Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 15/05: Tin là đón nhận – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
03:34 14/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giê-su nói: “Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em! Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu. Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”
Đó là lời Chúa
Phản bội, trung thành
Lm Minh Anh
15:58 14/05/2025
PHẢN BỘI, TRUNG THÀNH
“Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con!”.
Không phản bội nào tồi tệ hơn phản bội của một thành viên trong gia đình hay của một người bạn! Caesar đã trải nghiệm điều đó. Một trong những kẻ mưu hại ông là Brutus, người ông tin tưởng và ưu ái như con ruột. Theo các sử gia, trong cuộc mưu sát, Caesar chống lại sự tấn công của các sát thủ; nhưng khi thấy Brutus với con dao trong tay, ông lặng trân! Kéo áo qua mặt, Caesar để lại một lời bất hủ, “Cả ngươi nữa, Brutus, con ta?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trải nghiệm của Julius Caesar 44 năm trước Chúa Giêsu cũng là trải nghiệm của chính Ngài. Vậy mà Chúa Giêsu vẫn yêu đến cùng, bất chấp các môn đệ của Ngài ‘phản bội!’ hay ‘trung thành’.
Bối cảnh Tin Mừng hôm nay là bữa Tiệc Ly; qua đó, Chúa Giêsu cho biết một trong các môn đệ sẽ phản Ngài. Biết trước điều đó, lẽ ra, Chúa Giêsu không để con người này đến gần; không, Ngài vẫn tỏ ra yêu thương, trìu mến. Ngài “trao bánh” cho Giuđa, một cử chỉ thân ái của người đang yêu, kèm theo một lời Thánh Kinh gợi ý bóng bẩy, “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con”; may ra nhờ đó, Giuđa suy nghĩ lại. Ngài mở rộng tình bạn cho Giuđa đúng vào lúc ông đang mưu phản. Tình yêu thuỷ chung của Chúa Giêsu bền bỉ đến cùng, đến tận thập giá, đến tận phục sinh! Khi Ngài tắt hơi, trừ một mình Gioan, không môn đệ nào có mặt; vậy mà sau khi sống lại, Ngài không hề nhắc đến sự bất tín của một ai. Chúa Giêsu thấu hiểu, tha thứ; và với họ, tiếp tục đồng hành.
Phaolô cũng đã rao giảng một Thiên Chúa trung thành, Đấng đã chọn Israel, giải thoát và chịu đựng nó. Thiên Chúa trung thành với giao ước Ngài đã lập; đặc biệt, lời hứa với Đavít, “Từ dòng dõi vua này, theo lời hứa, Thiên Chúa đã đưa đến cho Israel một Đấng Cứu Độ là Đức Giêsu!” - bài đọc một.
“Cả ngươi nữa, Brutus, con ta?”, lời của một trái tim tan nát; “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con!”, lời của một tâm hồn vỡ vụn! Đó là gót của một trong những môn đệ mà Ngài đã thức suốt đêm để cầu nguyện và chọn ra; một môn đệ đã ba năm gần gũi Thầy, nghe bao điều, thấy bao dấu lạ, vậy mà vẫn đang tâm phản bội. Dẫu thế, Chúa Giêsu vẫn một lòng yêu; và có thể nói, Ngài đeo bám Giuđa để yêu; “Nếu ta không trung tín, Ngài vẫn một lòng trung tín, vì Ngài không thể chối bỏ chính mình!” - Phaolô.
Anh Chị em,
“Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con!”. Trung tín là bản chất của Thiên Chúa, và bất tín ‘xem ra’ là bản chất của con người! Vậy mà, với Thiên Chúa, con người ‘trung thành’ hay ‘phản bội’ xem ra không thành vấn đề; vì lẽ, Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối trung thành và sự trung thành của Ngài chính là tình yêu Ngài dành cho mọi người. Chớ gì bạn và tôi đừng phản bội; phản bội thiên chức, phản bội lời khấn, phản bội lời thề! Để từ đó, trở nên những sứ giả nói cho thế giới rằng, “Nhân loại này đang có một Đấng tuyệt đối yêu thương, tuyệt đối trung thành, trung thành đời đời!”; “Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ranh giới giữa ‘trung thành’ và ‘phản bội’ thật mong manh. Giúp con trung tín với Chúa từng ngày, hầu con có thể tín trung với những ai con cam kết!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con!”.
Không phản bội nào tồi tệ hơn phản bội của một thành viên trong gia đình hay của một người bạn! Caesar đã trải nghiệm điều đó. Một trong những kẻ mưu hại ông là Brutus, người ông tin tưởng và ưu ái như con ruột. Theo các sử gia, trong cuộc mưu sát, Caesar chống lại sự tấn công của các sát thủ; nhưng khi thấy Brutus với con dao trong tay, ông lặng trân! Kéo áo qua mặt, Caesar để lại một lời bất hủ, “Cả ngươi nữa, Brutus, con ta?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trải nghiệm của Julius Caesar 44 năm trước Chúa Giêsu cũng là trải nghiệm của chính Ngài. Vậy mà Chúa Giêsu vẫn yêu đến cùng, bất chấp các môn đệ của Ngài ‘phản bội!’ hay ‘trung thành’.
Bối cảnh Tin Mừng hôm nay là bữa Tiệc Ly; qua đó, Chúa Giêsu cho biết một trong các môn đệ sẽ phản Ngài. Biết trước điều đó, lẽ ra, Chúa Giêsu không để con người này đến gần; không, Ngài vẫn tỏ ra yêu thương, trìu mến. Ngài “trao bánh” cho Giuđa, một cử chỉ thân ái của người đang yêu, kèm theo một lời Thánh Kinh gợi ý bóng bẩy, “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con”; may ra nhờ đó, Giuđa suy nghĩ lại. Ngài mở rộng tình bạn cho Giuđa đúng vào lúc ông đang mưu phản. Tình yêu thuỷ chung của Chúa Giêsu bền bỉ đến cùng, đến tận thập giá, đến tận phục sinh! Khi Ngài tắt hơi, trừ một mình Gioan, không môn đệ nào có mặt; vậy mà sau khi sống lại, Ngài không hề nhắc đến sự bất tín của một ai. Chúa Giêsu thấu hiểu, tha thứ; và với họ, tiếp tục đồng hành.
Phaolô cũng đã rao giảng một Thiên Chúa trung thành, Đấng đã chọn Israel, giải thoát và chịu đựng nó. Thiên Chúa trung thành với giao ước Ngài đã lập; đặc biệt, lời hứa với Đavít, “Từ dòng dõi vua này, theo lời hứa, Thiên Chúa đã đưa đến cho Israel một Đấng Cứu Độ là Đức Giêsu!” - bài đọc một.
“Cả ngươi nữa, Brutus, con ta?”, lời của một trái tim tan nát; “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con!”, lời của một tâm hồn vỡ vụn! Đó là gót của một trong những môn đệ mà Ngài đã thức suốt đêm để cầu nguyện và chọn ra; một môn đệ đã ba năm gần gũi Thầy, nghe bao điều, thấy bao dấu lạ, vậy mà vẫn đang tâm phản bội. Dẫu thế, Chúa Giêsu vẫn một lòng yêu; và có thể nói, Ngài đeo bám Giuđa để yêu; “Nếu ta không trung tín, Ngài vẫn một lòng trung tín, vì Ngài không thể chối bỏ chính mình!” - Phaolô.
Anh Chị em,
“Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con!”. Trung tín là bản chất của Thiên Chúa, và bất tín ‘xem ra’ là bản chất của con người! Vậy mà, với Thiên Chúa, con người ‘trung thành’ hay ‘phản bội’ xem ra không thành vấn đề; vì lẽ, Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối trung thành và sự trung thành của Ngài chính là tình yêu Ngài dành cho mọi người. Chớ gì bạn và tôi đừng phản bội; phản bội thiên chức, phản bội lời khấn, phản bội lời thề! Để từ đó, trở nên những sứ giả nói cho thế giới rằng, “Nhân loại này đang có một Đấng tuyệt đối yêu thương, tuyệt đối trung thành, trung thành đời đời!”; “Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ranh giới giữa ‘trung thành’ và ‘phản bội’ thật mong manh. Giúp con trung tín với Chúa từng ngày, hầu con có thể tín trung với những ai con cam kết!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:11 14/05/2025
125. Chúa chúng ta không cần chúng ta làm những việc lớn, hay có những lời bàn rộng lớn hoặc bày tỏ tài năng khôn ngoan, điều mà Ngài vui thich nơi chúng ta chính là sự đơn thuần.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:14 14/05/2025
41. SẮP CHẾT HỌC KHÔN
Có một tội phạm sắp bị xử tử, nghe nói ở nơi nọ có một anh chàng ngu ngốc, bèn kêu nó lại, lấy ra trăm lượng bạc và nói:
- “Chút tiền này tặng cho mày tha hồ mua sắm, tha hồ ăn mặc, vợ con, người nhà đều được thơm lây rất nhiều. Đến lúc nào đó, quan phủ phái sai dịch đến kiểm tra người, cảm phiền mày thay tao để họ trói lại, bắt đi vài ngày rồi thả mày về lại nhà.”
Anh chàng ngu ngốc thấy lấp loáng ánh bạc trên bàn thì gật đầu liền liền, đem bạc về nhà.
Trong xóm có một người già biết chuyện, vội vàng đến khuyên:
- “Mau đem bạc trả lại cho ông ta, nếu tính mạng mà mất đi, thì dù có cả ngàn nén bạc cũng không làm gì được?”
Anh ngu ngốc trả lời:
- “Đã có bạc mà đem trả lại, thì tự mình lại phải qua những ngày gian nan, đúng thật là ngốc”.
Lão già thở dài bỏ đi.
Anh ngu ngốc bèn đem số bạc ấy đi dùng, cả nhà đều rất vui vẻ.
Không bao lâu, công văn của quan phủ gởi đến, điểm danh đổi thành tên của anh ngu ngốc, sai dịch trói anh chàng ngu ngốc đem ra pháp trường xử chém, ngốc tử bấy giờ mới khóc, nói:
- “Thật hối hận vì không nghe lời khuyên bảo của mọi người, nên mới có ngày hôm nay ! Nhưng hôm nay tôi bắt đầu học khôn rồi, chịu thiệt thì cũng chỉ có lần này thôi !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 41:
Hối hận là bày tỏ lòng thống hối ăn năn của mình, cho nên có người khi hối hận thì đã muộn, vì bị tử hình; có người hối hận nhưng chưa muộn vì có nhiều cơ hội làm lại cuộc đời.
Ở đời ai cũng có những lúc lầm lỗi, nhưng có người thì vững vàng tiến lên phía trước vì biết hối hận và có quyết tâm làm lại cuộc đời; có người hối hận nhưng không quyết tâm làm lại cuộc đời của mình, nên sự hối hận của họ chỉ che mắt được người đời, chứ không thể nào che giấu được Thiên Chúa. Hối hận là hành vi chê ghét tội lỗi và những ham muốn bất chính mình của người Ki-tô hữu, nó là một trong những điều kiện để được Thiên Chúa tha tội, cho nên không thể vào tòa xưng tội nếu chưa có lòng hối hận ăn năn.
Thiên Chúa là tình yêu nên Ngài vẫn luôn chờ đợi chúng ta trở về với Ngài; Thiên Chúa là tình yêu nên Ngài sẵn sàng bỏ lại chín mươi chín con chiên trong chuồng để di tìm kiếm con chiên thất lạc…
Hối hận là hành vi khiêm tốn để được thứ tha, đó là bài học khôn ngoan mà Chúa Thánh Thần đã dạy cho những ai sống hiền lành với tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một tội phạm sắp bị xử tử, nghe nói ở nơi nọ có một anh chàng ngu ngốc, bèn kêu nó lại, lấy ra trăm lượng bạc và nói:
- “Chút tiền này tặng cho mày tha hồ mua sắm, tha hồ ăn mặc, vợ con, người nhà đều được thơm lây rất nhiều. Đến lúc nào đó, quan phủ phái sai dịch đến kiểm tra người, cảm phiền mày thay tao để họ trói lại, bắt đi vài ngày rồi thả mày về lại nhà.”
Anh chàng ngu ngốc thấy lấp loáng ánh bạc trên bàn thì gật đầu liền liền, đem bạc về nhà.
Trong xóm có một người già biết chuyện, vội vàng đến khuyên:
- “Mau đem bạc trả lại cho ông ta, nếu tính mạng mà mất đi, thì dù có cả ngàn nén bạc cũng không làm gì được?”
Anh ngu ngốc trả lời:
- “Đã có bạc mà đem trả lại, thì tự mình lại phải qua những ngày gian nan, đúng thật là ngốc”.
Lão già thở dài bỏ đi.
Anh ngu ngốc bèn đem số bạc ấy đi dùng, cả nhà đều rất vui vẻ.
Không bao lâu, công văn của quan phủ gởi đến, điểm danh đổi thành tên của anh ngu ngốc, sai dịch trói anh chàng ngu ngốc đem ra pháp trường xử chém, ngốc tử bấy giờ mới khóc, nói:
- “Thật hối hận vì không nghe lời khuyên bảo của mọi người, nên mới có ngày hôm nay ! Nhưng hôm nay tôi bắt đầu học khôn rồi, chịu thiệt thì cũng chỉ có lần này thôi !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 41:
Hối hận là bày tỏ lòng thống hối ăn năn của mình, cho nên có người khi hối hận thì đã muộn, vì bị tử hình; có người hối hận nhưng chưa muộn vì có nhiều cơ hội làm lại cuộc đời.
Ở đời ai cũng có những lúc lầm lỗi, nhưng có người thì vững vàng tiến lên phía trước vì biết hối hận và có quyết tâm làm lại cuộc đời; có người hối hận nhưng không quyết tâm làm lại cuộc đời của mình, nên sự hối hận của họ chỉ che mắt được người đời, chứ không thể nào che giấu được Thiên Chúa. Hối hận là hành vi chê ghét tội lỗi và những ham muốn bất chính mình của người Ki-tô hữu, nó là một trong những điều kiện để được Thiên Chúa tha tội, cho nên không thể vào tòa xưng tội nếu chưa có lòng hối hận ăn năn.
Thiên Chúa là tình yêu nên Ngài vẫn luôn chờ đợi chúng ta trở về với Ngài; Thiên Chúa là tình yêu nên Ngài sẵn sàng bỏ lại chín mươi chín con chiên trong chuồng để di tìm kiếm con chiên thất lạc…
Hối hận là hành vi khiêm tốn để được thứ tha, đó là bài học khôn ngoan mà Chúa Thánh Thần đã dạy cho những ai sống hiền lành với tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Điều răn mới ở chổ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:50 14/05/2025
ĐIỀU RẰN MỚI Ở CHỖ
SUY NIỆM CHÚA NHẬT V PHỤC SINH
(Ga 13, 31 -33a. 34 – 35)
Vào đêm tối trước khi tự ý nộp mình chịu khổ hình. Chúa Giê-su đã dùng những từ ngữ thật cảm động, dễ mến, dễ thương, thấm đậm tình thầy trò trước lúc ra đi.
Biết rằng, đã đến giờ Người bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha. Ý thức về sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh sắp xảy ra cho mình. Chúa Giê-su đã dốc bầu tâm sự với các môn đệ: “Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi” (Ga 13, 33). Sau đó, Chúa Giê-su đã đưa ra lời tuyên bố vô cùng quan trọng nhưng đôi khi bị hiểu lầm này: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13, 34-35).
Câu hỏi được đặt ra: Phải chăng chúng ta dùng những tình cảm tự nhiên để yêu thương như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, con cái yêu thương cha mẹ, đồng lớp đồng niên yêu nhau, nam nữ yêu nhau là cổ hủ lỗi thời, hay khác với tình yêu Đức Ki-tô đã yêu chúng ta sao mà Người còn phải truyền dạy chúng ta một “Điều Răn Mới”? Mới ở chỗ nào khi tình yêu phát xuất từ con tim, lòng không yêu thì làm sao bắt buộc phải yêu?
Sự thật là, lệnh truyền của Chúa Giê-su cho các môn đệ: “Hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 34) không phải là điều mới mẻ trong thời Tân Ước. Cựu Ước đã sử dụng những từ tương tự trong lệnh truyền “hãy yêu thương người lân cận như chính mình”. Đây là một điều răn cổ xưa ngay cả vào thời Chúa Giê-su. Điều răn này nói rằng, “Ngươi không được báo thù, cũng không được oán giận con cái dân sự mình, nhưng phải yêu thương người lân cận như chính mình: Ta là Đức Đức Chúa” (Lv 19,18).
Có người giải nghĩa rằng: Ðiều răn này mới vì đối tượng của nó là mọi người, kể cả kẻ thù. Đây là một nét mới và độc đáo. Tuy nhiên chưa đủ. Trong Điều Răn Mới của Chúa Giê-su, những từ ngữ quan trọng là: “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 34). Mới ở chỗ: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34).
Chiều sâu của tình yêu này là đưa người Ki-tô hữu đến với người khác và thể hiện tình yêu đối với họ một cách hoàn toàn mới. Tình yêu mà Chúa Giê-su đã và đang dành cho những người theo Chúa sâu sắc hơn so với tình yêu được thể hiện trong câu “hãy yêu người lân cận như chính mình”. Chúa Giê-su muốn người Ki-tô hữu thể hiện tình yêu thương đối với người khác, không nên chỉ như chúng ta yêu chính mình, mà như Chúa Ki-tô yêu chúng ta.
Thực hành tình yêu “như Thầy đã yêu các con”, Chúa Giê-su đã sẵn lòng trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Chính Người đã giải thích, “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13).
Cái giá lớn nhất phải trả cho tội lỗi chúng ta là sự đau khổ, tra tấn và cái chết khủng khiếp trên thập giá của Chúa Giê-su. Đó là tình yêu hy sinh mà Người đã dành cho toàn thể nhân loại. Nếu không có tình yêu đó, chúng ta sẽ không có hy vọng và không có cơ hội để sống mãi mãi.
Đây là thứ tình yêu mà Chúa Giê-su dành cho Giáo hội của Người và, qua điều răn mới của Chúa, Chúa muốn người Ki-tô hữu phải có. Vì yêu thương chúng ta, Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết, để chúng ta có thể giống như Người, được phục sinh và sống mãi mãi. Người đã đi bước trước để cứu rỗi chúng ta.
Câu hỏi khác được đặt ra: Phải chăng Điều Răn Mới của Chúa Giê-su có mâu thuẫn hay muốn thay thế Mười Điều Răn Đức Chúa Trời. Không, không có mâu thuẫn hay thay thế Mười Điều Răn; Nó chỉ tôn vinh và cho thấy chiều sâu tâm linh và ý định của luật pháp Chúa.
Mọi luật lệ của Chúa đều thể hiện tình yêu của Chúa. Luật lệ của Chúa, bao gồm hai điều răn lớn và tất cả 10 điều răn, là luật của tình yêu. Khi một tiến sĩ luật đến hỏi Chúa về “điều răn trọng nhất trong luật pháp”, Chúa Giê-su trả lời: “Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi” (Mt 22,37-40). Chúa Giê-su đã trích dẫn những điều này từ Luật Mô-sê và giải thích rằng chúng tóm lại các luật khác.
Thánh Phao-lô cũng lưu ý rằng, tình yêu thương là cốt lõi của mọi điều răn của Chúa. Bằng cách tuân theo không chỉ chữ nghĩa của luật pháp mà còn cả tinh thần của luật pháp, chúng ta thể hiện tình yêu thương mà Chúa mong muốn. Ngài nói đến món “nợ tình thương”: ” Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8-10). Thì ra chúng ta phải mắc nợ nhau về tình mến. Sống không có tình yêu, không có lòng nhân ái, thì dù có nhà lầu, xe hơi, tiện nghi, vật chất dư dả, chúng ta vẫn cảm thấy không hạnh phúc và vui vẻ. Tình yêu làm cho chúng ta được hạnh phúc thật. Tình yêu là cốt lõi của Ki-tô giáo. Chúng ta hãy yêu thương nhau.
Chúng ta đã từng đọc khi có một chàng thanh niên đến gặp Chúa Giê-su để hỏi làm sao anh ta có thể đạt được sự sống đời đời. Chúa Giê-su truyền dạy anh: “Hãy giữ các đều răn” (Mt 19, 16-22).
Xin Chúa ban ơn để chúng con sống và thực hành Điều Răn Mới Chúa ban. Amen.
SUY NIỆM CHÚA NHẬT V PHỤC SINH
(Ga 13, 31 -33a. 34 – 35)
Vào đêm tối trước khi tự ý nộp mình chịu khổ hình. Chúa Giê-su đã dùng những từ ngữ thật cảm động, dễ mến, dễ thương, thấm đậm tình thầy trò trước lúc ra đi.
Biết rằng, đã đến giờ Người bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha. Ý thức về sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh sắp xảy ra cho mình. Chúa Giê-su đã dốc bầu tâm sự với các môn đệ: “Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi” (Ga 13, 33). Sau đó, Chúa Giê-su đã đưa ra lời tuyên bố vô cùng quan trọng nhưng đôi khi bị hiểu lầm này: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13, 34-35).
Câu hỏi được đặt ra: Phải chăng chúng ta dùng những tình cảm tự nhiên để yêu thương như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, con cái yêu thương cha mẹ, đồng lớp đồng niên yêu nhau, nam nữ yêu nhau là cổ hủ lỗi thời, hay khác với tình yêu Đức Ki-tô đã yêu chúng ta sao mà Người còn phải truyền dạy chúng ta một “Điều Răn Mới”? Mới ở chỗ nào khi tình yêu phát xuất từ con tim, lòng không yêu thì làm sao bắt buộc phải yêu?
Sự thật là, lệnh truyền của Chúa Giê-su cho các môn đệ: “Hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 34) không phải là điều mới mẻ trong thời Tân Ước. Cựu Ước đã sử dụng những từ tương tự trong lệnh truyền “hãy yêu thương người lân cận như chính mình”. Đây là một điều răn cổ xưa ngay cả vào thời Chúa Giê-su. Điều răn này nói rằng, “Ngươi không được báo thù, cũng không được oán giận con cái dân sự mình, nhưng phải yêu thương người lân cận như chính mình: Ta là Đức Đức Chúa” (Lv 19,18).
Có người giải nghĩa rằng: Ðiều răn này mới vì đối tượng của nó là mọi người, kể cả kẻ thù. Đây là một nét mới và độc đáo. Tuy nhiên chưa đủ. Trong Điều Răn Mới của Chúa Giê-su, những từ ngữ quan trọng là: “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 34). Mới ở chỗ: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34).
Chiều sâu của tình yêu này là đưa người Ki-tô hữu đến với người khác và thể hiện tình yêu đối với họ một cách hoàn toàn mới. Tình yêu mà Chúa Giê-su đã và đang dành cho những người theo Chúa sâu sắc hơn so với tình yêu được thể hiện trong câu “hãy yêu người lân cận như chính mình”. Chúa Giê-su muốn người Ki-tô hữu thể hiện tình yêu thương đối với người khác, không nên chỉ như chúng ta yêu chính mình, mà như Chúa Ki-tô yêu chúng ta.
Thực hành tình yêu “như Thầy đã yêu các con”, Chúa Giê-su đã sẵn lòng trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Chính Người đã giải thích, “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13).
Cái giá lớn nhất phải trả cho tội lỗi chúng ta là sự đau khổ, tra tấn và cái chết khủng khiếp trên thập giá của Chúa Giê-su. Đó là tình yêu hy sinh mà Người đã dành cho toàn thể nhân loại. Nếu không có tình yêu đó, chúng ta sẽ không có hy vọng và không có cơ hội để sống mãi mãi.
Đây là thứ tình yêu mà Chúa Giê-su dành cho Giáo hội của Người và, qua điều răn mới của Chúa, Chúa muốn người Ki-tô hữu phải có. Vì yêu thương chúng ta, Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết, để chúng ta có thể giống như Người, được phục sinh và sống mãi mãi. Người đã đi bước trước để cứu rỗi chúng ta.
Câu hỏi khác được đặt ra: Phải chăng Điều Răn Mới của Chúa Giê-su có mâu thuẫn hay muốn thay thế Mười Điều Răn Đức Chúa Trời. Không, không có mâu thuẫn hay thay thế Mười Điều Răn; Nó chỉ tôn vinh và cho thấy chiều sâu tâm linh và ý định của luật pháp Chúa.
Mọi luật lệ của Chúa đều thể hiện tình yêu của Chúa. Luật lệ của Chúa, bao gồm hai điều răn lớn và tất cả 10 điều răn, là luật của tình yêu. Khi một tiến sĩ luật đến hỏi Chúa về “điều răn trọng nhất trong luật pháp”, Chúa Giê-su trả lời: “Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi” (Mt 22,37-40). Chúa Giê-su đã trích dẫn những điều này từ Luật Mô-sê và giải thích rằng chúng tóm lại các luật khác.
Thánh Phao-lô cũng lưu ý rằng, tình yêu thương là cốt lõi của mọi điều răn của Chúa. Bằng cách tuân theo không chỉ chữ nghĩa của luật pháp mà còn cả tinh thần của luật pháp, chúng ta thể hiện tình yêu thương mà Chúa mong muốn. Ngài nói đến món “nợ tình thương”: ” Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8-10). Thì ra chúng ta phải mắc nợ nhau về tình mến. Sống không có tình yêu, không có lòng nhân ái, thì dù có nhà lầu, xe hơi, tiện nghi, vật chất dư dả, chúng ta vẫn cảm thấy không hạnh phúc và vui vẻ. Tình yêu làm cho chúng ta được hạnh phúc thật. Tình yêu là cốt lõi của Ki-tô giáo. Chúng ta hãy yêu thương nhau.
Chúng ta đã từng đọc khi có một chàng thanh niên đến gặp Chúa Giê-su để hỏi làm sao anh ta có thể đạt được sự sống đời đời. Chúa Giê-su truyền dạy anh: “Hãy giữ các đều răn” (Mt 19, 16-22).
Xin Chúa ban ơn để chúng con sống và thực hành Điều Răn Mới Chúa ban. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
DIỄN VĂN CỦA Đức Thánh Cha LEO XIV NGỎ VỚI CÁC THÀNH VIÊN CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG THAM DỰ NĂM THÁNH
Vũ Văn An
15:07 14/05/2025
Theo tin Tòa Thánh, tại Phòng tiếp kiến Phaolô VI, Thứ tư, ngày 14 tháng 5 năm 2025, Đức Thánh Cha Leo XIV đã tiếp kiến chừng 5,000 thành viên của 26 giáo hội Đông phương đến Rome tham dự năm Thánh Hy Vọng 2025. Tại đây, ngài đã ngỏ lời với họ, náo nức được diện kiến ngài dù ngài tới hơi trễ.
Sau đây là nguyên văn bài diễn từ, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:

Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Bình an ở cùng anh chị em.
Thưa các Thượng phụ, Đức Hồng Y, Các Đức Giám Mục,
Các linh mục, nam nữ tu sĩ thân mến,
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô đã phục sinh. Người thực sự đã phục sinh! Tôi chào anh chị em bằng những lời này mà các Kitô hữu Đông phương ở nhiều vùng đất không bao giờ ngừng lặp lại trong mùa Phục sinh, khi họ tuyên xưng chính cốt lõi của đức tin và hy vọng của chúng ta. Tôi rất xúc động khi thấy anh chị em ở đây trong Năm thánh Hy vọng, một hy vọng vững chắc dựa trên sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chào mừng anh chị em đến Rome! Tôi rất vui khi được ở đây với anh chị em và dành một trong những buổi tiếp kiến đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của tôi cho các tín hữu Đông phương.
Anh chị em thật quý giá trong mắt Thiên Chúa. Nhìn vào Anh chị em, tôi nghĩ đến sự đa dạng về nguồn gốc của Anh chị em, lịch sử vẻ vang của Anh chị em và những đau khổ cay đắng mà nhiều cộng đồng của Anh chị em đã phải chịu đựng hoặc tiếp tục chịu đựng. Tôi muốn tái khẳng định niềm tin của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng các Giáo hội Đông phương phải được “trân trọng và kính trọng vì những truyền thống tâm linh và trí thức độc đáo mà họ bảo tồn, và vì tất cả những gì họ phải nói với chúng ta về đời sống Kitô giáo, tính đồng nghị và phụng vụ. Chúng ta nghĩ đến các Giáo phụ đầu tiên, các Công đồng và phong trào đơn tu… những kho báu vô giá đối với Giáo hội (Diễn văn gửi đến những người tham dự Cuộc họp của các Cơ quan cứu trợ cho các Giáo hội Đông phương [ROACO], ngày 27 tháng 6 năm 2024).
Tôi cũng muốn nhắc đến Đức Giáo Hoàng Leo XIII, vị Giáo hoàng đầu tiên dành một văn kiện cụ thể để nói về phẩm giá của các Giáo hội của anh chị em, trên hết là lấy cảm hứng từ sự kiện, theo lời ngài, “công trình cứu chuộc con người đã bắt đầu ở Đông phương” (xem Tông thư Orientalium Dignitas, ngày 30 tháng 11 năm 1894). Thật vậy, anh chị em có “một vai trò độc đáo và đặc quyền là bối cảnh ban đầu nơi Giáo hội ra đời” (THÁNH GIOAN PHAOLÔ II, Orientale Lumen, 5). Điều đáng chú ý là một số các nghi lễ phụng vụ – mà hiện nay anh chị em đang long trọng cử hành tại Rome theo các truyền thống khác nhau của mình – tiếp tục sử dụng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Thật vậy, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã đưa ra lời kêu gọi chân thành rằng “sự đa dạng hợp pháp của nghi lễ và kỷ luật Đông phương... có thể mang lại vinh dự và lợi ích to lớn cho Giáo hội” (Orientalium Dignitas). Mong muốn của ngài vẫn luôn hợp thời. Ngay cả trong thời đại của chúng ta, nhiều anh chị em Đông phương, bao gồm một số anh chị em, đã buộc phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh và đàn áp, bất ổn và nghèo đói, và có nguy cơ mất không những quê hương mà còn mất cả bản sắc tôn giáo khi họ đến phương Tây. Kết quả là, theo thời gian, di sản vô giá của các Giáo hội Đông phương đang bị mất đi.
