Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 16/05/2025
126. Nghe lấy lời của Chúa Thánh Thần: “Gần người khôn ngoan thì khôn ngoan, gần người ngu thì ngu.”
(Thánh Don Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 16/05/2025
42. RĂNG ĐEN RĂNG TRẮNG
Có hai kỹ nữ, một người răng đen như quạ, người kia thì răng trắng như tuyết. Một người thì dùng trăm phương ngàn kế để che giấu răng đen, một người thì luôn tìm cách để khoe ra răng trắng.
Có người hỏi người kỹ nữ răng đen tên gì, người kỹ nữ này ngậm miệng không nói, gõ vào hai quai hàm, nói lí nhí trong cổ họng:
- “Cố.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta gõ quai hàm trả lời:
- “Mười lăm.”
Cuối cùng lại hỏi có tài năng gì, cô ta lại đáp trong cổ họng:
- “Biết đánh trống.”
Có người khác hỏi kỹ nữ răng trắng họ gì, người kỹ nữ ấy há miệng to trả lời:
- “Thái.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta lại há to miệng nói:
- “Mười bảy.”
Hỏi cô ta biết làm những gì, cô ta bèn há miệng thật lớn để bày ra hàm răng trắng, nói:
- “Biết đánh đàn.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 42:
Người ta thường nói xấu thì giấu đẹp thì khoe, thật đúng như vậy.
Ở đời ai cũng thích đẹp và ai cũng muốn mình đẹp hơn người khác, cho nên ai cũng muốn khoe khoang mình, cái khoe khoang này, theo tu đức học mà nói là kiêu ngạo hoặc là tự ái﹝自愛﹞, tự ái tức là yêu mình..
Đẹp không phải là tội, có tài năng không phải là tội, nhưng nó sẽ trở thành tội kiêu ngạo khi chúng ta dùng sắc đẹp của mình để hại người, dùng tài năng của mình để làm những điều trái với lương tâm và luân lý; cũng vậy, xấu không phải là nhân đức khiêm nhường, vô tài bất tướng cũng không phải là sự khiêm hạ, bởi vì có nhiều người hình dáng không được đẹp cho lắm, nhưng vẫn cứ kiêu ngạo cho mình là đẹp hơn người khác, rồi thì cứ sống vênh váo không nhận ra được mình là ai…
Đối với người Ki-tô hữu thì đẹp hay xấu cũng đều tốt cả, cái nên giấu nên cất nên diệt trừ là cái khuyết điểm của mình; cái nên bày ra cho mọi người thấy là đức ái và tinh thần phục vụ của mình đối với tha nhân, với anh em đồng loại bằng sự khiêm tốn của mình.
Có hàm răng trắng mà cứ há miệng cho lớn để khoe khoang khi trò chuyện với người khác, thì chẳng đẹp tí nào cả, xấu thêm thì có, nhưng trái lại, có hàm răng đen nhưng ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương thì lại đẹp và duyên dáng hơn, bởi vì không ai ghét cái xấu bẩm sinh của người khác, mà chỉ ghét cái làm điệu làm bộ với thái độ kiêu ngạo mà thôi.
Có răng trắng thì vui mà có răng đen cũng nên vui, vì răng đen hay răng trắng cũng đều sẽ rụng sẽ gãy, và khi về già thì tất cả đều móm mém như nhau mà thôi, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có hai kỹ nữ, một người răng đen như quạ, người kia thì răng trắng như tuyết. Một người thì dùng trăm phương ngàn kế để che giấu răng đen, một người thì luôn tìm cách để khoe ra răng trắng.
Có người hỏi người kỹ nữ răng đen tên gì, người kỹ nữ này ngậm miệng không nói, gõ vào hai quai hàm, nói lí nhí trong cổ họng:
- “Cố.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta gõ quai hàm trả lời:
- “Mười lăm.”
Cuối cùng lại hỏi có tài năng gì, cô ta lại đáp trong cổ họng:
- “Biết đánh trống.”
Có người khác hỏi kỹ nữ răng trắng họ gì, người kỹ nữ ấy há miệng to trả lời:
- “Thái.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta lại há to miệng nói:
- “Mười bảy.”
Hỏi cô ta biết làm những gì, cô ta bèn há miệng thật lớn để bày ra hàm răng trắng, nói:
- “Biết đánh đàn.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 42:
Người ta thường nói xấu thì giấu đẹp thì khoe, thật đúng như vậy.
Ở đời ai cũng thích đẹp và ai cũng muốn mình đẹp hơn người khác, cho nên ai cũng muốn khoe khoang mình, cái khoe khoang này, theo tu đức học mà nói là kiêu ngạo hoặc là tự ái﹝自愛﹞, tự ái tức là yêu mình..
Đẹp không phải là tội, có tài năng không phải là tội, nhưng nó sẽ trở thành tội kiêu ngạo khi chúng ta dùng sắc đẹp của mình để hại người, dùng tài năng của mình để làm những điều trái với lương tâm và luân lý; cũng vậy, xấu không phải là nhân đức khiêm nhường, vô tài bất tướng cũng không phải là sự khiêm hạ, bởi vì có nhiều người hình dáng không được đẹp cho lắm, nhưng vẫn cứ kiêu ngạo cho mình là đẹp hơn người khác, rồi thì cứ sống vênh váo không nhận ra được mình là ai…
Đối với người Ki-tô hữu thì đẹp hay xấu cũng đều tốt cả, cái nên giấu nên cất nên diệt trừ là cái khuyết điểm của mình; cái nên bày ra cho mọi người thấy là đức ái và tinh thần phục vụ của mình đối với tha nhân, với anh em đồng loại bằng sự khiêm tốn của mình.
Có hàm răng trắng mà cứ há miệng cho lớn để khoe khoang khi trò chuyện với người khác, thì chẳng đẹp tí nào cả, xấu thêm thì có, nhưng trái lại, có hàm răng đen nhưng ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương thì lại đẹp và duyên dáng hơn, bởi vì không ai ghét cái xấu bẩm sinh của người khác, mà chỉ ghét cái làm điệu làm bộ với thái độ kiêu ngạo mà thôi.
Có răng trắng thì vui mà có răng đen cũng nên vui, vì răng đen hay răng trắng cũng đều sẽ rụng sẽ gãy, và khi về già thì tất cả đều móm mém như nhau mà thôi, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Yêu nhau như Chúa yêu
Lm Nguyễn Xuân Trường
02:12 16/05/2025
CHÚA YÊU KIỂU GÌ?
Chúa Giêsu ban cho các môn đệ một điều răn mới: điều răn yêu thương. Nhưng yêu thương thì từ gia đình, nhà trường, cho đến xã hội và tôn giáo ai cũng nói, ai cũng dạy. Vậy điều răn của Chúa “mới” ở chỗ nào? Mới ở chỗ là yêu nhau như Thầy đã yêu. Chúa yêu thế nào? Chúa yêu vô điều kiện và yêu đến tận cùng.
1. Yêu vô điều kiện. Người ta thường yêu vì lý do nào đó: Anh yêu em vì em xinh đẹp ngoan hiền, em yêu anh vì anh giỏi giang giàu có, tôi yêu người vì họ tốt với tôi. Tình yêu đời thường ít khi thoát khỏi điều kiện. Nhưng Chúa Giêsu lại yêu vô điều kiện. Trong khung cảnh Bữa Tiệc Ly, dù cho Phêrô có chối Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho Giuđa có bán Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho nhân loại tội lỗi xấu xa thì Chúa vẫn cứ yêu. Chúa chính là Tình Yêu nêu tình Chúa cho không, biếu không, không cần điều kiện, không mong đáp đền.
2. Yêu đến tận cùng. Người đời thường yêu để được hưởng, còn Chúa yêu để trao ban. Người đời yêu để tìm điều gì đó cho mình, để thỏa mãn bản thân, còn Chúa yêu quên cả thân mình. Chúa hạ mình cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa dâng mình làm bánh trường sinh trao cho các môn đệ. Chúa hiến mình chịu chết trên thập giá để cứu chuộc loài người. Chúa yêu không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động, bằng máu, bằng mạng sống. Chúa yêu đến tận cùng nên trao ban tất cả, không giữ lại gì.
Chúa bảo: yêu thương là dấu chỉ để người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy. Không phải tu phục, nhà thờ, hay thập giá, nhưng chính tình yêu là dấu hiệu đích thực của người môn đệ Chúa. Hãy yêu thương như Chúa đã yêu, để ta trở nên dấu chỉ sống động của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay. Amen.
Chúa Giêsu ban cho các môn đệ một điều răn mới: điều răn yêu thương. Nhưng yêu thương thì từ gia đình, nhà trường, cho đến xã hội và tôn giáo ai cũng nói, ai cũng dạy. Vậy điều răn của Chúa “mới” ở chỗ nào? Mới ở chỗ là yêu nhau như Thầy đã yêu. Chúa yêu thế nào? Chúa yêu vô điều kiện và yêu đến tận cùng.
1. Yêu vô điều kiện. Người ta thường yêu vì lý do nào đó: Anh yêu em vì em xinh đẹp ngoan hiền, em yêu anh vì anh giỏi giang giàu có, tôi yêu người vì họ tốt với tôi. Tình yêu đời thường ít khi thoát khỏi điều kiện. Nhưng Chúa Giêsu lại yêu vô điều kiện. Trong khung cảnh Bữa Tiệc Ly, dù cho Phêrô có chối Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho Giuđa có bán Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho nhân loại tội lỗi xấu xa thì Chúa vẫn cứ yêu. Chúa chính là Tình Yêu nêu tình Chúa cho không, biếu không, không cần điều kiện, không mong đáp đền.
2. Yêu đến tận cùng. Người đời thường yêu để được hưởng, còn Chúa yêu để trao ban. Người đời yêu để tìm điều gì đó cho mình, để thỏa mãn bản thân, còn Chúa yêu quên cả thân mình. Chúa hạ mình cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa dâng mình làm bánh trường sinh trao cho các môn đệ. Chúa hiến mình chịu chết trên thập giá để cứu chuộc loài người. Chúa yêu không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động, bằng máu, bằng mạng sống. Chúa yêu đến tận cùng nên trao ban tất cả, không giữ lại gì.
Chúa bảo: yêu thương là dấu chỉ để người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy. Không phải tu phục, nhà thờ, hay thập giá, nhưng chính tình yêu là dấu hiệu đích thực của người môn đệ Chúa. Hãy yêu thương như Chúa đã yêu, để ta trở nên dấu chỉ sống động của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay. Amen.
Ngày 17/05: Ước Muốn – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức.
Giáo Hội Năm Châu
03:11 16/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 16/05/2025
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH
Tin mừng : Ga 13, 31-33a; 34-35
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau”.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh mới mà Đức Chúa Giê-su truyền cho chúng ta là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
Đây là mệnh lệnh mới trong xã hội sống và làm việc theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đối với chúng ta thì mệnh lệnh này không mới, bởi vì chúng ta đã thuộc nằm lòng mệnh lệnh này, nhưng nó rất mới cho cách suy nghĩ của chúng ta trong khi thi hành mệnh lệnh yêu thương này của Đức Chúa Giê-su.
Anh em hãy yêu thương nhau là một lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là tình yêu và chính Ngài biết rõ tình yêu sẽ mang lại gì cho chúng ta, nó mang lại sự bình an tâm hồn, phục vụ tha nhân và hòa bình thế giới.
“Anh em hãy yêu thương nhau”, mà tình yêu của Đức Chúa Giê-su chính là tình yêu chết cho người mình yêu, nghĩa là đặt người mình yêu lên trên tất cả cái tôi của mình để sống chết cho người mình yêu, Đức Chúa Giê-su đã yêu thương Chúa Cha và Ngài đã sống đã chết vì ý Cha trên trời; Ngài cũng đã hy sinh đã chết và đã sống lại vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy tiếp nối để cho tha nhân được nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô trong con người của chúng ta.
Có người yêu mà không hy sinh cho người mình yêu, có người hy sinh nhưng không yêu cho nên gia đình chưa có hạnh phúc, thế gian vẫn còn những cảnh bất công xảy ra, vẫn còn chiến tranh hận thù, và con người ta thì chỉ biết yêu mình chứ không đành lòng chia sẻ với người khác.
Yêu thương nhau không có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hướng, nhưng hãy nhìn về đối tượng của mình coi họ cần cái gì, họ thiếu cái gì để giúp đỡ khi có thể được, họ đang đau khổ hãy ủi an, họ đang thất vọng hãy đem lại cho họ hy vọng, họ đang chán sống hãy làm cho họ thấy đời thật vui tươi...
Bạn thân mến,
Lệnh truyền “Hãy yêu thương nhau” mà Đức Chúa Giê-su ban cho chúng ta không phải là lệnh truyền của ảo tưởng, nhưng là của hiện thực; không phải là lệnh truyền được ban ra trong lúc ngẫu hứng, nhưng là trong bầu khí yêu thương tình cảm thầy trò tâm sự, cho nên lệnh truyền này có một sức mạnh đổi mới con người và thế giới.
Tất cả những việc bác ái mà chúng ta làm đều bắt nguồn từ lệnh truyền “hãy yêu thương nhau” của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, lệnh truyền này mỗi người trong chúng ta mang trong tim để suy gẫm và thực hành trong cuộc sống của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng : Ga 13, 31-33a; 34-35
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau”.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh mới mà Đức Chúa Giê-su truyền cho chúng ta là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
Đây là mệnh lệnh mới trong xã hội sống và làm việc theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đối với chúng ta thì mệnh lệnh này không mới, bởi vì chúng ta đã thuộc nằm lòng mệnh lệnh này, nhưng nó rất mới cho cách suy nghĩ của chúng ta trong khi thi hành mệnh lệnh yêu thương này của Đức Chúa Giê-su.
Anh em hãy yêu thương nhau là một lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là tình yêu và chính Ngài biết rõ tình yêu sẽ mang lại gì cho chúng ta, nó mang lại sự bình an tâm hồn, phục vụ tha nhân và hòa bình thế giới.
“Anh em hãy yêu thương nhau”, mà tình yêu của Đức Chúa Giê-su chính là tình yêu chết cho người mình yêu, nghĩa là đặt người mình yêu lên trên tất cả cái tôi của mình để sống chết cho người mình yêu, Đức Chúa Giê-su đã yêu thương Chúa Cha và Ngài đã sống đã chết vì ý Cha trên trời; Ngài cũng đã hy sinh đã chết và đã sống lại vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy tiếp nối để cho tha nhân được nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô trong con người của chúng ta.
Có người yêu mà không hy sinh cho người mình yêu, có người hy sinh nhưng không yêu cho nên gia đình chưa có hạnh phúc, thế gian vẫn còn những cảnh bất công xảy ra, vẫn còn chiến tranh hận thù, và con người ta thì chỉ biết yêu mình chứ không đành lòng chia sẻ với người khác.
Yêu thương nhau không có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hướng, nhưng hãy nhìn về đối tượng của mình coi họ cần cái gì, họ thiếu cái gì để giúp đỡ khi có thể được, họ đang đau khổ hãy ủi an, họ đang thất vọng hãy đem lại cho họ hy vọng, họ đang chán sống hãy làm cho họ thấy đời thật vui tươi...
Bạn thân mến,
Lệnh truyền “Hãy yêu thương nhau” mà Đức Chúa Giê-su ban cho chúng ta không phải là lệnh truyền của ảo tưởng, nhưng là của hiện thực; không phải là lệnh truyền được ban ra trong lúc ngẫu hứng, nhưng là trong bầu khí yêu thương tình cảm thầy trò tâm sự, cho nên lệnh truyền này có một sức mạnh đổi mới con người và thế giới.
Tất cả những việc bác ái mà chúng ta làm đều bắt nguồn từ lệnh truyền “hãy yêu thương nhau” của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, lệnh truyền này mỗi người trong chúng ta mang trong tim để suy gẫm và thực hành trong cuộc sống của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Việc lớn hơn
Lm Minh Anh
16:08 16/05/2025
VIỆC LỚN HƠN
“Ai tin vào Thầy, người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa!”.
“Những bước đi của niềm tin dường như rơi vào ‘khoảng không’ vô định, nhưng tìm thấy ‘đá tảng’ bên dưới!” - Whittiers.
Kính thưa Anh Chị em,
Những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay có thể gây ngạc nhiên. Làm sao môn đệ có thể làm những ‘việc lớn hơn’ Thầy? Nhưng đó là sự thật! Bởi lẽ, họ đã chẳng bước vào những khoảng không vô định; nhưng trong đức tin, bước trên đá tảng, chính Ngài!
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu muốn tiết lộ cho các môn đệ hiểu rằng, việc Ngài ra đi chiều hôm sau - đi chịu nạn - không phải là một thảm hoạ; và việc Ngài “về cùng Cha” không chỉ bao hàm tử nạn mà còn cả sự phục sinh vinh hiển; đồng thời, dẫn đến việc Ngài sẽ gửi Thánh Thần xuống. Việc Thánh Thần được ban sẽ giúp Chúa Phục Sinh tiếp tục công việc của Ngài trong các môn đệ và qua các môn đệ. Với tư cách phục sinh, Ngài sẽ thực hiện qua họ những việc vĩ đại hơn trong quyền năng Thánh Thần.
Ba mươi ba năm thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu gặp phải giới hạn không gian và thời gian; nhưng với tư cách phục sinh, Ngài sẽ tiếp tục công việc của Ngài trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Ngài chỉ có thể làm những ‘việc lớn hơn’ đó qua những kẻ tin. Công Vụ Tông Đồ cho biết, “Người ta khiêng những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít nữa cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó… và tất cả đều được chữa lành”; sau một bài giảng của Phêrô, “có đến 3.000 người trở lại!”; “Lời Chúa lan tràn”; “Dân ngoại vui mừng”. “Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta!” - Thánh Vịnh đáp ca. Tất cả những điều này chỉ có thể xảy ra dưới sự dẫn dắt của Thánh Thần.
Như các tông đồ, nhiều Kitô hữu ngày nay với các phương tiện trong tay, có thể mang thông điệp của Chúa Giêsu đến với một lượng người lớn hơn và hiệu quả hơn. Ở bất cứ nơi đâu, trong một đại lễ, Đức Giáo Hoàng có thể tiếp cận hàng tỷ người qua truyền thông. Chúa Giêsu không làm được những điều này! Rõ ràng, với Thánh Thần và sức mạnh phục sinh của Ngài, Giáo Hội - trong đó - có chúng ta, có thể làm những ‘việc lớn hơn’ Thầy. Bạn có tin điều đó không? Bạn có muốn tạo nên một sự khác biệt cho thế giới không?
Anh Chị em,
“Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa!”. Đây là một ơn gọi; đúng hơn, một sứ vụ! Một trong những việc lớn, trước hết và quan trọng hơn hết, là chúng ta ‘sống’ và ‘loan báo’ Tin Mừng. Phải, chúng ta bắt đầu ‘sống và loan báo’ từ trong gia đình, trong cộng đoàn, môi trường của mình. Sự thật này khiến chúng ta đầy lòng biết ơn vì đã được mời gọi dự phần vào công việc rao truyền Phúc Âm. Tuy nhiên, chúng ta có thể bị cám dỗ dễ nản lòng vào những lúc không thuận lợi khi thấy mình bất xứng, hoặc tưởng rằng, tôi đang bước vào những khoảng không vô định. Lời Chúa bảo đảm rằng, với niềm tin, các công việc tốt lành của chúng ta vẫn tiến triển, nếu bạn và tôi tiếp tục hoán cải và bước đi trên đá tảng Kitô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con thoả mãn với những con cá còi của ao đầm; tệ hơn, chỉ tìm những ‘việc nhỏ’. Cho con dám lao ra biển lớn, hầu có thể đánh bắt những mẻ lớn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai tin vào Thầy, người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa!”.
“Những bước đi của niềm tin dường như rơi vào ‘khoảng không’ vô định, nhưng tìm thấy ‘đá tảng’ bên dưới!” - Whittiers.
Kính thưa Anh Chị em,
Những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay có thể gây ngạc nhiên. Làm sao môn đệ có thể làm những ‘việc lớn hơn’ Thầy? Nhưng đó là sự thật! Bởi lẽ, họ đã chẳng bước vào những khoảng không vô định; nhưng trong đức tin, bước trên đá tảng, chính Ngài!
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu muốn tiết lộ cho các môn đệ hiểu rằng, việc Ngài ra đi chiều hôm sau - đi chịu nạn - không phải là một thảm hoạ; và việc Ngài “về cùng Cha” không chỉ bao hàm tử nạn mà còn cả sự phục sinh vinh hiển; đồng thời, dẫn đến việc Ngài sẽ gửi Thánh Thần xuống. Việc Thánh Thần được ban sẽ giúp Chúa Phục Sinh tiếp tục công việc của Ngài trong các môn đệ và qua các môn đệ. Với tư cách phục sinh, Ngài sẽ thực hiện qua họ những việc vĩ đại hơn trong quyền năng Thánh Thần.
Ba mươi ba năm thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu gặp phải giới hạn không gian và thời gian; nhưng với tư cách phục sinh, Ngài sẽ tiếp tục công việc của Ngài trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Ngài chỉ có thể làm những ‘việc lớn hơn’ đó qua những kẻ tin. Công Vụ Tông Đồ cho biết, “Người ta khiêng những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít nữa cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó… và tất cả đều được chữa lành”; sau một bài giảng của Phêrô, “có đến 3.000 người trở lại!”; “Lời Chúa lan tràn”; “Dân ngoại vui mừng”. “Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta!” - Thánh Vịnh đáp ca. Tất cả những điều này chỉ có thể xảy ra dưới sự dẫn dắt của Thánh Thần.
Như các tông đồ, nhiều Kitô hữu ngày nay với các phương tiện trong tay, có thể mang thông điệp của Chúa Giêsu đến với một lượng người lớn hơn và hiệu quả hơn. Ở bất cứ nơi đâu, trong một đại lễ, Đức Giáo Hoàng có thể tiếp cận hàng tỷ người qua truyền thông. Chúa Giêsu không làm được những điều này! Rõ ràng, với Thánh Thần và sức mạnh phục sinh của Ngài, Giáo Hội - trong đó - có chúng ta, có thể làm những ‘việc lớn hơn’ Thầy. Bạn có tin điều đó không? Bạn có muốn tạo nên một sự khác biệt cho thế giới không?
Anh Chị em,
“Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa!”. Đây là một ơn gọi; đúng hơn, một sứ vụ! Một trong những việc lớn, trước hết và quan trọng hơn hết, là chúng ta ‘sống’ và ‘loan báo’ Tin Mừng. Phải, chúng ta bắt đầu ‘sống và loan báo’ từ trong gia đình, trong cộng đoàn, môi trường của mình. Sự thật này khiến chúng ta đầy lòng biết ơn vì đã được mời gọi dự phần vào công việc rao truyền Phúc Âm. Tuy nhiên, chúng ta có thể bị cám dỗ dễ nản lòng vào những lúc không thuận lợi khi thấy mình bất xứng, hoặc tưởng rằng, tôi đang bước vào những khoảng không vô định. Lời Chúa bảo đảm rằng, với niềm tin, các công việc tốt lành của chúng ta vẫn tiến triển, nếu bạn và tôi tiếp tục hoán cải và bước đi trên đá tảng Kitô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con thoả mãn với những con cá còi của ao đầm; tệ hơn, chỉ tìm những ‘việc nhỏ’. Cho con dám lao ra biển lớn, hầu có thể đánh bắt những mẻ lớn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến sĩ George Weigel: Những hy vọng cho một triều Giáo hoàng mới
J.B. Đặng Minh An dịch
03:49 16/05/2025
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Hopes for a New Pontificate”, nghĩa là “Những hy vọng cho một triều Giáo hoàng mới”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
George thân mến: Tạ ơn Chúa vì Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, Papa León! Ngài đã đến thăm chúng tôi cách đây vài năm. Có một cảm giác hy vọng mới. Xin Chúa ban phước cho ngài và ban phước cho chúng tôi. Tôi hy vọng anh khỏe. Thân ái—*****.
Tôi không thể nêu tên người liên lạc của mình; làm như vậy sẽ khiến gia đình bạn tôi gặp nhiều nguy hiểm hơn từ chế độ Ortega–Murillo đáng ghét, chế độ đang tàn bạo đàn áp Giáo Hội Công Giáo ở đất nước Nicaragua đau khổ triền miên. Bạn tôi là người thực tế, biết rằng các giáo hoàng trong thế kỷ 21 thiếu quyền lực, như thế giới hiểu về quyền lực. Tuy nhiên, nhờ tấm gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, người Công Giáo sùng đạo và yêu nước Nicaragua này cũng biết rằng các giáo hoàng có thể sử dụng sức mạnh đạo đức to lớn, hiệu triệu những người bị áp bức đến với sự không sợ hãi và hình thành các liên minh lương tâm mới để chống lại các chế độ chuyên chế.
Đó là điều mà bạn tôi và nhiều người khác hy vọng từ Đức Giáo Hoàng Lêô— tôi hình dung điều đó và một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với Giáo hội Nicaragua bị đàn áp và những người dân của đất nước này so với những gì đã diễn ra từ Vatican trong hơn chục năm qua. Một sự bảo vệ công khai, mạnh mẽ như vậy đối với những người bị đàn áp có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng nó chiếu sáng ánh sáng của công chúng quốc tế vào những hành động tàn ác mà những kẻ bạo chúa muốn để trong bóng tối. Và sự soi sáng đó cung cấp một biện pháp bảo vệ cho những người quyết tâm đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác của con người. Từng là một nhà truyền giáo trong một số tình huống khó khăn, Đức Giáo Hoàng Lêô biết rõ điều đó.
Nicaragua tất nhiên không phải là nơi duy nhất mà Vatican nên tăng cường hoạt động trước sự đàn áp. Còn có Venezuela. Còn có Cuba. Còn có Nigeria. Và còn có Trung Quốc, nơi chế độ Tập Cận Bình đã đánh dấu cái chết của Đức Thánh Cha Phanxicô bằng sự vi phạm trắng trợn thỏa thuận mà Đức Cố Giáo Hoàng đã đưa ra vào năm 2018, bằng cách “bầu” và “bổ nhiệm” hai giám mục mới mà không có lệnh của giáo hoàng – vì thực tế là không có giáo hoàng nào để ban hành một lệnh như vậy. Có ít cuộc thảo luận về chính sách hiện tại của Vatican đối với Trung Quốc hơn tôi mong đợi trong các phiên họp Đại Hội Đồng của các Hồng Y trước Cơ Mật Viện. Nhưng vì bây giờ rõ ràng là chính sách này là một thất bại, nên tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Đức Tân Giáo Hoàng ra lệnh đánh giá lại toàn bộ chính sách này. Chắc chắn là nên như vậy.
Bất chấp nhiều suy đoán ngớ ngẩn của giới truyền thông và internet về tác động của một vị giáo hoàng sinh ra tại Hoa Kỳ đối với bối cảnh chính trị thế giới, các ưu tiên trước mắt của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV có thể sẽ là tôn giáo hơn là địa chính trị. Ngài phải nắm bắt, và nhanh chóng, điều chỉnh tình hình tài chính đang xói mòn của Vatican. Các khoản đóng góp cho Tòa thánh từ Hoa Kỳ đã giảm trong những năm gần đây, và điều đó sẽ không thay đổi đáng kể trừ khi có một cuộc tổng sửa chữa về tài chính của Vatican, bao gồm tính minh bạch trong lập ngân sách và kế toán, cải cách tài chính và nhân sự để giải quyết thâm hụt ngân sách mang tính cấu trúc, và một kế hoạch thực tế để giải quyết khoản nợ lương hưu chưa thanh toán lên tới hàng tỷ euro. Hoa Kỳ có thể và sẽ giúp đỡ, nhưng chỉ khi các nhà mạnh thường quân tin tưởng rằng tình trạng hỗn loạn hành chính và tham nhũng tài chính hiện tại đã được giải quyết và khắc phục.
Tuy nhiên, điều cấp thiết không kém là nhu cầu củng cố con thuyền Phêrô bằng cách khôi phục sự rõ ràng và ổn định trong việc giảng dạy và thực hành mục vụ.
Có rất nhiều cuộc thảo luận về “tính đồng nghị” trong các phiên họp Đại Hội Đồng trước Cơ Mật Viện của các Hồng Y, nhưng thuật ngữ mơ hồ đó vẫn chưa được định nghĩa chính xác hơn. Nếu “tính đồng nghị” có nghĩa là các giáo hội địa phương được lắng nghe ở Rôma nhiều hơn trong quá khứ, thì tốt lắm. Nhưng vào lễ kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicê đầu tiên, nơi đã giải quyết câu hỏi về thiên tính của Chúa Kitô và ban cho chúng ta Kinh Tin Kính mà chúng ta vẫn đọc, Đức Giáo Hoàng Lêô sẽ rất nhận thức rằng “tính đồng nghị” không thể có nghĩa là mọi thứ đều có thể bị thao túng trong một Giáo hội bị hiểu sai là một nhóm thảo luận đang diễn ra. Có những vấn đề đã được thiết định liên quan đến đức tin và thực hành trong Giáo Hội Công Giáo. Và những vấn đề đó đã—đang và sẽ được—đề cập đến bởi các thầy dậy có thẩm quyền của Giáo hội, là các giám mục.
Như Chesterton vĩ đại đã từng lưu ý, “Một tâm trí cởi mở, giống như một cái miệng mở, nên khép lại với một vài điều gì đó.” Đức Giáo Hoàng Lêô là một người có kinh nghiệm về quản lý, vì vậy ngài biết điều đó. Và hoàn toàn hợp lý khi hy vọng rằng ngài sẽ quản lý theo cách mà người Công Giáo được nhắc nhở về một sự thật cơ bản: Sự vững chắc, chứ không phải sự lỏng lẻo, là dấu hiệu của “đức tin đã được truyền cho các thánh” (Gđ 1:3).
