Phụng Vụ - Mục Vụ
Văn hoá khuyến khích
Lm Minh Anh
13:55 12/05/2025
VĂN HOÁ KHUYẾN KHÍCH
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”.
“Hãy tâng bốc tôi, tôi có thể không tin bạn! Hãy chỉ trích tôi, tôi có thể không thích bạn! Hãy quên bẵng tôi, tôi có thể không tha cho bạn! Nhưng hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!” - William Arthur Ward.
Kính thưa Anh Chị em,
Các nhân vật của Lời Chúa hôm nay là những con người luôn khích lệ mà Giáo Hội và thế giới sẽ không bao giờ lãng quên: Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’; và Giêsu, ‘Chúa của sự khích lệ!’. Lời Chúa muốn chúng ta sống ‘văn hoá khuyến khích!’. Vì lẽ, một ngọn nến sẽ không mất gì khi thắp sáng cho những ngọn nến khác!
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ tường thuật cuộc viếng thăm của Barnaba; “Barnaba”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘Con của sự khích lệ!’. Từ Giêrusalem, Barnaba được cử xuống Antiôkia để xem hiện tình. Vui mừng khi thấy “ơn Thiên Chúa” ban, Barnaba “khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa”; ông dành cho anh chị em tân tòng một sự khích lệ lớn lao. Sau đó, Barnaba đến Taxô tìm Phaolô, người mới tin; đưa ông đi Antiôkia để hỗ trợ cho Hội Thánh non trẻ này. Từ đó, Phaolô trở thành trụ cột của Antiôkia; và “Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên, các môn đệ được gọi là Kitô hữu”, Hội Thánh ngày càng có nhiều người tin; Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ niềm vui, “Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói những lời đầy khích lệ, “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi!”. Mục tử nhân lành Giêsu ra sức bảo vệ đoàn chiên; nhưng để khỏi bị cướp, mỗi con chiên cần đóng góp phần tích cực của mình, nghĩa là, phải im ắng đủ để nghe tiếng Ngài, quen thuộc với tiếng của Ngài; đồng thời, mỗi con chiên còn phải hỗ trợ những con chiên khác, cách riêng những con đau yếu và luôn đi chậm trong đàn. Hãy khuyến khích nhau, “Nếu bạn không thể bay, hãy chạy! Nếu bạn không thể chạy, hãy đi! Nếu bạn không thể đi, hãy bò! Nhưng dù bạn làm gì, hãy tiếp tục tiến về phía trước!” - Martin Luther King Jr..
Anh Chị em,
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Noi gương Chúa Giêsu, ‘Chúa của sự khích lệ’; bắt chước Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’, chúng ta cũng ao ước “sự sống đời đời” cho mình và cho tha nhân. Như các ngài, chúng ta khuyến khích nhau trong đức tin, giúp nhau lớn lên khi sống mật thiết mối quan hệ với Chúa, với nhau. Cha mẹ khuyến khích con cái, con cái khuyến khích cha mẹ; anh chị em, bạn bè khuyến khích nhau để nên thánh mỗi ngày; vì “Không ai lên thiên đàng một mình!”. Ước gì chúng ta có một trái tim lặng đủ để giúp nhau nhanh nhạy ‘ngẩng lên’ mỗi khi nghe Giêsu Mục Tử gọi và mau mắn thi hành điều Ngài muốn! Từ đó, dám dấn thân, trở nên những con người sẵn sàng vực dậy những ai đang bủn rủn, đầu gối rã rời. Như vậy, trong mọi lĩnh vực, ‘mục vụ khuyến khích’, ‘văn hoá khuyến khích’ vẫn đóng một vai trò nhất định, không chỉ ở các Hội Thánh non trẻ, mà cả với Giáo Hội trưởng thành và cả trong thế giới hiện đại!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con nhìn mọi sự dưới lăng kính tiêu cực. Cho con luôn dấn thân để khơi dậy niềm cảm hứng nơi anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”.
“Hãy tâng bốc tôi, tôi có thể không tin bạn! Hãy chỉ trích tôi, tôi có thể không thích bạn! Hãy quên bẵng tôi, tôi có thể không tha cho bạn! Nhưng hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!” - William Arthur Ward.
Kính thưa Anh Chị em,
Các nhân vật của Lời Chúa hôm nay là những con người luôn khích lệ mà Giáo Hội và thế giới sẽ không bao giờ lãng quên: Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’; và Giêsu, ‘Chúa của sự khích lệ!’. Lời Chúa muốn chúng ta sống ‘văn hoá khuyến khích!’. Vì lẽ, một ngọn nến sẽ không mất gì khi thắp sáng cho những ngọn nến khác!
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ tường thuật cuộc viếng thăm của Barnaba; “Barnaba”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘Con của sự khích lệ!’. Từ Giêrusalem, Barnaba được cử xuống Antiôkia để xem hiện tình. Vui mừng khi thấy “ơn Thiên Chúa” ban, Barnaba “khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa”; ông dành cho anh chị em tân tòng một sự khích lệ lớn lao. Sau đó, Barnaba đến Taxô tìm Phaolô, người mới tin; đưa ông đi Antiôkia để hỗ trợ cho Hội Thánh non trẻ này. Từ đó, Phaolô trở thành trụ cột của Antiôkia; và “Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên, các môn đệ được gọi là Kitô hữu”, Hội Thánh ngày càng có nhiều người tin; Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ niềm vui, “Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói những lời đầy khích lệ, “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi!”. Mục tử nhân lành Giêsu ra sức bảo vệ đoàn chiên; nhưng để khỏi bị cướp, mỗi con chiên cần đóng góp phần tích cực của mình, nghĩa là, phải im ắng đủ để nghe tiếng Ngài, quen thuộc với tiếng của Ngài; đồng thời, mỗi con chiên còn phải hỗ trợ những con chiên khác, cách riêng những con đau yếu và luôn đi chậm trong đàn. Hãy khuyến khích nhau, “Nếu bạn không thể bay, hãy chạy! Nếu bạn không thể chạy, hãy đi! Nếu bạn không thể đi, hãy bò! Nhưng dù bạn làm gì, hãy tiếp tục tiến về phía trước!” - Martin Luther King Jr..
Anh Chị em,
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Noi gương Chúa Giêsu, ‘Chúa của sự khích lệ’; bắt chước Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’, chúng ta cũng ao ước “sự sống đời đời” cho mình và cho tha nhân. Như các ngài, chúng ta khuyến khích nhau trong đức tin, giúp nhau lớn lên khi sống mật thiết mối quan hệ với Chúa, với nhau. Cha mẹ khuyến khích con cái, con cái khuyến khích cha mẹ; anh chị em, bạn bè khuyến khích nhau để nên thánh mỗi ngày; vì “Không ai lên thiên đàng một mình!”. Ước gì chúng ta có một trái tim lặng đủ để giúp nhau nhanh nhạy ‘ngẩng lên’ mỗi khi nghe Giêsu Mục Tử gọi và mau mắn thi hành điều Ngài muốn! Từ đó, dám dấn thân, trở nên những con người sẵn sàng vực dậy những ai đang bủn rủn, đầu gối rã rời. Như vậy, trong mọi lĩnh vực, ‘mục vụ khuyến khích’, ‘văn hoá khuyến khích’ vẫn đóng một vai trò nhất định, không chỉ ở các Hội Thánh non trẻ, mà cả với Giáo Hội trưởng thành và cả trong thế giới hiện đại!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con nhìn mọi sự dưới lăng kính tiêu cực. Cho con luôn dấn thân để khơi dậy niềm cảm hứng nơi anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
DIỄN VĂN CỦA Đức Thánh Cha LEO XIV GỬI CÁC ĐẠI DIỆN TRUYỀN THÔNG
Vũ Văn An
14:36 12/05/2025
Thứ Hai, ngày 12 tháng 5 năm 2025, tại Phòng tiếp kiến Phaolô VI, Đức Thánh Cha Leo XIV đã nói chuyện với 6,000 ký giả khắp thế giới, đến để nghe thông điệp của ngài thân ái gửi đến họ. Khi ngài xuất hiện, toàn thể cử tọa đã đứng lên, chào đón ngài bằng một tràng vỗ tay vang dội. Và sau đó, cứ mỗi đoạn trong diễn từ củ ngài lại được họ vỗ tay tán thưởng. Sau diễn từ, Đức Thánh Cha đã xuống bắt tay từng vị chủ bút hay giám đốc các cơ sở truyền thông thế giới. Người nào cũng nắm lấy tay ngài như không muốn buông bỏ và nói một vài lời được ngài gật gù tán thưởng và đáp lại. Nói chung, đây quả là một khởi đầu tốt đẹp của Đức Tân Giáo Hoàng với giới truyền thông thế giới.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài với giới truyền thông thế giới, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:

Chào buổi sáng và cảm ơn các bạn vì sự đón tiếp tuyệt vời này! Người ta nói rằng khi họ vỗ tay lúc đầu thì không quan trọng lắm, nếu bạn vẫn còn thức vào cuối buổi và bạn vẫn muốn vỗ tay… cảm ơn các bạn rất nhiều!
Anh chị em thân mến,
Tôi chào đón các bạn, những đại diện của các phương tiện truyền thông từ khắp nơi trên thế giới. Cảm ơn các bạn vì công việc mà các bạn đã và đang làm trong những ngày này, đây thực sự là thời gian ân sủng cho Giáo hội.
Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình” (Mt 5:9). Đây là một Phúc thật thách thức tất cả chúng ta, nhưng đặc biệt liên quan đến các bạn, kêu gọi mỗi người trong các bạn phấn đấu cho một loại truyền thông khác, một loại truyền thông không tìm kiếm sự đồng thuận bằng mọi giá, không sử dụng những lời lẽ hung hăng, không theo văn hóa cạnh tranh và không bao giờ tách biệt việc tìm kiếm sự thật khỏi tình yêu mà chúng ta phải khiêm nhường tìm kiếm. Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta: trong cách chúng ta nhìn người khác, lắng nghe người khác và nói về người khác.
Theo nghĩa này, cách chúng ta truyền thông có tầm quan trọng cơ bản: chúng ta phải nói "không" với cuộc chiến tranh bằng lời nói và hình ảnh, chúng ta phải từ chối mô hình chiến tranh.
Do đó, hôm nay tôi xin nhắc lại tình liên đới của Giáo hội với các nhà báo đang bị cầm tù vì tìm cách đưa tin về sự thật, và với những lời này, tôi cũng yêu cầu trả tự do cho những nhà báo bị cầm tù này. Giáo hội công nhận ở những nhân chứng này - tôi đang nghĩ đến những người đưa tin về chiến tranh ngay cả khi phải trả giá bằng mạng sống của họ - lòng dũng cảm của những người bảo vệ phẩm giá, công lý và quyền được thông tin của mọi người, bởi vì chỉ những cá nhân được thông tin mới có thể đưa ra những lựa chọn tự do. Nỗi đau khổ của những nhà báo bị cầm tù này thách thức lương tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, kêu gọi tất cả chúng ta bảo vệ món quà quý giá là quyền tự do ngôn luận và báo chí.
Cảm ơn các bạn, thưa các bạn thân mến, vì sự phục vụ của các bạn cho sự thật. Các bạn đã ở Rome trong vài tuần qua để đưa tin về Giáo hội, sự đa dạng của Giáo hội và đồng thời là sự thống nhất của Giáo hội. Các bạn đã có mặt trong các nghi lễ của Tuần Thánh và sau đó đưa tin về nỗi buồn về cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mặc dù vậy, sự kiện này vẫn diễn ra trong bối cảnh của Lễ Phục sinh. Cũng chính đức tin Phục sinh đó đã đưa chúng ta vào tinh thần của Mật nghị, trong đó các bạn đã làm việc nhiều ngày dài và mệt mỏi. Tuy nhiên, ngay cả trong dịp này, các bạn đã cố gắng kể lại vẻ đẹp của tình yêu của Chúa Kitô, tình yêu đã hợp nhất và biến chúng ta thành một dân tộc, được hướng dẫn bởi Đấng Chăn Chiên Lành.
Chúng ta đang sống trong thời đại vừa khó khăn để điều hướng vừa khó khăn để kể lại. Những thời đại này đặt ra thách thức cho tất cả chúng ta nhưng chúng ta không nên trốn tránh. Ngược lại, chúng đòi hỏi mỗi người chúng ta, trong những vai trò và dịch vụ khác nhau của mình, không bao giờ được đầu hàng sự tầm thường.
Giáo hội phải đối diện với những thách thức do thời đại đặt ra. Tương tự như vậy, truyền thông và báo chí không tồn tại ngoài thời gian và lịch sử. Thánh Augustinô nhắc nhở điều này khi ngài nói, “Chúng ta hãy sống tốt và thời đại sẽ tốt đẹp. Chúng ta là thời đại” (Diễn văn 80.8).
Do đó, cảm ơn các bạn vì những gì các bạn đã làm để vượt qua những khuôn mẫu và sáo ngữ mà chúng ta thường dùng để diễn giải đời sống Kitô hữu và đời sống của chính Giáo hội. Cảm ơn các bạn vì đã nắm bắt được bản chất của chúng ta và truyền tải nó đến toàn thế giới thông qua mọi hình thức truyền thông có thể.
Ngày nay, một trong những thách thức quan trọng nhất là thúc đẩy truyền thông có thể đưa chúng ta ra khỏi “Tháp Babel” mà đôi khi chúng ta thấy mình đang ở trong đó, thoát khỏi sự nhầm lẫn của những ngôn ngữ vô tình thường mang tính ý thức hệ hoặc đảng phái. Do đó, dịch vụ của các bạn, với những từ ngữ bạn sử dụng và phong cách các bạn áp dụng, là rất quan trọng. Như các bạn đã biết, truyền thông không chỉ là truyền tải thông tin mà còn là tạo ra một nền văn hóa, môi trường của con người và kỹ thuật số trở thành không gian cho đối thoại và thảo luận. Khi nhìn vào cách công nghệ đang phát triển, sứ mệnh này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tôi đặc biệt nghĩ đến trí tuệ nhân tạo, với tiềm năng to lớn của nó, tuy nhiên đòi hỏi trách nhiệm và sự sáng suốt để đảm bảo rằng nó có thể được sử dụng vì lợi ích của tất cả mọi người, để nó có thể mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Trách nhiệm này liên quan đến mọi người theo tỷ lệ tuổi tác và vai trò của họ trong xã hội.
