Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:14 15/07/2025
20. Thiên Chúa yêu thương người nổ lực hoàn thiện tu đức hơn là ngàn vạn người khác có thánh sủng, nhưng linh hồn thì lãnh đạm không muốn nên thánh.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:18 15/07/2025
91. DUY NHẤT “BIẾT ÂM ĐIỆU”
Có một thầy dạy đàn đang tấu đàn trên hè phố, người ta đến nghe rất đông. Đợi đến khi tiếng đàn loãng, âm điệu giảm bớt, bèn cùng nhau giải tán, chỉ có một người không bỏ đi.
Thầy dạy đàn phấn khởi nói:
- “Tốt lắm, lại còn có một người thông minh biết âm điệu, không phụ lòng của ta.”
Nhưng người ấy nói:
- “Nếu không phải vì cái bàn để kê cái đàn là của nhà tôi, nên tôi phải đợi để khiêng về, bằng không thì tôi cũng bỏ về sớm như người ta.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 91:
Làm thầy thì phải giỏi: thầy giáo dạy văn thì giỏi văn, thầy giáo dạy toán thì giỏi toán, thày giáo dạy sinh ngữ thì giỏi sinh ngữ.v.v…đó là chuyện đương nhiên, mà làm thầy trong thời đại này thì càng phải giỏi hơn nữa, bởi vì học trò ngày nay có nhiều cách để thông minh và hiểu được những điều mà thầy chưa dạy trên phương tiện đại chúng, và phụ huynh thời nay thì cũng không phải “dạng vừa”, đồng tiền họ bỏ ra thì phải xứng đáng. Đó cũng là chuyện thường tình.
Làm thầy cả (linh mục) thì phải “chiến” hơn nữa về mọi mặt, nhất là về phương diện tâm linh, bởi vì giáo dân ngày nay không như giáo dân ngày trước, họ hiểu biết giáo lý, phụng vụ và thánh nhạc nhiều hơn trước đây, và có khi chuyên sâu hơn cả các thầy cả là linh mục. Cho nên, các thầy cả coi sóc phần hồn của giáo dân cần phải chú ý, chú ý nhiều nhất là sống thật hồn nhiên, đơn sơn nhưng nghiêm trang, thánh thiện nhưng không xa cách, giỏi giang nhưng không kiêu ngạo…
Nếu không vì giữ luật của Thiên Chúa, nếu không vì yêu mến Thiên Chúa thì giáo dân sẽ bỏ về khi chúng ta –những thầy cả- giảng ngoài “đề tài”, giảng không có bác ái, giảng không có “hồn”…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thầy dạy đàn đang tấu đàn trên hè phố, người ta đến nghe rất đông. Đợi đến khi tiếng đàn loãng, âm điệu giảm bớt, bèn cùng nhau giải tán, chỉ có một người không bỏ đi.
Thầy dạy đàn phấn khởi nói:
- “Tốt lắm, lại còn có một người thông minh biết âm điệu, không phụ lòng của ta.”
Nhưng người ấy nói:
- “Nếu không phải vì cái bàn để kê cái đàn là của nhà tôi, nên tôi phải đợi để khiêng về, bằng không thì tôi cũng bỏ về sớm như người ta.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 91:
Làm thầy thì phải giỏi: thầy giáo dạy văn thì giỏi văn, thầy giáo dạy toán thì giỏi toán, thày giáo dạy sinh ngữ thì giỏi sinh ngữ.v.v…đó là chuyện đương nhiên, mà làm thầy trong thời đại này thì càng phải giỏi hơn nữa, bởi vì học trò ngày nay có nhiều cách để thông minh và hiểu được những điều mà thầy chưa dạy trên phương tiện đại chúng, và phụ huynh thời nay thì cũng không phải “dạng vừa”, đồng tiền họ bỏ ra thì phải xứng đáng. Đó cũng là chuyện thường tình.
Làm thầy cả (linh mục) thì phải “chiến” hơn nữa về mọi mặt, nhất là về phương diện tâm linh, bởi vì giáo dân ngày nay không như giáo dân ngày trước, họ hiểu biết giáo lý, phụng vụ và thánh nhạc nhiều hơn trước đây, và có khi chuyên sâu hơn cả các thầy cả là linh mục. Cho nên, các thầy cả coi sóc phần hồn của giáo dân cần phải chú ý, chú ý nhiều nhất là sống thật hồn nhiên, đơn sơn nhưng nghiêm trang, thánh thiện nhưng không xa cách, giỏi giang nhưng không kiêu ngạo…
Nếu không vì giữ luật của Thiên Chúa, nếu không vì yêu mến Thiên Chúa thì giáo dân sẽ bỏ về khi chúng ta –những thầy cả- giảng ngoài “đề tài”, giảng không có bác ái, giảng không có “hồn”…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 16/07: Ý định của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người - Lm Giuse Vũ Ngọc Tuyển CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:39 15/07/2025
Bài trích sách Xuất hành.
Bấy giờ, ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: “Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?” Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Mô-sê ! Mô-sê!” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” Người phán: “Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.” Người lại phán: “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp.” Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.
Đức Chúa phán: “Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập. Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập.”
Ông Mô-sê thưa với Thiên Chúa: “Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ô và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập?” Người phán: “Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này.”
Bé mọn
Lm. Minh Anh
16:25 15/07/2025
BÉ MỌN
“Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”.
“Trí tuệ nhân loại dựng nên những mê cung, nhưng lòng tin trẻ thơ chỉ cần một cửa sổ mở ra ánh sáng. Sự thật là không phải mọi thứ đều quá rắc rối; chúng đơn giản đến mức đôi khi người thông minh nhất không nhận ra, nhưng đứa trẻ thì tin ngay!” - G.K. Chesterton.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy cuộc sống thật phức tạp khiến con người nhiều lúc đặt bao câu hỏi mà không có câu trả lời; nhưng sự thật, không nhất thiết phải như vậy. Vì lẽ, câu trả lời của Thiên Chúa thường đủ đơn giản để một đứa trẻ hiểu! Vấn đề nằm ở chỗ không ai muốn trở nên ‘bé mọn’ để có thể lắng nghe Ngài.
Trước hết, câu chuyện cậu bé Môsê được Chúa hiện ra qua bụi cây cháy bừng - bài đọc một. Cậu tò mò lại gần. Trẻ em thường tò mò! Chúa phán, “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh!”. Mọi cuộc gặp gỡ Thiên Chúa đều tạo nên đất thánh! Khi cầu nguyện, linh hồn là đất thánh! Cũng từ đất thánh đó, Chúa sai Môsê đi giải phóng dân. Quá phức tạp! “Con ‘là ai’ mà dám đến với Pharaô?” - “Ta sẽ ở với ngươi!”. Quá bất ngờ! Đó là một câu trả lời đủ đơn giản cho một đứa trẻ; và Môsê hiểu. Từ nay, tên cậu không còn là “Môsê”, nhưng là “Ta Sẽ Ở Với Ngươi!”. Đấng đặt tên mới cho Môsê là Đấng cậu sẽ trải nghiệm dần, “Đấng từ bi nhân hậu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu xác quyết, “Cha đã mặc khải các mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn”. Vậy liệu bạn và tôi nên ‘khôn ngoan thông thái’ hay nên người ‘bé mọn?’. Rõ ràng, tốt hơn sẽ là ‘bé mọn!’. “Một sinh vật càng lớn càng muốn khẳng định mình. Nó muốn ngày càng ít phụ thuộc hơn; do đó, ngày càng trở thành ‘một loại thần thánh’ không cần ai!” - Ratzinger.
Vậy mà trong cuộc sống, bao vấn đề từ bản thân, gia đình, bạn bè đến quá khứ, hiện tại, tương lai xem ra quá phức tạp! Sự thật này cho thấy, chúng ta cần trở nên thơ bé! Cả khi trưởng thành, bạn và tôi đừng bao giờ ngừng tỏ ra là trẻ thơ. “Khi tôi trưởng thành, tôi không từ bỏ những điều trẻ thơ; tôi chỉ học cách yêu thương chúng sâu sắc hơn. Một trái tim trẻ thơ trong một người trưởng thành - đó không phải là ngây ngô, mà là trưởng thành trong đức tin!” - C.S. Lewis.
Anh Chị em,
“Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”. Những người ‘bé mọn’ - trẻ em - tự mình là một kho tàng của thế giới và của Giáo Hội; vì lẽ, trẻ không ngừng gợi lên những điều kiện cần thiết để chiếm lĩnh Nước Trời - không tự coi mình có thể tự cung, tự cấp, nhưng cần được giúp đỡ, yêu thương và tha thứ. Trẻ trở thành biểu tượng của những ‘người nghèo’ mà Vương Quốc thuộc về. Để trưởng thành trong đức tin, tất cả chúng ta cần sự giúp đỡ, yêu thương và tha thứ. “Sự yếu đuối không phải là điều đáng xấu hổ. Nó là cánh cửa mở ra cho tình yêu Thiên Chúa. Và không ai dạy điều đó tốt hơn một đứa trẻ!” - Henri Nouwen.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cái tôi khiến con trở nên một loại thần thánh không cần ai. Cho con đừng bao giờ ngừng tỏ ra là trẻ thơ, và Chúa luôn có câu trả lời đủ đơn giản để con hiểu!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”.
“Trí tuệ nhân loại dựng nên những mê cung, nhưng lòng tin trẻ thơ chỉ cần một cửa sổ mở ra ánh sáng. Sự thật là không phải mọi thứ đều quá rắc rối; chúng đơn giản đến mức đôi khi người thông minh nhất không nhận ra, nhưng đứa trẻ thì tin ngay!” - G.K. Chesterton.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy cuộc sống thật phức tạp khiến con người nhiều lúc đặt bao câu hỏi mà không có câu trả lời; nhưng sự thật, không nhất thiết phải như vậy. Vì lẽ, câu trả lời của Thiên Chúa thường đủ đơn giản để một đứa trẻ hiểu! Vấn đề nằm ở chỗ không ai muốn trở nên ‘bé mọn’ để có thể lắng nghe Ngài.
Trước hết, câu chuyện cậu bé Môsê được Chúa hiện ra qua bụi cây cháy bừng - bài đọc một. Cậu tò mò lại gần. Trẻ em thường tò mò! Chúa phán, “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh!”. Mọi cuộc gặp gỡ Thiên Chúa đều tạo nên đất thánh! Khi cầu nguyện, linh hồn là đất thánh! Cũng từ đất thánh đó, Chúa sai Môsê đi giải phóng dân. Quá phức tạp! “Con ‘là ai’ mà dám đến với Pharaô?” - “Ta sẽ ở với ngươi!”. Quá bất ngờ! Đó là một câu trả lời đủ đơn giản cho một đứa trẻ; và Môsê hiểu. Từ nay, tên cậu không còn là “Môsê”, nhưng là “Ta Sẽ Ở Với Ngươi!”. Đấng đặt tên mới cho Môsê là Đấng cậu sẽ trải nghiệm dần, “Đấng từ bi nhân hậu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu xác quyết, “Cha đã mặc khải các mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn”. Vậy liệu bạn và tôi nên ‘khôn ngoan thông thái’ hay nên người ‘bé mọn?’. Rõ ràng, tốt hơn sẽ là ‘bé mọn!’. “Một sinh vật càng lớn càng muốn khẳng định mình. Nó muốn ngày càng ít phụ thuộc hơn; do đó, ngày càng trở thành ‘một loại thần thánh’ không cần ai!” - Ratzinger.
Vậy mà trong cuộc sống, bao vấn đề từ bản thân, gia đình, bạn bè đến quá khứ, hiện tại, tương lai xem ra quá phức tạp! Sự thật này cho thấy, chúng ta cần trở nên thơ bé! Cả khi trưởng thành, bạn và tôi đừng bao giờ ngừng tỏ ra là trẻ thơ. “Khi tôi trưởng thành, tôi không từ bỏ những điều trẻ thơ; tôi chỉ học cách yêu thương chúng sâu sắc hơn. Một trái tim trẻ thơ trong một người trưởng thành - đó không phải là ngây ngô, mà là trưởng thành trong đức tin!” - C.S. Lewis.
Anh Chị em,
“Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”. Những người ‘bé mọn’ - trẻ em - tự mình là một kho tàng của thế giới và của Giáo Hội; vì lẽ, trẻ không ngừng gợi lên những điều kiện cần thiết để chiếm lĩnh Nước Trời - không tự coi mình có thể tự cung, tự cấp, nhưng cần được giúp đỡ, yêu thương và tha thứ. Trẻ trở thành biểu tượng của những ‘người nghèo’ mà Vương Quốc thuộc về. Để trưởng thành trong đức tin, tất cả chúng ta cần sự giúp đỡ, yêu thương và tha thứ. “Sự yếu đuối không phải là điều đáng xấu hổ. Nó là cánh cửa mở ra cho tình yêu Thiên Chúa. Và không ai dạy điều đó tốt hơn một đứa trẻ!” - Henri Nouwen.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cái tôi khiến con trở nên một loại thần thánh không cần ai. Cho con đừng bao giờ ngừng tỏ ra là trẻ thơ, và Chúa luôn có câu trả lời đủ đơn giản để con hiểu!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chọn phần tốt hơn
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
16:28 15/07/2025
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN NĂM C : LC 10, 38-42
38Khi ấy, Đức Giê-su vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. 39Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói : “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !”
41Chúa đáp : “Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! 42Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn, và sẽ không bị lấy đi.”
CHỌN PHẦN TỐT HƠN
Câu chuyện đưa độc giả đi vào chủ đề bác ái Ki-tô giáo (Chúa nhật tuần trước) nhân tiện đã nhắc tới việc Đức Giê-su đang du hành và xin được tiếp đãi. Bà chủ nhà và cô em gái gợi lên cho ai biết Tin mừng Gio-an đó là hai chị ruột của anh La-da-rô ở Bê-ta-ni-a (Ga 11; 12,1-8). Nhưng trong trình thuật Lu-ca, đấy hai người nữ xa lạ và không có gì chứng tỏ họ đang ở gần Giê-ru-sa-lem. Cô Ma-ri-a đây cũng chẳng đồng hóa với Ma-ri-a Mác-đa-la ở Lc 8,2; 24,10.
Sự đối chọi giữa hai chị em trước tiên gắn liền với việc Ma-ri-a được trình bày như môn đệ hoàn hảo, ngồi dưới chân Chúa để đón nhận giáo huấn của Người. Tư thế của cô là tư thế cổ điển (x. Lc 8,35; Cv 22,3[1]). Nhưng nên nhớ truyền thống rab-bi Do-thái không bao giờ nhận phụ nữ làm môn đệ và càng không để phụ nữ ngồi dưới chân ông thầy. Chúa Giê-su quả là khác lạ. Thái độ của bà chủ nhà thì ngược lại, đúng quy ước, phù hợp với vai trò của các phụ nữ-môn đệ như thấy ở Lc 8,3. Nhất là bà muốn cô em chớ hành động khác mình; thậm chí bà còn xác tín rằng Chúa chỉ có thể đồng ý với trật tự các giá trị của bà thôi.
Tuy nhiên, ta sẽ sai lầm khi đặt đối lập quá đáng hai chị em. Lúc ca ngợi cô Ma-ri-a hôm nay, Đức Giê-su không thể làm chuyện trái ngược với điều Người đã nói Chúa nhật mới rồi. Trong dụ ngôn ông Sa-ma-ri tốt lành, Người đã thực sự tán dương việc tích cực phục vụ kẻ thân cận. Hôm nay, cũng chính Đức Giê-su ấy xem ra quở trách cô Mác-ta quá tích cực, “băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá.” Người bảo cô : “Mác-ta ơi, chị quá máy động !” Chớ tự phong tỏa mình trong những điều tiên thiên, ta hãy cố gắng lắng nghe “tin mừng” hôm nay đã.
1- Đừng băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá !
Biết bao lần ta nghe nhiều cặp vợ chồng phàn nàn là chẳng còn có thời gian để lắng nghe nhau, đơn giản như vậy. Và bất hạnh thay, khi đôi bạn không còn tìm được gì để nói với nhau ! Cái mà tình yêu ao ước trên tất cả, đó là chính mình được lắng nghe và được thương mến, khi người ta hưởng nếm những giây phút thân mật, đầu cụng đầu, tim kề tim. Bản văn hôm nay thành ra nhắc ta nhớ một “tin mừng” khẩn cấp. Thế gian quá làm chúng ta đôn đáo, chạy vạy, máy động. Chẳng tốt lành gì ! Và Đức Giê-su nhắc ta nhớ “bổn phận ngồi xuống.” Người kêu mời chúng ta hãy bỏ giờ để sống, sống thực bên Người.
Đây không phải là lần duy nhất Đức Giê-su nói đến các lo lắng, bận lòng của chúng ta. Đó là một trong những chủ đề ưa thích của Người. Người muốn giải thoát chúng ta khỏi những lắng lo thái quá ! Kể ra chúng ta cũng biết rõ điều này : băn khoăn tư lự đến bất an chẳng hay ho gì cả. Trong dụ ngôn người gieo giống, Đức Giê-su từng cảnh báo chúng ta rằng “những nỗi lo lắng sự đời” có thể bóp nghẹt hạt giống Lời Chúa (x. Lc 8,14). Và khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su đã căn dặn họ “đừng lo lắng cho mạng sống : lấy gì mà ăn; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc” (Lc 12,22-26). Người sẽ mạnh mẽ lặp lại rằng “chớ để lòng mình ra nặng nề vì lo lắng sự đời, chuyện thế” (Lc 21,34).
Điều Đức Giê-su lên án nơi Mác-ta chẳng phải là công việc của cô, sự phục vụ của cô… nhưng là sự căng thẳng, nhăn nhó, “stress” (xì-trét) như ta nói hiện giờ. Người lặp lại với chúng ta hôm nay : “Hãy giữ bình an và tự do nội tâm !” Tin mừng là thế. Đức Giê-su chúc cho chúng ta có mộtộc sống thư thái, hạnh phúc, quân bình.
2- Chỉ có một điều cần thiết mà thôi.
Điều cần thiết ấy là gì? Đó là làm những gì cô Ma-ri-a từng làm : “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy.”
Nghe lời Thiên Chúa, đó là bổn phận đầu tiên của con người, đó là điều duy nhất tuyệt đối ần thiết. Và ở đây cũng vậy, đấy không phải là lần duy nhất Đức Giê-su nói với chúng ta điểm này. Đấy cũng là một trong những chủ đề Người chẳng ngớt trở đi trở lại. “Không nghe lời Thiên Chúa thì như xây nhà trên cát mà thôi” (x. Lc 6,47). Hạnh phúc đích thực của Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Giê-su, chẳng phải là đã nên thân mẫu của Người, nhưng là đã “lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28).
Vâng, như mọi vợ chồng thực sự yêu nhau, Thiên Chúa ưa thích ta để giờ lắng nghe Người vì Người, hy sinh thời gian để đầu cụng đầu, tim kề tim với Người… ngõ hầu ta triển nở nhờ sự Hiện diện của Người. Biết “mất thời gian”. Học lắng nghe. Để giờ dừng lại. Hãm bớt bàn đạp tăng tốc vốn biến cuộc đời thành một cuộc đua quỷ quái, không chịu nổi. Như để nhắc nhở Ki-tô hữu điều này, hiện nay trên thế giới có một số dòng tu và tu hội nổi tiếng về việc chầu Thánh Thể lâu giờ : Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Phanxicô, Dòng Thánh Gia Thất, Dòng Thừa Sai Đức Mẹ, Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn…
Tóm lại, cô Mác-ta tượng trưng cho những người tận tình phục vụ (c. 40) nhưng bị cuốn hút vào đủ thứ hoạt động (c. 41), để cho cảnh náo nhiệt và những nỗi bồn chồn lo lắng chi phối tâm hồn. Còn cô Ma-ri-a là mẫu người môn đệ chân chính của Đức Giê-su : ngồi bên chân Chúa, nghe lời Người dạy (c. 39), chú tâm làm cho hạt giống lời Chúa sinh hoa trái trong lòng và trong đời sống. Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi (c. 42a) : đó là lắng nghe lời Chúa. Theo ý của Đức Giê-su, cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn đối với các phần khác, các việc khác.
Một nhà kinh doanh làm ăn phát đạt hôm nọ hỏi một anh bạn hàng xóm : “Ông có biết lễ Giáng Sinh này, tôi cho con trai nhỏ của tôi món quà nào không?” Tưởng món quà tất đắt tiền lắm, ông hàng xóm đã vô cùng kinh ngạc khi thấy nhà kinh doanh giàu có chìa ra một miếng giấy chỉ ghi vỏn vẹn dòng chữ : “Con cưng của ba, từ nay ba cho con mỗi ngày một giờ và mỗi Chúa nhật hai giờ của ba để con tùy ý dùng. Ba của con.” Ông hàng xóm đáp : “Đó là món quà quý nhất mà một người cha có thể tặng và phải tặng cho đứa con yêu.”
Quả thế, không có tặng vật nào đáng quý hơn thời giờ của mình. Vì tặng ai thời giờ của mình chính là tặng người đó một phần của bản thân mình. Tấm gương sáng của cô Ma-ri-a và sự hài lòng của Chúa Giê-su hôm nay chẳng mời gọi ta tặng Người một số thời gian trong ngày sống của ta hay sao?
38Khi ấy, Đức Giê-su vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. 39Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói : “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !”
41Chúa đáp : “Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! 42Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn, và sẽ không bị lấy đi.”
