Ngày 24-07-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:19 24/07/2025

28. Nếu chị muốn trở thành thánh nữ thì không khó đâu, chỉ cần có Đức Chúa Giê-su ở trong ý hướng của chị là đủ rồi.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 24/07/2025
100. TOÀN THÂN LÀ BÙN

Ngày nọ vừa tan lớp học đêm, Địch Bố Trần đi tắm trong hồ Tam Khê, nhìn thấy thầy giáo đi đến, bèn móc bùn trong hồ trét đầy mặt mũi toàn thân. Thầy giáo thoạt nhiên vừa thấy thì kinh hãi, sau nhìn kỹ thì biết đó là Địch Bố Trần, bèn hỏi:

- “Con tắm rữa là đúng rồi, tại sao lại đem bùn trét toàn thân vậy?”

Nó trả lời:

- “Con như bùn không có mặt mày, nếu như trong nước chui ra rùa, ba ba, thì chúng nó có thể nhận ra con!”

Thầy giáo dở khóc dở cười.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 100:

Tắm là dùng nước để rửa sạch bụi bặm trên người, chứ không phải lấy bùn đất để bôi lên người, chỉ có những người nghịch ngợm hoặc…điên mới làm như thế.

Bùn thì không có mặt mày, nhưng khi bôi lên mặt thì nổi lên khuôn mặt xấu xí không ai nhận ra được. Cũng vậy, bà con anh em bạn hữu cũng sẽ không nhận ra chúng ta, khi chúng ta lấy bùn kiêu ngạo trét lên mặt, lấy bùn ghét ghen bôi lên mặt của mình…

Cứ mỗi lần đi xưng tội là người Ki-tô hữu “tắm” mình trong tình thương yêu của Thiên Chúa, linh hồn họ được ơn sủng của Thiên Chúa tẩy rửa sạch sẽ những vết nhơ do tội lỗi đem đến, và qua bí tích Hòa Giải này, họ được giao hòa với Thiên Chúa và anh chị em, và sẽ được Thiên Chúa “nhận ra” trong ngày phán xét.

Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhưng Ngài cũng sẽ không nhận ra được chúng ta, khi chúng ta lấy bùn lầy tội lỗi bôi lên mặt mình…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Cầu nguyện hay cầu xin
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:33 24/07/2025
CẦU NGUYỆN HAY CẦU XIN?
(Chúa Nhật XVII TN C)

Một thực tế trong đời Kitô hữu và hầu như bất cứ ai có niềm tin, tín ngưỡng đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Cầu xin là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh, dẫu cho theo cái nhìn tu đức truyền thống thì việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.

Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin Mừng Matthêu cũng tường thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa thiết thực như sau:

1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Dưới một góc độ nào đó, lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.

2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.

3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).

4.Tâm tình thảo hiếu và nghĩa tình huynh đệ: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận. Hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha” dạy chúng ta đón nhận tha nhân là anh chị em của mình bằng tình tương thân tương ái và sự liên đới đến cùng.

Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.

Abraham đã dùng mọi cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho dân thành Sôđôma và Gômôra nhưng Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt con số người công chính xuống chỉ còn một. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).

Cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Đã là người Cha trên các người cha và là nguồn gốc của mọi tình phụ tử, Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Như thế cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi.

“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Thánh Phaolô nói: Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ của Chúa cách hữu hiệu. Một trong những cách thế để đón nhận ơn thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).

Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện điều chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và nhất là hạnh phúc vĩnh cữu mai sau.

Ban Mê Thuột
 
Ngày 25/07: Theo Chúa là phục vụ và hiến thân - Lm Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
03:06 24/07/2025

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”

Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết : thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngài là một người Mỹ đích thực: Dự luật nhằm bảo vệ quyền công dân Hoa Kỳ của Đức Giáo Hoàng
Vũ Văn An
14:43 24/07/2025

“Việc bầu Giáo hoàng Leo XIV đánh dấu một thời khắc lịch sử.”

Giáo hoàng Leo XIV — Người Mỹ. Nguồn: Chicago White Sox.


Trên The Pillar, ngày 24 tháng 7, 2025, Jack Figge tường trình rằng: Một dự luật được trình lên Quốc hội tuần trước sẽ miễn trừ nghĩa vụ thuế liên bang cho các giáo hoàng mang quốc tịch Hoa Kỳ, và ngăn chặn việc quốc tịch của các ngài bị thu hồi trong thời gian đương nhiệm với tư cách là giám mục tối cao.

Dự luật, Đạo luật Bảo vệ Chủ quyền Thánh (H.R. 4501), được Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Hurd của Colorado trình lên vào ngày 18 tháng 7. Dự luật này được đưa ra trong bối cảnh Tòa Thánh lo ngại về những phức tạp pháp lý có thể phát sinh từ việc bầu Đức Leo XIV làm giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.

Hurd, nghị sĩ nhiệm kỳ đầu tiên đại diện cho khu vực bầu cử số 3 của Colorado, cho biết trong một tuyên bố ngày 18 tháng 7 rằng, “luật này thừa nhận bản chất phi thường của chức giáo hoàng—một vai trò giao thoa giữa đức tin, sự lãnh đạo và trách nhiệm hoàn cầu.”

Tuyên bố của vị nghị sĩ cho biết: “Việc bầu Giáo hoàng Leo XIV đánh dấu một thời khắc lịch sử không chỉ đối với Giáo Hội Công Giáo mà còn đối với nước Mỹ”.

Nếu được thông qua, dự luật sẽ bảo vệ quyền công dân của bất cứ giáo hoàng người Mỹ nào, và sẽ miễn cho họ khỏi phải nộp thuế hoặc khai thuế cho Hoa Kỳ trong suốt thời gian trị vì.

Tuyên bố cũng cho biết: “Luật này đảm bảo rằng bất cứ người Mỹ nào đáp lại lời kêu gọi lãnh đạo hơn một tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới đều có thể làm như vậy mà không bị mất quyền công dân hoặc phải đối diện với gánh nặng thuế không cần thiết”.

Dự luật được đưa ra hai tháng sau khi Robert Prevost, lúc đó là Hồng Y, được bầu làm Giáo hoàng Leo XIV, vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.

Sinh ra ở Chicago, vào thời điểm được bầu, Prevost mang hai quốc tịch ở cả Hoa Kỳ và Peru, nơi ngài phục vụ với tư cách là một linh mục truyền giáo và giám mục trong gần 20 năm. Prevost đã nhập quốc tịch Peru vào năm 2015.

Sau khi Giáo hoàng Leo XIV được bầu, những câu hỏi bắt đầu lan truyền tại Vatican về việc liệu quốc tịch Hoa Kỳ của Giáo hoàng có thể đặt ra một loạt thách thức đặc biệt trong suốt triều đại của ngài hay không, và một số viên chức đã bí mật đề xuất Giáo hoàng Leo từ bỏ hộ chiếu Hoa Kỳ.

Tờ Pillar đưa tin rằng ngay sau khi Giáo hoàng Leo được bầu, các viên chức cấp cao tại Phủ Quốc vụ khanh Vatican đã lo ngại về nghĩa vụ của Giáo hoàng trong việc khai thuế tại Hoa Kỳ và công khai thu nhập và tài sản, bao gồm cả các quỹ của Vatican do văn phòng Giáo hoàng kiểm soát.

