Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật thứ Năm Mùa Phục Sinh 18/05 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:06 17/05/2025
BÀI ĐỌC 1 Cv 14:21b-27
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Hồi ấy, sau khi đã loan Tin Mừng cho thành Đéc-bê và nhận khá nhiều người làm môn đệ, ông Phao-lô và ông Ba-na-na trở lại Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-ô-khi-a. Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa.”
Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin.
Hai ông đi qua miền Pi-xi-đi-a mà đến miền Pam-phy-li-a, rao giảng lời Chúa tại Péc-ghê, rồi xuống Át-ta-li-a. Từ đó hai ông vượt biển về An-ti-ô-khi-a, là nơi trước đây các ông đã được giao phó cho ân sủng của Thiên Chúa để làm công việc vừa mới hoàn thành.
Khi tới nơi, hai ông tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Kh 21:1-5a
Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
Tôi là Gio-an, tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”
Đấng ngự trên ngai phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.”
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.
Alleluia.
TIN MỪNG Ga 13:31-33a,34-35
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói:
“Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”
Đó là Lời Chúa.
Trải nghiệm yêu thương
Lm Minh Anh
16:28 17/05/2025
TRẢI NGHIỆM YÊU THƯƠNG
“Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”.
Một nhà kho rao bán; ngày kia, có người đến mua; chủ nhà nói, “Tôi sẽ cử một đội thợ để sửa chữa và dọn rác” - “Không cần! Tôi không muốn toà nhà; tôi muốn khu đất!”. So với sự đổi mới mà Thiên Chúa nghĩ đến, những nỗ lực cải thiện linh hồn của chúng ta cũng ‘rất tương đối’ như việc sửa chữa những gì đã hư hỏng. Một khi đã thuộc về Chúa, mọi sự sẽ đổi mới. Tất cả những gì Ngài muốn là linh hồn và giấy phép xây dựng!
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay bất ngờ hỏi, liệu Chúa Phục Sinh đã có giấy phép sử dụng mảnh đất linh hồn chúng ta chưa? Nói cách khác, đâu là trải nghiệm mới - ‘trải nghiệm yêu thương’ - của bạn trong lễ Phục Sinh năm nay? Hay đơn giản nó chỉ lướt qua như những năm trước!
Khái niệm “mới” xuất hiện nhiều lần: “Môn đệ mới”, “Hội Thánh mới”, “Trời mới, đất mới”; “Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”; đặc biệt, trong bài Tin Mừng, “Điều răn mới!”. “Sự mới mẻ hoàn toàn nằm trong tình yêu của Chúa Kitô, tình yêu mà Ngài đã hiến mạng sống vì chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát - không có bất kỳ điều kiện hay giới hạn nào - đạt đến đỉnh cao trên thập giá. Trong khoảnh khắc vô cùng nhục nhã, trong khoảnh khắc bị Chúa Cha bỏ rơi, Con Thiên Chúa biểu lộ và trao ban cho thế giới tình yêu trọn vẹn. Khi nghĩ lại cuộc khổ nạn và đau khổ của Chúa Kitô, các môn đệ đã hiểu được ý nghĩa của những lời Ngài nói: “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng phải yêu thương nhau!”. Đó là một trải nghiệm mới mẻ, ‘trải nghiệm yêu thương!’” - Phanxicô.
“Điều răn mới!” giả thiết phải có “điều răn cũ”. Theo Phaolô, “cũ” là những nếp nghĩ, lề luật, trật tự… mang tính tự nhiên, thế tục, ích kỷ; những gì chưa được Chúa Phục Sinh chạm vào. Chúa Giêsu nói đến điều răn mới, yêu thương như Ngài đã yêu, yêu đến chết. “Điều duy nhất phân biệt con cái Chúa là yêu thương. Ai thực hành yêu thương thì được sinh ra bởi Chúa; ai không thực hành yêu thương thì không được sinh ra bởi Chúa. Đây thực sự là một dấu hiệu quan trọng, một sự khác biệt thiết yếu. Bất kể bạn có gì, nếu bạn không yêu thương, mọi thứ khác đều vô ích; và nếu thiếu mọi thứ, và không có gì khác ngoài yêu thương, thì bạn đã chu tất lề luật!” - Augustinô.
Anh Chị em,
“Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. Lời hứa này nên hiện thực khi Thiên Chúa phục sinh Chúa Con. Từ cõi chết sống lại, Chúa Kitô đổi mới tất cả, Ngài thổi vào tâm hồn chúng ta Thần Khí mới, gieo vào nó một mầm sống mới, mầm yêu thương - điều mà Ngài đã thể hiện qua cuộc tử nạn và thương khó. Thế nhưng, sự chết không là tiếng nói cuối cùng mà là tình yêu! Vậy bạn và tôi thuộc loại môn đồ nào? Chúng ta coi mình là người trung thành với Chúa Kitô vì ‘những gì chúng ta làm’ - dù là trong hoạt động tông đồ, cầu nguyện hay đời sống đạo đức - hay trung thành vì chúng ta ‘yêu Chúa và yêu tha nhân’ nhiều như Chúa yêu? Và tất cả những điều này chỉ được thực hiện; nói cách khác, bạn và tôi chỉ có thể ‘trải nghiệm yêu thương’ như Chúa đã yêu nếu dám quảng đại trao cho Ngài ‘giấy phép xây dựng’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đây linh hồn con, Chúa toàn quyền sử dụng. Xin cày xới, loại bỏ tất cả những gì uế tạp hầu con trở nên một tạo vật mới, có một trái tim yêu thương như trái tim Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”.
Một nhà kho rao bán; ngày kia, có người đến mua; chủ nhà nói, “Tôi sẽ cử một đội thợ để sửa chữa và dọn rác” - “Không cần! Tôi không muốn toà nhà; tôi muốn khu đất!”. So với sự đổi mới mà Thiên Chúa nghĩ đến, những nỗ lực cải thiện linh hồn của chúng ta cũng ‘rất tương đối’ như việc sửa chữa những gì đã hư hỏng. Một khi đã thuộc về Chúa, mọi sự sẽ đổi mới. Tất cả những gì Ngài muốn là linh hồn và giấy phép xây dựng!
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay bất ngờ hỏi, liệu Chúa Phục Sinh đã có giấy phép sử dụng mảnh đất linh hồn chúng ta chưa? Nói cách khác, đâu là trải nghiệm mới - ‘trải nghiệm yêu thương’ - của bạn trong lễ Phục Sinh năm nay? Hay đơn giản nó chỉ lướt qua như những năm trước!
Khái niệm “mới” xuất hiện nhiều lần: “Môn đệ mới”, “Hội Thánh mới”, “Trời mới, đất mới”; “Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”; đặc biệt, trong bài Tin Mừng, “Điều răn mới!”. “Sự mới mẻ hoàn toàn nằm trong tình yêu của Chúa Kitô, tình yêu mà Ngài đã hiến mạng sống vì chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát - không có bất kỳ điều kiện hay giới hạn nào - đạt đến đỉnh cao trên thập giá. Trong khoảnh khắc vô cùng nhục nhã, trong khoảnh khắc bị Chúa Cha bỏ rơi, Con Thiên Chúa biểu lộ và trao ban cho thế giới tình yêu trọn vẹn. Khi nghĩ lại cuộc khổ nạn và đau khổ của Chúa Kitô, các môn đệ đã hiểu được ý nghĩa của những lời Ngài nói: “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng phải yêu thương nhau!”. Đó là một trải nghiệm mới mẻ, ‘trải nghiệm yêu thương!’” - Phanxicô.
“Điều răn mới!” giả thiết phải có “điều răn cũ”. Theo Phaolô, “cũ” là những nếp nghĩ, lề luật, trật tự… mang tính tự nhiên, thế tục, ích kỷ; những gì chưa được Chúa Phục Sinh chạm vào. Chúa Giêsu nói đến điều răn mới, yêu thương như Ngài đã yêu, yêu đến chết. “Điều duy nhất phân biệt con cái Chúa là yêu thương. Ai thực hành yêu thương thì được sinh ra bởi Chúa; ai không thực hành yêu thương thì không được sinh ra bởi Chúa. Đây thực sự là một dấu hiệu quan trọng, một sự khác biệt thiết yếu. Bất kể bạn có gì, nếu bạn không yêu thương, mọi thứ khác đều vô ích; và nếu thiếu mọi thứ, và không có gì khác ngoài yêu thương, thì bạn đã chu tất lề luật!” - Augustinô.
Anh Chị em,
“Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. Lời hứa này nên hiện thực khi Thiên Chúa phục sinh Chúa Con. Từ cõi chết sống lại, Chúa Kitô đổi mới tất cả, Ngài thổi vào tâm hồn chúng ta Thần Khí mới, gieo vào nó một mầm sống mới, mầm yêu thương - điều mà Ngài đã thể hiện qua cuộc tử nạn và thương khó. Thế nhưng, sự chết không là tiếng nói cuối cùng mà là tình yêu! Vậy bạn và tôi thuộc loại môn đồ nào? Chúng ta coi mình là người trung thành với Chúa Kitô vì ‘những gì chúng ta làm’ - dù là trong hoạt động tông đồ, cầu nguyện hay đời sống đạo đức - hay trung thành vì chúng ta ‘yêu Chúa và yêu tha nhân’ nhiều như Chúa yêu? Và tất cả những điều này chỉ được thực hiện; nói cách khác, bạn và tôi chỉ có thể ‘trải nghiệm yêu thương’ như Chúa đã yêu nếu dám quảng đại trao cho Ngài ‘giấy phép xây dựng’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đây linh hồn con, Chúa toàn quyền sử dụng. Xin cày xới, loại bỏ tất cả những gì uế tạp hầu con trở nên một tạo vật mới, có một trái tim yêu thương như trái tim Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa yêu siêu thế nào?
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:29 17/05/2025
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mọi ánh mắt hướng về Chúa Nhật: Những lời đầu tiên của Đức Leo XIV có thể phản ảnh hình ảnh của ngài về tương lai của Giáo hội
Vũ Văn An
15:18 17/05/2025

Các bài giảng lễ tấn phong của Giáo hoàng từ lâu đã đóng vai trò là những khoảnh khắc sáng suốt, không chỉ khai mạc một triều đại giáo hoàng mà còn báo trước hướng đi của triều đại đó.
Đó là bình luận của Cha Raymond J. de Souza trên National Catholic Register ngày ngày 16 tháng 5 năm 2025.
Theo Cha, Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ long trọng nhậm chức giáo hoàng vào Chúa nhật — Chúa Nhật thứ năm sau Lễ Phục sinh, hoặc đàng khác là ngày lễ của Thánh Giáo hoàng tử đạo Gioan I (523-526) và ngày sinh của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Toàn thể Giáo hội và phần lớn thế giới sẽ háo hức chờ đợi những gì ngài sẽ nói. Các bài giảng nhậm chức gần đây đã nhận được sự chú ý cẩn thận.
Đức Hồng Y Robert Prevost đã trở thành giáo hoàng ngay sau khi chấp nhận cuộc bầu cử ngài tại Nhà nguyện Sistine và đã thực hiện chức vụ của mình kể từ đó. Tuy nhiên, Thánh lễ vào Chúa Nhật là sự khởi đầu theo nghi lễ lớn. Cho đến năm 1963, đó là lễ “lên ngôi” của giáo hoàng mới, người đội vương miện của giáo hoàng. Nghi lễ kéo dài năm giờ (!) vào năm 1958 đối với Thánh Gioan XXIII, nhưng đã được đơn giản hóa phần nào đối với Thánh Phaolô VI vào năm 1963.
Chân phước Gioan Phaolô I đã từ chối đội vương miện vào năm 1978, và những vị kế nhiệm ngài cũng đã làm theo. Lễ đăng quang hiện là “Lễ khai mạc Thừa tác vụ Phêrô của Giám mục Rôma” và bao gồm việc trao dây pallium (biểu tượng phụng vụ của một tổng giám mục đô thành) và trao Nhẫn Ngư phủ.
Sau khi được trao tặng phù hiệu của chức vụ, Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ nhận được “sự vâng phục” của một số “đại diện của dân Chúa”. Khoảnh khắc này đã được sử dụng một cách hiệu quả trong quá khứ. Năm 1978, Đức Gioan Phaolô II đã nói với người chủ trì nghi lễ rằng Thánh lễ phải kéo dài ba giờ — đó là thời gian mà đài truyền hình nhà nước Ba Lan đã phân bổ cho Thánh lễ, và ngài không muốn để lại bất cứ thời gian nào sau đó cho những lời tuyên truyền của cộng sản. Sau đó, mỗi Hồng Y sẽ cúi mình chào riêng. Bài giảng dài nhưng bao gồm những khoảnh khắc xúc động trong lịch sử khi Đức Gioan Phaolô ôm Chân phước Stefan Wyszynski, Hồng Y giáo chủ Ba Lan, và Đức Hồng Y trẻ tuổi Joseph Ratzinger của Munich.
