Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:56 13/05/2025
124. Ngoại trừ anh phải nổ lực tìm kiếm các loại đức hạnh và luôn thực hành nó, bằng không thì mức độ tu đức của anh dù rất cao thì cũng sẽ thấp đi một phần.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:01 13/05/2025
40. MẶT TRỜI KHÔNG VUÔNG
Người nọ không biết chữ nhật (日) (1), có người dạy ông ta:
- “Chữ khẩu (口 ) viết dài một chút, ở giữa gạch một vạch ngang.”
Người ấy bèn viết xuống, nhìn rất lâu rồi la lớn:
- “Anh quá trêu tôi, anh coi, hình mặt trời thì tròn tròn, từ trước đến nay làm gì mặt trời hình vuông?”
Người dạy chữ nói:
- “Đây đúng là chữ nhật, tôi thật không trêu đùa anh.”
Người ấy lại nhìn rất lâu, đột nhiên hào hứng nói:
- “Nhìn kỹ chút xíu thì rõ ràng là giống cái hộp, nó nhất định là chữ “hộp”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 40:
Viết chữ “nhật日” hình chữ nhật có gạch ngang ở giữa, hay vẽ hình tròn có một gạch ngang ngắn ở giữa thì đều là chữ “nhật” như nhau, có điều chữ nhật hình chữ nhật thì kiểu viết kinh điển, kiểu viết hình tròn thì là kiểu viết láu mà thôi, chứ nó không thể là giống cái hộp được.
Có một vài người Ki-tô hữu cho rằng: lần chuỗi Mân Côi thì quan trọng hơn thánh lễ, nên họ đi lễ mà miệng cứ lần hạt Mân Côi trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, họ không hiểu rằng tất cả những việc đạo đức mà người Ki-tô hữu thực hành trong cuộc sống, đều bắt đầu từ thánh lễ Mi-sa hằng ngày trên bàn thờ, bởi vì nếu không có việc Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá và sống lại, thì tất cả mọi việc đạo đức của người Ki-tô hữu sẽ trở thành những cái phèng la rỗng tuếch mà thôi, và quan trọng hơn là: không có một việc đạo đức nào của người Ki-tô hữu như lần chuỗi Mân Côi, lần chuỗi Lòng Thương Xót hay đọc thánh kinh, hoặc đọc kinh nhật tụng.v.v...mà thay thế được thánh lễ Mi-sa.
Chữ “nhật日” có nghĩa là ngày và cũng có nghĩa là mặt trời, mặt trời tròn tròn hay vuông vuông thì không quan trọng, cái quan trọng là nó chiếu ánh sáng làm cho vũ trụ xinh tươi đẹp đẽ...
Thánh lễ trên bàn thờ lớn hay bàn thờ nhỏ, bàn thờ đẹp hay bàn thờ xấu đều không quan trọng, cái quan trọng là Đức Chúa Giê-su –Mặt Trời Công Chính- đang hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu trên bàn thờ sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép, chính mặt trời ấy sẽ chiếu rọi vào các việc đạo đức mà chúng ta làm vì danh Ngài, để mưu ích cho phần rỗi của mình và cho tha nhân...
(1) Chữ “nhật 日” nghĩa là “ngày”, cũng có nghĩa là mặt trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Người nọ không biết chữ nhật (日) (1), có người dạy ông ta:
- “Chữ khẩu (口 ) viết dài một chút, ở giữa gạch một vạch ngang.”
Người ấy bèn viết xuống, nhìn rất lâu rồi la lớn:
- “Anh quá trêu tôi, anh coi, hình mặt trời thì tròn tròn, từ trước đến nay làm gì mặt trời hình vuông?”
Người dạy chữ nói:
- “Đây đúng là chữ nhật, tôi thật không trêu đùa anh.”
Người ấy lại nhìn rất lâu, đột nhiên hào hứng nói:
- “Nhìn kỹ chút xíu thì rõ ràng là giống cái hộp, nó nhất định là chữ “hộp”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 40:
Viết chữ “nhật日” hình chữ nhật có gạch ngang ở giữa, hay vẽ hình tròn có một gạch ngang ngắn ở giữa thì đều là chữ “nhật” như nhau, có điều chữ nhật hình chữ nhật thì kiểu viết kinh điển, kiểu viết hình tròn thì là kiểu viết láu mà thôi, chứ nó không thể là giống cái hộp được.
Có một vài người Ki-tô hữu cho rằng: lần chuỗi Mân Côi thì quan trọng hơn thánh lễ, nên họ đi lễ mà miệng cứ lần hạt Mân Côi trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, họ không hiểu rằng tất cả những việc đạo đức mà người Ki-tô hữu thực hành trong cuộc sống, đều bắt đầu từ thánh lễ Mi-sa hằng ngày trên bàn thờ, bởi vì nếu không có việc Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá và sống lại, thì tất cả mọi việc đạo đức của người Ki-tô hữu sẽ trở thành những cái phèng la rỗng tuếch mà thôi, và quan trọng hơn là: không có một việc đạo đức nào của người Ki-tô hữu như lần chuỗi Mân Côi, lần chuỗi Lòng Thương Xót hay đọc thánh kinh, hoặc đọc kinh nhật tụng.v.v...mà thay thế được thánh lễ Mi-sa.
Chữ “nhật日” có nghĩa là ngày và cũng có nghĩa là mặt trời, mặt trời tròn tròn hay vuông vuông thì không quan trọng, cái quan trọng là nó chiếu ánh sáng làm cho vũ trụ xinh tươi đẹp đẽ...
Thánh lễ trên bàn thờ lớn hay bàn thờ nhỏ, bàn thờ đẹp hay bàn thờ xấu đều không quan trọng, cái quan trọng là Đức Chúa Giê-su –Mặt Trời Công Chính- đang hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu trên bàn thờ sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép, chính mặt trời ấy sẽ chiếu rọi vào các việc đạo đức mà chúng ta làm vì danh Ngài, để mưu ích cho phần rỗi của mình và cho tha nhân...
(1) Chữ “nhật 日” nghĩa là “ngày”, cũng có nghĩa là mặt trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thật tuyệt vời cái giới răn
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
02:29 13/05/2025
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH NĂM C : GA 13,31-33a.34-35
31Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói : “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33a“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau”.
THẬT TUYỆT VỜI CÁI GIỚI RĂN…
Ngày nọ, một Linh mục nghe một thanh niên 16 tuổi nói với mình : “Thật tuyệt vời cái tôn giáo chỉ đòi hỏi một chuyện là yêu mến. Đức Giê-su thật tuyệt vời khi cho chúng ta một giới răn duy nhất là mến yêu !” Một thoáng im lặng rồi cậu dán mắt vào vị Linh mục : “Phần cha, cha có thực hành giới răn của Đức Giê-su không?” Vị Linh mục đã trả lời như mọi Ki-tô hữu, nếu không khó chịu, có lẽ sẽ trả lời : “Tôi đang cố gắng !”
1. Yêu thương như Thầy…
Đúng thế, lòng yêu mến gần như làm nên linh hồn, ý lực cho các diễn từ thời danh của Đức Giê-su trong bữa Tiệc ly được Gio-an ghi chép và được đoản văn Tin Mừng hôm nay lấy lại. Ngỏ lời với môn đệ, Đức Giê-su đề nghị với họ “giới răn mới của Người.” Nó “mới” vì là điều khoản căn bản và độc nhất của “giao ước mới” đã được Giê-rê-mi-a loan báo (31,21-34) và được cuộc Vượt qua của Đức Ki-tô khai mạc.