CHỌN PHẦN TỐT HƠN
Câu chuyện đưa độc giả đi vào chủ đề bác ái Ki-tô giáo (Chúa nhật tuần trước) nhân tiện đã nhắc tới việc Đức Giê-su đang du hành và xin được tiếp đãi. Bà chủ nhà và cô em gái gợi lên cho ai biết Tin mừng Gio-an đó là hai chị ruột của anh La-da-rô ở Bê-ta-ni-a (Ga 11; 12,1-8). Nhưng trong trình thuật Lu-ca, đấy hai người nữ xa lạ và không có gì chứng tỏ họ đang ở gần Giê-ru-sa-lem. Cô Ma-ri-a đây cũng chẳng đồng hóa với Ma-ri-a Mác-đa-la ở Lc 8,2; 24,10.
Sự đối chọi giữa hai chị em trước tiên gắn liền với việc Ma-ri-a được trình bày như môn đệ hoàn hảo, ngồi dưới chân Chúa để đón nhận giáo huấn của Người. Tư thế của cô là tư thế cổ điển (x. Lc 8,35; Cv 22,3[1]). Nhưng nên nhớ truyền thống rab-bi Do-thái không bao giờ nhận phụ nữ làm môn đệ và càng không để phụ nữ ngồi dưới chân ông thầy. Chúa Giê-su quả là khác lạ. Thái độ của bà chủ nhà thì ngược lại, đúng quy ước, phù hợp với vai trò của các phụ nữ-môn đệ như thấy ở Lc 8,3. Nhất là bà muốn cô em chớ hành động khác mình; thậm chí bà còn xác tín rằng Chúa chỉ có thể đồng ý với trật tự các giá trị của bà thôi.
Tuy nhiên, ta sẽ sai lầm khi đặt đối lập quá đáng hai chị em. Lúc ca ngợi cô Ma-ri-a hôm nay, Đức Giê-su không thể làm chuyện trái ngược với điều Người đã nói Chúa nhật mới rồi. Trong dụ ngôn ông Sa-ma-ri tốt lành, Người đã thực sự tán dương việc tích cực phục vụ kẻ thân cận. Hôm nay, cũng chính Đức Giê-su ấy xem ra quở trách cô Mác-ta quá tích cực, “băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá.” Người bảo cô : “Mác-ta ơi, chị quá máy động !” Chớ tự phong tỏa mình trong những điều tiên thiên, ta hãy cố gắng lắng nghe “tin mừng” hôm nay đã.
1- Đừng băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá !
Biết bao lần ta nghe nhiều cặp vợ chồng phàn nàn là chẳng còn có thời gian để lắng nghe nhau, đơn giản như vậy. Và bất hạnh thay, khi đôi bạn không còn tìm được gì để nói với nhau ! Cái mà tình yêu ao ước trên tất cả, đó là chính mình được lắng nghe và được thương mến, khi người ta hưởng nếm những giây phút thân mật, đầu cụng đầu, tim kề tim. Bản văn hôm nay thành ra nhắc ta nhớ một “tin mừng” khẩn cấp. Thế gian quá làm chúng ta đôn đáo, chạy vạy, máy động. Chẳng tốt lành gì ! Và Đức Giê-su nhắc ta nhớ “bổn phận ngồi xuống.” Người kêu mời chúng ta hãy bỏ giờ để sống, sống thực bên Người.
Đây không phải là lần duy nhất Đức Giê-su nói đến các lo lắng, bận lòng của chúng ta. Đó là một trong những chủ đề ưa thích của Người. Người muốn giải thoát chúng ta khỏi những lắng lo thái quá ! Kể ra chúng ta cũng biết rõ điều này : băn khoăn tư lự đến bất an chẳng hay ho gì cả. Trong dụ ngôn người gieo giống, Đức Giê-su từng cảnh báo chúng ta rằng “những nỗi lo lắng sự đời” có thể bóp nghẹt hạt giống Lời Chúa (x. Lc 8,14). Và khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su đã căn dặn họ “đừng lo lắng cho mạng sống : lấy gì mà ăn; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc” (Lc 12,22-26). Người sẽ mạnh mẽ lặp lại rằng “chớ để lòng mình ra nặng nề vì lo lắng sự đời, chuyện thế” (Lc 21,34).
Điều Đức Giê-su lên án nơi Mác-ta chẳng phải là công việc của cô, sự phục vụ của cô… nhưng là sự căng thẳng, nhăn nhó, “stress” (xì-trét) như ta nói hiện giờ. Người lặp lại với chúng ta hôm nay : “Hãy giữ bình an và tự do nội tâm !” Tin mừng là thế. Đức Giê-su chúc cho chúng ta có mộtộc sống thư thái, hạnh phúc, quân bình.
2- Chỉ có một điều cần thiết mà thôi.
Điều cần thiết ấy là gì? Đó là làm những gì cô Ma-ri-a từng làm : “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy.”
Nghe lời Thiên Chúa, đó là bổn phận đầu tiên của con người, đó là điều duy nhất tuyệt đối ần thiết. Và ở đây cũng vậy, đấy không phải là lần duy nhất Đức Giê-su nói với chúng ta điểm này. Đấy cũng là một trong những chủ đề Người chẳng ngớt trở đi trở lại. “Không nghe lời Thiên Chúa thì như xây nhà trên cát mà thôi” (x. Lc 6,47). Hạnh phúc đích thực của Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Giê-su, chẳng phải là đã nên thân mẫu của Người, nhưng là đã “lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28).
Vâng, như mọi vợ chồng thực sự yêu nhau, Thiên Chúa ưa thích ta để giờ lắng nghe Người vì Người, hy sinh thời gian để đầu cụng đầu, tim kề tim với Người… ngõ hầu ta triển nở nhờ sự Hiện diện của Người. Biết “mất thời gian”. Học lắng nghe. Để giờ dừng lại. Hãm bớt bàn đạp tăng tốc vốn biến cuộc đời thành một cuộc đua quỷ quái, không chịu nổi. Như để nhắc nhở Ki-tô hữu điều này, hiện nay trên thế giới có một số dòng tu và tu hội nổi tiếng về việc chầu Thánh Thể lâu giờ : Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Phanxicô, Dòng Thánh Gia Thất, Dòng Thừa Sai Đức Mẹ, Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn…
Tóm lại, cô Mác-ta tượng trưng cho những người tận tình phục vụ (c. 40) nhưng bị cuốn hút vào đủ thứ hoạt động (c. 41), để cho cảnh náo nhiệt và những nỗi bồn chồn lo lắng chi phối tâm hồn. Còn cô Ma-ri-a là mẫu người môn đệ chân chính của Đức Giê-su : ngồi bên chân Chúa, nghe lời Người dạy (c. 39), chú tâm làm cho hạt giống lời Chúa sinh hoa trái trong lòng và trong đời sống. Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi (c. 42a) : đó là lắng nghe lời Chúa. Theo ý của Đức Giê-su, cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn đối với các phần khác, các việc khác.
Một nhà kinh doanh làm ăn phát đạt hôm nọ hỏi một anh bạn hàng xóm : “Ông có biết lễ Giáng Sinh này, tôi cho con trai nhỏ của tôi món quà nào không?” Tưởng món quà tất đắt tiền lắm, ông hàng xóm đã vô cùng kinh ngạc khi thấy nhà kinh doanh giàu có chìa ra một miếng giấy chỉ ghi vỏn vẹn dòng chữ : “Con cưng của ba, từ nay ba cho con mỗi ngày một giờ và mỗi Chúa nhật hai giờ của ba để con tùy ý dùng. Ba của con.” Ông hàng xóm đáp : “Đó là món quà quý nhất mà một người cha có thể tặng và phải tặng cho đứa con yêu.”
Quả thế, không có tặng vật nào đáng quý hơn thời giờ của mình. Vì tặng ai thời giờ của mình chính là tặng người đó một phần của bản thân mình. Tấm gương sáng của cô Ma-ri-a và sự hài lòng của Chúa Giê-su hôm nay chẳng mời gọi ta tặng Người một số thời gian trong ngày sống của ta hay sao?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng chia sẻ: Nhân loại luôn có thể đoàn kết, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh chia rẽ
Thanh Quảng sdb
15:34 15/07/2025
Đức Giáo Hoàng chia sẻ: Nhân loại luôn có thể đoàn kết, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh chia rẽ

Đức Giáo Hoàng Lêô XIV gửi thông điệp video đến những người tham dự một sự kiện từ thiện của Ý, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại và hòa bình trong một thế giới đang bị chia rẽ.
(Tin Vatican - Isabella H. de Carvalho)
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc đoàn kết vì hòa bình và tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự hiệp nhất thông qua thể thao, chính trị, âm nhạc, v.v.
Trong thông điệp video được công bố vào ngày 15 tháng 7, Đức Giáo Hoàng đã gửi lời chào đến những người tham dự một trận đấu từ thiện do Bệnh viện Nhi đồng Bambino Gesù của Tòa Thánh và Caritas Ý tổ chức.
“Nhân loại của chúng ta đang bị đe dọa. Hãy để trận đấu mang ý nghĩa hòa bình này ghi dấu ấn trong lòng nhân loại”, Đức Giáo Hoàng nói.
Trong thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng rằng tất cả những người tham gia sự kiện này có thể “nhìn vào mắt trẻ em và học hỏi từ các em” cách “tìm thấy lòng can đảm để chào đón” người khác, cách trở thành “những người nam nữ” thúc đẩy sự gặp gỡ, và cách “tìm thấy sức mạnh để tin tưởng và cầu xin một thỏa thuận ngừng bắn, một thời điểm để chấm dứt sự tích tụ của hận thù”.
Ngài nhấn mạnh: “Vẫn có thể và luôn luôn có thể, để cùng nhau đoàn kết, ngay cả trong thời kỳ chia rẽ, bom đạn và chiến tranh. Cần phải tạo ra những cơ hội để làm điều này”. “Hãy thách thức sự chia rẽ và nhận ra rằng thách thức lớn nhất chính là cùng nhau đoàn kết”.
Một sự kiện giúp đỡ trẻ em bệnh tật và gia đình của các em
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được gửi đến những người tham dự sự kiện “La Partita del Cuore” (“Trận đấu của trái tim”) năm nay, một trận bóng đá từ thiện và buổi hòa nhạc diễn ra vào thứ Ba, ngày 15 tháng 7, tại thành phố L’Aquila, miền trung nước Ý.
Được tổ chức bởi Bệnh viện Nhi Bambino Gesù của Vatican và Caritas Ý, số tiền thu được từ sự kiện này sẽ được chuyển cho sáng kiến “Progetto Accolgienza” (“Dự án Chào đón”) của họ.
Dự án cung cấp chỗ ở và hỗ trợ vật chất cho các gia đình khó khăn từ Ý và nước ngoài có con em cần được điều trị tại Bệnh viện Bambino Gesù.
Trận đấu này là lần thứ 34 của sáng kiến, và sẽ diễn ra giữa một nhóm nhạc sĩ và một nhóm chính trị gia. Sự kiện cũng sẽ có một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ và nghệ sĩ biểu diễn người Ý.
Ủng hộ sự sống, chứ không phải sự hủy diệt và cái chết
Đức Giáo Hoàng Leo XIII cho biết từ “trận đấu” bao quanh sự kiện này có nghĩa là “gặp gỡ” và cùng nhau đoàn kết.
“Một cuộc gặp gỡ mà ngay cả những người đối lập cũng tìm thấy một lý do để đoàn kết họ”, ngài nói, lưu ý rằng điều này bao gồm “những đứa trẻ cầu xin sự giúp đỡ, những đứa trẻ đến Ý từ các khu vực xung đột” và được hỗ trợ bởi “Dự án Chào đón”.
“Do đó, “trận đấu” và “trái tim” trở thành hai từ cần được kết hợp với nhau”, ngài nói thêm, đồng thời hoan nghênh sự kiện này vì “đã gây quỹ cho sự sống, cho việc chữa trị, chứ không phải cho sự hủy diệt và cái chết”.
Trong thế giới ngày nay, ngài nói, “dường như ngày càng khó khăn, gần như không thể, để tìm được những không gian lắng nghe” cho những vấn đề này.
Đức Giáo Hoàng nêu bật ví dụ về một trận bóng đá giữa binh lính Pháp, Anh và Đức trong Hiệp định Đình chiến Giáng sinh năm 1914 trong Thế chiến thứ nhất gần thành phố Ypres ở Bỉ.
Ngài đề cập đến việc sự kiện này đã được kể lại trong một bộ phim Pháp, “Joyeux Noel” (“Giáng sinh vui vẻ”), và trong một bài hát của Paul McCartney, “Pipes of Peace”, phát hành năm 1983.
Trong thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng Leo khuyến khích mọi người “cùng nhau đóng góp cho một mục đích tốt đẹp” và “kéo những trái tim tan vỡ trở lại sự hiệp nhất”.
Ngài nhấn mạnh: “Hãy nhận ra rằng trong trái tim Chúa, chúng ta là một và trái tim là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa và tha nhân”.
Âm nhạc, thể thao, truyền hình và chính trị đều có vai trò.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh vai trò quan trọng của thể thao, âm nhạc, truyền hình và chính trị trong việc thúc đẩy sự đoàn kết và vượt qua chia rẽ.
Ngài giải thích: “Thể thao – khi được những người luyện tập và những người cổ vũ sống trọn vẹn – có một điều tuyệt vời là chúng biến đối đầu thành gặp gỡ, chia rẽ thành hòa nhập, và cô đơn thành cộng đồng”.
Ngài nói thêm rằng truyền hình có thể đóng một vai trò lớn hơn là chỉ kết nối mọi người, vì nó có thể giúp thúc đẩy sự hiệp thông giữa tất cả mọi người bằng “tình yêu thương thay vì thù hận”.
Tương tự, Đức Giáo Hoàng Lê \ô XIII nhấn mạnh rằng chính trị có thể “đoàn kết thay vì chia rẽ, nếu nó không thỏa hiệp với những tuyên truyền nuôi dưỡng kẻ thù”.
Chính trị nên hướng tới “nghệ thuật đối thoại xây dựng khó khăn và cần thiết, tìm kiếm lợi ích chung”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc, thứ “làm giàu ý nghĩa cho lời nói và ký ức của chúng ta, ngay từ khi chúng ta bắt đầu nói và ghi nhớ khi còn nhỏ”.
Đức Giáo Hoàng kết luận: “Trẻ em - những người được dành riêng cho sự kiện này - biết những điều này. Các em có tâm hồn trong sáng, giúp các em nhìn thấy Thiên Chúa.”

Đức Giáo Hoàng Lêô XIV gửi thông điệp video đến những người tham dự một sự kiện từ thiện của Ý, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại và hòa bình trong một thế giới đang bị chia rẽ.
(Tin Vatican - Isabella H. de Carvalho)
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc đoàn kết vì hòa bình và tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự hiệp nhất thông qua thể thao, chính trị, âm nhạc, v.v.
Trong thông điệp video được công bố vào ngày 15 tháng 7, Đức Giáo Hoàng đã gửi lời chào đến những người tham dự một trận đấu từ thiện do Bệnh viện Nhi đồng Bambino Gesù của Tòa Thánh và Caritas Ý tổ chức.
“Nhân loại của chúng ta đang bị đe dọa. Hãy để trận đấu mang ý nghĩa hòa bình này ghi dấu ấn trong lòng nhân loại”, Đức Giáo Hoàng nói.
Trong thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng rằng tất cả những người tham gia sự kiện này có thể “nhìn vào mắt trẻ em và học hỏi từ các em” cách “tìm thấy lòng can đảm để chào đón” người khác, cách trở thành “những người nam nữ” thúc đẩy sự gặp gỡ, và cách “tìm thấy sức mạnh để tin tưởng và cầu xin một thỏa thuận ngừng bắn, một thời điểm để chấm dứt sự tích tụ của hận thù”.
Ngài nhấn mạnh: “Vẫn có thể và luôn luôn có thể, để cùng nhau đoàn kết, ngay cả trong thời kỳ chia rẽ, bom đạn và chiến tranh. Cần phải tạo ra những cơ hội để làm điều này”. “Hãy thách thức sự chia rẽ và nhận ra rằng thách thức lớn nhất chính là cùng nhau đoàn kết”.
Một sự kiện giúp đỡ trẻ em bệnh tật và gia đình của các em
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được gửi đến những người tham dự sự kiện “La Partita del Cuore” (“Trận đấu của trái tim”) năm nay, một trận bóng đá từ thiện và buổi hòa nhạc diễn ra vào thứ Ba, ngày 15 tháng 7, tại thành phố L’Aquila, miền trung nước Ý.
Được tổ chức bởi Bệnh viện Nhi Bambino Gesù của Vatican và Caritas Ý, số tiền thu được từ sự kiện này sẽ được chuyển cho sáng kiến “Progetto Accolgienza” (“Dự án Chào đón”) của họ.
Dự án cung cấp chỗ ở và hỗ trợ vật chất cho các gia đình khó khăn từ Ý và nước ngoài có con em cần được điều trị tại Bệnh viện Bambino Gesù.
Trận đấu này là lần thứ 34 của sáng kiến, và sẽ diễn ra giữa một nhóm nhạc sĩ và một nhóm chính trị gia. Sự kiện cũng sẽ có một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ và nghệ sĩ biểu diễn người Ý.
Ủng hộ sự sống, chứ không phải sự hủy diệt và cái chết
Đức Giáo Hoàng Leo XIII cho biết từ “trận đấu” bao quanh sự kiện này có nghĩa là “gặp gỡ” và cùng nhau đoàn kết.
“Một cuộc gặp gỡ mà ngay cả những người đối lập cũng tìm thấy một lý do để đoàn kết họ”, ngài nói, lưu ý rằng điều này bao gồm “những đứa trẻ cầu xin sự giúp đỡ, những đứa trẻ đến Ý từ các khu vực xung đột” và được hỗ trợ bởi “Dự án Chào đón”.
“Do đó, “trận đấu” và “trái tim” trở thành hai từ cần được kết hợp với nhau”, ngài nói thêm, đồng thời hoan nghênh sự kiện này vì “đã gây quỹ cho sự sống, cho việc chữa trị, chứ không phải cho sự hủy diệt và cái chết”.
Trong thế giới ngày nay, ngài nói, “dường như ngày càng khó khăn, gần như không thể, để tìm được những không gian lắng nghe” cho những vấn đề này.
Đức Giáo Hoàng nêu bật ví dụ về một trận bóng đá giữa binh lính Pháp, Anh và Đức trong Hiệp định Đình chiến Giáng sinh năm 1914 trong Thế chiến thứ nhất gần thành phố Ypres ở Bỉ.
Ngài đề cập đến việc sự kiện này đã được kể lại trong một bộ phim Pháp, “Joyeux Noel” (“Giáng sinh vui vẻ”), và trong một bài hát của Paul McCartney, “Pipes of Peace”, phát hành năm 1983.
Trong thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng Leo khuyến khích mọi người “cùng nhau đóng góp cho một mục đích tốt đẹp” và “kéo những trái tim tan vỡ trở lại sự hiệp nhất”.
Ngài nhấn mạnh: “Hãy nhận ra rằng trong trái tim Chúa, chúng ta là một và trái tim là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa và tha nhân”.
Âm nhạc, thể thao, truyền hình và chính trị đều có vai trò.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh vai trò quan trọng của thể thao, âm nhạc, truyền hình và chính trị trong việc thúc đẩy sự đoàn kết và vượt qua chia rẽ.
Ngài giải thích: “Thể thao – khi được những người luyện tập và những người cổ vũ sống trọn vẹn – có một điều tuyệt vời là chúng biến đối đầu thành gặp gỡ, chia rẽ thành hòa nhập, và cô đơn thành cộng đồng”.
Ngài nói thêm rằng truyền hình có thể đóng một vai trò lớn hơn là chỉ kết nối mọi người, vì nó có thể giúp thúc đẩy sự hiệp thông giữa tất cả mọi người bằng “tình yêu thương thay vì thù hận”.
Tương tự, Đức Giáo Hoàng Lê \ô XIII nhấn mạnh rằng chính trị có thể “đoàn kết thay vì chia rẽ, nếu nó không thỏa hiệp với những tuyên truyền nuôi dưỡng kẻ thù”.
Chính trị nên hướng tới “nghệ thuật đối thoại xây dựng khó khăn và cần thiết, tìm kiếm lợi ích chung”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc, thứ “làm giàu ý nghĩa cho lời nói và ký ức của chúng ta, ngay từ khi chúng ta bắt đầu nói và ghi nhớ khi còn nhỏ”.
Đức Giáo Hoàng kết luận: “Trẻ em - những người được dành riêng cho sự kiện này - biết những điều này. Các em có tâm hồn trong sáng, giúp các em nhìn thấy Thiên Chúa.”
Nghi phạm đã chết sau vụ xả súng tại nhà thờ Kentucky khiến hai người thiệt mạng
Đặng Tự Do
17:35 15/07/2025
Chính quyền Kentucky cho biết vào Chúa Nhật rằng hai phụ nữ đã thiệt mạng và ba người khác, bao gồm một cảnh sát tiểu bang Kentucky, bị thương sau khi một nghi phạm nổ súng vào cảnh sát và bỏ chạy đến Nhà thờ Baptist trên đường Richmond.
Cảnh sát xác nhận nghi phạm cũng đã chết.
Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear cho biết: “Tôi rất đau lòng khi phải chia sẻ rằng vụ xả súng tại Nhà thờ Baptist Richmond Road ở Lexington đã cướp đi sinh mạng của hai người”.
Sở Cảnh sát Lexington cho biết trong một thông cáo báo chí rằng có bốn người bị bắn tại khuôn viên nhà thờ, hai người phụ nữ đã thiệt mạng và hai người đàn ông đã được đưa đến bệnh viện.
