Sudan: Từ khi tuyên bố độc lập khỏi thuộc địa Anh vào năm 1956, Sudan đã đắm chìm trong cuộc nội chiến tương tàn. Qua dòng thời gian 50 năm độc lập, Sudan chỉ hưởng hòa bình chưa được tới 10 năm. Khi năm 2003 sắp sửa qua đi, những cuộc thương thảo hòa bình giữa Lực Lưởng Nhân Dân Giải Phóng Sudan gọi tắt là SPLA và chính quyền Sudan tại tỉnh Naivasha thuộc miền biển ở nước Kenya đã chọn ra một giải pháp. Thật là điều quyết định để bất kỳ những giải pháp hòa bình không chỉ bằng những lời hứa hẹn suông, nhưng là đi vào thực hành để mong sao xóa đi được những thử thách cam go mà dân Sudan phải chịu đựng đổ máu trong suốt nửa thế kỷ.
Những Sự Kiện
Sudan nằm giáp biên gới với các quốc gia Ai Cập, Libya, Chad, Cộng Hòa Trung Phi, Congo, Uganda, Kenya, Ethiopia va Eritrea. Dân số Sudan với con số người Ả Rập cũng nhiều như người Phi Châu, nằm trên diện tích 2.5 triệu cây số vuông với một sự hoà lẫn phong phú đa sắc tộc và những nền văn hoá dân tộc. Một nửa dân số 40 triệu dân tại Sudan là người da đen Phi Châu, chỉ dưới 40% là người Ả Rập. Theo tỉ lệ về tôn giáo, 70% là người Hồi Giáo, 25 % là người theo thuyết duy linh và chỉ có 5% là Kitô Giáo. Và 2 nhóm sau cùng đa số ở miền Nam.
Sản lượng chính của Sudan là nông nghiệp với 80% dân sống sinh sống bằng nghề nông, đóng góp hầu như phân nửa tổng sản lượng quốc gia. Phần lớn các nông trại vẫn tùy thuộc vào mùa mưa và dễ bị hạn hán. Tình trạng không ổn định thâm căn, khí hậu trái mùa và giá thành nông nghiệp thấp kém đã khiến cho cư dân Sudan vẫn còn sống dưới hay ngang mức nghèo đói trong nhiều năm.
Những vùng đầm lầy mà đồng bằng nhiệt đới miền Nam là vùng có nhiều dầu và chính quyền Hồi Giáo trong nước đã được yểm trợ tài chành để dẫn những đường ống dầu từ các quốc gia Canada, Malaysia và Trung Hoa. Vào năm 1999 Sudan bắt dầu cho xuất cảng dầu thô, và hiện nay sản xuất 230 000 thùng mỗi ngày. Theo Ngân Hàng Thế Giới, dầu đã cung cấp 900 triệu Mỹ Kim cho ngân quỹ quốc gia vào năm 2002, đã giúp Tông Sản Lượng quốc gia Sudan gia tăng 5.1%. Đây thật là những tin tức tốt cho một quốc gia kém phát triển, thế nhưng những tường trình từ Tổ Chức Viện Trợ Bác Ái Kitô Giáo đã đưa ra ngược lại. Thay vì để khai thác trên Vùng thượng lưu sông Nile, chính quyền Suđan đã đeo đuổi chính sách "tiêu hủy đất đai' bằng cách bỏ bom, tra tấn và thanh toán hàng loạt nhằm gây kinh hoàng để xua đuổi cư dân miền Nam rời bỏ làng mạc tổ tiên họ. Cứu Trợ Kitô Giáo tin rằng 1/4 cư dân trong vùng bị suy dinh dưỡng vì hậu quả này.
Đổ máu trong quá khứ
Vào thập niên 1980 đã chứng kiến đến sự sụp đổ nền kinh tế, làm nạn đói lan tràn và khơi lại các hoạt động du kích ly khai tại miền Nam Sudan. Những cuộc đảo chánh và cách mạng đã thất bại chấm dứt cuộc chiến và giờ đây dưới sự kiểm soát của người Hồi Giáo Ả Rập khắc khe tại miền Bắc trong khi dân da đen Phi Châu và phần lớn người Kitô Giáo thuộc Lực Lượng Giải Phóng Nhân Dân Sudan gọi tắt là SPLA cầm quyến phần lớn những lãnh thổ tại Miên nam và Đông Nam Sudan.
