Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 08/07/2025
15. Không thể nên thánh một nửa. Nếu bạn không hoàn toàn nên thánh thì căn bản không phải là thánh nhân
(Thánh nữ Teresa of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:33 08/07/2025
86. CHO PHÉP ĐẠI TIỆN LẠI
Trong thôn có một nông dân không hiểu lễ nghĩa là gì, vậy là đi đại tiện trước miếu Khổng tử, thầy giáo dạy học của điện thờ nắm anh ta dẫn đến huyện úy hỏi tội, huyện úy xét hỏi:
- “Tại sao mày dùng đồ dơ để nhục mạ Khổng thánh nhân?”
Anh nông dân nói:
- “Hôm nay qua đường, nhất thời quá cấp, hết chịu đựng nỗi, chứ không phải hoàn toàn cố ý nhục mạ thánh nhân.”
Huyện quan hỏi:
- “Mày muốn đánh hay muốn phạt?”
Anh nông dân sợ đánh nên nói:
- “Tiểu nhân muốn phạt.”
Huyện quan nói:
- “Muốn phạt thì nộp một lượng năm quan tiền, khi đăng đường thì đưa ra.”
Anh nông dân lấy ra một nén bạc, khoảng ba lượng, bèn bẩm báo:
- “Xin mời đại nhân hồi lại một nửa ạ!”
Huyện quan nói:
- “Cầm nén bạc đưa lên đây ta coi.”
Anh nông dân đưa lên, huyện quan nhìn thấy nén bạc chất lượng thượng hảo, rõ ràng là ba lượng, bèn bỏ vào trong tay áo, tươi cười nét mặt nói:
- “Không cần cắt đôi, lão gia ta cho phép mày đến trước miếu Khổng tử đại tiện thêm một lần nữa!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 86:
Tiền là tiên vì nó biết “hóa phép” cho những người cầm cán cân công lý bị “mờ” mắt, không thấy tội của người có tiền.
Tiền là phật vì nó “cảm hóa” được những ông quan hét ra lửa, thành những người hiền lành trước người có tiền.
Tiền là sức bật vạn năng, ví nó “đánh tan” cả một đoàn người đang vây kẻ có tiền.
Tiền là sức khỏe hơn cả người khổng lồ, vì nó làm cho ông già gần xuống lổ (chết) thành kẻ hiếp dâm, làm cho người trẻ thành kẻ giết người, thân tàn ma dại…
Tiền là vị hoàng đế ngu ngốc muốn “ban” chức tước cho ai thì ban, dù người đó một chữ bẻ đôi cũng không biết, dù người đó gian ác hơn cả cọp beo…
Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nứơc Trời…”
Đức Chúa Giê-su nói thật chứ không nói đùa, lời nói thật làm cho những người yêu thích tiền của phải hồi tâm lại…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong thôn có một nông dân không hiểu lễ nghĩa là gì, vậy là đi đại tiện trước miếu Khổng tử, thầy giáo dạy học của điện thờ nắm anh ta dẫn đến huyện úy hỏi tội, huyện úy xét hỏi:
- “Tại sao mày dùng đồ dơ để nhục mạ Khổng thánh nhân?”
Anh nông dân nói:
- “Hôm nay qua đường, nhất thời quá cấp, hết chịu đựng nỗi, chứ không phải hoàn toàn cố ý nhục mạ thánh nhân.”
Huyện quan hỏi:
- “Mày muốn đánh hay muốn phạt?”
Anh nông dân sợ đánh nên nói:
- “Tiểu nhân muốn phạt.”
Huyện quan nói:
- “Muốn phạt thì nộp một lượng năm quan tiền, khi đăng đường thì đưa ra.”
Anh nông dân lấy ra một nén bạc, khoảng ba lượng, bèn bẩm báo:
- “Xin mời đại nhân hồi lại một nửa ạ!”
Huyện quan nói:
- “Cầm nén bạc đưa lên đây ta coi.”
Anh nông dân đưa lên, huyện quan nhìn thấy nén bạc chất lượng thượng hảo, rõ ràng là ba lượng, bèn bỏ vào trong tay áo, tươi cười nét mặt nói:
- “Không cần cắt đôi, lão gia ta cho phép mày đến trước miếu Khổng tử đại tiện thêm một lần nữa!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 86:
Tiền là tiên vì nó biết “hóa phép” cho những người cầm cán cân công lý bị “mờ” mắt, không thấy tội của người có tiền.
Tiền là phật vì nó “cảm hóa” được những ông quan hét ra lửa, thành những người hiền lành trước người có tiền.
Tiền là sức bật vạn năng, ví nó “đánh tan” cả một đoàn người đang vây kẻ có tiền.
Tiền là sức khỏe hơn cả người khổng lồ, vì nó làm cho ông già gần xuống lổ (chết) thành kẻ hiếp dâm, làm cho người trẻ thành kẻ giết người, thân tàn ma dại…
Tiền là vị hoàng đế ngu ngốc muốn “ban” chức tước cho ai thì ban, dù người đó một chữ bẻ đôi cũng không biết, dù người đó gian ác hơn cả cọp beo…
Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nứơc Trời…”
Đức Chúa Giê-su nói thật chứ không nói đùa, lời nói thật làm cho những người yêu thích tiền của phải hồi tâm lại…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Bác ái Kitô giáo _CN 15 TN C
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
01:50 08/07/2025
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN NĂM C : LC 10,25-37
25Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su, mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 26Người đáp : “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” 27Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
29Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” 30Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế cũng tránh qua bên mà đi. 33Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” 36Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” 37Người thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”.
THẾ NÀO LÀ BÁC ÁI KI-TÔ GIÁO?
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi trả lời câu hỏi của một tay thông luật : “Ai là người thân cận của tôi?” Đức Ki-tô đã kể dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành. Đọc thì thấy đơn giản, câu chuyện này thực ra có một tầm mức rất quan trọng để hiểu về cuộc sống Ki-tô giáo. Quả vậy, trong đó ta thấy các thành tố cốt tủy của đức bác ái đã được thu ngắn một cách chính xác, gãy gọn và cụ thể.
Vì tình yêu chính là Sự Sống của Thiên Chúa được thông ban nhưng không, nên sống bác ái là bắt chước Người : “Anh em hãy noi gương Thiên Chúa”, thánh Phao-lô từng dạy (Ep 5,1). Đức Ki-tô đã yêu ta bằng chính tình yêu mà Ba Ngôi đời đời yêu nhau. Nhờ ơn Người, ta được thật sự tham dự, dẫu cách bất toàn, vào Tình yêu hoàn toàn là chính Hữu thể Thiên Chúa. Thế mà dụ ngôn người Sa-ma-ri cho ta thấy khi diễn ra trong hành vi con người, tình yêu hoàn toàn ấy sẽ ra sao. Nó phải có 4 đặc tính : phổ quát, tự do, hiệu lực và rộng rãi.
1- Phổ quát.
Kẻ mà lữ khách Sa-ma-ri gặp bị thương trên đường đi Giê-ri-khô là một kẻ xa lạ. Y đã không là gì đối với ông ta hết : không phải họ hàng, đồng hương, cũng chẳng phải là bạn hữu. Nhưng y là một người và như vậy đủ để ông ta yêu thương. Trước đây ông đã không là thân cận của y chút nào cả, ngoại trừ chuyện ông cũng là một con người; nhưng bây giờ vì ông đến gần y nên đã biến mình nên thân cận của y.
Thiên Chúa chẳng tư vị người nào. Hữu thể mà bản tính là Tình Yêu không bị giới hạn trong tình yêu. Giới hạn là do ta từ chối hay cưỡng lại mà có. Và chắc chắn không phải vô cớ mà khi trả lời tay thông luật, Đức Giê-su đã chẳng bảo ông phải bắt chước một thầy Lê-vi hay một thầy tư tế nhưng bắt chước một con người thuộc một chủng tộc mà dân Thiên Chúa vẫn gớm ghét và khinh bỉ. Thiên Chúa đã yêu người Sa-ma-ri ấy đến độ đã cho ông ta biết yêu theo kiểu của Người, đang khi con cái Ít-ra-en, vì đã chẳng đón nhận một tình yêu cũng được hiến ban như thế, nên đã không yêu mà “tránh qua một bên” rồi “bỏ đi thẳng.”
Thành thử muốn yêu như Thiên Chúa, thì không phải chỉ cần yêu người thân cận với ta theo bản tính. Tình yêu nào chỉ là bản năng hoặc tình cảm thì chưa phải là đức bác ái thần linh : “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?” (Mt 5,47).
Dĩ nhiên tình yêu đối với một kẻ xa lạ thường xuất phát từ ý chí và dễ với con tim lạnh lùng. Nhưng Tin Mừng lại nói rõ : khi nhìn thấy kẻ nằm sóng soải nửa sống nửa chết trên đường, người Sa-ma-ri đã “chạnh lòng thương” (nguyên tự : xôn xao gan ruột), mặc dầu kẻ này từng không là gì đối với ông ta. Giữa con người vẫn luôn có một sợi dây liên lạc chặt chẽ, một cái gì sâu xa hơn việc thuộc về cùng một chủng tộc hay một gia đình, dấu chỉ cho thấy có một cái gì tuyệt đối làm nền tảng cho sự công bình và khiến người ta phải thương nhau với lòng kính trọng nội tại. Ngày nay Ki-tô hữu biết mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và Đức Ki-tô đã chết để, nhờ trở nên con cùng một Cha, chúng ta thật sự là anh em với nhau. Điểm cốt yếu đó của Tin Mừng, người Sa-ma-ri đã không biết, như hàng triệu người quanh ta ngày nay còn chưa biết. Nhưng ông ta đã cảm thấy, như hàng triệu người quanh ta đang cảm thấy, rằng khát vọng của loài người về sự hợp nhất huynh đệ của thế giới bắt rễ trong một thực tại mầu nhiệm sâu xa nằm bên kia những cái thuộc về nhân loại.
Dĩ nhiên đức ái chẳng loại trừ trật tự, và phải thi hành bác ái trước tiên đối với người thân cận hơn cả. Có điều là việc sẵn sàng yêu thương những kẻ tự nhiên không liên hệ gì với ta chứng tỏ tình yêu đặc biệt chính đáng của ta đối với thân nhân hay bạn hữu, dầu là bản năng, cũng đã được đức ái thấm nhuần rồi. Tình yêu nào chỉ muốn giới hạn trong nhóm đóng kín của gia đình, giai cấp, quốc gia, chủng tộc, tình yêu đó rất có thể chỉ là bản năng hay tình cảm tự nhiên; nhưng tình cảm nào muốn sẵn sàng yêu thương mọi người, kể cả những kẻ xa lạ, thì chứng tỏ nó không phải là bản năng thuần túy, nhưng là bác ái thật sự (bác=rộng rãi, ái=yêu thương).
2. Tự do
Người Do-thái bị thương của dụ ngôn không phải chỉ là một kẻ xa lạ đối với người Sa-ma-ri; y còn thuộc một dòng giống thù địch nữa. “Người Do-thái, thánh Gio-an nói, không giao thiệp với người Sa-ma-ri” (Ga 4,9). Nhưng chính trong tình yêu kẻ thù mà sự tự do của tình yêu mới tươi nở. Một tình yêu còn lấy việc được yêu lại làm điều kiện thì chưa tự do. Theo bản chất, tình yêu phải vô điều kiện. Tình yêu thù địch bắt chước tình yêu của Thiên Chúa. Khi phạm tội, chúng ta đã trở nên thù địch với Người; nhưng Người đã yêu thương chúng ta “đến nỗi đã ban Con Một, để chúng ta có sự sống đời đời” (Ga 3,16).
Điều đó không muốn nói : sự trao đổi là một cản trở đối với tính hoàn hảo của tình yêu. Ba Ngôi yêu thương nhau hoàn hảo trong một sự trao đổi hoàn hảo. Vì vô cùng đáng yêu, cả Ba Ngôi vừa yêu thương một cách vô cùng vừa được yêu thương một cách vô cùng. Thành thử chẳng lạ chi khi nơi bình diện sự bất toàn của loài người, tình yêu cũng vừa là trao ban cho kẻ khác, vừa là mời gọi, ao ước kẻ khác đáp trả và yêu thương lại. Cộng đoàn tình yêu bao gồm thân mật và đối thoại chỉ có thể phát sinh từ sự gặp gỡ của hai luồng tình yêu, hai đà dâng hiến, hai cuộc tâm sự : vì nó chính là sự trao đổi. Và kết quả đẹp nhất của tình yêu chắc chắn là đánh thức được tình yêu nơi người mình yêu, thúc giục được kẻ đó trao ban bằng như đã đón nhận. Đối với nhiều kẻ từng sống như đã chết, niềm vui được yêu cho họ cảm tưởng được sinh ra lại.
Nhưng tình yêu phải tỏ ra mạnh hơn oán thù. Chính khi thắng được oán thù và bản năng báo thù mà nó biểu lộ được đặc tính của nó là tự do. Và bấy giờ tính cách nhưng không của nó được thấy rõ. Ai chưa bao giờ tha thứ, không thể biết mình đã bao giờ yêu chưa. Và làm sao biết được mình đã tha thứ, khi chưa thực thi bác ái tích cực đối với kẻ thù? Tha thứ tự bản tính là phủ nhận mình, là chết cho mình, thành thử là tham dự vào tình yêu của Đức Ki-tô, Đấng đã chết để chúng ta được tha thứ. Thật ý nghĩa khi một trong những lời cuối cùng của Người là để giúp cho các kẻ thù : “Lạy Cha, xin tha cho họ…”.
3- Hữu hiệu
Người Sa-ma-ri không bằng lòng thí cho nạn nhân Do-thái một cái nhìn âu yếm và đôi câu nói tốt lành; ông ta đã hành động. Đức bác ái của ông được diễn ra bằng nhiều cử chỉ cụ thể; nó thể hiện trong sự giúp đỡ hiệu lực.
Yêu mà không giúp không phải là yêu. Tất cả cuộc đời Đức Ki-tô chỉ là phục vụ. Đi vào thế giới các thân xác, Người đã tuân theo định luật của thế giới này là liên lạc giữa các ngôi vị thiêng liêng phải đi qua trung gian của thân xác. Người đã thương xót các thân xác và đã truyền cho ta phải làm như vậy một cách rất khẩn khoản. Vẫn biết các bệnh tật Người chữa lành tượng trưng tội lỗi mà Người muốn cứu ta thoát khỏi, và tượng trưng sự yếu đuối mà sức mạnh của Người chiến thắng trong ta. Nhưng chúng vẫn không kém là các chuyện của cơ thể mà Người lưu tâm thật sự. Những kẻ đã hưởng phép lạ của Người đều cảm thấy được thật sự yêu thương, yêu thương riêng, mỗi người theo nhu cầu và nỗi khổ. Các phép lạ trong Tin Mừng không phải là một thứ kỹ thuật giúp ích cho hiệu lực tinh thần. Chúng là dấu chỉ chứ không là phương tiện. Lòng bác ái đối với thể xác cũng có mục đích riêng của nó, và nếu quả thực nó là một khí cụ tông đồ mạnh mẽ, ta vẫn không được quan niệm nó như thế và phải để cho nó giữ được tính cách trong sạch vô vị lợi mà tất cả những gì cao thượng đều mang.
4- Rộng rãi.