Cảnh sát cho biết: “Một nạn nhân được báo cáo là bị thương nặng và nạn nhân còn lại được báo cáo là trong tình trạng ổn định”.
Vị thống đốc nhấn mạnh rằng: “Bạo lực như thế này không có chỗ đứng trong cộng đồng hay đất nước chúng ta. Xin hãy cùng Britainy và tôi cầu nguyện cho gia đình của những người đã mất, mỗi người đều là một đứa con của Chúa đã ra đi quá sớm.”
Một nghi phạm duy nhất đã tham gia vào hai vụ nổ súng vào Chúa Nhật tại Lexington, vụ đầu tiên được báo cáo vào khoảng 11:36 sáng giờ địa phương tại Quận Fayette, Kentucky. Nghi phạm “bắn một cảnh sát rồi bỏ trốn khỏi hiện trường, đến Nhà thờ Baptist Richmond Road”, Cảnh sát Tiểu bang Kentucky, gọi tắt là KSP cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho Newsweek vào chiều Chúa Nhật.
Sở Cảnh sát Lexington cho biết trong một tuyên bố vào Chúa Nhật rằng các vụ nổ súng có “liên quan”, lưu ý rằng vụ đầu tiên xảy ra “trên đường Terminal Drive, nơi một cảnh sát tiểu bang Kentucky đã bị bắn”.
Tuyên bố tiếp tục: “Mặc dù vụ nổ súng xảy ra trên đường Terminal Drive, nhưng không liên quan đến Sân bay Blue Grass. Cảnh sát viên đang trong tình trạng ổn định và đang được điều trị y tế.”
Cảnh sát trưởng Lexington Lawrence Weathers phát biểu tại cuộc họp báo hôm Chúa Nhật rằng nghi phạm đã bắn cảnh sát sau khi bị cảnh sát chặn lại gần phi trường.
Phát ngôn nhân của Sân bay Blue Grass nói với Newsweek rằng vụ việc “xảy ra trên một con đường thuộc khuôn viên phi trường”. Tuyên bố lưu ý rằng “phi trường hiện đang hoạt động bình thường và các chuyến bay vẫn đến và đi như thường lệ”.
Weathers cho biết sau vụ nổ súng ban đầu, nghi phạm đã cướp một chiếc xe và chạy trốn vài dặm đến nhà thờ, nơi nghi phạm bắt đầu nổ súng vào mọi người.
Tại đó, cảnh sát tiểu bang và các thành viên của Sở Cảnh sát Lexington “đã có thể bắt giữ nghi phạm” theo KSP, người cũng chia sẻ tuyên bố này trên mạng xã hội.
“Ba cảnh sát Lexington đã nổ súng”, sở cảnh sát xác nhận. Vụ việc đang được Đội Ứng phó Sự việc Nghiêm trọng của Cảnh sát Tiểu bang Kentucky điều tra và Đơn vị Chính trực Công cộng của sở sẽ tiến hành đánh giá nội bộ về hành vi của các cảnh sát.
Source:Newsweek
Nhật ký trừ tà #351: Satan, bậc thầy của sự chia rẽ - Ba trụ cột để đánh bại hắn
Đặng Tự Do
17:36 15/07/2025
Satan là Chúa Tể của Sự Chia Rẽ. Sự hiệp nhất đích thực đến từ tình yêu thương, một phần không thể thiếu của Vương Quốc Thiên Chúa. Nhưng ở bất cứ nơi nào Satan đến, hắn đều khơi dậy sự thiếu hiệp nhất, hiểu lầm và xung đột. Thực tế, một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy hắn đặc biệt hoạt động ở một nơi là sự bất hòa mạnh mẽ đang nổi lên với cường độ khó giải thích.
Tại Trung tâm Đổi mới Tâm linh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, chúng tôi nỗ lực hết mình để vượt qua những mưu chước chia rẽ của Satan trong mục vụ. Trong các buổi trừ tà, từ miệng ma quỷ thường xuyên phát ra những lời lẽ gây mất lòng tin và xung đột giữa các thành viên. Giữa các buổi, ma quỷ gieo rắc sự méo mó và ngờ vực vào tâm trí chúng tôi. Những cuộc tấn công từ tay sai của Satan cũng nhằm mục đích phá vỡ sự gắn kết của nhóm và công việc mục vụ.
Vì vậy, việc giao tiếp thường xuyên là rất quan trọng. Sự kiên nhẫn, tình yêu thương và cầu nguyện là nền tảng. Chúng tôi bắt đầu ngày mới bằng việc cùng nhau cử hành Thánh lễ. Chúng tôi cùng nhau thưởng thức bữa ăn quanh bàn. Chúng tôi gặp nhau trước và sau mỗi buổi học, và chúng tôi có những buổi họp thường xuyên để thúc đẩy giao tiếp tốt đẹp.
Satan cũng thúc đẩy sự chia rẽ trên phạm vi toàn cầu. Hắn kích động chiến tranh và xung đột quốc tế. Hắn đặc biệt hoạt động ở cấp độ địa phương, trong gia đình. Gia đình là nền tảng của nền văn minh và Satan đang tìm cách phá hủy nó. Hắn biết tầm quan trọng của gia đình.
Thuốc giải cho sự chia rẽ của Satan cũng giống như đối với các gia đình như đối với chúng tôi tại Trung Tâm Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và ở mọi cấp độ của xã hội là:
*Giao tiếp tốt. Ma quỷ cố gắng bóp méo suy nghĩ của chúng ta. Chúng muốn chúng ta tưởng tượng ra những lỗi lầm dù thực tế không hề có; chúng muốn chúng ta tin rằng người khác có ý đồ xấu trong khi họ không hề có. Giao tiếp thường xuyên có thể xua tan những lời dối trá mà Satan gieo rắc trong tâm trí chúng ta. Điều tồi tệ nhất là ngồi một mình và suy ngẫm về những lỗi lầm tưởng tượng. Với giao tiếp tốt, chúng ta nhận ra rằng người khác KHÔNG hề muốn điều xấu hay có ý đồ xấu với chúng ta. Chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều muốn làm việc cùng nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bất chấp những khác biệt.
*Sự tha thứ. Chúng ta không hoàn hảo. Chúng ta không phải ai cũng giống nhau; có những khác biệt. Satan sẽ phóng đại những khác biệt và khiếm khuyết của chúng ta, và lợi dụng chúng để phá vỡ sự hiệp nhất. Đàn ông và phụ nữ trong hôn nhân, người già và người trẻ trong gia đình, những thành viên gia đình có quan điểm khác nhau, do đó không giống nhau và điều này có thể là nguồn gốc của sự chia rẽ. Thay vì xem những khác biệt đó là nguồn gốc của sự chia rẽ, những khác biệt có thể bổ sung cho nhau và thúc đẩy một tổng thể mạnh mẽ hơn. Chúng ta cố gắng nhận ra và trân trọng những ân sủng khác nhau của người khác. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, cởi mở với người khác và giao tiếp tốt. Và khi những lỗi lầm và tội lỗi không thể tránh khỏi xuất hiện, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta tha thứ 70 lần 7 lần.
*Cầu nguyện trong gia đình. Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện --- đây là thông điệp nhất quán của Đức Mẹ trong những lần hiện ra của Mẹ đã được xác nhận. Kinh Mân Côi trong gia đình là một ân sủng mạnh mẽ. Và dĩ nhiên, Thánh lễ Chúa Nhật và việc rước lễ của mọi thành viên trong gia đình nuôi dưỡng và gắn kết gia đình.
Satan và bè lũ của hắn cổ xúy xung đột, chia rẽ và ngờ vực. Vương quốc Thiên Chúa là một cộng đồng tín hữu hiệp nhất trong tình yêu thương. Về phía bên này của Vương quốc, chúng ta cần nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất này và dĩ nhiên, nương tựa vào ân sủng hiệp nhất từ tình yêu thương của Ngài.
Source:Catholic Exorcism
Tai nạn máy bay kinh hoàng tại Sân bay Luân Đôn Southend
Đặng Tự Do
17:37 15/07/2025
Sân bay Luân Đôn Southend đã ngừng tất cả các chuyến bay đến và đi cho đến khi có thông báo mới.
“Do một sự việc nghiêm trọng xảy ra hôm nay tại Sân bay Luân Đôn Southend, chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng Sân bay sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới”, phi trường cho biết hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy. “Tất cả các chuyến bay đến và đi từ Sân bay đã bị hủy trong khi Cảnh sát, các dịch vụ khẩn cấp và các nhà điều tra tai nạn hàng không đang giải quyết sự việc.”
Thông báo của phi trường có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu bất kỳ hành khách nào có chuyến bay vào ngày mai qua Sân bay Luân Đôn Southend hãy liên hệ với hãng hàng không của mình để biết thông tin và lời khuyên”.
“Chúng tôi xin chia buồn cùng những người bị ảnh hưởng bởi sự việc hôm nay và tất cả hành khách bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn này. Chúng tôi sẽ sớm khôi phục hoạt động bay và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin cho công chúng”, tuyên bố kết luận.
Nỗi lo ngại về an toàn hàng không ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ và nước ngoài sau một loạt vụ tai nạn chết người nghiêm trọng trong những tháng gần đây, bao gồm cả chuyến bay của Air India khiến 270 người thiệt mạng.
Cảnh sát Essex đã được cảnh báo vào lúc gần 4 giờ chiều giờ địa phương vào Chúa Nhật về “vụ va chạm liên quan đến một chiếc máy bay dài 12 mét “, cảnh sát cho biết trong một tuyên bố.
“Năm đội cứu hỏa và hai xe địa hình ban đầu đã có mặt tại hiện trường”, Sở Cứu hỏa Essex cho biết thêm. Cho đến nay có bao nhiêu người thiệt mạng vẫn chưa được biết, nhưng có thể là một con số đáng lo ngại.
Tờ Independent đưa tin chiếc máy bay gặp nạn là một chiếc Beechcraft B200 đang trên đường đến Lelystad, Hòa Lan. Tờ báo này cũng đưa tin vụ tai nạn xảy ra ngay sau khi cất cánh, mặc dù chưa có thông tin nào được chính quyền xác nhận.
Cảnh sát vẫn ở lại hiện trường “vụ việc nghiêm trọng” và lưu ý rằng họ đang phối hợp với tất cả các dịch vụ khẩn cấp tại hiện trường và công việc sẽ kéo dài trong nhiều giờ.”
Hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một quả cầu lửa lớn và khói đen dày đặc tại hiện trường vụ tai nạn. Một nhân chứng tại phi trường mô tả nó là “một quả cầu lửa lớn” với PA Media, đồng thời cho biết thêm rằng “mọi người đều bị sốc khi chứng kiến cảnh tượng đó. Tất cả trẻ em và gia đình đều chứng kiến”.
Cảnh sát Essex cho biết rằng hai câu lạc bộ gần đó là Câu lạc bộ Golf Rochford Hundred và Câu lạc bộ bóng bầu dục Westcliff đã được di tản như một biện pháp phòng ngừa trong quá trình điều tra.
Sân bay quốc tế này nằm cách Luân Đôn khoảng 64 km về phía đông. Theo trang web của phi trường, bốn chuyến bay dự kiến khởi hành vào chiều và tối Chúa Nhật đã bị hủy.
Source:Reuters
Bài Giảng Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Trong Thánh Lễ Tại Nhà Nguyện Của Trạm Cảnh Sát Ở Castel Gandolfo, Thứ Ba, ngày 15 tháng 7 năm 2025
Vũ Văn An
17:43 15/07/2025

Anh chị em thân mến,
Tin Mừng chúng ta vừa nghe cho chúng ta biết ý nghĩa đích thực của hai từ này trong Kitô giáo. Anh chị em là những từ ngữ chỉ mối quan hệ, mà chúng ta thường lặp lại trong phụng vụ như một lời chào hỏi, như dấu chỉ của sự gần gũi và tình cảm. Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, giải thích ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với chính Người và Cha Người, mặc khải một mối dây liên kết mạnh mẽ hơn cả máu mủ, bởi vì nó liên quan đến tất cả chúng ta, kết hợp mọi người nam và mọi người nữ. Thật vậy, tất cả chúng ta thực sự là anh chị em của Chúa Giêsu khi chúng ta thực thi ý Chúa, nghĩa là khi chúng ta sống yêu thương nhau, như Chúa đã yêu thương chúng ta.
Mọi mối tương quan mà Thiên Chúa trải nghiệm, nơi chính Người và cho chúng ta, đều trở thành một ân huệ: khi Con Một của Người trở thành anh em chúng ta, Chúa Cha của Người trở thành Cha chúng ta, và Chúa Thánh Thần, Đấng kết hợp Chúa Cha và Chúa Con, đến ngự trong lòng chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa lớn lao đến nỗi Chúa Giêsu đã không giữ lại mẹ của Người cho riêng mình, mà trao phó Đức Maria làm mẹ chúng ta vào giờ thập giá (x. Ga 19:27). Chỉ những ai sống với sự tận hiến trọn vẹn như vậy mới có thể khẳng định: "Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, thì người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi" (Mt 12:50). Đặc biệt, những lời này giúp chúng ta hiểu rằng Đức Maria trở thành mẹ của Chúa Giêsu bởi vì Mẹ lắng nghe lời Chúa với tình yêu, đón nhận lời ấy vào lòng mình và sống lời ấy một cách trung thành. Do đó, khi chú giải đoạn Tin Mừng vừa được nhắc lại, Thánh Augustinô đã viết rằng "Đối với Đức Maria, làm môn đệ của Chúa Kitô còn quý giá hơn là làm mẹ của Chúa Kitô". Thật vậy, "Đức Maria được chúc phúc vì đã lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành" (Bài giảng 72/A, 7). Ý nghĩa đời sống của Đức Maria được gìn giữ trong lòng trung thành của ngài với Lời đã lãnh nhận từ Thiên Chúa: Lời sự sống mà Mẹ đã đón nhận, cưu mang trong lòng và ban tặng cho thế giới.
Tất cả anh chị em thân mến, Kỷ niệm 75 năm Đức Trinh Nữ trung tín, Virgo fidelis, được tôn phong làm Bổn mạng của Lực lượng Cảnh sát Carabinieri đã được cử hành gần đây. Chính tại Castel Gandolfo, vào năm 1949, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Giáo Hoàng Piô XII, đã chấp nhận đề nghị tuyệt vời này từ Bộ Tư lệnh Tổng hợp của Lực lượng Cảnh sát Carabinieri. Sau thảm kịch chiến tranh, trong giai đoạn tái thiết tinh thần và vật chất, lòng trung thành của Đức Maria với Thiên Chúa đã trở thành mẫu gương cho lòng trung thành của mỗi thành viên Carabinieri đối với quê hương và nhân dân Ý. Nhân đức này thể hiện sự tận tụy, trong sáng và kiên trì dấn thân vì lợi ích chung, mà Lực lượng Cảnh sát Carabinieri bảo vệ bằng cách đảm bảo an ninh công cộng và bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang gặp nguy hiểm.
Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự phục vụ cao quý và đầy khó khăn mà Đoàn đã dành cho nước Ý và người dân, cũng như cho Tòa Thánh và các tín hữu đến thăm Rome: Tôi đặc biệt nghĩ đến đông đảo những người hành hương trong Năm Thánh này.
Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria cũng phản ảnh khẩu hiệu của Carabinieri, "Trung thành qua các thế kỷ", nói lên ý thức trách nhiệm và sự hy sinh quên mình của mỗi thành viên của Đoàn. Vì vậy, tôi xin cảm ơn các nhà chức trách hiện diện, cả dân sự lẫn quân sự, vì những gì quý vị đã làm để hoàn thành nhiệm vụ của mình: trước những bất công gây tổn hại đến trật tự xã hội, đừng để bị cám dỗ nghĩ rằng cái ác có thể thắng thế. Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh và bạo lực này, hãy trung thành với lời thề của mình: là những người phục vụ Nhà nước, hãy đáp trả tội ác bằng sức mạnh của luật pháp và sự trung thực. Nhờ đó, Đoàn Carabinieri, những người Benemerita, sẽ luôn nhận được sự kính trọng của người dân Ý.
Trong Thánh lễ này, khi chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa, thật chính đáng và xứng đáng khi tưởng nhớ những người Carabinieri đã hy sinh mạng sống khi làm nhiệm vụ. Tôi xin trao phó cho anh em, như một điển hình, Đấng đáng kính Salvo D'Acquisto, người đã được trao tặng Huân chương Vàng vì Lòng Dũng Cảm Quân Sự, và đang trong tiến trình xin phong chân phước. Trong mọi sứ mệnh, xin Trinh nữ Trung thành đồng hành cùng anh em, yêu thương dõi theo từng người trong anh em, gia đình và công việc của anh em.
VietCatholic TV
Nghẹt thở: Toàn bộ cuộc họp báo của TT Trump & Tổng thư ký NATO Mark Rutte thay đổi vận mệnh Ukraine
VietCatholic Media
00:33 15/07/2025
1. Tổng thống Donald Trump và Tổng thư ký NATO Mark Rutte họp báo về chính sách mới đối với Nga và công cuộc viện trợ cho Ukraine
Tổng thống Donald Trump đã có cuộc họp báo tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc cùng với Tổng thư ký NATO Mark Rutte vào chiều Thứ Hai, 14 Tháng Bẩy, về chính sách mà ông gọi là một sự thay đổi lớn đối với Nga và đối với việc viện trợ cho Ukraine. Đây là một cuộc họp báo được rất nhiều người mong đợi.
Các tin tức sơ khởi từ Kyiv cho thấy người Ukraine rất phấn khởi trước những diễn biến mới nhất này. Họ cho rằng đề xuất của Tổng thống Trump và Tổng thư ký Mark Rutte là rất công bằng và thực tế. Đề xuất này được tin sẽ giải quyết triệt để vấn đề viện trợ cho Ukraine. Tổng thống Zelenskiy nói với Tổng thống Trump và Tổng Thư Ký Mark Rutte sau cuộc họp báo là ông rất cảm kích cả hai vị đã giúp Ukraine.
Chúng tôi sẽ dịch ra tiếng Việt toàn văn những gì Tổng thống Trump và Tổng thư ký NATO Mark Rutte nói. Tuy nhiên, để mọi sự được rõ ràng, trước hết xin quý vị và anh chị em nghe qua chính giọng nói của họ trước khi nghe qua lời dịch của Kim Thúy.
Mở đầu Tổng thống Trump nói:
OK. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Thật là một vinh dự, một vinh dự lớn lao khi có một người bạn này của tôi, người mà chúng tôi đã trở nên rất thân thiết trong nhiều năm qua. Chúng tôi đã quen biết nhau từ trước, nhưng Mark hiện là nhà lãnh đạo NATO, Mark Rutte là Tổng thư ký NATO. Ông ấy được tất cả những người quen biết kính trọng, đặc biệt là các nước Âu Châu rất tin tưởng và đã làm rất tốt công việc của mình.
Và chúng tôi đã có một cuộc họp tuyệt vời. Tôi đoán là khoảng một tháng trước, một tháng trước. Và tôi nghĩ Mark sẽ nói với các bạn rằng ngày 5 tháng 11 thực sự, có lẽ quan trọng hơn. Đó là ngày bầu cử, có lẽ đó là ngày quan trọng nhất vì chúng tôi đã cùng nhau đạt được những tiến bộ to lớn. Và một trong những lý do các bạn ở đây hôm nay là để nghe rằng chúng tôi rất không hài lòng, tôi không hài lòng, với Nga, nhưng chúng ta sẽ thảo luận về điều đó vào một ngày khác.
Nhưng chúng tôi rất, rất không hài lòng với họ và chúng tôi sẽ áp dụng mức thuế quan rất nghiêm ngặt nếu không đạt được thỏa thuận trong 50 ngày tới, mức thuế quan khoảng 100%. Bạn có thể gọi đó là thuế quan thứ cấp. Bạn biết điều đó nghĩa là gì rồi đấy. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ nói về một vấn đề khác. Và như bạn đã biết, chúng tôi đã chi khoảng 350 tỷ đô la cho cuộc chiến với Nga và Ukraine, và chúng tôi muốn thấy nó kết thúc.
Đó không phải là cuộc chiến của tôi, mà là cuộc chiến của Tổng thống Biden. Đó không phải là cuộc chiến của tôi. Tôi đang cố gắng đưa các bạn ra khỏi cuộc chiến này và chúng tôi muốn thấy nó kết thúc. Và tôi thất vọng về Tổng thống Putin vì tôi nghĩ chúng ta đã có một thỏa thuận từ hai tháng trước, nhưng dường như không đạt được. Vì vậy, dựa trên điều đó, chúng tôi sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp nếu không đạt được thỏa thuận trong 50 ngày tới.
Rất đơn giản, và chúng sẽ lên đến 100%. Và đó là sự thật. Không thể đơn giản hơn. Đó là sự thật. Tôi hy vọng chúng ta không phải làm vậy. Nhưng dù sao đi nữa, chúng ta sẽ -- chúng ta sẽ chế tạo ra những thiết bị quân sự tuyệt vời nhất thế giới, cho dù là hỏa tiễn đi chăng nữa. Bạn đã thấy gần đây ở Iran, cách những chiếc máy bay đó bay đến, chúng đã đánh trúng mọi thứ -- 14 quả bom đã đánh trúng mọi mục tiêu.
Sau đó, bạn có trực thăng bắn tổng cộng 30 quả bom, 30 hỏa tiễn, và chúng bắn trúng từng mục tiêu -- Marco, đúng không, mọi mục tiêu -- Pete, mọi mục tiêu phải không. Và tôi đoán, trên thang điểm từ 0 đến 10, họ nói nó khoảng 15. Đó là mức độ thành công. Đó là mức độ chết chóc - lethal, một từ mà ngày nay họ thích dùng.