Hơn một thế kỷ trước, Đức Leo XIII đã chỉ ra rằng “việc bảo tồn các nghi lễ Đông phương quan trọng hơn nhiều so với nhận thức chung”. Ngài đã đi xa hơn khi ra sắc lệnh rằng “bất cứ nhà truyền giáo nào theo Nghi lễ La tinh, dù là thành viên của giáo sĩ triều hay giáo sĩ dòng, những người bằng lời khuyên hoặc sự hỗ trợ thu hút bất cứ người Công Giáo nào thuộc Nghi lễ Đông phương theo Nghi lễ La tinh” đều phải “bị cách chức và bị bãi nhiệm” (ibid). Chúng tôi sẵn sàng nhắc lại lời kêu gọi này để bảo tồn và thúc đẩy Kitô giáo Đông phương, đặc biệt là ở nơi lưu vong. Ngoài việc thiết lập các ranh giới Đông phương bất cứ khi nào có thể và thuận lợi, cần phải thúc đẩy nhận thức lớn hơn trong số các Kitô hữu La tinh. Về vấn đề này, tôi yêu cầu Bộ các Giáo hội Đông phương – mà tôi cảm ơn vì công việc của họ – giúp tôi xác định các nguyên tắc, chuẩn mực và hướng dẫn mà qua đó các Giám mục La tinh có thể hỗ trợ cụ thể cho những người Công Giáo Đông phương ở nơi lưu vong trong nỗ lực bảo tồn các truyền thống sống động của họ và do đó, bằng chứng tá đặc biệt của họ, làm giàu cho các cộng đồng mà họ đang sống.
Giáo hội cần Anh chị em. Sự đóng góp mà Kitô giáo Đông phương có thể mang lại cho chúng ta ngày nay là vô cùng to lớn! Chúng ta rất cần khôi phục lại cảm thức mầu nhiệm vẫn còn sống động trong các phụng vụ của các Anh chị em, các phụng vụ thu hút toàn bộ con người, ca ngợi vẻ đẹp của sự cứu rỗi và gợi lên cảm thức ngạc nhiên về việc sự uy nghiêm của Chúa ôm trọn sự yếu đuối của con người chúng ta ra sao! Tương tự như vậy, điều quan trọng là phải tái khám phá, đặc biệt là ở phương Tây Kitô giáo, cảm thức về quyền tối thượng của Thiên Chúa, tầm quan trọng của khoa khai tâm huyền nhiệm (mystagogy) và các giá trị rất đặc trưng của linh đạo phương Đông: cầu bầu liên tục, sám hối, ăn chay và khóc than cho tội lỗi của chính mình và cho tội lỗi của toàn thể nhân loại (penthos)! Vậy thì điều quan trọng là Anh chị em phải bảo tồn các truyền thống của mình mà không làm giảm bớt chúng, có lẽ vì lý do thực tế hoặc tiện lợi, kẻo chúng bị làm hỏng bởi não trạng tiêu dùng và chủ nghĩa vị lợi.
Các truyền thống linh đạo của Anh chị em, cổ xưa nhưng luôn mới mẻ, là phương thuốc. Trong đó, bi kịch của sự khốn khổ của con người kết hợp với sự ngạc nhiên trước lòng thương xót của Thiên Chúa, để tội lỗi của chúng ta không dẫn đến tuyệt vọng, nhưng mở ra cho chúng ta cơ hội chấp nhận hồng phúc ân sủng là trở thành những tạo vật được chữa lành, được thần thánh hóa và được nâng lên tầm cao của thiên đàng. Vì điều này, chúng ta phải cống hiến vô tận và tạ ơn Chúa. Cùng nhau, chúng ta có thể cầu nguyện với Thánh Ephrem người Syria và nói với Chúa Giêsu: “Vinh danh Chúa, Đấng đã đặt thập giá của mình như một cây cầu bắc qua cái chết… Vinh danh Chúa, Đấng đã mặc lấy thân xác phàm nhân và biến nó thành nguồn sống cho mọi người phàm” (Bài giảng về Chúa chúng ta, 9). Vậy thì, chúng ta phải cầu xin ân sủng để thấy được sự chắc chắn của Lễ Phục sinh trong mọi thử thách của cuộc sống và không nản lòng, nhớ rằng, như một Giáo phụ Đông phương vĩ đại khác đã viết, “tội lỗi lớn nhất là không tin vào sức mạnh của Sự Phục sinh” (THÁNH ISAAC THÀNH NINEVEH, Sermones ascetici, I, 5).
Ai, hơn Anh chị em, có thể hát một bài ca hy vọng ngay cả giữa vực thẳm của bạo lực? Ai, hơn Anh chị em, những người đã trải qua những nỗi kinh hoàng của chiến tranh một cách gần gũi đến mức Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi Anh chị em là “Giáo hội tử đạo” (Diễn văn gửi ROACO, ibid.)? Từ Đất Thánh đến Ukraine, từ Lebanon đến Syria, từ Trung Đông đến Tigray và Kavkaz, chúng ta thấy biết bao nhiêu bạo lực! Vươn lên từ nỗi kinh hoàng này, từ vụ thảm sát rất nhiều người trẻ, điều đáng lẽ phải gây phẫn nộ vì mạng sống đang bị hy sinh nhân danh chinh phục quân sự, vang lên một lời kêu gọi: lời kêu gọi không phải của Đức Giáo Hoàng, mà là của chính Chúa Kitô, người lặp lại: "Bình an cho các con!" (Ga 20:19, 21, 26). Và Người nói thêm: "Thầy để lại bình an cho các con; Thầy ban cho các con bình an của Thầy. Thầy không ban cho các con như thế gian ban tặng" (Ga 14:27). Bình an của Chúa Kitô không phải là sự im lặng của nấm mồ ngự trị sau xung đột; đó không phải là thành quả của sự áp bức, mà là một món quà dành cho tất cả mọi người, một món quà mang lại sự sống mới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình này, đó là sự hòa giải, tha thứ và lòng can đảm để lật sang trang mới và bắt đầu lại.
Về phần mình, tôi sẽ nỗ lực hết sức để hòa bình này có thể chiến thắng. Tòa thánh luôn sẵn sàng giúp đưa kẻ thù lại gần nhau, đối mặt, để nói chuyện với nhau, để mọi người ở khắp mọi nơi một lần nữa có thể tìm thấy hy vọng và lấy lại phẩm giá mà họ xứng đáng, phẩm giá của hòa bình. Người dân trên thế giới của chúng ta mong muốn hòa bình, và tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của họ bằng cả trái tim mình: Hãy gặp nhau, hãy nói chuyện, hãy đàm phán! Chiến tranh không bao giờ là điều không thể tránh khỏi. Vũ khí có thể và phải bị làm im lặng, vì chúng không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm gia tăng chúng. Những người làm nên lịch sử là những người kiến tạo hòa bình, không phải những người gieo mầm đau khổ. Những người hàng xóm của chúng ta trước hết không phải là kẻ thù của chúng ta, mà là những người đồng loại của chúng ta; không phải là những tên tội phạm đáng ghét, mà là những người đàn ông và đàn bà khác mà chúng ta có thể nói chuyện.
Chúng ta hãy từ bỏ những quan niệm Manikêô rất điển hình cho lối suy nghĩ bạo lực chia rẽ thế giới thành những người tốt và những kẻ xấu.
Giáo hội sẽ không bao giờ mệt mỏi khi nhắc lại: hãy làm im lặng vũ khí. Tôi muốn cảm ơn Thiên Chúa vì tất cả những người, trong sự im lặng, cầu nguyện và hy sinh, đang gieo mầm hòa bình. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì những Kitô hữu – cả Đông phương và La tinh – những người, trên hết là ở Trung Đông, kiên trì và ở lại quê hương của họ, chống lại sự cám dỗ bỏ rơi chúng. Kitô hữu phải được trao cơ hội, không chỉ trên lời nói, để ở lại quê hương của họ với tất cả các quyền cần thiết cho một cuộc sống an toàn. Xin hãy cùng nhau phấn đấu vì điều này!
Cảm ơn anh chị em thân mến ở Đông phương, vùng đất mà Chúa Giêsu, Mặt trời Công lý, đã mọc lên, vì đã là “ánh sáng trong thế giới của chúng ta” (x. Mt 5:14). Hãy tiếp tục nổi bật về đức tin, hy vọng và lòng bác ái, và không gì khác. Xin cho các Giáo hội của anh chị em trở nên mẫu mực, và xin cho các Mục tử của anh chị em thúc đẩy sự hiệp thông với sự chính trực, đặc biệt là trong các Thượng hội đồng Giám mục, để họ có thể trở thành nơi của tình huynh đệ và đồng trách nhiệm đích thực. Đảm bảo sự minh bạch trong việc quản lý tài sản và trở thành dấu chỉ của sự tận tụy khiêm nhường và hoàn toàn cho dân thánh của Thiên Chúa, không quan tâm đến danh dự, quyền lực thế gian hay vẻ bề ngoài. Thánh Symeon Nhà Thần học Mới đã sử dụng một hình ảnh hùng hồn về vấn đề này: “Giống như người ném bụi vào ngọn lửa của lò lửa đang cháy sẽ dập tắt nó, thì những lo lắng của cuộc sống này và mọi loại ràng buộc với những thứ tầm thường và vô giá trị sẽ phá hủy hơi ấm của trái tim ban đầu được thắp sáng” (Chương Thực hành và Thần học, 63). Ngày nay, hơn bao giờ hết, sự huy hoàng của Kitô giáo Đông phương đòi hỏi sự giải thoát khỏi mọi ràng buộc trần tục và mọi khuynh hướng trái ngược với sự hiệp thông, để duy trì sự trung thành trong sự vâng phục và chứng tá truyền giáo.
Tôi cảm ơn anh chị em vì điều này, và trong khi chân thành ban phước lành cho anh chị em, tôi xin anh chị em cầu nguyện cho Giáo hội và dâng những lời cầu nguyện chuyển cầu mạnh mẽ của anh chị em cho thừa tác vụ của tôi. Cảm ơn anh chị em!
Đức Giáo Hoàng dành buổi chiều tại ngôi nhà thiêng liêng của ngài
Vũ Văn An
15:34 14/05/2025

Kathleen N. Hattrup của tạp chí Aleteia, ngày 14/05/25, tường trình rằng: Vào hôm thứ Ba, ngày 14 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã trở lại tu viện Augustinô, nơi ngài đã sống trong nhiều năm -- từ năm 2001 đến năm 2013, trong khi phục vụ với tư cách là Bề trên Tổng quyền. Nơi này rất gần Vatican và Đức Giáo Hoàng đã có thể dành một vài giờ với các anh em của mình.
Là một Hồng Y có chức vụ trong Giáo triều Rôma, vị giáo hoàng tương lai thường đến cử hành Thánh lễ và dùng bữa trưa tại trụ sở của Dòng Augustinô, giống như ngài đã làm vào hôm thứ Ba. Ngài đến trước buổi trưa và rời đi vào khoảng 3 giờ chiều.
Vatican News đưa tin:
Phát biểu với Vatican News, Cha Alejandro Moral, Bề trên Tổng quyền, cho biết Đức Giáo Hoàng đã chủ trì Thánh lễ tại nhà nguyện của Dòng, sau đó các ngài cùng nhau dùng bữa trưa.
Cha chia sẻ rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV "thường xuyên dùng bữa ở đây và muốn cảm ơn cộng đồng vì điều đó". Cha Moral mô tả đó là "một chuyến thăm rất ấm áp và không chính thức, một cử chỉ biết ơn" và nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng không phải là người xa lạ với ngôi nhà của Dòng. "Ngài biết mọi người, và tất cả chúng tôi đều biết ngài — điều đó làm cho chuyến thăm trở nên đặc biệt có ý nghĩa".
Chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Leo đến cộng đồng sau khi được bầu làm giáo hoàng không kết thúc ngay sau bữa trưa. Thay vào đó, Cha Moral cho biết nhiều người đã đến chào đón ngài — "những người lao động giúp chúng tôi ở đây và nhân viên nhà bếp". Bề trên Tổng quyền cho biết mọi người đều rất vui mừng với chuyến thăm đặc biệt này.

Đức Giáo Hoàng rời cộng đồng của mình với những lời bắt nguồn từ người sáng lập ra dòng tu của họ: "Ngài bảo chúng ta phải luôn gần gũi nhau và sống hiệp thông, giống như Thánh Augustinô kêu gọi chúng ta làm."
Chuyến viếng thăm thứ 2 đến một địa điểm của dòng Augustinô
Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã thực hiện chuyến đi đầu tiên ra khỏi Rome vào chiều ngày 10 tháng 5 năm 2025. Ngài đã đến Genazzano, một thị trấn nhỏ chỉ có hơn 5,000 cư dân, nằm cách thủ đô Ý 30 km về phía đông nam (khoảng 19 dặm), để viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành.
Đền thờ này được thành lập vào thế kỷ 15 bởi một nữ tu dòng Augustinô, Chân phước Petruccia, và được một cộng đồng dòng Augustinô chăm sóc.
Dòng Augustinô có ảnh hưởng trong việc truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành trên toàn thế giới.
Đức Leo XIV: Phụng vụ, Trái tim và Thành phố Hậu hiện đại
Vũ Văn An
17:01 14/05/2025
Giáo sư Robert Royal, chủ bút tạp chí The Catholic Thing, Thứ tư, ngày 14 tháng 5 năm 2025, nhận định rằng: Thế giới vẫn còn hơi phấn khích về những gì đã xảy ra ở Rome trong vài tuần qua. Và đúng như vậy. Tôi đã có mặt ở Urbs Aeterna [Kinh thành Muôn thuở]trong nhiều thập niên, trong một vài mật nghị và nhiều sự kiện của Vatican. Như tôi đã thú nhận gần đây (tại đây), trong hơn chục năm qua, tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán ghét, vì những lý do hiển nhiên, với tất cả những công việc của Giáo hội. Nhưng tôi phải ghi lại rằng cảm xúc chào đón Đức Leo XIV khi ngài bước ra loggia của Nhà thờ Thánh Phêrô - cả về cường độ và chất lượng (ai mà ngờ rằng lại nghe người Ý hét lên il papa americano!) - không giống bất cứ điều gì tôi từng thấy. Bản thân tôi cũng cảm thấy điều đó, sâu sắc. Tuy nhiên, trải nghiệm sâu sắc nhất của riêng tôi ở Rome trong chuyến đi này diễn ra trước cuộc bầu cử giáo hoàng: tại một nghi lễ Công Giáo Nghi lễ Đông phương, mà tôi nghĩ không chỉ nói lên điều gì đó về hình thức hiện tại của Thánh lễ mà còn về một số câu hỏi cơ bản mà Tân Giáo hoàng Leo của chúng ta đang phải đối diện.
Cảm ơn Bob Moynihan, người viết Inside the Vatican, đã công bố nghi lễ đó tại Santa Maria ở Trastevere, được cử hành vào tối Chúa Nhật. Bản thân nhà thờ là một trong những nhà thờ sớm nhất ở Rome (bố cục ban đầu có lẽ có từ khoảng năm 340 Công nguyên, với một số yếu tố thậm chí sớm hơn một thế kỷ). Và nhiều vẻ đẹp của nó đã được tăng cường vào thời Trung cổ với những bức tranh khảm rực rỡ bằng vàng và nhiều màu sắc khác nhau. Tôi đã đến đó nhiều lần để tham dự các Thánh lễ thông thường bằng tiếng Ý và đánh giá cao nơi này như một giáo xứ địa phương vững chắc với số lượng lớn trẻ em.
Nhưng Thánh lễ Nghi lễ Đông phương này đã thực sự làm tôi choáng váng, theo nghĩa đen, theo nghĩa là nó đưa tôi đến một nơi vững chắc nhưng cao quý mà tôi nghĩ mình chưa từng chạm đến kể từ các Thánh lễ La tinh cao cấp trước Công đồng Vatican II mà tôi nhớ đã chứng kiến khi còn là một cậu bé.
Một trong những điều mà nhiều người trong chúng ta nhận thấy về Đức Giáo Hoàng Leo là cách ngài có vẻ vững vàng – “dựa trên” theo tiếng lóng hiện tại – trong sự hình thành tâm linh của mình như một người theo dòng Augustinô và trong những gì có vẻ là sự thanh thản đích thực và nam tính. Một người Chicago biết một chút về ngài đã nói với tôi rằng, “Ít nhất thì ngài không điên”. Có lẽ điều đó đặt ra tiêu chuẩn quá thấp cho người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng chúng ta có quyền mong đợi một số điều tuyệt vời khi xét đến cách cư xử truyền thống hơn của Đức Giáo Hoàng Leo – lễ phục truyền thống của ngài trên loggia, nghi lễ phụng vụ cẩn thận của ngài và những bài phát biểu được cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra tại mọi sự kiện cho đến nay. Ngay cả khi ngài tiếp tục một số điều khá lộn xộn mà Đức Phanxicô đã khởi xướng, thì vẫn có khả năng cao là ngài sẽ mang đến cho chúng nhiều kỷ luật, bản chất hơn và – dám nói là – Công Giáo hơn.
Nhưng ngài vẫn còn một số ngọn đồi dốc phải vượt qua. Một số nhà bình luận đã bày tỏ hy vọng rằng ngài sẽ mang lại sự cởi mở của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đối với Thánh lễ Latinh truyền thống, điều mà có lý do để nghĩ rằng ngài có thể làm được. Với sự điềm tĩnh mà ngài dường như đang cố tình vun đắp – không phải là một chiến lược truyền thông nhân tạo mà là thứ gì đó dường như tỏa ra từ tính cách cơ bản của ngài – tôi sẽ ngạc nhiên nếu ngài làm điều đó ngay lập tức. Nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy ngài dường như tin rằng Đức Phanxicô đã đi quá xa trong việc đơn giản hóa các nghi lễ, điều này không truyền cảm hứng cho bất cứ ai, mặc dù có ý định gợi ý sự khiêm nhường. Chúng ta biết rằng nhiều người trẻ đã đến Nhà thờ gần đây để được dạy dỗ một cách cứng rắn hơn về cách sống cuộc sống của họ và thường là để tham gia vào các Phụng vụ Latinh được cho là đang chia rẽ một Giáo hội đồng nghị.
Sẽ rất đáng lưu ý khi xem cách Đức Leo xử lý tất cả những điều này cũng như cách ngài định vị triều đại giáo hoàng của mình, cố tình quay trở lại thời đại vĩ đại của Đức Leo XIII, để tham gia vào thế giới hậu hiện đại của chúng ta. Ngay trong những phát biểu đầu tiên của ngài, vị giáo hoàng người Mỹ đã thể hiện sự hiểu biết đáng chú ý về những gì chúng ta đang phải đối diện – không chỉ là sự từ chối lâu dài đối với tôn giáo vì cho rằng nó không thể duy trì và không liên quan trong thời đại khoa học và công nghệ – mà còn là thời điểm đánh dấu sự sụp đổ của niềm tin ngay trong khoa học và công nghệ và tất cả các định chế làm nền văn minh trở thành khả hữu.
Như nhiều người Công Giáo đã biết, Đức Leo XIII về cơ bản đã khai sinh Học thuyết Xã hội Công Giáo hiện đại với thông điệp Rerum novarum năm 1891 của ngài. Ngay tiêu đề của tác phẩm đó đã gợi ý hai điều. Nó có thể được dịch theo nghĩa đen là "của những điều mới mẻ". Nói theo cách thành ngữ hơn: "Về Cách mạng". Đức Leo XIII thừa nhận rằng, bên cạnh các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thế giới vào thời của ngài đang trải qua quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự dịch chuyển các điểm tham chiếu cũ hơn cho các gia đình và xã hội. Những người đã sống từ xa xưa trên đất liền giờ đây đang chuyển đến các thành phố, nền kinh tế và trật tự chính trị theo những cách chưa từng có.

Đức Leo XIII đã chuẩn bị con đường để đáp lại thách thức đó bằng cách khuyến khích, trong một thông điệp khác nhiều năm trước đó, (Aeterni patris, 1879) việc khôi phục lại tư tưởng của Thánh Tôma Aquinô, vốn đã bị lãng quên. Ngài không yêu cầu sự trở lại của những ý tưởng cổ xưa từ thời Trung cổ, mà là một sự tái chiếm đoạt sáng tạo công trình mà Thánh Tôma đã thực hiện trong việc tổng hợp Aristotle và toàn bộ truyền thống Kitô giáo trước đó để giải quyết các câu hỏi hiện đại. Sự nở rộ mạnh mẽ của tư tưởng tân Kinh viện trong những nhân vật như Garrigou-Lagrange, Maritain, Gilson, Pieper, gần đây hơn là Macintyre và nhiều người khác, cùng với việc thành lập các trung tâm và tạp chí Thomistic, là kết quả.
Trên thực tế, sự hồi sinh thành công đến mức nó đã tạo ra một phong trào đối trọng hướng tới một trong những luồng tư tưởng lớn khác trong truyền thống Công Giáo. Loại chủ nghĩa cá nhân theo hướng Platon-Augustin mà chúng ta đã thấy trước Công đồng Vatican II ở những nhân vật như De Lubac, Von Balthasar, Wojtyla, Ratzinger, von Hildebrand và những người khác. Thánh Tôma về mặt huyền nhiệm hơn của ngài cũng đã hấp thụ luồng tư duy đó, nhưng nó đã phần nào bị bỏ qua trong sự nhiệt tình tân Kinh viện đối với lý trí Aristotle cuả Thánh Tôma.
Đức Leo XIV đã đặt cuộc táo bạo khi chọn tên của ngài và công khai tuyên bố mối liên hệ của ngài với người tiền nhiệm vĩ đại của ngài. Giống như Đức Leo XIII, ngài sẽ cần nhiều hơn những phản ứng từng phần đối với thời đại. Thật tốt khi ngài nhấn mạnh đến hòa bình đối với tất cả mọi người trong những lời phát biểu công khai đầu tiên của ngài với tư cách là giáo hoàng. Người Công Giáo không nên quá kích động nếu ngài tiếp tục thúc đẩy các mối quan tâm về nhập cư và khí hậu. Đây là những "vấn đề" không đi vào trọng tâm của Đức tin cần có vào giữa thế kỷ 21. Nhưng ngài sẽ cần một khuôn khổ triết học và thần học vững chắc hơn cho nỗ lực đó - đặc biệt là khi cố gắng suy nghĩ thấu đáo về lời hứa và mối nguy hiểm của Trí khôn Nhân tạo - như Đức Leo XIII đã làm trong sự hồi sinh của chủ nghĩa Tôma. Sẽ rất đáng lưu ý- và mang tính chỉ dẫn - khi xem ai được chọn để giúp đỡ trong nỗ lực đó.
Truyền thống Augustinô nhấn mạnh đến "trái tim". Ngay dòng đầu tiên của Lời Tự thú ("Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho chính Chúa, và trái tim chúng con luôn khắc khoải cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa") là quan trọng ở đây. Trái tim trong Thánh Augustinô, như tôi thường nhắc nhở các sinh viên, không chỉ có nghĩa là cảm xúc, càng không phải là một loại tình cảm trống rỗng. Đó là toàn bộ con người: thể xác, tâm trí, cảm xúc, tinh thần đối diện với Thiên Chúa và thế giới của Người. Đó là thực tế sâu sắc mà Thánh John Henry Newman muốn nói đến khi ngài viết về Cor ad cor loquitur (“Trái tim nói với trái tim.”)
Nhưng Thánh Augustinô cũng là người thầy vĩ đại về sự sa ngã của thế giới và một chủ nghĩa hiện thực nhất định xuất phát từ chân lý đó. Thành phố của Thiên Chúa bao gồm tất cả những ai đặt Thiên Chúa vào trung tâm cuộc sống của họ. Thành phố của Con người không chỉ đặt chính chúng ta mà còn đặt nhiều thần tượng khác nhau mà chúng ta tôn thờ vào trung tâm. Chính chủ nghĩa hiện thực đó đã biến Thánh Augustinô trở thành một trong những nguồn chính của chúng ta về lý thuyết chiến tranh chính nghĩa và sự chấp nhận có điều kiện đối với án tử hình. Đức Leo XIV có thể sẽ không từ bỏ những bước ngoặt gần đây khỏi cả hai lập trường dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng với tư cách là học trò của Thánh Augustinô, ngài không thể không ý thức lý do tại sao vị thánh vĩ đại đó tin rằng cả hai đều có thể được biện minh, đôi khi thậm chí là hợp luân và cần thiết.
Hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Leo XIV để ngài có thể giúp hồi sinh trái tim và phụng vụ, cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta với người khác, không theo đuổi những chủ nghĩa không tưởng hậu hiện đại không thể thực hiện được, nhưng trong sự khiêm nhường và kiên định của một dân Kitô giáo, đang phải đối diện với những thách thức - nhiều thách thức chưa từng có - từ mọi phía, nhưng vẫn trung thành và kiên định trên con đường hành hương của chúng ta.
Tổng thống Zelenskiy có thể sẽ tới Vatican để dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo, trợ lý cho biết
Đặng Tự Do
17:41 14/05/2025
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy có kế hoạch tham dự Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV mới được bầu tại Vatican vào Chúa Nhật này, nếu nghĩa vụ thời chiến của ông cho phép, chánh văn phòng của ông Andriy Yermak nói với Reuters hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
Sự kiện diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ đánh dấu lễ nhậm chức chính thức của nhà lãnh đạo mới của Giáo Hội Công Giáo, người được bầu vào ngày 8 tháng 5. Một số nhà lãnh đạo toàn cầu dự kiến sẽ có mặt.
“Tổng thống Zelenskiy đang có kế hoạch đến Vatican, nhưng bạn biết rằng trước Chúa Nhật chúng tôi có một số cuộc họp rất quan trọng khác”, Yermak nói, ám chỉ đến các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng được lên lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này. Ông nói thêm rằng trong khi các kế hoạch vẫn chưa chắc chắn do cuộc chiến đang diễn ra, Tổng thống Zelenskiy sẽ “vui mừng khi có mặt tại Rôma vào ngày này”.
Yermak xác nhận rằng Đức Tân Giáo Hoàng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Zelenskiy vào thứ Hai, trong đó Đức Giáo Hoàng bày tỏ mong muốn tạo điều kiện cho các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo toàn cầu và cam kết ủng hộ các nỗ lực hướng tới “một nền hòa bình công bằng và lâu dài”. Theo Yermak, Đức Giáo Hoàng đã nói “rất nồng nhiệt” về Ukraine và phản ứng “rất, rất tích cực” với lời mời đến thăm đất nước này, mặc dù chưa có chuyến thăm nào được xác nhận.
Tổng thống Zelenskiy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp nhau trước đó tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong lễ tang của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 26 tháng 4. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã thảo luận về các hệ thống phòng không và các lệnh trừng phạt tiếp theo đối với Nga.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn chưa công bố ai sẽ đại diện cho chính quyền Tổng thống Trump tại Thánh lễ Chúa Nhật, kỳ vọng vào các cuộc họp bên lề quan trọng đang rất cao.
Yermak thừa nhận những căng thẳng trong quá khứ giữa Kyiv và Vatican trong nhiệm kỳ của Đức Thánh Cha Phanxicô—đặc biệt là sau bình luận “cờ trắng” gây tranh cãi của ngài—nhưng bày tỏ sự lạc quan với Đức Giáo Hoàng Lêô XIV. “Chúng tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ tiếp nối chính sách của Đức Thánh Cha Phanxicô về viện trợ nhân đạo của Giáo hội và những nỗ lực giúp trẻ em Ukraine bị Nga bắt cóc trở về. Nhưng đồng thời, đó sẽ là một chính sách mới.”
Source:Kyiv Independent
Vẻ đẹp đặc biệt của việc được bầu làm giáo hoàng vào tháng 5
Đặng Tự Do
17:43 14/05/2025
Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.
Ngài đã có bài viết sau trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, với nhan đề “The extra beauty of being elected pope in the month of May” nghĩa là “Vẻ đẹp đặc biệt của việc được bầu làm giáo hoàng vào tháng 5.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Có điều gì đó mạnh mẽ thầm lặng về thời điểm bầu Giáo hoàng Lêô XIV. Không chỉ ngày — 8 tháng 5 năm 2025 — mà còn là tháng đó.
Như bạn chắc hẳn đã biết, tháng Năm từ lâu đã giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của Giáo hội vì đây là tháng dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Đây là thời điểm lòng sùng kính nở rộ theo những cách vừa hữu hình vừa vô hình.
Trên khắp thế giới, các giáo xứ đội vòng hoa tươi lên tượng Đức Mẹ. Trẻ em mang theo lễ vật là hoa cúc và hoa hồng. Các gia đình lại tụ họp để cầu nguyện Kinh Mân Côi, tìm lại sự bình an đến từ sự lặp lại và tin tưởng. Đây là một tháng không được đánh dấu bằng sự kịch tính, mà bằng sự dịu dàng — bằng ân sủng của người mẹ an ủi, củng cố và biến đổi một cách lặng lẽ.
Do đó, được bầu làm giáo hoàng vào tháng 5 là bắt đầu một triều Giáo Hoàng dưới sự giám sát của Mẹ Giáo hội. Đó là bước vào vai trò lãnh đạo không phải bằng những tuyên bố lớn tiếng, mà bằng một trái tim rộng mở để lắng nghe — giống như Đức Maria đã làm. Có điều gì đó mang tính biểu tượng sâu sắc về khoảnh khắc này đối với Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người dường như đã tỏa ra tinh thần khiêm nhường và gần gũi mục vụ. Việc bầu ngài không giống như một sự tách biệt khỏi quá khứ, mà là sự tiếp nối công việc chữa lành và hiệp nhất lặng lẽ, vững chắc — là dấu ấn của sự hiện diện của Đức Maria trong Giáo hội.
Tháng Năm cũng là tháng của sự sống mới. Đó là khi thiên nhiên bắt đầu hát trở lại -- giống như chúng ta tưởng tượng những con mòng biển đang làm trên mái Nhà nguyện Sistina trong Cơ Mật Viện! -- và khi những nụ hoa nở rộ. Về mặt tinh thần, nó nhắc nhở chúng ta rằng hy vọng không bao giờ nằm im lâu. Một giáo hoàng mới được bầu vào mùa này trở thành một loại biểu tượng sống động: rằng Giáo hội cũng luôn được đổi mới, luôn xuất hiện với vẻ đẹp mới, giọng nói mới, khởi đầu mới.
