Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:59 23/04/2025
107. Con người ta nhìn hành động bên ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn ý hướng của nội tâm bên trong.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:01 23/04/2025
23. ĐÙA NHẢM NHÍ
Có một người ẵm con nhỏ ra ngoài chơi, người hàng xóm nói đùa:
- “Cốt nhục phụ tử đúng là một mạch truyền nhân, chỉ cần nhìn con của anh thì biết ngay, mặt mũi của nó và mặt mũi của tôi thật giống nhau y như một khuôn mà ra.”
Người ẵm con nhỏ ấy bèn nói:
- “Đúng ạ, anh và thằng nhỏ này là anh em ruột thịt, là do cùng một người đàn bà sinh ra thì mặt mày sao lại không giống nhau chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 23:
Có những lời nói đùa không nên nói, chẳng hạn như nói con anh nó giống tôi tức là nó con tôi, và có nghĩa là vợ của anh ngoại tình với tôi, câu nói đùa này dù là chỗ bạn bè thân thiết thì cũng không nên nói, bởi như thế thì có ngày cũng sẽ đánh nhau, đó là cái vui rẻ mạt không nên tranh giành và bắt chước.
Bản chất của người Ki-tô hữu là vui vẻ và luôn là niềm vui của mọi người, niềm vui này không phát xuất từ những câu nói đùa giỡn không đúng chỗ, cũng không phải là những câu nói chọc cười vô duyên và hàm ý tục tỉu, nhưng là phát xuất từ một tâm hồn vị tha và quảng đại, bởi vì chỉ có tinh thần vị tha và tâm hồn quảng đại mới có thể đem niềm vui đến cho tha nhân mà thôi.
Con người ta, cái vui nhất là biết tha thứ khi người khác xúc phạm đến mình, và được tha thứ khi mình xúc phạm đến tha nhân.
Nếu không tin, xin mời các bạn thử làm xem sao !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người ẵm con nhỏ ra ngoài chơi, người hàng xóm nói đùa:
- “Cốt nhục phụ tử đúng là một mạch truyền nhân, chỉ cần nhìn con của anh thì biết ngay, mặt mũi của nó và mặt mũi của tôi thật giống nhau y như một khuôn mà ra.”
Người ẵm con nhỏ ấy bèn nói:
- “Đúng ạ, anh và thằng nhỏ này là anh em ruột thịt, là do cùng một người đàn bà sinh ra thì mặt mày sao lại không giống nhau chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 23:
Có những lời nói đùa không nên nói, chẳng hạn như nói con anh nó giống tôi tức là nó con tôi, và có nghĩa là vợ của anh ngoại tình với tôi, câu nói đùa này dù là chỗ bạn bè thân thiết thì cũng không nên nói, bởi như thế thì có ngày cũng sẽ đánh nhau, đó là cái vui rẻ mạt không nên tranh giành và bắt chước.
Bản chất của người Ki-tô hữu là vui vẻ và luôn là niềm vui của mọi người, niềm vui này không phát xuất từ những câu nói đùa giỡn không đúng chỗ, cũng không phải là những câu nói chọc cười vô duyên và hàm ý tục tỉu, nhưng là phát xuất từ một tâm hồn vị tha và quảng đại, bởi vì chỉ có tinh thần vị tha và tâm hồn quảng đại mới có thể đem niềm vui đến cho tha nhân mà thôi.
Con người ta, cái vui nhất là biết tha thứ khi người khác xúc phạm đến mình, và được tha thứ khi mình xúc phạm đến tha nhân.
Nếu không tin, xin mời các bạn thử làm xem sao !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 24/04: Mừng quá mà ngỡ ngàng chưa tin – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
03:04 23/04/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.” Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.”
Đó là lời Chúa
Niềm vui lạ thường
Lm Minh Anh
14:41 23/04/2025
NIỀM VUI LẠ THƯỜNG
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”.
Một ấn phẩm Anh trao giải cho ai định nghĩa hay nhất về “Một Người Bạn Tốt Nhất”. Trong hàng nghìn câu trả lời, có những câu sau đây: “Một người hiểu được sự im lặng của bạn!”; “Một người đến, khi cả thế giới ra đi!”; “Một người xuất hiện đúng lúc để nhân lên niềm vui, chia sẻ hạnh phúc và nỗi đau; giúp bạn trải nghiệm một niềm vui lạ thường ngay giữa những mất mát!”. Câu trả lời cuối cùng đạt giải.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay chỉ ra “Người Bạn Tốt Nhất!” - Giêsu - Đấng Phục Sinh, người xuất hiện đúng lúc cho các bạn của Ngài. Luca ghi lại một tâm trạng khó tả vì vừa không thể, lại vừa rất thật, “Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. Họ vui mừng nhưng chưa chuẩn bị đủ để có thể trải nghiệm ‘niềm vui lạ thường’ này.
Bất cứ cuộc gặp nào với Chúa Giêsu đều luôn dẫn đến trải nghiệm một ‘niềm vui lạ thường!’. Nó là một kinh nghiệm rất khác vượt quá sự nhiệt tình, hâm mộ hoặc phấn khích. Các môn đệ vui mừng, nhưng ‘điều này là không thể’. Hãy chụp lại ‘cái khung tâm trí’ đẹp đẽ này! “Chưa tin” có nghĩa là không chắc mình phải tin điều gì. Kìa, một Giêsu bị đóng đinh đang đứng trước họ với những hõm sâu còn chưa khô trên thân mình; nhưng kìa, một Giêsu đang yêu cầu một chút gì đó để ăn. Họ sốc! Nhưng dường như nơi họ, vẫn có một niềm vui đang chực bùng nổ vì những gì đang thấy nhưng có một điều gì đó đang kìm hãm. Tất cả là quá tốt nhưng không biết có đúng như vậy không?
Một đôi khi, được hưởng nếm ân sủng Chúa, nhưng chúng ta vẫn do dự! Một trong những lý do là sự nản lòng! Trước cái chết của Thầy, các môn đệ vô cùng nản lòng; và bây giờ, dù Thầy ở trước mặt, họ vẫn tần ngần để ‘buông bỏ’ nó - điều mà họ đang cố ‘ôm chặt’. Cũng thế, chúng ta dễ dàng để sức nặng của thế giới, sức nặng tội lỗi của mình hoặc của người khác ghì xuống; chúng ta tức giận, khó chịu và ủ rũ. Chúng ta ‘ôm chặt’ chúng; đang khi nhận lấy niềm vui phục sinh giả thiết là phải ‘buông bỏ’ sự nản lòng để chăm chút nhìn vào thực tại Chúa muốn chúng ta tập trung vào. Ngài mời bạn nhìn xa hơn để đạt được một điều gì đó vĩ đại hơn; nhìn vào chiến thắng của Ngài để vui mừng.
Kìa, Phêrô đang hướng niềm vui của đoàn người đang chạy theo ông đến việc trải nghiệm ‘niềm vui lạ thường’ ở Đấng mà nhờ danh Ngài, anh què đi được - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ nỗi hân hoan, “Lạy Chúa, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”.
Anh Chị em,
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. “Chúa Giêsu không phải là một “bóng ma”, mà là một Người sống; khi đến gần chúng ta, Ngài lấp đầy chúng ta bằng niềm vui đến mức không tin. Trở thành Kitô hữu trước hết, không phải là người của một học thuyết hay một lý tưởng đạo đức; nhưng là sống mối quan hệ sống động với Ngài - Chúa Phục Sinh!” - Phanxicô. Ngài là “Người Bạn đến, khi cả thế giới ra đi”; “Người Bạn Tốt Nhất xuất hiện đúng lúc để nhân lên niềm vui”; “Người Bạn Tốt Nhất” có thể giúp bạn và tôi trải nghiệm ‘niềm vui lạ thường’ ngay giữa những mất mát, đổ vỡ. Hãy sống chết cho tình bạn cao cả này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lấy khỏi con những vui thú ‘tầm thường’; giúp con buông bỏ những gì vô nghĩa, hầu có thể hưởng nếm niềm vui ‘khác thường’ mang tên “biến đổi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”.
Một ấn phẩm Anh trao giải cho ai định nghĩa hay nhất về “Một Người Bạn Tốt Nhất”. Trong hàng nghìn câu trả lời, có những câu sau đây: “Một người hiểu được sự im lặng của bạn!”; “Một người đến, khi cả thế giới ra đi!”; “Một người xuất hiện đúng lúc để nhân lên niềm vui, chia sẻ hạnh phúc và nỗi đau; giúp bạn trải nghiệm một niềm vui lạ thường ngay giữa những mất mát!”. Câu trả lời cuối cùng đạt giải.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay chỉ ra “Người Bạn Tốt Nhất!” - Giêsu - Đấng Phục Sinh, người xuất hiện đúng lúc cho các bạn của Ngài. Luca ghi lại một tâm trạng khó tả vì vừa không thể, lại vừa rất thật, “Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. Họ vui mừng nhưng chưa chuẩn bị đủ để có thể trải nghiệm ‘niềm vui lạ thường’ này.
Bất cứ cuộc gặp nào với Chúa Giêsu đều luôn dẫn đến trải nghiệm một ‘niềm vui lạ thường!’. Nó là một kinh nghiệm rất khác vượt quá sự nhiệt tình, hâm mộ hoặc phấn khích. Các môn đệ vui mừng, nhưng ‘điều này là không thể’. Hãy chụp lại ‘cái khung tâm trí’ đẹp đẽ này! “Chưa tin” có nghĩa là không chắc mình phải tin điều gì. Kìa, một Giêsu bị đóng đinh đang đứng trước họ với những hõm sâu còn chưa khô trên thân mình; nhưng kìa, một Giêsu đang yêu cầu một chút gì đó để ăn. Họ sốc! Nhưng dường như nơi họ, vẫn có một niềm vui đang chực bùng nổ vì những gì đang thấy nhưng có một điều gì đó đang kìm hãm. Tất cả là quá tốt nhưng không biết có đúng như vậy không?
Một đôi khi, được hưởng nếm ân sủng Chúa, nhưng chúng ta vẫn do dự! Một trong những lý do là sự nản lòng! Trước cái chết của Thầy, các môn đệ vô cùng nản lòng; và bây giờ, dù Thầy ở trước mặt, họ vẫn tần ngần để ‘buông bỏ’ nó - điều mà họ đang cố ‘ôm chặt’. Cũng thế, chúng ta dễ dàng để sức nặng của thế giới, sức nặng tội lỗi của mình hoặc của người khác ghì xuống; chúng ta tức giận, khó chịu và ủ rũ. Chúng ta ‘ôm chặt’ chúng; đang khi nhận lấy niềm vui phục sinh giả thiết là phải ‘buông bỏ’ sự nản lòng để chăm chút nhìn vào thực tại Chúa muốn chúng ta tập trung vào. Ngài mời bạn nhìn xa hơn để đạt được một điều gì đó vĩ đại hơn; nhìn vào chiến thắng của Ngài để vui mừng.
Kìa, Phêrô đang hướng niềm vui của đoàn người đang chạy theo ông đến việc trải nghiệm ‘niềm vui lạ thường’ ở Đấng mà nhờ danh Ngài, anh què đi được - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ nỗi hân hoan, “Lạy Chúa, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”.
Anh Chị em,
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. “Chúa Giêsu không phải là một “bóng ma”, mà là một Người sống; khi đến gần chúng ta, Ngài lấp đầy chúng ta bằng niềm vui đến mức không tin. Trở thành Kitô hữu trước hết, không phải là người của một học thuyết hay một lý tưởng đạo đức; nhưng là sống mối quan hệ sống động với Ngài - Chúa Phục Sinh!” - Phanxicô. Ngài là “Người Bạn đến, khi cả thế giới ra đi”; “Người Bạn Tốt Nhất xuất hiện đúng lúc để nhân lên niềm vui”; “Người Bạn Tốt Nhất” có thể giúp bạn và tôi trải nghiệm ‘niềm vui lạ thường’ ngay giữa những mất mát, đổ vỡ. Hãy sống chết cho tình bạn cao cả này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lấy khỏi con những vui thú ‘tầm thường’; giúp con buông bỏ những gì vô nghĩa, hầu có thể hưởng nếm niềm vui ‘khác thường’ mang tên “biến đổi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Viếng Mộ
Lm Vũđình Tường
17:18 23/04/2025
Viếng mộ hàng năm là một phong tục tốt lành. Ngày ghi nhớ, ôn lại, tình thương mến lúc sinh tiền con người dành cho nhau. Viếng mộ một vài ngày sau khi an táng cùng chung í nghĩa tiếc thương, quí mến. Người thân nơi dương thế mang hình ảnh sống động của kẻ an nghỉ trong lòng đất. Hành động yêu thương trìu mến, lời nói thân thương, tỏ rõ trong tâm. Viếng mộ giúp cảm nhận cái thân thương, gần gũi, xoa dịu phần nào cái u sầu, buồn thảm, trống vắng nhớ thương. Viếng mộ còn là hành động biểu lộ niềm tin. Thương mến mấy cũng không hơn lời nguyện xin. Đức tin khơi lên niềm hy vọng. Xin Chúa từ nhân đón nhận người quá cố vào nước hằng sống. Dù mới qua đời hay đã lâu, một khi đã là người thì dù sống, dù chết cũng là người. Mặc dù mắt không thấy nhưng tin người thân đang sống ở thế giới vô hình. Cầu xin, khấn vái nói lên cái giới hạn của ta, đồng thời biểu lộ niềm tin. Chết không phải là hết mà là vào thế giới khác.
Không ai nhìn thấy tình nước non, dân tộc, tình người, nhưng vẫn tin. Kitô hữu tin linh hồn người quá cố không chết. Nếu không có phép ngũ quan không thể nhận ra thế giới tâm linh. Đây chính là kinh nghiệm của những bà phụ nữ sáng sớm đi viếng mộ. Tảng đá khổng lồ che cửa mộ lăn sang một bên cho biết mộ đã bị mở toang. Ngoài ngôi mộ trống, xác Thầy không còn. Thắc mắc đầu tiên: Xác Thầy đâu? Môn đệ hoàn toàn không biết mãi cho đến khi nghe các bà thuật truyện. Trong khi nhà lãnh đạo dậy lính canh mộ phao tin là môn đệ Đức Kitô ăn cắp xác Mt 28:13. Trước cuộc khổ nạn của Đức Kitô; vì tiền Giuđa phản bội Thầy. Sau Đức Kitô Phục Sinh; vì tiền, quân lính dối trá. Thoma không vì tiền nhưng đòi bằng chứng Đức Kitô Phục Sinh. Đây là đòi hỏi, ngoài Thiên Chúa ra, không ai có thể thực hiện. Hai môn đệ trên đường Emaus, thất vọng, chán nản, tương lai mù tối, âm thầm rủ nhau về làng. Ngày nay người thì tin vào lời các bà phụ nữ: Đức Kitô Phục Sinh. Kẻ tin vào lời lính canh: Xác Đức Kitô bị đánh cắp. Kẻ đòi bằng chứng Đức Kitô Phục Sinh như Thoma.
Trở lại chuyện các bà. Họ cũng là người đầu tiên gặp Đức Kitô Phục Sinh. Gặp Ngài, các bà không nhận ra, lầm tưởng người làm vườn. Hai môn đệ trên đường Emaus lầm tưởng Đức Kitô Phục Sinh là người chung đường. Hai ông không nhận ra cả hình dạng lẫn tiếng nói của Ngài. Họ nhận biết khi Ngài cho phép. Đức Kitô Phục Sinh gọi tên các bà và họ nhận biết Ngài. Đức Kitô bẻ bánh và họ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Khi tông đồ gặp Đức Kitô Phục Sinh, Thoma không tin vì vắng mặt. Tám ngày sau, Đức Kitô hiện ra nhắc lại đúng những gì Thoma nói trước đó. Rất có thể lúc Thoma đòi bằng chứng, Đức Kitô Phục Sinh đang ở giữa các ông. Ngài không cho phép nên không ai nhìn thấy Gn 20:27. Hai môn đệ trên đường Emaus đàm đạo với Đức Kitô mà không nhận ra Lc 24:32. Đến khi Đức Kitô cho phép, các ông mới nhận ra. Họ tự thú, Đức Kitô Phục Sinh cùng đồng hành; ngũ quan không nhận biết cho đến khi Ngài cho phép. Liền sau đó Ngài biến khỏi các ông. Đức Kitô Phục Sinh cho phép cá nhân nào thấy thế giới tâm linh, chỉ riêng cá nhân đó biết. Ngoài ra có gặp, nghe vẫn không nhận ra. Thế giới vô hình cao hơn thế giới hữu hình một bậc. Thế giới thần linh cao hơn thế giới vô hình một bậc. Mầu nhiệm Đức Kitô Phục Sinh cao hơn thế giới hữu hình, cao hơn thế giới vô hình và cao hơn thế giới thần linh. Ngũ quan, giác quan không được tạo dựng để nhận biết Mầu Nhiệm Phục Sinh mà chính là đức tin. Lời Chúa giúp Kitô hữu tin vào Mầu Nhiệm Phục Sinh.
Đức Kitô nói mở mộ Lazaro, chị ông đáp Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã ba ngày. Từ chiều thứ Sáu đến sáng Chúa Nhật cũng đúng ba ngày Đức Kitô nằm trong mộ. Các bà phụ nữ không hề nhắc đến mùi hôi, tử khí trong mộ. Khăn liệm được gấp gọn bỏ vào một nơi nêu lên hai giả thuyết. Một- xác bị ăn cắp. Hai- Đức Kitô sống lại từ cõi chết như hai vị mặc áo trắng trong mộ xác nhận. Quân lính vì tiền phao tin môn đệ ăn cắp xác là tin giả. Môn đệ Đức Kitô không biết xác Thầy? Giả thuyết một bị loại. Đức Kitô là người đầu tiên sống lại từ cõi chết. Ngoài những ai Đức Kitô Phục Sinh hiện ra cho biết, không ai đủ uy tín xác nhận, chối bỏ Mầu Nhiệm Phục Sinh. Kitô hữu tin Đức Kitô Phục Sinh là tin vào chính lời Ngài và tin vào lời môn đệ Ngài sai đi rao giảng.
Đức Kitô Phục Sinh nói với Thoma
'Anh thấy Thầy nên anh tin, phúc cho những ai không thấy mà tin'. Gn 20:27.
Người được chúc phúc không phải do mắt thấy Đức Kitô Phục Sinh, mà chính là tai nghe lời môn đệ Đức Kitô rao giảng, làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh và tin vào Ngài. Chúa ban ơn khai tâm cho những ai thành tâm nghe Lời Chúa. Ơn khai tâm dẫn đến niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh.
Lậy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài.
TiengChuong.org
Không ai nhìn thấy tình nước non, dân tộc, tình người, nhưng vẫn tin. Kitô hữu tin linh hồn người quá cố không chết. Nếu không có phép ngũ quan không thể nhận ra thế giới tâm linh. Đây chính là kinh nghiệm của những bà phụ nữ sáng sớm đi viếng mộ. Tảng đá khổng lồ che cửa mộ lăn sang một bên cho biết mộ đã bị mở toang. Ngoài ngôi mộ trống, xác Thầy không còn. Thắc mắc đầu tiên: Xác Thầy đâu? Môn đệ hoàn toàn không biết mãi cho đến khi nghe các bà thuật truyện. Trong khi nhà lãnh đạo dậy lính canh mộ phao tin là môn đệ Đức Kitô ăn cắp xác Mt 28:13. Trước cuộc khổ nạn của Đức Kitô; vì tiền Giuđa phản bội Thầy. Sau Đức Kitô Phục Sinh; vì tiền, quân lính dối trá. Thoma không vì tiền nhưng đòi bằng chứng Đức Kitô Phục Sinh. Đây là đòi hỏi, ngoài Thiên Chúa ra, không ai có thể thực hiện. Hai môn đệ trên đường Emaus, thất vọng, chán nản, tương lai mù tối, âm thầm rủ nhau về làng. Ngày nay người thì tin vào lời các bà phụ nữ: Đức Kitô Phục Sinh. Kẻ tin vào lời lính canh: Xác Đức Kitô bị đánh cắp. Kẻ đòi bằng chứng Đức Kitô Phục Sinh như Thoma.
Trở lại chuyện các bà. Họ cũng là người đầu tiên gặp Đức Kitô Phục Sinh. Gặp Ngài, các bà không nhận ra, lầm tưởng người làm vườn. Hai môn đệ trên đường Emaus lầm tưởng Đức Kitô Phục Sinh là người chung đường. Hai ông không nhận ra cả hình dạng lẫn tiếng nói của Ngài. Họ nhận biết khi Ngài cho phép. Đức Kitô Phục Sinh gọi tên các bà và họ nhận biết Ngài. Đức Kitô bẻ bánh và họ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Khi tông đồ gặp Đức Kitô Phục Sinh, Thoma không tin vì vắng mặt. Tám ngày sau, Đức Kitô hiện ra nhắc lại đúng những gì Thoma nói trước đó. Rất có thể lúc Thoma đòi bằng chứng, Đức Kitô Phục Sinh đang ở giữa các ông. Ngài không cho phép nên không ai nhìn thấy Gn 20:27. Hai môn đệ trên đường Emaus đàm đạo với Đức Kitô mà không nhận ra Lc 24:32. Đến khi Đức Kitô cho phép, các ông mới nhận ra. Họ tự thú, Đức Kitô Phục Sinh cùng đồng hành; ngũ quan không nhận biết cho đến khi Ngài cho phép. Liền sau đó Ngài biến khỏi các ông. Đức Kitô Phục Sinh cho phép cá nhân nào thấy thế giới tâm linh, chỉ riêng cá nhân đó biết. Ngoài ra có gặp, nghe vẫn không nhận ra. Thế giới vô hình cao hơn thế giới hữu hình một bậc. Thế giới thần linh cao hơn thế giới vô hình một bậc. Mầu nhiệm Đức Kitô Phục Sinh cao hơn thế giới hữu hình, cao hơn thế giới vô hình và cao hơn thế giới thần linh. Ngũ quan, giác quan không được tạo dựng để nhận biết Mầu Nhiệm Phục Sinh mà chính là đức tin. Lời Chúa giúp Kitô hữu tin vào Mầu Nhiệm Phục Sinh.
Đức Kitô nói mở mộ Lazaro, chị ông đáp Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã ba ngày. Từ chiều thứ Sáu đến sáng Chúa Nhật cũng đúng ba ngày Đức Kitô nằm trong mộ. Các bà phụ nữ không hề nhắc đến mùi hôi, tử khí trong mộ. Khăn liệm được gấp gọn bỏ vào một nơi nêu lên hai giả thuyết. Một- xác bị ăn cắp. Hai- Đức Kitô sống lại từ cõi chết như hai vị mặc áo trắng trong mộ xác nhận. Quân lính vì tiền phao tin môn đệ ăn cắp xác là tin giả. Môn đệ Đức Kitô không biết xác Thầy? Giả thuyết một bị loại. Đức Kitô là người đầu tiên sống lại từ cõi chết. Ngoài những ai Đức Kitô Phục Sinh hiện ra cho biết, không ai đủ uy tín xác nhận, chối bỏ Mầu Nhiệm Phục Sinh. Kitô hữu tin Đức Kitô Phục Sinh là tin vào chính lời Ngài và tin vào lời môn đệ Ngài sai đi rao giảng.
Đức Kitô Phục Sinh nói với Thoma
'Anh thấy Thầy nên anh tin, phúc cho những ai không thấy mà tin'. Gn 20:27.
Người được chúc phúc không phải do mắt thấy Đức Kitô Phục Sinh, mà chính là tai nghe lời môn đệ Đức Kitô rao giảng, làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh và tin vào Ngài. Chúa ban ơn khai tâm cho những ai thành tâm nghe Lời Chúa. Ơn khai tâm dẫn đến niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh.
Lậy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cầu nguyện, người hành hương tháp tùng thi hài Đức Giáo Hoàng đến Vương cung thánh đường
Vũ Văn An
14:58 23/04/2025

Cindy Wooden của Catholic News Service, ngày 23 tháng Tư, cho hay: Trong tiếng hô vang lời hứa của Chúa Kitô, “Ta là sự phục sinh và là sự sống; bất cứ ai tin vào Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống”, thi hài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được 14 người khiêng quan tài đưa vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Hàng ngàn người đã hành hương đến Quảng trường Thánh Phêrô vào sáng sớm ngày 23 tháng 4 để chứng kiến lễ chuyển giao và cầu nguyện cho cố giáo hoàng; họ đã vỗ tay vang dội khi thi hài của ngài, trong một chiếc quan tài mở, được đưa đến quảng trường và một lần nữa khi lên đến đỉnh bậc thang của Vương cung thánh đường.
Vương cung thánh đường sẽ mở cửa cho đến nửa đêm ngày 23 tháng 4, từ 7 giờ sáng đến nửa đêm ngày 24 tháng 4 và từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 25 tháng 4 để công chúng đến kính viếng. Một nghi lễ khác, để đóng quan tài, được lên lịch vào cuối ngày 25 tháng 4. Lễ tang của Đức Giáo Hoàng được lên lịch vào ngày 26 tháng 4 tại Quảng trường Thánh Phêrô, sau đó là lễ chôn cất tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả của Rome.

Đức Hồng Y Hoa Kỳ Kevin J. Farrell, với tư cách là nhiếp chính của Giáo hội Rôma, đã chủ trì buổi cầu nguyện đi kèm với lễ chuyển thi hài từ nhà nguyện Domus Sanctae Marthae, nơi Đức Giáo Hoàng đã sống và qua đời vào ngày 21 tháng 4 ở tuổi 88.
Hơn 80 vị Hồng Y đã tham gia đoàn rước đi trước Đức Hồng Y Farrell, người mặc áo choàng đỏ và vàng, và đi ngay trước những người khiêng quan tài được các thành viên của Đội cận vệ Thụy Sĩ của Đức Giáo Hoàng hộ tống.
Những người gần Giáo hoàng nhất sau quan tài
Ngay sau quan tài là những người đàn ông gần Giáo hoàng nhất trong những ngày cuối đời của ngài: y tá của ngài, Massimiliano Strappetti; hai người hầu của ngài; và các thư ký riêng của ngài.
Ba nữ tu và một giáo dân, những người được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm vào các vị trí cao nhất trong Giáo triều La Mã, đi sau họ: Nữ tu dòng Phanxicô Thánh Thể Raffaella Petrini, chủ tịch văn phòng quản lý Thành phố Vatican; Sơ Alessandra Smerilli, thư ký của Bộ Phát triển Con người Toàn diện; Sơ Nathalie Becquart, Nữ tu Truyền giáo Xavière, Phó thư ký của Thượng hội đồng Giám mục; và Emilce Cuda, thư ký của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh.
Người rung chuông của Vương cung thánh đường đã gióng lên hồi chuông báo tử khi đoàn rước bắt đầu.

Với tiếng hát của Thánh vịnh, bắt đầu bằng câu “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì” (Thánh vịnh 23), đoàn rước quan tài tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô giữa đám đông rồi lên đường dốc trung tâm — nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường đã đi trên xe giáo hoàng — và vào nhà thờ.
Bên trong Vương cung thánh đường, ca đoàn và cộng đoàn đã hát Kinh cầu các thánh và sau đó là “Subvenite Sancti Dei,” bắt đầu bằng lời cầu nguyện: “Các thánh của Chúa, hãy đến cứu giúp ngài. Hãy nhanh chóng gặp ngài, các thiên thần của Chúa. Hãy đón nhận linh hồn ngài và trình diện ngài với Thiên Chúa Tối cao.”
Thi hài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong một chiếc quan tài bằng gỗ lót kẽm phủ vải đỏ, được đặt trước bàn thờ chính trên một bệ thấp được cắt theo góc để những người đến viếng có thể nhìn thấy khuôn mặt của ngài.

Đức Hồng Y Farrell đã ban phép lành cho thi hài của Đức Giáo Hoàng bằng nước thánh và hương, sau đó hướng dẫn những người có mặt tại đó cầu nguyện Kinh Lạy Cha.
‘Tôi yêu ngài và muốn tôn vinh ngài’
Cởi bỏ chiếc mũ zucchetto đỏ, các Hồng Y cúi chào trước quan tài, làm dấu thánh giá và rời khỏi Vương cung thánh đường. Tiếp theo là các giám mục, những người làm việc tại Vatican và những người đứng đầu các giáo phận, rồi đến hàng trăm linh mục, tu sĩ và nhân viên giáo dân hàng đầu của Vatican.
Mary Frances Brennan, giáo viên tại Trường Trung học Công Giáo Kennedy ở Seattle, ngồi ở hàng ghế đầu tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Bà cho biết bà biết tin Đức Giáo Hoàng đã qua đời chỉ vài giờ trước khi chuyến bay của bà đến Rome dự kiến khởi hành.
“Thật đau lòng”, bà nói. “Chúng tôi thực sự muốn gặp Đức Giáo Hoàng”.
“Ngài là Giáo hoàng của tôi”, bà nói. “Tôi yêu ngài và muốn tôn vinh ngài”.