Các bạn thân mến, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn theo thời gian. Chúng ta đã trải qua - chúng ta có thể nói cùng nhau - những ngày thực sự đặc biệt. Chúng ta đã chia sẻ chúng thông qua mọi hình thức phương tiện truyền thông: TV, radio, internet và mạng xã hội. Tôi chân thành hy vọng rằng mỗi người chúng ta có thể nói rằng những ngày này đã hé lộ một chút mầu nhiệm về nhân loại của chúng ta và để lại cho chúng ta mong muốn về tình yêu và hòa bình. Vì lý do này, hôm nay tôi nhắc lại với các bạn lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp của ngài cho Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới năm nay: chúng ta hãy giải trừ mọi định kiến và oán giận, cuồng tín và thậm chí là hận thù khỏi truyền thông; chúng ta hãy giải phóng nó khỏi sự hung hăng. Chúng ta không cần thứ truyền thông ồn ào, mạnh mẽ, mà là thứ truyền thông có khả năng lắng nghe và tập hợp tiếng nói của những người yếu thế không có tiếng nói. Chúng ta hãy giải trừ vũ khí ngôn từ và chúng ta sẽ giúp giải trừ vũ khí thế giới. Giao tiếp giải trừ vũ khí và giải trừ vũ khí cho phép chúng ta chia sẻ một góc nhìn khác về thế giới và hành động theo cách phù hợp với phẩm giá con người của chúng ta.
Các bạn đang ở tuyến đầu trong việc đưa tin về các cuộc xung đột và khát vọng hòa bình, về các tình huống bất công và nghèo đói, và về công việc thầm lặng của rất nhiều người đang đấu tranh để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Vì lý do này, tôi yêu cầu các bạn hãy lựa chọn một cách có ý thức và can đảm con đường truyền thông ủng hộ hòa bình.
Cảm ơn tất cả các bạn và cầu xin Chúa ban phước cho các bạn!
A.P. tường trình buổi nói chuyện của Đức Leo XIV với giới truyền thông thế giới
Vũ Văn An
14:56 12/05/2025
Đức Giáo Hoàng Leo XIV kêu gọi thả các nhà báo bị cầm tù, khẳng định hồng phúc tự do ngôn luận và báo chí
Đó là tóm lược của của Nicole Winfield thuộc hãng tin A.P. khi loan tin cuộc gặp gỡ giới truyền thông thế giới của Đức Leo XIV ngày 12 tháng 5 năm 2025

THÀNH PHỐ VATICAN (AP) — Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã kêu gọi thả các nhà báo bị cầm tù và khẳng định "hồng phúc quý giá của tự do ngôn luận và báo chí" trong buổi tiếp kiến với một số trong 6,000 nhà báo đã đến Rome để đưa tin về cuộc bầu cử ngài với tư cách là giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.
Đức Leo đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt khi ngài bước vào khán phòng Vatican để có cuộc gặp đầu tiên với đại diện của công chúng.
Nhà truyền giáo Dòng Augustinô 69 tuổi, được bầu trong một mật nghị kéo dài 24 giờ vào tuần trước, đã kêu gọi các nhà báo sử dụng ngôn từ vì hòa bình, từ chối chiến tranh và lên tiếng cho những người không có tiếng nói.
Ngài bày tỏ tình liên đới với các nhà báo trên khắp thế giới đã bị bỏ tù vì cố gắng tìm kiếm và đưa tin về sự thật. Nhận được sự hoan nghênh từ đám đông, ngài đã yêu cầu thả họ.
“Giáo hội công nhận ở những nhân chứng này — tôi đang nghĩ đến những người đưa tin về chiến tranh ngay cả khi phải trả giá bằng mạng sống của họ — lòng dũng cảm của những người bảo vệ phẩm giá, công lý và quyền được thông tin của mọi người, bởi vì chỉ những cá nhân được thông tin mới có thể đưa ra những lựa chọn tự do,” ngài nói.
“Nỗi đau khổ của những nhà báo bị cầm tù này thách thức lương tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, kêu gọi tất cả chúng ta bảo vệ hồng phúc quý giá là quyền tự do ngôn luận và báo chí.”
Đức Giáo Hoàng Leo mở đầu cuộc họp bằng một vài từ bằng tiếng Anh, nói đùa rằng nếu đám đông vẫn còn thức và vỗ tay vào cuối buổi họp, thì điều đó quan trọng hơn tiếng hoan hô chào đón ngài.
Chuyển sang tiếng Ý, ngài cảm ơn các nhà báo vì đã đưa tin về quá trình chuyển giao giáo hoàng và kêu gọi họ sử dụng những từ ngữ hòa bình.
“Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta: trong cách chúng ta nhìn người khác, lắng nghe người khác và nói về người khác,” ngài nói. “Theo nghĩa này, cách chúng ta truyền thông có tầm quan trọng cơ bản: chúng ta phải nói ‘không’ với cuộc chiến bằng lời nói và hình ảnh, chúng ta phải từ chối mô hình chiến tranh.”
Sau bài phát biểu ngắn gọn, trong đó ngài suy gẫm về sức mạnh của lời nói trong việc làm điều tốt, ngài chào một số nhà báo ở hàng ghế đầu và sau đó bắt tay đám đông khi ngài rời khỏi hội trường khán giả ở lối đi giữa. Ngài ký tặng một vài chữ ký và chụp một vài bức ảnh tự sướng.
Sau đó, các nhà báo đã chia sẻ một số ít lời họ trao đổi với ngài, bao gồm cả những gợi ý rằng Vatican đang có kế hoạch để Đức Leo đến Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm một sự kiện quan trọng trong quan hệ Công Giáo-Chính thống giáo: kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicea, công đồng đại kết đầu tiên của Kitô giáo.
Những thông tin thú vị khác xuất hiện: Các nhà báo đã đề nghị chơi quần vợt đôi hoặc tổ chức một trận đấu từ thiện. Đức Leo, một vận động viên quần vợt thường xuyên, có vẻ hào hứng "nhưng chúng ta không thể mời Sinner", ông nói đùa, ám chỉ đến tay vợt số 1 thế giới Jannik Sinner, người đang chơi ngay trên Tiber tại Giải quần vợt Ý mở rộng.
Trong buổi tiếp kiến năm 2013 với các nhà báo đưa tin về cuộc bầu cử của vị giáo hoàng Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giải thích về sự lựa chọn danh hiệu của mình, theo tên của Thánh Phanxicô thành Assisi, và mong muốn của ngài về một "giáo hội nghèo và vì người nghèo!"
Trong suốt 12 năm trị vì của mình, Đức Phanxicô cũng đã nói về giá trị của báo chí và gần đây nhất là vào tháng 1, ngài đã kêu gọi trả tự do cho các nhà báo bị giam giữ trong một sự kiện Năm Thánh với giới truyền thông.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV: Những điều chúng ta đã biết và những điều chúng ta mong đợi
Vũ Văn An
15:08 12/05/2025

Christopher R. Altieri của Crux, ngày 11 tháng 5 năm 2025, tường trình:
Robert Phanxicô Prevost, sinh ra là một linh mục truyền giáo dòng Augustinô, từng là tổng quyền của dòng Augustinô tại Rome và là giám mục của Chiclayo ở Peru, đã đến Vatican muộn - vào năm 2023 - khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Bộ Giám mục và trao cho ngài chiếc mũ đỏ.
Có rất ít điều chưa từng có trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng có thể nói rằng chưa từng có điều gì giống hệt như thế này xảy ra trước đây và có thể nói rằng điều đó khiến những người theo dõi Giáo hội khá bất ngờ.
Quyền lực cứng, quyền lực mềm
Theo quan niệm thông thường, các Hồng Y sẽ không chọn một người xuất thân từ Hoa Kỳ vì điều đó sẽ kết hợp "quyền lực mềm" của chức giáo hoàng với "quyền lực cứng" của ảnh hưởng chính trị (kinh tế, quân sự và văn hóa) của Hoa Kỳ theo những cách không lành mạnh.
Mối lo ngại này là có thật và không phải là không có tiền lệ.
Trong hầu hết thế kỷ XIV, giáo hoàng và cuối cùng là toàn bộ triều đình và chính phủ của ngài đã được chuyển đến thị trấn Avignon của Pháp. Giáo hoàng Avignon bắt đầu như một biện pháp do vua Pháp sắp xếp - khi đó là thế lực đang lên ở châu Âu - để phá vỡ một mật nghị bế tắc. Nó nhanh chóng phát triển thành điều được gọi là "Sự giam cầm Avignon" (và đôi khi là "Sự giam cầm Babylon") và kéo dài trong phần lớn bảy thập niên, từ năm 1309 đến năm 1376.
Trong yếu tính, nỗi sợ hãi là việc đưa Avignon vào ngôi vị giáo hoàng sẽ tệ hoặc tệ hơn việc đưa giáo hoàng đến Avignon.
Đức Hồng Y Phanxicô George của Chicago đã được trích dẫn rộng rãi trong nhiều năm qua khi nói rằng cuộc bầu cử một vị giáo hoàng từ Hoa Kỳ sẽ không diễn ra cho đến khi Hoa Kỳ bước vào thời kỳ suy thoái chính trị. Những độc giả tương lai của các dấu hiệu của thời đại bây giờ sẽ tự hỏi liệu chúng ta đã chứng kiến sự từ bỏ trí tuệ giản dị đó hay sự ứng nghiệm của một lời tiên tri, hoặc có lẽ là cả hai.
Cái tên có ý nghĩa gì?
Dù sao, có rất nhiều điều trong cái tên: Leo.
Đức Leo cuối cùng là Leo XIII, cha đẻ của Giáo lý xã hội Công Giáo trong thời đại hiện đại, người đã trao cho Giáo hội và thế giới bức thông điệp có tính chất nền tảng, Rerum novarum, về các quyền và nghĩa vụ của tư bản và lao động, trong những ngày tháng sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp.
Đức Hồng Y Ladislav Nemet, người đã dùng bữa tối với Đức Giáo Hoàng Leo XIV vào tối thứ năm - đêm bầu cử Đức Leo - đã nói với Đài phát thanh Croatia HRT rằng Đức Giáo Hoàng rất nhạy bén với cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra trong thế kỷ 21.
"[Đức Giáo Hoàng Leo] đã nói rằng chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng mới", Nemet nói. Nemet cho biết: “Vào thời của Đức Leo XIII, đã có một cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra, nhưng giờ đây, một cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra”.
Như Charles Collins của Crux đã lưu ý một cách tinh tế trong những ngày trước mật nghị, phạm vi đưa tin của giới truyền thông – các bài tường thuật về phát biểu của các Hồng Y, các bài phân tích và các nhà bình luận – đã gợi ý mạnh mẽ rằng các Hồng Y sẽ tự đặt ra những câu hỏi tập trung vào sự chia rẽ bảo thủ/tự do được cho là tiêu biểu cho các cuộc tranh luận về “các giá trị truyền thống” và Thánh lễ La tinh ở một bên, hoặc hôn nhân đồng tính và giáo sĩ nữ ở bên kia.
Nói một cách ngắn gọn: Các cuộc tranh luận của nửa sau thế kỷ 20. Collins viết: “Phần đầu của thế kỷ 21 chứng kiến một xã hội đặt câu hỏi về ý nghĩa của việc trở thành con người”, “với ‘chủ nghĩa hậu nhân bản’ được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo của nhiều công ty công nghệ”.
Nếu những dấu hiệu ban đầu đó cho thấy vị giáo hoàng mới đồng ý, thì bản thân Đức Leo đã xóa tan mọi nghi ngờ còn sót lại khi ngài phát biểu trước toàn thể Hồng Y đoàn tụ họp tại Hội trường Thượng hội đồng mới vào sáng thứ Bảy.
“Đức Giáo Hoàng Leo XIII, với Thông điệp lịch sử Rerum novarum, đã giải quyết vấn đề xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lớn đầu tiên”, Đức Giáo Hoàng Leo XIV cho biết.
“Ngày nay”, Đức Giáo Hoàng Leo tiếp tục, “Giáo hội trao tặng cho tất cả mọi người kho tàng giáo huấn xã hội của mình để ứng phó với một cuộc cách mạng công nghiệp khác đó là việc phát triển của trí tuệ nhân tạo”.
Ad intra, ad extra
Người ta đã nói nhiều về công việc phục vụ của Đức Giáo Hoàng Leo XIV với tư cách là một linh mục truyền giáo và là một giám mục ở một vùng nghèo đói của Nam bán cầu, cũng như vai trò lãnh đạo hành chính của ngài trong cả Dòng Thánh Augustinô mà ngài là tổng quyền trước đây và ở Rome với tư cách là tổng trưởng Bộ Giám mục.
Tất cả những điều đó chắc chắn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phân định của các Hồng Y.
Việc Đức Giáo Hoàng Leo XIV là một nhà giáo luật có uy tín quan trọng hơn những gì người ta nghĩ nếu người ta đánh giá theo bình luận ban đầu, đặc biệt là xét theo tình hình luật pháp trong Giáo hội sau Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Một trong những lời chỉ trích được đưa ra bởi các giáo sĩ cấp cao trong triều đại của Phanxicô – thường là riêng tư, nhưng trên toàn bộ phạm vi ý kiến rộng lớn trong Giáo hội – là Đức Phanxicô không phải là nhà lập pháp cẩn thận hoặc có trật tự nhất từng ngồi trên tòa Phêrô.
Ví dụ, cải cách cơ cấu tòa án hôn nhân năm 2015 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Cuộc cải cách từng phần của Đức Phanxicô đối với giáo triều Rôma đã kéo dài trên lý thuyết nhưng lại thiếu sự chú ý đến chi tiết thực tế để đưa bộ máy quản lý trung ương của Giáo hội vào khuôn khổ cho hành động của thế kỷ 21.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thích ban hành các sắc lệnh pháp lý để giải quyết các vấn đề cụ thể. Cách tiến hành công việc đó có thể hoặc không thể giải quyết vấn đề trước mắt một cách dễ dàng nhưng luôn có xu hướng tạo ra khó khăn sau này. Đức Phanxicô đã ban hành hàng loạt các Tông thư theo lối motu proprio [tự sắc] - theo sáng kiến của riêng mình - trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, với tốc độ khoảng năm lần mỗi năm.
Để bạn có thể hình dung: Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành ba mươi mốt motu proprio trong suốt hai mươi sáu năm trị vì của ngài. Đức Phanxicô đã vượt qua con số đó vào cuối năm thứ năm tại vị và không bao giờ thực sự chậm lại cho đến cuối.
Cải cách lập pháp quan trọng nhất của triều đại giáo hoàng Phanxicô là Vos estis lux mundi, một luật toàn diện năm 2019 - ít nhất là trên giấy tờ - đã củng cố quy trình điều tra các cáo buộc lạm dụng và che đậy và cung cấp khuôn khổ thủ tục cho việc truy tố tư pháp theo luật của Giáo hội.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người có triều đại giáo hoàng của riêng mình bị ám ảnh bởi các trường hợp quản lý yếu kém thường xuyên đáng báo động, đã tỏ ra miễn cưỡng sử dụng luật với bất cứ sự đều đặn hoặc minh bạch có ý nghĩa nào.