Và có lẽ đó là món quà tuyệt vời nhất trong thời điểm này — rằng thế giới đang được nhắc nhở rằng sự lãnh đạo thực sự bắt đầu bằng sự đầu hàng. Đức Maria đã nói “xin vâng” trong im lặng, và điều đó đã thay đổi lịch sử. Đức Giáo Hoàng Lêô XIV bắt đầu cuộc hành trình của mình trong sự bao bọc của cùng ân sủng của Đức Maria, dưới áo choàng của Mẹ, và với sự chuyển cầu của Mẹ.
Trong tháng của Đức Maria, chúng ta không được yêu cầu phải mạnh mẽ. Chúng ta chỉ được mời gọi tin tưởng.
Khi chúng ta bước qua tháng Đức Mẹ này, có lẽ chúng ta có thể dành một chút thời gian mỗi ngày để phó thác Đức Giáo Hoàng Lêô XIV — và cuộc sống của chúng ta — cho sự chăm sóc của Đức Mẹ. Cho dù qua một Kinh Kính Mừng hay trọn vẹn Kinh Mân Côi, chúng ta hãy cầu xin Mẹ hướng dẫn chương mới này trong cuộc sống của Giáo hội với cùng một ân sủng, lòng can đảm và sự bình an đã định nghĩa nên lời “xin vâng” của Mẹ. Trong một thế giới khao khát sự hiệp nhất và lòng thương xót, xin cho chúng ta trở thành những khí cụ thầm lặng của cả hai.
Source:Aleteia
Hồng Y Nhật Bản giải thích lý do Giáo hoàng Lêô XIV được chọn trong Cơ Mật Viện
Đặng Tự Do
17:44 14/05/2025
Đức Hồng Y người Nhật Isao Kikuchi của Tokyo cho biết công việc trước đây của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với tư cách là một nhà truyền giáo và một viên chức Vatican là những lý do quan trọng khiến ngài trở thành một giáo hoàng tốt.
Phát biểu với Crux, Đức Hồng Y đã chia sẻ suy nghĩ của mình về việc bầu Đức Hồng Y người Mỹ Robert Francis Prevost, một thành viên của dòng Augustinô, vào Ngai tòa Phêrô vào ngày 8 tháng 5.
“Đức Giáo Hoàng Lêô XIV có nền tảng phong phú trong công tác truyền giáo, đặc biệt là ở Peru, nơi ngài vừa là nhà truyền giáo vừa là giám mục. Ngài cũng lãnh đạo Dòng Augustinô với tư cách là Bề trên Tổng quyền và gần đây nhất là giữ chức tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, mang lại cho ngài kinh nghiệm sâu sắc trong cả công tác mục vụ và quản lý trong Giáo hội và cũng là một nhà lãnh đạo hiệu quả và đáng tin cậy”, Đức Hồng Y Kikuchi cho biết.
“Trong những ngày trước khi diễn ra Cơ Mật Viện, gần 180 Hồng Y đã họp gần như hàng ngày tại đại hội đồng để thảo luận về tương lai của Giáo hội, các vấn đề hiện tại và kỳ vọng đối với vị mục tử mới của Giáo hội hoàn vũ. Mọi người, bao gồm cả tôi và Hồng Y Thomas Aquino Manyo Maeda từ Nhật Bản, đều có cơ hội phát biểu và chia sẻ suy nghĩ của mình”,
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Tokyo cho biết những phát biểu của ngài tập trung đặc biệt vào tổ chức Caritas Internationalis mà ngài là chủ tịch.
“Được truyền cảm hứng từ các giá trị Phúc âm và Giáo huấn xã hội Công Giáo, Caritas ứng phó với các thảm họa, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và ủng hộ các nguyên nhân gây ra đói nghèo và xung đột. Người ta nói rằng Caritas Internationalis là tổ chức phi chính phủ quốc tế lớn thứ hai nhưng trên thực tế, nó không phải là một cơ quan dịch vụ cứu trợ hoạt động cũng không phải là một cơ quan tài trợ lớn “, Đức Hồng Y cho biết trước khi cuộc họp kín diễn ra.
“Đó là một liên minh hoặc hơn 160 tổ chức thành viên và mỗi tổ chức được cho là nằm dưới sự quản lý của các Giám mục riêng của họ, và do đó, độc lập. Caritas Internationalis điều phối các dự án và hành động cứu trợ hoặc phát triển giữa các tổ chức thành viên và thúc đẩy bản sắc Công Giáo giữa tất cả các tổ chức thành viên,” Kikuchi nói với các Hồng Y khác vào thời điểm đó.
Ngài nói với Crux rằng quan điểm của ngài là tầm quan trọng của việc tuân theo Giáo lý xã hội Công Giáo, giữ vững bản sắc Công Giáo và phát triển tính đồng nghị giữa các tổ chức thành viên, điều này sẽ khiến tổ chức bác ái quốc tế lớn này thực sự phục vụ cho mục vụ bác ái của Giáo hoàng.
“Trong phiên họp chung, nhiều Hồng Y đã suy ngẫm về tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặc biệt là lòng dũng cảm và sự khôn ngoan của ngài khi lãnh đạo dân Chúa,” vị Hồng Y người Nhật Bản cho biết.
“Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng chúng ta không tìm kiếm một Giáo hoàng Phanxicô thứ hai, một bản sao của Giáo hoàng Phanxicô, mà là một người kế vị đích thực của Thánh Phêrô, người sẽ trung thành dẫn dắt Giáo hội theo ý Chúa và đáp lại lòng tin mà Chúa Giêsu trao phó”, ngài nói.
“Nhiều người bày tỏ rằng chúng ta cần một vị giáo hoàng có kinh nghiệm và kiến thức phong phú về cả mục vụ và quản lý Giáo hội với một tâm hồn sâu sắc. Nhiều người bày tỏ nhu cầu cần có một vị giáo hoàng có đầu óc mục vụ để tiếp tục con đường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và đào sâu con đường của tính đồng nghị”.
“Nhiều người bày tỏ rằng chúng ta cần Đức Giáo Hoàng điều hành tốt Giáo triều với tinh thần tái cấu trúc do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi xướng. Nhiều người cũng bày tỏ rằng chúng ta cần một vị giáo hoàng có tâm linh sâu sắc và hiểu biết sâu sắc về đức tin để đoàn kết mọi người trong Giáo hội. Không có nhiều Hồng Y trong số chúng tôi có thể phù hợp với loại này và Đức Hồng Y Prevost chính là người đáp ứng được tất cả những yêu cầu này”, ngài giải thích.
Đức Hồng Y Kikuchi nói với Crux rằng sau một số cuộc bỏ phiếu, tất cả các Hồng Y trong Cơ Mật Viện đều thấy rõ rằng Đức Hồng Y Prevost “là người đã được chính Chúa Giêsu lựa chọn: Cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy ngài”.
“Chúng ta vẫn chưa biết chính xác Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ đi theo con đường nào. Ngài có thể lãnh đạo khác với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đó là một phần trong hành trình của Giáo hội. Điều quan trọng nhất là chúng ta cầu nguyện mỗi ngày cho Đức Thánh Cha mới của chúng ta, cầu xin Chúa Thánh Thần ban phước, bảo vệ và hướng dẫn ngài”.
“Trong những lời đầu tiên phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã nói về tầm quan trọng của hòa bình, đối thoại và sự đồng hành cùng nhau như một Giáo hội”.
Đức Hồng Y Kikuchi nói với Crux: “Bằng cách chọn tông hiệu là Lêô, ngài cũng liên kết mình với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, người đã công bố thông điệp Rerum Novarum vào năm 1891, một văn kiện quan trọng được coi là nền tảng cho giáo huấn xã hội của Giáo hội ngày nay”.
“Việc coi trọng các giáo huấn xã hội của Giáo hội có tầm quan trọng đáng kể trong việc thực hiện lành mạnh các hoạt động bác ái hoặc Caritas của Giáo hội. Điều này có thể cho thấy mối quan tâm mạnh mẽ của ngài đối với sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới ngày nay”, ngài nói.
“Chúng ta hãy cùng nhau bước đi, lắng nghe tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Leo,” Đức Hồng Y nói.
Source:Crux
Câu hỏi của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV về tổ tiên của ngài
Đặng Tự Do
17:45 14/05/2025
Giám đốc nhà xuất bản Marc Leboucher tình cờ gặp Đức Lêô XIV tại nhà trọ Santa Marta, và vô cùng bất ngờ khi Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự tò mò về nguồn gốc Pháp của mình.
Nhờ một sự may mắn, Marc Leboucher, một nhà xuất bản tại Salvator, đã dùng bữa trưa tại một chiếc bàn cạnh bàn của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV tại dinh thự Santa Marta của Vatican vào hôm thứ sáu, ngày 9 tháng 5. Trong khi trò chuyện với người đàn ông Pháp, tân giáo hoàng đã yêu cầu ông tìm hiểu về nguồn gốc Pháp của mình. Đức Tân Giáo Hoàng Robert Francis Prevost sinh ngày 14 tháng 9 năm 1955 tại Chicago, Hoa Kỳ, trong một gia đình có dòng máu Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
“Tôi nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đã can thiệp vào việc này!” Marc Leboucher bình luận.
Hiện đang ở Rôma với một nhóm từ Salvator để xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Pháp về tân Giáo hoàng Lêô XIV, ông đã cố gắng để có thể diện kiến Đức Tân Giáo Hoàng vào ngày sau khi được bầu. Là một người bạn lâu năm của Hồng Y Philippe Barbarin, Leboucher được mời dùng bữa trưa tại nhà trọ Santa Marta, dinh thự Vatican nơi tất cả các Hồng Y cử tri đang ở trong Cơ Mật Viện.
“Tôi thấy mình là người giáo dân duy nhất giữa Hồng Y Đoàn,” Giám đốc nhà xuất bản nói. Ông ngồi xuống một chiếc bàn nơi các Hồng Y từ Madagascar, Ấn Độ và Ý đang dùng bữa trưa. Thực đơn ngày hôm đó: rau sống, mì ống, rau bina và cá, “vì hôm nay là thứ Sáu.”
Một cuộc gặp gỡ tình cờ với Đức Giáo Hoàng mới
Khoảng 15 phút sau, Giám đốc nhà xuất bản Pháp nghe thấy tiếng vỗ tay từ trong phòng chào mừng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người vừa bước vào phòng ăn, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô thường dùng bữa.
“Ngài tiến đến gần chúng tôi một cách đơn giản và đi vòng qua vài chiếc bàn,” người đàn ông Pháp nói, ông có ấn tượng mạnh trước sự tao nhã của vị giáo hoàng mới, người khiến ông nhớ đến Đức Phaolô Đệ Lục.
Hồng Y Barbarin sau đó giới thiệu người bạn của mình với vị giáo hoàng mới. Khi nghe nói rằng ông là người Pháp, Đức Lêô XIV đã nói với Leboucher, “Ông sẽ có thể kể cho tôi nghe về nguồn gốc của ông nội tôi!” Vào thời điểm đó, nhà xuất bản không có câu trả lời chính xác. Khi Leboucher thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình, “'Ông sẽ tìm ra!' ông nói với tôi,” Đức Tân Giáo Hoàng nói với vẻ thích thú.
Trong vài phút, Marc Leboucher nói với ông rằng ông đã viết một cuốn sách về vị giáo hoàng mới. Đáp lại, ông nhận được một nụ cười tươi.
“Tôi khá xúc động trước thực tế là ngài rất quan tâm đến nguồn gốc của mình,” Leboucher, người nhấn mạnh nguồn gốc đa văn hóa của Đức Tân Giáo Hoàng, cho biết. “Giống như Đức Jorge Mario Bergoglio, nhưng có lẽ còn hơn thế nữa, Đức Robert Francis Prevost có nguồn gốc từ Ý, Pháp, Mỹ... Ngài phản ánh thế giới của chúng ta.”
Trong tiểu sử chính thức của vị Hồng Y này trên trang web của Vatican, Tòa Thánh đã nêu chi tiết rằng cả cha và mẹ của ngài đều có nguồn gốc Âu Châu.
Theo nhiều báo cáo, bao gồm một báo cáo của Forbes, mẹ của ngài là người gốc Tây Ban Nha, Louisiana Creole và Haiti. “Cha mẹ bà là người lai và là hậu duệ của những nô lệ da đen ở Louisiana, khiến Đức Lêô XIV trở thành giáo hoàng đầu tiên có tổ tiên là người Phi Châu kể từ thế kỷ thứ 5”, tờ báo tiếng Pháp La Croix nhận xét.
Cha của Đức Lêô XIV, Louis Marius Prevost, sinh ra trong một gia đình có cha là người Ý và mẹ là người Pháp. Bà nội của Đức Giáo Hoàng là một phụ nữ Norman sinh ra ở Le Havre vào năm 1894, theo trang web chuyên ngành geneanet.
Suzanne Fontaine, tên thường gọi của bà, có lẽ đã di cư đến Hoa Kỳ vào năm 1915 trên con tàu “La Touraine”. Bà qua đời vào năm 1979. Cháu trai của bà, vị giáo hoàng thứ 267 trong tương lai, lúc đó mới 24 tuổi.
Source:Aleteia
Giáo hội Đức bận rộn trong thời kỳ trống ngôi giáo hoàng
Đặng Tự Do
17:48 14/05/2025
Trong thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, Vatican gần như ngừng hoạt động, nhưng đời sống bí tích của Giáo hội vẫn tiếp tục diễn ra như thường lệ tại các giáo phận trên thế giới.
Trong giai đoạn tế nhị giữa hai triều giáo hoàng, có thể nói có một thỏa thuận bất thành văn rằng các Giáo hội địa phương sẽ không thúc đẩy các vấn đề gây tranh cãi thường thu hút sự chú ý của Vatican.
Nhưng Giáo Hội Công Giáo ở Đức dường như đang thách thức những kỳ vọng truyền thống trong thời kỳ không có Giáo Hoàng, tiếp tục mạnh dạn tham gia vào các vấn đề gây tranh cãi nảy sinh trong “Tiến Trình Công Nghị” của đất nước.
Sáng kiến đó đã tập hợp các giám mục Đức và những người giáo dân được chọn tại năm hội nghị từ năm 2020 đến năm 2023. Những người tham gia Tiến Trình Công Nghị đã thông qua 150 trang nghị quyết, kêu gọi phụ nữ làm phó tế, xem xét lại chế độ độc thân của linh mục, giáo dân giảng đạo trong Thánh lễ, vai trò lớn hơn của giáo dân trong việc lựa chọn giám mục và sửa đổi Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái.
Quá trình này đã thúc đẩy một loạt các can thiệp của Vatican, lên đến đỉnh điểm là cam kết vào năm 2024 của các giám mục Đức rằng sáng kiến này sẽ được phát triển “theo giáo hội học của Công đồng Vatican II, các yêu cầu của luật giáo luật và kết quả của thượng hội đồng toàn cầu, và sau đó sẽ được đệ trình lên Tòa thánh để phê duyệt”.
Chuyện gì vừa xảy ra?
Hãy xem xét những diễn biến sau đây kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời vào ngày 21 tháng 4.
Vào ngày 23 tháng 4, trang web tin tức của Giáo hội Đức katholisch.de đưa tin về việc hội đồng giám mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức công bố tài liệu hướng dẫn cho những người làm công tác mục vụ về việc ban phước cho các cặp trong hoàn cảnh bất thường và các cặp đồng giới.
Vào ngày 2 tháng 5, hội đồng giám mục Đức đã thông báo rằng ủy ban công đồng - một cơ quan lâm thời gồm các giám mục và giáo dân được thành lập theo phương thức công đồng - sẽ thảo luận về một văn bản có tựa đề “Tôn trọng quyết định của lương tâm trong các vấn đề kiểm soát sinh sản - phục hồi chức năng cho những người phối ngẫu bị tổn thương” tại cuộc họp tiếp theo.
Vào ngày 3 tháng 5, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing đã phát biểu tại Kirchentag Tin lành Đức ở Hanover, nói rằng ông hoàn toàn cam kết với việc phong chức cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo. “Tôi mong muốn điều đó và sẽ làm mọi thứ vì điều đó”.
Nếu không có thời gian trống ngôi giáo hoàng, những bước táo bạo này có thể được Vatican chú ý. Chúng ta hãy cùng xem xét từng bước một cách vắn tắt.
Mâu thuẫn với 'Fiducia supplicans'?
Khởi Đầu Mới, một nhóm Công Giáo Đức chỉ trích Tiến Trình Công Nghị, lập luận rằng việc ban phát các phước lành trái ngược với tuyên bố Fiducia supplicans năm 2023 của Vatican.
Khởi Đầu Mới cho biết giọng điệu chung của tài liệu khuyến khích “thực hành nghi lễ” bất kể “Fiducia supplicans kêu gọi rõ ràng một thực hành phi nghi lễ khi nhấn mạnh rằng không có nghi lễ phụng vụ hay lời cầu nguyện nào được chấp thuận cho các phước lành”.
Khởi Đầu Mới cảnh báo rằng tài liệu hướng dẫn của các Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức có thể mang lại nguy hiểm cho Giáo Hội khi buộc các linh mục phải chúc lành là các cặp yêu nhau, và “phải làm như thế với lòng biết ơn” như tài liệu hướng dẫn nêu rõ. Giả định của tài liệu hướng dẫn này dường như cho rằng “yêu nhau” là một điều tốt và đáng được chúc lành. Điều đó không luôn luôn đúng. Một người đàn ông có vợ yêu một người phụ nữ khác làm sao là tốt được? Trong trường hợp như vậy việc một linh mục chúc lành cho cặp gian dâm có thể dẫn đến những hậu quả mà một người có đầu óc bình thường hoàn toàn có thể tưởng tượng ra được. Chúc lành như thế cũng có thể đặt Giáo Hội vào thế đối lập với luật hôn nhân một vợ một chồng được luật dân sự ủng hộ và bảo vệ. Câu hỏi rất thực tế được đặt ra là làm sao một linh mục có thể chắc chắn mình nắm được gia cảnh của cặp đang xin chúc lành. Khởi Đầu Mới lưu ý rằng trong các thực hành bình thường ở nhiều giáo phận Đức và ở rất nhiều quốc gia, các linh mục thường rao hôn phối nhiều lần xem có ngăn trở gì không trước khi quyết định ban bí tích hôn phối.
Khởi Đầu Mới cũng cáo buộc Hội Đồng Giám Mục Đức đã chụp thời cơ trống ngôi Giáo Hoàng để tung ra tài liệu này. Hội đồng giám mục Đức đã bác bỏ cáo buộc đó. Tuy nhiên, trên thực tế, tài liệu này được ghi ngày 4 tháng 4. Lúc đó, Đức Thánh Cha Phanxicô vừa trở về Vatican từ bệnh viện. Việc công bố tài liệu này chỉ được thông báo sau khi Đức Giáo Hoàng qua đời.
Tài liệu này đã được một cơ quan được gọi là Hội nghị chung chấp thuận, cơ quan này định kỳ tập hợp các đại diện của hội đồng giám mục và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức. Không có dấu hiệu nào cho thấy việc xuất bản tài liệu này đã được thảo luận với Vatican.
Tài liệu này được trình bày trong một thông cáo báo chí chính thức chỉ như một khuyến nghị từ Hội đồng chung “rằng các giám mục giáo phận tiến hành theo các hướng dẫn” mà nó chứa đựng. Điều đó có thể được coi là một biện pháp phòng ngừa, trong trường hợp tài liệu này thu hút phản ứng quyết liệt của Vatican.
Thách thức 'Humanae vitae'?
Tại cuộc họp ngày 9-10 tháng 5 của ủy ban thượng hội đồng Đức tại Magdeburg, những người tham gia sẽ thảo luận về một “văn bản hành động” về biện pháp tránh thai — một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong Giáo Hội Công Giáo trong những thập niên sau khi thông điệp Humanae vitae năm 1968 được công bố.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tái khẳng định sự phản đối của Giáo hội đối với biện pháp kiểm soát sinh sản nhân tạo, nói rằng “thật là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng toàn bộ cuộc sống hôn nhân với những mối quan hệ bình thường khác có thể biện minh cho quan hệ tình dục vốn cố tình tránh thai và về bản chất là sai trái”.
Văn bản của ủy ban thượng hội đồng dường như không có sẵn trực tuyến, nhưng tiêu đề của nó — “Tôn trọng quyết định của lương tâm trong vấn đề kiểm soát sinh sản” — cho thấy nó có thể khác với Humanae vitae.
Văn bản có thể là phiên bản sửa đổi của một bản dự thảo được chuẩn bị theo cách thức của hội đồng, nhưng không được những người tham gia chấp thuận. Bản dự thảo có tiêu đề “Tuyên bố của thẩm quyền về tình yêu vợ chồng” đã được đọc lần đầu tiên vào năm 2022 nhưng không tiến triển thêm nữa.
Trong số những nội dung khác, văn bản này kêu gọi thay đổi phần Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo có đoạn: “Những ý định chính đáng của vợ chồng không biện minh cho việc dùng đến các biện pháp không thể chấp nhận được về mặt đạo đức (ví dụ như triệt sản trực tiếp hoặc tránh thai)”.
Nếu ủy ban thượng hội đồng chính thức thông qua văn bản hành động và tài liệu này thách thức giáo huấn của Giáo hội về biện pháp tránh thai, thì có khả năng sẽ xảy ra xung đột với Vatican.
Đánh lén 'Ordinatio sacerdotalis'?
Tuyên bố của Giám mục Bätzing rằng ông cam kết theo đuổi việc phong chức linh mục cho phụ nữ trái ngược hoàn toàn với tông thư Ordinatio sacerdotalis năm 1994.
Trong văn kiện này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân thủ một cách chắc chắn”.
Vào tháng 9 năm 2022, những người tham gia Tiến Trình Công Nghị — bao gồm các giám mục Đức — đã thông qua một nghị quyết nói rằng: “Giáo huấn Ordinatio sacerdotalis không được dân Chúa chấp nhận và phần lớn khó hiểu. Do đó, câu hỏi phải được gửi đến thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội (Giáo hoàng và Hội đồng) là liệu giáo huấn Ordinatio sacerdotalis có nên được xem xét lại hay không.”
Nhưng vào năm 2023, Vatican cho biết họ sẽ không thảo luận về khả năng có nữ linh mục trong các cuộc đàm phán với đại diện của các giám mục Đức về con đường công nghị.
Tòa thánh trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại giáo huấn đã được thiết lập của Giáo hội và các chuẩn mực năm 2021 về các tội phạm dành riêng cho cơ quan giáo lý của Vatican, trong đó nêu rõ hình phạt cho “những nỗ lực phong chức thánh cho phụ nữ”.
Do đó, bình luận của Bätzing có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo tại Vatican.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Tại sao các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức lại mạo hiểm làm xấu đi mối quan hệ với một giáo hoàng mới? Một câu trả lời có thể là họ chỉ đơn giản là tuân theo cách thức hoạt động đã được thiết lập của Tiến Trình Công Nghị là thiết lập “sự thật trên thực tế” trước khi Rôma có thể phản ứng và can thiệp.
Như Thomas Sternberg, một trong những đồng chủ tịch đầu tiên của con đường thượng hội đồng, đã giải thích vào năm 2022, những người tổ chức đã sử dụng các chiến thuật từ thế giới chính trị, tìm cách thiết lập “các tiến trình và diễn biến” nhằm mở ra những câu hỏi mà trước đây một số người coi là đã khép lại trong thế giới Công Giáo.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức có thể bác bỏ điều này như một cách giải thích mang tính hoài nghi, lập luận rằng ba diễn biến gần đây không liên quan đến thời kỳ giữa các giáo hoàng và chỉ là kết quả tự nhiên của tiến trình công nghị.
Có lẽ chỉ khi mọi việc trở lại bình thường, Vatican mới có thể biết được mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này.
Source:Pillar
Việc hồi sinh mang tính Leo
Vũ Văn An
18:25 14/05/2025
Thomas Joseph White, trên First Things ngày 13 tháng 5 năm 2025, nhận định: Chúng ta vẫn đang trong những ngày đầu của triều đại giáo hoàng Leo XIV. Không ai tiên đoán về tương lai của triều đại giáo hoàng của ngài hiện nay có thể biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Đó sẽ là quyết định của ngài và những người cộng sự. Tuy nhiên, mỗi triều đại giáo hoàng đều mang theo một trí tưởng tượng văn hóa mới, một trí tưởng tượng xây dựng dựa trên tấm gương của những người tiền nhiệm, nhưng cũng đổi mới. Quan trọng hơn, mỗi triều đại giáo hoàng đều gắn liền với sự hợp tác của các tín hữu tham gia vào sứ mệnh của triều đại và được thống nhất bởi những lý tưởng chung. Vì vậy, mặc dù vẫn còn sớm, nhưng đây cũng là thời điểm thích hợp để đánh giá một số nguyện vọng ban đầu được thể hiện của triều đại giáo hoàng này, và một số khả thể hàm ngụ ở chỗ nó nhắc nhắc đến Đức Leo XIII và thông điệp Rerum Novarum nói riêng.

Trong những năm gần đây, Giáo Hội Công Giáo đã trải qua ba triều đại giáo hoàng, đó là triều đại của các vị giáo hoàng Thánh Gioan Phaolô II, Đức Benedict XVI và Đức Phanxicô. Mỗi vị đều có phong cách riêng, ảnh hưởng tâm linh to lớn đến văn hóa nhân bản và những hạn chế không thể tránh khỏi của con người, những điều vừa kể là dấu hiệu lâu dài, trong lòng thương xót của Chúa, rằng ngư phủ đơn thuần được Chúa Kitô chọn không phải là chính Chúa Kitô. Sự ổn định trong ngôi vị giáo hoàng qua thời gian không phụ thuộc vào sức mạnh của con người mà là một hồng ơn của Thiên Chúa từ trên cao. Nó mời gọi chúng ta nhận ra ở Phêrô nguyên tắc thống nhất giáo lý và tiêu chuẩn hiệp thông phổ quát được xây dựng trong tình yêu đích thực. Vị Giáo hoàng cũng liên quan đến bản chất truyền giáo của Giáo hội. Phêrô và Phaolô đều là tông đồ của các dân tộc, được sai đi một cách thương xót đến với tất cả mọi người—kể cả những người đau khổ, những người bất lực, những người xa lánh và những người bối rối. Vai trò của Phêrô là rao giảng tin mừng một cách không sợ hãi và mở toang cánh cửa của lòng thương xót, để tất cả mọi người đều gặp gỡ Chúa Kitô.
Nhiệm thể
Điều đầu tiên gây ấn tượng về triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIV là ngài nhận thức rõ ràng thách thức và cơ hội nằm trong sự kế thừa của các giáo hoàng gần đây. Ngài là người kế nhiệm rõ ràng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng ngài cũng ý thức được những đóng góp của các vị giáo hoàng tiền nhiệm, hiểu từng người, và do đó hiểu cả chính ngài, trong khuôn khổ của mầu nhiệm Giáo hội. Tìm thấy sự hiệp nhất của chúng ta như một trong Chúa Kitô—như phương châm Augustinô của giáo hoàng In Illo uno unum gợi ý—là tìm thấy sự hiệp nhất của chúng ta như thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô. Thánh Augustinô đã nhận xét một cách nổi tiếng rằng tất cả chúng ta đều là chi thể của Chúa Kitô nhờ ân sủng của phép rửa tội, và do đó, bằng cách đào sâu cuộc sống chung của chúng ta trong Chúa Kitô, chúng ta sẽ nhận ra sự hiệp nhất đích thực của chúng ta như thân thể huyền nhiệm của Người. Bằng cách kêu gọi lời dạy của các giáo hoàng tiền nhiệm dưới ánh sáng của phương châm Augustinô này, vị giáo hoàng mới của chúng ta rõ ràng đang gợi ý rằng chúng ta cùng nhau bước đi qua thời gian dưới sự bảo trợ của Chúa Kitô. Nói cách khác, Giáo hội là một mầu nhiệm lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Những căng thẳng với Giáo Hội Công Giáo và giữa những người ủng hộ các triều đại giáo hoàng khác nhau có thể được giải quyết bằng cách suy gẫm sâu sắc hơn về các đường nét khách quan của cuộc sống chung của chúng ta trong Chúa Kitô, và bằng cách chúng ta chủ quan tiếp thu và hoán cải theo sự hiện diện và mầu nhiệm của Người. Tóm lại, tất cả đều cần phải hoán cải.
Có lẽ có điều gì đó cần học hỏi từ mỗi triều đại giáo hoàng, trong quá trình tìm kiếm sự hiệp nhất toàn diện hơn: từ Thánh Gioan Phaolô II, chứng nhân truyền giáo của ngài về giáo lý và thực hành đức tin Công Giáo, theo những cách thức cấp tiến và đôi khi phản văn hóa khi đối diện với một thế giới tục hóa; từ Đức Benedict, việc tìm kiếm một đời sống phụng vụ sâu sắc hơn trong Giáo hội và cam kết của ngài đối với nền học giả và suy tư thần học; từ Đức Phanicô, thông điệp về lòng thương xót phổ quát, sự đoàn kết cụ thể và định hướng chính sách của ngài với người nghèo, sự tham vấn của ngài với các tín hữu và sự tiếp cận của ngài với những người trước đây xa lánh khỏi phẩm trật của Giáo hội. Không nghi ngờ gì nữa, hiện nay có điều gì đó mới mẻ đang xuất hiện, nhưng chúng ta có điều gì đó cần học hỏi từ tất cả những chứng nhân vĩ đại trước đây của đức tin Công Giáo. Điều tôi muốn gợi ý là một sự hiệp nhất Công Giáo sâu sắc hơn thực sự có thể, một sự hiệp nhất mà chúng ta được yêu cầu tìm kiếm ngay bây giờ theo một cách mới, vượt qua các xung đột ý thức hệ của con người và chính trị giáo hội. Thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô có thể có một bên trái và một bên phải, nhưng nó cũng có một trung tâm, nằm ở vị trí quan trọng trong đầu và trái tim—mang lại sự sống cho toàn thể tích hợp. Nếu chúng ta xác định được trung tâm đó, chúng ta có thể là một trong Chúa Kitô, trong giáo huấn của Người và trong việc thực hành bác ái và lòng thương xót phổ quát. Tôi cho rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ cố gắng theo đuổi con đường này.