Trong quá trình 20 năm qua, miền nam Sudan đã bị sâu xé trong cuộc chiến giữa chính quyền và lực lượng của SPLA, đã khiến cho hơn 2 triệu người thiệt mạng. Vào năm 2002, các đảng phái đã ký một nghị định Machakos (CORR) để đảm bảo SPLA đang cầm quyền tại miền Nam được ly khai khỏi miền Bắc với cuộc trưng cầu dân ý sau 6 năm. Sau cuộc viếng thăm của Ngoại Trưởng Colin Powell tới Naivasha trong những buổi thương thuyết hòa bình vào cuối tháng 9/2003, Ngoại Trưởng Powell tuyên bố ông đã "nhìn thấy viễn tượng chiến tranh chấm dứt" và cuộc thương lượng cuối cùng sắp được diễn tiến. Theo lời của Linh Mục Pasquale Boffelli thuộc Giáo Phận El Obeid thuộc miền Nam đang sống ly hương nói rằng cho dù có kết quả nào đi chăng nữa, những người Kitô Hữu Sudan vẫn nghi nghờ, và vẫn còn quá sớm để ăn mừng vì những bất đồng trong việc chia sẻ thừa hưởng lượng dầu tại miền Nam chưa đi đến giải quyết nào.
Trong suốt thập niên qua trong chiến tranh, chính quyền thường xuyên dùng những tên lửa với tầm bắn khoảng 120 cây số trong trận chiến vũ khí tại vùng Sông Nile Xanh tại miền Nam. Những tên lửa này bắn mục tiêu rất chính xác trong phạm vi 2 cây số, cho nên khi xử dụng hẳn nhiên cư dân trong vùng không thể tránh khỏi tay tử thần. Sau khi pháo bằng tên lửa, chính quyền bắt đầu tấn công bằng lực lượng bộ binh nhằm mục đích xua đuổi cư dân di tản qua vùng khác. Như thế chính quyền đặt trọng tâm để làm suy giảm đi sự ủng hộ hoặc theo nhóm SPLA của dân làng và muốn giành lại kiểm soát vùng đất giàu mỏ dầu.
Chính quyền đã chiêu mộ người Hồi Giáo gia nhập quân ngũ để gây hoảng sợ đến người Kitô Giáo sống tại miền Bắc phải di tản về miền Nam và giờ đây họ nhúng tay vào miền Nam. Mục tiêu chiến lược của chính quyền là trao quyền cho chính chủng tộc của họ.
Chính quyền thủ phủ tại Khartoum là cung cấp những vũ khí tân thời cho các phiến quân bộ lạc tự trị được gọi là Murahaleen tại miền Nam để tự do hoành hành tại các vùng có cư dân sinh sống bằng những hành độc hung ác và gia tăng thêm sự tranh chấp. Chiến thuật của chúng là cướp bóc và đốt các lều trại, nô dịch hóa, cưỡng hiếp và giết chết phụ nữ cùng trẻ em.
Những thiếu niên trai bị đầu độc gia nhập quân ngũ. Các trường Hồi Giáo Qu'ranic dạy các thanh thiếu niên này đi giết chính chủng tộc của mình.
Trong tiến trình Hồi Giáo Hoa, đế quốc Khartoum đã nhận được sự hỗ trợ của các nước Hồi Giáo như Libya. Sudan được coi như bàn cờ giữa Hồi Giáo và Thế giới Phi Châu và sự tài trợ của các quốc gia Hồi Giáo mang danh Hồi Giáo cho nên đã lan truyền đi đức tin Hồi Giáo. Thế nhưng, nó cũng liên quan đến sự lan tràn của Hồi Giáo bảo thủ, sau ngày khủng bố 11/9, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận diện Sudan là một cùng với những quốc gia Iran, Iraq, Syria, Libya, Cuba và Bắc Han đã ủng hộ đến nạn khủng bố quốc tế. Tên khủng bố Osama Bin Laden đã hoạt động tại Sudan cho tới giữa thập niên 1990 và đầu tư 5 triệu Mỹ Kim tại quốc gia này. Qua chính quyền Sudan có liên hện với al_Quaeda đã trục xuất hơn 3000 người được xếp vào thành phần "có tai mắt". Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn tin rằng Bin Landen vẫn có một "sự thỏa thuận hành động" với chế độ Khartoum. Ngoài ra vẫn có những nghi ngờ đến Sudan chứa chấp các phần tử khủng bố của nhóm Hezbollab người Lebanon và nhóm Islamic Jihad người Ai Cập.