Trong Thánh lễ đó, ngày 22 tháng 10 năm 1978, Đức Gioan Phaolô đã có bài giảng nổi tiếng nhất của thời đại truyền thông đại chúng: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!” Sức mạnh của những lời này lớn đến mức ngày 22 tháng 10 hiện là ngày lễ của Đức Gioan Phaolô. Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã tự phát thêm câu nói đặc trưng của Đức Gioan Phaolô vào bài diễn văn đầu tiên của ngài lúc hát kinh Regina Caeli.
Các bài giảng nhậm chức trong thời gian gần đây đã định hình nên các triều đại giáo hoàng sau này. Vì lý do đó, những lời của Đức Giáo Hoàng Leo sẽ được xem xét chính xác.
Thánh Gioan XXIII
Năm 1958, Đức Giáo Hoàng Gioan đã có toàn bộ bài giảng của mình bằng tiếng Latinh, thông lệ vào thời đó cho những dịp trọng đại. Hôm đó là ngày 4 tháng 11, đúng ngày lễ thánh Charles Borromeo, ngày mà Đức Gioan XXIII đã viết một nghiên cứu nhiều tập trong tác phẩm học thuật của mình về lịch sử Giáo hội.
Gợi lên hình ảnh Người chăn chiên nhân lành, Đức Gioan XXIII đã chọn nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã nói về “những con chiên không thuộc đàn chiên này”. Những động lực đại kết và truyền giáo sẽ định hình Công đồng Vatican II đã hiện diện.
Vào đầu Công đồng, Đức Giáo Hoàng Gioan đã chào đón một nhóm các nhà lãnh đạo Do Thái đến Vatican. Trong một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã chào họ: “Tất cả chúng ta đều là con của cùng một Cha trên trời. … Tôi là Giuse, anh em của các bạn”.
Giuse — Giuseppe — là tên rửa tội của Đức Gioan XXIII.
Đức Gioan XXIII đã sử dụng cùng một cụm từ trong bài giảng nhậm chức của ngài:
“Giáo hoàng mới có thể được so sánh, qua những thăng trầm của cuộc đời, với người con trai của Tổ phụ Jacob, người đã đón tiếp anh em mình trong sự đau khổ tột cùng, thể hiện tình yêu thương và than khóc cho họ, nói rằng: ‘Tôi là Giuse, anh em của các người.’” (Sáng thế ký 45:4).
Thánh Phaolô VI
Được trao vương miện vào ngày sau lễ trọng thể của Thánh Phêrô và Phaolô năm 1963, Đức Phaolô VI là giáo hoàng cuối cùng đội vương miện. Ngay sau đó, ngài đã cất nó sang một bên như một sự đơn giản hóa nghi lễ của giáo hoàng, chuyển từ ý tưởng về một cung điện hoàng gia sang ý tưởng về “nhà nguyện giáo hoàng” và “gia hộ giáo hoàng”.
Đức Phaolô đã nói trong bài giảng nhậm chức của mình rằng ngài sẽ tiếp tục Công đồng Vatican II. Đó là thời điểm của hy vọng lớn lao, nhưng Đức Phaolô VI đã có thể thấy những đám mây giông trên đường chân trời.
“Chúng ta sẽ bảo vệ Giáo hội Thánh khỏi những sai lầm về giáo lý và phong tục, những thứ bên trong và bên ngoài biên giới của Giáo hội đe dọa đến sự toàn vẹn của Giáo hội và che giấu vẻ đẹp của Giáo hội,” ngài đã thuyết giảng vào năm 1963, một chủ đề mà ngài thường nhắc lại, bao gồm trong bài giảng cuối cùng của ngài, cho Phêrô và Phaolô năm 1978.
Đức Phaolô VI bắt đầu bằng tiếng Latinh, nhưng sau đó đã thuyết giảng các phần bằng tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anhh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ba Lan và tiếng Nga, báo trước rằng ngài sẽ trở thành vị giáo hoàng hành hương đầu tiên, tận dụng lợi thế của việc đi lại bằng máy bay để đến mọi nơi trên thế giới.
Việc ngài nói một vài từ bằng tiếng Nga vào thời điểm đó thật xúc động — chỉ tám tháng sau Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và chỉ hai tháng sau thông điệp cuối cùng của Đức Gioan XXIII, Pacem in Terris (Hòa bình trên Trái đất).
Chân phước Gioan Phaolô I
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I tiếp nối Đức Phaolô VI, bắt đầu bằng tiếng Latinh rồi chuyển sang các ngôn ngữ khác, mặc dù chỉ bằng tiếng Ý và tiếng Pháp. Ngài đã có một bài giảng rất ngắn trong dịp này, và gần một nửa bài giảng dành để chào đón những người có mặt; phần còn lại bao gồm những suy gẫm không đáng chú ý về chức vụ Phêrô.
Bài giảng, vô tình, báo hiệu triều đại giáo hoàng ngắn ngủi sắp tới.
Thánh Gioan Phaolô II
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II không hề giảng bằng tiếng Latinh mà bằng tiếng Ý với các đoạn văn bằng nhiều ngôn ngữ khác — trong đó xúc động nhất là tiếng Ba Lan. Ngài cũng đã nói ngắn gọn bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tiệp Khắc, tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Litva.
Ngài thừa nhận rằng vị Giám mục mới của Rome “là một người con của Ba Lan… [nhưng] từ thời điểm này, ngài cũng trở thành một người Rôma”.
Trong khi “Đừng sợ hãi” là phần nổi tiếng nhất của bài giảng, thì phần đó cũng chỉ ra chủ nghĩa nhân bản của Ki-tô giáo, vốn sẽ là chủ đề chính trong triều đại giáo hoàng lâu dài của Đức Gioan Phaolô.
“Đừng sợ hãi. Chúa Kitô biết ‘những gì trong con người.’ Chỉ mình Người biết điều đó. Ngày nay, con người thường không biết những gì bên trong mình, trong sâu thẳm tâm trí và trái tim mình.
Con người thường không chắc chắn về ý nghĩa cuộc sống của mình trên trái đất này. Họ bị tấn công bởi sự nghi ngờ, một sự nghi ngờ biến thành sự tuyệt vọng. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu anh chị em, chúng tôi cầu xin anh chị em với sự khiêm nhường và tin tưởng, hãy để Chúa Kitô nói với con người. Chỉ mình Người có những lời ban sự sống, vâng, của sự sống vĩnh cửu”.
Đây là một văn kiện hiếm hoi của Đức Gioan Phaolô không đề cập đến Gaudium et Spes, giáo huấn của Công đồng Vatican II rằng Chúa Giêsu Kitô cho con người biết ý nghĩa của việc trở thành con người trọn vẹn.
Đức Gioan Phaolô kết luận bằng chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo đó: “Tôi cũng kêu gọi mọi người — mọi người (và với sự tôn kính như thế nào mà tông đồ của Chúa Kitô phải thốt ra từ này: ‘con người’!) — hãy cầu nguyện cho tôi!”
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Benedict XVI có thể nói được nhiều thứ tiếng, và có lẽ là vị giáo hoàng cuối cùng có thể điều hành các cuộc họp bằng tiếng Latinh, nhưng ngài đã đọc bài giảng nhậm chức hoàn toàn bằng tiếng Ý.
Trong một dấu hiệu chắc chắn về các ưu tiên của mình, Đức Giáo Hoàng Benedict bắt đầu bằng một bài học từ phụng vụ, hát Kinh cầu các thánh tại tang lễ của Đức Gioan Phaolô, tại mật nghị và tại Thánh lễ nhậm chức. Sau đó, ngài ngay lập tức sử dụng một cụm từ mà ngài sẽ quay lại với lòng sùng kính ngày càng tăng, “những người bạn của Chúa”.
Tình bạn với Chúa sẽ là đề xuất liên tục của ngài với thế giới. Trong một bài suy tư sâu sắc và đẹp đẽ về kỷ niệm 60 năm ngày thụ phong, năm 2011 với tư cách là giáo hoàng, Đức Benedict bắt đầu bằng những lời trong nghi lễ thụ phong năm 1951: Tôi không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu (Ga 15:15).
Vào ngày 24 tháng 4 năm 2005, Đức Benedict đã dệt nên một bài suy tư phong phú về Kinh thánh về các biểu tượng phụng vụ của ngày này — dây pallium bằng len và chiếc nhẫn, biểu tượng của người chăn chiên và người đánh cá. Ngài đã dựa vào các nguồn giáo phụ để nhắc nhở chúng ta rằng đối với loài cá, lưới của người đánh cá là một mối đe dọa. Trong một đoạn văn minh họa Đức Benedict như nhà thuyết giáo giáo hoàng vĩ đại nhất kể từ thời các Giáo phụ, ngài đã rao giảng:
Đây là những gì [các Giáo phụ] nói: đối với một con cá, được tạo ra để sống dưới nước, thì việc bị bắt khỏi biển, bị tách khỏi yếu tố quan trọng của nó để phục vụ như thức ăn cho con người là điều tai hại. Nhưng trong sứ mệnh của một người đánh cá, thì điều ngược lại mới đúng. Chúng ta đang sống trong sự xa lánh, trong vùng nước mặn của đau khổ và cái chết; trong biển bóng tối không có ánh sáng. Lưới của Tin mừng kéo chúng ta ra khỏi vùng nước chết chóc và đưa chúng ta vào sự huy hoàng của ánh sáng Thiên Chúa, vào cuộc sống đích thực.
Thật sự đúng: Khi chúng ta theo Chúa Kitô trong sứ mệnh trở thành những người đánh cá của con người, chúng ta phải đưa những người nam và nữ ra khỏi biển mặn với rất nhiều hình thức xa lánh và đến vùng đất của sự sống, vào ánh sáng của Thiên Chúa. Thật sự là như vậy: Mục đích của cuộc sống chúng ta là mặc khải Thiên Chúa cho con người. Và chỉ khi nào nhìn thấy Thiên Chúa thì cuộc sống mới thực sự bắt đầu. Chỉ khi chúng ta gặp được Thiên Chúa hằng sống trong Chúa Kitô, chúng ta mới biết cuộc sống là gì.
Chúng ta không phải là một sản phẩm ngẫu nhiên và vô nghĩa của quá trình tiến hóa. Mỗi người chúng ta là kết quả của một ý nghĩ của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, mỗi người chúng ta đều cần thiết. Không có gì đẹp hơn là được ngạc nhiên bởi Tin mừng, bởi cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Không có gì đẹp hơn là biết Người và nói với người khác về tình bạn của chúng ta với Người.
Kết thúc bài giảng, Đức Benedict thừa nhận rằng ngài sẽ luôn là vị giáo hoàng đến sau “Đức Gioan Phaolô vĩ đại”, như ngài đã nói trong lần đầu tiên xuất hiện trên ban công của Nhà thờ Thánh Phêrô sau khi đắc cử.
Ngài đã quay lại với “Đừng sợ” năm 1978, nhưng đã đưa ra một cách diễn giải mới. Nó sẽ trở thành đoạn văn được trích dẫn nhiều nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài:
Đừng sợ! Hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!’ [Đức Gioan Phaolô] cũng đang nói với mọi người, đặc biệt là những người trẻ. Có lẽ chúng ta đều sợ hãi theo một cách nào đó? Nếu chúng ta để Chúa Kitô bước vào cuộc sống của chúng ta trọn vẹn, nếu chúng ta mở lòng hoàn toàn với Người, thì chúng ta không sợ Người có thể lấy đi điều gì đó của chúng ta sao? Có lẽ chúng ta không sợ từ bỏ điều gì đó quan trọng, điều gì đó độc đáo, điều gì đó làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp sao? Khi đó, chúng ta không có nguy cơ bị suy yếu và mất đi sự tự do sao?
Và một lần nữa [Đức Gioan Phaolô] đã nói: Không! Nếu chúng ta để Chúa Kitô bước vào cuộc sống của mình, chúng ta không mất gì cả, không mất gì cả, hoàn toàn không mất gì cả những gì làm cho cuộc sống tự do, tươi đẹp và vĩ đại. Không! Chỉ trong tình bạn này, cánh cửa cuộc sống mới mở rộng. Chỉ trong tình bạn này, tiềm năng to lớn của sự tồn tại của con người mới thực sự được bộc lộ. Chỉ trong tình bạn này, chúng ta mới trải nghiệm được vẻ đẹp và sự giải thoát.
Và vì vậy, hôm nay, với sức mạnh to lớn và niềm tin lớn lao, trên cơ sở kinh nghiệm sống cá nhân lâu dài, tôi nói với các bạn, những người trẻ thân mến: Đừng sợ Chúa Kitô! Người không lấy đi điều gì cả, và Người ban cho các bạn mọi thứ. Khi chúng ta trao tặng bản thân mình cho Người, chúng ta sẽ nhận lại gấp trăm lần. Vâng, hãy mở, mở rộng cánh cửa đón Chúa Kitô — và bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực. Amen.