Nhưng đó là một cuộc tấn công đáng kinh ngạc, được tổ chức bài bản mà người dân đất nước này muốn thực hiện suốt 24 năm qua.Các bạn biết đấy, khi chúng tôi đưa các phi công đến tuần trước, họ đã nói, thưa ngài, chúng tôi đã thực hành điều này suốt 24 năm rồi, ý tôi là họ đề cập đến những người khác, không phải họ, mà là những người khác, những người giờ đã lớn tuổi hơn một chút, nhưng họ cũng phải làm như thế. Và ngài là người đã bảo chúng tôi thực hiện, nhưng chúng tôi đã thực hành nó ba đến bốn lần một năm trong suốt 22, 24 năm qua bởi vì họ luôn biết rằng họ phải ngăn chặn Iran làm những gì đang làm, đó là cố gắng chế tạo vũ khí hạt nhân, một quả bom hạt nhân, và chúng tôi đã tấn công họ rất thành công.
Và chúng ta sản xuất những thiết bị tốt nhất, những hỏa tiễn tốt nhất, tất cả mọi thứ đều tốt nhất. Các quốc gia Âu Châu biết điều đó và chúng ta đã đạt được một thỏa thuận hôm nay, và tôi sẽ để Mark phát biểu về điều đó, nhưng chúng ta đã đạt được một thỏa thuận hôm nay theo đó chúng ta sẽ gửi vũ khí cho họ và họ sẽ phải trả tiền. Chúng ta, Hoa Kỳ, sẽ không phải trả bất kỳ khoản thanh toán nào.
Chúng ta không mua nó, nhưng chúng ta sẽ sản xuất nó và họ sẽ trả tiền cho việc sản xuất đó. Cuộc họp cuối cùng của chúng tôi cách đây một tháng đã rất thành công khi họ đồng ý ở mức 5%, tức là hơn 1 ngàn tỷ đô la một năm. Vì vậy, họ có rất nhiều tiền và đây là những quốc gia giàu có. Họ có rất nhiều tiền và họ muốn làm điều đó. Họ rất quan tâm đến điều đó và chúng tôi cũng quan tâm đến điều đó, nhưng chúng ta sẽ cần rất nhiều tiền và chúng ta không muốn làm nữa và chúng ta không thể. Nhưng chúng ta làm ra những thứ tốt nhất và chúng ta sẽ gửi những thứ tốt nhất đến NATO, và trong một số trường hợp, có thể, theo đề xuất của Mark, chúng ta sẽ gởi đến Đức thay thế cho những hỏa tiễn mà họ đã gởi đi, và NATO sẽ lo liệu việc đó. Nó sẽ được NATO điều phối và họ sẽ làm việc rất nhiều với Matt Whitaker, người đang ở đây, một đại sứ tuyệt vời và Matt sẽ là người điều phối.
Tốt hơn là anh nên làm tốt việc này, Matt.
Matt Whitaker trả lời
Tôi sẽ.
Tổng thống Donald Trump
Nhưng Matt sẽ điều phối. Anh ta là một người rất tài năng. Anh ta sẽ điều phối mọi thứ. Tóm lại, chúng ta sẽ chế tạo những vũ khí hàng đầu và chúng sẽ được gửi đến NATO. NATO có thể sẽ chọn gửi một số vũ khí này đến các nước khác, nơi chúng ta có thể đẩy nhanh tiến độ hơn một chút, khi quốc gia đó sẽ cung cấp một số vũ khí, chủ yếu là để thay thế.
Và tôi muốn có Mark, và một lần nữa, một chàng trai trẻ đẹp trai, được kính trọng, một chàng trai trẻ đẹp trai vì đã có được sự nghiệp như ngày hôm nay, bởi vì anh ta đã có một sự nghiệp tuyệt vời trước khi gia nhập NATO. Vậy nên chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian bên nhau trong vài tháng qua, và nếu anh có thể chia sẻ đôi lời, tôi sẽ rất cảm kích.
Mark Rutte
Chắc chắn
Tổng thống Donald Trump
Cảm ơn.
Mark Rutte
Thưa Tổng thống, Donald, đây thực sự là một vấn đề lớn. Đây thực sự là một vấn đề lớn. Ông đã gọi cho tôi hôm thứ Năm, nói rằng ông đã đưa ra một quyết định, và một quyết định là ông muốn Ukraine, những gì họ cần để duy trì, để có thể tự vệ trước Nga, nhưng ông không muốn phải trả giá cho vấn đề của người Âu Châu, điều này hoàn toàn hợp lý.
Và điều này dựa trên thành công to lớn của hội nghị thượng đỉnh NATO, năm phần trăm, nhưng cũng là quyết định duy trì sức mạnh của Ukraine và quyết định tăng sản lượng công nghiệp quốc phòng của chúng ta. Vì vậy, dựa trên điều đó, Âu Châu đã tăng cường. Đây, một lần nữa, người Âu Châu đang tăng cường. Vì vậy, tôi đã liên lạc với nhiều quốc gia.
Tôi có thể nói với các bạn rằng hiện tại, Đức rất quan tâm, nhưng cũng có cả Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy, chúng ta có Vương quốc Anh, Hòa Lan, Canada, tất cả họ đều muốn tham gia vào việc này và đây chỉ là làn sóng đầu tiên. Sẽ còn nhiều hơn nữa. Vì vậy, điều chúng ta sẽ làm là làm việc thông qua hệ thống NATO để bảo đảm rằng chúng ta biết người dân Ukraine cần gì để chúng ta có thể hỗ trợ.
Tất nhiên, theo một cách nào đó, chúng tôi đã thảo luận sáng nay với Pete Hegseth tại Ngũ Giác Đài, theo hướng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì kho dự trữ cần thiết để bảo vệ đất nước này. Điều đó hoàn toàn rõ ràng. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc Ukraine có thể tiếp cận một lượng lớn thiết bị quân sự, không chỉ cho phòng không mà còn cả hỏa tiễn, đạn dược, v.v.
Vậy nên, nếu tôi là Vladimir Putin ngày hôm nay và nghe ông nói về những gì ông dự định làm trong 50 ngày tới và trước thông báo này, tôi sẽ cân nhắc lại liệu tôi có nên coi trọng các cuộc đàm phán về Ukraine hơn hiện tại hay không, nếu tôi là Vladimir Putin. Nhưng khi tôi là Ukraine, tôi nghĩ đây thực sự là tin tuyệt vời cho họ.
Vậy nên tôi thực sự muốn cảm ơn ông vì điều đó, và điều đó có nghĩa là người Âu Châu sẽ phải trả giá. Và một lần nữa, tôi đã đề cập với tất cả các quốc gia này, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề đó, và đúng như ông đã nói, điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia sẽ nhanh chóng chuyển thiết bị vào Ukraine, sau đó Hoa Kỳ sẽ lấp đầy lại cho họ vì tốc độ là yếu tố cốt lõi ở đây.
Thật sự cảm ơn bạn. Điều này rất quan trọng.
Tổng thống Donald Trump
Tuyệt vời. Các bạn đã làm rất tốt, và đó thực sự là một công việc tuyệt vời. Chúng ta đã rất thành công trong việc ngăn chặn chiến tranh. Các bạn có Ấn Độ, Pakistan, Rwanda và Congo. Điều đó đã diễn ra trong 30 năm. Nhân tiện, nếu cứ tiếp tục như vậy, Ấn Độ và Pakistan sẽ có thể bùng nổ chiến tranh hạt nhân chỉ trong vòng một tuần nữa. Mọi chuyện lúc đó đang diễn ra rất tệ.
Và chúng ta đã làm điều đó thông qua thương mại. Tôi đã nói chúng ta sẽ không nói chuyện với các bạn về thương mại trừ khi các bạn giải quyết xong vấn đề này, và họ đã làm. Cả hai đều là những nhà lãnh đạo vĩ đại, vĩ đại, và họ thật sự vĩ đại. Nhưng Rwanda và Congo đã trải qua 30 năm, ít nhất bảy triệu người đã bị giết hại bằng rất nhiều vũ khí thô sơ như dao rựa, đầu bị chặt đứt, kéo dài trong nhiều năm.
Bạn thậm chí còn không thể đến gần các quốc gia. Không ai muốn đến gần, thật đáng sợ, và chúng tôi đã giải quyết được vấn đề đó. Serbia, Kosovo, đã giải quyết được. Đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Và một lần nữa, đó là điều tôi đã sử dụng -- tôi đã sử dụng thương mại cho rất nhiều thứ, nhưng nó rất tốt cho việc giải quyết chiến tranh.
Điều đó thực sự, rất quan trọng. Chúng tôi đang làm việc, Marco đang làm việc rất chăm chỉ với tất cả mọi người ở Dải Gaza. Tôi gọi nó là Dải Gaza, một trong những thương vụ bất động sản tồi tệ nhất từng được thực hiện. Họ đã từ bỏ bất động sản ven biển, một trong những thương vụ tồi tệ nhất từng được thực hiện, nhưng nó được tường trình sẽ mang lại hòa bình, vậy mà nó lại không mang lại hòa bình.
Nó mang lại kết quả ngược lại. Nhưng chúng ta đang làm khá tốt về vấn đề Gaza. Steve Witkoff đang ở đây và tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm có điều gì đó để thảo luận.
Và chúng tôi đã giải quyết được một vấn đề khác, một vấn đề mà dường như chỉ có liên quan đến Armenia và Azerbaijan. Có vẻ như mọi chuyện sẽ đi đến một kết luận, một kết luận thành công. Chúng tôi đã làm việc về Ai Cập với người hàng xóm tốt bụng. Họ là bạn của tôi, nhưng họ tình cờ xây một con đập chặn dòng nước chảy vào một thứ gọi là sông Nile.
Tôi nghĩ nếu tôi là Ai Cập, tôi muốn có nước trên sông Nile và chúng tôi đang giải quyết vấn đề đó. Đây là một vấn đề, nhưng nó sẽ được giải quyết. Họ đã xây dựng một trong những con đập lớn nhất thế giới, nằm ngoài Ai Cập một chút. Các bạn biết điều đó mà. Các bạn đã nghe nói về điều đó rồi và hóa ra đó lại là một vấn đề lớn.
Tôi không biết. Tôi nghĩ Hoa Kỳ đã tài trợ cho con đập. Tôi không biết tại sao họ không giải quyết vấn đề trước khi xây đập, nhưng thật tuyệt khi sông Nile có nước. Nó là nguồn thu nhập rất quan trọng trong cuộc sống. Nó là sinh mạng của Ai Cập và việc lấy đi nguồn nước đó thật khó tin, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề đó rất nhanh thôi.
Thành ra chúng ta đang làm tốt. Nước duy nhất chúng ta chưa thể đạt được là Nga, và tôi không hài lòng. Và tôi sẽ nói với các bạn rằng Ukraine muốn làm điều gì đó. Một lần nữa, đó là một cuộc chiến lẽ ra không bao giờ nên bắt đầu. Nếu tôi là tổng thống, nó sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi đã từng nói chuyện rất nhiều với Tổng thống Putin về vấn đề này. Đó là vấn đề nhức nhối của ông ấy.
Nhưng một khi tôi chứng kiến những gì đang diễn ra, tôi đã nói, họ sẽ có một cuộc chiến ở đây. Tôi đã ở bên ngoài. Cuộc bầu cử đã bị gian lận và tôi đã ở bên ngoài nhìn vào và tôi đã nói, bạn biết đấy, điều đó sẽ là một cuộc chiến, không thể tin được, bởi vì những gì Tổng thống Biden nói hoàn toàn trái ngược với những gì đáng lẽ phải nói. Và nó đã bắt đầu và nó thực sự là một mớ hỗn độn.
Chúng ta đang mất mát -- tôi đoán họ mất 5.000 hoặc 6.000 người mỗi ngày. Thực ra bây giờ còn nhiều hơn thế nữa. Tôi đã nói là 5.000 người mỗi ngày. Thực ra bây giờ còn nhiều hơn thế nữa, chủ yếu là binh lính, nhưng cũng có rất nhiều người dân ở các thành phố và thị trấn đang bị bom đạn tàn phá. Đây là một cuộc chiến khủng khiếp và nó cần phải chấm dứt. Và nếu không đạt được thỏa thuận trong vòng 50 ngày, thì đó chính là điều chúng ta đang làm, thuế quan thứ cấp và họ sẽ cắn câu.
Và tôi hy vọng chúng ta sẽ không đi đến bước đó. Nhưng tôi đã nghe quá nhiều lời bàn bạc. Hết cuộc hội đàm này đến cuộc hội đàm khác. Toàn là những lời bàn thảo, rồi hỏa tiễn lại bay vào Kyiv và giết chết 60 người. Chuyện này phải chấm dứt. Phải chấm dứt. Nhưng mục đích của việc này là để nói rằng đây là một thỏa thuận rất lớn mà chúng ta đã thực hiện. Hàng tỷ đô la thiết bị quân sự sẽ được mua từ Hoa Kỳ, chuyển cho NATO, v.v., và chúng sẽ nhanh chóng được phân phối ra chiến trường.
Ukraine sẽ tiếp nhận nó. Và hãy nói bất cứ điều gì bạn muốn về Ukraine. Khi chiến tranh bắt đầu, người Nga không có cơ hội nào, và họ vẫn sẽ không có cơ hội nào kể cả khi họ có trang bị tốt nhất, bởi vì chúng tôi chế tạo máy bay và hỏa tiễn tốt nhất, và chúng tôi chế tạo thiết bị quân sự tốt nhất thế giới, vượt xa những gì họ có. Chúng tôi có những điều mới mẻ sắp ra mắt, vượt xa những gì chúng tôi tưởng tượng, và tôi rất hào hứng với Golden Dome.
Nó sẽ mang lại cho chúng ta sự bảo vệ rất mạnh mẽ. Chúng ta đã bắt đầu rồi. Nhưng người Ukraine đã can đảm vì ai đó phải sử dụng thiết bị đó và họ đã chiến đấu với lòng dũng cảm phi thường và họ vẫn tiếp tục chiến đấu với lòng dũng cảm phi thường, nhưng họ đang mất dần thiết bị. Và Nga thực sự đang hành động rất mạnh mẽ -- ý tôi là những gì họ đã làm trong vài tuần qua --
Mark Rutte
Không có mục tiêu quân sự, đó là những gì họ đang làm, 700 máy bay điều khiển từ xa mỗi ngày, hỏa tiễn, ném bom các thành phố. Điều này không phải vì mục tiêu quân sự. Nó chỉ gây ra sự hoảng loạn --
Tổng thống Donald Trump
Họ đang tấn công vào các thị trấn.
Mark Rutte
Khiến người dân mất ngủ khi đổ về thị trấn. Thật kinh khủng, không chỉ khiến nhiều người mất mạng mà còn khiến cơ sở hạ tầng bị phá hủy, cả thành phố bị phá hủy.
Tổng thống Donald Trump
Họ đang xóa sổ hệ thống điện. Sẽ mất nhiều năm để xây dựng lại. Đó sẽ là vấn đề tiếp theo, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhiều thành phố đã bị san phẳng. Nhiều người đã rời đi, nhưng cũng có nhiều người ở lại. Tôi không biết nữa. Thực ra họ vẫn ở lại, và hầu hết đã ở lại.
Thật khó tin là họ vẫn trụ vững, và biết rằng một hỏa tiễn có thể đánh trúng căn nhà của bạn, và căn nhà bạn đang ở có thể đổ sập xuống đầu bạn, vậy mà họ lại xây dựng rất nặng nề. Họ không dùng cốt thép. Họ xây dựng bằng bê tông rất dày. Vậy nên đó là những tòa nhà nặng nề, những tòa nhà lớn và nặng nề, và chúng sụp đổ như thể chúng được làm bằng giấy.
Thật khó tin khi chứng kiến điều này xảy ra với quá nhiều người thiệt mạng. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được tiến bộ và chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ đạt được tiến bộ. Trong khi đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn dịch vụ tốt về những gì các bạn cần, và chúng tôi đã thực sự trở nên thân thiện với NATO trong cuộc họp gần đây nhất. Bạn biết đấy, chúng ta đã tăng từ 2% lên 5%, điều mà mọi người đều nói là không thể.
Họ không trả 2%. Nhiều người trong số họ trả ít hơn 2%.
Mark Rutte
Nhưng ngay cả những người trả ít kể từ khi ngài trở thành tổng thống, tất cả đều cam kết đạt được mục tiêu 2 phần trăm trước hội nghị thượng đỉnh, và bây giờ, chúng ta cùng nhau cam kết đạt được mục tiêu 5 phần trăm.
Tổng thống Donald Trump
Đúng vậy. Họ đã làm được. Họ rất tốt. Và tôi nghĩ tôi đã kết bạn được rất nhiều ở đó. Chúng tôi đã có vài ngày thảo luận rất chuyên sâu và họ là những người tuyệt vời. Họ là lãnh đạo của nhiều quốc gia, lãnh đạo của nhiều quốc gia, nhiều nước trong số đó là những quốc gia vĩ đại, một số là những quốc gia nhỏ hơn. Nhưng nhìn chung, đó là những quốc gia rất vững mạnh, mạnh mẽ và rất thành công.
Một số nằm trong số những quốc gia thành công nhất thế giới. Câu chuyện là vậy. Chúng tôi hy vọng điều đó sẽ tác động đến Vladimir Putin và chúng tôi hy vọng nó cũng sẽ tác động đến Ukraine. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng Ukraine sẽ làm được những gì họ phải làm. Đột nhiên, họ có thể cảm thấy được khích lệ để ứng phó với một tình huống rất khó khăn.
Mark Rutte
Ukraine muốn có một thỏa thuận hòa bình.
Tổng thống Donald Trump
Tôi nghĩ vậy.
Mark Rutte
Và họ sẽ tiếp tục cam kết với điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, họ muốn điều đó, nhưng người Nga phải nghiêm chỉnh.
Tổng thống Donald Trump
Tuy nhiên, họ vẫn phải tiếp tục mong muốn điều đó.
Mark Rutte
Vâng, tôi đồng ý. Anh và tôi sẽ bảo đảm điều đó.
Tổng thống Donald Trump
Chúng tôi sẽ bảo đảm. Tôi tin tưởng họ sẽ làm những gì cần phải làm. Hơn nữa, chúng tôi có những tiêu chuẩn nhất định mà cả hai bên đều biết và chúng tôi đã biết những gì cần phải làm. Vì vậy, tôi nghĩ điều đó sẽ rất vững chắc. Chúng tôi mong muốn một nền hòa bình lâu dài.
[White House: Donald Trump Holds a Bilateral Meeting With Mark Rutte of NATO - July 14, 2025]
2. Donald Trump Holds a Bilateral Meeting With Mark Rutte of NATO - July 14, 2025
Chúng tôi sẽ bảo đảm. Tôi tin tưởng họ sẽ làm những gì cần phải làm. Hơn nữa, chúng tôi có những tiêu chuẩn nhất định mà cả hai bên đều biết và chúng tôi đã biết những gì cần phải làm. Vì vậy, tôi nghĩ điều đó sẽ rất vững chắc. Chúng tôi mong muốn một nền hòa bình lâu dài.
3. Tổng thống Zelenskiy cho biết cuộc tấn công mùa hè của Nga đã “không đạt được kỳ vọng”
Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Bẩy, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng cuộc tấn công mùa hè đang diễn ra của Mạc Tư Khoa đã không đáp ứng được kỳ vọng của Điện Cẩm Linh vì quân đội Ukraine tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga vào nhiều khu vực khác nhau.
“Chúng tôi thấy rõ ý đồ và nỗ lực tiến công của đối phương, và điều quan trọng là mỗi nỗ lực này đều bị ngăn chặn nhờ sự kiên cường của các đơn vị và khả năng phòng thủ tích cực của chúng tôi”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu trên Telegram. “Quân đội Nga đã không đáp ứng được kỳ vọng của bộ chỉ huy trong mùa hè này.”
Nga đã phát động chiến dịch mới vào đầu tháng 5, nhằm mục đích tiến sâu hơn vào phía đông Tỉnh Donetsk và thiết lập vùng đệm ở phía đông bắc Tỉnh Sumy.
Kyiv tuyên bố đã thành công trong việc ngăn chặn bước tiến của Nga vào vùng đông bắc tỉnh Sumy. Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi tháng trước cho biết cuộc tấn công của Nga đang “chậm chạp”, với việc lực lượng Ukraine được tường trình đang bao vây khoảng 50.000 quân Nga trong khu vực.
Ở những nơi khác dọc theo tiền tuyến, Nga tiếp tục đạt được những bước tiến nhỏ trong việc chiếm thêm lãnh thổ Ukraine. Bất chấp tuyên bố của Nga rằng họ đã mở một mặt trận mới khi chiếm được thị trấn đầu tiên ở tỉnh Dnipropetrovsk, Kyiv đã nhiều lần phủ nhận việc họ đã giành được chỗ đứng trong khu vực.
“Các đơn vị của chúng tôi sẽ tiếp tục tiêu diệt quân xâm lược và làm mọi cách có thể để đưa chiến tranh vào lãnh thổ Nga. Chúng tôi đang chuẩn bị các cuộc tấn công tầm xa mới”, Tổng thống Zelenskiy nói, trong bối cảnh Ukraine dự kiến sẽ nhận thêm vũ khí tầm xa từ Đức vào cuối tháng này.
