Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa sống lại thật rồi, niềm hy vọng của chúng ta
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
06:45 16/04/2025
SUY NIỆM ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
(Lc 24,1-12)
Chúa sống lại thật rồi, niềm hy vọng của chúng ta
Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia ! Allêluia ! Allêluia !
Đêm mừng vui
Đêm nay, đêm mang lại niềm vui đặc biệt. Sao không thể vui mừng được, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội Tổ Tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người.
Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8). Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về Trời với Chúa Cha.
Nào ta hãy mừng vui :“Mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời. Cùng vui lên, hỡi những thừa tác viên này… Và vui lên, toàn trái đất vui lên … tất cả vũ trụ đều hân hoan... Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh vui lên…khắp nơi trong cung điện này hòa vang lên ngàn muôn tiếng ca reo mừng của nhân trần”(x.Exsultet). Cả Trời đất mừng vui. Mừng vui lên! Hỡi anh chị em!!! Chúa đã sống lại thật rồi, niềm hy vọng của chúng ta. Alleluia.
Này người trần hỡi hãy vui lên A-llê-lui-a, vì Chúa đã sống lại thật rồi đem niềm vui và hy vọng tràn trề cho thế giới. Chúa đã sống lại rồi, vinh quang tỏa lan khắp nơi. Chúa đã sống lại rồi, cho muôn người hưởng phúc quê Trời.
Đêm tràn đầy hy vọng
Chúa Phục Sinh là nguồn hy vọng cho chúng ta. Thế giới chúng ta đang sống thật ảm đạm và đầy thất vọng. Nào là thiên tai như động đất mới đây nhất lại Myanmar, lụt lội, bão tố, dịch lệ; nào là nhân họa như chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, chết chóc, kinh tế suy thoái… Đại dịch Covid 19 kéo dài trong 3 năm đưa thế giới vào sự khủng hoảng toàn cầu, cuộc chiến thương mai đang leo thang, chiến tranh tại Ukraina do Nga khai mào chưa có hồi kết gây ra biết bao đau thương chết chóc cho bao người.
Tạ ơn Chúa vì Chúa là Đấng hằng sống, Người đã chết nhưng Người cũng đã phục sinh, toàn thắng tử thần, trở thành nguồn hy vọng sống cho nhân loại. Chúa sống lại từ trong kẻ chết, đó là niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta. Đúng là không có Thiên Chúa, sẽ không có hy vọng. Vì ngoài Thiên Chúa, Đấng hằng sống, nhân loại không tìm đâu ra niềm hy vọng cho cuộc sống mình.
Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế của chúng ta đã đến đem niềm hy vọng sống đến cho thế giới, vì Người là Đấng hằng sống. Thánh Phaolô nhắc chúng ta : “Thuở ấy, anh em không có Ðức Kitô, người dưng nước lã với quốc tịch Israel, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa, không có Thiên Chúa, không hy vọng nơi thế gian này!” (Êph 2,12).
Chúa sống lại là sự kiện lịch sử không thể chối cãi, mặc dù có người luôn tìm cách để bác bỏ, phủ nhận, nhưng lịch sử, Lời Kinh Thánh và kinh nghiệm của các chứng nhân đã quả quyết điều trên.
Trước hết, ngôi mộ trống tại Do Thái là bằng cớ lịch sử hiển nhiên của sự phục sinh mà không ai có thể chối cãi được. Thứ hai, lời Kinh Thánh trong cả bốn sách Tin Mừng đều ghi lại rất rõ sự kiện Chúa sống lại một cách khải hoàn (Mt 28,1-20; Mc 16,1-20; Lc 24,1-53; Ga 20,1-31). Lời Kinh Thánh trong Tin Mừng Luca 24,5-6 như là lời tiểu biểu cho sự kiện Chúa phục sinh với tinh thần xác tín mạnh mẽ: “Sao các ngươi tìm người sống trong vòng kẻ chết? Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại” (Lc 24,5-6).
Chúa phục sinh là sự thật lịch sử chứ không phải là huyền thoại, hoang đường. Kinh Thánh đã khẳng định: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã thể theo lòng thương hãi hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống nhờ sự phục sinh từ cõi chết của Ðức Giêsu Kitô” (1 Pr 1,3). Đúng, Chúa phục sinh là nguồn hy vọng cho chúng ta.
Giáo hội lữ hành trong hy vọng
Chính Chúa Giêsu đã phán khi làm cho La-gia-rô từ kẻ chết sống lại rằng: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin ta dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" (Ga 11,25-26). Gioan mô tả: “Vừa thấy Ngài, tôi phục mình dưới chân Ngài, chết điếng! Nhưng Ngài đặt tay hữu Ngài trên tôi, mà rằng: "Ðừng sợ! Ðầu hết và Sau hết, chính là Ta. Ðấng hằng sống; Ta đã chết; và này Ta sống đời đời kiếp kiếp; Ta có chìa khóa sự chết và âm phủ” (Kh 1,17-18).
Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa Toàn năng và là Đấng hằng sống đã ban cho nhân loại niềm hy vọng chắc chắn nhờ tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đó là hạnh phúc diệu kỳ mà Thánh Phaolô khẩn cầu : “Nguyện xin Thiên Chúa, nguồn hy vọng, ban cho anh em được đầy mừng vui và bình an trong tin vững, để anh em được ứa tràn hy vọng trong quyền năng của Thánh Thần!” (Rm 15,13). Ba điều kỳ diệu Chúa phục sinh mang lại cho chúng ta là: Đời sống được biến đổi (tái sinh); Được sống trong sự vui mừng, bình an, hy vọng; Được sống lại sau khi chết, và được hưởng sự sống đời.
Những ai hết lòng tin nhận Chúa Giêsu đều đã kinh nghiệm về cuộc sống mới tràn ngập niềm vui và hy vọng trong đời hôm nay và mai sau. Sống phận lữ hành trên tràn gian này đầy gian truân, thử thách, nhưng vì Chúa Giêsu sống, nên chúng ta bước đi với hy vọng!
Chúa đã sống lại thật rồi, niềm hy vọng sống của chúng ta. Alleluia! Alleluia!
(Lc 24,1-12)
Chúa sống lại thật rồi, niềm hy vọng của chúng ta
Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia ! Allêluia ! Allêluia !
Đêm mừng vui
Đêm nay, đêm mang lại niềm vui đặc biệt. Sao không thể vui mừng được, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội Tổ Tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người.
Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8). Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về Trời với Chúa Cha.
Nào ta hãy mừng vui :“Mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời. Cùng vui lên, hỡi những thừa tác viên này… Và vui lên, toàn trái đất vui lên … tất cả vũ trụ đều hân hoan... Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh vui lên…khắp nơi trong cung điện này hòa vang lên ngàn muôn tiếng ca reo mừng của nhân trần”(x.Exsultet). Cả Trời đất mừng vui. Mừng vui lên! Hỡi anh chị em!!! Chúa đã sống lại thật rồi, niềm hy vọng của chúng ta. Alleluia.
Này người trần hỡi hãy vui lên A-llê-lui-a, vì Chúa đã sống lại thật rồi đem niềm vui và hy vọng tràn trề cho thế giới. Chúa đã sống lại rồi, vinh quang tỏa lan khắp nơi. Chúa đã sống lại rồi, cho muôn người hưởng phúc quê Trời.
Đêm tràn đầy hy vọng
Chúa Phục Sinh là nguồn hy vọng cho chúng ta. Thế giới chúng ta đang sống thật ảm đạm và đầy thất vọng. Nào là thiên tai như động đất mới đây nhất lại Myanmar, lụt lội, bão tố, dịch lệ; nào là nhân họa như chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, chết chóc, kinh tế suy thoái… Đại dịch Covid 19 kéo dài trong 3 năm đưa thế giới vào sự khủng hoảng toàn cầu, cuộc chiến thương mai đang leo thang, chiến tranh tại Ukraina do Nga khai mào chưa có hồi kết gây ra biết bao đau thương chết chóc cho bao người.
Tạ ơn Chúa vì Chúa là Đấng hằng sống, Người đã chết nhưng Người cũng đã phục sinh, toàn thắng tử thần, trở thành nguồn hy vọng sống cho nhân loại. Chúa sống lại từ trong kẻ chết, đó là niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta. Đúng là không có Thiên Chúa, sẽ không có hy vọng. Vì ngoài Thiên Chúa, Đấng hằng sống, nhân loại không tìm đâu ra niềm hy vọng cho cuộc sống mình.
Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế của chúng ta đã đến đem niềm hy vọng sống đến cho thế giới, vì Người là Đấng hằng sống. Thánh Phaolô nhắc chúng ta : “Thuở ấy, anh em không có Ðức Kitô, người dưng nước lã với quốc tịch Israel, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa, không có Thiên Chúa, không hy vọng nơi thế gian này!” (Êph 2,12).
Chúa sống lại là sự kiện lịch sử không thể chối cãi, mặc dù có người luôn tìm cách để bác bỏ, phủ nhận, nhưng lịch sử, Lời Kinh Thánh và kinh nghiệm của các chứng nhân đã quả quyết điều trên.
Trước hết, ngôi mộ trống tại Do Thái là bằng cớ lịch sử hiển nhiên của sự phục sinh mà không ai có thể chối cãi được. Thứ hai, lời Kinh Thánh trong cả bốn sách Tin Mừng đều ghi lại rất rõ sự kiện Chúa sống lại một cách khải hoàn (Mt 28,1-20; Mc 16,1-20; Lc 24,1-53; Ga 20,1-31). Lời Kinh Thánh trong Tin Mừng Luca 24,5-6 như là lời tiểu biểu cho sự kiện Chúa phục sinh với tinh thần xác tín mạnh mẽ: “Sao các ngươi tìm người sống trong vòng kẻ chết? Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại” (Lc 24,5-6).
Chúa phục sinh là sự thật lịch sử chứ không phải là huyền thoại, hoang đường. Kinh Thánh đã khẳng định: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã thể theo lòng thương hãi hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống nhờ sự phục sinh từ cõi chết của Ðức Giêsu Kitô” (1 Pr 1,3). Đúng, Chúa phục sinh là nguồn hy vọng cho chúng ta.
Giáo hội lữ hành trong hy vọng
Chính Chúa Giêsu đã phán khi làm cho La-gia-rô từ kẻ chết sống lại rằng: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin ta dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" (Ga 11,25-26). Gioan mô tả: “Vừa thấy Ngài, tôi phục mình dưới chân Ngài, chết điếng! Nhưng Ngài đặt tay hữu Ngài trên tôi, mà rằng: "Ðừng sợ! Ðầu hết và Sau hết, chính là Ta. Ðấng hằng sống; Ta đã chết; và này Ta sống đời đời kiếp kiếp; Ta có chìa khóa sự chết và âm phủ” (Kh 1,17-18).
Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa Toàn năng và là Đấng hằng sống đã ban cho nhân loại niềm hy vọng chắc chắn nhờ tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đó là hạnh phúc diệu kỳ mà Thánh Phaolô khẩn cầu : “Nguyện xin Thiên Chúa, nguồn hy vọng, ban cho anh em được đầy mừng vui và bình an trong tin vững, để anh em được ứa tràn hy vọng trong quyền năng của Thánh Thần!” (Rm 15,13). Ba điều kỳ diệu Chúa phục sinh mang lại cho chúng ta là: Đời sống được biến đổi (tái sinh); Được sống trong sự vui mừng, bình an, hy vọng; Được sống lại sau khi chết, và được hưởng sự sống đời.
Những ai hết lòng tin nhận Chúa Giêsu đều đã kinh nghiệm về cuộc sống mới tràn ngập niềm vui và hy vọng trong đời hôm nay và mai sau. Sống phận lữ hành trên tràn gian này đầy gian truân, thử thách, nhưng vì Chúa Giêsu sống, nên chúng ta bước đi với hy vọng!
Chúa đã sống lại thật rồi, niềm hy vọng sống của chúng ta. Alleluia! Alleluia!
Thứ Năm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:19 16/04/2025
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Bạn thân mến,
Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Đức Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ để tưởng nhớ và kỷ niệm Đức Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.
Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Đức Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...”.
Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Đức Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm, rửa chân cho nhau chính là phục vụ nhau, yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.
Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Đức Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu.
Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Đức Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình”. Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...”, bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.
Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.
Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lí do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...”.
Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.
Đức Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”, để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.
Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hoá để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.
Bạn thân mến,
Hôm nay cũng là ngày của linh mục, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.
Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tuỵ yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.
Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Đức Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Đức Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Bạn thân mến,
Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Đức Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ để tưởng nhớ và kỷ niệm Đức Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.
Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Đức Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...”.
Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Đức Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm, rửa chân cho nhau chính là phục vụ nhau, yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.
Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Đức Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu.
Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Đức Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình”. Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...”, bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.
Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.
Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lí do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...”.
Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.
Đức Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”, để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.
Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hoá để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.
Bạn thân mến,
Hôm nay cũng là ngày của linh mục, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.
Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tuỵ yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.
Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Đức Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Đức Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Một lần tặng, muôn lần trao
Lm Minh Anh
16:50 16/04/2025
MỘT LẦN TẶNG, MUÔN LẦN TRAO
“Này là mình Thầy!”.
“Người khôn ngoan không coi trọng món quà của người yêu cho bằng tâm tình của người tặng. Chúa Giêsu vừa là người yêu, vừa là người tặng! Độc đáo hơn, món quà Ngài tặng chính là mình Ngài. Không chỉ một lần, Ngài tặng trao mỗi ngày! Một lần tặng, muôn lần trao!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý nghĩa Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh có thể được tóm gọn trong hai từ: “Tự Hiến!”. Vì yêu thương đến cùng các môn đệ và những ai sẽ dõi bước theo Ngài, Chúa Giêsu đã tự hiến đến ‘ba lần’ vào hai buổi chiều cuối đời; nhưng không chỉ ‘ba’, Ngài tự hiến đến ‘n’ lần, muôn lần! Bởi lẽ, mỗi ngày, trên các bàn thờ, Ngài tiếp tục tự hiến cho đến tận thế. Ngài quả là một món quà ‘một lần tặng, muôn lần trao!’.
Chính trong bữa tiệc yêu thương mà người Do Thái phải cử hành hằng năm - bài đọc một - Chúa Giêsu tự hiến khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Cũng trong bữa tối đó, Ngài tự hiến dưới hình thức của ăn của uống khi cầm lấy bánh rượu thiết lập Bí tích Thánh Thể - thiết lập chức Linh mục - “Hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Thầy!”, “Hãy nhận lấy mà uống, này là Máu Thầy!”. Trong thư Côrintô hôm nay, Phaolô viết, “Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết!”.
Như vậy, khi cúi xuống rửa chân các môn đệ hay khi cầm bánh rượu là chính Thịt Máu Ngài để trao cho họ, Chúa Giêsu đã tiên liệu một món quà ít trừu tượng hơn, thiết thực hơn mà Ngài sẽ trao vào ngày hôm sau: một thân xác rách bươm đỏ một màu máu trên thập giá. Vì thế, chỉ trong hai ngày Tuần Thánh đầu tiên ấy, Ngài đã tự hiến chính mình đến ba lần. Và còn hơn thế! “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!”; với các Linh mục của Ngài, mầu nhiệm đức tin đó còn được cử hành liên lỉ trên các bàn thờ. Qua Bí tích này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tự hiến phục vụ lẫn nhau. Khi chúng ta phục vụ nhau, Ngài tiếp tục phục vụ mỗi người; và qua chúng ta, Ngài phục vụ những người khác trên toàn thế giới, nhất là những ai đang thiếu thốn. Bởi đó, Món Quà Giêsu không chỉ được trao một lần, ba lần, nhưng liên lỉ trao đến tận thế!
Anh Chị em,
“Này là mình Thầy!”. “Chúa Giêsu muốn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể và chúng ta trở thành nhà tạm của Chúa, mang Chúa theo với chúng ta. Rửa chân, cử chỉ này là điều kiện để vào Vương Quốc. Vâng, để phục vụ mọi người. Nếu tôi không để Chúa là ‘tôi tớ’ của tôi, không để Chúa rửa sạch tôi, giúp tôi lớn lên, tha thứ cho tôi, thì tôi sẽ không vào Vương Quốc. Và cả chức Linh mục nữa. Hôm nay tôi muốn gần gũi với tất cả Linh mục từ những người mới được thụ phong cho đến Giáo hoàng. Tất cả chúng ta đều là Linh mục. Chúng ta được Chúa xức dầu để cử hành Bí tích Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ” - Phanxicô. Thánh Thể nuôi dưỡng phục vụ; phục vụ, hiện thực hoá Thánh Thể. Hãy để Thứ Năm Tuần Thánh; hãy để Thánh Thể dạy chúng ta tự hiến như Ngài mỗi ngày, chết cho mình, khiêm nhường phục vụ tha nhân và yêu như Ngài đã yêu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhờ việc tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con, ước chi Thánh Thể Chúa biến đổi con mỗi ngày nên ‘một Giêsu khác!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Này là mình Thầy!”.
“Người khôn ngoan không coi trọng món quà của người yêu cho bằng tâm tình của người tặng. Chúa Giêsu vừa là người yêu, vừa là người tặng! Độc đáo hơn, món quà Ngài tặng chính là mình Ngài. Không chỉ một lần, Ngài tặng trao mỗi ngày! Một lần tặng, muôn lần trao!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý nghĩa Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh có thể được tóm gọn trong hai từ: “Tự Hiến!”. Vì yêu thương đến cùng các môn đệ và những ai sẽ dõi bước theo Ngài, Chúa Giêsu đã tự hiến đến ‘ba lần’ vào hai buổi chiều cuối đời; nhưng không chỉ ‘ba’, Ngài tự hiến đến ‘n’ lần, muôn lần! Bởi lẽ, mỗi ngày, trên các bàn thờ, Ngài tiếp tục tự hiến cho đến tận thế. Ngài quả là một món quà ‘một lần tặng, muôn lần trao!’.
Chính trong bữa tiệc yêu thương mà người Do Thái phải cử hành hằng năm - bài đọc một - Chúa Giêsu tự hiến khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Cũng trong bữa tối đó, Ngài tự hiến dưới hình thức của ăn của uống khi cầm lấy bánh rượu thiết lập Bí tích Thánh Thể - thiết lập chức Linh mục - “Hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Thầy!”, “Hãy nhận lấy mà uống, này là Máu Thầy!”. Trong thư Côrintô hôm nay, Phaolô viết, “Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết!”.
Như vậy, khi cúi xuống rửa chân các môn đệ hay khi cầm bánh rượu là chính Thịt Máu Ngài để trao cho họ, Chúa Giêsu đã tiên liệu một món quà ít trừu tượng hơn, thiết thực hơn mà Ngài sẽ trao vào ngày hôm sau: một thân xác rách bươm đỏ một màu máu trên thập giá. Vì thế, chỉ trong hai ngày Tuần Thánh đầu tiên ấy, Ngài đã tự hiến chính mình đến ba lần. Và còn hơn thế! “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!”; với các Linh mục của Ngài, mầu nhiệm đức tin đó còn được cử hành liên lỉ trên các bàn thờ. Qua Bí tích này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tự hiến phục vụ lẫn nhau. Khi chúng ta phục vụ nhau, Ngài tiếp tục phục vụ mỗi người; và qua chúng ta, Ngài phục vụ những người khác trên toàn thế giới, nhất là những ai đang thiếu thốn. Bởi đó, Món Quà Giêsu không chỉ được trao một lần, ba lần, nhưng liên lỉ trao đến tận thế!
Anh Chị em,
“Này là mình Thầy!”. “Chúa Giêsu muốn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể và chúng ta trở thành nhà tạm của Chúa, mang Chúa theo với chúng ta. Rửa chân, cử chỉ này là điều kiện để vào Vương Quốc. Vâng, để phục vụ mọi người. Nếu tôi không để Chúa là ‘tôi tớ’ của tôi, không để Chúa rửa sạch tôi, giúp tôi lớn lên, tha thứ cho tôi, thì tôi sẽ không vào Vương Quốc. Và cả chức Linh mục nữa. Hôm nay tôi muốn gần gũi với tất cả Linh mục từ những người mới được thụ phong cho đến Giáo hoàng. Tất cả chúng ta đều là Linh mục. Chúng ta được Chúa xức dầu để cử hành Bí tích Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ” - Phanxicô. Thánh Thể nuôi dưỡng phục vụ; phục vụ, hiện thực hoá Thánh Thể. Hãy để Thứ Năm Tuần Thánh; hãy để Thánh Thể dạy chúng ta tự hiến như Ngài mỗi ngày, chết cho mình, khiêm nhường phục vụ tha nhân và yêu như Ngài đã yêu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhờ việc tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con, ước chi Thánh Thể Chúa biến đổi con mỗi ngày nên ‘một Giêsu khác!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Văn kiện mới của Ủy Ban Thần học Quốc tế: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi, để Kỷ niệm 1,700 năm [325-2025] Công đồng Nicée, chương ba
Vũ Văn An
00:29 16/04/2025
Văn kiện mới của Ủy Ban Thần học Quốc tế: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi, để Kỷ niệm 1,700 năm [325-2025] Công đồng Nicée
Chương 3: Nicée như một biến cố thần học và như một biến cố tôn giáo

70. Kỷ niệm Công đồng Nicée là nắm bắt được cách Công đồng vẫn luôn mới mẻ, từ sự mới mẻ cánh chung được khai mạc vào sáng lễ Phục sinh, tiếp tục đổi mới Giáo hội 1,700 năm sau biến cố phục sinh. Thật vậy, đây thực sự là một biến cố theo nghĩa mạnh mẽ, một bước ngoặt là một phần của cái nền lịch sử với những mối liên kết của nó nhưng cũng là điểm tập trung, tạo nên sự mới mẻ thực sự và có ảnh hưởng quyết định đến những gì xảy ra sau đó. Theo các ngôn ngữ, thuật ngữ "biến cố" ám chỉ những gì xảy ra, ad-ventus (Avènement, Avent, avvenimento), hoặc những gì xuất phát từ (évènement, event), đến việc tạo ra một sự kiện (acontecimiento) hoặc đến sự xuất hiện của cái mới (Ereignis). Như vậy, Công đồng Nicée là biểu thức của một bước ngoặt xảy ra, khởi nguồn, được tạo ra, được biểu lộ trong tư tưởng của con người, được gợi ra bởi Sự mặc khải của Thiên Chúa Ba Ngôi trong Chúa Giêsu, Đấng làm phong phú tinh thần con người bằng cách ban cho nó những nội dung mới và những khả năng mới. Đây là “Biến cố của Khôn ngoan”. Tương tự như vậy, Nicée, sau này được gọi là công đồng chung đầu tiên, cũng là biểu thức của một bước ngoặt trongènemen cách thức Giáo hội tự xây dựng và đảm bảo sự hiệp nhất cũng như chân lý của tín lý thông qua cùng một lời tuyên xưng đức tin: đó là một "biến cố của Giáo hội". Rõ ràng, trong cả hai trường hợp, sự mới lạ đều dựa trên một quá trình trước đó, trên một thực tại nhất định, chính thực tại được nó biến đổi. Biến cố Khôn ngoan giả định nền văn hóa nhân bản, có thể nói là giả định nó để thanh lọc và biến đổi nó. Biến cố tôn giáo này dựa trên sự phát triển trước đó của các cấu trúc Giáo hội trong những thế kỷ đầu tiên, bản thân nó dựa trên di sản Do Thái và Hy Lạp-La Mã.
71. Thế mà, nguồn gốc của hai biến cố này lại là một biến cố khác, do sáng kiến thần linh, biến cố Mặc khải của Thiên Chúa, “biến cố Chúa Giêsu Kitô.” Đây chính là sự mới lạ tuyệt vời nhất: Novus chính là Novum [111]. Đây chính là sự Mặc khải, trong khi Biến cố Khôn ngoan và Biến cố Giáo hội là một phần của việc truyền đạt ơn phúc nguyên thủy này [112]. Trong đó, Thiên Chúa lập giao ước với một dân tộc để lập giao ước với mọi dân tộc, Người đảm nhận một nhân tính để đảm nhận toàn thể nhân loại. Công đồng Nicée là biểu thức và là hoa trái của Sự mới mẻ trong Mặc khải, và đây là lý do tại sao Công đồng năm 325 đưa ra một mô hình cho từng giai đoạn đổi mới tư tưởng Kitô giáo, cũng như các cơ cấu của Giáo hội. Hơn nữa, vì Công đồng Nicée phát sinh từ Novum là Chúa Kitô, nên nó có thể được hiểu theo cách luôn đổi mới và liên tục làm phong phú thêm đời sống của Giáo hội. Do đó, vấn đề đặt ra là trước tiên phải khám phá biến cố nguồn, biến cố Chúa Giêsu Kitô, để sau đó xem xét hậu quả của nó đối với tư tưởng con người và cơ cấu của Giáo hội.
1. Biến cố Chúa Kitô: “Không ai thấy Thiên Chúa cả. Nhưng Con Một đã mặc khải điều đó” (Ga 1:18)
1.1 Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, mặc khải Chúa Cha
72. Kinh Tin Kính Nicée là sự diễn đạt, là việc diễn đạt thành lời, về một con đường đến với Thiên Chúa chưa từng có, chắc chắn và cứu rỗi trọn vẹn, được ban tặng qua biến cố Chúa Giêsu Kitô. Trong sự nhập thể, cuộc sống, cuộc Khổ nạn, sự Phục sinh và Lên trời của Ngôi Lời đồng bản thể với Chúa Cha, được chứng thực trong Kinh thánh và trong đức tin của Giáo hội tông đồ, Thiên Chúa semper major ban tặng, theo sáng kiến của riêng Người, một kiến thức và sự tiếp cận với chính Người mà chỉ Người mới có thể ban tặng, và bản thân chúng vượt quá những gì con người có thể tưởng tượng hoặc thậm chí hy vọng [113]. Trên thực tế, Tân Ước truyền đạt cho Giáo hội mọi thời đại, qua nhiều thế kỷ, lời chứng mà Chúa Giêsu đã đưa ra về chính mình và Chúa Cha, trong ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần, đã xác nhận một lần mãi mãi [114] trong Lễ Vượt Qua của cái chết, sự phục sinh và sự lên trời của Chúa Con đã thành xác phàm, của sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần, trong thời điểm viên mãn, "propter nos et propter nostram salutem [vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi cúng tôi]." Vì thế, nếu đúng là "chưa từng có ai thấy Thiên Chúa", thì đức tin của Giáo hội chứng thực rằng Chúa Giêsu, "Con một của Chúa Cha, đã mặc khải Người cho chúng ta" (Ga 1:18; x. Ga 3:16, 18 và 1 Ga 4:9). Lời chứng này được tóm tắt trong câu trả lời mà Chúa Giêsu đã đưa ra cho tông đồ Philip khi ông hỏi Người: “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là đủ.” Và Chúa Giêsu trả lời ông:
"Philippe, thầy ở bên anh lâu như vậy mà anh không biết thầy sao? Ai đã thấy Thầy là đã thấy Cha. Làm sao anh có thể nói: Xin cho chúng con thấy Chúa Cha? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Những lời thầy nói với anh em, thầy không tự mình nói ra! Ngược lại, chính Chúa Cha là Đấng ngự trong thầy và hoàn tất những công trình của Người (Ga 14:8-11).
73. Nếu Chúa Giêsu tỏ cho thấy Chúa Cha, thì mọi sự trong Người đều dẫn đến Chúa Cha. Đức Kitô trong bản tính nhân loại mỏng manh và dễ bị tổn thương của Người là biểu thức đích thực của Thiên Chúa Cha: “ai thấy Người là thấy Chúa Cha” (x. Ga 14:9) [115]. Điều đó có nghĩa là Chúa không ẩn mình trước tiên ở đồi Golgotha dưới sự bất lực của Đấng bị đóng đinh để rồi tự biểu lộ, vào sáng lễ Phục sinh, cuối cùng chính Người, cuối cùng là Đấng toàn năng. Ngược lại, tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, Đấng để mình bị đóng đinh và chịu chết về mặt thể xác, xuống nơi tội nhân bị giam cầm bởi tội lỗi (šəʾôl hay địa ngục), là sự mặc khải về Tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng không hành động bằng vũ lực, nhưng mạnh mẽ hơn sự chết và tội lỗi. Chính trước cây thập giá, thánh Máccô đã bảo một viên đại đội trưởng ngoại giáo nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (Mc 15:39). Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã phát biểu trong cuốn sách về Chúa Giêsu:
"Thập giá chính là “đỉnh cao” đích thực. Đây là đỉnh cao của tình yêu “cho đến cùng” (Ga 13:1). Trên thập giá, Chúa Giêsu “ở trên đỉnh”, ngang bằng với Thiên Chúa là tình yêu. Đây là nơi chúng ta có thể “biết” Người, nơi chúng ta có thể hiểu được câu “Ta là”.
Bụi cây cháy là cây thập giá. Tham vọng cao nhất của sự mặc khải, “Ta là” và thập giá của Chúa Giêsu là không thể tách rời" [116].
74. Sự hiểu biết về Thiên Chúa qua Chúa Kitô không chỉ cung cấp một nội dung tín lý đơn thuần, nhưng đưa con người vào mối hiệp thông cứu rỗi với Thiên Chúa, vì có thể nói, nó đưa con người vào chính trung tâm của thực tại, hay đúng hơn, của con người cần được biết đến và yêu thương. Lời mở đầu của Tin mừng thánh Gioan là lời diễn tả sự chiêm niệm cao nhất về mầu nhiệm Thiên Chúa đã được biểu lộ cho chúng ta nơi Chúa Giêsu để chúng ta có thể, trong ân sủng của Chúa Thánh Thần được đổ tràn "vô hạn" (Ga 3:34), bước vào chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi được Ngôi Lời mặc khải. Hình ảnh của Logos này không chỉ phản ảnh Logos thần thiêng được nhận thức bởi tư tưởng Hy Lạp, mà còn sâu sắc hơn nữa, phản ảnh di sản Cựu Ước của Lời Chúa, Dābār được Cựu Ước chứng thực. Vì sự mặc khải đã được ban cho Israel và được truyền lại trong Cựu Ước đã mang đến một kiến thức hoàn toàn mới về Thiên Chúa, mở đầu cho biến cố Mặc Khải này. Ngôi Lời này, tức là Chúa Con, "Thiên Chúa bởi Thiên Chúa", là Đấng từ ban đầu đã ở cùng Thiên Chúa, giống như Ngôi Lời diễn tả Người trong mọi chân lý, Người cũng là Thiên Chúa giống như Chúa Cha. Khi thời gian viên mãn, Ngôi Lời “đã trở nên xác phàm và dựng lều giữa chúng ta” (Ga 1:14), để những ai đón nhận Người sẽ nhận được “quyền năng (exousia) trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:14). Bằng cách cho phép con người được hiệp thông trọn vẹn với Người, Ngôi Lời đã trở nên xác phàm đã “khiến họ trở thành những người thông phần vào bản tính thần linh.” [117]
75. Sự hiểu biết và hiệp thông đích thực và chưa từng có này với Thiên Chúa cũng mang lại sự hiệp thông cứu rỗi với anh chị em trong nhân loại được Thiên Chúa yêu thương, bởi vì biến cố Chúa Giêsu Kitô là sự hiệp thông không thể tách rời với Thiên Chúa và với mọi con người. Đức tin của Giáo hội Tông truyền làm chứng cho sự hiệp thông này trong Chúa Kitô và qua Chúa Kitô, trong sự hiệp thông Ba Ngôi:
"Điều đã có từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống [...] chúng tôi cũng rao truyền cho anh em, để anh em cũng được thông công với chúng tôi. Sự hiệp thông của chúng ta là với Chúa Cha và với Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô. Chúng tôi viết những điều này cho anh em để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn (1 Gioan 1:1.3-4)".
Truyền thống thần học nhấn mạnh rằng lòng bác ái khiến chúng ta yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, bao lâu họ là bạn của Thiên Chúa [118]. Chúng ta có thể nghĩ rằng ba nhân đức đối thần dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về Thiên Chúa và sự hiệp thông với Người. Nhưng theo cách tiếp cận mới với Thiên Chúa mà chúng mang lại, chúng cũng tự tạo cho mình một con đường đức tin hướng đến tình huynh đệ, một niềm hy vọng đáng kinh ngạc vào người lân cận và lòng bác ái này tha thứ mọi thứ và thúc đẩy người ta hiến thân.