Bài giảng của Đức Benedict có lẽ sẽ là bài giảng nhậm chức giáo hoàng đẹp nhất từng được đưa ra.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vào ngày lễ trọng thể của Thánh Giuse, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhậm chức giáo hoàng của mình vào năm 2013. Ngài sẽ chủ yếu giảng về các bài đọc, xếp sự kiện này xuống vị trí thứ hai. Đó sẽ là mô hình của ngài trong 12 năm tiếp theo, tập trung vào các bài đọc, trong khi chỉ đề cập thoáng qua, ví dụ, các vị thánh được phong thánh hoặc sự kiện được cử hành.
Đó là một bài giảng ngắn, khoảng 1,400 chữ, và đề cập đến vai trò của Thánh Giuse như người bảo vệ hoặc "người bảo vệ".
"Thánh Giuse thực hiện vai trò bảo vệ của ngài như thế nào?" Đức Phanxicô đã giảng. Vai trò đó chủ yếu là bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và Thánh Giuse là hình mẫu của việc "luôn chú ý đến Thiên Chúa, cởi mở với các dấu hiệu về sự hiện diện của Thiên Chúa và tiếp thu các kế hoạch của Thiên Chúa, chứ không chỉ đơn thuần là kế hoạch của riêng mình".
Sau đó, Đức Phanxicô đã phác thảo những chủ đề nổi bật trong triều đại giáo hoàng của ngài, cụ thể là bảo vệ những người dễ bị tổn thương và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô cho biết: “Ơn gọi trở thành ‘người bảo vệ’ không chỉ liên quan đến riêng chúng ta, các Ki-tô hữu. Nó cũng có một chiều kích trước đó đơn giản là nhân bản, liên quan đến tất cả mọi người. Nó có nghĩa là bảo vệ toàn bộ tạo vật, vẻ đẹp của thế giới được tạo ra, như Sách Sáng thế đã nói với chúng ta và như Thánh Phanxicô thành Assisi đã chỉ cho chúng ta. Nó có nghĩa là tôn trọng từng tạo vật của Chúa và tôn trọng môi trường mà chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ con người, thể hiện sự quan tâm yêu thương đối với từng người, đặc biệt là trẻ em, người già, những người đang cần sự giúp đỡ, những người thường là người cuối cùng chúng ta nghĩ đến”.
“Xin anh chị em vui lòng, tôi muốn yêu cầu tất cả những người có trách nhiệm trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, và tất cả những người đàn ông và đàn bà có thiện chí: Chúng ta hãy trở thành ‘người bảo vệ’ tạo vật, người bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa được ghi khắc trong thiên nhiên, người bảo vệ lẫn nhau và môi trường”.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV
Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ đến lượt ngài vào Chúa Nhật. Ngài sẽ nói gì? Nếu ngài noi gương những người tiền nhiệm của ngài, Giáo hội sẽ hiểu rõ những gì triều đại giáo hoàng của ngài sẽ mang lại.
‘Tín lý’ có thể là từ đồng nghĩa với ‘khoa học’, Đức Giáo Hoàng suy tư
Vũ Văn An
15:42 17/05/2025

Kathleen N. Hattrup của Aleteia, ngày 17/05/25, nhận định: Bằng cách chọn tên Leo XIV, Đức Giáo Hoàng mới cho thấy mong muốn ưu tiên cho một lĩnh vực được gọi là học thuyết xã hội Công Giáo, hay giáo huấn xã hội Công Giáo. Đây là câu trả lời của Giáo hội cho các vấn đề liên quan đến cuộc sống trong xã hội, đặc biệt là thông qua việc thúc đẩy bảy nguyên tắc cốt lõi, chẳng hạn như tình liên đới và phẩm giá con người.
Ngày 17 tháng 5 này, Đức Giáo Hoàng Leo đã có một cơ hội khác để nhấn mạnh học thuyết xã hội Công Giáo, lần này thông qua buổi tiếp kiến với các đại diện của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu và truyền bá học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Trong bài phát biểu của Đức Thánh Cha trước nhóm, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu "xây dựng những cây cầu thông qua đối thoại và gặp gỡ", nói rằng điều này đòi hỏi "sự tương tác tích cực và liên tục giữa ân sủng và tự do".
Đức Giáo Hoàng Leo gợi ý rằng học thuyết xã hội và lịch sử thúc đẩy học thuyết này của Giáo hội "giúp chúng ta nhận ra rằng quan trọng hơn các vấn đề hoặc giải pháp cuối cùng của chúng ta là cách chúng ta tiếp cận chúng, được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn phân định, các nguyên tắc đạo đức lành mạnh và sự cởi mở với ân sủng của Thiên Chúa".
Tập chú vào cách tiếp cận
Đức Giáo Hoàng Leo cho biết cách tiếp cận là chìa khóa để xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ. Ngài nói:
Anh chị em có cơ hội chứng minh rằng học thuyết xã hội của Giáo hội, với cách tiếp cận nhân học cụ thể của mình, tìm cách khuyến khích sự tham gia thực sự vào các vấn đề xã hội. Học thuyết này không tuyên bố sở hữu độc quyền về chân lý, trong việc phân tích các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp cụ thể. Đối với các vấn đề xã hội, việc biết cách tiếp cận tốt nhất quan trọng hơn là đưa ra phản hồi ngay lập tức về lý do tại sao mọi thứ xảy ra hoặc cách giải quyết chúng. Mục đích là học cách đối diện với các vấn đề, vì chúng luôn khác nhau, vì mỗi thế hệ đều mới và phải đối diện với những thách thức, ước mơ và câu hỏi mới.
Đây là một khía cạnh cơ bản trong nỗ lực xây dựng “văn hóa gặp gỡ” thông qua đối thoại và tình bạn xã hội của chúng ta. Đối với nhiều người cùng thời, các từ “đối thoại” và “học thuyết” có vẻ không tương thích. Có lẽ khi nghe từ “học thuyết”, chúng ta có xu hướng nghĩ đến một tập hợp các ý tưởng thuộc về một tôn giáo. Bản thân từ này khiến chúng ta cảm thấy ít có khuynh hướng suy gẫm, đặt câu hỏi về mọi thứ hoặc tìm kiếm các giải pháp thay thế mới.
Trong trường hợp học thuyết xã hội của Giáo hội, chúng ta cần làm rõ rằng từ ngữ “học thuyết” có một ý nghĩa khác tích cực hơn, nếu không có nó thì bản thân cuộc đối thoại sẽ vô nghĩa. “Học thuyết” có thể là từ đồng nghĩa với “khoa học”, “kỷ luật” và “kiến thức”. Hiểu theo cách này, học thuyết xuất hiện như sản phẩm của nghiên cứu, và do đó là các giả thuyết, thảo luận, tiến bộ và thất bại, tất cả đều nhằm mục đích truyền đạt một khối lượng kiến thức đáng tin cậy, có tổ chức và có hệ thống về một vấn đề nhất định. Do đó, học thuyết không giống như một ý kiến, mà đúng hơn là sự theo đuổi chân lý chung, tập thể và thậm chí là đa ngành.
“Sự nhồi sọ” là vô đạo đức. Nó kìm hãm sự phán đoán mang tính phê phán và làm suy yếu quyền tự do thiêng liêng của sự tôn trọng lương tâm, ngay cả khi nó sai lầm. Nó chống lại các khái niệm mới và từ chối sự chuyển động, thay đổi hoặc sự phát triển của các ý tưởng khi đối diện với các vấn đề mới. Mặt khác, “Giáo lý”, như một bài diễn thuyết nghiêm túc, thanh thản và chặt chẽ, chủ yếu nhằm dạy chúng ta cách tiếp cận các vấn đề và quan trọng hơn là cách tiếp cận mọi người. Nó cũng giúp chúng ta đưa ra những phán đoán thận trọng khi đối diện với các thách thức. Sự nghiêm túc, nghiêm ngặt và thanh thản là những gì chúng ta phải học từ mọi giáo lý, bao gồm cả giáo lý xã hội của Giáo hội”.
Tư duy có phê phán
Đức Giáo Hoàng Leo cũng khuyến khích đào tạo về tư duy có phê phán.
"Có rất ít đối thoại xung quanh chúng ta; thường thì chúng ta la hét thay thế, không ít lần dưới dạng tin tức giả mạo và các lập luận phi lý do một số giọng nói lớn đưa ra", ngài than thở. "Suy gẫm và nghiên cứu sâu hơn là điều cần thiết, cũng như cam kết gặp gỡ và lắng nghe người nghèo, những người là kho báu của Giáo hội và nhân loại. Quan điểm của họ, mặc dù thường bị bỏ qua, nhưng rất quan trọng nếu chúng ta muốn nhìn thế giới qua con mắt của Thiên Chúa".
Về phương diện này, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng những người ở xa trung tâm quyền lực đóng vai trò quan trọng trong việc "thực hiện [học thuyết xã hội Công Giáo] và đưa nó vào thực hành".
Trích dẫn Gaudium et Spes, ngài mời gọi nhóm này phân định, tìm ra "ngôn ngữ dễ hiểu đối với" thế hệ này, "góp phần, cùng với toàn thể dân Chúa, vào sự phát triển học thuyết xã hội của Giáo hội trong thời đại có nhiều thay đổi xã hội quan trọng này, lắng nghe mọi người và tham gia đối thoại với tất cả".
Trong thời đại của chúng ta, có một khát vọng công lý lan rộng, mong muốn có được tình phụ tử và tình mẫu tử đích thực, một khát vọng sâu sắc về linh đạo, đặc biệt là trong giới trẻ và những người bị thiệt thòi, những người không phải lúc nào cũng tìm được phương tiện hiệu quả để nêu lên nhu cầu của mình. Nhu cầu về học thuyết xã hội của Giáo hội ngày càng tăng, và chúng ta cần phải đáp ứng nhu cầu đó.
Nghi lễ đăng quang triều đại Giáo hoàng của Đức Leo XIV
Thanh Quảng sdb
16:47 17/05/2025
Nghi lễ đăng quang triều đại Giáo hoàng của Đức Leo XIV

Lễ nghi đánh dấu sự khởi đầu chính thức của triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIV vào ngày 18 tháng 5 là một nghi lễ long trọng. Nghi lễ này nhấn mạnh tới mối liên hệ tới Thánh tông đồ Phêrô và cuộc tử đạo của ngài, đã nuôi dưỡng Giáo hội Rôma từ ngày thành lập, ý nghĩa của huy hiệu Giám mục “Đại diện thánh Phêrô”, “Petrine” được trao cho Đức Giáo Hoàng: Dây Pallium và Nhẫn Ngư phủ.
(Tin Vatican - Tiziana Campisi)
Với việc cử hành Thánh Thể diễn ra vào ngày 18 tháng 5 lúc 10:00 sáng (giờ CET) tại Vương cung thánh đường và Quảng trường Thánh Phêrô, Giám mục Rôma, Đức Leo XIV, long trọng bắt đầu Sứ vụ thánh Phêrô của mình với tư cách là người kế vị Thánh tông đồ Phêrô và do đó, là Mục tử của Giáo Hội Công Giáo. Theo Văn phòng Lễ nghi Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng Tối cao, nghi lễ này có một số khoảnh khắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, bao gồm cả những khoảnh khắc liên quan đến huy hiệu giám mục cổ xưa gắn liền với Thánh Phêrô: Dây Pallium và Nhẫn Ngư phủ.
Dây Pallium
Dây Pallium là một bộ lễ phục được làm từ lông cừu non. Nó gợi lên hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân Lành đặt con chiên lạc lên vai mình, và gợi nhớ đến ba lần đáp lại lời kêu gọi của Chúa Phục Sinh để chăm sóc đàn chiên và đàn chiên của Người. Như Giáo phụ Simeon thành Thessalonica viết trong De sacris ordinationibus, dây Pallium “tượng trưng cho Đấng Cứu Thế, Đấng đã tìm gặp chúng ta như con chiên lạc, nâng chúng ta lên vai Người; bằng cách đảm nhận bản chất con người của chúng ta trong Sự Nhập Thể, Người đã thần thánh hóa bản chất đó, dâng chúng ta cho Chúa Cha qua cái chết của Người trên Thập Giá, và tôn vinh chúng ta qua Sự Phục Sinh.” Đó là một dải hẹp được đeo trên áo lễ, quấn quanh vai. Nó có hai mặt dây chuyền màu đen (mặt trước và mặt sau), sáu cây thánh giá bằng lụa đen - một trên mỗi mặt dây chuyền và bốn trên dải tròn trên vai - và được trang trí ở mặt trước và mặt sau bằng ba chiếc ghim (aciculae), tượng trưng cho ba chiếc đinh đóng vào thập giá của Chúa Kitô.
Chiếc nhẫn của Người đánh cá
Chiếc nhẫn của Người đánh cá có ý nghĩa cụ thể của một chiếc nhẫn ấn tín, tượng trưng cho ấn tín đức tin được giao phó cho Thánh Phêrô để củng cố anh em của ngài. Nó được gọi là "Chiếc nhẫn của Người đánh cá" vì Thánh Phêrô, sau khi tin vào lời Chúa Giêsu, đã kéo lưới vào bờ từ thuyền trong vụ đánh bắt mẻ cá kỳ diệu.
