Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:56 13/05/2025
124. Ngoại trừ anh phải nổ lực tìm kiếm các loại đức hạnh và luôn thực hành nó, bằng không thì mức độ tu đức của anh dù rất cao thì cũng sẽ thấp đi một phần.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:01 13/05/2025
40. MẶT TRỜI KHÔNG VUÔNG
Người nọ không biết chữ nhật (日) (1), có người dạy ông ta:
- “Chữ khẩu (口 ) viết dài một chút, ở giữa gạch một vạch ngang.”
Người ấy bèn viết xuống, nhìn rất lâu rồi la lớn:
- “Anh quá trêu tôi, anh coi, hình mặt trời thì tròn tròn, từ trước đến nay làm gì mặt trời hình vuông?”
Người dạy chữ nói:
- “Đây đúng là chữ nhật, tôi thật không trêu đùa anh.”
Người ấy lại nhìn rất lâu, đột nhiên hào hứng nói:
- “Nhìn kỹ chút xíu thì rõ ràng là giống cái hộp, nó nhất định là chữ “hộp”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 40:
Viết chữ “nhật日” hình chữ nhật có gạch ngang ở giữa, hay vẽ hình tròn có một gạch ngang ngắn ở giữa thì đều là chữ “nhật” như nhau, có điều chữ nhật hình chữ nhật thì kiểu viết kinh điển, kiểu viết hình tròn thì là kiểu viết láu mà thôi, chứ nó không thể là giống cái hộp được.
Có một vài người Ki-tô hữu cho rằng: lần chuỗi Mân Côi thì quan trọng hơn thánh lễ, nên họ đi lễ mà miệng cứ lần hạt Mân Côi trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, họ không hiểu rằng tất cả những việc đạo đức mà người Ki-tô hữu thực hành trong cuộc sống, đều bắt đầu từ thánh lễ Mi-sa hằng ngày trên bàn thờ, bởi vì nếu không có việc Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá và sống lại, thì tất cả mọi việc đạo đức của người Ki-tô hữu sẽ trở thành những cái phèng la rỗng tuếch mà thôi, và quan trọng hơn là: không có một việc đạo đức nào của người Ki-tô hữu như lần chuỗi Mân Côi, lần chuỗi Lòng Thương Xót hay đọc thánh kinh, hoặc đọc kinh nhật tụng.v.v...mà thay thế được thánh lễ Mi-sa.
Chữ “nhật日” có nghĩa là ngày và cũng có nghĩa là mặt trời, mặt trời tròn tròn hay vuông vuông thì không quan trọng, cái quan trọng là nó chiếu ánh sáng làm cho vũ trụ xinh tươi đẹp đẽ...
Thánh lễ trên bàn thờ lớn hay bàn thờ nhỏ, bàn thờ đẹp hay bàn thờ xấu đều không quan trọng, cái quan trọng là Đức Chúa Giê-su –Mặt Trời Công Chính- đang hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu trên bàn thờ sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép, chính mặt trời ấy sẽ chiếu rọi vào các việc đạo đức mà chúng ta làm vì danh Ngài, để mưu ích cho phần rỗi của mình và cho tha nhân...
(1) Chữ “nhật 日” nghĩa là “ngày”, cũng có nghĩa là mặt trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Người nọ không biết chữ nhật (日) (1), có người dạy ông ta:
- “Chữ khẩu (口 ) viết dài một chút, ở giữa gạch một vạch ngang.”
Người ấy bèn viết xuống, nhìn rất lâu rồi la lớn:
- “Anh quá trêu tôi, anh coi, hình mặt trời thì tròn tròn, từ trước đến nay làm gì mặt trời hình vuông?”
Người dạy chữ nói:
- “Đây đúng là chữ nhật, tôi thật không trêu đùa anh.”