Source:First Things
Linh mục Raymond J. de Souza: Hai vị Giáo Hoàng Lêô
J.B. Đặng Minh An dịch
04:15 16/05/2025
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài phân tích nhan đề “The Two Leos”, nghĩa là “Hai Vị Lêô” đăng trên tờ First Things ngày 15 tháng 5 năm 2025.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Do đó, tôi rất hài lòng với lời nhắc nhở của Đức Lêô XIV về Đức Leo XIII. Đức Tân Giáo Hoàng đã đặc biệt nhắc đến Đức Lêô XIII trị vì trong thời đại kinh tế và xã hội thay đổi; Đức Lêô XIV trực giác rằng một điều gì đó tương tự đang diễn ra, trong một cuộc cách mạng “công nghiệp” khác, cuộc cách mạng này được thúc đẩy bởi công nghệ kỹ thuật số và, như Đức Tân Giáo Hoàng đã đề cập cụ thể, đó là cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo.
Sự bao la trong huấn quyền của Đức Lêô XIII—hàng chục và hàng chục thông điệp trong hơn hai mươi lăm năm—là ở chỗ hầu như mọi thứ đều có thể tìm thấy ở đó. Vào hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm, trong một cuộc tiếp kiến Năm Thánh dành cho các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Đức Lêô XIV đã nhắc lại rằng vào năm 1894, Đức Lêô XIII là “Giáo hoàng đầu tiên dành một văn kiện cụ thể cho phẩm giá của các Giáo hội của anh em, trên hết là lấy cảm hứng từ thực tế rằng, 'công trình cứu chuộc con người bắt đầu ở Đông phương.'” Đức Lêô XIII là giáo hoàng đầu tiên làm được rất nhiều điều trong triều Giáo Hoàng của mình.
Hiến chương giáo huấn xã hội của Đức Lêô XIII, Rerum Novarum hay Tân Sự, được công bố cách đây 134 năm, vào ngày này, 15 tháng 5 năm 1891. Khi Đức Gioan Phaolô ban hành thông điệp kỷ niệm 100 năm của mình, Centesimus Annus, vào năm 1991, ngài đã ghi ngày là 1 tháng 5—đây là sự hài lòng của công chúng mà ngài tự cho phép mình sau khi Bức màn sắt sụp đổ, nhảy múa trên nấm mồ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào Ngày lễ Quốc tế Lao động.
Cha Thomas Joseph White, Dòng Đa Minh, gần đây đã viết trên First Things về Rerum Novarum, chỉ ra rằng tầm nhìn của Đức Lêô XIII là xã hội được tạo thành từ nhiều xã hội, mỗi xã hội có bản sắc và sứ mệnh riêng. Ba xã hội cần thiết là gia đình, nhà nước và Giáo hội. Ngoài ra còn có những xã hội khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Tất cả những xã hội này đều là những tác nhân theo đúng nghĩa của chúng; người ta có thể nói về tính xã hội của xã hội; xã hội là xã hội, các xã hội cùng nhau phát triển. Đức Gioan Phaolô II đã nói về những xã hội này như là “chủ thể”, không phải là “đối tượng”, và do đó ngài thích dùng cụm từ “chủ thể xã hội”. Xã hội được tạo thành từ vô số chủ thể hành động. Trở thành chủ thể chứ không phải là đối tượng có nghĩa là trở thành nguồn gốc của hành động, là tự do.
Thông điệp Rerum Novarum cần được đọc cùng với thông điệp Libertas năm 1888 của Đức Lêô XIII về quyền tự do của con người. “Tự do, là tài sản tự nhiên cao nhất, là một phần của bản chất trí tuệ hoặc lý trí, mang lại cho con người phẩm giá này—đó là con người 'nằm trong tay lời khuyên của mình' (Sirach 15:14) và có quyền lực đối với hành động của mình,” Đức Lêô XIII đã viết trong thông điệp trước đó.
Đức Lêô XIII không phải là người theo chủ nghĩa tự do; phần lớn Libertas nêu chi tiết các giới hạn thích hợp của tự do. Ngay cả những quyền tự do được coi trọng nhất về lương tâm, ngôn luận và báo chí cũng được Đức Lêô XIII sắp xếp theo chân lý và lợi ích chung; không có tự do nào mà không có mục đích thích hợp, hoặc tự do chỉ vì lợi ích của chính tự do. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh của Đức Lêô XIII về bản chất tốt đẹp của tự do đã xuất hiện vào năm 1888 và đặt ra nền tảng cho điều có thể được gọi là con đường “tự do” trong giáo lý xã hội Công Giáo.
Có thể nói về hai con đường mà giáo quyền đã đi về các vấn đề kinh tế kể từ thời Đức Lêô XIII. Có con đường tự do, trong đó hoàn cảnh khốn khổ của người lao động sẽ được giải quyết bằng cách mở rộng phạm vi tự do kinh tế, quyền tự quyết và khả năng sáng tạo của họ. Nó bắt nguồn từ quan điểm cho rằng nguồn lực sáng tạo lớn nhất của con người là chính bản thân họ, và rằng mong muốn của một quốc gia về “mức độ thịnh vượng khả thi lớn nhất” là có thể chấp nhận được, trong phạm vi công lý.
Người nghèo, theo quan điểm của Đức Lêô XIII, có khả năng sáng tạo và sản xuất để thoát khỏi đói nghèo; hệ thống chính trị và kinh tế có nghĩa vụ thúc đẩy điều này. Một thế kỷ sau, Đức Gioan Phaolô II đang vững vàng trên con đường tự do-sáng tạo-năng suất.
Con đường thay thế được phác thảo đầu tiên bởi Giáo hoàng Piô XI và phần lớn được Thánh Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi theo. Con đường này có xu hướng không tập trung vào tiềm năng chuyển từ nghèo đói sang thịnh vượng, mà tập trung vào bất bình đẳng và bóc lột như một nguyên nhân của nó. Con đường “bình đẳng” theo bản chất của nó có xu thế hướng tới hành động của nhà nước và các chính sách tái phân phối, thay vì tự do kinh tế và tăng trưởng.
Cả con đường tự do và con đường bình đẳng đều là một phần của giáo lý xã hội Công Giáo. Trong mỗi con đường đều có nhiều lựa chọn trong việc hoạch định chính sách kinh tế. Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ phù hợp ở đâu thì tất nhiên vẫn phải chờ xem.
Cha White lưu ý rằng “đó là một sai lầm lịch sử nghiêm trọng” khi tách Đức Lêô XIII của sự phục hưng kinh viện khỏi Đức Lêô XIII của học thuyết xã hội. “Đối với Đức Lêô XIII, sự phục hưng của chủ nghĩa kinh viện trong thế giới hiện đại là về sự hòa hợp sâu sắc giữa mặc khải thiêng liêng và lý trí tự nhiên (cả triết học và khoa học), nhưng nó cũng là về sự trao quyền chính trị “, ChaWhite viết. “Bằng cách cung cấp cho mọi người kiến thức thực sự về các nguyên tắc của phẩm giá con người và bằng cách chỉ ra phương thế mà các nguyên tắc này liên quan đến các ngành học khác như khoa học tự nhiên, người ta thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân lớn hơn cho mọi người và khả năng tiếp cận khả thi về kinh tế lớn hơn”.
Một kiến thức về chân lý thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân và khả năng kinh tế là một bản tóm tắt xuất sắc về ưu tiên tự do được tìm thấy trong tư tưởng của Đức Lêô XIII. Có lý do để nghĩ rằng bối cảnh Augustinô của Đức Lêô XIV trong nhân học Kitô giáo của các Giáo phụ, cũng như việc ngài tiếp xúc với các giới hạn của nhà nước ở Peru, về mặt chính trị và kinh tế, có thể khiến ngài đi theo con đường tự do, nhắc lại rằng tự do là năng khiếu tự nhiên lớn nhất.
Source:First Things
Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói với các nhà ngoại giao: Hòa bình và công lý có thể đạt được bằng cách đầu tư vào gia đình
Vũ Văn An
14:26 16/05/2025

Kristina Millare của hãng tin CNA, ngày 16 tháng 5 năm 2025, tường trình từ Vatican: Hôm thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho biết các xã hội hòa bình có thể đạt được nếu các chính phủ đầu tư vào các gia đình “được thành lập trên sự kết hợp ổn định giữa một người đàn ông và một người đàn bà” trong bài phát biểu đầu tiên của ngài trước đoàn ngoại giao được công nhận tại Tòa thánh.
Thực vậy, chào đón hơn 100 đại sứ đến dự buổi tiếp kiến được tổ chức bên trong Hội trường Clementine của Vatican, Đức Thánh Cha tuyên bố rằng việc giải quyết bất bình đẳng hoàn cầu cũng như chia rẽ sâu xa giữa “các châu lục, quốc gia và xã hội cá thể” phải bắt đầu từ gia đình.
“Điều này có thể đạt được trước hết bằng cách đầu tư vào gia đình, được xây dựng trên sự kết hợp ổn định giữa một người đàn ông và một người đàn bà, ‘một xã hội nhỏ nhưng chân chính, và trước tất cả các xã hội dân sự’”, ngài nói thêm, trích dẫn Rerum Novarum.
“Thật vậy, Giáo hội không bao giờ có thể được miễn trừ khỏi việc nói sự thật về nhân loại và thế giới, bất cứ khi nào cần thiết, hãy dùng đến ngôn ngữ thẳng thắn có thể tạo ra sự hiểu lầm ban đầu”, ngài nhận xét.

Trong buổi tiếp kiến ngày 16 tháng 5 với đoàn ngoại giao, Đức Thánh Cha cho biết hòa bình, công lý và sự thật là “ba từ thiết yếu” và là trụ cột của sứ mệnh truyền giáo và tiếp cận của Giáo hội và là “mục tiêu của ngoại giao Tòa thánh” với các quốc gia và chủ quyền.
“Chữ đầu tiên là hòa bình”, ngài nói. “Chúng ta thường coi đó là một chữ ‘tiêu cực’, chỉ biểu thị sự vắng bóng của chiến tranh và xung đột, vì sự đối lập là thành phần muôn đời của bản chất con người, thường khiến chúng ta sống trong ‘tình trạng xung đột’ liên tục ở nhà, tại nơi làm việc và trong xã hội.”
Lặp lại thông điệp về hòa bình của mình vào ngày bầu cử 8 tháng 5, Đức Thánh Cha đã nói với các đại sứ có mặt tại cuộc họp rằng hòa bình, “món quà đầu tiên của Chúa Kitô,” là một “món quà tích cực và đòi hỏi” cần thiết để xây dựng các mối quan hệ.
“Tôi tin rằng các tôn giáo và đối thoại liên tôn có thể đóng góp cơ bản vào việc thúc đẩy bầu không khí hòa bình,” ngài nói. “Điều này tất nhiên đòi hỏi sự tôn trọng hoàn toàn đối với quyền tự do tôn giáo ở mọi quốc gia, vì kinh nghiệm tôn giáo là một chiều kích thiết yếu của con người.”
Về công lý, Đức Thánh Cha cho biết làm việc vì hòa bình trước hết và trên hết “cần phải hành động công bằng.”
Ngài nhắc nhở các nhà lãnh đạo chính phủ về trách nhiệm của họ trong việc “xây dựng các xã hội dân sự hòa hợp và hòa bình” để bảo vệ phẩm giá của mọi người.
“Không ai được miễn trừ khỏi việc phấn đấu để đảm bảo tôn trọng phẩm giá của mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất, từ trẻ chưa chào đời đến người già, từ người bệnh đến người thất nghiệp, công dân và người nhập cư”, ngài tiếp tục.
Nhu cầu về sự thật trong một thế giới phải đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng nhiều lớp lang, Đức Giáo Hoàng Leo XIV — người tự nhận mình là “một công dân, hậu duệ của những người nhập cư, những người đã chọn di cư” — cho biết mọi người đều cần và khao khát sự thật “không bao giờ có thể tách rời khỏi lòng bác ái”.
“Vì vậy, sự thật không tạo ra sự chia rẽ mà đúng hơn là cho phép chúng ta đối diện với những thách thức của thời đại chúng ta một cách kiên quyết hơn, chẳng hạn như di cư, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức và việc bảo vệ hành tinh Trái đất thân yêu của chúng ta”, ngài nói thêm.

Bình luận về phát biểu của Đức Giáo Hoàng Leo XIV về vấn đề di cư, đại sứ Liên minh châu Âu tại Tòa thánh Martin Selmayr nói với phóng viên Valentina Di Donato của EWTN News rằng quyết định đưa "di cư và nhập cư vào cùng một bối cảnh" đã cho thấy rõ ràng thế giới quan Kitô giáo cơ bản của "vị giáo hoàng có tính hoàn cầu thực sự" của Giáo Hội Công Giáo về những vấn đề như vậy.
"Ngài đã nói về phẩm giá của mọi người trong xã hội, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất", ĐS Selmayr nói. Tôi nghĩ tên của ngài [Leo] và từ những gì chúng ta thấy hôm nay thì đây là một vị giáo hoàng — theo ấn tượng của tôi —muốn đóng một vai trò trên trường quốc tế".
Gần cuối bài phát biểu của ngài, Đức Thánh Cha đặc biệt bày tỏ hy vọng về hòa bình, công lý và sự thật sẽ bắt đầu ở "những nơi đau khổ nhất", cụ thể là ở Ukraine và Đất Thánh.
Sau buổi tiếp kiến của Đức Giáo Hoàng, đại sứ Nga tại Tòa thánh Ivan Soltanovsky đã nói với Di Donato rằng Vatican là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề thế giới.
"Vatican chắc chắn là một tác nhân quốc tế rất quan trọng, có sức mạnh về mặt đạo đức, chính trị, tâm lý — tôi nên nói như vậy," ông nói. "Điều này được tôn trọng ở mọi nơi, bao gồm cả Nga."
"Chúng tôi tôn trọng vai trò của Tòa thánh trong việc cung cấp các cơ sở hòa giải và giải quyết các khía cạnh nhân đạo," ông nói thêm.
Nguyên văn Diễn văn của Đức Leo XIV với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh
Vũ Văn An
14:57 16/05/2025
Theo tin Tòa Thánh, ngày 16 tháng 5, 2025, tại Phòng Clementine, Đức Thánh Cha Leo XIV đã tiếp kiến hơn 100 đại sứ. Nhân dịp này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây, theo ấn bản Anh ngữ, do Tòa Thánh cung cấp:

Thưa Đức Hồng Y,
Quý Đại sứ
Quý Bà và quý ông,
Chúc quý vị Bình an!
Tôi cảm ơn Ngài George Poulides, Đại sứ của Cộng hòa Síp và Trưởng đoàn Ngoại giao, vì lời chào nồng nhiệt thay mặt quý vị, và vì công việc không biết mệt mỏi mà ngài đã thực hiện đầy năng lực, tận tụy và lòng tốt đặc trưng của ngài. Những phẩm chất này đã giúp ngài nhận được sự kính trọng của tất cả những vị tiền nhiệm của tôi, những vị mà ngài đã gặp trong những năm làm nhiệm vụ tại Tòa thánh, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Phanxicô quá cố.
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với nhiều lời chúc tốt đẹp của quý vị sau khi tôi được bầu, cũng như những lời chia buồn về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Một số thông điệp đó cũng đến từ các quốc gia mà Tòa thánh không có quan hệ ngoại giao, một dấu hiệu đáng kể của sự tôn trọng cho thấy mối quan hệ song phương đang được củng cố.
Trong cuộc đối thoại của chúng ta, tôi muốn chúng ta luôn giữ được ý thức là một gia đình. Thật vậy, cộng đồng ngoại giao đại diện cho toàn thể gia đình các dân tộc, một gia đình chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của cuộc sống và các giá trị nhân bản và tinh thần mang lại ý nghĩa và định hướng cho nó. Ngoại giao Giáo hoàng là biểu thức của chính tính Công Giáo của Giáo hội. Trong hoạt động ngoại giao của mình, Tòa thánh được truyền cảm hứng từ một hoạt động mục vụ hướng đến mục tiêu không phải là tìm kiếm đặc quyền mà là củng cố sứ mệnh truyền giáo của mình để phục vụ nhân loại. Chống lại mọi hình thức thờ ơ, Tòa thánh kêu gọi lương tâm, như đã chứng kiến những nỗ lực không ngừng của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, luôn chú ý đến tiếng kêu của người nghèo, người thiếu thốn và người bị thiệt thòi, cũng như những thách thức đương thời, từ việc bảo vệ tạo thế đến trí tuệ nhân tạo.
Ngoài việc là một dấu hiệu hữu hình cho thấy sự tôn trọng của các quốc gia đối với Tòa thánh, sự hiện diện của quý vị ở đây hôm nay là một món quà dành cho tôi. Điều này cho phép tôi làm mới lại khát vọng của Giáo hội — và của riêng tôi — là vươn ra và ôm trọn tất cả các cá nhân và dân tộc trên Trái đất, những người cần và khao khát chân lý, công lý và hòa bình! Theo một nghĩa nào đó, kinh nghiệm sống của riêng tôi, trải dài khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu, đã được đánh dấu bằng khát vọng vượt qua biên giới để gặp gỡ những dân tộc và nền văn hóa khác nhau.
Thông qua công việc liên tục và kiên nhẫn của Phủ Quốc vụ khanh, tôi muốn tăng cường sự hiểu biết và đối thoại với quý vị và với các quốc gia của quý vị, nhiều quốc gia trong số đó tôi đã có vinh dự được đến thăm, đặc biệt là trong thời gian làm Bề trên Tổng quyền của Dòng Augustinô. Tôi tin rằng sự quan phòng của Thiên Chúa sẽ cho tôi thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu về các quốc gia mà từ đó quý vị phát xuất và cho phép tôi có nhiều cơ hội để xác nhận đức tin của nhiều anh chị em chúng ta trên khắp thế giới và xây dựng những cây cầu mới với tất cả những người thiện chí.
Trong cuộc đối thoại của chúng ta, tôi muốn chúng ta ghi nhớ ba từ ngữ thiết yếu đại diện cho các trụ cột của hoạt động truyền giáo của Giáo hội và mục tiêu của hoạt động ngoại giao của Tòa thánh.
Từ ngữ đầu tiên là hòa bình. Chúng ta thường coi đó là một từ ngữ “tiêu cực”, chỉ biểu thị sự vắng bóng của chiến tranh và xung đột, vì sự đối lập là thành phần muôn đời của bản chất con người, thường khiến chúng ta sống trong “tình trạng xung đột” liên tục ở nhà, nơi làm việc và trong xã hội. Khi đó, hòa bình chỉ đơn giản xuất hiện như một sự nghỉ ngơi, một khoảng dừng giữa các cuộc tranh chấp này và cuộc tranh chấp khác, vì dù chúng ta có cố gắng đến đâu thì căng thẳng vẫn luôn hiện hữu, giống như than hồng cháy dưới đống tro tàn, sẵn sàng bùng cháy bất cứ lúc nào.
Theo quan điểm Kitô giáo – nhưng cũng như trong các truyền thống tôn giáo khác – hòa bình trước hết và quan trọng nhất là một món quà. Đó là món quà đầu tiên của Chúa Kitô: “Ta ban cho các con sự bình an của Ta” (Ga 14:27). Tuy nhiên, đó là một món quà tích cực và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nó thu hút và thách thức mỗi người chúng ta, bất kể nền tảng văn hóa hay tôn giáo của chúng ta, trước hết đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực thay đổi bản thân. Hòa bình được xây dựng trong trái tim và từ trái tim, bằng cách loại bỏ lòng kiêu hãnh và sự trả thù, đồng thời lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận. Bởi vì lời nói, không chỉ là vũ khí, có thể gây thương tích và thậm chí giết người.
Về khía cạnh này, tôi tin rằng các tôn giáo và đối thoại liên tôn có thể đóng góp cơ bản vào việc thúc đẩy bầu không khí hòa bình. Điều này tất nhiên đòi hỏi sự tôn trọng hoàn toàn đối với quyền tự do tôn giáo ở mọi quốc gia, vì kinh nghiệm tôn giáo là một chiều kích thiết yếu của con người. Nếu không có nó, sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, mang lại sự thanh lọc trái tim cần thiết để xây dựng các mối quan hệ hòa bình.
Nỗ lực này, trong đó tất cả chúng ta được kêu gọi tham gia, có thể bắt đầu loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của mọi xung đột và mọi thôi thúc phá hoại để chinh phục. Nó đòi hỏi một thiện chí thực sự để tham gia vào đối thoại, được truyền cảm hứng từ mong muốn giao tiếp hơn là xung đột. Do đó, cần phải thổi luồng sinh khí mới vào ngoại giao đa phương và các tổ chức quốc tế các giải pháp được hình thành và thiết kế chủ yếu để khắc phục các tranh chấp có thể xảy ra trong cộng đồng quốc tế. Tất nhiên, cũng phải có quyết tâm ngăn chặn việc sản xuất các công cụ hủy diệt và chết chóc, vì như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lưu ý trong Sứ điệp Urbi et Orbi cuối cùng của ngài: Không có hòa bình nào “có thể xảy ra nếu không có giải trừ quân bị thực sự [và] yêu cầu mọi người phải tự bảo vệ mình không được biến thành cuộc chạy đua tái vũ trang”. [1]
Từ ngữ thứ hai là công lý. Làm việc vì hòa bình đòi hỏi phải hành động công bằng. Như tôi đã đề cập, tôi chọn tên của mình trước hết là nghĩ đến Đức Leo XIII, Giáo hoàng của Thông điệp xã hội vĩ đại đầu tiên, Rerum Novarum. Trong thời điểm thay đổi mang tính thời đại này, Tòa thánh không thể không lên tiếng trước nhiều sự mất cân bằng và bất công dẫn đến, không chỉ điều kiện làm việc không xứng đáng mà còn dẫn đến các xã hội ngày càng chia rẽ và xung đột. Mọi nỗ lực cần được thực hiện để khắc phục sự bất bình đẳng hoàn cầu - giữa sự giàu có và sự khốn cùng - đang tạo ra sự chia rẽ sâu xa giữa các châu lục, quốc gia và thậm chí trong từng xã hội cá thể.
Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính phủ là xây dựng xã hội dân sự hòa hợp và hòa bình. Điều này có thể đạt được trước hết bằng cách đầu tư vào gia đình, được xây dựng trên nền tảng sự kết hợp ổn định giữa một người đàn ông và một người đàn bà, “một xã hội nhỏ nhưng chân chính, và trước hết là xã hội dân sự”. [2] Ngoài ra, không ai được miễn trừ khỏi việc phấn đấu để đảm bảo tôn trọng phẩm giá của mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất, từ trẻ chưa sinh đến người già, từ người bệnh đến người thất nghiệp, cả công dân lẫn người nhập cư.
Câu chuyện của riêng tôi là câu chuyện về một công dân, hậu duệ của những người nhập cư, người đã chọn di cư. Tất cả chúng ta, trong suốt cuộc đời, có thể thấy mình khỏe mạnh hay ốm yếu, có việc làm hay thất nghiệp, sống ở quê hương hay ở nước ngoài, nhưng phẩm giá của chúng ta luôn không thay đổi: đó là phẩm giá của một tạo vật được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương.
Từ ngữ thứ ba là sự thật. Không thể xây dựng các mối quan hệ thực sự hòa bình, ngay cả trong cộng đồng quốc tế, nếu không có sự thật. Khi các từ ngữ mang những hàm ý mơ hồ và trái nghĩa, và thế giới ảo, với tri nhận bị thay đổi về thực tại, chiếm lĩnh không kiểm soát, thì rất khó để xây dựng các mối quan hệ chân thực, vì thiếu các tiền đề khách quan và thực tế của thông đạt.
Về phần mình, Giáo hội không bao giờ có thể được miễn trừ khỏi việc nói sự thật về nhân loại và thế giới, bất cứ khi nào cần thiết, phải dùng đến ngôn ngữ thẳng thắn có thể gây ra sự hiểu lầm ban đầu. Tuy nhiên, sự thật không bao giờ có thể tách rời khỏi lòng bác ái, vốn luôn có gốc rễ là mối quan tâm đến cuộc sống và hạnh phúc của mọi người nam và nữ. Hơn nữa, theo quan điểm của Kitô giáo, sự thật không phải là sự khẳng định các nguyên tắc trừu tượng và phi vật chất, mà là cuộc gặp gỡ với chính con người của Chúa Kitô, sống động giữa cộng đồng những người tin. Do đó, sự thật không tạo ra sự chia rẽ, mà đúng hơn là cho phép chúng ta đối diện với những thách thức của thời đại chúng ta một cách kiên quyết hơn, chẳng hạn như di cư, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức và bảo vệ hành tinh Trái đất thân yêu của chúng ta. Đây là những thách thức đòi hỏi sự cam kết và hợp tác từ phía tất cả mọi người, vì không ai có thể nghĩ đến việc đối diện với chúng một mình.
Thưa các Đại sứ,
Thừa tác vụ của tôi đã bắt đầu vào giữa Năm Thánh, dành riêng cho hy vọng. Đây là thời điểm hoán cải và đổi mới, và trên hết, là cơ hội để bỏ lại xung đột và bắt đầu một con đường mới, tin tưởng rằng, bằng cách làm việc cùng nhau, mỗi người chúng ta theo sự nhạy cảm và trách nhiệm của riêng mình, có thể xây dựng một thế giới mà mọi người đều có thể sống một cuộc sống đích thực của con người trong chân lý, công lý và hòa bình. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi, bắt đầu từ những nơi chịu đau khổ nhất, như Ukraine và Đất Thánh.
Tôi cảm ơn quý vị vì tất cả những công việc mà quý vị đang làm để xây dựng những cây cầu giữa các quốc gia của quý vị và Tòa thánh, và tôi trân trọng ban phước lành cho quý vị, gia đình và người dân của quý vị. Cảm ơn quý vị! Cảm ơn quý vị vì tất cả những công việc mà quý vị đang làm!
______________________________
[1] Đức Phanxicô, Sứ điệp Urbi et Orbi, 20 tháng 4 năm 2025.
[2] LEO XIII, Thông điệp Rerum Novarum, 15 tháng 5 năm 1891, 9.
Đức Giáo Hoàng Lêô đề nghị Putin và Tổng thống Zelenskiy đàm phán tại Vatican
Đặng Tự Do
17:22 16/05/2025
Một trong những quan chức cao cấp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV cho biết, ngài đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Putin dùng Vatican làm địa điểm tổ chức cuộc họp song phương Nga-Ukraine.
Theo tờ báo Ý La Stampa, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã đưa ra bình luận này với các phóng viên vào sáng thứ Sáu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng cho biết ông đã được Vatican thông báo như trên. Cho đến nay, chưa có bình luận nào từ phía Mạc Tư Khoa.
Đức Hồng Y Parolin gọi thảm họa xung quanh các cuộc đàm phán ở Istanbul là “thảm kịch vì chúng ta hy vọng rằng một tiến trình có thể được bắt đầu, có thể chậm nhưng với giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, nhưng thay vào đó, chúng ta lại quay trở lại điểm xuất phát”. Nhà độc tài Vladimir Putin đã cử một phái đoàn cấp rất thấp đến Istanbul khiến người ta tin rằng Putin không thực sự muốn có hòa bình.
Đức Hồng Y Parolin cho biết Vatican “sẽ xem xét phải làm gì nhưng tình hình hiện nay rất khó khăn và nghiêm trọng”, tờ La Stampa đưa tin, đồng thời nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời đề nghị với cả Ukraine và Nga về việc Vatican sẽ là địa điểm cho một cuộc gặp trực tiếp giữa hai bên.
Vatican là bối cảnh cho cuộc gặp quan trọng giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy, hai người đã ngồi lại với nhau tại lễ tang của Đức Thánh Cha Phanxicô và đạt được tiến triển trong việc thiết lập các cuộc đàm phán ở Istanbul bằng cách tăng cường áp lực của Tổng thống Trump lên Putin.
Nhận xét của Đức Hồng Y Parolin được đưa ra khi các phái đoàn từ Nga và Ukraine ngồi lại với nhau để tiến hành vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm, với hy vọng rằng cuối cùng họ có thể thống nhất chấm dứt tình trạng thù địch, ít nhất là tạm thời.
Nhưng Putin đã từ chối lời đề nghị đàm phán trực tiếp của Tổng thống Zelenskiy và thay vào đó cử một phái đoàn cấp thấp đến Istanbul, làm tiêu tan hy vọng về một bước đột phá lớn dẫn đến lệnh ngừng bắn hoàn toàn ban đầu trước khi đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Các cuộc đàm phán ở Istanbul đã kết thúc trong sự cay đắng, ít nhất là đối với phía Ukraine.
Một quan chức cao cấp giấu tên của Ukraine tham gia các cuộc đàm phán hòa bình đã cáo buộc Mạc Tư Khoa đưa ra “những yêu cầu không thể chấp nhận được” mà trước đó chưa từng được thảo luận, hãng tin The Associated Press đưa tin.
Điều này bao gồm lời kêu gọi lực lượng Kyiv rút khỏi các khu vực lãnh thổ rộng lớn mà họ kiểm soát để lệnh ngừng bắn hoàn toàn được thực hiện.
Vị quan chức này cho biết có vẻ như phái đoàn Nga “cố tình muốn đưa ra những điều không thể đạt được để có thể rời khỏi cuộc họp hôm nay mà không đạt được kết quả nào”.
Ông cho biết phía Ukraine tái khẳng định họ vẫn tập trung vào việc đạt được tiến triển thực sự - lệnh ngừng bắn ngay lập tức và con đường dẫn đến ngoại giao thực chất, “giống như Hoa Kỳ, các đối tác Âu Châu và các nước khác đã đề xuất”, vị quan chức này nói thêm.