Các Hồng Y biết rằng khi vào cuộc, người mà họ chọn sẽ phải sắp xếp mọi thứ vào trật tự.
Những bộ xương ra khỏi tủ
Một điều mà những người quan sát lưu ý gần như ngay lập tức là Đức Leo XIV có hồ sơ không hoàn hảo về việc xử lý các trường hợp lạm dụng và che đậy.
Một số cáo buộc mà ngài phải đối diện phát xuất từ các khu vực rất đáng ngờ về độ tin cậy của chúng và đã nhận được một đánh giá dường như đã minh oan cho Hồng Y Prevost khi đó.
Một cáo buộc về việc quản lý yếu kém nghiêm trọng dường như là có cơ sở.
Cáo buộc đó liên quan đến trường hợp của Cha. James Ray, một linh mục lạm dụng của Tổng giáo phận Chicago. Prevost lúc đó là linh mục Dòng Thánh Augustinô (OSA), người đứng đầu tỉnh dòng Augustinô tại Chicago vào năm 2000 đã cho phép Ray - người bị cáo buộc và đã bị hạn chế chức vụ trong gần một thập niên - sống (hoặc không ngăn cản vị này sống) trong một ngôi nhà thuộc Dòng Thánh Augustinô của mình.
Tổng giáo phận Chicago được cho là đã lưu ý đến những hạn chế khi họ yêu cầu Ray được tiếp đón tại nhà của dòng Augustinô, ngôi nhà này nằm rất gần một trường tiểu học. Cha Prevost lúc đó dường như không bao giờ báo động cho trường học, cũng không khiến trường học phải báo động.
Điều quan trọng cần lưu ý là vụ việc với Ray xảy ra hai năm trước khi cuộc khủng hoảng lạm dụng và che đậy bùng nổ thành vụ tai tiếng hoàn cầu. Vụ bùng nổ đó bắt đầu ở Boston vào năm 2002, nhưng nó có thể bắt đầu ở hầu hết mọi nơi. Vụ tai tiếng nhanh chóng nhấn chìm toàn bộ Hoa Kỳ trước khi lan rộng ra toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng lạm dụng và che đậy không chỉ là một phần trong lịch sử gần đây của Giáo hội mà còn hiện hữu rất lâu dài. Chắc chắn đây là một phần trong hiện tại của Giáo hội. Một trong những chuyên gia hàng đầu của Giáo hội về cuộc khủng hoảng, Cha Dòng Tên Hans Zollner, đã nói rằng chúng ta sẽ không sống để chứng kiến sự kết thúc của nó.
“Điều này sẽ không kết thúc trong cuộc đời chúng ta,” Zollner nói vào tháng 3 năm 2019, “ít nhất là ở những quốc gia mà họ vẫn chưa bắt đầu nói về nó.” Cuộc khủng hoảng đã xảy ra với chúng ta vào năm 2000, nhưng vụ tai tiếng- và nhận thức mà vụ tai tiếng - chỉ mới xuất hiện mờ nhạt trên đường chân trời.
Đừng nhầm lẫn: Tình tiết là một thất bại và đặt mọi người vào thế nguy hiểm.
Anne Barrett Doyle của BishopAccountability.org đã đưa ra một tuyên bố gọi hồ sơ của Đức Leo về lạm dụng là “đáng lo ngại” với “một ngoại lệ”, đó là việc đàn áp Sodalitium Christianae Vitae có trụ sở tại Peru, nơi Crux đã đưa tin rộng rãi (và thậm chí còn được ngồi đàm đạo với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã đàn áp nhóm này vào năm 2024).
“Pedro Salinas, người sống sót đã tiết lộ về Sodalitium Christianae Vitae (SCV),” Barrett Doyle cho biết, “ghi nhận Prevost đã đóng ‘vai trò cực kỳ quan trọng’ trong việc đàn áp giáo phái này,” khi Hồng Y Prevost khi đó là bộ trưởng Bộ Giám mục tại Rome.
Tuy nhiên, Barrett Doyle cho biết trong tuyên bố của mình, Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ phải chứng minh rằng ngài sẵn sàng và có khả năng lãnh đạo trong những vấn đề này.
“Đức Giáo Hoàng Leo XIV phải giành được lòng tin của các nạn nhân và gia đình họ,” bà nói.
Thành tích không hoàn hảo của Prevost về lạm dụng thực tế có thể là dấu hiệu cho thấy các Hồng Y đã thức tỉnh một cách muộn màng. Nó có thể chứng minh rằng các Hồng Y – và người mà họ bầu chọn – cuối cùng cũng hiểu được rằng lạm dụng và che đậy là một vấn đề chính, có lẽ là vấn đề chính duy nhất: Họ đã chọn một người có bộ xương lộ rõ, điều đó có nghĩa là họ biết rằng người đó sẽ bị điều tra kỹ lưỡng và sẽ không có lý do gì để bào chữa.
Đọc theo góc độ đó, việc bầu Đức Leo thực sự có thể là một dấu hiệu cho thấy họ coi trọng cuộc khủng hoảng.
Mô hình bỏ phiếu của các Hồng Y sáng tỏ khi Đức Lêô XIV được chào đón như một Giáo hoàng của hòa bình
J.B. Đặng Minh An dịch
17:18 12/05/2025
Edward Pentin, ký giả cao cấp thường trú tại Rôma có bài tường trình nhan đề “Cardinals’ Voting Patterns Emerge as Leo XIV Is Welcomed as a Pope of Peace”, nghĩa là “Mô hình bỏ phiếu của các Hồng Y sáng tỏ khi Đức Lêô XIV được chào đón như một Giáo hoàng của hòa bình”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đi dạo vào chiều Chúa Nhật dưới ánh nắng ấm áp của mùa xuân, vị Hồng Y người Ý, người chủ trì Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng, đã chia sẻ với Register về hy vọng của ngài rằng Giáo hội sẽ “hòa bình” như “thời các tông đồ, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.
Tình cảm của ngài phản ánh một cảm giác hy vọng, lạc quan và bình an rõ rệt dường như đã lan tỏa khắp Thành phố Vĩnh cửu kể từ khi Đức Giáo Hoàng Lêô được bầu vào tối thứ Năm tuần trước, ngay cả khi nó có pha lẫn sự thận trọng trong một số tín hữu.
Đức Hồng Y Walter Kasper, chủ tịch danh dự của Bộ Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo, đang đi dạo hít thở không khí trong lành gần sông Tiber, cho biết ngài cũng coi Đức Lêô XIV là một người của hòa bình và là người biết lắng nghe.
Vị Hồng Y, người ở tuổi 92 không bỏ phiếu trong Cơ Mật Viện, tin rằng Đức Giáo Hoàng Lêô — người đang được coi là một nhân vật hòa giải sau những chia rẽ sâu sắc trong 12 năm qua — “không quá thiên tả hay thiên hữu” và rằng ngài “muốn tiếp nối với Đức Thánh Cha Phanxicô”. Cả hai phẩm chất này, ngài nói với Register, đều “rất quan trọng”.
Người kế nhiệm Đức Hồng Y Kasper làm nhà lãnh đạo bộ đại kết của Vatican, Hồng Y người Thụy Sĩ Kurt Koch, đã chào đón Đức Giáo Hoàng Lêô như một “người của đối thoại”, nói với Register trong một cuộc trao đổi bên cạnh Quảng trường Thánh Phêrô rằng ngài tin rằng Đức Giáo Hoàng mới sẽ “mang lại sự hòa hợp” cho Giáo hội. Ngài cũng ca ngợi bầu không khí thân thiện trong suốt Cơ Mật Viện.
Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako, Thượng phụ Baghdad của người Công Giáo Chanđê, tiết lộ rằng ngài ngồi cạnh Đức Hồng Y Robert Prevost trong cuộc bỏ phiếu tại Nhà nguyện Sistina. Ngài nói với Register rằng ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Lêô lên tiếng thay mặt cho các Kitô hữu bị đàn áp ở Trung Đông.
Và trong khi nồng nhiệt chào đón Đức Tân Giáo Hoàng, một số Hồng Y, linh mục và giáo dân cũng đã bày tỏ sự thận trọng riêng tư. Sau những năm tháng đầy biến động của triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và với việc Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhận được sự ủng hộ đáng kể từ các Hồng Y có khuynh hướng cấp tiến cũng như bảo thủ, một thái độ thận trọng “chờ đợi và xem xét” là rõ ràng.
“Tôi rất hy vọng,” Cha Rok Pogančnik, một linh mục người Slovenia theo truyền thống đã từng xuất hiện trên EWTN, cho biết. “Những gì ngài đã làm cho đến nay có vẻ khá tốt. Hy vọng ngài sẽ mang lại hòa bình rất cần thiết cho Giáo hội. Tôi thích cách ngài không cố gắng chiếm vị trí trung tâm, và có vẻ như ngài thực sự tin tưởng.”
Mô hình bỏ phiếu
Bây giờ khi mọi chuyện đã lắng xuống, những gì diễn ra trong Cơ Mật Viện đang dần trở nên sáng tỏ, dựa trên các cuộc trò chuyện với một số nguồn tin.
Đức Hồng Y Parolin được cho là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bỏ phiếu sớm, đặc biệt là trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, có thể đã thu hút được 40 đến 50 phiếu bầu, nhưng ngài không thể giành được sự ủng hộ rộng rãi hơn. Các phiếu bầu cho các ứng cử viên hàng đầu khác, chẳng hạn như Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Matteo Zuppi, Mario Grech, Pablo Virgilio David và Jean-Marc Aveline, cũng bị chia rẽ, đặc biệt là giữa các Hồng Y người Ý, người Á Châu và người Phi Châu, vì vậy không ai có thể thu hút được động lực.
Niềm hy vọng rằng những người được Cộng đồng Sant'Egidio hậu thuẫn — như các Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça và Zuppi — cũng đã bị dập tắt do thiếu sự ủng hộ, nhưng số phiếu bầu cho các ứng cử viên “bảo thủ” cũng bị chia rẽ giữa các Hồng Y Péter Erdő, Robert Sarah, Pierbattista Pizzaballa và Malcolm Ranjith, khiến không ai trong số các ngài có cơ hội đắc cử.
Khi tất cả các ứng cử viên này đã bị loại bỏ trên thực tế, thì sân khấu đã được thiết lập cho Đức Hồng Y Prevost xuất hiện. Đã được nhiều Hồng Y coi là ứng cử viên thỏa hiệp có thể có khi bước vào Cơ Mật Viện, ngài bắt đầu nhận được phiếu bầu trong lần bỏ phiếu thứ ba, bao gồm cả trong số những cử tri bảo thủ, một phần là nhờ Hồng Y Timothy Dolan ủng hộ Hồng Y Prevost. Đến vòng bỏ phiếu thứ tư, Hồng Y Prevost đã giành được hơn 100 phiếu bầu, cao hơn nhiều so với đa số hai phần ba là 89 phiếu cần thiết để được bầu.
Điều này đã đạt được mà không cần bất kỳ sự vận động hành lang nào trước Cơ Mật Viện từ phía Đức Hồng Y Prevost. Trái ngược với các báo cáo của phương tiện truyền thông Ý, Register có thể xác nhận rằng Đức Hồng Y Raymond Burke chưa bao giờ tiếp đón Đức Giáo Hoàng tương lai tại căn nhà của mình trong thời gian diễn ra các phiên họp Đại Hội Đồng, cũng như không có bất kỳ áp lực nào khác yêu cầu bỏ phiếu cho Đức Hồng Y Prevost.
Sự hấp dẫn rộng rãi
Nhìn chung, các Hồng Y là những người ủng hộ Đức Thánh Cha Phanxicô gần gũi nhất đều hài lòng với kết quả này, và cả những người chỉ trích triều Giáo Hoàng trước đó cũng vậy, cho dù Đức Hồng Y Prevost chưa bao giờ là lựa chọn đầu tiên của các ngài. Tất cả các ngài đều có xu hướng coi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV là người mang lại thời kỳ bình tĩnh và hòa bình cần thiết cho triều Giáo Hoàng sau những chia rẽ trong triều đại Đức Thánh Cha Phanxicô, và những vấn đề đã được nêu ra trong 12 phiên họp Đại Hội Đồng trước Cơ Mật Viện.
Các nguồn khác cũng đồng tình với quan điểm của Đức Hồng Y Koch rằng các cuộc họp đó được tổ chức trong bầu không khí đoàn kết và hữu ích. Các ngài cũng cho biết các cuộc thảo luận “rất thẳng thắn”, với cả lời khen ngợi và chỉ trích về triều Giáo Hoàng trước được đưa tin rộng rãi, trái ngược với các thông cáo báo chí được kiểm soát cẩn thận và tầm thường do Văn phòng Báo chí Tòa thánh ban hành trong những ngày trước Cơ Mật Viện.
Một vấn đề cụ thể được thảo luận liên quan đến việc tuân thủ lỏng lẻo Giáo luật trong 12 năm qua, và Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người có bằng tiến sĩ giáo luật, được tường trình muốn khôi phục lại sự tôn trọng đối với các vấn đề giáo luật trong Giáo hội, theo các nguồn tin đáng tin cậy.
Những mối quan tâm trong lĩnh vực đó cũng bao gồm luật phụng vụ và tình trạng của Bộ Phụng tự, cũng được mong đợi sẽ được xem xét. Cho đến nay, vẫn chưa có thể chắc chắn liệu ở giai đoạn này, việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô bãi bỏ Thánh lễ La tinh truyền thống có được đưa vào quá trình xem xét luật này hay không, nhưng rất có thể sẽ có những phản hồi được gửi đến Đức Giáo Hoàng Lêô vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần liên quan đến những hạn chế đó.
Những diễn biến này, cùng với lời cam kết lắng nghe, xây dựng cầu nối và đối thoại của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, đã mang lại hy vọng và sự tin tưởng đáng kể ở Rôma và nhiều nơi khác.
“Ngài đã khởi đầu tốt đẹp,” Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, cựu thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, nói với tờ Corriere della Sera hôm thứ Hai. “Bây giờ một giai đoạn mới bắt đầu. Tôi cảm nhận được sự nhẹ nhõm lan rộng nhất định. Mùa của sự tùy tiện đã qua.”
Sứ thần tòa thánh hiện tại tại Lithuania cho biết thêm: “Chúng ta có thể bắt đầu trông đợi vào một giáo hoàng có khả năng bảo đảm sự ổn định và dựa vào các cấu trúc hiện có, mà không lật đổ hoặc phá vỡ chúng”.
