Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30/05: Tất cả đáng giá vì tình yêu - Lm Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
03:26 29/05/2025
Tin Mừng Ga 16:20-23
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa.”
Ẩn Hiện
Lm Vũđình Tường
04:01 29/05/2025
Đang khi chúc lành, Người rời khỏi các ông và được đem lên trời Lc 24:51
Ở một nơi khác Đức Kitô lại hứa
Thầy ở cùng anh em cho đến tận thế Mt 28:20
Đức Kitô về trời ngự bên hữu Chúa Cha; đồng thời hứa hiện diện cùng môn đệ cho đến tận thế. Cùng một lúc Đức Kitô vừa vắng mặt vừa hiện diện. Không ai trong chúng ta có thể hiểu, nói chi đến giải thích cùng một lúc hiện diện ở hai địa điểm khác nhau. Con người bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời gian, vật cản ngăn cách. Đức Kitô Phục Sinh vinh hiển không bị thời gian và vật cản ngăn cách. Ngày đêm, tháng năm không ảnh hưởng đến Ngài. Nếu có nhắc đến năm tháng, nơi chốn là để giúp môn đệ hiểu điều Kinh Thánh diễn tả. Thứ hai, từ khởi nguyên, trình thuật Sáng Thế Kí cho biết thời gian tồn tại là do Thiên Chúa tạo dựng nên. Sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô nhiều lần hiện ra gặp gỡ môn đệ dưới nhiều dạng khác nhau. Khi là người làm vườn, lúc khác người bộ hành, lần nữa người sáng sớm dạo biển. Hiện ra cùng môn đệ trong khi cửa đóng kín. Ơn nhận biết Thiên Chúa, Ngài ban cho ai, người đó hưởng.
Thế giới ta sống vừa hữu hình vừa vô hình. Trong thế giới vô hình có thế giới thần linh. Thế giới hữu hình dễ nhận biết. Thế giới vô hình nhận biết qua cảm xúc, trí tưởng. Thế giới thần linh nhận biết qua niềm tin. Trong thế giới thần linh có cha ông chúng ta, và Đức kitô là thủ lãnh thế giới đó. Không có đức tin sẽ không nhận biết thế giới thần linh. Thế giới hữu hình có hạn chế. Thế giới vô hình vô hạn. Khi kể lại chuyện xưa cũ, tích cũ, hình ảnh cũ hiện rõ như hiện tại đang xảy ra. Điều này cho biết thế giới vô hình không bị thời gian ngăn cản. Tình yêu, lòng mến thuộc thế giới vô hình. Ta không nhìn thấy nhưng nhận biết qua việc bác ái, yêu thương. Thế giới thần linh huyền diệu hơn thế giới vô hình bội phần. Thế giới hữu hình và thần linh thể hiện rõ nơi Đức Kitô. Ngài vâng phục Chúa Cha xuống trần gian; Đức Kitô tự nguyện vác thập giá chết chay cho muôn dân; Đức Kitô hiện ra cùng môn đệ; Đức Kitô ban Thánh Thần và hứa ở lại cùng Kitô hữu. Tất cả đều thể hiện vừa hữu hình, vừa vô hình. Tất cả đều thể hiện tình yêu, lòng mến Đức Kitô dành cho Kitô hữu.
Tình yêu, lòng mến, ta dành cho người thân thương luôn tươi mát, không hề phai, không hề tàn tạ. Thế giới thần linh cao hơn thế giới vô hình bởi thần linh đến từ Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa ban cho ta hơi thở; dấu chỉ của sự sống. Hành động bác ái, thứ tha, cảm mến, yêu thương vô vị lợi, vô điều kiện ta dành cho tha nhân đều do thần linh thúc đẩy.
Cửa đóng kín, cài then, không ngăn cản Đức Kitô đến cùng môn đệ. Nguồn vui Phục Sinh thuộc về tâm linh và nguồn vui đó không bao giờ cũ. Kitô hữu đón nhận niềm vui từ Đức Kitô Phục Sinh. Thứ nhất, vui vì Đức Kitô về cùng Chúa Cha cũng là Cha của Kitô hữu. Thứ hai, vui vì từ nay có Thánh Thần Chúa cùng đồng hành với môn đệ trong cuộc sống. Thứ ba, vui vì Đức Kitô mặc khải Chúa Cha luôn nhận lời Ngài.
Lậy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con Gn. 11:41-43
Thứ tư, vui vì Đức Kitô cầu cho Kitô hữu trước toà Chúa Cha
Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì họ thuộc về Cha....... Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ ở trong thế gian. Gn 17:9-11
Niềm vui Phục Sinh lan toả đến thế hệ Kitô hữu kế tiếp. Chúng ta tin vào giáo huấn, lời rao giảng của các tông đồ nên cũng thừa hưởng trọn vẹn niềm vui vĩnh cửu Đức Kitô trao ban và được liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta Gn 17:20.
Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu thành Philiphê hãy luôn sống an vui.
Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em. Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà, rộng rãi, Chúa đã đến gần..... bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô. Philpiphê 4:4-7
Xin ơn nhận biết niềm vui của Kitô hữu đến từ Đức Kitô Phục Sinh.
TiengChuong.org
Ở một nơi khác Đức Kitô lại hứa
Thầy ở cùng anh em cho đến tận thế Mt 28:20
Đức Kitô về trời ngự bên hữu Chúa Cha; đồng thời hứa hiện diện cùng môn đệ cho đến tận thế. Cùng một lúc Đức Kitô vừa vắng mặt vừa hiện diện. Không ai trong chúng ta có thể hiểu, nói chi đến giải thích cùng một lúc hiện diện ở hai địa điểm khác nhau. Con người bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời gian, vật cản ngăn cách. Đức Kitô Phục Sinh vinh hiển không bị thời gian và vật cản ngăn cách. Ngày đêm, tháng năm không ảnh hưởng đến Ngài. Nếu có nhắc đến năm tháng, nơi chốn là để giúp môn đệ hiểu điều Kinh Thánh diễn tả. Thứ hai, từ khởi nguyên, trình thuật Sáng Thế Kí cho biết thời gian tồn tại là do Thiên Chúa tạo dựng nên. Sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô nhiều lần hiện ra gặp gỡ môn đệ dưới nhiều dạng khác nhau. Khi là người làm vườn, lúc khác người bộ hành, lần nữa người sáng sớm dạo biển. Hiện ra cùng môn đệ trong khi cửa đóng kín. Ơn nhận biết Thiên Chúa, Ngài ban cho ai, người đó hưởng.
Thế giới ta sống vừa hữu hình vừa vô hình. Trong thế giới vô hình có thế giới thần linh. Thế giới hữu hình dễ nhận biết. Thế giới vô hình nhận biết qua cảm xúc, trí tưởng. Thế giới thần linh nhận biết qua niềm tin. Trong thế giới thần linh có cha ông chúng ta, và Đức kitô là thủ lãnh thế giới đó. Không có đức tin sẽ không nhận biết thế giới thần linh. Thế giới hữu hình có hạn chế. Thế giới vô hình vô hạn. Khi kể lại chuyện xưa cũ, tích cũ, hình ảnh cũ hiện rõ như hiện tại đang xảy ra. Điều này cho biết thế giới vô hình không bị thời gian ngăn cản. Tình yêu, lòng mến thuộc thế giới vô hình. Ta không nhìn thấy nhưng nhận biết qua việc bác ái, yêu thương. Thế giới thần linh huyền diệu hơn thế giới vô hình bội phần. Thế giới hữu hình và thần linh thể hiện rõ nơi Đức Kitô. Ngài vâng phục Chúa Cha xuống trần gian; Đức Kitô tự nguyện vác thập giá chết chay cho muôn dân; Đức Kitô hiện ra cùng môn đệ; Đức Kitô ban Thánh Thần và hứa ở lại cùng Kitô hữu. Tất cả đều thể hiện vừa hữu hình, vừa vô hình. Tất cả đều thể hiện tình yêu, lòng mến Đức Kitô dành cho Kitô hữu.
Tình yêu, lòng mến, ta dành cho người thân thương luôn tươi mát, không hề phai, không hề tàn tạ. Thế giới thần linh cao hơn thế giới vô hình bởi thần linh đến từ Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa ban cho ta hơi thở; dấu chỉ của sự sống. Hành động bác ái, thứ tha, cảm mến, yêu thương vô vị lợi, vô điều kiện ta dành cho tha nhân đều do thần linh thúc đẩy.
Cửa đóng kín, cài then, không ngăn cản Đức Kitô đến cùng môn đệ. Nguồn vui Phục Sinh thuộc về tâm linh và nguồn vui đó không bao giờ cũ. Kitô hữu đón nhận niềm vui từ Đức Kitô Phục Sinh. Thứ nhất, vui vì Đức Kitô về cùng Chúa Cha cũng là Cha của Kitô hữu. Thứ hai, vui vì từ nay có Thánh Thần Chúa cùng đồng hành với môn đệ trong cuộc sống. Thứ ba, vui vì Đức Kitô mặc khải Chúa Cha luôn nhận lời Ngài.
Lậy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con Gn. 11:41-43
Thứ tư, vui vì Đức Kitô cầu cho Kitô hữu trước toà Chúa Cha
Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì họ thuộc về Cha....... Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ ở trong thế gian. Gn 17:9-11
Niềm vui Phục Sinh lan toả đến thế hệ Kitô hữu kế tiếp. Chúng ta tin vào giáo huấn, lời rao giảng của các tông đồ nên cũng thừa hưởng trọn vẹn niềm vui vĩnh cửu Đức Kitô trao ban và được liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta Gn 17:20.
Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu thành Philiphê hãy luôn sống an vui.
Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em. Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà, rộng rãi, Chúa đã đến gần..... bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô. Philpiphê 4:4-7
Xin ơn nhận biết niềm vui của Kitô hữu đến từ Đức Kitô Phục Sinh.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Phaolô VI coi Lễ Thăng Thiên là thuốc giải độc cho chủ nghĩa duy vật
Vũ Văn An
13:42 29/05/2025

Philip Kosloski, trên Aleteia ngày 29/05/25 cho hay: Trong bài giảng về lễ Thăng Thiên, Thánh Phaolô VI đã suy gẫm về cách Lễ Thăng Thiên có thể hướng dẫn hành trình trần thế của chúng ta và chỉ cho chúng ta hướng đi đúng đắn.
Một trong nhiều vấn đề của chủ nghĩa duy vật là khả năng dẫn chúng ta xa rời Chúa, khiến chúng ta hoàn toàn đắm chìm vào những thứ của thế gian này.
Tâm lý hiện đại này cám dỗ chúng ta tập trung toàn bộ sự chú ý vào thành công và của cải trần thế, thay vì vào Chúa và quê hương trên trời của chúng ta.
Hướng chúng ta đến Thiên đàng
Thánh Phaolô VI đã suy gẫm về thực tế này trong bài giảng về lễ Thăng Thiên năm 1976, than khóc cho tinh thần lan tràn của nền văn hóa thế tục:
Chúng ta biết rằng tâm lý hiện đại bác bỏ kế hoạch cấu thành này của hiện sinh nhân bản. Tâm lý hiện đại, chúng tôi muốn nói đến tâm lý không có ngọn hải đăng dẫn đường của hy vọng Kitô giáo, tất cả đều cam kết chinh phục hạnh phúc tạm thời. Khoa học tự nhiên là ánh sáng duy nhất của nó; phúc lợi kinh tế là thiên đường trần gian của nó.
Tin mừng là Sự thăng thiên của Chúa Giêsu có thể giúp định hướng lại cuộc sống của chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống trên trái đất không phải là mục tiêu cuối cùng, mà chỉ là con đường dẫn đến cõi vĩnh hằng.
Sự thăng thiên thu hút và hướng ánh mắt của tâm hồn chúng ta về hình ảnh lộng lẫy và rực rỡ này của Chúa, Đấng đang ngự trên trời..."Nếu anh em được sống lại với Chúa Kitô - Thánh Phaolô cảnh báo chúng ta - hãy tìm kiếm những điều ở trên trời, nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa: hãy nghĩ đến những điều ở trên trời, chứ đừng nghĩ đến những điều ở dưới đất" (Cô-lô-se 3:1-2); và một lần nữa: "Quê hương của chúng ta ở trên trời và từ đó chúng ta mong đợi Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu độ" (Phi-líp-phê 3:20). Chúng ta phải sống theo tinh thần cánh chung, tức là hướng đến "niềm hy vọng không làm chúng ta thất vọng" (Rô-ma 5:5).
Khi chúng ta sống theo cách này, hướng về quê hương thiên đàng, chúng ta sẽ bớt ám ảnh với mọi thứ vật chất của thế gian này và chỉ mong muốn sử dụng những thứ sẽ đưa chúng ta đến mục tiêu cuối cùng.
Khao khát về nhà
Hơn nữa, khi suy gẫm về Sự thăng thiên của Chúa Giêsu, chúng ta bắt đầu cảm thấy đau nhói trong tâm hồn. Giống như các tông đồ ngày hôm đó, chúng ta ngước nhìn lên Thiên đàng và khao khát được ở bên Chúa Giêsu.
Chúng ta tiếp tục cuộc sống thường ngày, mang theo nỗi đau đó đến muôn đời, biết rằng chỉ có Chúa mới thực sự có thể lấp đầy cuộc sống của chúng ta bằng hạnh phúc lâu dài.
Thánh Phaolô VI kết thúc bài giảng của ngài bằng những lời, "Sự thăng thiên của Chúa Kitô trên thiên đàng soi sáng, hướng dẫn và hỗ trợ hành trình của chúng ta trên trái đất."
Thăng thiên là một lễ hội tuyệt đẹp, tràn đầy niềm vui, nhưng cũng nhuốm màu buồn đau, nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta còn nhiều việc phải làm trên trái đất này cho đến khi Chúa gọi chúng ta về nhà để đoàn tụ với Con của Người trong cõi vĩnh hằng.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV thưởng thức Bánh của Monica từ lễ sinh nhật Thánh Augustinô
Vũ Văn An
14:25 29/05/2025

Daniel Esparza, trên Aleteia xuất bản ngày 28/05/25, tường thuật: Một món quà ngọt ngào dành cho Đức Giáo Hoàng Leo XIV gợi nhớ đến một cuộc đối thoại sâu sắc, triết lý, thời kỳ đầu của Thánh Augustinô.