Những khó khăn hiện tại
Mặc dầu hiến pháp Sudan quy định đến tự do tôn giáo, trong thực hành quyền này bị giới hạn một cách nghiêm trọng. Không một người Hồi Giáo nào bị cấm truyền đạo, thế nhưng cải đạo từHồi Giáo thành Kitô giáo sẽ mang án tử hình. Giáo Hội tại Khartoum tin rằng sự cưỡng bức đã mở ngỏ đến sự tàn phá các tài sản của giáo sứ, bắt giam và tra tấn các Kitô Hữu, cấm đoán các cuộc rước kiệu và các việc tụ họp chung tại các nhà thờ Kitô Giáo. Những ai từ miền Nam lên sống tại miền Bắc sẽ cảm thấy một tình trạng khó thở, một bức màn cưỡng bức dày đặt. Sự săn đuổi lan tràn của chế độ từ từ và âm thầm bóp nghẹt giáo hội. Mặc dầu nhắm tới tất cả các giáo hội Kitô, chính sách của chính quyền này nhắm tới một cách đặc biệt tới Giáo Hội Công Giáo, là một cộng đồng Kitô mạnh mẽ nhất và ảnh hưởng nhất tại Sudan.
Một bạn trẻ Công Giáo từ Khartoum cho biết "Nếu bạn là một Kitô hữu, bạn không thể tỏ hiện điều này công khai. Bạn không thể đeo cây thánh giá nơi cổ. Họ muốn dạy chúng tôi đến chương trình giáo khoa Sharia tại các trường học, và tại miền Nam, người Hồi Giáo lập gia đình với người Công Giáo để Hồi Giáo hóa những tín hữu chúng tôi. Giáo Hội Công Giáo chống đối điều này và đã từ chối đăng ký với chính quyền, vì thế chính quyền đã cố gắng triệt hạ các thánh đường và họ đã bắt đi nhiều linh mục". Chỉ một khía cạnh tích cực đến tình trạng tại Khartoum là các giáo hội Kitô biết trước sự cưỡng bức của chính quyền, nên tất cả giáo hội Kitô đã đoàn kết với nhau.
Trong thời cao điểm tranh chấp tại miền Nam Sudan, sự ngược đãi các giáo hội Kitô đã bị lực lượng quân đội ra tay như loài thú, các dân làng đã bỏ đi nơi khác, các toà nhà của Giáo Hội bị tiêu hủy hay chiếm đóng mà không hề bồi thường, và Kitô hữu bị bắt giam mà không có án. Từ năm 1997, chính quyền đã tấn công bằng cách xử dụng các máy bay do Liên Sô chế tạo để bỏ bom các ngôi làng, dùng trực thăng và các súng tiểu liên, ném lựu đạn vào các ngôi làng, đã khiến cho 1.5 triệu người phải bỏ làng mạc quê cha đất tổ của mình. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế tin rằng nguồn thu lợi từ các mỏ dầu đã cho phép Sudan tăng gấp đôi ngân quỹ quốc phòng để mua và tân trang vũ trong thời gian 2 năm qua, làm gia tăng các cuộc bạo động. Cũng theo Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho biết các công ty dầu hỏa nước ngoài đã nhắm mắt làm ngơ đến các sự kiện này.
Người tín hữu Kitô sống tại miền Nam đã đề xướng ra lập luận rằng Sudan chỉ có thể tìm thấy hòa bình bằng sự "tự quyết. Điều này có nghĩa là cho phép người tín hữu Kitô và những người khác tại miền Nam "tự giải quyết cho nhau". Tức là "người Hồi Giáo theo đức tin chính họ và chúng tôi cho phép họ theo luật Sharia, cho nên họ cũng phải cho phép một chính quyền thế tục hay một quốc gia độc lập tại miền Nam". Chỉ bằng cách ngưng áp dụng luật Sharia tại miền Nam mới có thể đưa cư dân miền Nam đạt được những mục đích tối thiểu nhất đó là : Tự do tôn giáo, an toàn đến nhà cửa và tài sản và quyền tham dự trong tiến trình dân chủ.