Tạp chí The Economist cho biết trong bài phân tích được công bố vào ngày 9 tháng 7 rằng cho đến nay khoảng 31.000 binh lính Nga đã thiệt mạng trong cuộc tấn công mùa hè, so với khoảng 190.000-350.000 người chết và tổng cộng 1,3 triệu thương vong của Nga trong toàn bộ cuộc chiến tranh toàn diện.
Khi Nga tiếp tục tấn công dọc tiền tuyến, những thách thức của Ukraine càng trở nên trầm trọng hơn do các cuộc tấn công trên không vào các thành phố của Ukraine ngày càng gia tăng, với việc Mạc Tư Khoa điều động hơn 700 máy bay điều khiển từ xa vào một số đêm.
Trong bối cảnh triển vọng đạt được thỏa thuận hòa bình đang mờ nhạt, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông dự kiến sẽ đưa ra một thông báo “quan trọng” về Nga vào ngày 14 tháng 7. Thông báo này có thể bao gồm việc cung cấp thêm vũ khí và nguồn tài trợ mới cho Ukraine — đây là khoản hỗ trợ đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng Giêng.
[Kyiv Independent: Russia's summer offensive has fallen 'far short of expectations,' Zelensky says]
4. Cựu tướng hàng đầu của Hoa Kỳ cảnh báo phương Tây sẽ phải đánh bại TOÀN BỘ Trục ma quỷ nếu họ muốn chấm dứt chế độ khủng bố của Putin
Các quốc gia PHƯƠNG TÂY phải thay đổi thái độ đối với Nga và đập tan cỗ máy chiến tranh thúc đẩy hành động xâm lược của Putinimir Putin, một cựu chỉ huy quân đội cảnh báo.
Các quốc gia bất hảo như Iran cung cấp cho bạo chúa hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa để gây ra thảm họa cho Ukraine - nhằm chống đỡ cho quân đội “không mấy mạnh mẽ” của Nga, Tướng Mỹ Ben Hodges nói với tờ The Sun.
Hiện đã nghỉ hưu, ông chia sẻ với tờ The Sun: “Nếu bạn muốn đánh bại ai đó, bạn phải hạ gục bất cứ thứ gì khiến đối phương có thể tiếp tục cuộc chiến.”
Ông cảnh báo rằng nếu phương Tây không coi trọng mối đe dọa từ Putin khát máu, Âu Châu sẽ phải đối phó với chiến tranh “mãi mãi”.
Nga tiếp tục gây ra đau khổ cho Ukraine trong hơn ba năm qua - làm dấy lên câu hỏi tại sao Mạc Tư Khoa vẫn chưa cạn kiệt kho đạn dược của mình.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh Putin đang tấn công Ukraine bằng gần 1.000 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn kamikaze mỗi ngày - áp đảo các hệ thống phòng thủ.
Hàng chục người vô tội bị thương hoặc thiệt mạng khi các tòa nhà chung cư bị đánh bom không thương tiếc và dân thường bị khủng bố.
Putin đã ra lệnh cho quân đội của mình vượt biên giới vào tháng 2 năm 2022 và quân đội Hoa Kỳ ước tính rằng, nếu không có sự trợ giúp, Mạc Tư Khoa sẽ hết hỏa lực vào tháng 12 năm đó.
Người ta tin rằng Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga hỏa tiễn và đạn pháo, trong khi Iran đã tăng cường kho vũ khí của Putin bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn.
Trung Quốc - đồng minh lớn nhất và giàu có nhất của Mạc Tư Khoa - bị nghi ngờ trang bị cho Putin các thành phần “có mục đích sử dụng kép”, được dùng để chế tạo vũ khí.
Hodges, người phụ trách lực lượng Mỹ ở Âu Châu, đã thúc giục phương Tây truy đuổi Putin
Ông cũng tin rằng Putin tập trung vào các khu vực dân sự thay vì các mục tiêu quân sự vì “quân đội Nga hùng mạnh, lực lượng không quân Nga hùng mạnh và lực lượng hải quân Nga hùng mạnh không thực sự mạnh mẽ”.
Hodges nói thêm: “Ý tôi là họ đã chứng minh rằng sau 11 năm họ không thể đánh bại được Ukraine”.
“Điều duy nhất chúng có thể làm là giết hại những người vô tội. Vậy nên đó là những gì chúng đang làm.
“Hàng trăm máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và rocket mỗi tuần, mà họ nhận được từ Iran, Bắc Hàn và Trung Quốc, bởi vì họ thậm chí không thể sản xuất được tất cả những gì họ cần nữa.
“Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta biết từ lịch sử rằng việc truy sát dân chúng của một quốc gia hầu như không bao giờ có hiệu quả.
Putin ngạo mạn cho rằng ông có thể chiếm được Kyiv chỉ trong vài ngày sau khi ra lệnh cho quân đội vượt biên giới vào Ukraine.
Nhưng hơn ba năm sau, tên bạo chúa mặt đỏ đã phải chịu tổn thất to lớn trên chiến trường.
Các quan chức ước tính hơn 10.000 xe tăng, 22.000 xe thiết giáp, 26.000 hệ thống pháo binh và hơn 700 máy bay đã bị phá hủy.
Và số thương vong còn thảm khốc hơn nhiều.
Các quan chức phương Tây tiết lộ rằng Nga đã chịu hơn 900.000 thương vong, trong đó có 250.000 người chết, kể từ khi Putin phát động cuộc chiến tranh phi pháp.
Mặc dù vậy, kẻ cuồng ngông tự đại vẫn tiến về phía trước - tiếp tục ném từng đợt quân lính vào cối xay thịt.
Putin nhận thấy kho vũ khí của mình được các đồng minh cung cấp - chẳng hạn như máy bay điều khiển từ xa từ Iran.
Trong khi đó, Kim đã gửi hàng chục ngàn quân tới Nga để phục vụ cùng với lực lượng của Putin.
Một số ít quân đội Trung Quốc cũng được tường trình đang phục vụ tại Ukraine.
Nhưng Bắc Kinh đã mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc của Ukraine rằng họ cung cấp vũ khí cho Putin.
Nga hiện đang có kế hoạch thử điều động 1.000 máy bay điều khiển từ xa mỗi ngày vào Ukraine khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn - khiến Hoa Kỳ vô cùng tức giận.
Hodges cảnh báo các quốc gia phương Tây thay vào đó phải tập trung vào việc loại bỏ mối đe dọa từ các quốc gia thuộc Trục Ác quỷ - cuối cùng là làm suy yếu năng lực của Putin.
Cựu chỉ huy quân sự cho biết nếu không thì Âu Châu có thể phải vật lộn với cảnh đổ máu vô tận.
Ông nói: “Âu Châu nên nghiêm chỉnh hơn và cố gắng tiêu diệt họ, tiêu diệt chế độ đó, sử dụng tất cả các công cụ kinh tế của chúng tôi và cũng giúp Ukraine thành công trong việc đánh bại Nga.
“ Cách duy nhất để nước Nga thay đổi là họ phải thất bại một cách nhục nhã. Nếu họ không bị đánh bại, thì sau Putin này sẽ là một Putin khác.
“Vì vậy, chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này mãi mãi trừ khi chúng ta nghiêm chỉnh bảo vệ mọi thứ mà chúng ta cho là quan trọng.
“Và chúng ta nên thôi đừng sợ hãi những gì người Nga có thể làm. Trái lại, người Nga phải lo lắng xem chúng ta sẽ làm gì.”
Hodges dự đoán Putin, 72 tuổi, sẽ tiếp tục lãnh đạo Điện Cẩm Linh trong ít nhất một thập niên nữa - nếu tính đến sức khỏe của ông.
Nhưng đến một lúc nào đó, các nhà tài phiệt xung quanh ông - những người đã mất đi khối tài sản khổng lồ do lệnh trừng phạt chiến tranh - có thể nổi giận và buộc ông phải ra đi, Hodges cho biết.
Ông nói: “Về mặt sức khỏe, Putin vẫn còn tại vị thêm mười năm nữa.
“Thông thường, các nhà độc tài không có kế hoạch nghỉ hưu vì có quá nhiều người muốn giết họ. Đó là lý do tại sao họ nắm quyền cho đến tận cùng.
“Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta nên cho rằng nếu chỉ xét về mặt sức khỏe, hắn ta sẽ ở đó ít nhất là mười năm nữa.
“Nhưng nếu đủ nhiều người cuối cùng tức giận về việc ông ấy đang hủy hoại vị thế kinh tế của Nga thì mọi chuyện sẽ khác.”
[The Sun: West will have to defeat ENTIRE Axis of Evil if they want to end Putin’s reign of terror, warns top US ex-general]
5. Tổng tư lệnh quân đội Pháp cho biết Nga coi Pháp là ‘đối phương chính ở Âu Châu’ vì sự hỗ trợ của Ukraine
Nhà lãnh đạo quân đội Pháp, Tướng Thierry Burkhard, cho biết Nga coi Pháp là “đối phương chính của mình ở Âu Châu”, một tuyên bố quan trọng được đưa ra trong cuộc họp báo hiếm hoi tại Paris.
Những nhận xét này được đưa ra khi Điện Elysee mô tả bối cảnh “các mối đe dọa quốc tế ngày càng trầm trọng”.
Tướng Burkhard cho rằng việc Nga coi Paris là đối thủ chính phần lớn là do sự ủng hộ kiên định của Pháp đối với Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga. “Chính (Vladimir) Putin đã nói” điều này, vị tướng này nói thêm, ám chỉ đến tổng thống Nga, theo France 24.
Mặc dù lãnh thổ Pháp hiện không bị Nga đe dọa tấn công trực tiếp, Burkhard cảnh báo rằng Putin sở hữu “nhiều lựa chọn khác” để tiến hành chiến tranh hỗn hợp. Những phương pháp này, mà Nga đang tích cực theo đuổi như một “mối nguy hiểm lớn”, bao gồm các chiến dịch thông tin sai lệch trong nước Pháp, tấn công mạng, gián điệp và phá hoại cơ sở hạ tầng dưới biển.
Theo vị tướng này, Pháp hiện phải tăng cường phòng thủ chống lại Nga trên nhiều lĩnh vực. Trong không gian, các cuộc diễn tập vệ tinh của Nga được thiết kế để “cản trở quỹ đạo vệ tinh của chúng ta, tiếp cận và gây nhiễu, tiếp cận và do thám chúng”, Burkhard giải thích.
Trên biển, ông lưu ý sự hiện diện thường xuyên của tàu ngầm tấn công hạt nhân Nga ở Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, “rõ ràng là đang tìm cách giám sát các khu vực quan trọng đối với chúng tôi cũng như đối với người Anh”.
Trên không, thường xuyên xảy ra “ma sát và tương tác” với máy bay Nga trên Hắc Hải, Syria, Địa Trung Hải và “đôi khi” là Bắc Đại Tây Dương.
Những diễn biến này diễn ra trước bài phát biểu truyền thống của Tổng thống Emmanuel Macron trước quân đội vào ngày 13 tháng 7, đêm trước Ngày Quốc khánh Pháp. Điện Elysee cho biết thêm rằng bài phát biểu của ông Macron sẽ “đưa ra kết luận về các nỗ lực quốc phòng”, trong bối cảnh bối cảnh các mối đe dọa quốc tế đang thay đổi.
[Kyiv Independent: French army chief says Russia sees France as 'main enemy in Europe' due to Ukraine support]
6. ‘Trò chơi sắp thay đổi’ — Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Graham cho biết ông dự kiến sẽ có nhiều lô hàng vũ khí của Hoa Kỳ được chuyển đến Ukraine trước thông báo ‘quan trọng’ của Tổng thống Trump
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CBS News hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy, rằng ông dự kiến một loạt các chuyến hàng vũ khí của Hoa Kỳ tới Ukraine sẽ bắt đầu “trong những ngày tới”, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị đưa ra “tuyên bố quan trọng” về cuộc chiến ở Ukraine vào ngày 14 tháng 7.
Graham, một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Trump và là một trong những người ủng hộ trung thành nhất của Quốc hội đối với Ukraine, nói với chương trình Face the Nation của CBS News rằng sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine sẽ tăng lên, đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng Giêng, dự kiến sẽ có sự hỗ trợ mới cho Ukraine.
“Tình hình liên quan đến cuộc xâm lược Nga của Putin sắp thay đổi. Tôi dự đoán, trong những ngày tới, các bạn sẽ thấy vũ khí được chuyển giao với số lượng kỷ lục để giúp Ukraine tự vệ”, ông Graham nói, đồng thời cho biết thêm rằng “ý tưởng Mỹ bán vũ khí để giúp Ukraine đang rất được quan tâm”.
Vào ngày 10 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết ông dự định đưa ra thông báo “quan trọng” về Nga vào ngày 14 tháng 7, có khả năng báo hiệu sự thay đổi chính sách lớn về cuộc chiến ở Ukraine khi mối quan hệ với Điện Cẩm Linh trở nên xấu đi.
“Tôi nghĩ tôi sẽ có một tuyên bố quan trọng về Nga vào thứ Hai”, Tổng thống Trump nói với NBC News, nhưng không nói rõ nội dung tuyên bố. “Tôi thất vọng về Nga, nhưng chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong vài tuần tới”, Tổng thống Trump nói thêm.
Tổng thống Trump cũng nói với NBC News rằng Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận mới với NATO, theo đó chuyển giao vũ khí Mỹ cho Ukraine. Tổng Thư ký NATO Mark Rutte dự kiến sẽ thăm Washington vào ngày 14-15 tháng 7, mặc dù cơ quan báo chí của NATO không nêu rõ mục đích của chuyến đi.
Graham nói thêm rằng ông kỳ vọng Tổng thống Trump sẽ sử dụng quyền rút vốn của Tổng thống, gọi tắt là PDA để chuyển giao các lô hàng vũ khí đã được cựu Tổng thống Joe Biden phê duyệt trước đó. “Chà, 4 tỷ đô la thì vẫn chưa đủ”, ông nói, ám chỉ đến kho dự trữ PDA còn lại.
Các nguồn tin nói với Reuters vào ngày 10 tháng 7 rằng Tổng thống Trump sẽ cho phép gửi vũ khí cho Kyiv thông qua PDA. Tổng thống Mỹ cũng được tường trình đang xem xét việc cấp thêm ngân sách cho Ukraine lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức.
Mối quan hệ giữa Putin và Tổng thống Trump đã xấu đi trong những tuần gần đây, khi Mạc Tư Khoa từ chối ký kết thỏa thuận hòa bình ở Ukraine. Tổng thống Trump đã chỉ trích Putin trong những ngày gần đây với những lời lẽ thay đổi hướng về Điện Cẩm Linh, trong bối cảnh Nga tiếp tục các cuộc tấn công quy mô lớn vào các thành phố của Ukraine.
Mặc dù có ít tiến triển trong việc bảo đảm một thỏa thuận hòa bình, Tổng thống Trump cho đến nay vẫn từ chối gây thêm áp lực lên Mạc Tư Khoa thông qua các lệnh trừng phạt mới.
Graham, đồng tác giả của dự luật áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga và những người mua nhiên liệu hóa thạch của Nga, nói với CBS News rằng ông mong đợi “sẽ có các mức thuế quan và lệnh trừng phạt dành cho Tổng thống Trump mà ông chưa từng gặp phải trước đây”. Bất chấp những bình luận này, Tổng thống Trump vẫn khăng khăng rằng dự luật phải được thông qua với điều kiện tổng thống được miễn trừ quyền quyết định tối cao đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
“Trong những ngày và tuần tới, sẽ có một nỗ lực lớn để đưa Putin vào bàn đàm phán. Và đối với những bên đang giúp đỡ ông ta, Trung Quốc, mua dầu giá rẻ của Nga và không chịu trách nhiệm, những ngày đó sắp kết thúc rồi,” Graham kết luận.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng, lập trường của Tổng thống Trump về việc hỗ trợ Ukraine đã bộc lộ sự thiếu nhất quán. Mặc dù đôi khi ông chỉ trích chi tiêu của Mỹ và bày tỏ quan điểm tích cực về Nga, ông cũng lên tiếng ủng hộ Kyiv và chỉ trích Điện Cẩm Linh.
Đầu tháng này, chính quyền Tổng thống Trump đã tạm dừng việc vận chuyển một số vũ khí quan trọng đã được chính quyền Tổng thống Biden phê duyệt, mặc dù một số chuyến hàng đó đã được tiếp tục.
[Kyiv Independent: 'The game is about to change' — Republican Senator Graham says he expects influx of US weapons shipments to Ukraine, ahead of Trump's 'major' announcement]
7. Tổng thư ký NATO sẽ thăm Washington vào ngày 14 tháng 7 khi Tổng thống Trump chuẩn bị đưa ra ‘tuyên bố quan trọng’ về Nga
Tổng thư ký NATO Mark Rutte sẽ tới thăm Washington trong hai ngày từ 14 đến 15 tháng 7, dịch vụ báo chí của liên minh quân sự này thông báo vào ngày 13 tháng 7.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đó đã tuyên bố ông dự định đưa ra thông báo “quan trọng” về Nga vào ngày 14 tháng 7, có khả năng đánh dấu sự thay đổi chính sách lớn về cuộc chiến ở Ukraine khi mối quan hệ với Điện Cẩm Linh trở nên xấu đi.
“Tôi nghĩ tôi sẽ có một tuyên bố quan trọng về Nga vào thứ Hai”, Tổng thống Trump nói với NBC News vào ngày 10 tháng 7, nhưng không nói rõ nội dung tuyên bố. “Tôi thất vọng về Nga, nhưng chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong vài tuần tới”, Tổng thống Trump nói thêm.
Mặc dù cơ quan báo chí của NATO không nêu rõ mục đích chuyến thăm của Rutte, Tổng thống Trump đã nói với NBC News rằng Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận mới với NATO, nhằm chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Ukraine.
“Chúng tôi đang gửi vũ khí cho NATO, và NATO sẽ trả tiền cho những vũ khí đó, 100%. Vì vậy, những gì chúng tôi đang làm là những vũ khí được gửi đi sẽ đến NATO, và sau đó NATO sẽ cung cấp những vũ khí đó cho Ukraine, và NATO sẽ trả tiền cho những vũ khí đó”, Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Trump cho biết thỏa thuận đã được hoàn tất tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng trước, nơi Tổng thống Trump bày tỏ sự ủng hộ đối với việc gửi thêm hỏa tiễn Patriot tới Ukraine.
Khả năng nhận được thêm viện trợ cũng như lời chỉ trích mới đây của Tổng thống Trump đối với Putin xuất hiện khi Mạc Tư Khoa từ chối đồng ý ngừng bắn, thay vào đó lại tăng tần suất các cuộc tấn công hàng loạt vào các thành phố của Ukraine.
Chuyến thăm của Rutte diễn ra trong bối cảnh có tin tức cho biết Tổng thống Trump đang cân nhắc việc cấp thêm ngân sách cho Ukraine lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ cũng như bật đèn xanh cho việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine theo Quyền rút quân của Tổng thống.
Dịch vụ báo chí cho biết Rutte cũng có lịch gặp Ngoại trưởng Marco Rubio, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và các thành viên của Quốc hội.
Mặc dù có ít tiến triển trong việc bảo đảm một thỏa thuận hòa bình, Tổng thống Trump cho đến nay vẫn từ chối gây thêm áp lực lên Mạc Tư Khoa thông qua các lệnh trừng phạt mới.
Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã sẵn sàng thông qua một dự luật áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga và những người mua nhiên liệu hóa thạch của Nga, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson và Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune cho biết vào ngày 9 tháng 7. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp trong chính quyền nói với Politico rằng Tổng thống Trump sẽ chỉ ủng hộ dự luật nếu nó bảo tồn quyền lực tối cao của tổng thống đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
[Kyiv Independent: NATO chief to visit Washington on July 14 as Trump prepares 'major statement' on Russia]
8. Putin ủng hộ “không làm giàu” trong thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, nguồn tin cho biết với Axios
Theo các nguồn tin thân cận với cuộc thảo luận nói với Axios, Putin đã bí mật ra tín hiệu ủng hộ một thỏa thuận hạt nhân nhằm ngăn chặn Iran làm giàu uranium.
Quan điểm này, được truyền đạt tới cả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các quan chức Iran, đánh dấu sự thay đổi đáng chú ý khi xét đến việc Nga trước đây luôn công khai ủng hộ quyền làm giàu uranium của Iran.
Sự thay đổi trong lập trường riêng tư của Mạc Tư Khoa diễn ra sau cuộc chiến tranh 12 ngày gần đây giữa Israel và Iran. Theo ba quan chức Âu Châu và một quan chức Israel am hiểu vấn đề, Mạc Tư Khoa đã khuyến khích Iran đồng ý “không làm giàu uranium”. Trong khi đó, phản ứng tại Tehran chủ yếu cho rằng Putin đang tìm cách bán rẻ họ.
Hai nguồn tin khác cho biết chính phủ Nga đã thông báo cho chính phủ Israel về lập trường của Putin liên quan đến hoạt động làm giàu uranium của Iran, với một quan chức cao cấp của Israel xác nhận, “Chúng tôi biết rằng đây là điều Putin đã nói với người Iran.”
Putin được tường trình đã bày tỏ quan điểm này trong các cuộc điện đàm tuần trước với Tổng thống Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tổng thống Trump đã công khai bày tỏ mong muốn về một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, và các nguồn tin cho rằng nếu các cuộc đàm phán bắt đầu trong những tuần tới, yêu cầu làm giàu uranium bằng 0 trên lãnh thổ Iran sẽ là một yêu cầu quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Iran từ lâu vẫn khẳng định rằng họ phải duy trì khả năng làm giàu uranium theo bất kỳ thỏa thuận nào.