Một chiếc bánh lấy cảm hứng từ một bản văn triết học 1,600 năm tuổi có vẻ như là một món quà bất thường đối với một vị giáo hoàng. Nhưng đối với Đức Giáo Hoàng Leo XIV, sự xuất hiện của điều gọi là “Bánh hạnh phúc” mang theo sự pha trộn phong phú giữa lịch sử, thần học và biểu tượng — một sự pha trộn có nguồn gốc từ những ngày đầu của triết học Ki-tô giáo và các tác phẩm của Thánh Augustinô.
Món tráng miệng, được làm từ bột lúa mì, hạnh nhân và mật ong, được một người bạn thân gửi đến Đức Giáo Hoàng để tôn vinh Lễ Thánh Rita, một nữ tu dòng Augustinô và là vị thánh bảo trợ của những mục đích bất khả thi, COPE cho biết. Đức Giáo Hoàng được cho là đã chia sẻ nó với các anh em và thư ký riêng của mình trong một khoảnh khắc cầu nguyện và tĩnh tâm.
Nhưng đây không chỉ là một thú vui ẩm thực. Chiếc bánh được mô phỏng theo De Beata Vita (“Về cuộc sống hạnh phúc”), một trong những cuộc đối thoại triết học đầu tiên của Thánh Augustinô, được viết vào năm 386 tại nơi hiện là Cassago Brianza, Ý.
Tại đó, Thánh Augustinô, người mới trở lại đạo và chưa rửa tội, đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32 của ngài. Sự kiện này đã trở thành bối cảnh cho một cuộc trò chuyện kéo dài cả ngày với mẹ của ngài, Thánh nữ Monica, và một nhóm nhỏ bạn bè và học sinh — một cuộc tụ họp đã truyền cảm hứng cho việc tái tạo biểu tượng của món ăn ngày nay.
Theo phong cách của các cuộc đối thoại triết học cổ điển, De Beata Vita lấy cảm hứng rất nhiều từ truyền thống Platông. Thánh Augustinô, người đã nghiên cứu các tác phẩm của “những người theo chủ nghĩa Platông (rất có thể là Plotinus) và Cicero, đã áp dụng hình thức đối thoại không chỉ để tôn vinh người xưa mà còn là một phương pháp dẫn dắt người đọc đến với chân lý bên trong. Cuộc trò chuyện diễn ra như một cuộc điều tra triết học nhẹ nhàng: Hạnh phúc là gì? Và ai có thể thực sự tuyên bố sở hữu nó?
Câu trả lời của Thánh Augustinô rất đơn giản nhưng sâu sắc: hạnh phúc đích thực không thể tách rời khỏi sự khôn ngoan, và sự khôn ngoan chỉ đến từ việc biết và yêu Thiên Chúa. Ngài viết: "Không ai khôn ngoan trừ khi họ hạnh phúc". Cuộc đối thoại bác bỏ ý tưởng cho rằng chỉ có thú vui vật chất hoặc thành tựu trí tuệ mới có thể thỏa mãn tâm hồn con người. Theo quan điểm của Thánh Augustinô, hạnh phúc nằm ở sự kết hợp cuộc sống của người ta với chân lý vĩnh cửu.
Sự điều độ và niềm vui
Theo quan điểm đó, các thành phần của "Bánh hạnh phúc" — khiêm tốn, bổ dưỡng và ngọt ngào — không phải là ngẫu nhiên. Chúng không đại diện cho sự nuông chiều, mà là một loại sự điều độ và niềm vui bắt nguồn từ sự sáng suốt về mặt tâm linh. Việc chiếc bánh được phục vụ lạnh đã không bị bỏ qua: một số người giải thích nó như một biểu tượng của sự tiết độ, đức tính tự chủ cổ điển — một lý tưởng mà Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã lặng lẽ nhấn mạnh kể từ khi được bầu vào ngày 8 tháng 5.
Bối cảnh của cuộc đối thoại ban đầu cũng vang vọng trong Giáo hội ngày nay. Cũng giống như Thánh Augustinô đã tập hợp cộng đồng của ngài để cùng nhau tổ chức một bữa tiệc trí thức và tâm linh, bữa ăn thân mật của Đức Giáo Hoàng Leo với gia đình và nhân viên được đánh dấu bằng sự giản dị, lòng biết ơn và sự suy ngẫm. COPE cho biết một phát ngôn viên của Vatican đã lưu ý rằng cử chỉ này là "biểu tượng của mong muốn Đức Giáo Hoàng thực hiện sứ mệnh của mình với niềm vui, sự thanh thản và sự khôn ngoan đến từ trên cao".
Xem lại De Beata Vita trong một dịp như vậy không chỉ là một tài liệu tham khảo lịch sử kỳ lạ. Nó nhắc nhở chúng ta rằng việc theo đuổi hạnh phúc của người theo đạo Thiên chúa không bao giờ là để trốn thoát, mà là về sự biến đổi — về việc định hình mong muốn của một người hướng tới chân lý và sự hiệp thông với Chúa. Trong một thế giới vẫn đang tìm kiếm ý nghĩa, cuộc trò chuyện sinh nhật cổ xưa của Thánh Augustinô vẫn tiếp tục nuôi dưỡng tâm trí và linh hồn — đôi khi thậm chí dưới dạng bánh ngọt.
Công thức làm bánh Monica
3 quả trứng
120 g mật ong
125 g sữa chua
70 g dầu ô liu
160 g bột mì lúa mạch đen
80 g bột làm từ hạnh nhân xay
1 gói bột nở
Trong một cái tô, đánh trứng với một ít mật ong cho đến khi hỗn hợp sủi bọt.
Thêm sữa chua, phần mật ong còn lại và dầu, trộn đều.
Thêm bột lúa mạch đen đã rây và khi đã trộn đều, thêm bột hạnh nhân.
Trộn đều trong vài phút, sau đó thêm bột nở đã rây mịn.
Nướng ở nhiệt độ 350°F trong 50 phút.
Cuộc Tranh cãi về Phụng vụ ở Charlotte thời Đức Leo XIV
Vũ Văn An
15:00 29/05/2025

Sự phản đối dữ dội về các chuẩn mực được đề xuất trong giáo phận Bắc Carolina đang thu hút sự chú ý của quốc tế, vì đây là tranh chấp phụng vụ lớn đầu tiên dưới thời Giáo hoàng Leo XIV.
Đó là nhận định của Jonathan Liedl trên National Catholic Register ngày 28 tháng 5 năm 2025.
Ông viết: Tranh cãi trong một giáo phận Bắc Carolina đã lan rộng ra ngoài các hạn chế Thánh lễ Latin truyền thống sau khi có thông tin tiết lộ rằng giám mục địa phương cũng đã có kế hoạch cấm sử dụng tiếng Latinh, hàng rào ngăn với bàn thờ và các nghi lễ truyền thống khác trong tất cả các nghi lễ của giáo phận — một diễn biến có ý nghĩa vượt xa Tiểu bang North Carolina.
Giám mục Michael Martin của Charlotte đã đề xuất các hạn chế trong bản dự thảo bị rò rỉ về các chuẩn mực phụng vụ mới, lần đầu tiên được blog Rorate Caeli công bố vào ngày 28 tháng 5 và được Register xác nhận. Giám mục Martin viết rằng mục đích của các chuẩn mực mới, bao gồm cả việc cấm thờ phượng ad orientem [hướng về hướng đông] và các lời cầu nguyện truyền thống dưới chân bàn thờ, bao gồm cả Lời cầu nguyện của Thánh Michael, được đưa ra với mục đích “làm trong sạch và thống nhất việc cử hành Thánh lễ” trong giáo phận.
Giám mục cũng viết rằng các chuẩn mực được đề xuất được kêu gọi bởi Sacrosanctum Concilium, hiến chế mục vụ của Công đồng Vatican II về phụng vụ, một quan điểm đã bị thách thức rộng rãi trong các phản ứng đối với tài liệu này.
Bản dự thảo bị rò rỉ sau quyết định vào ngày 23 tháng 5 của giám mục Charlotte về việc hạn chế Thánh lễ La tinh truyền thống (TLM) trong giáo phận của mình từ bốn địa điểm giáo xứ sang một địa điểm không phải giáo xứ duy nhất. Dự kiến có hiệu lực vào ngày 8 tháng 7, Giám mục Martin cho biết động thái này phù hợp với Traditionis Custodes, tự sắc năm 2021 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế Thánh lễ La tinh và nhằm mục đích thúc đẩy “sự hòa hợp và thống nhất”.
Các nhà phê bình đã đặt câu hỏi về thời điểm của động thái này, vì giáo phận đã được miễn trừ khỏi Traditionis Custodes trong nhiều tháng nữa và Đức Giáo Hoàng Leo XIV có thể chỉ ra một cách tiếp cận khác đối với Thánh lễ La tinh so với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Cuộc tranh cãi ở Charlotte đang thu hút sự chú ý của quốc tế, vì đây là cuộc tranh chấp phụng vụ lớn đầu tiên dưới thời Đức Giáo Hoàng Leo XIV, người đã cam kết mang lại sự thống nhất cho một Giáo hội chia rẽ. Giáo phận Bắc Carolina hiện được coi là một trường hợp thử nghiệm để xem liệu Đức Giáo Hoàng Leo có đưa ra bất cứ dấu hiệu nào không, nếu có, không những về tương lai của Thánh lễ La tinh mà còn về giáo huấn có thẩm quyền của Công đồng Vatican II về phụng vụ nói chung.
Giáo phận Charlotte nói với Register rằng tài liệu về các chuẩn mực phụng vụ là “bản thảo ban đầu đã trải qua những thay đổi đáng kể trong nhiều tháng” và vẫn đang được hội đồng linh mục giáo phận và Văn phòng Phụng tự thảo luận. Với những tham chiếu đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tài liệu này dường như đã được soạn thảo trước khi cố giáo hoàng qua đời vào ngày 21 tháng 4.
“Nó đại diện cho một điểm khởi đầu để cập nhật các chuẩn mực phụng vụ và phương pháp giáo lý của chúng ta để rước lễ”, Giám đốc Truyền thông giáo phận Liz Chandler cho biết, đồng thời nói thêm rằng các chuẩn mực sẽ được “xem xét kỹ lưỡng” theo giáo huấn của Công đồng Vatican II và Hướng dẫn chung về Sách lễ Rôma (GIRM).
Giám mục Martin đã cử hành lễ thêm sức trong giáo phận vào ngày 28 tháng 5, bao gồm nửa phía tây của Bắc Carolina và bao gồm 565,000 người Công Giáo, và không thể trả lời thêm các câu hỏi về các chuẩn mực được đề xuất trước khi bài viết này được công bố.
Là một thành viên của Dòng Phanxicô Viện tu, Giám mục Martin đánh dấu một năm làm giám mục của Charlotte vào ngày 29 tháng 5. Trước khi trở thành giám mục, ngài là cha xứ của một giáo xứ trong Tổng giáo phận Atlanta và từng là giám đốc Trung tâm Công Giáo của Đại học Duke trước đó.
Công đồng Vatican II và Phụng vụ
Trong bản dự thảo tài liệu, giám mục viết rằng các chuẩn mực được đề xuất xuất phát từ lời kêu gọi của Công đồng Vatican II về việc giáo dân tham gia Thánh lễ phải “trọn vẹn, có ý thức và tích cực”.
“Ba từ này được kết hợp lại với nhau là cốt lõi và nền tảng cho những suy tư và chỉ dẫn sau đây của tôi về phụng vụ thánh trong giáo phận của chúng ta,” Đức Giám Mục Martin viết.
Tuy nhiên, một số nhà bình luận đã phản đối tuyên bố của giám mục rằng các chuẩn mực được đề xuất được yêu cầu bởi — hoặc, trong một số trường hợp, thậm chí phù hợp với — Công đồng Vatican II và hướng dẫn phụng vụ của Giáo hội.
Ví dụ, trong khi Giám mục Martin viết rằng Giáo hội không “yêu cầu sử dụng rộng rãi tiếng Latinh trong phụng vụ”, những người khác chỉ ra rằng hướng dẫn năm 2007 từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đề cập đến Sacrosanctum Concilium, yêu cầu đúng điều ấy.
Trong khi tiếng bản địa trong phụng vụ là chuẩn mực, tài liệu của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nêu rõ rằng “cần phải cẩn thận để thúc đẩy vai trò của tiếng Latinh trong phụng vụ, đặc biệt là trong thánh ca phụng vụ.”
“Các mục tử phải đảm bảo rằng ‘các tín hữu cũng có thể nói hoặc hát cùng nhau bằng tiếng Latinh những phần trong Thánh lễ thường lệ liên quan đến họ’”, các giám mục tuyên bố, trích dẫn Công đồng Vatican II và ám chỉ đến các phần phụng vụ như Agnus Dei và Sanctus.
Matthew Hazell, một học giả về phụng vụ người Anh, cho biết quan điểm của Giám mục Martin nhất quán với những gì mà Đức Benedict XVI từng mô tả là “phép giải thích về sự gián đoạn và đứt gãy”.
“Thay vì cho phép Novus Ordo được cử hành theo cách phù hợp với các nghi lễ và truyền thống của Giáo hội, Giám mục Martin dường như coi đó là một sáng tạo hoàn toàn mới, thậm chí không thể thấy có điểm chung nào với những gì đã có trước đó”, Hazell nói với Register.
Phản ứng của Công Giáo
Các nhà bình luận khác thấy một số chuẩn mực do Giám mục Martin đề xuất quá cụ thể và mâu thuẫn với lời kêu gọi "gạt sở thích cá nhân của chúng ta sang một bên" của ngài và phản đối chuẩn mực được đề xuất là cấm phụ nữ đội khăn che mặt khi phục vụ với tư cách là người đọc sách, ca trưởng hoặc người giúp lễ, chỉ trích đó là một ví dụ về "chủ nghĩa giáo sĩ trị" và "quản lý vi mô".
"Giám mục Martin của Charlotte có thực sự nói với những người phụ nữ tham dự Thánh lễ những gì họ có thể và không thể đội trên đầu không?" Bronwen McShea, một nhà sử học của Giáo hội đã viết.
Các nhà bình luận khác phản đối mô tả mang tính nản lòng của các chuẩn mực được đề xuất về lễ phục truyền thống của linh mục là biểu hiện của sự thiên vị chống lại Vatican II, vì Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã mặc một số loại trang phục giáo sĩ này.