Source:National Catholic Register
Văn Hóa
Trước ngày bầu Tân Giáo Hoàng
Nguyễn Trung Tây
05:55 12/05/2025
Trước ngày bầu Tân Giáo Hoàng
Nguyễn Trung Tây
Trước ngày bầu Tân Giáo Hoàng, chúng tôi, các cha giáo của Đại Chủng Viện Chúa Chiên Lành PNG rộn ràng bên bàn ăn, bàn chuyện “tôn giáo sự.” Cha người PNG dạy Kinh Thánh có những nhận xét riêng về vị Giáo Hoàng kế tiếp, từ góc nhìn của một người đã từng sinh hoạt ở Rôma gần 10 năm. Cha dạy Latin và Lịch sử Giáo Hội, gốc Ba Lan, cũng đã ở Ý gần 5 năm, chia sẻ những cảm nhận rất “Âu Châu-Ba Lan.” Cha dạy Triết học đến từ Philippines góp ý kiến nhè nhẹ về vị Giáo Hoàng tương lai. Dù không nói ra, ngài cũng thầm ý một vị Giáo Hoàng gốc Á Châu hoặc Phi Châu sẽ thích hợp với bối cảnh của ngôi làng toàn cầu. Còn tôi, cha giáo dạy Thần học, chuyên về Bối cảnh, tôi nghĩ đã đến lúc Giáo Hội nên đi vào giai đoạn của bối cảnh.
Bữa cơm nào cũng vậy, sáng, trưa, chiều, gần 10 người chúng tôi rôm rả cười nói vang vang, bàn luận, chia sẻ xoay quanh những câu chuyện “tòa trong,” nghe được từ các cha giáo từng sống và có mối liên hệ với những nhân vật tầm cỡ ở thủ đô Giáo Hội. Có cha giáo đoán vị Giáo Hoàng tiếp theo sẽ lấy danh hiệu Francis II, hoặc John Paul III, hay một tên gọi mới. Nhưng không ai nhắc đến tên Leo hết.
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi còn đoán già đoán non. Trong bối cảnh hiện nay, trung tâm Công Giáo đã dịch chuyển từ Tây phương, Bắc Mỹ và Úc/New Zealand xuống phương Nam. Nơi đây bao gồm Châu Mỹ Latinh, Á Châu và Phi Châu. Vì vậy, rất có thể vị Giáo Hoàng nối tiếp sẽ đến từ Phi hoặc Á Châu. Riêng Nam Mỹ thì đã có Đức Thánh Cha Phanxicô, một người đến từ “ngoại biên” rồi. Cho nên cơ hội cho Nam Mỹ chắc hiếm.
Cuối cùng, trong các cuộc trò chuyện, tên của Hồng Y Louis Tagle người Philippines được nhắc đến rất nhiều. Riêng tôi cũng thầm mong vị Giáo Hoàng kế nhiệm sẽ là một Hồng Y đến từ Châu Á.
Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở những suy đoán.
Rồi chúng tôi tếu táo với nhau rằng: ai bước vào mật nghị như một Giáo Hoàng, thì bước ra vẫn là...Hồng Y! Và dù có là ai đi nữa, tất cả chúng tôi đều đồng ý sẽ tổ chức ăn mừng một bữa “zô, zô,” vì Giáo Hội có thêm một vị Giáo Hoàng mới.
Sau hai lần khói đen, rồi thêm một lần nữa, chúng tôi bắt đầu hụt hẫng, câu chuyện dần nhạt. Nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm đợi chờ, và cứ thắc mắc hoài: sao lại vẫn là khói đen, tới ba lần rồi?
Sáng ngày 9/5, lúc 2:10 giờ PNG, mọi người đang ngủ say. Tôi là người thức dậy sớm nhất, 5 giờ sáng. Vừa mở mắt, tôi liền cầm điện thoại lên xem tin.
Và… thật bất ngờ. Vẫn là một khuôn mặt Tây phương. Tên ngài nghe lạ hoắc. Ngài là người Mỹ. Tôi thầm nhủ: “Thiệt không ta!”
Tôi mở to mắt, đọc kỹ thêm: Tân Giáo Hoàng lấy danh hiệu Leo XIV, chứ không phải Francis II hay John Paul III. Nhưng điều làm tôi bất ngờ rộn ràng hơn cả là ngài sinh ra ở Chicago, “Phố Gió,” nơi tôi từng sinh hoạt học đường với Ngôi Lời từ năm 1996. Tôi đã sống đời mục vụ tại Chicago và Epworth từ 1997 đến 2005, trước khi chuyển xuống Melbourne, Úc, để bắt đầu một sứ vụ ông giáo tại Yarra Theological Union.
Rộn ràng nối tiếp rộn ràng, khi tôi đọc hàng tin: Tân Giáo Hoàng Leo XIV đã theo học Thần học tại Catholic Theological Union (CTU). Ngôi trường tôi từng theo học từ 1997 đến 2001, rồi tiếp tục năm 2002.
Thêm một chi tiết thật đặc biệt: Tân Giáo Hoàng, Linh mục Robert Francis Prevost, OSA thuộc dòng Augustinô, đã thi hành sứ vụ truyền giáo hơn 20 năm tại Peru, một vùng ngoại biên Châu Mỹ Latinh.
Sáng hôm đó, ngày 9/5, các cha giáo trong chủng viện hồ hởi chúc mừng tôi, cha giáo khoai lang cũng gốc Mỹ, từng học ở CTU, từng thi hành sứ vụ vùng ngoại biên: từ ghetto da đen ở Southside Chicago, đến sa mạc nước Úc, và giờ đây là Papua New Guinea. Hơn 100 thầy Triết trong chủng viện mấy ngày liền rôm rả chúc mừng “cha giáo khoai lang”!
Nhìn lại và phân tích Conclave vừa qua, tôi nhận ra chỉ trong vòng hai ngày, ở vòng thứ tư, Hồng Y đoàn đã nhanh chóng chọn ra một khuôn mặt tiêu biểu cho Giáo Hội của ngày hôm nay, một GIÁO HỘI TRUYỀN GIÁO. Một Giáo Hội không còn ngồi trong tháp ngà, nhưng can đảm bước ra khỏi vùng an toàn, hòa mình vào với những trăn trở, xáo động của thế giới ngày hôm nay, đặc biệt là ở các vùng ngoại biên như Peru. Chính điều này cũng đã được Đức Tân Giáo Hoàng Leo XIV nhấn mạnh ngay trong lời phát biểu đầu tiên:
“Chúng ta phải cùng nhau tìm cách trở thành một Giáo Hội truyền giáo, xây dựng những cây cầu, đối thoại, luôn mở rộng vòng tay đón nhận mọi người.”
Tôi, “ông giáo khoai lang,” đọc những lời ấy như một lời gọi mang tính quyết liệt. Đó là Giáo Hội phải đi ra, để trở thành những nhịp cầu cảm thông giữa các tôn giáo, các nền văn hóa, và với những người nghèo của ngôi làng toàn cầu.
Bởi đã “đi ra,” chúng ta phải có khả năng trở thành chiếc cầu nối, giữa khác biệt và chia rẽ. Đồng thời, như chính Đức Giêsu, Bạn người nghèo, chúng ta phải làm bạn với những người bị xã hội bỏ rơi, coi thường và tước mất tiếng nói.
Chương đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng Leo XIV chỉ mới lật vài trang. Còn nhiều trang chưa viết, vẫn còn trắng tinh. Nhưng cá nhân tôi, tôi cầu nguyện và hy vọng rất nhiều. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi tin rằng Giáo Hội dưới triều đại Giáo Hoàng Leo XIV sẽ tiếp tục là một Giáo Hội bước ra, bị bầm dập, thương tích, như chính hình ảnh của Đức Giêsu, Đấng đã chịu đóng đinh, chịu thương tích và đã chết vì Ngài bước ra và bước tới.
Khởi đầu nào cũng mới mẻ, và đoạn đường phía trước của Đức Thánh Cha Leo XIV chắc chắn sẽ có những thử thách không nhỏ, giữa một thế giới phân cực, biến động và khát khao hy vọng. Nhưng từ niềm vui bất ngờ sáng hôm đó, từ mối dây liên kết âm thầm giữa tôi và vị Giáo Hoàng mới, tôi tin rằng Chúa Thánh Linh vẫn đang âm thầm viết nên câu chuyện của Giáo Hội Người. Và tôi, ông giáo khoai lang nơi vùng ngoại biên Papua New Guinea, cũng được mời gọi tiếp tục hành trình đồng hành, cầu nguyện và góp phần nhỏ bé trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, một Giáo Hội “đi ra,” như chính Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã mời gọi vào ngày 9 tháng 5 vừa qua.
Papua New Guinea, 5/12/2025
Nguyễn Trung Tây
Trước ngày bầu Tân Giáo Hoàng, chúng tôi, các cha giáo của Đại Chủng Viện Chúa Chiên Lành PNG rộn ràng bên bàn ăn, bàn chuyện “tôn giáo sự.” Cha người PNG dạy Kinh Thánh có những nhận xét riêng về vị Giáo Hoàng kế tiếp, từ góc nhìn của một người đã từng sinh hoạt ở Rôma gần 10 năm. Cha dạy Latin và Lịch sử Giáo Hội, gốc Ba Lan, cũng đã ở Ý gần 5 năm, chia sẻ những cảm nhận rất “Âu Châu-Ba Lan.” Cha dạy Triết học đến từ Philippines góp ý kiến nhè nhẹ về vị Giáo Hoàng tương lai. Dù không nói ra, ngài cũng thầm ý một vị Giáo Hoàng gốc Á Châu hoặc Phi Châu sẽ thích hợp với bối cảnh của ngôi làng toàn cầu. Còn tôi, cha giáo dạy Thần học, chuyên về Bối cảnh, tôi nghĩ đã đến lúc Giáo Hội nên đi vào giai đoạn của bối cảnh.
Bữa cơm nào cũng vậy, sáng, trưa, chiều, gần 10 người chúng tôi rôm rả cười nói vang vang, bàn luận, chia sẻ xoay quanh những câu chuyện “tòa trong,” nghe được từ các cha giáo từng sống và có mối liên hệ với những nhân vật tầm cỡ ở thủ đô Giáo Hội. Có cha giáo đoán vị Giáo Hoàng tiếp theo sẽ lấy danh hiệu Francis II, hoặc John Paul III, hay một tên gọi mới. Nhưng không ai nhắc đến tên Leo hết.
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi còn đoán già đoán non. Trong bối cảnh hiện nay, trung tâm Công Giáo đã dịch chuyển từ Tây phương, Bắc Mỹ và Úc/New Zealand xuống phương Nam. Nơi đây bao gồm Châu Mỹ Latinh, Á Châu và Phi Châu. Vì vậy, rất có thể vị Giáo Hoàng nối tiếp sẽ đến từ Phi hoặc Á Châu. Riêng Nam Mỹ thì đã có Đức Thánh Cha Phanxicô, một người đến từ “ngoại biên” rồi. Cho nên cơ hội cho Nam Mỹ chắc hiếm.
Cuối cùng, trong các cuộc trò chuyện, tên của Hồng Y Louis Tagle người Philippines được nhắc đến rất nhiều. Riêng tôi cũng thầm mong vị Giáo Hoàng kế nhiệm sẽ là một Hồng Y đến từ Châu Á.
Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở những suy đoán.
Rồi chúng tôi tếu táo với nhau rằng: ai bước vào mật nghị như một Giáo Hoàng, thì bước ra vẫn là...Hồng Y! Và dù có là ai đi nữa, tất cả chúng tôi đều đồng ý sẽ tổ chức ăn mừng một bữa “zô, zô,” vì Giáo Hội có thêm một vị Giáo Hoàng mới.
Sau hai lần khói đen, rồi thêm một lần nữa, chúng tôi bắt đầu hụt hẫng, câu chuyện dần nhạt. Nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm đợi chờ, và cứ thắc mắc hoài: sao lại vẫn là khói đen, tới ba lần rồi?
Sáng ngày 9/5, lúc 2:10 giờ PNG, mọi người đang ngủ say. Tôi là người thức dậy sớm nhất, 5 giờ sáng. Vừa mở mắt, tôi liền cầm điện thoại lên xem tin.
Và… thật bất ngờ. Vẫn là một khuôn mặt Tây phương. Tên ngài nghe lạ hoắc. Ngài là người Mỹ. Tôi thầm nhủ: “Thiệt không ta!”
Tôi mở to mắt, đọc kỹ thêm: Tân Giáo Hoàng lấy danh hiệu Leo XIV, chứ không phải Francis II hay John Paul III. Nhưng điều làm tôi bất ngờ rộn ràng hơn cả là ngài sinh ra ở Chicago, “Phố Gió,” nơi tôi từng sinh hoạt học đường với Ngôi Lời từ năm 1996. Tôi đã sống đời mục vụ tại Chicago và Epworth từ 1997 đến 2005, trước khi chuyển xuống Melbourne, Úc, để bắt đầu một sứ vụ ông giáo tại Yarra Theological Union.
Rộn ràng nối tiếp rộn ràng, khi tôi đọc hàng tin: Tân Giáo Hoàng Leo XIV đã theo học Thần học tại Catholic Theological Union (CTU). Ngôi trường tôi từng theo học từ 1997 đến 2001, rồi tiếp tục năm 2002.
Thêm một chi tiết thật đặc biệt: Tân Giáo Hoàng, Linh mục Robert Francis Prevost, OSA thuộc dòng Augustinô, đã thi hành sứ vụ truyền giáo hơn 20 năm tại Peru, một vùng ngoại biên Châu Mỹ Latinh.
Sáng hôm đó, ngày 9/5, các cha giáo trong chủng viện hồ hởi chúc mừng tôi, cha giáo khoai lang cũng gốc Mỹ, từng học ở CTU, từng thi hành sứ vụ vùng ngoại biên: từ ghetto da đen ở Southside Chicago, đến sa mạc nước Úc, và giờ đây là Papua New Guinea. Hơn 100 thầy Triết trong chủng viện mấy ngày liền rôm rả chúc mừng “cha giáo khoai lang”!