Niềm Hy Vọng Tương Lai
Vào tháng 11 năm 2003, giáo sĩ Hồi Giáo lãnh đạo tại Sudan nói rằng Giáo Hội là nguồn tốt nhất để đối thoại giữa chính quyền Hồi Giáo trong nước và các nhóm phiến quân tại miền Nam. Sheikh Hassan Al Turabi, chủ tịch Đảng Nhân Dân là Đảng đối lập với chính quyền đã chúc mừng đến Đức Tổng Giám Mục Gabriel Zubeir Wako, Tổng Giám Mục tại Khartoum được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm lên hàng Hồng Y và cũng là vị Hồng Y đầu tiên tại Sudan cùng thời với Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn.
Al- Turabi đã nhấn mạnh đến Hồi Giáo và Kitô Giáo phải cùng hợp tác cho hòa bình. Đây là một lãnh vực mà chính quyền và phiến quân đã đồng ý. Phát ngôn viên cho SPLA (Lực Lượng Giải Phóng nhân dân), ông Samson Kwaje nói rằng giáo hội vì sự tín nhiệm là nơi độc nhất vô nhị để "thăng tiến cho hòa bình tại Sudan".Khi một vị linh mục rao giảng công khai, thì chẳng có ai đứng lên đối chất ngài.
Về phần Đức Hồng Y tiên khởi tại Sudan, ĐHY Gabriel Zubeir Wako là người mạnh mẽ lên tiến đến chính sách Hồi Giáo hóa của chính quyền. Đức Hồng Y đã nhắc lại lời chào đón đến Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du vào năm 1993, và Ngài tin rằng tranh chấp sẽ sớm kết thúc.
Tính từ năm 1983, hậu quả của sự tranh chấp bạo động là có ít nhất 2 triệu người đã bị giết và hơn 5 triệu người đã phải di chuyển đi nơi khác hay tạm trú trong các trại tị nạn, phần lớn là cư dân tại miền Nam Sudan. Chính quyền Hoa Kỳ đã coi hành động bạo loạn là do phiến quân gây ra dưới sự ủng hộ của chính quyền Sudan tại Khartoum nhằm đến "thanh trừng chủng tộc" có mòi đưa đến nạn diệt chủng.
Những Sự Kiện
Sudan nằm giáp biên gới với các quốc gia Ai Cập, Libya, Chad, Cộng Hòa Trung Phi, Congo, Uganda, Kenya, Ethiopia va Eritrea. Dân số Sudan với con số người Ả Rập cũng nhiều như người Phi Châu, nằm trên diện tích 2.5 triệu cây số vuông với một sự hoà lẫn phong phú đa sắc tộc và những nền văn hoá dân tộc. Một nửa dân số 40 triệu dân tại Sudan là người da đen Phi Châu, chỉ dưới 40% là người Ả Rập. Theo tỉ lệ về tôn giáo, 70% là người Hồi Giáo, 25 % là người theo thuyết duy linh và chỉ có 5% là Kitô Giáo. Và 2 nhóm sau cùng đa số ở miền Nam.
Sản lượng chính của Sudan là nông nghiệp với 80% dân sống sinh sống bằng nghề nông, đóng góp hầu như phân nửa tổng sản lượng quốc gia. Phần lớn các nông trại vẫn tùy thuộc vào mùa mưa và dễ bị hạn hán. Tình trạng không ổn định thâm căn, khí hậu trái mùa và giá thành nông nghiệp thấp kém đã khiến cho cư dân Sudan vẫn còn sống dưới hay ngang mức nghèo đói trong nhiều năm.