Tin Mừng nhấn mạnh là người Sa-ma-ri đã chẳng tính toán phí tổn : ông đã bỏ tiền và bỏ giờ một cách rất quảng đại. Thánh Tô-ma Tiến sĩ bảo : con người bủn xỉn thì tính toán : ưu tư số một của y là phải ít tốn hết sức. Vì y tìm cách chi phí ít hết sức nên y chỉ dám làm những việc rất nhỏ; và ngay cả trong những việc nhỏ mọn này, y vẫn còn tính toán vì sợ chi nhiều quá. Đối lập với con người bủn xỉn, thánh Tô-ma đưa ra con người “rộng rãi”. Đang khi kẻ kia chỉ dán mắt vào mình để khỏi phải quá chi tiêu hay quá phí sức, thì kẻ này lại đưa mắt nhìn vào sự lớn lao của công việc phải làm, và bằng lòng tiêu pha để công việc được thành tựu. Kẻ bủn xỉn bảo : Trên hết, phải liệu ít tốn kém nhất. Người rộng rãi nói : Trên hết, phải liệu làm được việc lớn hơn cả. Kẻ bủn xỉn bảo : việc muốn ra sao thì ra; người rộng rãi nói : phí tổn bao nhiêu cũng được.
Người Sa-ma-ri đã rộng rãi như Thiên Chúa. Thánh Kinh vẫn hằng ca tụng lòng rộng rãi của Đức Gia-vê, việc Người ban ơn dư dật, sự quảng đại vô biên biểu lộ qua các công việc Người làm. Thánh nhân, kẻ được Thiên Chúa dạy cho biết ban phát không tính toán, cũng y như vậy.
Cuối cùng, đức bác ái đưa con người thi hành bác ái đến chỗ chết. Cũng như tính cách phổ quát của tình yêu đạt được cao điểm trong việc yêu thương kẻ thù, thì tính cách rộng rãi của tình yêu cũng kết thúc trong sự chết : “Không ai có tình yêu cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì kẻ mình yêu” (Ga 15,12).
Chính vì vậy mà Thánh Thể, sự hiện diện tích cực của Thân thể Đức Ki-tô và là việc tưởng nhớ cái chết cho tất cả của Người, là dấu chỉ hữu hiệu của việc mọi người phải phục vụ nhau cách cụ thể cho đến chết thể xác, để cộng đoàn phổ quát của các ngôi vị được thiết lập trong tình yêu rộng rãi.
Kết :
Trong số mọi hiền nhân lớn của nhân loại, trong số mọi tư tưởng gia lớn từng tung ra một đại phong trào trong lịch sử, Đức Giê-su là nhân vật hiếm hoi đã minh nhiên đề ra cho loài người một tình yêu không biên giới, như ta nói hôm nay… bằng cách nhìn ai nấy, dẫu đương sự thế nào, như thân cận mình, như anh em mình, con cùng một Thiên Phụ.
Đặc điểm của Tin Mừng không hẳn là tình yêu đơn giản. Điều này, mọi nền luân lý đều nói cả (nhân ái của Khổng giáo, từ bi của Phật giáo…). Đặc điểm của Tin Mừng chính là tình yêu tuyệt đối, tình yêu phổ quát, tình yêu không chút loại trừ và là tình yêu hiến mạng.
Một lần nữa, hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ điệp Đức Giê-su đối với sự sống còn cùa nhân loại. Hoặc người ta sẽ tiếp tục dấn sâu vào óc bè phái đủ loại, và thành thử vào trong bạo lực chẳng ngừng… hoặc qua việc tha thứ, thương yêu kẻ thù, loài người sẽ đạt đến một thời đại hòa bình đích thực.
25Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su, mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 26Người đáp : “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” 27Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
29Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” 30Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế cũng tránh qua bên mà đi. 33Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” 36Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” 37Người thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”.
THẾ NÀO LÀ BÁC ÁI KI-TÔ GIÁO?
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi trả lời câu hỏi của một tay thông luật : “Ai là người thân cận của tôi?” Đức Ki-tô đã kể dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành. Đọc thì thấy đơn giản, câu chuyện này thực ra có một tầm mức rất quan trọng để hiểu về cuộc sống Ki-tô giáo. Quả vậy, trong đó ta thấy các thành tố cốt tủy của đức bác ái đã được thu ngắn một cách chính xác, gãy gọn và cụ thể.
Vì tình yêu chính là Sự Sống của Thiên Chúa được thông ban nhưng không, nên sống bác ái là bắt chước Người : “Anh em hãy noi gương Thiên Chúa”, thánh Phao-lô từng dạy (Ep 5,1). Đức Ki-tô đã yêu ta bằng chính tình yêu mà Ba Ngôi đời đời yêu nhau. Nhờ ơn Người, ta được thật sự tham dự, dẫu cách bất toàn, vào Tình yêu hoàn toàn là chính Hữu thể Thiên Chúa. Thế mà dụ ngôn người Sa-ma-ri cho ta thấy khi diễn ra trong hành vi con người, tình yêu hoàn toàn ấy sẽ ra sao. Nó phải có 4 đặc tính : phổ quát, tự do, hiệu lực và rộng rãi.
1- Phổ quát.
Kẻ mà lữ khách Sa-ma-ri gặp bị thương trên đường đi Giê-ri-khô là một kẻ xa lạ. Y đã không là gì đối với ông ta hết : không phải họ hàng, đồng hương, cũng chẳng phải là bạn hữu. Nhưng y là một người và như vậy đủ để ông ta yêu thương. Trước đây ông đã không là thân cận của y chút nào cả, ngoại trừ chuyện ông cũng là một con người; nhưng bây giờ vì ông đến gần y nên đã biến mình nên thân cận của y.
Thiên Chúa chẳng tư vị người nào. Hữu thể mà bản tính là Tình Yêu không bị giới hạn trong tình yêu. Giới hạn là do ta từ chối hay cưỡng lại mà có. Và chắc chắn không phải vô cớ mà khi trả lời tay thông luật, Đức Giê-su đã chẳng bảo ông phải bắt chước một thầy Lê-vi hay một thầy tư tế nhưng bắt chước một con người thuộc một chủng tộc mà dân Thiên Chúa vẫn gớm ghét và khinh bỉ. Thiên Chúa đã yêu người Sa-ma-ri ấy đến độ đã cho ông ta biết yêu theo kiểu của Người, đang khi con cái Ít-ra-en, vì đã chẳng đón nhận một tình yêu cũng được hiến ban như thế, nên đã không yêu mà “tránh qua một bên” rồi “bỏ đi thẳng.”
Thành thử muốn yêu như Thiên Chúa, thì không phải chỉ cần yêu người thân cận với ta theo bản tính. Tình yêu nào chỉ là bản năng hoặc tình cảm thì chưa phải là đức bác ái thần linh : “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?” (Mt 5,47).
Dĩ nhiên tình yêu đối với một kẻ xa lạ thường xuất phát từ ý chí và dễ với con tim lạnh lùng. Nhưng Tin Mừng lại nói rõ : khi nhìn thấy kẻ nằm sóng soải nửa sống nửa chết trên đường, người Sa-ma-ri đã “chạnh lòng thương” (nguyên tự : xôn xao gan ruột), mặc dầu kẻ này từng không là gì đối với ông ta. Giữa con người vẫn luôn có một sợi dây liên lạc chặt chẽ, một cái gì sâu xa hơn việc thuộc về cùng một chủng tộc hay một gia đình, dấu chỉ cho thấy có một cái gì tuyệt đối làm nền tảng cho sự công bình và khiến người ta phải thương nhau với lòng kính trọng nội tại. Ngày nay Ki-tô hữu biết mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và Đức Ki-tô đã chết để, nhờ trở nên con cùng một Cha, chúng ta thật sự là anh em với nhau. Điểm cốt yếu đó của Tin Mừng, người Sa-ma-ri đã không biết, như hàng triệu người quanh ta ngày nay còn chưa biết. Nhưng ông ta đã cảm thấy, như hàng triệu người quanh ta đang cảm thấy, rằng khát vọng của loài người về sự hợp nhất huynh đệ của thế giới bắt rễ trong một thực tại mầu nhiệm sâu xa nằm bên kia những cái thuộc về nhân loại.
Dĩ nhiên đức ái chẳng loại trừ trật tự, và phải thi hành bác ái trước tiên đối với người thân cận hơn cả. Có điều là việc sẵn sàng yêu thương những kẻ tự nhiên không liên hệ gì với ta chứng tỏ tình yêu đặc biệt chính đáng của ta đối với thân nhân hay bạn hữu, dầu là bản năng, cũng đã được đức ái thấm nhuần rồi. Tình yêu nào chỉ muốn giới hạn trong nhóm đóng kín của gia đình, giai cấp, quốc gia, chủng tộc, tình yêu đó rất có thể chỉ là bản năng hay tình cảm tự nhiên; nhưng tình cảm nào muốn sẵn sàng yêu thương mọi người, kể cả những kẻ xa lạ, thì chứng tỏ nó không phải là bản năng thuần túy, nhưng là bác ái thật sự (bác=rộng rãi, ái=yêu thương).
2. Tự do
Người Do-thái bị thương của dụ ngôn không phải chỉ là một kẻ xa lạ đối với người Sa-ma-ri; y còn thuộc một dòng giống thù địch nữa. “Người Do-thái, thánh Gio-an nói, không giao thiệp với người Sa-ma-ri” (Ga 4,9). Nhưng chính trong tình yêu kẻ thù mà sự tự do của tình yêu mới tươi nở. Một tình yêu còn lấy việc được yêu lại làm điều kiện thì chưa tự do. Theo bản chất, tình yêu phải vô điều kiện. Tình yêu thù địch bắt chước tình yêu của Thiên Chúa. Khi phạm tội, chúng ta đã trở nên thù địch với Người; nhưng Người đã yêu thương chúng ta “đến nỗi đã ban Con Một, để chúng ta có sự sống đời đời” (Ga 3,16).
Điều đó không muốn nói : sự trao đổi là một cản trở đối với tính hoàn hảo của tình yêu. Ba Ngôi yêu thương nhau hoàn hảo trong một sự trao đổi hoàn hảo. Vì vô cùng đáng yêu, cả Ba Ngôi vừa yêu thương một cách vô cùng vừa được yêu thương một cách vô cùng. Thành thử chẳng lạ chi khi nơi bình diện sự bất toàn của loài người, tình yêu cũng vừa là trao ban cho kẻ khác, vừa là mời gọi, ao ước kẻ khác đáp trả và yêu thương lại. Cộng đoàn tình yêu bao gồm thân mật và đối thoại chỉ có thể phát sinh từ sự gặp gỡ của hai luồng tình yêu, hai đà dâng hiến, hai cuộc tâm sự : vì nó chính là sự trao đổi. Và kết quả đẹp nhất của tình yêu chắc chắn là đánh thức được tình yêu nơi người mình yêu, thúc giục được kẻ đó trao ban bằng như đã đón nhận. Đối với nhiều kẻ từng sống như đã chết, niềm vui được yêu cho họ cảm tưởng được sinh ra lại.
Nhưng tình yêu phải tỏ ra mạnh hơn oán thù. Chính khi thắng được oán thù và bản năng báo thù mà nó biểu lộ được đặc tính của nó là tự do. Và bấy giờ tính cách nhưng không của nó được thấy rõ. Ai chưa bao giờ tha thứ, không thể biết mình đã bao giờ yêu chưa. Và làm sao biết được mình đã tha thứ, khi chưa thực thi bác ái tích cực đối với kẻ thù? Tha thứ tự bản tính là phủ nhận mình, là chết cho mình, thành thử là tham dự vào tình yêu của Đức Ki-tô, Đấng đã chết để chúng ta được tha thứ. Thật ý nghĩa khi một trong những lời cuối cùng của Người là để giúp cho các kẻ thù : “Lạy Cha, xin tha cho họ…”.
3- Hữu hiệu
Người Sa-ma-ri không bằng lòng thí cho nạn nhân Do-thái một cái nhìn âu yếm và đôi câu nói tốt lành; ông ta đã hành động. Đức bác ái của ông được diễn ra bằng nhiều cử chỉ cụ thể; nó thể hiện trong sự giúp đỡ hiệu lực.
Yêu mà không giúp không phải là yêu. Tất cả cuộc đời Đức Ki-tô chỉ là phục vụ. Đi vào thế giới các thân xác, Người đã tuân theo định luật của thế giới này là liên lạc giữa các ngôi vị thiêng liêng phải đi qua trung gian của thân xác. Người đã thương xót các thân xác và đã truyền cho ta phải làm như vậy một cách rất khẩn khoản. Vẫn biết các bệnh tật Người chữa lành tượng trưng tội lỗi mà Người muốn cứu ta thoát khỏi, và tượng trưng sự yếu đuối mà sức mạnh của Người chiến thắng trong ta. Nhưng chúng vẫn không kém là các chuyện của cơ thể mà Người lưu tâm thật sự. Những kẻ đã hưởng phép lạ của Người đều cảm thấy được thật sự yêu thương, yêu thương riêng, mỗi người theo nhu cầu và nỗi khổ. Các phép lạ trong Tin Mừng không phải là một thứ kỹ thuật giúp ích cho hiệu lực tinh thần. Chúng là dấu chỉ chứ không là phương tiện. Lòng bác ái đối với thể xác cũng có mục đích riêng của nó, và nếu quả thực nó là một khí cụ tông đồ mạnh mẽ, ta vẫn không được quan niệm nó như thế và phải để cho nó giữ được tính cách trong sạch vô vị lợi mà tất cả những gì cao thượng đều mang.
4- Rộng rãi.
Tin Mừng nhấn mạnh là người Sa-ma-ri đã chẳng tính toán phí tổn : ông đã bỏ tiền và bỏ giờ một cách rất quảng đại. Thánh Tô-ma Tiến sĩ bảo : con người bủn xỉn thì tính toán : ưu tư số một của y là phải ít tốn hết sức. Vì y tìm cách chi phí ít hết sức nên y chỉ dám làm những việc rất nhỏ; và ngay cả trong những việc nhỏ mọn này, y vẫn còn tính toán vì sợ chi nhiều quá. Đối lập với con người bủn xỉn, thánh Tô-ma đưa ra con người “rộng rãi”. Đang khi kẻ kia chỉ dán mắt vào mình để khỏi phải quá chi tiêu hay quá phí sức, thì kẻ này lại đưa mắt nhìn vào sự lớn lao của công việc phải làm, và bằng lòng tiêu pha để công việc được thành tựu. Kẻ bủn xỉn bảo : Trên hết, phải liệu ít tốn kém nhất. Người rộng rãi nói : Trên hết, phải liệu làm được việc lớn hơn cả. Kẻ bủn xỉn bảo : việc muốn ra sao thì ra; người rộng rãi nói : phí tổn bao nhiêu cũng được.
Người Sa-ma-ri đã rộng rãi như Thiên Chúa. Thánh Kinh vẫn hằng ca tụng lòng rộng rãi của Đức Gia-vê, việc Người ban ơn dư dật, sự quảng đại vô biên biểu lộ qua các công việc Người làm. Thánh nhân, kẻ được Thiên Chúa dạy cho biết ban phát không tính toán, cũng y như vậy.
Cuối cùng, đức bác ái đưa con người thi hành bác ái đến chỗ chết. Cũng như tính cách phổ quát của tình yêu đạt được cao điểm trong việc yêu thương kẻ thù, thì tính cách rộng rãi của tình yêu cũng kết thúc trong sự chết : “Không ai có tình yêu cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì kẻ mình yêu” (Ga 15,12).