Ngoài ra, Brennan cho biết, “bây giờ tất cả mọi người ở quê nhà đều có liên lạc ở đây và có thể nhìn thấy điều này qua con mắt của tôi”.
Khi đang xếp hàng để vào Vương cung thánh đường, Adjani Tovar từ Thành phố Mexico nói với Catholic News Service rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “là một giáo hoàng rất hay gây rối: Là một tu sĩ dòng Tên, một tu sĩ dòng Tên thứ thiệt, ngài tự nhiên có mối quan hệ gần gũi hơn với mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi.”
“Ngài đã đề cập đến những chủ đề vốn bị cấm trong Giáo Hội Công Giáo trong một thời gian dài, và ngài sẽ được nhớ đến như một bước ngoặt cho tất cả sự cởi mở mà ngài biểu lộ với các cộng đồng khác nhau, vì sự tập trung của ngài vào sự hòa nhập, mối quan hệ của ngài với các nguyên thủ quốc gia và những lời kêu gọi liên tục của ngài về hòa bình,” Tovar cho biết.
Di sản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Một triều Giáo hoàng bắt nguồn từ Lòng thương xót của Chúa
Vũ Văn An
15:35 23/04/2025

Đức Ông Roger Landry, trên National Catholic Register, Ngày 21 tháng 4 năm 2025, bình luận:
Những lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi lên ngôi đã nói về tội lỗi và lòng tin của ngài vào lòng thương xót của Chúa — một chủ đề định hình toàn bộ triều giáo hoàng của ngài.
Khi tất cả mọi người trong Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện cho linh hồn Đức Giáo Hoàng Phanxicô được an nghỉ vĩnh hằng và bắt đầu đánh giá cuộc đời và di sản giáo hoàng của ngài, điều cần thiết là phải bắt đầu bằng cách chính ngài nhìn nhận cuộc đời và ơn gọi thiêng liêng của mình.
Ngài đã tóm tắt điều đó ngay tại thời điểm triều giáo hoàng của ngài bắt đầu.
Sau khi một giáo hoàng vượt quá số phiếu cần thiết trong một mật nghị, ngài được hỏi chính thức, “Acceptasne?” — tiếng Latinh có nghĩa là “Ngài có chấp nhận (cuộc bầu cử theo giáo luật của ngài làm Giáo hoàng tối cao) không?” Câu trả lời thẳng thắn thông thường là “Accepto” hoặc “Non accepto”.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu triều Giáo hoàng phá vỡ quy ước của mình bằng cách ứng khẩu bằng tiếng Latin, “Peccator sum, sed super misericordia et infinita patientia Domini nostri Jesu Christi confisus et in spiritu penitentiae accepto” — “Tôi là một tội nhân, nhưng đã tin cậy vào lòng thương xót và sự kiên nhẫn vô hạn của Chúa Giêsu Kitô và trong tinh thần sám hối, tôi chấp nhận”.
Vì vậy, những lời đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài là lời tuyên xưng công khai nổi bật về tội lỗi của mình, mong muốn sám hối và lòng tin sâu sắc của ngài vào Lòng Thương Xót của Chúa.
Khi Cha Dòng Tên Antonio Spadaro hỏi ngài trong một cuộc phỏng vấn năm 2013, “Jorge Mario Bergoglio là ai?” Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Tôi là một tội nhân mà Chúa đã nhìn đến” với lòng thương xót, rồi nói thêm, “Tôi luôn cảm thấy khẩu hiệu của mình, Miserando atque Eligendo, rất đúng với tôi,” nghĩa là Chúa, đã nhìn đến ngài với tình yêu thương xót [miserando], đã chọn ngài [eligendo] trước tiên để trở thành một linh mục và tu sĩ, sau đó là một giám mục, và cuối cùng là người kế vị Thánh Phêrô.
Khẩu hiệu của ngài đưa chúng ta trở lại với sự công nhận ơn gọi linh mục của ngài, diễn ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, lễ Thánh Mát-thêu, khi ngài 16 tuổi.
Đó là ngày đầu tiên của mùa xuân ở Argentina và là ngày nghỉ học. Ngài ghé vào nhà thờ giáo xứ của mình để cầu nguyện nhanh và nhìn thấy một linh mục mà ngài không biết, Cha Carlos Duarte Ibarra. Có phần bốc đồng, chàng trai trẻ Jorge Bergoglio đã yêu cầu cha giải tội cho mình. Năm phút sau, ngài bước ra ngoài, với trái tim không còn muốn trở thành một nhà hóa học nữa, nhưng tin chắc rằng Chúa đang gọi ngài trở thành một linh mục.
Như ngài đã chia sẻ nhiều lần trong suốt thời kỳ làm giáo hoàng của mình, ngài đã nhận ra trong tòa giải tội rằng, mặc dù lời cầu xin của ngài có vẻ tự phát, nhưng Thiên Chúa đã chờ đợi ngài ở đó để lấp đầy ngài bằng lòng thương xót của Người và biến ngài thành sứ giả và thừa tác viên của lòng thương xót đó cho những người khác.
Nhiều năm sau, khi suy gẫm về ơn gọi của mình dưới ánh sáng của lời kêu gọi của Thánh Mát-thêu, ngài đã xúc động trước lời bình luận của Thánh Bede the Venerable mà Giáo hội suy gẫm vào mỗi ngày 21 tháng 9: Chúa Giêsu “nhìn thấy người thu thuế và, vì Người nhìn anh ta qua con mắt của lòng thương xót và đã chọn anh ta [miserando atque eligendo], Người đã nói với anh ta: 'Hãy theo Ta.'”
Ngài đã xem ba từ trong phương châm của mình như bản tóm tắt về cuộc đời, chức linh mục, giám mục và giáo hoàng của mình.
Đêm ngài được bầu, tôi đang ở Rome để bình luận trên truyền hình cho EWTN và BBC International. Sau khi ăn mừng, thực hiện các cuộc phỏng vấn và nộp bài viết, tôi đã tìm thấy một bản sao kỹ thuật số của một cuộc phỏng vấn dài bằng một cuốn sách năm 2010 với ngài có tựa đề El Jesuita, mà tôi đã đọc lướt qua trước khi đi ngủ để giúp chuẩn bị cho các lần xuất hiện trên phương tiện truyền thông vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, tôi đã đọc đến một đoạn mà tôi không thể đọc hết. Trên thực tế, mặc dù rất mệt, tôi đã đọc chậm rãi ba lần.
Đó là một trong những hiểu biết sâu sắc nhất về Lòng Thương Xót của Chúa mà tôi từng tìm thấy, bao gồm cả trong các triều giáo hoàng rất phong phú của hai vị tiền nhiệm trực tiếp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong đó, Đức Hồng Y Bergoglio khi đó đã tuyên bố rằng việc trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô bắt đầu bằng việc chúng ta thừa nhận rằng chúng ta là những tội nhân cần được cứu rỗi và có nghĩa là phát triển mạnh mẽ trong trải nghiệm đi kèm rằng Đấng Cứu Rỗi nhìn chúng ta bằng tình yêu thương xót.
“Đối với tôi,” ngài nói, “cảm thấy mình là một tội nhân là một trong những điều đẹp đẽ nhất có thể xảy ra, nếu nó dẫn đến hậu quả cuối cùng của nó. … Khi một người nhận thức được rằng mình là một tội nhân và được Chúa Giêsu cứu rỗi… người đó khám phá ra điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống, rằng có một người yêu thương mình sâu sắc, người đã hy sinh mạng sống vì mình.”
Ngài than thở rằng nhiều người Công Giáo đáng buồn là không có được trải nghiệm Kitô giáo cơ bản này: “Có những người tin vào những điều đúng đắn, những người đã được học giáo lý và chấp nhận đức tin Kitô giáo theo một cách nào đó, nhưng họ không có kinh nghiệm được cứu rỗi… và do đó họ thiếu kinh nghiệm về con người của họ. Tôi tin rằng chỉ có chúng ta, những tội nhân lớn, mới có ân sủng này.”
Sau khi được bầu, ngài nói thêm, “Chỉ có người được chạm đến và vuốt ve bởi lòng thương xót dịu dàng của Người mới thực sự biết Chúa.”
Vào Chúa Nhật đầu tiên của triều giáo hoàng, tôi đã có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô khi ngài tìm cách mở rộng cả Giáo hội và thế giới cho ân sủng này. Trong bài giảng của ngài tại nhà thờ giáo xứ St. Anne của Vatican và trong bài suy niệm từ cửa sổ của tông điện, nhìn xuống đám đông 300,000 người, ngài đã nhấn mạnh những gì ngài đã khám phá ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1953. Tin mừng ngày hôm đó là về việc Chúa Giêsu tha thứ cho người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (Ga 8:1-11). Và Đức Thánh Cha mới, bằng tiếng Ý hùng hồn khiến tôi rùng mình và rơi nước mắt, đã nói với những lời sau đó được khắc ghi không thể phai mờ trong ký ức của tôi, “Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Không bao giờ! Chính chúng ta là những người mệt mỏi khi cầu xin sự tha thứ của Người. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng không bao giờ mệt mỏi khi cầu xin những gì Chúa không bao giờ mệt mỏi để ban tặng”.
Sau này trong triều giáo hoàng của mình, ngài đã nói rằng “toàn bộ Tin mừng, toàn bộ Kitô giáo”, được chứa đựng trong niềm vui mà Chúa dành cho chúng ta khi tha thứ cho chúng ta. Ngài tuyên bố “sứ mệnh sâu sắc nhất của Chúa Giêsu là cứu chuộc tất cả chúng ta là những tội nhân”. Lòng thương xót là “sứ điệp mạnh mẽ nhất” của Chúa, “tên” và “thẻ căn cước” của Chúa. Ngài nói thêm rằng Lòng thương xót là “nền tảng của đời sống Giáo hội” và là “nhiệm vụ chính” của Giáo hội. Đó là “sức mạnh có thể cứu rỗi con người và thế giới”.
Vì những niềm xác tín này, ngài đã công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót vào năm 2015-2016 để giúp Giáo hội “tái khám phá ý nghĩa của sứ mệnh mà Chúa đã giao phó cho mình vào ngày lễ Phục sinh: trở thành dấu chỉ và khí cụ của lòng thương xót của Chúa Cha”. Ngài đã thành lập “Các nhà truyền giáo của Lòng Thương Xót”, ban đầu khoảng 1,100 trong số 410,000 linh mục trên thế giới, để trở thành “những nhà thuyết giảng thuyết phục về lòng thương xót” và “dấu chỉ sống động về sự sẵn sàng của Chúa Cha trong việc chào đón những người tìm kiếm sự tha thứ của Người” thông qua sự tận tụy của họ trong việc giải tội. Ngài đã ban cho họ những năng quyền đặc biệt trong tòa giải tội để xóa bỏ những chế tài và chữa lành những tội lỗi mà thông thường chỉ dành riêng cho Tòa thánh.
Vào cuối Năm Thánh, ngài đã mở rộng vô thời hạn các năng quyền của các nhà truyền giáo tình nguyện; và trong hiến chế tông đồ mới của ngài cho Giáo hội được công bố vào năm 2022, ngài đã đưa các Nhà truyền giáo của Lòng thương xót trở thành một phần cố định của cấu trúc Giáo hội.
Trong suốt triều giáo hoàng của mình, ngài đã tìm cách dành sự quan tâm nhiều hơn cho những người mà ngài cho là đặc biệt cần lòng thương xót của Chúa, cho những người ở "vùng ngoại vi hiện sinh", cho những con chiên lạc, thay vì những người vẫn còn trong đàn. Sự ưu tiên cho một hơn 99 (Luca 15: 3-7) thường là nguồn gây thất vọng và bối rối cho nhiều tín hữu, vì Đức Giáo Hoàng ưu tiên gặp gỡ các phóng viên vô thần, những người Công Giáo sa ngã, những người chỉ trích Giáo hội, các nhà hoạt động LGBTQ, các chính trị gia ủng hộ phá thai, những nhân vật tôn giáo bị bôi hắc ín và những người khác, thay vì gặp một số thành viên sùng đạo của Giáo triều, giám mục đoàn và đàn chiên. Để sử dụng một trong những phép ẩn dụ nổi tiếng nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đôi khi ngài có vẻ có "mùi" của những con chiên lạc loài và đen hơn là những con chiên được tắm trong Máu Chiên Con đang cố gắng nghe theo tiếng nói của Người Chăn Chiên Nhân Lành.
Tuy nhiên, việc tập trung vào những con chiên lạc loài này không có nghĩa là ngài không biết hoặc dung túng cho tội lỗi của chúng. Nhiều lần ngài phân biệt giữa những người mà ngài gọi là "tội nhân" và "kẻ bại hoại". Ngài nói rằng tội nhân là những người nhận ra rằng họ đã sa ngã và cần sự tha thứ của Chúa; "kẻ bại hoại" là những người đã quá chai sạn trong tội lỗi đến mức họ coi tệ nạn là đức hạnh và không bao giờ ăn năn.
"Lòng thương xót tồn tại", ngài viết, "nhưng... nếu bạn không nhận ra mình là tội nhân, điều đó có nghĩa là bạn không muốn nhận được nó". Ví dụ, khi được hỏi về những lời nói nổi tiếng của ngài, "Tôi là ai mà phán xét?" — trả lời câu hỏi về một linh mục dính líu đến tai tiếng tình dục đồng tính — ngài nói rõ, “Tôi thích những người đồng tính [thực hành] đến xưng tội, ở gần Chúa và chúng ta cùng nhau cầu nguyện.” Tuy nhiên, hầu hết các nguồn tin đưa câu hỏi của ngài lên trang nhất đều không có đủ chỗ để ngài giải thích rõ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nói và hành động theo cách, phải nói rằng, làm sai lệch thông điệp của ngài về lòng thương xót.
Trong khi kêu gọi mọi người đến xưng tội và bảo họ đừng sợ hãi, bằng cách nào đó, ngài không thể kiềm chế được việc thường xuyên cầu xin các linh mục công khai đừng biến phòng giải tội thành “phòng tra tấn”, như thể ngài tin rằng những lời như vậy về những kẻ thích những điều tán ác (sadist) tưởng tượng sẽ bằng cách nào đó mang lại cho tội nhân sự tự tin hơn là sự lo lắng.
Hơn nữa, đôi khi ngài có vẻ khoan dung với những kẻ công khai hủ hóa và không ăn năn, giống như một số giám mục và linh mục khét tiếng phạm tội lạm dụng tình dục cũng như những nhà độc tài và chế độ chà đạp phẩm giá của người dân.
Mặt khác, ngài thường tỏ ra khắc nghiệt và không khoan nhượng với các thành viên trong Giáo triều của mình, các nhà lãnh đạo chính trị bảo thủ và các nhân vật tôn giáo, những người yêu thích Thánh lễ La tinh, các linh mục giáo phận và chủng sinh, những người dường như không bao giờ nhận được sự khích lệ của người cha mà ngài dành cho các anh em Dòng Tên của mình.
Nhưng ngay cả khi thông điệp của ngài về lòng thương xót có thể bị làm cho rối rắm bởi những lần không thực hành những gì ngài rao giảng, thì sự nhấn mạnh của ngài vào thông điệp này, không còn nghi ngờ gì nữa, là một trong những di sản lớn nhất của ngài.
Ngài nói, Giáo hội “trên hết được kêu gọi trở thành một chứng nhân đáng tin cậy cho lòng thương xót, tuyên xưng lòng thương xót và sống lòng thương xót như cốt lõi của ơn mặc khải của Chúa Giêsu Kitô.” Trong suốt cuộc đời linh mục và giáo hoàng của mình, ngài đã khao khát trở thành một chứng nhân đáng tin cậy như vậy và đưa ra lời công bố đó.
Bây giờ chúng ta giao phó ngài cho lòng thương xót mà ngài đã tìm cách công bố cho đến cùng.
Tiến sĩ George Weigel: Nhìn lại một triều đại Giáo Hoàng
J.B. Đặng Minh An dịch
18:41 23/04/2025
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Retrospect on a Pontificate”, nghĩa là “Nhìn lại một triều đại Giáo Hoàng”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đó là cách tôi đã cảm nhận về Đức Hồng Y Bergoglio khi chúng tôi gặp nhau hơn một giờ ở Buenos Aires 10 tháng trước đó. Trong cuộc trò chuyện lần ấy, Đức Hồng Y đã bày tỏ lòng biết ơn đối với những gì tôi đã làm để giải thích về Đức Gioan Phaolô II cho thế giới trong cuốn “Chứng Nhân Hy Vọng”. Đổi lại, tôi đã nói với ngài rằng tôi đã bị cuốn hút như thế nào với “Văn kiện Aparecida” năm 2007, trong đó các giám mục của Mỹ Châu Latinh cam kết với một tương lai truyền giáo mạnh mẽ hơn. Tôi đã nói rằng đó là lời giải thích gây ấn tượng nhất về Tân Phúc âm hóa mà tôi từng đọc, và tôi cảm ơn ngài vì vai trò lãnh đạo mà ngài đã đóng trong việc soạn thảo văn kiện này.
Vì vậy, khi Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, tôi đã dự đoán một triều đại Giáo Hoàng có sự tiếp nối rộng rãi với hai vị tiền nhiệm, mặc dù có những nét cá nhân đặc biệt. Tôi dám nói rằng, hầu hết các Hồng Y đã bỏ phiếu để bầu Đức Tổng Giám Mục Buenos Aires làm giám mục thứ 266 của Rôma cũng nghĩ như vậy. Người ta nghĩ rằng Đức Phanxicô sẽ là một Đức Giáo Hoàng cải cách, người sẽ tiếp thêm năng lượng cho Giáo hội để truyền giáo và truyền bá phúc âm bằng cách sắp xếp lại mớ hỗn độn của Vatican đã làm mất ổn định triều đại Giáo Hoàng của Bênêđíctô XVI.
Nhưng đó không hẳn là những gì đã xảy ra trong 12 năm tiếp theo.
Lòng trắc ẩn rõ ràng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với những người bị tước đoạt và người nghèo chắc chắn đã giúp thế giới hiểu rõ hơn rằng Giáo Hội Công Giáo noi gương Chúa của mình trong việc dang rộng bàn tay chữa lành cho những người bị thiệt thòi ở vùng ngoại vi của xã hội. Tông huấn khai mạc của ngài, Evangelii Gaudium hay Niềm vui Phúc âm, là lời khẳng định vang dội về ý định truyền giáo của Công đồng Vatican II, tiếp nối thông điệp vĩ đại Redemptoris Missio, hay Sứ mệnh của Đấng cứu thế, của Đức Gioan Phaolô II và Văn kiện Aparecida. Cũng giống như lời thách thức của Đức Giáo Hoàng đối với những người trẻ tuổi tại Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên của ngài ở Brazil: Đừng sợ thử những cách mới để đưa người khác đến với Chúa Kitô, ngay cả khi một số cách đó không hiệu quả.
Tuy nhiên, trong vòng một năm sau khi đắc cử, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở lại vấn đề được cho là đã được giải quyết về việc liệu những người Công Giáo trong các cuộc hôn nhân bất thường theo giáo luật - những người vẫn là thành viên của Giáo hội - có thể được Rước lễ hợp pháp hay không. Khi làm như vậy, ngài đã khởi động các động lực sẽ trở thành trở ngại cho việc tái truyền giáo của thế giới phương Tây đang thế tục hóa và gieo rắc sự hỗn loạn ở những nơi mà Tân Phúc âm hóa đã đạt được thành công lớn, đặc biệt là ở Phi Châu cận Sahara. Mô hình làm xáo trộn những gì được cho là đã được giải quyết này tiếp tục trong suốt triều đại Giáo Hoàng của ngài và liên quan đến các vấn đề về đời sống luân lý (bao gồm cả phản ứng của Giáo hội đối với những tuyên bố ngày càng kỳ lạ liên quan đến cuộc cách mạng tình dục), các vấn đề về phẩm trật Giáo hội (bao gồm cả việc Giáo hội được phép truyền chức cho ai) và các vấn đề về mối quan hệ của Công Giáo đối với các cường quốc thế giới mong muốn khuất phục Giáo hội (như ở Trung Quốc).
Vào cuối năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời tôi đến buổi tiếp kiến riêng thứ ba và cũng là cuối cùng của tôi với ngài. Đó là một cuộc trò chuyện thân thiện, thẳng thắn, giống như những cuộc trò chuyện trước đó. Nhưng khi tôi gợi ý rằng những tranh cãi về việc Rước lễ cho những người trong cuộc hôn nhân bất thường, vốn đã trở nên gay gắt hơn sau tông huấn Amoris Laetitia, hay Niềm vui yêu thương, của ngài, là một trở ngại cho công cuộc truyền giáo đầy nhiệt huyết mà ngài đã đề xuất trong Evangelii Gaudium, Đức Giáo Hoàng đã bác bỏ mối quan tâm của tôi bằng cách nói rằng, “Ồ, tranh cãi thì ổn thôi mà.” Tất nhiên, tôi nghĩ, trong nhiều trường hợp khác thì ổn. Nhưng phải chăng bản chất của sứ vụ Giáo Hoàng là làm xáo trộn những gì đã được xác lập?
Vẫn còn một công trình cải cách lớn cần thực hiện ở Rôma: về mặt tài chính, thần học và các mặt khác. Tuy nhiên, về cơ bản hơn, triều đại Giáo Hoàng tiếp theo phải hiểu được điều mà triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô dường như không nắm bắt được: đó là các cộng đồng Kitô giáo nào duy trì được sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc và ranh giới giáo lý và đạo đức của họ thì không chỉ có thể sống sót sau những axit của thời hậu hiện đại; mà họ còn có cơ hội cải đạo thế giới hậu hiện đại. Ngược lại, các cộng đồng Kitô giáo nào có bản sắc riêng trở nên không mạch lạc, có ranh giới trở nên xốp và phản ánh nền văn hóa thay vì cố gắng cải đạo nó sẽ héo mòn và chết.
Vì như thường lệ, câu hỏi cốt lõi cho tương lai của Công Giáo là: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Luca 18:8) — “đức tin đã được truyền lại cho dân thánh chỉ một lần là đủ” (Thư Giuđa 1:3), và không còn gì khác nữa.
Source:First Things
Hồng Y Becciu bị kết án tuyên bố quyền bỏ phiếu tại Cơ Mật Viện; Vatican nói không
Đặng Tự Do
22:09 23/04/2025
Hồng Y Angelo Becciu bị kết án đã nói với các phóng viên Sardinia rằng ngài được phép tham dự Cơ Mật Viện bầu người kế nhiệm Đức Thánh Cha Phanxicô, và danh sách của Vatican chỉ định ngài là “Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng” là không có giá trị pháp lý.
“Đức Giáo Hoàng đã công nhận các đặc quyền Hồng Y của tôi vẫn còn nguyên vẹn, vì ngài không có ý định rõ ràng nào loại tôi khỏi Cơ Mật Viện Hồng Y cũng như không có yêu cầu nào đòi tôi từ bỏ các đặc quyền Hồng Y của tôi một cách rõ ràng bằng văn bản”, Đức Hồng Y Becciu nói với tờ báo L'Unione Sarda ngày 22 tháng 4, bất chấp việc ngài đã từ bỏ các quyền và đặc quyền của một Hồng Y vào năm 2020.
Hồng Y Becciu cho biết, “cái chết của Đức Giáo Hoàng vào ngày 21 tháng 4 là một nỗi buồn lớn”, “xét đến mối quan hệ luôn thẳng thắn, thanh thản, được đánh dấu bằng sự tôn trọng tối đa ngay cả khi đối mặt với những khác biệt quan điểm tự nhiên của con người: Đức Giáo Hoàng chấp nhận ý kiến của tôi và chúng tôi cùng nhau chia sẻ mọi lựa chọn, ngay cả những lựa chọn đau đớn nhất”.
Hồng Y Becciu, từng là quan chức cao cấp thứ hai tại Phủ Quốc vụ khanh Vatican. Trong vai trò Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngài là chánh văn phòng trên thực tế của Đức Giáo Hoàng, đã bị kết án về tội tài chính tại tòa án ở Thành phố Vatican vào tháng 12 năm 2023 và bị tuyên án 5 năm 6 tháng tù, nộp phạt 8.000 euro (khoảng 8.700 đô la) và bị tước tư cách vĩnh viễn khỏi các chức vụ công.
Vào tháng 9 năm 2020, ngài buộc phải từ bỏ các quyền và đặc quyền của một Hồng Y — nhưng không phải là tư cách thành viên chính thức của Hồng Y Đoàn — sau khi các công tố viên của Thành phố Vatican trình lên Đức Giáo Hoàng những phát hiện sơ bộ của họ từ cuộc điều tra về các tội phạm tài chính có thể xảy ra trong bộ phận giáo triều trước đây của Hồng Y Becciu.
Năm sau, các công tố viên chính thức buộc tội Hồng Y Becciu về một loạt tội danh, bao gồm tham ô, lạm dụng chức vụ, âm mưu và mua chuộc nhân chứng.
Nhưng ngay cả sau khi bị kết án, Hồng Y Becciu vẫn khăng khăng rằng mình vô tội và kháng cáo bản án. Ngài đã nói rằng các nhà báo đã “lừa dối tín hữu” bằng cách đưa tin sai sự thật về ngài, và rằng ngài là nạn nhân của một vụ xử sai công lý trong quá trình tố tụng của Thành phố Vatican.
Trong số những tội danh khác, vị Hồng Y này bị kết tội chuyển hàng chục ngàn euro tiền của Giáo hội vào tài khoản ngân hàng cá nhân của anh trai mình, một hành động mà ngài đã thừa nhận tại tòa, trong khi khẳng định những khoản chuyển tiền như vậy là thông lệ của Vatican khi hỗ trợ các hoạt động bác ái.
Vào một thời điểm trong quá trình tố tụng, người ta phát hiện ra rằng Hồng Y Becciu đã bí mật ghi âm một cuộc điện thoại với Đức Thánh Cha Phanxicô, với mục đích khiến Đức Giáo Hoàng miễn tội cho Hồng Y Becciu về mặt pháp lý đối với những giao dịch gây tranh cãi với Cecilia Marogna, một điệp viên tư nhân tự nhận làm việc cho vị Hồng Y.
Trong phiên tòa, các công tố viên đã đưa ra các tài liệu - được Hồng Y Becciu chấp nhận - rằng vị Hồng Y đã gửi hơn một triệu euro tiền của Giáo hội cho các thành viên trong gia đình mình và cho Marogna.
Hồng Y Becciu tuyên bố Marogna được giao nhiệm vụ theo lệnh bí mật của Đức Giáo Hoàng để đàm phán về việc thả một nữ tu bị bắt cóc ở Mali — nhưng bà đã bị phát hiện chi tiền cho chỗ ở sang trọng và hàng hiệu. Marogna đã tuyên bố riêng rằng bà đã chuẩn bị “hồ sơ” liên quan đến thông tin thỏa hiệp với bọn bắt cóc cho Hồng Y Becciu về các viên chức cao cấp của giáo triều.
Trong cuộc điện thoại vào tháng 7 năm 2021, người ta có thể nghe thấy Becciu cố gắng nhưng không thành công để thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô đồng ý rằng ngài đã chấp thuận giao dịch của Hồng Y với Marogna.
Người ta cũng có thể nghe Hồng Y Becciu khẳng định rằng toàn bộ vấn đề là bí mật nhà nước và không được tiết lộ cho bất kỳ ai — ngay cả khi cháu gái của vị Hồng Y đã nghe lén và ghi âm cuộc gọi mà không có sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, điều này cũng là một tội.
Nhưng những nỗ lực của Hồng Y Becciu đã không thành công - Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần, bằng văn bản và qua điện thoại, phủ nhận việc biết đến hoặc chấp thuận công việc của Marogna.
Trong một vụ kiện khác, Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã ép Tổng kiểm toán đầu tiên của Vatican, Libero Milone, phải rời khỏi vị trí của mình như một biện pháp ngăn chặn việc kiểm toán nội bộ tài chính của Vatican.
Hồng Y Becciu đã nhận trách nhiệm buộc Milone phải rời khỏi chức vụ vào năm 2017, nói rằng viên kiểm toán này đã bị buộc phải từ chức dưới sự đe dọa truy tố hình sự, vì “do thám” tài chính cá nhân của các quan chức cao cấp, bao gồm cả chính Hồng Y Becciu — mặc dù vào tháng 10 năm ngoái, Hồng Y Becciu đã đổ lỗi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, nói rằng vị Hồng Y đã buộc Milone phải ra đi theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, năm ngoái, vị Hồng Y này vẫn khẳng định rằng bản án hình sự của ngài là một sự bất công “kêu trời đòi báo thù” và cho biết mặc dù ngài đã trở thành “kẻ phong hủi” công khai trong suốt phiên tòa, nhưng thực tế ngài đã nhận được sự bảo đảm riêng tư về sự ủng hộ từ các Hồng Y khác.
Không rõ liệu Becciu có thực sự tham dự Cơ Mật Viện bầu Đức Giáo Hoàng sắp tới hay không, sự kiện này được cho là có thể sẽ bắt đầu vào ngày 5 tháng 5.