1.2 “Chúng ta có suy nghĩ (νοῦς) của Chúa Kitô” (1 Cr 2:16): loại suy của sáng tạo và loại suy của lòng bác ái
76. Biến cố Chúa Giêsu Kitô, bằng cách ban cho chúng ta con đường đến với Thiên Chúa theo cách không gì sánh bằng, vừa khơi dậy vừa hàm ý một "con đường" đến với Người, một con đường mới mẻ và độc đáo: đón nhận Kinh Tin kính trong đức tin và bằng trí thông minh của mình, tốt hơn nữa, là đón nhận Thiên Chúa tự biểu lộ chính Người ở đó, đưa chúng ta vào trong cái nhìn của Chúa Kitô đồng bản thể với Chúa Cha, vào trong "suy nghĩ" hay chính tâm trí của Chúa Kitô và vào trong mối quan hệ của Người với Chúa Cha và với tha nhân. “Chúng ta có suy nghĩ của Chúa Kitô (noun Christou),” Thánh Phaolô thốt lên (1 Cr 2:16) [119]. Đó là tiếng kêu của sự ngưỡng mộ. Một lần nữa Công đồng Nicée cho thấy món quà vô giá của Thiên Chúa. Nhưng Nicée cũng chỉ ra rằng đây là cách duy nhất để hiểu được những gì Kinh Tin Kính diễn đạt, cả trong sự việc (res) lẫn trong bản văn. Chúng ta không thể chiêm ngưỡng và tham dự vào Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, vào ơn cứu chuộc dành cho chúng ta, vào vẻ đẹp của Giáo hội và ơn gọi của con người, nếu không “có suy nghĩ của Chúa Kitô”. Không chỉ đơn thuần bằng cách biết đến Chúa Kitô, mà còn bằng cách bước vào chính trí thông minh của Chúa Kitô, theo nghĩa sở hữu chủ quan. Người ta không thể hoàn toàn tuân thủ Kinh Tin kính cũng như tuyên xưng nó bằng cả con người mình mà không có “sự khôn ngoan không thuộc về thế gian này”, “được Chúa Thánh Thần mặc khải”, Đấng duy nhất “dò thấu những điều sâu thẳm của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 2:6.10):
"Trong đức tin, Chúa Kitô không chỉ là Đấng mà chúng ta tin – là biểu hiện vĩ đại nhất của tình yêu Thiên Chúa – mà còn là Đấng mà chúng ta kết hợp với để có thể tin. Đức tin không chỉ hướng về Chúa Giêsu, mà còn nhìn từ quan điểm của Chúa Giêsu, bằng đôi mắt của Người: đó là sự tham gia vào cách nhìn của Người. […] Cuộc sống của Chúa Kitô, cách Người biết Chúa Cha, cách Người sống hoàn toàn trong mối quan hệ với Chúa Cha, mở ra một không gian mới cho trải nghiệm của con người và chúng ta có thể bước vào đó" [120].
77. Điều này có thể xảy ra vì Chúa Kitô nhìn thấy Chúa Cha qua đôi mắt con người của Người và mời gọi chúng ta bước vào trong cái nhìn của Người. Mặt khác, con đường này đòi hỏi một sự biến đổi sâu sắc trong suy nghĩ và tâm trí của chúng ta, phải trải qua sự hoán cải và nâng cao: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người bằng cách đổi mới tâm trí” (Rm 12:2). Đây chính là những gì biến cố Chúa Giêsu Kitô mang lại: trí thông minh, ý chí và khả năng yêu thương thực sự được cứu rỗi bởi Mặc Khải được công bố tại Nicée. Chúng được thanh lọc, định hướng và biến đổi. Chúng mang một sức mạnh mới, hình thức và nội dung chưa từng có. Các khả năng của chúng ta chỉ có thể bước vào sự hiệp thông với Chúa Kitô bằng cách trở nên giống Người, trong một tiến trình khiến các tín hữu “giống như (symmorphizomenos)” (Pl 3:10) Đấng chịu đóng đinh và phục sinh ngay cả trong tâm trí họ. Tư tưởng mới này được đặc trưng bởi sự gắn kết không thể tách rời giữa kiến thức và tình yêu. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ ra: “Thánh Grégoire Cả đã viết rằng ‘amor ipse notitia est,’ bản thân tình yêu là kiến thức, nó mang trong mình một luận lý mới. [121]” Đó là kiến thức thương xót và đầy lòng trắc ẩn, vì lòng thương xót là bản chất của Tin mừng [122] và phản ảnh chính bản chất của Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính Nicée. Tâm trí [mens]được đổi mới ngụ ý sự hiểu biết về phép loại suy được xem xét lại dưới ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô. Nó giữ lại những gì chúng ta có thể gọi là “phép loại suy của sự sáng tạo”, nhờ đó chúng ta nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự bình an của trật tự vũ trụ[123], và những gì chúng ta có thể gọi là “phép loại suy của lòng bác ái”.[124] Phép loại suy này, có thể nói là đảo ngược, trước mầu nhiệm của sự gian ác và hủy diệt nhưng được soi sáng bởi mầu nhiệm mạnh mẽ hơn của Cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Chúa Kitô, nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu giữa sự yếu đuối và đau khổ. Sự khôn ngoan của Chúa Kitô được mô tả trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rinh-tô là điều “làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ”:
"Vì Chúa Ki-tô chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin mừng, và không dùng lời lẽ khôn ngoan của loài người, khiến cho thập giá của Chúa Ki-tô trở nên vô giá trị. Vì lời giảng về thập giá là sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đường hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người đang trên đường cứu rỗi, thì đó là quyền năng của Thiên Chúa. Vì Kinh Thánh chép rằng: “Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của người khôn ngoan, và sẽ loại bỏ sự hiểu biết của người hiểu biết." Người khôn ngoan ở đâu? Người kinh sư ở đâu? Người lý luận ở đâu bên dưới này? Chẳng phải Thiên Chúa đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ sao? Vì thế gian, qua mọi sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã không nhận biết Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã vui lòng dùng sự điên rồ của việc rao giảng Tin nừng để cứu những người tin (1 Cô-rinh-tô 1:17-25)".
Sự hoán cải và biến hình này không thể diễn ra nếu không có ân sủng. Trí thông minh của con người bộc lộ bản chất được sắp xếp theo ân sủng và dựa vào ân sủng để trở thành chính nó một cách trọn vẹn, giống như chính con người vậy [125]. Đây là điều cho phép chúng ta hiểu được cách các khả năng của con người được phục hồi và biến đổi nhờ biến cố Chúa Giêsu Kitô được đưa đến sự viên mãn bằng cách triển khai các phương thức đức tin, đức cậy và đức mến, hoa trái đầu mùa trong thế giới này của cuộc sống vinh quang: "Anh em hãy có những tâm tình như Chúa Kitô Giêsu" (Pl 2:5).
1.3 Sự gia nhập đối thần vào việc hiểu biết Chúa Cha qua lời cầu nguyện của Chúa Kitô
78. Làm thế nào chúng ta có thể đi vào “suy nghĩ của Chúa Kitô” được đưa ra bởi biến cố Chúa Giêsu Kitô? Bởi vì Chúa Giêsu Kitô không chỉ là một giáo viên hay người hướng dẫn, mà chính là sự mặc khải và sự thật của Thiên Chúa, nên những người tiếp nhận Người không chỉ là người nhận được sự hướng dẫn. Bởi vì con người của Đấng Phục Sinh không phải là đối tượng của quá khứ, nên bất cứ ai muốn hiểu được mầu nhiệm sâu xa của Chúa Giêsu, sự mặc khải của Thiên Chúa trong nhân tính của Người, phải để mình được bao gồm trong mối quan hệ hiệp thông với Chúa Cha. Điều này được thực hiện thông qua đời sống đối thần, đọc Kinh thánh trong Giáo hội, cầu nguyện cá nhân và phụng vụ, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể.
79. Sự tham gia bằng ân sủng vào lời cầu nguyện của Chúa Kitô tạo nên con đường hoàng gia dẫn đến sự nhận biết Chúa Kitô, Đấng mặc khải sự hiểu biết về Chúa Cha (“Cha Ta và Cha các ngươi”, trong Ga 20:17). Joseph Ratzinger / Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố: "Vì lời cầu nguyện tạo nên chính trung tâm của con người Chúa Giêsu, nên việc tham gia vào lời cầu nguyện của Người trở thành điều kiện để biết và nhận ra Người.[126] "Nói cách khác, sự hiểu biết về Chúa Kitô bắt đầu bằng việc người nhận ra Người bước vào hành vi cầu nguyện của Chúa Giêsu: "Nơi nào không có mối quan hệ với Thiên Chúa, thì Đấng vốn sâu xa không là gì khác ngoài mối quan hệ với Thiên Chúa, với Chúa Cha, không thể thực sự được biết đến hoặc hiểu được.[127]" Và điều đúng với mỗi tín hữu cũng đúng với toàn thể Giáo hội. Chỉ khi nào cộng đồng cầu nguyện được ghi tên trong mối quan hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha thì Giáo hội mới là “ sự suy nghĩ [nous]” nhận ra Chúa Kitô như Người được nói đến trong Ga 5:18-20 [128] và trong 1 Ga 3:11. Đây lại là vấn đề về các khẳng định Kitô học của Kinh Tin Kính: "Lời khẳng định trung tâm của tín điều, 'Chúa Con đồng bản thể với Chúa Cha, cùng bản tính với Chúa Cha', tóm tắt toàn bộ chứng từ của các công đồng cổ thời, chỉ đơn giản chuyển dịch biến cố lời cầu nguyện của Chúa Giêsu sang ngôn ngữ triết học và thần học chuyên ngành, không gì hơn.[129]" Đức tin được diễn tả bởi Công đồng Nicée nảy sinh từ mối quan hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha và đưa mối quan hệ này vào trong đó, để cung cấp cho con người và Giáo hội việc tham gia vào kiến thức và sự hiệp thông của Chúa Giêsu với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
2. Biến cố Khôn ngoan: Sự mới mẻ cho Tư tưởng nhân bản
2.1 Sự mặc khải làm phong phú và mở rộng tư tưởng nhân bản
80. Bằng cách thiết lập đức tin Kitô học và Ba Ngôi, Kinh Tin Kính Nicée là một phần của phong trào tượng thai (fécondation ) tư tưởng nhân bản, của “sự mở rộng lý trí[130]”, thông qua Mặc khải trong quá trình truyền tải của nó. Thật vậy, sự tiếp cận vô song với Thiên Chúa thông qua biến cố Chúa Giêsu Kitô, cũng như sự tham gia vào tư tưởng (phronēsis) và lời cầu nguyện của Chúa Kitô, không thể không có tác động quyết định đến tư tưởng và ngôn ngữ của con người. Chúng ta đang chứng kiến một “Biến cố Khôn ngoan”, qua đó những điều này phải được mở rộng và được mở rộng bởi Sự mặc khải để nó có thể được tự biểu lộ ở đó. Và trong chính chuyển động này, chúng chứng minh một cách chính xác rằng chúng có khả năng được dẫn dắt vượt qua chính mình. Trong lịch sử của biến cố Khôn ngoan này, Nicée tạo nên một bước ngoặt lớn, “một con đường mới và sống” (Hr 10:20), mà Pavel Florensky đã nắm bắt được tầm quan trọng quyết định của nó, và ông đã diễn đạt bằng những lời lẽ mạnh mẽ:
"Người ta không thể nhớ lại mà không run rẩy một cách thánh thiêng khoảnh khắc duy nhất và mãi mãi có ý nghĩa về mặt triết học và tín điều, khoảnh khắc khi tiếng sấm của "Homoousios" vang lên lần đầu tiên trên Thành phố Chiến thắng [Nicée]. Đây không phải là một câu hỏi cụ thể về thần học, mà là một định nghĩa cấp tiến mà Giáo hội Chúa Kitô tự đưa ra. Thuật ngữ duy nhất này không chỉ diễn đạt tín điều về Chúa Kitô mà còn đưa ra sự đánh giá về mặt tinh thần đối với các quy tắc của lý trí. Chủ nghĩa duy lý đã bị tiêu diệt ở đó. Lần đầu tiên, nguyên tắc mới của hoạt động hợp lý được tuyên bố urbi et orbi [cho thành phố và cho thế giới]" [131].
Ngôi Lời là Đức Kitô nhập thể, Con của Chúa Cha trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần, biểu lộ rằng chính Người là thước đo của mọi lời của con người, rằng Người có thể làm cho sống động và mở rộng, nhưng Người cũng có thể là thẩm phán, đặt nó vào cuộc khủng hoảng (krisis) theo nghĩa chặt chẽ của từ này. Thật vậy, thật đáng chú ý khi quan sát cách Thánh Athanase, trong một phán đoán sâu sắc, coi việc Arius từ chối sự trọn vẹn của hình ảnh Chúa Kitô cấu thành sự phủ nhận lý trí, phủ nhận logos thuần túy và đơn giản: "Bằng cách phủ nhận Logos của Thiên Chúa, họ thấy mình bị tước đoạt chính mọi logos.[132]" Về cơ bản, biến cố Khôn ngoan do biến cố Chúa Giêsu Kitô tạo ra đưa lý trí và tư tưởng của con người đến với ơn gọi cao cả và chân thực nhất của nó. Có thể nói là nó trả lại nó cho chính nó. Vì vậy, như chúng ta sẽ thấy, homoousios không chỉ đơn thuần là một mẫu mực của tính liên văn hóa, mà nó còn thuộc về một biến cố nguyên mẫu, khai mạc và sáng lập sự khôn ngoan của Giáo hội trong tính tông truyền của nó.
81. Biến cố Chúa Giêsu Kitô làm cho một hữu thể học mới trở nên khả hữu, trong chiều kích của Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi và Ngôi Lời nhập thể. Lý trí con người đã cho phép chính nó được mở ra và thâm nhập bởi mầu nhiệm, được tiếp cận thông qua sự mặc khải về sáng tạo từ hư không (2 Mt 7:28; Rm 4:17), về sự siêu việt hữu thể học của một Thiên Chúa, tuy nhiên lại gần gũi hơn với mỗi tạo vật hơn là với chính nó[133]. Nó cho phép bản thân được đổi mới từ trên xuống dưới khi nó được thông tin bởi ý nghĩa sâu xa được ban cho mọi sự bởi mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu (1 Ga 4:8, 16) – tính khác biệt, tính tương quan, tính hỗ tương, tính nội tâm lẫn nhau kể từ đây tự biểu lộ như chân lý tối hậu và các phạm trù cấu trúc của hữu thể học. Hữu thể thấy mình được soi sáng ở đó và tự chứng tỏ còn phong phú hơn so với những phiên bản triết học trước đó, sâu sắc và phức tạp như chúng vốn có. Hơn nữa, Nicée, bắt đầu từ câu hỏi về Kitô học và cứu thế học để trình bầy Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần, phản ảnh rõ cách thức mà tính hiện tượng Kitô học thúc đẩy sự phát minh ra [inventio] học thuyết Ba Ngôi, thông qua động lực giữa trật tự khám phá, Kitô học và Thần khí học, đặt ở tâm điểm của nó, và trật tự thực tại Ba Ngôi, cấu trúc nên học thuyết này. Nicée thúc đẩy việc xem xét thần học bằng sự phản ảnh của Kitô giáo hoặc khám phá về “Ba Ngôi nội tại”. Vì mầu nhiệm Chúa Kitô, được hiện thực hóa trong lịch sử và trong một nhân loại duy nhất, mang lại sự tiếp cận với Thiên Chúa, vật chất và xác thịt, thời gian và lịch sử, sự mới lạ, hữu hạn và mong manh, có được những nét chữ cao quý và sự nhất quán để diễn tả hữu thể. Sâu thẳm bên trong, hữu thể cũng tự biểu lộ qua Mặc Khải, semper major (luôn lớn lao hơn).
82. Biến cố Khôn Ngoan rõ ràng ngụ ý một sự đổi mới về nhân học, đến nỗi biến cố Chúa Giêsu Kitô đã rõi một ánh sáng mới lên hữu thể nhân bản. Chúng ta hãy ngắn gọn gợi lại những khía cạnh được phát triển trong chương đầu tiên của tài liệu này [134]. Nhân chủng học của Kinh thánh đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại khái niệm con người dựa trên tính cao quý của vật chất và tính duy nhất. Đấng Sáng Tạo của sách Sáng Thế muốn có mỗi cá nhân và “ghi khắc chúng trên lòng bàn tay của Người” (Is 49:16). Hơn nữa, Chúa Giêsu gọi mọi con người là anh chị em của Người, bởi vì biến cố nhập thể đã làm cho mỗi con người trở nên cao quý, theo cách không thể vượt qua và không thể diễn tả được. Khi Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople tuyên bố rằng Chúa Giêsu Kitô, là con người thật, là Con Thiên Chúa và như vậy, “bình đẳng” với Thiên Chúa Cha, thì mọi con người—bất kể nguồn gốc, quốc gia, tài năng hay trình độ đào tạo—đều được ban cho một phẩm giá thúc đẩy trí tuệ con người suy nghĩ theo những cách mới, vượt ra ngoài giới hạn của quan điểm hoàn toàn tự nhiên về con người. Có một phẩm giá Kitô học đúng nghĩa của những hữu thể đơn lẻ.
83. Tương tự như những gì xảy ra khi đi vào “suy nghĩ của Chúa Kitô”, sự mở rộng hữu thể học và nhân học hàm ý một sự chuyển đổi và có thể gặp phải sự kháng cự của tư tưởng, vốn đã quen với những giới hạn của nó. Biến cố Khôn Ngoan đòi hỏi chúng ta phải lưu ý không những đến “loại suy của sáng thế” mà còn đến “loại suy của lòng bác ái”. Đối diện với sự tự hủy của Nhập thể và Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, đối diện với đau khổ và sự dữ ảnh hưởng đến nhân tính, tinh thần con người sẽ chạm đến giới hạn của mình. Câu hỏi đặt ra là: tại sao Chúa Cha toàn năng dường như đã quan sát từ trên cao con đường thập giá đau khổ của Chúa Con và chỉ hành động sau khi Người đã chết? Tại sao Người không trả lời ngay lời cầu nguyện tại Vườn Ô-liu, được dâng lên bằng mồ hôi máu và nỗi sợ hãi: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này xa khỏi Con...” (Mt 26:39b)? Trên thực tế, sự bình đẳng về bản chất với Chúa Cha của Chúa Con nhập thể và chịu đóng đinh, được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính Nicée, mời gọi tư tưởng con người chuyển đổi và cải biến ý nghĩa của thuật ngữ "toàn năng". Thiên Chúa Ba Ngôi không phải trước hết là toàn năng rồi mới đến tình yêu; Sự toàn năng của Người đúng hơn đồng nhất với tình yêu được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô. Thực vậy, những gì Chúa Giêsu đã trải qua, như đã được chứng thực trong Tân Ước, là – thông qua hành động của Chúa Thánh Thần – sự mặc khải trong lịch sử, trên kế hoạch nhiệm cục Ba Ngôi, mối quan hệ nội tại Ba Ngôi và thực tại nội tại trong Thiên Chúa[135]. Thiên Chúa thực sự là Thiên Chúa khi quyền năng yêu thương của Người không áp đặt điều gì nhưng ban cho đối tác giao ước của Người là con người khả năng ràng buộc mình với Người một cách tự do và nhưng không. Thiên Chúa tương ứng với chính hữu thể của Người khi Người không dùng vũ lực để cải hóa nhân loại đã bị tội lỗi làm cho hư hỏng, nhưng hòa giải nhân loại với chính Người qua các biến cố ở Bethlehem và Golgotha. Trong tất cả những điều này, cách nhìn của con người chúng ta được kêu gọi tự cho phép mình được biến đổi sâu sắc bởi Chúa Kitô: “Tư tưởng của các ngươi không phải là tư tưởng của Ta” (Is 55:8; xem thêm Mt 16:23).
2.2 Một biến cố văn hóa và liên văn hóa
84. Nếu biến cố Chúa Giêsu Kitô đổi mới tư tưởng như thể được tái tạo theo một biến cố của Đức Khôn Ngoan, thì nó cũng đổi mới và thanh lọc, nuôi dưỡng và mở rộng nền văn hóa nhân bản. Trên thực tế, Công đồng Nicée, nơi diễn đạt đức tin Kitô giáo của Giáo hội lan rộng khắp mọi quốc gia bằng tiếng Hy Lạp và sử dụng một thuật ngữ từ triết học Hy Lạp, chắc chắn là một biến cố văn hóa. Đức tin cần phải bao hàm văn hóa nhân bản, vì nó bao hàm bản chất con người, vì bản chất và văn hóa là yếu tố cấu thành nên con người và do đó không thể tách rời. “Con người luôn luôn được đặt vào vị trí văn hóa [136] ", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại. Bởi vì con người là một hữu thể có quan hệ và xã hội, là một phần của lịch sử, nên chính thông qua văn hóa, con người đạt đến sự viên mãn của nhân tính mình [137]. Hơn nữa, Mặc khải, thiết lập sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người, cần những người tiếp nhận có sự nhất quán của riêng họ để đón nhận nó với sự tự do và trách nhiệm trọn vẹn. Do đó, việc bầu chọn dân tộc của mười hai chi tộc Israel, những người phải phân biệt mình với tất cả các dân tộc khác và học cách tách biệt chân lý khỏi sai lầm, trước tiên vì lợi ích của chính họ. Do đó, Chúa Giêsu Kitô, trong Người, Con Thiên Chúa thực sự trở thành con người, một người Do Thái, một người Galilê, người mà nhân tính mang dấu ấn văn hóa của hành trình lịch sử của dân Người. Do đó, Giáo hội, được tạo thành từ tất cả các quốc gia. Do đó, dựa trên nguyên tắc của Thánh Thomas, "ân sủng giả định bản nhiên", và mở rộng nó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm: "ân sủng giả định văn hóa, và ân sủng của Thiên Chúa được nhập thể trong nền văn hóa của những người tiếp nhận nó."[138] »
85. Giả định về văn hóa này của Mặc Khải ngụ ý một sự ảnh hưởng qua lại nhất định giữa hai bên, mặc dù chúng không đối xứng. Cũng như tinh thần con người có khả năng được biến đổi, văn hóa có ơn gọi để cho phép mình được soi sáng bởi Mặc khải, đến mức có thể chào đón, với cái giá hoán cải, sự khôn ngoan của Đấng Chịu Đóng Đinh: “Sức mạnh của Tin mừng [phải thấm nhuần] các cách suy nghĩ, các tiêu chuẩn phán đoán, các chuẩn mực hành động; nói một cách ngắn gọn, toàn bộ nền văn hóa của con người cần phải được Tin mừng thấm nhuần.[139] Tuy nhiên, đức tin không phải là một yếu tố xa lạ với các nền văn hóa trong đó đức tin được sống, bởi vì kể từ Lễ Ngũ Tuần, đức tin Kitô giáo mang theo mình sự chắc chắn rằng không có một nền văn hóa nào của con người không chờ đợi và hy vọng vào sự hoàn thành của nó trong cuộc viếng thăm của Ngôi Lời Thiên Chúa, chính Người đã truyền bá semina Verbi [hạt giống Lời Chúa] [140] trong mọi nền văn hóa đang chờ đợi sự viếng thăm của Người. Đây là cách chúng trở thành chính mình một cách trọn vẹn. Do đó, chính từ bên trong, từ sự cởi mở của chúng đối với những gì là chân lý, tốt lành và đẹp đẽ, mà Mặc khải thanh tẩy và nâng cao chúng. Nhưng sau đó, các nền văn hóa và ngôn ngữ được tiếp nhận và biến đổi bởi sự mới mẻ của mặc khải cho phép việc thể hiện đức tin được phong phú và sáng tỏ hơn. Sự hỗ tương này đã được quan sát qua nhiều thế kỷ trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, thi ca và nghệ thuật nhờ Kinh thánh, sự hiểu biết về Kinh thánh cũng được soi sáng như thể "để đáp lại" bằng cách nhiễu xạ [diffraction] thành những từ ngữ và góc nhìn khác về thế giới. Đây cũng là điều xảy ra tại Nicée trong việc sử dụng homoousios, làm sáng tỏ sự hiểu biết của Giáo hội về mối quan hệ con thảo của Chúa Giêsu Kitô trong khi biến đổi thuật ngữ mà nó mang lấy.
86. Trong giả định về văn hóa này, một vị trí độc đáo và quan trọng phải được dành cho mối quan hệ giữa văn hóa Do Thái và văn hóa Hy Lạp. Homoousios sẽ xuất hiện ở đây như là thành quả của sự tổng hợp đặc biệt mạnh mẽ diễn ra giữa nền văn hóa Sê-mit, vốn đã được Mặc Khải chạm đến và biến đổi, nhưng cũng được hình thành bởi những cuộc gặp gỡ và bất đồng với các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác – người Ai Cập, người Canaan, người Lưỡng Hà, người La Mã – và thế giới Hy Lạp. Trong hơn ba thế kỷ trước khi Chúa Giêsu ra đời và cho đến thế kỷ thứ ba Công nguyên, việc giảng dậy và đời sống trí thức của Do Thái giáo theo văn hóa Hy Lạp không chỉ được diễn đạt bằng tiếng Aram mà còn bằng tiếng Hy Lạp, với Bản Bẩy Mươi là trọng tâm. Những lời dạy của Chúa Giêsu đã được ghi lại và truyền lại bằng tiếng Hy Lạp, nhằm mục đích truyền đạt Tin mừng cho mọi người bằng ngôn ngữ chung của lưu vực Địa Trung Hải, nhưng cũng vì Tân Ước là một phần trong lịch sử mối quan hệ của người Do Thái với văn hóa và ngôn ngữ Hy Lạp. Giống như trong Bản Bẩy Mươi, những ảnh hưởng này đi theo cả hai hướng. Ví dụ, panta ta ethnē [mọi dân tộc]của Mt 28:19 dịch ý tưởng cổ xưa của người Do Thái về tất cả các quốc gia đổ xô đến Giêrusalem, và măthētēs (môn đệ-học trò) dịch chữ Talmudim tiếng Aram. Ngược lại, các nhà truyền giáo sử dụng tiếng Hy Lạp của tòa án để diễn giải phiên tòa và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, tác giả của Công vụ lấy cảm hứng từ sử thi Odyssey để kể lại chuyến hành trình của Thánh Phao-lô và sau này thường phản ảnh các yếu tố của triết học Khắc kỷ, giống như một số đoạn trong Tân Ước mang dấu vết của vốn từ vựng hữu thể học Hy Lạp[141]. Hoàn toàn tự nhiên khi Kitô giáo mới ra đời tiếp tục sự tổng hợp tư tưởng Sê-mit và Hy Lạp, trong cuộc đối thoại với các tác giả Do Thái-Hy Lạp và Hy Lạp-La Mã, để giải thích Kinh thánh và phát triển tư tưởng riêng của mình. Sự phong phú của cách diễn đạt Hy Lạp của Do Thái giáo và Ki-tô giáo do đó có thể gợi ý rằng có một chiều kích sáng lập trong sự ghép nối văn hóa Hy Lạp vào văn hóa Do Thái, điều này sẽ giúp giải thích bằng tiếng Hy Lạp tính độc đáo và tính phổ quát của sự cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô đứng trước lý trí triết học[142]. Rõ ràng là một bộ phận lớn các Ki-tô hữu, đặc biệt là những người sống bên ngoài biên giới của Đế quốc La Mã, không thuộc về khu vực văn hóa này và đã sử dụng tài năng của mình để phục vụ cho việc thể hiện đức tin trong thế giới nói tiếng Syria, ở Armenia và Ai Cập, nhưng họ cũng tự đặt mình vào mối quan hệ với tư tưởng Hy Lạp, cho phép bản thân được truyền cảm hứng từ tư tưởng đó và đồng thời cũng tách mình ra khỏi nó.
87. Công đồng Nicée không chỉ đơn thuần là một biến cố tiếp nhận và nuôi dưỡng văn hóa thông qua Mặc khải, mà còn là dịp cho những cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa. Cuộc gặp gỡ của các nền văn hóa này là một khía cạnh quan trọng của biến cố Khôn ngoan mà Chúa Giêsu Kitô mang đến, vì Mặc Khải kết nối và đưa các nền văn hóa vào sự hiệp thông với nhau, tạo nên mức độ liên văn hóa cao nhất có thể. Sự trao đổi và thai nghén lẫn nhau vốn là những bộ phận cấu thành nên mọi nền văn hóa, chỉ tồn tại trong quá trình chúng tiếp xúc với nhau, và do đó phát triển, làm giàu cho nhau, và đôi khi đối lập và gây nguy hiểm cho nhau. Tuy nhiên, sức mạnh đổi mới của Mặc Khải mang đến bước nhảy vọt về chất lượng trong cường độ của những mối quan hệ này. Một mặt, bằng cách cho phép tiếp cận nguồn siêu việt của chân lý và lòng tốt, đến gốc rễ của tính phổ quát của tinh thần con người khiến cho sự giao tiếp của họ trở nên khả hữu [143], nó mở ra hoàn toàn không gian chung cho các cuộc gặp gỡ và trao đổi của họ. Mặt khác, biến cố Chúa Giêsu Kitô là sức mạnh hoán cải và giải phóng khỏi những thế lực giam cầm và đối lập với nhau hiện hữu trong cuộc sống của các dân tộc và nền văn hóa. Chỉ có nền văn hóa nào được gọi là "được cứu rỗi" mới có thể vượt qua chính mình mà không đánh mất chính mình, và mở lòng với người khác để được họ làm giàu cũng như làm giàu cho họ. Việc lắng nghe Lời Chúa và Truyền thống, và do đó lắng nghe lời của Đấng Khác, có thể nói là giúp cho tâm trí và các nền văn hóa quen với việc lắng nghe người khác [144]. Điều này không dẫn đến sự đối lập bên ngoài và kém cỏi của các nền văn hóa, cũng không dẫn đến sự hợp nhất thành một tổng thể không rõ ràng, mà dẫn đến sự liên văn hóa được bảo tồn và nâng cao, trong đó mỗi nền văn hóa vượt qua chính mình trong khi được củng cố trong tính nhất quán của riêng mình, nhờ vào một hình thức giao thoa giữa các nền văn hóa [145]. Đây là lý do tại sao vấn đề là phải duy trì cả sự mới lạ thực sự lẫn "sự nâng cao" của các nền văn hóa, chẳng hạn như thực tế là những người chấp nhận Tin mừng của Chúa Kitô sẽ bảo tồn bản sắc văn hóa của họ và thấy mình được củng cố bởi nó [146]: "Các Ki-tô hữu không phân biệt mình với những con người khác về quốc gia, ngôn ngữ hoặc trang phục [...]. Trong khi tuân theo các phong tục địa phương về trang phục, thực phẩm và các khía cạnh khác của cuộc sống, họ thể hiện bản chất đáng ngưỡng mộ và theo mọi lý lẽ, là nghịch lý của nền cộng hòa của họ"[147].