Nhìn lại và phân tích Conclave vừa qua, tôi nhận ra chỉ trong vòng hai ngày, ở vòng thứ tư, Hồng Y đoàn đã nhanh chóng chọn ra một khuôn mặt tiêu biểu cho Giáo Hội của ngày hôm nay, một GIÁO HỘI TRUYỀN GIÁO. Một Giáo Hội không còn ngồi trong tháp ngà, nhưng can đảm bước ra khỏi vùng an toàn, hòa mình vào với những trăn trở, xáo động của thế giới ngày hôm nay, đặc biệt là ở các vùng ngoại biên như Peru. Chính điều này cũng đã được Đức Tân Giáo Hoàng Leo XIV nhấn mạnh ngay trong lời phát biểu đầu tiên:
“Chúng ta phải cùng nhau tìm cách trở thành một Giáo Hội truyền giáo, xây dựng những cây cầu, đối thoại, luôn mở rộng vòng tay đón nhận mọi người.”
Tôi, “ông giáo khoai lang,” đọc những lời ấy như một lời gọi mang tính quyết liệt. Đó là Giáo Hội phải đi ra, để trở thành những nhịp cầu cảm thông giữa các tôn giáo, các nền văn hóa, và với những người nghèo của ngôi làng toàn cầu.
Bởi đã “đi ra,” chúng ta phải có khả năng trở thành chiếc cầu nối, giữa khác biệt và chia rẽ. Đồng thời, như chính Đức Giêsu, Bạn người nghèo, chúng ta phải làm bạn với những người bị xã hội bỏ rơi, coi thường và tước mất tiếng nói.
Chương đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng Leo XIV chỉ mới lật vài trang. Còn nhiều trang chưa viết, vẫn còn trắng tinh. Nhưng cá nhân tôi, tôi cầu nguyện và hy vọng rất nhiều. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi tin rằng Giáo Hội dưới triều đại Giáo Hoàng Leo XIV sẽ tiếp tục là một Giáo Hội bước ra, bị bầm dập, thương tích, như chính hình ảnh của Đức Giêsu, Đấng đã chịu đóng đinh, chịu thương tích và đã chết vì Ngài bước ra và bước tới.
Khởi đầu nào cũng mới mẻ, và đoạn đường phía trước của Đức Thánh Cha Leo XIV chắc chắn sẽ có những thử thách không nhỏ, giữa một thế giới phân cực, biến động và khát khao hy vọng. Nhưng từ niềm vui bất ngờ sáng hôm đó, từ mối dây liên kết âm thầm giữa tôi và vị Giáo Hoàng mới, tôi tin rằng Chúa Thánh Linh vẫn đang âm thầm viết nên câu chuyện của Giáo Hội Người. Và tôi, ông giáo khoai lang nơi vùng ngoại biên Papua New Guinea, cũng được mời gọi tiếp tục hành trình đồng hành, cầu nguyện và góp phần nhỏ bé trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, một Giáo Hội “đi ra,” như chính Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã mời gọi vào ngày 9 tháng 5 vừa qua.
Papua New Guinea, 5/12/2025
VietCatholic TV
TT Zelenskiy thách Putin gặp trực tiếp ở Istanbul ngày 15/5. Kim chê vũ khí Hoa Kỳ thô sơ, lỗi thời
VietCatholic Media
16:13 12/05/2025
1. ‘Hãy họp ngay bây giờ!’ — Tổng thống Trump thúc giục Ukraine, Nga đàm phán trực tiếp
Tổng thống Trump cho biết Ukraine và Nga nên tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình “ngay lập tức”.
“Tổng thống Putin... không muốn có một thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine, mà muốn gặp nhau vào thứ năm, tại Thổ Nhĩ Kỳ, để đàm phán về khả năng chấm dứt cuộc tắm máu. Ukraine nên đồng ý với điều này, ngay lập tức,” Tổng thống Trump nói.
“Ít nhất thì họ cũng có thể xác định được liệu có thể đạt được thỏa thuận hay không, và nếu không, các nhà lãnh đạo Âu Châu và Hoa Kỳ sẽ biết được tình hình hiện tại và có thể tiến hành theo đó!” Tổng thống Trump nói.
“Tôi bắt đầu nghi ngờ rằng Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận với Putin, người đang quá bận rộn ăn mừng Chiến thắng trong Thế chiến thứ II... Hãy họp ngay đi!”
Sự ủng hộ của Tổng thống Trump đối với các cuộc đàm phán được đề xuất tại Istanbul đánh dấu sự thay đổi so với cách các nhà lãnh đạo phương Tây khác — bao gồm một số quan chức Hoa Kỳ — phản ứng với lời mời của Putin. Các đồng minh Âu Châu của Ukraine đã nói rằng lệnh ngừng bắn phải diễn ra trước khi đàm phán.
Trong cuộc họp lịch sử tại Kyiv vào ngày 10 tháng 5, Ukraine và các đồng minh Âu Châu đưa ra yêu cầu ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5. Bằng cách đáp lại bằng lời mời đàm phán và không hứa sẽ gia hạn lệnh ngừng bắn, Putin đã từ chối lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện.
[Kyiv Independent: 'Have the meeting, now!' — Trump urges Ukraine, Russia to hold direct talks]
2. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Âu Châu kịch liệt bác bỏ đề xuất đàm phán không ngừng bắn của Nga trước
Đề xuất của Putin về việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine tại Istanbul bắt đầu từ ngày 15 tháng 5 đã bị Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo chủ chốt của Âu Châu bác bỏ, những người khẳng định rằng không có cuộc đàm phán nào có thể bắt đầu nếu không có lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện, theo tuyên bố của họ vào ngày 11 tháng 5.
Trong cuộc họp báo diễn ra vào sáng sớm, Putin đã mời Ukraine khởi động lại các cuộc đàm phán, mà theo Ushakov, Nga mong muốn dựa trên các điều khoản của cuộc thảo luận tại Istanbul năm 2022 và “tình hình hiện tại trên chiến trường”.
Đề xuất của Putin được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk gặp Tổng thống Zelenskiy tại Kyiv để ủng hộ lời kêu gọi chung của phương Tây về lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày.
Đề xuất này, ban đầu được Tổng thống Trump đưa ra, đang được Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu hoàn thiện.
Tusk viết: “Để đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi, phía Nga đã đề xuất các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu từ ngày 15 tháng 5. Tuy nhiên, thế giới đang chờ đợi một quyết định rõ ràng về lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện. Ukraine đã sẵn sàng. Không còn nạn nhân nào nữa!”
Đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg cũng đồng tình với những lo ngại này, ông nói rằng, “Như Tổng thống Trump đã nhiều lần nói, hãy dừng giết chóc!! Trước tiên là ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày và trong thời gian đó, hãy tiến tới các cuộc thảo luận hòa bình toàn diện. Không phải ngược lại.”
“ Hôm qua tại Kyiv, chúng tôi và các đối tác đã kêu gọi ngừng bắn trong 30 ngày để tạo không gian cho các cuộc đàm phán. Ukraine đã đồng ý mà không có nếu hoặc nhưng,” Merz cho biết trong một tuyên bố trên X. “Chúng tôi hy vọng Mạc Tư Khoa sẽ đồng ý ngừng bắn. Điều này là cần thiết trước khi bắt đầu một cuộc đối thoại thực sự. Các cuộc đàm phán không thể bắt đầu cho đến khi vũ khí im lặng.”
Trong khi đó, Điện Cẩm Linh vẫn tiếp tục bác bỏ mọi đề xuất ngừng bắn và cho biết các cuộc đàm phán phải bắt đầu trước.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng Putin “đã nói rõ ràng: trước tiên hãy đàm phán về nguyên nhân gốc rễ, sau đó chúng ta có thể nói về lệnh ngừng bắn”.
Các yêu cầu của Mạc Tư Khoa bao gồm rút quân đội Ukraine khỏi bốn vùng bị tạm chiếm một phần, chính thức công nhận việc sáp nhập các vùng này, công nhận Crimea, cấm tư cách thành viên NATO và những thay đổi nhằm khôi phục vai trò của tiếng Nga và nhà thờ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trong cuộc gọi ngày 11 tháng 5, đã nhắc lại lời đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ về việc tổ chức các cuộc đàm phán và tạo điều kiện cho các nỗ lực hướng tới “hòa bình bền vững”, theo bản tin của Điện Cẩm Linh. Mặc dù vấn đề này không được đưa vào bản tin của Điện Cẩm Linh, tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc gọi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lệnh ngừng bắn trước khi các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu.
Các cuộc đàm phán hòa bình ở Istanbul, lần đầu tiên được tiến hành vào tháng 3 năm 2022, cuối cùng đã sụp đổ. Các tài liệu bị rò rỉ sau đó tiết lộ rằng lời đề nghị ban đầu của Mạc Tư Khoa về cơ bản có nghĩa là Ukraine đầu hàng trên thực tế, bao gồm việc cắt giảm quân số lớn, từ bỏ vũ khí tiên tiến và công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
[Kyiv Independent: US, European leaders resoundingly reject Russia's proposal for talks without ceasefire first]
3. Tổng thống Zelenskiy sẵn sàng gặp Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 11 Tháng Năm cho biết ông sẵn sàng gặp Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 Tháng Năm.
“Không có lý do gì để kéo dài các vụ giết người. Và tôi sẽ đợi Putin vào thứ năm ở Thổ Nhĩ Kỳ,” Tổng thống Zelenskiy nói.
“Chúng tôi mong đợi một lệnh ngừng bắn từ ngày mai — đề xuất này đang được đưa ra thảo luận. Một lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện — dài hạn, để cung cấp cơ sở cần thiết cho ngoại giao — có thể đưa hòa bình đến gần hơn nhiều,” ông nói thêm trong một tuyên bố riêng.
Trong khi các đồng minh của Ukraine thúc đẩy lệnh ngừng bắn vô điều kiện giữa Nga và Ukraine, Putin lại đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul bắt đầu từ ngày 15 tháng 5.
“Chúng tôi đã nhiều lần nghe các đối tác nói rằng họ sẵn sàng tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga nếu Putin từ chối ngừng bắn”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Tôi hy vọng rằng lần này người Nga không tìm lý do tại sao họ không thể.... Chúng tôi ở Ukraine không có vấn đề gì khi đàm phán — chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ hình thức nào. Tôi sẽ ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ năm này.”
Kyiv cho biết họ sẵn sàng đàm phán nhưng nhấn mạnh bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải bắt đầu bằng việc chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch.
“Tôi sẽ có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ năm tuần này, ngày 15 tháng 5 — và tôi mong đợi Putin sẽ có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ,” Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Điện Cẩm Linh không cho thấy dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng tiến tới một thỏa thuận hòa bình với Ukraine. Chính quyền Nga đã liệt kê các yêu cầu tối đa trong các cuộc đàm phán ngừng bắn do Hoa Kỳ làm trung gian
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bác bỏ ý tưởng ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine, tuyên bố vào ngày 10 tháng 5 rằng điều này sẽ “có lợi” cho Ukraine.
Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, tuyên bố vào ngày 11 tháng 3 rằng Kyiv đã sẵn sàng nếu Nga cũng đồng ý với các điều khoản. Cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã từ chối.
[Kyiv Independent: Zelensky ready to meet Putin in Turkey, calls for immediate ceasefire]
4. Kim Chính Ân nói vũ khí của Hoa Kỳ là ‘thô sơ, lỗi thời’
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã chế giễu vũ khí của Mỹ và ca ngợi vai trò của quân đội nước này khi chiến đấu cùng Nga chống lại Ukraine.
Ông Kim, một đồng minh của Putin, đã đưa ra những bình luận này vào thứ Sáu tại Bình Nhưỡng vào ngày Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng đánh dấu 80 năm ngày kết thúc Thế chiến II.
Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố rằng các tượng đài ở khu vực Kursk của Nga sẽ được dựng lên để vinh danh những người lính Bắc Hàn chiến đấu chống lại Ukraine.
Tuyên bố của Kim được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Bình Nhưỡng thừa nhận vai trò của mình trong cuộc chiến, điều mà Kyiv và Hoa Kỳ đã báo cáo nhiều tháng trước.
Lời chỉ trích của ông đối với Hoa Kỳ cho thấy Bắc Hàn đang công khai ủng hộ cuộc xâm lược của Putin, gây ra vấn đề cho các đồng minh của Ukraine khi họ phải đối phó với sự tham gia của một quốc gia khác vào cuộc chiến.
Các tướng lĩnh của Kim đã tham dự cuộc diễn hành ở Quảng trường Đỏ và hình ảnh cho thấy họ được Putin chào đón.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã nhắc đến sự hợp tác với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine trong chuyến thăm đại sứ quán Mạc Tư Khoa tại Bình Nhưỡng, nơi ông chúc mừng người Nga nhân kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Thế chiến II.
Trong bài phát biểu được hãng thông tấn nhà nước KCNA công bố, Kim đã ca ngợi những “anh hùng” Bắc Hàn đã chiến đấu “sát cánh” cùng quân đội Nga ở khu vực Kursk, nơi Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công vào tháng 8 năm 2024.
Kim mô tả sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến là “có thể biện minh được” trước khi nhắm vào Hoa Kỳ và phương Tây cùng “các loại đạn dược lỗi thời của họ”. Ông cho biết, nếu các loại vũ khí này được sử dụng trong một cuộc tấn công khác vào Nga, Bình Nhưỡng sẽ điều động thêm quân.
Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga đạn pháo, hỏa tiễn đạn đạo và các thiết bị khác trong suốt cuộc chiến nhưng chỉ công khai thừa nhận sự tham gia của mình vào cuộc chiến của Nga vào cuối tháng 4. Người ta ước tính có 11.000 quân được gửi đến Kursk, và Ukraine cho biết đã có hàng ngàn người bị thương.
Theo Alexander Matsegora, đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng, Nga có kế hoạch tưởng nhớ những người lính Bắc Hàn đã chiến đấu cùng quân đội Nga chống lại Ukraine bằng cách đặt tên đường phố và dựng tượng đài ở Kursk.
Theo KCNA, Tổng thống Bắc Hàn Kim Chính Ân cho biết: “Nếu tay sai của Hoa Kỳ và phương Tây, với những loại đạn dược kém phẩm chất và lỗi thời, cố gắng tấn công Nga một lần nữa, tôi sẽ không ngần ngại ra lệnh sử dụng quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên để đẩy lùi cuộc xâm lược của đối phương”.
Trong bối cảnh bất ổn về vai trò liên tục của Bắc Hàn trong cuộc chiến, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Anh sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Kyiv vào thứ Bảy để thảo luận về lệnh ngừng bắn.
Trong khi đó, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với kênh ABC của Hoa Kỳ rằng lệnh ngừng bắn 30 ngày do Kyiv và Hoa Kỳ đồng ý sẽ chỉ có hiệu lực nếu các nước phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Kyiv.
[Newsweek: Kim Jong Un Says US Weapons 'Tacky, Defective']
5. Rubio sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine tại Istanbul
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới trong bối cảnh có đề xuất nối lại các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố được công bố vào ngày 11 tháng 5.
