị hành quyết. Họ đang bị hành quyết và họ là người da trắng.”

Chủ tịch NAACP Derrick Johnson đã nói về cuộc họp: “Không có giới hạn nào cho việc Ông Donald Trump sẽ đi xa đến mức nào để chia rẽ mọi người trên cơ sở chủng tộc. Thật bàng hoàng khi nghe Tổng thống Hoa Kỳ — tại Phòng Bầu dục — thúc đẩy những lời dối trá và tuyên truyền. Thật đáng xấu hổ và kinh khủng.”

Ramaphosa đã đến Tòa Bạch Ốc cùng với bộ trưởng nông nghiệp John Steenhuisen, một người da trắng, hai trong số những tay golf hàng đầu Nam Phi, Ernie Els và Retief Goosen, và người giàu nhất đất nước, Johann Rupert, trong nỗ lực quyến rũ vị tổng thống yêu thích chơi golf. Tất cả đều cân nhắc trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục và dường như được Tổng thống Trump đón nhận nồng nhiệt.

Rupert cho biết Nam Phi cần sự hỗ trợ của công nghệ để ngăn chặn tử vong trong nước, mà theo ông không chỉ là của những người nông dân da trắng mà là tất cả mọi người. “Chúng tôi có quá nhiều cái chết... Không chỉ là những người nông dân da trắng, mà là của tất cả mọi người, và chúng ta cần sự hỗ trợ của công nghệ. Chúng tôi cần Starlink tại mọi đồn cảnh sát nhỏ. Chúng tôi cần máy bay điều khiển từ xa”, ông nói.

Nam Phi được cho là sẽ cung cấp cho Musk, người sinh ra tại quốc gia này, một thỏa thuận để vận hành mạng internet vệ tinh Starlink của ông tại Nam Phi. Ông chủ của Tesla và SpaceX đã cáo buộc Pretoria về luật “phân biệt chủng tộc công khai”, ám chỉ đến các chính sách trao quyền cho người da đen sau thời kỳ phân biệt chủng tộc được coi là rào cản đối với việc cấp phép cho Starlink.

Nam Phi là một trong những xã hội bất bình đẳng nhất thế giới. Người da trắng chiếm 7% dân số cả nước nhưng sở hữu ít nhất một nửa đất đai của Nam Phi. Họ cũng khá giả hơn về mặt kinh tế theo hầu hết mọi thước đo.

Ngoài ống kính máy quay, Tổng thống Trump và Ramaphosa đã có thêm các cuộc đàm phán và dùng bữa trưa với sự có mặt của Musk. Sau đó, tại một cuộc họp báo ở một khách sạn tại Washington, Ramaphosa tuyên bố chuyến thăm là một thành công về thương mại và đầu tư – và bác bỏ sự so sánh của Tổng thống Trump với thời kỳ phân biệt chủng tộc.

“Không hề có nạn diệt chủng ở Nam Phi và tất nhiên đó là vấn đề về cách nhìn nhận của mỗi người”, ông nói. “Như người ta vẫn nói, đôi khi hình dạng của ngọn núi phụ thuộc vào điểm hoặc hướng nhìn của bạn. Trong trường hợp này, chúng ta không thể so sánh những gì được cho là diệt chủng với những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc đấu tranh vì mọi người đã bị giết, vì sự áp bức đang diễn ra ở đất nước chúng ta”.

Nhưng Ramaphosa cho rằng Tổng thống Trump vẫn cởi mở. Ramaphosa nói với các phóng viên: “Khi một trong số các bạn hỏi ông ấy - và tạ ơn Chúa vì một trong số các bạn đã hỏi - liệu ông ấy có tin rằng đã có cuộc diệt chủng hay không, ông ấy nói là không, ông ấy không tin. Mặc dù ông ấy đã phát tán đoạn video và tất cả những bài báo đó, nhưng cuối cùng tôi tin rằng có sự nghi ngờ và không tin trong đầu ông ấy về tất cả những điều này.”

[The Guardian: Trump ambushes South African president with video and false claims of anti-white racism]

10. ‘Đã chuẩn bị rồi’ — Ukraine, Lithuania kêu gọi trừng phạt Nga nghiêm khắc hơn trong gói thứ 18

Nhiều nhà lãnh đạo Âu Châu đang kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu áp dụng các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga trong gói trừng phạt thứ 18 sắp tới.

Phát biểu với các phóng viên tại Brussels vào ngày 20 tháng 5, Ngoại trưởng Lithuania Kestutis Budrys cho biết các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn phải được áp dụng vì Putin tiếp tục bác bỏ đề xuất ngừng bắn trong 30 ngày.