Đó là một tình yêu hỗ tương (“yêu nhau”) nhờ đó không ai ở trên người khác và tất cả đều cần tình thương của tha nhân. Đó là một tình yêu nghịch lý, ngược đời : thôi yêu người thân cận như chính mình, như Cựu Ước đã dạy (x. Lv19,18) và chính Đức Giê-su cũng đã dạy (x. Mt 22,39), nhưng yêu thương “như Thầy đã yêu thương anh em”, với chính sự hiến thân toàn diện và vô biên (đến độ hiến mạng) của Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa.
Nhiều kẻ coi chữ “như” này tựa một liên từ so sánh : các môn đệ được kêu gọi bắt chước lối xử thế của Thầy mình. Thật ra, không chỉ biểu thị sự so sánh, liên từ đó còn biểu thị nguồn gốc của tình yêu mà Đức Giê-su đòi hỏi nơi các môn đệ. Thành ra có thể diễn dịch : “Anh em hay yêu thương nhau… vì Thầy đã yêu thương anh em, để anh em yêu thương nhau như Thầy” hoặc “Anh em hãy yêu thương nhau bằng tình yêu mà Thầy đã dùng để yêu thương anh em.” Nghĩa là “tình yêu của Chúa Con đối với các môn đệ làm phát sinh lòng bác ái nơi các môn đệ. Chính tình yêu của Người lưu chuyển đến họ, làm cho họ yêu mến anh em và được anh em yêu mến. Tình yêu của Đức Giê-su triển nở nơi các tín hữu mang dấu ấn tình yêu Chúa Cha” (x. Léon Dufour).
Cuối cùng, đó là tình yêu phải trở nên tấm thẻ độc nhất cho biết mình thuộc về cộng đoàn của Đức Ki-tô, trở nên bằng chứng sống động nhất cho thấy ta đã tin vào Người. Chính vì thế mà chân dung đẹp nhất của Giáo Hội mọi thời là chân dung được Lu-ca vẽ ra trong sách Công vụ : “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (4,32).
Và như để minh họa cho giáo huấn tối hậu ấy trong giờ phút tối hậu ấy, có hai nhân vật và hai câu nói hết sức thảng thốt của Đức Giê-su : “Một kẻ trong anh em sẽ nộp Thầy !” Và “Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba phen.” Hai thảm kịch này của tình bạn, của tình yêu làm sáng lên những gì Đức Giê-su vừa dạy cho cả nhóm. Giu-đa đã lao vào đêm tối (“ra khỏi phòng tiệc ly”) và y sẽ không thể trồi lên lại. Thất bại trong âm mưu đẩy Thầy tới chỗ dùng sức mạnh để tự cứu và rồi phát động một cuộc cách mạng bạo lực thay vì cách mạng tình thương, y sẽ lâm vào thất vọng đến độ tự sát, trở nên hình ảnh khủng khiếp của tuyệt vọng : tất cả chấm dứt với tôi rồi. Phê-rô cũng sẽ lường được lỗi lầm của mình, nhưng ông sẽ vẫn ở lại trong tình yêu. Ông chắc chắn mình còn được yêu mến và còn có thể yêu mến. Chính cái “còn” này giúp ông không chìm đắm vào thất vọng, như thánh ca Mùa chay hay nhất hát lên : “Không đêm tối nào mà chẳng hy vọng ánh sáng. Không gì chấm dứt với Thiên Chúa cả.”
Khi nghĩ rằng Thiên Chúa không thể tha thứ cho mình, chúng ta trở thành Giu-đa. Đang khi chúng ta luôn có thể trở thành Phê-rô và nghe được lời làm cho chúng ta sống lại : “Con có yêu mến Thầy không?” Chính cái đó mới đáng kể : “Con có yêu mến Thầy không?”
2. Yêu thương ngay cả…
Nghe những giáo huấn ấy, nhìn những tấm gương ấy, những tấm gương còn kéo dài qua lịch sử Giáo Hội, trong đời sống các Ki-tô hữu đích thực, thậm chí trong đời sống của biết bao người lành ngoại đạo, tất cả chúng ta có lẽ đều nuôi dưỡng ước mơ thầm kín là một ngày nào đó, rốt cục chúng ta sẽ thật sự đặt cược đời mình trên tình huynh đệ. Ta sẽ yêu thương ngay cả X… đúng như bản chất anh ấy, ngay cả Y… sau những gì chị ấy đã làm cho ta. Chúng ta cảm thấy rõ ràng chọn lựa của tình yêu là như thế, không chùn lại khi điều đó trở nên khó khăn. Đi cho đến cùng một chọn lựa cứng rắn : bằng bất cứ giá nào, tôi vẫn muốn yêu thương, tôi sẽ chẳng để cho quyết định thương yêu của mình cao bay xa chạy.
Chúng ta sẽ chẳng luôn luôn đạt tới đó, nhưng có thể đạt tới chỗ chẳng bao giờ cho mình những lý do để bỏ cuộc, chẳng bao giờ quyết định rằng trong một hoàn cảnh nào đó, đối với một ai đó, chúng ta không có bổn phận yêu thương. Chính tính vô điều kiện ấy của tình yêu xét như quy luật sống tuyệt đối bất khả xâm phạm mới biến ta thành Ki-tô hữu : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” Ở điểm duy nhất này. Không có ba mươi sáu điểm, không có hàng trăm điểm !
Đúng ! Cho tới khi xảy ra với X… hay với Y… một cái gì đó khiến chúng ta nói : “Đến đây thì không thể yêu thương nổi, Thiên Chúa đâu có đòi hỏi tôi một chuyện như vậy.” Người đòi hỏi đấy ! Nếu chúng ta chẳng tin rằng mình là những kẻ được gọi là làm điều không thể, thì hãy khép sách Tin Mừng lại đi ! Bí quyết lớn lao của Tin Mừng, đó chẳng phải là dạy ta “hãy yêu thương”, nhưng là bảo rằng ta có thể làm điều ấy vì ta là những kẻ đã được cứu chuộc. Được cứu chuộc bởi Đức Giê-su Ki-tô, điểu đó muốn nói ta có thể yêu thương như Người : “Với Đấng đã chiến thắng sự chết, bạn có thể làm những điều bất khả” (Chiara Lubich). Và thành thử là yêu thương ngay cả X… ngay cả Y… Thay vì lải nhải : “Chúng ta hãy yêu thương nhau”, hãy dám can đảm đương đầu với khó khăn hiện thời của mình : “Tại sao tôi đang căm ghét X…, oán hận Y…?”
Chúng ta biết rõ mình đôi khi có những lý do mạnh mẽ để bỏ rơi hay căm ghét một ai đó. Nhưng chọn lựa yêu thương của ta phải đi đến chỗ điên rồ cuối cùng, điên rồ lớn nhất của Tin Mừng : yêu thương ngay cả trong một cuộc tranh chấp, đi đến chỗ chẳng nói xấu chút nào kẻ thù của ta, không cầu mong điều dữ song là điều lành cho đương sự, cho dẫu phải chống lại đương sự.
Vì không có chuyện chạy trốn trước một xung đột khả dĩ. Các Ki-tô hữu chẳng chống lại gì trong thế giới chúng ta như hiện thời đều là những kẻ ích kỷ và có lẽ là những kẻ hèn nhát, chứ chẳng phải là môn đệ của Đức Ki-tô. Chúng ta được mời gọi yêu thương trong các cuộc xung đột và điều đó có thể dẫn tới chỗ gây ra một xung đột nhân danh công lý, vì công lý là một trong những khuôn mặt cao cả của tình yêu. Bác ái không thể định nghĩa được bằng ngôn từ “cảm tính” hay “sủng mộ.” Oliver Clément viết : bác ái “đâu phải là đường, nó là muối !” Ngôn từ của bác ái “không bạc nhược, nhưng dũng cảm.” Bác ái đích thật không tránh né bạo lực, mà là chuyển đổi nó thành việc tranh đấu trong cuộc sống, là tạo lập Công bình và bênh vực Sự thật. Trước những áp bức bạo hành đang nhan nhản, những dối trá lừa lọc đang tung hoành, những bất công kỳ thị đang giáng xuống những kẻ yếu thế, Ki-tô hữu không thể nhân danh bác ái để chỉ nở nụ cười xuề xòa, đưa bàn tay thỏa hiệp, giữ im lặng đồng lõa, nói những ngôn từ hết sức mang tính “ngoại giao.” Họ phải lên tiếng và hành động giải thoát các nạn nhân để đồng thời giải cứu các đao phủ !