Cha Paul Hedman, một linh mục từ Tổng giáo phận St. Paul và Minneapolis, đã đưa ra một bình luận trên mạng xã hội được nhiều người xem về những cách mà các chuẩn mực được đề xuất của Giám mục Martin dường như đi chệch khỏi hướng dẫn chính thức của Giáo hội. Ngài đặc biệt tức giận trước đề xuất hạn chế những lời cầu nguyện truyền thống mà các linh mục đọc khi mặc lễ phục của giám mục Charlotte, mô tả động thái này là "bạo ngược".
Ngay cả Mike Lewis, người sáng lập WherePeterIs.com và là một nhà phê bình nổi tiếng của những người theo chủ nghĩa truyền thống, cũng cho biết có những điều trong tài liệu "khiến tôi phải đau đầu", chẳng hạn như lệnh cấm thắp nến trên bàn thờ.
“Tuy nhiên, tôi đánh giá cao nỗ lực này và tôi sẽ cầu nguyện cho ngài và giáo phận khi ngài phải chịu đựng cơn thịnh nộ truyền thống không thể tránh khỏi”, Lewis viết trên X.
Đáng chú ý, lời kêu gọi của Giám mục Martin nhằm hạn chế các nghi lễ phụng vụ truyền thống hơn trong Novus Ordo lại khác với các giám mục khác, những người cũng hạn chế Thánh lễ La tinh trong giáo phận của họ.
Ví dụ, khi Hồng Y Blase Cupich hạn chế Thánh lễ La tinh trong Tổng giáo phận Chicago vào tháng 1 năm 2022, ngài cũng kêu gọi các mục tử đồng hành cùng những người Công Giáo có khuynh hướng truyền thống bằng cách “sáng tạo đưa vào các yếu tố mà mọi người thấy bổ dưỡng khi cử hành hình thức Thánh lễ trước Công đồng Vatican”, bao gồm cả thánh ca La tinh và Gregorian.
Tương lai không chắc chắn
Những người Công Giáo ở Charlotte đã bày tỏ lòng biết ơn vì Giám mục Martin đã không áp dụng các chuẩn mực mà ngài đề xuất, nhưng vẫn còn lo lắng về những gì tương lai có thể mang lại.
Amy Jay, một giáo dân tại St. Elizabeth ở Boone, Bắc Carolina, lưu ý rằng bà đã dạy bốn đứa con của mình các hình thức cầu nguyện truyền thống hơn theo gương của chính Đức Giáo Hoàng Leo XIV. Đức Giáo Hoàng mới đã tạo nên làn sóng ủng hộ việc đọc kinh bằng tiếng Latin và mặc lễ phục truyền thống hơn — tất cả những hoạt động mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tránh.
Thay vì bối rối và buồn chán, Jay cho biết các con của bà đã phản ứng với các phong tục phụng vụ truyền thống bằng sự quan tâm và lòng sùng kính.
"Nghĩ đến việc phải nói với chúng rằng [những người quỳ gối di động] ở giáo xứ của chúng tôi sẽ không còn nữa, rằng sẽ không còn những bài thánh ca cổ xưa nữa, hoặc phải giải thích với chúng tại sao tôi không còn được phép che mặt khi hát thánh ca nữa, thật là nản lòng", bà nói. "Niềm nhiệt thành và tình yêu này cần được nuôi dưỡng, chứ không phải bị kìm nén".
Cho đến nay, vẫn chưa có thời biểu nào cho việc các chuẩn mực phụng vụ mới sẽ được thực hiện tại Giáo phận Charlotte, nếu có.
Vatican, Caritas: Cần cải cách kinh tế hoàn cầu để giảm bớt cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia nghèo
Vũ Văn An
15:19 29/05/2025

Kristina Millare của hãng tin CNA, ngày 29 tháng 5 năm 2025 tường trình: Tuần này, Bộ Phát triển Con người Toàn diện của Vatican và Caritas Internationalis đã hợp tác để giải quyết tác động của một "hệ thống hoàn cầu bất công" khiến các quốc gia giàu có trở nên giàu có hơn bằng cách bóc lột các quốc gia nghèo hơn.
Hai định chế Công Giáo đã tổ chức một sự kiện "tòa thị chính" trực tuyến vào thứ Tư với chủ đề "Những người hành hương hy vọng: Cảm hứng của Năm Thánh cho Hành động về Nợ, Khí hậu và Phát triển" để nâng cao nhận thức về tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Giáo Hoàng Leo XIV về việc phá bỏ các cấu trúc kinh tế làm cho cả con người và hành tinh trở nên nghèo đói.
Diễn giả khách mời, Sơ Alessandra Smerilli, một nhà kinh tế học và là thư ký của Bộ Phát triển Con người Toàn diện, nhấn mạnh rằng “sự mất cân bằng thương mại” giữa các quốc gia Bắc bán cầu và Nam bán cầu là một vấn đề hai mặt mà Giáo hội và xã hội nói chung không nên bỏ qua.
“Các quốc gia nghèo nhất đang phải trả giá gấp đôi”, Smerilli phát biểu tại hội thảo trực tuyến ngày 28 tháng 5. “Thông qua các nghĩa vụ nợ và một lần nữa thông qua sự suy thoái môi trường và mất mát tương lai”.
“Giải quyết nợ và tính bền vững không chỉ là vấn đề tài chính [mà] còn là một mệnh lệnh đạo đức, tinh thần”, bà nói thêm. “Giáo Hội Công Giáo đã tham gia vào sứ mệnh này từ lâu kể từ Năm Thánh 2000 cho đến Năm Thánh Hy vọng ngày nay”.
Hơn 200 người đã tham dự cuộc họp trực tuyến, quy tụ các quan chức Vatican, các chuyên gia kinh tế quốc tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện của xã hội dân sự để thảo luận về các giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng nợ đang ảnh hưởng đến 3.3 tỷ người đang sống ở các quốc gia đang phát triển.
Trong cuộc họp trực tuyến kéo dài một giờ, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Giordano Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc, cho biết năm thánh của Giáo hội dành riêng cho hy vọng là cơ hội để liên đới hoàn cầu hỗ trợ người nghèo trên thế giới.
"Khái niệm 'năm thánh' bắt nguồn sâu sắc từ Kinh thánh như một thời điểm phục hồi khi các khoản nợ được xóa bỏ và các mối quan hệ được hòa giải", ĐTGM Caccia giải thích. "Trong thời đại của chúng ta, truyền thống này đề cập trực tiếp đến trải nghiệm sống của hàng triệu người trên hoàn cầu".
Hơn 50 quốc gia hiện đang trong hoặc có nguy cơ phá sản cao và khoảng một nửa dân số thế giới đang sống ở những quốc gia mà khoản thanh toán nợ vượt quá chi tiêu cho các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, đại diện của Tòa thánh nhấn mạnh trong cuộc họp hôm thứ Tư.
Mô tả cuộc khủng hoảng nợ hiện tại là "thất bại sâu sắc của hệ thống kinh tế hoàn cầu của chúng ta", ĐTGM Caccia bày tỏ hy vọng về một "tầm nhìn mới về chủ nghĩa đa phương" tại Hội nghị quốc tế lần thứ tư sắp tới của Liên hợp quốc về Tài trợ cho Phát triển sẽ diễn ra từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 tại Seville, Tây Ban Nha.
“Không ai được miễn trừ khỏi nỗ lực đảm bảo tôn trọng phẩm giá của mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất”, ĐTGM Caccia nói, trích dẫn bài phát biểu ngày 16 tháng 5 của Đức Giáo Hoàng Leo trước các nhà ngoại giao được công nhận tại Tòa thánh.
“Cùng nhau, chúng ta có thể biến tầm nhìn hy vọng của năm thánh thành hành động cụ thể, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, ngài chia sẻ với những người tham gia hội thảo trực tuyến.
Để mở ra Năm Thánh Hy vọng 2025, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trong tông sắc Spes Non Confundit của mình để các quốc gia giàu có hơn “xóa nợ cho các quốc gia không bao giờ có thể trả được nợ”.
VietCatholic TV
Kyiv phá tan nhà máy hỏa tiễn Nga. Đức có kế hoạch độc đáo, giúp Kyiv tận tình. Nga bôi nhọ TT Trump
VietCatholic Media
03:27 29/05/2025
1. Ukraine đã đánh trúng nhà máy hỏa tiễn hành trình của Nga trong một cuộc tấn công lớn nhất từ trước cho đến nay
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 29 Tháng Năm, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết vào ngày 28 tháng 5 rằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa của Ukraine đã tấn công doanh nghiệp Raduga ở thị trấn Dubna thuộc tỉnh Mạc Tư Khoa, nơi sản xuất hỏa tiễn hành trình.
Andrey Vorobyov, Thống Đốc khu vực Mạc Tư Khoa, cho biết các đội cứu hỏa đang cố gắng dập tắt các đám cháy. Cuộc tấn công diễn ra vào khoảng 2 giờ sáng. Đến 10 giờ sáng người ta vẫn thấy các xe cứu hỏa lao đến khu vực. Tiếng nổ từ các hỏa tiễn trong các kho bãi đã ngăn cản lính cứu hỏa đến gần. Các quan sát viên cho rằng mặc dù Nga có nhiều nhà máy sản xuất hỏa tiễn hành trình, nhưng đây là nhà máy lớn nhất, do đó, cuộc tấn công này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng không kích vào Ukraine của Nga, ít nhất là trong vòng một tháng tới.
Đại Úy Yusov nhấn mạnh rằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã vượt qua hệ thống phòng không của Nga gần Raduga và tấn công các xưởng lắp ráp và trang bị của nhà máy, nơi vẫn đang bốc cháy tính đến 3 giờ chiều giờ địa phương.
Nhà máy này nằm cách Mạc Tư Khoa 130 km, sản xuất hỏa tiễn Kh-101/555, Kh-69 và Kh-59MK được sử dụng trong các cuộc tấn công chống lại Ukraine. Doanh nghiệp Raduga là một phần của Tập đoàn Phòng thủ Hỏa tiễn Chiến thuật.
Đại Úy Yusov cho biết máy bay điều khiển từ xa cũng đã tấn công thành công doanh nghiệp sản xuất máy bay điều khiển từ xa Kronstadt ở cùng thị trấn, nhà máy vi điện tử Angstrem ở Zelenograd thuộc Tỉnh Mạc Tư Khoa và Nhà máy hóa chất Dmitrievsky ở Tỉnh Ivanovo.
Trước đó trong ngày, kênh tin tức độc lập Astra đưa tin rằng máy bay điều khiển từ xa đã tấn công cơ sở máy bay điều khiển từ xa Kronstadt, công bố các video do người dân địa phương quay cho thấy một máy bay điều khiển từ xa bay qua thành phố. Các video cũng cho thấy khói bốc lên phía trên khu vực nơi doanh nghiệp tọa lạc.
Theo quân đội Ukraine, cơ sở Kronstadt chuyên sản xuất Orion, Molniya, Grom và các loại máy bay điều khiển từ xa khác.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones hit Russian cruise missile factory, SBU source says, in one of largest reported strikes of full-scale war]
2. Tổng thống Zelenskiy đến Đức để đàm phán với Merz trong bối cảnh đồn đoán về hỏa tiễn Taurus
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đến Berlin vào ngày 28 tháng 5 để hội đàm với Thủ tướng Đức Friedrich Merz, khi Đức tìm cách tiếp tục ủng hộ Kyiv trước sự xâm lược của Nga.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về hỗ trợ quân sự và nỗ lực ngừng bắn của Đức, một phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết. Tổng thống Zelenskiy cũng gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng Đức sẽ chuyển giao hỏa tiễn Taurus, loại hỏa tiễn hành trình có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 500 km, hay 300 dặm.
Trước khi trở thành thủ tướng, Merz, người được bầu cho liên minh bảo thủ CDU/CSU, đã ra hiệu rằng ông sẽ lật ngược lệnh cấm chuyển giao hỏa tiễn cho Ukraine của người tiền nhiệm, đảng viên Dân chủ Xã hội Olaf Scholz.
Kyiv đã kêu gọi Đức cung cấp vũ khí để có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong hậu phương của Nga, trong khi Scholz đã loại trừ động thái này vì lo ngại leo thang.
Merz vẫn chưa bật đèn xanh cho việc chuyển giao vì việc thay đổi chính sách đối với hỏa tiễn Taurus đã trở thành điểm gây tranh cãi giữa CDU/CSU và các đối tác trong liên minh Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD.
Đầu tuần này, thủ tướng Đức tuyên bố rằng Berlin và các đối tác phương Tây khác đã dỡ bỏ mọi hạn chế về tầm bắn đối với vũ khí cung cấp cho Ukraine, điều mà một số người coi là tín hiệu cho thấy sự thay đổi chính sách sắp tới đối với hỏa tiễn Taurus.
Đầu tháng 5, chính phủ Đức tuyên bố sẽ không công bố thông tin về vũ khí đã chuyển giao cho Ukraine nữa, nghĩa là khả năng cung cấp hỏa tiễn Taurus có thể sẽ không được công bố với công chúng.
Phát biểu với các nhà báo tại Kyiv vào ngày 27 tháng 5, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ thảo luận vấn đề vũ khí tầm xa cho Ukraine với Merz, đồng thời nói thêm rằng ông chưa nghe thấy bất kỳ tín hiệu nào về sự thay đổi chính sách.
Trước đây, Ukraine đã nhận được hỏa tiễn tầm xa từ Hoa Kỳ, Anh và Pháp — bao gồm ATACMS, Storm Shadow và SCALP — nhưng ban đầu chỉ được phép điều động chúng chống lại lực lượng quân sự Nga trên các vùng lãnh thổ do Ukraine xâm lược.
Phải đến cuối năm 2024, chính quyền Tổng thống Biden và các đồng minh khác mới nới lỏng các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa nhằm vào các mục tiêu quân sự của Nga trên lãnh thổ Nga.
Đức là nhà tài trợ quân sự hàng đầu của Ukraine tại châu lục này, và sự hỗ trợ của nước này thậm chí còn quan trọng hơn đối với Kyiv hiện nay khi sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ ngày càng trở nên không chắc chắn dưới thời Tổng thống Trump.