“Sự lừa dối, sự gián đoạn, sự sao nhãng và sự trì hoãn, và toàn bộ mục đích của nó là để tránh các lệnh trừng phạt,” Budrys nói, có khả năng ám chỉ đến cuộc điện đàm giữa Putin với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mà không đưa ra cam kết nào về lệnh ngừng bắn. “Chúng ta, những người Âu Châu, phải chấm dứt vòng luẩn quẩn này và công cụ để chấm dứt nó là áp đặt các lệnh trừng phạt mới.”

Bình luận của Budrys được đưa ra sau khi Liên Hiệp Âu Châu thông qua gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga vào ngày 20 tháng 5, chủ yếu nhắm vào đội tàu chở dầu bí mật của nước này.

Budrys còn kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu nhắm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng, khí thiên nhiên hóa lỏng, gọi tắt là LNG, dầu mỏ và nhiên liệu hạt nhân cũng như các tổ chức tài chính của Nga.

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna cho biết vào ngày 19 tháng 5 trên X rằng gói hạn chế tiếp theo “đã được điều động”.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng nhắc lại những điểm tương tự trong bài phát biểu buổi tối ngày 20 tháng 5, tuyên bố rằng gói trừng phạt tiếp theo “đã được chuẩn bị”.

Tổng thống Zelenskiy còn kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với “dầu mỏ của Nga, đội tàu chở dầu, toàn bộ cơ sở hạ tầng năng lượng tài trợ cho chiến tranh, toàn bộ ngân hàng, toàn bộ các chương trình tài chính và ngành công nghiệp quân sự của Nga”.

“ Một gói trừng phạt mới của Âu Châu — gói thứ 17 — đã được đưa ra. Đây là một bước đi đúng hướng, và cần phải có nhiều biện pháp trừng phạt cần thiết để Nga quan tâm đến hòa bình và cảm nhận được toàn bộ cái giá phải trả cho hành động xâm lược và mong muốn kéo dài chiến tranh của mình”, Tổng thống Zelenskiy nói.

Các đồng minh Âu Châu của Ukraine đang thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Nga khi Mạc Tư Khoa từ chối ngừng bắn. Bất chấp sự từ chối của Nga, cho đến nay vẫn chưa có lệnh trừng phạt mới nào của Hoa Kỳ được áp dụng, với việc Tổng thống Trump nói rằng việc thực hiện các lệnh trừng phạt “cũng có thể khiến tình hình tồi tệ hơn nhiều”, sau cuộc điện đàm với Putin.

Một số cơ quan truyền thông đưa tin vào ngày 20 tháng 5 về sự thất vọng của các nhà lãnh đạo Âu Châu về việc Hoa Kỳ không trừng phạt Nga, trong đó một quan chức cao cấp của Âu Châu nói với tờ New York Times, gọi tắt là NYT rằng Tổng thống Trump “có vẻ chưa bao giờ đầu tư vào việc tham gia trừng phạt Nga”, cơ quan truyền thông này viết.

NYT tiếp tục đưa tin, trích lời một quan chức Tòa Bạch Ốc, rằng Tổng thống Trump từ chối áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì điều đó có thể cản trở các cơ hội kinh doanh và thương mại trong tương lai với Mạc Tư Khoa.

[Kyiv Independent: 'It is already being prepared' — Ukraine, Lithuania call for harsher sanctions against Russia in 18th package]

NewsUKMor24May2025
 
ĐTGM Shevchuk: Trái tim ĐGH Lêô đồng điệu với người dân Ukraine đau khổ. TT Trump mời ĐGH thăm Mỹ
VietCatholic Media
17:19 23/05/2025


1. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk: Trái tim của Đức Giáo Hoàng Lêô 'đồng điệu với trái tim của người dân Ukraine'

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã ca ngợi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sau một buổi tiếp kiến riêng gần đây.

Đức Giáo Hoàng Lêô “đã tiếp tôi—mặc dù tôi không xứng đáng—tại một trong những buổi tiếp kiến riêng đầu tiên trong triều Giáo Hoàng của ngài,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết trong một tuyên bố được công bố vào ngày 19 tháng 5. “Có lẽ đó là điều nằm ngoài nghi thức, vì chúng tôi đã thảo luận về việc người dân Ukraine đang chờ đợi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine, với hy vọng điều đó có thể giúp chấm dứt chiến tranh.”

“Chúng tôi vui mừng vì trái tim của Đức Giáo Hoàng Lêô đập cùng nhịp với trái tim của người dân Ukraine,” ngài nói thêm. “Ngài đã lắng nghe một cách chăm chú khi tôi nói về cuộc sống của cộng đoàn Giáo Hội chúng ta tại Ukraine ngày hôm nay. Ngài bày tỏ lòng biết ơn chân thành rằng Giáo hội của chúng ta luôn sát cánh cùng người dân.”

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã trích lời Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng: “Tôi ở bên các bạn. Tôi mang trong tim nỗi đau của Ukraine.”