Rubio sẽ tháp tùng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong chuyến thăm từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 5 tới Saudi Arabia và Qatar nhằm mục đích tăng cường quan hệ đối tác khu vực và thảo luận về các mối quan tâm an ninh toàn cầu. Sau đó, ông sẽ tiếp tục đến Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, để tham dự cuộc họp của các Ngoại trưởng NATO từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5, nơi ông dự kiến sẽ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine và thúc đẩy các cam kết quốc phòng mạnh mẽ hơn của Đồng minh.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Nga công khai đề xuất tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine tại Istanbul bắt đầu từ ngày 15 tháng 5, nhưng không đồng ý với lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Ukraine và các đồng minh chủ chốt ở Âu Châu.
Tòa Bạch Ốc cho biết: “Những cuộc gặp gỡ của Ngoại trưởng Rubio với các quan chức cao cấp sẽ thúc đẩy các giải pháp cho những thách thức toàn cầu và khu vực, mở rộng thương mại và đầu tư song phương, đồng thời tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta”.
Tại cuộc họp NATO ở Antalya, Rubio dự kiến sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự của Tổng thống Trump về “bảo đảm rằng các đồng minh của chúng ta đóng góp công bằng” cho NATO và thúc đẩy lập trường thống nhất về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Chuyến đi diễn ra sau lời đề nghị của Nga, được công bố vào ngày 11 tháng 5, về việc nối lại các cuộc đàm phán tại Istanbul, mà theo trợ lý Điện Cẩm Linh Yury Ushakov, Nga muốn dựa trên các điều khoản của các cuộc thảo luận tại Istanbul năm 2022 và “tình hình hiện tại trên chiến trường”. Điện Cẩm Linh muốn các cuộc thảo luận được nối lại trước bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng Putin “đã nói rõ ràng: trước tiên hãy đàm phán về nguyên nhân gốc rễ, sau đó chúng ta có thể nói về lệnh ngừng bắn”.
Các yêu cầu của Mạc Tư Khoa bao gồm rút quân đội Ukraine khỏi bốn vùng bị tạm chiếm một phần, chính thức công nhận việc sáp nhập các vùng này, công nhận Crimea, cấm tư cách thành viên NATO và những thay đổi nhằm khôi phục vai trò của tiếng Nga và nhà thờ.
Đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg đã phản ứng trên X, nói rằng, “Như Tổng thống Trump đã nhiều lần nói, hãy dừng giết chóc!! Đầu tiên là ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày và trong thời gian đó, tiến tới các cuộc thảo luận hòa bình toàn diện. Không phải ngược lại.”
[Kyiv Independent: Rubio to visit Turkey amid renewed push for Russia-Ukraine peace talks in Istanbul]
6. ‘Đây là một tờ giấy’ - Văn phòng của Macron chế giễu câu chuyện giả mạo của Nga về ma túy trong chuyến thăm Kyiv
Văn phòng Tổng thống Pháp ngày 12 tháng 5 đã bác bỏ câu chuyện giả mạo do Nga đưa ra về một chiếc khăn ăn bằng giấy được nhìn thấy trong chuyến thăm Kyiv của các nhà lãnh đạo Âu Châu.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đưa ra tuyên bố rằng đoạn phim ghi lại toa tàu chở Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho thấy có “một túi và một chiếc thìa” đựng ma túy.
Câu chuyện sau đó được các nhà tuyên truyền Nga đưa tin, họ tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo Âu Châu đã sử dụng ma túy trong chuyến đi của họ.
Điện Elysee phản ứng bằng cách chiếu cận cảnh chiếc khăn giấy, và cho biết: “Khi sự thống nhất của Âu Châu trở nên bất tiện, thông tin sai lệch còn đi xa đến mức khiến một chiếc khăn giấy đơn giản trông giống như ma túy”.
“Tin giả này đang được đối phương của Pháp lan truyền, cả ở nước ngoài và trong nước. Chúng ta phải luôn cảnh giác trước sự thao túng.”
Để chế giễu những tuyên bố của Nga, Văn phòng Tổng thống Pháp đã thêm một mô tả vào bức ảnh, nói rằng: “Đây là khăn giấy. Để xì mũi.”
Ba nhà lãnh đạo Âu Châu, cũng như Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, đã đến thăm Kyiv vào ngày 10 tháng 5 để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và tái khẳng định cam kết của họ đối với Ukraine trước sự xâm lược của Nga.
Tổng thống Zelenskiy và các đối tác Âu Châu cũng tán thành lệnh ngừng bắn vô điều kiện với Nga có hiệu lực từ ngày 12 tháng 5, một đề xuất mà Mạc Tư Khoa đã bỏ qua.
[Kyiv Independent: 'This is a tissue' — Macron's office mocks Russian fake story about drugs during Kyiv visit]
7. CNN: Nga sẽ ‘nghĩ về’ lệnh ngừng bắn, ‘kháng cự’ trước áp lực, Peskov nói
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Nga cần “suy nghĩ về” đề xuất mới nhất từ Kyiv về lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày.
Phát biểu với phóng viên CNN Frederik Pleitgen vào ngày 10 tháng 5, Peskov đã bình luận về đề xuất ngừng bắn do Ukraine và các đồng minh Âu Châu đưa ra.
Tổng thống Zelenskiy và các nhà lãnh đạo Âu Châu, với sự ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đã yêu cầu Nga đồng ý ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5. Nếu Nga từ chối đề xuất này, Âu Châu và Hoa Kỳ sẽ đáp trả bằng cách tăng cường lệnh trừng phạt.
Khi được hỏi về đề xuất này, Peskov trả lời: “Chúng tôi phải suy nghĩ về điều đó... đây là những diễn biến mới. Chúng tôi có lập trường riêng của mình.”
Peskov cũng bình luận về áp lực gia tăng từ Âu Châu.
“Trên thực tế, Âu Châu đang đối đầu với chúng tôi rất công khai... và chúng tôi khá quen với điều đó,” Peskov nói thêm.
Khi được hỏi liệu Nga có thể chịu áp lực hay không, Peskov cho biết “Nga khá kháng cự với mọi loại áp lực”, đồng thời tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh “mở lòng đối thoại... mở lòng cho những nỗ lực giải quyết vấn đề Ukraine”.
Peskov cũng lưu ý rằng Mạc Tư Khoa đánh giá cao “những nỗ lực làm trung gian”, nhưng nói thêm rằng “việc gây áp lực” với Nga là “hoàn toàn vô ích”.
Trước đó, Peskov đã bác bỏ lệnh ngừng bắn 30 ngày trong một cuộc phỏng vấn với ABC News vào ngày 10 tháng 5, tuyên bố rằng nó sẽ là “một lợi thế” cho Ukraine.
[Politico: CNN: Russia to 'think about' ceasefire, 'resistant' to pressure, Peskov says]
8. Yermak ám chỉ chỉ Putin mới có thể đưa ra quyết định thực sự trong các cuộc đàm phán
Theo cuộc phỏng vấn của Yermak với RBC-Ukraine được công bố ngày 12 tháng 5, Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak bày tỏ nghi ngờ về khả năng thành công trong các cuộc đàm phán với bất kỳ ai từ Nga ngoại trừ nhà độc tài Vladimir Putin, ngụ ý rằng chỉ có nhà lãnh đạo Nga mới có thể đưa ra quyết định thực sự.
Phát biểu của Yermak được đưa ra sau tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy rằng ông sẵn sàng gặp Putin để hội đàm tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5.
Điện Cẩm Linh đã tìm cách định vị mình là người cởi mở với các cuộc đàm phán, nhưng đồng thời bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Kyiv và các đối tác phương Tây. Mạc Tư Khoa cũng đã đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine trong tuần này, nhưng không bình luận về cuộc gặp mặt trực tiếp tiềm năng giữa Putin và Tổng thống Zelenskiy.
Khi được hỏi liệu Ukraine có cân nhắc đàm phán với bất kỳ ai từ Nga ngoài Putin không, Yermak trả lời: “Bạn có biết ai khác ở Nga có thể đưa ra quyết định ở cấp độ này và có thể bảo đảm việc thực hiện chúng không?”
“Tất nhiên, Putin sẽ phân công các giai đoạn kỹ thuật và chuẩn bị, nhưng chúng tôi hiểu ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng”, chánh văn phòng của Tổng thống Zelenskiy nói thêm.
Yermak cho biết Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình, nhưng không phải trong điều kiện hiện tại của Điện Cẩm Linh.
“Nga sẽ cố gắng trốn tránh lệnh trừng phạt bằng cách sử dụng quá trình đàm phán như một vỏ bọc. Định dạng này được thúc đẩy bởi mong muốn rõ ràng là đánh lừa mọi người”, ông nhấn mạnh.
Quan chức Ukraine xác nhận rằng chính quyền Tổng thống Zelenskiy vẫn tiếp tục nhấn mạnh lệnh ngừng bắn có giám sát trong 30 ngày như một điều kiện tiên quyết để bắt đầu đàm phán.
“Chúng tôi có lập trường chung với các đối tác của mình: đầu tiên là ngừng bắn, sau đó là đàm phán. Điều đó cũng được phản ánh trong tất cả các tuyên bố gần đây ở cả hai bờ Đại Tây Dương”, Yermak lưu ý.
Mạc Tư Khoa đã bác bỏ lệnh ngừng bắn ngày 12 tháng 5 và thay vào đó đề xuất nối lại các cuộc đàm phán tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5.
Yermak cảnh báo đây là một chiến thuật trì hoãn: “Chúng tôi đã đàm phán với Nga trong nhiều năm, và chúng tôi biết họ có thể trì hoãn thời gian như thế nào. Trên hết, Ukraine muốn có một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Chúng tôi sẽ không cho Nga cơ hội đổ lỗi cho chúng tôi vì đã phá vỡ tiến trình hòa bình.”
Vị quan chức này cho biết bước tiếp theo hoàn toàn phụ thuộc vào Mạc Tư Khoa.
“Nếu Nga đồng ý, thì chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, điều này cũng rõ ràng và các đối tác của chúng ta đã sẵn sàng. Nếu không, thì xin hãy gây áp lực lên Nga thông qua các lệnh trừng phạt và các hành động khác, hoàn toàn cụ thể và rõ ràng.”
Ukraine cáo buộc Nga phớt lờ đề xuất ngừng bắn khi một máy bay điều khiển từ xa của Nga được cho là đã tấn công một đoàn tàu chở hàng ở Tỉnh Donetsk vào ngày 12 tháng 5, khiến một tài xế bị thương.
Kyiv đã đồng ý với đề xuất do Hoa Kỳ hậu thuẫn về lệnh ngừng bắn trong 30 ngày, nói rằng họ đã chuẩn bị tiến hành nếu Mạc Tư Khoa đáp lại. Cho đến nay, Điện Cẩm Linh đã từ chối, thay vào đó đề xuất đàm phán, mà theo trợ lý Điện Cẩm Linh Yuri Ushakov, Nga muốn dựa trên các điều khoản của các cuộc thảo luận tại Istanbul năm 2022 và “tình hình hiện tại trên chiến trường”.
Cuộc đàm phán Istanbul đề cập đến các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3 năm 2022, trong đó phác thảo các điều khoản tiềm năng cho một thỏa thuận hòa bình.
Trong ba năm kể từ khi các cuộc đàm phán thất bại, các mạng lưới tuyên truyền của Nga thường xuyên thúc đẩy ý tưởng rằng hòa bình gần như đã đạt được ở Istanbul trước khi các nhà lãnh đạo phương Tây, đặc biệt là Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson, được cho là đã gây áp lực buộc Tổng thống Zelenskiy từ chối thỏa thuận và tiếp tục chiến đấu.
Trên thực tế, các tài liệu bị rò rỉ từ năm 2022 cho thấy lời đề nghị hòa bình đầu tiên của Mạc Tư Khoa thực chất là yêu sách đòi Ukraine đầu hàng, bao gồm việc cắt giảm quân số lớn, từ bỏ vũ khí tiên tiến và công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
[Kyiv Independent: Yermak hints only Putin can make real decisions in talks]
9. Tổng thống Zelenskiy nói rằng ý tưởng về khu phi quân sự đã ‘chết’, tờ Pravda của Âu Châu đưa tin
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Kyiv vào ngày 10 tháng 5, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã phản đối ý tưởng thiết lập khu phi quân sự trong cuộc chiến với Nga.
Tổng thống Zelenskiy cho biết ý tưởng về khu phi quân sự đã “chết” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trước tiên là phải bảo đảm lệnh ngừng bắn.
Ý tưởng về một khu phi quân sự như một giải pháp tiềm năng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine lần đầu tiên được đưa ra bởi đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine Keith Kellogg. Trong một cuộc phỏng vấn của Fox News vào ngày 7 tháng 5, Kellogg cho biết Kyiv đã đề xuất tạo ra một khu phi quân sự do Ukraine và Nga cùng kiểm soát.
Kellogg mô tả đề xuất này như một vùng đệm với mỗi bên lùi lại 15 km, tạo ra một khu vực rộng 30 km được các quan sát viên từ các nước thứ ba giám sát.
Tại buổi họp báo, Tổng thống Zelenskiy cho rằng Ukraine không đề xuất thành lập khu phi quân sự, trái ngược với tuyên bố của Kellogg.
“ Vấn đề về khu phi quân sự, việc rút quân, tôi đã nghe về nó trên các phương tiện truyền thông và không chỉ trên các phương tiện truyền thông, từ nhiều người khác nhau, từ nhiều cơ quan tình báo. Về mặt chính thức, Ukraine không nhận được bất cứ điều gì như thế. Nhưng... mọi người đang tìm kiếm cơ hội để tiến hành các thí nghiệm trên chúng tôi,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Tổng thống Zelenskiy cũng bình luận về sự phức tạp của tình hình tiền tuyến và những thách thức về hậu cần của khu phi quân sự.
“Vấn đề về một khu phi quân sự 15 km theo cả hai hướng - và tại sao lại là 15? Và chúng ta sẽ tính từ ranh giới nào, từ biên giới, từ ranh giới tiếp xúc nào... Ngay cả khi chúng ta nói về 15 km, chúng ta sẽ làm gì với Kherson? Điều này có nghĩa là sẽ không có quân đội của chúng ta ở Kherson. Nếu sẽ không có quân đội của chúng ta ở Kherson - chúng ta sẽ không có Kherson,” tổng thống nói.
Theo Tổng thống Zelenskiy, việc thiết lập khu phi quân sự sẽ gây nguy hiểm cho quyền kiểm soát của Kyiv đối với các thành phố quan trọng của Ukraine.