Merz đã nhiều lần kêu gọi Âu Châu thống nhất phản ứng trước hành động xâm lược không ngừng của Nga ở Ukraine và cam kết áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn nếu Mạc Tư Khoa tiếp tục từ chối lệnh ngừng bắn.
[Kyiv Independent: Zelensky arrives in Germany for talks with Merz amid Taurus missile speculation]
3. Đức và Ukraine ký thỏa thuận trị giá 5 tỷ euro về hợp tác vũ khí tầm xa
Thủ tướng Friedrich Merz cho biết Đức sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Ukraine bằng cách hỗ trợ mua hỏa tiễn tầm xa được sản xuất tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
“Các bộ trưởng quốc phòng của chúng tôi sẽ ký một bức thư bày tỏ ý định vào hôm nay về việc mua các hệ thống vũ khí tầm xa được sản xuất tại Ukraine — cái gọi là Long Range Fires,” Merz cho biết hôm thứ Tư trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Berlin. “Sẽ không có hạn chế nào về tầm bắn.”
Điều đó dựa trên một gói viện trợ quân sự lớn hơn trị giá 5 tỷ euro được Bộ Quốc phòng Đức công bố cùng ngày. Nó bao gồm khoản tài trợ của Đức cho việc sản xuất vũ khí tầm xa tại Ukraine, hiện đang được lực lượng Ukraine sử dụng và có thể điều động trong vòng vài tuần.
Gói này cũng bao gồm các hợp đồng mới cho hệ thống phòng không, đạn dược và hỗ trợ hậu cần, bao gồm cơ sở hạ tầng bảo trì và truyền thông vệ tinh.
Thông báo hôm thứ Tư được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Merz khơi lại cuộc tranh luận lâu nay về hỏa tiễn Taurus của Đức bằng cách công khai dỡ bỏ các hạn chế về tầm bắn đối với tất cả các loại vũ khí do phương Tây cung cấp.
Phát biểu vào thứ Hai tại WDR Europaforum, Thủ tướng Merz cho biết: “Không còn giới hạn tầm bắn cho vũ khí được chuyển giao cho Ukraine.” Ông nhấn mạnh quyền của Ukraine trong việc tấn công cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ Nga.
Sự thay đổi này có thể mở đường cho Berlin chuyển giao hỏa tiễn hành trình Taurus được yêu cầu từ lâu, một bước đi liên tục bị chính phủ trước đó do cựu Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu chặn lại, vì lo ngại nó sẽ dẫn đến leo thang chiến tranh. Hệ thống Taurus, với tầm bắn hơn 500 km, sẽ cho phép tấn công chính xác cao vào sâu phía sau phòng tuyến của Nga.
Đức cũng xác nhận sẽ tài trợ một phần đáng kể cho phạm vi phủ sóng vệ tinh Starlink ở Ukraine, giúp bảo đảm thông tin liên lạc khi Kyiv chuẩn bị ứng phó với các cuộc tấn công ngày càng tăng của Nga.
“Đây là sự khởi đầu cho một hình thức hợp tác quân sự-công nghiệp mới giữa hai nước chúng ta”, Merz cho biết, đồng thời gọi quan hệ đối tác này là quan hệ có “tiềm năng lớn”. Ông từ chối bình luận về các hệ thống vũ khí cụ thể vì lý do bảo đảm an ninh quốc phòng, và khuyên người Nga nên quên đi ảo tưởng có thể xâm lược Ukraine: “Nước Đức sẽ không để điều đó xảy ra,” ông nói.
[Politico: Germany and Ukraine sign €5B deal on long-range weapons cooperation]
4. Báo chí Moscow đưa tin: Nga đã đặt hàng 307.900 giấy chứng tử cho gia đình binh lính kể từ năm 2022,
Bộ Lao động và Bảo vệ Xã hội Nga đã đặt hàng hơn 307.900 giấy chứng tử cho gia đình của những người lính thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, hãng tin độc lập Verstka của Nga đưa tin hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm, trích dẫn dữ liệu mua sắm chính thức.
Trong khi các tài liệu như vậy được ban hành trước chiến tranh, Verstka lưu ý rằng quy mô mua sắm hiện tại vượt xa mức trước cuộc xâm lược. Trước năm 2022, số lượng giấy chứng nhận cho người thân của những người lính đã khuất đã liên tục giảm.
Hồ sơ không phân biệt giữa dịch vụ ở Ukraine và các cuộc xung đột khác, mặc dù sự gia tăng trong mua sắm trùng với tổn thất lớn của Nga trong chiến tranh. Nga không công bố số thương vong chính thức, nhưng ước tính độc lập cho thấy tổn thất đáng kể.
Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, Bộ đã đặt hàng 357.700 giấy chứng nhận - 317.500 giấy chứng nhận cho cựu chiến binh và 40.200 giấy chứng nhận cho gia đình của những người lính đã hy sinh hoặc những người tử nạn vì thương tích liên quan đến chiến tranh.
Theo số liệu, các đơn đặt hàng kéo dài từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó khối lượng lớn nhất được đặt vào năm 2023, hơn 250.000 giấy chứng nhận cho gia đình của quân nhân đã hy sinh và hơn 800.000 giấy chứng nhận cho cựu chiến binh.
Số lượng mua sắm giảm mạnh vào năm 2024 trước khi tăng trở lại vào năm 2025.
Hãng truyền thông Nga Mediazona, hợp tác với BBC tiếng Nga, đã xác minh danh tính của 109.625 binh sĩ Nga thiệt mạng ở Ukraine, dựa trên các tài liệu nguồn mở như cáo phó, bài đăng trên mạng xã hội và tin tức địa phương.
Các nhà điều tra cảnh báo rằng số người chết thực tế cao hơn nhiều.
Quân đội Ukraine thống kê số lượng quân nhân Nga thiệt mạng hoặc bị thương nghiêm trọng kể từ cuộc xâm lược là 982.840 tính đến ngày 27 tháng 5. Những con số này không chỉ bao gồm số người tử vong mà còn bao gồm cả quân đội bị loại khỏi chiến đấu vĩnh viễn do bị thương.
[Kyiv Independent: Russia ordered 307,900 death certificates for soldiers' families since 2022, media reports]
5. Nga huy động 40.000-45.000 quân mỗi tháng, Ukraine 25.000-27.000, Tổng thống Zelenskiy nói
Nga huy động khoảng 40.000-45.000 quân cho quân đội của mình mỗi tháng, trong khi Ukraine huy động khoảng 25.000-27.000 quân, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trả lời các nhà báo hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm.
Mạc Tư Khoa chỉ tăng cường nỗ lực chiến tranh bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện từ Kyiv, Hoa Kỳ và các đối tác Âu Châu như bước đầu tiên hướng tới một thỏa thuận hòa bình.
Theo hãng tin NV, Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Khi Hoa Kỳ gửi tín hiệu rằng họ muốn làm điều gì đó tích cực với Nga, thì Nga sẽ tăng cường huy động lực lượng”.
Trong khi Ukraine ước tính rằng Nga đã phải chịu gần 1 triệu thương vong trong cuộc chiến tranh toàn diện, thì nước này phần lớn có thể bù đắp tổn thất bằng những binh lính hợp đồng mới.
Vào cuối năm 2024, Putin đã ký sắc lệnh tăng quy mô Quân đội Nga lên khoảng 2,4 triệu người, bao gồm 1,5 triệu quân nhân.
Nga cũng đặt mục tiêu bắt buộc 160.000 nam giới tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong năm nay, đánh dấu chiến dịch bắt buộc nhập ngũ lớn nhất trong 14 năm qua.
Nga tiến hành nghĩa vụ quân sự hai lần một năm, vào mùa xuân và mùa thu, yêu cầu những người đàn ông đủ điều kiện phải phục vụ trong một năm. Mặc dù những người lính nghĩa vụ Nga thường không được điều động trong chiến đấu tích cực, Mạc Tư Khoa đã dựa vào các ưu đãi tài chính và ân xá để tuyển dụng thường dân cho cuộc chiến ở Ukraine.
Sau cuộc tổng động viên không được ủng hộ vào tháng 9 năm 2022, khi hơn 261.000 người Nga chạy trốn khỏi đất nước, Putin đã tránh được một cuộc tuyển quân quy mô lớn khác, thay vào đó sử dụng các phương pháp thay thế để tăng cường quân số.
Không giống như Nga, Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng vào cuối năm 2024 trong bối cảnh Nga tấn công dữ dội vào Tỉnh Donetsk. Giới lãnh đạo Ukraine đã tìm cách xoa dịu cuộc khủng hoảng bằng cách mở rộng nhóm huy động và đưa ra các ưu đãi mới cho những người tình nguyện.
Theo luật mới nhất, nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 60 có thể được tuyển vào Quân đội Ukraine, trong khi những người trong độ tuổi từ 18 đến 24 có thể tình nguyện phục vụ. Tổng thống Zelenskiy cho biết đầu năm nay rằng Ukraine có khoảng 800.000 binh sĩ được điều động chống lại 600.000 quân Nga.
[Kyiv Independent: Russia mobilizes 40,000-45,000 troops per month, Ukraine 25,000-27,000, Zelensky says]
6. Bot Nga chế giễu “gã hề” Donald Trump sau bình luận của Putin
Các bot của Nga đã chống lại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi ông công khai chỉ trích Putin về cuộc chiến ở Ukraine.
Gần 1.000 bài đăng mang tính xúc phạm nhắm vào Tổng thống Trump đã xuất hiện trên nền tảng truyền thông xã hội VKontakte của Nga kể từ Chúa Nhật, khi Tổng thống Trump nói rằng Putin đã “hoàn toàn ĐIÊN RỒ!” và “giết rất nhiều người một cách vô ích” ở Ukraine.
Các tài khoản này hoạt động “vì lợi ích của Điện Cẩm Linh” và cáo buộc Tổng thống Trump mắc chứng mất trí nhớ và gọi ông là “gã hề”, Agentstvo, một hãng tin điều tra độc lập của Nga, đưa tin hôm Thứ Ba, 27 Tháng Năm.
Trong khi Điện Cẩm Linh hạ thấp những phát biểu của Tổng thống Trump về Putin, các bot ủng hộ Điện Cẩm Linh đã phát động một chiến dịch bôi nhọ chống lại tổng thống Hoa Kỳ. Các cuộc tấn công trực tuyến cho thấy Putin có thể không hài lòng với sự thay đổi giọng điệu đột ngột của Tổng thống Trump, mặc dù tổng thống Hoa Kỳ gần đây đã mô tả cuộc gọi điện thoại mới nhất của họ là “tuyệt vời”.
Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng nghiêm trọng sau khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, nhưng mối quan hệ đã tan băng khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng. Tổng thống Hoa Kỳ đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn, kêu gọi người đồng cấp Nga chấm dứt chiến tranh.
Phát ngôn nhân của dự án theo dõi bot Botnadzor phát hiện rằng các bot ủng hộ Điện Cẩm Linh đã từ bỏ giọng điệu trung lập trong các bình luận về Tổng thống Trump sau khi ông chỉ trích Putin vào hôm Chúa Nhật, 25 Tháng Năm.
Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích Putin sau khi Nga bắn phá Ukraine bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào cuối tuần qua - hành động mà quân đội của Putin đã làm kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu - trong một trong những cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Trump cho rằng “có điều gì đó đã xảy ra” với Putin khiến ông ta giết rất nhiều người một cách “vô ích”. “Và tôi không chỉ nói về những người lính. Hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đang được bắn vào các thành phố ở Ukraine, không vì lý do gì cả”, ông nói thêm.
Ông cũng chỉ trích nặng lời đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, “Mọi lời ông ấy nói đều gây ra vấn đề.”
Tổng thống Hoa Kỳ không thảo luận về bất kỳ hành động nào mà ông có thể thực hiện khi được các phóng viên hỏi vào Chúa Nhật.
Bình luận từ các bot của Nga cáo buộc Tổng thống Trump “hành động như một đứa trẻ” và “nổi điên vào sáng sớm, như thể ông ấy không được đáp ứng những gì mình muốn”. Những người khác nói rằng, “Ông ấy thực sự mất trí rồi” và “muốn ngồi trên hai chiếc ghế” - một thành ngữ của Nga để chỉ việc cố gắng chơi ở cả hai phe.
Một bot viết: “Không phải Putin phát điên, mà là Tổng thống Trump. Rõ ràng, chứng mất trí là một món quà di truyền cho tất cả các tổng thống Hoa Kỳ—nó đi kèm cùng với chiếc ghế tổng thống”.
Một bot khác chế giễu Tổng thống Trump là một “người biểu diễn”, trong khi những bot khác coi ông là một “gã hề”.
“Bạn có thể mong đợi gì từ một gã hề đe dọa nước Nga thay vì chăm lo cho đất nước mình?” một bot nói.
Trước đây, những bot ủng hộ Điện Cẩm Linh đã rất kiềm chế khi bình luận về Tổng thống Trump, sử dụng ngôn ngữ trung lập hoặc thận trọng, Agentstvo đưa tin.
Hôm thứ Hai, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã coi nhẹ những phát biểu của Tổng thống Trump và cho rằng đó chỉ là trường hợp “quá căng thẳng về mặt cảm xúc”.
Peskov cho biết những phát biểu của Tổng thống Trump có thể “liên quan đến tầm quan trọng của quá trình đàm phán” trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, Tass đưa tin hôm thứ Hai.
Tổng thống Trump, người nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ sau khi trở lại nhiệm sở.
Trong khi đó, Tổng thống Zelenskiy đã kêu gọi áp dụng nhiều lệnh trừng phạt dầu mỏ hơn đối với Nga, nói với Hoa Kỳ và Âu Châu rằng “Nga chỉ có thể bị kiềm chế bằng vũ lực”.
[Newsweek: Russian Bots Roast 'Clown' Donald Trump After Putin Comments]
7. Anh tìm cách đàm phán giảm mức thuế 10 phần trăm của Tổng thống Trump
LUÂN ĐÔN — Các quan chức Anh đang nỗ lực đàm phán để giảm mức thuế 10 phần trăm của Ông Donald Trump đối với hàng xuất khẩu của Anh, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết như trên hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm.
Đầu tháng này, Thủ tướng Keir Starmer đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đạt được thỏa thuận với Tổng thống Trump nhằm giảm mức thuế 25 phần trăm của Tòa Bạch Ốc đối với xe hơi, thép và nhôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn không thể hạ mức thuế cơ bản 10% mà Tổng thống Trump công bố vào tháng 4.