Luật Giáo hội quy định rõ ràng rằng các Hồng Y không phải là cử tri có quyền tham dự các phiên họp chung — là cuộc họp của các Hồng Y trong Giáo hội — trước Cơ Mật Viện bầu Đức Giáo Hoàng, nhưng không được tham dự chính Cơ Mật Viện.
Tuy nhiên, khi Đức Hồng Y đến Rôma tuần này để tham dự các buổi lễ này và dự tang lễ của Đức Giáo Hoàng, Becciu vẫn khẳng định ngài đủ điều kiện để tham dự cuộc bầu cử.
Nhưng Vatican lại nói khác.
Trong bản tổng quan thống kê về Hồng Y đoàn, được phòng báo chí Tòa thánh cập nhật và phân phối trước công nghị năm 2022, Hồng Y Becciu được liệt kê là “người không có quyền bầu cử”, cùng với các Hồng Y đã bước sang tuổi 80 và do đó không đủ điều kiện để bỏ phiếu.
Hồng Y Becciu cho biết năm đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đích thân mời ngài tham dự công nghị và sẽ sớm “phục hồi” ngài trở thành thành viên chính thức của Hồng Y đoàn.
Trong những bình luận gần đây, vị Hồng Y thừa nhận rằng Vatican đã liệt kê ngài vào danh sách những người không được bầu, nhưng cho biết danh sách của phòng báo chí không có thẩm quyền cấm ngài tham gia Cơ Mật Viện.
“Danh sách do Văn phòng Báo chí công bố không có giá trị pháp lý và phải được hiểu đúng như bản chất của nó”, Hồng Y cho biết trong tuần này.
Source:Pillar CatholicConvicted Cardinal Becciu claims conclave voting rights; Vatican said ‘no’
“Đức Giáo Hoàng đã công nhận các đặc quyền Hồng Y của tôi vẫn còn nguyên vẹn, vì ngài không có ý định rõ ràng nào loại tôi khỏi Cơ Mật Viện Hồng Y cũng như không có yêu cầu nào đòi tôi từ bỏ các đặc quyền Hồng Y của tôi một cách rõ ràng bằng văn bản”, Đức Hồng Y Becciu nói với tờ báo L'Unione Sarda ngày 22 tháng 4, bất chấp việc ngài đã từ bỏ các quyền và đặc quyền của một Hồng Y vào năm 2020.
Hồng Y Becciu cho biết, “cái chết của Đức Giáo Hoàng vào ngày 21 tháng 4 là một nỗi buồn lớn”, “xét đến mối quan hệ luôn thẳng thắn, thanh thản, được đánh dấu bằng sự tôn trọng tối đa ngay cả khi đối mặt với những khác biệt quan điểm tự nhiên của con người: Đức Giáo Hoàng chấp nhận ý kiến của tôi và chúng tôi cùng nhau chia sẻ mọi lựa chọn, ngay cả những lựa chọn đau đớn nhất”.
Hồng Y Becciu, từng là quan chức cao cấp thứ hai tại Phủ Quốc vụ khanh Vatican. Trong vai trò Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngài là chánh văn phòng trên thực tế của Đức Giáo Hoàng, đã bị kết án về tội tài chính tại tòa án ở Thành phố Vatican vào tháng 12 năm 2023 và bị tuyên án 5 năm 6 tháng tù, nộp phạt 8.000 euro (khoảng 8.700 đô la) và bị tước tư cách vĩnh viễn khỏi các chức vụ công.
Vào tháng 9 năm 2020, ngài buộc phải từ bỏ các quyền và đặc quyền của một Hồng Y — nhưng không phải là tư cách thành viên chính thức của Hồng Y Đoàn — sau khi các công tố viên của Thành phố Vatican trình lên Đức Giáo Hoàng những phát hiện sơ bộ của họ từ cuộc điều tra về các tội phạm tài chính có thể xảy ra trong bộ phận giáo triều trước đây của Hồng Y Becciu.
Năm sau, các công tố viên chính thức buộc tội Hồng Y Becciu về một loạt tội danh, bao gồm tham ô, lạm dụng chức vụ, âm mưu và mua chuộc nhân chứng.
Nhưng ngay cả sau khi bị kết án, Hồng Y Becciu vẫn khăng khăng rằng mình vô tội và kháng cáo bản án. Ngài đã nói rằng các nhà báo đã “lừa dối tín hữu” bằng cách đưa tin sai sự thật về ngài, và rằng ngài là nạn nhân của một vụ xử sai công lý trong quá trình tố tụng của Thành phố Vatican.
Trong số những tội danh khác, vị Hồng Y này bị kết tội chuyển hàng chục ngàn euro tiền của Giáo hội vào tài khoản ngân hàng cá nhân của anh trai mình, một hành động mà ngài đã thừa nhận tại tòa, trong khi khẳng định những khoản chuyển tiền như vậy là thông lệ của Vatican khi hỗ trợ các hoạt động bác ái.
Vào một thời điểm trong quá trình tố tụng, người ta phát hiện ra rằng Hồng Y Becciu đã bí mật ghi âm một cuộc điện thoại với Đức Thánh Cha Phanxicô, với mục đích khiến Đức Giáo Hoàng miễn tội cho Hồng Y Becciu về mặt pháp lý đối với những giao dịch gây tranh cãi với Cecilia Marogna, một điệp viên tư nhân tự nhận làm việc cho vị Hồng Y.
Trong phiên tòa, các công tố viên đã đưa ra các tài liệu - được Hồng Y Becciu chấp nhận - rằng vị Hồng Y đã gửi hơn một triệu euro tiền của Giáo hội cho các thành viên trong gia đình mình và cho Marogna.
Hồng Y Becciu tuyên bố Marogna được giao nhiệm vụ theo lệnh bí mật của Đức Giáo Hoàng để đàm phán về việc thả một nữ tu bị bắt cóc ở Mali — nhưng bà đã bị phát hiện chi tiền cho chỗ ở sang trọng và hàng hiệu. Marogna đã tuyên bố riêng rằng bà đã chuẩn bị “hồ sơ” liên quan đến thông tin thỏa hiệp với bọn bắt cóc cho Hồng Y Becciu về các viên chức cao cấp của giáo triều.
Trong cuộc điện thoại vào tháng 7 năm 2021, người ta có thể nghe thấy Becciu cố gắng nhưng không thành công để thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô đồng ý rằng ngài đã chấp thuận giao dịch của Hồng Y với Marogna.
Người ta cũng có thể nghe Hồng Y Becciu khẳng định rằng toàn bộ vấn đề là bí mật nhà nước và không được tiết lộ cho bất kỳ ai — ngay cả khi cháu gái của vị Hồng Y đã nghe lén và ghi âm cuộc gọi mà không có sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, điều này cũng là một tội.
Nhưng những nỗ lực của Hồng Y Becciu đã không thành công - Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần, bằng văn bản và qua điện thoại, phủ nhận việc biết đến hoặc chấp thuận công việc của Marogna.
Trong một vụ kiện khác, Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã ép Tổng kiểm toán đầu tiên của Vatican, Libero Milone, phải rời khỏi vị trí của mình như một biện pháp ngăn chặn việc kiểm toán nội bộ tài chính của Vatican.
Hồng Y Becciu đã nhận trách nhiệm buộc Milone phải rời khỏi chức vụ vào năm 2017, nói rằng viên kiểm toán này đã bị buộc phải từ chức dưới sự đe dọa truy tố hình sự, vì “do thám” tài chính cá nhân của các quan chức cao cấp, bao gồm cả chính Hồng Y Becciu — mặc dù vào tháng 10 năm ngoái, Hồng Y Becciu đã đổ lỗi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, nói rằng vị Hồng Y đã buộc Milone phải ra đi theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, năm ngoái, vị Hồng Y này vẫn khẳng định rằng bản án hình sự của ngài là một sự bất công “kêu trời đòi báo thù” và cho biết mặc dù ngài đã trở thành “kẻ phong hủi” công khai trong suốt phiên tòa, nhưng thực tế ngài đã nhận được sự bảo đảm riêng tư về sự ủng hộ từ các Hồng Y khác.
Không rõ liệu Becciu có thực sự tham dự Cơ Mật Viện bầu Đức Giáo Hoàng sắp tới hay không, sự kiện này được cho là có thể sẽ bắt đầu vào ngày 5 tháng 5.
Luật Giáo hội quy định rõ ràng rằng các Hồng Y không phải là cử tri có quyền tham dự các phiên họp chung — là cuộc họp của các Hồng Y trong Giáo hội — trước Cơ Mật Viện bầu Đức Giáo Hoàng, nhưng không được tham dự chính Cơ Mật Viện.
Tuy nhiên, khi Đức Hồng Y đến Rôma tuần này để tham dự các buổi lễ này và dự tang lễ của Đức Giáo Hoàng, Becciu vẫn khẳng định ngài đủ điều kiện để tham dự cuộc bầu cử.
Nhưng Vatican lại nói khác.
Trong bản tổng quan thống kê về Hồng Y đoàn, được phòng báo chí Tòa thánh cập nhật và phân phối trước công nghị năm 2022, Hồng Y Becciu được liệt kê là “người không có quyền bầu cử”, cùng với các Hồng Y đã bước sang tuổi 80 và do đó không đủ điều kiện để bỏ phiếu.
Hồng Y Becciu cho biết năm đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đích thân mời ngài tham dự công nghị và sẽ sớm “phục hồi” ngài trở thành thành viên chính thức của Hồng Y đoàn.
Trong những bình luận gần đây, vị Hồng Y thừa nhận rằng Vatican đã liệt kê ngài vào danh sách những người không được bầu, nhưng cho biết danh sách của phòng báo chí không có thẩm quyền cấm ngài tham gia Cơ Mật Viện.
“Danh sách do Văn phòng Báo chí công bố không có giá trị pháp lý và phải được hiểu đúng như bản chất của nó”, Hồng Y cho biết trong tuần này.
Source:Pillar Catholic
Con đường vị Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên và là người Mỹ Latinh đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo đã đi qua suốt 88 cuộc đời.
Vũ Văn An
22:38 23/04/2025

Tạp chí The Pillar, ngày 21 tháng 4, 2025, có bài viết chi tiết về con đường 88 năm Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô đã đi qua (https://www.pillarcatholic.com/p/pope--is-dead-at-88) :
Trong suốt 12 năm trị vì, ngài đã ghi lại một số lần đầu tiên khác. Ngài là giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ, là người đầu tiên kêu gọi ban hành luật kết hợp dân sự và phê chuẩn các phước lành của giáo hội cho các cặp đồng tính, và là người đầu tiên đến thăm Iraq, Bán đảo Ả Rập, Mông Cổ và Myanmar.
Nhưng trong khi phương tiện truyền thông phương Tây mô tả ngài là một nhà cách mạng, đưa Giáo Hội Công Giáo lao nhanh vào thế kỷ 21, thì trên thực tế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường có cách tiếp cận mang tính biến hóa hơn để thay đổi.
Trong khi những người chỉ trích liên tục cáo buộc ngài tìm cách thay đổi giáo lý Công Giáo, thì ngài dường như hướng đến mục tiêu trước hết là thay đổi văn hóa của Giáo hội, thúc giục người Công Giáo thể hiện những gì ngài tin là ba đặc điểm nổi bật của sự hiện diện của Chúa: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng. Ngài cũng tìm cách chống lại những gì ngài coi là tai họa của chủ nghĩa giáo sĩ trị bằng cách liên tục mở rộng trách nhiệm của giáo dân, bao gồm cả trong việc quản lý Giáo hội.
Khi Đức Phanxicô được bầu ở tuổi 76, một số nhà bình luận dự đoán ngài sẽ là một "giáo hoàng tạm quyền" tầm thường. Nhưng ngài đã sớm khẳng định mình là một trong những nhân vật nổi bật nhất — và khác thường nhất — từng nắm giữ Tòa Phêrô trong thời đại hiện đại.
Người kế vị thứ 265 của Thánh Phêrô đã xuất hiện trước những người Công Giáo lần đầu tiên vào tối ngày 13 tháng 3 năm 2013, mặc trang phục màu trắng, không mặc áo choàng đỏ viền lông chồn như các vị tân giáo hoàng. Phát biểu từ loggia nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, ngài đã mời những người tụ tập bên dưới cầu nguyện cho ngài trước khi ban phước lành cho họ. Ngày hôm sau, ngài được chụp ảnh đang thanh toán hóa đơn tại khách sạn Rome, nơi ngài ở trước mật nghị.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy ngài đã chuẩn bị phá vỡ phong tục của giáo hoàng, ngài tuyên bố rằng ngài sẽ không chuyển đến Điện Tông tòa, nơi ở của các giáo hoàng, mà thay vào đó sẽ sống tại Casa Santa Marta, một nhà khách của Vatican, nơi tiếp đón các Hồng Y trong các mật nghị.
Những quyết định ban đầu này đã định hình nên giai điệu cho triều giáo hoàng phi truyền thống của ngài.
Con đường đến với chức linh mục
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tên thật là Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Cha mẹ ngài, Mario Bergoglio và Regina Sívori, là những người nhập cư từ Ý.
Là con cả trong số năm người con của cặp vợ chồng, vị giáo hoàng tương lai đã rời trường với tấm bằng kỹ thuật viên hóa học. Niềm đam mê của ngài bao gồm bóng đá (ngài là một người hâm mộ trung thành của câu lạc bộ San Lorenzo de Almagro ở Buenos Aires), phim hiện thực mới của Ý và milonga, một điệu nhảy có trước điệu tango của Argentina.
Ơn gọi làm linh mục của ngài nảy sinh vào một buổi sáng khi ngài đang đi ngang qua nhà thờ giáo xứ của mình và cảm thấy được truyền cảm hứng để bước vào. Ngài nhìn thấy một linh mục mà ngài không quen biết ngồi trong tòa giải tội.
"Tôi cảm thấy như có ai đó túm lấy tôi từ bên trong và đưa tôi vào tòa giải tội", ngài nhớ lại. "Rõ ràng là tôi đã kể hết mọi chuyện cho vị linh mục. Tôi đã thú nhận... nhưng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Ngay lúc đó, tôi biết mình phải trở thành một linh mục; tôi hoàn toàn chắc chắn".
Ngài được nhận vào chủng viện giáo phận Buenos Aires vào năm 1956. Nhưng ở tuổi 21, ngài đã mắc phải căn bệnh phổi đe dọa tính mạng. Ngài cho rằng sự sống sót của mình là nhờ một y tá đã tăng gấp ba liều penicillin và streptomycin cho ngài. Các bác sĩ phẫu thuật đã cắt bỏ phần trên của lá phổi phải của ngài.
Trong thời gian dưỡng bệnh, ngài quyết định rời chủng viện giáo phận, nộp đơn xin gia nhập Dòng Tên. Ngài gia nhập tập viện Dòng Tên ở Córdoba, miền trung Argentina, vào năm 1958. Ngài mơ ước được phục vụ với tư cách là một nhà truyền giáo ở Nhật Bản và đã không thành công khi yêu cầu Cha Pedro Arrupe, bề trên tổng quyền Dòng Tên từ năm 1965 đến năm 1983, xem xét ngài cho nhiệm vụ này.
Ngài được Đức Tổng Giám Mục Ramón José Castellano, Tổng Giám mục danh dự của Córdoba, phong linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Đó là thời kỳ hỗn loạn trong Giáo Hội Công Giáo sau Công đồng Vatican II và việc công bố thông điệp Humanae vitae của giáo hoàng. Dòng Tên đi đầu trong sự thay đổi, đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh. Dòng cũng đang trong cơn khủng hoảng: Nhiều người đàn ông có mặt tại tập viện khi ngài đến một thập niên trước đã rời đi.
Khi thụ phong, bà ngoại Rosa đã trao cho ngài một lá thư mà ngài sẽ giữ trong sách kinh nhật tụng của mình cho đến hết cuộc đời. “Cầu mong những đứa cháu của tôi, những người mà tôi đã dành trọn trái tim mình, có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc,” bà viết, “nhưng nếu vào một ngày đau buồn, bệnh tật hoặc mất mát người thân khiến con đau buồn, hãy nhớ rằng một tiếng thở dài trước Nhà tạm, nơi vị tử đạo vĩ đại và uy nghiêm nhất ngự trị, và một ánh mắt hướng về Đức Mẹ Maria dưới chân Thánh giá, có thể làm một giọt dầu thơm rơi xuống những vết thương sâu nhất và đau đớn nhất.”
Gỡ nút thắt
Ngay sau khi ngài tuyên khấn trọn đời với tư cách là một tu sĩ Dòng tên năm 1973, ngài được bổ nhiệm làm bề trên của tỉnh dòng Tên Argentina (bao gồm cả trách nhiệm đối với nước láng giềng Uruguay), kế nhiệm một cha tỉnh dòng đã buộc phải từ chức do những biến động trong dòng.
Tỉnh dòng này yếu hơn đáng kể so với thời điểm giáo hoàng tương lai gia nhập. Có hơn 400 thành viên của tỉnh dòng Tên Argentina vào đầu những năm 1960, với hơn 100 người đang trong quá trình đào tạo, bao gồm 25 người mới vào nghề. Đến năm 1973, có tổng cộng 243 tu sĩ Dòng Tên, với chín người đang trong quá trình đào tạo và hai người mới vào nghề.
Việc chủ trì tỉnh dòng bất đồng này tỏ ra vô cùng khó khăn đối với người đàn ông 36 tuổi, người được các anh em Dòng Tên đặt biệt danh là "La Gioconda" vì những gì họ cho là sự khó hiểu của ngài giống như bức tranh Mona Lisa.
Ngay sau khi ngài lên nắm quyền, Cuôc Chiến tranh Bẩn thỉu của Argentina đã nổ ra. Các lực lượng an ninh và các đội tử thần nhắm vào những người phản đối chế độ độc tài quân sự của đất nước. Trong một sự cố sẽ được tra hỏi chặt chẽ sau cuộc bầu cử giáo hoàng của ngài, các linh mục Dòng Tên là Cha Orlando Yorio và Cha Phanxicô Jalics đã bị bắt giữ và tra tấn bởi các điệp viên của chính quyền quân phiệt.
Ngay sau khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bị những người chỉ trích gọi là "giáo hoàng của chế độ độc tài" vì họ cho rằng ngài đã phản bội các linh mục trước chính quyền — hoặc ít nhất là không bảo vệ họ — trích dẫn lời khai của Cha Yorio, người đã qua đời vào năm 2000. Nhưng Cha Jalics đã nói vào năm 2013: "Sự thật là: Orlando Yorio và tôi không bị Cha Bergoglio lên án." Những người ủng hộ giáo hoàng chỉ ra rằng không có tu sĩ Dòng Tên nào mất mạng khi ngài còn là giám tỉnh và lập luận rằng ngài đã cứu được hàng chục mạng người.
Với tư cách là bề trên, ngài đã tìm cách cải cách tỉnh dòng Argentina, bắt đầu bằng việc đào tạo các sinh viên Dòng Tên. Ngài đã sửa đổi chương trình học của họ, nhấn mạnh vào hoạt động tiếp cận mục vụ và đưa ra nền tảng sâu sắc hơn về linh đạo I-Nhã.
Sau khi ngài thôi giữ chức bề trên vào năm 1979, ngài được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của Colegio Maximo của Dòng Tên tại Buenos Aires. Nhưng ngài đã mất đi sự ủng hộ của các thành viên có ảnh hưởng của Dòng Tên ở Argentina và những nơi khác, trải qua một thời kỳ lưu vong đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách của ngài.
Ngài bằng lòng chuyển đến Đức vào năm 1986 để làm luận án về nhà thần học người Đức gốc Ý có ảnh hưởng Romano Guardini, nhưng cảm thấy nhớ nhà. Trong thời gian lưu trú ngắn ngủi của mình, ngài đã hành hương đến thành phố Augsburg của Bavaria, nơi ngài chiêm ngưỡng một bức ảnh về Đức Mẹ được gọi là "Maria, Đấng Gỡ Nút Thắt", một sự sùng kính mà sau này ngài sẽ phổ biến.
Từ bỏ bằng tiến sĩ của mình, ngài trở về Argentina, nơi căng thẳng trong tỉnh Dòng Tên lên đến đỉnh điểm, kết thúc vào năm 1990 khi ngài chuyển đến Córdoba, một thành phố cách Buenos Aires hơn 400 dặm, nơi ngài chủ yếu phục vụ với tư cách là một cha giải tội. Những người ủng hộ ngài cũng bị đuổi đi và được yêu cầu không liên lạc với ngài.
Suy gẫm về hành trình tìm kiếm tâm hồn của mình tại Córdoba trong cuộc phỏng vấn lớn đầu tiên với tư cách là giáo hoàng, ngài nói: “Cách ra quyết định nhanh chóng và độc đoán của tôi đã khiến tôi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và bị buộc tội là cực kỳ bảo thủ. Tôi đã sống một thời kỳ khủng hoảng nội tâm lớn khi tôi ở Córdoba. Chắc chắn, tôi chưa bao giờ giống như Chân phước Imelda [một người ngoan đạo], nhưng tôi chưa bao giờ là người cánh hữu. Chính cách ra quyết định độc đoán của tôi đã tạo ra vấn đề.”
Con đường đến Rome
Cuộc lưu đày của ngài kết thúc vào năm 1992, khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Buenos Aires, theo yêu cầu của Đức Hồng Y Antonio Quarracino, người được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Buenos Aires hai năm trước đó.
Trong lễ tấn phong, ngài đã trao những tấm thiệp cầu nguyện mô tả Đức Mẹ, Đấng tháo gỡ những nút thắt. Ngài lấy khẩu hiệu giám mục của mình là những từ “Miserando atque eligendo” (“Và nhìn ông một cách thương xót, Người đã chọn ông”), từ một bài giảng mà Thánh Bede mô tả về ơn gọi của Chúa Kitô đối với Thánh Mát-thêu.
ĐHY Quarracino đã bổ nhiệm ngài làm tổng đại diện của mình, khiến ngài chịu trách nhiệm quản lý tổng giáo phận — nơi có hơn ba triệu cư dân — và rất tin tưởng vào ngài như một cố vấn. Do sức khỏe yếu, vị Hồng Y đã thuyết phục Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm Bergoglio vào năm 1997 làm tổng giám mục phó của mình với quyền kế vị, bất chấp sự phản đối trong giới chính trị Argentina và Rome. Việc bổ nhiệm này đã khiến những người quan sát địa phương ngạc nhiên vì người đàn ông 60 tuổi này có hồ sơ công khai tương đối thấp.
Khi Quarracino qua đời vào tháng 2 năm 1998, Bergoglio ngay lập tức lên kế nhiệm. Ngài đã có cách tiếp cận đặc biệt đối với việc lãnh đạo tổng giáo phận, từ chối các yêu cầu phỏng vấn và từ chối nơi ở chính thức của tổng giám mục, chọn sống trong tòa nhà dành cho nhân viên của tổng giáo phận bên cạnh Nhà thờ chính tòa Buenos Aires. Ngài tập trung vào việc truyền giáo và chăm sóc người nghèo, và có thể được nhìn thấy dùng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ quanh các căn nhà tồi tàn (villas miserias) do ma túy tàn phá của thành phố và rửa chân cho bệnh nhân AIDS.
Vào tháng 2 năm 2001, ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao tặng chiếc mũ đỏ Hồng Y tại một công nghị ở Rome, cùng với 36 vị khác, bao gồm cả vị niên trưởng tương lai của Hồng Y đoàn Giovanni Battista Re, Cormac Murphy-O'Connor của Anh, Cláudio Hummes người Brazil có ảnh hưởng và Theodore McCarrick của Washington.
Vào tháng 10 năm 2001, ngài thay thế Hồng Y Edward Egan làm tổng tường trình viên của một hội đồng giám mục tại Rome sau khi Tổng giám mục New York buộc phải trở về nhà do các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Chức vụ này đã đưa ngài tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Giáo hội trên khắp thế giới, nâng cao đáng kể hồ sơ hoàn cầu của ngài.
Bergoglio ban đầu từ chối vai trò chủ tịch hội đồng giám mục Argentina, nhưng đã chấp nhận vào năm 2005 và được bầu lại vào năm 2008 cho một nhiệm kỳ ba năm nữa.
Vào tháng 4 năm 2005, ngài tham gia vào mật nghị bầu Đức Benedict XVI. Theo các trình thuật sau này, ngài đã giành được số phiếu bầu cao thứ hai.
Vào năm 2007, ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra Văn kiện Aparecida có ảnh hưởng, một bản thiết kế cho những nỗ lực đổi mới để truyền bá tin mừng ở Châu Mỹ Latinh. Văn bản nói rằng Giáo hội được "kêu gọi suy nghĩ lại sâu sắc và toàn diện về sứ mệnh của mình" và cần "khởi động lại sứ mệnh đó với lòng trung thành và sự táo bạo trong hoàn cảnh mới của Châu Mỹ Latinh và thế giới".
Ngài bước sang tuổi 75 vào năm 2011, độ tuổi mà các giám mục giáo phận thường nộp đơn từ chức, nhưng vẫn giữ chức Tổng giám mục Buenos Aires.
Một cuộc bầu cử bất ngờ
Khi Đức Benedict XVI, 85 tuổi, đột ngột từ chức vào năm 2013, nhiều người cho rằng Hồng Y Bergoglio, 76 tuổi, đã quá già để có thể kế nhiệm ngài. Vị Giáo hoàng người Đức đã chỉ ra rằng ngài muốn nhường chỗ cho một nhân vật trẻ hơn, mạnh mẽ hơn để giải quyết những vấn đề của Vatican.
Nhưng vị Hồng Y người Argentina đã gây ấn tượng với các Hồng Y khác bằng bài phát biểu tại một cuộc họp trước mật nghị, kêu gọi những người Công Giáo hãy "ra ngoài vùng ngoại vi" và tránh cái bẫy của một "Giáo hội tự tham chiếu".
Ngài được bầu làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, trong cuộc bỏ phiếu thứ năm. Khi xuất hiện trên ban công phía trên Quảng trường Thánh Phêrô, lời mở đầu của ngài là "Thưa anh chị em, chào buổi tối!" Ngài kêu gọi cầu nguyện "cho toàn thế giới, để có thể có một tinh thần huynh đệ lớn lao".
Vài ngày sau khi đắc cử, ngài giải thích rằng ngài đã chọn danh hiệu Phanxicô để vinh danh Thánh Phanxicô thành Assisi và mơ về một “Giáo hội nghèo, dành cho người nghèo”.
Thay vì chuyển đến tông điện, ngài đã chọn ở lại Casa Santa Marta. Ngài làm rõ rằng quyết định này không được đưa ra vì lý do thắt lưng buộc bụng mà vì những gì ngài gọi là “lý do tâm thần”: Sống một mình sẽ không tốt cho ngài. Sau đó, ngài đã dán một tấm biển trên cửa phòng của mình với lời răn “Không được than vãn”.
Đức Phanxicô nhanh chóng được biết đến và yêu mến vì sự quan tâm của ngài đối với những người “ở vùng ngoại vi”. Vài tuần sau khi đắc cử, ngài đã cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại một nhà tù ở Rome, rửa và hôn chân 12 tù nhân như một phần của nghi lễ. Triều giáo hoàng của ngài được đánh dấu bằng những cuộc gặp gỡ tự phát và chân thành với những người bị thiệt thòi.
Một đặc điểm khác của triều giáo hoàng Phanxicô là xu hướng gạt sang một bên các văn bản đã chuẩn bị sẵn để đưa ra những nhận xét ứng khẩu tại các biến cố giáo hoàng. Ngài thường nói với đám đông tụ tập trước mặt mình rằng ngài muốn nói chuyện với họ "từ trái tim".
Phong cách thông đạt không chính thức của vị giáo hoàng cũng bao gồm các cuộc họp báo dài trong các chuyến bay trở về từ các chuyến tông du quốc tế. Các nhà báo thường yêu cầu Đức Giáo Hoàng bình luận về các sự kiện chính trị và giáo hội hiện tại, thường tạo ra các tiêu đề hoàn cầu, cùng với những lời chỉ trích rằng lời nói của ngài mơ hồ hoặc khó hiểu.
Cuộc tranh cãi về 'Amoris Laetitia'
Những lời chỉ trích lên đến đỉnh điểm khi Đức Phanxicô công bố tông huấn Amoris laetitia năm 2016. Đề cập đến việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình, tài liệu này chủ yếu đề cập đến các ý tưởng như tình yêu, ơn gọi và cách đối phó với đau khổ trong hôn nhân và cuộc sống gia đình.
Nhưng một chú thích trong chương thứ tám của tài liệu, tập trung vào việc đồng hành với những người trong "những tình huống bất hợp lệ", đã gây ra tranh cãi đáng kể về gợi ý rõ ràng của nó rằng một số người Công Giáo đã ly hôn và tái hôn dân sự mà không có việc tuyên bố hôn nhân cũ vô hiệu có thể được rước lễ.
“Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự trợ giúp của các bí tích… Tôi cũng muốn chỉ ra rằng Bí tích Thánh Thể ‘không phải là giải thưởng cho người hoàn hảo, mà là liều thuốc và nguồn dinh dưỡng mạnh mẽ cho người yếu đuối’”, chú thích cho biết.