Chúng ta cũng được mời gọi yêu thương những kẻ lắm chuyện, hay gây phiền nhiễu, những kẻ chúng ta phê phán là không thể chịu nổi và đó có lẽ là thật, nhưng điều ấy chẳng xóa bỏ yêu cầu của Đức Giê-su : Hãy yêu thương ! Chính trên yêu cầu này mà trong vài lúc nào đó chúng ta định đoạt cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó, đọc thấy điều này, hiểu rằng mình được yêu cầu làm một bước kinh khủng, hết sức điên rồ, đương sự hãy cầu nguyện và tiến tới, lê mình tới : đương sự sẽ chẳng bao giờ gần gũi Đức Ki-tô như vậy đâu.
31Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói : “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33a“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau”.
THẬT TUYỆT VỜI CÁI GIỚI RĂN…
Ngày nọ, một Linh mục nghe một thanh niên 16 tuổi nói với mình : “Thật tuyệt vời cái tôn giáo chỉ đòi hỏi một chuyện là yêu mến. Đức Giê-su thật tuyệt vời khi cho chúng ta một giới răn duy nhất là mến yêu !” Một thoáng im lặng rồi cậu dán mắt vào vị Linh mục : “Phần cha, cha có thực hành giới răn của Đức Giê-su không?” Vị Linh mục đã trả lời như mọi Ki-tô hữu, nếu không khó chịu, có lẽ sẽ trả lời : “Tôi đang cố gắng !”
1. Yêu thương như Thầy…
Đúng thế, lòng yêu mến gần như làm nên linh hồn, ý lực cho các diễn từ thời danh của Đức Giê-su trong bữa Tiệc ly được Gio-an ghi chép và được đoản văn Tin Mừng hôm nay lấy lại. Ngỏ lời với môn đệ, Đức Giê-su đề nghị với họ “giới răn mới của Người.” Nó “mới” vì là điều khoản căn bản và độc nhất của “giao ước mới” đã được Giê-rê-mi-a loan báo (31,21-34) và được cuộc Vượt qua của Đức Ki-tô khai mạc.
Đó là một tình yêu hỗ tương (“yêu nhau”) nhờ đó không ai ở trên người khác và tất cả đều cần tình thương của tha nhân. Đó là một tình yêu nghịch lý, ngược đời : thôi yêu người thân cận như chính mình, như Cựu Ước đã dạy (x. Lv19,18) và chính Đức Giê-su cũng đã dạy (x. Mt 22,39), nhưng yêu thương “như Thầy đã yêu thương anh em”, với chính sự hiến thân toàn diện và vô biên (đến độ hiến mạng) của Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa.
Nhiều kẻ coi chữ “như” này tựa một liên từ so sánh : các môn đệ được kêu gọi bắt chước lối xử thế của Thầy mình. Thật ra, không chỉ biểu thị sự so sánh, liên từ đó còn biểu thị nguồn gốc của tình yêu mà Đức Giê-su đòi hỏi nơi các môn đệ. Thành ra có thể diễn dịch : “Anh em hay yêu thương nhau… vì Thầy đã yêu thương anh em, để anh em yêu thương nhau như Thầy” hoặc “Anh em hãy yêu thương nhau bằng tình yêu mà Thầy đã dùng để yêu thương anh em.” Nghĩa là “tình yêu của Chúa Con đối với các môn đệ làm phát sinh lòng bác ái nơi các môn đệ. Chính tình yêu của Người lưu chuyển đến họ, làm cho họ yêu mến anh em và được anh em yêu mến. Tình yêu của Đức Giê-su triển nở nơi các tín hữu mang dấu ấn tình yêu Chúa Cha” (x. Léon Dufour).
Cuối cùng, đó là tình yêu phải trở nên tấm thẻ độc nhất cho biết mình thuộc về cộng đoàn của Đức Ki-tô, trở nên bằng chứng sống động nhất cho thấy ta đã tin vào Người. Chính vì thế mà chân dung đẹp nhất của Giáo Hội mọi thời là chân dung được Lu-ca vẽ ra trong sách Công vụ : “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (4,32).
Và như để minh họa cho giáo huấn tối hậu ấy trong giờ phút tối hậu ấy, có hai nhân vật và hai câu nói hết sức thảng thốt của Đức Giê-su : “Một kẻ trong anh em sẽ nộp Thầy !” Và “Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba phen.” Hai thảm kịch này của tình bạn, của tình yêu làm sáng lên những gì Đức Giê-su vừa dạy cho cả nhóm. Giu-đa đã lao vào đêm tối (“ra khỏi phòng tiệc ly”) và y sẽ không thể trồi lên lại. Thất bại trong âm mưu đẩy Thầy tới chỗ dùng sức mạnh để tự cứu và rồi phát động một cuộc cách mạng bạo lực thay vì cách mạng tình thương, y sẽ lâm vào thất vọng đến độ tự sát, trở nên hình ảnh khủng khiếp của tuyệt vọng : tất cả chấm dứt với tôi rồi. Phê-rô cũng sẽ lường được lỗi lầm của mình, nhưng ông sẽ vẫn ở lại trong tình yêu. Ông chắc chắn mình còn được yêu mến và còn có thể yêu mến. Chính cái “còn” này giúp ông không chìm đắm vào thất vọng, như thánh ca Mùa chay hay nhất hát lên : “Không đêm tối nào mà chẳng hy vọng ánh sáng. Không gì chấm dứt với Thiên Chúa cả.”
Khi nghĩ rằng Thiên Chúa không thể tha thứ cho mình, chúng ta trở thành Giu-đa. Đang khi chúng ta luôn có thể trở thành Phê-rô và nghe được lời làm cho chúng ta sống lại : “Con có yêu mến Thầy không?” Chính cái đó mới đáng kể : “Con có yêu mến Thầy không?”
2. Yêu thương ngay cả…
Nghe những giáo huấn ấy, nhìn những tấm gương ấy, những tấm gương còn kéo dài qua lịch sử Giáo Hội, trong đời sống các Ki-tô hữu đích thực, thậm chí trong đời sống của biết bao người lành ngoại đạo, tất cả chúng ta có lẽ đều nuôi dưỡng ước mơ thầm kín là một ngày nào đó, rốt cục chúng ta sẽ thật sự đặt cược đời mình trên tình huynh đệ. Ta sẽ yêu thương ngay cả X… đúng như bản chất anh ấy, ngay cả Y… sau những gì chị ấy đã làm cho ta. Chúng ta cảm thấy rõ ràng chọn lựa của tình yêu là như thế, không chùn lại khi điều đó trở nên khó khăn. Đi cho đến cùng một chọn lựa cứng rắn : bằng bất cứ giá nào, tôi vẫn muốn yêu thương, tôi sẽ chẳng để cho quyết định thương yêu của mình cao bay xa chạy.
Chúng ta sẽ chẳng luôn luôn đạt tới đó, nhưng có thể đạt tới chỗ chẳng bao giờ cho mình những lý do để bỏ cuộc, chẳng bao giờ quyết định rằng trong một hoàn cảnh nào đó, đối với một ai đó, chúng ta không có bổn phận yêu thương. Chính tính vô điều kiện ấy của tình yêu xét như quy luật sống tuyệt đối bất khả xâm phạm mới biến ta thành Ki-tô hữu : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” Ở điểm duy nhất này. Không có ba mươi sáu điểm, không có hàng trăm điểm !