Dự luật của Hurd sẽ ngăn Giáo hoàng Leo khỏi bất cứ yêu cầu công khai tài chính nào cho Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Dự luật này cũng sẽ ngăn chặn việc một Giáo hoàng người Mỹ bị tước quốc tịch trong thời gian tại vị.

Theo quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ, việc trở thành nguyên thủ quốc gia nước ngoài không tự động dẫn đến việc mất quốc tịch Hoa Kỳ — mặc dù điều đó có thể xảy ra.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ có thể "tích cực xem xét các trường hợp công dân Hoa Kỳ được bầu hoặc được bổ nhiệm làm nguyên thủ quốc gia, đứng đầu chính phủ hoặc bộ trưởng ngoại giao. Những trường hợp như vậy đặt ra những câu hỏi phức tạp về luật pháp quốc tế, bao gồm các vấn đề liên quan đến mức độ miễn trừ khỏi thẩm quyền tài phán của Hoa Kỳ mà người đang phục vụ có thể được hưởng."

Vào tháng 5, tờ The Pillar đã hỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệu họ có ý định xem xét lại quốc tịch của Giáo hoàng Leo hay không. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết bộ này không bình luận về tình trạng quốc tịch của các cá nhân.

Những lo ngại cấp bách nhất tại Vatican liên quan đến quốc tịch kép của Giáo hoàng là thuế và trách nhiệm dân sự tiềm ẩn.

Tất cả công dân Hoa Kỳ đều được yêu cầu nộp tờ khai thuế hàng năm và báo cáo tài chính với Sở Thuế vụ và thu nhập của họ phải chịu thuế - bất kể nguồn gốc của nó ở đâu trên thế giới.

Không rõ liệu Giáo hoàng có nhận lương chính thức hay không; Văn phòng này chính thức được hưởng một khoản trợ cấp khiêm tốn, mặc dù về mặt pháp lý vẫn chưa rõ liệu khoản này có tương đương với lương cho mục đích thuế hay không - và ba vị giáo hoàng trước đó đã từ chối nhận khoản trợ cấp này.

Tuy nhiên, một số người tại Vatican đã bày tỏ lo ngại rằng IRS có thể xem xét việc báo cáo tất cả các khoản tiền chính thức liên quan đến chức vụ Phêrô, chẳng hạn như Đồng Xu Thánh Phêrô, hoặc các tài khoản tùy ý cá nhân khác cho các chi phí và ưu tiên từ thiện của giáo hoàng.

Mức độ chính xác mà chính phủ liên bang có thể yêu cầu kế toán chi tiết về tài chính của giáo hoàng, Vatican và Giáo hội là điều sẽ phải được tranh tụng tại tòa án Hoa Kỳ và có thể sẽ phụ thuộc vào chính sách của IRS, mặc dù việc thông qua dự luật của Hurd sẽ khiến những câu hỏi đó trở nên vô nghĩa.

Tại Rome, cũng có mối lo ngại tiềm ẩn về quyền công dân Hoa Kỳ của Giáo hoàng Leo liên quan đến các vấn đề trách nhiệm pháp lý, và liệu quyền miễn trừ quốc gia có áp dụng cho Giáo hoàng Leo trong các vụ kiện dân sự được đệ trình chống lại Giáo Hội Công Giáo tại tòa án Hoa Kỳ hay không.

Trong nhiều thập niên, các nguyên đơn đã tìm cách nêu tên Vatican là bên bị đơn trong các vụ kiện dân sự, viện dẫn trách nhiệm cuối cùng và thường trực tiếp của Tòa thánh trong việc thụ lý và xử lý các vụ việc bị cáo buộc lạm dụng tình dục của giáo sĩ và các vấn đề khác.

Mặc dù tư thế chủ quyền của Tòa thánh trong luật pháp quốc tế đã mang lại một lá chắn hữu hiệu thuộc quyền miễn trừ pháp lý trong các vụ án dân sự tại Mỹ, các viên chức Vatican đã bày tỏ lo ngại về những biến chứng tiềm ẩn phát sinh từ quốc tịch Mỹ của Giáo hoàng Leo, điều này có thể khiến "Robert Prevost" bị nêu đích danh là bị đơn trong các vụ kiện.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, các đạo luật dài hạn ở nhiều tiểu bang cho phép nêu tên các cá nhân không thường trú trong các vụ kiện.

Mặc dù điều này chưa được chứng minh là hiệu quả trong việc phá vỡ quyền miễn trừ quốc gia trong các nỗ lực nêu tên các giáo hoàng sinh ra ở nước ngoài hoặc Vatican là một chính phủ nước ngoài, nhưng không rõ liệu kết quả tương tự có thể xảy ra nếu "Robert Prevost", công dân Mỹ, được nêu tên là bị đơn hay không.

Nếu một nỗ lực như vậy được thực hiện, nó có thể sẽ phải chịu một quá trình kiện tụng và kháng cáo kéo dài, ngay cả khi nhiều chuyên gia pháp lý Hoa Kỳ cho rằng cuối cùng nó khó có thể thành công.

Một phát ngôn viên của Hurd nói với The Pillar rằng dự luật sẽ không bảo vệ Giáo hoàng khỏi bất cứ vụ kiện dân sự nào.

Sáu nghị sĩ Cộng hòa khác đã đồng bảo trợ dự luật này, bao gồm Dân biểu Mike Kelly (bang Pennsylvania), Dân biểu Stephanie Bice (bang Oklahoma), Dân biểu Glenn Grothman (bang Wisconsin), Dân biểu Michael Lawler (bang New York), Dân biểu Brian Jack (bang Georgia), và Dân biểu Charles Fleischmann (bang Tennessee). Bốn trong số họ — Kelly, Bice, Lawler và Fleischmann — là người Công Giáo.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt bậc Ông Bà và người cao niên
Linh Mục Đaminh Nguyễn Ngọc Long
13:57 24/07/2025

Từ 1990 Liên Hiệp Quốc chọn ngày 01.tháng Mười hằng năm là ngày thế giới (nhớ đến) những người gìa cao niên. Từ 2009 Liên Hiệp các nước Âu Châu ( EU) chọn ngày 29. Tháng Tư hằng năm là ngày tình đoàn kết giữa những thế hệ con người trong xã hội giữa lớp người trẻ tuổi, người trung niên và người gìa cao niên.

Từ 2021 Giáo Hội Công Giáo bình chọn ngày Chúa nhật thứ tư ( chót) của tháng Bảy hằng năm là ngày thế giới ( nhớ đến) thế hệ bậc Ông Bà và những người gìa cao niên.

Thực tế trong đời sống xã hội từ cổ chí kim và trong tương lai luôn có những thế hệ lớp tuổi tác khác nhau cùng chung sống, như khu vườn có những cây cối thảo mộc cao lớn cổ thụ, cây nhánh đang mọc, cây đang phát triển tỏa cành lá xum xuê...

Nhớ đến thế hệ bậc Ông Bà, thế hệ lớp người cao niên nữ nam diễn tả tầm nhìn nhận ra mỗi lớp tuổi đời sống đều có địa vị chỗ đứng trong Giáo hội và trong cộng đồng xã hội.