Đức Tổng Giám Mục cũng khen ngợi Đức Giáo Hoàng Lêô về những phát biểu của ngài trong Năm Thánh của các Giáo hội Đông phương.

“Chúng tôi cảm thấy như Đức Thánh Cha đã đón nhận chúng tôi và tôn trọng truyền thống của chúng tôi,” ngài nói.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa thánh. Dân số của Giáo Hội này đứng thứ hai, chỉ thua Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar của Ấn Độ.


Source:Catholic World News

2. Tổng thống Trump mời Giáo hoàng Lêô XIV đến Tòa Bạch Ốc

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt đã xác nhận rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Giáo hoàng Lêô XIV đến Tòa Bạch Ốc. Lời mời được đưa ra trong một lá thư từ Tổng thống Trump được Phó Tổng thống JD Vance trao tận tay cho Đức Giáo Hoàng vào hôm Thứ Hai, 19 Tháng Năm

Trong đoạn video ghi lại cuộc gặp giữa phó tổng thống và Đức Giáo Hoàng Leo, có thể nghe Vance nói “Tôi muốn bảo đảm rằng tôi đã đưa cho ngài lá thư đó” và trong câu trả lời của mình, Đức Giáo Hoàng Leo nói “vào một thời điểm nào đó”.

Vance nói với Đức Giáo Hoàng: “Như ngài có thể hình dung, người dân ở Hoa Kỳ vô cùng phấn khích.”

Trong buổi trao đổi quà tặng giữa hai người, Vance đã tặng Giáo hoàng một chiếc áo thi đấu của đội Chicago Bears có dòng chữ “Giáo hoàng Lêô XIV” được in ở mặt sau.

Khi kết thúc cuộc họp, Vance cảm ơn Giáo hoàng Lêô XIV và nói với ngài: “Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ngài.”

“Cảm ơn các bạn đã có mặt để dự lễ kỷ niệm,” Đức Giáo Hoàng trả lời.

Khi Lêô XIV được bầu vào ngày 8 tháng 5, Tổng thống Trump đã bày tỏ lời chúc mừng nồng nhiệt: “Thật vinh dự khi biết rằng ngài là giáo hoàng người Mỹ đầu tiên. Thật phấn khích và thật là vinh dự lớn cho đất nước chúng ta. Tôi mong được gặp Đức Giáo Hoàng Lêô XIV. Đó sẽ là một khoảnh khắc rất có ý nghĩa!”

Vance và vợ, Usha, đã tham dự Thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng vào Chúa Nhật. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cũng tham dự cùng vợ, Jeanette.


Source:Catholic News Agency

3. Hiểu đúng về viện trợ nước ngoài

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết rất ngắn nhan đề “Getting Foreign Aid Right”, nghĩa là “Hiểu đúng về viện trợ nước ngoài”

Sự kiềm chế về mặt hùng biện không còn phổ biến ở Washington trong những ngày này. Với những tính cách thất thường liên quan; và những tác động leo thang của phương tiện truyền thông xã hội, người ta ngần ngại tuyên bố rằng đỉnh cao của sự tức giận đã đạt đến—hoặc sẽ không bao giờ đạt đến. Tuy nhiên, việc Elon Musk lên án Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho rằng cơ quan này là một “hoạt động tâm lý chính trị cực tả” và là một “tổ chức tội phạm” đã nâng tiêu chuẩn lên một tầm cao mới.

Tôi không phải là người chấp nhận mà không phê phán các chương trình viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ. Jakub Grygiel của Đại học Công Giáo chắc chắn đã đúng khi lập luận rằng “việc tài trợ cho 'mục tiêu nhằm triệt tiêu khí thải' ở Việt Nam” là vô nghĩa. Tuy nhiên, “chủ nghĩa đế quốc thức tỉnh” liên quan đến các chương trình viện trợ “làm suy yếu sự ổn định của các quốc gia mà chúng ta phải giúp đỡ, thông qua các chỉ thị DEI và việc thúc đẩy một cảnh tượng biến đổi liên tục về sở thích tình dục” thậm chí còn tệ hơn. Giáo sư Grygiel đã lưu ý một cách đúng đắn rằng sự ngu ngốc như vậy dẫn đến tình huống từ thua đến thua: Các quốc gia nhận viện trợ bị tổn hại, và danh tiếng của Hoa Kỳ ở các quốc gia đó cũng vậy.