“ Chúng ta cần giải quyết các mức thuế quan qua lại và chúng tôi đã đồng ý làm như vậy”.
Thủ tướng cho biết Washington và Luân Đôn “có thể xây dựng dựa trên” thỏa thuận mà họ đã thống nhất, sử dụng nó để mở ra cánh cửa cho quan hệ đối tác công nghệ giữa hai nước.
Ông cho biết trong quá trình đàm phán giảm mức thuế cơ bản 10 phần trăm của Tổng thống Trump, hai bên sẽ xem xét các rào cản phi thuế quan.
“Tôi nghĩ đây là nguồn gây khó chịu cho tổng thống. Tôi có thể hiểu được sự thất vọng của ông ấy”.
Bộ trưởng Thương mại Jonathan Reynolds khẳng định khi thỏa thuận được công bố rằng thuế dịch vụ kỹ thuật số của Anh không được đề cập trong các cuộc đàm phán. Nhưng không rõ liệu nó có được giữ nguyên trong các cuộc đàm phán trong tương lai hay không.
“Mọi thứ đều có thể được xem xét”, một viên chức Anh cho biết khi được hỏi về thuế dịch vụ kỹ thuật số vào đầu tháng 5. “Nếu đó là điều gì đó cực kỳ hấp dẫn… nếu số tiền bỏ ra cho thỏa thuận lớn hơn số tiền đi kèm với thuế dịch vụ kỹ thuật số, thì hãy thực hiện”.
Các doanh nghiệp Anh vẫn đang chờ đợi thông tin rõ ràng về thời điểm thuế thép, nhôm và xe hơi sẽ được dỡ bỏ.
[Politico: UK seeking to negotiate down Trump’s 10 percent tariffs]
8. Tổng thống Trump đang mất kiên nhẫn với Putin nhưng không chắc chắn về động thái tiếp theo của mình
Tổng thống Trump hôm thứ Ba đã ra tín hiệu rằng sự kiên nhẫn của ông với Vladimir Putin đang cạn kiệt, cảnh báo nhà lãnh đạo Nga rằng ông đang “đùa với lửa” khi từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình nghiêm chỉnh về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Nhưng Tổng thống Trump, thất vọng trước một Putin liên tục nhún vai trước lời đề nghị khôi phục quan hệ với Hoa Kỳ sau một thỏa thuận hòa bình, vẫn chưa quyết định thay đổi chính sách ve vãn.
“Putin đang tiến rất gần đến việc đốt cháy cây cầu vàng mà Tổng thống Trump đã dựng lên trước ông ấy”, một quan chức chính quyền, người này cũng như những người khác, được giấu tên để chia sẻ thông tin chi tiết về suy nghĩ hiện tại của tổng thống, cho biết.
Theo bốn quan chức Hoa Kỳ, Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có nên áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa hay không để đáp trả việc Putin tăng cường tấn công vào Ukraine.
Các đồng minh ủng hộ Ukraine trên Đồi Capitol đang hành động thận trọng khi họ thúc giục Tòa Bạch Ốc cân nhắc việc theo dõi các mối đe dọa của ông đối với Putin bằng cách ủng hộ nỗ lực ban hành các lệnh trừng phạt mới của họ. Và các đồng minh ở Âu Châu, đối mặt với khả năng Tổng thống Trump có thể rời khỏi các cuộc đàm phán hòa bình mà không trừng phạt Nga, đang cố gắng tìm ra cách họ có thể giải quyết việc dẫn đầu trong việc hỗ trợ Ukraine
“Điều mà Vladimir Putin không nhận ra là nếu không có tôi, rất nhiều điều thực sự tồi tệ đã xảy ra với Nga, và tôi muốn nói là THỰC SỰ TỆ HẠI,” Tổng thống Trump cho biết như trên hôm thứ Ba. “Ông ta đang đùa với lửa!”
Tổng thống Trump cũng nói với các phóng viên vào Chúa Nhật rằng ông “hoàn toàn” có thể cân nhắc các lệnh trừng phạt kinh tế bổ sung đối với Nga và mô tả Putin là “hoàn toàn phát điên” trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Tổng thống đã đưa ra những lời đe dọa tương tự, nhưng không thường xuyên, kể từ những ngày đầu nhậm chức. Nhưng ông chưa bao giờ thực hiện và cũng chẳng gia tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa — mặc dù Putin liên tục nói với Tổng thống Trump rằng hắn ta ủng hộ hòa bình trong khi không ngừng tăng cường chiến dịch ném bom ở Ukraine.
“Tôi hiện rất, rất hoài nghi rằng Tổng thống Trump sẽ áp dụng bất kỳ lệnh trừng phạt hoặc biện pháp nghiêm trọng nào đối với Nga,” Kurt Volker, người từng là đặc phái viên của Tổng thống Trump tại Ukraine trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, cho biết. “Ông ấy đã có rất nhiều cơ hội để làm điều đó và ông ấy luôn né tránh.”
Và nhiều lời chỉ trích Putin của Tổng thống Trump đã bị pha loãng với những lời lẽ mạnh mẽ dành cho các đảng khác. Tổng thống Trump đã viết vào Chúa Nhật rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và cựu Tổng thống Joe Biden phải chịu một phần trách nhiệm cho cuộc chiến mà Putin khởi xướng, hiện đã bước sang năm thứ tư.
“Cuộc chiến này là lỗi của Tổng thống Joe Biden, và Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông muốn thấy một thỏa thuận hòa bình được đàm phán”, thư ký báo chí Karoline Leavitt cho biết trong một tuyên bố với POLITICO. “Tổng thống Trump cũng đã khôn ngoan giữ mọi lựa chọn trên bàn”.
Fred Fleitz, phó chủ tịch Viện Chính sách Nước Mỹ Trên Hết, người gần gũi với chính quyền, đã ca ngợi Tổng thống Trump vì “đã cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề”, nhưng khẳng định rằng “nếu vì lý do nào đó họ không thể giải quyết được thì thất bại đó là của Tổng thống Biden”.
Fleitz cho biết sự kiên nhẫn của Tổng thống Trump với Putin đang cạn kiệt. “Sẽ đến lúc trong tháng tới hoặc sáu tuần nữa, Tổng thống Trump có thể chấm dứt đàm phán và áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn”, ông nói.
Khi Tổng thống Trump nói chuyện với một số nhà lãnh đạo Âu Châu vào tuần trước sau các cuộc điện đàm với cả Tổng thống Zelenskiy và Putin, ông dường như đang đưa ra lời bào chữa cho sự miễn cưỡng của Putin trong việc tham gia các cuộc đàm phán hòa bình, theo hai người quen thuộc với cuộc gọi. Những người này cho biết Tổng thống Trump đã đưa ra giả thuyết rằng Putin có thể đã từ chối tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn sau những lời đe dọa về các lệnh trừng phạt kinh tế mới của Âu Châu và Hoa Kỳ
Mặc dù Tổng thống Trump đã thất vọng với Putin, những người này cho biết, ông đã cho người Âu Châu thấy rõ rằng ông không thích lệnh trừng phạt và hy vọng có thể khiến nhà lãnh đạo Nga tham gia mà không cần ép buộc. Các nhà lãnh đạo Âu Châu hy vọng Tổng thống Trump sẽ hiểu rằng việc tiếp cận nhẹ nhàng với Điện Cẩm Linh sẽ không hiệu quả và sẽ điều chỉnh, họ nói.
Một quan chức Hoa Kỳ cho biết, cũng có một số người trong và ngoài chính quyền đã nói với Tổng thống Trump rằng “các lệnh trừng phạt sẽ gây tổn hại đến các công ty Hoa Kỳ và khiến Nga tránh xa các cuộc đàm phán”.
Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa hiện đang khuyến khích lời đe dọa trừng phạt của Tổng thống Trump.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện ủng hộ một dự luật trừng phạt lưỡng đảng nhưng đã tìm kiếm một tín hiệu đèn xanh chính thức từ Tổng thống Trump rằng ông sẽ ủng hộ luật này. Nếu không có sự chấp thuận của ông, đảng Cộng hòa lo ngại rằng nó có thể chết yểu khi đến Hạ viện, nơi lãnh đạo cảnh giác với việc đi ngang với tổng thống. Và nếu ông chính thức lên tiếng phản đối nhiều lệnh trừng phạt hơn, nó có thể làm mất đi sự ủng hộ cho dự luật hoặc buộc đảng Cộng hòa phải chính thức cắt đứt quan hệ với Tổng thống Trump.
Lãnh đạo phe đa số John Thune đã nói rằng dự luật trừng phạt sẽ dễ dàng được Thượng viện thông qua và ông sẽ ủng hộ việc đưa nó ra thảo luận. Nhưng ông cũng cẩn thận không đi trước chính quyền. Nếu Nga không “tham gia vào hoạt động ngoại giao nghiêm chỉnh, Thượng viện sẽ làm việc với chính quyền để xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung”, ông nói vào tuần trước.
Thượng nghị sĩ John Barrasso, đảng viên Cộng hòa số 2 tại Thượng viện, đã nói thêm hôm thứ Ba rằng “nếu Nga trì hoãn, Thượng viện sẽ hành động quyết đoán để mang lại hòa bình lâu dài”.
Nhưng Thune cũng đang phải đối mặt với mong muốn dồn nén từ chính đảng của mình là phải nhanh chóng thông qua luật trừng phạt ngay cả khi Tổng thống Trump không đưa ra sự chấp thuận rõ ràng. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã thảo luận về luật trừng phạt trong bữa trưa vào tuần trước, theo hai người tham dự, những người được giấu tên để tiết lộ các cuộc thảo luận riêng tư.
Thượng nghị sĩ Kevin Cramer cho biết hôm thứ Ba rằng ông có thể thấy Thune đưa dự luật ra thảo luận mà không cần sự chấp thuận của Tổng thống Trump, mặc dù ông cho biết nhà lãnh đạo này muốn nhận được tín hiệu từ Tòa Bạch Ốc.
Cramer cho biết: “Chúng tôi muốn trở thành một phần của giải pháp và tạo đòn bẩy cho tổng thống, nhưng không phải là ông ấy không biết chúng tôi đang làm gì”.
Tổng thống Trump chỉ trích Tổng thống Biden, khen ngợi 'kẻ cứng rắn' Hegseth và nói về cuộc diễu binh sắp tới của quân đội trong bài phát biểu Ngày tưởng niệm
Đảng Cộng hòa phần lớn đã để Thượng nghị sĩ Lindsey Graham thúc đẩy Tổng thống Trump áp dụng thêm lệnh trừng phạt Nga. Trong một lá thư gửi cho tờ Wall Street Journal hôm thứ Ba, đảng viên Cộng hòa Nam Carolina này lưu ý rằng ông đã làm việc chặt chẽ với chính quyền để hiệu chỉnh dự luật trừng phạt của mình.
Graham gần đây cũng đã đi cùng Ngoại trưởng Marco Rubio và cho biết ông đã dùng chuyến đi này để thảo luận về dự luật trừng phạt và nói với các đồng minh nước ngoài rằng Thượng viện là “một cơ quan độc lập và chúng tôi đang tiến tới việc buộc Putin phải chịu trách nhiệm”.
Các quan chức Âu Châu và những người theo dõi Nga lâu năm lưu ý rằng Mạc Tư Khoa đã tìm cách tách biệt cuộc chiến ở Ukraine khỏi mối quan hệ Mỹ - Nga rộng lớn hơn, nơi cả Putin và Tổng thống Trump đều thấy tiềm năng đáng kể cho sự xích lại gần nhau về kinh tế.
“Với chúng tôi, có vẻ như người Nga muốn tách hai chủ đề ra,” một viên chức Âu Châu cho biết. “Một là quan hệ Nga-Mỹ. Và sau đó là Ukraine, như một chủ đề riêng biệt.”
Các quan chức Hoa Kỳ và Nga đều ám chỉ về những cơ hội béo bở có thể xảy ra nếu hai nước bình thường hóa quan hệ song phương sau các cuộc đàm phán hòa bình.
“Nga muốn tiến hành THƯƠNG MẠI quy mô lớn với Hoa Kỳ khi “cuộc tắm máu” thảm khốc này kết thúc, và tôi đồng ý”, Tổng thống Trump đăng trên mạng xã hội sau cuộc gọi gần đây nhất của ông với Putin.
[Politico: Trump is losing patience with Putin but unsure of his next move]
9. ‘Istanbul rất tốt’ - Lavrov ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ cho vòng đàm phán hòa bình tiếp theo giữa Nga và Ukraine sau khi thẳng thừng bác bỏ Vatican là địa điểm thương thuyết
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Mạc Tư Khoa sẽ hoan nghênh vòng đàm phán hòa bình thứ hai với Ukraine tại Istanbul.
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Lavrov cho biết: “Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ quay lại với những người bạn Thổ Nhĩ Kỳ của chúng ta - Istanbul rất tốt”.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh ngoại giao toàn cầu đang tìm kiếm địa điểm cho các cuộc đàm phán giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa sau khi cuộc đàm phán ngày 16 tháng 5 không đạt được lệnh ngừng bắn mà Ukraine thúc đẩy.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 19 tháng 5 rằng Ukraine sẵn sàng cho một vòng đàm phán mới ở Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ hoặc Vatican. Tuy nhiên, Lavrov đã nghi ngờ Vatican là nơi tổ chức, lập luận rằng đây sẽ là một diễn đàn không phù hợp cho các cuộc đàm phán giữa “các quốc gia Chính thống giáo”.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, người đã gặp Putin và nhà đàm phán Điện Cẩm Linh Vladimir Medinsky trong chuyến thăm, đã tái khẳng định sự sẵn sàng của Ankara trong việc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Fidan dự kiến sẽ tới Ukraine vào cuối tuần này sau chuyến đi hai ngày tới Mạc Tư Khoa.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình vào tháng 3 năm 2022. Kể từ đó, Ankara đã duy trì liên lạc tích cực với cả Kyiv và Mạc Tư Khoa và tạo điều kiện cho nhiều cuộc trao đổi tù nhân, cũng như Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải hiện đã không còn tồn tại.
Chưa có ngày hoặc địa điểm chính thức nào cho vòng đàm phán thứ hai được thống nhất. Cuộc thảo luận mới về các địa điểm tiềm năng diễn ra sau cuộc gọi ngày 19 tháng 5 giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin.