Nhu cầu đòi hỏi tình liên đới sự đoàn kết giữa những thế hệ nói lên nhiều chiều hướng khía cạnh: toàn thể thế hệ lớp người gìa cao niên và toàn thể lớp người thế hệ tuổi trẻ, những người trẻ đang lớn lên những người trung niên đang bước dần vào tuổi cao niên, thế hệ bậc cha mẹ với những lo âu cho con cái đang trong lứa tuổi vị thành niên và lo âu chăm sóc nuôi dưỡng những người con còn thơ bé, hay người thân (vì lòng hiếu thảo) trong trình trạng cần phải được chăm sóc…

Sau hằng chục năm sống ở đời và làm việc xây dựng- theo qui định xã hội ở các quốc gia trên thế giới vào tuổi từ 65. hay 67… trở lên – được kể là người cao niên, tuổi gìa buổi xế chiều, được nghỉ hưu. Người gìa cao niên đi hưu vẫn có thể tiếp tục góp phần vào xây dựng đời sống Giáo Hội, đời sống đức tin qua việc đọc kinh cầu nguyện hay gương sống đời sống đức tin cùng chút lời cố vấn an ủi khích lệ. Là con người xưa nay ai cũng mong muốn sống khoẻ mạnh, sống trẻ đẹp và thành công. Nhưng trong lịch sử loài người đã có mấy ai sống được như mơ ước thế đâu. Càng lớn càng thêm tuổi và sức khoẻ cũng

như nét trẻ đẹp cũng không còn như lúc còn trẻ tuổi nữa. Đó là thiên nhiên đã ấn định như vậy. Và như thế thêm nhiều tuổi đời là bước vào tuổi với nhiều những kinh nghiệm sống chững chặc dồi dào thêm, nhưng sức lực thể xác cùng tinh thần ngày cũng yếu kém đi.

Vậy khuôn mặt thế hệ bậc Ông Bà, bậc tuổi gìa cao niên đi hưu có đóng vai trò vị thế nào trong nếp sống tinh thần?

Đức cố Giáo hoàng Benedictô 16. ( 16.04.1927-31.12. 2022) khi xưa lúc còn sinh tiền đã có những suy tư về tuổi gìa của con người: “Tuổi gìa cao niên không phải là sự mất mát. Nhưng đã đạt tới đời sống sung mãn. Vì họ đã sống trải qua cùng gặt hái nhiều bước đường từng trải kinh nghiệm ở đời.

Người cao niên vì thế có thể đóng góp công việc gía trị cao qúi cho đời sống xã hội. Vì họ để lại những kinh nghiệm sống và sự khôn ngoan tiếp tục cho đời.

Ngoài ra, thế hệ bậc cao niên là những người đóng vai trò trung gian quan trọng việc truyền nối tiếp ngọn lửa đức tin và truyền thống cho những thế hệ nối tiếp đi sau. Bậc Ông Bà nội ngoại gia đình đóng vai trò cần thiết trong việc tiếp tục trao lại cho thế hệ con cháu nội dung cung cách sống đức tin cùng các gía trị tinh thần đạo đức.

Người có tuổi cao lẽ tất nhiên là sự thách đố về thể lý thân thể lẫn tâm trí tinh thần cho bản thân đời sống họ. Vì thế cần phải có một nền văn hóa đề cao gía trị đời sống, sự tin tưởng và sự nâng đỡ đời sống cho họ. Người gìa cao niên đi hưu vẫn có thể tiếp tục góp phần vào xây dựng đời sống Giáo Hội, đời sống đức tin qua việc đọc kinh cầu nguyện hay gương sống đời sống đức tin cùng chút lời cố vấn an ủi khích lệ.”.

Đức đương kim Giáo Hoàng Leo 14. có suy tư “di sản quý giá” của người cao niên, như những tấm gương về đức tin, lòng tận tụy, đức hạnh con người, cam kết xã hội, và hơn thế nữa, luôn là “nguồn biết ơn và lời kêu gọi kiên trì.” Vì vậy, Thiên Chúa dạy chúng ta rằng, trong mắt Chúa, người cao

niên là thời gian của ân sủng và phúc lành, và đối với Người, người cao niên là những chứng nhân đầu tiên của hy vọng.( Đức Giáo Hoàng Leo 14., Ngày thế giới ( nhớ nghĩ đến) thế hệ bậc Ông Bà và những người gìa cao niên, 2025)

Đời sống con người từ khi mở mắt chào đời cho tới ngày chấm dứt con đường đời sống trên trần gian luôn trong phát triển bắt đầu mới lại. Và con người cảm thấy mình hạnh phúc được Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, ban cho khả năng cơ hội luôn bắt đầu mới lại. Bước vào tuổi già, tuổi cao niên cũng là một bắt đầu mới lại, như Martin Buber đã có suy tư:” Bước vào tuổi gìa là một sự việc tuyệt vời, nếu người ta không quên bắt đầu mới lại.” Thật thâm trầm chí lý cùng sâu đậm ý nghĩa gía trị đời sống!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Ukraine đánh lớn ở Nga, mất máy bay Mirage. Tướng Budanov: Biểu tình có thể mất nước vào tay Nga
VietCatholic Media
03:08 24/07/2025


1. Ukraine mất máy bay chiến đấu Mirage 2000 do Pháp sản xuất do lỗi kỹ thuật

Một trong những máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Ukraine đã bị rơi vào tối ngày 22 tháng 7 do “lỗi thiết bị hàng không”, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên.

Theo Đại Tá Yurii Ihnat, phi công, người đang thực hiện nhiệm vụ bay vào thời điểm xảy ra sự việc, đã báo cáo trở ngại thiết bị với sĩ quan quản lý chuyến bay và đã phóng ra khỏi máy bay an toàn. Hiện tại, tình trạng của phi công đã ổn định.

Không có thương vong nào được báo cáo. Đại Tá Yurii Ihnat cho biết phi công đã “hành động thành thạo” và tuân thủ các quy trình cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

Một ủy ban đặc biệt đã được thành lập để điều tra nguyên nhân vụ việc.

“Thật không may, chúng tôi đã mất máy bay chiến đấu”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu buổi tối.

“Một chiếc máy bay Pháp, rất hiệu quả, một trong những chiếc Mirage của chúng tôi. Phi công đã thoát được và không bị quân Nga bắn hạ.”

Những chiếc Mirage 2000 do Pháp sản xuất đã được cam kết cung cấp cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự được công bố vào tháng 6 năm 2024. Gói viện trợ này cũng bao gồm chương trình đào tạo phi công. Những chiếc máy bay phản lực đầu tiên đã đến vào tháng 2 năm 2025 và bắt đầu đẩy lùi các cuộc tấn công trên không của Nga vào tháng 3.

Mirage 2000, máy bay chiến đấu siêu thanh thế hệ thứ tư, được Dassault Aviation giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970. Biến thể Mirage 2000-5, ra mắt năm 1999, có hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp, khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất được cải thiện, cùng hệ thống cảm biến và điều khiển tiên tiến.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Tổng thống Zelenskiy vào ngày 18 tháng 7 rằng Paris sẵn sàng mở rộng chương trình đào tạo phi công máy bay phản lực Mirage, đào tạo thêm nhiều phi công trên nhiều loại máy bay hơn.

[Kyiv Independent: Ukraine loses French-made Mirage 2000 fighter jet to reported technical failure]

2. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình nhắm vào trung tâm hậu cần quan trọng ở phía tây nam nước Nga

Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình đã tấn công thành phố Novocherkassk của Nga ở tỉnh Rostov vào ngày 22 tháng 7, trong khi một quan chức Ukraine cho biết một trung tâm hỏa xa được quân đội Nga sử dụng đã bị tấn công.