Đây là con đường mà các thành viên của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ có thể làm tốt để hỗ trợ và vun đắp. Giáo hội tại Hoa Kỳ vẫn khỏe mạnh và sống động, bất chấp những thách thức nghiêm trọng trong những thập niên gần đây. Bằng cách thúc đẩy sự tiếp nhận toàn diện hơn đối với toàn bộ giáo huấn về huấn quyền đối với mọi vấn đề, người Công Giáo (ở Hoa Kỳ và những nơi khác) có thể phục vụ tốt hơn cho sứ mệnh của triều đại giáo hoàng này. Ở đây tôi muốn đề cập đến những vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh và bí tích nội tâm, và việc vun đắp các nhân đức trí thức (học vấn và giáo dục Công Giáo đích thực), và do đó không chỉ là các nguyên tắc và chính sách chính trị. Tuy nhiên, tôi cũng muốn đề cập đến các vấn đề chính trị: đến sự thật cơ bản về bản chất của con người; sự tôn trọng phẩm giá của sự sống từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên; nhân đức ôn hòa đối với tất cả mọi người và nhu cầu thương xót đối với tất cả mọi người liên quan đến những thiếu sót của họ trong lĩnh vực này; vai trò của công lý xã hội và các chính sách ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất, điều này bắt buộc phải đối xử công bằng và từ thiện với những người nhập cư và những người ở mọi quốc gia đang phải chịu cảnh nghèo đói, thiếu giáo dục hoặc bị đàn áp vì tín ngưỡng tôn giáo của họ. Đừng tuân theo lối suy nghĩ của thế gian, nhưng hãy có trong mình tâm trí của Chúa Kitô. Điều gì sẽ xẩy ra nếu tâm trí của Chúa Kitô nắm giữ sâu sắc hơn Giáo hội trong thời đại sắp tới? Điều này sẽ liên quan đến mỗi người chúng ta và đoàn kết chúng ta sâu sắc hơn trong một sứ mệnh chung về lòng thương xót, truyền giáo và trung thành với sự thật.
Rerum Novarum—Những điều mới mẻ
Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã công bố thông điệp mang tính bước ngoặt Rerum Novarum vào năm 1891, chỉ hai mươi lăm năm trước khi nổ ra cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1917, cuộc cách mạng sẽ đánh dấu thế giới hiện đại một cách không thể thay đổi. Trong văn kiện đó, ngài đã tìm cách chỉ ra một con đường trung dung giữa hai thái cực. Một mặt, Đức Leo đã phản ứng với những thay đổi mới và mang tính cách mạng xuất hiện từ sự ra đời của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Chống lại các hoạt động bóc lột của các nhà công nghiệp ưu tú, Đức Leo đã tìm cách nhấn mạnh quyền của người lao động đối với giờ làm việc hợp lý, mức lương công bằng, tự tổ chức và tiếp cận với nhiều loại sự thiện nhân bản mà nhà nước nên bảo vệ và thúc đẩy một cách nào đó. Ở đây, chúng ta có thể nghĩ đến những những sự thiện như pháp quyền công bằng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tự do ngôn luận chính trị và tự do tôn giáo, tất cả những sự thiện mà giáo quyền đã nhấn mạnh trong một trăm năm mươi năm kể từ thời điểm ban hành Rerum Novarum. Mặt khác, Đức Leo đã phản ứng với sự xuất hiện của "chủ nghĩa xã hội" thế tục, như ngài gọi nó, sẽ tìm cách phủ nhận quyền sở hữu tư nhân, xóa bỏ vai trò của tôn giáo trong đời sống công cộng và tuyên bố thẩm quyền để định nghĩa lại gia đình con người tự nhiên (đặc biệt là thông qua luật ly hôn mới, trên thực tế cho thấy rằng Giáo hội không thể công khai xác định hoặc định nghĩa hôn nhân tự nhiên hay hôn nhân bí tích là gì). Ở đây, về cơ bản, ngài muốn tìm cách đối đầu với sự tuyệt đối hóa về mặt lý thuyết của nhà nước như một thẩm quyền tối cao trong mọi vấn đề của con người.
Không cần phải nói, đây là những xem xét kịp thời. Ngày nay, Giáo hội đang đối diện với một kỷ nguyên mới của sự hỗn loạn chính trị và thay đổi công nghệ. Chúng ta có lý do để lo sợ về việc tạo ra một trật tự thế giới thế tục không có tôn giáo, nơi những người có ảnh hưởng nhất coi thường các tín ngưỡng tôn giáo và thậm chí chế giễu đức tin Cơ đốc. Có rất nhiều ví dụ thực tế. Chúng ta cũng có lý do để lo sợ về sự xuất hiện của các hình thức chủ nghĩa dân tộc mới bị bóp méo, hoặc là các hình thức thay thế cho tôn giáo, hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là một thứ gì đó liên minh với tôn giáo trong các tham vọng chính trị của nó. Xung đột ngày nay ở Ukraine, Israel, Pakistan và Ấn Độ khiến chúng ta cảnh giác về cách mà những người theo Kitô giáo, theo Hồi giáo và theo Do Thái giáo có thể phớt lờ các giáo lý của niềm tin tôn giáo của họ hoặc công khai sử dụng chúng để theo đuổi các mục đích chính trị. Công nghệ hiện đại đang tạo ra những khả năng mới về phân cực tư tưởng, giám sát của nhà nước và vũ khí chết người, điều này sẽ gây ra mối quan ngại.
Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là Đức Leo XIII nhắc chúng ta nhớ đến ba xã hội (gia đình, nhà nước và Giáo hội) vốn phải sinh lợi cho nhau, mỗi xã hội đều đề cập đến con người trong phẩm giá tự nhiên của họ. Đầu tiên, Đức Leo lưu ý trong Rerum Novarum rằng nhà nước giả định thực tại gia đình, vì mọi công dân đều bắt đầu cuộc sống như một đứa trẻ được sinh ra và được cha mẹ nuôi dưỡng. Do đó, nếu không có gia đình thì không có nhà nước, và vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là vô giá đối với lợi ích chung, mà cha mẹ đóng góp bằng chính cách sống của họ. Tương tự như vậy, cha mẹ có quyền tự nhiên để giáo dục con cái của họ, và điều này bao gồm quyền được giáo dục tôn giáo, qua đó con người tự giới thiệu mình vượt ra ngoài nhà nước, hướng tới việc tìm kiếm chân lý và mầu nhiệm siêu việt của Thiên Chúa. Quan điểm giáo dục này, khi được thực hiện đúng đắn, là sự bảo vệ lớn nhất chống lại chủ nghĩa dân túy và hệ tư tưởng chính trị. Nó làm cho đời sống chính trị liên quan đến một tiếng gọi cao hơn là tìm kiếm chân lý trong mọi sự và tuân thủ nó khi chúng ta tìm thấy nó, bất kể điều này có thuận lợi về mặt chính trị hay không.
Tương tự như vậy, Đức Leo nói về lợi ích chung của Giáo hội, nơi có niềm vui và gánh nặng nói rõ với thế giới—bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng chính trị—chân lý về Thiên Chúa và mầu nhiệm của Chúa Kitô. Sứ mệnh này của Giáo hội bao gồm việc giảng dạy luật tự nhiên: nói rõ rằng con người cuối cùng được tạo ra cho Thiên Chúa, và phẩm giá của họ không thể bị giản lược hoặc được xác định bởi nhà nước hoặc lòng trung thành của họ đối với một đảng phái chính trị hoặc quốc gia nhất định, bất kể bản sắc dân tộc có vẻ quan trọng như thế nào. Nếu nhà nước coi gia đình là nền tảng của mình, thì nó sẽ hướng tới tính tôn giáo bằng cách bảo vệ quyền tự do của Giáo hội và quyền tự do tôn giáo tự nhiên cho công dân của mình. Nó không có nghĩa là trở thành một tôn giáo riêng biệt hay là trọng tài cuối cùng về ý nghĩa của con người.
Tuy nhiên, Đức Leo cũng nhấn mạnh vai trò không thể thay thế của nhà nước cũng như tầm quan trọng không thể giảm thiểu của chính quyền dân sự, mà Giáo hội không thể thay thế. Đức Leo XIII không phải là một nhà thần quyền. Những người tham gia vào chính quyền dân sự có trách nhiệm xác định cách thức người dân tập thể của một quốc gia nhất định nên tự tổ chức ra sao để mỗi người cùng phát triển. Do đó, các nhà lãnh đạo dân sự và những người trong phạm vi ảnh hưởng của giới tinh hoa (bao gồm cả những người cực kỳ giàu có) có nghĩa vụ phục vụ lợi ích của những người kém thành đạt hoặc ít quyền lực hơn. Họ cũng có nghĩa vụ phải tham chiếu đến các nguyên tắc về bản chất con người và phẩm giá con người mang tính phổ quát, để mọi người đều được đối xử theo một tiêu chuẩn công bằng và hợp lý, tất cả đều có những nẻo đường để tiến bộ và tất cả đều được công nhận là những con người được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Nếu không có tiêu chuẩn như vậy, sẽ không có sự đổi mới của chính quyền dân sự và không có thước đo nào về hành động công bằng pháp lý.

Ngày nay, Giáo hội thường phải lèo lái giữa các thái cực. Một mặt, chúng ta thấy một khái niệm xây dựng để xây dựng về lý thuyết pháp lý, trong đó các xã hội được cho là tạo ra luật pháp của họ chỉ như các sản phẩm của mong muốn chủ quan, ý chí tập thể của người dân. Mặt khác, chúng ta thấy một chủ nghĩa chuyên chế mới của nhà nước, trong đó các quốc gia có những nhà lãnh đạo quyền lực (cả tôn giáo và không tôn giáo) nắm giữ các đặc quyền để định hình việc thực thi luật pháp và tự do cho người dân của họ theo những cách thức tập quyền cao độ, thường là tùy tiện hoặc có vấn đề. Sự hợp thời của việc hồi sinh mang tính Leo là rõ ràng trong bối cảnh này: để nhắc lại ba xã hội và nền tảng của chúng trong một tầm nhìn cổ điển và lâu đời về bản chất con người. Con người, nhờ bản chất lý trí của mình, được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa, có một phẩm giá không thể giản lược thành những đường nét đơn thuần của nhà nước và phạm vi nội tại của đời sống chính trị và lịch sử thời gian. Họ có một số phận vĩnh cửu. Đây không phải là một chân lý ngẫu nhiên hay tùy chọn đối với các chính trị gia loài người. Trên thực tế, đây là điều duy nhất cần hiểu nếu chúng ta muốn cai trị các cá nhân và gia đình loài người một cách công bằng: Họ được tạo ra vì chân lý, và do đó họ có trách nhiệm tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa, con người và nhà nước, và hành động theo ánh sáng của chân lý này, một chân lý không thể bị áp đặt cho họ bởi ý thích nhất thời của các nhà lãnh đạo, phương tiện truyền thông xã hội và thuật toán, hoặc bởi các kiểu mẫu ý thức hệ của giới tinh hoa thế tục. Trên thực tế, việc mời gọi tất cả mọi người xem xét lại mục đích cuối cùng của chúng ta: hiểu biết về chân lý và theo đuổi tình yêu đích thực là một điều nhân từ. Tình yêu dành cho Thiên Chúa giải thoát chúng ta, và cũng mở rộng trái tim chúng ta để mở lòng ra bên ngoài với nhu cầu của tất cả mọi người.
Giáo hội Đức tin và Lý trí cũng là Giáo hội của những người yếu thế nhất
Tuy nhiên, đặc biệt hơn, Giáo hội phải vươn tới tất cả những người yếu thế nhất và không thể lên tiếng trước các thế lực của thế giới. Đức Leo XIII đã tìm cách lên tiếng thay cho các gia đình công nhân không thể chống lại các hình thức bóc lột bất thường bắt nguồn từ Cách mạng Công nghiệp. Trong thời đại toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, Giáo hội là tiếng nói không thể thay thế cho những dân tộc và quốc gia dễ dàng trở thành nạn nhân của sự bất bình đẳng xuất hiện giữa các quốc gia. Một xem xét quan trọng ở đây liên quan trực tiếp đến sự tiến bộ kinh tế là giáo dục. Đức Leo XIII đã làm rất nhiều để thúc đẩy giáo dục cho các dân tộc, không chỉ trong lĩnh vực thần học và triết học, mà còn trong mọi hình thức giáo dục trung học và đại học sẽ thúc đẩy và trao quyền cho một nền văn minh thịnh vượng của con người.
Nổi tiếng về vấn đề này, Đức Leo đã tìm cách khôi phục việc nghiên cứu các nguồn thần học cổ điển, đặc biệt là tư tưởng của Thánh Tỏma Aquinô nhưng cũng như các học giả khác, và tất nhiên, nghiên cứu của Thánh Augustinô thành Hippo. Thật là một sai lầm nghiêm trọng về mặt lịch sử khi nghĩ rằng khía cạnh này trong tư tưởng của ngài có thể tách biệt khỏi tư tưởng xã hội và chính trị của ngài. Trường hợp ngược lại mới đúng. Đối với Đức Leo, sự hồi sinh của chủ nghĩa kinh viện trong thế giới hiện đại là về sự hòa hợp sâu sắc giữa sự mặc khải thiêng liêng và lý trí tự nhiên (cả triết học và khoa học), nhưng nó cũng là về sự trao quyền chính trị. Bằng cách cung cấp cho mọi người kiến thức thực sự về các nguyên tắc của phẩm giá con người và bằng cách chỉ ra cách các nguyên tắc này liên quan đến các ngành học khác như khoa học tự nhiên, người ta thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân lớn hơn cho mọi người và khả năng tiếp cận khả thi về kinh tế lớn hơn. Đức Leo XIII có công trong việc thành lập một làn sóng các trường đại học Công Giáo ở Châu Mỹ cũng như ở Châu Âu, và ngài đã tiên tri khi coi giáo dục là thứ có liên quan sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của con người. Công trình của Đức Giáo Hoàng Leo XIV ở Peru là một ví dụ về một người đã tận dụng nền giáo dục của mình tại Đại học Villanova và từ Dòng Augustinô, cũng như nền giáo dục của ngài tại Angelicum, để thúc đẩy lợi ích của người khác, phù hợp với truyền thống phục vụ truyền giáo này.
Tái bút Augustinô
Bên cạnh Đức Leo XIII, chúng ta cũng nên nhắc đến Thánh Giáo hoàng Leo I, được gọi một cách khéo léo là Đức Leo Cả. Bản thân nhân vật lịch sử này cũng là một môn đệ của Thánh Augustinô thành Hippo, người đã đưa thần học của Thánh Augustinô vào tầm ảnh hưởng rộng rãi hơn thông qua triều đại giáo hoàng của mình, được đặc trưng bởi sự rao giảng thần học sâu sắc và giáo huấn xã hội. Như đã biết, Thánh Augustinô, trên trang đầu tiên của Cuốn Tư Thú, đã mô tả trái tim bồn chồn của con người không thể nghỉ ngơi ở bất cứ điều gì khác ngoài Thiên Chúa. Trong Kinh thành Thiên Chúa, ngài cũng giải thích cách Giáo hội được thúc đẩy tập thể bởi những rung động bên trong của đức ái thần linh tràn ngập trái tim của các tín hữu. Vì lý do này, họ không thể nghỉ ngơi trên trái đất này hoặc chỉ tìm thấy ngôi nhà của mình trong thời gian, mà phải luôn tiến về phía trước đến thành phố thiên đàng của Thiên Chúa, hướng đến việc chiêm ngắm Thiên Chúa. Theo cùng thước đo này, Thánh Augustinô lưu ý, Giáo hội trên thế giới này không thể bị giới hạn trong một cuộc sống chỉ được xác định bởi các thế lực chính trị và các vị thần của nhà nước La Mã. Chỉ khi nhìn thấy điều này, người ta mới có thể tìm thấy sự nghỉ ngơi và bình an thực sự trong Thiên Chúa, và cũng có thể tìm thấy quan điểm chính trị thực sự. Đức Leo Cả đã hiểu điều này và đưa quan điểm này vào ngôi vị giáo hoàng. Ngài đã đứng trước Atilla the Hun vào năm 452 để ngăn chặn sự hủy diệt của người dân La Mã bằng ngoại giao dân sự. Nhờ tình yêu của Thiên Chúa, ngài đã chiến thắng.
Cầu mong Đức Leo XIV, người thuộc dòng Thánh Augustinô, được Thánh Thần của Thiên Chúa trao quyền để nói với những trái tim bất an của thời đại hiện đại chúng ta, và cầu mong ngài tìm thấy nguồn cảm hứng từ cả hai vị tiền bối Leo này để đối diện với các thế lực lớn của thời đại chúng ta bằng những lời của Chúa Kitô phục sinh có liên quan chính trị vô song, ngay cả trong thời đại của chúng ta: "Bình an cho anh em". Và dù ngài có hoàn thành trách nhiệm của thừa tác vụ Phêrô thay mặt cho Giáo hội như thế nào, thì chúng ta, những chi thể trung thành của Chúa Kitô, mong rằng chúng ta tìm được cách cộng tác với ngài và cùng nhau tìm kiếm, trong thân thể huyền nhiệm là Giáo hội, một sự hồi sinh đích thực theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng, vì lợi ích của tất cả mọi người và như một biểu tượng của sự bình an mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng.
Những thách đố của thời đại Đức Leo XIII xưa và của chúng ta hôm nay với Đức Leo XIV
Thanh Quảng sdb
20:09 14/05/2025
Những thách đố của thời đại Đức Leo XIII xưa và của chúng ta hôm nay với Đức Leo XIV

Giáo sư lịch sử, Tiến sĩ Donald Prudlo đã trao đổi với đài Vatican về việc Đức Giáo Hoàng Leo XIV chọn danh hiệu, tập trung vào những điểm tương đồng giữa những thách đố mà Đức Leo XIII phải đối diện trong thế kỷ 19 và thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Gặp gỡ Hồng Y đoàn trong cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi được bầu chọn vào chức vụ Giáo hoàng, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã giải thích một phần lý do tại sao ngài chọn danh hiệu Leo cho triều đại giáo hoàng của ngài. “Có nhiều lý do khác nhau cho việc này”, ngài nói, trước khi giải thích ngài chọn danh hiệu Leo “chủ yếu là vì Đức Giáo Hoàng Leo XIII, trong thông điệp lịch sử Rerum novarum, để giải quyết vấn đề xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại đầu tiên”.
“Trong thời đại của chúng ta”, ngài tiếp tục, “Giáo hội cung cấp cho mọi người kho tàng giáo huấn xã hội của mình để ứng phó với một cuộc cách mạng công nghiệp khác và với những phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động”.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV gửi đến các Hồng Y: Giáo hội phải ứng phó với cuộc cách mạng kỹ thuật số
Giáo hoàng Leo XIII “sống trong thời kỳ xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc, thời kỳ mà Giáo hội cần có câu trả lời cho nhiều vấn đề xã hội cấp bách của thời đại”, Tiến sĩ Donald Prudlo, Chủ tịch Warren về Nghiên cứu Công Giáo tại Đại học Tulsa, Oklahoma, cho biết.
Giống như Leo XIII, chúng ta cũng đang sống trong “thời kỳ xã hội có nhiều thay đổi to lớn” không chỉ thách thức Giáo hội và giáo huấn của Giáo hội “mà còn cả phẩm giá của con người”. Tiến sĩ Prudlo cho biết khi chọn tên của mình, Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho thấy Giáo hội sẽ giải quyết “những vấn đề rất nghiêm trọng này” được đánh dấu bằng những thách thức đối với nhân loại và phẩm giá con người, và đặc biệt là những vấn đề do trí tuệ nhân tạo đặt ra.
Giống như thời Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Giáo hội và thế giới đang trải qua "không chỉ là một kỷ nguyên của những thay đổi, mà là một sự thay đổi của kỷ nguyên, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Tiến sĩ Prudlo đã đưa ra những điểm tương đồng giữa thời đại của Đức Giáo Hoàng Leo XIII và thời đại của chúng ta và những thách thức mà Giáo hội phải đối mặt ngày nay vào đầu triều đại của Đức Giáo Hoàng Leo XIV.
H: Tiến sĩ Prudlo, chúng tôi đã nghe [thứ Bảy] sáng từ Đức Giáo Hoàng Leo XIV khi ngài nói chuyện với các Hồng Y về một số lý do khiến ngài chọn tên của mình là Leo. Và ngài đặc biệt nhắc đến Leo XIII, vị Giáo hoàng cuối cùng mang tên này, nhà cải cách xã hội vĩ đại vào cuối thế kỷ 19. Xin ĐTC có thể chia sẻ với chúng tôi một chút về mối liên hệ giữa thời đại của Đức Giáo Hoàng Leo XIII và thời đại của chúng ta không?
Tiến sĩ Prudlo: Đức Giáo Hoàng Leo XIII trị vì từ năm 1878 đến năm 1903, vì vậy ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên của thế kỷ 20. Ngài sống trong thời kỳ xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc, thời kỳ mà Giáo hội cần câu trả lời cho nhiều vấn đề xã hội cấp bách của thời đại. Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã cho chúng ta biết lý do tại sao ngài chọn điều này, đặc biệt là khi nhắc đến điều vĩ đại của ngài, Tông huấn Xã hội Công Giáo, tông huấn Rerum novarum năm 1891, đã nêu ra các nền tảng cho tất cả các giáo huấn xã hội sau này.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho hay, giống như thời của người tiền nhiệm, ngài đã sống trong một thời kỳ có nhiều thay đổi xã hội to lớn, một sự thay đổi không chỉ thách thức Giáo hội và các học thuyết của Giáo hội mà còn thách thức cả phẩm giá của con người.
Và vì vậy, khi ngài lấy tên này, ngài muốn chúng ta hiểu rằng cũng giống như Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã sống trong thời kỳ chuyển tiếp... [hay đúng hơn là] giữa cuộc Cách mạng Công nghiệp, và ngài đã cố gắng đan xen một cách thức Công Giáo, một cách giải thích Công Giáo, giữa hai mối nguy hiểm song sinh của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản tự do không bị ràng buộc.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho chúng ta biết rằng vì những thách thức đối với nhân loại ngày nay và những thách thức đối với phẩm giá con người, đặc biệt là các vấn đề về trí tuệ nhân tạo, ngài đã lấy tên này để đánh dấu một giai đoạn mới mà Giáo hội sẽ tham gia vào những vấn đề rất nghiêm trọng này.
H: Đức Giáo Hoàng cũng đã nói về cuộc cách mạng công nghiệp mới. Vì vậy, một phần, Đức Leo XIII đã giải quyết cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên. Ông có thể giải thích một chút về điều đó và có thể đưa ra một hoặc hai suy nghĩ về những gì ông tưởng tượng Đức Giáo Hoàng đang nói đến một cuộc cách mạng công nghiệp mới không?
Vào thời của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, xuất hiện cuộc đô thị hóa lớn. Mọi người di chuyển từ các trang trại về các thành phố trên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ, và trong quá trình đó, họ đối diện với các điều kiện khó khăn của cuộc sống, những điều kiện lao động còn thiếu kém. Họ bị các chủ doanh nghiệp cản trở việc thành lập các công đoàn. Họ bị các hệ tư tưởng chính trị mới mua chuộc nhằm tìm cách lật đổ các hệ thống hiện có.
Và Đức Leo muốn củng cố quyền của người lao động. Ngài muốn củng cố phẩm giá của công việc của người lao động và phẩm giá của con người, đặc biệt là những thành tố trong xã hội quan trọng, trong gia đình nhân loại.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV ngày nay nhìn thấy một điểm rẽ mới. Và điểm rẽ đó, tôi nghĩ, là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo và cơ giới hóa, sự trỗi dậy của robot, và thách thức mà điều đó sẽ đặt ra trong mười, hai mươi năm tới, thậm chí có thể sớm hơn, đối với phẩm giá của lao động, đặc biệt là khi nó thách thức không chỉ lao động chân tay, tức là lao động của công nhân nhà máy mà Đức Leo XIII đã gặp phải, mà còn là lao động của công nhân viên chức, nhân viên văn phòng, người lập trình máy tính, người dạy học. Và ngài muốn đi đầu trong việc đảm bảo rằng sự chuyển đổi này, sự chuyển đổi quan trọng này trong nhân loại.
Giáo hội luôn đồng hành cùng nhân loại trong những cuộc chuyển đổi triệt để này trong 2.000 năm qua; Giáo hội cần có những suy tư cân nhắc, chân thực và dứt khoát giúp mọi người duy trì vị trí, cuộc sống của họ, trong công lý, trong phẩm giá của công việc và trong phẩm giá của nhân cách con người của họ.
H: Tôi muốn nhắc lại hai điều mà ngài đã nói khiến tôi ấn tượng. Một là, ngài đã nói về phẩm giá không chỉ của người lao động, mà còn của chính công việc. Và Đức Leo XIII cũng đã giải quyết hoàn cảnh khốn khổ của người lao động. Bạn đã đề cập đến sự thay đổi hiện nay từ hoàn cảnh của những người lao động chân tay, có lẽ là nhiều hơn những người lao động trí óc trong thời đại này. Nhưng chúng ta cũng thấy rất nhiều, rất nhiều khu vực trên thế giới nơi mọi người bị bóc lột trong các công việc như việc sản xuất, như sản phẩm cho thế giới phát triển. Và cả hai chủ đề đó đều rất quan trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Và tôi nghĩ Đức Leo XIV đang nắm bắt được điều đó…
Tôi nghĩ ngài rất nhạy cảm với nhu cầu của những người lao động bị bóc lột, vì ngài từng là một giám mục truyền giáo ở Nam Mỹ. Ngài biết về các điều kiện của hệ thống kinh tế toàn cầu, rất thường dựa vào lao động giá rẻ và đôi khi, thật không may, là lao động nô lệ ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vì vậy, ngài sẽ là tiếng nói cho những người đó, giống như Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã là tiếng nói cho những người không có tiếng nói trong cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên. Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ tiếp tục truyền thống đó, và ngài sẽ là tiếng nói cho những người bị đe dọa, những người bị đe dọa bởi những hình thức bóc lột khác nhau, bất công trên thế giới hôm nay. Và theo nghĩa đó, ngài sẽ tiếp nối công trình của Đức Phanxicô.
H: Về Rerum novarum, như ĐTC đã nói, nó là một phần của bối cảnh quan điểm toàn diện về giáo huấn xã hội Công Giáo, nhưng các Giáo hoàng sau đó đã hành động, đặc biệt đối với vấn đề Giáo huấn về Xã hội (Rerum novarum). Chúng ta đã thấy Giáo hoàng Pius XI, khoảng 40 năm sau; và Paul VI, 80 năm sau; John Paul II, đã đánh dấu kỷ niệm 100 năm Rerum novarum. Và nó cũng đã được tiếp nối trong Tông huấn Magisterium của Đức Benedict và Francis. Nhưng có một câu hỏi mà một số người có thể hỏi: Giáo hoàng có quyền gì để giải quyết các vấn đề kinh tế? Họ có quyền gì để nói về mức lương tối thiểu, về các tiêu chuẩn cho người lao động, về cách chính phủ, quản lý và lao động tương tác với nhau. Vì vậy, có lẽ để kết thúc, xin ĐTC cho chúng tôi biết một chút về lý do tại sao các giáo hoàng và Giáo hội có thể nói về những vấn đề này?
Giáo hội nói chung, do Giáo hoàng lãnh đạo, có trách nhiệm lên tiếng về các vấn đề đức tin và đạo đức. Bây giờ, trong nhiều quyết định thận trọng, những quyết định hoàn toàn thận trọng, mọi người có thể có nhiều cách khác nhau để tiếp cận một vấn đề.
Nhưng có một số điều chắc chắn về mặt đạo đức, chẳng hạn như phẩm giá con người, quyền được hưởng mức lương có thể nuôi sống gia đình, bảo vệ gia đình trong phạm vi xã hội, bảo vệ quyền của người lao động.
Lý do Giáo hội lên tiếng về những điều này không phải là để đưa ra một chương trình chính trị cụ thể, mà là để vạch ra những ranh giới mà con người cá biệt không thể vượt qua được.
Người ta không thể phủ nhận phẩm giá con người của một người lao động bằng cách trả cho họ mức lương bất công. Và vì vậy, đây là điều mà Kinh thánh có đề cập tới. Đây là điều mà các Giáo hoàng đã củng cố trong suốt lịch sử.
Bạn đúng khi nói rằng Đức Leo XIII đã đưa ra điều này, chuẩn mực chung này được các Giáo hoàng thường xuyên nhắc lại. Và đó là lý do tại sao điều này thực sự là mối ưu tư với Đức Leo XIV và việc ngài nhận danh hiệu giáo hoàng, cùng sự tôn trọng sâu sắc của ngài đối với giáo huấn xã hội của Giáo hội và quyền can thiệp của Giáo hội để bảo vệ phẩm giá không chỉ của các tín hữu của mình mà còn của toàn thể nhân loại nữa.

Giáo sư lịch sử, Tiến sĩ Donald Prudlo đã trao đổi với đài Vatican về việc Đức Giáo Hoàng Leo XIV chọn danh hiệu, tập trung vào những điểm tương đồng giữa những thách đố mà Đức Leo XIII phải đối diện trong thế kỷ 19 và thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Gặp gỡ Hồng Y đoàn trong cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi được bầu chọn vào chức vụ Giáo hoàng, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã giải thích một phần lý do tại sao ngài chọn danh hiệu Leo cho triều đại giáo hoàng của ngài. “Có nhiều lý do khác nhau cho việc này”, ngài nói, trước khi giải thích ngài chọn danh hiệu Leo “chủ yếu là vì Đức Giáo Hoàng Leo XIII, trong thông điệp lịch sử Rerum novarum, để giải quyết vấn đề xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại đầu tiên”.