Trong cuộc gọi, Putin đã bác bỏ đề xuất của Ukraine về lệnh ngừng bắn ngay lập tức và thay vào đó đề xuất chuẩn bị một “bản ghi nhớ” phác thảo khuôn khổ hòa bình trong tương lai.
Kể từ lời kêu gọi này, Nga đã tiến hành một trong những đợt tấn công trên không dữ dội nhất, bao gồm hơn 600 máy bay điều khiển từ xa và hàng chục hỏa tiễn chỉ trong một tuần.
[Kyiv Independent: 'Istanbul is very good' — Lavrov backs Turkey again for next round of Russia-Ukraine peace talks]
10. Cơ quan truyền thông Ukraine ra mắt công cụ Trí Tuệ Nhân Tạo đầu tiên cho phép độc giả nghe các bài viết từ trang web
Công ty truyền thông Ukraine Vector đứng sau cái mà họ cho là lần đầu tiên trên thế giới trong báo chí kỹ thuật số: cho phép độc giả có thể nghe bài viết từ trang web, công ty tuyên bố trong thông cáo báo chí vào ngày 26 tháng 5.
Vector, một nền tảng truyền thông tập trung vào nền kinh tế sáng tạo, đã ra mắt công cụ thuyết minh mới sử dụng trí tuệ nhân tạo, hợp tác với Respeecher, một công ty khởi nghiệp về công nghệ giọng nói của Ukraine, nổi tiếng với việc tái tạo giọng nói của Luke Skywalker và Darth Vader trong các tác phẩm lớn của Hollywood.
Công cụ này cho phép người dùng nhấp vào bất kỳ câu nào trong bài viết — không chỉ phần mở đầu — trên trang web của Vector và ngay lập tức nghe thấy nó được đọc to bằng giọng nói tự nhiên. Công cụ này được thiết kế để giúp nội dung dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với những người khiếm thị hoặc những người thích nghe âm thanh hơn là đọc.
Ismail Osbanov, Tổng giám đốc điều hành của Vector cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi mô hình tiêu thụ nội dung không chỉ ở Ukraine mà trên toàn cầu”.
“Hãy tưởng tượng bạn đang đọc một bài báo ở nhà và nhận ra mình cần phải đi làm việc vặt. Thay vì dừng lại và quên mất, bạn có thể tiếp tục nghe trong xe.”
Theo thông cáo báo chí, nhờ vào mô hình chuyển văn bản thành giọng nói tiên tiến của Respeecher, người dùng có thể nghe các bài viết bằng giọng nói của những nhân vật nổi tiếng người Ukraine như doanh nhân Garik Korogodsky, nhạc sĩ Positiff và doanh nhân Artem Borodatiuk.
Giám đốc công nghệ của Respeecher, Dmytro Bielievtsov, cho biết sự hợp tác này là sự phát triển tự nhiên trong công việc của họ.
“ Trong phim, chúng tôi thường sử dụng công nghệ chuyển giọng nói của một người thành giọng nói của một người khác, trong đó một diễn viên biểu diễn bằng giọng nói của một người khác. Nhưng trong những trường hợp cần tự động hóa hoàn toàn, như tường thuật bài viết, thì chuyển văn bản thành giọng nói là cách chúng tôi làm, trong đó máy móc tạo ra giọng nói nghe rất tự nhiên từ văn bản”, Bielievtsov cho biết.
[Kyiv Independent: Ukrainian media outlet launches first AI tool to let readers listen to articles from any line]
11. Brussels chính thức phê duyệt kế hoạch quốc phòng trị giá 170 tỷ đô la của Liên Hiệp Âu Châu trong bối cảnh Nga đang có chiến tranh với Ukraine
Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ chính thức phê duyệt khoản vay quốc phòng trị giá 150 tỷ euro, hay 170 tỷ đô la, vào ngày 27 tháng 5 trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang diễn ra, Đài phát thanh Âu Châu Tự do đưa tin vào đầu ngày Thứ Ba, 27 Tháng Năm.
Thỏa thuận cuối cùng nêu rõ “các mối đe dọa từ Nga và Belarus có tính cấp bách và liên quan đặc biệt”, Đài phát thanh Âu Châu Tự do đưa tin, trích dẫn tài liệu cuối cùng.
Liên Hiệp Âu Châu đã đạt được thỏa thuận khởi động quỹ phòng thủ chung trị giá 170 tỷ đô la vào ngày 21 tháng 5 khi Âu Châu phải đối mặt với môi trường an ninh ngày càng thách thức. Nga tiếp tục tiến hành chiến tranh chống lại Ukraine và Âu Châu ngày càng không chắc chắn về các cam kết an ninh của Hoa Kỳ đối với lục địa này.
Sáng kiến Hành động An ninh vì Âu Châu, gọi tắt là SAFE sẽ cung cấp khoản vay trị giá 170 tỷ đô la mà không tính vào giới hạn chi tiêu tài chính của Liên Hiệp Âu Châu.
Tài liệu cuối cùng nêu rõ rằng “điều quan trọng” đối với Liên Hiệp Âu Châu là hỗ trợ các quốc gia thành viên “càng sớm càng tốt để họ có thể đặt hàng rất nhanh chóng”.
SAFE là công cụ cho vay của Liên Hiệp Âu Châu nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của châu lục này bằng cách tài trợ mua sắm vũ khí cho các quốc gia đủ điều kiện.
Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu, các thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do Âu Châu, gọi tắt là EFTA và Ukraine đủ điều kiện vay vốn từ công cụ chi tiêu quốc phòng.
Ủy viên Quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu Andrius Kubilius cho biết vào ngày 4 tháng 5 rằng Liên Hiệp Âu Châu “sẽ thực sự tăng gấp đôi khối lượng vũ khí mà Ukraine nhận được” bằng cách đầu tư vào sản xuất vũ khí trong nước thông qua cơ chế SAFE.
Kubilius cho biết: “Nếu Putin không bị Tổng thống Trump thuyết phục để lập lại hòa bình, chúng ta có thể đưa ra những lập luận thuyết phục hơn về hòa bình rất nhanh chóng — bằng cách tăng đáng kể sự hỗ trợ quân sự của chúng ta cho Ukraine”.
Ủy viên kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Âu Châu tận dụng sáng kiến SAFE của khối để tăng cường sức mạnh cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại chiến tranh của Nga.
Quỹ này là một phần của chương trình ReArm Europe đầy tham vọng của Ủy ban Âu Châu, cho phép các quốc gia thành viên chi thêm 650 tỷ euro, hay 730 tỷ đô la, cho quốc phòng bằng cách nới lỏng các quy tắc tài chính.
[Kyiv Independent: Brussels to formally approve $170 billion EU defense plan amid Russia's war against Ukraine]
Kyiv đánh rất lớn vào Moscow. TT Trump cho Nga 2 tuần nữa. Anh: Tướng quân Ngày Tận Thế giờ ra sao?
VietCatholic Media
15:04 29/05/2025
1. Tổng thống Trump cho Putin 2 tuần để hành động về Ukraine khi mối quan hệ trở nên căng thẳng
Ông Donald Trump cho biết những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa Nga và Ukraine đến hòa bình đang diễn ra “tốt đẹp”, nhưng dường như nhận thức được rằng Putin có thể chỉ đang giả vờ tham gia một cách thiện chí.
“Chúng ta sẽ tìm hiểu xem ông ấy có đang lợi dụng chúng ta hay không và nếu có, chúng ta sẽ phản ứng hơi khác một chút nhưng sẽ mất khoảng một tuần rưỡi đến hai tuần,” Tổng thống Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư khi trả lời các câu hỏi của phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. “Họ có vẻ muốn làm gì đó, nhưng cho đến khi văn bản được ký, tôi không thể nói cho bạn biết. Không ai có thể nói.”
“Tôi có thể nói thế này: Tôi rất thất vọng về những gì đã xảy ra trong vài đêm nay, khi mọi người bị giết, giữa lúc mà bạn gọi là một cuộc đàm phán,” ông tiếp tục, sau đó nói thêm: “Khi tôi thấy hỏa tiễn bắn vào các thành phố, điều đó không tốt. Chúng tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra.”
Nga đã tăng cường ném bom vào Ukraine trong những tuần gần đây, bất chấp cuộc trao đổi tù nhân thành công diễn ra vào cuối tuần trước.
Tổng thống Trump, người trước đây từng công khai ngưỡng mộ Putin, đã chỉ trích tổng thống Nga nhiều hơn sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, gọi ông là “KẺ ĐIÊN” và cho rằng ông đang “đùa với lửa”.
Khi được hỏi về quyết định không áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga, ông cho biết: “Nếu tôi nghĩ mình sắp đạt được thỏa thuận, tôi không muốn làm hỏng mọi chuyện bằng cách làm vậy, tôi nói cho các bạn biết, tôi cứng rắn hơn nhiều so với những người mà các bạn đang nói đến, nhưng các bạn phải biết khi nào nên sử dụng điều đó”.
“Nếu tôi nghĩ rằng điều đó sẽ gây tổn hại đến một thỏa thuận — đây không phải là cuộc chiến của tôi, đây là cuộc chiến của Tổng thống Biden, cuộc chiến của Tổng thống Zelenskiy, cuộc chiến của Putin. Đây không phải là cuộc chiến của Tổng thống Trump.”
Nga xâm lược Ukraine vào đầu năm 2022. Hàng trăm ngàn binh lính ở cả hai bên xung đột đã thiệt mạng.
Trước đó vào thứ Tư, Liên Hiệp Quốc đã kết luận rằng Nga đã có hệ thống phạm tội ác chiến tranh chống lại dân thường ở khu vực Kherson của Ukraine.
[Politico: Trump gives Putin 2 weeks for action on Ukraine as relationship frays]
2. Ukraine bị cáo buộc phóng gần 300 máy bay điều khiển từ xa vào Nga; Cơ sở UAV gần Mạc Tư Khoa được tường trình bị tấn công
Kênh tin tức độc lập Astra đưa tin, máy bay điều khiển từ xa đã tấn công doanh nghiệp máy bay điều khiển từ xa Kronstadt tại thị trấn Dubna thuộc tỉnh Mạc Tư Khoa vào đêm ngày 28 tháng 5, trong khi chính quyền địa phương báo cáo về một cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào khu vực này.
Astra đã công bố video ghi lại cảnh người dân cho thấy một chiếc máy bay điều khiển từ xa bay qua thành phố. Các video cũng cho thấy khói bốc lên phía trên khu vực doanh nghiệp tọa lạc.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 296 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên nhiều khu vực chỉ sau một đêm, có khả năng đây là một trong những cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa dữ dội nhất nhằm vào Nga trong cuộc chiến toàn diện.
Trước đó, Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin tuyên bố rằng phòng không Nga đã bắn hạ hơn 30 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đang hướng đến Mạc Tư Khoa. Theo các quan chức Nga, cho đến nay đã có tổng cộng 33 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine bị bắn hạ.
Lúc 12:29 sáng giờ địa phương, Sobyanin ban đầu tuyên bố rằng phòng không Nga đã bắn hạ bốn máy bay điều khiển từ xa bay về phía Mạc Tư Khoa. Các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường vụ tai nạn.
Kể từ đó, hàng chục máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là đã bị bắn hạ gần Mạc Tư Khoa.
Các quan chức Nga cũng thông báo rằng các hoạt động tại các phi trường Vnukovo, Zhukovsky và Sheremetyevo đã bị đình chỉ.
Một vụ hỏa hoạn cũng bùng phát ở Zelenograd gần Mạc Tư Khoa, được cho là có liên quan đến các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Các quan chức Nga tuyên bố rằng không có thương vong hay thiệt hại nghiêm trọng nào được báo cáo.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mới nhất vào Mạc Tư Khoa diễn ra sau làn sóng tấn công trên không kéo dài ba ngày từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 5, trong đó Nga đã bắn hơn 600 máy bay điều khiển từ xa và hàng chục hỏa tiễn qua Ukraine.
Vào ngày 26 tháng 5, lực lượng Nga đã phát động cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh toàn diện, được cho là sử dụng 355 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và mồi bẫy.
Khi Nga tiếp tục từ chối lời kêu gọi ngừng bắn và chiến tranh kéo dài, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào lãnh thổ Nga. Đặc biệt, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở Nga đã buộc phải đóng cửa phi trường trong nhiều đêm liên tiếp.
Chiến lược máy bay điều khiển từ xa gần đây của Ukraine nhằm mục đích phá vỡ hoạt động của phi trường, áp đảo hệ thống phòng không và khiến người dân Nga dễ nhận thấy cuộc chiến hơn.
[Kyiv Independent: Ukraine allegedly launches almost 300 drones at Russia; UAV facility near Moscow reportedly targeted]
3. Tổng thống Zelenskiy nhận xét rằng Putin làm Tổng thống Trump khó chịu hơn tôi
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết mặc dù có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Tổng thống Donald Trump, ông nghĩ Tòa Bạch Ốc vẫn khó chịu với Vladimir Putin hơn là ông.
“Tôi có thể nói những điều khó nghe, nhưng tôi nói sự thật. Và tôi nói những gì tôi nghĩ. Còn Putin đôi khi có thể nói những điều rất hay, nhưng những điều đó là dối trá. Và tôi nghĩ rằng đối với những người thông minh, những kẻ nói dối đáng lo ngại hơn”, Tổng thống Ukraine nói với một nhóm nhà báo hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm.
“Trong quan hệ đối tác, bạn có thể rất khó chịu, nhưng hãy là đối tác. Tôi nghĩ vấn đề với Putin là nếu bạn nghĩ mình đang trong cuộc đối thoại, bạn thực sự cô đơn”, Tổng thống Zelenskiy nói thêm.
Tổng thống Zelenskiy cho biết ông nghĩ rằng Tổng thống Trump và chính quyền của ông - những người đang tìm cách chấm dứt nhanh chóng các hành động thù địch - hiện đã hiểu rằng Putin không muốn chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine theo cách mà Tòa Bạch Ốc mong muốn.
Trong khi vẫn tiếp tục chỉ trích Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Trump đã cảnh báo Putin vào thứ Ba rằng ông đang “đùa với lửa” khi Điện Cẩm Linh tiếp tục bắn phá Ukraine bằng số lượng máy bay điều khiển từ xa kỷ lục.