Những vùng đầm lầy mà đồng bằng nhiệt đới miền Nam là vùng có nhiều dầu và chính quyền Hồi Giáo trong nước đã được yểm trợ tài chành để dẫn những đường ống dầu từ các quốc gia Canada, Malaysia và Trung Hoa. Vào năm 1999 Sudan bắt dầu cho xuất cảng dầu thô, và hiện nay sản xuất 230 000 thùng mỗi ngày. Theo Ngân Hàng Thế Giới, dầu đã cung cấp 900 triệu Mỹ Kim cho ngân quỹ quốc gia vào năm 2002, đã giúp Tông Sản Lượng quốc gia Sudan gia tăng 5.1%. Đây thật là những tin tức tốt cho một quốc gia kém phát triển, thế nhưng những tường trình từ Tổ Chức Viện Trợ Bác Ái Kitô Giáo đã đưa ra ngược lại. Thay vì để khai thác trên Vùng thượng lưu sông Nile, chính quyền Suđan đã đeo đuổi chính sách "tiêu hủy đất đai' bằng cách bỏ bom, tra tấn và thanh toán hàng loạt nhằm gây kinh hoàng để xua đuổi cư dân miền Nam rời bỏ làng mạc tổ tiên họ. Cứu Trợ Kitô Giáo tin rằng 1/4 cư dân trong vùng bị suy dinh dưỡng vì hậu quả này.
Đổ máu trong quá khứ
Vào thập niên 1980 đã chứng kiến đến sự sụp đổ nền kinh tế, làm nạn đói lan tràn và khơi lại các hoạt động du kích ly khai tại miền Nam Sudan. Những cuộc đảo chánh và cách mạng đã thất bại chấm dứt cuộc chiến và giờ đây dưới sự kiểm soát của người Hồi Giáo Ả Rập khắc khe tại miền Bắc trong khi dân da đen Phi Châu và phần lớn người Kitô Giáo thuộc Lực Lượng Giải Phóng Nhân Dân Sudan gọi tắt là SPLA cầm quyến phần lớn những lãnh thổ tại Miên nam và Đông Nam Sudan.
Trong quá trình 20 năm qua, miền nam Sudan đã bị sâu xé trong cuộc chiến giữa chính quyền và lực lượng của SPLA, đã khiến cho hơn 2 triệu người thiệt mạng. Vào năm 2002, các đảng phái đã ký một nghị định Machakos (CORR) để đảm bảo SPLA đang cầm quyền tại miền Nam được ly khai khỏi miền Bắc với cuộc trưng cầu dân ý sau 6 năm. Sau cuộc viếng thăm của Ngoại Trưởng Colin Powell tới Naivasha trong những buổi thương thuyết hòa bình vào cuối tháng 9/2003, Ngoại Trưởng Powell tuyên bố ông đã "nhìn thấy viễn tượng chiến tranh chấm dứt" và cuộc thương lượng cuối cùng sắp được diễn tiến. Theo lời của Linh Mục Pasquale Boffelli thuộc Giáo Phận El Obeid thuộc miền Nam đang sống ly hương nói rằng cho dù có kết quả nào đi chăng nữa, những người Kitô Hữu Sudan vẫn nghi nghờ, và vẫn còn quá sớm để ăn mừng vì những bất đồng trong việc chia sẻ thừa hưởng lượng dầu tại miền Nam chưa đi đến giải quyết nào.
Trong suốt thập niên qua trong chiến tranh, chính quyền thường xuyên dùng những tên lửa với tầm bắn khoảng 120 cây số trong trận chiến vũ khí tại vùng Sông Nile Xanh tại miền Nam. Những tên lửa này bắn mục tiêu rất chính xác trong phạm vi 2 cây số, cho nên khi xử dụng hẳn nhiên cư dân trong vùng không thể tránh khỏi tay tử thần. Sau khi pháo bằng tên lửa, chính quyền bắt đầu tấn công bằng lực lượng bộ binh nhằm mục đích xua đuổi cư dân di tản qua vùng khác. Như thế chính quyền đặt trọng tâm để làm suy giảm đi sự ủng hộ hoặc theo nhóm SPLA của dân làng và muốn giành lại kiểm soát vùng đất giàu mỏ dầu.
Chính quyền đã chiêu mộ người Hồi Giáo gia nhập quân ngũ để gây hoảng sợ đến người Kitô Giáo sống tại miền Bắc phải di tản về miền Nam và giờ đây họ nhúng tay vào miền Nam. Mục tiêu chiến lược của chính quyền là trao quyền cho chính chủng tộc của họ.