“Nếu... chúng ta đồng ý với một vùng đệm và rút lui 15 km khỏi các thành phố như Kherson, Kharkiv và Sumy, mọi người sẽ có những gì có vẻ là hòa bình, nhưng chiến tranh sẽ tiếp tục ở đó, vì pháo binh sẽ bay qua chúng. Do đó, còn quá sớm để nói về điều này ngày hôm nay và ý tưởng này hiện đã chết”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Tại cùng cuộc họp báo ở Kyiv, Ukraine và các đồng minh Âu Châu đã yêu cầu Nga đồng ý ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5. Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh cho biết họ sẽ từ chối ngừng bắn chừng nào Ukraine còn nhận được vũ khí từ phương Tây.
[Politico: Zelensky says demilitarized zone idea 'dead,' European Pravda reports]
10. Ukraine bắn hạ 60 máy bay điều khiển từ xa trong cuộc tấn công đêm của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 12 Tháng Năm, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào ban đêm trên khắp Ukraine vào rạng sáng 12 tháng 5, làm một người bị thương ở Tỉnh Kyiv và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự ở một số khu vực.
Không quân Ukraine cho biết cuộc tấn công bắt đầu vào khoảng 2 giờ sáng ngày 12 tháng 5, trong đó lực lượng Nga điều động 108 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và UAV mồi bẫy từ nhiều hướng.
Hệ thống phòng không Ukraine, bao gồm các đơn vị không quân, lực lượng hỏa tiễn, đơn vị tác chiến điện tử và các đội hỏa lực cơ động, đã chặn được 60 máy bay điều khiển từ xa Shahed trên khắp các vùng phía đông, phía bắc, phía nam và trung tâm của đất nước. 41 máy bay điều khiển từ xa mồi nhử khác đã bị mất khỏi radar nhưng không gây ra thiệt hại.
Tại Kyiv, một người đàn ông 70 tuổi ở Quận Brovary đã bị phản ứng căng thẳng cấp tính trong cuộc tấn công và đang được chăm sóc y tế, theo chính quyền khu vực. Một ngôi nhà mùa hè đã bị hư hại trong cuộc tấn công, và năm ngôi nhà riêng đã bị trúng bom ở Quận Obukhiv, nằm ở phía nam thủ đô Kyiv. Không có cơ sở hạ tầng quan trọng nào bị ảnh hưởng.
Tại Sumy, lực lượng Nga đã thực hiện hơn 100 cuộc không kích vào 31 thị trấn trên 14 cộng đồng trong ngày qua. Các cuộc tấn công bao gồm gần 10 quả bom dẫn đường trên không, 30 cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa FPV, khoảng 30 lần thả lựu đạn từ máy bay điều khiển từ xa và hơn 70 vụ nổ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, các quan chức khu vực báo cáo. Ngoài ra, trực thăng Nga đã phóng 10 quả hỏa tiễn.
Mặc dù không có báo cáo về trường hợp tử vong hoặc thương tích nào ở Sumy, một số công trình dân sự đã bị hư hại hoặc phá hủy, bao gồm các tòa nhà phi dân cư và nhà riêng.
[Kyiv Independent: Ukraine downs 60 drones in Russian overnight attack]
11. Iran sẽ gửi cho Nga các bệ phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, Reuters đưa tin
Reuters đưa tin vào ngày 9 tháng 5, trích dẫn nguồn tin từ các quan chức an ninh phương Tây và khu vực nắm rõ vấn đề này, Iran đang chuẩn bị gửi cho Nga các bệ phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Fath-360.
Fath-360 có tầm bắn 75 dặm, hay 120 km, cung cấp cho lực lượng Nga phương tiện bổ sung để tấn công các vị trí tiền tuyến, địa điểm quân sự và trung tâm dân cư của Ukraine gần biên giới.
Các quan chức an ninh phương Tây và khu vực giấu tên nói với Reuters rằng việc chuyển giao các bệ phóng là “sắp xảy ra”.
Iran đã nổi lên như một đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine, cung cấp cho Mạc Tư Khoa máy bay điều khiển từ xa cảm tử được sử dụng trong các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Putin đã phê chuẩn quan hệ đối tác chiến lược với Iran vào ngày 21 tháng 4, cam kết tăng cường quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực quan trọng và cam kết không ủng hộ bất kỳ bên thứ ba nào tham gia vào xung đột với bên kia.
Bên cạnh Iran, Bắc Hàn cũng là đồng minh của Nga trong chiến tranh, không chỉ cung cấp binh lính mà còn cả đạn pháo, hỏa tiễn đạn đạo và các thiết bị khác.
Nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân đã gọi những người lính chiến đấu cùng quân đội Nga tại Tỉnh Kursk của Nga là “anh hùng” và “đại diện cho danh dự của quốc gia”, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin vào ngày 10 tháng 5.
[Politico: Iran to send Russia short-range ballistic missile launchers, Reuters reports]
250.000 người sẽ tham dự lễ khai mạc sứ vụ của ĐGH Lêô XIV. Giảng hay, hát hay, ĐGH rất được mộ mến
VietCatholic Media
17:08 12/05/2025
1. 250.000 người sẽ tham dự lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Ban tổ chức dự kiến sẽ có 250.000 người tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV, lúc 10 giờ sáng Chúa nhật, ngày 18 tháng Năm sắp tới.
Hiện diện tại buổi lễ sẽ có hàng trăm vị nguyên thủ và đại diện các nước, cùng với nhiều thủ lãnh của các Giáo hội và tôn giáo khác.
Chính quyền Ý sẽ huy động hơn 5.000 nhân viên công lực để bảo vệ an ninh, như trường hợp lễ an táng Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy, ngày 26 tháng Tư vừa qua, sau năm ngày khi ngài qua đời. Các nhân viên này cũng dẫn đường và tháp tùng các phái đoàn nước ngoài đến dự lễ. Các biện pháp chống máy bay điều khiển từ xa, các tay súng bắn tỉa, chó nghiệp vụ, chuyên gia tháo dỡ mìn cùng với 2.000 người thiện nguyện và 500 người đón khách sẽ được động viên.
Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump thuộc vào số những quốc trưởng đầu tiên chúc mừng Đức tân Giáo hoàng. Tuy nhiên, có thể là phó tổng thống Vance, một tín hữu Công Giáo, sẽ hướng dẫn phái đoàn của chính phủ Mỹ đến dự lễ này.
Một số những người chỉ trích Tổng thống Trump chỉ ra rằng trên tài khoản mạng xã hội của mình, Đức Hồng Y Robert Francis Prevost đã có những bài viết phê bình Tổng thống Trump và Phó tổng thống Mỹ James David Vance.
Thực ra, Đức Hồng Y Robert Francis Prevost không phải là vị Hồng Y Hoa Kỳ duy nhất phê bình một số chính sách của Tổng thống Trump, đặc biệt là các chính sách về di trú. Hầu hết các Giám Mục Mỹ đều làm như thế. Nổi bật là Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, người đã chỉ trích thẳng thừng phó tổng thống Vance. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng chỉ trích Vance mặc dù ngài không nêu đích danh Vance như Đức Hồng Y Timothy Dolan.
Phát ngôn viên Tòa Tòa Bạch Ốc, bà Karoline Leavitt, tuyên bố rằng: “Không có oán hận gì giữa Tổng thống Trump và Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, mặc dù trên mạng xã hội, Đức Hồng Y Robert Francis Prevost, nay là Đức tân Giáo hoàng, đã phê bình Tổng thống Trump và phó Tổng thống Vance. Tổng thống rất hãnh diện vì có một Giáo hoàng người Mỹ. Đây thực là một điều tuyệt vời đối với Hoa Kỳ và cho thế giới, và chúng tôi luôn cầu nguyện cho ngài”.
2. Huấn đức của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật, 11 Tháng Năm
Trưa Chúa Nhật, 11 Tháng Năm, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gặp gỡ các tín hữu và khách hành hương từ ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi ngài đã được giới thiệu với thế giới trong tư cách Tân Giáo Hoàng hôm Tháng Năm, 8 Tháng Năm, vừa qua.
Như thế, có sự khác biệt với vị tiền nhiệm, ngài không nói từ cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng trong Điện Tông Tòa nhưng từ loggia tức là từ ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô. Một điểm khác biệt nữa là ngài hát trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa Nhật vui vẻ!
Tôi coi đây là một ơn phúc từ Thiên Chúa khi Chúa Nhật đầu tiên trong sứ vụ của tôi với tư cách là Giám mục Rôma là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Chúa Nhật thứ tư Mùa Phục Sinh. Vào Chúa Nhật này, chúng ta luôn nghe công bố trong Thánh lễ một đoạn trích từ chương 10 của Tin mừng Gioan, trong đó Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Mục tử đích thực: Người biết và yêu thương chiên của mình và hiến mạng sống mình cho chúng.
Chúa Nhật này cũng đánh dấu Ngày cầu nguyện cho ơn gọi thế giới, mà chúng ta đã cử hành trong 62 năm qua. Hôm nay, Rôma cũng tổ chức Năm Thánh của các ban nhạc và Giải trí đại chúng. Tôi chào đón tất cả những người hành hương này với tình cảm và cảm ơn họ vì, qua âm nhạc và các buổi biểu diễn của họ, họ làm sinh động lễ Chúa Kitô Mục tử Nhân lành: Đấng hướng dẫn Giáo hội bằng Chúa Thánh Thần của Người.
Trong Tin mừng, Chúa Giêsu nói rằng Người biết chiên của mình và rằng đàn chiên lắng nghe tiếng Người và theo Người (x. Ga 10:27). Thật vậy, như Đức Thánh Cha Thánh Grêgôriô Cả đã dạy, con người “đáp lại tình yêu của những ai yêu thương họ” (Bài giảng 14:3-6).
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi rất vui khi được cầu nguyện với anh chị em và toàn thể dân Chúa cho ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Giáo hội rất cần ơn gọi này! Điều quan trọng là những người nam nữ trẻ tuổi trên hành trình ơn gọi của mình phải được chấp nhận, lắng nghe và khích lệ trong cộng đồng của họ, và họ có thể hướng đến những tấm gương đáng tin cậy về sự tận tụy quảng đại đối với Thiên Chúa và anh chị em của mình.
Chúng ta hãy đón nhận lời mời mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã để lại cho chúng ta trong Sứ điệp hôm nay: lời mời chào đón và đồng hành cùng những người trẻ tuổi. Và chúng ta hãy cầu xin Cha trên trời giúp chúng ta sống phục vụ lẫn nhau, mỗi người theo bậc sống của mình, những người chăn chiên theo lòng mình (x. Gr 3:15) có khả năng giúp đỡ nhau bước đi trong tình yêu và sự thật.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, đấng đã trọn cuộc đời đáp lại tiếng gọi của Chúa, luôn đồng hành cùng chúng ta trên con đường theo Chúa Giêsu.
Sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau
Anh chị em thân mến
Thảm kịch to lớn của Thế chiến thứ hai đã kết thúc tám mươi năm trước, vào ngày 8 tháng 5, sau khi cướp đi sinh mạng của sáu mươi triệu người. Trong bối cảnh bi thảm của ngày hôm nay về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng phần, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố nhiều lần, tôi cũng gửi lời đến các nhà lãnh đạo thế giới, lặp lại lời kêu gọi luôn đúng lúc: “Đừng bao giờ chiến tranh nữa!”.
Tôi mang trong tim mình nỗi đau khổ của người dân Ukraine yêu dấu. Cầu mong mọi điều có thể được thực hiện để đạt được một nền hòa bình đích thực, công bằng và lâu dài, càng sớm càng tốt. Hãy để tất cả các tù nhân được trả tự do và trẻ em được trở về với gia đình của mình.
Tôi vô cùng đau buồn trước những gì đang xảy ra ở Dải Gaza: cầu mong có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức! Hãy cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường bị ảnh hưởng và hãy trả tự do cho tất cả các con tin.
Mặt khác, tôi rất vui mừng khi được thông báo về lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan, và tôi hy vọng rằng thông qua các cuộc đàm phán sắp tới, một thỏa thuận lâu dài có thể sớm đạt được.
Nhưng còn biết bao nhiêu cuộc xung đột khác trên thế giới! Tôi trao phó lời kêu gọi chân thành này cho Nữ hoàng Hòa bình, để ngài có thể cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta phép lạ hòa bình.
Và bây giờ tôi xin gửi lời chào trìu mến đến tất cả mọi người, người Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau. Tôi xin chào các thành viên của Hội Kinh thánh Anh và Nước ngoài, nhóm bác sĩ từ Granada (Tây Ban Nha), các tín hữu của Malta, Panama, Dallas (Texas), Valladolid, Torrelodones (Madrid), Montesilvano và Cinisi (Palermo).
Tôi xin chào những người tham gia cuộc biểu tình “Hãy chọn sự sống”, những người trẻ tuổi của Hội Đức Mẹ Vô nhiễm và Thánh Phanxicô Assisi, của Reggio Emilia.
Hôm nay tại Ý và các quốc gia khác, chúng ta kỷ niệm Ngày của Mẹ. Tôi gửi lời chào trân trọng đến tất cả các bà mẹ, cùng lời cầu nguyện cho họ và lời cầu nguyện từ những người đã ở trên Thiên đàng.
Chúc mừng Ngày của Mẹ đến tất cả các bà mẹ!
Cảm ơn tất cả mọi người, chúc mọi người một Chúa Nhật vui vẻ!
3. Đức Giáo Hoàng Lêô, cùng với anh trai của mình, cử hành Thánh lễ tại lăng mộ Thánh Phêrô
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết Đức Giáo Hoàng Lêô đã cử hành Thánh lễ vào sáng Chúa Nhật, 11 Tháng Năm, này tại bàn thờ gần Lăng mộ Thánh Phêrô trong các hang động của Đền Thờ Thánh Phêrô. Ngài đồng tế với vị tổng quyền của Dòng Thánh Augustinô — là dòng tu của ngài — linh mục người Tây Ban Nha Alejandro Moral Anton.
Trong chuyến viếng thăm các hang động, Đức Giáo Hoàng cũng đã cầu nguyện tại các ngôi mộ của những vị tiền nhiệm. Ngài cũng cầu nguyện trước “Ngôi đền Pallia” — một đền thờ được xây dựng trên lăng mộ của Thánh tông đồ Phêrô.
Trong số những người tham dự Thánh lễ có một trong hai người anh trai của Đức Giáo Hoàng, John -- có lẽ là động lực chính khiến Đức Thánh Cha đưa ra khoảng một nửa bài giảng ngắn gọn của mình bằng tiếng Anh.
Ngài nói:
Tôi sẽ bắt đầu bằng mấy lời tiếng Anh và có thể là mấy lời khác bằng tiếng Ý.