Tại mộ Thánh Phêrô
Phụng vụ bắt đầu bên trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Cùng với các Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương, Giáo hoàng La Mã mới xuống nhà nguyện của Lăng mộ Thánh Phêrô, nơi ngài dừng lại cầu nguyện và sau đó xông hương tại địa điểm này. Khoảnh khắc này nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa Giám mục Rome và Thánh tông đồ Phêrô, người cùng với nhiều Kitô hữu khác đã làm chứng cho đức tin bằng máu của mình tại nơi đây.
Sau đó, hai phó tế cầm lấy dây Pallium, Chiếc nhẫn của Người đánh cá và Sách Phúc âm và tiến hành rước kiệu về phía bàn thờ được dựng lên ở trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tại Quảng trường.
Trên tiền đường (parvis) của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
Giáo hoàng Leo XIV tham gia đoàn rước trong khi Laudes Regiae - một bài thánh ca cầu nguyện - được hát lên, cầu xin sự chuyển cầu của các Giáo hoàng, các vị tử đạo và các vị thánh của Giáo hội La Mã. Treo trên mặt tiền của Vương cung thánh đường là một tấm thảm mô tả mẻ cá kỳ diệu, mô tả cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô - một chủ đề chính trong Phụng vụ Lời Chúa và trong suốt buổi lễ. Đây là bản sao của tấm thảm Flemish ban đầu được làm cho Nhà nguyện Sistine dựa trên một bức tranh biếm họa của Raphael, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Vatican.
Gần bàn thờ là hình ảnh Đức Mẹ Chỉ bảo Lành từ Đền thánh Maria ở Genazzano.
Nghi lễ tiếp tục với nghi thức ban phước và rảy nước thánh, vì đây là một ngày Chủ Nhật trong mùa Phục sinh. Tiếp theo là phần hát Kinh Vinh Danh (Gloria) và Lời Nguyện Nhập Lễ (Collect), nhắc lại kế hoạch của Chúa Cha là xây dựng Giáo hội của Người trên nền tảng Thánh Phêrô.
Phụng vụ Lời Chúa
Sau đó, Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu. Bài đọc thứ nhất, được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha, trích từ Sách Công vụ Tông đồ (Công vụ 4:8–12), trong đó thánh Phêrô tuyên bố Chúa Kitô là “hòn đá bị thợ xây loại bỏ”. Thánh vịnh đáp ca (Thánh vịnh 117 [118]), được công bố bằng tiếng Ý, tiếp tục hình ảnh “hòn đá”: “Hòn đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành đá tảng góc tường”.
Bài đọc thứ hai, cũng bằng tiếng Tây Ban Nha, trích từ Thư thứ nhất của Phêrô (1 Pr 5:1–5, 10–11), nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Phêrô, Giáo hội Rôma và chức vụ của Người kế nhiệm ngài.
Phúc âm, một đoạn trích từ Gioan (Ga 21:15–19), được công bố bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, kể lại câu hỏi ba lần của Chúa Giêsu hỏi Phêrô và lời trăn trối “chăn chiên con của Ta” và “chăn dắt chiên của Ta” - một trong những văn bản nền tảng cho vai trò độc nhất của Phêrô trong số Mười Hai Tông đồ.
Nghi Lễ trao tặng Huy hiệu Giám mục Phêrô
Sau khi công bố Phúc âm, ba Hồng Y từ ba cấp bậc (phó tế, linh mục, giám mục), mỗi vị đại diện cho một châu lục khác nhau, tiến đến gần Đức Leo XIV. Vị đầu tiên đặt dây Pallium lên người Đức Leo; vị thứ hai dâng lời cầu nguyện đặc biệt xin Chúa hiện diện và trợ giúp Đức Giáo Hoàng.
Vị thứ ba cũng cầu nguyện, khẩn cầu Chúa Kitô, Vị “Mục tử và Giám mục của linh hồn chúng ta,” - người đã xây dựng Giáo hội trên tảng đá Phêrô và được ngài công nhận là “Con của Thiên Chúa hằng sống,” - xin Người ban Chiếc nhẫn của Người đánh cá cho Đức Giáo Hoàng mới, trước khi trao chiếc nhẫn cho Đức Leo XIV.
Khoảnh khắc kết thúc bằng lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, xin Người ban cho Đức Giáo Hoàng mới sức mạnh và sự dịu dàng trong việc bảo vệ các môn đồ của Chúa Kitô trong sự hiệp nhất của tình hiệp thông. Sau đó, Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho cộng đoàn bằng Sách Phúc âm trong khi lời tung hô “Ad multos annos!” (“Trường Thọ!”) được tuyên bố bằng tiếng Hy Lạp.
Nghi lễ Vâng phục
Tiếp theo là nghi lễ vâng phục tượng trưng, trong đó mười hai đại diện từ mọi lớp người khác nhau của dân Chúa, từ khắp nơi trên thế giới, tuyên thệ vâng phục Đức Giáo Hoàng. Lễ đang quang tiếp tục với bài giảng của Đức Thánh Cha.
Sau đó, "Kinh Tin Kính" được xướng lên, tiếp theo là Lời nguyện Giáo dân, với lời cầu bầu bằng tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Ba Lan và tiếng Trung Quốc. Những lời cầu nguyện được dâng lên cho Giáo hội hoàn vũ, cho Đức Giáo Hoàng La Mã khi bắt đầu sứ vụ của ngài, cho những người giữ chức vụ dân sự, cho tất cả những người đau khổ hoặc đang gặp khó khăn, và cho cộng đồng đang qui tụ nơi đây.
Phụng vụ Thánh Thể
Khi bài thánh ca Dâng lễ "Tu es pastor ovium" ("Ngài là Mục tử của đàn chiên") được hát, lời cầu nguyện trên lễ vật bánh và rượu được xướng lên, thông qua sứ vụ truyền giáo của Giáo hội, hoa trái của ơn cứu chuộc có thể đến được toàn thể trái đất. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đọc Lời nguyện Thánh Thể thứ nhất (Kinh Rôma), tiếp theo là Nghi thức Hiệp lễ. Kết thúc, Đức Giáo Hoàng cầu xin Thiên Chúa củng cố Giáo hội trong sự hiệp nhất và bác ái và ban cho chính ngài được cứu rỗi và bảo vệ, cùng với đàn chiên được giao phó cho ngài chăm sóc.
Nghi thức kết thúc
Trước khi buổi lễ kết thúc, Đức Giáo Hoàng có một bài diễn văn ngắn. Sau khi hát Kinh “Lạy Nữ Vương” (Regina Caeli), ĐTC ban phép lành trọng thể nói lên hình ảnh cây nho và vườn nho trong Kinh thánh là Giáo hội. Ngài cầu nguyện xin Chúa “nhìn đến” và “bảo vệ” cây nho mà Ngài đã trồng, và cầu xin cho khuôn mặt cứu rỗi của Ngài có thể “chiếu sáng” trên tất cả mọi người.

Lễ nghi đánh dấu sự khởi đầu chính thức của triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIV vào ngày 18 tháng 5 là một nghi lễ long trọng. Nghi lễ này nhấn mạnh tới mối liên hệ tới Thánh tông đồ Phêrô và cuộc tử đạo của ngài, đã nuôi dưỡng Giáo hội Rôma từ ngày thành lập, ý nghĩa của huy hiệu Giám mục “Đại diện thánh Phêrô”, “Petrine” được trao cho Đức Giáo Hoàng: Dây Pallium và Nhẫn Ngư phủ.
(Tin Vatican - Tiziana Campisi)
Với việc cử hành Thánh Thể diễn ra vào ngày 18 tháng 5 lúc 10:00 sáng (giờ CET) tại Vương cung thánh đường và Quảng trường Thánh Phêrô, Giám mục Rôma, Đức Leo XIV, long trọng bắt đầu Sứ vụ thánh Phêrô của mình với tư cách là người kế vị Thánh tông đồ Phêrô và do đó, là Mục tử của Giáo Hội Công Giáo. Theo Văn phòng Lễ nghi Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng Tối cao, nghi lễ này có một số khoảnh khắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, bao gồm cả những khoảnh khắc liên quan đến huy hiệu giám mục cổ xưa gắn liền với Thánh Phêrô: Dây Pallium và Nhẫn Ngư phủ.
Dây Pallium
Dây Pallium là một bộ lễ phục được làm từ lông cừu non. Nó gợi lên hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân Lành đặt con chiên lạc lên vai mình, và gợi nhớ đến ba lần đáp lại lời kêu gọi của Chúa Phục Sinh để chăm sóc đàn chiên và đàn chiên của Người. Như Giáo phụ Simeon thành Thessalonica viết trong De sacris ordinationibus, dây Pallium “tượng trưng cho Đấng Cứu Thế, Đấng đã tìm gặp chúng ta như con chiên lạc, nâng chúng ta lên vai Người; bằng cách đảm nhận bản chất con người của chúng ta trong Sự Nhập Thể, Người đã thần thánh hóa bản chất đó, dâng chúng ta cho Chúa Cha qua cái chết của Người trên Thập Giá, và tôn vinh chúng ta qua Sự Phục Sinh.” Đó là một dải hẹp được đeo trên áo lễ, quấn quanh vai. Nó có hai mặt dây chuyền màu đen (mặt trước và mặt sau), sáu cây thánh giá bằng lụa đen - một trên mỗi mặt dây chuyền và bốn trên dải tròn trên vai - và được trang trí ở mặt trước và mặt sau bằng ba chiếc ghim (aciculae), tượng trưng cho ba chiếc đinh đóng vào thập giá của Chúa Kitô.
Chiếc nhẫn của Người đánh cá
Chiếc nhẫn của Người đánh cá có ý nghĩa cụ thể của một chiếc nhẫn ấn tín, tượng trưng cho ấn tín đức tin được giao phó cho Thánh Phêrô để củng cố anh em của ngài. Nó được gọi là "Chiếc nhẫn của Người đánh cá" vì Thánh Phêrô, sau khi tin vào lời Chúa Giêsu, đã kéo lưới vào bờ từ thuyền trong vụ đánh bắt mẻ cá kỳ diệu.
Tại mộ Thánh Phêrô
Phụng vụ bắt đầu bên trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Cùng với các Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương, Giáo hoàng La Mã mới xuống nhà nguyện của Lăng mộ Thánh Phêrô, nơi ngài dừng lại cầu nguyện và sau đó xông hương tại địa điểm này. Khoảnh khắc này nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa Giám mục Rome và Thánh tông đồ Phêrô, người cùng với nhiều Kitô hữu khác đã làm chứng cho đức tin bằng máu của mình tại nơi đây.
Sau đó, hai phó tế cầm lấy dây Pallium, Chiếc nhẫn của Người đánh cá và Sách Phúc âm và tiến hành rước kiệu về phía bàn thờ được dựng lên ở trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tại Quảng trường.
Trên tiền đường (parvis) của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
Giáo hoàng Leo XIV tham gia đoàn rước trong khi Laudes Regiae - một bài thánh ca cầu nguyện - được hát lên, cầu xin sự chuyển cầu của các Giáo hoàng, các vị tử đạo và các vị thánh của Giáo hội La Mã. Treo trên mặt tiền của Vương cung thánh đường là một tấm thảm mô tả mẻ cá kỳ diệu, mô tả cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô - một chủ đề chính trong Phụng vụ Lời Chúa và trong suốt buổi lễ. Đây là bản sao của tấm thảm Flemish ban đầu được làm cho Nhà nguyện Sistine dựa trên một bức tranh biếm họa của Raphael, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Vatican.
Gần bàn thờ là hình ảnh Đức Mẹ Chỉ bảo Lành từ Đền thánh Maria ở Genazzano.
Nghi lễ tiếp tục với nghi thức ban phước và rảy nước thánh, vì đây là một ngày Chủ Nhật trong mùa Phục sinh. Tiếp theo là phần hát Kinh Vinh Danh (Gloria) và Lời Nguyện Nhập Lễ (Collect), nhắc lại kế hoạch của Chúa Cha là xây dựng Giáo hội của Người trên nền tảng Thánh Phêrô.
Phụng vụ Lời Chúa
Sau đó, Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu. Bài đọc thứ nhất, được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha, trích từ Sách Công vụ Tông đồ (Công vụ 4:8–12), trong đó thánh Phêrô tuyên bố Chúa Kitô là “hòn đá bị thợ xây loại bỏ”. Thánh vịnh đáp ca (Thánh vịnh 117 [118]), được công bố bằng tiếng Ý, tiếp tục hình ảnh “hòn đá”: “Hòn đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành đá tảng góc tường”.
Bài đọc thứ hai, cũng bằng tiếng Tây Ban Nha, trích từ Thư thứ nhất của Phêrô (1 Pr 5:1–5, 10–11), nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Phêrô, Giáo hội Rôma và chức vụ của Người kế nhiệm ngài.