Đúng ! Cho tới khi xảy ra với X… hay với Y… một cái gì đó khiến chúng ta nói : “Đến đây thì không thể yêu thương nổi, Thiên Chúa đâu có đòi hỏi tôi một chuyện như vậy.” Người đòi hỏi đấy ! Nếu chúng ta chẳng tin rằng mình là những kẻ được gọi là làm điều không thể, thì hãy khép sách Tin Mừng lại đi ! Bí quyết lớn lao của Tin Mừng, đó chẳng phải là dạy ta “hãy yêu thương”, nhưng là bảo rằng ta có thể làm điều ấy vì ta là những kẻ đã được cứu chuộc. Được cứu chuộc bởi Đức Giê-su Ki-tô, điểu đó muốn nói ta có thể yêu thương như Người : “Với Đấng đã chiến thắng sự chết, bạn có thể làm những điều bất khả” (Chiara Lubich). Và thành thử là yêu thương ngay cả X… ngay cả Y… Thay vì lải nhải : “Chúng ta hãy yêu thương nhau”, hãy dám can đảm đương đầu với khó khăn hiện thời của mình : “Tại sao tôi đang căm ghét X…, oán hận Y…?”
Chúng ta biết rõ mình đôi khi có những lý do mạnh mẽ để bỏ rơi hay căm ghét một ai đó. Nhưng chọn lựa yêu thương của ta phải đi đến chỗ điên rồ cuối cùng, điên rồ lớn nhất của Tin Mừng : yêu thương ngay cả trong một cuộc tranh chấp, đi đến chỗ chẳng nói xấu chút nào kẻ thù của ta, không cầu mong điều dữ song là điều lành cho đương sự, cho dẫu phải chống lại đương sự.
Vì không có chuyện chạy trốn trước một xung đột khả dĩ. Các Ki-tô hữu chẳng chống lại gì trong thế giới chúng ta như hiện thời đều là những kẻ ích kỷ và có lẽ là những kẻ hèn nhát, chứ chẳng phải là môn đệ của Đức Ki-tô. Chúng ta được mời gọi yêu thương trong các cuộc xung đột và điều đó có thể dẫn tới chỗ gây ra một xung đột nhân danh công lý, vì công lý là một trong những khuôn mặt cao cả của tình yêu. Bác ái không thể định nghĩa được bằng ngôn từ “cảm tính” hay “sủng mộ.” Oliver Clément viết : bác ái “đâu phải là đường, nó là muối !” Ngôn từ của bác ái “không bạc nhược, nhưng dũng cảm.” Bác ái đích thật không tránh né bạo lực, mà là chuyển đổi nó thành việc tranh đấu trong cuộc sống, là tạo lập Công bình và bênh vực Sự thật. Trước những áp bức bạo hành đang nhan nhản, những dối trá lừa lọc đang tung hoành, những bất công kỳ thị đang giáng xuống những kẻ yếu thế, Ki-tô hữu không thể nhân danh bác ái để chỉ nở nụ cười xuề xòa, đưa bàn tay thỏa hiệp, giữ im lặng đồng lõa, nói những ngôn từ hết sức mang tính “ngoại giao.” Họ phải lên tiếng và hành động giải thoát các nạn nhân để đồng thời giải cứu các đao phủ !
Chúng ta cũng được mời gọi yêu thương những kẻ lắm chuyện, hay gây phiền nhiễu, những kẻ chúng ta phê phán là không thể chịu nổi và đó có lẽ là thật, nhưng điều ấy chẳng xóa bỏ yêu cầu của Đức Giê-su : Hãy yêu thương ! Chính trên yêu cầu này mà trong vài lúc nào đó chúng ta định đoạt cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó, đọc thấy điều này, hiểu rằng mình được yêu cầu làm một bước kinh khủng, hết sức điên rồ, đương sự hãy cầu nguyện và tiến tới, lê mình tới : đương sự sẽ chẳng bao giờ gần gũi Đức Ki-tô như vậy đâu.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quá khứ phản văn hóa đương thời của Đức Giáo Hoàng Leo XIV và manh mối cho tương lai
Vũ Văn An
14:41 13/05/2025
Quá khứ phản văn hóa đương thời của Đức Giáo Hoàng Leo XIV và manh mối cho tương lai
Một cuộc phỏng vấn năm 2012 đã dẫn đến cuộc tranh cãi đầu tiên về triều đại giáo hoàng mới như thế nào.

Francis X. Rocca (*), trên National Catholic Register, ngày 10 tháng 5 năm 2025, viếtt rằng: Kể từ khi mật nghị bầu Hồng Y Robert Francis Prevost vào ngày 8 tháng 5, nhiều người đã theo dõi sát sao để tìm manh mối về cách Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ đi theo hay rời khỏi con đường mà người tiền nhiệm quá cố của ngài đã vạch ra. Những người quan sát đã lưu ý đến việc ngài chọn một danh hiệu giáo hoàng truyền thống và quyết định mặc chiếc áo choàng đỏ gọi là mozzetta trong lần xuất hiện đầu tiên trên loggia của Vương cung thánh đường Thánh Peter — cả hai đều là dấu hiệu tương phản với Đức Giáo Hoàng Phanxicô lập dị.
Tuy nhiên, một trong những bằng chứng được thảo luận nhiều nhất không phải là quyết định của Đức Giáo Hoàng mới mà là điều ngài đã nói cách đây hơn một thập niên, khi một đồng nghiệp và tôi ghi lại.
Tôi đã gặp Đức Giáo Hoàng tương lai Leo XIV vào tháng 10 năm 2012, một ngày sau khi kết thúc thượng hội đồng về Tân Phúc âm hóa. Trọng tâm của hội nghị đó, đặc trưng của triều đại Giáo hoàng Benedict XVI, là thách thức trong việc truyền bá và duy trì đức tin trong các xã hội ngày càng hậu Kitô giáo ở phương Tây.
Trọng tâm của nhiều bài phát biểu đã được tóm tắt bởi Hồng Y Donald Wuerl của Washington, người than thở rằng một "cơn sóng thần thế tục" đang nhấn chìm Giáo hội.
Vào thời điểm đó, trước khi có những hạn chế được áp đặt theo thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các bài phát biểu của những người tham gia tại các phiên họp kín của thượng hội đồng thường xuyên được công bố cho báo chí. Một trong những bài phát biểu đáng trích dẫn và khiêu khích nhất là của Cha Robert Prevost, cựu tổng quyền của Dòng Thánh Augustinô, người đã nói về cách phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây đang thúc đẩy những gì ngài gọi là "lựa chọn lối sống phản Kitô giáo" — bao gồm phá thai, an tử và hôn nhân đồng tính — và cách Giáo Hội Công Giáo có thể phản ứng.
Vào thời điểm đó, tôi đang điều hành văn phòng Rome của Catholic News Service, một bộ phận của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, và chúng tôi đã đưa tin rộng rãi về thượng hội đồng. Tôi đã viết thư cho Cha Prevost, hỏi liệu tôi có thể phỏng vấn ngài không, và ngài đã nhanh chóng đồng ý. Vì vậy, cùng với đồng nghiệp CNS của tôi là Robert Duncan, tôi đã đến gặp ngài tại văn phòng của ngài cách Quảng trường Thánh Phêrô vài mét.
Vị giáo hoàng tương lai rất lịch sự mặc dù có phần dè dặt, như tôi nhớ, nhưng trở nên sôi nổi khi thảo luận về vị thánh vĩ đại mà các tác phẩm của vị này vốn là nền tảng cho dòng tu của ngài. Tôi đã phỏng vấn Cha Prevost trên video để thảo luận về một số vấn đề bao gồm các bài học mà Thánh Augustinô đưa ra, đặc biệt là trong cuốn Tự thú của ngài, để truyền bá tin mừng cho một xã hội cực kỳ cá nhân củ nghĩa.