Nhiều tháng sau khi tài liệu được công bố, bốn vị Hồng Y đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để đặt ra năm câu hỏi — được gọi là dubia (tiếng Latin có nghĩa là “nghi ngờ”) — về cách giải thích chương tám.
Các vị Hồng Y Walter Brandmüller, Raymond Burke, Carlo Caffarra và Joachim Meisner đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng “giải quyết những điều không chắc chắn và làm rõ”. Đức Phanxicô từ chối trả lời, để lại cuộc tranh luận về Amoris laetitia trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài, với việc thực hiện tài liệu này khác nhau trên toàn thế giới.
Cuộc chiến chống lạm dụng
Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng đã ban hành Vos estis lux mundi, một bộ chính sách giáo luật để điều tra các cáo buộc lạm dụng, hành vi sai trái hoặc sơ suất hành chính từ phía các giám mục. Vào năm 2023, ngài đã ban hành một phiên bản cập nhật, mở rộng các chính sách để bao gồm cả các nhà lãnh đạo giáo dân của các hiệp hội quốc tế được Tòa thánh công nhận.
Vos estis đã được hoan nghênh như một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lạm dụng trong Giáo hội, tạo ra một cơ chế để buộc các giám mục và các nhà lãnh đạo khác phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong việc giải quyết các cáo buộc. Nhưng những người chỉ trích cho rằng các giao thức vẫn chưa đủ, một phần là do thiếu minh bạch xung quanh các cuộc điều tra được thực hiện theo phạm vi của nó.
Tại Hoa Kỳ, một số giám mục là đối tượng của các cuộc điều tra Vos estis. Một số đã được chính thức minh oan sau các cuộc điều tra Vos estis và một người được phép từ chức sau khi bị kết tội có hành vi sai trái về mặt hành chính. Nhưng kết quả trong một số trường hợp khác không được công khai và không rõ liệu các vụ án đã được kết luận hay chưa.
Đức Phanxicô thường bị cáo buộc sử dụng tiêu chuẩn kép trong các vụ lạm dụng, tỏ ra khoan hồng với các đồng minh của mình, chẳng hạn như Giám mục người Argentina bị mất uy tín Gustavo Zanchetta và nghệ sĩ khảm Fr. Marko Rupnik. Mặc dù thừa nhận những sai lầm — ví dụ, trong chuyến thăm Chile năm 2018, khi ngài mô tả một giám mục bị cáo buộc che đậy là nạn nhân của hành vi vu khống — ngài nhấn mạnh rằng, nhìn chung, Giáo hội đang đạt được tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống lại nạn lạm dụng, mà ngài cho rằng là vấn đề của toàn xã hội.
Một trong những đóng góp bền bỉ nhất của Đức Phanxicô là việc thành lập Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên vào năm 2014, do Hồng Y Seán O'Malley của Boston đứng đầu. Cơ quan này thúc đẩy việc bảo vệ trên toàn thế giới, bao gồm cả ở các nước đang phát triển, nhưng phải chịu tình trạng thiếu kinh phí, tranh chấp nội bộ và sự cản trở trong Giáo triều Rôma.
Đàn áp phụng vụ
Sau ca phẫu thuật ruột kết vào tháng 7 năm 2021, Đức Phanxicô đã công bố tông thư Traditionis custodes, áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc cử hành Thánh lễ Đặc biệt, còn được gọi là Thánh lễ La tinh Truyền thống. Theo các quy định mới, các linh mục có nghĩa vụ phải xin phép giám mục của mình để cử hành Thánh lễ La tinh, hiện không còn được phép diễn ra tại nhà thờ giáo xứ.
Tài liệu này được đưa ra sau một bảng câu hỏi năm 2020 do Bộ Giáo lý Đức tin gửi đến các giám mục trên thế giới để hỏi về những khía cạnh tích cực và tiêu cực của việc cử hành nghi lễ phụng vụ cũ. Người ta mong đợi rộng rãi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ thực hiện những thay đổi khiêm tốn đối với Summorum pontificum, bức tông thư năm 2007 do Đức Benedict XVI ban hành để cho phép sử dụng rộng rãi hơn Thánh lễ La tinh Truyền thống. Nhưng những thay đổi sâu rộng do Đức Phanxicô công bố đã gây sốc cho phần lớn thế giới Công Giáo.
Đức Phanxicô lập luận rằng trong khi Summorum pontificum "có ý định khôi phục sự hiệp nhất của một cơ quan giáo hội với nhiều nhạy cảm phụng vụ khác nhau", thì nó đã bị "lợi dụng để nới rộng khoảng cách, củng cố sự khác biệt và khuyến khích những bất đồng gây tổn hại đến Giáo hội, cản trở con đường của Giáo hội và khiến Giáo hội phải đối mặt với nguy cơ chia rẽ".
Cuộc đàn áp này gây nhiều tranh cãi. Một số giám mục đã có động thái chấm dứt hoàn toàn việc cử hành Nghi thức Ngoại thường trong giáo phận của mình, trong khi những giám mục khác viện dẫn thẩm quyền của họ với tư cách là người chăn dắt giáo hội địa phương để ban hành lệnh miễn trừ cho các quy định mới. Vatican đã tìm cách thắt chặt dần các hạn chế, nhấn mạnh rằng các giám mục phải xin phép Rome trước khi ban hành lệnh miễn trừ.
Những người Công Giáo có cảm nhận theo truyền thống đã than thở về những gì họ coi là sự hủy hoại các cộng đồng phát triển mạnh mẽ theo các điều khoản của Summorum Pontificum, với một số người tham gia vào các cuộc biểu tình công khai, đặc biệt là ở Pháp.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tìm cách phác thảo một tầm nhìn phụng vụ tích cực trong bức tông thư Desiderio desideravi năm 2022 của ngài, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự im lặng, sự ngạc nhiên và sự hình thành sâu sắc hơn.
Các con đường đồng nghị
Một ý tưởng dần dần trở thành trọng tâm của triều giáo hoàng là "tính đồng nghị", một từ mới báo hiệu nỗ lực tiếp thêm sinh lực cho các Giáo hội địa phương bằng cách thúc đẩy thảo luận và hợp tác giữa giáo sĩ, giáo dân và Giám mục Rome.
Trong bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Đức Phaolô VI thành lập Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 2015, Đức Phanxicô lưu ý rằng ngài cam kết tăng cường cơ quan tham vấn.
"Đây chính xác là con đường đồng nghị mà Chúa mong đợi ở Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba", ngài nói.
Vào năm 2021, ngài đã mở một "tiến trình đồng nghị" hoàn cầu, một nỗ lực chưa từng có kéo dài ba năm, bắt đầu bằng một thao tác lắng nghe tại các giáo phận được mô tả là một thao tác tham vấn lớn nhất trong lịch sử Giáo hội.
Giai đoạn đầu, với sự tham gia thấp ở nhiều quốc gia, được tiếp nối bằng các hội nghị lục địa. Giai đoạn cuối cùng bao gồm các hội nghị của các giám mục trên thế giới tại Rome vào năm 2023 và 2024, với sự tham gia của giáo dân nhiều hơn đáng kể so với các hội nghị trước đó. "Thượng hội đồng về tính đồng nghị" kết thúc bằng một văn kiện cuối cùng kêu gọi giáo dân tham gia nhiều hơn vào các tiến trình ra quyết định của Giáo hội, được Đức Phanxicô quyết định đưa vào huấn quyền giáo hoàng thông thường của riêng ngài.
Ở một số nơi, sáng kiến này đã tạo ra kỳ vọng về những thay đổi sâu rộng đối với giáo lý và thực hành Công Giáo. Những kỳ vọng như vậy đặc biệt cao ở Đức sau một “con đường đồng nghị” kéo dài nhiều năm trong đó các giám mục và giáo dân được tuyển chọn đã thông qua các nghị quyết ủng hộ nữ phó tế, xem xét lại chế độ độc thân của linh mục, giáo dân thuyết giảng trong Thánh lễ, ban phước lành cho người đồng tính và “sự đa dạng về giới tính”.
Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên chỉ trích sáng kiến của Đức và tìm cách phân biệt nó với tiến trình hoàn cầu, mà ngài nhấn mạnh là “một hành trình phù hợp với Thánh Thần, không phải là một quốc hội đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu các nhu cầu phù hợp với chương trình nghị sự của thế giới”.
‘Tôi là ai mà phán xét?’
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng ngài sẽ có cách tiếp cận khác đối với vấn đề đồng tính luyến ái so với những người tiền nhiệm trực tiếp của mình trong một cuộc họp báo trên chuyến bay vào cuối chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ngài, dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Brazil.
Khi được hỏi về thái độ của ngài đối với một “nhóm vận động hành lang đồng tính” có uy tín tại Vatican, ngài trả lời: “Nếu một người đồng tính và đang tìm kiếm Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà phán xét người đó?”
Nhận xét này đã trở thành tiêu đề trên các báo quốc tế và được nhiều người ca ngợi là dấu hiệu cho thấy Đức Giáo Hoàng muốn thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục. Sau đó, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng ngài nhấn mạnh rằng mọi người không nên bị gạt ra ngoài lề hoặc bị định nghĩa bởi khuynh hướng tình dục của họ.
Câu nói nổi tiếng hiện nay "Tôi là ai mà phán xét?" đã trở thành lời kêu gọi chung của những người hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ dẫn dắt Giáo hội theo hướng tiến bộ hơn. Những người Công Giáo khác đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng với phong cách ứng biến của Đức Giáo Hoàng, phàn nàn rằng nó dẫn đến sự nhầm lẫn và thiếu rõ ràng về các vấn đề đạo đức.
Trong một bộ phim tài liệu phát sóng năm 2020, Đức Phanxicô nhớ lại rằng ngài đã ủng hộ luật kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires. Năm 2023, ngài ủng hộ việc hợp pháp hóa đồng tính luyến ái trên toàn thế giới.
Ngài cũng ca ngợi công việc của Thừa tác vụ New Ways - những người đồng sáng lập là Sơ Jeannine Gramick và Cha Robert Nugent đã bị Vatican cấm tham gia vào công tác mục vụ với những người đồng tính vào năm 1999 - và của Cha James Martin, một tu sĩ Dòng Tên người Mỹ.
Vào tháng 12 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp thuận tuyên bố của văn phòng giáo lý Vatican chấp thuận ban phước lành ngắn gọn, tự phát cho các cặp đồng tính và các cặp sống trong "tình huống bất hợp lệ".
Văn bản này đã gây ra phản ứng dữ dội, đặc biệt là trong số các nhà lãnh đạo Giáo hội Châu Phi, những người sau đó tuyên bố họ đã được miễn ban phước lành cho các cặp đồng tính vì việc thực hành này sẽ "trái ngược hoàn toàn với bản chất văn hóa của các cộng đồng Châu Phi".
Cải cách Vatican
Hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng Đức Phanxicô được bầu với nhiệm vụ kép: Cải cách Giáo triều Rôma, chính quyền trung ương của Giáo Hội Công Giáo và dọn dẹp tình hình tài chính mờ ám của Vatican. Ngài theo đuổi cả hai mục tiêu với quyết tâm nhưng thực hiện từng bước một và gặp nhiều trở ngại.
Một trong những thành tựu đặc trưng của ngài là ban hành tông hiến mới của Vatican, Praedicate evangelium, vào tháng 3 năm 2022 sau chín năm thai nghén do Hội đồng Hồng Y giám sát, một cơ quan cố vấn mà ngài thành lập vài tháng sau khi đắc cử.
Tông hiến nêu rõ rằng "bất cứ thành viên nào của tín hữu" về mặt lý thuyết đều có thể lãnh đạo một thánh bộ hoặc văn phòng của Vatican, tùy thuộc vào năng quyền chính xác của thánh bộ đó. Tông hiến đã thành lập một Thánh bộ Truyền giáo mới được liệt kê đầu tiên trong số các thánh bộ, trước Thánh bộ Giáo lý Đức tin từng thống trị.
Đức Phanxicô đã thành lập một Ban Kinh tế mới vào năm 2014, do vị Hồng Y người Úc George Pell lãnh đạo và được giao nhiệm vụ "giám sát các cấu trúc và hoạt động hành chính và tài chính của các giáo phận của Giáo triều Rôma, các tổ chức liên kết với Tòa thánh và Thành phố Vatican".
Nhưng những nhân vật trong Văn phòng Quốc vụ khanh đầy quyền lực coi cơ quan này là mối đe dọa đối với quyền tự chủ tài chính truyền thống của mình và đã phản đối. Đức Giáo Hoàng dường như đã đứng về phía phe phản kháng tại một thời điểm, khi Văn phòng Quốc vụ khanh đình chỉ một cuộc kiểm toán nội bộ lớn.
Sau khi Phủ Quốc vụ khanh mất hàng triệu đô la sau khoản đầu tư đáng ngờ vào một bất động sản xa xỉ ở London, Đức Giáo Hoàng đã tìm cách lấy các quỹ tài chính và tài sản bất động sản của bộ này, đây là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Phủ.
Vụ tai tiếng bất động sản đã dẫn đến một quá trình pháp lý kéo dài được gọi là "phiên tòa thế kỷ" của Vatican, liên quan đến những nhân vật chính trong thỏa thuận, bao gồm Hồng Y Angelo Becciu, trước đây là quan chức cấp cao thứ hai tại Phủ Quốc vụ khanh, người đã từ chức và mất quyền của mình với tư cách là Hồng Y theo lệnh của Đức Giáo Hoàng vào năm 2020.
Chăm sóc người di cư
Đức Phanxicô là một trong những người ủng hộ nổi tiếng nhất thế giới về phẩm giá của người di cư và người tị nạn. Ngài đã ra hiệu rằng đó sẽ là ưu tiên trong triều giáo hoàng của mình khi thực hiện chuyến đi đầu tiên với tư cách là giáo hoàng đến đảo Lampedusa cực nam của Ý, điểm đến của hàng chục nghìn người di cư châu Phi. Tại đó, ngài đã chỉ trích điều được ngài gọi là "việc hoàn cầu hóa sự thờ ơ".
Trong Thánh lễ năm 2016 tại Ciudad Juárez, một thành phố của Mexico nằm ở biên giới Hoa Kỳ, ngài than thở về “thảm kịch của con người là di cư cưỡng bức”. Vài tháng sau, ngài đã có chuyến thăm chung với Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew I đến một trại tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp. Chuyến đi làm nổi bật số người thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng di cư châu Âu, do các sự kiện bao gồm Nội chiến Syria gây ra.
Năm 2025, ngài đã gửi một lá thư cho các giám mục Hoa Kỳ chỉ trích các cuộc trục xuất hàng loạt do chính quyền Trump công bố.
Chiến tranh và hòa bình
Trong suốt triều giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã quan tâm tích cực đến các vấn đề quốc tế, tìm cách triển khai các nguồn lực ngoại giao của Tòa thánh để thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên toàn thế giới, với những kết quả trái chiều.
Năm 2014, Đức Giáo Hoàng đã thành công trong việc khuyến khích Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro đạt được thỏa thuận bắt đầu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Năm 2015, Đức Phanxicô đã công bố thông điệp mang tính bước ngoặt Laudato si’, có ảnh hưởng đến Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu tại Paris năm đó, nơi đã thông qua một hiệp ước quốc tế ràng buộc về biến đổi khí hậu.
Khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, ngài đã thực hiện bước đi bất thường là đến thăm đại sứ quán Nga tại Tòa thánh để lên tiếng vì hòa bình. Đôi khi, những bình luận của ngài về cuộc xung đột đã xúc phạm cả chính phủ Nga và Ukraine, nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc hậu trường với ngài về việc trao đổi tù nhân và đáp lại một cách tôn trọng những lời đề nghị hòa bình của ngài.
Cuộc đổ máu ở Đông Âu dường như đã xác nhận niềm tin lâu nay của ngài rằng thế giới đang chứng kiến một "Chiến tranh thế giới thứ III từng phần", thường diễn ra ngoài tầm nhìn của giới truyền thông toàn cầu ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Những cởi mở đối với thế giới Hồi giáo
Trong quan hệ liên tôn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ưu tiên đối thoại với thế giới Hồi giáo. Trong những năm đầu của triều giáo hoàng của ngài, bạo lực Hồi giáo đã lan tràn ở Châu Âu và Trung Đông.
Ngài lên án các cuộc tấn công, nhưng từ chối coi chúng ngang hàng với Hồi giáo, nhấn mạnh rằng chúng là những nỗ lực vô lý và phạm thượng nhằm biện minh cho hành vi giết người nhân danh Thiên Chúa, và cho rằng "trong hầu hết mọi tôn giáo luôn có một nhóm nhỏ theo chủ nghĩa cực đoan".
Nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến sự hy sinh của các Ki-tô hữu bị những người theo đạo Hồi sát hại, ủng hộ việc phong chân phước cho Cha Jacques Hamel, người đã bị giết khi đang cử hành Thánh lễ tại Pháp vào năm 2016, và thêm 21 vị tử đạo Chính thống giáo Coptic bị các chiến binh Nhà nước Hồi giáo chặt đầu trên một bãi biển Libya vào hàng Tử đạo Rôma.
Trong chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất năm 2019, Đức Phanxicô đã ký Văn kiện về Tình huynh đệ nhân loại cùng với Sheikh Ahmed el-Tayeb, Đại Imam của Al-Azhar. Văn bản này được coi là một cột mốc trong quan hệ Công Giáo-Hồi giáo, kêu gọi "tất cả những người có đức tin vào Thiên Chúa và đức tin vào tình huynh đệ nhân loại hãy đoàn kết và cùng nhau làm việc".
Năm 2021, Đức Phanxicô đã có chuyến thăm lịch sử tới Đại giáo chủ Ali al-Sistani, một trong những nhà chức trách tôn giáo cấp cao nhất của Hồi giáo Shia, tại thành phố Najaf của Iraq.
Các cởi mở đại kết
Đức Phanxicô đã có những nỗ lực đáng kể để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng Kitô giáo khác ở cả phương Đông và phương Tây.
Ngài có mối quan hệ thân thiết với Thượng phụ Đại kết Constantinople và thường xuyên xuất hiện cùng Tổng giám mục Canterbury, lần lượt là người đứng đầu các giáo đoàn lớn thứ hai và thứ ba thế giới sau Công Giáo.
Ngài cũng tiếp cận các cộng đồng Tin lành, cầu xin sự tha thứ của những người Waldensian ở Ý vì "thái độ và hành vi phi Kitô giáo và thậm chí vô nhân đạo" của những người Công Giáo trong những thế kỷ trước. Ngài đã kỷ niệm 500 năm Cải cách bằng chuyến đi đến Thụy Điển vốn theo phái Luther trong lịch sử.
Ngài cũng thúc đẩy điều được ngài gọi là "chủ nghĩa đại kết bằng máu": Sự hội tụ của các Ki-tô hữu dưới sự đe dọa của cuộc đàn áp ở các khu vực như Trung Đông.
Ngài trở thành giáo hoàng đầu tiên gặp người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, ký một tuyên bố chung với Thượng phụ Kirill trong cuộc gặp của họ tại Sân bay quốc tế José Martí ở Havana, Cuba, vào tháng 2 năm 2016.
Mối quan hệ với Kirill trở nên tồi tệ trong bối cảnh chiến tranh Ukraine sau khi Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã cảnh báo thượng phụ không được trở thành "cậu bé giúp lễ của Putin". Nhưng các mối liên hệ cấp thấp hơn giữa Rome và Tòa Thượng phụ Moscow đã được nối lại không lâu sau đó.
Quan hệ với Giáo hội Hoa Kỳ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Hoa Kỳ vào năm 2015, ngay sau chuyến thăm Cuba. Ngài trở thành vị giáo hoàng thứ ba đến thăm Nhà Trắng, nơi ngài được Tổng thống Barack Obama chào đón. Ngài đã có bài phát biểu lịch sử tại phiên họp chung của Quốc hội, phong thánh cho nhà truyền giáo người Tây Ban Nha Junípero Serra, phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York và cử hành Thánh lễ bế mạc Hội nghị Gia đình Thế giới tại Philadelphia.
Sự chú ý đổ dồn vào mối quan hệ giữa Giáo hội Hoa Kỳ và Vatican vào năm 2018, sau khi xuất hiện các cáo buộc lạm dụng tình dục đối với Hồng Y Theodore McCarrick. Cựu tổng giám mục có ảnh hưởng của Washington đã từ chức khỏi Hồng Y đoàn và sau đó bị cách chức khỏi tư cách giáo sĩ. Vatican phải đối mặt với áp lực lớn trong việc làm rõ những gì họ biết và khi nào về các cáo buộc chống lại McCarrick, có từ nhiều thập niên trước nhưng không ngăn cản sự thăng tiến của ông trong Giáo hội.
Vào năm 2020, Vatican đã thực hiện bước đi chưa từng có là công bố báo cáo dài gần 500 trang mô tả phạm vi của việc Tòa thánh biết về McCarrick trong các triều giáo hoàng Phaolô VI, Gioan Phao-lô II, Bê-nê-đic-tô XVI và Phanxicô. Báo cáo bảo vệ Phanxicô chống lại các chủ trương cho rằng, sau khi đắc cử, ngài đã bỏ qua các hạn chế đối với hừa tác vụ của McCarrick do Đức Bê-nê-đic-tô XVI âm thầm áp đặt. Báo cáo nhấn mạnh rằng quyết định của Vatican cho phép McCarrick tiếp tục thăm Trung Quốc, nơi ông ta đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, "không yêu cầu bất cứ sửa đổi nào đối với các chỉ dẫn trước đó do Bộ Giám mục truyền đạt, vì các chỉ dẫn luôn cho phép McCarrick thực hiện các hoạt động với sự cho phép của Tòa thánh".
Vào tháng 11 năm 2018, Vatican đã can thiệp để ngăn các giám mục Hoa Kỳ bỏ phiếu về bộ quy tắc ứng xử của giám mục và thành lập một cơ quan do giáo dân lãnh đạo để điều tra các khiếu nại chống lại các giám mục. Thay vào đó, các giám mục đã được hướng đến "mô hình giáo đô", trong đó các tổng giám mục giáo đô sẽ giám sát các cuộc điều tra về các khiếu nại chống lại các giám mục trong các tỉnh của họ. Một mô hình tương tự cuối cùng đã được thông qua ở cấp Giáo hội hoàn vũ trong tài liệu Vos estis.
Năm 2021, Vatican đã chặn một tuyên bố của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về Tổng thống mới đắc cử Joe Biden, trong đó than thở rằng vị tổng thống Công Giáo thứ hai của Hoa Kỳ có ý định "theo đuổi một số chính sách nhất định sẽ thúc đẩy các tệ nạn về mặt đạo đức và đe dọa đến tính mạng và phẩm giá của con người, nghiêm trọng nhất là trong các lĩnh vực phá thai, tránh thai, hôn nhân và giới tính".
Vatican đã can thiệp một lần nữa vào cuối năm đó trong một cuộc tranh luận giữa các giám mục Hoa Kỳ về "Sự Nhất quán Thánh Thể", liên quan đến việc liệu các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai hợp pháp có nên được Rước lễ hay không. Vatican nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận trong một giáo đoàn đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề này.
Giữa những căng thẳng này, Giám mục Joseph Strickland của Tyler, Texas, nổi lên như một nhà phê bình giám mục thẳng thắn độc đáo đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong một bước đi hiếm hoi theo giáo luật, Đức Giáo Hoàng đã cách chức Strickland, người đã cáo buộc Đức Phanxicô "phá hoại Kho tàng Đức tin", khỏi chức vụ của ngài vào năm 2023.
Đức Phanxicô đã bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong Giáo hội Hoa Kỳ, được coi rộng rãi là một nỗ lực nhằm nghiêng về phía giám mục theo hướng "tiến bộ". Ngài đã trao mũ đỏ cho các giám mục có liên quan chặt chẽ với chương trình của mình, chẳng hạn như Hồng Y Blase Cupich và Hồng Y Robert McElroy, trong khi bỏ qua các ứng viên khác đang nắm giữ các giáo phận "Hồng Y" truyền thống của Hoa Kỳ.
Những chuyến đi lịch sử, các Hồng Y mới và các thông điệp
Đức Phanxicô đã đi đến hơn 40 quốc gia, tiếp tục đến cuối triều giáo hoàng này khi ngài phần lớn phải ngồi xe lăn. Một Thánh lễ mà ngài cử hành tại Philippines vào tháng 1 năm 2015 là sự kiện giáo hoàng lớn nhất trong lịch sử, với hơn 6 triệu người tham dự. Với chuyến đi năm 2015 đến Cộng hòa Trung Phi, ngài đã trở thành giáo hoàng đầu tiên đến thăm một vùng chiến sự đang diễn ra. Ngài cũng là người đầu tiên đến thăm Iraq, dành nhiều ngày ở đó vào tháng 3 năm 2021.
Đến tháng 12 năm 2024, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm hơn ba phần tư số Hồng Y đủ điều kiện bỏ phiếu trong một mật nghị trong tương lai. Ngài giám sát sự thay đổi về nhân khẩu học của Hồng Y đoàn, bổ nhiệm các thành viên từ hơn 20 quốc gia chưa từng có Hồng Y trước đây — bao gồm Brunei và Papua New Guinea — trong khi từ chối trao mũ đỏ tự động cho các tổng giám mục của các giáo phận Hồng Y như Milan và Paris. Do đó, triều giáo hoàng của ngài đánh dấu sự thay đổi đáng kể về ảnh hưởng từ bắc bán cầu sang nam bán cầu.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố bốn thông điệp: Lumen fidei (hoàn thiện một văn bản của Đức Bê-nê-đic-tô XVI), Laudato si’, Fratelli tutti — một lời kêu gọi đầy nhiệt huyết về tình anh em lớn hơn — và Dilexit nos, lấy cảm hứng từ lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Các trước tác chính khác bao gồm các tông huấn Evangelii gaudium, đặt ra một chương trình truyền giáo cho triều giáo hoàng của ngài, và Querida Amazonia, kêu gọi phát triển “một Giáo hội có khuôn mặt Amazon”, gần gũi với người dân bản địa của khu vực đang bị đe dọa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chia sẻ niềm vui Phục Sinh 2025
Maria Vũ Loan
05:18 23/04/2025
Chia sẻ niềm vui Phục Sinh 2025
XEM HÌNH
Chiều ngày thứ sáu Tuần Thánh, bốn người Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến tỉnh Gia Lai, thăm giáo xứ De Tul, hạt Mang Yang, giáo phận Kontum để chia sẻ niềm vui dịp lễ Chúa Phục Sinh.
Vì giáo xứ không có điều kiện đón khách nên chúng tôi phải lưu trú tại thành phố Pleiku. Để dùng bữa tối, chúng tôi đi quanh thành phố, một thành phố ít đèn, không buồn, cũng chẳng có gì vui. Phở hai tô, cơm lam, gà nướng khiến chúng tôi lạ miệng vì là món ăn nổi tiếng của vùng này. Ở đây, chỉ có hai ngày cuối tuần là đông vui, còn ngày thường thì bầu khí khá trầm lắng.
Sáng ngày thứ bảy Tuần Thánh, ba người trong đoàn đi lên Đức Mẹ Măng Đen để xin khấn và tham quan vùng này; còn một tôi ở lại để đi vào làng thăm nhà nguyện và chia sẻ cho một số gia đình nghèo được Yao phu (ông trùm xứ đạo) chọn. Đầu giờ chiều, cha chánh xứ De Tul, vị linh mục trẻ, tuổi chưa đến 35, là người đồng bào dân tộc, tên là A Phao, đi xe hơi đến đón tôi. Cái xe hơi cha đi chỉ có giá khoảng 200 triệu đồng vì là xe cũ, lại mượn của người quen. Tôi xúc động vì được đón tiếp như thế. Suốt chặng đường hơn ba mươi cây số, cha nói về xứ đạo của mình.
Giáo xứ De Tul hiện có 2.600 giáo dân, ở trong xã Đăk Sơmei huyện Đăk Đoa. Người dân vùng này đa số làm nông, làm rẫy; nếu làm thuê là hái cà phê, nhổ củ mỳ, nhặt cỏ...
Ngoài nhà thờ chính còn có bốn giáo họ nhỏ với nhà nguyện đơn sơ, cách nhau khoảng một, hai cây số. Nhà nguyện De Goh có tượng Chúa Thương Xót bên ngoài, nơi đây đất hẹp; nhà nguyện bằng tôn mà trên chóp chẳng có gắn cây thánh giá nên nhìn bên ngoài như một căn nhà của thường dân. Bên trong có ghế gỗ dài và cung thánh nhỏ bé, gọn gàng với tượng Chúa Giêsu trên cao, gắn trước tấm vải có nét riêng của người đồng bào. Ngồi trên chiếc ghế dài, tôi mường tượng đến những ngôi nhà thờ nguy nga mà trên quê hương đất Việt không ít. Còn bao nhiêu nhà nguyện như thế này? Có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân nơi đây không?