Chính quyền thủ phủ tại Khartoum là cung cấp những vũ khí tân thời cho các phiến quân bộ lạc tự trị được gọi là Murahaleen tại miền Nam để tự do hoành hành tại các vùng có cư dân sinh sống bằng những hành độc hung ác và gia tăng thêm sự tranh chấp. Chiến thuật của chúng là cướp bóc và đốt các lều trại, nô dịch hóa, cưỡng hiếp và giết chết phụ nữ cùng trẻ em.
Những thiếu niên trai bị đầu độc gia nhập quân ngũ. Các trường Hồi Giáo Qu'ranic dạy các thanh thiếu niên này đi giết chính chủng tộc của mình.
Trong tiến trình Hồi Giáo Hoa, đế quốc Khartoum đã nhận được sự hỗ trợ của các nước Hồi Giáo như Libya. Sudan được coi như bàn cờ giữa Hồi Giáo và Thế giới Phi Châu và sự tài trợ của các quốc gia Hồi Giáo mang danh Hồi Giáo cho nên đã lan truyền đi đức tin Hồi Giáo. Thế nhưng, nó cũng liên quan đến sự lan tràn của Hồi Giáo bảo thủ, sau ngày khủng bố 11/9, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận diện Sudan là một cùng với những quốc gia Iran, Iraq, Syria, Libya, Cuba và Bắc Han đã ủng hộ đến nạn khủng bố quốc tế. Tên khủng bố Osama Bin Laden đã hoạt động tại Sudan cho tới giữa thập niên 1990 và đầu tư 5 triệu Mỹ Kim tại quốc gia này. Qua chính quyền Sudan có liên hện với al_Quaeda đã trục xuất hơn 3000 người được xếp vào thành phần "có tai mắt". Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn tin rằng Bin Landen vẫn có một "sự thỏa thuận hành động" với chế độ Khartoum. Ngoài ra vẫn có những nghi ngờ đến Sudan chứa chấp các phần tử khủng bố của nhóm Hezbollab người Lebanon và nhóm Islamic Jihad người Ai Cập.
Những khó khăn hiện tại
Mặc dầu hiến pháp Sudan quy định đến tự do tôn giáo, trong thực hành quyền này bị giới hạn một cách nghiêm trọng. Không một người Hồi Giáo nào bị cấm truyền đạo, thế nhưng cải đạo từHồi Giáo thành Kitô giáo sẽ mang án tử hình. Giáo Hội tại Khartoum tin rằng sự cưỡng bức đã mở ngỏ đến sự tàn phá các tài sản của giáo sứ, bắt giam và tra tấn các Kitô Hữu, cấm đoán các cuộc rước kiệu và các việc tụ họp chung tại các nhà thờ Kitô Giáo. Những ai từ miền Nam lên sống tại miền Bắc sẽ cảm thấy một tình trạng khó thở, một bức màn cưỡng bức dày đặt. Sự săn đuổi lan tràn của chế độ từ từ và âm thầm bóp nghẹt giáo hội. Mặc dầu nhắm tới tất cả các giáo hội Kitô, chính sách của chính quyền này nhắm tới một cách đặc biệt tới Giáo Hội Công Giáo, là một cộng đồng Kitô mạnh mẽ nhất và ảnh hưởng nhất tại Sudan.
Một bạn trẻ Công Giáo từ Khartoum cho biết "Nếu bạn là một Kitô hữu, bạn không thể tỏ hiện điều này công khai. Bạn không thể đeo cây thánh giá nơi cổ. Họ muốn dạy chúng tôi đến chương trình giáo khoa Sharia tại các trường học, và tại miền Nam, người Hồi Giáo lập gia đình với người Công Giáo để Hồi Giáo hóa những tín hữu chúng tôi. Giáo Hội Công Giáo chống đối điều này và đã từ chối đăng ký với chính quyền, vì thế chính quyền đã cố gắng triệt hạ các thánh đường và họ đã bắt đi nhiều linh mục". Chỉ một khía cạnh tích cực đến tình trạng tại Khartoum là các giáo hội Kitô biết trước sự cưỡng bức của chính quyền, nên tất cả giáo hội Kitô đã đoàn kết với nhau.