Người ấy lại nhìn rất lâu, đột nhiên hào hứng nói:
- “Nhìn kỹ chút xíu thì rõ ràng là giống cái hộp, nó nhất định là chữ “hộp”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 40:
Viết chữ “nhật日” hình chữ nhật có gạch ngang ở giữa, hay vẽ hình tròn có một gạch ngang ngắn ở giữa thì đều là chữ “nhật” như nhau, có điều chữ nhật hình chữ nhật thì kiểu viết kinh điển, kiểu viết hình tròn thì là kiểu viết láu mà thôi, chứ nó không thể là giống cái hộp được.
Có một vài người Ki-tô hữu cho rằng: lần chuỗi Mân Côi thì quan trọng hơn thánh lễ, nên họ đi lễ mà miệng cứ lần hạt Mân Côi trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, họ không hiểu rằng tất cả những việc đạo đức mà người Ki-tô hữu thực hành trong cuộc sống, đều bắt đầu từ thánh lễ Mi-sa hằng ngày trên bàn thờ, bởi vì nếu không có việc Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá và sống lại, thì tất cả mọi việc đạo đức của người Ki-tô hữu sẽ trở thành những cái phèng la rỗng tuếch mà thôi, và quan trọng hơn là: không có một việc đạo đức nào của người Ki-tô hữu như lần chuỗi Mân Côi, lần chuỗi Lòng Thương Xót hay đọc thánh kinh, hoặc đọc kinh nhật tụng.v.v...mà thay thế được thánh lễ Mi-sa.
Chữ “nhật日” có nghĩa là ngày và cũng có nghĩa là mặt trời, mặt trời tròn tròn hay vuông vuông thì không quan trọng, cái quan trọng là nó chiếu ánh sáng làm cho vũ trụ xinh tươi đẹp đẽ...
Thánh lễ trên bàn thờ lớn hay bàn thờ nhỏ, bàn thờ đẹp hay bàn thờ xấu đều không quan trọng, cái quan trọng là Đức Chúa Giê-su –Mặt Trời Công Chính- đang hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu trên bàn thờ sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép, chính mặt trời ấy sẽ chiếu rọi vào các việc đạo đức mà chúng ta làm vì danh Ngài, để mưu ích cho phần rỗi của mình và cho tha nhân...
(1) Chữ “nhật 日” nghĩa là “ngày”, cũng có nghĩa là mặt trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thật tuyệt vời cái giới răn
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
02:29 13/05/2025
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH NĂM C : GA 13,31-33a.34-35
31Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói : “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33a“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau”.
THẬT TUYỆT VỜI CÁI GIỚI RĂN…
Ngày nọ, một Linh mục nghe một thanh niên 16 tuổi nói với mình : “Thật tuyệt vời cái tôn giáo chỉ đòi hỏi một chuyện là yêu mến. Đức Giê-su thật tuyệt vời khi cho chúng ta một giới răn duy nhất là mến yêu !” Một thoáng im lặng rồi cậu dán mắt vào vị Linh mục : “Phần cha, cha có thực hành giới răn của Đức Giê-su không?” Vị Linh mục đã trả lời như mọi Ki-tô hữu, nếu không khó chịu, có lẽ sẽ trả lời : “Tôi đang cố gắng !”
1. Yêu thương như Thầy…
Đúng thế, lòng yêu mến gần như làm nên linh hồn, ý lực cho các diễn từ thời danh của Đức Giê-su trong bữa Tiệc ly được Gio-an ghi chép và được đoản văn Tin Mừng hôm nay lấy lại. Ngỏ lời với môn đệ, Đức Giê-su đề nghị với họ “giới răn mới của Người.” Nó “mới” vì là điều khoản căn bản và độc nhất của “giao ước mới” đã được Giê-rê-mi-a loan báo (31,21-34) và được cuộc Vượt qua của Đức Ki-tô khai mạc.
Đó là một tình yêu hỗ tương (“yêu nhau”) nhờ đó không ai ở trên người khác và tất cả đều cần tình thương của tha nhân. Đó là một tình yêu nghịch lý, ngược đời : thôi yêu người thân cận như chính mình, như Cựu Ước đã dạy (x. Lv19,18) và chính Đức Giê-su cũng đã dạy (x. Mt 22,39), nhưng yêu thương “như Thầy đã yêu thương anh em”, với chính sự hiến thân toàn diện và vô biên (đến độ hiến mạng) của Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa.