Nguồn tin của Axios cho biết Putin và các quan chức Nga khác đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận “không làm giàu uranium” với phía Iran trong vài tuần qua. Một quan chức Âu Châu am hiểu trực tiếp về các cuộc thảo luận cho biết: “Putin sẽ ủng hộ thỏa thuận không làm giàu uranium. Ông ấy khuyến khích phía Iran nỗ lực hướng tới điều đó để các cuộc đàm phán với Mỹ có lợi hơn. Phía Iran nói rằng họ sẽ không xem xét thỏa thuận này.”
Quan điểm riêng tư này của Putin đặc biệt đáng chú ý khi xét đến sự hỗ trợ rộng rãi mà Iran đã dành cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine, bao gồm hàng trăm máy bay điều khiển từ xa tấn công và hỏa tiễn đất đối đất. Trong và sau cuộc chiến 12 ngày với Israel, người Iran được tường trình đã bày tỏ sự thất vọng vì Nga không đưa ra bất kỳ sự hỗ trợ đáng kể nào ngoài những tuyên bố công khai.
Bất chấp căng thẳng hiện tại, Nga đã công khai và kín đáo bày tỏ mong muốn loại bỏ uranium làm giàu cao của Iran nếu đạt được thỏa thuận. Các nguồn tin thân cận cho biết Nga đã đề nghị cung cấp cho Iran uranium làm giàu 3,67% để sản xuất điện hạt nhân và một lượng nhỏ uranium làm giàu 20% cho lò phản ứng nghiên cứu tại Tehran và sản xuất đồng vị hạt nhân.
Trong khi đó, đặc phái viên Tòa Bạch Ốc Steve Witkoff đã thảo luận với Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi về việc nối lại đàm phán hạt nhân. Mặc dù một cuộc họp tại Oslo ban đầu được cân nhắc trong những ngày tới, nhưng các nguồn tin cho biết cả quan chức Iran và Witkoff đều đã từ bỏ ý định này và hiện đang tìm kiếm một địa điểm thay thế.
[Kyiv Independent: Putin backs 'zero enrichment' in new Iran nuclear deal, sources tell Axios]
9. Nga phủ nhận Putin thúc đẩy Iran đạt thỏa thuận hạt nhân “không làm giàu”
Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Bẩy, Maria Zakharova, giám đốc phòng báo chí Bộ Ngoại giao, đã bác bỏ các báo cáo “phỉ báng” cho rằng nhà độc tài Putinimir Putin đã bí mật khuyến khích Iran chấp nhận thỏa thuận “không làm giàu uranium” liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Lời phủ nhận này được đưa ra để đáp lại báo cáo của hãng tin Axios của Mỹ, trích dẫn nguồn tin ẩn danh, cho biết Putin đã “khuyến khích” Iran đồng ý ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Cộng hòa Hồi giáo này làm giàu uranium. Báo cáo của hãng tin Axios đã gây ra một làn sóng tức giận tại Iran với các cáo buộc cho rằng Putin đang bán đứng Tehran.
Maria Zakharova cho rằng bài viết “có vẻ là một chiến dịch phỉ báng chính trị mới nhằm làm trầm trọng thêm căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran”. Bà nói thêm rằng “chúng tôi luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran chỉ thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao, đồng thời bày tỏ sự sẵn lòng giúp tìm ra các giải pháp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được”.
Các nước phương Tây và Israel nghi ngờ Tehran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân, một cáo buộc mà Iran phủ nhận, bảo vệ cái mà họ gọi là quyền “không thể thương lượng” để phát triển chương trình hạt nhân dân sự.
Mạc Tư Khoa duy trì mối quan hệ thân thiết với giới lãnh đạo Iran và cung cấp sự hậu thuẫn quan trọng cho Tehran. Tuy nhiên, động lực của mối quan hệ này đã bị xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là khi Nga không mạnh mẽ ủng hộ đối tác của mình ngay cả sau khi Hoa Kỳ tham gia chiến dịch ném bom của Israel vào tháng 6.
Về mặt công khai, Mạc Tư Khoa luôn bảo vệ quyền sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích dân sự của Tehran, tuy nhiên trong những tháng gần đây, Putin cũng đã vun đắp mối quan hệ chặt chẽ hơn với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Căng thẳng leo thang gần đây trong khu vực đã chứng kiến Israel phát động một cuộc tấn công chưa từng có vào Iran vào ngày 13 tháng 6, mở màn cho một cuộc chiến tranh kéo dài 12 ngày. Động thái này trên thực tế đã làm gián đoạn các cuộc đàm phán giữa Tehran và Washington, vốn đã bắt đầu vào tháng 4, nhằm mục đích đóng băng chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn vào ngày 22 tháng 6, khi Hoa Kỳ ném bom cơ sở làm giàu uranium ngầm tại Fordo, phía nam Tehran, cũng như các cơ sở hạt nhân ở Isfahan và Natanz. Mức độ thiệt hại chính xác từ các cuộc tấn công này vẫn chưa được biết.
[Kyiv Independent: Russia denies Putin pushed Iran for 'zero enrichment' nuclear deal]
10. Tình báo Ukraine cho biết Nga đang mở rộng các hoạt động tuyên truyền trên khắp Phi Châu
Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Bẩy, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine cho biết Nga đang tích cực gia tăng ảnh hưởng của mình trên khắp các quốc gia Phi Châu, thông qua các mạng lưới tuyên truyền như hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga và hãng tin nhà nước RT.
Theo Tướng Budanov, tính đến ngày 13 tháng 7, kênh truyền hình này, vốn được biết đến rộng rãi là cỗ máy tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, đã phát sóng ở hơn 40 quốc gia Phi Châu bằng sáu ngôn ngữ.
Vào tháng 6 năm 2025, RT bắt đầu sản xuất nội dung bằng tiếng Bồ Đào Nha cho thị trường Mozambique và Angola. Vào cuối năm nay, kênh này dự kiến sẽ phát sóng bằng tiếng Amharic cho khán giả Ethiopia.
Tướng Budanov nhấn mạnh rằng: “Tuyên truyền của Nga là mối đe dọa toàn cầu chỉ nhằm một mục đích duy nhất - mở rộng lãnh thổ, tài nguyên và văn hóa của kẻ xâm lược”.
Trong 2 năm qua, RT đã tăng gấp đôi số lượng kênh truyền hình đối tác tại Phi Châu, từ 30 lên 60.
Theo HUR, RT cũng đã điều động các chương trình đào tạo cho các nhà báo địa phương, đào tạo hơn một ngàn chuyên gia truyền thông theo tiêu chuẩn Nga vào năm 2024. Vào tháng 6 năm 2025, chương trình đào tạo toàn thời gian đã bắt đầu tại Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia, và đang có kế hoạch mở rộng các chương trình tương tự sang các quốc gia khác.
TASS cũng có kế hoạch phát triển mạng lưới của mình bằng cách mở các văn phòng thông tấn tại Ethiopia, Senegal, Algeria, Congo và các nước Phi Châu khác. Theo tuyên bố, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự cho các văn phòng này.
Năm ngoái, Hoa Kỳ tuyên bố rằng RT đang hợp tác với tình báo Nga để tấn công vào các quốc gia trên toàn cầu trong bối cảnh Điện Cẩm Linh đang mạnh tay đàn áp các chiến dịch thông tin sai lệch.
Gã khổng lồ công nghệ Meta, chủ sở hữu của Facebook, Instagram và WhatsApp, đã cấm các kênh truyền thông nhà nước Nga như RT và Rossiya Segodnya xuất hiện trên trang web của mình vào năm ngoái vì “hoạt động can thiệp của nước ngoài”, nhưng theo các chuyên gia, điều này không ảnh hưởng đáng kể đến ảnh hưởng của họ.
Theo Bloomberg, Interpol tại Botswana đã mở cuộc điều tra về khả năng liên quan đến nạn buôn người vào năm 2025 đối với chương trình học tập và làm việc 'Alabuga start', chương trình đưa phụ nữ Phi Châu sang Nga làm việc, nhiều khả năng là trong ngành sản xuất quân sự.
Các công ty Nga cũng đã tuyển dụng hàng trăm phụ nữ trẻ Phi Châu từ hơn 40 quốc gia để làm việc tại các nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa quân sự ở Nga và có kế hoạch tuyển dụng thêm hàng ngàn người nữa vào năm 2025.
[Kyiv Independent: Russia scales up propaganda operations across Africa, Ukrainian intelligence says]
11. Các nước Balkan ra tuyên bố chung ủng hộ Ukraine gia nhập NATO sau hội nghị thượng đỉnh
Các bộ trưởng từ Ukraine và các nước Đông Nam Âu đã ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO khi tất cả các đồng minh đồng ý, sau cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ hai tại Croatia vào ngày 12 tháng 7.
Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh đã được cơ quan báo chí của Văn phòng Tổng thống Ukraine và chính phủ Croatia công bố vào ngày 12 tháng 7.
Tuyên bố cho biết: “Chúng tôi ủng hộ Ukraine trên con đường không thể đảo ngược hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào Euro-Atlantic, bao gồm cả tư cách thành viên NATO, và hoan nghênh lời mời Ukraine gia nhập NATO khi các Đồng minh đồng ý và đáp ứng các điều kiện”.
Theo tuyên bố, việc gia nhập NATO vẫn là “lựa chọn an ninh hiệu quả nhất về mặt chi phí cho Ukraine”.
Tuyên bố nêu rõ: “Nga cũng như bất kỳ quốc gia nào không phải là thành viên NATO đều không có quyền phủ quyết việc mở rộng Liên minh”.
Tuyên bố này cũng ủng hộ tư cách thành viên tương lai của Ukraine và các ứng cử viên khác trong Liên minh Âu Châu.
Tuyên bố cho biết: “Việc Ukraine, Cộng hòa Moldova và các Đối tác Tây Balkan của chúng tôi trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu trong tương lai là rất quan trọng đối với sự ổn định, an ninh và thịnh vượng lâu dài của khu vực chúng tôi và toàn bộ Âu Châu”.
Hội nghị thượng đỉnh mới nhất tại Odesa vào ngày 11 tháng 6 có sự tham dự của đại diện cao cấp từ 12 quốc gia Đông Nam Âu, bao gồm cả Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, người có thiện chí với Mạc Tư Khoa, và đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Ukraine.
Vào ngày 11 tháng 6, Vucic đã từ chối ký vào tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Odesa, được tất cả những người tham gia khác ký vào, để không “phản bội nước Nga”.
Đối với Croatia, việc ký kết văn bản này có ý nghĩa xung đột với lập trường của tổng thống thân Nga Zoran Milanovic, người được bầu lại vào năm 2025, người chỉ trích gay gắt viện trợ của phương Tây cho Ukraine cũng như việc nước này gia nhập liên minh quân sự trong tương lai.
Nga liên tục phản đối việc Ukraine gia nhập NATO, viện dẫn “mối đe dọa mở rộng NATO” gần biên giới nước này làm lý do để biện minh cho cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine vào năm 2022.
[Kyiv Independent: Balkan countries release joint statement supporting Ukrainian NATO accession after summit]
Biến lớn: TT Trump đề xuất Ukraine phóng hỏa tiễn tấn công Moscow, Nga thề biến Kyiv thành Hiroshima
VietCatholic Media
15:30 15/07/2025
1. Tổng thống Trump đề xuất Ukraine phóng hỏa tiễn tấn công Mạc Tư Khoa và thành phố St. Petersburg. Nga phản ứng dữ dội
Putin đã ra lệnh ném bom dữ dội vào Ukraine hôm Thứ Ba, 15 Tháng Bẩy. Các cuộc ném bom diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán lạnh người rằng Hoa Kỳ có thể đã thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gây áp lực với Putin bằng cách phóng hỏa tiễn trực tiếp vào Mạc Tư Khoa và thành phố St. Petersburg.
Theo tờ The Washington Post, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy vào hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy, Tổng thống Trump đã chất vấn Tổng thống Zelenskiy tại sao không phóng hỏa tiễn tấn công Mạc Tư Khoa để gây áp lực buộc Putin phải chấp nhận ngưng bắn. Tổng thống Zelenskiy được tường trình đã trả lời: “Chúng tôi chắc chắn là dám làm nếu các ông cung cấp vũ khí cho chúng tôi.” Tổng thống Trump đã đáp lại rằng Ukraine phải gia tăng áp lực lên Putin, không chỉ ở Mạc Tư Khoa mà còn ở St. Petersburg.
Kyiv hiện có quyền sử dụng hỏa tiễn ATACMS tầm xa hơn, có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa tới 200 dặm bên trong nước Nga.
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk do Hoa Kỳ cung cấp, có tầm bắn có thể tấn công thủ đô của Nga, được tường trình vẫn đang được xem xét.
Tối hậu thư của Tổng thống Trump, được công bố cùng với nhà lãnh đạo NATO Mark Rutte tại Tòa Bạch Ốc, bật đèn xanh cho kho vũ khí hỏa tiễn tầm xa và tầm ngắn trị giá 10 tỷ đô la cho Ukraine, phần lớn được tài trợ bởi Âu Châu và Canada.
Ông cảnh báo Putin về mức thuế quan “rất nghiêm trọng” 100% nếu Mạc Tư Khoa không đàm phán trong vòng 50 ngày.
“Tôi thất vọng về ông ta, nhưng tôi chưa xong với ông ta đâu”, Tổng thống Trump sau đó nói với BBC vào thứ Hai.
Matthew Whitaker, Đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại NATO, khẳng định việc Tổng thống Trump cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ mang lại hòa bình.
“Điều này gửi đi thông điệp rất rõ ràng tới Vladimir Putin rằng - chúng tôi đã cho ông cơ hội hòa bình”, ông nói.
“Tổng thống Trump là người kiến tạo hòa bình, nhưng nếu các ông muốn chiến tranh, chúng tôi sẽ trang bị vũ khí cho Ukraine - và Âu Châu sẽ phải trả giá. Đây thực sự là một bước tiến lớn để cuối cùng đưa cuộc chiến này đến hồi kết, chấm dứt.
“Trong 18 tháng qua, Nga đã giành được khoảng một phần trăm lãnh thổ Ukraine. Họ không đạt được thành công nào, họ đang mất hàng ngàn binh sĩ mỗi ngày.”
Nhưng những người thân cận của Putin đã bác bỏ lời cảnh báo của Tổng thống Trump, khi nhà tuyên truyền hàng đầu của Nga Vladimir Solovyov phát biểu: “Tổng thống Trump đang cố gắng dọa chúng ta bằng hỏa tiễn, nhưng điều này rất khó thực hiện... Tổng thống Trump nên sợ hãi.”
“Mọi người đều đang cố gắng thúc đẩy chúng tôi biến Kyiv và Lviv thành Hiroshima và Nagasaki.”
Solovyov cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công hỏa tiễn nào do Hoa Kỳ dẫn đầu vào Nga đều có thể kích hoạt việc phóng Yars, vũ khí hạt nhân trên bộ chính của Mạc Tư Khoa, với đầu đạn mạnh hơn tới 20 lần so với quả bom thả xuống Hiroshima.
“Hãy tưởng tượng đất nước chúng ta bị tấn công bởi hỏa tiễn hành trình của Mỹ, giống như Nam Tư, Iraq, v.v. Tôi chắc chắn rằng Yars sẽ được phóng đi để đáp trả”, ông tuyên bố trên truyền hình nhà nước Nga.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chế giễu hạn chót của Tổng thống Trump là “kịch tính”, nói: “Tổng thống Trump đã đưa ra một tối hậu thư kịch tính cho Điện Cẩm Linh. Cả thế giới rùng mình, đoán trước hậu quả. Âu Châu hiếu chiến đã thất vọng. Nga chẳng quan tâm.”
Vladimir Solovyov nói tiếp rằng rằng sự hỗ trợ của NATO dành cho Ukraine có nghĩa là Nga đang ở trong “một cuộc chiến toàn diện”.
“Chúng ta đã ở trong tình trạng chiến tranh rồi. Điều này không thể tránh khỏi… Chúng ta không chiến đấu ở Ukraine, mà là chiến đấu với NATO,” hắn ta phẫn nộ nói.
“Nhiệm vụ của phương Tây là phá hủy đất nước chúng ta… Hãy hiểu điều này đi.”
Và nghị sĩ theo chủ nghĩa cực đoan Leonid Slutsky đã bác bỏ động thái gia tăng vũ trang này: “Đây chắc chắn sẽ là một bước thụt lùi, nhưng về cơ bản sẽ không thay đổi tình hình ở mặt trận… Mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt sẽ đạt được trong mọi trường hợp - thông qua đàm phán hoặc trên chiến trường.”
Nhưng các nhà phân tích cho rằng mốc thời gian 50 ngày của Tổng thống Trump không phải là ngẫu nhiên.
Chuyên gia về Điện Cẩm Linh Mikhail Khodorkovsky tin rằng đã đến lúc dồn Putin vào chân tường trong chuyến thăm Trung Quốc theo kế hoạch của Tổng thống Trump.
“Kế hoạch của Tòa Bạch Ốc là phá vỡ sự phát triển sâu sắc của quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga”, ông nói.
Thời điểm đó cũng có thể gây áp lực buộc Tập Cận Bình phải ép Putin tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình – nếu không làm thế Tập phải đối mặt với các lệnh trừng phạt thứ cấp có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc.
[Financial Times: Donald Trump asked Volodymyr Zelenskyy if Ukraine could hit Moscow, say people briefed on call]
2. Tổng thống Trump cho biết hệ thống Patriot và hỏa tiễn có thể đến Ukraine ‘trong vài ngày tới’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết trong cuộc họp báo với nhà lãnh đạo NATO Mark Rutte vào ngày 14 tháng 7 rằng một số hệ thống phòng không và hỏa tiễn Patriot có thể sẽ đến Ukraine “trong vòng vài ngày”.
Khi được hỏi khi nào một số vũ khí nhất định, bao gồm hỏa tiễn cho hệ thống phòng không Patriot, dự kiến sẽ đến Ukraine, Tổng thống Trump trả lời rằng “đầy đủ các khẩu đội... Chúng tôi sẽ sớm có một số khẩu đội như vậy, trong vòng vài ngày tới”.
Tổng thống Trump nói thêm: “Một số quốc gia có Patriot sẽ hoán đổi và thay thế Patriot bằng loại mà họ đang có”.
Vào ngày 13 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết Washington sẽ gửi Patriot tới Ukraine, mặc dù ông không nói rõ liệu lời cam kết này có đề cập đến toàn bộ hệ thống phòng thủ hay hỏa tiễn đánh chặn hay không.
Thông báo này được đưa ra khi Nga tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công trên không vào Ukraine, nhắm vào các thành phố bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom dẫn đường.
Hệ thống Patriot là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng không của Ukraine do có khả năng đánh chặn hỏa tiễn ở tầm xa.
Tổng thống Trump và Rutte cũng công bố một kế hoạch theo đó NATO sẽ mua vũ khí tiên tiến từ Hoa Kỳ, bao gồm các hệ thống phòng không, và chuyển giao một số vũ khí này cho Ukraine.
“Chúng tôi sẽ sản xuất những vũ khí tối tân nhất và chúng sẽ được gửi đến NATO. NATO có thể sẽ chọn gửi một số lượng nhất định vũ khí này đến các nước khác... nơi mà quốc gia đó sẽ chuyển giao một số vũ khí, và chủ yếu là để thay thế”, Tổng thống Trump nói.
Hoa Kỳ sẽ bán khoảng 10 tỷ đô la vũ khí cho các đồng minh NATO trong đợt cung cấp vũ khí đầu tiên nhằm hỗ trợ Ukraine, Axios đưa tin ngày 14 tháng 7, trích dẫn một nguồn tin giấu tên. Lô hàng được tường trình sẽ bao gồm hỏa tiễn, vũ khí phòng không và đạn pháo.
Sau thông báo này, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã có các cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Trump và Rutte.
“Cảm ơn ông vì đã sẵn lòng ủng hộ Ukraine và tiếp tục hợp tác để chấm dứt các vụ giết người và thiết lập một nền hòa bình lâu dài và công bằng”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu sau cuộc trò chuyện với Tổng thống Trump.
Tương tự, Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Rutte và nói thêm rằng “Hoa Kỳ, Đức và Na Uy hiện đang hợp tác” để cung cấp hệ thống phòng không Patriot.
Trước đó, Tổng thống Trump cho biết các đợt chuyển giao vũ khí mới sẽ được cấu trúc sao cho Hoa Kỳ được hoàn trả đầy đủ, đồng thời nói thêm, “Họ sẽ trả cho chúng tôi 100% cho việc đó”.
Cho đến nay, Washington đã chuyển giao ba khẩu đội Patriot cho Ukraine, trong khi Đức cũng đã chuyển giao thêm ba khẩu đội nữa. Một liên minh Âu Châu đã đóng góp thêm một khẩu đội, mặc dù không phải tất cả các hệ thống hiện đang hoạt động do phải luân phiên bảo trì.
Trong bài phát biểu buổi tối sau thông báo, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông “biết ơn Tổng thống Trump vì đã sẵn lòng giúp bảo vệ mạng sống của người dân chúng ta”.
Trong bài phát biểu buổi tối, Tổng thống Zelenskiy cho biết Kyiv sẽ tiếp tục tăng sản lượng vũ khí trong nước, ngay cả khi có những cam kết quốc phòng mới.