Chính vì vậy mà Thánh Thể, sự hiện diện tích cực của Thân thể Đức Ki-tô và là việc tưởng nhớ cái chết cho tất cả của Người, là dấu chỉ hữu hiệu của việc mọi người phải phục vụ nhau cách cụ thể cho đến chết thể xác, để cộng đoàn phổ quát của các ngôi vị được thiết lập trong tình yêu rộng rãi.
Kết :
Trong số mọi hiền nhân lớn của nhân loại, trong số mọi tư tưởng gia lớn từng tung ra một đại phong trào trong lịch sử, Đức Giê-su là nhân vật hiếm hoi đã minh nhiên đề ra cho loài người một tình yêu không biên giới, như ta nói hôm nay… bằng cách nhìn ai nấy, dẫu đương sự thế nào, như thân cận mình, như anh em mình, con cùng một Thiên Phụ.
Đặc điểm của Tin Mừng không hẳn là tình yêu đơn giản. Điều này, mọi nền luân lý đều nói cả (nhân ái của Khổng giáo, từ bi của Phật giáo…). Đặc điểm của Tin Mừng chính là tình yêu tuyệt đối, tình yêu phổ quát, tình yêu không chút loại trừ và là tình yêu hiến mạng.
Một lần nữa, hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ điệp Đức Giê-su đối với sự sống còn cùa nhân loại. Hoặc người ta sẽ tiếp tục dấn sâu vào óc bè phái đủ loại, và thành thử vào trong bạo lực chẳng ngừng… hoặc qua việc tha thứ, thương yêu kẻ thù, loài người sẽ đạt đến một thời đại hòa bình đích thực.
Ngày 09/07: Đừng đi đến vùng các dân ngoại – Thầy Phó Tế Phanxicô Xavie Cao Văn Trí, CP.
Giáo Hội Năm Châu
03:21 08/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông; ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế; ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô; ông Si-môn thuộc nhóm Nhiệt Thành, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Người. Đức Giê-su sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng:
“Anh em đừng đi tới vùng các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của người Sa-ma-ri. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày lễ Thánh Cillian và câu chuyện lạ về chôn cất
Vũ Văn An
15:00 08/07/2025
Theo JD Flynn của tạp chí chí mạng The Pillar, xuất bản ngày 8 tháng 7, 2025, Thánh Cillian sinh ra ở phía bắc Ireland vào khoảng năm 640 và trở thành một đan sĩ. Giống như những đan sĩ Ireland thời đó, Cillian được viện phụ của mình giao nhiệm vụ trở thành một nhà truyền giáo, và vị giáo hoàng thời ấy đã cử ngài cùng 11 đan sĩ khác đến Franconia, khi đó là vùng đất ngoại giáo ở Bavaria, nơi có những khu rừng u ám, đầy rẫy những bóng ma và ảo ảnh khủng khiếp — ít nhất là theo những người sống ở đó.
Cillian đến gần Lâu đài Würzburg vào cuối năm 686 và lập cư sở, theo kiểu tu viện, cùng với một vài người bạn đồng hành của mình. Khi đó, ngài đã là một giám mục, mặc dù không rõ ngài được đích thân vị giáo hoàng tấn phong ở Ireland hay ở Rome.
Trong cả hai trường hợp, Cillian và những người bạn đồng hành đã làm như các đan sĩ Ireland, vét một số đầm lầy, chặt cây và xây dựng một đan viện nhỏ, cử hành Thánh lễ và hoán cải mọi người bằng cách rao giảng mạnh mẽ.
Ngay sau khi họ đến, họ đã hoán cải được Herzog Gozbert, người cai trị vùng Würzburg. Với công tước như một Kitô hữu, giới quý tộc nhỏ địa phương và hàng trăm gia đình đã tin theo.
Cillian và những người bạn đồng hành của ngài — Cha Colmán và Phó tế Totnan — đã rửa tội cho hàng nghìn người chỉ trong vài năm.
Nhưng rồi mọi chuyện trở nên tồi tệ.
Hãy xem, Gozbert đã cố gắng kết hôn với góa phụ của anh trai mình — khi đó đã vi phạm luật giáo luật và do đó không hợp lệ. Gozbert muốn là một Kitô hữu trung thành, vì vậy khi Cillian bảo ông ly thân, ông đã chấp nhận.
Nhưng Geilana, người phối ngẫu của ông, đã không hoán cải và bà không muốn bị lưu đày vì danh tôn giáo mới của Gozbert.
Có lẽ Cilian nên dùng giọng điệu phù hợp hơn với lời khuyên nhủ của ngài đối với cặp đôi này, tôi không biết.
Nhưng dù thế nào đi nữa, Geilana đã quyết định tự giải quyết vấn đề của mình với vị linh mục hay can thiệp vào chuyện địa phương.
Khi Gozbert đi du hành — ngày 8 tháng 7 năm 689 — Geilana đã cho lính tìm Cillian, Colmán và Totnan, và lấy đầu của họ.
Không rõ liệu điều đó có hiệu quả với chính Gozbert hay không, và liệu ông có ở lại với Geilana hay không, nhưng sau khi các đan sĩ bị giết, Kitô giáo thực sự đã suy giảm trong khu vực, ít nhất là trong nửa thế kỷ.
Tuy nhiên, một số ít Kitô hữu còn lại đã cố gắng giữ lại đầu của các vị tử đạo và giữ chúng như thánh tích. Khi nơi này trở lại đạo trở lại và một nhà thờ lớn cuối cùng được xây dựng ở Würzburg, những chiếc đầu được phủ đầy đồ trang sức và được đặt trên bàn thờ cao của nhà thờ.

Vào ngày 8 tháng 7 hàng năm, những chiếc đầu lâu được rước qua thành phố.
Và đó gần như là điều tôi muốn kể cho bạn nghe.
Nhưng khi tôi đọc về Thánh Cillian, tôi tình cờ biết được một sự thật khác về Nhà thờ lớn Wurzbürg xxem ra đáng để đề cập.
Sau Cillian khá lâu, khu vực này cuối cùng đã được cai trị bởi các giám mục hoàng tử. Trong gần 1,000 năm, họ cai trị góc nhỏ Franconia của họ với tư cách là người cai trị thế tục và tôn giáo, dưới sự bảo trợ của Hoàng đế La Mã Thần thánh.
Trong khoảng 400 năm, những giám mục hoàng tử này có một phong tục chôn cất khác thường — không bình thường đối với thời đại của chúng ta và thời đại của họ.
Bắt đầu từ cuối những năm 1300, các giám mục hoàng tử của Wurzbürg đã được chôn cất ở ba nơi.
— Thi thể của họ được chôn cất tại Nhà thờ lớn Wurzbürg — được đặt theo tên của chính Thánh Cillian.
— Trái tim của họ được chôn cất tại Đan viện Ebrach gần đó.
— Nhưng ruột của họ được chôn trong nhà nguyện Kính Đức Mẹ, bên trong pháo đài nơi các hoàng tử-giám mục cư trú.
Xin nhắc lại một lần nữa: Thi thể tại nhà thờ lớn. Trái tim tại tu viện. Ruột tại nhà.
Và ruột của các hoàng tử-giám mục được chôn tại nhà nguyện Kính Đức Mẹ cho đến cuối những năm 1700.
Trong khi “chôn cất trái tim” riêng biệt được thực hiện ở những nơi khác, thì tục chôn cất ba lần ở Würzburg — như tôi đã nói — là bất thường ngay cả vào thời điểm nó được thực hiện.
Vậy tại sao ruột lại được chôn riêng? Tôi không biết. Tôi có một giả thuyết này: việc moi ruột cho phép thi thể của các hoàng tử-giám mục được bảo quản lâu hơn một chút. Nhưng tôi có thể sai.
Và tôi không chắc mình có đủ can đảm để tìm hiểu thêm.
Dù sao đi nữa, xin Thánh Cillian và những người bạn tử đạo của ngài cầu bầu cho chúng ta.
‘Cuộc chiến phạm thánh’ của Nga phá vỡ sự hiệp nhất của Chính thống giáo, thúc đẩy Đức Giáo Hoàng Leo lên tiếng
Vũ Văn An
15:42 08/07/2025

Cha Raymond J. de Souza bình luận ngày 7 tháng 7 năm 2025 trên National Catholic Register rằng: Trong lịch sử đại kết, ngày 28 tháng 6 năm 2025 là ngày bất thường nhất. Theo thông lệ, Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople — primus sine paribus (người đứng đầu không có người ngang hàng) trong số các Kitô hữu Chính thống giáo — đều cử một phái đoàn đến Rome để dự lễ bổn mạng hai Thánh Phêrô và Phaolô. Tòa thánh đáp lại vào tháng 11 dịp lễ Thánh Anrê vị bổn mạng của Constantinople.
Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã chào đón phái đoàn Chính thống giáo tại Điện Tông tòa, đảm bảo với họ về "mong muốn kiên trì trong nỗ lực khôi phục sự hiệp thông hữu hình hoàn toàn giữa các Giáo hội của chúng ta".
Chỉ vài giờ sau, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã được trình bày tài liệu cho thấy trung tâm thu hút của Chính thống giáo — Giáo hội Chính thống giáo Nga, chiếm khoảng 100 triệu trong số khoảng 225 triệu tín đồ Chính thống giáo trên toàn thế giới — đã tiếp tay cho một "cuộc chiến phạm thánh" ở Ukraine.
Vào cuối buổi tiếp kiến được Đức Giáo Hoàng dành cho 7,000 người hành hương từ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine (UGCC) tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Leo đã nhận được từ Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, "Cha và Người đứng đầu" của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, cuốn sách của riêng ngài có tựa đề bằng tiếng Tây Ban Nha, Crónica de Una Guerra Sacrílega ("Biên niên sử về cuộc chiến phạm thánh").
Chỉ trong vòng vài giờ, Đức Leo đã chuyển từ cam kết tìm kiếm sự hiệp thông với Chính thống giáo sang đối diện với thực tại một số người Chính thống giáo đang gây chiến với những người Kitô hữu khác.
Mối quan hệ giữa Rome và Constantinople rất tuyệt vời. Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew thường xuyên đến Rome, gần đây nhất là để dự tang lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Leo. Nhưng trong phạm vi thẩm quyền trực tiếp của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ, Constantinople chỉ có vài nghìn người theo Kitô giáo. Nơi này vẫn có tầm quan trọng về mặt lịch sử và giáo hội, nhưng Nga là thực tại thống trị trong Chính thống giáo hoàn cầu. Và Giáo hội Chính thống giáo Nga ủng hộ, bằng những lời kêu gọi tôn giáo, cuộc xâm lược quân sự của Nga ở Ukraine, nhằm vào người Ukraine, những người chủ yếu theo Chính thống giáo. (Người Công Giáo ở Ukraine chiếm khoảng 10% dân số.)
Việc Đức Thượng phụ Kirill của Moscow liên kết với cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin là điều ai cũng biết. Nhấn mạnh chiều sâu của sự liên kết đó, trong những ngày gần đây, Ukraine đã đình chỉ quyền công dân của Tổng giám mục Onufrii, người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Ukraine có liên hệ với Moscow, với lý do hộ chiếu Nga của ngài và mối quan hệ đang diễn ra với Giáo hội Chính thống giáo Nga của Kirill. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô - người luôn coi trọng mối quan hệ tốt đẹp với Moscow, thường khiến Ukraine thất vọng - đã cảnh cáo Kirill không nên làm "cậu bé giúp lễ của Putin".
Các mối quan hệ đại kết luôn đòi hỏi phải sẵn sàng hướng tới những dấu hiệu tích cực, dù mong manh đến đâu, và tránh xa ngay cả những trở ngại rõ ràng. Tuy nhiên, hiếm khi điều đó thể hiện rõ như vào ngày 28 tháng 6. "Sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn" mà Đức Thánh Cha đã nói đến là hoàn toàn không thể khi tòa thượng phụ Chính thống giáo đông dân nhất thế giới phạm tội báng bổ, ban phước cho cuộc tàn sát cả người Ukraine Chính thống giáo và Công Giáo vì mục đích của chủ nghĩa đế quốc Nga. Đây là một vụ tai tiếng lớn nhất trong lịch sử Kitô giáo, đó là việc "La Mã thứ ba", như Moscow tự gọi là di sản tinh thần của riêng mình, lại đồng lõa trong một cuộc chiến tàn khốc chống lại các Kitô hữu vì lý do chính trị.
Sự sa đọa của Moscow rất sâu xa và đen tối. Những vết thương mà Moscow gây ra cho sự hiệp nhất Kitô giáo theo một nghĩa nào đó còn lớn hơn trong các cuộc chiến Công Giáo-Thệ phản sau thời Cải cách, vì đây là cuộc chiến giữa các quốc gia Chính thống giáo.
Constantinople đã công nhận sự độc lập của Chính thống giáo Ukraine khỏi sự kiểm soát của tòa Mạc tư khoa, điều này khiến Mạc tư khoa phải cắt đứt sự hiệp thông với Constantinople. Bất chấp những mong muốn vẫn còn ở Rome về sự hiệp thông trọn vẹn, thì điều đó hoàn toàn không thể xảy ra khi hai tòa thượng phụ Chính thống giáo quan trọng nhất không hiệp thông với nhau.
Chủ nghĩa đại kết đòi hỏi loại thận trọng tránh những từ như "phạm thánh". Tuy nhiên, Tổng giám mục Shevchuk đã trình lên Đức Giáo Hoàng, tại bàn thờ rất cao của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, "biên niên sử về một cuộc chiến phạm thánh" của riêng ngài, biết rằng nó sẽ được ghi nhận ở cả Constantinople lẫn Moscow. Và cả Rome nữa.
Bất chấp những lời tử tế của Đức Leo dành cho phái đoàn từ Constantinople, Tiến trình đại kết ngày nay vẫn tương đương với việc tưởng tượng ra sự hòa hợp giữa Công Giáo và Thệ Phản trong Chiến tranh Ba mươi năm.
Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine bị cuốn vào cuộc chiến Chính thống giáo này, và trong hai tháng kể từ khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã dành ưu tiên cho họ, vốn là Giáo Hội Công Giáo Đông phương lớn nhất.
Ngài đã gặp hội đồng quản trị của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine chỉ vài ngày sau cuộc họp với những người hành hương. Vào dịp đó, các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine được ban đặc ân cử hành Phụng vụ Thánh tại bàn thờ chính của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, theo thông lệ dành riêng cho Đức Thánh Cha sử dụng.
Khi Đức Thánh Cha chào đón những người hành hương, họ đáp lại bằng cách hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Ukraine, một khoảnh khắc đẹp đến ám ảnh. Khi Đức Leo gặp các giám mục vào tuần trước, ngài đã yêu cầu họ hát lại Kinh Lạy Cha, vì ngài thấy bài hát này vô cùng xúc động.
Vào tháng 5, ngài đã gặp gỡ những người đứng đầu tất cả các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, trong dịp đó ngài đã dành sự quan tâm đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Shevchuk. Ngài cũng dành cho ngài một buổi tiếp kiến riêng kéo dài vào ngày hôm sau. Trong tất cả những dịp này, Đức Giáo Hoàng Leo đã nhiều lần đảm bảo với người Ukraine rằng ngài "gần gũi" với "người Ukraine tử vì đạo" đã phải chịu đựng hơn ba năm "chiến tranh vô nghĩa". Khiến việc kẻ xâm lược phạm thánh tuyên bố rằng mình đang hành động vì mục đích thần thiêng trở nên "vô nghĩa" hơn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Giáo xứ Lý Nhân Hà Nội kỷ niệm 10 năm thành lập
Giáo xứ Lý Nhân
01:56 08/07/2025
Giới trẻ Giáo xứ Lý NHÂN TGP. HÀ NỘI mừng lễ quan thầy thánh Tôma Tông đồ và kỉ niệm 10 năm thành lập
Xem Hình
Ngày 05/7/2025 vừa qua, khoảng 250 bản trẻ đại diện các xứ/họ trong Giáo hạt Lý Nhân đã trở về Giáo xứ Lý Nhân, hạt Lý Nhân, Tgp. Hà Nội để cùng các bạn giới trẻ nơi đây mừng lễ quan thầy thánh Tôma Tông Đồ và kỉ niệm 10 năm thành lập.