Phúc âm, một đoạn trích từ Gioan (Ga 21:15–19), được công bố bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, kể lại câu hỏi ba lần của Chúa Giêsu hỏi Phêrô và lời trăn trối “chăn chiên con của Ta” và “chăn dắt chiên của Ta” - một trong những văn bản nền tảng cho vai trò độc nhất của Phêrô trong số Mười Hai Tông đồ.
Nghi Lễ trao tặng Huy hiệu Giám mục Phêrô
Sau khi công bố Phúc âm, ba Hồng Y từ ba cấp bậc (phó tế, linh mục, giám mục), mỗi vị đại diện cho một châu lục khác nhau, tiến đến gần Đức Leo XIV. Vị đầu tiên đặt dây Pallium lên người Đức Leo; vị thứ hai dâng lời cầu nguyện đặc biệt xin Chúa hiện diện và trợ giúp Đức Giáo Hoàng.
Vị thứ ba cũng cầu nguyện, khẩn cầu Chúa Kitô, Vị “Mục tử và Giám mục của linh hồn chúng ta,” - người đã xây dựng Giáo hội trên tảng đá Phêrô và được ngài công nhận là “Con của Thiên Chúa hằng sống,” - xin Người ban Chiếc nhẫn của Người đánh cá cho Đức Giáo Hoàng mới, trước khi trao chiếc nhẫn cho Đức Leo XIV.
Khoảnh khắc kết thúc bằng lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, xin Người ban cho Đức Giáo Hoàng mới sức mạnh và sự dịu dàng trong việc bảo vệ các môn đồ của Chúa Kitô trong sự hiệp nhất của tình hiệp thông. Sau đó, Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho cộng đoàn bằng Sách Phúc âm trong khi lời tung hô “Ad multos annos!” (“Trường Thọ!”) được tuyên bố bằng tiếng Hy Lạp.
Nghi lễ Vâng phục
Tiếp theo là nghi lễ vâng phục tượng trưng, trong đó mười hai đại diện từ mọi lớp người khác nhau của dân Chúa, từ khắp nơi trên thế giới, tuyên thệ vâng phục Đức Giáo Hoàng. Lễ đang quang tiếp tục với bài giảng của Đức Thánh Cha.
Sau đó, "Kinh Tin Kính" được xướng lên, tiếp theo là Lời nguyện Giáo dân, với lời cầu bầu bằng tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Ba Lan và tiếng Trung Quốc. Những lời cầu nguyện được dâng lên cho Giáo hội hoàn vũ, cho Đức Giáo Hoàng La Mã khi bắt đầu sứ vụ của ngài, cho những người giữ chức vụ dân sự, cho tất cả những người đau khổ hoặc đang gặp khó khăn, và cho cộng đồng đang qui tụ nơi đây.
Phụng vụ Thánh Thể
Khi bài thánh ca Dâng lễ "Tu es pastor ovium" ("Ngài là Mục tử của đàn chiên") được hát, lời cầu nguyện trên lễ vật bánh và rượu được xướng lên, thông qua sứ vụ truyền giáo của Giáo hội, hoa trái của ơn cứu chuộc có thể đến được toàn thể trái đất. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đọc Lời nguyện Thánh Thể thứ nhất (Kinh Rôma), tiếp theo là Nghi thức Hiệp lễ. Kết thúc, Đức Giáo Hoàng cầu xin Thiên Chúa củng cố Giáo hội trong sự hiệp nhất và bác ái và ban cho chính ngài được cứu rỗi và bảo vệ, cùng với đàn chiên được giao phó cho ngài chăm sóc.
Nghi thức kết thúc
Trước khi buổi lễ kết thúc, Đức Giáo Hoàng có một bài diễn văn ngắn. Sau khi hát Kinh “Lạy Nữ Vương” (Regina Caeli), ĐTC ban phép lành trọng thể nói lên hình ảnh cây nho và vườn nho trong Kinh thánh là Giáo hội. Ngài cầu nguyện xin Chúa “nhìn đến” và “bảo vệ” cây nho mà Ngài đã trồng, và cầu xin cho khuôn mặt cứu rỗi của Ngài có thể “chiếu sáng” trên tất cả mọi người.
Diễn Văn Của Đức Giáo Hoàng Leo XIV Gửi Các Thành Viên Của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice
Vũ Văn An
17:01 17/05/2025
Như đã đưa tin, ngày 17 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Leo đã có một cơ hội khác để nhấn mạnh học thuyết xã hội Công Giáo, lần này thông qua buổi tiếp kiến với các đại diện của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu và truyền bá học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Nhân dịp này, ngài đã đọc một bài diễn văn, nhấn mạnh rằng phải hiểu tín lý như một khoa học.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:

Chào buổi sáng tất cả mọi người!
Anh chị em thân mến, chào mừng!
Tôi cảm ơn Chủ tịch và các thành viên của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, và tôi chào tất cả những người đang tham gia Hội nghị quốc tế và Đại hội đồng thường niên này.
Chủ đề của Hội nghị năm nay - "Vượt qua sự phân cực và xây dựng lại nền quản trị hoàn cầu: Nền tảng đạo đức" - nói với chúng ta về mục đích sâu xa nhất của học thuyết xã hội của Giáo hội như một đóng góp cho hòa bình và đối thoại nhằm xây dựng những cây cầu của tình huynh đệ phổ quát. Đặc biệt trong mùa Phục sinh này, chúng ta nhận ra rằng Chúa Phục sinh luôn đi trước chúng ta, ngay cả trong những lúc bất công và cái chết dường như đang thắng thế. Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau, như tôi đã nói vào buổi tối ngày bầu cử tôi, “để xây dựng những cây cầu thông qua đối thoại và gặp gỡ, cùng nhau đoàn kết như một dân tộc, luôn sống trong hòa bình”. Đây không phải là điều gì đó xảy ra một cách ngẫu nhiên, mà đúng hơn là sự tương tác tích cực và liên tục giữa ân sủng và tự do, điều mà cuộc họp của chúng ta hôm nay tìm cách tôn trọng và hỗ trợ.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII, người sống trong thời đại có sự thay đổi quan trọng và mang tính đột phá, đã tìm cách thúc đẩy hòa bình bằng cách khuyến khích đối thoại xã hội giữa tư bản và lao động, công nghệ và trí tuệ của con người, và các nền văn hóa chính trị và quốc gia khác nhau. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về một “cuộc đa khủng hoảng” khi mô tả bản chất bi thảm của thời đại chúng ta, được đánh dấu bằng chiến tranh, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, di cư cưỡng bức và tranh chấp, nghèo đói bị kỳ thị, đổi mới công nghệ mang tính đột phá, mất an ninh việc làm và quyền lao động bấp bênh (Thông điệp gửi đến những người tham gia Đại hội đồng của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, ngày 3 tháng 3 năm 2025). Về những vấn đề quan trọng như vậy, học thuyết xã hội của Giáo hội được kêu gọi cung cấp những hiểu biết sâu sắc tạo điều kiện cho đối thoại giữa khoa học và lương tâm, và do đó đóng góp thiết yếu vào sự hiểu biết, hy vọng và hòa bình tốt hơn.
Học thuyết này giúp chúng ta nhận ra rằng quan trọng hơn các vấn đề hoặc giải pháp cuối cùng của chúng ta là cách chúng ta tiếp cận chúng, được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn phân định, các nguyên tắc đạo đức lành mạnh và sự cởi mở với ân sủng của Chúa.
Anh chị em có cơ hội chứng minh rằng học thuyết xã hội của Giáo hội, với cách tiếp cận nhân học cụ thể của mình, tìm cách khuyến khích sự tham gia thực sự vào các vấn đề xã hội. Nó không tuyên bố sở hữu độc quyền về chân lý, trong việc phân tích các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp cụ thể. Đối với các vấn đề xã hội, việc biết cách tiếp cận tốt nhất đối với chúng quan trọng hơn là đưa ra phản hồi ngay lập tức về lý do tại sao mọi thứ xảy ra hoặc cách giải quyết chúng. Mục đích là học cách đối diện với các vấn đề, vì chúng luôn khác nhau, vì mỗi thế hệ đều mới và phải đối diện với những thách thức, ước mơ và câu hỏi mới.
Đây là một khía cạnh cơ bản trong nỗ lực xây dựng một "nền văn hóa gặp gỡ" thông qua đối thoại và tình bạn xã hội. Đối với nhiều người cùng thời, các từ “đối thoại” và “học thuyết” có vẻ không tương thích. Có lẽ khi nghe từ “học thuyết”, chúng ta có xu hướng nghĩ đến một tập hợp các ý tưởng thuộc về một tôn giáo. Bản thân từ này khiến chúng ta cảm thấy ít có khuynh hướng suy gẫm, đặt câu hỏi về mọi điều hoặc tìm kiếm các giải pháp thay thế mới.
Trong trường hợp học thuyết xã hội của Giáo hội, chúng ta cần làm rõ rằng từ “học thuyết” có một ý nghĩa khác tích cực hơn, nếu không có nó thì bản thân đối thoại sẽ vô nghĩa. “Học thuyết” có thể là từ đồng nghĩa với “khoa học”, “kỷ luật” và “kiến thức”. Hiểu theo cách này, học thuyết xuất hiện như sản phẩm của nghiên cứu, và do đó là các giả thuyết, thảo luận, tiến bộ và thất bại, tất cả đều nhằm mục đích truyền đạt một khối lượng kiến thức đáng tin cậy, có tổ chức và có hệ thống về một vấn đề nhất định. Do đó, học thuyết không giống như một ý kiến, mà đúng hơn là sự theo đuổi chân lý chung, tập thể và thậm chí là đa ngành.
“Sự nhồi sọ” là vô đạo đức. Nó kìm hãm sự phán đoán mang tính phê phán và làm suy yếu quyền tự do thánh thiêng của việc tôn trọng lương tâm, ngay cả khi nó sai lầm. Nó chống lại các khái niệm mới và từ chối sự chuyển động, thay đổi hoặc sự phát triển của các ý tưởng khi đối diện với các vấn đề mới. Mặt khác, “học thuyết”, như một bài diễn thuyết nghiêm túc, thanh thản và chặt chẽ, chủ yếu nhằm dạy chúng ta cách tiếp cận các vấn đề và quan trọng hơn là cách tiếp cận mọi người. Nó cũng giúp chúng ta đưa ra những phán đoán thận trọng khi đối diện với các thách thức. Sự nghiêm túc, nghiêm ngặt và thanh thản là những gì chúng ta phải học từ mọi học thuyết, bao gồm cả học thuyết xã hội của Giáo hội.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra, chúng ta phải khám phá lại, nhấn mạnh và vun đắp bổn phận đào tạo những người khác về tư duy có phê phán, chống lại những cám dỗ trái ngược, điều này cũng có thể tìm thấy trong các giới giáo hội. Có rất ít đối thoại xung quanh chúng ta; tiếng la hét thường thay thế nó, không ít lần dưới dạng tin tức giả mạo và những lập luận phi lý được đưa ra bởi một vài tiếng nói lớn. Sự suy gẫm và nghiên cứu sâu sắc hơn là điều cần thiết, cũng như cam kết gặp gỡ và lắng nghe người nghèo, những người là kho báu của Giáo hội và nhân loại. Quan điểm của họ, mặc dù thường bị bỏ qua, nhưng lại rất quan trọng nếu chúng ta muốn nhìn thế giới qua con mắt của Thiên Chúa. Những người sinh ra và lớn lên ở xa các trung tâm quyền lực không chỉ nên được dạy về học thuyết xã hội của Giáo hội; họ cũng nên được công nhận là những người thực hiện và đưa học thuyết đó vào thực hành. Những cá nhân cam kết cải thiện xã hội, các phong trào quần chúng và các nhóm công nhân Công Giáo khác nhau là biểu thức của những vùng ngoại vi hiện sinh nơi hy vọng tồn tại và nảy nở trở lại. Tôi kêu gọi anh chị em hãy để tiếng nói của người nghèo được lắng nghe.
Các bạn thân mến, như Công đồng Vatican II đã tuyên bố, “trong mọi thời đại, Giáo hội đều có trách nhiệm đọc các dấu chỉ của thời đại và giải thích chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng, nếu Giáo hội muốn thực hiện nhiệm vụ của mình. Bằng ngôn ngữ mà mọi thế hệ đều hiểu, Giáo hội phải có khả năng trả lời những câu hỏi thường trực mà mọi người đặt ra về ý nghĩa của cuộc sống hiện tại và cuộc sống mai sau, và cách thức chúng liên quan đến nhau” (Gaudium et Spes, 4).
Vì vậy, tôi mời gọi các bạn tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phân định này, và do đó, cùng với toàn thể dân Chúa, đóng góp vào sự phát triển học thuyết xã hội của Giáo hội trong thời đại có những thay đổi xã hội quan trọng này, lắng nghe mọi người và tham gia đối thoại với tất cả mọi người. Ngày nay, có một cơn khát công lý lan rộng, một mong muốn về tình phụ tử và tình mẫu tử đích thực, một khát vọng sâu sắc về linh đạo, đặc biệt là ở những người trẻ và những người bị thiệt thòi, những người không phải lúc nào cũng tìm thấy những phương tiện hiệu quả để cho mọi người biết đến nhu cầu của họ. Có một nhu cầu ngày càng tăng đối với học thuyết xã hội của Giáo hội, mà chúng ta cần phải đáp ứng.