“Ukraine hoàn toàn sẵn sàng cho mọi bước đi trung thực và hiệu quả hướng tới hòa bình – hòa bình lâu dài – và an ninh thực sự. Chính Nga mới là nước chưa sẵn sàng. Chính Nga mới là nước phải bị ép buộc. Và đây chính là những gì đang diễn ra”, ông Tổng thống Zelenskiy nói thêm.
[Kyiv Independent: Patriot systems, missiles may arrive in Ukraine 'within days,' Trump says]
3. Trực thăng Mi-8 của Nga mất tích ở Viễn Đông cùng 5 người trên máy bay
Một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga chở năm người đã mất tích vào ngày 14 tháng 7 trong chuyến bay từ Okhotsk đến Magadan ở Viễn Đông của Nga, hãng truyền thông ủng hộ chính phủ Nga Kommersant đưa tin, trích dẫn thông tin từ cơ quan hàng không quốc gia Rosaviatsiya.
Máy bay chở ba thành viên phi hành đoàn và hai kỹ thuật viên. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, phi hành đoàn đã không thể liên lạc được vào thời điểm dự kiến.
Một chiến dịch tìm kiếm đang được tiến hành. Các quan chức cho biết một trực thăng Mi-8 khác đã được điều động từ Okhotsk, và một máy bay An-26 đã được điều động từ Magadan để hỗ trợ tìm kiếm.
Mi-8 là máy bay trực thăng tiện ích do Liên Xô thiết kế, được quân đội và chính quyền dân sự Nga sử dụng rộng rãi cho mục đích vận chuyển, hỗ trợ chiến đấu và nhiệm vụ chỉ huy.
Chiếc máy bay này có lịch sử hoạt động lâu dài nhưng đã gặp phải một số vụ tai nạn, bao gồm cả trong cuộc chiến tranh toàn diện đang diễn ra giữa Nga và Ukraine. Vào ngày 23 tháng 5, một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga đã rơi gần làng Naryshkino ở tỉnh Oryol, khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng, theo TASS đưa tin.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không của Nga, khiến nhiều máy bay không có các bộ phận cần thiết để bảo dưỡng định kỳ.
[Kyiv Independent: Russian Mi-8 helicopter goes missing in Far East with 5 aboard]
4. Putin bất chấp tối hậu thư của Tổng thống Trump, ồ ạt dội bom Ukraine, trong khi phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cảnh báo Nga sẽ ‘biến Kyiv thành Hiroshima’.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 15 Tháng Bẩy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết VLADIMIR Putin đã bất chấp tối hậu thư của Tổng thống Donald Trump và phát động một cuộc tấn công mới vào Ukraine.
Vụ đánh bom xảy ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo nhà độc tài Nga về các lệnh trừng phạt tàn khốc và một loạt vũ khí của NATO trừ khi Mạc Tư Khoa đồng ý hòa bình trong vòng 50 ngày.
Điện Cẩm Linh đáp trả bằng những lời đe dọa lạnh lùng và một làn sóng tấn công chết người khác vào các thành phố bị chiến tranh tàn phá của Ukraine – từ Kharkiv đến Zaporizhzhia và Sumy.
Tại tỉnh Sumy, máy bay điều khiển từ xa của Nga cố tình nhắm vào một trường đại học, làm bị thương sáu người, bao gồm một sinh viên 19 tuổi và một bé gái 14 tuổi.
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn riêng biệt ở Shostka đã làm một thiếu niên khác bị thương và phá hủy một cơ sở y tế.
Theo Trung Úy Olga Chikanova, Phát ngôn nhân Ủy Ban Điều Tra của Cảnh Sát Quốc Gia Ukraine, trên khắp Ukraine, ít nhất năm người đã thiệt mạng và 53 người bị thương trong vòng 24 giờ.
Các nạn nhân bao gồm một phụ nữ 63 tuổi ở Dnipropetrovsk, một phụ nữ 57 tuổi ở Kharkiv, và thường dân ở các vùng Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia. Trong số những người bị thương có bốn trẻ em.
Tại Kharkiv, một phụ nữ 68 tuổi đã bị thương trong cuộc pháo kích ban đêm.
Trong khi đó, Kyiv cũng đã tiến hành các cuộc phản công của riêng mình.
Ukraine đã dàn dựng các cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự sâu bên trong nước Nga bằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mới vào doanh nghiệp Energiya tại Yelets ở vùng Liuptsk - nơi sản xuất nguồn năng lượng hóa học cho nhiều loại vũ khí của Nga bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M.
Người dân báo cáo về các vụ nổ và cảnh quay cho thấy nhà máy đã bị tấn công bởi hàng chục máy bay điều khiển từ xa.
Tại Voronezh, thống đốc Aleksandr Gusev cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã làm 15 người Nga bị thương, bao gồm cả một em bé một tuổi.
[The Sun: RELENTLESS SLAUGHTER Putin defies Trump’s ultimatum and BOMBARDS Ukraine – as Kremlin mouthpiece warns Russia will ‘turn Kyiv into Hiroshima’]
5. Tổng thống Trump nói Hoa Kỳ sẽ gửi hỏa tiễn Patriot tới Ukraine
Hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ gửi thêm các hệ thống phòng không Patriot tới Ukraine, nhưng nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ được hoàn trả chi phí.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy liên tục nhấn mạnh nhu cầu của Ukraine về các hệ thống như vậy để phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga.
“Chúng tôi sẽ gửi cho họ hỏa tiễn Patriot, thứ mà họ đang rất cần, bởi vì Putin thực sự đã khiến nhiều người bất ngờ. Ông ta nói năng dễ nghe rồi lại ném bom tất cả mọi người vào buổi tối. Nhưng có một chút vấn đề ở đây. Tôi không thích điều đó”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Căn cứ Không quân Andrews bên ngoài Washington.
Việc cung cấp vũ khí sẽ là một phần của thỏa thuận mới, theo đó, theo Tổng thống Trump, NATO sẽ bồi thường cho Hoa Kỳ một số vũ khí đã cung cấp cho Ukraine.
“Về cơ bản, chúng tôi sẽ gửi cho họ nhiều loại thiết bị quân sự tối tân. Họ sẽ trả cho chúng tôi 100% chi phí, và đó là điều chúng tôi mong muốn”, Tổng thống Trump nói. Ông không nêu rõ số lượng Patriot.
Quyết định này báo hiệu sự thay đổi đáng chú ý của Tổng thống Trump, người trước đó đã kiềm chế việc phê duyệt các lô hàng vũ khí mới cho Ukraine kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.
Chiến lược trước đó của ông tập trung vào việc thuyết phục Putin ngồi vào bàn đàm phán, đưa ra lập luận về khả năng ngăn chặn cuộc xung đột mà người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Joe Biden, được tường trình đã thất bại.
Trước đó, Ukraine chỉ nhận được vũ khí của Hoa Kỳ thông qua các khoản tiền còn lại từ nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Biden, vì Tổng thống Trump đã phản đối việc tìm kiếm các khoản phân bổ bổ sung, cho rằng điều đó sẽ làm cứng rắn hơn quyết tâm của Putin và làm giảm triển vọng hòa bình.
Tổng thống Trump sẽ công bố kế hoạch vũ khí mới cho Ukraine, dự kiến sẽ bao gồm vũ khí tấn công, Axios đưa tin vào ngày 13 tháng 7, trích dẫn hai nguồn tin thân cận với vấn đề này.
Kế hoạch mới có thể sẽ bao gồm hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine, mặc dù không nguồn tin nào xác nhận quyết định cuối cùng đã được đưa ra.
“Tổng thống Trump thực sự tức giận với Putin. Tuyên bố của ông ấy vào ngày mai sẽ rất hung hăng”, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham nói với Axios.
Tổng thống Trump đã bày tỏ sự tức giận ngày càng tăng với người đồng cấp Nga trong những tuần gần đây, đặc biệt là khi Putin tiến hành cuộc ném bom trên không quy mô lớn vào các thành phố của Ukraine và phớt lờ lời kêu gọi ngừng bắn.
Trước đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ gửi thêm vũ khí phòng thủ đến Ukraine, đảo ngược quyết định trước đó của Ngũ Giác Đài về việc tạm dừng một số chuyến hàng. Việc tạm dừng này đã làm dấy lên lo ngại rằng Hoa Kỳ đang rút lui khỏi Ukraine và không muốn can thiệp để ngăn chặn bước tiến chậm nhưng chắc của Nga.
Về các hành động trong tương lai, tuần trước Tổng thống Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ đưa ra “tuyên bố quan trọng” liên quan đến Nga vào thứ Hai, mặc dù ông từ chối nói rõ liệu tuyên bố đó có liên quan đến các lệnh trừng phạt mới đang được Quốc hội xem xét hay không.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống và những tháng đầu nhậm chức, Tổng thống Trump thường xuyên mô tả Tổng thống Zelenskiy là một trở ngại cho hòa bình, chỉ trích việc Mỹ hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. Vào tháng 2, ông đặc biệt chế giễu Tổng thống Zelenskiy là một “diễn viên hài thành công khiêm tốn” và một “nhà độc tài”.
Tổng thống Zelenskiy đã bày tỏ sự lạc quan sau cuộc gặp trước đó với các đồng minh Mỹ và Âu Châu tại Rôma, tin rằng cuộc gặp này sẽ dẫn đến việc tăng cường viện trợ quân sự, bao gồm cả phòng không, cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này. Cuộc gặp này của cái gọi là “liên minh thiện chí”, bao gồm một đặc phái viên cao cấp của Tổng thống Trump, diễn ra chỉ vài giờ sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chết người khác của Nga vào Kyiv.
Phát biểu với các phóng viên tại Rôma vào ngày 10 tháng 7, ông Tổng thống Zelenskiy cho biết điều quan trọng là phải nhận được những bảo đảm chính trị rõ ràng để nối lại việc vận chuyển hàng viện trợ sau các cuộc thảo luận hiệu quả với Tổng thống Trump. Ông nói thêm rằng công việc hiện đang được tiến hành ở cấp độ nhân viên để bảo đảm việc giao hàng kịp thời cho Ukraine.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte dự kiến sẽ gặp Tổng thống Trump vào ngày 14 tháng 7.
[Kyiv Independent: Trump says US will send Patriot missiles to Ukraine]
6. Tổng thống Zelenskiy bổ nhiệm Thủ tướng mới cho Ukraine trong cuộc cải tổ chính phủ lớn
Bắt đầu cuộc cải tổ lớn trong bộ máy lãnh đạo cao cấp của Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai đã đề cử Yuliia Svyrydenko làm người lãnh đạo chính phủ Ukraine.
Svyrydenko, phó thủ tướng hiện tại và bộ trưởng phát triển kinh tế, là đồng minh trung thành lâu năm của Tổng thống Zelenskiy và cố vấn chính của Tổng thống, Andriy Yermak.
Bà cũng là động lực thúc đẩy thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Hoa Kỳ, một quan hệ đối tác kinh tế gây tranh cãi cho phép Hoa Kỳ tiếp cận lợi nhuận từ nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của quốc gia Đông Âu này.
Nếu được quốc hội Ukraine xác nhận, Svyrydenko sẽ thay thế Thủ tướng hiện tại Denys Shmyhal, người đã tại vị kể từ tháng 3 năm 2020.
Svyrydenko cho biết trong bài đăng hôm thứ Hai rằng việc củng cố nền kinh tế, mở rộng các chương trình hỗ trợ cho người dân Ukraine và tăng cường sản xuất vũ khí sẽ là những nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ mới.
Tổng thống Zelenskiy đã gặp Shmyhal vào Chúa Nhật và thảo luận về các bước chiến lược để chuyển đổi nhánh hành pháp, cuộc cải tổ chính phủ lớn thứ hai thời chiến.
“Sẽ có những thay đổi. Đặc biệt, trong lĩnh vực quốc phòng, trong tất cả các dự án vì sự ổn định của chúng ta — nhà nước và xã hội,” Tổng thống Zelenskiy nói về đợt cải tổ sau cuộc gặp với Shmyhal. “Chúng ta cũng cần cắt giảm đáng kể các khoản chi tiêu nhà nước không thiết yếu và, càng nhiều càng tốt, thông qua việc bãi bỏ quy định, điều chỉnh các lực lượng công vì mục tiêu phát triển kinh tế.”
Hôm thứ sáu, Tổng thống Zelenskiy cũng tuyên bố ông có ý định bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại Rustem Umerov vào vị trí đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Đại Sứ hiện tại, Oksana Markarova - cựu chiến binh ngoại giao của Kyiv tại DC - vào tháng 9 đã vướng vào một vụ gây tranh cãi với chính quyền Tổng thống Donald Trump vì đã tổ chức một chuyến thăm của Tổng thống Zelenskiy tới một tiểu bang chiến trường trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.
Shmyhal, thủ tướng tại vị lâu nhất của Ukraine cho đến nay, đã được Tổng thống Zelenskiy chọn để đảm nhiệm vị trí của Umerov trong bộ quốc phòng, tổng thống xác nhận hôm thứ Hai.
Một đại biểu quốc hội Ukraine chia sẻ với tờ POLITICO rằng những thay đổi trong chính phủ có thể diễn ra sớm nhất trong tuần này, với việc quốc hội Ukraine bãi nhiệm các thành viên chính phủ vào thứ Tư và bổ nhiệm họ vào các vị trí mới vào thứ Năm.
Trong khi cuộc bỏ phiếu được tường trình chỉ mang tính hình thức, một số ý kiến phản đối cho rằng văn phòng tổng thống đang nắm giữ vai trò quá quyền lực trong việc bổ nhiệm ứng viên.
Ivanna Klympush-Tsintsadze, một nghị sĩ đối lập Ukraine và là nhà lãnh đạo ủy ban hội nhập Âu Châu, phát biểu với POLITICO rằng: “Sáng kiến thay đổi chính phủ không đến từ quốc hội, cơ quan bổ nhiệm chính phủ trong một nước cộng hòa nghị viện-tổng thống, mà đến từ văn phòng tổng thống”.
“Quyết định sẽ được đưa ra dưới dạng văn bản có sẵn, và đa số sẽ chỉ cần nhấn nút 'Đồng ý'. Và đây là một minh chứng rõ ràng khác cho thấy, thật không may, hiện nay tổng thống và những người thân cận nhất của ông coi các thể chế nhà nước như những cỗ máy đóng dấu, và cán cân quyền lực chỉ là hình thức,” Klympush-Tsintsadze nói.
Văn phòng của Tổng thống Zelenskiy trả lời POLITICO rằng họ chưa nhận được phản hồi nào về những tuyên bố của chính trị gia này. Trước đó, văn phòng đã bác bỏ những cáo buộc về việc tổng thống lạm quyền.
[Politico: Zelenskyy names new Ukraine PM in major government reshuffle]
7. Belarus bắn hạ máy bay điều khiển từ xa của Nga, HUR của Ukraine tuyên bố
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 14 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Belarus đã bắn hạ một máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga trên không phận của nước này trong một cuộc tấn công vào Ukraine vào cuối tuần.
Theo Đại Úy Yusov, ít nhất ba chiếc đang bay qua không phận Belarus vào thời điểm đó. Một trực thăng Mi-24 của Belarus đang thực hiện “nhiệm vụ kiểm soát không phận” đã phát hiện và tiêu diệt một trong những chiếc máy bay điều khiển từ xa này.
“Có thông tin cho biết mảnh vỡ của chiếc máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ đã rơi xuống khu vực Homel”, ông nói thêm.
Máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga thường xuyên xâm phạm không phận Belarus khi bay về phía các thành phố của Ukraine trong các cuộc tấn công hàng loạt đã leo thang đáng kể trong những tuần gần đây.
Belarus là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga và đã cho phép Mạc Tư Khoa sử dụng lãnh thổ Belarus cho các hoạt động quân sự chống lại Ukraine.
Quân đội Belarus xác nhận vào tháng 9 năm 2024 rằng một máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên lãnh thổ của nước này lần đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, và nhiều sự việc khác đã được báo cáo kể từ đó.
[Kyiv Independent: Belarus shoots down Russian drone, Ukraine's HUR claims]
8. Đan Mạch sẽ cung cấp dịch vụ truyền thông vệ tinh do Âu Châu sản xuất cho quân đội Ukraine
Bộ Quốc phòng Đan Mạch tuyên bố vào ngày 14 tháng 7 rằng Đan Mạch sẽ cung cấp cho quân đội Ukraine các dịch vụ liên lạc vệ tinh do Âu Châu sản xuất khi Kyiv tiếp tục chống lại cuộc chiến của Nga.
Thông báo cho biết viện trợ quân sự của Đan Mạch sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị đầu cuối thu, cho phép truy cập vào thông tin liên lạc qua vệ tinh trong bối cảnh chiến tranh ở Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết: “Đan Mạch hiện đã góp phần củng cố hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh của Ukraine trong nỗ lực phòng thủ chống lại Nga. Các giải pháp không gian có tiềm năng rất lớn, có thể đóng góp cho cả quốc phòng Ukraine, Đan Mạch và Âu Châu”.
Quân đội Ukraine phụ thuộc vào thông tin liên lạc vệ tinh, cụ thể là dịch vụ Starlink của tỷ phú người Mỹ Elon Musk.
Giữa lúc Musk chỉ trích viện trợ cho Ukraine, nỗi lo ngại rằng Kyiv có thể mất quyền truy cập Starlink đã nổi lên. Reuters đưa tin vào ngày 21 tháng 2 rằng Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ cắt dịch vụ nếu Kyiv không ký thỏa thuận về các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Musk đã phủ nhận những tuyên bố này.
Theo Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski, Ba Lan hiện đang tài trợ một nửa trong tổng số 42.000 thiết bị đầu cuối Starlink của Ukraine, với chi phí khoảng 50 triệu đô la mỗi năm. Đức cũng được tường trình đang tài trợ cho việc truy cập internet vệ tinh của Ukraine do công ty Eutelsat của Pháp vận hành.
Vào tháng 3, Sikorski cho biết Ba Lan sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế nếu SpaceX tỏ ra không đáng tin cậy khi cung cấp internet vệ tinh Starlink cho Ukraine.
Đan Mạch là đồng minh đầu tiên của Ukraine tài trợ cho các dịch vụ truyền thông vệ tinh thông qua Cơ quan Quốc phòng Âu Châu của Liên Hiệp Âu Châu.
Copenhagen và Kyiv đã hợp tác chặt chẽ để chống lại sự xâm lược của Nga bằng cách ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào ngày 4 tháng 7 cho phép các công ty quốc phòng Ukraine mở cơ sở sản xuất tại Đan Mạch.
[Kyiv Independent: Denmark to provide European-produced satellite communication services to Ukraine's military]
9. Khi Tổng thống Trump cam kết thêm nhiều hệ thống Patriot, đặc phái viên Hoa Kỳ Kellogg đã đến Kyiv
Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine Keith Kellogg đã đến Kyiv vào ngày 14 tháng 7, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak thông báo trên Telegram.
“Quốc phòng, tăng cường an ninh, vũ khí, lệnh trừng phạt, bảo vệ người dân, tăng cường hợp tác giữa Ukraine và Hoa Kỳ — có rất nhiều chủ đề cần thảo luận”, Yermak viết.
Sự xuất hiện của Kellogg diễn ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cam kết sẽ gửi thêm hệ thống phòng không Patriot đến Ukraine. Nếu được chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Trump chuyển giao quân sự cho Ukraine mà không phải do chính quyền Tổng thống Biden trước đó khởi xướng.
Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Nga từ chối đồng ý ngừng bắn, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đang diễn ra trên khắp Ukraine, và áp lực ngày càng tăng từ Kyiv về việc tăng cường hệ thống phòng không.
Kellogg trước đó đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước Hội nghị Phục hồi vào ngày 9 tháng 7 để tham dự cuộc đàm phán mà tổng thống Ukraine mô tả là “có ý nghĩa” tập trung vào việc cung cấp vũ khí và các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Zelenskiy cho biết cả ông và Kellogg đều ủng hộ nỗ lực của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nhằm thông qua luật áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga và áp thuế 500% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu của Nga.
Bất chấp những nỗ lực đàm phán thỏa thuận hòa bình của Tổng thống Trump, hai vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine vào tháng 5 và tháng 6 chỉ mang lại những cuộc trao đổi tù nhân hạn chế, trong khi Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn.
Những động thái mới nhất của Hoa Kỳ báo hiệu khả năng Washington sẽ đánh giá lại đường lối của mình trong bối cảnh chiến dịch quân sự tăng cường của Nga.
[Kyiv Independent: As Trump pledges more Patriot systems, US envoy Kellogg arrives in Kyiv]
10. Reuters đưa tin Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ đồng ý về các lệnh trừng phạt mới đối với Mạc Tư Khoa và mức giá trần cho dầu của Nga
Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Bẩy, Reuters đưa tin, trích dẫn bốn nguồn tin trong khối, Liên Hiệp Âu Châu sắp đạt được thỏa thuận đầy đủ về gói trừng phạt thứ 18 đối với Mạc Tư Khoa, trong đó bao gồm mức giá trần mới cho dầu của Nga.
Các nguồn tin cho biết Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận đầy đủ vào ngày 14 tháng 7 trước cuộc họp của các Ngoại trưởng vào ngày hôm sau, cuộc họp có thể chính thức thông qua gói trừng phạt.
Liên Hiệp Âu Châu không thể thông qua lệnh trừng phạt do vấp phải sự phản đối từ Slovakia, quốc gia có chính quyền ngày càng liên kết với Mạc Tư Khoa và phản đối gói trừng phạt này do lo ngại về quá trình chuyển đổi khỏi nguồn khí đốt của Nga.