Chúng tôi cũng đã ghi lại cảnh Cha Prevost đọc văn bản tham luận của mình tại thượng hội đồng, mà đồng nghiệp của tôi là Robert đã chuyển thành video gồm hai phần, minh họa bằng các ví dụ về nền văn hóa truyền thông phương Tây mà vị Giáo hoàng tương lai đang chỉ trích.
Cha Prevost đã phản hồi tích cực khi tôi gửi cho ngài kết quả cuộc họp của chúng tôi. "Cảm ơn rất nhiều! Tôi rất thích xem các bài thuyết trình video và đã gửi các liên kết đến nhiều nơi khác nhau", ngài viết.
Tôi đã không gặp lại Cha Prevost trong hơn mười năm, trong thời gian đó, ngài đã hoàn thành nhiệm kỳ làm người đứng đầu dòng của mình và trở về Peru, nơi truyền giáo trước đây của ngài, để phục vụ với tư cách là giám mục của Chiclayo. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm người đứng đầu Bộ Giám mục vào năm 2023, khiến ngài trở thành cố vấn hàng đầu của ngài trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo Giáo hội trên toàn thế giới, tôi đã hơi ngạc nhiên. Nội dung bài phát biểu của ngài tại Thượng hội đồng năm 2012, nói một cách nghiêm túc, không mâu thuẫn với bất cứ điều gì trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng giọng điệu phản văn hóa của bài phát biểu đã tạo nên sự tương phản với cách tiếp cận hòa giải của Đức Giáo Hoàng người Argentina đối với văn hóa thế tục.
Tại một buổi tiếp tân do đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh tổ chức, tôi đã gặp vị bộ trưởng lúc bấy giờ và nhắc lại với ngài về cuộc gặp gỡ của chúng tôi và bài phát biểu của ngài tại Thượng hội đồng.
"Nhiều chuyện đã qua rồi kể từ đó", ngài nói một cách vui vẻ nhưng có phần bí ẩn.
Vào ngày công nghị năm 2023 khi ngài trở thành Hồng Y Prevost, đồng nghiệp cũ của tôi là Robert đã hỏi ngài rằng quan điểm của ngài về những vấn đề gây tranh cãi mà ngài đã thảo luận trong bài phát biểu tại thượng hội đồng năm 2012 có thay đổi không.
Vị Giáo hoàng tương lai trả lời: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rất rõ ràng rằng ngài không muốn mọi người bị loại trừ chỉ vì những lựa chọn mà họ đưa ra, cho dù đó là lối sống, công việc, cách ăn mặc hay bất cứ điều gì. Học thuyết không thay đổi, và mọi người vẫn chưa nói rằng, bạn biết đấy, chúng tôi đang tìm kiếm sự thay đổi như vậy. Nhưng chúng tôi đang tìm cách chào đón và cởi mở hơn, và nói rằng tất cả mọi người đều được chào đón trong giáo hội.”
Trong bài giảng đầu tiên với tư cách là giáo hoàng, phát biểu trước các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine vào ngày sau khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã nhắc lại những nhận xét trước đó của ngài về sự thù địch của nền văn hóa đối với Kitô giáo: “Ngay cả ngày nay, vẫn có nhiều bối cảnh mà đức tin Kitô giáo bị coi là vô lý, dành cho những người yếu đuối và không thông minh. Những bối cảnh mà các bảo đảm khác được ưa chuộng, như công nghệ, tiền bạc, thành công, quyền lực hoặc thú vui.”
Tuy nhiên, khi gặp lại các Hồng Y vào ngày 10 tháng 5, tân giáo hoàng đã tuyên bố ý định noi gương Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một số lĩnh vực, bao gồm “cuộc đối thoại can đảm và đáng tin cậy với thế giới đương đại trong các thành phần và thực tế khác nhau của nó.”
Bây giờ, bài phát biểu năm 2012 của Đức Giáo Hoàng Leo XIV, được ghi lại trên băng, đã trở thành cơ sở cho cuộc tranh cãi đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Các nhà hoạt động LGBTQ đang lên tiếng hy vọng rằng bài phát biểu không phản ánh tầm nhìn của tân giáo hoàng. Cách ngài xử lý câu hỏi đó, hoặc chọn cách phớt lờ nó, sẽ là một manh mối nữa về cách ngài định lãnh đạo.
_________________________
(*) Francis X. Rocca Phanxicô X. Rocca là nhà phân tích cấp cao về Vatican cho EWTN News. Ông đã đưa tin về Vatican từ năm 2007, gần đây nhất là cho The Wall Street Journal, nơi ông cũng đưa tin về tôn giáo toàn cầu. Ông đã viết cho Time, The Times Literary Supplement và The Atlantic, cùng với nhiều ấn phẩm khác. Rocca là đạo diễn của một bộ phim tài liệu, “Voices of Vatican II: Participants Recall the Council.”
Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng viết thư cho Đức Giáo Hoàng Leo XIV
Vũ Văn An
14:58 13/05/2025

Tin ngày ngày 13 tháng 5 năm 2025 của Văn phòng Tổng thư ký Thượng hội đồng Giám mục cho hay: Các nhà lãnh đạo của Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng viết thư cho Đức Giáo Hoàng Leo XIV để bày tỏ 'cho đến nay niềm vui của chúng con khi cùng nhau bước đi, hỗ trợ việc phục vụ của Đức Thánh Cha cho sự hiệp thông giữa tất cả các Giáo hội'.
Sau đó, khi nhắc đến Thượng hội đồng, Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký, và hai phó thư ký, Tổng giám mục Luis Marín de San Martín, O.S.A. và Sơ Nathalie Becquart, X.M.C.J. nhìn với sự tin tưởng vào hành trình đang diễn ra của Giáo hội: 'Bây giờ hành trình vẫn tiếp tục dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha, chúng con nhìn với sự tin tưởng vào những chỉ dẫn mà Đức Thánh Cha sẽ chỉ ra, để giúp Giáo hội phát triển như một cộng đồng chú ý lắng nghe, gần gũi với mỗi người, có khả năng xây dựng các mối quan hệ chân thực và chào đón - một ngôi nhà và gia đình của Thiên Chúa mở ra cho tất cả mọi người: một Giáo hội truyền giáo theo tinh thần đồng nghị'.
Đính kèm là bức thư gốc của Văn phòng Tổng thư ký Thượng hội đồng Giám mục gửi Đức Leo XIV:
SECRETARIA GENERALIS SYNODI
Vatican, ngày 12 tháng 5 năm 2025
Kính thưa Đức Thánh Cha rất Diễm phúc, với lòng biết ơn sâu sắc, Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng tạ ơn Chúa vì Đức Thánh Cha đã được bầu làm người hướng dẫn Giáo hội. Chúng con xin bày tỏ niềm vui của chúng con với Đức Thánh Cha, người cũng chủ trì Văn phòng Tổng thư ký này, từ giờ phút này, khi cùng nhau bước đi, hỗ trợ Đức Thánh Cha phục vụ cho sự hiệp thông giữa tất cả các Giáo hội.
Thượng hội đồng là một hành trình của Giáo hội do Chúa Thánh Thần dẫn dắt, là món quà của Chúa Phục sinh, giúp chúng ta trưởng thành như một Giáo hội truyền giáo, liên tục trải qua sự hoán cải thông qua việc lắng nghe Tin Mừng một cách chăm chú. Được triệu tập bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Thượng hội đồng liên quan đến toàn thể dân Chúa trong một tiến trình chung, trong đó mỗi người góp phần vào việc phân định các bước cần thực hiện, theo các đặc sủng, ơn gọi và thừa tác vụ đã nhận được.