Vụ tấn công bị cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Kyiv đang tiến hành chiến dịch máy bay điều khiển từ xa tầm xa nhằm làm tê liệt khả năng duy trì cuộc chiến toàn diện của Nga bằng cách nhắm vào các cơ sở công nghiệp và quân sự quan trọng ở hậu phương.

Thống đốc tỉnh Rostov, Yuri Slyusar, xác nhận các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhằm vào Novocherkassk và các khu vực khác trong vùng. Xác máy bay điều khiển từ xa đã gây ra hỏa hoạn khắp thành phố, khiến ba người bị thương, trong đó có một người bị thương nặng, theo lời thống đốc.

Các kênh Telegram Baza và Astra của Nga đưa tin, trích dẫn lời người dân địa phương, máy bay điều khiển từ xa có thể đã tấn công vào nhà ga hỏa xa địa phương và Nhà máy điện của Quận Novocherkassk.

Andrii Kovalenko, một quan chức tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine cho biết: “Tại Novocherkassk ở tỉnh Rostov, cơ sở hạ tầng hỏa xa được tổ hợp công nghiệp quân sự và quân đội Nga sử dụng đã bị tấn công”.

“ Trung tâm hậu cần này kết nối các hướng chiến lược: Rostov-on-Don, Voronezh, Volgograd và Kamensk-Shakhtinsky. Thông qua trung tâm này, việc vận chuyển thiết bị, đạn dược, nhiên liệu và nhân sự đến biên giới Ukraine được thực hiện.”

Theo vị quan chức này, thành phố này cũng là nơi đặt cơ sở của Trung tâm hỗ trợ vật chất và kỹ thuật số 1061 của Quân khu phía Nam, chịu trách nhiệm cung cấp vũ khí và nhiên liệu.

Novocherkassk, một thành phố ở phía tây nam nước Nga với 160.000 cư dân, nằm cách tiền tuyến ở Ukraine khoảng 200 km (120 dặm).

“Các trung tâm như Novocherkassk là huyết mạch nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh của Nga. Nếu không có chúng, nguồn tiếp tế cho tiền tuyến sẽ bị chặn lại”, Kovalenko nói.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố ba mươi ba máy bay điều khiển từ xa cánh cố định của Ukraine đã bị bắn hạ trên không phận Nga qua đêm, bao gồm 11 chiếc trên vùng Rostov. Các quan chức Nga chưa xác nhận bất kỳ thiệt hại nào đối với các cơ sở quân sự hoặc chiến lược ở Novocherkassk.

Quân đội Ukraine chưa bình luận về những tuyên bố này, vốn không thể được xác minh độc lập.

[Kyiv Independent: Ukrainian drones reportedly target key logistics hub in southwestern Russia]

3. Biểu tình ở Ukraine gia tăng khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra dự luật mới để dập tắt nỗi lo sợ về việc giành giật quyền lực

Các cuộc biểu tình đang gia tăng trên khắp Ukraine để phản đối luật mới nhằm đưa các cơ quan chống tham nhũng vào sự kiểm soát của chính phủ — cho dù Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hứa hẹn đưa ra một dự luật mới mơ hồ để xoa dịu mối lo ngại của người biểu tình.

Hàng ngàn người đã xuất hiện ở Kyiv, Lviv, Dnipro và Odesa, thậm chí cả thành phố tiền tuyến Kharkiv gần biên giới Nga, một ngày sau khi Tổng thống Zelenskiy ký dự luật gốc mà những người chỉ trích cho rằng đã làm suy yếu tính độc lập của Cục Chống tham nhũng Quốc gia, gọi tắt là NABU và Văn phòng Công tố viên Chống tham nhũng Đặc biệt, gọi tắt là SAP.

Sau một ngày chịu áp lực từ người dân Ukraine, cũng như từ Ủy ban Âu Châu và nhiều chính phủ Âu Châu, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông đã “lắng nghe ý kiến của công chúng” và hứa sẽ khắc phục tình hình bằng một dự luật mới mà ông cam kết sẽ bảo vệ sự độc lập của những người chống tham nhũng.

“Chúng tôi đã lắng nghe những gì mọi người đang nói những ngày này, những gì mọi người đang nói trên mạng xã hội, và nói với nhau trên đường phố. Tất cả những điều này không phải là vô ích. Chúng tôi đã phân tích tất cả những lo ngại, tất cả các khía cạnh của những gì cần phải thay đổi”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu trong một bài phát biểu video vào tối Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy, giữa lúc những người biểu tình hô vang khẩu hiệu trên đường phố bên ngoài văn phòng của ông.

Tổng thống Zelenskiy cho biết sau một ngày đàm phán với các bên liên quan, ông sẽ sớm đề xuất một dự luật lên quốc hội Ukraine nhằm “phản ứng với tình hình và tăng cường sức mạnh cho hệ thống thực thi pháp luật”.

Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Tất cả các chuẩn mực về tính độc lập của các tổ chức chống tham nhũng sẽ có ở đó”.

“Đây sẽ là dự luật của tổng thống và chúng tôi sẽ thực hiện nó trong khuôn khổ chiến lược chuyển đổi nhà nước của mình”, Tổng thống Zelenskiy nói thêm, nhưng ông không đưa ra nhiều thông tin cụ thể và không có thời hạn chót cho dự luật mới.

NABU và SAP ủng hộ quyết định của Tổng thống Zelenskiy, cho biết họ sẵn sàng tham gia thảo luận và chuẩn bị một giải pháp lập pháp nhằm loại bỏ rủi ro pháp lý, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp quyền và mang lại tiềm năng lớn hơn để bảo đảm công lý ở Ukraine.

Nhưng sự nhượng bộ đột ngột của Tổng thống Zelenskiy không làm dịu đi tình hình trên đường phố, vì những người biểu tình yêu cầu được xem luật trước.

“Cho đến khi chúng tôi thấy văn bản này, thật khó để đánh giá nó, hoặc thậm chí liệu nó có xảy ra hay không. Không có niềm tin nào vào Tổng thống Zelenskiy! Chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực”, cựu chiến binh Ukraine Oleh Symoroz nói trên mạng xã hội.

Một số nhà lập pháp đối lập đã kêu gọi người biểu tình yêu cầu một cuộc họp quốc hội khẩn cấp để đảo ngược luật gây tranh cãi đã thúc đẩy người dân Ukraine tiến hành các cuộc biểu tình chống chính phủ đầu tiên kể từ khi Nga phát động cuộc chiến toàn diện vào năm 2022.

Các nhà lãnh đạo cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu đã thúc giục Tổng thống Zelenskiy vào thứ Tư chứng minh rằng ông vẫn cam kết với các giá trị dân chủ của Âu Châu sau khi ký luật gây tranh cãi này, mà các đồng minh Âu Châu cho biết sẽ đe dọa làm suy yếu nghiêm trọng nỗ lực đang diễn ra của Ukraine nhằm gia nhập khối.

[Politico: Ukraine protests grow as Zelenskyy offers new bill to quell power grab fears]

4. Trong bối cảnh luật gây tranh cãi, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine cảnh báo chia rẽ sẽ dẫn đến thua cuộc

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy, trong bối cảnh có các cuộc biểu tình lớn tại Kyiv chống lại một luật mới đe dọa đến tính độc lập của các tổ chức chống tham nhũng của Ukraine, Tổng giám đốc Tình báo Quân đội Kyrylo Budanov, cảnh báo người dân Ukraine rằng quốc gia bị chia rẽ bởi những tranh cãi nội bộ sẽ thua cuộc.