Mở đầu ngày gặp gỡ là bài chia sẻ của thầy xứ Phaolô Nguyễn Thanh Tuyền. Với chủ đề “Thánh Tôma – Tông đồ của niềm tin và hy vọng”, thầy đã giới thiệu cho các bạn giới trẻ về cuộc đời của Thánh Tôma, đồng thời cho thấy đức tin và niềm hy vọng mạnh mẽ của thánh Tông đồ vào Chúa Giêsu. Từ đó, thầy mời gọi các bạn hãy đặt trọn niềm tin và hy vọng của mình vào Chúa Giêsu nhất là trong bối cảnh Năm Thánh Hy Vọng đang diễn ra trong toàn Giáo Hội.
Thánh lễ mừng quan thầy do Cha Gioan Baotixita Bùi Văn Toàn – Chính xứ Bàng Ba chủ tế lúc 17h30. Đồng tế với ngài có Cha Giuse Vũ Đức Quý – Đặc trách Giới trẻ Giáo hạt Lý Nhân, và Cha Antôn Nguyễn Văn Độ – Chính xứ Lý Nhân.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Cha Giuse Vũ Đức Quý đã dựa vào lời mời gọi của Chúa Giê-su với các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thờ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,3) để cho thấy rằng, mặc dù hôm nay không phải là ngày Khánh Nhật Truyền Giáo nhưng Lời Chúa đã vang vọng lời mời gọi hãy ra đi mang Chúa đến cho người khác. Từ gương truyền giáo của thánh Tôma Tông Đồ, cha mời gọi các bạn giới trẻ hãy mạnh mẽ sống và loan báo Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Chương trình mừng lễ quan thầy và kỉ niệm 10 năm thành lập của giới trẻ Giáo xứ Lý Nhân tiếp tục với đêm hoan ca văn nghệ và lửa trại. Các tiết mục văn nghệ do các bạn giới trẻ thể hiện đã làm sôi động bầu không khí và tô điểm những nét vui tươi cho ngày mừng lễ.
Đêm hoan ca văn nghệ và lửa trại khép lại với những giây phút thinh lặng cầu nguyện bên lửa trại đầy thiêng liêng và ý nghĩa.
Ước mong ngày lễ sẽ để lại nhiều dấu ấn trong lòng các bạn giới trẻ, nhất là các bạn trẻ Giáo xứ Lý Nhân, để qua lời chuyển cầu của Thánh Tô-ma Tông đồ, các bạn có đủ sức mạnh và ân sủng của Thiên Chúa để ra đi sống niềm tin và hy vọng của mình cách mạnh mẽ trong Năm Thánh 2025.
Bài viết : Thầy Phaolô Tuyền
Mời xem ảnh dưới đây
https://flic.kr/s/aHBqjCHME
Trao ban Bí tích Thêm Sức _ Gx Bình Thuận Sàigòn
Mục vụ Truyền thông
07:01 08/07/2025
VietCatholic TV
Biến lớn ở Nga: Kyiv đánh dữ dội, Bộ Trưởng đóng cửa phi trường, bị Putin sỉ nhục, bóp cò, vĩnh biệt
VietCatholic Media
03:18 08/07/2025
1. Bộ trưởng Nga bị Putin sa thải và sỉ nhục đến mức tự bóp cò vào thái dương
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga Roman Starovoit, người bị nhà độc tài Vladimir Putin sa thải, đã tự sát, chính quyền Nga cho biết vào tối Thứ Hai, 07 Tháng Bẩy.
Theo phương tiện truyền thông do Điện Cẩm Linh kiểm soát, Starovoit được phát hiện đã chết với vết thương do súng bắn ở Odintsovo gần Mạc Tư Khoa. Các quan chức cho biết họ tin rằng đây là một vụ tự tử.
“Hoàn cảnh của vụ việc đang được xác định. Phiên bản chính là tự tử”, Svetlana Petrenko, quan chức Ủy ban điều tra Nga, cho biết trong một tuyên bố, khi những đồn đoán lan truyền rất nhanh ở Mạc Tư Khoa.
Starovoit được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga vào tháng 5 năm 2024. Trước khi trở thành bộ trưởng, ông đã dành gần năm năm làm thống đốc khu vực Kursk giáp biên giới với Ukraine.
Điện Cẩm Linh đã công bố một sắc lệnh vào sáng thứ Hai nói rằng Putin đã sa thải Starovoit, mà không đưa ra lý do chính thức cho việc sa thải này. Diễn biến này xảy ra sau khi Starovoit bị Putin triệu tập và sỉ vả công khai trong một video được chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Nga.
Trùm mafia Vladimir Putin đã phàn nàn về việc các phi trường trên khắp nước Nga đã phải đối mặt với nhiều sự chậm trễ, hủy chuyến và hành khách bị mắc kẹt vào cuối tuần do các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
Vào Chúa Nhật, một vụ nổ trên tàu chở dầu Eco Wizard tại một cảng ở vùng Leningrad đã gây ra rò rỉ amoniac, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm ngành giao thông vận tải của Nga.
Một số blogger quân sự Nga cho rằng trong cả hai vụ việc trên rõ ràng là Starovoit trong tư cách là Bộ trưởng Giao thông vận tải có một số trách nhiệm nhất định nhưng ông ta khó có thể làm nhiều hơn để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân Ukraine, cũng như giải quyết các hậu quả sau đó. Trùm mafia Vladimir Putin rõ ràng là tìm cách trút hết mọi trách nhiệm lên đầu ông ta. Có lẽ vì cảm thấy oan ức và bị sỉ nhục nên Starovoit đã dùng súng tự sát.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết Starovoit đã dùng súng tự sát bên trong xe hơi của ông ta đậu trong công viên Malevich của Mạc Tư Khoa. Cây súng đó là một khẩu súng lục được Bộ Nội Vụ Nga trao tặng cho ông ta. Tuy nhiên, điều lạ lùng là người ta không tìm thấy cây súng đâu cả.
Một giả thuyết khác do cơ quan truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh RIA Novosti đưa ra là Starovoyt có thể đã tự tử do bị Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, đe dọa mở một vụ án hình sự về gian lận quy mô lớn chống lại ông sau khi Alexei Smirnov, người kế nhiệm ông làm thống đốc tỉnh Kursk, khai báo nhiều điều với cơ quan điều tra.
Ngày 12 Tháng Năm, 2024, khi Starovoyt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giao thông vận tải, Alexei Smirnov được bổ nhiệm làm quyền thống đốc tỉnh Kursk thay cho Starovoyt. Nhưng chỉ vài tháng sau, vào tháng 12 năm 2024, Smirnov đã bị sa thải và bị bắt vào tháng 4 năm 2025. Theo RIA Novosti được tường trình đã làm chứng chống lại Starovoyt.
Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga bác bỏ giả thuyết của cơ quan truyền thông RIA Novosti. Ông cho rằng nạn tham nhũng là điều phổ biến ở Nga và chính Putin cho phép tham nhũng, nuôi dưỡng tham nhũng như một cách để duy trì chế độ. “Tôi không tin rằng ở cái nước Nga khốn khổ vì tham nhũng này lại có ai sợ bị điều tra về tham nhũng đến mức tự tử,” ông nói.
[Politico: Russian minister fired by Putin shoots himself dead, authorities say]
2. Sau vụ hỗn loạn ở phi trường, nổ tàu chở dầu, Putin sa thải bộ trưởng giao thông Nga
Hôm Thứ Hai, 07 Tháng Bẩy, Putin đã sa thải Bộ trưởng Giao thông Roman Starovoit, sau một loạt các sự việc gây gián đoạn nghiêm trọng trong ngành hàng không và vận tải biển của Nga.
Sắc lệnh chính thức được công bố trên cổng thông tin pháp lý của Nga. Không có lý do nào được đưa ra, nhưng việc Starovoit phải ra đi diễn ra sau khi gần 300 chuyến bay bị hoãn tại các phi trường lớn của Nga vào các ngày 5 và 6 tháng 7 do các mối đe dọa an ninh từ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
Thêm vào sự hỗn loạn, một vụ nổ trên tàu chở dầu Eco Wizard tại cảng Ust-Luga ở Tỉnh Leningrad đã gây rò rỉ amoniac vào ngày 6 tháng 7, khiến các lực lượng cấp cứu phải ứng phó khẩn cấp.
Starovoit, người bị Ukraine và các nước phương Tây trừng phạt vì vai trò của ông trong cuộc chiến chống lại Ukraine, từng giữ chức thống đốc Tỉnh Kursk của Nga trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng giao thông vào tháng 5 năm 2024.
Theo tờ báo nhà nước Nga Vedomosti, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Andrei Nikitin, cựu thống đốc tỉnh Novgorod, là ứng cử viên hàng đầu thay thế Starovoit.
Vào ngày 6 tháng 7, Cơ quan Hàng không Liên bang Nga xác nhận rằng 287 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy tại Sân bay Sheremetyevo của Mạc Tư Khoa, Sân bay Pulkovo của St. Petersburg và Sân bay Strigino của Nizhny Novgorod do lo ngại về an toàn từ hoạt động của máy bay điều khiển từ xa.
Chiến dịch máy bay điều khiển từ xa của Kyiv, vốn ngày càng gây gián đoạn cho hoạt động đi lại bằng đường hàng không dân dụng ở Nga, là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Ukraine nhằm làm suy yếu hoạt động hậu cần của Nga ở xa hơn tiền tuyến.
Chính quyền Nga cho biết vụ rò rỉ amoniac tại Ust-Luga là “nhỏ”, nhưng kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh, Baza, đưa tin rằng một vụ nổ không rõ nguyên nhân đã xảy ra trước khi sự việc xảy ra.
Tàu chở dầu Eco Wizard được tường trình một phần của “hạm đội ngầm” của Nga — một mạng lưới tàu được sử dụng để lách lệnh trừng phạt quốc tế đối với xuất khẩu dầu mỏ và hóa chất của Nga. Năm tàu chở dầu đã bị hư hại do nổ tại các cảng của Nga kể từ đầu năm 2025.
Điện Cẩm Linh chưa đưa ra tuyên bố chính thức về việc sa thải bộ trưởng.
[Kyiv Independent: After airport chaos, tanker blast, Putin fires Russian transport minister]
3. Các hãng hàng không Nga phải đối mặt với tổn thất 254 triệu đô la chỉ sau 2 ngày tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, theo báo cáo của truyền thông Điện Cẩm Linh
Tờ báo thân Điện Cẩm Linh Kommersant đưa tin vào ngày 7 tháng 7, trích dẫn lời đại diện các hãng hàng không và chuyên gia trong ngành, việc các phi trường chính của Nga phải đóng cửa vào ngày 5-6 tháng 7 do các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine có thể khiến các hãng hàng không Nga thiệt hại khoảng 20 tỷ rúp hay 254 triệu đô la.
Theo cơ quan hàng không Rosaviatsiya của Nga, kể từ khi tình trạng gián đoạn hàng loạt bắt đầu vào ngày 5 tháng 7, tổng cộng có 485 chuyến bay bị hủy, 88 chuyến phải chuyển hướng đến các phi trường thay thế và 1.900 chuyến bay khác bị hoãn tại các trung tâm lớn.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã thúc đẩy việc ngừng hoạt động gây ra hậu quả rộng rãi về mặt hậu cần và kinh tế. Hơn 94.000 hành khách đã được đưa vào khách sạn, 43.000 khoản hoàn tiền đã được giải quyết và hàng trăm ngàn phiếu mua đồ ăn và đồ uống đã được phát hành.
Thiệt hại tài chính ước tính bao gồm tổn thất trực tiếp của hãng hàng không do các chuyến bay Boeing 737-800 bị hủy, có thể lên tới 15 đến 23 triệu rúp (190.000–292.000 đô la) tùy theo tuyến bay, cũng như chi phí cho việc chậm trễ, chuyển hướng và chăm sóc hành khách.
Các chuyên gia cho biết chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều. Dmitry Datsykov của EXPO.UAV ước tính hàng chục tỷ rúp thiệt hại gián tiếp bổ sung, bao gồm cả việc lỡ chuyến, mất taxi và khách sạn, và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ukraine chưa chính thức nhận trách nhiệm về tình trạng gián đoạn này nhưng đã thừa nhận rằng chiến lược máy bay điều khiển từ xa của nước này nhằm phá hoại hoạt động hậu cần của Nga và khiến công chúng Nga phải chú ý đến hậu quả của cuộc chiến.
Hậu quả kinh tế xảy ra trong bối cảnh ngành giao thông vận tải của Nga đang bị giám sát chặt chẽ hơn. Vào ngày 7 tháng 7, nhà độc tài Vladimir Putin đã sa thải Bộ trưởng Giao thông Roman Starovoit sau vụ hỗn loạn hàng không và vụ rò rỉ amoniac gây chấn động tại cảng Ust-Luga.
Điện Cẩm Linh ngày càng phải vật lộn để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi chiến dịch tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Kyiv, trong những tháng gần đây đã mở rộng sang các nhà máy lọc dầu, nhà máy radar và hiện nay là các phi trường bận rộn nhất của Nga.
Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga Roman Starovoit đã tự sát tại Odintsovo sau khi ông bị nhà độc tài Vladimir Putin sa thải vào ngày 7 tháng 7, tờ báo thân chính phủ Izvestia đưa tin, trích dẫn nguồn tin giấu tên.
Việc bãi nhiệm Starovoit diễn ra sau khi gần 500 chuyến bay bị hủy bỏ tại các phi trường lớn của Nga vào ngày 5–6 tháng 7 do các mối đe dọa an ninh từ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
Ngày hôm sau, một vụ nổ trên tàu chở dầu Eco Wizard tại cảng Ust-Luga ở Tỉnh Leningrad đã gây ra rò rỉ amoniac, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm ngành giao thông vận tải của Nga.
Starovoit, người bị Ukraine và các nước phương Tây trừng phạt vì vai trò của ông trong cuộc chiến chống lại Ukraine, từng giữ chức thống đốc Tỉnh Kursk của Nga trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng giao thông vào tháng 5 năm 2024.
Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin rằng cựu bộ trưởng đã tự bắn mình bằng một khẩu súng danh dự mà ông nhận được từ Bộ Nội vụ vào năm 2023.
[Kyiv Independent: Russian airlines face $254 million losses from just 2 days of Ukrainian drone strikes, Kremlin media reports]
4. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công vào nhà máy lọc dầu lớn ở Krasnodar Krai của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 08 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết máy bay điều khiển từ xa tầm xa của Ukraine đã tấn công nhà máy lọc dầu Ilsky ở vùng Krasnodar Krai của Nga vào ngày 7 tháng 7, đánh trúng một trong những xưởng công nghệ của cơ sở này.