Bắt đầu vào năm 2021 với giai đoạn lắng nghe dân Chúa, tiến trình công đồng hiện đã hoàn thành giai đoạn phân định của các Mục tử với Đại hội đồng XVI của Thượng hội đồng Giám mục và với sự chấp thuận của Văn kiện cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Các chỉ dẫn có trong Văn kiện này “hiện đã có thể được thực hiện tại các Giáo hội địa phương và các nhóm Giáo hội, có tính đến các bối cảnh khác nhau, những gì đã làm và những gì vẫn phải làm để phong cách phù hợp với Giáo hội đồng nghị truyền giáo có thể được học hỏi và phát triển tốt hơn bao giờ hết” (Ghi chú kèm theo). Đồng thời, các nhóm nghiên cứu đang làm việc để đệ trình các đề xuất lên Đức Thánh Cha nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến toàn thể Giáo hội.
Bây giờ, khi hành trình tiếp tục dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha, chúng con tin tưởng vào các hướng dẫn mà Đức Thánh Cha sẽ chỉ ra, để giúp Giáo hội phát triển như một cộng đồng chú ý lắng nghe, gần gũi với mỗi người, có khả năng xây dựng các mối quan hệ chân thực và chào đón—một ngôi nhà và gia đình của Thiên Chúa mở ra cho tất cả mọi người: một Giáo hội đồng nghị truyền giáo. Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng hội đồng vẫn luôn sẵn sàng phục vụ với tinh thần hợp tác và vâng phục.
Với tình cảm con thảo và lời cầu nguyện,
Mario Hồng Y. Grech Tổng thư ký
Sr. Nathalie Becquart, X.M.C.J. Phó thư ký
H.E. Msgr. Luis Marín de San Martín, O.S.A
Trên bàn làm việc của Đức Giáo Hoàng Leo: Chỉnh sửa tài chính Vatican
Vũ Văn An
15:46 13/05/2025
Tin tốt là Giáo hoàng có cơ hội để suy nghĩ lớn, hành động nhanh chóng và tận dụng sự nhiệt tình trong những ngày đầu tiên của triều đại, tin xấu là thời gian không còn nhiều.
Đó là nhận định của Ed. Condon, đồng chủ bút của The Pillar, ngày 13 tháng 5 năm 2025.

Ông viết tiếp: Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất hiện trên loggia vào năm 2013, người ta hiểu rộng rãi rằng "giáo hoàng từ vùng ngoại vi" đã được bầu với nhiệm vụ cải cách giáo triều La Mã, và đặc biệt là dọn sạch nạn tham nhũng.
Mười hai năm sau, tình trạng hỗn loạn tài chính giáo triều có thể không phải là điều mà nhiều người mong đợi ở Đức Giáo Hoàng Leo XIV khi ngài giới thiệu bản thân với Giáo hội và thế giới, nhưng nó sẽ đứng đầu danh sách trên bàn làm việc của vị giáo hoàng mới.
Nếu có bất cứ điều gì, tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với năm 2013.
Đức Phanxicô đã hành động lớn và táo bạo trong những năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của mình, ban hành các thay đổi pháp lý và quy định toàn diện và thành lập một loạt các cơ quan giám sát và giám sát giáo triều mới để mang lại một số biện pháp kiểm soát đối với những gì thường là ngân sách liên phòng ban và kế toán tự do đối với mọi người.
Nhưng, điều đáng chú ý là sự ra đi vào năm 2017 của các phụ tá chủ chốt của ngài là Hồng Y George Pell và Libero Milone đã khiến sáng kiến này bị đình trệ và một giai đoạn tái đắp lũy định chế bắt đầu.
Cuộc điều tra hình sự và phiên tòa xét xử Hồng Y Angelo Becciu và những người khác sau đó, dẫn đến việc kết án với hàng triệu đô la tiền phạt và nhiều năm tù, đã minh họa rất nhiều cho mức độ nghiêm trọng của vấn đề và hiệu quả tiềm tàng của các cải cách ban đầu của ngài — nếu không muốn nói chính là sự chuyển động trơn tru của bánh xe công lý ở Thành phố Vatican.
Nhưng việc loại bỏ tham nhũng và thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về thông lệ tốt nhất chỉ là khởi đầu chứ không phải kết thúc để xoa dịu tình hình tài chính hỗn loạn của Vatican, và bất chấp một thập niên cảnh báo, cuối cùng vẫn có rất ít hành động được thực hiện để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách cơ cấu mất kiểm soát trong giáo triều, hoặc lấp một lỗ đen phình to trong quỹ hưu trí của Vatican.
Tình hình nghiêm trọng mà Đức Giáo Hoàng Leo đang phải đối diện đã được nhấn mạnh nhiều lần trong những tháng cuối cùng của triều đại Giáo hoàng Phanxicô, khi cố Giáo hoàng ban hành một loạt các lá thư cho Hội đồng Hồng Y cảnh báo về tình hình tài chính khốn khổ mà giáo triều đang phải đối diện và thừa nhận rằng quỹ hưu trí sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình trong tương lai gần.
Đức Giáo Hoàng Leo hiện phải đối diện với nhiệm vụ gấp ba là khôi phục các cải cách cơ cấu do Đức Phanxicô khởi xướng, kiểm soát chi tiêu của Vatican và tìm kiếm các nguồn thu nhập mới cho giáo triều, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Và mặc dù triều đại Giáo hoàng của ngài chưa đầy một tuần, nhưng Đức Giáo Hoàng đang phải chạy đua với thời gian.
Đưa cải cách trở lại cuộc sống
Ba cơ quan trung tâm nhất trong những năm đầu của cải cách thời đại Phanxicô là Hội đồng Kinh tế, một hội đồng do Hồng Y lãnh đạo có nhiệm vụ giám sát các vấn đề tài chính của toàn giáo triều, Văn phòng thư ký Kinh tế, một cơ quan hành pháp có nhiệm vụ thực hiện cải cách và phê duyệt ngân sách của các bộ, và Văn phòng Tổng kiểm toán, có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ.
Cả ba đều được Đức Phanxicô thành lập trong những năm đầu tiên của ngài, và cả ba hiện đều có vẻ rất cần được đổi mới. Mức độ mà Đức Leo sẵn sàng và có khả năng thổi luồng sinh khí mới và sự nhiệt tình vào chúng sẽ rất quan trọng để đưa ngôi nhà tài chính của Vatican vào trật tự.
Biên bản các cuộc họp trước đây của Hội đồng Kinh tế cho thấy rằng không có nhiều thông tin và khuyến nghị rõ ràng được đưa ra cho cơ quan này, nhưng ngay cả ở thời kỳ đỉnh cao của các cải cách đầu tiên của Đức Phanxicô, có vẻ như vẫn thiếu tính cấp bách thực sự.
Những người gần gũi với cơ quan này và các cuộc họp của cơ quan này kể rằng, mặc dù có và vẫn có sự ủng hộ chung đối với khái niệm cải cách quy định và tài chính, nhưng vẫn thiếu cảm giác cấp bách và vẫn có sự tôn trọng mặc định đối với những người đứng đầu các bộ và các quan chức giáo triều khi họ cảnh báo về việc đi quá xa quá nhanh.
Tương tự như vậy, kể từ khi Hồng Y Pell rời đi vào năm 2017, Ban Kinh tế, động cơ lý thuyết thúc đẩy cải cách, dường như đã gần như hết hơi.
Một loạt các nhà lãnh đạo, thay vì thúc đẩy thay đổi, dường như đã bị đẩy vào danh mục các khoản thâm hụt ngày càng tăng và các nguồn lực đang cạn kiệt — và trong đó họ thậm chí đã chấm dứt các bước đi chậm chạp hướng tới sự minh bạch tài chính, giống như thông lệ trước đây là công bố ngân sách hàng năm của Vatican.