Budanov cho biết như trên rằng: “Lịch sử Ukraine đã dạy chúng ta rằng một quốc gia sẽ thua nếu bị chia rẽ bởi những mâu thuẫn nội bộ”.

Vào ngày 22 tháng 7, Quốc hội Ukraine thường được gọi là Verkhovna Rada, đã phê duyệt các sửa đổi trao cho tổng công tố viên các quyền hạn mới đối với các vụ án do Văn phòng công tố chuyên trách chống tham nhũng, gọi tắt là SAPO tiến hành và các cuộc điều tra do Cục chống tham nhũng quốc gia Ukraine, gọi tắt là NABU tiến hành.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sau đó đã ký dự luật thành luật, mà nhiều người lo ngại rằng trên thực tế đã phá hủy tính độc lập của hai cơ quan chống tham nhũng quan trọng của Ukraine.

“Chúng ta có chung một vấn đề, một đối phương. Do đó, những mâu thuẫn nội bộ cần được giải quyết thông qua đối thoại cởi mở để đạt được một mục tiêu chung duy nhất — là bảo vệ đất nước. Tôi tin tưởng rằng Ukraine sẽ được cứu vãn nhờ một quân đội và thể chế vững mạnh”, Tướng Budanov nói.

Luật mới cho phép tổng công tố viên ban hành các chỉ thị ràng buộc đối với NABU, phân công lại các vụ án ra bên ngoài cơ quan và ủy quyền cho các công tố viên khác. Những người chỉ trích cho rằng những thay đổi này sẽ phá bỏ các biện pháp bảo vệ tính độc lập của cả hai cơ quan khỏi sự can thiệp chính trị.

Trong số những quyền hạn mới khác, tổng công tố viên cũng có thể đóng cuộc điều tra của NABU.

Những người biểu tình tập trung tại các thành phố lớn trên khắp cả nước, bao gồm Kyiv, Lviv, Dnipro và Odesa, để yêu cầu Tổng thống Zelenskiy phủ quyết luật gây tranh cãi này.

Cựu chiến binh Dmytro Koziatynskyi đã giúp huy động các cuộc biểu tình rằng: “Hãy lấy bìa cứng từ các hộp và làm bích chương trên đó bạn viết mọi thứ bạn nghĩ về cuộc tấn công gần đây”.

[Kyiv Independent: Nations torn by infighting will lose, Ukraine's military intelligence chief warns amid controversial law]

5. ‘Chúng tôi đều nghe những gì xã hội đang nói’ - Tổng thống Zelenskiy cam kết kế hoạch chống tham nhũng trong vòng 2 tuần giữa phản ứng dữ dội về dự luật gây tranh cãi

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 23 tháng 7 rằng các cơ quan thực thi pháp luật và chống tham nhũng của Ukraine sẽ trình bày một kế hoạch hành động chung trong vòng hai tuần nhằm mục đích củng cố hệ thống tư pháp.

Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi tổng thống ký một đạo luật mới được tường trình có hiệu lực phá hủy tính độc lập của hai cơ quan chống tham nhũng quan trọng là Cục Chống tham nhũng Quốc gia, gọi tắt là NABU và Văn phòng Công tố viên Chuyên trách Chống tham nhũng, gọi tắt là SAPO.

Hàng ngàn người dân Ukraine đã xuống đường vào ngày 22 tháng 7 để phản đối dự luật này khi sự chỉ trích ngày càng gia tăng trong xã hội. Các nhà lãnh đạo Âu Châu cũng đã chỉ trích động thái này.

Phát biểu sau cuộc họp cao cấp với những nhà lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật và chống tham nhũng hàng đầu của Ukraine, Tổng thống Zelenskiy cho biết các nhà lãnh đạo đã đồng ý phát triển các cải cách phối hợp để khôi phục niềm tin của công chúng và bảo đảm trách nhiệm giải trình.

“Tất cả chúng ta đều lắng nghe những gì xã hội đang nói,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Chúng ta thấy những gì người dân mong đợi từ các thể chế nhà nước — công lý được bảo đảm và hoạt động hiệu quả của mỗi thể chế.

Chúng tôi đã thảo luận về các quyết định hành chính và lập pháp cần thiết nhằm tăng cường hoạt động của từng tổ chức, giải quyết các mâu thuẫn hiện có và loại bỏ các mối đe dọa.”

Cuộc họp có sự tham gia của đại diện NABU, SAPO, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, Cơ quan Phòng chống tham nhũng quốc gia, gọi tắt là NAZK, Cục Điều tra Nhà nước, gọi tắt là DBR, Bộ Nội vụ và Văn phòng Tổng công tố.

Cuộc họp cao cấp diễn ra trong bối cảnh các nhà lập pháp đối lập và các nhóm xã hội dân sự tiếp tục phản đối luật được ký vào ngày 22 tháng 7, luật này mở rộng đáng kể quyền hạn của tổng công tố viên đối với NABU và SAPO, những tổ chức trước đây được thiết kế để hoạt động độc lập với ảnh hưởng chính trị.

Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, NABU và SAPO nhấn mạnh lại rằng những thay đổi về mặt lập pháp gần đây “làm suy yếu đáng kể tính độc lập” của các tổ chức của họ.

“ Từ giờ trở đi, NABU và SAPO sẽ không còn được bảo đảm những quyền lợi trước đây cho phép họ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chống tham nhũng cao cấp”, tuyên bố viết.

Các cơ quan nhấn mạnh rằng việc khôi phục hoạt động hoàn toàn và độc lập sẽ đòi hỏi “các bước lập pháp rõ ràng và không mơ hồ” để khôi phục các biện pháp bảo vệ đã bị quốc hội bãi bỏ.

“Nguyên tắc pháp quyền và việc tuân thủ pháp luật vẫn là những giá trị không thay đổi đối với NABU và SAPO. Chúng tôi mong đợi đường lối tương tự từ các cơ quan thực thi pháp luật khác”, các cơ quan này viết.

Sau đó cùng ngày, Tổng thống Zelenskiy công bố kế hoạch tiếp theo là trình dự luật lên quốc hội nhằm “bảo đảm sức mạnh của hệ thống thực thi pháp luật” và duy trì “mọi chuẩn mực về tính độc lập của các tổ chức chống tham nhũng”.

“Mọi người đều đã nghe những gì mọi người nói dạo này — trên mạng xã hội, với nhau, trên đường phố. Điều này không hề vô ích,” ông nói trong một tuyên bố tương tự như trước đó trong ngày.

“Sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng hay can thiệp nào của Nga vào hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, và — điều rất quan trọng — tất cả các chuẩn mực về tính độc lập của các tổ chức chống tham nhũng sẽ được áp dụng.”

Không có bằng chứng nào cho thấy luật mới có liên quan đến ảnh hưởng của Nga.

Kateryna Butko, nhà lãnh đạo cơ quan giám sát chống tham nhũng AutoMaidan, nói với tờ Kyiv Independent rằng điều khoản cho phép Bộ Trưởng Tư Pháp chuyển các vụ án khỏi NABU khó có thể ảnh hưởng đến các điệp viên tiềm năng của Nga.

Luật này, được các nhà lập pháp thuộc đảng của Tổng thống Zelenskiy nhanh chóng thông qua và ký ban hành cùng ngày, đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc và dự kiến sẽ bị thách thức tại Tòa án Hiến pháp. Yaroslav Zhelezniak, một nhà lập pháp thuộc đảng đối lập Holos, cho biết các nghị sĩ đã bắt đầu thu thập chữ ký để khởi động quy trình xem xét hiến pháp, yêu cầu chữ ký của ít nhất 45 nghị sĩ.