Nằm cách lãnh thổ do Ukraine kiểm soát khoảng 500 km, nhà máy lọc dầu này là một trong những nhà máy lớn nhất ở miền nam nước Nga, sản xuất hơn 6 triệu tấn nhiên liệu mỗi năm.
Nhà máy này tham gia vào việc tiếp nhận, lưu trữ và giải quyết hydrocarbon và phân phối các sản phẩm tinh chế qua đường bộ và hỏa xa. Nhà máy lọc dầu là một phần của tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga và đóng vai trò trực tiếp trong việc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa, nguồn tin cho biết.
Bộ tư lệnh tác chiến khu vực của Nga tuyên bố rằng “mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa” đã rơi xuống nhà máy lọc dầu.
Cuộc tấn công đánh dấu làn sóng tấn công mới của Ukraine vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga, sau nhiều tháng tạm dừng kể từ tháng 3. Vào ngày 1 tháng 7, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công nhà máy lọc dầu Saratovorgsintez ở Tỉnh Saratov của Nga.
Kyiv đã tấn công vào hàng chục nhà máy lọc dầu, kho chứa dầu và các địa điểm công nghiệp quân sự kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào mùa đông đã buộc ít nhất bốn nhà máy lọc dầu của Nga phải tạm thời đóng cửa.
Đây là cuộc tấn công thứ hai được biết đến vào nhà máy lọc dầu Ilsky. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, do Cơ quan An ninh, gọi tắt là SBU và Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SSO điều hành, trước đó đã nhắm vào cơ sở này vào ngày 17 tháng 2, gây ra hỏa hoạn.
Krasnodar Krai, một khu vực chiến lược dọc theo bờ biển Hắc Hải của Nga, ngày càng chịu nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine khi Kyiv mở rộng phạm vi tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
[Kyiv Independent: Ukrainian drone strike hits major oil refinery in Russia's Krasnodar Krai, HUR source claims]
5. Musk đã “đi chệch hướng”, Tổng thống Trump nói
Nói rằng Elon Musk “về cơ bản đang trở thành một CON TÀU ĐẮM”, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng khi người ủng hộ trung thành trước đây của ông lại quyết định thành lập một đảng chính trị.
“Tôi rất buồn khi chứng kiến Elon Musk hoàn toàn 'đi chệch hướng', về cơ bản trở thành một CON TÀU ĐẮM trong năm tuần qua. Ông ta thậm chí còn muốn thành lập một Đảng Chính trị Thứ ba, mặc dù thực tế là họ chưa bao giờ thành công ở Hoa Kỳ,” Tổng thống Trump nói.
Thất vọng với đảng Cộng hòa vì đã thông qua dự luật lớn vào tuần trước, Musk đã tuyên bố thành lập Đảng Hoa Kỳ - American Party - vào thứ Bảy, nói rằng nghiên cứu của riêng ông cho thấy đảng này sẽ được người Mỹ nhiệt tình ủng hộ.
“Với tỷ lệ 2 trên 1, bạn muốn một đảng chính trị mới và bạn sẽ có nó! Khi nói đến việc làm đất nước chúng ta phá sản bằng sự lãng phí và tham nhũng, chúng ta đang sống trong một hệ thống độc đảng, không phải là một nền dân chủ,” Musk viết. “Hôm nay, Đảng Hoa Kỳ được thành lập để trả lại cho bạn sự tự do của mình.”
Rõ ràng Tổng thống Trump không đồng ý với Musk về nhu cầu thành lập một đảng phái chính trị khác.
“Một điều mà các Đảng thứ ba giỏi là tạo ra SỰ GIÁN ĐOẠN & HỖN LOẠN Hoàn toàn và Toàn diện,” Tổng thống Trump nhận xét, “và chúng ta đã quá đủ với những người Dân chủ cánh tả cấp tiến, những người đã mất hết lòng tin và lý trí! Ngược lại, những người Cộng hòa là một 'cỗ máy' hoạt động trơn tru, vừa thông qua Dự luật lớn nhất cùng loại trong Lịch sử đất nước chúng ta.”
Phát biểu sau đó với các phóng viên tại một phi trường ở New Jersey, Tổng thống Trump nhắc lại lý thuyết của mình rằng các đảng thứ ba không hoạt động trong hệ thống của Hoa Kỳ. “Ông ấy có thể vui vẻ với điều đó, nhưng tôi nghĩ điều đó thật nực cười”, Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Trump đã dành phần lớn thông điệp của mình để quy sự thay đổi thái độ của Musk đối với ông là do lợi ích tài chính của riêng Musk.
“Đó là một dự luật tuyệt vời nhưng thật không may cho Elon, nó xóa bỏ Đạo luật vô lý về xe điện, gọi tắt là EV, vốn sẽ buộc mọi người phải mua xe điện trong một thời gian ngắn. Tôi đã phản đối mạnh mẽ điều đó ngay từ đầu”, Tổng thống Trump nói.
Vào tháng 6, Tổng thống Trump đã đưa ra lời phàn nàn tương tự về Musk: “Elon đã 'kiệt sức', tôi đã yêu cầu ông ấy rời đi, tôi đã bãi bỏ Lệnh bắt buộc mua xe điện của ông ấy, lệnh này buộc mọi người phải mua xe điện mà không ai khác muốn (mà ông ấy đã biết trong nhiều tháng rằng tôi sẽ làm vậy!), và ông ấy đã PHÁT ĐIÊN!”
Musk, người được đưa vào chính quyền Tổng thống Trump ngay từ đầu để cải thiện hoạt động của chính phủ liên bang, đã lập luận rằng dự luật khổng lồ mà Tổng thống Trump ký hôm thứ sáu là một thảm họa.
“Dự luật mới nhất của Thượng viện sẽ phá hủy hàng triệu việc làm tại Mỹ và gây ra thiệt hại chiến lược to lớn cho đất nước chúng ta! Hoàn toàn điên rồ và phá hoại,” ông viết vào ngày 28 tháng 6 trên X. “Nó cung cấp tiền cho các ngành công nghiệp trong quá khứ trong khi gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp trong tương lai.”
Hai ngày sau, ông đe dọa sẽ lập đảng riêng. “Đất nước chúng ta cần một đảng thay thế cho đảng Dân chủ-Cộng hòa đơn đảng để người dân thực sự có TIẾNG NÓI”, ông nói.
[Politico: Musk has gone 'off the rails,' Trump says]
6. Lavrov liệt kê các yêu sách của Nga về hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã liệt kê các yêu cầu của Mạc Tư Khoa về một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xâm lược đang diễn ra của nước này vào Ukraine, bao gồm việc phi quân sự hóa và trung lập của Kyiv, sự công nhận quốc tế đối với lãnh thổ do Mạc Tư Khoa xâm lược và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
“Những điều khoản này phải được đưa vào một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý để giải quyết hòa bình”, Lavrov trả lời phỏng vấn với cơ quan truyền thông Magyar Nemzet của Hung Gia Lợi.
Tổng thống Trump đang cố gắng làm trung gian để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh với Nga, một phép thử lớn đối với vị thế “người gìn giữ hòa bình” tự phong của ông, nhưng cho biết cuộc gọi gần đây với Putin khiến ông rất thất vọng, và ông không nghĩ rằng Mạc Tư Khoa muốn chấm dứt giao tranh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chỉ ra các cuộc không kích liên tục của Nga vào các thành phố của nước ông là bằng chứng cho thấy Putin không thực sự tìm kiếm hòa bình và có ý định tiếp tục tiến hành chiến tranh để đạt được mục tiêu của mình cho đến khi ông ta buộc phải dừng lại.
Lavrov cho biết việc chấm dứt mối đe dọa an ninh đối với Nga do sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, bao gồm cả khả năng bao gồm cả Ukraine, là điều cần thiết. Ông yêu cầu phi quân sự hóa Ukraine để bảo đảm tính trung lập của Kyiv.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mạc Tư Khoa cũng cho biết đất nước của ông muốn bảo vệ người dân tộc Nga và văn hóa Nga tại Ukraine, những điều mà ông cáo buộc Kyiv đã “phá hủy” kể từ năm 2014.
Lavrov yêu cầu “sự công nhận hợp pháp quốc tế đối với thực tế lãnh thổ mới”, trích dẫn việc Nga xâm lược Crimea, Sevastopol, Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson.
Và Lavrov cũng kêu gọi “gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga, hủy bỏ mọi vụ kiện chống lại Nga và trả lại các tài sản có trụ sở tại phương Tây bị tịch thu bất hợp pháp”.
Nga đã bắn hơn 100 máy bay điều khiển từ xa vào các khu vực dân sự của Ukraine qua đêm đến thứ Hai, các nhà chức trách cho biết. Ít nhất 10 thường dân đã thiệt mạng và 38 người bị thương, bao gồm ba trẻ em, trong các cuộc tấn công của Nga trong 24 giờ trước đó, các quan chức Ukraine cho biết.
Nga đã tăng cường các cuộc không kích vào khu vực dân sự sau hơn ba năm chiến tranh.
Tổng thống Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai rằng trong tuần qua, Nga đã phóng khoảng 1.270 máy bay điều khiển từ xa, 39 hỏa tiễn và gần 1.000 quả bom lượn mạnh vào Ukraine.
Chính quyền Ukraine cho biết một người đã thiệt mạng ở thành phố Odesa, phía nam, 27 người bị thương ở phía đông bắc Kharkiv và các mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa rơi xuống đã gây thiệt hại cho hai quận của thủ đô Kyiv trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào ban đêm.
Các máy bay điều khiển từ xa tầm ngắn của Nga cũng giết chết hai người và làm bị thương hai người khác ở khu vực phía bắc Sumy, các quan chức cho biết. Sumy là một trong những nơi Nga tập trung số lượng lớn quân đội.
Ngoài ra, chín người bị thương và bảy người thiệt mạng ở khu vực Donetsk phía đông, Thống đốc khu vực Vadym Filashkin cho biết. Ông không nêu rõ loại vũ khí được sử dụng.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai cho biết quân đội nước này đã bắn hạ 91 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tại 13 khu vực của Nga trong đêm, cũng như trên Hắc Hải và bán đảo Crimea của Ukraine đã bị Nga sáp nhập.
Quân đội lớn hơn của Mạc Tư Khoa cũng đang nỗ lực hết sức để đột phá tại một số điểm dọc theo tuyến đầu dài khoảng 1.000 km, nơi lực lượng Ukraine đang bị kéo căng nghiêm trọng.
Áp lực phải ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga và việc các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp không đạt được tiến triển đã buộc Ukraine phải tìm kiếm thêm sự trợ giúp quân sự từ Hoa Kỳ và Âu Châu.
Vào thứ Bảy, Tổng thống Zelenskiy cho biết đất nước của ông đã ký thỏa thuận với các đồng minh Âu Châu và một công ty quốc phòng hàng đầu của Hoa Kỳ để đẩy mạnh sản xuất máy bay điều khiển từ xa, bảo đảm Kyiv sẽ nhận được thêm “hàng trăm ngàn” máy bay trong năm nay.
“Phòng không là yếu tố chính để bảo vệ sự sống”, Tổng thống Zelenskiy cho biết vào thứ Hai.
[Newsweek: Lavrov Lists Russia Demands for Ukraine Peace]
7. Lãnh đạo phe đối lập Belarus kêu gọi Tổng thống Trump ‘trừng phạt’ nhà độc tài Lukashenko
Tháng trước, Belarus bất ngờ trả tự do cho chồng của nhà lãnh đạo phe đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya, nhưng bà vẫn tiếp tục kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục gây áp lực lên nhà lãnh đạo độc tài của nước này, Alexander Lukashenko.
“Đừng bình thường hóa tình hình khi một số người được thả vì một số nhượng bộ từ phía bạn khi giảm nhẹ các lệnh trừng phạt ngấm ngầm hay công khai,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn với POLITICO. “Lukashenko phải bị trừng phạt, không thể được khen thưởng.”
Một số nhà hoạt động quốc tế lo ngại rằng sau khi tổng thống Belarus trả tự do cho chồng bà, là anh Siarhei Tsikhanouski, sau chuyến thăm Minsk của đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg, chính quyền Tổng thống Trump sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Lukashenko.
Tsikhanouski, một ứng cử viên tổng thống và blogger đã từng bị giam giữ trong năm năm qua bởi chế độ độc tài của Lukashenko, đã được thả khỏi nhà tù theo một thỏa thuận do Kellogg làm trung gian. Ông đã gọi Tsikhanouskaya từ biên giới giữa Belarus và Lithuania.
“Vợ yêu ơi, anh tự do rồi,” anh nói qua điện thoại.
Tsikhanouski là người đối lập hàng đầu thách thức Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 khi ông bị bắt và bị kết án tù 18 năm vì —theo chế độ — kích động thù hận và bất ổn xã hội. Sau đó, Tsikhanouskaya đã tranh cử thay anh, và được tường trình đã thu hút được hàng triệu phiếu bầu nhiều hơn nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko. Nhưng bà đã bị buộc phải lưu vong ở Lithuania khi Lukashenko dùng bạo lực dập tắt các cuộc biểu tình quần chúng sau chiến thắng bầu cử gây tranh cãi của ông.
Tsikhanouski bị biệt giam vào đầu năm 2023, không thể trao đổi tin nhắn với thế giới bên ngoài. Nhóm của Tsikhanouskaya thậm chí còn không chắc anh ấy còn sống hay không.
“Tôi gần như không thể tin được điều này,” Tsikhanouskaya nói. “Bởi vì trong suốt những năm qua, tôi chắc chắn rằng anh ấy sẽ là một trong những người cuối cùng được thả khỏi tù. Nhưng ai hiểu được logic của chế độ này?”
Khi họ cuối cùng gặp nhau tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Vilnius, Tsikhanouskaya đã bị sốc bởi ngoại hình của chồng mình. Siarhei đã giảm một nửa trọng lượng cơ thể. Anh ta nói với bạn bè rằng anh ta đã quên cách nói chuyện trong tù. Con gái của họ ban đầu không nhận ra anh ta.
“Khi anh ta bắt đầu nói, cô ấy chỉ nhận ra giọng nói của anh ta,” Tsikhanouskaya nói. “Tất nhiên, có cả một biển nước mắt, những cái ôm. Nhưng nhà tù thay đổi con người rất nhiều. Nó giống như khuôn mặt xám xịt, những con người rất gầy gò.”
Tsikhanouskaya vẫn không chắc tại sao chế độ lại thả chồng bà. Nhưng Lukashenko đã thực hiện việc thả tù nhân để đổi lấy uy tín quốc tế. Mối quan hệ với chính quyền Tổng thống Biden trước đây đặc biệt lạnh nhạt; hiện tại, các quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc đã đến Minsk để gặp nhà lãnh đạo Belarus.
Khi Tòa Bạch Ốc tăng cường sự hiện diện tại Belarus, bà muốn bảo đảm rằng chính quyền Tổng thống Trump vẫn tiếp tục bác bỏ những nỗ lực của Lukashenko nhằm thiết lập tính hợp pháp.
Tsikhanouskaya đang kêu gọi nhắc đến di sản của Tổng thống Trump: Belarus có thể là “câu chuyện thành công về chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump” nếu ông và các đồng minh của Mỹ bảo đảm rằng đất nước này không bị trao cho Nga như một giải thưởng an ủi trong các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, bà cho biết.
Tsikhanouskaya cho biết: “Tôi tin rằng các đối tác người Mỹ… biết họ đang giao dịch với ai”.