Source:First Things

4. Giáo phận Wilmington, và các chính trị gia kêu gọi cầu nguyện cho cựu Tổng thống Biden trong bối cảnh chẩn đoán ung thư

Giáo phận Wilmington, Delaware và các chính trị gia từ cả hai đảng phái chính trị lớn đang kêu gọi cả nước cầu nguyện cho cựu Tổng thống Joe Biden sau khi ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Văn phòng của cựu Tổng thống Biden thông báo vào Chúa Nhật rằng tuần trước, cựu tổng thống đã được chẩn đoán mắc “dạng ung thư tuyến tiền liệt hung dữ” đã di căn đến xương, đồng thời cho biết các bác sĩ đã phát hiện ra một khối u ở tuyến tiền liệt sau khi cựu Tổng thống Biden gặp “các triệu chứng tiết niệu ngày càng tăng”.

“Mặc dù đây là dạng bệnh hung hăng hơn, nhưng bệnh ung thư này dường như nhạy cảm với hormone, cho phép quản lý hiệu quả”, tuyên bố nói thêm. “Tổng thống và gia đình đang xem xét các phương án điều trị với các bác sĩ của ông”.

Tin tức này đã nhận được sự ủng hộ đông đảo và lời kêu gọi cầu nguyện, bao gồm cả từ Giáo phận Wilmington, giáo phận mà vị tổng thống Công Giáo thứ hai của đất nước này thuộc về.

Robert G. Krebs, giám đốc truyền thông của giáo phận, cho biết trong một tuyên bố: “Là người Công Giáo, chúng ta được kêu gọi thực hiện sứ mệnh của Chúa Kitô là 'chữa lành người bệnh' bằng cách chăm sóc những người bệnh và đồng hành với họ trong thời điểm đau khổ thông qua lời cầu nguyện chuyển cầu”.

“Giáo hội tin vào sự hiện diện ban sự sống của Chúa Kitô, vị bác sĩ của tâm hồn và thể xác, và cầu chúc cựu tổng thống sớm khỏe lại”, ông nói.

Hôm thứ Hai, cựu Tổng thống Biden đã đăng một tin nhắn trên X, trong đó có một bức ảnh của ông cùng vợ, cựu đệ nhất phu nhân Jill Tổng thống Biden, cảm ơn sự ủng hộ của công chúng.

“Ung thư ảnh hưởng đến tất cả chúng ta,” cựu Tổng thống Biden nói. “Giống như rất nhiều người trong số các bạn, Jill và tôi đã học được rằng chúng ta mạnh mẽ nhất ở những nơi tan vỡ. Cảm ơn các bạn đã nâng đỡ chúng tôi bằng tình yêu thương và sự ủng hộ.”

Tổng thống Trump, người đã hai lần chạy đua với cựu Tổng thống Biden, đã bày tỏ nỗi buồn về tin tức này.

“Melania và tôi rất buồn khi nghe tin về chẩn đoán y khoa gần đây của cựu Tổng thống Joe Biden. Chúng tôi gửi lời chúc nồng nhiệt và tốt đẹp nhất đến Jill và gia đình, và chúng tôi chúc Joe hồi phục nhanh chóng và thành công”.

Phó Tổng thống JD Vance, phó tổng thống Công Giáo thứ hai sau Tổng thống Biden, nói với các phóng viên rằng “chúng tôi cầu chúc sức khỏe tốt nhất cho cựu tổng thống” nhưng cũng bày tỏ lo ngại rằng ông tin rằng chính quyền trước đã không cung cấp “thông tin chính xác về những gì ông thực sự phải giải quyết” trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Cựu phó tổng thống Kamala Harris, người từng phục vụ dưới thời Tổng thống Biden, cho biết trong một bài đăng trên X rằng bà và chồng, Doug, đang luôn ghi nhớ cựu Tổng thống Biden “và toàn thể gia đình họ trong trái tim và lời cầu nguyện của chúng tôi trong thời gian này”.

“Joe là một chiến binh — và tôi biết ông ấy sẽ đối mặt với thử thách này với cùng sức mạnh, khả năng phục hồi và sự lạc quan vốn luôn định hình cuộc sống và khả năng lãnh đạo của ông ấy,” bà nói. “Chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng.”

Dân biểu Nancy Pelosi, cựu chủ tịch Hạ viện và là người Công Giáo, cho biết bà và chồng, Paul, “cùng hàng triệu người trên khắp đất nước và thế giới cầu nguyện cho cựu Tổng thống có sức mạnh và nhanh chóng hồi phục trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư”

Chủ tịch Hạ viện hiện tại Mike Johnson cũng phát biểu trên X rằng ông và gia đình “sẽ cùng vô số người khác cầu nguyện cho cựu tổng thống sau khi ông được chẩn đoán mắc bệnh”.

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer phát biểu rằng ông “cầu nguyện cho cựu Tổng thống Biden và toàn thể gia đình”, và Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Thom Tillis cho biết ông và vợ, Susan, “rất buồn khi nghe tin cựu Tổng thống Biden được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và đang cầu nguyện cho ông bình phục hoàn toàn”.


Source:Catholic News Agency
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News