Nga hài lòng với các cuộc đàm phán với Ukraine
Vladimir Medinsky, trợ lý của Putin và là nhà lãnh đạo phái đoàn Nga, cho biết ông hài lòng với các cuộc đàm phán, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Medinsky cho biết việc trao đổi tù nhân đã được thống nhất và cả hai bên sẽ đưa ra viễn cảnh về lệnh ngừng bắn, sau đó các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục.
Ông cho biết Ukraine cũng đã yêu cầu một cuộc gặp giữa Putin và Tổng thống Zelenskiy.
Medinsky hiện nay là cố vấn cho Vladimir Putin về các vấn đề tuyên truyền, một chức vụ rất thấp tại Điện Cẩm Linh. Trong một diễn biến có liên quan, Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga cho biết trước đây Medinsky là cố vấn cho Putin về các vấn đề ẩm thực, ăn uống hàng ngày. Ông chỉ ra một video cho thấy Medinsky đang thảo luận với hai bà nội trợ về nữ công gia chánh.
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ gặp Putin “ngay khi chúng tôi có thể sắp xếp được”, trong bình luận đưa ra trong chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, gọi tắt là UAE.
“Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải hành động thôi,” Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Mỹ đã nói rằng sẽ không có chuyện hòa bình giữa Nga và Ukraine xảy ra cho đến khi ông và Putin gặp nhau.
“Chúng ta phải chấm dứt việc giết chóc,” Tổng thống Trump phát biểu tại UAE, than thở về cái chết của trung bình 5.000 binh lính mỗi tuần và gọi cuộc xung đột này là “một cuộc chiến không đi đến đâu cả”.
“Chúng ta sẽ thực hiện được điều đó. Chúng ta phải thực hiện được điều đó,” ông nói về việc bảo đảm hòa bình.
Source:NewsweekPope Leo Offers Vatican to Putin, Zelensky for Talks
Theo tờ báo Ý La Stampa, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã đưa ra bình luận này với các phóng viên vào sáng thứ Sáu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng cho biết ông đã được Vatican thông báo như trên. Cho đến nay, chưa có bình luận nào từ phía Mạc Tư Khoa.
Đức Hồng Y Parolin gọi thảm họa xung quanh các cuộc đàm phán ở Istanbul là “thảm kịch vì chúng ta hy vọng rằng một tiến trình có thể được bắt đầu, có thể chậm nhưng với giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, nhưng thay vào đó, chúng ta lại quay trở lại điểm xuất phát”. Nhà độc tài Vladimir Putin đã cử một phái đoàn cấp rất thấp đến Istanbul khiến người ta tin rằng Putin không thực sự muốn có hòa bình.
Đức Hồng Y Parolin cho biết Vatican “sẽ xem xét phải làm gì nhưng tình hình hiện nay rất khó khăn và nghiêm trọng”, tờ La Stampa đưa tin, đồng thời nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời đề nghị với cả Ukraine và Nga về việc Vatican sẽ là địa điểm cho một cuộc gặp trực tiếp giữa hai bên.
Vatican là bối cảnh cho cuộc gặp quan trọng giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy, hai người đã ngồi lại với nhau tại lễ tang của Đức Thánh Cha Phanxicô và đạt được tiến triển trong việc thiết lập các cuộc đàm phán ở Istanbul bằng cách tăng cường áp lực của Tổng thống Trump lên Putin.
Nhận xét của Đức Hồng Y Parolin được đưa ra khi các phái đoàn từ Nga và Ukraine ngồi lại với nhau để tiến hành vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm, với hy vọng rằng cuối cùng họ có thể thống nhất chấm dứt tình trạng thù địch, ít nhất là tạm thời.
Nhưng Putin đã từ chối lời đề nghị đàm phán trực tiếp của Tổng thống Zelenskiy và thay vào đó cử một phái đoàn cấp thấp đến Istanbul, làm tiêu tan hy vọng về một bước đột phá lớn dẫn đến lệnh ngừng bắn hoàn toàn ban đầu trước khi đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Các cuộc đàm phán ở Istanbul đã kết thúc trong sự cay đắng, ít nhất là đối với phía Ukraine.
Một quan chức cao cấp giấu tên của Ukraine tham gia các cuộc đàm phán hòa bình đã cáo buộc Mạc Tư Khoa đưa ra “những yêu cầu không thể chấp nhận được” mà trước đó chưa từng được thảo luận, hãng tin The Associated Press đưa tin.
Điều này bao gồm lời kêu gọi lực lượng Kyiv rút khỏi các khu vực lãnh thổ rộng lớn mà họ kiểm soát để lệnh ngừng bắn hoàn toàn được thực hiện.
Vị quan chức này cho biết có vẻ như phái đoàn Nga “cố tình muốn đưa ra những điều không thể đạt được để có thể rời khỏi cuộc họp hôm nay mà không đạt được kết quả nào”.
Ông cho biết phía Ukraine tái khẳng định họ vẫn tập trung vào việc đạt được tiến triển thực sự - lệnh ngừng bắn ngay lập tức và con đường dẫn đến ngoại giao thực chất, “giống như Hoa Kỳ, các đối tác Âu Châu và các nước khác đã đề xuất”, vị quan chức này nói thêm.
Nga hài lòng với các cuộc đàm phán với Ukraine
Vladimir Medinsky, trợ lý của Putin và là nhà lãnh đạo phái đoàn Nga, cho biết ông hài lòng với các cuộc đàm phán, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Medinsky cho biết việc trao đổi tù nhân đã được thống nhất và cả hai bên sẽ đưa ra viễn cảnh về lệnh ngừng bắn, sau đó các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục.
Ông cho biết Ukraine cũng đã yêu cầu một cuộc gặp giữa Putin và Tổng thống Zelenskiy.
Medinsky hiện nay là cố vấn cho Vladimir Putin về các vấn đề tuyên truyền, một chức vụ rất thấp tại Điện Cẩm Linh. Trong một diễn biến có liên quan, Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga cho biết trước đây Medinsky là cố vấn cho Putin về các vấn đề ẩm thực, ăn uống hàng ngày. Ông chỉ ra một video cho thấy Medinsky đang thảo luận với hai bà nội trợ về nữ công gia chánh.
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ gặp Putin “ngay khi chúng tôi có thể sắp xếp được”, trong bình luận đưa ra trong chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, gọi tắt là UAE.
“Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải hành động thôi,” Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Mỹ đã nói rằng sẽ không có chuyện hòa bình giữa Nga và Ukraine xảy ra cho đến khi ông và Putin gặp nhau.
“Chúng ta phải chấm dứt việc giết chóc,” Tổng thống Trump phát biểu tại UAE, than thở về cái chết của trung bình 5.000 binh lính mỗi tuần và gọi cuộc xung đột này là “một cuộc chiến không đi đến đâu cả”.
“Chúng ta sẽ thực hiện được điều đó. Chúng ta phải thực hiện được điều đó,” ông nói về việc bảo đảm hòa bình.
Source:Newsweek
Tất cả các thánh và Giáo phụ được Đức Giáo Hoàng Leo XIV trích dẫn trong tuần đầu tiên của ngài
Vũ Văn An
17:34 16/05/2025

Courtney Mares của Hãng tin CNA, từ Vatican, ngày 15 tháng 5 năm 2025 cho hay: Trong tuần đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIV, các bài giảng và bài phát biểu của ngài đã trích dẫn các vị thánh và Giáo phụ từ Thánh Ignatius thành Antioch đến Thánh Gregory Cả.
Vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo từ dòng Augustinô đã giúp giáo dục các tín hữu thông qua kiến thức sâu rộng của ngài về các Giáo phụ. Sau đây là những vị mà ngài đã trích dẫn trong tuần đầu tiên đặt nền móng cho triều đại giáo hoàng của mình.
Thánh Augustinô (354–430)
Người Công Giáo gần như chắc chắn sẽ được nghe nhiều câu trích dẫn tuyệt vời hơn nữa từ Thánh Augustinô trong những năm tiếp theo của triều đại giáo hoàng này.
Trong lần đầu tiên xuất hiện trên loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 8 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã nói: “Tôi là một người thuộc dòng Augustinô, con trai của Thánh Augustinô, người đã từng nói, ‘Với anh em, tôi là một Kitô hữu, và vì anh em, tôi là một giám mục.’”
Đức Leo XIV đã tặng chúng ta một câu trích dẫn kinh điển khác của Thánh Augustinô trong bài phát biểu của ngài với các nhà báo vào ngày 12 tháng 5: “Chúng ta hãy sống tốt và thời đại sẽ tốt đẹp. Chúng ta là thời đại (Discourse 80.8).”
Phương châm của vị giáo hoàng dưới huy hiệu của ngài cũng có một câu trích dẫn từ Thánh Augustinô, “In Illo uno unum,” có nghĩa là “Trong Đấng Duy Nhất, chúng ta là một.” Nó xuất phát từ một cuộc thảo luận về Thánh vịnh 128 (127 trong bản Phổ Thông tiếng Latinh) trong “Expositions of the Psalms” của Thánh Augustinô: “Không phải như thể Người là một và chúng ta là nhiều; không, chúng ta là nhiều người nhưng là một trong Người, Người là duy nhất.”
Thánh Ignatius thành Antioch (thế kỷ thứ hai)
Trong Thánh lễ đầu tiên của ngài với tư cách là giáo hoàng, Đức Leo XIV đã đồng nhất mình trong tư cách người kế vị Thánh Phêrô với Thánh Ignatius thành Antioch, người đã bị tử đạo một cách nổi tiếng bằng cách bị ném cho sư tử.
Trong bài giảng của mình tại Nhà nguyện Sistine vào ngày 9 tháng 5, ngài đã suy gẫm về một câu trong “Thư gửi tín hữu Rôma” của Thánh Ignatius thành Antioch vào thế kỷ thứ hai: “Lúc đó, tôi sẽ thực sự là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, khi thế gian không còn nhìn thấy thân xác tôi nữa.”
“Trước hết, tôi nói điều này với chính mình, với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, khi tôi bắt đầu sứ mệnh của mình với tư cách là giám mục của Rôma và, theo cách diễn đạt nổi tiếng của Thánh Ignatius thành Antioch, tôi được kêu gọi chủ trì trong đức ái đối với Giáo hội hoàn vũ (xem Thư gửi tín hữu Rôma, Lời mở đầu),” Đức Leo XIV nói như thế.
“Thánh Ignatius, người bị xiềng xích dẫn đến thành phố này, nơi diễn ra cuộc hy sinh sắp xảy ra của ngài, đã viết cho các Kitô hữu ở đó: ‘Khi đó, tôi sẽ thực sự là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, khi thế gian không còn nhìn thấy thân xác tôi nữa’ (Thư gửi tín hữu Rôma, IV, 1).
“Thánh Ignatius muốn nói về việc bị thú dữ ăn thịt trên đấu trường — và điều đó đã xảy ra — nhưng những lời của ngài áp dụng chung hơn cho một cam kết không thể thiếu đối với tất cả những người trong Giáo hội đang thực hiện một thừa tác vụ có thẩm quyền. Đó là tránh sang một bên để Chúa Kitô có thể ở lại, làm cho mình trở nên nhỏ bé để Người có thể được biết đến và tôn vinh (xem Ga 3:30), cống hiến hết mình để tất cả mọi người có cơ hội biết đến và yêu mến Người.”
Thánh Gregory Cả (540–604)
Trong bài diễn văn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Leo XIV lúc đọc kinh Regina Caeli, trong đó ngài hát bài cầu nguyện nổi tiếng về Đức Mẹ bằng tiếng Latinh, ngài cũng trích dẫn Thánh Gregory Cả, người mà ngài nói là dạy mọi người “đáp lại tình yêu của những người yêu thương họ (Bài giảng 14:3-6).”
Thánh Ephrem người Syria (306–373)
Trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Leo XIV trước các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, ngài đã trích dẫn các tác phẩm của một số Giáo phụ Đông phương, trong số đó có Thánh Ephrem người Syria, một nhà thần học được tôn kính trong cả Giáo Hội Công Giáo và Chính thống giáo, đặc biệt là trong Kitô giáo Syria.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói: “Cùng nhau, chúng ta có thể cầu nguyện với Thánh Ephrem người Syria và nói với Chúa Giêsu: ‘Vinh danh Người, Đấng đã đặt thập giá của Người như một cây cầu bắc qua cái chết… Vinh danh Người, Đấng đã mặc lấy thân xác phàm nhân và biến nó thành nguồn sống cho mọi người phàm’ (Bài giảng về Chúa chúng ta, 9).”
Thánh Isaac thành Nineveh (613–700)
Đáng chú ý, Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng chọn trích dẫn Thánh Isaac thành Nineveh, một giám mục người Assyria thế kỷ thứ bảy được tôn kính trong các truyền thống Kitô giáo, người mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thêm vào Sổ Các Tử đạo Rôma vào tháng 11 năm ngoái trong một cuộc họp với Đức Mar Awa III, Thượng phụ Công Giáo của Giáo hội Assyria phương Đông.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã nói: “Vậy thì chúng ta phải cầu xin ân sủng để thấy được sự chắc chắn của Lễ Phục sinh trong mọi thử thách của cuộc sống và không nản lòng, hãy nhớ rằng, như một Giáo phụ vĩ đại khác của phương Đông đã viết, 'tội lỗi lớn nhất là không tin vào sức mạnh của Sự phục sinh' (Thánh Isaac thành Nineveh, Sermones ascetici, I, 5).”
Thánh Symeon Nhà Thần học Mới (949–1022)
Trong bài phát biểu của ngài trước các Giáo hội Đông phương, Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng trích dẫn một đan sĩ Chính thống giáo Đông phương, Thánh Symeon Nhà Thần học Mới, người cũng được tôn kính trong các Giáo Hội Công Giáo Byzantine.
Đức Giáo Hoàng nói rằng Thánh Symeon đã sử dụng một hình ảnh hùng hồn: “‘Giống như người ném bụi vào ngọn lửa của một lò lửa đang cháy sẽ dập tắt nó, thì những lo lắng của cuộc sống này và mọi loại gắn bó với những thứ tầm thường và vô giá trị sẽ phá hủy hơi ấm của trái tim ban đầu được thắp sáng’ (Các chương thực hành và thần học, 63).”
Thánh Gioan Phaolô II (1920–2005)
Vị giáo hoàng mới không chỉ giới hạn mình trong việc trích dẫn các Giáo phụ đầu tiên của Giáo hội. Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng nhắc lại những lời nổi tiếng của Thánh Gioan Phaolô II từ loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô: “Đừng sợ!”
Đức Gioan Phaolô II lần đầu tiên nói những lời này trong Thánh lễ nhậm chức của mình vào ngày 22 tháng 10 năm 1978, rằng: “Đừng sợ. Hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô. Hãy mở ranh giới của các quốc gia, hệ thống kinh tế và chính trị, các lĩnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển để quyền năng cứu rỗi của Người mở ra. Đừng sợ. Chúa Kitô biết ‘những gì trong con người.’ Chỉ mình Người biết điều đó.”
Đức Giáo Hoàng Ba Lan tiếp tục lặp lại cụm từ “Đừng sợ” nhiều lần trong suốt triều đại của ngài.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã sử dụng những từ này trong bài phát biểu đầu tiên của ngài lúc hát kinh Regina Caeli khi thảo luận về nhu cầu cầu nguyện cho nhiều ơn gọi hơn trong số những người trẻ tuổi. “Và với những người trẻ tuổi, tôi nói: Đừng sợ! Hãy chấp nhận lời mời của Giáo hội và của Chúa Kitô!” Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói như thế.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng trích dẫn lời Đức Gioan Phaolô II trong bài phát biểu của mình trước các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, nói với họ rằng: “Quả thật, các bạn có ‘một vai trò độc đáo và đặc quyền như bối cảnh ban đầu nơi Giáo hội ra đời.’”
Thánh Phaolô VI (1897–1978)
Trong bài phát biểu ngày 10 tháng 5 trước các Hồng Y đã bầu ngài, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã nói: “Các anh em thân mến, tôi muốn kết thúc phần đầu tiên của cuộc họp của chúng ta bằng cách nêu lên hy vọng của riêng tôi — và cũng đề xuất với các anh em — mà Thánh Phaolô VI đã bày tỏ khi nhậm thừa tác vụ Phêrô năm 1963: ‘Nguyện nó lan tỏa khắp thế giới như ngọn lửa đức tin và tình yêu vĩ đại bùng cháy trong tất cả những người nam và người nữ thiện chí. Nguyện nó soi sáng con đường hợp tác lẫn nhau và ban phước cho nhân loại một cách dồi dào, bây giờ và mãi mãi, với chính sức mạnh của Thiên Chúa, mà nếu không có sự giúp đỡ của Người, không có gì là hợp lệ, không có gì là thánh thiện’ (Sứ điệp Qui Fausto Die gửi đến toàn thể gia đình nhân loại, ngày 22 tháng 6 năm 1963).”
Thánh Phêrô (thế kỷ thứ nhất)
Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã cầu nguyện và suy gẫm rất nhiều về Thừa tác vụ Phêrô và tìm đến các vị thánh giáo hoàng trong quá khứ để xin sự hướng dẫn.
Bài giảng đầu tiên của ngài trong Thánh lễ đầu tiên với tư cách là giáo hoàng tập trung vào mối quan hệ giữa Thánh Phêrô và Chúa Giêsu, cụ thể là câu hỏi của Chúa Giêsu với Thánh Phêrô, "Các con bảo Thầy là ai?" và lời đáp của Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng đã quyết định cử hành một trong những Thánh lễ riêng đầu tiên của mình tại hầm mộ của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại mộ Thánh Phêrô vào ngày 11 tháng 5.
Đức Trinh Nữ Maria
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cũng nhấn mạnh rằng ngài được bầu vào ngày Cầu nguyện khẩn cầu Đức Mẹ Pompeii. Trong lần xuất hiện đầu tiên với tư cách là giáo hoàng từ loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, vị giáo hoàng mới đã yêu cầu đám đông cùng cầu nguyện một Kinh Kính Mừng với ngài trước khi ban phép lành trọng thể “urbi et orbi” bằng tiếng Latinh.
Ngài nói: “Hôm nay là ngày Cầu nguyện khẩn cầu Đức Mẹ Pompeii. Mẹ Maria của chúng ta luôn muốn đồng hành cùng chúng ta, luôn gần gũi chúng ta, giúp đỡ chúng ta bằng sự chuyển cầu và tình yêu của Mẹ. Vì vậy, tôi muốn cùng cầu nguyện với anh chị em. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho sứ mệnh mới này, cho toàn thể Giáo hội, cho hòa bình trên thế giới, và chúng ta hãy cầu xin Đức Maria, Mẹ chúng ta, ban cho ân sủng đặc biệt này.”
Một trong những điều ngạc nhiên đầu tiên của ngài trên cương vị giáo hoàng là thực hiện một chuyến hành hương tự phát đến một đền thánh Đức Mẹ ở ngoại ô Rôma, Đền thờ Mẹ Chỉ bảo Đáng lành ở Genazzano, Ý.
“Tôi rất muốn đến đây trong những ngày đầu tiên của thừa tác vụ mới mà Giáo hội đã giao phó cho tôi, để thực hiện sứ mệnh này với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô”, Đức Leo nói với những người có mặt.
Ngài nói: “Vì Mẹ không bao giờ bỏ rơi con cái của mình, nên các con cũng phải chung thủy với Mẹ”.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ sống trong dinh thự giáo hoàng truyền thống chưa được Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng
Đặng Tự Do
17:37 16/05/2025
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV dự kiến sẽ chuyển đến dinh thự chính thức của giáo hoàng, một khu vực ở tầng cao nhất của Điện Tông Tòa, thay đổi nơi ở mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng trong 12 năm.
Dinh thự của Giáo hoàng, là một chuỗi các phòng bao quanh Sân Sixtô Đệ Ngũ của Vatican, là nơi ở truyền thống của các Đức Giáo Hoàng trong hơn một thế kỷ trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô từ bỏ nơi ở đó để chuyển đến một dãy phòng trong nhà khách của Vatican, nhà trọ Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích quyết định của mình là “nhu cầu sống một cuộc sống gần gũi với những người khác” trong một cuộc phỏng vấn năm 2013. Đức Giáo Hoàng quá cố cho biết dinh thự của các giáo hoàng “cũ, được trang trí trang nhã và rộng rãi.” Ngài cũng nhấn mạnh rằng nó không sang trọng như báo chí đồn thổi.
Lựa chọn nơi ở của Đức Phanxicô thường được hiểu là dấu hiệu cho thấy ngài giản dị và từ chối sự xa hoa của giáo hoàng. Tuy nhiên, nhiều người nhận định rằng việc Đức Leo chuyển đến dinh thự giáo hoàng là một quyết định sáng suốt.
Trước hết, nhà khách Vatican rất đông đúc và bận rộn so với sự riêng tư trong dinh thự của giáo hoàng. Việc Đức Giáo Hoàng sống ở nhà khách Vatican sẽ gây thêm căng thẳng cho việc bảo vệ an ninh cho ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô sống trong một phòng ngủ ở tầng hai có phòng khách liền kề nhưng thường xuyên đến Điện Tông Tòa để họp và tiếp kiến. Vào cuối triều Giáo Hoàng của mình, ngài cũng tiếp khách tại nhiều phòng họp khác nhau của nhà khách.
Thứ hai, nếu Đức Giáo Hoàng sống ở nhà khách Vatican, tầng hai của nhà khách không thể cho thuê trong khi dinh thự giáo hoàng lại bỏ trống.
Theo những người đã từng đến đó, nhà khách Santa Marta đặt ra những thách thức an ninh đáng kể và khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn nơi đây làm nơi ở chính thức sau cuộc bầu cử năm 2013, một phần ở tầng hai đã bị đóng cửa đối với khách vì lý do an ninh.
Tiến sĩ George Weigel cũng đề nghị rằng “vị Giáo Hoàng tiếp theo nên trở về căn nhà của Đức Giáo Hoàng tại điện Tông Tòa—và sau đó mời báo chí quốc tế đến thăm, để cho thế giới thấy rằng đó là một ngôi nhà của tầng lớp trung lưu Ý, chứ không phải là một Xanadu xa hoa.”
Các khu vực trong Điện Tông Tòa bao gồm một nhà nguyện, phòng ngủ và phòng tắm, phòng làm việc của giáo hoàng, văn phòng cho thư ký của giáo hoàng, phòng khách, phòng ăn, bếp và thư viện để họp. Kể từ triều Giáo Hoàng của Gioan Phaolô Đệ Nhị, kết thúc bằng bệnh tật, căn nhà cũng bao gồm một phòng y tế được trang bị sau đó được mở rộng để bao gồm cả thiết bị nha khoa. Ngoài ra còn có một khu vườn trên mái và các phòng cho nhân viên dọn phòng.
Điện Tông Tòa là một tòa nhà lớn nằm ngay phía đông bắc của Đền Thờ Thánh Phêrô, bên trong Thành phố Vatican. Một góc của tòa nhà nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô.
Bên cạnh căn nhà của giáo hoàng, Điện Tông Tòa — đôi khi còn được gọi là Cung điện Sixtô Đệ Ngũ theo tên của vị giáo hoàng, người đã xây dựng phần lớn nơi này — bao gồm các văn phòng của Vatican, thư viện Vatican và một số phòng hiện là một phần của Bảo tàng Vatican.
Một số cửa sổ của căn nhà giáo hoàng nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, bao gồm cả cửa sổ mà các giáo hoàng gần đây, bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ xuất hiện hàng tuần vào các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ để cầu nguyện Kinh Truyền Tin hoặc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và đưa ra một suy tư ngắn gọn. Vào ngày 11 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Lêô đã hát Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng từ ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô lần đầu tiên.
Theo thông lệ gần đây, dinh thự của Đức Giáo Hoàng có thể sẽ trải qua một số cải tạo và tùy chỉnh trước khi Đức Lêô chuyển đến. Kể từ khi được bầu, Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục cư ngụ trong căn nhà Vatican mà ngài sử dụng khi làm tổng trưởng của Bộ Giám mục, nằm trong Palazzo Sant'Uffizio, tòa nhà cũng là nơi đặt văn phòng của Bộ Giáo lý Đức tin.
Source:Catholic News Agency
Nguyên văn Diễn từ của Đức Leo XIV khi tiếp các Tu Sĩ Dòng Trường Kitô giáo, ngày 15 tháng 5 năm 2025
Vũ Văn An
17:39 16/05/2025

“Bàn thờ của các bạn chính là lớp học của các bạn,” Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã nói với một nhóm anh em De La Salle, những người mà ngài đã gặp trong một buổi tiếp kiến riêng vào ngày 15 tháng 5.
Đức Giáo Hoàng đã nhận xét với các thành viên của dòng giảng dạy rằng những người trẻ tuổi luôn là “một ngọn núi lửa của cuộc sống, đầy năng lực, tình cảm và ý tưởng.” Nhưng ngài nói rằng họ cũng cần được giúp đỡ để vượt qua những trở ngại trong quá trình phát triển của họ:
“Hãy nghĩ đến sự cô lập do các mô hình quan hệ tràn lan ngày càng được đánh dấu bằng sự hời hợt, chủ nghĩa cá nhân và sự bất ổn về mặt cảm xúc; sự lan rộng của các khuôn mẫu tư duy bị suy yếu bởi chủ nghĩa tương đối; và sự phổ biến của các nhịp điệu và lối sống trong đó không có đủ chỗ cho việc lắng nghe, suy gẫm và đối thoại, ở trường học, trong gia đình và đôi khi giữa chính những người bạn đồng trang lứa, dẫn đến sự cô đơn”.
Sau đây là bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng gửi đến những người có mặt tại buổi tiếp kiến:
Bài phát biểu của Đức Thánh Cha
Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, bình an cho anh chị em.
Thưa Đức Hồng Y,
Anh chị em thân mến, xin chào mừng!
Tôi rất vui mừng được tiếp đón anh chị em, nhân kỷ niệm 300 năm ngày ban hành Tông sắc In apostolicae Dignitatis solio, trong đó Đức Giáo Hoàng Benedict XIII đã phê chuẩn Viện của anh chị em và Quy chế của anh chị em (ngày 26 tháng 1 năm 1725). Sự kiện này cũng trùng với kỷ niệm 75 năm ngày Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên bố Thánh Gioan Baotixita de La Salle là “Đấng bảo trợ trên trời của tất cả các nhà giáo dục” (xem Tông thư Quod ait, ngày 15 tháng 5 năm 1950: AAS 12, 1950, 631-632).
Sau ba thế kỷ, thật tốt khi thấy sự hiện diện của anh chị em vẫn tiếp tục mang đến sự tươi mới của một thực thể giáo dục phong phú và rộng lớn, nơi mà ở nhiều nơi trên thế giới, anh chị em vẫn tận tụy với việc đào tạo thế hệ trẻ với lòng nhiệt thành, lòng trung thành và tinh thần hy sinh.
Chính trong bối cảnh của lễ kỷ niệm này, tôi muốn dừng lại và cùng anh chị em suy gẫm về hai khía cạnh trong lịch sử của anh chị em mà tôi cho là quan trọng đối với tất cả chúng ta: sự chú ý đến các biến cố đương thời và chiều kích thừa tác và truyền giáo của việc giảng dạy trong cộng đồng.
Những khởi đầu trong công việc của anh chị em nói lên rất nhiều điều về “các biến cố đương thời”. Thánh Gioan Baotixita de La Salle bắt đầu bằng cách đáp lại lời yêu cầu giúp đỡ của một giáo dân, Adriano Nyel, người đang đấu tranh để duy trì “trường học của người nghèo” của ngài. Người sáng lập của anh chị em đã nhận ra trong lời cầu xin giúp đỡ của ngài một dấu hiệu của Thiên Chúa; ngài đã chấp nhận thử thách và bắt tay vào làm việc. Vì vậy, vượt ra ngoài ý định và kỳ vọng của riêng mình, ngài đã mang đến một hệ thống giảng dạy mới: hệ thống Trường học Ki-tô giáo, miễn phí và mở cửa cho tất cả mọi người. Trong số các yếu tố đổi mới mà ngài đưa ra trong cuộc cách mạng sư phạm này có việc giảng dạy theo lớp chứ không còn là giảng dạy cho từng học sinh nữa; thay vì tiếng Latinh, ngài đã sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ giảng dạy, ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận; các bài học Chúa Nhật, trong đó ngay cả những người trẻ tuổi buộc phải làm việc vào các ngày trong tuần cũng có thể tham gia; và sự tham gia của các gia đình vào chương trình giảng dạy của trường, theo nguyên tắc “tam giác giáo dục”, vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Vì vậy, các vấn đề khi nảy sinh, thay vì làm nản lòng ngài, đã thúc đẩy ngài tìm kiếm những câu trả lời sáng tạo và mạo hiểm vào những con đường mới và thường chưa được khám phá.
Tất cả những điều này chỉ có thể khiến chúng ta suy nghĩ, và nó cũng đặt ra những câu hỏi hữu ích. Trong thế giới của giới trẻ ngày nay, những thách thức cấp bách nhất cần phải đối mặt là gì? Những giá trị nào cần được cổ vũ? Những nguồn lực nào có thể được trông cậy?
Những người trẻ tuổi của thời đại chúng ta, giống như những người ở mọi lứa tuổi, là một ngọn núi lửa của sự sống, đầy năng lực, tình cảm và ý tưởng. Có thể thấy điều đó từ những điều tuyệt vời mà họ có thể làm, trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, họ cũng cần sự giúp đỡ để khối tài sản lớn này phát triển hài hòa và vượt qua những gì, mặc dù theo cách khác với quá khứ, vẫn có thể cản trở sự phát triển lành mạnh của họ.