Đi thêm hơn một cây số nữa, Cha xứ mở cửa cho tôi thăm nhà nguyện thứ hai có tên là De Đoa. Bước vào bên trong, tôi mường tượng người lớn, trẻ em ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ tham dự thánh lễ, sẽ ấm cúng vào mùa đông và nóng nực vào mùa hè. Tôi thầm nghĩ, xem ra quang cảnh nhà nguyện này còn kém hơn những ngôi nhà thờ cách đây 70 năm của những giáo dân miền bắc di cư vào miền nam với ngôi nhà thờ ban đầu lợp lá (mà tôi từng viết tiểu sử, có hình, một số nhà thờ ở Sàigon trong một tờ báo của Tòa Giám Mục).
Quanh nhà nguyện là mảnh đất đỏ, nếu có gió lốc thì bụi bay mịt mù. Cái trống cạnh cột đèn là phương tiện báo hiệu giờ lễ cho giáo dân chứ không phải là một tháp chuông cứng cáp, đồ sộ.
Trên đường trở về nhà xứ chính, cha nói chuyện với tôi: “Con mới được bổ nhiệm làm chánh xứ một tháng nay, thay thế cha Thanh bị bệnh nên chưa có kinh nghiệm, cũng chưa có kế hoạch gì...” Tôi đáp lời bằng câu bông đùa: “Từ từ rồi Chúa sẽ cho cha biết nên làm gì. Có điều cần tế nhị với các ông Yao Phu (ông trùm xứ đạo) và nhân ái với giáo dân là được! Đừng cầm tay một gia đình ông Yao Phu, đi quanh nhà thờ rồi hát bài “Giáo xứ này là của chúng mình, quả bóng xanh, bay giữa trời xanh....” Vị linh mục trẻ cười giòn.
Một ông Yao Phu đợi tôi đến để đi thăm một số gia đình khó khăn. Chiếc xe gắn máy đưa tôi tiếp cận với những ngôi nhà đơn sơ, trống trải. Có chị kia trông còn trẻ mà có đến bảy đứa con. Trông những đứa trẻ trong làng có phần nhếch nhác; thôi thì vùng sâu vùng xa là vậy! Tôi đưa cho các cháu kẹo ngon, mua ở siêu thị có tiếng tại Sàigon.
Sau đó, tôi về nhà thờ chính dự lễ đêm Phục Sinh; rồi lại vượt hơn 30 km để trở lại trung tâm Pleiku.
Sáng sớm hôm sau, bốn người chúng tôi trả phòng và lên xe đến nhà thờ chính của giáo xứ De Tul, chờ cha sinh hoạt với thiếu nhi xong thì cùng đi vào làng. Thánh lễ sáng nay dành cho thiếu nhi và người lớn ở các làng đến dự. Hai thầy dòng Thánh Thể sinh hoạt với các cháu vui quá, xem ra rất có duyên trong việc quản trò, còn bao quát được số đông trẻ em nhỏ xíu lơ ngơ nữa. Các cháu nhận quà của nhà xứ rồi đi về nhà làm cho con đường làng bỗng vui rộn ràng.
Xe chúng tôi đi khoảng tám cây số nữa thì đến nhà nguyện Bok Rei. Đó là nhà nguyện nằm trên ngọn đồi rộng rãi, thông thoáng, cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ lắm nhưng so với các nhà nguyện các làng trong giáo xứ thì nơi đây khá hơn.
Bên hông nhà thờ là một phần đất có mái, nơi đó dùng hội họp, ăn uống. Chúng tôi đành soạn quà trên nền đất đó, trông không trịnh trọng gì cả nhưng quà cho các cháu vẫn chất lượng. Khi cha đến, bên trong nhà thờ giáo dân tiếp tục đọc kinh, còn cha giải tội cho giáo dân ngay bên hông nhà nguyện. Trông cảnh đó thấy xúc động làm sao! Giải tội xong, thánh lễ Phục Sinh mới được bắt đầu, khi đó đã là mười giờ, nắng đã chói chang, bầu khí oi bức.
Thánh lễ diễn ra nhịp nhàng, có phần múa của các cháu dân tộc. Còn có ba Sơ dòng Ảnh Phép Lạ giúp nhà nguyện các làng. Sau thánh lễ là “phần làm việc” của chúng tôi. Các bà mẹ địu con nhận quà và phong bì trước, rồi đến trẻ con, các cụ già cùng quí ông Yao Phu của các làng, đến các chị em làm bếp; sau cùng là tiệc Phục Sinh chung mà chúng tôi đã tặng một con heo để làm tiệc chung. Trước khi vào tiệc, cha giới thiệu Nhóm chúng tôi và với tư cách trưởng Nhóm, tôi chỉ nói hai câu duy nhất là cảm ơn bà con đã nhận quà, vì đã quá trưa rồi. Tiếng vỗ tay làm tôi xúc động.
Các làng của giáo xứ còn nghèo, xin mời các đoàn thiện nguyện hãy đến đây mà xem, dẫu có ngược đường một chút. Và vì nơi đây, mỗi tháng cha rửa tội cho trên dưới 30 người lớn nhỏ, cần sự khuyến khích, nâng đỡ tinh thần.
Chúng tôi về đến Sàigon lúc 21giờ00 vì sân bay đông đúc người đi lại, dẫu chặng bay chỉ “vèo một cái” khoảng một giờ đồng hồ.
Chúng tôi cảm xúc rất nhiều sau chuyến đi. Và có những nơi, khi đã kết thúc chuyến công tác, chúng tôi vẫn tiếp tục gửi quà cho giáo xứ như ghế ngồi, tiền mua bánh kẹo hay sách, truyện tranh... tùy theo quỹ của Nhóm.
Niềm vui Chúa Phục Sinh lan tỏa khắp nơi nơi, gieo vào lòng người niềm hy vọng sau kiếp người nơi trần thế. Và Đức Thánh Cha Phanxico cũng vừa được Chúa mời vào hưởng niềm vui Phục Sinh của Ngài.
XEM HÌNH
Chiều ngày thứ sáu Tuần Thánh, bốn người Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến tỉnh Gia Lai, thăm giáo xứ De Tul, hạt Mang Yang, giáo phận Kontum để chia sẻ niềm vui dịp lễ Chúa Phục Sinh.
Vì giáo xứ không có điều kiện đón khách nên chúng tôi phải lưu trú tại thành phố Pleiku. Để dùng bữa tối, chúng tôi đi quanh thành phố, một thành phố ít đèn, không buồn, cũng chẳng có gì vui. Phở hai tô, cơm lam, gà nướng khiến chúng tôi lạ miệng vì là món ăn nổi tiếng của vùng này. Ở đây, chỉ có hai ngày cuối tuần là đông vui, còn ngày thường thì bầu khí khá trầm lắng.
Sáng ngày thứ bảy Tuần Thánh, ba người trong đoàn đi lên Đức Mẹ Măng Đen để xin khấn và tham quan vùng này; còn một tôi ở lại để đi vào làng thăm nhà nguyện và chia sẻ cho một số gia đình nghèo được Yao phu (ông trùm xứ đạo) chọn. Đầu giờ chiều, cha chánh xứ De Tul, vị linh mục trẻ, tuổi chưa đến 35, là người đồng bào dân tộc, tên là A Phao, đi xe hơi đến đón tôi. Cái xe hơi cha đi chỉ có giá khoảng 200 triệu đồng vì là xe cũ, lại mượn của người quen. Tôi xúc động vì được đón tiếp như thế. Suốt chặng đường hơn ba mươi cây số, cha nói về xứ đạo của mình.
Giáo xứ De Tul hiện có 2.600 giáo dân, ở trong xã Đăk Sơmei huyện Đăk Đoa. Người dân vùng này đa số làm nông, làm rẫy; nếu làm thuê là hái cà phê, nhổ củ mỳ, nhặt cỏ...
Ngoài nhà thờ chính còn có bốn giáo họ nhỏ với nhà nguyện đơn sơ, cách nhau khoảng một, hai cây số. Nhà nguyện De Goh có tượng Chúa Thương Xót bên ngoài, nơi đây đất hẹp; nhà nguyện bằng tôn mà trên chóp chẳng có gắn cây thánh giá nên nhìn bên ngoài như một căn nhà của thường dân. Bên trong có ghế gỗ dài và cung thánh nhỏ bé, gọn gàng với tượng Chúa Giêsu trên cao, gắn trước tấm vải có nét riêng của người đồng bào. Ngồi trên chiếc ghế dài, tôi mường tượng đến những ngôi nhà thờ nguy nga mà trên quê hương đất Việt không ít. Còn bao nhiêu nhà nguyện như thế này? Có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân nơi đây không?
Đi thêm hơn một cây số nữa, Cha xứ mở cửa cho tôi thăm nhà nguyện thứ hai có tên là De Đoa. Bước vào bên trong, tôi mường tượng người lớn, trẻ em ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ tham dự thánh lễ, sẽ ấm cúng vào mùa đông và nóng nực vào mùa hè. Tôi thầm nghĩ, xem ra quang cảnh nhà nguyện này còn kém hơn những ngôi nhà thờ cách đây 70 năm của những giáo dân miền bắc di cư vào miền nam với ngôi nhà thờ ban đầu lợp lá (mà tôi từng viết tiểu sử, có hình, một số nhà thờ ở Sàigon trong một tờ báo của Tòa Giám Mục).
Quanh nhà nguyện là mảnh đất đỏ, nếu có gió lốc thì bụi bay mịt mù. Cái trống cạnh cột đèn là phương tiện báo hiệu giờ lễ cho giáo dân chứ không phải là một tháp chuông cứng cáp, đồ sộ.
Trên đường trở về nhà xứ chính, cha nói chuyện với tôi: “Con mới được bổ nhiệm làm chánh xứ một tháng nay, thay thế cha Thanh bị bệnh nên chưa có kinh nghiệm, cũng chưa có kế hoạch gì...” Tôi đáp lời bằng câu bông đùa: “Từ từ rồi Chúa sẽ cho cha biết nên làm gì. Có điều cần tế nhị với các ông Yao Phu (ông trùm xứ đạo) và nhân ái với giáo dân là được! Đừng cầm tay một gia đình ông Yao Phu, đi quanh nhà thờ rồi hát bài “Giáo xứ này là của chúng mình, quả bóng xanh, bay giữa trời xanh....” Vị linh mục trẻ cười giòn.
Một ông Yao Phu đợi tôi đến để đi thăm một số gia đình khó khăn. Chiếc xe gắn máy đưa tôi tiếp cận với những ngôi nhà đơn sơ, trống trải. Có chị kia trông còn trẻ mà có đến bảy đứa con. Trông những đứa trẻ trong làng có phần nhếch nhác; thôi thì vùng sâu vùng xa là vậy! Tôi đưa cho các cháu kẹo ngon, mua ở siêu thị có tiếng tại Sàigon.
Sau đó, tôi về nhà thờ chính dự lễ đêm Phục Sinh; rồi lại vượt hơn 30 km để trở lại trung tâm Pleiku.
Sáng sớm hôm sau, bốn người chúng tôi trả phòng và lên xe đến nhà thờ chính của giáo xứ De Tul, chờ cha sinh hoạt với thiếu nhi xong thì cùng đi vào làng. Thánh lễ sáng nay dành cho thiếu nhi và người lớn ở các làng đến dự. Hai thầy dòng Thánh Thể sinh hoạt với các cháu vui quá, xem ra rất có duyên trong việc quản trò, còn bao quát được số đông trẻ em nhỏ xíu lơ ngơ nữa. Các cháu nhận quà của nhà xứ rồi đi về nhà làm cho con đường làng bỗng vui rộn ràng.
Xe chúng tôi đi khoảng tám cây số nữa thì đến nhà nguyện Bok Rei. Đó là nhà nguyện nằm trên ngọn đồi rộng rãi, thông thoáng, cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ lắm nhưng so với các nhà nguyện các làng trong giáo xứ thì nơi đây khá hơn.
Bên hông nhà thờ là một phần đất có mái, nơi đó dùng hội họp, ăn uống. Chúng tôi đành soạn quà trên nền đất đó, trông không trịnh trọng gì cả nhưng quà cho các cháu vẫn chất lượng. Khi cha đến, bên trong nhà thờ giáo dân tiếp tục đọc kinh, còn cha giải tội cho giáo dân ngay bên hông nhà nguyện. Trông cảnh đó thấy xúc động làm sao! Giải tội xong, thánh lễ Phục Sinh mới được bắt đầu, khi đó đã là mười giờ, nắng đã chói chang, bầu khí oi bức.
Thánh lễ diễn ra nhịp nhàng, có phần múa của các cháu dân tộc. Còn có ba Sơ dòng Ảnh Phép Lạ giúp nhà nguyện các làng. Sau thánh lễ là “phần làm việc” của chúng tôi. Các bà mẹ địu con nhận quà và phong bì trước, rồi đến trẻ con, các cụ già cùng quí ông Yao Phu của các làng, đến các chị em làm bếp; sau cùng là tiệc Phục Sinh chung mà chúng tôi đã tặng một con heo để làm tiệc chung. Trước khi vào tiệc, cha giới thiệu Nhóm chúng tôi và với tư cách trưởng Nhóm, tôi chỉ nói hai câu duy nhất là cảm ơn bà con đã nhận quà, vì đã quá trưa rồi. Tiếng vỗ tay làm tôi xúc động.
Các làng của giáo xứ còn nghèo, xin mời các đoàn thiện nguyện hãy đến đây mà xem, dẫu có ngược đường một chút. Và vì nơi đây, mỗi tháng cha rửa tội cho trên dưới 30 người lớn nhỏ, cần sự khuyến khích, nâng đỡ tinh thần.
Chúng tôi về đến Sàigon lúc 21giờ00 vì sân bay đông đúc người đi lại, dẫu chặng bay chỉ “vèo một cái” khoảng một giờ đồng hồ.
Chúng tôi cảm xúc rất nhiều sau chuyến đi. Và có những nơi, khi đã kết thúc chuyến công tác, chúng tôi vẫn tiếp tục gửi quà cho giáo xứ như ghế ngồi, tiền mua bánh kẹo hay sách, truyện tranh... tùy theo quỹ của Nhóm.
Niềm vui Chúa Phục Sinh lan tỏa khắp nơi nơi, gieo vào lòng người niềm hy vọng sau kiếp người nơi trần thế. Và Đức Thánh Cha Phanxico cũng vừa được Chúa mời vào hưởng niềm vui Phục Sinh của Ngài.
Hình ảnh Đại Lễ Phục sinh _ Gx. ĐMLV, Miami.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cho tôi niềm vui
Phạm Bá Nha
16:38 23/04/2025
CHO TÔI NIỀM VUI
Văn hào Victor Hugo (1787-1833) viết trong ‘Notre-Dame de Paris’ hay ’Quasimodo (tên trong tiểu thuyết) de Notre-Dame de Paris’ (VN dịch : Thằng Gù (Còng Lưng) Nhà Thờ Đức Bà’, viết 1482, nxb Gallimard. 1966 và 1974. A/15, 700 trang.
Bìa 1, có hình ‘Thằng Gù’ và bìa 4 có ghi : et Quasimodo… vit et balancer au bout de la corde et à deux toises…La corde fit plusieurs tours sur elle-même.
Ngòai tựa ‘qúy-đẹp, 1831’, gs Louis Chevalier. Sách xin tóm trong 9 tập
I. La grande salle : Từ 1482, mới có vài con phố chung quanh. Thỉnh thoảng có đám đông trẻ tứ chiếng không quen nhau đến cười nói toe tooét tầm phào, đi, lại. Có người lặn lội từ Troyes hay Genève. Họ nói là ‘đại hội’ và nằm dài ra bãi cỏ, bờ sông múa hát nhảy. Quần áo mầ¬u ¬xanh đỏ tươi. Kết thành nhóm. Trong nhà nhìn ra cho là vui. (pp, 37-94)
II. De Charybde sa Seylla. Phòng Seylla : Sáng sớm Paris vắng teo. Ít người qua lại. Trên các cầu St-Michel, Pont- au-Change và Petit-Pont đã có mấy trẻ tinh nghịch đốt pháo tiêu. Vài xe ngựa cọc cạch qua lại. Trên bancon, mấy cụ gìa hít thở. Dân cư thưa thớt ngái ngủ cuốc bộ đi làm (pp, 95-154)
III Notre Dame, Nhà Thờ Đức Bà Paris chưa xây xong. Nhưng trên khu đất rộng có dentelles giăng mắc đầy, bao vây phân ranh. Lâu lâu có hòa nhạc và sau có thánh lễ. Những người mộ đạo quì tại chỗ đọc kinh lần chuỗi chung quanh tượng Đức Mẹ ‘Pièta’. Nhà Thờ Đức Bà như ‘cánh hạc bay cao’. Có sông Seine chảy hai chiều. (pp, 155-192)
IV Les bonnes âmes : Những linh hồn thánh thiện. 1467, sáng Chủ Nhật, Quasimodo đi lễ tại Notre-Dame de Paris, nằm trong băng-ca vải gỗ do bà đẩy tại parvis, hàng đầu bệnh nhân, với 4 bệnh khác : Agnès, Jeromen, Aloise và bà giàu có. (pp : 193-197)
V Abbas Beati Martini (Giáo chủ Beati Martini) ít nói, dịp Noel hay tìm bệnh nhân nghèo đâng lễ. Chật chỗ. Có bs Jacques Claude bên cạnh. Sau lễ thăm và phát quà. Lấy thơm thảo. (pp 198-388)
VI L’ecu change en feuille séché (Vàng thau lẫn lộn). Đối thọai giữa Hélas và Gringroire về đại học. Lớp rộng học trò ít. Sỹ quan ngồi lẫn luật sư, bác sỹ. Nam-Nữ ngồi lẫn lộn. Không kiểm soát. Đại học Công Giáo nhiều hơn. Các bà mẹ than phiền con mình dễ mất nết (pp 389-450)
VII Du danger de confier son secret à une chèvre (nguy hỉểm khi lọt vào hang sói. Nhiều bạn trẻ còn thích ở trường hay ra đường đi bata, tiện, nhanh. Không ai ròm ngó. Chỉ người con gái tôi yêu. Nhưng chín bỏ làm mườì. (pp 449-451)
VIII L’écu changé en feuille sèche (thay lá khô). Trên sân khấu có người trẻ hỏi người già, luật sư: Có cấn thay ngay lá khô héo tàn không? Người già trả ngay : có, nhưng phải đợi rụng. Vì nó chưa lìa cành. Còn nhựa. Rụng sẽ bay xa. Đó là triết lý sống, phải theo, vả có rễ bám sâu trong lòng đất khó bứng. Lại có bạn trẻ bên cạnh gật gù đồng ý ngay. (pp 390-450)
IX Xưa, chiếc bí tất (pp 451-492) và Le petit soulièr (Giầy nhỏ) (pp 582-682) bỏ đầu giường. Sáng dạy, đầy bánh kẹo là của Thánh Nicolas. Nay, có Bouche de Noel và Galettes des Rois.
Cho tôi niềm vui
Mỗi ngày cho tôi một niềm vui
Chọn những bông hoa và nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em tựa lá bay
Mỗi ngày cho tôi một mình đi
Mỗi ngày cho tôi một lần thôi
Mỗi ngày cho tôi ngồi thật yên
Và như thế tôi vui sống từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Hãy yêu cuộc đời này bằng trái tim tôi
(Trịnh Công Sơn)
Kết luận bằng tóm lược tác phẩm viết trong 6 năm bằng tiếng Anh dịp Năm Thánh, do nxb Hoa Kỳ Ramdom House tại Anh, tên là ‘Hope’ (Hy Vọng) của ĐGH Phanxico cung cấp tài liệu và hình ảnh, 14.1. 25, về ‘Đời Mình’. Tác phẩm có tính cách Lịch Sử, di cư tuổi trẻ (VietCatholic 14.1.25)
Văn hào Victor Hugo (1787-1833) viết trong ‘Notre-Dame de Paris’ hay ’Quasimodo (tên trong tiểu thuyết) de Notre-Dame de Paris’ (VN dịch : Thằng Gù (Còng Lưng) Nhà Thờ Đức Bà’, viết 1482, nxb Gallimard. 1966 và 1974. A/15, 700 trang.
Bìa 1, có hình ‘Thằng Gù’ và bìa 4 có ghi : et Quasimodo… vit et balancer au bout de la corde et à deux toises…La corde fit plusieurs tours sur elle-même.
Ngòai tựa ‘qúy-đẹp, 1831’, gs Louis Chevalier. Sách xin tóm trong 9 tập
I. La grande salle : Từ 1482, mới có vài con phố chung quanh. Thỉnh thoảng có đám đông trẻ tứ chiếng không quen nhau đến cười nói toe tooét tầm phào, đi, lại. Có người lặn lội từ Troyes hay Genève. Họ nói là ‘đại hội’ và nằm dài ra bãi cỏ, bờ sông múa hát nhảy. Quần áo mầ¬u ¬xanh đỏ tươi. Kết thành nhóm. Trong nhà nhìn ra cho là vui. (pp, 37-94)
II. De Charybde sa Seylla. Phòng Seylla : Sáng sớm Paris vắng teo. Ít người qua lại. Trên các cầu St-Michel, Pont- au-Change và Petit-Pont đã có mấy trẻ tinh nghịch đốt pháo tiêu. Vài xe ngựa cọc cạch qua lại. Trên bancon, mấy cụ gìa hít thở. Dân cư thưa thớt ngái ngủ cuốc bộ đi làm (pp, 95-154)
III Notre Dame, Nhà Thờ Đức Bà Paris chưa xây xong. Nhưng trên khu đất rộng có dentelles giăng mắc đầy, bao vây phân ranh. Lâu lâu có hòa nhạc và sau có thánh lễ. Những người mộ đạo quì tại chỗ đọc kinh lần chuỗi chung quanh tượng Đức Mẹ ‘Pièta’. Nhà Thờ Đức Bà như ‘cánh hạc bay cao’. Có sông Seine chảy hai chiều. (pp, 155-192)
IV Les bonnes âmes : Những linh hồn thánh thiện. 1467, sáng Chủ Nhật, Quasimodo đi lễ tại Notre-Dame de Paris, nằm trong băng-ca vải gỗ do bà đẩy tại parvis, hàng đầu bệnh nhân, với 4 bệnh khác : Agnès, Jeromen, Aloise và bà giàu có. (pp : 193-197)
V Abbas Beati Martini (Giáo chủ Beati Martini) ít nói, dịp Noel hay tìm bệnh nhân nghèo đâng lễ. Chật chỗ. Có bs Jacques Claude bên cạnh. Sau lễ thăm và phát quà. Lấy thơm thảo. (pp 198-388)
VI L’ecu change en feuille séché (Vàng thau lẫn lộn). Đối thọai giữa Hélas và Gringroire về đại học. Lớp rộng học trò ít. Sỹ quan ngồi lẫn luật sư, bác sỹ. Nam-Nữ ngồi lẫn lộn. Không kiểm soát. Đại học Công Giáo nhiều hơn. Các bà mẹ than phiền con mình dễ mất nết (pp 389-450)
VII Du danger de confier son secret à une chèvre (nguy hỉểm khi lọt vào hang sói. Nhiều bạn trẻ còn thích ở trường hay ra đường đi bata, tiện, nhanh. Không ai ròm ngó. Chỉ người con gái tôi yêu. Nhưng chín bỏ làm mườì. (pp 449-451)
VIII L’écu changé en feuille sèche (thay lá khô). Trên sân khấu có người trẻ hỏi người già, luật sư: Có cấn thay ngay lá khô héo tàn không? Người già trả ngay : có, nhưng phải đợi rụng. Vì nó chưa lìa cành. Còn nhựa. Rụng sẽ bay xa. Đó là triết lý sống, phải theo, vả có rễ bám sâu trong lòng đất khó bứng. Lại có bạn trẻ bên cạnh gật gù đồng ý ngay. (pp 390-450)
IX Xưa, chiếc bí tất (pp 451-492) và Le petit soulièr (Giầy nhỏ) (pp 582-682) bỏ đầu giường. Sáng dạy, đầy bánh kẹo là của Thánh Nicolas. Nay, có Bouche de Noel và Galettes des Rois.
Cho tôi niềm vui
Mỗi ngày cho tôi một niềm vui
Chọn những bông hoa và nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em tựa lá bay
Mỗi ngày cho tôi một mình đi
Mỗi ngày cho tôi một lần thôi
Mỗi ngày cho tôi ngồi thật yên
Và như thế tôi vui sống từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Hãy yêu cuộc đời này bằng trái tim tôi
(Trịnh Công Sơn)
Kết luận bằng tóm lược tác phẩm viết trong 6 năm bằng tiếng Anh dịp Năm Thánh, do nxb Hoa Kỳ Ramdom House tại Anh, tên là ‘Hope’ (Hy Vọng) của ĐGH Phanxico cung cấp tài liệu và hình ảnh, 14.1. 25, về ‘Đời Mình’. Tác phẩm có tính cách Lịch Sử, di cư tuổi trẻ (VietCatholic 14.1.25)
VietCatholic TV
Điềm dữ tệ hại cho Nga: Kho vũ khí lớn nhất nổ long trời, 7 thị trấn phải di tản. Biến động ở Crimea
VietCatholic Media
03:08 23/04/2025
1. Vụ nổ làm rung chuyển một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga tại Vladimir
Sáng Thứ Tư, 23 Tháng Tư, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một vụ nổ đã xảy ra tại một kho vũ khí của Nga ở Tỉnh Vladimir vào ngày 22 tháng 4, gây ra hỏa hoạn lớn.
Theo hãng truyền thông quốc phòng Militarnyi của Ukraine, cơ sở nói trên là Kho vũ khí số 51 của Cục Hỏa tiễn và Pháo binh Nga – một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga, nằm cách biên giới Ukraine khoảng 530 km, hay 330 dặm.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ cháy xảy ra tại địa điểm này là do vi phạm các quy trình an toàn khi làm việc với vật liệu nổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov đã ra lệnh thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga báo cáo rằng một đơn vị quân đội, bảy thị trấn và 12 làng nghỉ dưỡng đã được di tản do vụ việc. Một số ngôi nhà gần đó cũng bị hư hại trong vụ tấn công, theo truyền thông Nga.
Thống đốc tỉnh Vladimir Aleksandr Avdeyev cho biết có bốn người bị thương.
Hãng truyền thông độc lập của Nga ASTRA dẫn lời người dân địa phương đưa tin, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại căn cứ này, tiếp theo là các vụ nổ thứ cấp liên tiếp.
Sau vụ việc, các tuyến đường dẫn đến thị trấn Kirzhach gần đó từ Mạc Tư Khoa đã bị đóng. Theo hãng truyền thông nhà nước Nga Kommersant, chính quyền Nga đã ra lệnh di tản khỏi các thị trấn Barsovo và Mirny.
Avdeyev xác nhận vụ nổ nhưng cảnh báo các nhà báo và người dân không được lan truyền thông tin về vụ việc trước khi “dữ liệu chính thức đã được xác minh” được công bố, đồng thời đe dọa sẽ phạt tiền nếu vi phạm.
Phân tích hình ảnh từ cơ sở này cho thấy kho vũ khí này lưu trữ nhiều loại vũ khí, bao gồm đạn pháo cỡ trung và hỏa tiễn cho hệ thống phòng không.
Theo Militarnyi, cơ sở này cũng có một phòng thí nghiệm để theo dõi tình trạng thuốc phóng và thuốc nổ pháo binh, cũng như các xưởng được trang bị để thử nghiệm các hệ thống vũ khí công nghệ cao.
Ngoài các thiết bị chuyên dụng, Kho vũ khí 51 và các căn cứ tương tự trực thuộc Cục Hỏa tiễn và Pháo binh được cho là nơi lưu trữ một lượng lớn đạn pháo hạng nặng, đạn dược cho hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, gọi tắt là MLRS và đạn dược vũ khí hạng nhẹ.
Cơ sở này có tiền sử xảy ra các sự việc tương tự. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2022, một vụ nổ đạn dược đã xảy ra trong quá trình dỡ hàng, khiến ba quân nhân và một chuyên gia dân sự thiệt mạng và làm một người khác bị thương nặng.
[Kyiv Independent: Explosions rock what could be one of Russia's largest weapons arsenals in Vladimir Oblast]
2. Liên Hiệp Âu Châu sẽ không bao giờ công nhận Crimea là của Nga, Kallas nói
Nhà ngoại giao hàng đầu của khối này, Kaja Kallas, phát biểu với hãng tin Agence France-Presse, gọi tắt là AFP vào ngày 22 tháng 4 rằng Liên minh Âu Châu sẽ không bao giờ công nhận bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm là của Nga về mặt pháp lý.
Bình luận của Kallas được đưa ra để đáp lại các báo cáo cho biết việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga đang được xem xét như một phần trong đề xuất do Hoa Kỳ hậu thuẫn nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
“Crimea là Ukraine,” Kallas nói với AFP.
Nga đã sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014, xâm lược bán đảo bằng quân đội và dàn dựng các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo để biện minh cho việc chiếm giữ lãnh thổ. Động thái này bị lên án rộng rãi là vi phạm luật pháp quốc tế. Kallas cho biết sẽ là một sai lầm khi tưởng thưởng cho việc chiếm đất của Mạc Tư Khoa bằng cách đưa việc công nhận Crimea vào một phần của thỏa thuận ngừng bắn.