88. Trên thực tế, tính liên văn hóa là biểu hiện của một vấn đề sâu xa hơn, tạo nên nền tảng của nó: kế hoạch thần thiêng về sự thống nhất của các dân tộc và con đường gian khổ để đạt được sự thống nhất trong đa dạng này. Đây là một trong những chủ đề chính của lịch sử cứu rỗi trong Kinh Thánh. Câu chuyện điển hình về Tháp Babel trong Sáng thế 11:1-9 nhấn mạnh đến sự căng thẳng giữa sự phong phú của nhiều ngôn ngữ và nền văn hóa, một mặt, và khả năng của con người trong việc phá vỡ sự thống nhất của ngôi nhà chung, làm mờ đi các logos của oikos [gia hộ]. Lời kêu gọi Áp-ra-ham, lời hứa với ông rằng trong ông “mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12:3), là phản ứng cứu rỗi đầu tiên của Thiên Chúa. Các tiên tri mở rộng lời hứa này cho các dân tộc trên trái đất bằng cách công bố sự hiệp nhất của tất cả các quốc gia xung quanh dân được chọn và Lề Luật [148]. Tân Ước trình bày sự hiệp nhất này được hiện thực hóa nơi Đấng Mê-xi-a, Đấng đã dùng máu và thịt mình để "phá đổ bức tường ngăn cách, là sự thù hận" giữa Israel và các dân tộc, để "từ đôi bên, dựng nên trong Người một con người mới" (Ê-phê-sô 2:14.15b). Vì thế, các quốc gia được liên kết với dân của Giao ước, được “nhận vào cùng một cơ nghiệp, là chi thể của cùng một thân thể, là những người đồng hưởng cùng một lời hứa” (Ê-phê-sô 3:6). Điều này có thể xảy ra nơi Chúa Kitô, Đấng duy nhất và phổ quát, là Đấng duy trì sự khác biệt và bản sắc, và là Đấng đảm nhận toàn thể nhân loại bằng cách đảm nhận một nhân loại có vị trí về mặt phả hệ và văn hóa. Biểu tượng của Babel, Lễ Ngũ Tuần của những lưỡi lửa trong Công vụ 2:1-18, là sự biểu hiện và hiện thực hóa quyền năng hiệp thông của các logos nhân bản, cuối cùng xuất phát từ Logos của Thiên Chúa [149]. Không phải trong sự hiệp nhất có tính hợp nhất của một ngôn ngữ duy nhất mà Chúa Thánh Thần mang lại sự hiệp thông cho những người Do Thái thuộc các ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau, nhưng bằng cách truyền cảm hứng cho sự hiểu biết lẫn nhau, một hình ảnh về những gì sẽ là Giáo hội quy tụ mọi quốc gia, tất cả đều hướng tới sự hoàn thành của nó, khi "144,000 người được đóng ấn" của mười hai chi tộc Israel và "đám đông vô số không ai có thể đếm được, thuộc mọi quốc gia" “Các dân tộc, bộ tộc, dân tộc và ngôn ngữ” sẽ hiện thực hóa sự hiệp thông trọn vẹn vào ngày tận thế của nhân loại trong thành Giêrusalem mới (Khải Huyền 7:4.9).
89. Chiều kích liên văn hóa mà Công đồng Nicée là biểu hiện sáng lập cũng có thể được coi là một mô hình cho giai đoạn đương thời khi Giáo hội hiện diện ở nhiều khu vực văn hóa khác nhau: văn hóa Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Đại Dương, văn hóa đại chúng mới của Châu Âu, chưa kể đến hình thức văn hóa mới do cuộc cách mạng kỹ thuật số và khoa học công nghệ mang lại. Tất cả các vũ trụ văn hóa đương thời này dường như rất xa lạ với nền văn hóa Hy Lạp cổ thời vốn chào đón theo cách khai mở hình thức hội nhập văn hóa tín điều đạt được trong biến cố Nicée. Một mặt, thực sự cần nhấn mạnh rằng chính trong những phạm trù Hy Lạp này mà Giáo hội đã diễn đạt theo cách chuẩn mực và do đó, chúng luôn luôn đoàn kết với kho tàng đức tin [150]. Tuy nhiên, mặt khác, để trung thành với các thuật ngữ xuất phát từ thời đại đó và tìm thấy nguồn gốc sống động của nó ở đó, Giáo hội có thể lấy cảm hứng từ các Nghị phụ Nicée để tìm kiếm những cách diễn đạt đức tin có ý nghĩa ngày nay bằng các ngôn ngữ và bối cảnh khác nhau. Với ân sủng của Chúa Thánh Thần, các cộng đồng Kitô giáo, các nhà thần học và các mục tử của họ, trong sự hiệp thông hiệu quả với Huấn quyền, phải tự mình thực hiện, trong hoàn cảnh văn hóa và ngôn ngữ của riêng mình, một công việc tương tự như công việc trong quá khứ để khẳng định sự hiệp nhất triệt để của Chúa Con và Chúa Cha. Công đồng Nicée vẫn là hình mẫu của mọi cuộc gặp gỡ liên văn hóa và khả năng tiếp nhận hoặc hình thành những cách thức mới đích thực để diễn tả đức tin tông đồ.
2.3 Sự trung thành sáng tạo của Giáo hội và vấn đề dị giáo
90. Việc nhận thức rằng Công đồng Nicée là thời điểm của biến cố Khôn ngoan do Chúa Giêsu Kitô mang lại cho phép chúng ta đọc lại một cách tinh tế hơn lịch sử các tà thuyết mà Công đồng đã phản ứng. Lạc giáo, cố tình đi chệch khỏi chứng tá tông đồ và làm tổn hại đến tính toàn vẹn của nó, bị các Giáo Phụ tri nhận như một sự mới lạ đã từ bỏ con đường của quy luật đức tin (regula fidei) và truyền thống (traditio) và chính vì điều này mà xa rời thực tại lịch sử của Chúa Kitô. Lời chỉ trích dành cho Arius chính là lời chỉ trích về việc đưa ra điều gì đó mới mẻ [151]. Tuy nhiên, liên quan đến sự mới mẻ [novum] được khai mở bởi biến cố Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể thấy rõ hơn khi hiểu lạc giáo cũng là một sự kháng cự cơ bản, thụ động và chủ động, đối với sự mới mẻ siêu nhiên mở ra tư tưởng và nền văn hóa của con người vượt ra ngoài chính chúng –sự mới mẻ của ân sủng mà ngôn ngữ đức tin mới được diễn tả bằng homoousios làm chứng cho. Gần như không thể tránh khỏi việc con người, với tất cả khả năng của họ, trong toàn bộ hữu thể của họ, sẽ chống lại sự mới lạ chưa từng nghe thấy này, thứ có thể biến đổi và biến hình con người. Nó có nghĩa sự chống đối và do đó tội lỗi của “con người cũ” (Rm 6:6; xem thêm Ep 2:15), sự khó khăn trong việc hiểu biết và chấp nhận trọn vẹn sự bao la của Thiên Chúa và tình yêu của Người, cũng như phẩm giá vô biên của con người. Con đường chậm rãi, thận trọng nhưng đầy thử thách của những nỗ lực đầu tiên nhằm hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Đấng Chịu Đóng Đinh và sự phục sinh vinh quang của Người, sự chuyển tiếp từ lời rao giảng của các tông đồ đến những bước đầu tiên của điều mà ngày nay chúng ta gọi là thần học, do đó đi kèm với những căng thẳng liên tục và nhiều ý kiến khác nhau đi chệch khỏi sự trọn vẹn của chứng tá tông đồ và được gọi bằng thuật ngữ bất chính thống [hétérodoxie], cũng như lạc giáo.
91. Thay vì xem xét kỹ lưỡng các lạc thuyết của những thế kỷ đầu, chúng ta hãy làm nổi bật sự chống đối này đối với điều mới mẻ của Mặc Khải thông qua một vài ví dụ. Thường được coi là lạc giáo đầu tiên, học thuyết duy lý của những người theo thuyết Ngộ đạo đã làm suy yếu tính hiện thực của mầu nhiệm nhập thể thông qua thuyết ảo thân [Docetism] và bằng cách giản lược lịch sử thánh thành những câu chuyện thần thoại, nó phủ nhận tính toàn vẹn của sự cứu rỗi con người, đẩy nó xuống hàng linh đạo mây khói. Trong cuộc chiến chống lại thuyết ngộ đạo, Thánh Irénée nhấn mạnh rằng đó là sự chống lại quan niệm cho rằng Thiên Chúa có khả năng và mong muốn bước vào lịch sử, để kết hợp với nhân loại cho đến cùng, đến mức thực sự trở thành con người và biết đến cái chết. Đó là sự chống lại niềm tin vào vẻ đẹp của sự đơn nhất, của vật chất và của lịch sử, cũng được mặc khải trong biến cố Chúa Giêsu Kitô và được Cựu Ước và Tân Ước làm chứng. Các Giáo phụ sau này không ngần ngại sử dụng các khái niệm và khuôn khổ tư tưởng từ triết học Hy Lạp để tinh chỉnh tư tưởng Kitô giáo. Khi làm như vậy, họ buộc phải phá vỡ các khuôn khổ tư duy vốn không thể cho phép người ta quan niệm rằng Logos có thể trở thành xác thịt, rằng Logos hay Nous (νοῦς) nói lên tính thần thánh ngang bằng với nguồn gốc mà chúng xuất phát, hoặc có thể có một tính đa dạng không mâu thuẫn với tính thống nhất thần linh và thậm chí còn tốt đẹp trong tính thống nhất này. Những người ủng hộ lạc thuyết về Chúa Kitô và Chúa Ba Ngôi là những người không thể cho phép những khuôn khổ tư tưởng này, bất kể sự phong phú và đóng góp thực sự của chúng vào việc suy nghĩ về tín lý Kitô giáo, được mở rộng bởi sự bao la đáng kinh ngạc của nous (νοῦς) Christou (suy nghĩ của Chúa Ki-tô). Đây vẫn là khó khăn mà chúng ta thấy trong sự tác động của các luồng tư tưởng về Chúa Kitô ở phương Đông trong suốt thế kỷ thứ 3, theo một nghĩa nào đó, điều này mở đường cho tà thuyết Arius. Chúng ta phải tránh việc biếm họa những lập trường khác nhau của những người ủng hộ các trào lưu này, bởi vì họ trước hết là những nhà tư tưởng cá nhân, nhưng tất cả đều phải đấu tranh với những khó khăn giống nhau trong việc duy trì sự phong phú Ba Ngôi của Thiên Chúa duy nhất và tính triệt để của việc đảm nhận trọn vẹn một nhân tính duy nhất bởi Chúa Con ngang hàng với Chúa Cha: một số người làm cho nền thần học Ba Ngôi đối diện với khuynh hướng duy phụ thuộc [subordinationniste] và một Kitô học có nguy cơ trở thành ảo thân thuyết [Docetist], trong khi những người khác phản đối các hình thức của thuyết hình thái Ba Ngôi (modalisme= thuyết cho rằng Ba Ngôi chỉ là ba cách thế của cùng một Ngôi Vị duy nhất) và thuyết Nghĩa tử (adoptianisme= nhận làm con nuôi). Chính cùng những sự chống đối này của các sơ đồ tư tưởng cũ đã tự phát biểu, vài thập niên trước Công đồng Nicée, trong lời dạy của Arius: đối với ông, không thể quan niệm được rằng Chúa Con, khác với Chúa Cha, Đấng đã sinh ra và chết, có thể đồng vĩnh hằng và ngang hàng với Thiên Chúa, mà không làm suy yếu sự hiệp nhất và siêu việt của Thiên Chúa và do đó làm suy yếu ơn cứu chuộc của con người.
92. Những sức đề kháng này hoàn toàn dễ hiểu vì chúng có tính nhân bản. Chúng làm chứng, mặc dù theo hướng tiêu cực, cho ánh sáng đáng kinh ngạc được chiếu rọi lên tri nhận về Thiên Chúa và ơn gọi thần thiêng của con người thông qua biến cố Chúa Giêsu Kitô và về sự biến đổi không kém phần đáng kinh ngạc của tư tưởng và văn hóa nhân bản được triển khai trong biến cố Khôn ngoan xuất phát từ đó. Không có gì thuộc về con người bị xóa bỏ, nhưng để tiếp cận được tính bao la của chân lý Thiên Chúa đòi hỏi sự Mặc khải của chính Thiên Chúa và ân sủng có thể hoán cải và nâng cao các khả năng và thể hiện của con người. Theo một nghĩa nào đó, sự chống lại các lạc giáo cho phép chúng ta thấy được sức mạnh mới mẻ vô biên của Công đồng Nicée.
3. Biến cố giáo hội: Công đồng Nicée, công đồng chung đầu tiên
3.1 Theo bản chất và cơ cấu của mình, Giáo hội là một phần của biến cố Chúa Giêsu Kitô.
93. Công đồng Nicée không chỉ là một biến cố trong lịch sử tín lý, mà còn có thể được hiểu là một biến cố của Giáo hội, tương ứng với một giai đoạn cơ bản trong tiến trình xây dựng Giáo hội. Trong suốt hành trình dài sau Công đồng Nicée, "Công đồng Chung" đã trở thành ngọn hải đăng về định hướng và quyết định về tín lý và pháp lý cho toàn thể Giáo hội, là nơi hiệp thông và có thẩm quyền tối cao. Liệu chúng ta có thể thấy trong đó, từ quan điểm về cấu trúc của nó, một bước ngoặt chỉ đạo sự tiếp tục đời sống của Giáo hội, tương tự như những gì Kinh Tin Kính Nicée đại diện từ quan điểm tiếp cận Thiên Chúa (biến cố Chúa Giêsu Kitô) và tư tưởng con người (biến cố Khôn ngoan)? Điều này sẽ đúng nếu Công đồng Chung như vậy có thể được coi như một thành quả và là một biểu thức chuyên biệt có tính Giáo hội về biến cố Chúa Giêsu Kitô.
94. Ngay từ khi mới thành lập, Giáo hội đã ý thức rằng mình là một phần trong tính liên tục của dân được chọn, một hội đồng được triệu tập (qāhāl/ekklēsia – cf. Hr 5:22) để sống Torah đã được mặc khải và thờ phượng Chúa là Thiên Chúa của họ. Giáo hội cũng coi mình như “dòng giống được tuyển chọn, là chức tư tế hoàng gia, là dân thánh, một dân tộc được thu nhận để rao truyền lời ngợi khen” (1 Pr 2:9) Thiên Chúa của Israel. Trong Công vụ Tông đồ, nó được trình bày như một cộng đồng phân định ý muốn của Thiên Chúa mà tác nhân chính là Chúa Thánh Thần [152], được hướng dẫn bởi những người nối dài vai trò của mười hai tông đồ, “những chứng nhân của Sự Phục sinh” (Công vụ 1:22). Theo một nghĩa nào đó, chính trong cộng đồng giáo hội, với tư cách là thân thể của Chúa Kitô, mà người ta có thể nhận ra "những tâm tình của Chúa Kitô" (Pl 2:5; xem § 77 ở trên).
95. Nhận thức này được thể hiện nơi các Giáo phụ đầu tiên, những người liên kết cấu trúc và hoạt động của Giáo hội với bản chất sâu xa và ơn gọi của Giáo hội. Vì vậy, vào đầu thế kỷ thứ 2, Thánh Ignace thành Antioche nhấn mạnh rằng các Giáo hội riêng biệt khác nhau coi nhau trong sự đoàn kết như là biểu hiện của một Giáo hội duy nhất. Các thành viên của cộng đoàn là synodoi, những người bạn đồng hành, trong đó mỗi người được kêu gọi đóng vai trò của mình theo trật tự thần thiêng tạo nên sự hòa hợp, được thể hiện qua cộng đoàn Thánh Thể. Như vậy, qua sự hiệp nhất và trật tự của mình, Giáo hội hát lời ngợi khen Thiên Chúa Cha trong Chúa Kitô, hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn sẽ được hiện thực hóa trong Vương quốc Thiên Chúa. Thánh Cyprien thành Carthage đã đào sâu giáo huấn này vào giữa thế kỷ thứ 3 bằng cách chỉ rõ nền tảng công đồng và giám mục mà đời sống của Giáo hội phải dựa vào: không có gì được thực hiện mà không có giám mục (nihil sine episcopo), nhưng tương tự như vậy, không có gì được thực hiện mà không có "hội đồng của bạn" (hội đồng của các linh mục và phó tế) hoặc không có sự đồng ý của người dân (nihil sine consilio vestro et sine consensu plebis)[153]. Sự hợp nhất liên kết với sự hợp nhất của Chúa Ba Ngôi, sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, sự đồng hành (synodos) hướng tới Vương quốc, sự trung thành với giáo lý của các Tông đồ và với việc cử hành Bí tích Thánh Thể, trật tự và sự hòa hợp của các thừa tác viên và những người đã chịu phép rửa tội, với một vai trò đặc biệt được trao cho các giám mục: những yếu tố này cho thấy rằng Giáo hội, ngay cả trong cấu trúc và hoạt động của mình, đã được khắc ghi sâu sắc trong biến cố Chúa Giêsu Kitô, như thời khắc và sự biểu thức đặc biệt của mình. Khi cử hành Công đồng Nicée, toàn bộ tiến trình công đồng diễn ra trước đó và với Công đồng Chung tìm được màn tán dương (point d’orgue) được chúng ta tưởng nhớ và cử hành.
3.2 Sự cộng tác về mặt cấu trúc của các đặc sủng của Giáo hội và con đường dẫn đến Nicée
96. Những yếu tố này vốn là đặc điểm thần học của Giáo hội, chỉ có thể là hoa trái của biến cố Mặc khải, đã được thể hiện trong hành trình lịch sử dẫn đến Công đồng chung Nicée thông qua sự tương tác của ba đặc sủng, được áp dụng vào việc quản trị, giảng dạy và ra quyết định của cộng đồng trong Giáo hội: trước hết là hệ thống phẩm trật tam phân, sau đó là các giáo viên và công đồng. Một thứ tự ưu tiên, đặt các tông đồ lên hàng đầu, dường như đã được thiết lập rõ ràng trong bộ thư của Thánh Phaolô: “Thiên Chúa đã thiết lập trong Hội Thánh, trước hết là các tông đồ, thứ đến là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy…” (1 Cr 12:28; x. Ep 4:11). Đặc điểm đầu tiên là sự phát triển dần dần phẩm trật tam phân gồm giám mục, linh mục và phó tế. Phẩm trật này giám sát các nhà tiên tri và giáo viên lưu động trong 150 năm đầu tiên của Kitô giáo (thường được gọi chung là "tông đồ"), đã thay thế họ ở một mức độ nào đó và trở thành cơ cấu địa phương của việc quản trị Giáo hội. Hình ảnh giám mục nói riêng thể hiện chiều kích tông đồ của Giáo hội. Từ thế kỷ thứ 4 trở đi, các giáo tỉnh được thành lập để thể hiện và thúc đẩy sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương, với một vị giáo phẩm giáo đô (métropolite) đứng đầu.
97. Vì các Kitô hữu được kêu gọi rao giảng về Chúa Kitô và truyền đạt lời dạy của Người cùng lời dạy của các Tông đồ cho muôn dân, nên không có gì ngạc nhiên khi đặc điểm thứ hai của Kitô giáo trong thời kỳ tiền Nicée là tầm quan trọng mang tính quyết định của các trường học và giáo viên, những người dạy các dự tòng và giải thích Kinh thánh. Họ có thể là các thừa tác viên được thụ phong hoặc không. Ví dụ, Pélage đã giảng dạy ở Rome vào đầu thế kỷ thứ 5 khi ông không phải là một linh mục, cũng giống như Mélanie Cả và Rufin ở Jerusalem, và Thánh Jérôme ở Bethléem, và sau đó ở Rome. Bản thân Origène đã lãnh đạo Trường Alexandrie sau cái chết của cha ông là Léonidas, trước khi được thụ phong.
98. Cuối cùng, sau nửa sau thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 3, đặc biệt là ở Tiểu Á, thượng hội đồng đã đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng về kỷ luật, thờ phượng và giảng dạy. Lúc đầu, các Thượng Hội Đồng là địa phương, nhưng việc gửi các lá thư của Thượng Hội Đồng truyền đạt các quyết định của họ (acta) tới các Giáo Hội khác, việc trao đổi các phái đoàn và các yêu cầu công nhận lẫn nhau, chứng tỏ "niềm tin vững chắc rằng các quyết định được đưa ra là biểu thức của sự hiệp thông với tất cả các Giáo Hội", vì "mỗi Giáo Hội địa phương là biểu thức của Giáo Hội duy nhất và Công Giáo".[154] "Chúng ta hãy lưu ý rằng Thượng Hội Đồng có một chiều kích pháp lý hoặc giáo luật rất rõ ràng, như một định chế lập pháp. Các tài liệu và bộ sưu tập giáo luật của Thượng hội đồng được tập hợp tại kho lưu trữ của các giám mục, đặc biệt là ở Rome: sự phát triển của giáo luật và sự phát triển của các Thượng hội đồng song hành và hỗ trợ lẫn nhau. Không thể cho rằng sự thay đổi hướng tới một Giáo hội được định chế hóa, giống như nhà nước chỉ là do việc Constantine hợp pháp hóa Giáo hội. Được coi như một polis (thành phố) phản ảnh Thành phố của Thiên Chúa, Jerusalem trên trời (x. Is 60 và 62; 65:18; Kh 3:12; 21:1-27), hoặc như một synodos theo nghĩa đen là những người đi cùng con đường với Chúa Giêsu hướng tới Vương quốc, với Người đứng đầu họ như proestos, hay chủ tịch của họ, Giáo hội về bản chất có tính "chính trị" và định chế [155].
99. Ba đặc sủng này phát triển theo cách riêng và khác nhau trong Giáo hội, nhưng không có đặc sủng nào tách biệt hoặc thoát ly khỏi hai đặc sủng kia. Mặc dù căng thẳng tự nhiên nảy sinh giữa và bên trong chúng, nhưng chúng đã làm phong phú, bổ sung thông tin và củng cố lẫn nhau. Giáo viên thường tham gia với tư cách là thành viên của các thượng hội đồng. Tương tự như vậy, các giám mục ngay từ đầu đã là những giáo viên và nhà thuyết giáo theo gương mẫu của Thánh Ignace thành Antioche. Rõ ràng, các giám mục đã chủ trì các thượng hội đồng và đóng vai trò lãnh đạo như những người bảo vệ sự chính thống của đức tin và việc thực hành. Hơn nữa, trong vai trò bí tích của mình, giám mục chủ trì buổi cử hành Thánh Thể mở đầu và bế mạc mỗi Thượng hội đồng, nguồn gốc và đỉnh cao của “cuộc hành trình “cùng nhau” là các synodos [156]. Một dấu chỉ của việc tiếp nhận các quyết định của công đồng, cũng như của sự hiệp thông của các tín hữu với các giám mục của họ, được thiết lập trong sự kế vị tông đồ giữa lòng “Catholica [Công Giáo]”, Giáo hội của Thiên Chúa, là một và duy nhất, Thánh Thể được biểu lộ và hiện thực hóa một cách hữu hình, việc thuộc về thân thể Chúa Kitô và thuộc về nhau giữa các Kitô hữu (x. 1 Cr 12:12)[157].
100. Những yếu tố này của quá trình xây dựng Giáo hội không chỉ thể hiện nguồn gốc của nó trong Biến cố Chúa Giêsu Kitô, mà còn có thể nhận ra trong những quá trình này một sự tương tự nào đó với những gì tạo nên biến cố Khôn ngoan được phân tích ở trên. Cũng như tư tưởng của con người, được đổi mới sâu sắc nhờ biến cố Chúa Giêsu Kitô, tiếp nhận và biến đổi các nền văn hóa nhân loại, đặc biệt là từ sự giao thoa giữa tư tưởng Sê-mit, vốn đã được Mặc Khải tác động từ bên trong, với văn hóa Hy Lạp và các nền văn hóa khác, theo cùng một cách, ba chiều kích hay đặc sủng mà chúng ta đã ghi nhận đều xuất phát từ cả các định chế Do Thái và các phiên bản địa phương của các định chế Hy Lạp-La Mã trong những thế kỷ đầu tiên của thời đại chúng ta, cả dân sự lẫn thánh thiêng. Một mặt, Do Thái giáo của Đền thờ thứ hai có hệ thống giáo sĩ, trường phái và giáo hội riêng. Mặt khác, vì không có trường học cụ thể nào dành cho họ nên hầu hết các giáo viên Ki-tô giáo đều được đào tạo thành nhà hùng biện và phiên dịch trong enkyklios paideia, hay hệ thống giáo dục chung của thế giới Hy Lạp-La Mã, và do đó, họ dựa vào thuật hùng biện và triết học, những thứ mà họ đã góp phần đưa vào di sản giáo lý Ki-tô giáo. Thượng hội đồng (concilium trong tiếng Latinh) cũng đã là một định chế cổ xưa trong thế giới Hy Lạp-La Mã khi các Ki-tô hữu dành cho nó một vị trí quan trọng. Bây giờ, những khía cạnh khác nhau này mang những chiều kích riêng của chúng, có thể nói là biến đổi, khi chúng phục vụ cho sứ mệnh của Giáo hội là công bố Tin Mừng và trở thành dấu chỉ hữu hiệu của sự hiệp nhất cho nhân loại.
3.3 Công đồng chung Nicée
101. Vào năm 325, người ta cử hành tại Nicée một công đồng, vốn được ghi nhận một phần trong quá trình này như một điểm thành tựu, nhưng cũng là một hình thức đặc biệt xét về tầm quan trọng đại kết của nó. Được hoàng đế triệu tập để giải quyết một cuộc tranh chấp địa phương đã lan rộng đến tất cả các giáo hội của Đế quốc La Mã phương Đông và nhiều giáo hội ở phương Tây, hội nghị này đã tập hợp các giám mục từ nhiều vùng khác nhau ở phương Đông và các sứ giả của giám mục Rome. Do đó, lần đầu tiên các giám mục từ toàn bộ Oikoumenē đã tụ họp tại một công đồng. Lời tuyên xưng đức tin và các quyết định giáo luật của nó được công bố như chuẩn mực cho toàn thể Giáo hội. Sự hiệp thông và hiệp nhất chưa từng có được trong Giáo hội nhờ biến cố Chúa Giêsu Kitô được thể hiện rõ ràng và hữu hiệu theo một cách mới, thông qua một cấu trúc có phạm vi phổ quát, và việc công bố Tin Mừng của Chúa Kitô trong toàn bộ sự bao la của nó cũng nhận được một công cụ có thẩm quyền và phạm vi chưa từng có:
"Tại Công đồng Nicée, lần đầu tiên, thông qua việc thực hiện thừa tác vụ của các giám mục theo tinh thần đồng nghị, l’ἐξουσία [quyền lực] của Chúa phục sinh đã được phát biểu một cách định chế ở bình diện hoàn vũ. Một kinh nghiệm tương tự đã diễn ra trong các công đồng chung liên tiếp của thiên niên kỷ đầu tiên, qua đó bản sắc của Giáo hội duy nhất và Công Giáo đã được phác thảo một cách chuẩn mực [158].
102. Với Công đồng Nicée, ý tưởng về một công đồng hay một công đồng chung đã được áp đặt. Mặc dù không một pháp lệnh (acta) nào của nó còn tồn tại, nhưng theo mọi sác suất, và mặc dù được tiếp nhận chậm chạp và khó khăn, bản tuyên ngôn homoousios và các quyết định của Nicée vẫn tồn tại. Sau quá trình tiếp nhận lâu dài này – vốn là đặc điểm của bất cứ công đồng nào – Nicée đã trở thành hình mẫu lý tưởng của công đồng trong tâm trí nhiều người. Sự trình bày truyền thống của nó như một công đồng thống nhất, được Chúa Thánh Thần soi sáng, đã giúp nó trở thành công đồng lý tưởng trong truyền thống sau này và dần dần tạo ra sự tôn trọng trong số các Ki-tô hữu đối với các công đồng đại kết. Công đồng Nicée đã mở đường cho các công đồng chung tiếp theo và do đó mở đường cho một phương thức công đồng hay công nghị mới sẽ đánh dấu đời sống của Giáo hội cho đến ngày nay, cả trong vai trò xác định và tuyên bố đức tin cũng như trong việc biểu lộ sự hiệp nhất của toàn thể Oikoumenē được đại diện trong đó.
Kỳ tới: Chương Bốn
Bài giáo lý tuần này của Đức Giáo Hoàng suy gẫm về Dụ ngôn Người con hoang đàng
Vũ Văn An
15:04 16/04/2025

Theo Kathleen N. Hattrup của tạp chí Aleteia, xuất bản ngày 16/04/25, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thay đổi một chút chủ đề của các bản văn vào buổi yết kiến thứ Tư, không tập trung vào các tường thuật trong Tin mừng về những cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu của những tuần trước.
Trong khi sức khỏe của Đức Giáo Hoàng đang có tiến triển tốt và ngài đã xuất hiện trước công chúng nhiều lần (mặc dù ngắn ngủi), ngài vẫn chưa có buổi tiếp kiến công khai vào thứ Tư với các tín hữu. Tuy nhiên, giống như những tuần trước, bài phát biểu của ngài đã được Vatican công bố.
Thay đổi một chút so với trọng tâm của những tuần trước về các tường thuật trong Tin mừng về những cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và cách hy vọng nảy sinh từ đó, ngày 16 tháng 4 năm nay, ngài bắt đầu xem xét các dụ ngôn của Chúa Giêsu và cách chúng mang lại hy vọng.
Ngài bắt đầu bằng cách xem xét Dụ ngôn Người con hoang đàng (hay như Đức Gioan Phaolô II đã gọi là Dụ ngôn Người cha thương xót). Ngài lưu ý rằng người con "vâng lời" là người có nguy cơ bị loại khỏi bữa tiệc.
Sau đây là bản dịch sang việt ngữ bản văn của Đức Phanxicô, dựa vào bản tiếng Anh do Vatican công bố:
Anh chị em thân mến,
Sau khi suy gẫm về những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một số nhân vật trong Tin mừng, tôi muốn dừng lại, bắt đầu bằng bài giáo lý này, về một số dụ ngôn. Như chúng ta đã biết, đây là những câu chuyện lấy cảm hứng từ hình ảnh và tình huống trong thực tế hàng ngày. Đó là lý do tại sao chúng cũng tác động đến cuộc sống của chúng ta. Chúng khiêu khích chúng ta. Và chúng yêu cầu chúng ta đưa ra quan điểm: tôi đang ở đâu trong câu chuyện này?
Chúng ta hãy bắt đầu với dụ ngôn nổi tiếng nhất, dụ ngôn mà có lẽ tất cả chúng ta đều nhớ từ khi còn nhỏ: dụ ngôn về người cha và hai người con (Lc 15:1-3, 11-32). Trong đó chúng ta tìm thấy trọng tâm của Tin mừng Chúa Giêsu, cụ thể là lòng thương xót của Thiên Chúa.
Thánh sử Luca kể rằng Chúa Giêsu kể dụ ngôn này cho những người Pharisiêu và kinh sư, những người than thở việc Người ăn uống với những người tội lỗi. Đây là lý do tại sao có thể nói rằng đây là câu chuyện ngụ ngôn dành cho những người lạc lối nhưng không biết điều đó và phán xét người khác.
Tin mừng có mục đích mang đến cho chúng ta sứ điệp hy vọng, vì nó cho chúng ta biết rằng bất cứ nơi nào chúng ta bị lạc lối, và bất kể chúng ta bị lạc lối như thế nào, thì Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm chúng ta! Có lẽ chúng ta đã đi lạc như một con chiên, lạc khỏi đường đi ăn cỏ, hoặc bị tụt lại phía sau vì mệt mỏi (x. Lc 15:4-7). Hoặc có thể chúng ta đã bị lạc như một đồng xu, có lẽ đã rơi xuống đất và không còn tìm thấy nữa, hoặc ai đó đã để nó ở đâu đó và không thể nhớ ra. Hoặc có thể chúng ta cũng lạc lối như hai người con trai của người cha này: người con út vì cảm thấy mệt mỏi khi phải ở trong một mối quan hệ mà anh cảm thấy quá khắt khe; nhưng người con cả cũng bị lạc lối, vì ở nhà thôi thì chưa đủ nếu trong lòng còn lòng kiêu hãnh và oán giận.
Tình yêu luôn là một sự cam kết, luôn có điều gì đó chúng ta phải mất đi để có thể đến với nhau. Nhưng người con thứ trong câu chuyện ngụ ngôn chỉ nghĩ đến bản thân mình, điều thường xảy ra trong một số giai đoạn của thời thơ ấu và tuổi thiếu niên. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy xung quanh mình rất nhiều người lớn cũng giống như vậy, những người không thể duy trì mối quan hệ vì họ ích kỷ. Họ tự lừa dối mình rằng họ sẽ tìm thấy chính mình nhưng thay vào đó họ lại đánh mất chính mình, bởi vì chỉ khi chúng ta sống vì ai đó thì chúng ta mới thực sự sống.
Cậu con trai út này, giống như tất cả chúng ta, khao khát tình cảm, cậu muốn được yêu thương. Nhưng tình yêu là một món quà quý giá; cần phải xử lý cẩn thận. Ngược lại, anh ta phung phí nó, coi thường nó, không tôn trọng chính mình. Ông nhận ra điều này vào thời kỳ đói kém, khi không ai quan tâm đến ông. Nguy cơ là trong những khoảnh khắc đó, chúng ta sẽ cầu xin tình âu yếm và gắn bó với ông chủ đầu tiên mà chúng ta tình cờ gặp.