“Điều mà Vladimir Putin không nhận ra là nếu không có tôi, rất nhiều điều thực sự tồi tệ đã xảy ra với Nga, và tôi muốn nói là THỰC SỰ TỆ HẠI. Ông ta đang đùa với lửa!” Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Zelenskiy — người đã có cuộc cãi vã nghiêm trọng với Tổng thống Trump và Phó tổng thống James David Vance tại Phòng Bầu dục vào cuối tháng 2 — vẫn muốn Hoa Kỳ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga, vì chỉ có áp lực gia tăng mới có thể buộc Mạc Tư Khoa phải nghĩ đến hòa bình, ông nói với các nhà báo có mặt.
Tổng thống Ukraine cũng cảnh báo rằng lực lượng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn mới và đã tập hợp hơn 50.000 quân gần biên giới với vùng Sumy ở đông bắc Ukraine, nơi họ đang đặt mục tiêu tạo ra vùng đệm rộng 10 km.
[Kyiv Independent: Zelenskyy: Putin irritates Trump more than I do]
4. Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng trước Liên Hiệp Âu Châu trong cuộc chiến thuế quan 50 phần trăm
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố động thái áp thuế 50 phần trăm lên Liên Hiệp Âu Châu là một thành công và cho rằng động thái này thúc đẩy khối này đẩy nhanh tiến độ đàm phán.
“Tôi cực kỳ hài lòng với mức thuế quan 50% áp dụng cho Liên minh Âu Châu, đặc biệt là vì họ chậm chạp, nói một cách nhẹ nhàng!, trong các cuộc đàm phán với chúng tôi”, Tổng thống Hoa Kỳ cho biết như trên hôm thứ Ba.
“Tôi vừa được thông báo rằng Liên Hiệp Âu Châu đã kêu gọi nhanh chóng thiết lập ngày họp. Đây là một sự kiện tích cực và tôi hy vọng rằng họ sẽ, CUỐI CÙNG, giống như yêu cầu tương tự của tôi đối với Trung Quốc, mở cửa các quốc gia Âu Châu để giao thương với Hoa Kỳ,” ông nói thêm.
Tuyên bố này được đưa ra sau động thái xoa dịu tương đối giữa Brussels và Washington, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen vào Chúa Nhật đã dẫn đến việc hoãn áp dụng mức thuế 50 phần trăm đối với tất cả hàng hóa Âu Châu từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 9 tháng 7.
Lời kêu gọi này đánh dấu bước ngoặt tích cực trong các cuộc đàm phán giữa hai bên, sau nhiều tháng Âu Châu ngày càng thất vọng vì Washington không tham gia vào các đề xuất của khối mà chỉ yêu cầu các nhượng bộ đơn phương.
Paula Pinho, phát ngôn nhân chính của Ủy ban Âu Châu, cho biết cuộc gọi giữa Tổng thống Trump và von der Leyen vào Chúa Nhật đã tạo thêm “động lực mới” cho các cuộc đàm phán giữa hai bên vào thứ Hai.
“Và chúng tôi sẽ tiếp tục từ đó,” Pinho nói. “Thật tích cực khi thấy rằng cũng có sự tham gia ở cấp độ của các tổng thống và về phía chúng tôi, chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận.”
Ủy ban từ chối bình luận về bài đăng mới nhất của Tổng thống Trump.
[Politico: Trump claims victory over EU in 50 percent tariff standoff]
5. ‘Tướng quân Ngày Tận Thế’ của Nga được nhìn thấy ở Algeria nhiều năm sau cuộc nổi loạn bất thành
Theo các quan chức tình báo Anh, một sĩ quan quân đội Nga từng đóng vai trò chủ chốt trong cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine, người đã không xuất hiện trước công chúng trong gần hai năm với tư cách chính thức, đã được phát hiện ở Algeria.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, tình báo Anh đưa tin Sergei Surovikin đã tham dự một cuộc diễn hành quân sự ở quốc gia Bắc Phi này.
Surovikin, người nổi tiếng với hành động tàn bạo khiến ông ta được đặt biệt danh là “Tướng Armageddon hay Tướng quân Ngày Tận Thế”, đã gần như biến mất khỏi tầm mắt của công chúng sau cuộc nổi loạn bất thành vào tháng 6 năm 2023 và cuộc hành quân đến Mạc Tư Khoa của thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Wagner là Yevgeny Prigozhin, người mà ông ta có mối quan hệ thân thiết.
Các báo cáo về vụ bắt giữ Surovikin sau cuộc nổi loạn bất thành chưa bao giờ được chính quyền Nga xác nhận nhưng sự xuất hiện của ông ở Algeria đặt ra câu hỏi về vai trò hiện tại của ông trong quân đội và dấu ấn của Mạc Tư Khoa tại Phi Châu.
Trong bản cập nhật hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Surovikin “gầy hơn đáng kể” đã xuất hiện trong các bức ảnh chụp tại đại sứ quán Nga tại sự kiện Ngày Chiến thắng ở Algeria vào ngày 9 tháng 5.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết đây có lẽ là lần đầu tiên ông xuất hiện trước công chúng với vai trò chính thức kể từ năm 2023 và có khả năng ông đang ở quốc gia Bắc Phi này với tư cách là nhà lãnh đạo nhóm chuyên gia quân sự tại đại sứ quán Nga ở đó.
Surovikin là cựu chỉ huy lực lượng Nga tại Ukraine và từng là tổng tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga. Ông có liên hệ với Prigozhin, là người chỉ trích gay gắt các chiến thuật của Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến ở Ukraine.
Toàn văn báo cáo tình báo của Vương Quốc Anh viết như sau:
Sergey Surovikin, cựu Tư Lệnh Lực lượng Nga tại Ukraine, được cho là đang đảm nhiệm vai trò 'trưởng nhóm chuyên gia quân sự Nga' tại Đại sứ quán Nga ở Algeria. Các bức ảnh chụp tại Đại sứ quán Nga dường như cho thấy Surovikin gầy hơn đáng kể tại một sự kiện dành riêng cho Ngày Chiến thắng 09 tháng 5 của Nga, trong lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông với tư cách chính thức kể từ năm 2023.
Surovikin, cựu tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, gọi tắt là VKS, đã không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tháng sau cuộc nổi loạn bất thành của Nhóm Wagner do Yevgeny Prigozhin lãnh đạo vào tháng 6 năm 2023. Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã bị Tổng thống Nga Putin lên án là hành vi 'phản quốc'.
Các báo cáo về vụ bắt giữ và giam giữ Surovikin liên quan đến cuộc nổi loạn của Wagner Group vào tháng 6 năm 2023 vẫn chưa được xác nhận công khai. Bộ Quốc phòng Nga không chính thức công bố việc Surovikin từ chức. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2023, các thông tin liên quan đến ông đã bị xóa khỏi trang web của Bộ Quốc phòng Nga.
Chính quyền Nga có thể nghi ngờ mối quan hệ lâu dài của Surovikin với Wagner bắt nguồn từ hoạt động của ông ở Syria, một mối liên hệ hoạt động đáng chú ý của Wagner, từ năm 2017. Surovikin cũng đóng vai trò là đầu mối liên lạc của Wagner với Bộ Quốc phòng Nga.
[Newsweek: Russia's 'General Armageddon' Seen in Algeria Years After Failed Mutiny: UK]
6. Umerov cho biết Ukraine gửi bản ghi nhớ ngừng bắn, thúc giục Nga phản hồi trước cuộc đàm phán hòa bình ngày 2 tháng 6
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết vào ngày 28 tháng 5 rằng Kyiv vẫn đang chờ bản ghi nhớ ngừng bắn được đề xuất từ phía Nga, dự kiến sẽ có sau các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng này.
Theo Umerov, cộng đồng quốc tế dự đoán Nga sẽ nộp tài liệu này ngay sau cuộc đàm phán ngày 16 tháng 5 tại Istanbul.
“Thật không may, phía Nga đã cố gắng trì hoãn quá trình này. Nhưng áp lực đã có hiệu quả”, Umerov cho biết. Ông ghi nhận các tuyên bố từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, các nhà lãnh đạo Âu Châu và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã buộc Mạc Tư Khoa phải hoàn thành dự thảo. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Nga vẫn tiếp tục trì hoãn việc chuyển giao tài liệu.
“Họ đã nhận được tài liệu của chúng tôi,” Umerov nói thêm, ám chỉ đến văn bản lập trường của Ukraine. “Chúng tôi tái khẳng định sự sẵn sàng của Ukraine cho một lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện và tiếp tục tham gia ngoại giao.”
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cùng ngày tuyên bố rằng bản ghi nhớ của Nga, nêu chi tiết lập trường của nước này, sẽ được phái đoàn do trợ lý tổng thống Vladimir Medinsky dẫn đầu trình bày trong vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 2 tháng 6 tại Istanbul.
Trong một cuộc họp báo, Lavrov cho biết hai bên đã đồng ý vào ngày 16 tháng 5 sẽ soạn thảo các văn bản nêu rõ lập trường của mỗi bên. Ông nói thêm rằng Nga đã “nhanh chóng soạn thảo một bản ghi nhớ tương ứng”, bao gồm những gì ông mô tả là các bước để giải quyết “nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng”.
Cái gọi là “nguyên nhân gốc rễ” của Nga được cho là bao gồm các yêu cầu tối đa lâu đời rằng Kyiv phải rút khỏi bốn khu vực bị tạm chiếm một phần, rằng NATO ngừng mở rộng thêm về phía đông và rằng một số lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa phải được dỡ bỏ. Bản ghi nhớ cũng đề cập đến vấn đề tài sản của Nga bị đóng băng và kêu gọi “bảo vệ người Ukraine nói tiếng Nga”.
Mạc Tư Khoa đã thúc đẩy câu chuyện rằng Kyiv phân biệt đối xử với công dân nói tiếng Nga thông qua các chính sách ngôn ngữ của mình. Trong khi tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp Ukraine, chính phủ đã đưa ra các cải cách trong những năm gần đây nhằm tăng cường việc sử dụng tiếng Ukraine trong đời sống công cộng—một phần trong những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đảo ngược nhiều thập niên Nga hóa dưới ảnh hưởng của cả Liên Xô và Nga.
Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Razumkov có trụ sở tại Kyiv hợp tác với Diễn đàn An ninh Kyiv công bố vào ngày 27 tháng 5, phần lớn người Ukraine nói tiếng Nga - những người chủ yếu nói tiếng Nga ở nhà - có quan điểm tiêu cực về Nga.
Umerov cũng cho biết Ukraine sẵn sàng tổ chức thêm các cuộc họp nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị để bảo đảm mọi cuộc thảo luận đều có hiệu quả.
“Phía Nga có ít nhất bốn ngày nữa (cho đến ngày 2 tháng 6) trước khi khởi hành để cung cấp cho chúng tôi tài liệu của họ để xem xét,” ông nói. “Chúng tôi kêu gọi họ thực hiện lời hứa đó mà không chậm trễ và ngừng cố gắng biến cuộc họp thành một cuộc họp mang tính hủy diệt. Ngoại giao phải có thực chất, và cuộc họp tiếp theo phải mang lại kết quả.”
[Politico: Ukraine sends ceasefire memo, urges Russia to respond ahead of June 2 peace talks, Umerov says]
7. Tổng thống Zelenskiy sẵn sàng cho cuộc gặp ba bên với Tổng thống Trump, và Putin
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã sẵn sàng cho một cuộc gặp ba bên với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin, Suspilne đưa tin.
“ Chúng tôi sẵn sàng gặp nhau ở cấp độ lãnh đạo. Phía Mỹ biết điều này, và phía Nga biết điều này. Chúng tôi sẵn sàng cho định dạng 'Tổng thống Trump, Putin và tôi', và chúng tôi sẵn sàng cho định dạng Tổng thống Trump-Putin, Tổng thống Trump-Tổng thống Zelenskiy, và sau đó là ba chúng tôi,” Tổng thống Zelenskiy nói.
[Kyiv Independent: Zelensky ready for three-way meeting with Trump, Putin]
8. Tổng thống Trump hoãn lệnh trừng phạt để thúc đẩy nỗ lực hòa bình Ukraine-Nga
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông vẫn chưa áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga vì ông tin rằng một thỏa thuận hòa bình chấm dứt chiến tranh ở Ukraine có thể nằm trong tầm tay.
“Nếu tôi nghĩ mình sắp đạt được thỏa thuận, tôi không muốn làm hỏng nó bằng cách làm điều đó”, ông nói với các phóng viên, đồng thời nói thêm rằng ông “cứng rắn hơn nhiều” so với những người mà ông đang đàm phán.
Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ sớm biết được liệu Putin có thực sự muốn chấm dứt chiến tranh hay không. Nếu rõ ràng là Mạc Tư Khoa đang trì hoãn, Tổng thống Trump cảnh báo, Washington sẽ “phản ứng hơi khác một chút”.
CNN đưa tin vào ngày 27 tháng 5 rằng Tổng thống Trump đang cân nhắc các lệnh trừng phạt mới đối với Nga sau một tuần lễ chết chóc với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa trên khắp Ukraine. Vào ngày 26 tháng 5, lực lượng Nga đã tiến hành những gì mà chính quyền Ukraine mô tả là cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất trong cuộc chiến toàn diện, được cho là có sự tham gia của 355 máy bay điều khiển từ xa và mồi nhử loại Shahed.
Trong cuộc điện đàm với Putin vào ngày 19 tháng 5, Tổng thống Trump được thông báo rằng một “bản ghi nhớ hòa bình” nêu rõ các điều kiện ngừng bắn sẽ sớm được chuyển giao. Tính đến ngày 27 tháng 5, vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu nào như vậy, một quan chức Hoa Kỳ và một nguồn tin Tòa Bạch Ốc quen thuộc với vấn đề này nói với CNN.
Trả lời câu hỏi về việc Putin có nghiêm chỉnh về hòa bình hay không, Tổng thống Trump nói rằng “Chúng ta sẽ sớm biết thôi. Sẽ mất khoảng hai tuần, hoặc một tuần rưỡi.”
“Họ có vẻ muốn làm gì đó. Nhưng cho đến khi văn bản được ký, tôi không thể nói với bạn... Tôi rất thất vọng về những gì đã xảy ra. Một vài đêm nay, mọi người đã bị giết giữa những gì bạn gọi là một cuộc đàm phán.”