Nhiều kẻ coi chữ “như” này tựa một liên từ so sánh : các môn đệ được kêu gọi bắt chước lối xử thế của Thầy mình. Thật ra, không chỉ biểu thị sự so sánh, liên từ đó còn biểu thị nguồn gốc của tình yêu mà Đức Giê-su đòi hỏi nơi các môn đệ. Thành ra có thể diễn dịch : “Anh em hay yêu thương nhau… vì Thầy đã yêu thương anh em, để anh em yêu thương nhau như Thầy” hoặc “Anh em hãy yêu thương nhau bằng tình yêu mà Thầy đã dùng để yêu thương anh em.” Nghĩa là “tình yêu của Chúa Con đối với các môn đệ làm phát sinh lòng bác ái nơi các môn đệ. Chính tình yêu của Người lưu chuyển đến họ, làm cho họ yêu mến anh em và được anh em yêu mến. Tình yêu của Đức Giê-su triển nở nơi các tín hữu mang dấu ấn tình yêu Chúa Cha” (x. Léon Dufour).
Cuối cùng, đó là tình yêu phải trở nên tấm thẻ độc nhất cho biết mình thuộc về cộng đoàn của Đức Ki-tô, trở nên bằng chứng sống động nhất cho thấy ta đã tin vào Người. Chính vì thế mà chân dung đẹp nhất của Giáo Hội mọi thời là chân dung được Lu-ca vẽ ra trong sách Công vụ : “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (4,32).
Và như để minh họa cho giáo huấn tối hậu ấy trong giờ phút tối hậu ấy, có hai nhân vật và hai câu nói hết sức thảng thốt của Đức Giê-su : “Một kẻ trong anh em sẽ nộp Thầy !” Và “Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba phen.” Hai thảm kịch này của tình bạn, của tình yêu làm sáng lên những gì Đức Giê-su vừa dạy cho cả nhóm. Giu-đa đã lao vào đêm tối (“ra khỏi phòng tiệc ly”) và y sẽ không thể trồi lên lại. Thất bại trong âm mưu đẩy Thầy tới chỗ dùng sức mạnh để tự cứu và rồi phát động một cuộc cách mạng bạo lực thay vì cách mạng tình thương, y sẽ lâm vào thất vọng đến độ tự sát, trở nên hình ảnh khủng khiếp của tuyệt vọng : tất cả chấm dứt với tôi rồi. Phê-rô cũng sẽ lường được lỗi lầm của mình, nhưng ông sẽ vẫn ở lại trong tình yêu. Ông chắc chắn mình còn được yêu mến và còn có thể yêu mến. Chính cái “còn” này giúp ông không chìm đắm vào thất vọng, như thánh ca Mùa chay hay nhất hát lên : “Không đêm tối nào mà chẳng hy vọng ánh sáng. Không gì chấm dứt với Thiên Chúa cả.”
Khi nghĩ rằng Thiên Chúa không thể tha thứ cho mình, chúng ta trở thành Giu-đa. Đang khi chúng ta luôn có thể trở thành Phê-rô và nghe được lời làm cho chúng ta sống lại : “Con có yêu mến Thầy không?” Chính cái đó mới đáng kể : “Con có yêu mến Thầy không?”