Zhelezniak lập luận rằng dự luật này vi phạm thủ tục của quốc hội và đe dọa các cam kết của Ukraine với Liên minh Âu Châu.

Một nhà lập pháp khác của Holos, Inna Sovsun, cho biết nhóm của bà đã soạn thảo một dự luật thay thế nhằm bãi bỏ luật mới và khôi phục tính độc lập về mặt thể chế cho các cơ quan chống tham nhũng.

Những người chỉ trích cho rằng khuôn khổ mới phân loại lại NABU và SAPO thành các cơ quan thực thi pháp luật thông thường, trao cho tổng công tố viên thẩm quyền can thiệp vào các cuộc điều tra, ban hành lệnh tố tụng và ngăn chặn các vụ án tham nhũng.

[Kyiv Independent: 'We all hear what society is saying' — Zelensky vows anti-corruption plan within 2 weeks amid backlash over controversial bill]

6. Von der Leyen: Thế giới đã thay đổi mãi mãi… đã đến lúc phải đối mặt với nó

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy, đã cảnh báo rằng những biến động chính trị gần đây đã định hình lại vĩnh viễn trật tự thế giới hiện tại.

Bóng ma về cuộc chiến của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tại Ukraine và cuộc xung đột thương mại toàn cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bao trùm lên những phát biểu cảnh báo của von der Leyen tại Đại học Keio ở Tokyo, nơi bà được trao bằng tiến sĩ danh dự.

“ Chúng ta không thể chấp nhận bị lung lay bởi những thay đổi chấn động mà chúng ta đang phải đối mặt, hoặc một lần nữa rơi vào ảo tưởng rằng cơn bão sẽ qua đi, rằng mọi thứ sẽ trở lại như trước nếu chỉ cần một cuộc chiến ở một khu vực kết thúc, hoặc một thỏa thuận thuế quan được ký kết, hoặc một cuộc bầu cử diễn ra theo hướng này hay hướng khác vào lần tới,” nhà lãnh đạo Ủy ban nói. “Bởi vì các luồng xung đột địa chính trị đơn giản là quá mạnh. Và nền tảng an ninh và thịnh vượng của chúng ta đơn giản là quá mong manh.”

“Điểm khởi đầu ở đây là đối mặt với thế giới như nó vốn có — chứ không phải như những gì chúng ta nhớ từ các thế hệ trước,” bà nói thêm. “Tôi cho rằng giai đoạn chúng ta đang sống — và cách chúng ta giải quyết nó — sẽ định hình phần còn lại của thế kỷ này.”

Những phát biểu của Von der Leyen nhấn mạnh mức độ mà đường lối mang tính giao dịch của Tổng thống Trump đối với ngoại giao toàn cầu kết hợp với sự hiện diện mang tính đe dọa của Putin ở biên giới phía đông Âu Châu đã làm rung chuyển cơ quan chính trị và buộc Âu Châu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về an ninh của chính mình.

“Âu Châu đang nỗ lực hơn nữa. Trong những tuần và tháng gần đây, chúng tôi đã đưa ra các đề xuất đầu tư vào quốc phòng của mình ở mức độ mà ngay cả một hoặc hai năm trước đây cũng không thể tưởng tượng được”, bà nói. “Chúng tôi đã đề xuất một kế hoạch với mức đầu tư tương ứng để đặt công nghiệp và đổi mới, công nghệ và khoa học vào trọng tâm của nền kinh tế.”

Von der Leyen đã có mặt tại Tokyo cùng Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa và nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas để tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu-Nhật Bản.

[Kyiv Independent: Von der Leyen: The world’s changed forever … time to deal with it]

7. Von der Leyen yêu cầu câu trả lời từ Tổng thống Zelenskiy khi luật mới đe dọa đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine

Các chính trị gia hàng đầu Âu Châu cảnh báo vào hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy, rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đặt tham vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của nước này vào tình thế nguy hiểm.

Tổng thống Zelenskiy đã ký thành luật một dự luật gây tranh cãi vào thứ Ba mà những người chỉ trích cho rằng sẽ phủ nhận tính độc lập của các cơ quan giám sát chống tham nhũng của Ukraine, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp đất nước lần đầu tiên kể từ khi xe tăng Nga vượt biên giới vào tháng 2 năm 2022.

Giới lãnh đạo cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu hiện đang thúc giục Tổng thống Zelenskiy chứng minh rằng ông vẫn cam kết với các giá trị dân chủ của Âu Châu sau khi ký luật gây tranh cãi này, mà các đồng minh Âu Châu cho biết sẽ đe dọa làm suy yếu nghiêm trọng nỗ lực gia nhập khối của Ukraine.

“Chủ tịch Ủy ban Âu Châu đã liên lạc với Tổng thống Zelenskiy về những diễn biến mới nhất này”, Guillaume Mercier, phát ngôn nhân của Ủy ban Âu Châu, nói với tờ POLITICO. “Chủ tịch von der Leyen đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về hậu quả của những sửa đổi này, và bà đã yêu cầu chính phủ Ukraine giải thích.

“Tôn trọng pháp quyền và đấu tranh chống tham nhũng là những yếu tố cốt lõi của Liên minh Âu Châu. Là một quốc gia ứng cử viên, Ukraine được kỳ vọng sẽ tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn này. Không thể có sự thỏa hiệp nào cả”, Mercier nói thêm.

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa cũng bày tỏ mối quan ngại của mình với Tổng thống Zelenskiy và yêu cầu giải thích, một quan chức Liên Hiệp Âu Châu nói với POLITICO, sau khi được giấu tên để mô tả một cuộc gọi riêng tư.

Tại Brussels, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang tích cực nỗ lực thúc đẩy Ukraine tiến tới gia nhập Liên Hiệp Âu Châu bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán. Giờ đây, tiến trình này có nguy cơ bị đình trệ hơn nữa, khi ngay cả các đồng minh thân cận của Ukraine cũng nhắc nhở Kyiv rằng pháp quyền và cải cách chống tham nhũng là những điều kiện tiên quyết thiết yếu để trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu và không thể bị thỏa hiệp.

Trong một lời cảnh báo rõ ràng, Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul đã nói vào thứ Tư rằng “việc hạn chế tính độc lập của các cơ quan chống tham nhũng sẽ cản trở con đường gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine”.

Luật của Tổng thống Zelenskiy đặt Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NABU và Văn phòng Công tố viên Chống tham nhũng Đặc biệt, gọi tắt là SAP dưới quyền của tổng công tố viên, điều mà các cơ quan này cho biết trên thực tế đã phá hủy tính độc lập của họ.

Mặc dù phát ngôn nhân của Ủy ban cho biết vào chiều thứ Ba rằng việc đình chỉ viện trợ tài chính cho Ukraine không được xem xét, một số quan chức tại Brussels và các thủ đô vào thứ Tư đã nhắc nhở rằng điều này cũng phụ thuộc vào cải cách pháp quyền của Ukraine.

“Ukraine thuộc về Âu Châu và sự ủng hộ của chúng tôi dành cho người dân Ukraine. Nhưng sự ủng hộ của chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một tờ chi phiếu trắng cho bất kỳ hành động nào của chính phủ”, Ngoại trưởng Tiệp Jan Lipavský nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã chuyển thông điệp này đến Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha.