Nếu có bất cứ điều gì, tình hình tại Văn phòng Tổng kiểm toán thậm chí còn tồi tệ hơn. Với người đứng đầu trước đây, Libero Milone, bị kẹt trong một tranh chấp pháp lý với Vatican, và cựu phó của ông đã chết trong quá trình tố tụng.
Vào năm 2023, đội ngũ nhân viên hiện tại được hướng dẫn phải thực hiện “sự thận trọng nhân từ” khi giải quyết các trường hợp tham nhũng, nói rằng các vụ bê bối tài chính “phục vụ nhiều hơn cho việc lấp đầy các trang báo hơn là để sửa chữa hành vi một cách sâu sắc”.
Việc đưa các cải cách cơ cấu của Đức Phanxicô vào cuộc sống và trở lại sẽ rất quan trọng đối với nhiệm vụ ngăn chặn Vatican trượt vào bờ vực tài chính. Công việc đó có thể đơn giản và khó khăn như việc làm mới đội ngũ lãnh đạo.
Thật không may, công việc hiện tại ít mang tính “cải cách” hơn và nhiều tính “quản lý khủng hoảng” hơn. Điều đó sẽ đòi hỏi phải ưu tiên những phẩm chất thường không được ưa chuộng ở Vatican: tư duy cấp tiến, sẵn sàng đưa ra các quyết định ngay lập tức và không được lòng dân, và động lực hành động ngay lập tức và đơn phương nếu cần thiết.
Tất nhiên là có những người như vậy. Và tân giáo hoàng sẽ không thiếu những bàn tay sẵn sàng nếu ngài yêu cầu. Tuy nhiên, thách thức đầu tiên là ngài phải xác định được những cộng tác viên hiệu quả và đủ tiêu chuẩn nhất được cung cấp, và không để mình bị dẫn dắt vào những lựa chọn "an toàn".
Hãm đà ngân sách
Văn phòng kinh tế của Vatican trước đây đã công bố bản trình bày ngân sách sứ mệnh hàng năm, nhưng đã không làm như vậy kể từ năm 2022. Vì vậy, thật khó để đưa ra bất cứ đánh giá thực tế nào về tình hình thực sự tồi tệ đối với ngân khố của giáo triều.
Theo báo cáo ngân sách được công bố gần đây nhất, các hoạt động hàng năm của giáo triều vào năm 2022 dự kiến sẽ tiêu tốn 796 triệu euro mỗi năm, với khoản lỗ hoạt động dự kiến là 33.4 triệu sau khi nhận được các khoản quyên góp dự kiến từ các nguồn bao gồm Peter's Pence {đồng xu Thánh Phêrô]— được phân bổ vào năm 2023 90% doanh thu của mình dành cho chi phí hoạt động của Vatican.
Vào tháng 10 năm 2023, giám đốc văn phòng kinh tế, Maximino Caballero Ledo đã đưa ra một dấu hiệu về quy mô của "cuộc khủng hoảng" tài chính của Vatican khi ông nói rằng Tòa thánh có thâm hụt ngân sách cơ cấu "từ 50 đến 60 triệu euro một năm", mặc dù Tòa thánh trong nhiều năm đã thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí và lệnh đóng băng tuyển dụng trên toàn giáo triều.
Là một phần trong nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm mang lại cải cách tài chính cho Vatican, lệnh đóng băng lương và tuyển dụng trên toàn giáo triều đã được áp dụng trong gần một thập niên — mặc dù các báo cáo ngân sách năm 2021 cho thấy lương vẫn là khoản chi tiêu lớn nhất của giáo triều với mức 139.5 triệu euro, vì vậy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã áp dụng lệnh cắt giảm lương cấp cao cho các nhân viên giáo sĩ.
Vào đầu năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng ngài sẽ chấm dứt việc cung cấp chỗ ở được trợ cấp tại Vatican cho các quan chức cấp cao của giáo triều, với lý do "một cuộc khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh như cuộc khủng hoảng hiện tại, đặc biệt nghiêm trọng", mà vị Giáo hoàng cho biết đã nêu bật "nhu cầu mọi người phải thực hiện một hy sinh.”
Bất chấp những cải cách này, người ta thừa nhận rộng rãi rằng thâm hụt ngân sách cơ cấu của Vatican đang tăng lên chứ không phải giảm đi, và Đức Giáo Hoàng Leo sẽ phải suy nghĩ lớn hơn và táo bạo hơn nhiều so với việc đóng băng và cắt giảm lương và các quyền lợi để ngăn chặn tình hình.
Vào tháng 10 năm 2023, Caballero Ledo lưu ý rằng nếu Vatican muốn bù đắp thâm hụt “chỉ bằng cách cắt giảm chi phí, chúng ta sẽ đóng cửa 43 trong số 53 đơn vị thuộc Giáo triều La Mã, và điều này là không thể.”
“Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực để tăng doanh thu”, ông nói. Về nguyên tắc chung, ông có thể đúng. Nhiều bộ phận của Vatican hoạt động với ngân sách eo hẹp — ít nhất là theo số liệu chính thức mới nhất được công bố.
Nhưng ngay cả khi tính đến thực tế là phần lớn các đơn vị giáo triều hoạt động với ngân sách dưới 5 triệu euro hàng năm, một số khoản cắt giảm có thể sẽ phải diễn ra, sớm hay muộn. Và trong khi đóng cửa hàng chục bộ phận nhỏ hơn không phải là đề xuất hợp lý, thì việc tìm cách tiết kiệm trong ngân sách của Bộ Truyền thông, chẳng hạn, khoảng 40 triệu euro, có thể là hợp lý.
Kiếm tiền
Cải cách kinh tế cuối cùng của Đức Phanxicô, được ban hành chỉ vài ngày trước khi ngài nhập viện để nằm viện kéo dài vào đầu năm nay, là thành lập một cơ quan gây quỹ mới cho Vatican, Commissio de donationibus pro Sancta Sede, hay Ủy ban Quyên góp cho Tòa thánh.
Cơ quan này được thành lập chỉ vài tháng sau khi Đức Phanxicô phải ra lệnh đại tu quỹ hưu trí của Vatican và đã gửi một lá thư cho Hồng Y đoàn thừa nhận rằng “những năm qua đã cho thấy rằng các yêu cầu cải cách được thúc đẩy trong quá khứ bởi rất nhiều nhiều người… đã có tầm nhìn xa trông rộng.”
Họ có thể có tầm nhìn xa, nhưng sau nhiều năm bỏ bê các hoạt động tạo ra thu nhập và quản lý tài sản của Tòa thánh, tương lai hiện thuộc về Vatican.
Trong suốt những năm đầu tiên của triều đại Giáo hoàng Phanxicô, các dự án phát triển tài sản của Vatican kém hiệu quả thành các luồng thu nhập ổn định dài hạn đã được đề xuất, thảo luận và cuối cùng bị xếp xó theo các tài liệu nội bộ.
Những dự án đó, như dự án tái phát triển Santa Maria ở Galeria, một khu đất rộng 1,000 mẫu Anh ở ngoại ô Rome, được tính toán sẽ đi vào hoạt động trong vòng mười năm trước khi Tòa thánh gặp phải tình trạng thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng, hiện vẫn đang diễn ra. Thay vào đó, những đề xuất đó đã bị gác lại để ưu tiên cho các dự án khác, như lắp đặt các cánh đồng tấm pin mặt trời.