2. Yêu thương ngay cả…
Nghe những giáo huấn ấy, nhìn những tấm gương ấy, những tấm gương còn kéo dài qua lịch sử Giáo Hội, trong đời sống các Ki-tô hữu đích thực, thậm chí trong đời sống của biết bao người lành ngoại đạo, tất cả chúng ta có lẽ đều nuôi dưỡng ước mơ thầm kín là một ngày nào đó, rốt cục chúng ta sẽ thật sự đặt cược đời mình trên tình huynh đệ. Ta sẽ yêu thương ngay cả X… đúng như bản chất anh ấy, ngay cả Y… sau những gì chị ấy đã làm cho ta. Chúng ta cảm thấy rõ ràng chọn lựa của tình yêu là như thế, không chùn lại khi điều đó trở nên khó khăn. Đi cho đến cùng một chọn lựa cứng rắn : bằng bất cứ giá nào, tôi vẫn muốn yêu thương, tôi sẽ chẳng để cho quyết định thương yêu của mình cao bay xa chạy.
Chúng ta sẽ chẳng luôn luôn đạt tới đó, nhưng có thể đạt tới chỗ chẳng bao giờ cho mình những lý do để bỏ cuộc, chẳng bao giờ quyết định rằng trong một hoàn cảnh nào đó, đối với một ai đó, chúng ta không có bổn phận yêu thương. Chính tính vô điều kiện ấy của tình yêu xét như quy luật sống tuyệt đối bất khả xâm phạm mới biến ta thành Ki-tô hữu : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” Ở điểm duy nhất này. Không có ba mươi sáu điểm, không có hàng trăm điểm !
Đúng ! Cho tới khi xảy ra với X… hay với Y… một cái gì đó khiến chúng ta nói : “Đến đây thì không thể yêu thương nổi, Thiên Chúa đâu có đòi hỏi tôi một chuyện như vậy.” Người đòi hỏi đấy ! Nếu chúng ta chẳng tin rằng mình là những kẻ được gọi là làm điều không thể, thì hãy khép sách Tin Mừng lại đi ! Bí quyết lớn lao của Tin Mừng, đó chẳng phải là dạy ta “hãy yêu thương”, nhưng là bảo rằng ta có thể làm điều ấy vì ta là những kẻ đã được cứu chuộc. Được cứu chuộc bởi Đức Giê-su Ki-tô, điểu đó muốn nói ta có thể yêu thương như Người : “Với Đấng đã chiến thắng sự chết, bạn có thể làm những điều bất khả” (Chiara Lubich). Và thành thử là yêu thương ngay cả X… ngay cả Y… Thay vì lải nhải : “Chúng ta hãy yêu thương nhau”, hãy dám can đảm đương đầu với khó khăn hiện thời của mình : “Tại sao tôi đang căm ghét X…, oán hận Y…?”
Chúng ta biết rõ mình đôi khi có những lý do mạnh mẽ để bỏ rơi hay căm ghét một ai đó. Nhưng chọn lựa yêu thương của ta phải đi đến chỗ điên rồ cuối cùng, điên rồ lớn nhất của Tin Mừng : yêu thương ngay cả trong một cuộc tranh chấp, đi đến chỗ chẳng nói xấu chút nào kẻ thù của ta, không cầu mong điều dữ song là điều lành cho đương sự, cho dẫu phải chống lại đương sự.
Vì không có chuyện chạy trốn trước một xung đột khả dĩ. Các Ki-tô hữu chẳng chống lại gì trong thế giới chúng ta như hiện thời đều là những kẻ ích kỷ và có lẽ là những kẻ hèn nhát, chứ chẳng phải là môn đệ của Đức Ki-tô. Chúng ta được mời gọi yêu thương trong các cuộc xung đột và điều đó có thể dẫn tới chỗ gây ra một xung đột nhân danh công lý, vì công lý là một trong những khuôn mặt cao cả của tình yêu. Bác ái không thể định nghĩa được bằng ngôn từ “cảm tính” hay “sủng mộ.” Oliver Clément viết : bác ái “đâu phải là đường, nó là muối !” Ngôn từ của bác ái “không bạc nhược, nhưng dũng cảm.” Bác ái đích thật không tránh né bạo lực, mà là chuyển đổi nó thành việc tranh đấu trong cuộc sống, là tạo lập Công bình và bênh vực Sự thật. Trước những áp bức bạo hành đang nhan nhản, những dối trá lừa lọc đang tung hoành, những bất công kỳ thị đang giáng xuống những kẻ yếu thế, Ki-tô hữu không thể nhân danh bác ái để chỉ nở nụ cười xuề xòa, đưa bàn tay thỏa hiệp, giữ im lặng đồng lõa, nói những ngôn từ hết sức mang tính “ngoại giao.” Họ phải lên tiếng và hành động giải thoát các nạn nhân để đồng thời giải cứu các đao phủ !