Chính những trải nghiệm này khiến chúng ta có niềm tin sai lệch rằng chúng ta chỉ có thể ở trong một mối quan hệ như những người đầy tớ, như thể chúng ta phải chuộc lại tội lỗi hoặc như thể tình yêu đích thực không thể tồn tại. Thật vậy, người con trai út, khi chạm đến đáy vực, nghĩ rằng mình sẽ quay về nhà cha để lượm một chút tình cảm vụn vặt từ mặt đất.
Chỉ có những người thực sự yêu thương chúng ta mới có thể giải thoát chúng ta khỏi quan điểm sai lầm này về tình yêu. Trong mối quan hệ với
Chúa ơi, chúng ta có chính xác trải nghiệm này. Họa sĩ vĩ đại Rembrandt, trong một bức tranh nổi tiếng, đã mô tả một cách tuyệt đẹp cảnh đứa con hoang đàng trở về. Có hai chi tiết đặc biệt khiến tôi chú ý: đầu của chàng trai trẻ được cạo trọc, giống như đầu của một người ăn năn, nhưng cũng giống như đầu của một đứa trẻ, bởi vì đứa con này đang được tái sinh. Và sau đó là đôi bàn tay của người cha: một bàn tay nam và một bàn tay nữ, để mô tả sức mạnh và sự dịu dàng trong vòng tay tha thứ.

Nhưng chính người con cả mới là người đại diện cho những người mà câu chuyện ngụ ngôn này được kể: anh ta là người con luôn ở nhà với cha mình, nhưng lại xa cách cha mình, xa cách trong trái tim. Người con trai này có thể cũng muốn rời đi, nhưng vì sợ hãi hoặc bổn phận, anh ta vẫn ở lại đó, trong mối quan hệ đó. Tuy nhiên, khi bạn không muốn thích nghi, bạn bắt đầu nuôi dưỡng sự tức giận bên trong mình, và sớm muộn gì cơn tức giận này cũng bùng nổ. Nghịch lý thay, chính người con cả cuối cùng lại có nguy cơ bị bỏ rơi, bởi vì anh ta không chia sẻ niềm vui với cha mình.
Người cha cũng tiến về phía anh ta. Ngài không trách móc hay gọi ông đến làm bổn phận. Ngài chỉ muốn ông cảm nhận được tình yêu của Ngài. Ngài mời ông bước vào và để cánh cửa mở. Cánh cửa đó vẫn mở cho chúng ta nữa. Thật vậy, đây chính là lý do để hy vọng: chúng ta có thể hy vọng vì chúng ta biết rằng Chúa Cha đang chờ đợi chúng ta, Ngài nhìn thấy chúng ta từ xa, và Ngài luôn để cánh cửa mở.
Anh chị em thân mến, vậy thì chúng ta hãy tự hỏi mình đang ở đâu trong câu chuyện tuyệt vời này. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha ban ơn để chúng ta cũng có thể tìm được đường trở về nhà.
Đích thân Đức Giáo Hoàng sẽ viết các bài suy niệm về Đàng Thánh Giá tại Đấu trường La Mã
Vũ Văn An
15:35 16/04/2025

Kathleen N. Hattrup, trên tạp chí Aleteia đăng ngày 15/04/25, cho hay:
Năm thứ hai liên tiếp, đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ viết các bài suy niệm sẽ được sử dụng cho Đàng Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đấu trường La Mã. Giống như năm ngoái, Đức Thánh Cha dự kiến sẽ không tham dự và Đức Hồng Y Baldassare Reina, Đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Giáo phận Rome, sẽ thay thế ngài.
Bản thân Đức Phanxicô đã viết các bài suy niệm cho buổi cử hành truyền thống Đàng Thánh Giá cũng vào năm 2024. Đó là lần đầu tiên ngài viết chúng và khoảng 20 năm kể từ khi chúng được một vị giáo hoàng viết.
Vị giáo hoàng cuối cùng tự mình viết các bài suy niệm là Đức Gioan Phaolô II vào năm 2003, hai năm trước khi ngài qua đời. Vào năm 2005, năm ngài trở thành giáo hoàng sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, chúng được viết bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (Benedict XVI).

Vào năm 2023 và 2024, Đức Giáo Hoàng Francis đã hủy bỏ việc tham gia sự kiện ngoài trời này để bảo vệ sức khỏe của mình.
Các bài suy niệm được viết hàng năm bởi một người hoặc một nhóm người do Đức Thánh Cha lựa chọn. Điều này mang đến cho lời cầu nguyện của Giáo hội Hoàn vũ nhiều trải nghiệm và suy tư cá nhân. Ví dụ, chúng được viết bởi các tù nhân, thanh niên Lebanon và nhiều nhà thần học, giáo sĩ.
Các gia đình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau -- người di cư, ông bà, con nuôi, không có con, v.v. -- đã chuẩn bị các bài suy niệm vào năm 2022. Một trong những chặng đường ban đầu được viết bởi một đại diện của Ukraine và Nga. Sau các cuộc biểu tình, bài suy niệm đó đã không được đọc và chặng đường được sống trong im lặng.
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Năm Tuần Thánh – Ngày 17-04
J.B. Đặng Minh An dịch
17:05 16/04/2025
Xh 12:1-8, 11-14
Tv 115(116):12-13, 15-18
1 Cr 11:23-26
Ga 13:1-15
Thầy ban cho các con một điều răn mới: hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con.
Vào ngày này hằng năm, Giáo hội mời gọi chúng ta suy ngẫm về ba mầu nhiệm thiết yếu của Đức tin Công Giáo: đó là Bí tích Thánh Thể - được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly như một bí tích tưởng niệm về cái chết hy sinh của Người trên Thập giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, chức tư tế - được Chúa Giêsu thiết lập để bảo đảm việc tưởng niệm bí tích này được duy trì trong Thánh lễ, và lệnh truyền của Chúa Kitô là hãy yêu thương người khác như Người đã yêu thương chúng ta - được thể hiện qua việc Người rửa chân cho các tông đồ.
Lệnh truyền của Chúa Giêsu là yêu thương người khác nằm ở trung tâm của Bí tích Thánh Thể và chức linh mục. Tình yêu bao trùm của Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện trong sự nhập thể của Chúa Giêsu làm người, để cứu chuộc và cứu độ chúng ta. “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em... Đây là Máu Thầy đổ ra vì anh em” (Lc 22:19-20). Mầu nhiệm đức tin này mà chúng ta công bố trong mỗi Thánh lễ nhắc nhở chúng ta về sự đổ tràn hoàn toàn tình yêu của Thiên Chúa nơi Con của Người trên Thập giá để cứu độ chúng ta.
Mệnh lệnh của Chúa chúng ta là yêu thương người khác như Người đã yêu thương chúng ta áp dụng cho mọi người và mọi chức thánh trong Giáo hội, có chức thánh và không có chức thánh. Nhưng không ai có thể phục vụ một cách hiệu quả trong Giáo hội nếu họ không hiểu trước bài học về việc Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ của Người. Nếu việc phục vụ của Kitô hữu chúng ta không chỉ là một hành động tử tế của con người, mà là tình yêu hy sinh, thì chúng ta phải chuẩn bị, giống như Người, để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Vì tình yêu, nếu là chân chính, sẽ tự hiến cho người khác mà không tính đến giá phải trả hoặc bất kỳ hy vọng được đền đáp nào.
Khi chúng ta tụ họp tại các nhà thờ tối nay, xin cho chúng ta, các linh mục và giáo dân, quỳ gối với lòng khiêm nhường sâu sắc và lòng biết ơn sâu sắc trước Thiên Chúa yêu thương của chúng ta vì Sự Hiện Diện Thật Sự của Người giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể - là lời cam kết về tình yêu của Người sẽ ở cùng chúng ta cho đến tận thế.
Văn kiện mới của Ủy Ban Thần học Quốc tế: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi, để Kỷ niệm 1,700 năm [325-2025] Công đồng Nicée, chương bốn
Vũ Văn An
20:16 16/04/2025
Văn kiện mới của Ủy Ban Thần học Quốc tế: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi, để Kỷ niệm 1,700 năm [325-2025] Công đồng Nicée

Chương bốn: Giữ cho đức tin có thể đến được với toàn thể dân Thiên Chúa
Lời mở đầu: Công đồng Nicée và các điều kiện để có được sự đáng tin cậy của mầu nhiệm Kitô giáo
103. Ý tưởng đầu tiên và hợp lý mà chúng ta duy trì cho Công đồng Nicée là đây là một công đồng tín điều, đã bảo vệ và làm sáng tỏ fides quae (nội dung đức tin) về Chúa Kitô và Ba Ngôi. Bây giờ, vấn đề là giải thích trong chương cuối cùng này làm thế nào biến cố công đồng cũng tạo nên một thiết bị định chế nhất định của Giáo hội duy nhất và Công Giáo để giải quyết một xung đột mang tính tín điều trong những điều kiện có thể khiến cho quyết định của nó được chấp nhận. Do đó, việc nghiên cứu thần học cơ bản phải bổ sung cho việc nghiên cứu Tín điều và lịch sử. Chính fides quae [nội dung đức tin], chân lý cứu rỗi, tạo nên sự tuân thủ với ơn cứu rỗi, fides qua [đức tin tín cứ [làm cho tin]; nhưng tại Nicée, bản thân fides qua được đưa vào đây để phục vụ cho việc tiếp nhận và hiểu biết fides quae. Bây giờ, việc xem xét các tiến trình của fides qua, nghĩa là các điều kiện để xác định và tiếp nhận fides quae, thể hiện bản chất và vai trò của Giáo hội. Rõ ràng là việc phát minh ra thiết bị định chế này diễn ra dần dần, rằng nó không xuất hiện với đầy đủ vũ khí như Athena từ đầu của Zeus, tóm lại khái niệm tín điều về "công đồng chung" không thể hoàn toàn cùng thời với biến cố năm 325. Như chúng tôi đã giải thích trong Chương II, nơi tuyệt vời nhất mà fides qua và fides quae gặp nhau là phép rửa tội. Đây là nơi cá nhân được hòa nhập vào đức tin của Giáo hội mà họ nhận được từ Giáo hội Mẹ. Trong bối cảnh giáo lý về phép rửa tội và khai tâm, Giáo hội cổ thời đã phát triển quy tắc đức tin như là bản tóm tắt quan trọng nhất về đức tin. Do tính liên quan của nó, nó đã được sử dụng để phân biệt sự thật của đức tin với lạc giáo (ví dụ như Irénée, Tertullien, Origène). Đây là tiền thân của quan điểm tín điều về kinh tin kính như một bản tóm tắt các yếu tố chuẩn mực của đức tin. Nhận thức về chuẩn mực (regula; kănōn) này hiện diện trong tiến trình của các thượng hội đồng tiền Nicée khi phân định đức tin.
104. Tuy nhiên, dựa trên nhiều kinh nghiệm của các công đồng khu vực hoặc địa phương vào thế kỷ thứ 2 và thứ 3, người ta có thể ủng hộ luận đề tín điều cho rằng một chân lý giáo hội học nào đó được phán đoán một cách tiên thiên là có hiệu lực và được kêu gọi để giải quyết vấn đề về một chân lý Ba Ngôi, Kitô học và cứu thế học đang bị đe dọa bị thay đổi, bóp méo hoặc mất đi. Các tiến trình fides qua biểu lộ bản chất của Giáo hội. Ngôi Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm (Ga 1:14) thực sự làm cho Chúa Cha được biết đến và kiến thức này, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, được trao phó cho Giáo hội, với nhiệm vụ bảo vệ và truyền đạt kiến thức đó. Sứ mệnh này ngụ ý rằng Giáo hội có thể giải thích Kinh thánh một cách có thẩm quyền. Điều này cũng cho thấy rằng việc tin vào Giáo hội – như Kinh Tin Kính tuyên xưng – và tin vào thẩm quyền của Giáo hội trong việc xác định học thuyết về Chúa Kitô và Ba Ngôi dựa trên hành động đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và Ba Ngôi, dưới hình thức “ưu tiên” hoặc “nhân quả qua lại”, theo cách diễn đạt tốt lành của trường phái Tôma [159]. Cuối cùng, đích nhắm sau cùng của toàn bộ quá trình giáo hội này cũng phải thu hút sự chú ý của chúng ta. Chúng tôi đưa ra giả thuyết cho rằng quy trình của công đồng được đặt ra để phục vụ những người nhỏ bé, phục vụ đức tin của trẻ em, đó là hình mẫu đức tin của người môn đệ chân chính trong mắt Chúa Giêsu, và do đó là việc công bố Tin mừng cho tất cả mọi người. Điều này làm sáng tỏ ý nghĩa của giáo huấn của Giáo hội, hướng đến lòng bác ái bảo vệ những người "nhỏ bé nhất" trong số các "anh em" của Chúa Kitô (x. Mt 25:40).
1. Thần học phục vụ cho toàn bộ chân lý cứu rỗi
1.1 Chúa Kitô, chân lý hữu hiệu về mặt cánh chung
105. Trong phạm vi nơi Nicée đề xuất một chân lý trong các câu hỏi liên quan đến sự cứu rỗi và phân biệt nó với sai lầm, vấn đề đầu tiên của nó theo quan điểm của thần học cơ bản là vị trí của chân lý trong cứu thế học. Niềm tin này trước hết đến từ chính hình thức Mặc khải, khi để cho mình được ghi chép thành lời văn, cho thấy chiều kích chân lý là yếu tố cấu thành nên nó. Đức tin Kitô giáo giả định rằng chân lý về Chúa Kitô phải được truyền đạt cho các môn đệ của Người. Thật vậy, chính Đấng Cứu Thế là chân lý: “Ta là đường đi, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6). Trong Kitô giáo, chân lý là một con người. Sự thật không còn là vấn đề đơn giản về luận lý hay lý luận nữa; không thể sở hữu nó, và nó không thể tách rời khỏi các thuộc tính khác gắn liền với chính con người của Chúa Kitô, chẳng hạn như lòng tốt, công lý hay tình yêu. Điều còn lại là sự gắn bó với Chúa Kitô luôn đòi hỏi trí thông minh của các môn đệ: “Credo ut intelligam [tôi tin để tôi hiểu][160]”. Thật vậy, thật không thể tưởng tượng và cũng không hợp lý khi nghĩ rằng Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên con người thông minh và tự do – một trong những chiều kích của sự sáng tạo theo hình ảnh và họa ảnh của Đấng Tạo dựng (St 1:26-27) – lại có thể, với tư cách là Thiên Chúa cứu rỗi, không quan tâm đến việc tiếp cận tri thức về chân lý của Người và chân lý cứu rỗi. Hơn nữa, chân lý cứu rỗi này có chiều kích cộng đồng. Công đồng Nicée là một hành động chung nhằm diễn đạt chân lý, nhằm truyền đạt chân lý đó cho toàn thể Giáo hội. Trên thực tế, không thể tưởng tượng hay hợp lý hơn khi nghĩ rằng Đấng tạo dựng ra gia đình nhân loại, và đặc biệt là khả năng thông đạt dễ hiểu của nó thông qua các ngôn ngữ (x. St 11:1-9 – tháp Babel, và Công vụ 2:1-11 – Lễ Hiện Xuống) có thể dửng dưng với việc cộng đồng tiếp cận chân lý của mình và chân lý cứu rỗi. Do đó, sự tan vỡ hiệp nhất đức tin sẽ làm giảm sức mạnh và hiệu quả của ơn cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô.
106. Vị trí cấu thành của chân lý trong ơn cứu rỗi này phản ảnh chính bản chất của Giáo hội “là người mang chân lý” (alēthefora). Giáo hội mang trong mình một thứ khác ngoài chính mình, Đấng Kitô-Chân Lý, và sẽ không thể là chính mình nếu không có điều này. Giáo hội nhất thiết phải là nơi nghiên cứu, khám phá, bảo vệ và triển khai chân lý được nêu trong Lời Chúa vì lợi ích bản thân và giáo hội của các môn đệ của Người và của toàn thể nhân loại. Đây cũng là nơi giao thoa với sức mạnh mang lại sự sống của chân lý này, lưu thông bên trong nó, đồng thời tưới mát cho cuộc tìm kiếm chân lý, tư tưởng và văn hóa của thế giới [161]. Do đó, việc chuyển giao (truyền đạt) sống động chân lý cứu rỗi chính là một trong những ý nghĩa mạnh mẽ nhất mà khái niệm Tín điều về Truyền thống Giáo hội có thể có [162].
107. Vị trí trung tâm của chân lý giải thích sự bác bỏ sâu xa việc thờ ngẫu tượng trong Kinh thánh. Đấng Thánh của Israel là Thiên Chúa biết lên tiếng, không giống như các thần tượng. "Chúng có miệng nhưng không nói", các Thánh Vịnh (115:5 và 135:15) nói thế, và được lặp lại trong 1 Cô-rinh-tô 12:2: "Khi anh em còn là dân ngoại, anh em biết đấy, anh em bị lôi kéo một cách không cưỡng lại được đến với các ngẫu tượng câm". Hơn nữa, theo Kinh thánh, chân lý, quyền năng, công lý và sự thánh thiện của Thiên Chúa luôn được quan niệm liên quan đến tuyên bố của Người về việc mang lại sự cứu rỗi đích thực và phổ quát, trong khi các hoạt động thờ ngẫu tượng chỉ tuyên bố mang lại một món quà cục bộ và mang tính khu vực. Hơn nữa, vì chính Người đến từ Thiên Chúa và là Thiên Chúa và Chúa (x. Ga 13:14), nên chân lý cứu rỗi phải được đón nhận, trong khi sự thờ ngẫu tượng xây dựng nên thần thánh từ con người. Sự kiện Thiên Chúa không thể được tạo ra giống như một bức tượng ngẫu thần (xem sự trớ trêu của Kn 13:11-19) dẫn đến khái niệm về sự tự mặc khải thần linh, điều này hoàn toàn trái ngược với ý tưởng tự kỷ thành tựu [autoréalisation] rất phổ biến trong các cung ứng tôn giáo, cả trong các hình thức cổ xưa, như thuyết Ngộ đạo làm chứng, bị Thánh Irénée chỉ đúng danh là một tà thuyết và là "một trực tri [gnose] với cái tên dối trá". Trực tri “nói dối”, nó mâu thuẫn với chính khái niệm về chân lý cứu rỗi, vì nó không phải là chân lý được Thiên Chúa chào đón và đón nhận một cách tự do trong tình yêu. Ngược lại, qua sự nhập thể của Người, Ngôi Lời Thiên Chúa kêu gọi hành vi đức tin mang tính giáo hội và bản thân như một sự tiếp nhận trong Chúa Thánh Thần, bằng trí thông minh và toàn thể con người, về những mầu nhiệm cứu rỗi: “Các ông thờ Đấng các ông không biết; còn chúng tôi, chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu rỗi phát xuất từ người Do Thái” (Ga 4:22). Cuối cùng, Chúa Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa, được sai đến thế gian với sứ mệnh truyền đạt một lời chân lý toàn vẹn, đòi hỏi con người phải đáp lại bằng đức tin. Đây là lý do tại sao đây thực sự là chân lý cứu rỗi, có hiệu quả về mặt cánh chung: “Hôm nay, anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23:43). Việc Công đồng Nicée lựa chọn diễn đạt bằng lời một chân lý toàn vẹn về ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người, được đón nhận trong đức tin, không chỉ là sự trung thành với chân lý Kitô học (fides quae) mà còn là sự trung thành với mối quan hệ cá nhân với chân lý là chính Chúa Kitô (fides qua).
1.2 Sự cứu rỗi và tiến trình làm con cái Thiên Chúa
108. Chân lý cứu rỗi này phải được hiểu theo nghĩa mạnh mẽ nhất, nghĩa hữu thể học. Mặc dù không có tham vọng đưa ra một sự hiểu biết toàn diện làm suy yếu mầu nhiệm cứu rỗi như một mầu nhiệm, nhưng nó vẫn mang đến sự thật về việc làm con và làm cha của Thiên Chúa. Có thể nói, Thiên Chúa của chân lý muốn thử thách con người về tham vọng làm con chưa từng có của Con một Người là Chúa Giêsu. Sự thật được Thiên Chúa mặc khải sau đó được tập trung vào sự thật về “Con” duy nhất của Người. Thuật ngữ này không thể bị giản lược thành một phép ẩn dụ hay phép loại suy đơn giản, bởi vì những gì mang tính ẩn dụ ở đây tự mở ra cho phạm vi của hữu thể học, cũng giống như symbolon [biểu tượng], theo nghĩa mạnh của thuật ngữ, thực sự và hiệu quả cho phép tiếp cận với thực tại mà nó biểu thị. Lời chứng của Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu thiết lập chân lý này: “Nếu chúng ta nhận được lời chứng của loài người, thì lời chứng của Thiên Chúa cao cả hơn, vì đây là lời chứng của Thiên Chúa: Người đã làm chứng về Con của Người. "Ai tin vào Con Thiên Chúa thì có lời chứng trong mình" (1 Ga 5:9). Tác giả thêm: "Ai không tin Thiên Chúa, thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối" (1 Ga 5:10). Các sách giáo lý cũ của chúng ta thích xây dựng niềm xác tín sâu sắc này về hành vi đức tin của các Kitô hữu, với sự đơn giản trực tiếp: "Thiên Chúa không thể nhầm lẫn hay lừa dối chúng ta[163]", trong khi Thánh Tôma Aquinô sẽ nhận ra những công thức của riêng mình [164]. Điều này biện minh cho lựa chọn hữu thể học của từ mới của Nicée, homoousios, để mở rộng và làm rõ thuật ngữ Kinh thánh và thánh ca. Xác nhận chân lý hữu thể học về tư cách con cái thần linh của Chúa Giêsu, như chúng ta đã thấy trong chương một và chương ba, là mối quan hệ giữa quyền làm cha và quyền làm con đã bị đảo ngược một cách mầu nhiệm giữa quyền làm cha thần thiêng và quyền làm cha nhân bản: quyền làm cha nhân bản và dưới thế đã trở thành sự định danh thứ hai và phái sinh của nguyên mẫu của nó, Thiên Chúa Cha (xem Ep 3:14; Mt 23:9). Chính sự thật về việc làm con cái của Thiên Chúa, sự thật mà người tin được mời gọi bước vào, là nền tảng cho sự thật về việc làm con lúc chịu phép rửa [165]. Theo Tin mừng của Chúa Giêsu, được cứu rỗi bao gồm việc bước vào chân lý trọn vẹn của việc làm con cái được lồng vào việc làm con cái vĩnh cửu của Chúa Kitô.
2. Sự trung gian của Giáo hội và sự đảo ngược của chuỗi tín điều: Chúa Ba Ngôi, Kitô học, Thần khí học, Giáo hội học
2.1 Sự trung gian của đức tin và thừa tác vụ của Giáo hội
109. Chân lý cứu rỗi và hiệu quả này được làm rõ ràng và truyền đạt tại Nicée thông qua hành động giải thích bản văn Kinh thánh bằng những thuật ngữ bắt nguồn từ thánh ca và triết học, và thông qua việc thực hành cái hiểu về đức tin. Thật vậy, toàn bộ nhiệm cục Mặc Khải Kinh Thánh chứng thực rằng sức mạnh của niềm tin về chân lý Kitô học chắc chắn không nên được hiểu theo chủ nghĩa chính thống cực đoan, mà đối với nó ý nghĩa của Kinh Thánh chỉ có thể hiểu được một cách trực tiếp. Ngược lại, truyền thống diễn giải tín lý của giáo hội và nghiên cứu của các nhà thần học cho thấy rằng đức tin cần nhiều sự trung gian, bắt đầu với sự trung gian đầu tiên, độc nhất và sáng lập, đó là nhân tính của Người Con duy nhất mà Người có được từ Đức Maria. Thiên Chúa đã sắp đặt để chân lý thần linh chưa từng được nghe đến của Người sẽ hướng đến nhân loại thông qua sự trung gian của Ngôi Lời nhập thể: “Đây là Con yêu dấu của Ta, hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17:5; x. Mt 3:17). Hơn nữa, các thể loại văn học khác nhau của cách diễn đạt Mặc Khải tạo nên các sách Kinh thánh đòi hỏi nhiều kế hoạch giải thích[166]. Kinh Tin Kính, phát sinh từ phụng vụ và được công bố trong khuôn khổ phụng vụ, cũng chứng minh rằng sự trung gian diễn giải không bị giản lược thành một lời bình luận về bản văn, mà trở thành một gestis verbisque [cử chỉ và lời nói], trong đó đức tin được sống trong một cộng đồng cầu nguyện và ân sủng [167]. Chúng ta đọc điều này trong câu chuyện của Luca 24, nơi chính Đấng Phục Sinh không chỉ giải thích về mình qua việc giải thích Lề Luật và các tiên tri, mà, cuối cùng, còn qua sự hiện diện của Người và sự hiến thân Thánh Thể của Người, trong "việc bẻ bánh", như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã giải thích trong Verbum Domini:
"Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể gắn bó mật thiết với nhau đến nỗi không thể hiểu được điều này nếu không có điều kia: Lời Chúa trở thành xác phàm trong biến cố Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể mở ra cho chúng ta sự hiểu biết về Kinh Thánh, cũng như Kinh Thánh soi sáng và giải thích về Mầu nhiệm Thánh Thể. Thật vậy, nếu không nhận ra sự hiện diện thực sự của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, thì sự hiểu biết về Kinh thánh vẫn chưa đầy đủ" [168].
110. Do đó, sự nối kết có trật tự của các mầu nhiệm như được trình bày trong thần học tín lý có thể được đảo ngược một cách hữu ích trong thần học cơ bản. Chính qua mầu nhiệm Giáo hội, “mầu nhiệm khó tin nhất [169]”, mà những mầu nhiệm chưa từng nghe đến của đức tin Kitô giáo được đề xuất lần đầu tiên, những mầu nhiệm mà bản thân đức tin Kitô giáo phụ thuộc về mặt luận lý học và hữu thể học. Trên thực tế, Giáo hội là người đầu tiên thiết lập chế độ uy tín cho hành trình đức tin. Rõ ràng là có "một trật tự hay 'thứ bậc' của các chân lý trong tín lý Công Giáo, liên quan đến mối quan hệ khác nhau của chúng với nền tảng của đức tin Kitô giáo."[170] Học thuyết về Chúa Kitô, Ba Ngôi và cứu rỗi của Kinh Tin Kính cấu thành nền tảng này. Tuy nhiên, bên trong nexus mysteriorum [mối nối kết giữa các mầu nhiệm], [171] hành động giải thích của Công đồng làm sáng tỏ sự tham gia của Giáo hội, theo vị trí và vai trò cụ thể của mình, vào trật tự cứu rỗi.
2.2 Sự bất đồng và tính đồng nghị
111. Sự trung gian giải thích của Giáo hội được biểu lộ qua các cuộc trọng tài, đặc biệt khi đối diện với những bất đồng hoặc nhu cầu dịch bản văn thánh thiêng. "Công đồng Giêrusalem" trong Công vụ 15 lần đầu tiên làm chứng về sự bất đồng về tín lý (mối quan hệ giữa các môn đệ của Chúa Ki-tô từ các dân tộc với Lề Luật Mô-sê) và về thực hành (phép cắt bì, thờ hình tượng và vô luân), vốn mang theo tính xung đột, mà việc ra quy định và giải quyết nó, dưới hình thức phục hồi sự đồng thuận của giáo hội, trước tiên tiến hành thông qua sự khảo sát của hợp đoàn tụ tập gồm "các tông đồ và trưởng lão" (Công vụ 15:6). Một quá trình xuất hiện: đầu tiên chúng ta nhận thấy một loạt các chứng từ được ủy quyền (Phê-rô, Phao-lô và Ba-na-ba, Gia-cô-bê) và được hoan nghênh trong sự lắng nghe lẫn nhau [172], sau đó là việc nại tới thẩm quyền của Mô-sê, việc thiết lập các sứ giả được ủy quyền chống lại các sứ giả "không được ủy quyền" (Công vụ 15:24), và cuối cùng là việc soạn thảo một bản văn quy phạm để chính thức gửi cho cộng đồng Antioche (Công vụ 15:30-31) được tập hợp theo sáng kiến của những sứ giả được ủy quyền này. Tất cả đều là những tác nhân (Công vụ 15:12), hiện diện trong suốt quá trình phân định của Giáo hội và tham gia vào quyết định cuối cùng (Công vụ 15:22)[173]. Dấu hiệu của khía cạnh cộng đồng này là các sứ giả được sai đi theo từng cặp (Công vụ 15:27). Điểm cốt yếu để chúng ta suy tư là Giáo hội được Chúa Thánh Thần trợ giúp và hoạt động theo cách thức thượng hội đồng, dựa vào sensus fidei fidelium [cảm thức đức tin của các tín hữu] [174] và thẩm quyền đặc biệt của các tông đồ, tạo nên mầu nhiệm sống động và hoạt động trong đó sự phát triển tín lý về sự phân biệt giữa các môn đệ của Chúa Kitô với dân Do Thái và những người từ các dân tộc trước việc thực hành Luật Môsê đã được xây dựng. Sự phân xử đức tin liên quan đến mục đích phổ quát của Thiên Chúa, đến việc các quốc gia bước vào mầu nhiệm được mặc khải đầu tiên cho Israel, đã diễn ra ở đây, trong sự trao đổi giữa fides qua và fides quae, trong mầu nhiệm năng động của Giáo hội.
112. Từ thời trước khi Ngôi Lời nhập thể, dân Chúa chọn đã phải giải quyết một vấn đề tương tự về việc bảo tồn, nhưng đặc biệt là về việc truyền bá Mặc Khải trong cộng đồng người Israel lưu vong và xa hơn nữa, trong những cộng đồng mà Tân Ước gọi là "các tân tòng" (Mt 23:15 và Công vụ 2:10 và 6:15), và "những người kính sợ Chúa" (Công vụ 10:2), có nguồn gốc ngoại giáo. Đây là lựa chọn cơ bản, nguồn gốc thực sự của nó bị thất lạc trong các truyền thuyết (Thư của Aristeas hoặc Talmud-Soferim 1,7), cho phép dịch Kinh thánh của người Do Thái từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp, và do đó dẫn đến phiên bản Alexandria của Bản Bẩy Mươi. Bởi vì những bản dịch này, giống như việc sử dụng từ mới homoousios sau này, sẽ liên quan đến nhiều quá trình phân xử từ vựng để các sự thật của bản văn gốc được hình thành trong lĩnh vực ngữ nghĩa của ngôn ngữ Sê-mit không bị mất đi khi bản văn được chuyển sang lĩnh vực ngữ nghĩa của ngôn ngữ Ấn-Âu.