Thủ tướng Tiệp Petr Fiala đã viết thư kêu gọi Thủ tướng Slovakia Robert Fico không nên ngăn cản việc phê duyệt gói trừng phạt, đồng thời cảnh báo Fico rằng ông có thể cô lập Slovakia trong Liên Hiệp Âu Châu, Đài phát thanh quốc tế Prague đưa tin vào ngày 13 tháng 7.
“Chúng ta có lợi ích chung trong việc bảo đảm an ninh cho công dân. Hợp tác trong Liên Hiệp Âu Châu và NATO là điều kiện tiên quyết”, ông Fiala nói.
Một nguồn tin cho biết với Reuters rằng các lệnh trừng phạt mới sẽ nhắm vào hai ngân hàng Trung Quốc và một nhà máy lọc dầu do Nga sở hữu tại Ấn Độ.
Một nguồn tin khác cho biết, giá dầu trần của Nga dự kiến sẽ giảm chi phí tối đa cho mỗi thùng xuống còn 47 đô la, bằng cách trừ 15% giá trung bình 22 tuần và sẽ được điều chỉnh sáu tháng một lần thay vì ba tháng một lần.
Bloomberg đưa tin vào ngày 11 tháng 7 rằng mức giá trần dầu được đề xuất sẽ linh hoạt và không được thiết lập theo cùng một cách như mức giá trần 60 đô la một thùng hiện tại, đồng thời cho biết thêm rằng mức giá trần này sẽ được điều chỉnh ba tháng một lần dựa trên giá thị trường.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 7 tháng 7 rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ phối hợp với các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra “các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất... áp dụng (đối với Nga) trong ba năm qua”.
Ngoại trưởng Estonia Margus Tsakhna trước đây đã nói rằng quốc gia vùng Baltic này có thể phủ quyết gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa nếu giá dầu không được hạ xuống để tăng áp lực lên Nga.
Các thành viên Liên Hiệp Âu Châu ở Địa Trung Hải, bao gồm Síp, Hy Lạp và Malta, đã phản đối mức giá dầu trần cao hơn của Nga nhưng vẫn cởi mở với đề xuất này, những người hiểu rõ vấn đề này nói với Bloomberg.
Ba nước này vẫn chưa muốn áp dụng mức trần mới nếu không có sự ủng hộ từ Hoa Kỳ hoặc Nhóm G7.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào ngày 13 tháng 7 rằng Hoa Kỳ sẽ gửi thêm các khẩu đội phòng không Patriot tới Ukraine, nhưng nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ được hoàn trả chi phí.
Tổng thống Trump sẽ công bố kế hoạch vũ khí mới cho Ukraine, dự kiến sẽ bao gồm vũ khí tấn công, Axios đưa tin vào ngày 13 tháng 7, trích dẫn hai nguồn tin thân cận với vấn đề này.
[Kyiv Independent: EU expected to agree on new Moscow sanctions, Russian oil price cap, Reuters reports]
11. Hòa Lan đang nghiên cứu biến toa xe lửa thành bệnh viện cho những người lính bị thương
Bộ Quốc phòng Hòa Lan đang cân nhắc kế hoạch cải tạo những đoàn tàu cũ thành xe bệnh viện cấp cứu di động có khả năng vận chuyển binh lính bị thương.
Theo tờ báo Hòa Lan Algemeen Dagblad, Bộ Quốc phòng Hòa Lan cho biết các hoạt động quân sự quy mô lớn sẽ không khả thi nếu không có sự hỗ trợ từ xã hội dân sự. Nỗ lực này được tường trình là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn, trong đó có thể bao gồm việc điều động tài xế tàu hỏa Hòa Lan đến Đông Âu để hỗ trợ các hoạt động quân sự.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng lo ngại rằng cơ sở hạ tầng giao thông của Âu Châu chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga, thúc đẩy các quốc gia tìm hiểu cách thức tài sản dân sự có thể hỗ trợ hậu cần quân sự.
Phát ngôn nhân hỏa xa Hòa Lan Erik Kroeze nói với tờ POLITICO rằng Bộ Quốc phòng gần đây đã liên hệ với công ty hỏa xa quốc gia Nederlandse Spoorweg và các cuộc đàm phán thăm dò đã bắt đầu. “Quá trình này vẫn đang trong giai đoạn đầu”, ông nói.
Algemeen Dagblad đưa tin rằng 24 đoàn tàu của Hòa Lan - và có khả năng còn nhiều hơn nữa - đang được xem xét chuyển đổi thành bệnh viện di động vào năm 2026. Những đoàn tàu này, hiện đang dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho các mẫu mới hơn, ban đầu được lên kế hoạch bán ra nước ngoài.
Ý tưởng này không chỉ xuất hiện ở Hòa Lan. Ở cấp độ Liên Hiệp Âu Châu, một khái niệm tương tự đang được xem xét như một phần của gói hỗ trợ quân sự sắp tới của Ủy ban Âu Châu, dự kiến sẽ được điều động vào mùa thu năm nay.
Là một phần của quá trình lập kế hoạch, Tổng cục Quốc phòng và Không gian (DG DEFIS) đã gửi một cuộc khảo sát tới các bên liên quan chủ chốt trong lĩnh vực giao thông trên toàn khối.
Bản câu hỏi do POLITICO thu thập được đặt câu hỏi liệu các tài sản vận tải - bao gồm toa xe hỏa xa phẳng và y tế, phà đa năng, xe tải hạng nặng và năng lực vận tải hàng không chiến lược - có thể được mở rộng trong thời kỳ khủng hoảng hay không; bản câu hỏi cũng đặt câu hỏi liệu các năng lực đa năng này có nên được tập hợp giữa các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu hay không, theo hình thức tự nguyện hoặc theo các thỏa thuận bắt buộc.
Vào ngày 30 tháng 6, Tổng cục Phòng vệ Biển, gọi tắt là DEFIS đã trình bày bản cập nhật về khả năng cơ động quân sự cho đại diện của các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu, theo bản trình bày các slide mà POLITICO thu thập được.
Ủy ban lập luận rằng khả năng cơ động quân sự “cũng có thể được tăng cường hơn nữa bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận các tài sản vận tải chuyên dụng và kép trong mọi phương thức vận tải” và cho biết họ đang xem xét một “cơ chế đoàn kết” để cải thiện khả năng tiếp cận của các quốc gia thành viên đối với các năng lực này - bao gồm cả toa xe lửa và toa xe lăn.
[Politico: The Netherlands explores turning rail wagons into hospitals for wounded soldiers]
NewsUKMor16Jul2025
Xả súng ở nhà thờ Kentucky: Hung thủ hạ gục cảnh sát, và giáo dân. Tai nạn máy bay kinh hoàng ở Anh
VietCatholic Media
17:34 15/07/2025
1. Nghi phạm đã chết sau vụ xả súng tại nhà thờ Kentucky khiến hai người thiệt mạng
Chính quyền Kentucky cho biết vào Chúa Nhật rằng hai phụ nữ đã thiệt mạng và ba người khác, bao gồm một cảnh sát tiểu bang Kentucky, bị thương sau khi một nghi phạm nổ súng vào cảnh sát và bỏ chạy đến Nhà thờ Baptist trên đường Richmond.
Cảnh sát xác nhận nghi phạm cũng đã chết.
Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear cho biết: “Tôi rất đau lòng khi phải chia sẻ rằng vụ xả súng tại Nhà thờ Baptist Richmond Road ở Lexington đã cướp đi sinh mạng của hai người”.
Sở Cảnh sát Lexington cho biết trong một thông cáo báo chí rằng có bốn người bị bắn tại khuôn viên nhà thờ, hai người phụ nữ đã thiệt mạng và hai người đàn ông đã được đưa đến bệnh viện.
Cảnh sát cho biết: “Một nạn nhân được báo cáo là bị thương nặng và nạn nhân còn lại được báo cáo là trong tình trạng ổn định”.
Vị thống đốc nhấn mạnh rằng: “Bạo lực như thế này không có chỗ đứng trong cộng đồng hay đất nước chúng ta. Xin hãy cùng Britainy và tôi cầu nguyện cho gia đình của những người đã mất, mỗi người đều là một đứa con của Chúa đã ra đi quá sớm.”
Một nghi phạm duy nhất đã tham gia vào hai vụ nổ súng vào Chúa Nhật tại Lexington, vụ đầu tiên được báo cáo vào khoảng 11:36 sáng giờ địa phương tại Quận Fayette, Kentucky. Nghi phạm “bắn một cảnh sát rồi bỏ trốn khỏi hiện trường, đến Nhà thờ Baptist Richmond Road”, Cảnh sát Tiểu bang Kentucky, gọi tắt là KSP cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho Newsweek vào chiều Chúa Nhật.
Sở Cảnh sát Lexington cho biết trong một tuyên bố vào Chúa Nhật rằng các vụ nổ súng có “liên quan”, lưu ý rằng vụ đầu tiên xảy ra “trên đường Terminal Drive, nơi một cảnh sát tiểu bang Kentucky đã bị bắn”.
Tuyên bố tiếp tục: “Mặc dù vụ nổ súng xảy ra trên đường Terminal Drive, nhưng không liên quan đến Sân bay Blue Grass. Cảnh sát viên đang trong tình trạng ổn định và đang được điều trị y tế.”
Cảnh sát trưởng Lexington Lawrence Weathers phát biểu tại cuộc họp báo hôm Chúa Nhật rằng nghi phạm đã bắn cảnh sát sau khi bị cảnh sát chặn lại gần phi trường.
Phát ngôn nhân của Sân bay Blue Grass nói với Newsweek rằng vụ việc “xảy ra trên một con đường thuộc khuôn viên phi trường”. Tuyên bố lưu ý rằng “phi trường hiện đang hoạt động bình thường và các chuyến bay vẫn đến và đi như thường lệ”.
Weathers cho biết sau vụ nổ súng ban đầu, nghi phạm đã cướp một chiếc xe và chạy trốn vài dặm đến nhà thờ, nơi nghi phạm bắt đầu nổ súng vào mọi người.
Tại đó, cảnh sát tiểu bang và các thành viên của Sở Cảnh sát Lexington “đã có thể bắt giữ nghi phạm” theo KSP, người cũng chia sẻ tuyên bố này trên mạng xã hội.
“Ba cảnh sát Lexington đã nổ súng”, sở cảnh sát xác nhận. Vụ việc đang được Đội Ứng phó Sự việc Nghiêm trọng của Cảnh sát Tiểu bang Kentucky điều tra và Đơn vị Chính trực Công cộng của sở sẽ tiến hành đánh giá nội bộ về hành vi của các cảnh sát.
Source:Newsweek
2. Thánh lễ tuyên phong chân phước Lycarion May tại Tây Ban Nha
Thứ Bảy, ngày 12 tháng Bảy năm 2025, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã đại diện Đức Thánh Cha Lêô XIV, chủ sự lễ phong chân phước tại Barcelona, đông bắc Tây Ban Nha, cho tu huynh Lycarion May tử đạo, thuộc Dòng Tu huynh Marist.
Lễ phong chân phước được cử hành tại nhà thờ thánh Phanxicô đệ Sa-lê, diễn ra vào ban trưa.
Vị chân phước mới, người Thụy Sĩ, tục danh là Francois Benjamin, sinh ngày 21 tháng Bảy năm 1870, gia nhập Dòng Marist năm 18 tuổi và nhận tên dòng là Lycarion, rồi được gửi sang Mataró thuộc miền Catalugna Tây Ban Nha. Sau khi khấn trọn đời, ngày 15 tháng Tám năm 1893, thầy Lycarion được gửi đến cộng đoàn ở thành phố Girona, nơi có trường học đầu tiên của các tu huynh Marist ở Tây Ban Nha.
Sau khi làm Giám đốc một vườn trẻ ở miền Basco, tây bắc của Tây Ban Nha, thầy Lycarion được gọi trở về thành Barcelona để thành lập và điều hành trường Patronato Obrero di San Jose, ở khu vực Pueblo Nuevo.
Tại đây, xảy ra một vụ nổi loạn của dân chúng, khởi đầu biến cố gọi là “Tuần bi thảm” ở Barcelona, thành phố lớn thứ hai của Tây Ban Nha: dân chúng chống lại cuộc cưỡng bách tòng quân của chính phủ trung ương. Trong những vụ bạo động này, các nhà thờ, các tu viện và các trường Công Giáo bị cướp phá. Đêm ngày 26 rạng ngày 27 tháng Bảy năm 1909, trường của các tu huynh Marist bị đốt. Sáng 27 tháng Bảy, những người nổi loạn đã bắn vào các tu huynh và thầy Lycarion bị trúng đạn tử thương. Thi hài của thầy còn bị những người nổi loạn xúc phạm, ném đá và dùng dao rựa để chém vào.
Người ta có thể tóm tắt gia sản tinh thần của thầy Lycarion trong ba điểm: “Trước tiên, thầy sống ơn gọi của mình, nhấn mạnh tình huynh đệ đại đồng, coi mình là anh em của tất cả mọi người. Thứ hai, thầy rất hiện thực trong đời sống của các học sinh của thầy, tỏ cho thấy rằng Tin mừng được thông truyền trước tiên qua các bài giảng hoặc các giờ học, nhưng qua sự gần gũi, đối thoại và tôn trọng. Thứ ba là tinh thần liên văn hóa: thầy Lycarion là người Thụy Sĩ, dâng hiến cuộc sống ở Tây Ban Nha. Cuộc sống của thầy khích lệ chúng ta đang sống trong những môi trường liên văn hóa, hãy thăng tiến sự cảm thông, hòa giải và an bình”.
3. Nhật ký trừ tà #351: Satan, bậc thầy của sự chia rẽ - Ba trụ cột để đánh bại hắn
Satan là Chúa Tể của Sự Chia Rẽ. Sự hiệp nhất đích thực đến từ tình yêu thương, một phần không thể thiếu của Vương Quốc Thiên Chúa. Nhưng ở bất cứ nơi nào Satan đến, hắn đều khơi dậy sự thiếu hiệp nhất, hiểu lầm và xung đột. Thực tế, một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy hắn đặc biệt hoạt động ở một nơi là sự bất hòa mạnh mẽ đang nổi lên với cường độ khó giải thích.
Tại Trung tâm Đổi mới Tâm linh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, chúng tôi nỗ lực hết mình để vượt qua những mưu chước chia rẽ của Satan trong mục vụ. Trong các buổi trừ tà, từ miệng ma quỷ thường xuyên phát ra những lời lẽ gây mất lòng tin và xung đột giữa các thành viên. Giữa các buổi, ma quỷ gieo rắc sự méo mó và ngờ vực vào tâm trí chúng tôi. Những cuộc tấn công từ tay sai của Satan cũng nhằm mục đích phá vỡ sự gắn kết của nhóm và công việc mục vụ.
Vì vậy, việc giao tiếp thường xuyên là rất quan trọng. Sự kiên nhẫn, tình yêu thương và cầu nguyện là nền tảng. Chúng tôi bắt đầu ngày mới bằng việc cùng nhau cử hành Thánh lễ. Chúng tôi cùng nhau thưởng thức bữa ăn quanh bàn. Chúng tôi gặp nhau trước và sau mỗi buổi học, và chúng tôi có những buổi họp thường xuyên để thúc đẩy giao tiếp tốt đẹp.
Satan cũng thúc đẩy sự chia rẽ trên phạm vi toàn cầu. Hắn kích động chiến tranh và xung đột quốc tế. Hắn đặc biệt hoạt động ở cấp độ địa phương, trong gia đình. Gia đình là nền tảng của nền văn minh và Satan đang tìm cách phá hủy nó. Hắn biết tầm quan trọng của gia đình.
Thuốc giải cho sự chia rẽ của Satan cũng giống như đối với các gia đình như đối với chúng tôi tại Trung Tâm Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và ở mọi cấp độ của xã hội là:
*Giao tiếp tốt. Ma quỷ cố gắng bóp méo suy nghĩ của chúng ta. Chúng muốn chúng ta tưởng tượng ra những lỗi lầm dù thực tế không hề có; chúng muốn chúng ta tin rằng người khác có ý đồ xấu trong khi họ không hề có. Giao tiếp thường xuyên có thể xua tan những lời dối trá mà Satan gieo rắc trong tâm trí chúng ta. Điều tồi tệ nhất là ngồi một mình và suy ngẫm về những lỗi lầm tưởng tượng. Với giao tiếp tốt, chúng ta nhận ra rằng người khác KHÔNG hề muốn điều xấu hay có ý đồ xấu với chúng ta. Chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều muốn làm việc cùng nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bất chấp những khác biệt.
*Sự tha thứ. Chúng ta không hoàn hảo. Chúng ta không phải ai cũng giống nhau; có những khác biệt. Satan sẽ phóng đại những khác biệt và khiếm khuyết của chúng ta, và lợi dụng chúng để phá vỡ sự hiệp nhất. Đàn ông và phụ nữ trong hôn nhân, người già và người trẻ trong gia đình, những thành viên gia đình có quan điểm khác nhau, do đó không giống nhau và điều này có thể là nguồn gốc của sự chia rẽ. Thay vì xem những khác biệt đó là nguồn gốc của sự chia rẽ, những khác biệt có thể bổ sung cho nhau và thúc đẩy một tổng thể mạnh mẽ hơn. Chúng ta cố gắng nhận ra và trân trọng những ân sủng khác nhau của người khác. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, cởi mở với người khác và giao tiếp tốt. Và khi những lỗi lầm và tội lỗi không thể tránh khỏi xuất hiện, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta tha thứ 70 lần 7 lần.
*Cầu nguyện trong gia đình. Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện --- đây là thông điệp nhất quán của Đức Mẹ trong những lần hiện ra của Mẹ đã được xác nhận. Kinh Mân Côi trong gia đình là một ân sủng mạnh mẽ. Và dĩ nhiên, Thánh lễ Chúa Nhật và việc rước lễ của mọi thành viên trong gia đình nuôi dưỡng và gắn kết gia đình.
Satan và bè lũ của hắn cổ xúy xung đột, chia rẽ và ngờ vực. Vương quốc Thiên Chúa là một cộng đồng tín hữu hiệp nhất trong tình yêu thương. Về phía bên này của Vương quốc, chúng ta cần nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất này và dĩ nhiên, nương tựa vào ân sủng hiệp nhất từ tình yêu thương của Ngài.
Source:Catholic Exorcism
4. Tai nạn máy bay kinh hoàng tại Sân bay Luân Đôn Southend
Sân bay Luân Đôn Southend đã ngừng tất cả các chuyến bay đến và đi cho đến khi có thông báo mới.
“Do một sự việc nghiêm trọng xảy ra hôm nay tại Sân bay Luân Đôn Southend, chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng Sân bay sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới”, phi trường cho biết hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy. “Tất cả các chuyến bay đến và đi từ Sân bay đã bị hủy trong khi Cảnh sát, các dịch vụ khẩn cấp và các nhà điều tra tai nạn hàng không đang giải quyết sự việc.”
Thông báo của phi trường có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu bất kỳ hành khách nào có chuyến bay vào ngày mai qua Sân bay Luân Đôn Southend hãy liên hệ với hãng hàng không của mình để biết thông tin và lời khuyên”.
“Chúng tôi xin chia buồn cùng những người bị ảnh hưởng bởi sự việc hôm nay và tất cả hành khách bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn này. Chúng tôi sẽ sớm khôi phục hoạt động bay và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin cho công chúng”, tuyên bố kết luận.
Nỗi lo ngại về an toàn hàng không ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ và nước ngoài sau một loạt vụ tai nạn chết người nghiêm trọng trong những tháng gần đây, bao gồm cả chuyến bay của Air India khiến 270 người thiệt mạng.
Cảnh sát Essex đã được cảnh báo vào lúc gần 4 giờ chiều giờ địa phương vào Chúa Nhật về “vụ va chạm liên quan đến một chiếc máy bay dài 12 mét “, cảnh sát cho biết trong một tuyên bố.
“Năm đội cứu hỏa và hai xe địa hình ban đầu đã có mặt tại hiện trường”, Sở Cứu hỏa Essex cho biết thêm. Cho đến nay có bao nhiêu người thiệt mạng vẫn chưa được biết, nhưng có thể là một con số đáng lo ngại.
Tờ Independent đưa tin chiếc máy bay gặp nạn là một chiếc Beechcraft B200 đang trên đường đến Lelystad, Hòa Lan. Tờ báo này cũng đưa tin vụ tai nạn xảy ra ngay sau khi cất cánh, mặc dù chưa có thông tin nào được chính quyền xác nhận.
Cảnh sát vẫn ở lại hiện trường “vụ việc nghiêm trọng” và lưu ý rằng họ đang phối hợp với tất cả các dịch vụ khẩn cấp tại hiện trường và công việc sẽ kéo dài trong nhiều giờ.”
Hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một quả cầu lửa lớn và khói đen dày đặc tại hiện trường vụ tai nạn. Một nhân chứng tại phi trường mô tả nó là “một quả cầu lửa lớn” với PA Media, đồng thời cho biết thêm rằng “mọi người đều bị sốc khi chứng kiến cảnh tượng đó. Tất cả trẻ em và gia đình đều chứng kiến”.
Cảnh sát Essex cho biết rằng hai câu lạc bộ gần đó là Câu lạc bộ Golf Rochford Hundred và Câu lạc bộ bóng bầu dục Westcliff đã được di tản như một biện pháp phòng ngừa trong quá trình điều tra.
Sân bay quốc tế này nằm cách Luân Đôn khoảng 64 km về phía đông. Theo trang web của phi trường, bốn chuyến bay dự kiến khởi hành vào chiều và tối Chúa Nhật đã bị hủy.
Source:Reuters