“Trong thời đại của chúng ta”, ngài tiếp tục, “Giáo hội cung cấp cho mọi người kho tàng giáo huấn xã hội của mình để ứng phó với một cuộc cách mạng công nghiệp khác và với những phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động”.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV gửi đến các Hồng Y: Giáo hội phải ứng phó với cuộc cách mạng kỹ thuật số
Giáo hoàng Leo XIII “sống trong thời kỳ xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc, thời kỳ mà Giáo hội cần có câu trả lời cho nhiều vấn đề xã hội cấp bách của thời đại”, Tiến sĩ Donald Prudlo, Chủ tịch Warren về Nghiên cứu Công Giáo tại Đại học Tulsa, Oklahoma, cho biết.
Giống như Leo XIII, chúng ta cũng đang sống trong “thời kỳ xã hội có nhiều thay đổi to lớn” không chỉ thách thức Giáo hội và giáo huấn của Giáo hội “mà còn cả phẩm giá của con người”. Tiến sĩ Prudlo cho biết khi chọn tên của mình, Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho thấy Giáo hội sẽ giải quyết “những vấn đề rất nghiêm trọng này” được đánh dấu bằng những thách thức đối với nhân loại và phẩm giá con người, và đặc biệt là những vấn đề do trí tuệ nhân tạo đặt ra.
Giống như thời Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Giáo hội và thế giới đang trải qua "không chỉ là một kỷ nguyên của những thay đổi, mà là một sự thay đổi của kỷ nguyên, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Tiến sĩ Prudlo đã đưa ra những điểm tương đồng giữa thời đại của Đức Giáo Hoàng Leo XIII và thời đại của chúng ta và những thách thức mà Giáo hội phải đối mặt ngày nay vào đầu triều đại của Đức Giáo Hoàng Leo XIV.
H: Tiến sĩ Prudlo, chúng tôi đã nghe [thứ Bảy] sáng từ Đức Giáo Hoàng Leo XIV khi ngài nói chuyện với các Hồng Y về một số lý do khiến ngài chọn tên của mình là Leo. Và ngài đặc biệt nhắc đến Leo XIII, vị Giáo hoàng cuối cùng mang tên này, nhà cải cách xã hội vĩ đại vào cuối thế kỷ 19. Xin ĐTC có thể chia sẻ với chúng tôi một chút về mối liên hệ giữa thời đại của Đức Giáo Hoàng Leo XIII và thời đại của chúng ta không?
Tiến sĩ Prudlo: Đức Giáo Hoàng Leo XIII trị vì từ năm 1878 đến năm 1903, vì vậy ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên của thế kỷ 20. Ngài sống trong thời kỳ xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc, thời kỳ mà Giáo hội cần câu trả lời cho nhiều vấn đề xã hội cấp bách của thời đại. Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã cho chúng ta biết lý do tại sao ngài chọn điều này, đặc biệt là khi nhắc đến điều vĩ đại của ngài, Tông huấn Xã hội Công Giáo, tông huấn Rerum novarum năm 1891, đã nêu ra các nền tảng cho tất cả các giáo huấn xã hội sau này.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho hay, giống như thời của người tiền nhiệm, ngài đã sống trong một thời kỳ có nhiều thay đổi xã hội to lớn, một sự thay đổi không chỉ thách thức Giáo hội và các học thuyết của Giáo hội mà còn thách thức cả phẩm giá của con người.
Và vì vậy, khi ngài lấy tên này, ngài muốn chúng ta hiểu rằng cũng giống như Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã sống trong thời kỳ chuyển tiếp... [hay đúng hơn là] giữa cuộc Cách mạng Công nghiệp, và ngài đã cố gắng đan xen một cách thức Công Giáo, một cách giải thích Công Giáo, giữa hai mối nguy hiểm song sinh của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản tự do không bị ràng buộc.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho chúng ta biết rằng vì những thách thức đối với nhân loại ngày nay và những thách thức đối với phẩm giá con người, đặc biệt là các vấn đề về trí tuệ nhân tạo, ngài đã lấy tên này để đánh dấu một giai đoạn mới mà Giáo hội sẽ tham gia vào những vấn đề rất nghiêm trọng này.
H: Đức Giáo Hoàng cũng đã nói về cuộc cách mạng công nghiệp mới. Vì vậy, một phần, Đức Leo XIII đã giải quyết cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên. Ông có thể giải thích một chút về điều đó và có thể đưa ra một hoặc hai suy nghĩ về những gì ông tưởng tượng Đức Giáo Hoàng đang nói đến một cuộc cách mạng công nghiệp mới không?
Vào thời của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, xuất hiện cuộc đô thị hóa lớn. Mọi người di chuyển từ các trang trại về các thành phố trên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ, và trong quá trình đó, họ đối diện với các điều kiện khó khăn của cuộc sống, những điều kiện lao động còn thiếu kém. Họ bị các chủ doanh nghiệp cản trở việc thành lập các công đoàn. Họ bị các hệ tư tưởng chính trị mới mua chuộc nhằm tìm cách lật đổ các hệ thống hiện có.
Và Đức Leo muốn củng cố quyền của người lao động. Ngài muốn củng cố phẩm giá của công việc của người lao động và phẩm giá của con người, đặc biệt là những thành tố trong xã hội quan trọng, trong gia đình nhân loại.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV ngày nay nhìn thấy một điểm rẽ mới. Và điểm rẽ đó, tôi nghĩ, là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo và cơ giới hóa, sự trỗi dậy của robot, và thách thức mà điều đó sẽ đặt ra trong mười, hai mươi năm tới, thậm chí có thể sớm hơn, đối với phẩm giá của lao động, đặc biệt là khi nó thách thức không chỉ lao động chân tay, tức là lao động của công nhân nhà máy mà Đức Leo XIII đã gặp phải, mà còn là lao động của công nhân viên chức, nhân viên văn phòng, người lập trình máy tính, người dạy học. Và ngài muốn đi đầu trong việc đảm bảo rằng sự chuyển đổi này, sự chuyển đổi quan trọng này trong nhân loại.
Giáo hội luôn đồng hành cùng nhân loại trong những cuộc chuyển đổi triệt để này trong 2.000 năm qua; Giáo hội cần có những suy tư cân nhắc, chân thực và dứt khoát giúp mọi người duy trì vị trí, cuộc sống của họ, trong công lý, trong phẩm giá của công việc và trong phẩm giá của nhân cách con người của họ.
H: Tôi muốn nhắc lại hai điều mà ngài đã nói khiến tôi ấn tượng. Một là, ngài đã nói về phẩm giá không chỉ của người lao động, mà còn của chính công việc. Và Đức Leo XIII cũng đã giải quyết hoàn cảnh khốn khổ của người lao động. Bạn đã đề cập đến sự thay đổi hiện nay từ hoàn cảnh của những người lao động chân tay, có lẽ là nhiều hơn những người lao động trí óc trong thời đại này. Nhưng chúng ta cũng thấy rất nhiều, rất nhiều khu vực trên thế giới nơi mọi người bị bóc lột trong các công việc như việc sản xuất, như sản phẩm cho thế giới phát triển. Và cả hai chủ đề đó đều rất quan trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Và tôi nghĩ Đức Leo XIV đang nắm bắt được điều đó…
Tôi nghĩ ngài rất nhạy cảm với nhu cầu của những người lao động bị bóc lột, vì ngài từng là một giám mục truyền giáo ở Nam Mỹ. Ngài biết về các điều kiện của hệ thống kinh tế toàn cầu, rất thường dựa vào lao động giá rẻ và đôi khi, thật không may, là lao động nô lệ ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vì vậy, ngài sẽ là tiếng nói cho những người đó, giống như Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã là tiếng nói cho những người không có tiếng nói trong cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên. Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ tiếp tục truyền thống đó, và ngài sẽ là tiếng nói cho những người bị đe dọa, những người bị đe dọa bởi những hình thức bóc lột khác nhau, bất công trên thế giới hôm nay. Và theo nghĩa đó, ngài sẽ tiếp nối công trình của Đức Phanxicô.
H: Về Rerum novarum, như ĐTC đã nói, nó là một phần của bối cảnh quan điểm toàn diện về giáo huấn xã hội Công Giáo, nhưng các Giáo hoàng sau đó đã hành động, đặc biệt đối với vấn đề Giáo huấn về Xã hội (Rerum novarum). Chúng ta đã thấy Giáo hoàng Pius XI, khoảng 40 năm sau; và Paul VI, 80 năm sau; John Paul II, đã đánh dấu kỷ niệm 100 năm Rerum novarum. Và nó cũng đã được tiếp nối trong Tông huấn Magisterium của Đức Benedict và Francis. Nhưng có một câu hỏi mà một số người có thể hỏi: Giáo hoàng có quyền gì để giải quyết các vấn đề kinh tế? Họ có quyền gì để nói về mức lương tối thiểu, về các tiêu chuẩn cho người lao động, về cách chính phủ, quản lý và lao động tương tác với nhau. Vì vậy, có lẽ để kết thúc, xin ĐTC cho chúng tôi biết một chút về lý do tại sao các giáo hoàng và Giáo hội có thể nói về những vấn đề này?
Giáo hội nói chung, do Giáo hoàng lãnh đạo, có trách nhiệm lên tiếng về các vấn đề đức tin và đạo đức. Bây giờ, trong nhiều quyết định thận trọng, những quyết định hoàn toàn thận trọng, mọi người có thể có nhiều cách khác nhau để tiếp cận một vấn đề.
Nhưng có một số điều chắc chắn về mặt đạo đức, chẳng hạn như phẩm giá con người, quyền được hưởng mức lương có thể nuôi sống gia đình, bảo vệ gia đình trong phạm vi xã hội, bảo vệ quyền của người lao động.
Lý do Giáo hội lên tiếng về những điều này không phải là để đưa ra một chương trình chính trị cụ thể, mà là để vạch ra những ranh giới mà con người cá biệt không thể vượt qua được.
Người ta không thể phủ nhận phẩm giá con người của một người lao động bằng cách trả cho họ mức lương bất công. Và vì vậy, đây là điều mà Kinh thánh có đề cập tới. Đây là điều mà các Giáo hoàng đã củng cố trong suốt lịch sử.
Bạn đúng khi nói rằng Đức Leo XIII đã đưa ra điều này, chuẩn mực chung này được các Giáo hoàng thường xuyên nhắc lại. Và đó là lý do tại sao điều này thực sự là mối ưu tư với Đức Leo XIV và việc ngài nhận danh hiệu giáo hoàng, cùng sự tôn trọng sâu sắc của ngài đối với giáo huấn xã hội của Giáo hội và quyền can thiệp của Giáo hội để bảo vệ phẩm giá không chỉ của các tín hữu của mình mà còn của toàn thể nhân loại nữa.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Sứ Vụ Truyền Giáo của Đức Lêo XIV
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:04 14/05/2025
Rao Giảng Đức Kitô trong Thế Giới Hiện Đại: Sứ Vụ Truyền Giáo của Đức Lêo XIV
Chúng ta hãy đối diện với thế giới vô tín ngày nay bằng sự thật, khiêm tốn và hy vọng.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2025, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã ban hành bài giảng đầu tiên của ngài với tư cách là người kế vị thứ 266 của Thánh Phêrô trong Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Sistine với các Hồng Y. Ngài trích dẫn câu Thánh Vịnh Đáp ca: “Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện bao kỳ công,” để khai mào một triều đại Giáo Hoàng được xây dựng trên sự thán phục trước những công trình của Thiên Chúa, sự rõ ràng về thần học, và sự cấp bách trong sứ vụ truyền giáo. Ngày hôm sau, trong bài diễn từ trước Hồng Y Đoàn, Đức Thánh Cha đã mở rộng tầm nhìn này, cho thấy con đường tương lai của Hội Thánh: trung thành với truyền thống nhưng cũng cởi mở trước những nhu cầu của thời đại.
Những chủ đề này, cũng được nhấn mạnh trong buổi đọc Kinh Truyền Tin và bài nói chuyện với giới truyền thông, cho thấy sáu ưu tiên: (1) đặt Đức Kitô làm trung tâm, (2) phục vụ cách khiêm nhường, (3) Phúc Âm hoá trong thế giới thế tục, (4) hoán cải nội tâm, (5) trung thành với đức tin nhưng can đảm, và (6) sử dụng các phương tiện hiện đại một cách có trách nhiệm. Tất cả kết hợp lại thành một sứ vụ rõ ràng: loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ, với sự rõ ràng, khiêm nhường và đầy hy vọng.
1. Đức Kitô Là Trung Tâm
Trọng tâm của bài giảng Đức Lêô XIV là lời tuyên xưng của Thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Ngài nói rằng lời tuyên xưng này không chỉ là nhận thức của Thánh Phêrô mà là nền tảng của Hội Thánh. Chúa Giêsu không chỉ là một vị thầy thông thái, mà là Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Ngài tuyên bố: “Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng Cứu Độ duy nhất. Chỉ một mình Người bày tỏ gương mặt của Thiên Chúa Cha.” Ngài còn nói thêm rằng Chúa Giêsu không chỉ là mẫu gương về sự thánh thiện mà còn là lời hứa về sự sống đời đời.
Trọng tâm Kitô học này nối tiếp giáo huấn của Đức Lêô Cả, người đã xác tín tại Công đồng Chalcedon năm 451 rằng, Chúa Giêsu Kitô là một Ngôi vị duy nhất với hai bản tính: vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Đức Bênêđictô XVI cũng tiếp nối giáo huấn này trong bộ sách Chúa Giêsu thành Nazareth, nhấn mạnh rằng, Đức Kitô là sự Mặc Khải trọn vẹn của Thiên Chúa, và Người phải được gặp gỡ như một Đấng sống động chứ không chỉ được học hỏi như một khái niệm hay một nhân vật lịch sử.
Qua những lời trên, Đức Lêô XIV đã tuyên xưng một cách rõ ràng Chúa Giêsu là trung tâm sống động của đức tin và sứ vụ của ngài.
2. Thừa Tác Vụ của Thánh Phêrô Là Quản Lý Khiêm Tốn
Thay vì nâng cao chức vụ của mình, Đức Lêô XIV mô tả Giáo Hoàng như là một “người quản lý trung thành” (xem 1 Cor 4:2). Ngài trích dẫn Thánh Ignatiô thành Antiôkia và nhắc lại lời của Thánh Gioan Tẩy Giả: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi,” để nhấn mạnh sự khiêm tốn cần có của người kế nhiệm Thánh Phêrô.
Chủ đề này nhắc đến lời kêu gọi của Đức Phanxicô về sự đơn giản và cách lãnh đạo phục vụ, cũng như niềm tin của Đức Lêô XIII rằng, quyền uy của Hội Thánh bắt nguồn từ sự thánh thiện, chứ không từ quyền lực chính trị. Đức Lêô XIV nhắc nhở Hội Thánh rằng, tính xác thực của các chứng từ của Hội Thánh bắt nguồn từ sự trung thành, chứ không phải từ sự hoành tráng.
3. Phúc Âm Hoá trong Một Thế Giới bị Tục Hóa
Trước thực trạng tục hóa càng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, Đức Lêô XIV đã vạch ra hai thái độ phổ biến: một là công khai chối bỏ Chúa Giêsu, hai là chỉ ngưỡng mộ Người cách hời hợt, mà không dấn thân bước theo Người như những môn đệ đích thực. Ngài cảnh báo rằng cả hai thái độ này đều hiện diện nơi nhiều Kitô hữu đã chịu Phép Rửa, góp phần tạo nên điều mà ngài gọi là “chủ nghĩa vô thần trong thực hành”.
Lời kêu gọi của ngài vang lại giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Redemptoris Missio, ở đó ngài mời gọi thực hiện một cuộc “Tân Phúc Âm hoá” tại những vùng đất mà đức tin Kitô giáo đang phai nhạt. Tương tự, Đức Bênêđictô XVI cũng đã cảnh báo về một “chế độ độc tài của thuyết tương đối”, vốn xoi mòn chân lý và ý nghĩa cuộc sống. Đáp lại những thách đố ấy, Đức Lêô XIV mời gọi Hội Thánh hãy trở nên một Hội Thánh truyền giáo: tự tin nhưng không đối kháng, vui tươi nhưng thận trọng.
Chủ đề này tiếp tục được ngài khai triển trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, ngày 11 tháng 5, khi ngài suy niệm về hình ảnh Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, Đấng gọi từng con chiên của mình bằng tên (x. Ga 10,27). Ngài trích lời Thánh Grêgôriô Cả: “Người ta đáp lại tình yêu của những ai yêu thương họ.” Đức Lêô nhấn mạnh rằng: Phúc Âm hoá không khởi đi từ các chương trình, mà từ con người, từ tình yêu đích thực đối với tha nhân, nhờ đó họ có thể lắng nghe và bước theo tiếng gọi của Đức Kitô. Trong bài giảng tại Hầm mộ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người lắng nghe tiếng Chúa, sống Tin Mừng với niềm vui, cổ võ ơn gọi và can đảm làm chứng cho đức tin. Ngài nhấn mạnh rằng việc lắng nghe, đối thoại và sứ vụ phổ quát là những yếu tố then chốt của đời sống môn đệ đích thực.
Tóm lại, Đức Lêô XIV kêu gọi Hội Thánh đáp lại thực trạng tục hoá không phải bằng sự sợ hãi, nhưng bằng lòng can đảm truyền giáo, được xây dựng trên chân lý, sự hoán cải của cả cá nhân lẫn cộng đồng.
4. Hoán Cải Bắt Đầu từ Chính Mình
Với Đức Lêô XIV, việc loan báo Tin Mừng khởi đi từ sự hoán cải của chính người loan báo. Ngài khẳng định: “Mỗi người chúng ta phải bắt đầu một hành trình hoán cải hằng ngày.” Nếu không có sự thánh thiện cá nhân, lời rao giảng của Hội Thánh sẽ mất đi sức thuyết phục và hiệu quả.
Chủ đề này tiếp nối tư tưởng của Đức Phanxicô trong Tông huấn Evangelii Gaudium, ở đó ngài mời gọi xây dựng một Hội Thánh bao gồm những “môn đệ truyền giáo” được biến đổi bởi cuộc gặp gỡ sống động với Đức Kitô. Đức Lêô XIV nhấn mạnh rằng sự biến đổi ấy đòi hỏi một cuộc canh tân nội tâm trước khi nghĩ đến bất cứ cuộc cải tổ cơ cấu nào.
Trong buổi gặp gỡ các nhà báo, ngài đã nối kết sự hoán cải nội tâm này với cách sống và cách chúng ta tương tác với nhau: “Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta: trong cách chúng ta nhìn người khác, lắng nghe người khác và nói về người khác.” Ngài cho thấy rằng việc Phúc Âm hoá phải khởi đi từ sự bình an của Đức Kitô đang ngự trị trong tâm hồn và các mối tương quan hằng ngày của chúng ta.
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, ngài cũng kêu gọi các cộng đoàn đồng hành với người trẻ đang phân định ơn gọi, nhấn mạnh rằng Hội Thánh rất cần các linh mục và tu sĩ thánh thiện. Ngài khẳng định rằng các bạn trẻ cần được đón nhận, lắng nghe và nâng đỡ trong chính cộng đoàn của họ. Họ cần nhìn thấy những tấm gương sống động, quảng đại hiến mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân
5. Trung Tín và Dũng Cảm một cách Tiên Tri
Sứ điệp của Đức Lêô XIV được bén rễ sâu xa trong truyền thống của Hội Thánh. Ngài thường xuyên trích dẫn Thánh Kinh, giáo huấn của các Giáo phụ và các tài liệu của Công đồng Vaticanô II. như Gaudium et Spes và Lumen Gentium. Tuy nhiên, giọng điệu của ngài không có tính phòng thủ, mà có tinh thần truyền giáo và ngôn sứ. Giống như Đức Lêô XIII, người đã đối thoại với thế giới hiện đại bằng cả sự phân định và lòng can đảm, Đức Lêô XIV cũng muốn đối diện với những thách đố thời đại mà không làm suy giảm chân lý đức tin.
Trong cả buổi đọc Kinh Truyền Tin lẫn cuộc gặp gỡ giới truyền thông, ngài khẳng định rằng mọi ơn gọi, dù là giáo dân, linh mục hay đời thánh hiến, đều phải được sống trong tình yêu và chân lý. Ngài gợi lại lời ngôn sứ Giêrêmia: “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử theo lòng Ta” (Gr 3,15), những người có khả năng hướng dẫn tha nhân qua gương sáng và sự hy sinh. Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một Hội Thánh biết cùng nhau bước đi, giúp nhau sống trong Đức Ái và Chân Lý.
Điểm nổi bật trong buổi tiếp xúc đầu tiên với các nhà báo là mối quan tâm cấp thiết của ngài về trách nhiệm luân lý trong việc sử dụng các công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Ngài cảnh báo rằng không được phép sử dụng AI để thao túng tự do của con người hay bóp méo chân lý. Thay vào đó, công nghệ phải phục vụ nhân phẩm và công ích. Quan điểm này rất gần với tư tưởng của Đức Bênêđictô XVI trong Caritas in Veritate, trong đó, ngài dạy rằng mọi tiến bộ, đặc biệt là tiến bộ công nghệ, đều phải được hướng dẫn bởi Chân Lý và Đức Ái.
Đức Lêô XIV kêu gọi xây dựng một nền văn hóa truyền thông dựa trên sự phân định, trung thực và cảm thông. Việc ngài can đảm lên tiếng về công nghệ mới không chỉ là phản ứng tạm thời, mà là một phần trong sứ vụ lớn hơn: đảm bảo rằng Hội Thánh luôn trung thành với Tin Mừng mà vẫn không ngừng mở lòng ra với tương lai.
6. Dấn Thân Một Cách Có Trách Nhiệm vào Thế Giới Hiện Đại
Trong bài diễn từ trước Hồng Y Đoàn, Đức Lêô XIV đã mở rộng tầm nhìn của ngài về Hội Thánh bằng cách xác nhận con đường canh tân mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng. Trích dẫn Tông huấn Evangelii Gaudium, ngài nhấn mạnh đến việc trở về với ưu tiên hàng đầu là rao giảng Đức Kitô, sự hoán cải truyền giáo của toàn thể Hội Thánh, tầm quan trọng của tính hiệp hành và tinh thần hiệp thông giữa các mục tử, cũng như việc quan tâm đến “cảm thức đức tin” cùa dân Chúa, đặc biệt qua các việc đạo đức bình dân và việc chăm sóc cho những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Ngài đề cao tấm gương của Đức Phanxicô, nhất là trong đời sống đơn sơ và lòng tín thác vào Thiên Chúa, đồng thời nhấn mạnh rằng uy tín của Hội Thánh không đến từ quyền lực, mà đến từ sự thánh thiện và phục vụ.
Hơn nữa, ngài đã nhắc lại di sản của Đức Lêô XIII bằng cách nêu lên những thách đố của “cuộc cách mạng kỹ nghệ mới” ngày nay, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và những thay đổi trong lao động. Ngài tái khẳng định rằng Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh là nguồn tài liệu quý giá để bảo vệ nhân phẩm, công lý và công ích trong một thế giới đang đổi thay nhanh chóng.
Ngài kết thúc bằng một lời cầu nguyện được cảm hứng từ Thánh Giáo hoàng Phaolô VI: xin cho đức tin của Hội Thánh tỏa sáng như ngọn lửa tình yêu và sự hiệp thông lan tỏa khắp hoàn cầu.
Kết Luận
Từ Nhà nguyện Sistine đến Quảng trường Thánh Phêrô, từ Hầm Mộ Thánh Phêrô đến phòng họp báo, Đức Lêô XIV đã phác hoạ một triều đại Giáo Hoàng gắn bó chặt chẽ với Đức Kitô, cam kết với công cuộc truyền giáo và được đánh dấu bởi việc phục vụ khiêm tốn. Ngài tiếp nối di sản của các vị tiền nhiệm mang danh hiệu Lêô, cũng như của các Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bênêđictô XVI và Gioan Phaolô II, một sự liên tục trung thành mà không bị trì trệ, một sự canh tân mà không đoạn tuyệt với quá khứ.
Lời kêu gọi của Ngài tuy đơn giản nhưng sâu xa: Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, bằng chính chứng từ đời sống của chúng ta; không phải bằng cách sáng tạo ra một Tin Mừng mới, nhưng bằng cách loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ, với sự mạch lạc, khiêm tốn và hy vọng. Từ nền tảng ấy, sứ vụ, niềm hy vọng và tương lai của Hội Thánh sẽ tiếp tục được tuôn trào.
Câu Hỏi để Suy Niệm
1. Đức Kitô có thực sự là trung tâm trong đời sống của tôi không? Tôi được mời gọi gặp gỡ Người một cách cá nhân và loan báo Người cho tha nhân bằng cách nào?
2. Tôi cần thực hiện những bước cụ thể nào mỗi ngày để sống một cuộc hoán cải sâu xa hơn trong tâm hồn, đặc biệt là trong cách tôi nhìn, lắng nghe và nói về người khác, như Đức Lêô XIV đã nhấn mạnh?
3. Tôi có đang sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ hiện đại, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), một cách đúng đắn không? Những điều đó có đang giúp tôi sống trung thực, phục vụ tha nhân và trở nên chứng nhân trung thành cho Tin Mừng không?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Proclaiming Christ in a Secular World: Pope Leo XIV’s Evangelizing Mandate
Confronting modern unbelief with truth, humility, and hope.
On May 9, 2025, Pope Leo XIV delivered his first homily as the 266th successor of St. Peter during a Mass in the Sistine Chapel with the Cardinals. Quoting the Responsory Psalm, “I will sing a new song to the Lord, because he has done marvels,” he signaled a pontificate rooted in awe at God’s works, theological clarity, and missionary urgency. The next day, his address to the College of Cardinals expanded this vision, highlighting the Church’s path forward in continuity with tradition and open to the needs of the present.
These themes—further echoed in his Angelus and first remarks to journalists—reveal six priorities: Christ at the center, humble stewardship, evangelizing a secular world, conversion of heart, fidelity with boldness, and responsible engagement with modernity. Together, they form a clear mandate: to proclaim the Gospel anew with clarity, humility, and hope..
1. Christ at the Center
The heart of Pope Leo’s homily is the confession of Peter: “You are the Christ, the Son of the living God” (Mt 16:16). This, he said, is not just Peter’s insight but the Church’s foundation. Jesus is not merely a wise teacher, but the incarnate Son of God who reveals the Father’s love.
“Jesus is the Christ, the Son of the living God: the one Savior who alone reveals the face of the Father,” he declared. He added that Christ offers not only a model of holiness but the promise of eternal life.
This Christological focus stands in continuity with Pope Leo the Great, who at the Council of Chalcedon (451 AD), clarified that Christ is one Person in two natures—fully God and fully man. Pope Benedict XVI, too, in his Jesus of Nazareth trilogy, insisted that Christ is the definitive revelation of God, He must be encountered as a living person, not merely studied as a concept.
Pope Leo XIV places himself firmly in this tradition, proclaiming Jesus as the living center of his faith and mission.
2. The Petrine Ministry as Humble Stewardship
Rather than elevating his own office, Pope Leo described the papacy as a “faithful administration” (cf. 1 Cor 4:2). Quoting St. Ignatius of Antioch and echoing John the Baptist’s words— “He must increase, but I must decrease”—he underscored the humility required of Peter’s successor.
This theme recalls Pope Francis’ call to simplicity and servant leadership, as well as Pope Leo XIII’s conviction that the Church’s authority stems from holiness, not political power. Pope Leo XIV reminds the Church that the credibility of her witness flows from fidelity, not grandeur.
3. Evangelizing a Secular World
Addressing the growing secularism of modern society, Pope Leo XIV identified two prevailing attitudes: one that actively rejects Jesus, and another that admires him superficially but avoids true discipleship. Both, he warned, are present even among baptized Christians, contributing to what he called “practical atheism.”
His call resonates with Pope Saint John Paul II’s Redemptoris Missio, which urged a “new evangelization” in regions where Christianity has faded. Likewise, Pope Benedict XVI warned of a “dictatorship of relativism” that undermines truth and meaning. Pope Leo XIV’s response is to encourage a missionary Church—confident, but not combative; joyful, yet sober.
This theme continued in his Angelus address on May 11, where he reflected on Jesus as the Good Shepherd who calls his sheep by name (cf. Jn 10:27). He quoted Pope Gregory the Great: “People respond to the love of those who love them.” Evangelization, Pope Leo suggested, is not about programs but persons—about loving others so they may come to hear and follow the voice of Christ. In the homily at the Crypt of Saint Peter he urged all to listen to God’s voice, live the Gospel joyfully, promote vocations, and courageously witness to the faith. He highlighted listening, dialogue, and universal mission as keys to authentic discipleship
In short, Pope Leo XIV calls the Church to respond to secularization not with fear, but with missionary courage, built upon truth and the conversion of both individuals and communities.
4. Conversion First
For Pope Leo XIV, evangelization begins with the conversion of the evangelizer. He declared, “Each of us must begin a daily journey of conversion.” Without personal holiness, the Church’s proclamation loses its credibility and power.
This theme builds on Pope Francis’ Evangelii Gaudium, which calls for a Church of “missionary disciples” transformed by their encounter with Christ. Pope Leo XIV emphasizes that this transformation requires interior renewal before structural reform.
In his meeting with journalists, he connected this inner conversion to the way we live and relate to others: “Peace begins with each one of us: in the way we look at others, listen to others, and speak about others.” Evangelization, he implies, must begin with the peace of Christ reigning in our own hearts and relationships.
In his Angelus, he also urged communities to accompany young people discerning their vocations, emphasizing the Church’s deep need for holy priests and consecrated persons. He affirmed that young men and women must find “acceptance, listening, and encouragement” in their local communities. They can look up to credible models of generous dedication to God and to their brothers and sisters.
5. Fidelity and Prophetic Boldness
Pope Leo XIV’s message is deeply rooted in the Church’s tradition. He frequently cited Scripture, the Church Fathers, and documents from the Second Vatican Council (Gaudium et Spes, Lumen Gentium). Yet his tone was not defensive, but missionary and prophetic. Like Pope Leo XIII, who engaged modernity with both critique and dialogue, Pope Leo XIV seeks to confront contemporary challenges without compromising the Truthl.