Tôi cảm ơn tất cả các bạn vì sự cam kết và lời cầu nguyện của các bạn cho chức vụ của tôi, và tôi trân trọng ban phước lành cho các bạn và gia đình các bạn, và tất cả những gì các bạn làm. Cảm ơn các bạn!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình Ảnh Sa Mạc Huấn Luyện Dự Trưởng- Ra khơi 3. Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
16:25 17/05/2025
VietCatholic TV
Tướng Budanov: Cái kết bi thảm khi Nga tấn công biển người bằng xe gắn máy. Hòa đàm cuội đã kết thúc
VietCatholic Media
02:10 17/05/2025
1. Cuộc tấn công bằng xe máy của Nga ở Ukraine bị ngăn chặn bởi khe núi
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết
“Người Nga đang chuẩn bị tiếp tục cuộc tấn công của họ ở Ukraine trong khi thúc đẩy đàm phán, và đó là một chiến thuật bình thường của người Nga, thành thật mà nói. Đàm phán không có nghĩa là có giải pháp.”
Ông nhấn mạnh rằng quân đội Điện Cẩm Linh đang để mắt tới một khu vực mới, đó là thành trì công nghiệp Dnipro ở phía đông Ukraine.
Một đoạn video được chiếu trong cuộc họp báo cho thấy cảnh những người lính Nga đi xe máy cố gắng nhảy qua chiến hào nhưng không thành công.
“Cuộc tấn công bằng xe gắn máy của Nga đã không diễn ra theo đúng kế hoạch”, Tướng Budanov bình luận về cảnh những người lính tăng tốc về phía khoảng trống trên cánh đồng và không thể vượt qua để sang phía bên kia. Đoạn video cho thấy những cảnh rất kinh khủng khi những người lính Nga nằm chết bên cạnh những chiếc xe gắn máy mà bánh xe vẫn còn quay tít khi họ bị các máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất của Ukraine bám theo tiêu diệt.
Kể từ nửa cuối năm 2024, lực lượng Nga ngày càng sử dụng nhiều xe dân sự không bọc thép, bao gồm cả xe máy, trong các cuộc tấn công trên khắp Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết trong báo cáo ngày 7 tháng 5 rằng lực lượng Nga đang sử dụng xe máy để xâm nhập vào phòng tuyến của Ukraine. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông Ukraine đã đưa tin về những thất bại trong các cuộc diễn tập.
Vào ngày 5 tháng 5, Vệ binh Quốc gia Ukraine đã công bố một đoạn clip cho thấy cách họ sử dụng máy bay điều khiển từ xa để đẩy lùi cuộc tấn công bằng xe máy của quân đội Nga đang cố gắng cắm cờ của họ trên đống đổ nát của một tòa nhà. Đoạn video kết thúc với cảnh xác của những người lính Nga bị thương hoặc đã chết nằm cạnh xe máy của họ.
Theo Cơ quan Biên phòng Nhà nước, được tờ Kyiv Post trích dẫn, tuần trước, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tiêu diệt gần chục lính tấn công Nga đi xe máy ở khu vực Kupyansk thuộc vùng Kharkiv.
ISW cho biết họ đã bắt đầu quan sát thấy lực lượng Nga liên tục sử dụng xe máy để vận chuyển bộ binh theo hướng Kharkiv, Chasiv Yar và Zaporizhia từ giữa năm ngoái. Forbes đưa tin trong tháng này rằng chiến thuật tấn công bằng xe máy của Nga đôi khi có hiệu quả và đã giúp các trung đoàn Nga tiến vào tiền tuyến ở miền đông Ukraine khoảng một dặm về phía tây.
[Newsweek: Russian Motorcycle Assault in Ukraine Foiled by Ravine: Video]
2. Nga chế giễu Tổng thống Zelenskiy vì Putin không xuất hiện: ‘Kẻ thua cuộc thảm hại’
Các quan chức Nga chế giễu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sau khi Putin phớt lờ yêu cầu của ông về một cuộc gặp trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi diễn ra cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine sau hơn ba năm.
Tổng thống Zelenskiy đã tới Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, để gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và quyết định cách thức đàm phán với Nga khi Putin vắng mặt. Putin đã cử một phái đoàn cấp thấp của Nga tới.
Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Nga, gọi Tổng thống Zelenskiy là “kẻ đáng thương” vì yêu cầu Putin đến Thổ Nhĩ Kỳ, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Maria Zakharova, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga, cũng gọi Tổng thống Zelenskiy là “gã hề” và “kẻ thất bại” trong cuộc họp báo hàng ngày của bà.
Ukraine đã coi yêu cầu của Tổng thống Zelenskiy về một cuộc gặp mặt trực tiếp với Putin là một phép thử về thiện chí thực sự của Nga trong đàm phán hòa bình. Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông chỉ trích phái đoàn Nga là “kịch tính” và đối lập với nhóm cao cấp của Ukraine.
“Thay vì Putin đến gặp Tổng thống Zelenskiy tại Thổ Nhĩ Kỳ và có cuộc trò chuyện nghiêm chỉnh về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình, những gì chúng ta nghe được từ Nga là những lời lăng mạ cá nhân đối với Tổng thống Ukraine “, Heorhii Tykhyi, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Ukraine nói.
“Không phải lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Nga trở thành trò cười. Cũng cần lưu ý rằng phái đoàn ở Thổ Nhĩ Kỳ không do Bộ Ngoại giao Nga dẫn đầu—vai trò của họ là chỉ đạo từ Mạc Tư Khoa,” ông nói thêm.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, cho biết nhà lãnh đạo Nga đã đặt ra mục tiêu và xác định lập trường đàm phán của phái đoàn của ông, những người đang có mặt tại Istanbul để chờ phái đoàn Ukraine đến, hãng thông tấn nhà nước RIA đưa tin.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã dập tắt hy vọng thành công của các cuộc đàm phán, mặc dù trước đó ông đã thúc đẩy các cuộc đàm phán diễn ra.
“Sẽ không có chuyện gì xảy ra cho đến khi Putin và tôi gặp nhau”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trên Không lực Một trước khi hạ cánh xuống Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Reuters đưa tin.
Ukraine đã yêu cầu ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức trước khi đàm phán trực tiếp nhưng đã thỏa hiệp khi rõ ràng là Nga sẽ không đồng ý, mặc dù Mạc Tư Khoa vẫn khẳng định rằng họ cũng tìm kiếm hòa bình.
Nga cho biết họ muốn đàm phán vô điều kiện và coi lệnh ngừng bắn là một sự tạm dừng giao tranh để Ukraine có thể tập hợp lại và tái vũ trang.
[Newsweek: Russia Mocks Zelensky Over Putin No-Show: 'Pathetic Loser']
3. Ukraine cáo buộc Nga phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình bằng những yêu cầu vào phút chót
Ukraine đổ lỗi cho Nga đã phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra tại Istanbul bằng cách yêu cầu một cuộc gặp riêng, không có sự tham gia của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Hoa Kỳ, vào phút chót, Sky News và Guardian đưa tin vào ngày 16 tháng 5.
Tin tức này được đưa ra trước cuộc đàm phán đầu tiên giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa kể từ năm 2022. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ mở đầu cuộc đàm phán, trong khi các đại biểu Hoa Kỳ đang ở Istanbul để họp riêng với đại diện của Mạc Tư Khoa và Kyiv.
Sau khi Mạc Tư Khoa đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đồng ý và mời Putin đến gặp mặt trực tiếp. Nhà lãnh đạo Nga đã từ chối tham dự và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán.
Phái đoàn Nga bao gồm các thứ trưởng và trợ lý cấp dưới và loại trừ các quan chức cao cấp như Ngoại trưởng Sergey Lavrov. Tổng thống Zelenskiy bình luận rằng Mạc Tư Khoa đã cử một “phái đoàn giả mạo”, trong khi các quan chức phương Tây trình bày động thái này như một dấu hiệu cho thấy Putin không nghiêm chỉnh về các nỗ lực hòa bình.
Mặc dù Tổng thống Zelenskiy đã rời đi Albania, một phái đoàn Ukraine, bao gồm Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Ngoại trưởng Andrii Sybiha và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov đã đến Istanbul để gặp các đại biểu Nga.
Phái đoàn Ukraine đã có các cuộc họp với các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Ngoại trưởng Marco Rubio.
Kyiv và các đồng minh đã thúc giục Mạc Tư Khoa áp dụng lệnh ngừng bắn vô điều kiện bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình — một đề xuất mà Nga đã bỏ qua.
Trong khi các quan chức Ukraine cho biết họ hy vọng sẽ thảo luận về một lệnh ngừng bắn có thể có tại Istanbul, Nga lại coi cuộc họp này là sự tiếp nối của các cuộc đàm phán năm 2022 và nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết những gì mà họ coi là “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc chiến.
[Kyiv Independent: Ukraine reportedly accuses Russia of undermining peace talks with last-minute demands]
4. Tổng thư ký NATO cho biết nỗ lực hòa bình giữa Ukraine và Nga có thể đạt được tiến triển trong vòng 2 tuần
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết việc giải quyết cuộc chiến toàn diện của Nga với Ukraine có thể đạt được tiến triển trong vòng 10–14 ngày tới.
Bình luận của Rutte được đưa ra trong khi cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đang diễn ra giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa tại Istanbul từ ngày 15 tháng 5, sau khi Nga đưa ra lời mời thay vì đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngay lập tức đồng ý tham dự và mời Putin đến gặp trực tiếp. Cẩm Linh đã giữ kín thông tin về khả năng tham dự của nhà lãnh đạo Nga cho đến tận cuối ngày 14 tháng 5 để tiết lộ phái đoàn của mình, với Putin không có tên trong danh sách.
Rutte cho biết: “Tôi nghĩ rằng có cơ hội trong tuần này, nhưng cũng trong 10 ngày tới, hai tuần nữa, để thực sự đưa toàn bộ vấn đề của Ukraine đến một hướng đi tốt đẹp hơn”.
“Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Zelenskiy, nhưng cũng chịu sự chỉ đạo rất lớn của chính phủ Hoa Kỳ, và Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò lớn ở đây.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông đã sẵn sàng tham dự cuộc họp cao cấp tiềm năng giữa hai nhà lãnh đạo trong trường hợp Putin đến. Tuy nhiên, một quan chức Tòa Bạch Ốc vào ngày 14 tháng 5 cho biết Tổng thống Trump sẽ không tham dự các cuộc đàm phán hòa bình sau khi Putin quyết định không tham dự.
“Tôi đang chờ xem ai sẽ đến từ Nga, và sau đó tôi sẽ quyết định những bước mà Ukraine nên thực hiện”, tổng thống Ukraine phát biểu vào ngày 14 tháng 5. Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh chỉ nên gặp Putin để thảo luận về lệnh ngừng bắn vô điều kiện và trao đổi tù nhân toàn diện.
[Kyiv Independent: Ukraine-Russia peace efforts could see progress within 2 weeks, NATO chief says]
5. Báo cáo mới cho biết Nga có thể sẵn sàng tấn công NATO trong hai năm nữa
Theo đánh giá mới từ một nhóm nghiên cứu hàng đầu, Nga có thể sẵn sàng tấn công một quốc gia NATO trong vòng hai năm nếu Hoa Kỳ làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn trong vài tháng tới trong điều kiện Nga có thể phục hồi khả năng quân sự của mình.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, gọi tắt là IISS cho biết trong một báo cáo được công bố vào tối thứ Tư rằng Mạc Tư Khoa có thể đặt ra “thách thức quân sự đáng kể đối với các đồng minh NATO, đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic, sớm nhất là vào năm 2027”.
Nhóm nghiên cứu cho biết khả năng thách thức liên minh của Nga sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền Tổng thống Trump đạt được mục tiêu chấm dứt hơn ba năm chiến tranh khốc liệt ở Ukraine như thế nào; và Hoa Kỳ có bắt đầu rút quân khỏi NATO hay không.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông sẽ có mặt tại Istanbul vào thứ năm, sẵn sàng đàm phán ngừng bắn trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang gia tăng áp lực để nhanh chóng chấm dứt tình trạng thù địch.
Đánh giá thẳng thắn của IISS trùng khớp với cảnh báo của các nhà lãnh đạo NATO về mối đe dọa mà Nga gây ra cho liên minh khi chiến tranh ở Ukraine đã kết thúc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu vào tháng 3 rằng việc Nga tái vũ trang cho thấy ý định của Mạc Tư Khoa không chỉ giới hạn ở Ukraine - lặp lại lời cảnh báo của nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas, người vẫn là thủ tướng Estonia vào năm 2024, đã nói rằng “vấn đề là khi nào họ sẽ bắt đầu cuộc chiến tranh tiếp theo”.