Tổng thống Trump nói thêm rằng ông sẵn sàng gặp cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Putin “nếu cần thiết”.
Trước đó trong ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Mạc Tư Khoa đã đề xuất một vòng đàm phán hòa bình mới với Ukraine sẽ được tổ chức tại Istanbul vào ngày 2 tháng 6.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết Kyiv vẫn đang chờ bản ghi nhớ ngừng bắn do phía Nga đề xuất, dự kiến sẽ được đưa ra sau các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng này. Theo bộ trưởng, phía Ukraine đã trình văn bản của họ lên Nga.
[Politico: Trump holds off on sanctions to push Ukraine-Russia peace efforts]
9. Thủ tướng Pháp chỉ trích đề xuất của người tiền nhiệm về lệnh cấm khăn trùm đầu đối với hầu hết trẻ em
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm, Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chỉ trích gay gắt đề xuất cấm khăn trùm đầu của người Hồi giáo đối với trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi của người tiền nhiệm và đồng minh trung dung Gabriel Attal.
Attal, lãnh đạo đảng chính trị Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron, đã công khai đưa ra đề xuất này sau một báo cáo về những nỗ lực bị cáo buộc của các nhóm được cho là có liên hệ với tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo có trụ sở tại Ai Cập nhằm “xâm nhập” vào xã hội Pháp và thúc đẩy chương trình nghị sự theo chủ nghĩa chính thống. Báo cáo — được một số chuyên gia mô tả là “gây hoang mang” — đã trích dẫn những trường hợp các bé gái đội khăn trùm đầu.
Trong khi Bayrou thừa nhận rằng tài liệu này có chứa những yếu tố hữu ích, ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RMC rằng “quy mô” của vấn đề vẫn cần được đánh giá và chính phủ phải hành động thận trọng để tôn trọng cộng đồng Hồi giáo tuân thủ luật pháp của Pháp.
Bayrou cho biết: “Tôi không muốn biến Hồi giáo thành chủ đề ám ảnh của xã hội Pháp”.
Attal, cựu đảng viên xã hội chủ nghĩa và là đồng minh đầu tiên của Macron, cùng những người trung dung khác dường như ngày càng tiến gần hơn về phía hữu khuynh trên quang phổ chính trị khi Pháp và phần còn lại của Âu Châu trôi dạt theo khuynh hướng bảo thủ hơn. Với tư cách là bộ trưởng giáo dục, Attal chịu trách nhiệm giám sát lệnh cấm abayas — loại áo choàng dài, bồng bềnh mà một số phụ nữ Hồi giáo mặc — ở trường học.
Nhưng Bayrou ám chỉ rằng đề xuất mới của Attal có thể khiến nhiều người Hồi giáo ở Pháp xa lánh và gần như không thể thực thi được.
“Điều đó có nghĩa là khi ở trên phố, cảnh sát sẽ yêu cầu những phụ nữ trẻ cho tôi xem giấy tờ tùy thân để tôi xem họ đã đủ tuổi hay chưa?” ông nói.
Hôm thứ Hai, Macron cho biết nguy cơ xâm nhập của lực lượng Hồi giáo là có nhưng không nên thổi phồng quá mức vì có nguy cơ trở nên “thuyết âm mưu và hoang tưởng”.
Ý tưởng của Attal khó có thể thành hiện thực nếu không có sự ủng hộ từ Bayrou hoặc thậm chí là từ chính đảng của ông. Elisabeth Borne, bộ trưởng giáo dục hiện tại và là người chỉ huy thứ hai của Renaissance, cho biết bà “có nhiều nghi ngờ nhất về tính hợp hiến của biện pháp này”.
[Politico: French PM blasts predecessor’s proposal to ban headscarves for most children]
10. Nga tập trung 50.000 quân gần biên giới tỉnh Sumy của Ukraine, Tổng thống Zelenskiy nói
Lực lượng Nga đang tập trung 50.000 quân gần tỉnh Sumy, đông bắc Ukraine, nhằm mục đích tạo ra vùng đệm rộng 10 km trong khu vực, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm.
“Bây giờ, họ đang tập trung quân theo hướng Sumy. Hơn 50.000 người. Chúng tôi hiểu, nhưng đã thành công ở đó”, Tổng thống Zelenskiy nói trong bình luận được Ukrinform đưa tin vào ngày 28 tháng 5, đồng thời nói thêm rằng Mạc Tư Khoa đang tập trung lực lượng quân đội tốt nhất của mình ở Kursk lân cận.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh có cảnh báo về một cuộc tấn công mới có thể xảy ra của Nga vào mùa hè này khi các nỗ lực hòa bình do Hoa Kỳ làm trung gian đã không đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Nga ngày càng trở nên tích cực hơn ở Sumy sau khi chủ yếu đẩy lui lực lượng Ukraine khỏi Kursk. Chính quyền Ukraine gần đây đã xác nhận rằng lực lượng Nga đã chiếm được bốn thị trấn Sumy gần biên giới: Novenke, Zhuravka, Veselivka và Basivka.
Theo Kyiv, Nga đã có kế hoạch tấn công vào Tỉnh Sumy từ năm 2024, nhưng kế hoạch đã bị gián đoạn do Ukraine xâm nhập vào Tỉnh Kursk. Mạc Tư Khoa đã nhiều lần chỉ ra kế hoạch tạo ra vùng đệm giữa Ukraine và Nga trong khu vực.
Tổng thống Zelenskiy nói thêm rằng lực lượng Nga cũng sẽ làm “mọi thứ” để tiến vào Tỉnh Dnipropetrovsk của Ukraine, một khu vực phía đông thường xuyên bị tấn công bằng đường không nhưng cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt động trên bộ của Nga.
“Họ sẽ làm mọi cách để vượt qua ranh giới hành chính của Tỉnh Dnipropetrovsk... Cho đến nay, họ vẫn chưa thành công”, Tổng thống Zelenskiy nói. Theo tổng thống, mục tiêu chiến lược quan trọng của Nga vẫn là giành quyền kiểm soát hoàn toàn các tỉnh Donetsk và Luhansk.
Trong khi Kyiv và các đối tác phương Tây thúc giục Mạc Tư Khoa chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện, Nga vẫn tiếp tục từ chối lệnh ngừng bắn và chỉ tăng cường các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine và chuẩn bị các cuộc tấn công tiếp theo.
[Kyiv Independent: Russia massing 50,000 troops near border of Ukraine's Sumy Oblast, Zelensky says]
11. Sự kiên nhẫn của Tổng thống Trump cạn kiệt khi Nga trì hoãn bản ghi nhớ hòa bình về Ukraine, CNN đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cân nhắc các lệnh trừng phạt mới đối với Nga sau một tuần lễ chết chóc với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa trên khắp Ukraine, trong khi Mạc Tư Khoa trì hoãn việc đưa ra đề xuất hòa bình đã hứa.
Trong cuộc điện đàm với Putin vào ngày 19 tháng 5, Tổng thống Trump được thông báo rằng một “bản ghi nhớ hòa bình” nêu rõ các điều kiện ngừng bắn sẽ sớm được chuyển giao. Tính đến ngày 27 tháng 5, vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu nào như vậy, một quan chức Hoa Kỳ và một nguồn tin Tòa Bạch Ốc quen thuộc với vấn đề này nói với CNN.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trước đó cho biết “không có mốc thời gian” nào để hoàn thành tài liệu này, theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS.
“ Ông ta đang giết rất nhiều người,” Tổng thống Trump nói về Putin vào ngày 25 tháng 5. “Tôi không biết ông ta bị làm sao nữa. Chuyện quái gì đã xảy ra với ông ta vậy?” Bình luận của tổng thống được đưa ra trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ cả hai đảng trong Quốc hội đòi phải có lập trường cứng rắn hơn.
Hơn 80 thượng nghị sĩ đã ủng hộ một dự luật lưỡng đảng tìm kiếm các biện pháp mới toàn diện, bao gồm các lệnh trừng phạt thứ cấp và thuế quan 500% đối với các quốc gia mua năng lượng của Nga. “Tất cả chúng tôi, bằng các tuyên bố công khai cũng như các mối liên hệ riêng tư, đang gây áp lực rất, rất mạnh mẽ”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal nói với CNN.
Tổng thống Trump cảnh báo rằng Nga đang “đùa với lửa” và ám chỉ đến những hậu quả tiềm tàng: “Điều mà Vladimir Putin không nhận ra là nếu không có tôi, rất nhiều điều thực sự tồi tệ đã xảy ra với Nga, và tôi muốn nói là THỰC SỰ TỆ HẠI.”
Những phát biểu này đã gây ra phản ứng gay gắt từ Mạc Tư Khoa, khi cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev coi đó là lời cảnh báo về khả năng leo thang căng thẳng.
“Về những lời của Tổng thống Trump về việc Putin 'đùa với lửa' và 'những điều thực sự tồi tệ' đang xảy ra với Nga. Tôi chỉ biết một điều thực sự tồi tệ — Thế chiến thứ III,” Medvedev nói vào ngày 27 tháng 5. “Tôi hy vọng Tổng thống Trump hiểu điều này!”
Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine Keith Kellogg đã phản pháo lại Medvedev vì những phát biểu của ông, gọi chúng là “thiếu thận trọng” và “không phù hợp với một cường quốc thế giới”.
“Tổng thống Trump... đang nỗ lực để chấm dứt cuộc chiến này và chấm dứt việc giết chóc. Chúng tôi đang chờ nhận được Bản ghi nhớ của Nga... mà ông đã hứa một tuần trước. Hãy ngừng bắn ngay bây giờ,” Kellogg nói trên X.
Theo Ngoại trưởng Marco Rubio, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói với ông trước cuộc gọi Tổng thống Trump-Putin rằng Mạc Tư Khoa sẽ chuẩn bị một bản dự thảo nêu rõ các yêu cầu của mình đối với lệnh ngừng bắn. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã xác nhận vào ngày 27 tháng 5 rằng công việc soạn thảo văn bản này đang được tiến hành. “Ngay sau khi bản ghi nhớ được chuẩn bị xong, nó sẽ được chuyển giao cho Kyiv”, bà nói.
[Kyiv Independent: Trump’s patience wears thin as Russia delays Ukraine peace memo, CNN reports]
12. ‘Chúng ta sẽ biết trong hai tuần nữa’ liệu Putin có nghiêm chỉnh về việc chấm dứt chiến tranh hay không, Tổng thống Trump nói
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ sớm biết liệu Putin có nghiêm chỉnh về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine hay không, đồng thời cảnh báo rằng nếu Mạc Tư Khoa trì hoãn, Washington sẽ “phản ứng hơi khác một chút”.
Tổng thống Trump cho biết Đặc phái viên của ông Steve Witkoff hiện đang đàm phán với phía Nga và khẳng định ông này “đang làm một công việc phi thường”.
“Chúng ta sẽ sớm biết thôi. Sẽ mất khoảng hai tuần, hoặc một tuần rưỡi”, Tổng thống Trump trả lời các phóng viên trong một cuộc họp báo, trả lời câu hỏi về việc liệu Putin có muốn chấm dứt chiến tranh hay không.
“Họ có vẻ muốn làm gì đó. Nhưng cho đến khi văn bản được ký, tôi không thể nói với bạn... Tôi rất thất vọng về những gì đã xảy ra. Một vài đêm nay, khi mọi người bị giết giữa những gì bạn gọi là một cuộc đàm phán.” Tổng thống Trump không làm rõ ông đang nhắc đến văn bản nào.
Tổng thống Trump cho biết ông không chấp thuận các cuộc tấn công hỏa tiễn gần đây của Nga vào các thành phố của Ukraine trong các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra. “Điều đó không tốt. Chúng tôi sẽ không cho phép điều đó”, ông nói.
[Kyiv Independent: 'We'll know in two weeks' if Putin serious about ending war, Trump says]
13. Kellogg chỉ trích những lời đe dọa “thiếu thận trọng” của Medvedev, yêu cầu bản ghi nhớ hòa bình của Nga
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Năm, Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine Keith Kellogg đã chỉ trích cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vì những bình luận ám chỉ đến mối đe dọa của Thế chiến thứ III, gọi chúng là “thiếu thận trọng” và “không phù hợp với một cường quốc thế giới”.
“Tổng thống Trump... đang nỗ lực để chấm dứt cuộc chiến này và chấm dứt việc giết chóc. Chúng tôi đang chờ nhận được Bản ghi nhớ của Nga... mà ông đã hứa cách đây một tuần. Hãy ngừng bắn ngay bây giờ,” Kellogg nói.
Phát biểu của phái viên được đưa ra để đáp lại tuyên bố của Medvedev nhắc đến những cảnh báo gần đây của Tổng thống Trump với Putin.
“Về những lời của Tổng thống Trump về việc Putin 'đùa với lửa' và 'những điều thực sự tồi tệ' đang xảy ra với Nga. Tôi chỉ biết một điều thực sự tồi tệ — đó là Thế chiến thứ III,” Medvedev nói. “Tôi hy vọng Tổng thống Trump hiểu điều này!”
Bình luận của Medvedev ám chỉ đến các tuyên bố gần đây của Tổng thống Trump, trong đó ông phản ứng với các cuộc tấn công trên không vào cuối tuần của Nga vào Ukraine, bao gồm cả cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Tổng thống Trump gọi Putin là “điên rồ” và cảnh báo ông rằng ông đang “đùa với lửa”.
Tổng thống Hoa Kỳ ngày càng lên tiếng về sự thất vọng với các nỗ lực hòa bình bị đình trệ, ra hiệu sẵn sàng rời khỏi tiến trình. Bất chấp những lời đe dọa trừng phạt liên tục, Tổng thống Trump vẫn chưa gây thêm áp lực nào lên Mạc Tư Khoa để thúc đẩy nước này hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn.
Nga đã nhiều lần bác bỏ đề xuất ngừng bắn vô điều kiện của Kyiv và các đối tác phương Tây. Sau các cuộc đàm phán Nga-Ukraine tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5, giới lãnh đạo Nga cho biết họ sẽ trình bản ghi nhớ hướng tới một giải pháp hòa bình.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết việc Nga chậm trễ trình bày tài liệu này là “sự chế nhạo đối với toàn thế giới”.
[Kyiv Independent: Kellogg criticizes Medvedev's 'reckless' threats, demands Russian peace memorandum]