Các cuộc đàm phán hòa bình không hề suôn sẻ. Tổng thống Trump, người đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 24 giờ trong chiến dịch tranh cử của mình, đã chứng kiến tiến trình bị cản trở một phần do sự miễn cưỡng của Putin trong việc ngừng chiến. Vào tháng 4, ông đã suy ngẫm trên phương tiện truyền thông xã hội rằng có lẽ Putin đã “lừa tôi, và phải được đối xử theo cách khác”.
Tổng thống Trump phát biểu vào thứ năm sau cuộc điện đàm với Putin rằng “Tôi không đạt được bất kỳ tiến triển nào với ông ấy cả”. Vài giờ sau, Nga đã phát động cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến chống lại Kyiv.
Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc đang từ chối các yêu cầu của Âu Châu về việc tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga, cảnh giác với việc truyền đi tín hiệu rằng lệnh ngừng bắn không phải là điều sắp xảy ra. Và Tổng thống Trump đã dành vài tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai để gây áp lực với Ukraine — chứ không phải Nga — buộc Kyiv phải đưa ra những nhượng bộ.
Tsikhanouskaya cho biết Tổng thống Hoa Kỳ có thể “thay đổi toàn bộ cấu trúc an ninh của khu vực” nếu ông và các đồng minh tận dụng quyền lực và lệnh trừng phạt để thả nhiều tù nhân hơn và nhấn mạnh vào những thay đổi mang tính hệ thống trong chính phủ Belarus.
“Bạn không thể tưởng thưởng cho kẻ xâm lược, không thể có hòa bình nếu không có công lý,” Tsikhanouskaya nói. “Và chủ đề Belarus là vấn đề sống còn ở đây. Bởi vì nếu Lukashenko tiếp tục nắm quyền và duy trì quyền lực ở Belarus, sẽ không có khả năng bảo đảm hòa bình cho toàn bộ khu vực.”
[Politico: Belarusian opposition leader calls for Trump to ‘punish’ dictator Lukashenko]
8. Hai người bị thương, hai người mất tích sau một cuộc tấn công khác trên Biển Đỏ vào tàu của Hy Lạp
Theo các quan chức chính phủ Hy Lạp và chủ sở hữu tàu, ít nhất hai thành viên phi hành đoàn của một tàu thuộc sở hữu của Hy Lạp đã bị thương và hai người mất tích vào thứ Hai ở Biển Đỏ.
Trong cuộc tấn công tương tự thứ hai tại Biển Đỏ trong vòng 24 giờ, tàu chở hàng Eternity C treo cờ Liberia đã bị máy bay điều khiển từ xa và xuồng nhỏ tấn công ngoài khơi Hodeidah, cách thủ đô Sanaa của Yemen 50 hải lý về phía tây, nơi do phiến quân Houthi liên kết với Iran kiểm soát.
Chưa có bên nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
“Con tàu đang trên đường đến Jeddah ở Saudi Arabia khi bị tấn công. Thủy thủ đoàn gồm 22 người Phi Luật Tân và ba lính gác vũ trang người Ấn Độ”, một quan chức từ Cosmoship, công ty Hy Lạp sở hữu con tàu, nói với POLITICO. Không rõ vụ tấn công đã kết thúc hay chưa, vì hệ thống liên lạc bị ảnh hưởng và không thể liên lạc được với thủy thủ đoàn, vị quan chức này cho biết thêm.
Hai quan chức cao cấp của chính phủ Hy Lạp đã xác nhận vụ tấn công và quốc tịch của những người trên máy bay.
Vụ tấn công xảy ra vài giờ sau khi phiến quân Houthi nhận trách nhiệm về một vụ tấn công tương tự vào một tàu khác của Hy Lạp ở Biển Đỏ, tàu chở hàng rời treo cờ Liberia Magic Seas, mà họ tuyên bố đã đánh chìm. Con tàu đã bị tấn công vào Chúa Nhật bằng máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và lựu đạn phóng từ tàu, buộc thủy thủ đoàn phải bỏ tàu. Họ đã được một tàu đi qua đón và chuyển đến Djibouti.
POLITICO đã liên lạc với phát ngôn nhân của phiến quân Houthi qua email nhưng không nhận được phản hồi ngay lập tức.
Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu vào tháng 10 năm 2023, người Houthi đã nổ súng vào Israel và tàu thuyền ở Biển Đỏ, làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu trong những hành động mà nhóm này mô tả là thể hiện sự đoàn kết với người Palestine.
Quân đội Israel cho biết họ đã tấn công các cảng Yemen do Houthi chiếm giữ vào sáng sớm thứ Hai lần đầu tiên sau gần một tháng.
[Politico: Two wounded, two missing after another Red Sea attack on Greek-owned ship]
9. Nga tấn công các văn phòng tuyển quân ở Kharkiv và Zaporizhzhia, làm hàng chục người bị thương
Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã tấn công các văn phòng tuyển quân của Ukraine tại các thành phố Kharkiv và Zaporizhzhia vào sáng sớm ngày 7 tháng 7, làm bị thương ít nhất ba người ở Kharkiv, đồng thời phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự. phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên sáng Thứ Ba, 08 Tháng Bẩy.
Vụ tấn công xảy ra khi Nga tăng cường nỗ lực phá vỡ cuộc tổng động viên ở Ukraine.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết thêm “Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã tấn công vào tòa nhà của văn phòng nghĩa vụ quân sự Kharkiv và khu vực xung quanh, cũng như gần văn phòng nghĩa vụ quân sự Zaporizhzhia”.
Theo văn phòng công tố viên địa phương, hai quận khác của Kharkiv cũng bị tấn công vào cùng ngày hôm đó, khiến một phụ nữ thiệt mạng và hơn 80 người, trong đó có tám trẻ em, được báo cáo là bị thương hoặc bị sốc tại Kharkiv.
Các cuộc không kích này là động thái mới nhất trong chiến dịch mà các quan chức quân sự Ukraine mô tả là có chủ đích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng tuyển quân và phá hoại nỗ lực huy động quân lính.
Vào ngày 3 tháng 7, một cuộc tấn công chết người của Nga vào thành phố Poltava ở miền trung đã giết chết hai người và làm bị thương 47 người khác. Cuộc tấn công đã gây ra hỏa hoạn tại văn phòng tuyển quân của thành phố và gây thiệt hại nặng nề cho các tòa nhà dân sự gần đó, bao gồm cả nhà dân sự.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov nhận xét rằng Nga cố tình tấn công các trung tâm tuyển quân để phá vỡ khả năng bổ sung quân đội của Ukraine.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường quân đội, huấn luyện binh lính và huy động nhiều người hơn vào hoạt động quốc phòng để có thể đáp trả mạnh mẽ đối phương”.
[Kyiv Independent: Russia strikes conscription offices in Kharkiv and Zaporizhzhia, injuring dozens, Ukraine says]
10. 12 người thiệt mạng, 69 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong ngày qua
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 07 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine cho biết ít nhất 12 thường dân đã thiệt mạng và 69 người khác bị thương trong các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine trong 24 giờ qua. Các cuộc tấn công cho thấy Putin càng ngày càng tàn bạo hơn.
Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 101 máy bay điều khiển từ xa trong đêm, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa tấn công kiểu Shahed do Iran thiết kế, cũng như bốn hỏa tiễn dẫn đường S-300/400. Hệ thống phòng không đã chặn được 75 máy bay điều khiển từ xa, trong khi 17 máy bay khác có thể được dùng làm mồi nhử gây nhiễu radar.
Quân đội cho biết cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đã được chống lại bằng hệ thống không quân, tác chiến điện tử, đội hỏa lực cơ động và hệ thống phòng không.
Thống đốc Vadym Filashkin báo cáo rằng thương vong nặng nề nhất xảy ra ở Tỉnh Donetsk, nơi có bảy thường dân thiệt mạng — bốn người ở Kostiantynivka, hai người ở Druzhkivka và một người ở Novohryhorivka — và 15 người khác bị thương.
Theo Thống đốc Oleh Syniehubov, tại tỉnh Kharkiv, 27 người bị thương, trong đó có ba trẻ em. Ít nhất ba nạn nhân vẫn đang nằm bệnh viện trong tình trạng trung bình và con số này có thể tăng lên.
Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết lực lượng Nga cũng tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng và dân cư ở Tỉnh Kherson, khiến hai thường dân thiệt mạng và chín người bị thương.
Hai thường dân nữa đã thiệt mạng tại Sumy trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, chính quyền địa phương cho biết. Một người khác bị thương. Tại Odessa, một thường dân đã thiệt mạng và cơ sở hạ tầng bị hư hại trong một cuộc tấn công vào thủ phủ của khu vực, Thống đốc Oleh Kiper báo cáo.
Tại Zaporizhzhia, ít nhất 12 người đã bị thương trong các cuộc tấn công riêng biệt trong ngày, bao gồm 10 người trong cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào trung tâm thành phố, Thống đốc Ivan Fedorov cho biết.
Theo Thống đốc Serhii Lysak, năm thường dân đã bị thương ở Tỉnh Dnipropetrovsk — hai phụ nữ và ba nam giới — trong làn sóng tấn công mới nhất.
Các cuộc không kích hàng loạt diễn ra trong bối cảnh Nga tiếp tục bác bỏ các đề xuất ngừng bắn và ngày càng sử dụng nhiều cuộc tấn công trên không để gây áp lực lên lực lượng phòng thủ của Ukraine.
Kyiv đã lặp lại lời kêu gọi khẩn cấp tới các đối tác phương Tây nhằm tăng cường cung cấp các hệ thống phòng không để bảo vệ khu vực dân sự khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn.
[Kyiv Independent: 12 killed, 69 injured in Russian attacks on Ukraine over past day]
Bật ngửa - TT Trump: Putin quá tàn bạo, ra lệnh viện trợ gấp cho Kyiv. Medvedev công kích TT Trump
VietCatholic Media
15:17 08/07/2025
1. ‘Họ phải có được khả năng để tự vệ’ — Tổng thống Trump nói rằng Hoa Kỳ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine, chỉ trích Putin
Hoa Kỳ sẽ gửi “thêm vũ khí” tới Ukraine trong bối cảnh Nga tăng cường không kích, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với các phóng viên hôm Thứ Ba, 08 Tháng Bẩy, đồng thời nói thêm rằng ông thất vọng về Putin.
“Chúng tôi sẽ gửi thêm một số vũ khí mà chúng tôi có cho họ, họ phải có được khả năng để tự vệ, họ đang bị tấn công rất dữ dội vào lúc này,” Tổng thống Trump phát biểu cùng với phái đoàn Hoa Kỳ và Israel tại Tòa Bạch Ốc.
Hoa Kỳ đã dừng các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine trong quá trình đánh giá năng lực, Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài trước đó đã xác nhận, sau đó Tổng thống Trump đã phủ nhận việc tạm dừng này.
Trước đó, Tổng thống Trump cho biết ông thất vọng về Putin vì không đạt được tiến triển trong việc chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine, sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo vào ngày 3 tháng 7.
Vào ngày 7 tháng 7, Tổng thống Trump một lần nữa nói rằng ông không hài lòng với Putin vì không hợp tác với nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
“Đó là một điều khủng khiếp, và tôi không hề hài lòng với Tổng thống Putin”, Tổng thống Trump nói. “Thành thật mà nói, tôi thất vọng vì Tổng thống Putin vẫn chưa dừng lại”.
Ông lưu ý rằng viện trợ bổ sung mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine chủ yếu sẽ bao gồm vũ khí phòng thủ trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga gia tăng.
“Họ đang bị tấn công rất dữ dội. Chúng ta sẽ phải gửi thêm vũ khí, chủ yếu là vũ khí phòng thủ, nhưng họ đang bị tấn công rất, rất dữ dội. Quá nhiều người đang chết trong mớ hỗn độn đó,” Tổng thống Trump nói.
Phát ngôn nhân chính của Ngũ Giác Đài Sean Parnell xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ gửi “vũ khí phòng thủ bổ sung” tới Ukraine trong khi các cuộc đàm phán ngừng bắn vẫn tiếp tục, nhưng ông không nêu rõ loại thiết bị nào sẽ được cung cấp.
“Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng sẽ gửi thêm vũ khí phòng thủ tới Ukraine để bảo đảm người Ukraine có thể tự vệ trong khi chúng tôi nỗ lực bảo đảm hòa bình lâu dài và chấm dứt giết chóc”, Parnell nói.
“Khung thời gian của chúng tôi dành cho Tổng thống để đánh giá các chuyến hàng quân sự trên toàn cầu vẫn có hiệu lực và là một phần không thể thiếu trong các ưu tiên quốc phòng của chúng tôi theo tôn chỉ Nước Mỹ trên hết, Parnell nói thêm”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đó cho biết ông và Tổng thống Trump đã thảo luận về việc cung cấp thêm hệ thống hỏa tiễn Patriot cho Ukraine sau cuộc điện đàm giữa hai người vào ngày 4 tháng 7.
Tổng thống Zelenskiy mô tả cuộc điện đàm gần đây của ông với Tổng thống Trump là “cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất trong suốt thời gian qua” trong bài phát biểu buổi tối ngày 5 tháng 7.
“Hỏa tiễn Patriot là chìa khóa để bảo vệ khỏi hỏa tiễn đạn đạo. Chúng tôi đã thảo luận về một số vấn đề quan trọng khác mà các nhóm của chúng tôi sẽ giải quyết chi tiết tại các cuộc họp trong tương lai gần”, ông nói.
Tổng thống Trump mô tả cuộc trò chuyện ngày 3 tháng 7 với Putin là đáng thất vọng, nói rằng cuộc gọi “không đạt được tiến triển nào” trong việc ngăn chặn cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.
“Tôi rất thất vọng với cuộc trò chuyện hôm nay với Tổng thống Putin”, Tổng thống Trump nói với các nhà báo. “Bởi vì tôi không nghĩ ông ấy như thế. Và tôi rất thất vọng. Tôi không nghĩ rằng ông ấy đang tìm cách ngăn chặn cuộc chiến này”.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sean Parnell xác nhận vào ngày 2 tháng 7 rằng một số viện trợ quân sự cho Ukraine đã bị dừng lại khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiến hành xem xét lại các hoạt động cung cấp viện trợ nước ngoài.
Parnell cho biết: “Đánh giá năng lực này... được tiến hành nhằm bảo đảm viện trợ quân sự của Hoa Kỳ phù hợp với các ưu tiên quốc phòng của chúng tôi... Chúng tôi coi đây là một bước đi thực tế, hợp lý hướng tới việc có một khuôn khổ để đánh giá loại đạn dược nào được gửi đi và gửi đến đâu”.
Bất chấp thông báo của Ngũ Giác Đài, Tổng thống Trump không thừa nhận việc dừng chuyển giao vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine.
“Tại sao ông lại tạm dừng việc vận chuyển vũ khí tới Ukraine?” một phóng viên đã hỏi Tổng thống Trump khi tổng thống Hoa Kỳ trên chuyên cơ Không lực Một vào ngày 3 tháng 7.
“Chúng tôi chưa làm vậy,” Tổng thống Trump trả lời. “Chúng tôi đang cung cấp vũ khí.”
[Newsweek: 'They have to be able to defend themselves' — Trump says US will send additional weapons shipments to Ukraine, criticizes Putin]
2. Cựu Tổng thống Nga chế giễu Tổng thống Trump về động thái mới nhất liên quan đến Ukraine
Cựu Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, hiện nay là phó tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, đã chế giễu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vì thay đổi lập trường về cuộc chiến Nga-Ukraine, ví nó như một trò bập bênh, sau khi Tổng thống Trump chỉ đạo Ngũ Giác Đài cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv.