Chúng ta cũng được mời gọi yêu thương những kẻ lắm chuyện, hay gây phiền nhiễu, những kẻ chúng ta phê phán là không thể chịu nổi và đó có lẽ là thật, nhưng điều ấy chẳng xóa bỏ yêu cầu của Đức Giê-su : Hãy yêu thương ! Chính trên yêu cầu này mà trong vài lúc nào đó chúng ta định đoạt cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó, đọc thấy điều này, hiểu rằng mình được yêu cầu làm một bước kinh khủng, hết sức điên rồ, đương sự hãy cầu nguyện và tiến tới, lê mình tới : đương sự sẽ chẳng bao giờ gần gũi Đức Ki-tô như vậy đâu.
31Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói : “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33a“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau”.
THẬT TUYỆT VỜI CÁI GIỚI RĂN…
Ngày nọ, một Linh mục nghe một thanh niên 16 tuổi nói với mình : “Thật tuyệt vời cái tôn giáo chỉ đòi hỏi một chuyện là yêu mến. Đức Giê-su thật tuyệt vời khi cho chúng ta một giới răn duy nhất là mến yêu !” Một thoáng im lặng rồi cậu dán mắt vào vị Linh mục : “Phần cha, cha có thực hành giới răn của Đức Giê-su không?” Vị Linh mục đã trả lời như mọi Ki-tô hữu, nếu không khó chịu, có lẽ sẽ trả lời : “Tôi đang cố gắng !”
1. Yêu thương như Thầy…
Đúng thế, lòng yêu mến gần như làm nên linh hồn, ý lực cho các diễn từ thời danh của Đức Giê-su trong bữa Tiệc ly được Gio-an ghi chép và được đoản văn Tin Mừng hôm nay lấy lại. Ngỏ lời với môn đệ, Đức Giê-su đề nghị với họ “giới răn mới của Người.” Nó “mới” vì là điều khoản căn bản và độc nhất của “giao ước mới” đã được Giê-rê-mi-a loan báo (31,21-34) và được cuộc Vượt qua của Đức Ki-tô khai mạc.
Đó là một tình yêu hỗ tương (“yêu nhau”) nhờ đó không ai ở trên người khác và tất cả đều cần tình thương của tha nhân. Đó là một tình yêu nghịch lý, ngược đời : thôi yêu người thân cận như chính mình, như Cựu Ước đã dạy (x. Lv19,18) và chính Đức Giê-su cũng đã dạy (x. Mt 22,39), nhưng yêu thương “như Thầy đã yêu thương anh em”, với chính sự hiến thân toàn diện và vô biên (đến độ hiến mạng) của Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa.
Nhiều kẻ coi chữ “như” này tựa một liên từ so sánh : các môn đệ được kêu gọi bắt chước lối xử thế của Thầy mình. Thật ra, không chỉ biểu thị sự so sánh, liên từ đó còn biểu thị nguồn gốc của tình yêu mà Đức Giê-su đòi hỏi nơi các môn đệ. Thành ra có thể diễn dịch : “Anh em hay yêu thương nhau… vì Thầy đã yêu thương anh em, để anh em yêu thương nhau như Thầy” hoặc “Anh em hãy yêu thương nhau bằng tình yêu mà Thầy đã dùng để yêu thương anh em.” Nghĩa là “tình yêu của Chúa Con đối với các môn đệ làm phát sinh lòng bác ái nơi các môn đệ. Chính tình yêu của Người lưu chuyển đến họ, làm cho họ yêu mến anh em và được anh em yêu mến. Tình yêu của Đức Giê-su triển nở nơi các tín hữu mang dấu ấn tình yêu Chúa Cha” (x. Léon Dufour).