Điều đó có nghĩa là những gì Putin có thể làm tiếp theo sẽ bao trùm các cuộc đàm phán về chiến tranh ở Ukraine, và cùng với đó là các mối đe dọa an ninh trong tương lai đối với Âu Châu và Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump, người ban đầu cam kết chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chỉ trong vòng 24 giờ đã không thành hiện thực, được cho là ngày càng khó chịu với tốc độ tiến triển hướng tới lệnh ngừng bắn, chỉ trích sự miễn cưỡng của Nga khi ông theo đuổi mục tiêu xích lại gần Điện Cẩm Linh.
Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ rời khỏi các cuộc đàm phán nếu không đạt được tiến triển nhanh chóng. Ukraine đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ vào tháng 3, một động thái không được Nga đáp lại.
Trong một động thái bất ngờ, Putin đã kêu gọi khởi động lại các cuộc đàm phán bị tạm dừng ở Istanbul từ năm 2022. Sau đó, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ năm để đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga.
Điện Cẩm Linh đã công khai xác nhận Putin sẽ không tham gia. Kyiv cho biết Tổng thống Trump nên phản ứng gay gắt vì Putin đã từ chối.
Nhưng khi ngoại giao tăng tốc, các nhà lãnh đạo lo lắng về việc Putin có để mắt đến các quốc gia khác ngoài Ukraine hay không. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, đã nói với Newsweek vào tháng 11 rằng ngay cả khi giao tranh dừng lại và quân đội Nga hiện không còn cần thiết ở miền đông Ukraine nữa, thì “hàng trăm ngàn quân” vẫn sẽ có sẵn để Putin tiến gần hơn đến các quốc gia vùng Baltic.
Lực lượng bộ binh của Nga đã phải chịu tổn thất lớn ở Ukraine, bao gồm khoảng 3.000 xe tăng và 9.000 xe thiết giáp chỉ trong năm ngoái, Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, đã nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ vào tháng trước. Nhưng đáng ngại thay, ông cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa đang trên đường “thay thế tất cả”.
Vào cuối năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Sergei Shoigu cho biết Điện Cẩm Linh sẽ cải tổ cơ cấu quân đội Nga đồng thời tăng cường quân số.
Một phần của kế hoạch dài hạn bao gồm việc chia Quân khu phía Tây của Nga thành hai quận, Mạc Tư Khoa và Leningrad, và mở rộng quân đội. Putin đã nói vào tháng 9 năm ngoái rằng quân số sẽ tăng lên 1,5 triệu quân nhân đang hoạt động.
Các phán đoán khác nhau về việc Điện Cẩm Linh có thể phục hồi nhanh như thế nào sau cuộc chiến ở Ukraine đủ để tiến hành các cuộc tấn công quân sự mới ở nơi khác. Trích dẫn lời cảnh báo của cơ quan tình báo nước ngoài Estonia vào tháng 2 năm 2024, IISS lưu ý rằng NATO có thể phải đối mặt với “một đội quân lớn theo kiểu Liên Xô trong thập niên tới” nếu Nga cải cách quân đội thành công.
Cơ quan này cho biết đội quân này sẽ “kém hơn về mặt công nghệ” so với lực lượng NATO ở các lĩnh vực khác ngoài chiến tranh điện tử và tấn công tầm xa, nhưng “tiềm năng quân sự của nó sẽ rất đáng kể”.
IISS cũng lưu ý rằng Đô đốc Sir Tony Radakin, tổng tham mưu trưởng quốc phòng Anh, đã nói vào năm ngoái rằng Điện Cẩm Linh sẽ mất năm năm để khôi phục quân đội Nga về sức mạnh trước chiến tranh và năm năm nữa để khắc phục những điểm yếu mà chiến tranh đã bộc lộ.
Đầu năm nay, cơ quan tình báo quốc phòng Đan Mạch đã đánh giá rằng Nga sẽ mất khoảng năm năm để chuẩn bị cho “một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở lục địa Âu Châu, nơi Hoa Kỳ không tham gia”.
Cơ quan tình báo quốc phòng Đan Mạch cho biết, Mạc Tư Khoa có thể sẽ “sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự trong một cuộc chiến tranh khu vực chống lại một hoặc nhiều quốc gia NATO ở Âu Châu nếu nước này nhận thấy NATO bị suy yếu về mặt quân sự hoặc chia rẽ về mặt chính trị”.
IISS cũng có đánh giá tương tự. Ngoài việc là mối đe dọa quân sự đáng kể đối với các đồng minh NATO, lực lượng mặt đất của Nga có thể được tái lập về mức trước năm 2022 trong vòng hai năm nhờ công tác tân trang tiếp theo và sản xuất các hệ thống mới.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, gọi tắt là IISS: “Nga có thể gây ra thách thức quân sự đáng kể đối với các đồng minh NATO, đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic, sớm nhất là vào năm 2027.”
Chính quyền Tổng thống Trump đã khiến sự đoàn kết của NATO bị đe dọa, buộc các thành viên liên minh phải nghi ngờ niềm tin rằng Washington sẽ đến giải cứu nếu họ bị tấn công.
Trước khi tái đắc cử, Tổng thống Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ khuyến khích Nga tấn công các thành viên NATO mà ông cho là không tuân thủ các hướng dẫn về chi tiêu quốc phòng trên toàn liên minh.
Cùng với ngoại giao về cuộc chiến tranh Ukraine là mối lo ngại ngày càng tăng về sự xâm lược trong tương lai của Nga. Các thành viên NATO sẽ phải cân nhắc điều này khi họ tiếp tục tăng chi tiêu quân sự, với dự đoán của IISS về khả năng tái thiết lực lượng của Nga.
[Newsweek: Russia Could Be Ready to Strike NATO in Two Years, New Report Says]
6. Ukraine đưa về nước thi thể của 909 chiến sĩ đã hy sinh
Ukraine đã hồi hương thi thể của 909 binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại Nga, Bộ Tư lệnh Điều phối Đối xử với Tù nhân Chiến tranh cho biết vào ngày 16 tháng 5.
Thi thể của những người lính được tìm thấy ở các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia, Sumy và Kharkiv cũng như từ các nhà xác ở Nga.
“Các quan chức thực thi pháp luật cùng với các tổ chức chuyên gia của Bộ Nội vụ sẽ xác định danh tính các nạn nhân sớm nhất có thể”, trụ sở này viết trong bài đăng trên Telegram.
Chiến dịch tìm kiếm những người lính đã hy sinh có sự tham gia của nhiều cơ quan chính phủ và quân đội, bao gồm Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, Bộ Nội vụ, Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Nhà nước và Quân đội.
Trụ sở chính cũng cảm ơn Hội Hồng Thập Tự Quốc tế vì sự hỗ trợ.
Hơn 46.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trên chiến trường kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với NBC được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 2025.
Gần 380.000 binh lính Ukraine đã bị thương kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu, Tổng thống Zelenskiy nói với NBC. “Mười ngàn” binh lính Ukraine đã mất tích trong khi làm nhiệm vụ hoặc bị giam giữ tại Nga, theo tổng thống.
Tính đến ngày 16 tháng 5, Nga đã mất khoảng 971.690 quân tại Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine báo cáo.
[Kyiv Independent: Ukraine brings back bodies of 909 fallen soldiers]
7. Putin bổ nhiệm Tư lệnh Lực lượng Lục quân Nga Saliukov vào vị trí Hội đồng An ninh
Putin đã bổ nhiệm Tướng Oleg Saliukov, tư lệnh Lực lượng Lục quân Nga, làm Phó thư ký Hội đồng An ninh, các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin vào ngày 15 tháng 5.
Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ thay thế Saliukov làm tư lệnh Lực lượng Lục quân.
Việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào Ukraine bất chấp những nỗ lực hòa bình đang diễn ra do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Saliukov, người sẽ bước sang tuổi 70 vào ngày 21 tháng 5, đã lãnh đạo Lực lượng Lục quân Nga và Quân đồn trú Mạc Tư Khoa kể từ năm 2014, theo Đài phát thanh Liberty.
Được biết đến với vai trò giám sát các cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng hàng năm trên Quảng trường Đỏ từ năm 2014 đến năm 2025, hiện ông đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây vì vai trò của ông trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Việc ông nghỉ hưu khỏi nghĩa vụ quân sự đã được dự kiến vào tháng này theo luật pháp Nga, quy định phải nghỉ hưu ở tuổi 70 trừ khi được miễn trừ đặc biệt.
Sergei Shoigu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, đã đứng đầu Hội đồng Bảo an kể từ tháng 5 năm 2024 và hiện có một số phó tướng, bao gồm cả Saliukov.
[Kyiv Independent: Putin appoints Russian Ground Forces Commander Saliukov to Security Council role]
8. Đảng Fidesz của Orbán đề xuất đàn áp xã hội dân sự Hung Gia Lợi theo kiểu Nga
Đảng Fidesz của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã đệ trình một dự luật gây tranh cãi lên quốc hội vào thứ Tư, động thái mà những người chỉ trích coi là một cuộc tấn công vào xã hội dân sự.
Dự luật có tên Về tính minh bạch của đời sống công cộng sẽ cho phép Văn phòng Bảo vệ Chủ quyền đưa các tổ chức nhận tài trợ nước ngoài, bao gồm cả các khoản tài trợ từ Liên Hiệp Âu Châu, vào danh sách đen nếu coi các tổ chức này là “mối đe dọa” đối với chủ quyền quốc gia.
Văn phòng Bảo vệ Chủ quyền là cơ quan chính phủ được thành lập vào tháng 12 năm 2023 có thẩm quyền điều tra bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào nhận tài trợ nước ngoài.
Dự luật được đề xuất là một phần của mô hình thoái lui dân chủ rộng hơn ở Hung Gia Lợi, nơi chính phủ của Orbán ngày càng nhắm vào các tổ chức độc lập và tiếng nói bất đồng chính kiến. Nó cũng phản ánh luật “đặc vụ nước ngoài” của Nga mà Điện Cẩm Linh sử dụng để đàn áp các tổ chức phi chính phủ và tiếng nói độc lập.
Các nhóm được đưa vào danh sách của chính phủ Hung Gia Lợi sẽ mất quyền tiếp cận các khoản quyên góp từ mức thuế thu nhập 1 phần trăm đối với công dân và phải chứng minh rằng mọi nguồn tài trợ đều là trong nước. Các nhà lãnh đạo của các tổ chức này cũng sẽ phải đối mặt với các quy tắc tiết lộ nghiêm ngặt bao gồm cả việc kê khai tài sản bắt buộc.
Dự luật này cũng cho phép chính quyền tiến hành các cuộc thanh tra chuyên sâu, tịch thu tài liệu và thiết bị, và áp dụng các khoản tiền phạt nghiêm khắc - lên tới 25 lần số tiền tài trợ nước ngoài nhận được, phải thanh toán trong vòng 15 ngày.
Dự luật nêu rõ các mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia bao gồm việc tác động đến dư luận, thúc đẩy tranh luận dân chủ hoặc thách thức các giá trị do nhà nước xác định như văn hóa Kitô giáo và vai trò truyền thống của gia đình.
Nhà lập pháp Fidesz János Halász biện minh cho dự luật này bằng cách nói rằng trong những năm gần đây, “những hành vi lạm dụng nghiêm trọng vi phạm chủ quyền của Hung Gia Lợi” đã bị phơi bày.
Trong bài phát biểu đầy nhiệt huyết vào ngày 15 tháng 3, Orbán đã thề sẽ trấn áp một “đội quân ngầm” gồm những đối thủ chính trị, nhà báo, thẩm phán và nhà hoạt động trong nước, những người mà ông cho là đang làm việc cho các thế lực nước ngoài. Ông so sánh những đối thủ chính trị của mình với “những con côn trùng” đáng “xấu hổ và khinh miệt”, và ám chỉ đến một “cuộc tổng vệ sinh mùa xuân” sắp tới.
[Politico: Orbán’s Fidesz party proposes Russia-style crackdown on Hungary’s civil society]
9. Tổng thống Trump nói ông sẽ trở về Mỹ, hy vọng sẽ gặp Putin ‘sớm nhất có thể’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu với các phóng viên vào ngày 16 tháng 5 rằng cuộc gặp với Putin có thể sớm diễn ra khi ông kết thúc chuyến đi Trung Đông và trở về Washington.
“Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải hành động”, Tổng thống Trump phát biểu tại Abu Dhabi, đồng thời nói thêm rằng cuộc gặp giữa hai người sẽ diễn ra “ngay khi chúng tôi có thể sắp xếp được”.
Tổng thống Trump nhắc lại rằng ông không mong đợi tiến triển nào trong các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine cho đến khi ông gặp Putin. Tổng thống Hoa Kỳ trước đó đã đưa ra ý tưởng đến thăm các cuộc đàm phán ở Istanbul, mặc dù kế hoạch đi lại hiện tại của ông cho thấy ông sẽ bỏ qua cuộc họp.