“Khi đó, Nga rõ ràng đã có được thứ họ muốn”, bà nói.
Kallas cho biết Washington nên tìm cách gây áp lực lên Mạc Tư Khoa thay vì nhượng bộ các yêu cầu của Điện Cẩm Linh.
“Họ có trong tay những công cụ để sử dụng, thực tế là, để gây áp lực với Nga. Họ chưa sử dụng những công cụ đó,” bà nói.
“Nếu bây giờ họ bỏ đi mà không sử dụng những công cụ mà họ thực sự có trong tay, thì câu hỏi lớn của tôi là, tại sao? Tại sao họ không sử dụng những công cụ đó để thực sự chấm dứt cuộc chiến này?”
Trong khi Âu Châu phần lớn bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình do Hoa Kỳ làm trung gian với Ukraine và Nga, các cuộc đàm phán tại Paris vào ngày 17 tháng 4 đã đưa Âu Châu trở lại bàn đàm phán. Các đại biểu Hoa Kỳ được cho là đã công bố đề xuất ngừng bắn của họ trong các cuộc đàm phán tại Paris — và đang mong đợi phản hồi từ Ukraine trong các cuộc đàm phán tiếp theo tại Luân Đôn vào ngày 23 tháng 4.
Đại diện từ Ukraine, Anh, Pháp và Hoa Kỳ sẽ họp tại Luân Đôn để tiếp tục thảo luận.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã loại trừ khả năng công nhận Crimea là của Nga.
“Không có gì để nói cả. Điều này vi phạm Hiến pháp của chúng tôi. Đây là lãnh thổ của chúng tôi, lãnh thổ của người dân Ukraine,” Tổng thống Zelenskiy nói vào ngày 22 tháng 4.
[Kyiv Independent: EU will never recognize Crimea as Russian, Kallas says]
3. Nga di chuyển thiết bị ‘hàng loạt’ đến Crimea
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Tư, một nhóm du kích ủng hộ Ukraine hoạt động trên bán đảo này cho biết lực lượng Nga đang di chuyển thiết bị quân sự, bao gồm cả hệ thống phòng không, “hàng loạt” vào Crimea.
Nga đã sáp nhập Crimea, bán đảo ở phía nam lục địa Ukraine, vào năm 2014. Mạc Tư Khoa đã kiểm soát lãnh thổ này kể từ đó, mặc dù Kyiv đã tuyên bố sẽ đòi lại nó.
Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm Chúa Nhật rằng các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ đã trình bày với Ukraine một đề xuất ngừng bắn trong cuộc họp tại Paris với các quan chức Âu Châu vào tuần trước, trong đó có thể bao gồm việc Hoa Kỳ công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea.
Bán đảo này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của Nga cho đến tận phía nam lục địa Ukraine, và là bàn đạp cho các cuộc tấn công trên không trên khắp đất nước đang bị chiến tranh tàn phá này.
Kyiv đã kiên quyết tấn công các tài sản có giá trị cao của Nga đặt tại Crimea, từ căn cứ không quân đến tàu thuyền và hệ thống phòng không.
Atesh, một nhóm du kích ủng hộ Ukraine hoạt động ở Crimea và các khu vực khác thuộc lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát, cho biết từ hôm thứ Hai rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa đã bắt đầu di chuyển các hệ thống phòng không và các thiết bị quân sự khác “hàng loạt” trên khắp bán đảo.
Mạng lưới này, nơi cung cấp thông tin tình báo về các hoạt động của Nga cho chính quyền Ukraine và tổ chức các nỗ lực kháng cự, cho biết trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng việc vận chuyển thiết bị “thường không được phối hợp và hỗn loạn”.
Nhóm này cho biết họ đã nhận được thông tin từ các “điệp viên” trong quân đội Nga, cho thấy Mạc Tư Khoa đang cố gắng tăng cường an ninh ở Crimea. Nhóm này đã chia sẻ những bức ảnh về những gì có vẻ là xe quân sự di chuyển qua các khu vực không xác định của Crimea.
Ukraine cho biết trong suốt cuộc chiến, họ đã tấn công vào các phi trường lớn trên khắp Crimea, bao gồm cả khu vực phía bắc Dzhankoi và căn cứ không quân Saky, gần thị trấn phía tây Novofedorivka.
Mặc dù Kyiv không có lực lượng hải quân lớn, nhưng việc sử dụng sáng tạo máy bay điều khiển từ xa trên không và thuyền điều khiển từ xa trên biển, cũng như các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, đã buộc Mạc Tư Khoa phải di dời các tài sản có giá trị cao như tàu chiến và tàu ngầm về phía đông Hắc Hải, và hướng tới Abkhazia thân Nga, một khu vực ly khai của Georgia, để tạo chỗ đứng mới ở Hắc Hải.
Phong trào Atesh cho biết vào tháng 7 năm 2024 rằng Nga đã điều động lại các hệ thống phòng không để bảo vệ Cầu Kerch khỏi các cuộc tấn công từ phía tây Crimea.
Cấu trúc này, một giao lộ đường bộ và hỏa xa còn được gọi là Cầu Crimea, được xây dựng ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo. Nó đã được đích thân Putin công bố vào năm 2018, khiến nó trở thành mục tiêu tuyên truyền hấp dẫn, cũng như mục tiêu quân sự, đối với Ukraine.
Cây cầu này nối liền miền đông Crimea với lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận. Nhà lãnh đạo cơ quan an ninh SBU của Ukraine, Vasyl Maliuk, cho biết vào cuối năm 2023 rằng cây cầu này “sẽ bị phá hủy”.
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Tư, Atesh cho biết rằng cây cầu “phải bị phá hủy” và kêu gọi người dân địa phương cung cấp thông tin về vị trí của các hệ thống phòng không, hoạt động thường lệ của lực lượng Nga và việc điều động thiết bị quân sự trong khu vực.
Cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine cho biết vào tháng 6 năm ngoái rằng Nga đã điều động các bộ phận của hệ thống phòng không S-500 “thử nghiệm” ở Crimea, đánh dấu báo cáo đầu tiên về việc hệ thống phòng không tiên tiến này được điều động để phục vụ mục đích chiến đấu trên bán đảo này.
Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin vào mùa thu năm 2021 rằng hệ thống S-500 đầu tiên đã được điều động xung quanh Mạc Tư Khoa.
[Newsweek: Russia Moving Equipment 'En Masse' to Crimea, Photos Suggest]
4. Ukraine chia sẻ bằng chứng về công dân Trung Quốc, các công ty tham gia vào cuộc chiến của Nga
Bộ Ngoại giao Ukraine đưa tin ngày 22 tháng 4 rằng Kyiv đã giao cho Bắc Kinh bằng chứng cho thấy các công dân và công ty Trung Quốc đã tham gia vào cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.
Báo cáo này được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố Trung Quốc đang cung cấp vũ khí cho quân đội Nga.
“Tôi nghĩ chúng ta có thể nói chi tiết vào tuần tới rằng chúng tôi tin rằng các đại diện Trung Quốc đang tham gia vào việc sản xuất một số vũ khí trên lãnh thổ Nga”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu vào ngày 17 tháng 4.
Trong cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine Mã Thanh Côn, Thứ trưởng Ngoại giao Yevgen Perebyinis đã chia sẻ bằng chứng cho thấy các công dân và công ty Trung Quốc có liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Bộ này trích dẫn sự tham gia của công dân Trung Quốc vào cuộc chiến ở Ukraine cùng với quân đội Nga và vai trò của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc sản xuất thiết bị quân sự cho Nga.
Bộ này cho biết những vấn đề này “gây quan ngại nghiêm trọng và trái ngược với tinh thần hợp tác giữa Ukraine và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Bộ Ngoại giao Ukraine đưa tin các cơ quan đặc biệt của nước này đã chia sẻ bằng chứng cáo buộc với Trung Quốc.
Perebyinis cũng kêu gọi Trung Quốc “thực hiện các biện pháp ngừng hỗ trợ Nga” trong hành động xâm lược Ukraine, đồng thời bảo đảm rằng Ukraine “coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và hy vọng Trung Quốc sẽ kiềm chế không thực hiện các bước có thể cản trở quan hệ song phương”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18 tháng 4 đã bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy về việc chuyển giao vũ khí là “vô căn cứ”, khẳng định rằng Bắc Kinh vẫn cam kết ngừng bắn. Cùng ngày, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố trừng phạt nhiều thực thể có trụ sở tại Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc chính thức tuyên bố trung lập về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Bắc Kinh đã tăng cường quan hệ kinh tế với Mạc Tư Khoa, ủng hộ Nga chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây và nổi lên như một nhà cung cấp hàng đầu các mặt hàng có mục đích sử dụng kép phục vụ cho ngành quốc phòng của Nga.
Đầu tháng này, Ukraine đã bắt giữ hai công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho Nga tại Tỉnh Donetsk. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố rằng “vài trăm” công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho phe Nga trong cuộc chiến.
[Kyiv Independent: Ukraine shares evidence of Chinese citizens, companies involved in Russia's war]
5. Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga — nếu nước này đồng ý ngừng bắn trước
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Mạc Tư Khoa để chấm dứt chiến tranh nếu Nga đồng ý ngừng bắn hoàn toàn.
Lời đề nghị này đánh dấu sự thay đổi đáng kể về giọng điệu. Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Ukraine đã từ chối tham gia bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào với Điện Cẩm Linh.
“Nếu người Nga, và điều đó phụ thuộc vào họ, một lần nữa chúng ta đã thấy điều này vào lễ Phục sinh, họ có thể giảm các cuộc không kích khi họ muốn… Nếu người Nga sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn, thì sau khi lệnh ngừng bắn hoàn toàn được thiết lập, chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ hình thức đàm phán nào với họ,” Tổng thống Zelenskiy nói với POLITICO tại một cuộc họp báo ở Kyiv vào hôm Thứ Ba, 22 Tháng Tư.
Trước đó, Putin đã bày tỏ sự sẵn sàng trong việc tham gia đối thoại trực tiếp với Ukraine, xem xét đề xuất của Tổng thống Zelenskiy về việc ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Tờ Financial Times đưa tin vào tối thứ Ba rằng Putin đã đề nghị dừng cuộc xâm lược Ukraine của nước này dọc theo các tiền tuyến hiện tại, có thể là từ bỏ các yêu sách đối với một số khu vực của Ukraine mà nước này xâm lược một phần, để đổi lấy việc Hoa Kỳ công nhận quyền sở hữu của Nga đối với Crimea (nơi mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014) và một số lãnh thổ bị tạm chiếm trong cuộc chiến toàn diện bắt đầu vào năm 2022.
Sự cởi mở mới này diễn ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh nếu “cả hai bên” tiếp tục cản trở quá trình ngừng bắn. Tổng thống Trump cũng cho biết hôm thứ Hai, trong một bài đăng toàn chữ in hoa trên Truth Social, rằng ông hy vọng Ukraine và Nga sẽ đồng ý một thỏa thuận trong tuần này.
Trước đó, Tổng thống Trump đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine trong vòng 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông - vào ngày 30 tháng 4.
Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Tư, các quan chức Ukraine và các đồng minh Âu Châu gặp đại diện Hoa Kỳ tại Luân Đôn để thảo luận về kế hoạch ngừng bắn do Washington hậu thuẫn.
“Ngày mai tại Luân Đôn, nhóm của chúng tôi có nhiệm vụ chính thức thảo luận về lệnh ngừng bắn vô điều kiện hoặc một phần. Chúng tôi đã sẵn sàng cho giai đoạn này. Chúng tôi cũng sẵn sàng ghi nhận rằng chúng tôi sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ở bất kỳ hình thức nào để không có bế tắc”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Tổng thống cho biết Ukraine vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều đề xuất khác nhau đã xuất hiện “từ nhiều người khác nhau và thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm cả phương tiện truyền thông”.
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, kế hoạch của Hoa Kỳ bao gồm việc Kyiv từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO và công nhận các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm là của Nga.
Kyiv từ lâu đã từ chối lời kêu gọi thỏa hiệp về toàn vẹn lãnh thổ của mình. Hiến pháp Ukraine rõ ràng cấm việc công nhận các khu vực bị tạm chiếm là của Nga.
“Thảo luận mọi thứ cùng một lúc sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến tranh và dẫn đến sự mệt mỏi và rút lui hoặc gây áp lực của Hoa Kỳ lên Ukraine,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Nếu một lệnh ngừng bắn xảy ra, chúng tôi sẽ tin rằng chúng tôi ít nhất cũng có một số kết quả, chúng tôi sẽ thấy rằng Nga thực sự sẵn sàng cho các bước đi thực sự.”
Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga, nhận định rằng trùm mafia Vladimir Putin là một kẻ tự cao. Ông ta không thích lối diễn giải của nhiều người Nga cho rằng ông ta đang múa theo các yêu cầu của Hoa Kỳ. Có lẽ vì thế, ông ta đã đưa ra đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine không cần người Mỹ làm trung gian nữa. Tuy nhiên, ông lên tiếng cảnh giác rằng còn quá sớm để khẳng định rằng Putin thực sự không muốn Hoa Kỳ làm trung gian nữa vì một diễn biến như thế có thể làm bẽ mặt Tổng thống Trump. Cũng có thể ông ta vẫn đồng ý để Hoa Kỳ làm trung gian nhưng Hoa Kỳ và Ukraine phải đồng ý với nhiều điều kiện ngặt nghèo của ông ta.
Tưởng cũng nên biết thêm: Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
[Politico: Ukraine ready to negotiate with Russia — if it agrees to ceasefire first]
6. Rubio, Witkoff từ chối tham dự các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine tại Luân Đôn
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff không tham dự các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới với các quan chức Ukraine và Âu Châu tại Luân Đôn, tờ Financial Times đưa tin vào ngày 22 tháng 4.
Các đại diện từ Ukraine, Vương quốc Anh và Pháp họp vào ngày 23 tháng 4 để tiếp tục thảo luận về khả năng ngừng bắn trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Các cuộc đàm phán là sự mở rộng của các cuộc đàm phán hòa bình tuần trước tại Paris.
Witkoff và Rubio ban đầu dự kiến sẽ tham dự, nhưng sau đó đã rút lui, Financial Times đưa tin, trích dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ và Âu Châu. Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine Keith Kellogg vẫn dự kiến sẽ tham dự cuộc họp.
Trong khi đó, theo truyền thông nhà nước Nga, Witkoff đang có kế hoạch tới Mạc Tư Khoa vào cuối tuần này.
Mặc dù Rubio và Witkoff chưa tiết lộ lý do từ chối tham dự các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng sự vắng mặt của Rubio đã được Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tammy Bruce xác nhận vào ngày 22 tháng 4.
Mặc dù giữ chức vụ Đặc phái viên Trung Đông, Witkoff đã nổi lên như một nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine, gặp Putin ba lần. Witkoff đã gây tranh cãi bằng cách khăng khăng đòi Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ cho Nga — và thường xuyên nhắc lại các luận điểm của Điện Cẩm Linh biện minh cho việc xâm lược.
Tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 14 tháng 4 rằng lập trường của Witkoff trái ngược với Kellogg và Rubio, gây ra rạn nứt trong chiến lược của chính quyền Tổng thống Trump đối với Ukraine.
Tại Paris vào ngày 17 tháng 4, Hoa Kỳ đã trình bày một dự thảo đề xuất hòa bình cho các quan chức Ukraine và Âu Châu. Đề xuất này được cho là có khả năng công nhận việc Nga sáp nhập Crimea và cấm Ukraine gia nhập NATO để đổi lấy lệnh ngừng bắn lâu dài.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã kiên quyết bác bỏ các điều kiện như vậy vào ngày 22 tháng 4, nhắc lại rằng Ukraine sẽ không công nhận việc Nga xâm lược Crimea trong bất kỳ kịch bản nào. Việc Nga xâm lược và sáp nhập Crimea năm 2014 là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Các quan chức Âu Châu cũng bày tỏ lo ngại về đề xuất hòa bình của Hoa Kỳ và đặt câu hỏi về động cơ đằng sau nỗ lực chấm dứt chiến tranh của Hoa Kỳ.
Một quan chức cho biết: “Kyiv hiện đang phải chịu rất nhiều áp lực để từ bỏ mọi thứ để Tổng thống Trump có thể tuyên bố chiến thắng”.
Chính quyền Tổng thống Trump đã bị cáo buộc là lặp lại những câu chuyện tuyên truyền của Nga và đầu hàng trước những yêu cầu của Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm nay, Tổng thống Trump đã theo đuổi chính sách thiết lập lại quan hệ với Nga, bất chấp uy tín toàn cầu, các chuẩn mực quốc tế và các liên minh lâu đời.
[Kyiv Independent: Rubio, Witkoff decline to attend Ukraine peace talks in London]
Giáo Hoàng tương lai là vị nào? 78% dân Ý tin rằng vị Hồng Y này sẽ là Đức Tân Giáo Hoàng
VietCatholic Media
05:23 23/04/2025
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Thượng phụ La tinh của Giêrusalem, sinh ngày 21 tháng 4 năm 1965, tại Cologno al Serio, Ý. Ngài được các phương tiện truyền thông Italia dự đoán là vị có nhiều hy vọng được bầu làm Giáo Hoàng nhất trong số các Hồng Y người Ý. Ngay sau công nghị tấn phong Hồng Y mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, số Hồng Y cử tri người Ý đã tăng từ 13 đến 16 vị. Tuy nhiên, cần nhớ rằng trong Cơ Mật Viện bầu ra Đức Thánh Cha Phanxicô, có đến 28 Hồng Y người Ý bước vào nhà nguyện Sistina.
Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y ngày 30 tháng 9 năm 2023. Khẩu hiệu Giám Mục của ngài là “Sufficit tibi gratia mea” nghĩa là “Ân sủng của Ta đủ cho con rồi”.
Để hiểu được tính cách của Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, chúng ta cần bắt đầu từ vùng nông thôn quê hương Lombardy của ngài ở miền Bắc nước Ý.
Được hình thành từ thời thơ ấu bởi “thế giới giản dị và chân thực” ở Castel Liteggio, một thị trấn ở Cologno al Serio, vị Thượng phụ tương lai của Giêrusalem là người con út trong gia đình có ba anh em, cha là Pietro Pizzaballa và mẹ là Maria Maddalena Tadini.
Như ngài đã nhớ lại trong lễ tấn phong giám mục vào tháng 9 năm 2016, ngài đã tận hưởng một tuổi thơ giản dị, thôn dã và hạnh phúc. “Đó là những năm cuối cùng của cuộc sống thôn quê giản dị, với các trang trại đã bắt đầu thưa thớt dân cư, nhưng vẫn sống những khoảnh khắc cuối cùng của một thế giới đã qua rồi,” ngài nói. “Những chuyến viếng thăm chuồng ngựa, nơi tôi được sai đi lấy sữa, niềm vui khi được ngồi trên xe ngựa kéo để đi làm cỏ khô, những trò chơi đồng quê giản dị, v.v. Đó là một thế giới giản dị và chân thực, và một cuộc sống tỉnh táo và hạnh phúc. Chỉ theo thời gian, tôi mới nhận ra thế giới đó sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào bằng cách cho tôi một phong cách và theo đuổi sự tỉnh táo và chân thành” mà sẽ tìm thấy sự viên mãn trong cuộc sống Phanxicô.
“Lúc chín tuổi, thằng bé đã biết mình muốn trở thành một linh mục,” mẹ cậu nhớ lại. “Nó thực sự tin tưởng, nó cảm thấy ơn gọi của mình rất sớm, mặc dù ban đầu tôi phản đối, tôi không muốn nó vào chủng viện. Tuy nhiên, cuối cùng, nó kiên quyết đến mức tôi phải cân nhắc lại, và tôi đã cho nó vào tiểu chủng viện ở Bologna. Tôi phải nói rằng khi nhìn lại, đó là một lựa chọn rất sáng suốt, con đường đúng đắn cho con trai tôi.”
Pizzaballa đặc biệt bị thu hút bởi hình ảnh của một linh mục địa phương được yêu mến, Don Pèrsec, người đến từ thị trấn trên chiếc xe đạp của mình. “Họ đã chờ đợi ngài như thế nào, họ yêu mến ngài ra sao! Và ngài yêu mến những người đó ra sao,” Pizzaballa nói. “Tôi rời nhà sớm, nhưng những năm tháng đó tôi nhớ rất rõ và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nên ơn gọi đầu tiên của tôi. Tôi muốn trở thành một linh mục như Cha Pèrsec.”
Năm 11 tuổi, ngài vào tiểu chủng viện Le Grazie ở Rimini, do các tu sĩ Phanxicô điều hành, và ở đó đã khám phá ra các phái bộ truyền giáo. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ước mơ của ngài không phải là đi đến Thánh Địa mà là Trung Quốc. “Tôi đã ở trong tiểu chủng viện và có một số nhà truyền giáo già ở đó đã bị trục xuất khỏi đất nước sau khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949. Những nhà truyền giáo đó thường nói về kinh nghiệm của họ. Và tôi thường nói khi còn nhỏ: 'Tôi muốn trở thành một nhà truyền giáo và đi và làm những gì các ngài đã làm.'“
Pizzaballa hoàn tất chương trình đào tạo chủng viện tại Ferrara năm 1984 và gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn vào ngày 5 tháng 9 năm đó. Những giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời tu trì của ngài đã đưa ngài đến La Verna, nơi ngài hoàn tất thời kỳ tập viện và vào tháng 9 năm 1985, ngài đã khấn tạm. Sau đó, ngài đến Bologna và khấn trọn vào ngày 10 tháng 10 năm 1989 tại Nhà thờ Sant'Antonio. Ngài được Đức Tổng Giám Mục Bologna lúc bấy giờ là Hồng Y Giacomo Biffi truyền chức linh mục vào ngày 15 tháng 9 năm 1990. Một tháng sau, Giám tỉnh của ngài đã cử vị linh mục 25 tuổi này đi học tại Studium Biblicum Franciscanum ở Giêrusalem, nơi ngài đã lấy được bằng Thần học Kinh thánh.
“Tôi đã đến đó một cách miễn cưỡng nhưng vẫn ngoan ngoãn,” Pizzaballa thú nhận, ngài đã hy vọng được đến Rôma để học Kinh thánh.
Khi lần đầu tiên đến Giêrusalem vào ngày 7 tháng 10 năm 1990, ở tuổi 25, ngài “chỉ nói tiếng Ý và phương ngữ bản địa của Bergamo”. Khi suy ngẫm về những ngày đầu tiên ở Thánh Địa, ngài nhớ lại: “Đó vẫn là cuộc Intifada đầu tiên. Tôi đến vào tối ngày 7, và ngày hôm sau, ngày 8, ngay tại nơi tôi ở trong khu phố Hồi giáo, trên Quảng trường Nhà thờ Hồi giáo, đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa quân đội Israel và người Palestine khiến 22 người tử vong... thật là một cách đặc biệt để bắt đầu thời gian của tôi ở đó”.
Mô tả những ngày đầu tiên đó vừa là “cú sốc văn hóa” vừa là “sa mạc tâm linh”, ngài nói: “Tôi thấy khó hiểu tại sao mình lại ở đó: Tôi không nói được ngôn ngữ. Tôi không hiểu hết được bạo lực, mà với tôi thì rất xa lạ. Khi đó, chúng tôi đang ở vào đêm trước của Chiến tranh vùng Vịnh, nên lệnh giới nghiêm được áp dụng ở khắp mọi nơi. Không hề đơn giản, nhưng lại có ích, theo nghĩa là nó buộc tôi phải tìm ra những lý do sâu xa và thực sự cho ơn gọi của mình, và cho sự vâng phục của mình.”
Nhận ra tình yêu của ngài dành cho Cựu Ước, giám tỉnh mới đã gửi ngài đến Đại học Hebrew ở Giêrusalem, từ 1995 đến 1999, và năm 1998, ngài trở thành phó giáo sư về tiếng Hebrew Kinh thánh và Do Thái giáo tại Studium Biblicum Franciscanum và Studium Theologicum Jerosolymitanum.
Pizzaballa là người theo Kitô giáo duy nhất nghiên cứu Kinh thánh tại Đại học Hebrew vào thời điểm đó nhưng cho biết điều đó “rất thú vị” vì đó là lần đầu tiên ngài thấy mình ở trong “bối cảnh không phải của Kitô giáo”.
Sau khi kết bạn với những người bạn học Do Thái, ngài nói: “Họ bắt đầu hỏi tôi những câu hỏi về đức tin của tôi, về ơn gọi của tôi, lý do tôi ở đó, và rồi dần dần chúng tôi nói về Phúc âm, Tân Ước, và chúng tôi sẽ cùng nhau đọc nó. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Đối với tôi, đây chính là cuộc đối thoại liên tôn thực sự, bởi vì những câu hỏi của những người Do Thái này, những người không biết về Chúa Giêsu, đó không phải là những câu hỏi của chính tôi. Tôi đến từ 'Bassa Bergamasca' nơi mà... bạn là người theo Kitô giáo trước khi bạn sinh ra, vì vậy bạn biết mọi thứ về Chúa Giêsu. Trong khi những câu hỏi của họ, ví dụ, về Sự phục sinh... không bao giờ được đặt ra cho tôi theo cách đó. Thật tuyệt vời.”
Đức Hồng Y hiện cũng nói và thuyết giảng bằng tiếng Anh. Đối với tiếng Do Thái hiện đại, ngài đã học rất tốt — 'trôi chảy', theo trang web Ynet của Israel — đến nỗi trong vòng năm năm sau khi đến, ngài đã cộng tác biên tập Sách lễ Rôma bằng tiếng Do Thái và dịch nhiều văn bản phụng vụ khác nhau.
Vào ngày 2 tháng 7 năm 1999, sau chín năm ở Giêrusalem, ngài chính thức vào phục vụ tại Cơ quan Bảo vệ Thánh Địa, tỉnh dòng Phanxicô ở Trung Đông. Trong những năm này, ngài cũng phục vụ với tư cách là tổng đại diện của Đức Thượng phụ Michel Sabbah, lúc đó là Thượng phụ của người Công Giáo nói tiếng Do Thái. Từ năm 2001, ngài phục vụ với tư cách là bề trên của Tu viện Thánh Simeon và Anne ở Giêrusalem. Trong thời gian này, ngài thường xuyên chào đón những người hành hương khiến ngài có ấn tượng mạnh mẽ với “mong muốn tìm hiểu thêm về Kinh thánh và Phúc âm”.
Vào tháng 5 năm 2004, ở tuổi 39, Cha Pizzaballa được bổ nhiệm làm Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, thứ 167, một chức vụ lãnh đạo quan trọng mà ngài sẽ giữ trong mười hai năm.
Nhớ lại quyết định nói “có” với sự bổ nhiệm, ngài nói: “Tôi đã suy nghĩ rất lâu xem nên nói “có” hay “không”. Vâng lời không chỉ là tuân thủ những gì cấp trên chỉ huy. Nếu cộng đồng chọn bạn một cách rõ ràng và tự nguyện, trung thực, nếu bạn không có lý do nghiêm trọng nào để nói “không”, thì không có lý do gì để từ chối. Bạn phải chấp nhận trong tinh thần phục vụ”.
Nhìn lại hai năm đầu tiên làm Custos, năm 2006, ngài cho biết ưu tiên của ngài sẽ bao gồm “tương tác với thế giới Do Thái”, vì “theo truyền thống, các hiệp sĩ Quản Thủ Thánh Địa luôn gần gũi với thế giới Ả Rập”. Đường lối này là một đường lối khôn ngoan giúp ngài khẳng định mình là một nhà môi giới đáng tin cậy giữa hai dân tộc đang xung đột.
Trên bình diện “lựa chọn hoạt động”, một trong những quyết định đầu tiên mà ngài đưa ra là “các tu sĩ trẻ đang trong quá trình đào tạo phải học ít nhất một trong ba ngôn ngữ được nói trong bối cảnh của chúng tôi (tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp)” để hòa nhập vào “bối cảnh Israel”.
Đồng thời, ngài lưu ý rằng nhiệm vụ mới cũng ngụ ý sự tương tác thường xuyên hơn với các Giáo hội khác: “Cách tiếp xúc và đối thoại ở phương Đông rất khác so với chúng tôi ở phương Tây. Các nhà chức trách tôn giáo có vai trò riêng của họ, và bạn cần phải tôn trọng một số giới hạn. Nếu bạn không ở lại đó, bạn sẽ làm người khác bị sốc và không được hiểu.”
Suy ngẫm về hậu quả của việc trở thành Custos đối với bản thân, ngài nói: “Mọi thứ đã thay đổi. Trước đây, tôi có lối sống đơn giản hơn: dành nhiều thời gian cho cầu nguyện, làm việc, nghiên cứu. Bây giờ, để bắt đầu, tôi không có sự riêng tư. … Văn phòng của tôi khi đó liên quan đến rất nhiều sự cô đơn. Điều đó là không thể tránh khỏi: nếu bạn muốn giữ mình được tự do, đặc biệt là trong một môi trường nhỏ như vậy, bạn cũng phải ở một mình. Cuối cùng, bạn nhận ra—và có lẽ đó là bản chất con người—rằng khi bạn có trách nhiệm, các mối quan hệ giữa các cá nhân mà bạn đã có sẽ thay đổi. Bạn thường đau khổ, và đôi khi bạn cũng buộc phải làm thất vọng những người mà bạn yêu thương hoặc coi trọng. Bạn phải tính đến điều đó.”