Ví dụ, trong khi vào thế kỷ XVII, việc sử dụng tiếng Latinh là rào cản không thể vượt qua đối với việc thông đạt của nhiều người, thì ngày nay, có những trở ngại khác cần phải đối đầu. Hãy nghĩ đến sự cô lập do các mô hình quan hệ tràn lan ngày càng được đánh dấu bằng sự hời hợt, chủ nghĩa cá nhân và sự bất ổn về cảm xúc; sự lan truyền của các mô hình tư duy bị suy yếu bởi chủ nghĩa tương đối; và sự phổ biến của nhịp điệu và lối sống trong đó không có đủ chỗ cho việc lắng nghe, suy gẫm và đối thoại, ở trường học, trong gia đình và đôi khi giữa chính những người bạn đồng trang lứa, dẫn đến sự cô đơn.
Đây là những thách thức đòi hỏi cao, nhưng chúng ta cũng có thể biến chúng thành bàn đạp để khám phá các cách thức, phát triển các công cụ và áp dụng các ngôn ngữ mới để tiếp tục chạm đến trái tim của học sinh, giúp đỡ các em và thúc đẩy các em đối diện với mọi trở ngại với lòng can đảm để cống hiến hết mình trong cuộc sống, theo kế hoạch của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, sự chú ý mà anh chị em dành cho trường học của mình, cho việc đào tạo giáo viên và cho việc tạo ra các cộng đồng giáo dục trong đó nỗ lực giảng dạy được làm phong phú thêm bởi sự đóng góp của mọi người là điều đáng khen ngợi. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục trên những con đường này.
Nhưng tôi muốn chỉ ra một khía cạnh khác của thực tại Lasan mà tôi cho là quan trọng: việc giảng dạy được sống như một thừa tác vụ và sứ mệnh, như sự thánh hiến trong Giáo hội. Thánh Gioan Baotixita de La San không muốn có linh mục trong số các giáo viên của các Trường Kitô giáo, mà chỉ có “những người anh em”, để mọi nỗ lực của anh chị em, với sự giúp đỡ của Chúa, đều hướng đến việc giáo dục học sinh. Ngài thích nói: “Bàn thờ của anh chị em là ngai tòa”, qua đó thúc đẩy một thực tại cho đến nay vẫn chưa được biết đến trong Giáo hội thời của ngài: đó là giáo viên và giáo lý viên giáo dân, được trao cho cộng đồng một “thừa tác vụ” chân chính, theo nguyên tắc truyền giáo bằng cách giáo dục, và giáo dục bằng cách truyền giáo (xem Đức Phanxicô, Diễn văn gửi đến những người tham dự Tổng hội của các Anh em Trường Kitô giáo, ngày 21 tháng 5 năm 2022).
Theo cách này, đặc sủng của trường học, mà anh chị em chấp nhận với lời khấn thứ tư về giảng dạy, ngoài việc phục vụ xã hội và là một công việc bác ái có giá trị, ngày nay vẫn xuất hiện như một trong những biểu thức đẹp đẽ và hùng hồn nhất của nhiệm vụ tư tế, tiên tri và vương giả mà tất cả chúng ta đã nhận được trong Bí tích Rửa tội, như đã nêu bật trong các văn kiện của Công đồng Vatican II. Do đó, trong các đơn vị giáo dục của anh chị em, các anh em tu sĩ làm cho chức thánh rửa tội trở nên hữu hình một cách tiên tri, thông qua việc thánh hiến của họ, thúc đẩy mọi người (x. Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 44), mỗi người theo vị thế và nhiệm vụ của mình, không có sự khác biệt, “như những thành viên sống động, dành toàn bộ năng lực của mình cho sự phát triển của Giáo hội và sự thánh hóa liên tục của Giáo hội” (ivi., 33).
Vì lý do này, tôi hy vọng rằng ơn gọi thánh hiến tu sĩ La San có thể phát triển, rằng chúng có thể được khuyến khích và thúc đẩy, trong các trường học của anh chị em và bên ngoài các trường học, và rằng, cùng với tất cả các thành phần đào tạo khác, chúng có thể góp phần truyền cảm hứng cho những con đường thánh thiện vui tươi và hiệu quả trong số những người trẻ theo học tại các trường học đó.
Cảm ơn những gì anh chị em đã làm! Tôi cầu nguyện cho anh chị em và ban cho anh chị em Phép lành Tòa thánh, mà tôi vui mừng ban cho toàn thể Gia đình Lasan.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hy vọng tan nát, Linh mục sẽ làm gì?
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
06:59 16/05/2025
HY VỌNG TAN NÁT, LINH MỤC SẼ LÀM GÌ?
Ngay ngày lễ Chúa Chiên Lành (11.5.2025) và ngay trong tuần lễ mừng Chúa Chiên Lành, trong địa hạt chúng tôi liên tiếp tổ chức hai lễ Tạ ơn "mở tay" long trọng cho hai tân linh mục và một lễ Tạ ơn 55 năm linh mục của một linh mục cao niên.
Lễ Tạ ơn mở tay hay Tạ ơn kỷ niệm chịu chức nào cũng giống nhau: trước, trong và sau thánh lễ, từ người dẫn chương trình, người đi dự lễ, người dẫn lễ, người trong Ban tổ chức, đến người bảo vệ, người giữ xe, cả các bé thiếu nhi... Từ chiếc dải băng trên cổng nhà thờ đến Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các đoàn thể lẫn nhiều tu sĩ và cả các linh mục hiện diện... Tất cả đều trao lời cho quý cha: "Chúc mừng cha". Những ngày ấy, các cha nhận được các cơn mưa lời "chúc mừng"...
Giữa bầu khí vui rất vui, tiếng cười, tiếng nhạc, tiếng trống rền vang như muốn xé không gian trong lễ mở tay của một tân linh mục, bỗng một linh mục đàn anh ghé tai tôi nói bằng giọng khá chua chát: "Nay họ chúc mừng. Mai họ có thể đem lên giàn hỏa thiêu".
Câu nói nửa đùa nửa thật, dù tôi không hoàn toàn đồng ý, nhưng suy cho cùng, không theo khía cạnh tương quan giữa người với người, nhưng theo tương quan với thời đại, với gánh nặng trong trách vụ, có lẽ lời nhận xét trên cũng phần nào hữu lý.
I. TẤN CÔNG TỪ NGOÀI.
"Làm linh mục". Người đời thường nói thế. Nhưng thực ra, người linh mục, nếu chỉ "làm linh mục", dù đã khó, không phải khó nhất. Bởi khi đã làm linh mục, người linh mục chỉ dừng lại ở những gì mà họ thể hiện cho "tròn vai", thì vị linh mục đó xem chừng chỉ là "ông thợ" linh mục.
Còn để thực sự sống cho hai tiếng "linh mục" với tất cả sự ôm ấp, với trọn nỗi niềm, với tình yêu cố gắng từng ngày đi đến tròn đầy, với mọi "vui mừng và hy vọng", mọi "ưu sầu và lo lắng" của lịch sử, của con người và của thời đại trở thành niềm vui sống, lẽ sống và sức sống của linh mục thì trách vụ sống ơn gọi của mình, sẽ làm cho linh mục phải đối diện với vô vàn khó khăn, đối đầu, trầy xướt, thương tích...
- Bởi trách nhiệm của linh mục đâu chỉ giới thiệu hạt giống Tin Mừng nhưng phải gieo hạt giống Tin Mừng vào lòng anh chị em. Trách nhiệm càng khó khăn hơn nữa khi phải gìn giữ và nuôi nấng để hạt giống lớn lên và sinh kết quả.
- Đàng khác, làm linh mục giữa thời hiện đại, thời mà con người mang nặng thèm khát sở hữu. Bằng mọi giá, dẫu chà đạp lên cuộc sống, chà đạp lên nhân phẩm của người khác, dẫu là thủ đoạn, là loại trừ đồng loại, miễn sở hữu thật nhiều.
- Làm linh mục giữa một thế giới ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã thấm vào từng ngỏ ngách của đời sống, biến con người thành cái máy sản xuất, vật chất trở thành ông chủ. Nghĩa là bằng mọi giá, phải nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm tiêu thụ dễ dàng, dẫu sức lực của người lao động bỏ ra bất kể là ở mức độ nào. Hóa ra con người phải phục vụ chính sản phẩm mình làm ra, thay vì chúng phải phục vụ mình.
Từ chỗ đề cao vật chất, xem nhẹ giá trị con người, nhân loại cũng lún sâu vào một thứ tâm lý tệ hại: loại bỏ tất cả những gì là thánh thiêng, những gì là giá trị tinh thần, những gì mang chiều sâu nội tâm và khoác vào một thứ chủ nghĩa hưởng thụ, một thứ chủ nghĩa đầy vật chất.
- Làm linh mục hôm nay là làm linh mục giữa một thế giới bị bao vây bởi quan niệm lệch lạc về tự do. Nghĩ rằng tự do là thoát khỏi sự ràng buộc của mọi lề luật, dẫu đó là lề luật làm nên giá trị con người, vì thế người ta vong thân.
Vì cho rằng để có tự do là phải loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, người ta bị chới với, bị chao đảo, cuộc đời chỉ là một thứ rỗng tuếch, cuộc sống mất hết ý nghĩa. Càng chìm sâu trong quan niệm tự do buông thả lệch lạc, người ta càng tự chôn mình trong vũng lầy của thế giới tội lỗi.
Nhưng tính tự nhiên của con người có bao giờ ở yên. Càng mất bình an, con người càng vùng vẫy. Nếu vùng vẫy mà không có một định hướng đúng đắn, không vươn lên được, người ta càng lún sâu trong đám bùn đen ấy.
Quan niệm tự do như thế, biến con người thành một thứ nô lệ đáng kinh sợ: Nô lệ cho chính quan niệm và lối sống tự do lệch lạc phóng túng của mình. Cái bi đát nằm ở chỗ, nô lệ mà không nhận ra mình nô lệ, lại còn ảo tưởng tôi đang tự do!
- Làm linh mục giữa thời buổi mà óc thực nghiệm trở thành bóng ma tác oai, tác oái, nó gieo vào lòng con người thứ tư tưởng, có khi chỉ là mơ tưởng về một thế giới không có Thiên Chúa.
Người ta đề cao khoa học và sự phát triển của khoa học như chúa của mình. Thay thế Thiên Chúa bằng chứng cứ khoa học. Cái đau đớn là khoa học vẫn cứ bó tay trong rất nhiều lãnh vực, không chỉ thuộc về siêu nhiên, không chỉ là tâm thức đức tin, mà bó tay ngay trên chính lãnh vực thực nghiệm của mình.
Loại trừ những gì thuộc về tinh thần, loại trừ các giá trị thiêng liêng, loại trừ mọi giá trị đạo đức đã tích tụ và làm nên giá trị của sự sống con người qua nhiều thế hệ, người ta quên mất, hay cố tình quên, khoa học có nguồn gốc từ đâu, do ai, nếu không phải Thiên Chúa đã xếp đặt mọi trật tự để con người, nhờ đó nhận ra các định luật khoa học?
Người ta quên rằng, khi loại trừ Thiên Chúa, loại trừ mọi giá trị thánh thiêng, con đường phát triển của khoa học, lẽ ra nhắm phục vụ con người, sẽ dễ dàng rơi vào tính bập bênh, lệch lạc.
Xa hơn nữa: tự nó quay lại giết hại chính con người, giết hại nhân phẩm con người, điều mà chính lúc này, hơn ai hết, những người Công Giáo chân chính nhận ra và có kinh nghiệm. Bởi thế mà Giáo Hội luôn luôn đòi phải trả lại chỗ đứng đúng đắn của con người trong khi phát triển khoa học.
Vô vàn những nếp sống, chủ trương, tư tưởng, chủ nghĩa duy thế tục như thế làm cho người linh mục như mỏi mòn trong công tác truyền giáo của mình. Giữa thời buổi mà người ta nhân danh tính hiện đại, không còn nhìn nhận mọi chân lý truyền thống như thế, người linh mục phải gieo hạt giống Tin Mừng, phải cao rao tinh thần Tám Mối Phúc, cao rao tình yêu, lòng tha thứ, nhân hậu, bao dung…, thì đúng là làm linh mục hôm nay cũng đồng nghĩa với lội ngược dòng...
Những khó khăn ấy cũng là điều mà mấy mươi năm trước, Công Đồng Vatican II nói nhiều trong hiến chế Mục vụ. Chẳng hạn: “Chưa bao giờ nhân loại dồi dào của cải, khả năng và quyền lực kinh tế như ngày nay, vậy mà tới nay, một phần rất lớn nhân loại trên thế giới đang quằn quại vì đói ăn và thiếu thốn, rồi không biết bao nhiêu người đang chịu cảnh mù chữ. Chưa bao giờ con người ý thức mãnh liệt được sự tự do như ngày nay, đang khi đó lại thấy sống dậy những hình thức nô lệ mới mẽ về mặt xã hội cũng như tâm lý. Trong lúc đang mãnh liệt cảm thấy sự duy nhất cũng như sự kiện tất cả lệ thuộc nhau trong sự liên đới cần thiết, thì thế giới lại bị lôi kéo kịch liệt theo những chiều hướng tương phản do những lực lượng chống đối nhau; thực vậy, vẫn còn kéo dài mãi tới ngày nay những bất đồng trầm trọng về chính trị, xã hội, kinh tế, chủng tộc và ý thức hệ, và một cuộc chiến diệt vong vẫn còn đe dọa” (MV số 4).
III. NHỮNG TẤN CÔNG NỘI TẠI.
Không thiếu những mỏi mệt của bản thân làm cho người linh mục giảm nhiệt huyết, hết khí chất. Cũng có thể do vị nể, muốn được sống an toàn, muốn chiếm được lòng người, tranh thủ tình cảm của những người mà mình gặp gỡ, sống cùng, làm việc cùng..., đã khiến tác vụ linh mục gặp nhiều khó khăn, trở ngại...
Ngoài ra, về lâu dài, tâm lý tự nhiên dễ làm linh mục chán nản. Thêm vào đó, do bổn phận, đòi linh mục phải mực thước, phải nêu gương, phải khôn khéo… làm cho bổn phận và thánh chức mà ngày xưa khi còn mới mẽ, người linh mục dễ dàng, có khi còn hăm hỡ đón nhận, nay trở thành gánh nặng.
Chiều dài thời gian làm cho một linh mục coi xứ phải nói Lời Chúa, đến một lúc, cái hay, cái mới ban đầu dần khô cạn, anh chị em tín hữu trở nên nhàm chán. Hai bên cứ phải chịu đựng lẫn nhau, đến với nhau, cùng dâng thánh lễ mà không mấy vui tươi phấn khởi.
Cũng là người như anh chị em mình, linh mục cũng có những ưu tư, khắc khoải, vui buồn của riêng mình. Có những điều có thể bộc lộ với hết mọi người, nhưng cũng có những điều không thể nói cho bất cứ ai. Nếu là niềm vui thì không sao, nhưng gặp phải nỗi buồn mà không ai hiểu, không ai thông cảm, nỗi buồn ấy càng quay quắt, càng quặn thắt như muốn đốt cháy tiêu tan tâm hồn, người linh mục dễ rơi vào nỗi cô đơn buốt giá.
Bên cạnh đó, còn biết bao nhiêu hoàn cảnh khác tác động như: bị chống đối, bị hiểu lầm đến từ nhiều phía, hoặc tuổi tác, đau bệnh, sức cùng, lực kiệt… khiến linh mục dễ ngã lòng, muốn buông xuôi. Từ đó công tác truyền giảng dễ dẫn đến bế tắc.
Nói cho tường tận, tất cả trở thành vô cảm, lòng người trở nên khô khan. Bản thân linh mục không còn chí khí. Cuối cùng chỉ còn hai tiếng: đầu hàng.
Nghĩ như thế là tự chôn vùi cuộc đời linh mục của mình vì thiếu hy vọng. Để xảy ra như thế thì thật là bi đát.
Thực tế đã có biết bao nhiêu sự đầu hàng, gục ngã và buông bỏ, đã có biết bao nhiêu gương mù do thiếu quan tâm đến trách vụ của chính mình, lại đi tìm những thứ "bống bẫy" khác của trần thế, để rồi ngày qua ngày đánh rơi hai tiếng "linh mục" cao quý và thiêng thánh của bản thân...
Trong khi đó, những hình ảnh "làm Kitô hữu" nhưng không "với anh em", "làm linh mục" nhưng không "cho anh em" mà người linh mục vô tình hay hữu ý tạo ra, đã để lại vô vàng thứ phản cảm, nặng hơn, đó là những phản chứng không những làm thui chột đời ơn gọi của bản thân, mà còn thui chột niềm tin của bao nhiêu người xung quanh, nhất là của những anh chị em mà mình có trách nhiệm làm mục tử cho họ.
Vẫn mang tiếng là linh mục trước mặt người đời, trong Giáo Hội, nhưng người linh mục đã không còn là "linh mục" đúng nghĩa, không còn là chỗ dựa đức tin cho anh chị em, không còn là gương sáng mà lẽ ra bản thân người linh mục phải luôn luôn trau chuốt, sửa san...
II. SỐNG ƠN GỌI NHƯ TỔ PHỤ ABRAHAM.
Vậy để có thể sống ơn gọi đời mình cho tốt, dựa trên chính mẫu gương đời sống, đức tin, sự nhanh nhẹn vâng phục thánh ý Chúa, sự luôn hướng tâm hồn về cùng Chúa của Tổ phụ Abraham, người linh mục cần rút ra cho mình vài bài học, qua đó tự nuôi dưỡng mình, tự khuôn đúc mình thành người trung thành với lý tưởng, với ơn gọi, với thánh chức mà Chúa thương trao ban.
1. Ném mình cho Thiên Chúa.
Gương quyết sống chết cho đến cùng trong ơn gọi đời mình của Tổ phụ Abraham trở thành chuẩn mực cho tất cả chúng ta, hàng linh mục của Chúa. Chúng ta, những người thuộc miêu duệ của Tổ phụ trong đức tin, hãy bắt chước Tổ phụ mà thực hành đức tin và lòng vâng phục để sống và hoàn thành ơn gọi Chúa ban cách tốt nhất, ngay cả những khi đức tin bị thử thách dữ dội, bị tấn công đến nỗi có lúc tưởng chừng vượt quá mọi giới hạn.
Ném mình hoàn toàn cho Chúa, dẫu có phải gây nên nhiều thổn thức, thì sau những lần đầy thổn thức, Tổ phụ Abraham trải qua và khám phá hết lần này đến lần khác sự ngọt ngào của Chúa trong tình yêu mà Chúa trao tặng.
Cũng vậy, hôm nay chúng ta sống ơn gọi đời mình trong thánh chức linh mục, dẫu có những trầy xướt, hay những quặn thắt đến đâu, thì xin đừng bao giờ quên ném mình cho Chúa để tùy nghi Chúa sử dụng bản thân, khả năng và cả cuộc đời mình.
Chúng ta chỉ là người thụ động nhận lãnh ơn gọi từ nơi Chúa và đáp trả bằng nỗ lực của bản thân mà không làm ra ơn gọi ấy cho mình, thì hãy nhớ, không bao giờ Chúa ban cho ai ơn gì, rồi Chúa cắt đứt tương quan để người ấy tự bơi ra biển lớn rồi muốn làm gì thì làm.
Chúa luôn đòi chúng ta hãy nhớ lại nguồn gốc ơn gọi của mình mà quay về với Chúa, tìm cách giữ liên lạc với Chúa, phó thác cho Chúa, mạnh dạn để Chúa điều khiển như ý Chúa muốn.
Chúng ta sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban là phải tin tuyệt đối nơi Chúa, đặt đời mình trong tay Chúa. Từ nay Chúa làm chủ đời mình. Sống cho Chúa, và nếu cần, chết cho Chúa.
Hãy luôn tâm niệm như thánh Phaolô đã nêu gương: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20). Chỉ có ném mình cho Chúa như thế, ta mới có thể chứng tỏ mình đang sống một cách dữ dội chính ơn gọi đời mình.
Sống ơn gọi đời mình như thế là sống niềm phó thác trọn vẹn. Chỉ có phó thác đến cùng, ta mới cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu Chúa ban cho ta, như đã từng ban cho Tổ phụ Abraham.
2. Vượt qua mọi thử thách.
Hãy luôn ghi khắc và ghi khắc thật sâu điều này: Sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban không cất khỏi cuộc đời chúng ta những thương đau, những rát buốt. Ngược lại, do phải thực hiện ơn gọi đời mình, nhất là nỗ lực thực hiện sao cho đầy đặn, sao cho tròn trịa nhất có thể, thì thử thách càng giăng mắc, khó khăn càng chồng chất.
Những thách thức ấy tấn công: Hoặc để trui rèn ý chí quyết chiến đấu, ý chí quyết vươn lên, ý chí mãnh liệt cho một đức tin không dễ dàng bị đánh bại; Hoặc sẽ mãi mãi đổ vỡ, gục ngã và thất bại nếu ta yếu đuối, dễ chán chường, dễ thất vọng, không trông cậy vào sức chiến đấu của ơn Chúa, không khiêm nhường nhận diện lại chính mình và bỏ bê việc nối kết cùng Chúa trong sự chìm lắng của cầu nguyện.
Gương vượt lên và chấp nhận đối đầu với đau khổ của Tổ phụ Abraham là bài học vô giá cho mỗi chúng ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù yếu đuối hay khỏe khoắn, dù bất hạnh hay sung sướng, dù tăm tối hay tỏ tường, dù đơn độc hay hạnh phúc, dù bị loại trừ hay được chấp nhận… chỉ có thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa là tất cả. Thánh ý Chúa chi phối mọi nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm, và chi phối mọi tương quan của ta.
Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải dò tìm thánh ý Chúa bằng sự cầu nguyện, bằng thái độ khiêm nhường, bằng suy niệm Lời Chúa… Thánh ý Chúa sẽ là nguồn trợ lực duy nhất mà không có bất cứ sự trợ lực nào khác thay thế, giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thánh ý Chúa sẽ củng cố thêm mọi nỗ lực, mọi năng lực thánh thiện muốn hiến dâng của bản thân ta.
Xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu đã đi đến cùng của sự đau khổ khi chấp nhận hoàn thành thánh ý Thiên Chúa. Lời than thở của Chúa Giêsu trên thánh giá "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con" (Mt 15, 34), sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là gai chông của việc sống và hoàn thành ơn gọi làm linh mục theo thánh ý Chúa. Hãy nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thêm động lực để tự kéo mình chạy về phía ơn gọi của Chúa.
3. Chấp nhận hiến dâng chính mình.
Cùng với việc vượt thử thách là hiến dâng chính mình. Tổ phụ Abraham có thể leo lên đến đỉnh điểm của thánh ý Chúa, là nhờ ông hiến dâng chính mình. Ông làm được tất cả mọi sự trong ơn gọi mà Chúa muốn ông thực hiện, chỉ vì trên hết mọi sự, ông đã hiến dâng mình cho Chúa.
Trước khi ông có thể bỏ nhà ra đi theo ơn gọi; trước khi ông có thể đánh đổi không chỉ bản thân, mà còn đánh đổi cả người vợ để ra đi tìm đất hứa như Chúa hứa, nhưng hoàn toàn đi trong mịt mù; trước khi ông có thể tin lời hứa có một dòng dõi; trước khi ông có thể đợi chờ hàng chục năm để có một người con trai nối dõi; trước khi ông vâng lời mời gọi đớn đau và khủng khiếp là hiến dâng con mình cho Chúa… Trước khi tất cả những điều ấy xảy ra, Tổ phụ Abraham đã chấp nhận hiến dâng chính mình.
Sống thánh chức linh mục trọn đời, dẫu đó là ơn gọi đến từ Thiên Chúa, không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ xảy ra cho chính linh mục nhiều bất ổn, nhiều nguy biến… Chỉ có tình yêu hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, mới không làm linh mục cạn kiệt sức chịu đựng, không đánh mất nghị lực sống, không làm tiêu tan niềm hy vọng sống, không vùi giập ước mơ thăng tiến, không tiêu tan tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho đời, cho người, cho chính ơn gọi, hay trọng trách của mình…
Hiến dâng chính mình là cách sống ơn gọi tuyệt vời, để biến mình thành đồng trụ vững chắc "vượt trên mọi đầu sóng ngọn gió", nhằm hoàn thành thiên chức mà Chúa trao cho mình trọn đời.
Chúng ta hiến dâng chính mình để hoàn thành ơn gọi theo kiểu mẫu của Chúa Kitô dâng mình cho Thiên Chúa cách hoàn hảo mà thư Dothái diễn tả: "Ðức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con... Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ" (Dt 10, 6-7.9-10).
Chỉ có thể hiến dâng mình để hoàn thành ơn gọi đời mình như Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô, chúng ta mới mong thánh hóa mình, và thánh hóa muôn người như "chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế" vậy.
4. Xả thân cho lý tưởng mà bản thân đã chọn lựa.
Trong tất cả mọi hành vi quên mình mà Tổ phụ Abraham đã thể hiện, cho thấy ông đã chọn Thiên Chúa làm lý tưởng đời mình. Vì chỉ có Chúa là lý tưởng cao cả dòi dọi trên cuộc đời của ông, mới có thể khiến ông chỉ quyết một lòng sống chết cách quả cảm cho ơn gọi mà thôi. Xả thân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa, đối với Tổ phụ Abraham, đó là con đường duy nhất, bước đi mạnh mẽ nhất, hành vi kiên định nhất, không có bất cứ cái gì khác có thể làm suy suyễn, làm thay đổi suy nghĩ của ông, hay bắt ông phải dừng lại.
Cũng vậy, sống và thực thi thánh chức linh mục của mình như Chúa muốn, người linh mục cũng hãy XÁC QUYẾT NƠI THIÊN CHÚA, ĐẤNG DUY NHẤT LÀ LÝ TƯỞNG ĐỜI MÌNH. Không phải xác quyết một lần là đủ, nhưng là thường xuyên lặp đi lặp lại suốt đời.
Một khi đã xác quyết lý tưởng rồi, chúng ta một mực xả thân cho lý tưởng mà bản thân mình ra sức phấn đấu và chọn lựa. Và nếu Chúa là lý tưởng đời mình, chúng ta không còn cách nào khác, mà chỉ một con đường duy nhất là sống chết cho lý tưởng, nghĩa là sống chết cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Lý tưởng là Thiên Chúa mà chúng ta chọn lựa sẽ chi phối tất cả mọi nếp sống, nếp nghĩ, liên tục suốt đời ta. Hay nói đúng hơn, sống ơn gọi theo lý tưởng là Thiên Chúa, ta sẽ chấp nhận để Thiên Chúa thành chủ đích, thành kết quả, thành định hướng, thành hành động, thành mãnh lực sống, thành nguồn và dộng lực sống… của cuộc đời mình.
Hãy sống can trường và hãy chết anh dũng cho lý tưởng. Đó là tấm gương vô giá mà các tông đồ của Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong khi các ngài thực thi ơn gọi của các ngài.
Các tông đồ đã nêu cao hành động sống không khoan nhượng cho sự hèn yếu và chết tích cực cho tình yêu đối với ơn gọi đời mình. Chúng ta cùng đọc lại một đoạn trích sách Công Vụ Tông Đồ như một minh chứng cho tình yêu xả thân vì lý tưởng mà chúng ta cần học đòi bắt chước: "Thời ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa…" (Cv 12, 1-3).
III. CỨU CÁNH KHÔNG THỂ THIẾU.
Đối diện cùng muôn vàn thử thách, người linh mục không thể chiến đấu một mình mà có thể chiến thắng. Ngoài Nhà Tạm, nơi mà linh mục không bao giờ được phép xa cách, cùng với việc cử hành bí tích cách sốt sắng, kinh thần vụ, lần chuỗi Mân Côi và biết bao nhiêu phương tiện đạo đức, phương tiện thánh hóa khác..., linh mục hãy giữ chặt trong trái tim mình Lời mạc khải của Thiên Chúa.
Nơi vô số những mạc khải của Chúa là nguồn sống đích thực cho thánh chức linh mục, người linh mục sẽ thấy Chúa đồng hành, thấy Chúa luôn ở cùng, thấy Chúa nhẹ nhàng ủi an, săn sóc, gần gũi, che chắn, bảo vệ...
Ngoài Tổ phụ Abraham như đã nói bên trên, chúng tôi sẽ ghi nhận thêm sau đây một số những tấm gương cần thiết cho đời linh mục của mỗi chúng ta. Những tấm gương đó cũng xuất phát từ những trang Kinh Thánh, tức là xuất phát từ chính Lời mạc khải chính thức của Thiên Chúa. Chẳng hạn:
Chính ông Môisen, một nhà giải phóng dân tộc lừng danh, được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Chúa thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập, cũng đã từng quặn thắt tâm hồn, đã từng than trách với Chúa và muốn chết đi:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu?… Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn…” (Ds 11, 12 tt).
Đến như tiên tri Êlia, trong nỗi khổ của một kẻ chạy trốn vì hoàng hậu Giêgiaben đang tìm giết, dẫu là người vô cùng can đảm cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
Tiên tri Giêrêmia cũng chung số phận: Vì phải sống và loan báo Lời Chúa, nhà tiên tri bị người đời ghét bỏ, bị những kẻ xấu chống đối dữ dội, và thù hận đến mức có những lúc ông đau khổ một cách tuyện vọng, chỉ còn biết trách móc cái ngày ông sinh ra và than van cho số phận bạc kiếp của mình:
“Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Tại sao tôi lại không chết ngay trong lòng mẹ, để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi, và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi? Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi? Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ buồn sầu, và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ” (Gr 21, 14. 17 – 18).