Putin đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về việc gặp trực tiếp tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5 để thảo luận về lệnh ngừng bắn, mặc dù chính Mạc Tư Khoa đã đề xuất nối lại đàm phán. Thay vào đó, Nga đã cử một phái đoàn gồm các trợ lý cấp dưới và thứ trưởng bị Ukraine bác bỏ là “giả mạo”.
Phái đoàn Ukraine đã gặp các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 5 và dự kiến sẽ hội đàm với phái đoàn Nga tại Istanbul.
Tổng thống Hoa Kỳ thường khoe khoang về mối quan hệ được cho là nồng ấm của ông với nhà lãnh đạo Nga, mặc dù hai người đã không gặp nhau kể từ khi Tổng thống Trump trở lại nhiệm sở vào Tháng Giêng năm nay. Tổng thống Trump đã có thái độ chỉ trích Điện Cẩm Linh nhiều hơn gần đây trong bối cảnh các nỗ lực hòa bình bị đình trệ.
[Kyiv Independent: Trump says he's returning to US, expects to meet Putin 'as soon as we can set it up']
10. Theo Tổng thống Zelenskiy, lệnh ngừng bắn vẫn là ưu tiên hàng đầu.
“Vì tôn trọng Tổng thống Trump, phái đoàn cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Erdogan, và vì chúng tôi muốn cố gắng đạt được ít nhất những bước đầu tiên hướng tới việc hạ nhiệt căng thẳng, chấm dứt chiến tranh – cụ thể là lệnh ngừng bắn – nên tôi đã quyết định cử phái đoàn của chúng tôi tới Istanbul,” Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Sau khi Mạc Tư Khoa đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, Tổng thống Zelenskiy đã đồng ý và mời Putin đến gặp mặt trực tiếp. Nhà lãnh đạo Nga đã từ chối tham dự và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán.
“Chúng tôi thấy rằng, thật không may, họ rất thiếu nghiêm chỉnh về các cuộc đàm phán thực sự. Cho đến nay, chúng tôi không thấy bất kỳ người ra quyết định thực sự nào trong số những người có mặt”, Tổng thống Zelenskiy nói tại cuộc họp báo.
Tổng thống Zelenskiy cho biết, trong hoàn cảnh hiện tại, ông không thấy lý do gì để ông hoặc một số quan chức cao cấp khác phải hiện diện ở Istanbul, khi mà Putin đã từ chối tham dự.
“Nga một lần nữa chứng minh rằng họ không quyết tâm chấm dứt chiến tranh bằng cách gửi một phái đoàn đại diện có trình độ khá yếu. Hơn nữa, đường lối như vậy của Nga là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng đối với thế giới, đối với tất cả các đối tác. Chúng tôi đang chờ đợi phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ từ các đối tác”, Tổng thống Zelenskiy cho biết sau cuộc họp báo của ông tại Ankara.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng mặc dù ông sẽ không tham gia các cuộc đàm phán, Ukraine sẽ tham gia đầy đủ vào các định dạng đã thỏa thuận và vẫn cởi mở đối thoại.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ tổ chức các cuộc họp với các nhóm người Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine — cuộc họp đó sẽ diễn ra. Chúng tôi cũng có kế hoạch gặp phía Nga, và tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra, rằng đó không chỉ là để trình diễn,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Chúng tôi vẫn đang chờ các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ xác nhận thời gian — liệu cuộc họp sẽ diễn ra vào cuối ngày hôm nay hay ngày mai. Nhóm của chúng tôi cũng sẽ có mặt vào ngày mai.”
Trong khi đó, nhà lãnh đạo phái đoàn Nga, Medinsky, phát biểu với các phóng viên vào ngày 15 tháng 5 rằng Mạc Tư Khoa tham gia các cuộc đàm phán ở Istanbul với chỉ thị rõ ràng từ Putin.
“Tổng thống đã đặt ra mục tiêu và xác định vị thế đàm phán của chúng tôi”, Medinsky cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhóm Nga “được toàn quyền tiến hành đàm phán”. Theo ông, mục tiêu của Nga là “đạt được hòa bình lâu dài bằng cách giải quyết tận gốc rễ của cuộc xung đột”.
Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm lệnh cấm vĩnh viễn tư cách thành viên NATO của Ukraine, phi quân sự hóa đất nước và thay đổi hiến pháp nhằm khôi phục vai trò của ngôn ngữ, văn hóa và các tổ chức tôn giáo của Nga.
Vòng đàm phán đầu tiên tại Istanbul diễn ra vào cuối tháng 3 năm 2022, khi các nhà đàm phán lần đầu tiên phác thảo các điều khoản tiềm năng cho một thỏa thuận hòa bình.
Trong ba năm kể từ khi các cuộc đàm phán thất bại, các mạng lưới tuyên truyền của Nga thường xuyên đưa tin rằng hòa bình đã gần như đạt được ở Istanbul, trước khi các nhà lãnh đạo phương Tây, đặc biệt là Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson, được cho là đã gây áp lực buộc Tổng thống Zelenskiy từ chối thỏa thuận và tiếp tục chiến đấu.
Trên thực tế, các tài liệu bị rò rỉ từ năm 2022 cho thấy lời đề nghị hòa bình đầu tiên của Mạc Tư Khoa thực chất là sự đầu hàng của Ukraine.
Trước đó vào ngày 15 tháng 5, Tổng thống Zelenskiy và Erdogan đã có cuộc họp kín kéo dài gần ba giờ tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, trước thềm các cuộc đàm phán hòa bình giữa các đại biểu Ukraine và Nga tại Istanbul.
Tổng thống Zelenskiy trước đó đã gặp Erdogan tại Ankara vào tháng 2, trong đó hai nhà lãnh đạo được cho là đã thảo luận về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình sau lệnh ngừng bắn.
Erdogan đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cả Kyiv và Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện, đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào vị trí trung gian trong cuộc chiến.
Vào năm 2022, Istanbul đã tổ chức cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp không thành công — và cho đến nay là duy nhất — giữa Ukraine và Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã giúp làm trung gian cho một thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải cho phép vận chuyển hàng hải an toàn cho đến khi Nga rút khỏi thỏa thuận vào năm 2023.
[Kyiv Independent: Zelensky sends Ukrainian delegation to Istanbul, as peace talks with Russia are expected on May 16]
11. Ukraine đang bổ sung lồng chống drone vào máy bay điều khiển từ xa
Hàng trăm ngàn máy bay điều khiển từ xa nhỏ xíu phủ kín bầu trời trên tuyến đầu dài 700 dặm của cuộc chiến tranh kéo dài 39 tháng của Nga với Ukraine—quá nhiều để các hệ thống phòng không dựa trên súng và hỏa tiễn truyền thống có thể đánh bại. Các phương tiện phòng không có thể tốn hàng triệu đô la. Đạn dược cần thiết để bắn hạ một máy bay điều khiển từ xa trị giá có 500 đô la có thể tốn hàng ngàn đô la.
Vì vậy, cả hai bên đều đang chiến đấu với máy bay điều khiển từ xa giá rẻ... bằng máy bay điều khiển từ xa giá rẻ. Loại máy bay điều khiển từ xa đánh chặn mới này đã xuất hiện dọc theo tuyến đầu trong năm ngoái đã truyền cảm hứng cho các hệ thống phòng thủ gắn trên máy bay điều khiển từ xa chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Đúng vậy: một số máy bay điều khiển từ xa hiện nay bay bằng lưới kim loại nhằm bảo vệ chúng khỏi các máy bay điều khiển từ xa khác. Video đầu tiên về một máy bay điều khiển từ xa bọc thép của Ukraine đã được phát tán trực tuyến hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm.
Những chiếc lồng chống máy bay điều khiển từ xa đầu tiên, được các nhà quan sát Ukraine gọi là “lồng đối phó”, bắt đầu xuất hiện trên các xe thiết giáp của Nga ngay sau khi lực lượng Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Tuy nhiên, những chiếc lồng thô sơ này thực sự không đủ sức đối phó - chúng chỉ đơn giản là cách người Nga tiếp thu một sự thật khó chịu: những chiếc máy bay điều khiển từ xa nhỏ bé phát nổ khi tiếp xúc sẽ sớm trở thành mối đe dọa chính đối với các phương tiện và quân đội trong một vùng tiêu diệt đang ngày càng mở rộng, kéo dài hàng dặm tính từ tuyến tiếp xúc.
Lồng chống máy bay điều khiển từ xa, cùng với lưới và xích chống máy bay điều khiển từ xa, hiện là tiêu chuẩn trên các phương tiện mặt đất thuộc mọi loại ở cả hai bên. Các lực lượng Ukraine và Nga cũng đã giăng lưới bắt máy bay điều khiển từ xa dọc theo chiều dài hàng dặm của các tuyến đường tiếp tế dễ bị tấn công nhất—và một số công ty Nga đã lắp đặt chúng xung quanh các nhà máy lọc dầu trong phạm vi tiếp cận của máy bay điều khiển từ xa tấn công tầm xa của Ukraine.
Lồng bảo vệ không bắt đầu xuất hiện trên máy bay điều khiển từ xa cho đến khi máy bay điều khiển từ xa chống máy bay điều khiển từ xa xuất hiện nhiều vào năm ngoái. Cả hai bên đều đã phát triển những máy bay điều khiển từ xa “chặn” này. Một số bắn súng ngắn vào máy bay điều khiển từ xa của đối phương. Những máy bay khác phát nổ khi tiếp xúc với mục tiêu trên không của chúng. Nhiều máy bay chỉ cần húc vào chúng, để máy bay chặn có cơ hội được sử dụng nhiều hơn một lần.
Đây là công việc khó khăn đối với những người điều khiển máy bay đánh chặn. Máy bay điều khiển từ xa nhỏ và nhanh nhẹn—và có thể khó phát hiện. “Rất, rất khó để ngắm bắn, để nhìn thấy mục tiêu”, một người điều khiển máy bay điều khiển từ xa người Canada có biệt danh “Butcher”, người chiến đấu cho Ukraine, nói với David Hambling của Forbes.
Nhưng một khi máy bay đánh chặn nhắm vào máy bay điều khiển từ xa của đối phương, tỷ lệ tiêu diệt lên tới 75 phần trăm, Butcher cho biết. Một số máy bay điều khiển từ xa của Nga có camera hướng về phía sau và hệ thống tự động kích hoạt các thao tác né tránh. Nhưng hầu hết các máy bay điều khiển từ xa được tấn công đều dễ bị đâm từ phía trên hoặc phía sau.
Một chiếc lồng thô sơ có thể bảo vệ máy bay điều khiển từ xa khỏi tác động trực tiếp, nhưng phải trả giá. Máy bay điều khiển từ xa Mavic của Ukraine được phát hiện có lồng bảo vệ trên không chỉ có tải trọng vài trăm gram.
Một vỉ nướng kim loại, giống như loại bạn có thể dùng để nướng thịt, nặng vài trăm gram. Mavic có thể tự bảo vệ mình một phần, nhưng có thể không thực hiện được nhiệm vụ giám sát hoặc tấn công cùng lúc.
Nếu sự phát triển nhanh chóng của lồng bảo vệ cho xe mặt đất là bất kỳ dấu hiệu nào, thì áo giáp trên không sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên—với sự phù hợp tốt hơn và vật liệu nhẹ hơn. Đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều máy bay điều khiển từ xa hơn bay trên không phận Ukraine với lồng chống máy bay điều khiển từ xa.
[Forbes: Ukraine Is Adding Anti-Drone Cages To Drones]
12. Đặc phái viên công nghệ của Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đang gây ra tổn thất trên chiến trường
Đặc phái viên công nghệ của Liên Hiệp Quốc Amandeep Singh Gill hôm nay đã cảnh báo rằng việc sử dụng vũ khí tự động trang bị Trí Tuệ Nhân Tạo có thể dẫn đến tổn thất ngày càng tăng trong chiến tranh và xung đột.
Gill cho biết trong một cuộc phỏng vấn video tại Hội nghị thượng đỉnh Trí Tuệ Nhân Tạo và Công nghệ của POLITICO ở Brussels rằng: “Việc tạo ra những ngăn cách giữa con người với nhau và việc tước đoạt mạng sống dễ dàng hơn trên chiến trường” có thể khiến một số quốc gia và nhóm vũ trang “muốn nổ súng hơn”.
“Ngưỡng xung đột có thể thấp hơn”, ông nói.
Gill cho biết điều này đã thể hiện trong một số “cuộc xung đột hiện tại”. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và Israel đã bị chỉ trích vì cách nước này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để lựa chọn mục tiêu ném bom trong cuộc tấn công vào Gaza.
Liên Hiệp Quốc đang thúc đẩy một thỏa thuận toàn cầu về quy định vũ khí tự động vào năm tới. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết hôm thứ Hai rằng “việc kiểm soát của con người đối với việc sử dụng vũ lực là điều cần thiết”.
“Chúng ta không thể giao phó những quyết định sống còn cho máy móc”, Guterres nói.
[Politico: AI is driving up battlefield losses, UN tech envoy warns]