Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/01: Con Người làm chủ ngày Sa-bát – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:19 20/01/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: “Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!” Người đáp: “Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế.”
Người nói tiếp: “Ngày sa-bát được tạo ra cho loài người, chứ không phải loài người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:16 20/01/2025
28. Thiên Chúa không thích người thờ ơ lãnh đạm.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:22 20/01/2025
44. XƯỚNG CA ĐÁNH NHỊP
Trong các người gác cổng của họ Ngô (nam sắc) đều giỏi về môn ca xướng, nhưng trước mặt quan trưởng thì tất cả đều không dám hát.
Một ngày nọ, Ngô Khúc La và các đồng liêu đọc công văn nơi hiệu quán, đêm sắp đến, bèn gọi những người gác cổng xướng hát, những người gác cổng cừ đùn đẩy cho nhau, và đều nói:
- “Không biết hát”.
Ngô Khúc La giận dữ nói:
- “Không hát thì tất cả đều bị đánh mười hèo nơi mông !”
Nhưng vừa mới đánh mông của vài người gác cổng, thì tất cả đều tranh nhau hát.
Ngô Khúc La cười nói:
- “Được rồi, từ nay trước khi hát thì phải đánh nhịp (phách)” (1).
Các đồng liêu đều cười ha ha.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 44:
Đánh nhịp là việc làm của ca trưởng để giữ nhịp cho ca đoàn hay ban hát trình diễn trên sân khấu hoặc hát thánh ca trong thánh lễ, cho nên vai trò của người đánh nhịp rất là quan trọng.
Nguyên tắc đánh nhịp thì có sẵn, nhưng cách đánh nhịp của mỗi ca trưởng thì không giống nhau, và nặng về phần trình diễn theo cá tính cộng thêm với cảm xúc của mình: có người khi đánh nhịp thì hai tay như múa, có người khi đánh nhịp thì hai tay giựt giựt dù bài hát không giựt, làm cho khán giả chú ý đến họ mà không chú ý nghe lời của bài thánh ca, họ đã biến thánh lễ thành buổi biểu diễn đánh nhịp của các người đánh nhịp...
Đánh nhịp là để giữ nhịp giữ phách cho ban hát hay ca đoàn hát đúng nhịp phách.
Cũng vậy, các linh mục là những nhạc trưởng đánh nhịp để cho các tín hữu -nói chung- và con chiên trong họ đạo mình -nói riêng- sống đạo cho đúng nhịp phách như ý Thiên Chúa mong muốn, cho nên các nhạc trưởng linh mục này cần phải đào sâu thêm chiều kích của mầu nhiệm ơn cứu độ qua suy tư và kinh nghiệm sống của mình, có như thế mới không làm cho “nhịp, phách” nơi đời sống tâm linh của giáo dân bị lộn xộn, vì cha sở của mình đã đánh nhịp sai nhịp, đánh phách trật phách...
Chỉ có ma quỷ mới làm cho nhịp phách trong đời sống thiêng liêng của chúng ta sai nhịp, bởi vì ma quỷ không bao giờ mong muốn người Ki-tô hữu kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như lời của Chúa dạy.
(1) 打板 có hai ý: vừa là dùng vật gì đó để đánh người vừa là đánh nhịp, phách.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong các người gác cổng của họ Ngô (nam sắc) đều giỏi về môn ca xướng, nhưng trước mặt quan trưởng thì tất cả đều không dám hát.
Một ngày nọ, Ngô Khúc La và các đồng liêu đọc công văn nơi hiệu quán, đêm sắp đến, bèn gọi những người gác cổng xướng hát, những người gác cổng cừ đùn đẩy cho nhau, và đều nói:
- “Không biết hát”.
Ngô Khúc La giận dữ nói:
- “Không hát thì tất cả đều bị đánh mười hèo nơi mông !”
Nhưng vừa mới đánh mông của vài người gác cổng, thì tất cả đều tranh nhau hát.
Ngô Khúc La cười nói:
- “Được rồi, từ nay trước khi hát thì phải đánh nhịp (phách)” (1).
Các đồng liêu đều cười ha ha.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 44:
Đánh nhịp là việc làm của ca trưởng để giữ nhịp cho ca đoàn hay ban hát trình diễn trên sân khấu hoặc hát thánh ca trong thánh lễ, cho nên vai trò của người đánh nhịp rất là quan trọng.
Nguyên tắc đánh nhịp thì có sẵn, nhưng cách đánh nhịp của mỗi ca trưởng thì không giống nhau, và nặng về phần trình diễn theo cá tính cộng thêm với cảm xúc của mình: có người khi đánh nhịp thì hai tay như múa, có người khi đánh nhịp thì hai tay giựt giựt dù bài hát không giựt, làm cho khán giả chú ý đến họ mà không chú ý nghe lời của bài thánh ca, họ đã biến thánh lễ thành buổi biểu diễn đánh nhịp của các người đánh nhịp...
Đánh nhịp là để giữ nhịp giữ phách cho ban hát hay ca đoàn hát đúng nhịp phách.
Cũng vậy, các linh mục là những nhạc trưởng đánh nhịp để cho các tín hữu -nói chung- và con chiên trong họ đạo mình -nói riêng- sống đạo cho đúng nhịp phách như ý Thiên Chúa mong muốn, cho nên các nhạc trưởng linh mục này cần phải đào sâu thêm chiều kích của mầu nhiệm ơn cứu độ qua suy tư và kinh nghiệm sống của mình, có như thế mới không làm cho “nhịp, phách” nơi đời sống tâm linh của giáo dân bị lộn xộn, vì cha sở của mình đã đánh nhịp sai nhịp, đánh phách trật phách...
Chỉ có ma quỷ mới làm cho nhịp phách trong đời sống thiêng liêng của chúng ta sai nhịp, bởi vì ma quỷ không bao giờ mong muốn người Ki-tô hữu kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như lời của Chúa dạy.
(1) 打板 có hai ý: vừa là dùng vật gì đó để đánh người vừa là đánh nhịp, phách.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info