Và rất nhiều những con người đạo đức, thánh thiện, lẽ ra được tràn đầy hạnh phúc, thì ngược lại, số phận cứ mãi lênh đênh bạc bẽo, đau khổ tột cùng như ông Gióp, tiên tri Giona, Tôbia, Isaia, Amốt…
Đến vị tiên tri cuối cùng của Cựu ước là thánh Gioan Tẩy giả cũng đã từng hoang mang đến mức nghi ngờ: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay chúng tôi phải chờ đợi ai khác?” (Mt 11, 3). Cuối đời, vì lẽ sống và sự thật, thánh Gioan cũng không đi ngoài con đường mà những người tiền nhiệm đã đi: nếm trải nỗi đau khổ, tù tội và cái chết bi ai (x.Mc 6, 17 –29)…
Bởi thế, càng u uất, thất bại và chán nản bao nhiêu, linh mục càng phải suy niệm Thánh Kinh gấp nhiều lần bấy nhiêu. Nơi Lời Mạc khải của Thiên Chúa, linh mục sẽ tìm thấy nguồn an ủi, lời động viên, sức nóng đủ hâm lại nhiệt huyết của mình. Và trên hết, nơi Lời Chúa, linh mục lấy lại sự thánh thiện, lấy lại đức tin, niềm hy vọng và phó thác vào tay Chúa là Đấng luôn quan phòng điều khiển mọi sự.
Hãy nhớ rằng, linh mục chỉ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa. Vì thế hãy cứ gieo hạt giống Tin Mừng, gieo khắp nơi, gieo mọi lúc. Hãy tin rằng, người gieo hạt giống Lời Chúa nếu chỉ là kẻ bất lực, thì quyền năng Thiên Chúa sẽ mạnh mẽ. Chỉ có Chúa mới làm cho xấu trở nên tốt. Dẫu cho người gieo là chính linh mục có sống trong tội lỗi đi nữa, thì chỉ có Chúa mới có thể rút ra điều tốt từ những gì mà trong con mắt con người chỉ là cái xấu.
Hãy gieo Lời Chúa và hãy tin mãnh liệt rằng, hạt giống Lời Chúa vẫn nảy mầm và mọc lên, dù đêm hay ngày và người gieo ngủ hay thức (Mc 4, 27). Có thể có hạt rơi trên sỏi đá, rơi trên đất khô cằn. Nhưng sẽ có những hạt rơi trên đất tốt và sinh hoa kết trái: hạt được một trăm, hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi (Mt 13, 8).
Ngay ngày lễ Chúa Chiên Lành (11.5.2025) và ngay trong tuần lễ mừng Chúa Chiên Lành, trong địa hạt chúng tôi liên tiếp tổ chức hai lễ Tạ ơn "mở tay" long trọng cho hai tân linh mục và một lễ Tạ ơn 55 năm linh mục của một linh mục cao niên.
Lễ Tạ ơn mở tay hay Tạ ơn kỷ niệm chịu chức nào cũng giống nhau: trước, trong và sau thánh lễ, từ người dẫn chương trình, người đi dự lễ, người dẫn lễ, người trong Ban tổ chức, đến người bảo vệ, người giữ xe, cả các bé thiếu nhi... Từ chiếc dải băng trên cổng nhà thờ đến Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các đoàn thể lẫn nhiều tu sĩ và cả các linh mục hiện diện... Tất cả đều trao lời cho quý cha: "Chúc mừng cha". Những ngày ấy, các cha nhận được các cơn mưa lời "chúc mừng"...
Giữa bầu khí vui rất vui, tiếng cười, tiếng nhạc, tiếng trống rền vang như muốn xé không gian trong lễ mở tay của một tân linh mục, bỗng một linh mục đàn anh ghé tai tôi nói bằng giọng khá chua chát: "Nay họ chúc mừng. Mai họ có thể đem lên giàn hỏa thiêu".
Câu nói nửa đùa nửa thật, dù tôi không hoàn toàn đồng ý, nhưng suy cho cùng, không theo khía cạnh tương quan giữa người với người, nhưng theo tương quan với thời đại, với gánh nặng trong trách vụ, có lẽ lời nhận xét trên cũng phần nào hữu lý.
I. TẤN CÔNG TỪ NGOÀI.
"Làm linh mục". Người đời thường nói thế. Nhưng thực ra, người linh mục, nếu chỉ "làm linh mục", dù đã khó, không phải khó nhất. Bởi khi đã làm linh mục, người linh mục chỉ dừng lại ở những gì mà họ thể hiện cho "tròn vai", thì vị linh mục đó xem chừng chỉ là "ông thợ" linh mục.
Còn để thực sự sống cho hai tiếng "linh mục" với tất cả sự ôm ấp, với trọn nỗi niềm, với tình yêu cố gắng từng ngày đi đến tròn đầy, với mọi "vui mừng và hy vọng", mọi "ưu sầu và lo lắng" của lịch sử, của con người và của thời đại trở thành niềm vui sống, lẽ sống và sức sống của linh mục thì trách vụ sống ơn gọi của mình, sẽ làm cho linh mục phải đối diện với vô vàn khó khăn, đối đầu, trầy xướt, thương tích...
- Bởi trách nhiệm của linh mục đâu chỉ giới thiệu hạt giống Tin Mừng nhưng phải gieo hạt giống Tin Mừng vào lòng anh chị em. Trách nhiệm càng khó khăn hơn nữa khi phải gìn giữ và nuôi nấng để hạt giống lớn lên và sinh kết quả.
- Đàng khác, làm linh mục giữa thời hiện đại, thời mà con người mang nặng thèm khát sở hữu. Bằng mọi giá, dẫu chà đạp lên cuộc sống, chà đạp lên nhân phẩm của người khác, dẫu là thủ đoạn, là loại trừ đồng loại, miễn sở hữu thật nhiều.
- Làm linh mục giữa một thế giới ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã thấm vào từng ngỏ ngách của đời sống, biến con người thành cái máy sản xuất, vật chất trở thành ông chủ. Nghĩa là bằng mọi giá, phải nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm tiêu thụ dễ dàng, dẫu sức lực của người lao động bỏ ra bất kể là ở mức độ nào. Hóa ra con người phải phục vụ chính sản phẩm mình làm ra, thay vì chúng phải phục vụ mình.
Từ chỗ đề cao vật chất, xem nhẹ giá trị con người, nhân loại cũng lún sâu vào một thứ tâm lý tệ hại: loại bỏ tất cả những gì là thánh thiêng, những gì là giá trị tinh thần, những gì mang chiều sâu nội tâm và khoác vào một thứ chủ nghĩa hưởng thụ, một thứ chủ nghĩa đầy vật chất.
- Làm linh mục hôm nay là làm linh mục giữa một thế giới bị bao vây bởi quan niệm lệch lạc về tự do. Nghĩ rằng tự do là thoát khỏi sự ràng buộc của mọi lề luật, dẫu đó là lề luật làm nên giá trị con người, vì thế người ta vong thân.
Vì cho rằng để có tự do là phải loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, người ta bị chới với, bị chao đảo, cuộc đời chỉ là một thứ rỗng tuếch, cuộc sống mất hết ý nghĩa. Càng chìm sâu trong quan niệm tự do buông thả lệch lạc, người ta càng tự chôn mình trong vũng lầy của thế giới tội lỗi.
Nhưng tính tự nhiên của con người có bao giờ ở yên. Càng mất bình an, con người càng vùng vẫy. Nếu vùng vẫy mà không có một định hướng đúng đắn, không vươn lên được, người ta càng lún sâu trong đám bùn đen ấy.
Quan niệm tự do như thế, biến con người thành một thứ nô lệ đáng kinh sợ: Nô lệ cho chính quan niệm và lối sống tự do lệch lạc phóng túng của mình. Cái bi đát nằm ở chỗ, nô lệ mà không nhận ra mình nô lệ, lại còn ảo tưởng tôi đang tự do!
- Làm linh mục giữa thời buổi mà óc thực nghiệm trở thành bóng ma tác oai, tác oái, nó gieo vào lòng con người thứ tư tưởng, có khi chỉ là mơ tưởng về một thế giới không có Thiên Chúa.
Người ta đề cao khoa học và sự phát triển của khoa học như chúa của mình. Thay thế Thiên Chúa bằng chứng cứ khoa học. Cái đau đớn là khoa học vẫn cứ bó tay trong rất nhiều lãnh vực, không chỉ thuộc về siêu nhiên, không chỉ là tâm thức đức tin, mà bó tay ngay trên chính lãnh vực thực nghiệm của mình.
Loại trừ những gì thuộc về tinh thần, loại trừ các giá trị thiêng liêng, loại trừ mọi giá trị đạo đức đã tích tụ và làm nên giá trị của sự sống con người qua nhiều thế hệ, người ta quên mất, hay cố tình quên, khoa học có nguồn gốc từ đâu, do ai, nếu không phải Thiên Chúa đã xếp đặt mọi trật tự để con người, nhờ đó nhận ra các định luật khoa học?
Người ta quên rằng, khi loại trừ Thiên Chúa, loại trừ mọi giá trị thánh thiêng, con đường phát triển của khoa học, lẽ ra nhắm phục vụ con người, sẽ dễ dàng rơi vào tính bập bênh, lệch lạc.
Xa hơn nữa: tự nó quay lại giết hại chính con người, giết hại nhân phẩm con người, điều mà chính lúc này, hơn ai hết, những người Công Giáo chân chính nhận ra và có kinh nghiệm. Bởi thế mà Giáo Hội luôn luôn đòi phải trả lại chỗ đứng đúng đắn của con người trong khi phát triển khoa học.
Vô vàn những nếp sống, chủ trương, tư tưởng, chủ nghĩa duy thế tục như thế làm cho người linh mục như mỏi mòn trong công tác truyền giáo của mình. Giữa thời buổi mà người ta nhân danh tính hiện đại, không còn nhìn nhận mọi chân lý truyền thống như thế, người linh mục phải gieo hạt giống Tin Mừng, phải cao rao tinh thần Tám Mối Phúc, cao rao tình yêu, lòng tha thứ, nhân hậu, bao dung…, thì đúng là làm linh mục hôm nay cũng đồng nghĩa với lội ngược dòng...
Những khó khăn ấy cũng là điều mà mấy mươi năm trước, Công Đồng Vatican II nói nhiều trong hiến chế Mục vụ. Chẳng hạn: “Chưa bao giờ nhân loại dồi dào của cải, khả năng và quyền lực kinh tế như ngày nay, vậy mà tới nay, một phần rất lớn nhân loại trên thế giới đang quằn quại vì đói ăn và thiếu thốn, rồi không biết bao nhiêu người đang chịu cảnh mù chữ. Chưa bao giờ con người ý thức mãnh liệt được sự tự do như ngày nay, đang khi đó lại thấy sống dậy những hình thức nô lệ mới mẽ về mặt xã hội cũng như tâm lý. Trong lúc đang mãnh liệt cảm thấy sự duy nhất cũng như sự kiện tất cả lệ thuộc nhau trong sự liên đới cần thiết, thì thế giới lại bị lôi kéo kịch liệt theo những chiều hướng tương phản do những lực lượng chống đối nhau; thực vậy, vẫn còn kéo dài mãi tới ngày nay những bất đồng trầm trọng về chính trị, xã hội, kinh tế, chủng tộc và ý thức hệ, và một cuộc chiến diệt vong vẫn còn đe dọa” (MV số 4).
III. NHỮNG TẤN CÔNG NỘI TẠI.
Không thiếu những mỏi mệt của bản thân làm cho người linh mục giảm nhiệt huyết, hết khí chất. Cũng có thể do vị nể, muốn được sống an toàn, muốn chiếm được lòng người, tranh thủ tình cảm của những người mà mình gặp gỡ, sống cùng, làm việc cùng..., đã khiến tác vụ linh mục gặp nhiều khó khăn, trở ngại...
Ngoài ra, về lâu dài, tâm lý tự nhiên dễ làm linh mục chán nản. Thêm vào đó, do bổn phận, đòi linh mục phải mực thước, phải nêu gương, phải khôn khéo… làm cho bổn phận và thánh chức mà ngày xưa khi còn mới mẽ, người linh mục dễ dàng, có khi còn hăm hỡ đón nhận, nay trở thành gánh nặng.
Chiều dài thời gian làm cho một linh mục coi xứ phải nói Lời Chúa, đến một lúc, cái hay, cái mới ban đầu dần khô cạn, anh chị em tín hữu trở nên nhàm chán. Hai bên cứ phải chịu đựng lẫn nhau, đến với nhau, cùng dâng thánh lễ mà không mấy vui tươi phấn khởi.
Cũng là người như anh chị em mình, linh mục cũng có những ưu tư, khắc khoải, vui buồn của riêng mình. Có những điều có thể bộc lộ với hết mọi người, nhưng cũng có những điều không thể nói cho bất cứ ai. Nếu là niềm vui thì không sao, nhưng gặp phải nỗi buồn mà không ai hiểu, không ai thông cảm, nỗi buồn ấy càng quay quắt, càng quặn thắt như muốn đốt cháy tiêu tan tâm hồn, người linh mục dễ rơi vào nỗi cô đơn buốt giá.
Bên cạnh đó, còn biết bao nhiêu hoàn cảnh khác tác động như: bị chống đối, bị hiểu lầm đến từ nhiều phía, hoặc tuổi tác, đau bệnh, sức cùng, lực kiệt… khiến linh mục dễ ngã lòng, muốn buông xuôi. Từ đó công tác truyền giảng dễ dẫn đến bế tắc.
Nói cho tường tận, tất cả trở thành vô cảm, lòng người trở nên khô khan. Bản thân linh mục không còn chí khí. Cuối cùng chỉ còn hai tiếng: đầu hàng.
Nghĩ như thế là tự chôn vùi cuộc đời linh mục của mình vì thiếu hy vọng. Để xảy ra như thế thì thật là bi đát.
Thực tế đã có biết bao nhiêu sự đầu hàng, gục ngã và buông bỏ, đã có biết bao nhiêu gương mù do thiếu quan tâm đến trách vụ của chính mình, lại đi tìm những thứ "bống bẫy" khác của trần thế, để rồi ngày qua ngày đánh rơi hai tiếng "linh mục" cao quý và thiêng thánh của bản thân...
Trong khi đó, những hình ảnh "làm Kitô hữu" nhưng không "với anh em", "làm linh mục" nhưng không "cho anh em" mà người linh mục vô tình hay hữu ý tạo ra, đã để lại vô vàng thứ phản cảm, nặng hơn, đó là những phản chứng không những làm thui chột đời ơn gọi của bản thân, mà còn thui chột niềm tin của bao nhiêu người xung quanh, nhất là của những anh chị em mà mình có trách nhiệm làm mục tử cho họ.
Vẫn mang tiếng là linh mục trước mặt người đời, trong Giáo Hội, nhưng người linh mục đã không còn là "linh mục" đúng nghĩa, không còn là chỗ dựa đức tin cho anh chị em, không còn là gương sáng mà lẽ ra bản thân người linh mục phải luôn luôn trau chuốt, sửa san...
II. SỐNG ƠN GỌI NHƯ TỔ PHỤ ABRAHAM.
Vậy để có thể sống ơn gọi đời mình cho tốt, dựa trên chính mẫu gương đời sống, đức tin, sự nhanh nhẹn vâng phục thánh ý Chúa, sự luôn hướng tâm hồn về cùng Chúa của Tổ phụ Abraham, người linh mục cần rút ra cho mình vài bài học, qua đó tự nuôi dưỡng mình, tự khuôn đúc mình thành người trung thành với lý tưởng, với ơn gọi, với thánh chức mà Chúa thương trao ban.
1. Ném mình cho Thiên Chúa.
Gương quyết sống chết cho đến cùng trong ơn gọi đời mình của Tổ phụ Abraham trở thành chuẩn mực cho tất cả chúng ta, hàng linh mục của Chúa. Chúng ta, những người thuộc miêu duệ của Tổ phụ trong đức tin, hãy bắt chước Tổ phụ mà thực hành đức tin và lòng vâng phục để sống và hoàn thành ơn gọi Chúa ban cách tốt nhất, ngay cả những khi đức tin bị thử thách dữ dội, bị tấn công đến nỗi có lúc tưởng chừng vượt quá mọi giới hạn.
Ném mình hoàn toàn cho Chúa, dẫu có phải gây nên nhiều thổn thức, thì sau những lần đầy thổn thức, Tổ phụ Abraham trải qua và khám phá hết lần này đến lần khác sự ngọt ngào của Chúa trong tình yêu mà Chúa trao tặng.
Cũng vậy, hôm nay chúng ta sống ơn gọi đời mình trong thánh chức linh mục, dẫu có những trầy xướt, hay những quặn thắt đến đâu, thì xin đừng bao giờ quên ném mình cho Chúa để tùy nghi Chúa sử dụng bản thân, khả năng và cả cuộc đời mình.
Chúng ta chỉ là người thụ động nhận lãnh ơn gọi từ nơi Chúa và đáp trả bằng nỗ lực của bản thân mà không làm ra ơn gọi ấy cho mình, thì hãy nhớ, không bao giờ Chúa ban cho ai ơn gì, rồi Chúa cắt đứt tương quan để người ấy tự bơi ra biển lớn rồi muốn làm gì thì làm.
Chúa luôn đòi chúng ta hãy nhớ lại nguồn gốc ơn gọi của mình mà quay về với Chúa, tìm cách giữ liên lạc với Chúa, phó thác cho Chúa, mạnh dạn để Chúa điều khiển như ý Chúa muốn.
Chúng ta sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban là phải tin tuyệt đối nơi Chúa, đặt đời mình trong tay Chúa. Từ nay Chúa làm chủ đời mình. Sống cho Chúa, và nếu cần, chết cho Chúa.
Hãy luôn tâm niệm như thánh Phaolô đã nêu gương: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20). Chỉ có ném mình cho Chúa như thế, ta mới có thể chứng tỏ mình đang sống một cách dữ dội chính ơn gọi đời mình.
Sống ơn gọi đời mình như thế là sống niềm phó thác trọn vẹn. Chỉ có phó thác đến cùng, ta mới cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu Chúa ban cho ta, như đã từng ban cho Tổ phụ Abraham.
2. Vượt qua mọi thử thách.
Hãy luôn ghi khắc và ghi khắc thật sâu điều này: Sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban không cất khỏi cuộc đời chúng ta những thương đau, những rát buốt. Ngược lại, do phải thực hiện ơn gọi đời mình, nhất là nỗ lực thực hiện sao cho đầy đặn, sao cho tròn trịa nhất có thể, thì thử thách càng giăng mắc, khó khăn càng chồng chất.
Những thách thức ấy tấn công: Hoặc để trui rèn ý chí quyết chiến đấu, ý chí quyết vươn lên, ý chí mãnh liệt cho một đức tin không dễ dàng bị đánh bại; Hoặc sẽ mãi mãi đổ vỡ, gục ngã và thất bại nếu ta yếu đuối, dễ chán chường, dễ thất vọng, không trông cậy vào sức chiến đấu của ơn Chúa, không khiêm nhường nhận diện lại chính mình và bỏ bê việc nối kết cùng Chúa trong sự chìm lắng của cầu nguyện.
Gương vượt lên và chấp nhận đối đầu với đau khổ của Tổ phụ Abraham là bài học vô giá cho mỗi chúng ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù yếu đuối hay khỏe khoắn, dù bất hạnh hay sung sướng, dù tăm tối hay tỏ tường, dù đơn độc hay hạnh phúc, dù bị loại trừ hay được chấp nhận… chỉ có thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa là tất cả. Thánh ý Chúa chi phối mọi nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm, và chi phối mọi tương quan của ta.
Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải dò tìm thánh ý Chúa bằng sự cầu nguyện, bằng thái độ khiêm nhường, bằng suy niệm Lời Chúa… Thánh ý Chúa sẽ là nguồn trợ lực duy nhất mà không có bất cứ sự trợ lực nào khác thay thế, giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thánh ý Chúa sẽ củng cố thêm mọi nỗ lực, mọi năng lực thánh thiện muốn hiến dâng của bản thân ta.
Xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu đã đi đến cùng của sự đau khổ khi chấp nhận hoàn thành thánh ý Thiên Chúa. Lời than thở của Chúa Giêsu trên thánh giá "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con" (Mt 15, 34), sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là gai chông của việc sống và hoàn thành ơn gọi làm linh mục theo thánh ý Chúa. Hãy nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thêm động lực để tự kéo mình chạy về phía ơn gọi của Chúa.
3. Chấp nhận hiến dâng chính mình.
Cùng với việc vượt thử thách là hiến dâng chính mình. Tổ phụ Abraham có thể leo lên đến đỉnh điểm của thánh ý Chúa, là nhờ ông hiến dâng chính mình. Ông làm được tất cả mọi sự trong ơn gọi mà Chúa muốn ông thực hiện, chỉ vì trên hết mọi sự, ông đã hiến dâng mình cho Chúa.
Trước khi ông có thể bỏ nhà ra đi theo ơn gọi; trước khi ông có thể đánh đổi không chỉ bản thân, mà còn đánh đổi cả người vợ để ra đi tìm đất hứa như Chúa hứa, nhưng hoàn toàn đi trong mịt mù; trước khi ông có thể tin lời hứa có một dòng dõi; trước khi ông có thể đợi chờ hàng chục năm để có một người con trai nối dõi; trước khi ông vâng lời mời gọi đớn đau và khủng khiếp là hiến dâng con mình cho Chúa… Trước khi tất cả những điều ấy xảy ra, Tổ phụ Abraham đã chấp nhận hiến dâng chính mình.
Sống thánh chức linh mục trọn đời, dẫu đó là ơn gọi đến từ Thiên Chúa, không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ xảy ra cho chính linh mục nhiều bất ổn, nhiều nguy biến… Chỉ có tình yêu hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, mới không làm linh mục cạn kiệt sức chịu đựng, không đánh mất nghị lực sống, không làm tiêu tan niềm hy vọng sống, không vùi giập ước mơ thăng tiến, không tiêu tan tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho đời, cho người, cho chính ơn gọi, hay trọng trách của mình…
Hiến dâng chính mình là cách sống ơn gọi tuyệt vời, để biến mình thành đồng trụ vững chắc "vượt trên mọi đầu sóng ngọn gió", nhằm hoàn thành thiên chức mà Chúa trao cho mình trọn đời.
Chúng ta hiến dâng chính mình để hoàn thành ơn gọi theo kiểu mẫu của Chúa Kitô dâng mình cho Thiên Chúa cách hoàn hảo mà thư Dothái diễn tả: "Ðức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con... Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ" (Dt 10, 6-7.9-10).
Chỉ có thể hiến dâng mình để hoàn thành ơn gọi đời mình như Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô, chúng ta mới mong thánh hóa mình, và thánh hóa muôn người như "chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế" vậy.
4. Xả thân cho lý tưởng mà bản thân đã chọn lựa.
Trong tất cả mọi hành vi quên mình mà Tổ phụ Abraham đã thể hiện, cho thấy ông đã chọn Thiên Chúa làm lý tưởng đời mình. Vì chỉ có Chúa là lý tưởng cao cả dòi dọi trên cuộc đời của ông, mới có thể khiến ông chỉ quyết một lòng sống chết cách quả cảm cho ơn gọi mà thôi. Xả thân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa, đối với Tổ phụ Abraham, đó là con đường duy nhất, bước đi mạnh mẽ nhất, hành vi kiên định nhất, không có bất cứ cái gì khác có thể làm suy suyễn, làm thay đổi suy nghĩ của ông, hay bắt ông phải dừng lại.
Cũng vậy, sống và thực thi thánh chức linh mục của mình như Chúa muốn, người linh mục cũng hãy XÁC QUYẾT NƠI THIÊN CHÚA, ĐẤNG DUY NHẤT LÀ LÝ TƯỞNG ĐỜI MÌNH. Không phải xác quyết một lần là đủ, nhưng là thường xuyên lặp đi lặp lại suốt đời.
Một khi đã xác quyết lý tưởng rồi, chúng ta một mực xả thân cho lý tưởng mà bản thân mình ra sức phấn đấu và chọn lựa. Và nếu Chúa là lý tưởng đời mình, chúng ta không còn cách nào khác, mà chỉ một con đường duy nhất là sống chết cho lý tưởng, nghĩa là sống chết cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Lý tưởng là Thiên Chúa mà chúng ta chọn lựa sẽ chi phối tất cả mọi nếp sống, nếp nghĩ, liên tục suốt đời ta. Hay nói đúng hơn, sống ơn gọi theo lý tưởng là Thiên Chúa, ta sẽ chấp nhận để Thiên Chúa thành chủ đích, thành kết quả, thành định hướng, thành hành động, thành mãnh lực sống, thành nguồn và dộng lực sống… của cuộc đời mình.
Hãy sống can trường và hãy chết anh dũng cho lý tưởng. Đó là tấm gương vô giá mà các tông đồ của Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong khi các ngài thực thi ơn gọi của các ngài.
Các tông đồ đã nêu cao hành động sống không khoan nhượng cho sự hèn yếu và chết tích cực cho tình yêu đối với ơn gọi đời mình. Chúng ta cùng đọc lại một đoạn trích sách Công Vụ Tông Đồ như một minh chứng cho tình yêu xả thân vì lý tưởng mà chúng ta cần học đòi bắt chước: "Thời ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa…" (Cv 12, 1-3).
III. CỨU CÁNH KHÔNG THỂ THIẾU.
Đối diện cùng muôn vàn thử thách, người linh mục không thể chiến đấu một mình mà có thể chiến thắng. Ngoài Nhà Tạm, nơi mà linh mục không bao giờ được phép xa cách, cùng với việc cử hành bí tích cách sốt sắng, kinh thần vụ, lần chuỗi Mân Côi và biết bao nhiêu phương tiện đạo đức, phương tiện thánh hóa khác..., linh mục hãy giữ chặt trong trái tim mình Lời mạc khải của Thiên Chúa.
Nơi vô số những mạc khải của Chúa là nguồn sống đích thực cho thánh chức linh mục, người linh mục sẽ thấy Chúa đồng hành, thấy Chúa luôn ở cùng, thấy Chúa nhẹ nhàng ủi an, săn sóc, gần gũi, che chắn, bảo vệ...
Ngoài Tổ phụ Abraham như đã nói bên trên, chúng tôi sẽ ghi nhận thêm sau đây một số những tấm gương cần thiết cho đời linh mục của mỗi chúng ta. Những tấm gương đó cũng xuất phát từ những trang Kinh Thánh, tức là xuất phát từ chính Lời mạc khải chính thức của Thiên Chúa. Chẳng hạn:
Chính ông Môisen, một nhà giải phóng dân tộc lừng danh, được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Chúa thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập, cũng đã từng quặn thắt tâm hồn, đã từng than trách với Chúa và muốn chết đi:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu?… Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn…” (Ds 11, 12 tt).
Đến như tiên tri Êlia, trong nỗi khổ của một kẻ chạy trốn vì hoàng hậu Giêgiaben đang tìm giết, dẫu là người vô cùng can đảm cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
Tiên tri Giêrêmia cũng chung số phận: Vì phải sống và loan báo Lời Chúa, nhà tiên tri bị người đời ghét bỏ, bị những kẻ xấu chống đối dữ dội, và thù hận đến mức có những lúc ông đau khổ một cách tuyện vọng, chỉ còn biết trách móc cái ngày ông sinh ra và than van cho số phận bạc kiếp của mình:
“Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Tại sao tôi lại không chết ngay trong lòng mẹ, để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi, và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi? Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi? Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ buồn sầu, và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ” (Gr 21, 14. 17 – 18).
Và rất nhiều những con người đạo đức, thánh thiện, lẽ ra được tràn đầy hạnh phúc, thì ngược lại, số phận cứ mãi lênh đênh bạc bẽo, đau khổ tột cùng như ông Gióp, tiên tri Giona, Tôbia, Isaia, Amốt…
Đến vị tiên tri cuối cùng của Cựu ước là thánh Gioan Tẩy giả cũng đã từng hoang mang đến mức nghi ngờ: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay chúng tôi phải chờ đợi ai khác?” (Mt 11, 3). Cuối đời, vì lẽ sống và sự thật, thánh Gioan cũng không đi ngoài con đường mà những người tiền nhiệm đã đi: nếm trải nỗi đau khổ, tù tội và cái chết bi ai (x.Mc 6, 17 –29)…
Bởi thế, càng u uất, thất bại và chán nản bao nhiêu, linh mục càng phải suy niệm Thánh Kinh gấp nhiều lần bấy nhiêu. Nơi Lời Mạc khải của Thiên Chúa, linh mục sẽ tìm thấy nguồn an ủi, lời động viên, sức nóng đủ hâm lại nhiệt huyết của mình. Và trên hết, nơi Lời Chúa, linh mục lấy lại sự thánh thiện, lấy lại đức tin, niềm hy vọng và phó thác vào tay Chúa là Đấng luôn quan phòng điều khiển mọi sự.
Hãy nhớ rằng, linh mục chỉ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa. Vì thế hãy cứ gieo hạt giống Tin Mừng, gieo khắp nơi, gieo mọi lúc. Hãy tin rằng, người gieo hạt giống Lời Chúa nếu chỉ là kẻ bất lực, thì quyền năng Thiên Chúa sẽ mạnh mẽ. Chỉ có Chúa mới làm cho xấu trở nên tốt. Dẫu cho người gieo là chính linh mục có sống trong tội lỗi đi nữa, thì chỉ có Chúa mới có thể rút ra điều tốt từ những gì mà trong con mắt con người chỉ là cái xấu.
Hãy gieo Lời Chúa và hãy tin mãnh liệt rằng, hạt giống Lời Chúa vẫn nảy mầm và mọc lên, dù đêm hay ngày và người gieo ngủ hay thức (Mc 4, 27). Có thể có hạt rơi trên sỏi đá, rơi trên đất khô cằn. Nhưng sẽ có những hạt rơi trên đất tốt và sinh hoa kết trái: hạt được một trăm, hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi (Mt 13, 8).