In his Angelus and address to the media, Pope Leo reaffirmed that every vocation—lay, ordained, or consecrated—must be lived in love and truth. He recalled the words of the prophet: “Shepherds after his own heart” (Jer 3:15), capable of guiding others by example and sacrifice. He called for a Church that walks with others, “helping one another to walk in love and truth.”
Crucially, in his first address to journalists, Pope Leo raised a timely concern: the ethical responsibility of using new technologies, particularly artificial intelligence. He warned that AI must not be allowed to manipulate human freedom or distort truth. Instead, it should serve the dignity of the person and the common good. This emphasis closely mirrors Pope Benedict XVI’s encyclical Caritas in Veritate, which taught that truth and love must guide all progress—especially technological progress.
Pope Leo XIV calls for a media culture shaped by discernment, truthfulness, and compassion. This prophetic engagement with emerging technologies is part of a broader mission to ensure that the Church remains both faithful and forward-looking.
6. Responsible Engagement with Modernity
In his May 10 address to the College of Cardinals, Pope Leo XIV expanded his vision for the Church by affirming the path of renewal set in motion by the Second Vatican Council. Echoing Evangelii Gaudium, he emphasized a return to the primacy of Christ in proclamation, a renewed missionary conversion of the entire Church, the importance of synodality and collegiality, and attention to the “sensus fidei” among the faithful—especially through popular piety and care for the marginalized.
He affirmed the example of Pope Francis, particularly his simplicity of life and trust in God, and underscored that the Church’s credibility depends not on power, but on holiness and service.
Importantly, Pope Leo invoked Pope Leo XIII’s legacy by highlighting the challenges posed by today’s “new industrial revolution,” especially artificial intelligence and shifts in labor. He reaffirmed the Church’s social teaching as a resource to defend human dignity, justice, and the common good in a rapidly changing world.
He concluded with a prayerful appeal inspired by St. Paul VI: that the faith of the Church may shine like a flame of love and cooperation across the world.
Conclusion
From the Sistine Chapel to St. Peter’s Square, from the and the media room, Pope Leo XIV outlines a papacy rooted in Christ, committed to evangelization, and marked by humble service. He draws from the legacy of past Popes named Leo, as well as Francis, Benedict, and John Paul II, showing continuity without stagnation and reform without rupture.
His call is simple yet profound: to sing a new song to the Lord by witnessing with our lives; not by inventing a new Gospel, but by proclaiming it anew with clarity, humility, and hope. From that foundation flows the Church’s mission, hope, and future.
Reflection’s Questions
1. How is Christ at the center of my life, and in what ways am I being called to encounter Him more personally and share Him more boldly with others?
2. What steps can I take in my daily life to foster a deeper conversion of heart—especially in how I see, listen to, and speak about others, as Pope Leo XIV emphasized?
3. Am I using the tools and technologies available to me—including AI and media—in ways that promote truth, serve others, and reflect a faithful witness to the Gospel?
Paul Pham
Chúng ta hãy đối diện với thế giới vô tín ngày nay bằng sự thật, khiêm tốn và hy vọng.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2025, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã ban hành bài giảng đầu tiên của ngài với tư cách là người kế vị thứ 266 của Thánh Phêrô trong Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Sistine với các Hồng Y. Ngài trích dẫn câu Thánh Vịnh Đáp ca: “Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện bao kỳ công,” để khai mào một triều đại Giáo Hoàng được xây dựng trên sự thán phục trước những công trình của Thiên Chúa, sự rõ ràng về thần học, và sự cấp bách trong sứ vụ truyền giáo. Ngày hôm sau, trong bài diễn từ trước Hồng Y Đoàn, Đức Thánh Cha đã mở rộng tầm nhìn này, cho thấy con đường tương lai của Hội Thánh: trung thành với truyền thống nhưng cũng cởi mở trước những nhu cầu của thời đại.
Những chủ đề này, cũng được nhấn mạnh trong buổi đọc Kinh Truyền Tin và bài nói chuyện với giới truyền thông, cho thấy sáu ưu tiên: (1) đặt Đức Kitô làm trung tâm, (2) phục vụ cách khiêm nhường, (3) Phúc Âm hoá trong thế giới thế tục, (4) hoán cải nội tâm, (5) trung thành với đức tin nhưng can đảm, và (6) sử dụng các phương tiện hiện đại một cách có trách nhiệm. Tất cả kết hợp lại thành một sứ vụ rõ ràng: loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ, với sự rõ ràng, khiêm nhường và đầy hy vọng.
1. Đức Kitô Là Trung Tâm
Trọng tâm của bài giảng Đức Lêô XIV là lời tuyên xưng của Thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Ngài nói rằng lời tuyên xưng này không chỉ là nhận thức của Thánh Phêrô mà là nền tảng của Hội Thánh. Chúa Giêsu không chỉ là một vị thầy thông thái, mà là Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Ngài tuyên bố: “Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng Cứu Độ duy nhất. Chỉ một mình Người bày tỏ gương mặt của Thiên Chúa Cha.” Ngài còn nói thêm rằng Chúa Giêsu không chỉ là mẫu gương về sự thánh thiện mà còn là lời hứa về sự sống đời đời.
Trọng tâm Kitô học này nối tiếp giáo huấn của Đức Lêô Cả, người đã xác tín tại Công đồng Chalcedon năm 451 rằng, Chúa Giêsu Kitô là một Ngôi vị duy nhất với hai bản tính: vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Đức Bênêđictô XVI cũng tiếp nối giáo huấn này trong bộ sách Chúa Giêsu thành Nazareth, nhấn mạnh rằng, Đức Kitô là sự Mặc Khải trọn vẹn của Thiên Chúa, và Người phải được gặp gỡ như một Đấng sống động chứ không chỉ được học hỏi như một khái niệm hay một nhân vật lịch sử.
Qua những lời trên, Đức Lêô XIV đã tuyên xưng một cách rõ ràng Chúa Giêsu là trung tâm sống động của đức tin và sứ vụ của ngài.
2. Thừa Tác Vụ của Thánh Phêrô Là Quản Lý Khiêm Tốn
Thay vì nâng cao chức vụ của mình, Đức Lêô XIV mô tả Giáo Hoàng như là một “người quản lý trung thành” (xem 1 Cor 4:2). Ngài trích dẫn Thánh Ignatiô thành Antiôkia và nhắc lại lời của Thánh Gioan Tẩy Giả: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi,” để nhấn mạnh sự khiêm tốn cần có của người kế nhiệm Thánh Phêrô.
Chủ đề này nhắc đến lời kêu gọi của Đức Phanxicô về sự đơn giản và cách lãnh đạo phục vụ, cũng như niềm tin của Đức Lêô XIII rằng, quyền uy của Hội Thánh bắt nguồn từ sự thánh thiện, chứ không từ quyền lực chính trị. Đức Lêô XIV nhắc nhở Hội Thánh rằng, tính xác thực của các chứng từ của Hội Thánh bắt nguồn từ sự trung thành, chứ không phải từ sự hoành tráng.
3. Phúc Âm Hoá trong Một Thế Giới bị Tục Hóa
Trước thực trạng tục hóa càng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, Đức Lêô XIV đã vạch ra hai thái độ phổ biến: một là công khai chối bỏ Chúa Giêsu, hai là chỉ ngưỡng mộ Người cách hời hợt, mà không dấn thân bước theo Người như những môn đệ đích thực. Ngài cảnh báo rằng cả hai thái độ này đều hiện diện nơi nhiều Kitô hữu đã chịu Phép Rửa, góp phần tạo nên điều mà ngài gọi là “chủ nghĩa vô thần trong thực hành”.
Lời kêu gọi của ngài vang lại giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Redemptoris Missio, ở đó ngài mời gọi thực hiện một cuộc “Tân Phúc Âm hoá” tại những vùng đất mà đức tin Kitô giáo đang phai nhạt. Tương tự, Đức Bênêđictô XVI cũng đã cảnh báo về một “chế độ độc tài của thuyết tương đối”, vốn xoi mòn chân lý và ý nghĩa cuộc sống. Đáp lại những thách đố ấy, Đức Lêô XIV mời gọi Hội Thánh hãy trở nên một Hội Thánh truyền giáo: tự tin nhưng không đối kháng, vui tươi nhưng thận trọng.
Chủ đề này tiếp tục được ngài khai triển trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, ngày 11 tháng 5, khi ngài suy niệm về hình ảnh Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, Đấng gọi từng con chiên của mình bằng tên (x. Ga 10,27). Ngài trích lời Thánh Grêgôriô Cả: “Người ta đáp lại tình yêu của những ai yêu thương họ.” Đức Lêô nhấn mạnh rằng: Phúc Âm hoá không khởi đi từ các chương trình, mà từ con người, từ tình yêu đích thực đối với tha nhân, nhờ đó họ có thể lắng nghe và bước theo tiếng gọi của Đức Kitô. Trong bài giảng tại Hầm mộ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người lắng nghe tiếng Chúa, sống Tin Mừng với niềm vui, cổ võ ơn gọi và can đảm làm chứng cho đức tin. Ngài nhấn mạnh rằng việc lắng nghe, đối thoại và sứ vụ phổ quát là những yếu tố then chốt của đời sống môn đệ đích thực.
Tóm lại, Đức Lêô XIV kêu gọi Hội Thánh đáp lại thực trạng tục hoá không phải bằng sự sợ hãi, nhưng bằng lòng can đảm truyền giáo, được xây dựng trên chân lý, sự hoán cải của cả cá nhân lẫn cộng đồng.
4. Hoán Cải Bắt Đầu từ Chính Mình
Với Đức Lêô XIV, việc loan báo Tin Mừng khởi đi từ sự hoán cải của chính người loan báo. Ngài khẳng định: “Mỗi người chúng ta phải bắt đầu một hành trình hoán cải hằng ngày.” Nếu không có sự thánh thiện cá nhân, lời rao giảng của Hội Thánh sẽ mất đi sức thuyết phục và hiệu quả.
Chủ đề này tiếp nối tư tưởng của Đức Phanxicô trong Tông huấn Evangelii Gaudium, ở đó ngài mời gọi xây dựng một Hội Thánh bao gồm những “môn đệ truyền giáo” được biến đổi bởi cuộc gặp gỡ sống động với Đức Kitô. Đức Lêô XIV nhấn mạnh rằng sự biến đổi ấy đòi hỏi một cuộc canh tân nội tâm trước khi nghĩ đến bất cứ cuộc cải tổ cơ cấu nào.
Trong buổi gặp gỡ các nhà báo, ngài đã nối kết sự hoán cải nội tâm này với cách sống và cách chúng ta tương tác với nhau: “Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta: trong cách chúng ta nhìn người khác, lắng nghe người khác và nói về người khác.” Ngài cho thấy rằng việc Phúc Âm hoá phải khởi đi từ sự bình an của Đức Kitô đang ngự trị trong tâm hồn và các mối tương quan hằng ngày của chúng ta.
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, ngài cũng kêu gọi các cộng đoàn đồng hành với người trẻ đang phân định ơn gọi, nhấn mạnh rằng Hội Thánh rất cần các linh mục và tu sĩ thánh thiện. Ngài khẳng định rằng các bạn trẻ cần được đón nhận, lắng nghe và nâng đỡ trong chính cộng đoàn của họ. Họ cần nhìn thấy những tấm gương sống động, quảng đại hiến mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân
5. Trung Tín và Dũng Cảm một cách Tiên Tri
Sứ điệp của Đức Lêô XIV được bén rễ sâu xa trong truyền thống của Hội Thánh. Ngài thường xuyên trích dẫn Thánh Kinh, giáo huấn của các Giáo phụ và các tài liệu của Công đồng Vaticanô II. như Gaudium et Spes và Lumen Gentium. Tuy nhiên, giọng điệu của ngài không có tính phòng thủ, mà có tinh thần truyền giáo và ngôn sứ. Giống như Đức Lêô XIII, người đã đối thoại với thế giới hiện đại bằng cả sự phân định và lòng can đảm, Đức Lêô XIV cũng muốn đối diện với những thách đố thời đại mà không làm suy giảm chân lý đức tin.
Trong cả buổi đọc Kinh Truyền Tin lẫn cuộc gặp gỡ giới truyền thông, ngài khẳng định rằng mọi ơn gọi, dù là giáo dân, linh mục hay đời thánh hiến, đều phải được sống trong tình yêu và chân lý. Ngài gợi lại lời ngôn sứ Giêrêmia: “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử theo lòng Ta” (Gr 3,15), những người có khả năng hướng dẫn tha nhân qua gương sáng và sự hy sinh. Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một Hội Thánh biết cùng nhau bước đi, giúp nhau sống trong Đức Ái và Chân Lý.
Điểm nổi bật trong buổi tiếp xúc đầu tiên với các nhà báo là mối quan tâm cấp thiết của ngài về trách nhiệm luân lý trong việc sử dụng các công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Ngài cảnh báo rằng không được phép sử dụng AI để thao túng tự do của con người hay bóp méo chân lý. Thay vào đó, công nghệ phải phục vụ nhân phẩm và công ích. Quan điểm này rất gần với tư tưởng của Đức Bênêđictô XVI trong Caritas in Veritate, trong đó, ngài dạy rằng mọi tiến bộ, đặc biệt là tiến bộ công nghệ, đều phải được hướng dẫn bởi Chân Lý và Đức Ái.
Đức Lêô XIV kêu gọi xây dựng một nền văn hóa truyền thông dựa trên sự phân định, trung thực và cảm thông. Việc ngài can đảm lên tiếng về công nghệ mới không chỉ là phản ứng tạm thời, mà là một phần trong sứ vụ lớn hơn: đảm bảo rằng Hội Thánh luôn trung thành với Tin Mừng mà vẫn không ngừng mở lòng ra với tương lai.
6. Dấn Thân Một Cách Có Trách Nhiệm vào Thế Giới Hiện Đại
Trong bài diễn từ trước Hồng Y Đoàn, Đức Lêô XIV đã mở rộng tầm nhìn của ngài về Hội Thánh bằng cách xác nhận con đường canh tân mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng. Trích dẫn Tông huấn Evangelii Gaudium, ngài nhấn mạnh đến việc trở về với ưu tiên hàng đầu là rao giảng Đức Kitô, sự hoán cải truyền giáo của toàn thể Hội Thánh, tầm quan trọng của tính hiệp hành và tinh thần hiệp thông giữa các mục tử, cũng như việc quan tâm đến “cảm thức đức tin” cùa dân Chúa, đặc biệt qua các việc đạo đức bình dân và việc chăm sóc cho những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Ngài đề cao tấm gương của Đức Phanxicô, nhất là trong đời sống đơn sơ và lòng tín thác vào Thiên Chúa, đồng thời nhấn mạnh rằng uy tín của Hội Thánh không đến từ quyền lực, mà đến từ sự thánh thiện và phục vụ.
Hơn nữa, ngài đã nhắc lại di sản của Đức Lêô XIII bằng cách nêu lên những thách đố của “cuộc cách mạng kỹ nghệ mới” ngày nay, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và những thay đổi trong lao động. Ngài tái khẳng định rằng Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh là nguồn tài liệu quý giá để bảo vệ nhân phẩm, công lý và công ích trong một thế giới đang đổi thay nhanh chóng.
Ngài kết thúc bằng một lời cầu nguyện được cảm hứng từ Thánh Giáo hoàng Phaolô VI: xin cho đức tin của Hội Thánh tỏa sáng như ngọn lửa tình yêu và sự hiệp thông lan tỏa khắp hoàn cầu.
Kết Luận
Từ Nhà nguyện Sistine đến Quảng trường Thánh Phêrô, từ Hầm Mộ Thánh Phêrô đến phòng họp báo, Đức Lêô XIV đã phác hoạ một triều đại Giáo Hoàng gắn bó chặt chẽ với Đức Kitô, cam kết với công cuộc truyền giáo và được đánh dấu bởi việc phục vụ khiêm tốn. Ngài tiếp nối di sản của các vị tiền nhiệm mang danh hiệu Lêô, cũng như của các Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bênêđictô XVI và Gioan Phaolô II, một sự liên tục trung thành mà không bị trì trệ, một sự canh tân mà không đoạn tuyệt với quá khứ.
Lời kêu gọi của Ngài tuy đơn giản nhưng sâu xa: Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, bằng chính chứng từ đời sống của chúng ta; không phải bằng cách sáng tạo ra một Tin Mừng mới, nhưng bằng cách loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ, với sự mạch lạc, khiêm tốn và hy vọng. Từ nền tảng ấy, sứ vụ, niềm hy vọng và tương lai của Hội Thánh sẽ tiếp tục được tuôn trào.
Câu Hỏi để Suy Niệm
1. Đức Kitô có thực sự là trung tâm trong đời sống của tôi không? Tôi được mời gọi gặp gỡ Người một cách cá nhân và loan báo Người cho tha nhân bằng cách nào?
2. Tôi cần thực hiện những bước cụ thể nào mỗi ngày để sống một cuộc hoán cải sâu xa hơn trong tâm hồn, đặc biệt là trong cách tôi nhìn, lắng nghe và nói về người khác, như Đức Lêô XIV đã nhấn mạnh?
3. Tôi có đang sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ hiện đại, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), một cách đúng đắn không? Những điều đó có đang giúp tôi sống trung thực, phục vụ tha nhân và trở nên chứng nhân trung thành cho Tin Mừng không?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Proclaiming Christ in a Secular World: Pope Leo XIV’s Evangelizing Mandate
Confronting modern unbelief with truth, humility, and hope.
On May 9, 2025, Pope Leo XIV delivered his first homily as the 266th successor of St. Peter during a Mass in the Sistine Chapel with the Cardinals. Quoting the Responsory Psalm, “I will sing a new song to the Lord, because he has done marvels,” he signaled a pontificate rooted in awe at God’s works, theological clarity, and missionary urgency. The next day, his address to the College of Cardinals expanded this vision, highlighting the Church’s path forward in continuity with tradition and open to the needs of the present.
These themes—further echoed in his Angelus and first remarks to journalists—reveal six priorities: Christ at the center, humble stewardship, evangelizing a secular world, conversion of heart, fidelity with boldness, and responsible engagement with modernity. Together, they form a clear mandate: to proclaim the Gospel anew with clarity, humility, and hope..
1. Christ at the Center
The heart of Pope Leo’s homily is the confession of Peter: “You are the Christ, the Son of the living God” (Mt 16:16). This, he said, is not just Peter’s insight but the Church’s foundation. Jesus is not merely a wise teacher, but the incarnate Son of God who reveals the Father’s love.
“Jesus is the Christ, the Son of the living God: the one Savior who alone reveals the face of the Father,” he declared. He added that Christ offers not only a model of holiness but the promise of eternal life.
This Christological focus stands in continuity with Pope Leo the Great, who at the Council of Chalcedon (451 AD), clarified that Christ is one Person in two natures—fully God and fully man. Pope Benedict XVI, too, in his Jesus of Nazareth trilogy, insisted that Christ is the definitive revelation of God, He must be encountered as a living person, not merely studied as a concept.
Pope Leo XIV places himself firmly in this tradition, proclaiming Jesus as the living center of his faith and mission.
2. The Petrine Ministry as Humble Stewardship
Rather than elevating his own office, Pope Leo described the papacy as a “faithful administration” (cf. 1 Cor 4:2). Quoting St. Ignatius of Antioch and echoing John the Baptist’s words— “He must increase, but I must decrease”—he underscored the humility required of Peter’s successor.
This theme recalls Pope Francis’ call to simplicity and servant leadership, as well as Pope Leo XIII’s conviction that the Church’s authority stems from holiness, not political power. Pope Leo XIV reminds the Church that the credibility of her witness flows from fidelity, not grandeur.
3. Evangelizing a Secular World
Addressing the growing secularism of modern society, Pope Leo XIV identified two prevailing attitudes: one that actively rejects Jesus, and another that admires him superficially but avoids true discipleship. Both, he warned, are present even among baptized Christians, contributing to what he called “practical atheism.”
His call resonates with Pope Saint John Paul II’s Redemptoris Missio, which urged a “new evangelization” in regions where Christianity has faded. Likewise, Pope Benedict XVI warned of a “dictatorship of relativism” that undermines truth and meaning. Pope Leo XIV’s response is to encourage a missionary Church—confident, but not combative; joyful, yet sober.
This theme continued in his Angelus address on May 11, where he reflected on Jesus as the Good Shepherd who calls his sheep by name (cf. Jn 10:27). He quoted Pope Gregory the Great: “People respond to the love of those who love them.” Evangelization, Pope Leo suggested, is not about programs but persons—about loving others so they may come to hear and follow the voice of Christ. In the homily at the Crypt of Saint Peter he urged all to listen to God’s voice, live the Gospel joyfully, promote vocations, and courageously witness to the faith. He highlighted listening, dialogue, and universal mission as keys to authentic discipleship
In short, Pope Leo XIV calls the Church to respond to secularization not with fear, but with missionary courage, built upon truth and the conversion of both individuals and communities.
4. Conversion First
For Pope Leo XIV, evangelization begins with the conversion of the evangelizer. He declared, “Each of us must begin a daily journey of conversion.” Without personal holiness, the Church’s proclamation loses its credibility and power.
This theme builds on Pope Francis’ Evangelii Gaudium, which calls for a Church of “missionary disciples” transformed by their encounter with Christ. Pope Leo XIV emphasizes that this transformation requires interior renewal before structural reform.
In his meeting with journalists, he connected this inner conversion to the way we live and relate to others: “Peace begins with each one of us: in the way we look at others, listen to others, and speak about others.” Evangelization, he implies, must begin with the peace of Christ reigning in our own hearts and relationships.
In his Angelus, he also urged communities to accompany young people discerning their vocations, emphasizing the Church’s deep need for holy priests and consecrated persons. He affirmed that young men and women must find “acceptance, listening, and encouragement” in their local communities. They can look up to credible models of generous dedication to God and to their brothers and sisters.
5. Fidelity and Prophetic Boldness
Pope Leo XIV’s message is deeply rooted in the Church’s tradition. He frequently cited Scripture, the Church Fathers, and documents from the Second Vatican Council (Gaudium et Spes, Lumen Gentium). Yet his tone was not defensive, but missionary and prophetic. Like Pope Leo XIII, who engaged modernity with both critique and dialogue, Pope Leo XIV seeks to confront contemporary challenges without compromising the Truthl.
In his Angelus and address to the media, Pope Leo reaffirmed that every vocation—lay, ordained, or consecrated—must be lived in love and truth. He recalled the words of the prophet: “Shepherds after his own heart” (Jer 3:15), capable of guiding others by example and sacrifice. He called for a Church that walks with others, “helping one another to walk in love and truth.”
Crucially, in his first address to journalists, Pope Leo raised a timely concern: the ethical responsibility of using new technologies, particularly artificial intelligence. He warned that AI must not be allowed to manipulate human freedom or distort truth. Instead, it should serve the dignity of the person and the common good. This emphasis closely mirrors Pope Benedict XVI’s encyclical Caritas in Veritate, which taught that truth and love must guide all progress—especially technological progress.
Pope Leo XIV calls for a media culture shaped by discernment, truthfulness, and compassion. This prophetic engagement with emerging technologies is part of a broader mission to ensure that the Church remains both faithful and forward-looking.
6. Responsible Engagement with Modernity
In his May 10 address to the College of Cardinals, Pope Leo XIV expanded his vision for the Church by affirming the path of renewal set in motion by the Second Vatican Council. Echoing Evangelii Gaudium, he emphasized a return to the primacy of Christ in proclamation, a renewed missionary conversion of the entire Church, the importance of synodality and collegiality, and attention to the “sensus fidei” among the faithful—especially through popular piety and care for the marginalized.
He affirmed the example of Pope Francis, particularly his simplicity of life and trust in God, and underscored that the Church’s credibility depends not on power, but on holiness and service.
Importantly, Pope Leo invoked Pope Leo XIII’s legacy by highlighting the challenges posed by today’s “new industrial revolution,” especially artificial intelligence and shifts in labor. He reaffirmed the Church’s social teaching as a resource to defend human dignity, justice, and the common good in a rapidly changing world.
He concluded with a prayerful appeal inspired by St. Paul VI: that the faith of the Church may shine like a flame of love and cooperation across the world.
Conclusion
From the Sistine Chapel to St. Peter’s Square, from the and the media room, Pope Leo XIV outlines a papacy rooted in Christ, committed to evangelization, and marked by humble service. He draws from the legacy of past Popes named Leo, as well as Francis, Benedict, and John Paul II, showing continuity without stagnation and reform without rupture.
His call is simple yet profound: to sing a new song to the Lord by witnessing with our lives; not by inventing a new Gospel, but by proclaiming it anew with clarity, humility, and hope. From that foundation flows the Church’s mission, hope, and future.
Reflection’s Questions
1. How is Christ at the center of my life, and in what ways am I being called to encounter Him more personally and share Him more boldly with others?
2. What steps can I take in my daily life to foster a deeper conversion of heart—especially in how I see, listen to, and speak about others, as Pope Leo XIV emphasized?
3. Am I using the tools and technologies available to me—including AI and media—in ways that promote truth, serve others, and reflect a faithful witness to the Gospel?
Paul Pham
VietCatholic TV
BUK Nga 45 triệu nổ tan tành. Putin ở thế bí. Nga bị tố đốt nhà Thủ tướng Anh và đại siêu thị Ba Lan
VietCatholic Media
03:37 14/05/2025
1. Ukraine báo cáo phá hủy hệ thống phòng không Buk, bệ phóng hỏa tiễn Uragan của Nga
Lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã phá hủy một hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk-M3 và một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Uragan-1, gọi tắt là MLSR của Nga, quân đội nước này đưa tin vào ngày 13 tháng 5.
Đơn vị này cho biết trong quá trình trinh sát ở một khu vực tiền tuyến không xác định, lực lượng đặc nhiệm đã phát hiện ra Buk-M3 và Uragan-1 đang làm nhiệm vụ chiến đấu.
Sau đó, lực lượng Ukraine đã phóng máy bay điều khiển từ xa tấn công và tấn công các mục tiêu, phá hủy hệ thống Buk-M3 có giá trị ước tính là 45 triệu đô la, cũng như đạn dược của nó. Tuyên bố không nêu rõ thời gian của cuộc tấn công.
Video này, được Lực lượng tác chiến đặc biệt của Ukraine chia sẻ vào ngày 13 tháng 5 năm 2025, cho thấy lực lượng Ukraine phá hủy hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk-M3 và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Uragan-1 của Nga. (Lực lượng tác chiến đặc biệt/Telegram)
Theo Lực lượng tác chiến đặc biệt của Ukraine, Buk-M3 là một trong những hệ thống phòng không quan trọng của Nga, được sử dụng để tấn công mục tiêu trên không, trên bộ và trên mặt nước.
Hệ thống hỏa tiễn đất đối không Buk thời Liên Xô được cả Ukraine và Nga sử dụng.
Ukraine thừa hưởng hệ thống phòng không Buk từ Liên Xô, nhưng vũ khí này thường sử dụng hỏa tiễn do Nga sản xuất. Năm 2023, Ukraine tuyên bố đã chuyển đổi hệ thống để bắn hỏa tiễn của Hoa Kỳ.
Uragan-1 là một bệ phóng hỏa tiễn đa cỡ nòng của Nga có khả năng hoán đổi các thùng chứa phóng. Nó hoạt động với cỡ nòng 200 và 300 ly.
[Kyiv Independent: Ukraine reports destroying Russian Buk air defense system, Uragan rocket launcher]
2. Tổng thống Trump sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần này để đàm phán hòa bình Nga-Ukraine
Tổng thống Trump hôm thứ Hai đã để ngỏ khả năng tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này để tham dự các cuộc đàm phán hòa bình theo lịch trình giữa Nga và Ukraine.
“Tôi sẽ bay đến đó nếu tôi nghĩ điều đó hữu ích”, Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo không liên quan về giá thuốc. Tổng thống đang đi Trung Đông trong tuần này để tham dự một loạt các cuộc họp tại Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Ông không cung cấp thông tin cụ thể về việc ông có tham dự hay không hoặc ông có thể giúp gì cho tiến trình hòa bình. Chuyến đi của tổng thống cực kỳ phức tạp — xét đến các yêu cầu về an ninh và hậu cần — khiến việc thay đổi vào phút cuối trở nên khó khăn, mặc dù không phải là không thể.
Tổng thống Trump thúc đẩy các nước đang có chiến tranh theo đuổi các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul sau khi Putin bác bỏ tối hậu thư ngừng bắn 30 ngày từ Ukraine và các đồng minh Âu Châu và thay vào đó kêu gọi đàm phán trực tiếp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đồng ý — và thách thức Putin đích thân xuất hiện. Kể từ khi bác bỏ lệnh ngừng bắn, Nga đã tấn công Ukraine bằng hơn 100 máy bay điều khiển từ xa sát thủ.
“Cuộc họp vào thứ năm với Nga và Ukraine thực sự quan trọng,” Tổng thống Trump nói hôm thứ Hai. “Tôi thực sự khăng khăng rằng cuộc họp đó phải diễn ra. Tôi nghĩ những điều tốt đẹp có thể đến từ cuộc họp đó. Hãy dừng đổ máu, đó là một cuộc tắm máu.”
Đáp lại, Tổng thống Zelenskiy nói trên X rằng “tất cả chúng tôi ở Ukraine sẽ rất cảm kích nếu Tổng thống Trump có thể có mặt cùng chúng tôi tại cuộc họp này ở Türkiye.” Ông nói thêm: “Tôi hy vọng rằng người Nga sẽ không trốn tránh cuộc họp.”
[Politico: Trump floats traveling to Turkey this week for Russia-Ukraine peace talks]
3. Liên Hiệp Âu Châu sẽ gửi thêm 1 tỷ đô la từ lợi nhuận tài sản bị đóng băng của Nga cho quốc phòng Ukraine
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Âu Châu phụ trách Hòa bình, An ninh và Quốc phòng Charles Fries cho biết vào ngày 12 tháng 5, Liên Hiệp Âu Châu sẽ phân bổ 900 triệu euro, hay 1 tỷ đô la, từ lợi nhuận thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho vũ khí và đạn dược cho Ukraine.