Năm 2008, Cha Pizzaballa được bổ nhiệm làm cố vấn cho Hội đồng Đức Giáo Hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo trong ủy ban quan hệ với Do Thái giáo. Tháng 10 năm 2010, ngài tham gia Thượng hội đồng Giám mục về Trung Đông. Và năm 2014, ngài đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức cuộc họp tại Vườn Vatican giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Israel Shimon Peres, nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas và Thượng phụ Constantinople.
Nhiệm kỳ dài của Cha Pizzaballa với tư cách là Custos đã kết thúc vào ngày 20 tháng 5 năm 2016, sau lần bổ nhiệm ban đầu kéo dài sáu năm, ngài đã được trao hai lần xác nhận liên tiếp, mỗi lần ba năm, trước khi ngài trao lại quyền cho Cha Francis Patton. Một tháng sau, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Thượng phụ người Jordan Fouad Twal, 76 tuổi.
Thay vì bổ nhiệm người kế nhiệm, ngài đã bổ nhiệm Cha Pizzaballa làm giám quản tông tòa sede vacante của Tòa Thượng phụ, trao cho ngài chức giám mục chính tòa và chỉ định cho ngài hiệu tòa Verbe. Cha Pizzaballa nhậm chức vào ngày 15 tháng 7 năm 2016 và được tấn phong giám mục vào ngày 15 tháng 9 năm đó tại Nhà thờ chính tòa Bergamo.4
Khi được hỏi tại sao lại lấy khẩu hiệu Sufficit tibi gratia mea, Đức Cha Pizzaballa cho biết việc bổ nhiệm này là bất ngờ vì các vị Thượng Phụ trong 40 năm qua đều là người Ả Rập. “Tôi đã không chuẩn bị nhiều và tôi biết rằng những khó khăn đang chờ đợi tôi và thành thật mà nói, tôi không cảm thấy mình có thể làm được,” ngài nói, đồng thời nói thêm rằng ngài tin vào ân sủng của Chúa.
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng “ân sủng luôn đi kèm với thập giá”.
Quyết định bổ nhiệm một giám quản tông tòa chuyển tiếp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ít nhất là một phần nhằm khắc phục giai đoạn hành chính và khủng hoảng trong Tòa Thượng phụ. “Chính quyền Pizzaballa” đã thành công và vào ngày 24 tháng 10 năm 2020, ngài được bổ nhiệm làm Thượng phụ Latinh của Giêrusalem. Đồng thời, ngài cũng trở thành chủ tịch của Hội đồng các giám mục Công Giáo của Thánh Địa, một vai trò mà theo luật định thuộc về Thượng phụ Latinh của khu vực.
Ba năm sau, vào ngày 9 tháng 7 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa tên Đức Cha Pizzaballa vào danh sách các Hồng Y mới mà ngài sẽ tấn phong vào ngày 30 tháng 9 năm đó. Do đó, Pierbattista Pizzaballa đã trở thành Thượng phụ La tinh đầu tiên của Giêrusalem được phong lên hàng Hồng Y và là Hồng Y Công Giáo đầu tiên cư trú tại Nhà nước Israel.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, chỉ một tuần sau công nghị tấn phong Hồng Y, xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra, sau một cuộc tấn công vào Israel của lực lượng dân quân Hamas từ Gaza. Hai tuần sau, Đức Thượng phụ đã kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình, ngay sau khi tuyên bố rằng ngài sẵn sàng hiến mình làm con tin để đổi lấy việc thả những đứa trẻ đã rơi vào tay bọn khủng bố Hamas.
Vài ngày sau, Đức Thượng phụ đã đưa ra lời kêu gọi “chấm dứt cuộc chiến tranh này, bạo lực vô nghĩa này”, tuyên bố “rõ ràng rằng những gì đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10 ở miền nam Israel là không thể chấp nhận được và chúng ta không thể KHÔNG lên án nó” trong khi tuyên bố rõ ràng rằng chu kỳ bạo lực mới này đã gây ra hơn năm ngàn cái chết ở Gaza, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Đức Hồng Y Pizzaballa đã tiếp quản nhà thờ hiệu tòa Sant'Onofrio vào ngày 1 tháng 5 năm 2024, chậm hơn hai tuần so với dự kiến do các cuộc giao tranh. Vào cuối tháng đó, sau nhiều tháng đàm phán với chính quyền, ngài đã có thể đích thân vào Gaza, cử hành Thánh lễ tại giáo xứ Công Giáo Thánh Gia và thăm giáo xứ Chính thống giáo. Tòa Thượng phụ thực hiện một sứ mệnh nhân đạo chung với Dòng Malta để cung cấp thực phẩm và hỗ trợ y tế cho người dân Gaza.
Thời điểm ngài được tấn phong Hồng Y và cuộc xung đột nổ ra ngay sau đó đã không tránh khỏi việc làm tăng sự chú ý của thế giới đối với vị Hồng Y đến từ Bergamo, người đã hoạt động trong một khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử cứu độ nhưng cũng phức tạp và luôn chịu nhiều căng thẳng kéo dài kể từ những năm giữ chức Giám quản Thánh Địa.
Đường lối của Hồng Y Pizzaballa
Người ta biết rất ít về thần học hoặc lập trường giáo lý của Hồng Y Pizzaballa một phần vì ngài hiếm khi đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi. Nhưng từ những gì chúng ta biết về lời nói và hành động của ngài, có thể nhận ra mong muốn tuân theo các truyền thống và thực hành chính thống của Giáo hội trong khi vẫn cởi mở với hiện đại. Ngài tin tưởng mạnh mẽ vào tính trung tâm của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria nồng nhiệt và là người tin tưởng tuyệt đối vào con đường thánh hóa thông qua đau khổ trong lò luyện lớn của sự đau khổ là Trung Đông.
Đức Thượng phụ La-tinh rất quan tâm đến đàn chiên của mình như đã thấy rõ trong cuộc chiến tranh Hamas-Israel. Kinh nghiệm lâu năm của ngài về Thánh Địa có nghĩa là ngài có thể hoà giải cả hai bên trong cuộc xung đột dường như không thể giải quyết này. Không ngại lên tiếng, ngài đã nỗ lực đối xử với người Ả Rập và người Israel một cách bình tĩnh, nhưng có thể nói là thông cảm hơn với người dân Palestine mà ngài coi là “vẫn đang chờ đợi quyền lợi, phẩm giá hoặc sự công nhận của họ”.
Đức Hồng Y Thượng phụ nhận thức được những vấn đề hiện tại trong Giáo hội và thừa nhận giai đoạn lịch sử này là giai đoạn “mất phương hướng và hỗn loạn lớn” nhưng không muốn quay lại thời kỳ đã qua. Các Hồng Y không còn được coi là Hoàng tử của Giáo hội nữa, mà đúng hơn là “những người hầu của Giáo hội và của dân Chúa”. Ngài có niềm đam mê với Thánh kinh, nơi ngài rút ra sự sống và nguồn dinh dưỡng, và muốn thấy hàng giáo sĩ của mình nhận được sự đào tạo tốt nhất để họ “biết cách diễn giải thực tế cụ thể”.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa có một số điểm tương đồng với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài khinh thường chủ nghĩa giáo sĩ và quan tâm đến người di cư, đối thoại liên tôn và, ở một mức độ nào đó, môi trường. Nhưng ngài cũng có một số điểm khác biệt quan trọng nhưng tinh tế. Giống như Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài muốn Giáo hội cởi mở với mọi người nhưng ngài tin rằng “điều này không có nghĩa là nó thuộc về mọi người”. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của công lý xã hội, quyền và nghĩa vụ nhưng nhấn mạnh rằng “điểm khởi đầu phải là đức tin”. Và ngài là người tin tưởng vững chắc rằng những thay đổi trong Giáo hội không có gì đáng sợ vì không phải con người tạo ra Giáo hội “mà là Chúa Kitô là người lãnh đạo Giáo Hội”.
Ngài cũng không đóng cửa với những bộ phận của Giáo hội đang phát triển. Tự do theo nghĩa cổ điển, ngài coi nghi lễ cũ là một trong nhiều nghi lễ đa dạng trong Giáo hội và do đó cho phép nó. Về mặt phụng vụ, ngài có vẻ thiên về truyền thống, luôn ủng hộ tính trung tâm của Bí tích Thánh Thể.
Sở hữu sự thẳng thắn, quyết đoán và sáng suốt của một người nông dân Lombard kết hợp với tinh thần Phanxicô sâu sắc, Đức Hồng Y Pizzaballa mang đến nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ từ Thánh Địa, điều này rất quan trọng đối với Giáo hội và hòa bình thế giới.
Nhưng ngài vẫn còn khá trẻ, ít người biết về thần học và quan điểm của ngài về các vấn đề chính, và ngài chỉ mới là Hồng Y trong một thời gian ngắn. Những yếu tố này có thể ngăn cản ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, nhưng ngài có vẻ được định sẵn là một ứng cử viên Hồng Y hàng đầu trong những năm tới.
Đức Hồng Y Pizzaballa có lập trường chống lại việc phong chức phó tế cho phụ nữ. Ngài đã nói rằng “tham chiếu liên tục và rõ ràng” cho lập trường của Giáo hội về chức linh mục toàn nam là “đức tin, lịch sử và Truyền thống”. Trong bối cảnh này, ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không làm tổn hại đến mối quan hệ với Chính thống giáo.
Đức Hồng Y Pizzaballa không đưa ra tuyên bố nào liên quan đến Tự Sắc Traditionis Custodes, nhưng các cộng sự cho biết ngài “không có vấn đề gì với việc cử hành Thánh lễ truyền thống” và vấn đề này “khá vô nghĩa” vì Đức Hồng Y đang đắm mình trong “sự đa dạng lớn lao của các nghi lễ trong Giáo Hội Công Giáo La tinh, Byzantine, Maronite, Syria, Armenia.”
Đức Hồng Y Pizzaballa chống lại “Tiến trình Công nghị” của Đức. Ngài phản đối một số yếu tố chính của con đường này.
Theo những người đã làm việc chặt chẽ với ngài, nét nổi bật của Đức Hồng Y là lòng tận tụy suy ngẫm lời Chúa của ngài, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột. Những cộng sự thân cận cũng nhận thấy rằng “lời giảng dạy và thuyết giáo, các bài phát biểu trước công chúng và các thông điệp của ngài đều có cốt lõi là Phúc âm”.
Quan điểm của Đức Hồng Y Pizzaballa không phải là quan điểm chú giải mà là quan điểm về cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Kitô qua Kinh thánh. “Lời Chúa là bức thư tình được viết cho chúng ta bởi Người, Đấng hiểu chúng ta hơn bất kỳ ai khác: khi đọc nó, chúng ta lại nghe thấy tiếng nói của Người và nhận được thông điệp của Người dành cho chúng ta,” ngài nói với các tín hữu vào Tháng Giêng năm 2024, khi khuyến khích họ cử hành Chúa Nhật Lời Chúa.
Ngài thú nhận với các linh mục và chủng sinh người Ý vào đầu năm 2024 rằng “Nếu không có mối quan hệ với Kinh thánh, trong những tháng chiến tranh này, tôi đã bị lạc lối. Lời Chúa là Lời ban sự sống, hướng dẫn và nâng đỡ bạn.”
Đức Hồng Y khẳng định rằng “Chúng ta, đặc biệt là người Công Giáo, rất giỏi về các chương trình mục vụ và rất nhiều hoạt động khác, vốn rất tốt. Nhưng chúng ta cần khôi phục lại mối quan hệ với Lời Chúa, bởi vì trong điều này—tất nhiên là cùng với Bí tích Thánh Thể và các Bí tích—chúng ta tìm thấy nguồn gốc và nguồn hy vọng của mình, và mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu. Khi chúng ta mất tất cả, điều duy nhất chúng ta có thể giữ lại là mối quan hệ này, là điều giúp chúng ta không chỉ giải quyết các vấn đề mà còn ở lại trong chúng với sự an ủi và sự hiện diện đó. Chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa, là điều đến với chúng ta và đưa chúng ta vào một mối quan hệ, và đây là trọng tâm của đời sống đức tin.”
Lịch trình và thể thức bầu Tân Giáo Hoàng của Cơ Mật Viện. Vận Hội Mới cho Giáo Hội
VietCatholic Media
16:12 23/04/2025
Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng
Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng phải diễn ra trong vòng từ 15 đến 21 ngày sau khi Tòa Thánh trống ngôi Giáo Hoàng. Đức Bênêđíctô đã sửa đổi các quy tắc để cho phép Cơ Mật Viện bắt đầu sớm hơn 15 ngày theo truyền thống sau khi trống ngôi Giáo Hoàng - sự thay đổi này là do hoàn cảnh đặc biệt của riêng ngài và khi lễ Phục sinh đang đến gần vào năm 2013, nhưng sự thay đổi vẫn được duy trì cho đến nay. Thành ra, Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng sắp tới có thể diễn ra sớm hơn 15 ngày sau khi trống ngôi Giáo Hoàng.
Trước Cơ Mật Viện, một “đại hội đồng” diễn ra trong những ngày trước Cơ Mật Viện, trong đó tất cả các Hồng Y đều được tự do tham gia. Các ngài thảo luận về thời điểm Cơ Mật Viện bắt đầu và lắng nghe các Hồng Y can thiệp về nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như nhu cầu hiện tại của Giáo hội, tình hình của Giáo triều và công việc của Giáo triều, cải thiện Giáo triều và mối quan hệ của Giáo hội với thế giới, v.v.
Niên trưởng Hồng Y Đoàn là người chủ trì thông thường của các cuộc họp này, và ngài phải bảo đảm rằng mỗi Hồng Y sẽ đặt tay lên Phúc âm và tuyên thệ trung thành với các quy tắc của Cơ Mật Viện. Các Hồng Y tuyên thệ sẽ duy trì “bí mật nghiêm ngặt đối với mọi vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng Rôma hoặc những vấn đề mà theo bản chất của chúng, trong thời gian Tòa thánh vắng mặt, đòi hỏi phải giữ bí mật tương tự”. Các cuộc họp cụ thể cũng diễn ra, chỉ bao gồm các Hồng Y cử tri, trong đó Đức Hồng Y Nhiếp Chính dẫn đầu các cuộc thảo luận và quyết định về các vấn đề nhỏ hơn.
Vào ngày đầu tiên của Cơ Mật Viện, các Hồng Y cử tri tập trung tại Đền Thờ Thánh Phêrô để cử hành Thánh lễ Pro Eligendo Pontifice, nghĩa là “để bầu Giáo Hoàng”. Năm 2005, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, với tư cách là Niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã giảng lễ trong Thánh lễ này, sử dụng cụm từ “chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối”, sau đó đã trở nên nổi tiếng và được nhìn nhận là có tính tiên tri. Khi Đức Bênêđíctô XVI thoái vị, chính Đức Hồng Y Sodano đã giảng lễ trước một ngoại giao đoàn đông đảo, trong một Thánh lễ bao gồm các ngôn ngữ Latinh, Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Swahili và Mã Lai. Sau đó vào cùng ngày đầu tiên đó, các Hồng Y cử tri tiến đến Nhà nguyện Pauline bên trong Vatican và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để hỗ trợ cho quá trình bầu cử của các ngài. Các vị Hồng Y cũng nghe một lời khuyên ngắn gọn từ một nhà thuyết giáo. Từ đó, cùng với âm nhạc, các ngài tiến đến Nhà nguyện Sistina. Sau đó, các Hồng Y cùng nhau tuyên thệ, một phần trong đó có đoạn:
Chúng tôi hứa và thề sẽ hết lòng trung thành và với tất cả mọi người, giáo sĩ hay giáo dân, giữ bí mật về mọi điều liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng Rôma và về những gì xảy ra tại nơi diễn ra cuộc bầu cử, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến kết quả bỏ phiếu; chúng tôi hứa và thề sẽ không tiết lộ bí mật này theo bất kỳ cách nào, trong hoặc sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng mới, trừ khi được Giáo Hoàng đó cho phép rõ ràng; và không bao giờ hỗ trợ hoặc ưu ái cho bất kỳ sự can thiệp, phản đối hoặc bất kỳ hình thức can thiệp nào khác, theo đó các chính quyền thế tục ở bất kỳ cấp bậc và cấp độ nào hoặc bất kỳ nhóm người hay cá nhân nào muốn can thiệp vào cuộc bầu cử Giáo Hoàng Rôma.
Sau đó, mỗi người đặt tay lên sách Phúc Âm và tuyên thệ.
Các Hồng Y cử tri phải tránh mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong suốt cuộc bầu cử: không trao đổi tin nhắn, không báo chí, không radio, không tivi. Năm 2013, ngay trước khi từ chức, Bênêđíctô XVI đã đưa ra hình phạt vạ tuyệt thông tự động tiền kết đối với bất kỳ ai vi phạm chuẩn mực bảo mật này.
Một bài giảng khác được đưa ra và cuộc bỏ phiếu bắt đầu.
Chưởng Nghi Phụng Vụ của Giáo triều Rôma, một viên chức tổ chức các nghi lễ tôn giáo của Giáo Hoàng trong nhiệm kỳ của ngài, hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Diego Ravelli, sau đó hô to “Extra omnes” — tiếng Latin có nghĩa là “Tất cả ra ngoài”. Mọi người trừ các Hồng Y đều ra ngoài và cuộc bỏ phiếu có thể bắt đầu.
Quá trình này cực kỳ bí mật. Các Hồng Y có thể bị vạ tuyệt thông nếu họ tiết lộ thông tin. Các chuyên gia công nghệ thông tin phối hợp với Hiến Binh Vatican quét sạch các thiết bị nghe lén trước và sau Cơ Mật Viện.
Thông thường, cuộc bỏ phiếu đầu tiên chỉ mang tính nghi lễ, một cách để các Hồng Y tôn vinh các thành viên nổi bật của Hồng Y Đoàn, những người, mặc dù nổi bật, nhưng không được coi là papabile. Từ thời điểm đó trở đi, cuộc bỏ phiếu được lên lịch là hai phiên một ngày, với hai vòng bỏ phiếu mỗi phiên (tổng cộng bốn vòng mỗi ngày).
Các Hồng Y cử tri bỏ phiếu như thế nào?
Mỗi Hồng Y viết lựa chọn của mình trên một tờ giấy có khắc dòng chữ tiếng Latin “Tôi bầu làm Giáo Hoàng tối cao”. Họ lần lượt tiến đến bàn thờ và nói: “Tôi xin Chúa Kitô, Đấng sẽ phán xét tôi, làm chứng rằng phiếu bầu của tôi dành cho người mà trước mặt Chúa, tôi nghĩ rằng nên được bầu”.
Người được đề cử là bất cứ người nam Công Giáo nào đã được chịu phép Rửa Tội. Về nguyên tắc, có thể là bất cứ ai không nhất thiết trong Hồng Y Đoàn. Tuy nhiên, trong thực tế các Hồng Y cử tri chỉ chọn trong số các Hồng Y cử tri có mặt trong nhà nguyện Sistina.
Lá phiếu đã gấp được đặt trên một chiếc đĩa tròn và trượt vào một chiếc bình bạc-vàng hình bầu dục. Sau đó, vị Hồng Y đặt lá phiếu vào đúng hộp đựng, cúi chào bàn thờ và trở về chỗ của mình.
Sau khi các lá phiếu đã được bỏ vào hộp đựng, chúng được trộn lẫn và sau đó đếm to. Nếu số phiếu không bằng số cử tri có mặt, các lá phiếu sẽ bị đốt. Nếu số phiếu chính xác, các lá phiếu sẽ được lấy ra riêng lẻ, được hai Hồng Y ghi chú, và sau đó được Hồng Y thứ ba công bố bằng giọng to và rõ ràng.
Các Hồng Y có thể ghi lại những chi tiết, thí dụ như ai được bầu bao nhiêu phiếu, trên một tờ giấy được cung cấp nhưng phải nộp lại để đốt sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Sau đó, những người kiểm phiếu sẽ cộng tổng số phiếu và ghi kết quả vào một tờ giấy riêng được lưu giữ tại kho lưu trữ của Đức Giáo Hoàng.
Khi người kiểm phiếu đọc tên từng người, ông dùng kim đâm vào từng lá phiếu qua chữ “eligo” (tiếng Latin có nghĩa là “Tôi chọn”), rồi dùng chỉ buộc các lá phiếu lại và thắt nút.
Sau đó, các lá phiếu được để riêng và đốt trong bếp lò nhà nguyện cùng với một loại hóa chất để tạo ra khói trắng hoặc đen; khói trắng khi vòng bỏ phiếu bầu ra được Giáo Hoàng mới, tức là khi có một vị nào đó đạt được từ 2 phần 3 số phiếu trở lên; và khói đen khi chưa bầu được Giáo Hoàng.
Quân Âu Châu sẽ đến Ukraine. Tokyo chia sẻ tin tình báo với Kyiv. Putin lại đưa ra đề nghị mới
VietCatholic Media
16:15 23/04/2025
1. Quân đội Âu Châu có thể được điều động tới Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Trump
Theo báo cáo về những nỗ lực chấm dứt đổ máu sau cuộc xâm lược của Nga vào nước láng giềng, quân đội Âu Châu có thể được điều động tới Ukraine theo thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng do Tổng thống Trump làm trung gian.
Nga đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc tới các đồng minh NATO đang cân nhắc việc gửi quân tới Ukraine theo một thỏa thuận ngừng bắn đang được đàm phán giữa Washington và Mạc Tư Khoa.
Trong khi Tổng thống Trump đang nỗ lực bảo đảm một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine để chấm dứt xung đột, một quan chức chính quyền cao cấp nói với tờ The New York Post rằng các điều khoản trong đề xuất của ông có thể bao gồm việc điều động lực lượng Âu Châu tới Ukraine.
“Phần khó khăn là lực lượng an ninh trông như thế nào—chúng tôi gọi đó là 'lực lượng phục hồi'“, vị quan chức cho biết. “Lực lượng phục hồi là một phần của các bảo đảm an ninh mà người Ukraine muốn và chúng tôi hy vọng họ sẽ nhận được”.
Một quan chức cho biết, cũng có thể có một lực lượng gìn giữ hòa bình riêng để giám sát lệnh ngừng bắn tiềm năng, có thể bao gồm một “ủy ban chung” gồm Nga, Ukraine và một quốc gia thứ ba không thuộc NATO.
Liên Hiệp Âu Châu, NATO và các đồng minh không thuộc NATO đã nói rằng họ đang cân nhắc việc gửi quân đến Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn đang được đàm phán giữa Washington, Mạc Tư Khoa và Kyiv. Một “liên minh tự nguyện” do Anh và Pháp dẫn đầu—cho đến nay bao gồm khoảng 15 quốc gia—đã đề xuất điều động quân để đóng góp vào “lực lượng trấn an”.
Trong khi lực lượng này sẽ không vào Ukraine cho đến khi đạt được thỏa thuận, Nga đã nói rõ rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của phương Tây trên đất Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây lập luận rằng việc điều động như vậy sẽ củng cố an ninh Âu Châu và giúp ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai.
Nhận xét của quan chức này trên NYT được đưa ra sau khi Tổng thống Trump nói vào Chúa Nhật rằng ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đồng ý đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào cuối tuần này.
“CẢ HAI SAU ĐÓ SẼ BẮT ĐẦU LÀM ĂN LỚN VỚI HOA KỲ, NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN, VÀ KIẾM ĐƯỢC MỘT KHOẢN TÀI SẢN!” ông nói trong một bài đăng trên Truth Social.
[Newsweek: European Troops Could be Deployed to Ukraine Under Trump Proposal: Report]
2. Tổng thống Zelenskiy loại trừ khả năng công nhận Crimea là của Nga, cảnh báo không nên tham gia vào “trò chơi” của Putin
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong cuộc họp báo tại Kyiv vào ngày 22 tháng 4 rằng Ukraine sẽ không công nhận việc Nga xâm lược Crimea trong bất kỳ trường hợp nào.
“Không có gì để nói cả. Điều này vi phạm Hiến pháp của chúng tôi. Đây là lãnh thổ của chúng tôi, lãnh thổ của người dân Ukraine”, tổng thống nói với các phóng viên.
Tổng thống Zelenskiy cảnh báo rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về Crimea đều có nguy cơ chuyển các cuộc đàm phán sang một khuôn khổ do Điện Cẩm Linh chỉ định. Ông cho biết những đề xuất như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến “trò chơi” của Putin.
“Ngay khi các cuộc đàm phán về Crimea và các vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi bắt đầu, các cuộc đàm phán sẽ đi vào định dạng mà Nga mong muốn - kéo dài chiến tranh - vì sẽ không thể nhanh chóng đồng ý về mọi thứ”, ông nói thêm.
Trong khi thừa nhận rằng các tín hiệu về Crimea đã xuất hiện ở nhiều kênh khác nhau, Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine sẽ ngay lập tức bác bỏ mọi đề xuất chính thức.
“Chúng tôi biết những tín hiệu này đang hướng đến đâu và sẽ tiếp tục hướng đến đó”, ông nói, đồng thời nói thêm rằng ông không chắc liệu chúng xuất phát từ Nga hay một số đại diện Hoa Kỳ tham gia đối thoại với Putin.
Vào ngày 14 tháng 4, Đặc phái viên Hoa Kỳ Steve Witkoff nói với Fox News rằng một thỏa thuận hòa bình tiềm năng có thể tập trung vào tình trạng của năm vùng lãnh thổ.
Mặc dù ông không nêu tên cụ thể, nhưng người ta tin rằng ông đang nhắc đến Crimea, nơi bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014, cùng với các khu vực bị tạm chiếm một phần là Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson.
Tổng thống Zelenskiy cho biết phái đoàn Ukraine đến Luân Đôn sẽ có nhiệm vụ thảo luận các điều khoản ngừng bắn toàn bộ hoặc một phần với Nga. Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga theo bất kỳ hình thức nào nhưng chỉ sau khi ngừng giao tranh vô điều kiện, ông nói thêm.
Tổng thống Zelenskiy cũng nhấn mạnh rằng cần phải duy trì áp lực quốc tế - đặc biệt là từ Hoa Kỳ - để đạt được một giải pháp có ý nghĩa.
“Chúng ta đã ở trong tình trạng chiến tranh hơn 11 năm,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Liệu có thể đạt được thỏa thuận với Nga một cách nhanh chóng không? Không, không thể. Không thể nếu không có áp lực.”
Mặc dù bày tỏ sự thất vọng trước việc Nga từ chối hạ nhiệt chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho đến nay vẫn tránh áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt lớn nào hoặc có hành động trừng phạt nào đối với Mạc Tư Khoa.
Tổng thống Trump hy vọng sẽ 'kết thúc chiến tranh' trong tuần này. Đây là những gì bạn cần biết
[Kyiv Independent: Zelensky rules out recognizing Crimea as Russian, warns against playing into Putin's 'game']
3. Các điệp viên Hòa Lan cảnh báo các cuộc tấn công của Nga vào Âu Châu bao gồm nỗ lực tác động đến cuộc bầu cử Liên Hiệp Âu Châu
Cơ quan tình báo quân sự Hòa Lan MIVD cho biết Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Hòa Lan và các đồng minh Âu Châu nhằm gây ảnh hưởng và làm suy yếu xã hội của họ.
Báo cáo thường niên của cơ quan này cho biết Nga đã cố gắng phá hoại cuộc bầu cử Âu Châu năm 2024 bằng cách tiến hành các cuộc tấn công mạng vào các trang web thuộc các đảng phái chính trị và các công ty vận tải công cộng của Hòa Lan, nhằm mục đích gây khó khăn hơn cho công dân Hòa Lan khi đi bỏ phiếu.
“MIVD không thấy mối đe dọa của Nga đối với Âu Châu đang giảm mà đang tăng. Ngay cả sau khi có thể kết thúc chiến tranh với Ukraine”, Giám đốc MIVD, Đề đốc Peter Reesink cho biết trong báo cáo.
“Có những diễn biến bất ổn trong chính trị quốc tế và trong lĩnh vực liên minh... Tốc độ diễn ra của những diễn biến này và tác động tiềm tàng đến an ninh của chúng ta là chưa từng có”, ông nói thêm.
MIVD đã tiết lộ một số hoạt động gần đây của Nga tại Hòa Lan, bao gồm cuộc tấn công phá hoại mạng đầu tiên được biết đến của một nhóm tin tặc Nga nhắm vào hệ thống kỹ thuật số của một cơ sở công cộng không xác định của Hòa Lan vào năm 2024. Theo báo cáo, tác động của cuộc tấn công là rất nhỏ và không gây ra bất kỳ thiệt hại nào.