VietCatholic TV
Estonia: Không thể có hòa bình khi ve vãn Putin. Ý cảnh báo âm mưu gạt Kyiv khỏi các cuộc họp NATO
VietCatholic Media
03:13 16/05/2025
1. Estonia chỉ trích phái đoàn hòa bình cấp thấp của Nga tại Istanbul là một cái ‘Tát vào mặt’ cho những ai ve vãn Nga
Hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định rằng quyết định cử các trợ lý cấp thấp tới đàm phán hòa bình với Ukraine tại Istanbul của Putin giống như một “cái tát vào mặt” cho những ai ve vãn Nga.
Những bình luận này được đưa ra khi các quan chức Nga và Ukraine dự kiến sẽ hội đàm tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5. Đây sẽ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ cuộc đàm phán hòa bình không thành công vào năm 2022.
Sau khi bác bỏ đề xuất ngừng bắn được Kyiv và các đối tác hậu thuẫn, Mạc Tư Khoa thay vào đó đề xuất tổ chức đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này. Tuy nhiên, Nga đã từ chối lời đề nghị của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về việc gặp mặt trực tiếp Putin.
Phái đoàn Nga cũng không có các quan chức cao cấp khác, như Ngoại trưởng Sergey Lavrov, và sẽ do trợ lý của Putin, Vladimir Medinsky, nhà lãnh đạo các cuộc đàm phán thất bại với Ukraine năm 2022, dẫn đầu.
Bước đi này đã vấp phải sự chỉ trích từ các đồng minh của Ukraine khi các Ngoại trưởng NATO đang họp thượng đỉnh tại Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Latvia, Baiba Braze, bình luận rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống nói với tờ Kyiv Independent rằng Tổng thống Zelenskiy vẫn chưa quyết định có gặp đại diện Nga hay không mặc dù Putin vắng mặt. Một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng Ukraine có ý định tổ chức cuộc họp dù sao để thảo luận về lệnh ngừng bắn 30 ngày.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã cam kết làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv, đã có thái độ lạc quan hơn về cuộc họp và cho biết ông có thể tham gia vào ngày 16 tháng 5 nếu đạt được tiến triển.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, được cho là sẽ tham gia các cuộc thảo luận vào ngày 16 tháng 5.
[Kyiv Independent: 'Slap in the face' — Estonia blasts Russia's low-level peace delegation in Istanbul]
2. Putin sẽ không tham gia đàm phán hòa bình với Tổng thống Zelenskiy ở Thổ Nhĩ Kỳ
Putin sẽ không tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine mà chính ông đã đề xuất, Điện Cẩm Linh tuyên bố vào tối Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
Tin tức này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Putin chưa bao giờ xác nhận ông sẽ đích thân tham dự. Nhiều nhà quan sát, bao gồm cả Đại diện cao cấp Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas, dự đoán ông sẽ không chọn gặp trực tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Putin đã đề nghị đàm phán với Ukraine vào ngày 11 tháng 5. Tổng thống Zelenskiy đã phản ứng tích cực nhưng thận trọng, yêu cầu ngừng bắn trong 30 ngày làm điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán. Nga và Ukraine đã ở trong tình trạng chiến tranh kể từ tháng 2 năm 2022, khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng.
Trong khi Putin chưa bao giờ trả lời công khai yêu cầu ngừng bắn, một bài đăng trên mạng xã hội của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã thúc đẩy hai bên đồng ý một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, cho biết nhà lãnh đạo Nga “không muốn” ngừng bắn. Tuy nhiên, ông vẫn yêu cầu Tổng thống Zelenskiy chấp nhận lời đề nghị và nhà lãnh đạo Ukraine đã sẵn sàng tham dự.
Theo đặc phái viên Keith Kellogg của ông, Tổng thống Trump cũng sẽ tham gia các cuộc đàm phán - mặc dù chỉ khi nào Putin cũng tham gia.
Hàng trăm ngàn binh lính đã thiệt mạng trong chiến tranh. Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã vì những tội ác chiến tranh liên quan đến cuộc xung đột.
Theo thông báo từ Điện Cẩm Linh, một phái đoàn do Vladimir Medinsky, một trong những phụ tá của Putin, dẫn đầu vẫn sẽ tới Istanbul để đàm phán.
Ông Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết
“Putin nổi tiếng với chứng hoang tưởng. Và ông ta chắc chắn nhìn thấy tình hình thông qua nỗi sợ hãi của chính mình. Xu hướng hoang tưởng của ông ấy đã được nhiều người biết đến — ông ấy đã tự cô lập trong nhiều tháng trong thời gian xảy ra đại dịch, ông ấy được bảo vệ tốt hơn hầu hết các chính trị gia khác,” ông nói thêm. “Do đó, nỗi sợ hãi này có thể khiến Putin càng trở nên khép kín hơn và tăng cường tìm kiếm những 'âm mưu' xung quanh mình.”
Gerashchenko kết luận: “Vì thế, tôi đã đoán ngay từ đầu hắn ta sẽ không dám gặp Tổng thống Zelenskiy đâu.”
[Politico: Putin won’t go to peace talks with Zelenskyy in Turkey]
3. Liên Hiệp Âu Châu đồng ý về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga
Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga vào ngày 14 tháng 5.
Các biện pháp này nhắm vào gần 200 tàu thuộc “hạm đội bóng tối” của Nga, 30 công ty tham gia trốn tránh lệnh trừng phạt, 75 lệnh trừng phạt đối với các thực thể và cá nhân có liên quan đến tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, v.v.
Các bước mới cũng bao gồm các biện pháp nhắm vào các hoạt động hỗn hợp của Nga, cụ thể là thiết lập cơ sở pháp lý để chống lại các cơ quan tuyên truyền hoặc tàu thuyền và các thực thể tham gia phá hoại cáp ngầm, phi trường hoặc máy chủ.
“Vì vậy, bạn có thể thấy hướng đi của chúng tôi. Ngoài các lệnh trừng phạt theo ngành và cá nhân 'truyền thống', chúng tôi đang mở rộng và tích cực sử dụng các lệnh trừng phạt khác để tấn công Nga ở nơi chúng tôi thấy có mối đe dọa hoặc nơi họ muốn bỏ qua các lệnh trừng phạt hiện có”, nguồn tin cho biết.
[Kyiv Independent: EU agrees on 17th package of Russia sanctions, source says]
4. Hoa Kỳ được cho là phản đối lời mời Tổng thống Zelenskiy tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tại The Hague
Hoa Kỳ được tường trình phản đối lời mời Tổng thống Zelenskiy tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tại The Hague
Hoa Kỳ phản đối việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague, hãng thông tấn ANSA của Ý đưa tin vào ngày 14 tháng 5, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên.
Nếu được xác nhận, quyết định này sẽ đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Tổng thống Zelenskiy vắng mặt, dù là trực tiếp hay gián tiếp, tại một hội nghị thượng đỉnh NATO.
Tổng thống Ukraine đã tham dự mọi hội nghị thượng đỉnh NATO kể từ tháng 2 năm 2022: trực tiếp vào năm 2024 tại Washington và năm 2023 tại Vilnius, và trực tuyến vào năm 2022.
Theo ANSA, hầu hết các đồng minh đều bày tỏ sự ngạc nhiên với Washington về động thái này.
Một quan chức Hòa Lan nói với đài truyền hình NOS rằng việc từ chối Tổng thống Zelenskiy một ghế tại bàn sẽ là “một thảm họa ngoại giao đối với Hòa Lan mà không diễn giả nào có thể biện minh được”.
Các Ngoại trưởng NATO dự kiến sẽ họp không chính thức tại Antalya vào ngày 14 tháng 5, nơi vấn đề có thể nảy sinh mặc dù phiên họp được chỉ định là không đưa ra quyết định.
Bản thân chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh vẫn còn hạn chế, được cho là để tránh gây tranh cãi với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Theo ANSA, Hòa Lan đã thu hẹp định dạng xuống còn một phiên họp duy nhất tập trung vào chi tiêu quốc phòng và năng lực của liên minh.
Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO vì không đạt được chuẩn chi tiêu quốc phòng 2% GDP của liên minh và đã thúc đẩy tăng lên 5%.
Các nguồn tin của NOS lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh vẫn còn sáu tuần nữa mới diễn ra và quyết định không mời Tổng thống Zelenskiy vẫn có thể bị đảo ngược.
[Kyiv Independent: US reportedly opposes Zelensky's invitation to June NATO summit in The Hague]
5. Âm mưu đánh bom bằng bưu kiện của Nga bị phát hiện tại quốc gia NATO
Các công tố viên liên bang Đức cho biết ba công dân Nga đã bị bắt giữ tại Đức và Thụy Sĩ vì bị cáo buộc âm mưu tấn công bằng bom bưu kiện thay mặt cho nhà nước Nga.
Văn phòng công tố cho biết trong một thông cáo rằng ba người đàn ông này “tuyên bố sẵn sàng thực hiện các vụ đốt phá và tấn công bằng chất nổ vào hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Cộng hòa Liên bang Đức đối với một hoặc nhiều người bị cáo buộc hành động thay mặt cho các cơ quan nhà nước Nga”.
“Để thực hiện mục đích này, các bị cáo sẽ gửi bưu kiện từ Đức đến người nhận ở Ukraine có chứa chất nổ hoặc thiết bị gây cháy có thể phát nổ trong quá trình vận chuyển.”
Hoạt động phá hoại của Nga là mối lo ngại đáng kể trên khắp Âu Châu, đặc biệt là trong số các đồng minh NATO như Đức. Các điệp viên của nhà nước Nga đã có liên quan đến một số vụ tấn công đốt phá.
Các đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tiến hành “chiến tranh hỗn hợp” chống lại họ thông qua phá hoại và tấn công mạng, cùng với các hành vi phá hoại ác ý khác. Nhưng Mạc Tư Khoa phủ nhận mọi sự liên quan.
Những người đàn ông bị buộc tội ở Đức về hành vi lập kế hoạch phá hoại chỉ được xác định là Vladyslav T., Daniil B. và Yevhen B.
Chính quyền Đức đã bắt giữ Vladyslav T. vào ngày 9 tháng 5 tại Köln /kơn/ và Daniil B. vào ngày 10 tháng 5 tại Konstanz. Văn phòng Bộ Trưởng Tư Pháp Thụy Sĩ đã bắt giữ Yevhen B. tại Thurgau vào ngày 13 tháng 5 và ông ta sẽ được chuyển đến Đức.
Các công tố viên cho biết Vladyslav T. đã sử dụng máy theo dõi GPS để tìm ra các tuyến đường vận chuyển phù hợp ở Köln. Anh ta được cho là đã nhận lệnh từ Yevhen B., người đã chuyển các gói hàng thông qua Daniil B.
Tờ báo BZ đưa tin, các cơ quan an ninh Đức lo ngại có hàng trăm điệp viên Nga đang hoạt động tại nước này.
Các quan chức an ninh phương Tây nghi ngờ tình báo Nga đứng sau âm mưu đặt thiết bị gây cháy vào các kiện hàng trên máy bay chở hàng đến Bắc Mỹ, bao gồm một vụ cháy tại một trung tâm chuyển phát nhanh ở Leipzig, Đức và một vụ cháy khác tại một nhà kho ở Birmingham, Anh.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nội địa của Anh, MI5, cho biết vào tháng 10 năm 2024 rằng Vương quốc Anh đang phải đối mặt với “sự gia tăng đáng kinh ngạc” các nỗ lực ám sát, phá hoại và các tội ác khác trên lãnh thổ của mình do Nga cũng như Iran thực hiện.
Katrin Göring-Eckardt, một nhà lập pháp thuộc đảng Xanh tại Bundestag của Đức, đã đăng lên X để phản hồi về âm mưu đánh bom bưu kiện: “Chúng ta không được tự lừa dối mình: Sự xâm lược của Nga từ lâu đã nhắm vào chúng ta ở Đức. Nó là có thật. Nó đe dọa. Nó ở ngay trước cửa nhà chúng ta. Điều cần thiết là phải tăng cường toàn diện các cơ quan an ninh của chúng ta.”
[Newsweek: Russia Parcel Bomb Plot Uncovered in NATO State]
6. Trung Quốc mời Anh tham dự hội nghị thượng đỉnh Trí Tuệ Nhân Tạo
Trung Quốc đang thúc giục Anh “hợp tác chặt chẽ” với nước này về trí tuệ nhân tạo và mời các bộ trưởng đến Thượng Hải vào tháng 7 để thảo luận thêm về vấn đề này, đại sứ nước này tại Anh cho biết hôm thứ Tư.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh đưa ra lập trường trên hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm.
Cô ta cho biết Thượng Hải sẽ tổ chức Hội nghị Trí Tuệ Nhân Tạo thế giới vào mùa hè này, bao gồm “các cuộc họp cao cấp về quản trị Trí Tuệ Nhân Tạo toàn cầu. Chúng tôi hy vọng chính phủ Anh sẽ cử đại diện cao cấp của mình”.
Chỉ một thập niên trước tin tưởng phổ biến trên toàn cầu là Trung Quốc chỉ là “xưởng gia công của thế giới.” Với thông báo này, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ lại.
Lời mời này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Anh đưa ra nhiều tín hiệu trái chiều về chính sách đối với Trung Quốc - với hàng loạt động thái cứng rắn hơn trong những tuần gần đây sau nhiều tháng nỗ lực xây dựng cầu nối giữa hai nước.
Các đại diện của chính phủ Anh đã tham gia hội thảo “xây dựng năng lực” Trí Tuệ Nhân Tạo do Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tuần này, Mao Ninh cho biết. Và cô chỉ ra đoàn đại biểu Trung Quốc đã cử đến Hội nghị thượng đỉnh về an toàn Trí Tuệ Nhân Tạo của Thủ tướng Bảo thủ Rishi Sunak vào năm 2023 như bằng chứng cho thấy hai nước đang hợp tác về công nghệ mới nổi này.
Nhưng nếu Luân Đôn và Bắc Kinh muốn tiến xa hơn trong vấn đề nóng bỏng này thì “rất quan trọng là phải loại bỏ những gián đoạn và can thiệp chính trị”, Mao Ninh nhấn mạnh. “Một số người ở Anh vẫn nhìn nhận Trung Quốc qua lăng kính lỗi thời. Họ bám vào những thành kiến về ý thức hệ và cường điệu hóa khái niệm an ninh quốc gia”.
Cô cho biết Trung Quốc và Anh cũng nên hợp tác để “đối mặt” với những thách thức do “bắt nạt thương mại” và cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gây ra.
Đầu tuần này, Bắc Kinh và Washington đã hạ nhiệt căng thẳng kinh tế sau khi Tổng thống Trump áp thuế 145 phần trăm đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng trước, và Trung Quốc cũng có hành động đáp trả tương tự.
Cả hai bên đều tuyên bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ cắt giảm thuế quan. Chính quyền Tổng thống Trump đã cắt giảm thuế quan của họ xuống còn 30 phần trăm, trong khi phía Trung Quốc đã giảm các biện pháp của họ từ 125 phần trăm xuống còn 10 phần trăm, trong 90 ngày để cho phép các cuộc đàm phán tiếp theo.
Bắc Kinh đã chỉ trích hiệp định thương mại của Starmer với Tổng thống Trump được ký kết một tuần trước, cho rằng nó có thể buộc các công ty Trung Quốc rời khỏi chuỗi cung ứng của Anh. Các quốc gia như Anh nên “nói không với bất kỳ thỏa thuận nào cản trở trao đổi và hợp tác quốc tế”, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌) nói hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
“Chúng ta phải duy trì chủ nghĩa đa phương thực sự. Chúng ta phải kiên quyết phản đối việc tách rời hoặc cắt đứt chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu hoặc các hoạt động như sân nhỏ, hàng rào cao”, Bân nói.
“Hợp tác khoa học công nghệ quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có”, đại sứ Bắc Kinh tại Luân Đôn cho biết. Khi nói đến AI và các vấn đề khác, cả hai quốc gia nên “tiếp tục hợp tác chặt chẽ”.
[Politico: China invites UK to its AI summit]
7. Những người ủng hộ Ukraine phá hoại đường ray xe lửa gần Smolensk của Nga
Các thành viên của nhóm du kích Atesh của Ukraine đã đốt một tủ tiếp sức tại đường ray xe lửa của Nga được quân đội Nga sử dụng, nhóm này cho biết vào ngày 15 tháng 5.
Hoạt động này được cho là được thực hiện ở Tỉnh Smolensk của Nga, một khu vực phía tây giáp với Belarus, nhằm phá vỡ các chuyến hàng vũ khí và thiết bị cho lực lượng Nga đồn trú tại biên giới đông bắc Ukraine.
Giới lãnh đạo Ukraine đã cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa đang tập hợp lực lượng gần các tỉnh Sumy và Kharkiv của Ukraine ở phía đông bắc để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.
“ Cảm ơn những bước đi dũng cảm của các chiến sĩ du kích, Nga đã phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng trong việc cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm cho tuyến đầu”, Atesh phát biểu trên Telegram.
Đoạn phim được cho là cho thấy một tủ tiếp sức của một tuyến hỏa xa gần Smolensk, Nga, bị đốt cháy bởi những người ủng hộ Ukraine. Đoạn phim được công bố vào ngày 15 tháng 5 năm 2025. (Atesh/Telegram)
Một đoạn video do du kích chia sẻ cho thấy một người không rõ danh tính đứng sau máy quay đang đốt cháy tủ tiếp sức vào ban đêm. Theo du kích, thiết bị mục tiêu nằm gần thành phố Smolensk, cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 270 km, hay 170 dặm, về phía bắc.
Phong trào Atesh thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công phá hoại trên lãnh thổ Nga và các khu vực bị Nga tạm chiếm tại Ukraine.
“Công việc của chúng tôi không chỉ giới hạn ở một hoạt động. Chúng tôi hoạt động trên toàn bộ mặt trận, gây khó khăn cho Nga và hạn chế khả năng của nước này”, nhóm này cho biết.
[Kyiv Independent: Pro-Ukraine partisans sabotage railway track near Russia's Smolensk]
8. Bộ trưởng quốc phòng Đan Mạch không thể tưởng tượng được việc Hoa Kỳ tiếp quản Greenland
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen từ chối bình luận về các báo cáo gần đây cho biết Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động do thám Greenland.
Poulsen, phó thủ tướng Đan Mạch, cũng miễn cưỡng trả lời về lời đe dọa sáp nhập Greenland, một vùng lãnh thổ của Đan Mạch, của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nhấn mạnh rằng Washington “là bạn của Âu Châu và Đan Mạch”.
“Chúng tôi là những đồng minh mạnh mẽ trong NATO, và tôi sẽ không thể tưởng tượng được rằng một quốc gia NATO có thể tham gia vào một quốc gia NATO khác,” Poulsen phát biểu hôm thứ Ba tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen. “Tôi không nghĩ rằng đây là một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh.”
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm: “Chúng tôi, cùng với Greenland và Quần đảo Faroe, là Vương quốc Đan Mạch, và Hoa Kỳ không thể chiếm đoạt vương quốc này”.
Phó thủ tướng Greenland, Múte Bourup Egede, cũng đã giải quyết những tuyên bố của Tổng thống Trump trong hội nghị thượng đỉnh, nhấn mạnh rằng “sẽ không có gì [được quyết định] về chúng tôi nếu không có chúng tôi”.
“Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với người Mỹ,” Egede nhấn mạnh. “Nhưng chúng tôi không phải là tài sản. Greenland thuộc về người dân Greenland.”
Tổng thống Trump đã nêu khả năng mua lại Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình và đã nhiều lần nhắc lại ý tưởng này trong năm nay. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này, ông đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo, nơi sinh sống của 57.000 người.
Tờ Wall Street Journal cũng đưa tin rằng Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực thu thập thông tin tình báo trên đảo.
Poulsen từ chối bình luận về báo cáo.
“Bạn thấy rất nhiều tin đồn trên phương tiện truyền thông, và tôi không bình luận về những tin đồn này,” Bộ trưởng Đan Mạch cho biết. “Phản hồi từ Đan Mạch khá rõ ràng: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã mời đại sứ đến một cuộc họp vào tuần trước [để nộp đơn phản đối], và ông ấy đã nêu rất rõ lập trường của mình.”
Thủ tướng Mette Frederiksen cũng nhấn mạnh rằng “bạn không thể do thám đồng minh”.
Mặc dù Egede của Greenland không đề cập đến các báo cáo do thám, nhưng ông đã chỉ trích rõ ràng tổng thống Hoa Kỳ: “Chúng ta đã là đối tác tốt, nhưng những gì Tổng thống Trump làm hiện nay, chúng ta không thích”.
Egede cho biết những tuyên bố của Tổng thống Trump đã đưa Greenland đến gần hơn không chỉ với Đan Mạch mà còn với Liên Hiệp Âu Châu. Lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1982 để rời khỏi Cộng đồng Âu Châu, tiền thân của Liên Hiệp Âu Châu, và chính thức rời khỏi khối này vào năm 1985.
Egede cho biết thêm ông sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận khoáng sản với Brussels.
“Chúng tôi có 27 khoáng sản quan trọng trong số 35 khoáng sản mà Liên Hiệp Âu Châu muốn. Nhưng đã có quá nhiều blah-blah-blah — chúng tôi cần hành động, chúng tôi cần tăng trưởng ở đất nước mình, và [nếu] Liên Hiệp Âu Châu hoặc Hoa Kỳ muốn các vật liệu quan trọng của chúng tôi, họ cần phải nói chuyện với chúng tôi,” phó thủ tướng cho biết.
[Politico: Denmark’s defense boss not ‘able to imagine’ a US takeover of Greenland]
9. Tổng thống Zelenskiy đến Thổ Nhĩ Kỳ trước thềm các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra khi Putin từ chối tham gia
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5 trước thềm các cuộc đàm phán ngừng bắn tiềm năng với Nga, ngay cả khi Putin không tham gia các cuộc đàm phán.
Máy bay của Tổng thống Zelenskiy đã hạ cánh xuống phi trường Ankara khi tổng thống đầu tiên có kế hoạch hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu với các nhà báo tại phi trường, Tổng thống Zelenskiy cho biết phái đoàn Ukraine là những người “cao cấp nhất”, bao gồm Ngoại trưởng Andrii Sybiha, đại diện của Văn phòng Tổng thống và nhà lãnh đạo tất cả các cơ quan tình báo.
Một phái đoàn Nga cũng đã đến để gặp gỡ các đại diện của Ukraine cho các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul — không có Putin. Điện Cẩm Linh đã loại trừ chuyến đi của Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ, tiết lộ rằng các cuộc đàm phán thay vào đó sẽ do trợ lý tổng thống Vladimir Medinsky dẫn đầu.
Tổng thống Ukraine sẽ quyết định các bước tiếp theo liên quan đến các cuộc đàm phán hòa bình với Nga sau cuộc gặp với Erdogan, một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống nói với tờ Kyiv Independent.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban đầu bày tỏ sự lạc quan về triển vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin và cho biết ông cũng có thể tham dự vào ngày 16 tháng 5 nếu đạt được tiến triển.
“Tôi không thực sự tin rằng bản thân Putin có khả năng gặp mặt. Với tôi, có vẻ như ông ấy đang sợ”, Tổng thống Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với Spiegel được công bố vào đầu tuần này.
Cố vấn Tổng thống Mykhailo Podolyak cho biết vào ngày 13 tháng 5 rằng Tổng thống Zelenskiy sẽ không gặp các quan chức cấp thấp của Nga tại Istanbul nếu Putin không xuất hiện, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán như vậy sẽ không có ý nghĩa gì.
Tổng thống Zelenskiy cho biết vào ngày 14 tháng 5 rằng ông đang chờ thông tin về quyết định của Nga trước khi xác định các bước tiếp theo của Ukraine. Theo tờ Washington Post, các quan chức Hoa Kỳ và Âu Châu được cho là đã thúc giục Tổng thống Zelenskiy không từ bỏ các cuộc đàm phán ở Istanbul bất kể Putin có tham gia hay không.
Mặc dù không nằm trong kế hoạch cho các cuộc đàm phán ngày 15 tháng 5, một cuộc họp cấp tổng thống có thể báo hiệu một bước đột phá trong các nỗ lực ngoại giao bị đình trệ nhằm chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Tổng thống Zelenskiy và Putin chỉ gặp nhau một lần trong cuộc họp Normandy Four năm 2019 tại Pháp. Kể từ đó, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai tổng thống.
Tổng thống Zelenskiy cho biết cuộc hội đàm tiềm năng với Putin sẽ xoay quanh lệnh ngừng bắn vô điều kiện và trao đổi tù binh toàn diện.
Không rõ liệu Tổng thống Zelenskiy có tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán ở Istanbul nếu không có Putin hay không.
Kyiv và các đồng minh đã đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như một bước đầu tiên hướng tới hòa bình — một đề xuất mà cho đến nay Nga vẫn phớt lờ.
Còn ai đang đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ?
Mặc dù chưa có thông báo chính thức về cuộc họp bổ sung nào, đại diện từ Ukraine, Hoa Kỳ và Nga cũng sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14 tháng 5 và gặp Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha tại Antalya. Sybiha cũng đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, dự kiến sẽ tới Istanbul cùng Rubio vào ngày 16 tháng 5 để tham gia thảo luận về Ukraine.
Điện Cẩm Linh công bố danh sách đại biểu vào cuối ngày 14 tháng 5. Ngoài Medinsky, Nga còn cử Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Ngoại trưởng Sergey Lavrov sẽ không tham dự, cũng như trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov.
Không có báo cáo nào về bất kỳ cuộc họp theo lịch trình nào khác giữa các quan chức Ukraine, Hoa Kỳ và Nga.
Điện Cẩm Linh loại trừ khả năng Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán với Tổng thống Zelenskiy
Putin sẽ không tới Istanbul để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 15 tháng 5, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov xác nhận.
Điện Cẩm Linh đã giữ lại xác nhận về việc Tổng thống Putin có đến Thổ Nhĩ Kỳ hay không cho đến phút cuối. Điện Cẩm Linh đã công bố danh sách phái đoàn vào cuối ngày 14 tháng 5, nhưng nhà lãnh đạo Nga không có mặt.
[Kyiv Independent: Zelensky arrives in Turkey ahead of possible peace talks as Putin refuses to join]
10. Để thoát khỏi máy bay điều khiển từ xa ném bom nhỏ ở Ukraine, pháo binh đang hướng xuống lòng đất
Mối đe dọa từ những máy bay điều khiển từ xa nhỏ có chất nổ, hàng ngàn chiếc rảo bước ở cả hai phía của chiến tuyến trong cuộc chiến kéo dài 39 tháng giữa Nga và Ukraine mỗi ngày, đang đẩy các xe thiết giáp và xa đoàn của chúng xuống lòng đất.
Một đoạn video được lan truyền trực tuyến gần đây mô tả túp lều lụp xụp của một đội pháo binh Ukraine ở đâu đó dọc theo tuyến đầu dài 700 dặm. Đội gồm bốn người và khẩu pháo 2S1 nặng 18 tấn, có bánh xích—một khẩu pháo 122 ly trong tháp pháo trên khung gầm bọc thép nhẹ—sống dưới lòng đất hàng chục feet trong một hầm trú ẩn được đào rõ ràng từ đất bằng thiết bị kỹ thuật hạng nặng.
Gỗ phủ kín hầm trú ẩn. Một tấm lưới dày dùng để bắt máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga đóng vai trò là “cửa”. Vị trí ngầm sâu đến mức 2S1 phải vật lộn để trèo ra ngoài để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.
Những bức ảnh chính thức từ Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 36 của Ukraine, đơn vị bảo vệ một khu vực dọc biên giới phía bắc của Ukraine đối diện với Tỉnh Kursk của Nga, cũng mô tả cùng một hầm trú ẩn—hoặc một hầm trú ẩn tương tự, có lẽ ám chỉ rằng nhiều khẩu đội pháo binh của Ukraine sẽ được đưa vào mặt đất.
Không phải không có lý do. Lực lượng Ukraine điều động khoảng 2 triệu máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất chứa đầy thuốc nổ mỗi tháng; Lực lượng Nga điều động một số lượng FPV tương tự, chỉ nặng vài pound và chứa đủ thuốc nổ để làm hỏng một chiếc xe và giết chết một người. FPV có thể được điều khiển từ xa tới vài dặm bằng sóng vô tuyến hoặc cáp quang.
“Bầu trời phía trên các vị trí của Ukraine là một chiến trường liên tục của riêng nó,” David Kirichenko giải thích trong một bài luận vào tháng 9 cho Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu tại Washington, DC. “Máy bay điều khiển từ xa của đối phương và đồng minh bay khắp không phận, săn lùng các mục tiêu có giá trị như xe tăng hạng nặng và pháo binh. Trò chơi mèo vờn chuột trên không này đã thay đổi cơ bản các chiến thuật của xe tăng.” Chiến thuật pháo binh cũng vậy.
Ngày càng nhiều xe hạng nặng ẩn núp khi chúng không chủ động bắn vào đối phương. Theo Kirichenko, đây là “kỷ nguyên mới của xe tăng thận trọng”. Và tình hình đang trở nên tệ hơn theo từng tháng đối với các kíp lái xe. “Chúng ta có thể nói rằng tình hình thậm chí còn thận trọng hơn bây giờ”, Kirichenko nói tám tháng sau khi xuất bản bài luận của mình.
Tuy nhiên, không có FPV nào là hoàn hảo: các mô hình không dây có thể bị nhiễu, các mô hình cáp quang để lại dấu vết cáp quang có thể dẫn lực lượng địch trở lại người điều khiển chúng. Và tất cả các máy bay điều khiển từ xa có thể bị chặn bởi áo giáp, lưới hoặc lưới thép—hoặc chỉ cần đóng cửa bất kỳ cấu trúc nào mà xe và xa đoàn có thể ẩn náu.
Đất mang lại khả năng bảo vệ tuyệt vời, vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều đội xe tiến hóa thành sinh vật ngầm hơn khi cuộc chiến tiếp diễn và nhiều máy bay điều khiển từ xa tuần tra tiền tuyến hơn.