Tin mừng mà chúng ta vừa nghe vào Chúa Nhật Chúa Chiên Lành này: Chiên của tôi nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi.
Tôi nghĩ về Chúa Chiên Lành, đặc biệt là vào Chúa Nhật này, một ngày rất quan trọng trong mùa Phục sinh. Trong khi chúng ta mừng lễ khởi đầu sứ mệnh mới của thừa tác vụ mà Giáo hội đã kêu gọi tôi, thì không có tấm gương nào tốt hơn chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng ta trao phó cuộc sống và chúng ta trông cậy vào. Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta noi theo, Người là Chúa Chiên Lành, và Người là Đấng ban cho chúng ta sự sống: đường đi, sự thật và sự sống. Vì vậy, chúng ta vui mừng cử hành ngày này và chúng ta vô cùng trân trọng sự hiện diện của các bạn ở đây.
Hôm nay là Ngày của Mẹ. Tôi nghĩ rằng chỉ có một người mẹ hiện diện: Chúc mừng Ngày của Mẹ! Một trong những biểu hiện tuyệt vời nhất của tình yêu Thiên Chúa là tình yêu mà các bà mẹ dành cho con cái và cháu chắt của họ.
Chúa Nhật này được biết đến là đặc biệt vì một số lý do khác nhau: một trong những lý do đầu tiên tôi muốn đề cập đến là ơn gọi. Trong công việc gần đây của các Hồng Y, trước và sau cuộc bầu cử Giáo hoàng mới, chúng tôi đã nói rất nhiều về ơn gọi trong Giáo hội và tầm quan trọng của việc tất cả chúng ta cùng nhau tìm kiếm. Trước hết và quan trọng nhất là bằng cách nêu gương tốt trong cuộc sống của chúng ta, với niềm vui, sống niềm vui của Tin mừng, không làm nản lòng người khác, mà thay vào đó là tìm cách khuyến khích những người trẻ lắng nghe tiếng Chúa và tuân theo tiếng đó và phục vụ trong Giáo hội. “Ta là Mục tử nhân lành”, ngài nói với chúng ta.
Một sứ mệnh hoàn cầu
Sau đó, Đức Giáo Hoàng chuyển sang tiếng Ý, giải thích rằng, “sứ mệnh mà chúng ta đang thực hiện không còn giới hạn ở một giáo phận đơn lẻ nữa mà là toàn thể Giáo hội: tinh thần phổ quát này rất quan trọng”.
Ngài nói rằng tinh thần đó được tìm thấy trong Bài đọc thứ nhất, kể lại câu chuyện về Thánh Phaolô và Barnabas và ơn gọi rao giảng cho Dân ngoại, cho toàn thế giới.
“Họ ra đi, như chúng ta biết, trong sứ mệnh lớn lao này. Thánh Phaolô đến Rôma, nơi cuối cùng ngài cũng hoàn thành [sứ mệnh này]: Một ví dụ khác về chứng tá của một người chăn chiên tốt lành. Nhưng cũng có một lời mời gọi rất đặc biệt dành cho tất cả chúng ta trong ví dụ đó. Tôi cũng nói điều này theo cách rất riêng tư -- ý nghĩa của việc loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới.”
Lưu ý đến lời khuyên liên tục của Chúa Giêsu là đừng sợ hãi, Đức Giáo Hoàng Lêô nói rằng chúng ta phải can đảm trong lời chứng mà chúng ta đưa ra, bằng lời nói và trên hết là bằng cuộc sống của chúng ta: “hiến dâng cuộc sống của chúng ta, phục vụ, đôi khi với những hy sinh lớn lao để sống sứ mệnh này.”
Ngài nhắc lại rằng có người đã hỏi: “Khi nghĩ về cuộc sống của mình, làm sao bạn giải thích được nơi bạn đã đến?” Ngài nói rằng câu trả lời được tìm thấy trong Tin Mừng -- “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” -- bằng cách nào đó cũng là câu trả lời của ngài: được tìm thấy trong động từ “lắng nghe”.
Ngài nói tiếp về tầm quan trọng của việc học cách lắng nghe ngày càng tốt hơn:
Trước hết, với Chúa: luôn lắng nghe Lời Chúa. Sau đó, hãy lắng nghe người khác, biết cách xây dựng những cây cầu, biết cách lắng nghe để không phán xét, không đóng cửa lại với suy nghĩ rằng chúng ta có tất cả sự thật và không ai khác có thể nói với chúng ta bất cứ điều gì. Điều rất quan trọng là lắng nghe tiếng nói của Chúa, lắng nghe nhau trong cuộc đối thoại này và nhìn xem Chúa đang kêu gọi chúng ta ở đâu.
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong Giáo hội, cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để lắng nghe Lời Chúa để phục vụ tất cả mọi người của Người.
4. Phương châm giám mục của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV được lấy từ bài giảng của Thánh Augustinô về Thánh vịnh 128
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho hay: Phương châm giám mục của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV được lấy từ bài giảng của Thánh Augustinô về Thánh vịnh 128, và phản ảnh sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo.
Thực vậy, khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV được tấn phong giám mục, ngài đã chọn phương châm tiếng Latinh, “In Illo uno unum,” có nghĩa là, “Trong cùng một Chúa Kitô, chúng ta là một”
Đây là một phương châm phù hợp, vì nó thể hiện mong muốn của Đức Giáo Hoàng Lêô về sự hiệp nhất trong Giáo hội, một mong muốn sẽ hình thành nên phần lớn thời gian còn lại của triều Giáo Hoàng của ngài.
Những lời trong châm ngôn của ngài được trích từ bài bình giải của Thánh Augustinô về Thánh vịnh 128.
Bình giải về Thánh vịnh 128
Đức Giáo Hoàng Lêô, là tu sĩ Dòng Thánh Augustinô, rất quen thuộc với các tác phẩm của Thánh Augustinô và dễ dàng sử dụng chúng.
Câu cụ thể mà Đức Giáo Hoàng Lêô trích dẫn nằm trong đoạn văn sau trong bình giải của Thánh Augustinô về Thánh vịnh 128:
“‘Phước cho mọi kẻ kính sợ Chúa và bước đi trong đường lối của Người’ (Thánh vịnh 128:1). Người nói tới nhiều người; nhưng vì những người này là một trong Chúa Kitô, nên trong những lời tiếp theo, Người nói ở dạng số ít: “Vì các ngươi sẽ được hưởng công lao của hoa lợi mình”... Khi tôi nói về các Kitô hữu ở dạng số nhiều, tôi hiểu là một trong Một Chúa Kitô. Do đó, anh em là nhiều, và anh em là một; chúng ta là nhiều, và chúng ta là một. Làm sao chúng ta là nhiều, nhưng vẫn là một? Bởi vì chúng ta bám chặt vào Đấng mà chúng ta là các chi thể; và vì Đầu của chúng ta ở trên trời, để các chi thể của Người có thể theo sau”.
Thánh Augustinô đang nhắc nhở mọi người rằng tất cả các Kitô hữu đều hiệp nhất trong đức tin, mặc dù chúng ta có thể đến từ những hậu cảnh khác nhau.
Đây là một thông điệp có liên quan, đặc biệt là trong thế giới hiện đại, vì Giáo hội rất đa dạng về thành viên, nhưng thống nhất trong đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Augustinô tiếp tục lời bình giải của ngài, khuyên nhủ tất cả chúng ta hãy nghĩ về cách chúng ta hiệp nhất trong Chúa Kitô:
“Vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe Thánh vịnh này, như thể nó được nói về Chúa Kitô: và tất cả chúng ta, những người bám chặt vào Thân thể Chúa Kitô, và đã trở thành chi thể của Chúa Kitô, hãy bước đi trên con đường của Chúa; và chúng ta hãy kính sợ Chúa với lòng kính sợ trong sạch, với lòng kính sợ tồn tại mãi mãi”.
Đức Giáo Hoàng Lêô có nhiều việc phải làm trong triều Giáo Hoàng của mình để thúc đẩy sự hiệp nhất trong Giáo hội, cả giữa các hệ phái Kitô khác nhau và thậm chí giữa chính những người Công Giáo.
Trong những năm gần đây, nhiều vị giáo hoàng mong muốn xích lại gần hơn với các Giáo hội Kitô giáo khác và mặc dù đã có một số dấu hiệu hiệp nhất, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Chúng ta có thể cùng với vị giáo hoàng trong hy vọng này, hợp tác với ngài để đạt được sự hiệp nhất lâu dài trong Giáo hội.
5. Thánh lễ Tạ ơn tại Peru sau cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Trong bầu không khí hân hoan, hơn 10.000 tín hữu đã tụ họp trước Vương cung thánh đường và Nhà thờ chính tòa Santa María de Chiclayo (Peru) để cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng vị giám mục của giáo phận trong hơn 8 năm được bầu làm Đức Giáo Hoàng Lêô XIV.
Buổi lễ tràn ngập niềm vui sau khi Đức Hồng Y Robert Francis Prevost Martínez - một công dân Hoa Kỳ và Peru - được bầu làm người kế vị Thánh Phêrô vào ngày 8 tháng 5.
Hàng chục linh mục địa phương đã tham gia cùng Giám mục Chiclayo, Đức Cha Edinson Farfán trong lễ kỷ niệm tối thứ Bảy. Quảng trường trước nhà thờ được trang bị một bục ngoài trời và bàn thờ cho sự kiện này, xung quanh là các ban nhạc và biểu ngữ khổng lồ có hình ảnh của Đức Giáo Hoàng và các cụm từ trích từ lời chào đầu tiên của ngài ở Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Cha Farfán đã nói về tình yêu sâu sắc mà vị Giáo hoàng mới dành cho Peru - đất nước mà ngài lần đầu tiên đến thăm vào năm 1985 - và đặc biệt là dành cho Giáo phận Chiclayo, nơi ngài đã cai quản từ năm 2014 đến năm 2023.
Vị Giám mục Chiclayo đã lưu ý đến mối liên hệ tâm linh sâu sắc mà Giám mục Robert Prevost khi đó có với các biểu hiện đức tin của người dân Peru: từ lòng sùng kính của ngài đối với Señor Cautivo của Ayabaca và Señor de los Milagros cho đến tình yêu của ngài đối với các vị thánh Peru: Thánh Rôsa thành Lima, Thánh Martin de Porres, Thánh Francis Solano, Thánh John Macias và Thánh Toribio de Mogrovejo.
“Ngài đã ca tụng lòng sùng đạo bình dân của Lễ Thánh Giá Chalpón de Motupe, của Thành phố Thánh Thể Eten với Phép lạ Thánh Thể của Chúa Hài Đồng, và Lễ Người Nazarene bị giam cầm ở Monsefú, được cử hành hàng năm vào đúng ngày sinh nhật của ngài,” Đức Giám Mục Farfán nhớ lại.
“Giáo phận Chiclayo yêu dấu của ngài, như ngài đã gọi trong bài phát biểu đầu tiên, đối với ngài là trường học về đức tin, về sự gần gũi, về lòng nhân đạo,” ngài khẳng định, đồng thời nói thêm rằng thành phố ở miền bắc Peru này “là một thị trấn giản dị mà ngài yêu thương sâu sắc và vẫn luôn mang trong tim mình.”
Đức Giám Mục Farfán cũng thông báo rằng giáo phận sẽ gửi “lời mời ngài đến thăm chúng ta” và nói rằng “chắc chắn Chiclayo sẽ luôn ở trong tim ngài”.
Vị giám mục nhấn mạnh thêm về chân dung mục vụ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, mô tả ngài là “một người chăn chiên có mùi chiên”, rất nhân văn, nhạy cảm với nỗi đau khổ của những người dễ bị tổn thương nhất và gần gũi với nhu cầu của người dân.
“Ngài đã dạy chúng ta sống Phúc Âm bằng sự gần gũi, với người nghèo, với những người dễ bị tổn thương nhất, với những người đau khổ, người di cư và người tị nạn”, Đức Cha Farfán nói, đồng thời nhấn mạnh rằng việc ngài chọn danh hiệu giáo hoàng là để tôn vinh Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, “là vị Giáo Hoàng khai sáng học thuyết xã hội của Giáo hội”.
“Ngài là người rất nhạy cảm với công lý xã hội... ngài mang tên Lêô XIV để bày tỏ lòng biết ơn và trung thành với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII và thông điệp vĩ đại Rerum Novarum hay Tân Sự của ngài, thông điệp nói về phẩm giá của lao động và người lao động, về công lý xã hội và lợi ích chung.”
Bài giảng cũng đề cập đến vai trò của Đức Giáo Hoàng mới trong đại dịch COVID-19, khi ngài cai quản Giáo phận Chiclayo.
“ Các bạn là chứng nhân của tất cả những gì vị mục tử này đã làm trong thời điểm khó khăn này.Ngài, giống như Chúa Giêsu, đã làm chứng cho Vương quốc Thiên Chúa bằng cuộc sống của mình... ngài đã cho người đói ăn, chữa lành người bệnh, chào đón tất cả mọi người”.
Đức Giám Mục Farfán đã kêu gọi các tín hữu noi theo những “chứng tá cho Vương quốc Thiên Chúa” này và sống với cùng những tình cảm như Chúa Kitô: gần gũi, thương xót, công lý và hiệp thông.
Vị giám mục nhấn mạnh, giống như một người theo thánh Augustinô, Đức Lêô XIV sở hữu một linh đạo bắt nguồn từ nội tâm và đối thoại.
“Ngài là một mục tử biết lắng nghe và tham gia đối thoại, sẵn sàng phân định một cách khôn ngoan con đường mà Chúa mong muốn cho Giáo hội của Người. Ngài biết rất rõ rằng nếu không có Chúa Kitô, chúng ta không thể làm được gì… Với Chúa Kitô, chúng ta làm được mọi thứ! Không có Chúa Kitô, không có gì cả!” ngài nói.
Thánh lễ kết thúc với tiếng reo hò và vỗ tay, cùng thông điệp hy vọng và cầu nguyện cho triều Giáo Hoàng của Người kế vị thánh Phêrô.
“Tôi chắc chắn ngài cũng sẽ nói với chúng ta: can đảm lên, anh em, chúng ta đừng để hy vọng của mình bị đánh cắp. Xin Chúa Thánh Thần đồng hành và củng cố ngài, và xin Đức Maria, Mẹ của Lời Khuyên Tốt... luôn bảo vệ và soi sáng cho ngài,” Đức Cha Farfán kết luận.
Sau Thánh lễ, lễ kỷ niệm tiếp tục với các bài hát Công Giáo, pháo hoa và các điệu múa dân gian đặc trưng của địa phương.