Medvedev là phó của Putin tại Hội đồng An ninh Nga, cơ quan tư vấn cho Putin về an ninh quốc gia và các vấn đề chiến lược, và bản thân ông cũng là cựu tổng thống và thủ tướng của nước này.
Chỉ thị của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi chính quyền của ông hủy bỏ kế hoạch chuyển vũ khí tới Ukraine sau cuộc đánh giá của Ngũ Giác Đài nêu lên mối lo ngại về mức độ dự trữ vũ khí trong nước.
Tổng thống Trump cho biết ông cũng “rất thất vọng” về cuộc gọi gần đây với Putin, và nói rằng ông không nghĩ nhà lãnh đạo Nga muốn ngừng chiến đấu ở Ukraine. Tổng thống Trump đang cố gắng làm trung gian hòa giải trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Các đồng minh của Ukraine nói rằng chỉ có thêm áp lực lên Putin mới có thể đạt được điều này.
“Người Mỹ một lần nữa lại cưỡi trên chiếc bập bênh chính trị yêu thích của mình,” Medevdev đăng trên trang Telegram của mình vào chiều Thứ Ba, 08 Tháng Bẩy, ban đầu bằng tiếng Nga, sau đó có thêm bản dịch sang tiếng Anh.
“'Tôi hài lòng với cuộc trò chuyện với Putin.' 'Tôi thất vọng với cuộc trò chuyện với Putin.' 'Chúng tôi không cung cấp vũ khí mới cho Ukraine.' 'Chúng tôi sẽ cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine để phòng thủ.'
“Chúng ta nên phản ứng thế nào với điều này? Vẫn như trước. Vẫn như các chiến binh của chúng ta. Vẫn như Tổng tư lệnh tối cao. Không hề thay đổi. Chúng ta phải tiếp tục theo đuổi các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt. Hãy lấy lại đất đai của chúng ta. Hãy làm việc vì Chiến thắng.”
Nga gọi cuộc xâm lược Ukraine là “hoạt động quân sự đặc biệt”. Nga cũng cho rằng toàn bộ Ukraine là đất của Nga. Theo ý thức hệ thế giới Nga, toàn bộ vùng Baltics bao gồm Estonia, Lithuania và Latvia cũng được kể là lãnh thổ của Nga.
[Newsweek: Putin's Security Chief Taunts Trump Over Latest Ukraine Move]
3. Tổng thống Trump đe dọa áp thuế 10% đối với các nước ủng hộ “chính sách chống Mỹ” của BRICS
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào ngày 6 tháng 7 rằng chính quyền của ông sẽ áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với các quốc gia liên kết với những gì ông mô tả là “chính sách chống Mỹ” của nhóm BRICS.
“Sẽ không có ngoại lệ nào đối với chính sách này”, Tổng thống Trump giận dữ tuyên bố.
Thông báo này được đưa ra trùng với hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil, nơi các quốc gia thành viên, bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, đã thông qua tuyên bố lên án các cuộc không kích vào Iran và hoạt động của Israel ở Gaza.
Tài liệu không nêu rõ tên Hoa Kỳ nhưng chỉ trích các hành động được coi là gây bất ổn. Vào ngày 21 tháng 6, Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc tấn công vào ba địa điểm hạt nhân lớn của Iran: Fordow, Natanz và Isfahan.
Mối đe dọa thương mại mới nhất của Tổng thống Trump làm gia tăng căng thẳng với nhóm BRICS, vốn ngày càng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và chuyển dịch sang trật tự thế giới đa cực.
Kirill Dmitriev, nhà lãnh đạo quỹ đầu tư quốc gia của Nga, mô tả hội nghị thượng đỉnh này là sự khởi đầu của kỷ nguyên “Nam bán cầu” mới, nhấn mạnh mục tiêu của nhóm này là định hình lại trật tự toàn cầu.
Mặc dù Putin cho biết vào tháng 10 năm 2024 rằng không có kế hoạch nào ngay lập tức để tạo ra một loại tiền tệ BRICS, nhưng ông đã nhấn mạnh mục tiêu về chủ quyền tài chính của nhóm.
Vào tháng Giêng, Tổng thống Trump đã cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các thành viên BRICS nếu họ cố gắng áp dụng một loại tiền tệ mới hoặc hiện có để thay thế đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS trực tiếp, trong khi Putin tham dự qua video do có lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC. Brazil, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, là thành viên ICC và có nghĩa vụ bắt giữ Putin nếu ông nhập cảnh vào nước này.
Tuyên bố cũng lên án các sự việc trên cơ sở hạ tầng hỏa xa của Nga và kêu gọi đàm phán giải quyết cuộc chiến chống lại Ukraine. Tuy nhiên, tuyên bố tránh thúc giục Nga dừng cuộc xâm lược toàn diện.
BRICS mở rộng vào năm 2024, kết nạp Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm thành viên mới. Vào tháng 10 năm 2024, Putin đã tổ chức một diễn đàn BRICS tại Kazan, có sự tham dự của 36 nhà lãnh đạo thế giới.
[Kyiv Independent: Trump threatens 10% tariff on countries backing BRICS 'anti-American policy']
4. Tổng thống Iran cáo buộc có âm mưu ám sát trong cuộc phỏng vấn dành cho Tucker Carlson
Trong một cuộc phỏng vấn mới với nhà bình luận chính trị người Mỹ Tucker Carlson, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã đưa ra một số tuyên bố đáng chú ý, bao gồm cáo buộc rằng Israel, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, đã cố gắng ám sát ông. Khẳng định này thêm một chiều hướng khác vào căng thẳng đang diễn ra giữa Tehran và Washington.
Cuộc phỏng vấn cũng đề cập đến chương trình hạt nhân của Iran, các nỗ lực ngoại giao và mối quan hệ rộng hơn giữa Hoa Kỳ và Iran.
Tuyên bố của Pezeshkian về vụ ám sát bất thành đã thu hút sự chú ý đặc biệt, phản ánh xung đột và sự ngờ vực đang tiếp diễn giữa Iran và đồng minh của Hoa Kỳ là Israel.
Trung Đông vẫn là một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới, khi Iran và Israel tham gia vào cuộc xung đột ủy nhiệm kéo dài bao gồm chiến tranh mạng, hoạt động bí mật và các cuộc tấn công có mục tiêu.
Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong động thái này, duy trì lập trường cứng rắn chống lại Tehran. Các cáo buộc về một vụ ám sát nhằm vào một tổng thống Iran đương nhiệm, nếu được xác nhận, sẽ đánh dấu một sự leo thang khác trong cuộc xung đột.
Trong cuộc phỏng vấn, Pezeshkian đã cáo buộc Israel cố giết ông trong một cuộc họp chiến lược của các quan chức Iran. Ông tuyên bố, “Đúng vậy, họ đã cố gắng và hành động phù hợp nhưng họ đã thất bại.” Theo Pezeshkian, kế hoạch bao gồm ném bom địa điểm diễn ra cuộc họp.
Ông cho biết các nỗ lực của Israel được các cơ quan tình báo Hoa Kỳ hỗ trợ nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về thời gian hoặc địa điểm chính xác của âm mưu. Pezeshkian ghi nhận các hoạt động tình báo Iran đã phát hiện và ngăn chặn nỗ lực ám sát, mặc dù ông từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Pezeshkian đã bày tỏ lập trường thách thức. Ông nói rằng ông không sợ chết vì đất nước, tuyên bố, “Tôi không sợ hy sinh bản thân để bảo vệ đất nước.” Ông cũng coi sự sống sót của mình là vấn đề của ý chí thiêng liêng, nói thêm, “Việc một người sẽ chết hay không nằm trong tay của Chúa toàn năng.”
Pezeshkian đặt câu hỏi về tác động của bạo lực đối với hòa bình trong khu vực, “Liệu đổ máu và giết chóc nhiều hơn có mang lại hòa bình cho khu vực không?” Điều này phản ánh quan điểm lâu đời của Iran về việc định vị mình là một quốc gia sẵn sàng chịu đựng khó khăn trong khi kêu gọi ổn định khu vực.
Ngoài tuyên bố ám sát, cuộc phỏng vấn đã khám phá một số vấn đề quan trọng khác mà Iran và mối quan hệ của nước này với thế giới đang phải đối mặt. Pezeshkian đã nói về tình trạng chương trình hạt nhân của Iran, nói rằng đất nước này có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình trong khi chỉ trích các lệnh trừng phạt và áp lực ngoại giao đang diễn ra của Hoa Kỳ.
Ông cũng đề cập đến triển vọng khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Iran và Hoa Kỳ, bày tỏ sự hoài nghi về khả năng đạt được tiến triển có ý nghĩa trong bối cảnh chính trị căng thẳng.
Cuộc phỏng vấn được công bố bởi Tucker Carlson, người được biết đến với quan điểm chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và sự sẵn lòng giao lưu với những nhân vật gây tranh cãi. Carlson lưu ý rằng cuộc phỏng vấn được thực hiện ngay sau khi Hoa Kỳ và Iran tránh được cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
Ông bảo vệ việc phát sóng cuộc phỏng vấn vì lợi ích công cộng, nói rằng, “Quan điểm của chúng tôi là công dân Mỹ có quyền được tiếp cận mọi thông tin mà họ có thể thu thập về những vấn đề ảnh hưởng đến họ.” Việc phát hành này làm tăng thêm các cuộc tranh luận đang diễn ra tại Hoa Kỳ về đường lối mối quan hệ với Iran.
[Newsweek: Iran's President Alleges Assassination Attempt in Tucker Carlson Interview]
5. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình nhắm vào nhà máy hóa chất của Nga gần Mạc Tư Khoa
Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công thành phố Krasnozavodsk thuộc tỉnh Mạc Tư Khoa của Nga vào ngày 7 tháng 7, có thể là nhắm vào Nhà máy hóa chất Krasnozavodsk, hãng truyền thông độc lập Astra của Nga đưa tin.
Nhà máy này nằm cách Mạc Tư Khoa 88 km (55 dặm) về phía đông bắc, sản xuất các loại hóa chất dùng trong công nghiệp và quân sự, bao gồm thuốc nổ, thành phần đạn dược và hệ thống bảo vệ máy bay.
Được thành lập vào năm 1915, nhà máy này là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất của thành phố và đóng vai trò quan trọng trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga. Vị trí của nhà máy tại Krasnozavodsk cách biên giới Ukraine khoảng 530 km (329 dặm).
Công ty này có liên kết với tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga Rostec và cung cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB và các cơ quan thực thi pháp luật khác.
Người dân Krasnozavodsk đã báo cáo về một cuộc tấn công vào nhà máy hóa chất Krasnozavodsk trong các nhóm trò chuyện địa phương.
Chính quyền Mạc Tư Khoa chưa chính thức xác nhận vụ tấn công. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng hệ thống phòng không đã chặn hoặc phá hủy 91 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên nhiều khu vực, bao gồm tám máy bay trên Mạc Tư Khoa.
Cuộc tấn công được tường trình một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của Ukraine nhằm phá vỡ hoạt động hậu cần, sản xuất vũ khí và tuyến đường tiếp tế của Nga ở xa tiền tuyến.
Trong những tháng gần đây, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công nhiều địa điểm công nghiệp và quân sự trên khắp nước Nga, bao gồm các kho dầu, phi trường và cơ sở điện tử.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones reportedly target Russian chemical plant near Moscow]
6. Tổng thống Zelenskiy cho biết vũ khí Nga ngày càng chứa nhiều phụ tùng Trung Quốc
Theo Tổng thống Zelenskiy, năng lực ngày càng tăng của Nga trong việc duy trì sản xuất vũ khí bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây là nhờ vào dòng phụ tùng và vật liệu từ Trung Quốc.
Tuyên bố của ông được đưa ra trong bối cảnh Nga tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào Ukraine, trong khi Hoa Kỳ vẫn chưa áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Mạc Tư Khoa và các thành phần do nước ngoài sản xuất vẫn được tìm thấy trong vũ khí của Nga được sử dụng trong các cuộc tấn công.
Ukraine trước đây đã ghi nhận rằng các công ty Trung Quốc đã đóng góp thiết bị điện tử và vật liệu để sản xuất những máy bay điều khiển từ xa này.
Chỉ vài ngày trước đó, sau cuộc tấn công quy mô lớn của Nga vào ngày 4 tháng 7, Ngoại trưởng Andrii Sybiha đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh chụp một bộ phận của máy bay điều khiển từ xa chiến đấu Shahed-136/Geran-2 được phát hiện ở Kyiv. Theo Sybiha, bộ phận này được sản xuất tại Trung Quốc và mới được giao gần đây.
“Vai trò của Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng”, ông nói.
Ông cho biết sự hiện diện của các phụ tùng và vật liệu do Trung Quốc sản xuất trong vũ khí của Nga đang gia tăng, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh đang mở rộng năng lực công nghệ và hiện có thể sao chép một số công nghệ của Mỹ.
Khi được Kyiv hỏi về các bộ phận Trung Quốc được tìm thấy trong vũ khí của Nga, Bắc Kinh trả lời rằng sự hỗ trợ đó “không gây chết người”, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh nói.
Bắc Kinh vẫn là một trong những đối tác quan trọng của Nga trong thời chiến, giúp Mạc Tư Khoa tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các loại hàng hóa có mục đích sử dụng kép được ngành công nghiệp quốc phòng Nga sử dụng.
Vào tháng 4, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Trung Quốc, cùng với Iran và Bắc Hàn, đang cung cấp vũ khí cho Nga.
Phát biểu của ông được đưa ra sau khi có báo cáo rằng binh lính Ukraine đã bắt giữ những công dân Trung Quốc chiến đấu cùng quân đội Nga tại tỉnh Donetsk. Sau đó, Tổng thống Zelenskiy tiết lộ rằng ít nhất “vài trăm” công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho phe Nga tại Ukraine.
Ukraine đã trừng phạt một số công ty Trung Quốc có liên quan đến nỗ lực chiến tranh của Nga.
Tờ South China Morning Post đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas vào ngày 3 tháng 7 rằng nước này không thể để Nga thua trong cuộc chiến ở Ukraine trong bối cảnh lo ngại Washington sẽ chuyển hướng tập trung sang Bắc Kinh.
[Kyiv Independent: Russian weapons contain growing number of Chinese components, Zelensky's adviser says]
7. Musk tiếp tục bùng nổ với Tổng thống Trump
Kế hoạch thành lập một đảng chính trị mới của Elon Musk đã khơi lại mối bất hòa âm ỉ giữa ông với Tổng thống Donald Trump, khiến tổng thống và ông trùm công nghệ bất đồng quan điểm với dự luật lớn của Đảng Cộng hòa vừa mới kết thúc và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới đang đến gần.
Musk đã dành cả tuần để chỉ trích tổng thống về chính sách — chỉ trích đạo luật mang dấu ấn của Tổng thống Trump được thông qua tuần trước — và các vấn đề cá nhân, bao gồm cả việc nêu ra mối liên hệ bị cáo buộc giữa Tổng thống Trump với tội phạm tình dục bị kết án Jeffrey Epstein.