113. Những sự phân xử này thể hiện bản chất của Giáo hội và cho phép chúng ta nắm bắt được ý nghĩa của huấn quyền được Giáo hội thực thi. Bởi vì Giáo hội là thực tại của ân sủng được ghi khắc trong lịch sử. Nó được hình thành và thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần, chính Đấng đã thực hiện sự Nhập thể của Ngôi Lời và tiếp tục thực hiện việc sáp nhập các tín hữu vào Thân thể Mầu nhiệm, đối đầu với những niềm vui, cám dỗ và thăng trầm của lịch sử. Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo hội không chỉ được thực hiện qua việc rao giảng, qua việc dạy Kinh thánh và cử hành các bí tích, mà còn qua huấn quyền của các giám mục, những người kế vị các tông đồ, trong sự hiệp thông với Giám mục Rôma, người kế vị thánh Phêrô. Điều này không có nghĩa là chân lý của đức tin mang tính lịch sử và có thể thay đổi: mà đúng hơn, điều này có nghĩa là việc thừa nhận chân lý và đào sâu sự hiểu biết về chân lý đó là nhiệm vụ lịch sử của Giáo hội Chủ thể duy nhất. Do đó, Giáo hội không tùy ý sử dụng chân lý, chân lý không thể bịa đặt, vì về cơ bản chân lý đó là chính Chúa Kitô, nhưng Giáo hội tiếp nhận, nhớ lại và giải thích chân lý đó. Tin cùng với Giáo hội có nghĩa là mỗi thế hệ đều tham gia vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của Giáo hội để có được sự hiểu biết sâu sắc và trọn vẹn hơn về đức tin. Nghĩa vụ trung thành không thể chỉ bị rút gọn thành sự ngoan ngoãn thụ động: đó là nghĩa vụ chiếm hữu tích cực của tất cả các môn đệ, với sự hỗ trợ và giám sát của huấn quyền sống động của giám mục đoàn. Những vị vừa kể, nếu họ đồng ý, sẽ có thẩm quyền quyết định một cách ràng buộc xem một cách giải thích thần học có trung thành với nguồn gốc – Chúa Kitô và Truyền thống Tông đồ- hay không. Huấn quyền không thêm gì vào Mặc khải đã được hoàn thành trong Chúa Kitô và được Kinh thánh chứng thực, ngoại trừ những lời giải thích về sự phát triển tín điều, bởi vì Giáo hội thực hiện vai trò của mình như là người giải thích đích thực Lời Chúa trong các hành vi trung thành sáng tạo với Mặc khải [175]: "Vì vậy, phán đoán về tính xác thực của sensus fidelium [cảm thức tín hữu] cuối cùng không thuộc về chính các tín hữu hay thần học mà thuộc về Huấn Quyền [176]." Cái gọi là Huấn quyền thông thường của những người kế nhiệm các Tông đồ bao gồm tín lý thường lệ, liên tục phát triển truyền thống - đã được chỉ định trong Tân Ước là "giáo lý lành mạnh" (2 Tm 4:3). Ngược lại, huấn quyền ngoại thường hiếm khi được sử dụng, nhưng nó được sử dụng mỗi khi phải đưa ra quyết định có phạm vi giáo lý liên quan đến toàn thể Giáo hội, đặc biệt là khi có thách thức từ một bộ phận của Giáo hội. Đây chính là điều đã xảy ra một cách nổi bật và rõ ràng tại Công đồng chung Nicée.
2.3 Các ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần để hình thành và đổi mới sự đồng thuận
114. Về cơ bản, nhiệm vụ của Giáo hội do đó trước hết và quan trọng nhất là nhiệm vụ thần khí học phải phiên dịch theo nội dung [métaphrase]. Điều này hoạt động trong bộ ghi [registre] dịch thuật, giống như bản Bẩy Mươi và Targumim [bản dịch Kinh Thánh Do Thái sang tiếng Aram], tìm kiếm sự trung thành với bản văn tiếng Do Thái bằng cách kiên quyết đặt mình vào các phương thức tư duy và thiên tài của riêng tiếng Hy Lạp và tiếng Aram. Chúng ta có thể cho rằng quá trình tương tự cũng diễn ra khi dịch những lời Chúa Giêsu nói bằng tiếng Aram sang tiếng Hy Lạp trong các sách Tin mừng. Đây cũng là công việc chú giải các bản văn thánh thiêng, bắt đầu với các midrashim [chú giải Kinh Thánh ] và các tác phẩm của các Giáo phụ đầu tiên của Giáo hội. Chính phong trào kép này phát triển mạnh mẽ trong những cuộc trao đổi sôi nổi của một công đồng chung được cử hành theo sự thúc đẩy của Thánh Thần ngày Ngũ Tuần, nơi những diễn giả có thể đến từ thế giới Syria, Hy Lạp, Copt hoặc La Tinh, và đưa đến những định nghĩa có thể dịch sang các ngôn ngữ và hình thức diễn đạt khác. Ở đây chúng ta đang chứng kiến sự dạn dĩ gấp đôi nhận được từ Chúa Thánh Thần. Trước hết, cần củng cố sự hiểu biết về đức tin được tuyên xưng tại Công đồng Nicée từ phía những người công bố đức tin này một cách mạnh dạn [parrēsia] và hiệu quả vì lợi ích của dân Chúa trong các bối cảnh khác nhau của thế giới; sau đó, sự dạn dĩ trong Chúa Thánh Thần của những người lắng nghe (auditus fidei) và tiếp nhận (obsequium fidei) lời công bố này [177]. Chuyển động này cho thấy cả bản chất của Giáo hội lẫn căn tính của Thánh Thần chân lý, Đấng “nhắc nhớ” những lời của Chúa Kitô và hướng dẫn chúng ta tới “toàn bộ chân lý” (Ga 16:13; x. Ga 14:26). Không có gì ngạc nhiên khi một nhiệm vụ giáo hội học như vậy, vốn giả định các hoạt động của ngôi vị thần linh thứ ba, phải quay ngược lại từ lịch sử cứu rỗi đến mầu nhiệm nguyên thủy của mối quan hệ Ba Ngôi, từ nhiệm cục đến hữu thể học thần linh.
115. Trong nhiệm vụ diễn dịch theo nội dung [métaphrase] thần khí học này, vốn giới thiệu một khái niệm mới, không có trong Kinh thánh, homoousios nổi tiếng, điều cần thiết là phải lưu ý rằng các tường thuật trong Kinh thánh cũng như các ẩn dụ của các bản văn Kinh thánh không bị xóa bỏ hoặc làm lu mờ bởi các bản sao suy đoán vốn thu hẹp và làm rõ bản chất của chúng. Sự làm sáng tỏ Tín điều chỉ có giá trị nếu nó bảo tồn được gốc rễ mang lại sức sống cho nó trong đất mùn Kinh thánh và trong sự hiệp thông của đức tin phụng vụ. Điều này rõ ràng đúng trong bản văn Kinh Tin Kính. Trong những hoàn cảnh như cuộc khủng hoảng của Arius, khi Lời Chúa dường như cung cấp sự ủng hộ mơ hồ cho việc bảo tồn chân lý đức tin (Luca 18:19: "Sao các ngươi lại nói rằng Ta nhân lành? Chẳng có ai nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa"), thì cần phải có cách diễn đạt mang tính suy lý để làm loãng đi cuộc tranh luận về chú giải. Tuy nhiên, sự phát triển tín lý, với nguồn tài nguyên cụ thể của các từ mới, phải bằng lòng với việc khám phá những chân lý tiềm ẩn trong ngôn ngữ mặc khải, theo cách mà chính Chúa Kitô giải thích dụ ngôn về người gieo giống trong Mt 13:3-9 rồi 18-23. Theo nghĩa này, cần lưu ý rằng trong lịch sử Giáo hội, xét cho cùng, các từ mới mang tính Tín điều rất ít và chúng tương ứng với những nút thắt thực sự mang tính quyết định của mầu nhiệm Kitô giáo: "đồng bản thể" và "sự kết hiệp ngôi vị" trong Kitô học; và trong phạm vi Ba Ngôi, “mối quan hệ lập hữu [subsistante]” và “sự tương tại [périchorèse]”; mà còn là “ngôi vị” (prosôpon và hypostasis), theo ý nghĩa đặc biệt của Kitô giáo, trong thần học Ba Ngôi, Kitô học và nhân học.
3. Hãy chăm lo giữ gìn kho tàng đức tin: bác ái phục vụ những người bé nhỏ
3.1 Đức tin đồng tâm nhất trí của dân Chúa dành cho mọi người
116. Kinh Tin Kính và các điều luật được Công đồng Nicée thông qua không chỉ đơn thuần là những hành vi giải thích, dịch thuật và ẩn dụ của Giáo hội, mà còn nhằm mục đích "bảo vệ" hoặc "chăm lo giữ gìn" (phȳlaxein) kho tàng đức tin được các Tông đồ truyền lại (1 Tm 6:20). Sự bảo vệ này đặc biệt có lợi cho những người dễ bị ảnh hưởng nhất. Cũng như, xét về fides quae, homoousios là nguyên tắc và nền tảng của koinonia [hiệp thông] trong Chúa Kitô của tất cả mọi con người với nhau, cho đến những người nhỏ nhất, thì xét về fides qua, quyết định của Công đồng nhằm xác định một lời tuyên xưng đức tin chung bảo vệ tất cả các môn đệ. Thật vậy, sự rõ ràng về tín lý khiến đức tin có khả năng chống lại các thế lực của chủ nghĩa khu vực văn hóa tuyệt đối và sự chia rẽ địa chính trị cũng như các thế lực dị giáo, thường gắn liền với một hình thức tinh vi của chủ nghĩa duy tinh hoa.
117. Chúng ta hãy nhấn mạnh vào khía cạnh cuối cùng này. Vào thế kỷ thứ 4, trong thời đại "hoà bình của Giáo hội", khi niềm tin của Ki-tô giáo có nguy cơ suy yếu trong quá trình truyền bá rộng rãi, những người ủng hộ chủ nghĩa ngoại giáo cổ thời ngược lại đã cố gắng khôi phục sức sống đã mất của nó bằng cách nhấn mạnh vào tính chất dễ tiếp cận các vị thần trong đền thờ của họ, các tập tục và phong tục của tổ tiên họ đối với những người tử sinh tầm thường. Thế mà, đức tin được Chúa Giêsu rao giảng cho những người đơn sơ không phải là đức tin giản đơn. Các dụ ngôn và những câu nói khác, hoặc một số tuyên bố của Gioan như lời tuyên bố: "Cha và Ta là một" (Ga 10:30), chứng tỏ rằng việc tiếp cận mầu nhiệm Thiên Chúa ít nhất cũng là nghịch lý. Cả điều Tín điều gọi là Chúa Ba Ngôi, cũng như sự hiệp nhất ngôi vị, được nêu tại Công đồng Chalcedoine, cũng như thuyết nhị nguyên năng động được bảo vệ bởi cứu thế học của Người Tuyên Tín Maximus, đều không thể được coi là những đề xuất đơn giản. Tuy nhiên, Kitô giáo chưa bao giờ được biết đến như một tín lý bí truyền dành riêng cho một nhóm tinh hoa. Chúa Kitô khẳng định điều này trong một tuyên bố cơ bản: ““Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì.” (Ga 18:20). Ngay cả kỹ thuật khai tâm về bí thuật [dicipline d’arcane], trong một thời khắc của Kitô giáo sơ khai, không cho thấy sự bận tâm ghen tị nào với bí mật, mà đúng hơn là sự đánh giá cao tính nghiêm túc và các giai đoạn của sự khai tâm Kitô giáo. Và theo thời gian, có vẻ như đức tin Kitô giáo đã hoàn toàn mang phong cách phổ biến và công khai của nó. Cuối cùng, mỗi Kitô hữu, khi làm dấu thánh giá trên mình, đã diễn tả đầy đủ và trọn vẹn cốt lõi của đức tin Ba Ngôi và Phục Sinh [178]. Toàn thể dân Chúa phải đưa ra lý do cho đức tin và niềm hy vọng của mình (x. 1 Pr 3:5): theo nghĩa này, họ là những nhà thần học [179].
118. Theo cùng một nghĩa, việc thực thi Huấn quyền, như được thực thi tại Công đồng Nicée, và trao cho giáo huấn của Giáo hội "Công Giáo" một phong cách công khai và mang tính định chế đích thực, do đó thiết lập sự bình đẳng của tất cả mọi người liên quan đến nội dung của đức tin. Kinh Tin Kính phụng vụ, được thực hành bởi tất cả các thành viên của Thân Thể Mầu Nhiệm, trong một phụng vụ công khai và chung, sẽ tạo thành một chuẩn mực cho contesseratio (mối liên hệ hiếu khách) của sự hiệp thông giáo hội, được Tertullien yêu thích [180]. Ích chung của Mặc khải thực sự được đặt "vào quyền sử dụng tùy ý" của tất cả các tín hữu, như được xác nhận bởi giáo lý Công Giáo về sự bất khả ngộ in credendo của những người đã chịu phép rửa tội: "Cộng đồng tín hữu, được xức dầu từ Đấng Thánh (x. 1 Ga 2:20, 27), không thể sai lầm trong đức tin.[181] "Các giám mục có vai trò cụ thể trong việc xác định đức tin nhưng không thể đảm nhận vai trò đó nếu không ở trong sự hiệp thông giáo hội của toàn thể dân Chúa[182]. Theo nghĩa này, Luật Mới của Tân Ước mang những đặc điểm của Luật Cũ, mà chiều kích công khai của nó thường không được đánh giá đầy đủ: vì luật được ban hành long trọng nên mọi người đều biết đến nó như là luật thần linh. Vì vậy, vì tính công khai của Lề Luật, cả những người lãnh đạo cũng phải tuân thủ nó. “Việc chấp nhận của những con người”, thường được phát hiện và lên án trong Tôra, sẽ dễ dàng xuất hiện ở đó theo cách khách quan hơn như một lỗi lầm chống lại phẩm giá bình đẳng của con cái Thiên Chúa (x. Lv 19:5; Hr 10:17; Cv 10:34; Rm 2:11).
3.2 Bảo vệ đức tin chống lại quyền lực chính trị
119. Do đó, Công đồng Nicée, với tất cả những gì nó mang ơn sáng kiến của Hoàng đế Constantine, vẫn sẽ là một cột mốc trên con đường dài hướng tới libertas Ecclesiae [tự do của giáo hội], vốn luôn là sự bảo đảm bảo vệ đức tin của những người đơn sơ và dễ bị tổn thương nhất trước quyền lực chính trị. Không còn nghi ngờ gì nữa, cùng lúc đó một phong trào cạnh tranh hướng tới điều gọi là "Caesaropapism [chế độ vương giáo]" đã ra đời, và đây là một cám dỗ dai dẳng trong các Giáo hội Ki-tô giáo. Vậy chúng ta nên xác định trong công đồng này sự khởi đầu của một sự bảo đảm của giáo hội đối với quyền tự do lương tâm của những người nhỏ bé, hay sự khởi đầu của một công cụ chính trị hóa tôn giáo của Chúa Kitô? Đúng là những mối quan tâm chính trị của Hoàng đế Constantine thường được nhấn mạnh ngày nay; người ta nhấn mạnh rằng Công đồng Nicée có mục đích, trong số những mục đích khác, là để kỷ niệm 20 năm trị vì của ông, và thậm chí còn ám chỉ rằng, trong một số trường hợp, lời tuyên xưng đức tin được Nicée thông qua trước hết là nhằm khôi phục sự hòa hợp trong Đế quốc. Tương tự như vậy, khái niệm dị giáo bị chỉ trích vì gắn liền với quyền lực áp chế của nhà nước tôn giáo. Mặc dù không thể đi vào việc giải quyết đầy đủ những vấn đề phức tạp này trong phạm vi của tài liệu này, chúng ta vẫn có thể phân biệt ở đây các hình thức và mục tiêu của sự hiệp nhất, sự hiệp nhất về đức tin giữa các Ki-tô hữu và sự hiệp nhất của các công dân. Một mặt, trên thực tế, thuyết độc thần Ba Ngôi của Nicée, trong chân lý Tín điều của nó, cũng như thuyết Arius, không cho phép một cách chính đáng tham vọng của Basileus [nhà vua]muốn là biểu tượng nhà nước và tôn giáo của sự thống nhất La Mã và đặt nền tảng cho một trật tự thần học-chính trị theo nghĩa chặt chẽ [183]. Mặt khác, nếu không có sự cảnh giác của Giáo hội tông đồ được Chúa Thánh Thần hỗ trợ trước sự chống đối với khía cạnh chưa từng thấy của Mặc khải là tà giáo, thì những mầu nhiệm đức tin được truyền đạt qua sự tự mặc khải của Ngôi Lời nhập thể, chịu đóng đinh và phục sinh sẽ không thể chống lại sự tan vỡ và hỗn loạn.
120. Bảo vệ đức tin của tất cả mọi người, cũng như tầm quan trọng của việc lắng nghe tiếng nói của ngay cả những người thấp kém nhất và nhỏ bé nhất, được biểu lộ ở sự kiện Nicée không đi theo con đường của thuyết Arius. Thật vậy, Thánh Jérôme nhấn mạnh đến số lượng lớn những người theo thuyết Arius và số lượng lớn các giám mục theo thuyết Arius. Về mặt lịch sử, chắc chắn đây là vấn đề đánh giá cách đọc của Thánh Jérôme, bởi vì hầu hết các giám mục và Kitô hữu không trực tiếp lựa chọn thuyết Arius, nhưng lại khá do dự trước một thuật ngữ không có trong Tân Ước. Tuy nói vậy, nhưng vì hiệu quả của vũ lực đã xảy ra do chính quyền chính trị khởi xướng, nên Công đồng đã có thể bảo vệ được sensus fidelium [cảm thức đức tin] [184] vốn hiện hữu trong dân Chúa. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng lời tuyên xưng đức tin của Nicée là tiếng vọng trung thành được sống trong Giáo hội của niềm hân hoan của Chúa Kitô: " Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. " (Mt 11:25-26).
Kết luận: Công bố Chúa Giêsu là Đấng Cứu rỗi của chúng ta cho mọi người ngày hôm nay
121. Việc cử hành 1,700 năm Công đồng Nicée là lời mời gọi khẩn thiết đối với Giáo hội để tái khám phá kho tàng đã được trao phó cho mình và rút ra từ đó để chia sẻ với niềm vui, trong một đà lực mới, thậm chí trong một "giai đoạn mới của việc truyền giảng Tin mừng". [185] » Việc công bố Chúa Giêsu Ơn cứu rỗi của chúng ta khởi đi từ đức tin được diễn tả tại Nicée, như được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople, trước hết là để cho mình thán phục trước sự bao la của Chúa Kitô để tất cả mọi người có thể thánh phục về điều đó, để thắp lại ngọn lửa tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu, để tất cả mọi người có thể bùng cháy tình yêu đối với Người. Không có gì và không ai đẹp hơn, sảng khoái hơn, cần thiết hơn Người. Dostoevsky tuyên bố điều đó một cách mạnh mẽ: “Tôi đã rèn luyện trong chính mình một Kinh Tin Kính, trong đó mọi thứ đều rõ ràng và thánh thiêng đối với tôi. Kinh Tin Kính này rất đơn giản, đó là: tin rằng không có gì đẹp hơn, sâu sắc hơn, cảm thông hơn, hợp lý hơn, nam tính hơn và hoàn hảo hơn Chúa Kitô. [186] "Trong Chúa Giêsu, homoousios với Chúa Cha, chính Thiên Chúa đến để cứu chúng ta, chính Thiên Chúa đã ràng buộc mình với nhân loại mãi mãi, để hoàn thành ơn gọi của chúng ta là con người. Là Con Một, Người biến đổi chúng ta nên giống Người như những người con trai, con gái yêu dấu của Chúa Cha nhờ quyền năng ban sự sống của Chúa Thánh Thần. Những ai đã chứng kiến vinh quang (doxă) của Chúa Kitô có thể hát bài ca này, và để cho lời tôn vinh biến thành lời công bố quảng đại và huynh đệ, tức là thành lời rao giảng kerygma [giáo lý sơ truyền].
122. Việc loan báo Chúa Giêsu là Đấng Cứu rỗi chúng ta qua đức tin được diễn tả tại Công đồng Nicée không phải là bỏ qua thực tại của nhân loại. Đức tin này không ngoảnh mặt làm ngơ trước những đau khổ và biến động đang hoành hành trên thế giới và ngày nay dường như đang phá hoại mọi hy vọng. Ngược lại, nó đối diện với những rắc rối này bằng cách tuyên xưng sự cứu chuộc duy nhất có thể, được đạt tới bởi Đấng đã từng biết đến cả sự dữ dội của tội lỗi và sự chối bỏ, cảnh cô đơn của sự bỏ rơi và cái chết, và Đấng, từ chính vực thẳm của sự dữ, đã trỗi dậy để đưa chúng ta cũng đến với chiến thắng của Người để đến vinh quang của sự phục sinh. Lời loan báo mới này không hề bỏ qua văn hóa và các nền văn hóa, nhưng ngược lại, ở đấy cũng vậy với hy vọng và lòng bác ái, lắng nghe và được chúng làm cho phong phú, mời gọi chúng thanh lọc và nâng cao chúng. Việc bước vào niềm hy vọng như thế rõ ràng đòi hỏi sự hoán cải, nhưng trước hết là từ phía người loan báo Chúa Giêsu bằng cuộc sống và lời nói, vì đó là sự đổi mới trí tuệ theo tư tưởng của Chúa Kitô. Nicée là kết quả của sự biến đổi tư tưởng được ngụ ý và thực hiện thông qua biến cố Chúa Giêsu Kitô. Tương tự như vậy, một giai đoạn truyền giáo mới chỉ có thể thực hiện được đối với những ai để mình được đổi mới bởi biến cố này, đối với những ai để mình được chiếm hữu bởi vinh quang của Chúa Kitô, luôn luôn mới mẻ.
123. Việc loan báo Chúa Giêsu là Đấng Cứu rỗi của chúng ta, dựa trên đức tin được diễn tả tại Công đồng Nicée, là phải đặc biệt chú ý đến những anh chị em nhỏ bé và dễ bị tổn thương nhất của chúng ta. Ánh sáng mới chiếu rọi trên tình huynh đệ giữa mọi thành viên trong gia đình nhân loại bởi Chúa Kitô, Người Con homoousios [đồng bản tính] với Chúa Cha và chia sẻ bản chất chung của con người, đặc biệt soi sáng cho những người cần nhất niềm hy vọng của ân sủng. Chúng ta bị ràng buộc bởi một mối liên kết căn bản không thể phá hủy với tất cả những người đang đau khổ và bị loại trừ; Tất cả chúng ta đều được kêu gọi làm việc để ơn cứu rỗi có thể đến với họ nói riêng. Rao giảng ở đây có nghĩa là "cho ăn", "cho uống", "đón nhận", "cho mặc" và "đi thăm viếng" (Mt 25:34-40), là làm sáng tỏ vinh quang khiêm nhường của đức tin, đức cậy và đức mến cho những người không được tin, không ai hy vọng nơi họ và không được thế gian yêu thương. Việc công bố có nghĩa là làm cho những nhân đức đối thần này tỏa sáng trong sự khiêm nhường và đau khổ: điều này chỉ có thể đến từ Chúa Kitô, Đấng Cứu rỗi chúng ta và do đó làm chứng về Người và cho phép chúng ta gặp gỡ Người. Tuy nhiên, chúng ta đừng nhầm lẫn: những người đàn ông bị đóng đinh trong lịch sử này chính là Chúa Kitô ở giữa chúng ta, theo nghĩa mạnh mẽ nhất có thể: "các ngươi đã làm cho chính Ta" (Mt 25:40). Đấng chịu đóng đinh và phục sinh biết rõ nỗi đau khổ của họ và họ cũng biết nỗi đau khổ của Người. Vì vậy, họ là những tông đồ, giáo viên và nhà truyền giáo của người giàu và người khỏe mạnh. Vấn đề là giúp đỡ người nghèo, nhưng trên hết là bước vào mối quan hệ với họ và sống với họ để cho phép mình được họ dạy dỗ: họ hiểu rõ hơn bất cứ ai về sự bao la của hồng phúc Chúa Con homoousios, đi xa đến tận thập giá, được tuyên xưng tại Công đồng Nicée. Họ có thể giới thiệu cho chúng ta niềm hy vọng mạnh hơn cái chết, theo Lời Chúa, Đấng đã xuống tận những người thấp hèn nhất trong chúng ta để nâng chúng ta lên cao nhất với Người [187].
124. Việc loan báo Chúa Giêsu là Đấng Cứu rỗi chúng ta nhờ đức tin được diễn tả tại Công đồng Nicée là loan báo Người trong Giáo hội. Đó là công bố điều đó thông qua lời chứng của tình anh em tuyệt vời được thành lập trong Chúa Kitô. Mục đích là để làm sáng tỏ những điều kỳ diệu mà Giáo hội "duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền" là "bí tích cứu rỗi phổ quát" và mở ra con đường đến với sự sống mới: kho tàng Kinh thánh được giải thích trong Kinh Tin Kính, sự phong phú của lời cầu nguyện, của phụng vụ và các bí tích phát xuất từ phép rửa tội được tuyên xưng tại Công đồng Nicée, ánh sáng của giáo huấn phục vụ cho đức tin chung. Tuy nhiên, kho tàng này “chúng ta mang nó trong những bình đất” (2 Cô-rinh-tô 4:7). Điều này đúng, vì việc loan báo chỉ có hiệu quả khi có sự nhất quán giữa hình thức của sứ điệp và nội dung của nó, giữa hình thức của Chúa Kitô và hình thức truyền giảng Tin mừng. Trong thế giới ngày nay, điều đặc biệt quan trọng là phải ghi nhớ rằng vinh quang mà chúng ta chiêm ngưỡng chính là vinh quang của Chúa Kitô, "hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt 11:29), Đấng đã tuyên bố: "Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp" (Mt 5:5). Đấng Chịu Đóng Đinh-Phục Sinh thực sự chiến thắng, nhưng đó là chiến thắng trên sự chết và tội lỗi chứ không phải trên kẻ thù – không có kẻ thua cuộc trong Mầu nhiệm Vượt Qua, ngoại trừ kẻ thua cuộc về mặt cánh chung, Satan là kẻ chia rẽ [188]. Việc loan báo Chúa Giêsu là Đấng Cứu rỗi của chúng ta không phải là một cuộc đấu tranh, nhưng đúng hơn là một sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Đấng đã nhìn những ai Người gặp bằng tình yêu thương và lòng trắc ẩn (Mc 10:21; Mt 9:36) và để cho mình được hướng dẫn bởi một người khác, bởi Thánh Thần của Chúa Cha[189]. Lời loan báo sẽ có kết quả nếu chính Chúa Kitô hành động trong chúng ta:
“Thật tốt khi nhớ rằng khi sai các môn đệ đi truyền giáo, ‘Chúa đã làm việc với họ’ (Mc 16:20). Người ở đó, làm việc, đấu tranh và làm điều tốt với chúng ta. Theo một cách huyền nhiệm, chính tình yêu của Người được biểu lộ qua việc phục vụ của chúng ta, chính Người là người nói với thế giới bằng ngôn ngữ đôi khi không có lời nào diễn tả được[190].
Kỳ tới: Các Chú thích
Văn Hóa
Đọc Joseph Ratzinger, Nhà thần học của tính liên tục: Ý nghĩa của việc rước lễ
Vũ Văn An
18:45 16/04/2025
Ý nghĩa của việc rước lễ
Sau đây là một tiểu luận khác của Đức Bê-nê-đic-tô XVI viết sau khi từ chức ngôi vị giáo hoàng, nhưng chỉ được phổ biến sau khi ngài qua đời. Tiểu luận này, dịch sang Việt ngữ, đã được chúng tôi đăng tải trên VietCatholicNews ngày 1 tháng 3 năm 2023:

Theo Sandro Magister, trong số mười lăm bản văn, Đức Bênêđíctô XVI đã viết sau khi ngài từ chức giáo hoàng và được sắp xếp để công bố sau khi ngài qua đời, trong sưu tập do Mondadori xuất bản, “Kitô giáo giáo là gì. Một gần như chúc thư thiêng liêng”, bốn bản lần đầu tiên ra ánh sáng, và trong số này, một bản nổi bật hơn cả.
Nó dài 17 trang và có tựa đề “Ý nghĩa của việc rước lễ”. Nó được hoàn thành vào ngày 28 tháng 6 năm 2018, ngay khi một cuộc đụng độ rất gay gắt đang diễn ra trong Giáo hội Đức và giữa Giáo hội này với Rôma về vấn đề có nên cho các cặp vợ chồng Thệ phản rước lễ hay không, trong trường hợp hôn nhân liên phái, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô bối rối, lúc nghiêng về phía có, lúc nghiêng về phía không, và đôi khi có và không cùng được nói lên với nhau.
Trong bản văn này, Joseph Ratzinger đi vào gốc rễ của vấn đề. Ngài viết, nếu người Công Giáo cũng giản lược Thánh lễ thành một bữa ăn tối huynh đệ, giống như đối với người Thệ phản, thì mọi thứ đều được cho phép, kể cả việc rước lễ đó cũng sẽ trở thành dấu ấn chính trị của sự thống nhất nước Đức sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, như thực tế đã xảy ra “trước con mắt của máy quay truyền hình.”
Nhưng Thánh Lễ không phải là một bữa ăn tối, ngay cả khi nó được phát sinh trong bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu. Nó cũng không bắt nguồn từ các bữa ăn của Chúa Giêsu với những người tội lỗi. Ngay từ đầu, nó chỉ dành cho cộng đồng các tín hữu, tuân theo “các điều kiện nghiêm ngặt mới được đến gần”. Tên thật của nó là “Eucharistia” [lễ tạ ơn]” và trung tâm của nó là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu phục sinh. Đức Bênêđictô nhắc nhớ: hơn nhiều nhà phụng vụ học, những người nắm bắt được bản chất của nó là những người trẻ đã âm thầm thờ lạy Chúa trong Mình Thánh, trong các Ngày Giới trẻ Thế giới ở Cologne, Sydney và Madrid.
Phần đầu của bài tiểu luận của Đức Bênêđíctô được chép lại dưới đây. Uyên bác, nhưng linh động. Với những ký ức bản thân lóe lên và với những tham chiếu nhanh chóng và gợi lên những câu hỏi chẳng hạn như nền tảng của đời sống độc thân linh mục hay ý nghĩa của “lương thực hàng ngày” được viện dẫn trong Kinh Lạy Cha.
Ý nghĩa của việc Rước Lễ
Tác giả: Joseph Ratzinger / Bênêđictô XVI
Trong những thế kỷ gần đây, việc cử hành Bữa Tiệc Ly hoàn toàn không chiếm một vị trí trung tâm trong đời sống giáo hội của các Giáo hội Thệ Phản. Trong không ít cộng đồng, Tiệc Thánh chỉ được cử hành mỗi năm một lần, vào Thứ Sáu Tuần Thánh. [...] Rõ ràng là xét về loại thực hành này, câu hỏi về việc rước lễ liên phái không hề có ý nghĩa gì cả. Chỉ có việc áp dụng một cách có thực chất hình thức sinh hoạt chung của Công Giáo ngày nay mới có thể làm cho vấn đề trở nên khẩn cấp về mặt nhân bản.
Thật đáng ngạc nhiên, trong Giáo hội cổ thời, việc cử hành Thánh lễ hàng ngày được coi là hiển nhiên từ rất sớm. Theo những gì tôi biết, không có cuộc thảo luận nào xung quanh thực hành này, vốn đã hình thành một cách hòa bình. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể hiểu được lý do tại sao [trong kinh “Pater noster” (Lạy Cha)] tính từ mầu nhiệm “epiousion” gần như hiển nhiên được dịch là “quotidianus” [hàng ngày]. Đối với Kitô hữu, “supersubstantial” (Siêu bản thể) là điều cần thiết hàng ngày. Việc cử hành Thánh Thể hàng ngày tỏ ra cần thiết trước hết đối với các linh mục và giám mục, với tư cách là “tư tế” của Giao Ước Mới. Lối sống độc thân đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Sự tiếp xúc trực tiếp có tính “xác thịt” với các mầu nhiệm của Thiên Chúa, đã có từ thời Cựu Ước, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc loại trừ các liên hệ vợ chồng đối với tư tế cử hành vào những ngày ông chịu trách nhiệm về việc này. Tuy nhiên, kể từ đây, linh mục Kitô giáo không còn tạm thời xử lý các mầu nhiệm thánh nữa, mà mãi mãi chịu trách nhiệm về Mình Chúa, về lương thực “hàng ngày”, nên việc dâng mình hoàn toàn cho Người trở nên cần thiết. […]
Tuy nhiên, đối với giáo dân, thực hành rước lễ đã trải qua những bước phát triển đáng chú ý. Dĩ nhiên, giới luật Chúa nhật đòi hỏi mọi người Công Giáo phải tham gia cử hành các mầu nhiệm trong ngày của Chúa, nhưng quan niệm của người Công Giáo về Bí tích Thánh Thể không nhất thiết bao gồm việc rước lễ hàng tuần.