Nếu có giới hạn về số lượng xe có thể đi xuống lòng đất—và tốc độ—thì đó chính là thiết bị kỹ thuật cần thiết để đào hầm trú ẩn. Không phải vô cớ mà nhiều đơn vị Ukraine đã huy động tiền mua máy đào.
[Forbes: To Escape Tiny Explosive Drones In Ukraine, Artillery Is Heading Underground]
11. Tổng thống Trump cho biết ông có thể tham gia các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine vào ngày 16 tháng 5 nếu đạt được tiến triển
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông vẫn có thể tham dự cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng giữa Nga và Ukraine tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5 nếu có tiến triển hướng tới một thỏa thuận, BBC đưa tin.
“Chúng tôi muốn thấy cuộc chiến kết thúc và tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội làm được điều đó”, Tổng thống Trump phát biểu với các nhà báo trong chuyến thăm chính thức tới Qatar vào ngày 15 tháng 5.
Reuters trước đó đưa tin rằng Tổng thống Trump, hiện đang có chuyến công du Trung Đông, sẽ không tham dự các cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào ngày 15 tháng 5. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, đã được xác nhận sẽ tham gia các cuộc thảo luận vào ngày 16 tháng 5.
Nga đề xuất khởi động đàm phán trực tiếp với Ukraine trong tuần này thay cho lệnh ngừng bắn vô điều kiện do Kyiv đề xuất. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngay lập tức đồng ý tham dự và mời Putin đến gặp trực tiếp tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5.
Nhà lãnh đạo Nga dường như đã từ chối tham gia và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán. Phái đoàn Nga đã đến Istanbul.
Khi được tờ Kyiv Independent hỏi, một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống đã không xác nhận liệu Ukraine có tiếp tục đàm phán hay không nếu Putin không tham gia.
Khi được một nhà báo hỏi về sự vắng mặt của Putin, Tổng thống Trump trả lời: “Tại sao ông ấy phải đi nếu tôi không đi?”
Tòa Bạch Ốc ngày càng thất vọng với những nỗ lực hòa bình bị đình trệ khi thời hạn 100 ngày tự áp đặt để làm trung gian cho một thỏa thuận đã qua. Tổng thống Hoa Kỳ đã chỉ trích cả Ukraine và Nga, đổ lỗi cho họ về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán.
Sau khi gặp Tổng thống Zelenskiy tại Vatican vào ngày 26 tháng 4, Tổng thống Trump thừa nhận rằng Putin có thể không quan tâm đến hòa bình và để ngỏ khả năng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga.
[Kyiv Independent: Trump says he might join Russia-Ukraine peace talks on May 16 if progress is made]
12. Tổng thống Zelenskiy cho biết các bước tiếp theo của Ukraine sẽ dựa trên việc Nga cử ai đến đàm phán hòa bình
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết, Kyiv sẽ xác định các bước tiếp theo trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga khi Mạc Tư Khoa công bố phái đoàn của mình.
“Tôi đang chờ xem ai sẽ đến từ Nga, và sau đó tôi sẽ quyết định những bước đi nào mà Ukraine nên thực hiện. Cho đến nay, các tín hiệu từ họ trên phương tiện truyền thông là không thuyết phục”, Tổng thống Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối.
Ukraine và Nga đã gặp nhau để đàm phán hòa bình trực tiếp vào ngày 15 tháng 5. Putin đã từ chối lời kêu gọi ngừng bắn và thay vào đó nhấn mạnh phải bắt đầu đàm phán trước khi lệnh ngừng bắn được thực thi.
Sau bài phát biểu của Tổng thống Zelenskiy, Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng phái đoàn của họ sẽ do cố vấn tổng thống và kiến trúc sư tuyên truyền, Vladimir Medinsky, dẫn đầu.
Phái đoàn Nga cũng sẽ bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Nga Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Đáng chú ý là phái đoàn này không có sự tham gia của các chính trị gia hàng đầu của Điện Cẩm Linh, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Sau lời kêu gọi đàm phán hòa bình trực tiếp của Putin, ngày 11 tháng 5, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ tham dự các cuộc đàm phán và mời Putin gặp ông tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Zelenskiy đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự các cuộc đàm phán hòa bình.
“Chúng tôi cũng nghe nói rằng Tổng thống Trump đang cân nhắc tham dự cuộc họp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó có thể trở thành lập luận mạnh mẽ nhất”, ông nói.
Tổng thống Trump đã nói rằng Hoa Kỳ có thể cân nhắc áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu nước này không đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine để chấm dứt chiến tranh.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng nhiều nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả những người ở Nam Bán cầu, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Ukraine và Nga.
“Hôm nay, có một tuyên bố rất quan trọng từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, bày tỏ thiện chí của Vatican trong việc đóng vai trò trung gian. Vatican có thể giúp ngoại giao”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bác bỏ ý tưởng điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu tới Ukraine trong một cuộc phỏng vấn với ABC News phát hành ngày 11 tháng 5.
“Chúng ta không thể để cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tiến gần đến biên giới của chúng ta như vậy”, Peskov nói.
Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần kêu gọi ngừng bắn trong 30 ngày, và cho biết vào ngày 23 tháng 4, Ukraine nhấn mạnh “lệnh ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và vô điều kiện”.
[Kyiv Independent: Ukraine's next steps will be based on who Russia sends to peace talks, Tổng thống Zelenskiy says]
Hòa đàm cuội: 640.000 quân Nga tấn công Ukraine. Tướng Mỹ và NATO cảnh báo hậu quả khi ve vãn Putin
VietCatholic Media
16:26 16/05/2025
1. Khủng hoảng Ukraine có thể châm ngòi cho cuộc đối đầu ‘trực tiếp’ giữa Nga và Hoa Kỳ - Chỉ huy NORAD
Theo Ngũ Giác Đài, cuộc chiến ở Ukraine có thể leo thang thành một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga.
Tướng Gregory Guillot, nhà lãnh đạo Bộ Tư lệnh phía Bắc Hoa Kỳ, gọi tắt là USNORTHCOM và Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ, gọi tắt là NORAD đã đưa ra cảnh báo cho Ủy ban Quân lực Thượng viện Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố bằng văn bản gửi tới các nhà lập pháp Hoa Kỳ, Guillot cho biết hơn ba năm sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, có “một số khả năng” khiến cuộc chiến có thể leo thang thành xung đột quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ.
Bóng ma leo thang đã bao trùm cuộc chiến ở Ukraine kể từ khi Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, đặc biệt là khi Mạc Tư Khoa liên tục đưa ra các mối đe dọa hạt nhân.
Guillot cũng nhắc đến các đối thủ khác như Iran và Bắc Hàn, nhấn mạnh các vấn đề an ninh và quốc phòng đối với chính quyền Tổng thống Trump khi tìm cách chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và chống lại các quốc gia tìm cách thách thức quân đội Hoa Kỳ trong tương lai.
Guillot đã phát biểu trước các nhà lập pháp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào thứ Ba. Trong một tuyên bố bằng văn bản trình lên ủy ban, Guillot cho biết khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và một trong những đối thủ chính của mình đang gia tăng.
Tuyên bố cho biết trong khi Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn và Iran tìm cách tránh xung đột vũ trang với Hoa Kỳ, họ có thể cố gắng tận dụng nhận thức về sự suy yếu của phương Tây để thách thức sức mạnh của Hoa Kỳ, điều này có thể gây ra nguy cơ tính toán sai lầm.
Guillot sau đó nói rằng vào năm thứ tư kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, có một số cách khiến cuộc chiến có thể leo thang thành xung đột quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ.
Vị tướng Hoa Kỳ cũng nhắc đến các cuộc xung đột khác có nguy cơ liên quan đến Hoa Kỳ như cuộc chiến ở Trung Đông bùng phát do cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, đe dọa kéo Hoa Kỳ vào một cuộc xung đột trực tiếp với Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này.
Guillot cho biết căng thẳng ở Eo biển Đài Loan và Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ leo thang thành xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, với “hậu quả có thể kéo dài cả thế hệ”.
Ông cho biết sự hợp tác chiến lược giữa bốn đối thủ chính của Hoa Kỳ đã tăng trưởng đáng kể kể từ khi Chiến tranh Ukraine nổ ra, làm gia tăng nguy cơ chiến tranh với một bên có thể nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh với liên minh đối địch.
Tướng Gregory Guillot: “Khi cuộc xâm lược tàn bạo và sai lầm của Nga vào Ukraine bước sang năm thứ tư, vẫn còn một số khả năng có thể khiến cuộc chiến leo thang thành xung đột quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ.”
Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin về bình luận của Guillot, được đưa ra trong bối cảnh đang có sự mong đợi về các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nơi mà tổng thống Volodymr Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ năm để sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Putin, người vẫn chưa cam kết sẽ tham dự.
[Newsweek: Ukraine Crisis Could Spark 'Direct' Russia-US Confrontation—NORAD Commander]
2. Ukraine, Nga bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul lần đầu tiên kể từ năm 2022
Các đại biểu Ukraine và Nga đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5, đánh dấu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa kể từ năm 2022, Sky News và hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin.
Hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin, trích dẫn một nguồn tin, đại diện Thổ Nhĩ Kỳ, những người chủ trì cuộc họp, dự kiến sẽ có bài phát biểu chào mừng và sau đó rời khỏi địa điểm tổ chức.
Theo Sky News, phái đoàn Ukraine có kế hoạch thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và cuộc gặp tiềm năng trong tương lai giữa Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Putin.
Theo hãng tin này, vào phút chót, Kyiv đã cáo buộc Mạc Tư Khoa phá hoại các cuộc đàm phán bằng cách yêu cầu một cuộc họp riêng với Ukraine mà không có sự hiện diện của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Hoa Kỳ.
Cuộc thảo luận diễn ra sau các cuộc hội đàm giữa các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Ukraine trước đó trong ngày, bao gồm Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio, Đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.
Sau khi Mạc Tư Khoa đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, Tổng thống Zelenskiy đã đồng ý và mời Putin đến gặp mặt trực tiếp. Nhà lãnh đạo Nga đã từ chối tham dự và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán.
Nga trình bày cuộc họp này là sự tiếp nối của các cuộc đàm phán năm 2022 và nhấn mạnh đến nhu cầu giải quyết những gì họ coi là “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc chiến. Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng tham vọng NATO của Ukraine, cũng như ngôn ngữ và luật thiểu số của nước này, là lý do đằng sau cuộc xâm lược toàn diện vào nước này.
Đổi lại, Kyiv và các đồng minh đã thúc giục Mạc Tư Khoa áp dụng lệnh ngừng bắn vô điều kiện bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình — một đề xuất mà Nga đã bác bỏ.
Phái đoàn Ukraine đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5 bao gồm các quan chức cao cấp của Ukraine, trong đó có Tổng thống Zelenskiy, Sybiha, Yermak và các chỉ huy quân sự và tình báo.
Sau khi gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố rằng một phái đoàn nhỏ hơn do Yermak và các bộ trưởng dẫn đầu sẽ đến Istanbul vào ngày 16 tháng 5 để thảo luận về khả năng ngừng bắn. Sau đó, nguyên thủ quốc gia Ukraine đã khởi hành đến Albania.
Phái đoàn Nga do Medinsky dẫn đầu bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân sự Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin. Danh sách này đáng chú ý là không có các chính trị gia hàng đầu của Nga, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hoặc trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov.
Các cuộc họp riêng giữa các đại biểu Hoa Kỳ và Nga cũng diễn ra, mặc dù Rubio cho biết ông sẽ không đích thân gặp đại diện của Mạc Tư Khoa. Quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Anton được cho là đã gặp Medinsky trước các cuộc đàm phán.
“ Chúng tôi sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện, như chúng tôi đã nói trước đó trong các cuộc họp tại Jeddah và Riyadh với các đối tác Mỹ của chúng tôi”, Umerov, người đã tham gia cuộc họp với các cố vấn an ninh Âu Châu và Đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg vào đầu ngày, cho biết.
“Hòa bình chỉ có thể đạt được nếu Nga thể hiện thiện chí thực hiện các hành động cụ thể, bao gồm lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong ít nhất 30 ngày và các bước nhân đạo, chẳng hạn như trả lại trẻ em Ukraine bị trục xuất cưỡng bức và trao đổi tù binh chiến tranh trên cơ sở 'tất cả đổi tất cả'.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban đầu bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của cuộc họp và cho biết ông có thể tham dự vào ngày 16 tháng 5 nếu có tiến triển. Sau đó, ông hạ thấp kỳ vọng, nói rằng không có khả năng có tiến triển trước khi ông gặp Putin.
“Sẽ không có chuyện gì xảy ra cho đến khi Putin và tôi gặp nhau”, tổng thống Hoa Kỳ nói với các nhà báo trên Không lực Một trước khi hạ cánh xuống Dubai trong chuyến công du Trung Đông.
Rubio cho biết rằng cấp độ của phái đoàn Nga “không phải là dấu hiệu cho thấy sẽ có bước đột phá lớn”. Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng Mạc Tư Khoa dường như đã cử một “phái đoàn giả mạo”.
Tổng thống Trump đã tuyên thệ sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng giữa Nga và Ukraine nhưng ngày càng lên tiếng bày tỏ sự thất vọng với những nỗ lực bị đình trệ, đổ lỗi cho cả Mạc Tư Khoa và Kyiv.
[Kyiv Independent: Ukraine, Russia start peace talks in Istanbul for first time since 2022]
3. Hơn 640.000 binh lính Nga đang chiến đấu chống lại Ukraine, Syrskyi nói
Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 15 tháng 5 rằng lực lượng bộ binh của Nga tham gia chiến đấu chống lại Ukraine lên tới hơn 640.000 binh sĩ.
“Mạc Tư Khoa đã biến hành động xâm lược Ukraine thành một cuộc chiến tranh tiêu hao và đang sử dụng lực lượng kết hợp lên tới 640.000 quân,” Syrskyi nói với các thành viên của Hội đồng NATO-Ukraine. “Những người lính của chúng tôi tiếp tục tiến hành một hoạt động phòng thủ hiệu quả, gây ra tổn thất đáng kể cho đối phương.”
Tổng số quân nhân Nga đánh dấu xu hướng gia tăng khi Nga tiếp tục tăng cường hoạt động ở nhiều khu vực tiền tuyến.
Tờ Financial Times đưa tin vào ngày 13 tháng 5, trích dẫn lời các quan chức tình báo Ukraine giấu tên, rằng Nga dường như đang chuẩn bị một cuộc tấn công đáng kể bất chấp các cuộc đàm phán ngừng bắn dự kiến diễn ra trong tuần này và lời kêu gọi của Kyiv cùng các đối tác về một lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày.
Vào tháng 3, Vadym Skibitskyi, phó giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, đã báo cáo rằng Nga đã điều động hơn 620.000 binh sĩ để chiến đấu ở Ukraine. Trong khi vào tháng 11 năm 2024, tổng số lên tới gần 580.000 binh sĩ.
Nga đã giành được nhiều thắng lợi ở miền Đông Ukraine và Tỉnh Kursk trong những tháng gần đây nhưng phải trả giá bằng thương vong nặng nề cũng như mất mát về thiết bị.
Tính đến ngày 15 tháng 5, Nga đã mất tổng cộng 970.590 quân kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo. Ước tính này, về cơ bản phù hợp với ước tính của các cơ quan tình báo phương Tây, có thể bao gồm cả những người thiệt mạng, bị bắt, bị thương và mất tích.
Vào ngày 24 tháng 2, các hãng truyền thông độc lập của Nga là Meduza và Mediazona ước tính trong một báo cáo rằng khoảng 165.000 quân Nga đã thiệt mạng kể từ khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, trong đó có gần 100.000 người vào năm 2024.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào ngày 15 tháng 2 rằng Mạc Tư Khoa đã mất khoảng 250.000 binh lính, trong đó có 20.000 người thiệt mạng chỉ trong các trận chiến ở Kursk của Nga. Mặc dù Kyiv không thường xuyên tiết lộ tổng số thương vong của quốc gia, nhưng con số đó có thể đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây.
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC được công bố vào ngày 16 tháng 2, Tổng thống Zelenskiy cho biết hơn 46.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 380.000 người bị thương trên chiến trường.
[Kyiv Independent: Upwards of 640,000 Russian soldiers fighting against Ukraine, Syrskyi says]
4. Macron mở ngỏ khả năng điều động vũ khí hạt nhân trên khắp Âu Châu
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp sẵn sàng thảo luận về việc điều động vũ khí hạt nhân của nước này ở những nơi khác tại Âu Châu.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Pháp TF1, Macron cho biết Hoa Kỳ đã có máy bay vũ trang hạt nhân ở Âu Châu. Ông nói thêm, “Chúng tôi sẵn sàng mở cuộc thảo luận này”.
Macron cho biết bất kỳ sự mở rộng nào về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp sang các nước Âu Châu khác cũng sẽ phải tuân theo các điều kiện, bao gồm cả việc bảo đảm rằng việc sử dụng bom vẫn chỉ nằm trong tay tổng thống Pháp.
Macron cho biết: “Luôn có một chiều hướng Âu Châu coi trọng các lợi ích sống còn”.
Theo số liệu năm 2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Pháp có khoảng 280 đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ tàu ngầm hoặc máy bay phản lực.
Macron là nhà lãnh đạo của quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân trong Liên minh Âu Châu, và những bình luận của ông phản ánh sự không chắc chắn giữa các nước Âu Châu về cam kết hạt nhân của Hoa Kỳ đối với Lục địa này khi phải đối mặt với mối đe dọa từ Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Pháp hôm thứ Ba, Macron cho biết Hoa Kỳ có máy bay trang bị vũ khí hạt nhân ở Bỉ, Đức, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ và Paris sẵn sàng thảo luận về biện pháp tương tự.
Bất kỳ sự mở rộng nào về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp sang các nước Âu Châu khác đều phải tuân theo các điều kiện mà ông sẽ xác định trong những tuần và tháng tới.
Macron cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ không trả tiền cho sự an ninh của những nước khác và bất kỳ quyết định nào cũng sẽ không gây tổn hại đến khả năng phòng thủ của chính khối.
Vào tháng 3, Macron đã đưa ra ý tưởng đàm phán với các đồng minh Âu Châu về cách vũ khí hạt nhân của Pháp có thể bảo vệ Lục địa này, và Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã ủng hộ triển vọng nước ông sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các thành viên NATO khác là Ba Lan, Đan Mạch và Lithuania, đều đã bày tỏ lo ngại về mối đe dọa từ Nga, và trong những tháng gần đây đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng chấp nhận khả năng này.
[Newsweek: Macron Open to Deploying Nuclear Weapons Across Europe]
5. Putin ‘sẽ xây dựng lại quân đội suy yếu để tấn công Nato trong HAI NĂM sau lệnh ngừng bắn ở Ukraine’ khi bạo chúa né tránh cuộc nói chuyện căng thẳng
Đô đốc Rob Bauer nhận định rằng VLADIMIR Putin có thể phát động một cuộc tấn công trực tiếp vào NATO vào năm 2027 nếu ông được phép xây dựng lại quân đội trong thời gian ngừng bắn. Đô đốc Rob Bauer là Chủ tịch thứ 33 của Ủy ban Quân sự NATO từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 1 năm 2025. Trước đây ông từng giữ chức Tổng tư lệnh Quân Đội Hòa Lan.
Thế giới đang kêu gọi tạm dừng cuộc xung đột khốc liệt này nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tương lai của Âu Châu.
Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng, cho đến nay Putin vẫn liên tục tránh đồng ý ký kết một thỏa thuận hòa bình.
Chiêu trò mới nhất của ông là phớt lờ lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Ông Donald Trump về việc đích thân tham dự vòng đàm phán tuần này tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Danh sách đoàn đại biểu Nga tham dự đã được Cẩm Linh công bố tối Thứ Tư, 14 Tháng Năm, không có tên Putin.
Putin đã TỪ CHỐI gặp Tổng thống Zelenskiy ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình với Ukraine mặc dù Tổng thống Trump đã đề nghị đưa bạo chúa Nga vào bàn đàm phán
Đô đốc Rob Bauer cảnh báo rằng nếu lệnh ngừng bắn cuối cùng có thể được đồng ý, Putin sẽ có thời gian để tập hợp lại và đưa ra kế hoạch tấn công mới - có thể bao gồm cả các quốc gia Âu Châu khác.
Ông đánh giá rằng Nga có thể xây dựng lại quân đội của mình đến mức đáng lo ngại sớm nhất là vào năm 2027.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết Putin có thể điều động quân đội của mình vào “tình trạng chiến tranh” và cố gắng thử thách Điều 5 của NATO.
Điều này có thể khiến Cẩm Linh quyết định để Ukraine yên trong quá trình phục hồi sau cuộc tấn công kéo dài ba năm rưỡi của Nga.
Thay vào đó, Putin có thể quay sang tấn công các quốc gia NATO ở vùng Baltic.
Ba Lan và các quốc gia láng giềng được đồn đoán sẽ là mục tiêu tiếp theo trong danh sách của tên bạo chúa này nếu hắn ta vượt qua được Kyiv dũng cảm.
Và những hình ảnh vệ tinh đáng lo ngại tuần này đã tiết lộ cách Putin đang lắp ráp vũ khí, quân đội và xây dựng căn cứ của Nga chỉ cách biên giới với Phần Lan 35 dặm.
IISS cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào cũng có thể diễn ra trong vòng hai năm sau khi ngừng bắn.
Nhiều nỗi sợ này xuất phát từ việc Hoa Kỳ và Tổng thống Trump quyết định rút sự hỗ trợ cho NATO - khiến Âu Châu phải tự bảo vệ mình.
IISS cho biết nếu Tổng thống Trump thực sự cam kết chấm dứt tài trợ cho NATO thì Âu Châu sẽ phải tập trung vào việc thay thế nhanh chóng những tổn thất về kinh tế và nhân sự.
Bất kỳ động thái nào của người Mỹ cũng có thể khiến Âu Châu mất tới 1 ngàn tỷ đô la trong vòng 25 năm để bù đắp cho việc rút quân của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cũng cung cấp 400 chiến đấu cơ, 20 tàu khu trục và khoảng 128.000 quân cho Âu Châu, tất cả đều cần được thay thế.
Tổng thống Trump đã đưa ra một số bình luận về tương lai của nước Mỹ trong NATO khi ông tuyên bố sẽ ngừng giúp đỡ những người “không đóng góp” đủ.
Ông yêu cầu tất cả các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP – nghĩa là tăng hàng trăm tỷ bảng Anh.
Trước đây cũng có thông tin cho rằng Tổng thống Trump có thể sẽ chuyển quân khỏi Âu Châu để bảo đảm lợi ích của mình ở Á Châu.
Tờ Financial Times đưa tin Tổng thống Trump được cho là đang cân nhắc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi vùng Baltic về khu vực Á Châu - Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc đang nổi lên.
Nghiên cứu của IISS viết: “Các đồng minh Âu Châu không còn có thể cho rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cần thiết để bảo vệ lục địa này trước sự xâm lược của Nga”.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga đã diễn ra từ Thứ Năm, 15 Tháng Năm, với các phái đoàn từ cả hai bên đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Zelenskiy được cho là đang ở Istanbul để đàm phán nhưng Putin và Tổng thống Trump đều sẽ không tham dự mặc dù cả hai đều cho rằng họ có thể đến.
Thay vào đó, Nga đã cử một đội quân gồm nhiều nhân vật thứ yếu - bao gồm một cố vấn tổng thống, một nhà ngoại giao hàng đầu và các quan chức quân sự và tình báo cao cấp.
[The Sun: Putin ‘will rebuild depleted army to attack Nato in TWO YEARS after Ukraine ceasefire’ as tyrant dodges crunch talk]
6. ‘Chúng tôi không phản đối’ — Rubio phủ nhận việc phản đối sự tham gia của Tổng thống Zelenskiy tại hội nghị thượng đỉnh NATO
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio ngày 15 tháng 5 đã bác bỏ các báo cáo cho rằng Hoa Kỳ phản đối sự tham gia của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.
Khi được các phóng viên hỏi liệu Hoa Kỳ có phản đối sự tham gia của Tổng thống Zelenskiy hay không, Rubio trả lời: “Không, tôi không biết lý do tại sao lại như vậy”.
“ Nhiều thành viên trong số các đồng nghiệp của chúng tôi hôm nay đã nêu vấn đề mời Tổng thống Zelenskiy. Chúng tôi không phản đối điều đó,” Rubio nói với các phóng viên ở Thổ Nhĩ Kỳ. “Nhiều nhà lãnh đạo không phải là thành viên của NATO được mời đến các hội nghị của NATO — họ không tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo, nhưng họ được mời đến các hội nghị.”
Nhiều hãng thông tấn Âu Châu đưa tin vào ngày 14 tháng 5, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên, rằng các đồng minh đã đồng ý rằng việc xoa dịu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là ưu tiên hàng đầu và không gửi lời mời tới Ukraine.
Các quan chức NATO chưa chính thức xác nhận động thái này.
“Tôi không biết bạn lấy những báo cáo này từ đâu,” Rubio kết luận.
Tổng thống Ukraine đã tham dự mọi hội nghị thượng đỉnh của NATO kể từ tháng 2 năm 2022: trực tiếp vào năm 2024 tại Washington và năm 2023 tại Vilnius, và trực tuyến vào năm 2022.
Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO vì không đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP của liên minh và đã thúc đẩy việc tăng mức này lên 5%. Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần tuyên bố rằng Ukraine sẽ không ngay lập tức gia nhập NATO như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đã được thỏa thuận.
[Kyiv Independent: 'We didn't oppose it' — Rubio denies opposing Zelensky's participation at NATO summit]
7. Pistorius của Đức cảnh báo có thể quay lại chế độ bắt buộc thi hành quân dịch nếu số lượng quân không đủ
Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius cảnh báo hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm, rằng Đức có thể quay trở lại chính sách bắt buộc thi hành quân dịch nếu có quá ít người tình nguyện tham gia quân đội.
Phát biểu trong bài phát biểu đầu tiên trước quốc hội kể từ khi chính phủ mới nhậm chức, Pistorius cho biết một chương trình tuyển quân tự nguyện mới sẽ bắt đầu trong năm nay để xây dựng lại quân đội thiếu hụt của Đức.
“Chúng tôi đã đồng ý rằng ban đầu chúng tôi sẽ dựa vào chế độ tự nguyện — một dịch vụ ban đầu là tự nguyện và nhằm mục đích khuyến khích những người trẻ tuổi phục vụ đất nước của họ,” Pistorius nói. “Và tôi nói điều này một cách khá thận trọng và trung thực: trọng tâm cũng nằm ở chữ 'ban đầu', trong trường hợp chúng tôi không thể tuyển đủ tình nguyện viên.”
Đức đã đình chỉ chính sách bắt buộc thi hành quân dịch vào năm 2011. Việc khôi phục lại sẽ đánh dấu sự đảo ngược chính sách lớn, xuất phát từ mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga cùng với mối lo ngại ngày càng tăng về độ tin cậy của các bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump.
Pistorius cho biết Bundeswehr /bân-đờ- via/ có khoảng 181.500 quân đang phục vụ - kém xa mục tiêu 203.000 quân vào năm 2031. Việc tuyển quân đã tăng 20 phần trăm vào đầu năm 2025, nhưng “chúng ta vẫn còn quá ít người cho những gì quân đội của chúng ta phải hoàn thành”, ông cảnh báo.
Chính phủ liên minh mới ủng hộ chiến dịch tuyển dụng. Thủ tướng Friedrich Merz đã cam kết xây dựng “quân đội mạnh nhất Âu Châu” trong bài phát biểu của ông tại Bundestag.
Pistorius nhấn mạnh rằng Đức sẽ dẫn đầu cùng với Pháp, Anh và Ba Lan, và nói thêm: “An ninh ở Âu Châu trước hết và quan trọng nhất là trách nhiệm của chính người dân Âu Châu”.
[Politico: Germany’s Pistorius warns draft may return if troop numbers fall short]
8. Đức bắt giữ 3 người bị tình nghi âm mưu đánh bom và hoạt động gián điệp cho Nga
Cảnh sát Đức đã bắt giữ ba người bị cáo buộc làm việc cho tình báo Nga để lên kế hoạch đánh bom bên trong nước Đức.
Các nghi phạm, hai nam và một nữ, đã bị bắt giữ trong các hoạt động riêng biệt tại thành phố Köln /kơn/ ở phía tây, thành phố Konstanz ở phía nam và tại Thụy Sĩ. Cả ba đều là công dân Nga và đang bị giam giữ vì tình nghi làm gián điệp và chuẩn bị hành động phá hoại.
Theo các công tố viên liên bang, nhóm này bị cáo buộc đã lên kế hoạch gửi bom bưu kiện được thiết kế để phát nổ trong quá trình vận chuyển — một chiến thuật nhằm tạo ra sự sợ hãi cho công chúng và làm suy yếu lòng tin vào cơ sở hạ tầng của Đức.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Bộ trưởng Nội vụ Bắc Rhine-Westphalia Herbert Reul đã trực tiếp đổ lỗi cho chính phủ Nga về âm mưu này. “Những cá nhân này đã đồng ý, chậm nhất là vào cuối tháng 3 năm 2025, sẽ thực hiện các vụ đốt phá và đánh bom vào phương tiện vận tải hàng hóa ở Đức — hành động thay mặt cho các cơ quan nhà nước Nga”, ông cho biết.
Reul gọi đây là “một sự kiện phi thường” và cảnh báo rằng vụ việc này đánh dấu “một cấp độ đe dọa hỗn hợp mới ở Bắc Rhine-Westphalia, cũng như trên khắp nước Đức”.