Hàng loạt bài đăng trên mạng xã hội của Giám Đốc Tesla nhấn mạnh quyết tâm của ông trong việc phá hoại nỗ lực củng cố thế đa số tại Hạ viện và Thượng viện của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Ngoài việc công bố kế hoạch cho đảng chính trị của mình, Musk đã dành kỳ nghỉ lễ dài ngày 4 tháng 7 để chỉ trích dự luật lớn của đảng Cộng hòa mà Tổng thống Trump đã ký thành luật vào thứ sáu, khen ngợi Dân biểu Thomas Massie (Đảng Cộng hòa-Kentucky) vì đã phản đối dự luật đó và than thở về công việc lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông vào đầu năm nay.
“DOGE có ý nghĩa gì nếu chỉ làm tăng khoản nợ thêm 5 ngàn tỷ đô la??”, ông viết vào Chúa Nhật trên X, trang web truyền thông xã hội mà ông sở hữu.
Người giàu nhất thế giới dường như đã chọc tức Tổng thống Trump. Tổng thống đã nói trong một bài đăng dài trên Truth Social vào thứ Bảy rằng Musk đã “đi chệch hướng” và chỉ trích nỗ lực thành lập đảng thứ ba của đồng minh cũ. Tổng thống còn ám chỉ rằng nguồn gốc sự thất vọng của Musk với cái gọi là “dự luật lớn, đẹp” không phải xuất phát từ tổng chi tiêu của chính phủ mà từ một điều gì đó phục vụ cho bản thân hơn – đó là việc loại bỏ các khoản giảm thuế cho xe điện như những chiếc xe do hãng sản xuất xe hơi Tesla của Musk sản xuất.
Sự bùng nổ trên mạng xã hội càng củng cố thêm sự sụp đổ của một liên minh chính trị từng có sức mạnh lịch sử. Musk đã chi gần 300 triệu đô la để giúp Tổng thống Trump và những người Cộng hòa khác đắc cử vào năm ngoái. Sau khi đắc cử, Tổng thống Trump đã cho phép Musk lãnh đạo DOGE, dẫn đầu việc sa thải hàng loạt nhân viên liên bang và đưa những người trung thành vào nhiều vị trí khác nhau trong chính quyền các cấp.
Một trong những đồng minh của Musk, Jared Isaacman, đã được chọn để lãnh đạo NASA trước khi Tổng thống Trump rút đề cử vì lý do “không phù hợp”, trích dẫn SpaceX của Musk và mối quan hệ chặt chẽ của công ty này với NASA.
Các cuộc tấn công của Musk vào Tổng thống Trump vẫn tiếp diễn bất chấp áp lực suy thoái ngày càng tăng đối với doanh nghiệp của ông. Vào thứ Hai, cổ phiếu Tesla đã giảm mạnh sau tin tức về ý định thành lập đảng thứ ba của ông. Doanh số bán hàng của Tesla đã bị ảnh hưởng đáng kể trong năm nay khi Musk dấn thân vào chính trị, nhưng cổ phiếu của công ty có xu hướng tăng khi ông rời khỏi chính quyền Tổng thống Trump vào tháng 5.
Musk cũng tiếp tục ám chỉ rằng Tổng thống Trump và Bộ Tư pháp của ông đang che giấu thông tin về cuộc điều tra đối với tội phạm tình dục bị kết án Jeffrey Epstein, người bị bắt và tự tử đã trở thành chủ đề của các thuyết âm mưu phổ biến của cánh hữu trên các mạng xã hội. Các cáo buộc này theo sau tuyên bố trước đó của ông rằng các hồ sơ liên quan đến cuộc điều tra đang bị che giấu vì Tổng thống Trump được nhắc đến trong các tài liệu liên quan đến vụ án.
Bộ Tư pháp đã công bố một loạt tài liệu liên quan đến vụ án vào tháng 2, nhưng vẫn chưa công bố tất cả các hồ sơ liên quan đến vụ án. Tổng thống Trump chưa bị cáo buộc có bất kỳ hành vi sai trái nào liên quan đến Epstein.
Đối với Tổng thống Trump, nỗ lực kiên quyết của Musk nhằm thành lập một đảng thứ ba có thể gây ra vấn đề trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm sau. Bên cạnh lời cam kết ủng hộ Massie chống lại nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm giành chiến thắng, đảng thứ ba của Musk dường như được định hình để thu hút một bộ phận cử tri cơ sở của Đảng Cộng hòa — ông đã chỉ ra trong các bài đăng trên mạng xã hội rằng đảng này sẽ ủng hộ việc giảm nợ quốc gia, giảm các quy định kinh doanh, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và coi Tu chính án thứ hai là “thiêng liêng”.
Không rõ Musk dự định chi bao nhiêu, ông sẽ nhắm đến những cuộc đua nào hoặc đảng của ông sẽ đủ điều kiện để bỏ phiếu ở bao nhiêu tiểu bang. Ông cho biết vào thứ sáu rằng ông có thể “tập trung vào chỉ 2 hoặc 3 ghế Thượng viện và 8 đến 10 khu vực Hạ viện”.
[Politico: Musk puts Trump beef back on the front-burner]
8. Khi Ukraine chờ đợi vũ khí của Hoa Kỳ bị đình trệ, Tổng thống Trump nói rằng ông đang ‘giúp rất nhiều’ trong cuộc chiến với Nga
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào ngày 6 tháng 7 rằng chính quyền của ông đang “giúp ích rất nhiều” trong vấn đề Ukraine, bảo vệ đường lối của ông đối với cuộc chiến đang diễn ra.
“Tôi đang giúp Ukraine. Tôi đang giúp họ rất nhiều”, Tổng thống Trump trả lời các phóng viên khi được hỏi tại Washington tại sao Hoa Kỳ không ủng hộ Ukraine mạnh mẽ như ủng hộ Israel.
Bình luận này xuất hiện sau làn sóng phản đối ngày càng tăng ở Kyiv về quyết định của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tạm dừng cung cấp các loại vũ khí quan trọng, bao gồm hỏa tiễn phòng không Patriot và đạn dược dẫn đường chính xác.
Các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng sự chậm trễ này khiến đất nước dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga, khiến hàng trăm thường dân thiệt mạng và bị thương trong những tuần gần đây.
Trong khi Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố muốn chấm dứt chiến tranh và hỗ trợ Ukraine, chính quyền của ông vẫn chưa áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga kể từ khi ông nhậm chức vào Tháng Giêng và vẫn chưa phê duyệt các gói viện trợ quân sự bổ sung.
Thay vào đó, chính quyền Tổng thống Trump đã ưu tiên hành động quân sự ở Trung Đông. Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc không kích vào ba địa điểm hạt nhân ở Iran vào ngày 21 tháng 6, một động thái mà những người chỉ trích cho rằng trái ngược với lập trường thận trọng của Washington đối với Mạc Tư Khoa.
Hôm 5 tháng 7, Tổng thống Trump bày tỏ sự thất vọng về cuộc điện đàm ngày 3 tháng 7 với Putin.
“Có vẻ như ông ta muốn làm mọi cách để tiếp tục giết người,” Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Trump cũng đã nói chuyện với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 4 tháng 7 trong cuộc gọi mà sau này tổng thống Hoa Kỳ mô tả là “rất chiến lược”. Tổng thống Trump cho biết hai người đã thảo luận về nhu cầu cấp thiết của Ukraine về phòng không.
“Họ sẽ cần thứ gì đó vì họ đang bị tấn công khá mạnh”, Tổng thống Trump nói và cho biết thêm rằng việc cung cấp hệ thống Patriot là một khả năng.
Bất chấp những bình luận đó, vẫn chưa có lệnh mới nào cho phép chuyển giao vũ khí và chính quyền Tổng thống Trump vẫn tiếp tục tránh gây áp lực kinh tế trực tiếp lên Mạc Tư Khoa.
Hai vòng đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine được tổ chức tại Istanbul vào tháng 5 và tháng 6 chỉ dẫn đến trao đổi tù nhân, không có đột phá nào về việc chấm dứt thù địch. Mạc Tư Khoa đã duy trì các điều kiện tối đa trong khi bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện.
[Kyiv Independent: As Ukraine awaits stalled US weapons, Trump says he's 'helping a lot' in war with Russia]
9. 5 nghi phạm bị buộc tội liên quan đến vụ nổ chết người ở Zhytomyr, Ukraine
Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko cho biết các công tố viên Ukraine đã buộc tội năm cá nhân có liên quan đến vụ nổ lớn tại một khu công nghiệp ở Tỉnh Zhytomyr khiến hai người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương, trong đó có tám trẻ em, Văn phòng Tổng công tố cho biết vào ngày 7 tháng 7.
Vụ nổ xảy ra vào ngày 2 tháng 7 tại một cơ sở kho bãi ở làng Berezyna, gần xa lộ bên ngoài thành phố Zhytomyr. Vụ nổ đã làm hư hại hơn 100 ngôi nhà, ba trạm xăng và khoảng 20 phương tiện, các quan chức địa phương cho biết.
Hai giám đốc công ty và ba nhân viên đã bị buộc tội chính thức vì vi phạm các quy tắc an toàn liên quan đến chất nổ và các tội liên quan khác. Các cáo buộc bao gồm giải quyết chất nổ bất hợp pháp và vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng theo một số điều của bộ luật hình sự Ukraine.
Theo Artem Dekhtiarenko, một trong những giám đốc công ty đã thành lập hoạt động sản xuất vật liệu nổ bất hợp pháp và liên quan đến nhân sự không đủ trình độ mà không được đào tạo hoặc cấp chứng chỉ cần thiết. Doanh nghiệp được tường trình hoạt động mà không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc giám sát theo quy định và ở rất gần nhà ở.
Các nhà điều tra cho biết vụ nổ xảy ra sau một đám cháy do giải quyết và lưu trữ thuốc nổ không đúng cách, dẫn đến một loạt vụ nổ mạnh.
Các quan chức thực thi pháp luật đang tiến hành khám xét nhà của các giám đốc điều hành công ty và người sáng lập các doanh nghiệp được tường trình có liên quan.
Văn phòng công tố đã đệ đơn yêu cầu giam giữ cả năm nghi phạm trước khi xét xử.
[Kyiv Independent: 5 suspects charged over deadly explosion in Ukraine's Zhytomyr Oblast]
10. Nhà ngoại giao hàng đầu của Putin thúc giục Hung Gia Lợi ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov muốn Hung Gia Lợi hợp tác với Mạc Tư Khoa trong việc “bảo vệ” các nhóm thiểu số Hung Gia Lợi ở Ukraine, trong bối cảnh Điện Cẩm Linh đang cố gắng khiến Budapest công khai ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện đang diễn ra của mình.
“Hôm nay, Nga và Hung Gia Lợi đang công khai lên tiếng bảo vệ đồng bào của mình. Chúng ta có thể đoàn kết nỗ lực trong vấn đề này”, Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Magyar Nemzet của chính phủ Hung Gia Lợi được xuất bản hôm thứ Hai.
Chính phủ dân túy theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Viktor Orbán tại Budapest đã phản đối lập trường của Liên Hiệp Âu Châu về Nga, phản đối lệnh trừng phạt của khối này đối với Mạc Tư Khoa và tỏ ra thân thiện với Điện Cẩm Linh ngay cả khi nước này đang tiến hành chiến tranh với Ukraine.
Lavrov, nhà ngoại giao cao cấp lâu năm của Điện Cẩm Linh, đã ca ngợi Hung Gia Lợi vì “đường lối thực dụng” bất chấp “áp lực liên tục từ NATO và Liên Hiệp Âu Châu”.
Ông đã nhắc lại lời than phiền vô căn cứ của Điện Cẩm Linh rằng Kyiv đã tuyên chiến với “ngôn ngữ và văn hóa Nga”, dẫn đến sự phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số người Nga tại quốc gia này. “Sự Ukraine hóa cưỡng bức” đó, theo lời kể của Lavrov, cũng nên được các nhóm thiểu số như người Hung Gia Lợi, người Armenia, người Belarus, người Bulgaria, người Hy Lạp, người Ba Lan và người Rumani quan tâm, ông nói, trong một lời thúc giục đến Budapest.
Theo cuộc điều tra dân số chính thức gần đây nhất được tiến hành tại Ukraine vào năm 2001, có khoảng 150.000 người Hung Gia Lợi đang sinh sống tại Ukraine, chủ yếu tập trung dọc biên giới Hung Gia Lợi-Ukraine, nhưng kể từ năm 2022, con số đó đã giảm xuống còn dưới 90.000 người, theo ước tính gần đây.
Gần đây, Orbán đã đẩy mạnh chiến dịch chống Ukraine của mình — bao gồm lời tuyên thệ sẽ ngăn chặn nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Kyiv — nhằm đoàn kết liên minh cử tri bất đồng chính kiến của mình khi ông phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ lãnh đạo phe đối lập Péter Magyar, người mà đảng Tisza của ông đang dẫn đầu ổn định trong các cuộc khảo sát ý kiến, theo cuộc thăm dò của POLITICO.
[Politico: Putin’s top diplomat goads Hungary to support Russia’s war in Ukraine]
11. HUR công bố lệnh quân sự của Nga, tuyên bố bằng chứng cho thấy Mạc Tư Khoa đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Armenia
Ngày 7 tháng 7, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR đã công bố những gì họ cho là lệnh của quân đội Nga về việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại một căn cứ ở Armenia, hai ngày sau khi cảnh báo của HUR về động thái này bị Yerevan phủ nhận.
HUR lần đầu đưa ra tuyên bố vào ngày 5 tháng 7, nói rằng Nga đang tăng cường lực lượng tại căn cứ Gyumri để mở rộng ảnh hưởng ở Nam Kavkaz và “làm mất ổn định tình hình an ninh toàn cầu”.
Bộ Ngoại giao Armenia đã bác bỏ cáo buộc này vào cùng ngày.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 7 tháng 7, HUR đã công bố một tài liệu mà họ cho là “lệnh từ tư lệnh quân đội Quân khu phía Nam của Quân đội Nga về việc 'bổ sung' cho căn cứ quân sự Nga tại Armenia”.
“Bức điện liệt kê danh sách các biện pháp nhằm “bổ sung” khẩn cấp cho các đơn vị của đơn vị Nga bằng cách lựa chọn nhân sự từ quân nhân của các tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 8, 18, 49 và 58 thuộc Quân khu phía Nam của Quân đội Nga”, HUR cho biết.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Azerbaijan xấu đi đáng kể sau một chiến dịch chết người vào ngày 27 tháng 6 tại Yekaterinburg của Nga, nơi lực lượng an ninh Nga đã giết chết hai công dân Azerbaijan và làm bị thương nhiều người khác trong một cuộc đột kích liên quan đến một vụ án giết người năm 2001.
Armenia có mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với Nga nhưng mối quan hệ giữa Yerevan và Mạc Tư Khoa gần đây đã xấu đi.
Đòn bẩy của Nga đối với cả Baku và Yerevan đã giảm đáng kể kể từ khi quân đội Azerbaijan chiếm được Nagorno-Karabakh, một khu vực do Armenia kiểm soát ở Azerbaijan, vào năm 2023.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga sau đó rút khỏi khu vực, và hiện nay Baku và Yerevan đang đàm phán một thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Armenia, quốc gia chỉ trích Mạc Tư Khoa vì không giúp đỡ nước này trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, đang xích lại gần phương Tây hơn.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đình chỉ tư cách thành viên của nước này trong liên minh quân sự do Nga lãnh đạo và công bố kế hoạch gia nhập Liên minh Âu Châu. Gần đây cũng có một cuộc đàn áp đối với phe đối lập thân Nga ở Armenia.
[Kyiv Independent: HUR publishes Russian military order, claims proof of Moscow increasing military footprint in Armenia]