Khoản hỗ trợ mới này nâng tổng số tiền hỗ trợ quốc phòng gần đây của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine lên 3,3 tỷ euro, hay 3,6 tỷ đô la, đánh dấu sự mở rộng đáng kể những nỗ lực của Âu Châu nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của Kyiv.
Phát biểu tại Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu-Ukraine lần thứ hai, Fries cho biết các hợp đồng được ký tuần trước tại Lviv sẽ chuyển hướng nguồn tiền vào các lĩnh vực hiện đại trong ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, bao gồm sản xuất máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn.
Vào ngày 9 tháng 5, Trưởng bộ phận đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas và các Ngoại trưởng đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt tại Lviv để chuyển 1 tỷ euro, hay 1,1 tỷ đô la, lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga sang Ukraine.
Thỏa thuận đó tập trung vào việc sản xuất và mua sắm chung thiết bị quân sự.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, các nước phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ đô la tài sản có chủ quyền của Nga.
Vào tháng 10 năm 2024, Nhóm Bảy nước (G7) đã phê duyệt khoản vay gần 50 tỷ đô la cho Ukraine và sẽ được hoàn trả từ số tiền thu được từ các khoản tiền bị đóng băng đó.
Kyiv liên tục thúc giục các đồng minh, đặc biệt là Bộ Tài chính Hoa Kỳ, chính thức hóa cơ chế sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho quốc phòng và tái thiết.
Các chính phủ phương Tây chủ yếu dựa vào việc phân bổ lại thu nhập lãi suất từ các quỹ bị đóng băng để hỗ trợ Kyiv.
Điện Cẩm Linh đã cảnh báo về sự trả đũa nếu tài sản của Nga bị tịch thu hoàn toàn vì lợi ích của Ukraine. Vào đầu năm 2024, Mạc Tư Khoa đã sửa đổi luật của mình để cho phép tịch thu ngược lại tài sản của phương Tây để đáp trả việc tịch thu tài sản ở nước ngoài.
[Kyiv Independent: EU to send extra $1 billion from frozen Russian asset profits for Ukraine's defense]
4. Nga đã đốt cháy trung tâm thương mại lớn nhất Warsaw, Tusk nói
Donald Tusk cho biết vụ hỏa hoạn lớn thiêu rụi trung tâm mua sắm lớn nhất tại thủ đô Warsaw của Ba Lan một năm trước là do những người hành động thay mặt cho Nga cố ý gây ra.
Các nước Âu Châu, đặc biệt là các nước ở phía đông khối, đã bị gián điệp Nga quấy nhiễu trong những năm gần đây. Tấn công đốt phá là một công cụ phổ biến khác được sử dụng như một phần trong chiến lược chiến tranh hỗn hợp của Nga.
“Chúng tôi hiện biết chắc chắn rằng vụ hỏa hoạn lớn ở trung tâm mua sắm Marywilska tại Warsaw là do hành vi đốt phá do các cơ quan đặc biệt của Nga ra lệnh,” Tusk nói. “Một số thủ phạm đã bị bắt giữ, tất cả những kẻ khác đã được xác định và [đang] bị truy nã. Chúng tôi sẽ bắt hết các người!”
Vào tháng 3, Tusk đã nói rằng bằng chứng từ Lithuania cho thấy Nga phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công, phù hợp với nghi ngờ ở Ba Lan, nhưng tuyên bố của ông vào Chúa Nhật là rõ ràng khi quy trách nhiệm cho Nga.
Cuộc điều tra của Lithuania phát hiện ra rằng vụ tấn công đốt phá một cửa hàng IKEA ở Vilnius vào ngày 9 tháng 5 năm 2024, cũng như vụ hỏa hoạn Marywilska vào ngày 12 tháng 5 năm 2024, đều do công dân Ukraine thực hiện thay mặt cho Nga, Tusk viết vào tháng 3. Một tuần trước đó, các công tố viên Ba Lan đã nói rằng một người tị nạn Belarus phải chịu trách nhiệm.
Không có ai bị thương trong vụ cháy ở Warsaw.
[Politico: Russia burned down Warsaw’s biggest mall, Tusk says]
5. Tổng thống Zelenskiy sẽ chỉ gặp Putin ở Istanbul, các cuộc đàm phán cấp thấp hơn là vô nghĩa, trợ lý cho biết
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ không gặp bất kỳ quan chức Nga nào khác ngoài Putin tại Istanbul trong tuần này, cố vấn tổng thống Mykhailo Podolyak cho biết trên chương trình Breakfast Show vào ngày 13 tháng 5, giải thích rằng các cuộc đàm phán với các đại diện cấp dưới sẽ vô nghĩa.
Tổng thống Zelenskiy đã mời Putin tham dự các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên của họ trong cuộc chiến tranh toàn diện. Mạc Tư Khoa đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Kyiv trong tuần này, nhưng vẫn chưa xác nhận cuộc gặp có thể diễn ra giữa hai nhà lãnh đạo.
“Không, tất nhiên rồi. Vâng, đây không phải là định dạng”, Podolyak nói khi được hỏi về việc Tổng thống Zelenskiy sẽ gặp một đại diện khác của Nga nếu nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh không tham dự.
Theo vị cố vấn, ngay cả các quan chức cao cấp của Nga như bộ trưởng cũng không thể đưa ra quyết định cơ bản về việc chấm dứt chiến tranh.
“Tức là chỉ có Putin mới có thể đưa ra quyết định tiếp tục chiến tranh hay chấm dứt chiến tranh”, Podolyak nói thêm.
Những bình luận này nhắc lại lời của Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, người cho biết Putin có thể “ủy thác các giai đoạn kỹ thuật và chuẩn bị”, nhưng Ukraine hiểu “ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bày tỏ sự lạc quan về cuộc gặp tiềm năng giữa hai nhà lãnh đạo, ám chỉ rằng ông cũng có thể tham dự.
“Cuộc họp giữa Nga và Ukraine vào thứ năm rất quan trọng. Tôi đã thúc đẩy mạnh mẽ để cuộc họp diễn ra. Tôi nghĩ rằng những điều tốt đẹp có thể đến từ cuộc họp này”, Tổng thống Hoa Kỳ cho biết.
Phản ứng trước bình luận của Tổng thống Trump, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông hoan nghênh khả năng Tổng thống Trump tham dự cuộc họp ở Thổ Nhĩ Kỳ, gọi đó là “ý tưởng đúng đắn”.
Ukraine và các đồng minh Âu Châu đã thúc giục ngừng bắn vô điều kiện bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như bước đầu tiên hướng tới hòa bình. Nga đã phớt lờ đề xuất này, tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine.
Khi được Kyiv Independent hỏi liệu Tổng thống Zelenskiy có dự định thực hiện chuyến đi ngay cả khi Nga không ủng hộ lệnh ngừng bắn hay nếu Putin từ chối tham dự, một nguồn tin thân cận với tổng thống cho biết, “Chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi phương án. Nhưng tất nhiên, chúng tôi đang chờ phản hồi riêng về lệnh ngừng bắn”.
Cuộc gặp mặt trực tiếp cuối cùng giữa Putin và Tổng thống Zelenskiy diễn ra vào năm 2019 tại Paris trong hội nghị thượng đỉnh Normandy Format. Kể từ đó, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai nhà lãnh đạo.
Ukraine và Nga đã không tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp kể từ các cuộc đàm phán không thành công ở Istanbul năm 2022.
[Kyiv Independent: Zelensky will only meet with Putin in Istanbul, lower-level talks pointless, aide says]
6. Cảnh sát điều tra vụ cháy đáng ngờ tại nhà của Keir Starmer ở Luân Đôn
Cảnh sát đang điều tra sau khi một vụ hỏa hoạn nhỏ bùng phát tại nhà riêng của Thủ tướng Keir Starmer ở phía bắc Luân Đôn vào sáng sớm thứ Hai.
Đội cứu hỏa Luân Đôn được gọi đến lúc 1:11 sáng và nhanh chóng khống chế được đám cháy. Không có ai bị thương, mặc dù cửa trước bị hư hại, hàng rào vẫn còn và cảnh sát đang có mặt tại hiện trường.
Một người dân sống trên phố cho biết anh nghe thấy tiếng nổ lớn, giống như tiếng “bom cháy” và có thể là tiếng kính vỡ.
Cảnh sát chống khủng bố đang tham gia vào cuộc điều tra và vụ hỏa hoạn đang được coi là đáng ngờ.
Trong khi Starmer làm thủ tướng tại Phố Downing, ông vẫn giữ nguyên nơi cư trú ở phía bắc Luân Đôn.
Phát ngôn nhân của Đội cứu hỏa Luân Đôn cho biết: “Lính cứu hỏa đã được gọi đến một đám cháy nhỏ bên ngoài một ngôi nhà” ở Kentish Town vào sáng thứ Hai, đồng thời nói thêm: “Hai xe cứu hỏa từ Đội cứu hỏa Kentish Town đã có mặt tại hiện trường”.
Tuyên bố của Sở Cảnh sát Thủ đô cho biết: “Vào lúc 1 giờ 35 sáng thứ Hai, ngày 12 tháng 5, cảnh sát đã được Sở Cứu hỏa Luân Đôn thông báo về một vụ hỏa hoạn tại một địa chỉ dân cư.”
Phố Downing cho biết thủ tướng rất biết ơn lực lượng cấp cứu vì đã làm việc tích cực nhưng không thể bình luận thêm do cuộc điều tra đang diễn ra.
[Politico: Police probe suspicious fire at Keir Starmer’s London home]
7. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế phán quyết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ MH17
Hội đồng Thường trực của Hàng không Dân dụng Quốc tế, gọi tắt là ICAO kết luận vào ngày 12 tháng 5 rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ chuyến bay MH17 vào tháng 7 năm 2014.
Chuyến bay MH17 khởi hành từ Sân bay Schiphol Amsterdam trên đường đến Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. Sau ba giờ bay, chiếc Boeing-777 đã bị lực lượng ủy nhiệm của Nga bắn hạ bằng hỏa tiễn đất đối không Buk trên bầu trời Donetsk của Ukraine.
Toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, trong đó có 196 công dân Hòa Lan, đã thiệt mạng.
Nga chưa bao giờ nhận trách nhiệm về thảm họa này, thay vào đó lại tung ra các thuyết âm mưu để đổ lỗi cho người khác.
Bộ Ngoại giao Hòa Lan cho biết trong một tuyên bố rằng “phần lớn” các thành viên ICAO đã ra phán quyết có lợi cho Hòa Lan và Úc trong một vụ kiện được đưa ra trước cơ quan quốc tế này vào năm 2022.
Phán quyết này coi Nga “chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ chuyến bay MH17” và nói thêm rằng hành động của Nga “vi phạm Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, còn gọi là Công ước Chicago”, tuyên bố cho biết thêm.
“Trong những tuần tới, Hội đồng ICAO sẽ xem xét hình thức bồi thường nào là phù hợp”, Ngoại trưởng Hòa Lan Caspar Veldkamp cho biết. “Trong bối cảnh đó, Hòa Lan và Úc đang yêu cầu Hội đồng ICAO ra lệnh cho Liên bang Nga tham gia đàm phán với Hòa Lan và Úc, và Hội đồng tạo điều kiện cho quá trình này”.
Người thân của các nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 khẳng định rằng việc Nga thừa nhận trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay phải là một phần của thỏa thuận hòa bình có thể có nhằm chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Mạc Tư Khoa với Ukraine, tờ European Pravda đưa tin vào ngày 26 tháng 2, trích dẫn các bản sao thư có được.
Đại sứ Ukraine tại Canada Yulia Kovaliv, đồng thời là đại diện ICAO của Kyiv, nói với tờ European Pravda rằng quyết định này đánh dấu “một bước quan trọng nữa trong việc buộc (Nga) phải chịu trách nhiệm”.
Kovaliv nói thêm: “Hàng không dân dụng là một chủ đề nhạy cảm đối với người Nga và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo đảm rằng những bên vi phạm Công ước Chicago, như Nga và Iran, phải chịu trách nhiệm”.
Tòa án quận The Hague vào tháng 11 năm 2022 đã tuyên án vắng mặt hai công dân Nga và một công dân Ukraine tù chung thân vì liên quan đến vụ bắn hạ chuyến bay MH17. Bị cáo thứ tư, cũng là công dân Nga, được tuyên trắng án vì không đủ bằng chứng kết tội anh ta.
Trong một sự việc khác xảy ra vào ngày 25 tháng 12, một hỏa tiễn phòng không Pantsir của Nga có khả năng đã gây ra vụ rơi máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines trên không phận Nga, khiến 38 trong số 67 người trên máy bay thiệt mạng.
Trước đó, Baku đã cáo buộc Nga vô tình bắn hạ máy bay và yêu cầu Nga thừa nhận tội lỗi và bồi thường.
[Kyiv Independent: International Civil Aviation Organization rules Russia responsible for downing MH17]
8. Nguồn tin cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ công bố lệnh trừng phạt mới đối với Nga vào ngày 14 tháng 5
Một quan chức Liên Hiệp Âu Châu giấu tên nói với tờ Kyiv Independent rằng Liên Hiệp Âu Châu có kế hoạch công bố gói lệnh trừng phạt tiếp theo đối với Nga vì hành động xâm lược Ukraine vào ngày 14 tháng 5.
Khối Âu Châu trước đó đã công bố 16 gói trừng phạt riêng biệt kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022. Các biện pháp này nhắm vào các cá nhân, công ty và tổ chức nhà nước có liên quan đến việc hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Nga tại Ukraine.
Chi tiết về gói hỗ trợ thứ 17 vẫn chưa rõ ràng, mặc dù các báo cáo trước đó cho rằng nó có thể bao gồm các biện pháp nhắm vào tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, đội tàu vận tải ngầm của Mạc Tư Khoa và các mạng lưới hỗ trợ liên quan.
Nga đã sử dụng đội tàu ngầm để tránh lệnh trừng phạt của phương Tây và vận chuyển dầu vượt mức giá trần do G7 áp đặt. Các nước Âu Châu cũng đã liên kết đội tàu này với các hoạt động gián điệp và phá hoại.
Các cuộc đàm phán về gói trừng phạt thứ 17 bắt đầu ngay sau khi Liên Hiệp Âu Châu thông qua gói trừng phạt thứ 16 vào ngày 24 tháng 2. Gói trừng phạt cuối cùng này cũng nhắm vào đội tàu chở dầu ngầm của Nga, các tổ chức tài chính, các thực thể liên quan đến tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, v.v.
Anh đã áp dụng gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay đối với đội tàu ngầm vào ngày 9 tháng 5, nhắm vào 101 tàu.
Phát ngôn nhân về các vấn đề đối ngoại của Ủy ban Âu Châu Anita Hipper nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Những gì chúng tôi làm về phía mình là tiếp tục gây áp lực lên Nga, bằng các biện pháp trừng phạt, bằng sự hỗ trợ, bằng hoạt động nhân đạo quân sự trên mọi phương diện”.
Liên Hiệp Âu Châu thường xuyên phải đối mặt với sự phản đối từ một số quốc gia thành viên, cụ thể là Hung Gia Lợi, trong việc thực hiện một số lệnh trừng phạt, đôi khi buộc khối này phải giảm bớt các gói trừng phạt.
Paula Pinho, phát ngôn nhân chính của ủy ban, bình luận rằng “bất cứ khi nào và khi nào đề xuất trong sáng kiến này bắt đầu với Ủy ban (Âu Châu) về mặt lệnh trừng phạt, rõ ràng là sẽ có các cuộc thảo luận với tất cả các quốc gia thành viên để bảo đảm rằng điều này thực sự có thể được thông qua”.
“Và vì vậy, những cuộc đàm phán như vậy diễn ra liên tục về việc... bảo đảm rằng có sự ủng hộ rộng rãi bất cứ khi nào các lệnh trừng phạt mới được đề xuất”, bà nói thêm trong các bình luận cho tờ Kyiv Independent.
[Kyiv Independent: EU to unveil new sanctions against Russia on May 14, source says]
9. Witkoff sử dụng phiên dịch viên của Điện Cẩm Linh trong các cuộc họp với Putin, NBC đưa tin
Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Đông, Steve Witkoff, đã nhờ đến các phiên dịch viên từ Điện Cẩm Linh trong các cuộc gặp với Putin, NBC News đưa tin vào ngày 10 tháng 5, trích lời một quan chức Hoa Kỳ và hai quan chức phương Tây có hiểu biết về các cuộc đàm phán.
Witkoff, người nổi lên như là đặc phái viên cá nhân của Tổng thống Trump với Putin, đã gặp Tổng thống Nga nhiều lần trong những tháng gần đây. Chuyến thăm gần đây nhất của ông diễn ra tại Mạc Tư Khoa vào ngày 26 tháng 4, một ngày sau vụ tấn công bằng hỏa tiễn hàng loạt khiến 12 người thiệt mạng ở Kyiv.
Witkoff — một ông trùm bất động sản không nói được tiếng Nga — đã không thuê phiên dịch viên riêng của mình trong các cuộc họp này, các quan chức nói với NBC News. Quyết định này vi phạm các giao thức thông thường và khiến ông phụ thuộc vào các phiên dịch viên do Cẩm Linh cung cấp.
Một quan chức phương Tây cho biết: “Nếu họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga, ông ấy cũng không hiểu họ đang nói gì”.
Michael McFaul, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, gọi việc Witkoff từ chối sử dụng phiên dịch viên riêng của mình là “một ý tưởng rất tồi”.
McFaul trả lời NBC News qua email rằng: “Tôi nói tiếng Nga và đã nghe các phiên dịch viên của Điện Cẩm Linh và Hoa Kỳ tại cùng một cuộc họp, và ngôn ngữ không bao giờ giống nhau”.
Hành vi của Witkoff trong các cuộc đàm phán cao cấp trước đây đã bị đặt dấu hỏi. Tờ New York Post đưa tin vào ngày 30 tháng 4 rằng đường lối của ông đã gây lo ngại cho các quan chức Tòa Bạch Ốc, với các nguồn tin trích dẫn việc ông sử dụng phiên dịch viên của Điện Cẩm Linh là một lựa chọn có vấn đề.
Một nguồn tin mô tả Witkoff là “một chàng trai tốt bụng, nhưng lại là một thằng ngốc vụng về.”
Trong một tuyên bố gửi tới NBC NEws, Phó Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Anna Kelly cho biết Witkoff “tuân thủ mọi giao thức an ninh phối hợp với Bộ Ngoại giao”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày càng bày tỏ sự thất vọng vì không thể bảo đảm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Trong khi chính quyền của ông tìm kiếm mối quan hệ nồng ấm hơn với Mạc Tư Khoa, Tổng thống Trump ủng hộ đề xuất của Ukraine và Âu Châu về lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 3 và cho biết ông sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga nếu Putin từ chối.
Putin không đồng ý với đề xuất này. Trong bài phát biểu ngày 11 tháng 5, thay vào đó, ông đã mời Ukraine bắt đầu đàm phán trực tiếp tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5. Nga đã liên tục từ chối chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine.
[Kyiv Independent: Witkoff uses Kremlin translators in meetings with Putin, NBC reports]
10. Nga phớt lờ đề xuất ngừng bắn ngày 12 tháng 5, Ukraine nói với các đồng minh tại cuộc họp ở Luân Đôn
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng được tổ chức tại Luân Đôn vào ngày 12 tháng 5, tham gia cùng những người đồng cấp từ Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và Liên minh Âu Châu thông qua liên kết video, Bộ Ngoại giao cho biết.
Phát biểu sau cuộc họp, Sybiha cảm ơn Ngoại trưởng Anh David Lammy đã triệu tập các đồng minh theo cái mà ông gọi là “hình thức hiệu quả và thường xuyên” và cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào việc phối hợp các nỗ lực hòa bình và hợp tác chung với Hoa Kỳ.
“Tuần này sẽ mang tính quyết định đối với hòa bình và trách nhiệm giải trình”, Sybiha cho biết. Ông cũng chia sẻ thông tin tình báo tiền tuyến từ Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi, xác nhận rằng lực lượng Nga đã không tôn trọng lệnh ngừng bắn được đề xuất từ ngày 12 tháng 5 và tiếp tục tấn công các vị trí của Ukraine trên khắp mặt trận.
Sybiha cho biết Ukraine và các đồng minh đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với ngành ngân hàng, ngân hàng trung ương và ngành năng lượng của Nga, có khả năng sẽ được đưa ra cùng với các gói viện trợ quốc phòng mới. “Putin phải hiểu được cái giá phải trả khi từ chối hòa bình và lựa chọn chiến tranh”, ông nói.
Theo phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski, các bộ trưởng từ nhóm “Weimar Plus”, Pháp, Đức, Ba Lan và Anh, cũng sẽ tổ chức một cuộc điện đàm chung vào ngày 12 tháng 5 với các đối tác của họ từ Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ có kế hoạch thảo luận về việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng giữa Ukraine và Nga tại Istanbul, theo Ukrinform.
[Kyiv Independent: Russia ignores May 12 ceasefire proposal, Ukraine tells allies at London meeting]
11. Hung Gia Lợi hủy cuộc họp về các dân tộc thiểu số với Ukraine vì vụ bê bối gián điệp
Ngoại trưởng Hung Gia Lợi cho biết vào ngày 11 tháng 5, Hung Gia Lợi đã hủy cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 5 với phái đoàn Ukraine về quyền của các dân tộc thiểu số, trong bối cảnh vụ án gián điệp giữa hai nước ngày càng trầm trọng.
“Tôi đã hủy cuộc họp ngày mai vì tôi tin rằng những diễn biến gần đây trong quan hệ Hung Gia Lợi-Ukraine không cho phép có một cuộc thảo luận trung thực và mang tính xây dựng về một vấn đề quan trọng và nhạy cảm như quyền của các dân tộc thiểu số”, Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Peter Szijjarto nói.
Vào ngày 9 tháng 5, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU được tường trình đã phá vỡ một mạng lưới tình báo quân sự Hung Gia Lợi hoạt động tại Tỉnh Zakarpattia, bắt giữ hai điệp viên bị cáo buộc làm gián điệp chống lại nhà nước Ukraine.
Ngay sau đó vào ngày 9 tháng 5, Hung Gia Lợi bị cáo buộc đã trục xuất hai “gián điệp” làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao tại đại sứ quán Ukraine ở Budapest, Ngoại trưởng Peter Szijjarto cho biết. Đáp lại tuyên bố của Szijjarto, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết Ukraine đang trục xuất hai nhà ngoại giao Hung Gia Lợi khỏi Kyiv.
Tỉnh Zakarpattia là một khu vực có cộng đồng người Hung Gia Lợi thiểu số đông đảo và là một vị trí nhạy cảm dọc theo biên giới phía đông của NATO. Kyiv từ lâu đã cáo buộc Budapest làm suy yếu chủ quyền của Ukraine thông qua sự can thiệp chính trị và các chương trình cấp quốc tịch kép.
Budapest đã nhiều lần cáo buộc Kyiv phân biệt đối xử với nhóm dân tộc thiểu số Hung Gia Lợi tập trung ở phía tây nam Ukraine, một cáo buộc mà giới lãnh đạo Ukraine phủ nhận. Phần lớn các tranh chấp này tập trung vào luật ngôn ngữ của Ukraine, theo đó yêu cầu ít nhất 70% chương trình giáo dục trên lớp năm phải được giảng dạy bằng tiếng Ukraine.
Trong khi Budapest gọi biện pháp này là phân biệt đối xử với cộng đồng thiểu số Hung Gia Lợi, Kyiv phản pháo rằng biện pháp này chỉ nhằm mục đích bảo đảm mọi công dân Ukraine đều có đủ hiểu biết về ngôn ngữ chính thức.
Hung Gia Lợi đã đưa ra yêu cầu gồm 11 điểm gửi tới Ukraine liên quan đến quyền của các dân tộc thiểu số, bao gồm việc khôi phục lại địa vị của trường học quốc gia, quyền lấy bằng tốt nghiệp trung học bằng tiếng Hung Gia Lợi và quyền sử dụng tiếng Hung Gia Lợi trong đời sống công cộng.
Trước những căng thẳng gia tăng do vụ bê bối gây ra, trong những tháng gần đây, hai nước đã tìm cách hàn gắn quan hệ về vấn đề này.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 10 năm 2024 rằng Kyiv đang chuẩn bị một văn bản hợp tác song phương với Budapest “để giải quyết những hiểu lầm” giữa hai nước. Trong khi Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết vào ngày 30 tháng 9 sau các cuộc hội đàm với Szijjarto rằng cả hai bên đều thấy “động lực tích cực” trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các nhóm thiểu số quốc gia.
Vào tháng 9 năm 2023, quốc hội Ukraine đã phê duyệt những thay đổi đối với luật về dân tộc thiểu số, đây là một trong bảy bước do Ủy ban Âu Châu khuyến nghị vào tháng 6 năm 2022 để Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu. Những thay đổi này đã được Tổng thống Zelenskiy ký thành luật vào tháng 11.
Hung Gia Lợi tiếp tục duy trì mối quan hệ tích cực với Nga trái ngược với các thành viên Liên Hiệp Âu Châu khác. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban được coi là nhà lãnh đạo thân thiện nhất với Mạc Tư Khoa tại Liên Hiệp Âu Châu trong cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine. Ông đã nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, lập luận rằng sự hỗ trợ của phương Tây kéo dài chiến tranh.
Ngày 26 tháng 3, Szijjarto đã đến thăm Mạc Tư Khoa để thảo luận về việc tiếp tục hợp tác kinh tế giữa hai nước.
[Kyiv Independent: Hungary cancels meeting on national minorities with Ukraine over spying scandal]
Rôma tưng bừng chuẩn bị Lễ Đăng Quang, khai mạc sứ vụ mục tử toàn Hội Thánh. HY Nhật Bản nhận định
VietCatholic Media
17:40 14/05/2025
1. Tổng thống Zelenskiy có thể sẽ tới Vatican để dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo, trợ lý cho biết
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy có kế hoạch tham dự Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV mới được bầu tại Vatican vào Chúa Nhật này, nếu nghĩa vụ thời chiến của ông cho phép, chánh văn phòng của ông Andriy Yermak nói với Reuters hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
Sự kiện diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ đánh dấu lễ nhậm chức chính thức của nhà lãnh đạo mới của Giáo Hội Công Giáo, người được bầu vào ngày 8 tháng 5. Một số nhà lãnh đạo toàn cầu dự kiến sẽ có mặt.
“Tổng thống Zelenskiy đang có kế hoạch đến Vatican, nhưng bạn biết rằng trước Chúa Nhật chúng tôi có một số cuộc họp rất quan trọng khác”, Yermak nói, ám chỉ đến các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng được lên lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này. Ông nói thêm rằng trong khi các kế hoạch vẫn chưa chắc chắn do cuộc chiến đang diễn ra, Tổng thống Zelenskiy sẽ “vui mừng khi có mặt tại Rôma vào ngày này”.
Yermak xác nhận rằng Đức Tân Giáo Hoàng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Zelenskiy vào thứ Hai, trong đó Đức Giáo Hoàng bày tỏ mong muốn tạo điều kiện cho các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo toàn cầu và cam kết ủng hộ các nỗ lực hướng tới “một nền hòa bình công bằng và lâu dài”. Theo Yermak, Đức Giáo Hoàng đã nói “rất nồng nhiệt” về Ukraine và phản ứng “rất, rất tích cực” với lời mời đến thăm đất nước này, mặc dù chưa có chuyến thăm nào được xác nhận.
Tổng thống Zelenskiy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp nhau trước đó tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong lễ tang của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 26 tháng 4. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã thảo luận về các hệ thống phòng không và các lệnh trừng phạt tiếp theo đối với Nga.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn chưa công bố ai sẽ đại diện cho chính quyền Tổng thống Trump tại Thánh lễ Chúa Nhật, kỳ vọng vào các cuộc họp bên lề quan trọng đang rất cao.
Yermak thừa nhận những căng thẳng trong quá khứ giữa Kyiv và Vatican trong nhiệm kỳ của Đức Thánh Cha Phanxicô—đặc biệt là sau bình luận “cờ trắng” gây tranh cãi của ngài—nhưng bày tỏ sự lạc quan với Đức Giáo Hoàng Lêô XIV. “Chúng tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ tiếp nối chính sách của Đức Thánh Cha Phanxicô về viện trợ nhân đạo của Giáo hội và những nỗ lực giúp trẻ em Ukraine bị Nga bắt cóc trở về. Nhưng đồng thời, đó sẽ là một chính sách mới.”
Source:Kyiv Independent
2. Vatican bị thâm hụt ngân sách khoảng hai tỷ Euro
Theo báo Corriere della sera, Người đưa tin chiều, là nhật báo có ấn bản lớn nhất tại Ý, Tòa Thánh đang bị thâm hụt tài chính đến hai tỷ Euro, một công tác không dễ dàng mà Đức Giáo Hoàng Lêô XIV cần giải quyết.
Ngân khoản thiếu hụt này đặc biệt đe dọa quỹ hưu bổng của khoảng năm ngàn nhân viên tại Vatican. Báo này cũng nói rằng trong 12 năm tại nhiệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không chữa lành được tình trạng thiếu hụt ngân sách của quốc gia thành Vatican. Một số nguồn tin khác nói rằng Tòa Thánh bị thiếu hụt mỗi năm 70 triệu Euro và trong hơn hai năm gần đây, Tòa Thánh không công bố ngân sách nữa.
Trong các phiên họp Đại Hội Đồng trước Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng, nhiều Hồng Y đã than phiền rằng Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị kéo dài trong 3 năm đã tiêu tốn một số tiền quá lớn cho các mục tiêu vẫn chưa có gì là rõ ràng.
Hồi tháng Chín năm ngoái, hay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thư cho các Hồng Y kêu gọi sự cộng tác của các vị, tiết kiệm và góp ý tìm phương thế để cải tiến tình trạng tài chính.
Tiếp đến, ngày 26 tháng Hai năm nay, khi còn ở Bệnh viện Gemelli, Đức Phanxicô đã cho thành lập một Ủy ban mới để tăng cường việc quyên tiền cho Tòa Thánh.
Khác với các nước khác, từ thế kỷ XX, Vatican không có hoạt động trong thị trường tư bản quốc tế để tài trợ cho mình qua những trái phiếu.