Tư duy lớn và lập kế hoạch dài hạn vẫn là yếu tố thiết yếu đối với tương lai tài chính của Vatican. Mặc dù Vatican chắc chắn không phải là một doanh nghiệp, nhưng phần lớn thu nhập của họ (khoảng 65%) có nguồn gốc từ thương mại, từ lợi nhuận từ tài sản và đầu tư, bao gồm danh mục đầu tư bất động sản lớn, cả ở thành phố Rome và trên toàn thế giới.
Nhưng mặc dù là một chủ đất đáng kể, tính đến năm 2022, chỉ có khoảng một phần năm danh mục bất động sản của Vatican thực sự có sẵn để tạo ra doanh thu.
Đức Giáo Hoàng Leo đến với vai trò mới của mình với một cửa sổ quan trọng nhằm giành lại những người đã cố gắng trong nhiều năm để đưa Vatican vào con đường dài hạn hướng tới sức khỏe tài chính, nhưng đã bị thất vọng và bị lãnh đạo đóng băng vì cuối cùng sợ hành động triệt để.
Nhưng cả khi giả sử Đức Giáo Hoàng Leo bắt đầu ngay với công việc nghiêm túc cải cách dài hạn danh mục tài sản kém hiệu quả của Tòa thánh, thì lợi nhuận có ý nghĩa sẽ mất nhiều năm để đạt được.
Và với thâm hụt ngân sách cơ cấu lên tới 100 triệu euro và nghĩa vụ lương hưu chưa được tài trợ được cho là gần 2 tỷ, Leo sẽ cần khởi động Ủy ban quyên góp mới với sự hỗ trợ tối đa của vị giáo hoàng.
Việc quyên góp cho Rome đã bị kìm hãm, ít nhất là ở một mức độ nào đó, bởi bầu không khí bất ổn và tham nhũng đã phủ bóng lên giáo triều của Đức Phanxicô, bất chấp những nỗ lực cải cách ban đầu của ngài.
Nhưng cũng giống như vậy, những người trong ngành tài chính giáo triều nhấn mạnh hình ảnh và danh tiếng của cố giáo hoàng là nghi ngờ, nếu không muốn nói là hoàn toàn thù địch với cả những nhà tài trợ tiềm năng và những sự việc có xu hướng thu hút quyên góp ngay từ đầu.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng tiền có đó để trao tặng, và Đức Leo có thể đã làm rất nhiều để khuyến khích một dòng tiền quyên góp mới mà không cần cố gắng.
Ngay cả khi ngài xuất hiện trong trang phục giáo hoàng truyền thống, như chiếc áo mozzetta trên loggia, việc sử dụng các vật dụng mang tính biểu tượng của Thánh Gioan Phaolô II và Đức Benedict XVI, và kỳ vọng rằng ngài sẽ trở lại căn hộ giáo hoàng thông thường, tất cả đều tạo ra tiếng vang về "sự trở lại bình thường" ở một số nơi.
Một số chính sách thời Đức Phanxicô, như các hạn chế đối với Thánh lễ riêng lẻ tại các bàn thờ phụ của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, sẽ dễ dàng để Đức Leo bãi bỏ, thúc đẩy sự nhiệt tình và quyên góp ngay lập tức. Và thực tế đơn giản là vị giáo hoàng mới là người Mỹ có khả năng kích hoạt một dòng tiền quyên góp ngay lập tức từ quê hương của ngài — vẫn là nguồn thu nhập bên ngoài lớn nhất của Tòa thánh.
Không ai mong đợi vị giáo hoàng mới nghĩ về bản thân mình như người gây quỹ chính của Giáo hội — càng không hành động như một người như vậy. Nhưng tin tốt là với sự sẵn sàng suy nghĩ lớn, hành động nhanh chóng và tận dụng sự nhiệt tình của mọi người trong những ngày đầu trị vì, Đức Leo có thể đạt được nhiều thành tựu.
Tin xấu là tình hình mà ngài thừa hưởng khiến ngài không có nhiều thời gian để lãng phí hoặc không gian để xoay xở.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kính mời xem video của ông Phan Thanh Giới quay tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang nhân Đại hội 50 năm Hồng Ân Viễn Xứ. Ngày 10/5/2025.
Ngày cầu cho ơn thiên triệu Giáo hạt Lý Nhân Hà Nội
Giáo Xứ Lý Nhân
06:53 13/05/2025
NGÀY CẦU CHO ƠN THIÊN TRIỆU TẠI GIÁO HẠT LÝ NHÂN TGP. HÀ NỘI
(Ngày 21/04/2024)
XEM HÌNH
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 với chủ đề: “Quà tặng sự sống”, Đức cố Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã khẳng định “Ơn gọi là món quà quý giá mà Thiên Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta, là lời kêu gọi bước ra khỏi chính mình để bước đi trên hành trình yêu thương và phục vụ”. Và để cổ võ các bạn trẻ có lòng yêu mến và can đảm dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội trong đời sống tu trì, Chúa nhật Lễ Chúa Chiên Lành, Giáo hạt Lý Nhân đã tổ chức giới thiệu ơn gọi đời sống thánh hiến.
Chiều thứ Bảy, ngày 10/5/2025, quý cha đặc trách ơn gọi của Giáo hạt đã quy tụ 330 em nam nữ trong Giáo hạt Lý Nhân về Giáo xứ Bàng Ba, tham dự ngày giới thiệu và cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Trong dịp này các em được lắng nghe quý thầy Phó tế, quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Dòng thánh Phao-lô, Dòng Nữ Vương Truyền giáo, và Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Ki-tô giới thiệu sơ lược về linh đạo và hoạt động. Bên cạnh đó, Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ – Đặc trách Ơn gọi Giáo hạt đã chia sẻ chủ đề Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu, đồng thời mời gọi các em cầu nguyện cho bản thân cũng như cho các gia đình biết quan tâm giáo dục và quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi trong ơn gọi đời sống dâng hiến.
Đỉnh cao của ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu là Thánh lễ đồng tế lúc 17h30 do Cha An-tôn Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội chủ sự. Ngài mời gọi các em mạnh dạn đáp lại tiếng Chúa, trở nên những môn đệ nhiệt thành, hăng say ra đi rao giảng Tin Mừng.
BTT.GH Lý Nhân
(Ngày 21/04/2024)
XEM HÌNH
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 với chủ đề: “Quà tặng sự sống”, Đức cố Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã khẳng định “Ơn gọi là món quà quý giá mà Thiên Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta, là lời kêu gọi bước ra khỏi chính mình để bước đi trên hành trình yêu thương và phục vụ”. Và để cổ võ các bạn trẻ có lòng yêu mến và can đảm dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội trong đời sống tu trì, Chúa nhật Lễ Chúa Chiên Lành, Giáo hạt Lý Nhân đã tổ chức giới thiệu ơn gọi đời sống thánh hiến.
Chiều thứ Bảy, ngày 10/5/2025, quý cha đặc trách ơn gọi của Giáo hạt đã quy tụ 330 em nam nữ trong Giáo hạt Lý Nhân về Giáo xứ Bàng Ba, tham dự ngày giới thiệu và cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Trong dịp này các em được lắng nghe quý thầy Phó tế, quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Dòng thánh Phao-lô, Dòng Nữ Vương Truyền giáo, và Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Ki-tô giới thiệu sơ lược về linh đạo và hoạt động. Bên cạnh đó, Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ – Đặc trách Ơn gọi Giáo hạt đã chia sẻ chủ đề Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu, đồng thời mời gọi các em cầu nguyện cho bản thân cũng như cho các gia đình biết quan tâm giáo dục và quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi trong ơn gọi đời sống dâng hiến.
Đỉnh cao của ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu là Thánh lễ đồng tế lúc 17h30 do Cha An-tôn Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội chủ sự. Ngài mời gọi các em mạnh dạn đáp lại tiếng Chúa, trở nên những môn đệ nhiệt thành, hăng say ra đi rao giảng Tin Mừng.
BTT.GH Lý Nhân