Cuối cùng, đó là tình yêu phải trở nên tấm thẻ độc nhất cho biết mình thuộc về cộng đoàn của Đức Ki-tô, trở nên bằng chứng sống động nhất cho thấy ta đã tin vào Người. Chính vì thế mà chân dung đẹp nhất của Giáo Hội mọi thời là chân dung được Lu-ca vẽ ra trong sách Công vụ : “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (4,32).
Và như để minh họa cho giáo huấn tối hậu ấy trong giờ phút tối hậu ấy, có hai nhân vật và hai câu nói hết sức thảng thốt của Đức Giê-su : “Một kẻ trong anh em sẽ nộp Thầy !” Và “Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba phen.” Hai thảm kịch này của tình bạn, của tình yêu làm sáng lên những gì Đức Giê-su vừa dạy cho cả nhóm. Giu-đa đã lao vào đêm tối (“ra khỏi phòng tiệc ly”) và y sẽ không thể trồi lên lại. Thất bại trong âm mưu đẩy Thầy tới chỗ dùng sức mạnh để tự cứu và rồi phát động một cuộc cách mạng bạo lực thay vì cách mạng tình thương, y sẽ lâm vào thất vọng đến độ tự sát, trở nên hình ảnh khủng khiếp của tuyệt vọng : tất cả chấm dứt với tôi rồi. Phê-rô cũng sẽ lường được lỗi lầm của mình, nhưng ông sẽ vẫn ở lại trong tình yêu. Ông chắc chắn mình còn được yêu mến và còn có thể yêu mến. Chính cái “còn” này giúp ông không chìm đắm vào thất vọng, như thánh ca Mùa chay hay nhất hát lên : “Không đêm tối nào mà chẳng hy vọng ánh sáng. Không gì chấm dứt với Thiên Chúa cả.”
Khi nghĩ rằng Thiên Chúa không thể tha thứ cho mình, chúng ta trở thành Giu-đa. Đang khi chúng ta luôn có thể trở thành Phê-rô và nghe được lời làm cho chúng ta sống lại : “Con có yêu mến Thầy không?” Chính cái đó mới đáng kể : “Con có yêu mến Thầy không?”
2. Yêu thương ngay cả…
Nghe những giáo huấn ấy, nhìn những tấm gương ấy, những tấm gương còn kéo dài qua lịch sử Giáo Hội, trong đời sống các Ki-tô hữu đích thực, thậm chí trong đời sống của biết bao người lành ngoại đạo, tất cả chúng ta có lẽ đều nuôi dưỡng ước mơ thầm kín là một ngày nào đó, rốt cục chúng ta sẽ thật sự đặt cược đời mình trên tình huynh đệ. Ta sẽ yêu thương ngay cả X… đúng như bản chất anh ấy, ngay cả Y… sau những gì chị ấy đã làm cho ta. Chúng ta cảm thấy rõ ràng chọn lựa của tình yêu là như thế, không chùn lại khi điều đó trở nên khó khăn. Đi cho đến cùng một chọn lựa cứng rắn : bằng bất cứ giá nào, tôi vẫn muốn yêu thương, tôi sẽ chẳng để cho quyết định thương yêu của mình cao bay xa chạy.
Chúng ta sẽ chẳng luôn luôn đạt tới đó, nhưng có thể đạt tới chỗ chẳng bao giờ cho mình những lý do để bỏ cuộc, chẳng bao giờ quyết định rằng trong một hoàn cảnh nào đó, đối với một ai đó, chúng ta không có bổn phận yêu thương. Chính tính vô điều kiện ấy của tình yêu xét như quy luật sống tuyệt đối bất khả xâm phạm mới biến ta thành Ki-tô hữu : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” Ở điểm duy nhất này. Không có ba mươi sáu điểm, không có hàng trăm điểm !