Người ta không rõ việc bầu một vị Giáo hoàng người Mỹ có ảnh hưởng đến ý muốn của các tín hữu Công Giáo tại nước của ngài, dâng cúng giúp đỡ Tòa Thánh hay không. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, Ngân hàng Vatican đóng góp phần tiền lời của mình cho Tòa Thánh và các giáo phận cũng như các hiệp hội Công Giáo, như Hội Hiệp sĩ Colombo thuộc vào số những tổ chức quan trọng tài trợ cho Tòa Thánh. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sự đóng góp từ phía Công Giáo Mỹ giảm sút đáng kể.
3. Vẻ đẹp đặc biệt của việc được bầu làm giáo hoàng vào tháng 5
Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.
Ngài đã có bài viết sau trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, với nhan đề “The extra beauty of being elected pope in the month of May” nghĩa là “Vẻ đẹp đặc biệt của việc được bầu làm giáo hoàng vào tháng 5.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Có điều gì đó mạnh mẽ thầm lặng về thời điểm bầu Giáo hoàng Lêô XIV. Không chỉ ngày — 8 tháng 5 năm 2025 — mà còn là tháng đó.
Như bạn chắc hẳn đã biết, tháng Năm từ lâu đã giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của Giáo hội vì đây là tháng dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Đây là thời điểm lòng sùng kính nở rộ theo những cách vừa hữu hình vừa vô hình.
Trên khắp thế giới, các giáo xứ đội vòng hoa tươi lên tượng Đức Mẹ. Trẻ em mang theo lễ vật là hoa cúc và hoa hồng. Các gia đình lại tụ họp để cầu nguyện Kinh Mân Côi, tìm lại sự bình an đến từ sự lặp lại và tin tưởng. Đây là một tháng không được đánh dấu bằng sự kịch tính, mà bằng sự dịu dàng — bằng ân sủng của người mẹ an ủi, củng cố và biến đổi một cách lặng lẽ.
Do đó, được bầu làm giáo hoàng vào tháng 5 là bắt đầu một triều Giáo Hoàng dưới sự giám sát của Mẹ Giáo hội. Đó là bước vào vai trò lãnh đạo không phải bằng những tuyên bố lớn tiếng, mà bằng một trái tim rộng mở để lắng nghe — giống như Đức Maria đã làm. Có điều gì đó mang tính biểu tượng sâu sắc về khoảnh khắc này đối với Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người dường như đã tỏa ra tinh thần khiêm nhường và gần gũi mục vụ. Việc bầu ngài không giống như một sự tách biệt khỏi quá khứ, mà là sự tiếp nối công việc chữa lành và hiệp nhất lặng lẽ, vững chắc — là dấu ấn của sự hiện diện của Đức Maria trong Giáo hội.
Tháng Năm cũng là tháng của sự sống mới. Đó là khi thiên nhiên bắt đầu hát trở lại -- giống như chúng ta tưởng tượng những con mòng biển đang làm trên mái Nhà nguyện Sistina trong Cơ Mật Viện! -- và khi những nụ hoa nở rộ. Về mặt tinh thần, nó nhắc nhở chúng ta rằng hy vọng không bao giờ nằm im lâu. Một giáo hoàng mới được bầu vào mùa này trở thành một loại biểu tượng sống động: rằng Giáo hội cũng luôn được đổi mới, luôn xuất hiện với vẻ đẹp mới, giọng nói mới, khởi đầu mới.
Và có lẽ đó là món quà tuyệt vời nhất trong thời điểm này — rằng thế giới đang được nhắc nhở rằng sự lãnh đạo thực sự bắt đầu bằng sự đầu hàng. Đức Maria đã nói “xin vâng” trong im lặng, và điều đó đã thay đổi lịch sử. Đức Giáo Hoàng Lêô XIV bắt đầu cuộc hành trình của mình trong sự bao bọc của cùng ân sủng của Đức Maria, dưới áo choàng của Mẹ, và với sự chuyển cầu của Mẹ.
Trong tháng của Đức Maria, chúng ta không được yêu cầu phải mạnh mẽ. Chúng ta chỉ được mời gọi tin tưởng.
Khi chúng ta bước qua tháng Đức Mẹ này, có lẽ chúng ta có thể dành một chút thời gian mỗi ngày để phó thác Đức Giáo Hoàng Lêô XIV — và cuộc sống của chúng ta — cho sự chăm sóc của Đức Mẹ. Cho dù qua một Kinh Kính Mừng hay trọn vẹn Kinh Mân Côi, chúng ta hãy cầu xin Mẹ hướng dẫn chương mới này trong cuộc sống của Giáo hội với cùng một ân sủng, lòng can đảm và sự bình an đã định nghĩa nên lời “xin vâng” của Mẹ. Trong một thế giới khao khát sự hiệp nhất và lòng thương xót, xin cho chúng ta trở thành những khí cụ thầm lặng của cả hai.
Source:Aleteia
4. Cha sở tại Gaza: Pháo kích mọi nơi, thiếu thốn mọi sự
Linh mục Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza cho biết các cuộc dội bom và pháo kích của quân đội Israel diễn ra khắp nơi tại miền này và dân chúng thiếu thốn mọi sự; chúng tôi nuôi dưỡng hy vọng bằng lời cầu nguyện và chia sẻ”.
Chính phủ Israel đã quyết định đánh chiếm toàn miền Gaza và từ hơn hai tháng nay cấm cản các đoàn xe chở đồ cứu trợ không được vào miền này. Hàng trăm ngàn người dân phải tản cư.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý, truyền đi ngày 06 tháng Năm vừa qua, cha Romanelli nói: “Tình hình tiếp tục rất trầm trọng. Có những cuộc dội bom cả ngày và cả tại vùng giáo xứ Thánh Gia của chúng tôi, thuộc thành phố Gaza. Những mảnh bom rơi cả vào khu vực giáo xứ chúng tôi, nhưng cám ơn Chúa không có ai bị thương, và tất cả chúng tôi còn bình yên”.
Cha Romanelli, người Á Căn Đình, thừa sai thuộc Dòng Ngôi Lời nhập thể. Cha cho biết “dân chúng ở Gaza kiệt quệ: thiếu lương thực, nước uống, thuốc men. Chung quanh đây người ta thấy dân chúng xếp hàng dài đợi để lấy vài lít nước uống và vài khẩu phần lương thực”.
Trong tình trạng đó, khuôn viên giáo xứ Thánh Gia còn tiếp tục là một ốc đảo an bình và trợ giúp cho mọi người, không phân biệt ai. Cha sở cho biết:
“Trong tư cách là giáo xứ, chúng tôi cố gắng làm tất cả những gì có thể để nâng đỡ, ngay từ khi chiến tranh bùng nổ, cho hàng ngàn gia đình con sống trong khu vực chúng tôi. Chúng tôi đang dùng đồ cứu trợ từ Toà Thượng phụ Công Giáo Latinh ở Giêrusalem. Bây giờ, chúng tôi phải hạn chế khẩu phần để có thể tiếp tục giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn nhiều nhất. Chúng tôi lọc được nước kín múc được trong giáo xứ, nhưng nhu cầu thật là nhiều. Trong giáo xứ hiện vẫn còn khoảng 500 người tị nạn, không kể đông đảo các trẻ em khuyết tật do các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta săn sóc”.
Cha Romanelli than phiền rằng: “nhìn quanh đây tất cả là tàn phá thê lương, không có gì làm cho người ta nghĩ đến một cuộc ngưng chiến và trả tự do cho các con tin. Không có gì làm cho dân chúng địa phương hy vọng có thể ở lại trên quê hương của họ và tái thiết cuộc sống. Với cộng đoàn Kitô tị nạn bé nhỏ, chúng tôi tìm cách nuôi dưỡng hy vọng qua sự chia sẻ vật chất và tinh thần. Chung tôi cầu nguyện mỗi ngày, làm việc với những nhóm nhỏ những người trẻ, đọc Kinh Thánh, học gương các thánh, linh hoạt các trẻ em, nhưng luôn luôn ở trong khuôn viên giáo xứ vì lý do an ninh”.
5. Hồng Y Nhật Bản giải thích lý do Giáo hoàng Lêô XIV được chọn trong Cơ Mật Viện
Đức Hồng Y người Nhật Isao Kikuchi của Tokyo cho biết công việc trước đây của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với tư cách là một nhà truyền giáo và một viên chức Vatican là những lý do quan trọng khiến ngài trở thành một giáo hoàng tốt.
Phát biểu với Crux, Đức Hồng Y đã chia sẻ suy nghĩ của mình về việc bầu Đức Hồng Y người Mỹ Robert Francis Prevost, một thành viên của dòng Augustinô, vào Ngai tòa Phêrô vào ngày 8 tháng 5.
“Đức Giáo Hoàng Lêô XIV có nền tảng phong phú trong công tác truyền giáo, đặc biệt là ở Peru, nơi ngài vừa là nhà truyền giáo vừa là giám mục. Ngài cũng lãnh đạo Dòng Augustinô với tư cách là Bề trên Tổng quyền và gần đây nhất là giữ chức tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, mang lại cho ngài kinh nghiệm sâu sắc trong cả công tác mục vụ và quản lý trong Giáo hội và cũng là một nhà lãnh đạo hiệu quả và đáng tin cậy”, Đức Hồng Y Kikuchi cho biết.
“Trong những ngày trước khi diễn ra Cơ Mật Viện, gần 180 Hồng Y đã họp gần như hàng ngày tại đại hội đồng để thảo luận về tương lai của Giáo hội, các vấn đề hiện tại và kỳ vọng đối với vị mục tử mới của Giáo hội hoàn vũ. Mọi người, bao gồm cả tôi và Hồng Y Thomas Aquino Manyo Maeda từ Nhật Bản, đều có cơ hội phát biểu và chia sẻ suy nghĩ của mình”,
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Tokyo cho biết những phát biểu của ngài tập trung đặc biệt vào tổ chức Caritas Internationalis mà ngài là chủ tịch.
“Được truyền cảm hứng từ các giá trị Phúc âm và Giáo huấn xã hội Công Giáo, Caritas ứng phó với các thảm họa, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và ủng hộ các nguyên nhân gây ra đói nghèo và xung đột. Người ta nói rằng Caritas Internationalis là tổ chức phi chính phủ quốc tế lớn thứ hai nhưng trên thực tế, nó không phải là một cơ quan dịch vụ cứu trợ hoạt động cũng không phải là một cơ quan tài trợ lớn “, Đức Hồng Y cho biết trước khi cuộc họp kín diễn ra.
“Đó là một liên minh hoặc hơn 160 tổ chức thành viên và mỗi tổ chức được cho là nằm dưới sự quản lý của các Giám mục riêng của họ, và do đó, độc lập. Caritas Internationalis điều phối các dự án và hành động cứu trợ hoặc phát triển giữa các tổ chức thành viên và thúc đẩy bản sắc Công Giáo giữa tất cả các tổ chức thành viên,” Kikuchi nói với các Hồng Y khác vào thời điểm đó.
Ngài nói với Crux rằng quan điểm của ngài là tầm quan trọng của việc tuân theo Giáo lý xã hội Công Giáo, giữ vững bản sắc Công Giáo và phát triển tính đồng nghị giữa các tổ chức thành viên, điều này sẽ khiến tổ chức bác ái quốc tế lớn này thực sự phục vụ cho mục vụ bác ái của Giáo hoàng.
“Trong phiên họp chung, nhiều Hồng Y đã suy ngẫm về tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặc biệt là lòng dũng cảm và sự khôn ngoan của ngài khi lãnh đạo dân Chúa,” vị Hồng Y người Nhật Bản cho biết.
“Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng chúng ta không tìm kiếm một Giáo hoàng Phanxicô thứ hai, một bản sao của Giáo hoàng Phanxicô, mà là một người kế vị đích thực của Thánh Phêrô, người sẽ trung thành dẫn dắt Giáo hội theo ý Chúa và đáp lại lòng tin mà Chúa Giêsu trao phó”, ngài nói.
“Nhiều người bày tỏ rằng chúng ta cần một vị giáo hoàng có kinh nghiệm và kiến thức phong phú về cả mục vụ và quản lý Giáo hội với một tâm hồn sâu sắc. Nhiều người bày tỏ nhu cầu cần có một vị giáo hoàng có đầu óc mục vụ để tiếp tục con đường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và đào sâu con đường của tính đồng nghị”.
“Nhiều người bày tỏ rằng chúng ta cần Đức Giáo Hoàng điều hành tốt Giáo triều với tinh thần tái cấu trúc do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi xướng. Nhiều người cũng bày tỏ rằng chúng ta cần một vị giáo hoàng có tâm linh sâu sắc và hiểu biết sâu sắc về đức tin để đoàn kết mọi người trong Giáo hội. Không có nhiều Hồng Y trong số chúng tôi có thể phù hợp với loại này và Đức Hồng Y Prevost chính là người đáp ứng được tất cả những yêu cầu này”, ngài giải thích.
Đức Hồng Y Kikuchi nói với Crux rằng sau một số cuộc bỏ phiếu, tất cả các Hồng Y trong Cơ Mật Viện đều thấy rõ rằng Đức Hồng Y Prevost “là người đã được chính Chúa Giêsu lựa chọn: Cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy ngài”.
“Chúng ta vẫn chưa biết chính xác Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ đi theo con đường nào. Ngài có thể lãnh đạo khác với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đó là một phần trong hành trình của Giáo hội. Điều quan trọng nhất là chúng ta cầu nguyện mỗi ngày cho Đức Thánh Cha mới của chúng ta, cầu xin Chúa Thánh Thần ban phước, bảo vệ và hướng dẫn ngài”.
“Trong những lời đầu tiên phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã nói về tầm quan trọng của hòa bình, đối thoại và sự đồng hành cùng nhau như một Giáo hội”.
Đức Hồng Y Kikuchi nói với Crux: “Bằng cách chọn tông hiệu là Lêô, ngài cũng liên kết mình với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, người đã công bố thông điệp Rerum Novarum vào năm 1891, một văn kiện quan trọng được coi là nền tảng cho giáo huấn xã hội của Giáo hội ngày nay”.
“Việc coi trọng các giáo huấn xã hội của Giáo hội có tầm quan trọng đáng kể trong việc thực hiện lành mạnh các hoạt động bác ái hoặc Caritas của Giáo hội. Điều này có thể cho thấy mối quan tâm mạnh mẽ của ngài đối với sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới ngày nay”, ngài nói.
“Chúng ta hãy cùng nhau bước đi, lắng nghe tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Leo,” Đức Hồng Y nói.
Source:Crux
6. Câu hỏi của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV về tổ tiên của ngài
Giám đốc nhà xuất bản Marc Leboucher tình cờ gặp Đức Lêô XIV tại nhà trọ Santa Marta, và vô cùng bất ngờ khi Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự tò mò về nguồn gốc Pháp của mình.
Nhờ một sự may mắn, Marc Leboucher, một nhà xuất bản tại Salvator, đã dùng bữa trưa tại một chiếc bàn cạnh bàn của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV tại dinh thự Santa Marta của Vatican vào hôm thứ sáu, ngày 9 tháng 5. Trong khi trò chuyện với người đàn ông Pháp, tân giáo hoàng đã yêu cầu ông tìm hiểu về nguồn gốc Pháp của mình. Đức Tân Giáo Hoàng Robert Francis Prevost sinh ngày 14 tháng 9 năm 1955 tại Chicago, Hoa Kỳ, trong một gia đình có dòng máu Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
“Tôi nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đã can thiệp vào việc này!” Marc Leboucher bình luận.
Hiện đang ở Rôma với một nhóm từ Salvator để xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Pháp về tân Giáo hoàng Lêô XIV, ông đã cố gắng để có thể diện kiến Đức Tân Giáo Hoàng vào ngày sau khi được bầu. Là một người bạn lâu năm của Hồng Y Philippe Barbarin, Leboucher được mời dùng bữa trưa tại nhà trọ Santa Marta, dinh thự Vatican nơi tất cả các Hồng Y cử tri đang ở trong Cơ Mật Viện.
“Tôi thấy mình là người giáo dân duy nhất giữa Hồng Y Đoàn,” Giám đốc nhà xuất bản nói. Ông ngồi xuống một chiếc bàn nơi các Hồng Y từ Madagascar, Ấn Độ và Ý đang dùng bữa trưa. Thực đơn ngày hôm đó: rau sống, mì ống, rau bina và cá, “vì hôm nay là thứ Sáu.”
Một cuộc gặp gỡ tình cờ với Đức Giáo Hoàng mới
Khoảng 15 phút sau, Giám đốc nhà xuất bản Pháp nghe thấy tiếng vỗ tay từ trong phòng chào mừng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người vừa bước vào phòng ăn, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô thường dùng bữa.
“Ngài tiến đến gần chúng tôi một cách đơn giản và đi vòng qua vài chiếc bàn,” người đàn ông Pháp nói, ông có ấn tượng mạnh trước sự tao nhã của vị giáo hoàng mới, người khiến ông nhớ đến Đức Phaolô Đệ Lục.
Hồng Y Barbarin sau đó giới thiệu người bạn của mình với vị giáo hoàng mới. Khi nghe nói rằng ông là người Pháp, Đức Lêô XIV đã nói với Leboucher, “Ông sẽ có thể kể cho tôi nghe về nguồn gốc của ông nội tôi!” Vào thời điểm đó, nhà xuất bản không có câu trả lời chính xác. Khi Leboucher thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình, “'Ông sẽ tìm ra!' ông nói với tôi,” Đức Tân Giáo Hoàng nói với vẻ thích thú.
Trong vài phút, Marc Leboucher nói với ông rằng ông đã viết một cuốn sách về vị giáo hoàng mới. Đáp lại, ông nhận được một nụ cười tươi.
“Tôi khá xúc động trước thực tế là ngài rất quan tâm đến nguồn gốc của mình,” Leboucher, người nhấn mạnh nguồn gốc đa văn hóa của Đức Tân Giáo Hoàng, cho biết. “Giống như Đức Jorge Mario Bergoglio, nhưng có lẽ còn hơn thế nữa, Đức Robert Francis Prevost có nguồn gốc từ Ý, Pháp, Mỹ... Ngài phản ánh thế giới của chúng ta.”
Trong tiểu sử chính thức của vị Hồng Y này trên trang web của Vatican, Tòa Thánh đã nêu chi tiết rằng cả cha và mẹ của ngài đều có nguồn gốc Âu Châu.
Theo nhiều báo cáo, bao gồm một báo cáo của Forbes, mẹ của ngài là người gốc Tây Ban Nha, Louisiana Creole và Haiti. “Cha mẹ bà là người lai và là hậu duệ của những nô lệ da đen ở Louisiana, khiến Đức Lêô XIV trở thành giáo hoàng đầu tiên có tổ tiên là người Phi Châu kể từ thế kỷ thứ 5”, tờ báo tiếng Pháp La Croix nhận xét.
Cha của Đức Lêô XIV, Louis Marius Prevost, sinh ra trong một gia đình có cha là người Ý và mẹ là người Pháp. Bà nội của Đức Giáo Hoàng là một phụ nữ Norman sinh ra ở Le Havre vào năm 1894, theo trang web chuyên ngành geneanet.
Suzanne Fontaine, tên thường gọi của bà, có lẽ đã di cư đến Hoa Kỳ vào năm 1915 trên con tàu “La Touraine”. Bà qua đời vào năm 1979. Cháu trai của bà, vị giáo hoàng thứ 267 trong tương lai, lúc đó mới 24 tuổi.
Source:Aleteia
7. Giáo hội Đức bận rộn trong thời kỳ trống ngôi giáo hoàng
Trong thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, Vatican gần như ngừng hoạt động, nhưng đời sống bí tích của Giáo hội vẫn tiếp tục diễn ra như thường lệ tại các giáo phận trên thế giới.
Trong giai đoạn tế nhị giữa hai triều giáo hoàng, có thể nói có một thỏa thuận bất thành văn rằng các Giáo hội địa phương sẽ không thúc đẩy các vấn đề gây tranh cãi thường thu hút sự chú ý của Vatican.
Nhưng Giáo Hội Công Giáo ở Đức dường như đang thách thức những kỳ vọng truyền thống trong thời kỳ không có Giáo Hoàng, tiếp tục mạnh dạn tham gia vào các vấn đề gây tranh cãi nảy sinh trong “Tiến Trình Công Nghị” của đất nước.
Sáng kiến đó đã tập hợp các giám mục Đức và những người giáo dân được chọn tại năm hội nghị từ năm 2020 đến năm 2023. Những người tham gia Tiến Trình Công Nghị đã thông qua 150 trang nghị quyết, kêu gọi phụ nữ làm phó tế, xem xét lại chế độ độc thân của linh mục, giáo dân giảng đạo trong Thánh lễ, vai trò lớn hơn của giáo dân trong việc lựa chọn giám mục và sửa đổi Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái.
Quá trình này đã thúc đẩy một loạt các can thiệp của Vatican, lên đến đỉnh điểm là cam kết vào năm 2024 của các giám mục Đức rằng sáng kiến này sẽ được phát triển “theo giáo hội học của Công đồng Vatican II, các yêu cầu của luật giáo luật và kết quả của thượng hội đồng toàn cầu, và sau đó sẽ được đệ trình lên Tòa thánh để phê duyệt”.
Chuyện gì vừa xảy ra?
Hãy xem xét những diễn biến sau đây kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời vào ngày 21 tháng 4.
Vào ngày 23 tháng 4, trang web tin tức của Giáo hội Đức katholisch.de đưa tin về việc hội đồng giám mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức công bố tài liệu hướng dẫn cho những người làm công tác mục vụ về việc ban phước cho các cặp trong hoàn cảnh bất thường và các cặp đồng giới.
Vào ngày 2 tháng 5, hội đồng giám mục Đức đã thông báo rằng ủy ban công đồng - một cơ quan lâm thời gồm các giám mục và giáo dân được thành lập theo phương thức công đồng - sẽ thảo luận về một văn bản có tựa đề “Tôn trọng quyết định của lương tâm trong các vấn đề kiểm soát sinh sản - phục hồi chức năng cho những người phối ngẫu bị tổn thương” tại cuộc họp tiếp theo.
Vào ngày 3 tháng 5, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing đã phát biểu tại Kirchentag Tin lành Đức ở Hanover, nói rằng ông hoàn toàn cam kết với việc phong chức cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo. “Tôi mong muốn điều đó và sẽ làm mọi thứ vì điều đó”.
Nếu không có thời gian trống ngôi giáo hoàng, những bước táo bạo này có thể được Vatican chú ý. Chúng ta hãy cùng xem xét từng bước một cách vắn tắt.
Mâu thuẫn với 'Fiducia supplicans'?
Khởi Đầu Mới, một nhóm Công Giáo Đức chỉ trích Tiến Trình Công Nghị, lập luận rằng việc ban phát các phước lành trái ngược với tuyên bố Fiducia supplicans năm 2023 của Vatican.
Khởi Đầu Mới cho biết giọng điệu chung của tài liệu khuyến khích “thực hành nghi lễ” bất kể “Fiducia supplicans kêu gọi rõ ràng một thực hành phi nghi lễ khi nhấn mạnh rằng không có nghi lễ phụng vụ hay lời cầu nguyện nào được chấp thuận cho các phước lành”.
Khởi Đầu Mới cảnh báo rằng tài liệu hướng dẫn của các Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức có thể mang lại nguy hiểm cho Giáo Hội khi buộc các linh mục phải chúc lành là các cặp yêu nhau, và “phải làm như thế với lòng biết ơn” như tài liệu hướng dẫn nêu rõ. Giả định của tài liệu hướng dẫn này dường như cho rằng “yêu nhau” là một điều tốt và đáng được chúc lành. Điều đó không luôn luôn đúng. Một người đàn ông có vợ yêu một người phụ nữ khác làm sao là tốt được? Trong trường hợp như vậy việc một linh mục chúc lành cho cặp gian dâm có thể dẫn đến những hậu quả mà một người có đầu óc bình thường hoàn toàn có thể tưởng tượng ra được. Chúc lành như thế cũng có thể đặt Giáo Hội vào thế đối lập với luật hôn nhân một vợ một chồng được luật dân sự ủng hộ và bảo vệ. Câu hỏi rất thực tế được đặt ra là làm sao một linh mục có thể chắc chắn mình nắm được gia cảnh của cặp đang xin chúc lành. Khởi Đầu Mới lưu ý rằng trong các thực hành bình thường ở nhiều giáo phận Đức và ở rất nhiều quốc gia, các linh mục thường rao hôn phối nhiều lần xem có ngăn trở gì không trước khi quyết định ban bí tích hôn phối.
Khởi Đầu Mới cũng cáo buộc Hội Đồng Giám Mục Đức đã chụp thời cơ trống ngôi Giáo Hoàng để tung ra tài liệu này. Hội đồng giám mục Đức đã bác bỏ cáo buộc đó. Tuy nhiên, trên thực tế, tài liệu này được ghi ngày 4 tháng 4. Lúc đó, Đức Thánh Cha Phanxicô vừa trở về Vatican từ bệnh viện. Việc công bố tài liệu này chỉ được thông báo sau khi Đức Giáo Hoàng qua đời.
Tài liệu này đã được một cơ quan được gọi là Hội nghị chung chấp thuận, cơ quan này định kỳ tập hợp các đại diện của hội đồng giám mục và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức. Không có dấu hiệu nào cho thấy việc xuất bản tài liệu này đã được thảo luận với Vatican.
Tài liệu này được trình bày trong một thông cáo báo chí chính thức chỉ như một khuyến nghị từ Hội đồng chung “rằng các giám mục giáo phận tiến hành theo các hướng dẫn” mà nó chứa đựng. Điều đó có thể được coi là một biện pháp phòng ngừa, trong trường hợp tài liệu này thu hút phản ứng quyết liệt của Vatican.
Thách thức 'Humanae vitae'?
Tại cuộc họp ngày 9-10 tháng 5 của ủy ban thượng hội đồng Đức tại Magdeburg, những người tham gia sẽ thảo luận về một “văn bản hành động” về biện pháp tránh thai — một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong Giáo Hội Công Giáo trong những thập niên sau khi thông điệp Humanae vitae năm 1968 được công bố.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tái khẳng định sự phản đối của Giáo hội đối với biện pháp kiểm soát sinh sản nhân tạo, nói rằng “thật là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng toàn bộ cuộc sống hôn nhân với những mối quan hệ bình thường khác có thể biện minh cho quan hệ tình dục vốn cố tình tránh thai và về bản chất là sai trái”.
Văn bản của ủy ban thượng hội đồng dường như không có sẵn trực tuyến, nhưng tiêu đề của nó — “Tôn trọng quyết định của lương tâm trong vấn đề kiểm soát sinh sản” — cho thấy nó có thể khác với Humanae vitae.
Văn bản có thể là phiên bản sửa đổi của một bản dự thảo được chuẩn bị theo cách thức của hội đồng, nhưng không được những người tham gia chấp thuận. Bản dự thảo có tiêu đề “Tuyên bố của thẩm quyền về tình yêu vợ chồng” đã được đọc lần đầu tiên vào năm 2022 nhưng không tiến triển thêm nữa.
Trong số những nội dung khác, văn bản này kêu gọi thay đổi phần Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo có đoạn: “Những ý định chính đáng của vợ chồng không biện minh cho việc dùng đến các biện pháp không thể chấp nhận được về mặt đạo đức (ví dụ như triệt sản trực tiếp hoặc tránh thai)”.
Nếu ủy ban thượng hội đồng chính thức thông qua văn bản hành động và tài liệu này thách thức giáo huấn của Giáo hội về biện pháp tránh thai, thì có khả năng sẽ xảy ra xung đột với Vatican.
Đánh lén 'Ordinatio sacerdotalis'?
Tuyên bố của Giám mục Bätzing rằng ông cam kết theo đuổi việc phong chức linh mục cho phụ nữ trái ngược hoàn toàn với tông thư Ordinatio sacerdotalis năm 1994.
Trong văn kiện này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân thủ một cách chắc chắn”.
Vào tháng 9 năm 2022, những người tham gia Tiến Trình Công Nghị — bao gồm các giám mục Đức — đã thông qua một nghị quyết nói rằng: “Giáo huấn Ordinatio sacerdotalis không được dân Chúa chấp nhận và phần lớn khó hiểu. Do đó, câu hỏi phải được gửi đến thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội (Giáo hoàng và Hội đồng) là liệu giáo huấn Ordinatio sacerdotalis có nên được xem xét lại hay không.”
Nhưng vào năm 2023, Vatican cho biết họ sẽ không thảo luận về khả năng có nữ linh mục trong các cuộc đàm phán với đại diện của các giám mục Đức về con đường công nghị.
Tòa thánh trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại giáo huấn đã được thiết lập của Giáo hội và các chuẩn mực năm 2021 về các tội phạm dành riêng cho cơ quan giáo lý của Vatican, trong đó nêu rõ hình phạt cho “những nỗ lực phong chức thánh cho phụ nữ”.
Do đó, bình luận của Bätzing có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo tại Vatican.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Tại sao các nhà lãnh đạo Công Giáo Đức lại mạo hiểm làm xấu đi mối quan hệ với một giáo hoàng mới? Một câu trả lời có thể là họ chỉ đơn giản là tuân theo cách thức hoạt động đã được thiết lập của Tiến Trình Công Nghị là thiết lập “sự thật trên thực tế” trước khi Rôma có thể phản ứng và can thiệp.
Như Thomas Sternberg, một trong những đồng chủ tịch đầu tiên của con đường thượng hội đồng, đã giải thích vào năm 2022, những người tổ chức đã sử dụng các chiến thuật từ thế giới chính trị, tìm cách thiết lập “các tiến trình và diễn biến” nhằm mở ra những câu hỏi mà trước đây một số người coi là đã khép lại trong thế giới Công Giáo.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức có thể bác bỏ điều này như một cách giải thích mang tính hoài nghi, lập luận rằng ba diễn biến gần đây không liên quan đến thời kỳ giữa các giáo hoàng và chỉ là kết quả tự nhiên của tiến trình công nghị.
Có lẽ chỉ khi mọi việc trở lại bình thường, Vatican mới có thể biết được mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này.
Source:Pillar