Tôi nhớ lại trong thời đại sau thập niên 1920, đối với các bậc sống khác nhau trong Giáo hội, có những ngày Rước lễ luôn luôn cũng là những ngày Xưng tội, và những ngày này cũng chiếm một vị trí nổi bật trong đời sống gia đình. Có giới luật phải xưng tội ít nhất mỗi năm một lần và rước lễ trong mùa Phục sinh. [...] Khi người nông dân, chủ gia đình, xưng tội, một bầu không khí đặc biệt ngự trị trong trang trại: mọi người tránh làm bất cứ điều gì có thể khiến ông khó chịu và do đó gây nguy hiểm cho tình trạng trong sạch của ông trước các mầu nhiệm thánh thiện. Trong những thế kỷ này, Mình Thánh không được phân phát trong cử hành Thánh Lễ, nhưng tách biệt, trước hoặc sau cử hành Thánh Thể. […]
Nhưng cũng luôn có những khuynh hướng muốn Rước lễ thường xuyên hơn, gắn liền với phụng vụ hơn, điều này đã đạt được sức mạnh khi bắt đầu có phong trào phụng vụ. [...] Công đồng Vatican II đã nhận ra những lý do chính đáng cho điều này và cố gắng làm nổi bật sự thống nhất nội tại giữa việc cử hành Thánh Thể chung và việc cá nhân Rước lễ.
Đồng thời, đặc biệt là trong những năm chiến tranh, về phía Tin Lành, một sự chia rẽ đã phát triển thời Đệ tam Đế chế giữa điều được gọi là “deutsche Christen,” những người Đức theo Kitô giáo, một bên, và bên kia là “bekennende Kirche,” Giáo hội tuyên xưng. Sự chia rẽ này đã dẫn đến một thỏa thuận mới giữa “bekennende Christen”, những người theo đạo Tin lành tuyên xưng và Giáo Hội Công Giáo. Kết quả là việc thúc đẩy Rước Lễ chung giữa các tín phái. Trong hoàn cảnh này, đã nảy sinh ước muốn về một thân thể duy nhất của Chúa mà ngày nay, tuy nhiên, có nguy cơ đánh mất nền tảng tôn giáo mạnh mẽ của nó và, trong một Giáo hội hướng ngoại, được xác định bởi các lực lượng chính trị và xã hội hơn là bởi cuộc tìm kiếm Chúa trong tâm hồn.
Về vấn đề này, tôi nhớ lại hình ảnh của một thủ tướng Công Giáo thuộc Cộng hòa Liên bang, người đã uống chén Thánh Thể trước ống kính truyền hình và do đó cũng trước mắt những người thờ ơ với tôn giáo. Cử chỉ đó, ngay sau khi đất nước thống nhất, xuất hiện như một hành động chủ yếu có tính chính trị, trong đó sự đoàn kết của mọi người Đức được biểu lộ. Nghĩ lại điều đó, cho đến tận ngày nay, tôi vẫn cảm thấy vô cùng mạnh mẽ một lần nữa sự ra xa lạ của niềm tin bắt nguồn từ việc này. Và khi các tổng thống của Cộng hòa Liên bang Đức, đồng thời là chủ tịch các thượng hội đồng của Giáo hội họ, thường xuyên lớn tiếng kêu gọi Rước lễ liên phái, tôi thấy yêu cầu ăn bánh và uống chén chung có thể phục vụ các mục đích khác ra sao.
Có thể chỉ cần đưa ra một vài nhận xét về tình hình hiện tại của đời sống Thánh Thể trong Giáo Hội Công Giáo là đủ. Một diễn trình có tác động lớn là việc gần như biến mất hoàn toàn bí tích Sám hối, một việc, tiếp theo cuộc tranh cãi về tính bí tích hoặc thiếu tính bí tích của việc giải tội tập thể, trên thực tế, đã biến mất ở phần lớn Giáo hội, chỉ tìm được một nơi ẩn náu nhất định trong các đền thờ. [...] Với sự biến mất của bí tích Sám hối, một quan niệm thực dụng về Bí tích Thánh Thể đã lan rộng. […] Những người hiện diện tại cử hành Thánh Thể, dù coi nó chỉ như một bữa ăn tối hiển nhiên cũng lãnh nhận hồng ân Thánh Thể. Trong tình huống Thệ phản hóa cao độ cách hiểu về Bí tích Thánh Thể như vậy, việc rước lễ liên phái dĩ nhiên xem ra rất tự nhiên. Tuy nhiên, mặt khác, sự hiểu biết của Công Giáo về Bí tích Thánh Thể không hoàn toàn biến mất, và trên hết, Ngày Giới trẻ Thế giới đã dẫn đến việc tái khám phá việc tôn thờ Thánh Thể và do đó cũng khám phá ra sự hiện diện của Chúa trong bí tích.
Bắt đầu từ khoa chú giải Thệ phản, ngày càng có nhiều sự ủng hộ cho ý kiến cho rằng điều dọn đường cho Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu là “các bữa ăn với các người tội lỗi” của Thầy Chí Thánh, và các bữa ăn này chỉ có thể hiểu được trên cơ sở này. Nhưng không phải vậy. Việc dâng Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô không liên quan trực tiếp đến các bữa ăn với người tội lỗi. Ngoài câu hỏi liệu Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu có phải là bữa ăn của Lễ Vượt Qua hay không, nó được đặt trong truyền thống thần học và pháp lý của lễ Pesach [Vượt Qua]. Kết quả là, nó được nối kết chặt chẽ với gia đình, quê hương và tư cách thành viên trong dân Israel. Để phù hợp với quy định này, Chúa Giêsu đã cử hành lễ Pesach cùng với gia đình Người, nghĩa là với các tông đồ, những người đã trở thành gia đình mới của Người. Vì vậy, Người đã tuân theo một nguyên tắc mà theo đó những người hành hương đến Giêrusalem có thể tham gia cùng nhau trong các nhóm gọi là “chaburot” [đồng chí].
Các Kitô hữu tiếp tục truyền thống này. Họ là “chaburah” [đồng chí], là gia đình của Người, mà Người đã thành lập từ đoàn hành hương của Người, những người cùng Người đi trên con đường Tin Mừng qua vùng đất lịch sử. Do đó, việc cử hành Thánh Thể trong Giáo hội cổ xưa ngay từ đầu đã được liên kết với cộng đồng tín hữu và cùng với điều này là những điều kiện nghiêm ngặt để được tiếp cận, như có thể thấy từ những nguồn cổ xưa nhất: “Didachè,” Thánh Giustinô Tử Đạo, v.v. không liên quan gì đến những khẩu hiệu như “Giáo Hội cởi mở” hoặc “Giáo Hội đóng kín”. Thay vào đó, việc trở nên một cách sâu xa của Giáo hội, một thân thể duy nhất với Chúa, là điều kiện tiên quyết để Giáo hội có sức mạnh mang sự sống và ánh sáng của mình vào thế giới.
Trong các cộng đồng giáo hội phát sinh từ cuộc Cải cách, các cử hành bí tích được gọi là “Bữa tối”. Trong Giáo Hội Công Giáo, lễ cử hành bí tích Mình và Máu Chúa Kitô được gọi là “Lễ Thánh Thể”. Đây không phải là một sự phân biệt ngẫu nhiên, thuần túy về mặt ngôn ngữ. Thay vào đó, trong sự khác biệt của các giáo phái, có một sự khác biệt sâu sắc gắn liền với cái hiểu về chính bí tích. Nhà thần học Thệ phản nổi tiếng Edmund Schlink, trong một bài phát biểu được theo sát chặt chẽ tại Công đồng, đã tuyên bố rằng ông không thể công nhận chính Chúa thiết lập ra việc cử hành Bí tích Thánh Thể của Công Giáo. [...]Rõ ràng, ông tin chắc rằng Luther, nhờ quay trở lại với cấu trúc thuần túy của Bữa Tiệc Ly, đã vượt qua sự xuyên tạc của Công Giáo và tái lập rõ ràng lòng trung thành với mệnh lệnh của Chúa, "Hãy làm việc này...".
Ở đây không cần thiết phải thảo luận về những gì đã được thiết lập như một sự kiện, trong khi chờ đợi, nghĩa là từ góc độ lịch sử thuần túy, ngay Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu cũng hoàn toàn khác với việc cử hành Bữa Tiệc Ly của phái Luther. Thay vào đó, quả đúng khi nhận xét rằng Giáo hội nguyên thủy đã không lặp lại Bữa Tiệc Ly theo hiện tượng học, mà đúng hơn, thay vì Bữa Tiệc Ly vào buổi tối, đã cố ý chọn buổi sáng để cử hành cuộc gặp gỡ với Chúa, điều từ thời xa xưa nhất đã không còn được gọi là Bữa Tiệc Ly nữa, mà là Lễ Thánh Thể. Chỉ trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh vào buổi sáng ngày thứ nhất, việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể mới hoàn tất, bởi vì chỉ với Chúa Kitô hằng sống, các mầu nhiệm thánh mới có thể được cử hành.
Điều gì đã xảy ra ở đây? Tại sao Giáo hội mới thành lập lại hành động như vậy? Chúng ta hãy quay lại một chút với bữa ăn tối và việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bữa ăn tối. Khi Chúa nói “Hãy làm điều này,” Người không có ý khuyên các môn đệ lập lại Bữa Tiệc Ly như vậy. Nếu đó là một cử hành lễ Vượt Qua, thì rõ ràng là, theo giới luật của Xuất Hành, Lễ Vượt Qua chỉ được tổ chức mỗi năm một lần và không thể lặp lại nhiều lần trong năm. Nhưng ngay cả ngoài điều này, rõ ràng là mệnh lệnh được đưa ra là không được lặp lại toàn bộ bữa ăn tối thời đó, mà chỉ là lễ vật mới của Chúa Giêsu, trong đó, phù hợp với những lời thành lập, truyền thống của Sinai được gắn liền với việc công bố Giao ước mới vốn được Giêrêmia đặc biệt làm chứng. Giáo hội, vốn biết mình bị ràng buộc vào những những chữ “Hãy làm việc này”, do đó đồng thời cũng biết rằng bữa ăn tối không được lặp lại toàn bộ, nhưng cần phải ngoại suy điều gì về yếu tính là mới và vì điều này phải tìm ra một hình thức tổng thể mới. […]
Trình thuật cổ xưa nhất về việc cử hành Thánh Thể mà chúng ta có – tức trình thuật được Thánh Justinô Tử Đạo truyền lại cho chúng ta từ khoảng năm 155 – đã cho thấy rằng một sự hợp nhất mới đã được hình thành bao gồm hai thành phần nền tảng: cuộc gặp gỡ với Lời Chúa trong một phụng vụ Lời Chúa, và sau đó là “Thánh Thể” như “logiké latreia [thờ phượng hợp luận lý?].” “Lễ Thánh Thể” là dịch hạn từ “berakah” trong tiếng Hípri, nghĩa là lễ tạ ơn, và cho thấy cốt lõi trung tâm của đức tin và lời cầu nguyện của người Do Thái vào thời Chúa Giêsu. Các bản văn về Bữa Tiệc Ly thường nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu “đã tạ ơn bằng lời cầu nguyện chúc phúc,” và vì thế Bí tích Thánh Thể, cùng với lễ vật bánh và rượu, được coi là cốt lõi của hình thức Bữa Tiệc Ly của Người. Đặc biệt là J.A. Jungmann và Louis Bouyer, người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “Thánh Thể” như một yếu tố cấu thành.
Khi việc cử hành việc thiết lập Chúa Giêsu diễn ra trong bối cảnh Bữa Tiệc Ly được gọi là Bí tích Thánh Thể, thì điều được diễn tả một cách hợp lệ với thuật ngữ này là cả sự vâng phục đối với việc thiết lập Chúa Giêsu và hình thức bí tích mới được phát triển trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh. Đây không phải là vấn đề mô phỏng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, nhưng là biến cố mới của cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh: sự mới lạ và lòng trung thành đi đôi với nhau. Sự khác biệt giữa lối gọi “Bữa Tiệc Ly” và “Thánh Thể” không phải là hời hợt và ngẫu nhiên, nhưng cho thấy một sự khác biệt căn bản trong cách hiểu về mệnh lệnh của Chúa Giêsu.
VietCatholic TV
Công lý nhãn tiền: Ukraine tập kích xóa sổ lữ đoàn Nga tấn công Sumy, kho hỏa tiễn nổ tung nhiều giờ
VietCatholic Media
03:43 16/04/2025
1. JD Vance hốt hoảng trước các cáo buộc của Tổng thống Zelenskiy mà ông ta gọi là ‘Vô lý’
Phó Tổng thống JD Vance cho biết Hoa Kỳ phải hiểu cả lằn ranh đỏ chiến lược của Nga và Ukraine để chấm dứt chiến tranh, đồng thời bác bỏ lời cáo buộc của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Washington đang đứng về phía Mạc Tư Khoa.
Tổng thống Zelenskiy đã nói với chương trình 60 Minutes của CBS rằng ông tin rằng “những câu chuyện về Nga đang chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ” và ông hiểu Vance “bằng cách nào đó đang biện minh cho hành động của Putin” bằng cách coi Ukraine cũng là một kẻ xâm lược.
Phó Tổng thống JD Vance đang có ý định ra tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử 2028. Trước khi được Trump đề cử làm phó tổng thống, Vance không phải là một nhân vật nổi bật trong Đảng Cộng Hòa. Hơn thế nữa, trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, Vance công khai gọi Trump là “đồ ngu” và so sánh Trump với Hitler. Thành ra, việc Vance được đề cử làm phó tổng thống gây kinh ngạc cho nhiều người, và đặt ra rất nhiều câu hỏi.
Trong bối cảnh đó, những lời tố cáo của Tổng thống Zelenskiy, hiểu theo nghĩa Vance là người do Nga cài cắm bên cạnh Tổng thống Trump, thực sự gây nguy hiểm cho tiền đồ của Vance.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Fox News ngày 10/2/2025, khi Bret Baier của Fox News hỏi liệu ông có coi Vance là “người kế nhiệm” và là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời không chút chần chừ, “Không, nhưng ông ấy rất có năng lực. Tôi nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều người rất có năng lực.”
“Cho đến nay, tôi nghĩ ông ấy đang làm một công việc tuyệt vời. Còn quá sớm, chúng tôi chỉ mới bắt đầu,” Tổng thống Donald Trump nói thêm.
Căng thẳng đang diễn ra giữa giới lãnh đạo ở Washington và Kyiv khi Chính quyền Tổng thống Trump cố gắng làm trung gian chấm dứt chiến tranh với Nga.
Một số người ở Washington coi Tổng thống Zelenskiy là trở ngại cho hòa bình và muốn ông ra đi, nhưng các đồng minh của Ukraine ở Âu Châu lo ngại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thỏa hiệp quá dễ dàng với Putin vì mục đích đạt được một thỏa thuận nhanh chóng.
Vance cho biết trong một cuộc phỏng vấn với UnHerd được công bố vào sáng thứ Ba rằng ông đã chỉ trích Nga vì cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022.
Vance nói với cơ quan truyền thông này rằng: “Tôi cũng đã cố gắng áp dụng nhận thức chiến lược rằng nếu bạn muốn chấm dứt xung đột, bạn phải cố gắng hiểu được mục tiêu chiến lược của cả người Nga và người Ukraine”.
“Điều đó không có nghĩa là bạn ủng hộ về mặt đạo đức cho hành động của Nga, hoặc ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện, nhưng bạn phải cố gắng hiểu ranh giới đỏ chiến lược của họ là gì, giống như bạn phải cố gắng hiểu người Ukraine đang cố gắng đạt được điều gì từ cuộc xung đột.”
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ thật vô lý khi Tổng thống Zelenskiy nói với chính phủ Mỹ, nơi hiện đang duy trì toàn bộ chính phủ và nỗ lực chiến tranh của ông ấy, rằng bằng cách nào đó chúng tôi đứng về phía người Nga”. Tuyên bố này của Vance không hoàn toàn đúng sự thật. Theo Oleksandr Merezhko, thành viên Verkhovna Rada hay Quốc Hội Ukraine, hầu hết số tiền để điều hành nhà nước Ukraine hiện nay đến từ Liên Hiệp Âu Châu sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra quyết định cắt viện trợ trong 90 ngày.
Vance và Tổng thống Trump đã tham gia vào một cuộc đụng độ công khai gây sốc với Tổng thống Zelenskiy tại Phòng Bầu dục vào tháng 2. Vance cáo buộc Tổng thống Zelenskiy tỏ ra thiếu tôn trọng với tổng thống và không biết ơn Hoa Kỳ vì sự giúp đỡ của họ. Tổng thống Trump nói Tổng thống Zelenskiy đang đánh bạc với Thế chiến thứ III.
Kể từ đó, mối quan hệ đã được cải thiện phần nào, nhưng căng thẳng vẫn còn. Tổng thống Trump muốn chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine một cách nhanh chóng, nói rằng ông không thể chịu đựng được quy mô mất mát về sinh mạng và chi phí mà người nộp thuế Hoa Kỳ phải trả cho việc tài trợ cho quốc phòng của Kyiv thông qua viện trợ quân sự.
Ukraine và các đồng minh Âu Châu lo ngại Tổng thống Trump sẽ thỏa hiệp quá nhiều với Putin để chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt thay vì gây áp lực tối đa lên Nga, kẻ chủ mưu và kẻ xâm lược. Tổng thống Trump nói rằng bạn phải lắng nghe cả hai bên để chấm dứt xung đột.
Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Tư, một ngày sau cuộc tấn công tàn bạo của Nga vào Sumy giết chết 35 người và làm bị thương 117 người đang trên đường đến nhà thờ cử hành Chúa Nhật Lễ Lá hay từ nhà thờ về nhà, thay vì lên án hành động tàn bạo của Nga, Tổng thống Trump đã đăng trên nền tảng Truth Social của mình rằng cuộc chiến sẽ không bắt đầu nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, đồng thời đổ lỗi cho người tiền nhiệm là Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Zelenskiy vì “một công việc hoàn toàn khủng khiếp khi cho phép trò hề này bắt đầu”.
“ Có rất nhiều cách để ngăn chặn nó bắt đầu. Nhưng đó là quá khứ. Bây giờ chúng ta phải DỪNG LẠI, VÀ NHANH CHÓNG. BUỒN QUÁ!” Tổng thống Trump viết.
[Newsweek: JD Vance Clarifies Stance on Russia, Zelensky: 'Absurd']
2. Nội dung cuộc họp báo của Tổng thống Trump đang gây ra nhiều tranh cãi
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố của Nga vào thành phố Sumy giết chết 35 người và làm bị thương 117 người, khi anh chị em người Ukraine đang đến nhà thờ cử hành Chúa Nhật Lễ Lá hay đang ra về sau buổi lễ, Tổng thống Trump đã không gọi cuộc tấn công là một vụ khủng bố mà gọi đó là một tai nạn “khủng khiếp”. Ông nói: “Tôi nghĩ nó thật khủng khiếp, và tôi được cho biết người Nga đã phạm sai lầm”, ông nói mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố của mình. Ông cũng không đưa ra bất cứ một lệnh trừng phạt nào cho hành động của Nga. Điều này đã gây ra những phản ứng tức giận. Trong cuộc họp báo tại phòng bầu dục chung với Tổng thống El Salvador vào ngày 14 Tháng Tư, ông đã trả lời các nhà báo về vấn đề này.
Để mọi chuyện hoàn toàn rõ ràng, Kim Thúy xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi những câu trả lời của Tổng thống Trump qua chính giọng nói của ông ấy trước khi quý vị và anh chị em nghe qua lời dịch sang Việt Ngữ của Kim Thúy.
[11:27] Phóng viên nói: Vâng. Cảm ơn ngài Tổng thống. Tối qua ngài đã nhắc đi nhắc lại rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một sai lầm. Sai lầm chính xác là gì? Và ngài có đưa ra cho Putin một thời hạn để thực sự tiến tới một lệnh ngừng bắn không?
Tổng thống Donald Trump trả lời: Sai lầm là để chiến tranh xảy ra. Nếu Biden có năng lực, và nếu Tổng thống Zelenskiy có năng lực, và tôi không biết là ông ấy có. Chúng tôi đã có một phiên họp khó khăn với anh chàng này ở đây. Anh ta cứ liên tục yêu cầu nhiều hơn nữa. Cuộc chiến đó không bao giờ được phép xảy ra. Cuộc chiến đó... Tôi đã trải qua bốn năm và Putin thậm chí còn không nhắc đến nó. Và ngay khi cuộc bầu cử bị gian lận và tôi không có mặt ở đây, cuộc chiến đó đã bắt đầu. Không đời nào cuộc chiến đó được phép xảy ra. Và Biden lẽ ra phải ngăn chặn nó.
Và bạn hãy nhìn Putin, tôi không nói bất kỳ ai là thiên thần, nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng tôi đã trải qua bốn năm và đó thậm chí không phải là một vấn đề. Ông ấy sẽ không bao giờ làm vậy. Và tôi đã nói với ông ấy, “Đừng làm vậy. Ông sẽ không làm vậy đâu.” Và đó là con ngươi của mắt ông ấy, không đời nào ông ấy làm vậy.
Tất cả những gì bạn phải làm là hạ giá dầu. Nếu bạn hạ giá dầu… Biden giữ giá cao như vậy vì những gì ông ta làm đã khiến việc hạ giá dầu trở nên bất khả thi. Nếu bạn hạ giá dầu, bạn sẽ không bao giờ có chiến tranh, nhưng dù sao thì bạn cũng sẽ không có nó với tôi. Cuộc chiến đó sẽ không bao giờ xảy ra. Và tôi nghĩ đó là một sự lạm dụng lớn.
Vậy bây giờ bạn phải làm gì? Bạn có một đất nước mà 25% đất đai đã biến mất và những địa điểm tốt nhất. Nơi hàng triệu người bị giết, bạn đã không báo cáo chính xác số người chết. Và đây là cuộc chiến của Biden và tôi đang cố gắng ngăn chặn nó. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ làm tốt, tôi hy vọng chúng ta sẽ làm được. Họ mất trung bình 2.500 người trẻ mỗi tuần. Bây giờ họ là người Nga và họ là người Ukraine, nhưng đó là cả hàng 2000 người. Chúng ta không quan tâm. Mặc kệ muốn sao thì sao. Họ không đến từ đất nước của bạn, họ không đến từ đất nước của tôi, nhưng tôi muốn ngăn chặn nó.
2.500 người, đó là một cánh đồng chết chóc. Giống như Nội chiến vậy. Bạn hãy nhìn xem. Tôi nhìn vào những bức ảnh vệ tinh. Điều này không nên xảy ra trong thời đại của chúng ta. Tất nhiên, thời đại của chúng ta có thể khá bạo lực như chúng ta biết. Nhưng đó là một cuộc chiến không bao giờ được phép bắt đầu. Và Biden lẽ ra phải ngăn chặn nó và Zelenskiy lẽ ra phải ngăn chặn nó và Putin không bao giờ nên bắt đầu nó. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm.
[13:46] Phóng viên nói: Thưa ngài, ngài đã nói chuyện với Tổng thống Zelenskiy về lời đề nghị mua thêm hệ thống hỏa tiễn Patriot chưa?
Tổng thống Donald Trump trả lời: Ồ, tôi không biết. Ông ta luôn tìm cách mua hỏa tiễn. Ông ta phản đối... Nghe này, khi bạn bắt đầu một cuộc chiến, bạn phải biết rằng bạn có thể thắng cuộc chiến đó hay không, đúng không? Bạn không bắt đầu một cuộc chiến chống lại một ai đó lớn gấp 20 lần bạn rồi hy vọng rằng mọi người sẽ cung cấp cho bạn một số hỏa tiễn. Nếu chúng ta không cung cấp cho họ những gì chúng ta đã cung cấp, hãy nhớ rằng tôi đã cung cấp cho họ Javelin. Đó là cách họ giành chiến thắng trong trận chiến lớn đầu tiên của họ. Với những chiếc xe tăng bị kẹt trong bùn và họ đã tiêu diệt chúng bằng Javelin. Họ nói rằng đó là nhờ Obama, vào thời điểm đó, Obama đã đưa cho họ rác rưởi và Tổng thống Trump đã cung cấp cho họ Javelin. Nhưng vấn đề là điều đó không bao giờ nên xảy ra. Thật đáng xấu hổ. Các thị trấn đã bị phá hủy. Các thị trấn và thành phố phần lớn đã bị phá hủy.
Họ có những ngọn tháp, những ngọn tháp tuyệt đẹp vươn lên trời. Họ nói rằng những ngọn tháp của họ là đẹp nhất thế giới, ở Ukraine vì bất kỳ lý do gì, nhưng là những ngọn tháp đẹp nhất thế giới. Hầu hết chúng nằm nghiêng, hư hại và bị phá hủy. Và quan trọng nhất, bạn có hàng triệu người đã chết. Hàng triệu người chết vì ba người, tôi muốn nói là ba người. Hãy nói Putin, số một. Nhưng hãy nói Biden, người không biết mình đang làm cái quái gì, số hai và Zelenskiy. Và tất cả những gì tôi có thể làm là cố gắng và ngăn chặn nó. Đó là tất cả những gì tôi muốn làm. Tôi muốn ngăn chặn việc giết chóc. Và tôi nghĩ chúng ta đang làm tốt về mặt đó. Tôi nghĩ bạn sẽ sớm có một số đề xuất rất hay.
[White House: Trump Meets with the President of El Salvador]
3. Các quan chức cho biết Merz sẽ đến thăm Paris vào ngày 7 tháng 5
Thủ tướng mới của Đức Friedrich Merz có kế hoạch thăm Paris vào ngày 7 tháng 5 sau khi nhậm chức theo dự kiến một ngày trước đó, theo bốn quan chức nắm rõ kế hoạch này.
Merz cho biết vào Chúa Nhật rằng ông sẽ có cuộc hội đàm “ngay lập tức” với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như với Donald Tusk của Ba Lan trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Bild. Các cuộc đàm phán liên minh giữa đảng bảo thủ CDU của Merz và Đảng Dân chủ Xã hội đã kết thúc vào tuần trước.
“Tôi sẽ... ngay lập tức đến Paris và rất nhanh chóng đến Warsaw,” ông nói.
Theo hai quan chức giấu tên để thảo luận về một chủ đề nhạy cảm, ngày 7 tháng 5 được chọn là ngày thăm Paris vì vào ngày 8 tháng 5, Merz và Macron sẽ tập trung vào lễ kỷ niệm cấp quốc gia lần thứ 80 ngày kết thúc Thế chiến thứ II.
Các quan chức Pháp đang hy vọng thiết lập lại quan hệ với Đức dưới thời Merz. Mối quan hệ cá nhân giữa Macron và Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz vốn đã tệ hại, và mối quan hệ càng trở nên căng thẳng hơn do bất đồng về năng lượng, Ukraine và thương mại.
Theo một đồng minh cao cấp của Macron, hai nhà lãnh đạo hiện đang “làm việc chăm chỉ” và có thể đạt được tiến triển trong những tuần tới về quốc phòng, thương mại và quản lý mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của Âu Châu với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ngoài Paris và Warsaw, chuyến công du Âu Châu của Merz cũng có thể bao gồm chuyến thăm Kyiv vào ngày 9 tháng 5, sau lời mời gửi đến các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu, những người được giấu tên để nói về sự kiện tiềm năng trong tương lai, cho biết các cuộc thảo luận đang được tiến hành liên quan đến chuyến thăm tiềm năng của Merz tới Ukraine.
[Politico: Merz to visit Paris May 7, officials say]
4. Lực lượng Ukraine nhắm vào lữ đoàn hỏa tiễn Nga đằng sau vụ tấn công kinh hoàng ở Sumy
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 16 Tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Lực lượng Ukraine đã tấn công căn cứ của Lữ đoàn Hỏa tiễn 448 của Nga, là đơn vị đã thực hiện một cuộc tấn công chết người vào thành phố Sumy ở đông bắc Ukraine,
Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga, diễn ra vào Chúa Nhật Lễ Lá, đã giết chết 35 người và làm bị thương 119 người. Đây là một trong những cuộc tấn công chết chóc nhất vào Sumy kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện bắt đầu.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cuộc tấn công vào căn cứ của Nga ở Tỉnh Kursk được thực hiện ngày Thứ Ba, 15 Tháng Tư, bởi Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt, Cơ quan An ninh Ukraine và các đơn vị quân đội khác.
Cuộc tấn công được cho là đã gây ra một vụ nổ đạn dược tại địa điểm này.
Tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu có đoạn: “Mọi đơn vị, phân đội quân sự Nga và quân nhân của họ pháo kích vào các thành phố yên bình và dân thường ở Ukraine sẽ bị xác định danh tính và chắc chắn sẽ phải chịu sự trừng phạt”.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết hậu quả đầy đủ của cuộc tấn công vẫn đang được đánh giá. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng cuộc tấn công của quân Ukraine diễn ra trong nhiều giờ liên tục bằng pháo binh và máy bay điều khiển từ xa đã gây ra thiệt hại kinh hoàng cho đối phương. Theo các blogger quân sự Nga, các vụ nổ thứ cấp kéo dài trong suốt nhiều giờ liên tiếp.
[Kyiv Independent: Ukrainian forces target Russian missile brigade behind deadly Sumy attack]
5. Cuộc tấn công của Nga khiến thi thể nằm rải rác trên đường phố không phải là một ‘sai lầm’ — đó là một chiến lược
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mô tả cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo kép của Nga vào thành phố Sumy của Ukraine khiến 35 người thiệt mạng và 117 người bị thương là một “sai lầm” của người Nga.
Nhưng thực tế không phải vậy.
Cuộc tấn công vào Chúa Nhật ở Sumy, giống như cuộc tấn công vào ngày 4 tháng 4 ở Kryvyi Rih, nơi một hỏa tiễn đạn đạo của Nga chứa đầy bom chùm đã giết chết 20 người và làm bị thương 80 người, thực chất là một phần trong chiến lược quân sự của Nga. Mục đích là khủng bố dân thường và khiến họ chống lại quân đội và chính phủ Ukraine, buộc họ phải đệ đơn xin hòa bình với Mạc Tư Khoa.
“Nga đang tiến hành chiến tranh toàn diện chống lại Ukraine”, Mykola Bielieskov, nhà phân tích quân sự và nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho biết.
“Mục tiêu của cuộc chiến tranh toàn diện này là buộc dân thường phải tạo áp lực lên chính quyền Ukraine để đàm phán một giải pháp theo các điều khoản của Nga. Cho đến nay Nga đã thất bại, nhưng họ tin rằng có một điểm tới hạn mà sau đó dân thường sẽ bắt đầu hướng sự căm ghét của họ không phải vào Liên bang Nga, mà là vào chính phủ của chúng tôi,” ông nói thêm.
Đây là chiến thuật mà các quốc gia đã sử dụng chống lại nhau kể từ khi chiến tranh trên không xuất hiện vào thế kỷ 20, nhưng có rất ít ví dụ cho thấy ném bom khủng bố có hiệu quả trong việc khiến dân thường nổi loạn chống lại chính phủ; thông thường, phản ứng đối với những cuộc tấn công như vậy là ngược lại.
Bilieskov cho biết bất kể có quân đội ở Sumy hay không, Nga vẫn sử dụng ngôn từ tương tự để biện minh cho các cuộc tấn công khác vào các thành phố của Ukraine.
Tetiana Troshchynska, một nhà báo nổi tiếng người Ukraine, cho biết đổ lỗi cho quân đội có nghĩa là rơi vào cái bẫy của Nga khi cố gắng tách quân đội khỏi dân thường. Bà cho biết vụ thảm sát nhằm mục đích chứng minh với người dân rằng “nếu không có quân đội, chúng tôi sẽ không tấn công các người!”
“Đó là lỗi của các người, đối phương nói với chúng tôi. Và nếu chúng tôi cũng bắt đầu đổ lỗi cho quân đội của mình, điều này có nghĩa là chúng tôi đã thua”, Troshchynska nói thêm.
Có thể hiểu được, Ukraine đang giải quyết các bình luận của Mạc Tư Khoa một cách thận trọng, nhắc lại rằng trong nhiều trường hợp, các thành phố bị tấn công không vì lý do quân sự. Ví dụ, tại Kryvyi Rih, tuyên bố của Nga về việc đã tấn công một cuộc tụ họp của các sĩ quan NATO trong một nhà hàng đã bị France24 chứng minh là một lời nói dối, kênh này đã chiếu cảnh quay chỉ có nhân viên bên trong tòa nhà tại thời điểm xảy ra vụ tấn công.
Cho đến nay, những chiến thuật chiến tranh tổng lực như vậy vẫn chưa có hiệu quả như Điện Cẩm Linh mong đợi, Bielieskov cho biết. Nhưng ngày càng có nhiều người dân Ukraine cảm thấy rằng việc ở gần binh lính có thể nguy hiểm.