Ủy viên Kinh tế Valdis Dombrovskis phát biểu với tờ Financial Times hôm thứ Tư rằng viện trợ tài chính cho Ukraine “có điều kiện về tính minh bạch, cải cách tư pháp [và] chính phủ dân chủ”.

Thụy Điển là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ và tận tâm nhất cho nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine. Tuy nhiên, ngay cả Stockholm cũng bày tỏ lo ngại về cải cách này.

Ngoại trưởng Thụy Điển, Maria Malmer Stenergard, phát biểu với POLITICO: “Luật mới được thông qua đặt Cục Chống tham nhũng Quốc gia và Văn phòng Công tố viên Chuyên trách Chống tham nhũng dưới sự kiểm soát của Văn phòng Tổng Công tố đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về tính độc lập của các cơ quan chống tham nhũng của Ukraine.”

Trong nhiều tháng, các nhà hoạt động và phe đối lập Ukraine đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thoái trào dân chủ ở Ukraine — từ việc chính phủ từ chối bổ nhiệm một nhà lãnh đạo Cục Tội phạm Kinh tế được lựa chọn độc lập cho đến việc truy tố nhà hoạt động chống tham nhũng Vitalii Shabunin.

Tuy nhiên, các quan chức Âu Châu đã chọn không công khai phản hồi những sự việc này, là điều mà Shabunin cho biết càng khiến chính phủ Tổng thống Zelenskiy trở nên táo bạo hơn.

Các nghị sĩ đối lập tuyên bố họ sẽ cầu xin Liên Hiệp Âu Châu và các tổ chức phương Tây khác gây áp lực buộc Kyiv phải thay đổi quyết định.

Nhiều người ở Ukraine coi các đối tác phương Tây là đòn bẩy cuối cùng đối với chính quyền Kyiv khi không có bầu cử trong thời chiến — và sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội vào thứ Ba và chữ ký của Tổng thống Zelenskiy vào tối hôm đó.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, gọi tắt là OECD đã gửi thư tới văn phòng tổng thống Ukraine vào thứ ba, cảnh báo rằng động thái này sẽ làm suy yếu danh tiếng của Ukraine cũng như các khoản đầu tư quốc phòng và tái thiết tiềm năng.

[Politico: Von der Leyen demands answers from Zelenskyy as new law threatens Ukraine’s EU bid]

8. Hoa Kỳ theo dõi máy bay quân sự Nga gần Alaska

Bộ chỉ huy chung của Hoa Kỳ và Canada cho biết vào hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy, rằng máy bay quân sự của Nga đã xâm nhập không phận quốc tế gần Alaska.

Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ, gọi tắt là NORAD đã theo dõi máy bay Nga trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska, gọi tắt là ADIZ, quân đội hai nước cho biết trong một tuyên bố.

Vùng nhận dạng phòng không Alaska là không phận quốc tế, nhưng tất cả máy bay xâm nhập đều phải tự nhận dạng. NORAD cho biết máy bay Nga không xâm phạm không phận Hoa Kỳ hay Canada. Cơ quan này không nêu rõ loại máy bay Nga nào bị theo dõi.

Một chiếc Su-35 của Nga, tiền cảnh, và Tu-95 được nhìn thấy từ một chiếc F-16 của Không quân Hoa Kỳ hoạt động theo chỉ đạo của NORAD trong một lần đánh chặn thường lệ tại ADIZ Alaska trong hình ảnh lưu trữ này được chụp vào tháng 9... Bộ Quốc phòng qua AP

Máy bay quân sự Nga thường xuyên xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không Alaska. Bộ Tư lệnh Liên quân Mỹ cho biết trong các vụ việc riêng biệt vào giữa tháng 4 và tháng 2, họ đã phát hiện máy bay quân sự Nga trong Vùng Nhận dạng Phòng không Alaska. Các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đã chặn hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và hai máy bay chiến đấu Su-35 của Mạc Tư Khoa ở phía tây Alaska trong hai ngày vào tháng 2.

NORAD chịu trách nhiệm về mạng lưới phòng không của lục địa và có khả năng phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa hướng đến cả Canada và Hoa Kỳ. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm bảo đảm máy bay dân sự không vi phạm các hạn chế áp đặt đối với địa điểm của tổng thống Hoa Kỳ.

Thống đốc đảng Cộng hòa của Alaska, Mike Dunleavy, cho biết vào tháng 9 năm 2024 rằng “Các cuộc xâm nhập của Nga và Trung Quốc vào các khu vực của Hoa Kỳ ngoài khơi Alaska đã xảy ra ngày càng thường xuyên hơn”. NORAD đã báo cáo về một số máy bay quân sự của Nga trong ADIZ của Alaska vào tháng 9 và cho biết hai máy bay H-6 của Trung Quốc đã bị chặn cùng với hai máy bay ném bom của Nga vào tháng 7 năm 2024.

Mặc dù Tổng thống Trump đã nỗ lực hàn gắn quan hệ giữa Tòa Bạch Ốc và Điện Cẩm Linh, vị đảng Cộng hòa này ngày càng tỏ ra thất vọng với Nga vì nước này không muốn ký kết thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine. Trước khi chính quyền của ông nhậm chức, quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ - cũng như nhiều nước phương Tây khác - đã xuống mức tồi tệ nhất trong nhiều thập niên.

Vòng đàm phán thứ ba giữa các quan chức Nga và Ukraine dự kiến bắt đầu vào thứ Tư tại Istanbul. Các cuộc đàm phán trước đó đã đạt được thỏa thuận về trao đổi tù binh và hài cốt binh sĩ tử trận, nhưng không đạt được nhiều tiến triển hướng tới lệnh ngừng bắn.

Tổng thống Trump đã tránh né việc chỉ trích công khai Putin, nhưng đầu tháng này đã bật đèn xanh cho việc chuyển giao thêm thiết bị của Hoa Kỳ cho Ukraine và đưa ra thời hạn 50 ngày cho Điện Cẩm Linh để đạt được thỏa thuận, nếu không sẽ phải đối mặt với hình phạt kinh tế “nghiêm khắc”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba rằng ông không tin sẽ có “những đột phá kỳ diệu” trong các cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết phái đoàn Kyiv đã thống nhất về chương trình nghị sự của cuộc họp và “những chủ đề nào là quan trọng đối với Ukraine”.

“Ukraine chưa bao giờ muốn cuộc chiến này,” Tổng thống Zelenskiy nói thêm trong bài phát biểu tối thứ Tư. “Và chính Nga phải chấm dứt cuộc chiến mà chính họ đã khơi mào.”

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, hiện là nhà lãnh đạo hội đồng an ninh và quốc phòng quốc gia Ukraine, sẽ dẫn đầu phái đoàn Ukraine, Tổng thống Zelenskiy cho biết.

[Newsweek: US Tracks Russian Military Aircraft Near Alaska]

9. Marjorie Taylor Greene đang tung tin đồn thất thiệt về các cuộc biểu tình ở Ukraine. Nga đang chú ý.

Vào ngày 22 và 23 tháng 7, người dân Ukraine đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ lần đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga nổ ra ba năm rưỡi trước đó.

Hàng ngàn công dân đã tập trung tại các thành phố trên khắp cả nước vào đêm đầu tiên với một mục tiêu rõ ràng: thúc giục Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phủ quyết dự luật được thông qua tại quốc hội nhằm phá hoại các cải cách chống tham nhũng và bày tỏ sự tức giận với các cuộc tấn công gần đây của chính phủ vào những người chống tham nhũng.