Reul nhấn mạnh rằng các cơ quan tình báo Nga hiện đang hành động “hung hăng hơn” và chấp nhận rủi ro lớn hơn trong các hoạt động của họ. “Họ không còn cần những điệp viên được đào tạo theo kiểu cũ nữa”, ông nói. “Những điệp viên cấp thấp được gọi như vậy - được tuyển dụng với số tiền ít ỏi - giờ đã đủ rồi”.
Ông nói thêm rằng mục tiêu của Nga không chỉ bao gồm các tổ chức chính phủ mà còn bao gồm cả “cơ sở hạ tầng quan trọng, doanh nghiệp tư nhân và từng công dân”.
Các nhà chức trách tin rằng nhóm này đã thử nghiệm âm mưu này bằng cách gửi các gói hàng có thiết bị theo dõi GPS và có ý định sử dụng thermite — một loại hóa chất dễ cháy ở nhiệt độ cực cao — làm vật liệu gây cháy chính. Kế hoạch của họ được cho là giống với một sự việc vào tháng 7 năm 2024 tại một phi trường ở thành phố Leipzig phía đông, nơi một gói hàng bốc cháy trong quá trình vận chuyển.
Các vụ bắt giữ diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng với sự tham gia của các cơ quan tình báo trong nước, cảnh sát liên bang và khu vực, và các cơ quan an ninh nhà nước.
Cả ba đều bị bắt tại hoặc gần nơi cư trú của họ. Một số thiết bị điện tử đã bị tịch thu và một người thứ tư đang bị điều tra ở nước ngoài. Không có nghi phạm nào trước đây được cơ quan thực thi pháp luật biết đến.
[Politico: Germany arrests 3 over suspected Russian bomb plot and espionage]
9. Ukraine có kế hoạch chỉ thảo luận về lệnh ngừng bắn với Nga tại các cuộc đàm phán ở Istanbul
Một phái đoàn Ukraine đã gặp phía Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 15 tháng 5 để thảo luận cụ thể về cách thực hiện và giám sát lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày do Kyiv và các đồng minh đề xuất, tờ Wall Street Journal và Suspilne đưa tin, trích dẫn nguồn tin giấu tên.
Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine tại Istanbul đã diễn ra từ ngày 15 tháng 5, sau lời mời của Nga thay cho việc đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngay lập tức đồng ý tham dự và mời Putin đến gặp trực tiếp.
Trùm mafia Vladimir Putin đã từ chối tham gia và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán. Các đại diện của Nga đã đến Istanbul vào sáng Thứ Năm, 15 Tháng Năm.
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh chỉ họp với Putin để thảo luận về lệnh ngừng bắn vô điều kiện và trao đổi tù nhân toàn diện.
Tổng thống Zelenskiy đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Ankara.
Vào đầu tháng 3, Kyiv đã đồng ý với một chiến lược do Hoa Kỳ hậu thuẫn kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày. Cho đến nay, Nga đã phớt lờ mọi đề xuất ngừng bắn và vi phạm lệnh ngừng bắn của chính mình, tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine.
Tổng thống Hoa Kỳ đã cam kết làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa, nhưng đã trở nên thất vọng với tiến trình bị đình trệ. Tổng thống Hoa Kỳ đã chỉ trích cả Ukraine và Nga, đổ lỗi cho họ về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán.
[Kyiv Independent: Ukraine plans to discuss only ceasefire with Russia at Istanbul talks, media reports]
10. Bất chấp những tuyên bố tăng trưởng, nền kinh tế chiến tranh của Nga cho thấy những rủi ro sâu sắc, Reuters đưa tin
Nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng do cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, theo báo cáo mới từ Viện Kinh tế Chuyển đổi Stockholm, gọi tắt là SITE trình bày tại cuộc hội đàm của các bộ trưởng tài chính Liên minh Âu Châu vào ngày 13 tháng 5.
Trong khi Điện Cẩm Linh tiếp tục thể hiện sức mạnh kinh tế - trích dẫn mức tăng trưởng GDP là 4,3% vào năm 2024 - các nhà nghiên cứu của SITE đã cảnh báo rằng khả năng phục hồi rõ ràng này là sai lệch.
“Các biện pháp kích thích tài chính của nền kinh tế chiến tranh đã giúp nền kinh tế duy trì hoạt động trong ngắn hạn, nhưng việc phụ thuộc vào nguồn tài chính không minh bạch, phân bổ nguồn lực méo mó và các khoản đệm tài chính đang thu hẹp khiến nền kinh tế không bền vững trong dài hạn “, báo cáo viết, theo Reuters. “Trái ngược với những lời tường thuật của Điện Cẩm Linh, thời gian không đứng về phía Nga”.
Torbjorn Becker, người trình bày các phát hiện, đã đặt ra nghi ngờ về độ tin cậy của số liệu thống kê kinh tế của Nga. Ông đặt câu hỏi về tuyên bố của chính phủ về lạm phát 9–10%, chỉ ra tỷ lệ chính sách cao bất thường của ngân hàng trung ương là 21%. “Ngân hàng trung ương thông thường nào sẽ có tỷ lệ chính sách về cơ bản cao hơn tỷ lệ lạm phát 11,50 điểm phần trăm? Nếu bất kỳ ngân hàng trung ương nào của chúng tôi làm điều gì đó như vậy, họ sẽ mất việc vào ngày hôm sau”, Becker nói. “Nếu bạn đánh giá thấp lạm phát, thì bạn sẽ đánh giá cao các con số GDP thực tế”.
Becker cũng nêu lên mối lo ngại về thâm hụt tài chính thực sự của Nga.
Bất chấp chiến tranh, Mạc Tư Khoa đã chính thức báo cáo thâm hụt ngân sách chỉ 2% GDP hàng năm kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu. “Các con số tài chính ở Nga không thực sự tương ứng với những gì chúng tôi nghĩ rằng họ đang đưa vào nỗ lực chiến tranh”, Becker nói.
Ông lập luận rằng nếu tính cả khoản tài trợ quân sự ngoài ngân sách thông qua hệ thống ngân hàng, thì thâm hụt thực tế có thể cao gấp đôi. Ông cảnh báo rằng điều đó đang làm gia tăng rủi ro tài chính, vì các ngân hàng báo cáo mức tăng trưởng tín dụng cao bất thường. “Đây là tất cả các chỉ số mà chúng ta thường xem xét khi muốn dự đoán cuộc khủng hoảng ngân hàng”, ông nói thêm.
Ủy viên Kinh tế Âu Châu Valdis Dombrovskis ủng hộ phân tích của SITE. Dombrovskis cho biết: “Phân tích của họ nhấn mạnh sự không đáng tin cậy của số liệu thống kê của Nga và nền kinh tế Nga không hoạt động tốt như số liệu thống kê chính thức của nước này”.
“Ủy ban đồng ý rộng rãi với phân tích này và sự mong manh ngày càng tăng của nền kinh tế Nga. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực liên tục của cộng đồng quốc tế nhằm hạn chế khả năng tiếp tục cuộc chiến xâm lược của Điện Cẩm Linh đối với Ukraine.”
[Kyiv Independent: Despite growth claims, Russia’s war economy shows deep risks, Reuters reports]
11. Nga sẵn sàng bắt đầu đàm phán hòa bình với Ukraine vào ngày 16 tháng 5, quan chức Nga cho biết
Một phái đoàn Nga sẽ đợi các đối tác Ukraine để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp lúc 10 giờ sáng giờ địa phương tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5, Vladimir Medinsky, trưởng phái đoàn Nga và cố vấn của Putin cho biết.
Medinsky tuyên bố rằng họ mong đợi phái đoàn Ukraine sẽ đến dự cuộc họp vào buổi sáng. Tuy nhiên, phái đoàn Ukraine vẫn chưa công khai bày tỏ ý định của mình về thời gian diễn ra các cuộc đàm phán.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, rằng các thành viên trong phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tham dự cuộc họp ba bên.
Medinsky cho biết thêm rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc thảo luận vào đầu ngày 15 tháng 5 để thảo luận về việc bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp.
Sau khi Mạc Tư Khoa đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đồng ý và mời Putin đến gặp mặt trực tiếp. Nhà lãnh đạo Nga đã từ chối tham dự và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán.
Phái đoàn Ukraine đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5 bao gồm các quan chức cao cấp của Ukraine, trong đó có Tổng thống Zelenskiy, Ngoại trưởng Andrii Sybiha, đại diện của Văn phòng Tổng thống, quân đội và các cơ quan tình báo.
Tuy nhiên, sau cuộc họp kéo dài ba giờ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố rằng một phái đoàn nhỏ hơn do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu sẽ tới Istanbul để thảo luận về khả năng ngừng bắn.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin vào ngày 15 tháng 5 rằng các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu lúc 10 giờ sáng thứ năm, một tuyên bố bị phái đoàn Ukraine bác bỏ là “tin giả”.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau đó tuyên bố rằng các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức vào giữa trưa ngày 15 tháng 5, điều mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng phủ nhận.
Phát biểu với các nhà báo khi đến phi trường Ankara, Tổng thống Zelenskiy cho biết phái đoàn Ukraine là “cao cấp nhất”.
Phái đoàn Nga bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân sự Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Danh sách này đáng chú ý là không có tên các chính trị gia hàng đầu của Nga, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov, cũng không có tên trong danh sách.
Bình luận về khả năng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cho biết vào ngày 15 tháng 5 rằng các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể mang lại tiến triển có ý nghĩa, đồng thời gọi phái đoàn cấp thấp của Nga là “không phải là dấu hiệu cho thấy sẽ dẫn đến đột phá lớn”.
Rubio cho biết tiến triển có ý nghĩa có thể chỉ đến thông qua cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin. Ý tưởng tương tự cũng được Tổng thống Trump nhắc lại vào đầu ngày.
“Điều tiếp theo phải xảy ra để có một bước đột phá là phải có sự tham gia trực tiếp của Tổng thống Trump”, Rubio nói. “Và tôi tin rằng tổng thống cũng chia sẻ đánh giá của tôi”.
[Kyiv Independent: Russia ready to begin peace talks with Ukraine on May 16, Russian official says]
Tiết lộ mới nhất: Đức Lêô có định cư ngụ ở Santa Marta như Đức Phanxicô không? Trước đây ngài ở đâu?
VietCatholic Media
17:33 16/05/2025
1. Đức Tân Giáo Hoàng chuẩn bị đến Nicê, Thổ Nhĩ Kỳ
Trong cuộc trao đổi với giới báo chí, Đức Thánh Cha Lêô XIV cho thấy công cuộc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ngài tại Nicê, Thổ Nhĩ Kỳ nhân dịp kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Nicê, đang được tiến hành.
Mạng Orthodox Times, hay Chính thống thời báo, đã tóm lược những tin tức báo chí truyền đi hôm 12 tháng Năm vừa qua về vấn đề này. Trang thông tin của tổ chức “Pro Oriente” đã nói đến cuộc nói chuyện của Đức Thánh Cha Lêô với giới báo chí sau diễn văn chính thức tại buổi tiếp kiến sáng ngày 12 tháng Năm vừa qua, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican.
Dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một phái đoàn của Tòa Thánh cũng đã đến Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này và chương trình nguyên thủy dự kiến ngài chỉ ghé lại Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople ở Istanbul và cùng với Đức Thượng phụ Bartolomaios đến thành Iznik, xưa kia là Nicê, cách đó Istanbul hai giờ đi xe, về hướng nam. Tuy Tòa Thánh không tuyên bố gì, hồi đó báo chí cho biết cuộc viếng thăm có thể diễn ra vào cuối tháng Năm này.
Như thế, Đức Thánh Cha Lêô tiếp nối dự án của vị tiền nhiệm, và mới đây Đức Thượng phụ Bartolomaios, trong một diễn văn chính thức, đã gợi ý cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có thể diễn ra vào ngày 30 tháng Mười Một, lễ thánh Anrê Tông đồ, bổn mạng của Giáo hội Chính thống Constantinople.
Dầu sao Đức Thượng phụ cũng đến Rôma vào Chúa nhật ngày 18 tháng Năm này để dự lễ khai mạc sứ vụ của Đức Thánh Cha Lêô XIV và có thể thảo luận thêm các chi tiết.
2. Mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với Nhà nguyện Pauline
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài viết nhan đề “Pope Leo XIV’s Connection to the Pauline Chapel”, nghĩa là “Mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với Nhà nguyện Pauline” đăng trên tờ National Catholic Register ngày Thứ Tư, 14 Tháng Năm, 2025.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bức chân dung chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, sẽ sớm được trang trí tại hàng trăm ngàn nhà thờ Công Giáo, tòa thị chính, văn phòng giáo xứ, nhà xứ, trường học, nhà nguyện và bệnh viện, có ý nghĩa gấp đôi.
Ngoài Đức Tân Giáo Hoàng ở phía trước, phía sau là Nhà nguyện Pauline trong điện Tông Tòa.
Có lẽ bức chân dung Đức Tân Giáo Hoàng sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn đến phần quan trọng này của di sản nghệ thuật và giáo hội. Nhà nguyện Pauline bao gồm những bức bích họa cuối cùng của Michelangelo, được vẽ khi ông là một ông già sau khi hoàn thành bức Phán quyết cuối cùng trong Nhà nguyện Sistina.
Có ba nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng trong Điện Tông tòa. Nhà nguyện Sistina là nhà nguyện nổi tiếng nhất. Nhà nguyện Pauline chỉ cách Sistina vài bước chân qua hành lang Sala Regia. Nhà nguyện thứ ba là Nhà nguyện Redemptoris Mater hay Mẹ Đấng Cứu Thế, nơi không chỉ diễn ra cuộc tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, mà còn là nơi diễn ra các buổi thuyết giảng tĩnh tâm Mùa Vọng và Mùa Chay của vị giảng thuyết của phủ giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuyển các sự kiện đó đến nơi khác ngay từ đầu, vì vậy Redemptoris Mater đã không còn được sử dụng nữa.
Nhà nguyện Sistina được đặt tên này từ Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Tứ, người đã xây dựng nhà nguyện này dành riêng để kính Đức Mẹ. Nhà nguyện Pauline được đặt tên này từ Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam và dành để biệt kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.
Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha. Nhỏ hơn Nhà nguyện Sistina — và không đông khách hành hương và khách du lịch — đây là nơi chính thức để Đức Giáo Hoàng cầu nguyện và cử hành Thánh lễ.
Trên thực tế, vì có một nhà nguyện nhỏ trong phòng riêng ở tầng ba của Đức Thánh Cha, nên nhà nguyện Pauline không được các Đức Giáo Hoàng sử dụng thường xuyên. Thánh Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô II, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã cử hành Thánh lễ hàng ngày trong nhà nguyện riêng ở tầng trên; Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng nhà nguyện trong nhà khách Santa Martha, nơi ngài sống. Tuy nhiên, Nhà nguyện Pauline vẫn giữ nguyên vị thế chính thức là nhà nguyện đặc quyền dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng của Đức Thánh Cha.
Nhà nguyện Pauline đóng vai trò nổi bật trong Cơ Mật Viện gần đây. Các Hồng Y tụ họp ở đó trước khi tiến vào Nhà nguyện Sistina để tuyên thệ. Thánh lễ sáng hàng ngày của các Hồng Y cũng diễn ra ở đó — mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày, vì cuộc bỏ phiếu Cơ Mật Viện kết thúc chưa đầy 24 giờ.
Vì Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng, ngay sau khi rời khỏi Nhà nguyện Sistina, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã được đưa đến đó để cầu nguyện riêng. Bức chân dung chính thức của ngài là bức ảnh chụp ngài ở ngưỡng cửa nhà nguyện khi ngài bước ra. Cần lưu ý rằng ngài đã đích thân chọn bức ảnh đó, vì thực tế là có hàng ngàn bức ảnh chụp Đức Tân Giáo Hoàng chỉ từ những ngày đầu tiên.
Trong tầm nhìn ban đầu của Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị về việc trang trí Nhà nguyện Sistina, trần nhà được thiết kế để thể hiện 12 vị Tông đồ — một chủ đề phù hợp cho một nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng tại điện Tông Tòa. Michelangelo đã đi theo một hướng khác với trần nhà, thể hiện những chương đầu của Sáng thế ký, và mang chiều kích vũ trụ của kỳ công sáng tạo.
Khi Phán quyết cuối cùng được thêm vào nhiều năm sau đó, Nhà nguyện Sistina của Michelangelo trình bày sự sáng tạo và phán xét, sự khởi đầu và kết thúc. Hầu như không có chút tham khảo nào về các tông đồ. Có một hình ảnh của Thánh Phêrô, bức The Consignment of the Keys hay Trao Các Chìa Khóa, của Perugino trên một bức tường bên, được thể hiện rất nhiều trong các hình ảnh của Cơ Mật Viện.
Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện biệt kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, các hoàng tử của các tông đồ đã thánh hiến Rôma bằng các cuộc tử đạo của các ngài. Vào ngày đầu tiên trọn vẹn của triều Giáo Hoàng Lêô XIV, ngài đã cử hành Thánh lễ với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistina, nhưng đã chuẩn bị trong Nhà nguyện Pauline, nơi có bức bích họa Michelangelo lớn về cuộc cải đạo của Saolô trên đường đến Damascus. Đó là bài đọc trong sách phụng vụ được chỉ định cho ngày hôm đó (mặc dù các bài đọc khác nhau đã được sử dụng cho Thánh lễ của giáo hoàng với các Hồng Y). Có thể những khoảnh khắc đó đã gợi ý cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIV rằng Nhà nguyện Pauline sẽ là lựa chọn phù hợp để làm hậu cảnh cho bức chân dung giáo hoàng của ngài.
Nhà nguyện Pauline nổi tiếng với hai bức bích họa của Michelangelo — sự cải đạo của Thánh Phaolô và cuộc tử đạo bằng đóng đinh của Thánh Phêrô — trên các bức tường bên. Chúng là những tác phẩm cuối cùng của Michelangelo, được hoàn thành khi đã già và sức khỏe kém, khi mối bận tâm chính của ông là thiết kế mái vòm khổng lồ của Đền Thờ Thánh Phêrô — một trong những kỳ quan kiến trúc và kỹ thuật vĩ đại của thời kỳ đó.
Năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đã có bài giảng nổi tiếng khi hoàn thành việc phục hồi các bức bích họa của Nhà nguyện Sistina, mạnh dạn tuyên bố rằng “Nhà nguyện Sistina chính xác là thánh địa của thần học về cơ thể con người”.
Tương tự như vậy, sau khi Nhà nguyện Pauline được trùng tu vào năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã có bài giảng tuyệt vời về tác phẩm của Michelangelo, lưu ý đến việc khắc họa khuôn mặt của hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
“Tại sao Thánh Phaolô lại được miêu tả với khuôn mặt già nua như vậy?” Đức Bênêđíctô hỏi. “Đó là khuôn mặt của một ông già, trong khi chúng ta biết và Michelangelo cũng biết rằng lời kêu gọi Saolô trên đường đến Damascus xảy ra khi ông khoảng 30 tuổi. … Khuôn mặt của Saolô-Phaolô, tức là khuôn mặt của chính nghệ sĩ, lúc đó đã già, gặp rắc rối và đang tìm kiếm ánh sáng của chân lý, tượng trưng cho con người đang cần một ánh sáng lớn hơn. … Do đó, trên khuôn mặt của Thánh Phaolô, chúng ta có thể nhận ra cốt lõi của thông điệp tâm linh của nhà nguyện này: sự kỳ diệu của ân sủng của Chúa Kitô, Đấng biến đổi và đổi mới nhân loại thông qua ánh sáng của chân lý và tình yêu của Người.”
Đoạn văn đó nói về Michelangelo không chỉ là nghệ sĩ vĩ đại của thời đại ông, mà còn là người có tâm linh sâu sắc theo Kinh thánh.
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng “Khuôn mặt của Thánh Phêrô cũng làm chúng ta ngạc nhiên. Ở đây, độ tuổi được thể hiện là đúng, nhưng chính biểu cảm mới khiến chúng ta kinh ngạc và đặt câu hỏi. Tại sao lại có biểu cảm này? Đó không phải là hình ảnh của sự đau khổ, và cơ thể của Thánh Phêrô truyền đạt một mức độ sức mạnh thể chất đáng ngạc nhiên. Khuôn mặt, đặc biệt là trán và mắt, dường như thể hiện trạng thái tinh thần của một người đàn ông đang đối mặt với cái chết và cái ác. Có một sự hoang mang, một cái nhìn sắc bén, chiếu rọi dường như đang tìm kiếm một điều gì đó hoặc một ai đó trong giờ phút cuối cùng. … Nếu một người đến nhà nguyện này để suy ngẫm, người đó không thể thoát khỏi sự cấp tiến của câu hỏi mà cây thánh giá đặt ra: Thập giá của Chúa Kitô, Đầu của Giáo hội, và thập giá của Thánh Phêrô, Đại diện của Người trên trái đất.”
Nhà nguyện Pauline được xây dựng và trang trí chính xác để trở thành nơi các giáo hoàng có thể đến để suy niệm, lời cầu nguyện của các ngài được định hình bởi trí tưởng tượng tâm linh của Michelangelo. Và khi họa sĩ bích họa tuyệt vời này đặt mình vào bối cảnh của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, thì Người kế vị Thánh Phêrô cũng được mời gọi nhìn thấy mình trong cùng một sứ mệnh được trao cho thành phố Rôma, sứ mệnh của hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, những vị bảo trợ của thành phố mà Đức Giáo Hoàng là giám mục.
Truyền thống đưa Đức Tân Giáo Hoàng đến Nhà nguyện Pauline để cầu nguyện, thậm chí trước khi ngài ra mắt thành phố và thế giới từ ban công của Đền thờ Thánh Phêrô, cho thấy Nhà nguyện Pauline thuộc về công trình của giáo hoàng theo cách sâu sắc hơn so với Nhà nguyện Sistina, nơi thuộc về cuộc bầu cử một cách chặt chẽ hơn.
Bức chân dung mới của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về điều đó. Khi nó được treo ở nhiều nơi trong những ngày và tuần tới, nó sẽ nhắc nhở người Công Giáo nhớ đến “nhà nguyện khác” của giáo hoàng, nhà nguyện cá nhân của Đức Tân Giáo Hoàng và những vị tiền nhiệm của ngài.
Source:National Catholic Register
3. Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ sống trong dinh thự giáo hoàng truyền thống chưa được Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV dự kiến sẽ chuyển đến dinh thự chính thức của giáo hoàng, một khu vực ở tầng cao nhất của Điện Tông Tòa, thay đổi nơi ở mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng trong 12 năm.
Dinh thự của Giáo hoàng, là một chuỗi các phòng bao quanh Sân Sixtô Đệ Ngũ của Vatican, là nơi ở truyền thống của các Đức Giáo Hoàng trong hơn một thế kỷ trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô từ bỏ nơi ở đó để chuyển đến một dãy phòng trong nhà khách của Vatican, nhà trọ Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích quyết định của mình là “nhu cầu sống một cuộc sống gần gũi với những người khác” trong một cuộc phỏng vấn năm 2013. Đức Giáo Hoàng quá cố cho biết dinh thự của các giáo hoàng “cũ, được trang trí trang nhã và rộng rãi.” Ngài cũng nhấn mạnh rằng nó không sang trọng như báo chí đồn thổi.
Lựa chọn nơi ở của Đức Phanxicô thường được hiểu là dấu hiệu cho thấy ngài giản dị và từ chối sự xa hoa của giáo hoàng. Tuy nhiên, nhiều người nhận định rằng việc Đức Leo chuyển đến dinh thự giáo hoàng là một quyết định sáng suốt.
Trước hết, nhà khách Vatican rất đông đúc và bận rộn so với sự riêng tư trong dinh thự của giáo hoàng. Việc Đức Giáo Hoàng sống ở nhà khách Vatican sẽ gây thêm căng thẳng cho việc bảo vệ an ninh cho ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô sống trong một phòng ngủ ở tầng hai có phòng khách liền kề nhưng thường xuyên đến Điện Tông Tòa để họp và tiếp kiến. Vào cuối triều Giáo Hoàng của mình, ngài cũng tiếp khách tại nhiều phòng họp khác nhau của nhà khách.
Thứ hai, nếu Đức Giáo Hoàng sống ở nhà khách Vatican, tầng hai của nhà khách không thể cho thuê trong khi dinh thự giáo hoàng lại bỏ trống.
Theo những người đã từng đến đó, nhà khách Santa Marta đặt ra những thách thức an ninh đáng kể và khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn nơi đây làm nơi ở chính thức sau cuộc bầu cử năm 2013, một phần ở tầng hai đã bị đóng cửa đối với khách vì lý do an ninh.
Tiến sĩ George Weigel cũng đề nghị rằng “vị Giáo Hoàng tiếp theo nên trở về căn nhà của Đức Giáo Hoàng tại điện Tông Tòa—và sau đó mời báo chí quốc tế đến thăm, để cho thế giới thấy rằng đó là một ngôi nhà của tầng lớp trung lưu Ý, chứ không phải là một Xanadu xa hoa.”
Các khu vực trong Điện Tông Tòa bao gồm một nhà nguyện, phòng ngủ và phòng tắm, phòng làm việc của giáo hoàng, văn phòng cho thư ký của giáo hoàng, phòng khách, phòng ăn, bếp và thư viện để họp. Kể từ triều Giáo Hoàng của Gioan Phaolô Đệ Nhị, kết thúc bằng bệnh tật, căn nhà cũng bao gồm một phòng y tế được trang bị sau đó được mở rộng để bao gồm cả thiết bị nha khoa. Ngoài ra còn có một khu vườn trên mái và các phòng cho nhân viên dọn phòng.
Điện Tông Tòa là một tòa nhà lớn nằm ngay phía đông bắc của Đền Thờ Thánh Phêrô, bên trong Thành phố Vatican. Một góc của tòa nhà nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô.
Bên cạnh căn nhà của giáo hoàng, Điện Tông Tòa — đôi khi còn được gọi là Cung điện Sixtô Đệ Ngũ theo tên của vị giáo hoàng, người đã xây dựng phần lớn nơi này — bao gồm các văn phòng của Vatican, thư viện Vatican và một số phòng hiện là một phần của Bảo tàng Vatican.
Một số cửa sổ của căn nhà giáo hoàng nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, bao gồm cả cửa sổ mà các giáo hoàng gần đây, bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ xuất hiện hàng tuần vào các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ để cầu nguyện Kinh Truyền Tin hoặc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và đưa ra một suy tư ngắn gọn. Vào ngày 11 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Lêô đã hát Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng từ ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô lần đầu tiên.
Theo thông lệ gần đây, dinh thự của Đức Giáo Hoàng có thể sẽ trải qua một số cải tạo và tùy chỉnh trước khi Đức Lêô chuyển đến. Kể từ khi được bầu, Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục cư ngụ trong căn nhà Vatican mà ngài sử dụng khi làm tổng trưởng của Bộ Giám mục, nằm trong Palazzo Sant'Uffizio, tòa nhà cũng là nơi đặt văn phòng của Bộ Giáo lý Đức tin.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Giáo Hoàng dành buổi chiều ở ngôi nhà tâm linh của mình
Hôm 14 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã trở về tu viện Augustinô, nơi ngài đã sống trong nhiều năm -- từ năm 2001 đến năm 2013, trong khi phục vụ với tư cách là Bề trên Tổng quyền. Nơi này rất gần Vatican, và Đức Giáo Hoàng đã có thể dành một vài giờ với các anh em của mình.
Là một Hồng Y có chức vụ trong Giáo triều Rôma, vị giáo hoàng tương lai thường đến cử hành Thánh lễ và dùng bữa trưa tại trụ sở của Dòng Augustinô, giống như ngài đã làm vào thứ Ba. Ngài đến trước buổi trưa và rời đi vào khoảng 3 giờ chiều.
Phát biểu với Vatican News, Cha Alejandro Moral, Bề trên Tổng quyền, cho biết Đức Giáo Hoàng đã chủ trì thánh lễ tại nhà nguyện của nhà Dòng, sau đó họ cùng nhau dùng bữa trưa.
Ngài chia sẻ rằng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV “thường xuyên dùng bữa ở đây và muốn cảm ơn cộng đồng vì điều đó”. Cha Moral mô tả đây là “một chuyến thăm rất ấm áp và không chính thức, một cử chỉ biết ơn” và nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng không phải là người xa lạ với ngôi nhà của nhà Dòng. “Ngài biết tất cả mọi người, và tất cả chúng tôi đều biết ngài — điều đó làm cho chuyến thăm trở nên đặc biệt có ý nghĩa”.
Chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Lêô đến cộng đồng sau khi được bầu làm giáo hoàng không kết thúc ngay sau bữa trưa. Thay vào đó, Cha Moral cho biết nhiều người đã đến chào đón ngài — “những người lao động giúp chúng tôi ở đây, và nhân viên nhà bếp.” Bề trên Tổng quyền cho biết mọi người đều rất vui mừng với chuyến viếng thăm đặc biệt này.
Đức Giáo Hoàng rời cộng đồng của mình với những lời trích từ người sáng lập ra dòng tu: “Ngài bảo chúng ta phải luôn gần gũi nhau và sống hiệp thông, giống như Thánh Augustinô kêu gọi chúng ta làm.”
Lần thứ 2 đến thăm một địa điểm của Augustinô
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã thực hiện chuyến công du đầu tiên ra khỏi Rôma vào chiều ngày 10 tháng 5 năm 2025. Ngài đã đến Genazzano, một thị trấn nhỏ chỉ có hơn 5.000 cư dân, nằm cách thủ đô Ý 30 km về phía đông nam để viếng thăm Đền Đức Mẹ Chỉ Bảo Lành.
Đền thờ này được thành lập vào thế kỷ 15 bởi một nữ tu dòng Augustinô, Chân phước Petruccia, và được cộng đồng dòng Augustinô chăm sóc.
Dòng Augustinô có ảnh hưởng lớn trong việc truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ Chỉ Bảo Lành trên toàn thế giới.
Source:Aleteia