Do các cuộc tấn công thường xuyên của Nga, quân đội Ukraine không còn đóng quân trong doanh trại nữa. Thay vào đó, binh lính sống trong các căn nhà bình thường, nhưng thấy khó thuê những nơi như vậy vì nhiều người dân địa phương sợ bị hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công nếu họ mở cửa cho quân đội.
“Trên tiền tuyến, gần như không thể tìm thấy một ngôi nhà. Khi đến điểm tập trung, bạn thường phải co cụm trong những ngôi nhà bị phá hủy hoặc trong xe hơi”, một người lính Ukraine chỉ tự nhận mình bằng tên Andrii, nói với POLITICO.
[Politico: Russian attack that left bodies scattered on city streets is not a ‘mistake’ — it’s a strategy]
6. Úc phản đối Nga để mắt đến căn cứ không quân Indonesia
Các quan chức ở Canberra đang nỗ lực ngăn chặn Nga sử dụng căn cứ không quân của Indonesia, nơi có thể đưa máy bay phản lực của nước này vào phạm vi tấn công đất liền Úc.
Hôm Thứ Ba, 15 Tháng Tư, Thủ tướng Úc, Anthony Albanese, cho biết chính phủ của ông đang “tìm kiếm sự làm rõ hơn” từ Jakarta về yêu cầu của Mạc Tư Khoa được tiếp cận Căn cứ Không quân Manuhua, sự việc này lần đầu tiên được trang web quân sự Janes của Mỹ đưa tin.
Canberra đã yêu cầu Jakarta xác nhận rằng liệu Điện Cẩm Linh đã yêu cầu được đặt máy bay tầm xa của mình tại căn cứ này hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles cho biết hôm thứ Ba rằng Indonesia “chưa phản hồi” yêu cầu này và Canberra đang đàm phán với Jakarta “ở mức cao cấp” về vấn đề này.
Mặc dù Indonesia từ lâu vẫn duy trì sự trung lập về mặt chiến lược, nước này đã tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng với Nga kể từ khi Tổng thống Prabowo Subianto đắc cử vào năm ngoái.
Căn cứ Không quân Manuhua nằm ở tỉnh Tây Papua, cách Darwin, một thành phố ở mũi phía bắc của Úc, khoảng 1.300 km. Úc và Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong khu vực.
[Politico: Australia balks as Russia eyes Indonesian air force base]
7. Liên Hiệp Âu Châu bảo đảm hai phần ba trong số 2 triệu viên đạn cho Ukraine, Kallas nói
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cho biết vào ngày 14 tháng 4, Liên minh Âu Châu đã bảo đảm được hai phần ba trong số 2 triệu viên đạn pháo được cam kết cung cấp cho Ukraine.
“Tôi rất vui khi thấy chúng ta đã có được hai phần ba sáng kiến về đạn dược của tôi”, Kallas nói với các phóng viên trước cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Luxembourg, ám chỉ đến sáng kiến cung cấp cho Ukraine 2 triệu viên đạn cỡ lớn trị giá 5 tỷ euro, hay 5,7 tỷ đô la.
Sáng kiến này dường như đang tiến triển khi Kallas cho biết vào ngày 3 tháng 4 rằng Liên Hiệp Âu Châu chỉ nhận được khoảng một nửa số tiền cần thiết từ các thành viên.
2 triệu viên đạn pháo là một phần của đề xuất rộng hơn ban đầu do Kallas đề xuất về quỹ quốc phòng trị giá 40 tỷ euro, hay 45,6 tỷ đô la, cho Ukraine. Kế hoạch đầy tham vọng hơn này vẫn chưa đạt được sự đồng thuận hoàn toàn giữa các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh rằng khối Âu Châu cần phải làm nhiều hơn nữa, lưu ý rằng các cam kết hỗ trợ của Âu Châu trong năm nay đã lớn hơn so với năm 2024.
“Các nước Âu Châu đã cam kết 23 tỷ euro, hay 26 tỷ đô la, nhiều hơn năm ngoái,” Kallas nói. “Nhưng chúng ta cũng cần gây áp lực lên Nga để họ chấm dứt cuộc chiến này.”
Phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu, Kallas nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hỗ trợ, đồng thời nêu ra tình trạng thương vong liên tục của dân thường do các cuộc tấn công của Nga.
“Đã một tháng trôi qua kể từ khi Ukraine đồng ý ngừng bắn vô điều kiện. Chúng tôi chưa thấy điều tương tự từ Nga”, bà nói. Những bình luận này được đưa ra ngay sau khi Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn chết người vào thành phố Sumy của Ukraine vào Chúa Nhật Lễ Lá ngày 13 tháng 4, giết chết ít nhất 35 người và làm bị thương 117 người.
Kallas lưu ý rằng các Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu sẽ thảo luận về hậu quả đối với Nga sau các cuộc tấn công mới nhất vào thường dân Ukraine vào cuối tuần.
“Muốn hòa bình thì cần hai người. Muốn chiến tranh thì chỉ cần một người,” bà nói. “Nga rõ ràng muốn chiến tranh. Bất kỳ ai muốn chấm dứt giết chóc đều phải gây áp lực tối đa lên Nga.”
[Kyiv Independent: EU secures two-thirds of 2 million rounds for Ukraine, Kallas says]
8. Liên Hiệp Âu Châu muốn tăng cường tài trợ quốc phòng để bảo vệ sườn phía đông
Ủy ban Âu Châu đã bày tỏ sự cởi mở với những cách thức mới để tài trợ cho hoạt động hỗ trợ quốc phòng ở Đông Âu nhằm củng cố biên giới của NATO trong bối cảnh Nga đang xâm lược.
Phát biểu sau cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Liên Hiệp Âu Châu tại Warsaw vào cuối tuần, Ủy viên Kinh tế Valdis Dombrovskis cho biết Ủy ban sẵn sàng xem xét các lựa chọn “vượt ra ngoài những gì đang có trên bàn” và không loại trừ trợ cấp cho các quốc gia ở rìa phía đông dễ bị tổn thương của khối.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các chính phủ Đông và Trung Âu ngày càng thất vọng vì phải gánh chịu gánh nặng tài chính từ việc tăng cường quân sự ở Âu Châu.
Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu từ một quốc gia nhỏ ở phía đông đã nói với POLITICO rằng ngay cả khi các quốc gia ở biên giới với Nga tăng chi tiêu quốc phòng lên 20 phần trăm, thì cũng không đủ để bảo vệ Âu Châu do quy mô nền kinh tế của họ nhỏ hơn. “Chúng tôi cần tất cả mọi người tăng chi tiêu quốc phòng”, nhà ngoại giao này cho biết, người được phép giấu tên để nói chuyện một cách thoải mái.
Dombrovskis đồng ý rằng các quốc gia giáp biên giới với Nga và Belarus đang phải đối mặt với những rủi ro lớn và có thể cần thêm sự hỗ trợ. Ông cho biết ông ủng hộ việc thăm dò một quỹ liên chính phủ mới, ban đầu được tổ chức nghiên cứu Bruegel đưa ra vào tuần trước, cho phép cả các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu và ngoài Liên Hiệp Âu Châu cùng chung tiền để tái vũ trang cho lục địa này.
Đề xuất này cũng nêu ra khả năng Ủy ban sẽ tham gia với tư cách là cổ đông trực tiếp của quỹ.
Dombrovskis cho biết quỹ này có thể giúp thu hút các quốc gia bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu và bỏ qua nhu cầu phải có sự đồng thuận đồng ý bằng cách có khả năng lách một số quy tắc ngân sách chặt chẽ hơn của Liên Hiệp Âu Châu.
Đề xuất này đang thu hút sự chú ý ở các quốc gia tuyến đầu như Ba Lan và vùng Baltic, nơi đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.
Nhưng các nước lớn khác như Đức không muốn ủng hộ dự án này và các quốc gia như Tây Ban Nha - mong muốn tránh tăng thêm nợ - đang ủng hộ việc phát hành trái phiếu chung mới của Liên Hiệp Âu Châu, tương tự như những trái phiếu được sử dụng trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Tại cuộc họp ở Warsaw, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Carlos Cuerpo đã đề xuất một phương tiện chuyên dụng sẽ cung cấp cả tiền tài trợ và tiền vay cho các dự án quốc phòng toàn Âu Châu. Ông đưa ra ý tưởng này như một biểu hiện đoàn kết với Ukraine và mặt trận phía Đông.
Trong khi đó, Ba Lan đã đưa ra một so sánh sắc nét với đại dịch: “Rõ ràng là hiện tại, các nước Đông và Trung Âu có nhu cầu quốc phòng cao nhất”, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Andrzej Domański cho biết.
Dombrovskis cho biết đề xuất này sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán sắp tới về ngân sách Liên Hiệp Âu Châu.
Tuy nhiên, các đề xuất cung cấp tài trợ có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là từ các quốc gia bảo thủ về mặt tài chính như Hòa Lan, quốc gia trước nay vẫn phản đối việc chuyển giao tài trợ quy mô lớn giữa các quốc gia thành viên.
Hiện tại, Ủy ban dường như vẫn để ngỏ các lựa chọn của mình. Nhưng khi các cuộc đàm phán về ngân sách dài hạn tiếp theo của Liên Hiệp Âu Châu đang diễn ra, sự căng thẳng giữa tình đoàn kết và lợi ích cá nhân lại một lần nữa được thể hiện.
[Politico: EU warms to boosting defense funding to secure eastern flank]
9. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thúc đẩy viện trợ mới cho Ukraine, lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, Reuters đưa tin
Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra luật mới vào ngày 15 tháng 4 nhằm tăng cường sự ủng hộ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Theo các nguồn tin thân cận với Reuters, đây là một nỗ lực khác nhằm gây áp lực để chính quyền Tổng thống Trump ủng hộ Kyiv mạnh mẽ hơn.
Dân biểu Gregory Meeks, đảng viên Dân chủ cao cấp tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đã đệ trình Đạo luật Hỗ trợ Ukraine, đạo luật này sẽ cung cấp kinh phí cho các nỗ lực tái thiết và an ninh của Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga.
Theo bản sao của dự luật mà hãng thông tấn này xem được, luật này nêu ra các biện pháp tài chính và ngoại giao quan trọng để chống lại hành động xâm lược của Nga.
Dự luật này vẫn chưa được công khai nhưng được đưa ra chỉ hai tuần sau khi một dự luật ở Thượng viện do Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ bảo trợ đưa ra một gói riêng sẽ trừng phạt Nga nếu nước này từ chối tham gia đàm phán hòa bình thiện chí với Ukraine.
Các trợ lý Quốc hội tham gia soạn thảo dự luật của Hạ viện cho biết họ hy vọng biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến luật cuối cùng liên quan đến Ukraine được Quốc hội thông qua. “Dự luật này rõ ràng sẽ là một phần của cuộc thảo luận lập pháp”, một trợ lý cho biết.
Nỗ lực thúc đẩy luật hỗ trợ Ukraine của các nhà lập pháp trở nên cấp thiết hơn sau khi Nga phóng hỏa tiễn vào Sumy vào ngày 14 tháng 4, khiến 35 người thiệt mạng và 117 người bị thương trong buổi lễ Chúa Nhật Lễ Lá.
Dự luật của Hạ viện bao gồm ba phần chính: hỗ trợ cho Ukraine và NATO, bao gồm việc thành lập một điều phối viên đặc biệt cho công cuộc tái thiết Ukraine; các điều khoản hỗ trợ an ninh như các khoản vay trực tiếp và tài trợ quân sự; và các lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga nhằm vào lĩnh vực tài chính, năng lượng và khai thác mỏ cũng như các quan chức chủ chốt.
Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn tiếp tục đổ lỗi cho người tiền nhiệm và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vì đã “cho phép trò hề này bắt đầu”.
“Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine là cuộc chiến của Tổng thống Biden, không phải của tôi. Tôi mới đến đây, và trong bốn năm nhiệm kỳ của mình, tôi không gặp vấn đề gì trong việc ngăn chặn nó xảy ra”, Tổng thống Trump đăng trên Truth Social.
[Kyiv Independent: US lawmakers push new aid for Ukraine, tougher sanctions on Russia, Reuters reports]
10. Phó Thủ tướng Ukraine cho biết đã đệ trình đề xuất lên Hoa Kỳ về thỏa thuận khoáng sản
Phó Thủ tướng Olha Stefanishyna xác nhận vào ngày 15 tháng 4 rằng Ukraine đã đệ trình một bộ đề xuất lên Hoa Kỳ trong các cuộc tham khảo ý kiến kỹ thuật về một thỏa thuận khoáng sản quan trọng được tổ chức tại Washington vào ngày 11 tháng 4.
“Đây tự nó là một dấu hiệu tích cực cho thấy các cuộc tham khảo ý kiến đang diễn ra”, bà phát biểu trên truyền hình quốc gia, nhấn mạnh rằng các đề xuất do Kyiv chuẩn bị đã được các bộ của Ukraine phối hợp thực hiện.
Stefanishyna từ chối tiết lộ thông tin chi tiết cụ thể, lưu ý rằng các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra và “Tôi hy vọng rằng sau các cuộc tham khảo ý kiến này, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục cho đến khi chúng ta đạt được thỏa thuận”.
Các cuộc đàm phán về thỏa thuận này ngày càng trở nên căng thẳng. Vào ngày 11 tháng 4, một nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận đã nói với Reuters rằng chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra một đề xuất “tối đa” để trao cho Washington quyền kiểm soát rộng rãi đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine.
Một trong những vấn đề nổi cộm là dự thảo mới nhất của thỏa thuận được cho là xung đột với quan hệ đối tác về nguyên liệu thô quan trọng được ký kết giữa Liên Hiệp Âu Châu và Kyiv vào năm 2021, có khả năng gây tổn hại đến tham vọng gia nhập khối này trong tương lai của Ukraine.
Bản dự thảo thỏa thuận bị rò rỉ đã gây ra phản ứng dữ dội vì trao những lợi ích không cân xứng cho phía Hoa Kỳ.
Phiên bản khung của thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm Washington của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 28 tháng 2. Chính phủ Ukraine đã phê duyệt dự thảo và chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Yuliia Svyrydenko hoặc Ngoại trưởng Andrii Sybiha làm người ký kết.
Kế hoạch đã sụp đổ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance. Tổng thống Zelenskiy rời Tòa Bạch Ốc mà không ký thỏa thuận.
Bộ Tư pháp Ukraine đã thuê công ty luật Mỹ-Anh Hogan Lovells để hỗ trợ các cuộc đàm phán. Sybiha nhắc lại rằng Kyiv tìm kiếm một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên phù hợp với lợi ích lâu dài của Ukraine và nguyện vọng của Liên Hiệp Âu Châu.
[Kyiv Independent: Ukraine submits proposals to US on minerals agreement, Deputy PM says]
11. Ngoại trưởng Ukraine cho biết nước này đang phát triển hệ thống phòng không cấp chiến lược
Ukraine đang thiết kế hệ thống phòng không cấp chiến lược của riêng mình, Ngoại trưởng Andrii Sybiha tuyên bố vào ngày 14 tháng 4 trong bài phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu.
Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, các quan chức Ukraine đã nhiều lần thúc giục các đồng minh phương Tây tăng cường hỗ trợ phòng không, cảnh báo rằng nguồn cung hiện tại không đủ để chống lại cường độ tấn công của Nga.
Trong cuộc họp, Sybiha kêu gọi các đồng minh tăng cường phòng không Ukraine và cung cấp thêm hệ thống, hỏa tiễn và phụ tùng thay thế. Ông cũng mời các đối tác Liên Hiệp Âu Châu đầu tư vào việc phát triển hệ thống phòng không của Ukraine, nói rằng điều này sẽ đẩy nhanh việc điều động.
Bài phát biểu của Sybiha được đưa ra một ngày sau khi Nga phóng hai hỏa tiễn đạn đạo vào thành phố Sumy, nằm ở phía đông bắc Ukraine, cách biên giới Nga 30 km, hay 18 dặm. Cuộc tấn công giết chết ít nhất 35 người và làm bị thương hơn 117 người.
“Putin sẽ tiến xa hơn vào Âu Châu và gần hơn với nhà của bạn nếu ông ta không bị chặn lại ở Ukraine. Đây là thực tế,” Sybiha nói.
“Và chúng tôi không muốn các quốc gia của các bạn chứng kiến hỏa tiễn đạn đạo chùm tấn công vào các khu dân cư hoặc sân chơi. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hành động ngay bây giờ để đạt được hòa bình, củng cố Ukraine và tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa”, Bộ trưởng nói thêm.
Nhà lãnh đạo Cơ quan quản lý quân sự thành phố Sumy Serhiy Kryvosheyenko cho biết sau vụ tấn công, quả hỏa tiễn thứ hai trong số hai quả được phóng vào Sumy vào ngày 13 tháng 4 được gắn các mảnh vỡ và phát nổ giữa không trung nhằm “gây thiệt hại tối đa cho người dân trên đường phố”.
Vào tháng Giêng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đang đàm phán với Hoa Kỳ để xin giấy phép sản xuất hệ thống phòng không tại nước này. Tổng thống Zelenskiy không nêu rõ công nghệ nào đang được thảo luận.
Hệ thống Patriot tiên tiến của Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bầu trời Ukraine. Chúng có khả năng bắn hạ ngay cả những hỏa tiễn đạn đạo tiên tiến nhất, như Kinzhal.
[Kyiv Independent: Ukraine developing strategic-level air defense system, foreign minister says]
Witkoff đề nghị thưởng cho Nga 5 tỉnh Ukraine. Âu Châu khuyên Kyiv chống cự đến cùng, sẽ có Taurus
VietCatholic Media
16:05 16/04/2025
1. Hoa Kỳ đã có cuộc họp rằng ‘hấp dẫn’ với Putin về ‘Năm vùng lãnh thổ’ ở Ukraine: Witkoff
Đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Steve Witkoff, cho biết ông đã có các cuộc hội đàm “hấp dẫn” với Putin trong chuyến đi gần đây nhất tới Nga, trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Ukraine vẫn kéo dài mà không có nhiều tiến triển rõ rệt.
Tổng thống Trump đã đưa Tòa Bạch Ốc tiến tới gần hơn với Điện Cẩm Linh, trong sự lo ngại của hầu hết các đồng minh của Hoa Kỳ và nhiều nhà lập pháp trong nước.
Điện Cẩm Linh đã bác bỏ đề xuất của Hoa Kỳ—mà Ukraine đã đồng ý vào tháng trước—về lệnh ngừng bắn toàn bộ trong 30 ngày, và chỉ chấp thuận một lệnh ngừng bắn một phần bao gồm Hắc Hải khi một loạt lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Cả hai bên đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh cấm tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng do Hoa Kỳ làm trung gian.
Tòa Bạch Ốc thừa nhận Tổng thống Trump, người đã cam kết chấm dứt cuộc chiến tranh khốc liệt ở Đông Âu chỉ trong vòng 24 giờ, đã “liên tục thất vọng với cả hai bên trong cuộc xung đột này”.
“Nga phải hành động ngay”, Tổng thống Trump cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang Truth Social của ông vào thứ sáu.
Nhưng Tổng thống Trump đã có giọng điệu nhẹ nhàng hơn đối với những gì ông gọi là Mạc Tư Khoa đang “chần chừ”, trong khi thúc đẩy Kyiv tới bàn đàm phán thông qua việc cắt giảm viện trợ quân sự và thông tin tình báo có nguồn gốc từ Hoa Kỳ vào tháng trước.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump đã cáo buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát động chiến tranh cách đây hơn ba năm, nói với các phóng viên: “Bạn không thể bắt đầu một cuộc chiến với một quốc gia lớn gấp 20 lần bạn rồi hy vọng người ta cung cấp cho bạn một số hỏa tiễn”.
Bất chấp những bình luận của Tổng thống Trump, Nga mới là nước tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng vào tháng 2 năm 2022. Phát biểu với CBS trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào Chúa Nhật, Tổng thống Zelenskiy cho biết Tổng thống Trump nên đến thăm Ukraine để “hiểu rõ những gì đang diễn ra ở đây” trước khi đàm phán các thỏa thuận với Nga.
Witkoff, người nổi lên là đầu mối liên lạc chính của chính quyền Tổng thống Trump với các quan chức Nga, đã nói với Fox News vào tối Thứ Hai rằng ông đã có những cuộc thảo luận “hấp dẫn” với nhà lãnh đạo Nga và các trợ lý cao cấp của ông, bao gồm cả nhà lãnh đạo quỹ đầu tư quốc gia của Nga, Kirill Dmitriev. Dmitriev đã đến Washington để đàm phán vào đầu tháng này.
Witkoff cho biết: “Đó là một cuộc họp hấp dẫn”.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump đã đến thăm thành phố St. Petersburg của Nga vào thứ sáu nhằm nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán chậm chạp về thỏa thuận ngừng bắn, đánh dấu chuyến thăm Nga lần thứ ba của ông trong chính quyền này.
Witkoff cho biết, gần cuối cuộc họp kéo dài gần năm giờ, Nga đã trình bày quan điểm của Putin về một nền hòa bình “vĩnh viễn” vượt ra ngoài thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Ông không giải thích thêm.
Nga đã đưa ra nhiều điều kiện để chấp thuận lệnh ngừng bắn ở Ukraine, trong đó có nhiều điều kiện đã bị Kyiv thẳng thừng bác bỏ, bao gồm việc giải thể quân đội Ukraine và công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với lãnh thổ Ukraine bị chiếm giữ.
Mạc Tư Khoa hiện kiểm soát khoảng một phần năm Ukraine. Điện Cẩm Linh cho biết hôm thứ Ba rằng họ cảm thấy “rất, rất tích cực về các cuộc tiếp xúc mang tính xây dựng và có ý nghĩa đã diễn ra” giữa Witkoff và các quan chức cao cấp của Nga.
Witkoff cho biết: “Thỏa thuận hòa bình này liên quan đến cái gọi là năm vùng lãnh thổ, nhưng vẫn còn nhiều điều hơn thế nữa”.
Witkoff dường như đang ám chỉ đến Crimea, bán đảo mà Nga đã chiếm từ Kyiv vào năm 2014 và bốn vùng đất liền do Nga sáp nhập của Ukraine. Điện Cẩm Linh cho biết vào mùa thu năm 2022 rằng họ sẽ sáp nhập các vùng Donetsk và Luhansk được gọi chung là Donbas, cũng như các vùng Kherson và Zaporizhzhia ở phía nam Ukraine.
Điều này không được quốc tế công nhận và Nga không kiểm soát hoàn toàn các khu vực này. Các quan chức của Tổng thống Trump ngày càng ám chỉ rằng một thỏa thuận hòa bình có thể liên quan đến việc Nga tiếp tục kiểm soát các phần này của Ukraine.
“Ukraine đã chuẩn bị làm những điều khó khăn, giống như người Nga sẽ phải làm những điều khó khăn”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio phát biểu trên đường tới các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Saudi Arabia vào tháng trước.
Witkoff cho biết có “rất nhiều chi tiết” cần giải quyết trong các cuộc đàm phán về “tình hình phức tạp”, ám chỉ đến “các giao thức an ninh”. Điều này có thể ám chỉ đến yêu cầu của Ukraine về các bảo đảm an ninh, được thiết kế để bảo đảm Nga không tiến hành các cuộc tấn công mới sau khi tập hợp lại trong thời gian ngừng bắn.
Tổng thống Trump đã chỉ ra rằng ông tin rằng Âu Châu có trách nhiệm cung cấp những bảo đảm như vậy và đã phản đối các quan chức Âu Châu cố gắng bảo đảm một “biện pháp dự phòng” của Hoa Kỳ cho một “liên minh tự nguyện” do Anh và Pháp lãnh đạo. Hàng chục quốc gia đã tự đề xuất ủng hộ một thỏa thuận ngừng bắn, mặc dù các cuộc tranh luận công khai và riêng tư về cách thức hoạt động của một lực lượng đa quốc gia đã gây trở ngại cho sáng kiến do Luân Đôn và Paris thúc đẩy.
Witkoff cho rằng yêu cầu của Nga về việc cấm Ukraine gia nhập NATO vẫn là chủ đề thảo luận chính, sau đó ông nhanh chóng nhắc đến Điều 5 của liên minh mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Điều 5 là nền tảng của NATO, trong đó cam kết các quốc gia NATO khác sẽ giúp đỡ bất kỳ thành viên nào bị tấn công vũ trang bằng phản ứng mà họ cho là phù hợp.
Ukraine coi tư cách thành viên NATO là sự bảo đảm an ninh vững chắc, trong khi các quan chức liên minh cảnh giác với việc mở rộng chiến tranh thường bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của Kyiv, nhưng chỉ sau khi chiến tranh kết thúc.
Witkoff cũng cho biết có “khả năng định hình lại mối quan hệ Nga-Hoa Kỳ thông qua một số cơ hội thương mại rất hấp dẫn”.
Điện Cẩm Linh cho biết trong bài phát biểu sau chuyến thăm thứ ba của Witkoff rằng “mọi thứ đang tiến triển rất tốt”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov phát biểu với truyền thông nhà nước rằng: “Việc khôi phục lại mối quan hệ từ con số 0 về cơ bản là một việc rất phức tạp”.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích gay gắt vì thái độ mềm mỏng với Điện Cẩm Linh trong khi thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông trước khi mất đi sự ủng hộ của tổng thống, đã nói với Sky News vào đầu tháng này rằng Witkoff “là công cụ tuyên truyền của Putin hơn bất kỳ điều gì khác”.
Trong một cuộc phỏng vấn với cựu người dẫn chương trình của Fox News, Tucker Carlson vào tháng trước, Witkoff cho biết ông “ngưỡng mộ” Putin trong khi vấp phải những chi tiết cụ thể về các vấn đề gây tranh cãi nhất của Chiến tranh Ukraine, bao gồm cả lãnh thổ tranh chấp.
[Newsweek: US Had 'Compelling' Putin Meeting on 'Five Territories' in Ukraine: Witkoff]
2. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh cho biết Nga vẫn chưa thấy “phác thảo rõ ràng” về thỏa thuận với Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Ukraine
Điện Cẩm Linh không thấy “phác thảo rõ ràng” nào về một thỏa thuận với Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Ukraine.
Những phát biểu của Peskov được đưa ra sau cuộc gặp giữa Đặc phái viên Hoa Kỳ Steve Witkoff và Putin tại St. Petersburg vào ngày 11 tháng 4.
Sau cuộc họp, Witkoff mô tả các cuộc đàm phán là hiệu quả, tuyên bố Putin bày tỏ mong muốn về một “nền hòa bình lâu dài”. Ông cũng cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào một thỏa thuận hòa bình tiềm năng liên quan đến tình trạng của “năm vùng lãnh thổ”.
Peskov gọi các cuộc đàm phán gần đây — bao gồm cuộc gặp giữa Witkoff với Putin — là “tích cực và hữu ích”.
“Chúng tôi rất, rất tích cực về những cuộc tiếp xúc mang tính xây dựng và có ý nghĩa đã diễn ra”, Peskov cho biết, đồng thời nói thêm rằng cả hai bên đều có ý chí chính trị để đạt được thỏa thuận.
“Tôi muốn hy vọng rằng công trình này sẽ có kết quả tích cực. Vào thời điểm này, chúng tôi không thể nói chắc chắn về bất kỳ khung thời gian nào”, ông nói.
Theo Reuters, Witkoff đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng việc trao cho Nga “quyền sở hữu” bốn khu vực bị tạm chiếm một phần của Ukraine - các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson - sẽ là con đường nhanh nhất để đạt được lệnh ngừng bắn.
Đề xuất này được cho là được đưa ra sau cuộc họp riêng giữa Witkoff với giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga và là nhà đàm phán của Putin, Kirill Dmitriev tại Washington vào đầu tháng 4.
Witkoff đã bị chỉ trích vì lặp lại quan điểm của Điện Cẩm Linh về việc Nga xâm lược bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng, chính quyền Tổng thống Trump đã có lập trường thân thiện hơn đối với Nga, nối lại liên lạc ngoại giao trực tiếp với Mạc Tư Khoa trong khi ra tín hiệu giảm cam kết đối với vấn đề an ninh của Ukraine.
[Kyiv Independent: Russia sees no 'clear outlines' yet of agreement with US on war in Ukraine, Kremlin spokesperson says]
3. Sau khi gặp Putin, Witkoff nói rằng ‘5 vùng lãnh thổ’ là chìa khóa cho thỏa thuận Nga-Ukraine
Hôm Thứ Ba, 15 Tháng Tư, Đặc phái viên Hoa Kỳ Steve Witkoff cho biết rằng các cuộc đàm phán gần đây của ông với Putin là “hấp dẫn” và tập trung vào một thỏa thuận hòa bình có thể dựa trên tình trạng của “năm vùng lãnh thổ”.
Witkoff, người đã gặp Putin tại St. Petersburg vào ngày 11 tháng 4, đã mô tả cuộc gặp là hiệu quả, tuyên bố rằng tổng thống Nga đã bày tỏ mong muốn về “một nền hòa bình lâu dài”, mặc dù “phải mất một thời gian để chúng tôi đạt được” điểm đó.
“Thỏa thuận hòa bình này liên quan đến cái gọi là năm vùng lãnh thổ này,” Witkoff cho biết trong bình luận với Fox News. “Nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa. Tôi nghĩ chúng ta có thể đang ở bờ vực của một điều gì đó rất quan trọng đối với thế giới nói chung.”
Mặc dù Witkoff không nêu tên trực tiếp các vùng lãnh thổ, ông dường như ám chỉ đến Crimea, bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014, và các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson bị tạm chiếm một phần. Mạc Tư Khoa tuyên bố sáp nhập bốn vùng sau vào năm 2022.
Đặc phái viên cũng ám chỉ đến một tham vọng chiến lược rộng lớn hơn gắn liền với các ưu đãi kinh doanh. “Tôi thấy khả năng định hình lại mối quan hệ Nga-Hoa Kỳ thông qua một số cơ hội thương mại rất hấp dẫn”, Witkoff nói. “Điều đó cũng mang lại sự ổn định thực sự cho khu vực”.
Một số quan chức Hoa Kỳ đã lên tiếng báo động về định hướng ngoại giao của chính quyền Tổng thống Trump. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Ngoại trưởng Marco Rubio và Đặc phái viên về Ukraine Keith Kellogg đang thúc giục Tổng thống Trump phản đối việc nhượng bộ lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa.
Theo Reuters, Witkoff nói với Tổng thống Trump rằng việc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bốn khu vực bị tạm chiếm một phần sẽ là cách nhanh nhất để bảo đảm lệnh ngừng bắn. Đường lối này phản ánh các yêu cầu của Điện Cẩm Linh và đã gây ra mối lo ngại trong số các đồng minh của Kyiv.
Bất chấp những nỗ lực ngừng bắn, Nga vẫn tiếp tục bác bỏ đề xuất ngừng bắn toàn bộ 30 ngày do Hoa Kỳ hậu thuẫn và được Ukraine ủng hộ. Một lệnh ngừng bắn một phần liên quan đến cơ sở hạ tầng năng lượng đã nhiều lần bị lực lượng Nga vi phạm.
Witkoff, người đã đến thăm Nga nhiều lần trong năm nay và là nhà đàm phán hàng đầu của Tổng thống Trump, đã bị chỉ trích vì áp dụng các quan điểm của Điện Cẩm Linh, đặc biệt liên quan đến bản chất xâm lược của Nga và triển vọng đổi lãnh thổ lấy hòa bình.
Kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng Giêng, chính quyền Tổng thống Trump đã nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp với Điện Cẩm Linh và tỏ ý giảm bớt cam kết bảo vệ Ukraine, ngay cả khi Nga tăng cường các cuộc tấn công vào khu vực dân sự.
[Kyiv Independent: Witkoff says '5 territories' key to proposed Russia-Ukraine deal after meeting Putin]
4. Cuộc điều tra cho biết pháo binh Bắc Hàn hiện đang thống trị nguồn cung cấp đạn dược của Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Reuters, được công bố hôm Thứ Tư, 16 Tháng Tư, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine cho biết phần lớn đạn pháo mà lực lượng Nga sử dụng ở Ukraine vào năm 2024 đều được sản xuất tại Bắc Hàn.