Đúng ! Cho tới khi xảy ra với X… hay với Y… một cái gì đó khiến chúng ta nói : “Đến đây thì không thể yêu thương nổi, Thiên Chúa đâu có đòi hỏi tôi một chuyện như vậy.” Người đòi hỏi đấy ! Nếu chúng ta chẳng tin rằng mình là những kẻ được gọi là làm điều không thể, thì hãy khép sách Tin Mừng lại đi ! Bí quyết lớn lao của Tin Mừng, đó chẳng phải là dạy ta “hãy yêu thương”, nhưng là bảo rằng ta có thể làm điều ấy vì ta là những kẻ đã được cứu chuộc. Được cứu chuộc bởi Đức Giê-su Ki-tô, điểu đó muốn nói ta có thể yêu thương như Người : “Với Đấng đã chiến thắng sự chết, bạn có thể làm những điều bất khả” (Chiara Lubich). Và thành thử là yêu thương ngay cả X… ngay cả Y… Thay vì lải nhải : “Chúng ta hãy yêu thương nhau”, hãy dám can đảm đương đầu với khó khăn hiện thời của mình : “Tại sao tôi đang căm ghét X…, oán hận Y…?”
Chúng ta biết rõ mình đôi khi có những lý do mạnh mẽ để bỏ rơi hay căm ghét một ai đó. Nhưng chọn lựa yêu thương của ta phải đi đến chỗ điên rồ cuối cùng, điên rồ lớn nhất của Tin Mừng : yêu thương ngay cả trong một cuộc tranh chấp, đi đến chỗ chẳng nói xấu chút nào kẻ thù của ta, không cầu mong điều dữ song là điều lành cho đương sự, cho dẫu phải chống lại đương sự.
Vì không có chuyện chạy trốn trước một xung đột khả dĩ. Các Ki-tô hữu chẳng chống lại gì trong thế giới chúng ta như hiện thời đều là những kẻ ích kỷ và có lẽ là những kẻ hèn nhát, chứ chẳng phải là môn đệ của Đức Ki-tô. Chúng ta được mời gọi yêu thương trong các cuộc xung đột và điều đó có thể dẫn tới chỗ gây ra một xung đột nhân danh công lý, vì công lý là một trong những khuôn mặt cao cả của tình yêu. Bác ái không thể định nghĩa được bằng ngôn từ “cảm tính” hay “sủng mộ.” Oliver Clément viết : bác ái “đâu phải là đường, nó là muối !” Ngôn từ của bác ái “không bạc nhược, nhưng dũng cảm.” Bác ái đích thật không tránh né bạo lực, mà là chuyển đổi nó thành việc tranh đấu trong cuộc sống, là tạo lập Công bình và bênh vực Sự thật. Trước những áp bức bạo hành đang nhan nhản, những dối trá lừa lọc đang tung hoành, những bất công kỳ thị đang giáng xuống những kẻ yếu thế, Ki-tô hữu không thể nhân danh bác ái để chỉ nở nụ cười xuề xòa, đưa bàn tay thỏa hiệp, giữ im lặng đồng lõa, nói những ngôn từ hết sức mang tính “ngoại giao.” Họ phải lên tiếng và hành động giải thoát các nạn nhân để đồng thời giải cứu các đao phủ !
Chúng ta cũng được mời gọi yêu thương những kẻ lắm chuyện, hay gây phiền nhiễu, những kẻ chúng ta phê phán là không thể chịu nổi và đó có lẽ là thật, nhưng điều ấy chẳng xóa bỏ yêu cầu của Đức Giê-su : Hãy yêu thương ! Chính trên yêu cầu này mà trong vài lúc nào đó chúng ta định đoạt cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó, đọc thấy điều này, hiểu rằng mình được yêu cầu làm một bước kinh khủng, hết sức điên rồ, đương sự hãy cầu nguyện và tiến tới, lê mình tới : đương sự sẽ chẳng bao giờ gần gũi Đức Ki-tô như vậy đâu.