Nhưng điều đó không ngăn cản được nữ dân biểu cực hữu Hoa Kỳ Marjorie Taylor Greene lợi dụng các cuộc biểu tình để tuyên bố sai sự thật rằng những người biểu tình tức giận với Tổng thống Zelenskiy vì không có thỏa thuận hòa bình với Nga.

“Các cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Kyiv phản đối Tổng thống Ukraine Zelenskiy vì ông là một nhà độc tài và từ chối ký kết thỏa thuận hòa bình và chấm dứt chiến tranh”, bà tuyên bố trên X, trong một bài đăng lan truyền với hơn 50.000 lượt thích, mặc dù đã lan truyền thông tin sai sự thật về lý do của các cuộc biểu tình.

Các phóng viên của tờ Kyiv Independent có mặt tại các cuộc biểu tình vào cả hai buổi tối đều không thấy bằng chứng nào cho thấy người biểu tình bất bình với Tổng thống Zelenskiy vì không đạt được thỏa thuận hòa bình.

“Phủ quyết luật”, những người biểu tình liên tục hô vang khẩu hiệu, trong khi các biển hiệu viết tay nhắc đến dự luật, các thành viên quốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật, và các tổ chức chống tham nhũng đang bị tấn công, cùng với những quan điểm phản đối chung hơn.

“12414 là con số của sự phản bội”, một biển báo ghi, sử dụng số của dự luật đã được ghi danh tại quốc hội, trong khi những biển báo khác chỉ hiển thị con số có dấu X gạch ngang.

Khi được hỏi về bình luận của Greene, Vasyl Volotovskyi, một chiến lược gia tiếp thị 24 tuổi tham dự cuộc biểu tình, cho biết: “Tôi thực sự bị sốc trước mức độ tuyên truyền của Nga đã len lỏi vào chính phủ của một quốc gia thậm chí không giáp biên giới với Nga”.

“Tuyên bố này trong bài đăng của Greene chẳng qua chỉ là một sự bịa đặt tàn nhẫn về mục tiêu của cuộc biểu tình. Tất cả những gì chúng tôi muốn là những luật lệ công bằng đại diện cho ý chí của người dân. Bản thân tôi — và tôi tin rằng phần lớn những người tham gia — thực ra là những người bỏ phiếu cho Tổng thống Zelenskiy và chúng tôi ở đó để thể hiện sự bất đồng với quyết định của ông ấy, chứ không phải để phản đối chính Tổng thống Zelenskiy,” Volotovskyi nói thêm.

Trong bài đăng lan truyền trên Facebook vào ngày 22 tháng 7 của cựu chiến binh Dmytro Koziatynskyi, người được tường trình có công lớn trong việc giúp tổ chức các cuộc biểu tình, ông đã kêu gọi người dân Ukraine tụ tập trên đường phố và nêu rõ lý do là tác động của luật này đối với Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NABU và Viện công tố chuyên trách chống tham nhũng, gọi tắt là SAP.

“Như các bạn đã biết, hôm nay quốc hội đã bỏ phiếu thông qua những thay đổi sẽ xóa bỏ tính độc lập của hệ thống chống tham nhũng. Các thành viên quốc hội đã quyết định rằng NABU và SAP nên trực thuộc tổng công tố viên”, Koziatynskyi viết.

“Vì vậy, hãy lấy bìa cứng từ các hộp và làm bích chương trên đó bạn viết mọi điều bạn nghĩ về cuộc tấn công gần đây vào hệ thống chống tham nhũng.”

Người dân tham dự cuộc biểu tình phản đối Luật số 12414, luật điều chỉnh hoạt động của Cục Chống tham nhũng Quốc gia và Văn phòng Công tố viên Chống tham nhũng đặc biệt tại Kyiv, Ukraine, vào ngày 22 tháng 7 năm 2025.

Greene cũng không đúng khi cho rằng Tổng thống Zelenskiy từ chối chấm dứt chiến tranh. Gần đây nhất, tổng thống đã đề xuất một vòng đàm phán hòa bình mới với Nga và liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn, đề xuất lệnh ngừng bắn 30 ngày vào tháng 5, nhưng Nga đã nhiều lần bác bỏ.

Một vòng đàm phán mới đã bắt đầu tại Istanbul vào tối ngày 23 tháng 7.

Cho đến nay, Ukraine đã nhiều lần nhượng bộ trong các cuộc đàm phán, trong khi Nga vẫn không lùi bước trước những yêu cầu tối đa của mình và nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là “chiến thắng nhanh chóng và sự hủy diệt hoàn toàn” của chính phủ Ukraine.

'Các thế lực thân Nga sẽ sử dụng điều này cho mục đích tuyên truyền của họ'

Những bình luận của Greene đã được các tiếng nói ủng hộ Điện Cẩm Linh chú ý và khuếch đại, bao gồm cả hãng truyền thông EurAsia Daily, nơi đã bị Liên minh Âu Châu đình chỉ giấy phép hoạt động vì “thiết yếu và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine, và gây bất ổn cho các nước láng giềng”, cũng như hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, cũng bị chặn tại Liên Hiệp Âu Châu vì phát tán tuyên truyền.

Một số người biểu tình cho biết họ dự đoán Nga sẽ lợi dụng cuộc biểu tình này để chống lại Kyiv và hy vọng người nước ngoài sẽ không bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch.

Orysia Khimiak, một nhà hoạt động 32 tuổi, chia sẻ với tờ Kyiv Independent rằng: “Hôm qua, hàng trăm người Ukraine, bao gồm cả tôi, đã tham gia một cuộc biểu tình hòa bình lớn ở Kyiv và các thành phố khác để bảo vệ sự độc lập của hai tổ chức chống tham nhũng”.

“Ít nhất thì sự minh bạch cũng là điều chúng ta có thể cung cấp cho các đồng minh nước ngoài và các quốc gia đã hào phóng hỗ trợ chúng ta về vũ khí và viện trợ, để chúng ta có thể tiếp tục cuộc chiến chống lại một quốc gia khủng bố - nước Nga đang cố gắng tiêu diệt chúng tôi.

“Tôi biết các thế lực thân Nga sẽ lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền, và chúng ta có nguy cơ mất đi sự ủng hộ và hỗ trợ từ các đồng minh. Tôi hy vọng Tổng thống Zelenskiy sẽ không để điều đó xảy ra.”

Greene, người có thành tích thúc đẩy các thuyết âm mưu vô căn cứ, là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất việc viện trợ cho Ukraine khi phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ và nhiều lần bị cáo buộc là lặp lại tuyên truyền của Nga.

Năm ngoái, Greene đã cố gắng sửa đổi một gói viện trợ cho Ukraine, yêu cầu bất kỳ thành viên nào của Hạ viện bỏ phiếu cho dự luật viện trợ Ukraine phải ra tranh cử cho Kyiv. Tuy nhiên, bản sửa đổi này đã không nhận được sự ủng hộ từ các đồng nghiệp của bà.

Để đáp lại, đảng viên Dân chủ Jared Moskowitz đã đệ trình bản sửa đổi thất bại của riêng mình, đề xuất bổ nhiệm Greene làm “Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Quốc hội Hoa Kỳ”.

[Kyiv Independent: Marjorie Taylor Greene is spreading lies about Ukraine’s protests. Russia is taking note.]