Bắc Hàn đã trở thành đồng minh quân sự quan trọng của Nga, cung cấp đạn pháo, hỏa tiễn và thậm chí cả binh lính để đổi lấy các sản phẩm dầu mỏ và công nghệ hỏa tiễn tiên tiến.
Các báo cáo kỹ thuật nội bộ từ Bộ Quốc phòng Nga, do các nhà điều tra thu thập được, chỉ ra rằng tại một số đơn vị quân đội Nga, từ 75% đến 100% đạn pháo là do Bắc Hàn sản xuất. Nhìn chung, Bắc Hàn cung cấp khoảng một nửa tổng số đạn pháo mà quân đội Nga sử dụng.
Cuộc điều tra phát hiện ra rằng các chuyến hàng vũ khí từ Bắc Hàn đến Nga bắt đầu chậm nhất vào tháng 9 năm 2023, sau chuyến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 7 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Sergei Shoigu.
Từ tháng 9 năm 2023 đến ngày 17 tháng 3 năm 2025, các tàu chở hàng Angara, Maria, Maya-1 và Lady R của Nga đã vận chuyển hàng hóa quân sự 64 lần từ cảng Rajin của Bắc Hàn đến các cảng Danube và Vostochny của Nga.
Theo hình ảnh vệ tinh, các tàu chở tổng cộng ít nhất 15.809 container. Hàng hóa từ Bắc Hàn cũng đi qua tuyến hỏa xa Friendship Bridge băng qua Sông Tumanna ở Primorye.
Theo cuộc điều tra, lượng giao hàng đạt đỉnh vào Tháng Giêng năm 2024, với bảy lô mỗi tháng và các tàu chở hàng hiện đang vận chuyển khoảng ba lô đạn pháo mỗi tháng. Riêng các container có thể chở từ bốn đến sáu triệu quả đạn pháo.
Những quả đạn pháo này được vận chuyển bằng hỏa xa đến các nhà kho gần biên giới Nga-Ukraine, chủ yếu là đến Tikhoretsk ở vùng Krasnodar Krai của Nga.
Trước đó, Putin đã mô tả Bắc Hàn là một “đối tác” và lưu ý rằng hiệp ước hợp tác quân sự giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng, được ký kết vào năm ngoái, đã có hiệu lực.
Vào ngày 27 tháng 3, Putin cũng gợi ý rằng các quốc gia “thân thiện” với Nga, bao gồm cả Bắc Hàn, có thể tham gia vào tiến trình hòa bình và các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
[Kyiv Independent: North Korean artillery now dominates Russia's ammunition supply in war against Ukraine, investigation says]
5. Tổng thư ký NATO thăm bệnh viện quân y ở Odessa, tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine
Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã đến Odessa vào ngày 15 tháng 4 và thăm một bệnh viện quân y địa phương cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Chuyến thăm của Rutte tới thành phố phía nam này diễn ra hai ngày sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Sumy khiến 36 người thiệt mạng và gần 120 người bị thương, đánh dấu một trong những vụ tấn công chết chóc nhất trong những tháng gần đây.
Trong chuyến thăm bệnh viện, Rutte và Tổng thống Zelenskiy đã trao tặng danh hiệu nhà nước cho các quân nhân Ukraine. Hai nhà lãnh đạo cũng đã tổ chức một cuộc họp báo chung vào cuối ngày hôm đó.
Rutte nhấn mạnh sự ủng hộ không ngừng của NATO đối với Ukraine, tuyên bố rằng liên minh này tiếp tục cung cấp hỗ trợ quan trọng. Trong ba tháng đầu năm 2025, các đối tác NATO đã đóng góp hơn 20 tỷ euro để hỗ trợ Ukraine, ông cho biết.
Nhà lãnh đạo NATO cho biết thêm rằng Quân đội Ukraine vẫn là tuyến phòng thủ đầu tiên của Ukraine và điều quan trọng là phải bảo đảm các điều kiện để Nga không thể tái diễn hành động xâm lược sau khi chiến tranh kết thúc.
“Chúng ta đang nói về một thời gian dài sau đó vì chúng ta phải hiểu rằng một lệnh ngừng bắn là tốt, nhưng Quân đội Ukraine là tuyến phòng thủ đầu tiên, phải luôn đứng trên biên giới của Ukraine. Và những sáng kiến này đang được tiến hành”, ông nói.
Rutte đề cập rằng Pháp và Anh đang thành lập liên minh để hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp lời khuyên về việc phát triển các chiến lược an ninh.
Rutte cũng nhấn mạnh rằng NATO đang xem xét kinh nghiệm của thỏa thuận Minsk năm 2014 vốn tỏ ra không hiệu quả.
“Chúng ta nhớ lại các thỏa thuận Minsk năm 2014 khi chúng ta nghĩ rằng mọi thứ đều hiệu quả, nhưng các thỏa thuận này không đủ mạnh, và Putin đã thử lại. Và vì vậy, ngay khi chiến tranh kết thúc, chúng ta phải làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng Vladimir Putin không bao giờ cố gắng tấn công hoặc chinh phục một km lãnh thổ nào của Ukraine”, ông nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Zelenskiy đã lên tiếng báo động tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, nói rằng việc Nga tăng cường quân đội tại Belarus không chỉ nhằm vào Ukraine mà còn vào Ba Lan hoặc các quốc gia vùng Baltic.
Theo ước tính của Ukraine, Nga đang chuẩn bị điều động 15 sư đoàn - lên tới 150.000 quân - trong khu vực.
[Kyiv Independent: Rutte visits military hospital in Odesa, reaffirms support for Ukraine]
6. Đảng của Merz lạc quan về liên minh mới của Đức ủng hộ Taurus cho Ukraine
Tân Thủ tướng Friedrich Merz cho biết một quyết định chung với đảng Dân chủ Xã hội Đức, gọi tắt là SPD về việc cung cấp hỏa tiễn tầm xa Taurus cho Ukraine ngày càng có khả năng thành hiện thực.
Ám chỉ đến cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào ngày 13 tháng 4 khiến ít nhất 36 thường dân thiệt mạng, ông nói: “Đảng Dân chủ Xã hội cũng biết - đặc biệt là kể từ khi Nga tái phạm tội ác chiến tranh ở Sumy - rằng Putin phải bị đối xử theo cách khác”.
Tuyên bố này được đưa ra sau phát biểu của thủ tướng tương lai và nhà lãnh đạo CDU Friedrich Merz, người đã tái khẳng định quan điểm của mình vào ngày 13 tháng 4 rằng Đức có thể cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Ukraine nếu phối hợp với các đối tác.
Ông khẳng định ý định sử dụng Taurus làm đòn bẩy để thay đổi chính sách của Nga, đồng thời gọi đây là “một tín hiệu quan trọng”.
Mặc dù Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz liên tục ngăn chặn việc chuyển giao Taurus vì lo ngại leo thang căng thẳng, Merz từ lâu đã chỉ trích sự kiềm chế của Scholz.
Hiện tại, khi Merz dự kiến nhậm chức sau chiến thắng bầu cử của CDU/CSU vào tháng 2, vấn đề hỏa tiễn có thể được đưa ra thảo luận lại - với điều kiện các đối tác liên minh tương lai trong SPD đồng ý.
Merz nhấn mạnh rằng ông không ủng hộ việc Đức tham gia trực tiếp vào cuộc chiến mà là trao quyền cho Ukraine tấn công chiến lược.
Ông đã kêu gọi phối hợp với các đồng minh Âu Châu, một lập trường về cơ bản phù hợp với các quyết định trước đó của Pháp, Anh và Hoa Kỳ cho phép Kyiv nhắm vào các vị trí của Nga ở Crimea và trong một số trường hợp là bên kia biên giới.
Ukraine đã nhận được hỏa tiễn hành trình ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp, SCALP của Pháp và Storm Shadow của Anh - những hệ thống được sử dụng trong các cuộc tấn công vào các trung tâm hậu cần và sở chỉ huy của Nga.
Chính quyền Tổng thống Biden trước đây cũng bật đèn xanh cho các cuộc không kích của Ukraine bên trong nước Nga, đặc biệt là ở các tỉnh Kursk và Bryansk, một chính sách bị Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phản đối.
Việc điều động hỏa tiễn Taurus có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tầm xa 500 km, hay 300 dặm, sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng của Ukraine trong việc phá hủy các tuyến tiếp tế và trung tâm chỉ huy của Nga nằm sâu trong tiền tuyến.
[Kyiv Independent: Merz's party optimistic about Germany's new coalition backing Taurus for Ukraine]
7. Tổng thống Zelenskiy ‘luôn tìm cách mua hỏa tiễn’ — Tổng thống Trump bác bỏ yêu cầu mua Patriots của Ukraine
Hôm Thứ Ba, 15 Tháng Tư, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về việc mua hệ thống phòng không Patriot, cáo buộc ông “luôn tìm cách mua hỏa tiễn” trong khi đổ lỗi sai cho Kyiv về việc kích động chiến tranh với Nga.
“Bạn không thể bắt đầu một cuộc chiến tranh với một quốc gia lớn gấp 20 lần bạn rồi hy vọng rằng có người sẽ cung cấp cho bạn một số hỏa tiễn”, Tổng thống Trump phát biểu trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc.
Những bình luận này được đưa ra sau cuộc phỏng vấn của Tổng thống Zelenskiy với CBS News, trong đó ông đề nghị mua 10 hệ thống Patriot do Hoa Kỳ sản xuất - trị giá 1,5 tỷ đô la mỗi hệ thống - để bảo vệ các thành phố của Ukraine khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa liên tục của Nga.
“Chúng tôi sẽ tìm tiền và trả mọi thứ”, Tổng thống Zelenskiy nói, đồng thời nhấn mạnh rằng Ukraine sẵn sàng mua chứ không phải yêu cầu miễn phí gói cứu trợ trị giá 15 tỷ đô la.
Kyiv liên tục thúc giục các đồng minh phương Tây mở rộng hỗ trợ phòng không, cảnh báo rằng các hệ thống hiện có là không đủ trong bối cảnh chiến dịch trên không của Nga đang gia tăng, gần đây nhất là khiến 35 thường dân thiệt mạng ở Sumy vào ngày 13 tháng 4.
Tổng thống Trump không phân bổ bất kỳ gói viện trợ mới nào cho Ukraine và thậm chí còn tạm dừng viện trợ quân sự được chính quyền Tổng thống Biden phê duyệt vào tháng trước để gây áp lực buộc Kyiv chấp nhận một thỏa thuận khoáng sản.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của Tổng thống Zelenskiy và tuyên bố sai sự thật rằng cuộc chiến là do tổng thống Ukraine gây ra.
“Hàng triệu người đã chết vì ba người”, Tổng thống Trump nói, nêu tên Putin, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Zelenskiy.
Tuyên bố của Tổng thống Trump hoàn toàn trái ngược với sự thật. Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện, vô cớ vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, trong khi Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần kêu gọi giảm leo thang trước cuộc xâm lược.
Trước đó, Tổng thống Trump đã mô tả cuộc tấn công chết người của Nga vào Sumy - cuộc tấn công vào một khu vực đông dân thường bằng bom chùm, khiến hai trẻ em thiệt mạng - là “khủng khiếp”, nhưng cho rằng vụ việc được thực hiện “do nhầm lẫn”.
Tổng thống Hoa Kỳ không nêu rõ căn cứ cho tuyên bố của mình.
Vào ngày 11 tháng 3, Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, nhưng Mạc Tư Khoa đã bác bỏ đề xuất này trừ khi nó bao gồm những hạn chế nghiêm ngặt đối với quân đội Ukraine, bao gồm cả việc ngừng viện trợ nước ngoài.
Nga tiếp tục đưa ra những yêu cầu tối đa trong khi tăng cường tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Tổng thống Trump, người đã tìm cách làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa, cho biết vào ngày 7 tháng 4 rằng ông “không hài lòng” với việc Nga tăng cường ném bom trên khắp Ukraine.
NBC News đưa tin vào ngày 30 tháng 3 rằng Tổng thống Trump “tức giận” vì thái độ thù địch cá nhân của Putin đối với Tổng thống Zelenskiy, trong khi tờ Telegraph viết vào ngày 23 tháng 3 rằng ông ngày càng tức giận vì Nga từ chối hạ nhiệt chiến tranh.
Mặc dù bày tỏ sự thất vọng, cho đến nay Tổng thống Trump vẫn tránh áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt lớn nào hoặc có hành động trừng phạt nào đối với Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Zelensky's 'always looking to purchase missiles' — Trump dismisses Ukraine's request to buy Patriots]
8. Nga chỉ đích danh Ba Lan và các nước Baltic là “những nước đầu tiên chịu thiệt hại” trong một cuộc xung đột với NATO
Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Tư, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga, gọi tắt là SVR Sergey Naryshkin cho biết Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic sẽ là “những nước đầu tiên chịu thiệt hại” trong một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Liên bang Nga.
Các quốc gia dọc sườn phía đông của NATO đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Naryshkin nói với hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga rằng bất kỳ hành động xâm lược nào của NATO chống lại Nga hoặc Belarus đều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Ba Lan và các nước vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia.
“Họ nên hiểu, nhưng vẫn chưa hiểu, rằng trong trường hợp Liên minh Bắc Đại Tây Dương xâm lược (Nga và Belarus), tất nhiên toàn bộ khối NATO sẽ bị thiệt hại, nhưng ở mức độ lớn hơn, những người đầu tiên phải chịu thiệt hại sẽ là những người truyền bá những ý tưởng như vậy trong giới chính trị Ba Lan và các nước vùng Baltic”, Naryshkin nói.
Ông cho biết các quốc gia này đã thể hiện “thái độ hung hăng cao” đối với Nga, đồng thời cáo buộc Ba Lan và các nước vùng Baltic “liên tục khua vũ khí”. Naryshkin đã chỉ trích Ba Lan vì kế hoạch lắp đặt mìn chống bộ binh dọc biên giới với Belarus và vùng đất Kaliningrad được quân sự hóa mạnh mẽ của Nga, cũng như yêu cầu của Warsaw về việc Hoa Kỳ điều động vũ khí hạt nhân ở Ba Lan.
Vào ngày 18 tháng 3, Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan đã tuyên bố rút khỏi Công ước Ottawa, một hiệp ước quốc tế cấm sử dụng, sản xuất và tích trữ mìn sát thương, với lý do an ninh trong khu vực “đã suy giảm nghiêm trọng”.
Bộ trưởng quốc phòng của bốn nước cho biết các mối đe dọa quân sự từ Nga và Belarus đã “gia tăng đáng kể”.
Naryshkin gọi thái độ này là “đáng buồn” và ngụ ý rằng NATO phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến tranh toàn diện của Nga chống lại Ukraine — một câu chuyện tuyên truyền thường được Điện Cẩm Linh sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược vô cớ vào một quốc gia có chủ quyền.
“Chúng – ám chỉ Ba Lan và các nước Baltic- không thể hiểu rằng chính sự gia tăng hoạt động quân sự trên biên giới của Nga và Belarus đã trở thành một trong những yếu tố, một trong những lý do gây ra cuộc khủng hoảng lớn, nghiêm trọng và rất nguy hiểm hiện nay trên lục địa Âu Châu”, Naryshkin tuyên bố.
Câu chuyện này đã thu hút được sự chú ý của một số thành viên trong chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, bao gồm cả chính Tổng thống Trump. Khi các quan chức Nga leo thang chỉ trích các quốc gia thành viên NATO, Tòa Bạch Ốc được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm mạnh nguồn tài trợ cho Liên minh.
Một số thành viên trong nhóm của Tổng thống Trump, bao gồm cả tỷ phú Elon Musk, đã kêu gọi Hoa Kỳ rời khỏi NATO hoàn toàn. Hoa Kỳ cũng có khả năng đang lên kế hoạch rút khoảng 10.000 quân khỏi các quốc gia thành viên ở Đông Âu.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo vào ngày 13 tháng 4 rằng nếu Nga không bị ngăn chặn ở Ukraine, bước tiếp theo của họ có thể là chiếm lãnh thổ NATO và gây ra một cuộc xung đột toàn cầu. Các nhà lãnh đạo phương Tây và các cơ quan tình báo đã cảnh báo về một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra ở Âu Châu trong vòng năm năm tới do sự xâm lược gia tăng của Nga.
[Kyiv Independent: 'First to suffer' — Russia singles out Poland, Baltics in threat to NATO]
9. Nga bắt giam chính người lính của mình vì đầu hàng ở Ukraine
Một người lính Nga đã bị kết án 15 năm tù vì tự nguyện đầu hàng lực lượng Ukraine, đánh dấu vụ truy tố đầu tiên như vậy ở nước này.
Hôm Thứ Ba, 15 Tháng Tư, một tòa án quân sự Nga tại Viễn Đông đã tuyên án Roman Ivanishin, một quân nhân đến từ Sakhalin, người được điều động cùng Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ độc lập số 39 ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, tờ báo Nga Kommersant đưa tin.
Theo tờ báo, Ivanishin là người lính Nga đầu tiên phải đối mặt với truy tố hình sự vì tự nguyện đầu hàng ở Ukraine trong chiến tranh.
Các công tố viên Nga đã đề nghị mức án 16 năm tù cho người lính đã đầu hàng lực lượng Ukraine vào tháng 6 năm 2023. Anh ta đã được trả về Nga vào Tháng Giêng thông qua một cuộc trao đổi tù nhân sau các cuộc đàm phán do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm trung gian, và sau đó bị buộc tội đầu hàng tự nguyện. Anh ta bị cáo buộc đã cố gắng đầu hàng tự nguyện ít nhất một lần khác và đào ngũ.
Sau khi Ivanishin đầu hàng quân đội Ukraine tại khu vực Donetsk, một đoạn video được lan truyền trong đó người ta có thể nghe thấy ông lên án cuộc xâm lược toàn diện của Putin và kêu gọi những người lính Nga đào ngũ.
Trong phiên tòa xét xử Ivanishin, anh đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Đào ngũ và đầu hàng tự nguyện là những vấn đề dai dẳng đối với quân đội Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Tổng thống Putin vào Ukraine. Cả hai hành vi phạm tội đều phải chịu hình phạt nghiêm khắc theo luật pháp Nga—đào ngũ có thể bị phạt tới 10 năm tù, trong khi đầu hàng tự nguyện có thể bị phạt từ 10 đến 15 năm tù.
Tháng 2 năm ngoái, một dự án phản chiến của Nga mang tên Get Lost, được thành lập nhằm giúp những người đàn ông Nga trốn tránh hoặc thoát khỏi lệnh bắt lính, cho biết các trường hợp đào ngũ khỏi quân đội đã tăng gấp mười lần trong năm đó.
Vào tháng 11, kênh điều tra iStories của Nga cho biết “toàn bộ trung đoàn” gồm hơn 1.000 binh sĩ đã đào ngũ khỏi Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 20 của Nga đóng tại Volgograd.
Nga cũng được cho là đã ép buộc hàng trăm quân nhân đào ngũ của mình ra tiền tuyến ở Ukraine. Một số người bị chĩa súng và bị ngược đãi về thể xác hoặc bị giam giữ vì chống cự, theo Verstka, một hãng tin độc lập của Nga.
[Newsweek: Russia Jails Own Soldier For Surrendering in Ukraine]
10. Điện Cẩm Linh sẽ khôi phục trường Komsomol thời Liên Xô để giáo dục thanh thiếu niên về lý tưởng cộng sản
Chính phủ Nga đang có kế hoạch mở một hội thảo giáo dục chính trị cho thanh thiếu niên theo mô hình Trường Komsomol Cao cấp thời Liên Xô, nơi chuyên nhồi sọ các đảng viên trẻ của Đảng Cộng sản, các phương tiện truyền thông Nga rầm rộ đưa tin hôm Thứ Tư, 16 Tháng Tư.
Komsomol là một bộ phận thanh niên (tuổi từ 14 đến 28) của Đảng Cộng sản trong thời kỳ Liên Xô. Trường Komsomol Cao cấp đào tạo các nhà lãnh đạo, giáo viên và cán bộ đảng tương lai, cấp bằng về “giáo dục cộng sản”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho RBK biết, Nga sẽ điều động một chương trình mới mang tên Hội thảo Giáo dục Chính trị Digoria để đào tạo những nhân viên làm việc với thanh niên.
Ông ví chương trình này trực tiếp giống với Trường Komsomol cao cấp.
“Nó sẽ là mô hình tương tự hiện đại dành cho các chuyên gia trẻ trong lĩnh vực chính trị - xã hội và các nhà quản lý chính sách thanh niên”, ông nói.
Những người tham gia “sẽ nhận được cả đào tạo về tư tưởng và kiến thức chuyên môn về quản lý các tổ chức thanh niên và tham gia vào các tiến trình chính trị”.
Cơ quan Thanh niên Nhà nước Nga, Rosmolodezh, dự kiến sẽ là khách hàng chính của trường. Đến cuối năm, trường đặt mục tiêu thực hiện 12-13 chương trình giáo dục cho 100 người mỗi khóa học.
Putin trước đây đã lấy cảm hứng từ thời Liên Xô khi ban hành chính sách Điện Cẩm Linh hiện đại. Năm 2023, chính phủ đã thành lập nhóm thanh niên nhà nước Phong trào Đầu tiên, mà Putin đề xuất đặt tên là “Những người tiên phong” — một sự gợi nhớ đến tổ chức dành cho trẻ em thời Liên Xô.
Chính sách “giáo dục quân sự và yêu nước” của Mạc Tư Khoa dựa vào các trường học, tổ chức thanh thiếu niên và trại hè để quân sự hóa trẻ em, gieo rắc lòng trung thành trong thế hệ trẻ đối với ý thức hệ bành trướng của Putin.
[Kyiv Independent: Kremlin to revive Soviet-era Komsomol school to indoctrinate youth]
NewsUKMor17Apr2025
Khí phách anh hùng của Giám Mục Trung Quốc. Vị Giám Mục Mexico 103 tuổi vẫn có thể cử hành thánh lễ
VietCatholic Media
17:03 16/04/2025
1. Đức Giám Mục Giáo phận Ôn Châu lại bị bắt
Năm nay, Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin), Giám mục Ôn Châu, Tỉnh Chiết Giang, lại bị công an nhà nước bắt đi, vào dịp áp Tuần Thánh và Phục Sinh để cấm cản ngài cử hành các lễ nghi hoặc làm việc mục vụ cho các tín hữu, chỉ vì ngài từ chối không gia nhập Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc.
Hãng tin Asia News truyền đi hôm 11 tháng Tư vừa qua cho biết chiều ngày 10 tháng Tư, công an nhà nước đã bắt Đức Cha đi cùng với cộng tác viên thân tín, là cha Khương Tố Niệm (Jiang Xu Nian) và người ta không biết ngài bị giam giữ ở đâu.
Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn 61 tuổi, thụ phong giám mục năm 2007, do Tòa Thánh bổ nhiệm, nhưng không được Nhà nước Trung Quốc nhìn nhận, và ngài không gia nhập Hội Công Giáo yêu nước. Ngài làm Giám mục phó của Đức Cha Vinh Sơn Chu Duy Phương (Zhu Wei Fang), qua đời năm 2016.
Vì không được nhà nước nhìn nhận nên trong những năm qua, Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn liên tục bị công an bắt đi mất tích một thời gian để cấm cản ngài khỏi tiếp xúc và cử hành thánh lễ cho các tín hữu.
Ngày 27 tháng Mười Hai cuối năm ngoái, Đức Cha đã cử hành thánh lễ Giáng Sinh, khai mạc Năm Thánh, với sự tham dự của 200 tín hữu tại huyện Long Loan (Longwan). Do việc làm này, ngài đã bị nhà nước phạt số tiền tương đương với 30.000 Mỹ kim. Nhưng ngài không trả được nên bị bắt giam một tuần lễ, từ ngày 07 tháng Ba năm nay.
2. 40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Năm Tuần Thánh – Ngày 17-04
Xh 12:1-8, 11-14
Tv 115(116):12-13, 15-18
1 Cr 11:23-26
Ga 13:1-15
Thầy ban cho các con một điều răn mới: hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con.
Vào ngày này hằng năm, Giáo hội mời gọi chúng ta suy ngẫm về ba mầu nhiệm thiết yếu của Đức tin Công Giáo: đó là Bí tích Thánh Thể - được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly như một bí tích tưởng niệm về cái chết hy sinh của Người trên Thập giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, chức tư tế - được Chúa Giêsu thiết lập để bảo đảm việc tưởng niệm bí tích này được duy trì trong Thánh lễ, và lệnh truyền của Chúa Kitô là hãy yêu thương người khác như Người đã yêu thương chúng ta - được thể hiện qua việc Người rửa chân cho các tông đồ.
Lệnh truyền của Chúa Giêsu là yêu thương người khác nằm ở trung tâm của Bí tích Thánh Thể và chức linh mục. Tình yêu bao trùm của Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện trong sự nhập thể của Chúa Giêsu làm người, để cứu chuộc và cứu độ chúng ta. “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em... Đây là Máu Thầy đổ ra vì anh em” (Lc 22:19-20). Mầu nhiệm đức tin này mà chúng ta công bố trong mỗi Thánh lễ nhắc nhở chúng ta về sự đổ tràn hoàn toàn tình yêu của Thiên Chúa nơi Con của Người trên Thập giá để cứu độ chúng ta.
Mệnh lệnh của Chúa chúng ta là yêu thương người khác như Người đã yêu thương chúng ta áp dụng cho mọi người và mọi chức thánh trong Giáo hội, có chức thánh và không có chức thánh. Nhưng không ai có thể phục vụ một cách hiệu quả trong Giáo hội nếu họ không hiểu trước bài học về việc Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ của Người. Nếu việc phục vụ của Kitô hữu chúng ta không chỉ là một hành động tử tế của con người, mà là tình yêu hy sinh, thì chúng ta phải chuẩn bị, giống như Người, để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Vì tình yêu, nếu là chân chính, sẽ tự hiến cho người khác mà không tính đến giá phải trả hoặc bất kỳ hy vọng được đền đáp nào.
Khi chúng ta tụ họp tại các nhà thờ tối nay, xin cho chúng ta, các linh mục và giáo dân, quỳ gối với lòng khiêm nhường sâu sắc và lòng biết ơn sâu sắc trước Thiên Chúa yêu thương của chúng ta vì Sự Hiện Diện Thật Sự của Người giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể - là lời cam kết về tình yêu của Người sẽ ở cùng chúng ta cho đến tận thế.
3. Israel chỉ cho phép sáu ngàn Kitô hữu từ miền Bờ Tây đến các Nơi Thánh
Cha Ibrahim Faltas, đại diện Bề trên Dòng Phanxicô tại Thánh địa, cho biết năm nay nhà cầm quyền Israel chỉ cấp giấy phép cho sáu ngàn tín hữu Kitô, từ miền Cisjordani được đến Giêrusalem và các Nơi Thánh khác để tham dự Tuần Thánh và Phục Sinh, một con số quá ít ỏi đối với năm mươi ngàn Kitô hữu tại miền này.
Cha Faltas, người Ai Cập, tỏ ra rất bất mãn vì số giấy phép được cấp ít ỏi như thế. Cha nói: “Tôi là người trách nhiệm về các đơn xin cho các tín hữu Kitô ở vùng Bethlehem và tôi đã nài nỉ với nhà cầm quyền Israel, xin họ cấp giấy phép nhiều hơn: chúng tôi cần gặp gỡ và cầu nguyện với một cộng đoàn bị đau khổ rất nhiều vì chiến tranh. Các tín hữu Kitô ở Cisjordani đã bị hạn chế rất nhiều trong việc đi lại và mong đợi dịp lễ Phục Sinh này để có thể đến Giêrusalem cầu nguyện tại Mộ Thánh và các nơi nhắc nhở cuộc khổ nạn, cái chết và sống lại của Chúa chúng ta. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã có nhiều cuộc hội họp cao cấp, nhưng chúng tôi vẫn không được thêm các giấy phép”.
Cha Ibrahim nói thêm rằng: “Giêrusalem, Thành Thánh đối với cả ba tôn giáo độc thần, là trọng tâm của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, và việc giải quyết xung đột này được thế giới coi là giải pháp cho nhiều xung đột khác. Giêrusalem sống cái mâu thuẫn của nhân loại. Chỉ trong chu vi vài trăm mét các Nơi Thánh đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, người nghe thấy bao nhiêu tiếng nói, thánh ca và kinh nguyện khác nhau nhưng đồng thời tương tự nhau, trong cùng một thành phố, nhưng lòng oán ghét ngăn cản quyền tuyên xưng đức tin của người khác”. Điều này người ta càng thấy rõ năm nay, các tín hữu Kitô, Công Giáo và Chính thống họp nhau cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu, vào cùng ngày 20 tháng Tư, cũng là lễ Vượt qua của người Do thái. “Sự trùng ngày của một lễ quan trọng như thế thật là khác thường, và trong bối cảnh hiện nay, có thể và phải là một cơ hội duy nhất. Giêrusalem là một thành bị chia rẽ vì bạo lực, là thành hứa ban sự sống nhờ đức tin, là thành khơi lên cái chết trong các tâm hồn. Chúng ta không thể trở nên quen thuộc với bạo lực, khi ngắm nhìn các Nơi Thánh, nơi chúng ta tiến bước đồng thời lập lại những lời hứa của Chúa Kitô. Ai sống tại Thánh địa không thể trung lập, dửng dưng lãnh đạm”.
4. Giám mục cao niên nhất thế giới 103 tuổi
Giám mục cao niên nhất thế giới hiện nay là Đức Cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, người Mêhicô, một chứng nhân sinh động về lịch sử Giáo hội. Ngài vẫn cử hành thánh lễ và là một trong bốn giám mục tham dự Công đồng chung Vatican II còn sống sót.
Đức Cha José sinh tại Cotiha, một thị trấn nhỏ thuộc bang Michhoacàn, năm 1922 và thụ phong linh mục năm 1946, khi được 24 tuổi. Mười lăm năm sau đó, ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi của Giáo phận tân lập Tula thuộc bang Hidalgo.
Ngài là cột trụ của giáo phận này trong 24 năm trời, cho đến năm 1985 thì được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của Giáo phận Lázaro Cárdenas. Ngài phục vụ tại đây với cùng nhiệt huyết và hăng say cho đến năm 1993 thì về hưu, lúc 71 tuổi. Từ đó, ngài sống yên hàn tại một nhà dưỡng lão do các nữ tu phụ trách ở mang Michoacán.
Theo Đức Cha José Antonio Fernández Hurtado, đương kim Tổng giám mục Giáo phận Tlalnepantla, người đã được Đức Cha Sahagún de la Parra truyền chức linh mục tại Tula, thì Đức Cha cố thực là một người đại xây dựng: khi Đức Cha đến giáo phận Tula, lúc ấy chẳng có công trình loan báo Tin mừng và cũng chẳng có ơn gọi bản xứ. Nhưng rồi Đức Cha đã nỗ lực biến đổi miền này, xây đại chủng viện El Huerto, bắt đầu hoạt động từ năm 1964.
Đức Cha de la Parra cũng tận tụy với nhiều dự án xã hội mà chính Đức Cha kiếm tài chánh để thực hiện. Hồi đó, nhiều người dân còn sống trong những căn chòi hoặc những túp lều, Đức Cha đã cổ võ kiến thiết những căn nhà nhỏ để thăng tiến cuộc sống của dân chúng. Ngài cũng khuyến khích các chủng sinh dấn thân vào các dự án này.
Tại giáo phận mới Lazáro Cardenas, nơi Đức Cha Parra được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên, ngài cũng dấn thân xây dựng như vậy, đặc biệt ngài xây dựng các cộng đoàn xứng với con người hơn, thăng tiến cuộc sống của dân chúng.
Đức Cha đã tham dự Công đồng chung Vatican II, hồi năm 1962 và lúc đó ngài mới làm giám mục được một năm, cùng với hơn hai ngàn nghị phụ từ các nơi trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến năm 1965, có khoảng bốn mươi giám mục Mêhicô đã tham dự Công đồng. Lúc đó, nước này chỉ có khoảng 35 triệu dân và 98% dân chúng xưng mình là tín hữu Công Giáo.