Trong thời cao điểm tranh chấp tại miền Nam Sudan, sự ngược đãi các giáo hội Kitô đã bị lực lượng quân đội ra tay như loài thú, các dân làng đã bỏ đi nơi khác, các toà nhà của Giáo Hội bị tiêu hủy hay chiếm đóng mà không hề bồi thường, và Kitô hữu bị bắt giam mà không có án. Từ năm 1997, chính quyền đã tấn công bằng cách xử dụng các máy bay do Liên Sô chế tạo để bỏ bom các ngôi làng, dùng trực thăng và các súng tiểu liên, ném lựu đạn vào các ngôi làng, đã khiến cho 1.5 triệu người phải bỏ làng mạc quê cha đất tổ của mình. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế tin rằng nguồn thu lợi từ các mỏ dầu đã cho phép Sudan tăng gấp đôi ngân quỹ quốc phòng để mua và tân trang vũ trong thời gian 2 năm qua, làm gia tăng các cuộc bạo động. Cũng theo Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho biết các công ty dầu hỏa nước ngoài đã nhắm mắt làm ngơ đến các sự kiện này.
Người tín hữu Kitô sống tại miền Nam đã đề xướng ra lập luận rằng Sudan chỉ có thể tìm thấy hòa bình bằng sự "tự quyết. Điều này có nghĩa là cho phép người tín hữu Kitô và những người khác tại miền Nam "tự giải quyết cho nhau". Tức là "người Hồi Giáo theo đức tin chính họ và chúng tôi cho phép họ theo luật Sharia, cho nên họ cũng phải cho phép một chính quyền thế tục hay một quốc gia độc lập tại miền Nam". Chỉ bằng cách ngưng áp dụng luật Sharia tại miền Nam mới có thể đưa cư dân miền Nam đạt được những mục đích tối thiểu nhất đó là : Tự do tôn giáo, an toàn đến nhà cửa và tài sản và quyền tham dự trong tiến trình dân chủ.
Niềm Hy Vọng Tương Lai
Vào tháng 11 năm 2003, giáo sĩ Hồi Giáo lãnh đạo tại Sudan nói rằng Giáo Hội là nguồn tốt nhất để đối thoại giữa chính quyền Hồi Giáo trong nước và các nhóm phiến quân tại miền Nam. Sheikh Hassan Al Turabi, chủ tịch Đảng Nhân Dân là Đảng đối lập với chính quyền đã chúc mừng đến Đức Tổng Giám Mục Gabriel Zubeir Wako, Tổng Giám Mục tại Khartoum được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm lên hàng Hồng Y và cũng là vị Hồng Y đầu tiên tại Sudan cùng thời với Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn.
Al- Turabi đã nhấn mạnh đến Hồi Giáo và Kitô Giáo phải cùng hợp tác cho hòa bình. Đây là một lãnh vực mà chính quyền và phiến quân đã đồng ý. Phát ngôn viên cho SPLA (Lực Lượng Giải Phóng nhân dân), ông Samson Kwaje nói rằng giáo hội vì sự tín nhiệm là nơi độc nhất vô nhị để "thăng tiến cho hòa bình tại Sudan".Khi một vị linh mục rao giảng công khai, thì chẳng có ai đứng lên đối chất ngài.
Về phần Đức Hồng Y tiên khởi tại Sudan, ĐHY Gabriel Zubeir Wako là người mạnh mẽ lên tiến đến chính sách Hồi Giáo hóa của chính quyền. Đức Hồng Y đã nhắc lại lời chào đón đến Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du vào năm 1993, và Ngài tin rằng tranh chấp sẽ sớm kết thúc.
Tính từ năm 1983, hậu quả của sự tranh chấp bạo động là có ít nhất 2 triệu người đã bị giết và hơn 5 triệu người đã phải di chuyển đi nơi khác hay tạm trú trong các trại tị nạn, phần lớn là cư dân tại miền Nam Sudan. Chính quyền Hoa Kỳ đã coi hành động bạo loạn là do phiến quân gây ra dưới sự ủng hộ của chính quyền Sudan tại Khartoum nhằm đến "thanh trừng chủng tộc" có mòi đưa đến nạn diệt chủng.