Cơ quan này cũng phát hiện một hoạt động mạng của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Hòa Lan, có khả năng là để chuẩn bị cho hành động phá hoại trong tương lai. Báo cáo lưu ý rằng hoạt động này đã không thành công.
Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans bình luận về báo cáo này: “Chúng ta đang sống trong vùng xám giữa chiến tranh và hòa bình”.
“Để ngăn chặn các điểm yếu trước khi Nga ra tay, việc nhanh chóng mở rộng quy mô quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta là điều cần thiết. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể ngăn chặn được sự xâm lược tiếp theo của Nga ở Âu Châu”, ông nói thêm.
[Politico: Dutch spies warn Russian attacks on Europe included bid to sway EU election]
4. Nga đã sử dụng lệnh ngừng bắn Phục sinh để tập hợp lại ở khu vực Lyman, phát động cuộc tấn công sau đó, quân đội cho biết
Lực lượng Nga ở khu vực Lyman thuộc tỉnh Donetsk đã vi phạm lệnh ngừng bắn kéo dài một ngày vào dịp lễ Phục sinh, lợi dụng lệnh này để tập hợp lại và tiến hành một cuộc tấn công bộ binh quy mô lớn ngay sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, Anastasiia Blyshchyk, phát ngôn viên của Lữ đoàn cơ giới độc lập số 66 của Ukraine, nói với hãng truyền thông Suspilne.
Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn mang tính biểu tượng trong một ngày vào ngày 19 tháng 4, mà Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết đã bị vi phạm khoảng 3.000 lần.
“Cái gọi là lệnh ngừng bắn này gây ra nhiều thiệt hại hơn cho chúng tôi,” Blyshchyk nói. “Vài giờ sau khi Putin tuyên bố lệnh ngừng bắn, các vị trí của chúng tôi đã bị pháo kích dữ dội.”
Theo phát ngôn nhân, lực lượng Nga đã lợi dụng thời gian tạm lắng để tái bố trí các đơn vị và chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới.
“Chúng tôi thấy họ điều động bộ binh ra tuyến đầu cùng với vũ khí, bao gồm súng phóng lựu và súng máy”.
“Các cuộc trinh sát trên không của chúng tôi ghi nhận hơn 120 quân xâm lược người Nga tản ra trong các đồn điền, vành đai rừng, các tòa nhà bị phá hủy và hầm trú ẩn trong cái gọi là lệnh ngừng bắn Phục sinh.”
Blyshchyk nói thêm rằng sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công bộ binh quy mô lớn.
Khu vực Lyman ở phía bắc Donetsk vẫn là một trong những khu vực tranh chấp dữ dội nhất dọc theo tuyến đầu. Tầm quan trọng chiến lược của nó nằm ở vị trí gần các tuyến đường vận tải chính và hành lang hậu cần.
Cuộc tấn công diễn ra sau tuyên bố của giới lãnh đạo quân đội Ukraine rằng cuộc tấn công mùa xuân mà Nga dự kiến đã diễn ra.
Vào ngày 9 tháng 4, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi xác nhận rằng Mạc Tư Khoa đã bắt đầu chiến dịch mùa xuân, với các cuộc tấn công tăng cường trên nhiều khu vực tiền tuyến.
[Kyiv Independent: Russia used Easter truce to regroup in Lyman sector, launched offensive after, military says]
5. Pháp cho biết lệnh ngừng bắn giả vào lễ Phục sinh của Putin là chiêu trò quảng cáo để lấy lòng Tổng thống Trump
Nhà ngoại giao hàng đầu của Pháp nhận định rằng lệnh ngừng bắn vào lễ Phục sinh của Nga với Ukraine là một “chiến dịch quyến rũ” nhằm thu hút Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot nói với đài truyền hình FranceInfo rằng lệnh ngừng bắn tạm thời mà Putin công bố hôm thứ Bảy — và Kyiv cáo buộc Mạc Tư Khoa đã phá vỡ ngay lập tức và nhiều lần — chỉ là hình thức.
Barrot nói với FranceInfo rằng: “Thỏa thuận ngừng bắn vào lễ Phục sinh mà ông ấy công bố có phần bất ngờ, về thực chất là một hoạt động tiếp thị, một hoạt động quyến rũ nhằm ngăn Tổng thống Trump trở nên mất kiên nhẫn và tức giận”.
Khi nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine của Tổng thống Trump bị đình trệ, tổng thống Hoa Kỳ ngày càng thất vọng, thậm chí còn nói rằng ông “tức giận” với Putin, trong khi chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Mạc Tư Khoa đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn của Ukraine, đưa ra một danh sách dài các câu hỏi và điều kiện trì hoãn, và liên tục vi phạm hiệp ước đã thỏa thuận là không tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine trong 30 ngày.
[Politico: Putin’s Easter pseudo-ceasefire was a publicity stunt to woo Trump, France says]
6. Putin đề nghị Hoa Kỳ đóng băng chiến tranh Ukraine dọc theo tuyến đầu hiện tại, Financial Times đưa tin
Putin đã đề nghị với Hoa Kỳ khả năng Nga dừng cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine dọc theo tiền tuyến hiện tại, tờ Financial Times đưa tin, trích dẫn các nguồn tin giấu tên có hiểu biết về các cuộc đàm phán.
Putin được cho là đã truyền đạt lời đề nghị này trong cuộc họp gần đây với Đặc phái viên Hoa Kỳ Steve Witkoff tại St. Petersburg. Đây có thể là dấu hiệu chính thức đầu tiên từ Putin kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu vào năm 2022 rằng Nga có thể cân nhắc thu hẹp các yêu sách về lãnh thổ của mình.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, trả lời báo cáo, đã bày tỏ sự nghi ngờ về tính chính xác của nó. “Rất nhiều tin giả đang được công bố hiện nay, bao gồm cả những tin do các cơ quan truyền thông uy tín công bố, vì vậy người ta chỉ nên lắng nghe các nguồn chính”, ông nói với hãng truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát RIA Novosti.
Nga đã tuyên bố sở hữu bất hợp pháp Crimea của Ukraine vào năm 2014 và các vùng Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Luhansk vào năm 2022, vi phạm luật pháp quốc tế. Nga chỉ xâm lược một phần bốn vùng này.
Mạc Tư Khoa đã nhiều lần yêu cầu quốc tế công nhận các khu vực này là của Nga và quân đội Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi các khu vực này như một phần của bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.
Theo Financial Times, thông điệp của Putin được cho là đã thúc đẩy Washington đề xuất một “giải pháp hòa bình”, một số yếu tố trong đó đã được tiết lộ trong các bản tin truyền thông.
Theo tờ Wall Street Journal, đề xuất của Hoa Kỳ - được trình bày trong cuộc họp bí mật ngày 17 tháng 4 tại Paris - bao gồm khả năng công nhận việc Nga sáp nhập Crimea và cấm Ukraine gia nhập NATO.
Ukraine đã được yêu cầu phản hồi trong tuần này, với một cuộc họp tiếp theo được lên lịch tại Luân Đôn vào ngày 23 tháng 4 với sự tham gia của các phái đoàn từ Ukraine, Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Nếu các bên đạt được sự đồng thuận, đề xuất này có thể được chính thức trình lên Mạc Tư Khoa.
Các quan chức Âu Châu được Financial Times trích dẫn bày tỏ lo ngại rằng lời đề nghị của Putin nhằm mục đích thúc đẩy Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chấp nhận các yêu cầu rộng hơn từ Điện Cẩm Linh.
Witkoff, người truyền đạt quan điểm của Putin và dự kiến sẽ đến thăm Mạc Tư Khoa trong tuần này, đã bị chỉ trích vì ủng hộ các đề xuất được cho là phù hợp với lợi ích của Nga.
Washington đã ra hiệu rằng nếu không có tiến triển nào trong những ngày tới, họ có thể từ bỏ nỗ lực hòa giải ngừng bắn.
[Kyiv Independent: Putin offers US to freeze Ukraine war along current front line, FT reports]
7. Von der Leyen: Thế giới đang ‘xếp hàng’ để hợp tác với Âu Châu trong bối cảnh chiến tranh thương mại của Tổng thống Trump
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen phát biểu với tờ POLITICO rằng các quốc gia sẵn sàng hợp tác với các đối tác thương mại đáng tin cậy ở Âu Châu sau khi mức thuế quan thương mại toàn diện của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump làm đảo lộn thị trường toàn cầu.
“Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng khó lường, các quốc gia đang xếp hàng để hợp tác với chúng tôi”, chủ tịch Ủy ban cho biết mà không nêu tên Tổng thống Trump hay Hoa Kỳ.
Trong những tuần gần đây, bà đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo từ Iceland, New Zealand, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Canada, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, những người đang tìm kiếm “những đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy”.
Bà von der Leyen nói thêm rằng trật tự toàn cầu đang “thay đổi sâu sắc hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”.
Tổng thống Trump đã công bố mức thuế quan có đi có lại vào ngày 2 tháng 4 — đánh thuế Liên Hiệp Âu Châu 20 phần trăm và hầu hết các nước còn lại trên thế giới với mức thuế cơ bản là 10 phần trăm. Khi thị trường tài chính sụp đổ một tuần sau đó, Tổng thống Trump đã đình chỉ mức thuế quan cao hơn trong 90 ngày để mở đường cho các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại.
Trong trường hợp của Liên Hiệp Âu Châu, họ vẫn đang trả mức thuế 10 phần trăm đó, cũng như 25 phần trăm đối với hàng xuất khẩu thép, nhôm và xe hơi — trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đánh nhau bằng mức thuế ba chữ số. Nếu Tổng thống Trump áp dụng lại mức thuế quan có đi có lại đó, thương mại hàng hóa toàn cầu có thể giảm 1,5 phần trăm trong năm nay, với Bắc Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Tổ chức Thương mại Thế giới dự báo.
Von der Leyen đã đối lập sự bất ổn này bằng cách nhấn mạnh sự kiên định của Âu Châu. Bà lập luận rằng giữa sự biến động như vậy, lòng tin vào Liên Hiệp Âu Châu đang tăng lên, bao gồm cả từ chính công dân của khối, khi đề cập đến một cuộc khảo sát của Eurobarometer cho thấy sự ủng hộ đối với tư cách thành viên trong khối là 74 phần trăm, mức cao nhất trong 40 năm.
“ Điều đó nói lên điều gì đó. Giữa lúc hỗn loạn, Âu Châu vẫn kiên định, vững vàng về các giá trị, sẵn sàng định hình những gì sẽ đến tiếp theo,” von der Leyen nói.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu đường lối của Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Âu Châu sẽ thắng thế.
Trong khi Âu Châu đang tìm cách đạt được các thỏa thuận thương mại mới, bao gồm một hiệp ước bị trì hoãn từ lâu với khối thương mại Mercosur gồm các nước Nam Mỹ, Tổng thống Trump đang có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo của một số quốc gia nước ngoài — bao gồm cả Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.
Nhà lãnh đạo bảo thủ, một trong số ít chính trị gia Âu Châu được Tổng thống Trump ủng hộ, đã được chào đón nồng nhiệt tại Tòa Bạch Ốc tuần này, nơi tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố sẽ có “100 phần trăm” một thỏa thuận thương mại với Liên Hiệp Âu Châu.
Nhưng vẫn chưa có thông tin chi tiết cụ thể nào về một thỏa thuận tiềm năng được đưa ra sau cuộc họp, và các quan chức Liên Hiệp Âu Châu vẫn hoài nghi về khả năng đạt được một giải pháp nhanh chóng.
Trong khi đó, các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu - những người mà Tổng thống Trump đã có hệ thống xa lánh để ủng hộ các nhà lãnh đạo quốc gia - đang tăng cường hoạt động ngoại giao, với việc von der Leyen được cho là đang lên kế hoạch cho chuyến đi tới Trung Quốc để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối năm nay.
[Politico: Von der Leyen: World is ‘lining up’ to work with Europe amid Trump’s trade war]
8. Putin đề nghị ngừng chiến tranh ở Ukraine như một phần của cuộc đàm phán hòa bình của Tổng thống Trump
Putin đã đề nghị ngừng chiến tranh ở Ukraine như một phần trong các cuộc đàm phán hòa bình với chính quyền Tổng thống Trump, tờ Financial Times đưa tin.
Tổng thống Donald Trump, người đã cam kết chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chỉ trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức, đã phải vật lộn để thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử khi các cuộc đàm phán hòa bình không đạt được tiến triển nào ngoài hai lệnh ngừng bắn tạm thời và một phần.
Tổng thống ngày càng thất vọng với tiến trình này và các viên chức của Tổng thống Trump đã gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình nếu chúng không sớm đi đến kết luận khả thi. Không rõ liệu điều đó có nghĩa là cắt viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine hay không, một điều thiết yếu đối với quốc phòng của nước này.
Putin được cho là đã nói với đặc phái viên Steve Witkoff trong cuộc gặp tại St Petersburg đầu tháng này rằng ông sẵn sàng chấm dứt chiến tranh ở tiền tuyến hiện tại.
Tờ Times đưa tin điều đó có nghĩa là Mạc Tư Khoa sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với bốn khu vực do Ukraine xâm lược một phần hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv.
Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Nga thể hiện thiện chí nhượng bộ sau khi đã tung ra những yêu cầu cực đoan hơn của mình về một thỏa thuận hòa bình. Những yêu cầu này bao gồm; thay thế Tổng thống Zelenskiy làm lãnh đạo Ukraine, ra lệnh cho Ukraine giữ thái độ trung lập và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, yêu cầu công nhận các yêu sách của Nga đối với tất cả các vùng lãnh thổ đã sáp nhập, v.v.
Đổi lại, các quan chức chính quyền Tổng thống Trump đã gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ công nhận quyền sở hữu của Nga đối với bán đảo Crimea của Ukraine, các nguồn tin cho biết với tờ Times. Nó cũng sẽ thừa nhận quyền kiểm soát của Nga đối với các khu vực mà họ hiện đang nắm giữ.
Việc công nhận quyền kiểm soát Crimea của Nga sẽ mang lại chiến thắng lớn cho Putin, người đã thúc đẩy tính hợp pháp quốc tế kể từ khi ông xâm lược bán đảo này vào tháng 2 năm 2014. Việc sáp nhập này đã trở thành bối cảnh cho một cuộc chiến ở khu vực Donbas của Ukraine, trước cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố Kyiv sẽ không nhượng bất kỳ lãnh thổ nào, bao gồm cả Crimea, cho Nga như một phần của thỏa thuận hòa bình. Ông cũng cho biết vào thứ Ba rằng ông chưa nhận được bất kỳ đề xuất nào từ chính quyền Tổng thống Trump nêu rõ các bước cụ thể hướng tới việc chấm dứt chiến tranh.
Các đề xuất khác của Hoa Kỳ được cho là bao gồm điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu đến Ukraine, cũng như một lực lượng quân sự không liên kết với NATO để giám sát lệnh ngừng bắn dọc theo tuyến đầu dài 1.000 km. Ukraine cũng sẽ phải đồng ý không cố gắng chiếm lại lãnh thổ bị Nga tạm chiếm bằng vũ lực, trong khi Mạc Tư Khoa phải dừng tiến công vào Ukraine.
Nga đã bác bỏ một số đề xuất, chẳng hạn như sự hiện diện quân sự của các nước NATO tại Ukraine, nhưng các nguồn tin nói với tờ Financial Times rằng Putin sẽ sẵn sàng rút lại các yêu cầu mà ông đưa ra vào năm ngoái về việc kiểm soát hoàn toàn bốn khu vực tiền tuyến ở Ukraine; Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Nga đã rút lui khỏi một số khu vực đó kể từ khi xâm lược vào năm 2022 và không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số đó. Đổi lại, Putin muốn quyền kiểm soát Crimea của mình được công nhận trên trường quốc tế và một thỏa thuận rằng Ukraine không được phép gia nhập NATO.
[Newsweek: Putin Offers to Halt War in Ukraine As Part of Trump Peace Talks: Report]
9. Nhật Bản sẽ cung cấp cho Ukraine thông tin tình báo địa không gian, báo chí đưa tin
Tạp chí Intelligence Online đưa tin rằng Viện nghiên cứu tiên phong Q-shu về vũ trụ của Đại học Kyushu, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp hình ảnh radar khẩu độ tổng hợp, gọi tắt là SAR cho cơ quan tình báo quân sự, gọi tắt là HUR của Ukraine.
Theo nguồn tin, chính quyền Nhật Bản và Ukraine đã bắt đầu thảo luận về khả năng hỗ trợ vào tháng 2, các cuộc đàm phán trở nên cấp bách hơn sau khi Hoa Kỳ tạm dừng hỗ trợ tình báo cho Kyiv vào đầu tháng 3.
Tạp chí này đưa tin iQPS, công ty có kế hoạch phóng vệ tinh quan sát SAR thứ bảy vào cuối năm 2026, đã đồng ý với Kyiv về mốc thời gian từ hai đến ba tháng để cài đặt nhu liệu liên quan vào nền tảng tình báo của Ukraine.
Công nghệ SAR, có thể tái tạo hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của cảnh quan hoặc đối tượng, có ứng dụng rộng rãi trong quân sự. Nó có thể giúp theo dõi chuyển động và cơ sở của đối phương bất kể điều kiện thời tiết.
Ukraine nhận được hỗ trợ tình báo từ các đối tác khác, bao gồm Pháp và Anh. Tuy nhiên, lệnh tạm dừng do Hoa Kỳ áp đặt đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước này trong việc lập kế hoạch quân sự, cụ thể là trong việc phát động các cuộc tấn công tầm xa và đánh chặn các cuộc tấn công trên không của Nga.
Washington tuyên bố việc dừng hỗ trợ tình báo, trùng với việc đóng băng nguồn cung cấp vũ khí, chỉ mở rộng đến các hoạt động tấn công. Trong khi Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ sau khi có tiến triển trong các cuộc đàm phán ngừng bắn, động thái này làm gia tăng lo ngại về việc cắt giảm thêm trong tương lai.
Quân đội Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào Starlink, một hệ thống truyền thông thuộc sở hữu của Elon Musk, đồng minh thân cận của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và là người chỉ trích viện trợ quân sự cho Kyiv. Nhà điều hành vệ tinh của Pháp Eutelsat đã cam kết mở rộng hoạt động tại Ukraine nhưng cho biết hiện tại họ không thể thay thế 50.000 thiết bị đầu cuối Starlink đang hoạt động tại quốc gia này.
[Kyiv Independent: Japan to provide Ukraine with geospatial intelligence, media reports]
Vị Hồng Y, được nhiều người mong mỏi trở thành Giáo Hoàng, cử hành Lễ Phục sinh bên ngôi Mộ Chúa
VietCatholic Media
17:56 23/04/2025
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 19 tháng Tư, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.
Theo truyền thống của Giáo Hội, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Giêrusalem, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, cụ thể là vào lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa có Đức Giám Mục William Shomali, và Đức Giám Mục Kamal Batish là Giám Mục Phụ Tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục Phụ Tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.
Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana là sứ thần Tòa Thánh tại Israel và Palestine và Đức Cha Giorgio Lingua, là sứ thần Tòa Thánh tại Jordan.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói:
Anh chị em thân mến,
Xin Chúa ban bình an cho anh chị em!
Ngày nay, chúng ta cũng làm như những người phụ nữ khi họ đến vào sáng sớm để xức dầu cho xác Chúa Giêsu. Họ thấy tảng đá đã được dời khỏi ngôi mộ và ngôi mộ trống rỗng, và họ tự hỏi về ý nghĩa của những gì đã xảy ra (Lc 24:4). Chúng ta cũng tự hỏi về ý nghĩa của những gì đã xảy ra
Chúng ta tự hỏi ý nghĩa của những gì đã xảy ra ở đây hai ngàn năm trước là gì: sự phục sinh của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với chúng ta, nó mang lại điều gì cho sự tồn tại của chúng ta, đặc biệt là trong thời điểm này khi mọi thứ dường như đều nói về điều ngược lại, về cái chết và bóng tối.
Các bài đọc trong thánh lễ canh thức này sẽ giúp chúng ta và soi sáng cho chúng ta: chúng ta phải tìm kiếm điều đó trong các trang Kinh thánh, giống như các thiên thần mời gọi những người phụ nữ làm (“Hãy nhớ lại những gì Người đã nói với các bà khi Người còn ở Galilê” - Lc 24:6). Các thiên thần mời gọi họ nhớ lại những lời của Chúa Giêsu, nhớ lại Lời Chúa. Và đó chính xác là những gì thánh lễ canh thức này mời gọi chúng ta làm. Nó mời gọi chúng ta ghi nhớ Lời Chúa, nhớ lại câu chuyện dài về sự cứu chuộc dẫn chúng ta đến buổi canh thức hôm nay.
Chúng ta đã nghe câu chuyện về một lời hứa dài về sự sống. Lời hứa của một Thiên Chúa tạo ra thế giới với mục đích cụ thể là lập giao ước với nhân loại. Chúng ta bắt đầu với sự sáng tạo và sau đó trải qua toàn bộ câu chuyện về nhân loại được kêu gọi chấp nhận món quà giao ước với Thiên Chúa và chịu trách nhiệm về món quà đã nhận được.
Khi mọi thứ dường như đã đi đến hồi kết, đã kết thúc, không còn lối thoát vì sự chai đá của con người, thì mọi sự lại bắt đầu lại. Thiên Chúa can thiệp và ban tặng một điều gì đó mới mẻ: Người ban sự sống, Người ban tự do, Người ban Lề Luật, Người khôi phục lại mối quan hệ đã bị tổn hại mỗi lần. Người đưa mọi người trở lại con đường, ban cho họ sức mạnh và hy vọng, ban cho họ sự chắc chắn rằng Người đồng hành với chúng ta, và ngự giữa chúng ta (x. Xh 13:21).
Câu chuyện này bắt đầu, như chúng ta đã nói, với con người, được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa để tỏa sáng trong vinh quang của chính mình. Con người được xem như một tạo vật có phẩm giá tối cao và tự do vô hạn. “Ngài đã tạo nên con người kém một vị thần một chút, đội cho con người vinh quang và danh dự” (Sl 8:6). Nhưng thế là chưa đủ. Thay vì tỏa sáng trong vinh quang mà Thiên Chúa đã ban cho con người, thay vì vẫn vâng phục Thiên Chúa, nguồn gốc của tự do đích thực, con người đã chọn đi theo sự lừa dối của Kẻ chia rẽ, và trải nghiệm cái chết, và sự vắng bóng của Thiên Chúa. Thay vì Thiên Chúa, con người đã chọn chính mình và khép mình trong những chân trời nhỏ bé. Với tội lỗi, với sự từ chối sống như một người con của Thiên Chúa, con người đã bị lạc lối.
Các bài đọc của Thánh lễ Canh Thức đưa chúng ta đến ngưỡng cửa này, đến khoảnh khắc kịch tính này: chúng ta đã mất đi sự giống Chúa, nhưng chỉ có Người mới có thể ban cho chúng ta một trái tim mới có khả năng sống theo kế hoạch sống tốt lành đã được đặt vào tay chúng ta. Do đó, bài đọc cuối cùng của Cựu Ước, bài đọc của tiên tri Ezekiel (Ezek 36:26-28), kể về quyết định của Chúa là biến đổi con người từ gốc rễ, chữa lành trái tim con người, làm một điều mới mà con người mà thôi thì không bao giờ có thể làm được. Để khôi phục lại sự giống Chúa của con người, Chúa phải ban cho con người một trái tim mới: Sự thanh tẩy bên ngoài là không đủ, không đủ để tha thứ tội lỗi, bởi vì nếu trái tim không thay đổi, con người sẽ tiếp tục trôi dạt và mất đi sự giống Chúa hết lần này đến lần khác.
Chúa Giêsu, Ngôi Lời mà Thiên Chúa đã dùng để tạo dựng thế giới và con người, là thầy thuốc của các linh hồn, là Đấng có thể phục hồi hình ảnh ban đầu mà con người đã làm hoen ố. Ngài có thể ban cho chúng ta một trái tim mới.
Tuy nhiên, ngay cả cái chết của Chúa Giêsu ban đầu có thể khiến chúng ta tin rằng lời hứa khôi phục hình ảnh của chúng ta theo hình ảnh của Thiên Chúa đã phải chịu một thất bại cuối cùng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử: Chúa Giêsu, sự hoàn thành lời hứa, là Amen của Chúa Cha, đã bị giết và được đặt trong một ngôi mộ. Điều đã xảy ra là Chúa Giêsu, người đã đến để mặc khải tình-yêu-nhưng-không của Chúa Cha cho nhân loại một lần nữa, Đấng đã đến để giúp đỡ và chữa lành tất cả (x. Công vụ 10:38), đã bị từ chối và lên án. Người đã bị phản bội, bị từ chối, bị bán, bị trao nộp, bị chế giễu, bị tra tấn, bị đóng đinh và bị giết. Theo cách nói của con người, cuộc đời của Người đã kết thúc trong sự thất bại tồi tệ nhất trong mọi sự thất bại.
Nhưng chúng ta tin rằng vào sáng Phục sinh, tin tức lớn đã đến. Những người phụ nữ đến ngôi mộ tìm kiếm Chúa Giêsu trong cõi chết, trong nơi không giống nhau, xa cách Thiên Chúa. Nhưng nơi chết chóc này đã bị bỏ hoang. Ở nơi thân thể Chúa Giêsu, có hai người đàn ông mặc áo sáng, tuyên bố rằng Chúa Giêsu đang sống (Lc 24:5), rằng con người mới đã được sinh ra.
Chúa Giêsu là Đấng đã tự nộp mình, đã để mình bị giết, đã không tự vệ, đã không một phút nào đầu hàng trước luận lý bạo lực. Và Người đã làm điều này không phải vì yếu đuối, mà vì tin tưởng. Người đã phó thác mạng sống mình cho Chúa Cha, và tin tưởng đến cùng rằng Chúa Cha sẽ gìn giữ mạng sống ấy. Trong Người Con này, Đấng vẫn neo chặt vào lời hứa cho đến cùng, Đấng đã yêu thương đến cùng, Chúa Cha đã nhận ra những nét trên khuôn mặt của chính Người, một con người được tạo dựng lại theo hình ảnh và giống Người.
Đây là lời tuyên bố mà tôi cảm thấy mình phải nói lại lần nữa, trước tiên là với chính mình và sau đó là với tất cả chúng ta và với Giáo hội của chúng ta.
Mọi thứ ở đây hôm nay dường như nói về cái chết và sự thất bại của Chúa Giêsu. Có lẽ chúng ta cũng giống như những người phụ nữ trong Phúc Âm, đầy sợ hãi và cúi mặt xuống đất (Lc 24:5) và do đó không thể nhìn xa hơn, bị cuốn vào quá nhiều đau khổ và bạo lực. Chúng ta đánh mất chính mình trong rất nhiều phân tích, đánh giá và dự đoán về tình hình bi thảm mà chúng ta đang trải qua. Và chúng ta tiếp tục đặt hy vọng của mình vào các quyết định của chính trị, xã hội và thậm chí là đời sống tôn giáo, những quyết định này khẳng định sự trống rỗng của chúng mỗi lần. Tóm lại, chúng ta tự giam mình trong những chân trời nhỏ bé của mọi thời đại, không thể tạo ra sự sống, tạo ra vẻ đẹp, bởi vì nỗi sợ hãi không bao giờ có thể tạo ra sự sống, không có ánh sáng và không thể tạo ra bất cứ điều gì đẹp đẽ. “Sao các người lại tìm Người Sống giữa những kẻ chết? Người không có ở đây!” - Lc 24:5). Chừng nào chúng ta còn bị mắc kẹt trong nỗi sợ hãi của mình, chúng ta sẽ giống như những người phụ nữ trong Phúc Âm và tìm kiếm Chúa Giêsu ở nơi Người không có, cụ thể là trong các ngôi mộ của chúng ta.
Vì vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu bước vào lại ngôi mộ của chúng ta và đưa chúng ta vào ánh sáng, ban lại cho chúng ta cuộc sống mà chúng ta khao khát, ban cho chúng ta một trái tim mới có khả năng tin tưởng và cho đi.
Chúng ta hãy nhớ lại những gì Chúa đã làm cho chúng ta và hãy tập trung mắt vào việc Ngài vẫn đang làm việc nhiều như thế nào qua nhiều người đã phục sinh trong thời đại này, những người ngay cả trong thời kỳ đen tối này vẫn có thể cho đi và tin tưởng, những người tỏa sáng với ánh sáng và do đó khôi phục hình ảnh của Chúa trong con người từng ngày. Chúng ta cầu xin rằng trái tim chúng ta rung động trở lại với sự sống, với sự tin tưởng, với món quà, với tình yêu.
Đây chính là ý nghĩa sự phục sinh của Chúa Giêsu đối với chúng ta, và đây chính là ý nghĩa của lễ Phục sinh, trong mọi thời đại, cho đến ngày nay, và đây chính là điều chúng ta cử hành hôm nay: đó là lòng trung tín của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu vượt qua cả cái chết và mang lại cho chúng ta phẩm giá của những người con Thiên Chúa, những người được tự do và yêu thương mãi mãi.
Chúc mừng lễ Phục sinh!